giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

15
30-Sep 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI VIỆT NAM Một số phân tích ban đầu TS. Nguyễn Đình Chúc Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng Hội An, 29-30.9.2016 Giới thiệu nhiệm vụ Tổng quan và đánh giá khung khổ pháp lý, chính sách và quy định về việc quy hoạch, thành lập và vận hành khu CN Phân tích thực trạng thể chế và cấu trúc tổ chức trong việc thực thi và quản lý khu CN Nghiên cứu so sánh, học tập kinh nghiệm quốc tế về việc hình thành và vận hành khu CN sinh thái Báo cáo cuối cùng cho thấy những thách thức và yêu cầu trong tương lai đối với khu CN sinh thái; xây dựng kế hoạch thực hiện CẤU TRÚC BÁO CÁO ĐỀ XUẤT PHẦN 1. GIỚI THIỆU 1. Những thông tin cơ bản về nhiệm vụ 2. Mục tiêu và cách tiếp cận PHẦN 2. NHỮNG PHÁT HIỆN 1. Tổng quan chính sách, quy định về định hướng phát triển, quy hoạch, kế hoạch 2. Tổng quan quy định về thành lập khu công nghiệp 3. Tổng quan quy định về quản lý và vận hành khu công nghiệp 4. Tổng quan chính sách và quy định về thúc đẩy phát triển khu công nghiệp 5. Tổng quan chính sách và quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp 6. Tổng quan chính sách và quy định về các vấn đề xã hội khu công nghiệp PHẦN 3. KIẾN NGHỊ 1. Xây dựng khu CN sinh thái và chuyển đổi thành khu CN sinh thái 2. Kế hoạch thực hiện Gần 100 văn bản pháp quy 84 văn bản pháp quy về cơ chế chính sách đối với khu công nghiệp 65 văn bản pháp quy về môi trường đối với doanh nghiệp, khu công nghiệp và các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường có liên quan

Upload: others

Post on 01-Dec-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

1

CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI VIỆT NAM

Một số phân tích ban đầu

TS. Nguyễn Đình Chúc Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Hội An, 29-30.9.2016

Giới thiệu nhiệm vụ • Tổng quan và đánh giá khung khổ

pháp lý, chính sách và quy định về việc quy hoạch, thành lập và vận hành khu CN

• Phân tích thực trạng thể chế và cấu trúc tổ chức trong việc thực thi và quản lý khu CN

• Nghiên cứu so sánh, học tập kinh nghiệm quốc tế về việc hình thành và vận hành khu CN sinh thái

• Báo cáo cuối cùng cho thấy những thách thức và yêu cầu trong tương lai đối với khu CN sinh thái; xây dựng kế hoạch thực hiện

CẤU TRÚC BÁO CÁO ĐỀ XUẤT PHẦN 1. GIỚI THIỆU

1. Những thông tin cơ bản về nhiệm vụ 2. Mục tiêu và cách tiếp cận

PHẦN 2. NHỮNG PHÁT HIỆN 1. Tổng quan chính sách, quy định về định hướng phát triển, quy hoạch, kế hoạch 2. Tổng quan quy định về thành lập khu công nghiệp 3. Tổng quan quy định về quản lý và vận hành khu công nghiệp 4. Tổng quan chính sách và quy định về thúc đẩy phát triển khu công nghiệp 5. Tổng quan chính sách và quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp 6. Tổng quan chính sách và quy định về các vấn đề xã hội khu công nghiệp

PHẦN 3. KIẾN NGHỊ 1. Xây dựng khu CN sinh thái và chuyển đổi thành khu CN sinh thái 2. Kế hoạch thực hiện • Gần 100 văn bản pháp quy

• 84 văn bản pháp quy về cơ chế chính sách đối với khu công nghiệp • 65 văn bản pháp quy về môi trường đối với doanh nghiệp, khu công nghiệp và các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường có

liên quan

Page 2: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

2

Nội dung

• Chính sách và thực tiễn phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

• Sơ lược về sinh thái học công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái

• Một số yêu cầu cơ bản về khu công nghiệp sinh thái cho Việt Nam

• Những quy định hiện hành về khu công nghiệp • Một số đề xuất về quy định pháp lý đối với khu công

nghiệp sinh thái

Chính sách

1986-1991 1994-1997 2003-nay 1991-1994 1997-2003

▪ Nghị định 322-HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng về thí điểm mô hình khu chế xuất (KCX)

▪ Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ về khu công nghiệp (KCN)

▪ Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về KCN, KCX và khu công nghệ cao

▪ Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cụm công nghiệp

▪ Thí điểm khu kinh tế mở và phát triển khu kinh tế ven biển

▪ Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 về trách nhiệm quản lý cụm công nghiệp

▪ Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về công nghiệp hỗ trợ

▪ Dự thảo quyết định về phát triển cụm công nghiệp

▪ Đổi mới được khởi động tại ĐH Đảng VI năm 1986

Thực tiễn

▪ KCX Tân Thuận – khu chế xuất đầu tiên - được thành lập năm 1991

▪ KCX thứ 2 – KCX Linh Trung ở TP. HCM được thành lập

▪ KCX được quy định trong luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992

▪ Hai KCX được thành lập ở Hà Nội và Đà Nẵng

▪ Việc hình thành nhanh chóng các KCN tại nhiều tỉnh, thành

▪ Chuyển đổi 3 KCX thành KCN tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ

▪ Khu công nghệ cao đầu tiên – Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập năm 1998

▪ Khu kinh tế cửa khẩu được thí điểm (Móng Cái năm 1996; Lạng Sơn năm 1997)

▪ Khu kinh tế mở thí điểm đầu tiên (KKT mở Chu Lai được thành lập năm 2003 theo quyết định 108/2003/TTg)

▪ Đề xuất khu kinh tế đặc biệt (11 tỉnh đề xuất)

▪ Đề xuất 3 đặc khu kinhh tế

▪ Luật đầu tư nước ngoài (1987)

▪ Hình thành các dự án đầu tư nước ngoài (FDI)

Chính sách và thực tiễn phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

Page 3: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

3

• Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII định hướng phát triển KCN, KCX: “Phân bố công nghiệp hợp lý hơn trên toàn lãnh thổ; nâng cao hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; sớm đưa một số khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động;”. “Đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống ở các khu công nghiệp…”.

• Chiến lược tăng trưởng xanh xác định: “Phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại thân thiện với môi trường….. Áp dụng công nghệ phân loại tái chế rác thải ở các khu công nghiệp…. thành năng lượng, vật liệu xây dựng và phân vi sinh”. Æ Chủ trương phát triển công nghiệp bền vững, hướng

đến xây dựng KCN sinh thái

Chính sách và thực tiễn phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

17

1615

15

46

2

8

313

5412

316

13

11

10

1992

19

93

1995

20

1996

19

97

1999

20

00

2001

20

02

2003

20

04

2005

20

06

2007

20

08

2009

20

10

2011

20

12

2013

20

14

2015

Tổng

số

Thán

g 7

2016

20

21

1998

29

40

30

23

1994

1991

88,6003822,411

699

1,710

4,4093,3874,020

3,6222,836390

225

2262,625

3,355340

1,201678

24360

300

2002

1991

1994

2008

2001

20

00

2007

1999

2006

1998

19

97

15,675

2012

2015

2011

1995

2010

20

09

Thán

g 7

2016

Tổ

ng số

4,606

2014

12,060

2005

2013

2003

13,951

4,600

1992

1996

2004

1993

5,906 Số lượng khu công nghiệp

qua các năm Diện tích qua các năm (h.a)

Chính sách và thực tiễn phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

Page 4: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

4

Chính sách và thực tiễn phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

Thu hút các dự án FDI tại các Khu công nghiệp

Tới 12/2015

Giai đoạn 2011 -2015

So mục tiêu giai đoạn

2011 - 2015 Số dự án 6,160 2,198 109.90% Vốn đăng ký và tăng thêm 95 tỷ USD 41,4 tỷ USD 138%

