hiện trạng Đất Đai - mrlg · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan...

8
Khu vực sông Mê Công nằm ở phần giao nhau giữa Đông Nam, Đông và Nam Á, giữa 2 nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực này bao gồm 5 quốc gia chứa phần lớn lưu vực sông Mê Công: Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Khu vực sông Mê Công đặc biệt phong phú về sinh thái và xã hội. Là nơi cư trú của 237 triệu người, khu vực này có 329 dân tộc với 410 ngôn ngữ riêng biệt sinh sống, và là một trong những khu vực đa dạng nhất về dân tộc trên thế giới. Khu vực sông Mê Công cũng được biết đến về đa dạng sinh học toàn cầu, với mức độ đa dạng sinh thái và nông nghiệp cao. Trong hai thập kỷ qua, khu vực sông Mê Công đã có những tăng trưởng kinh tế và xã hội nhanh chóng, cùng với những chuyển đổi rõ rệt trong một số ngành quan trọng. Những chuyển đổi này đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa khu vực nông thôn có phần đông dân số và các trung tâm đô thị ngày càng giàu có. Đất đai - là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như cho các hoạt động sinh kế của hàng triệu hộ gia đình nông nghiệp và nông thôn - tiếp tục đóng vai trò trung tâm ở khu vực sông Mê Công. Ở tất cả 5 quốc gia trong khu vực, các hộ nông dân sản xuất nhỏ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, các cộng đồng nông thôn đang ngày càng bị cuốn vào trong các diễn biến mang tính khu vực và toàn cầu, trong đó không phải lúc nào họ cũng ở vị thế cạnh tranh tốt. Hơn nữa, họ còn thường bị rơi vào vị trí yếu thế do các chính sách quốc gia không thể đảm bảo được đầy đủ các quyền lợi cho họ hoặc tạo điều kiện cho phép họ nắm bắt được các cơ hội và lợi ích tiềm năng. Hiểu được vai trò và những đóng góp của đất đai vào quá trình phát triển là yếu tố then chốt giúp cung cấp thông tin cho các quá trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch và thực tiễn nhằm hướng tới một tương lai bền vững hơn. Báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công nhằm đóng góp cho những đối thoại cần thiết giữa các bên, thông qua việc tập hợp các dữ liệu và thông tin chính nhằm xác định, mô tả các vấn đề và tiến trình quan trọng xoay quanh đất đai, từ đó góp phần tạo cơ sở cho những trao đổi mang tính xây dựng và cùng nhau ra các quyết định có liên quan. Báo cáo bao gồm 5 phần: (1) con người phụ thuộc vào đất đai của khu vực sông Mê Công, bao gồm các thay đổi ở nông thôn, việc làm trong nông nghiệp và các quá trình chuyển đổi cơ cấu nhân khẩu học và nông nghiệp đang diễn ra; (2) cơ sở tài nguyên đất mà con người phụ thuộc vào, bao gồm sử dụng đất và che phủ đất, thay đổi và điều kiện nông nghiệp, và các nguồn lực tự nhiên của khu vực; (3) cách thức phân bổ tài nguyên đất trong xã hội, bao gồm cả sản xuất quy mô nhỏ, đầu tư đất quy mô lớn và các loại hình khác; (4) Đảm bảo hưởng dụng đất, phụ thuộc vào việc công nhận và thể chế hóa các quyền đối với đất đai như thế nào; và (5) các điều kiện quản trị và quản lý đất đai định hình khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên đất, bao gồm các vấn đề về minh bạch, công bằng, quy định pháp luật và tiếp cận công lý. Mỗi phần lại bao gồm một loạt các chỉ số và được trình bày ở hai cấp độ. Ở cấp khu vực, báo cáo cung cấp những phân tích so sánh các chỉ số chính giữa các quốc gia trong khu vực sông Mê Công và xem xét các diễn biến xuyên biên giới, nhằm định hình và xác định các vấn đề về đất đai, chẳng hạn như các dòng chảy đầu tư và thương mại trong lĩnh vực đất đai và nông nghiệp ở cấp khu vực. Ở cấp quốc gia, dữ liệu và thông tin về các chỉ số chính được phân tách và xem xét nhằm xác định các điều kiện và quỹ đạo thay đổi cụ thể của từng quốc gia. Thông tin và kiến thức đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định các vấn đề trọng yếu có liên quan đến đất đai, cũng như trong việc ra các quyết định và chính sách để giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, thông tin về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên thường không đầy đủ và thiếu nhất quán, gây tranh cãi, khó tiếp cận. Do đó, báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công cung cấp các phân tích dữ liệu và thông tin quan trọng – những gì có trong khu vực công, những gì không có, và tại sao nó lại quan trọng – nhằm có những đóng góp mang tính xây dựng cho việc xác định giải pháp cho các vấn đề có liên quan. © Justin Mott Hiện Tr ạng Đất Đai Khu Vc Sông Mê Công T óm tắt Hiện Tr ạng Đất Đai Khu Vc Sông Mê Công T óm tắt

