giÁo dỤc ĐẠi hỌc - giaoduc.net.vn · 5 d. cung cấp sự cống hiến công cộng dựa...

46
1 LUẬT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA, SỐ 12 NĂM 2012, VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỘI ƠN THƯỢNG ĐẾ, TNG THNG NƯỚC CNG HOÀ INDONESIA, Xem xét rng: a. Hiến pháp nước Cộng hòa Indonesia năm 1945 quy định Chính phphi xây dng và thc hin mt hthng giáo dc quốc gia để nâng cao đức tin, lòng sùng kính và đạo đức trong khuôn khphát trin đời sng trí tuca dân tộc và thúc đẩy khoa hc và công ngh, bng cách nâng cao các giá trtôn giáo và stoàn vn quc gia vì mt nền văn minh cao hơn và vì phúc li ca nhân loi; b. Giáo dục đại hc (GDĐH) là mt bphn ca hthng giáo dc quc dân đóng vai trò chiến lược trong vic phát triển đời sng trí tuca quc gia và thúc đẩy khoa hc và công nghbng cách lưu tâm đến và áp dng tính nhân văn bền vng cũng như nuôi dưỡng và trao quyn cho nhân dân Indonesia; c. Để tăng khả năng cạnh tranh quc gia đối mt vi bi cnh toàn cu hoá trong mi lĩnh vực, GDĐH là cn thiết nhm phát trin khoa hc, công nghđào tạo các trí thc, các khoa hc gia và/hoc chuyên gia, những người có văn hóa và tinh thần sáng to, lòng khoan dung, tính dân ch, những người có tính cách mnh mdũng cảm bo vchân lý vì li ích của đất nước; d. Để đạt được sthu nhn và phân phối bình đẳng GDĐH chất lượng cao liên quan đến li ích công cng trong sphát trin, tlc và phúc li, cn phi quy hoch GDĐH một cách có kế hoạch, có hướng dn và bn vng, có tính đến các yếu tdân svà địa lý; e. Để cung cp có hiu quGDĐH , cn phi ban hành mt khung pháp lý nhm to cơ sở lut pháp và sđảm bo; f. Vì các lý do nêu tại các điểm a, b, c, d và e, cn thiết lp mt Lut GDĐH; Nhc li: các mc 20, 21 và 31 trong Hiến pháp năm 1945 ca Cng hòa Indonesia; Theo tha thun gia QUC HI CNG HOÀ INDONESIA và TNG THNG CNG HOÀ INDONESIA ĐÃ QUYẾT ĐỊNH: Ban hành: LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

1

LUẬT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA, SỐ 12 NĂM 2012, VỀ

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

ĐỘI ƠN THƯỢNG ĐẾ,

TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA,

Xem xét rằng:

a. Hiến pháp nước Cộng hòa Indonesia năm 1945 quy định Chính phủ phải xây dựng và thực

hiện một hệ thống giáo dục quốc gia để nâng cao đức tin, lòng sùng kính và đạo đức trong khuôn

khổ phát triển đời sống trí tuệ của dân tộc và thúc đẩy khoa học và công nghệ, bằng cách nâng

cao các giá trị tôn giáo và sự toàn vẹn quốc gia vì một nền văn minh cao hơn và vì phúc lợi của

nhân loại;

b. Giáo dục đại học (GDĐH) là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò chiến

lược trong việc phát triển đời sống trí tuệ của quốc gia và thúc đẩy khoa học và công nghệ bằng

cách lưu tâm đến và áp dụng tính nhân văn bền vững cũng như nuôi dưỡng và trao quyền cho

nhân dân Indonesia;

c. Để tăng khả năng cạnh tranh quốc gia đối mặt với bối cảnh toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực,

GDĐH là cần thiết nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo các trí thức, các khoa học gia

và/hoặc chuyên gia, những người có văn hóa và tinh thần sáng tạo, lòng khoan dung, tính dân

chủ, những người có tính cách mạnh mẽ và dũng cảm bảo vệ chân lý vì lợi ích của đất nước;

d. Để đạt được sự thu nhận và phân phối bình đẳng GDĐH chất lượng cao liên quan đến lợi ích

công cộng trong sự phát triển, tự lực và phúc lợi, cần phải quy hoạch GDĐH một cách có kế

hoạch, có hướng dẫn và bền vững, có tính đến các yếu tố dân số và địa lý;

e. Để cung cấp có hiệu quả GDĐH , cần phải ban hành một khung pháp lý nhằm tạo cơ sở luật

pháp và sự đảm bảo;

f. Vì các lý do nêu tại các điểm a, b, c, d và e, cần thiết lập một Luật GDĐH;

Nhắc lại:

các mục 20, 21 và 31 trong Hiến pháp năm 1945 của Cộng hòa Indonesia;

Theo thỏa thuận giữa

QUỐC HỘI CỘNG HOÀ INDONESIA và TỔNG THỐNG CỘNG HOÀ INDONESIA

ĐÃ QUYẾT ĐỊNH:

Ban hành: LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Page 2: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

2

CHƯƠNG I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây có ý nghĩa như sau:

1. Giáo dục là một cố gắng thận trọng và có kế hoạch nhằm tạo ra một bầu không khí học tập và

cung cấp sự học hỏi để người học có thể tích cực phát triển bản thân nhằm đạt được một sức

mạnh tinh thần và tín ngưỡng, sự tự chủ, cá tính, tri thức, đạo đức và các kỹ năng cần thiết cho

bản thân, cộng đồng, dân tộc và đất nước.

2. GDĐH là bậc giáo dục tiếp theo giáo dục trung học và bao gồm các chương trình cấp

“diploma”, chương trình cử nhân, chương trình thạc sĩ, chương trình tiến sĩ cũng như chương

trình chuyên nghiệp và chương trình chuyên khoa, được cung cấp bởi các cơ sở GDĐH (tiertary)

dựa trên nền tảng văn hoá Indonesia.

3. Khoa học là tri thức được khám phá, được chuẩn bị và phát triển có hệ thống sử dụng một

cách tiếp cận đặc biệt, dựa trên một phương pháp luận khoa học để giải thích một số hiện tượng

tự nhiên và/hoặc xã hội.

4. Công nghệ là việc ứng dụng và sử dụng các ngành khoa học khác nhau để tạo ra giá trị thoả

mãn các nhu cầu, bảo tồn và cải thiện đời sống con người.

5. Nhân văn là các bộ môn học thuật nghiên cứu các giá trị nội tại của nhân loại.

6. Cơ sở GDĐH (tertiary) là một đơn vị giáo dục cung cấp GDĐH.

7. Cơ sở GDĐH công lập, sau đây sẽ gọi là PTN, là cơ sở GDĐH được thành lập và/hoặc điều

hành bởi Nhà nước.

8. Cơ sở GDĐH tư thục, sau đây sẽ gọi là PTS, là cơ sở GDĐH được thành lập và/hoặc điều

hành bởi cộng đồng.

9. Tridharma (1) của trường đại học, sau đây gọi là “Ba nghĩa vụ”, là nghĩa vụ của nhà trường

cung cấp giáo dục, nghiên cứu và cống hiến công cộng.

10. Nghiên cứu là hoạt động được tiến hành một cách có hệ thống theo các nguyên tắc và

phương pháp khoa học để thu thập thông tin và dữ liệu nhằm tìm hiểu và/hoặc thử nghiệm trong

một ngành khoa học và công nghệ.

11. Sự cống hiến công cộng là một hoạt động của Cộng đồng học thuật sử dụng khoa học và

công nghệ để nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đời sống trí tuệ của đất nước.

(1) Tridharma là từ nguyên văn ở Luật GDĐH Indonesia, có nhiều nghĩa khác nhau, một trong các nghĩa về tôn giáo là “tam giáo” (Phật, Khổng và Lão). Nghĩa thích hợp trong văn bản này chúng tôi tạm gọi là “Ba nghĩa vụ”, để chỉ 3 nghĩa vụ quan trọng của một cơ sở GDĐH là đào tạo, nghiên cứu và cống hiến công cộng (Người dịch).

Page 3: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

3

12. Học tập là một quá trình tương tác giữa người học với người dạy và các nguồn tư liệu học tập

trong một môi trường học tập.

13. Civitas(1) học thuật là một tiểu xã hội công dân của giới học thuật bao gồm người học và

người dạy.

14. Giảng viên là một nhà giáo dục chuyên nghiệp và một nhà khoa học có nhiệm vụ chính là

chuyển giao, phát triển và phổ biến khoa học và công nghệ thông qua giáo dục, nghiên cứu và

cống hiến công cộng.

15. Sinh viên là người học ở bậc đại học.

16. Cộng đồng là một nhóm phi chính phủ các công dân Indonesia có một sự quan tâm và một

vai trò trong GDĐH.

17. Chương trình học tập là một đơn vị của hoạt động giáo dục và học tập mà nó có một chương

trình đào tạo cụ thể và một phương pháp học tập trong giáo dục học thuật, giáo dục chuyên

nghiệp và/hoặc giáo dục nghề nghiệp.

18. Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia bao gồm các tiêu chuẩn giáo dục quốc gia, tiêu chuẩn nghiên

cứu và tiêu chuẩn cống hiến công cộng.

19. Chính phủ là để chỉ Chính phủ trung ương.

20. Chính quyền khu vực là để chỉ chính quyền tỉnh, chính quyền nhiếp chính hoặc chính quyền

thành phố.

21. Bộ là một công cụ của Chính phủ thực hiện chức năng nhà nước trong giáo dục.

22. Các Bộ khác là các công cụ của Chính phủ thực hiện các chức năng nhà nước khác ngoài

giáo dục.

23. Cơ quan Chính phủ ngoài Bộ, sau đây gọi là LPNK, là cơ quan của Chính phủ trung ương

thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chính phủ.

24. Bộ trưởng là một trợ lý của Tổng thống và lãnh đạo Bộ Giáo dục.

Điều 2

GDĐH được dựa trên Pancasila (2), Hiến pháp năm 1945 của Cộng hòa Indonesia, Nhà nước

Cộng hòa Indonesia thống nhất và sự Thống nhất trong Đa dạng (Bhinneka Tunggal Ika).

(1) Civitas là một từ latin có từ thời cổ La Mã, được sử dụng nguyên văn trong Luật GDĐH Indonesia, chúng tôi sẽ tạm gọi là Cộng đồng học thuật. (2) Pancasila là một triết lý chính thức, cơ bản của nhà nước Indonesia. Triết lý đó gồm năm nguyên tắc không thể tách rời, đó là: 1) Niềm tin vào một thượng đế linh thiêng; 2) Nhân loại công bằng và văn minh; 3) Một Indonesia thống nhất; 4) Nền dân chủ; 5) Công bằng xã hội cho mọi người dân Indonesia. (Người dịch)

Page 4: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

4

Điều 3

GDĐH dựa trên:

a. Chân lý khoa học;

b. Suy luận;

c. Trung thực;

d. Bình đẳng;

e. Lợi ích;

f. Đức hạnh;

g. Trách nhiệm;

h. Đa dạng; và

i. Khả năng chi trả.

Điều 4

Các chức năng của GDĐH là:

a. Phát triển tiềm năng, xây dựng nhân cách và nền văn minh của một dân tộc cao quý trong sự

phát triển đời sống trí tuệ của dân tộc;

b. Phát triển Cộng đồng học thuật mang tính đổi mới, đáp ứng, sáng tạo, lành nghề, cạnh tranh và

hợp tác bằng cách thực hiện Ba nghĩa vụ; và

c. Phát triển khoa học và công nghệ bằng cách lưu ý đến và áp dụng các giá trị nhân văn.

Điều 5

Các mục tiêu của GDĐH là:

a. Phát triển tiềm năng của sinh viên để trở thành người trung thực và nhiệt tình, có đạo đức tốt,

khỏe mạnh, được giáo dục, có trình độ, sáng tạo, tự lực, có kỹ năng, có năng lực và có văn hoá

phục vụ lợi ích của quốc gia;

b. Cung cấp sinh viên tốt nghiệp có trình độ trong các ngành khoa học và/hoặc công nghệ đáp

ứng lợi ích quốc gia và nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia;

c. Sáng tạo ra khoa học và công nghệ thông qua nghiên cứu có lưu ý đến và áp dụng các giá trị

nhân văn hữu ích cho sự phát triển của đất nước, nền văn minh cao đẹp và phúc lợi của nhân

loại; và

Page 5: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

5

d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để

tăng cường phúc lợi công cộng và phát triển đời sống trí tuệ của dân tộc.

CHƯƠNG II

TRUYỀN BÁ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Phần thứ nhất

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM TRUYỀN BÁ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 6

GDĐH được truyền bá dựa trên các nguyên tắc:

a. Tìm kiếm chân lý khoa học bởi Cộng đồng học thuật;

b. Dân chủ và công lý, và không phân biệt đối xử, bằng cách giữ vững nhân quyền, các giá trị tôn

giáo, các giá trị văn hoá, tính đa nguyên, sự thống nhất và toàn vẹn của quốc gia;

c. Phát triển văn hoá học thuật và trau dồi các hoạt động đọc và viết cho Cộng đồng học thuật;

d. Trau dồi suốt đời và nâng cao vị thế của quốc gia;

e. Làm tấm gương tốt, sẵn sàng và phát triển sự sáng tạo của sinh viên trong học tập;

f. Học tập hướng vào sinh viên bằng cách lưu ý đến môi trường trong một phương thức hài hòa

và cân bằng;

g. Tự do lựa chọn một chương trình học dựa trên lợi ích, tài năng và năng lực của sinh viên;

h. Tích hợp một cách có hệ thống vào một hệ thống mở và đa diện (1);

i. Giúp đỡ người nghèo; và

j. Trao quyền cho mọi thành viên cộng đồng thông qua việc tham gia vào việc truyền bá và kiểm

soát chất lượng GDĐH.