Vốn thực hiện 58,5 tỷ USD 41,4 tỷ USSD 289.60% Nguồn: Tạp chí KCN Việt Nam

Thu hút đầu tư trong nước tại các Khu công nghiệp

Tới 12/2015 Giai đoạn 2011 -2015

So mục tiêu giai đoạn

2011 - 2015 Số dự án 5750 2198 109.90% Vốn đăng ký và tăng thêm

570 nghìn tỷ VNĐ 41,4 tỷ 138%

Vốn thực hiện 58,5 tỷ 41,4 tỷ 289.60% Nguồn: Tạp chí KCN Việt Nam

Kết quả sản xuất kinh doanh của DN tại các Khu công nghiệp

Năm 2015 So thực hiện năm 2014

Giai đoạn 2011 -2015

So thực hiện giai đoạn

2006 - 2010 Tổng doanh thu 108 tỷ USD 109.30% 408 tỷ USD 130.20% Kim ngạch xuất khẩu 80 tỷ USD 113.80% 268 tỷ USD 138% Kim ngạch nhập khẩu 71 tỷ USD 115.90% 245 tỷ USD 136.40% Đóng góp NSNN 2,2 tỷ USD 116.60% 9,3 tỷ USD 87.90% Tạo việc làm mới 984 nghìn lao động 89.90% Nguồn: Tạp chí KCN Việt Nam

Chính sách và thực tiễn phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam

Thực trạng xử lý nước thải tại các Khu công nghiệp

Tới tháng 12/2015

So tháng 12/2010

Số KCN thành lập 304 Số KCN hoạt động 207 Số KCN có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh và vận hành

178

Tỷ lệ KCN có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh và vận hành so số KCN hoạt động

85.99% 150.00%

Công suất trung bình 4046 m3/ngày 3473 m3/ngày Nguồn: Tạp chí KCN Việt Nam

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các KCN

Æ Mục tiêu đến năm 2015 100% các KCN hoạt động có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh và vận hành chưa đạt được Æ Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại còn nhiều tồn tại Æ Nhà ở cho người lao động làm việc tại các KCNÆ Nhu cầu (80%) >>> Đáp ứng (20%) ÆSự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT KCN Æ hạn chế do việc phổ biến thông tin và cơ chế

Page 5: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

5

Sơ lược về sinh thái học công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái

“Sinh thái học công nghiệp là công cụ mà loài người có thể tiếp cận và duy trì khả năng chịu đựng mong muốn một cách hợp lý và trong phạm vi kiểm soát, trong bối cảnh tiếp tục có sự phát triển về công nghệ, kinh tế, và văn hóa. Khái niệm sinh thái học công nghiệp đòi hỏi hệ thống công nghiệp phải được xem xét một cách tích hợp, không tách rời khỏi hệ thống sinh thái bao quanh. Đây thực chất là cách tiếp cận hệ thống nhằm tối ưu hóa vòng tuần hoàn của toàn bộ yếu tố vật chất, từ nguyên liệu ban đầu, đến nguyên vật liệu đã được xử lý, đến các bộ phận, sản phẩm, sản phẩm đã sử dụng và việc thải loại. Những yếu tố được tối ưu hóa trong quá trình này bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng và vốn”. (Graedel and Allenby, 1995)

Sơ lược về sinh thái học công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái

• Sinh thái học công nghiệp tạo cơ sở kết nối các quy trình xử lý chất thải của các DN theo nền tảng chung để tối thiểu hóa sử dụng nguyên liệu đáng ra đã bị thải loại hay bị mất trong khâu trung gian Æ chuyển trọng tâm từ tối thiểu hóa chất thải từ một quy trình sản xuất cụ thể sang tối thiểu hóa chất thải do hệ thống lớn thải ra

• �Cộng sinh công nghiệp: ngoài sản xuất sạch hơn và đạt hiệu quả kinh tế Æ chất thải của 1 quá trình sản xuất làm đầu vào cho 1 quá trình sản xuất khác Æ mô phỏng chu trình tuần hoàn trong tự nhiên

Page 6: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

6

Sơ lược về sinh thái học công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái

Khép kín vòng tuần hoàn của các hoạt động công nghiệp

Cần bằng đầu vào – đầu ra của hệ thống công nghiệp với khả năng của hệ sinh thái tự nhiên