Upload: others

Post on 12-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Khu vực sông Mê Công nằm ở phần giao nhau giữa Đông Nam, Đông và Nam Á, giữa 2 nước lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực này bao gồm 5 quốc gia chứa phần lớn lưu vực sông Mê Công: Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Khu vực sông Mê Công đặc biệt phong phú về sinh thái và xã hội. Là nơi cư trú của 237 triệu người, khu vực này có 329 dân tộc với 410 ngôn ngữ riêng biệt sinh sống, và là một trong những khu vực đa dạng nhất về dân tộc trên thế giới. Khu vực sông Mê Công cũng được biết đến về đa dạng sinh học toàn cầu, với mức độ đa dạng sinh thái và nông nghiệp cao.

Trong hai thập kỷ qua, khu vực sông Mê Công đã có những tăng trưởng kinh tế và xã hội nhanh chóng, cùng với những chuyển đổi rõ rệt trong một số ngành quan trọng. Những chuyển đổi này đã làm thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa khu vực nông thôn có phần đông dân số và các trung tâm đô thị ngày càng giàu có. Đất đai - là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như cho các hoạt động sinh kế của hàng triệu hộ gia đình nông nghiệp và nông thôn - tiếp tục đóng vai trò trung tâm ở khu vực sông Mê Công. Ở tất cả 5 quốc gia trong khu vực, các hộ nông dân sản xuất nhỏ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, các cộng đồng nông thôn đang ngày càng bị cuốn vào trong các diễn biến mang tính khu vực và toàn cầu, trong đó không phải lúc nào họ cũng ở vị thế cạnh tranh tốt. Hơn nữa, họ còn thường bị rơi vào vị trí yếu thế do các chính sách quốc gia không thể đảm bảo được đầy đủ các quyền lợi cho họ hoặc tạo điều kiện cho phép họ nắm bắt được các cơ hội và lợi ích tiềm năng.

Hiểu được vai trò và những đóng góp của đất đai vào quá trình phát triển là yếu tố then chốt giúp cung cấp thông tin cho các quá trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch và thực tiễn nhằm hướng tới một tương lai bền vững hơn. Báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công nhằm đóng góp cho những đối thoại cần thiết giữa các bên, thông qua việc tập hợp các dữ liệu và thông tin chính nhằm xác

định, mô tả các vấn đề và tiến trình quan trọng xoay quanh đất đai, từ đó góp phần tạo cơ sở cho những trao đổi mang tính xây dựng và cùng nhau ra các quyết định có liên quan. Báo cáo bao gồm 5 phần: (1) con người phụ thuộc vào đất đai của khu vực sông Mê Công, bao gồm các thay đổi ở nông thôn, việc làm trong nông nghiệp và các quá trình chuyển đổi cơ cấu nhân khẩu học và nông nghiệp đang diễn ra; (2) cơ sở tài nguyên đất mà con người phụ thuộc vào, bao gồm sử dụng đất và che phủ đất, thay đổi và điều kiện nông nghiệp, và các nguồn lực tự nhiên của khu vực; (3) cách thức phân bổ tài nguyên đất trong xã hội, bao gồm cả sản xuất quy mô nhỏ, đầu tư đất quy mô lớn và các loại hình khác; (4) Đảm bảo hưởng dụng đất, phụ thuộc vào việc công nhận và thể chế hóa các quyền đối với đất đai như thế nào; và (5) các điều kiện quản trị và quản lý đất đai định hình khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên đất, bao gồm các vấn đề về minh bạch, công bằng, quy định pháp luật và tiếp cận công lý. Mỗi phần lại bao gồm một loạt các chỉ số và được trình bày ở hai cấp độ. Ở cấp khu vực, báo cáo cung cấp những phân tích so sánh các chỉ số chính giữa các quốc gia trong khu vực sông Mê Công và xem xét các diễn biến xuyên biên giới, nhằm định hình và xác định các vấn đề về đất đai, chẳng hạn như các dòng chảy đầu tư và thương mại trong lĩnh vực đất đai và nông nghiệp ở cấp khu vực. Ở cấp quốc gia, dữ liệu và thông tin về các chỉ số chính được phân tách và xem xét nhằm xác định các điều kiện và quỹ đạo thay đổi cụ thể của từng quốc gia.

