hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/dai hoc y ha noi nam thang va su kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

446
@copyright Hanoi Medical University

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

23 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University

Page 2: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ÑAÏI HOÏC Y HAØ NOÄI

NAÊM THAÙNG VAØ SÖÏ KIEÄN

Giai ñoaïn 1902 - 2002

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

HÀ NỘI - 2017

@copyright Hanoi Medical University

Page 3: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

2

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

PGS.TS. Lê Văn Khang, NGƯT, Bí thư Đảng ủy

BAN BIÊN SOẠN, TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Trưởng ban: GS. Nguyễn Ngọc Lanh

Các ủy viên: BS. Đặng Vũ Viêm

BS. Trương Văn Hợi

DS. Trần Giữu

GS.TS. Lê Gia Vinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 4: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

3

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

Chủ tịch hội đồng: PGS.VS. Tôn Thất Bách

Phó chủ tịch hội đồng : PGS.TS. Lê Văn Khang

Phản biện: 1. GS.TSKH. Lê Nam Trà

2. PGS.TS. Phạm Thị Minh Đức

Ủy viên thư ký: BS. Nguyễn Văn Ước

Ủy viên: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hà

2. PGS.TS. Đinh Hữu Dung

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tường

4. BS. Đỗ Hán

5. GS.TSKH. Nguyễn Năng An

6. GS. Nguyễn Thụ

@copyright Hanoi Medical University

Page 5: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

4

DANH SÁCH BAN CỐ VẤN LỊCH SỬ (Theo Quyết định số 4048-ĐHYHN ngày 04/10/2016

của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội )

1. Ông Nguyễn Hữu Cốc Nguyên Trưởng phòng TCCB Thanh viên

2. Ông Đỗ Doãn Đại Nguyên Phó Hiệu trưởng Thanh viên

3. Ông Trần Văn Dần Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Thanh viên

4. Bà Phạm Thị Minh Đức Nguyên Phó Hiệu trưởng Thanh viên

5. Ông Trần Giữu Nguyên cán bộ Giảng dạy Thanh viên

6. Bà Nguyễn Thị Hà Nguyên Phó Hiệu trưởng Thanh viên

7. Ông Nguyễn Thế Hùng Nguyên Bí thư Đảng Ủy Thanh viên

8. Bà Nguyễn Trần Thị

Giáng Hương

Nguyên Chủ tịch Công đoan Thanh viên

9. Ông Lê Văn Khang Nguyên Bí thư Đảng ủy Thanh viên

10. Ông Nguyễn Ngọc Lanh Thanh viên

11. Bà Nguyễn Thị Bích Liên Nguyên Chủ tịch Công đoan Thanh viên

12. Ông Trần Quang Mai Nguyên Bí thư ĐTN Thanh viên

13. Ông Dương Trung Quốc Nhà Sử học Thanh viên

14. Ông Thẩm Trọng Tảo Nguyên Phó Hiệu trưởng Thanh viên

15. Ông Nguyễn Thụ Nguyên Hiệu trưởng Thanh viên

16. Ông Nguyễn Quốc Triệu Nguyên Bí thư ĐTN Thanh viên

17. Ông Nguyễn Văn Ước Nguyên Trưởng phòng TH Thanh viên

18. Ông Đặng Vũ Viêm Nguyên cán bộ Thư viện Thanh viên

19. Ông Nguyễn Lân Việt Nguyên Hiệu trưởng Thanh viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 6: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

5

LỜI GIỚI THIỆU

Một trăm năm Trường Đại học Y Hà Nội kể từ năm đầu thành lập trong thời kỳ thuộc Pháp đến ngày nước nhà được độc lập, rồi kế tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến giữ nước khốc liệt cho đến ngày hôm nay chắc chắn có rất nhiều sự kiện. Để sưu tập tư liệu và viết nên một cuốn sách lịch sử quả là một công việc hết sức khó khăn.

Rất sớm, ngay từ năm 1962, các thế hệ tiền bối của Nhà trường đã có ý tưởng viết lịch sử trường. Năm 1982 và đặc biệt năm 1992 khi kỷ niệm 80 năm, 90 năm thành lập Trường các ý tưởng về cuốn lịch sử càng được thôi thúc và trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông tin nội bộ, các mảng về lịch sử của Nhà trường bắt đầu xuất hiện. Cũng từ giai đoạn này, Ban biên soạn lịch sử Nhà trường gồm các nhà giáo và cán bộ tâm huyết đã được thành lập để tiến hành một công việc hết sức khó khăn. Các tư liệu quý giá đã dần được thu thập và những nét đặc trưng của Nhà trường qua các giai đoạn đã được tạo dựng.

Điểm chung nhất của Nhà trường trong mọi giai đoạn là sự gắn bó cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam và cống hiến cho Y học Việt Nam. Trước tiên, Trường là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ y học lâm sàng, y học cơ sở cho đến y học dự phòng trong dân y cũng như trong quân y. Tiếp đến, trong những giai đoạn khó khăn, khốc liệt của chiến tranh, nơi nào có dân, có bộ đội, có mặt trận là nơi đó có mặt những con người của Nhà trường. Máu của thầy trò Trường Đại học Y Hà Nội cũng góp phần tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Nhiều giáo sư, cán bộ Nhà trường đã có đóng góp quan trọng xây

@copyright Hanoi Medical University

Page 7: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

6

dựng nền y học nước nhà, làm rạng rỡ nền y học Việt Nam trên thế giới. Ngày nay, trên chặng đường đổi mới, với truyền thống của mình Trường Đại học Y Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò Trường trọng điểm Quốc gia. Trong các mũi nhọn y học hiện đại của y tế chuyên sâu, trong các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế Việt Nam từ bậc học hàn lâm cho đến nâng có kỹ năng cho các bác sĩ vùng sâu, vùng xa đều có sự đóng góp của cán bộ Nhà trường. Đó là thành tích đáng trân trọng, rất đỗi tự hào của Trường Đại học Y Hà Nội trong một trăm năm.

Với tấm lòng trân trọng đối với Nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu, cuốn sách 100 năm Trường Đại học Y Hà Nội, năm tháng và sự kiện đã kịp ra mắt đọc giả trong dịp Nhà trường tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm vào ngày 15/11/2002. Dù Ban biên soạn đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn là những sự kiện không thể nào đẩy đủ và trọn vẹn, nhưng qua đánh giá của Hội đồng nghiệm thu của Trường thì những tư liệu này hết sức quý giá và đáng trân trọng.

Chúng tôi xin kính dâng lên hương hồn những Người đã góp phần làm nên nội dung cuốn sách này mà hôm nay không còn nữa với tấm lòng biết ơn sâu sắc. Chúng tôi cũng mong sự lượng thứ của những người đã sống, học tập, làm việc và trưởng thành ở ngôi trường có bề dày lịch sử chỉ sau Văn Miếu, nếu như nội dung cuốn sách còn có khiếm khuyết. Chúng tôi hi vọng các vị độc giả vui lòng đón nhận cuốn sách này và đối với ai đã từng gắn bó với Trường sẽ tìm thấy lại phần nào của mình cho dù rất nhỏ. Đó là ước muốn thiết tha của chúng tôi cũng như nhóm biên soạn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2002

PGS.NGND. VS. TÔN THẤT BÁCH

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

@copyright Hanoi Medical University

Page 8: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

7

LỜI NÓI ĐẦU

Cách đây 15 năm, cuốn “100 năm Đại học Y Hà Nội -

Năm tháng và sự kiện” ra đời. Sử tích trong 100 năm của Nhà

trường đã được gói ghém gọn gàng trong hơn bốn trăm trang

sách. Thế hệ hôm nay, mai sau bước tiếp truyền thống hào

hùng của Nhà trường, nối dài mạch sử tới hiện tại và tương

lai. Để những năm tháng sau sự kiện 100 năm được tiếp nối

vào sử sách, chúng tôi xin phép được điều chỉnh tên cuốn

“100 năm Đại học Y Hà Nội - Năm tháng và sự kiện” thành

“Đại học Y Hà Nội - Năm tháng và sự kiện, Giai đoạn 1902 -

2002” để xuất bản lại. Nội dung cuốn sách gần như không

thay đổi so với cuốn sách xuất bản năm 2002. Ban Cố vấn

lịch sử của Trường gồm nhiều bậc cao niên, những người đã

tham gia làm nên cuốn “100 năm Đại học Y Hà Nội - Năm

tháng và sự kiện” đã tiến hành rà soát và chỉnh sửa một số

điểm nhỏ giúp cho cuốn sách hoàn thiện hơn.

15 năm đã qua! Mãi mãi cuốn lịch sử 100 năm của Nhà

trường là nguồn tư liệu vô cùng quí giá với sự trân trọng và

lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ cán bộ, sinh viên, học viên

Trường Đại học Y Hà Nội!

Với tấm lòng thành, chúng tôi xin được nghiêng mình

kính cẩn, khắc sâu tri ân những bậc bề trên đã dày công gây

@copyright Hanoi Medical University

Page 9: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

8

dựng, vun đắp để chúng tôi có được mái Trường Đại học Y

Hà Nội ngày hôm nay.

Xin mãi mãi biết ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2017

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Đức Hinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 10: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University

Page 11: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University

Page 12: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University

Page 13: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University

Page 14: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

9

Chương I

THỜI KỲ THUỘC PHÁP

(1902 - 1945)

Hoàn cảnh ra đời

Năm 1885, tướng Pháp Bégin trong một dịp ghé qua

Pondichéry (nhượng địa của Pháp tại Ấn Độ, mãi năm 1956

mới trao trả) đã tới thăm Trường Y khoa được thành lập từ

năm 1863 ở đây. Năm 1886, khi trở thành quyền thống đốc

Nam Kỳ, viên tướng này đã có ý tưởng thành lập một trường

tương tự tại Sài Gòn. Không hiểu sao việc này không được

triển khai tiếp và 12 năm trôi qua.

Hai năm trước khi Bégin sang cầm quyền ở Nam Kỳ thì

triều đình Huế đã ký "hòa ước" năm Giáp Thân (6/6/1884), thừa

nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ và cũng chỉ sau

một năm nữa (1887) sẽ bắt đầu hình thành liên bang Đông

Dương thuộc Pháp. Có lẽ trong tình hình đó, ý tưởng của Bégin

đành phải gác lại chăng? Cũng nên biết rằng tên "Nam Kỳ, Bắc

Kỳ" không phải do Pháp đặt mà là tên đất từ hồi còn độc lập.

Kể từ nhà Nguyễn, vùng đất ở xa phía bắc Kinh đô được gọi là

Bắc Kỳ và phía Nam là Nam Kỳ. Các triều đại trước không có

tên gọi này vì lãnh thổ chưa vươn xa như vậy. Tên Trung Kỳ là

do suy diễn: có Bắc, có Nam thì phải có Trung. Thật ra, Pháp

gọi Trung Kỳ là Annam, tức là vương quốc An Nam. Gọi như

vậy có nghĩa là nhà Nguyễn đã mất nốt Bắc Kỳ. Thói ngạo mạn

của thực dân là thế, dùng ngay tên do bọn thống trị nhà Đường

đặt ra trước đây để gọi đất nước ta tuy tên chính thức của nước

ta khi đó là Đại Nam.

@copyright Hanoi Medical University

Page 15: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

10

Tháng 6 năm 1862, nhà Nguyễn phải ký nhượng cho Pháp

3 tỉnh miền đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường).

Điều oái oăm là sau khi mất 3 tỉnh miền Đông thì 3 tỉnh miền

Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) sẽ bị cắt đứt khỏi triều

đình trung ương. Quả nhiên, chỉ đến tháng 6/1867, Phan Thanh

Giản phải ký nhượng nốt ba tỉnh này cho Pháp trước khi uống

thuốc độc tự vẫn. Sáu tỉnh Nam Kỳ vĩnh viễn tuột khỏi tay nhà

Nguyễn, trở thành “nhượng địa” của Pháp. Sau đó, tình hình

diễn biến đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong lời kêu

gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946: "Ta càng nhân nhượng,

thực dân Pháp càng lấn tới": Pháp tiếp tục leo thang ra Bắc để

đặt ách đô hộ lên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và sang cả Cao

Miên (Campuchia) và Lào. Về phần chúng ta, phải đợi đến Điện

Biên Phủ năm 1954 mới có thể "thẹn ngàn thu rửa sạch làu làu"

(Bình Ngô đại cáo).

Năm 1897, Paul Doumer sang thay Armand Rousseau

làm toàn quyền Đông Dương, vấn đề xây dựng Trường Y lại

được đặt ra và đến 12/8/1898, một tiểu ban do bác sĩ hải quân

Henaff đứng đầu được thành lập để nghiên cứu dự án tổ chức

nhà trường. Các thành viên của tiểu ban, ngoài Henaff, còn có

các bác sĩ Collomb, Pineau, Simon, Dejean de la Batie và

dược sĩ Halbe. Đã tưởng như chắc chắn sẽ mở Trường Y tại

Sài Gòn nhưng người ta lại do dự, và lại 4 năm nữa trôi qua.

Doumer sang cầm quyền vào lúc cuộc khởi nghĩa văn thân

đã thoái trào. Trong báo cáo ngày 22/3/1897, Doumer đã nhận

định: "Tình hình chính trị ở Đông Dương không còn có những

mối quan ngại lớn nữa, dân bản xứ có vẻ đã chịu chấp nhận sự

cai trị của chúng ta". Như vậy có nghĩa là giai đoạn bình định

bằng quân sự đã kết thúc và giai đoạn "khai hóa" bắt đầu.

Doumer là một chính khách cỡ lớn vì sau khi ở Đông Dương

@copyright Hanoi Medical University

Page 16: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

11

về, ông liên tục làm Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Nội vụ, rồi

Chủ tịch Thượng viện Pháp. Ông được bầu làm Tổng thống

Cộng hòa Pháp năm 74 tuổi (1931). Năm 1932 ông bị một cựu

binh cô dắc ám sát chết ở Paris, theo một số dư luận báo chí, thì

vì ông chủ trương đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Ngày đó,

Liên Xô vừa ra khỏi nội chiến và chiến tranh can thiệp của các

nước đế quốc (chủ yếu là Anh và Pháp), còn đang bị phương

Tây bao vây, cô lập.

Một Trường Y tại Sài Gòn chỉ có mục đích trước mắt là

đào tạo thầy thuốc người bản xứ để chữa bệnh cho dân bản

xứ. Tuy Nam Kỳ có lợi thế là đến lúc đó đã thuộc Pháp trên

30 năm và nho học đã bị thay thế hoàn toàn, số học sinh đủ

trình độ tiếng Pháp theo học cũng sẵn có nhưng Doumer còn

nghĩ tới những mục tiêu xa hơn. Chính Doumer là người hoàn

tất việc thiết lập nền cai trị của Pháp tại Đông Dương, đồng

thời là người mở đầu và đặt nền móng cho công cuộc khai

thác thuộc địa Đông Dương. Vấn đề đào tạo cán bộ người bản

xứ không còn là một nhu cầu bó hẹp cho riêng Nam Kỳ mà

phải là cho toàn cõi Đông Đương, chủ yếu là các vùng lãnh

thổ của nước Đại Nam trước đây.

Tại sao Đông Dương? Về mặt địa lý, bán đảo Đông Dương

bao gồm vùng đất Đông Nam Á nằm giữa Trung Hoa và Ấn

Độ. Cái gọi là Đông Dương thuộc Pháp, hay như ngày trước

thường gọi là xứ Đông Pháp, được khai sinh năm 1887, lúc đầu

gồm xứ thuộc địa Nam Kỳ và ba xứ bảo hộ Bắc Kỳ, Trung Kỳ

và Cao Miên. Đến năm 1893, nước Lào được "kết nạp" và từ đó

Liên bang Đông Dương thuộc Pháp có tổ chức hoàn chỉnh gồm

5 xứ.

Ngày 6 tháng 6 năm 1884 (Giáp Thân), đại diện triều đình

Huế, Nguyễn Văn Tường ký với đại diện Pháp Patenôtre bản

@copyright Hanoi Medical University

Page 17: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

12

“hòa ước” bán nước nhục nhã, khẳng định giá trị của hòa ước

Harmand ký năm trước (25/8/1883), thừa nhận sự bảo hộ của

Pháp đối với vương quốc An Nam (sau được gọi là Trung Kỳ)

gồm cả Bắc Kỳ.

Năm 1886 (năm mà tướng Bégin đã nói trên làm quyền

thống đốc Nam Kỳ), Paul Bert, đặc sứ của Pháp tại Trung và

Bắc Kỳ dưới triều Đồng Khánh (vua bù nhìn đầu tiên của triều

Nguyễn được Pháp đưa lên ngôi sau khi vua Hàm Nghi đã bị

bắt và đi đày) đã đặt ra nha Kinh Lược Bắc Kỳ do Nguyễn Hữu

Độ đứng đầu (sau là Hoàng Cao Khải), danh nghĩa là khâm sai

đại thần (tức là đại diện toàn quyền) của Nam triều nhưng chỉ

làm theo lệnh của thực dân Pháp, thực tế đã cắt Bắc Kỳ khỏi sự

quản lý, dù chỉ là hình thức, của triều đình Huế. Đến Doumer,

cái Nha Kinh Lược hình thức đó cũng bị bãi bỏ. Đồng thời,

Doumer còn bãi bỏ cả Viện Cơ mật, cơ quan quyền lực tối cao

của nhà vua bù nhìn, không đếm xỉa thậm chí đến cả những

hiệp ước bán nước mà triều Nguyễn đã ký trước đó với nước

Pháp, thực hiện đầy đủ chính sách nhất quán của chủ nghĩa thực

dân là chia để trị.

Viên đại úy Gosselin trong đạo quân viễn chinh của Pháp

đã thừa nhận: "Khi tới Annam, chúng ta đã đối mặt với một cư

dân thống nhất chưa từng thấy, từ các vùng sơn cước Bắc Kỳ

tới biên giới Cao Miên, về mặt dân tộc cũng như về các mặt

chính trị và xã hội. Mọi sử gia tôn trọng sự thật không thể

không thừa nhận điều này" (Gosselin: Vương quốc Annam -

1904 - dẫn theo H.B.Lamb). "Trên thực tế, khi người Pháp lo

chia cắt Việt Nam, họ không bao giờ cho phép nói tới hai chữ

Việt Nam mà phải thay bằng Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Hình

như người Pháp thật sự tin rằng hễ không nói tới Việt Nam là

có thể bóp nghẹt mọi tình cảm dân tộc" (H.B.Lamb: The

Vietnam's will to live - New York, 1972 - pp 247).

@copyright Hanoi Medical University

Page 18: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

13

Nhưng không thể để ba Kỳ thành ba thực thể riêng biệt, vì

như vậy, không thể sử dụng Nam kỳ làm căn cứ hậu cần tại chỗ

cho việc bình định Trung và Bắc Kỳ (thực tế mỗi lần cần huy

động lương thực hoặc tiền của để dùng trong việc bình định Bắc

Kỳ thì bọn cầm đầu thực dân lại phải xin tận Paris). Nhưng

cũng không thể tập hợp riêng ba kỳ thành một liên bang, vì như

vậy vô hình chung lại là tái lập một Việt Nam thống nhất, điều

mà người Pháp hoàn toàn không muốn. Nhà cầm quyền thực

dân tìm ra rất nhanh cách giải quyết nên đến năm 1887, liên

bang Đông Dương ra đời và hoàn chỉnh vào năm 1893. Đây là

một tổ chức nhà nước giả tạo, gò ép bỏ vào một rọ chung 3

quốc gia hoàn toàn khác biệt về nguồn gốc lịch sử, văn hóa và

ngôn ngữ, bất chấp nguyện vọng và chủ quyền của các nước bị

bảo hộ. Điều mỉa mai là sau này, chính các thế lực xâm lược lại

dùng cái "liên bang Đông Dương" nguỵ tạo này để vu cáo

chúng ta âm mưu bá quyền.

