hanh vi nguoi tieu dung - cac cau hoi on tap

5
Câu hi ôn tp – Hành vi người tiêu dùng – Nguyn Tiến Dũng 2006 1/5 CÁC CÂU HI ÔN TP Môn hc: Hành vi người tiêu dùng Chương 1: Gii thiu chung vhành vi người tiêu dùng 1. Định nghĩa thut ng“hành vi người tiêu dùng”. Ti sao tiêu dùng (consumption) li được xem là mt quá trình? 2. Nhn dng nhng lý do ti sao vic hiu biết vhành vi ca người tiêu dùng li được xem là nn tng ca vic phát trin chiến lược và lp kế hoch marketing. 3. Vic nghiên cu hành vi người tiêu dùng có thhtrnhà qun trnhư thế nào trong vic: (a) phân tích môi trường; (b) phân khúc thtrường; (c) nghiên cu thtrường? 4. Vic nghiên cu hành vi người tiêu dùng có thcung cp cho người tiêu dùng, nhà qun trvà nhà hoch định chính sách công nhng lý thuyết, thc tế định hướng theo nhng cách nào? 5. Khoa hc vhành vi người tiêu dùng đã xây dng nhng lý thuyết ca mình da trên nhng khoa hc xã hi nào? 6. Hãy vsơ đồ mô hình hành vi người tiêu dùng đã mô ttrong sách. 7. Hãy mô tba quan đim nghiên cu được sdng trong vic phân tích quá trình mua sm ca người tiêu dùng. 8. Hãy mô tquy trình phân tích mt tình hung nghiên cu (a case study) vhành vi người tiêu dùng. Chương 2: Quá trình trao đổi ca người tiêu dùng 1. Ti sao khái nim trao đổi li là nn tng trong hành vi người tiêu dùng? 2. Scông bng là gì? 3. Hãy mô tphương trình trao đổi được phát trin bi Homans. 4. Hãy nhn dng nhng điu kin tiên quyết ca trao đổi. 5. Hãy nhn dng sáu loi ngun lc được trao đổi. Hãy ly mt thí dvmt strao đổi thường gp để minh hosáu loi ngun lc đó. 6. Hãy mô tlý thuyết công bng vquá trình trao đổi. 7. Trao đổi hướng quan hlà gì? Hãy nhn dng nhng đặc đim ca trao đổi hướng quan h. 8. Trao đổi hướng quan hlà gì? Hãy nhn dng nhng đặc đim ca trao đổi hướng quan h. 9. Hãy mô tnhng skhác bit gia người tiêu dùng và khách hàng công nghip vcác phương din: (a) thtrường; (b) sn phm; (c) tchc; (d) nhng lĩnh vc khác. 10. Hãy bình lun phát biu sau: “Có nhiu skhác bit trong bn thân các thtrường công nghip và trong bn thân các thtrường tiêu dùng hơn là skhác bit gia thtrường công nghip và thtrường tiêu dùng”. 11. Đạo đức là gì? Nhng tiêu chun nên sdng để phán xét mt hành động là có đạo đức hay không có đạo đức là gì?

Upload: kelly

Post on 10-Jun-2015

2.153 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: HANH VI NGUOI TIEU DUNG - CAC CAU HOI ON TAP

Câu hỏi ôn tập – Hành vi người tiêu dùng – Nguyễn Tiến Dũng 2006 1/5

CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP Môn học: Hành vi người tiêu dùng

Chương 1: Giới thiệu chung về hành vi người tiêu dùng

1. Định nghĩa thuật ngữ “hành vi người tiêu dùng”. Tại sao tiêu dùng (consumption) lại được xem là một quá trình?

2. Nhận dạng những lý do tại sao việc hiểu biết về hành vi của người tiêu dùng lại được xem là nền tảng của việc phát triển chiến lược và lập kế hoạch marketing.

3. Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng có thể hỗ trợ nhà quản trị như thế nào trong việc: (a) phân tích môi trường; (b) phân khúc thị trường; (c) nghiên cứu thị trường?

4. Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng có thể cung cấp cho người tiêu dùng, nhà quản trị và nhà hoạch định chính sách công những lý thuyết, thực tế và định hướng theo những cách nào?