Thông tin và kiến thức đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định các vấn đề trọng yếu có liên quan đến đất đai, cũng như trong việc ra các quyết định và chính sách để giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, thông tin về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên thường không đầy đủ và thiếu nhất quán, gây tranh cãi, khó tiếp cận. Do đó, báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công cung cấp các phân tích dữ liệu và thông tin quan trọng – những gì có trong khu vực công, những gì không có, và tại sao nó lại quan trọng – nhằm có những đóng góp mang tính xây dựng cho việc xác định giải pháp cho các vấn đề có liên quan.

© Ju

stin

Mot

t

Hiện Trạng Đất ĐaiKhu Vực Sông Mê Công

Tóm tắt

Hiện Trạng Đất ĐaiKhu Vực Sông Mê Công

Tóm tắt

Page 2: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Mỗi quốc gia trong khu vực sông Mê Công đang có những chuyển đổi trong cơ cấu của nền kinh tế theo hướng dịch chuyển khỏi ngành nông nghiệp là ngành chiếm ưu thế. Trong khi nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng - và trong một số trường hợp là rất ấn tượng, tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lại giảm đi do các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn. Hiện tượng này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Ở Thái Lan và Việt Nam, nơi mà đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh hơn, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP thấp hơn và ít nhiều không đổi trong 25 năm qua. Tại Campuchia, Lào và Myanmar, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP cao hơn, nhưng cũng đã bị giảm đi một cách đáng kể từ năm 2010 đến 2016, tương ứng xuống còn 26,7, 19,5 và 25,5%.

Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cũng đã giảm, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều và vẫn còn ở mức tương đối cao (80% ở Lào, 70% ở Việt Nam, 30% ở Thái Lan) (Bản đồ 1). Điều này cùng với các bằng chứng khác cho thấy quá trình chuyển đổi nông nghiệp ở khu vực sông Mê Công dưới sức ép của đô thị hóa và công nghiệp hóa là không đồng đều và chưa hoàn thiện. Tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng chậm hơn đáng kể so với tăng trưởng của lực lượng lao động tại các khu vực nông thôn. Điều này cũng có nghĩa là nông nghiệp vẫn là ngành tạo việc làm chiến lược cho đại đa số dân cư nông thôn. Và vì vậy, tiếp cận đất đai vẫn sẽ là mối quan tâm chính trong sinh kế của các cộng đồng nông thôn. Dân số nông nghiệp và nông thôn cũng có nhiều khả năng rơi vào nhóm người nghèo nhất. Tỷ lệ đói nghèo đang giảm dần trên toàn bộ khu vực sông Mê Công, nhưng lại không giảm tại các khu vực nông thôn (Bản đồ 2). Tại Campuchia, 90% hộ nghèo sống ở nông thôn. Ở Thái Lan, sự khác biệt còn rõ ràng hơn: 1/3 tổng số hộ gia đình sống ở nông thôn, nhưng chiếm tới 80% tổng số người nghèo của Thái Lan.

Quá trình chuyển đổi nông nghiệp không hoàn thiện ngày càng thể hiện rõ trong nhân khẩu học của các quốc gia khu vực sông Mê Công, đặc biệt là trong di cư nông thôn. Dòng di cư từ nông thôn ra thành thị rất quan trọng, và có liên quan mật thiết tới quá trình đô thị hóa và các cơ hội đến từ sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, những cuộc di cư này lại bị vượt xa về con số khi so sánh với dòng di chuyển từ vùng nông thôn này sang vùng nông thôn khác để kiếm tìm đất đai và các cơ hội làm ăn kinh tế. Và sự di chuyển này thường không được nhìn nhận một cách đúng mức, cho dù nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân bổ đất đai, tiếp cận và bảo đảm quyền hưởng dụng. Di cư xuyên biên giới cũng đang gia tăng và thường liên quan đến các cộng đồng nông thôn, do người lao động, đặc biệt là những lao động trẻ, rời bỏ quê nhà ở Campuchia, Lào và Myanmar để đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác, thường là ở Thái Lan.

