hỆ thỐng tỰ ĐỘng giÁm sÁt vÀ ĐiỀu chỈnh chẤt lƢỢng...

24
1 ĐỀ TÀI HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC TRONG HỒ NUÔI TÔM Ở CÁC HỒ NUÔI THỦ CÔNG LĨNH VỰC KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐỀ TÀI

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG GIÁM SÁT

VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƢỢNG

MÔI TRƢỜNG NƢỚC TRONG HỒ NUÔI TÔM

Ở CÁC HỒ NUÔI THỦ CÔNG

LĨNH VỰC

KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 3

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 4

I. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ................................................. 5

1. Tính cấp thiết của vấn đề: ................................................................................. 5

2. Mục đích của dự án ............................................................................................ 6

3. Ý nghĩa của dự án .............................................................................................. 7

II. NỘI DUNG DỰ ÁN ........................................................................................ 7

1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 7

2. Cấu tạo ................................................................................................................ 9

3. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống ............................................. 12

III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 14

1. Giai đoạn 1: Hình thành ý tƣởng.................................................................... 14

2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu tổng quan, tìm kiếm thiết bị ................................. 14

3. Giai đoạn 3: Lập trình cho hệ thống .............................................................. 18

4. Giai đoạn 4: Thử nghiệm ................................................................................ 19

IV. KẾT LUẬN – HƢỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................... 23

1. Kết luận tổng quan ........................................................................................... 23

2. Đánh giá thiết bị ............................................................................................... 23

3. Hƣớng phát triển .............................................................................................. 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 25

DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... 26

3

I. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1. Tính cấp thiết của vấn đề:

Hàng ngàn năm sau khi việc sản xuất lương thực được chuyển từ hoạt động săn

bắt hái lượm sang nông nghiệp sản xuất, các sản phẩm thủy sản cũng chuyển từ việc

phần lớn phụ thuộc vào nguồn khai thác thủy sản tự nhiên sang việc gia tăng nuôi

trồng nhiều giống, loài. Trong đó, con tôm được xem là giải pháp lựa chọn để đa

dạng hóa đối tượng và là đòn bẩy trong nuôi trồng thủy sản của các quốc gia trên thế

giới.

Hình 1: Sản lượng tôm trên thế giới (1995 – 2018)

Báo cáo “Thương mại và tính bền vững tôm châu Á” của Tổ chức Nghề cá Bền

vững (SFP) đã chỉ ra châu Á chiếm khoảng 85% sản lượng tôm nuôi và 74% sản

lượng tôm khai thác tự nhiên trên thế giới. Tôm nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng tăng

trong tổng sản lượng tôm của châu Á và thế giới. Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nuôi

phổ biến nhất hiện nay.

Hình 2: Sản lượng tôm một vài nước châu Á (2009 – 2016)

4

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm nước hàng năm từ 400 đến 600

nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 tỉ USD mỗi năm.

Thành tựu đạt được cũng đồng thời đặt ra những thách thức đối với người nuôi

tôm, đặc biệt là đối với các hộ nuôi trồng theo phương thức thủ công. Tình hình tôm

bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho người nuôi.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tôm chết hàng loạt là do môi

trường nước có sự biến đổi chưa phù hợp với sinh vật nuôi. Thực trạng đang xảy ra

ở hầu hết các hộ nuôi tôm thủ công trên cả nước là người dân chưa theo dõi được

chính xác sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước như nồng độ

oxy hòa tan, nhiệt độ nước, nồng độ pH, độ đục và trong của nước, ...

Vậy làm sao để người nuôi theo dõi được chính xác và trực tiếp những yếu tố ảnh

hưởng đến môi trường nước bao gồm độ đục và độ trong, nồng độ oxy hòa tan, nhiệt

độ nước, nồng độ pH trong hồ nuôi? Làm sao để những hộ nuôi có thể điều chỉnh

những yếu tố này một cách kịp thời? Làm sao để người nông dân có thể kịp thời điều

khiển các thiết bị cung cấp oxy dù không có mặt trực tiếp tại hồ? Đâu là giải pháp

giúp người nuôi tôm giải quyết những vấn đề nêu trên.

Mong muốn tìm ra giải pháp giúp các hộ nuôi tôm thủ công giải quyết vấn đề trên

đã thôi thúc nhóm tác giả nghiên cứu và tạo ra một hệ thống có khả năng giám sát

các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước của con tôm, điều chỉnh được một trong

các yếu tố đó là nồng độ oxy hòa tan. Đồng thời theo dõi và điều chỉnh từ xa mà

không cần có mặt trực tiếp tại hồ nuôi.

Để dễ dàng trong quá trình trình bày đề tài, nhóm tác giả xin được gọi tắt cụm từ oxy hòa tan trong nƣớc là DO (Dissolved Oxygen), nhiệt độ nƣớc là nhiệt độ.

2. Mục đích của dự án

Nghiên cứu và tạo ra thành công hệ thống tự động đo các yếu tố: nồng độ DO,

nhiệt độ, nồng độ pH môi trường nước tại hồ nuôi. Hệ thống tự động điều khiển thiết

bị cung cấp oxy để điều chỉnh nồng độ DO phù hợp. Hệ thống có web và ứng dụng

di động nhằm theo dõi các yếu tố và điều chỉnh thiết bị cung cấp oxy từ xa thông qua

mạng internet. Đồng thời hệ thống cho phép người nuôi tôm theo dõi và điều khiển

thiết bị thông qua tin nhắn điện thoại (SMS) trong trường hợp không có internet.

Kết quả nghiên cứu trả lời được câu hỏi:

Hệ thống được dùng để làm gì?

Hệ thống hoạt động như thế nào?

Hệ thống có những ưu điểm và hạn chế gì ở hiện tại?

Hệ thống sẽ có hướng phát triển và cải tiến như thế nào trong tương lai?

5

3. Ý nghĩa của dự án

Giúp người nông dân nuôi tôm theo dõi chi tiết và trực quan các yếu tố ảnh hưởng

đến môi trường nước trong hồ nuôi tôm mà không cần có mặt trực tiếp tại hồ.