(1) "Hệ thống mở" đề cập đến việc truyền bá GDĐH với tính linh hoạt trong trình bày, lựa chọn và thời gian hoàn

thành các chương trình, thông qua các đơn nguyên, các phương thức và loại hình giáo dục (hệ thống nhiều lối vào

và nhiều lối ra).

"Hệ thống đa diện" đề cập đến việc truyền bá giáo dục hướng tới sự tu luyện, trao quyền, xây dựng nhân cách, cá

tính cách, và kỹ năng sống. (Chú thích từ bản gốc).

Page 6: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

6

Điều 7

(1) Bộ trưởng chịu trách nhiệm về việc truyền bá GDĐH.

(2) Trách nhiệm của Bộ trưởng về việc truyền bá GDĐH được đề cập ở khoản (1) bao gồm việc

ra quy chế, lập kế hoạch, giám sát, kiểm soát và đánh giá, cũng như nâng cao và điều phối.

(3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng về truyền bá GDĐH bao gồm:

a. Chính sách chung về phát triển và điều phối GDĐH như là một phần của hệ thống giáo dục

quốc dân để thực hiện các mục tiêu của GDĐH;

b. Xây dựng chính sách chung của quốc gia và chuẩn bị bền vững các kế hoạch phát triển dài

hạn, trung hạn và hàng năm;

c. Tăng cường việc đảm bảo chất lượng, tính phù hợp, khả năng chi trả, phân phối bình đẳng và

sự tiếp cận bền vững GDĐH;

d. Tăng cường và xây dựng năng lực cho việc quản lý học thuật và quản lý nguồn lực trong các

cơ sở GDĐH;

e. Cấp và thu hồi giấy phép liên quan đến hoạt động của các cơ sở GDĐH, ngoại trừ các cơ sở

dựa vào tôn giáo;

f. Đưa ra chính sách chung nhằm thu hút và và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực cộng

đồng để phát triển GDĐH;

g. Thành lập các hội đồng, ủy ban và/hoặc các tập đoàn gắn kết cộng đồng vào việc xây dựng

chính sách phát triển GDĐH; và

h. Thực hiện các nhiệm vụ khác để đảm bảo sự phát triển và thành tựu các mục tiêu của GDĐH.

(4) Trong trường hợp GDĐH tôn giáo, các trách nhiệm, nhiệm vụ và thẩm quyền sẽ được hoàn

thành bởi bộ trưởng thực hiện chức năng của chính phủ trong các vấn đề tôn giáo.

(5) Quy định bổ sung về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GDĐH như được đề cập đến trong khoản

(2) và các nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng được nêu ở khoản (3) sẽ được quy định trong

một Quy chế của Chính phủ.

Phần thứ hai

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Mục 1

Tự do học thuật, Tự do về biểu đạt học thuật và Tự chủ khoa học

Điều 8

Page 7: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

7

(1) Tự do học thuật, tự do biểu đạt học thuật và tự chủ khoa học được áp dụng cho việc cung cấp

Giáo dục và phát triển Khoa học và Công nghệ (1).

(2) Sự phát triển của khoa học và công nghệ được đề cập trong khoản (1) sẽ được thực hiện bằng

Cộng đồng học thuật thông qua việc học tập và/hoặc nghiên cứu khoa học bằng cách giữ các giá

trị tôn giáo cao quý và sự toàn vẹn quốc gia nhằm phát triển nền văn minh và phúc lợi của con

người.

(3) Việc thực hiện tự do học thuật, tự do biểu đạt học thuật và quyền tự chủ khoa học trong các

cơ sở GDĐH là trách nhiệm cá nhân của Cộng đồng học thuật và sẽ được bảo vệ và tạo điều kiện

bởi sự quản lý của các cơ sở GDĐH.

Điều 9

(1) Tự do học thuật được đề cập đến trong Điều 8 khoản (1) là sự tự do của Cộng đồng học thuật

trong các cơ sở GDĐH để làm sâu sắc và và phát triển trách nhiệm khoa học và công nghệ thông

qua Ba nghĩa vụ.

(2) Tự do biểu đạt học thuật được đề cập đến trong Điều 8 khoản (1) là quyền của giáo sư, giảng

viên có thẩm quyền và tiềm lực khoa học để biểu đạt công khai và có trách nhiệm một cái gì đó

liên quan đến các khối ngành và ngành khoa học.

(3) Tự chủ về khoa học như đã được đề cập đến trong Điều 9 khoản (1) là quyền tự chủ của

Cộng đồng học thuật trong một ngành khoa học và/hoặc công nghệ để phát minh, phát triển,

khám phá và/hoặc duy trì chân lý khoa học theo các chuẩn mực, phương pháp khoa học và văn

hoá học thuật.

Mục 2

Các khối ngành khoa học và công nghệ

Điều 10

(1) Khối ngành khoa học và công nghệ được tạo thành một cách có hệ thống bao gồm khối

ngành, nhóm ngành và ngành của khoa học.

(2) Các khối ngành khoa học và công nghệ được đề cập trong khoản (1) bao gồm:

(1) Từ "học thuật" trong tự do học thuật "và "tự do biểu đạt học thuật" là một cái gì đó có tính khoa học hay được

phát triển lý thuyết trong GDĐH và không bị tác động bởi thực tiễn chính trị. (Chú thích từ bản gốc)

Page 8: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

8

a. Khoa học tôn giáo (1);

b. Khoa học nhân văn (2);

c. Khoa học xã hội (3);

d. Khoa học tự nhiên (4);

e. Khoa học hình thức (formal)(5) ;và

f. Khoa học ứng dụng (6).

(3) Các khối ngành khoa học và công nghệ được đề cập ở khoản (2) sẽ được chuyển giao, phát

triển và/hoặc phổ biến bởi Cộng đồng học thuật thông qua Ba nghĩa vụ.

Mục 3

Cộng đồng học thuật (civitas)

Điều 11

(1) Cộng đồng học thuật là một cộng đồng có truyền thống khoa học về việc phát triển một văn

hóa học thuật.

(1) Khối ngành “khoa học tôn giáo” là một khối ngành khoa học đánh giá niềm tin vào Thượng đế và thánh thư bao gồm ushuluddin, syariah, adab, dakwah, tarbiyah, triết học và tư tưởng của Hồi giáo, nền kinh tế Hồi giáo, nền giáo dục Hindu, giải thích Hindu, triết học Hindu, giáo dục Phật giáo, giải thích Phật giáo, triết học Phật giáo, giáo dục Kitô giáo, giáo dục Công giáo, thần học, thần học thực hành, tư vấn mục sư và giáo dục Khổng giáo. (2) Khối ngành “khoa học nhân văn” là một khối ngành khoa học đánh giá và kiểm tra các giá trị nhân văn và tư duy của con người, bao gồm triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật tạo hình. (3) Khối ngành “khoa học xã hội” là một khối ngành khoa học đánh giá và kiểm tra mối quan hệ giữa công chúng và

các hiện tượng khác nhau trong cộng đồng, trong đó có xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học, khoa học chính trị, khảo cổ học, khoa học khu vực, khoa học văn hoá, khoa học kinh tế và địa lý. (4) Khối ngành “khoa học tự nhiên” là một khối ngành khoa học đánh giá và kiểm tra thế giới tiếp cận với con người,

bao gồm thiên văn học, địa chất học, sinh học, hoá học, và vật lý học. (5) Khối ngành “khoa học hình thức” là khối ngành khoa học đánh giá và kiểm tra các hệ thống lý thuyết hình thức, bao gồm khoa học máy tính, logic học, toán học, thống kê học và hệ thống học. (6) Khối ngành “khoa học ứng dụng” là khối ngành khoa học đánh giá và kiểm tra việc ứng dụng khoa học vào cuộc

sống con người bao gồm nông nghiệp, kiến trúc và quy hoạch, kinh doanh, giáo dục, kỹ thuật, lâm nghiệp và môi trường, gia đình và người tiêu dùng, y tế, thể thao, báo chí, phương tiện và truyền thông đại chúng, luật, thư viện và bảo tàng, quân sự, hành chính công, công tác xã hội và giao thông. (Chú thích từ bản gốc)

Page 9: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

9

(2) Văn hoá học thuật được đề cập ở khoản (1) bao gồm tất cả các hệ thống giá trị, ý tưởng,

chuẩn mực, hành động và công trình có nguồn gốc từ khoa học và công nghệ mà GDĐH dựa

vào.

(3) Sự phát triển của văn hoá học thuật được đề cập đến trong khoản (1) sẽ được thực hiện thông

qua sự tương tác xã hội mà không phân biệt cơ sở đạo đức, tôn giáo, sắc tộc, nhóm người, chủng

tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, khả năng kinh tế và ý thức hệ chính trị.

(4) Tương tác xã hội được đề cập đến trong khoản (3) sẽ được thực hiện theo hình thức học tập,

tìm kiếm chân lý khoa học, chiếm lĩnh và/hoặc phát triển khoa học công nghệ và phát triển các

cơ sở GDĐH cũng như các cơ sở khoa học.

(5) Cộng đồng học thuật có nghĩa vụ duy trì và phát triển văn hoá học thuật bằng cách đối xử với

khoa học và công nghệ như là một quá trình và một sản phẩm, cũng như sự cống hiến và kiểu

mẫu đạo đức.

Điều 12

(1) Giảng viên với tư cách là các thành viên của các Cộng đồng học thuật có nhiệm vụ chuyển

giao khoa học và/hoặc công nghệ mà họ làm chủ cho sinh viên của họ bằng cách tạo ra một bầu

không khí học tập và cung cấp việc học tập sao cho sinh viên có thể phát triển tích cực tiềm năng

của mình.

(2) Giảng viên với tư cách là các nhà khoa học có nhiệm vụ phát triển một ngành khoa học

và/hoặc công nghệ thông qua suy luận, nghiên cứu và phổ biến khoa học.

(3) Giảng viên, từng cá nhân hoặc tập thể, có nghĩa vụ viết giáo trình hoặc sách giáo khoa để

xuất bản trong các cơ sở GDĐH và /hoặc các ấn phẩm khoa học như là các tài liệu nguồn để học

tập và để phát triển một văn hoá học thuật và tu luyện các hoạt động đọc viết trong các Cộng

đồng học thuật.

Điều 13

(1) Sinh viên với tư cách là thành viên của các Cộng đồng học thuật có vị trí như người trưởng

thành khi phát triển tiềm năng trong các cơ sở GDĐH của họ để trở thành những trí thức, những

nhà khoa học, những nhà hoạt động thực tiễn và/hoặc những chuyên gia.

(2) Sinh viên, như đã được đề cập trong khoản (1), tích cực phát triển tiềm năng của mình thông

qua học tập, tìm kiếm chân lý khoa học, và/hoặc chiếm lĩnh, phát triển và thực hiện một ngành

khoa học và/hoặc công nghệ để trở thành những nhà khoa học có văn hóa, những trí thức, những

nhà hoạt động thực tiễn và/hoặc những chuyên gia.

(3) Sinh viên có quyền tự do học thuật ưu tiên về suy luận và đạo đức và có trách nhiệm phù hợp

với văn hoá học thuật.

(4) Sinh viên được hưởng các dịch vụ giáo dục phù hợp với tài năng, sở thích, tiềm năng và năng

lực của họ.

Page 10: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

10

(5) Sinh viên có thể hoàn thành chương trình giáo dục của mình với tốc độ học tập tương ứng mà

không vượt quá thời hạn do các cơ sở GDĐH quy định.

(6) Sinh viên có nghĩa vụ phải đáp ứng đạo đức và tuân theo các chuẩn mực GDĐH để đảm bảo

việc thực hiện Ba nghĩa vụ và phát triển văn hoá học thuật.

Điều 14

(1) Sinh viên sẽ phát triển tài năng, sở thích và khả năng của mình qua các hoạt động theo

chương trình liên kết (co-curricular) và ngoại khóa, xem như là một bộ phận của quá trình giáo

dục.

(2) Những hoạt động theo chương trình liên kết và ngoại khóa như đã đề cập ở khoản (1) có thể

được thực hiện thông qua một tổ chức sinh viên.

(3) Các điều khoản khác của các hoạt động theo chương trình liên kết và ngoại khóa như đã được

đề cập ở khoản (1) được quy định trong quy chế của cơ sở GDĐH.

Phần thứ ba

CÁC LOẠI HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Mục 1

Giáo dục học thuật (Academic Education)

Điều 15

(1) Giáo dục học thuật là GDĐH cho một chương trình cử nhân và/hoặc một chương trình sau

đại học hướng tới sự chiếm lĩnh và phát triển các ngành khoa học và công nghệ.

(2) Tăng cường, điều phối và giám sát việc giáo dục học thuật như được đề cập ở khoản (1)

thuộc trách nhiệm của Bộ.

Mục 2

Giáo dục nghề nghiệp (Vocational Education)

Điều 16

(1) Giáo dục nghề nghiệp là GDĐH theo một chương trình dẫn đến diploma để chuẩn bị cho sinh

viên làm việc ở một trình độ ứng dụng cụ thể (specific applied proficiency) hướng đến một

chương trình cử nhân ứng dụng (applied bachelor’s degree program).

Page 11: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

11

(2) Giáo dục nghề nghiệp được đề cập đến ở khoản (1) có thể được phát triển bởi Nhà nước lên

đến một chương trình thạc sĩ ứng dụng (applied master’s degree program) hoặc chương trình tiến

sĩ ứng dụng (applied doctoral degree program).

(3) Tăng cường, điều phối và giám sát giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm của Bộ.

Mục 3

Giáo dục chuyên nghiệp (Professional Education)

Điều 17

(1) Giáo dục chuyên nghiệp là GDĐH sau khi hoàn thành chương trình cử nhân để chuẩn bị cho

sinh viên làm các công việc đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp cụ thể (specific qualification).