Giảm thiểu đầu vào công nghiệp

Cải thiện dòng chảy vật chất và hoạt động công nghiệp

Sử dụng hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo

Gắn chính sách với sự phát triển công nghiệp dài hạn

Tạo ra các cơ cấu điều phối, các kết nối thông tin và liên lạc mới

Sơ lược về sinh thái học công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái

Chất thải DN này là đầu vào sản xuất của DN khác

Giảm thải giúp giảm chi phí xử lý

Chất thải có giá trị kinh tế Æ tăng lợi nhuận

Tạo việc làm cho DN trong thị trường ngách

Giảm phát thải Æ giảm nhu cầu sử dụng đất đô thị/công nghiệp và giảm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Page 7: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

7

Sơ lược về sinh thái học công nghiệp và khu công nghiệp sinh thái

• Theo Lowe và Warren: – KCN sinh thái là một cộng đồng các DN sản xuất và dịch vụ nhằm nhằm gắn kết để

đạt được các kết quả KT-MT tốt hơn thông qua việc phối hợp quản lý về MT-sử dụng nguồn lực như năng lượng, nước, nguyên liệu,… để qua đó cộng đồng này thu được lợi ích tổng cộng lớn hơn so với việc từng DN tối ưu hóa quá trình sản xuất của mình.

– Tương tác DN-DN và DN-MT Æ bền vững KT – XH

• Theo Schlarb: – Xây dựng KCN sinh thái đặt trong bối cảnh rộng hơn trong đó các DN trong KCN

không chỉ tương tác với nhau còn tương tác với DN ngoài KCN cũng như với cộng đồng xung quanh.

– Tiếp cận này mang lại lợi ích KT-XH: Đào tạo và tuyển dụng nhân công địa phương; Điều kiện làm việc tốt hơn; Trao quyền cho cộng đồng trong việc góp phần lựa chọn những hình thức phát triển công nghiệp phù hợp hơn.

Một số yêu cầu cơ bản về khu công nghiệp sinh thái cho Việt Nam

1. Yêu cầu về quản lý: • Tuân thủ mọi luật, tiêu chuẩn liên quan đến môi

trường, như tiêu chuẩn về nước thải, khí thải, về quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại

• Ban QL cần có hệ thống quan trắc về tuân thủ của DN về môi trường

• Ban QL có hệ thống thông tin về nguyên liệu, chất thải của DN

Page 8: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

8

2. Tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả tài nguyên/sản xuất sạch hơn • Các DN thực hiện sản xuất sạch hơn (đào tạo, thực hiện về SXSH,

quan trắc về suất tiêu thụ đầu vào (năng lượng, nước, và nguyên vật liệu chính)

• Các DN có hệ thống quản lý nội bộ, thuận tiện về sử dụng dụng năng lượng, chất thải rắn, nước thải, khí thải

3. Thực hiện khép kín quy trình sản xuất, cộng sinh công nghiệp: • Tuần hoàn, tái sử dụng nước (nhiều nhất có thể ) trước khi thải • Tuần hoàn tái sử dụng chất thải rắn • Trao đổi sản phẩm phụ, chất thải (nhiệt, nước, vật liệu thải, khí

thải) giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Một số yêu cầu cơ bản về khu công nghiệp sinh thái cho Việt Nam

Một số yêu cầu cơ bản về khu công nghiệp sinh thái cho Việt Nam

4. Tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng ít ảnh hưởng đến môi trường

• Sử dụng năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sóng… • Sử dụng năng lượng tạo thành từ tận dụng rác thải, khí thải, sản

phẩm phụ

5. Tiêu chuẩn về lao động, xã hội • Nâng cao đời sống người lao động • Chỗ ở cho người lao động • Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, giám sát các

vấn đề môi trường

Page 9: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

9

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

1. Thành lập và quản lý • Các quy định về thành lập, thủ tục, trình tự thành lập, bổ sung quy hoạch tổng thể

phát triển KCN được quy định tại điều 5,6,8,10,12 của NĐ 29 và điều 1 của NĐ 164. • Khái niệm KCN sinh thái chưa được đề cập nên quy định về việc thành lập KCN sinh

thái chưa được đưa ra. • Quản lý Nhà nước Æ quy định tại Chương III, điều 22-35 NĐ 29 và Chức năng, nhiệm

vụ BQL KCN quy định tại điều 36,37 và 39 NĐ 29. • Nhiệm vụ BQL KCN trong lĩnh vực môi trường là: ‘Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc

thực hiện…. bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại khu công nghiệp,…quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền’ Æ Quy định giám sát tuân thủ các quy định về MT