Thông số từ thiết bị đo được cung cấp liên tục theo từng thời điểm giúp người sử

dụng, dẫu từ xa, vẫn biết được một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Giảm thiệt hại trong quá trình nuôi thủ công, tạo môi trường nuôi tốt hơn cho sự

phát triển của vật nuôi.

Tiết kiệm được một phần chi phí trong quá trình nuôi trồng, đem lại lợi nhuận

nhiều hơn cho các hộ nuôi thủ công.

II. NỘI DUNG DỰ ÁN

1. Cơ sở khoa học

1.1 Nồng độ DO

Cũng như các loài động vật khác, tôm rất cần có oxy để thở. Khác với động vật

trên cạn, tôm sống trong nước, hô hấp bằng mang nhờ DO trong nước. Hàm lượng

DO thích hợp để tôm sinh trưởng và phát triển bình thường là >4ppm. Nếu hàm

lượng DO < 2ppm thì tôm có thể nổi đầu và chết.

Hàm lượng DO ở trong ao nuôi do 2 nguồn cung cấp :

Thứ nhất: do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh tạo ra. Đây là nguồn

cung cấp DO chính cho ao nuôi.

Thứ hai: do sóng, gió và tác động cơ học khác làm cho oxy trong không khí

hòa tan vào nước trong ao.

Ở điều kiện thông thường, do hoạt động quang hợp và hô hấp của tảo, ở những

ao có nhiều thực vật phù du thì hàm lượng DO sẽ tăng cao về ban ngày và thấp về

ban đêm. Do đó, hàm lượng DO cao nhất là vào lúc 15-17h và thấp nhất vào lúc 4-

6h hằng ngày. Đó là lý do tôm thường bị nổi đầu vào ban đêm và lúc sáng sớm do

thiếu oxy để thở.

Oxy hòa tan trong nƣớc

(D.O) (ppm)

Sự đáp ứng / ảnh hƣởng

đối với tôm nuôi >7.5 Không tốt

5 – 7.5 Tăng tưởng nhanh, phân hủy chất hữu cơ tốt

4 – 5 Tôm phát triển bình thường

3 – 4 Tăng trưởng chậm, giảm quá trình phân hủy

2 – 3 Giảm khả năng bắt mồi, thức ăn dư thừa trong

ao, tôm tăng trưởng chậm, tôm căng thẳng

1 – 2 Hệ thống miễn dịch suy giảm, phân hủy kỵ

khí mạnh, tôm nổi đầu

< 1 Tỷ lệ chết cao

6

1.2 Nồng độ pH

Nồng độ pH ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thuỷ sinh vật. Nồng độ môi trường

quá cao hay quá thấp đều bất lợi cho thuỷ sinh vật.

Nông độ pH ảnh hưởng lớn đến tính độc của NH3 và H2S. Nồng độ pH cao tăng

độc tính của NH3, nồng độ pH thấp tăng độc tính của H2S.

Tất cả các đối tượng tôm nuôi phổ biến thích nghi ở nồng độ pH = 7.5 – 8.5. Các loài tôm nuôi sẽ chết rất nhanh khi độ pH giảm xuống dưới 6 hoặc tăng lên

trên 9,5.

1.3 Nhiệt độ nƣớc:

Nhiệt độ là một yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến đời

sống của thuỷ sinh vật. Tất cả các loài thủy sản đều có ngưỡng nhiệt độ thích hợp

riêng.

Ở nhiệt độ thích hợp tôm tăng cường độ bắt mồi, quá trình trao đổi chất mạnh,

sinh trưởng nhanh. Nhiệt độ nước ao nuôi biến động ngày đêm phụ thuộc nhiều yếu

tố.

Nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ chân trắng từ 25 – 30oC, tôm thẻ phát triển nhanh

nhất ở nhiệt độ 27oC. Nhiệt độ thay đổi đột ngột 7-10 oC có thể làm tôm chết.

Nhiệt độ nước ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nhưng mức độ

biến thiên chậm hơn nhiệt độ không khí. Do đó, ở các ao hồ nuôi tôm, để hạn chế

ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến tôm người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ

sâu mực nước đạt từ 1,2 – 2,0 m để nuôi.

1.4 Độ đục và độ trong của nƣớc: Nguyên nhân gây ra độ đục: Các chất lơ lửng, các chất keo vô cơ và hữu cơ, thực

vật phù du.

Độ đục thích hợp đối với ao nuôi tôm là từ 30 – 45 cm. Độ đục quá cao (độ trong thấp: <20cm ) làm giảm cường độ ánh sáng, ảnh hưởng

đến quang hợp của thực vật và có những tác động bất lợi cho hệ sinh vật dưới nước

và sức khỏe chung của cả ao, gây giảm năng suất ao nuôi. Riêng ở tôm nuôi, độ đục

cao có thể gây ra chênh lệch nhiệt độ và phân tầng DO trong ao nuôi, có thể gây ra

tắc nghẽn mang tôm hoặc gây chấn thương trực tiếp đến các mô của tôm.

Ngược lại độ trong cao (> 60cm), ao nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát

triển sẽ hạn chế thành phần thức ăn tự nhiên của cá, tôm làm giảm năng suất nuôi

trong ao. Đối với các ao quá trong sẽ làm tôm nuôi trở nên nhạy cảm, sợ và bỏ ăn.

7

2. Cấu tạo

2.1 Cảm biến đo nồng độ DO : Analog Dissolved Oxygen Sensor

Trên thị trường có nhiều loại cảm biến

khác nhau có cùng chức năng đo nồng độ

DO. Tuy nhiên nhóm chọn loại cảm biến đo

này vì đây là bộ cảm biến đo DO tương

thích board mạch điều khiển Arduino

Thông số kỹ thuật

* Máy dò điện Phạm vi phát hiện: 0 - 20 mg/l

Phạm vi áp suất: 0 – 50 PSI

* Bảng điều khiển tín hiệu

Điện áp hoạt động: 3.3 – 5V

Tín hiệu ra: 0 - 3V

2.2 Cảm biến đo nhiệt độ: Ds18b20

Đây là cảm biến có khả năng chống

nước, dùng để đo trực tiếp trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt. Đầu cảm biến có

thể đo lên đến 125oC nhưng do dây dẫn được làm từ nhựa PVC nên chỉ có khả năng

đo từ 100oC trở xuống.

