hÃy cẢnh giÁc vỚi bỆnh ung thƯ -...

218
HÃY CẢNH GIÁC VỚI BỆNH UNG THƯ Tiến sỹ Y khoa Nguyễn Thanh Đạm Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật lý trị liệu Bộ Y tế Tổng thư ký Hội phòng chống Ung thư Việt Nam Bệnh viện K, 43 Quán Sứ, Hà Nội, Việt Nam Fax: (84-4) 7.181.636 ĐT: (84-4) 9.346.49643 DĐ: 0913.228.665 Email: [email protected] Công ty cổ phần tập đoàn liên kết Việt Nam Phòng tư vấn VINA-LINK GROUP Số 16 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam ĐT: (84-4) 5.377.052 Email: [email protected] AVG

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HÃY CẢNH GIÁC

VỚI BỆNH UNG THƯ

Tiến sỹ Y khoa Nguyễn Thanh Đạm

Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu

Vật lý trị liệu Bộ Y tế

Tổng thư ký Hội phòng chống Ung thư Việt

Nam

Bệnh viện K, 43 Quán Sứ, Hà Nội, Việt Nam

Fax: (84-4) 7.181.636

ĐT: (84-4) 9.346.49643

DĐ: 0913.228.665

Email: [email protected]

Công ty cổ phần tập đoàn liên kết

Việt Nam

Phòng tư vấn VINA-LINK GROUP

Số 16 ngõ 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa,

Hà Nội, Việt Nam

ĐT: (84-4) 5.377.052

Email: [email protected]

AVG

2 HÃY CẢNH GIÁC V ỚI B ỆNH UNG THƯ

UNG THƯ PHỔI 3

TS. NGUYỄN THANH ĐẠM

HÃY CẢNH GIÁC

VỚI BỆNH UNG THƯ

(HỎI VÀ ĐÁP VỀ UNG THƯ)

4 HÃY CẢNH GIÁC V ỚI B ỆNH UNG THƯ

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

Cuốn sách được thực hiện bởi Công ty Sách Alpha

6 HÃY CẢNH GIÁC V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Số 164B, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (04) 722 6237 |35 |36 - Fax: (04) 722 6237

E-mail: [email protected]

http://www.alphabooks.vn

LỜI GIỚI THIỆU

ng thư là vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều

nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế

giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 10 triệu người mắc

bệnh ung thư và 5 triệu người chết do ung thư. Ở Việt Nam

theo ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 đến 150.000 bệnh

nhân ung thư mới mắc và 70.000 người chết vì ung thư. Con

số này có xu hướng ngày càng gia tăng.

Các nhà khoa học đã khẳng định một phần ba số bệnh

ung thư có thể phòng ngừa, một phần ba có thể chữa khỏi

nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ

trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho một phần ba số bệnh

nhân ung thư còn lại. Vì vậy vấn đề phòng bệnh, phát hiện

sớm bệnh ung thư ngày càng là vấn đề cấp bách, rất cần

thiết đối với mọi người dân.

Cuốn sách Hãy cảnh giác với bệnh ung thư do Công ty Cổ

phần sách Alpha xuất bản đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và

U

8 HÃY CẢNH GIÁC V ỚI B ỆNH UNG THƯ

phát hiện sớm bệnh ung thư của người dân trong cộng

đồng. Tác giả cuốn sách đã diễn đạt dưới hình thức rất đơn

giản Hỏi và Đáp về bệnh ung thư để mọi người dễ dàng liên

hệ với bản thân mình khi đọc; phù hợp cho việc hướng dẫn,

thông tin và tuyên truyền, giúp hiểu rõ hơn về căn bệnh ung

thư.

Xin trân trọng giới thiệu với các độc giả.

Chủ tịch Viện Khoa học và

Công nghệ Việt Nam

Chủ nhiệm UB KHCN&MT của Quốc hội

G S . V S . Đ Ặ N G V Ũ M I N H

MỤC LỤC

Lời tựa ............................................................................................. 13

Hỏi và đáp về ung thư phổi .................................................... 17

Hỏi và đáp về ung thư đại-trực tràng .................................... 30

Hỏi và đáp về ung thư cổ tử cung ......................................... 40

Hỏi và đáp về ung thư bàng quang ......................................... 57

Hỏi và đáp về ung thư tuyến giáp ......................................... 70

Hỏi và đáp về ung thư không Hodgkin ................................ 77

Hỏi và đáp về ung thư tinh hoàn ........................................... 89

Hỏi và đáp về ung thư tuyến nước bọt ................................. 97

Hỏi và đáp về ung thư thanh quản ........................................111

Hỏi và đáp về ung thư âm hộ ................................................126

Hỏi và đáp về ung thư buồng trứng ......................................142

Hỏi và đáp về ung thư trung mô ..........................................151

10 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Hỏi và đáp về sác-côm mô mềm ...........................................164

Hỏi và đáp về ung thư hắc tố ................................................183

Hỏi và đáp về ung thư đầu cổ ...............................................197

Hỏi và đáp về ung thư vú nam .............................................202

UNG THƯ PHỔI 11

Kính tặng Mẹ,

Người đã hy sinh cả cuộc đời cho chúng tôi

12 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

LỜI TỰA

hi chứng kiến nỗi đau của gia đình bệnh nhân ung thư

mất đi những người thân yêu nhất của mình vì căn

bệnh hiểm nghèo này, tôi lại trăn trở một vấn đề chiến lược

của ngành ung thư: Cần phải tiêu diệt ung thư ngay khi còn

trứng nước. Thật đáng tiếc khi ở Việt Nam, ngay tại bệnh

viện K Hà Nội, nơi tôi làm việc, hầu hết các bệnh nhân đến

bệnh viện đã vào giai đoạn muộn, các nỗ lực của ngành y

lúc này chỉ có thể kéo dài cuộc sống từ vài tháng đến vài

năm.

Nhiều người con hiếu thảo, nhiều người vợ hiền chung

thủy nói với chúng tôi rằng dù có phải bán đi mọi tài sản của

mình họ vẫn sẵn sàng, chỉ mong sao cứu được người thân của

mình. Chúng tôi đã gặp vô vàn cảnh ngộ rất cảm động, và

thực sự chúng tôi cũng dốc hết tâm lực của mình để cùng

bệnh nhân và gia đình họ chiến đấu chống lại bệnh tật, nhưng

lực bất tòng tâm, khi mà căn bệnh đã đến giai đoạn di căn.

Tại sao chúng ta cứ để mãi xảy ra tình trạng bệnh nhân

ung thư đến muộn? Tại sao chúng ta cứ để mất đi không

biết bao nhiêu của cải, sức lực để rồi vẫn phải chịu thất vọng

và thêm mất mát?

K

14 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Đã đến lúc chúng ta phải quyết tâm thay đổi mạnh mẽ,

phải làm sao cho người dân trong cộng đồng luôn cảnh giác

với căn bệnh ung thư để phát hiện được bệnh sớm. Không ai

có thể nhận ra được những thay đổi của bạn tốt hơn bạn, và

cũng không ai có thể thay bạn đến gặp các chuyên gia y tế

để hỏi về những vấn đề của chính bạn. Hãy cảnh giác với

bệnh ung thư, và nếu phát hiện bệnh sớm thì có thể chữa

khỏi bệnh hoàn toàn như nhiều căn bệnh thông thường

khác. Đó chính là thông điệp của cuốn sách này.

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư là vấn đề rất

phức tạp, nó vẫn lúc ẩn lúc hiện tùy theo sức khỏe của mỗi

người, nó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với bệnh

ung thư. Chúng ta đang thiếu vắng những tài liệu khoa học

phổ thông đơn giản có thể phổ biến cho hàng triệu người

dân, những cuốn sách có tác động xã hội to lớn vừa trực tiếp

tới từng người dân vừa có tính chất lâu dài. Nhưng làm sao

cuốn sách đến được với các bạn đọc là vô cùng khó khăn vì

sách mang tải các nội dung khoa học thường không hấp dẫn

người đọc. Tác giả cuốn sách đã cố gắng chuyển tải thông

tin dưới dạng những câu hỏi đáp rất đơn giản, dễ hiểu với

mong muốn giúp mọi người tìm lời giải đáp về căn bệnh

ung thư.

Việc phòng bệnh ung thư phải là một chiến lược lớn của

ngành ung thư phối hợp với các bộ ban ngành để đảm bảo

những vấn đề lớn hơn như giữ cho môi trường trong sạch, an

toàn thực phẩm, xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện đều

đặn để nâng cao sức khỏe. Một hướng mới mà trên thế giới

đã thành công là đưa thực phẩm chức năng vào phòng bệnh

LỜ I TỰA 15

ung thư, tim mạch, bệnh mạn tính. Việt Nam có trên 3.800 cây

làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật, vì vậy nước ta

được coi là nơi có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng,

chắc chắn sẽ có các sản phẩm chức năng của riêng mình.

Công ty cổ phần tập đoàn liên kết Việt Nam (VINA-LINK

GROUP) đã thành công bước đầu trong việc đưa ra các sản

phẩm thực phẩm chức năng đảm bảo an toàn, là sự kết hợp

hoàn hảo giữa tinh hoa của y học Việt Nam và sức mạnh của

công nghệ hiện đại thế giới, làm tăng cường kích thích hệ

miễn dịch bẩm sinh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để

phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh suy giảm miễn dịch

cũng như sẽ đóng góp vào việc phòng bệnh ung thư.

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư là lời tâm huyết mà tác

giả cuốn sách muốn gửi gắm tới bạn đọc với kinh nghiệm

của hơn 40 năm làm việc trong ngành Y.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty Cổ phần sách Alpha đã

tạo điều kiện cho cuốn sách đến được với đông đảo bạn đọc,

để góp một phần nhỏ vào cuộc chiến chống lại căn bệnh

hiểm nghèo của thế kỷ.

Hy vọng rằng cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những

thông tin bổ ích, để làm tăng thêm cơ hội phát hiện sớm bệnh

ung thư. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn

đọc.

T¸c gi¶

16 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

T S . N G U Y Ễ N T H A N H Đ Ạ M

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Phổi

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư

phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ,

tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại

ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và

được điều trị khác nhau.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung

thư phổi tế bào nhỏ và nó thường phát triển và lan chậm

hơn. Có ba loại ung thư không phải tế bào nhỏ chủ yếu.

Chúng được đặt tên theo tuýp tế bào từ đó ung thư phát

triển: ung thư biểu mô tế bào vẩy (còn được gọi là ung thư

dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế

bào lớn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ ít gặp hơn ung thư phổi không

phải tế bào nhỏ. Loại ung thư này phát triển nhanh hơn và

hay lan sang các bộ phận khác trong cơ thể hơn

18 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi là gì?

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vài nguyên nhân dẫn

đến ung thư phổi, hầu hết là có liên quan tới việc sử dụng

thuốc lá.

Thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư,

có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần

dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Xác suất

một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi

bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút

trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc

lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.

Xì gà và thuốc lá tẩu. Những người hút xì gà và hút thuốc

lá tẩu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người không

hút thuốc. Số năm hút thuốc, số lượng xì gà và thuốc lá tẩu

hút mỗi ngày, mức độ hít khói thuốc đều ảnh hưởng đến

nguy cơ bị ung thư phổi. Thậm chí những người hút xì gà và

thuốc lá tẩu không hít khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung

thư phổi, ung thư miệng và các loại ung thư khác cao hơn.

Khói thuốc lá trong môi trường. Nguy cơ bị ung thư

phổi tăng lên khi có tiếp xúc với khói thuốc trong môi

trường. Tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường, hay khói

thuốc gián tiếp được gọi là hút thuốc không tự nguyện hay

hút thuốc lá thụ động.

Radon. Radon là một chất khí phóng xạ không màu,

không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong

tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi

và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm

UNG THƯ PHỔI 19

việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một

số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các

ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư

phổi tăng lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc

căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có

bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ gia

đình đo mức độ khí radon trong nhà họ. Kiểm tra mức độ

khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và

ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì

sự đe dọa của nó sẽ biến mất mãi mãi.

Amiăng. Amiăng là tên gọi của một nhóm các chất

khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng

trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng có thể dễ dàng

bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí

và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ

cư trú ở phổi, làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư

phổi. Theo kết quả của các nghiên cứu những công nhân

phải tiếp xúc với một lượng lớn chất amiăng có nguy cơ mắc

ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những công nhân

không phải tiếp xúc với chất này. Sự tiếp xúc này đã được

thấy trong các ngành như đóng tàu, khai thác và sản xuất

amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và sửa chữa phanh.

Nguy cơ mắc ung thư phổi ở những công nhân phải tiếp xúc

với chất amiăng và hút thuốc còn cao hơn nữa. Những công

nhân phải tiếp xúc với amiăng nên sử dụng những thiết bị

bảo hộ lao động và tuân thủ những quy định về thực hành

và an toàn lao động.

20 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa

bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô

nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ

sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu

hóa thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được

xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên

cứu.

Các bệnh phổi. Một số bệnh phổi như bệnh lao làm tăng

nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi có xu hướng

phát triển ở những vùng phổi bị sẹo do bệnh lao gây ra.

Tiền sử bản thân. Một người đã mắc ung thư phổi một

lần có nguy cơ mắc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một

người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc

sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa

nguy cơ bị ung thư phổi lần hai.

Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên

nhân gây bệnh ung thư phổi và tìm kiếm những cách thức

để phòng chống căn bệnh này. Chúng ta đã biết rằng cách

tốt nhất để phòng chống ung thư phổi là bỏ hút thuốc lá

(hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng

tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút thuốc lá trong nhiều năm thì

việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn.

3. Ung thư phổi được phát hiện như thế nào? Triệu

chứng của ung thư phổi là gì?

UNG THƯ PHỔI 21

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh

ung thư phổi gồm có:

- Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn

- Thường xuyên thấy đau ngực

- Ho ra máu

- Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng

- Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại

- Phù nề vùng mặt và cổ

- Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân

- Mệt mỏi

Những triệu chứng này có thể do ung thư phổi gây ra

hoặc cũng có thể do các bệnh khác gây ra. Điều quan trọng

là phải đến bác sĩ khám bệnh.

4. Ung thư phổi được chẩn đoán như thế nào?

Để tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng, bác sĩ

phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp

xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao

động, tiền sử ung thư của gia đình. Bác sĩ khám bệnh và có

thể cho chụp X quang lồng ngực và làm các xét nghiệm

khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì xét nghiệm tế bào

trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ

mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản

mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Để chẩn

đoán xác định ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô

22 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

phổi. Sinh thiết tức là lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên

gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể

cho biết một người có bị ung thư hay không.

Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu

bệnh phẩm này:

Nội soi phế quản. Bác sĩ đưa một ống soi phế quản (một

ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống

khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ

có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ.

Chọc hút bằng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua

thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô.

Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mẫu dịch bao quanh

phổi để tìm tế bào ung thư.

Mở lồng ngực. Đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở

lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Đây là một đại phẫu

thuật được thực hiện ở bệnh viện.

Phân giai đoạn

Nếu đã chẩn đoán là ung thư thì bác sĩ cần biết giai đoạn

(hoặc là phạm vi) của bệnh. Tiến hành phân giai đoạn để

biết được ung thư đã lan rộng chưa và nếu đã lan thì đến bộ

phận nào của cơ thể. Ung thư phổi thường lan lên não hoặc

vào xương. Biết được bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp cho

bác sĩ lập kế hoạch điều trị.

Một số xét nghiệm được sử dụng để xác định mức độ lan

của ung thư gồm:

UNG THƯ PHỔI 23

Chụp cắt lớp vi tính. Một máy vi tính được nối với một

máy chụp X quang cho một loạt những bức tranh chi tiết về

các bộ phận bên trong cơ thể.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân. Một nam châm mạnh được

nối với một máy vi tính cho những bức tranh chi tiết về các

bộ phận bên trong cơ thể.

Xạ hình bằng đồng vị phóng xạ. Phương pháp xạ hình có

thể cho thấy ung thư đã lan sang các bộ phận khác chẳng

hạn như gan. Bệnh nhân được cho uống hoặc tiêm một chất

phóng xạ nhẹ. Một máy (máy quét) đo và ghi lại mức độ

phóng xạ ở một số cơ quan nhất định để phát hiện ra những

vùng bất thường.

Xạ hình xương. Xạ hình xương là một cách ghi hình

xương bằng đồng vị phóng xạ, có thể cho biết ung thư đã

lan vào xương. Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào

tĩnh mạch. Nó đi qua mạch máu và tập trung lại ở những

vùng xương phát triển không bình thường. Một dụng cụ

được gọi là máy quét đo mức độ phóng xạ trong những

vùng này và ghi lại trên phim X quang.

Nội soi trung thất/mở trung thất. Nội soi trung thất có

thể giúp phát hiện ra ung thư đã lan vào các hạch bạch

huyết trong lồng ngực hay chưa. Sử dụng một dụng cụ soi

có nguồn sáng, gọi là ống soi, bác sĩ xem xét vùng trung tâm

của lồng ngực (trung thất) và các hạch lân cận. Trong nội soi

trung thất, ống soi được đưa vào qua một vết rạch nhỏ ở cổ;

trong thủ thuật mở trung thất, vết rạch được thực hiện ở

24 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

ngực. Trong cả hai quá trình trên đều sử dụng ống soi để lấy

mẫu mô. Bệnh nhân được gây mê toàn thân.

5. Ung thư phổi được điều trị như thế nào?

Điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao

gồm loại ung thư phổi (ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

hay ung thư phổi tế bào nhỏ), kích thước, vị trí và phạm vi

của khối u, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Có thể

áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp

các biện pháp để kiểm soát bệnh ung thư phổi, hoặc là cải

thiện chất lượng cuộc sống bằng cách làm giảm các triệu

chứng.

Phẫu thuật là mổ để cắt bỏ khối u. Loại phẫu thuật mà

bác sĩ tiến hành phụ thuộc vào vị trí của khối u trong phổi.

Mổ để cắt bỏ chỉ một phần nhỏ của phổi được gọi là thủ

thuật cắt bỏ phân thuỳ hay cắt hình nêm. Khi bác sĩ phẫu

thuật cắt bỏ toàn bộ một thuỳ phổi thì gọi là thủ thuật cắt bỏ

thuỳ. Cắt bỏ phổi là lấy đi toàn bộ một lá phổi. Một số khối

u không thể mổ được (không thể loại bỏ bằng phẫu thuật)

do kích thước hoặc vị trí của khối u và một số bệnh nhân

không thể tiến hành phẫu thuật vì những lí do về sức khỏe

khác.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc chống ung

thư để diệt các tế bào ung thư trên toàn cơ thể. Thậm chí

sau khi ung thư được loại bỏ khỏi phổi thì các tế bào ung

thư vẫn có thể xuất hiện ở những mô lân cận hoặc ở một

UNG THƯ PHỔI 25

vùng nào đó trong cơ thể. Có thể áp dụng hóa trị liệu để

kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư hoặc là để giảm

nhẹ triệu chứng. Hầu hết các loại thuốc chống ung thư

được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp

hoặc qua một ống thông đưa vào một tĩnh mạch lớn và

được lưu lại cho đến khi không cần nữa. Một số loại thuốc

điều trị ung thư ở dạng viên.

Điều trị bằng tia phóng xạ là phương pháp sử dụng tia có

năng lượng lớn để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia phóng xạ

hướng vào một vùng giới hạn và chỉ tác dụng lên tế bào ung

thư ở vùng đó. Có thể sử dụng tia phóng xạ trước khi phẫu

thuật để làm co khối u lại hoặc là sau khi phẫu thuật để tiêu

diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại ở vùng phẫu

thuật. Bác sĩ còn có thể sử dụng tia phóng xạ, thường là kết

hợp với hóa trị liệu để điều trị ban đầu thay cho phẫu thuật.

Tia phóng xạ còn có thể được áp dụng để làm giảm triệu

chứng như khó thở. Trong điều trị ung thư phổi thường sử

dụng xạ ngoài. Ngoài ra còn có thể đưa nguồn phóng xạ

(hộp nhỏ chứa chất phóng xạ) trực tiếp vào khối u hoặc gần

khối u (xạ áp sát).

Liệu pháp quang động học (PDT) là phương pháp điều trị

bằng tia lazer, sử dụng một hóa chất đặc biệt tiêm trực tiếp

vào mạch máu và được các tế bào trên toàn cơ thể hấp thụ.

Chất này nhanh chóng rời khỏi tế bào thường nhưng tồn tại

trong tế bào ung thư trong khoảng thời gian lâu hơn. Ánh

sáng lazer chiếu vào vị trí ung thư sẽ kích thích hóa chất này

để tiêu diệt những tế bào ung thư đã hấp thụ nó. Có thể sử

26 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

dụng liệu pháp quang động học để điều trị triệu chứng ung

thư phổi, ví dụ để kiểm soát hiện tượng chảy máu hoặc

giảm nhẹ những triệu chứng về hô hấp do tắc nghẽn đường

dẫn khí khi không thể cắt bỏ khối u được nữa. Liệu pháp

quang động học còn có thể được sử dụng để điều trị những

khối u rất nhỏ ở những bệnh nhân mà những phương pháp

điều trị ung thư phổi thông thường không phù hợp.

Thử nghiệm lâm sàng để đánh giá những phương pháp

điều trị ung thư mới là một sự lựa chọn dành cho nhiều

bệnh nhân ung thư phổi. Trong một số nghiên cứu tất cả các

bệnh nhân đều được điều trị bằng phương pháp mới. Trong

những nghiên cứu khác, bác sĩ so sánh các phương pháp

điều trị khác nhau bằng cách áp dụng phương pháp mới cho

một nhóm bệnh nhân và áp dụng phương pháp điều trị

thông thường cho một nhóm khác. Thông qua nghiên cứu

các bác sĩ sẽ tìm ra những phương pháp điều trị mới và có

thể là hiệu quả hơn trong việc điều trị bệnh ung thư phổi.

Điều trị ung thư không phải tế bào nhỏ

Bệnh nhân bị ung thư không phải tế bào nhỏ có thể được

điều trị theo một vài phương pháp. Lựa chọn phương pháp

nào phụ thuộc chủ yếu vào kích thước, vị trí và phạm vi của

khối u. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để điều trị

loại ung thư này. Phẫu thuật lạnh, phương pháp điều trị gây

đông và phá huỷ mô ung thư, có thể được sử dụng để kiểm

soát triệu chứng ở những giai đoạn muộn của ung thư

không phải tế bào nhỏ. Điều trị bằng tia phóng xạ và hóa trị

UNG THƯ PHỔI 27

liệu có thể được sử dụng để làm chậm quá trình phát triển

của bệnh và kiểm soát triệu chứng.

Điều trị ung thư tế bào nhỏ

Ung thư tế bào nhỏ có thể lan rất nhanh. Trong nhiều

trường hợp, tế bào ung thư có thể đã lan sang các bộ phận

khác của cơ thể khi bệnh được chẩn đoán. Để tiếp cận tế bào

ung thư trên toàn bộ cơ thể hầu như các bác sĩ luôn luôn sử

dụng hóa trị liệu. Quá trình điều trị còn có thể bao gồm việc

áp dụng tia phóng xạ chiếu vào khối u trong phổi hoặc

những khối u ở những bộ phận khác trong cơ thể (chẳng hạn

như ở trong não). Một số bệnh nhân được điều trị bằng tia

phóng xạ ở não ngay cả khi không tìm thấy ung thư ở vùng

này. Phương pháp điều trị này, còn được gọi là liệu pháp

chiếu xạ sọ não dự phòng, được áp dụng để ngăn ngừa sự

hình thành khối u trong não. Phẫu thuật là một phần trong kế

hoạch điều trị đối với một số ít bệnh nhân bị ung thư phổi tế

bào nhỏ.

6. Tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi là gì?

Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư phụ thuộc vào

phương pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi cá

thể. Tác dụng phụ thường là tạm thời. Bác sĩ và y tá có thể

giải thích những tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá

trình điều trị và họ cũng có thể gợi ý những cách thức giúp

làm giảm triệu chứng có thể phát sinh trong hoặc sau khi

điều trị.

28 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Phẫu thuật ung thư phổi là một đại phẫu thuật. Sau khi phẫu

thuật phổi, không khí và dịch có xu hướng tụ lại trong lồng

ngực. Bệnh nhân thường cần phải có người giúp đỡ khi trở

mình, ho và thở sâu. Những hoạt động này đóng vai trò

quan trọng trong quá trình hồi phục bởi vì chúng giúp mở

rộng mô phổi còn lại và loại bỏ khí và dịch thừa. Đau hoặc

thấy khó chịu ở ngực và tay cũng như khó thở là những tác

dụng phụ thường gặp trong phẫu thuật ung thư phổi. Bệnh

nhân có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để lấy lại năng

lượng và sức mạnh của cơ thể.

Hóa trị liệu tác dụng lên cả tế bào thường và tế bào ung thư.

Tác dụng phụ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc và liều

lượng cụ thể. Tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu

bao gồm buồn nôn và nôn, rụng tóc, đau miệng và mệt

mỏi.

Điều trị tia xạ, cũng giống như hóa trị liệu, ảnh hưởng tới

cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của tia

phóng xạ chủ yếu phụ thuộc vào bộ phận được chiếu tia và

liều chiếu. Tác dụng phụ thường gặp của tia phóng xạ là

khô và đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, thay đổi da ở vùng

điều trị, mất cảm giác ăn ngon. Bệnh nhân được chiếu xạ

vào não có thể bị đau đầu, thay đổi ngoài da, mệt mỏi, buồn

nôn và nôn, rụng tóc hoặc là có vấn đề với trí nhớ và quá

trình tư duy.

Liệu pháp quang động học làm cho da và mắt trở nên nhạy

cảm với ánh sáng trong vòng sáu tuần hoặc là lâu hơn sau khi

điều trị. Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

trực tiếp và ánh đèn quá sáng ở trong nhà ít nhất trong vòng

UNG THƯ PHỔI 29

sáu tuần. Nếu bệnh nhân phải đi ra ngoài thì họ cần phải mặc

quần áo bảo vệ và mang kính râm. Những tác dụng phụ tạm

thời khác của phương pháp điều trị quang động học có thể

bao gồm hiện tượng ho, khó nuốt, đau khi thở hoặc khó thở.

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về những việc cần phải

làm khi da bị phồng rộp, tấy đỏ hoặc sưng lên.

7. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Theo dõi sau khi điều trị ung thư phổi là rất quan trọng.

Kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi

trong sức khỏe và nếu ung thư xuất hiện trở lại hay ung thư

mới phát triển nó có thể được điều trị một cách sớm nhất.

Kiểm tra bao gồm việc khám sức khỏe, chụp X quang, hay

xét nghiệm cận lâm sàng. Giữa những cuộc hẹn khám định

kỳ, bệnh nhân ung thư phổi cần thông báo bất kỳ vấn đề nào

về sức khỏe của mình với bác sĩ càng sớm càng tốt.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Đại-Trực Tràng

1. Ung thư đại-trực tràng là gì?

Ung thư bắt đầu ở đại tràng được gọi là ung thư đại

tràng, còn ung thư bắt đầu ở trực tràng được gọi là ung thư

trực tràng. Ung thư ảnh hưởng tới cả hai phần này được gọi

là ung thư đại-trực tràng

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại-trực tràng là

gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra ung thư đại-trực tràng vẫn

chưa được xác định. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra các yếu

tố nguy cơ dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Độ tuổi. Ung thư đại-trực tràng có nhiều khả năng xuất

hiện hơn khi người ta già đi. Bệnh này thường gặp ở

những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, ung thư đại-trực

UNG THƯ ĐẠI -TR ỰC T R ÀNG 31

tràng có thể xuất hiện ở những người ít tuổi hơn, thậm

chí, trong một số trường hợp hiếm gặp, xuất hiện ở lứa

tuổi thanh niên.

Chế độ ăn. Ung thư đại-trực tràng dường như có liên

quan tới chế độ ăn có hàm lượng mỡ và calo cao, hàm lượng

chất xơ thấp. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò của

những yếu tố này và các yếu tố dinh dưỡng khác trong quá

trình phát triển ung thư đại-trực tràng.

Pôlyp. Pôlyp là các u lành tính ở thành trong của đại

tràng và trực tràng. Chúng khá phổ biến ở những người

trên 50 tuổi. Một số loại pôlyp làm tăng nguy cơ phát triển

ung thư đại-trực tràng. Một tình trạng bệnh di truyền,

hiếm gặp, được gọi là bệnh pôlyp gia đình, gây ra hàng

trăm pôlyp ở đại tràng và trực tràng. Nếu không được điều

trị, bệnh pôlyp gia đình gần như chắc chắn sẽ dẫn tới ung

thư đại-trực tràng.

Tiền sử cá nhân. Theo kết quả nghiên cứu những phụ nữ

có tiền sử ung thư buồng trứng, tử cung, hay ung thư vú có

nguy cơ phát triển ung thư đại-trực tràng cao hơn. Hơn nữa,

người đã bị ung thư đại-trực tràng có thể mắc lại bệnh này

lần thứ hai.

Tiền sử gia đình. Những người thân mức độ 1 (bố mẹ,

anh chị em ruột, con cái) của người đã bị mắc ung thư đại-

trực tràng có vẻ có nhiều khả năng phát triển loại ung thư

này hơn, đặc biệt là nếu người thân đó bị ung thư lúc còn

trẻ. Nếu nhiều thành viên trong gia đình bị ung thư đại-trực

tràng, thì nguy cơ mắc bệnh thậm chí còn cao hơn.

32 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Viêm loét đại tràng. Viêm loét đại tràng là tình trạng

niêm mạc đại tràng bị viêm. Tình trạng này sẽ làm tăng

nguy cơ phát triển ung thư đại-trực tràng.

3. Ung thư đại-trực tràng được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư đại-trực tràng là gì?

Bác sĩ có thể gợi ý một hoặc một vài xét nghiệm dưới đây.

Những xét nghiệm này được tiến hành để phát hiện ra

pôlyp, ung thư hoặc các bất thường khác ngay cả khi chưa

có triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bạn

có thể giải thích thêm về từng xét nghiệm.

Xét nghiệm máu trong phân là một xét nghiệm được sử

dụng để tìm máu ẩn trong phân. Đôi khi ung thư hay pôlyp

có thể gây chảy máu, và xét nghiệm tìm máu trong phân

được sử dụng để phát hiện khi chảy máu rất ít.

Soi đại tràng sigma là thủ thuật thăm dò trực tràng và đoạn

dưới đại tràng (đại tràng sigma) bằng một dụng cụ có nguồn

sáng được gọi là ống soi đại tràng sigma.

Soi đại tràng là thủ thuật thăm dò trực tràng và toàn bộ

đại tràng bằng ống soi đại tràng.

Chụp X quang có bari cản quang kép là phương pháp chụp

X quang đại tràng và trực tràng. Bệnh nhân được thụt một

dung dịch có chứa bari, dung dịch này sẽ làm hiện hình đại

tràng và trực tràng trên phim X quang.

Thăm trực tràng khi bác sĩ dùng một ngón tay đi găng và

được bôi trơn để khám những vùng bất thường trong trực

tràng.

UNG THƯ ĐẠI -TR ỰC T R ÀNG 33

Nhận biết triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ung thư đại-

trực tràng bao gồm:

- Thay đổi thói quen đại tiện

- Ỉa lỏng, táo bón, hay có cảm giác đi ngoài không hết

- Đi ngoài ra máu (hoặc đỏ tươi hoặc đen sẫm)

- Phân có khẩu kính hẹp hơn bình thường

- Cảm thấy khó chịu khắp bụng (thường bị đau bụng vì

trướng hơi, cổ trướng, đầy bụng và/hoặc co thắt)

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Thường xuyên mệt mỏi

- Nôn

Những triệu chứng này có thể do ung thư đại-trực tràng

hoặc có thể do các bệnh khác gây ra. Điều quan trọng là phải

đến bác sĩ kiểm tra.

4. Ung thư đại-trực tràng được chẩn đoán như thế

nào?

Để giúp tìm ra nguyên nhân gây các triệu chứng này

bác sĩ phải xem xét tiền sử của bệnh nhân. Bác sĩ tiến

hành thăm khám và thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm

chẩn đoán.

- Chụp X quang đại tràng, ví dụ như phương pháp cản

quang kép, có thể phát hiện ra pôlyp và các thay đổi khác.

34 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

- Soi đại tràng sigma cho phép bác sĩ quan sát bên trong

trực tràng và phần dưới đại tràng, có thể cắt pôlyp hoặc mô

bất thường để quan sát dưới kính hiển vi.

- Soi đại tràng cho phép bác sĩ quan sát bên trong trực

tràng và toàn bộ đại tràng, cắt pôlyp hoặc mô bất thường để

quan sát dưới kính hiển vi.

- Cắt pôlyp là phương pháp cắt bỏ pôlyp trong khi soi đại

tràng sigma hoặc soi đại tràng

- Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô để bác sĩ giải phẫu

bệnh quan sát dưới kính hiển vi và đưa ra chẩn đoán.

Các giai đoạn ung thư đại-trực tràng

Nếu ung thư được chẩn đoán bác sĩ cần phải biết giai

đoạn (hoặc phạm vi) của bệnh. Phân giai đoạn là việc xác

định xem ung thư đã lan chưa và nếu đã lan thì đến bộ phận

nào của cơ thể. Có thể cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm

để xác định giai đoạn ung thư. Biết giai đoạn bệnh sẽ giúp

bác sĩ lập phác đồ điều trị. Mô tả tổn thương theo giai đoạn

được trình bày dưới đây:

Giai đoạn 0. Ung thư ở giai đoạn rất sớm. Nó chỉ mới xuất

hiện ở lớp niêm mạc trên cùng của đại tràng hoặc trực tràng.

Giai đoạn I. Ung thư lan rộng ra thành trong của đại tràng

hoặc trực tràng.

Giai đoạn II. Ung thư đã lan ra bên ngoài đại tràng hoặc

trực tràng tới các mô lân cận, nhưng chưa tới hạch.

Giai đoạn III. Ung thư đã lan sang các hạch lân cận, nhưng

chưa tới các bộ phận khác của cơ thể.

UNG THƯ ĐẠI -TR ỰC T R ÀNG 35

Giai đoạn IV. Ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ

thể. Ung thư đại-trực tràng có xu hướng lan tới gan và/hoặc

phổi.

Tái phát. Ung thư tái phát có nghĩa là ung thư xuất hiện

trở lại sau khi điều trị. Bệnh có thể xuất hiện trở lại ở đại

tràng hoặc trực tràng hoặc ở một bộ phận khác trong cơ thể.

5. Ung thư đại-trực tràng được điều trị như thế nào?

Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào kích thước, vị trí,

phạm vi của khối u và tình trạng sức khỏe chung của bệnh

nhân. Bệnh nhân thường được một đội ngũ các bác sĩ

chuyên khoa điều trị, trong đó có thể có bác sĩ chuyên khoa

tiêu hóa, bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ ung thư nội khoa và bác sĩ

tia xạ ung thư. Một vài phương pháp điều trị ung thư được

sử dụng để điều trị ung thư đại-trực tràng. Đôi khi bác sĩ

điều trị bằng phương pháp phối hợp.

Phẫu thuật để cắt bỏ khối u là phương pháp phổ biến nhất

để điều trị ung thư đại-trực tràng. Thông thường, bác sĩ

phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với một phần đại tràng hoặc

trực tràng và các hạch lân cận. Trong hầu hết các trường

hợp, bác sĩ có thể nối lại những phần còn lành của đại tràng

hoặc trực tràng. Khi không thể nối lại những phần còn lành,

cần phải thực hiện phẫu thuật mở thông đại tràng tạm thời

hoặc vĩnh viễn. Mở thông đại tràng là một phẫu thuật tạo

đường thông từ đại tràng ra thành bụng để tạo ra một con

đường mới đưa chất thải ra ngoài. Sau phẫu thuật mở thông

đại tràng, bệnh nhân cần mang một túi đặc biệt để đựng

chất thải. Một số bệnh nhân cần phẫu thuật mở thông đại

36 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

tràng tạm thời để cho phép đại tràng dưới và trực tràng liền

lại sau khi phẫu thuật. Khoảng 15% bệnh nhân ung thư đại-

trực tràng cần phải được mở thông đại tràng vĩnh viễn.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư

để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được sử dụng

để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ

thể sau phẫu thuật, để kiểm soát sự phát triển của khối u

hoặc để giảm bớt triệu chứng của bệnh. Hóa trị liệu là

phương pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là thuốc đi vào

mạch máu và lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Hầu hết các

loại thuốc điều trị ung thư đều được tiêm trực tiếp vào tĩnh

mạch hoặc qua một ống thông luồn vào tĩnh mạch lớn và

lưu lại đó khi cần thiết. Một số loại thuốc ung thư ở dạng

viên.

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là phương pháp phóng xạ, sử

dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia

xạ trị liệu là phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là nó chỉ

ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Phương pháp

điều trị này thường được áp dụng nhất cho các bệnh nhân

ung thư trực tràng. Bác sĩ có thể sử dụng tia xạ trị liệu trước

khi phẫu thuật (để làm khối u co lại và dễ dàng cắt bỏ hơn)

hoặc sau khi phẫu thuật (để tiêu diệt tất cả tế bào ung thư

còn sót lại trong vùng điều trị). Tia xạ trị liệu còn được sử

dụng để làm giảm triệu chứng. Phóng xạ có thể do một máy

chiếu từ ngoài (chiếu xạ ngoài) hoặc từ một vật được đưa

vào bên trong cơ thể và đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó

(chiếu xạ trong). Một số bệnh nhân được điều trị bằng cả

chiếu xạ trong và chiếu xạ ngoài.

UNG THƯ ĐẠI -TR ỰC T R ÀNG 37

Liệu pháp sinh học, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, sử

dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm kiếm tế bào ung thư

trong cơ thể và tiêu diệt chúng. Các liệu pháp sinh học được

sử dụng để sửa chữa, kích thích hoặc tăng cường chức năng

chống lại ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch. Có thể

điều trị bằng liệu pháp sinh học trước khi phẫu thuật, đơn

độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu hoặc tia xạ trị liệu. Hầu

hết các loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học được

tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các phương pháp

điều trị mới là một lựa chọn điều trị phù hợp với nhiều bệnh

nhân ung thư đại-trực tràng. Trong một số nghiên cứu, tất

cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. Trong

những nghiên cứu khác bác sĩ so sánh các phương pháp

điều trị khác nhau bằng cách áp dụng một phương pháp

điều trị mới đã cho kết quả khả quan trong phòng thí

nghiệm cho một nhóm bệnh nhân và phương pháp điều trị

thường quy (phương pháp chuẩn) cho một nhóm bệnh nhân

khác.

Nghiên cứu đã mang lại nhiều thành tựu trong điều trị

ung thư đại-trực tràng. Qua nghiên cứu bác sĩ tìm ra các

phương pháp điều trị ung thư mới có thể hiệu quả hơn

phương pháp điều trị chuẩn.

6. Tác dụng phụ của điều trị ung thư đại-trực tràng là gì?

38 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Tác dụng phụ của điều trị ung thư phụ thuộc vào kiểu

điều trị và khác nhau ở từng bệnh nhân. Thông thường tác

dụng phụ mang tính tạm thời. Bác sĩ và y tá có thể giải thích

về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bệnh nhân nên thông báo

những tác dụng phụ nghiêm trọng với bác sĩ. Bác sĩ có thể

gợi ý các cách để giảm nhẹ triệu chứng có thể xảy ra trong

hoặc sau khi điều trị.

Phẫu thuật gây đau và nhạy cảm tạm thời ở vùng phẫu thuật.

Phẫu thuật ung thư đại-trực tràng có thể gây ỉa lỏng hoặc

táo bón tạm thời. Bệnh nhân được phẫu thuật mở thông đại

tràng có thể bị kích thích ở vùng da quanh lỗ mở. Bác sĩ, y tá

và bác sĩ chuyên khoa về mở thông ruột sẽ hướng dẫn bệnh

nhân cách vệ sinh tại chỗ và phòng chống hiện tượng kích

thích và nhiễm khuẩn.