5. Khoa học về hành vi người tiêu dùng đã xây dựng những lý thuyết của mình dựa trên những khoa học xã hội nào?

6. Hãy vẽ sơ đồ mô hình hành vi người tiêu dùng đã mô tả trong sách. 7. Hãy mô tả ba quan điểm nghiên cứu được sử dụng trong việc phân tích quá trình mua

sắm của người tiêu dùng. 8. Hãy mô tả quy trình phân tích một tình huống nghiên cứu (a case study) về hành vi

người tiêu dùng.

Chương 2: Quá trình trao đổi của người tiêu dùng 1. Tại sao khái niệm trao đổi lại là nền tảng trong hành vi người tiêu dùng? 2. Sự công bằng là gì? 3. Hãy mô tả phương trình trao đổi được phát triển bởi Homans. 4. Hãy nhận dạng những điều kiện tiên quyết của trao đổi. 5. Hãy nhận dạng sáu loại nguồn lực được trao đổi. Hãy lấy một thí dụ về một số trao đổi

thường gặp để minh hoạ sáu loại nguồn lực đó. 6. Hãy mô tả lý thuyết công bằng về quá trình trao đổi. 7. Trao đổi hướng quan hệ là gì? Hãy nhận dạng những đặc điểm của trao đổi hướng

quan hệ. 8. Trao đổi hướng quan hệ là gì? Hãy nhận dạng những đặc điểm của trao đổi hướng

quan hệ. 9. Hãy mô tả những sự khác biệt giữa người tiêu dùng và khách hàng công nghiệp về các

phương diện: (a) thị trường; (b) sản phẩm; (c) tổ chức; (d) những lĩnh vực khác. 10. Hãy bình luận phát biểu sau: “Có nhiều sự khác biệt trong bản thân các thị trường

công nghiệp và trong bản thân các thị trường tiêu dùng hơn là sự khác biệt giữa thị trường công nghiệp và thị trường tiêu dùng”.

11. Đạo đức là gì? Những tiêu chuẩn nên sử dụng để phán xét một hành động là có đạo đức hay không có đạo đức là gì?

Page 2: HANH VI NGUOI TIEU DUNG - CAC CAU HOI ON TAP

Câu hỏi ôn tập – Hành vi người tiêu dùng – Nguyễn Tiến Dũng 2006 2/5

Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cá nhân người tiêu dùng Xử lý thông tin I: Sự quan tâm và xử lý thông tin của người tiêu dùng

1. Hãy định nghĩa khái niệm thông tin 2. Định nghĩa khái niệm xử lý thông tin 3. Phân biệt các khái niệm: tiếp xúc, chú ý, và hiểu 4. Thuật ngữ “sự quan tâm của người tiêu dùng” có ý nghĩa gì? 5. Các loại quan tâm của người tiêu dùng là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi người tiêu dùng ở

trạng thái quan tâm nhiều (có mức độ quan tâm cao)? 6. Hãy thảo luận ngắn gọn những xảy ra trong giai đoạn xử lý thông tin. 7. Nghiên cứu về cảm giác đề cập đến những vấn đề gì? 8. Sự nhận thức dưới ngưỡng (sự nhận thức tiềm thức) có thể có ảnh hưởng đến người

tiêu dùng hay không? Hãy giải thích tại sao có hoặc tại sao không. 9. Các ngưỡng cảm giác tuyệt đối và ngưỡng cảm giác khác biệt là gì? 10. Hãy định nghĩa và cho thí dụ về luật Weber (Vê-be). Một số nhà nghiên cứu cho rằng

sử dụng thuật ngữ “ngưỡng khác biệt đủ ý nghĩa” tốt hơn là “ngưỡng khác biệt đủ nhận biết”. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao có và tại sao không?

11. Mức thích nghi có ý nghĩa gì? Hãy mô tả đường cong cánh bướm (đường cong thích nghi).

12. Hãy thảo luận ý nghĩa của sự chú ý. Trình bày về hai loại chú ý. 13. Có những gì xảy ra trong giai đoạn hiểu của quá trình xử lý thông tin? 14. Mối quan hệ giữa kỳ vọng và sự diễn giải thông tin là gì? 15. Hãy mô tả các nguyên lý tổ chức thông tin theo trường phái Gestalt 16. Mối quan hệ giữa giá và chất lượng sản phẩm thường được con người nhận thức như

