giu vung moi day 6 phan 2

184
NHNG DU MC LCH SCỦA 80 NĂM THĂNG TRẦM TRÔI NI Hu hết các nước trên thế giới đều có tchc sinh hot HĐ (hiện chcó 5 nước chưa có mà thôi) nhưng chưa có 1 quc gia nào giống trường hp klnhư HĐVN: vahùng tráng va bi ai trôi ni theo mệnh nước. Năm nay (2010) sinh nhật ln th80 của HĐVN, chúng tôi xin ghi li nhng du mc lch scủa phong trào, cũng là mt cách góp phn givng mi dây. NHNG DU MC LCH SNăm 1927: Các đoàn HĐ Pháp xuất hin ti SaiGòn và Hà Ni. Đồng phc rất đẹp gây chú ý cho mọi người. Hlà đoàn viên của 3 đơn vị sau: Scouts de France (SDF) HĐ Công giáo Eclaireurs de France (EDF) HĐ thế tc Eclaireurs Unioniste (EU) HĐ Tin lành Hu hết hlà con em người Pháp, duy chcó 1 HĐS người Việt là anh Vũ Ngọc Tân, học sinh trường Albert Sarraut Hà Ni. (Năm 1939 anh Tân cùng với Tr TQuang Bu dtri hp bn Tráng sinh Thế gii Écosse và tri hp bạn HĐ Thế gii tại Edimbourg, sau đó Tr Bửu sang Gilwell dtri hun luyn cao cấp và được phong nhm DCC Tráng và Thiếu, còn anh Vũ Ngọc Tân thì sang Pháp du hc tt nghiệp Bác sĩ. Thập niên 1960 có chân trong ban cvn ca Hội đồng Trung ương HĐVN). Năm 1930: năm khai sinh HĐVN với 2 đơn vị đầu tiên ra đời. 1. Đoàn Lê Lợi: Tháng 9.1930 Tr Trần Văn Khắc cùng vi các bn thân là Bs Trần Đức Lai, Ksư Trịnh Trương Bình, thy giáo TVăn Rục (Giuse), nhiếp nh gia Võ An Ninh,

Upload: quantran1690

Post on 04-Jul-2015

276 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

NHỮNG DẤU MỐC LỊCH SỬ CỦA 80 NĂM THĂNG TRẦM TRÔI NỔI

Hầu hết các nước trên thế giới đều có tổ chức sinh hoạt

HĐ (hiện chỉ có 5 nước chưa có mà thôi) nhưng chưa có 1

quốc gia nào giống trường hợp kỳ lạ như HĐVN: vừahùng

tráng vừa bi ai trôi nổi theo mệnh nước.

Năm nay (2010) sinh nhật lần thứ 80 của HĐVN, chúng

tôi xin ghi lại những dấu mốc lịch sử của phong trào, cũng là

một cách góp phần giữ vững mối dây.

NHỮNG DẤU MỐC LỊCH SỬ

Năm 1927:

Các đoàn HĐ Pháp xuất hiện tại SaiGòn và Hà Nội.

Đồng phục rất đẹp gây chú ý cho mọi người. Họ là đoàn viên

của 3 đơn vị sau:

Scouts de France (SDF) HĐ Công giáo

Eclaireurs de France (EDF) HĐ thế tục

Eclaireurs Unioniste (EU) HĐ Tin lành

Hầu hết họ là con em người Pháp, duy chỉ có 1 HĐS

người Việt là anh Vũ Ngọc Tân, học sinh trường Albert Sarraut

Hà Nội.

(Năm 1939 anh Tân cùng với Tr Tạ Quang Bửu dự trại

họp bạn Tráng sinh Thế giới ở Écosse và trại họp bạn HĐ Thế

giới tại Edimbourg, sau đó Tr Bửu sang Gilwell dự trại huấn

luyện cao cấp và được phong nhậm DCC Tráng và Thiếu, còn

anh Vũ Ngọc Tân thì sang Pháp du học tốt nghiệp Bác sĩ. Thập

niên 1960 có chân trong ban cố vấn của Hội đồng Trung ương

HĐVN).

Năm 1930: năm khai sinh HĐVN với 2 đơn vị đầu tiên

ra đời.

1. Đoàn Lê Lợi: Tháng 9.1930 Tr Trần Văn Khắc cùng

với các bạn thân là Bs Trần Đức Lai, Kỹ sư Trịnh Trương Bình,

thầy giáo Tạ Văn Rục (Giuse), nhiếp ảnh gia Võ An Ninh,

Page 2: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trạng sư Phạm Gia Minh… thành lập đoàn Lê Lợi. Đa số là

con em của các thể thao gia và học sinh trường Thể dục Thể

thao Hà Nội. Kỹ sư Nguyễn Lễ, du học ở Pháp về làm Hiệu

trưởng trường này nhận đỡ đầu cho đoàn này. Đoàn quán ở

ngay trong trường, đồng phục đoàn sinh màu xanh nước biển y

như của hội viên Thể dục Thể thao.

2. Đoàn Vạn Kiếp: Tháng 10.1930 nhà giáo Hoàng Đạo

Thúy lập Đoàn Vạn Kiếp (có chỗ ghi là Hùng Vương 1), có các

anh sau phụ tá: Ngô Thế Tân, Trần Duy Hưng, Vương Khả Tế.

Hai Đoàn này hợp lại lấy tên là ĐỒNG TỬ BAN, gọi

đoàn sinh là ĐỒNG TỬ QUÂN, bầu ra ban quản trị như sau:

Chánh ban: Kỹ sư Nguyễn Lễ

Phó ban: Bs Trần Đức Lai

Ủy viên điều hành: Trần Văn Khắc

Ủy viên cổ động: Hoàng Đạo Thúy

Ủy viên quảng bá: Võ An Ninh

Thư ký: Tạ Văn Rục

Thủ quĩ: Trình Trương Bình

Buổi lễ ra mắt thật long trọng, có nhiều quan khách tai

mắt của chính quyền Pháp-Việt tham dự. Đây là lần đầu tiên cờ

HĐ với nền màu lục ở giữa có hoa Bách Hợp màu trắng tung

bay trên đất nước Việt Nam.

Ghi chú: Từ ĐOÀN ở đây là Thiếu đoàn, lúc ban đầu

chỉ có Thiếu mà thôi, mãi mấy năm sau mới có Bầy ra đời gọi

là Sói, CHIM CON, CHIM NON, còn Tráng đoàn thì gọi là

LÃO ĐOÀN.

Năm 1931: lác đác đó đây có nhiều đơn vị ra đời, đáng

kể có các Đoàn sau:

* Đoàn Chưởng binh LỄ ở Long Xuyên do 2 Trưởng

Hồ Văn Xuân và Nguyễn Thành Cung sáng lập. Ông Nguyễn

Thành Cung (Nai Ngơ Ngác) về sau làm Hội Trưởng từ năm

1958-1963.

Tháng 7 Đoàn Trần Lục ra đời ở Hải Phòng, đây là

đoàn HĐ Công giáo đầu tiên ở VN. Người sáng lập là Trần

Văn Thao. Điều lý thú là trong đơn vị không có ai biết nghi

Page 3: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

thức tuyên hứa nên Tr Thao phải khăn gói về Hà Nội xin tuyên

hứa rồi sau đó về đơn vị tổ chức lễ tuyên hứa cho các Trưởng.

(Cụ Hổ Cáu Trần Văn Thao là người có công đi khắp

nơi vận động tái lập HĐVN năm 1950, cụ là một lãng tử không

chịu sống gò bó nên chẳng nhận một chức vị gì quan trọng của

HĐ, đã lìa rừng năm 2008, thọ 103 tuổi). Khi đoàn Trần Lục

mới thành lập ở nhà thờ thánh Giuse (Hải Phòng) thì Tr Trần

Văn Lược và Vũ Thanh Thông mới chỉ là Thiếu sinh. Sau này

cụ Thông (Hoẵng Đa Ngôn) là LT Trưởng Miền HL 3, được

tôn vinh là Vua Quản trò, còn cụ LT Trần Văn Lược thì sau 7

lần làm Đạo Trưởng nhảy phóc lên làm Tổng Ủy Viên chính

thức từ 1969-1975 và vì hoàn cảnh đặc biệt của HĐVN mà nán

lại điều hành đã 35 năm. Giờ đã 93 tuổi mà vẫn tả xung hữu

đột chẳng đến đâu.

* Đoàn Hồng Bàng (Hà Nội) do Tr Trần Duy Hưng làm

Đoàn Trưởng, phần nhiều là học sinh trường Bưởi.

(Tr Hưng ký trong sổ lưu niệm ở trại HL năm 1936 tại

Tùng Nguyên là Trâu Hay Cười và Mơ Mộng nhưng sau này

chỉ thấy anh em viết là Trâu Mơ Mộng mà thôi. Tr Hưng tốt

nghiệp Bác sĩ, tham gia Việt Minh rất sớm. Chín năm kháng

chiến ông làm Thứ trưởng Nội vụ, khi tiếp thu Hà Nội thì làm

Chủ tịch UBND Hà Nội cho đến khi về hưu.

Ông được xem là vị Chủ tịch mẫn cán, liêm chính nhất

Hà thành. Sống giản dị, thanh đạm, đầy tình thân ái. Chuyện kể,

hàng năm cứ đêm 30 Tết trước giao thừa ông cho mời các công

nhân quét đường đến nhà uống trà nóng, ăn mứt gừng cho ấm

lòng rồi tặng mỗi người một gói quà để họ đem về gia đình kịp

đón giao thừa).

Năm 1932:

Trưởng Trần Văn Khắc xin thuyên chuyển vào làm việc

tại Sàigòn. Đến nơi ông tiếp xúc ngay với các anh Huỳnh Văn

Diệp, Trần Coln, Nguyễn Văn Chấn, Lương Thái để bàn tính

chuyện lập Tổng cuộc HĐ Nam Kỳ - Mời cụ Trần Văn Khá,

Hội đồng Hạt Sàigòn làm Hội trưởng HĐ Nam Kỳ.

Page 4: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Ở Huế Tr Võ Thanh Minh lập Đoàn Bình Dân gồm

toàn học sinh của Trường Bình Dân do ông thành lập và làm

Hiệu trưởng.

Cụ Trần Bá Vị, viên ngoại triều đình Huế lập 2 đoàn ở

Huế là Gia Long và Triệu Tổ, mời Cao Minh Phú ở Hải Phòng

vào giúp, có các trưởng sau trông nom đơn vị: Nguyễn Hy Đơn,

Tráng Cử, Nguyễn Hòe. Tu sĩ Nhiều thành lập đoàn Hành Lữ 1

và Hành Lữ 2 ở dòng Chúa Cứu Thế.

Năm 1933: Đổi danh xưng.

Trưởng Hoàng Đạo Thúy đề xuất trong buổi họp chung

tại Văn Miếu ngày 16.5.1933 đồng thuận:

* Đổi danh xưng là HƯỚNG ĐẠO ĐOÀN thay cho

Đồng Tử Ban, HƯỚNG ĐẠO SINH thay cho Đồng Tử Quân.

Đồng phục là áo nâu quần short xanh màu nước biển thay cho

đồng phục cũ toàn màu xanh.

Mời kỹ sư Nguyễn Lễ làm Hội Trưởng HĐ Bắc Kỳ.

- Thống Đốc Nam Kỳ duyệt cho thành lập Tổng cuộc

HĐ Nam Kỳ, trợ cấp 1 năm là 300 đồng Đông Dương để làm

quĩ sinh hoạt.

- Nguyệt san HƯỚNG ĐẠO do Tổng cuộc HĐ Nam

Kỳ ấn hành, giá 1 số là 6 xu.

- Họp bạn HĐ Bắc Kỳ tại Bắc Ninh có 200 người tham

dự. Trại Trưởng: Hổ Sứt.

- Ở Tourane (Đà Nẵng) lập HĐ, quan Đốc lý thành phố

làm Hội Trưởng.

- Triều đình Cao Miên cử quan Học chánh sang Sàigòn

gặp Tr Trần Văn Khắc để được hướng dẫn việc tổ chức HĐ

đoàn.

Năm 1934:

* Tráng đoàn Lam Sơn ra đời, có trụ sở tại Văn Miếu

(Hà Nội), trên tường có treo câu đại tự “Thiên Hạ Nhất Gia”.

Page 5: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

* Trưởng Hoàng Đạo Thúy lập Bầy Sói đầu tiên mang

tên TRỨNG RỒNG, mời chị Lê Thị Lựu sinh viên trường Cao

đẳng Mỹ thuật làm Bầy Trưởng.

(Về sau chị trở thành họa sĩ tài danh, có thời gian làm

Giám Đốc trường Mỹ Nghệ Biên Hòa, tên Rừng của chị là Sói

Dí Dỏm).

* Họp bạn Bắc Kỳ lần thứ 2 tại Rừng Sặt có 300 trại

sinh, Tr Ngô Thế Tân (Hươu Trắng Hồ Ba Bể) làm Trại trưởng.

Đoàn Hùng Vương đoạt cờ danh dự.

- Khâm sứ Trung Kỳ ra Nghị định công nhận Hội HĐ

Trung Kỳ.

- Cao Miên lập Hội HĐ, Quốc vương làm Hội trưởng.

- Ở Huế, cụ Trần Bá Vị, viên ngoại Triều đình Huế

được bầu làm Hội Trưởng HĐ Trung Kỳ. Hoàng Đế Bảo Đại

và Khâm sứ nhận đỡ đầu.

* Hoàng gia Cao Miên cho xe sang Sàigòn rước Tr

Trần Văn Khắc sang Nam Vang dự lễ tuyên hứa của Thái tử

Monirethe. Dịp này Quốc vương Miên muốn trao tặng huân

chương cao quí nhất cho Tr Khắc nhưng Trưởng ấy nhũn nhặn

từ chối và xin trao 2 bội tinh (thấp hơn) cho 2 Trưởng HĐ VN

cùng đi.

(Tôi đã đọc tài liệu có ghi tên 2 trưởng này, nay tài liệu

thất lạc, nhớ mãi không ra.Trưởng nào biết xin bổ túc giùm).

* Năm nay là năm có nhiều đơn vị được thành lập nhất

(ghi nhận có 43 đơn vị).

Năm 1935

* Tổng cuộc HĐ Nam Kỳ mở cuộc xổ số Tombola để

gây quĩ cho trại họp bạn “Huynh Đệ”. Dân chúng nhiệt tình

ủng hộ nên vé bán hết trước ngày mở số 3 tháng.

* Tổng Ủy Viên HĐ Pháp sang VN đi khắp nơi tìm

hiểu hiện tình để giúp đỡ phát triển HĐVN.

* Mở trại họp bạn HĐBK lần thứ 3, có 400 trại sinh, Hổ

Sứt làm Trại Trưởng. Lão Hải Ly Lefevre có đến thăm trại.

Page 6: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

* Trại họp bạn toàn quốc mệnh danh là HUYNH ĐỆ

được tổ chức tại sân banh Mayer Sàigòn nhân dịp lễ Giáng sinh

1935 và Tết Tây 1936.

* Nhờ có quĩ dồi dào do tiền lời xổ số Tombola mà trại

cung cấp thực phẩm trong suốt kỳ trại cho tất cả trại sinh huynh

trưởng và quan khách hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra Nhà nước

còn cho giảm giá vé xe lửa 50%, trại phụ cấp 25%, trại sinh chỉ

phải trả 25%.

* Trại Huynh Đệ (từ 28.12.1935 đến 1.1.1936) tại sân

banh Mayer (Sàigòn). Trại do Tổng cuộc HĐ Nam Kỳ tổ chức:

HĐ Trung và Bắc Kỳ, Pháp, Trung Hoa, Cao Miên. Hãng sữa

“Con Chim” hiệu Nestlé của 1 cựu HĐS Pháp tặng 600 hộp

sữa bò, hãng xà phòng Cô Ba của Ô. Trương Văn Bền tặng xà

phòng để trại dùng, lò mì Hưng Thịnh tặng 1.200 ổ bánh, hãng

Singer tặng máy may, hãng Peugeot tặng xe đạp…

* Tr Võ Thanh Minh thành lập Tráng Đoàn Bạch Mã ở

Huế.

* Sách Hoa Xuân dành cho trẻ em do HĐ chủ trương ra

đời.

* Hồng Sơn Dã Mã lên đường ở núi Ngự Bình mở

đường cho ngành Đường HĐVN, chủ lễ là DCC Raymond

Schlemmer. Khi Dã Mã được mang tua vai 3 màu, được trao

gậy nạng… ba lô trên lưng sẵn sàng lên đường thì R.

Schlemmer tiến đến ôm chầm Dã Mã và nói lời thắm thiết:

“Sois un grand exemple” (Anh phải là một tấm gương sáng). Tr

Dã Mã rung động cả tâm hồn vội vã cất bước lên đường giữa

hai hàng đuốc sáng, tiếng chuông khua liên hồi vang vọng cả

núi đồi.

* Ở Hà Nội, Tr Lê Bá Tuyền lập Đoàn Sĩ Vượng dành

cho giới tiểu thương.

* Cuốn “Muốn trở thành HĐS” do Tr Nguyễn Dương

dịch được xuất bản, bán tại nhà sách “Cổ Kim thư xã” Dakao,

Sàigòn, giá 1 cuốn là 50 xu.

* Họp bạn miền Trung tại Ngũ Tây, Tr Võ Thanh Minh

và Emanuel Niédrist đồng làm Trại trưởng.

Page 7: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

* Ở Huế mở lớp Dự bị tại Nữ Công học hiệu phát hiện

nhân tài Tạ Quang Bửu.

* Báo Đuốc Nhà Nam dành 1 số đặc biệt nói về HĐ.

* Sách “Sự ích lợi của Hướng Đạo Đoàn” do Ba Tô

dịch rất được hoan nghênh (Ba Tô là một trong những bút hiệu

của Tr H.Đ.Thúy).

* Ở Sàigòn các huynh trưởng Pháp + Việt họp, quyết

định mỗi tháng họp 2 lần: 1 ở Hội quán HĐ Pháp, 1 ở Hội

HĐVN.Về ngôn ngữ thì tiếng ai nấy dùng (dĩ nhiên các huynh

trưởng VN dư sức nghe tiếng Tây nhưng trưởng Tây thì sức

mấy nghe thạo tiếng Việt).

* Bầy Chim Non (tức Chim non) đầu tiên ra đời ở

Sàigòn do chị Nguyễn Văn Chấn trông nom.

* HĐ Cần Thơ phát triển mạnh, đi trại hè dưới hình

thức trại “bay” 15 ngày, từ 14-28/8/1935) đi từ Cần Thơ →

Long Xuyên → Châu Đốc → Hà Tiên.

* Ở Phú Quốc lập bầy Sói Con.

* Ở Bắc Kỳ ra tờ Bán Nguyệt san “Thẳng Tiến”.

* Ở Vinh xuất bản tờ Bạn Đường dành cho Tráng sinh

(được 12 số thì âm thầm đình bản).

Năm 1936:

- Trại Huấn luyện Huynh Trưởng được tổ chức lần đầu

tiên dành cho các huynh trưởng 5 xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam

Kỳ, Miên và Lào được tổ chức chính qui tại đồi Tùng Nguyên

Đà Lạt từ ngày 2-14/8/1936.

Trại trưởng: Raoul Sérènne.

Phụ tá: Trần Văn Khắc + Hoàng Đạo Thúy.

Ban giảng huấn: August Bernard, Tournier, Farraut.

Thỉnh giảng: Trần Ngọc Quyên, Ngô Thế Tân, Touc Sao, Père

Henri Dance, René Goy.

Trại sinh gồm có: Cao Miên 6, Lào 3, Bắc kỳ 11, Trung

kỳ 19, Nam kỳ 18, Pháp 4.

- 29/6 khánh thành Hội quán Long Xuyên.

Page 8: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Họp bạn HĐ Bắc kỳ lần thứ tư tại Thái Bình có 416

HĐS dự trại. Trại trưởng: Ngựa Dò Từng Bước Phạm Văn

Nam, giải nhất: đội Hổ của Đoàn Trần Lãm, Thái Bình.

- HĐ ở Vinh chính thức thành lập do Trưởng Nguyễn

Đình Tránh, Tham tá tòa Sứ làm Ủy viên Trưởng.

- Tr Gà Hùng Biện lên Đường ở Thanh Hóa. Chủ lễ là

Langrand (Giáo sư Trung học Thiên Hữu).

- Ở Huế, Tráng đoàn Bạch Mã hợp với Tráng đoàn

Bạch Liên (Lotus) thành Tráng đoàn Bạch Đằng. Tráng trưởng

là Langrand.

- Đô đốc Raymond Schlemmer, Ủy viên Huấn luyện,

UV HĐ Thủy đoàn Pháp sang Việt Nam để lo chuyện HL.

- Cụ Trần Bá Vị thuyên chuyển về làm việc ở Phủ Toàn

quyền. Cụ Lê Thanh Cảnh được mời làm Hội trưởng HĐ Trung

Kỳ thay thế cụ Trần Bá Vị.

- Ở Sàigòn khánh thành Hội quán thứ 2, trong một khu

vườn rộng cây cao bóng cả trên đường Mac Mahon, ngày 11.10

(Đường Mac Mahon sau đổi là Công Lý và bây giờ là Nam Kỳ

Khởi Nghĩa.Vật đổi sao dời, bây giờ không rõ địa điểm hội

quán này ở chỗ nào).

- Tr Hoàng Đạo Thúy lên đường ở Bắc Kỳ; Tr Tạ

Quang Bửu lên đường ở Trung Kỳ.

- Vở kịch “Thủy Trung Nghĩa Thạch” gồm 3 hồi 3 cảnh

của anh Vương Khả Tế (Mèo Fakir) được dàn dựng công phu

và ra mắt được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Ngày thứ

bảy 12.11 diễn tại nhà hát Tây Hà Nội để gây quĩ cứu trợ đồng

bào bị bão lụt, thành công mỹ mãn.

- Tr Trần Văn Khắc đoạt 3 giải nhất về điền kinh do

Đông Dương Tổng cuộc Thể thao tổ chức.

Đĩa hát gồm 20 bài do Thiếu sinh, Sói con và Chim non

được phát hành.

- Đoàn nữ Thiếu đầu tiên ra đời ở Hà Nội.

Năm 1937:

Page 9: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

* Hợp nhất 5 Hội HĐ thành HĐ Đông Dương. Ngày

22/9/1937 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định số 1365 cho

phép thành lập Liên Hội Hướng Đạo Đông Dương gồm 3 xứ

Bắc – Trung – Nam Kỳ của Việt Nam, Lào và Cao Miên. Cơ

cấu thành phần như sau:

Ủy viên toànxứ: André Consigni

Phụ tá điều hành: Raoul Sérène.

Tổng thư ký: Võ Thanh Minh.

Ủy viên Huấn luyện: Raymond Schlemmer.

Đồng Tổng UV Bắc Kỳ: August Bernard + Hoàng Đạo

Thúy.

Trung Kỳ: Niédrist + Tạ Quang Bửu.

Nam Kỳ: Huet + Trần Văn Khắc.

Hội ra tờ báo viết bằng tiếng Pháp dành cho trưởng lấy

tên là Le Chef, Tr Võ Thanh Minh làm chủ bút. Đô đốc

Raymond Schlemmer yết kiến vua Bảo Đại, trổ tài lái thuyền

buồm trên sông Hương được nhà vua khen ngợi, nhân đó mà

tâu xin được đất ở Bạch Mã để lập trại trường cho HĐĐD.

* Sát nhập tờ Hướng Đạo và tờ Thẳng Tiến thành

Hướng Đạo Thẳng Tiến. Tòa soạn đặt ở 3 nơi Hà Nội, Huế,

Sàigòn.

* Trại họp bạn HĐ Bắc Kỳ lần thứ 5 được tổ chức tại

Hà Đông, có 514 trại sinh. Trại Trưởng Ngô Đức Kính. Giải

nhất: Đội Ó đoàn Mẫu Sơn.

* Ở Hà Nội lập Đoàn Hải Long dành cho nữ áo dài

trắng, khăn quàng màu cánh kiến, đội nón lá.

* Ở Trung Kỳ các Tráng đoàn thay phiên nhau lên núi

Bạch Mã phát quang, bang đất để xây dựng trại trường của

Liên Hội.

* Đạo Trưởng Thừa Thiên Bạch Nga Phan Tây lên

đường ở núi Kim Phụng.

(Tr Phan Tây tham gia kháng chiến và hy sinh tại mặt

trận Tây Bắc. Sau năm 1975 các bằng hữu và đồng đội như

Tôn Thất Hoàng, Đặng Văn Việt, Dương Bá Nuôi đã chuyển

hài cốt và an táng tại Thừa Thiên – Huế.

Page 10: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

* Ở Chợ Lớn bầu lại Ban trị sự Hướng Đạo Đoàn. Ông

Trần Văn Khiêm, Ủy viên Hội đồng Hạt Chợ Lớn đắc cử chức

Chánh Hội trưởng.

* Ngày 27.7 tại Bạch Mã khai mạc khóa đầu tiên ở Trại

trường Bạch Mã dành cho 25 Đoàn Trưởng từ khắp 5 xứ tựu về.

Trại Trưởng là DCC Raymond Schlemmer, Khóa trưởng là

Langrand, Quản lý trại là Tr Võ Thanh Minh. Buổi lễ khai mạc

thật long trọng: có cụ Thượng thư bộ Lễ đại diện Hoàng

thượng, đại diện quan Khâm sứ, Tri huyện sở tại… Trong diễn

văn khai khóa, R.Schlemmer nói: “Vì danh dự của HĐĐD,

mong rằng trong vài năm nữa huynh trưởng các xứ đều có bằng

Đoàn trưởng”.

Để lưu niệm sự kiện đặc biệt này, một bia đá đã được

dựng ngay tại khuôn viên đất trại, kích thước 70 x 45 x 0,6, cả

2 mặt đều có ghi: ?)

Điểm gây chú ý là bức hoành phi ghi 4 chữ “Thiên Hạ

Nhất Gia” treo ở Minh Nghĩa Đường, bức hoành này do Tr H.

Đ. Thúy mang từ miền Bắc vào.

(Bức hoành phi nay đã mất tích nhưng bia đá thì đang

được trưng bày trang trọng tại nhà lưu niệm dưới chân núi

Bạch Mã).

* Công giáo hết sức nhạy bén trong việc giáo dục đào

luyện thanh thiếu niên nên đã nhanh chóng tổ chức khóa “tuyên

úy” dành cho 12 linh mục và 5 tu sĩ, trại mở từ ngày 26 đến

30.7.

(Xin ghi danh sách các trại sinh đã không quản ngại xa

xôi về dự trại để thấy rõ quyết tâm của họ: Cha Binet, Cha

Caillon (Hà Nội), Cha Hans, Cha Tcallin (Cao Miên), Cha

Gueppe (Lạng Sơn), cha Vacquier (Nam Định), Cha Dancette,

Cha Massiot, Cha Pourchet, Cha Audigou (Huế), Cha Lượng

(Huế), Cha Langrand (Trường trung học Providence, Sư huynh

Khấn (Thanh Hóa), Thầy Đồng, Thầy Giản (Trường Lý Đoán

Huế), Cha Trémeau (Ký lục Khâm sứ tòa Thánh), Cha Georges

Lefas: trông coi trại học).

Page 11: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Năm 1938:

- Cấp thẻ hội viên cho các HĐS toàn cõi Đông Dương:

Sói thẻ màu vàng, Thiếu màu xanh và Lão đoàn màu đỏ. Thẻ

này cũng là thẻ bảo hiểm.

- Trại họp bạn

Họp bạn HĐ Bắc Kỳ lần thứ 6 tại núi Chung Sơn Bắc

Giang, có 324 trại sinh, Hổ Sứt làm Trại Trưởng, giải nhất: đội

Cò đoàn Đại La.

- Hỏa xa ra thông báo HĐS đi từ 10 người trở lên có

mặc đồng phục được giảm giá vé 75%.

- Tr Cung Giũ Nguyên lập đoàn Ngô Quyền ở Nha

Trang.

- Tập sách nhạc đầu tiên của HĐ do Tr Phạm Văn Xung

xuất bản tại Hà Nội, tựa đề là “Đời vui sướng” ca ngợi cuộc

sống lành mạnh của HĐ.

Năm 1939:

- Ở Qui Nhơn lập đoàn Juong dành cho con em của

người bị bệnh phong cùi.

- Ở Thanh Hóa xuất bản tờ Bạn Đường do Tr Gà Hùng

Biện chủ biên.

- Chị Chauvet phụ trách ngành Bầy ở Bắc Kỳ sang

Gilwell dự trại huấn luyện huynh trưởng cao cấp, mãn khóa

được nhậm chức Akéla Leader ngành Ấu (Tháng 8/1939).

- Liên hội ấn hành các sách HĐ hạng Nhất, hạng Nhì,

Tân sinh, Sói con… viết bằng Pháp ngữ, các nước hội viên tự

dịch ra tiếng nước mình để dùng.

- Tr Tạ Quang Bửu sang Gilwell dự trại huấn luyện.

Mãn khóa được phong nhậm DCC Thiếu và Tráng (Tháng 9).

Đây là người Việt đầu tiên được nhận 4 gỗ.

- Họp bạn HĐ Bắc Kỳ lần thứ 7 tại Kiến An có 512 trại

sinh. Đồng Trại trưởng là Ngô Văn Giao và Trần Duy Hưng.

Nhất: đội Sói đoàn Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

- HĐ Nam Kỳ mở trại họp bạn tại Cap St Jacques, có

450 trại sinh tham dự, Tr Sếu Vườn làm Trại trưởng. Trong kỳ

Page 12: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

trại này Tr Huỳnh Văn Diệp nhận chức Ủy viên Đạo Đồng Nai

gồm các nơi: Thủ Đức, Biên Hòa, Hớn Quản, Thủ Dầu Một,

Tây Ninh, Bà Rịa và Cap Saint Jacques.

- HĐ Trung Hoa ở Chợ Lớn sáp nhập vào HĐVN.

Năm 1940:

* Họp bạn Rừng Sặt cách Hà Nội 25 cây số để kỷ niệm

10 năm HĐVN. Trại sinh 1500 người có đủ Ấu, Thiếu, Tráng

của 3 Kỳ. Trại trưởng: Hổ Sứt. Huy hiệu trại là bàn tay chào

kiểu HĐ, phía dưới có 10 ngôi sao lấp lánh trên nền vải màu

xanh lục.

(Lưu niệm kỳ trại này là huy hiệu trại được đúc bằng

đồng gắn trên 1 bia đá Thanh, dựng ở trung tâm trại, gần Minh

Nghĩa Đường. Ngày nay khu đất trại này là trường Thể dục

Thể thao, không biết bàn tay chào kiểu HĐ bằng đồng này lưu

lạc nơi đâu).

* Đây đó HĐ thôn quê được thành lập như Yên Lạc,

Vĩnh Tường, Đông Quan, Thụy Anh, Phương Viện, Tế Sinh,

Đồng Hới, Trà Kiệu, Bến Thủy…

* Ở Banmêthuột lập Tráng đoàn Eatam.

* Khi tham dự trại Bạch Mã, Tổng Ủy Viên HĐ Miên

là Nohac Sioeu đã lên Đường hôm khai mặc trại còn Tr

Nguyễn Kỳ và Cung Giũ Nguyên thì lên Đường hôm bế mạc

trại, dưới chân đèo Girard, chủ đường là Tr Hoàng Đạo Thúy.

* Hôm 17/8 tại Tiên Du, Bắc Ninh các Trưởng sau đây

“lên đường”: Trần Duy Hưng, Ngô Bích San, Nguyễn Long

Đính.

* Bản nhạc “Chèo đi bơi đi” nhạc của Trâu Lì Lê Hữu

Mục, lời của Sói Trầm Lặng Mai Ngọc Liệu (nguyên thủy Tr

Mục soạn lời, sau nhờ Tr Mai Liệu sửa lại).

- Trại Bạch Mã giảng huấn bằng tiếng Việt.

Năm 1941:

- Họp bạn toàn quốc tại đồi Quảng Tế Huế, từ ngày 12

đến 14/4/1941. Trại trưởng: Tạ Quang Bửu, Thư ký trại:

Page 13: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Nguyễn Thúc Toản, UV quảng bá: Phan Như Ngân, Gây quỹ:

Georges Lefas. Tiểu trại A: Hoàng Đạo Thúy (Tráng), A1 Trần

Điền, A2 Cung Giũ Nguyên.

Tiểu trại B (Thiếu) Võ Thanh Minh. Tiểu trại Thăng

Long: Tr Nguyễn Tấn Đức. Phú Xuân: Tr Thái Văn Phan. Gia

Định: Tr Nguyễn Xuân Trâm. Tiểu trại Phù Đổng (Ấu) bà

Chenevier và Huỳnh Bá Dương.

Trại phí: Trung Kỳ 1đ50/người; Bắc Kỳ và Nam Kỳ

1,20/người.

- Thành lập Châu Kinh Nam gồm các tỉnh Bình Thuận,

Ninh Thuận, Khánh Hòa, Banmethuột, Tr Cung Giũ Nguyên

làm Châu Trưởng.

- Văn phòng HĐ C.giáo được thành lập tại Hà Nội do

Lm Seitz điều hành, Tr Trần Văn Thao và Mai Ngọc Liệu phụ

tá.

- Báo Tenir ra đời ở Trung Kỳ, viết bằng Pháp và Việt

ngữ.

- Tr H.Đ.Thúy bí mật hẹn với Tr Tạ Quang Bửu từ Huế

ra họp tại núi Yên Ngựa, Hoa Lư, Ninh Bình để bàn chuyện

HĐ hợp tác với Việt Minh để chống thực dân Pháp.

- Ông Nguyễn Hữu Đang, Hội trưởng Hội truyền bá

quốc ngữ gia nhập Tráng đoàn Lam Sơn.

- Tráng đoàn Võ Tánh của Trưởng Gà Hùng Biện ở

Thanh Hóa thâu nhận các công chức, hương chức vùng quê

như Chánh tổng, Lý trưởng,Hương bạ, Kiểm nã… y phục ban

đầu của họ là áo dài đen, quần dài trắng, đeo bài ngà, đội nón

găng, đi giày hạ… răng nhuộm đen, búi tóc củ tỏi (Tr Hùng Kê

lúc đó làm Tri huyện).

- Tráng đoàn Đông Dương ra đời, 2 trưởng H.Đ.Thúy

và Schlemmer đồng Tráng trưởng.

- Đêm 16/4 các tráng sinh sau lên Đường: Tráng đoàn

Lam Sơn có Trần Bá Tuyền, Lê Đức Can, Phạm Biểu Tâm, Vũ

Văn Hoan, Nguyễn Tá Vinh, Nguyễn Sĩ Dinh, Tráng Bạch

Đằng: Tôn Thất Hoàng, Hải Phòng: Lê Vĩnh Tuy, Tráng Sơn

Nam (Nam Định): Vũ Trọng Hoàn (Tr Vũ Văn Hoan về sau

Page 14: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

làm TUV (1951-1952). Năm 1952 dẫn đầu phái đoàn HĐVN

gồm 7 huynh trưởng sang Australia dự trại họp bạn Á châu –

Thái Bình Dương. Tr Hoan nguyên là Đoàn trưởng đoàn Lãng

Bạc nên có tên rừng là Diều Lãng Bạc, lìa rừng tháng 10/2009

tại Hà Nội, thọ 98 tuổi. Tr Vũ Trọng Hoàn (Mèo Từ Bi) năm

1950 làm TUV nhưng chỉ 3 tháng sau khi được Nhà nước cử

làm Giám đốc Thanh niên Hà Nội thì từ nhiệm, Tr Nguyễn Phú

Đốc (Voi Ống Sậy) làm Quyền TUV cho đến khi đại hội bầu

trưởng Dương Vân làm TUV. Tôn Thất Hoàng: Tráng sinh kỳ

cựu của Bạch Đằng Huế, gia nhập QĐND ở cấp Đại tá thì

chuyển ngành về dạy học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau

giải phóng về thăm Bạch Mã và anh em đã lập Hội Đồng Rừng

giữa ban ngày đặt cho anh: Hươu Tận Tâm. Năm nay đã tròn

90 tuổi, đang sống an nhàn tại Tp.HCM, thỉnh thoảng vẫn đến

với HĐ. Tánh tình hiền hòa đôn hậu).

- Báo HĐ Thẳng tiến mở cuộc thi vẽ tranh hài hước,

người dự thi phải gởi 3 bức họa đến tòa soạn, nếu được chọn

đăng tác giả sẽ được tặng 1 ảnh cụ BP lồng kiếng 24x18 và 1

năm báo gửi đến tận nhà.

- Tr Trần Điền chuyển về làm việc tại Bộ Hình (Huế),

Tr Bùi Kính Lãng lên giữ chức Đạo Trưởng Thanh Hóa.

Trưởng Tạ Quang Bửu làm Trại Trưởng Trại trường Bạch Mã

thay thế DCC Raymond Schlemmer về Pháp hưu dưỡng. Tr

Bửu bàn giao chức TUV. HĐ Trung Kỳ cho Tr Phan Như

Ngân.

Tr Trần Văn Khắc sang Pháp chữa bệnh lao. Tr Huỳnh

Văn Diệp tiếp nhận chức TUV. HĐ Nam Kỳ.

- Họp bạn Tráng sinh toàn quốc tại Hoa Lư, Hổ Sứt làm

Trại Trưởng, có 420 Tráng sinh dự trại. Trong chương trình trại

có múa côn, đi quyền, các phái võ cổ truyền VN, đô vật. Trại

đã tổ chức một cuộc thi chạy việt dã, Tráng sinh Hồng Lam của

Tr Võ Thanh Minh chiếm giải nhất đồng đội và cá nhân. Người

về chót là anh Tôn Thất Tùng của Lam Sơn Hà Nội với áo ấm

vắt vai, mồ hôi nhễ nhại.

Page 15: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

(Tờ báo Thẳng Tiến kết luận: “Anh về chót nhưng anh

cũng đã làm tròn bổn phận. Sau này Bs Tôn Thất Tùng nổi

tiếng về tài giải phẫu và y đức, được Nhà nước phong tặng Anh

hùng lao động).

- Xưởng giấy của HĐ ra đời ở Hạnh Thông Tây Sàigòn

(một bài viết thuật lại việc này hết sức dí dỏm của Tr Cò Hấp

Tấp, có đăng trong kỷ yếu HĐVN 1930-1945).

Năm 1943:

- Tổ chức khóa Bạch Mã Thiếu tại Trại trường Bạch

Mã. Cuối trại 3 vị sau được nhập rừng: Tôn Thất Đông: Cò

Yêu Đời, Phạm Triều: Trâu Cày Khỏe và Hươu Cẩn Thận:

Nguyễn Hữu Dĩnh.

- Khóa Ấu Bạch Mã do chị Chenevier làm Khóa

Trưởng, đặc biệt có 2 nữ trưởng, đó là chị Trần Bạch Bích và

chị Phạm Thị Nghiên.

(Chị Bạch Bích (Nai Bạch Mã) là phu nhân của Mai

Liệu, sau này chị là vị nữ trưởng giữ nhiều chức vị then chốt

của Hội Nữ HĐVN, đang sống ở xứ Cờ hoa).

- Hai Tráng sinh của Tráng đoàn An Tịnh là Trâu núi

Hồng Võ Thế Dân và Gấu Kiên Nhẫn Nguyễn Văn Trung lập

đoàn Nguyễn Xí tại Lào dành cho con em người Việt đang sinh

sống tại Lào, có đến 70 đoàn sinh. Hai trưởng này tổ chức 1

cuộc xuất du bằng xe đạp đi từ Lào về Hà Nội với đoạn đường

dài 1070 km.

- Thành lập Đạo Lạng Sơn do anh Esnest Retif làm Đạo

Trưởng. Trưởng này vốn là người Việt thiểu số, có tên là

Lương Thái Ly đã được ông Paul Rétif nhận làm con nuôi. Anh

có vợ Việt nhưng không có con. Suốt đời chỉ lo cho HĐ. Đoàn

Mẫu Sơn của anh nhiều lần đoạt cờ danh dự trong các kỳ trại

họp bạn Bắc Kỳ. Anh em Hà Nội nói đùa: “Ai đoạt cờ danh dự

thì mất chứ Mẫu Sơn thì không sao vì họ treo cờ trên ấy mình

nhìn lên cũng dễ thấy”.

- Trò chơi Hỏa bài do Tr Hoàng Đạo Thúy đề xuất có

tính cách kêu gọi sự đoàn kết thống nhất…

Page 16: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

(Đây là cuộc chơi hợp sức lý thú nhất của HĐVN. Rước

hỏa bài từ Hà Nội vào Sàigòn bằng xe đạp, chạy bất kể ngày

đêm trên đường thiên lý số 1... Xin xem bài viết của Tr Gấu Hỉ

tường thuật đầy đủ về cuộc chơi hào hứng và ý nghĩa này trong

Kỷ yếu HĐVN nói về thời cực thịnh của HĐ nước ta).

- Họp bạn Huynh trưởng và Tráng sinh Châu Hải Nam

từ 16-19.7 do Vịt Bể làm Trại Trưởng.

Năm 1944:

Trại HL huynh trưởng cấp Bạch Mã dành cho ngành

Thiếu và Ấu mở tại Trại trường Bạch Mã từ ngày 21 đến 31.7.

Sau đó mở khóa Bằng Rừng từ ngày 01.8 đến 10.8.1943. Vì

Thế chiến 2 đang hồi kịch liệt, giao thông đi lại khó khăn nên

phải mở thêm trại BR ở Tản Viên dành cho các trưởng miền

Bắc (cùng thời gian với BR ở Bạch Mã, 08-10.8.1944). Về xây

dựng Trại trường ở núi Tản Viên thì phải huy động 48 Tráng

sinh của Tráng đoàn Quang Trung, đạo Hà Nam, Hưng Yên đã

thay phiên nhau làm tận lực trong 28 ngày để phát quang, san

lấp, bắt cầu qua suối, vào rừng đẳn cây đem về, cắt tranh về

dựng Minh Nghĩa Đường, nhà bếp, nhà hội, nhà ăn, 4 trại

Đội… Tất cả đều lợp bằng tranh do Tráng sinh tự làm, công tác

đồ sộ nhất là xẻ núi dẫn nước từ trên cao xuống đất trại (Độ

cao của núi Tản Viên là 800m).

- Cuốn Kim Chỉ Nam Hướng Đạo do Tr Nguyễn Hữu

Tạo biên soạn được xuất bản ở Hà Nội.

- Ở Huế anh Đoàn Đức Thoan đi làm Tri huyện ở

Quảng Ngải, trao Đoàn Nguyễn Trường Tộ cho Tr Phan Như

Ngân.

- Tại trường Đồng Khánh Huế, anh chị Chenevier thành

lập một đoàn mà đoàn sinh toàn là nữ sinh trường Đồng Khánh,

lấy tên Đội bằng các loại cây.

Các chị Hồ Thị Vẽ, Hạnh Nhơn, Thân Trọng Thị

Hường, Tố Nga, (?)

Đồng phục của đơn vị này là váy đầm kaki, chemise

màu trắng, mũ rộng vành kaki vàng, mang sandale.

Page 17: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Nữ tráng được thành lập ở Hà Nội do chị Mayer –

May điều khiển. Khởi đầu có các chị Phạm Thị Thành, Trần

Hữu Ngọc, Nguyễn Thị Khang, Tôn Nữ Tuyết Lê, Nguyễn Thị

Xiêm, Huỳnh Bá Đường, Trần Thị Mai, Tôn Nữ Ngọc Giàu,

Tư Tề, Như Miện, Lan Hương, Lê Thị Minh, Cầm Nhung,

Châu Tô, Phan Thị Phước, Lan Huê, Cẩm Tú.

(Phần nhiều các nữ tráng này về sau đều nắm giữ những

chức vị quan trọng của HĐ, chị Xiêm là một trong 4 HĐS năm

1956 nằm trong Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thanh niên

(miền Bắc), chị Tuyết Lê là phu nhân của Đà Điểu Điều Độ

Phạm Biểu Tâm, Trần Thị Mai là Tổng Ủy Viên hội Nữ

HĐVN…).

- Trại họp bạn Tráng sinh toàn quốc được tổ chức tại 2

nơi: ở Qua Châu dành cho anh em Bắc Kỳ và Bắc Trung Bộ, ở

Bảy Miễu dành cho anh em Nam Kỳ, Cao nguyên và Nam

Trung Bộ. Trại diễn ra từ 11-15.8, có mấy điểm lý thú sau: Qua

Châu là chỗ ngày xưa Mai An Tiêm đã sinh sống, khi các trại

sinh đến thăm đền thờ Mai An Tiêm thì mỗi người được tặng

một gói giống dưa của An Tiêm. Ở Bảy Miễu (Nha Trang) thì

có HĐS Miên tham dự, trò chơi lớn trận địa trải dài từ Bảy

Miễu (7 miếu thờ cá voi) đến hòn Tằm: thủy chiến có, bộ chiến

có. Giải thủ công về tay Tráng đoàn Cao Nguyên với nhà sàn

chứa được 30 người.

- Khóa Bạch Mã Tráng được tổ chức tại Bạch mã gồm

31 khóa sinh, có cả Miên và Lào dự trại; khóa sinh VN có 1

người họ Vũ, một người họ Lâm sàu này là cấp Thiếu tướng

của VNCH, còn Cao Miên thì có ông Lon Nol về sau là Thống

chế Tổng tư lệnh quân đội Campuchia. Không hiểu từ lúc nào

và tại sao mà Norodom Shihanouh giải tán HĐ. Khi ông Lon

Nol đảo chánh phế truất ông hoàng Shihanouh thì lập tức

Thống chế Lon Nol cho tái lập HĐ ngay. Đến tháng 2 đầu năm

1975 thì HĐ Campuchia đi chỗ khác chơi, đến năm 2008 thì lại

được lập hội còn Việt Nam ta xem ra “mút mùa Lệ Thủy”

(Tưởng cũng nên biết năm 1944 DCC Tạ Quang Bửu bận rộn

việc kháng chiến chống thực dân Pháp nên Tr Cung Giũ

Page 18: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Nguyên tạm thay thế giữ chức Trại Trưởng Trại trường. Đây là

kỳ trại cuối cùng được tổ chức tại Bạch Mã vì sau đó chín năm

kháng chiến một mình người gác dan là anh Nguyễn Nghê cố

bám trụ giữ trại. Sau 1954 một số huynh trưởng ở Thừa Thiên

có lên thăm, thấy các lều bạt, dụng cụ trại và nhà bếp vẫn còn

nguyên. Sau đó ông Nguyễn Văn Hai (cựu HĐS) Giám đốc

Nha Giáo dục tại Trung nguyên Trung phần thay mặt Bộ Giáo

dục mượn đất trại để tổ chức các khóa “Học đường mới” dành

cho các giáo sư trung học đệ nhất và đệ nhị cấp khắp toàn quốc

về học. Tr Cò Yêu Đời lúc đó làm Chủ sự Phòng ở Nha Học

chánh được cử đứng ra tổ chức và điều hành trại học này.

Không bỏ lỡ thời cơ cụ Cò đã huy động anh em và thân nhân

cùng dọn dẹp phát quang mở rộng khu vực trại. Các huynh

trưởng gốc nhà giáo được trọng dụng trong 3 tháng hè được

triệu về Bạch Mã để làm nòng cốt cho sự nghiệp giáo dục mới.

Mộng ước Hướng Đạo hóa học đường, mộng ước Bạch Mã sơn

trở thành Trại trường hoành tráng nhất Đông Nam Á bị vỡ tan

tành vì chiến tranh. Súng đạn bào qua đã biến chốn đất thiêng

của HĐVN thành hoang địa.

Mươi năm trở lại đây Bạch mã đã hồi sinh, đã trở thành

điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều HĐS già đã tìm về cội

nguồn, ngắm phương hướng, vạch lau lách tìm dấu tích xưa.

Chẳng còn gì, khách chạnh lòng than thở:

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Chốn cũ lâu đài bóng tịch dương.

Năm 1945:

- Tr Tôn Thất Đông thay thế Tr Phan Như Ngân làm

Đạo Trưởng Thừa Thiên Huế.