Từ đó, chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương được chính

thức thiết lập. Đứng đầu toàn liên bang là một viên toàn quyền,

đứng đầu mỗi xứ là một viên thống đốc (cho Nam Kỳ, vì đây là

nhượng địa) hoặc thống sứ (cho Bắc Kỳ), nếu là xứ có vua thì

mang tên khâm sứ, ví dụ như khâm sứ Trung Kỳ, khâm sứ Ai

Lao... Đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc và Trung Kỳ là một viên công

sứ, chính quyền bảo hộ không đặt tới cấp huyện mà do quan lại

bản xứ điều hành dưới sự chỉ đạo của công sứ, chủ yếu để làm

những việc tạp dịch như hộ đê, thu thuế, trị an. Tuy Bắc và

Trung Kỳ vẫn còn các quan Nam triều cấp tỉnh (tổng đốc, tuần

phủ, án sát, bố chính) nhưng quyền lực không hơn gì mấy viên

tri huyện. Riêng Hà Nội và Hải Phòng là nhượng địa, do một

viên đốc lý (thị trưởng) người Pháp đứng đầu.

Trong thời kỳ quá độ, hai Trường Thông ngôn và Hậu bổ

đã đào tạo được một lớp người tân học đầu tiên.

@copyright Hanoi Medical University

Page 19: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

14

Trường Thông ngôn, như tên gọi của nó, có nhiệm vụ đào

tạo phiên dịch viên tiếng Pháp (trong số học sinh có Phạm

Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và nhiều người khác sau nổi tiếng

trong văn học) đang rất cần cho thời kỳ bình định. Trường Hậu

bổ (sau đổi tên thành Trường Sĩ hoạn) đào tạo chủ yếu là những

người đã có văn bằng Hán học (tiến sĩ, cử nhân, tú tài) trong 3

năm để chuẩn bị tuyển vào ngạch quan lại, làm việc dưới quyền

các viên công sứ Pháp. Ban đầu, trường không hạn chế tuổi,

tuyển cả người trên 50 nhưng sau đó đã dần dần thu hẹp, chỉ

tuyển những người dưới 30 tuổi, thực tế đã loại bỏ nhiều sĩ phu

đã tốt nghiệp các kỳ thi Hán học. Cùng với tiếng Pháp, hai

trường này còn dạy cho học viên các kiến thức khoa học tự

nhiên và khoa học xã hội phương Tây. Hai trường này đóng cửa

năm 1917.

Các kỳ thi Hương còn được duy trì tới khoa Ất Mão

(1915) ở Bắc Kỳ (Trường thi Nam Định) và khoa Mậu Ngọ

(1918) ở Trung Kỳ (Trường thi Vinh). Khoa thi Đình năm Kỷ

Mùi (1919) chính thức đặt dấu chấm hết cho hệ thống khoa

cử Hán học của Việt Nam với tổng số 189 khoa thi Đình,

3021 vị tiến sĩ cùng hàng vạn các vị cử nhân và tú tài của các

kỳ thi hương (theo Đinh Xuân Lâm và cs: Lược sử Đại học

tổng hợp Hà Nội - Hà Nội 1991). Kể từ khi vua Nhân Tông

triều Lý mở khoa thi đầu tiên năm 1075 rồi thành lập Quốc

Tử Giám, trải suốt 800 năm, nền giáo dục Hán học đã đào tạo

cho đất nước nhiều danh nhân, danh tướng thì đến nay đã tỏ

ra không còn phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Tuy Nhân -

Nghĩa - Lễ - Trí - Tín vẫn là nền tảng của đạo đức xã hội thì

Tứ thư, Ngũ kinh đã bất lực trong nhiệm vụ cung cấp tri thức

cần thiết cho việc quản lý, xây dựng và cách tân đất nước.

Nhưng, thay vì đổi mới nền giáo dục cũ, người ta lại thẳng tay

xóa bỏ nó để ngày nay, về mặt chữ viết, chúng ta hoàn toàn bị

@copyright Hanoi Medical University

Page 20: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

15

cắt đứt với quá khứ: đi thăm các cung điện, đền chùa như một

người nước ngoài, không còn đọc được các bài văn bia, các

hoành phi, câu đối tổ tiên để lại chứ đừng nói gì đến các tác

phẩm văn học Hán Nôm.

Một Trường Y khi đó, dù mới sơ khai, cũng vẫn là đại

diện duy nhất cho nền giáo dục đại học và cao đẳng của

phương Tây ở Đông Dương. Nhưng tại sao lại là Y mà không

phải các trường khác, có lẽ chính vì Y là ngành tân học dễ

được chấp nhận nhất vì nhân đạo nhất. Sau này, khi đã bãi bỏ

Nho học, Trường Y sẽ là con đường tiến thân của thanh niên,

vẫn thỏa mãn được mộng làm quan của nhiều người và vẫn

đạt được những bằng cấp danh giá tương đương như cử nhân,

tiến sĩ của chế độ trước. Theo ý nghĩa đó, Trường Y sẽ là kế

tục xứng đáng của Quốc Tử Giám, Trường đại học đầu tiên

của đất nước ta.

Cuối cùng, Hà Nội được chọn làm địa điểm thành lập

Trường vì trước hết, Hà Nội là đất thánh của giới sĩ phu Việt

Nam, là cái nôi của nền giáo dục Hán học và tiêu biểu nhất xứ

Đông Dương thuộc Pháp. Biên bản phiên họp thường kỳ năm

1898 của Hội đồng Tư vấn Tối cao Đông Dương (do Doumer

thành lập) còn nói: "Bắc Kỳ không chỉ cho phép nghiên cứu

các bệnh của vùng nhiệt đới Viễn Đông mà còn cả các bệnh

riêng cho mùa lạnh. Hơn nữa, Bắc Kỳ tiếp giáp với Trung

Hoa là nơi mà ảnh hưởng của nền Y học chúng ta đang ngày

càng tăng cường. Đó là sự xâm nhập hữu hiệu nhất và cũng

vinh dự nhất (nhấn mạnh của Henri Galliard, trong bài:

“Yersin và việc thành lập Trường Y Hà Nội” - Kỷ yếu

Trường Đại học Y Dược khoa Đông Dương, Hà Nội. - Tập 9.

- 1944, tr 1).

@copyright Hanoi Medical University

Page 21: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

16

Người ta lo đi tìm một Hiệu trưởng cho Trường Y tương

lai. Những tài liệu lưu trữ cho thấy có nhiều người được giới

thiệu. Brouardel, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Paris

đề nghị năm người, trên hết là hai cựu nội trú đã qua thi tuyển

sang Đông Dương là Degorce và Le Roy des Barres nhưng

Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Decrais phản đối: Hiệu trưởng phải

không được quá trẻ mà phải là người có đủ uy tín để đảm

đương được nhiệm vụ. Do đó, toàn quyền Doumer đã chọn

nhà khoa học gốc Thụy Sĩ 39 tuổi, học trò của Louis Pasteur,

là Alexandre Yersin, khi đó đang làm Giám đốc Viện Pasteur

Nha Trang. Alexandre Yersin là người đã tìm ra vi khuẩn

dịch hạch trong một đại dịch tại Hồng Kông năm 1894.

Yersin cùng một người giúp việc Việt Nam sang Hồng

Kông lúc đang có đại dịch. Ông vấp ngay phải đối thủ cạnh

tranh quyết liệt là nhà khoa học Nhật Bản Kitasato, học trò của

Robert Koch (người tìm ra vi khuẩn lao). Với khả năng kinh tế

dồi dào, Kitasato đã "mua" tất cả các nhà xác ở các Bệnh viện

Hồng Kông nên Yersin và người giúp việc chỉ còn cách mật

phục tại nghĩa địa trong một ngôi nhà tranh để nghiên cứu trên

tử thi. Khác với nhà khoa học Nhật Bản chỉ quan tâm tìm vi

khuẩn trong máu, Yersin tập trung vào chọc dò hạch và đã

thành công. Thoạt tiên, vi khuẩn được Yersin đặt tên Pasteurella

pestis để ghi nhớ công ơn thầy học nhưng hậu thế đã trả lại vinh

dự cho ông khi đổi tên vi khuẩn dịch hạch thành Yersinia pestis.

Ông xây dựng Viện Vi trùng học Nha Trang năm 1895 và

khi làm Hiệu trưởng Trường Y Hà Nội năm 1902, ông nắm

quyền lãnh đạo cả Viện Pasteur Sài Gòn do bác sĩ Calmette

sáng lập năm 1891.

Trong ý kiến gửi lên toàn quyền Đông Dương, Yersin đã

xác định rõ mục đích và yêu cầu của Nhà trường: Trường Y

@copyright Hanoi Medical University

Page 22: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

17

Đông Dương phải là nơi vừa đào tạo, vừa nghiên cứu khoa

học, tiến tới trở thành một trung tâm khoa học có tầm cỡ tại

Bắc Kỳ. Do đó, Yersin yêu cầu phải xác nhận giá trị công ích

của Trường, Hiệu trưởng phải do Tổng thống Cộng hòa Pháp

bổ nhiệm theo giới thiệu của Hiệu trưởng Trường Đại học Y

khoa hoặc Giám đốc Viện Pasteur Paris và các giáo sư do

Tổng thống Pháp bổ nhiệm theo giới thiệu của Hiệu trưởng

Trường Y Hà Nội. Nếu được như vậy thì Trường Y Hà Nội sẽ

có quy chế tương đương như các Trường Đại học Y khoa ở

chính quốc.

Ngày 08/01/1902, quyết định bổ nhiệm Yersin làm Hiệu

trưởng được ký cùng với Nghị định sau đây:

Toàn quyền Đông Dương

Căn cứ Sắc lệnh ngày 21 tháng Tư 1891;

Căn cứ ý kiến của Hội đồng Tư vấn Tối cao Đông Dương

trong khóa họp thường kỳ năm 1898;

Theo đề nghị của ông Giám đốc Nha Nội chính và ông

Thống sứ Bắc Kỳ;

Với sự đồng ý của Thường trực Hội đồng Tư vấn Tối

cao Đông Dương;

Quyết định:

Điều 1: Xây dựng tại Hà Nội một Trường Y khoa trực

thuộc Toàn quyền Đông Dương và phụ thuộc vào Nha Nội

chính về mặt hạch toán.

Điều 2: Trường Y khoa Hà Nội có nhiệm vụ:

1. Đào tạo các thầy thuốc người châu Á có khả năng đảm

nhiệm, cùng với các thầy thuốc người Pháp và dưới sự chỉ đạo

của họ, công tác y tế ở Đông Dương và các chức vụ ở bên ngoài

(nguyên văn: dans les postes de l'extérieur);

@copyright Hanoi Medical University

Page 23: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

18

2. Góp phần nghiên cứu khoa học về căn nguyên và điều

trị các bệnh của người Âu và người bản xứ ở Viễn Đông.

Điều 3: Việc giảng dạy của Trường gồm:

1. Phần cho sinh viên châu Á gồm tập hợp các bài giảng lý

thuyết và thực hành, việc thực tập được tiến hành tại một bệnh

viện bản xứ trực thuộc Trường.

2. Phần dành cho các nhà khoa học tại chỗ và biệt phái đến

Trường gồm các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ

nghiên cứu khoa học.

Điều 4: Khung cán bộ của Trường gồm có:

1. Một Hiệu trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm theo đề nghị

của Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Paris hoặc của Giám

đốc Viện Pasteur.

2. Các Giáo sư được bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu

trưởng, chọn trong số các thầy thuốc dân y ở chính quốc hoặc ở

Đông Dương và các thầy thuốc quân y được bàn giao cho Toàn

quyền Đông Dương.

3. Các giảng viên, theo đề nghị của Hiệu trưởng, được lựa

chọn trong số các thầy thuốc dân y ở thuộc địa, hoặc với sự

đồng ý của tướng Tổng chỉ huy, trong số các thầy thuốc Quân Y

và Quân Dược ở Hà Nội trong khi vẫn tiếp tục công tác tại

Bệnh viện hoặc các đơn vị quân đội.

Trường hợp đặc biệt, có thể được bổ nhiệm làm Giáo sư

hoặc giảng viên những người tuy không có văn bằng bác sĩ y

khoa nhưng có kiến thức về một ngành khoa học đặc biệt.

Điều 5: Khi được Hiệu trưởng đề nghị, các nhà khoa học

Pháp và ngoại quốc có thể tiến hành nghiên cứu khoa học tại

các phòng thí nghiệm chuyên ngành và các khoa lâm sàng

của Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 24: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

19

Điều 6: Các Viện Vi trùng học hiện có ở Đông Dương

và Bệnh viện bản xứ ở Hà Nội sẽ đặt dưới quyền Hiệu trưởng

Nhà trường.

Điều 7: Tướng Tổng chỉ huy, Giám đốc Nha Nội chính

Đông Dương và Thống sứ Bắc Kỳ, theo chức trách của mình,

chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Hà Nội, ngày 8 tháng Giêng năm 1902

Toàn quyền Đông Dương

PAUL DOUMER

Nghị định này tuy không đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu

của Yersin vì Trường vẫn ở quy mô một Trường thuộc địa

nhưng đã nhấn mạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phần

nào mang dáng dấp một nền giáo dục đại học ban đầu. Sau đó

17 năm nữa thì giáo dục Nho học mới thực sự chấm dứt và dù

thế nào thì Trường Y Hà Nội cũng đã trưởng thành để có thể

cho "ra lò" các vị cử nhân và tiến sĩ mới.

Ngay ở đây, ta đã có thể thấy sự khác biệt về quan điểm

giữa một nhà khoa học chân chính và một viên quan cai trị,

dù sau này trở thành chính khách cỡ lớn: Yersin muốn có một

cơ sở khoa học theo đúng nghĩa nhưng Doumer có lẽ chỉ

muốn để lại một dấu ấn của mình, cùng với cầu Long Biên và

đường xe lửa Hà Nội - Vân Nam. Những việc đã làm chứng

tỏ ông ta chỉ toàn tâm, toàn ý lo củng cố sự thống trị thực dân

và đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Nhiều tài liệu đã cho biết

Đông Dương là thuộc địa đóng góp nhiều nhất cho mẫu quốc

trong hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp, trong đó chắc

Doumer góp công đầu.

@copyright Hanoi Medical University

Page 25: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

20

Những bước thăng trầm của thời kỳ đầu

Kỳ thi tuyển đầu tiên vào Trường Y khoa Hà Nội có 121

thí sinh Bắc Kỳ. Ngày đó, tiêu chuẩn cao nhất là biết ít nhiều

tiếng Pháp. Hệ thống giáo dục phổ thông chưa được tổ chức

(năm 1907 mới thành lập Trường Trung học Bảo Hộ, tức

Trường Bưởi). Theo kết quả công bố ngày 01/02/1902, có 15

người trúng tuyển, trong đó có 7 thí sinh người Hà Nội, tất cả

đều đạt loại Xuất sắc (très bien), gồm 7 người:

1. Nguyễn Văn Thanh

2. Tạ Văn Việt

3. Nhữ Trọng Tân

4. Trần Đình Huy

5. Phạm Đình Minh

6. Nguyễn Văn Giụ

7. Phạm Văn Nam

16 tuổi - Số 10 phố Hàng Tre

16 tuổi - Số 109 phố Mã Mây

19 tuổi - Số 6 phố Hàng Ngang

15 tuổi - Số 41 phố Hàng Bạc

15 tuổi - Số 100 phố Hàng Gai

18 tuổi - Số 45 phố Hàng Vôi

20 tuổi - Số 16 phố Hàng Chiếu

Danh sách được học bổng đăng trong Công báo Đông

Dương ngày 03/4/1902 gồm 28 người, riêng Hà Nội có 5

người, hơi khác với danh sách trúng tuyển ở trên (nguyên bản

không có dấu và các tên đều có gạch nối, xem bảng dưới đây)

XỨ BẮC KỲ

Hà Nội

Ta - Van - Viet

Nhu - Trong - Tam

Phan - Dinh - Minh

Pham - Van - Phan

XỨ TRUNG KỲ

Ung - Phong

Vo - Dai - Phuc

Van - Dinh - Gian

@copyright Hanoi Medical University

Page 26: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

21

Tỉnh Bắc Ninh

Pham - Dinh - Vi

Tỉnh Hải Dương

Nguyen - Van - Ban

Le - Quang - Ninh

Tỉnh Hưng Hóa

Nguyen - Huu - Phuc

Tỉnh Nam Định

Hoang - Van - Phong

Bui - Van - Quy

Tran - Van - Chuc

Do - Van - Tan

Tỉnh Ninh Bình

Cao - Dinh - Tu

Tỉnh Sơn Tây

Le - Nhu - Hang

XỨ NAM KỲ

Luong - Van - Thieu

Nguyen - Van - Ba

Vo - Van - Huu

Nguyen - Van - Danh

Pham - Van - Chu

Nguyen - Van - Tiep

Nguyen - Van - Sanh

Nguyen - Van - Trong

XỨ CAO MIÊN

Pendinand Amphon

Cộng 28 người

Năm học đầu tiên cách đây đúng 115 năm có 15 học sinh

Bắc Kỳ, 5 học sinh Trung Kỳ, 8 học sinh Nam Kỳ và 1 học sinh

Cao Miên (nhưng không thấy trong danh sách học bổng), tất cả

29 người 8 được học bổng với mức 8 đồng một tháng (có lẽ để

bảo đảm tính chất "Đông Dương" nên riêng Bắc Kỳ có số thí

sinh đông nhất mới phải thi tuyển, còn học sinh các xứ khác do

chính quyền địa phương cử tuyển trong số người biết tiếng

Pháp). Không có căn cứ cụ thể để tính giá trị của học bổng này,

nhưng dựa vào luận án của Giáo sư Đinh Văn Thắng năm 1940

có thể biết được đại khái: giá cả năm 1938 là 1 hào một chục

bìa đậu phụ hoặc một lít nước mắm loại ngon. Theo Nguyễn

Ngọc Lanh (do các cụ kể lại) thì 6 đồng bạc năm 1902 mua

@copyright Hanoi Medical University

Page 27: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

22

được 1.000 quả trứng hoặc 3 - 4 tạ gạo. Lương Tri huyện vào

thời này cũng chỉ khoảng 25 đồng (theo Đặng Hữu Thụ: Làng

Hành Thiện và các nhà Nho Hành Thiện triều Nguyễn, sách tự

xuất bản. - Paris 1992). Ngân sách dành cho thư viện và sách

giáo khoa là 2000 đồng trong năm đầu tiên.

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng tòa nhà chính của

Trường (tức lễ thành lập) được tiến hành vào ngày 27 tháng

Hai năm 1902 tại ấp Thái Hà (Nam Đồng), cách xa trung tâm

Hà Nội, ngay hôm trước ngày khánh thành cầu Paul Doumer

(tức cầu Long Biên). Chắc không phải ngẫu nhiên mà hai

"dấu ấn văn hóa" này của toàn quyền Paul Doumer được trình

làng vào cùng một dịp.