Chuyển đổi kinh tế và nhân khẩu học ở khu vực sông Mê Công gắn liền với những thay đổi mạnh mẽ trong sử dụng đất và che phủ đất. Rừng hiện bao phủ diện tích lớn (Bản đồ 3), chiếm 47% tổng diện tích đất (khoảng 88,4 triệu ha), trong khi đất nông nghiệp chỉ chiếm gần 30% diện tích đất (tương đương 54,4 triệu ha). Tuy nhiên, điều này đang thay đổi nhanh chóng. Từ năm 1996 đến 2015, đất nông nghiệp trên toàn khu vực đã tăng khoảng 20%, tương đương với hơn 9 triệu ha. Ngược lại, diện tích rừng đã giảm xuống, do các mục đích sử dụng phi lâm nghiệp (đặc biệt là cho nông nghiệp) xâm lấn vào diện tích đất rừng tự nhiên còn lại. Giữa các quốc gia có sự khác nhau đáng kể. Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp mở rộng ấn tượng nhất (khoảng 65%). Lào, Myanmar và Campuchia có cách thức mở rộng tương tự (theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ).

2 Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công | Tóm tắt

Bản đồ 1: Tỷ lệ dân số tham gia vào nông nghiệp, theo tỉnh

Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp

Không có số liệu

Tỷ lệ đói nghèo

Không có số liệu

Nguồn: Số liệu điều tra quốc gia, xin xem báo cáo đầy đủ

Bản đồ 2: Tỷ lệ đói nghèo, theo tỉnhNguồn: Số liệu điều tra quốc gia,

xin xem báo cáo đầy đủ

Page 3: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Loại bao phủ đất

Rừng xanhRừng hỗn hợpRừng ngập nướcRừng rụng láRừng ngập mặn

Đất ngập nướcNước mặtBăng tuyết

Đất trồng cây màuLúa

Đất cỏ

Đô thị và xây dựng

Đất bỏ hoang

Ngược lại, tại Thái Lan lại ít có sự thay đổi. Tại Campuchia và Myanmar, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng nhất, mất đi 22 và 21% đất rừng tương ứng tại mỗi nước. Việc mở rộng đất nông nghiệp cũng đi kèm với một loạt các thay đổi trong mô hình trồng trọt. Việc gia tăng đáng kể diện tích canh tác các cây trồng hàng hóa cho xuất khẩu đã dẫn đến những thay đổi về đa dạng cây trồng, trong đó cây trồng đã thay đổi, chuyển từ cây lúa – là cây trồng chủ đạo - sang các cây trồng hàng hóa khác. Tuy nhiên, việc thay thế các thảm thực vật tự nhiên và hệ thống canh tác đa dạng mang tính địa phương cũng đã tạo ra những đơn sắc: chỉ có sáu cây trồng - lúa gạo, sắn, ngô, mía, cao su và dầu cọ - hiện đã chiếm tới 80% toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của khu vực sông Mê Công, và việc phân bố các cây trồng này cũng không đồng đều (Bản đồ 4-8).

Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công Tóm tắt 3

© Ju

stin

Mot

t

© M

icah

Inga

lls

Bản đồ 3: Sử dụng đất và bao phủ đất ở khu vực sông Mê Công

Nguồn: SERVIR Mekong

Page 4: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

4 Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công Tóm tắt

Bản đồ 4-8: Phân bố và diện tích các cây trồng “bùng nổ” ở khu vực sông Mê Công

Không có số liệu

Sắn Cao su

Cọ dầu Ngô

Mía

Diện tích cây trồng theo hecta (ha)0-1,0001,000·5,0005,000-10,00010,000 - 50,00050,000 - 100,000100,000 - 200,000200,000 - 400,000400,000 - 600,000

600,000-741,000

Nguồn: Số liệu điều tra nông nghiệp quốc gia và số liệu tổng hợp, xin xem báo cáo đầy đủ

Page 5: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Chỉ số Gini về phân bổ đất

Không có số liệu

Bản đồ 10 cung cấp những phân tách của chỉ số Gini về đất đai ở cấp địa phương. Trong các số liệu này, tình trạng không có đất không được thể hiện đầy đủ do không có đủ các thông tin và dữ liệu có tính hệ thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu trường hợp điển hình đã chỉ ra rằng việc tính cả các hộ gia đình không có đất thậm chí còn cho thấy những bất bình đẳng về đất đai lớn hơn. Tương tự như vậy, việc tính đến đất nhượng quy mô lớn trong nông lâm nghiệp do các công ty quản lý cũng cho thấy sự phân bổ đất không đồng đều hơn giữa các chủ đất (với các hệ số Gini ở Campuchia là: 0,64; Lào: 0,49; Myanmar: 0,53; Thái Lan: 0,49; và Việt Nam: 0,56).