Tín hiệu ra của cảm biến là dạng tín hiệu

số nên sẽ không bị suy hao tín hiệu trên dây

dẫn. Dữ liệu được truyền qua chân 1- wire

vì vậy chỉ cần 1 chân vi điều khiển để lấy

dữ liệu cảm biến. Điện áp sử dụng từ 3.0 –

5.0V

2.3 Cảm biến đo nồng độ pH

Đây là cảm biến đo nồng dộ pH chuyên

nghiệp với điện cực công nghiệp. Nó có

công thức đơn giản, thuận tiện, thực tế và

lâu dài. Điện cực làm bằng màng thủy tinh

nhạy cảm với trở kháng thấp. Có thể sử

dụng trong một loạt các phép đo pH với

phản ứng nhanh và ổn định nhiệt, có thể loại

bỏ các lỗi kiềm cơ bản. Trong dải từ 0pH

đến 14pH, điện áp đầu ra là tuyến tính.

Hình 3: Cảm biến nồng độ DO

Hình 4: Cảm biến nhiệt độ

Hình 5: Cảm biến nồng độ pH

8

2.4 Cảm biến đo độ đục của nƣớc: Analog Turbidity Sensor

Cảm biến độ đục tương thích với

Arduino. Cảm biến này kiểm tra chất lượng

nước bằng cách đo độ đục. Nó có thể phát

hiện các hạt lơ lửng trong nước bằng cách

đo độ truyền và tỉ lệ tán xạ ánh sáng thay đổi

với tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước.

Khi tổng lượng chất rắn tăng lên, độ đục của

chất lỏng tăng lên. Như các cảm biến khác,

cảm biến này có đầu ra tín hiệu analog và tín

hiệu số.

2.5 Board mạch xử lý trung tâm:

Arduino Uno R3

Nhóm tác giả sử dụng board Arduino.

Đây là board mạch thiết kế sẵn sử dụng

chip AVR ATMega giúp đơn giản hóa việc

lập trình cho thiết bị. Tốc độ xử lý của chip

ATMega lên đến 16MHz đảm bảo xử lý

thông tin đủ nhanh và không bỏ sót tín hiệu

gửi về từ cảm biến.

2.6 Mạch thu phát RF Xbee S2

Mạch thu phát RF Xbee S2 sử dụng công

nghệ Zigbee không dây tần số 2.4Ghz,

thông qua chuẩn giao tiếp seria (uart) để

giao tiếp với vi điều khiển. Với cách lập

trình và kết nối đơn giản, có thể dễ dàng

điều khiển Arduino thông qua module wifi

Xbee.

- Khoảng truyền nhận trong nhà (có vật

cản): 40m

- Khoảng truyền nhận ngoài trời (không

có vật cản): 120m

Với khoảng truyền nhận tương đối lớn,

đây là mạch thu phát wifi phù hợp cho yêu

cầu của hệ thống cần xây dựng.

Hình 6: Cảm biến độ đục

Hình 7: Arduino Uno R3

Hình 8: Mạch thu phát wifi Xbee S2

9

2.7 Module SIM800A

SIM800A là module GSM/GPRS của

hãng SIMCom được thiết kế dưới dạng

module chipset, nhỏ gọn, giá thành thấp,

hoạt động ổn định và phù hợp cho nhiều

mục đích sử dụng. Module SIM900A có

các tính năng cơ bản của một chiếc điện

thoại như gọi điện thoại, nhắn tin, truy cập

GPRS. Module SIM800A là phiên bản

nâng cấp của module SIM900A, được

thiết kế và có đầy đủ những tính năng của

phiên bản cũ. Đồng thời module SIM800A

hỗ trợ giao tiếp và lập trình qua Arduino.

Hình 9: Module Sim800A

2.8 Thiết bị xuất; đóng/ngắt mạch điện theo lập trình

Hình 10: Màn hình LCD Hình 11: Module Relay

10

3. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống

Hình 12: Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống

3.1 Cơ chế hoạt động phần theo dõi của hệ thống:

o Arduino sẽ lấy tín hiệu analog từ cảm biến nhiệt độ, nồng độ pH, nồng độ

DO, độ đục và trạng thái thiết bị cung cấp oxy thông qua module relay. Tại board

điều khiển, bộ xử lí sẽ tính toán để cho ra nồng độ DO, nhiệt độ nước, độ pH và độ

đục.

o Arduino sau khi xử lí tín hiệu sẽ truyền tải thông tin đã xử lí lên server

thông qua internet. Server nhận dữ liệu từ Arduino và đưa trựa tiếp lên cơ sở dữ liệu

(Database), đồng thời truy cập vào đây để lấy lịch sử đo và hiển thị thông tin lên

website và ứng dụng di động. Tất cả các bước lấy, xử lí và đưa dữ liệu lên server

được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn và liên tục, nhằm giúp người sử dụng

luôn cập nhật nhanh chóng và kịp thời tình hình môi trường nước ở hồ nuôi của mình.

o Đồng thời, hệ thống còn cho phép người sử dụng theo dõi các yếu tố của

môi trường nước ở hồ nuôi thông qua tin nhắn điện thoại (SMS) trong trường hợp

không có internet. Khi nồng độ DO hạ xuống dưới (hoặc tăng lên trên) ngưỡng được

cài đặt để phù hợp với hồ nuôi mà thiết bị cung cấp oxy vẫn chưa được bật (hoặc tắt)

để điều chỉnh nồng độ DO phù hợp (nguyên nhân do người sử dụng vẫn để ở chế độ

chỉnh tay mà không theo dõi hoặc thiết bị cung cấp oxy tại hồ có sự cố, ...). Và nồng

độ pH lên cao quá hoặc hạ xuống thấp quá, không phù hợp với môi trường nuôi tôm,

hệ thống sẽ tự động gởi tin nhắn điện thoại (SMS) đến người sử dụng để người nuôi

có biện pháp xử lí kịp thời, tránh việc gây nguy hại đến sinh vật nuôi.