Trường khai giảng ngày 01 tháng Ba năm 1902. Thời gian

học cho tới kỳ nghỉ hè 1902 thật ra là để hoàn thành chương

trình dự bị trước khi khai giảng chính thức năm học vào tháng

Mười. Các môn học gồm có:

- Giải phẫu và sinh lý học đại cương.

- Động vật học, Thực vật học, Hóa học và Vật lý học

đại cương.

- Số học và Hình học.

- Tiếng Pháp, Lịch sử và Địa lý đại cương.

Trong thời gian này, Hiệu trưởng yêu cầu hai bác sĩ Le

Roy des Barres và Degorce bổ túc về bệnh nhiệt đới tại Paris

(hai bác sĩ này đã phải qua một kỳ thi tuyển sang Đông

Dương). Khung cán bộ trong năm đầu tiên gồm 8 người:

Yersin: Hiệu trưởng.

Degorce và Le Roy des Barres: giảng dạy lâm sàng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 28: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

23

Bertin Capus, bác sĩ trưởng hạng nhất: giảng dạy giải phẫu.

Jacquet, Giám đốc Sở Nông nghiệp: giảng dạy thực vật học.

Duveigne, dược sĩ trưởng: giảng dạy Hóa học

Gallois, thư ký: giảng dạy Lịch sử, Địa lý, Toán học, Hóa

học và Vật lý học cơ bản

Lê Văn Chinh, phụ giảng và phiên dịch (thầy Chinh sau

này được sang Pháp thi bác sĩ y khoa).

Như vậy, có tới 6 vị có học vị bác sĩ (tiến sĩ theo cách gọi

thời đó) và 1 vị có học vị cử nhân để giảng dạy 29 học sinh

mới chỉ võ vẽ tiếng Pháp và chút ít kiến thức về Toán pháp và

Cách trí (tên gọi các môn khoa học thường thức ngày ấy).

Không kể học sinh Nam Kỳ, học sinh Bắc Kỳ chắc còn phải

giỏi Hán văn vì những năm đó, nhiều người trong số họ có thể

đang chuẩn bị thi Hương thì bỏ sang cầm bút sắt. Ngoài ra, để

đi thi Hương những khóa cuối cùng, họ cũng sẽ phải thi môn

Toán pháp và Cách trí. Chắc chắn nếu là một lớp Nho sinh thì

không bao giờ được một số đông đến thế các vị khoa bảng

giảng dạy trong một khóa học.

Chương trình ba năm học được quy định như sau:

Năm thứ Nhất:

Giải phẫu lý thuyết Mô học

Phẫu tích Lâm sàng ngoại khoa

Sinh lý học Lâm sàng nội khoa

Động vật học, lý thuyết và thực hành

Thực vật học

Vật lý học, Hóa học, lý thuyết và thực hành

Tiếng Pháp, Địa lý, Lịch sử

@copyright Hanoi Medical University

Page 29: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

24

Năm thứ Hai:

Giải phẫu lý thuyết Lâm sàng ngoại khoa

Phẫu tích Lâm sàng nội khoa

Bệnh học đại cương Hóa học

Bệnh học nội khoa Vật lý học

Bệnh học ngoại khoa Địa chất học

Giải phẫu bệnh học Thiên văn học

Dược lý học Khí tượng học

Năm thứ Ba:

Giải phẫu định khu

Bệnh ngoài da và hoa liễu Phẫu thuật

Lâm sàng ngoại khoa Vi trùng học

Lâm sàng nội khoa Phôi thai học

Lâm sàng nhãn khoa Vệ sinh

Lâm sàng nha khoa Điều trị học

Lâm sàng sản khoa Pháp Y

Môn Giải phẫu được giảng dạy trong cả 3 năm học, dù

chưa biết nội dung hay dung lượng nhưng phải học suốt 3

năm là khá nặng, đã có thể thấy là học sinh được đào tạo rất

cơ bản và không thể coi đây là một chương trình trung cấp.

Những môn cơ bản khác như Địa chất, Thiên văn và Khí

tượng thì học sinh tốt nghiệp phổ thông của ta bây giờ cũng

không biết nhưng lại liên quan tới những kiến thức về khí

hậu, thời tiết và lịch pháp (thuật tính lịch), tóm lại là kiến thức

của học sinh y khoa khóa đầu được chuẩn bị khá toàn diện.

@copyright Hanoi Medical University

Page 30: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

25

Học sinh đi thực tập tất cả các buổi sáng, từ 7 đến 9 giờ,

tại Bệnh viện thực hành của Nhà trường (được xây dựng cách

Trường 200 mét, thời gian đầu có 5 phòng, 40 giường, 4 y tá

nam, 2 y tá nữ và 6 y công), buổi chiều lên lớp lý thuyết.

Chiều thứ Năm hàng tuần có kiểm tra viết, thứ Bảy có thêm

kiểm tra vấn đáp.

Đã có nhiều ý kiến phản đối chương trình học của

Trường, cho rằng các môn cơ bản (lịch sử, địa lý, địa chất,

thiên văn, khí tượng) chỉ là kiến thức chết, làm học sinh

không tập trung được cho các môn y học. Câu trả lời của

Yersin mang tính nhân văn sâu sắc: "Đó chỉ là chương trình

tạm thời, có thể thay đổi khi chúng ta có thêm kinh nghiệm.

Chúng tôi cho rằng dạy học sinh một số kiến thức về phương

Tây là cần thiết vì y học hiện đại có nguồn gốc từ phương

Tây. Giả sử ngược lại, y học hiện đại có nguồn gốc từ Trung

Hoa thì chúng ta sẽ phải dạy cho sinh viên châu Âu các kiến

thức về Trung Hoa... Quả thật là các thầy thuốc do Nhà

trường đào tạo sẽ chỉ hành nghề chủ yếu ở đất nước họ,

nhưng đó không phải lý do để chỉ dạy họ những môn thuần

túy y học, nghĩa là chỉ muốn họ trở thành các thầy thuốc tồi"

(Yersin: Thư gửi toàn quyền Đông Dương ngày 20/8/1902).

Rõ ràng chương trình học nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết

và thực hành cần thiết cho học sinh trong điều kiện hệ thống

giáo dục phổ thông chưa hình thành. Kết quả các kỳ thi kiểm

tra tháng Sáu rất tốt, 15 học sinh đạt điểm trung bình 6 - 10,

chứng tỏ họ có khả năng tiếp thu những môn học mới mẻ và

đa dạng của chương trình.

Có lẽ các bạn trẻ sẽ ngạc nhiên khi chỉ có 15/29 người đạt

trên trung bình mà đã khen là kết quả “rất tốt”. Ngày trước, các

@copyright Hanoi Medical University

Page 31: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

26

kỳ thi lên lớp rất khó khăn, thường chỉ nửa số sinh viên Y1 học

chính quy lên được Y2 và lại một nửa số đó sẽ lên Y3, nên khóa

đầu, trong điều kiện trình độ phổ thông còn hạn chế mà đạt

được tỷ lệ lên lớp gần 50% đã là kết quả tốt.

Kết quả các kỳ thi Tú tài phần 1 sau này thường chỉ đạt tối

đa 30 - 35% qua cả hai lần thi đầu và cuối hè, Tú tài phần 2

được khoảng 40%, nghĩa là cuối cùng, chỉ còn 14 - 15% học

sinh mỗi khóa tốt nghiệp phổ thông.

Bệnh viện thực hành, mới đến ngày 25 tháng Hai, chỉ 5

ngày trước khi khai Trường, đã nhận 21 bệnh nhân nội trú.

Trong 4 tháng đầu đã nhận điều trị 546 bệnh nhân nội trú và

khám bệnh, phát thuốc cho 250 bệnh nhân ngoại trú. Số bệnh

nhân có thể nhiều hơn nữa nếu Bệnh viện có thêm ngân sách

và giường bệnh.

Nghị định ngày 28/7/1902 bổ sung đầy đủ hơn về các quy

chế học tập, chương trình và thời gian các học kỳ (nghỉ Tết

trong suốt tháng 2 và nghỉ hè từ 16 tháng 6 đến 15 tháng 9).

Sau khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng y sĩ và có thể dự

thi để được làm nội trú Bệnh viện hoặc phụ giảng (répétiteur)

của Trường trong 2 năm. Như vậy, chế độ thi nội trú đã được

đặt ra ngay từ đầu, theo khuôn mẫu các Trường Đại học Y

bên Pháp (vì vậy mà khóa đầu ra Trường mất những 5 năm,

sau hai năm làm nội trú).

Địa điểm ấp Thái Hà không thuận tiện cho việc đặt

Trường. Khu vực này cách trung tâm thành phố tới 5 kilômét,

có nhiều hồ ao, dịch sốt rét còn hoành hành nên chỉ vài tháng

sau khi khai giảng, hầu hết học sinh cũng như nhân viên

người Âu đã bị sốt rét. Được ít lâu, có thể là vào cuối năm

1902, Trường phải dọn về một ngôi nhà ở phố Bobillot (phố

@copyright Hanoi Medical University

Page 32: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

27

Lê Thánh Tông ngày nay) còn Bệnh viện thực hành thì về đầu

phố Armand Rousseau (phố Lò Đúc), có hai căn nhà bằng gỗ

lợp lá cọ.

Theo đề nghị của học sinh, Hiệu trưởng ký quyết định cho

phép học sinh được đeo thẻ bài có khắc dòng chữ Hán "Học

sinh Y khoa Đông Dương". Đây là một vinh dự rất lớn vì

ngày đó, chỉ các quan Nam Triều mới được đeo thẻ bài. Đeo

thẻ bài thì phải mặc Nam phục (áo the, hoặc áo đoạn, áo gấm,

khăn xếp, dép da) để đeo vào khuy áo bên phải ngực. Mới vào

học Trường Y mà đã ra dáng một vị đường quan rồi. Hiệu

trưởng tỏ ra rất hiểu và thông cảm với tâm lý học sinh nên

mới có quyết định này. Có lẽ điều đó cũng phản ánh quan

niệm của Hiệu trưởng: Trường sẽ đào tạo ra các trí thức cao

cấp cho xã hội, không phải chỉ đơn giản là những anh y sĩ phụ

việc quèn như trong quyết định thành lập.

Cuối năm 1902, Paul Doumer mãn nhiệm, rời Đông

Dương về Pháp, Yersin trở nên đơn độc trước các ý kiến chỉ

trích chương trình học của Nhà trường. Paul Beau sang thay đã

ban hành các nghị định quy định chi tiết chức năng và nhiệm

vụ của Trường Y Hà Nội: đổi tên Trường thành Trường Y

khoa Đông Dương trực thuộc Toàn quyền Đông Dương, kéo

dài chương trình học thành 4 năm và học sinh ra Trường được

cấp bằng y sĩ. Những học sinh đã tốt nghiệp Trường Y Chợ

Quán và các Trường tương đương khác có thể vào học thẳng

năm thứ Ba. Mở thêm khoa Nữ Hộ sinh và khoa Thú y. Cho

phép những người đang hành nghề đông dược được dự thính

các giờ giảng.

Có thể hiểu đây là sự thừa nhận gián tiếp nền y học cổ

truyền do các Nho sĩ thực hành. Hệ thống giáo dục Hán học

@copyright Hanoi Medical University

Page 33: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

28

không có trường chuyên đào tạo y học. Y học chỉ là chuỗi logic

Nho - Y - Lý - Số. Ai biết đọc sách và hiểu được ý nghĩa thâm

thúy của sách thánh hiền đều có thể đọc sách y để trở thành thầy

lang (hoặc đọc sách lý và số để làm thầy tướng) và những

người kiệt xuất lại có thể viết sách y học truyền cho hậu thế.

Cần phân biệt y học cổ truyền bác học, dựa trên lý thuyết Âm

- Dương, Ngũ Hành do tầng lớp trí thức Nho học hành nghề và

y học cổ truyền dân gian, dựa trên kinh nghiệm lâu đời, được

lưu hành trong các gia đình. Tại nước ta, hai nền y học này

vẫn tồn tại và phát triển song song với y học phương Tây cho

tới tận ngày nay và đó cũng là hậu quả của sự không có thời

kỳ chuyển tiếp giữa cựu và tân học. Các nước phương Tây

cũng có y học dân gian nhưng theo đà tiến bộ của lịch sử, nó

đã hòa nhập được phương pháp thực nghiệm và các yếu tố

khoa học để trở thành y học khoa học ngày nay, những yếu tố

lạc hậu đã bị dần dần mai một.

Trước khi có Tây y, công tác y tế tại nước ta dựa trên các

thầy lang trí thức và dân gian và nguồn thuốc Nam và Bắc. Như

vậy, với một ý nghĩa nào đó, Trường Y sẽ là nơi giới thiệu các

thuốc Tây y của nhiều hãng dược phẩm bên Pháp, mở ra thị

trường tiêu thụ dược phẩm ở Đông Dương.

Các nghị định không nói tới nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học, có nghĩa là đã hạ thấp vai trò của Trường Y Đông Dương

thành một Trường trung cấp. Lớp dự bị vẫn được mở, chỉ học

sinh nào thi tốt nghiệp dự bị đạt yêu cầu mới có thể vào

Trường Y. Sau này, nền giáo dục phổ thông theo tân học ngày

một phát triển nên học sinh tốt nghiệp bậc Cao đẳng tiểu học

(tương đương lớp 9 bây giờ) trở lên mới được nhận.

Với cách tổ chức mới của Trường Y Đông Dương trong

tầm nhìn thiển cận của giới cầm quyền chỉ muốn biến học

@copyright Hanoi Medical University

Page 34: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

29

sinh thành những y sĩ phụ việc, Yersin kết luận "Họ (những

học sinh y khoa) đã bị kết án mà không qua xét xử". Vào thời

kỳ đầu, nếu chưa có học sinh có trình độ phổ thông theo yêu

cầu thì Trường Y tự tạo ra trình độ cho học sinh trong khi chờ

đợi, đó là lý do mở các lớp dự bị trước khi bước vào chương

trình chính thức. Trong tư tưởng của ông, Trường Y Đông

Dương luôn là và thực chất là một Trường Đại học đang phát

triển. Ngày 09/7/1904, ông rời ngôi nhà số 44 đường Félix

Faure Hà Nội (nay là đường Trần Phú) ra đi mãi mãi. Viện

Pasteur Nha Trang và nhiều công việc khác đang chờ ông

(ông là người phát hiện ra cao nguyên Đà Lạt năm 1893, là

người đưa giống cao su và cọ dầu sang trồng ở miền Nam

Việt Nam từ năm 1897). Ông đã cống hiến 39 năm còn lại của

cuộc đời cho mảnh đất Nha Trang mà ông yêu quí và năm

1943 đã vĩnh viễn an nghỉ tại Suối Dầu, Nha Trang, trong

lòng nhân dân. Pasteur đã nhận định về ông: "Đây sẽ là một

nhân tài đem lại vinh quang cho nước Pháp" nhưng ông

không thể ở lại Paris với tất cả những điều kiện thuận lợi sẵn

có. Ông là nhà khai phá, sẵn sàng dấn thân vào những công

cuộc tìm kiếm khó khăn nhất và ông đã thành công.

Người kế nhiệm ông tại Trường Y Đông Dương là bác sĩ

Cognacq (1904 - 1921), tiếp đó là bác sĩ Degorce (1922 - 1929

về hưu), Le Roy des Barres (5/1929 đến 1935), H. Galliard

(1935 - 1945). Trong thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm (1947 -

1954) là P. Huard và Trường Y Sài Gòn (1947 - 1954) là

Massias. Nhiều người trong số họ có vợ Việt Nam và rất có cảm

tình với sinh viên Việt Nam.

Tuy vậy, những mục tiêu và chuẩn mực nhân văn mà

Yersin tạo nên không dễ gì xóa bỏ được. Trong báo cáo kiểm

@copyright Hanoi Medical University

Page 35: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

30

tra các hoạt động của Nhà trường ngày 15/12/1906, thanh tra

Clavel, một mặt hoan nghênh chương trình cải tiến đã loại bỏ

được những môn học không cần thiết nhưng mặt khác lại than

phiền về trình độ quá chênh lệch của học sinh và yêu cầu mở

lại lớp dự bị. Cuối cùng, báo cáo vẫn kết luận: "Đề nghị gửi số

học sinh xuất sắc nhất sang Pháp thi bác sĩ Y khoa và thử sức

với sinh viên Pháp qua kỳ thi. Chắc chắn họ sẽ làm nên chuyện

và Trường Y khoa Đông Dương sẽ không phải xấu hổ".

Khóa đầu tiên chỉ có 5 người ra Trường năm 1907 (nghĩa

là sau 5 năm, lý do có thể là họ đã qua khóa nội trú 2 năm,

sau khi học xong chương trình chính thức 3 năm) và được

phân phối về các tỉnh. Khai giảng có 29 người, cuối năm chỉ

15 người lên lớp, kết cục còn 5, ta có thể hiểu sự chọn lọc là

khắt khe và đòi hỏi cao như thế nào, từ đó có thể suy ra chất

lượng của những "ông cử" (ta có thể coi y sĩ như vậy) mới ra

trường. So với thời chữ Nho, thi Hương tổ chức ba năm một

lần cũng chỉ được 20 - 25 ông cử mỗi khóa, tức là bình quân

đào tạo 8 ông cử mỗi năm. Những nơi tiếp nhận thoạt tiên tỏ

vẻ không tin tưởng lắm, tuy nhiên thực tế công tác đã chứng

minh năng lực của những y sĩ mới ra trường này. (Trường Y

Dược toàn cấp Đông Dương - L’Ecole de plein de Médecine

et de Pharmacie de I’Indochine. - Nha học chính Đông Dương

xuất bản. - Hà Nội, 1931, tr 9).

Nhưng rồi mọi việc đã diễn biến không trôi chảy.

Khi phong trào nông dân chống thuế dấy lên ở các tỉnh

Trung Kỳ năm 1908, nhà cầm quyền thực dân đã đổ trách

nhiệm lãnh đạo cho tầng lớp sĩ phu đang chủ trương duy tân,

mặc dù không hề có bằng chứng. Kẻ đang lăm le xóa bỏ cựu

học, truyền bá tân học lại sợ chính cái mà mình định truyền

@copyright Hanoi Medical University

Page 36: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

31

bá vào (!). Tác giả người Mỹ, Helen B.Lamb đã nhận xét là

suốt thời kỳ thống trị Việt Nam, người Pháp luôn luôn sống

trong lo sợ, đó là lý do tại sao họ luôn phải dùng những hình

thức đàn áp mang tính chất khủng bố (H.B.Lamb: The

Vietnam's will to live. - New York, 1972). Phải thấy rằng sĩ

phu nước ta đã thích ứng rất nhanh với tình hình. Từ chỗ

chống đối tân học, họ đã mau chóng nhận thấy tân học chính

là con đường cứu nước nên đã phát động phong trào Duy Tân

và Đông Du (chủ yếu là sang Nhật). Cơ quan hoạt động công

khai của văn thân lúc đó là Trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Năm 1908, toàn bộ nền giáo dục tân học mới phôi thai đã

bị đàn áp. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa cùng

nhiều trường khác. Đặc biệt, Trường Y Đông Dương, một lần

nữa lại bị giáng cấp thành Trường Y khoa Hà Nội trực thuộc

Thống sứ Bắc Kỳ. Khi quyền lợi thực dân bị đe dọa thì mọi

lời hoa mỹ về văn minh, khai hóa biến mất tức khắc. Sắc

lệnh ngày 18/3/1909 của tổng thống Pháp A. Fallière được

quy định chi tiết thi hành theo nghị định ngày 6/8/1909 của

toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski, theo đó một Hội

đồng giáo dục (Conseil de perfectionne - ment) sẽ được thành

lập để nghiên cứu những vấn đề hoạt động và phát triển của

Nhà trường, thực tế là để trực tiếp giám sát và chỉ đạo mọi

hoạt động của Trường. Đứng đầu Hội đồng là viên Thống sứ

Bắc Kỳ, ngoài ra còn có:

- Viên Giám đốc Nha Y tế Bắc Kỳ,

- Một viên Tỉnh trưởng,

- Hiệu trưởng Nhà trường,

- Giám đốc Bệnh viện bản xứ (tức Bệnh viện thực hành),

@copyright Hanoi Medical University

Page 37: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

32

- Một giảng viên (chargé de cours),

- Một thầy thuốc thuộc Sở Y tế,

- Một thầy thuốc làm thư ký.