(2) Giáo dục chuyên nghiệp được đề cập đến trong khoản (1) có thể được cung cấp bởi các cơ sở

GDĐH cộng tác với Bộ GDĐH, các Bộ khác, các LPNK và/hoặc các tổ chức nghề nghiệp chịu

trách nhiệm về chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Phần thứ tư

CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Mục 1

Các chương trình cấp bằng Cử Nhân, bằng Thạc Sĩ và bằng Tiến Sĩ

Điều 18

(1) Chương trình cấp bằng cử nhân là giáo dục học thuật dành cho học sinh tốt nghiệp trung học

hoặc tương đương để họ có thể ứng dụng khoa học và công nghệ thông qua suy luận khoa học.

(2) Chương trình cấp bằng cử nhân như được đề cập ở khoản (1) sẽ chuẩn bị cho sinh viên trở

thành những trí thức và/hoặc những nhà khoa học có văn hoá (1) có thể thâm nhập vào và/hoặc

tạo ra các việc làm và có khả năng phát triển bản thân thành các nhà chuyên nghiệp.

(3) Chương trình cấp bằng cử nhân phải có các giảng viên với trình độ học vấn tối thiểu tốt

nghiệp từ một chương trình thạc sĩ hoặc tương đương.

(4) Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân có danh hiệu và quyền sử dụng bằng cử nhân.

(5) Các điều khoản bổ sung về chương trình cấp bằng cử nhân sẽ được quy định trong một quy

chế của Bộ.

(1) Các nhà khoa học có văn hoá luôn có thái độ và hành vi dựa trên hệ thống giá trị, chuẩn mực và các nguyên tắc

khoa học, giữ các giá trị tôn giáo cao quý và sự toàn vẹn của quốc gia. (Chú thích từ bản gốc)

Page 12: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

12

Điều 19

(1) Chương trình cấp bằng thạc sỹ là giáo dục học thuật dành cho học sinh tốt nghiệp từ chương

trình cử nhân hoặc tương đương để họ có thể ứng dụng khoa học và/hoặc công nghệ thông qua

suy luận khoa học và nghiên cứu.

(2) Chương trình cấp bằng thạc sĩ được đề cập trong khoản (1) sẽ phát triển học viên thành

những trí thức và các nhà khoa học có văn hoá có thể thâm nhập vào và/hoặc tạo ra việc làm và

phát triển bản thân thành các nhà chuyên nghiệp.

(3) Chương trình thạc sĩ phải có giảng viên với trình độ học vấn tốt nghiệp từ một chương trình

tiến sĩ hoặc tương đương.

(4) Học viên tốt nghiệp từ chương trình thạc sĩ có danh hiệu và quyền sử dụng bằng thạc sĩ.

(5) Các điều khoản bổ sung về chương trình thạc sĩ sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Điều 20

(1) Chương trình cấp bằng tiến sĩ là chương trình học tập dành cho học viên tốt nghiệp từ chương

trình thạc sĩ hoặc tương đương để họ có thể sáng tạo, phát minh và/hoặc góp phần phát triển và

áp dụng khoa học và/hoặc công nghệ thông qua suy luận khoa học và nghiên cứu (1).

(2) Chương trình tiến sĩ được đề cập trong khoản (1) sẽ phát triển và bồi dưỡng học viên để họ

có hiểu biết rộng hơn bằng cách tăng khả năng và niềm tự tin của họ như những triết gia và/hoặc

trí thức, những nhà khoa học có văn hóa nhằm sản xuất và/hoặc phát triển lý thuyết thông qua

các nghiên cứu toàn diện và cẩn trọng để thúc đẩy nền văn minh của con người.

(3) Chương trình tiến sĩ phải có giảng viên có trình độ học vấn của học viên tốt nghiệp từ một

chương trình tiến sĩ hoặc tương đương (2).

(4) Học viên tốt nghiệp từ chương trình tiến sĩ có danh hiệu và quyền sử dụng bằng tiến sĩ.

(5) Các quy định bổ sung về chương trình tiến sĩ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Mục 2

Chương trình Diploma, Chương trình Thạc sĩ ứng dụng và Chương trình Tiến sỹ ứng dụng

Điều 21

(1) Học viên của chương trình thạc sĩ có năng lực đặc biệt xuất sắc có thể tiếp tục chương trình tiến sĩ sau ít nhất 1

(một) năm theo học thạc sĩ mà không cần phải hoàn thành chương trình thạc sĩ. (2) "Tương đương" là năng lực phù hợp với Khung trình độ quốc gia Indonesia. (Chú thích từ bản gốc)

Page 13: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

13

(1) Chương trình diploma là loại hình giáo dục nghề nghiệp dành cho học sinh tốt nghiệp giáo

dục trung học hoặc tương đương để phát triển kỹ năng và óc suy luận trong việc áp dụng khoa

học và/hoặc công nghệ.

(2) Chương trình diploma được đề cập đến trong khoản (1) chuẩn bị cho sinh viên trở thành

người hoạt động thực tiễn có kỹ năng để tham gia vào thị trường lao động theo lĩnh vực chuyên

môn của mình.

(3) Chương trình diploma được đề cập đến trong khoản (2) bao gồm:

a. Chương trình diploma một năm

b. Chương trình diploma hai năm

c. Chương trình diploma ba năm; và

d. Chương trình diploma bốn năm hoặc bằng cử nhân ứng dụng.

(4) Chương trình diploma được đề cập đến ở khoản (3) phải có các giảng viên có trình độ học

thuật tối thiểu tốt nghiệp từ một chương trình thạc sĩ hoặc tương đương (1).

(5) Chương trình diploma một năm như được đề cập đến trong khoản (3) điểm a) và chương

trình diploma hai năm được đề cập trong khoản (3) điểm b) có thể sử dụng các giảng viên có

trình độ học thuật tối thiểu tốt nghiệp từ một chương trình diploma ba năm hoặc tương đương và

có kinh nghiệm.

(6) Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình diploma có danh hiệu và quyền sử dụng một bằng

chuyên viên hoặc bằng cử nhân ứng dụng.

(7) Các điều khoản bổ sung của chương trình diploma sẽ được quy định trong một quy chế của

Bộ.

Điều 22

(1) Chương trình thạc sỹ ứng dụng là sự tiếp tục của loại hình giáo dục nghề nghiệp cho học viên

tốt nghiệp từ chương trình cử nhân ứng dụng hoặc tương đương để phát triển và áp dụng khoa

học và/hoặc công nghệ thông qua suy luận khoa học và nghiên cứu.

(2) Chương trình thạc sĩ ứng dụng được đề cập ở khoản (1) sẽ phát triển học viên thành những

chuyên viên có năng lực cao để áp dụng khoa học và công nghệ trong nghề nghiệp của họ.

(3) Chương trình thạc sĩ ứng dụng phải có giảng viên có trình độ học vấn tốt nghiệp từ một

chương trình tiến sĩ hoặc tương đương.

(4) Học viên tốt nghiệp từ chương trình thạc sĩ ứng dụng có danh hiệu và quyền sử dụng bằng

thạc sĩ ứng dụng.

(1) "Tương đương" là năng lực phù hợp với Khung trình độ quốc gia Indonesia. (Chú thích từ bản gốc)

Page 14: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

14

(5) Các điều khoản bổ sung của chương trình thạc sĩ ứng dụng sẽ được quy định trong một quy

chế của Bộ.

Điều 23

(1) Chương trình tiến sĩ ứng dụng dành cho học viên tốt nghiệp từ chương trình thạc sĩ ứng dụng

hoặc tương đương nhằm phát minh, sáng tạo và/hoặc đóng góp vào việc áp dụng, phát triển và

thực hiện khoa học và công nghệ thông qua suy luận khoa học và nghiên cứu (1).

(2) Chương trình tiến sĩ ứng dụng như đã đề cập ở khoản (1) sẽ phát triển và bồi dưỡng học viên

để họ trở nên hiểu biết rộng hơn bằng cách tăng năng lực và niềm tự tin của họ như là những

chuyên viên khi sản xuất và/hoặc phát triển khoa học và công nghệ thông qua nghiên cứu toàn

diện và cẩn trọng để thúc đẩy văn minh và phúc lợi con người.

(3) Chương trình tiến sĩ ứng dụng phải có giảng viên có trình độ học thuật tốt nghiệp từ chương

trình tiến sĩ hoặc tương đương.

(4) Học viên tốt nghiệp từ chương trình tiến sĩ ứng dụng có danh hiệu và quyền sử dụng bằng

tiến sĩ ứng dụng.

(5) Các điều khoản bổ sung của chương trình tiến sĩ ứng dụng sẽ được quy định trong một quy

chế của Bộ.

Mục 3

Chương trình chuyên nghiệp và chương trình chuyên gia

(Professional Program and Specialist Program)

Điều 24

(1) Chương trình chuyên nghiệp là loại hình giáo dục chuyên nghiệp đặc biệt dành cho sinh viên

tốt nghiệp từ chương trình cử nhân hoặc tương đương để phát triển tài năng và năng lực của họ

cho nhu cầu việc làm.

(2) Chương trình chuyên nghiệp được đề cập ở khoản (1) có thể được cung cấp bởi một cơ sở

GDĐH cộng tác với Bộ, với các Bộ khác, với các LPNK và/hoặc các tổ chức chuyên nghiệp

khác có trách nhiệm về chất lượng các dịch vụ chuyên nghiệp.

(3) Chương trình chuyên nghiệp được đề cập đến ở khoản (2) nhằm chuẩn bị các nhà chuyên

nghiệp.

(1) Học viên của chương trình thạc sĩ ứng dụng có năng lực đặc biệt xuất sắc có thể tiếp tục chương trình tiến sĩ ứng

dụng sau ít nhất 1 (một) năm học chương trình thạc sĩ mà không cần phải hoàn thành chương trình thạc sĩ. (Chú thích từ bản gốc)

Page 15: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

15

(4) Chương trình chuyên nghiệp phải có giảng viên với trình độ học vấn tối thiểu tốt nghiệp từ

một chương trình chuyên nghiệp và/hoặc từ một chương trình thạc sỹ hoặc tương đương với kinh

nghiệm làm việc tối thiểu 2 (hai) năm.

(5) Học viên tốt nghiệp chương trình chuyên nghiệp có danh hiệu và quyền sử dụng văn bằng

chuyên nghiệp.

(6) Các điều khoản bổ sung của chương trình chuyên nghiệp được quy định trong một quy chế

của Chính phủ.

Điều 25

(1) Chương trình chuyên gia là loại hình giáo dục chuyên nghiệp cao cấp, có thể được phân cấp

và dành cho học sinh tốt nghiệp từ chương trình chuyên nghiệp có kinh nghiệm như những nhà

chuyên nghiệp, nhằm phát triển tài năng và năng lực của họ để trở thành chuyên gia.

(2) Chương trình chuyên gia được đề cập ở khoản (1) có thể được cung cấp bởi một cơ sở

GDĐH với sự cộng tác của Bộ, của các Bộ khác, của các LPNK và/hoặc các tổ chức chuyên

nghiệp khác có trách nhiệm về chất lượng các dịch vụ chuyên nghiệp.

(3) Chương trình chuyên gia được đề cập ở khoản (2) nâng cao tiềm năng của chuyên gia trong

một ngành khoa học cụ thể.

(4) Chương trình chuyên gia phải có giảng viên với trình độ học thuật tối thiểu tốt nghiệp từ

chương trình chuyên gia và/hoặc từ chương trình tiến sĩ hoặc tương đương với kinh nghiệm làm

việc tối thiểu 2 (hai) năm.

(5) Học viên tốt nghiệp từ chương trình chuyên gia có danh hiệu và quyền sử dụng một văn bằng

chuyên gia.

(6) Các điều khoản bổ sung của chương trình chuyên gia sẽ được quy định trong một quy chế của

Chính phủ.

Mục 4

Các văn bằng học thuật, văn bằng nghề nghiệp và văn bằng chuyên nghiệp

Điều 26

(1) Các văn bằng học thuật được cấp bởi các cơ sở của GDĐH cung cấp loại hình giáo dục học

thuật.

(2) Các văn bằng học thuật bao gồm:

a. Bằng cử nhân

b. Bằng thạc sĩ; và

c. Bằng Tiến sĩ.

Page 16: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

16

(3) Các văn bằng nghề nghiệp được cấp bởi các cơ sở GDĐH cung cấp loại hình giáo dục nghề

nghiệp.

(4) Các văn bằng nghề nghiệp bao gồm:

a. Bằng diploma đầu tiên (ahli pratama);

b. Bằng diploma thứ hai (ahli muda);

c. Bằng diploma thứ ba (ahli madya);

d. Bằng cử nhân ứng dụng;

e. Bằng thạc sĩ ứng dụng; và

f. Bằng tiến sĩ ứng dụng.

(5) Các văn bằng chuyên nghiệp được cấp bởi các cơ sở GDĐH cung cấp loại hình giáo dục

chuyên nghiệp.

(6) Các văn bằng chuyên nghiệp được đề cập đến trong khoản (5) sẽ được xác lập bởi các cơ sở

GDĐH cùng với Bộ, các Bộ khác, các LPNK và/hoặc các tổ chức giáo dục chuyên nghiệp chịu

trách nhiệm về chất lượng các dịch vụ chuyên nghiệp.

(7) Các văn bằng chuyên nghiệp bao gồm:

a. Bằng chuyên nghiệp; và

b. Bằng chuyên gia.

(8) Các điều khoản bổ sung về các văn bằng học thuật, văn bằng nghề nghiệp và văn bằng

chuyên nghiệp sẽ được quy định trong một quy chế của Chính phủ.

Điều 27

(1) Ngoài văn bằng tiến sĩ được đề cập ở Điều 26, khoản (2), điểm c, các cơ sở GDĐH có cung

cấp chương trình tiến sĩ có quyền trao bằng tiến sĩ danh dự cho các cá nhân xứng đáng với vinh

dự đó vì những thành tựu đặc biệt của họ trong khoa học và công nghệ và/hoặc nhân văn.