Hóa trị liệu tác dụng cả lên tế bào lành và tế bào ung thư. Tác

dụng phụ tuỳ thuộc vào loại thuốc và liều lượng cụ thể. Tác

dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu là buồn nôn và nôn,

rụng tóc, đau miệng, ỉa lỏng và mệt mỏi. Các tác dụng phụ

nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng ít hơn, ví dụ như nhiễm

khuẩn hoặc chảy máu.

Tia xạ trị liệu, giống như hóa trị liệu, tác động đến cả tế bào

lành và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của tia xạ trị liệu chủ

yếu phụ thuộc vào liều lượng và bộ phận được điều trị. Các

tác dụng phụ thường gặp là mệt mỏi, thay đổi da ở vùng

chiếu xạ, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ỉa lỏng.

Đôi khi tia xạ trị liệu có thể gây chảy máu trực tràng (hiện

tượng phân có máu).

UNG THƯ ĐẠI -TR ỰC T R ÀNG 39

Liệu pháp sinh học có thể gây ra các tác dụng phụ khác

nhau tuỳ theo từng loại điều trị. Thông thường phương

pháp điều trị này gây ra các triệu chứng giống cảm cúm,

như rét run, sốt, mệt mỏi và buồn nôn.

7. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Theo dõi sau khi điều trị ung thư đại-trực tràng là rất

quan trọng. Khám định kỳ giúp phát hiện ra tất cả những

thay đổi về sức khỏe. Nếu ung thư xuất hiện lại hay ung thư

mới phát triển, nó có thể được điều trị ngay. Các thăm khám

bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm máu trong phân, soi

đại tràng, chụp X quang lồng ngực và các xét nghiệm cận

lâm sàng. Giữa các lần khám định kỳ, bệnh nhân ung thư

đại-trực tràng nên thông báo ngay với bác sĩ về tất cả những

vấn đề sức khỏe khi chúng xuất hiện.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Cổ Tử Cung

1. Ung thư cổ tử cung là gì

Ung thư cổ tử cung, một loại ung thư thường gặp ở phụ

nữ, là một căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất

hiện trong mô cổ tử cung. Cổ tử cung là đoạn mở của tử

cung. Tử cung là một bộ phận có hình quả lê, rỗng nơi bào

thai phát triển. Cổ tử cung nối tử cung với âm đạo (ống sinh

sản).

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm. Trước khi

phát hiện ra tế bào ung thư ở cổ tử cung, các mô ở cổ tử

cung trải qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thư-

ờng bắt đầu xuất hiện (hiện tượng loạn sản). Những tế bào

ung thư này thường được phát hiện nhờ việc làm phiến đồ

âm đạo (xét nghiệm Pap). Muộn hơn, tế bào ung thư bắt

đầu phát triển và lan sâu thêm vào cổ tử cung và những

vùng xung quanh.

Do ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng, bác

sĩ phải tiến hành xét nghiệm hàng loạt để tìm bệnh. Xét

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 41

nghiệm đầu tiên là làm phiến đồ âm đạo Pap, được tiến

hành bằng cách dùng một miếng bông, một bàn chải, hoặc

một que gỗ nhỏ để cạo nhẹ bên ngoài cổ tử cung để lấy tế

bào.

Nếu phát hiện ra tế bào bất thường bác sẽ phải cắt một

mẫu mô (gọi là sinh thiết) ở cổ tử cung và quan sát dưới

kính hiển vi để xem có tế bào ung thư không. Sinh thiết

mảnh mô nhỏ có thể được thực hiện tại phòng khám của bác

sĩ. Nếu cần lấy một mảnh lớn hơn (cắt hình nón) bệnh nhân

có thể phải đến bệnh viện.

Tiên lượng (khả năng hồi phục) và việc lựa chọn phương

pháp điều trị được quyết định dựa trên giai đoạn ung thư

(ung thư còn trong cổ tử cung hay đã lan sang bộ phận khác

của cơ thể) và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung là gì?

Bằng cách nghiên cứu một số lượng lớn phụ nữ trên toàn

thế giới, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố

nguy cơ nhất định làm tăng khả năng chuyển tế bào bình

thường ở cổ tử cung thành bất thường hay ung thư. Họ tin

rằng, trong nhiều trường hợp, ung thư cổ tử cung phát triển

khi có từ hai yếu tố trở lên hoạt động cùng một lúc.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục

trước 18 tuổi và những phụ nữ có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc

ung thư cổ tử cung cao hơn. Người phụ nữ cũng có nguy cơ

mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nếu bạn tình bắt đầu quan hệ

42 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

tình dục lúc còn quá trẻ, đã có nhiều bạn tình, hoặc trước đây

kết hôn với người bị ung thư cổ tử cung.

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao việc

quan hệ tình dục của người phụ nữ và bạn tình của họ lại

ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại vi rút lây

nhiễm qua đường tình dục có thể khiến tế bào trong cổ tử

cung trải qua hàng loạt thay đổi từ đó có thể dẫn tới ung

thư. Phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ với những

người đã từng có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc ung thư cổ

tử cung cao hơn ít nhất một phần bởi vì khả năng nhiễm vi

rút lây qua đường tình dục cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng

của loại vi rút lây qua đường tình dục có tên là vi rút papilloma ở

người (HPV). Một số loại HPV lây nhiễm qua đường tình

dục gây ra mụn cơm ở vùng sinh dục. Bên cạnh đó, các nhà

khoa học còn cho rằng một số loại vi rút này có thể gây ra sự

phát triển của những tế bào bất thường ở cổ tử cung và góp

phần vào quá trình phát triển ung thư. Họ phát hiện ra rằng

phụ nữ mang HPV hoặc những người có bạn tình mang

HPV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn bình th-

ường. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bị nhiễm HPV không bị

ung thư cổ tử cung, và loại vi rút này cũng không có mặt ở

tất cả những phụ nữ bị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, các nhà

khoa học tin rằng còn có những yếu tố khác tác động cùng

với HPV, ví dụ như vi rút Herpes sinh dục cũng có thể góp

phần. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để biết chính xác vai trò

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 43

của những loại vi rút này và phương thức chúng hoạt động

cùng với các yếu tố khác đối với sự phát triển của bệnh ung

thư cổ tử cung.

Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung,

mặc dù vẫn chưa biết rõ là như thế nào và tại sao. Nguy cơ

này dường như tăng tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá mà ngư-

ời phụ nữ hút hàng ngày và số năm hút thuốc.

Những phụ nữ có mẹ uống diethylstilbestrol (DES) trong khi

mang thai để ngừa sẩy thai cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử

cung cao hơn. (Thuốc được sử dụng cho mục đích này

khoảng từ năm 1940-1970). Một loại ung thư âm đạo và cổ

tử cung hiếm gặp được phát hiện thấy ở một số ít những

bệnh nhân có mẹ đã sử dụng DES.

Một số báo cáo cho biết những phụ nữ có hệ thống miễn

dịch bị suy yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung

cao hơn những người khác. Ví dụ, phụ nữ bị nhiễm vi rút

suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS có nguy

cơ ung thư cao hơn. Những bệnh nhân được ghép tạng

phải dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch chống thải

ghép có nguy cơ bị tổn thương tiền ung thư cao hơn

những người khác.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ mắc ung thư cổ

tử cung tăng lên ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai . Tuy

nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra được liệu thuốc tránh

thai có trực tiếp gây ra ung thư cổ tử cung không. Mối

quan hệ này rất khó chứng minh bởi vì hai nguy cơ chính

gây ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục khi còn trẻ và

44 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

có nhiều bạn tình cũng có thể thường gặp hơn ở những

phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai so với những phụ nữ

không sử dụng thuốc tránh thai. Như vậy, các nhãn dán

trên thuốc tránh thai cũng cảnh báo nguy cơ này và

khuyên những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nên làm

phiến đồ Pap hàng năm.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin A đóng một vai trò

quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc phòng chống những thay

đổi tiền ung thư trong những tế bào giống như những tế bào

trên bề mặt cổ tử cung. Những nghiên cứu tiếp theo về các

dạng của vitamin A có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ

hơn về việc phòng chống ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, việc phát hiện sớm và điều trị biến đổi tiền ung

thư vẫn là những cách thức phòng chống ung thư cổ tử cung

hiệu quả nhất. Thông tin về phát hiện sớm trình bày chi tiết

trong mục riêng ở dưới đây. Phụ nữ nên nói chuyện với bác

sĩ của họ về lịch khám kiểm tra phù hợp. Lời khuyên của bác

sĩ sẽ dựa trên cơ sở những yếu tố như độ tuổi, tiền sử bệnh

sử, và các yếu tố nguy cơ.

3. Ung thư cổ tử cung được phát hiện như thế nào?

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung là gì?

Nhiều năm qua, các bác sĩ đã sử dụng những thuật ngữ

khác nhau để nói tới những thay đổi bất thường ở những tế

bào trên bề mặt cổ tử cung. Một thuật ngữ được sử dụng hiện

nay là tổn thương trong biểu mô tế bào vảy (SIL). (Từ tổn

thương đề cập tới vùng có mô bất thường; trong biểu mô có

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 45

nghĩa là những tế bào bất thường mà chỉ có trên lớp tế bào bề

mặt). Những thay đổi ở những tế bào này có thể phân chia

thành hai loại:

SIL mức độ thấp đề cập tới những thay đổi còn sớm về

kích thước, hình dáng, và số lượng tế bào tạo nên bề mặt cổ

tử cung. Một số tổn thương mức độ thấp có thể tự biến mất.

Tuy nhiên, theo thời gian, một số tổn thương khác có thể

phát triển rộng hơn hoặc trở nên bất thường hơn, tạo nên

tổn thương mức độ cao. Tổn thương tiền ung thư mức độ

thấp có thể gọi là hiện tượng loạn sản nhẹ hoặc hiện tượng

tân tạo trong biểu mô cổ tử cung 1 (CIN 1). Những thay đổi

ban đầu như vậy thường xảy ra nhất ở những phụ nữ tuổi

từ 25-35 nhưng cũng có thể xuất hiện ở những nhóm tuổi

khác.

SIL mức độ cao có nghĩa là có một số lượng lớn tế bào có

dấu hiệu tiền ung thư; chúng trông rất khác những tế bào

thường. Giống như SIL mức độ thấp, những thay đổi tiền ung

thư này chỉ liên quan tới những tế bào trên bề mặt cổ tử cung.

Những tế bào này sẽ không trở thành ung thư và không xâm

lấn vào những lớp tế bào sâu hơn của cổ tử cung trong nhiều

tháng, có thể trong nhiều năm. Tổn thương mức độ cao còn

được gọi là hiện tượng loạn sản mức độ vừa hoặc nặng, CIN

2 hoặc 3, hay ung thư biểu mô nông tại chỗ. Chúng thường

xuất hiện nhiều nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến

40 nhưng cũng có thể xảy ra ở những độ tuổi khác.

Nếu những tế bào bất thường lan sâu hơn vào cổ tử cung

hoặc tới các mô khác hoặc các cơ quan khác, bệnh được gọi

AVG

46 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

là ung thư cổ tử cung, hay ung thư cổ tử cung thể xâm lấn.

Nó thường xảy ra nhất ở những phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40.

Phát hiện sớm

Nếu tất cả phụ nữ được thăm khám vùng chậu và làm

nghiệm pháp Pap định kỳ thì hầu hết các điều kiện tiền ung

thư sẽ được phát hiện và được điều trị trước khi ung thư

xuất hiện. Bằng cách đó, hầu hết các loại ung thư thể xâm

lấn có thể phòng ngừa được. Tất cả các loại ung thư thể xâm

lấn xảy ra có thể được phát hiện ra ở giai đoạn sớm và có thể

chữa khỏi được.

Khi khám vùng chậu, bác sĩ kiểm tra tử cung, âm đạo,

buồng trứng, vòi trứng, bàng quang, và trực tràng. Bác sĩ sẽ

khám những cơ quan này để phát hiện ra những bất thường

về hình dáng và kích thước. Bác sĩ có thể phải sử dụng một

mỏ vịt để mở rộng âm đạo giúp nhìn thấy phần trên cao của

âm đạo và cổ tử cung.

Nghiệm pháp Pap là một xét nghiệm đơn giản, không

đau để phát hiện ra những tế bào bất thường ở trong và

xung quanh cổ tử cung. Phụ nữ nên làm nghiệm pháp này

ngoài những ngày có kinh nguyệt; thời gian tốt nhất là

khoảng 10 đến 20 ngày sau ngày thứ nhất của chu kỳ kinh

nguyệt. Trong khoảng hai ngày trước khi tiến hành nghiệm

pháp Pap, nên tránh tắm vòi hoa sen hoặc sử dụng bọt, kem,

hay gel diệt tinh trùng hoặc đặt thuốc âm đạo (trừ những

loại được bác sĩ chỉ định), những loại thuốc này có thể rửa

trôi hoặc giấu đi các tế bào bất thường.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 47

Nghiệm pháp Pap có thể tiến hành ở phòng khám hoặc

trong bệnh viện. Dùng một cái nạo bằng gỗ (cái bay) hoặc

một bàn chải nhỏ để lấy tế bào cổ tử cung và phần trên âm

đạo. Những tế bào này được đặt lên một phiến kính và gửi

tới phòng thí nghiệm để kiểm tra nhằm phát hiện ra những

thay đổi bất thường.

Cách thức miêu tả kết quả nghiệm pháp Pap đang thay

đổi. Phương pháp mới nhất là phương pháp sử dụng hệ

thống Bethesda. Những thay đổi được mô tả theo SIL mức độ

thấp hoặc là SIL mức độ cao. Nhiều bác sĩ cho rằng hệ thống

Bethesda cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn hệ thống cũ, hệ

thống cũ sử dụng các con số từ hạng 1 đến hạng 5. (Trong

hạng 1, tế bào trong mẫu xét nghiệm là bình thường, còn

hạng 5 là ung thư thể xâm lấn). Phụ nữ nên đề nghị bác sĩ giải

thích hệ thống mô tả kết quả cho nghiệm pháp Pap của họ.

Phụ nữ nên đi khám định kỳ, bao gồm khám vùng chậu và

làm nghiệm pháp Pap, nếu họ ở độ tuổi hoặc đã ở độ tuổi có

hoạt động tình dục hay nếu họ >18 tuổi. Những người có nguy

cơ ung thư cổ tử cung tăng cao cần đặc biệt tuân theo lời

khuyên của bác sĩ về việc khám định kỳ. Những phụ nữ đã đ-

ược cắt tử cung (phẫu thuật cắt tử cung và cả cổ tử cung) nên

hỏi ý kiến bác sĩ về việc khám vùng chậu và làm nghiệm pháp

Pap.

Những thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung thường không

gây đau đớn. Thực tế là chúng thường không gây ra bất kỳ

triệu chứng nào và sẽ không được phát hiện nếu người phụ

nữ không đi khám và làm nghiệm pháp Pap.

48 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi tế bào

bất thường ở cổ tử cung trở thành ung thư và xâm lấn vào

các mô bên cạnh. Khi điều này xảy ra thì hiện tượng thường

gặp nhất là ra máu một cách bất thường. Hiện tượng ra máu

có thể bắt đầu và ngừng ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, hoặc có

thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục, tắm vòi hoa sen, hoặc là

khám vùng chậu. Kinh nguyệt có thể kéo dài hơn và với số

lượng nhiều hơn bình thường. Ra máu sau khi mãn kinh có

thể là một triệu chứng của ung thư cổ tử cung. Hiện tượng

ra nhiều khí hư là một triệu chứng khác của ung thư cổ tử

cung.

Những triệu chứng này có thể do ung thư hoặc các bệnh

khác gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể khẳng định được. Điều

quan trọng là người phụ nữ phải đến khám bác sĩ ngay khi

có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

4. Ung thư cổ tử cung được chẩn đoán như thế nào?

Khi phát hiện ra ung thư cổ tử cung bệnh nhân sẽ phải

làm thêm các xét nghiệm để xem tế bào ung thư đã lan sang

các bộ phận khác của cơ thể chưa. Việc thăm dò này là quá

trình phân giai đoạn. Để lên kế hoạch điều trị bác sĩ cần phải

biết bệnh đang ở giai đoạn nào. Ung thư cổ tử cung được

chia thành những giai đoạn sau:

Giai đoạn 0 hay ung thư biểu mô nông tại chỗ

Ung thư biểu mô nông tại chỗ là giai đoạn ung thư rất

sớm. Tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp tế bào đầu

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 49

tiên của niêm mạc cổ tử cung và không xâm lấn vào những

lớp mô sâu hơn.

Giai đoạn I

Ung thư chỉ gây tổn thương cổ tử cung mà chưa lan sang

khu vực lân cận.

Giai đoạn IA: Một lượng nhỏ tế bào ung thư ở sâu hơn

trong lớp mô cổ tử cung nhưng chỉ được phát hiện ra trên

kính hiển vi.

Giai đoạn IB: Một lượng lớn tế bào ung thư được phát hiện

ra trong lớp mô cổ tử cung.

Giai đoạn II

Ung thư đã lan sang những vùng lân cận nhưng còn giới

hạn trong vùng chậu.

Giai đoạn IIA: Ung thư đã lan hết cổ tử cung tới 2/3 trên

âm đạo.

Giai đoạn IIB: Ung thư đã lan sang mô xung quanh cổ tử

cung.

Giai đoạn III

Ung thư đã lan ra ngoài vùng chậu. Tế bào ung thư có thể

lan tới phần dưới âm đạo. Những tế bào này có thể lan sang

và làm tắc nghẽn niệu quản.

Giai đoạn IV

Ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

50 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Giai đoạn IVA: Ung thư đã lan sang bàng quang hay trực

tràng (những cơ quan gần cổ tử cung).

Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan sang các cơ quan ở xa nh-

ư phổi.

Ung thư tái phát

Bệnh tái phát có nghĩa là ung thư xuất hiện trở lại sau khi

đã được điều trị. Nó có thể xuất hiện lại ở cổ tử cung hoặc ở

một vị trí khác.

5. Ung thư cổ tử cung được điều trị như thế nào?

Ba phương pháp điều trị được áp dụng cho điều trị ung

thư cổ tử cung.

- Phẫu thuật (cắt bỏ ung thư bằng phẫu thuật)

- Tia xạ trị liệu (dùng tia X liều cao hoặc tia có năng lượng

cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư).

- Hóa trị liệu (sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư)

Bác sĩ có thể sử dụng một trong vài phương pháp phẫu

thuật đối với ung thư biểu mô nông tại chỗ để tiêu diệt mô

ung thư:

- Phẫu thuật lạnh là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư

bằng cách làm đông lạnh nó.

- Phẫu thuật bằng tia lazer là phương pháp dùng chùm

tia hẹp có cường độ ánh sáng mạnh để diệt tế bào ung thư.

Bác sĩ có thể loại bỏ ung thư bằng cách áp dụng một

trong ba dạng phẫu thuật sau:

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 51

- Thủ thuật cắt bỏ mô hình nón là phương pháp lấy ra

một mảnh mô hình nón ở nơi phát hiện ra sự bất thường. Có

thể áp dụng thủ thuật cắt hình nón để sinh thiết một mảnh

mô. Nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng để điều trị

ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

- Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp khác là cắt bằng

vòng dây điện (LEEP) để loại bỏ mô bất thường. Phương

pháp LEEP sử dụng một dòng điện truyền qua một vòng

dây kim loại mảnh đóng vai trò như một con dao.

- Chùm tia lazer có thể được sử dụng như một con dao

để loại bỏ mô ung thư.

- Thủ thuật cắt tử cung là phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ

tử cung cùng với ung thư. Nếu tử cung được lấy ra qua âm

đạo thì phẫu thuật đó được gọi là thủ thuật cắt tử cung qua

âm đạo. Nếu tử cung được lấy ra qua vết mổ ở bụng thì

phẫu thuật đó được gọi là thủ thuật cắt toàn bộ tử cung qua

ổ bụng. Đôi khi buồng trứng và vòi trứng cũng được cắt bỏ,

loại phẫu thuật này được gọi là thủ thuật cắt buồng trứng và

vòi trứng hai bên.

- Thủ thuật cắt tử cung triệt để là loại phẫu thuật mà

trong đó cổ tử cung, tử cung và một phần âm đạo được cắt

bỏ. Các hạch bạch huyết trong vùng này cũng được vét bỏ.

- Nếu ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung hay những cơ

quan sinh dục, bác sĩ có thể cắt bỏ đoạn dưới đại tràng, trực

tràng, hoặc bàng quang (tuỳ vào vị trí mà ung thư đã lan tới)

cùng với cổ tử cung, tử cung và âm đạo. Phương pháp này

được gọi là cắt bỏ nội tạng và hiếm khi được sử dụng. Có

52 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

thể sau đó phải tiến hành phầu thuật tạo hình để tạo âm đạo

giả.

Tia xạ trị liệu là việc sử dụng tia X hay những tia có năng

lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư và làm khối u nhỏ

lại. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy bên ngoài cơ

thể (chiếu xạ ngoài) hay từ những nguyên liệu phát xạ (các

chất đồng vị phóng xạ) được đưa vào vùng có tế bào ung

thư qua những ống nhựa nhỏ (chiếu xạ trong). Có thể sử

dụng tia phóng xạ đơn độc hoặc bổ sung cho phẫu thuật.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế

bào ung thư. Thuốc có thể ở dạng uống như viên nang hoặc

có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch.

Hóa trị liệu còn được gọi là phương pháp điều trị hệ thống

hay toàn thân bởi thuốc đi vào mạch máu tới khắp cơ thể và

có thể tiêu diệt tế bào ung thư ở ngoài cổ tử cung.

Điều trị theo giai đoạn

Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào giai đoạn

bệnh, kích thước khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng

chung, và nguyện vọng sinh con.

Điều trị ung thư cổ tử cung đối với bệnh nhân đang mang

thai có thể được trì hoãn tuỳ theo giai đoạn ung thư và bệnh

nhân đang mang thai tháng thứ mấy.

Phương pháp điều trị chuẩn có thể được xem xét bởi tính

hiệu quả của nó đối với những bệnh nhân trong những

nghiên cứu trước đây hoặc có thể xem xét khả năng tham

gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Không phải tất cả bệnh

nhân đều được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị chuẩn

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 53

và một số phương pháp điều trị chuẩn có thể có nhiều tác

dụng phụ hơn mong muốn. Vì những lý do này mà thử

nghiệm lâm sàng được tiến hành để tìm ra phương pháp

điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân ung thư dựa trên

những thông tin mới nhất. Thử nghiệm lâm sàng được tiến

hành ở nhiều nơi cho hầu hết các giai đoạn ung thư cổ tử

cung.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0 đôi khi còn được gọi là

ung thư biểu mô nông tại chỗ.

Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp

dưới đây:

(1) Thủ thuật cắt hình nón

(2) Phẫu thuật bằng lazer

(3) Thủ thuật cắt bằng vòng dây điện (LEEP)

(4) Phẫu thuật lạnh

(5) Phẫu thuật cắt bỏ vùng ung thư, cổ tử cung, và tử

cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường âm đạo hoặc

qua đường ổ bụng) cho những phụ nữ không thể

hoặc không muốn có con nữa.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn I

Có thể điều trị theo một trong những phương pháp điều

trị sau tuỳ theo độ sâu mà tế bào ung thư xâm lấn vào mô

lành:

Ung thư giai đoạn IA:

54 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

(1) Phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tử cung, và cổ tử cung (cắt

tử cung toàn bộ qua đường ổ bụng). Hai buồng trứng

cũng có thể bị cắt bỏ (cắt buồng trứng, vòi trứng hai

bên), nhưng thường không được tiến hành ở các phụ

nữ trẻ.

(2) Cắt hình nón

(3) Đối với những khối u đã xâm lấn sâu hơn (3 - 5mm):

Phẫu thuật cắt ung thư, tử cung và một phần âm đạo

(cắt tử cung triệt để) cùng với các hạch ở vùng chậu

(phương pháp vét hạch).

(4) Điều trị bằng tia phóng xạ trong.

Ung thư giai đoạn IB:

(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài

(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.

(3) Cắt tử cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng

điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn II

Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Ung thư giai đoạn IIA:

(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài.

(2) Cắt tử cung triệt để và vét hạch.

(3) Cắt tử cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng

điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 55

(4) Điều trị tia phóng xạ và hóa chất

Ung thư giai đoạn IIB:

(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa

chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn III

Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau

đây.

(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa

chất.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV

Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Ung thư giai đoạn IVA:

(1) Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài cộng với hóa chất.

Ung thư giai đoạn IVB:

(1) Điều trị tia phóng xạ làm giảm triệu chứng của bệnh

ung thư

(2) Hóa trị liệu

Ung thư cổ tử cung tái phát

Nếu ung thư xuất hiện trở lại ở vùng chậu, điều trị có thể là:

(1) Điều trị tia phóng xạ phối hợp với hóa chất

(2) Hóa trị liệu giảm triệu chứng ung thư

56 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Nếu ung thư xuất hiện trở lại ở ngoài vùng chậu, bệnh

nhân có thể chọn lựa một thử nghiệm lâm sàng dùng hóa

chất điều trị toàn thân.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Khám theo dõi định kỳ bao gồm khám vùng chậu, làm

nghiệm pháp Pap và các xét nghiệm cận lâm sàng khác.

Khám định kỳ là rất quan trọng đối với tất cả phụ nữ đã đ-

ược điều trị những thay đổi tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử

cung. Bác sĩ sẽ tiến hành làm những xét nghiệm này và

khám định kỳ trong vài năm để kiểm tra những dấu hiệu

báo hiệu bệnh lý tái phát.

Điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ sau nhiều

năm. Vì lý do này bệnh nhân nên tiếp tục khám định kỳ và

thông báo ngay với bác sĩ những vấn đề bất thường về sức

khỏe.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Bàng Quang

1. Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư chỉ giới hạn ở các tế bào nằm trong niêm mạc

bàng quang được gọi là ung thư bàng quang nông. Bác sĩ có

thể gọi là ung thư biểu mô nông tại chỗ. Loại ung thư này

thường tái phát sau khi điều trị. Khi đó bệnh thường tái phát

dưới dạng một u nông khác ở bàng quang.

Ung thư bắt đầu từ một khối u nông có thể phát triển

xuyên qua niêm mạc và xâm nhập vào thành cơ của bàng

quang. Tình trạng này được gọi là ung thư xâm lấn. Ung thư

xâm lấn có thể lan qua thành bàng quang. Nó có thể xâm lấn

vào các cơ quan lân cận như tử cung hoặc âm đạo (ở nữ giới)

hoặc tuyến tiền liệt (ở nam giới). Nó còn có thể xâm lấn vào

thành bụng.

Khi ung thư bàng quang lan ra bên ngoài bàng quang

thì tế bào ung thư thường xuất hiện ở các hạch bạch huyết

lân cận. Nếu tế bào ung thư đã xâm lấn vào những hạch

này thì có nghĩa là tế bào ung thư cũng có thể đã lan tới

58 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

những hạch khác hoặc các cơ quan khác như phổi, gan

hoặc xương.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang là gì?

Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:

Độ tuổi. Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên khi

người ta già đi. Những người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc căn

bệnh này.

Thuốc lá. Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính.

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao

hơn người không hút thuốc hai đến ba lần. Người hút thuốc

lá tẩu hoặc xì gà còn có nguy cơ cao hơn.

Nghề nghiệp. Một số công nhân có nguy cơ mắc ung thư

bàng quang cao hơn do tiếp xúc với các tác nhân gây ung

thư ở nơi làm việc. Công nhân trong ngành cao su, hóa chất

và thuộc da có nguy cơ cao. Nhân viên làm đầu, thợ máy,

công nhân kim khí, thợ in, họa sĩ, công nhân ngành dệt may

và tài xế lái xe tải cũng có nguy cơ cao.

Nhiễm khuẩn. Bị nhiễm một số loại kí sinh trùng nhất

định có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng

quang. Những loại kí sinh trùng này thường phổ biến ở

những vùng nhiệt đới.

Chế độ điều trị có sử dụng cyclophosphamid hoặc

arsenic. Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị ung

thư và một số tình trạng bệnh khác. Chúng làm tăng nguy

cơ mắc ung thư bàng quang.

UNG THƯ B ÀNG QUANG 59

Chủng tộc. Người da trắng có nguy cơ mắc ung thư bàng

quang cao gấp hai lần người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban

Nha. Tỷ lệ mắc thấp nhất là ở người châu Á.

Giới nam. Nguy cơ mắc ung thư bàng quang ở nam giới

cao hơn ở nữ giới hai đến ba lần.

Tiền sử gia đình. Những người có thành viên trong gia

đình bị ung thư bàng quang có vẻ có nguy cơ mắc bệnh cao

hơn. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu những thay đổi

trong một số gen nhất định có thể gây tăng nguy cơ mắc ung

thư bàng quang.

3. Ung thư bàng quang được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư bàng quang là gì?

Những triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang

bao gồm:

- Đi tiểu ra máu (làm cho nước tiểu có màu từ hồng nhạt

đến đỏ thẫm).

- Đái buốt.

- Đái nhiều lần hoặc đái rắt.

Những triệu chứng này không phải là những dấu hiệu

chắc chắn của ung thư bàng quang. Tình trạng nhiễm

khuẩn, u lành tính, sỏi bàng quang hoặc các tình trạng bệnh

khác có thể gây ra những triệu chứng này. Tất cả những

người có các triệu chứng này nên đến gặp bác sĩ để được

chẩn đoán và điều trị các vấn đề bất thường một cách sớm

nhất. Những người có các triệu chứng này có thể gặp bác sĩ

gia đình hoặc một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu

60 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

4. Ung thư bàng quang được chẩn đoán như thế nào?

Nếu một bệnh nhân có triệu chứng nghi ung thư bàng

quang, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu về sức khỏe nói

chung và có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Có thể tiến hành một hoặc vài xét nghiệm dưới đây:

Khám lâm sàng. Bác sĩ khám bụng và hố chậu để tìm

khối u. Khám lâm sàng có thể bao gồm thăm trực tràng hoặc

âm đạo.

Xét nghiệm nước tiểu. Phòng xét nghiệm sẽ tìm xem có

máu, tế bào ung thư và các dấu hiệu bệnh khác trong nước

tiểu hay không.

Chụp thận-niệu quản có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh

mạch. Bác sĩ tiêm một loại thuốc cản quang vào mạch máu.

Thuốc này tích tụ lại trong nước tiểu, làm hiện lên hình ảnh

của bàng quang trên phim X quang.

Soi bàng quang. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có nguồn

sáng (ống nội soi bàng quang) để quan sát trực tiếp bên

trong bàng quang. Bác sĩ đưa ống soi vào trong bàng quang

qua niệu đạo để quan sát niêm mạc bàng quang. Bệnh nhân

có thể cần được gây tê khi thực hiện thủ thuật này.

Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết - tức lấy một mẫu mô -

qua ống nội soi. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu

mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đối với một

số ít bệnh nhân, bác sĩ cắt bỏ toàn bộ vùng ung thư khi tiến

hành sinh thiết. Đối với những bệnh nhân này, ung thư bàng

UNG THƯ B ÀNG QUANG 61

quang được chẩn đoán và điều trị chỉ trong một lần can

thiệp

5. Ung thư bàng quang được điều trị như thế nào?

Phẫu thuật: là một phương pháp điều trị ung thư bàng

quang phổ biến. Loại phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào giai

đoạn và cấp độ của khối u. Bác sĩ có thể giải thích từng loại

phẫu thuật và thảo luận để tìm ra phương pháp điều trị phù

hợp nhất cho bệnh nhân.

Thủ thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo: Bác sĩ có thể

điều trị ung thư bàng quang sớm (nông) bằng thủ thuật cắt

bỏ u bàng quang qua niệu đạo (TUR). Trong khi tiến hành

TUR, bác sĩ đưa một ống nội soi vào bàng quang qua niệu

đạo. Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ có một vòng dây

điện nhỏ ở đầu để cắt bỏ ung thư và đốt toàn bộ tế bào ung

thư còn sót lại bằng một dòng điện. (Đây gọi là phương

pháp đốt tia điện). Bệnh nhân có thể cần nằm viện và gây

mê. Sau TUR, bệnh nhân cũng có thể sử dụng hóa chất hoặc

liệu pháp sinh học.

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang triệt để: Đối với ung thư bàng

quang thể xâm lấn, loại phẫu thuật thường được sử dụng

nhất là cắt bỏ bàng quang triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn loại

phẫu thuật này khi ung thư nông lan rộng khắp một phần lớn

bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để là cắt bỏ

toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và

các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư. Ở nam

giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh

và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng,

vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.

62 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Thủ thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Trong một số trường

hợp, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ một phần bàng quang, gọi là phẫu

thuật cắt bỏ bàng quang bán phần. Bác sĩ lựa chọn loại phẫu

thuật này khi bệnh nhân có ung thư cấp độ thấp đã xâm lấn

vào thành bàng quang nhưng mới chỉ khu trú ở một vùng.

Liệu pháp chiếu xạ. Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể

được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số

bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để

tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực.

Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ

khi không còn khả năng phẫu thuật.

Bác sĩ sử dụng hai cách chiếu xạ để điều trị ung thư

bàng quang:

Chiếu xạ ngoài: Một máy chiếu lớn bên ngoài cơ thể hướng

tia vào vùng khối u. Hầu hết bệnh nhân chiếu xạ ngoài được

điều trị ngoại trú 5 ngày một tuần trong thời gian 5-7 tuần.

Phác đồ điều trị này giúp bảo vệ các tế bào và mô lành tránh

sự lan toả của tổng liều phóng xạ. Thời gian điều trị có thể

ngắn hơn khi kết hợp chiếu xạ ngoài với chiếu xạ áp sát.

Chiếu xạ trong: Bác sĩ đặt một dụng cụ nhỏ chứa chất

phóng xạ vào trong bàng quang qua niệu đạo hoặc qua một

vết rạch ở vùng bụng. Bệnh nhân cần nằm viện vài ngày

trong thời gian điều trị. Để bảo vệ những người khác tránh

khỏi tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân thường không được

có người tới thăm hoặc chỉ được gặp họ trong một thời gian

ngắn khi nguồn xạ còn trong cơ thể. Khi nguồn xạ được lấy

ra thì phóng xạ không còn ở lại trong cơ thể.

UNG THƯ B ÀNG QUANG 63

Một số bệnh nhân ung thư bàng quang được điều trị

bằng cả hai cách chiếu xạ.

Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.

Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.

Đối với bệnh nhân có ung thư bàng quang nông, bác sĩ có

thể đưa hóa chất vào trong bàng quang sau khi cắt bỏ ung

thư qua đường niệu đạo. Đây là phương pháp điều trị tại

chỗ. Bác sĩ đưa một ống thông vào bàng quang qua niệu đạo

và qua đó bơm thuốc ở dạng nước vào bàng quang. Các loại

thuốc này lưu lại trong bàng quang dăm bảy giờ. Chúng chủ

yếu ảnh hưởng tới những tế bào trong bàng quang. Thông

thường, bệnh nhân được điều trị như vậy một lần một tuần

trong dăm bảy tuần. Đôi khi, người ta điều trị một hoặc vài

lần mỗi tháng và kéo dài như vậy tới một năm.

Nếu ung thư đã xâm lấn sâu vào bàng quang hoặc lan tới

các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác, bác sĩ có thể đưa

thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp

điều trị toàn thân, thuốc đi vào mạch máu tới hầu hết các bộ

phận trong cơ thể. Các loại thuốc thường được điều trị theo

chu kỳ để có một thời gian nghỉ hồi phục tiếp theo sau một

đợt điều trị.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất đơn độc

hoặc hóa chất kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc với cả hai.

Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại

trú ở một bệnh viện, phòng khám hoặc phòng khám tư. Tuy

nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình trạng

sức khỏe chung của bệnh nhân, bệnh nhân có thể cần nằm

viện trong một thời gian ngắn.

64 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ

thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp

sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua

niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Phương pháp

này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể sử dụng

liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang

dung dịch BCG. Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi

khuẩn sống đã bị làm suy yếu. Những vi khuẩn này kích

thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng

quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một

ống thông. Giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân

khoảng hai giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành

một lần mỗi tuần trong sáu tuần.

6. Tác dụng phụ của điều trị ung thư bàng quang như thế nào?

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Trong một vài ngày sau khi tiến hành phẫu thuật qua

niệu đạo, bệnh nhân có thể có đái máu, đái khó hoặc đái

buốt. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này thường gây ít

triệu chứng khó chịu.

Sau khi cắt bỏ bàng quang, hầu hết bệnh nhân thường bị

đau trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, có thuốc làm giảm đau.

Bệnh nhân được bác sĩ hoặc y tá thảo luận về cách làm giảm

đau. Hơn nữa, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi hoặc

yếu trong một thời gian. Thời gian bình phục sau phẫu thuật

ở mỗi một người là khác nhau.

UNG THƯ B ÀNG QUANG 65

Sau khi cắt bỏ bàng quang bán phần, bệnh nhân có thể

không giữ được lượng nước tiểu trong bàng quang nhiều

bằng lúc trước phẫu thuật và họ có thể cần phải đi tiểu

thường xuyên hơn. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề

này là tạm thời, nhưng một số bệnh nhân có thể có những

thay đổi lâu dài về lượng nước tiểu mà họ có thể nhịn được.

Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, bệnh nhân cần

một bộ phận mới để chứa đựng nước tiểu và đưa nước tiểu

ra ngoài cơ thể. Một phương pháp thường được bác sĩ sử

dụng là lấy một đoạn ruột non để tạo một ống dẫn nước

tiểu mới. Bác sĩ phẫu thuật gắn một đầu ống vào niệu quản

và nối đầu kia vào một lỗ mở trên thành bụng. Người ta

gắn một túi dẹt bằng keo dính đặc biệt lên trên lỗ mở thông

để hứng nước tiểu. Phương pháp phẫu thuật này được gọi

là thủ thuật mở thông đường tiết niệu và phải thường

xuyên giữ sạch lỗ mở thông.

Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng một

phần ruột non để tạo thành một túi chứa trong cơ thể. Nước

tiểu được tích lại trong túi chứa này thay vì đi vào túi nhựa.

Bác sĩ nối túi này với niệu đạo hoặc với một lỗ mở thông.

Nếu bác sĩ phẫu thuật nối túi với lỗ mở thông thì bệnh nhân

phải sử dụng một ống thông để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.

Phẫu thuật ung thư bàng quang có thể ảnh hưởng tới

chức năng sinh dục của người bệnh. Do bác sĩ phẫu thuật cắt

bỏ tử cung và buồng trứng trong phẫu thuật cắt bỏ bàng

quang triệt để nên bệnh nhân nữ không thể mang thai được

nữa. Hơn nữa, hiện tượng mãn kinh sẽ xuất hiện ngay lập

tức. Bốc hoả và các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh

66 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

do phẫu thuật gây ra có thể nghiêm trọng hơn các triệu

chứng do mãn kinh tự nhiên gây ra. Nhiều phụ nữ được chỉ

định liệu pháp hoóc-môn thay thế để làm giảm những triệu

chứng này. Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ một phần âm đạo

trong phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để thì quan hệ tình

dục có thể trở nên khó khăn.

Trước kia, hầu như tất cả nam giới đều bị liệt dương sau

phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để, nhưng những tiến bộ

trong phẫu thuật ngày nay đã giúp nam giới có thể tránh

được vấn đề này. Bệnh nhân ung thư bị cắt tuyến tiền liệt và

túi tinh không còn sản xuất được tinh dịch, nên họ đạt cực

khoái “khô”. Bệnh nhân nam muốn có con có thể xem xét

việc dự trữ tinh trùng bằng phương pháp lạnh trước khi

phẫu thuật hoặc phục hồi tinh trùng sau đó.

Bệnh nhân thường lo lắng về ảnh hưởng của phẫu thuật

ung thư bàng quang đối với đời sống tình dục. Bệnh nhân

thường được thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ có thể xảy

ra và thời gian kéo dài của các tác dụng phụ này. Cho dù

triển vọng như thế nào thì bệnh nhân và bạn đời của họ nên

trao đổi với nhau về những suy nghĩ của mình và giúp nhau

tìm ra cách chia sẻ đời sống riêng tư trong và sau khi điều

trị.