11

3.2 Cơ chế hoạt động phần điều chỉnh nồng độ DO:

- Khi hệ thống ở trạng thái điều khiển tự động

o Sau khi nhận và xử lí thông tin nồng độ DO từ cảm biến, hệ thống sẽ tự

động điều khiển thiết bị cung cấp oxy để điều chỉnh nồng độ DO phù hợp.

o Nếu nồng độ DO hạ xuống bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu cần thiết thì

hệ thống sẽ tự động bật thiết bị cung cấp DO. Nếu nồng độ DO cao hơn mức tối đa

cần thiết thì thì hệ thống sẽ tự động tắt thiết bị cung cấp DO (nồng độ tối thiểu hay

tối đa cần thiết ở đây tùy thuộc vào từng hồ và cách thức nuôi khác nhau của các hộ

nuôi thủ công).

o Nếu nồng độ DO hạ thấp xuống dưới mức tối thiểu cần thiết, trong khi

người dùng đang ở chế độ chỉnh tay chưa bật thiết bị cung cấp oxy lên kịp thời, hệ

thống sẽ tự động bật thiết bị cung cấp oxy và chuyển qua trạng thái điều khiển tự

động.

- Khi hệ thống ở trạng thái điều khiển chỉnh tay

Hình 13: Giao diện website

o Người sử dụng kích hoạt chế độ chỉnh tay để bật/tắt thiết bị cung cấp DO

theo ý thích bằng cách nhấn vào nút “Chế độ chỉnh tay” trên giao diện website hoặc

ứng dụng di động. Sau khi chế độ chỉnh tay được bật, nút “Chế độ chỉnh tay” sẽ

chuyển sang màu xanh, đồng thời xuất hiện thêm hai nút “Bật” và “Tắt” để người sử

dụng điều khiển.

o Khi người sử dụng nhấn nút “Bật”/ “Tắt”, website hoặc ứng dụng di động

sẽ truyền lệnh về board mạch điều khiển thông qua server. Sau khi nhận được tín

hiệu, Arduino sẽ bật/tắt thiết bị cung cấp DO theo ý muốn của người sử dụng.

o Nếu muốn trở lại chế độ điều khiển tự động, người sử dụng chỉ cần nhấn

nút “Chế độ chỉnh tay”. Hệ thống sẽ thông báo với người sử dụng chế độ điều khiển

tự động đã được bật bằng cách chuyển nút “Chế độ chỉnh tay” sang màu đỏ.

12

III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phần lớn quá trình nghiên cứu tổng quan được thực hiện trên Internet. Mặc dù

còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhưng một điều thuận lợi cho nhóm tác giả

là hầu hết kiến thức cần thiết đều có trên Internet.

Nhóm tác giả xin được chia quá trình thực hiện dự án ra làm 5 giai đoạn.

1. Giai đoạn 1: Hình thành ý tƣởng

Từ nhu cầu giải quyết thực trạng thực tế, ý tưởng của đề tài được hình thành và

thống nhất của cả hai thành viên trong nhóm.

Câu hỏi đặt ra trong quá trình hình thành ý tưởng đó là:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước trong hồ nuôi tôm là gì?”

“Làm thế nào để theo dõi và cập nhật dữ liệu các yếu tố này một cách liên tục?”

“Làm thế nào để người nuôi tôm theo dõi trực tiếp các yếu tố này dù không có

mặt trực tiếp tại hồ nuôi?”

“Làm thế nào để người sử dụng theo dõi ngay cả khi có và không có mạng

internet?”

“Làm thế nào để giúp người nuôi điều khiển thiết bị cung cấp oxy một cách tự

động để phù hợp với môi trường nước tại hồ nuôi?”

2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu tổng quan, tìm kiếm thiết bị

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương tiện chính phục vụ cho nghiên cứu là mạng Internet: tìm hiểu qua các

diễn đàn, website trong nước và nước ngoài và tham khảo ý kiến của anh chị đi trước.

Đồng thời, nhóm tác giả thu thập thông tin từ những tài liệu được cung cấp từ Chi

cục Thủy sản Quảng Nam và những thông tin thực nghiệm tại hồ nuôi. Trong quá

trình nghiên cứu có nhiều lúc đi sai hướng, không khả thi, mỗi lần như vậy nhóm tác

giả phải cố gắng để khắc phục khó khăn, rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp tối ưu.

Đối tƣợng nghiên cứu

a. Các thông tin thực tế về quá trình nuôi tôm ở các hộ nuôi tôm thủ công:

- Thông thường một hồ nuôi có diện tích từ 1000m2 đến 2000m2 và độ sâu từ

1.2m đến 1.6m. Mật độ nuôi từ 120 – 300 con/m2.

- Một hồ diện tích từ 1000m2 – 1250m2 dùng 2-4 mô tơ (mỗi mô tơ có công suất

3.7 kW). Mỗi mô tơ gắn từ 12 – 20 cánh quạt (nếu dùng 2 mô tơ) và từ 5 – 10 cánh

quạt (nếu dùng 4 mô tơ).

- Một vụ tôm thông thường kéo dài từ 2 – 3 tháng.

- Có 3 thiết bị cung cấp oxy chính: máy đập nước (đây là loại được sử dụng ở

hầu hết các hồ nuôi thủ công hiện nay), máy sục khí và hệ thống oxy đáy.

- Có 3 cách chính để điều chỉnh nồng độ pH ở hồ nuôi tôm thủ công: đánh vôi,

đánh đường, xả nước, ...

b. Các thiết bị, hệ thống có cùng chức năng đã có trên thị trƣờng

13

- Các máy đo nồng độ DO, nồng độ pH, nhiệt độ, độ đục của nƣớc

Hiện nay trên thị trường đã có những bộ máy đo các yếu tố ảnh hưởng đến môi

trường nước: nồng độ DO, nồng độ pH, nhiệt độ, độ đục, ... Đặc điểm chung của các

bộ máy này là đều có màn hình LCD nhỏ hiển thị trực tiếp thông số đo được của các

yếu tố cần đo để người sử dụng tiện việc theo dõi trực tiếp trong quá trình đo.