(2) Các điều khoản bổ sung về bằng tiến sĩ danh dự sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Điều 28

(1) Các văn bằng học thuật, văn bằng nghề nghiệp hoặc văn bằng chuyên nghiệp chỉ có thể được

sử dụng bởi những học viên tốt nghiệp từ các cơ sở GDĐH có thẩm quyền cấp các văn bằng ấy.

(2) Các văn bằng học thuật, văn bằng nghề nghiệp hoặc văn bằng chuyên nghiệp có thể chỉ diễn

tả dưới hình thức một chữ đầu hoặc chữ viết tắt được chấp nhận đối với các cơ sở GDĐH.

(3) Các văn bằng học thuật và văn bằng nghề nghiệp bị tuyên bố là không hợp lệ và bị hủy bỏ

bởi Bộ trưởng nếu chúng được cấp bởi:

a. Các tổ chức GDĐH và/hoặc các chương trình học chưa được kiểm định công nhận; và/hoặc

Page 17: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

17

b. Các cá nhân, tổ chức hoặc nhà cung cấp GDĐH không được cấp phép để cấp các văn bằng học

thuật và nghề nghiệp như vậy.

(4) Các văn bằng chuyên nghiệp sẽ bị tuyên bố là không hợp lệ và hủy bỏ bởi Bộ trưởng nếu

chúng đã được cấp bởi:

a. Các tổ chức GDĐH và/hoặc các chương trình học chưa được kiểm định công nhận; và/hoặc

b. Các cá nhân, tổ chức hoặc các cơ sở khác không được cấp phép để cấp các văn bằng học thuật

như vậy.

(5) Các văn bằng học thuật và văn bằng nghề nghiệp hoặc văn bằng chuyên nghiệp sẽ bị tuyên

bố là không hợp lệ và bị hủy bỏ bởi các cơ sở GDĐH nếu công trình khoa học được dùng để đạt

văn bằng đó được chứng minh là đạo văn.

(6) Các cá nhân, tổ chức hoặc nhà cung cấp GDĐH không được cấp phép bị cấm việc cấp các

văn bằng học thuật, nghề nghiệp hoặc chuyên nghiệp

(7) Các cá nhân không được cấp phép bị cấm cấp các văn bằng học thuật, văn bằng nghề nghiệp

hoặc chuyên nghiệp.

Phần thứ năm

KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA

Điều 29

(1) Khung trình độ quốc gia là sự phân định cấp bậc các chuẩn đầu ra để so sánh đầu ra của giáo

dục chính quy, phi chính quy, không chính quy hoặc kinh nghiệm làm việc trong việc công nhận

năng lực làm việc theo cấu trúc công việc ở các lĩnh vực khác nhau.

(2) Khung trình độ quốc gia được đề cập ở khoản (1) sẽ được sử dụng như một tham chiếu chìa

khóa để quyết định dựa trên năng lực của học viên tốt nghiệp từ các loại hình giáo dục học thuật,

giáo dục nghề nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp.

(3) Quyết định về năng lực của học viên tốt nghiệp như được đề cập ở khoản (3) sẽ được thực

hiện bởi Bộ trưởng.

Phần thứ sáu

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TÔN GIÁO

Điều 30

(1) Chính phủ hoặc cộng đồng có thể cung cấp GDĐH tôn giáo.

Page 18: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

18

(2) GDĐH tôn giáo như được đề cập ở khoản (1) có thể được thực hiện dưới hình thức các viện

đại học, viện nghiên cứu, trường đại học, viện hàn lâm, cũng như Ma'had Aly, Pasraman,

Seminaries và tương đương.

(3) Các điều khoản bổ sung về GDĐH tôn giáo sẽ được trình bày trong một quy định của Chính

phủ.

Phần thứ bảy

GIÁO DỤC TỪ XA

Điều 31

(1) Giáo dục từ xa là một quá trình dạy và học từ xa thông qua các phương tiện giao tiếp khác

nhau.

(2) Giáo dục từ xa như đã đề cập ở khoản (1) nhằm mục đích:

a. Cung cấp GDĐH cho các nhóm cộng đồng không thể tham dự lớp học dựa trên cơ sở mặt-giáp

mặt hoặc thường xuyên; và

b. Mở rộng sự tiếp cận và hỗ trợ các dịch vụ GDĐH trong giáo dục và học tập.

(3) Giáo dục từ xa được cung cấp dưới nhiều hình thức, phương thức và phạm vi được hỗ trợ bởi

các cơ sở vật chất và các dịch vụ và bởi một hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng của học viên

tốt nghiệp theo các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia.

(4) Các điều khoản tiếp theo về giáo dục từ xa như đã được đề cập ở các khoản (1), (2) và (3) sẽ

được quy định trong một quy chế của Bộ.

Phần thứ tám

GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT VÀ GIÁO DỤC DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT

Điều 32

(1) Một chương trình học tập có thể được thực hiện thông qua giáo dục đặc biệt cho những sinh

viên có vấn đề khi tham gia quá trình học tập và/hoặc sinh viên có trí tuệ và tiềm năng xuất sắc

đặc biệt.

(2) Ngoài chương trình giáo dục đặc biệt được đề cập ở khoản (1), chương trình học tập có thể

được thực hiện thông qua một kiểu giáo dục dịch vụ đặc biệt và/hoặc học tập dịch vụ đặc biệt.

(3) Các điều khoản bổ sung về chương trình học tập thực hiện thông qua giáo dục đặc biệt ở

khoản (1) và thông qua giáo dục dịch vụ đặc biệt và/hoặc học tập dịch vụ đặc biệt được đề cập

đến ở khoản (2) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Page 19: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

19

Phần thứ chín

QÚA TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HỌC TẬP

Mục 1

Các chương trình học tập

Điều 33

(1) Các chương trình giáo dục sẽ được thực hiện thông qua chương trình học tập.

(2) Chương trình học tập sẽ bao gồm chương trình đào tạo (curriculum) và phương pháp học tập

phù hợp với chương trình giáo dục.

(3) Chương trình học tập phải được sự phê chuẩn của Bộ trưởng và phải thỏa mãn các yêu cầu

tối thiểu về kiểm định công nhận chất lượng.

(4) Chương trình học tập được quản lý bởi một đơn vị quản lý được thành lập bởi cơ sở GDĐH

(5) Chương trình học tập được đề cập đến ở khoản (1) được kiểm định công nhận khi nó nhận

được một giấy phép hoạt động.

(6) Chương trình học tập phải được kiểm định công nhận lại sau khi hết thời gian công nhận.

(7) Chương trình học tập không được kiểm định công nhận lại như được đề cập ở khoản (6) có

thể bị thu hồi giấy phép bởi Bộ trưởng.

(8) Các quy định bổ sung về phương pháp học tập như đã đề cập ở khoản (2), việc ban hành giấy

phép cho chương trình học tập như được đề cập ở khoản (3) và việc thu hồi giấy phép của

chương trình học tập như đã được đề cập ở khoản (7) sẽ được quy định trong một quy chế của

Bộ.

Điều 34

(1) Một chương trình học tập sẽ được thực hiện trong khuôn viên chính của một cơ sở GDĐH

và/hoặc có thể được thực hiện ngoài khuôn viên chính tại một tỉnh hoặc một nơi nào khác trong

sự hợp tác với một cơ sở GDĐH địa phương.

(2) Các điều khoản bổ sung về việc thực hiện các chương trình học tập trong khuôn viên chính

của một cơ sở GDĐH và/hoặc ngoài khuôn viên chính được đề cập ở khoản (1) sẽ được quy định

trong quy chế của Bộ.

Mục 2

Chương trình đào tạo (curriculum)

Điều 35

Page 20: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

20

(1) Chương trình đào tạo trong GDĐH là một tập hợp các kế hoạch và một sự sắp xếp các mục

tiêu, nội dung và tài liệu giảng dạy và cho biết cách thức chúng được sử dụng làm cơ sở cho các

hoạt động học tập để đạt được mục tiêu GDĐH.

(2) Chương trình đào tạo đại học được đề cập đến ở khoản (1) được xây dựng bởi mỗi cơ sở

GDĐH có tham chiếu các Tiêu chuẩn GDĐH Quốc gia cho mỗi chương trình học tập bao gồm

sự phát triển năng lực trí tuệ, đạo đức và kỹ năng.

(3) Chương trình GDĐH được đề cập ở khoản (1) phải bao gồm các chủ đề:

a. Tôn giáo (1);

b. Pancasila (2);

c. Công dân (3); và

d. Ngôn ngữ Indonesia.

(4) Chương trình GDĐH được đề cập ở khoản (1) sẽ được thực hiện thông qua các chương trình

đào tạo (curricular), các chương trình liên kết (co-curricular) và các hoạt động ngoại khóa.

(5) Các chủ đề được đề cập ở khoản (3) sẽ được cung cấp cho chương trình cử nhân và các

chương trình diploma.

Điều 36

Một chương trình giáo dục chuyên nghiệp sẽ được soạn thảo đồng thời bởi Bộ GDĐH, các Bộ

khác, các LPNK và/hoặc các tổ chức chuyên nghiệp khác chịu trách nhiệm về chất lượng các

dịch vụ chuyên nghiệp và được tham chiếu Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia.

Mục 3

Môi trường dạy học

Điều 37

(1) Ngôn ngữ Indonesia là ngôn ngữ quốc gia chính thức sẽ được sử dụng làm phương tiện giảng

dạy trong các cơ sở GDĐH.

(2) Các ngôn ngữ địa phương có thể được sử dụng như là một phương tiện giảng dạy cho các

chương trình học tập về ngôn ngữ và văn học địa phương.

(1) ”Tôn giáo" là chủ đề giáo dục nhằm làm cho sinh viên trở nên mộ đạo và trung thành với Thượng đế và có đạo đức tốt.

(2) "Pancasila" là chủ đề giáo dục nhằm cung cấp sinh viên những hiểu biết và cảm nhận về hệ tư tưởng Inđônêxia. (3) “Công dân” là chủ đề giáo dục bao gồm Pancasila, Hiến pháp năm 1945 của Cộng hòa Indonesia, nước cộng hòa Indonesia thống nhất và Sự Thống nhất trong Đa dạng (Bhinneka Tunggal Ika). (Chú thích từ bản gốc)

Page 21: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

21

(3) Ngôn ngữ nước ngoài có thể được sử dụng làm phương tiện giảng dạy trong các cơ sở

GDĐH.

Mục 4

Việc liên thông và sự tương đương

Điều 38

(1) Việc liên thông sinh viên có thể thực hiện giữa:

a. Các chương trình học tập trong cùng một chương trình giáo dục;

b. Các loại hình GDĐH; và/hoặc

c. Các cơ sở GDĐH.

(2) Các điều khoản về liên thông sinh viên được đề cập đến ở khoản (1) sẽ được quy định trong

một quy chế của Bộ.

Điều 39

(1) Sinh viên tốt nghiệp từ loại hình giáo dục nghề nghiệp hoặc từ loại hình giáo dục chuyên

nghiệp có thể tiếp tục việc học tập của họ khi chuyển qua giáo dục học thuật thông qua sự tương

đương.

(2) Sinh viên tốt nghiệp từ loại hình giáo dục học thuật có thể tiếp tục việc học tập của họ chuyển

qua giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục chuyên nghiệp thông qua sự tương đương.

(3) Quy định về sự tương đương của sinh viên tốt nghiệp từ giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục

chuyên nghiệp được đề cập đến ở khoản (1) và sự tương đương của sinh viên tốt nghiệp từ giáo

dục học thuật được đề cập ở khoản (2) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Điều 40

(1) Sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở GDĐH nước ngoài có thể theo học đại học tại Indonesia

thông qua sự tương đương.

(2) Những điều khoản về sự tương đương của sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở GDĐH nước

ngoài nêu tại khoản (1) được quy định trong một quy chế của Bộ.

Mục 5

Các nguồn lực học tập, các phương tiện và cơ sở hạ tầng

Điều 41

(1) Các nguồn lực học tập trong môi trường GDĐH phải được cung cấp, tạo thuận lợi hoặc được

sở hữu bởi các cơ sở GDĐH theo các chương trình học tập được xây dựng.

Page 22: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

22

(2) Các nguồn lực học tập như được đề cập ở khoản (1) có thể được sử dụng chung bởi một số cơ

sở GDĐH.

(3) Các cơ sở GDĐH cung cấp các phương tiện và cơ sở hạ tầng để đáp ứng các nhu cầu giáo

dục theo tài năng, sở thích, tiềm năng và trí tuệ của sinh viên.

Mục 6

Các bằng tốt nghiệp (diplomas)

Điều 42

(1) Các bằng tốt nghiệp sẽ được cấp cho sinh viên tốt nghiệp từ loại hình giáo dục học thuật và

giáo dục nghề nghiệp để công nhận thành tích học tập và/hoặc việc hoàn thành một chương trình

học tập được kiểm định công nhận thực hiện tại một cơ sở GDĐH.

(2) Các bằng cấp tốt nghiệp như được đề cập ở khoản (1) sẽ được cấp bởi các cơ sở GDĐH có

bao gồm các chương trình học tập và văn bằng để sinh viên tốt nghiệp đại học sử dụng.

(3) Nếu sinh viên tốt nghiệp đại học đã sử dụng các công trình khoa học bị phát hiện là đạo văn

để nhận được bằng tốt nghiệp và văn bằng thì bằng tốt nghiệp của họ sẽ bị tuyên bố là không hợp

lệ và văn bằng đó bị thu hồi bởi cơ sở GDĐH.

(4) Các cá nhân, tổ chức, nhà cung cấp GDĐH không được cấp phép sẽ không được cấp bằng tốt

nghiệp.

Mục 7

Chứng chỉ chuyên nghiệp và Chứng chỉ năng lực

Điều 43

(1) Chứng chỉ chuyên nghiệp là sự công nhận thực trạng chuyên nghiệp thu được bởi sinh

viên tốt nghiệp từ loại hình giáo dục chuyên nghiệp do các cơ sở GDĐH cộng tác với Bộ, các Bộ

khác, các LPNK và/hoặc các cơ quan chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về chất lượng các dịch vụ

chuyên nghiệp và/hoặc các cơ quan khác phù hợp với pháp luật.

