ững kết quả ban đầu của nghiên cứu thực vật học dân tộc về...

16
1 SPERI MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học Những kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về tri thức truyền thống của các thầy thuốc nam tại cộng đồng các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam và Lào Quyền sở hữu Nguồn tri thức bản địa và truyền thống được trình bày trong nghiên cứu này thuộc về các già làng, các thầy thuốc nam đến từ nhiều nhóm dân tộc thiểu số: các thầy thuốc người Tày như bà Nguyễn Thị Liên và ông Hoàng Văn Tài; thầy thuốc người Dzao như bà Triệu Thị Khang; các thầy thuốc người Sách như bà Cao Thị Hậu và bà Cao Thị Trang; thầy thuốc người Kinh như ông Lê Viết Khương; các thầy thuốc người Thái đen như ông Lò Văn Sinh và ông Vi Đình Văn; thầy thuốc người Thái trắng như ông Lương Văn Bình; thầy thuốc người Mã Liềng như bà Phạm Thị Lâm; thầy thuốc người H‟mong như ông Ly A Là; và thầy thuốc người Xinh Mun như ông Vi Văn Nhạc. Đặc biệt có một đại diện thầy thuốc người dân tộc Lư đến từ Lào: ông Viengphet Panoudom. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh „phát triển‟ hiện nay, một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra đó là làm thế nào để tìm ra cách thức/phương thức tiếp cận phù hợp nhằm giúp đỡ các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các nước đang phát triển vừa xóa đói giảm nghèo vừa bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì bản sắc văn hóa truyền thống. Nhiệm vụ này, nếu đặt trong bối cảnh lưu vực Mekong, lại càng trở nên cấp thiết. Bức tranh và những điều kiện hiện tại còn ảm đạm, vẫn chưa tìm ra được những giải pháp hoặc mô hình phù hợp. Những nỗ lực của các chính phủ quốc gia cũng như một số tổ chức phát triển quốc tế trong khu vực trong việc hỗ trợ phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo còn mang lại hiệu quả thấp; đặc biệt trong ngữ cảnh cần thiết đảm bảo yếu tố bền vững vì sự phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao. Cách thức tiếp cận của nhiều dự án hỗ trợ thường ngắn hạn và phần lớn tiếp cận từ trên xuống, dựa vào các ý tưởng xóa đói giảm nghèo bắt nguồn từ ngữ cảnh và các điều kiện từ bên ngoài cộng đồng. Việc đảm bảo yếu tố bền vững vì sự phát triển của cộng đồng cần được hiểu như một tiến trình phát triển mà trong đó cộng đồng là những người được trực tiếp xác định, tham gia và quyết định các định hướng phát triển cho chính mình, tại khu vực mình sinh sống. Chính bởi cách thức tiếp cận thiếu phù hợp mà hậu quả là, không những cộng đồng không nhận được các lợi ích từ những nỗ lực đó mà còn để lại nhiều tác động xã hội không mong muốn, ví dụ, cộng đồng mất đi sự tự tin (khi mà họ trở thành những thành viên thụ động trong quá trình định hướng sự phát triển của chính mình) và bị lãng quên dần các giá trị văn hóa

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

1 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Những kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về tri thức truyền thống của

các thầy thuốc nam tại cộng đồng các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam và Lào

Quyền sở hữu

Nguồn tri thức bản địa và truyền thống được trình bày trong nghiên cứu này thuộc về các

già làng, các thầy thuốc nam đến từ nhiều nhóm dân tộc thiểu số: các thầy thuốc người

Tày như bà Nguyễn Thị Liên và ông Hoàng Văn Tài; thầy thuốc người Dzao như bà

Triệu Thị Khang; các thầy thuốc người Sách như bà Cao Thị Hậu và bà Cao Thị Trang;

thầy thuốc người Kinh như ông Lê Viết Khương; các thầy thuốc người Thái đen như ông

Lò Văn Sinh và ông Vi Đình Văn; thầy thuốc người Thái trắng như ông Lương Văn

Bình; thầy thuốc người Mã Liềng như bà Phạm Thị Lâm; thầy thuốc người H‟mong như

ông Ly A Là; và thầy thuốc người Xinh Mun như ông Vi Văn Nhạc. Đặc biệt có một đại

diện thầy thuốc người dân tộc Lư đến từ Lào: ông Viengphet Panoudom.

1. Giới thiệu

Trong bối cảnh „phát triển‟ hiện nay, một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra đó là làm thế nào để

tìm ra cách thức/phương thức tiếp cận phù hợp nhằm giúp đỡ các cộng đồng dân tộc thiểu số ở

các nước đang phát triển vừa xóa đói giảm nghèo vừa bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì bản

sắc văn hóa truyền thống. Nhiệm vụ này, nếu đặt trong bối cảnh lưu vực Mekong, lại càng trở

nên cấp thiết. Bức tranh và những điều kiện hiện tại còn ảm đạm, vẫn chưa tìm ra được những

giải pháp hoặc mô hình phù hợp.

Những nỗ lực của các chính phủ quốc gia cũng như một số tổ chức phát triển quốc tế trong khu

vực trong việc hỗ trợ phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo còn mang lại hiệu quả thấp;

đặc biệt trong ngữ cảnh cần thiết đảm bảo yếu tố bền vững vì sự phát triển của cộng đồng các

dân tộc thiểu số ở vùng cao. Cách thức tiếp cận của nhiều dự án hỗ trợ thường ngắn hạn và phần

lớn tiếp cận từ trên xuống, dựa vào các ý tưởng xóa đói giảm nghèo bắt nguồn từ ngữ cảnh và

các điều kiện từ bên ngoài cộng đồng. Việc đảm bảo yếu tố bền vững vì sự phát triển của cộng

đồng cần được hiểu như một tiến trình phát triển mà trong đó cộng đồng là những người được

trực tiếp xác định, tham gia và quyết định các định hướng phát triển cho chính mình, tại khu vực

mình sinh sống. Chính bởi cách thức tiếp cận thiếu phù hợp mà hậu quả là, không những cộng

đồng không nhận được các lợi ích từ những nỗ lực đó mà còn để lại nhiều tác động xã hội không

mong muốn, ví dụ, cộng đồng mất đi sự tự tin (khi mà họ trở thành những thành viên thụ động

trong quá trình định hướng sự phát triển của chính mình) và bị lãng quên dần các giá trị văn hóa

Page 2: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

2 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

bản địa/truyền thống. Tài nguyên thiên nhiên cũng vì thế mà suy thoái hơn. (Bản chiến lược dự

án SPERI1 & MECO-ECOTRA

2, tầm nhìn 2005-2015).