Hội đồng phải họp ít nhất mỗi năm hai lần, theo triệu tập

của chủ tịch, vào dịp chuẩn bị ngân sách và dịp khai trường.

Ngoài ra, hầu như mọi việc (cử Hiệu trưởng, chuẩn bị ngân

sách, chương trình học và thi cử, lựa chọn giảng viên và mọi

thay đổi trong quy chế tổ chức Nhà trường...) đều bắt buộc

phải hỏi ý kiến Hội đồng. Chỉ tiêu tuyển sinh cũng bị thu hẹp.

Suất học bổng hàng năm được quy định là 4 suất cho người

An Nam, 1 suất cho người Cao Miên và 1 suất cho người Lào.

Tỷ lệ chiêu sinh giữa số không được học bổng/số được học

bổng sẽ do Thống sứ Bắc Kỳ quyết định từng năm.

Chính Nha học Chính Đông Dương sau này, trong báo cáo

giới thiệu Trường Y khoa tại Triển lãm Thuộc địa tại Paris năm

1931 đã phải thừa nhận: "Dưới chính quyền mới của toàn

quyền A. Klobukowski, một giai đoạn ngừng trệ đã tác động

lên toàn bộ nền giáo dục nói chung đã bị chụp mũ một cách

đáng tiếc là tác giả thực sự của phong trào cách mạng 1908.

Cái trạng thái tinh thần đáng buồn đó, hiện vẫn chưa hoàn toàn

biến mất, đã làm chậm sự phát triển của Trường mất 10 năm"

(Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương - Hanoi, 1931: tr 9 -

10). Báo cáo đó còn nói thêm: "Sắc lệnh ngày 18 tháng Ba năm

1909 giảm số biên chế, bãi bỏ khoa quân y coi như không cần

thiết, giảm số học sinh (6 người mỗi năm) và đặt Trường dưới

quyền Thống sứ Bắc Kỳ. Đó là làm cho Trường trở thành một

Trường Y tá chỉ có lợi ích địa phương, bất kể việc đã gửi sang

Pháp các học sinh xuất sắc nhất của mình. Mặc dù vậy, tuy bị

@copyright Hanoi Medical University

Page 38: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

33

biến đổi Trường vẫn tồn tại bởi sức mạnh của những điều hữu

ích" (Sách đã dẫn, trang 10).

Thời kỳ ổn định và phát triển

Dẫu sao, sai lầm cũng đã được ngấm ngầm thừa nhận hay

nói đúng hơn, sau khi đã "hoàn hồn", thì chính Hội đồng Giáo

dục đã nâng dần số tuyển sinh trong thời kỳ ngừng trệ đó lên

20 học sinh mỗi năm. Hệ thống giáo dục phổ thông dần dần

phát triển, Trường Trung học Bảo hộ (Trường Bưởi) được

thành lập năm 1907, đến nay đã có thể cung cấp lớp học sinh

tốt nghiệp phổ thông cơ sở cho Nhà trường. Vì vậy, tiêu

chuẩn văn hóa khi tuyển sinh cũng được nâng cao dần. Năm

1911, Albert Sarraut sang nhậm chức toàn quyền Đông

Dương lần thứ nhất (1911 - 1914). Người Pháp đánh giá rất

cao viên toàn quyền này, coi ông ta là người đã chấn hưng

nền giáo dục Đông Dương và Trường Y Đông Dương được

hưởng lợi trước tiên (tên ông ta được đặt cho một Trường

Trung học và đại lễ đường Trường Đại học Hà Nội). Sắc lệnh

ngày 28 tháng 6 năm 1913 của Tổng thống Pháp, được quy

định chi tiết thi hành trong nghị định ngày 29 tháng Chạp năm

1913 của toàn quyền Đông Dương, đã bãi bỏ sắc lệnh 18

tháng Ba 1909, đặt lại tên Trường là Trường Y khoa Đông

Dương trực thuộc Toàn quyền Đông Dương. Bằng tốt nghiệp

sẽ do Toàn quyền Đông Dương ký, bên cạnh có chữ ký của

Tổng Thanh tra Y tế Đông Dương và Hiệu trưởng Nhà

trường. Học sinh được phân công công tác theo quyết định

của Toàn quyền Đông Dương. (Đây là một đặc thù của ngày

đó: vì bằng tốt nghiệp là bằng quốc gia nên phải do người cao

nhất, đại diện cho quốc gia ký. Mặt khác, vì Trường Y Đông

Dương trực thuộc phủ toàn quyền nên học sinh tốt nghiệp

@copyright Hanoi Medical University

Page 39: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

34

cũng phải do Toàn quyền trực tiếp phân công, thống sứ Bắc

Kỳ không đủ quyền hạn. Ngày nay, việc công nhận tốt nghiệp

và phân công là do Bộ Y tế vì Bộ trưởng có đủ tư cách thay

mặt Nhà Nước, riêng văn bằng lại do Hiệu trưởng ký).

Nghị định 29 tháng Chạp năm 1913 quy định tiêu chuẩn

tuyển sinh: học sinh phải có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu

học (tương đương tốt nghiệp phổ thông cơ sở ngày nay) hoặc

chứng chỉ tốt nghiệp Trường Chasseloup - Laubat (một

Trường trung học nổi tiếng ở Sài Gòn) hoặc tú tài bản xứ

(tương đương tốt nghiệp lớp 12 hiện nay), tuổi không quá 25

tính đến ngày 1 tháng 1 năm sau ngày nhập Trường, phải có

sức khỏe tốt và lý lịch tốt. Thí sinh có bằng tú tài chính

quốc 10 (baccalauréat métropolitain, thường được gọi tắt là

Bacc Métro, tức Tú tài “Tây”) sẽ được theo học khoa toàn

cấp, sau này ra bác sĩ hoặc dược sĩ hạng nhất. Chỉ tiêu tuyển

sinh hàng năm sẽ do Toàn quyền Đông Dương quyết định

(đây là một bước tiến, vì sắc lệnh 18 tháng Ba năm 1909 quy

định do Thống sứ Bắc Kỳ quyết định). Mọi học sinh đều

được hưởng chế độ nội trú không mất tiền (xin đừng nhầm

với chế độ ngoại trú và nội trú của chương trình đào tạo

ngành Y) và được quy định là 5 đồng/tháng cho học sinh năm

thứ nhất, 6 đồng/tháng cho học sinh năm thứ hai và 8

đồng/tháng cho hai năm cuối khóa, ngày trực được ăn không

mất tiền tại bệnh viện. Học sinh còn được miễn thuế thân và

quân dịch. Ngoài ra, vào dịp nghỉ hè, học sinh được hưởng

tiền tàu xe đi và về tới một địa điểm bất kỳ của Đông Dương,

học sinh còn được chữa bệnh không mất tiền tại Bệnh viện

Bảo Hộ. Tuy nhiên, họ cũng phải ký cam kết sẽ làm cho Nhà

nước ít nhất 10 năm sau khi ra trường. Ai vi phạm, sẽ phải bồi

hoàn phí tổn đào tạo cho Kho bạc.

@copyright Hanoi Medical University

Page 40: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

35

Về chương trình học, nghị định đã đưa ra chương trình 4

năm như sau:

Năm thứ Nhất

Giải phẫu mô tả (cốt học, khớp học, cơ học,

mạch học)

Phẫu tích

Triệu chứng học thực hành

Tiểu phẫu thuật - Dụng cụ học (Instrumentation)

Thực tập Bệnh viện

Năm thứ Hai

Giải phẫu mô tả (tạng học, thần kinh, giác

quan)

Phẫu tích

Sinh lý học

Bệnh học nội

Bệnh học ngoại

Triệu chứng học

Vệ sinh học

Tiểu phẫu thuật - Dụng cụ học

Thực tập Bệnh viện

Năm thứ Ba

Giải phẫu định khu

Bệnh học nội

Bệnh học ngoại

Bệnh học nhiệt đới

Sản khoa

Vệ sinh học - Các biện pháp phòng bệnh

truyền nhiễm

Dược học - Thực hành - Chế độ liều lượng

(Dosage)

@copyright Hanoi Medical University

Page 41: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

36

Nội khoa lâm sàng

Ngoại khoa lâm sàng

Sản khoa lâm sàng

Thực tập Bệnh viện

Năm thứ Tư

Bệnh học nội

Bệnh học ngoại

Bệnh học nhiệt đới

Sản khoa

Vệ sinh học - Các biện pháp phòng bệnh

truyền nhiễm

Dược học - Thực hành - Chế độ liều lượng

Các khái niệm thực hành về nha khoa

Nội khoa lâm sàng

Ngoại khoa lâm sàng

Sản khoa lâm sàng

Thực tập Bệnh viện

Điều 24 của nghị định còn nói rõ: Các khoa lâm sàng cho

học sinh thực tập được đặt dưới quyền Hiệu trưởng Nhà trường

Chương trình lần này đã khác với ban đầu, các môn cơ sở

đã được loại bỏ vì trình độ học sinh phổ thông đã cao hơn và

không cần học qua lớp dự bị. Riêng chương trình chuyên môn

Y đã tương tự như chương trình đại học sau này: 3 năm học

giải phẫu, 2 năm thực tập phẫu tích, học triệu chứng học và đi

thực tập bệnh viện ngay năm đầu.

Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất là dịp chứng tỏ phẩm

chất của học sinh y khoa Đông Dương qua thực tế công tác tại

@copyright Hanoi Medical University

Page 42: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

37

các đơn vị quân đội và tại Bệnh viện Đông Dương ở

Marseille (Pháp). Chúng ta cũng có thể thấy vị thế của

Trường Y Đông Dương: mỗi lần nâng cấp, hạ cấp đều phải do

Tổng thống Pháp quyết định, tiêu chuẩn văn hóa để tuyển

sinh cũng tăng dần theo từng bước phát triển của nền giáo dục

phổ thông. Năm 1917, mười lăm năm sau khi thành lập, lần

đầu tiên có học sinh tốt nghiệp tú tài nhập học. Đến khi bậc

học phổ thông phát triển đầy đủ thì Trường cũng trở thành

một Trường Đại học hoàn chỉnh về quy mô và trưởng thành

về chất lượng đào tạo. Đến đây, ước mơ ban đầu của Yersin

đã được thực hiện.

Nghị định ngày 20 tháng Bảy năm 1914 đã đặt thêm khoa

Dược học 3 năm, từ đó, Trường mang tên Trường Y Dược

khoa Đông Dương. Việc giảng dạy do các Giáo sư chính thức

và các giảng viên dược sĩ dân y và quân y đảm nhiệm.

Chương trình học ba năm được phân chia như sau:

Năm thứ Nhất (trong ngoặc đơn là số giờ học mỗi tuần)

Lý thuyết: Vật lý (1) - Hóa học (3) - Động vật học (2)

Thực vật học (2) - Hóa vô cơ (1)

Thực tập: Vật lý (2) - Hóa học (2) - Đông vật học

(3)Thực vật học (3) - Hóa vô cơ (2)

Năm thứ Hai

Lý thuyết:

Y Vật lý - Dược thực vật - Hóa hữu cơ -

Dược liệu - Hóa phân tích - Thảo dược

Độc chất học - Thủy văn học - Pháp chế -

(mỗi môn đều có 1 giờ mỗi tuần)

@copyright Hanoi Medical University

Page 43: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

38

Thực tập:

Y Vật lý - Hóa hữu cơ - Dược liệu

Thảo dược - Hóa dược - Hóa phân tích (mỗi

môn đều có 2 giờ mỗi tuần)

Năm thứ Hai đi thực tập Bệnh viện về Dược

Năm thứ Ba

Lý thuyết:

Hóa hữu cơ - Dược liệu - Hóa phân tích -

Thảo dược - Độc chất, Thủy văn học và Pháp

chế (mỗi môn đều có 1 giờ mỗi tuần)

Thực tập:

Hóa hữu cơ - Dược liệu - Thảo dược - Hóa

dược - Hóa phân tích - Hóa sinh (mỗi môn

đều có 2 giờ mỗi tuần)

Năm thứ Ba đi thực tập Bệnh viện về Dược

Thực tập tại labo Vệ sinh và chống hàng lậu

(3 tháng)

Năm 1917, khóa Dược sĩ Đông Dương đầu tiên ra

Trường, có 4 người. Từ đó đến năm 1930, tổng số có 48

Dược sĩ Đông Dương ra Trường, khóa nhiều nhất có 6 người

và ít nhất có 2 người.

Khoa toàn cấp (đại học) Dược hoạt động theo những quy

định trong các nghị định ngày 28 tháng Bảy năm 1909 và 30

tháng Tám năm 1923 của Toàn quyền Đông Dương (về tiêu

chuẩn tuyển sinh và tốt nghiệp). Năm tập sự của sinh viên

được tiến hành tại các cửa hàng Dược được ủy nhiệm của

Tổng giám đốc Nha học chính Đông Dương, theo đề nghị của

Hiệu trưởng Nhà trường. Đây là những cửa hàng Dược đủ

tiêu chuẩn, có pha chế theo đơn của thầy thuốc. Trong trường

hợp không có điều kiện thực hiện tập sự tại cửa hàng Dược

thì sinh viên có thể xin tập sự ở một Bệnh viện có khoa Dược

@copyright Hanoi Medical University

Page 44: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

39

do một dược sĩ người Pháp làm chủ nhiệm. Sinh viên sẽ ghi

tên xin tập sự tại văn phòng Nhà trường.

Sau khi qua được kỳ thi kiểm tra năm tập sự, sinh viên theo

học 4 năm nữa theo đúng như thể thức ở chính quốc. Các kỳ

thi kiểm tra của năm tập sự, các năm thứ Nhất, thứ Hai, thứ Ba

và hai kỳ kiểm tra năng lực (examens probatoires) đầu tiên

được tiến hành ở Đông Dương. Kỳ thi kiểm tra năng lực thứ ba

và kiểm tra năm cuối cùng được tiến hành tại Pháp, nếu qua

được, sẽ nhận bằng tốt nghiệp Dược sĩ hạng nhất (đại học).

Vì nền công nghiệp Dược của Đông Dương không phát

triển nên số sinh viên theo học khoa Dược rất ít, so với khoa

Y. Ví dụ như trong năm học 1930 - 1931, toàn khoa Dược chỉ

có 5 sinh viên. Ngày trước, tốt nghiệp Dược, Dược sĩ thường

mở ngay hiệu thuốc để kinh doanh, hầu như không có ai học

tiếp để thi tiến sĩ Dược khoa. Đáng tiếc là chưa có số liệu về

Dược sĩ cao cấp đã tốt nghiệp.

Bệnh viện Mắt được thành lập theo nghị định ngày 14

tháng Bảy năm 1915 của Thống sứ Bắc Kỳ và chính thức mở

cửa ngày 16 tháng Tư năm 1916 ở phố Résident Miribel (nay

là phố Trần Nhân Tông). Bệnh viện này được trang bị rất

nghèo nàn vì theo lời phàn nàn của người giám đốc đầu tiên,

bác sĩ Bargy: "người ta định cho nó chết yểu", nhưng những

kết quả ban đầu lại rất khích lệ (có thể hiểu điều này, vì vùng

nông thôn Bắc Kỳ là ổ dịch đau mắt hột, cho tới nay vẫn chưa

thanh toán triệt để được). Nghị định ngày 7 tháng Bảy năm

1917 nâng cấp Bệnh viện Mắt Hà Nội thành Viện Nhãn khoa

Đông Dương và đặt trực thuộc Trường, với Giám đốc là một

Giáo sư của Trường. Kể từ ngày đó, Viện này vừa hoạt động

như một cơ quan của ngành Y tế điều trị miễn phí cho nhân

@copyright Hanoi Medical University

Page 45: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

40

dân, vừa là trung tâm giảng dạy Nhãn khoa của Trường Y

Dược khoa toàn cấp Đông Dương. Năm 1925, Bệnh viện

được mở rộng ra hai bên với mặt trước được xây dựng lại

thành phòng khám, phía sau, thẳng góc với nó là một hành

lang dẫn tới các phòng mổ và phòng học. Tại đây, các bác sĩ

và y sĩ Đông Dương tương lai sẽ tiếp thu được những khái

niệm rất cần thiết về nhãn khoa để hành nghề ở Đông Dương.

Đầu tiên, người ta cho 2 học sinh năm thứ Tư tách hoàn

toàn cho Bệnh viện Mắt với ý định cho học một chuyên khoa

sâu nhưng thấy bất lợi nên lại thay bằng cho cả lớp năm thứ

Tư mỗi tuần đến Viện Mắt một lần để nghe giảng lâm sàng.

Sau nhiều lần thử, cuối cùng người ta chọn giải pháp cho từng

tổ học sinh, bất kể là năm thứ Ba hay thứ Tư đi luân khoa

trong 3 tháng. Kết quả đã được chứng minh là rất tốt.

Khoa Thú y được tách thành Trường Thú y độc lập. Môn

Pháp Y được đưa vào từ năm 1919. Nghị định ngày 4 tháng

Bảy năm 1920 tái lập khoa Quân y đã bị bãi bỏ năm 1909

nhưng sau đó, do điều kiện quá ngặt nghèo (học sinh thi ra

Trường không đạt sẽ phải đủ lính 5 năm với chức vụ là y tá)

nên từ 1925, không có học sinh nào ghi danh tham gia nữa.

Nghị định ngày 7 tháng 1 năm 1919 sáp nhập chứng chỉ Lý

- Hóa - Tự nhiên (PCN: Sciences physiques, chimiques et

naturelles) vào Trường Y Đông Dương giống như ở chính

quốc và bằng tốt nghiệp có giá trị tương đương: đó là bước đầu

tiên trong việc kiến tạo một nền giáo dục đại học của Đông

Dương tương đương như chính quốc. Kể từ đây, phải có chứng

chỉ PCN mới vào được Đại học Y. Khi Trường Cao đẳng Khoa

học được thành lập thì chứng chỉ này chuyển sang đó và tách

thành PCB (Physiques - Chimie - Biologie: Lý - Hóa - Sinh)

@copyright Hanoi Medical University

Page 46: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

41

để vào học Trường Y và SPCN (Sciences physiques,

chimiques et naturelles: Lý - Hóa - Tự nhiên) để học Trường

Cao đẳng Khoa học. Chứng chỉ PCB còn được áp dụng tại

Trường Y Hà Nội cho tới năm học 1954 - 1955. Ngoài Trường

Y Dược, các Trường cao đẳng khác trong thành phần của Viện

Đại học Đông Dương vẫn chỉ mang tính chất Trường chuyên

nghiệp. Mãi đến năm 1941, do tình hình chiến tranh làm Đông

Dương tách rời khỏi chính quốc, các Trường Luật, Khoa học

rồi đến Cao đẳng Nông Lâm, Cao đẳng Công chính mới dần

dần trở thành nơi đào tạo đại học, cấp bằng kỹ sư và cử nhân

luật, cử nhân khoa học, không có tiến sĩ (Đinh Xuân Lâm và

cs. - Sách đã dẫn, tr12 - 13).