(2) Các chứng chỉ chuyên nghiệp như đã đề cập ở khoản (1) sẽ được cấp bởi các cơ sở

GDĐH phối hợp với Bộ, các Bộ khác, các LPNK và/hoặc các tổ chức nghề nghiệp chịu trách

nhiệm về chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, và/hoặc các cơ quan khác theo quy định của pháp

luật.

(3) Các cá nhân, tổ chức, nhà cung cấp GDĐH không được cấp phép sẽ không được cấp các

chứng chỉ chuyên nghiệp.

(4) Các điều khoản về chứng chỉ chuyên nghiệp như được đề cập ở khoản (1) sẽ được quy định

trong một quy chế của Chính phủ.

Điều 44

Page 23: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

23

(1) Giấy chứng nhận năng lực là sự công nhận năng lực về thành tích của sinh viên tốt nghiệp về

chuyên môn trong một ngành khoa học và/hoặc thành tích bên ngoài chương trình học tập của họ (1).

(2) Giấy chứng nhận năng lực như được đề cập ở khoản (1) sẽ được cấp bởi các cơ sở GDĐH

hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp được kiểm định công nhận, các cơ sở đào tạo hoặc cơ

quan chứng nhận cho những người tốt nghiệp đã thành công trong một kỳ thi kiểm tra năng lực.

(3) Giấy chứng nhận năng lực như được đề cập ở khoản (2) có thể được sử dụng như một yêu

cầu đối với một công việc nhất định.

(4) Cá nhân, tổ chức hoặc các nhà cung cấp GDĐH không được cấp phép sẽ không được phép

cấp giấy chứng nhận năng lực.

(5) Các điều khoản bổ sung về giấy chứng nhận năng lực sẽ được quy định trong một quy chế

của Bộ.

Phần thứ mười

NGHIÊN CỨU

Điều 45

(1) Các nghiên cứu ở các cơ sở GDĐH hướng tới việc phát triển khoa học và công nghệ cũng

như tăng cường phúc lợi công cộng và khả năng cạnh tranh quốc gia.

(2) Các nghiên cứu như được đề cập ở khoản (1) sẽ được thực hiện bởi Cộng đồng học thuật phù

hợp với quyền tự chủ khoa học và văn hoá học thuật của họ.

(3) Các nghiên cứu như được đề cập ở khoản (2) sẽ được thực hiện thông qua năng lực và sự

cạnh tranh (2).

Điều 46

(1) Kết quả nghiên cứu là hữu ích để:

(1) "Chuyên môn trong một ngành khoa học" đề cập đến khả năng của một người được công nhận bởi cộng đồng

do chuyên môn thực tế của họ, ví dụ cắt tóc, thiết kế đồ họa, cơ khí và các chuyên gia thực hành khác. "Thành tích ngoài chương trình học tập của họ" là những chuyên môn khác không trực tiếp liên quan đến các chương trình học tập của họ, ví dụ một sinh viên y khoa thắng trong một cuộc thi bơi, một sinh viên kỹ thuật có tay nghề báo chí hoặc nhiếp ảnh, v.v. (2) "Nghiên cứu thông qua năng lực" là nghiên cứu được giao cho các giảng viên có trình độ học thuật , chẳng hạn

cho sinh viên tốt nghiệp từ chương trình tiến sĩ mà không thông qua cạnh tranh. "Nghiên cứu thông qua cạnh tranh" là nghiên cứu được được giao cho giảng viên thông qua cạnh tranh. (Chú thích từ bản gốc)

Page 24: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

24

a. Làm giầu cho Khoa học và Công nghệ và học tập;

b. Nâng cao chất lượng các cơ sở GDĐH và phát triển nền văn minh quốc gia;

c. Cải thiện niềm tự tin, sự tiến bộ và khả năng cạnh tranh của quốc gia;

d. Đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển quốc gia; và

e. Chuyển đổi người Indonesia thành những công dân tri thức.

(2) Các kết quả nghiên cứu phải được phổ biến thông qua các hội thảo, các xuất bản phẩm

và/hoặc các bằng sáng chế của các cơ sở GDĐH, trừ các tài liệu mật, tài liệu bị cấm và/hoặc gây

nguy hiểm cho lợi ích công cộng.

(3) Kết quả nghiên cứu của các Cộng đồng học thuật được xuất bản trong một tạp chí quốc tế,

được cấp bằng sáng chế để sử dụng bởi các ngành công nghiệp, các công nghệ thích hợp và/hoặc

sách là nguồn tài liệu học tập có thể được Chính phủ khen thưởng xứng đáng.

Phần thứ mười một

SỰ CỐNG HIẾN CÔNG CỘNG

Điều 47

(1) Sự cống hiến công cộng là một hoạt động được thực hiện bởi một Cộng đồng học thuật trong

việc áp dụng và nuôi dưỡng Khoa học và Công nghệ để thúc đẩy phúc lợi công cộng và phát

triển đời sống trí tuệ của quốc gia.

(2) Sự cống hiến công cộng như được đề cập ở khoản (1) bao gồm các hoạt động theo văn hoá

học thuật, chuyên môn và/hoặc quyền tự chủ khoa học của Cộng đồng học tập và các điều kiện

văn hoá-xã hội địa phương.

(3) Thành quả của sự cống hiến công cộng sẽ được sử dụng để phát triển Khoa học và Công

nghệ, làm phong phú thêm các nguồn lực học tập, và/hoặc học tập và tăng cường các Cộng đồng

học thuật.

(4) Chính phủ sẽ trao một giải thưởng cho thành quả của sự cống hiến công cộng cho một cộng

đồng, được công bố trong một tạp chí quốc tế, được cấp bằng sáng chế để sử dụng cho các lĩnh

vực kinh doanh và công nghiệp và/hoặc công nghệ thích hợp.

Phần thứ mười hai

HỢP TÁC TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CỐNG HIẾN CÔNG CỘNG

Điều 48

Page 25: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

25

(1) Các cơ sở GDĐH đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa họ cũng như

giữa các cơ sở GDĐH và khu vực kinh doanh, khu vực công nghiệp và cộng đồng trong nghiên

cứu và cống hiến công cộng.

(2) Chính phủ, các chính quyền khu vực và cộng đồng sẽ sử dụng các cơ sở GDĐH như các

trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ.

(3) Các cơ sở GDĐH có thể sử dụng các phương tiện nghiên cứu tại các Bộ và/hoặc các LPNK

khác.

(4) Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác và đối tác giữa các tổ chức GDĐH cũng như giữa

các tổ chức GDĐH và các lĩnh vực kinh doanh và công nghiệp trong nghiên cứu.

Phần thứ mười ba

VIỆC THỰC HIỆN BA NGHĨA VỤ (TRIDHARMA)

Mục 49

(1) Phạm vi, chiều sâu và sự kết hợp của Ba nghĩa vụ phù hợp với các đặc điểm và nhu cầu của

từng loại hình và chương trình GDĐH.

(2) Những điều khoản về phạm vi, chiều sâu và sự kết hợp của Ba nghĩa vụ như được đề cập

trong khoản (1) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Phần thứ mười bốn

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 50

(1) Hợp tác quốc tế trong GDĐH là một quá trình tương tác trong việc tích hợp các khía cạnh

quốc tế vào các hoạt động học thuật để đóng góp cho các mối quan hệ quốc tế mà không làm tổn

hại đến các giá trị của Indonesia.

(2) Hợp tác quốc tế phải dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong khi thúc

đẩy khoa học, công nghệ và các giá trị nhân văn hữu ích cho cuộc sống con người.

(3) Hợp tác quốc tế bao gồm giáo dục, nghiên cứu và cống hiến công cộng.

(4) Hợp tác quốc tế trong phát triển GDĐH có thể bao gồm:

a. Mối quan hệ giữa các cơ sở GDĐH Indonesia và nước ngoài trong việc cung cấp giáo dục chất

lượng cao;

b. Việc phát triển nghiên cứu Indonesia và các trung tâm văn hoá địa phương giữa các cơ sở

GDĐH trong và ngoài nước; và

Page 26: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

26

c. Việc thành lập một cộng đồng khoa học độc lập.

(5) Chính sách quốc gia về hợp tác quốc tế trong GDĐH sẽ được thiết lập trong một quy chế của

Bộ.

CHƯƠNG III

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Phần thứ nhất

HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Điều 51

(1) GDĐH với chất lượng tốt có thể đào tạo sinh viên tốt nghiệp có khả năng chủ động phát triển

tiềm năng của mình và sáng tạo khoa học và/hoặc công nghệ hữu ích cho cộng đồng, cho dân tộc

và quốc gia.

(2) Chính phủ sẽ xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH để đảm bảo có một nền

giáo dục chất lượng tốt.

Điều 52

(1) Bảo đảm chất lượng GDĐH là một hoạt động có hệ thống để cải tiến chất lượng GDĐH theo

một cách thức có kế hoạch và bền vững.

(2) Bảo đảm chất lượng được đề cập đến ở khoản (1) sẽ được tiến hành thông qua việc xác định,

thực hiện, đánh giá, kiểm soát và cải tiến các Tiêu chuẩn GDĐH.

(3) Bộ trưởng sẽ thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH và các Tiêu chuẩn GDĐH

quốc gia.

(4) Hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH được đề cập ở khoản (3) sẽ được dựa trên một Cơ sở

dữ liệu GDĐH.

Điều 53

Hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH được đề cập ở Điều 51, khoản (2) bao gồm:

a. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong do các cơ sở GDĐH xây dựng; và

b. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài thông qua kiểm định công nhận.

Phần thứ hai

CÁC TIÊU CHUẨN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 54

Page 27: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

27

(1) Các tiêu chuẩn GDĐH bao gồm:

a. Các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia được Bộ trưởng thiết lập dựa trên khuyến nghị của một cơ

quan chịu trách nhiệm chuẩn bị và xây dựng các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia; và

b. Các tiêu chuẩn GDĐH được mỗi cơ sở GDĐH thiết lập có tham chiếu các Tiêu chuẩn GDĐH

quốc gia.

(2) Các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia được đề cập ở khoản (1), điểm a, là một đơn vị của các tiêu

chuẩn bao gồm các Tiêu chuẩn giáo dục quốc gia cộng với các Tiêu chuẩn nghiên cứu và các

Tiêu chuẩn cống hiến công cộng.

(3) Các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia được xây dựng bằng cách lưu ý đến các yếu tố tự do học

thuật, tự do biểu đạt học thuật và tự chủ khoa học để đạt được các mục tiêu GDĐH.

(4) Các Tiêu chuẩn GDĐH được đề cập ở khoản (1), điểm b, bao gồm một bộ các tiêu chuẩn học

thuật và không học thuật nằm ngoài các Tiêu chuẩn GDĐH.

(5) Khi xây dựng các Tiêu chuẩn GDĐH như đã đề cập ở khoản (1), điểm b, các cơ sở GDĐH có

quyền tự do sắp xếp phù hợp với các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia.

(6) Bộ trưởng sẽ đánh giá định kỳ việc thực hiện các Tiêu chuẩn GDĐH.

(7) Bộ trưởng sẽ đưa ra kết quả đánh giá và lượng giá các Tiêu chuẩn GDĐH để cho công chúng

biết.

(8) Các điều khoản về đánh giá được đề cập ở khoản (6) sẽ được quy định trong một quy chế của

Bộ.

Phần thứ ba

KIỂM ĐỊNH CÔNG NHẬN

Điều 55

(1) Kiểm định công nhận là một sự đánh giá dựa trên các tiêu chí được xây dựng theo các Tiêu

chuẩn GDĐH quốc gia.

(2) Việc kiểm định công nhận được đề cập đến ở khoản (1) nhằm mục đích xác định tính phù

hợp của các chương trình học tập và của các cơ sở GDĐH dựa trên các tiêu chí của các Tiêu

chuẩn GDĐH Quốc gia.

(3) Chính phủ sẽ thành lập một Cơ quan quốc gia về kiểm định công nhận các cơ sở GDĐH để

xây dựng một hệ thống kiểm định công nhận.

(4) Việc kiểm định công nhận các cơ sở GDĐH sẽ được tiến hành bởi Cơ quan Quốc gia kiểm

định công nhận các cơ sở GDĐH.

Page 28: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

28

(5) Việc kiểm định công nhận các chương trình học tập với tư cách là trách nhiệm giải trình

trước công chúng sẽ do một cơ quan kiểm định công nhận độc lập tiến hành.

(6) Cơ quan kiểm định công nhận độc lập được đề cập ở khoản (5) sẽ được thành lập bởi Chính

phủ hoặc bởi một cộng đồng và được Chính phủ công nhận dựa trên kiến nghị của Cơ quan quốc

gia về kiểm định công nhận các cơ sở GDĐH.

(7) Cơ quan kiểm định công nhận độc lập được đề cập đến ở khoản (6) sẽ được thành lập trên cơ

sở của một khối ngành khoa học và/hoặc một nhóm ngành khoa học, hoặc theo địa lý.

(8) Các điều khoản bổ sung về kiểm định công nhận được đề cập đến ở khoản (1), cơ quan Quốc

gia về kiểm định công nhận các cơ sở GDĐH được đề cập đến ở khoản (4), và cơ quan kiểm

định công nhận độc lập như được đề cập ở khoản (5) sẽ được đưa ra trong một quy chế của Bộ.

Phần thứ tư

CƠ SỞ DỮ LIỆU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 56

(1) Cơ sở dữ liệu GDĐH là một bộ dữ liệu tích hợp quốc gia về GDĐH thông qua các cơ sở

GDĐH.

(2) Cơ sở dữ liệu GDĐH như được đề cập ở khoản (1) sẽ có chức năng như một nguồn thông tin

cho:

a. Cơ quan kiểm định công nhận để kiểm định công nhận các chương trình học tập và các cơ sở

GDĐH;

b. Chính phủ để điều chỉnh, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát và đánh giá cũng như tăng cường

và điều phối các chương trình học tập và các cơ sở GDĐH; và

c. Cộng đồng để xác định được hoạt động của các chương trình học tập và các cơ sở GDĐH.