thế nào? 17. Ký hiệu học là gì? Phân tích ký hiệu là gì? Cho thí dụ minh hoạ về một sự phân tích

ký hiệu mà bạn đã làm. Xử lý thông tin II: Sự ghi nhớ và lĩnh hội nhận thức

1. Ba kiểu bộ nhớ của con người là gì? Chúng khác nhau như thế nào? 2. Điều gì sẽ xảy ra khi sự quá tải về thông tin xuất hiện? 3. Sự khác biệt giữa nhiệm vụ nhận lại và nhiệm vụ nhớ lại là gì? 4. So sánh tính hiệu quả của việc ghi nhớ hình và ghi nhớ từ trong các điều kiện quan

tâm ít và quan tâm nhiều. 5. Mạng lưới ghi nhớ ngữ nghĩa là gì? 6. Hãy định nghĩa và cho thí dụ về một quá trình kiểm soát ghi nhớ (mã hoá và truy xuất

thông tin). 7. Hãy mô tả quá trình ghi nhớ xảy ra ở bộ nhớ ngắn hạn. Mối quan hệ giữa mức độ quan

tâm và bộ nhớ ngắn hạn là gì? 8. Nêu những đặc điểm của bộ nhớ dài hạn. 9. Tại sao hiện tượng quên lại xảy ra? Mối quan hệ giữa thời gian và mức độ quên như

thế nào? 10. Hiệu ứng vị trí trong dãy (serial-position effect) là gì? Luật liên tưởng là gì? Những

hiệu ứng này có ý nghĩa gì trong marketing? 11. Hiệu ứng von Restoff là gì? Hiệu ứng Zeiganik là gì? Nêu những hàm ý của các hiệu

ứng này đối với công tác marketing. 12. Giữa cảm xúc và sự ghi nhớ có mối liên hệ như thế nào?

Page 3: HANH VI NGUOI TIEU DUNG - CAC CAU HOI ON TAP

Câu hỏi ôn tập – Hành vi người tiêu dùng – Nguyễn Tiến Dũng 2006 3/5

Lĩnh hội hành vi 1. Hãy định nghĩa khái niệm về lĩnh hội hành vi. Ba kiểu lĩnh hội mà các nhà nghiên cứu

về người tiêu dùng thường nói đến là gì? 2. Lĩnh hội bằng quan sát có nghĩa là gì? Ba ý tưởng quan trọng có được từ việc nghiên

cứu về nó là gì? 3. Hãy định nghĩa sự lĩnh hội trong điều kiện tự nhiên và mô tả quá trình của nó. 4. Các tác nhân củng cố dương và tác nhân củng cố âm khác nhau như thế nào? Cho thí

dụ minh hoạ các khái niệm này. 5. Sự tắt dần (extinction) cùa hành vi nghĩa là gì? 6. Các kích thích phân biệt là gì? Chúng được sử dụng bởi nhà marketing như thế nào? 7. Hãy cho thí dụ về việc một nhà marketing có thể định hình đáp ứng của người tiêu

dùng như thế nào. 8. Quan hệ giữa các khái niệm sau trong sự lĩnh hội cổ điển là gì: kích thích có điều kiện,

kích thích không có điều kiện, đáp ứng có điều kiện và đáp ứng không điều kiện. 9. Hãy nêu hai ứng dụng quản trị của mỗi lý thuyết về lĩnh hội hành vi được nêu ở phần

này. Động cơ

1. Hãy định nghĩa khái niệm động cơ. Hãy mô tả về quan hệ tương tác của các khái niệm: nhu cầu, động lực và hành động hướng đích.

2. Hãy mô tả 7 loại nhu cầu được nhận dạng bởi Maslow. 3. Hãy mô tả 3 loại nhu cầu được nhận dạng bởi McClelland. 4. Lý thuyết quá trình chống đối là gì? Vận dụng lý thuyết này, hãy giải thích tại sao một

người tỏ ra rất phấn khích sau khi chơi nhảy dù. 5. Mồi (priming) là gì? Một nhà bán lẻ có thể vận dụng khái niệm này như thế nào để

tăng doanh số? 6. Định nghĩa khái niệm mức kích thích tối ưu. Mong muốn về mức kích thích tối ưu có