- Tháng 3 Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chánh chớp

nhoáng hất cẳng Pháp, ba nước Việt Miên Lào được Nhật trao

trả độc lập nằm trong khối đại Đông Á. Vua Bảo Đại mời học

giả Trần Trọng Kim lập Nội các. Ông Phan Anh làm Bộ trưởng

Thanh niên gửi thư cho HĐ Trung Kỳ yêu cầu gia nhập đoàn

Thanh niên Việt nam. TUV Trung Kỳ, Tr Phan Như Ngân họp

Page 19: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Bộ TUV để bàn bạc, tất cả đều nhất tề bác bỏ lời yêu cầu của

Bộ Thanh niên vì việc bắt các em HĐS gia nhập đoàn Thanh

niên VN là ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của các huynh trưởng

HĐ. Các em vị thành niên được các phụ huynh giao cho các

huynh trưởng là để được giáo dục theo mục đích và tôn chỉ do

BP sáng lập. Nếu hành động ra ngoài phạm vi đó là các huynh

trưởng đương nhiệm đi ngược lại nhiệm vụ của 1 huynh trưởng

HĐ, phụ lòng tin tưởng của phụ huynh và các em.

- Ở Trung Kỳ một số huynh trưởng được trọng dụng,

một số khác bị làm khó dễ, sinh hoạt khó khăn. Tr Phan Như

Ngân ra lệnh giải tán HĐ Trung Kỳ, một số đơn vị vẫn sinh

hoạt lẻ tẻ.

- Ở Sàigòn, tráng sinh Phạm Ngọc Thạch (Bs y khoa ở

Pháp) của Tráng đoàn Chí Hòa, thành lập “Thanh niên Tiền

phong”. Rất nhiều HĐS tham gia. Đồng phục: áo trắng cụt tay,

quần short xanh, mũ kaki vàng rộng vành, lưng đeo dao, cuộn

dây thừng…

- Ở Bắc Kỳ các huynh trưởng và Tráng sinh tích cực

tham gia “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” (Việt Minh).

Tháng 3 Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố

Hiroshima và Nagasaki. Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng. Quân

Anh theo lệnh Đồng Minh vào Việt Nam giải giới quân Nhật.

Pháp nương theo đó mà vào Việt Nam nhưng Việt Minh đã

nhanh hơn: cướp chính quyền khắp nơi, tước ấn của vua Bảo

Đại và ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, ông Hồ Chí Minh

đã long trọng tuyên ngôn độc lập, mở đầu chương sử mới cho

VN.

(Thời kỳ này HĐVN nổi trôi theo mệnh nước, chia ra

nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng theo Việt Minh để đuổi

giặc Pháp, giành lại tổ quốc được nhiều anh em hưởng ứng

nhất. Những ngày sôi động ở Hà Nội anh em HĐ đều dự phần:

anh Nguyễn Văn Đang (Tráng sinh Lam Sơn) tay cầm micro

dẫn đầu đoàn biểu tình tiến chiếm phủ Khâm sai. Trong đoàn

biểu tình có rất nhiều HĐS như ông H.Đ.Thúy, T.Q.Bửu, Trần

Duy Hưng, Tôn Thất Tùng. Phần thiết kế ánh sáng và âm thanh

Page 20: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

tại lễ đài ở quảng trường Ba Đình để Bác Hồ tuyên bố độc lập

cũng do HĐ đảm trách và 1 lá cờ đỏ sao vàng khổng lồ từ lầu

cao buông xuống ở gần quảng trưởng đập vào mắt mọi người

cũng do HĐ thực hiện. Cụ thể: anh Nguyễn Hữu Đang làm

Trưởng ban tổ chức, Tr Nguyễn Dực phụ trách âm thanh, ánh

sáng. Tr Dực là con nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh, năm 1991 Tr

Dực được cụ H.Đ.Thúy cử làm Trưởng ban liên lạc cựu HĐS

VN).

- Tổ chức một trại lớn ở Đại học xá Hà Nội lấy tên là

Độc Lập. Hồ chủ tịch đến thăm, trước dự tính chỉ 20 phút

nhưng cụ thích quá, thoăn thoắt đi thăm các trại cả 2 giờ.

- Ngày thứ bảy 16.11 tại Hội quán 86 Hàng Trống họp

huynh trưởng cao cấp toàn quốc, gồm các Tr sau: ô Nguyễn Lễ

(Hội Trưởng), ô Lang (thư ký Hội), Nguyễn Bá Nhân (thủ quỹ),

H.Đ.Thúy, Ngô Bích San, Trần Duy Hưng, Vương Trọng

Thành (Bắc Kỳ), Võ Thanh Minh, Tạ Quang Bửu (Trung Kỳ),

Trần Ngọc Thanh (Nam Kỳ). Tr Tạ Quang Bửu đã phân tích tỉ

mỉ về hiện tình HĐ và kết luận: đã đến lúc cần giải tán HĐ 3

kỳ để thống nhất một mối là “Hướng Đạo Việt Nam”.

Hội nghị đã bầu như sau:

Hội Trưởng: Nguyễn Lễ

Phó Hội Trưởng: Nguyễn Văn Hiếu và Kha Vạn Cân

Thủ quỹ: Nguyễn Bá Nhân

Ủy Viên Trưởng: Hoàng Đạo Thúy

Trại Trưởng: Tạ Quang Bửu

Ủy viên ngành Ấu: Vương Trọng Thành

Ủy viên ngành Thiếu: Lê Duy Thước

Ủy viên ngành Tráng: Hoàng Quí

Thư ký Bộ TUV: Ngô Bích San

UV cổ động: Lê Đức Thọ

Đây là thời kỳ HĐVN có mặt rộng khắp với 12 Châu

sau: Sơn-Hưng-Tuyên, Cao-Bắc- Lạng, Thăng Long, Hà Bắc,

Sơn Nam, An Tịnh, Hải Trung, Hải nam, Trường Sơn, Gia

Định, Tiền Giang, Hậu Giang.

Page 21: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Năm 1946: Ở Sàigòn LĐ Chi Lăng ra đời qui tụ nhiều huynh

trưởng giỏi như anh Trịnh Văn Âu (tự là Sáu Trinh), Nguyễn

Hữu Phước.

Họp huynh trưởng toàn quốc ở 86 Hàng Trống, có 300

người tham dự, họp từ ngày 11 đến 16. Hội nghị thông qua qui

trình nội lệ 1946 do Tr Hoàng Quí, giáo sư trung học, Tráng

sinh Lam Sơn, UV ngành Tráng Bộ TUV soạn thảo.

Hội nghị nhất trí cao bầu Tr Hoàng Quí làm Tổng Ủy

Viên thay thế Tr Hoàng Đạo Thúy. Qui trình 1946 được Nhà

nước VNDC phê duyệt ngày 7.2.1946 do ông Hoàng Minh

Giám đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ ký.

Qui trình 1946 là khuôn mẫu cho các qui trình sau này

và những năm giữa thập niên 1990 cho đến nay được các đơn

vị như Ban liên lạc cựu HĐS, Ban vận động công nhận Hội

HĐVN, HĐ Liên Tỉnh Thành, Châu Gia Định, Đạo Phong

Châu… đem ra sử dụng để hợp pháp hóa sinh hoạt HĐ hiện

nay. Đây là cái phao cứu sinh không mấy hiệu nghiệm.

Tháng 3 Tr Hoàng Đạo Thúy triệu tập đại hội huynh

trưởng và Tráng sinh họp tại 86 Hàng Trống để bàn chuyện đổi

danh xưng HĐVN thành Hướng Đạo Cứu Quốc. Hội nghị bỗng

chốc chia thành 2 phe cãi vã nhau kịch liệt, có nhiều lúc tưởng

chừng như tan vỡ nhưng nhờ sự điều khiển khéo léo của Tr Dã

Mã, sự tự chế của anh em và những giọt nước mắt của một

tráng sinh Lam Sơn là Bác sĩ Phạm Biểu Tâm rơi trên diễn đàn

mà hội nghị dịu hẳn xuống rồi kết luận nửa vời: kêu gọi HĐS

tích cực phụng sự tổ quốc, danh xưng HĐVN được giữ nguyên.

Kết thúc hội nghị bằng việc anh em ngậm ngùi đưa đám anh Lê

Trác, một trưởng giỏi của Hà Nội, người đã nhiệt thành cổ súy

chuyện đổi danh xưng HĐVN thành HĐCQ đã chết bất ngờ vì

bệnh.

Mấy tháng sau hệ thống HĐ Cứu Quốc được bí mật

hình thành trong Hội HĐVN. Đến mùa thu thì hàng hàng lớp

lớp Trưởng và Tráng sinh xếp lều trại, hăng hái “lên đường”

tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

Page 22: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Năm 1947:

Trại họp bạn HĐ Quốc tế tại Pháp mệnh danh Jamboree

de la Paix. HĐVN có phái đoàn tham dự trong đó có Tr Trần

Văn Thao (miền Bắc), Tr Tôn Thất Thiện (miền Trung), miền

Nam cử 2 Đội Thiếu tham dự.

Tr Trần Văn Thao khởi xướng việc tái lập HĐ.

Tại Sàigòn Tr Trần Văn Quế (Ngựa Ỏm Tỏi) và

Nguyễn Văn Điểu (Gà lý thuyết) mở cuộc họp huynh trưởng,

nhiều đơn vị ráp lại thành Hạt Sàigòn, bầu Tr Trần Văn Quế

làm Ủy Viên Hạt Trưởng. Mật thám biết được Tr Quế hoạt

động Việt Minh nên bắt giam tại bót Catinat, tra tấn đến chết.

Tr Nguyễn Văn Điểu lên thay.

Năm 1948:

Tr Phan Kim Phụng (Diệc Bặt Thiệp) lập Tráng đoàn

Chí Hòa, nhiều trí thức tham gia như Phạm Ngọc Thạch, Kha

Vạn Cân, Nguyễn Văn Thủ, Thái Văn Lung.

Đạo An Tịnh tổ chức họp bạn Tráng sinh và huynh

trưởng tại Hoàng Mai (Nghệ An).

Tháng 6, ở Huế tái lập Tráng đoàn Bạch Mã, Tr Báo

Nghiêm Chỉnh Nguyễn Thúc Toản làm Tráng Trưởng có các

Tráng sinh Lê Cảnh Đạm, Tôn Thất Dương Vân, Tôn Thất

Đông, Nguyễn Viết Tòng, Trần Hữu Khuê, Tráng Thông,

Nguyễn Hòe, Nguyễn Văn Đầm, Nguyễn Duy Thu Lương.

Ở Nam Kỳ dùng danh xưng mới cho ngành Bầy: Bầy

có 24 Sói con chia làm 4 Bộ, mỗi Bộ có 6 Sói con do Bộ

Trưởng đứng đầu, có Phó Bộ Trưởng giúp việc. Nữ thì gọi là

Chim Con, về sau đổi thành Chim Non: Chim Con một cánh,

Chim Con 2 cánh…

Nhận lại Hội quán 86 Hàng Trống.

Lấy danh xưng địa phương đặt tên cho Liên đoàn: LĐ

Sóc Trăng, LĐ Rạch Giá. Tráng đoàn thì lấy tên địa phương

lịch sử, Thiếu đoàn thì lấy tên danh nhân.

Page 23: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Năm 1949:

Ở Tourane (Đà Nẵng) các Trưởng Nguyễn Xuân Trâm

(Bò Rừng Gan Dạ) nguyên Châu Trưởng Kinh Nam cùng với

các Tr Nguyễn Bửu, Trần Văn Kiên, Nguyễn Đức Quí kiên trì

giữ cờ HĐ với Đoàn Phan Thanh Giản Tourane 1 & 2.

Ở Vũng Tàu lập Đoàn Tùy Vân.

Ở Sóc Trăng Tr Hổ Rụng Răng lập Bầy Phù Đổng.

Đạo An Tịnh tuyên bố giải thể. Hồng Sơn Dã Mã

xuống núi.

Tr Hoàng Đạo Thúy, Giám Đốc Trường Võ Bị Trần

Quốc Tuấn (Sơn Tây) tháp tùng Hồ Chủ Tịch thị sát mặt trận

biên giới Tây Bắc.

Vài mẫu khăn quàng đơn vị:

LĐ Sàigòn: xanh biển viền vàng.

LĐ Gia Định: màu xanh lá cây viền vàng.

LĐ Vũng Tàu: màu củ nâu không viền.

LĐ Trường Sơn: màu đỏ viền xanh đậm.

Năm 1950:

Tr Trần Văn Thao lên đài phát thanh kêu gọi anh em tái

hoạt động. Anh em ở các thành phố lớn hưởng ứng lục tục sinh

hoạt trở lại.

Họp đại diện huynh trưởng 3 miền tại Hà Nội để bầu bộ

Tổng Ủy Viên. Đại diện miền Nam có Tr Nguyễn Chữ và

Huỳnh Minh Quang, miền Trung có Tr Tôn Thất Dương Vân

& Tôn Thất Đông, Trần Song Hòe… miền Bắc: Vũ Văn Hoan,

Trần Văn Thao… Kết quả đại hội quyết định phục hoạt.

Hội HĐVN lấy qui trình 1946 làm nòng cốt, bầu Bộ

TUV với thành phần như sau:

Thành phần Bộ TUV năm 1950

Hội Trưởng: Kỹ sư Trần Văn Thân

Tổng Thư ký: Trần Ngọc Chụ

Thủ quỹ: Trần Bá Thảo

Tổng Ủy Viên: Vũ Văn Hoan

Ủy viên ngành Ấu: Lương Xuân Lộc

Page 24: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Ủy viên ngành Thiếu: Tôn Thất Đông

Ủy viên ngành Tráng: Nguyễn Chữ

Hội quán 86 Hàng Trống được thu hồi giao cho 2 kiến

trúc sư Huỳnh Văn Nhu và Nguyễn Văn Tốt chỉnh trang vì

trước đó là Kho hàng của Bộ Kinh tế. Ngôi nhà được chia

thành 2 phần: 1 để làm Văn phòng Hội, 1 để làm rạp chiếu

bóng Lửa Hồng. Thủ Hiến Bắc phần tặng 10.000 đ để chỉnh

trang.

Lập Châu Thăng Long gồm 4 Đạo: Đạo Đồng Nhân của

Tr Trần Trung Du, Đạo Vĩnh Thuận của Tr Đoàn Văn Thiệp,

Đạo Kiếm Hồ của Tr Lê Tường Thọ và Đạo Thọ Xương của Tr

Nguyễn Tấn Hơn.

Tr Trần Trung Du lập Tráng đoàn Bạch Đằng. Đây là

Tráng đoàn đầu tiên liên hợp Nam và Nữ tráng.

Sáo Dễ Thƣơng

Page 25: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Toâi nhôù …

Toâi nhôù nhöõng ngaøy ñeïp Laâm Vieân

Hoøa mình cuoäc soáng giöõa thieân nhieân

Ñoài cao, hoà roäng, röøng thoâng maùt

Naéng ñeïp, trôøi xanh, ngoïn gioù hieàn

Toâi nhôù nhöõng buoåi ñi hoïp baày

Caâu chuyeän röøng xanh keå raát hay

Tuoåi thô “gaéng söùc”, vaâng lôøi Tröôûng

Vieäc thieän luoân ghi nhôù moãi ngaøy

Toâi nhôù nhöõng hoâm döï hoïp ñoaøn

Tieáng cöôøi hoøa gioïng haùt haân hoan

Cöùu thöông, thaét nuùt luoân “saép saün”

Bôi loäi, truyeàn tin coá veïn toaøn

Toâi nhôù nhöõng ngaøy ñi thaùm du

Thung luõng chìm saâu giöõa söông muø

Cuøng nhau “khai phaù” con ñöôøng môùi

Döôùi trôøi laïnh buoát, gioù vi vu

Toâi nhôù nhöõng ñeâm löûa daëm ñöôøng

Haøn huyeân, taâm söï raát thaân thöông

Ngaøy mai “giuùp ích” cho xaõ hoäi

Neùt ñeïp taâm hoàn toûa ngaùt höông

Toâi nhôù nhöõng caâu chuyeän tinh thaàn

Nheï nhaøng höôùng daãn vieäc tu thaân

Mang bao yù nghóa hay vaø ñeïp

Cuoäc soáng mai sau seõ raát can

Page 26: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Toâi nhôù nhöõng ñeâm ngoài tónh taâm

Noùi vôùi yeâu thöông, gioïng raát traàm

Giuùp nhau phaùt trieån theâm ñieàu toát

Uoán naén, khuyeân raên bôùt loãi laàm

Toâi nhôù nhöõng laàn ñi traïi xa

Gaëp gôõ anh em töïa moät nhaø

Tham quan, taém bieån, troø chôi lôùn

Löûa traïi quaây quaàn, vui haùt ca

Toâi nhôù nhöõng khi baõo luït veà

Gian nan, ñoùi laïnh khaép mieàn queâ

Laïc quyeân, cöùu trôï cuøng chung söùc

Xoa dòu buoàn ñau bôùt naëng neà

Toâi nhôù nhöõng ngöôøi bieát hy sinh

Thôøi gian, cuoäc soáng cuûa rieâng mình

Chung tay giaùo duïc bao theá heä

Tuoåi treû Vieät Nam raát nhieät tình !

Löông Maäu Duõng

Page 27: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Chào mừng Phải chăng Miền II Huấn Luyện của Hướng Đạo Việt

Nam ở quê nhà nhờ có Trại Trường TÙNG NGUYÊN mà trở

thành vùng địa linh nhân kiệt nên mới un đúc được bốn Trưởng

Huấn luyện 4 gỗ (DCC/LT/WBCD) lừng danh ở nước ngoài.

* Trưởng Lê Phục Hưng, thuộc toán HL Canada, từng

là Khóa trưởng Tùng Nguyên II ở Lost Valley, Hoa Kỳ (1993)

và Trại trưởng Tùng Nguyên III tại Gilwell, Anh Quốc (1996)

– một sự kiện vô tiền khoáng hậu vì chưa có DCC nào mượn

được đất trại Gilwell để mở Khóa Huấn luyện cho Trưởng HĐ

của nước mình.

* Trưởng Lê Xuân Hùng đã được phong 4 gỗ để làm

Khóatrưởng WE.55.99 cho BSA. Lúc ấy tuy còn trẻ nhưng đã

có kinh nghiệm làm Trưởng Huấn luyện qua 8 khóa Bằng

Rừng trước khi nhận trọng trách.

* Trưởng Nguyễn Tấn Đệ, tuy là dòng dõi Cọp Khánh

Hòa nhưng nhờ ảnh hưởng biển rộng trời cao của Nha Trang

nên tầm nhìn quảng bác thành thử đã là Trưởng 4 gỗ điều hành

Khóa Bằng Rừng Thế kỷ XXI đầu tiên của BSA, mở đầu một

kỷ nguyên mới.

* Nay đến lượt Trưởng Lý Nhật Hui nhận trọng trách

Trưởng 4 gỗ, mở khóa Huấn luyện Bằng Rừng TÙNG

NGUYÊN VI ngay tại đất Kinh kỳ của USA cùng với sự cọng

tác của các Trưởng Huấn Luyện đầy kinh nghiệm: Nguyễn Tấn

Đệ, Nicholas Nguyễn Việt, Trần Long, Phạm Ngọc Phước,

Hoàng Kim Châu, Dave Iwana, Alina Lee, Nguyễn Cửu Lâm,

Page 28: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Nguyễn Liên Hương, Trần Thị Huê, Trần Công Hoàng, Trần

Gia Phú…

Xin chia sẻ niềm vui với Trưởng Lý Nhật Hui và hoan

nghênh sự đóng góp tích cực của các Trưởng Huấn luyện trong

việc phát triển Phong trào Hướng Đạo, vì khi tham gia sinh

hoạt HĐ, chúng ta chỉ mới làm một “cấp số cọng”, chỉ khi

đóng góp vào công cuộc huấn luyện thì chúng ta mới làm một

“cấp số nhân”.

Chào mừng tất cả các Trainers và toàn thể Trại sinh

Khóa TÙNG NGUYÊN VI với kỳ vọng sẽ có nhiều người

trong chúng ta noi gương đàn anh nhận trọng trách Trưởng

Huấn luyện 4 gỗ để phát triển Phong trào Hướng Đạo.

Chỉ có Đại Gia đình Hướng Đạo chân chính là nơi mà

không hề có sự phân biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, chính

kiến, giai cấp xã hội… nhờ đó mà có thể kiến tạo nên một Thế

giới tốt đẹp hơn (Scouts: creating a better world).

Đại diện ACE HĐVN thuộc Miền 2 HL ở VN

Leader Trainer Tôn Thất Sam

TB- Ngoài 4 Trưởng HL 4 gỗ nói trên, còn có Trưởng

Nicholas Nguyễn Việt cũng từng là Khóa Trưởng BR. Lúc còn

ở VN Trưởng Việt sinh hoạt tại Đà Nẵng.

Page 29: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2
Page 30: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

NÓI CHUYỆN VỚI TRƢỞNG SƢ TỬ ĐẢM ĐƢƠNG

BBT: Bài này trích trong Kỷ yếu trại Tùng Nguyên VI ở Goshen

Scout Reservation. Đây là nội dung cuộc phỏng vấn của một số Trại sinh &

Rick Kagawa, Trưởng HL của BSA mà Trưởng Hoàng Kim Châu đúc kết lại.

Trưởng Tôn Thất Sam được Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ

mời sang dự trại họp bạn kỷ niệm 100 năm thành lập Hướng

Đạo Hoa Kỳ. Dịp này Trưởng Tôn Thất Sam (Sư Tử Đảm

Đương - STĐĐ) có ghé thăm trại huấn luyện bằng Rừng WR-

TN- 06 (Tùng Nguyên VI) từ 19 đến 26 tháng 6-2010 tại

Goshen Scout Reservation thuộc tiểu bang Virginia. Trong thời

gian thăm trại, biết Trưởng Tôn Thất Sam là một trưởng 4 gỗ

từ Việt Nam nên nhiều Trưởng khóa sinh dự trại muốn hỏi

thăm một số tin tức ở quê nhà và tìm hiểu về vấn đề huấn luyện

ở Việt Nam. Những câu hỏi của anh chị em đều mang nội dung

giống nhau cho nên trưởng Hoàng Kim Châu (Hươu Hăng Hái

- HHH) xin làm cầu nối để những Trưởng chưa có dịp gặp

trưởng Tôn Thất Sam cũng được giải đáp những thắc mắc của

mình.

HHH: Thưa Trưởng, nghe nói ở Việt Nam hiện giờ, anh

chị em Hướng Đạo thiếu đoàn kết, phải không trưởng?

STĐĐ: Tôi nghĩđiều đó không riêng gì ở Việt Nam hiện

nay, nghe đâu ở bên này cũng có nhiều khuynh hướng dị biệt.

Trong đời nhiều chàng trai cùng yêu một cô gái thì trở

thành “tình địch”; cũng vì quá yêu Hướng Đạo nên các nhóm

trở nên “kình địch”, thế thôi! Đã lỡ ví von về tình yêu nên tôi

hy vọng có ngày các nhóm sẽ thương yêu nhau vì ngạn ngữ

cũng có câu: “Yêu nhau không phải chỉ để nhìn nhau mà cùng

nhau nhìn về một hướng”. Tất cả anh chị em chúng ta cùng

nhìn về một hướng… Hoa Bách Hợp… nên sự thương yêu nhau

không chóng thì chầy cũng sẽ có. Tôi lạc quan mà tin như vậy!

HHH: Trưởng ví von hay quá và tránh trả lời trực diện

một cách tài tình.

Thưa Trưởng, có người cho rằng trong Hội Hướng Đạo

Việt Nam, việc được lên làm Trưởng 4 gỗ quá khó khăn vì tình

Page 31: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

trạng “qua cầu rút ván”, nhưng cũng có người cho rằng quá dễ

dãi nên làm giảm giá trị. Theo ý Trưởng thì thế nào?

STĐĐ: Vì Trưởng hỏi là “Trong Hội Hướng Đạo Việt

Nam...” nên tôi xin trả lời trong giới hạn từ 1951 – 1975 vì

thời gian ấy mới có Hội chính thức và mọi “Ủy ban” trong Hội

đều có quy củ và được quy định rõ ràng thành điều lệ.

Thời ấy các Trưởng huấn luyện có 3 cấp:

- Trưởng HL 4 gỗ: Trước năm 1970 còn theo hệ thống

của Gilwell nên gọi là Deputy Camp Chief (DCC), sau năm

1970 theo hệ thống của WOSM thì gọi là Leader Trainer (LT),

ở một số nước khác thì gọi là Trainer 3. Còn ở Mỹ thì gọi là

Wood Badge Course Director (WBCD) vì khi lên làm khóa

trưởng Bằng Rừng mới được phong 4 gỗ.

- Trưởng HL 3 gỗ: Mỗi trưởng HL 4 gỗ được chọn từ 3-

5 trưởng WB để phụ tá cho mình và những trưởng này được

phong 3 gỗ với danh xưng Assistant Deputy Camp Chief

(ADCC) , hay Assistant Leader Trainer (ALT) hoặc Trainer 2.

- Huấn luyện viên: Mỗi trưởng HL 3 gỗ được chọn từ 3-

5 trưởng WB để phụ tá cho mình trong việc huấn luyện, họ vẫn

mang 2 gỗ như những trưởng WB, nhưng để phân biệt thì họ có

mang thêm phù hiệu của Toán HL và có danh xưng là Trainer.

Để quý Trưởng luận định việc được chọn làm Trưởng

HL là khó hay dễ, tôi chỉ xin nêu trường hợp của cá nhân mình

- là một trong những trưởng HL - tương đối trẻ thời bấy giờ:

- 1943 - Gia nhập sói con và tiếp tục sinh hoạt qua đủ

các ngành

- 1954 - Thành lập Thiếu đoàn Trần Quốc Toản, Huế

- 1957 - Có tên rừng là Sư Tử Đảm Đương

- 1958 – Phó Đạo Trưởng Cửu Long - Sàigòn

- 1959 - Qua WB ngành Thiếu tại trại trường Tùng

Nguyên, Đà Lạt. Sau đó làm phụ tá cho Trưởng Vũ Thanh

Thông

- 1960 - Được lên Đường (RS)

- 1964 - Phó Đạo trưởng Lâm Viên – Đà Lạt

- 1968 - Được phong ADCC (3 gỗ)

Page 32: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- 1969 - Làm Châu trưởng Trường Sơn hạ (có 6 Đạo)

- 1973 - Được Hội Đồng Huấn Luyện Quốc Gia (trong

kỳ họp Đại Hội Đồng toàn quốc) đề cử làm Leader Trainer

Nên xem DCC/LT/WBCD là một trách nhiệm danh dự

(Honourable charge) chứ đừng quan niệm là chức vụ và đừng

quan trọng hóa nó quá!

Trước năm 1975, HĐVN chỉ có 18 Trưởng HL 4 gỗ, vì

hiếm hoi nên có người ví von là “Thập Bát La Hán”, chứ như

ở Mỹ hiện nay có 297 Councils, mỗi năm một council đông

người thì mở một khóa WB, còn các councils nhỏ thì 2-3

councils mở chung một khóa WB, như vậy mỗi năm ở Mỹ có

thêm trên 200… Trưởng WBCD có năng lực rất cao, ai dám

bảo là lạm phát Trưởng 4 gỗ!

HHH: Thưa Trưởng, Ở Việt Nam dùng những thủ bản

HL nào? Theo Gilwell hay theo BSA?

STĐĐ: Hiện nay, các nước thuộc vùng Châu Á-Thái

Bình Dương (Asia-Pacific Region) vẫn còn theo thủ bản của

Gilwell (DCC’ Handbook Wood Badge Course) viết cho mỗi

ngành. Ở Việt Nam trước năm 2000 cũng vậy. Nhưng từ ngày

Trưởng Nguyễn Tấn Đệ mở khóa WB thế kỷ XXI và ngay sau

đó gửi tặng tôi thủ bản và các tài liệu liên quan thì tôi đã dịch

và thử nghiệm từ năm 2005.

HHH: Thưa Trưởng, như Trưởng vừa trình bày thì

những năm gần đây ở Việt Nam cũng dùng thủ bản WB thế kỷ

XXI. Vậy xin Trưởng cho biết chương trình HL có rập khuôn

như bên này không?

STĐĐ: Chúng tôi dùng thủ bản WB thế kỷ XXI phối hợp

thêm chương trình của Gilwell để thích ứng với nhu cầu của

Việt Nam:

- Gọi là WB thế kỷ XXI để dùng chung cho tất cả các

ngành và các khóa sinh thụ huấn đều có “Bằng Trưởng” cùng

chuẩn mực (standard). Chứ nếu mở riêng cho từng ngành theo

tài liệu của Gilwell thì kiến thức cho mỗi ngành có thể được

đào sâu hơn, nhưng thiếu kinh phí để mở nhiều khóa Bằng

Page 33: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Rừng trong một năm và cũng không đủ túc số trại sinh cho mỗi

khóa.

- Về giảng huấn thì chúng tôi dùng thêm tài liệu của

Gilwell để bổ túc cho đầy đủ, thay vì bắt đầu trại là Lễ Tiễn Sói

lên đoàn thì chúng tôi giảng 2 ngày về những điều căn bản của

ngành Ấu trước đã. Sau Lễ Lên Đoàn, chúng tôi giảng 3-4

ngày về ngành Thiếu thì mới làm Lễ Tiễn Thiếu Sinh lên Kha

đoàn (Thanh), rồi huấn luyện sinh hoạt về ngành Kha trong 2-

3 ngày. Sau đó chúng tôi giảng thêm 2 ngày về ngành Tráng

(BSA không có ngành Tráng!) và cho thực tập Lễ Tráng Sinh

Lên Đường (RS)

- Các phần: “Sống Với Các Giá Trị”, “Tầm Nhìn và Sự

Vụ” và các mục về “Leadership” chúng tôi đều đưa vào

chương trình HL đầy đủ. Chỉ có phần “Làm và Phóng Rocket”

là chúng tôi chưa thực hiện được vì không có dụng cụ như ở

Hoa Kỳ. Nhưng sau khi tham quan khóa Tùng Nguyên VI về,

chúng tôi có thể tập cho các khóa sinh thực hiện mục này để họ

quen với tinh thần “Team Work” và đem lại sự sinh hoạt năng

động và thích thú cho đoàn của mình.

HHH: Xin cám ơn Trưởng Sư Tử Đảm Đương đã dành

thì giờ cho Hươu Hăng Hái được nói chuyện với Trưởng hôm

nay.

Virginia tháng 6-2010

Hoàng Kim Châu RS

Page 34: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

TẠM BIỆT TÙNG NGUYÊN VI Chiều ngày 17 tháng 6, Trưởng Nguyễn Tấn Đệ đón tôi

ở phi trường IAD của Washington DC, sau gần bốn giờ chạy

xe với tốc độ gần 100km/h mới vào tới đất trại. Nhìn đồng hồ

đã 8 giờ tối mà trời còn sáng trưng nên tôi cứ tưởng mới 5 giờ

chiều ở ĐàLạt. Gặp các Trưởng trong Staff, tay bắt mặt mừng,

trò chuyện mãi đến khuya mà vẫn cho là còn sớm.

Thấm thoát thế mà đã năm ngày trôi qua, thời gian đi

nhanh quá vì bao nhiêu chuyện vui, cảnh lạ, ăn uống quá ngon

và đầy đủ… làm tôi cứ ngỡ là mình đang theo một tour du lịch

ở Singapore mà mình đã trải qua mấy năm về trước… chứ

chẳng nhọc nhằn và thiếu thốn khi đi trại nơi thâm sơn cùng

cốc.

Tôi đã từng đi huấn luyện nhiều khóa Wood Badge

trước năm 1975 cũng như sau này, tôi cũng có dịp đi tham

quan trại huấn luyện của Singapore, Thái Lan… và mới đây là

trại trường Makiling danh tiếng của Philippines (nơi đã tổ chức

Trại Họp Bạn Thế Giới lần thứ 10 năm 1959 và Trại Họp Bạn

HĐ Vùng Á Châu Thái Bình Dương lần thứ 26 vào cuối năm

2009 đầu năm 2010).

Còn hai hôm nữa mới mãn trại, nhưng tôi đã thấy trước

kết quả của khóa WR-TN6 vì:

* Có một khung cảnh trại trường tuyệt hảo: Việt Nam

tự hào có trại trường Bạch Mã, Tùng Nguyên. Philippines có

Makiling danh tiếng, nhưng so với Goshen Scout Reservation

còn kém xa về diện tích, phong cảnh và tiện nghi. Thế mới hiểu

tại sao ở Texas, California có nhiều trại trường của BSA rất

hoành tráng mà Ban Quản Trại lại chọn nơi này để mở khóa

huấn luyện của mình.

* Có một Ban Huấn Luyện hùng hậu và làm việc ăn ý

với nhau, kể cả với các Trưởng nước ngoài như Rick Kagawa,

Dave Iwana và Colleens Metzger.

* Có một Ban Quản Lý thật tuyệt vời, lo đầy đủ dụng

cụ học tập cho trại, nấu ăn quá ngon, đầy đủ, cung cấp đúng

Page 35: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

giờ giấc của thời biểu quy định. Trong những ngày qua tôi

chưa thấy có món ăn nào trùng lặp, và chưa hề thấy cơm sống,

đồ ăn khét… là những điều thường gặp ở trại.

* Có một tập thể trại sinh rất hòa đồng mặc dầu lứa tuổi

có nhiều cách biệt: phần lớn ở lứa tuổi đôi mươi, nhưng cũng

có lão ông 76 tuổi và lão bà đến 71 tuổi mà vẫn vui đùa như lúc

còn xuân.

Với những điều kể trên thì việc thành công của khóa

huấn luyện là điều hiển nhiên.

o 0 o

Rất tiếc là tôi không được sát cánh sinh hoạt với các

bạn trong những ngày sắp tới nhưng với tình Huynh Đệ Hướng

Đạo “Bốn bể cùng là anh em” (Tứ hải giai huynh đệ), tôi sẽ

nhớ mãi những tình cảm mà chúng ta đã nhen nhúm được trong

những ngày qua.

Quả đất tròn, có ngày chúng ta sẽ gặp lại nhau… cũng

như tôi đâu ngờ có cơ hội bay nửa vòng trái đất để được gặp

các bạn ở nơi này.

Tạm biệt Tùng Nguyên VI, hẹn sẽ có ngày tái ngộ. Nếu

có dịp về ĐàLạt – Việt Nam, tôi sẽ đưa bạn đi thăm đất trại

Tùng Nguyên, cội nguồn của huynh trưởng HĐVN.

Sƣ Tử Đảm Đƣơng

TÔN THẤT SAM

*Ghi chú: Goshen Scout Reservation rộng hơn 200 mẫu

rừng với cây cao bóng mát. Chia thành 6 khu để làm trại HL

hoặc trại hè cho các đơn vị. Có đầy đủ lều trại với giường nệm

cho mỗi người. Có phòng vệ sinh và phòng tắm đầy đủ tiện

nghi với nước nóng và nước lạnh suốt đêm ngày. Ở chính giữa

khu rừng có hồ nước trong xanh rộng hơn hồ Xuân Hương của

Đà Lạt. Trại có để sẵn cần câu và Canô để trại sinh giải trí

ngoài giờ học.

Page 36: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tƣ cách của con ngƣời HĐVN BBT: Bài này trích trong “Vài ý kiến về Phong trào HĐVN tại hải

ngoại”, đăng trong nội san LIÊN LẠC của Hướng Đạo Trưởng Niên số mới

nhất.

Trên thế giới này kể cả thế giới HĐ của chúng ta,

không ai là con người toàn bích. Nhưng qua lịch sử của Phong

Trào, chúng ta thấy nhiều gương sáng của các trưởng tiền bối.

Tư cách của phần lớn các trưởng từ thập niên 1930 cho

đến tận ngày 30/4/1975 trong nước lúc nào cũng sáng ngời.

Đối với bên ngoài xã hội, các trưởng tiền bối không sợ cường

quyền, không tham chức vị, không màng vật chất. Các Trưởng

ngay thẳng đến độ ngang tàng với cấp trên nhưng hết lòng cưu

mang giúp đỡ kẻ dưới.

Bên trong, đối với anh chị em HĐ khác thì thẳng thắn

chia sẻ ý kiến mỗi khi bắt đầu công việc. Có khi to tiếng. Nhiều

lúc cãi nhau. Nhưng trong thâm tâm, các Trưởng đều có tình

với nhau, một thứ tình cảm sâu xa và bền vững nhiều khi khó

giải thích theo lẽ thông thường: Tình Hướng Đạo! Tôi đã từng

bồi hồi và nhiều lúc không cầm được nước mắt cảm kích hay

gật gù kính nể tư cách của một người sống theo lý tưởng giữa

dòng đời khi đọc những bài viết kể lại hành trạng của một

trưởng HĐ tiền bối trong quyển Vài Nét Đan Thanh, xuất bản

tại Sài Gòn năm 2007.

Ngày nay, những tình cảm trong sáng đó không còn nữa,

ít nhất là không còn nữa trong một số đông người. Tại sao vậy?

Tôi có một cô con gái. Cháu yêu thích ngành

“Hospitality” tức ngành “Hotel management” từ lớp 9 trung

học. Lớn lên, cháu theo học ngành này, cháu được huấn luyện

từ vai trò làm “waiter/waitress”, cách pha rượu, các điệu khiêu

vũ, cách nhận biết những món ăn ngon, cách thưởng thức một

bộ phim hay, chi tiết về những thắng cảnh... rồi cuối cùng mới

học đến cách quản trị một “hotel” như Sheraton hay Carlton,

một “theme park” như Disney World hay Six Flags. Một người

được huấn luyện đúng cách và lâu dài như thế, khi họ ra làm

việc làm sao không thành công cho được?

Page 37: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trở lại với tổ chức HĐVN tại hải ngoại của chúng ta

hiện nay. Chúng ta chứng kiến nhiều hiện tượng nhẩy cóc, hay

đi tắt cũng thế.

Có người không một ngày sinh hoạt HĐ thực sự mà

được “huy chương HĐ”. Có người không một ngày sinh hoạt

HĐ thực sự mà được đeo khăn quàng hay vào hội đồng rừng...

là những chuyện nhỏ không quan trọng, nhưng quan trọng là

khi những “trưởng” này được giao cho vai trò quản lý hay quản

trị.

Chưa thủ đắc tinh thần HĐ và chưa biết sống theo tinh

thần ấy mà cầm nắm vai trò trong sinh hoạt HĐ là bước đầu

dẫn đến những lầm lạc hay sai hỏng, dù các đương sự có thiện

chí đến đâu! Trong sinh hoạt HĐ bản địa tại Hoa Kỳ, người ta

khuyến khích các phụ huynh trở thành “trưởng.” Nhưng đó là

cung cách sinh hoạt của HĐ Hoa Kỳ, phù hợp với xã hội và

mục tiêu của họ. Nhưng tôi dám chắc là HĐ Hoa Kỳ không hề

đem đẳng cấp “Eagle Scout” ra làm mồi nhử các phụ huynh

cho con em gia nhập phong trào Hướng Đạo!

Môi trường song ngữ và đa văn hóa nơi hải ngoại

không giúp gì cho sự phát triển văn hoá truyền thống thuần

Việt. Nhưng nếp sống văn minh trong thế kỷ XXI với cung

cách lịch sự trong khi tiếp xúc với đồng loại, chưa nói đến tính

cách đồng chủng, đồng văn, đồng bào, và đồng Phong Trào của

những người có học thì tôi thiết tưởng ở đâu cũng phải có mức

tối thiểu chứ?!

Mong lắm thay!

Sóc Lý Luận TRẦN ANH TUẤN

17/7/2010

Page 38: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Bốn gỗ xƣa, bốn gỗ nay

Gỗ nào hay, gỗ nào dở (tiếp theo và hết) So sánh suy nghĩ tính toán mãi cũng không thể nào so

sánh 4 gỗ xưa với 4 gỗ nay gỗ nào dở được vì cho dù đã cân

nhắc kỹ lưỡng vẫn thấy nó khập khiểng thái quá. Bởi các lý do

sau:

1. Ngày trước có Hội, có Bộ Tổng Ủy Viên, Ủy Viên

HL, có Trại Trưởng Quốc Gia, có Toán Huấn Luyện Quốc Gia.

Ngày nay thì không.

2. Ngày trước đất trại huấn luyện mênh mông: ngoài

Tùng Nguyên, Tam Bình của Trung ương, còn có đất trại huấn

luyện riêng của 4 Miền (Miền 1, 2, 3 và 4). Ngoài ra các Châu,

Đạo cũng có nhiều địa điểm cắm trại đầy đủ tiêu chuẩn cần

thiết. HĐ địa phương và chính quyền sở tại không những vui

vẻ đón mời mà còn tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để trại

thành công. Ngày nay thì không, HĐ không một chỗ đất cắm

dùi, đi đâu cũng bị xua đuổi, ai dám chứa chấp, dám cho HĐ

mở lớp huấn luyện tại cơ sở của mình. Các đình chùa, giáo

đường, trường học, thánh thất… ngày trước rộng mở đón chào

HĐS mà hôm nay “Các anh em đi chỗ khác chơi”. Cũng phải

thôi bởi vì không ai dại gì rước lôi thôi vào mình. Cũng phải

nói rõ để khỏi mang tiếng vong ân bội nghĩa. Cũng có nhiều

nhà thờ, tu viện sẵn lòng cho mượn đất sinh hoạt, họ gồng

mình gánh chịu mọi tai họa… nhưng cơ khổ, có kẻ tức thì rêu

rao, có yếu tố tôn giáo. Thật ra, ở thế chẳng đặng đừng phải

mượn chỗ mà thôi. Nếu ai đó chỉ giúp cho một mặt bằng nào

đó có thể sinh hoạt tự do thì quí biết dường nào.

Hiện nay việc huấn luyện chỉ thực hiện du kích nên chất

lượng dĩ nhiên cũng chưa đạt đúng trình độ và những HLV từ

ALT đến LT cũng không thi thố được tài năng, tay nghề huấn

luyện ngày càng thui chột.

3. Về văn hóa thì thập bát La Hán về HL của HĐVN

ngày trước quả thật là đội ngũ trí thức đa hệ: giáo sư Đại học,

Bác sĩ, Kỹ sư, công cán Ủy viên, Thanh tra giáo dục, chuyên

Page 39: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

viên ngân hàng, sĩ quan cấp Tá, Tổng giám thị, giáo sư Trung

học, Linh mục, công chức. Ngày nay trong hàng ngũ LT cũng

có Bác sĩ, Kỹ sư, chủ xí nghiệp, chủ đồn điền nhưng trình độ

không đều, nhiều LT “tại gia”.

4. Trình độ ngoại ngữ: Tr Huấn luyện rất cần vốn ngoại

ngữ để tra cứu, để xem tài liệu HL của HĐQT, nhất là để giao

tiếp với các HLV nước ngoài. Ngày trước phần nhiều các

Trưởng LT nói thạo viết thông ít nhất là một ngoại ngữ. Còn

các LT bây giờ phần nhiều giao thiệp với HĐS nước ngoài chỉ

bằng con tim.

Đa phần các Trưởng trước đều có viết nhiều sách HĐ,

viết nhiều báo HĐ, đồ sộ nhất là các Trưởng Tôn Thất Đông,

Tôn Thất Sam, Trần Văn Lược, Mai Liệu. Kế đến là các

Trưởng Trần Tiễn Huyến, Lê Gia Mô, Nguyễn Xuân Long, Lê

Mộng Ngọ.

Ngày nay ngoài các LT Tôn Thất Hàn, Phạm Văn Nhân

(Hổ Hăng Hái), Nguyễn Tiến Lộc, Nhan Trừng Sơn, Trần Văn

Hợp, Phạm Thanh Hiệp, còn các LT khác chưa thấy có công

trình nghiên cứu nào.

5. Vấn đề sức khỏe, ngày trước các DCC phần nhiều

đều ở lứa tuổi trung niên, cụ Vịt Bể là người cao niên nhất

nhưng khi nhận chức DCC Thiếu + Tráng thì cũng chỉ ở tuổi

47 và khi cụ từ nhiệm thì cũng 53 mà thôi. Như vậy các DCC

đều ở tuổi trung niên, đầy sức sống. Còn bây giờ, trong số 20

LT của tứ đại môn phái thì một nửa đã trên 70 tuổi, thậm chí có

nhiều vị đã 75, 77 rồi. Sức khỏe sút kém là chuyện bình thường,

“lão lai tài tận” mà.

Sẽ có người thắc mắc: - “Chứ trưởng trẻ đi đâu hết mà

trưởng già mang gánh nặng này?”. Thật khó trả lời, xin kể câu

chuyện có thật để trả lời: Tôi đến thành phố nọ, điện gặp LT X:

Anh em kéo nhau ra bãi biển, lai rai chút bia với khô mực. Tôi

gợi ý anh gọi vài anh em ra chung vui. Anh X trả lời làm tôi

chưng hửng: “Ở thành phố này chỉ có mình tôi còn sinh hoạt

thôi. Còn ma nào nữa đâu”.

Đây là vị trưởng 4 gỗ cô đơn và thảnh thơi nhất.

Page 40: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

6. Thì giờ và tiền bạc: Ngày trước 18 DCC và LT đều

ăn lương Nhà nước mà đi chơi HĐ. Cứ ngày lễ, Chúa nhật là bị

gậy tà tà lên đường, những trưởng dạy học thì 3 tháng hè ở hẳn

tại trại cũng chả sao. Thì giờ rộng rãi, tiển bạc rủng rẻng trong

túi… dễ chịu quá.

Ngày nay các LT ngoại trừ một ít đại gia, còn lại đều

méo mặt chuyện cơm áo cho gia đình. LT già thì hưởng lương

do vợ trả, nhận hưu do con cháu trao. Thiệt khó lòng.

Ngày trước mỗi khi có trại huấn luyện toàn quốc các

HLV được Hội yểm trợ tiền tàu xe. Chưa kể nhiều lúc chạy

chọt được máy bay quân sự cả đi lẫn về. Ngày nay thì HLV

gồng mình móc hầu bao ra chi trả.

7. Thâm niên và đẳng cấp HĐ: Ngày trước ngoại trừ

trường hợp Tr Tạ Quang Bửu là một nhân tài đặc biệt nên nấc

thang HĐ đạt được một cách nhanh chóng (năm 1934 Trưởng

học Khóa Dự bị Thiếu ở trường Nữ công học hiệu Huế do 2

Trưởng Niédrist và Võ Thanh Minh đồng làm Khóa trưởng,

năm 1937 làm TUV Trung Kỳ, năm 1938 dự Khóa BR ở Bạch

Mã, năm 1939 sang Gilwell Luân Đôn dự Khóa HL cao cấp và

được phong nhậm DCC Tráng và Thiếu).

Ngoại trừ Trưởng Tạ Quang Bửu, người được mệnh

danh là nhà bác học, chỉ cần 9 năm là được phong nhậm DCC,

17 vị còn lại phải trải qua một quá trình lâu dài sinh hoạt HĐ

và nắm giữ những chức vị quan trọng trong HĐ mới được

phong nhậm DCC.

Xin nêu tiểu sử của một vài DCC:

DCC Cung Giũ Nguyên: Toán trưởng → Tráng Trưởng

→ Liên Đoàn Trưởng → Châu Trưởng → Trại Trưởng. Về

bằng cấp HĐ thì đi từ Dự bị → Bạch Mã → H.H.Rừng → 4 gỗ.

DCC Tôn Thất Đông: Thiếu trưởng → LĐT → Đạo

Trưởng → Châu Trưởng → Trưởng Miền HL. Bằng cấp thì:

Dự bị → Bạch Mã → HHR → 4 gỗ.

Akela Leader. Trần Văn Lược thì sinh hoạt từ bé, thiếu

sinh mặt trắng của đoàn Trần Lục ở Hải Phòng (1932) mà dần

dần lên Đạo Trưởng (7 lần làm Đạo Trưởng của 7 Đạo khác

Page 41: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

nhau), Ủy Viên ngành Sói, UV ngành Kha mới lên chức TUV

năm 1969. Về bằng cấp thì cũng từ Dự bị đến HHR mới đạt 4

gỗ.

Chỉ kể sơ 3 cụ trên cũng đã thấy nể sợ rồi. Những vị

còn lại cũng đều có nội lực thâm hậu và quá trình sinh hoạt lâu

dài. Họ mang 4 gỗ để HL nhưng có chức danh rỡ ràng trong

phong trào như Tổng UV – Trại Trưởng - Ủy Viên ngành –

Trưởng Miền Huấn Luyện, Châu Trưởng.

Ngày nay HĐVN đang ở trong tình trạng khủng hoảng;

nói có cũng được mà nói không cũng chẳng sai. Mạnh ai nấy

chơi theo mô thức riêng của mình, từ đó mà phát sinh 2 gỗ, 3

gỗ, 4 gỗ được cấp phát theo kiểu “ăn xổi ở thì”.