(3) Cơ sở dữ liệu GDĐH sẽ được xây dựng và quản lý bởi Bộ hoặc được quản lý bởi một cơ

quan được Bộ ủy nhiệm.

(4) Bộ phận quản lý các cơ sở GDĐH phải cung cấp số liệu và thông tin về hoạt động của các cơ

sở GDĐH và đảm bảo tính chân thật và chính xác của chúng.

Phần thứ năm

CƠ QUAN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHU VỰC

Điều 57

(1) Một cơ quan GDĐH khu vực là một đơn vị làm việc của Chính phủ ở cấp độ khu vực với

nhiệm vụ giúp nâng cao chất lượng cung cấp GDĐH.

(2) Cơ quan GDĐH khu vực được đề cập ở khoản (1) do Bộ trưởng thành lập.

Page 29: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

29

(3) Bộ trưởng sẽ xác định các nhiệm vụ và chức năng của đơn vị được đề cập tại khoản (1) ở nơi

cần thiết (1).

(4) Bộ trưởng sẽ thường xuyên đánh giá hoạt động của đơn vị được đề cập ở khoản (1).

CHƯƠNG IV

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Phần thứ nhất

Chức năng và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học

Điều 58

(1) Các cơ sở GDĐH phải có các chức năng và vai trò như sau:

a. Các phương tiện học tập cho sinh viên và cộng đồng;

b. Các phương tiện giáo dục cho các nhà lãnh đạo tiềm năng của quốc gia;

c. Các trung tâm phát triển khoa học và công nghệ;

d. Các trung tâm nghiên cứu về đạo đức và sức mạnh tinh thần để tìm kiếm và xác định chân lý;

e. Các trung tâm phát triển nền văn minh quốc gia.

(2) Các chức năng và vai trò của các cơ sở GDĐH như được đề cập ở khoản (1) sẽ được thực

hiện thông qua các hoạt động Ba nghĩa vụ được quy định trong các điều lệ của họ.

Phần hai

CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 59

(1) Các cơ sở GDĐH có thể theo các loại hình:

a. Viện đại học (university);

b. Học viện (Institute);

c. Trường đại học (college);

(1) Cụm từ "ở nơi cần thiết" đề cập đến các nhu cầu dựa trên đặc điểm hoặc tính chất của các cơ sở GDĐH ở những

khu vực cụ thể . (Chú thích từ bản gốc)

Page 30: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

30

d. Trường cao đẳng bách nghệ (Polytechnic);

e. Học viện nghề nghiệp (Academy); và

f. Học viện cộng đồng (Community Academy).

(2) Viện Đại học là một cơ sở GDĐH cung cấp giáo dục học thuật và cũng có thể cung cấp giáo

dục nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học và/hoặc công nghệ khác nhau, và nếu đủ điều kiện,

có thể cung cấp giáo dục chuyên nghiệp.

(3) Học viện là một cơ sở GDĐH cung cấp giáo dục học thuật và có thể cung cấp giáo dục nghề

nghiệp trong một vài lĩnh vực khoa học và/hoặc công nghệ cụ thể, và nếu đủ điều kiện, có thể

cung cấp giáo dục chuyên nghiệp.

(4) Trường đại học là một cơ sở GDĐH cung cấp giáo dục học thuật và có thể cung cấp giáo dục

nghề nghiệp trong một lĩnh vực khoa học và/hoặc công nghệ cụ thể và, nếu đủ điều kiện, có thể

cung cấp giáo dục chuyên nghiệp.

(5) Trường cao đẳng bách nghệ là cơ sở GDĐH cung cấp giáo dục nghề nghiệp trong các lĩnh

vực khoa học và/hoặc công nghệ khác nhau, và nếu đủ điều kiện, có thể cung cấp giáo dục

chuyên nghiệp.

(6) Học viện nghề nghiệp là một cơ sở GDĐH cung cấp giáo dục nghề nghiệp cho một hoặc vài

ngành khoa học và/hoặc công nghệ cụ thể.

(7) Học viện cộng đồng là một cơ sở GDĐH cung cấp giáo dục nghề nghiệp tương đương với

chương trình diploma một năm hoặc hai năm trong một hoặc vài ngành khoa học và/hoặc công

nghệ cụ thể dựa trên lợi thế của địa phương hoặc cho mục đích đáp ứng các nhu cầu đặc biệt.

Phần thứ ba

THÀNH LẬP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 60

(1) Các PTN (cơ sở GDĐH công lập) sẽ do Chính phủ thành lập.

(2) Các PTS (cơ sở GDĐH tư thục) sẽ do cộng đồng thành lập dưới hình thức một cơ quan quản

lý như một thực thể pháp lý phi lợi nhuận và phải được Bộ trưởng phê duyệt (1).

(3) Cơ quan quản lý được đề cập đến trong khoản (2) có thể dưới hình thức tổ chức, hiệp hội và

các dạng khác phù hợp với luật pháp và các quy chế.

(1) Nguyên tắc “phi lợi nhuận" là một nguyên tắc về việc không tạo ra lợi nhuận, sao cho các lợi nhuận hoạt động

còn lại sẽ được tái đầu tư vào cơ sở GDĐH để nâng cao năng lực và/hoặc chất lượng các dịch vụ giáo dục của họ. (Chú thích từ bản gốc)

Page 31: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

31

(4) Các cơ sở GDĐH phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định công nhận tối thiểu.

(5) Các cơ sở GDĐH phải có một quy chế.

(6) Việc sửa đổi hoặc thu hồi giấy phép của các PTS sẽ do Bộ trưởng thực hiện phù hợp với luật

pháp và các quy chế.

(7) Các điều khoản khác về việc thành lập các PTN và PTS như đã đề cập ở các khoản (1) và (3)

và các sửa đổi hoặc thu hồi giấy phép PTS như được đề cập ở khoản (6) sẽ được quy định trong

một quy chế của Chính phủ.

Phần 4

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 61

(1) Tổ chức quản lý là một đơn vị làm việc của cơ sở GDĐH chịu trách nhiệm thực hiện tập thể

Ba nghĩa vụ và quản lý các nguồn lực.

(2) Tổ chức quản lý được đề cập đến ở khoản (1) ít nhất phải bao gồm:

a. Bộ phận hoạch định chính sách;

b. Bộ phận thực hiện học thuật;

c. Bộ phận kiểm soát chất lượng và bộ phận đảm bảo chất lượng;

d. Sự hỗ trợ học tập hoặc các nguồn lực học tập; và

e. Bộ phận quản lý.

(3) Tổ chức quản lý các cơ sở GDĐH phải được quản trị bởi một quy chế của cơ sở GDĐH.

Phần thứ năm

QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 62

(1) Các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong việc quản lý các tổ chức của mình như là các trung

tâm Ba nghĩa vụ.

(2) Quyền tự chủ quản lý được đề cập ở khoản (1) sẽ được thực hiện phù hợp với các căn cứ,

mục tiêu và năng lực của các cơ sở GDĐH.

(3) Các căn cứ, mục tiêu và năng lực của các cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ được đề cập

đến ở khoản (2) sẽ được các cơ sở GDĐH đánh giá một cách độc lập.

Page 32: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

32

(4) Các điều khoản bổ sung về việc đánh giá các căn cứ, mục tiêu và năng lực của các cơ sở

GDĐH để thực hiện quyền tự chủ được đề cập ở khoản (3) sẽ được quy định trong một quy chế

của Bộ.

Điều 63

Quyền tự chủ về quản lý các cơ sở GDĐH sẽ phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:

a. Trách nhiệm giải trình (1);

b. Minh bạch (2);

c. Phi lợi nhuận;

d. Đảm bảo chất lượng (3); và

e. Có hiệu suất và hiệu quả (4).

Điều 64

(1) Quyền tự chủ về quản lý các cơ sở GDĐH được đề cập đến ở Điều 62 bao gồm các lĩnh vực

học thuật và không học thuật.

(2) Quyền tự chủ về quản lý học thuật như đã đề cập ở khoản (1) bao gồm việc thiết lập các

chuẩn mực và chính sách hoạt động và thực hiện Ba nghĩa vụ.

(3) Quyền tự chủ về quản lý phi học thuật được đề cập ở khoản (1) bao gồm việc thiết lập các

chuẩn mực và chính sách hoạt động và thực hiện:

a. Tổ chức;

b. Tài chính;

c. Công tác sinh viên;

(1) Nguyên tắc “trách nhiệm giải trình" là khả năng và cam kết giải trình về mọi hoạt động được thực hiện bởi các

cơ sở GDĐH cho tất cả các bên liên quan theo pháp luật và các quy định. Trách nhiệm giải trình có thể đo được, ngoài những yếu tố khác, bởi các tỷ lệ giữa sinh viên và giảng viên, sự đầy đủ tiện nghi và cơ sở hạ tầng, chất lượng truyền bá giáo dục, và năng lực của sinh viên tốt nghiệp. (2) Nguyên tắc “minh bạch" đề cập đến sự cởi mở và khả năng trình bày các thông tin phù hợp và chính xác cho các

bên liên quan theo luật pháp và các quy định. (3) Nguyên tắc “đảm bảo chất lượng" đề cập đến các hoạt động mang tính hệ thống để cung cấp các dịch vụ giáo dục đáp ứng hoặc vượt quá các Tiêu chuẩn quốc gia về GDĐH và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục một cách bền vững. (4) Nguyên tắc “có hiệu suất và hiệu quả" đề cập đến các hoạt động có hệ thống để sử dụng các nguồn lực trong

việc cung cấp GDĐH đạt được tốt mục tiêu và tránh lãng phí. (Chú thích từ bản gốc)

Page 33: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

33

d. Nhân sự; và

e. Các phương tiện và cơ sở hạ tầng.

Điều 65

(1) Quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH được đề cập đến ở Điều 64 nên được lựa chọn dựa trên

việc đánh giá hoạt động của các PTN bởi Bộ trưởng thông qua một hệ thống quản lý tài chính

với tư cách là một Đơn vị dịch vụ công (BLU) hoặc tạo ra một thực thể pháp nhân để cung cấp

GDĐH có chất lượng tốt.

(2) Các PTN chấp nhận hệ thống quản lý tài chính của Đơn vị dịch vụ công được đề cập ở khoản

(1) có sự quản trị và quản lý phù hợp với luật pháp và các quy chế.

(3) Thực thể pháp nhân của PTN được đề cập trong khoản (1) có:

a. Tài sản khởi động dưới dạng tài sản công cộng tách biệt, ngoại trừ đất đai (1);

b. Sự quản trị và ra quyết định độc lập;

c. Một đơn vị thực hiện chức năng trách nhiệm và minh bạch;

d. Quyền quản lý ngân quỹ độc lập, minh bạch và có trách nhiệm giải trình;

e. Quyền lực bổ nhiệm, miễn nhiệm giảng viên và Nhân viên giảng dạy theo sự cân nhắc của

mình;

f. Quyền thành lập một công ty và phát triển quỹ tài sản hiến tặng; và

g. Quyền mở, vận hành và đóng các chương trình học tập.

(4) Chính phủ giao cho thực thể pháp nhân của PTN cung cấp GDĐH có giá cả có thể chấp nhận

đối với cộng đồng (2).

(5) Các điều khoản về việc thực hiện quyền tự chủ của các PTN được đề cập ở khoản (1) sẽ được

thực hiện phù hợp với luật pháp và các quy chế.

Điều 66

(1) Điều lệ của các PTN sẽ được thiết lập theo một quy chế của Bộ.

(2) Điều lệ của thực thể pháp nhân của PTN được thiết lập theo quy chế của Chính phủ.

(3) Điều lệ của các PTS được thiết lập theo nghị định của cơ quan quản lý.

(1) Tổ chức pháp nhân của PTN có thể sử dụng tài sản và tiến hành tạo nên doanh thu. Tài sản dưới dạng đất không

thể chuyển nhượng hoặc thế chấp cho người khác. (2) "Thực thể pháp nhân của PTN" là hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước và không thể chuyển giao cho cá nhân

hoặc khu vực tư nhân. Thực hiện các chức năng GDĐH trong phạm vi trách nhiệm của Bộ, Chính phủ sẽ chi bù trừ hoặc chịu một phần chi phí phát sinh bởi pháp nhân PTN. (Chú thích từ bản gốc)

Page 34: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

34

Điều 67

Quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH được đề cập đến ở Điều 64 trong trường hợp của các PTS sẽ

được quản trị bởi cơ quan quản lý theo luật và các quy chế.

Điều 68

Các điều khoản bổ sung về quản lý các cơ sở GDĐH như được đề cập đến trong các điều từ 62

đến 65 sẽ được quy định trong một quy chế của Chính phủ.

Phần thứ sáu

GIÁO CHỨC

Mục 1

Bổ nhiệm và bố trí

Điều 69

(1) Giáo chức của các cơ sở GDĐH bao gồm:

a. Giảng viên; và

b. Nhân viên giảng dạy (1)

(2) Giảng viên và Nhân viên giảng dạy theo quy định tại khoản (1) được bổ nhiệm và bố trí trong

các các cơ sở GDĐH bởi Chính phủ hoặc cơ quan quản lý.

(3) Bất kỳ người nào có chuyên môn và/hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc có thể được bổ nhiệm

làm một giảng viên theo quy định của pháp luật (2).

Điều 70

(1) Việc bổ nhiệm và bố trí giảng viên, nhân viên giảng dạy của Chính phủ sẽ được dựa trên luật

pháp và các quy chế.

(2) Việc bổ nhiệm và bố trí giảng viên và nhân viên giảng dạy bởi thực thể quản lý phải dựa trên

một hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động phù hợp với luật pháp và các quy chế (3).