Tùy từng loại máy đo, độ to nhỏ, mục đích sử dụng, đo ở phòng thí nghiệm hay

ở ngoài phòng thí nghiệm, đo yếu tố gì mà giá thành khác nhau.

Các máy đo được chia làm 3 loại chính:

Bút đo: giá thành giao động từ 700 000 đồng – 2 triệu đồng

Máy đo cầm tay: giá thành giao động từ 6 – 10 triệu đồng

Máy đo để bàn: giá thành giao động từ 30 – 60 triệu đồng

Ưu điểm của các máy đo loại như vậy là người sử dụng sẽ thấy trực tiếp thông số

ngay trên màn hình hiển thị. Nhưng chỉ sử dụng một cách trực tiếp mà không thể

theo dõi từ xa. Đầu dò của máy đo này cũng chỉ phù hợp sử dụng trong phòng thí

nghiệm, hoặc đo trong khoảng thời gian ngắn, không phù hợp khi ngâm lâu trong

dung dịch cần đo.

Hình 14: Máy đo độ đục Hanna Hình 15: Máy đo nhiệt độ nước Hình 16: Máy đo nồng độ DO

Hanna

Hình 17: Các loại máy đo nồng độ pH

14

- Hệ thống E – AQUA

Đây là hệ thống có chức năng đo và

giám sát nồng độ DO. Hệ thống này hiện

dang được sử dụng tại các hồ nuôi tôm của

tỉnh Sóc Trăng. Chi phí lắp đặt cho hệ

thống tùy thuộc vào thực trạng của ao nuôi

tại địa phương lắp đặt.

Hệ thống E-AQUA phù hợp cho các hồ

nuôi có diện tích lớn, chi phí đầu tư cao,

mật độ tôm và thiết bị cung cấp DO ở yêu

cầu tiêu chuẩn. Tuy nhiên phần mềm của

hệ thống tương đối phức tạp, chưa thực sự

phù hợp cho khả năng sử dụng của người

nông dân.

c. Lựa chọn board mạch điều khiển

Hình 18: Hệ thống E - aqua

Đây có lẽ là giai đoạn nghiên cứu khó khăn nhất vì nhóm tác giả lần đầu tiên bắt

đầu với phần cứng, đặc biệt là các vi mạch điện tử. Nhóm tác giả đã tìm hiểu qua

mạng Internet và nhờ đến sự tư vấn của một số anh chị đi trước có kinh nghiệm. Nhờ

đó, nhóm đã có một số hiểu biết nhất định và chọn cho mình được một board mạch

điều khiển thích hợp.

Trên thị trường hiện nay có những loại chip điều khiển phổ biến, được sử dụng

rộng rãi như PIC, AVR, ARM, ... cùng các loại board mạch điều khiển tương thích.

Nổi lên trong số đó là Arduino sử dụng chip AVR với những ưu điểm sau:

- Là một board mạch được thiết kế trên nền chip AVR với nhiều chân phục vụ

thao tác nhập / xuất

- Đơn giản và tiện lợi; Dễ dàng lập trình với ngôn ngữ C++

- Có nhiều diễn đàn, trang web lâu đời hướng dẫn về việc thiết kế trên Arduino

Vì những lí do trên, nhóm tác giả đã quyết định chọn Arduino cho thiết bị của

mình.

d. Lựa chọn phƣơng tiện lập trình phần mềm

Sau phần lựa chọn board mạch điều khiển,giai đoạn lựa chọn phương tiện lập

trình phần mềm cũng là một giai đoạn nhóm mất rất nhiều thời gian. Vì với những

người mới học lập trình như các thành viên trong nhóm thì lập trình phần mềm là

những gì rất khác với kiến thức được học. Sau quá trình tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ

của các anh chị đi trước có kinh nghiệm, nhóm đã chọn được cho mình phương tiện

lập trình phù hợp với khả năng, trình độ và mục tiêu xây dựng hệ thống.

15

- Về web server : nhóm tác giả sử dụng server của 000webhost.com. Ưu điểm

của server này là cho phép sử dụng miễn phí, tốc độ truy cập ổn định, có cơ sở dữ

liệu (MySQL) và quan trọng nhất là hỗ trợ PHP.

- Về ứng dụng Android: ứng dụng được nhóm tác giả xây dựng bằng Android

Studio với ngôn ngữ lập trình Java. Android Studio cung cấp giao diện đơn giản

nhưng hiệu quả, giúp thuận tiện hơn trong việc học và lập trình.

e. Nghiên cứu giải pháp đo các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc và

điều khiển tự động thiết bị cung cấp DO

Ngay cả trong thực tế và trên Internet hiện nay có nhiều máy đo các yếu tố như

nồng độ DO, nồng độ pH, độ đục, nhiệt độ nước với nhiều cách thức đo khác nhau,

phù hợp cho nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Đầu dò điện cực là đầu dò được

sử dụng phổ biến nhất hiện nay và có độ bền tương đối cao. Vì tiêu chí của dự án

xây dựng một hệ thống có thể theo dõi từ xa và chọn board mạch điều khiển là

Arduino nên chúng em sử dụng các cảm biến đo phù hợp với Arduino. Có đầu ra là

tín hiệu số analog để dễ dàng với việc lập trình và xây dựng hệ thống. Để đảm bảo

thông tin được cập nhật liên tục, nhóm đã lập trình khoảng cách giữa hai lần đo, xử

lí thông tin để cập nhật là 30 – 60 giây.

Từ thông tin về nồng độ DO, làm thế nào để điều khiển thiết bị cung cấp oxy một

cách tự động không cần sự tác động của người nuôi để nồng độ DO luôn luôn phù

hợp với môi trường nuôi tôm. Nhóm tác giả nghĩ đến thiết bị đóng/ngắt mạch điện.