Kể từ cuối những năm 1990, ngoại trừ Thái Lan, các quốc gia khác trong khu vực sông Mê Công đều có một xu hướng rõ rệt: số lượng các hoạt động đầu tư đất đai quy mô lớn ngày càng tăng, do chính phủ tìm cách tận dụng các phần diện tích đất bị cho là sử dụng kém hiệu quả để thu hút các nguồn đầu tư tài chính cho phát triển. Và lý do là hiển nhiên: cho phép nhượng đất để đổi lấy đầu tư tài chính là cần thiết nhằm biến đất chưa khai thác thành vốn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa xuất khẩu và kích thích các cơ hội phát triển cho địa phương như lao động-tiền lương, cơ sở hạ tầng nông thôn, công nghệ chế biến và tiếp cận thị trường.

Mặc dù đã xuất hiện trước đó, nhưng các hoạt động đầu tư đất đai quy mô lớn ở khu vực sông Mê Công chỉ bắt đầu tăng mạnh vào khoảng năm 2006 và được thúc đẩy thêm bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008). Theo đó, những chi phí và rủi ro liên quan đến thực phẩm và nhiên liệu của thị trường tài chính đã khiến các nhà đầu tư và các công ty kinh doanh nông nghiệp toàn cầu quyết định đầu tư vào thị trường đất đai mới nổi của khu vực sông Mê Công. Diện tích đất nhượng của năm 2011 là cao nhất (Hình 1). Kết quả là cấu trúc nông nghiệp của các quốc gia khu vực sông Mê Công đã thay đổi một cách đáng kể. Chỉ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp và cây trồng, tổng cộng đã có tới 4,1 triệu hecta đất được cấp cho các công ty theo các thỏa thuận nhượng đất khác nhau.

Chỉ số đa dạng cây trồng (Bản đồ 9) cung cấp những phân tách về đa dạng cây trồng, tỷ lệ thuận với diện tích đất canh tác của các loại cây trồng, theo địa phương, và bao gồm các chỉ số đa dạng từ thấp (gần 0) đến cao (gần 1). Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là một xu hướng rõ rệt khác. Dù giữ vai trò chính trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp, thâm canh trong sản xuất nông nghiệp lại có những tác động liên quan đến suy thoái đất. Bằng chứng cho thấy phần lớn diện tích đất của khu vực sông Mê Công đã bị suy thoái từ mức độ trung bình đến cao. Nguyên nhân là do bị mất thảm thực vật tự nhiên, canh tác độc canh, kỹ thuật bảo tồn đất kém, canh tác trên đất yếu và dễ bị xói mòn ở vùng cao. Suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên trở thành một vấn đề cấp thiết với những tác động trước mắt và lâu dài. Những người phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên rừng- thuộc nhóm nghèo nhất của xã hội – là nhóm chịu những tác động trực tiếp nhất.

Đất nông nghiệp tại các quốc gia thuộc khu vực sông Mê Công chủ yếu nằm dưới sự quản lý của các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Do đó, đối với quản lý đất đai, đây vẫn là nhóm phân khúc quan trọng nhất của dân cư nông thôn, cho dù có vai trò ngày càng tăng của các công ty kinh doanh nông nghiệp và các nhà đầu tư. Việc phân bổ đất nông nghiệp giữa những nông hộ nhỏ này không đồng đều. Quy mô sở hữu đất trung bình của mỗi hộ gia đình nông nghiệp rất khác nhau giữa các quốc gia, từ 0,7 ha ở Việt Nam đến 3,1 ha ở Thái Lan. Trong vòng 10 năm qua, ngoại trừ Lào, ở các quốc gia còn lại, quy mô nắm giữ đất trung bình của mỗi hộ gia đình nông nghiệp đã giảm đi đáng kể. Biên độ dao động của quy mô nắm giữ đất trong phạm vi một quốc gia lớn hơn biên độ dao động giữa các quốc gia. Chỉ số Gini về phân bổ đất nông nghiệp quy mô nhỏ là tương đối cao (Campuchia: 0,47; Lào: 0,34; Myanmar: 0,48; Thái Lan: 0,49 và Việt Nam: 0,54) và có xu hướng tăng ở cả 5 quốc gia thuộc khu vực

Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công Tóm tắt 5

Bản đồ 10: Chỉ số Gini về phân bổ đất nông nghiệp quy mô nhỏ, theo tỉnhNguồn: Số liệu điều tra quốc gia, xin xem báo cáo đầy đủ.