Tác dụng phụ của xạ trị

Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều chiếu

xạ và bộ phận được chiếu xạ. Bệnh nhân có thể rất mệt mỏi

trong khi chiếu xạ, đặc biệt là các tuần điều trị cuối. Nghỉ

UNG THƯ B ÀNG QUANG 67

ngơi là rất quan trọng, nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh

nhân cố gắng hoạt động khi có thể.

Chiếu xạ ngoài có thể làm da vùng chiếu xạ bị đen hoặc

như bị cháy nắng vĩnh viễn. Bệnh nhân thường bị rụng lông

ở vùng được chiếu xạ và da có thể trở nên đỏ, khô, nhạy

cảm và ngứa. Những vấn đề này thường chỉ tạm thời và bác

sĩ sẽ gợi ý các cách để giảm nhẹ chúng.

Xạ trị ở vùng bụng có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa lỏng hoặc

đái buốt. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm giảm những

triệu chứng này.

Xạ trị cũng có thể làm giảm lượng bạch cầu là những tế

bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Khi số lượng

bạch cầu thấp, bác sĩ hoặc y tá sẽ gợi ý các cách phòng tránh

nhiễm khuẩn. Nếu thấp hơn nữa thì bệnh nhân có thể được

ngừng chiếu xạ cho đến khi bạch cầu tăng lên. Bác sĩ sẽ kiểm

tra công thức máu của bệnh nhân định kỳ và thay đổi phác

đồ điều trị nếu cần thiết.

Đối với cả nam và nữ giới, xạ trị bàng quang có thể ảnh

hưởng tới đời sống tình dục. Bệnh nhân nữ có thể bị khô âm

đạo, còn bệnh nhân nam có thể bị khó cương dương.

Mặc dù tác dụng phụ của xạ trị có thể rất khó chịu nhưng

bác sĩ thường có thể điều trị hoặc giúp người bệnh kiểm soát

chúng. Các bạn cũng nên biết rằng trong hầu hết các trường

hợp, tác dụng phụ không kéo dài vĩnh viễn.

Tác dụng phụ của hóa trị liệu

68 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Tác dụng phụ của hóa chất phụ thuộc chủ yếu vào loại

thuốc, liều lượng cũng như đường dùng thuốc. Bên cạnh đó,

giống như các phương pháp điều trị khác, tác dụng phụ là

khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Thuốc chống ung thư được đặt trong bàng quang có thể

gây kích thích, làm bệnh nhân thấy đau hoặc bị chảy máu

trong vài ngày sau khi điều trị. Một số loại thuốc có thể gây

phát ban khi chúng tiếp xúc với da hoặc cơ quan sinh dục.

Hóa trị liệu toàn thân ảnh hưởng tới các tế bào phân chia

nhanh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào máu. Tế bào máu

giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn, làm cho máu đông và

vận chuyển ôxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Khi thuốc

điều trị ung thư phá huỷ các tế bào máu, bệnh nhân có thể

dễ bị nhiễm khuẩn, có thể bị chảy máu và dễ dàng bầm tím

và có thể có ít năng lượng hơn. Tế bào ở chân tóc và tế bào

lót niêm mạc ống tiêu hóa cũng phân chia nhanh. Kết quả là,

bệnh nhân có thể bị rụng tóc và có các tác dụng phụ khác

như chán ăn, buồn nôn và nôn hoặc đau miệng. Thông

thường, những tác dụng phụ này sẽ dần dần biến mất trong

các giai đoạn nghỉ hồi phục giữa các đợt điều trị hoặc sau

khi kết thúc điều trị.

Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư bàng

quang cũng có thể gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận,

bệnh nhân cần rất nhiều dịch. Bệnh nhân được truyền dịch

trước và sau khi điều trị. Đồng thời phải uống nhiều nước

trong khi điều trị bằng những loại thuốc này.

UNG THƯ B ÀNG QUANG 69

Một số loại thuốc điều trị ung thư còn có thể gây đau

buốt ở các ngón tay, ù tai hoặc giảm thính lực. Những vấn

đề này có thể dần mất đi sau khi điều trị kết thúc.

Tác dụng phụ của liệu pháp sinh học

Liệu pháp BCG có thể gây kích thích ở bàng quang.

Bệnh nhân có thể bị đái rắt hoặc phải đi tiểu nhiều lần và

bị đau, đặc biệt là khi đi tiểu. Thường có cảm giác mệt

mỏi. Một số bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu, buồn nôn, sốt

nhẹ hoặc rét run.

7. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Theo dõi sau khi điều trị ung thư bàng quang là rất quan

trọng. Ung thư bàng quang có thể xuất hiện trở lại ở bàng

quang hoặc ở bất kỳ vị trí nào khác. Vì vậy, bác sĩ sẽ thảo

luận với bệnh nhân về nguy cơ tái phát của bệnh này.

Nếu ung thư bàng quang không được cắt bỏ, bác sĩ sẽ

tiến hành nội soi bàng quang và cắt bỏ tất cả các khối u nông

mới phát hiện thấy. Bệnh nhân còn có thể được xét nghiệm

nước tiểu để tìm dấu hiệu ung thư. Khám theo dõi có thể

bao gồm xét nghiệm máu, chụp X. quang hoặc các xét

nghiệm khác.

Khám theo dõi định kỳ đảm bảo việc bác sĩ sẽ phát hiện

ra những thay đổi để có thể điều trị tất cả các vấn đề một

cách sớm nhất. Khi đến khám và trong thời gian theo dõi

bệnh nhân nên thông báo ngay các vấn đề sức khỏe mới

xuất hiện.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Tuyến Giáp

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Tại Việt Nam ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 13 trong

các loại ung thư.

Hàng năm, có khoảng hơn 12.000 người Mỹ được phát

hiện mắc ung thư tuyến giáp; căn bệnh này chiếm khoảng

1% tổng số các loại ung thư. Ung thư tuyến giáp thường đáp

ứng tốt với điều trị và nhiều bệnh nhân được chữa khỏi.

Các loại ung thư tuyến giáp

Có bốn dạng chính ung thư tuyến giáp là: dạng nhú,

dạng nang, dạng tuỷ và dạng không biệt hóa. Các bác sĩ có

thể gọi tên dạng ung thư theo týp tế bào quan sát được trên

kính hiển vi hoặc theo kiểu phát triển của khối u.

- Ung thư dạng nhú phát triển từ các tế bào sản xuất các

hoóc-môn tuyến giáp chứa iốt. Các tế bào ung thư phát triển

rất chậm và tạo thành nhiều cấu trúc nhỏ hẹp hình nấm

trong khối u. Các bác sĩ thường điều trị thành công các khối

UNG THƯ TUYẾ N GIÁP 71

u này thậm chí ngay cả khi các tế bào u đã lan sang các hạch

bạch huyết lân cận. Các khối u dạng nhú chiếm khoảng 60%

toàn bộ các dạng ung thư tuyến giáp.

- Các khối u dạng nang cũng phát triển từ các tế bào tạo

hoóc-môn chứa iốt. Những khối u này có một lớp mô mỏng

bao quanh được gọi là vỏ. Nhiều u dạng nang có thể được

chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể khó kiểm soát được nếu

khối u xâm lấn vào mạch máu hoặc tăng trưởng xuyên qua

vỏ sang các cấu trúc vùng cổ lân cận. Khoảng 17% ung thư

tuyến giáp là các u dạng nang.

- Các khối u dạng tuỷ ảnh hưởng các tế bào tuyến giáp sản

xuất hoóc-môn không chứa iốt. Mặc dù những khối u này phát

triển chậm nhưng chúng khó kiểm soát hơn so với các u dạng

nang và dạng nhú. Các tế bào ung thư có xu thế lan sang các

bộ phận khác của cơ thể. Chỉ có khoảng 5% các loại ung thư

tuyến giáp là các khối u dạng tuỷ. Người ta dự đoán rằng cứ

10 người bị ung thư tuyến giáp dạng tuỷ thì có người là do di

truyền.

- Các khối u không biệt hóa là loại tăng trưởng nhanh nhất

trong tất cả các loại khối u tuyến giáp. Các tế bào ung thư,

đặc biệt bất thường, lan rất nhanh sang các bộ phận khác

của cơ thể. Các khối u không biệt hóa chiếm khoảng 18%

trong tổng số ung thư tuyến giáp và thường xuất hiện ở

những người trên 60 tuổi.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp là gì?

Các bác sĩ chưa biết nguyên nhân nào gây ra hầu hết các

trường hợp ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các nhà khoa

72 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

học đã nhận ra rằng ung thư tuyến giáp xuất hiện ở phụ nữ

nhiều hơn gấp hai đến ba lần so với nam giới và thường gặp

ở người da trắng hơn người da đen. Các nhà khoa học cũng

chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân gây ra những điều này và

họ vẫn tiếp tục nghiên cứu về ung thư tuyến giáp để cố

gắng tìm hiểu xem điều gì có thể làm tăng nguy cơ mắc

bệnh.

Một yếu tố nguy cơ được biết là sự tiếp xúc với tia phóng

xạ trong suốt thời tuổi thơ. Trước khi các bác sĩ biết được các

mối nguy hại của tia phóng xạ thì tia xạ đã được dùng để

điều trị mụn trứng cá và để làm giảm phù nề và nhiễm

khuẩn trong các cơ quan như tuyến ức, amyđan và các hạch.

Những người được điều trị bằng tia xạ vùng đầu và cổ khi

còn nhỏ thì có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao hơn trung

bình sau nhiều năm. Các nhà khoa học đang thực hiện các

nghiên cứu để xác định xem liệu sự tiếp xúc với các loại bức

xạ khác có gây ung thư tuyến giáp hay không.

3. Ung thư tuyến giáp được phát hiện như thế nào?

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp là gì?

Bất cứ ai được điều trị bằng tia xạ vùng đầu và cổ khi còn

nhỏ phải được bác sĩ khám định kỳ 1-2 năm một lần. Đồng

thời, thành viên trong gia đình bị ung thư tuyến giáp dạng

tuỷ sẽ cần đến bác sĩ khám. Phần quan trọng nhất của việc

kiểm tra sức khỏe là khám thật cẩn thận vùng cổ, tìm các

khối u ở tuyến giáp và các hạch bạch huyết lân cận bị to ra.

Chụp hình tuyến giáp (scintogram) hoặc siêu âm tuyến giáp

UNG THƯ TUYẾ N GIÁP 73

có thể được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung

thư tuyến giáp.

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp là cảm

thấy có một khối hoặc sờ thấy một nhân ở vùng cổ. Các triệu

trứng khác hiếm gặp. Đau hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo

sớm của ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân

có cảm giác đầy hoặc tắc ở cổ, khó thở hoặc khó nuốt, khản

giọng hoặc sưng các hạch bạch huyết. Những triệu chứng

này có thể là do ung thư tuyến giáp hoặc những bệnh khác ít

nghiêm trọng hơn gây nên. Chỉ bác sĩ mới có thể xác định

được nguyên nhân gây các triệu chứng ở một người bệnh.

4. Ung thư tuyến giáp được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể sử dụng một vài thử nghiệm để biết về kích

cỡ và vị trí của một nhân giáp hoặc để xác định xem khối u là

lành tính (không ung thư) hay ác tính (ung thư). Ví dụ, bác sĩ

có thể cho làm các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng

tuyến giáp của bệnh nhân. Cũng như vậy, xạ hình tuyến giáp

với iốt phóng xạ có thể phác họa các vùng bất thường của

tuyến giáp. Để ghi xạ hình người ta đưa vào cơ thể bệnh nhân

một một lượng rất nhỏ chất phóng xạ (thường là iốt l-131

hoặc technetium TC-99m), chất này tập trung tại tuyến giáp.

Một dụng cụ được gọi là máy quét (scanner) có thể phát hiện

các “ổ lạnh” trong tuyến giáp, đó là những vùng không hấp

thụ iốt như bình thường. Bởi vì các ổ lạnh này có thể là lành

tính hoặc ác tính nên cần phải làm thêm các xét nghiệm khác

nữa.

74 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Siêu âm là một phương pháp khác để có được một bức

tranh về tuyến giáp. Trong phương pháp này, các sóng âm

tần số cao mà con người không thể nghe thấy truyền vào

tuyến giáp. Các thành phần âm dội từ những sóng âm này

được chuyển thành hình ảnh (sonogram) nhờ một máy vi

tính. Dựa vào đó các bác sĩ có thể kết luận các nhân là nang

dịch (thường là u lành) hay chúng là các u rắn (có thể là u ác

tính).

Cách chắc chắn duy nhất để nói một bệnh nhân bị ung

thư tuyến giáp là quan sát tế bào tuyến giáp trên kính hiển

vi. Có hai cách để lấy mẫu của mô tuyến giáp, một là bằng

kim hút tế bào (sinh thiết bằng kim) hoặc cắt bỏ khối u bằng

phẫu thuật (sinh thiết phẫu thuật). Trong mỗi trường hợp,

bác sĩ mô bệnh học nghiên cứu mô lấy được dưới kính hiển

vi để tìm kiếm các tế bào ung thư.

Nếu sinh thiết bằng kim hút không cho thấy ung thư thì

bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng các hoóc-môn tuyến giáp.

Những hoóc-môn này làm cho tuyến giáp không cần sản

xuất các hoóc-môn của chính bản thân nó và tuyến giáp, bao

gồm cả các nhân, co lại và trở nên bất hoạt. Nếu sinh thiết

bằng kim không thể làm sáng tỏ chẩn đoán hoặc nếu các

hoóc-môn tuyến giáp không hiệu quả thì bệnh nhân đó

thường phải làm phẫu thuật sinh thiết .

Khi ung thư tuyến giáp được chẩn đoán , các bác sĩ có thể

tiến hành nhiều xét nghiệm hơn để xem bệnh đang ở giai

đoạn nào. Những kết quả của các xét nghiệm này giúp các

bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp

UNG THƯ TUYẾ N GIÁP 75

5. Ung thư tuyến giáp được điều trị như thế nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Phẫu thuật là phương thức điều trị phổ biến nhất đối

với loại ung thư tuyến giáp còn chưa lan sang các phần

khác của cơ thể. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ một phần

hoặc toàn bộ tuyến giáp và các mô bị ảnh hưởng khác, như

các hạch bạch huyết. (Nếu bệnh nhân được sinh thiết bằng

phẫu thuật thì có thể tiến hành đồng thời sinh thiết và cắt

bỏ tuyến giáp).

Các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp tại chỗ dạng nang

hoặc nhú có thể được điều trị bằng I-131 (với liều lớn hơn so

với liều dùng để chụp tuyến giáp). Iốt được bệnh nhân uống

vào sẽ tập trung tại các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ

thể sau phẫu thuật. Bằng cách huỷ hoại những tế bào ung

thư này, iốt phóng xạ giúp phòng chống bệnh tái phát trở

lại. Các bệnh nhân phải nằm viện trong một vài ngày trong

khi hoạt tính phóng xạ còn cao nhất. Liệu trình điều trị có

thể được lặp lại sau đó.

Các hoóc-môn thường được dùng cho các bệnh nhân

đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc đã điều trị

bằng iốt phóng xạ. Các hoóc-môn thay thế cho những loại

được tuyến giáp sản xuất trong điều kiện bình thường.

Việc điều trị này cũng làm giảm sự tăng trưởng của các tế

bào ung thư tuyến giáp còn sót lại trong cơ thể. Bác sĩ có

thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm theo dõi để xem

bệnh nhân đã có một lượng phù hợp các hoóc-môn cần

thiết hay chưa.

76 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Phẫu thuật không được chỉ định cho các bệnh nhân bị

ung thư tuyến giáp đã lan rộng. Việc điều trị thông thường

bao gồm phương pháp điều trị hệ thống (diệt tế bào ung thư

hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến

giáp trong toàn cơ thể), chẳng hạn như hóa trị liệu, iốt

phóng xạ trị liệu hoặc hoóc-môn trị liệu.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Việc theo dõi định kỳ sau điều trị ung thư tuyến giáp là

rất quan trọng. Theo dõi bao gồm khám lâm sàng toàn thân,

chụp X quang, chụp xạ hình, xét nghiệm máu định kỳ.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Không Hodgkin

1. Ung thư không Hodgkin là gì?

U lymphô không Hodgkin là một loại ung thư. U lymphô

là một thuật ngữ chung chỉ các loại ung thư phát triển trong

hệ bạch huyết. Bệnh Hodgkin là một loại u lymphô. Tất cả

các loại u lymphô khác được gọi là u lymphô không

Hodgkin. U lymphô chiếm 5% tổng số các trường hợp ung

thư ở Mỹ.

Hệ bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của

cơ thể. Hệ thống này giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm

khuẩn. Hệ bạch huyết là một mạng lưới các ống nhỏ, giống

như mạch máu, lan toả vào các mô trên toàn cơ thể. Mạch

bạch huyết có chứa bạch huyết, một loại dịch dạng nước,

không màu. Dịch này có chứa các tế bào chống nhiễm

khuẩn, được gọi là tế bào lymphô. Dọc theo mạng lưới mạch

bạch huyết này là các hạch bạch huyết. Các đám hạch bạch

78 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

huyết nằm ở nách, bẹn, cổ, ngực và ổ bụng. Các bộ phận

khác của hệ bạch huyết là lách, tuyến ức, amiđan và tuỷ

xương. Mô bạch huyết có thể tìm thấy ở những bộ phận

khác trong cơ thể, bao gồm dạ dày, ruột và da.

Trong bệnh u lymphô không Hodgkin, tế bào trong hệ

bạch huyết trở nên không bình thường. Chúng phân chia và

phát triển không theo trật tự và không thể kiểm soát được

hoặc những tế bào già không chết đi giống như các tế bào

bình thường. Bởi vì mô bạch huyết có mặt ở nhiều bộ phận

của cơ thể, u lymphô không Hodgkin có thể bắt đầu ở bất kỳ

bộ phận nào trong cơ thể. U lymphô không Hodgkin có thể

xuất hiện ở một hạch đơn độc, ở một nhóm hạch hoặc ở một

bộ phận khác. Loại ung thư này có thể lan sang hầu hết tất

cả các bộ phận cơ thể, bao gồm gan, tuỷ xương và lách.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư không Hodgkin

là gì?

Bằng cách nghiên cứu các dạng ung thư trong cộng đồng,

các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ nhất

định thường xuất hiện nhiều hơn ở những người bị u

lymphô không Hodgkin. Tuy nhiên, hầu hết những người có

các yếu tố nguy cơ này không bị u lymphô không Hodgkin

và nhiều người bị bệnh lại không có yếu tố nguy cơ nào

trong số đã được biết đến.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh

này:

UNG THƯ K HÔNG HODGKIN 79

Độ tuổi/Giới tính. Nguy cơ bị u lymphô không Hodgkin

tăng lên theo tuổi và thường gặp ở nam giới hơn là ở nữ

giới.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu. U lymphô không Hodgkin

thường gặp hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch di

truyền, các bệnh tự miễn hoặc HIV/AIDS và ở những người

uống các loại thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng.

Virút. Virút HTLV-1 và virút Epstein-Barr là hai tác

nhân nhiễm trùng làm tăng nguy cơ phát triển u lymphô

không Hodgkin.

Môi trường. Những người làm việc quá nhiều hoặc tiếp

xúc với một số hóa chất nhất định, như thuốc trừ sâu, dung

môi, phân hóa học, có nguy cơ phát triển u lymphô không

Hodgkin cao hơn.

Những ai quan tâm tới u lymphô không Hodgkin nên

thảo luận với bác sĩ về bệnh tật, triệu chứng cần theo dõi và

lịch khám theo dõi phù hợp. Lời khuyên của bác sĩ sẽ dựa

vào độ tuổi, tiền sử bệnh và các yếu tố khác.

3. Ung thư không Hodgkin được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư không Hodgkin là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất của u lymphô không

Hodgkin là hiện tượng sưng to các hạch ở cổ, nách hoặc bẹn

nhưng không đau.

Các triệu chứng khác có thể là:

- Sốt không rõ nguyên nhân

80 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

- Ra mồ hôi ban đêm

- Thường xuyên mệt mỏi

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Ngứa ngoài da

- Các mảng đỏ ngoài da

Khi những triệu chứng như vậy xuất hiện, chúng không

phải lúc nào cũng là do u lymphô không Hodgkin gây ra.

Chúng có thể do các bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra

như cảm cúm hay các hiện tượng nhiễm khuẩn khác. Chỉ có

bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán. Khi bạn có những triệu

chứng này, hãy đến gặp bác sĩ để bệnh sớm được chẩn đoán

và điều trị. Không được đợi đến khi cảm thấy đau; u

lymphô không Hodgkin giai đoạn sớm không gây ra đau

đớn.

4. Ung thư không Hodgkin được chẩn đoán như thế nào?

Nếu nghi có u lymphô không Hodgkin, bác sĩ sẽ hỏi về

tiền sử bệnh nhân và tiến hành thăm khám. Việc thăm khám

bao gồm sờ xem hạch ở cổ, nách hoặc bẹn có bị to lên không.

Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe chung bác sĩ có thể tiến

hành xét nghiệm máu.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm thêm các thăm dò khác để

làm hiện hình các bộ phận trong cơ thể. Những thăm dò này

có thể bao gồm:

UNG THƯ K HÔNG HODGKIN 81

- Chụp X quang: Hiện hình các bộ phận trong cơ thể bằng

tia X có năng lượng cao.

- Chụp cắt lớp vi tính: Chụp hàng loạt phim chi tiết các bộ

phận trong cơ thể bằng một máy chụp X quang nối với một

máy vi tính.

- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: Phim chụp chi tiết các bộ

phận trong cơ thể bằng một trường nam châm mạnh nối với

một máy vi tính.

- Chụp bạch mạch: Chụp X quang hệ bạch huyết sau khi

tiêm một loại chất màu đặc biệt để làm hiện hình các hạch

và mạch bạch huyết.

Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán, tức là cắt một

mẫu mô để bác sĩ giải phẫu bệnh có thể quan sát dưới kính

hiển vi và phát hiện ra tế bào ung thư. Đối với u lymphô

không Hodgkin người ta thường sinh thiết hạch để chẩn

đoán, nhưng cũng có thể sinh thiết những vị trí khác. Đôi

khi có thể phải tiến hành phẫu thuật mở bụng. Trong khi

tiến hành phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật mở ổ bụng và cắt lấy

một mẫu mô để quan sát dưới kính hiển vi.

5. Ung thư không Hodgkin được điều trị như thế nào?

Hóa trị liệu và xạ trị liệu là những phương pháp điều trị

u lymphô không Hodgkin thông dụng nhất, mặc dù phương

pháp ghép tuỷ xương, liệu pháp sinh học hoặc phẫu thuật

thỉnh thoảng cũng được sử dụng.

82 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế

bào ung thư. Hóa trị liệu trong điều trị u lymphô không

Hodgkin thường là phối hợp nhiều loại thuốc. Bệnh nhân có

thể được điều trị hoặc chỉ bằng hóa chất hoặc phối hợp với

tia phóng xạ.

Hóa trị liệu thường được tiến hành theo chu kỳ: một đợt

điều trị tiếp đến giai đoạn nghỉ phục hồi, sau đó đến một

đợt điều trị khác và cứ tiếp tục như vậy. Hầu hết các loại

thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch; một số loại

thuốc khác ở dạng uống. Hóa trị liệu là phương pháp điều

trị toàn thân bởi vì thuốc đi vào mạch máu và đi tới khắp cơ

thể.

Bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất thường là bệnh

nhân ngoại trú (bệnh viện, phòng khám bác sĩ hoặc ở nhà).

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc điều trị và tình trạng

sức khỏe chung của bệnh nhân, họ có thể phải nằm viện

trong một thời gian ngắn.

Tia xạ trị liệu là phương pháp sử dụng những tia có năng

lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Điều trị bằng tia xạ có

thể tiến hành đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu. Xạ trị

là phương pháp điều trị tại chỗ; nó chỉ ảnh hưởng tới các tế

bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ điều trị u

lymphô không Hodgkin do một máy bên ngoài cơ thể

hướng vào một vùng nhất định của cơ thể. Không còn

phóng xạ trong cơ thể khi kết thúc điều trị.

Đôi khi bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất và/hoặc

tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư không phát hiện ra

nhưng có thể có mặt trong hệ thần kinh trung ương. Trong

UNG THƯ K HÔNG HODGKIN 83

phương pháp điều trị này, được gọi là phương pháp điều trị

dự phòng hệ thần kinh trung ương, bác sĩ tiêm thuốc điều trị

ung thư trực tiếp vào dịch não tuỷ.

Ghép tuỷ xương (BMT) cũng có thể là một lựa chọn điều

trị, đặc biệt là đối với bệnh nhân có u lymphô không Hodgkin

tái phát. BMT cung cấp cho bệnh nhân những tế bào mầm

khỏe mạnh (những tế bào còn rất non sản xuất tế bào máu) để

thay thế cho những tế bào đã bị tổn thương hay phá huỷ bằng

hóa chất liều cao và/hoặc tia phóng xạ. Tuỷ xương khỏe mạnh

có thể được một người khác cho hoặc là được lấy từ chính

bệnh nhân rồi được xử lý để tiêu diệt tế bào ung thư, được

bảo quản và sau đó được đưa trở lại bệnh nhân sau điều trị

liều cao. Bệnh nhân cần được bảo vệ cẩn thận để tránh nhiễm

khuẩn cho đến khi tuỷ xương ghép bắt đầu sản xuất đủ bạch

cầu. Bệnh nhân thường phải nằm viện trong vài tuần.

Liệu pháp sinh học (còn được gọi là liệu pháp miễn dịch)

là một dạng điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể

hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp để chống lại ung thư hoặc để

làm giảm tác dụng phụ do điều trị ung thư gây ra. Phương

pháp này sử dụng các chất do cơ thể sản xuất ra hoặc được

tạo ra trong phòng thí nghiệm để thúc đẩy, điều khiển hoặc

để phục hồi khả năng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.

Liệu pháp sinh học đôi khi còn được gọi là liệu pháp điều

biến đáp ứng sinh học.

Phẫu thuật có thể được tiến hành để cắt khối u. Mô xung

quanh khối u và các hạch lân cận cũng có thể được vét bỏ

trong khi phẫu thuật.

84 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

6. Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Điều trị u lymphô không Hodgkin có tác dụng rất mạnh.

Khó có thể hạn chế tác dụng của điều trị để chỉ loại bỏ hoặc

phá huỷ tế bào ung thư. Bởi vì điều trị cũng phá huỷ mô và

tế bào lành nên nó thường gây ra tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của điều trị ung thư chủ yếu phụ thuộc

vào loại và phạm vi điều trị. Tác dụng đối với mỗi bệnh

nhân là khác nhau và chúng có thể thay đổi tuỳ theo từng

phương pháp điều trị. Bác sĩ và y tá giải thích cho người

bệnh về tác dụng phụ. Họ còn có thể làm giảm hoặc kiểm

soát tác dụng phụ có thể xảy ra trong và sau khi điều trị.

Tác dụng phụ của hóa trị liệu là gì?

Hóa trị liệu chủ yếu phụ thuộc vào loại thuốc và liều

lượng bệnh nhân sử dụng. Cũng giống như các phương

pháp điều trị khác, tác dụng phụ ở từng bệnh nhân là khác

nhau.

Thuốc điều trị ung thư thường tác dụng lên các tế bào

phân chia nhanh. Bên cạnh những tế bào ung thư, đó là

những tế bào máu là những tế bào giúp cơ thể chống lại

nhiễm khuẩn, làm đông máu hoặc vận chuyển ôxy tới tất cả

các bộ phận của cơ thể. Khi tế bào máu bị ảnh hưởng, bệnh

nhân dễ bị nhiễm khuẩn hơn, dễ bị bầm tím và chảy máu

hơn và có thể thường cảm thấy rất mệt và yếu. Cần phải

theo dõi sát số lượng tế bào máu của bệnh nhân trong khi

điều trị bằng hóa chất và nếu cần, bác sĩ có thể quyết định

hoãn điều trị để chờ số lượng tế bào máu hồi phục.

UNG THƯ K HÔNG HODGKIN 85

Tế bào ở chân tóc cũng phân chia nhanh; vì vậy, hóa chất

có thể gây rụng tóc. Bệnh nhân có thể có các tác dụng phụ

khác như chán ăn, buồn nôn và nôn, đau môi và đau miệng.

Bệnh nhân còn có thể bị chóng mặt, xạm da và móng tay.

Hầu hết các tác dụng phụ dần dần biến mất trong giai

đoạn nghỉ hồi phục giữa các đợt điều trị hoặc sau khi kết

thúc điều trị. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị ung thư

có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thứ hai về sau.

Ở một số bệnh nhân cả nam và nữ, hóa trị liệu có thể gây

vô sinh. Tình trạng vô sinh có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn,

tuỳ thuộc vào loại thuốc sử dụng và độ tuổi của bệnh nhân.

Đối với nam giới lưu trữ tinh trùng bằng phương pháp lạnh

trước khi điều trị có thể là một lựa chọn. Chu kỳ kinh nguyệt

ở nữ giới có thể dừng lại và họ có thể bị bốc hoả và khô âm

đạo. Chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại ở những phụ nữ trẻ.

Tác dụng phụ của tia xạ trị liệu

Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào liều lượng và bộ

phận của cơ thể được chiếu xạ. Trong khi điều trị bằng tia

phóng xạ, bệnh nhân có thể cực kỳ mệt mỏi, đặc biệt là các

tuần cuối của các đợt điều trị. Nghỉ ngơi là rất quan trọng,

nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cố gắng hoạt động

khi có thể.

Bệnh nhân thường bị rụng lông tóc ở vùng chiếu xạ, còn

da có thể bị tấy đỏ, khô, đau hoặc ngứa. Da vùng chiếu xạ

cũng có thể bị đen xạm lại.

86 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Khi chiếu xạ vùng cổ hoặc vùng ngực, bệnh nhân có thể

bị đau hoặc khô cổ và khó nuốt. Một số bệnh nhân có thể có

cảm giác kim châm hoặc tê bì ở tay, chân và ở thắt lưng.

Chiếu xạ ở vùng bụng có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa lỏng hay

đái buốt. Thông thường, thay đổi chế độ ăn uống và thuốc

có thể làm giảm những vấn đề này.

Xạ trị có thể làm giảm số lượng bạch cầu là những tế bào

bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Nếu điều đó xảy ra,

bệnh nhân cần phải thận trọng tránh các nguồn có thể gây

nhiễm khuẩn. Bác sĩ theo dõi công thức máu của bệnh nhân

trong thời gian chiếu xạ. Trong một số trường hợp, cần phải

hoãn điều trị để cho số lượng tế bào máu hồi phục.

Mặc dù tác dụng phụ của tia xạ có thể nghiêm trọng

nhưng chúng thường có thể điều trị hoặc kiểm soát được.

Cũng nên biết rằng, trong hầu hết các trường hợp tác dụng

phụ không kéo dài vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể

muốn thảo luận với bác sĩ về tác dụng lâu dài có thể của xạ

trị đối với khả năng sinh con và nguy cơ mắc ung thư thứ

hai tăng lên sau khi kết thúc điều trị.

Tác dụng phụ của ghép tuỷ xương

Bệnh nhân được ghép tuỷ xương có nguy cơ nhiễm

khuẩn, chảy máu cao hơn và các tác dụng phụ khác do

dùng hóa chất và tia phóng xạ liều cao. Bên cạnh đó, phản

ứng mảnh ghép chống lại vật chủ có thể xảy ra ở những

bệnh nhân nhận tuỷ từ một người khác. Khi xảy ra phản

ứng, tuỷ xương của người cho sẽ tấn công các mô của bệnh

nhân (thường gặp nhất là gan, da và ống tiêu hóa). Phản

AVG

UNG THƯ K HÔNG HODGKIN 87

ứng thải mảnh ghép có thể ở nhiều mức độ từ nhẹ đến

nặng và nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau khi ghép (thậm

chí vài năm sau đó). Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm

giảm nguy cơ thải mảnh ghép và xử lý vấn đề nếu xảy ra

hiện tượng thải ghép.

Tác dụng phụ của liệu pháp sinh học

Tác dụng phụ của liệu pháp sinh học khác nhau tuỳ theo

từng loại điều trị cụ thể. Những cách điều trị này có thể gây

ra các triệu chứng giống cảm cúm như rét run, sốt, đau cơ,

mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn và ỉa lỏng. Bệnh nhân có

thể dễ bị chảy máu và thâm tím, phát ban ngoài da hoặc giữ

nước. Những triệu chứng này có thể trầm trọng, nhưng

chúng thường mất đi sau khi kết thúc điều trị.

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Tác dụng phụ của phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí của

khối u, kiểu phẫu thuật, tình trạng sức khỏe chung của bệnh

nhân và các yếu tố khác. Mặc dù bệnh nhân thường cảm

thấy đau trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật, nhưng có

thể dùng thuốc giảm đau. Có thể trao đổi với bác sĩ hoặc y tá

về các cách giảm đau. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi

hoặc yếu trong một thời gian. Thời gian phục hồi sau phẫu

thuật ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.

7. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Bệnh nhân u lymphô không Hodgkin nên khám theo dõi

định kỳ sau khi kết thúc điều trị. Theo dõi là một phần quan

trọng trong phác đồ điều trị. Khám theo dõi định kỳ đảm

88 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

bảo việc bệnh nhân được giám sát cẩn thận và bất kỳ thay

đổi nào về sức khỏe cũng cần được thảo luận, ung thư mới

hoặc ung thư tái phát có thể được phát hiện và điều trị sớm

nhất. Giữa các đợt khám theo dõi định kỳ, bệnh nhân u

lymphô không Hodgkin nên thông báo với bác sĩ tất cả

những vấn đề về sức khỏe mới xuất hiện.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Tinh Hoàn

1. Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh trong đó các tế bào trở

thành ác tính ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.

Tinh hoàn là một trong số các tuyến sinh dục nam có

nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, đồng thời cũng là nơi

sản xuất chính của các hoóc-môn nam. Các hoóc-môn này

kiểm soát sự phát triển của các cơ quan sinh sản và các đặc

tính nam. Tinh hoàn nằm trong bìu ở dưới dương vật.

Ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai loại chính: u tinh

và không phải u tinh. U tinh chiếm khoảng 30% các trường

hợp ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn không phải u tinh

là một nhóm các loại ung thư trong đó có ung thư biểu mô

màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi

noãn. Ung thư tinh hoàn có thể phối hợp cả hai loại u này.

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam

giới trẻ ở độ tuổi 15 - 35. Bệnh thường gặp ở nam giới da

trắng hơn nam giới da đen.

90 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư tinh hoàn là gì?

Người ta chưa biết nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố có thể

làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nam giới.

Tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn): Thông thường, tinh

hoàn hạ xuống bìu trước khi trẻ sinh. Nam giới có tinh hoàn

không hạ xuống bìu có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao

hơn, ngay cả khi đã được phẫu thuật để kéo tinh hoàn

xuống bìu.

Phát triển tinh hoàn không bình thường: Nam giới có

tinh hoàn phát triển không bình thường cũng bị tăng nguy

cơ ung thư.

Hội chứng Klinefelter: Nam giới có hội chứng Klinefelter

(một rối loạn nhiễm sắc thể giới tính có đặc điểm là nồng độ

hoóc-môn nam thấp, vô sinh, vú to và tinh hoàn nhỏ) có

nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn.

Tiền sử bị ung thư tinh hoàn: Nam giới trước đó đã bị

ung thư ở một bên tinh hoàn có nguy cơ bị ung thư tinh

hoàn còn lại cao hơn.

3. Ung thư tinh hoàn được phát hiện như thế nào?

Triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?

Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn là do bệnh nhân

tự phát hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ thường kiểm tra tinh hoàn khi

khám sức khỏe định kỳ. Giữa các lần khám sức khỏe định kỳ,

nếu thấy bất kỳ một điều gì bất thường ở tinh hoàn thì cần đến

UNG THƯ T INH HO ÀN 91

khám bác sĩ. Khi ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm thì

việc điều trị ít xâm lấn hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Nên đến khám bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng dưới

đây:

- Một khối u không đau hoặc sưng tinh hoàn;

- Tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường;

- Cảm giác nặng ở bìu;

- Đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc vùng bẹn;

- Đột ngột có tràn dịch ở bìu;

- Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.

Các triệu chứng này có thể do ung thư hoặc do các tình

trạng bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ

khám để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó.

4. Ung thư tinh hoàn được chẩn đoán như thế nào?

Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ phải đánh giá

tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Bác sĩ cũng phải

khám và chỉ định một số xét nghiệm thăm dò. Nếu nghi

bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết khi

phẫu thuật cắt tinh hoàn.

Các xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ các

chất chỉ điểm khối u là các chất thường có nồng độ cao hơn

bình thường khi có ung thư. Các chất chỉ điểm khối u như

alpha-fetoprotein (AFP), chất hướng sinh dục màng đệm

92 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

người (HCG) và lactat dehydrogenase (LDH) có thể giúp

phát hiện những khối u quá nhỏ không thể phát hiện được

trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng sóng âm

tần số cao đập vào các mô và các cơ quan nội tạng. Sóng âm

dội lại tạo nên hình ảnh siêu âm. Siêu âm bìu có thể thấy

được khối u và đo được kích thước u trong tinh hoàn. Siêu

âm cũng giúp loại trừ các bệnh khác ở tinh hoàn như sưng

nề do nhiễm khuẩn.

Sinh thiết. Xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc

chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không. Đối với

hầu hết các trường hợp nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ

tinh hoàn bị tổn thương qua đường rạch ở bẹn. Thủ thuật

này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn. Trong một số

trường hợp hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một

tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường

bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và

tiếp tục cắt tinh hoàn nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế

bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì

nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi)

Nếu có ung thư tinh hoàn, cần tiếp tục tiến hành các xét

nghiệm để xác định ung thư đã lan chưa. Xác định giai đoạn

bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp.

5. Ung thư tinh hoàn được điều trị như thế nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể

chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ và/hoặc hóa chất. Tác

UNG THƯ T INH HO ÀN 93

dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác

nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau.

U tinh và ung thư tinh hoàn không phải u tinh phát triển

và lan đi theo cách khác nhau, mỗi loại ung thư cần có

phương pháp điều trị riêng. Việc lựa chọn phương pháp

điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, tuổi và

tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác.

Bệnh nhân thường được một nhóm bác sỹ chuyên khoa điều

trị, trong đó có bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư nội khoa và

bác sĩ tia xạ ung thư.

Phẫu thuật cắt tinh hoàn qua đường bẹn là một phẫu

thuật triệt để. Bệnh nhân có thể lo lắng là mất tinh hoàn sẽ

ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của họ hoặc gây

vô sinh. Tuy nhiên, một nam giới còn một bên tinh hoàn

bình thường vẫn có thể có khả năng cương và sản xuất tinh

dịch bình thường. Do đó, phẫu thuật cắt một bên tinh hoàn

không làm bệnh nhân bị liệt dương và hiếm khi ảnh hưởng

đến khả năng sinh con. Bệnh nhân cũng có thể cấy tinh hoàn

nhân tạo vào trong bìu. Vật cấy có trọng lượng tương đương

và giúp bệnh nhân có cảm giác bình thường.

Một số hạch nằm sâu trong ổ bụng cũng có thể được vét

bỏ. Phẫu thuật này không ảnh hưởng đến khả năng cương

hoặc đạt cực khoái, nhưng có thể gây vô sinh vì ảnh hưởng

đến sự phóng tinh. Bệnh nhân có thể muốn trao đổi với bác sĩ

về khả năng vét hạch bằng kỹ thuật phẫu thuật bảo tồn dây

thần kinh đặc biệt giúp bảo vệ khả năng phóng tinh bình

thường.

94 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Chiếu xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt

tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u. Chiếu xạ là một

phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới tế bào

ung thư trong vùng được điều trị. Nguồn tia được phát ra

từ một máy ở ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) và thường

nhằm vào các hạch trong ổ bụng. U tinh thường rất nhạy

với tia xạ. Ung thư tinh hoàn không phải u tinh ít nhậy với

tia xạ nên bệnh nhân có loại ung thư này thường không

được điều trị bằng chiếu xạ.