Khác với việc sử dụng rơ – le điện cơ như trong mạch điện gia đình thông thường,

nhóm sử dụng module relay phù hợp với việc đóng/ngắt mạch điện theo những gì đã

được lập trình qua board mạch điều khiển.

f. Nghiên cứu, thử nghiệm và chọn module là nhiệm vụ thu phát internet

hay điều khiển thiết bị thông qua internet.

Đây là giai đoạn cho nhóm tác giả nhiều trải nghiệm về các vi mạch nhất, bởi với

mỗi loại module khác nhau thì việc lập trình và kết nối thiết bị khác nhau. Trải qua

quá trình tìm hiểu và thử nghiệm các module khác nhau, đi từ các mức độ kết nối từ

thấp đến cao, nhóm tác giả đã rút ra được ưu, nhược điểm của các phiên bản thử

nghiệm như sau:

- Ethernet Shield kết nối trực tiếp với máy tính thông qua dây cáp mạng, không

cần đến kênh trung gian (wifi router hay việc kết nối với mạng internet), dễ dàng lập

trình phù hợp với người mới bắt đầu, hoạt động ổn định, điều khiển trực tiếp từ máy

tính. Tuy nhiên không thực tế và không phù hợp với tiêu chí theo dõi từ xa. Đồng

thời, việc nối dây từ hồ nuôi đến máy tính tốn kém và dễ gây hư hỏng.

- Ethernet Shield + Wifi router: đây là phiên bản nâng cấp hơn so với phiên bản

đầu tiên nhóm tác giả thử nghiệm. Kết nối thêm với wifi router cho phép người sử

dụng theo dõi thông qua mạng cục bộ mà không cần phải kết nối trực tiếp dây mạng

với máy tính. Chỉ cần thiết bị theo dõi kết nối cùng mạng wifi với hệ thống thì có thể

16

theo dõi được, do đó khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp trước.

Phương pháp này gây bất lợi cho người sử dụng trong việc theo dõi khi họ ở ngoài

phạm vi mạng wifi mà hệ thống kết nối.

- WeMos D1 Mini: ưu điểm lớn nhất của module này và khắc phục được nhược

điểm của hai phiên bản trước là người dùng có thể theo dõi và điều khiển thiết bị ở

bất kì nơi đâu trên thế giới mà chỉ cần có internet, tạo sự tiện dụng cho người sử

dụng. Bất lợi của phiên bản này là thiết bị hoạt động độc lập, chỉ có một cổng analog,

khiến hệ thống bị hạn chế tính năng.

- RF Xbee S2: đây là phiên bản hiện tại đang được nhóm tác giả sử dụng trong

hệ thống. Dễ dàng kết nối internet, không cần phải lập trình phức tạp, khoảng truyền

nhận wifi tương đối lớn cho cả không gian trong nhà và ngoài trời là những ưu điểm

về tính năng để nhóm chọn module này để xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh như

mong muốn.

g. Các linh kiện, thiết bị cần thiết

Màn hình LCD, module I2C

Module relay

Breadboard, điện trở

3. Giai đoạn 3: Lập trình cho hệ thống

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phần lập trình board mạch điều khiển chủ yếu tham khảo mã nguồn từ 2 trang

web là arduino.cc và arduino.vn. Hai trang web này cung cấp những thư viện và thủ

tục chuẩn phục vụ cho việc lập trình board arduino.

Lập trình về mặt phần mềm (bao gồm webserver và app di động) được tham khảo

từ một số trang web như webcoban.vn, stackoverflow.com, teamtreehouse.com, ...

Đây là các trang web cung cấp gần như đầy đủ các thông tin về lập trình web và phần

mềm android cho những người mới bắt đầu.

Đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều thời gian nhất. Lập trình vi mạch khá mới mẻ và

khó khăn với những người mới tìm hiểu như chúng em. Lập trình cho webserver và

viết app di động lại là một mảng hoàn toàn khác với những kiến thức chúng em được

học trong quá trình học tập.

Toàn bộ phần lập trình mạch điều khiển đều được thực hiện trên Arduino IDE –

một phần mềm mã nguồn mở. Một điểm thuận lợi đối với chúng em đó là Arduino

IDE sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ - một ngôn ngữ rất phổ biến và dễ dàng học

được cấu trúc cơ bản.

Phần lập trình webserver được viết bằng ngôn ngữ php và lập trình Android viết

bằng ngôn ngữ Java trên phần mềm Android Studio – một phần mềm cho phép người

lập trình xem trực tiếp kết quả lập trình.

Code lập trình cho toàn hệ thống cơ bản được chia làm 2 phần:

- Lập trình phần cứng: bao gồm

17

o Đọc tín hiệu từ các cảm biến đo và xử lí ra thông số.

o Đưa thông tin xử lí được lên cơ sở dữ liệu và ra màn hình LCD.

o Điều khiển tự động thiết bị cung cấp DO. o Nhận lệnh và điều khiển thiết bị theo yêu cầu của người sử dụng hệ

thống từ web hoặc ứng dụng di động.

o Gởi thông báo, nhận yêu cầu và gởi thông tin được yêu cầu từ người sử dụng qua tin nhắn điện thoại (SMS).

- Lập trình phần mềm

o Hình thành giao diện cho website và ứng dụng di động.

o Lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hiển thị lên website và ứng dụng di động. o Tạo lệnh và truyền lệnh điều khiển được người sử dụng yêu cầu từ web

hoặc ứng dụng di động về board mạch điều khiển.

4. Giai đoạn 4: Thử nghiệm

4.1 Độ chính xác của cảm biến:

Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thông tin về sai số của cảm biến khi đo được nhà sản xuất cung cấp:

o Cảm biến nồng độ pH: ±0.1

o Cảm biến nồng độ DO

o Cảm biến nhiệt độ: ± 0.5oC

- Bố trí thí nghiệm : để có được một kết quả chính xác cao, nhóm tác giả đã liên

hệ và đến Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trưởng để thực hiện thực nghiệm.