Trong số 20 đại huynh 4 gỗ thì có 6 LT thâm niên, sinh

hoạt HĐ từ nhỏ, trước 1975 đã là ALT. Bốn LT thành danh sau

1990 có công trình biên soạn về HĐ, có đóng góp xây dựng

phong trào. Năm LT sinh hoạt từ nhỏ, trẻ tuổi, giữ chức vị quan

trọng trong HĐ, được huấn luyện tương đối có bài bản.

Số LT còn lại được phong nhậm để ứng phó với thời

thế nên phải huấn luyện cấp tốc và thế là những thần đồng LT

ra đời. Chỉ vỏn vẹn 5-7 năm, không có một ngày cầm đơn vị

mà có đủ bộ complet HĐ: TỜ RỜ - BỜ RỜ- LỜ DỜ rồi một

ngày đẹp trời nhận luôn làm 4 gỗ.

Bấy lâu có lời đồn râm ran: phát Bằng Rừng và thặng

dư 4 gỗ. Chuyện lạm phát BR thì đã quá rõ, ai cũng biết. Ở đây

xin nêu mấy con số để quý trưởng tự phân tích và kết luận

chuyện 4 gỗ xưa và nay.

Theo bảng thống kế của Hội tính đến ngày 31.12.1974

có:

Ấu đoàn: 145 Bầy.

Thiếu đoàn: 246.

Kha đoàn: 70.

Tráng đoàn: 44.

Tổng số Đoàn sinh và Huynh trưởng có đóng bảo hiểm:

14.432.

Trong số này có: 2.204 huynh trưởng chia ra như sau:

Page 42: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trưởng ngành Ấu: 595.

Trưởng ngành Thiếu: 847.

Trưởng ngành Kha: 277.

Trưởng ngành Tráng: 132.

Trưởng không đơn vị: 249.

Ủy viên Đạo trưởng và Liên Đoàn Trưởng (biệt lập):

504.

Ủy viên Trung ương: 37.

Trưởng HL: 11.

Như vậy ta thử làm một phép tính đơn giản là biết ngay

1 Huấn luyện viên 4 gỗ phải lo cho bao nhiêu người. Trước hết

là phải trừ đi 3 DCC kỳ cựu đã ngưng sinh hoạt, đó là DCC Tạ

Quang Bửu, Cung Giũ Nguyên và Nguyễn Thúc Tuân.

Số HĐS: 14432 : 15 = 962

Hoặc: 2204 : 16 = 138 Trưởng.

Ngày nay thì khó tính toán, vì Trưởng 4 gỗ thì rõ ràng

nhưng HĐS thì mờ mờ ảo ảo, trồi sụt bất thường, không có nạp

bảo hiểm như xưa nên thật khó mà có được con số chính xác.

Một con số mà mọi người có thể chấp nhận là chúng ta

hiện có 4500.

Về trưởng 4 gỗ thì hiện có 20 trưởng sau 1990 và 4 vị

(Trần Văn Lược, Nguyễn Thúc Tuân, Nguyễn Thới Hòa, Tôn

Thất Sam) (Các trưởng ở xa hiện đang định cư ở nước ngoài và

Tr Lê Gia Mô bị bệnh, không kể).

Cộng hết thảy ta có: 24 trưởng 4 gỗ phân bố không đều

như sau:

Đạo Phong Châu: 01 LT.

Bà Rịa: 01 LT.

GXH: 01 LT. Đơn vị này nhân số đông nhưng quan

điểm của họ là không có Hội thì không thể phong nhậm LT nên

họ đưa ra một lối thoát: bầu 5 huynh trưởng giữ nhiệm vụ như

1 LT nhưng không mang 4 gỗ (Đó là các Tr Tuấn, Hoàng, Phi,

Hàn, Bình): 6 LT.

Ban Điều Hành: 15 vị.

Tổng cộng hiện nay:

Page 43: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

4500 HĐS : 24 LT # 188.

Xưa: cứ 962 HĐS có 1 LT

Nay: 188 HĐS có 1 LT.

Kết luận: Không hiểu từ đâu mà hiện nay có quan niệm

trưởng 3 gỗ hơn trưởng 2 gỗ và 4 gỗ là thuộc loại siêu đẳng.

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm:

a. DCC hay LT (4 gỗ) là chức danh cao nhất của huấn

luyện chứ không phải là đẳng cấp chung của HĐ. Sau thời gian

phụ trách việc huấn luyện hay hết thời gian qui định (trước đây

ấn định 5 năm) thì trưởng 4 gỗ chỉ còn mang 2 gỗ của HHR với

danh xưng cựu hoặc nguyên LT mà thôi.

b. Điều kiện để được phong nhậm LT là trưởng có

HHR (2 gỗ) chứ không cần phải là trưởng 3 gỗ mới được

phong nhậm 4 gỗ. Trước đây HĐVN có 4 vị Trại Trưởng Trại

Trường (Quốc gia) thì đều là từ 2 gỗ lên thẳng 4 gỗ luôn (quý

Trưởng DCC T.Q.Bửu, C.G. Nguyên, L.M. Ngọ, M.Liệu).

c. Thành phần cốt cán để xây dụng và phát triển phong

trào là những đơn vị trưởng như Akela, Thiếu Trưởng, Kha

Trưởng, Tráng Trưởng là những hạt trân châu đã lăn lóc trong

sinh hoạt để gầy dựng hạ tầng cơ sở cho Phong trào.

Trưởng Nguyễn Hòe – Đạo Trưởng Thừa Thiên chỉ

mang Bạch Mã mà điều khiển bao nhiêu Bằng Rừng.

Trưởng Cò Yêu Đời chỉ mang BM mà coi cả Châu Hải

Trung có bao nhiêu BR.

Trưởng Trần Điền, Nguyễn Hữu Mưu, Huỳnh Văn

Diệp chỉ mang 2 gỗ nhưng lại giữ chức Tổng Ủy Viên, các

Trưởng tuân lệnh răm rắp.

Trưởng DCC Tạ Quang Bửu, Tr DCC Lê Mộng Ngọ

khi lên làm Trại Trưởng Quốc Gia lại xin làm Thiếu phó phụ tá

cho học trò của mình .

Đến đây GVMD xin khép lại vấn đề này. Việc đóng

góp công sức cho Huấn luyện của mỗi LT sẽ do Lịch sử soi xét.

Nên nhớ rằng LT hoặc DCC là một “trách nhiệm danh dự”

(Honourable charge) chứ không phải là “Bằng cấp”. Trong HĐ

Page 44: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

chỉ có một bằng cấp cao nhất là BẰNG RỪNG mà thôi! Ai làm

“phá giá” BR là phá hoại PTHĐ.

SÁO DỄ THƢƠNG

Page 45: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

LÖÛA DAËM ÑÖÔØNG

Page 46: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Baùo Nhanh RS Baïch Vaên Nghóa (OR)

Page 47: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Höôu Haêng Haùi Hoaøng Kim Chaâu RS (TX)

Page 48: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

“HƢỚNG ĐẠO MỘT NGÀY, HƢỚNG ĐẠO MÃI MÃI”

“Lord Kitchener (1850-1916) , nguyên Chủ tịch Hướng

Đạo Miền Bắc thành phố Luân Đôn, có thời gian làm Bộ

Trưởng Quốc phòng Anh quốc, trong cuộc họp mặt Hướng

Đạo sinh Anh quốc tại Leicestershire, vào tháng 4 năm 1911

đã đề xướng “Hướng Đạo một ngày, Hướng Đạo mãi mãi

“ (One a Scout, always a Scout ) “ (Nguyễn Văn Thuất, Kỷ yếu

Gữ Vững Mối Dây, số 4, trang 83 )

Mới nghe câu nói trên, ta thấy nó ngắn gọn, đơn giản và

dễ hiểu. Khi nói “ Hướng Đạo một ngày là Hướng Đạo mãi

mãi “ người ta hiểu là :

- Khi một người đã trở thành Hướng Đạo sinh thì

những năm tháng còn lại mãi mãi là người Hướng Đạo (dù đã

“lìa rừng”). Và cũng có thể hiểu là :

- Nếu đã làm Hướng Đạo được một ngày thì nhũng

ngày sau đó cũng có thể làm Hướng Đạo được.

Hai cách hiểu như trên không sai, nhưng tôi nghĩ chưa

đủ, có lẽ câu nói trên không đơn giản như vậy, nó còn có hàm ý

khác nữa chăng ? Chúng ta cần tìm hiểu thêm về câu nói đó.

Trước tiên, ta tìm hiểu cụm từ “Hƣớng Đạo một ngày

“ là gì ? Đâu phải một người mới vừa vào Hướng Đạo sau một

ngày thì đã là Hướng Đạo sinh? Thông thường một người mới

vào đoàn, bạn ấy có một thời gian vài ba tháng tạm sinh hoạt

vói đoàn, và được sự giúp đỡ của Đội trưởng ( Tuần trường,

Toán trưởng …) để tìm hiểu về phong trào Hướng Đạo như :

như lịch sử Hướng Đạo, Luật, Lời húa Hướng Đạo v.v…đó là

bước đường đầu tìm hiểu của một tân sinh. Sau đó, nếu bạn ấy

thấy yêu thích Phong trào Hướng Đạo và muốn gia nhập vào

Hướng Đạo, thì bạn ấy nhờ anh Đội trưởng đề đạt nguyện vọng

đó lên Ban Huynh trưởng. Ban Huynh trưởng xét thấy được thì

trong một kỳ trại, thường sau khi lủa trại, lúc đêm khuya yên

Page 49: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

tĩnh, các Hướng Đạo tân sinh trở về lều (chứ không được tham

dự), bạn ấy được ở lại dự lễ Tĩnh tâm cùng với sự có mặt của

Ban Huynh trưởng và toàn thể đoàn sinh (đã tuyên lời hứa )

trong đoàn. Đây là lúc bạn ấy xem lại những điều mình tìm

hiểu về Phong trào Hướng Đạo, thử còn có những chỗ nào

mình chưa thông hiểu để Ban Huynh trưởng hướng dẫn thêm.

Và cũng chính lúc này, bạn ấy suy nghĩ kỹ lại lần cuối trước

khi Tuyên Lời hứa.Quyết định này hoàn toàn tự nguyện, tự

giác chứ không do một ai thúc ép hoặc bắt buộc cả. Đây là

quyết định quan trọng của một Hướng Đạo sinh, cho nên phải

suy nghĩ kỹ vì khi đã vào với Phong trào Hướng Đạo là dấn

thân vào một cuộc chơi lớn của đời mình, mà trò chơi nào nó

cũng có luật lệ của cuộc chơi, trò chơi Hướng Đạo nó có sắc

thái riêng và rất đặc biệt. Khi tư tưởng đã thông, lòng đã quyết

thì sáng sớm tinh mơ hôm sau, lúc cảnh vật còn yên tĩnh và ở

tại một địa điểm thật lý tưởng, bạn ấy Tuyên lời hứa. Ban

Huynh trưởng và đoàn sinh đồng phục chỉnh tề để dự lễ Tuyên

Lời Hứa của bạn ấy. Giây phút thiêng liêng ấy đã diễn ra và

cũng từ giây phút đó Luật và Lời Hứa Hướng Đạo đã ghi tâm

khắc cốt nơi bạn. Buổi lễ đó đã trở thành dấu ấn sâu sắc, nó trở

thành kỷ niệm không bao giờ quên đối với một Hướng Đạo

sinh.Và cũng từ giây phút đó, bạn ấy mới chính thức trở thành

Hướng Đạo sinh và được đeo Hoa Huệ Hướng Đạo, được chào

theo cách Hướng Đạo và được bắt tay trái với Hướng Đạo sinh

trên toàn Thế giới. Kể từ ngày hôm đó, mới được goi là

“Hƣớng Đạo một ngày “ là vậy.

Để trở thành một Hướng Đạo sinh chưa phải là khó,

nhưng người Hướng Đạo sinh ấy phải giữ mình để luôn luôn là

người Hướng Đạo mới là khó khăn. Do vậy, cho nên người viết

câu trên nói tiếp vế thứ hai : “ làHƣớng Đạo mãi mãi “. Vậy

Hướng Đạo mãi mãi là gì ? Đã là Hướng Đạo rồi thì sau này

mãi mãi là hướng Đao chứ gì ? Quả thật là như vậy, nhưng để

giữ được là người Hướng Đạo (theo đúng nghĩa) với một ngày

cũng đã khó, chứ nói chi đến “ Hướng Đạo mãi mãi “ hay

Page 50: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

muôn đòi. Có lẽ sức nặng của câu nói nghiêng về vế sau của

câu.

Trong phong trào Hướng Đạo ngay từ lúc Tráng sinh,

mỗi người đều đã có kế hoạch tu thân. Kế hoạch này hoàn toàn

do bản thân tự đề ra và cố gắng thực hiện. Chủ yếu là sống theo

ba Lời Hứa và mười điều Luật Hướng Đạo mà ta đã tự hứa

trước Ban Huynh trưởng và cả đoàn. Người Hướng Đạo cũng

là con người bình thường như bao người khác, chỉ có điều khác

với người thường ở chỗ là họ đang tham gia vào một cuộc chơi

Hướng Đạo, do vị sáng lập là Baden Powell bày ra nó. Môt

cuộc chơi đầy lý thú, đầy thử thách với luật chơi. Vì là cuộc

chơi, nên nó không có pháp giới nghiêm cấm hay ràng buộc

khắc khe, nhưng nếu người chơi lơ là, thiếu ý thức thì dễ phạm

luật chơi. Điều đặc biệt là người tham gia cuộc chơi tự nguyện

xin được chơi, chính mình lại là người giám sát và cũng là

trọng tài, là người cầm cân nẩy mực để tự đánh giá về mình.

Vừa là người chơi, vừa thổi còi, nếu không khéo, hoặc thiếu

bản lĩnh rất dễ bị sai lệch, hoặc mất phương hướng, là không

sống theo luật Huớng Đạo. Người Hướng Đạo chỉ còn là

Hướng Đạo khi còn biết sống theo Luật và Lời hứa Hướng

Đạo, dẫu sau này, người ấy không có điều kiện sinh hoạt

Hướng Đạo nữa và họ đã trở thành cựu Hướng Đạo thì vẫn

mang dòng máu Hướng Đạo. Ngược lại, người nào không sống

theo Luật và Lời hứa, tức là Luật và Lời hứa không còn ràng

buộc họ được nữa, họ tự bỏ cuộc chơi, là họ đã ly khai với

Hướng Đạo rồi vậy. Hóa ra, người chơi tưởng chừng như dễ

dàng, nhưng xem ra cũng khó khăn quá mức

Trong giao tiếp hằng ngày, không phải lúc nào ta cũng

gặp được những người tốt mà có khi gặp phải kẻ bất lịch sự,

thô bỉ. Trước những điều chướng tai gai mắt đó dễ làm cho ta

nóng nảy, giận dữ.Trong những tình huống như vậy, người

Hướng Đạo nhẩm lại điều luật thứ tám là “ Hướng Đạo sinh

gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi “ và cố tìm cách xử lý để cho sự

việc không căng thẳng và xô xát, ẩu đả. Thường trước những

tình huống như vậy nó gây rất nhiều khó khăn cho ta, đặt ta

Page 51: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

trước những thử thách, đòi hỏi chúng ta phải bình tĩnh và sáng

suốt để giải quyết sự việc. Nguời Hướng Đạo cũng chẳng tài

giỏi gì chỉ có điều, ta đã trải qua nhiều thử thách trong những

Trò Chơi hằng ngày, ta cũng đươc trui rèn trong những lần thi

can đảm, được nhắc nhở qua nhũng Câu chuyện tinh thần,

những Câu chuyện dưới cờ, hoặc được rút kinh nghiệm trong

những buổi Lửa Dặm Đường … Hằng ngày những điều đó nó

thâm nhập vào ta từ lúc nào mà ta không hề hay biết. nó đã trở

thành thói quen, tập quán trong mỗi con người. Cái hay là hằng

ngày ta đã công phu tập luyện nó mà như không hề hay biết gì

về việc tập luyện đó, vì ta đang bị cuốn hút vào trong dòng

chảy của những trò chơi đầy thú vị. Khi gặp những việc như

vậy, nếu chúng ta không biết kìm hãm, nhẫn nhịn hoặc không

có bản lĩnh, không sáng suốt, mà ta nóng nảy, cãi vã nặng lời

hoặc có hành đông “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân “ là ta đã

rơi vào cái bẩy của kẻ xấu đang giăng sẵn để cài ta. Đó cũng có

thể là ý đồ của kẻ tiểu nhân muốn biến ta thành những người

như họ, để nó rêu rao với mọi người là : người Hướng Đạo

cũng xấu xa như họ, cũng là một lũ “củi mục một bè” hay là

“Cá mè một lứa”cả, bằng cách bôi đen đầy ác ý thâm độc.

Người Hướng Đạo là “bạn của tất cả mọi người”, họ luôn luôn

muốn sống hòa thuận với mọi người cho nên nếu có nặng lời

với người khác là viêc bất đắc dĩ mà thôi. Thông thường là võ

sĩ dùng võ lực để đánh gục địch thủ, miễn sao, làm cho địch

thủ mau chóng “đo ván” để họ trở thành người chiến thắng.

Tuy nhiên, chắc có lẽ có một thế võ mà ta không dùng sức

mạnh, chỉ dùng thế di chuyển để đưa đối phương vào thế mà

khi đấm bị quá đà, đấm vào chỗ không và bị mất thăng bằng

nên tự té ngã. Làm được điều đò là tuyệt chiêu. Hoặc lấy sự im

lăng để đối kháng lại với sự ồn ào đôi lúc cũng là cần thiết.

Là con người, nên những sai phạm, lỗi lầm cũng khó

tránh khỏi, nhưng mỗi lần vấp ngã, người Hướng Đạo biết

đứng dậy, biết nhẩm lại luật Hướng Đạo và người trọng tài

trong họ đã nhanh chóng thổi còi việt vị. Như vậy là trong mỗi

lần bị sai phạm mà ta biết phục thiện để sửa sai thì điều đó có

Page 52: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

khác nào ta đang có ý thức để hồi sinh người Hướng Đạo trong

chính ta để “là Hƣớng Đạo mãi mãi”. Như vậy lòng ta được

thanh thản và anh chị em của ta dang vòng tay lớn níu kéo ta để

ta không rơi xuống vực thẳm của tội lỗi và cũng không để mất

đi một người Hướng Đạo anh em. Tuy nhiên cũng có người

không thấy mình chơi sai luật, cứ cho mình đúng, đối thủ mới

là kẻ sai và cố gắng biện hộ cho mình, và cứ nặng lời, to tiếng

la làng. Làm như vậy, khác nào” vạch áo cho người xem lưng”.

Sự việc ai đúng ai sai chưa rõ nhưng “trong nhà chưa tỏ, ngoài

ngõ đã hay” thật là tai hại! Nếu đã là Hướng Đạo “ thứ thiệt”

thì làm gì có chuyện “ Gà nhà bôi mặt đá nhau” ?? !. Vì vậy,

cho nên để giữ cho được là người Hướng Đạo đã khó lắm rồi,

mà lại làm người Hướng Đạo mãi mãi thì lại cực kỳ khó khăn.

Câu nói trên, mới nghe ta thấy dễ hiểu, nhưng càng suy

nghĩ ta thấy nó thâm thúy và cần suy ngẫm. Vì vây người

Hướng Đạo không những cần phải hiểu câu trên, mà còn để

thực hành một cách tốt đẹp câu nói đó nữa. Câu nói vừa là một

câu có tính khẳng định : “Hướng Đạo một ngày thì mãi mãi là

Hướng Đạo”, nhưng câu nói đó nó còn có tính giáo huấn, nhắc

nhở, động viên người Hướng Đạo là phải luôn luôn coi Luật và

Lời hứa là khuôn vàng thước ngọc, là một cây thước có tính

chuẩn mực để đo giá trị và phẩm chất của người Hướng Đạo.

Luật và Lời Hứa cũng là kim chỉ nam hướng dẫn cho ta có lối

sống đẹp.Chính nó cũng giúp ta sống theo tinh thần Hướng

Đạo là phải biết trọng danh dự, sống liêm khiết, thương yêu

mọi người, biết giúp ích và coi những Hướng Đạo sinh như anh

em ruột thịt … Nó luôn nhắc nhở người Hướng Đạo phải có ý

thức trong suy nghĩ, lời nói và việc làm.

Cách hiểu câu nói theo những cách vừa trình bày trên

đây cũng chỉ là một cách hiểu mang tính chủ quan, chắc chắn

rằng trong mỗi người chúng ta còn có những cách hiểu khác về

câu trên một cách đầy thú vị.

Người Hướng Đạo rất tâm đắc câu nói “Hướng Đạo

một ngày là Hướng Đạo mãi mãi” Khi nói câu trên, mắt họ

Page 53: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

sáng lên, lòng đầy hặm hở tự hào và đầy dũng khí quyết tâm.

Đó là biểu hiện tinh thần lạc quan và lòng tự tin của người

Hướng Đạo, dù có gặp khó khăn họ vẫn vui tươi, vẫn giữ vững

lý tưởng Hướng Đạo và luôn luôn khẳng định “Hướng Đạo

một ngày là Hướng Đạo mãi mãi”

Đinh Quang Diêm – Chồn Kiên Tâm

Page 54: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

TRẠI HỌP BẠN TOÀN QUỐC KỶ NIỆM 100 NĂM CỦA HƢỚNG ĐẠO HOA KỲ

(NATIONAL SCOUT JAMBOREE CELBRATING -

100 YEARS OF BSA)

Máy bay chúng tôi đáp xuống Washington DC lúc 5 giờ

sáng ngày 28.07.2010. Trưởng Lý Nhật Hui lấy xe ôtô đặt sẵn

ở Phi trường quốc tế Dulles (IAD), lái thẳng một mạch đến

Fort A.P.Hill – một căn cứ quân sự rất lớn và đầy đủ tiện nghi

– nơi mà Hướng Đạo Hoa Kỳ (Boy Scouts of America: BSA)

mượn để tổ chức Trại Họp Bạn Quốc gia.

Vừa mới vào cổng trại, các Trưởng HĐ trong Ban Tiếp

tân và Quân cảnh, khi biết tôi có tên trong danh sách Special

guest VIP bèn hướng dẫn cho xe đỗ ở nơi dành riêng để chờ

người của ban Điều hành trại Họp bạn ra đón vào nơi đang diễn

ra Lễ khai mạc.

Trong khi chờ đợi, thấy những xe đến trước và sau

chúng tôi đậu kín cả một bãi cỏ rộng hơn sân bóng đá, rất nhiều

Quân cảnh và chuyên viên Công binh đang kiểm soát các xe từ

trong chỗ ngồi cho đến buồng máy và “cốp xe” rất tỉ mỉ, có

một vài ôtô được đưa dụng cụ dò mìn rà kỹ cả dưới gầm xe…

chứng tỏ việc giữ an ninh cho trại rất chu đáo.

Một chốc sau thì Trưởng Nguyễn Tấn Đệ - tuy rất bận

trong Ban Tổ chức – đích thân lái xe của Staff điều hành trại ra

hướng dẫn chúng tôi vào đậu xe ở Action center, rồi chở chúng

tôi tới Grand Arena – nơi đang cử hành Lễ Khai mạc, vì chỉ có

xe của Staff mới đến đó được, còn tất cả các xe khác của quan

khách (visitors) đều phải đậu ở Parking cách Đại Diễn trường

cả 1 km đường bộ hầu bảo đảm an ninh cho Đại lễ vì có nhiều

nhân vật cao cấp của chính quyền liên bang tham dự và Tổng

trưởng Quốc phòng (là một cựu HĐS đẳng cấp Eagle Scout)

đại diện chính phủ đọc diễn văn khai mạc.

Dù đã được mục kích Lễ Khai mạc Trại Họp bạn thứ 26

của HĐ Vùng Á châu – Thái Bình Dương (26th

Asia – Pacific-

Page 55: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Regional Scout Jamboree) trong dịp cuối năm 2009 tại

Makiling (Philippines) với hơn 15.000 người trong đồng phục

HĐ của 27 nước rất đẹp và đầy ấn tượng; nhưng khi đến Grand

Arena của Trại HBHĐHK, tôi không khỏi sững sờ kinh ngạc

giữa một biển người hàng hàng lớp lớp của hơn 45.000 trại

sinh và rất đông quan khách được mời tham dự hiện đang có

mặt ở nơi đây.

Khán đài lộ thiên rất vĩ đại và hoành tráng , có màn

hình rất lớn để phóng đại hình ảnh những nhân vật đang phát

biểu, các màn trình diễn đang xảy ra trên sân khấu… & hệ

thống âm thanh tuyệt vời được đặt rải rác đó đây để những

người ngồi xa vẫn thấy và nghe rõ. Những cuộc biểu diễn máy

bay uốn lượn trên bầu trời với khói màu đủ sắc, những pha

nhảy ngoạn mục với dù đủ màu của các Cựu HĐS… làm cho

buổi Lễ vô cùng hào hứng.

Gần cuối buổi Lễ thì bất ngờ gặp Bạch Văn Nghĩa,

người mà tôi đã phát Bằng Rừng đầu tiên của Khóa Tùng

Nguyên 2 năm 1993 trước khi anh ấy qua định cư ở Oregon. Vì

quá vui mừng mà quên hỏi là do cơ duyên hội ngộ hay là Nghĩa

biết tôi đến dự nên hỏi tin tức qua Trưởng Đệ thành thử mới

biết được vị trí của tôi giữa một rừng người dày đặc.

Để tự do trò chuyện và tránh luồng bụi mù khi các đoàn

người sẽ đổ xô ra đường sau Lễ Khai mạc, Nghĩa rủ tôi đi tham

quan các gian hàng bán kỷ vật của Trại ở Trading Post.

Bạch Văn Nghĩa là Trưởng VN tham dự trại cùng các

đơn vị của BSA thuộc bang Oregon với tư cách thành viên

Staff. Riêng các HĐS gốc Việt thuộc hệ thống của BSA thì chỉ

có 1 đoàn gồm 36 em và 4 Trưởng hiện đang sinh hoạt ở nhiều

Tiểu bang họp lại mà phần lớn ở San José, Orange County,

Houston… thì chúng tôi khó mà tìm gặp họ giữa hàng vạn

người tại Đại Diễn Trường vì đều mặc đồng phục giống các

đơn vị của Hoa Kỳ.

Quả là một cơ may hiếm có mà một số HĐSVN đang

sinh hoạt với BSA được tập hợp thành 1 đoàn để tham dự Trại

Họp Bạn đặc biệt này. Như vậy đây là mốc đầu tiên mà các

Page 56: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

HĐS gốc Việt được dự National Jamboree của BSA từ nay về

sau.

Tuy đoàn HĐ gốc Việt chỉ là 1/1000 trong tổng số Trại

sinh, nhưng màn trình diễn văn nghệ với y phục cổ truyền (hoạt

cảnh Hồn vọng phu) đã làm cho mọi người thích thú nên truyền

hình của trại đã chiếu đi chiếu lại nhiều lần.

Nên biết rằng BSA với số lượng HĐS gần 5 triệu đoàn

viên mà chỉ có 45.000 người được tham dự với điều kiện khắc

khe: tuổi từ 12-18 tối thiểu phải qua HĐ hạng Nhất, và mỗi em

phải đóng trại phí từ 3.600 đến trên 4.000 USD tùy theo ở địa

phương xa hay gần; các Trưởng đi theo đơn vị cũng đóng tiền

như các Đoàn sinh. Vậy không thể có một Đoàn nào nguyên

vẹn đủ điều kiện để đăng ký tham gia, mà phải nhiều Thiếu

đoàn cùng Đạo hoặc Châu tuyển người đủ điều kiện để gộp lại

với nhau cho có 36 em và 4 Trưởng hợp thành 1 đơn vị tham

dự và phải đăng ký trước cả năm mới được chấp nhận. Có một

số HĐS đủ điều kiện nhưng không thể đóng nỗi trại phí, cũng

có nhiều Thiếu sinh đủ tiền nhưng thiếu điều kiện (tuổi, HĐh1)

nên không thể đăng ký tham gia… do đó ai được tham dự trại

này là một niềm hãnh diện vì 100 năm mới lại có 1 lần.

Ngoài số trại sinh chủ lực của BSA, còn có sự góp mặt

của 29 phái đoàn HĐ nước ngoài. Trong đó phái đoàn đông

nhất là Canada (46 người của 3 đơn vị), thứ nhì là Korea (38

HĐS)… thứ mười một là HĐ Nga (10 HĐS)… thứ 27 là HĐ

Hồng Kông (2 người)…

Khu vực tổ chức Jamboree rộng gấp 5 lần Trại trường

Makiling và gấp 10 lần Tùng Nguyên nên mới đủ chỗ chia ra

21 Tiểu trại (Sub-camp) chưa kể đến khu Tổng hành dinh của

Ban Điều hành và Trung tâm Thương mại (Trading Post) cùng

những khu vực hoạt động như bắn cung, bắn súng hơi & súng

săn và lặn dưới nước, câu cá… ngoài ra còn có khu sinh hoạt &

trình diễn của các sắc dân Da Đỏ, Tạo tác tiền phong

(Pioneering), khu Brownsea Island Camp diễn lại cảnh sinh

hoạt của trại HĐ đầu tiên năm 1907.

Page 57: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đặc biệt hơn Trại HB Á châu – Thái Bình Dương vừa

rồi là trong Jamboree này có những địa điểm để mọi người sạc

pin điện thoại, truy cập Internet, gọi điện thoại di động hoặc

gửi email về gia đình hoàn toàn miễn phí với đường truyền rất

mạnh do công ty viễn thông AT&T lập nhiều cột antenne tiếp

sóng vệ tinh ngay trong khu vực trại.

Chu vi trại dài mấy chục km, nên để giúp cho các người

tham dự di chuyển được dễ dàng & nhanh chóng từ địa điểm

sinh hoạt này đến địa điểm khác, từ Tiểu trại này đến Tiểu trại

kia… thì có 6 hệ thống xe buýt con thoi mang màu sắc khác

nhau: tím, vàng, lục, đỏ, xanh và cam; mỗi hệ thống chạy lui

chạy tới trong một tuyến đường quy định dài 5-6km, suốt từ 7

giờ sáng đến 5 giờ chiều để đưa đón các trại sinh miễn phí…

đó là nhờ hàng chục xe chở học sinh của các trường Trung &

Đại học thuộc bang Virginia và Washington DC tình nguyện

phục vụ từ ngày khai mạc đến khi mãn trại.

Về ẩm thực thì sáng và trưa được cung cấp khẩu phần

thức ăn nhanh để trại sinh có thì giờ tham gia các cuộc thi đua

và giải trí; bữa ăn chiều thì được phát đồ tươi sống để các em

trổ tài nấu nướng. Thức uống thì có phát theo khẩu phần đầy đủ

nước trái cây, café, sữa đặc, sữa tươi… ê hề, về nước tinh khiết

thì có mấy chục trạm tiếp nước ở ven đường để mỗi người

châm vào chai hoặc bidon cá nhân, đó là chưa kể ở những nơi

tụ họp hoặc ở quảng trường thì có để sẵn những caisse (mỗi

caisse 24 chai) nước tinh khiết do hãng Nestlé cung cấp, mỗi

người có thể ngồi tại chỗ với tay ra chung quanh là có thể lấy

được dễ dàng khỏi cần phải di chuyển.

Về tiện nghi thì điện sáng choang, nước đầy đủ tha hồ

tắm rửa, mỗi khu vực trại có hàng chục phòng toilet tiền chế có

đủ giấy lau chùi và dung dịch tẩy uế để rửa tay. Mỗi ngày đều

có những nhân viên của công ty dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp

đi chùi rửa, hút hầm cầu, xịt thuốc sát trùng & lotion khử mùi

xú uế… nên không khí trại ít nơi bị nặng mùi như ở Makiling.

Sở dĩ Trại đầy đủ tiện nghi là nhờ tiền quỹ của BSA rất

lớn, vả lại trong các sự kiện trọng đại của Phong trào, ngoài

Page 58: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

tiền trợ cấp của chính phủ, Hội HĐ còn được các Tập đoàn

công nghiệp lớn tài trợ với số tiền khổng lồ.

- Mạng Điện thoại di động AT&T trang bị cho trại hệ

thống viễn thông hiện đại trị giá 1.000.000 USD, tặng nhiều

máy bộ đàm & điện thoại cầm tay để việc liên lạc giữa các đơn

vị và Ban Tổ chức được dễ dàng và nhanh chóng.

- Hãng General Motor tặng 250 xe ôtô Pickup hiệu

GMC mới toanh để cho các thành viên trong ban Điều hành sử

dụng, sau trại thì BSA bán lại theo dạng Second hand (mặc dù

xe chạy loanh quanh trong trại chưa hết rodage) để lấy tiền bỏ

vào quỹ Hội HĐ.

- Quỹ Tiền tệ Liên bang Hoa Kỳ tặng số tiền bán được

khi phát hành mấy chục ngàn đồng coin bằng bạc (silver coins)

mệnh giá 1 USD nhân dịp Kỷ niệm Bách niên HĐHK, nhưng

các nhà sưu tập dành nhau mua với giá trên 100 USD.

31/03/2010 là ngày phát hành đầu tiên, thế mà thượng tuần

tháng 4/2010 tôi gửi email cho các Trưởng cư ngụ ở Texas –

gần nơi phát hành – để nhờ tìm mua giúp, thế mà chẳng kiếm

được đồng nào vì đã hết sạch.

- … ngoài ra còn nhiều cơ sở sản xuất đồ dùng và thực

phẩm ủng hộ rất nhiều hiện vật và hiện kim nữa.

Nhờ ngân quỹ dồi dào đổ vào việc tổ chức các tiện nghi,

nên tiền trại phí thu được đều dành cho việc ăn uống và vui

chơi giải trí của các em.

* Ăn uống rất đầy đủ giúp cho sức khỏe các em được

dồi dào mặc dù khí hậu rất nóng bức (gần 400C).

* Chỉ riêng Trung tâm hoạt động (Action Center) đã chi

phí hết 629.000 USD để mua 300 súng Shotgun &410.000 đạn;

320 súng hơi (Airgun) & 200.000 viên đạn… để các Trại sinh

thi bắn… đó là chưa kể tiền mua cung tên, xe đạp địa hình,

máy định vị vệ tinh GPS để các toán biết được vị trí khi thám

du ngoài hoang dã… do đó các em được tham dự những trò

chơi “cảm giác mạnh” rất hào hứng.

* Trung tâm câu cá đã thả thêm xuống hồ hàng trăm tấn

cá đủ loại; mua hàng ngàn cần câu máy thứ tốt để cho các trại

Page 59: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

sinh dùng, hàng lố dụng cụ để hướng dẫn các em làm cá lạng

thành “phi-lê”, một dàn bếp gas với đầy đủ soong chảo & hàng

chục thùng dầu ăn, gia vị, nước sauce… để chỉ cách cho chúng

nấu nướng rồi sau đó mỗi người được thưởng thức món cá rán

mà tự tay mình chế biến sau khi đã câu được. Chỉ riêng các đĩa

giấy và muỗng nĩa nhựa cung cấp cho các em ăn tại chỗ… mỗi

ngày bỏ đầy mấy thùng rác cỡ lớn bằng phuy xăng cũng đủ

thấy sự chi phí tốn kém như thế nào….

* Nhưng cái thú vui mà các em thích nhất là trao đổi

huy hiệu để về làm kỷ niệm. Có lẽ đã được Trưởng đơn vị

hướng dẫn ở nhà, nên các em mang theo rất nhiều logo, mũ nón,

áo thun, khăn quàng… Các em “bày hàng” trên những chiếc

giường xếp hoặc các tấm “poncho” trải dọc theo ven đường ở

khu Trading Post để trao đổi. Chúng biết giá trị của từng thứ:

logo của phái đoàn (contingent) là có giá trị cao nhất rồi mới

đến Châu (Council), Đạo (District), Liên đoàn… nguyên bộ

(set) đủ màu thì giá trị hơn nhiều cái riêng lẻ. Nhiều thứ có giá

trị cao nên các em không đổi một lấy một mà có thể 1 lấy 4

hoặc hơn nữa, hoặc định giá bằng tiền. Nhiều em không có gì

để đổi nên cũng đồng ý bỏ tiền mua… do đó việc trao đổi kỷ

vật tại Jamboree của Mỹ không gọi là Swapping như các cuộc

Họp Bạn khác mà lại gọi là Trading.

Hòa vào niềm vui của mọi người, tôi lần bước xem

“quầy hàng” của các em bày la liệt ven đường mà chẳng trao

đổi gì cả (bởi không chuẩn bị mang theo từ nhà, vả lại dù có

cũng không trao đổi vì nguyên tắc chỉ được trao đổi với người

đồng cấp mà thôi), thấy thế các em tỏ vẻ ngạc nhiên… bỗng

một em nhìn thấy băng HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM trên ngực

áo của tôi, bèn năn nỉ tôi đổi cho em một món gì từ VN để làm

kỷ niệm. Tôi xin lỗi là chẳng có thứ gì để đáp ứng lòng mong

mỏi của các em và dù có thì biếu chứ không đổi vì sợ sai

nguyên tắc. Em ấy bèn đưa sổ tay xin chữ ký. Nhìn thấy chữ ký

Sư Tử Đảm đương, em thích quá đem khoe với mọi người; thế

là cả bọn xúm lại làm tôi ký rã cả tay, mờ cả mắt vì đứng giữa

trời nắng chang chang mồ hôi nhễ nhại chảy vào mắt cay xè…

Page 60: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

may mà lúc ấy vắng người qua lại, nên ký cho các em xong thì

tôi chuồn lẹ. Thế mà sau ngày trại bế mạc, tôi đang tham quan

Memorial center ở Washington DC, có vài em tình cờ gặp cũng

bắt tôi ký tặng dù đang đứng giữa quảng trường đông nghẹt du

khách.

Điều tôi lo lắng trước khi đi Hoa Kỳ là ngại sự “phân

biệt chủng tộc” mà dân Mỹ thường có đối với người khác màu

da. Nhưng điều đó không hề thấy trong Trại Họp Bạn của HĐ

Hoa Kỳ: sau ngày khai mạc, tôi và một số quan khách được

mời tham dự buổi tiệc chiêu đãi tổ chức ngay tại Jamboree.

Theo thói quen, tôi chọn chỗ ngồi ở góc khuất, nơi mọi người ít

chú ý để ăn uống được tự nhiên hơn. Buổi tiệc bắt đầu, “người

chủ xị” giới thiệu quan khách từ nhỏ tới lớn, cho đến khi

xướng danh người có vai vế nhất trong buổi tối hôm đó thì tôi

khấp khởi mừng, tưởng rằng mình được “lọt sổ” khỏi bị ai

nhòm ngó, đâu ngờ vị ấy đứng dậy giới thiệu: “Hôm nay có

một Special guest VIP từ VN đến để cùng tham dự cuộc vui

với chúng ta: xin mời Trưởng SAM TON đứng dậy cho mọi

người thấy mặt và mời Trưởng cầm dĩa muỗng dẫn đầu đoàn tự

chọn thức ăn để khai mạc bữa tiệc hôm nay!”. Vì quá bất ngờ

và cảm động trước sự ưu ái của mọi người khiến tôi “mắc cỡ”

nên thu mình ngồi bất động. Ngỡ rằng tôi không hiểu tiếng

Anh, vị ấy nhờ Trưởng Lý Nhật Hui ngồi bên cạnh nhắc tôi

đứng dậy chào mọi người và dẫn đầu đoàn để khai mạc bữa

tiệc tự chọn (buffet). Lấy thức ăn xong về lại chỗ ngồi, nhiều

người đến bắt tay chúc mừng, trong số đó có anh Rick Kagawa

người Mỹ gốc Nhật – một UV Huấn luyện của BSA mà tôi đã

gặp ở trại BR Tùng Nguyên VI tại Goshen Scout Reservation

trước đó 1 tháng, anh ấy bảo: “Trưởng xứng đáng được chúc

mừng vì là một VIP từ Đông-Nam-Á đến”. Tôi bảo: “Trưởng

thương mà nói thế! Tôi không phải là VIP mà là VOP” (Very

old Person: người cổ lổ sĩ).

Vài điều ghi nhận:

* Trong buổi tiệc chiêu đãi quan khách long trọng như

thế mà chỉ uống Sirop và nước khoáng tinh khiết chứ không hề

Page 61: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

có một ngụm rượu vang hoặc Bièrre chứ đừng nói gì đến rượu

mạnh. Theo quy định của BSA thì trong trại không được uống

rượu và thức giải khát có cồn. Mọi người phải triệt để tuân theo

kể cả những Trưởng cao cấp!

* HĐHK làm mọi việc đều có lập chương trình trước

chứ không phải đến giờ chót muốn làm gì thì làm: Tổng thống

Obama vì bận công vụ nên không đến đọc diễn văn trong buổi

Lễ khai mạc được, sau đó thu băng video gửi lời chào mừng

BSA tròn 100 năm nhưng khi gửi đến thì mọi diễn tiến của

Đêm Bế mạc trại đã được hoạch định xong, vì thế cuộn băng

hình ấy chỉ được phát trước khi bắt đầu buổi Lễ 10 phút, tức là

trong lúc quan khách và Trại sinh đang tìm chỗ ngồi để chờ đợi

buổi Lễ Bế mạc khai diễn chứ không phải là phần chính thức

của chương trình.

Nên biết rằng buổi Lễ Bế mạc rất hoành tráng, kéo dài

trong 3 giờ đồng hồ. ngoài 45.000 trại sinh còn có 25.000 quan

khách tham dự. Có nhiều màn trình diễn rất đặc sắc và pháo

bông sáng rực cả góc trời không kém gì đêm hoa đăng mừng

ngày kỷ niệm Lễ Độc lập hôm 04.07.2010 trước đó. Sau 23 giờ,

giao thông tắc nghẽn nhiều tiếng đồng hồ mặc dù đường sá ở

Mỹ rất rộng rãi, chỉ vì xe của quan khách đi về đổ xô ra đường

cùng một lúc quá đông.

Theo tổng kết sau cùng, số khách viếng thăm trong suốt

kỳ Họp bạn này lên đến 50.000 người, tương đương với số Trại

sinh chính thức và Ban Điều hành.

Như vậy Trại này vượt kỷ lục của World Jamboree

mừng Đệ Bách Chu niên HĐTG tổ chức ở Gilwell & Brownsea

năm 2007 tại Anh Quốc.

Sƣ Tử Đảm đƣơng

Page 62: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2
Page 63: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2
Page 64: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN ĐẶT VẤN ĐỀ BBT: Đây là một bài “Góp ý” được đăng trong “Đặc san

HĐVN 2010”. GVMD xin trích lại để chúng ta cùng suy gẫm vì đây

là 1 vấn đề mà mọi nơi đều vấp phải.

Trong một bài trước, người viết có nêu lêncâu chuyện

“Tất Cả Đều Đúng” nhằm nói lên vài cảm nghĩ liên quan đến

những sự kiện thực tế trong xã hội với cái nhìn lạc quan của

một người mong mỏi được tìm hiểu, học hỏi để có thể cống

hiến cho một cộng đồng nhỏ bé qua môi trường sinh hoạt của

Phong Trào, đã kinh qua nhiều thế hệ tiếp nối. Hôm nay, cũng

phát xuất từ những ý nghĩ bất chợt, người viết xin được trình

bày tiếp cảm nghĩ chợt đến của mình...

Người ca sĩ có tiếng hát với chất giọng thiên phú -

giọng hát trời cho, người ca sĩ đó có thể tự mình tạo cho mình

một chỗ đứng trong lòng khán thính giả. Đôi lúc người ca sĩ đó

cứ tưởng rằng với “giọng hát trời cho” cũng đủ để cho họ tiếp

tục được tán tụng trước mặt mọi người ở mọi nơi mọi lúc thì

người ca sĩ đó đã lầm! Với thời gian, nếu người ca sĩ đó không

được hướng dẫn để luyện giọng hay học hỏi về kỹ thuật trình

diễn thì giọng hát đó cũng sẽ không thể nào được tồn tại lâu dài.

Hơn thế nữa, dù có trở thành “danh ca” hay “đại danh ca”, với

thời gian, giọng hát đó cũng sẽ tự đào thải. Ta có thể kết luận

rằng, đó là luật đào thải tự nhiên. Nếu người ca sĩ cứ cố bám

vào giọng hát của mình với cái tuổi càng ngày càng cao thì chỉ

khổ cho đám khán thính giả mà thôi.

Cũng thế, một lực sĩ thể thao có thể chất tốt ngay từ nhỏ

và được huấn luyện trong những điều kiện tuyệt hảo thì việc

thành tựu, đạt những thành tích lớn lao là lẽ đương nhiên.

Nhưng nếu hoàn cảnh không cho phép vì những tác động của

đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, điều kiện luyện tập như thời

gian, thời tiết, môi trường sinh hoạt... thì những thành tựu sẽ bị

Page 65: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

hạn chế. Và điều chắc chắn phải xảy ra là người lực sĩ phải rời

đấu trường khi sức lực của mình không cho phép.

Bất cứ việc làm gì muốn có kết quả, đòi hỏichúng ta

phải trải qua những giai đoạn học hỏi, huấn luyện, luôn luôn

trau dồi và rút tỉa kinh nghiệm tự bản thân và ở những người

chung quanh. Dù vậy, đôi khi chúng ta cũng phải gánh chịu

thất bại trước khi đạt được những thành công. Cho dù chúng ta

giữ vai trò nào, ở trong thành phần nào cũng không đi ngoài

quy luật đó. Công việc được đề cập ở đây phải hiểu là công

việc có liên quan đến khía cạnh “con người”, khía cạnh “nhân

văn” (hoàn toàn khác với công việc có tính cách kỹ thuật, máy

móc). Mà đã là “người” thì luôn có sự thay đổi. Hoàn cảnh

sống cùng với những tác động về tâm lý, giáo dục... của từng

cá nhân cũng thay đổi cho phù hợp với đà tiến hóa của xã hội.

Nếu chúng ta dùng lại hoặc không có khả năng để theo kịp đà

tiến hóa chung, chúng ta sẽ bi đào thải. Mặt khác, phía sau

chúng ta, có sẵn hàng hàng lớp lớp người thừa kế trong mọi

lãnh vực với những nhận thức mới, quan điểm mới, phương

pháp mới, kỹ thuật mới...phù hợp với nhu cầu của những người

đang sống ở thế kỹ thứ 21.Mỗi ngày ta đều bị lớp người này

vượt qua mặt một cách dễ dàng mà ta không biết (hoặc ta cố

tình không muốn biết!).

Hiện nay trong sinh hoạt Hướng Đạo, nhất là đối với

Hướng Đạo Việt Nam, hoàn cảnh của các Trưởng kỳ cựu -

đồng nghĩa với các Trưởng có tuổi đời cao, đã gặp rất nhiều trở

ngại khi đến sinh hoạt với các đơn vị mà đoàn sinh hầu hết

được sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, hoặc có những em từ Việt

Nam mới sang định cư vài ba năm thì cũng đã hòa đồng vào

đời sống tại các quốc gia bản địa trong lúc các em cắp sách đến

trường mỗi ngày và tiếp xúc với môi trường “Âu Mỹ” ở mọi

nơi mọi lúc. Xã hội hải ngoại và xã hội Việt Nam hoàn toàn

khác nhau về mọi lãnh vực, tù mặt nhận thức cho đến mặt tình

cảm. Đồng ý là các Trưởng cao niên đó có khả năng, có nhiều

kinh nghiệm trong sinh hoạt bằng phương pháp huấn luyện

đoàn sinh tại Việt Nam trước đây, nhưng những kinh nghiệm

Page 66: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

đó chỉ có thể truyền đạt lại trong một giới hạn rất chừng mực

mà thôi và hiệu quả thì đôi khi lại là “con số không”. Nói cách

khác, các Trưởng có kinh nghiệm đó khá vất vả khi trực tiếp

truyền đạt lại cho đoàn sinh. Nếu các Trưởng đó trực tiếp cầm

đoàn, trở ngại càng thấy rõ bởi lẽ những gì các Trưởng đó trình

bày đa phần không còn phù hợp với những nhận thức của các

em nữa!

Trong một thời gian khá lâu được làm việc và tiếp xúc

với nhiều Trưởng cao niên, người viết nhận thấy trở ngại lớn

nhất nơi các Trưởng này là vấn đề ngôn ngữ. Người viết chỉ

dám nêu nghi vấn rằng: Cách diễn đạt của Trưởng liệu đoàn

sinh có thấu hiểu hết được hay không? Khi đoàn sinh đề bạt ý

kiến của mình, liệu Trưởng có tiếp nhận được tất cả hay không?