Sau nhiều năm làm việc và học tập từ cộng đồng các dân tộc thiểu số, SPERI nhận thấy cấu trúc

xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số đã bao hàm những thiết chế, cách thức vận hành cũng

như các công cụ đi kèm cần thiết cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Xét về bản chất, không ai

khác cộng đồng các dân tộc thiểu số chính là những người gìn giữ sự đa dạng sinh học và duy trì

kho tàng tri thức truyền thống trực tiếp và xác thực nhất (Bản chiến lược dự án SPERI & MECO-

ECOTRA, tầm nhìn 2005-2015). Ví dụ, nguồn tri thức của họ về thực vật học, bao gồm: cây

rừng, cây thuốc nam dưới tán rừng, đóng vai trò quan trọng trong phát huy quá trình sử dụng bền

vững, bảo tồn hợp lý hệ sinh thái, cũng như bảo tồn kho tàng phong phú về các phương thức thực

hành văn hóa bảo tồn đa dạng sinh học (Bản chiến lược dự án SPERI & MECO-ECOTRA, tầm

nhìn 2005-2015).

Để đóng góp vào quá trình nhận diện các vấn đề trên, các đề tài nghiên cứu cần được triển khai

trên cơ sở thu thập một cách tổng thể, thấu đáo và có tính tương tác về kho tàng tri thức truyền

thống, kinh nghiệm và những giá trị mà cộng đồng các dân tộc thiểu số đã và đang lưu giữ

(Brahy 2006). Thêm vào đó, để trợ giúp tiến trình nghiên cứu diễn ra không định kiến/chủ quan,

các nghiên cứu cần được thực hiện trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn, tránh dựa trên những phán

xét cá nhân, những lý thuyết sẵn có không xuất phát từ thực tiễn (Vayda & Walters 1999;

Walters 2008; Hastrup & Walters 2012; Walters 2012). Các nghiên cứu cũng cần được gởi mở

bằng những câu hỏi mở về lý do tại sao những sự kiện này xuất hiện, thay vì bị giới hạn bởi các

khả năng do bất kỳ dòng lý thuyết hoặc chính kiến nào quy định (Hastrup & Walters 2012). Các

nghiên cứu cần đặt mục tiêu phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động của con người và sự

thay đổi của môi trường trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể, „tôn trọng nguyên lý nhân

quả tại thời điểm và không gian nhất định‟ (Hastrup & Walters 2012). Các nghiên cứu cũng cần

thừa nhận „tất cả những thực trạng môi trường-xã hội hiện nay đều xuất phát từ quá trình tương

tác phức tạp giữa nguyên nhân và kết quả đã có từ trước‟ (Vayda 1983). Các nghiên cứu cũng

cần chủ động tìm kiếm các ý tưởng/vấn đề chưa được nghiên cứu hay còn thiếu trước khi chuẩn

bị cho công việc thực địa (Vayda 1983).

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo các kết quả nghiên cứu có tính so sánh và có độ tin cậy thì nghiên

cứu cần tham khảo phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu của các nghiên cứu thực vật học dân

tộc đã có trước (Belovsky et al. 2004; de Albuquerque & Hanazaki 2009). Với nỗ lực nhằm nâng

cao năng lực cộng đồng đồng thời đưa phương pháp luận nghiên cứu (khoa học) lại gần hơn với

các nhóm đối tượng dân sự, nghiên cứu này đã làm việc trực tiếp với các thầy thuốc đến từ các

cộng đồng Tày, Dzao, Sách, Kinh, Thái, Mã Liềng, H‟mong, Xinh Mun ở miền Bắc Việt Nam và

dân tộc Lư ở Lào để tìm hiểu và ghi lại những phương thức thực hành văn hóa trong sử dụng và

bảo tồn các loài cây (thuốc nam) bản địa/truyền thống một cách trực diện, thực tiễn và không áp

đặt.

1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này tìm hiểu và ghi chép lại các phương pháp và cách thức của các nhóm dân tộc

thiểu số trong sử dụng và bảo tồn hệ sinh thái; cũng như những tri thức của họ về bảo tồn hệ thực

1 Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội

2 Hướng tới cộng đồng lưu vực Mekong vì công bằng thương mại.

Page 3: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

3 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

vật, cây rừng, cây thuốc nam tại một cộng đồng đang học tập và thực hành lý thuyết Sinh thái

Nhân văn và nông nghiệp sinh thái. Nghiên cứu này cũng phân tích các mối quan hệ giữa sử

dụng loài và bảo tồn loài nhằm xác định rõ những áp lực và thách thức đối với hoạt động bảo

tồn, các loài nào đã & đang được bảo tồn, các loài nào đang có nguy cơ cần phải bảo tồn. Nghiên

cứu cũng thúc đẩy sự nhận diện vai trò của các cộng đồng bản địa (dân tộc thiểu số) trong bảo

tồn đa dạng sinh học.

Các kết quả của nghiên cứu được chia sẻ rộng rãi với bạn đọc nhằm nâng cao nhận thức công

chúng về vai trò quan trọng mà cộng đồng các dân tộc thiểu số đang trực tiếp đóng góp trong

công tác sử dụng và bảo tồn các nguồn tài nguyên trên rừng. Ở thời điểm này, nghiên cứu hiện

tập trung ghi lại một cách trực diện, mô tả lời kể của mỗi già làng ở mỗi cộng đồng về các loài,

cách thức họ sử dụng và bảo vệ các loài đó trong môi trường tự nhiên. Xét về lâu dài, nghiên cứu

muốn minh chứng các mối tương quan qua lại giữa các yếu tố kinh tế-xã hội, dân tộc, văn hóa,

chính trị, và môi trường của các hệ thống địa phương nhằm thuyết phục các nhà hoạch định

chính sách rằng nguồn kinh nghiệm bản địa và tri thức truyền thống là một cơ chế hữu hiệu cho

việc sử dụng và bảo tồn bền vững đa dạng sinh học.

2. Phương pháp luận

2.1. Tại sao sử dụng khung lý thuyết sinh thái nhân văn trong Nghiên cứu thực

vật học dân tộc?

Khung lý thuyết Sinh thái Nhân văn đóng vai trò là một khung định hướng bao trùm toàn bộ

nghiên cứu này. Sinh thái nhân văn là một ngành khoa học nằm trong Chuyên ngành Sinh thái

học. Đây là ngành khoa học tương tác - nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người và các tác

động của con người lên môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo (Hawley

1986). Nhiều nghiên cứu đã tiếp cận Khung lý thuyết này bởi nó trợ giúp gợi mở để hiểu rõ hơn

các hành vi/tác động của con người lên hệ sinh thái (Young 1974).