Nhóm cùng với các kỹ sư đã tiến hành đo các mẫu dung dịch khác nhau bằng máy

đo tại trung tâm và cảm biến sử dụng trong hệ thống. Sau đó tiến hành so sánh số

liệu thu được. o Trong thử nghiệm cảm biến nồng độ pH có sử dụng hai dung dịch

chuẩn có nồng độ pH = 7 và nồng độ pH = 4

o Trong thử nghiệm cảm biến nồng độ DO có sử dụng một dung dịch chuẩn có nồng độ DO = 2 ppm

Kết quả thu đƣợc

o Nồng độ pH

Mẫu thử Máy đo Hanna HI 991001 Cảm biến của hệ thống

1 (pH=7) 7.01 6.98

2 (pH=4) 4.01 4.09

3 6.67 6.7

4 9.32 9.25

5 8.46 8.54

6 5.5 5.55

18

o Nồng độ DO

Mẫu thử Máy đo Hanna HI9147-04 Cảm biến của hệ thống

1 (DO = 2.0 ppm) 2.01 2.09

2 7.32 7.45

3 6.65 6.72

4 11.4 11.46

5 8.05 8.12

6 4.64 4.7

Thảo luận o Nồng độ pH: sai số là rất thấp (≤ ± 0.1). Đối với mục đích theo dõi giúp

người nuôi giữ cho nồng độ pH trong nước ở hồ nằm trong khoảng 7.5 – 8.5 và không để hạ xuống dưới 6.0, tăng lên trên 9.5 thì sai số này là có thể chấp nhận được

o Nồng độ DO: chênh lệch giữa hai thông số là không nhiều (≤ ± 0.2). Với yêu cầu xây dựng hệ thống điều hòa nồng độ DO giữ ở mức từ 4.5 – 7.0 và không để hạ xuống dưới 3.5 hay tăng lên trên 8.0 thì việc sai số này có thể chấp nhận được.

4.2 Đặt hệ thống tại hồ nuôi thực tế:

Phương pháp nghiên cứu

Sau thử nghiệm độ chính xác của các cảm biến, nhận thấy sai số về nồng độ ở

mức chấp nhận được, nhóm tác giả đã tiến hành thử nghiệm lắp đặt hệ thống tại hồ

nuôi thực tế.

Nhóm tác giả đã cùng ông Phan Văn Lĩnh – chủ hồ nuôi tôm thẻ chân trắng theo

phương thức nuôi thủ công tại xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam thử

nghiệm hệ thống. Tại địa điểm nuôi, nhóm cùng chủ hồ đã chọn hai hồ để thả tôm

giống. Mỗi hồ có diện tích 1000m2 với 200 000 con tôm giống. Chất lượng nước ở

hồ tại thời điểm thả tôm, bột – thức ăn và thuốc cho tôm trong suốt quả trình nuôi ở

cả hai hồ là như nhau. Thời gian nhóm thực hiện thử nghiệm kéo dài 90 ngày – tương

đương với thời gian của một vụ tôm thông thường.

Để thuận tiện trong quá trình trình bày thử nghiệm, nhóm tác giả xin được quy

ước hồ 1 là hồ nuôi theo phương thức thủ công thông thường, hồ 2 là hồ nuôi có sử

dụng hệ thống theo dõi và điều chỉnh của nhóm tác giả.

Kết quả thu được

Hồ 1 Hồ 2

Chi phí tiền điện 20 triệu 13 triệu

Khối lƣợng vôi 50 kg/2 ngày 50kg/ 7 ngày

Sản lƣợng 110 - 120 con/kg 75 - 85 con/kg

Tổng sản lƣợng thu đƣợc 1.5 tấn 2.45 tấn

19

Thảo luận

Sử dụng hệ thống vào thử nghiệm thực tế ở hai hồ tôm đã cho thấy một kết quả

tích cực hơn so với khi nuôi theo phương thức thủ công hoàn toàn mà các hộ nuôi cá

thể đã và đang tiến hành. Tôm tăng trưởng nhanh, tổng sản lượng cải thiện đáng kể,

việc sử dụng vôi và chi phí phải trả cho tiêu tốn điện năng của thiết bị cung cấp oxy

cũng được giảm xuống rất nhiều.

Nếu không sử dụng hệ thống theo dõi, hàng ngày, người trực tiếp nuôi tại hồ sẽ

phải đo nồng độ DO, nồng độ pH rất nhiều lần, gây lãng phí vấn đề nhân công. Đồng

thời với phương thức đo thủ công (ví dụ đo nồng độ pH bằng quỳ tím) không có được

kết quả chính xác cao. Thay vì tốn nhiều công sức, người nuôi chỉ cần ở nhà theo dõi

những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước tại hồ nuôi bằng máy vi tính, điện

thoại di động thông qua website, ứng dụng di động hoặc tin nhắn điện thoại (SMS)

của hệ thống.

Việc không kiểm soát được các thông số trong môi trường nước một cách chính

xác gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường. Khi nồng độ pH xuống thấp, người

nuôi điều chỉnh theo cách thủ công (như ở hồ 1) sẽ đánh vôi trực tiếp vào hồ. Và vì

không theo dõi chính xác được nồng độ pH là bao nhiêu, cũng không biết lượng vôi

cần dùng là bao nhiêu dẫn đến việc dùng quá nhiêu vôi, gây dư thừa, sinh rong rêu,

làm đục nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con tôm. Đó là một nguyên

nhân làm nồng độ pH tăng lên cao. Khi tăng lên, người nuôi phải xả nước ra hồ lắng,

vì nước ở hồ nuôi thủ công có rất nhiều chất hữu cơ (thức ăn, xác tôm chết, thuốc,

chất thải từ tôm) dẫn đến việc gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.

0 5 10 15 20 25 30

Ngày

Hồ 1 Hồ 2

82 92

101

117 113 124 128

122 134 131

140 147 142

152 160

140

120

100

80

60

40

20

0

Biểu đồ so sánh sản lượng trung bình tôm

trong 30 ngày cuối trước khi thu hoạch

Sản

ợng (

con/k

g)

20

Không theo dõi được nhiệt độ nước sẽ dẫn đến không điều chỉnh kịp thời nhiệt

độ thích hợp cho môi trường nuôi tôm. Tôm sẽ bị ngạt hoặc chết nếu nhiệt độ quá

cao hoặc quá thấp. Trong khi đó, người nuôi ở hồ 2 có thể theo dõi chính xác và điều

chỉnh kịp thời để giữ nhiệt độ trong ngưỡng an toàn cho sinh vật nuôi.