Ở hải ngoại, các em tiếp nhận sự học vấn và mọi sự truyền đạt

có tính cách giáo dục, các kiến thức của đời sống đều xuyên

qua ngôn ngữ của quốc gia bản địa trong môi trường sinh hoạt

dân chủ. Trong gia đình, các em cũng hoàn toàn không nói

tiếng Việt một trăm phần trăm.Trong sinh hoạt Hướng Đạo có

rất nhiều vấn đề mà Trưởng và đoàn sinh cùng nhau thảo luận

trước khi đưa đến quyết định thực hiện. Trưởng không quyết

định một mình! Ngoài ra, những thủ bản sinh hoạt và huấn

luyện ở hải ngoại và ở Việt Nam trước đây cũng khác nhau rất

xa mặc dầu trước sau vẫn đặt trên cơ sở những nguyên lý bất

biến của Phong Trào. Do đó Trưởng cần phải luôn luôn trang

bị, bổ sung cho mình những kiến thức mới, kỹ thuật lãnh đạo

mới phù hợp với những đòi hỏi của các thành viên Hướng Đạo

đang sống trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Chúng ta

vẫn thường được nghe ví von rằng Nghề Trưởng Hướng Đạo.

Chữ “Nghề” ở đây phải được hiểu là người hành nghề phải

được huấn luyện và có “giấy hành nghề”. Trưởng Hướng Đạo

được đào tạo có bài bản qua các trại huấn luyện, không những

chỉ những khóa căn bản mà phải theo học những khóa về thuật

lãnh đạo, những khóa chuyên môn để thăng tiến trong “Nghề”

của mình. Chúng ta đừng quên rằng khi còn ở Việt Nam (trước

năm 1975), dù chúng ta đã trực tiếp coi đơn vị trong một thời

Page 67: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

gian lâu, nhưng nếu chúng ta chưa tham dự và trúng cách khóa

huấn luyện Bạch Mã thì vẫn chưa có được “Thư Bổ Nhiệm”

(coi như giấy phép hành nghề) do Bộ Tổng ủy Viên cấp.

Nếu xét thấy rằng mình vẫn còn yêu thích Hướng Đạo

và khả dĩ có khả năng tiếp tục sinh hoạt thì chúng ta phải luôn

tìm hiểu kỹ càng cách thức sinh hoạt Hướng Đạo của quốc gia

bản địa, tham dự các khóa huấn luyện, hội thảo bàn tròn, tìm

đọc những tài liệu cần thiết hướng dẫn “Nghề Trưởng”, đồng

thời phải thông suốt các quy định có liên quan đến việc bảo vệ

trẻ em, vấn đề sức khỏe, các thủ tục hành chánh. Những thủ tục

quy định trong sinh hoạt Hướng Đạo ở hải ngoại, đặc biệt là ở

Hoa Kỳ không cho phép chúng ta tùy tiện vì nó liên quan đến

vấn đề luật pháp nữa. Mọi chuyện không đơn giản như khi

chúng ta còn sinh hoạt ở Việt Nam.

Ngoài ra, sức khỏe của Trưởng cũng là một trong

những yếu tố cần phải có. Phương cách sinh hoạt Hướng Đạo

là dấn thân phục vụ, năng động, làm gương... chứ không phải

đứng trên bục thuyết trình hoặc ngồi chỉ tay năm ngón! Đoàn

sinh Hướng Đạo Việt Nam ngày nay ở hải ngoại mặc dầu được

sự quan tâm của phụ huynh (gửi con vào Hướng Đạo) và sự

hướng dẫn của Trưởng nhưng cũng không thiếu những trường

hợp một số em vẫn lọt ra ngoài vòng kiểm soát của phụ huynh

và của Trưởng vì chung quanh các em có vô số những cám dỗ

và cạm bẫy thông qua những phương tiện truyền thông hiện đại.

Liệu chúng ta có đủ kiến thức về kỹ thuật truyền thông để giúp

các em tránh xa những cám dỗ và cạm bẫy hay không?

Đối với những Trưởng đã đến tuổi về hưu có lẽ đã đến

lúc cần đặt vấn đề như BiPi đã đặt vấn đề khi Cụ đến tuổi phải

về hưu. Trong cuốn “Quan Điểm” của Bipi, ta nhận ra rằng

người sáng lập và cũng là thủ lãnh của Phong Trào đã dừng lại

đúng lúc để trao việc (không phải trao quyền. Trong Hướng

Đạo không có quyền) cho những người khác, dĩ nhiên là thuộc

lớp người trẻ. Ta hãy đọc vài đoạn văn sau đây của BiPi do

Trưởng Tôn Thất Sam dịch từ cuốn “BiPi Out Look”:

Page 68: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

…Một thân hữu ở Canada có gửi cho tôi nguyên bản

một cuốn sách nhan đề “Những Sự Kiện Đầu Tiên Ở Acadia”.

Acadia là tên cũ của tỉnh duyên hải miền đông thuộc Canada.

Cuốn sách sưu tập những công trình chính từ lúc khởi thủy đã

đưa Canada trở thành như ngày nay. Nó gồm nhũng sự kiện

như là John Cabot đã khám phá ra Mỹ Châu đầu tiên, đứa trẻ

da trắng được sinh ra ở Canada trước nhất, đường cáp viễn

thông xuyên Đại Tây Dương đầu tiên nối liền Anh Quốc với

Mỹ Châu, em học sinh đầu tiên... chiếc tàu thủy thứ nhất do

Canada chế tạo...vân vân và vân vân.

Nói cách khác, đó là cuốn sách cho thế hệ trẻ tự học về

lịch sử, truyền thống, sự thơ mộng của xứ sở và cho họ một

tầm nhìn, một sự gợi ý về những khả năng mà Canada đã có

trước đây. Đúng! “Những Sự Kiện Đầu Tiên Ở Acadia” là một

cuốn sách gây hứng thú cho giới trẻ. Còn đối với hạng già như

chúng ta thì sao?

Đối với những ai đã đến tuổi nào đó, sự sưu tập tương

ứng có thể được chấp nhận để thành hồi ký nhan đề “Những

Điều Đã Trải Qua Của Một Đời Người”. Và chỉ mới đây thôi,

tôi nhận thấy bộ lễ phục áo đuôi tôm của mình đã cũ, thay vì

mặc cái áo mới, tôi nói với nó rằng “Mày không còn phù hợp

nữa”.

…Một lần tôi ngồi trên lưng ngựa, mặc bộ quân phục

yêu dấu để duyệt binh. Các quân sĩ với lễ phục chỉnh tề cưỡi

ngựa diễn hành để chào mừng tôi. Đó là lần cuối tôi cưỡi ngựa

để duyệt binh. Đây cũng là buổi lễ cưỡi ngựa diễn hành lần

cuối của trung đoàn. Một thời gian ngắn sau đó những con

ngựa được thay thế bằng những xe cơ giới. Tôi đã từng là đại tá

chỉ huy trưởng của họ ba mươi năm về trước. Tuy là một sĩ

quan kỵ binh lão luyện theo lối cũ, tôi đã thấy rằng mình không

còn có thể đảm trách một đơn vị cơ giới với chiến thuật tiên

tiến. Do đó tôi từ chức vàtrao quyền lại vào tay người trẻ thông

thạo về máy móc và có quan niệm mới mẻ hơn.

…Cũng tương tự như thế đối với Phong Trào Hướng

Đạo, sau hơn 30 năm bù đầu với công việc, tôi đến Kenya để

Page 69: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

nghỉ ngơi trong ba tháng. Ở đó mới phát hiện tôi bị mệt tim và

lóa mắt. Bác sĩ ra lệnh “Ngài phải ở lại đây”. Nhiều thân hữu

đã viết thư cho tôi theo kiểu “dưới tán cây sồi” của Longfellow:

“Những gì theo đuổi đều đã hoàn thành

Đêm về được hưởng giấc ngủ an lành “

…Giờ đây tôi thảnh thơi nằm nghỉ, ngắm nhìn những

người khác làm công việc của mình mà khỏi cần động đến

ngón tay để giúp họ. Có một sự an ủi lớn lao. Đó là họ rất trẻ,

nhiệt tình và tháo vát, tận tụy lo cho sự phồn thịnh của Phong

Trào.

Rất toại nguyện, tôi trao tất cả vào tay họ với lời cầu

chúc: “Thượng Đế phò hộ cho các bạn, giúp cho mọi nỗ lực

đều được thành tựu”...

BiPi đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Còn chúng ta

thì sao?

Lý Nhựt Hui

Page 70: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

THƠ SONG NGUYÊN

Bài 1: MONG ĐƯỢC

Kyû naêng Höôùng Ñaïo ñöôïc ñeà cao

Coøn Hoäi thì khoâng, hieåu theá naøo?

Trai treû ñoaøn sinh troâng ngoùng ñôïi

Ñöôïc chôi maø hoïc giöõa ngaøn sao.

Seáu Mô Moäng Song Nguyeân

Bài 2: AI ĐÃ TỪNG…

Ai töøng thôû muøi höông goã chaùy luùc chieàu

buoâng ?

Tự ñaùy loøng ai noân nao lôøi reo löûa goïi ?

Ai hieåu thaáu aâm thanh trong maøn ñeâm tónh

laëng

Xin ñeå hoï chung ñaøn vôùi nhöõng ngöôøi xa laï

Theo böôùc nhöõng chaøng trai haêm hôõ ñeán traïi

tröôøng.

Thô Rudyard Kipling

Seáu Mô Moäng phoûng dòch.

Page 71: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Thƣơng lắm sói con ơi

Ô kìa bầy sói con

Ngơ ngác bên sườn non

Bâng khuâng chiều tắt nắng

Sói già dỏi mắt trông

Sói ... Sói ... Sói ...

A kê la gọi bầy

Rừng xanh im lặng quá

Thoảng gió ngàn lang thang

Nhớ những sáng chủ nhật

Vui chân trên đồi xanh

Cùng bạn đường hăm hở

Ngắm bầy sói đùa vui

Đã bao tháng năm qua

Rừng xanh bầy sói vắng

Anh gấu già thơ thẩn

Buổi săn mồi dở dang...

Tháng 9-2010

Gấu Kiên Tâm

Huế

Page 72: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

CHỈ TRONG HƢỚNG ĐẠO MỚI CÓ CHUYỆN NÀY

I. Bạch Đằng Huế góp mặt trong gia đình HĐVN tính

đến nay ngót nghét đã 70 năm. Khi thăng cũng như lúc trầm

bao giờ Bạch Đằng cũng gìn giữ truyền thống tốt đẹp cố hữu

của mình. Một trong những nét đẹp của Bạch Đằng là hòa đồng

tôn giáo. Một trong những câu chuyện để chứng minh là việc

mời LM Trần Văn Dụ làm cố vấn cho đơn vị.

Ai cũng biết trong HĐ không có chức cố vấn nhưng

khi cần thì vẫn đặt ra như trường hợp Bạch Đằng đã mời cha

Trần Văn Dzụ làm “cố vấn” cũng trong trạng huống đó. Cố vấn

giáo hạnh hay chăm sóc về tinh thần thì chắc chắn là không rồi

vì Bạch Đằng vốn là đơn vị mà phần nhiều HĐS là Phật giáo.

Nói trắng ra Cha Dzụ đến với Bạch Đằng trong vai trò

một Tráng huynh giúp ích. Đơn vị cần việc gì thì ông cố gắng

đáp ứng yêu cầu đó:

*Năm 1958 các trưởng Bạch Đằng muốn ra Bến Hải

xem cầu Hiền Lương nhưng khó lòng thực hiện được vì đây là

“vùng phi quân sự”. Đem ý định nói với cha, cha đã nhanh

chóng đến tòa đại biểu chính phủ Trung Nguyên Trung Phần

để xin phép. Mấy tuần sau, đến họp đơn vị Cha hớn hở báo tin

đã có giấy phép. Thế rồi vào ngày 12/8/1958 chiếc xe Dodge 4

do anh Tôn Thất Hy cầm lái đã chở 12 anh em do Tr Lê Văn

Cương làm Trưởng đoàn, có Cha Dzụ tháp tùng lên đường ra

Bến Hải, thăm cầu Hiền Lương xuôi về Cửa Tùng, tiếp xúc

được với cả người của đôi bờ. một chuyến đi thật lí thú và bổ

ích.

*Năm 1964 bão lụt tàn phá nặng nề các tỉnh Quảng

Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi. HĐ Thừa Thiên mở cuộc lạc

quyên cứu trợ. Lương thực, áo quần, mùng mền chất đầy cả hội

quán ở Thừa Thiên, mà không có phương tiện vận chuyển, phải

nhờ cha và hôm sau 5 chiếc xe GMC chở đầy thực phẩm và

Page 73: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tráng sinh vượt đèo Hải Vân tiến về Nam Ngãi. Cha Dzụ lái

chiếc xe con cóc 2 ngựa của mình lẻo đẻo theo sau.

*Tại miền Nam, khi phong trào học sinh, sinh viên

xuống đường biểu tình, có anh X một thành viên kì cựu của

Bạch Đằng đã dẫn đầu một số thanh niên chiếm giữ Đài phát

thanh Đà Lạt nhiều ngày. Sau đó anh X bị bắt và bị lưu đày ra

Côn Đảo. Nghe tin, Cha Dụ đã âm thầm chạy vạy - gõ cửa

khắp nơi để tìm cách cứu nguy đàn em.

Chỉ kể ba chuyện nhỏ như thế để thấy tính cách giúp

ích của Tráng huynh Trần Văn Dụ.

Lúc làm chủ chăn Giáo xứ Xuân Giáo, nhiều lần chúng

tôi đến họp đoàn ở đó một cách tự nhiên. Chưa bao giờ thấy

ngài khuyến giáo hoặc nói tốt về tôn giáo mình. Sau 1975, cha

về làm việc ở Giáo xứ Đồng Tiến (thành phố HCM) rồi về hưu

dưỡng ở nhà thờ Chí Hòa. Tuổi cao sức yếu nhưng mỗi khi anh

em Bạch Đằng có việc cha đều đến chung vui, chia buồn.

Vào năm 2010 cụ đã lìa rừng một cách êm ả. Lễ nhập

quan, cầu hồn và lễ động quan đều có sự hiện diện của nhiều

anh em Bạch Đằng Huế. Trưởng Vĩnh Công và Hồ Hiếu đã

ngậm ngùi tiển đưa cụ Trần Văn Dzụ về tận nơi an nghỉ cuối

cùng tại Đồng Nai.

II. Những năm tháng gần đây tính cách hòa đồng tôn

giáo trong HĐ lại càng rõ nét hơn: khi có lễ cầu siêu ở chùa thì

có nhiều anh chị em HĐCG cùng đến dự lễ. trong lễ cầu siêu,

lễ giỗ của các trưởng Nguyễn Thúc Toản, Tôn Thất Đông,

Nguyễn Thành Cung đều có sự hiện diện của các trưởng Lê

Văn Ngoạn, Trần Văn Lược, Trần Văn Hợp, Nguyễn Tiến Lộc,

Phạm Quang Thùy, Võ Văn Nhân, Lê Ngọc Bưu… Ngược lại

khi có lễ cầu hồn ở nhà thờ thì cũng có sự hiện diện của anh em

Phật giáo và các tôn giáo khác.

Một hình ảnh đẹp là trong lễ Phật đản vừa rồi (2010)

LM Nguyễn Tiến Lộc và Lê Văn Hòa đã dẫn đầu một phái

đoàn cả lương lẫn giáo, gồm khoảng 15 người về dự lễ và ăn

Page 74: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

chay ở chùa Phật Ân tại Long Thành của thầy Thích Minh Tâm

(Hổ Hoan Hỉ).

Một hình ảnh đẹp khác là: trong ngày giỗ đẩu của cụ

Báo Vui Lê Văn Ngoạn được tổ chức tại nhà thờ Xóm Chếu do

LM Nguyễn Thới Hòa chủ tế có sự hiện diện của thầy Thích

niệm Từ.

Sự hiện diện trong nhà thờ trong chùa hay trong thánh

thất với các HĐS của các tôn giáo như: Tin lành, Cao đài, Hòa

hảo, Khổng Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa giáo… là một hình

ảnh đẹp mà chỉ phong trào HĐ mới có.

Bửu Mai-Sơn Miêu Chu Đáo

Page 75: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

CHIẾC BALÔ VIỆT NAM

Ba lô đầy ứ trên vai

Nào là mền đắp buộc ngay bên ngoài

Tòn ten cọc ngắn cọc dài

Lại thêm một bó dây gai dựng lều

Hai bên túi nhỏ chia đều

Bên cuốc đào đất bên rìu đẵn cây

Đem theo một chiếc dao phay

Để chặt cá thịt ban ngày nấu ăn

Trong thì bàn chải đánh răng

Xà bông rửa mặt với khăn lau mình

Còn nữa... nhét thật tài tình

Cây kim... sợi chỉ... lỡ mình đứt khuy

Hộp quẹt giấy bút mang đi

Cùng với sổ sách để ghi họp đoàn

Cà mèn uống nước đàng hoàng

Vài ba cái chén sẵn sàng bữa ăn

Bỏ vào vài chiếc kim băng

Để khi cần - khỏi lăng xăng đi tìm

Để cho đêm tối khỏi phiền

Đèn pin đèn bão nhớ tìm mang theo

Đêm xuống đèn ta ta treo

Sáng soi góc đội hùm beo khỏi vào

Còn đây dụng cụ nấu xào

Nồi niêu xoong chảo cho vào ba lô

Đừng quên mang ít đĩa tô

Cùng với đũa muỗng tha hồ khua vui

Giờ cơm vừa mếu vừa cười

Page 76: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trên khê dưới khét tài người nấu ăn

Gạo trắng nhớ để một ngăn

Tương chao muối mắm yên nằm một nơi

Trứng gà hột vịt thịt tươi

Rau quả tiêu ớt hành thời chớ quên

Đi cắm trại sướng như tiên

Tự ta lo liệu chẳng phiền lụy ai

Ba lô ta nhớ phải cài

Một ít hoa dại ban mai trên đường

Tí mưa tí nắng tí sương

Để tim ta thắm sắc hương với đời Phong Châu

Page 77: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

KHOÁ HUẤN LUYỆN HUY HIỆU RỪNG DO APR TỔ CHỨC

DÀNH CHO HUYNH TRƯỞNG VIỆT NAM Từ ngày 1 – 7 tháng 9 năm 2010

CUỘC HỌP NHÂN VIÊN

31 tháng 8 năm 2010, lúc 17g00 – 19g15

Phòng ăn tập thể, Khu huấn luyện Huy hiệu Rừng

Thành phần tham gia:

Ông Rogelio S. Villa Jar Khóa trưởng, BSP

Ông Romeo M. Apuli Sr. Huấn luyện viên khoá, BSP

Ông Yaser F. Sarona Huấn luyện viên khoá, BSP

Ông Young Chang Kim Huấn luyện viên khoá (Hội Hướng

Đạo Hàn Quốc)

Tiến sỹ Cyrus Wadia Huấn luyện viên khoá (Hội Hướng

Đạo Bharat Ấn độ)

Ông Antonio C. Merino Sr. Đội trưởng nhất, BSP

Ông Jose A. Eviza Thư ký khóa, BSP

Ông Bernado G. De Leon Quản trị hành chính khóa, BSP

Ông Thian Hiong-Boon Quản trị chương trình khoá, WSB/

APR

Ông Eusebio Lee Mole Quản trị nơi ở, BSP

Ông Carmelo B. Francia Trưởng hậu cần và các phương

tiện truyền thông, BSP

Ông Alvin Bolima Quản cụ thiết bị, bảo vệ Khu huấn

luyện, BSP

Bà Rebecca D. Belandres Thư ký/ tài liệu, BSP

Bà Aurora B. Felias Quản cụ bếp, BSP

Khóa trưởng giới thiệu nhân viên khoá học từ BSP và ông

Thian Hiong Boon giới thiệu HLV người nước ngoài. Các

HLV nước ngoài được khuyến khích tự do đóng góp ý kiến

Page 78: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

hoặc kiến nghị để cải thiện chất lượng đào tạo tiêu chuẩn khoá

học.

Dưới đây là tường trình các cuộc họp, kế hoạch, thoả thuận:

● Đội trưởng nhất và Thư ký cùng Quản trị hành chính khoá

học sẽ gặp với Bảo huynh Việt nam tại Khu trại

Luzone/Langcauan sau cuộc họp để giúp các HLV BSP phân

biệt các nhóm học viên tại VNsau đó phân họ vào các đội. Việc

này sẽ được tiến hành sau cuộc họp HLV. Các HLV khoá học

sẽ nhận các Tờ hướng đẫn để chia đội theo đúng quy định.

● Đội trưởng nhất và Thư ký phải tập hợp và dẫn các học viên

đi bộ từ Phòng họp Langcauan và có mặt tại Yoke Area 08h00

ngày 1 tháng 9. Khóa trưởng đọc bài “Thách thức HHR sau khi

đi qua biểu tượng” để cho các HLV người nước ngoài thấy

được khung cảnh sự kiện đang xảy ra. Một khi các thành viên

tham dự khóa đồng ý chấp nhận thử thách của cuộc sống về:

“Sự khiêm tốn, sự bình đẳng và sự thống nhất” khăn quàng của

khóa sẽ được trao bởi người bảo huynh ngay sau khi các học

viên đi qua cổng biểu tượng HHR.

● Đội trưởng nhất và các Bảo huynh sẽ đi thăm khuôn viên trại,

và sau đó tới khu vục kéo cờ để dự lễ khai mạc.

● Giao công việc trong lễ khai mạc:

Phần I - Tại khu vực kéo cờ:

Lời tinh thần: Khóa trưởng

Kéo cờ (nhân viên phụ trách)

a) Cờ Philippines Ông Apuli, ông De Leon, và ông Eviza

- Quốc ca Ông Francia

- Chào cờ …chào Đội trưởng nhất

- Kéo cờ của:

a) Cờ Hướng Đạo thế giới Thian, Kim, và Dr.

Cyrus

b) Cờ Hội Hướng Đạo Philippines Yasser, Lee, và Carmelo

Page 79: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Lời hứa Hướng Đạo (Chung) bản gốc có sửa đổi bởi Dr.

Cyrus

- Câu chuyện dưới cờ ông Apuli

Phần II - Tại lớp học

- Lời chào mừng ông Abdullah Rasheed

Giám đốc Hướng Đạo vùngChâu Á

TBD , văn phòng Hướng Đạo thế giới,

APR

Ông Jose Rizal Panilinan,

Tổng thư ký BSP

- Giới thiệu Khóa trưởng Thian

- Giới thiệu nhân viên Khóa trưởng

- Giới thiệu học viên khoá học Bernard De Leon Nam Nữ Tổng số Tuổi Lý lịch trích ngang Trẻ nhất Già nhất

- Lễ phong nhậm LT cho Bernard, Yasser, Son và phong nhậm

ALT cho Mr Boyet

- Dẫn chương trình lễ ông Apuli

- Hát tập thể Francia

● Phát cho cá nhân bộ dụng cụ huấn luyện và bộ dụng cụ đội

vào sáng ngày 1 tháng 9. Yêu cầu cá nhân học viên viết tên của

mình lên Thẻ đeo.

● Trưởng Thian sẽ tóm tắt các nhiệm vụ của 5 Bảo huynh

người Việt Nam trong khoá huấn luyện lúc 12 giờ trưa (ngày 1

tháng 9) tại Phòng ăn tập thể, nơi họ sẽ ăn trưa.

● Trưởng Thian nhắc nhân viên phân phát tài liệu học bằng

tiếng Anh và tiếng Việt cho học viên trước buổi học.

● Nhắc nhở HLV phải thận trọng khi tiếp xúc với các học viên.

Các học viên thuộc về các địa phương và tôn giáo khác nhau và

có cách suy nghĩ khác nhau. Chỉ thảo luận các vấn đề Hướng

Page 80: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đạo – không đề cập đến các vấn đề chính trị hay sắc tộc. Có

cách đối xử phù hợp với từng học viên. Ngoài việc học các kỹ

năng nâng cao trong Hướng Đạo, nội dung trọng tâm còn nhằm

vào cách thống nhất mọi người vào một tổ chức Hướng Đạo

Việt Nam để thành lập một Hội Hướng Đạo Quốc gia đúng tiêu

chuẩn. Đối xử công bằng với từng học viên vì tương lai Hướng

Đạo Việt Nam phụ thuộc vào HLV do Văn phòng Hướng Đạo

thế giới/ APR/ Nam Hướng Đạo sinh Philippines đảm nhận.

● Trưởng Yasser được giao trách nhiệm cùng với ông Apuli

phụ trách Phần học Hội nhập. Các hoạt động tập trung vào

Hiểu biết về bản thân mình, tự cởi mở để gỡ bỏ một phần vỏ

bọc bên ngoài của một cá nhân.

● Người hướng dẫn Phần Mục tiêu Khoá học phải xác lập được

nguyện vọng cá nhân của học viên; mục tiêu nhóm; những điều

học viên có thể làm để làm khoá học thành công hơn; và cuối

cùng so sánh kết quả với các mục tiêu tiêu chuẩn.

● Trang thiết bị nhóm được phân phát ngay sau bài khóa Trang

phục và tác phong chỉnh tề.

● Trong phần ôn lại các kỹ năng Hướng Đạo từ Khoá học Cơ

bản, Pepe, Yasser, Ronny, Boyet, và Cesar Đelfinao sẽ hỗ trợ 5

Bảo huynh dẫn dắt các hoạt động riêng tại các tiểu trại của từng

đội.

● Gặp mặt Bảo huynh, hy vọng từng đội sẽ gặp Bảo huynh

tương xứng.

Thứ Tư, ngày 1 tháng 9 năm 2010

Khu vực Huấn luyện Huy hiệu Rừng, Núi Makiling

Đội trưởng nhất, Thư ký, và Quản trị hành chính đã tới Phòng

họp Langcauan để gặp các học viên Việt Nam. Lúc 07g30, 5

Page 81: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Bảo huynh Việt nam cụ thể là, Nguyễn Văn Lộc (Joe), Phan

Đức Đô, Nguyễn Tuấn, Trần Khắc Thực, và Nguyễn Duy

Thông đã giúp đỡ Đội trưởng nhất chia học viên thành 5 đội

với Bảo huynh được chỉ định và số các thành viên như sau:

● Đội 1 (Đội Trâu) LT Nguyễn Văn Lộc (Joe) với 9 thành

viên

● Đội 2 (Đội Bạch Mã) LT Phan Đức Đô, 9 thành viên

● Đội 3 (Đội Báo) LT Nguyễn Tuấn, 9 thành viên

● Đội 4 (Đội Hổ) ALT Trần Khắc Thực, 10 thành viên

● Đội 5 (Đội Voi) ALT Nguyễn Duy Thông, 9 thành viên

LT Nguyễn Tuấn, trưởng trực, hỗ trợ Đội trưởng nhất triển

khai Luyện tập hiệu lệnh và thủ lệnh. Các khóa sinh hưởng

ứng nhiệt tình và họ có vẻ rất năng động khi so sánh cách thực

hiện thủ lệnh và tập hợp đơn vị theo kiểu Việt Nam và theo

kiểu quốc tế của khoá học này.

Sau khi kiểm tra đồng phục, các đội đã đi bộ tới gần khu vực

huấn luyện Huy hiệu Rừng lúc 08g20. Hành lý của họ được

chuyển đi bằng xe của Trại BSP với sự hỗ trợ của các nhân

viên Trại.

08g45, Khóa học được bắt đầu với bài khóa Thách thức Huy

hiệu Rừng, trước khi các học viên thể hiện đồng thuận. Để học

viên hiểu rõ hơn, ALT Nguyễn Duy Thông đã dịch tóm tắt ra

tiếng Việt, mối ràng buộc là biểu tượng của huấn luyện cấp cao,

sự lãnh đạo có hiệu quả, tinh thần Hướng Đạo xuất sắc. Sự

quan trọng của nó đối với mỗi cá nhân là các giá trị xây dựng

và rèn luyện cả đời người là khiêm nhường, công bằng, và

thống nhất.

Lúc 09g, khi chấp nhận thách thức Huy hiệu Rừng, mỗi học

viên đã cúi người đi qua ách ràng buộc, từ nhóm 1 đến nhóm 5

cùng với các Bảo huynh đang chờ để bắt đầu phát khăn quàng

Page 82: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

khóa. Nhiếp ảnh gia chính thức đã dùng máy ảnh kỹ thuật số

chụp lại sự kiện trang trọng này.

Tiếp theo sau là chuyến đi thăm Trại thiết kế theo kiểu Giwell,

dẫn đầu là Đội trưởng nhất, có 5 Bảo huynh hỗ trợ. Sau đó, họ

tiến tới Khu kéo cờ để tiến hành Phần I của Lễ Khai mạc.

● Người cầu nguyện Khóa trưởng Roger Villa

● Kéo cờ

- cờ Philippines Romy Apuli, Jose Eviza, và Bernard De

Leon

- cờ Việt Nam Nguyễn Tuấn, Nguyễn Duy Thông, Trần

Khắc Thực

- cờ Văn phòng Hướng Đạo Thế giới Thian Hiong-Boon

và Dr Cyrus Wadia

- cờ BSP Yasser Sarona và Eusebio Lee Mole

● Lời hứa Hướng Đạo Dr Cyrus Wadia (Phiên bản BP hơi có

sự thay đổi)

● Câu chuyện dưới cờ Trưởng Romeo Apuli đọc bằng tiếng

Anh và Nguyễn Tuấn dịch sang tiếng Việt

Phần chụp hình toàn khóa cùng các HLV và khách mời

Phần II của Lễ Khai mạc tại Phòng Họp Stevenop

Lời chào mừng Trưởng Abdullah Rasheed

Giám đốc Hướng Đạo vùng Châu Á TBD,

WSB/ APR

Joe Rizal Pangilinan, Tổng thư ký, BSP

Giới thiệu Khóa trưởng Thian Hiong-Boon

Giới thiệu HLV Giám đốc Rogelio Villa Jr,

Giới thiệu học viên Bernando De Leon

Lễ phong nhậm Người nhận: Son, Yasser Sarona,

Page 83: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Bernard De Leon, và Carmelo Francia

Hát tập thể “Chúng ta lại quây quần cùng nhau” Carmelo

Francia

Dẫn chương trình Romeo Apuli và Nguyễn Duy Thông

(phiên dịch)

Lời chào mừng Abdulah Rasheed

Mt. Makiling, Laguna, Philippines

1 tháng Chín 2010

Đây thực sự là một cơ hội lịch sử khi một khóa huấn luyện như

thế này được tổ chức riêng cho các trưởng Việt Nam với nhiều

huấn luyện viên đến từ nhiều quốc gia, kể cả Philippines. Như

chúng ta đã rõ, Việt Nam từng là một thành viên sáng lập của

Vùng Á châu Thái Bình Dương thế nên chúng tôi hết sức vui

sướng khi có thể tổ chức được một khóa huấn luyện như vậy để

góp phần phát triển sinh hoạt Hướng Đạo tại Việt Nam.

Xin thành thật chúc mừng tất cả các Trưởng đã góp phần biến

khoá huấn luyện này thành hiện thực, và những Trưởng đã có

thể đến dự khóa hôm nay. Đã có 1 số rất đông, tới 130 trưởng,

nộp đơn xin tham dự khóa nhưng chúng tôi phải giới hạn để chỉ

có thể nhận 50 trưởng mà thôi, vì 1 khóa không thể nào nhận

hơn số đó được. Chúng tôi dự trù sẽ mở thêm nhiều khóa tương

tự trong tương lai cho số trưởng còn lại.

Nhân dịp có sự hiện diện của 1 số đông trưởng thuộc trên 30

nhóm/đoàn Hướng Đạo khác nhau tại Việt Nam, tôi xin trình

bày một vài điểm rất căn bản trong chính sách mà tổ chức

Hướng Đạo Thế giới (WOSM) áp dụng trong việc hỗ trợ cho

sự phát triển Hướng Đạo tại Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, tổ chức HĐTG (WOSM) chỉ làm việc với các trưởng

Hướng Đạo Việt Nam hiện đang sinh sống tại Việt Nam và do

đó mới được xem là đại diện cho Hướng Đạo Việt Nam (who

Page 84: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

are residing in Vietnam and are therefore representing

Vietnam). Tổ chức HĐTG (WOSM) sẽ không làm việc với bất

cứ một nhóm HĐ nào khác ở hải ngoại về chuyện Hướng Đạo

ở Việt Nam.

Thứ nhì, vì có nhiều nhóm Hướng Đạo khác nhau tại Việt Nam

và chưa có 1 tổ chức Hướng Đạo nào trên căn bản toàn quốc

của Việt Nam, tổ chức HĐTG (WOSM) sẽ tiếp tục liên lạc và

giữ liên hệ với càng nhiều nhóm/đoàn Hướng Đạo tại Việt nam,

càng tốt. Tuy nhiên, tổ chức HĐTG (WOSM) không công nhận

bất cứ 1 nhóm/đoàn Hướng Đạo nào tại Việt Nam hiện nay là

đại diện duy nhất cho Hướng Đạo Việt Nam. Ủy ban Hướng

Đạo vùng Á châu Thái Bình Dương vẫn tiếp tục hoan nghênh

sự tham dự của Hướng Đạo Việt Nam với tư cách quan sát viên

tại các sinh hoạt Hướng Đạo trong vùng. Tuy nhiên, để được

nhận tham dự vào các sinh hoạt ấy cần có đại diện của ít nhất

từ 2 nhóm trở lên trong số những nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện

nay tại Việt Nam, và phải cùng tham dự chung dưới danh nghĩa

1 phái đoàn từ Việt Nam mà thôi.

Đối với vùng Á châu Thái Bình Dương, chúng tôi đều mong

Việt Nam sớm tái gia nhập làm hội viên chính thức của tổ chức

Hướng Đạo Thế giới. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thành hiện

thực một khi đã có được những điều kiện căn bản. Điều đầu

tiên là phải có 1 bản hiến chương của tổ chức Hướng Đạo Việt

Nam, được chấp thuận bởi đa số đại diện của các nhóm/đoàn

Hướng Đạo hiện hữu tại Việt Nam. Sự chấp thuận bản hiến

chương ấy sẽ dẫn đến việc thành lập 1 cơ cấu/tổ chức Hướng

Đạo quốc gia cho Việt Nam, rồi phải có hệ thống nhân sự/Ủy

viên được bầu hay chỉ định bởi 1 đại hội/hội nghị tất cả các

trưởng đại diện. Không một nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện hữu

tại Việt Nam được tự động chấp nhận là cơ cấu/tổ chức Hướng

Đạo quốc gia của Việt Nam cả. Một khi đã có cơ cấu Hướng

Đạo quốc gia, cùng với thành phần nhân sự/ủy viên điều hành,

Page 85: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

các nhóm/đoàn Hướng Đạo hiện hữu sẽ được ký danh trong hệ

thống Hội Hướng Đạo Việt Nam.

Vì thế chúng ta hãy cùng nhau tiến về phía trước, đừng để

những sự kiện thuộc về lịch sử ngăn trở việc hình hành một tổ

chức/cơ cấu Hướng Đạo quốc gia và để Việt Nam sớm trở

thành hội viên chính thức của tổ chức HĐTG (WOSM). Hãy

học hỏi những bài học của lịch sử và cùng hướng về tương lai.

Khóa huấn luyện đặc biệt này do Văn phòng HĐTG vùng Á

châu Thái Bình Dương –APR- phối hợp tổ chức cùng Hội Nam

Hướng Đạo Phi Luật tân -Boy Scouts of the Philippines- áp

dụng tiêu chuẩn thường lệ của 1 khóa huấn luyện Huy Hiệu

Rừng, những học viên dự khóa sẽ chỉ được nhận 1 chứng chỉ

Dự khóa Huấn luyện “Participation Certificate” chứ không tự

động được trao Huy Hiệu Rừng. Để được nhận chứng chỉ Huy

Hiệu Rừng - Wood Badge Certificate- và được đeo Huy Hiệu

Rừng, học viên phải hoàn tất phần việc được giao cho vào cuối

khóa. Phúc trình hoàn tất phần việc phải nộp về Văn phòng HĐ

vùng Á châu Thái Bình Dương để được xét duyệt và phê chuẩn.

Chứng chỉ Huy Hiệu Rừng -the Wood Badge Certificate- được

cấp dựa theo tiêu chuẩn của chương trình huấn luyện của Hội

Nam Hướng Đạo Philippines -the Boys Scouts of the

Philippines (BSP)- vì chưa có hội HĐ quốc gia tại Việt Nam,

trong khi chỉ có Hội HĐ quốc gia mới có quyền cấp chứng chỉ

Huy Hiệu Rừng mà thôi. Chứng chỉ của các bạn sẽ do Hội

Nam HĐ Phi cấp với phần ký duyệt của văn phòng HĐ vùng Á

châu Thái Bình Dương -APR-.

Tôi xin trân trọng nơi đây sự hỗ trợ toàn diện cho khoá huấn

luyện này của Hội HĐ Philippines -BSP- cùng với toán huấn

luyện vùng. Cũng xin kèm theo đây lời cám ơn chân thành đến

trưởng Bill Philipps của Equador, người đã trợ cấp tài chính

cho khóa huấn luyện này cũng như luôn sẵn sàng hỗ trợ tài

chính cho việc phát triển Hướng Đạo tại Việt Nam. Ông đã

Page 86: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

từng thăm viếng Việt Nam vào vài năm trước và rất mong thấy

được sự phát triển Hướng Đạo tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn

của văn phòng HĐ vùng Á châu Thái Bình Dương.

Một lần nữa, xin chúc mừng tất cả mọi người đã góp phần biến

khóa huấn luyện này thành hiện thực và chúng tôi chân thành

hy vọng tất các các học viên dự khóa sẽ thành công, đạt được

Huy Hiệu Rừng trong một tương lai rất gần. Khóa huấn luyện

quan trọng này chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào sự phát

triển của phong trào Hướng Đạo tại Việt Nam.

*

* *

Lời chào mừng Jose Rizal C. Pangilinan, Tổng thƣ ký

BSP

Tổng thư ký BSP đã bày tỏ vui mừng khi Philippines được góp

phần vào một trang sử mới của phong trào Hướng Đạo Việt

nam. Hội Hướng Đạo Philippines rất sẵn lòng giúp đỡ các học

viên đạt được Huy hiệu Rừng mong muốn, cùng với quyết tâm

giúp đỡ của Hướng Đạo Vùng châu Á Thái bình dương.

Trại trưởng Eusebio Lee Mole sẽ hỗ trợ học viên về những gì

liên quan đến yêu cầu huấn luyện và các nhu cầu đặc biệt của

học viên. Đối với các nhu cầu huấn luyện, Khoá trưởng sẽ chỉ

đạo giúp đỡ học viên đạt được các mục tiêu với sự ủng hộ hết

mức của Hội Hướng Đạo Philippines.

Mỉm cười và nói đùa một cách chân tình, ông đã khuyên học

viên phải cẩn thận khi ở một khu vực 57 héc-ta của núi

Makiling vì nơi đây có rất nhiều huyền thoại. Ông nói đến vị trí

địa lý đặc biệt của núi Makiling vừa là khu thu hút khách du

lịch vừa là địa điểm có Trường Nghệ thuật Quốc gia có đào tạo

ngành Nghệ thuật và Văn hoá. Đại học Philippines là đại học

nhà nước số 1, và có Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế và Trung

tâm Nghiên cứu Lúa Châu Á đều ở gần núi Makiling. Nhân

danh chủ tịch Hội Hướng Đạo Philippines và giờ đây là Phó

Page 87: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tổng thống Philippines, ông rất mong các học viên có một

khoá huấn luyện tuyệt vời trong thời gian ở tại Philippines.

Lời giới thiệu Chủ nhiệm khoá học

Ông Thian Hiong-Boon của Văn phòng Hướng Đạo Thế giới/

Khu vực Châu Á Thái bình dương bày tỏ rằng cùng với BSP,

WSB/ APR sẽ phối hợp hành động như một tổ chức trong khoá

huấn luyện cho Hướng Đạo Việt nam này. Ông Thian giới

thiệu chủ nhiệm khoá học là một người rất nghiêm khắc và có

chiều cao, màu da và tính cách rất đặc biệt. Là Giám đốc Hoạt

động của BSP, Khóa trưởng rất năng động và là Hướng Đạo

sinh chuyên nghiệp, tận tuỵ của đất nước. Ông Thian hướng

dẫn mọi người vỗ tay theo nhịp 1,2,3; 1,2,3; 1,1 ba lần trước

khi giới thiệu Rogelio S. Villa Jr là Khóa trưởng.

Giới thiệu các nhân viên khoá học

Ông Rogelio Villa, Khóa trưởng, phát biểu rằng đây là một

khoá huấn luyện lịch sử. Vì vậy, HLV sẽ cố gắng hết sức,

nhưng HLV không thể hoạt động nếu không có sự hợp tác của

các khóa sinh. Khóa sinh rất quan trọng. Để đưa khoá huấn

luyện đến thành công, nhân viên và học viên phải hoạt động

thống nhất với nhau.

Khóa trưởng giới thiệu các HLV sau đây cùng với chức vụ

trong Hướng Đạo họ đã đạt được và quốc gia của họ:

Ông Abdullah Rasheed Tư vấn khóa, Giám đốc vùng

Châu Á TBD, WSB/APR

Ông Jose Rizal C. Pangilinan Tư vấn khóa, Tổng thư ký, BSP

Ông Rogelio S. Villa Jr Khóa trưởng, BSP

Ông Romeo M. Apuli Sr. HLV, BSP

Ông Yasser F. Sarona HLV, BSP

Ông Young Chang Kim HLV (Hội Hướng Đạo Hàn quốc)

Page 88: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tiến sỹ Cyrus Wadia HLV (Hội Hướng Đạo Bharat

Ấn Độ)

Ông Antonio C. Merino Đội trưởng nhất, BSP

Ông Jose A. Eviza Thư ký, BSP

Ông Bernardo G. De Leon Quản trị hành chính, BSP

Ông Thian Hiong-Boon Quản trị chương trình, WSB/APR

Mr. Eusebio Lee Mole Quản trị nơi ở, BSP

Mr. Carmelo B. Francia Trưởng hậu cần và truyền thông,

BSP

Mr. Alvin Bolima Quản cụ thiết bị, Bảo vệ khu vực

Huy hiệu Rừng, BSP

Ms Rebecca D. Belandres Thư ký/ tài liệu, BSP

Ms Aurora B. Felias Quản cụ nhà bếp, BSP

Các bảo huynh từ Việt Nam:

Nhóm 1, Đội Trâu, 9 thành viên Trưởng Nguyễn

Văn Lộc (Joe)

Nhóm 2, Đội Bạch Mã, 9 thành viên Trưởng Phan Đức

Đô

Nhóm 3, Đội Báo, 9 thành viên Trưởng Nguyễn

Tuấn

Nhóm 4, Đội Hổ, 10 thành viên Trưởng Trần Khắc

Thực

Nhóm 5, Đội Voi, 9 thành viên Trưởng Nguyễn

Duy Thông

Tổng cộng khoảng 284 năm kinh nghiệm trong huấn luyện

Ngành tráng của tất cả nhân viên chắc chắn mang lại thành

công cho khóa huấn luyện

Giới t iệu ọc viên

Ông Bernando De Leon, Quản trị hành chính khóa, giới thiệu

44 học viên Việt Nam, và một người đến từ Algeria và làm

Page 89: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

việc cho Văn phòng Hướng Đạo Thế giới tại vùng Châu Á

TBD, và 5 Bảo Huynh người Việt Nam, tổng cộng là 50 người.

ễ phong nhậm

Ông Romy Apuli, người dẫn chương trình, giới thiệu rằng khán

giả sẽ xem một màn trình diễn trực tiếp Lễ phong nhậm Phần

thưởng danh dự được trao cho những ai chăm chỉ, kiên nhẫn,

và cuối cùng đã đến lúc những cống hiến của họ được công

nhận. Những phần thưởng của họ đạt được không dễ dàng. Nó

đòi hỏi sự tận tụy và sự cống hiến. Họ đã phục vụ cho Thiếu

sinh và cả những Huynh trưởng trong quá khứ. Và trong tương

lai họ vẫn tiếp tục phục vụ phong trào Hướng Đạo.

Những người nhận phần thưởng cho việc huấn luyện Huynh

trưởng là Leonides Son, Bernand de Leon và Yasser Sarona, và

trợ lý huấn luyện trưởng Carmelo Francia. Chúng tôi xin chúc

mừng những người nhận thưởng ngày hôm nay. Chào đón toàn

thể hội viên trong Đội Huấn luyện Quốc gia. Các bạn được

giao quyền hướng dẫn và trợ giúp với tư cách các huấn luyện

viên quốc gia trong các khóa huấn luyện vì những lí do cao cả.

Các bạn lo cho người khác hơn cho chính bản thân mình. Các

bạn không bỏ rơi nhóm của mình. Phần thuởng này chính là

biểu tượng cho vị thế và tấm gương mẫu mực của các bạn.

Cuối cùng tôi xin nhắc các bạn, phần thưởng danh dự này sẽ bị

rút lại nếu các bạn không tiếp tục phục vụ. Chúng tôi biết các

bạn sẽ không làm chúng tôi thất vọng. Chúng tôi thử thách các

bạn đến phút cuối cùng. Xin chúc mừng!

Ông Apuli mời Tổng thư ký Hội Hướng Đạo Philippines với tư

cách là Huấn luyện viên Trưởng lên trao cùng với 4 người khác

đã có Bằng Rừng lên hỗ trợ.

Chuỗi hạt gỗ cũ của người nhận được tháo ra và được thay

bằng chuỗi hạt gỗ của cấp cao hơn. Họ hát bài Gilwell chúc

mừng những người mang chuỗi hạt gỗ của HHR.

Page 90: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Hát tập thể

Ông Carmelo Francia hướng dẫn khán giả hát lặp lại nhiều lần

“lại một lần nữa tất cả chúng ta được cùng nhau là một”.

Đáp lễ

Ông Nguyễn Tuấn, đại diện khóa sinh và cũng là người Bảo

Huynh, nói lời cảm ơn. Đại ý là, thay mặt cho Hướng Đạo sinh

Việt Nam, xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ông Rasheed, ông

Pangilinan, tiến sĩ Cyrus, ông Young Chang Kim và toàn thể

HLV Hội Hướng Đạo Philippines. Kể từ khóa huấn luyện lịch

sử này, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình. Chúng tôi sẽ làm gì sau

khóa huấn luyện? Đó là chia xẻ kiến thức và kỹ năng mà chúng

tôi đã học được để chúng ta cùng tiến và cùng TRỞ THÀNH

M T TH THỐNG NHẤT.

Ông ta mời khán giả vỗ tay theo nhịp của ông và cuối cùng

chân thành cảm ơn tất cả các khán giả.

10g50 GI I O

11g đến 11g25 PHẦN TỰ GIỚI THIỆU

Ch t : ông YASSER SARONA

MỞ ĐẦU: TR CHƠI GỌI T N

Từng thành viên trong các đội giới thiệu bản thân trước các

thành viên trong đội. Sau đó từng cá nhân nhận dạng lại tên của

bạn mới trong từng đội khác nhau. Người nhớ và nhận dạng

đúng nhiều tên trong đội bạn nhất là người chiến thắng.

HỌ T ĐỘNG

T chơi: Vƣ t ng c

Mỗi đội cử ra một cặp có cổ tay bị cột chặt bởi hai đầu của một

sợi dây dài 2 mét chéo tay nhau, họ phải tách nhau ra mà không

được cắt dây, không được tháo dây và dây không rời khỏi cổ

Page 91: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

tay. Đội thắng cuộc được xác định ngay thời điểm người chơi

tách rời nhau.

Kết quả: Hạng nhất: đội 4

Hạng nhì: đội 1

Hạng ba: đội 3

PH N T CH

Người chủ trì tiến hành họat động bằng cách hỏi một số câu

hỏi.

Ai phát hiện quá trình tách cặp ra? Bạn cảm thấy trò chơi như

thế nào? Ai đã giúp bạn? Tại sao bạn mất nhiều thời gian để

tách ra thành công? Vấn đề là gì? Cách tốt nhất để thực hiện nó

là gì? Bạn học được gì từ bài tập/ hoạt động?

H I NIỆM TR U TƢ NG

Học viên trả lời điều làm họ thành công là: giá trị của tinh thần

tập thể, tầm quan trọng của việc có người lãnh đạo, lập kế

hoạch, hợp tác, ai cũng đóng góp ý kiến, đóng góp ý tưởng,

phát triển ý tưởng.