(1) "Nhân viên giảng dạy" là cụm từ để chỉ các thành viên của cộng đồng tự nguyện và được chỉ định để hỗ trợ

truyền bá GDĐH. Họ bao gồm thủ thư, quản trị viên, trợ lý phòng thí nghiệm và kỹ thuật viên, cũng như các tổ chức kỹ thuật thông tin. (2) Bổ nhiệm "người có chuyên môn và/hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc" nhằm đáp ứng nhu cầu giảng viên trong

tất cả các chương trình GDĐH, đặc biệt là chương trình diploma một năm và hai năm. (3) Hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động có quy định tiền lương cơ bản, thu nhập cố hữu, các thu nhập khác, phúc

lợi xã hội và phúc lợi phụ theo luật về giáo viên và giảng viên. (Chú thích từ bản gốc)

Page 35: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

35

(3) Thực thể quản lý được đề cập đến ở khoản (2) sẽ cung cấp mức lương cơ bản và các trợ cấp

cho giảng viên và nhân viên giảng dạy theo quy định của pháp luật và các quy chế.

(4) Bộ trưởng có thể giao nhiệm vụ cho các giảng viên được Chính phủ bổ nhiệm như được đề

cập ở khoản (1) trong các PTN để nâng cao chất lượng GDĐH.

(5) Chính phủ đưa ra các khuyến khích cho các giảng viên được đề cập ở khoản (4).

(6) Các điều khoản bổ sung về giao nhiệm vụ cho giảng viên như đề cập ở khoản (4) và khuyến

khích giảng viên như đề cập ở khoản (5) được quy định trong một quy chế của Chính phủ.

Điều 71

(1) Ban lãnh đạo của PTN có thể bổ nhiệm giảng viên thường trực (permanent) phù hợp với các

Tiêu chuẩn GDĐH nhưng phải được sự phê chuẩn của Chính phủ.

(2) Các PTN sẽ trả lương cơ bản và trợ cấp cho các giảng viên thường trực như được đề cập ở

khoản (1) phù hợp với luật pháp và các quy chế.

(3) Chính phủ sẽ cung cấp các trợ cấp học thuật, trợ cấp chuyên nghiệp và/hoặc trợ cấp vinh dự

cho các giảng viên thường trực được đề cập đến ở khoản (1) phù hợp với pháp luật và các quy

chế.

(4) Các điều khoản bổ sung về việc bổ nhiệm các giảng viên thường trực trong các PTN như

được đề cập ở khoản (1) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Mục 2

Các chức danh học thuật

Điều 72

(1) Các chức danh học thuật của các giảng viên thường trực bao gồm trợ lý chuyên môn (expert

assistant), phó giáo sư (associate professor), phó giáo sư cao cấp (senior associate professor) và

giáo sư (1).

(2) Các chức danh học thuật của các giảng viên không thường trực sẽ được quy định và thiết lập

bởi bộ phận quản lý cơ sở GDĐH.

(3) Giảng viên có 10 (mười) năm kinh nghiệm làm giảng viên thường trực, có các công bố khoa

học và có bằng tiến sĩ hoặc tương đương và đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ chuyên môn có thể

được đề nghị chức danh học thuật giáo sư.

(1) "Giảng viên thường trực" (permanent) là các giảng viên không do Chính phủ bổ nhiệm (không phải viên chức,

không phải công chức trong bộ máy nhà nước). (Chú thích từ bản gốc)

Page 36: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

36

(4) Tuổi nghỉ hưu của giảng viên có chức danh học thuật giáo sư được quyết định là 70 (bảy

mươi) và Chính phủ sẽ cung cấp trợ cấp chuyên nghiệp và trợ cấp vinh dự.

(5) Bộ trưởng có thể bổ nhiệm một người có năng lực xuất sắc đặc biệt vào chức danh học thuật

giáo sư dựa trên đề nghị của cơ sở GDĐH.

(6) Các điều khoản về các chức danh học thuật được đề cập đến ở khoản (1), trợ cấp chuyên

nghiệp và trợ cấp vinh dự như được đề cập ở khoản (4) và việc bổ nhiệm một người có năng lực

xuất sắc đặc biệt được đề cập ở khoản (5) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Phần thứ bảy

CÔNG TÁC SINH VIÊN

Mục 1

Tuyển sinh

Điều 73

(1) Việc tuyển sinh vào các PTN cho mỗi chương trình học tập có thể được thực hiện theo một

quy trình tuyển sinh quốc gia hoặc bằng một cách khác (1).

(2) Chính phủ sẽ chịu chi phí cho các sinh viên tiềm năng để thực hiện một quy trình tuyển sinh

quốc gia cho các sinh viên mới.

(3) Các sinh viên tiềm năng như đã đề cập ở khoản (2) đã đạt trình độ học thuật sẽ được nhận

vào cơ sở GDĐH.

(4) Các cơ sở GDĐH phải giữ sự cân bằng giữa số lượng tối đa sinh viên trong mỗi chương trình

học tập và khả năng về phương tiện và cơ sở hạ tầng, giảng viên và cán bộ giảng dạy cũng như

các các dịch vụ và nguồn lực giáo dục khác.

(5) Tuyển sinh viên mới vào cơ sở GDĐH là sự lựa chọn về học thuật và không được liên quan

đến các mục đích thương mại.

(6) Việc tuyển sinh vào các PTS cho mỗi chương trình học do chính PTS tự điều chỉnh hoặc có

thể tuân theo các thủ tục tuyển sinh quốc gia.

(7) Các điều khoản bổ sung về thủ tục tuyển sinh quốc gia vào các PTN cho sinh viên mới sẽ

được đưa ra trong một quy chế của Bộ.

Điều 74

(1) “Theo quy trình tuyển sinh quốc gia hoặc bằng cách khác” chỉ áp dụng cho sinh viên chương trình cử nhân và các

chương trình diploma. "Cách khác" là một hệ thống độc lập để tuyển sinh được thực hiện bởi các cơ sở GDĐH .

(Chú thích từ bản gốc)

Page 37: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

37

(1) Các PTN sẽ tìm kiếm và chọn lọc các sinh viên có tiềm năng học thuật cao nhưng thiếu điều

kiện kinh tế và các sinh viên tiềm năng từ các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn với ít nhất

20% (hai mươi phần trăm) trong tổng số sinh viên được tiếp nhận và phân phối cho các chương

trình học tập.

(2) Các chương trình học tập tiếp nhận sinh viên được đề cập đến ở khoản (1) có thể nhận được

hỗ trợ tài chính từ Chính phủ, từ các chính quyền khu vực, từ các cơ sở GDĐH và/hoặc từ cộng

đồng.

Điều 75

(1) Các công dân nước ngoài có thể được nhận vào các cơ sở GDĐH.

(2) Việc nhận sinh viên nước ngoài được đề cập ở phần (1) phải tuân theo những điều kiện sau

đây:

a. Trình độ học thuật;

b. Chương trình học tập;

c. Số lượng sinh viên; và

d. Địa điểm của các cơ sở GDĐH.

(3) Các điều khoản về yêu cầu tuyển sinh viên nước ngoài như được đề cập ở khoản (2) được

quy định trong một quy chế của Bộ.

Mục 2

Sự thỏa mãn quyền của sinh viên

Điều 76

(1) Chính phủ, các chính quyền khu vực và/hoặc các cơ sở GDĐH có nghĩa vụ phải thỏa mãn các

quyền của những sinh viên có khó khăn về hoàn cảnh kinh tế để họ hoàn thành việc học tập phù

hợp với quy chế về học thuật.

(2) Sự thỏa mãn các quyền của sinh viên được đề cập ở khoản (1) sẽ thông qua việc:

a. Cấp học bổng cho sinh viên có thành tích tốt (1);

b. Trợ cấp hoặc miễn giảm chi phí giáo dục (2); và/hoặc

(1) "Học bổng" là khoản hỗ trợ chi phí giáo dục được cung cấp cho sinh viên để họ tham dự và/hoặc hoàn thành

GDĐH với sự xem xét chính về thành tích và/hoặc tiềm năng học thuật. (2) "Trợ cấp chi phí giáo dục" là hỗ trợ chi phí giáo dục được cung cấp cho sinh viên để họ tham dự và/hoặc hoàn

thành GDĐH với sự xem xét chính về sự hạn chế khả năng kinh tế.

Page 38: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

38

c. Cho vay không lấy lãi (3), cho phép họ trả sau khi tốt nghiệp và/hoặc có việc làm.

(3) Các cơ sở GDĐH hoặc bộ phận quản lý cơ sở sẽ nhận các khoản thanh toán do sinh viên

đóng góp để cấp tài chính cho việc học tập của họ theo khả năng của sinh viên, phụ huynh hoặc

những người hỗ trợ tài chính cho họ.

(4) Các điều khoản bổ sung về sự thỏa mãn các quyền của sinh viên đề cập ở các khoản từ (1)

đến (3) được quy định trong một quy chế của Bộ.

Mục 3

Tổ chức của sinh viên

Điều 77

(1) Sinh viên có thể thành lập một tổ chức sinh viên.

(2) Tổ chức sinh viên ít nhất thực hiện chức năng:

a. Tạo điều kiện cho hoạt động của sinh viên để phát triển tài năng, sở thích và tiềm năng của họ;

b. Phát triển tính sáng tạo, nhạy cảm, óc phê phán, sự can đảm, khả năng lãnh đạo và tinh thần

dân tộc;

c. Đáp ứng những lợi ích và phúc lợi của sinh viên; và

d. Phát triển trách nhiệm xã hội thông qua sự cống hiến công cộng.

(3) Tổ chức sinh viên được đề cập đến ở khoản (1) là một tổ chức trong nội bộ của cơ sở GDĐH.

(4) Các cơ sở GDĐH cung cấp phương tiện, cơ sở hạ tầng và tài trợ để hỗ trợ các hoạt động của

tổ chức sinh viên.

(5) Các điều khoản khác về tổ chức sinh viên sẽ được quy định trong điều lệ của cơ sở GDĐH.

Phần thứ tám

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Điều 78

(1) Trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH là một dạng thức trách nhiệm của cơ sở GDĐH

đối với cộng đồng và bao gồm:

a. Trách nhiệm giải trình học thuật;

b. Trách nhiệm giải trình ngoài học thuật.

(3) "Các khoản vay không lấy lãi" là các khoản cho sinh viên vay không lấy lãi để họ tham gia và/hoặc hoàn thành

GDĐH với nghĩa vụ phải hoàn trả sau khi tốt nghiệp và có đủ thu nhập. (Chú thích từ bản gốc)

Page 39: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

39

(2) Trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH được đề cập ở khoản (1) sẽ đạt được thông qua

việc tuân thủ các Tiêu chuẩn GDĐH Quốc gia.

(3) Trách nhiệm giải trình của các tổ chức GDĐH được đề cập đến ở khoản (1) sẽ được thực hiện

thông qua một hệ thống báo cáo hàng năm.

(4) Báo cáo hàng năm về trách nhiệm giải trình sẽ được công bố cho cộng đồng.

(5) Hệ thống báo cáo hàng năm được đề cập ở khoản (3) sẽ được quy định theo các luật và các

quy chế.

Phần thứ chín

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Mục 1

Tổng quát

Điều 79

(1) Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các cơ sở GDĐH và các lĩnh vực kinh doanh

và công nghiệp, các cựu sinh viên, các chính quyền khu vực và/hoặc các bên khác.

(2) Chính phủ sẽ xây dựng một hệ thống quản lý thông tin GDĐH.

(3) Chính phủ sẽ xây dựng một hệ thống nâng cấp thông qua hợp tác giữa các cơ sở GDĐH.

(4) Chính phủ sẽ phát triển các nguồn lực học tập mở để sử dụng cho toàn bộ các Cộng đồng học

thuật.

(5) Chính phủ sẽ phát triển mạng lưới giữa các cơ sở GDĐH qua việc sử dụng công nghệ thông

tin.

Mục 2

Hình mẫu phát triển cơ sở giáo dục đại học

Điều 80

(1) Chính phủ sẽ dần dần phát triển các trung tâm tiên tiến trong các cơ sở GDĐH.

(2) Chính phủ sẽ phát triển ít nhất 1 (một) PTN theo loại hình Viện Đại học, Học viện và/hoặc

Cao đẳng Bách nghệ ở mỗi tỉnh.

(3) Các PTN như được đề cập ở khoản (2) sẽ được dựa trên Ba nghĩa vụ phù hợp với các ưu thế

tiềm năng của địa phương để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Điều 81

(1) Chính phủ cùng với các chính quyền khu vực sẽ dần dần phát triển ít nhất 1 (một) Học viện

Cộng đồng trong lĩnh vực phù hợp với lợi thế tiềm năng của địa phương trong các thành phố tự

trị và/hoặc khu vực biên giới.

Page 40: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

40

(2) Học viện Cộng đồng được đề cập đến trong khoản (1) sẽ dựa trên nhu cầu của địa phương để

đẩy mạnh phát triển và phúc lợi công cộng.

Mục 82

Các điều khoản bổ sung về phát triển các tổ chức GDĐH được đề cập đến từ điều 79 đến 81 sẽ

được quy định trong một quy chế của Bộ.

CHƯƠNG V

TÀI TRỢ VÀ TÀI CHÍNH

Phần thứ nhất

Trách nhiệm đối với các nguồn tài trợ cho giáo dục đại học

Điều 83

(1) Chính phủ sẽ cấp kinh phí GDĐH được phân bổ trong ngân sách quốc gia (APBN).

(2) Các chính quyền khu vực có thể đóng góp cho các quỹ GDĐH được phân bổ trong ngân sách

khu vực (APBD).

Điều 84

(1) Cộng đồng có thể tham gia vào việc tài trợ cho GDĐH.