Chứng chỉ PCN đã nâng cao trình độ cơ bản, nên Nhà

trường tổ chức lại theo Sắc lệnh ngày 18 tháng Năm 1921.

Năm học 1920 - 1921, học sinh tốt nghiệp Tú tài phần 2 vào

Trường Y bắt đầu học PCN, nhưng từ năm học sau (1921 -

1922), sinh viên vào Y phải có chứng chỉ PCN. Đây là một

bước nhảy vọt về chất lượng tuyển sinh. Năm học 1921 -

1922, lần đầu tiên có hai sinh viên tốt nghiệp PCN vào học

là các ông Đặng Vũ Lạc và Hoàng Thụy Ba. Cả hai đã bảo

vệ luận án tại Paris và tốt nghiệp năm 1927. Trường hợp ông

Đặng Vũ Lạc là tiêu biểu cho lớp thanh niên chuyển từ "mực

tầu, giấy bản" sang cầm bút sắt. Ông đã dự kỳ thi Hương

cuối cùng năm 1915 tại Nam Định vào được đến tam Trường

mới quay sang tân học và thi đỗ tú tài, rồi PCN. Sau này,

ông Đặng Vũ Lạc đã thành lập một Bệnh viện tư nhân lớn

nhất Đông Dương thời đó, (dân gian chỉ gọi bằng tên: Nhà

thương Đốc tờ Lạc) lấy chỗ làm việc cho nhiều bác sĩ Việt

Nam không làm cho chính quyền Bảo hộ, trong đó có bác sĩ

@copyright Hanoi Medical University

Page 47: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

42

Phạm Hữu Chí, một người tốt nghiệp xuất sắc ở Trường Y

Paris nhưng không được nhận vào Trường Y Hà Nội do kỳ

thị dân tộc của nhà cầm quyền thực dân. Bác sĩ Phạm Hữu

Chí không may mất sớm mấy năm sau đó. Bác sĩ Đặng Vũ

Lạc cũng mất sớm khi còn khá trẻ, riêng bác sĩ Hoàng Thụy

Ba công tác tại Viện Bảo vệ Bà Mẹ - Trẻ Sơ sinh ở Hà Nội

cho tới sau giải phóng miền Nam mới nghỉ hưu năm 73 tuổi

và mất năm 93 tuổi.

Sau hai năm chuẩn bị, Trường được tổ chức lại hoàn toàn

theo Sắc lệnh ngày 30 tháng Tám năm 1923: được nâng lên

thành Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương (école de Plein

Exercice: còn gọi là Trường Kiêm Bị) giống như của chính

quốc, có thêm khoa y sĩ và dược sĩ Đông Dương. Tất cả

những quy chế mới này đã đưa tới việc xây dựng các bộ môn

Mô học, Giải phẫu bệnh học, Phẫu thuật thực hành, Vi trùng

học, Ký sinh trùng học, Sinh lý học và Y hóa học.

Chương trình học nhờ tăng thêm phần thực tập chung ở

các bộ môn kể trên của khoa y sĩ và khoa đại học khiến chất

lượng y sĩ Đông Dương ngày càng sát gần chất lượng bác sĩ.

Học sinh của Trường, vì lý do gia đình hoặc lý do khác, có

thể xin chuyển sang học tại các Trường bên chính quốc hoặc

Algérie, đặc biệt là những Trường có khoa thuộc địa, và sinh

viên các khoa y học nhiệt đới của Pháp cũng có thể chuyển

sang học Trường Đông Dương.

Khung cán bộ của thời kỳ cuối những năm 1920 bao gồm:

BS. DEGORCE Ngoại lâm sàng

BS. LE ROY DES BARRES Sản phụ khoa lâm sàng

@copyright Hanoi Medical University

Page 48: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

43

BS. COPPIN

(Sau khi BS. Coppin mất, BS

Polidori thay)

Nội lâm sàng

BS. CASAUX

(chuẩn bị về hưu năm 1930)

Lâm sàng Nhãn khoa

BS. DE RAYMOND Bệnh Ngoài da và Hoa liễu

BS. NAUDIN Lâm sàng cơ sở

BERNARD (Thạc sĩ Vật lý) Vật lý và Hóa học

BOURRET (Tiến sĩ khoa học,

cộng tác viên Viện Bảo tàng)

Động vật học

PETELOT (Cử nhân khoa học,

cộng tác viên Viện Bảo tàng)

Thực vật học

Bệnh viện thực hành được chú trọng xây dựng cùng với

Trường ngay từ ngày đầu ở ấp Thái Hà. Năm 1904, Bệnh viện

Nhà Chung (Hôpital de la Mission) của Hội Truyền giáo được

chuyển thành Bệnh viện Bản xứ (Hôpital indigène) và sau

thành Bệnh viện Bảo hộ (Hôpital du Protectorat, dân gian

quen gọi là Nhà thương Phủ Doãn) là cơ sở thực hành đa

khoa của học sinh. Bệnh viện gồm hai khu, cách nhau qua

đường Borgnis - Desbordes, trước kia là đường Camps des

Lettrés (phố Tràng Thi ngày nay). Khu phía Bắc đường là khu

chính, khu phía Nam là nhà Carmel cũ (nay là khu Viện Bảo

vệ Bà mẹ - Trẻ em) được sử dụng làm nơi giảng dạy nữ hộ

sinh và Khoa Sản - Phụ. Ngày 1 tháng Tư năm 1904, chính

quyền Bảo hộ Bắc Kỳ chính thức mua lại nhà, đất và trang bị

@copyright Hanoi Medical University

Page 49: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

44

của Bệnh viện Bản xứ và Nghị định ngày 13 tháng Mười năm

1904 tổ chức lại Bệnh viện trên cơ sở mới. Các khoa lâm sàng

được đặt dưới quyền bác sĩ Cognacq, Hiệu trưởng Trường Y

Đông Dương. Bác sĩ Le Roy des Barres được cử làm Giám

đốc Bệnh viện. Các Giáo sư, giảng viên và sinh viên đảm

nhiệm công tác tại Bệnh viện, bác sĩ Lafaurie được chỉ định

làm thường trú.

Ngày đó Bệnh viện có 354 bệnh nhân, mọi bệnh nhân của

Bệnh viện thực hành trước đây đều được chuyển sang Bệnh

viện Bảo hộ. Năm 1905, Trại Phong tế Trường được sáp nhập

vào Bệnh viện nhưng đến năm 1912 lại tách ra và sáp nhập

vào hệ thống các trại phong. Năm 1928, xây dựng khu nhà

mổ hiện đại.

Theo Sắc lệnh ngày 30 tháng Tám năm 1923, Bệnh viện

Bảo hộ trở thành Bệnh viện thực hành của Trường Y nên

chức vụ giám đốc bắt buộc phải do một Giáo sư của Trường

đảm nhiệm. Mặt khác, theo Nghị định ngày 17 tháng Chạp

năm 1923, về mặt hành chính, Bệnh viện Bảo hộ vẫn là bệnh

viện chính của Nha Y tế Bắc Kỳ.

Bệnh viện Bảo hộ khi đó gồm có các khoa:

Khoa Ngoại (nam và nữ)

Khoa Sản - Phụ (khu nhà Carmel cũ, ở bên kia đường)

Khoa Nội (nam và nữ)

Khoa Nội Nhi

Khoa bệnh ngoài da và Hoa liễu

Khoa bệnh Tâm thần

@copyright Hanoi Medical University

Page 50: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

45

Khoa Ung thư

Khoa dành cho phạm nhân

Khoa Điện quang và Điện trị liệu

Labo vi sinh

Khoa Dược và labo hóa sinh

Khoa Khám bệnh đa khoa

Bệnh viện Bảo hộ sau này đã dần dần chuyển thành

chuyên ngoại khoa.

Tổng số giường bệnh cho đến năm 1931:

Bệnh viện Bảo hộ: 583 giường

Khu Nhà Carmel cũ: 50 giường

Khu cách ly Cống Vọng: 134 giường

Viện Mắt và Bệnh viện Tâm thần Vôi (Bắc Giang) cũng

được đặt trực thuộc Trường. Khu cách ly (lazaret) Cống

Vọng 13 đến năm 1932 mở rộng dần thêm thành Bệnh viện

René Robin, hoàn chỉnh vào khoảng năm 1940 - 1941 (Bệnh

viện Bạch Mai hiện nay). Dân gian chỉ gọi bằng một tên đơn

giản: Nhà thương Cống Vọng. Vào những năm 1940, đường

Thuộc địa số 1 (RC1, tức đường Giải Phóng ngày nay) xuống

Nhà thương Cống Vọng qua ô Đồng Lầm chỉ thuộc loại

"thênh thang tám thước", hai bên là ruộng lúa và đoạn qua

Công viên Lenin hiện nay là hồ sen Bảy Mẫu, đầu mùa hạ đi

qua có thể ngửi hương sen ngào ngạt, nhưng Bệnh viện đã có

kiến trúc hiện đại, thanh thoát, khác với kiểu “nhà thuộc địa”

của nhà thương Bảo hộ và khu cách ly Bạch Mai. Khu nhà

tròn đang được xây dựng thành khu phẫu thuật thì phải bỏ dở

vì Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã gần kề. Tuyến đường xe

@copyright Hanoi Medical University

Page 51: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

46

điện Yên Phụ - Kim Liên có điểm kết thúc ngay trước cổng

bệnh viện, rất tiện cho bệnh nhân trong thành phố xuống. Như

vậy, truyền thống xây dựng bệnh viện thực hành cho Trường

Y đã được bắt nguồn ngay từ năm 1902 và duy trì liên tục qua

kháng chiến chống Pháp, ngay trong những điều kiện rất gian

khổ và thiếu thốn. Đến năm 1955, Bộ Y tế đã quyết định đặt

các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trở thành các bệnh viện

trực thuộc Bộ. Hệ thống đào tạo nội trú, một đặc thù của

ngành Y (hầu như trên toàn thế giới) trong rèn luyện tay nghề

thực hành cho thầy thuốc, được đưa vào ngay từ những ngày

đầu thành lập Trường, sau khi bị bãi bỏ một thời gian và khi

quay trở lại vẫn chưa được chính thức thừa nhận và có thể bị

thay thế bằng hệ đào tạo cao học nặng về lý thuyết như ở các

ngành khác. Cố Hiệu trưởng Nguyễn Trinh Cơ đã bỏ bao tâm

huyết để tái xây dựng ngành đào tạo nội trú và Bệnh viện thực

hành, có lẽ vì các Giáo sư Trường Y hiểu hơn ai hết giá trị

của ngành học này.

Thời đó, bác sĩ được gọi là “đốc tờ” hay "quan đốc", thậm

chí là "cụ", y tá được gọi là "thầy" và y tá cũng gọi sinh viên

là "thầy" nhưng không phải với nghĩa ngày nay. Tiếng "thầy"

được dùng để chỉ các viên chức cấp thấp (thầy thư ký, thầy

thông, thầy đề). Riêng y công bị gọi một cách rất khinh miệt

là "cu li san" (coolie des salles = lao công các phòng).

Giáo sư Hồ Đắc Di, người Hiệu trưởng đầu tiên của

Trường Y ta sang Pháp du học năm 1918, năm đó cụ tròn 18

tuổi. Khi tầu qua Địa Trung Hải vẫn còn lo vấp thủy lôi của

Đức thả trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Người bảo trợ

cho cụ là Toàn quyền Albert Sarraut (vì thân phụ cụ Di là

Thượng thư Hồ Đắc Trung, một trong tứ trụ triều đình triều

@copyright Hanoi Medical University

Page 52: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

47

Duy Tân, có quan hệ cá nhân với Toàn quyền). Sau khi tốt

nghiệp bác sĩ y khoa, cựu nội trú các Bệnh viện Paris, cụ nhớ

nhà, đến đòi ông Albert Sarraut cho về nước. Ông này mách cụ

xuống Marseille dự thi tuyển thầy thuốc cho Đông Dương. Năm

đó (1931) có 3 người trúng tuyển là Hồ Đắc Di, Huard và

Cartoux. Hai người Pháp được phân công về Hà Nội còn cụ Di

về Huế theo gia đình. Khi đó, Bệnh viện Huế có một phẫu thuật

viên người Pháp tên là Lemoine rất kém cỏi. Mỗi khi mổ, ông ta

thường phải đối chiếu với atlas giải phẫu. Cụ Di giỏi hơn nhiều

mà lại không được mổ, thế là mâu thuẫn dẫn đến vác ghế đánh

nhau. Dù là con quan nhưng cuối cùng thì Tây vẫn thắng, cụ Di

bị đổi vào Quy Nhơn. Đang lang thang ở Quy Nhơn thì gặp

Giáo sư Le Roy des Barres đi công tác qua. Khi đó, ông đang là

Hiệu trưởng Trường Y Đông Dương kiêm Giám đốc Bệnh viện

Bảo hộ, đồng thời là cố vấn y tế cho Toàn quyền. Cụ Di kể lại:

"Ông ấy hỏi tôi: Qu'est - ce que tu fais là? Tôi trả lời: "Je m'

amuse!" (Cậu làm gì ở đây? Tôi chơi!). Từ cuộc gặp gỡ này,

Giáo sư hỏi cụ có muốn về Hà Nội không, sau đó ông đã can

thiệp để Toàn quyền Pierre Pasquyer quyết định qua mặt Khâm

sứ Trung Kỳ, chuyển cụ Di ra Hà Nội (Giáo sư làm được việc

này vì ông rất thân với Toàn quyền). Tất nhiên là Khâm sứ

Trung Kỳ rất tức tối nhưng không làm gì được. Trách cụ thì cụ

thản nhiên trả lời: việc này là do Toàn quyền, tôi không biết.

Ra tới Bệnh viện Bảo hộ, cụ gặp cụ Vũ Đình Tụng khi đó

là y sĩ thường trú của Bệnh viện, cụ Tụng bảo cụ: "Toa ra đây

làm gì, họ có cho toa mổ đâu !", "Không cho mổ thì moa lại đi"

-và lập tức, cụ lên gặp Le Roy des Barres để hỏi cho ra lẽ nhưng

Giáo sư nói: "Anh là cựu nội trú, anh có quyền mổ chứ !". Được

lời như cởi tấm lòng, cụ lập tức xuống ra lệnh cho thầy y tá

trưởng: "Thầy chuẩn bị cho tôi mổ bệnh nhân này". Thầy y tá

tưởng mình nghe nhầm, hỏi lại: "Bẩm cụ mổ?" - "Chứ sao" -

"Cụ đã bẩm quan chánh chưa?" - "Việc gì tôi phải bẩm, cứ

@copyright Hanoi Medical University

Page 53: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

48

chuẩn bị đi" (Kể đến đây, cụ Di cười sảng khoái: "Thật ra thì

mình bẩm rồi, nói thế cho oai thôi. Sau này cụ Hồ biết chuyện,

có hỏi tôi năm đó bao nhiêu tuổi. Tôi mới ngoài 30, thế là cụ Hồ

gọi đùa tôi là cụ non") Thầy y tá khốn khổ bị kẹt giữa hai làn

đạn, không biết kêu ai. May mà mọi chuyện đều êm đẹp và

Giáo sư Hồ Đắc Di trở thành người Việt Nam đầu tiên được mổ

cho bệnh nhân Việt Nam ở chính trên quê hương Việt Nam.

Ngày 11 tháng Chạp năm 1943, cụ Hồ Đắc Di được phong

học hàm Giáo sư không bộ môn (professeur sans chaire) cùng

với Cartoux và là người Việt Nam đầu tiên ở Trường Y được

phong học hàm này. Với một ý nghĩa nào đó, Giáo sư Le Roy

des Barres đã có công rất lớn với Trường Y khi mang Giáo sư

Hồ Đắc Di về Hà Nội để sau này kế tục Trường Y Đông

Dương, khai sinh ra Trường Y Cách mạng trong kháng chiến

chống Pháp.

Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương được coi chính

thức là chi nhánh của Trường Đại học Y Paris, khi đó gồm 7

khoa (hay phân khoa):

1. Một khoa chuẩn bị thi chứng chỉ Lý - Hóa - Vạn

Vật PCB.

2. Một khoa Y toàn cấp.

3. Một khoa Dược toàn cấp.

4. Một khoa Y sĩ Đông Dương.

5. Một khoa Dược sĩ Đông Dương.

6. Một khoa cho người châu Á.

7. Một khoa nữ hộ sinh bản xứ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 54: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

49

Nghị định ngày 22 tháng Tư năm 1924 của Toàn quyền

Đông Dương M.Merlin đã quy định các chi tiết thi hành Nghị

định ngày 30 tháng Tám năm 1923 về việc cải tổ lại Trường

Y Đông Dương. Lần đầu tiên, một Hội đồng Giáo sư được

thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng về những vấn đề tổ chức

giảng dạy và quy chế kỷ luật. Hội đồng gồm các Giáo sư

chính thức và hai giảng viên do Giám đốc Nha học chính chỉ

định vào đầu mỗi năm học. Một thư ký phụ tá Hiệu trưởng

(đúng ra phải gọi là chánh văn phòng, tương đương như Phó

Hiệu trưởng thường trực hiện nay) được chọn trong số Giáo

sư chính thức với nhiệm kỳ 5 năm theo quyết định của Toàn

quyền và do Giám đốc Nha học chính giới thiệu sau khi đã

tham khảo ý kiến Hiệu trưởng. Thư ký sẽ phụ trách công tác

hành chính và tổ chức, giám sát và kỷ luật đối với sinh viên,

phụ trách công tác Bệnh viện theo chỉ định của Hiệu trưởng.

Thư ký lĩnh lương theo cấp bậc và được thu xếp nơi ở trong

Trường (theo Giáo sư Vũ Công Hòe, Trường còn cơ sở phố

Tràng Tiền - hiện nay thuộc chỗ cửa hàng Bôđêga - là nơi ở

cho một số Giáo sư và cả sinh viên). Ban thư ký còn gồm hai

thư ký người bản xứ biệt phái từ Nha học chính Đông Dương,

một trong hai người kiêm phụ trách thư viện và được hưởng

thêm phụ cấp đồng niên 120 đồng.

Nghị định 22 tháng Tư năm 1924 khẳng định lại nhiệm vụ

của Trường đào tạo các đối tượng, gồm:

1. Bác sĩ y khoa và Dược sĩ hạng nhất theo Nghị định

30 /8/1923.