• Khái niệm KCN sinh thái chưa được đề cập nên việc cộng sinh công nghiệp và yếu tố hỗ trợ cho BQL KCN như hệ thống thông tin DN sử dụng nguyên liệu, chất thải chưa được đề cập

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên/sản xuất sạch hơn • Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2009 về phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch

hơn trong công nghiệp đến năm 2020” • b) Mục tiêu từ 2016 đến 2020:

- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; - 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn; - 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

• Quyết định 4135/QĐ-BCT năm 2013 phê duyệt Đề án thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020

• Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; • Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công

nghiệp; • Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; • Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Page 10: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

10

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên/sản xuất sạch hơn

• Luật tài nguyên nước số 47/2012/QH13 – Việc xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,

cụm công nghiệp, .. và cơ sở sản xuất, kinh doanh,.. có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

• Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải – Nước thải từ khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải bảo đảm các

quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống thoát nước. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị.

– Nước thải từ hệ thống thoát nước khu công nghiệp xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi.

– Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên/sản xuất sạch hơn • Nghị định 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

• Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: công thức tính thuế chia theo 2 loại: có KLN và không có KLN; việc quản lý và sử dụng phí.

• Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải • Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo từng chất

gây ô nhiễm cụ thể gồm COD, BOD, TSS, Hg, Pb, Cd và As. Mức thu được quy định mức tối đa và tối thiểu đối với 1kg chất ô nhiễm. Nguồn phí được trính lại 1 phần cho hoạt động của cơ quan trực tiếp thu; phần còn lại 50% nộp ngân sách Trung ương; 50% nộp ngân sách địa phương.

• Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP Æ Loại bỏ tiêu chí BOD ra khỏi danh sách các chất dùng để tính phí.

• NĐ 26/2010/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 8 NĐ 67/2003/NĐ-CP: Nguồn phí được trính lại 1 phần cho hoạt động của cơ quan trực tiếp thu; phần còn lại 100% nộp ngân sách địa phương.

Page 11: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

11

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên/sản xuất sạch hơn • Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn

• Quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn.

• Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất phải và phế liệu • Quy định về hoạt động quản lý chất thải nguy hại, thải rắn công nghiệp thông thường,

sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất đặc thù khác. • Quyết định 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

• Các sản phẩm thải bỏ phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

Æ Cơ bản tạo ra khung pháp lý về sản xuất sạch hơn

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

3. Tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp: • Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về việc bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: • Nước thải: yêu cầu xử lý tập trung, được miễn trừ tại điểm a, khoản 4, Điều 9 Æ có khả năng tái sử dụng cho mục đích khác.

• Chất thải rắn: quy định tại khoản 2, điều 11 Æ xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của bùn thải Æ khả năng trao đổi tái chế.

• Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

• Quy định các hoạt động sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước • Ưu đãi: vốn, thuế

Æ Quy định hiện hành về tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp là một vấn đề mới và rất hạn chế ở Việt Nam.

Page 12: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

12

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

4. Sử dụng năng lượng tái tạo • Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 về phê duyệt Chiến

lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

• Mục tiêu: tăng tổng các nguồn năng lượng tái tạo, sản lượng điện từ nguồn tái tạo

• Định hướng phát triển từng giai đoạn

Æ Quy định cụ thể về sử dụng năng lượng tái tạo cho KCN ở Việt Nam là một vấn đề mới và chưa được đề cập ở Việt Nam.

Những quy định hiện hành về khu công nghiệp

5. Chỗ ở cho người lao động trong KCN • Luật Đầu tư 2014, điều 21 quy định phát triển nhà ở và các công trình dịch vụ,

tiện ích công cộng cho người lao động trong KCN • Quy hoạch KCN Æ bố trí quỹ đất cho nhà ở công nhân • Khó khăn quỹ đất cho nhà ở công nhân Æ điều chỉnh Quy hoạch KCN

• Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

• UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN

• Quy định ưu đãi cho dự án đầu tư nhà ở xã hội như: thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi tín dụng.