Chiếu xạ ảnh hưởng tới cả tế bào thường và tế bào ung

thư. Tác dụng phụ của chiếu xạ chủ yếu phụ thuộc vào liều

điều trị. Tác dụng phụ thường gặp gồm có mệt mỏi, thay đổi

ngoài da vùng chiếu tia, mất cảm giác ngon miệng và ỉa

lỏng. Chiếu xạ can thiệp vào quá trình sản xuất tinh dịch,

nhưng hầu hết bệnh nhân khôi phục được khả năng sinh

con trong một vài tháng.

Hóa chất là dùng thuốc tiêu diệt tế bào ung trên toàn bộ

cơ thể. Hóa chất được dùng bổ trợ để tiêu diệt tế bào ung

thư có thể còn lưu lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật. Hóa

chất có thể là biện pháp điều trị ngay từ ban đầu nếu ung

thư ở giai đoạn muộn, có nghĩa là khi ung thư đã lan ra

ngoài tinh hoàn. Hầu hết các thuốc điều trị ung thư đều

được tiêm vào tĩnh mạch.

Hóa chất là liệu pháp điều trị toàn thân, thuốc đi qua

đường máu và tác dụng lên cả tế bào bình thường và cả tế

bào ung thư trong cơ thể. Tác dụng phụ chủ yếu phụ thuộc

vào loại thuốc và liều dùng. Các tác dụng phụ thường gặp là

buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, ỉa lỏng, nôn, sốt, rét run,

UNG THƯ T INH HO ÀN 95

ho/khó thở, đau miệng, ban ngoài da. Các tác dụng thường

gặp khác gồm chóng mặt, tê bì, mất phản xạ hoặc nặng tai.

Một số thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng đến quá trình sản

xuất tinh dịch. Một số bệnh nhân bị giảm lượng tinh dịch

vĩnh viễn, nhưng nhiều bệnh nhân hồi phục được khả năng

sinh con.

Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn cần thảo luận với bác sỹ

những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục và sinh đẻ.

Nếu việc điều trị bệnh có thể dẫn đến hậu quả vô sinh, bệnh

nhân có thể tìm hiểu về việc lưu giữ tinh trùng để có thể có

con về sau.

6. Có cần khám theo dõi không? Khám theo dõi

gồm những gì?

Khám theo dõi định kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng đối

với bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị. Giống

như tất cả các loại ung thư, ung thư tinh hoàn có thể tái

phát. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần đến khám bác sĩ

định kỳ và cần thông báo ngay các triệu chứng bất thường.

Các xét nghiệm theo dõi có thể khác nhau tuỳ thuộc vào

tuýp và giai đoạn ung thư tinh hoàn. Thông thường, bệnh

nhân được bác sĩ kiểm tra thường xuyên và làm các xét

nghiệm máu định kỳ để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối

u. Bệnh nhân còn được chụp X quang và chụp cắt lớp vi tính

định kỳ. Bệnh nhân bị ung thư một bên tinh hoàn có nguy

cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại cao. Những bệnh

nhân này cũng bị tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư máu

và một số loại ung thư khác. Việc theo dõi định kỳ giúp tìm

96 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

nguyên nhân các bất thường về sức khỏe và phát hiện sớm

ung thư tái phát để điều trị ngay.

7. Hiện có thử nghiệm lâm sàng nào cho bệnh nhân

ung thư tinh hoàn không?

Có. Tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng là một lựa

chọn điều trị quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư tinh

hoàn. Để hoàn thiện được các phương thức điều trị mới hiệu

quả hơn và cách áp dụng các biện pháp điều trị hiện có tốt

hơn, Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa kỳ đang tài trợ

cho các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều bệnh viện và trung

tâm trên cả nước. Thử nghiệm lâm sàng là một bước quan

trọng trong việc tìm kiếm các phương thức điều trị mới.

Trước khi đưa ra khuyến cáo sử dụng bất kỳ một biện pháp

điều trị mới nào, các bác sĩ phải tiến hành thử nghiệm lâm

sàng để đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của biện pháp

đó đối với người bệnh.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Tuyến Nước Bọt

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?

U tuyến nước bọt phát triển từ các tuyến nước bọt lớn

(tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi) hoặc

các tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp

trên và đoạn trên ống tiêu hóa. Các khối u này rất được

quan tâm đồng thời gây nhiều tranh cãi vì chúng ít gặp, có

hình ảnh mô bệnh học khác nhau và về những biểu hiện lâm

sàng.

U tuyến nước bọt chiếm 3-6% các trường hợp ung thư

vùng đầu cổ ở người lớn, có tần suất mắc bệnh từ 1-3

người/100.000 người/năm. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân

bị ung thư tuyến nước bọt là 55 đến 65 tuổi, còn u lành tính

thường xuất hiện sớm hơn 10 năm, ở độ tuổi trung bình 45

tuổi.

98 HÃY CẢNH GIÁ C V ỚI B ỆNH UNG THƯ

Vị trí thường gặp nhất của u tyến nước bọt là tuyến mang

tai, chiếm 70-85% các trường hợp. Các vị trí khác gồm tuyến

dưới hàm (8-15%), tuyến dưới lưỡi (< 1%) và các tuyến nước

bọt nhỏ thường tập trung nhiều nhất ở vòm cứng (5-8%). Theo

quy luật chung, ở người trưởng thành, tuyến nước bọt càng

nhỏ thì khả năng khối u ở đó là ác tính càng lớn. Ví dụ, u

tuyến mang tai có 15-25% là ác tính, u tuyến dưới hàm có 37-

43% là ác tính còn u các tuyến nước bọt nhỏ có tới trên 80% là

ác tính.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến nước bọt là

gì?

Các yếu tố gây ung thư tuyến nước bọt chưa được hiểu

biết đầy đủ. Trong một số loại u tuyến nước bọt người ta ghi

nhận được mối liên hệ giữa sự tiếp xúc phóng xạ, quá trình

phát triển các u tuyến nước bọt lành tính và ác tính và nhiễm

virút Epstein-Barr. Ví dụ, tần suất bị u tuyến nước bọt được

nghiên cứu trong một nhóm có 2945 người được chiếu xạ

trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1962 (khi còn nhỏ)

để điều trị viêm amiđan, trứng cá hoặc bệnh tai mạn tính. 89

bệnh nhân (3%) phát triển 91 khối u tuyến nước bọt, hầu hết

là u lành tính đơn độc (64) và u ác tính đơn độc (22); trên 90%

các trường hợp có u ở tuyến mang tai. Ung thư biểu mô dạng

biểu bì-nhầy là loại u ác tính thường gặp nhất và u tuyến hỗn

hợp (biến hình) là loại u lành tính thường gặp nhất.

So với hầu hết các loại ung thư vùng đầu cổ khác, tiếp

xúc với khói thuốc lá và uống nhiều rượu không liên quan

tới các u tuyến nước bọt ác tính. (Xem “Yếu tố nguy cơ và

UNG THƯ TUYẾ N NƯỚC B ỌT 99

sinh bệnh học của ung thư vùng đầu cổ”). Tuy nhiên, u

tuyến nang nhú lành tính (u Warthin) gặp ở người hút thuốc

lá nhiều hơn hẳn so với người không hút thuốc.

Các yếu tố khác, bao gồm tố bẩm gen, tiếp xúc với bụi

silic đioxit hoặc với dầu hỏa và các yếu tố liên quan đến chế

độ ăn, như ăn ít rau và trái cây, có thể liên quan tới sự phát

triển u tuyến nước bọt. Có một số bằng chứng cho thấy

nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ bị ung thư vú tăng, mặc dù cơ

sở của mối liên hệ này vẫn chưa xác định rõ.

3. Ung thư tuyến nước bọt được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt là gì?

Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán u tuyến nước bọt được

xác định một phần theo vị trí của khối u.

U tuyến mang tai

Phần lớn bệnh nhân có u đơn kín đáo, tiến triển chậm và

không triệu chứng. Khi u ở các thuỳ sâu, khối có thể không

có ranh giới rõ ràng, do vậy có thể giống với sự phì đại của

toàn bộ tuyến. Các nang của khe nang đầu tiên, các nang

nước bọt và bệnh sác-cô-ít (sarcoidosis) là những nguyên

nhân khác gây ra khối u đơn không triệu chứng.

Khi bệnh nhân có tuyến mang tai phì đại trên lâm sàng

cần phân biệt khối u với các bệnh viêm nhiễm và thâm

nhiễm. Bước quan trọng đầu tiên là cần tìm hiểu tiền sử và

khám lâm sàng kỹ càng kết hợp với khám toàn bộ vùng

miệng. Cần quan sát kỹ vùng hầu họng và hố amiđan để tìm

xem khối u có lan hay không hoặc để phát hiện khối u

100 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

nguyên phát ở thuỳ sâu tuyến mang tai. Khám vùng đầu, cổ

và da có thể giúp phát hiện ra ung thư ở da là những khối u

có thể di căn vào các tuyến nước bọt.

Liệt dây thần kinh mặt đi kèm với khối u tuyến mang tai

hầu như đều liên quan tới u ác tính. Một ngoại lệ đáng chú ý

là sác-cô-ít thâm nhiễm vào tuyến mang tai và gây liệt dây

thần kinh mặt, được gọi là hội chứng Heerfordt.

Khoảng 30 đến 50% bệnh nhân bị hội chứng Sjogren ở

một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh có phì đại tuyến

nước bọt, thường là do sự tăng sinh tế bào biểu mô lành tính

và rõ nhất ở tuyến mang tai. Các tuyến này thường cứng,

lan toả và không đau. Tuyến có thể to lên từng đợt, kéo dài

vài tuần rồi nhỏ lại, nhưng có thể to mạn tính. Những bệnh

nhân bị bệnh này có nguy cơ bị u lymphô tăng rất cao. Phì

đại tuyến mang tai và tuyến dưới hàm lan toả cũng có thể

gặp ở bệnh nhân có bệnh tuyến nước bọt do HIV, đó thường

là các tổn thương đa nang lành tính.

Nếu sờ thấy hạch to, có thể đó là di căn từ các ung thư

vùng đầu cổ hoặc từ các vị trí xa khác (ví dụ thận, vú, phổi).

Nhiễm khuẩn da đầu vùng trán hoặc thái dương, vùng mí

mắt và kết mạc hoặc vùng mũi-hầu cũng có thể làm sưng

hạch ở vùng mang tai, còn các bệnh viêm thường gây ra phì

đại lan toả hoặc phù nề tuyến từng đợt.

U tuyến dưới hàm

U tuyến dưới hàm thường là một khối u không triệu

chứng. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng tuyến dưới

UNG THƯ TUYẾ N NƯỚC B ỌT 101

hàm là sỏi và viêm và hiếm khi là do khối u. Khối u dưới

hàm cũng có thể là di căn hạch hoặc do các tổn thương lành

tính như tăng sản nang dạng bạch huyết lành tính, nhiễm

khuẩn mycobacterium không điển hình và bệnh sác-cô-ít.

Khi khám lâm sàng, bác sĩ cần sờ sàn miệng bằng hai tay.

Việc làm này cho phép xác định tổn thương xương hoặc

mức độ lan của khối u vào khoang miệng. Tuyến dưới hàm

to lên từ từ kèm theo giảm cảm giác của dây thần kinh lưỡi

hoặc liệt dây mặt rất có ý nghĩa gợi ý là ung thư.

U tuyến nước bọt nhỏ

U tuyến nước bọt nhỏ trong khoang miệng có thể là một

khối u không đau nằm dưới niêm mạc vòm họng, môi hoặc

ở niêm mạc miệng. Chúng có thể bị loét và cần được phân

biệt với dị sản nước bọt hoặc ung thư biểu mô tế bào vẩy.

Những khối u nằm ở khoang mũi hoặc xoang hàm có thể

gây ra các triệu chứng như tắc mũi, sung huyết gây ngạt

mũi, thay đổi thị giác hoặc cứng khít hàm.

4. Ung thư tuyến nước bọt được chẩn đoán như thế

nào?

Sinh thiết bằng kim hút nhỏ là một thủ thuật đơn giản có

thể phân biệt tổn thương ung thư hay không ung thư; và

nếu chẩn đoán là ung thư thì có thể tư vấn cho bệnh nhân và

chuẩn bị cho bác sĩ ngoại khoa tiến hành phẫu thuật triệt để

hơn, tức có thể phải cắt dây thần kinh mặt hoặc vét hạch cổ.

Độ chính xác của sinh thiết bằng kim hút phụ thuộc vào

kinh nghiệm của người làm thủ thuật và kĩ năng phân tích

102 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

kết quả của bác sĩ tế bào bệnh học. Với những chuyên gia có

kinh nghiệm, độ nhạy chung để phát hiện tế bào ung thư là

87-94% và độ đặc hiệu là 75-98%. Nếu kết quả sinh thiết

bằng kim hút của tuyến nước bọt nghi ngờ là âm tính thì cần

tiến hành sinh thiết triệt để.

Nghiên cứu hình ảnh

Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ là những

công cụ tuyệt vời để đánh giá u tuyến nước bọt, cung cấp

thông tin chẩn đoán quan trọng về kích thước chung, sự

thâm nhiễm vào các mô lân cận và sự xâm lấn vào mạch

hoặc xung quanh thần kinh. Nhu mô tuyến mang tai chứa

tương đối nhiều mỡ, do vậy chúng ta có thể dễ dàng làm

hiện hình tuyến bằng chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ

có tiêm thuốc cản quang. Chụp cắt lớp là phương pháp tốt

nhất để phát hiện ra huỷ hoại xương thái dương hoặc xương

hàm dưới, còn chụp cộng hưởng từ cho phép đánh giá chi

tiết hơn sự thâm nhiễm vào mô mềm, sự xâm lấn vào vùng

xung quanh thần kinh và tổn thương lan vào nội sọ. Sự xâm

lấn vào vùng xung quanh dây thần kinh là yếu tố báo trước

tiên lượng xấu và tỷ lệ tái phát tại chỗ cao hơn.

Hình ảnh khối u tuyến dưới hàm hoặc tuyến mang tai di

động, nông trên phim X quang không làm thay đổi phương

thức phẫu thuật chung. Tuy nhiên, cần xem xét các chỉ định

điều trị đặc biệt trong nhiều trường hợp, như:

- U ở thuỳ sâu tuyến mang tai hoặc u đã lan vào vùng

quanh hầu họng

UNG THƯ TUYẾ N NƯỚC B ỌT 103

- U tái phát

- Xâm lấn trực tiếp vào dây thần kinh mặt, tổn thương da

hoặc lan vào xương

- Tổn thương rộng tại chỗ

- Có hạch cổ bệnh

Phân giai đoạn

Hệ thống phân giai đoạn TNM được sử dụng để phân

giai đoạn ung thư tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến

dưới lưỡi. U các tuyến nước bọt nhỏ được phân loại và phân

giai đoạn theo cách khác, theo vị trí giải phẫu (ví dụ, môi).

Hai biến số lâm sàng được sử dụng để phân loại khối u (T-

Tumor): kích thước và mức lan rộng tại chỗ. Tình trạng hạch

(N-Node) và di căn xa (M-Megastar) được phân giai đoạn

tương tư như các loại ung thư vùng đầu cổ khác. Tất cả các

nhóm được tiếp tục chia nhỏ, tuỳ theo việc đã có lan rộng tại

chỗ hay chưa, đánh giá qua tình trạng xâm lấn đại thể vào

da, mô mềm, xương hoặc thần kinh.

5. Ung thư tuyến nước bọt được điều trị như thế

nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Điều trị u tuyến nước bọt phụ thuộc vào việc khối u là

lành tính hay ác tính; và nếu khối u là ác tính thì phụ thuộc

vào vị trí nguyên phát và các yếu tố khác.

U lành tính

104 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

U lành tính tuyến mang tai được điều trị bằng thủ thuật

cắt tuyến mang tai hoặc nông trên bề mặt hoặc toàn bộ, tuỳ

theo vị trí và phạm vi của khối u. Mặc dù không cần cắt

rộng nếu khối u là lành tính, ví dụ như u tuyến biến hình,

nhưng cũng không nên chỉ thực hiện thủ thuật bóc nhân

đơn giản vì có tần suất tái phát tại chỗ cao. Cắt tuyến mang

tai nông toàn bộ có thể không cần thiết nếu khối u nhỏ có

thể cắt bỏ đến phạm vi mô lành.

Khi tiến hành cắt tuyến mang tai để điều trị tổn thương

lành tính, bác sĩ phẫu thuật không bao giờ cắt dây thần kinh

mặt. Bóc tách khối u lành tính ra khỏi dây thần kinh mặt

hiếm khi dẫn đến tái phát tại chỗ. Tuy nhiên, đôi khi các bác

sĩ phải cắt dây thần kinh mặt hoặc một số nhánh của nó nếu

bệnh nhân đã có rối loạn chức năng dây thần kinh mặt trước

phẫu thuật hoặc có nhiều ổ tái phát tại chỗ. Nếu có thể, cần

đồng thời tiến hành tái tạo dây thần kinh bằng cách ghép.

Tổn thương tuyến nước bọt nhỏ lành tính ở vòm hoặc ở môi

cần được cắt bỏ sao cho mép cắt đến mô lành và cần được

bóc tách khỏi phần xương nếu cần thiết.

U lành tính tuyến dưới hàm được điều trị bằng thủ thuật

cắt tuyến đơn giản. Cần bảo tồn nhánh hàm dưới của dây

thần kinh mặt, dây thần kinh dưới lưỡi và dây thần kinh

lưỡi bằng kĩ thuật phù hợp. Tuy nhiên, khi có nhiều ổ tái

phát của u tuyến biến hình đôi khi phải cắt các dây thần

kinh để có được mép cắt không chứa tế bào ung thư.

Mặc dù hầu hết bệnh nhân có u tuyến nước bọt lành tính

có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật ban đầu nhưng một số

UNG THƯ TUYẾ N NƯỚC B ỌT 105

tổn thương có thể tái phát tại chỗ và cần được xử lí bằng

phẫu thuật nếu có thể. Tia xạ có thể là phương pháp bổ trợ

hữu ích cho phẫu thuật ở bệnh nhân có u tuyến biến hình

tái phát đa ổ.

U ác tính

Điều trị u tuyến nước bọt ác tính phụ thuộc vào vị trí

nguyên phát, tuýp mô học, độ biệt hóa, tình trạng bị liệt

hoặc không bị liệt dây thần kinh mặt và phạm vi xâm lấn tại

chỗ của khối u. Phẫu thuật là phương thức điều trị ban đầu

trong hầu hết các trường hợp. Cần cắt rộng khối u để có

mép cắt không chứa tế bào ung thư, vì vậy có thể phải cắt

đến da ở mặt và cổ, phần mô mềm và cơ tiếp giáp và xương

hàm dưới hoặc xương thái dương. Thông thường, nếu

không có tổn thương dây thần kinh mặt trước phẫu thuật thì

nó được bảo tồn ngay cả trong các trường u ác tính ở cấp độ

cao. Nếu có tổn thương dây thần kinh mặt trước phẫu thuật,

sẽ phải cắt bỏ nó và bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành tái tạo lại

dây thần kinh ngay. Nên bảo tồn các dây thần kinh khác

trong vùng trừ khi chúng bị khối u gây tổn thương trên đại

thể. Tuỳ vào vị trí nguyên phát, típ mô học, kích thước khối

u, có hạch hay không có hạch trên lâm sàng hoặc X quang

mà bác sĩ sẽ quyết định việc có cần vét hạch cổ hay không.

Tuyến mang tai

Đối với các khối u T1 và T2 cấp độ thấp có thể cắt bỏ

tuyến mang tai nông hoặc toàn bộ và bảo tồn dây thần kinh

mặt. Khối u T1 và T2 cấp độ cao được điều trị bằng cắt

tuyến mang tai toàn bộ và bảo tồn dây thần kinh mặt nếu có

106 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

khoảng cách giữa khối u và dây thần kinh và nếu chức năng

của dây thần kinh không bị tổn thương trước phẫu thuật.

Xét nghiệm các mẫu hạch từ mức độ II của chuỗi hạch

cảnh được thực hiện thường quy. Nếu kết quả phân tích lát

cắt lạnh dương tính các bác sĩ sẽ tiến hành vét hạch cổ triệt

để có cải tiến. Do tỷ lệ ung thư lan vào hạch trên vi thể cao

nên cần tiến hành vét hạch cổ chọn lọc vị trí trên vai-xương

móng cho tất cả các trường hợp ung thư cấp độ cao và cho

các ung thư kích thước lớn cấp độ thấp. Nếu ung thư đã lan

vào xương thì có thể phải tiến hành cắt xương thái dương

bên hoặc gần toàn bộ hoặc cắt xương hàm dưới.

Tuyến dưới hàm

Ung thư tuyến dưới hàm T1 và T2 cấp độ thấp (ví dụ,

ung thư dạng biểu bì-nhầy và ung thư tế bào dạng nang cấp

độ thấp) có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt rộng tại chỗ. Vét

toàn bộ hạch ở tam giác dưới hàm đồng thời với cắt toàn bộ

tuyến thường được coi là phương thức phẫu thuật tối thiểu

để điều trị u ác tính.

Các tổn thương T1 và T2 cấp độ cao được điều trị triệt để

hơn. Phương pháp phẫu thuật cắt rộng hơn tại chỗ được

khuyến cáo, trong đó sẽ vét hạch dưới hàm, hạch dưới cằm

và hạch cảnh. Bác sĩ sẽ phải tiến hành xét nghiệm hạch vùng

bằng lát cắt lạnh trong khi phẫu thuật để hướng dẫn cách xử

trí tiếp theo đối với hạch cổ và một số tác giả khuyên nên vét

hạch cổ trên vai-xương móng đối với các u ác tính cấp độ

cao. Các khối u T3 và T4 cấp độ cao thường được cắt rộng

tại chỗ bao gồm cắt bỏ da, cơ xung quanh và các dây thần

UNG THƯ TUYẾ N NƯỚC B ỌT 107

kinh lưỡi và dưới lưỡi. Những bệnh nhân này sẽ được vét

hạch cổ cải tiến.

Các tuyến nước bọt nhỏ

Việc phẫu thuật các khối u tuyến nước bọt nhỏ phụ thuộc

vào vị trí và cấp độ mô học. Khi phẫu thuật cần cắt tới mô

lành. Nếu ung thư lan vào xương hàm dưới hoặc xương

hàm trên thì sẽ phải cắt vòm họng hoặc cắt xương hàm dưới.

Đối với các khối u ác tính có cấp độ cao hoặc có kích thước

lớn hơn, sẽ phải phẫu thuật cắt rộng hơn và vét hạch cổ.

Chiếu xạ

Quan điểm chung đối với việc điều trị bệnh nhân có u T1

và T2 cấp độ thấp là phẫu thuật đơn độc. Do ung thư biểu

mô nang dạng tuyến có ái tính với dây thần kinh, nhiều bác

sĩ khuyên nên chiếu xạ sau phẫu thuật thường quy đối với

các khối u này. Nói chung, chiếu xạ sau phẫu thuật được sử

dụng để điều trị các u ác tính trong các trường hợp dưới

đây:

- U tuyến mang tai ở thuỳ sâu

- Còn sót tế bào ung thư trên đại thể hoặc trên vi thể

- Mép cắt hẹp hoặc mép cắt có tế bào ung thư theo mô

học

- U ác tính cấp độ cao

- U ác tính tái phát

- Tổn thương xương và mô liên kết

AVG

108 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

- Di căn vào hạch vùng ở cổ

- Tổn thương vùng quanh dây thần kinh

- Bị lan tế bào ung thư trong khi phẫu thuật

- U nang dạng tuyến

Chiếu xạ sau phẫu thuật cho bệnh nhân có tế bào ung thư

ở hạch, có bệnh ở giai đoạn III hoặc IV hoặc tổn thương ở

cấp độ cao, đã cải thiện được khả năng kiểm soát khối u tại

chỗ và tỷ lệ sống sót. Ví dụ, trong một nghiên cứu hồi cứu,

bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn III-IV được

điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với chiếu xạ có tỷ lệ kiểm

soát tại chỗ cao hơn (51% so với 17%) và tỷ lệ sống sót 5 năm

ước tính cao hơn (51% so với 10%) so với nhóm chứng trước

đó chỉ được điều trị bằng phẫu thuật đơn độc. Liệu pháp

phối hợp không mang lại lợi điểm gì cho những bệnh nhân

ở giai đoạn I và II.

Chiếu xạ bằng chùm neutron nhanh là lựa chọn điều trị

sau phẫu thuật cho u tuyến nước bọt giai đoạn muộn.

Phương pháp này cũng là cách điều trị duy nhất cho các

khối u không thể cắt bỏ hoặc cho những bệnh nhân ở tình

trạng không thể phẫu thuật được. Chiếu xạ phối hợp với

thấu nhiệt tại chỗ có thể đóng một vai trò quan trọng trong

điều trị một số u tuyến nước bọt tái phát.

Hóa chất

Hóa chất toàn thân được dùng để điều trị ung thư tuyến

nước bọt giai đoạn muộn đã có di căn, ung thư giai đoạn

UNG THƯ TUYẾ N NƯỚC B ỌT 109

muộn tại chỗ và không thể cắt bỏ. Việc sử dụng hóa chất để

điều trị bổ sung sau khi cắt u tuyến nước bọt chỉ được dùng

trong một phần thử nghiệm lâm sàng.

Ung thư tuyến nước bọt thường nhạy cảm với hóa chất,

nhưng thời gian tác dụng thường ngắn. Phác đồ điều trị

được sử dụng nhiều nhất là cyclophosphamid,

doxorubicin và cisplatin (CAP). Các nghiên cứu đã công

bố cho thấy tỷ lệ đáp ứng trung bình 40-50% với thời gian

đáp ứng 3-7 tháng. So với các loại ung thư giống ung thư

biểu mô tuyến, ung thư dạng biểu bì-nhầy cấp độ cao có

thể đáp ứng tốt hơn với các chế độ điều trị nhằm vào ung

thư biểu mô tế bào vẩy, là loại ung thư thường gặp nhất

trong các khối u vùng đầu cổ.

Một số chế độ điều trị khác cũng đã được đánh giá ở

bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn hoặc tái

phát:

- Bổ sung fluorouracil vào phác đồ CAP ở 17 bệnh nhân

ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn cho tỷ lệ đáp ứng

50% với thời gian đáp ứng trung bình 8 tháng; chế độ điều

trị này có độc tính cao.

- Cisplatin phối hợp với fluorouracil có thể kiểm soát rõ

rệt triệu chứng ở bệnh nhân có ung thư biểu mô nang dạng

tuyến của tuyến nước bọt giai đoạn muộn. Đây là một loại

ung thư thường không đau và có tỷ lệ di căn xa cao. Trong

một nghiên cứu có 11 bệnh nhân, chế độ điều trị này kiểm

soát được triệu chứng ở bảy bệnh nhân, nhưng không một

bệnh nhân nào giảm được kích thước khối u xuống hơn

110 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

50%. Điều này gợi ý là chỉ nên chỉ định điều trị hóa chất cho

các khối u nang dạng tuyến giai đoạn muộn tại chỗ hoặc đã

di căn khi có triệu chứng.

- Vinorelbin cũng là một hóa chất có tác dụng ở mức

trung bình đối với bệnh nhân ung thư tái phát giai đoạn

muộn.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Việc theo dõi định kỳ sau điều trị ung thư tuyến nước bọt

là rất quan trọng. Theo dõi bao gồm khám lâm sàng toàn

thân, chụp X quang, chụp xạ hình, xét nghiệm máu định kỳ.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Thanh Quản

1. Ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào

trong thanh quản, thanh môn (vị trí của dây thanh âm),

vùng trên thanh môn (vùng trên dây âm thanh) hoặc dưới

thanh môn (vùng nối thanh quản với khí quản).

Nếu ung thư lan ra ngoài thanh quản, đầu tiên nó thường

lan vào hạch vùng cổ. Nó còn có thể lan tới phía sau lưỡi,

các phần khác ở cổ và họng, phổi và đôi khi các bộ phận

khác trên cơ thể. Đó là ung thư thanh quản di căn.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản thường xuất hiện ở những người trên

55 tuổi. Ở Mỹ, bệnh gặp ở nam giới nhiều gấp bốn lần so với

nữ giới và thường gặp ở người Mỹ da đen hơn người Mỹ da

trắng. Các nhà khoa học ở bệnh viện và các trung tâm y tế trên

cả nước đang nghiên cứu về căn bệnh này và tìm hiểu thêm về

nguyên nhân cũng như cách phòng chống căn bệnh này.

112 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều là không ai lây ung

thư từ một người khác. Ung thư không phải là căn bệnh lây

nhiễm.

Một nguyên nhân đã được biết đến gây ung thư thanh quản

là hút thuốc lá. Những người hút thuốc là có nguy cơ phát

triển loại ung thư này cao hơn người không hút. Nguy cơ này

thậm chí cao hơn ở những người hút thuốc và uống nhiều

rượu.

Những người bỏ hút thuốc lá có thể làm giảm hẳn nguy cơ

phát triển ung thư thanh quản, cũng như ung thư phổi,

miệng, tuyến tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, bỏ

thuốc lá còn giúp những người đã bị ung thư thanh quản

giảm nguy cơ mắc ung thư thanh quản lần thứ hai hoặc một

loại ung thư mới ở một vị trí khác. Các nhóm tư vấn đặc biệt

hoặc tự giúp đỡ rất hữu ích đối với những người đang cố

gắng bỏ hút thuốc. Một số bệnh viện có lập các nhóm người

muốn bỏ hút thuốc. Làm việc với amiăng có thể tăng nguy cơ

mắc ung thư thanh quản. Công nhân làm việc với amiăng

phải tuân theo các quy định về an toàn lao động và tránh hít

phải sợi amiăng.

Những người cho rằng mình có nguy cơ phát triển ung

thư thanh quản nên thảo luận với bác sĩ của họ. Bác sĩ có thể

gợi ý các cách để làm giảm nguy cơ và đề xuất một kế hoạch

khám phù hợp.

3. Ung thư thanh quản được phát hiện như thế nào?

Triệu chứng của ung thư thanh quản là gì?

UNG THƯ THANH QUẢ N 113

Triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu

vào kích thước và vị trí của khối u. Hầu hết các trường hợp

ung thư thanh quản đều bắt đầu ở dây thanh âm. Những

khối u này hiếm khi gây đau đớn nhưng chúng hầu như luôn

gây ra hiện tượng khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Khối u

ở vùng phía trên dây thanh âm có thể gây nổi cục ở cổ, đau

họng hoặc đau tai. Khối u vùng phía dưới dây thanh âm

thường hiếm gặp. Chúng có thể gây khó thở hoặc thở có tiếng

ồn.

Ho kéo dài hoặc cảm giác có cục ở cổ họng có thể là

những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản. Khi khối

u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị

nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh

quản có thể gây khó nuốt.

Tất cả những triệu chứng này có thể do ung thư thanh

quản hoặc do các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn

gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể khẳng định được chắc chắn.

Những người có các triệu chứng kể trên nên đến gặp bác sĩ

chuyên khoa tai mũi họng.

4. Ung thư thanh quản được chẩn đoán như thế

nào?

Để tìm nguyên nhân gây ra những triệu chứng này, bác sĩ

sẽ hỏi về tiền sử bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám

lâm sàng đầy đủ. Bên cạnh việc kiểm tra những dấu hiệu

sức khỏe chung, bác sĩ khám kĩ vùng cổ để tìm u cục, sự phù

114 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

nề, vị trí nhạy cảm đau và các thay đổi khác. Bác sĩ có thể

quan sát thanh quản bằng hai cách:

Soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ quan sát họng bằng một

gương cầm tay nhỏ để tìm những vùng bất thường và sự di

động của dây thanh âm. Khám nghiệm này không gây đau

đớn, nhưng người ta có thể xịt thuốc tê vào cổ họng để

phòng hiện tượng oẹ. Có thể thực hiện thủ thuật này ở

phòng khám của bác sỹ.

Soi thanh quản trực tiếp. Bác sĩ đưa một ống có nguồn

sáng (ống nội soi thanh quản) qua mũi hoặc miệng của bệnh

nhân. Khi ống này đi xuống họng, bác sĩ có thể quan sát

được những vùng không thể nhìn thấy qua gương soi đơn

giản. Việc gây tê tại chỗ giúp làm giảm bớt sự khó chịu và

phòng hiện tượng oẹ. Bệnh nhân có thể được cho uống

thuốc an thần nhẹ. Đôi khi, bác sĩ có thể gây mê toàn thân để

làm cho bệnh nhân ngủ. Có thể soi thanh quản ở phòng

khám của bác sĩ, ở một phòng khám ngoại trú hay ở bệnh

viện.

Nếu bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường, bệnh

nhân cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất

chắc chắn để khẳng định ung thư. Để tiến hành sinh thiết,

bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và bác

sĩ lấy một mẫu bệnh phẩm qua ống nội soi thanh quản. Sau

đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát mẫu mô này dưới kính

hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu phát hiện ra ung thư, bác

sĩ giải phẫu có thể cho biết đó là loại ung thư gì. Hầu hết các

trường hợp ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào

UNG THƯ THANH QUẢ N 115

vẩy. Loại ung thư này bắt đầu từ các tế bào dẹt dạng vẩy lót

nắp thanh quản, dây thanh âm và các bộ phận khác của

thanh quản.

Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh phát hiện ra ung thư, bác sĩ của

bệnh nhân cần biết giai đoạn (phạm vi) của bệnh để lập kế

hoạch điều trị tốt nhất. Để biết được kích thước của khối u

và để xem ung thư đã lan chưa, bác sĩ thường chỉ định thêm

một số thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính

và/hoặc chụp cộng hưởng từ để có được những hình ảnh chi

tiết của những vùng trong cơ thể.

5. Ung thư thanh quản được điều trị như thế nào?

Ung thư thanh quản thường được điều trị bằng tia xạ

hoặc bằng phẫu thuật. Đây là các phương pháp điều trị tại

chỗ; có nghĩa là chúng chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở

vùng được điều trị. Một số bệnh nhân có thể được điều trị

bằng hóa chất, được gọi là điều trị toàn thân, có nghĩa là

thuốc được vận chuyển đi khắp các mạch máu. Chúng có

thể đến được các tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể. Bác sĩ có

thể chỉ sử dụng một phương pháp hoặc có thể kết hợp các

phương pháp, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân được giới thiệu đến

bác sĩ chuyên điều trị các loại ung thư khác nhau. Thông

thường, có nhiều chuyên gia cùng làm việc trong một đội.

Đội ngũ bác sĩ điều trị có thể bao gồm một bác sĩ phẫu thuật,

bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ ung thư, bác sĩ tia xạ ung thư, bác

116 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

sĩ chuyên về phát âm, y tá và chuyên gia dinh dưỡng. Nha sĩ

cũng có thể là một thành viên quan trọng trong đội ngũ này,

đặc biệt là đối với bệnh nhân được điều trị bằng tia xạ.

Liệu pháp tia xạ sử dụng những tia có năng lượng cao để

tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển. Tia

được chiếu vào khối u và vùng xung quanh nó. Bất cứ khi

nào có thể, bác sĩ thường gợi ý phương pháp điều trị này vì

nó có thể phá huỷ khối u mà không làm bệnh nhân mất

tiếng. Liệu pháp chiếu xạ có thể kết hợp với phẫu thuật; nó

có thể được sử dụng để làm co nhỏ khối u trước khi phẫu

thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu

thuật. Hơn nữa, phương pháp chiếu xạ có thể được sử dụng

để điều trị những khối u không thể cắt bỏ được hoặc những

bệnh nhân không thể phẫu thuật vì những lý do khác. Nếu

khối u tái phát sau phẫu thuật, nói chung người ta thường

điều trị nó bằng tia xạ.

Phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp với tia xạ được chỉ

định cho một số bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư.

Hơn nữa, phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được

áp dụng nếu khối u không đáp ứng với liệu pháp chiếu xạ

hoặc phát triển trở lại sau khi chiếu xạ. Khi bệnh nhân cần

phẫu thuật, kiểu phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào kích

thước và vị trí chính xác của khối u.

Nếu khối u ở trên dây thanh âm rất nhỏ, bác sĩ phẫu

thuật có thể sử dụng tia laser, một chùm ánh sáng mạnh.

Chùm sáng này có thể cắt bỏ khối u theo cách giống như

dùng một dao mổ.

UNG THƯ THANH QUẢ N 117

Phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản

được gọi là thủ thuật cắt thanh quản bán phần hoặc toàn bộ.

Trong cả hai loại phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật phải mở khí

quản, tạo ra một lỗ thoát ra phía trước cổ. (Lỗ thoát có thể

tạm thời hoặc vĩnh viễn). Không khí đi vào và ra khỏi khí

quản và phổi qua lỗ mở khí quản này. Một ống mở thông

khí quản giữ cho đường dẫn khí mới này ở trạng thái mở.

Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản bán phần có thể bảo toàn

giọng nói. Bác sĩ phẫu thuật chỉ cắt bỏ một phần hộp âm

thanh - chỉ cắt một dây thanh âm hoặc một đoạn dây thanh

âm hoặc chỉ cắt nắp thanh quản - và lỗ mở khí quản chỉ là

tạm thời. Sau một thời gian hồi phục ngắn, ống mở thông

khí quản được rút ra và lỗ thông đóng lại. Bệnh nhân có thể

thở và nói chuyện như bình thường. Tuy nhiên, trong một

số trường hợp, giọng nói có thể bị khàn hoặc yếu đi.

Trong phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ, toàn bộ hộp

âm thanh được cắt bỏ và lỗ thoát được mở vĩnh viễn. Người

bị cắt thanh quản thở qua lỗ mở khí quản. Người có thanh

quản bị cắt phải học nói theo cách mới.

Nếu bác sĩ cho rằng ung thư có thể đã bắt đầu lan thì các

hạch ở cổ và một số mô ở quanh chúng được cắt bỏ. Những

hạch này thường là những vị trí đầu tiên ung thư lan tới.

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung

thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể gợi ý một loại

thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Trong một số trường

hợp, các thuốc chống ung thư được sử dụng để làm co nhỏ

khối u trước khi bệnh nhân được phẫu thuật hoặc chiếu xạ.

118 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Hơn nữa, hóa chất có thể được sử dụng để điều trị ung thư

đã lan.

Thuốc điều trị ung thư thanh quản thường được tiêm vào

mạch máu. Thông thường thuốc được điều trị theo chu kỳ -

một đợt điều trị được nối tiếp bằng một đợt nghỉ hồi phục,

sau đó là một đợt điều trị khác và một đợt nghỉ hồi phục và

tương tự như vậy. Một số bệnh nhân được điều trị hóa chất

ngoại trú tại bệnh viện, văn phòng bác sĩ hoặc tại nhà. Tuy

nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc, kế hoạch điều trị và tình

trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có thể cẩn phải nằm viện

trong một thời gian ngắn.

Các nghiên cứu điều trị

Nhiều thử nghiệm lâm sàng về các phương pháp điều trị

ung thư thanh quản mới hiện đang được tiến hành. Bác sĩ

đang nghiên cứu các tuýp và các phác đồ điều trị mới bằng

tia xạ, các loại thuốc mới và các phương pháp mới kết hợp

các tuýp điều trị khác nhau. Các nhà khoa học đang cố gắng

để làm tăng hiệu quả của xạ trị bằng cách chiếu tia hai lần

trong một ngày thay cho một lần. Hơn nữa, họ cũng đang

nghiên cứu các loại thuốc mới được gọi là “chất nhạy cảm

phóng xạ”. Những loại thuốc này làm cho tế bào ung thư trở

nên nhạy cảm hơn với tia phóng xạ.

Bệnh nhân ung thư thanh quản có nguy cơ mắc một loại

ung thư mới ở thanh quản hoặc ở phổi, miệng hoặc họng cao

hơn.

Bác sĩ đang khám phá các phương pháp để phòng chống

các loại ung thư mới này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra một

UNG THƯ THANH QUẢ N 119

loại thuốc có liên quan tới vitamin A có thể bảo vệ bệnh

nhân tránh mắc các loại ung thư mới.

6. Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư rất

mạnh. Rất khó giới hạn ảnh hưởng của điều trị để chỉ có tế

bào ung thư bị cắt bỏ hoặc phá huỷ; tế bào lành cũng có thể

bị phá huỷ. Đó là nguyên nhân tại sao điều trị ung thư

thường gây ra các tác dụng phụ khó chịu.

Tác dụng phụ của điều trị ung thư khác nhau. Chúng

phụ thuộc chủ yếu vào loại và phạm vi của điều trị. Hơn

nữa, mỗi bệnh nhân lại có những phản ứng khác nhau. Bác

sĩ cố gắng lập kế hoạch điều trị sao cho có ít tác dụng phụ

nhất. Bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên

khoa phát âm có thể giải thích tác dụng phụ của điều trị và

gợi ý các cách để đối phó với chúng. Bệnh nhân cũng nên

nói chuyện với một người bệnh khác. Trong nhiều trường

hợp, một người làm công tác xã hội hoặc một thành viên

khác trong đội ngũ nhân viên y tế có thể sắp xếp cho bệnh

nhân đến gặp một người cũng được điều trị bằng phương

pháp giống mình.

Tác dụng phụ của liệu pháp chiếu xạ

Trong khi chiếu xạ, quá trình lành sẹo sau khi điều trị

răng có thể là vấn đề. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ muốn

bệnh nhân của họ bắt đầu điều trị khi răng và lợi ở tình

trạng tốt nhất. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khám toàn

bộ răng và điều trị tất cả các vấn đề về răng trước khi xạ trị

120 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

bắt đầu. Điều quan trọng là bệnh nhân phải đến nha sĩ khám

răng định kỳ vì miệng có thể nhạy cảm và dễ bị kích thích

trong thời gian điều trị ung thư.

Trong nhiều trường hợp, miệng có thể bị nhạy cảm đau

trong khi điều trị và một số bệnh nhân có thể bị đau miệng.

Bác sĩ có thể gợi ý một loại nước súc miệng đặc biệt để làm

tê miệng và làm giảm sự khó chịu.

Xạ trị thanh quản gây ra những thay đổi ở nước bọt và

làm giảm lượng nước bọt. Vì thông thường nước bọt bảo vệ

răng nên bệnh nhân có thể bị sâu răng sau khi điều trị.

Chăm sóc răng tốt có thể giữ cho răng và lợi khỏe mạnh và

có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Bệnh nhân phải cố gắng hết sức để giữ cho răng sạch. Rất

khó để đánh bóng răng hoặc đánh răng theo cách bình

thường, bệnh nhân có thể sử dụng gạc, một loại bàn chải

đánh răng mềm hoặc một bàn chải đánh răng đặc biệt có

đầu làm bằng bọt xốp thay cho sợi cước. Một loại nước súc

miệng làm từ peroxid loãng (nước ôxy già), nước muối và

bột sôđa có thể giữ cho miệng sạch và giúp bảo vệ răng

không bị sâu. Bệnh nhân cũng nên sử dụng kem đánh răng

có florua và/hoặc là nước súc miệng có florua để làm giảm

nguy cơ bị sâu răng. Bác sĩ nha khoa có thể gợi ý một

chương trình dùng florua đặc biệt để giữ cho miệng khỏe

mạnh.

Nếu hiện tượng giảm số lượng nước bọt làm cho miệng

khô đến mức khó chịu, bệnh nhân nên uống nhiều nước.

UNG THƯ THANH QUẢ N 121

Một số bệnh nhân sử dụng một loại thuốc xịt đặc biệt (nước

bọt nhân tạo) để làm giảm nhẹ chứng khô miệng.

Bệnh nhân được điều trị bằng tia xạ thay cho phẫu thuật

không phải mở khí quản. Họ có thể thở và nói chuyện bình

thường mặc dù giọng nói của họ có thể thay đổi do điều trị.

Hơn nữa, giọng nói của họ có thể yếu đi về cuối ngày và

thường bị ảnh hưởng do thay đổi thời tiết. Sự thay đổi giọng

nói và cảm giác có cục ở họng có thể do hiện tượng phù nề

thanh quản vì chiếu xạ. Điều trị có thể gây đau họng. Bác sĩ

có thể chỉ định thuốc để giảm phù nề hoặc giảm đau.

Trong khi chiếu xạ, bệnh nhân có thể rất mệt mỏi, đặc

biệt là những tuần cuối. Nghỉ ngơi là rất quan trọng nhưng

bác sĩ thường khuyên bệnh nhân là cố gắng vận động khi có

thể. Hiện tượng thường gặp là da ở vùng điều trị có thể bị

đỏ hoặc khô. Da có thể tiếp xúc với không khí nhưng phải

tránh ánh nắng mặt trời và bệnh nhân nên tránh mặc các loại

quần áo cọ sát vào vùng được điều trị. Trong thời gian điều

trị tia xạ lông tóc thường không mọc ở vùng được điều trị;

nếu mọc, thì nam giới không nên cạo. Chăm sóc da cẩn thận

là rất quan trọng ở thời điểm này. Bệnh nhân sẽ được hướng

dẫn cách giữ cho vùng da điều trị được sạch và không nên

bôi bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào lên da trước khi

chiếu xạ. Hơn nữa, bệnh nhân cũng không nên sử dụng bất

cứ loại nước rửa hoặc kem nào vào các thời điểm khác mà

không có lời khuyên của bác sĩ.

Một số bệnh nhân than phiền về việc chiếu xạ làm cho lưỡi

của họ bị nhạy cảm. Họ có thể mất vị giác hoặc khứu giác

hoặc miệng có vị đắng. Uống nhiều nước có thể làm giảm vị

122 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

đắng trong miệng. Thông thường, bác sĩ, y tá có thể gợi ý các

cách khác để làm giảm những vấn đề này. Và nên nhớ rằng,

mặc dù những tác dụng phụ của chiếu xạ có thể không biến

mất hoàn toàn nhưng hầu hết chúng sẽ giảm dần và bệnh

nhân thường cảm thấy khỏe hơn khi điều trị đã kết thúc.

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Giữ cho bệnh nhân thoải mái là một phần quan trọng

trong điều trị thường quy ở bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị

đau thì có thể sử dụng thuốc để giảm đau. Bệnh nhân nên

thảo luận cởi mở với bác sĩ về các biện pháp giảm đau.

Trong vài ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể

không ăn, uống được. Trước hết, sử dụng một đường truyền

tĩnh mạch để cung cấp dịch. Trong một hoặc hai ngày, ống

tiêu hóa sẽ trở lại bình thường, nhưng bệnh nhân vẫn chưa

thể nuốt được do họng vẫn chưa lành. Dịch và chất dinh

dưỡng được đưa vào cơ thể qua một ống xông dạ dày (được

đặt trong khi phẫu thuật qua đường mũi). Khi họng hết phù

nề và vùng điều trị đã lành sẹo thì có thể rút ống xông ra.

Lúc đầu, bệnh nhân có thể khó nuốt và bệnh nhân có thể cần

hướng dẫn của y tá hoặc bác sĩ chuyên khoa phát âm. Dần

dần, bệnh nhân sẽ quay trở lại với chế độ ăn bình thường.

Sau khi phẫu thuật, phổi và khí quản tiết ra rất nhiều

dịch nhầy (đờm). Để lấy sạch đờm, y tá sẽ nhẹ nhàng hút

bằng một ống nhựa nhỏ luồn qua lỗ mở khí quản. Sau đó,

bệnh nhân học cách ho và hút dịch nhầy qua lỗ mở khí quản

mà không cần sự trợ giúp của y tá. Trong một thời gian

ngắn, bệnh nhân cũng có thể cần được hút bớt nước bọt vì

họ bị khó nuốt do họng bị phù nề.

UNG THƯ THANH QUẢ N 123

Thông thường, không khí được làm ẩm bằng các mô ở mũi

và họng trước khi vào khí quản. Sau khi phẫu thuật, không khí

trực tiếp đi vào khí quản qua lỗ mở khí quản và không được

làm ẩm như bình thường. Trong bệnh viện, bệnh nhân được

làm dễ chịu bằng một thiết bị đặc biệt làm ẩm không khí.

Trong vài ngày sau phẫu thuật cắt thanh quản bán phần,

bệnh nhân thở qua lỗ mở khí quản. Một thời gian ngắn sau

đó ống thông khí quản được lấy ra; Khoảng vài tuần tiếp

theo, lỗ mở khí quản sẽ đóng lại. Như vậy, bệnh nhân có thể

thở và nói chuyện bình thường mặc dù tiếng nói có thể

không giống y như trước khi phẫu thuật.

Sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ, lỗ mở khí

quản sẽ tồn tại vĩnh viễn. Bệnh nhân thở, ho, “hắt xì hơi”

qua lỗ mở đó và phải học nói theo cách mới. ống thông khí

quản được lưu lại ít nhất trong vài tuần (cho đến khi da ở

xung quanh lỗ mở khí quản lành trở lại) và một số bệnh

nhân tiếp tục sử dụng ống liên tục hoặc từng lúc. Nếu ống

được rút ra, người ta thường thay thế bằng một núm mở

thông khí quản nhỏ hơn. Sau một thời gian, một số bệnh

nhân có thanh quản bị cắt có thể không cần sử dụng ống

hoặc là núm mở thông khí quản nữa.

Sau phẫu thuật cắt thanh quản, một phần họng hoặc cổ có

thể bị tê vì các dây thần kinh bị cắt. Hơn nữa, sau khi phẫu

thuật để nạo vét hạch cổ, vai và cổ có thể bị yếu và cứng.

Tác dụng phụ của hóa trị liệu

Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc chủ yếu vào loại

thuốc được điều trị. Nói chung, thuốc điều trị ung thư ảnh

124 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

hưởng tới các tế bào phân chia nhanh, như tế bào máu, tế

bào lót niêm mạc ống tiêu hóa và tế bào ở nang lông tóc.

Như vậy bệnh nhân có thể có các tác dụng phụ như khả

năng chống nhiễm khuẩn giảm, chán ăn, buồn nôn, nôn

hoặc đau miệng. Họ có thể cảm thấy yếu hơn và có thể bị

rụng tóc.

Ảnh hưởng của điều trị đối với việc ăn uống

Mất cảm giác ăn ngon miệng có thể là vần đề đối với

bệnh nhân được điều trị ung thư thanh quản. Bệnh nhân có

thể không cảm thấy đói khi họ thấy khó chịu hoặc mệt mỏi.

Những người bị cắt thanh quản có thể chán ăn bởi vì

phẫu thuật làm thay đổi khứu giác và vị giác. Xạ trị cũng có

thể ảnh hưởng tới vị giác. Tác dụng phụ của hóa chất cũng

làm cho bệnh nhân khó ăn ngon. Tuy nhiên, bổ sung dinh

dưỡng đầy đủ là rất quan trọng. Ăn tốt có nghĩa là lấy đủ

lượng calo và prôtêin để ngăn chặn giảm cân, lấy lại sức

mạnh và tái tạo lại các mô thường.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải học nuốt trở

lại với sự trợ giúp của một y tá hoặc một bác sĩ chuyên gia

phát âm. Một số bệnh nhân thấy thức ăn dạng lỏng dễ nuốt

hơn; những bệnh nhân khác lại thấy nuốt thức ăn ở dạng rắn

dễ hơn. Nếu khó ăn vì miệng bị khô do chiếu xạ, bệnh nhân

có thể muốn thử các loại thức ăn trộn, mềm được làm ẩm

bằng nước sốt hoặc nước thịt. Một số bệnh nhân khác lại

thích ăn súp đặc, bánh mềm và sữa bột có hàm lượng

protein cao. Y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh

nhân lựa chọn loại thức ăn phù hợp. Hơn nữa, nhiều bệnh

UNG THƯ THANH QUẢ N 125

nhân thấy ăn nhiều bữa ăn nhỏ và bữa ăn nhẹ trong ngày tốt

hơn ăn ba bữa chính.

7. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Theo dõi thường xuyên là rất quan trọng sau khi điều trị

ung thư thanh quản. Bác sĩ thường kiểm tra chặt chẽ để

đảm bảo ung thư không xuất hiện lại. Khám theo dõi bao

gồm kiểm tra lỗ mở khí quản, cổ và họng. Thỉnh thoảng,

bác sĩ tiến hành khám lâm sàng toàn thân, xét nghiệm máu

và nước tiểu và chụp X.quang. Bệnh nhân được chiếu xạ

hoặc phẫu thuật cắt thanh quản bán phần sẽ được nội soi

thanh quản.

Những đối tượng đã được điều trị ung thư thanh quản có

nguy cơ phát triển một loại ung thư khác ở miệng, họng

hoặc các vùng khác ở đầu và cổ cao hơn bình thường. Điều

này đặc biệt đúng đối với những người hút thuốc. Hầu hết

các bác sĩ đều nhấn mạnh với bệnh nhân là cần phải bỏ hút

thuốc để giảm nguy cơ phát triển loại ung thư mới và giảm

nguy cơ bị các vấn đề phiền toái khác, như ho.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Âm Hộ

1. Ung thư âm hộ là gì?

Ung thư âm hộ chủ yếu là ung thư biểu mô gai sừng hóa,

chiếm trên 80%.

Ung thư âm hộ có khả năng chữa khỏi cao khi được

chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ sống sót phụ thuộc chủ

yếu vào tình trạng giải phẫu bệnh học của hạch bẹn. Ở

những bệnh nhân có thể phẫu thuật và ung thư chưa lan

vào hạch, tỷ lệ sống sót chung là 90%. Tuy nhiên, khi ung

thư đã lan vào hạch thì tỷ lệ sống thêm 5 năm chung chỉ

vào khoảng 50-60%.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư âm hộ là gì?

Các yếu tố nguy cơ gây di căn hạch là tình trạng hạch

trên lâm sàng, độ tuổi, mức độ biệt hóa, giai đoạn của

khối u, chiều sâu của khối u, mức độ xâm xâm lấn vào mô

đệm và sự xuất hiện xâm lấn vào khoang mao mạch - bạch

UNG THƯ ÂM HỘ 127

huyết. Nói chung, khoảng 30% bệnh nhân phẫu thuật

được có bệnh lan vào hạch. Một phân tích đa yếu tố về các

yếu tố nguy cơ trong ung thư âm hộ tế bào vẩy cho thấy

tình trạng hạch và đường kính của tổn thương ban đầu,

khi được xem xét cùng nhau, là các biến duy nhất liên

quan tới tiên lượng. Bệnh nhân chưa có di căn hạch bẹn và

kích thước của tổn thương < 2cm có tỷ lệ sống thêm 5 năm

là 98%, trong khi đó bệnh nhân có kích thước tổn thương

bất kì và ung thư đã lan tới > 3 hạch cùng bên hay > 2

hạch hai bên có tỷ lệ sống thêm 5 năm là 29%. Nhóm có

tiên lượng trung bình được xác định là có tỷ lệ sống thêm

ở mức trung bình. Những phân biệt này có ích nhất đối

với ung thư giai đoạn III theo FIGO. Ung thư âm hộ là căn

bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ có tuổi nhưng bệnh cũng có

thể gặp ở những phụ nữ tiền mãn kinh. Tuýp mô học

thường gặp là ung thư biểu mô tế bào vẩy nhưng cũng có

tác tuýp mô học khác.

Trong nhiều trường hợp, ung thư âm hộ thường phát

triển sau condylom hoặc loạn sản tế bào vẩy. Đa số các bằng

chứng đều cho rằng vi rút Papilloma ở người (HPV) là yếu

tố gây ung thư biểu mô đường sinh dục. Vị trí tổn thương

thường gặp nhất là môi lớn (chiếm khoảng 50% các trường

hợp). Tổn thương môi nhỏ chiếm 15-20% các trường hợp.

âm vật và tuyến Bartholin ít bị tổn thương hơn.

Các cơ quan ngoài âm hộ mà ung thư có thể lan tới là âm

đạo, niệu đạo và hậu môn hoặc qua đường bạch huyết lan

vào hạch bẹn và hạch đùi sau đó vào các hạch sâu trong hố

chậu. Di căn theo đường máu hiếm gặp.

128 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

3. Ung thư âm hộ được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán ung thư âm hộ dựa vào kết quả sinh thiết.

Sinh thiết có thể tiến hành ngoại trú, khi cần có thể gây tê.

Các thăm dò như soi bàng quang, soi trực tràng, chụp X

quang phổi và chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang

tĩnh mạch có thể là cần thiết để phân giai đoạn. Khi nghi

ung thư lan tới bàng quang hoặc trực tràng bác sĩ sẽ xác

định bằng sinh thiết.

Giai đoạn được xác định theo phân loại TNM của Hiệp

hội sản-phụ khoa quốc tế (FIGO) và Hiệp hội Ung thư Mỹ

(AJCC). Hiện nay, quá trình phân giai đoạn được dựa trên

phẫu thuật nhiều hơn là dựa vào lâm sàng. Hệ thống phân

loại của FIGO năm 1988 giúp phân biệt tỷ lệ sống sót giữa

các giai đoạn tốt hơn nhiều so với hệ thống phân loại theo

lâm sàng của FIGO năm 1970.

Các định nghĩa TNM

Khối u nguyên phát (T)

TX: Không thể đánh giá khối u nguyên phát

T0: Không có bằng chứng về khối u nguyên phát

Tis: Ung thư biểu mô nông tại chỗ (ung thư biểu mô tiền

xâm lấn)

T1: Khối u chỉ giới hạn ở âm hộ và/hoặc tầng sinh môn,

có kích thước lớn nhất 2cm

T1a: Khối u được giới hạn ở âm hộ và/hoặc tầng sinh

môn, có kích thước lớn nhất 2cm và độ sâu xâm lấn

vào mô đệm < 1mm*

UNG THƯ ÂM HỘ 129

T1b: Khối u giới hạn ở âm hộ và/hoặc tầng sinh môn,

có kích thước lớn nhất 2cm và độ sâu xâm lấn vào

mô đệm > 1mm*

T2: Khối u giới hạn ở âm hộ và/hoặc tầng sinh môn, có

kích thước lớn nhất > 2 cm

T3: Khối u kích thước bất kỳ, đã lan vào đoạn dưới niệu

đạo và/hoặc âm đạo hay hậu môn.

T4: Khối u xâm lấn vào bất kì bộ phận nào trong số sau:

niêm mạc đoạn trên niệu đạo, niêm mạc bàng quang, niêm

mạc trực tràng hoặc ăn vào xương mu

* Chú ý: Độ sâu xâm lấn của khối u được tính từ đường

nối mô đệm - biểu mô của nhú da nông nhất lân cận tới

điểm xâm lấn sâu nhất.

Các hạch vùng (N)

NX: Không thể đánh giá được các hạch vùng

N0: Chưa di căn hạch vùng

N1: Di căn hạch vùng một bên

N2: Di căn hạch vùng hai bên

Di căn xa (M)

MX: Không thể đánh giá di căn xa

M0: Chưa di căn xa

M1: Di căn xa (bao gồm cả di căn hạch vùng chậu)

Phân nhóm giai đoạn theo AJCC

Giai đoạn 0

Tis, N0, M0

130 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Giai đoạn IA

T1a, N0, M0

Giai đoạn IB

T1b, N0, M0

Giai đoạn II

T2, N0, M0

Giai đoạn III

T1, N1, M0

T2, N1, M0

T3, N1, M0

T3, N1, M0

Giai đoạn IVA

T1, N2, M0

T2, N2, M0

T3, N2, M0

T4, N bất kì, M0

Giai đoạn IVB

T bất kì, N bất kì, M1

Phân nhóm giai đoạn theo FIGO

Giai đoạn 0

Là ung thư biểu mô nông tại chỗ, ung thư biểu mô trong

biểu mô.

UNG THƯ ÂM HỘ 131

Giai đoạn I

Tổn thương có kích thước 2cm, giới hạn ở âm hộ hoặc

tầng sinh môn. Không có di căn hạch

Giai đoạn IA: Tổn thương có đường kính 2cm, giới hạn

ở âm hộ hoặc tầng sinh môn, có độ sâu xâm lấn vào mô đệm

< 1mm. Không có di căn hạch.

Giai đoạn IB: Tổn thương có đường kính 2cm, giới hạn

ở âm hộ hoặc tầng sinh môn, có độ sâu xâm lấn vào mô đệm

> 1mm. Chưa có di căn hạch.

Giai đoạn II

Khối u giới hạn ở âm hộ và/hoặc tầng sinh môn, có kích

thước lớn nhất > 2cm, chưa có di căn hạch.

Giai đoạn III

Khối u kích thước bất kỳ xuất hiện ở âm hộ và/hoặc tầng

sinh môn và:

(1) đã lan vào các bộ phận lân cận như đoạn dưới niệu

đạo và/hoặc âm đạo hoặc hậu môn; và/hoặc

(2) có di căn hạch vùng một bên

Giai đoạn IV

Ung thư âm hộ giai đoạn IV được chia thành giai đoạn

IVA và IVB.

Giai đoạn IVA: Khối u xâm lấn vào bất kì bộ phận nào

trong số dưới đây: đoạn trên niệu đạo, niêm mạc bàng

quang, niêm mạc trực tràng, xương chậu và/hoặc di căn

hạch vùng hai bên.

132 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Giai đoạn IVB: Có di căn xa bất kỳ bao gồm cả vào hạch

vùng chậu.

Chú ý: Độ sâu xâm lấn của khối u được tính từ đường nối

mô đệm - biểu mô của nhú da nông nhất lân cận tới điểm

xâm lấn sâu nhất.

4. Ung thư âm hộ được điều trị như thế nào? Tác

dụng phụ của điều trị là gì?

Phương pháp điều trị ung thư âm hộ chuẩn là phẫu

thuật, đối với hầu hết các bệnh nhân giai đoạn III/IV điều trị

là phẫu thuật kết hợp với chiếu xạ ngoài bổ sung. Các chiến

lược điều trị mới hơn kết hợp các lợi thế có thể của phẫu

thuật, chiếu xạ và hóa chất đồng thời điều chỉnh phương

pháp điều trị phù hợp với phạm vi của bệnh theo lâm sàng

và theo giải phẫu bệnh. Do các ảnh hưởng đối với tâm lý

tình dục và khiếm khuyết đáng kể liên quan tới thủ thuật cắt

bỏ âm hộ chuẩn triệt để, xu hướng rõ ràng hiện nay là bảo

tồn âm hộ và xử trí phù hợp cho từng bệnh nhân ung thư

giai đoạn sớm. Do các khối u tân tạo thể tiền xâm lấn và xâm

lấn ở âm hộ có thể do HPV gây ra và ảnh hưởng của các tác

nhân gây ung thư có thể lan rộng trong biểu mô âm hộ, việc

theo dõi bệnh nhân chặt chẽ là cần thiết để có thể phát hiện

sớm khối u tái phát và các khối u khác. Do chỉ có một vài

bệnh nhân có ung thư ở giai đoạn muộn và thường là họ đã

già nên chỉ thu thập được rất ít dữ liệu về đáp ứng và vì thế

không có phương pháp điều trị bằng hóa chất chuẩn cho

những bệnh nhân ở giai đoạn này. Các bác sĩ sẽ xem xét đưa

các bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn III và IV vào thử nghiệm

UNG THƯ ÂM HỘ 133

lâm sàng đánh giá các phương pháp điều trị bổ trợ cho phẫu

thuật chuẩn dưới đây: chất nhạy cảm phóng xạ, hóa chất

trong thử nghiệm giai đoạn II và nghiên cứu các phương

pháp điều trị kết hợp. Hội ung thư phụ khoa đang nghiên

cứu tính khả thi của hóa trị liệu tiền phẫu thuật kết hợp với

chiếu xạ làm phương pháp điều trị bổ trợ mới cho ung thư

âm hộ giai đoạn muộn.

Ung thư âm hộ giai đoạn 0

Thủ thuật cắt bỏ âm hộ đơn giản cho tỷ lệ sống thêm 5

năm 100% nhưng hiếm khi được chỉ định. Các phương pháp

phẫu thuật khác, giới hạn hơn, mang lại kết quả tương

đương và ít gây biến dạng hơn. Khối u tân tạo trong biểu mô

âm hộ ở các vùng không có lông che phủ có thể được coi là

bệnh biểu mô; tuy nhiên, những khối u như vậy ở vùng có

lông che phủ thường liên quan tới nang lông-tuyến bã nhờn

và đòi hỏi phải được loại bỏ hoặc phẫu thuật sâu hơn. Với

bất cứ thủ thuật can thiệp nào thì một số lượng lớn bệnh

nhân vẫn bị tái phát ở các vị trí thường gặp như vùng da

quanh hậu môn, vùng trước xương cùng và nắp âm vật. Sử

dụng fluorouracil ngoài da không phải là lựa chọn điều trị

đầu tay đáng tin cậy.

Các lựa chọn điều trị chuẩn

Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào phạm vi của bệnh:

(1) Phẫu thuật cắt rộng tại chỗ hoặc chiếu tia lazer hoặc

kết hợp cả hai phương pháp.

(2) Thủ thuật cắt bỏ âm hộ kết hợp với ghép da hoặc

không ghép da.

134 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

(3) Dùng kem fluorouracil 5% (tỉ lệ đáp ứng 50-60%).

Ung thư âm hộ giai đoạn I

Phẫu thuật cắt âm hộ triệt để cho tỷ lệ sống thêm 5 năm

trên 90%. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào các yếu tố của

khối u và của bệnh nhân.

Các lựa chọn điều trị chuẩn

(1) Đối với các tổn thương xâm lấn vi thể (độ sâu xâm

lấn < 1mm) không kèm theo loạn sản âm hộ nặng thì

thường được các bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu

thuật cắt rộng (5-10mm). Đối với tất cả các tổn

thương khác thuộc giai đoạn I, nếu nằm ở một bên,

không có loạn sản nghiêm trọng lan toả và chưa lan

có hạch trên lâm sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu

thuật cắt tại chỗ triệt để kết hợp với vét bỏ toàn bộ

hạch bạch huyết một bên. Những bệnh nhân có thể

được tiến hành can thiệp này phải có tổn thương với

đường kính 2cm và độ sâu xâm lấn 5cm, chưa có

xâm lấn vào khoang mao mạch-bạch huyết và chưa

có hạch trên lâm sàng. Theo một tài liệu tổng quan

trong y văn, tỷ lệ tái phát tại chỗ sau phẫu thuật cắt

bỏ tại chỗ triệt để là 7,2% so với 6,3% sau phẫu thuật

cắt bỏ âm hộ triệt để.

(2) Phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt để kết hợp với vét hạch

đùi và bẹn hai bên. Tỷ lệ gây tổn thương của phương

pháp phẫu thuật này có thể được làm giảm xuống

bằng cách thực hiện một vết rạch riêng biệt ở bẹn và

vét bỏ hạch một bên hoặc hạch nông đối với một số

UNG THƯ ÂM HỘ 135

tổn thương sớm. Một nghiên cứu cho thấy việc mép

cắt có tế bào ung thư hay không là yếu tố dự báo tốt

nhất cho tái phát tại chỗ. Tất cả các trường hợp tái

phát có mép mô lành cắt được < 8mm.

(3) Đối với một số ít bệnh nhân không thể dung hòa với

phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt để hoặc không thể phẫu

thuật do vị trí hoặc phạm vi của bệnh, thì được chiếu

xạ triệt để và có thể cho thời gian sống thêm dài.

Ung thư âm hộ giai đoạn II

Phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt để kết hợp với vét hạch đùi

và bẹn hai bên, đồng thời đảm bảo các mép cắt đủ rộng để

không bỏ sót tế bào ung thư, là phương pháp điều trị chuẩn

và cho tỷ lệ sống thêm 5 năm 80 - 90%, tuỳ thuộc vào kích

thước của khối nguyên phát.

Các lựa chọn điều trị chuẩn

(1) Phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt để có cải tiến kết hợp

vét hạch đùi và hạch bẹn hai bên. Các đường cắt phải

cách khối u 10mm. Tỷ lệ gây tổn thương của loại

phẫu thuật này có thể được làm giảm xuống bằng

cách thực hiện một đường cắt ở bẹn riêng biệt và

phẫu thuật vét hạch một bên hoặc hạch nông để tìm

các tổn thương sớm. Chiếu xạ tại chỗ bổ trợ có thể

được chỉ định khi mép cắt cách rìa khối u < 8mm, đã

có xâm lấn vào khoảng mao mạch-bạch huyết và độ

dầy > 5mm, đặc biệt là nếu bệnh nhân có hạch. Theo

một nghiên cứu ngẫu nhiên của Hội Nghiên cứu Ung

thư Phụ khoa (GOG), việc chiếu xạ vào vùng bẹn cho

136 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

bệnh nhân thuộc nhóm N0 trên lâm sàng làm giảm

thời gian sống thêm do tỷ lệ điều trị thất bại tăng cao

hơn so với vét hạch bẹn và chiếu xạ bổ trợ vào các

hạch bẹn. Không may, do phác đồ điều trị này không

mô tả rõ về liều chiếu phù hợp theo độ sâu của các

hạch bẹn, câu hỏi liệu chiếu xạ hạch chọn lọc có tiên

lượng tốt hơn vét hạch hay không chưa được nghiên

cứu GOG đưa ra câu trả lời thỏa mãn. Một nghiên

cứu hồi cứu tiến hành với số lượng bệnh nhân tương

tự và phương thức chiếu xạ siêu trội cho kết quả trái

ngược với các dữ liệu của GOG và công bố vét hạch

bẹn không làm tăng thời gian sống sót một cách có ý

nghĩa so với chiếu xạ bẹn. Vì vậy, chiếu xạ bẹn cho

các bệnh nhân nhóm N0 là một phương pháp điều trị

thay thế cho vét hạch bẹn ở những phụ nữ không

đồng ý vét hạch hoặc không thể tiến hành vét hạch

bẹn được.

(2) Đối với một số ít bệnh nhân không dung hợp với

phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt để hoặc không thích

hợp với phẫu thuật do vị trí hoặc phạm vi của bệnh,

thì được chiếu xạ triệt để có thể cho thời gian sống

thêm dài.

Ung thư âm hộ giai đoạn III

Phẫu thuật cắt bỏ âm hộ triệt để kết hợp với vét hạch

đùi và bẹn là liệu pháp điều trị chuẩn. Định nghĩa phẫu

thuật cắt bỏ âm hộ triệt để đang được mở rộng do tác

dụng hạn chế của phẫu thuật triệt để khi mép cắt hẹp,

không cắt được toàn bộ âm hộ. Tổn thương hạch là yếu tố

UNG THƯ ÂM HỘ 137

then chốt quyết định tỷ lệ sống sót. Tỷ lệ sống thêm 5 năm

của bệnh nhân có tổn thương hạch một bên là 70% và giảm

xuống 30% ở những bệnh nhân có từ 3 hạch trở lên ở một

bên bị tổn thương.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên của Hội Nghiên cứu

Ung thư Phụ khoa, bệnh nhân có từ hai hạch bẹn trở lên

dương tính theo giải phẫu bệnh học có tỷ lệ sống sót cao hơn

rõ rệt khi được điều trị bằng tia xạ vùng chậu và vùng bẹn

so với tỷ lệ sống sót sau vét hạch vùng chậu. Bệnh nhân ở cả

hai phương thức điều trị trong thử nghiệm lâm sàng đều

được phẫu thuật cắt âm hộ triệt để kết hợp với vét hạch đùi

và bẹn hai bên. Tỷ lệ điều trị hạch bẹn thất bại giảm đáng kể

khi bệnh nhân được chiếu xạ vùng bẹn và hố chậu so với khi

vét hạch vùng chậu.

Các lựa chọn điều trị chuẩn

(1) Phẫu thuật cắt âm hộ triệt để có cải tiến kết hợp với

vét hạch đùi và hạch bẹn. Cần tiến hành chiếu xạ

vùng bẹn và vùng chậu nếu các hạch bẹn dương tính.

(2) Phẫu thuật cắt âm hộ triệt để kết hợp với vét hạch đùi

và bẹn, sau đó chiếu xạ âm hộ ở bệnh nhân có tổn

thương nguyên phát lớn và mép cắt hẹp. Liệu pháp

chiếu xạ tại chỗ bổ trợ với liều 45-50 Gy cũng có thể

chỉ định khi có xâm lấn vào khoang mao mạch-bạch

huyết và độ dầy > 5mm, đặc biệt nếu có tổn thương

hạch. Phải tiến hành chiếu xạ vùng bẹn và vùng chậu

nếu có tổn thương từ 2 hạch bẹn trở lên.

138 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

(3) Chiếu xạ tiền phẫu thuật có thể được sử dụng ở một

số trường hợp để cải thiện khả năng phẫu thuật và

giảm phạm vi phẫu thuật cần thiết. Liều chiếu xạ lên

tới 55 Gy đồng thời với việc sử dụng 5-FU.

(4) Đối với bệnh nhân không dung hợp được với phẫu

thuật cắt âm hộ triệt để hoặc không phù hơp với

phẫu thuật do vị trí hoặc phạm vi của bệnh, liệu pháp

chiếu xạ triệt để có thể cho thời gian sống thêm dài.

Khi liệu pháp chiếu xạ được thử nghiệm để điều trị

triệt để ban đầu ung thư âm hộ, một số bác sĩ muốn

bổ sung đồng thời 5-FU hoặc 5-FU và cisplatin. Bốn

thử nghiệm giai đoạn II kết hợp đồng thời chiếu xạ

với 5-FU kèm theo hoặc không kèm theo cisplatin cho

tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 53 - 89% đối với các khối u

nguyên phát không thể cắt bỏ hoặc đối với những

bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt bỏ nội tạng. Với

thời gian theo dõi trung bình 37 tháng, hai nghiên

cứu công bố tỷ lệ sống sót không mắc bệnh là 47%

đến 84%. Các biến chứng do phóng xạ như xơ hóa

muộn, teo đét, giãn mao mạch và hoại tử giảm xuống

mức tối thiểu nếu phần liều chiếu xạ từ 180 cGy trở

xuống và không sử dụng tổng liều quá lớn. Nên sử

dụng các liều từ 54Gy tới 65Gy.

Ung thư âm hộ giai đoạn IV

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên của Hội Nghiên cứu

Ung thư Phụ khoa, bệnh nhân có từ hai hạch bẹn trở lên

dương tính theo kết quả giải phẫu bệnh học sẽ có tỷ lệ sống

UNG THƯ ÂM HỘ 139

sót cao hơn rõ rệt khi được điều trị bằng chiếu xạ vùng chậu

so với tỷ lệ sống sót sau vét hạch vùng chậu. Bệnh nhân ở cả

hai phương thức điều trị trong thử nghiệm lâm sàng đều

được phẫu thuật cắt âm hộ triệt để kết hợp với vét hạch bẹn

nông và sâu ở cả hai bên. Tỷ lệ điều trị hạch bẹn thất bại

giảm đáng kể khi bệnh nhân được chiếu xạ vùng bẹn và hố

chậu so với khi vét hạch vùng chậu mà không chiếu xạ.

Các lựa chọn điều trị chuẩn

(1) Phẫu thuật cắt âm hộ triệt để kết hợp với cắt bỏ nội

tạng vùng chậu.

(2) Phẫu thuật sau đó chiếu xạ âm hộ cho các tổn thương

được cắt bỏ lớn với mép cắt hẹp. Liệu pháp chiếu xạ

tại chỗ bổ trợ với liều 45Gy tới 50Gy cũng có thể được

chỉ định khi có xâm lấn vào khoang mao mạch-bạch

huyết và độ dày > 5mm, đặc biệt nếu có tổn thương

hạch. Nên tiến hành chiếu xạ vùng bẹn và vùng chậu

nếu có từ hai hạch bẹn trở lên bị tổn thương.

(3) Chiếu xạ đối với tổn thương nguyên phát có kích

thước lớn để tăng khả năng phẫu thuật, sau đó phẫu

thuật triệt để. Liều chiếu xạ lên tới 55Gy dùng đồng

thời với flourouracil (5-FU).

(4) Đối với bệnh nhân không dung hợp được với phẫu

thuật cắt âm hộ triệt để hoặc không phù hơp với

phẫu thuật do vị trí hoặc phạm vi của bệnh, liệu

pháp chiếu xạ triệt để có thể cho thời gian sống thêm

dài. Khi liệu pháp chiếu xạ được thử nghiệm để điều

140 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

trị triệt để ban đầu ung thư âm hộ, một số bác sĩ

muốn bổ sung đồng thời 5-FU hoặc 5-FU và

cisplatin. Hội Nghiên cứu Ung thư Phụ khoa đang

nghiên cứu tính khả thi của hóa trị liệu trước phẫu

thuật cộng với tia xạ bổ sung sau phẫu thuật để điều

trị ung thư âm hộ giai đoạn muộn. Bốn thử nghiệm

giai đoạn II kết hợp đồng thời chiếu xạ với 5-FU kèm

theo hoặc không kèm theo cisplatin cho tỷ lệ đáp

ứng hoàn toàn là 53-89% đối với các khối u nguyên

phát không thể cắt bỏ hoặc đối với những bệnh nhân

cần được phẫu thuật cắt bỏ nội tạng. Với thời gian

theo dõi trung bình 37 tháng, hai nghiên cứu công

bố tỷ lệ sống sót không mắc bệnh là 47% đến 84%.

Các biến chứng do phóng xạ như xơ hóa muộn, teo

đét, giãn mao mạch và hoại tử giảm xuống mức tối

thiểu nếu phần liều chiếu xạ từ 180 cGy trở xuống và

không sử dụng tổng liều quá lớn. Nên sử dụng các

liều từ 54Gy tới 65Gy.

Ung thư âm hộ tái phát

Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm

sự tái phát bệnh. Cách điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào

vị trí và phạm vi tái phát. Phẫu thuật cắt triệt để u tái phát

khu trú cho tỷ lệ sống thêm khoảng 5 năm là 56% khi chưa

có tổn thương hạch vùng. Liệu pháp chiếu xạ giảm triệu

chứng được sử dụng cho một số bệnh nhân. Chiếu xạ kết

hợp hoặc không kết hợp với 5-FU có thể chữa khỏi bệnh ở

một số bệnh nhân có khối u nhỏ tái phát tại chỗ. Khi tái phát

UNG THƯ ÂM HỘ 141

tại chỗ xảy ra sau hơn 2 năm điều trị ban đầu, phương pháp

điều trị phối hợp chiếu xạ và phẫu thuật có thể cho tỷ lệ

sống thêm 5 năm là trên 50%.

Các lựa chọn điều trị chuẩn:

(1) Phẫu thuật cắt rộng tại chỗ kết hợp hoặc không kết

hợp với chiếu xạ cho bệnh nhân tái phát tại chỗ.

(2) Phẫu thuật cắt âm hộ triệt để kết hợp với cắt bỏ nội

tạng trong khung chậu.

(3) Chiếu xạ đồng bộ với sử dụng hóa chất gây độc tế

bào có kèm theo hoặc không kèm theo phẫu thuật.

(4) Không có phương pháp điều trị bằng hóa chất chuẩn

hoặc phương pháp điều trị toàn thân có hiệu quả cho

bệnh nhân di căn. Những bệnh nhân như vậy cần

được xem xét để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng

5. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Bệnh nhân ung thư âm hộ nên khám theo dõi định kỳ sau

khi kết thúc điều trị. Theo dõi là một phần quan trọng trong

phác đồ điều trị và bệnh nhân nên thảo luận ngay với bác sĩ.

Khám theo dõi định kỳ đảm bảo việc bệnh nhân được giám

sát cẩn thận và thảo luận khi có bất kỳ thay đổi nào về sức

khỏe, ung thư mới hoặc ung thư tái phát có thể được phát

hiện và điều trị sớm nhất. Giữa các đợt khám theo dõi định

kỳ, bệnh nhân ung thư âm hộ nên thông báo với bác sĩ tất cả

những vấn đề về sức khỏe ngay khi chúng xuất hiện.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Buồng Trứng

1. Ung thư buồng trứng là gì?

U ác tính xuất hiện từ buồng trứng được gọi là ung thư

buồng trứng. Có một vài loại ung thư buồng trứng. Ung thư

buồng trứng xuất hiện trên bề mặt buồng trứng (ung thư tế

bào biểu mô) là loại phổ biến nhất. Đây là loại ung thư sẽ

được trình bày chi tiết trong bài. Ung thư buồng trứng bắt

đầu từ tế bào sản xuất trứng (u tế bào mầm) và ung thư

buồng trứng bắt đầu ở mô đệm xung quanh buồng trứng (u

mô đệm) là những loại ung thư ít gặp và không được trình

bày trong tập thông tin này.