Thực vật học dân tộc là một nhánh nghiên cứu khoa học cũng tìm hiểu về mối quan hệ qua lại

giữa con người và hệ thực vật (Carlson & Maffi 2004). Nó tìm kiếm, tìm hiểu, và ghi chép lại

các loài thực vật (thuốc nam trên rừng) nhằm phục vụ cho công tác tài liệu hóa, miêu tả và giải

thích cách thức các loài thực vật được sử dụng, phân tích cách quản lý và bảo tồn; cũng như đánh

giá nhận thức xã hội của các cộng đồng về sử dụng và bảo tồn các nhóm thực vật (Alexiades &

Sheldon 1996). Các thuật ngữ, vật liệu và phương pháp trong nghiên cứu thực vật học dân tộc đã

được sử dụng để hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng, bảo vệ và quản lý của các cộng đồng với các

nhóm thực vật cây rừng/cây thuốc nam.

Một số nghiên cứu thực vật học dân tộc đã tiến hành tập trung vào việc tìm kiếm, sau đó thương

mại hóa các loài cây thực vật vì mục tiêu kinh tế. Ở một số trường hợp khác, có những nghiên

cứu chiết xuất các tinh chất sinh học trong các loài cây, sau đó phát triển thành các sản phẩm

thương mại, tuy nhiên lợi ích thu được từ các sản phẩm này lại quên đi việc hoàn trả một cách

công bằng tới những cộng đồng hoặc địa phương nơi ban đầu các loài thực vật đó xuất hiện. Đây

là vấn đề đạo đức nghiêm trọng buộc phải cân nhắc trong nghiên cứu này (Brush 2007)3.

Trong thời gian qua, có nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trên đã được thực hiện; ví dụ,

hình thức „đăng ký cộng đồng‟ để kiểm soát việc tiếp cận nguồn tri thức thực vật (Downes &

Laird 1999) và „xuất bản phòng thủ‟ (defensive publishing) với sự mô tả cụ thể các loài cây thực

3 Đồng thời xem thêm Hiệp định Waitangi ‘Wai 262 claim’ Ko Aotearoa Tēnei của New Zealand.

Page 4: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

4 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

vật được chia sẻ rộng rãi cho công chúng (Mgbeoji 2001). Nghiên cứu này nỗ lực giải quyết vấn

đề này bằng cách tập trung vào những vấn đề được cộng đồng thực sự quan tâm và trực tiếp

mang lại lợi ích cho họ trong đó có cả giá trị đạo đức, tín ngưỡng và niềm tin. Nghiên cứu đón

nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trên cơ sở mối quan hệ của niềm tin và sự hiểu nhau. Các

kết quả của nghiên cứu này trân trọng nguồn gốc của kho tàng tri thức của cộng đồng, các nhu

cầu và sự nhạy cảm của những người chủ của tri thức truyền thống này, và sẽ chia sẻ lại với cộng

đồng bất kỳ lợi ích gì (cf. Bannister & Barrett 2001).

2.2. Tại sao sự tham gia của già làng và các thầy thuốc là quan trọng?

So với nhiều dự án phát triển hiện nay, điểm hiếm có trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu

này là quá trình làm việc trực tiếp xuyên suốt với các già làng và thầy thuốc người dân tộc.

Thông qua việc tham gia của các già làng và các thầy thuốc, nhờ vào cầu nối chính là cây thuốc

nam, nghiên cứu cũng hướng tới mục tiêu vừa nâng cao năng lực cho họ vừa giúp đỡ cộng đồng

nhận diện rõ hơn vai trò của mình trong giữ gìn cấu trúc niềm tin, các phương thức sử dụng và

bảo tồn tài nguyên và tính đa dạng sinh học; bên cạnh đó, thông qua đây chính họ cũng đang

đóng góp vào tiến trình giảm nghèo của gia đình mình, cộng đồng mình.

2.3. Phương pháp và vật liệu nghiên cứu

Một khảo sát tỉ mỉ và trung thực về thực vật học dân tộc đã diễn ra ở Khu thực hành Sinh thái

Nhân văn (HEPA) thuộc Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) trong gần một

tháng trong năm 2012. Đợt khảo sát bao gồm sự tham gia của các thầy thuốc người Tày, Dzao,

Sách, Kinh, Thái, Mã Liềng, H‟mong, Xinh Mun của miền Bắc Việt Nam và dân tộc Lư của Lào.

Nghiên cứu thực địa cũng có sự tham gia của các thầy thuốc già làng, học sinh dân tộc thiểu số ở

HEPA, cán bộ SPERI và các chuyên viên nghiên cứu.

Nghiên cứu tuân thủ cách tiếp cận từ dưới lên, nhằm phát huy quá trình trực tiếp chia sẻ và làm

giàu kiến thức về thuốc nam giữa các thầy thuốc và các bạn học sinh, cán bộ trẻ. Học sinh và cán

bộ HEPA tham gia vào nghiên cứu này vừa học về những cách thức thực hành trong sử dụng và

bảo vệ cây thuốc nam, vừa học các phương pháp nghiên cứu thực địa trong nghiên cứu thực vật

học dân tộc.

2.3.1. SPERI và HEPA

Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) là một tổ chức khoa học công nghệ độc

lập ở Việt Nam cống hiến vì sự phát triển và lớn mạnh của cộng đồng các dân tộc thiểu số lưu

vực Mekong. Tầm nhìn của Viện là hướng tới một xã hội nơi mà những người bản địa và các dân

tộc thiểu số được tiếp cận bình đẳng về công bằng xã hội, bình đẳng giới, các nguồn tài nguyên

thiên nhiên và công bằng trong hệ thống kinh tế xã hội trong vùng Mekong.

Các hoạt động của Viện nhằm tạo ra sự ảnh hưởng ở cấp độ chính sách thông qua cung cấp

những giải pháp cụ thể và khả thi về mô hình đào tạo Nông nghiệp sinh thái bằng phương pháp

luận tiếp cận đào tạo thực hành nông dân (FFS). Khu thực hành Sinh thái Nhân văn (HEPA) là

một trong những điểm dự án chính với diện tích 420 ha rừng bảo tồn và các trang trại thực

nghiệm nông nghiệp sinh thái phục vụ cho đào tạo và vận động chính sách.

Các công việc ở HEPA có nền tảng lý thuyết Sinh thái Nhân văn ứng dụng với sự liên kết các

nguyên tắc và kiến thức trong thiết kế nông nghiệp sinh thái của Permaculture4, được lồng ghép

với môi trường địa phương. HEPA bao gồm năm trang trại thực nghiệm được vận hành và quản

4 Khái niệm, nguyên lý của Permaculture, vui lòng tham khảo thêm ở http://permaculturenews.org/

Page 5: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

5 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

trị bởi các học sinh bằng phương pháp thực nghiệm „học thông qua thực hành‟. Các bạn nông

dân sinh thái trẻ có điều kiện học và hành trên các mô hình cụ thể và thông qua đây, thu hút sự

quan tâm từ cộng đồng bên ngoài và tạo ra sự ảnh hưởng về phương thức canh tác sinh thái, phù

hợp và bền vững với điều kiện địa phương. Các trang trại này đã và đang thu hút sự quan tâm

của nhiều đối tượng quan tâm đến nông nghiệp sinh thái ở Việt nam và trong lưu vực Mekong và

một số quốc gia châu Á khác.