Bản đồ 9: Chỉ số đa dạng cây trồng, theo tỉnh

Chỉ số đa dạng cây trồng

Không có số liệu

Nguồn: Số liệu điều tra quốc gia, xin xem báo cáo đầy đủ

Page 6: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Tại Campuchia, Lào và Myanmar, tổng diện tích đất nhượng lần lượt chiến 37, 30 và 16% tổng diện tích canh tác của các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Nhượng đất trong lĩnh vực khoáng sản (bao gồm cả phần nhượng đất để thăm dò khoáng sản) là đáng kể và lớn hơn ít nhất là 10 triệu hecta so với nhượng đất trong nông lâm nghiệp. Ngoại trừ Lào, các quốc gia còn lại không có đủ thông tin, dữ liệu để thực hiện các đánh giá chi tiết.

Diện tích đất nhượng trong nông nghiệp chủ yếu là dành cho các cây trồng “bùng nổ” như cao su, mía, cọ dầu, sắn và ngô, chiếm tới 76% tổng diện tích đất nhượng của toàn khu vực. Một đặc điểm quan trọng khác của bức tranh nhượng đất ở khu vực sông Mê Công là tính chất xuyên biên giới của các dòng đầu tư và thương mại giữa chính các quốc gia thuộc khu vực sông Mê Công với nhau và với các nước láng giềng (Hình 2). Trong khi nguồn đầu tư vào đất nhượng trong nông nghiệp đến từ các nhà đầu tư trong nước là đáng kể (43% ở Campuchia và 31% ở Lào), thì nhóm đầu tư lớn thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc (chiếm 36% tổng diện tích đất nhượng ở Campuchia và 60% ở Lào) (Bản đồ 11 và 12). Việt Nam và Thái Lan đóng vai trò là các nhà đầu tư trong các giao dịch nhượng đất quy mô lớn và là nhà nhập khẩu, nhà chế biến và xuất khẩu các nông sản trên đất nhượng. Trung Quốc, cho đến nay, là thị trường tiêu thụ cuối cùng lớn nhất cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu của khu vực sông Mê Công (Hình 2).

Tuy nhiên, những lợi ích được kỳ vọng từ các đầu tư đất đai này đã không đạt được. Mặc dù có những đóng góp vào tăng trưởng GDP tại các nước nhận đầu tư, thu ngân sách của nhà nước tại các nước này vẫn thấp hơn so với dự kiến. Các chi phí về môi trường và xã hội của những phát triển này thường cao hơn so với lợi ích mà nó mang lại. Và những chi phí này phần lớn lại do người nghèo ở nông thôn gánh chịu. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này nằm ở sự thiếu thừa nhận về hưởng dụng đất và sử dụng đất địa phương trong thu hồi đất. Việc lấy đất của các hộ gia đình ở nông thôn cho mục đích nhượng đất cùng với bồi thường không thỏa đáng - có trường hợp còn không có bồi thường- đã gây ra những tác động tiêu cực, đi ngược với các mục tiêu được tuyên bố trong các chiến lược phát triển dựa trên nhượng đất.

6 Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công | Tóm tắt

0

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000Tổ

ng d

iện

tích

đất

như

ợng

(ha)

Campuchia Lào

Myanmar Việt Nam

Bản đồ 11: Diện tích đất nhượng cho nông nghiệp và cây trồng, theo nước đầu tưNguồn: nhiều nguồn, xin xem báo cáo đầy đủ

Trong nước

Trung Quốc và Liên doanh Trung Quốc

Việt Nam và Liên doanh Việt Nam

Thái Lan và Liên doanh Thái Lan

Hàn Quốc và Liên doanh Hàn Quốc

Khác

Không biết

Không có số liệu

Hình 1: Diệc tích đất nhượng cho nông nghiệp và cây trồng tại khu vực sông Mê Công, theo các mốc thời gian Nguồn: nhiều nguồn, xin xem báo cáo đầy đủ

Page 7: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Nhưng dù có khung pháp lý hỗ trợ, hợp thức hóa quyền hưởng dụng theo tập tục trên thực tế lại thường bị chậm, yếu và không thường xuyên. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Myanmar, nơi mà hệ thống luật pháp nói chung không có những bảo vệ pháp lý rõ ràng đối với quyền hưởng dụng theo tập tục như các hệ thống canh tác du canh là một ví dụ. Thay vào đó, một loạt các thỏa thuận đồng quản lý đã được áp dụng trên khắp khu vực sông Mê Công như là một cơ chế hỗ trợ cho các hưởng dụng theo tập tục đối với đất đai, rừng và thủy sản.