thể ảnh hưởng đến sự mua sắm của người tiêu dùng như thế nào? 7. Sự tiêu dùng khoái lạc (hedonic consumption) là gì? Các loại hàng hoá hoặc dịch vụ

nào thuộc về lĩnh vực này? 8. Hãy nêu một số lý do giải thích tại sao mà nhiều người lựa chọn hoạt động giải trí

không phải làm việc thay vì cố gắng duy trì mức kích thích tối ưu. 9. Định nghĩa khái niệm về sự phản kháng tâm lý. Những nhân tố có thể dẫn tới sự phản

kháng này là gì? 10. Định nghĩa khái niệm rủi ro cảm nhận (perceived risk). Nêu và cho thí dụ về bảy kiểu

rủi ro mà con người có thể gặp phải khi mua sản phẩm. 11. Nêu một số cách thức mà người tiêu dùng có thể hành động để làm giảm rủi ro. 12. Hãy mô tả nguyên lý gia tăng – chiết giảm niềm tin. 13. Nêu một số chiến lược marketing có thể làm để giảm rủi ro cảm nhận của khách hàng. 14. Cảm xúc (affect) là gì? Phân biệt cảm xúc (affect), xúc động (emotion) và tâm trạng

(mood). Quảng cáo có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng như thế nào? Cá tính, quan niệm bản thân và phong cách sống

1. So sánh khái niệm cá tính và phong cách sống. 2. Hãy mô tả cấu trúc của cá tính theo lý thuyết phân tâm của Freud. 3. Phân tâm học của Freud (Freud’s psychoanalytic theory) có ý nghĩa đối với những

Page 4: HANH VI NGUOI TIEU DUNG - CAC CAU HOI ON TAP

Câu hỏi ôn tập – Hành vi người tiêu dùng – Nguyễn Tiến Dũng 2006 4/5

công tác nào của marketing? 4. Mô tả lý thuyết nét cá tính. Vấn đề chủ yếu mà những nhà marketing gặp phải khi vận

dụng lý thuyết này là gì? 5. Quan niệm bản thân hay hình ảnh bản thân là gì? Hãy nhận dạng và cho thí dụ về việc

mua sắm một sản phẩm nhằm thể hiện quan niệm bản thân. 6. Cho thí dụ về một thang đo về hình ảnh sản phẩm và hình ảnh bản thân. Để đánh giá

mức độ liên hệ giữa hình ảnh sản phẩm và hình ảnh bản thân (đối với việc mua sắm một loại sản phẩm cụ thể), cần làm như thế nào?

7. Cho thí dụ về những câu hỏi đo lường: hoạt động, sự quan tâm và quan điểm. 8. Trình bày những đặc điểm cơ bản của VALS. 9. So sánh thang LOV và thang VALS. 10. Những ứng dụng marketing của việc nghiên cứu cá tính và phong cách sống là gì?

Niềm tin, thái độ và hành vi

1. Hãy định nghĩa các khái niệm: niềm tin, thái độ và hành vi. 2. Tại sao nghiên cứu marketing lại cố gắng xác định tầm quan trọng của những thuộc

tính của sản phẩm đến người tiêu dùng? Những nhân tố nào có xu hướng ảnh hưởng đến tầm quan trọng của các thuộc tính này?

3. Khái niệm về “các cấp bậc hiệu ứng” (hierrachies of effects) nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc tạo lập niềm tin, thái độ và hành vi?

4. Niềm tin có thể được tạo lập trực tiếp thông qua những quá trình nào? 5. Thái độ có thể được tạo lập trực tiếp thông qua những quá trình nào? 6. Hãy xác định ba cách trong đó hành vi có thể được tạo lập mà không cần phải tạo lập

thái độ mạnh hay niềm tin mạnh. 7. Những điều kiện làm hạn chế khả năng tiên đoán chính xác của thái độ đối với hành vi

là gì? 8. Mô hình đa thuộc tính nghĩa là gì? 9. Phân biệt mô hình Thái độ về đối tượng và mô hình Ý định hành động.