• Æ Chưa có cơ chế chính sách tạo mặt bằng và hạ tầng thuận lợi cho để xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN.

Page 13: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

13

Một số đề xuất về quy định pháp lý đối với khu công nghiệp sinh thái

1. Khái niệm KCN sinh thái và thành lập, ưu đãi • Khu công nghiệp sinh thái là một cộng đồng doanh nghiệp sản

xuất và cung cấp dịch vụ nằm trong khu công nghiệp mà tại đó, các doanh nghiệp thành viên nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội thông qua sự cộng tác về sản xuất, sử dụng tài nguyên, quản lý môi trường và xã hội

• Quy định quy trình thủ tục quy hoạch, đầu tư xây dựng KCN sinh thái;

• Ban hành cơ chế ưu đãi đối với nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN sinh thái.

Một số đề xuất về quy định pháp lý đối với khu công nghiệp sinh thái

2. Tiêu chí KCN sinh thái • Thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về môi trường, có hệ thống quan trắc về

tuân thủ của DN về môi trường và hệ thống thông tin về nguyên liệu, chất thải của DN.

• Cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong KCN, bao gồm: dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy) và các dịch vụ liên quan (kế toán, bảo trì máy móc thiết bị...)

• Doanh nghiệp trong KCN thực hiện hiệu quả các quy định về sản xuất sạch hơn để giảm khí phát thải, chất thải, tái sử dụng nguyên vật liệu thừa, rác thải

• Tỷ lệ cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung chiếm trên 70% diện tích đất KCN.

• Các doanh nghiệp trong KCN có sự hợp tác trong cộng sinh công nghiệp và sử dụng năng lượng tái tạo.

• Đáp ứng tối thiểu 50% nhu cầu nhà ở cho công nhân làm việc trong các KCN sinh thái

Page 14: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

14

Một số đề xuất về quy định pháp lý đối với khu công nghiệp sinh thái

3. Chuyển đổi sang KCN sinh thái • Chuyển đổi vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban QL KCN sinh thái phù hợp

với khái niệm và tiêu chí của KCN sinh thái • Ban hành chính sách ưu đãi về ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp được

công nhận là DN sinh thái hoạt động trong KCN chuyển đổi sang KCN sinh thái tiến hành việc cải tiến quy trình quản lý, vận hành, đổi mới, thay thế công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, giảm khí phát thải công nghiệp và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên.

• Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với nhau hoặc với bên thứ ba để sử dụng chung hạ tầng dịch vụ, nguyên liệu, tái sử dụng rác thải, nguyên vật liệu thừa, sử dụng năng lượng tái tạo để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một số đề xuất về quy định pháp lý đối với khu công nghiệp sinh thái

3. Chuyển đổi sang KCN sinh thái • Ban hành chính sách khuyến khích việc xây dựng mới KCN sinh

thái thông qua quy hoạch, bố trí hợp lý các khu chức năng, các khu vực gồm các doanh nghiệp có ngành nghề tương đồng và các doanh nghiệp có khả năng thực hiện công sinh công nghiệp.

• Ban hành chính sách tạo mặt bằng và hạ tầng thuận lợi cho để xây dựng nhà ở cho người lao động của KCN sinh thái.

Page 15: Giới thiệu nhiệm vụ - eipvn.org

30-Sep

15

Một số đề xuất về quy định pháp lý đối với khu công nghiệp sinh thái

4. Kế hoạch thực hiện • Học tập kinh nghiệm các nước: nghiên cứu sâu kinh nghiệm các

nước về phát triển KCN sinh thái (Hàn Quốc, Trung Quốc….) • Xem xét thành lập cơ quan chịu trách nhiệm về thành lập, quản

lý các khu công nghiệp sinh thái trên toàn quốc. Trước mắt là một bộ phận trực thuộc Vụ Quản lý các khu kinh tế, MPI. Lâu dài, thành lập một cơ quan chuyên trách

• Xây dựng cơ sở dữ liệu khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, phục vụ chuyển đổi và hoạch định chính sách phát triển KCN sinh thái

CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI VIỆT NAM

Xin cảm ơn!