Trước những thay đổi về cơ cấu trong lĩnh vực đất đai và nông nghiệp, cũng như những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy đầu tư và hàng hóa được tạo ra bởi xu hướng toàn cầu hóa các hệ thống tài chính và thị trường, quản trị tài nguyên đất ở khu vực sông Mê Công cũng đã có những thay đổi chưa từng thấy trước đây. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường đất đai cùng với các tác động về môi trường và xã hội của việc thu hồi đất quy mô lớn đã gây ra những bất ổn xã hội. Điều này đã khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại và kết quả là, trong một vài trường hợp, đã có những phản ứng chính sách như lệnh tạm ngưng nhượng đất (ở trên), đánh giá tác động môi trường và xã hội và các quy trình bồi thường được cải thiện, đầu tư chất lượng cao (những khoản đầu tư có hiệu quả xã hội và môi trường tương đối tốt hơn) được ưu tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi về quy định và chính sách, vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa quy định chính sách và thực tiễn quản lý đất đai tại tất cả các nước thuộc khu vực sông Mê Công. Tham nhũng và thiếu trách nhiệm công vẫn đang là những trở ngại chính cho việc giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến đất đai. Việc thu hồi đất của nhà nước nhằm thúc đẩy đầu tư gặp nhiều khó khăn do tính chất mơ hồ của một số giao dịch đất đai cụ thể - như các giao dịch đất đai được thúc đẩy cho các mục đích công, nhưng trên thực tế lại được thực hiện vì các lợi ích cá nhân. Liên quan chặt chẽ đến những vấn đề này, trong thập kỷ qua, đã có những thay đổi đáng kể trong xã hội dân sự ở khu vực sông Mê Công và mức độ giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề liên quan đến đất đai của các tổ chức xã hội dân sự. Những thay đổi này bao gồm cả mức độ cởi mở hay không cởi mở của các quốc gia.

Các hoạt động đầu tư không mang lại lợi ích như mong đợi đã khiến các nhà hoạch định chính sách trong khu vực lo ngại. Năm 2012, cả Lào và Campuchia đều ban hành lệnh tạm ngưng hạn chế đối với các thỏa thuận nhượng đất mới. Các quy trình giải quyết xung đột liên quan đến đất đai đã được triển khai, nhưng vẫn còn một vấn đề chưa rõ ràng liên quan đến việc hủy bỏ đối với các thỏa thuận nhượng đất- là các thỏa thuận hoặc không được triển khai hoặc không hoàn thành các nghĩa vụ của mình - ở Campuchia, Lào và Myanmar. Đó là liệu các khu đất này sẽ là đất công thuộc quyền quản lý của Nhà nước hay sẽ được phân bổ lại cho nông dân và cộng đồng. Căng thẳng xuất hiện rất rõ ràng và tương lai của phát triển dựa trên nhượng đất là không chắc chắn.

Các hộ sản xuất nhỏ có thịnh vượng hay không và có khả năng hưởng lợi từ đất nông nghiệp của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo quyền hưởng dụng. Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là các phương cách cơ bản nhằm đảm bảo sự công nhận chính thức, hợp pháp và có thể dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Việc công nhận chính thức quyền sử dụng đất đạt được nhiều tiến bộ nhất ở Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, mặc dù ở hai quốc gia sau này, chứng nhận sở hữu có xu hướng loại trừ phần lớn đất rừng, và thực trạng này cũng được thấy ở Lào.

Ngoài việc công nhận quyền sở hữu cho các cá nhân, hệ thống các quy định và chính sách hiện hành của các quốc gia trong khu vực sông Mê Công đưa ra nhiều hình thức công nhận quyền hưởng dụng theo tập tục.