Tế bào ung thư buồng trứng có thể tách ra khỏi buồng

trứng và lan sang các mô và cơ quan khác trong một quá

trình được gọi là “rụng”. Khi tế bào ung thư buồng trứng

rụng xuống, nó có xu hướng “gieo mầm” (tạo thành những

khối u mới) lên màng bụng và lên cơ hoành. Dịch có thể tích

tụ lại trong ổ bụng. Tình trạng này được gọi là hiện tượng cổ

trướng. Nó có thể làm cho người phụ nữ cảm thấy bị phù nề

hoặc bụng có thể bị trướng lên.

UNG THƯ B UỒNG TR ỨNG 143

Tế bào ung thư buồng trứng cũng có thể đi vào trong

mạch máu hay hệ bạch huyết. Khi đã xâm nhập vào mạch

máu hoặc hệ bạch huyết, tế bào ung thư có thể di chuyển và

tạo nên khối u mới ở những bộ phận khác cuả cơ thể.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng là

gì?

Chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra

ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy

những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Tiền sử gia đình. Những người thân có quan hệ gia đình

cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với người phụ nữ bị ung

thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả năng mắc

bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị

mắc căn bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh có phần ít hơn, nhưng

vẫn cao hơn mức trung bình, nếu những người thân khác

(bà, cô, chị em họ) mắc ung thư buồng trứng. Tiền sử gia

đình có ung thư vú hoặc ung thư đại tràng cũng gắn với

tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Độ tuổi. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên khi

người phụ nữ già đi. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng

trứng xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi, nguy cơ mắc

bệnh cao nhất là ở những phụ nữ trên 60 tuổi.

Sinh con. Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có vẻ

mắc bệnh nhiều hơn những phụ nữ đã sinh con. Thực tế cho

thấy phụ nữ càng có nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh ung

thư buồng trứng càng ít.

144 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Tiền sử cá nhân. Phụ nữ đã bị ung thư vú hoặc đại tràng

có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ

không bị ung thư vú hay ung thư đại tràng.

Thuốc kích thích sinh sản. Thuốc kích thích rụng trứng

có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các

nhà nghiên cứu đang xem xét mối quan hệ có thể này.

Bột tan. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ sử

dụng bột tan (phấn) ở vùng sinh dục trong nhiều năm có thể

có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị hoóc-môn thay thế. Một số bằng chứng cho thấy

phụ nữ sử dụng hoóc-môn sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ

mắc ung thư buồng trứng tăng nhẹ.

3. Ung thư buồng trứng được phát hiện như thế

nào? Triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì?

Nếu ung thư buồng trứng được phát hiện và điều trị càng

sớm thì khả năng hồi phục của bệnh nhân càng cao. Nhưng

khó có thể sớm phát hiện ra ung thư buồng trứng. Nhiều

trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng hay chỉ có

những triệu chứng nhẹ cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn

muộn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những cách thức

để phát hiện ra ung thư buồng trứng trước khi triệu chứng

lâm sàng xuất hiện. Họ đang nghiên cứu lợi ích của việc định

lượng CA 125, một chất được gọi là chất chỉ điểm khối u, chất

này sẽ xuất hiện với nồng độ cao hơn bình thường trong máu

của những phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Họ còn đang

đánh giá hiệu quả của phương pháp siêu âm qua âm đạo,

UNG THƯ B UỒNG TR ỨNG 145

một xét nghiệm giúp phát hiện ung thư buồng trứng ở giai

đoạn sớm.

Nhận biết triệu chứng

Ung thư buồng trứng thường không có dấu hiệu và triệu

chứng rõ ràng cho đến khi nó đã ở giai đoạn muộn. Dấu

hiệu và triệu chứng ung thư buồng trứng có thể bao gồm:

- Khó chịu và/hoặc đau khắp bụng (trướng hơi, không

tiêu, bị đè, trướng lên, phù nề, co thắt).

- Buồn nôn, ỉa lỏng, táo bón hoặc đái rắt.

- Mất cảm giác ngon miệng

- Cảm thấy đầy bụng thậm chí chỉ sau bữa ăn nhẹ

- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân

- Ra máu âm đạo bất thường.

Những triệu chứng này có thể do ung thư buồng trứng

hoặc do những bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra. Điều

quan trọng là phải đến bác sĩ kiểm tra khi có những triệu

chứng này.

4. Ung thư buồng trứng được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các xét

nghiệm chẩn đoán. Một số thăm dò và xét nghiệm chẩn

đoán hữu ích được trình bày dưới đây:

Khám vùng chậu bao gồm khám tử cung, âm đạo, buồng

trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và trực tràng để phát hiện

146 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

ra bất thường về hình dạng và kích thước của những bộ

phận này.

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao.

Tai người không thể nghe được những sóng âm này. Sóng

âm được hướng vào buồng trứng và dội lại tạo hình ảnh

siêu âm. Mô lành, u nang và khối u biểu hiện khác nhau

trên ảnh siêu âm.

Xét nghiệm CA-125 là một xét nghiệm máu để đo nồng

độ CA-125, một chất chỉ điểm khối u xuất hiện với một

lượng cao hơn bình thường trong máu của những phụ nữ bị

ung thư buồng trứng.

Thụt baryt là phương pháp chụp X quang đại tràng và

trực tràng. Phim được chụp sau khi bệnh nhân được thụt

một dung dịch như phấn trắng có chứa bari. Bari hiển thị

hình ảnh đại tràng và trực tràng trên tia X quang, làm cho

khối u và những khu vực bất thường khác dễ quan sát hơn.

Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng một máy X

quang nối với máy vi tính để chụp chi tiết những bộ phận

bên trong cơ thể.

Sinh thiết là phương pháp lấy mô để quan sát dưới kính

hiển vi. Bác sĩ giải phẫu bệnh nghiên cứu mô và đưa ra chẩn

đoán. Để lấy được mô tiến hành xét nghiệm, bác sĩ tiến hành

phẫu thuật mở bụng. Nếu nghi bị ung thư, bác sĩ phẫu thuật

tiến hành cắt bỏ buồng trứng. Điều này rất quan trọng, bởi

vì nếu có ung thư, việc lấy một mẫu mô bằng cách cắt xuyên

qua lớp ngoài buồng trứng sẽ cho phép tế bào ung thư thoát

ra và làm bệnh có thể lan đi.

UNG THƯ B UỒNG TR ỨNG 147

Nếu ung thư buồng trứng được chẩn đoán, bác sĩ có thể

muốn biết ung thư đang ở giai đoạn nào. Phân giai đoạn là

một cố gắng để phát hiện ra ung thư đã lan chưa và nếu đã

lan thì lan đến bộ phận nào của cơ thể. Phân giai đoạn có thể

liên quan đến phẫu thuật, X quang và các thăm dò hình ảnh

khác và các xét nghiệm cận lâm sàng. Biết được giai đoạn

của bệnh giúp bác sĩ lập phác đồ điều trị.

5. Ung thư buồng trứng được điều trị như thế nào?

Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai

đoạn ung thư và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.

Bệnh nhân thường được điều trị bởi một đội ngũ các bác sĩ

chuyên khoa. Đội ngũ này bao gồm bác sĩ phụ khoa, bác sĩ

ung thư phụ khoa, bác sĩ ung thư nội khoa và/hoặc bác sĩ tia

xạ ung thư. Nhiều phương pháp điều trị và phối hợp các

phương pháp điều trị được sử dụng để điều trị ung thư

buồng trứng.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu thường

được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán

ung thư buồng trứng. Buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung

và cổ tử cung thường được cắt bỏ. Phẫu thuật này được gọi

là phẫu thuật cắt tử cung cùng với buồng trứng-vòi dẫn

trứng hai bên. Thôngthường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ

mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Phân giai đoạn trong khi phẫu thuật (để phát hiện xem

ung thư đã lan chưa) thường liên quan tới việc vét hạch, lấy

mẫu mô ở cơ hoành và các cơ quan khác trong ổ bụng và

148 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

dịch cổ trướng. Nếu ung thư đã lan, bác sĩ thường cố gắng

cắt bỏ hết tế bào ung thư trong một quá trình gọi là phẫu

thuật cắt bỏ tối đa khối u. Phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u

làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng

hóa chất hoặc tia phóng xạ.

Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có

thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn

sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng

trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào

tĩnh mạch. Thuốc có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc

qua catheter, một ống mảnh. Đặt ống thông vào một tĩnh

mạch lớn và lưu lại tại chỗ trong thời gian cần thiết. Một số

loại thuốc điều trị ung thư ở dạng viên uống. Dù những loại

thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hay uống cũng đều đi

vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Một cách khác để thực hiện hóa trị liệu là đưa thuốc trực

tiếp vào ổ bụng qua một ống thông. Bằng phương pháp này,

được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc, hầu hết các thuốc

được giữ lại trong ổ bụng.

Sau khi hóa trị liệu kết thúc, có thể tiến hành phẫu thuật

xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp. Bác sĩ phẫu

thuật có thể lấy dịch và mẫu mô để xem thuốc điều trị ung

thư có tác dụng không.

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là

phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế

bào ung thư. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng

UNG THƯ B UỒNG TR ỨNG 149

chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng

xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bằng tia phóng xạ

trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa

trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các phương pháp điều

trị ung thư mới là một lựa chọn điều trị quan trọng cho

nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng. Trong một số nghiên

cứu tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới.

Trong những nghiên cứu khác bác sĩ so sánh các phương

pháp điều trị khác nhau bằng cách áp dụng phương pháp

điều trị mới khả quan cho một nhóm bệnh nhân và phương

pháp điều trị thông thường (phương pháp chuẩn) cho một

nhóm bệnh nhân khác. Qua những nghiên cứu này bác sĩ

tìm ra phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả hơn.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Theo dõi sau khi điều trị ung thư buồng trứng là rất quan

trọng. Khám định kỳ thường bao gồm khám lâm sàng

chung, khám vùng chậu và nghiệm pháp Pap. Bác sĩ còn tiến

hành các xét nghiệm bổ sung như chụp X quang lồng ngực,

chụp cắt lớp vi tính, phân tích nước tiểu, xét nghiệm công

thức máu và CA-125.

Bên cạnh việc khám theo dõi để phát hiện bệnh tái phát,

bệnh nhân có thể muốn hỏi bác sĩ về việc khám thăm dò để

phát hiện ra các loại ung thư khác. Bệnh nhân ung thư

buồng trứng có nguy cơ ung thư vú và đại tràng cao hơn.

Bên cạnh đó, điều trị bằng một số loại thuốc nhất định có thể

150 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư thứ hai, chẳng hạn như

bệnh ung thư tế bào máu.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Trung Mô

1. Ung thư trung mô là gì?

U trung mô ác tính là một loại ung thư tiến triển âm thầm

có tiên lượng xấu và thời gian sống trung bình từ 6 đến 18

tháng. Khối u có nguồn gốc từ mặt trung mô của khoang

màng phổi và phúc mạc, lớp tinh mạc hoặc màng ngoài tim.

2. Ung thư trung mô được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư trung mô là gì?

U trung mô màng phổi

Hiện nay, triệu chứng thường gặp và đáng ngại nhất của

u trung mô màng phổi là khó thở dai dẳng do tràn dịch

màng phổi một bên ồ ạt.

U trung mô phúc mạc

Đây là một dạng u trung mô hiếm gặp và có tần suất cao

hơn ở những công nhân tiếp xúc với amiăng. Đặc điểm lâm

sàng là trướng hơi và đau bụng, cổ trướng, có khối u ở bụng

152 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

hoặc hố chậu và tăng tiểu cầu. Bệnh nhân có u trung mô

phúc mạc có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân có u trung

mô màng phổi, có thể là do kỹ thuật truyền hóa chất vào

phúc mạc dễ thực hiện hơn, cũng như có thể phẫu thuật

nhiều lần và cắt bớt các khối u ở phúc mạc. Trong nghiên

cứu giai đoạn II của Viện ung thư Dana-Farber, 1/3 trong số

25 bệnh nhân có u trung mô được lựa chọn tham gia vẫn

duy trì được tình trạng không có bệnh sau điều trị 2 -3 năm.

Tuy nhiên, đối với hầu hết bệnh nhân, u trung mô phúc

mạc là một dạng bệnh ác tính âm thầm tại chỗ, rất khó điều

trị hoặc giảm nhẹ triệu chứng.

Các vị trí khác

U trung mô ở lớp tinh mạc hoặc màng ngoài tim cũng

liên quan đến tình trạng tiếp xúc với amiăng. Chưa có liệu

pháp điều trị hiệu quả cho các loại u trung mô này, tiên

lượng bệnh cũng tồi như u trung mô màng phổi.

4. Ung thư trung mô được điều trị như thế nào? Tác

dụng phụ của điều trị là gì?

Các phương thức phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật gây nhiều biến chứng nhưng đây lại

là biện pháp điều trị u trung mô đã có những bước tiến lớn

làm giảm nhẹ những triệu chứng chính của bệnh và kéo dài

thêm cuộc sống cho bệnh nhân. Nội soi lồng ngực ngày càng

phổ biến và làm tăng số lượng bệnh nhân u trung mô được

chẩn đoán sớm, khi còn có khả năng phẫu thuật xâm lấn để

chữa khỏi bệnh.

UNG THƯ TR UNG M Ô 153

Gây dính màng phổi

Hiện nay, triệu chứng thường gặp và đáng ngại nhất của

u trung mô màng phổi là khó thở dai dẳng do tràn dịch

màng phổi một bên ồ ạt. Dẫn lưu toàn bộ dịch (bằng ống

thông hoặc qua nội soi) và đưa một tác nhân kích thích vào

khoang màng phổi để làm dính màng phổi là phương pháp

điều trị triệu chứng thích hợp.

Hiện nay, phức chất thường được dùng nhất để gây dính

màng phổi là bột talc không chứa amiăng vô khuẩn, ở dạng

bột hoặc hơi lỏng. Đưa hợp chất gây dính vào màng phổi

qua nội soi thường hiệu quả hơn so với các phương pháp

gây dính màng phổi khác nhưng khi khối u trong khoang

màng phổi lớn hoặc phổi bị kẹt trong lớp lá tạng của màng

phổi bao quanh khối u thì hiệu quả của phương pháp bị

giảm sút đáng kể.

Cắt màng phổi

Phẫu thuật mở ngực để bóc màng phổi và màng ngoài

tim từ đỉnh phổi đến cơ hoành - tức là cắt lớp lá thành của

màng phổi, có thể làm giảm nguy cơ tràn dịch màng phổi tái

phát ở bệnh nhân có u trung mô màng phổi tốt hơn so với

gây dính màng phổi bằng bột talc. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt

màng phổi đơn độc không kéo dài được đời sống. Gần đây,

người ta đã áp dụng phương pháp gây dính màng phổi qua

nội soi lồng ngực và đạt kết quả tương tự với phẫu thuật mở

ngực, nhưng biến chứng ít hơn.

Một số nhà nghiên cứu ở một trung tâm đã đánh giá chế

độ điều trị phối hợp cắt màng phổi thành với liệu pháp đưa

154 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

thuốc vào màng phổi sau phẫu thuật và/hoặc chiếu xạ ngoài.

ở nhóm nghiên cứu gồm 27 bệnh nhân được lựa chọn với

chẩn đoán chủ yếu là u biểu mô, thời gian sống sót trung

điểm là 22,5 tháng và tỷ lệ sống sau 2 năm là 41%. Mặc dù

đây là một nghiên cứu không có đối chứng nhưng các kết

quả thu được tốt hơn so với thông thường khi thời gian sống

trung điểm chỉ từ 6 đến 18 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ sống thêm

không tăng lên khi tiếp tục theo dõi để so sánh nhóm bệnh

nhân được cắt màng phổi với nhóm bệnh nhân được phẫu

thuật cắt phổi ngoài màng phổi.

Cắt phổi ngoài màng phổi

Cắt phổi ngoài màng phổi (EPP) là phẫu thuật triệt để,

trong đó bệnh nhân được cắt toàn bộ một bên phổi cùng với

màng phổi thành và tạng, màng ngoài tim và một đoạn dây

thần kinh hoành và phần lớn một bên cơ hoành. Đây là một

biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng khó thở nặng và

khó thở khi thay đổi tư thế ở những bệnh nhân bị rối loạn

trầm trọng quá trình thông khí và tưới máu phổi do khối u

chèn ép, nhưng phương pháp điều trị này không cải thiện

được đáng kể thời gian sống thêm cho bệnh nhân nếu không

có điều trị bổ trợ.

- Một nghiên cứu đánh giá phác đồ phối hợp EPP với hóa

chất dùng lần lượt sau phẫu thuật (doxorubicin,

cyclophosphamid và cisplatin trong 4 đến 6 đợt) và chiếu xạ

bổ trợ sau phẫu thuật với liều lên tới 5500cGy vào một nửa

lồng ngực.

- Một số nghiên cứu khác đánh giá phác đồ sử dụng hóa

chất đưa vào trong khoang hoặc chiếu xạ sau phẫu thuật.

UNG THƯ TR UNG M Ô 155

- Một vài nghiên cứu đánh giá liệu pháp quang động học

sau phẫu thuật kèm theo hoặc không kèm theo hóa

chất/miễn dịch bổ trợ.

Trong các phác đồ nêu trên, EPP được tiến hành với mục

đích làm giảm kích thước khối u chứ không phải để chữa

khỏi bệnh và có tỷ lệ biến chứng đáng kể; tỷ lệ tử vong trong

khi phẫu thuật dao động từ 5% đến 35% tuỳ thuộc vào kinh

nghiệm của trung tâm và tình trạng trước khi mổ của bệnh

nhân. Vì vậy cần lựa chọn kỹ những bệnh nhân được chỉ

định điều trị như vậy.

Những bệnh nhân có thể được điều trị theo các phác đồ

phối hợp như vậy cần phải được đánh giá trước phẫu thuật

đầy đủ, gồm chụp cộng hưởng từ lồng ngực với các trục cắt

dọc theo đường giữa để đánh giá tổn thương ở trung thất và

cơ hoành, đánh giá toàn bộ chức năng phổi thông qua các

hình ảnh lượng giá tình trạng thông khí-tưới máu cho

những bệnh nhân có FEV1 giới hạn và siêu âm tim để đánh

giá tình trạng xâm lấn vào trung thất và đánh giá chức năng

tâm thất (đây là xét nghiệm tối quan trọng trước khi điều trị

bằng anthracyclin). Bệnh nhân trên 55 tuổi có thể không phù

hợp với EPP, ngay cả khi họ đáp ứng được các tiêu chuẩn

khác, lý do là những bệnh nhân cao tuổi hơn có nguy cơ tử

vong trong khi phẫu thuật cao hơn.

Một nhóm nghiên cứu đã chứng minh được thời gian

sống thêm ngắn hạn và dài hạn đều được cải thiện ở những

bệnh nhân có u trung mô được điều trị bằng các phương

thức phối hợp EPP với chiếu xạ và hóa chất bổ trợ.

156 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

- Tỷ lệ tử vong trong khi phẫu thuật là 4% và tỷ lệ có biến

chứng nặng là 24%.

- Tỷ lệ sống sót chung là 36% sau 2 năm và 14% sau 5 năm.

- Tỷ lệ sống sót tương ứng sau 2 năm và 5 năm của bệnh

nhân có u tuýp tế bào biểu mô là 52% và 21%; còn đối với u

dạng sác-côm hoặc hỗn hợp, tỷ lệ này tương ứng là 16% và

0%.

- Tổn thương hạch ngoài màng phổi là một yếu tố tiên

lượng xấu có ý nghĩa: tỷ lệ sống sót tương ứng sau 2 năm

và 5 năm là 42% và 17% khi bệnh chưa lan vào hạch ngoài

màng phổi và 23% và 0% khi bệnh đã lan vào hạch ngoài

màng phổi.

- Bệnh nhân có mép cắt không còn tế bào ung thư có tỷ lệ

sống tương ứng sau 2 năm và 5 năm là 44% và 25%; khi mép

cắt còn tế bào ung thư, tỷ lệ này tương ứng là 33% và 9%.

- Bệnh nhân có u trung mô chưa lan vào hạch trung thất,

không có tế bào ung thư ở mép cắt phổi-màng phổi có tỷ lệ

sống 5 năm khá cao là 46%.

Mặc dù có các kết quả khả quan như vậy, đa số bệnh

nhân bị tái phát ngay cả sau khi được điều trị xâm lấn bằng

chế độ phối hợp ba phương thức. 1/3 số bệnh nhân tái phát

một bên lồng ngực, 1/3 tái phát ở ổ bụng, hiếm có di căn xa.

Chiếu xạ

Chiếu xạ nhằm làm giảm triệu chứng khi toàn bộ bề mặt

màng phổi bị tổn thương rất khó thực hiện về mặt kỹ thuật

và thường gây viêm phổi, viêm tuỷ xương, viêm gan và

UNG THƯ TR UNG M Ô 157

viêm cơ tim do chiếu xạ. U trung mô nhạy cảm với tia xạ

hơn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, nhưng kém nhạy

cảm với tia hơn so với ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Chiếu xạ

là phương pháp điều trị giảm triệu chứng tại chỗ có hiệu

quả cho 50% bệnh nhân.

Một số nghiên cứu đơn lẻ đã thông báo về khả năng kéo

dài thời gian sống thêm sau chiếu xạ ngoài liều cao và cả khi

đưa đồng vị phóng xạ vào trong màng phổi. Phần lớn các

nghiên cứu không thấy tỷ lệ sống nói chung tăng rõ rệt. Tuy

nhiên, chiếu xạ có thể phòng ngừa tái phát ở thành ngực sau

nội soi lồng ngực hoặc mở lồng ngực và giúp cho việc kiểm

soát tại chỗ được hiệu quả hơn sau cắt màng phổi hoặc cắt

phổi ngoài màng phổi.

Hóa chất

Mặc dù đã có nhiều thử nghiệm đơn hóa chất và đa hóa

chất cho bệnh nhân u trung mô tiến hành trong hai thập kỷ

vừa qua, nhưng hiện nay chưa có chế độ điều trị nào thật sự

ưu việt để sử dụng đầu tay cho căn bệnh này. Hóa chất đơn

độc cho tỷ lệ đáp ứng thấp, dao động từ 0 đến 20%.

Doxorubicin là hóa chất cho tỷ lệ đáp ứng cao nhất, những

thuốc khác như methotrexat, cisplatin và ifosfamid có ít hiệu

quả. Một nghiên cứu dùng vinorelbin đơn độc

(30mg/m2/tuần) thấy tỷ lệ đáp ứng 24% trong số 29 bệnh nhân.

Liệu pháp đa hóa chất

- Một số phác đồ dùng đa hóa chất có tác dụng không

đáng kể đối với u trung mô giai đoạn muộn:

158 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

- Một nghiên cứu trên 47 bệnh nhân có u trung mô ác tính

(41 bệnh nhân u trung mô màng phổi và 6 bệnh nhân u

trung mô phúc mạc) dùng doxorubicin phối hợp cisplatin

thấy tỷ lệ đáp ứng là 83%

- Một phân tích hồi cứu 17 bệnh nhân không phẫu thuật

được do bệnh xâm lấn tại chỗ hoặc tình trạng chung xấu để

đánh giá hiệu quả của methotrexat phối hợp vinblastin, kèm

theo hoặc không kèm theo cisplatin; tỷ lệ đáp ứng là 53% và

tỷ lệ sống sót đối chiếu sau 2 năm là 35%. Trong số 11 bệnh

nhân được điều trị bằng cả ba loại thuốc, 8 bệnh nhân (73%)

có đáp ứng.

- Trong một nghiên cứu khác, 21 bệnh nhân có u trung

mô giai đoạn muộn được điều trị bằng cisplatin và

gemcitabin. 10 bệnh nhân có đáp ứng một phần và trung

điểm của giai đoạn đáp ứng là 25 tuần. 90% số bệnh nhân

đáp ứng cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng.

- Mười lăm bệnh nhân có u trung mô màng phổi chưa

được điều trị trước đó dùng phối hợp cisplatin và irinotecan.

4 trường hợp có đáp ứng một phần với trung điểm của giai

đoạn đáp ứng là 26 tuần, 39% bệnh nhân còn sống sau 1 năm.

- Phác đồ phối hợp cisplatin, fluorouracil, mitomycin và

etoposid được đánh giá ở 45 bệnh nhân có u trung mô giai

đoạn II. 17 bệnh nhân (38%) có đáp ứng một phần và trung

điểm của giai đoạn đáp ứng là 12 tháng.

- Theo các nghiên cứu sơ bộ phác đồ phối hợp

raltitrexed và oxaliplatin có thể có hiệu quả ở bệnh nhân u

trung mô giai đoạn muộn. Trong một thử nghiệm phối

UNG THƯ TR UNG M Ô 159

hợp giai đoạn I/II có raltitrexed, 15/47 bệnh nhân (32%) có

đáp ứng một phần.

- Một nghiên cứu trên 24 bệnh nhân có u trung mô giai

đoạn muộn dùng methotrexat liều cao phối hợp với

interferon alpha và interferon gamma. Bảy bệnh nhân (29%)

có đáp ứng một phần và tỷ lệ sống sót tương ứng sau một

năm và 2 năm là 62% và 31%.

Liệu pháp miễn dịch

Việc sử dụng chất kích thích đáp ứng miễn dịch kháng

ung thư trong u màng phổi xuất phát từ quan sát thấy

những bệnh nhân bị viêm mủ màng phổi sau mở lồng ngực

để điều trị ung thư biểu mô phổi nguyên phát có tỷ lệ sống

sót cao hơn. Tiếp theo đã có những nghiên cứu về vai trò

của việc tiêm BCG vào trong màng phổi để bổ trợ cho phẫu

thuật, nhưng không thấy có tác dụng đáng kể. Một số dạng

liệu pháp miễn dịch toàn thân đã được áp dụng cho những

bệnh nhân có u trung mô, trong đó có interleukin-2 (IL-2) và

interferon-gamma (IFN-gamma), cả hai tác nhân này có hiệu

quả hạn chế và có nhiều tác dụng phụ. Tiêm IFN-alpha-2a

dưới da có một số tác dụng - một bệnh nhân có đáp ứng

hoàn toàn và ba bệnh nhân có đáp ứng một phần trong số 25

bệnh nhân được nghiên cứu và được dung nạp tốt.

Một số trường hợp bệnh nhân u trung mô có đáp ứng rõ

rệt với việc đưa vào trong khoang màng phổi các thuốc kích

thích đáp ứng miễn dịch như GM-CSF, IL-2 và IFN-gamma.

Các bệnh nhân có u trung mô giai đoạn sớm (giai đoạn I và II

160 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

theo Butchard) cho kết quả ấn tượng nhất khi dùng IFN-

gamma.

- 89 bệnh nhân được điều trị trên 46 tháng với tỷ lệ đáp

ứng chung là 20%.

- 8 bệnh nhân (9%) có đáp ứng hoàn toàn trên mô học và

9 bệnh nhân (10%) có đáp ứng một phần và kích thước khối

u giảm hơn 50%.

- Nhìn chung, bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn I có tỷ lệ

đáp ứng là 45%.

Những thử nghiệm về liệu pháp miễn dịch mới ở

Australia nhận thấy có sự thuyên giảm bệnh đáng kể khi

tiêm GM-CSF trực tiếp vào khối u lặp đi lặp lại.

Ranpirnase

Ranpirnase là một ribonuclease chống ung thư bào chế

từ trứng cóc và có hoạt tính đối với u trung mô. Theo một

báo cáo sơ bộ, 157 bệnh nhân giai đoạn muộn được chỉ định

ngẫu nhiên hoặc vào nhóm được điều trị bằng ranpirnase

(480 mg/m2 tĩnh mạch hàng tuần) hoặc vào nhóm dùng

doxorubicin (60 mg/m2 tĩnh mạch ba tuần một lần). Mặc dù

không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ sống trung bình, tỷ lệ

sống thêm một năm và hai năm giữa hai nhóm, nhưng bệnh

nhân ở hai nhóm không tương đồng nhau. Nhóm điều trị

bằng ranpirnase có số bệnh nhân có tiên lượng xấu nhiều

gấp đôi so với nhóm điều trị bằng doxorubicin. Khi phân

tích các dưới nhóm đã được loại trừ những bệnh nhân có

tiên lượng xấu, thời gian sống sót trung bình ở nhóm điều trị

UNG THƯ TR UNG M Ô 161

bằng ranpirnase dài hơn một cách đáng kể so với nhóm điều

trị bằng doxorubicin (11,6 tháng so với 9,6 tháng).

Lovastatin

Các số liệu sơ bộ cho thấy lovastatin-một chất ức chế cạnh

tranh với enzym khử hydrôxymethylglutaryl CoA được

dùng để điều trị tăng cholesterol máu, có thể có tác dụng

diệt tế bào ung thư đối với tế bào u trung mô. Trong một

nghiên cứu, người ta nhận thấy nồng độ dược lý học của

thuốc có hoạt tính gây chết tế bào ở các dòng tế bào trung

mô trơ với các tác nhân khác. Tác dụng này không liên quan

đến quá trình tổng hợp cholesterol mà có thể là do tương tác

với quá trình sản xuất và chức năng của các protein điều hòa

tăng trưởng. Các đáp ứng đáng khích lệ in vitro này còn

đang cần được xác nhận trên lâm sàng.

Gen trị liệu

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm y tế của Viện đại học

Pensylvania hiện đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng

giai đoạn I về gen trị liệu trong điều trị u trung mô ác tính.

Đây là một thử nghiệm đầu tiên về gen trị liệu được Hoa Kỳ

thông qua để điều trị mọi loại ung thư ngay từ đầu. Phương

thức điều trị này được tiến hành bằng cách nhỏ vào trong

màng phổi adenovirút tái tổ hợp được sao chép thiếu (rAd)

và đã được chế biến về mặt gen để mang gen thymidine

kinase của virút herpes simplex (HSVtk).

Người ta hi vọng rằng phương thức này sẽ mang lại các

tác dụng dưới đây:

162 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

- Đưa AdHSVtk vào trong khoang màng phổi của bệnh

nhân có u trung mô sẽ tải nạp các tế bào ung thư, cho phép

chúng trình diện tk của virút và làm các tế bào này trở nên rất

nhạy cảm với ganciclovir (GCV) là thuốc chống virút không

độc.

- Tk của virút, không giống các enzym kinases của loài

động vật có vú, có thể xúc tác thúc đẩy giai đoạn hạn chế

tốc độ sản xuất GCV-triphosphate (GCV-PPP) - một độc tố

tế bào mạnh có tác dụng ức chế chức năng của enzym

polymerase DNA.

- Cái gọi là “tác dụng của người quan sát” có thể cho phép

GCV-PPP và các chất chuyển hóa độc hại khác đi qua khoảng

trống liên kết giữa tế bào ung thư đã tải nạp và không tải nạp.

Phương pháp điều trị này có thể loại bỏ thành công các u

trung mô đã hình thành trên một số mô hình súc vật. 21

bệnh nhân đã được điều trị thành công trong nghiên cứu

giai đoạn I với tác dụng phụ ở mức tối thiểu và một số dấu

hiệu chuyển đổi gen tk rõ ràng.

Một phương thức điều trị tương tự đang được nghiên

cứu ở Viện Đại học bang Lousiana. Các nhà nghiên cứu

dùng tế bào ung thư buồng trứng đã được biến đổi gen (có

mang HSF -TK) và tiếp đó là dùng ganciclovir toàn thân.

Các phương thức gen trị liệu khác trong điều trị u trung

mô hiện đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

khác bao gồm:

- Virút vaccinia tạo IL-2 tiêm trực tiếp vào khối u.

UNG THƯ TR UNG M Ô 163

- U trung mô đi kèm với một loạt bất thường của các gen

ức chế khối u. Người ta đang tiến hành nghiên cứu các

phương thức gen trị liệu nhằm vào các bất thường này. Ví

dụ, một Ad tái tổ hợp có mang gen p53 nguyên gốc có thể

tải nạp các tế bào u trung mô, làm cho p53 nguyên gốc bị

trình diện quá mức và gây chết tế bào theo chương trình.

Người ta cũng mô tả một phương thức điều trị tương tự

dùng sự chuyển đổi gen Bak (môt thành viên của gia đình

Bcl-2) qua trung gian adenovirút để làm cho các dòng tế bào

u trung mô bị chết theo chương trình.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Bệnh nhân U trung mô nên khám theo dõi định kỳ sau

khi kết thúc điều trị. Theo dõi là một phần quan trọng trong

phác đồ điều trị và bệnh nhân nên thảo luận ngay với bác sĩ.

Khám theo dõi định kỳ đảm bảo việc bệnh nhân được giám

sát cẩn thận và bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe cũng được

thảo luận, ung thư mới hoặc ung thư tái phát có thể được

phát hiện và điều trị sớm nhất. Giữa các đợt khám theo dõi

định kỳ, bệnh nhân bị khối u trung mô nên thông báo với

bác sĩ về tất cả những vấn đề sức khỏe ngay khi chúng xuất

hiện.

HỎ I & ĐÁP

về Sác-Côm Mô Mềm

1. Sác-côm mô mềm là gì?

Sác-côm mô mềm là các u ác tính có thể xuất hiện ở tất cả

các mô có nguồn gốc từ lớp lá phôi giữa ở chi (50%), thân và

khoang sau phúc mạc (40%) hoặc là vùng đầu cổ (10%).

Hiếm khi những khối u này xuất hiện ở ống tiêu hóa hoặc

mô đệm của ống tiêu hóa, một phần nhỏ của các khối u này

còn được gọi là u mô đệm ống tiêu hóa. Các khối u ác tính

của mô đệm ống tiêu hóa có thể xuất hiện từ thực quản tới

trực tràng, nhưng thường gặp nhất là ở dạ dày và ruột non.

Sác-côm mô mềm xuất hiện với tần suất cao hơn ở những

bệnh nhân có bệnh Recklinghausen (u xơ thần kinh), hội

chứng Gardner, hội chứng Werner, xơ não đa u, hội chứng

nevus tế bào đáy và hội chứng Li-Fraumeni (đột biến gen

p53).

2. Các yếu tố nguy cơ và tiên lượng của Sác-côm mô mềm là gì?

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 165

Tiên lượng của các bệnh nhân sác-côm mô mềm người lớn

phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm độ tuổi của bệnh nhân

và kích thước, cấp độ theo mô học và giai đoạn của khối u.

Tuổi trên 60, khối u trên 5cm, u có cấp độ theo mô học cao có

tiên lượng tồi hơn. Các khối u có cấp độ theo mô học thấp

thường có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật đơn độc; bệnh nhân

sác-côm ở cấp độ cao hơn (được xác định dựa trên chỉ số gián

phân và hiện tượng xuất huyết và hoại tử) có tỷ lệ thất bại và

khả năng di căn cao hơn nếu chỉ điều trị tại chỗ. Trong chừng

mực có thể, việc phẫu thuật cắt rộng đến mép mô lành nhưng

bảo tồn được chức năng của bộ phận là mấu chốt để điều trị

có hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật Mohs có thể là một

cách khác ngoài cách phẫu thuật cắt rộng ra mép khối u và

được dành cho các sác-côm kích thước nhỏ và biệt hóa cao,

khi yêu cầu về thẩm mỹ là quan trọng; vì phương pháp này

đảm bảo mô lành có trong mép cắt là ít nhất. Sác-côm mô

mềm cấp độ cao ở chi có thể được điều trị hiệu quả mà vẫn

bảo tồn được các chi bằng phương pháp điều trị kết hợp việc

chiếu xạ trước hoặc sau khi phẫu thuật để giảm khả năng tái

phát tại chỗ. Ở người lớn có thể kiểm soát tại chỗ sác-côm mô

mềm cấp độ cao ở thân và vùng đầu cổ bằng phẫu thuật,

thường kết hợp với chiếu xạ, có thể kèm theo hoặc không

kèm theo hóa trị liệu. Để điều trị hiệu quả sác-côm sau phúc

mạc cần phải cắt bỏ khối u trên đại thể trong khi đó vẫn phải

giữ lại các cơ quan nội tạng kề cận chưa bị khối u xâm lấn.

Tiên lượng của bệnh nhân sác-côm sau phúc mạc cấp độ cao

tồi hơn so với các khối u như vậy ở những vị trí khác, một

phần là do khó cắt bỏ được hoàn toàn những khối u này và

hạn chế khi chiếu xạ với liều cao. Phẫu thuật là phương pháp

166 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân u mô đệm ống tiêu hóa.

Đối với những bệnh nhân này các bằng chứng ban đầu cho

thấy imatinib mesylate - một chất ức chế tyrosine kinase mới,

có thể có tác dụng lên các khối u còn lại ở những bệnh nhân

có khối u không thể cắt bỏ được hoặc đã di căn.

Một số thử nghiệm tiến cứu ngẫu nhiên không xác định

được chắc chắn rằng liệu điều trị hóa chất bổ trợ bằng

doxorubicin có hiệu quả với bệnh nhân sác-côm mô mềm dã

được cắt bỏ hay không. Đa số các nghiên cứu này được tiến

hành trên một số ít bệnh nhân nên không chứng minh được

tác dụng của hóa trị liệu bổ trợ đối với thời gian sống thêm

không có bệnh và thời gian sống thêm nói chung của bệnh

nhân. Có một nghiên cứu nhỏ cho thấy hóa trị liệu bổ trợ

sau phẫu thuật có thể có những tác dụng có lợi này. Có sự

khác nhau lớn giữa các thử nghiệm, bao gồm sự khác nhau

về chế độ điều trị, liều lượng thuốc, cỡ mẫu nghiên cứu, vị

trí khối u và cấp độ khối u theo mô học. Phân tích về số

lượng các dữ liệu thu được từ 1568 bệnh nhân trong 14 thử

nghiệm dùng doxorubicin cho hóa trị liệu bổ trợ đã thấy

rằng hiệu quả tuyệt đối của liệu pháp bổ trợ là tăng khoảng

thời gian không bị tái phát bệnh tại chỗ lên 6% (khoảng tin

cậy (CI) 95% là 1-10), tăng khoảng thời gian không tái phát

bệnh ở xa lên 10% (95% CI là 5-15) và tăng khoảng thời gian

sống sót không bị tái phát bệnh lên 10% (95% CI là 5-15).

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này tỏ ra không tác động

tới tỷ lệ sống sót nói chung sau 10 năm. Bệnh nhân có khối u

cấp độ cao (độ 3 hoặc 4) với đường kính lớn hơn 5cm có khả

năng di căn cao nhất và vì vậy nên tham gia vào các thử

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 167

nghiệm lâm sàng nghiên cứu triển vọng của việc điều trị

bằng hóa chất bổ trợ.

Với các di căn xa (giai đoạn IV), phẫu thuật nhằm chữa

khỏi bệnh có thể thực hiện được cho một số bệnh nhân bị di

căn phổi, những bệnh nhân như vậy có thể đã hoặc đang

được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u nguyên

phát (ví dụ, bệnh nhân có số lượng u di căn ít, khoảng thời

gian sống thêm không có bệnh dài,và khối u phát triển chậm

trên lâm sàng). Điều trị bằng doxorubicin đơn độc hoặc kết

hợp với dacarbazin được coi là chế độ điều trị bằng hóa chất

tốt nhất cho bệnh nhân sác-côm giai đoạn muộn. Một thử

nghiệm ngẫu nhiên được tiến hành trên 340 bệnh nhân sác-

côm giai đoạn muộn cho thấy bệnh nhân có tỷ lệ đáp ứng cao

hơn (32% so với 17%, p<0,002) và khoảng thời gian tiến triển

bệnh dài hơn (6 tháng so với 4 tháng, p<0,02) khi điều trị theo

chế độ thuốc bao gồm doxorubicin, dacarbazin, ifosfamid và

mesna (MAID) so với điều trị đơn độc bằng doxorubicin và

dacarbazin. Mức tăng tỷ lệ đáp ứng của phác đồ MAID có thể

bị thay đổi nếu điều trị trước mổ cho những bệnh nhân trẻ

tuổi hơn và có khối u mà mép có thể cắt bỏ được, nhưng do

tác dụng độc cao hơn nên không áp dụng phác đồ điều trị

này với các bệnh nhân có tuổi. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn

thường khó thực hiện với bệnh nhân sác-côm sau phúc mạc

do kích thước đã lớn trước khi phát hiện ra và vị trí giải phẫu

của khối u. Các thử nghiệm lâm sàng tiến cứu ngẫu nhiên

không đưa ra được kết luận chắc chắn về khả năng cải thiện

thời gian sống sót khi điều trị bổ trợ bằng hóa chất trước hoặc

sau phẫu thuật đối với nhóm bệnh nhân này.