Độ đục có nhiều thời điểm ở ngưỡng ngoài cho phép, tuy nhiên nếu biết được số

liệu chính xác, bằng nhiều cách khác nhau người nuôi có thể giữ được thông số này

ở mức ổn định, thuận lợi hơn cho đời sống của tôm. Ngược lại, khi thiếu thông tin

về vấn đề này, người nuôi sẽ không biết được khi nào nước quá đục gây cản trở hô

hấp của tôm hoặc khi nào nước quá trong làm cho tia nắng mặt trời gây ảnh hưởng

đến sự phát triển của tôm.

Chênh lệch tổng sản lượng tôm thu được ở hai hồ đã cho thấy kết quả rõ nhất của

những ưu điểm khi sử dụng hệ thống. Sản lượng tăng lên đáng kể một phần do điều

hòa được môi trường nước khiến tôm phát triển nhanh và tăng trưởng tốt hơn. Đồng

thời cũng giảm được số lượng tôm chết do các vấn đề về môi trường nước gây ra

trong quá trình nuôi.

Quá trình thử nghiệm ở vụ tôm tại hồ nuôi thực tế đã cho thấy tính khả thi và ứng

dụng của hệ thống khi áp dụng vào các hồ nuôi theo phương thức thủ công tại địa

bàn tỉnh hay các địa phương có thực trạng tương tự.

21

IV. KẾT LUẬN – HƢỚNG PHÁT TRIỂN

1. Kết luận tổng quan

Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, hệ thống cơ bản đảm bảo

được một số yếu tố sau:

- Tính hiệu quả: thiết bị chứng minh được tính hiệu quả khi áp dụng khoa học

công nghệ vào trong quá trình chăn nuôi thủy sản truyền thống của người nuôi.

- Tính khả thi: nghiên cứu đã trải qua một quá trình thực nghiệm và có thể ứng

dụng tại các địa phương có các hộ nuôi thủ công tôm thẻ chân trắng trên cát.

- Tính kinh tế: hệ thống xây dựng nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi

tôm do môi trường nước gây ra, giúp con tôm phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất,

tăng tổng sản lượng thu được. Đồng thời giảm chi phí của thiết bị cung cấp oxy và

các nhân tố điều hòa môi trường nước theo phương thức thủ công. Góp phần nâng

cao lợi nhuận thu được.

2. Đánh giá thiết bị

- Ưu điểm

o Hệ thống được nghiên cứu dựa trên nhu cầu thực tế của người nuôi ở địa

phương và hầu hết các hộ nuôi tôm thủ công trên cả nước, do đó có tính ứng dụng

cao, phù hợp trên diện rộng.

o Hệ thống nhỏ gọn, dễ vận hành, dễ lắp đặt, phù hợp cho nhiều địa hình nuôi

trồng khác nhau. Giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối

tượng khác nhau.

o Phần mềm nhằm mục đích điều khiển từ xa, thuận lợi cho trường hợp người

nuôi không có mặt trực tiếp tại hồ nuôi. Hệ thống có hỗ trợ theo dõi quá tin nhắn

SMS trong trường hợp người sử dụng không có Internet.

o Hệ thống tích hợp được phần lớn các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước

trong hồ nuôi và có sức ảnh hưởng cao đến năng suất, của sinh vật nuôi, thuận lợi

cho người nông dân trong quá trình chăn nuôi.

- Hạn chế:

o Trình độ lập trình của nhóm tác giả còn hạn chế nên giao diện phần mềm còn

chưa có tính thẩm mĩ cao. Chưa có tính năng đăng nhập vào hệ thống theo dõi.

o Trong thời gian ngắn chưa hoàn thiện được chế độ cảnh báo khi có rủi ro

ngoài ý muốn xảy ra (mất điện, ... ).

3. Hƣớng phát triển

Tích hợp trong hệ thống các chế độ theo dõi khác (tuy ít ảnh hưởng đến sinh vật

nuôi nhưng liên quan đến môi trường nước) như nồng độ kiềm, nồng độ khí H2S,

NH3, CO2, ...

22

Đồng thời xây dựng các giải pháp tự động điều chỉnh các yếu tố khác ngoài

nồng độ DO góp phần tăng yếu tố tự động trong quá trình nuôi tôm đối với mô hình

nuôi thủ công.

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.arduino.cc/ - Arduino Official Website

2. http://arduino.vn/ - Cồng đồng Arduino Việt Nam

3. https://www.aquaculturealliance.org/ - Global Aquaculture Alliance

4. http://www.fao.org/ - Food and Agriculture Organization of the United

Nations

5. http://webcoban.vn/ - Web cơ bản.vn

6. https://teamtreehouse.com/ - treehouse 7. https://stackoverflow.com/ - stackoverflow

8. Chương trình dạy nghề sơ cấp “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng” –

ThS.Phạm Thị Hoàng Tâm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam.

24

DANH MỤC HÌNH ẢNH

- Hình 1: Sản lượng tôm trên thế giới (1995 – 2018)

- Hình 2: Sản lượng tôm một vài nước châu Á (2009 – 2016)

- Hình 3: Cảm biến đo nồng độ DO - Hình 4: Cảm biến nhiệt độ

- Hình 5: Cảm biến nồng độ pH

- Hình 6: Cảm biến độ đục

- Hình 7: Arduino Uno R3

- Hình 8: Mạch thu phát wifi Xbee S2 - Hình 9: Module Sim800A

- Hình 10: Màn hình LCD - Hình 11: Module Relay

- Hình 12: Cấu trúc nguyên lý hoạt động của hệ thống

- Hình 13: Giao diện website

- Hình 14: Máy đo độ đục Hanna

- Hinh 15: Máy đo nhiệt độ nước

- Hình 16: Máy đo nồng độ DO Hanna - Hình 17: Các loại máy đo nồng độ pH

- Hình 18: Hệ thống E - aqua