2. Y sĩ và Dược sĩ Đông Dương.

3. Y sĩ Quân Y.

@copyright Hanoi Medical University

Page 55: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

50

4. Y sĩ Trung Hoa.

5. Nữ hộ sinh Đông Dương.

Y sĩ Đông Dương khóa cuối cùng ra Trường năm 1934

(theo Giáo sư Vũ Công Hòe. Cũng theo Giáo sư, không có

chênh lệch đáng kể về trình độ giữa bác sĩ và y sĩ Đông

Dương). Sau này, phần lớn y sĩ Đông Dương đã thi lấy bằng

Tú tài “Tây” và dành ra 2 năm để bổ túc một số môn và làm

luận án tốt nghiệp bác sĩ Y khoa. Lớp y sĩ cuối cùng ra

Trường năm 1934 vào Trường và cùng học với Giáo sư Vũ

Công Hòe (Giáo sư Hòe ra Trường năm 1937, Bác sĩ Trương

Cam Cống học trên Giáo sư Hòe 4 lớp và Bác sĩ Phạm Ngọc

Thạch học trên Giáo sư Hòe 3 lớp và là khóa cuối cùng phải

sang Pháp làm luận án). Số y sĩ được đào tạo từ Trường Y

Đông Dương kể từ khóa ra Trường đầu tiên năm 1907 đến

khóa năm 1930 là 294 người (chưa có số liệu ra Trường các

năm từ 1931 đến 1934).

Nghị định cũng quy định chi tiết chương trình học, số giờ

mỗi tuần của một môn và quy định chương trình thi tốt

nghiệp. Trong bước đầu đặt hệ nội trú, nghị định có quy định

tuyển chọn hàng năm 4 sinh viên làm trợ lý giải phẫu, sinh lý,

mô - giải phẫu bệnh học và dược học. Trợ lý giải phẫu được

phụ cấp hàng tháng 15 đồng, các trợ lý khác được 10 đồng.

Hàng năm tổ chức thi tuyển trong số sinh viên năm thứ 3 và 4

(chung cho mọi chuyên khoa) lấy 3 trưởng phòng của Bệnh

viện Bảo hộ (2 phòng ngoại khoa và 1 phòng nội khoa). Các

sinh viên được chỉ định có trách nhiệm làm bệnh án và thực

hiện điều trị, ngoài ra còn hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên

lớp dưới và được hưởng phụ cấp mỗi tháng 10 đồng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 56: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

51

Chế độ nội trú đã có ngay từ khi thành lập Trường, theo

Nghị định ngày 28 tháng Bảy năm 1902. Sau này, chế độ nội trú

được thực hiện đầy đủ hơn. Sinh viên năm thứ ba thi ngoại trú

và sinh viên năm thứ 5 thi nội trú. Chỉ sinh viên ngoại trú và nội

trú mới có quyền điều trị, số không trúng tuyển vào chế độ "trú"

thì như Giáo sư Nguyễn Trinh Cơ thường gọi đùa, là "những

linh hồn lang thang ngoài hành lang" (Les âmes errantes du

couloir). Tất cả các thầy thuốc giỏi của ta sau này đều đã trải

qua một thời gian làm nội trú và có thầy, như thầy Tôn Thất

Tùng đã tỏ ra nổi bật ngay từ thời kỳ làm nội trú. Vì vậy, danh

hiệu "cựu nội trú" rất được tôn trọng, trên danh thiếp, thường

danh hiệu "cựu nội trú các Bệnh viện" được đặt trên danh hiệu

"bác sĩ y khoa".

Hàng năm, kỳ thi ngoại trú và nội trú được tổ chức với số

tuyển chọn không nhất định, tùy theo số chỗ còn trống ở bệnh

viện. Ngoài phần thi lý thuyết, sinh viên được giao bệnh nhân

và làm bệnh án dưới sự giám sát của giám thị. Sau đó, giám thị

thu lại bệnh án. Ngày hôm sau, trước Hội đồng thi, sinh viên

đọc lại bệnh án của mình dưới sự giám sát của sinh viên kế tiếp,

nghĩa là không có quyền sửa đổi lấy một chữ. Cách kiểm tra

chéo như vậy bảo đảm được tính nghiêm minh và công bằng

của cuộc thi. Sau khi có danh sách trúng tuyển, người đỗ đầu

được chọn chỗ chuyên khoa trước, thứ mới đến người sau. Vì

vậy, những chuyên khoa "nổi tiếng" hoặc "hái ra tiền" không

bao giờ đến tay các anh đỗ hạng kém, tuy kém của nội trú vẫn

còn hơn không nội trú.

Các Giáo sư người Pháp được trả lương rất cao do có phụ

cấp khu vực (lương bên thuộc địa gấp đôi lương ở chính

quốc). Giáo sư bậc khởi điểm (bậc 5) có lương đồng niên kể

cả phụ cấp thuộc địa gấp 3 lần lương Y sĩ Đỗ Xuân Hợp thời

đó (như vậy, nếu so với lương bên Pháp thì khởi điểm của

@copyright Hanoi Medical University

Page 57: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

52

Giáo sư chỉ hơn lương Y sĩ Đỗ Xuân Hợp có 1,5 lần), còn

khởi điểm của Giáo sư bậc 1 thì gấp 4,5 lần. (5981,92 và

8617,56 đồng so với 1944 đồng, trong khi giá vàng khoảng 50

đồng một lạng - Theo Lê Gia Vinh, sách đã dẫn, tr 24 + tư

liệu Trường Đông Dương).

Nghị định cũng quy định phụ cấp giảng dạy cho những

giảng viên không hưởng lương Giáo sư, hay phụ giảng chính

thức, là 8 đồng cho một giờ lý thuyết và 6 đồng cho một buổi

thực tập 2 giờ. Đến giai đoạn này, sinh viên năm thứ nhất

khoa đại học không hưởng học bổng mà phải đóng lệ phí mỗi

học kỳ 3 tháng là 19 đồng, gồm cả tiền thư viện 1 đồng và

tiền thực tập 6 đồng. Như vậy hàng năm mất 76 đồng, cộng

thêm 26 đồng tiền lệ phí thi, thành 102 đồng, những năm sau

là 98 đồng. Năm cuối cùng sang Pháp bảo vệ luận án phải

đóng tiền thi 165 francs, luận án và văn bằng 240 francs, cộng

405 francs (thời đó 1 đồng Đông Dương ăn 8,25 francs, như

vậy mất khoảng 50 đồng Đông Dương nữa).

Thư viện thời kỳ này được gộp chung với Thư viện Viện

Đại học trong một phòng rộng, đối diện Đại Giảng đường, tới

cuối những năm 1950 mới tách riêng thành Thư viện Đại học

Y Dược. Sau khi tách riêng hai Trường (Y và Dược) năm

1962, Thư viện Đại học Y được tổ chức thành hai đơn vị

riêng biệt là Viện Thông tin - Thư viện Y học Trung ương và

Thư viện Đại học Y Hà Nội.

Trước năm 1935, sinh viên chỉ học hết năm thứ tư thì

sang Pháp thi nốt năm thứ năm và bảo vệ luận án tốt nghiệp.

Từ 1935 trở đi, khi Giáo sư Thạc sĩ Henri Galliard, Giáo sư

Trường Đại học Y khoa Paris sang nhậm chức Hiệu trưởng,

các Giáo sư bắt buộc phải có bằng thạc sĩ nên các chủ nhiệm

@copyright Hanoi Medical University

Page 58: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

53

khoa người Pháp lần lượt thay nhau về Paris thi thạc sĩ và

cũng từ đó, Trường Paris hàng năm cử một Giáo sư sang chủ

trì luận án. Các Giáo sư từ Paris sang chủ trì việc bảo vệ luận

án, như Giáo sư Lemaitre, đã gọi Trường Y Đông Dương là

"cái ăng ten của nền khoa học Pháp tại Viễn Đông", đánh giá

rất cao trình độ và khả năng của sinh viên Trường Đông

Dương, coi tương đương như tốt nghiệp từ Trường Paris. Số

bác sĩ sang Pháp làm luận án, kể từ khóa đầu 1921 - 1927 tới

khóa 1928 - 1934 là 42 người. Khóa 1929 - 1935 trở đi bắt

đầu bảo vệ luận án tại Hà Nội. Từ năm 1935 đến khoa thi

cuối cùng của Trường Đông Dương năm 1945, đã có tổng số

147 luận án được bảo vệ chính thức (không kể một số nội trú

không kịp làm luận án, như Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Thế

Khánh, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Hữu, Phạm Biểu Tâm và

nhiều người khác). Người ta thấy rõ từng bước trưởng thành

của Trường Y Đông Dương, từ lúc chỉ đào tạo được y sĩ, rồi

đào tạo bác sĩ thiếu năm cuối, phải sang Pháp thi tốt nghiệp,

cho tới khi đào tạo hoàn chỉnh học vị bác sĩ tại Hà Nội. Mười

sáu năm kể từ sau khoa thi Đình cuối cùng (vào năm 1919),

các tiến sĩ tân khoa bắt đầu ra trường tại Hà Nội năm 1935

(nhưng trước đó 8 năm, nghĩa là sau 8 năm không có tiến sĩ

kể từ khoa thi Đình năm Kỷ Mùi, đã có các tiến sĩ do Trường

Y Đông Dương đào tạo nhưng lại phải sang Pháp thi). Khi đó,

mới chỉ có Trường Y Hà Nội có khả năng cấp học vị này.

Cũng lần đầu tiên, bệnh tật của nhân dân Việt Nam được

nghiên cứu và trình bày một cách khoa học trong các luận án

tốt nghiệp (dù thời gian đầu phải bảo vệ tại Paris nhưng tất cả

các luận án đều lấy đề tài từ thực tế Việt Nam). Tóm lại, chỉ

sau 8 năm gián đoạn, các tiến sĩ tân khoa lại tiếp tục ra

Trường, kế tục sự nghiệp của giáo dục Hán học. Ngày đó, lễ

@copyright Hanoi Medical University

Page 59: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

54

bảo vệ luận án và tốt nghiệp được tiến hành rất long trọng.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết, tốt nghiệp 1938, kể lại (cụ

mới mất cách đây vài năm) các bác sĩ tân khoa và Giáo sư

Trường Y đều đội mũ có 4 dải và mặc áo thụng đen.

Về sau, những người theo kháng chiến được Bộ Quốc gia

Giáo dục cấp bằng tốt nghiệp, một số sau này bảo vệ tại

Trường Y trong Hà Nội tạm chiếm. Như vậy, nếu tính cả số y

sĩ Đông Dương và số bảo vệ luận án ở Pháp, Trường Y Đông

Dương đã đào tạo ít nhất 483 người (chưa tính số y sĩ Đông

Dương 4 năm sau cùng và số nội trú chưa kịp bảo vệ luận án),

một con số thật ít ỏi so với nhu cầu (1 thầy thuốc cho hơn

50.000 dân) nhưng không thể trách Trường Y Đông Dương.

Sự phát triển giáo dục chậm chạp của thời đó phụ thuộc vào

rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trong nhất là chủ nghĩa

thực dân không phát triển mạnh giáo dục và trình độ kinh tế

thấp kém của đất nước ta dưới ách thực dân, có tới trên 90%

dân số mù chữ. Tuy nhiên để bù lại đây là công của Trường Y

Đông Dương, các bác sĩ ra Trường, nhất là bác sĩ nội trú, có

trình độ chuyên môn và phương pháp luận khoa học rất vững

vàng, là tiền đề để sau này tự lực phát triển sau khi đã giành

được độc lập.

Năm 1932, Viện Giải phẫu thuộc Trường được thành lập

tại địa điểm ngày nay ở phố Tăng Bạt Hổ, khi đó do bác sĩ

P.Huard làm Viện trưởng kiêm chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu.

Cũng năm đó, thầy Đỗ Xuân Hợp (tốt nghiệp y sĩ Đông

Dương năm 1929), được ông lấy trúng tuyển trong kỳ thi

chọn trợ lý giải phẫu và được nhận về đây làm việc. Năm đó

thầy Hợp mới 26 tuổi. Huard đã cùng các cộng sự (chủ yếu là

Đỗ Xuân Hợp) xuất bản 9 tập Công trình của Viện Giải phẫu

@copyright Hanoi Medical University

Page 60: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

55

thuộc Trường Đại học hỗn hợp Y Dược khoa Hà Nội

(Travaux de l' Institut anatomique de la Faculté mixte de

Médecine et de Pharmacie de Hanoi, 9 tomes, de 1936 à

1944). Ngoài ra, ông còn là thành viên Trường Viễn Đông

Bác Cổ. Ông đã góp phần đào tạo nhiều nhà giải phẫu và

ngoại khoa lớp trước của ta như Đỗ Xuân Hợp, Tôn Thất

Tùng, Đinh Văn Thắng, Nguyễn Hữu, Phạm Biểu Tâm, v.v...

Bác sĩ Huard xuất thân từ Trường Quân Y bên Pháp và đã

giảng dạy ở đó, ở ông có sự thẳng thắn của một quân nhân và

một nhà khoa học. Năm 1947, nghe tin ngoài kháng chiến có

mở kỳ thi tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, ông đã nhắn tin chúc

mừng. Có một dịp đi nhận thương binh, ông đã gửi tặng bác

sĩ Tôn Thất Tùng một cây thuốc lá Cotab, một số thuốc DDT

đang được ưa dùng thời đó và đề nghị thầy Tùng có yêu cầu

gì về sách vở sẽ hết sức giúp đỡ.

Viện Giải phẫu là một cơ sở trực thuộc Trường cũng xuất

bản được tập kỷ yếu riêng (9 tập như trên đã nói) và có một

gian triển lãm cổ sinh vật học rất đẹp. Cũng năm 1932, thầy

Đỗ Xuân Hợp, đã tốt nghiệp y sĩ Đông Dương năm 1929,

trúng tuyển kỳ thi chọn trợ lý giải phẫu 18 và được nhận về

đây làm việc. Năm đó thầy Hợp mới 26 tuổi.

Giáo sư Đỗ Xuân Hợp nhớ lại: thời đó còn thanh niên ham

bay nhảy, thi trợ lý giải phẫu chỉ coi như bước đi đầu tiên. Sau

này, theo Giáo sư Lucas Championnère khuyên, tôi đi luân khoa

Tai Mũi Họng của Giáo sư Sollier và định xin chuyển sang làm

việc tại đó. Khi trình bày với hiệu Trường Le Roy des Barres,

ông đập bàn quát tôi: "tôi không thích đôi bàn tay đã mó vào

xác chết lại mó vào bệnh nhân của tôi", và thế là tắt mộng đi

lâm sàng, trở nên gắn bó suốt đời với nghề giải phẫu! Kể đến

đây, Giáo sư phá lên cười. Cũng không nên nghĩ rằng đây là

@copyright Hanoi Medical University

Page 61: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

56

hành động áp bức của một "ông Tây". Tuổi hai người chênh

lệch như cha với con (khi Giáo sư Le Roy des Barres sang

Đông Dương dạy học thì Giáo sư Hồ Đắc Di mới lên 2 và mãi 4

năm sau, Giáo sư Hợp mới ra đời). Chúng ta cũng mong được

"an phận" như Giáo sư Đỗ Xuân Hợp để trở thành chuyên gia

giải phẫu đầu tiên của Việt Nam. Giáo sư có nhiều công trình

làm chung với Giáo sư Huard, một số được trích dẫn trong cuốn

giáo khoa Giải Phẫu nổi tiếng của Rouvière và nổi bật nhất là

cuốn "Hình thái học Người và Giải phẫu nghệ thuật"

(Morphologie humaine et Anatomie artistique) được giải

thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Theo thông lệ thời đó, mỗi khi

có công trình làm chung bởi hai tác giả Việt và Pháp, tên tác giả

Pháp bao giờ cũng được để lên trên (dù người đó có là học trò

tác giả Việt đi nữa, theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết). Vì vậy,

xem tài liệu Pháp, bao giờ cũng là cặp tên: Huard và Đỗ Xuân

Hợp. Hỏi lại thầy Hợp là ai đóng góp nhiều hơn, thầy khẳng

định: bằng nhau.

Khi về làm việc tại Viện Giải phẫu, Giáo sư Hợp vẫn phải

tự học để thi tú tài (thời đó nếu không có tú tài thì không thi bác

sĩ được). Ông bảo vệ luận án năm 1944 về một đề tài rất đặc

thù: "Nghiên cứu về hệ thống xương người Việt Nam". Ông là

người đầu tiên nghiên cứu hệ thống các đặc điểm giải phẫu của

người Việt Nam, kể cả về ngón chân Giao Chỉ, nghiên cứu cả

các tác phẩm điêu khắc ở chùa chiền, đền miếu để kết tinh lại

trong cuốn "Hình thái học Người và Giải phẫu nghệ thuật". Ông

vừa giảng dạy tại Trường Y, vừa giảng dạy tại Trường Cao

đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1936 (theo Lê Gia Vinh:

Con đường vinh quang. - NXB Văn hóa, 1991). Ngày đó, thầy

Hợp là một trang phong lưu công tử, vừa giàu, vừa có tài. Dĩ

nhiên thầy có xe hơi riêng và được cô bác sĩ Jeanne T. T. O. ở

bộ môn Sinh lý học rất ngưỡng mộ, tuy thầy đã có gia đình.

@copyright Hanoi Medical University

Page 62: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

57

Khi Trường Y về tay nhân dân, trong kháng chiến chống

Pháp, Giáo sư Đỗ Xuân Hợp là người đầu tiên dùng tiếng

Việt trong giảng dạy ở bậc đại học và biên soạn các danh từ

giải phẫu còn nguyên giá trị đến ngày nay. Ông liên tục làm

Hiệu trưởng Trường Đại học Quân Y cho tới khi nghỉ hưu

năm 72 tuổi (1978) nhưng vẫn lãnh đạo bộ môn Giải phẫu

Trường Đại học Y Hà Nội và chỉ đạo Hội Hình thái học Việt

Nam. Ông đã được phong quân hàm Thiếu tướng Quân y và

được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân

và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Địa điểm 11 Lê Thánh Tông thật ra là của Đại học Luật

khoa. Một địa điểm mới cho Trường Y Dược toàn cấp Đông

Dương cũng đã được chọn ở góc giữa hai phố Trần Thánh

Tông - Trần Hưng Đạo, bên cạnh Bệnh viện Đồn Thủy

(ngày nay là Viện Quân Y 108) nhưng chưa kịp thực hiện thì

bị tình hình chiến tranh làm gián đoạn (mới chỉ xây được

Viện Giải phẫu ở Tăng Bạt Hổ, việc xây dựng Viện Pháp y

cũng bị bỏ dở vì chiến tranh), tuy chiến tranh thực sự đến

1939 mới xảy ra. Hiện còn các cáo thị điều tra "Tiện và Bất

tiện" về việc xây dựng Viện Pháp y (tư liệu ở Trung tâm Lưu

trữ Quốc gia I).