168 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

3. Sác-côm mô mềm được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của Sác-côm mô mềm là gì?

Triệu chứng của sác-côm mô mềm nghèo nàn. Khối u

thường xuất hiện ở dưới da hoặc trong cơ ở giai đoạn sớm

nhầm với u lành tính. Sau đó khối u phát triển rộng xâm lấn tổ

chức xung quanh, có thể vỡ loét gây chảy máu, nhiễm trùng.

Sác-côm mô mềm được phân loại theo mô học dựa vào

nguồn gốc tế bào mô mềm mặc dù loại tế bào không thuộc

vào hệ thống tiên lượng theo giai đoạn. Các nghiên cứu bổ

sung, như hiển vi điện tử, hóa mô, đếm dòng tế bào, di

truyền học tế bào và các nghiên cứu nuôi cấy mô cho phép

nhận dạng một số dưới loại đặc hiệu trong các loại chính

theo mô học. Cấp độ về mô học phản ánh khả năng di căn

của những khối u này chính xác hơn so với việc phân loại tế

bào kinh điển được liệt kê dưới đây. Về tổng thể, u sợi mô

bào ác tính là loại ung thư thường gặp nhất theo phân loại

mô học (chiếm 40%), tiếp đến là sác-côm mô mỡ (25%), tuy

nhiên tần suất theo loại mô học phụ thuộc vào vị trí. Các nhà

giải phẫu bệnh học phân cấp khối u theo số lượng gián phân

trên một vi trường năng lượng cao, sự có mặt của hiện

tượng hoại tử, hình thái tế bào và nhân và mức độ về số

lượng tế bào; sự khác biệt ý kiến giữa các nhà giải phẫu

bệnh học có thể lên tới 40% khi kiểm tra lại về sau.

U mô đệm ống tiêu hóa có nguồn gốc trung mô và

thường được phân biệt với sác-côm cơ trơn, u tế bào Schwan

và sác-côm sợi bằng kỹ thuật hóa miễn dịch mô. Chúng có

thể được phân biệt dựa vào sự có mặt của CD34 và CD117.

Những khối u này trình diện thụ thể của yếu tố tăng trưởng

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 169

có hoạt tính của tyrosine kinase được gọi là c-kit (CD117).

Các u mô đệm ở thành dạ dày được coi là ác tính khi chúng

có đường kính từ 5-10cm, có chỉ số gián phân cao hoặc đã di

căn. Các u mô đệm ở ruột non được coi là ác tính nếu chúng

có bất kỳ một gián phân nào hoặc có đường kính hơn 2cm.

Các bằng chứng hiện nay cho thấy đột biến c-kit thường

được phát hiện ra ở các u mô đệm ác tính hơn là ở các u lành

tính. Cũng cần lưu ý là các u mô đệm ác tính thường có

CD34 dương tính.

Sác-côm mô mềm dạng nang

Sác-côm mạch

Sác-côm lồi dạng sợi ngoài da

Sác-côm dạng biểu mô

Sác-côm sụn ngoài khung xương

Sác-côm xương ngoài khung xương

Sác-côm sợi

U mô đệm ống tiêu hóa

Sác-côm cơ trơn

Sác-côm mô mỡ

U sợi mô bào ác tính

U tế bào quanh mao mạch ác tính

U trung mô ác tính

U tế bào Schwan ác tính

170 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

U bao thần kinh ngoại vi ác tính

U ngoại bì thần kinh ngoại vi

Sác-côm cơ vân

Sác-côm bao hoạt dịch

Sác-côm khác

4. Sác-côm mô mềm được chẩn đoán như thế nào?

Chuẩn đoán và phân giai đoạn có vai trò quan trọng trong

việc chọn lựa phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho sác-côm

mô mềm. Giai đoạn được xác định dựa vào kích thước khối u,

cấp độ theo mô học và việc tế bào ung thư đã lan sang hạch

hoặc các vị trí xa hay chưa. Việc sác-côm ở chi lan vào bên

trong hoặc bên ngoài các khoang cơ thể cũng quan trọng để

giúp quyết định phẫu thuật. Để xác định giai đoạn một cách

đầy đủ cần phải tiến hành khám lâm sàng kỹ càng, chụp X-

quang, xét nghiệm cận lâm sàng và nghiên cứu kỹ các tiêu bản

sinh thiết (kể cả những tiêu bản lấy từ khối u nguyên phát, các

hạch hoặc từ các tổn thương đáng ngờ khác). Bệnh nhân nên

được chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngục nếu sác-côm có

đường kính trên 5cm (T2) hoặc có độ biệt hóa vừa đến thấp (độ

2-4). Di căn hạch hiếm gặp, chỉ gặp ở dưới 3% bệnh nhân bị

sác-côm.

Uỷ ban liên kết của Hoa kỳ về ung thư đã đưa ra 4 tiêu

chí để phân giai đoạn: kích thước khối u, tình trạng hạch,

cấp độ và di căn (TNGM).

Các định nghĩa cấp độ và TNM

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 171

Cấp độ khối u (G)

GX: Độ biệt hóa không thể xác định được

G1: Biệt hóa cao

G2: Biệt hóa vừa

G3: Biệt hóa thấp

G4: Không biệt hóa

Khối u nguyên phát (T)

TX: Không đánh giá được khối u nguyên phát

T0: Không có bằng chứng của u nguyên phát

T1: U có đường kính lớn nhất dưới 5cm

T1a: U nông

T1b: U sâu

T2: U có đường kính lớn nhất trên 5cm

T2a: U nông

T2b: U sâu

Chú ý: U nông chỉ khu trú ở bên trên lớp bề mặt và

không xâm lấn vào lớp này; khối u sâu hoặc nằm hoàn toàn

dưới lớp bề mặt hoặc nằm bên trên nhưng có xâm lấn hoặc

xuyên qua lớp này hoặc nằm cả phía trên và phía dưới lớp

bề mặt. Các sác-côm sau phúc mạc, trong trung thất và trong

hố chậu được phân loại là u sâu.

Hạch bạch huyết vùng (N)

NX: Không xác định được hạch vùng

172 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

N0: Không có di căn vào hạch vùng

N1: Có di căn vào hạch vùng

Di căn xa (M)

MX: Không xác định được di căn xa

M0: Không có di căn xa

M1: Có di căn xa

Giai đoạn IA

U cấp độ thấp, nhỏ, nông và sâu.

G1, T1a, N0, M0

G1, T1b, N0, M0

G2, T1a, N0, M0

G2, T1b, N0, M0

Giai đoạn IB

U cấp độ thấp, to và nông.

G1, T2a, N0, M0

G2, T2a, N0, M0

Giai đoạn IIA

U cấp độ thấp, to và sâu.

G1, T2b, N0, M0

G2, T2b, N0, M0

Giai đoạn IIB

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 173

U cấp độ cao, nhỏ, nông và sâu.

G3, T1a, N0, M0

G3, T1b, N0, M0

G4, T1a, N0, M0

G4, T1b, N0,M0

Giai đoạn IIC

U cấp độ cao, to và nông.

G3, T2a, N0, M0

G4, T2a, N0, M0

Giai đoạn III

U cấp độ cao, to và sâu

G3, T2b, N0, M0

G4, T2b, N0, M0

Giai đoạn IV

Bất kỳ di căn nào vào hạch hoặc di căn xa.

G bất kỳ, T bất kỳ, N1, M0

G bất kỳ, T bất kỳ, N0, M1

5. Sác-côm mô mềm được điều trị như thế nào ? Tác dụng phụ của điều trị là gì ?

Sác-côm mô mềm người lớn giai đoạn IA, IB và IIA

Cấp độ thấp

174 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Sác-côm mô mềm cấp độ thấp (cấp 1 hoặc 2) ít có khả

năng bị di căn, nhưng chúng có thể tái phát tại chỗ nếu

không được điều trị phù hợp. Do đó, lựa chọn điều trị cho

những bệnh nhân bị sác-côm giai đoạn sớm là cắt bỏ khối

u ra ngoài mép mô lành ít nhất là 2 cm về mọi hướng. Đối

với các khối u không thể cắt bỏ được hay những khối u đã

cắt bỏ nhưng nghi ngờ có nhiều khả năng còn sót mô ung

thư (chẳng hạn khi mép mô chỉ cắt được dưới 2cm, hay khi

đáng lẽ cần phải cắt mép rộng hơn nhưng điều này đòi hỏi

phải cắt cụt chi hay cắt bỏ một cơ quan sống quan trọng)

có thể sử dụng tia phóng xạ với liều cao một cách thận

trọng với kỹ thuật chiếu lên trường thu hẹp. Do khả năng

di căn của những khối u này thấp nên thường không chỉ

định hóa trị liệu. Kỹ thuật phẫu thuật Mohs có thể là

phương pháp thay thế cho phẫu thuật cắt rộng ra mép mô

lành dành cho các u sác-côm nhỏ, biệt hóa cao, khi yêu cầu

thẩm Mỹ là rất quan trọng bởi có thể bảo đảm mép cắt có

lượng mô lành ít nhất.

Các lựa chọn điều trị

(5) Phẫu thuật cắt ra mép mô lành khoảng vài cm theo

mọi hướng

(6) Phẫu thuật bảo tồn kết hợp với chiếu xạ trước hoặc

sau khi phẫu thuật.

(7) Đối với khối u không thể cắt bỏ được có thể chiếu xạ

liều cao trước phẫu thuật, tiếp đến là phẫu thuật và

chiếu xạ sau phẫu thuật.

(8) Đối với khối u ở sau phúc mạc, thân và vùng đầu cổ:

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 175

− Phẫu thuật kết hợp với chiếu xạ sau phẫu thuật nếu

không cắt bỏ được khối u đến mép mô lành. Phẫu

thuật cắt rộng mép mô thường ít áp dụng cho các

khối u ở những vị trí này và tia xạ thường được chỉ

định cho những khối u có vị trí nguyên phát ở thân

và vùng đầu cổ.

− Chiếu xạ trước khi phẫu thuật, tiếp theo là phẫu thuật

cắt bỏ tối đa. Chiếu xạ thường được chỉ định để tăng

tối đa khả năng kiểm soát tại chỗ do không thể cắt

rộng mép mô được.

Sác-côm mô mềm giai đoạn IIB, IIC và III

Cấp độ cao, không có di căn hạch hoặc di căn xa

Sác-côm mô mềm khu trú cấp độ cao có khả năng di căn

cao hơn. Đối với sác-côm ở chi, phẫu thuật bảo tồn chi gồm

cắt rộng tại chỗ phối hợp chiếu xạ trước hoặc sau phẫu thuật

và trong một số trường hợp kèm theo hóa chất có thể cho kết

quả tại chỗ tương tự như phẫu thuật cắt cụt chi.

Một số các thử nghiệm tiến cứu ngẫu nhiên không thể

khẳng định chắc chắn được lợi ích của hóa trị liệu bổ trợ

bằng doxorubicin đối với các u sác-côm mô mềm người lớn

đã được cắt bỏ. Đa số các nghiên cứu này được tiến hành

trên một số ít bệnh nhân và không chứng minh được tác

dụng của hóa trị liệu bổ trợ trong việc kéo dài thời gian

không di căn và thời gian sống thêm nói chung. Có nhiều

khác biệt trong các nghiên cứu, như khác biệt về chế độ điều

trị, liều lượng thuốc, cỡ mẫu nghiên cứu, vị trí khối u và cấp

độ theo mô học. Một phân tích về lượng các dữ liệu thu

176 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

được từ 1568 bệnh nhân trong 14 thử nghiệm dùng

doxorubicin để điều trị bổ trợ cho thấy hiệu quả tuyệt đối

của liệu pháp bổ trợ là tăng 6% thời gian không tái phát

bệnh tại chỗ (khoảng tin cậy 95% là 1-10), tăng 10% thời gian

không tái phát bệnh ở các vị trí xa (khoảng tin cậy 95% là 5-

15) và tăng 10% thời gian sống thêm không tái phát bệnh

(khoảng tin cậy 95% là 5-15). Tuy nhiên, phương pháp điều

trị này không cải thiện thời gian sống thêm nói chung sau 10

năm. Bệnh nhân có khối u cấp độ cao (độ 3 hoặc 4) với

đường kính trên 5cm có nguy cơ di căn cao nhất và nên

tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu triển

vọng điều trị của hóa chất bổ trợ.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u thường khó thực hiện với

các u sác-côm sau phúc mạc do kích thước khi phát hiện ra đã

lớn và vị trí giải phẫu của khối u. Trái với sác-côm mô mềm ở

đầu chi, tái phát tại chỗ là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu

nhất ở những bệnh nhân có u sác-côm mô mềm sau phúc

mạc. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u là yếu tố quan trọng

nhất để ngăn chặn tái phát tại chỗ, trong nhiều trường hợp

cần phải cắt bỏ các cơ quan nội tạng kế cận. Các thử nghiệm

lâm sàng tiến cứu ngẫu nhiên không cho thấy tác dụng kéo

dài thời gian sống thêm khi điều trị bằng hóa chất bổ trợ

trước và sau phẫu thuật đối với tiểu nhóm bệnh nhân này.

Các lựa chọn điều trị:

(1) Phẫu thuật cắt ra mép mô lành vài cm theo mọi hướng.

(2) Nếu khối u có đường kính trên 5cm cần chiếu xạ bổ sung

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 177

(3) Nếu khối u không thể cắt bỏ thì có thể chiếu xạ liều

cao nhưng khả năng kiểm soát tại chỗ có thể tồi.

(4) Trong một số trường hợp có thể chiếu xạ và trong

một số trường hợp có thể sử dụng hóa chất trước khi

phẫu thuật để chuyển khối u ác tính cần cắt bỏ đến

mép mô thành khối u có thể cắt bỏ một cách hợp lý

mà vẫn bảo tồn được chi; Sau phẫu thuật có thể chiếu

xạ.

Sác-côm mô mềm người lớn giai đoạn IV

Di căn hạch

Sác-côm giai đoạn IV là những khối u đã di căn vào các

hạch vùng hoặc đã lan sang các cơ quan ở xa. Loại sác-côm

mô mềm có khuynh hướng lan vào hạch bao gồm sác-côm tế

bào hoạt dịch, sác-côm dạng biểu mô và sác-côm cơ vân. Đối

với sác-côm giai đoạn IV, việc kiểm soát khối u nguyên phát

tại chỗ có lẽ là nhờ phẫu thuật cắt bỏ u đến mép mô lành,

vét hạch khi thích hợp và chiếu xạ ngoài sau phẫu thuật. Đối

với u mô đệm ống tiêu hóa các bằng chứng ban đầu cho

thấy imatinib mesylat, một chất ức chế tyrosin kinase mới,

có tác dụng lên các khối u còn lại ở những bệnh nhân có

khối u không thể cắt bỏ hoặc đã di căn.

Các lựa chọn điều trị:

(1) Phẫu thuật và vét hạch cho những bệnh nhân có hạch

dương tính trên lâm sàng, chiếu xạ sau phẫu thuật

vào vị trí u nguyên phát hoặc không chiếu xạ.

178 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

(2) Ở một số trung tâm, chiếu xạ có thể được thực hiện

trước và sau phẫu thuật.

(3) Hóa trị liệu bổ trợ có thể được xem xét cho những

bệnh nhân được tham gia vào thử nghiệm lâm sàng.

Di căn nội tạng

Khi có di căn xa (giai đoạn IV), phẫu thuật để điều trị

khỏi bệnh có thể thực hiện cho những bệnh nhân di căn phổi

có giới hạn đang được hoặc đã được phẫu thuật cắt bỏ hoàn

toàn khối u nguyên phát. Vai trò của hóa trị liệu bổ trợ đối

với các hạch ở phổi đang được đánh giá trên lâm sàng. Giá

trị của phẫu thuật đối với di căn gan chưa được xác định rõ.

Điều trị bằng doxorubicin đơn độc hoặc kết hợp với

dacarbazin được coi là một trong những chế độ điều trị bằng

thuốc thường được sử dụng nhất đối với sác-côm giai đoạn

muộn. Khi được sử dụng đơn độc, chỉ có doxorubicin và

ifosfamid cho tỷ lệ đáp ứng trên 20%; các loại thuốc ít hiệu

quả hơn bao gồm dacarbazin, cisplatin, methotrexat và

vinorelbin. Một thử nghiệm ngẫu nhiên với 340 bệnh nhân

sác-côm giai đoạn muộn cho thấy bệnh nhân có tỷ lệ đáp

ứng cao hơn (32% so với 17%, p< 0,002) và thời gian để bệnh

tiến triển dài hơn (6 tháng so với 4 tháng, p<0,02) khi được

điều trị bằng doxorubicin, dacarbazin, ifosfamid và mesna

(MAID) so với phác đồ điều trị bằng doxorubicin và

dacarbazin đơn độc. Đối với bệnh nhân nhiều tuổi, sử dụng

theo thứ tự từng loại thuốc riêng rẽ mỗi lần bệnh tái phát là

chiến lược điều trị hiệu quả hơn để điều trị triệu chứng

nhằm làm giảm bệnh. Theo các kết quả nghiên cứu đã được

công bố cho tới hiện nay thì việc dùng hóa chất liều cao (có

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 179

hoặc không ghép tạng) không ảnh hưởng tới thời gian sống

thêm không có bệnh hoặc thời gian sống thêm nói chung,

nhưng nó vẫn đang được đánh giá lâm sàng đối với bệnh

nhân di căn ở đợt bệnh ổn định hoàn toàn đầu tiên, sau khi

cắt bỏ các hạch phổi hoặc đối với các khối u nguyên phát lớn

không thể phẫu thuật được. Đối với u mô đệm ống tiêu hóa,

các bằng chứng ban đầu cho thấy imatinib mesylat, một chất

ức chế tyrosin kinase mới, có thể có tác dụng lên các khối u

còn lại ở những bệnh nhân có khối u không thể cắt bỏ được

hoặc đã di căn.

Các lựa chọn điều trị:

(1) Phẫu thuật cắt khối u nguyên phát kết hợp với chiếu

xạ. Cắt bỏ các tổn thương ở phổi có thể tiến hành sau khi

thực hiện liệu pháp dứt điểm dành cho khối u nguyên phát.

- Phẫu thuật cắt khối u nguyên phát đến mép mô lành.

- Nếu khối u có thể cắt bỏ nhưng không thể cắt mép mô

rộng thì tiến hành chiếu xạ.

- Nếu khối u không thể cắt bỏ, có thể chiếu xạ liều cao,

thường kết hợp với hóa trị liệu.

- Đối với khối u ở sau phúc mạc, thân và vùng đầu cổ,

phẫu thuật kết hợp với chiếu xạ trước và/hoặc sau phẫu

thuật và đôi khi có thể kết hợp với hóa chất.

(2) Để làm giảm triệu chứng bệnh cho những bệnh nhân

có ung thư di căn vào nội tạng không thể cắt bỏ, sử dụng

hóa chất dưới đây:

180 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

doxorubicin

doxorubicin + dacarbazin

doxorubicin + ifosfamid

doxorubicin + dacarbazin + ifosfamid + mesna

Chế độ điều trị với ifosfamid liều cao

Sác-côm mô mềm người lớn tái phát

Điều trị sác-côm mô mềm tái phát phụ thuộc vào dạng

khối u nguyên phát và phương pháp điều trị ban đầu. Bệnh

nhân tái phát tại chỗ thường chỉ có thể cứu chữa bằng liệu

pháp điều trị tại chỗ xâm lấn: phẫu thuật tại chỗ kết hợp với

chiếu xạ sau khi đã điều trị tối thiểu trước đó hoặc phẫu

thuật cắt cụt chi sau khi đã tiến hành phẫu thuật xâm lấn

trước đó. Đối với một số bệnh nhân đã được chiếu xạ, chiếu

xạ trước khi phẫu thuật và phẫu thuật cắt rộng tại chỗ có thể

thay thế cho phẫu thuật cắt cụt chi. Di căn vào phổi khi bệnh

tái phát lần đầu thường xảy ra trong vòng 2-3 năm sau khi

chẩn đoán ban đầu và nên được điều trị theo các phương

pháp điều trị ung thư giai đoạn IV. Có thể đạt được tỷ lệ

sống thêm ba năm đến 30% nếu di căn phổi được giới hạn

và có thể cắt bỏ.

Điều trị bằng doxorubicin đơn độc hoặc kết hợp với

dacarbazin được coi là một trong những chế độ điều trị bằng

thuốc thường được sử dụng nhất đối với sác-côm giai đoạn

muộn. Khi được sử dụng đơn độc, chỉ có doxorubicin và

ifosfamid cho tỷ lệ đáp ứng trên 20%; các loại thuốc ít hiệu

quả hơn bao gồm dacarbazin, cisplatin, methotrexat và

SÁC-CÔM MÔ MỀ M 181

vinorelbin. Một thử nghiệm ngẫu nhiên trên 340 bệnh nhân

sác-côm giai đoạn muộn cho thấy bệnh nhân có tỷ lệ đáp

ứng cao hơn (32% so với 17%, p< 0,002) và thời gian để bệnh

tiến triển dài hơn (6 tháng so với 4 tháng, p<0,02) khi được

điều trị bằng doxorubicin, dacarbazin, ifosfamid và mesna

(MAID) so với khi được điều trị bằng doxorubicin và

dacarbazin đơn độc. Sử dụng doxorubicin và tiếp đến là

ifosfamid hoặc các loại thuốc khác với từng vị trí tái phát là

phương pháp điều trị thường được sử dụng. Các thuốc được

dùng trong các pha I và II trong các thử nghiệm lâm sàng

nên được xem xét chỉ định mỗi khi bệnh tái phát. Theo các

kết quả nghiên cứu đã được công bố cho tới hiện nay thì hóa

trị liều cao (có hoặc không kèm theo ghép tạng) không ảnh

hưởng tới thời gian sống thêm không có bệnh hoặc thời gian

sống thêm nói chung, nhưng nó vẫn đang được đánh giá

trên lâm sàng đối với bệnh nhân di căn ở giai đoạn bệnh ổn

định hoàn toàn đầu tiên sau khi cắt bỏ các di căn ở phổi hoặc

đối với các bệnh nhân có khối u nguyên phát lớn không thể

phẫu thuật được.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Bệnh nhân sác-côm mô mềm nên khám theo dõi định kỳ

sau khi kết thúc điều trị. Theo dõi là một phần quan trọng

trong phác đồ điều trị và bệnh nhân nên thảo luận ngay với

bác sĩ. Khám theo dõi định kỳ đảm bảo việc bệnh nhân

được giám sát cẩn thận và bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe

cũng được thảo luận, ung thư mới hoặc ung thư tái phát có

182 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

thể được phát hiện và điều trị sớm nhất. Giữa các đợt khám

theo dõi định kỳ, bệnh nhân sác-côm mô mềm nên thông

báo cho bác sĩ tất cả những vấn đề về sức khỏe ngay khi

chúng xuất hiện.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Hắc Tố

1. Ung thư hắc tố là gì

U hắc tố là một loại ung thư da. Nó xuất phát từ tế bào da

gọi là tế bào hắc tố. Để hiểu biết về u hắc tố cần phải tìm

hiểu về da và các tế bào hắc tố. Chúng có chức năng gì,

chúng phát triển như thế nào và điều gì xảy ra khi chúng trở

thành tế bào ung thư da.

Da là bộ phận lớn nhất của cơ thể. Nó bảo vệ cơ thể

chống lại hơi nóng, ánh nắng mặt trời, tổn thương và nhiễm

khuẩn. Da giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, dự trữ nước và mỡ

và sản xuất vitamin D. Da có hai lớp chính: lớp biểu bì ngoài

và lớp chân bì trong.

Lớp biểu bì chủ yếu được cấu tạo từ những tế bào dẹt

giống vẩy, được gọi là tế bào vẩy. Các tế bào hình tròn được

gọi là tế bào đáy nằm ở dưới các tế bào vẩy trong lớp biểu

bì. Phần dưới của lớp biểu bì còn có tế bào hắc tố.

Chân bì có chứa các mạch máu, mạch bạch huyết, nang

lông và các tuyến. Một số trong các tuyến này tiết mồ hôi

184 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

giúp điều hòa thân nhiệt và một số tuyến tiết ra chất nhờn -

là một chất dầu làm cho da không bị khô. Mồ hôi và chất

nhờn được đưa lên bề mặt da qua những lỗ nhỏ, gọi là lỗ

chân lông.

Tế bào hắc tố và nốt ruồi

Tế bào hắc tố có mặt ở toàn bộ phận dưới của lớp biểu bì.

Chúng tiết ra melanin, một loại sắc tố làm cho da có màu tự

nhiên. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tế bào hắc tố

tiết ra nhiều sắc tố hơn làm cho da bị rám nắng hoặc đen đi.

Đôi khi các đám tế bào hắc tố và mô lân cận hình thành

nên các mụn lành tính (không phải ung thư) được gọi là nốt

ruồi (bác sĩ còn gọi là nevus). Nốt ruồi rất phổ biến. Hầu hết

mọi người có từ khoảng 10-40 mụn có màu tươi, hồng, rám

nắng hoặc là màu nâu này trên da. Nốt ruồi có thể phẳng

hoặc lồi. Chúng thường có hình tròn hoặc oval và thường

nhỏ hơn đầu tẩy bút chì. Chúng có thể xuất hiện từ lúc mới

sinh ra hoặc về sau này - thường là trước tuổi 40. Thông

thường các nốt ruồi phát triển và thay đổi rất ít theo thời

gian. Chúng có xu hướng mờ đi ở người già. Khi được cắt bỏ

nốt ruồi thường không xuất hiện trở lại.

U hắc tố

U hắc tố xuất hiện khi tế bào hắc tố trở thành ác tính. Hầu

hết tế bào hắc tố nằm trong da; khi u hắc tố xuất hiện ở da

thì loại ung thư này được gọi là u hắc tố da. U hắc tố có thể

xuất hiện ở nhãn cầu và được gọi là u hắc tố nhãn cẫu. Hiếm

khi u hắc tố xuất hiện ở màng não, ống tiêu hóa, hạch hoặc

các vùng khác nơi có tế bào hắc tố. U hắc tố xuất phát từ

UNG THƯ HẮC T Ố 185

những vùng khác ngoài da không được đề cập tới trong tập

thông tin này.

U hắc tố có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt

da. ở nam giới, nó thường xuất hiện ở phần thân (giữa vai

và hông) hoặc là vùng đầu và cổ. Ở nữ giới, u hắc tố thường

xuất hiện ở phần dưới chân. U hắc tố hiếm khi xuất hiện ở

những người da đen và những người có da sẫm màu. Khi nó

xuất hiện ở những người da sẫm màu thì thường ở dưới

móng tay hoặc móng chân hoặc ở lòng bàn tay hoặc là gan

bàn chân. Nguy cơ phát triển u hắc tố tăng lên theo độ tuổi,

nhưng loại ung thư này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. U hắc tố

là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở thanh niên.

Khi u hắc tố lan, tế bào ung thư xuất hiện ở hạch. Nếu

ung thư lan vào hạch thì có nghĩa là ung thư đã lan tới các

bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi hoặc não. Trong

những trường hợp như vậy tế bào ung thư trong khối u mới

vẫn là tế bào u hắc tố và bệnh này được gọi là u hắc tố di căn

chứ không phải là ung thư gan, phổi hay não.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư hắc tố là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra u hắc tố vẫn chưa được

hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên, rõ ràng đây không phải bệnh

truyền nhiễm; không ai bị lây ung thư từ một người khác.

Bằng cách nghiên cứu các dạng ung thư trong cộng đồng,

các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu tố nguy cơ nhất

định thường gặp ở những bệnh nhân u hắc tố hơn so với

những người không mắc bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng

186 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

là cần phải biết rằng hầu hết những người có các yếu tố

nguy cơ này không bị u hắc tố và nhiều người bị bệnh này

lại không có yếu tố nguy cơ nào trong số được kể ra sau đây.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan tới căn bệnh này:

Tiền sử gia đình có u hắc tố. Có hai hay nhiều người

thân ruột thịt bị bệnh là một yếu tố nguy cơ vì u hắc tố đôi

khi lan truyền trong gia đình. Khoảng 10% tổng số bệnh

nhân u hắc tố có người thân trong gia đình cũng bị loại ung

thư này. Khi u hắc tố lan truyền trong gia đình, các thành

viên gia đình nên đến bác sĩ khám định kỳ.

Nevi loạn sản. Nevi loạn sản có khả năng phát triển

thành ung thư cao hơn nốt ruồi thông thường. Nhiều người

chỉ có một vài nốt ruồi bất thường này; càng có nhiều nevi

loạn sản thì nguy cơ phát triển u hắc tố càng cao. Nguy cơ

này đặc biệt cao đối với những người có cả tiền sử gia đình

bị u hắc tố và cả nevi loạn sản.

Tiền sử u hắc tố. Những bệnh nhân đã được điều trị u

hắc tố có nguy cơ phát triển u hắc tố lần thứ hai cao hơn.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Những người có hệ

thống miễn dịch bị suy yếu do một số loại ung thư nhất

định, bởi các loại thuốc điều trị sau khi ghép tạng hoặc do

bệnh AIDS có nguy cơ phát triển u hắc tố cao hơn.

Nhiều nốt ruồi thông thường (hơn 50). Bởi vì u hắc tố

thường xuất phát từ tế bào hắc tố của một nốt ruồi đã có,

việc có nhiều nốt ruồi làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tia cực tím. Các chuyên gia tin rằng việc gia tăng tỷ lệ số

người phát triển u hắc tố trên toàn thế giới có liên quan tới

UNG THƯ HẮC T Ố 187

thời gian con người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh này

cũng thường gặp hơn ở những người sống trong các vùng

tiếp nhận một lượng lớn tia cực tím. Ví dụ ở Mỹ tỷ lệ người

có u hắc tố ở Texas cao hơn ở Minnesota, nơi mà ánh nắng

mặt trời không mạnh bằng. Tia cực tím từ mặt trời có thể

gây ra hiện tượng lão hóa sớm ở da và sự huỷ hoại da từ đó

có thể dẫn đến u hắc tố. (Có hai loại tia cực tím - UVA và

UVB - được giải thích trong từ điển). Các nguồn sản sinh ra

tia cực tím nhân tạo như đèn mặt trời và phòng tắm nắng

nhân tạo cũng có thể gây huỷ hoại da và làm tăng nguy cơ

phát triển u hắc tố.

Để giúp phòng chống và giảm nguy cơ phát triển u hắc tố

do tia cực tím gây ra nên tránh tiếp xúc với tia nắng mặt trời

vào buổi trưa (từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều) khi có thể. Một

nguyên tắc đơn giản khác là bảo vệ cơ thể của bạn tránh

những tia nắng mặt trời khi bóng của bạn ngắn hơn người.

Cũng có thể đội mũ và mặc áo dài tay để bảo vệ cho bạn.

Hơn nữa, thuốc mỡ, kem dưỡng da hoặc gel có chứa kem

chống nắng có thể giúp bảo vệ da. Nhiều bác sĩ cho rằng

kem chống nắng có thể giúp phòng chống u hắc tố, đặc biệt

là những loại kem phản chiếu, hấp thụ hoặc phân tán cả hai

loại tia cực tím. Kem chống nắng được đánh giá mức độ

mạnh theo yếu tố chống mặt trời (SPF). SPF càng cao thì khả

năng chống lại tia nắng mặt trời càng lớn. Kem chống nắng

có mức độ SPF từ 2 đến 11 có khả năng chống lại ánh mặt

trời thấp nhất. Kem chống nắng có mức độ SPF từ 12 đến 29

có khả năng chống lại ánh mặt trời ở mức trung bình.

Những loại kem có SPF từ 30 trở lên có khả năng chống lại

ánh nắng mặt trời cao. Nên đeo kính râm có mắt kính có thể

188 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

hấp thụ tia cực tím. Nhãn hiệu trên kính nên ghi rõ mắt kính

có thể ngăn lại ít nhất 99% tia cực tím UVA và UVB.

Các vết bỏng nắng nghiêm trọng. Những người có một

hoặc nhiều vết bỏng nắng bị phồng rộp nghiêm trọng khi

còn nhỏ tuổi có nguy cơ phát triển u hắc tố cao hơn. Do vậy

bác sĩ khuyên nên bảo vệ da trẻ em tránh tia nắng mặt trời,

họ hi vọng rằng việc này sẽ giúp phòng chống hoặc ít ra là

làm giảm nguy cơ phát triển u hắc tố của trẻ em sau này.

Bỏng nắng ở người lớn cũng là một yếu tố nguy cơ của u

hắc tố.

Da trắng. U hắc tố xuất hiện nhiều ở những người có

nước da trắng có thể dễ bị cháy nắng hoặc tàn nhang

(những người này thường có tóc màu vàng hoặc màu đỏ và

mắt màu xanh) hơn là những người có nước da sẫm màu.

Người da trắng thường bị u hắc tố nhiều hơn nhiều so với

người da đen, có lẽ bởi vì da sáng màu dễ bị ánh mặt trời

huỷ hoại hơn.

3. Ung thư hắc tố được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư hắc tố là gì?

Thông thường dấu hiệu đầu tiên của u hắc tố là sự thay

đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc cảm giác ở một

nốt ruồi đã có từ trước. Hầu hết u hắc tố có màu đen hoặc

màu xanh thẫm. U hắc tố có thể xuất hiện như một nốt ruồi

mới, màu đen, không bình thường hoặc trông rất kỳ dị xấu xí.

Bạn hãy tìm những dấu hiệu sau đây khi quan sát:

UNG THƯ HẮC T Ố 189

- Không đối xứng. Hình dạng của hai nửa không giống

nhau.

- Ranh giới. Mép nốt ruồi thường lởm chởm, có vết khía,

không rõ hoặc đường bao quanh mụn không đồng đều; sắc

tố có thể lan tới vùng da xung quanh.

- Màu sắc. Màu sắc không đồng đều. Có thể có nét màu

đen, nâu và rám nắng. Cũng có thể nhìn thấy những vùng

có màu trắng, xám, đỏ, hồng hoặc xanh lơ.

- Đường kính. Có sự thay đổi về kích thước, thường là

tăng lên. U hắc tố thường lớn hơn đầu tẩy bút chì (5mm).

Hình dạng của u hắc tố có thể rất khác nhau. Nhiều u hắc

tố biểu hiện tất cả các đặc tính mô tả ở trên. Tuy nhiên, một

số u hắc tố biểu hiện sự thay đổi hoặc bất thường chỉ ở 1

hoặc hai đặc tính đó.

Có thể phát hiện sớm u hắc tố khi nốt ruồi đã có từ trước

thay đổi chút ít, chẳng hạn như tạo thành một vùng màu

đen mới. Những phát hiện thường gặp khác là các vẩy nhỏ

mới tạo thành hoặc ngứa ở nốt ruồi. Đối với u hắc tố giai

đoạn muộn, kết cấu của nốt ruồi có thể thay đổi. Ví dụ, nó

có thể bị cứng lại hoặc nổi cục. Mặc dù u hắc tố có thể cho

cảm giác khác và u hắc tố giai đoạn muộn hơn có thể ngứa,

chảy mủ, chảy máu nhưng các u hắc tố thường không gây

đau.

U hắc tố có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán và

điều trị khi khối u còn nông và vẫn chưa xâm lấn sâu vào

da. Tuy nhiên, nếu u hắc tố không được cắt bỏ ở giai đoạn

190 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

sớm, tế bào ung thư có thể phát triển từ bề mặt da sâu

xuống dưới, xâm lấn vào mô lành. Khi u hắc tố trở nên dày

và sâu, bệnh thường lan sang các bộ phận khác của cơ thể

và khó kiểm soát.

4. Ung thư hắc tố được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bác sĩ nghi nốt trên da là u hắc tố thì bệnh nhân sẽ

cần được tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để

đưa ra chẩn đoán chắc chắn. Trong khi thực hiện sinh thiết

bác sĩ cố gắng cắt bỏ toàn bộ nốt nghi ngờ này. Nếu nó quá

lớn và không thể cắt bỏ toàn bộ thì bác sĩ sẽ cắt một mẫu mô.

Sinh thiết thường có thể thực hiện trong văn phòng bác sĩ

bằng cách gây tê tại chỗ. Sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh quan

sát mẫu mô dưới kính hiển vi để kiểm tra phát hiện tế bào

ung thư. Đôi khi nhiều bác sĩ giải phẫu nên cùng quan sát

mẫu mô để xác định xem có u hắc tố không.

Nếu phát hiện ra u hắc tố thì bác sĩ cần phải biết phạm vi

hoặc giai đoạn của bệnh trước khi lập kế hoạch điều trị. Kế

hoạch điều trị phải tính đến vị trí và độ dày của khối u, mức

độ xâm lấn của u vào da và liệu tế bào ung thư đã lan sang

các hạch hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Đôi khi

cần phải lấy hạch lân cận để quan sát dưới kính hiển vi

(phẫu thuật này cũng được coi là một phần của điều trị vì có

thể giúp kiểm soát được bệnh). Bác sĩ cũng phải thăm khám

kỹ lưỡng và tuỳ thuộc vào độ dày của khối u có thể yêu cầu

chụp X quang lồng ngực; xét nghiệm máu; chụp cắt lớp vi

tính gan, xương và não.

UNG THƯ HẮC T Ố 191

5. Ung thư hắc tố được điều trị như thế nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Phẫu thuật

Phẫu thuật để cắt bỏ u hắc tố là phương pháp điều trị

chuẩn cho loại ung thư này. Cần phải cắt bỏ không chỉ có

khối u mà còn phải cắt cả một phần mô lành xung quanh nó

để giảm khả năng tế bào ung thư còn sót lại trong vùng đó

xuống mức thấp nhất.

Độ rộng và chiều sâu của lớp da xung quanh cần phải cắt

bỏ phụ thuộc vào độ dày của u hắc tố và độ sâu u xâm nhập

vào da. Trong những trường hợp u rất nhỏ và có thể cắt bỏ

tất cả mô ung thư trong quá trình sinh thiết, thì không cần

tiến hành phẫu thuật nữa. Nếu không thể cắt bỏ toàn bộ u

hắc tố trong quá trình tiến hành sinh thiết thì bác sĩ sẽ cắt bỏ

mô ung thư còn sót lại khi tiến hành phẫu thuật. Trong hầu

hết các trường hợp, phẫu thuật sau khi tiến hành sinh thiết

được thực hiện để cắt bỏ mô trông có vẻ như lành xung

quanh khối u (được gọi là mép của khối u) nhằm đảm bảo

tất cả tế bào ung thư được loại bỏ. Việc làm này là cần thiết

ngay cả khi khối u rất nông. Đối với u hắc tố dầy có thể cần

phải phẫu thuật rộng hơn để lấy mép mô lớn hơn.

Nếu cắt bỏ một mảng mô lớn thì có thể phải tiến hành

ghép da đồng thời. Trong quá trình này bác sĩ lấy da ở bộ

phận khác của cơ thể để thay thế cho lớp da đã được cắt bỏ.

Hạch bạch huyết ở gần khối u cũng có thể được cắt bỏ

trong khi phẫu thuật bởi vì ung thư có thể lan vào hệ bạch

huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư

192 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

trong hạch điều đó có nghĩa là bệnh đã lan sang các bộ phận

khác của cơ thể.