Bản đồ 12: Nhượng đất cho

Hình 2: Dòng chảy thương mại các mặt hàng sử dụng nhiều đất

Cao su

Dầu

Cây trồng

Vật nuôi

Cây làm bột giấy

Khoáng sản

khoáng sản, theo nước đầu tưNguồn: nhiều nguồn, xin xem báo cáo đầy đủ

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UN Comtrade)

© D

esig

n: V

ince

nt R

oth

Trong nướcTrung Quốc và Liên doanh Trung QuốcViệt Nam và Liên doanh Việt NamThái Lan và Liên doanh Thái LanHàn Quốc và Liên doanh Hàn QuốcAustraliaKhácKhông biết

Không có số liệuKhông có số liệu

Không có số liệu

Campuchia

Việt Nam

Myanmar

Thái Lan

Lào

Hàn Quốc

Thái Lan

Việt N

am

Trung Quốc

Page 8: Hiện Trạng Đất Đai - MRLG · 2020. 4. 5. · di cư t• nông thôn ra thành th r t quan trng , và có liên quan m“t thi t t i quá trình đô th hóa và các cơ

Ingalls, M.L., Diepart, J.-C., Truong, N., Hayward, D., Neil, T., Phomphakdy, C., Bernhard, R., Fogarizzu, S., Epprecht, M., Nanhthavong, V., Vo, D.H., Nguyen, D., Nguyen, P.A., Saphangthong, T., Inthavong, C., Hett, C. and Tagliarino, N. 2018. Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công. Trung tâm Môi trường và Phát triển, Đại học Bern, và Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mê Công. Bern, Thụy Sĩ và Viêng chăn, CHDCND Lào, với nhà xuất bản Bern Open Publishing.

Ngoài việc không công nhận đầy đủ các quyền của các tổ chức xã hội dân sự ở một số quốc gia thuộc khu vực sông Mê Công, gần đây còn có sự kìm nén đối với các tổ chức này, thường là để đối phó với những thay đổi và bất ổn về chính trị có liên quan đến tham nhũng và các đầu tư đất đai.

Quyền của người dân bản địa và dân tộc thiểu số đối với đất đai và các tài nguyên khác là rất khác nhau tại khu vực sông Mê Công. Mặc dù luật pháp của mỗi quốc gia thường có các quy định chính sách để đảm bảo các quyền này, nhưng những quy định chính sách này lại thường không đủ để cho phép người dân bản địa và dân tộc thiểu số bảo vệ các quyền hưởng dụng đối với đất đai hay các tập quán truyền thống của mình, như canh tác du canh. Tương tự như vậy, trong khi quyền của phụ nữ và hộ gia đình có nữ là chủ hộ thường được đề cao và bảo vệ trong các quy định và chính sách, vẫn cần có những cải thiện đáng kể trong việc bảo vệ các quyền này trong thực tiễn. Việc thiếu dữ liệu và thông tin được phân tách theo giới về đảm bảo quyền hưởng dụng của phụ nữ là một trở ngại chính cho công tác giám sát nhất quán vấn đề này.

Khu vực sông Mê Công đang có những biến đổi sâu rộng liên quan đến đất đai. Khu vực này hiện đang ở một thời điểm quan trọng, trong đó việc ra các quyết định mạnh mẽ, mang tính toàn diện và có trách nhiệm là rất cấp thiết. Trước sự thống trị của các thị trường tài chính, hàng hóa khu vực và toàn cầu, giải pháp của các quốc gia khu vực sông Mê Công cho các vấn đề liên quan đến đất đai có thể sẽ được định hình cùng với những tác động đến từ bên ngoài. Hướng đi của tương lai sẽ phụ thuộc vào việc các thay đổi này có thể đảm bảo lợi ích được đến đâu cho phần đông dân số ở nông thôn và nông nghiệp, chứ không phải là chỉ cho một số ít người. Liệu khu vực này có thể chèo lái con thuyền để đạt tới tương lai phát triển bền vững hơn và đảm bảo hơn lợi ích cho các bên hay không vẫn là một câu hỏi mở, và câu trả lời cho câu hỏi này sẽ quyết định tương lai của vùng đất và con người của khu vực sông Mê Công

“Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công” là sản phẩm của Trung tâm Môi trường và Phát triển (CDE) thuộc Đại học Bern và Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mê Công (MRLG).

Từ khóa cho báo cáo đầy đủ:

Để có thêm thông tin, xin hãy liên hệ: [email protected] hoặc [email protected]

Thực hiện bởi:

Với nguồn tài trợ từ:

© T

hom

as C

alam

e