Những ông thầy người Pháp của thời kỳ này, có lẽ chỉ trừ

một số rất nhỏ, đều sang giảng dạy với tinh thần truyền thụ

kiến thức khoa học cho học sinh, đúng theo lời thề

Hippocrate. Thầy Henri Coppin được học sinh quí mến vì rất

giỏi lâm sàng (theo GS. Trịnh Ngọc Phan), tiếc rằng thầy qua

đời sớm (1929). thầy Naudin, một cựu bác sĩ hải quân là

người rất thương học sinh và thông cảm với bệnh nhân. Bác sĩ

Lê Văn Khải kể lại: "Thời đó tình trạng thiếu giường nằm

trong Bệnh viện chưa trầm trọng lắm nên chúng tôi dễ dãi thu

@copyright Hanoi Medical University

Page 63: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

58

nhận cả những người chỉ có bệnh đói và rét. Giáo sư Naudin

không phản đối, chỉ nhắc câu "Một người bề ngoài khỏe

mạnh là người có bệnh mà không biết" và ông bắt sinh viên

xem lại, thế nào ông cũng tìm ra một bệnh, dù rất nhẹ, như

ghẻ, giun, thiếu máu... để người ấy được nằm và ăn miễn phí

một số bữa. Giáo sư Naudin ưa cho thuốc dạng bào chế"

(ngày ấy, các dung dịch để uống thường không thành công

thức bào chế sẵn như ngày nay nên thầy thuốc thường kê đơn

5 - 7 vị thuốc để phòng bào chế pha cho bệnh nhân dùng,

giống như kê thang đông y). Chắc chắn nhiều bác sĩ trẻ ngày

nay không biết trong "Si rô ho Bổ phế" có những vị gì, liều

lượng bao nhiêu. Dạng bào chế sẵn (officinal) thật tiện lợi, đỡ

phải nhớ nhiều! Các thầy người Pháp tuy không phải là những

nhà khoa học xuất sắc nhưng họ đã thành công trong việc đào

tạo một thế hệ bác sĩ Việt Nam có đủ đức, tài để sau này duy

trì được Trường Y trong kháng chiến chống Pháp và phát

triển lớn mạnh như ngày nay. Các Giáo sư Nhà trường đã

xuất bản định kỳ được 9 tập Kỷ yếu công trình kể từ năm

1936, công bố các nghiên cứu của Giáo sư và bác sĩ, dược sĩ

Trường Y Dược khoa Đông Dương. Rất đáng tiếc là những

tập kỷ yếu của Trường và của Viện Giải phẫu hiện nay đều

không còn được lưu trữ tại thư viện Nhà trường.

Giáo sư Le Roy des Barres, Hiệu trưởng Trường Y (thời

kỳ 1929 - 1935) chuyên về sản khoa và mổ rất giỏi. Những

bệnh nặng không có khả năng chuyển về Pháp đều phải qua

tay thầy vì vậy thầy được hầu hết các vị “tai to mặt lớn” kính

nể. Ông chỉ có tật hay gắt nên sinh viên rất ngại phụ cho ông

và chỉ có vợ ông (người Việt) là một nữ hộ sinh làm được

việc đó. Bà biết trước những dụng cụ ông sắp cần để đưa

đúng lúc và nếu ông gắt thì bà gắt lại, thậm chí đá chân qua

@copyright Hanoi Medical University

Page 64: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

59

gầm bàn vào cẳng chân ông là ông dịu ngay (Lê Văn Khải,

sách đã dẫn).

Giáo sư Lucas Championnère rất giỏi ngoại khoa, gia

đình có 3 đời đều là thầy thuốc danh tiếng. Ông là người điềm

đạm, rất quí mến sinh viên. Ông khám bệnh rất kỹ nên chẩn

đoán rất chính xác và vừa mổ, ông vừa giải thích cặn kẽ cho

sinh viên phụ mổ. Giáo sư Lucas Championnère đã mất tại Hà

Nội trong sự tiếc thương của sinh viên khiến chính người

Pháp phải ngạc nhiên. Sau Giáo sư Lucas Championnère, có

Giáo sư Cartoux (người cùng sang Đông Dương một lượt với

các Giáo sư Hồ Đắc Di và Huard) làm ngoại khoa kiêm giảng

dạy môn giải phẫu. Ông rất biết ăn diện, là người đầu tiên ở

Hà Nội có chiếc xe hơi kiểu thể thao và là người rất lịch sự.

Ông mổ tay trái rất khéo và tận tình hướng dẫn cho sinh viên

trong lúc mổ.

Các Giáo sư lớp sau 1930, ngoài Huard (có công đào tạo

y sĩ Đông Dương Đỗ Xuân Hợp) và Cartoux, còn có Meyer

May (một người gốc Do Thái, theo phe kháng chiến De

Gaulle, sau năm 1946 ông sang Mỹ sinh sống) là người có

công lớn đào tạo bác sĩ Tôn Thất Tùng; Gs Daléas (Sản phụ

khoa) có công đào tạo bác sĩ Đinh Văn Thắng, rồi GS

Montagné, Sollier và nhiều người khác cũng thuộc lớp này.

Người Pháp rất trọng bằng cấp nên nhiều cán bộ giảng dạy

thời đó đã phải về Pháp thi thạc sĩ (như nội khoa có Massias,

ngoại có Mayer May, sản có Daléas, nhi có Blondel, giải phẫu

có Huard...). Tuy nhiên, cũng còn nhiều Giáo sư khác không

có bằng thạc sĩ như Toullec dạy môn Bệnh học nhiệt đới,

Cartoux dạy Phụ sản, Polidori dạy Nhi, Naudin dạy Nội,

Grenierboley dạy Da liễu, Joyeux dạy Mô học, Keller dạy

Mắt, Sollier dạy Tai Mũi Họng. Giáo sư Sollier là người rất

@copyright Hanoi Medical University

Page 65: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

60

đặc biệt. Ông có tính “ăn to nói lớn”, luôn gắt gỏng với mọi

người, thậm chí khi vợ ông tới khám cũng bị ông gắt gỏng

như với những bệnh nhân khác. Thật ra, tuy ông gắt đấy

nhưng nếu sinh viên bỏ không đến thì ông lại tìm họ xin lỗi vì

tật nóng tính của mình và vui vẻ mời quay lại. Ông có bà vợ

rất hiền, sinh cho ông sáu con toàn gái. Mỗi lần thấy ông bà

và đàn con đi phố hay đi lễ nhà thờ, người Việt Nam nào

cũng phải ngắm nhìn vì hiếm có người Pháp nào đông con

như vậy. Ông đã có công đào tạo các bác sĩ Tai Mũi Họng lớp

đầu của ta như bác sĩ Vũ Hữu Hiếu bên Quân Y (đã mất),

Giáo sư Võ Tấn, v.v. Giáo sư Hiệu trưởng Henri Galliard sau

này khi đã về Pháp đã tiếp tục đỡ đầu nhiều sinh viên Việt

Nam du học bên đó. Ông vẫn giữ nguyên cảm tình với Việt

Nam tuy từ 1946 đã thôi dạy học Trường Đông Dương. Các

thầy người Pháp không làm tư, nhưng sẵn sàng khám giúp

người nhà sinh viên. Thỉnh thoảng, do Bệnh viện Saint Paul

mời (từ sau năm 1935 mới có Bệnh viện này, do các bà sơ

đảm nhiệm) thì mới sang mổ.

Từ 1935, việc bảo vệ luận án được tiến hành ngay tại

Trường Y Đông Dương, lúc đầu do các Giáo sư từ Pháp sang

chủ trì.

Năm đầu tiên bảo vệ luận án tại Hà Nội có 12 bác sĩ là:

1. Lê Văn Cẩn: Góp phần nghiên cứu các trường hợp gãy

xương cánh tay.

2. Huỳnh Công Chiêu: Góp phần vào việc điều trị bệnh

lách do sốt rét bằng liệu pháp phủ tạng lách.

3. Huỳnh Tấn Đối: Góp phần nghiên cứu các hội chứng

bụng cấp trong bệnh giun đũa.

@copyright Hanoi Medical University

Page 66: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

61

4. Nguyễn Trọng Hiệp: Nghiên cứu về hậu quả ngoại khoa

các bệnh lỵ và viêm đại tràng nhiệt đới.

5. Nguyễn Đình Hoàng: Góp phần nghiên cứu các trường

hợp gãy mỏm ngang đơn độc cột sống thắt lưng.

6. Hoàng Gia Hợp: Gây mê tĩnh mạch bằng Numal.

7. Trương Hồ Ly: Điều trị ngoại khoa các viêm đại tràng

mạn tính bằng tạo lỗ rò, đặc biệt là mở ruột thừa.

8. Nguyễn Xuân Nguyên: Góp phần nghiên cứu bệnh do

Pseudomonas pseudomallei ở Đông Dương.

9. Phạm Văn Phán: Góp phần nghiên cứu bệnh sốt rét

bẩm sinh

10. Lê Đình Quý: Góp phần nghiên cứu phẫu thuật cắt tử

cung qua đường âm đạo.

11. Võ Duy Thạch: Góp phần nghiên cứu bệnh sinh của

phù trong chứng tê phù (béri béri).

12. Dương Tấn Tươi: Công cuộc chống bệnh sốt rét ở

Tuyên Quang.

Từ khi Đông Dương bị ngăn cách với chính quốc do Chiến

tranh Thế giới thứ Hai, các Giáo sư Nhà trường tự đảm nhiệm

việc chủ trì luận án, và cuối cùng, từ Vichy, Sắc lệnh ngày 15

tháng Mười năm 1941 của Thống chế Pétain, quốc trưởng

Pháp, đã nâng cấp Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương

thành Trường Đại học hỗn hợp Y Dược khoa Đông Dương,

hoàn thiện bước cuối cùng trong việc xây dựng Trường Y

Dược Đông Dương (chính quyền Đông Dương thời đó theo

chính phủ Vichy và chống lại phe kháng chiến De Gaulle).

Từ khoảng năm 1940 trở đi, trưởng các khoa lâm sàng tại

bệnh viện và phần lớn các khoa cận lâm sàng đều do cán bộ

@copyright Hanoi Medical University

Page 67: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

62

Việt Nam đảm nhiệm. Các bậc đàn anh có cụ Vũ Đình Tụng

và cụ Trần Văn Lai là hai bác sĩ thường trú tại Bệnh viện Bảo

hộ để hướng dẫn sinh viên thực tập. Bác sĩ thường trú cuối

cùng là cụ Hồ Đắc Di (theo hồi ký Giáo sư Vũ Công Hòe).

KHUNG CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG

THỜI KỲ ĐẦY ĐỦ NHẤT (1943)

Hiệu trưởng: H. GALLIARD, Giáo sư Trường Đại học Y khoa

Paris

Giáo sư chính thức: Daléas, Huard, Cousin, Sollier, Grenierboley,

Blondel, Rivoalen, Joyeux, Montagné, Bonnet.

Trợ lý lâm sàng: CARTOUX, Hồ Đắc Di (hai vị này được

phong Giáo sư ngày 11/12/1943).

BAN Y:

A. BLONDEL Nội lâm sàng

Bệnh học Nội khoa

Điều trị học

P. BONNET Dược lý học

C. CARTOUX Sản khoa

G. COESTER (giảng viên) Y vật lý

E. COUSIN Y hóa học

P. DALEAS Lâm sàng Sản - Phụ khoa

DUGA (giảng viên) Điện quang và Vật lý trị liệu

H. GALLIARD Vi trùng học

Ký sinh trùng học

@copyright Hanoi Medical University

Page 68: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

63

J. GRENIERBOLEY Lâm sàng bệnh ngoài da - hoa liễu

Bệnh học đại cương

HỒ ĐẮC DI Bệnh học ngoại (cùng với M.

Montagné)

P. HUARD Giải phẫu định khu

Phẫu thuật thực hành

Ngoại lâm sàng

B. JOYEUX Mô học và Phôi thai học

Giải phẫu bệnh

M. MONTAGNÉ Giải phẫu học

Bệnh học ngoại

B. NOYER (Giảng viên) Sinh lý học

Y học thực nghiệm (tức Sinh lý

bệnh học)

A. RIVOALEN Nội lâm sàng nhi khoa

Truyền nhiễm Vệ sinh

R. SOLLIER Lâm sàng Tai - Mũi - Họng

Y pháp học và Quy chế hành nghề

Không có chủ nhiệm

chính thức

Nhãn khoa

@copyright Hanoi Medical University

Page 69: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

64

Trường Đại học Y - Dược năm 1923

@copyright Hanoi Medical University

Page 70: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

65

Tấm thẻ ngà của các học sinh Trường Y Đông Dương

@copyright Hanoi Medical University

Page 71: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

66

khóa đầu tiên của Trường Y khoa Đông Dương

Hàng đầu tiên: ông Lê Văn Chinh, thầy thuốc Capus,

BS. Degorce và BS. Le Roy des Barres

Hàng thứ hai: các giám thị.

Hàng thứ ba: tám học sinh.

@copyright Hanoi Medical University

Page 72: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

67

Đại giảng đường Đại học Y - Dược khoa Đông Dương năm 1930

Nhà thương Bạch Mai năm 1915

@copyright Hanoi Medical University

Page 73: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

68

Các học sinh, y sĩ Đông Dương khóa 1921 - 1925

Lần đầu tiên có hai sinh viên tốt nghiệp PCN:

Sinh viên Đặng Vũ Lạc (người mặc áo màu trắng) và sinh

viên Hoàng Thụy Ba (người đứng hàng đầu, thứ tư từ trái

sang). Sau đó tốt nghiệp Bác sĩ ở Paris.

@copyright Hanoi Medical University

Page 74: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

69

Khu nội trú của sinh viên ở 13 Lê Thánh Tông

Học sinh, y sĩ Đông Dương thực tập tại Bệnh viện năm 1910

@copyright Hanoi Medical University

Page 75: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

70

Nhiều thầy của chúng ta đã nổi bật ngay từ khi làm nội trú

hoặc mới ra Trường, ở đây chỉ có thể nêu một vài ví dụ:

Thầy Đặng Văn Ngữ bảo vệ luận án năm 1936 với đề tài:

"Góp phần nghiên cứu về lâm sàng và bệnh căn các áp xe gan

ở Bắc Kỳ". Ông là trợ lý cho Giáo sư Henri Galliard, Hiệu

trưởng và chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng. Khi trở thành

trưởng labo Ký sinh trùng và giảng viên Sinh học ban Dược,

ông đã công bố 16 công trình nghiên cứu và đến năm 1943,

ông được tuyển chọn đi du học ở Nhật Bản với tiêu chuẩn

"Người có trình độ cao, đại diện xứng đáng cho nền Y học

Pháp tại Đông Dương". Sau này, năm 1949, từ Nhật Bản ông

về thẳng Việt Bắc tham gia Trường Y kháng chiến và đã có

công trình nghiên cứu sản xuất nước lọc (filtrat) pênixilin

phục vụ điều trị thương binh.

Năm 1936, ông phát hiện thấy loài sán Clonorchis

sinensis (Sán lá gan nhỏ) còn có thể ký sinh ở tụy. Nghiên

cứu về sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Dirofilaria immitis

ký sinh ở muỗi Aedes được mọi người thán phục về sự tỉ mỉ,

chính xác (1938). Khi điều tra muỗi, ông phát hiện loài muỗi

chưa từng được biết và đặt tên là Anopheles tonkinensis

(1940). Ông đã thực nghiệm thành công bệnh sán nhái ở nòng

nọc, làm sáng tỏ nguyên nhân một bệnh ở Việt Nam do tập

tục đắp nhái lên mắt chữa bệnh mà Giáo sư chủ nhiệm khoa

Mắt Keller mô tả là một bệnh đặc biệt.

Thầy Tôn Thất Tùng thì vừa làm nhiệm vụ nội trú khoa

Ngoại, vừa làm phụ giảng (prosecteur) giải phẫu và kiêm luôn

cả giải phẫu đại thể (mổ tử thi sau khi bệnh nhân chết để xác

định nguyên nhân tử vong). Do có sức khỏe tuyệt vời nên

thầy còn giữ chân đội trưởng đội bóng Trường Y thời đó. Ở

@copyright Hanoi Medical University

Page 76: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

71

thầy, có phẩm chất một nhà khoa học lớn ngay từ khi còn trẻ:

cái gì đã tìm thấy thì không bằng lòng với kết quả trước mắt,

kiên quyết đi tới cùng, không nề hà việc lớn hay nhỏ.

Khoảng năm 1960, có một bệnh nhân ngộ độc

mercurochrome (ý định tự tử) bị nôn liên tục. Thầy không biết

giải độc bằng cách nào bèn sai học trò đi xe của thầy xuống

khoa Nhi Bạch Mai tìm bà chuyên gia tiết chế Liên Xô để hỏi ý

kiến. Được bà hướng dẫn cách làm sữa chua đơn giản (hồi đó

không có sẵn sữa chua như ngày nay) và cho bệnh nhân uống.

Quả nhiên hết nôn và ngay hôm sau đã ăn cơm được. Hôm sau,

thầy lại bắt học trò xuống tìm bà chuyên gia để yêu cầu giải

thích cơ chế tác dụng.

Trong thời gian làm trợ lý rồi phụ giảng giải phẫu từ 1935

đến 1939, thầy đã phẫu tích hơn 200 bộ gan người chết. Lao

động cực nhọc đó đã được đền bù xứng đáng: thầy là người

đầu tiên phẫu tích được toàn bộ các đường dẫn mật trong gan,

sau này có ứng dụng rất to lớn trong công trình cắt gan khô

Tôn Thất Tùng được giới Y học phương Tây đánh giá rất cao.

Luận án bảo vệ năm 1940 của thầy là khởi đầu cho một công

trình suốt đời "Sự phân bố tĩnh mạch trong gan và các ứng

dụng trong cắt gan và cắt thùy gan" (Tôn Thất Tùng, cuộc đời

và sự nghiệp - NXB Y Học, 1997).

Như vậy, ngay từ đầu những năm 1940, đội ngũ cán bộ

người Việt trong Trường Đông Dương đã lớn mạnh, tự đảm

đương được công tác giảng dạy lâm sàng và điều trị. Các

trưởng khoa lâm sàng hoàn toàn thay thế được các Giáo sư

người Pháp khi họ vắng mặt.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Thanh, nguyên Giám đốc Bệnh viện

Saint Paul, học trò thầy Nguyễn Hữu Thuyết được nghe thầy kể

@copyright Hanoi Medical University

Page 77: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

72

lại: hồi đầu có 3 ông thầy người Việt đi với các thầy người Pháp:

Thầy Tôn Thất Tùng trưởng khoa Ngoại với Giáo sư Meyer May,

thầy Đinh Văn Thắng trưởng khoa Sản phụ với Giáo sư Daléas

và thầy Nguyễn Hữu Thuyết, trưởng khoa Nhi với Giáo sư

Blondel. Cả ba thầy đều được sinh viên gọi bằng "sếp".

Học trò của sếp Thuyết khá đông và còn nhớ mãi cái khoa

Nhi Bệnh viện Bạch Mai ngăn nắp, sạch sẽ và thoáng mát. Các

bác sĩ, từ Giáo sư chủ nhiệm đến nội trú đều mặc một kiểu trang

phục dễ nhận ra, có mũ bác sĩ, túi đựng ống nghe và búa gõ

phản xạ. Y tá mặc trang phục trắng có khăn bịt đầu, hộ lý mặc

màu xanh lục. Trong khoa tuân theo một trật tự nghiêm ngặt:

Khi bác sĩ hoặc nội trú đi khám bệnh, cô y tá người Pháp

Marcel tháp tùng ghi lại mọi mệnh lệnh điều trị và tưới cồn vào

bàn tay người khám bệnh, không phân biệt đó là Giáo sư hay

nội trú. Trong giao ban hàng ngày, thường do trưởng khoa lâm

sàng chủ trì, nội trú trình bày diễn biến ở bệnh phòng, bà y tá

trưởng Landauer người Pháp gốc Đức báo cáo các vấn đề kỹ

thuật (ví dụ cấp cứu viêm phổi bằng lều dưỡng khí, truyền máu

thừa ở rau sản phụ cho trẻ thiếu máu do sốt rét, v.v..). Bà Minh,

y tá phụ trách dược trình sổ thuốc xin chữ ký và cô Marcel báo

cáo về các vấn đề dinh dưỡng (như cho bệnh nhi dùng sữa chua,

tiêm nước dừa cho trẻ suy dinh dưỡng, v.v..).