Hình 1: Vị trí các loài cây được tìm hiểu trên bản đồ hiện trạng rừng

và đất lâm nghiệp HEPA

2.3.2. Các phương pháp

Nghiên cứu này được triển khai trên cơ sở cân bằng giữa phương pháp huy động sự tham gia của

các già làng và thầy thuốc và phương pháp nghiên cứu khoa học, thu thập cơ sở dữ liệu chặt chẽ,

có hệ thống. Căn cứ vào những mục tiêu đã được xác định bởi các già làng và các em học sinh,

nghiên cứu đã tuân thủ các mục tiêu ban đầu nằm trong khung tổng thể nghiên cứu, đảm bảo quá

trình chia sẻ và chuyển giao liên thế hệ nguồn tri thức trong sử dụng và bảo tồn các loài thực vật

thuốc nam.

Page 6: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

6 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Nghiên cứu này cũng sử dụng một số biến số cụ thể để thu thập và mã hóa thông tin nhằm đánh

giá tính hữu dụng của các loài thực vật, và tính nguy cơ trong công tác bảo tồn. Qua đó, đánh giá

tầm quan trọng của công tác bảo tồn đối với các loài thực vật đó.

Một bộ câu hỏi mở và phỏng vấn sâu về cách sử dụng các loài, phương thức bảo tồn và các yếu

tố khác đã được phát triển bởi các già làng, thầy thuốc và các em học sinh ở HEPA. Bộ câu hỏi

này đã được sử dụng song hành cùng phương pháp quan sát/đóng góp và tham gia tại hiện

trường của các đối tượng tham gia (Prance et al. 1987; Kremen et al. 1998; Reyes-Garcia et al.

2006), phương pháp khảo sát trên rừng (Phillips & Gentry 1993a, b), phương pháp ghi chép tả

thực mọi diễn biến diễn ra trên thực địa (Quinlan 2005), và phương pháp phát triển dựa theo

những phát hiện thú vị/ngạc nhiên (Vayda 1983). Các thầy thuốc, già làng và thanh niên được

khuyến khích thảo luận cởi mở cùng nhau để quyết định nơi đến và thời gian đi khảo sát. Những

địa điểm khảo sát được nhóm lựa chọn được đánh dấu trên bản đồ phác thảo và thảo luận tại các

cuộc họp nhóm.

Giả thuyết khoa học cũng đã được xác định và thử nghiệm dựa trên các mục tiêu ban đầu xác

định bởi các thầy thuốc, già làng và nhóm nghiên cứu. Giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm

nhìn nhận và đánh giá mối quan hệ tương tác giữa sử dụng, thực trạng bảo tồn và các phương

pháp thực hành hiện nay nhằm bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị. Cơ sở dữ liệu thu thập

được được xử lý rất cẩn thận và có hệ thống.

2.3.3. Tiến trình thực địa

Sau khi chuẩn bị bộ câu hỏi và kế hoạch nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành công tác thực

địa, cùng nhau đi vào rừng mỗi ngày trong suốt ba tuần. Trên thực địa, các thầy thuốc tự do lựa

chọn các loài thực vật khi họ bắt gặp và chia sẻ kiến thức của mình về các loài thực vật đó với tất

cả mọi người trong nhóm nghiên cứu.

Trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng, một cán bộ trẻ phỏng vấn tại chỗ người thầy thuốc

bằng bộ câu hỏi sơ bộ và một thành viên khác lắng nghe và ghi lại câu trả lời vào phiếu điều tra.

Mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu theo dõi cuộc hội thoại và ghi lại các thông tin mà mình

quan tâm. Sau khi tìm hiểu một vài loài cây ban đầu, các thầy thuốc cảm thấy tự tin để chia sẻ

kiến thức về các loài cây khác mà không cần đợi các câu hỏi. Vào những ngày có hai hay nhiều

thầy thuốc cùng tham gia, các thầy thuốc khác được mời đóng góp kiến thức về loài đó khi mà

thầy thuốc thứ nhất đã trình bày xong. Để tạo ra một môi trường thoải mái cho cuộc hội thoại cởi

mở giữa các thành viên của nhóm nghiên cứu, các thầy thuốc được khuyến khích thảo luận về

các loài thực vật một cách thoải mái, không bị giới hạn chỉ trong phạm vi của bộ câu hỏi. Khi

thời tiết không thuận lợi, nhóm nghiên cứu và các thầy thuốc chỉ tiến hành những chuyến đi ngắn

để thu thập một số loài, sau đó mang về phòng học để cùng thảo luận.

Sau các cuộc phỏng vấn và thảo luận, mỗi loài được chụp ảnh, mỗi mẫu được sưu tập và được

đặt vào bộ tiêu bản ngay tại đó, vị trí của loài được xác định bằng máy GPS (hệ thống định vị

toàn cầu) và tên Latin của loài đó được xác định và ghi lại bởi chuyên gia thực vật. Trong suốt

quá trình, các cán bộ SPERI và học sinh lâu năm của HEPA chia sẻ và đào tạo lại những kỹ năng

mới cho các bạn học sinh trẻ. Mỗi loài được ký hiệu bằng một mã số và được ghi lại cẩn thận để

đảm bảo rằng mã số đó là giống nhau ở trên phiếu phỏng vấn, hình ảnh, tiêu bản, trong GPS và

trong ghi chép của chuyên gia thực vật. Trước khi chuyển sang các loài khác, tất cả các thông tin

đã thu thập qua phỏng vấn và suốt quá trình thảo luận đã được đọc cẩn thận để chắc chắn tất cả

đã được ghi lại một cách đầy đủ và chính xác.

Page 7: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

7 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Một trong những vấn đề gặp phải trên thực địa là sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các thầy thuốc.

Họ đến từ các vùng khác nhau, và từ các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, một số dân tộc

không có ngôn ngữ viết, đó là một thách thức cho việc ghi lại tên của mỗi loài bằng ngôn ngữ

tiếng Việt. Những tên loài cây được lắng nghe rất cẩn thận và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trước

khi được viết vào phiếu điều tra. Tên phù hợp nhất được lựa chọn trong trường hợp tên địa

phương của loài đó không thể viết một cách chính xác.