NG D NG

Nhiều hoạt động trong khóa huấn luyện đòi hỏi các hoạt động

tập thể tương tự để giúp giải quyết vấn đề gặp phải.

PHẦN T TH C

Hãy tập luyện! Vươn cả hai tay về một phía. Vẫy tay. Nâng tay

lên và lắc tay thật nhanh. Vẫy tay phải lên xuống. Tạm biệt!

Tạm biệt!

PHẦN: M C TI U C H

Chủ trì: Giám đốc ROGER VILLA

Từ 11g25 đến 11g50

Khóa Trưởng yêu cầu người tham dự theo từng nhóm hãy đếm

ngược và nhớ số của mình trong suốt phần này. Khi ông ta gọi

Page 92: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

một đội/ Số đội/ Số..... (số trước đó mỗi người đếm và được

yêu cầu phải nhớ), người mang số đó phải đứng lên và trả lời

câu hỏi. Điều này khiến cho mọi người luôn thấy tỉnh táo trong

suốt phần trình bày.

Một Hỗ trợ viên người Việt Nam giúp Khóa Trưởng dịch thông

điệp của ông ta cho người tham gia.

Mục đích của bạn đến đây là gì?

Câu hỏi nhận được nhiều hồi đáp khác nhau, như: để thành

lãnh đạo, để học thêm... vân..vân..

Một tờ được phát cho mỗi thành viên của Độiđể ghi mục đích

cá nhân mình khi tham dự khóa huấn luyện này và những

mong đợi của học viên đối với khóa học. Sau đó, mỗi Đội được

nhận một tờ giấy làm bằng sợi cây chuối sợi và viết bi để viết

lên đó những mục tiêu cá nhân của mọi người mà điều này trở

thành mục tiêu Đội cho toàn khóa, rồi dán lên Góc Đội.

NỘI QU TR I

Ông Bernand De Leon

11g50 đến 12g15

Ông De Leon nhấn mạnh những điều cấm/nhắc nhở/thông tin

sau:

Không hút thuốc trong khu vực trại

Không mang dép lê trong phòng học

Để điện thoại di động ở chế độ Im lặng

Bắt buộc phải có mặt đủ ở các phần bài học

Đúng giờ

Mặc đồng phục đúng yêu cầu của Đội trưởng nhất

Chú ý bảng thông báo và các dấu hiệu ẩn

Ghi nhớ Hiệu Lệnh và Thủ lệnh

Làm đúng theo chương trình của đội trực và đội phục

vụ

Có nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho Nam và Nữ

Nếu bị bệnh thì phải báo với ban Huấn luyện

Page 93: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Gìn giữ những vật quan trọng

Mặc đồng phục loại A hoặc loại B/C

Giao quyền đội trưởng vào buổi trưa của mỗi ngày.

Ông De Leon phát bộ dụng cụ huấn luyện bao gồm vở, bút bi,

bút chì và Bộ dụng cụ Đội bao gồm mảnh vải làm cờ Đội,

chiều cao của gậy đội phải cao hơn người cao nhất trong đội là

40cm

Nhóm Tên Đội Thành viên Hỗ trợ viên

Nhóm 5 Voi 9 Nguyễn Duy Thông

Nhóm 4 Hổ 10 Trần Khắc Thực

Nhóm 3 Báo 9 Nguyễn Tuấn

Nhóm 2 Bạch Mã 9 Phan Đức Đô

Nhóm 1 Trâu 9 Nguyễn Văn Lộc

12g15 PHẦN CH P H NH

PHẦN: TR NG PH C CHỈNH TỀ VÀ TÁC PHONG

TỐT

CH TR : NH Đ O TRƢỞNG ĐỘI NHẤT ANTONIO

C. MERINO

12g25 đến 12g45

Luyện tập ngoài trời về hiệu lệnh, thủ lệnh trong Tập hợp đội.

13g20 hoàn tất cờ đội

Đội Voi đạt hạng nhất trong khâu thực hiện cờ đội

Đội Bạch Mã hạng nhì

Đội Báo hạng ba.

13g35 đến 13g45 Phân phát hộp dụng cụ bếp của đội bao gồm

thìa, nĩa, ly, tách, đĩa; lều, xô, chậu.

PHẦN: H O S T I NHIỆM V NG NH HƢỚNG

P D NG PHƢƠNG PH P NG NH HƢỚNG.

Ch t : Tiến Cyrus Wadia

Thời gian: từ 14g00 đến 16g50

PHẦN MỞ ĐẦU

Page 94: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Gặp 5 người chưa bao giờ thấy một con voi, một người khác sẽ

bịt mắt họ lại để kiểm tra sự tò mò của họ. Anh ta yêu cầu lần

lượt từng người, người thứ nhất sờ vào đuôi, người thứ hai sờ

vào mũi, người thứ ba vào ngà, người thứ tư vào bụng, và

người cuối cùng sờ vào tai voi. Sau đó anh ta chuyển họ vào

một phòng, tháo khăn bịt mắt và để mỗi người kể về “con voi”

mà họ được sờ và cảm nhận. Ai cũng bảo người khác là sai khi

miêu tả hình dạng con voi. Người thông thạo dắt họ đi gặp con

voi thật để làm cho họ ngạc nhiên khi thấy con voi thật.

Không có ai trong họ là sai cho là cái họ sờ và cảm nhận là con

voi. Nhưng cả nguyên hình con voi thì đúng hơn là bức tranh

từng phần của nó. Cả nguyên bức hình về phong trào nên được

quan sát một cách tổng thể chứ không phải quan sát tòan bộ các

phần của nó để trân trọng và yêu mến nó.

Giới thiệu bằng máy chiếu các nhiệm vụ của Phong trào. Buổi

thảo luận tỉ mỉ giải thích và đưa các ví dụ cụ thể cho mỗi vấn

đề chính được đưa ra trên trình chiếu. Nhiệm vụ hướng đạo chỉ

có thể đạt được một cách cao nhất khi Phương pháp được thực

hiện. Ông còn đề cập đến những cam kết ràng buộc trong

Hướng Đạo.

Giữa lúc trình bày, Hỗ trợ viên Nguyễn Văn Lộc yêu cầu tất cả

người tham dự từ nhóm Trâu ngồi gần màn chiếu để quan sát

các chủ đề đang được thảo luận.

PHƢƠNG PH P HƢỚNG Đ O SINH

TI N S CYRUS WADIA

14g33

Tiến sĩ Cyrus giải thích sâu về khái niệm Phương Pháp trong

Hướng Đạo, các thành tố của nó, và mối quan hệ của mỗi thành

tố này với thành tố khác để tạo nên sự chủ động thu hút các

hướng đạo sinh trải nghiệm cuộc sống tập thể trong Hướng

Đạo. Đáng chú ý là những người tham dự đều chăm chú tập

trung vào bài giảng.

Page 95: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tiến sĩ Cyrus hướng dẫn mỗi nhóm Hướng đạo sinh chọn một

thành tố trọng tâm trong công tác Hướng đạo và rút ra những

giá trị mà các thành viên trong nhóm đúc kết được. Ông ta cho

họ thời gian rộng rãi để thảo luận và chuẩn bị sẵn sàng để báo

cáo.

Nhóm Hổ chọn phương pháp hàng đội, nhóm Voi chọn Thiên

nhiên, nhóm Trâu chọn Trò chơi, nhóm Báo chọn Thiên nhiên.

Những giá trị khác nhau của việc làm việc theo nhóm, phát

triển nhân cách, các kỹ năng thu nhận được, niềm vui, trở nên

có trách nhiệm, yếu tố tinh thần, kết nối với người khác, tinh

thần thống nhất, tinh thần đồng đội, làm chỗ dựa cho trí tưởng

tượng của người tham gia.

Tiến sĩ Cyrus Wadia yêu cầu học viên kể ra Những nguyên tắc

của phong trào hướng đạo mà nếu tách rời các nguyên tắc này

ra thì không còn là nguyên tắc của phong trào Hướng đạo nữa.

Quy tắc bao gồm lời hứa và luật, Trách nhiệm với tâm linh và

với Tổ quốc, Trách nhiệm với bản thân, phương pháp hàng đội,

Học đi đôi với hành, Các hoạt động ngoài trời, Hệ thống

chuyên hiệu.

PHẦN: CH O CỜ

Ph t ách: ng THIAN HIONG-BOON

T giảng: ng ROMEO PU I

17g00 17g45

Ông Thian cùng với trợ giảng Apuli đã chỉ rõ rằng lá cờ là biểu

tượng chúng ta là ai. Việc chào cờ thể hiện sự tôn trọng đối với

lá cờ tổ quốc. Lá cờ là biểu tượng kết thành của tình yêu của

chúng ta đối với tổ quốc. Thông thường, trước khi chúng ta bắt

đầu làm việc vào buổi sáng, chúng ta có nghĩa vụ thể hiện sự

tôn trọng lá cờ tổ quốc. Điều này thể hiện trong việc tham gia

vào buổi chào cờ.

Page 96: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đơn vị trong đội hình chữ U, nhóm Hướng đạo sinh Nghi lễ trợ

giúp cho việc tổ chức nghi thức Giương cờ, buổi chào cờ được

thao diễn. Việc sửa lỗi và thao tác đúng khi thực hiện nghi thức

nghỉ, nghiêm, động tác tay khi chào cờ và nhịp bước chân khi

diễu hành cũng đã được thực hành. Các thao tác chính xác và

đúng lúc cũng được thực hành để tạo nên không khí trang

nghiêm.

Nghi thức Chào cờ (flag break), một nghi thức để Đội mang cờ

thể hiện sự tôn kính và tình yêu với lá cờ tổ quốc. Nó hợp nhất

các thành viên trong Đội cùng cố gắng phấn đấu hết mình.

Hiệu ứng trang trọng được tạo nên khi lá cờ được thắt gút một

đầu và được kéo lên bằng một sợi dây một cách cẩn thận bởi

các thành viên trong Đội mang cờ. Điều này được giới thiệu

như một lựa chọn khác để xem xét trong các dịp gặp mặt của

Hướng đạo sinh.

Hướng đạo sinh người Việt Nam có thể thiết kế nghi thức chào

cờ riêng.

17g45 - 17g54 Họat động ngoài trời, Lãnh đạo Hướng đạo

hướng dẫn cách thức của BSP thực hiện những hoạt động sau:

Tiến hành Chào cờ với cờ Hướng đạo

Báo cáo cấp trên

Giương cờ/ Hạ cờ

Đi bộ cầm cờ đội

Chạy bộ cầm cờ đội

Người tham dự được lưu ý gìn giữ cờ đội cẩn thận để không để

người khác lấy mất vì đó là tinh thần đội.

18g00 Họp BHL ở Nhà ăn.

NGÀY THỨ 2

2 THÁNG 9 NĂM 2010

Page 97: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Vào khoảng 6g00, nhóm đội Trâu, nhóm hướng đạo sinh Nghi

lễ, thực hành nghi thức giương cờ theo kiểu hướng đạo

Philippines, dưới sự giám sát của đội trưởng nhất Merino.

TR CHƠI

Quản t : SSER S RON

Thời gian bắt đầu: 6g55 Thời gian kết thúc: 7g23

Tên trò chơi: “Simon bảo ...”

nghĩa: luyện kỹ năng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, tính

trung thực.

Khi quản trò nói “Si-môn bảo ngồi xuống”, người nghe ngồi

xuống. Nếu không có câu “Si-môn bảo” thì người nghe không

thực hiện hành động. Kết thúc trò chơi, nhóm Hướng đạo sinh

nào còn lại nhiều người hơn thì chiến thắng.

Kết quả:

Hạng nhất: nhóm Hổ và Bạch mã

Hạng nhì: nhóm Voi, Báo, Trâu

IỂM TR TR I

Thời gian b t đầu: 8g00 Thời gian kết th c: 8g43

Ông Romeo Apuli chỉ đạo vắn tắt các tiêu chí kiểm tra cho các

thanh tra viên, mỗi cặp kiểm tra viên chỉ kiểm tra một thứ.

Điểm chuẩn trong ngày là 7, điểm thấp nhất là 5 và cao nhất là

10. Thông thường thì điểm chuẩn ít khi được cho, vì điều này

khiến người tham gia phải cố gắng nhiều hơn và không trở nên

tự mãn.

p t an t a vi n oại i m t a

Thông và Mole Thực phẩm và Nơi lưu

trữ

Văn Lộc và Delfinado Nhân sự

Tuấn và Sarona Vệ sinh

Thực và Apuli Đồ dùng

Page 98: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đô và Francia Lều và Trang bị

uan sát viên khách mời:

Ông Thian Hiong-Boon

Tiến sĩ Cyrus Wadia

Ông Young Chang Kim

Thứ tự kiểm tra:

8g09 - 8g15: trại Trâu

8g18: trại Voi

8g27: trại Hổ

8g35: trại Báo

8g43: trại Bạch Mã

Lưu ý là các Hướng đạo sinh phải hát khi các thanh tra viên đi

kiểm tra.

Ễ CH O CỜ

Thời gian bắt đầu: 9g Thời gian kết thúc: 9g25

Nhóm đội Trâu là nhóm lãnh đạo trong Lễ chào cờ.

Khóa trưởng sinh hoạt về truyền thống nhận Huy hiệu Rừng

trong lễ chào cờ.

Hôm nay, điểm chuẩn kiểm tra trại là 7 điểm. Tiêu chuẩn là sự

thể hiện trong ngày của người tham gia. Không có đội nào đạt

được chuẩn của ngày. Ngày mai điểm chuẩn sẽ là 8, tăng 1

điểm.

Để nhận được cờ đoàn chuẩn, hướng đạo sinh phải đạt được

điểm chuẩn của ngày. Một khi đã nhận được cờ đoàn chuẩn và

duy trì suốt 2 ngày, cờ danh dự sẽ được trao thay cho cờ đoàn

chuẩn. Lưu ý rằng, cờ đoàn chuẩn có thể sẽ bị tước nếu các tiêu

chuẩn không được tiếp tục duy trì. Khi có cờ danh dự được 2

ngày, đội trưởng sẽ được thưởng 2 gỗ lớn như một sự vinh

Page 99: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

danh có ý nghĩa quan trọng bằng thực tế là 2 gỗ trong khóa

huấn luyện. Đội trưởng sẽ không bao giờ rời xa nó dù cho bất

cứ khi nào đi đâu hay làm gì. Hai gỗ lớn này sẽ được truyền lại

cho đội trưởng kế tiếp vào ngày hôm sau. Và chỉ có người khóa

trưởng mới có quyền làm ra nó, đeo nó vào cho, truyền lại, hay

tước đi.

Trong thời gian khi phần lớn các đội nhận cờ đội chuẩn, CỜ

TI U CHUẨN sẽ được giương lên. Nhưng nếu việc đạt được

chuẩn trong huấn luyện không được duy trì, CỜ TI U

CHUẨN sẽ được hạ xuống.

Nếu đến ngày thứ tư của khóa huấn luyện mà Cờ tiêu chuẩn

vẫn không được giương lên cao vì sự thể hiện kém, khóa sinh

và cả BHL sẽ phải ra về.

Ở hội t ƣờng

Phần: C C Ễ NIỆM C HƢỚNG Đ O: lễ phong

ch c, lễ bổ nhiệm, lễ thăng hạng

Ch t a: ng THI N HIONG-BOON

Thời gian bắt đầu: 9g45 Kết thúc: 11g5

Phần mở đầu: trình chiếu Powerpoint hình ảnh 4 ngọn nến

đang chầm chậm cháy

4 ngọn nến là biểu hiện cho HÕA B NH, LÕNG TRUNG

THÀNH, T NH Y U và HY VỌNG. Ngọn lửa chỉ có thể duy

trì cho đến khi ngọn nến cháy hết hoàn toàn nhưng HY VỌNG

có thể làm rực lại ngọn lửa của HÕA B NH, LÕNG TRUNG

THÀNH và T NH Y U, cũng giống như trong Hướng Đạo

nghĩa của các Lễ kỷ niệm

Các Lễ kỷ niệm củng cố hình ảnh của phong trào Hướng Đạo,

phát triển ý thức đoàn kết, kỷ luật, hiệu quả bộ máy, và định

hướng giới trẻ về phong trào Hướng Đạo. Nó kiểm soát

phương thức và hoạt động của phong trào Hướng Đạo, vì lẽ đó

tính minh bạch và tinh thần của phong trào Hướng Đạo được

Page 100: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

nâng lên. Nó là một phần của lối sống Tráng sinh và không

phải là trò chơi.

Quy tắc “3S” của các Lễ kỷ niệm: SHORT (ngắn gọn),

SIMPLE (đơn giản) và SOLEMN (trang nghiêm)

Các lọai Lễ kỷ niệm của phong trào Hướng Đạo:

Lễ gia nhập đoàn: * Lễ lên Đoàn và Lễ

phong nhậm

Lễ giao quyền * Lễ lửa trại

Lễ giới thiệu huy hiệu * Lễ bàn giao

Lễ giương cờ/ hạ cờ

Ở các cơ ở

Cơ ở 1: GI NHẬP ĐO N

Thực hành mẫu: ng Thian Hiong- oon và ng Ca melo

Francia

Đây là bài giới thiệu so sánh giữa việc tiến hành Lễ phong

chức ở Ấn Độ và Philippines.

Cơ ở 2: Ổ NHIỆM NHẬM CH C

Thực hành mẫu: ông Yasser Sarona

“Người được phong nhậm” cầm ngọn nến được mồi lửa từ

người trưởng, họ đứng đối mặt với các người được phong

nhậm, thắp nến của họ và với tay phải làm thủ hiệu Hướng

Đạo, người chủ trì hô to “Chúng tôi chấp nhận anh....”

Người được phong nhậm cầm ngọn nến đang cháy bằng tay

trái, tay phải làm thủ hiệu Hướng Đạo, đáp lại: “ tôi chấp nhận

trách nhiệm của việc trở thành thành viên mới và xin hứa...”

Sau đó, những người mới được phong nhậm gia nhập theo đội

hình thích hợp nắm các góc của cờ tổ quốc và cùng đọc vang

Lời hứa và luật Hướng Đạo.

Cơ ở 3: ễ lên Đoàn

Page 101: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Thực hành mẫu: ông Romeo M.Apuli Sr. Ông Apuli miêu tả tình huống và vai trò của người tham gia

đóng vai Akela, Sói con, cha mẹ của Sói thăng hạng lên Thiếu

sinh, người dẫn đầu Thiếu sinh. Ông giải thích biểu tượng của

Sợi dây nghi lễ.

nghĩa: Đáng nhớ và gắn bó ở một cấp độ sang những chương

trình khác trong phong trào Hướng Đạo.

Người Việt Nam có thể sáng tạo ra những cách tương tự và

dùng những biểu tượng khác khi tổ chức lễ Lên Đoàn.

Ở hội t ƣờng

Tóm tắt/ Đánh giá

Ông Thian Hiong-Boon tóm tắt chủ đề với nhận xét “Những

quốc gia khác nhau có những cách khác nhau để tiến hành các

buổi lễ”. Nhưng điều quan trọng là phải giữ tính Đơn giản,

Ngắn gọn và Nghiêm trang.

PHẦN: NGU HIỂM và N TOÀN t ong TR I bao gồm

O VỆ TR EM

Ch t : t ƣởng kh a huấn luyện ROGE IO S.VILLA JR.

Phương pháp: 4 “A”

Thời gian bắt đầu: 11g20 Đến: 12g50

PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ trì Villia nhắc lại rằng đêm qua trời có mưa to khiến các

trại bị ướt. Điều này đặt các trại viên vào các mối rủi ro và

nguy hiểm.

HOẠT Đ NG

TR NH CHI U ĐOẠN VIDEO BAN NHẠC M

PHI HÕA CA

Phần này yêu cầu người tham dự phải XEM, SUY NGH ,

NGHE.

Page 102: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

We are the world, we are the children. There comes a time (Chúng ta là thế giới, chúng ta là trẻ thơ. Đã đến thời điểm)

Choice to make it, let’s start giving, save the world (lựa chọn để thực hiện nó, hãy cùng cho đi, cứu lấy thế giới)

People dying, better world, save our life (nhiều người đang ngã xuống, thế giới tốt đẹp hơn, cứu chính cuộc

sống của chúng ta)

Lend a helping hand, make this world safe, start a family (hãy mở rộng vòng tay, làm cho thế giới an toàn, bắt đầu một gia

đình)

Give children love and care, sharing our love, let’s keep our

humanity (cho trẻ thơ tình yêu và sự chăm sóc, chia xẻ tình yêu, hãy giữ lấy

nhân loại)

PHÂN T CH

Thông điệp của bài hát là gì? Thông điệp này muốn chúng ta

thực hiện cái gì? Chúng ta là ai trong phong trào Hướng Đạo?

Tương lai của phong trào Hướng Đạo là ai?

Trình chiếu đoạn video clip về các hoạt động mạo hiểm- leo

vách núi, leo núi, đi bách bộ, bơi lội.

nghĩa:

Nguy hiểm có nghĩa là gần như sắp phải mất một thứ gì đó rất

giá trị, cái nhìn của cộng đồng hoặc bị tổn thương đó là kết quả

của sự mất mát.

Tại sao lại có nguy hiểm trong phong trào Hướng Đạo?

Hướng Đạo là vừa học vừa hành

Nguy hiểm là một phần của quá trình học tập

Nguy hiểm là thuộc tính vốn có của mọi thứ mà chúng

ta làm

Đội THỰC HIỆN HOẠT Đ NG 1

Page 103: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trong vòng 5 phút, chọn 2 họat động Hướng Đạo ngoại khóa.

Phân tích những yếu tố nguy hiểm gặp phải khi tiến hành các

họat động này. Người tường thuật sẽ đọc thông tin trước những

người khác.

Đội THỰC HIỆN HOẠT Đ NG 2

Chỉ chọn 1 hoạt động ngoại khóa vào danh sách của bạn. Đánh

dấu vào ô thích hợp theo mức độ lựa chọn bên dưới.

Nguy hiểm có xuất hiện thường xuyên?

* _______ Hầu như hiển nhiên

* _______ Có khả năng xảy ra cao

* _______ Thường xảy ra

* _______ t khi xảy ra

* _______ Hiếm khi xảy ra

Hậu quả của nó?

* _______ Không có ý nghĩa gì

* _______ Không quan trọng

* _______ Bình thường

* _______ Nghiêm trọng

* _______ Thảm khốc

Đội THỰC HIỆN HỌAT Đ NG 3

Bạn làm gì với nguy hiểm?

Cũng mối nguy hiểm ấy, bạn làm gì để thích ứng với

nó? Hướng giải quyết?

nghĩa

Những nguy hiểm thuộc về cảm xúc

Sự sợ hãi

Sự hoảng loạn

Các khái niệm cơ bản

Nguy hiểm từ môi trường

Nguy hiểm từ con người

Page 104: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Nguy hiểm từ môi trường

Sự thiếu an toàn

Thời tiết

Những nhân tố nguy hiểm từ con người

Hành động không an toàn

Vị trí không thuận lợi Tốc độ không an tòan

Trình tự không hợp lý Thiếu chỉ dẫn/giám sát

Thiếu sự bào vệ

Sai lầm trong đánh giá

Muốn làm hài lòng người khác

Quá bám sát thời khóa biểu

Hiểu sai Thiếu giao tiếp

Mệt mỏi Xao lãng

Việc hiểu rõ Hệ Thống Đánh Giá và Quản Lý Nguy Hiểm, là

người Hướng Đạo sinh chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ họ.

PHẦN K T THÖC

Trình chiếu đoạn phim Một người cha Một người con

Đọan phim ẩn chứa một thông điệp qua hình ảnh một người

cha và một người con. Một người có khả năng làm những việc

thông thường, một người thì không. Họ cùng tham gia vào một

cuộc đọ sức về thể chất - chạy bộ đường trường và chạy 3 môn

phối hợp.

Cùng nhau, họ là nguồn cảm hứng cho thế giới. Người cha là

C TH , người con là TRÁI TIM.

Bạn, hội Hướng Đạo quốc gia Philippines (BSP) và văn phòng

vùng Châu Á Thái Bình Dương (APR) có thể C NG NHAU

và C NG VỚI NHAU chúng ta có thể giúp VIỆT NAM trở

thành THÀNH VI N của phong trào Hướng Đạo.

NGÀY THỨ 4 THÁNG 9 NĂM 2010

Page 105: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

6g10 ở khu vực Chào cờ, nhóm Báo thực hành Giương cờ.

Hoạt động T áng t ƣởng: TR CHƠI

Quản trò: ông ROMEO APULI

Thời gian: 6g40 đến 6g55

LÁCH KHỎI TÔI

LÁCH KHỎI TÔI người chiến thắng THOÁT KHỎI TÔI

Hạng 1: Voi/Báo/Hổ Hạng 1: Hổ

Hạng 2: Trâu Hạng 2: Voi

Hạng 3: Bạch Mã Hạng 3: Trâu

CHUY N NHẪN CHUY N NHẪN

NGƯ C

Hạng 1: Voi Hạng 1: Báo/ Trâu

Hạng 2: Báo Hạng 2: Voi/ Hổ

Hạng 3: Trâu Hạng 3: Bạch Mã

IỂM TR TR I

Từ 7g45 đến 7g55

Mỗi bảo huynh Việt Nam kiểm tra một tiểu trại không thuộc

tiểu trại mà mình giám sát.

7g58 LỄ CHÀO CỜ

Bảo huynh Trần Khắc Thực thưc hiện câu chuyện dưới cờ

Giương cờ Philippines

Giương cờ Việt Nam

Giương cờ Hướng Đạo văn phòng vùng Châu Á Thái Bình

Dương và cờ hội Hướng Đạo Philippines

Lời hứa Hướng Đạo

Bảo huynh Trần Khắc Thực phát biểu cảm nghĩ trong ngày

Lấy Cờ tiêu chuẩn từ đội Voi và Bạch Mã

Page 106: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Chuyển Cờ tiêu chuẩn sang cho đội Hổ và Trâu

Tặng thưởng Cờ danh dự cho đội Bạch Mã và Voi

Tặng thưởng hai gỗ cho đội Trưởng đội Bạch Mã và Voi

Nghi thức

Tặng Cờ tiêu chuẩn cho đội Báo

Giương Cờ tiêu chuẩn bởi đội trưởng

Thông điệp của khóa trưởng

PHẦN: PHONG TR O HƢỚNG Đ O TH GIỚI V

N

Ch t : ng THIAN HIONG-BOON Thời gian: từ 8g45 đến 9g54

Đoạn phim

Bài hát về sự cam kết

Đoạn phim phong trào HĐ thế giới

Cờ của phong trào HĐ

Là biểu tượng cho phong trào HĐ trên Thế giới với 160 thành

viên.

Việt Nam cần phải trở thành một thành viên của tổ chức này.

Tổ chức này là gì? Cấu trúc của tổ chức

Ủy ban phong trào HĐ Thế giới

Phong trào Hướng Đạo Thế giới có 6 khu vực.

Đoạn phim

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

PHẦN: PHONG TRÀO HƢỚNG Đ O V NHẬN TH C

C C HO T ĐỘNG C NG NH O GỒM PHẦN

GI O TI P

Chủ trì: ông YASSER SARONA

Thời gian: từ 10g18 đến 11g32

Page 107: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đoạn phim

Tiếng Việt

Phần mở đầu: Trò chơi - Chuyền tin

Người quản trò nói thầm vào tai tất cả các Trưởng tráng thông

điệp “PT Hướng Đạo tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”, đội

trưởng truyền thông điệp này cho thành viên tiếp theo, và cứ

thế tiếp tục. Người cuối cùng nhận thông điệp này thì thầm vào

tai của người phát thông điệp nguồn - ông Sarona.

Ba đội nhận thông điệp đúng và hai đội còn lại sai.

Thông tin Truyền đạt Nhận tin Truyền đạt

Nguồn Người gởi

0 ----- → 0----→x ----→ 0 ----→ 0

X

Nguồn tiếng ồn

Đoạn phim Phong trào Hướng Đạo tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn

Phân tích

KHẢO SÁT Phong trào Hướng Đạo Philippines

Đoạn phim Bão nhiệt đới Ondoy

Hành động của phong trào Hướng Đạo đối với việc Ủng hộ cho

các Nạn nhân

PR... có nghĩa là:

Performance + Recognition = PR

(Hành động) (Nhận thức)

PR is = to impression

(PR là gây ấn tượng)

PR is = to Progress

Page 108: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

(PR là tạo sự tiến bộ)

PR is to Personal Relation

(PR là Quan hệ giữa các cá nhân)

PR is = Personality and Reputation

(PR là Tính cách và Danh tiếng)

PR is Program Planning

(PR là Hành động có kế hoạch)

Hình ảnh vs Danh tiếng

Hình ảnh là cách mà bạn nói về bản thân mình

Danh tiếng là cách mà người ta nói về bạn

Hành động đội

T ong v ng 5 ph t các đội thống nhất 5 điều cần làm để

th c đ y phong t ào Hƣớng Đạo Việt Nam

PHẦN: ƢỚC Đ C

Ch t : tiến CYRUS WADIA

Thời gian từ 11g35 đến 12g40

Địa điểm: ngoài trời, phía trước Hội trường Stevenot

Ước đạc về bản chất là toán học.

PHƯ NG PHÁP D NG BÖT CH

Yêu cầu một người (có chiều cao đã được biết trước) đứng

cạnh một vật cao, một cây cao hoặc một cột điện. Đứng đối

diện người này và vật để đo chiều cao từ một khoảng cách xa,

cầm viết chì bằng một tay (bất kỳ tay nào). Duỗi thẳng tay, giữ

viết chì thẳng đứng ngắm theo chiều cao của người. Dùng đầu

ngón tay cái làm mốc đo, điều chỉnh đầu mút của bút chì nhô

lên bằng đúng độ cao của người. Từ phần được đánh mốc bằng

đầu ngón cái đến đầu mút của bút chì được xem như chiều cao

của người. Cách đo chiều cao bằng bút chì này luôn hiện diện

trong đầu của người khóa sinh hôm nay. Đo phần còn lại của

Page 109: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

chiều cao của cây. Nếu chiều cao của người là 5 bộ và chiều

cao của cây gấp 5 lần đoạn bút chì, chiều cao của cây là 25 bộ.

Có 20 sai sót khi mà khoảng cách vật cần đo càng tăng thì tỉ

lệ sai sót cũng tăng theo.

PHƯ NG PHÁP T NH TỈ LỆ

Đứng ngay bên cạnh vật cao cần đo. Bước ra xa, vừa bước

thẳng hàng vừa đếm bước chân của bạn. Đến khi được 45

bước, đánh dấu, đặt cột mốc (nhờ người khác giữ nó thẳng

đứng), sau đó đi thêm 5 bước nữa. Đánh dấu. Chú ý là cột mốc

đã được đo trước theo đơn vị Cen - ti - mét. Nằm xuống, để sát

mặt xuống mặt đất nhắm vào phần đỉnh của vật cần đo chiều

cao. Người cầm cột mốc điều chỉnh ngón trỏ hướng lên hoặc

hướng xuống theo sự hướng dẫn của bạn cho tới khi tầm ngắm

từ chỗ đánh dấu của bạn thẳng hàng với cột mốc và thẳng hàng

với chiều cao của vật cần đo. Tìm điểm mà ngón trỏ đánh dấu

trên cột mốc, để ước tính chiều cao tương ứng của vật. Nếu

điểm mốc thẳng hàng trên cột mốc đo được là 125 Cen - ti -

mét thì nó sẽ trở thành 1250 Cen - ti - mét, vậy thì độ cao của

vật cần đo là 12,5 mét.

PHƯ NG PHÁP D NG BÓNG

Công thức: chiều cao của bạn = chiều cao của vật

Chiều dài bóng chiều dài bóng

của bạn của vật

Tính tốc độ của một cá thể (không ghi chép được)

Tìm cân nặng của một vật Dùng một cái que, cột một sợi dây vào giữa que sao cho thăng

bằng hai bên

Công thức:

Cân nặng đã biết Cân nặng chưa biết

Khoảng cách Khoảng cách

đã biết đã biết

=

Page 110: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tiến sĩ Cyrus sử dụng bảng và phấn để cùng lúc giới thiệu và

giải thích Phương pháp dùng bút chì, Phương pháp tính tỉ lệ và

Phương pháp dùng bóng để đo chiều cao của một vật cao.

Người tham dự được trải nghiệm thực tế và được thực hành.

Phương pháp tương tự được tiến hành với cách Tính tốc độ của

một cá thể và Tính cân nặng của một vật.

PHẦN: N V C CH ĐỌC N ĐỒ

Chủ trì: Tiến sĩ Cyrus Wadia

Thời gian: từ 14g10 đến 16g15.

Ông Bernand De Leon phát la bàn cho mỗi người tham dự

Tiến sĩ Cyrus hướng dẫn đội trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn

các đội sinh đầy trách nhiệm rằng có một bài thực hành ngoài

trời.

Bên trong hội trường, Tiến sĩ Cyrus thảo luận các điểm sau:

Bốn hướng của la bàn

Cách định hướng

Các loại bản đồ

Các phần chính của bản đồ

Các kí hiệu trên bản đồ

Cách đặt la bàn trên bản đồ

Bản đồ dạng lưới (hệ thống bố cục)

Chuẩn bị bản đồ

Bên ngoài, người tham gia định hướng bằng cách sử dụng la

bàn và sử dụng la bàn trên bản đồ.

16g18 LỄ TRAO QUÀ

Bảo huynh Nguyễn Tuấn, thay mặt cho đoàn khóa sinh tham

dự từ Việt Nam, trao Trưởng khóa huấn luyện Villa vật lưu

niệm

Trưởng khóa huấn luyện Villa trao tặng ông Tuấn vật kỷ niệm

Trại họp bạn lần thứ 10 phong trào Hướng Đạo thế giới.

Page 111: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

16g23 Ông Bernand De Leon giải thích cho người tham dự biết

về những tấm hình chụp lễ nhập trại đang được trưng bày là để

bán không phải thuộc quyền sở hữu của hội Hướng Đạo Phi

Luật Tân mà của tiệm ảnh tư nhân. Phiếu đặt hàng dùng để đặt

hàng và giao hàng vào ngày hôm sau.

PHẦN: HỌP M T ĐƠN V TO N

Chủ trì: Ông Bernand De Leon

Thời gian: từ 16g25 đến 18g30

Ông De Leon đưa dụng cụ (1 tờ giấy A4 và 3 que diêm) cho

đội trưởng. Các đội sẽ trình diễn những kỹ năng nấu nướng

không dùng nồi niêu và dựng tiện nghi trại (bếp, hố rác, giỏ rác,

nhà vệ sinh...).

Kết quả cuộc thi

Nhặt củi Nhóm lửa trại

Hạng nhất: Nhóm Trâu Hạng nhất: nhóm

Trâu/Voi

Hạng nhì: nhóm Bạch Mã Hạng nhì: nhóm Bạch Mã

Hạng ba: nhóm Báo Hạng ba: Báo

Nấu không dùng nồi niêu

Trứng chiên

Trứng nướng

Hạng nhất: Nhóm Trâu/ Voi Hạng nhất: nhóm

Trâu/Voi

Hạng nhì: nhóm Bạch Mã Hạng nhì: nhóm Báo

Hạng ba: nhóm Báo Hạng ba:Bạch Mã

Đánh giá

17g58 Bảo huynh Nguyễn Tuấn thực hiện họat động hát tập

thể, chia tay.

Page 112: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

“Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”

(Hàn Mặc Tử)

Đó là một câu nhận định hay một lời than trách?

Nếu câu trên được hiểu là lời than trách thì chắc thú vị

hơn nhiều.

Lời than trách của một người nam với một người nữ

trước khi người ấy “sang ngang”. Lời trách sao nghe nó nhẹ

nhàng, đầy cảm thông, bao dung, nhưng cũng đầy nuối tiếc,

ngậm ngùi. Lời trách không chút phẩn nộ, mà nó thể hiện sự

trầm tĩnh. Mặc dầu việc “theo chồng” là sự việc lớn lao, quan

trọng. Tác giả dùng “theo chồng”, chứ không nói lấy chồng,

mặc dầu về mặt ý nghĩa thì hai từ đó không có gì khác nhau,

nhưng dùng “theo chồng”, ta có cảm tưởng người ấy bị bó

buộc, bị lệ thuộc vào người khác, chứ không chủ động, (như

xuất giá tòng phu chẳng hạn…). Hai từ “theo chồng” là hai

thanh bằng đi liền nhau, nên khi đọc, nghe thấy nhẹ nhàng, nó

gieo vào lòng người nỗi buồn rười rượi.

Có lẽ người trách cũng hiểu được đây là một quyết định,

một ngã rẽ quan trọng của đời người con gái, cho nên lời trách

không nặng nề, lớn tiếng mà chỉ thương tiếc cho thân phận trái

ngang.

Lời lẽ cũng khéo léo, tế nhị, thậm chí còn pha chút hài

hước. Anh chỉ trách là người đi “bỏ cuộc chơi”, một cách nói

làm giảm mức độ của sự việc, chỉ coi tình yêu, hôn nhân là

“cuộc chơi” mà nó vốn là rất quan trọng. Nói một việc thật mà

như chuyện đùa chỉ là “cuộc chơi”, làm cho người đi cảm thấy

không nặng nề bởi những từ như lời thề nguyền, chung thủy…

thường khi nói về tình yêu. Phải cao thượng lắm mới nói được

như vậy; và cũng phải yêu thương lắm mới có cách diễn đạt

Page 113: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

khéo léo như thế. Có nhiều cách trách: có kẻ trách để biện hộ

cho mình, để mà chạy tội; còn ở đây là vì thương mà trách, và

trách cũng để thể hiện sự yêu thương mà thôi.

Còn người đi cũng không một lời ta thán, oán trách để

biện hộ cho việc làm của mình. Ra đi trong im lặng, không

phân bua, phân trần gì cả. Có lẽ người đi cũng trong tâm trạng

“Đi là chết trong lòng một ít” (Xuân Diệu) chứ chẳng vui

sướng gì. Thực tế, người đi cũng chẳng nói được gì ở đây. Một

sự im lặng đáng quý và đáng thương. Họ nặng tình, trọng nghĩa

với nhau cho nên khi phải chia tay họ không nỡ nặng lời, lớn

tiếng với nhau. Người đi cũng rất đau đớn, phải ra đi trong tư

thế chẳng đặng đừng, nên mới phải “sang ngang” mà thôi.

Đã đến lúc “dứt đường tơ” nhưng họ vẫn không quy

trách cho bạn để thanh minh, biện hộ cho mình. Họ vẫn giữ

mối quan hệ tốt đẹp đáng quý.

Rõ ràng lời người xưa nói chẳng sai: “Mua chuông thử

cạnh, người ngoan thử lời”. Qua lời nói người ta biết được con

người như thế nào: kẻ phàm phu tục tử, hoặc người thanh nhã,

cao thượng. Lời nói rất quan trọng, khi lời đã nói ra thì xe bốn

ngựa đuổi không kịp (“… tứ mã nan truy”). Thực vậy “trăm

năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” (ca

dao), và “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng” (tục ngữ).

Qua cách nói của nhân vật trong bài thơ làm cho ta yêu mến

trân trọng, tôn quý họ.

Mãi mê với thơ, với thẩn, không khéo gây hiểu lầm cho

các chị nữ Hướng Đạo. Ở đây, người viết không hề xúc phạm

gì đến các chị, chỉ qua là ca ngợi cách nói khôn ngoan tế nhị

của nhân vật trong thơ, chớ còn đối với các chị mà có “theo

chồng bỏ cuộc chơi” thì chúng tôi làm sao cản nỗi. Có như vậy,

phong trào Hướng Đạo mới có thêm Chim non, thêm Sói con

chứ. Không những vui mừng mà còn được dịp Chúc phúc cho

cô dâu, chú rể nữa. Có điều là, khi đi thì cứ mạnh dạn ra đi để

vui cuộc sống mới chứ đừng trách móc gì anh chị em. Thế thôi.

Có một nhà thơ xưa nói rất ý nhị trước cảnh chia tay:

“Đã trót tương phùng trong một quán,

Page 114: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Dẫu trà ôi, rượu nhạt vẫn là duyên”.

Chúng ta đã có duyên trong tiền kiếp, cho nên kiếp này

mới “gặp nhau đây, ta hát khúc ca này. Mối thâm tình thêm

chứa chan mặn nồng”. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn

là anh chị em ruột thịt (điều luật thứ tư), chúng ta nên yêu

thương và trân trọng nhau.

Bửu Mai – Sơn Miêu Chu Đáo BBT : Có lẽ còn hậm hực đối với những kẻ “bỏ cuộc chơi”

vì chơi không được thì đạp đổ, nên anh Sơn Miêu bảo: “Bởi phải nộp

bài cho đúng thời hạn nên em không kịp viết lời kết như ý muốn.

Vậy nhờ anh dặm vài câu cho “nặng đô” thêm một chút!”

Sơn Miêu về rồi, nặn óc mãi chẳng viết thêm được chữ nào

vì chủ trương của GVMD là Câu lạc bộ của những người “Tứ hải

giai huynh đệ”, không công kích ai mà cũng chẳng rủ rê ai để kết bè

kết nhóm, “Hướng Đạo là một trò chơi” của những người đồng điệu,

đồng chí hướng… chứ không phe đảng và cũng không kỳ thị ai.\

Để khỏi thất hứa, Sư Tử dặm thêm vài dòng kể chuyện cho

Sơn Miên nghe: Ông La Fontaine có viết truyện ngụ ngôn “Chuột

nhắt – Gà trống – và con mèo” như sau: Một hôm, chuột nhắt trốn

mẹ ra khỏi hang để ngao du cho biết sự đời. Ra vườn gặp con gà

trống đang vỗ cánh rất oai hùng, cổ nghểnh cao gáy vang cả xóm

làng… chuột sợ quá chạy vào hiên nhà để nấp thì thấy một chị mèo

tam thể lông ánh mượt như nhung, mắt xanh lim dim ti hí như một

nhà hiền triết đang suy tư, miệng kêu meo meo rất hiền dịu… chưa

kịp kết bạn thì nghe mẹ kêu nên phải quay về. Khi nghe kể lại, chuột

mẹ bảo: “May mà con thoát nạn, con gà trống kia trông rất hùng hổ

nhưng bị họ nhà chuột ta cắn chết. Còn chị mèo hiền dịu kia lại là kẻ

sát thủ của dòng họ nhà ta đấy!”… Vì vậy theo tôi nghĩ chẳng cần

viết thêm dòng nào, bởi những câu văn hoa bóng bẩy của Mèo rừng

rất có trọng lượng đối với những ai biết suy ngẫm, còn hơn cả tiếng

“sư tử hống”, nên tôi đành phải xếp bút nghiên vì đã nghe tiếng gà

gáy sáng.

STĐĐ

Page 115: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Năm Mão ghi chuyện Rừng Mèo

Mèo và Chó là hai con vật được nuôi nhiều trong mọi

gia đình; chó là con vật giúp được nhiều việc và trung thành

nhất với con người nhưng lại bị dân rừng xa lánh, trong hơn

3000 tên Rừng của HĐVN mà chúng tôi ghi được thì chẳng có

một ai mang tên con thú thân yêu bậc nhất này.

Trái lại mèo là con thú nuôi để làm cảnh và bắt chuột.

Nhiệm vụ chính thức của mèo là bắt chuột nhưng nhiều lúc

chúng lại sống chung hòa bình với lũ gặm nhấm phá hoại này

nhưng lại được Hội Đồng Rừng chiếu cố sau đây. Xin ghi danh

sách Mèo:

Mèo: Lê Trung Phước.

Mèo Cẩn Trọng: Từ Khuê.

Mèo Duyên Dáng: Trần Trọng Lân

Mèo Đắn Đo: Vũ Ngọc Lô

Mèo Đỏm Dáng: Hoàng Trọng Kiều

Mèo Fakir: Vương Khả Tế

Mèo Hay Cười: Quách Trung Chánh

Mèo Hay Mắc Cỡ: Lý Tri Thức

Mèo Hăng: Nguyễn Chí Chương

Mèo Hầu Tước: Lưu Đức Sinh

Mèo Khiêm Tốn: Huỳnh Kim Khương

Mèo Kiên Định: Võ Đình Chiếu

Mèo Lạc Quan: Hoàng Thi Như Huy

Mèo Lắm Mẹo: Bạch Trung

Mèo Lém: Phạm Thanh Hiệp

Mèo Lém Lĩnh: Võ Mỹ Nga

Mèo Nghiêm Nghị: Trịnh Văn Toàn

Mèo Nhanh Nhẹn: Phan Thượng Trí

Mèo Nhiệt Tâm: Lê Văn Tâm

Page 116: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Mèo Nhìn Xa: Nguyễn Hữu Hoàng

Mèo Phương Liệt: Lê Đức Minh

Mèo Siêng Năng: Phạm Cảnh

Mèo Siêng Năng: Nguyễn Quốc Khải

Mèo Tận Tâm: Trương Hùng Tâm

Mèo Tận Tụy: Nguyễn Kim Long

Mèo Triết Gia: Lê Như Tâm

Mèo Trịnh Trọng: Lê Y

Mèo Từ Bi: Vũ Trọng Hoàn

Mèo Từ Tâm: Nguyễn Quốc Hải

Mèo Tư Lự: Vũ Ngọc Diệu

Mèo Tươi Cười: Phạm Văn Thiết

Mèo Ưa Rình: Lê Gia Mô

Mèo Vui Tính: Phạm Quang Chánh

Mèo Vui Vẻ: Trần Văn Thuận

Mèo Rừng Cẩn Trọng: Nguyễn Chí Đức

Mèo Rừng Điềm Đạm: Hoàng Trọng Hứa

Mèo Rừng Đảm Đương: Bạch Long

Mèo Rừng Long Xuyên: Lê Hữu Tứ

Mèo Rừng Nhanh Nhẹn: Nguyễn Cường

Mèo Rừng Thận Trọng: Đặng Văn Vương

Mèo Rừng Trầm Tĩnh: Nguyễn Thúc Đê

Mèo Rừng Trầm Tĩnh: Thành Duy

Mèo Rừng Yểu Điệu: Triệu Mai

Dân Rừng mang tên Mèo có nhiều người nổi tiếng. Xin

nêu mấy vị sau:

Mèo Duyên Dáng Trần Trọng Lân

Huynh trưởng kỳ cựu đã đóng góp nhiều công sức xây

dựng phong trào HĐVN, đã giữ những chức vị quan yếu ở Bộ

TUV như Ủy viên ngành Thiếu, UV giao tế, Tổng thư ký Hội.

Tr Ong Siêng Năng Trần Trọng Thảo cho biết thân phụ

mình là Mèo Duyên Dáng nhưng một số trưởng của Đạo Đông

Thành mà trước đây Tr Lân làm Đạo Trưởng thì cho rằng Chồn

Hay Diễu mới là tên Rừng của Tr Lân. Đúng sai thế nào chưa

Page 117: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

rõ nhưng lạ nhất là đến nay chưa tìm thấy một dấu tích nào về

tên Rừng của cụ Lân.

Mèo Fakir Vương Khả Tế nổi tiếng thập niên 1930 với

vở kịch HĐ 3 hồi 3 cảnh mang tên “Thủy Trung Nghĩa Thạch”.

Đây là vở kịch HĐ đầu tiên được diễn trên sân khấu ở nhà hát

lớn Hà Nội.

Ông Mèo nổi đình nổi đám hơn chục năm nay là Mèo

Lém Phạm Thanh Hiệp mà Sáo tui đã tôn vinh là phù thủy với

tài hô phong hoán vũ sái đậu thành HĐ. Hết sức bén nhạy, đi

trước thời gian vượt cả không gian; nhiều tài lắm tật, kẻ khen

người chê; không biết đâu mà lường.

Mèo Kiên Định Võ Đình Chiến, là một dân rừng khốn

khổ vì một cơn bệnh quái đã phá nát thân thể của anh: trước

1975 anh là một Kha trưởng đầy khả năng và nhiệt huyết,

nhưng sau 1975 anh bị cụp xương sống, các bệnh khác ăn theo

đục khoét thân thể anh làm thân hình biến dạng, nhỏ thó, gầy

còm, đi lại khó khăn; nhập rừng phải có người cõng. Bây giờ

rất muốn ra sân chơi nhưng đi lại cực kỳ khó khăn nên từ căn

hộ tầng 14 một chung cư sang trọng ở Phú Mỹ Hưng anh sinh

hoạt bằng trí tưởng tượng và tin tức do bạn bè cho biết để rồi

man mác buồn khi biết HĐVN ngày càng co cụm như thân

hình khô đét của anh.