(2) Tài trợ cho GDĐH nhận được từ cộng đồng như đề cập ở khoản (1) có thể dưới các hình

thức:

a. Trợ cấp;

b. Wakaf;

c. Zakat;

d. Persembahan Kasih;

e. Quyên góp;

f. Dana punia;

g. Tài trợ từ cá nhân và/hoặc công ty;

h. Quỹ hiến tặng cho các cơ sở GDĐH; và

i. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 85

(1) Các cơ sở GDĐH có thể tham gia vào việc tài trợ cho GDĐH thông qua hợp tác trong việc

thực hiện Ba nghĩa vụ.

Page 41: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

41

(2) Trợ cấp GDĐH cũng có thể được tạo ra từ học phí giáo dục do sinh viên chi trả theo khả

năng của sinh viên, phụ huynh của họ hoặc những người hỗ trợ tài chính cho họ.

Điều 86

(1) Chính phủ sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tài chính từ khu vực kinh doanh và khu vực công nghiệp

cho các cơ sở GDĐH.

(2) Chính phủ sẽ khuyến khích khu vực kinh doanh và khu vực công nghiệp hoặc các thành viên

cộng đồng giúp đỡ hoặc hiến tặng cho GDĐH theo luật pháp và các quy chế.

Điều 87

Chính phủ và chính quyền khu vực có thể ủy quyền quản lý tài sản nhà nước (1) cho các cơ sở

GDĐH nhằm mục đích phát triển GDĐH theo luật pháp và các quy chế.

Phần thứ hai

TÀI CHÍNH VÀ PHÂN BỔ

Điều 88

(1) Chính phủ sẽ thiết lập các chi phí đơn vị cho hoạt động theo GDĐH tiêu chuẩn (2) một cách

định kỳ bằng cách tính đến:

a. Kết quả của các Tiêu chuẩn GDĐH quốc gia;

b. Các chương trình học tập; và

c. Chỉ số đắt đỏ khu vực.

(2) Các chi phí đơn vị hoạt động theo GDĐH tiêu chuẩn được đề cập ở khoản (1) sẽ được sử

dụng làm cơ sở cho việc xác định khoản phân bổ trong ngân sách quốc gia cho các PTN.

(3) Các chi phí đơn vị hoạt động theo GDĐH tiêu chuẩn như được đề cập ở khoản (2) sẽ được sử

dụng làm cơ sở cho các PTN để xác định chi phí mà sinh viên phải chịu.

(4) Chi phí mà sinh viên phải chịu được đề cập ở khoản (3) phải được điều chỉnh theo khả năng

tài chính của sinh viên, phụ huynh hoặc những người hỗ trợ tài chính của họ.

(1) Quyền quản lý tài sản nhà nước có thể bao gồm quyền quản lý đất đai, biển, hầm mỏ, đồn điền, rừng và các bảo tàng. (2) "Chi phí đơn vị hoạt động theo GDĐH tiêu chuẩn" bao gồm chi phí cho GDĐH ngoại trừ chi phí đầu tư và phát triển. Chi phí đầu tư bao gồm các chi phí mua sắm phương tiện, cơ sở hạ tầng và nguồn lực học tập. (Chú thích từ bản gốc)

Page 42: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

42

(5) Các điều khoản bổ sung về chi phí đơn vị hoạt động theo GDĐH tiêu chuẩn được đề cập ở

khoản (1) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

Mục 89

(1) Các quỹ GDĐH được tạo ra từ ngân sách quốc gia và/hoặc ngân sách khu vực được đề cập

đến ở Điều 83, các khoản (1) và (2) được phân bổ cho:

a. Các PTN với tư cách là chi phí cho hoạt động, cho giảng viên, nhân viên giảng dạy và cho đầu

tư và phát triển (1);

b. Các PTS với tư cách các khoản đóng góp cho phụ cấp chuyên nghiệp của giảng viên, các trợ

cấp danh dự cho giáo sư, cũng như các đầu tư và phát triển (2); và

c. Sinh viên với tư cách là sự hỗ trợ cho việc theo học GDĐH (3).

(2) Các quỹ GDĐH được đề cập đến ở khoản (1) điểm a đối với thực thể pháp nhân của các

PTN sẽ được cấp như là trợ cấp hoặc theo cách nào đó dựa vào luật pháp và các quy định khác.

(3) Hình thức và cơ chế tài trợ cho các thực thể pháp nhân PTN được quy định trong Quy chế

của Chính phủ.

(4) Các quỹ GDĐH được tạo ra từ ngân sách khu vực như được đề cập đến ở khoản (1) là sự trợ

giúp của các chính quyền khu vực cho GDĐH ở mỗi khu vực theo khả năng của khu vực ấy.

(5) Chính phủ sẽ phân phối kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của các PTN từ ngân sách chức năng

giáo dục.

(6) Chính phủ sẽ dành ít nhất 30% kinh phí quy định tại khoản (5) cho hoạt động nghiên cứu ở

các PTN và PTS.

(7) Các quỹ nghiên cứu như được đề cập ở khoản (6) sẽ do Bộ quản lý.

CHƯƠNG VI

GIÁO DỤC ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI CÁC CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI

(1) Ngân sách cho các PTN được Chính phủ phân bổ vào ngân sách quốc gia và/hoặc bởi các chính quyền khu vực

cấp trong ngân sách khu vực tuân theo luật pháp và các quy chế. (2) Ngân sách cho các PTS được Chính phủ phân bổ trong ngân sách quốc gia và/hoặc bởi các chính quyền khu vực

cấp trong ngân sách khu vực, ngoài những hình thức khác, dưới dạng hỗ trợ cho các chương trình giáo dục, nghiên cứu, và cống hiến công cộng theo luật pháp và các quy chế. Ngoài các hỗ trợ tài chính, các PTS có thể nhận được hỗ trợ về giảng viên do Chính phủ bổ nhiệm. (3) Hỗ trợ chi phí theo học GDĐH cho sinh viên có thể bao gồm học bổng, hỗ trợ hoặc miễn phí giáo dục và/hoặc các khoản vay không lấy lãi. (Chú thích từ bản gốc)

Page 43: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

43

Điều 90

(1) Các cơ sở GDĐH nước ngoài có thể cung cấp GDĐH ở một bang của Cộng hòa Indonesia

theo luật pháp và các quy chế.

(2) Các tổ chức GDĐH nước ngoài như được đề cập ở khoản (1) phải được kiểm định công nhận

và/hoặc thừa nhận tại các quốc gia đó.

(3) Chính phủ sẽ xác định các khu vực, và các loại chương trình học tập được cung cấp bởi các

tổ chức GDĐH nước ngoài như được đề cập ở khoản (1).

(4) Các cơ sở GDĐH nước ngoài như được đề cập ở khoản (1) phải:

a. Nhận được giấy phép của Chính phủ;

b. Dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận;

c. Hợp tác với các cơ sở GDĐH Indonesia với sự chấp thuận của Chính phủ; và

d. Ưu tiên thu hút giảng viên và Nhân viên giảng dạy Indonesia.

(5) Các cơ sở GDĐH nước ngoài như được đề cập ở khoản (1) phải hỗ trợ cho lợi ích quốc gia.

(6) Các điều khoản bổ sung về các cơ sở GDĐH nước ngoài được đề cập đến từ khoản (2) đến

khoản (5) sẽ được quy định trong một quy chế của Bộ.

CHƯƠNG VII

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Điều 91

(1) Cộng đồng sẽ tham gia phát triển GDĐH.

(2) Sự tham gia của cộng đồng được đề cập ở khoản (1) bao gồm:

a. Xác định năng lực của sinh viên tốt nghiệp thông qua các tổ chức chuyên nghiệp, các khu vực

kinh doanh và khu vực công nghiệp;

b. Cung cấp học bổng và/hoặc hỗ trợ giáo dục cho sinh viên;

c. Giám sát và duy trì chất lượng GDĐH thông qua các tổ chức chuyên nghiệp hoặc các tổ chức

phi chính phủ;

d. Vận hành các PTS chất lượng tốt;

e. Tạo dựng các phẩm chất, sở thích và tài năng của sinh viên;

f. Cung cấp các địa điểm thực tập và thực hành cho sinh viên;

Page 44: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

44

g. Cung cấp các hình thức hỗ trợ khác nhau thông qua trách nhiệm cộng tác xã hội;

h. Hỗ trợ nghiên cứu và cống hiến công cộng;

i. Chia sẻ các nguồn lực để thực hiện Ba nghĩa vụ; và/hoặc

j. Tham gia các hoạt động khác theo luật pháp và các quy chế.

CHƯƠNG VIII

XỬ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 92

(1) Các cơ sở GDĐH vi phạm Điều 8 khoản (3), Điều 18 khoản (3), Điều 19 khoản (3) Điều 20

khoản (3) Điều 21 khoản (4) Điều 22 khoản (3), Điều 23 khoản (3), Điều 24 khoản (4), Điều 25

khoản (4), Điều 28 khoản (3), khoản (4), khoản (5), khoản (6) khoản (7), Điều 35 khoản (3),

Điều 37 khoản (1), Điều 41 khoản (1), Điều 46 khoản (2), Điều 60 khoản (5), Điều 73 khoản (3),

Điều 8 khoản (1), Điều 78 khoản (1), Điều 78 khoản (2), và Điều 90 khoản (5) sẽ bị xử vi phạm

hành chính.

(2) Các biện pháp xử vi phạm hành chính được đề cập trong khoản (1) bao gồm:

a. Cảnh báo bằng văn bản;

b. Đình chỉ hỗ trợ chi phí giáo dục của Chính phủ;

c. Đình chỉ các hoạt động giáo dục;

d. Chấm dứt các hướng dẫn; và/hoặc

e. Huỷ bỏ các giấy phép.

(3) Các điều khoản bổ sung về xử vi phạm hành chính được đề cập ở khoản (2) sẽ được quy định

trong một quy chế của Bộ.

CHƯƠNG IX

HÌNH PHẠT

Điều 93

Cá nhân, tổ chức hoặc các nhà cung cấp GDĐH vi phạm Điều 28 khoản (6) hoặc khoản (7), Điều

42 khoản (4), Điều 43 khoản (3), Điều 44 khoản (4), Điều 60 khoản (2) và Điều 90 khoản (4) sẽ

bị phạt tù tối đa 10 (mười) năm và/hoặc nộp khoản tiền phạt tối đa 1.000.000.000 Rp (một tỷ

rupi).

Page 45: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

45

CHƯƠNG X

CÁC ĐIỀU KHOAN KHÁC

Điều 94

Các cơ sở GDĐH do các Bộ khác và các LPNK khác điều hành sẽ được quy định trong một quy

chế của Chính phủ.

CHƯƠNG XI

CÁC QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

Điều 95

Trước khi thành lập một cơ quan kiểm định công nhận độc lập, các chương trình học tập sẽ được

kiểm định công nhận bởi Cơ quan quốc gia về kiểm định công nhận các cơ sở GDĐH.

Điều 96

Các đơn vị GDĐH khu vực sẽ được thành lập chậm nhất 2 (hai) năm sau khi ban hành Luật này.

Điều 97

Khi Luật này bắt đầu có hiệu lực:

(1) Các giấy phép thành lập cơ sở GDĐH và các giấy phép cho các chương trình học tập sẽ vẫn

còn giá trị.

(2) Việc quản lý các cơ sở GDĐH sẽ phải phù hợp với Luật này ít nhất 2 (hai) năm sau khi ban

hành Luật này.

(3) Việc quản lý các thực thể pháp lý thuộc Nhà nước đối với các cơ sở GDĐH và các cơ sở

GDĐH và các tổ chức đã được thay đổi thành các cơ sở GDĐH do Chính phủ điều hành được

quản lý về tài chính như là các đơn vị sự nghiệp công cộng (BLU) sẽ được thành lập với tư cách

là thực thể pháp lý của PTN và sẽ tuân theo Luật này chậm nhất sau 2 (hai) năm.

(4) Việc quản lý tài chính các thực thể pháp lý thuộc Nhà nước của các tổ chức GDĐH như được

đề cập đến ở khoản (3) sẽ tuân theo thủ tục quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công cộng

cho đến khi nghị định thực hiện Luật này được ban hành.

Chương XII

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 98

Page 46: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - giaoduc.net.vn · 5 d. Cung cấp sự cống hiến công cộng dựa trên sự suy luận và các công trình nghiên cứu có ích để tăng cường

46

(1) Nghị định về về thực hiện của Luật này phải được thiết lập không muộn hơn 2 (hai) năm sau

khi ban hành Luật này.

(2) Quy định của Chính phủ về hình thức và cơ chế tài trợ cho các thực thể pháp lý của các PTN

phải được thiết lập không muộn hơn 1 (một) năm sau khi ban hành Luật này.

Điều 99

Khi Luật này bắt đầu có hiệu lực, toàn bộ Quy chế thực hiện của Luật số 20 năm 2003 về Hệ

thống giáo dục quốc dân (Công báo Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia năm 2003 số 78, Phụ

lục của Công báo Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia Số 4301 ) có liên quan đến GDĐH được

tuyên bố là có giá trị nếu nó không mâu thuẫn với Luật này.

Điều 100

Luật này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Để công chúng hiểu biết, Luật này phải được công bố trong Công báo của Chính phủ Cộng hoà

Indonesia.

Được thiết lập tại Jakarta

Bởi TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA

SUSILO BAMBANG YUDHOYONO

Ban hành tại Jakarta

Bởi BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP VÀ NHÂN QUYỀN

CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ INDONESIA AMIR SJAMSUDDIN

CÔNG BÁO CỦA CỘNG HOÀ INDONESIA NĂM ... SỐ ...

Dự thảo Luật GDĐH trên đây và Giải thích của nó đã được chấp

nhận bởi cuộc họp toàn thể lần thứ 35 của Quốc hội Cộng hoà

Inđônêxia ở kỳ họp thứ IV năm 2011-2012

vào ngày 13 tháng 7 năm 2012 để được ban hành văn bản này

với tư cách là một luật.

Jakarta, ngày 13 tháng 7 năm 2012

ĐẠI DIỆN QUỐC HỘI CỘNG HOÀ INDONESIA

VICE SPEAKER, Ir. H. TAUFIK KURNIAWAN, M.M.