Tiến trình nghiên cứu thực địa cũng xảy ra một số khó khăn khác. Có một số thành viên trong

nhóm nghiên cứu am hiểu chưa thực sự sâu sắc về một số loại bệnh, và các thầy thuốc thường

dùng tên địa phương cho các bệnh mà họ điều trị, hoặc miêu tả các triệu chứng bệnh dựa trên

kinh nghiệm. Điều này dẫn đến các bệnh được ghi lại chỉ bằng cách hiểu chung chung, ví dụ

bệnh về gan, bệnh về thận,… và/hoặc chỉ với các miêu tả ngắn gọn.

Với từng loài một, một mẫu tiêu bản tốt cần được giữ lại cho đến khi tên Latin của nó được xác

định. Tuy nhiên, nhiều mẫu chưa được xác định tên loài ngay tại thực địa đã không thể xác định

được đầy đủ về sau bởi vì chúng không có hoa, quả hoặc các đặc điểm đặc biệt về hình thái phục

vụ cho việc xác định loài. Một khó khăn khác là trong thời gian tiến hành nghiên cứu, độ ẩm

không khí rất cao do vậy gây khó dễ cho việc bảo quản các tiêu bản khỏi bị ẩm mốc.

Một trong những mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu sự giàu có về nguồn tri thức bản địa/truyền

thống của các thầy thuốc. Để đạt được mục tiêu này một cách trọn vẹn thì cần thêm rất nhiều

thời gian nữa trên thực địa, đặc biệt đối với những loài thực vật nằm trên núi cao, hoặc khi thời

tiết không thuận lợi. Với nghiên cứu thực địa này được tiến hành trong ba tuần với 11 thầy thuốc,

mục tiêu này cũng rất khó để đạt được một cách toàn diện.

Page 8: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

8 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

3. Các kết quả nghiên cứu chính

Phần này cung cấp những kết quả phân tích ban đầu từ các dữ liệu thu thập, thông qua phương

pháp đếm từ những biến số đã định trước. Biến „Sử dụng‟ nói đến số cách sử dụng mà một thầy

thuốc đề cập cho một loài cây (ví dụ, „Tôi dùng loài cây này để chữa ho‟ = 1 cách). Cách sử

dụng vì mục đích văn hóa cũng được tính, bên cạnh những sử dụng về mặt cơ học/vật lý (ví dụ,

sử dụng loài cây trong thơ văn, thông qua các câu chuyện hoặc trong những thực hành tâm linh).

Biến „Bảo tồn‟ có nghĩa bao hàm các hoạt động bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị nhằm

thúc đẩy và/hoặc bảo vệ các loài (ví dụ, hoạt động cắt tỉa các loài cạnh tranh để tập trung nuôi

dưỡng loài bảo tồn; hoạt động hạn chế việc phát tán hạt giống của các loài chưa có nguy cơ cao,

hoặc di thực các loài cây đem về trồng ở trong vườn nhà hoặc xung quanh làng bản).

Các thầy thuốc trong nhóm (người Tày, Dzao, Sách, Kinh, Thái, Mã Liềng, H‟mong, Xinh Mun

ở miền Bắc Việt Nam và người Lư ở Lào) đã cùng nhau xác định tổng số 204 loài với 1354 cách

sử dụng (xem bảng 1).

Bảng 1: Số loài và số cách sử dụng của mỗi dân tộc

Nhóm dân tộc Số loài Số cách sử

dụng

Tày 55 409

Dao 45 135

Sách 36 269

Kinh 25 165

Thái 14 119

Mã Liềng 12 101

H‟mong 10 100

Xinh Mun 6 47

Lư - Lào 1 9

Tổng 204 1354

Trung bình số cách sử dụng của một loài trên một người là 18.5 (với tổng số 11 thầy thuốc).

Những thầy thuốc nam giới sử dụng số loài ít hơn, tương đương 7.8 loài trên một người, và với

7.6 cách sử dụng trên một loài. Những thầy thuốc nữ giới sử dụng số loài nhiều hơn, 18.3 loài

trên một người nhưng với ít cách sử dụng hơn, chỉ 5.7 cách sử dụng trên một loài.

Đánh giá các biến qua phép thử thống kê thể hiện mối tương quan quan trọng giữa các biến (xem

bảng 2).

Bảng 2: Phép thử thống kê Pearson về mối tương quan giữa các biến trên không gian nhất định

(giá trị p<0.05)

Sử dụng Bảo tồn

Bảo tồn 0.801 -

Nguy cơ 0.530 0.622

Kết quả giá trị p của Tương quan Pearson thể hiện mối quan hệ tích cực giữa hai biến „Bảo tồn‟

và „Sử dụng‟ (với giá trị p=2.2e-07), biến „Nguy cơ‟ và „Bảo tồn‟ (có giá trị p=7.6e-16) và giữa

biến „Nguy cơ‟ và „Sử dụng‟ (với giá trị p=1.8e-09).

Page 9: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

9 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

3.1. Phân tích hồi quy giữa hai biến ‘Bảo tồn’ và ‘Sử dụng’

Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đã được chạy cho hai biến „Bảo tồn‟ và „Sử dụng‟; với kết

quả biểu thị thông số độ dốc (biến „Sử dụng‟ 0.17, với giá trị p p<2e-16) và mặt phẳng bị chắn

(với giá trị p<5.7e-08)

Hình 2: Mô hình hồi quy của biến Sử dụng

Hình bên trái thể hiện đường hồi quy của những giá trị „Sử dụng‟ và một đường thể hiện các giá

trị bảo tồn thông qua hệ số biến đổi hồi quy tương ứng. Hình bên phải thể hiện những giá trị còn

dư.

3.2. Những loài được sử dụng thông dụng nhất

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là tìm hiểu sự đa dạng của các cách sử dụng của các loài. Có 21

loài được xác định sử dụng phổ biến nhất (xem bảng 3).