Mèo Hầu Tước: Lưu Đức Sinh là một huynh trưởng kỳ

cựu của Bắc Hà thập niên 1930, nhập rừng ở đỉnh Sóc Sơn năm

1939, có viết về Ngỗng Trắng Ngoài Trời rất hay, dưới ký tên

là Mèo Hầu Tước. Gốc của MHT là Tráng sinh Lam Sơn. Cụ

lìa rừng ngày 1.3.2002 tại Quận 4, TP. HCM.

Mèo Từ Bi: Vũ Trọng Hoàn. Trưởng kỳ cựu của Bắc

Hà đã từng giữ chức Quyền TUV.HĐVN kiêm TUV.HĐ Bắc

kỳ, khi làm Giám đốc Nha thanh niên Hà Nội thì giao lại chức

vị này cho Tr Voi Ống Sậy Nguyễn Phú Đốc.

Mèo Ưa Rình: Lê Gia Mô. Lúc nhỏ sinh hoạt ở Đạo

Thừa Thiên, sua vào SG rồi lên cao nguyên sinh hoạt ở Đạo

ĐắcLắc. Năm 1966 làm UV ngành Kha. Là người trẻ nhất

trong phái đoàn 7 huynh trưởng VN sang dự trại họp bạn Á

Page 118: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

châu – Thái Bình Dương ở Öc. Trước đây cụ Mèo hay đi đến

các chỗ sinh hoạt để thăm anh em nhưng mấy năm gần đây

chân yếu nên ít đi. Cụ thường viết tắt tên Rừng là Meoưr.

Mèo Rừng Đảm Đương: Bạch Công Long. Tức là nhạc

sĩ Hồ Bạch nổi tiếng một thời, thường sáng tác những ca khúc

ngắn cho HĐ. Nguyên Kha trưởng Trùng Dương ở Hóc Môn.

Mèo Trịnh Trọng: Lê Y.

Đây là huynh turởng có tên họ ngắn nhất. Tr Lê Y

nguyên là Liên Đoàn Trưởng Bình Sơn ở Quảng Ngải.

Tr Lê Y viết văn làm thơ với bút hiệu Vân Thủy.

Trưởng có tài làm văn tế rất hay. Khi Tr Tôn Thất Dương Vân,

một người bạn thân vừa là HĐ, vừa làm cùng cơ quan mất, cụ

Mèo Trịnh Trọng đã làm bài điến văn bằng thơ với nhan đề

“Khóc bạn” rất cảm động. Thấm thía nhất là câu:

Mới đó anh còn cười cười, nói nói

Nay anh ra đi câm lặng ở phương trời

Nến lung linh nhỏ lệ,

Lòng luống những bùi ngùi

Mất mát này người người đều thương tiếc

Đau thương kia cây cỏ cũng buồn lây.

Mèo Hăng: Nguyễn Chí Chương.

Đương nhiệm Akéla Bầy Vân Cừ, Đạo Bạch Đằng.

Kiến trúc sư lại có tài thư họa nên đã giúp vẽ bìa nhiều sách

báo HĐ.

Mèo Nhanh Nhẹn: Phan Thượng Trí.

Tháng 5/1996 400 cựu HĐS về Hà Nội họp mặt nhân

ngày truyền thống. Một sĩ quan mặc đại lễ dẫn đầu phái đoàn đi

tham quan khắp nơi. Đó là Mèo Nhanh Nhẹn Phan Thượng Trí,

Đại tá, nguyên Cục trưởng Cục quân giới. Năm 1943 anh gia

nhập Đoàn Bình Than ở Hà Nội. Khi chiến tranh Pháp Việt

bùng nổ cả đoàn Bình Than đều tham gia kháng chiến và kết

quả, tính cho đến năm 1996 có 2 hi sinh, 2 Đại tá, 2 Giáo sư, 2

Tiến sĩ, 1 Bác sĩ, 1 Dược sĩ, 5 cấp Cục.

Sau kỳ đại hội này anh Phan Thượng Trí cùng với anh

Vũ Phạm Thuyên (Đại tá) được bầu vào Ban Liên lạc cựu HĐS.

Page 119: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Với hoàn cảnh của HĐVN hiện nay dù có thiện chí cách mấy

cũng bó tay nên mười mấy năm nay chẳng thấy bóng dáng Ban

Liên lạc ở đâu cả.

Mèo Tươi Cười: Phạm Văn Thiết. Từng là Phó Tổng

Ủy Viên thời Tr Trần Văn Lược làm TUV, phụ trách xây dựng

kiến thiết hạ tầng cơ sở trại họp bạn ở Suối Tiên năm 1970 và

Tam Bình năm 1974. Bạn bè thường gọi vui Colonel Thiết

(thật ra ông là Lieutenant mà thôi). Cụ Mèo Tươi Cười đã lìa

rừng tháng 2 năm 2010 tại Canada.

Anh tài họ nhà Mèo không sao kể hết. Xin ngừng tại

đây.

Sáo Dễ Thƣơng

Page 120: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

HAI LÚA ĐI TIỀN TRẠM

Nước Đại Vệ, năm canh dần

Sắp tới ngày đại hội họp mặt Hướng Đạo đoàn cả nước,

người người ai nấy mừng vui. Khắp chốn thành thị đến thôn

quê đều hân hoan, chuẩn bị cho ngày lễ hội. Trước là để kỷ

niệm vừa tròn thập bát niên Hướng Đạo đoàn khởi sự ở Đại Vệ,

sau nữa là ghi dấu ấn sự lớn mạnh của phong trào sau nhiều

năm tái lập.

Ở miền tây Đại Vệ có anh nông dân nọ tên gọi Hai Lúa,

tính tình chất phác thẳng ngay. Tuy là nông dân sớm hôm dãi

nắng dầm sương chốn ruộng đồng nhưng thuở nhỏ sớm kinh

qua chữ thánh hiền, lại từng được tham gia đoàn Hướng Đạo,

nên biết được cái hay, cái đẹp của phong trào giáo dục này.

Những năm phong trào gián đoạn vì cuộc bể dâu, lòng dạ anh

đau buồn khôn tả. Ngay khi phong trào vừa tái lập, anh đã cùng

các sĩ phu chốn Tây Đô thành cùng nhau phục hoạt Hướng Đạo

đoàn. Học trò Tây Đô lấy làm mừng vui vì có chốn sinh hoạt

lành mạnh, lại vừa bổ ích vui tươi.

Lại nói về ngày hội, lấy tên là Bách Việt – Hai lúa vốn

từ lâu được sự tín nhiệm của giới chức sắc vì những đóng góp

hiệu quả của anh, lại thêm tính cẩn thận biết nhìn trước trông

sau, nên anh được bầu vào ban hành chánh của Tiểu Trại Tráng.

Vinh dự thì nhiều nhưng lo lắng không phải là ít.

Sớm hôm ấy, khi gà trống chưa gáy ba tiếng, hai lúa đã

thức giấc, hối thúc hai đệ tử là Tư ch cùng Năm Nhái đang

ngái ngủ, lên đường về đất Sài Thành. Trước là để tiền trạm đất

trại, sau nữa là cùng các chức sắc Hướng Đạo bàn bạc việc

chung cho kỳ đại hội.

Đường về đất trại thật xa, vượt hàng trăm dặm đường

bộ, tới xế chiều thầy trò Hai Lúa mới tới nơi. Đây Đại Nam lạc

thành với núi sông hùng vĩ, phong cảnh hữu tình mà con người

đã dốc công xây dựng. Chốn này trước nay vẫn là nơi dân

chúng lui tới vui chơi. Nào hỏa xa ngoạn cảnh, đánh đu thần

Page 121: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

tốc, chớp bóng kỳ ảo cho đến tắm mát bể khơi… thật là lạc

cảnh chốn trần gian vậy!!!

Như trên đã kể, Đại hội của Hướng Đạo đoàn sẽ được

tổ chức trong một khu nhỏ của Đại Nam, tên là khu dã ngoại.

Gọi là nhỏ thôi chứ bát ngát lắm!, vốn xưa là một khu rừng

chuyên trồng cây tên cao su, là thứ cây xưa người Phú Lang Sa

bên Thái Tây đưa qua nước Vệ, giờ người ta trưng dụng làm

khu cắm trại. Bên cạnh là một hồ nước rộng xanh ngát, liễu

xanh rũ bóng, cá lội từng đàn. Thực là :

Ở chốn ấy non xanh nước biếc

Khắp nơi nơi phong cảnh hữu tình

Linh xưa còn tỏ bóng hình

Ban cho cơ nghiệp để mình đến đây

Nói về Hai Lúa, vốn nhìn xa trông rộng, lại có biệt tài

thao lược. Là nông dân quanh năm với ruộng đồng nhưng nhờ

từ lâu tham gia Hướng Đạo đoàn nên tiếng tăm ở địa phương

không phải là ít. Lên tới đất trại rồi, anh cùng hai đồ đệ dạo

một vòng quanh khu đất. Hai đệ tử vốn tính ham chơi, tuy cùng

đi gọi là tiền trạm với thầy nhưng chúng háo hức nhiều hơn với

cảnh vật chốn này. Nào cảnh quan kỳ thú, khách nữ ngây thơ

làm mềm lòng hai chàng, ngỡ như Lưu Thần Nguyễn Triệu lạc

Đào Nguyên. Riêng phần Hai Lúa, anh tỉ mỉ quan sát đếm từng

gốc cây trong vườn, lấy thước đo đạc khoảng cách từng cây

ngang dọc thế nào, đoạn vẽ lại thành một bức họa đồ không sót

một thứ gì. Hai đệ tử Tư ch, Năm Nhái thấy thầy mình ghi

chép mới quay sang hỏi rẳng :

“Hà cớ chi thầy ghi chép kỹ như vậy? chúng con thiết

nghĩ những thứ này mình nhớ trong đầu được rồi. Vả lại chúng

con thấy nhiều thứ không quan trọng mà thầy cũng ghi, tỷ như

trong khu vườn có bao nhiêu cây bị đốn, vị trí của chúng ở chỗ

nào…”

Hai lúa thong dong, nhìn bọn trẻ kém hiểu biết mà từ

tốn giảng giải:

“Người đời có câu “cẩn tắc vô ưu”, tức là cẩn thận thì

sẽ không gặp ưu phiền. Nay chúng ta cất công tới đất này nào

Page 122: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

phải để cưỡi ngựa xem hoa, mà cốt là nắm rõ địa hình, phong

thổ ngõ hầu thuận tiện cho việc bố trí địa điểm cho các đơn vị

một cách thích hợp. Những ghi chép của ta tưởng chừng là

thừa nhưng thực ra vô cùng quan trọng và cần thiết. Phải biết

những cây đã bị đốn, ta mới chọn được vị trí rộng để vui chơi,

hay đo đạc khoảng cách các cây để ước lượng sẽ bố trí được

bao nhiêu lều trại, rồi bố trí đường đi sao cho rộng rãi hợp lý.

Há con định chặt cây đi mà làm đường theo ý con sao? Ta

sống trong thiên nhiên thì phải dựa vào thiên nhiên chứ đâu

thể làm điều ngược lại, mà muốn dựa vào thiên nhiên thì con

phải biết thiên nhiên có gì, hiểu thiên nhiên ra sao. Ấy là qui

luật muôn đời vậy”

Hai đồ đệ nghe thầy giảng mà há hốc mồm, đôi mắt

tròn xoe ra chiều giác ngộ và cảm động lắm, bèn chăm chỉ

cùng thầy tay thước tay bút đo vẽ lại toàn khu tiểu trại giúp ích

thành một tấm họa đồ. Có bức họa đồ sơ phác rồi, chúng lại

cùng thầy đánh dấu vị trí của những túp lều tranh mà chủ nhân

dựng sẵn trong khu vườn để khách du có chốn nghỉ chân, ăn

uống. Cũng không quên đánh dấu những chỗ có vòi nước chủ

nhân lắp đặt. Hai lúa giảng tiếp:

“Nước là thứ vô cùng quan trọng, nông dân Đại Vệ

chúng ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Tức

trong nông nghiệp nước trọng nhất. Mà không chỉ có nhà nông,

ở đâu, làm gì nguồn nước cũng phải được đặt lên hàng đầu, vì

nó phục vụ cho tất cả nhu cầu sinh hoạt, ăn uống cho đến nuôi

trồng, sản xuất… Vậy các con hãy nhớ lấy bài học: Tổ chức

bất kỳ cuộc cắm trại nào thì việc đầu tiên phải nhớ là có đảm

bảo nguồn nước hay không, nghe chưa!”

Hai đồ đệ dạ ran, rồi chúng cẩn trọng đánh dấu vị trí

các vòi nước vào bức họa đồ, không quên ghi chép những điều

thầy dạy vào quyển.

Đo vẽ, tính toán xong xuôi thầy trò định bụng ra tửu

điếm dùng cơm rồi về thì bất chợt gió lạnh thổi về. Phía chân

trời xa lợn cợn mây đen. Hai Lúa bức cọng cỏ tung lên mà xem

hướng gió, rồi lại nhìn về phía mây đen. Anh nói hai đệ tử:

Page 123: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

“Các con nhìn, mây đen đi sau hướng gió tức nó đang

bị thổi về phía chúng ta. Cơn mưa lại có chân, nghĩa là nó nối

liền với đường chân trời mà các con nhìn thấy. Kèm theo gió

lạnh rùng mình, ắt là mưa lớn”

Quả nhiên, vừa tịnh lời đã thấy mây đen vần vũ, sấm

chớp đì đùng, rồi mưa như trút nước.Hai Lúa cùng các đồ đệ

mặc áo tơi, nán lại chờ mưa. Khoảng hơn một canh giờ thì mưa

dứt. Cùng lúc trời đã xụp tối nhưng Hai Lúa bảo đồ đệ quay lại

khu vườn ban nãy. Anh tỉ mẩn đi quanh khắp khu vườn xem

chỗ nào đọng nước, chỗ nào không rồi đánh dấu vào họa đồ.

Anh nói:

“Các con xem, nhờ trời mưa mà ta biết chỗ nào trũng

nước, chỗ nào cao ráo để khi dựng lều sẽ chọn chỗ cao mà

dựng, ngõ hầu trời có mưa cũng không bị ngập nước”. Hai trò

không ngớt thán phục thầy nhìn xa. Hai Lúa tiếp: “Nhờ cơn

mưa ta cũng biết tập quán sinh vật nơi đây. Lũ muỗi sau mưa

sẽ ra khỏi chỗ trú là những tàng lá dày đặc trong vườn. Con

xem này, muỗi ở đây to quá. Khi đi cắm trại nhớ mang theo lá

sả để hun muỗi, lại phải có dược liệu bôi da để muỗi tránh xa.

Có thế mới không bị sốt rét”.

Đến khi trời tối hẳn, thầy trò mới dắt nhau về, lòng

thanh thản vì đã nắm được phần nào địa hình thổ nhưỡng đất

trại. Hai trẻ lần đầu được đi xa không ngớt tíu tít truyện trò,

mặc thầy đang ưu tư với những công việc còn bộn bề trước mắt.

Một lúc, chúng quay qua hỏi thầy:

“Làm sao chúng con có thể nhìn xa, trông rộng được

như thầy?”

Hai Lúa đáp:

“Các con phải cố gắng thật nhiều, chỉ khi nào thực sự

một lòng vì công việc và cảm thấy có trách nhiệm với nó con

mới có thể lo lắng , toan tính xa gần cho công việc chu toàn.

Nếu muốn giỏi thỉ phải làm việc. Người ta không thể nào chỉ

ngồi một chỗ đọc kinh thư mà đem chữ nghĩa ra giáo huấn

người đời. Những điều con biết phải là những việc con đã kinh

qua, kiến thức chính là kinh nghiệm thực tế đấy các con ạ”

Page 124: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Hai tiểu đồ đệ vâng dạ, lòng phấn chấn ước mong được

như thầy. Còn Hai Lúa lại trầm ngâm, trót mang lấy nghiệp vào

thân rồi. Hướng Đạo với trẻ là một trò chơi, nhưng với người

huynh trưởng lại là cả một công cuộc khó khăn vất vả. Có mấy

người đi hết đường Hướng Đạo mà được thanh thản vì đức BP

đã giao phó cả phong trào trước khi người lâm chung cho tráng

sinh, cho huynh trưởng. Những niềm tâm tư này khiến anh trăn

trở nhiều đêm. Ôi, Bách Việt hội đoàn sắp tới rồi, nghĩ tới màu

cờ sắc áo Hướng Đạo đoàn tung bay trên đất trại Đại Nam

bỗng dưng anh thấy lòng mình nhẹ nhõm. Bèn ngâm nga:

Đường ta ta cứ đi

Trai nam nhi chí khí

Thân hồ thỉ tang bồng

Đời như một nhánh sông

Ta là con thuyền nhỏ

Sông ngoằn ngoèo uốn khúc

Còn ta dạ thẳng ngay

Hướng Đạo đoàn còn đây

Ta há chi gian khó…

Hai đồ đệ ngủ khì tự lúc nào, chợt tỉnh giấc thấy thầy

ngâm nga cũng phụ họa theo:

Tình tang tích tịch tình tang

Xây cho Hướng Đạo vẻ vang muôn đời.

Vừa dứt lời thì xe dừng lại đất Tây Đô, nhìn ra thấy trời

đã sáng tự bao giờ.

Đêm Tây Đô- Tháng 6 năm Canh Dần

Tƣ ch

Vũ T ng Phúc

Page 125: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Bài phát biểu của Akéla-Leader Nguyễn Thúc Tuân tại lễ khai mạc trại họp bạn

Bách Việt kỷ niệm 80 năm HĐVN

Thưa quý vị quan khách

Thưa các Huynh Trưởng cùng các đoàn sinh thân mến.

Lời nói trước tiên của tôi là xin nồng nhiệt hoan

nghênh việc tổ chức được lễ kỷ niệm mừng sinh nhật lần thứ

80 của HĐVN trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn hiện nay,

việc làm này đòi hỏi nhiều công sức và tài chính và đã vượt

qua mọi trở ngại với tinh thần Hướng Đạo.

Thứ đến là nay tôi đã ở tuổi 98, các bác sỹ tư vấn về

tuổi thọ đã khuyên tôi là với tuổi của tôi nên tránh phát biểu vì

là nói trước quên sau, nói sai nhiều hơn nói đúng. Nhưng với

tinh thần và trách nhiệm của một HĐ sinh cao niên, tôi không

thể im hơi lặng tiếng trong một buổi lễ lịch sử quan trọng như

thế này, quy tụ quá nhiều quan khách, lão trưởng, trung niên

trưởng và đoàn sinh hôm nay. Tôi xin thưa là tôi chỉ có sức nói

gọn về một vài điểm quan trọng.

1. Điểm thứ nhất

Hiện nay PTHĐVN tồn tại và hoạt động đủ về mọi

mặt trong hoàn cảnh Hội HĐVN chưa được phép chính thức

sinh hoạt, không có ban quản trị của Hội và Bộ Tổng Ủy Viên.

Với hoàn cảnh này, đương nhiên có sự phân hóa theo quy luật

khách quan của xã hội, không sao tránh khỏi. Theo tôi tuy rằng

có khối này khối kia, tuy danh xưng khác nhau nhưng cùng

hướng đến một mục đích cao cả là giữ vững và phát triển

phong trào để giáo dục con em trở thành người tốt cho xã hội;

khối nào cũng tôn trọng nguyên lý, nguyên tắc, tổ chức, Luật,

Lời Hứa và phương pháp huấn luyện của phong trào. Đó là kim

chỉ nam chung tạo sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên.

2. Điểm thứ hai

Page 126: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Hiện tại nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu

đã có hàng trăm đơn vị, hàng ngàn HĐS đủ các ngành, đang

như bầy ong đàn kiến kiên trì, vất vả hoạt động trong mọi hoàn

cảnh đầy khó khăn và trở ngại, chưa kể những hy sinh, cũng

chỉ để giữ vững và phát triển phong trào. Tôi xin gọi các

Trưởng còn hoạt động, còn cầm đoàn và đoàn sinh là dũng

HĐ. Chúng ta phải kính mến và quý trọng họ.

3. Điểm thứ ba

Hiện nay nhà nước đã có nghị định 45 cho phép thành

lập các hội đoàn mở ra một niềm hy vọng mới cho PTHĐVN

của chúng ta. Tôi thiết tha kêu gọi quý trưởng cùng anh chị em

đồng tâm hiệp lực giữ chặt mối dây chung sức chung lòng để

Hội HĐVN sớm được hoạt động chính thức.

Kính thưa quý vị, tôi đã sống gần trọn một thế kỷ nếm

đủ mọi sự ngọt bùi cay đắng của cuộc đời và nghiệm ra rằng

HĐ là nơi chốn hạnh phúc, êm đềm và ấm cúng nhất. Tôi ước

ao HĐ mãi mãi là “huynh đệ nhất gia”.

Cuối cùng tôi xin chúc sức khỏe quý vị quan khách,

các huynh trưởng và đoàn sinh. Xin chúc trại Bách Việt hoàn

thành viên mãn.

Nguyễn Thúc Tuân

Page 127: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Lửa dặm đƣờng đêm 24/07/2010 trại Bách Việt

Trại Bách Việt Jamboree diễn ra đánh dấu nhiều thành

công, đầy ý nghĩa của phong trào giáo dục thanh thiếu niên

trong 4 ngày hè vui tươi ở Đại Nam – Bình Dương. Ngày kề

cuối, 2/3 các đơn vị đã ra về, chỉ còn một số ít ở lại. Đơn vị

Cần Thơ có dịp giao lưu cùng 1 số tráng sinh trong buổi tối kết

thúc tại đất trại diễn ra trong khung cảnh ấm áp tình anh em,

học hỏi của các đơn vị, đèn đã lịm đi để nhường quyền sở hữu,

mở cửa tinh thần cho các tráng sinh trãi rộng lòng tâm tư của

kỳ trại thế kỷ này.

“Chúng em chứng tỏ được dịp giúp ích cho phong trào

để nhận nhiệm vụ làm một viêc có ý nghĩa là Hướng Đạo sinh

dẫn đường. Chúng em đón chào các Hướng Đạo sinh từ khắp

bốn phương về tụ họp, việc có nhọc nhằn nhưng đều không

mệt mõi. Chúng em lấy cột điện làm điểm tựa lưng, chậu kiểng

làm ghế, bóng cây làm dù che ánh nắng...” tráng sinh giúp ích

bộ phận tiếp tân tâm sự, “tráng đoàn em đến đất trại, mặc dù

em còn mệt nhưng tinh thần đầy nhiệt huyết của chúng em rất

mạnh mẽ như tất cả anh chị em các nơi khác về dự trại,...” một

tráng sinh bộc bạch.

Cuộc vui chưa trọn vẹn thì trời đổ mưa ngâu, cơn mưa

ngâu như ngấu nghiến, kéo dài làm buồn thêm cho mỗi tâm

hồn đang có muôn ngàn lời muốn nói. Tôi đứng tì vào bàn

nghe lời tâm tư mà lòng mình ấm lại. Tôi nhận thấy hai vị

trưởng lão luyện của hai đơn vị, giọng khàn khàn, đã bộc bạch.

Quý trưởng là hai tâm hồn lớn gặp nhau, chia sẻ kinh nghiệm

cầm đoàn cho nhau. Một Trưởng kêu gọi góp thêm ý kiến. Tôi

sắp sẵn một ý định trình bày trong ba phút:

Kính thưa quý Trưởng.! Em là tráng sinh của bộ phận

hành chánh tiểu trại Giúp ích. Em xin có một ý kiến về việc

tráng sinh phục vụ, tất cả anh chị em tráng sinh đã thể hiện tinh

Page 128: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

thần phục vụ hết mình, chia sẻ công việc cùng quý trưởng vì

mục tiêu chung là thế hệ trẻ tương lai, mặc dù thời lượng trại

có bị gián đoạn ở phút chót làm cho tinh thần giúp ích của

tráng sinh đã chuẩn bị đi trại bấy lâu nay bị “hụt hẫng. Nhưng

thưa các anh chị em! Mỗi thành viên đến trại là một nhân tố vô

cùng quan trọng, giúp ích, gặp gỡ, giao lưu,... và đó cũng là lúc

tinh thần chúng ta đang giữ vững.

Tôi xin nhớ lại một truyện nhỏ: một vị vua vi hành thị

sát dân chúng, sau khi về kinh, ông hạ lệnh phải dùng lông cừu

rải hết đường ông đã đi, giúp muôn dân đi khỏi đau chân. Một

vị quan bẩm tấu: thưa! Việc chăm sóc dân của bệ hạ làm Thần

cảm động nhưng bệ hạ chỉ cần dùng lông cừu bọc đôi chân

mình lại là sẽ không sợ bị đau khi đi trên đường. Tôi nghĩ rằng

muốn thế giới tốt hơn đừng vội thay đổi cả thế giới, hãy thay

đổi chính bản thân mình trước.

Ý kiến chưa phân trần thì màn đêm buông lơi theo...tình

anh em...tráng đoàn thân mến.! nếu tôi có dịp hỏi các anh chị

em là có yêu đời hay không? Thì chắc hẳn các bạn sẽ vang lên

tiếng nói từ đáy lòng mình là “có”. Vậy thì các tráng sinh đừng

phí thời gian để được giúp ích vì đời sống chúng ta làm bằng

thời gian đó, thưa các anh chị.

Nguyễn Văn Đém

Page 129: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trại họp bạn kỷ niệm 80 năm HD đến VN

Hơn 2000 HĐS đến từ nhiều Tỉnh và TP đã tham gia

cuộc cắm trại ngoài trời trong 3 ngày với nhiều trò vui và

không khí phiêu lưu nhằm kỷ niệm 80 năm phong trào HĐ đến

VN. Theo thông lệ cứ 4 năm một lần, HĐVN hay các nước trên

thế giới mở trại họp bạn toàn quốc trên qui mô lớn và qua nó

để cho các HĐS từ 11 đến 18 tuổi hoạt động để xác định nhân

cách, phát triển thể lực và ôn luyện các đức tính cần phải có

qua các hoạt động ngoài thiên nhiên.

Tại khu du lịch dã ngoại Đại Nam tỉnh Bình Dương.

Trên diện tích gần 100000 mét vuông đã được chia làm nhiều

khu vực như: Trảng Bom, Kỳ Vân,… quảng trường, diễn

trường, gần 500 lều các loại đã được dựng đầy màu sắc vui

nhộn.

Trại Họp bạn toàn quốc là quan trọng của phong trào

HĐ, nó giúp cho các Thiếu sinh và Kha sinh phát triển đức tính

qua các trò chơi phiêu lưu đầy hứng thú.

Trại Trưởng Trần Minh Thiện phát biểu:

Trại Bách Việt “Đồng Tâm huynh đệ” cho thấy tất cả

những gì về hoạt động HĐ, nó được thể hiện văn hóa dân tộc

xen lẫn văn hóa hiện đại, trong thời buổi truyền thông đa

phương tiện, trẻ em ngày sử dụng vi tính càng nhiều hơn và trại

họp bạn là nơi để các em thực sự vui thú 1 cách khác hẳn

những gì các em có được.

Tại diễn trường, các trò chơi mạo hiểm như leo tháp

cao 10 m trên vách đứng không có chỗ bám víu, 1 số em Thiếu

sinh đã tỏ rõ quyết tâm khắc phục còn các Kha sinh thì khỏi nói,

các em rất phấn khích trên độ cao và hò hét chào đón các bạn

đang chờ đợi đến lượt phía dưới, vì thời gian có hạn không thể

cho lặp lại nhiều lần, các Kha sinh tiếc nuối, ở trò đu dây cáp

trên cao cũng vậy, tạo cho các em quên đi sự sợ hãi khi vượt

Page 130: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

qua chặng đường 60m giữa khu rừng cây bạch đàn, vô số các

trò chơi khác như bắn nỏ, đổ khuôn thạch cao, kéo lụa, lợp nón,

lợp lá, thắt nút, viết thư pháp…. Tất cả đều rèn luyện cho các

em sự tự tin, khắc phục chướng ngại, trắc nghiệm kỹ năng sống,

và cũng để phát huy tính hàng đội. Rất nhiều em nói rằng thích

nhất là có thêm nhiều bạn mới ở khắp 4 phương trời, họ huyên

thuyên đủ chuyện và khó có thể chia cắt tình bè bạn này bởi vì

chỉ có trong trại Họp Bạn mới có nhiều kỷ niệm đáng quý trọng

trong cuộc đời HĐS.

Ngày chia tay đã đến, các huynh trưởng xúc động

trong buổi lễ chào cờ bao nhiêu thì buổi chia tay vừa thỏa mãn

công việc và nhiều nuối tiếc vì thời gian ngắn quá, nhiều công

sức đổ ra chưa được các em sử dụng hết, nó xen lẫn vào nhau.

Rồi đây sẽ có nhiều buổi họp rút kinh nghiệm và đánh giá lại

kết quả. Trước mắt ai cũng cho là Trại Họp Bạn đã đem lại tinh

thần mà lâu nay HĐS thiếu thốn và nhiều niềm vui cho người

tham dự.

Gấu đa thiện Nguyễn Thái Hùng

Page 131: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

VIỆT NAM JAMBOREE LỊCH SỬ Đối với thanh thiếu niên thích họat động, không có nơi

nào lãng mạn, thú vị hơn nơi vùng đất trại, cho dù đó chỉ là

một kỳ trại qua đêm. Trong các phong trào giáo dục thanh

thiếu niên, cắm trại không chỉ là một cuộc vui chơi thư giãn

như mọi người thường nghĩ mà là đỉnh cao của cuộc huấn

luyện. Đây là dịp để các trại sinh trổ tài tháo vát, óc sáng tạo và

thực hành những điều đã học, mà tôi đã được chứng kiến trong

kỳ trại Việt Nam Jamboree lịch sử. Trại đã trình diễn thu hút

hơn 2000 Hướng Đạo sinh hội tụ về cùng mang đậm nét bản

sắc con Rồng cháu tiên.

Trại là thế giới

thần tiên lại tọa lạc trên

“Lạc Cảnh Đại Nam” nên

đã đưa các anh chị em đến

gần thiên nhiên cội nguồn

xứ sở, nơi có “Long- Lân-

Quy- Phụng” cùng ngự trị,

thể hiện sự trường tồn của

Hướng Đạo Việt, để cho

tâm hồn Hướng Đạo sinh

phóng khoáng và cao

thượng, thể chất được

phát triển, tăng cường sức

khỏe và sức chịu đựng.

Khoảnh khắc chờ

mong đã đến, gần 40 năm

hòa bình lập lại. Bách Việt đã đưa chúng ta thoát khỏi sự ồn ào

và khói bụi của thành phố, sự đơn điệu buồn tẻ của các cao ốc

và sự lạnh lẽo của những bức tường. Jamboree là nơi các trại

sinh trổ tài, phát huy sáng kiến để tạo tiện nghi cho trại và các

trò chơi ở trại là thước đo tay nghề kỹ năng của các anh chị phụ

trách. Bách Việt Jamboree đã xây dựng tinh thần “Đồng tâm-

Huynh đệ”, tính kỷ luật và tài lãnh đạo.

Page 132: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Gặp gỡ bạn bè cũ hay họp mặt cùng các thành viên

trong đại gia đình anh em không chỉ là khoảng thời gian chia sẻ

vô cùng ý nghĩa với ngàn muôn con tim hân hoan trong hàng

triệu lời ước đã giúp chúng ta nhận ra tầm quan trong sâu sắc

của sự quan tâm, sự chảy ngược của thời gian, sự sống lại với

từng ký ức đẹp đã qua và hành trình giúp chúng ta chuyển

mình bước tới. Ấu- Thiếu- Kha- Tráng sinh đều có các họat

động xứng đáng với tầm hiều biết của riêng mình, được như

thế chính là nhờ sự thiết kế tinh tế của ban tổ chức trại. Thông

qua đó em nhận ra cuộc sống đáng sống, đáng trân trọng biết

nhường nào.

Non nước hùng

vĩ và bề dầy lịch sữ

của quê hương chúng

ta đã sáng tạo nên các

lễ nghi trong gia đình

Hướng Đạo sinh. Khi

đó tất cả các đơn vị

cùng chung một nhịp

đập con tim để hòa

chung một nhịp thở mà

đốt lên ngọn lửa thiêng

của phong trào. Ngọn lửa luôn luôn hướng lên vì thế mục đích

chúng ta cũng vậy. Đó chính là sự kiện làm nên bước chuyển

mình trong cuộc đời mỗi thành viên. Chúng cho ta biết, ta đã

Page 133: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

nổ lực được bao nhiêu, đồng thời mách bảo ta đích đến của

cuộc đời mình. Chúng còn cho ta sự vững vàng để tận hưởng

cái đẹp của cuộc sống và bỏ qua những mất mát sai lầm. Chúng

mở ra trước mắt ta những trãi nghiệm về thế giới đang vận

động.

Qua kỳ trại thế kỷ này, tôi đã học hỏi được những điều

mới mẻ mà theo tôi nghỉ. Học hỏi là một quá trình rèn luyện và

bồi đắp không ngừng.

Chúng ta có thể trau dồi sự

hiểu biết của mình không

chỉ qua sách vở mà còn

qua thực tế cuộc sống,

thậm chí ngay cả với

những việc đã qua, nếu biêt

mở rộng tâm trí để nhìn

nhận chúng theo một

hướng khác, ta vẫn có thể

thu về những bài học mới lạ. Điều quan trọng là tôi cần phải

làm mới mình từng ngày đó là cách giúp tôi cảm nhận rằng

mình đang thực sự sống. Cũng như trong đất trại, chúng tôi

cùng nhau làm việc, cùng nhau sinh họat và làm quen với ý

thức trách nhiệm của mình đối với tập thể hôm nay và đối với

cộng đồng xã hội mai sau.

Ngựa Nhanh Nhẹn

Page 134: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

BẤT CỨ LÚC NÀO Tr Ngựa Đằm Thắm ở Đà Lạt nghe tin quê nhà bị lũ

lụt tán phá nặng nề, động lòng cố hương nên cất vó quyên góp

vật phẩm cứu trợ. Không liệu trước tuổi già sức yếu, ráng sức

tay xách nách mang nên té nặng bị bể đầu gối phải giải phẫu.

Anh Đông Giang có thơ sau:

Đi mô khổ rứa bạn già ơi

Cứ tưởng Xuân Tăng mãi đất trời

Bó gối nao lòng khi ruột đứt

Lên đường hả dạ ngã tay mời

Tâm linh gởi gắm về quê mẹ

Chút nghĩa đèo bòng thuận đạo đời

“Bất cứ lúc nào” luôn GIÚP ÍCH

Vuông tròn đeo đuổi một TRÒ CHƠI.

Mùa lũ lớn miền Trung

Trần Đ ng Giang

Page 135: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

TRÁNG TRƢỞNG VÀ HUYNH TRƢỞNG VỚI TINH THẦN PHỤC VỤ

Thưa quý Trưởng, đầu tiên tôi xin xác định lại ba cụm

từ cho bài tham luận này. Vâng, nói rằng tham luận chắc có thể

mỗi chúng ta (toàn thể HĐS) cùng nhau thẩm vị cả hỷ, nộ, ái,

ố...

- TRÁNG => TR NG SĨ => HIỆP SĨ

- TRƢỞNG => TRƢỞNG THÀNH => HOÀN

THIỆN NHÂN CÁCH SỐNG => HU NH TRƢỞNG…

- TINH THẦN PH C V => GIÚP ÍCH THA

NHÂN (XÃ HỘI + PHONG TRÀO)

Cái nôi Hướng Đạo được ông BP tổ chức thực nghiệm

tại Brownsea thành công và ông cũng không ngờ xã hội lúc bấy

giờ (không riềng gì Anh Quốc mà cả đến các nước khác) đã

đón nhận với tinh thần tích cực và hưởng ứng cao. Dẫn chứng

dần theo những quyển sách: Hướng Đạo cho trẻ em, Sách Sói

con, Đường thành công và rất nhiều sách do BP viết và sưu tập

cho HĐS truyền tập. Ở đây chúng ta cô đọng lại gồm 4 quyển

sách kim chỉ nam mà tất cả HĐS trưởng thành đều ấp ủ và

hoàn thiện.

Kỹ năng Hướng Đạo. Xin nhắc lại là kỹ năng luôn

hoàn thiện nhân cách người anh, người chị đã trưởng thành,

gương mẫu luôn biết hy sinh và xả thân phục vụ…

Chúng ta thấy rằng sự phát triển của Hướng Đạo trên

toàn thế giới từ thử nghiệm cắm trại tại Brownsea. Do vậy

Tráng sinhh (Rover) là những HĐS được đào luyện để trưởng

thành cho dù bất kỳ điều kiện nào, tối thiểu Tráng sinh phải

đọc từ Hướng Đạo cho trẻ em. Để hiểu được rằng mô hình

Thiếu sinh được hoàn thiện trong sinh hoạt HĐ như thế nào.

Kế đến sách Sói con. Ở đây tại sao không đọc sách Sói con

trước? Chắc rằng các HĐS đã hiểu rồi. Tiếp theo tráng sinh

chúng ta đọc quyển Hướng dẫn vào nghề Trưởng để thấy

phương pháp giáo dục và rèn luyện trẻ như thế nào? Qua nhân

Page 136: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

cách của chúng ta (Trưởng) và hơn hết tinh thần và tâm hồn trẻ

của anh chị tráng sinh tập sự Trưởng…

Đến đây chúng ta hiểu ra rằng với quyển Đường thành

công cho ta thấy được rằng tinh thần tự lực vượt chướng ngại

“Tự chèo lấy thuyền mình” đây là điểm sáng để Tráng sinh

hiểu rõ tâm ý của BP về kỹ năng Hướng Đạo hoàn thiện

(KNHĐ) Sắp Sẵn.

Trong “Hướng dẫn vào nghề Trưởng Hướng Đạo” BP

đã nhập đề với ý tưởng nhắn đọng cho Huynh trưởng HĐ rằng:

Trong 4 điểm quan trọng (xin đọc Hướng dẫn vào nghề

Trưởng). Ngoài điểm 1, 2, 3; điểm thứ 4 là cốt cách nhất trong

PP giáo dục Hướng Đạo.

“Hướng dẫn vào nghề Trưởng điểm thứ 4 trang 10:

Trong PPGDHĐ, phương pháp hàng đội hay hệ thống bè nhóm

cho chúng ta một ý niệm cụ thể về việc huấn luyện cá nhân

nghĩa là đem thực hành tất cả những gì đã dạy cho trẻ”.

Như vậy kỹ năng HĐ đòi hỏi các HĐS sự “Sắp Sẵn”

là tiến trình giáo dục huấn luyện tiệm tiến từ thấp lên cao và

hoàn thiện cho dù ở cương vị hay trách vụ nào.

Kỹ năng hoàn thiện của HĐ là hoàn thiện tinh thần

Sắp Sẵn để Khai Phá, để Giúp Ích.

Thông qua kỹ năng hoàn thiện sắp sẵn, khai phá và

giúp ích vẫn phải luôn áp dụng PP GDHĐ, trọng tâm là

phương pháp hàng đội (Hệ thống hàng đội). Cho dù hệ thống

hàng đội có tên gọi là Đội khác nhau như: Đội, Tuần, Toán…

(Team). Vì vậy Phương pháp hàng đội (Troop Method) là một

phương pháp giáo dục đặc thù của HĐ được áp dụng cho tất cả

Thiến, Ấu, Kha, Tráng và nếu đi lệch ra khỏi Phương pháp

hàng đội thì không còn là PP GDHĐ nữa.

Đối với Trưởng HĐ đã qua thời gian là Tráng sinh

được rèn tập và huấn luyện qua trại trường, tất cả đều hướng

đến sự hoàn thiện kỹ năng HĐ mà giai đoạn đỉnh cao là huấn

luyện của ngành Tráng.

Mỗi ngành huấn luyện nhằm tạo cho Trưởng chúng ta

hiểu được tổng thể các sinh hoạt của HĐ (ngành của HĐ),

Page 137: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

nhưng luôn phải định hướng trên mục tiêu giáo dục của HĐ

làm nảy nở: Tinh thần thân thiện… Rèn luyện tín í…

Khả năng t íc ứng… và đỉnh cao là học tập lãn đạo

(leader) “Toàn bộ những công trình giáo dục của phương pháp

giáo dục HĐ đều nằm trong quan niệm này”

BP đã truyền tự lại: “Tôi trao lại phong trào HĐ cho

các anh chị em tráng sinh”. Trong hàm ý của ông là các Tráng

sinh đã trưởng thành là huynh trưởng HĐ, và phải là Tráng

sinh phục vụ không những cho phong trào mà còn cho xã hội

và cộng đồng như lời nhắn gửi của Trưởng Voi Hoạt Bát tại

trại huấn luyện Trại Bạch Mã tại vườn ngô Trảng Bom 1995.

“T áng sin p ải là T áng bìn p ương”

Đà Điểu Tận Tâm

Huỳnh Văn Mùi

Page 138: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

CHUYỆN BÁC GẤU NGÔ VĂN PHƢƠNG NHIỀU NHÀ

Năm năm trước đây, trong lễ mừng thọ một bạn thân

của Trưởng Phương đã phát biểu: “Tôi quen biết ông Phương

từ lâu, thấy ông Phương là người có nhiều “nhà”: nhà cách

mạng, nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà doanh

nghiệp, nhà thể thao, … và hôm nay được biết thêm anh

Phương còn một nhà nữa: nhà Hướng Đạo.

Quan khách hôm đó rất đông, về HĐ có độ 10 người,

bàn tôi ngồi có Tr Nguyễn Duy Thu Lương, Nguyễn Trực,

Nghi Yên và tôi. Tr Thu Lương cười nói: nhà hảo tâm nữa chứ.

Tôi cũng muốn góp vui bằng một “nhà” nào, nhưng tìm mãi mà

không ra từ, đó là: chuyên sưu tầm sách cũ của HĐ, kèm thêm

phụ bản gì đó có liên quan, đem in để tặng anh em. Tặng một

cách tận tình bằng cách cho xem “ôm” mang đến nhà, nhiều

lúc tự anh mang đến, bằng chiếc Honda cũ kỷ của anh. Thật là

một đam mê kỳ lạ đấy.

Mới đây ngày …./2/2010 Tr Phương đã kỷ niệm ngày

sinh của mình, cho ra mắt một tác phẩm hết sức độc đáo để

biếu tặng thân bằng quyến thuộc. Anh gửi đi khắp nơi: đó là

cuốn “SỨC KHỎE LÀ HẠNH PHÖC”, kê rõ những bài thuốc

hay, những cách chữa thần kỳ, những thức ăn trị bệnh mà anh

đã ra công sưu tầm mấy chục năm nay và đã áp dụng có kết

quả mỹ mãn.

Sức khỏe là vàng nên sách được anh em hoan nghênh

nhiệt liệt, với những tiết mục hết sức hấp dẫn như sau:

- Nhịn đói chữa một số bệnh.

- Công thức vàng cho sức khỏe.

- Mối, sát thủ vô hình

- Công dụng trị bệnh của quả khóm.

- Tuyệt vời quả chuối.

- Cà chua giúp giảm huyết áp.

- Tỏi vị thuốc quý.

Page 139: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- 20 bí quyết giảm cân nhanh.

- 7 điều nên tránh sau khi ăn.

- 8 cách để sống dễ chịu.

- Bạn muốn trường thọ.

- Những bí quyết sống lâu.

- Phòng ngừa và cấp cứu đột tử.

- Những chiếc kim khâu có thể cứu được một mạng người.

- Bắp cải, thảo dược trị viêm đại tràng mãn tính.

- Kinh nghiệm trị phong tê thấp, đau lưng, thoái hóa cột sống,

đau nhức.

- Thuốc trị ung thư từ cây lô hội.

- Chữa ung thư bằng cách cải thiện ăn uống.

- Sự kỳ diệu từ trái khổ qua.

- Cây lá dứa trị bệnh tiểu đường.

Cực kỳ hấp dẫn, hết sức bổ ích. Sách đã được minh

chứng hùng hồn bằng chính sức khỏe của Đạo Trưởng Phong

Châu; năm nay đã 80 mà còn trẻ trung, vẫn đầy sức sống như

một trung niên hảo hán.

Page 140: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

ĐƢỜNG XƢA – ĐƢỜNG NAY

(Sưu tầm và góp nhặt trên kỷ yếu HĐVN, Giúp ích, Bạch Đằng)

Nhiều huynh trưởng cao niên da mồi tóc bạc, gác bỏ mọi sự

đời, coi chuyện thế gian như gió thoảng mây bay nhưng mỗi

khi nhắc đến chuyện lên đường họ lại bồi hồi xúc động.

Lên đường là đặc trưng của ngành Tráng nên ngành Tráng còn

được gọi là ngành Đường. Biểu hiệu của Tráng sinh lên đường

là vai mang tua ba màu (xanh lục, đỏ và vàng) tay cầm gậy

nạng 1,20 m bằng gỗ, trên vành mũ phía trước mang hai chữ

RS.

Những năm cuối của thập niên 1950, HĐVN đã phục hưng

nhưng Tráng sinh lên đường còn hiếm hoi lắm vì lên đường

thời đó được coi là việc trọng đại, người lên đường y như một

hiệp sĩ hạ sơn để giang hồ hành hiệp. Tráng sinh lên đường

phải hội đủ những điều kiện thật khắt khe: có thâm niên và

trách vụ trong HĐ, có học thức và nghề nghiệp chắc chắn, thất

nghiệp cũng không được nhập Đường (Tr Nguyễn Như Ban

Đạo trưởng An Hải đã được lệnh cho lên đường, bất ngờ bị mất

việc làm nên phải hoãn lại và sau đó khi anh vào làm trong

hãng Shell thì mới nhập Đường). Ai đã phạm vào “tứ đổ

tường”: cờ bạc, say sưa, hút xách, bỏ vợ,… thì đừng nghĩ đến

chuyện lên đường. Đặc biệt nữ Tráng, nữ Trưởng không lên

đường, vì quan niệm lên đường là xã thân giúp ích cho đời mà

vai trò của phụ nữ là lo chuyện nội trợ.

Mãi đến những năm đầu của thập niên 1990 thì không biết từ

đâu và do ai khởi xướng các chị cũng hăng hái sánh vai nam

nhi, đốt đuốc lên đường (chuyện HĐ xứ mình bây giờ mờ mờ

ảo ảo nên chẳng ai cung cấp tài liệu chính xác nên chẳng rõ nữ

Tráng nào lên đường trước tiên, ở đâu, ai là bảo tỉ, ai là chủ

đường. Vậy Trưởng nào rõ, xin giúp cho).

Page 141: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Chuyện lên đường ngày trước được sàng lọc kĩ càng như thế

nên tạo ra những HĐS mẫu mực nêu gương tốt cho đám hậu

sinh. Xin nêu vài trường hợp:

Tr Trâu Siêng Năng Tôn Thất Dương Vân là trưởng tiên khởi ở

Quảng Trị, từ những năm 1934, 1935 nhưng mãi đến năm 1953

dự trại toàn quốc ở Đà Lạt, ông mới chịu lên đường khi đương

chức Tổng Ủy Viên HĐVN.

Năm 1956 tại trại huấn luyện Hồi Nguyên các đại huynh Diệc

Bặt Thiệp Phan Kim Phụng, Châu Trưởng Gia Định, Mèo

Duyên Dáng Trần Trọng Lân UV ngành Thiếu bộ TUV và Cò

Yêu Đời Tôn Thất Đông Châu Trưởng Châu Hải Trung mới

balo, gậy nạng lên đường.

*Nghi th c lên đƣờng

Nghi thức chuẩn thì có quy định đầy đủ trong cuốn Nghi thức

do Hội ấn hành 1964. Ở đây chỉ nêu thực trạng, khung cảnh khi

làm lễ lên đường mà thôi.

N ĐƢỜNG NG XƢ

HĐVN thoát thai từ HĐ Pháp nên nghi thức lên đường có

nhiều điểm giống hiệp sĩ phương Tây thời Trung Cổ. Không

dừng lại ở đó, ngành Đường HĐVN còn pha trộn nghi thức hạ

sơn của môn sinh các phái võ cổ truyền của Trung Hoa tạo

thành một nghi lễ thật hoành tráng và sống động.