Nói chung phương pháp phẫu thuật không còn hiệu quả

đối với u hắc tố đã lan tới các bộ phận khác của cơ thể.

Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể sử dụng các

phương pháp điều trị khác như hóa trị liệu, liệu pháp sinh

học, tia xạ trị liệu hoặc phối hợp các phương pháp. Khi một

phương pháp điều trị được tiến hành sau khi phẫu thuật

(phương pháp chủ đạo) để loại bỏ mô ung thư thì phương

pháp đó được gọi là phương pháp bổ trợ. Mục đích của

phương pháp bổ trợ là để tiêu diệt tất cả những tế bào ung

thư chưa được phát hiện còn sót lại trong cơ thể.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế

bào ung thư. Nói chung đây là phương pháp điều trị toàn

thân, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng tới các tế bào ung thư

trên toàn bộ cơ thể. Trong hóa trị liệu, một hoặc nhiều thuốc

điều trị ung thư được đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc

tiêm vào mạch máu. Cho dù thuốc được đưa vào cơ thể

bằng con đường nào thì nó cũng đi vào mạch máu và tuần

hoàn trên toàn cơ thể.

Hóa trị liệu thường được điều trị theo đợt: một đợt điều

trị sau đó là một thời gian nghỉ hồi sức, sau đó là một đợt

điều trị khác và cứ tiếp tục như vậy. Bệnh nhân được điều

trị bằng hóa chất thường là bệnh nhân ngoại trú (ở bệnh

viện, ở văn phòng bác sĩ hoặc ở nhà). Tuy nhiên, tuỳ thuộc

vào loại thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe chung bệnh

nhân có thể phải nằm viện trong một thời gian ngắn.

UNG THƯ HẮC T Ố 193

Một cách đưa thuốc vào cơ thể hiện đang được nghiên

cứu được gọi là truyền thuốc vào chi. Nó đang được thử

nghiệm đối với u hắc tố chỉ xuất hiện ở một tay hoặc một

chân. Khi tiến hành truyền thuốc vào chi người ta dùng garô

để ngăn dòng máu tới chi và rời khỏi chi trong một khoảng

thời gian. Sau đó thuốc điều trị ung thư được truyền vào

mạch máu ở chi. Bệnh nhân tiếp nhận liều thuốc cao trực

tiếp vào vùng có u hắc tố. Vì hầu hết các loại thuốc điều trị

ung thư chỉ lưu hành ở một chi nên phương pháp này

không hẳn là một phương pháp điều trị toàn thân.

Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học (còn gọi là liệu pháp miễn dịch) là

một phương pháp điều trị bằng hệ thống miễn dịch của cơ

thể, dù là trực tiếp hay gián tiếp, nhằm chống lại ung thư

hoặc làm giảm tác dụng phụ do việc điều trị ung thư gây ra.

Liệu pháp sinh học cũng là một phương pháp điều trị toàn

thân và liên quan tới việc sử dụng các chất được gọi là chất

điều biến đáp ứng sinh học. Cơ thể thường sản xuất ra một

lượng nhỏ những chất này khi có nhiễm khuẩn và bệnh tật.

Nhờ vào các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm hiện đại, các

nhà khoa học có thể sản xuất ra một lượng lớn các chất điều

biến đáp ứng sinh học để sử dụng trong điều trị ung thư.

Trong một số trường hợp, liệu pháp sinh học có thể được sử

dụng sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa u hắc tố tái phát. Đối

với bệnh nhân có u hắc tố đã di căn hoặc có nguy cơ tái phát

bệnh cao bác sĩ có thể chỉ định interferon-alfa và interleukin-2

(còn được gọi là aldesleukin) sau phẫu thuật. Các loại thuốc

kích thích dòng tế bào (CSF) và các loại vaccin chống ung

194 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

thư là những ví dụ của các chất điều biến đáp ứng sinh học

hiện đang được nghiên cứu.

Tia xạ trị liệu

Trong một số trường hợp, tia phóng xạ được sử dụng để

làm giảm triệu chứng của u hắc tố. Xạ trị là phương pháp sử

dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

Đây là phương pháp điều trị tại chỗ; nó chỉ ảnh hưởng tới tế

bào trong vùng chiếu xạ. Xạ trị là phương pháp được sử

dụng nhiều nhất để kiểm soát ung thư đã lan vào não,

xương và các bộ phận khác của cơ thể.

Thử nghiệm lâm sàng

Nhiều bệnh nhân u hắc tố tham gia vào thử nghiệm lâm

sàng. Bác sĩ tiến hành thử nghiệm lân sàng để đánh giá hiệu

quả và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị mới.

Trong một số thử nghiệm lâm sàng, tất cả các bệnh nhân

được điều trị bằng phương pháp mới. Trong các nghiên cứu

khác, bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau

bằng cách điều trị một nhóm bệnh nhân theo phương pháp

mới và một nhóm bệnh nhân khác theo phương pháp điều

trị chuẩn; hoặc họ có thể so sánh một phương pháp điều trị

chuẩn với một phương pháp điều trị chuẩn khác. Những

nghiên cứu như vậy đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể

trong điều trị u hắc tố. Điều này lại đưa các nhà nghiên cứu

tiến lại gần khả năng kiểm soát tối ưu u hắc tố hơn.

Một thủ thuật mới đang được nghiên cứu là sinh thiết

những hạch có nguy cơ bị di căn nhất bằng chỉ thị màu hoặc

phóng xạ, nhờ đó có thể làm giảm số lượng hạch cần được

UNG THƯ HẮC T Ố 195

sinh thiết và giảm mức độ phù bạch huyết. Người ta tiêm

một chất chỉ thị màu xanh hoặc một chất phóng xạ vào gần

khu vực có khối u. Chất này đi vào các hạch có khả năng bị

ung thư lan vào đầu tiên. Bác sĩ phẫu thuật nhờ vào sự chỉ

thị màu hoặc nhờ một máy quét để tìm các hạch có nguy cơ

và lấy hạch làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu các hạch có

nguy cơ cao này chứa tế bào ung thư thì các hạch lân cận

còn lại cũng sẽ được vét sạch; nếu không có tế bào ung thư

có thể không cần vét sạch các hạch còn lại.

Bác sĩ cũng đang nghiên cứu các con đường mới để dùng

hóa chất, thuốc điều biến sinh học và chiếu xạ; các loại thuốc

mới và phối hợp các loại thuốc; và các cách phối hợp các

phương pháp điều trị khác nhau. Một số thử nghiệm lâm

sàng được tiến hành để khám phá những biện pháp mới

nhằm làm giảm tác dụng phụ của điều trị và cải thiện chất

lượng cuộc sống.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Để tăng khả năng phát hiện ra u hắc tố mới một cách sớm

nhất bệnh nhân nên thực hiện lịch khám theo dõi định kỳ

của bác sĩ. Điều đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân

có nevi loạn sản và có tiền sử gia đình bị u hắc sắc tố là phải

đi khám định kỳ. Bệnh nhân nên khám da hàng tháng và

làm theo lời khuyên của bác sĩ về cách làm giảm nguy cơ

phát triển u hắc tố mới.

Nguy cơ tái phát bệnh ở những bệnh nhân có u hắc tố

xuyên sâu hoặc đã lan tới mô lân cận lớn hơn so với các

196 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

bệnh nhân có u nhỏ. Các xét nghiệm theo dõi những bệnh

nhân có nguy cơ bệnh tái phát cao có thể bao gồm chụp X

quang; xét nghiệm máu; chụp cắt lớp vi tính lồng ngực,

gan, xương và não.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Đầu Cổ

1. Ung thư đầu cổ là gì?

Ung thư vùng đầu và cổ có thể được phân chia thành

nhóm nhỏ hơn tuỳ thuộc vào vị trí khối u nguyên phát theo

cấu trúc giải phẫu của vùng đầu và cổ. Những vị trí này bao

gồm hố mũi, xoang quanh mũi, nền sọ, mũi hầu, khoang

miệng, miệng-hầu, tuyến nước bọt, thanh quản và cổ.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư đầu cổ là gì?

- Nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng thuốc lá được

xác nhận đối với các khối u ở tất cả các vị trí, vì mỗi loại

thuốc lá đều gây ra những tổn thương loạn sản và sinh ung

thư. Rượu được coi là đóng vai trò hợp lực với thuốc lá

trong việc gây ung thư, tuy nhiên vai trò của rượu đơn độc

cũng chưa rõ là có liên quan đến việc làm hư hại tế bào và

sinh khối u ác tính hay không.

- Các yếu tố di truyền chưa được xác định rõ ràng

198 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

- Các yếu tố nguy cơ bao gồm nghiện thuốc lá và nghiện

rượu nặng (cả hai đều có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa

liều sử dụng và nguy cơ gây ung thư, trong đó thời gian

quan trọng hơn là số lượng); nhiễm virút Epstein-Barr

(EBV), trong ung thư mũi hầu; thiếu vitamin và suy dinh

dưỡng, vệ sinh răng miệng kém, viêm nhiễm mạn tính trong

ung thư thanh quản; tia nắng mặt trời đối với ung thư môi.

3. Ung thư đầu cổ được phát hiện như thế nào? Triệu chứng của ung thư đầu cổ là gì?

- Bệnh sử: Nhìn chung là giảm cân và có khối u dai dẳng

khi bệnh ở giai đoạn muộn, nhưng các triệu chứng thay đổi

tuỳ thuộc vào vị trí giải phẫu liên quan.

- Khoang miệng: sưng lợi, đau, chảy máu, răng lung lay

- Mũi và xoang mũi: tắc mũi một bên, chảy máu cam

- Mũi hầu: đau, thay đổi thính giác, tắc mũi

- Miệng hầu: đau âm ỉ, khó nuốt, đau tai có liên quan,

cứng khít hàm

- Vùng thanh quản: thay đổi giọng nói, khó nuốt, nuốt

đau, khó thở

- Tuyến nước bọt: các triệu chứng một bên, khả năng vận

động của hàm bị ảnh hưởng

4. Ung thư đầu cổ được chẩn đoán như thế nào?

Khám lâm sàng: thường thì khối u cục có thể sờ thấy hoặc

nhìn thấy, cũng có thể liên quan đến các tổn thương dây

UNG THƯ ĐẦU CỔ 199

thần kinh sọ não, tăng sản lợi, các vết loét hoặc tổn thương

sùi ở miệng không liền, loạn sản mảng đỏ, khó thở do các

khối u thanh hầu lớn.

Xét nghiệm cận lâm sàng: không có nhiều giá trị trong

chẩn đoán.

Chụp X quang: phim X quang thẳng, CT, MRI là tốt nhất

cho việc xác định độ sâu xâm lấn của khối u và phân biệt

thay đổi ác tính với viêm nhiễm, chụp mạch phụ thuộc vào

vị trí khối u, chụp đoạn ống tiêu hóa trên.

Các thăm dò chẩn đoán: soi mũi hầu bằng ống soi mềm và

sinh thiết, soi thanh quản trực tiếp kết hợp với nội soi thực

quản, nội soi thanh quản có sinh thiết để xác định chẩn

đoán.

5. Ung thư đầu cổ được điều trị như thế nào?

Giai đoạn sớm

Phẫu thuật đơn độc là phương pháp điều trị tiêu chuẩn

đối với ung thư giai đoạn sớm

Điều trị tia xạ đơn độc cũng có thể được chấp nhận cho

các khối u ác tính giai đoạn I và II mặc dù các tế bào vảy chỉ

nhạy cảm với tia xạ ở mức độ vừa phải.

- Đối với các bệnh nhân ung thư biểu mô trên thanh

quản giai đoạn N0 hoặc N1 có thể kiểm soát khối u tại

chỗ tới 86% các trường hợp nhưng tỷ lệ tái phát cũng cao

tới 79%.

200 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

- Các ưu điểm của phương pháp này so với phẫu thuật là

cải thiện được chức năng và thẩm mỹ.

- Điều trị tia xạ áp sát và đưa vào mô kẽ đôi khi được sử

dụng cho các khối u lưỡi, môi, sàn miệng, da và niêm mạc má.

Giai đoạn muộn

Phẫu thuật là một phần của một phương thức điều trị

phối hợp, được tiến hành trước hoặc sau các phương

thức khác.

- Phẫu tích cổ triệt để hoặc cải tiến nếu u lan vào hạch cổ.

- Các thủ thuật tái tạo hình rất quan trọng bổ trợ cho việc

cắt bỏ khối u.

Điều trị tia xạ có vai trò đối với các khối u lớn không thể

cắt bỏ nhằm điều trị tạm thời và bảo tồn tiếng nói cũng như

các chức năng nuốt.

Các hóa chất phối hợp vẫn chưa chứng tỏ được là có thể

kiểm soát khối u hay thời gian sống sót tốt hơn khi sử dụng

đơn độc. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn

muộn có nguy cơ di căn kín đáo và/hoặc tái phát, vì vậy hóa

trị liệu vẫn đóng một vai trò trong điều trị.

- Áp dụng hóa trị liệu đối với bệnh di căn hoặc tái phát

làm giảm tỷ lệ di căn xa khi được so sánh với các bệnh nhân

không được điều trị bằng hóa chất.

- Các phác đồ điều trị ung thư bổ trợ gồm cisplatin và 5-

FU cho đáp ứng rất tốt với tỷ lệ các di căn xa thấp hơn so với

các bệnh nhân không được điều trị. Tuy vậy, thời gian sống

UNG THƯ ĐẦU CỔ 201

sót vẫn không có gì thay đổi so với những bệnh nhân được

điều trị với tia xạ và phẫu thuật thông thường.

- Hóa chất - tia xạ khi bệnh ở giai đoạn II hoặc III nhằm

hiệp đồng làm tăng đáp ứng của khối u với điều trị, nhưng

có độc tính cao.

HỎ I & ĐÁP

về Ung Thư Vú Nam

1. Ung thư vú nam là gì?

Khác với ung thư vú ở nữ giới là một loại ung thư phổ

biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng

hàng thứ hai ở nữ giới, ung thư vú ở nam giới là một bệnh

hiếm gặp. Bệnh có nhiều điểm giống với ung thư vú ở nữ

giới, nhưng cũng có một số điểm rất khác biệt.

2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú nam là gì?

Một phân tích ngược các nghiên cứu về ca lâm sàng có

đối chứng nhận thấy các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở

nam giới có thể là chưa bao giờ kết hôn, có nguồn gốc Do

thái, đã có bệnh tuyến vú lành tính, chứng vú to, tiền sử có

bệnh tinh hoàn hoặc bệnh gan, tiền sử gia đình bị ung thư

vú hoặc đã chiếu xạ thành ngực trước đó. Các tình trạng

bệnh ở tinh hoàn làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới là

viêm tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ và tổn thương tinh hoàn.

Một số tổn thương gan mạn tính đi kèm với ung thư vú ở

nam giới là xơ gan, bệnh gan do rượu và bệnh sán máng.

UNG THƯ VÚ NAM 203

Chứng vú to ở đàn ông thường liên quan đến việc sử

dụng một số loại thuốc. Đây có thể không phải là tình trạng

tiền ung thư vú ở nam giới nhưng có liên quan đến căn bệnh

này bởi các yếu tố nguy cơ về hoóc-môn cũng tương tự.

Thay đổi tỷ lệ estrogen/testosteron

Một số tình trạng bệnh làm tăng nguy cơ ung thư vú ở

nam giới có thể gây ra hoặc đi kèm với tình trạng thừa

estrogen hoặc thiếu androgen tương đối. Ví dụ, đàn ông bị

bệnh gan sẽ tăng sản xuất androstenedion ở tuyến thượng

thận, tăng quá trình tạo nhân thơm từ androstenedion thành

estron và tăng chuyển estron thành estradiol. Mặt khác,

androgen còn có tác dụng bảo vệ mô vú bằng cách ức chế quá

trình tăng sinh tế bào. Mối liên hệ giữa ung thư vú ở nam giới

và u tiết prolactin là một tình trạng bệnh thường có nồng độ

testosteron huyết tương thấp phù hợp với giả thuyết này.

Từ đó người ta cho rằng những thay đổi tương đối về

hoóc-môn nam và nữ nội sinh có thể có vai trò nguyên nhân

gây ung thư vú ở nam giới. Tuy nhiên người ta không phát

hiện được các bất thường về hoóc-môn ở máu ngoại vi

những bệnh nhân nam bị ung thư vú. Hơn nữa, những bệnh

có tăng tỷ lệ estrogen/testosteron và/hoặc chứng vú to ở đàn

ông như béo phì, bệnh tuyến giáp, dùng cần sa, dùng

estrogen ngoại sinh (ví dụ, chuyển đổi giới tính, điều trị ung

thư tuyến tiền liệt) còn có ít quan hệ với ung thư vú ở nam

giới hơn.

Hội chứng Klinefelter

204 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây ung thư vú ở nam giới là

hội chứng Klinefelter, đây là một căn bệnh hiếm gặp khi có

thừa một nhiễm sắc thể X. Những người đàn ông này có

nguy cơ ung thư vú cao gấp 50 lần so với những người đàn

ông mang kiểu gen bình thường. Hội chứng Klinefelter gây

teo tinh hoàn, vú to, tăng nồng độ các chất hướng sinh dục

(hoóc-môn kích thích nang, hoóc-môn tạo hoàng thể) huyết

thanh và giảm nồng độ testosteron huyết thanh, từ đó dẫn

đến tăng tỷ lệ estrogen/testosteron.

Tố bẩm di truyền

Khoảng 5 - 10% các trường hợp ung thư vú ở nữ giới có

thể liên quan đến tố bẩm di truyền. Người ta ước tính có

khoảng 80% các gia đình có nhiều người bị ung thư vú di

truyền theo tính trạng trội trên nhiễm sắc thể thường có

mang các gen gây ung thư vú/buồng trứng BRCA1 và

BCRA2. Theo số liệu hiện có, 4 - 35% bệnh nhân nam bị ung

thư vú có đột biến gen BRCA2, các trường hợp có đột biến

gen BRCA1 còn ít hơn. Dưới đây là các kết quả đã tìm được:

- Hai dòng họ có đột biến mầm gen BRCA1 và có nhiều

trường hợp nữ giới ung thư vú thì mỗi dòng họ có một nam

giới bị ung thư vú.

- Trong một nghiên cứu tiến hành trên 50 trường hợp

nam giới bị ung thư vú, 14% số bệnh nhân này có đột biến

mầm gen BRCA2 mà trong đó 85% (6 trong số 7 bệnh nhân)

có người thân trong gia đình bị ung thư vú là nam hoặc là

nữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng quan sát được điều

này về sau vì những người mang đột biến mầm gen BRCA2

UNG THƯ VÚ NAM 205

có thể không biểu hiện kiểu hình ung thư (hay, mức ngoại

hiện khác nhau).

- Trong hai nghiên cứu riêng rẽ, người ta đã phát hiện

được các đột biến gen BRCA2 ở khoảng 1/3 các trường hợp

nam giới ung thư vú; tuy nhiên, không một ai trong số này

có tiền sử gia đình bị ung thư vú nam hoặc nữ.

- Trong một nghiên cứu có 54 bệnh nhân nam ung thư vú

được phân tích để tìm đột biến mầm gen BRCA1 và BRCA2,

9 trường hợp (17%) có ít nhất một người thân cấp độ I bị

ung thư vú và/hoặc ung thư buồng trứng. Không phát hiện

được trường hợp nào bị đột biến gen BRCA1 trong nhóm

này. Hai bệnh nhân nam có đột biến mầm gen BRCA2, chỉ

có 1 người trong số này có một thành viên trong gia đình bị

ung thư buồng trứng.

- Trong một nghiên cứu tiến hành trên 17 bệnh nhân nam

ung thư vú, 6 bệnh nhân (35%) có đột biến gen BRCA2 và 2

bệnh nhân (12%) có đột biến gen BRCA1.

- Bệnh nhân có đột biến mầm gen BRCA2 có nguy cơ ung

thư vú trong cả cuộc đời ước tính là 6%; cao hơn 100 lần so

với nguy cơ ở nam giới trong cộng đồng nói chung.

3. Ung thư vú nam được phát hiện như thế nào?

Triệu chứng của ung thư vú nam là gì?

Ung thư vú ở nam giới điển hình là các khối u rắn,

không đau, thường ở vùng quầng núm vú hoặc ít gặp hơn

là ở 1/4 trên ngoài của vú. Có vẻ u hay xuất hiện bên trái

206 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

hơn chút ít, dưới 1% các trường hợp có u cả hai bên. Độ

tuổi trung bình tại thời điểm bệnh được chẩn đoán là

khoảng 66 tuổi.

Các phát hiện khác khi bệnh nhân đến khám gồm có co

kéo núm vú, loét đầu vú hoặc da, dính da vào lớp cơ phía

dưới, đau và có hạch nách. Chảy máu-thanh dịch hoặc chảy

máu núm vú là những biểu hiện không thường gặp.

4. Ung thư vú nam được chẩn đoán như thế nào?

Khi nghi ngờ có khối u ở vú người bệnh cần được chẩn

đoán mô học. Bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt ung thư vú ở

nam giới với chứng vú to, áp xe tuyến vú, ung thư di căn

vào tuyến vú hoặc các bệnh ung thư nguyên phát không

phải từ tuyến vú khác (ví dụ sác-côm). Khác với ung thư

vú, chứng vú to điển hình là to vú cân đối cả hai bên và có

bờ không rõ ràng, không dính vào các mô phía dưới và

không có hạch nách.

Chụp tuyến vú

Chụp tuyến vú cho kết quả bất thường ở 80-90% bệnh

nhân nam bị ung thư vú và thường có thể giúp phân biệt

ung thư vú với và chứng vú to. Các đặc điểm X quang gợi ý

đến ung thư là núm vú không nằm ở trung tâm, bờ hình

ngôi sao và các nốt vôi hóa nhỏ. Trái lại, chứng vú to thường

có dạng một vùng hình tròn hoặc hình tam giác tăng đậm độ

cân đối ở vùng sau quầng núm vú. Tuy nhiên, trong một số

các trường hợp hiếm gặp, các dấu hiệu của chứng vú to

đồng thời có thể che lấp tổn thương ung thư.

UNG THƯ VÚ NAM 207

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Cần lấy đủ lượng bệnh phẩm để có thể khẳng định chẩn

đoán và xét nghiệm tìm ER và PR. Chọc hút tế bào bằng kim

nhỏ có thể cung cấp đủ bệnh phẩm để chẩn đoán cho nhiều

trường hợp mà không cần phải tiến hành sinh thiết mở.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ tỏ ra là một phương pháp

chẩn đoán chính xác đối với ung thư vú ở nam giới, nhưng

có đến 1/4 số mẫu bệnh phẩm là không đủ. Ví dụ, trong một

nghiên cứu trên 507 bệnh nhân được chọc hút tế bào bằng

kim nhỏ, 23% số mẫu bệnh phẩm không đạt yêu cầu, trong

số những mẫu bệnh phẩm đạt yêu cầu không có trường hợp

nào bị dương tính giả hay âm tính giả. Nếu chọc hút tế bào

bằng kim nhỏ không lấy được đủ bệnh phẩm hoặc không

thể thực hiện được, có thể sinh thiết bằng kim cắt mở.

Phân giai đoạn

Hệ thống phân giai đoạn ung thư vú ở nam giới cũng

giống với hệ thống phân giai đoạn ung thư vú ở nữ giới

(theo Hiệp Hội Ung thư Hoa kỳ AJCC), bao gồm các tiêu

chuẩn theo khối u (T - Tumor), hạch (N - Node) và di căn (M

- Metastasis), kèm chia theo các nhóm có tiên lượng tương

tự. Cũng như ung thư vú ở nữ giới, giai đoạn theo AJCC,

kích thước khối u và tình trạng hạch nách là các yếu tố quan

trọng nhất ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh.

5. Ung thư vú nam được điều trị như thế nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

208 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Điều trị ung thư vú nam giới chưa di căn cũng tuân theo

các nguyên tắc chung như điều trị ung thư vú ở nữ giới.

Bệnh giai đoạn khu trú thường được điều trị bằng phẫu

thuật và tuỳ từng trường hợp có thể xem xét chỉ định điều

trị bổ trợ.

Phẫu thuật cắt khối u

Phương thức phẫu thuật truyền thống đối với bệnh khu

trú là cắt vú triệt để có cải tiến. Một số ít bệnh nhân có tổn

thương rộng ở cơ thành ngực hoặc có hạch Rotter có thể

được cắt vú triệt để. Mặc dù phẫu thuật bảo tồn vú (cắt khối

u sau đó chiếu xạ) là phù hợp đối với hầu hết bệnh nhân nữ

có ung thư vú giai đoạn sớm, bệnh nhân nam thường không

cần phải cân nhắc vì khối lượng mô vú ít và phần lớn các

khối u thường nằm ở trung tâm.

Sinh thiết hạch có nguy cơ di căn đầu tiên (hạch nhạy

cảm)

Sinh thiết hạch nhạy cảm là một phương thức điều trị ít

gây biến chứng thay thế cho vét hạch nách ở bệnh nhân nữ

ung thư vú. Với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm, sinh

thiết các hạch này có thể dự báo chính xác tình trạng của các

hạch vùng còn lại, giúp bệnh nhân tránh được phẫu thuật vét

hạch nách. Phương pháp này đối với bệnh nhân nam cũng có

giá trị như ở bệnh nhân nữ. Trong một nghiên cứu tiến hành

trên 16 bệnh nhân nam ung thư vú khu trú, người ta thấy có

từ 1 hạch nhạy cảm trở lên dương tính trong số 15 hạch khi

dùng biện pháp nhuộm màu phối hợp bằng phóng xạ keo và

phẩm xanh. 6 trong số 10 bệnh nhân có hạch nhạy cảm âm

UNG THƯ VÚ NAM 209

tính được vét hạch nách toàn bộ và tất cả đều có hạch âm

tính.

Tiên lượng sau phẫu thuật

Cũng như bệnh nhân nữ ung thư vú, kích thước khối u,

tổn thương hạch và số lượng hạch tổn thương là các yếu tố

tiên lượng quan trọng nhất đối với bệnh nhân nam ung thư

vú. Người ta đã thông báo tỷ lệ sống 10 năm của 335 bệnh

nhân nam ung thư vú được ghi nhận trong 20 năm như sau:

- Hạch âm tính trên mô học - 84%

- Có 1 đến 3 hạch dương tính - 44%

- Từ 4 hạch trở lên dương tính trên mô học - 14%

Vai trò của giai đoạn khối u đối với tỷ lệ sống 5 năm

được công bố ở một nhóm 42 bệnh nhân nam ung thư vú

thể xâm lấn:

- Giai đoạn I - 100%

- Giai đoạn II - 83%

- Giai đoạn III - 60%

- Giai đoạn IV - 25%

Trước kia, ung thư vú ở nam giới được coi là một bệnh ác

tính thường phát hiện ở giai đoạn muộn và có tiên lượng

xấu hơn rất nhiều so với nữ giới. Các số liệu gần đây hơn

không hoàn toàn như vậy. Ví dụ, trong hai nghiên cứu

người ta phát hiện thấy có 43 - 50% bệnh nhân có bệnh ở giai

đoạn 0 hoặc 1 khi đến khám và 45 - 62% không có tổn

210 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

thương hạch. Hơn nữa, các báo cáo gần đây về bệnh nhân

ung thư vú cả nam và nữ tương đồng về giai đoạn bệnh và

cấp độ khối u đều không thấy có sự khác biệt nào đáng kể

về tiên lượng ở hai giới.

Sự tương đồng về giới một phần có thể là do sự cải thiện

tỷ lệ sống 5 năm ở bệnh nhân nam ung thư vú đã được mô

tả ở hầu hết các nghiên cứu. Trong số 217 bệnh nhân nam

ung thư vú được điều trị tại 18 cơ sở ở Wisconsin từ 1953

đến 1995 người ta thấy rằng những bệnh nhân được chẩn

đoán sau năm 1986 có xu hướng đến khám khi bệnh còn ở

giai đoạn sớm hơn và hay được phẫu thuật triệt để có cải

tiến rồi tiến hành điều trị toàn thân bổ trợ hơn. So với giai

đoạn trước đó, sự khác biệt này trùng hợp với sự cải thiện tỷ

lệ sống 5 năm.

Một nghiên cứu khác đánh giá 54 bệnh nhân được điều

trị tại 3 bệnh viện khác nhau. Khi đến khám, một nửa số

bệnh nhân có u ở giai đoạn T0 hoặc T1, 62% không có tổn

thương hạch và 57% bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn IIA trở

xuống theo AJCC. Bệnh nhân có bệnh giai đoạn từ 0 đến IIA,

có tỷ lệ sống cao hơn cả sau 5 năm (100% so với 71%) và 10

năm (71% so với 20%) so với những bệnh nhân có bệnh ở

giai đoạn muộn hơn. Các kết quả này còn tốt hơn so với kết

quả của các nghiên cứu trước đó.

Một nghiên cứu trên 229 bệnh nhân nam ung thư vú đến

khám ở Bệnh viện Công nương Margaret từ 1955 đến 1996

lại cho các kết quả khác. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống và

tiên lượng có vẻ không khác nhau sau một thời gian mặc dù

ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị bằng phẫu

UNG THƯ VÚ NAM 211

thuật chuẩn từ đầu rồi tiến hành điều trị hóa chất và hoóc-

môn sau phẫu thuật.

Các chất chỉ điểm khối u

Ngoài giai đoạn, kích thước khối u và tình trạng di căn

hạch, các yếu tố khác không có vai trò tiên lượng rõ ràng ở

bệnh nhân nam bị ung thư vú; căn bệnh này hiếm gặp và có

rất ít nghiên cứu đủ lớn hoặc tiến cứu để đánh giá một cách

đầy đủ một chất chỉ điểm bệnh học hoặc phân tử đặc hiệu.

Những mối tương quan giữa tiên lượng bệnh và sự trình

diện một số chất chỉ điểm phân tử như bội thể ADN, biệt

hóa nhân, tình trạng MIB-1 dương tính và cathepsin D đã

được đề xuất nhưng chưa được khẳng định.

Trái lại, sự trình diện c-erbB-2 và p 53 có vẻ có ảnh hưởng

đến tiên lượng. Trong một nghiên cứu, 50 bệnh nhân nam bị

ung thư biểu mô ống xâm lấn được phẫu thuật cắt vú; 35

bệnh nhân dùng thêm hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật. Sau

trung bình 59 tháng theo dõi các kết quả thu được như sau:

- Bệnh nhân nam có u với c-erbB-2 dương tính có thời

gian sống ngắn hơn so với bệnh nhân có u với c-erbB-2 âm

tính (39 tháng so với 96 tháng).

- Bệnh nhân nam có u với p 53 dương tính có thời gian

sống ngắn hơn so với bệnh nhân nam có p 53 âm tính (33

tháng so với 100 tháng).

- Tất cả 9 bệnh nhân có u không trình diện c-erbB-2 hoặc

p 53 còn sống còn tất cả 14 bệnh nhân có u trình diện cả hai

chất chỉ điểm này đều tử vong sau 58 tháng.

212 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

Điều trị bổ trợ

Chưa có các nghiên cứu so sánh để hướng dẫn điều trị

sau phẫu thuật cho bệnh nhân nam bị ung thư vú. Tần suất

ung thư vú nam giới thấp làm cản trở sự xây dựng và hoàn

thành đúng thời gian các thử nghiệm lâm sàng đánh giá

hiệu quả của liệu pháp bổ trợ. Tuy nhiên, cũng như ung thư

vú ở nữ giới, cần xem xét chỉ định điều trị bổ trợ cho những

bệnh nhân có bệnh còn khu trú là những người có nguy cơ

tái phát cao sau phẫu thuật ban đầu.

Có nhiều chiến lược điều trị bổ trợ rất khác nhau dành

cho bệnh nhân ung thư vú cả nam và nữ. Một nghiên cứu

so sánh 4755 bệnh nhân nam với 624174 bệnh nhân nữ ung

thư vú trong đó các bệnh nhân được chọn tương đồng về

tuổi (chênh lệch trong khoảng 5 năm), dân tộc, mức thu

nhập và giai đoạn bệnh lấy theo dữ liệu của Viện Ung thư

Quốc gia Mỹ đã cho thấy rõ điều này. So với bệnh nhân

nữ, số bệnh nhân nam được chiếu xạ sau phẫu thuật cắt

tuyến vú nhiều hơn nhưng con số này lại ít hơn sau phẫu

thuật cắt khối u (54% so với 68%). Bệnh nhân nam thường

ít dùng hóa chất sau phẫu thuật hơn bệnh nhân nữ (27% so

với 41%).

Liệu pháp điều trị toàn thân bổ trợ

Các khuyến cáo về liệu pháp nội tiết và/hoặc hóa chất bổ

trợ chủ yếu là dựa trên kết quả điều trị của bệnh nhân nữ bị

ung thư vú giai đoạn sớm. Một số nghiên cứu không ngẫu

nhiên với cỡ mẫu nhỏ cũng nhận thấy điều trị bổ trợ có thể

cải thiện tỷ lệ sống cho bệnh nhân nam bị ung thư vú.

UNG THƯ VÚ NAM 213

Tamoxifen

Tỷ lệ bệnh nhân nam ung thư vú có trình diện thụ thể

hoóc-môn cao nên tỷ lệ đáp ứng với hoóc-môn cũng cao. Do

đại đa số bệnh nhân nam ung thư vú có u với ER dương tính

nên người ta thường khuyến cáo dùng tamoxifen bổ trợ

trong 5 năm. Khi so sánh 39 bệnh nhân nam được điều trị

bằng tamoxifen với nhóm chứng hồi cứu các tác giả nhận

thấy tamoxifen cải thiện được tỷ lệ sống thực 5 năm (61% so

với 44%) và tỷ lệ sống không bị bệnh (56% so với 28%).

Tamoxifen thường được các bệnh nhân nam dung nạp tốt.

Trong số 24 bệnh nhân nam dùng tamoxifen bổ trợ đã gặp

các tác dụng phụ như sau:

- Giảm ham muốn tình dục - 29%

- Tăng cân - 25%

- Bốc hoả - 21%

- Thay đổi tâm tính - 21%

- Trầm cảm - 17%

Bệnh nhân nam ung thư vú cũng có thể không dung nạp

tamoxifen như bệnh nhân nữ. Trong số những nghiên cứu

trên, 21% bệnh nhân nam phải ngừng dùng tamoxifen trong

quá trình điều trị do tác dụng phụ; tỷ lệ này cao hơn so với

tỷ lệ được công bố ở bệnh nhân nữ (4%-7%) dùng tamoxifen.

Hóa chất toàn thân

Hiện cũng chưa có đủ số liệu về tác dụng của hóa chất bổ

trợ trong điều trị ung thư vú nam giới. Trong một nghiên

214 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

cứu, 11 bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn II hoặc III được điều

trị bổ trợ bằng cyclophosphamid, methotrexat và 5 -

fluorouracil (CMF) sau điều trị tại chỗ. So với các nhóm

chứng không được điều trị trước đó, CMF bổ trợ có làm

giảm nguy cơ tái phát và tăng tỷ lệ sống.

Trong một nghiên cứu khác, 21 bệnh nhân nam ung thư

vú giai đoạn II có di căn hạch nách được điều trị bổ trợ theo

phác đồ CMF. Chỉ có 17 trong số 24 bệnh nhân có thể hoàn

thành toàn bộ 12 đợt điều trị theo phác đồ, nhưng các bệnh

nhân này có tỷ lệ sống 5 năm khá cao (> 80%) và trung vị

thời gian sống nói chung ở nhóm này là 98 tháng cho thấy

điều trị là có tác dụng.

Người ta khuyến cáo điều trị tamoxifen bổ trợ kèm theo

hoặc không kèm theo hóa chất cho những bệnh nhân nam có

u trình diện các thụ thể hoóc-môn steroid. Hóa chất toàn thân

đơn độc phù hợp với bệnh nhân nam bị u không mang thụ

thể hoóc-môn. Cũng như bệnh nhân nữ dùng hóa chất bổ trợ,

bệnh nhân nam có thể chọn phác đồ có anthracyclin, phối

hợp hoặc không phối hợp với paclitaxel hoặc phác đồ CMF.

Chiếu xạ bổ trợ

Chưa có thử nghiệm ngẫu nhiên tiến cứu đánh giá hiệu

quả lâm sàng của chiếu xạ bổ trợ sau phẫu thuật cắt tuyến

vú. Kết quả của một nghiên cứu hồi cứu nhỏ cho thấy chiếu

xạ sau phẫu thuật cắt tuyến vú làm giảm tỷ lệ tái phát tại

chỗ ở bệnh nhân nam ung thư vú nhưng không cải thiện tỷ

lệ sống chung. Có ít nhất hai thử nghiệm nhận thấy tỷ lệ

sống của bệnh nhân nữ bị ung thư vú giai đoạn II được

UNG THƯ VÚ NAM 215

chiếu xạ sau phẫu thuật được cải thiện. Tác dụng của chiếu

xạ đối với bệnh nhân nam chưa chắc chắn.

Điều trị bệnh giai đoạn muộn

Bệnh nhân có bệnh giai đoạn muộn có thể lựa chọn hoặc

hoóc-môn hoặc hóa chất toàn thân.

Liệu pháp hoóc-môn

Lần đầu tiên cắt tinh hoàn hai bên để điều trị ung thư vú ở

nam giới được công bố vào năm 1942; các nghiên cứu tiếp

theo thông báo tỷ lệ đáp ứng của bệnh nhân sau cắt tinh hoàn

để điều trị ban đầu ung thư di căn đạt khoảng 32 - 67%. Tuy

nhiên, do nhiều bệnh nhân nam không muốn cắt tinh hoàn vì

những lý do về tâm lý, tamoxifen đã trở thành liệu pháp

hoóc-môn được lựa chọn để điều trị bệnh giai đoạn muộn.

Tamoxifen cho đáp ứng khách quan ở 81% bệnh nhân

nam ung thư vú giai đoạn muộn có ER dương tính. Các liệu

pháp nội tiết khác, trong đó có aminoglutethimid, estrogen,

megestrol acetat, androgen, các hoóc-môn steroid giới tính

và các chất tương tự hoóc-môn giải phóng hoóc-môn tạo

hoàng thể cho đáp ứng ít nhất ở 40% bệnh nhân bị ung thư

có ER dương tính; các tác dụng phụ có xu hướng nặng hơn

so với khi dùng tamoxifen.

Có thể xem xét liệu pháp nội tiết thay thế ở bệnh nhân

ung thư có ER dương tính và bệnh tiến triển sau khi dùng

tamoxifen đồng thời không có tổn thương cơ quan nội tạng

nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân có tổn thương nội

tạng nguy hiểm cần được xem xét chỉ định hóa chất toàn

216 HÃY CẢNH GIÁC VỚI B Ệ NH UNG THƯ

thân. Các chất ức chế aromatase chọn lọc như anastrozol,

exemestan và letrozol còn chưa được nghiên cứu trên bệnh

nhân nam bị ung thư vú.

Hóa chất toàn thân

Cần xem xét chỉ định hóa chất cho những bệnh nhân ung

thư có ER âm tính, có bệnh tiến triển nhanh hoặc có di căn

nội tạng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các nguyên tắc điều

trị cũng tương tự như các nguyên tắc điều trị cho bệnh nhân

nữ ung thư vú giai đoạn muộn.

Nhiều báo cáo đơn lẻ miêu tả hoạt tính của các chế độ

đơn hóa chất hoặc đa hóa chất trong điều trị ung thư vú

nam. Mặc dù chưa có chế độ điều trị hóa chất tối ưu cho

nam giới, người ta có thể áp dụng các hướng dẫn điều trị

như đối với bệnh nhân nữ.

6. Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?

Theo dõi sau khi điều trị ung thư Vú là rất quan trọng.

Kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi

trong sức khỏe và nếu ung thư xuất hiện trở lại hay ung thư

mới phát triển nó có thể được điều trị một cách sớm nhất.

Kiểm tra bao gồm việc khám sức khỏe, chụp X quang, hay

xét nghiệm cận lâm sàng. Giữa những cuộc hẹn khám định

kỳ, bệnh nhân ung thư vú cần thông báo bất kỳ vấn đề nào

về sức khỏe của mình với bác sĩ càng sớm càng tốt.