Bảng 3: 21 loài được sử dụng thông dụng nhất

Tên Latin Số cách sử

dụng

Số cách bảo

tồn

Blumea balsamifera (L.) DC., Compositae 194 30

Dioscorea crirrhosa Lour., Dioscoreaceae 114 12

Homalomena occulta (Lour.) Schott,. Araceae 93 38

Alpinia Globosa Zingiberaceae 44 8

Aralia armata (Wall. ex G. Don) Seem., Araliaceae 44 6

Bauhinia Leguminosae (Caesalpinioideae) 44 8

Sterculia lanceolata Cav., Sterculiaceae 42 6

Aglaonema Araceae 39 6

Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., Cucurbitaceae 39 18

Ficus hirta var. roxburghii (Miq.) King, Moraceae 37 8

Smilax glabra Wall. ex Roxb., Smilacaceae 33 9

Bowringia callicarpa Champ. ex Benth., Leguminosae

(Papilionoideae) 32 8

Solanum torvum Swartz, Solanaceae 32 4

Arenga westerhoutii Griff., Palmae 30 6

Maesa membranacea A. DC., Ardisiaceae 30 6

Schefflera heptaphylla (L.) Frodin, Araliaceae 30 6

Antidesma bunius (L.) Spreng., Euphorbiaceae 29 8

Dioscorea persimilis Prain et Burkill,. Dioscoreaceae 28 4

Amomum cf. ovoideum Pierre ex Gagnep., Zingiberaceae 27 6

0 20 40 60 80 100

05

01

00

15

02

00

Index

use

0 20 40 60 80 100

-40

020

40

60

80

Index

resid

ua

ls(h

epa

fit)

Page 10: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

10 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Glochidion eriocarpum Champ., Euphorbiaceae 27 6

Millettia cf. lasiopetala (Hayata) Merr. Leguminosae

(Papilionoideae) 27 18

Bảng trên chỉ ra 21 loài được đề cập đến nhiều nhất, hoặc với số cách sử dụng đa dạng nhất. Mỗi

loài trong danh sách trên có trên 24 cách sử dụng khác nhau và trung bình có đến 10.5 cách bảo

tồn khác nhau.

Bảng dưới đây cung cấp một số kết quả thống kê cơ bản cho 21 loài thực vật phổ biến nhất nêu

trên.

Bảng 4: Các thống kê cơ bản cho 21 loài được sử dụng thông dụng nhất

Sử dụng Bảo tồn Nguy cơ

Trung

bình 50.578 10.368 1.736

SD 41.398 8.988 3.015

CV 0.818 0.866 1.736

Hệ số biến thiên (CV) của các biến như sử dụng, bảo tồn, và nguy cơ đều thể hiện khác nhau và

các giá trị này không phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến.

4. Thảo luận

Nghiên cứu đã tìm hiểu các cách sử dụng các loài thuốc nam của các cộng đồng dân tộc Tày,

Dzao, Sách, Kinh, Thái, Mã Liềng, H‟mong, Xinh Mun, và Lư-Lào và được thực hiện bởi sự

tham gia của các thầy thuốc người Hmong, Khmu, Kinh và Tày, cùng cán bộ SPERI, các tình

nguyện viên từ Úc, Ấn Độ, Myanmar và Hà Lan, và chuyên gia thực vật học Việt Nam.

Trên thực tế, các cách sử dụng các loài được phổ biến rộng và phân bổ đều hơn giữa các nhóm

dân tộc. Tuy nhiên, với các số liệu có được cho phép chúng ta phân tích rằng các thầy thuốc

người Tày và Dzao sử dụng nhiều hơn số các loài được miêu tả, kế tiếp là các thầy người Sách,

Kinh, Thái, Mã Liềng, Mông, Xinh Mun. Thầy thuốc người Lư-Lào chỉ sử dụng một loài nhưng

lại với chín cách sử dụng khác nhau.

Các phép kiểm tra thống kê cho thấy mối tương quan đáng kể giữa hai biến „Sử dụng‟ và „Bảo

tồn‟ phù hợp với giả thuyết ban đầu “Văn hóa sử dụng (tức, ý thức sử dụng như thế nào) của một

loài sẽ dẫn đến các phương thức bảo tồn loài đó (như thế đó)”. Giá trị p-value của tương quan

Pearson thể hiện mối quan hệ tích cực giữa hai biến „Bảo tồn‟ và „Sử dụng‟ (với giá trị p=2.2e-

07). Mối quan hệ giữa hai biến „Nguy cơ‟ và „Bảo tồn‟ (p=7.6e-16) cũng thể hiện sư tương tác

tích cực. Điều này ngụ ý rằng càng nhiều loài được nhận thức nguy cấp trong cộng đồng, thì có

càng nhiều hoạt động bảo tồn được thúc đẩy bảo vệ các loài đó, bao gồm cả bảo tồn nguyên vị

(ví dụ, cắt tỉa các cây/loài cạnh tranh, tiến hành các hoạt động giúp quần thể loài cây có nguy cơ

tiệt chủng phát triển và tồn tại độc lập trong môi trường tự nhiên) và bảo tồn chuyển vị (ví dụ,

gieo ươm các loài cây đó trong vườn nhà hoặc trồng chúng gần nhà)

Biến „Nguy cơ‟ và „Sử dụng‟ cũng thể hiện mối tương quan tích cực với giá trị p tương ứng

(p=1.8e-09), chỉ ra rằng với số lần sử dụng một loài ngày càng tăng thì nguy cơ và áp lực gây lên

quần thể loài đó ngày càng tăng. Đây cũng là một điểm được các thầy thuốc và cộng đồng rất

Page 11: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

11 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

quan tâm. Điều này phần nào thể hiện nhận thức của cộng đồng và cách thức cộng đồng phản hồi

thông qua các hành vi bảo tồn trong đó có sử dụng Luật tục trong sử dụng và bảo tồn các loài cây

thuốc nam.

Đây cũng là một trong những lý do tại sao việc phổ biến những cách sử dụng thực tế của một

loài là một vấn đề đạo đức – càng nhiều loài được biết về cách sử dụng và có tiềm năng giá trị

kinh tế/thương mại, thì càng nhiều loài trở nên khan hiếm trong hệ sinh thái. Các già làng và thầy

thuốc cũng đã đề cập đến áp lực từ các thương nhân người Việt Nam và người Trung Quốc.

Tất cả các thầy thuốc đều có một truyền thống bảo vệ tính hữu dụng của các loài thuốc nam.

Thông thường, các thầy thuốc giữ kín những đặc tính của loài đối với các bệnh nhân và người

ngoài cộng đồng. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân thực sự muốn được học,

người đó được đánh giá là người tốt, sẽ sử dụng cây thuốc đó một cách khôn ngoan, bảo vệ được

giống loài và nếu người học thiện chí trả thêm một khoản chi phí cho việc truyền đạt lại tri thức.

Việc truyền đạt lại tri thức cũng được các thầy thuốc tiến hành rất cẩn thận, ví dụ, một thầy thuốc

sẽ dạy con trai hoặc con gái của mình chỉ khi họ chắc chắn rằng những kiến thức đó sẽ được sử

dụng tốt. Nhóm nghiên cứu thực sự may mắn khi có cơ hội học hỏi từ những thầy thuốc này; đây

là kết quả xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng đã được phát triển theo thời gian giữa

SPERI và mạng lưới cộng đồng các nhóm dân tộc bản địa - nhóm đối tượng mà nghiên cứu này

mong mỏi được phục vụ.