Ngày xưa ở Trung Hoa có nhiều phái võ như Thiếu Lâm, Võ

Đang, Nga Mi, Hoa Sơn, Không Động, Côn Luân… Mỗi môn

phái chiếm cứ một vùng rừng núi nên khi đệ tử thành tài thì

cho xuất sơn gọi là hạ sơn để hành hiệp. Lễ hạ sơn được tổ

chức thật long trọng, buổi lễ thường tổ chức lúc nửa đêm về

sáng cho thêm vẻ thần bí. Người võ sĩ kính cẩn quỳ lạy sư môn,

bái lạy phương trượng, sư phụ, sư bá, sư thúc, chào từ biệt các

huynh đệ rồi xuống núi giữa hai hàng đuốc kéo dài từ đỉnh đến

tận chân núi

Ngành Đường HĐVN đã lồng ghép, phối hợp nhuần nhuyễn

nghi thức phong nhậm hiệp sĩ của phương Tây và lễ hạ sơn của

Tráng sĩ phương Đông làm cho buổi lễ lên đường thật hoành

Page 142: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

tráng, ghi dấu ấn sâu đậm không những cho anh Tráng sinh lên

đường mà còn cho tất cả mọi người tham dự.

Góp nhặt bài viết từ tờ Tráng sĩ thuở ấy xin ghi lại đôi nét về

một buổi lễ lên đường của Tráng sinh Lam Sơn.

Tráng đoàn Lam Sơn thu hút nhiều trí thức, giáo chức, công

chức, sinh viên… Sĩ số quá đông nên phải tách ra làm ba: Lam

Sơn, Bố Vệ và Nhị Khê. Tuy tách ra làm ba nhưng vẫn giữ

Đoàn quán tại Văn Miếu và nghi lễ lên đường vẫn chung nhất

lấy bài “Nước non Lam Sơn” làm nền để hát tiễn chân.

Buổi lễ được tổ chức về đêm, giữa núi rừng. Sau lửa trại có lễ

tĩnh tâm, nghỉ chốc lát rồi lặng lẽ kéo nhau đến ngã ba đường

để dàn quân; buổi lễ diễn ra đúng nghi thức quy định: người

chuẩn bị lên đường nhận “áo mão cân đai”, lời chúc tụng của

chủ Đường, các huynh trưởng và bằng hữu tặng quà, anh cho

cả vào balô, đưa tay chào mọi người rồi tay cầm gậy nạng, tay

cầm đuốc sáng. Lên đường giữa hai hàng đuốc sáng trưng, kéo

dài xuống thung lũng và qua tận đồi bên kia. Tiếng chuông

vang rền, tiếng hợp ca trầm hùng bài “Nước non Lam Sơn”

vang dội cả một vùng trong đêm khuya thanh vắng.

Vùng non cao ngất, khí thiêng tưng bừng một sáng mùa xuân

mới.

Tiếng reo vang theo từng hơi gió dần xa vời.

Vừng ó lên sương tan mờ trong mây núi.

Bóng anh (quân) đi theo tiếng chiêng âm thầm rơi.

Nước non Lam Sơn

Nước non Lam Sơn

Bóng cờ bay phất phới

Khắp nơi cờ vàng

Lên đường anh đi (Muôn hồn quân nước Nam)

Đây là bài hát mà nhạc sĩ Hoàng quý sáng tác cho Tráng đoàn

Lam Sơn để hát như Đoàn ca, nhất là lúc tiễn chân Tráng sinh.

Một điểm khá lý thú: năm 2005 VTV 3 có chiếu loạt phim “Kí

ức thời gian” khi nói về dòng nhạc lịch sử và hùng ca của HĐS.

Một vị Đại tá, cựu HĐS đã hát say sưa bài “Nước non Lam

Page 143: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Sơn”, đặc biệt là câu “khắp nơi cờ vàng, khắp nơi cờ vàng” thì

ông hát “khắp nơi cờ hồng, khắp nơi cờ hồng” muôn hồn quân

Nam.

Ngày trước, các Tráng đoàn thường chọn vùng núi đồi để làm

địa điểm lên đường với ý tưởng mượn khí thiêng của sông núi

để un đúc chí khí cho người lên đường.

Điều kiện lên đường khó khăn mà người Tráng sinh cũng

không dám dấn thân vì hiểu rằng lên đường gánh vác trọng

trách, lo việc thiên hạ, phải giữ nếp sống mẫu mực… cho nên

ngày nay Tráng sinh lên đường thưa thớt lắm. Mỗi khi có trại

Đạo, trại Châu ngót nghét cả ngàn người nhưng RS thì lơ thơ.

Nên mỗi khi bắt gặp họ, các Thiếu sinh gọi nhau ơi ới chạy

theo anh ta để nhìn chữ RS trên mũ và tìm cách sờ cái gậy nạng

bóng loáng, tưởng tượng vẩn vơ đây là đoản côn để tráng sĩ hộ

thân và diệt gian.

Để kết thúc chuyện lên đường ngày xưa, tôi xin ghi lại buổi lễ

lên đường đầu tiên của ngành Đường Việt Nam cách đây đã 75

năm, đó là buổi lễ lên đường của Dã Mã Võ Thành Minh tại

chân núi Ngự Bình năm 1935. lời thuật lại sau đây là của

Trưởng Báo Nghiêm Chỉnh, nguyên Ủy Viên Liên Lạc Quốc

Tế, Ủy Viên Ngành Tráng và Ủy Viên Huấn Luyện Bộ Tổng

Ủy Viên:

Tôi được mời đến dự lễ lên đường này, địa điểm: trên con

đường viền quanh chân núi Ngự Bình, nơi ngã ba rẽ vào

phường Tứ Tây. Thời gian: sáng tinh mơ vào một ngày đẹp trời

mùa hè 1935. Chủ lễ là Tr Raymond Schlemmer, Cygne de la

Croix du Sud (Nga Nam Tào).

Tráng đoàn Bạch Mã dàn ngang bít lối đi trước ngã rẽ: bên trái

đi vào Tứ Tây, bên phải đi thẳng vòng theo chân núi, hướng

lên phía Nam Giao. Những câu thường lệ của vị chủ lễ hỏi và

những câu Dã Mã trả lời đều bằng tiếng Pháp đúng theo nghi

thức được ghi trong cuốn Carnet de Route của Liên hội Hướng

Đạo Đông Dương xuất bản dùng chung cho ba nước Việt,

Miên, Lào.

Page 144: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đây là lễ tiễn một Tráng sinh Việt Nam lên đường đầu tiên.

Mọi người đều xúc động, nhất là sau khi Dã Mã được trao tua 3

màu, gậy nạng, mũ và mang bị trên vai, sắp sửa chào Tráng

đoàn thì Tr Raymond Schlemmer ôm lấy Dã Mã và trong cái

xiết tay thắm thiết, Trưởng thốt lên: “Sois un grand exemple!”,

“Anh phải là một tấm gương sáng!” Nga Nam Tào căn dặn Dã

Mã cũng là lời nhắn nhủ với tất cả Tráng sinh lên đường. Tôi là

người dự cuộc mà còn xúc động đến nỗi không bao giờ quên

lời ấy và khung cảnh ấy huống hồ Dã Mã là người trong cuộc.

Dã Mã chào tráng đoàn, rồi quay mình cất bước tiến lên vòng

theo chân núi, sau lưng vang dội vào sườn núi tiếng hát đồng

thanh của Tráng đoàn cử bài “L’ appel de la Route”.

N ĐƢỜNG NGÀY NAY

Tôi là trưởng chuyên nghiệp ngành Kha và ngành Thiếu, lơ tơ

mơ về ngành Sói và Tráng, sau này nhờ phò tá Tr Trần Trung

Du, người muôn năm Tráng trưởng mà tôi rành rẽ ngành này.

Năm 2010, Tr Du đột ngột lìa rừng, một lễ lên đường cấp tốc

được tổ chức ngay trước quan tài dành cho 3 Tr A.B.C, chủ lễ

là Voi Hoạt Bát.

Dù đây là việc làm theo ý nguyện của Trưởng Du sanh tiền

nhưng sau đó cũng những tiếng bấc tiếng chì phê phán này nọ.

Hôm đó, tôi là một trong những người chủ xướng việc này và

thú thật: cho mãi đến bây giờ, đã 10 năm trôi qua tôi vẫn ngờ

ngợ chưa giải đáp được sự việc này đúng hay sai.

Trưởng Du ra đi để lại một quãng tiếc thương cho LĐ Bạch

Đằng, trong đó có việc chủ lễ lên đường. Anh Tráng trưởng tuy

có học vị cao nhưng lại quá trẻ nên tôi miễn cưỡng đứng ra

gánh vát trọng trách này.

Xưa nay, mỗi khi nhắc đến chuyện lên đường người ta thường

chú ý đến vị chủ lễ; thật ra trong “công cuộc lên Đường” vai

trò của vị này chỉ là chức sắc lễ nghi mà thôi: ông ta thực hiện

một nhiệm vụ đơn giản trong vòng 10-15 phút, rồi thôi. Vai trò

cực kỳ khó khăn và quan trọng là bảo huynh (hay bảo tỉ). Ngày

xưa, Tráng sinh muốn nhập đường phải làm bản quy ước tu

thân, Hội Đồng Đường theo đó mà giám sát còn bảo huynh có

Page 145: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

bổn phận kèm cặp bảo đệ trong việc tu thân. Nếu bảo đệ lỡ

phạm phải những thói hư tật xấu (cờ bạc, rượu chè, hút xách,

hủ hóa hoặc có tánh tham lam, ích kỉ, cộc cằn,…). Tóm tắt bảo

huynh đều phải uốn nắn sửa đổi.

Thử thách uốn nắn mãi cho đến khi thấy bảo đệ có nếp sống

mẫu mực ngoài đời cũng như trong Hướng Đạo thì bảo huynh

mới bật đèn xanh để mở đường.

Khó khăn công phu như thế nên nhiều Tráng sinh dù đã ghi

danh nhưng vẫn mãi mãi là chuẩn “rờ” (chuẩn RS) vì còn nhiều

khuyết điểm.

Ngày nay thì sao?

Thời đại bây giờ HĐ có quan niệm chơi HĐ phải khẩn trương

chiếm lĩnh cho bằng được Rờ đờ rờ (RĐR). Có như thế mới đủ

bộ complet HĐ thời nay: tên rừng, lên đường, bằng rừng.

Cũng cờ xí đàng hoàng, cũng chiêng khua dậy đất, cũng vang

lừng tiếng hát rồi người lên đường với ba lô lép xẹp tiến bước

trên bãi cát mịn… độ mươi bước thì rẽ lối tìm về quây quần

bên nồi chè mà bạn bè đã nấu sẵn.

Có một lần tôi làm chủ lễ cho một nữ tráng xinh đẹp lên đường.

Giữa hai hàng đuốc sáng em hăng hái tiến bước… Nửa giờ trôi

qua không thấy em trở lại, sợ em gặp chuyện không may, mọi

người đổ xô đi tìm… hú hồn khi thấy cô bé đang cùng người

bạn trai ngồi trên cát nhìn trăng hạ tuần vừa nhô lên chiếu sáng

mặt biển tuyệt đẹp. Rồi tuần sau và những tuần sau nữa, người

nữ tráng ấy biền biệt, anh Tráng trưởng than thở: “Em ơi, bây

giờ em ở đâu? Nam quan hay Cà Mau…”

Lại có cảnh lên đường để hợp thức hóa: trong buổi họp mặt hay

hay kì trại nào đó, hứng chí là “lên đường”.

- Xin anh làm bảo huynh cho em.

- OK.

- Chị làm bảo tỉ cho em.

- Chuyện nhỏ.

Thế là xong, những ông cụ bà cụ chống gậy lên đường trong

phòng lạnh, có bày sẵn tiệc trà. Để kết thúc, tôi xin kể một

chuyên thật như bịa: “Tôi đến phúng viếng một trường mới mất,

Page 146: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

ngạc nhiên khi thấy trên quan tài có gắn RS với tua vai ba màu,

chiếc gậy nạng tựa bên quan tài… Hỏi rỏ mới biết đơn vị vừa

mới truy tặng. Tôi ngượng quá lẻn ra về, thầm nghĩ: “Trong

quân đội nếu một sĩ quan mà gần được thăng cấp mà chẳng

may qua đời thì được truy thăng. Tỉ như Trung tá thì được truy

thăng cố Đại Tá. Nếu vị sĩ quan này có công với quân đội thì

được truy “tặng” Quân Công Bội Tinh, nếu có công với nước

thì được truy “tặng” Bảo Quốc Huân Chương”. Xem vậy việc

lên đường cho HĐS đã chết là không ổn:

*Lên đường là tự nguyện, người chết thì tự nguyện với ai.

*Lên đường là để giúp đời, phục vụ tha nhân, đã lìa đời thì còn

giúp gì nữa.

Tóm lại là không nên bắt người chết lên đường.

Kết luận.

Tình thế HĐ cực kì khó khăn này mà anh chị còn hiện diện

dưới cờ Bách Hợp là điều quý trọng và kính phục nên bài viết

này là để xây dựng chứ hoàn toàn không có ý chỉ trích ai.

Anh em ta không quá bảo thử để đòi hỏi một lễ lên đường

hoành tráng thuở xưa nhưng chắc chắn không ai dễ dãi chấp

nhận một lễ lên đường quá ư cẩu thả như một trò đùa.

Nên chăng, các trưởng nhất là ngành Tráng nên đề ra nguyên

tắc, điều kiện của tráng sinh lên đường. Đồng thời soạn một

nghi lễ lên đường có tính cách “cổ kim hòa điêu”. Có như thế

mới góp phần giữ gìn phẩm giá của HĐ.

Ngành Tráng Cần Thơ đã qua 6 năm, không phải là một chặng

đường dài nhưng Tráng đoàn Minh Đức trước đây và hiện nay

có thêm Minh Tâm, Nguồn Thật. Việc lên đường lại càng kỹ

hơn, hầu hết các Tráng sinh được lên đường đều tốt nghiệp đại

học hoặc cao học, đa số các Tráng sinh đều gắn bó với phong

trào tại địa phương, đây là một lực lượng trong tương lai cho

phong trào nếu được nhà nước cho thành lập hội. Đặc biệt

trong kỳ trại HHR tại núi Makiling (Philippines) 2010, 2 Tráng

sinh Cần Thơ đã được đặt tên rừng là Sóc siêng Võ Đỗ Khiêm

và Nai năng nổ Vũ Anh Tuấn. 1 Tráng sinh Đuốc hồng Hươu

khiêm nhường Cao Viết Tuấn.

Page 147: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

DANH SÁCH NHỮNG HU NH TRƢỞNG MỞ ĐƢỜNG

THỜI ĐẦU C HĐVN

Năm 1935: Tr Dã Mã Võ Thành Minh, TUV Hướng Đạo

Trung Kỳ, lên đường tại chân núi Ngự Bình (Huế).

Năm 1936: Gà Hùng Biện Trần Điền, Tráng trưởng Tráng đoàn

Võ Tánh, Hạc trưởng Thanh Hóa, lên đường tại Thanh Hóa.

Chủ lễ là Tr Langrand giáo sư trường Providence (Huế)

Tr Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy TUV Hướng Đạo Bắc Kỳ, lên

đường ở Sóc Sơn, Chủ đường là Augustin Bernard (Lợn Lòi

Già).

Chồn Fennec Tạ Quang Bửu lên đường ở núi Thiên Thai. Chủ

đường là Nga Nam Tào (Raymond Schlemmer).

Năm 1937: Bạch Nga Phan Tây Đạo Trưởng Huế, Nguyễn Hy

Đơn Tráng trưởng Trần Bình Trọng Huế, Nguyễn Thúc Toản

Tráng trưởng Tráng Bạch Đằng, lên đường ở núi Kim Phụng.

Do ba Trưởng sau đây làm bảo huynh và chủ đường: Võ Thành

Minh, Langrand, Niédrist.

Năm 1939: Bùi Kính Lãng và Đoàn Đức Thoang của Tráng

đoàn Võ Tánh lên đường ở núi Hồng Lĩnh, chủ lễ là Võ Thành

Minh và Tạ Quang Bửu.

Năm 1940: Ở Bắc Kỳ Trần Duy Hưng Trâu Mơ Mộng, Tr

Nguyễn Long Đính và Tr Ngô Bích San, lên đường ở Tiên Du,

Bắc Ninh, chủ đường là Hổ Sứt.

Tại núi Bạch Mã Tr Nohac Sioeu TUV Hướng Đạo Cao Miên

lên đường vào ngày khai mạc trại. Ngày bế mạc trại Tr Vịt Bể

Cung Giũ Nguyên Tráng trưởng Tráng đoàn Ngô Quyền ở Nha

Trang và Trưởng Nguyễn Kỳ Tráng đoàn Bố Vệ ở Hà Nội, lên

đường ngày mãn trại dưới chân đèo Girard, chủ đường là Hổ

Sứt.

Năm 1941: Lúc 6:00 ngày 16/4 các trưởng sau đã lên đường:

Phạm Biểu Tâm (Đà Điểu Điều Độ), Tôn Thất Hoàng (Hươu

Tận Tâm), Trần Bá Tuyền (Bạch Ngưu), Nguyễn Sĩ Dinh, Vũ

Văn Hoan (Diều Lãng Bạc), Nguyễn Tá Dinh, Lê Đức Can, Lê

Vĩnh Tuy, Vũ Trọng Hoàng.

Page 148: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Năm 1942: Nguyễn Tấn Đức (Triết bền) lên đường trong kì trại

họp bạn, Tráng sinh toàn quốc tại Trường Yên, Ninh Bình.

Trưởng Đức lúc đó là LĐT Quãng Ngãi, về sau cùng với Tr

Nguyễn Thúc Toản dịch cuốn Đường Thành Công và tặng bản

quyền cho hội.

T áng t ƣởng Minh Đ c-Cần Thơ

Page 149: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

NỬA THẾ KỶ TRƢỚC HĐVN ĐEM CHUÔNG ĐI ĐÁNH Ở NÚI MAKILING

Những ngày cuối năm 2009 HĐVN với hơn 60 anh chị em đủ

mọi lứa tuổi đã sang dự trại họp bạn vùng Á Châu Thái Bình

Dương lần thứ 26 tại đồi Makiling ở Philippines.

Đây không phải là lần đầu tiên HĐVN hiện diện ở ngọn đồi

hùng vĩ này mà năm 1959 đã có 8 huynh trưởng và 49 thiếu

sinh nước ta đến dự trại họp bạn lần thứ 10 của Á Châu Thái

Bình Dương cũng ngay tại ngọn đồi này.

Một điều nghịch lý là hôm nay tuy HĐVN chưa được nhà nước

cho phép sinh hoạt nhưng việc dự trại lại quá dễ dàng, đi về

đều thoải mái suông sẻ, Nhà nước hoàn toàn không ngăn cấm

và cũng chẳng đặt điều kiện gì cả.

Trái lại năm 1959 tuy HĐVN đã được phép sinh hoạt chính

thức, lại được thế giới công nhận năm 1957 nhưng việc đi dự

quá nhiêu khê, nhiều trở ngại tưởng chừng không vượt qua nổi.

Hồ sơ xin dự trại sau khi qua ải Bộ Thanh Niên phải qua Bộ

Ngoại giao rồi mới đến phủ Tổng Thống. Quyền quyết định tối

hậu là ở đây. Ổng vui thì không nói làm gì nhưng nếu buồn bực

việc gì đó hoặc không ưa HĐ mà phê không thì mọi chuyện coi

như chấm dứt.

Sự lo lắng này cũng có nguyên ủy của nó: lúc đó có hai đoàn

thể rất mạnh do chính quyền tổ chức để quy tụ thanh niên nam

nữ về một mối đó là “Thanh niên Cộng hòa” do ông Ngô Đình

Nhu làm thủ lãnh, ông Cao Xuân Vỹ làm Tổng Giám Đốc. Về

phụ nữ thì có hội Phụ Nữ Liên Đới do bà Trần Lệ Xuân lãnh

đạo. Một bữa nọ, kỹ sư Trần văn Thân - Hội trưởng Hội

HĐVN được triệu vào Dinh Độc Lập để nhận lệnh:

a/ Đưa Huynh trưởng và Tráng sinh gia nhập Đoàn Thanh Niên

Cộng hòa.

b/ Yêu cầu mời bà Trần Lệ Xuân làm Hội trưởng Hội nữ

HĐVN.

Ông Trần Văn Thân lễ phép thưa:

Page 150: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Nữ HĐ là một hội riêng, tôi không có quyền gì cả, nhưng tôi

sẽ gặp họ để truyền đạt ý kiến của phủ Tổng Thống. Riêng về

Hội nam thì hiến chương đã ghi rõ “HĐ là một phong trào phi

chính trị nên chúng tôi không thể tham gia Đoàn Thanh Niên

Cộng hòa”

Nghe tin sự việc Hội nữ HĐ sợ quá vì lúc đó bà Lệ Xuân đã

mang rất nhiều tai tiếng. Họ liền triệu tập đại hội và bầu bà

Phan Thị Nguyệt Minh, một người Công giáo có nhiều thế lực

lên làm Hội trưởng Hội nữ HĐVN Đặt phủ Tổng Thống trước

một sự đã rồi.

Áp lực nặng nề quá nên kỹ sư Trần Văn Thân ngỏ ý từ chức

Hội trưởng. Ngay lập tức Đại hội đồng được triệu tập tại Nha

Trang để ứng phó.

Xin nghe người trong cuộc thời ấy là cụ Nai Ngơ Ngác Nguyễn

Thành Cung Hội trưởng từ 1958 đến 1963 viết trong diễn đàn

Tráng sinh:

“Bấy lâu lâu tôi đã nghỉ sinh hoạt nay được các anh em mời ra

Nha Trang dự Đại Hội Đồng bất thường là tôi biết ngay rằng

có chuyện quan trọng. Quả nhiên các anh mời tôi làm Hội

Trưởng. Thời gian này giữa Hướng Đạo và Phủ Tống Thống

cơm không lành canh không ngọt mà nay tôi nhận chức vị Hội

Trưởng thì quả là gây khó xử cho tôi. Tuy nhiên, HĐS phải

vâng lời huynh trưởng mà huynh trưởng đây lại là Đại Hội

Đồng nên tôi phải chấp nhận.

Về Phủ làm việc tôi không hề đá động gì đến chuyện HĐ mà

chỉ làm việc mẫn cán của một viên chức hành chánh cao cấp,

nhưng về phía Bộ TUV thì vẫn bị áp lực nặng nề nên họ phải

nêu rõ lập trường: nếu cần thì giải tán Hội. Chuyện này Phủ

Tổng Thống đã biết nên một bữa nọ khi tôi vào trình văn thư

như thường lệ, ông Diệm vụt hỏi: “Nghe nói Ngài định giải tán

Hội HĐ”.

Tôi bối rối thưa: “Dạ! Đó là ý kiến chung của anh em”.

- Hừ, đừng làm rối.

Page 151: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Tôi thấy sắc mặt của ông Diệm có vẻ giận dữ nên đứng yên,

không dám nói gì thêm. Ông Diệm dụi tắt điếu thuốc đang hút

nhìn thẳng vào mặt tôi nói:

- Chuyện đâu còn có đó, đừng làm khó nhau.

Tôi “dạ” một tiếng nho nhỏ cho phải phép chứ không biết nói

gì thêm thì Tổng Thống nói:

- Thôi rứa hí.

Tôi dạ một tiếng và từ từ ra khỏi phòng Tổng Thống.

Trở về phòng làm việc, nhớ lại cuộc gặp gỡ vừa rồi tôi lo sợ

cho vận mệnh của HĐ vì tuy ông Diệm nói ít nhưng đầy sóng

gió. Tôi là người miền Nam, học Đại học ở miền Bắc, tiếp xúc

rất nhiều với anh em miền Trung nhưng thật tình không hiểu 3

chữ “thôi rứa hí” có ý nghĩa như thế nào. Tôi liền sang phòng

Bí Thư riêng của Tổng Thống gặp cụ Võ Văn Hải, một người

nói rặt tiếng Huế. Sau khi nghe tôi trình bày ông cười vui vẻ:

“Mừng cho ngài, thôi rứa hí có nghĩa là vẫn như cũ chẳng có gì

thay đổi, y như rứa mà làm.”

Chiều hôm ấy, sau khi rời dinh Độc lập tôi về thẳng văn phòng

Hội báo tin cho anh em biết. Ai nấy đều vui mừng vì chuyện

giải tán một Hội đoàn giáo dục thanh thiếu niên tốt đẹp như

HĐ là một đều không ai đủ can đảm để làm.

Về việc dự Trại họp bạn thiếu sinh Á Châu Thái Bình Dương

lần thứ 10 tại Makiling.

Hôm nay, tôi xin kể lại chuyện phái đoàn HĐVN dự họp bạn

quốc tế Makiling tại Phi (Juillet 1959)

Nguyên là vào cuối năm 1958, tôi được Đại Hội Đồng HĐVN

nhóm ở Nha Trang giao phó chức vụ Hội Trưởng, thì sang đến

năm 1959, có một số vấn đề “lớn” đang chờ, trong đó có việc

cử phái đoàn Hướng Đạo đi Phi Luật Tân, vì đây là lần thứ

nhất có Họp Bạn Thế Giới tại Á Châu, lại là một nước quá gần

Việt Nam.

Vấn đề khó khăn đang chờ Hội đồng Trung ương và tôi là:

1. Cử một phái đoàn tương ứng với địa vị HĐVN trong Phong

trào Hướng Đạo Thế Giới.

Page 152: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

2. Có đủ tài chánh để đảm đương chi phí chuyên chở khứ hồi.

3. Và vấn đề khó khăn nhất, theo tôi là xin chính phủ cho phép

Hướng Đạo chúng ta tham dự.

Mở dấu ngoặc ở đây, tôi xin thêm rằng: theo chức chưởng

trong Phủ Tổng Thống, bổn phận “trình” lên các đề nghị gởi

phái đoàn dự hội nghị quốc tế (việc tham dự họp bạn quốc tế,

được xem như một hội nghị quốc tế) thuộc về Tổng Thư Ký

Phủ Tổng Thống mà tôi được cử giữ chức này từ năm 1956.

Như vậy, vừa là Hội Trưởng Hội Hướng Đạo Việt Nam vừa là

công chức có phận sự trình bày cho HĐVN tham dự họp bạn

Makiling, nếu không được chấp thuận thì sẽ “khó coi” lắm.

Tuy nhiên, có hai yếu tố thuận lợi cho ta, là: trong hàng nhân

viên nội các, Bộ Trưởng phụ trách vấn đề thanh niên và thể

thao (Hướng Đạo được xem như một phong trào thanh niên),

có nhiệm vụ đề nghị tham dự hay không tham dự, ông Bộ

Trưởng hồi ấy là ông Trần Chánh Thành, bạn học của tôi.

Theo thủ tục, Hội Trưởng Hội Hướng Đạo Việt Nam phải gởi

đơn, kèm hồ sơ, lên ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành, ông này

xét rồi đưa qua ông Bộ Trưởng Ngoại Giao thời ấy là ông Vũ

Văn Mẫu, cũng là bạn học của tôi tại Hà Nội, để ông này cho

biết ý kiến, thuận cho hay không thuận cho, và đưa lên Tổng

Thống quyết định cuối cùng.

Thêm một yếu tố thứ ba là ông Diệm có nhiều cảm tình với Phi

Luật Tân, nơi sắp tổ chức Họp Bạn Quốc Tế.

Để cho “chắc ăn” tôi viết bài để gởi cho báo “Journal d’

Extrême-Orient” (hay Journal de Saigon) có cảm tình nhiều đối

với Hướng Đạo, đăng.

Tôi nhớ có bài ngắn, tựa là: “En Juillet, des “Ambassadeurs”

du Việt Nam aux Philippines” để báo trước sẽ có phái đoàn

HĐVN sang Phi, và thế nào bài này cũng sẽ được Sở Báo chí

trình lên ông Diệm .

Rồi tuần lễ sau đó, đoán là công việc “bố trí” đã hoàn tất, tôi

vào trình việc này lên Tổng Thống. Trái với mọi khi, lần này

tôi chỉ trình một việc thôi, là xin gởi phái đoàn HĐVN dự họp

bạn Makiling.

Page 153: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Cũng như mọi lần trình việc, tôi tóm lược vấn đề trong một tờ

trình ngắn, một mặt giấy, kèm theo hồ sơ đầy đủ rồi đến trình

vào một buổi sáng sớm.

Ông nghe qua, đốt một điếu thuốc loại rẻ tiền nhất hiệu “Grand

Prix” chớ không phải loại sang phì phà một hơi rồi hỏi qua

mấy điểm: phái đoàn có bao nhiêu người, đi bao lâu?

Xong, ông nói: “Thôi cho phép đó”, và lấy bút chì màu đỏ viết

“Y” trên bản tóm lược. Chữ “Y” có nghĩa là “thuận cho”. Phủ

Tổng Thống chỉ ông dùng bút màu đỏ thôi.

Thấy “ăn chắc” rồi, tôi đề nghị thêm ông cho tàu bay nhà binh

chở phái đoàn cho gọn và đỡ tốn.

Ông đáp: “Không nên! Nếu có rủi ro, thì anh (a) sẽ chịu trách

nhiệm. Đi “Hàng Không Việt Nam” thì hơn, vì tàu bay lớn đủ

an toàn. Tốn bao nhiêu ngân sách sẽ đài thọ.”

Thế thì “thắng lợi hoàn toàn”! Và vậy là lần thứ nhất, và lần

chót, một phái đoàn Hướng đạo được đi ra ngoại quốc hoàn

toàn miễn phí! Ngoài ra, tiền nhập trại, phải nộp bằng Mỹ Kim,

anh em HĐ cũng được đổi bằng hối suất chính thức, là 1MK

chỉ bằng 35 đồng bạc VN thôi.

Mười lăm hôm sau, Trại Họp Bạn kết thúc và cũng Air Việt

Nam bay sang Manille đón anh em về Sài Gòn.

Chiều hôm ấy, tôi và các anh em trong Hội Đồng Trung Ương

lênTân Sơn Nhất đón. Đặc biệt là cổng danh dự, thường dành

cho quan khách (V.I.P), chiều nay được mở lớn ra để đón

chuyến bay Air Việt Nam đặc biệt chở bốn chục “sứ giả Việt

Nam” do anh Huỳnh Văn Nhu dẫn đầu về.

* * *

Sau đây xin liệt kê danh sách Huynh trưởng và Thiếu sinh đã

dự trại họp bạn HĐTG tại Philippines từ ngày 16 đến

27/7/1959.

1. Huỳnh Văn Nhu: Trưởng Đoàn.

2. Lê Mộng Ngọ: Phó Trưởng Đoàn.

3. Nghiêm Văn thạch: Phó Trưởng Đoàn.

4. Phan Kim Phụng: Đoàn Trưởng.

5. Phan Mạnh Lương: Đoàn Phó, thông dịch.

Page 154: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

6. Âu Nhật Chương: Đoàn Phó, y tế.

7. Đổ Văn Ninh: Đoàn Phó, phiên dịch.

8. Lm Nguyễn Văn Thích: lo về tinh thần.

9. Lê Hoàng: Thiếu sinh đoàn viên.

10. Nguyễn Hữu Minh.

11. Huỳnh Văn Diệp.

12. Phạm Như Thành.

13. Trần Anh Tuấn.

14. Bùi Quốc Quang.

15. Bùi Quốc Tùng.

16. Nghiêm Quân.

17. Lương Văn Trúc.

18. Huỳnh Hữu Hân.

19. Huỳnh Kim Chương.

20. Bùi Hữu Tình.

21. Nguyễn Văn Hồng.

22. Lê Công Hoan.

23. Đào Tiến Lộc.

24. Trần Ngọc Nghĩa.

25. Phạm Thành Chí.

26. Huỳnh Nhật Xương.

27. Trần Hữu Tình.

28. Nguyễn Xuân Nghĩa .

29. Bùi Quốc Đạt.

30. Nguyễn Triệu Quang.

31. Vũ Mạnh Khâm.

32. Lê Trần Cát.

33. Vũ Ngọc Tín.

34. Phạm Công Minh.

35. Khiếu Như Hổ.

36. Vương Tôn Kiệt.

37. Huỳnh Quốc Quang.

38. Nguyễn Duy Tuấn.

39. Nguyễn Minh Thanh.

40. Đoàn Văn Cường.

Page 155: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

41. Hồ Thanh Ngạn.

42. Nguyễn Mậu Hưng.

43. Tôn Thất Bình.

44. Tôn Thất Tuấn.

45. Đổ Anh Tiên.

46. Trần Văn Nguyên.

47. Đoàn Đức Thuyên.

48. Võ Tùng Sơn.

49. Trần Đức Thanh.

50. Ngô Tấn Phổ.

51. Nguyễn Tín Đức.

52. Đăng Trung Đức.

53. Vũ Quang Thuyết.

54. Trần Hữu Tâm.

55. Nguyễn Như Hoại.

56. Nguyễn Minh Đức.

57. Hồ Văn Hạp.

Phụ chú của Sáo:

1. Huỳnh Văn Nhu tên rừng Sóc Sung Mãn, huynh trưởng kỳ

cựu, là một kiến trúc sư tài danh đã từng giúp Hội tách trụ sở

của HĐ tại 86 Hàng Trống Hà Nội làm đôi: một nửa làm văn

phòng, một nửa làm rạp chiếu bóng Lửa Hồng, chiếu bóng toàn

những phim lành mạnh cho trẻ em xem.

Khi vào Nam lại giúp hội chỉnh trang trụ sở 97 đường Nguyễn

Du, 156 đường Võ Tánh và xây dựng ngôi nhà xập xệ ở số 18

đường Bùi Chu trở thành ngôi nhà 4 tầng khang trang đẹp mắt

làm Văn phòng trung ương của Hội cho đến tháng 5/1975. Cử

Tr Nhu đi dự trại chắc là để Trưởng xem cách thiết kế trại để tổ

chức trại họp bạn HĐVN sẽ tổ chức cuối tháng 12/1959 tại

Lâm Viên, Trảng Bom.

2. Lê Mộng Ngọ (Ong Lắm Mật) lúc đó dạy ở trường trung học

Hàm Nghi (Huế) Thiếu trưởng đoàn Trần Quốc Toản đạo Thừa

Thiên. Về sau làm ủy viên ngành Thiếu Bộ TUV, là một trong

4 Trại Trưởng Trại Trường Quốc Gia của HĐVN (DCC Tạ

Quang Bửu, DCC Cung Giũ Nguyên, DCC Lê Mộng Ngọ,

Page 156: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

DCC Mai Ngọc Liệu). Năm nay, Tr Ong 92 tuổi, đang sống ở

Hoa Kỳ.

3. Nghiêm Văn Thạch (Voi Già) huynh trưởng kỳ cựu của

Tráng đoàn Bạch Đằng, Đạo Đồng Nhân, Châu Thăng Long

(Hà Nội 1950) Đạo Trưởng Hoa Lư, Châu Gia Định, UV

ngành Tráng Bộ TUV. Là người có tài ngoại giao thường giúp

Hội giải quyết những rắc rối khó khăn. Hiện ông Voi đang định

cư tại Pháp.

4. Phan Kim Phụng (Diệp Bặt Thiệp) Tráng Trưởng Tráng

Đoàn Chí Hòa gồm những tráng sinh trí thức như BS Phạm

Ngọc Thạch, KS Kha Vạn Cân, Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, LS

Thái Văn Lung. Châu Trưởng Châu Gia Định. Đã lìa rừng.

5. Phan Mạnh Lương (Hươu Thẳng Thắn) lúc tham gia phái

đoàn là Thiếu trưởng Đinh Bộ Lĩnh ở Huế. Sau làm Châu

Trưởng Châu Trường Sơn Thượng, Trưởng miền HL 2. Định

cư tại Hoa Kỳ và năm 2008 đã xuất gia với đạo hiệu Thích

Kiến Giải.

6. Âu Nhật Chương (Hươu Siêng Năng) Bác sĩ có nhiệm vụ

chăm sóc sức khỏe cho anh em. Đã lìa rừng năm 2009 tại Sài

Gòn.

7. Đỗ Văn Ninh (Hoẵng Láu) Đạo Trưởng Đạo Kỳ Hòa Châu

Gia Định, UV ngành Thiếu Bộ TUV, hiện đã sang định cư tại

Hoa Kỳ. Năm 2009, Tr Ninh cùng với vợ là nữ trưởng Lê Thị

Đáp về Việt Nam sinh sống.

8. LM Nguyễn Văn Thích (Bồ Câu Rừng Gan Dạ) Tổng Tuyên

Öy HĐCG, Giáo sư các trường Đại học: Văn Khoa Sài Gòn,

Huế, Viện Hán Học,… Đã lìa rừng.

9 Đôi nét nét về cụ Nai Ngơ Ngác Nguyễn Thành Cung (Hội

trưởng từ 1958 đến 1963)

Trưởng Nguyễn Thành Cung sinh ngày 8/1/1914 tại Bình

Nguyên, Long Xuyên. Sau khi đậu tú tài 2 thì ra Hà Nội học

trường luật. Thời gian này Trưởng gia nhập Tráng đoàn Lam

Sơn do Trưởng Hoàng Đạo Thúy thành lập và làm Tráng

Trưởng. Trưởng Cung là Toán Trưởng Toán Sông Lô mà đa

phần toán sinh là sinh viên Trường Luật.

Page 157: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tốt nghiệp cử nhân Luật, Trưởng quay về Nam làm việc ở Lục

Tỉnh và giữ chức vụ Liên Đoàn Phó LĐ Chưởng Binh Lễ. Sau

đó sang lập và làm Tráng Trưởng Liên Tráng Đoàn Long Châu

Hà.

Năm 1954 Trưởng về Sài Gòn nhận chức Văn Phòng Trưởng

Văn Phòng chính phủ Việt Nam. Năm 1956 giữ chức Tổng

Thư Ký Phủ Tổng Thống, năm 1958 Đại Hội Đồng họp ở Nha

Trang bầu Trưởng Nguyễn Thành Cung giữ chức Hội Trưởng.

Thời kỳ này được mệnh danh là thời Phục Hưng HĐ đánh dấu

bằng kỳ trại họp bạn toàn quốc HĐVN năm 1959 tại Quốc Gia

Lâm Viên Trảng Bom, Biên Hòa.

Năm 1963 được mời làm Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng trong nội

các Nguyễn Ngọc Thơ. Nhận rõ đây là chức vị có tính cách

chính trị, để giữ vững tính cách độc lập, phi chính trị cố hữu

của phong trào, Trưởng Cung lập tức từ nhiệm chức vụ Hội

Trưởng HĐVN và đề cử một người hành nghề tự do, đó là Thủ

Lãnh luật sư đoàn Tòa Thượng Thẩm: luật sư Phan Thanh Hy,

cựu Tráng sinh Lam Sơn (Sóc Già) lên làm Hội trưởng.

Năm 1981 Trưởng sang định cư tại Pháp. Ngày 16/10/2006 cụ

đã thanh thản ra đi tại quận 2 Paris, thủ đô Pháp quốc, thọ 93

tuổi.

Page 158: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

NHỮNG CHIẾC BÁNH TẾT HƢỚNG ĐẠO

Không biết từ bao giờ trong HĐS nẩy nở chuyện gói bánh Tết

để tặng người nghèo. Việc tốt lành này cho đến nay vẫn được

thực hiện đều đặn dù rằng hoàn cảnh của những người tặng

bánh cũng đang lâm vào hoàn cảnh bi đát của những đứa con

vô thừa nhận.

Cuối năm cứ đến ngày đưa ông Táo về Trời là đơn vị lại họp

nhau để lo việc nấu bánh: việc thứ nhất là khui “heo tiết kiệm”

để xem được bao nhiêu tiền, sau đó các Tráng sinh và Huynh

trưởng móc túi chia sớt tiền thưởng Tết của mình. Có đơn vị

cũng kêu gọi phụ huynh và những nhà hảo tâm dự phần.

Một bảng phân công rành mạch được thông qua rồi đến ngày

27, 28 Tết anh chị em tụ hội tại một địa điểm đã được ấn định.

Người nào việc nấy, kẻ đãi nếp, người làm nhân, xé lá, bẻ

khuôn, bửa củi,… náo nhiệt như ngày hội làng.

Nhớ lại năm vừa rồi, trong khi đi tham quan tôi thấy một em

nữ tráng thoăn thoắt gói thật điêu luyện, bèn nói đùa:

- “Em mở tiệm bánh Tết được rồi đấy”.

Nở nụ cười thật tươi, em đáp:

- “Trưởng ơi! Em đã có 9 năm tay nghề rồi. Bây giờ em là “sư

mẫu” của mấy nhóc này. Nhưng trước đây nhớ lại thật buồn

cười, suốt cả buổi sáng chỉ gói được mấy cái bánh méo mó,

chẳng vuông góc, sắc cạnh gì ráo, trông y như cái gối của trẻ

em. Khi nấu xong vớt ra thì mấy cái bánh em gói đều thành gói

cháo, xì cả nếp lẫn đậu ra ngoài. Cả mấy anh em đều cười.

Rời chỗ nhộn nhịp này, tôi đến chỗ rộn ràng khác. Ở đây tiếng

cười tiếng nói làm huyên náo cả một góc vườn nhỏ ở Gò Vấp.

Tẩn mẫn tôi đi một vòng và vật đập vào mắt tôi đầu tiên là cái

nồi bự chảng với đường kính khoảng 1,2m và chiều cao 1m

(nội cái chuyện sắp bánh vào rồi lấy bánh ra đã thấy khó khăn),

bộ phận vút nếp thật vất vả với mấy tạ nếp mà phải thay nước

cả chục lần, đến khi nào nước trong vắt thì bếp trưởng mới gật

đầu. Khâu làm nhụy tuy không nặng nhọc nhưng phải tỉ mỉ

nêm từng nắm gia vị, thịt cũng phải xào sơ qua để khỏi rệu rã.

Page 159: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Khâu làm lá phải qua 5 giai đoạn: em thứ nhất cắt lá gọn ghẽ,

em thứ hai lau sạch lá, em thứ ba và thứ tư cũng lại lau sạch lá,

em thứ năm kiểm tra độ sạch của lá rồi cho xuất xưởng xếp

thành ba loại: lớn, vừa và nhỏ. Bánh gói xong, một Tráng sinh

bắt ghế cúi gập người vào thùng để sắp bánh từ đáy lên. Khi

ngọn lửa bùng lên mọi người thờ phào nhẹ nhỏm vì chỉ còn

công việc canh thức bánh vừa nhẹ nhàng, vừa thú vị; bắp

nướng, cà phê với khoai lùi thơm phức. Không loại trừ có nơi

còn có tí rượu và thịt nướng đưa cay.

Vui xuân mà không quên nhiệm vụ, nồi bánh phải được sôi liên

tục, chốc chốc lại phải chêm nước sôi vào,...

Sau đây chúng tôi xin kể một số đơn vị có truyền thống nấu

bánh chưng để tặng người nghèo vào dịp Tết :

1. Đơn vị đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến là LĐ Hồng

Bàng, đây là một LĐ khiêm nhường, sinh hoạt riêng lẻ ở một

công viên trung tâm. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, họ

lại kéo nhau về Gò Vấp để âm thầm làm việc thiện, truyền

thống của đơn vị: nấu bánh chưng để tặng người nghèo. Chủ

lực của họ là ngành Thiếu, hợp lực với Kha, Tráng huynh,

Trưởng và cả phụ huynh nữa. Số bánh gói được (khoảng từ 200

đến 300 cái) đem phân phối cho những gia đình nghèo, chỗ

nuôi trẻ mồ côi ở các huyện ngoại thành (mỗi phần một cặp

bánh, mỗi cái nặng 2 kg). Có năm họ còn về cả Long An.

2. Tráng đoàn 812.

Đây là Tráng đoàn biệt lập có cung cách sinh hoạt độc lập.

Hằng năm cứ nhằm ngày giáp Tết, họ tụ về nhà anh Tráng

trưởng, người nào việc đó và họ nấu liên tiếp hai nồi bánh

chưng, khoảng độ 350 cái đến 400 cái bánh. Mỗi cái nặng 1,70

_ 1,80 kg. Ngày 28 hoặc trễ lắm là 29 Tết là những gói quà

gồm một cái bánh chưng, 5 kg gạo, 1 kg đường, hộp mứt.

Xong đâu đấy đem 50 phần cho các trẻ em đường phố, 200

phần được đem về trại phong Bến Sắn, còn bao nhiêu các

Tráng sinh dùng xe Honda đi vào thôn, ấp hẻo lánh phân phối

cho những gia đình người phong, kẻ cơ nhỡ,...

Page 160: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tiền để thực hiện công cuộc này là do các Tráng sinh tự đóng

góp chứ không nhờ cậy một ai.

3. Tráng đoàn Trúc Lâm: vào những ngày 25, 26, 27 tháng

Chạp. Tráng đoàn này lại kéo nhau về Long Hải, mượn đất

Tịnh xá Ngọc Lâm để nấu bánh. Đây là “đại đơn vị bánh chưng”

vì số lượng nếp dùng để nấu bánh tối thiểu là 5 tạ, lá dong mua

ở Sài Gòn đem vể chất đầy cả 1 xe. Mười người rửa lá liên tục

cũng phải mất 6 giờ. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhà chùa, Phật

tử mà anh em bớt đi được một phần vất vả.

Nồi nấu là 7 thùng phi loại 200 lít, được kê sát vào nhau cho đỡ

tốn củi. Mỗi cái bánh nặng khoảng 1,5 - 1,7 kg, với phần nhụy

chay được mang tên “Hoan Hỉ”.

Bánh nấu xong, để nguội rồi bỏ chung với bịch quà gồm 1 cái

bánh chưng, gạo, đường, mì gói, nước tương (phần nhiều là của

Chùa), một phần nhờ các ni cô ở Tịnh xá Ngọc Lâm phân phát

cho người nghèo, một phần nhờ các Soeur đem phân phối cho

viện mồ côi, nhà dưỡng lão,… phần còn lại các Tráng sinh đem

về tặng các nhà mở cô nhi viện ở Sài Gòn.

Chúng tôi chỉ kể 3 đơn vị có thâm niên (từ 10-15 năm) mà thôi.

Riêng các đơn vị ở tỉnh lẻ thì có Thiếu đoàn Lam Sơn và Kha

đoàn Chí Linh. Hằng năm vẫn thực hiện một nồi bánh chưng to

tướng khoảng 200 cái để tặng người nghèo.

Theo lời Tr Ngựa Hay cười TTL (LĐT/LĐ Hồng Bàng), Ngựa

Hăng Hái VAT (Tráng trưởng Tráng đoàn 812) và Đà Điểu

Tận Tâm HVM (Tráng trưởng Tráng đoàn Trúc Lâm) thì sau

những ngày nấu bánh vất vả, 29 hay 30 Tết mới trở về nhà, phờ

phạt cả người nhưng nghĩ rằng đã đem lại niềm vui nho nhỏ

cho người khác thì mình cũng cảm thấy hạnh phúc.

Trâu Nhiệt Tình Nguyễn Ng c Hà

(Tết Tân Mão 2011)

Page 161: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

NHỮNG NĂM MÃO VỚI HĐVN

✽ Đinh Mão (1927):

- Ở Hà Nội và Sài Gòn thấy bóng dáng những đoàn HĐS với

đồng phục gọn gàng và đẹp mắt. Đó là những HĐS con em

người Pháp đang sống tại Việt Nam. Họ là những HĐS của:

Scouts de France (SDF), Eclaireurs de France (EDF),

Eclaireurs Unionistes (EU). Duy nhất có một HĐS người Việt

Nam đó là anh Vũ Ngọc Tân đang học tại trường Albert

Sarraut. (Anh này sau sang Pháp du học đậu Bác sĩ, thập niên

1974 làm cố vấn cho hội HĐVN).

✽ Kỷ Mão (1939):

- Báo Thẳng Tiến ra đời, mỗi tháng 2 kỳ.

- Ở Quy Nhơn lập Đoàn HĐ dành riêng cho những người bị

bệnh phong, danh xưng là Juong.

- Trưởng Cung Giũ Nguyên Tham dự khóa Bằng rừng Thiếu

tại núi Bạch Mã. Khóa trưởng là Dê Sa Mạc Niédrist, UV

thường trực Liên hội Hướng Đạo Đông Dương.

- Ở Sài Gòn lập Tráng đoàn Đỗ Hữu Vị và Saint Paul do anh

Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Chấn, Huỳnh Văn Diệp trông nom.

- Tại Hải Phong chị Đinh Thị Đoan lập Bầy Trương Vĩnh Ký.

- Ở Thanh Hóa ấn hành tờ Bạn Đường do Tr Gà Hùng Biện

làm chủ biên.

- Tr Tạ Quang Bửu và Vũ Ngọc Tân dự họp bạn Tráng thế giới

kỳ II ở Scotland dịp hè. Sau đó Tr Tạ Quang Bửu nhập trại

Gilwell dự hai khóa Thiếu & Tráng và được phong nhậm DCC

Thiếu & Tráng. Đây là lần đầu tiên một HĐS Việt Nam nhận 4

gỗ.