Chương 4: Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng 1. Mô tả các giai đoạn của quá trình ra quyết định mua chung của người tiêu dùng. 2. Trong những điều kiện mua quan tâm ít và quan tâm nhiều, sự dịch chuyển của người

tiêu dùng qua các giai đoạn của quá trình ra quyết định mua có gì khác nhau? 3. So sánh quan điểm trải nghiệm và quan điểm ra quyết định về hành vi mua của người

tiêu dùng. 4. So sánh quan điểm ảnh hưởng hành vi và quan điểm ra quyết định về hành vi mua của

người tiêu dùng. 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự nhận thức vấn đề (ý thức nhu cầu) của người tiêu dùng

là gì? 6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tìm kiếm thông tin sâu và việc tìm kiếm nhiều từ bên

ngoài là gì? 7. Cho 3 thí dụ để minh hoạ sự khác biệt của marketing-mix trong trường hợp ra quyết

định sâu sắc so với trường hợp ra quyết định hạn chế. 8. Sự quan tâm ảnh hưởng như thế nào đến quá trình đánh giá các phương án lựa chọn? 9. Sự lựa chọn trong điều kiện quan tâm nhiều và quan tâm ít khác nhau như thế nào? 10. Phân biệt các mô hình lựa chọn sau: (a) mô hình conjunctive; (b) mô hình disjunctive;

Page 5: HANH VI NGUOI TIEU DUNG - CAC CAU HOI ON TAP

Câu hỏi ôn tập – Hành vi người tiêu dùng – Nguyễn Tiến Dũng 2006 5/5

(c) mô hình lựa chọn kiểu tra từ điển; (d) mô hình lựa chọn theo pha. 11. Tâm trạng ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn của người tiêu dùng? 12. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cửa hàng là gì? 13. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tạo lập sự thoả mãn/sự không thoả mãn là gi? 14. So sánh cách tiếp cận công bằng với cách tiếp cận xác nhận kỳ vọng trong việc tìm

hiểu về sự thoả mãn sau khi mua. 15. Sự than phiền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? 16. Người tiêu dùng có thể loại bỏ một sản phẩm theo những cách nào? 17. Những hành động mà một doanh nghiệp có thể làm để đảm bảo sự thoả mãn của người

tiêu dùng là gì? 18. Lòng trung thành với thương hiệu là gì? Nó được đo lường bằng cách nào?

Chương 5: Môi trường của người tiêu dùng 1. Hoàn cảnh của người tiêu dùng là gì? Hãy nhận dạng 5 kiểu hoàn cảnh của người tiêu

dùng. 2. Hãy cho thí dụ về: (a) một tương tác giữa con người và hoàn cảnh; (b) một tương tác

giữa sản phẩm và hoàn cảnh. 3. Âm nhạc có tác động như thế nào tới việc mua sắm tại cửa hàng của người tiêu dùng? 4. Hãy nhận dạng những yếu tố trong môi trường vật chất xung quanh có thể ảnh hưởng

đến việc mua sắm của người tiêu dùng. 5. Vị trí của cửa hàng có tác động đến sự lựa chọn cửa hàng của người tiêu dùng như thế

nào? 6. Sự xác định nhiệm vụ của người tiêu dùng là gì? Nêu các hoàn cảnh tặng quà của

người tiêu dùng. 7. Trạng thái tâm lý trước mua sắm (antecedent states) của người tiêu dùng là gì? Hãy

nêu 2 kiểu trạng thái tâm lý trước mua sắm và ảnh hưởng của chúng tới sự tiêu dùng. 8. “Nhóm lớn hơn là tổng các bộ phận của nó”. Hãy bình luận tính đúng đắn của phát

biểu trên. 9. Cho thí dụ minh hoạ các khái niệm: ảnh hưởng mang tính chuẩn mực, ảnh hưởng về

sự biểu đạt giá trị và ảnh hưởng mang tính thông tin. 10. Vai trò là gì? Cho thí dụ minh hoạ khái niệm “cụm sản phẩm liên quan đến vai trò”. 11. Quá trình so sánh về mặt xã hội ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào? 12. Sự khuếch tán (diffusion) là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán đổi

mới là gì? 13. Mô tả 5 kiểu người chọn dùng (người chấp nhận – adopters) đối với một loại sản

phẩm mới. 14. Những sai lệch mang tính tiêu cực của sự truyền miệng thông tin là gì? 15. So sánh người lãnh đạo ý kiến (an opinion leader) và người đổi mới về sản phẩm (a

product innovator). 16. Mô tả 3 mô hình nói về sự ảnh hưởng của cá nhân được truyền tải thông qua dân số.

(HẾT)