4.1. Bài học

Các mục tiêu ban đầu đã được xác định; tuy nhiên sau đó được thay đổi và tiếp thu thêm các ý

kiến từ các thầy thuốc. Ban điều hành và các nông dân sinh thái trẻ tại HEPA đã đưa ra ba mục

tiêu chính, mà trong đó có hai mục tiêu: tập huấn các phương pháp nghiên cứu thực vật học dân

tộc và ghi chép lại nguồn tri thức phong phú của các thầy thuốc. Hai mục tiêu này đã được tiến

hành đầy đủ. Còn một mục tiêu thứ 3: phân tích sự đa dạng sinh học thì đã bị thay đổi trong quá

trình triển khai nghiên cứu. Tất cả các mục tiêu đều được xác định nằm trong bức tranh toàn

cảnh về những thực hành văn hóa và phong tục tập quán về sử dụng và bảo tồn các loài thực vật

thuốc nam của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Một số bài học quan trọng khác như (1) các mục tiêu nghiên cứu cần thường xuyên được xem

xét, điều chỉnh và nhắc lại cho những người tham gia trong bối cảnh điều kiện làm việc và nhân

sự của nhóm nghiên cứu luôn biến động. (2) Thay vì cứng nhắc gắn chặt với mục tiêu và bộ câu

hỏi ban đầu, việc linh hoạt và cởi mở đón nhận thêm những nguồn thông tin mới trong quá trình

phát triển nghiên cứu và triển khai tại thực địa là điều cần được cân nhắc thích đáng.

Một điểm quan trọng nữa đó là toàn bộ dữ liệu thực vật học dân tộc và cả tiến trình nghiên cứu

cần được coi là một quá trình học và đào tạo nên nó cần đảm bảo: chậm và chắc, mang lại mục

tiêu nâng cao năng lực cho nhiều bên tham gia. Những thành công trong nâng cao năng lực và

thúc đẩy việc học tập trao đổi kinh nghiệm và kiến thức lẫn nhau là những thành công không thể

đo lường được. Các cán bộ và học sinh của SPERI và HEPA tham gia trong nghiên cứu này đã

học được rất nhiều điều từ các già làng, và các già làng cũng đã có cơ hội để trao đổi kiến thức

lẫn nhau và truyền tải lại tri thức. Ví dụ, khi một già làng nói về cách sử dụng của một loài thì

những già làng khác đồng ý với các cách sử dụng giống với mình; đồng thời chia sẻ thêm cách

sử dụng loài đó vào các mục đích khác trong cộng đồng của mình.

“Nghiên cứu này tạo ra một sự thay đổi lớn trong kiến thức, nhận thức và kỹ năng của tôi. Trước

khi tham gia nghiên cứu này, tôi biết rất ít về các loài thực vật rừng, nhưng bây giờ số loài thực

Page 12: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

12 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

vật tôi biết đã tăng lên đáng kể. Không chỉ cách nhận diện hình thái thực vật mà tôi còn học được

cách sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày, và biết được các ý nghĩa văn hóa của các tộc

người khác nhau đằng sau mỗi loài cây. Tôi hiểu hơn về sinh kế của người bản địa, những người

mà cuộc sống dựa vào tài nguyên rừng.

Tôi thấy được tầm quan trọng của việc truyền đạt kiến thức truyền thống giữa các thế hệ cho việc

duy trì sinh kế, gìn giữ văn hóa của họ, cũng như bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Việc chỉ biết về

công dụng và cách sử dụng các loài thực vật trở nên kém ý nghĩa nếu không hiểu các giá trị và

niềm tin của nhóm người bản địa gắn liền với các loài thực vật đó. Bên cạnh đó, tôi hiểu một

cách sâu sắc cách thức phù hợp mà các cộng đồng dân tộc thiểu số áp dụng để truyền đạt kiến

thức truyền thống – „học thông qua quan sát, thực hành và chia sẻ‟.

Một thầy thuốc nói rằng giá trị của các cánh rừng không chỉ ở sản lượng gỗ, mà các giá trị đó

còn được chứa đựng ở trên mặt đất bởi các sản phẩm phi gỗ cho các cách sử dụng về mặt vật

chất và tinh thần. Điều này đã được chứng minh bằng sự giàu có về kiến thức thực vật của những

người bản địa. Chúng ta nên nhìn những cánh rừng theo một cách như vậy.

Kỹ năng nghiên cứu là sự tích hợp của rất nhiều kỹ năng cụ thể. Cho những người mới bắt đầu

làm nghiên cứu như tôi, hoặc như các cán bộ trẻ của SPERI, học sinh HEPA, nghiên cứu này

thực sự hữu ích cho việc học tập các kỹ năng nghiên cứu khác nhau, cả kỹ năng cứng và kỹ năng

mềm. Những kỹ năng này thì chưa đủ để tiến hành các nghiên cứu tương tự, nhưng chúng cung

cấp một nền tảng vững chắc cho chúng tôi trong việc tiếp tục học tập kiến thức thực vật học dân

tộc, cũng như hỗ trợ một số hoạt động nhất định trong các hoạt động phát triển nông thôn và bảo

tồn tài nguyên thiên nhiên” (thành viên nhóm nghiên cứu)

5. Kết luận

Dựa trên những dữ liệu và thông tin đã được thu thập, thông qua phỏng vấn và tiến trình nghiên

cứu thực địa với các thầy thuốc, già làng đến từ các cộng đồng dân tộc Tày, Dzao, Sách, Kinh,

Thái, Mã Liềng, H‟mong, Xinh Mun, và Lư-Lào, rất nhiều phát hiện có ý nghĩa đã được tìm tòi:

những thiết chế/thực hành văn hóa hướng tới mục tiêu bảo tồn loài gần như đã tiềm ẩn sẵn có từ

ngay trong cách thức sử dụng hàng ngày các loài thuốc nam của các dân tộc thiểu số.

Một nghiên cứu mà mọi tiến trình của nó đều xuất phát từ nội lực sẽ mang lại các kết quả có ý

nghĩa cao hơn và đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Cách thiết kế và thực hiện nghiên cứu này đã chỉ

ra rằng nếu tập trung nghiên cứu sâu và biết dựa vào tinh thần và nguồn lực địa phương sẽ mang

lại những kết quả hữu ích cho cộng đồng. Mỗi nhóm dân tộc thiểu số đều có những giá trị văn

hóa độc đáo riêng. Những giá trị đó gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên xung quanh cộng

đồng và được hình thành theo chiều dài của lịch sử. Đây chính là những điểm mạnh và đóng vai

trò nền tảng cần thiết cho việc phát triển thêm những đề tài như thế này. Việc huy động sự tham

gia tối đa của cộng đồng sẽ mang lại ích lợi cho sự phát triển lâu dài của cộng đồng.