- Ấn hành cuốn HĐ hạng nhì, hạng nhất, Sói con, HĐ tân sinh

bằng Pháp ngữ.

- Mở Bằng rừng Tráng lần thứ III tại Bạch Mã từ 15-25/4 do

DCC Schlemmer làm Khóa trưởng. Có Tr Hoàng Đạo Thúy và

Huet làm phụ tá.

Page 162: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Ở Vinh lập thêm 3 đơn vị: Mai Hắc Đế, Bầy Lãn Ông, Bầy

Trần Quốc Toản.

- Ở Huế có Tráng đoàn Hoàng Tử Cảnh do Tr Tráng Cử làm

Đoàn trưởng.

- Tr Thái Bá Lộc mở gian hàng tại Hà Nội bán dụng cụ HĐ. Bộ

đồng phục Thiếu giá 3.6 $, Sói 2.5$.

- Họp bạn HĐ miền Bắc tại Kiến An, Trại trưởng là Trần Duy

Hưng và Ngô Văn Giao. Có 512 người tham dự. Nhất là Sói

Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

- Tr Huỳnh Văn Diệp, Tráng trưởng Lý Thường Kiệt nhận

chức UV Đạo Đồng Nai. Gồm các điểm: Thủ Đức, Biên Hòa,

Thủ Dầu Một, Hớn Quản, Tây Ninh, Trảng Bàng, Bà Rịa và

Cap Saint Jacques.

- Tr Trần Văn Tuyền lập đoàn Sĩ Vương II ở Hà nội.

- Đoàn nữ Thiếu đầu tiên của HĐ Bắc Kỳ được thành lập do

hai chị Mayer và Trịnh Hữu Ngọc trông coi. Đoàn này được

Fédération des Eclaireurs de France công nhận và hỗ trợ.

- HĐ Trung Hoa ở Chợ Lớn được sát nhập vào HĐVN.

Tháng 12, anh Đoàn Đức Thoan và Bùi Kính Lãng ở Đoàn Võ

Tánh lên đường. Chủ lễ: anh Hoàng Đạo Thúy và Tạ Quang

Bửu.

Cây mùa xuân lớn nhất do Đạo Đồng Nhân thực hiện để giúp

các trẻ em Tế Sinh Hà Nội vui xuân.

✽ Tân Mão (1951)

- Trưởng Võ Thanh Minh ra ngoại quốc cùng với Trưởng Tạ

Trung Quốc, Phạm Bá Thưởng và Nguyễn Thiện Tích sinh

viên đang du học dự trại họp bạn HĐTG tại Bad-Ichil (Áo

Quốc), được vinh dự cầm cờ HĐ màu vàng tuyền đi diễu hành,

dù rằng HĐ Pháp phản đối. Dạ tiệc ở hoàng cung Dã Mã được

mời dự tiệc, chụp ảnh chung với bà BP, được Trại Trưởng

Gilwell là Wilson tặng khăn quàng rừng thay thế cái cũ đã bị

mất.

- Đạo Đà An ra đời: Đà Nẵng + An Hải.

- Ngày 7 tháng 4 họp tại Sở Cứu Tế Huế, lập Ban Liên lạc gồm

có: Trưởng Tôn Thất Đông, Nguyễn Hòe, Bùi Ngươn Khánh,

Page 163: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Trần Điền. Lập tủ sách HĐ, mở các Khóa huấn luyện Ấu,

Thiếu, Tráng.

- Tháng 6, đưa đơn lên Tòa hành chánh tỉnh Thừa Thiên xin

lập Hội. Một chuyện tiếu lâm đã xảy ra: chính quyền yêu cầu

nạp sơ yếu lý lịch mẫu số 3 của người sáng lập. Đúng là quan

liêu!

- Danh sách các chức danh Hội đồng Trung ương HĐVN:

* Nhiệm kỳ I: 1951-1953

. Hội Trưởng: Trần Văn Thân

. TUV: Vũ Văn Hoan

. TTK: Trần Ngọc Chu

. Thủ quĩ: Cụ Trần Bá Thảo

. UV Ấu: Lương Xuân Lộc

. UV Thiếu: Tôn Thất Đông

. UV Tráng: Nguyễn Chữ

- Thành lập HĐ Cảnh sát tại miền Nam, chủ yếu là tại Sài Gòn

- Gia Định. Có một số huynh trưởng của HĐVN giúp tổ chức

lúc ban đầu, nhưng Hội HĐVN không dính dáng gì đến HĐ

Cảnh sát. Đây chỉ là đoàn thể hóa con em của một ngành bán

quân sự, không phổ biến đại chúng và biến mất đầu những năm

của thập niên 1960.

✽ Quý Mão (1963)

- Hội đồng trung ương nhiệm kỳ 1963-1966:

. Hội Trưởng: Luật sư Phan Thanh Hy (cháu của cụ Phan

Thanh Giản lúc còn học Trường Luật ở Hà Nội tham gia sinh

hoạt ở Tráng Đoàn Lam Sơn. Tên Rừng là Sóc già. Khi làm

Thẩm phán ở Quảng Trị thì ở nhà Tr Tôn Thất Dương Vân lúc

đó làm chủ sự Bưu Điện, cùng sinh hoạt ở Đạo Ái Tử. Đây là

đôi bạn Hướng đạo gắn bó nhất đến nỗi khi có người hỏi Tr Hy:

giả dụ nếu anh làm Tổng Thống thì anh chọn ai làm Thủ tướng.

Tr Hy đáp ngay: “Anh Dương Vân”.

. TUV: Nguyễn Hữu Mưu

. Tổng Thư ký: Huỳnh Văn Diệp

. Thủ quĩ: Mai Xuân Tý

. UV Ấu: Trần Văn Lược

Page 164: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

. UV Thiếu: Đỗ Văn Ninh

. UV Kha: Lê Gia Mô

. UV Tráng: Đỗ Quí Toàn

. UV Quảng bá: Trần Trọng Lân

. UV Quốc tế: Nguyễn Thượng Lược

. UV Cựu HĐ: Trần Văn Thao

. UV VP HĐCG: Nguyễn Văn Thơ

. Cố vấn Giáo hạnh: Đại Đức Thích Châu Toàn.

. Tuyên úy CG: Lm Nguyễn Văn Thích

. Trại Trưởng: Mai Liệu

- DCC Cung Giũ Nguyên từ chức Trại trưởng Trại trường.

Không có người thay thế.

✽ Ất Mão (1975):

- Ngày 22 đến 23 tháng 3 năm 1975: Đại Hội Đồng Nữ HĐVN

họp ở trụ sở Thanh niên đường Duy Tân, bầu Bộ TUV với

nhiệm kỳ 2 năm:

. Hội Trưởng: Phạm Thị Thân

. TUV: Đỗ Thị Lan Phương

. Tổng thư ký: Trần Thị Mai

. Thủ quĩ: Hà Thị Dương Quyên

. UV LL Quốc tế: Dương Thị Kim Sơn

. UV Ấu: Nguyễn Thị Minh Thể

. UV Thiếu kiêm HL: Đặng Thị Kim Lan

. UV Tráng kiêm Giao tế: Chị Nghiêm Loan

Đây là đại hội cuối cùng.

- Ngày 30/5/1975 tan đàn rẽ nghé. Hội quán ở số 18 Bùi Chu,

quận 1 cũng như các đạo quán ở các địa phương được chuyển

quyền sử dụng cho nhà nước.

-Ngày 15 tháng 5 năm 1975, Ủy Ban Quân Quản TP Hồ Chí

Minh đã ra quyết định chính thức giải tán Hội HĐVN.

✽ Đinh Mão (1987):

- HĐVN ở trong nước vẫn như chú gấu ngủ đông. Các huynh

trưởng chỉ gặp nhau trong những khi “hiếu hỉ”.

Page 165: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

✽ Kỷ Mão (1999):

- Từ chính sách cởi mở của Nhà nước, ngay những năm đầu

của thập niên 90 đã có một số huynh trưởng mạnh dạn tập họp

con em để sinh hoạt HĐ; có chỗ mặc đồng phục, có chỗ thường

phục... được mệnh danh là HĐ “chui”. Nhà nước cũng thông

cảm để yên. Đến năm 1991, Tr Hoàng Đạo Thúy lập Ban Liên

Lạc cựu HĐS toàn quốc, năm 1993 họp Đại hội HĐS toàn quốc

tại Hà Nội có khoảng 200 HĐS tham dự. Năm 1996, Tr Lê Duy

Thước tổ chức họp mặt cựu HĐS toàn quốc tại Hà Nội nhân

ngày kỷ niệm 50 năm Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhận làm danh

dự Hội trưởng Hội HĐVN (31/5/1996). Có khoảng 400 người

tham dự, trong đó có các ông GS Nguyễn Lân, ông Nguyễn Cơ

Thạch, ông Hồ Trúc, Đại Tá Hoàng Minh Phương, Đại Tá Vũ

Phạm Thuyên và Đại Tá Phan Thượng Trí tham dự.

Cả 2 buổi họp này không mang lại một kết quả gì và cũng

chẳng có một quyết định chính thức nào về việc phục hoạt HĐ

nhưng lại dấy lên một niềm hy vọng “ảo” nên các nơi nô nức tổ

chức tái sinh hoạt, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh.

✽ Tân Mão (2011):

- Năm này chưa đến nhưng theo kiểu thầy bói đoán mò lấy

những chuyện đã xảy ra năm 2010 như dễ dàng tham dự trại

Họp bạn quốc tế lần thứ 26 tại Makiling gồm 70 người.

- Mở được trại họp bạn Bách Việt tại khu du lịch Đại Nam,

Bình Dương với 2200 người tham dự.

- Vùng Á Châu Thái Bình Dương mở kỳ trại HHR/ TK 21

dành riêng cho huynh trưởng VN, có 49 người tham dự, đi về

thong dong . (APR kỳ vọng vào 5 bảo huynh và 44 huynh

trưởng của trại này sẽ nối kết tứ đại môn phái của HĐVN hiện

nay, đó là chuyện mò kim đáy biển)

- Một số huynh trưởng nương theo nghị định 45 của chính phủ

tích cực vận động tái lập Hội HĐVN. Có tam vị luật sư gốc HĐ

cũng hăng hái vào cuộc… tất cả đều là chuyện “đáy biển mò

kim”.

Page 166: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

- Sân chơi đã bị lấn nhiều, các trưởng không lo lại sờ lưng nhau,

phát tán gỗ quá nhiều mà chất lượng kém. Nguyên tắc “HĐ cho

trẻ em” đã bị phôi pha, biến dạng.

Việc cần thiết hiện nay là ngồi lại bên nhau, chung sức chung

lòng lo việc giáo dục con em trở thành người tốt cho xã hội.

Chỉ có thế thôi mà không ai làm được, cho nên không cần Quỷ

Cốc tiên sinh cũng đoán được rằng năm Tân Mão HĐVN vẫn

dậm chân tại chỗ.

Page 167: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Tƣởng nhớ Akela Quỳnh Hoa

Lời giới thiệu.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, nguyên quán Hà Tĩnh

Sinh ngày:

Xuất than giáo viên tiểu học, ngạch công nhật. Nhiệm sở đầu

tiên: Trường tiểu học làng Bàng Môn, xã Lộc An, quận Phú

Lộc, tỉnh Thừa Thiên.

Du học ở Hoa Kỳ. Tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành quản thư,

thư viện. Giáo sư giảng dạy Đại học: The Catholic University,

America Washington D.C 2004 (Project Director, Rescarcher-

Việt Nam Library Education Project)

Từ trần ngày:20-02-2002 (12-01 Nhâm Ngọ) tại Hoa Kỳ.

*

* *

Với tôi, chị Quỳnh Hoa tuy gần mà xa!...

Những năm đầu thập niên 60 tk 20. Khi tôi mới lập gia đình,

hai vợ chồng thuê căn nhà riêng, trước mặt tòa Tổng Giám

Mục, gần cầu Phủ Cam, Huế. Khi ấy tôi đang ở trong quân

ngũ, nên tôi nghỉ sinh hoạt HĐ. Sau thời gian thi hành nghĩa vụ

quân sự; cho đến 1965, tôi mới trở lại với Phong trào.

Lúc ở nhà thuê gần cầu Phủ Cam, tình cờ chúng tôi ở gần

những con người mà sau này trở thành những “nhân vật lịch

sử”, nhân chứng của thời cuộc.

Đó là nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhạc sĩ Trịnh

Công Sơn, tác giat “Nối vòng tay lớn” và “Cây muội vàng bên

cây bàng lá đỏ”, họa sĩ Đinh Cường, nhà giáo, nhà thơ Ngô

Kha, tác giả “Hoa cô độc” đầy tánh chất lãng mạn và nhiệt tình

yêu nước, nhưng không được thoát ly, nên phài uổng tử!...

Còn thêm một người hàng xóm nữa, đó là chị Quỳnh Hoa;

nhưng tôi chỉ thấy thôi chứ chưa được gặp hay trò chuyện. Họa

hoằn lúc rảnh, đứng trên lan can lầu nhìn xuống đường Nguyễn

Trường Tộ, bát gặp một hình ảnh “mạnh mẽ”. Khi nghe tiếng

Page 168: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

bánh xe ô tô Scout Landnover rít mạnh trên sân rải sạn. Và một

người phụ nữ, dáng thiên nga, nhưng nhanh nhẹn từ trên xe

nhảy xuống từ sau tay lái, cùng một người nước ngoài- người

Mỹ- và nói chuyện với nhau rất tự nhiên và lưu loạt bằng tiếng

Anh.

Thời điểm 1960, tại Huế, một người con gái tự lái xe hơi vèo

vèo, giao dịch tiếng Anh với người nước ngoài là một hình ảnh

hiếm thấy, có thể nói là rất hiếm.

Đó là lần đầu tiên và duy nhất tôi thấy chị Quỳnh Hoa, bằng

xương bằng thịt.

Mãi đến sau năm 1975, tôi cũng chỉ được nghe- chỉ nghe thôi-

chị Quỳnh Hoa có về Huế một vài lần. Qua một vài lần về

thăm quê Mẹ, chị đã đóng góp một công trình đồ sộ trên đường

Lê Lợi: Trung tâm Học liệu Đại học Huế!

Ấy vậy, mà hình như tôi và chị Quỳnh Hoa có một mối ràng

buộc lạ lùng! Bởi sau khi tin buồn từ nước ngoài đưa về Huế,

thì tôi lại là người thay mặt anh chị em HĐ Huế đội sớ Cầu

siêu cho chị tại CHùa Pháo Hải, Cồn Hến, Huế. Sau đó, chúng

tôi xin ký thác hương linh và ảnh của chị thời tại chùa. Bây giờ

ảnh chị được thiết trí bên cạnh di ảnh của Trưởng Hoàng

Tường, Trưởng Lý Nhật Hướng. Theo lệ, mỗi năm ít nhất hai

lần: mồng 2 Tết âm lịch và ngày rằm tháng bảy, Anh chị em

HĐ Huế tề tựu tại Chùa Pháp Hải, trước là để đảnh lễ cố Hòa

thượng Thích Đức Tâm, cố vấn Giáo hạnh của HĐ Thừa Thiên

Huế, và sau đó thắp hương kính viếng các Huynh trưởng HĐ

đã qua đời.

*

* *

Đối với chị Quỳnh Hoa,tôi chỉ là người “văn kỳ thanh”.Nhưng

đối với các anh khác ở Huế thì có nhiều người đã gặp và biết

chị khá nhiều.

Tôi bèn dạo một vòng quanh Cố Đô Huế.Trước tiên, tôi đến

đường Bạch Đằng,thăm Trưởng Hồ Bá Lăng.

Page 169: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Phái viên TVH hỏi:-Thưa trưởng, thưa ông Thanh Tra Tiểu

Học Sở Giáo Dục thừa Thiên năm xưa.Nghe nói trước đây,

Trưởng có gặp và biết cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Akela

bầy Chi Lăng Huế!?

Trưởng Hồ Bá Lăng đáp- Anh này, rách việc , chuyện 300 năm

cũ hỏi chi bây giờ !

-H : Thưa Trưởng,tuân thủ phép hàng đội, tôi phải cố gắng hết

sức chấp hành “lệnh” của ban biên tập. Xin Trưởng vui lòng

lật lại kí ức.

-Đ - Hồi đó, cuối tháng 10 năm 1955. Tôi đang giữ trách vụ

Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Bàng Môn , xã Lộc An , quận

Phú Lộc Tỉnh Thừa Thiên. Trường đang thiếu giáo viên nên

được ty tiểu học bổ sung một giáo viên tiểu học công nhật , đó

là chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa.

Nhưng cô giáo Quỳnh Hoa chỉ dạy học ở trường chúng tôi

chưa đầy 2 tháng, thì được chuyển về công tác tại ty tiểu học.

Sau đó, chúng tôi được biết , do có một chương trình giáo dục

mới , chương trình giáo dục cộng đồng, do chính phủ hoa kỳ tài

trợ và hướng dẫn triển khai :Ty tiểu học Thừa Thiên cần có

một người giỏi tiếng anh , lái xe được để làm nhiệm vụ giao

dịch. Cô giáo Quỳnh Hoa được lựa chọn vào vị trí đó

Sau đó tôi còn gặp lại chị Quỳnh Hoa cùng Phái Bộ Giáo Dục

Hoa Kỳ, đi thăm các trường Tiểu Học ở nông thôn và giúp đỡ

phương tiện cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học.

Còn về sinh hoạt HĐ của chị , tôi không được rõ lắm . Anh nên

gặp các vị Trưởng cao niên sinh hoạt ngành bầy thì rõ

hơn.Nhưng Trưởng Lê Viêm và Lê Hiếu Kính thì đã qua đời

còn Trưởng Đoàn Lai , bây giờ chẳng còn nhớ gì nữa ! Chỉ còn

lại một người thiếu 2 tuổi đầy trăm đó là Akela Leader Nguyễn

Thức Tuân. Anh mau mau đến gặp “kẻo trễ” !

H - Cảm ơn ông thanh tra và kính chào trưởng. Nghe lời , tôi

vội vàng băng qua cửa Đông Ba, men theo bờ thành, trên

đường Xuân 68 rẽ vào Kiệt 1 đường Lê Thánh Tôn đến góc

đường Ngô Đức Kế . Dừng xe, tự mở cổng vào thấy hiện ra :

Một thầy,một cô, một chó cái

Page 170: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Nửa người, nửa ngượm, nửa đười ươi !

(CBQ)

PV-TVH - Kính chào thầy , xin thầy cho xem giấy phép - rồi

tấn công luôn-Thầy không biết hiện nay bộ GD-ĐT đã ra lệnh

cấm thầy, cô không được đem học trò về nhà dạy riêng hay

sao ?

Trưởng Nguyễn Thức Tuân : (chấp tay chào) A Di Đà Phật -và

lại bắt tay trái .

Ôi dào cái ông này nữa !

Hà sự ? (có việc gì)

H : Kính chào Trưởng . Hữu sự … lành.

(học trò vài ba vặt : trung niên có , trẻ con có… trố mắt nhìn

hai chúng tôi)

Đ : -Cấy chi đó ? Ngồi xuống đây.

H :-Thưa Trưởng, chắc Trưởng biết nhiều về Akela Quỳnh

Hoa ?

Đ : Có mô mà nhiều ! Sau 1975 tôi có gặp Quỳnh Hoa một vài

lần , mỗi lần mươi phút. Chị ghé thăm tôi , rồi vội vã đi vì bận

công việc .

H : Thưa Trưởng, chị Quỳnh Hoa sinh hoạt HĐ tại huế vào

thời điểm nào ?

Đ : Chị tham gia sinh hoạt HĐ từ năm 1951 , Bầy Chi Lăng.

Sau đó chị có làm huấn luyện viên ngành Ấu tại trại trường

Tùng Nguyên .

H : Thế thì chị Quỳnh Hoa đã đi du học ở Mỹ trong cơ hội

nào ?

Đ : ở Huế , chị thường chơi thân với hai cô giáo Smith và San-

tra,người mỹ dạy trường Đồng Khánh. Chị Quỳnh Hoa qua Mỹ

với hai cô giáo này năm 1975. Một thời gian sau chị lấy Ph.D

(tiến sĩ) chuyên khoa Achives.

Theo giới thiệu của chị ,khi ra công tác tại Hà Nội , tôi có được

ông cụ Nguyễn Trà, thân sinh của chị mời ăn một bữa cơm .

thời điểm ấy là khi còn tỉnh Bình Trị Thiên

H: Vậy thì bây giờ , theo Trưởng còn có ai ở huế biết nhiều

sinh hoạt HĐ của chị Quỳnh Hoa ?

Page 171: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Đ : Anh thử đến hỏi Ác là hay hót, may ra ?

Bắt tay Sơn ra ngoài trời, tôi đến Mai Thúc Loan, tìm gặp ác là.

Chưa kịp dừng xe, ác là, từ trong “phủ đệ” Mệ đã lớn tiếng :

- Đi mô rứa anh H. Có chi thông tin sốt dẻo nữa không ?

-Tôi đi hỏi tin nơi anh đây ! và tôi đi thẳng vào đễ

-Thưa Trưởng, trước đây trưởng có biết chị Quỳnh Hoa sinh

hoạt HĐ ở đơn vị nào không ?

-Biết, chị chơi với Bầy Chi Lăng…

PV-TVH: Xin Trưởng cho biết thêm về những hoạt đọng HĐ

của chị Q.Hoa .

Trưởng Tôn Thất Chi: -tôi chỉ biết có vậy thôi. Vì tôi không

cùng liên đoàn với chị , nên có biết thêm chi mô !

Thấy tôi tỉu nghỉu , Trưởng Chi tiếp :

-Anh muốn có thêm tin tức về chị Quỳnh Hoa , tôi cho anh con

số : 09…

H :-Thế thì cảm ơn Trưởng lắm lắm ! Tôi phóng ra xe chạy về

nhà , dỡ máy điện thoại… bấm số di động. Bên kia chuông reo.

-Alô ! Trưởng Nguyễn Minh Hiệp phải không…à, dạ tôi H.ở

Huế đây .

-Tôi có chuyện nhờ anh … nghe nói năm 1993 anh du học ở

Mỹ có gặp chị Quỳnh Hoa, xin anh cho biết… vậy thì còn gì

bằng . Tôi đợi thư anh nghe !

Hôm nay 8-11-2010, tôi nhận được thư của anh Nguyễn Minh

Hiệp-BA.MS.GĐ thư viện ĐH khoa học tự

nhiên,ĐHQGTPHCM-gởi tặng tập san chuyên ngành “ Thư

Viện Công Nghệ Thông Tin”, tháng 3-2007. Trong đó báo này

có bài: “đóng góp của chuyên viên hải ngoại vào việc phát triển

thư viện trong nước của tác giả Lâm Vĩnh Thế-thư viện ĐH

Canada, Saskatchewan - có đề cập đến TS. Nguyễn Thị Quỳnh

Hoa, là người đã có nhiều công lao vận động và đóng góp trí

tuệ vào việc hình thành “ dự án giáo dục thư viện VN” từ năm

1990. Kết quả của dự án này đã đem lại 3 thư viện công nghệ

thông tin hiện đại cho 3 ĐHQG : Hà Nội , Huế và Tp.Hcm.

… “Công việc của VLEP đang tiến triển tốt đẹp thì một điều

bất hạnh xảy ra : Tiến Sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hoa bất ngờ qua

Page 172: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

đời vì bạo bệnh ! Để lại bao tiếc thương cho gia đình và thân

hữu”!...

Tất nhiên trong đó có ACE- HĐ chúng ta và đặc biệt ACE- HĐ

ở Thừa Thiên Huế!

*

* *

Nay ngồi lại ghi vài dòng “Tưởng Nhớ Akela Quỳnh Hoa. Tôi

không khỏi ngậm ngùi! Tinh thần phục vụ Quê hương, đất

nước hăng say, nhiệt tình và vô vụ lợi, cho đến hơi thở cuối

cùng của HĐS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa. Nghĩ cho cùng cũng

chỉ là nguyện vọng chung của ACE HĐ muốn trở thành một

công dân tốt phục vụ đất nước.

Tiết lập Đông- Canh Dần 2010

Trần Văn Hồng.

HƢỚNG Đ O Đ Đ I. TIN TRONG NƢỚC:

1. Trại Họp Bạn BÁCH VIỆT 2010 (Châm ngôn:

Huynh Đệ - Đồng Tâm) kỷ niệm 80 năm phong trào Hướng

Đạo có mặt tại Việt Nam được tổ chức từ ngày 22/07/2010 đến

ngày 25/07/2010 tại Khu Du Lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn

Hiến, Tr. Trần Minh Thiện là Trại Trưởng, có khoảng 2.200

đoàn sinh, huynh trưởng, phụ huynh và khách mời tham dự lễ

khai mạc. Các đơn vị tham gia mặc đồng phục diễn hành chào

cờ và có nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi, đây là trại có số

lượng đông nhất từ 1975 đến nay. (Xem thêm bài và hình ảnh

có trong số này)

2. Trưởng Trần Văn Dụ (Ong Xây Dựng, Ong Siêng

Năng) Nguyên Phó Tổng Tuyên Öy HĐVN, cố vấn cho Liên

Đoàn Bạch Đằng Huế đã “lìa rừng” vào lúc 20g ngày

Page 173: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

12/08/2010 tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hòa, Hưởng thọ: 96 tuổi.

Lễ tang được tổ chức hết sức trọng thể tại nhà thờ Chí Hòa, các

lễ nhập quan, cầu hồn, di quan, hạ huyệt đều có anh em Tráng

huynh Bạch Đằng Huế đang ở Tp.HCM tham dự.

3. Vào 9 giờ sáng Chủ nhật 15.8.2010, nhân chuyến đi

công việc tại TP.HCM, trưởng lão Hoàng Đạo Hùng con trai cả

của cụ Hoàng Đạo Thúy và trước đây cũng là một sói con đã

ghé thăm AE. huynh trưởng đang sinh hoạt tại công viên Tao

Đàn. Trưởng rất vui mừng thấy phong trào vẫn nhộn nhịp sinh

hoạt.

4. Trưởng Hà Thắng (Sóc chăm) sinh năm 1952. Sau

thời gian dài lâm bệnh hiểm nghèo đã “cùng BiPi đi cắm trại”

vào lúc 22h45' ngày 27/8/2010, an táng tại Nghĩa trang Điện

Nam, Huyện Điện Bàn. Trưởng Hà Thắng sinh hoạt HĐ từ

năm 1960 tại địa phương, là một huynh trưởng xông xáo có

công tái lập Đạo Quảng Nam, HHR ngành Ấu 1974 tại Đà

Nẵng, HHR khóa UV, LDT 2008 tại TP HCM. Có lẽ ở suối

vàng Sóc Chăm nguyên Đạo Trưởng Đạo Quảng Nam cũng vui

lòng yên nghỉ vì trước đó anh đã dẫn đầu Đạo Quảng Nam

tham dự đủ 4 ngày trại Bách Việt ở Đại Nam.

5. Từ ngày thứ 4 ngày 1/09/2010 vào lúc 9h và kết thúc

vào thứ 3 ngày 07/09/2010, Khóa huấn luyện HHR dành cho

các Trưởng Hướng Đạo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm

Hướng đạo Philippine, Núi Makiling, Los Banos, Laguna,

Philippine. Địa điểm trại nằm trên một sườn núi có độ cao

1000m so với mực nước biển và cách thủ đô Manila 65 cây số

về phía Đông Nam. Khóa giảng dạy được thực hiện bằng tiếng

Anh. (Xem thêm bài và hình ảnh có trong số này)

Page 174: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

6. Lúc 8g30 ngày Chủ nhật 19/9/2010 tại CLB Sinh vật

cảnh Giao Châu (cạnh khu DL Bình Quới 1), Toán Sinh hoạt

ngành Ấu đã tổ chức H I BẦY TRUNG THU cho Sói con có

22 Bầy tham dự với 367 Sói con và khoảng 200 phụ huynh, Sói

già cùng các Tráng sinh, Kha sinh các đơn vị đến phụ giúp.

Múa lân, múa rồng, phá cỗ, các trò chơi dân gian đã làm các

em say mê thích thú.

7. Tối 21/9/2010 tráng đoàn Minh Đức đã phối hợp với

phòng GD, nhà thiếu nhi Cần Thơ phát 900 phần quà cho các

em học sinh trong quận Ninh Kiều, mạnh thường quân là

Saigon Tourist.

Cũng trong đêm này 20 tráng sinh của tráng đoàn Minh Tâm và

Nguồn Thật đã đến nhà mồ côi Hoa Mai và Hướng Dương

thuộc tỉnh Hậu Giang để vui chơi và phát quà cho 80 thiếu niên

tại 2 nơi này. Không hẹn mà gặp, một số sinh viên trường Đại

Học Tây Đô cũng đã đến chung vui với các em từ 17h đến

20h30.

8. Trưởng Hải Ly Gan Dạ Nguyễn Văn Hoàng Tráng

Trưởng tráng đoàn Phù Sa, Đạo Hàm Long đã “lìa rừng”. Đạo

Hàm Long và Đạo Cần Thơ đã tổ chức lễ tang hết sức tươm tất.

9. Lễ giỗ đầu Tr. Báo Vui Lê Văn Ngoạn được gia đình

tổ chức trọng thể vào chiều ngày 17/08/10 tại nhà thờ Xóm

Chiếu Q4, Tp. HCM.

Nghi thức tôn giáo do Tr Nguyễn Thới Hòa chủ lễ, Tr Lê Văn

Hòa nói về đời HĐS của Tr. Báo Vui. Chị Thúy Vân con gái út

của Tr. Ngoạn đã thay mặt gia đình cảm tạ, chị nói: “Con học

được ở ba con nhiều điều lắm, nhất là “đạo làm người”.

Về phía HĐ có rất nhiều huynh trưởng “kỳ cựu” đến tham dự,

đặc biệt có Tr. Thích Niệm Từ cũng tham gia lễ tiểu tường của

Page 175: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

bậc đàn anh vì trước đây là một ALT đầy nhiệt huyết của

ngành Ấu.

10. Ngày Chủ nhật 19/09/2010 một thánh lễ nhân giỗ

đầu của Tr. Diều Lãng Bạc – Vũ Văn Hoan nguyên Tổng ủy

viên HĐVN 1950 – 1952. Buổi thánh lễ được tổ chức tại nhà

thờ Xóm Chiếu do người con trai của Tr. ở Tp. HCM. Chủ lễ là

Tr. Nguyễn Tiến Lộc, thân hữu và HĐS tham dự khoảng 200

người. Sau lễ có dùng cơm thân mật.

Tưởng cũng nên biết năm 1951 Tr Vũ Văn Hoan đã dẫn đầu

phái đoàn HĐVN gồm 7 huynh trưởng tham dự trại Họp bạn Á

Châu Thái Bình Dương được tổ chức tại Úc. Các trưởng dự trại

năm ấy hiện chỉ còn 3 là Lê Gia Mô (Mèo Ưa Rình) ở SG, Lê

Quang Giao ở Nha Trang và Huỳnh Minh Quang (Tây Lịch

Thiệp) ở Pháp.

11. Ngày 26/09/2010 tại 302 Nguyễn Văn Đậu gia đình

đã tổ chức lễ tiểu tường cho Tê Giác Vui tính Nguyễn Thành

Lâm. Quan khách, thân hữu và nhiều huynh trưởng “kỳ cựu”

đến dự khoảng 180 người. Trong dịp này có phát hành “di cảo”

thơ văn của Tê Giác Vui Tính.

12. Tháng 10 – 2010 quán cà phê Một Thưở tổ chức

chương trình “Một thuở HĐ với 80 năm phong trào HĐVN”.

Ngày cuối cùng, chủ nhật 31 – 10 – 2010 có một đêm sinh hoạt

HĐ khá nhộn nhịp và ấn tượng. Chủ lực cho đêm văn nghệ HĐ

nầy là nhóm Yamaha, nhóm phụ huynh HĐ của Đạo Saigon,

và các bài hát HĐ do các em Sói Con, Thiếu sinh, Thanh,

Tráng cùng hát.

13. Khóa huấn luyện Dự Bị Huy Hiệu Rừng ngành

Thiếu Trần Quốc Toản 12.

Page 176: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Toán huấn luyện Ngành Thiếu tổ chức khóa huấn luyện Dự bị

huy Hiệu Rừng Ngành Thiếu. Khóa trưởng ALT. Nguyễn Thế

Phong. Với 34 trại sinh, 4 đội, đợt 1 khóa tổ chức vào ngày

22,23,24 tháng 10/2010.

Với sự nhiệt tâm đào tạo thế hệ Huynh trưởng trẻ cho phong

trào, khóa có được sự góp tay nhiệt tình của các Trưởng HLV,

phụ tá, và đặc biệt khâu quản lý với nguồn thực phẩm dồi dào

cung cấp cho trại sinh. Hy vọng đây sẽ là nguồn lực đào tạo thế

hệ Huynh trưởng trẻ cho phong trào Hướng Đạo Việt Nam.

14. Tin về việc thành lập hội: Khi nghị định 45 của

chính phủ ra đời, anh em HĐS nhộn nhịp bàn tính chuyện

tương lai. Cho đến nay thì không khí đã lắng dịu nhưng vừa rồi,

ngày Chủ nhật 17/10/10 tại nhà hàng đoàn viên có 3 luật sư HĐ

họp với 25 huynh trưởng bàn tính chuyện lập ban vận động, tái

lập Hội HĐVN. Đến nay luật sư Nguyễn Lệnh đã có nhiều bài

viết nêu lý lẽ của việc tái lập Hội HĐVN. Nhiều đoạn trong các

bài viết có sử dụng tư liệu trong GVMD.

15. Khóa Bằng Rừng 10 của Ban Huấn Luyện M3 GHX

trong ngày khai mạc từ 23 đến 24 tháng 10 năm 2010 tai TP

HCM (phần I). Tham dự Khóa BR.10 này, các KS ôn luyện về

lý thuyết và kỹ thuật căn bản của Phong trào HĐ đã được giảng

giải thấm nhuần tại khóa DBBR theo chương trình BR Gilwell.

Khóa BR.10 còn theo chương trình đặc biệt của chương trình

Khóa BR Thế ky XXI chuyên chủ đào tạo Trưởng HĐ BR.

16. Trong 2 ngày 23 và 24/10/2010, Trại Bằng Rừng 10

của Ban Huấn luyện Xuân Hòa Miền 3 do Truởng LT Trần

Văn Hợp, Trưởng Ban Huấn luyện Xuân Hòa miền III là Khóa

trưởng và có các khóa sinh NTC.6 phục vụ, thực tập huấn

luyện. 73 khóa sinh (Ks) tham dự được chia thành 3 Liên Đội

với 8 Đội đủ cả ba ngành: Ấu, Thiếu và Tráng.

Page 177: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

17. Trại Huy hiệu Rừng ngành Tráng đợt 2 do LT

Nguyễn Tuấn làm khoá trưởng được tổ chức vào cuối tháng 10

tại Bến Sắn, Bình Dương giữa khung cảnh bao la của thiên

nhiên, có 45 khoá sinh tham dự. Kết quả hết sức khả quan.

18. Trại Huy hiệu Rừng Ấu do BĐH tổ chức vào trung

tuần tháng 11 năm 2010 có 40 khoá sinh tham dự. Hy vọng rồi

đây ngành bầy phát triển mạnh nhiều hơn nữa.

19. Ngày 07/11/2010 anh em Hướng Đạo ở Nha Trang

cùngvới gia đình Tr Cung Giũ Nguyên đã tổ chức trọng thể lễ

đại tường cho cụ Vịt Bể. Từ Sài Gòn, Tr. Trần Trung Phúc và

Trần Trọng Thảo cũng ra tham dự.

20. Ngày 12/11/2010 là lễ đại tường của Tr Mèo Trịnh

Trọng – Lê Y. Nhiều huynh trưởng đến dự trong đó có Tr. Ong

Siêng Năng – Trần Trọng Thảo. (Bravo trưởng Ong đã dành thì

giờ bay khắp chốn để mong giữ đạo nghĩa và tình huynh đệ HĐ)

21. Trung tuần tháng 11/2010 khoá dự bị Kha được tổ

chức giữa khung trời bao la của thiên nhiên, có 58 khoá sinh

tham dự do ALT Huỳnh Ngọc Sơn là khoá trưởng.

II. TIN NƢỚC NGOÀI: 1. Trưởng Quit Felix Obenich - Báo Đen - sinh năm

1919, đã “lìa rừng” vào lúc 8 giờ ngày 7 tháng 8 năm 2010 tại

Pháp quốc. Hưởng thọ 92 tuổi. Trưởng Obenich là một trong

những Trưởng sáng lập viên Đạo Bắc Đẩu vào thập niên 60 và

là em rể của Trưởng LT Trần Xê.

2. Sau vụ thiên tai động đất ở Tỉnh Tứ Xuyên, Trung

Quốc năm 2008. Năm 2009, Đoàn thanh niên tỉnh nầy đã liên

Page 178: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

hệ và phối hợp với Hội HĐ Hongkong tổ chức 2 chương trình

thanh niên cứu trợ động đất tại Tứ Xuyên. Từ sự kiện này, Hội

HĐ HongKong và Đoàn Thanh Niên Trung Quốc phối hợp tổ

chức cho Hướng Đạo Sinh HongKong mặc đồng phục viếng

quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, một linh địa của

Trung Quốc vào ngày 18/7/2010. Theo tin đăng trên tạp chí

Scouting / APR, số tháng 7 & 8, chuyện lạ được APR coi là

“Sự kiện HĐ ở Quảng trường Thiên An Môn” (Scouting event

in Tiananmen Square). Gần 1.000 HĐS Hongkong trong đồng

phục HĐ, bằng các phương tiện tàu hỏa, máy bay và đường bộ

đã đến thăm Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh,

Trung Quốc. Đây có thể nói là một sự kiện lịch sử của HĐ

Hong Kong.

3. Trại Họp Bạn Hướng Đạo Sinh Hoa Kỳ (BSA) mừng

kỷ niệm 100 năm thành lập hội được tổ chức từ 26/07 –

04/08/2010 (10 ngày) gần 46.000 hướng đạo sinh đến từ khắp

nơi trên đất nước Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới

tham gia. Sư Tử Đảm Đương của Rừng Việt Nam được xem là

khách mời VIP của trại (xem bài trường thuật về trại có trong

số báo này)

4. Trại họp bạn quốc tế APR lần thứ 27 tại Korea từ

ngày 4 – 9 tháng 8 năm 2010 – 27th APR Scout Jamboree qui

tụ 12.000 HĐS của 40 nước trên thế giới, chi phí trại khá cao

trên 1000 USD một em tham dự.

5. Trưởng Phêrô PHẠM VĂN THI T (Mèo tươi cười),

cựu Phó đạo trưởng đạo Tây Hồ, nguyên Phó tổng ủy viên

HĐVN, Trưởng khối kế hoạch trại họp bạn Tự Lực - Tam Bình,

đã “lìa rừng” vào lúc 14g00 ngày 10 tháng 09 năm 2010 tại

Montreal Canada. Hưởng thọ 90 tuổi.

Page 179: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

6. Vào tháng 10 năm 2010, Trại Họp bạn ngành Tráng

(Rover Moot) của HĐ Thailand đã được tổ chức.

SẮP DIỄN RA: 1. Tháng 12/2010, HĐ Thailand sẽ tổ chức Jamboree

HĐ Công Giáo thế giới lần thứ nhất.

2. Từ 4 – 9 tháng 12 – 2010, tổ chức HĐ khối ASEAN-

ASEAN Scout sẽ tổ chức Trại Họp bạn lần thứ 3 – 3rd ASEAN

Scout Jamboree tại Singapore do Hội HĐ Singapore đăng cai

tổ chức và cũng để kỷ niệm 100 năm phong trào HĐ Singapore.

Cuộc họp bạn qui tụ nhiều HĐS các nước khác ngoài HĐS của

10 nước trong khối ASEAN. Trại phí khoảng 370 USD một em

tham dự. Theo dự kiến, Việt Nam sẽ tham dự khoảng 40 Thiếu

sinh và Trưởng.

3. APR Jamboree lần thứ 28 sẽ được tổ chức ở Đài

Loan năm 2011 do Hội HĐ China/Đài Loan nhận tổ chức.

Theo tập tục lâu nay cứ 4 năm một lần APR sẽ tổ chức

Jamboree cho HĐS ngành Thiếu toàn vùng và giao cho một

nước đăng cai phối hợp với văn phòng APR. Tuy nhiên cách

làm nầy đã được Đại Hội Đồng APR thay đổi, là khi giao cho

Hội HĐ các nước trong vùng tình nguyện đăng cai tổ chức

Jamboree APR và nước nầy toàn quyền ấn định thời gian tổ

chức phù hợp với điều kiện của nước đó và không nhất thiết là

phải 4 năm một lần nên chưa rõ chính thức vào ngày nào.

4. Trại “15th AUSTRALIAN VENTURE TASMANIA”

tổ chức tại Úc dành cho ngành Thanh / Kha (14 – 18 tuổi) do

Hội HĐ Öc – Scouts Australia tổ chức 12 ngày từ 3 - 14 tháng

2 năm 2012 với chương trình thám hiểm WILD DAYZ rất hấp

Page 180: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

dẫn. Chi phí tham dự khá cao, mỗi Thanh / Kha sinh là

950$ Úc.

Page 181: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

N cƣời bách h p

75 tố chất của người HĐ là hài hước, nghĩa là HĐS phải vui tính, yêu đời

và sống lạc quan. Từ GVMD số 6 sẽ mở mục Nụ Cười Bách Hợp, thu gom

những nụ cười đó đây rồi thêm mắm dặm muối xào nấu lại để làm thang

thuốc bổ cho anh em vì “nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

S p n (chuyện này do cò cố gắng Nhan Trừng Sơn kể)

Một bác sĩ phụ sản rất đông khách. Để khỏi mất thì giờ, mọi người khi vào

khám bệnh đều phải thoát y trước rồi sắp hàng theo thứ tự.

Bữa nọ, một bé gái la lên:

- Tôi dẫn mẹ tôi đi khám bệnh, mắc mớ gì mà phải “cởi truồng”?

- Cưng ơi, đừng thắc mắc vô ích. Chị đưa thư mời Ổng đi trại mà

cũng phải … thế này đây. - Một bà đứng sau lưng bé nói nhỏ

Ch cũng tƣởng thế.

(Trại Bách Việt dự tính 4 ngày là T5, T6, T7, CN. Nhưng vì sự cố nên ngày

thứ bảy đã có một số đơn vị phải ra về…)

Sáng Chủ Nhật, cô em gái qua thăm chị thấy mặt mày người chị sưng húp

bèn hỏi:

- Ai đánh chị ra nông nổi này?

- Chồng chị chứ còn ai nữa.

- Ủa, không phải anh ấy đi trại chiều hôm nay mới về sao?

- Thì chính chị cũng tưởng như thế mới ra cớ sự này.

- …..

“T i n i Danh dự đ

(Trời nóng bức. Từ phòng tắm, một thiếu nữ xinh đẹp bước ra, khắp thân

mình được che bởi khăn tắm màu đỏ. Người chồng vào phòng tắm, chợt có

tiếng chuông reo. Người vợ vẫn choàng chiếc khăn đỏ tiến ra cửa, chào hỏi)

- Hello anh Robert. Có chuyện gì vậy?

Người khách vẫn đứng ngoài cổng, nheo mắt nói:

- Cô đẹp quá. Nếu cô bằng lòng bỏ tấm khăn trong 30 giây. Tôi sẽ

biếu cô 1000 . Tôi nói danh dự đó.

Vừa nói, anh ta vừa móc túi lấy ra 1000 .

Cô gái thoáng chút suy nghĩ, chỉ trong 30 giây mình được 1000 . Tấm

khăn đỏ từ từ buông xuống.

Người khách nhìn không chớp mắt; vừa hít hà vừa nuốt nước bọt trước

tấm thân kiều diễm nõn nà của cô gái vừa đưa trả 1000 và lẩm bẩm:

“Tuyệt vời quá”.

Page 182: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

Choàng lại tấm khăn đỏ, nắm chặt 1000 , cô nhún nhảy, bước vào nhà;

vừa đi vừa nghĩ mình cũng còn quý giá quá. Người chòng từ phòng tắm

hỏi vọng ra:

- Ai vậy em?

- Ông bạn hàng xóm.

- Có phải Robert không?

- Chính hắn.

- Hắn trả anh 1000 phải không?

- ………..

SƯỚNG DỄ SAO

Page 183: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

MỤC LỤC - Lời ngỏ GVMD

- Cung chúc tân xuân GVMD

- Quan điểm của văn phòng HĐ TG

về phong trào HĐVN Abdullah Rasheed

- Trung thành – Hiện đại – Hữu ích Lazzlo Nagy

3 Đặc điểm của Phong trào HĐ

* Trưởng Tuấn Việt

- Hải Ly Gan Dạ Phan Như Ngân Tịnh Hải

- Tiểu sử Trưởng Trần Bạch Bích

- Tiểu sử Trưởng Trần thị Quỳnh Châu

- Tên Rừng Người Rừng

* Chợt nhớ… Người giữ trại trường xưa Gấu Kiên Tâm

- Tuy gần mà xa Diệu Hồ

- Năm mươi năm họp bạn Trảng Bom Hoàng Kim Châu

- Suối Tiên trong tim tôi Nguyễn Thị Khiết

* Đêm tàn lửa Song Nguyên

- Chút ít sử liệu về HĐ Đà Nẵng Sáo Dễ Thương

- Thử thách Sơn Ca đảm đang

- Quy ước Tu Thân Đỗ Quý Toàn

- Trông người mà nghĩ đến ta Sư tử Đảm đương

- Kỷ vật Hướng Đạo

* Thư thăm Cha Tiến Lộc Báo & Hươu

- Những giấc mơ dài Chồn Từ tốn

- Cho và nhận L.M.Dũng sưu tầm

- Nạp Thận khí Lê Mộng Ngọ

- Cách trị ho đơn giản nhưng mầu nhiệm N.X.H.Quân

- Những dấu mốc lịch sử Sáo Dễ Thương

* Tôi nhớ Lương Mậu Dũng

- Chào mừng Tôn Thất Sam

- Nói chuyện với Trưởng STĐĐ Hoàng Kim Châu

- Tạm biệt Tùng Nguyên VI Sư tử Đảm đương

- Tư cách con người HĐVN Trần Anh Tuấn

- Bốn gỗ xưa, bốn gỗ nay Sáo Dễ Thương

Page 184: Giu Vung Moi Day 6 Phan 2

* Lửa dặm đường BVNghĩa&HKChâu

- “Hướng Đạo một ngày, HĐ mãi mãi Đinh uang Diêm

- Trại HB Toàn quốc của BSA Tôn Thất Sam

- Đã đến lúc cần đặt vấn đề Lý Nhựt Hui

* Mong được Song Nguyên

* Ai đã từng Song Nguyên

* Thương lắm sói con ơi Gấu Kiên tâm

- Chỉ trong Hướng Đạo mới có sự chuyện này Sáo Dễ Thương

- Chiếc balô Việt Nam Phong Châu

- Khóa Huấn luyện HHR dành cho huynh trưởng VN Nguyễn Duy Thông - “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy…” Bửu Mai

- Năm Mão nói chuyện Rừng Mèo Sáo Dễ Thương

- Hai Lúa đi tiền trạm Vũ Trọng Phúc

- Bài phát biểu của Akela Leader Nguyễn Thúc Tuân

- Nguyễn Thúc Tuân tại lễ khai mạc

- Lửa dặm đường đêm 24/07/2010 trại Bách Việt Nguyễn Văn Đém

- Trại Bách Việt kỷ niệm 80 năm HĐVN

- Trại họp bạn kỷ niệm

- Việt Nam Jamboree lịch sử Ngựa Nhanh Nhẹn

- 80 năm HĐ đến VN Nguyễn Thái Hùng

- Bất cứ lúc nào Trần Đông Giang

- Tráng trưởng và Huynh trưởng

với tinh thần phục vụ Huỳnh Văn Mùi

- Chuyện bác gấu Ngô Văn Phương nhiều nhà

- Đường xưa-Đường nay Tráng trưởng Minh Đức

CT

- Nửa thế kỷ trước HĐVN

đem chuông đi đánh ở núi Makiling

- Những chiếc bánh Tết Hướng Đạo Nguyễn Ngọc Hà

- Những năm Mão với HĐVN Nam Trân

- Hướng đạo đó đây

- Tưởng nhớ Akela Huỳnh Hoa Trần Văn Hồng

- Nụ cười Bách Hợp Sướng Dễ Sao