5.1. Kiến nghị tiếp theo

Các nghiên cứu tiếp theo đề tài này nên được thúc đẩy để bổ sung và hoàn thiện hơn nữa vào bộ

cơ sở dữ liệu đã được thu thập và phát triển thành một đề tài thực sự có ích cho cộng đồng và

những ai quan tâm.

Việc lặp lại tiến trình nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu (đã được tiến hành tại HEPA)

cần được tiếp tục thúc đẩy ở các bản làng của các nhóm dân tộc thiểu số để phát huy hơn nữa

Page 13: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

13 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

những kỹ năng và kiến thức đã có, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức và kỹ năng mới điều

mà biết đâu phù hợp và có ích hơn cho cộng đồng tại địa bàn đó.

Page 14: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

14 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Tài liệu trích dẫn

ALEXIADES M.N. & J.W. SHELDON 1996. Selected guidelines for ethnobotanical research: a field

manual. New York Botanical Garden.

BANNISTER K. & BARRETT K. 2001. Challenging the status quo in ethnobotany: A new paradigm for

publication may protect cultural knowledge and traditional resources. Cultural Survival Quarterly

24: 10-13.

BELOVSKY G.E., BOTKIN D.B., CROWL T.A., CUMMINS K.W., FRANKLIN J.F., HUNTER JR

M.L., JOERN A., LINDENMAYER D.B., MACMAHON J.A. & MARGULES C.R. 2004. Ten

suggestions to strengthen the science of ecology. BioScience 54: 345-351.

BRAHY N. 2006. The contribution of databases and customary law to the protection of traditional

knowledge. International Social Science Journal 58: 259-282.

BRUSH S.B. 2007. Farmers‟ rights and protection of traditional agricultural knowledge. World

Development 35: 1499-1514.

CARLSON T.J.S. & L. MAFFI 2004. Ethnobotany and conservation of biocultural diversity. New York

Botanical Garden.

DE ALBUQUERQUE U.P. & HANAZAKI N. 2009. Five Problems in Current Ethnobotanical Research

- and Some Suggestions for Strengthening Them. Human Ecology 37: 653-661.

DOWNES D.R. & LAIRD S. 1999. Community registries of biodiversity-Related knowledge. The role of

intellectual property in managing access and benefit sharing. Paper Prepared for UNCTAD

Biotrade Initiative

HASTRUP F. & WALTERS B.B. 2012. Theory and methodology in causal research: a commentary.

Geografisk Tidsskrift-Danish Journal of Geography 112: 206-207.

HAWLEY A.H. 1986. Human ecology: A theoretical essay. University of Chicago Press.

KREMEN C., RAYMOND I. & LANCE K. 1998. An interdisciplinary tool for monitoring conservation

impacts in Madagascar. Conservation Biology 12: 549-563.

MGBEOJI I. 2001. Patents and traditional knowledge of the uses of plants: Is a communal patent regime

part of the solution to the scourge of bio piracy. Ind. J. Global Legal Stud. 9: 163.

PHILLIPS O. & GENTRY A.H. 1993a. The useful plants of Tambopata, Peru: I. Statistical hypotheses

tests with a new quantitative technique. Economic Botany 47: 15-32.

PHILLIPS O. & GENTRY A.H. 1993b. The useful plants of Tambopata, Peru: II. Additional hypothesis

testing in quantitative ethnobotany. Economic Botany 47: 33-43.

PRANCE G.T., BALEÉ W., BOOM B.M. & CARNEIRO R.L. 1987. Quantitative Ethnobotany and the

Case for Conservation in Amazonia. Conservation Biology 1: 296-310.

QUINLAN M. 2005. Considerations for collecting Freelists in the field: Examples from Ethobotany.

Field Methods 17: 219-234.

REYES-GARCIA V., VADEZ V., TANNER S., MCDADE T., HUANCA T. & LEONARD W.R. 2006.

Evaluating indices of traditional ecological knowledge: a methodological contribution. J Ethnobiol

Ethnomed 2: 21.

VAYDA A.P. 1983. Progressive contextualization: Methods for research in human ecology. Human

Ecology 11: 265-281.

VAYDA A.P. & WALTERS B.B. 1999. Against Political Ecology. Human Ecology 27:

VIỆN SINH THÁI RỪNG & MÔI TRƯỜNG. 2012. Bản đồ hiện trạng kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp

WALTERS B.B. 2012. An event-based methodology for climate change and human and environment

research. Geografisk Tidsskrift-Danish Journal of Geography 112: 135-143.

WALTERS B.B. 2008. Events, Politics, and Environmental Change, in B.B. Walters, McCay B.J., West

P. & Lees S. (ed.) Against the Grain: The Vayda Tradition in Human Ecology and Ecological

Page 15: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

15 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Anthropology: 67-79. Lanham, MD: AltaMira Press.

YOUNG G.L. 1974. Human ecology as an interdisciplinary concept: a critical inquiry. Advances in

ecological research 8: 1-105.

Page 16: ững kết quả ban đầu của nghiên cứu Thực vật học dân tộc về ...speri.org/upload/medias/file_1393346907.pdf1 SPERI –MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân

16 SPERI – MECOECOTRA Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Sinh học

Lời cảm ơn

Nghiên cứu thực địa được tiến hành bởi một nhóm các cán bộ và học sinh HEPA, được điều phối

và vận hành bởi chính các thành viên YIELDS (Chiến lược hướng tới phát triển các lãnh đạo trẻ

thanh niên dân tộc thiểu số) như anh Vàng Sín Mìn (H‟mong), anh Ly Seo Vư (H‟mong), anh

Giàng A Sử (H‟mong), chị Giàng Thị Chung (H‟mong), chị Giàng Thị Giống (H‟mong), chị Hầu

Thị Vế (H‟mong), anh Viengphet Panoudom (Khơ Mú), chị Bua Pha (Khơ Mú), chị Inta (Khơ

Mú), anh Phonh Lamany (Khơ Mú), chị Vilay (Khơ Mú), anh Anong Soukphaphone (Khơ Mú),

anh Phaly (H‟mong), anh Nguyễn Tiến Dũng (Kinh), anh Bùi Tiến Dũng (Kinh) và anh Hoàng

Văn Đước (Tày), các tình nguyên viên anh David Bauer (Úc), thực tập sinh anh Myo Myat

(Myanmar), thực tập sinh anh Amit Kumar Shakya (Ấn Độ), thực tập sinh chị Miriam van

Muijlwijk (Hà Lan). Chuyên gia thực vật học ông Vũ Văn Cần cũng như bà Trần Thị Lành, ông

Dương Quảng Châu, ông Lê Văn Ka, anh Cory Whitney, ông Phạm Văn Dũng, anh Lê Hồng

Giang, chị Đặng Tố Kiên từ Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) và ông Keith

Barber từ trường đại học Waikato, New Zealand.