Khi bắt đầu kháng chiến tại Hà Nội, thầy Nguyễn Hữu

Thuyết là Quân y Trưởng Trung đoàn Thủ Đô, có trạm cứu

thương đặt tại phố Hàng Bè. Sau khi rút khỏi Hà Nội, thầy lại

làm Quân y Trưởng Trung Đoàn 72 Bắc Kạn, mãi tới năm 1952

mới trở lại ngành Nhi rồi được sang Trung Quốc, ở đó, thầy học

thêm Trung Y và trở thành một chuyên gia Nhi khoa về Đông Y

cho tới cuối đời.

Năm 1940, phát xít Nhật tấn công Lạng Sơn, hạ đồn

Đồng Đăng. Thực dân Pháp quỳ gối dâng Đông Dương cho

@copyright Hanoi Medical University

Page 78: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

73

Nhật và từ năm 1943, Đông Dương đã bị lôi kéo vào cuộc

chiến (trong khi nhà cầm quyền thực dân vẫn đứng ngoài

cuộc và cổ động cho thống chế Pétain!). Hà Nội bị không

quân Đồng Minh ném bom nhiều lần, tất nhiên mức độ ác liệt

không thể so sánh với những năm chống Mỹ của nhân dân ta

nhưng sinh viên Trường Y đã bắt đầu được làm quen với

công tác cấp cứu chiến thương, phân loại nạn nhân để sắp tới

sẽ thích ứng rất nhanh trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Thời kỳ từ những năm 1940 còn chứng kiến các hoạt

động cách mạng trong sinh viên y. Hiện nay, rất tiếc là những

nhân chứng lịch sử không để lại nhiều hồi ức cho hậu thế

nhưng những gì ta được biết cũng có thể cho thấy hoạt động

yêu nước sôi nổi thời đó. Điển hình nhất là hai nhóm:

Nhóm Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng

với hàng loạt bài "Thanh niên ca" khơi dậy lòng yêu nước và

tự hào dân tộc khi ca ngợi những chiến công ngàn năm xưa

của tổ tiên. Những bài hát này có tính chất kích động rất

mạnh. Lớp học sinh mới lớn tiếp thu được lịch sử oanh liệt

của dân tộc qua dạng rất hấp dẫn là các bài tráng ca. Những

chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa trở nên sống

động hơn bao giờ hết. Có thể nói những bài ca yêu nước của

thời kỳ này đã làm sống dậy lòng tự hào dân tộc, nung nấu ý

chí trả thù cho nỗi nhục mất nước hơn 80 năm và thôi thúc

thanh niên sinh viên học sinh lên đường cứu nước.

Nhóm thứ hai đông hơn, với những hoạt động xã hội như

cứu đói, khám bệnh cho đồng bào, quyên góp thuốc men gửi

lên chiến khu, gồm nhiều bác sĩ, dược sĩ đã ra trường như Vũ

Văn Cẩn (sau này là Cục trưởng Cục Quân Y, rồi Bộ trưởng

Bộ Y tế), Lê Văn Chánh, Nguyễn Sĩ Dư, Nguyễn Dương

@copyright Hanoi Medical University

Page 79: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

74

Hồng, Vũ Công Thuyết, các sinh viên Nguyễn Xuân Bích,

Chu Văn Tích, Nguyễn Minh Tâm, v.v... Tuy nhiên, cả hai

nhóm này hoạt động không phải với tư cách là một tổ chức

của Đại học Y Dược. Lịch sử 100 năm của Trường không thể

nói nhiều về họ.

Trước khi kháng chiến toàn quốc nổ ra, hàng loạt sinh

viên y đã vào quân đội, nổi bật nhất là các anh Đặng Văn

Việt, từ một sinh viên y trở thành Trung đoàn Trưởng Trung

đoàn 174 nổi tiếng đã dám cả gan với lực lượng của trung

đoàn khi đó hạ đồn Đông Khê ngày 25/5/1950, trước chiến

dịch Biên Giới, làm chính Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp

phải ngạc nhiên (Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ

- NXB Quân đội Nhân dân, 1999. - tr 21), anh Nguyễn Kèn

trở thành Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Nguyễn Thế Lâm,

và một vinh dự rất lớn nữa cho Trường Y là anh sinh viên

Cayxỏn Phomvihản sau này trở thành Tổng Bí thư đảng Nhân

Dân Cách Mạng và Chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân

Dân Lào.

Tuy ngày 9/3/1945, Nhật đã lật đổ chính quyền thực dân

Đông Dương nhưng mọi việc trong Trường Y vẫn tiến hành

bình thường. Giáo sư Vũ Công Hòe nhớ lại là Nhật chỉ đuổi

giới cầm quyền và quân đội Pháp nhưng không đụng tới các

trí thức dân sự. Vì vậy, năm 1945 vẫn tổ chức thi tốt nghiệp

và bảo vệ luận án.

Có 6 luận án được bảo vệ năm 1945 gồm:

1. Nguyễn Sĩ Dinh: étude clinique du typhus murin à forme

épidémique (Nghiên cứu lâm sàng về sốt Rickettsia mooseri

thành dịch).

@copyright Hanoi Medical University

Page 80: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

75

2. Hồ Văn Huê: Contribution à l' étude du liquyde céphalo -

rachidien des phylitiques tertiaires cutanés Annamites (Góp

phần nghiên cứu dịch não tủy các bệnh nhân giang mai da thời

kỳ thứ ba người Việt Nam).

3. Nguyễn Văn Liêu: étude clinique des accidents cutanés

provoqués par le latex des arbres à laque du Tonkin (Nghiên

cứu lâm sàng các tai biến ngoài da do nhựa cây sơn ở Bắc Kỳ).

4. Huỳnh Bá Nhung: La transfusion sanguine dans les

anémies infantiles observées au Tonkin (Truyền máu trong

thiếu máu trẻ em ở Bắc Kỳ).

5. Lê Văn Phụng: étude de l' ostéomyélite de l' adolescent et

des voies d'accès à la diaphyse humérale (Nghiên cứu về viêm

xương tủy ở thiếu niên và đường vào thân xương cánh tay).

6. Nguyễn Tử Vinh: Contribution à l' étude des maladies

chirurgicales du colon droit (Góp phần nghiên cứu các bệnh

ngoại khoa của đại tràng phải).

Sau Cách mạng tháng Tám, Viện Đại học Hà Nội trở về

với nhân dân, Trường Y Dược Hà Nội trở thành Trường Đại

học Y Dược Việt Nam do Giáo sư Hồ Đắc Di làm Hiệu

trưởng. Các Giáo sư người Pháp đều ra đi nhưng lúc đó, lớp

cán bộ giảng dạy người Việt đã sẵn sàng thay thế trong mọi

bộ môn. Kỳ thi tốt nghiệp năm học 1945 - 1946 vẫn mở và Bộ

Quốc gia Giáo dục đã cấp bằng tốt nghiệp cho nhiều người,

tuy nhiên, không có luận án nào được trình bày.

Năm học 1946 - 1947 bị trở ngại vì chiến tranh nhưng vẫn

có kỳ thi tốt nghiệp ở ngoài kháng chiến năm 1947.

@copyright Hanoi Medical University

Page 81: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

76

Khoảng tháng Tư năm 1947, Trường Y Dược Đông

Dương được tái giảng trong Hà Nội tạm bị chiếm. Tính chất

Trường vẫn như xưa, nghĩa là do các Giáo sư người Pháp chủ

trì và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Khi đó, Giáo sư

Huard là Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn

(tên cũ Bệnh viện Bảo hộ đã bị xóa bỏ, sau này, chính quyền

bù nhìn đổi tên thành Bệnh viện Yersin).

Dần dà, khung Giáo sư được bổ sung thêm 4 Giáo sư thạc

sĩ người Việt: Phạm Biểu Tâm (Ngoại khoa, 1949), Đặng Văn

Chung (Nội khoa, 1952), Vũ Công Hòe (Giải phẫu bệnh,

1952) và Nguyễn Hữu (Giải phẫu, 1952). Cũng năm 1947,

một phân hiệu của Trường được mở ở Sài Gòn do Giáo sư

Massias làm Hiệu trưởng. Năm 1949, về danh nghĩa, Trường

được chuyển giao cho chính quyền bù nhìn nhưng vẫn do

Giáo sư Huard làm Hiệu trưởng. Lần này có thêm Giáo sư

Phạm Biểu Tâm được làm Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Giám

đốc Bệnh viện Yersin.

Từ năm 1947 đến 1954, Trường Hà Nội đã tổ chức bảo vệ

được 106 luận án (năm cao nhất là 1952, có 53 luận án) nhưng

sau đó, phần lớn bác sĩ đã bị bắt vào quân đội. Cùng thời gian

này, Trường Sài Gòn cũng đã tổ chức bảo vệ được 57 luận án

trước khi kết thúc tồn tại của Trường Đông Dương cũ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 82: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

77

PHỤ LỤC

Luận án của các Giáo sư Trường Đại học Y Hà Nội bảo

vệ trong thời Đông Dương (theo trình tự thời gian).

1. Nguyễn Xuân Nguyên, 1935: Contribution à l' étude de

la mélioidose en Indochine (Góp phần nghiên cứu bệnh do

Pseudomonas pseudomallei ở Đông Dương).

2. Đặng Văn Ngữ, 1936: Contribution à l' étude clinique

et étiologique des abcès du foie au Tonkin (Góp phần nghiên

cứu về lâm sàng và bệnh căn các áp xe gan ở Bắc Kỳ).

3. Vũ Công Hòe, 1937: Du suicide dans la société

annamite (Vấn đề tự sát trong xã hội Việt Nam).

4. Nguyễn Ngọc Doãn, 1940: Ascaridiose infantile au

Tonkin (Bệnh giun đũa trẻ em ở Bắc Kỳ).

5. Phạm Khắc Quảng, 1940: Amibiase et cancer (Bệnh

amíp và ung thư).

6. Đinh Văn Thắng, 1940: Les épreuves fonctionnelles du

rein et la valeur de la glycémie chez l'Annamite du Tonkin

(Các xét nghiệm chức năng thận và trị số đường huyết ở

người Việt Nam Bắc Kỳ).

7. Tôn Thất Tùng, 1940: La vascularisation veineuse du

foie et ses applications aux résections et lobectomies

hépatiques (Sự phân bố tĩnh mạch trong gan và các ứng dụng

trong cắt gan và cắt thùy gan).

@copyright Hanoi Medical University

Page 83: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

78

8. Nguyễn Tấn Gi Trọng, 1941: De l' intérêt de la

ponction sternale dans l' étude du paludisme (Về ích lợi của

chọc dò xương ức trong nghiên cứu sốt rét).

9. Đặng Văn Chung, 1944: Les dilatations congénitales de

l' artère pulmonaire (Giãn bẩm sinh động mạch phổi).

10. Nguyễn Trinh Cơ, 1944: Considérations sur le

traitement des pleurésies purulentes aigues non tuberculeuses

(Nhận xét về việc điều trị các tràn mủ màng phổi không do lao).

11. Đỗ Xuân Hợp, 1944: Recherches sur le système

osseux des Annamites (Nghiên cứu về hệ thống xương người

Việt Nam).

12. Trịnh Ngọc Phan, 1944: Contribution à l' étude du

traitement chirurgical du goợtre au Tonkin (Góp phần nghiên

cứu về điều trị ngoại khoa bướu giáp ở Bắc Kỳ).

@copyright Hanoi Medical University

Page 84: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

79

Hồ Chủ tịch đến dự lễ khai giảng Trường Đại học và phát

bằng tốt nghiệp BS y khoa, Nha khoa, nữ hộ sinh

(15/11/1945)

@copyright Hanoi Medical University

Page 85: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

80

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và

GS. Trần Hữu Tước với các chiến sĩ

Trung đoàn Thủ đô (2/1947)

@copyright Hanoi Medical University

Page 86: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

81

Các trí thức trong kháng chiến tại Thanh Thúy (Phúc Thọ)

năm 1948

Từ phải sang trái: Đinh Văn Thắng, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di,

Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Xuân Hợp, Vũ Văn Cẩn, Nguyễn Trinh Cơ

@copyright Hanoi Medical University

Page 87: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

82

Hội nghị tổng kết thi đua năm 1952

Trường Đại học Y khoa trong kháng chiến

Từ trái, hàng cuối:

Thứ nhất: GS. Hồ Đắc Di.

Thứ ba: BS Tôn Thất Tùng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 88: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

83

Chương II

THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

(1945 - 1954)

PHẦN I. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NĂM 1945 - 1946

Vài nét về tình hình năm 1945

Năm 1945, trước sự phản công của phe Đồng minh, phe

phát xít chỉ còn sót lại Nhật, nhưng cũng đang thua to trên

khắp mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, ở Đông

Dương Nhật làm đảo chính chớp nhoáng: Chỉ một đêm

09/3/1945 đã lật đổ Pháp để rảnh tay đối phó với Đồng minh.

Nhật tuyên bố cho Việt Nam được “độc lập” và lập ra Chính

phủ Trần Trọng Kim, toàn người Việt, có cả một số trí thức

danh tiếng tham gia. Vua Bảo Đại tuyên bố “dân vi quý”...

Điều đó khiến một số người trong tầng lớp trí thức và

thanh niên không khỏi có ảo tưởng, lạc hướng. Những người

cầu an và bàng quan nhất với thời cuộc cũng nói tới hai chữ

“độc lập”.

Nhưng ai chịu suy nghĩ sẽ nhận ra ngay bản chất “bù

nhìn” của cái Chính phủ do Nhật dựng lên vì nó thiếu hai Bộ

quan trọng là Ngoại giao, Quốc phòng; và vì thái độ của nó

đối với mặt trận Việt Minh do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành

lập và đứng đầu, đang được quốc dân ngóng đợi.

Sau đảo chính 09/3, theo Giáo sư Vũ Công Hòe kể lại,

Nhật chỉ giam giữ các nhân vật thuộc giới cai trị và quân sự

@copyright Hanoi Medical University

Page 89: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

84

Pháp, do vậy các thầy người Pháp vẫn làm việc ở Trường Y

Dược. Điều này lý giải vì sao có 6 luận án được bảo vệ năm

1945 (Lê Văn Phụng, Hồ Văn Huê, Huỳnh Bá Nhung,

Nguyễn Sĩ Dinh, Nguyễn Văn Liêu, Nguyễn Tử Vinh). Đây

là những bác sĩ y khoa cuối cùng của Trường Y Dược thuộc

Pháp (ba vị đầu tiên sau này trở thành cốt cán của quân y ta).

Tuy nhiên, lúc này vị thế các thầy người Việt trong Trường đã

khác hẳn trước: 1) số lượng họ rất đông đảo, khác hẳn tình

hình ở các trường Đại học khác; 2) họ bắt đầu đảm nhiệm

nhiều công việc. Điều này giúp hậu thế cắt nghĩa được vì sao

Trường Y Dược vẫn hoạt động có quy củ nhất sau Cách mạng

tháng Tám và cả trong kháng chiến chống Pháp.

Cuối năm 1944 và đầu năm 1945 xảy ra hạn hán diện

rộng và vỡ đê trên khắp triền sông Hồng và sông Thái Bình

gây mất mùa nặng nề. Lại đúng vào lúc “giáp hạt”, nên nông

dân chết đói tới 2 triệu người trên tổng số hơn 10 triệu dân

Bắc Kỳ. Ở Hà Nội, nông dân tràn ra xin ăn, rách rưới, ghẻ lở,

bị chết đói và chết bệnh (dịch sốt “định kỳ”) ngay ở hè phố

đến mức chôn không xuể. Sau mỗi đêm xác chết bày ra khắp

nơi, cảnh tượng hết sức thê thảm.

Mặt trận Việt Minh - do Đảng Cộng sản thành lập (1941),

gồm các đoàn thể và các cá nhân yêu nước, đến lúc này đang

phát huy ảnh hưởng rất lớn trong phong trào đánh Pháp, đuổi

Nhật - đã hiệu triệu quốc dân và thanh niên tham gia các đoàn

thể yêu nước và các phong trào cách mạng. Trong số hưởng

ứng có các sinh viên Trường Y - Dược và nhiều trường khác.

Họ hoạt động bí mật (thời ấy gọi là hoạt động “trong bóng

tối”) và chấp nhận mọi rủi ro nếu bị mật thám của chế độ thực

dân phát hiện ra. Năm 1945, nhất là sau đảo chính, họ đã có

thể hoạt động bán công khai.

@copyright Hanoi Medical University

Page 90: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

85

Số này không đông lắm so với tổng số sinh viên và bác sĩ,

dược sĩ. Ví dụ, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Đặng Ngọc

Tốt, Lê Khắc Thiền, Vũ Văn Cẩn, Lê Văn Chánh, Nguyễn

Xuân Bích, Nguyễn Dương Hồng, Vũ Công Thuyết, Chu Văn

Tích, Nguyễn Sĩ Dư, Nguyễn Minh Tâm và nhiều vị khác.

Tuy nhiên, họ tham gia không phải với tư cách người của Nhà

trường mà là tư cách cá nhân được giác ngộ sớm.

Trường Y Dược - với tư cách là cả một đơn vị tập thể

đứng hẳn trong hàng ngũ cách mạng - chỉ bắt đầu từ khi Giáo

sư Hồ Đắc Di làm Hiệu trưởng.

Trước đó mấy năm, từ 1943, một số đường giao thông và

các vị trí quân sự của Nhật ở Hà Nội và ở vài tỉnh đã bắt đầu

bị máy bay phe Đồng minh oanh kích. Sự thực là bom đạn

của Đồng minh chủ yếu giết hại thường dân Việt Nam (như ở

khu Đấu Xảo và ga Hàng Cỏ) và lần đầu tiên các sinh viên y

khoa và thầy thuốc người Pháp cũng như Việt tận mắt thấy ở

Bệnh viện Phủ Doãn thế nào là vết thương chiến tranh do

bom mà họ phải giải quyết. Còn vết thương do đạn bắn thẳng

lác đác xuất hiện khi Nhật vào Đông Dương (có vài trận xung

đột với Pháp và gây ra tai nạn cho người Việt) và nhiều nhất

là khi Nhật làm đảo chính: nhà thương Đồn Thủy bị Nhật

chiếm, nên thương binh Pháp phải chữa ở Bệnh viện Phủ

Doãn). Đây là bài học ban đầu, tuy rất đắt giá, để sau này họ

bớt lúng túng khi cứu chữa nạn nhân và thương binh trong

cuộc chiến tranh với thực dân Pháp. Bác sĩ trẻ tuổi Tôn Thất

Tùng ngay hồi đó đã có một vị trí quan trọng về mặt tổ chức

cũng như về mặt kỹ thuật giải quyết các loại vết thương đa

dạng này.

@copyright Hanoi Medical University

Page 91: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

86

Theo hồi ký năm 1992 của bác sĩ Trương Công Trung khi

đó là sinh viên Y4 thì Bác sĩ Tùng rất có tài tổ chức cứu chữa.

Khi đứng đầu kíp trực, ông phân loại các vết thương nhanh

chóng và chính xác, cử từng người giải quyết từng vết thương

phù hợp với năng lực của họ, kèm sự hướng dẫn cần thiết.

Cuối cùng, ông dành rất nhiều thời gian tự mổ những trường

hợp khó nhất. Vai trò của ông càng lớn khi Nhật làm đảo

chính, số thương binh và nạn nhân tăng lên nhiều.

Sự thực lúc đó, việc cứu chữa các vết thương chiến tranh,

đối với các bác sĩ là một điều hoàn toàn mới lạ, chưa có kinh

nghiệm. Dịp cứu chữa nạn nhân ở khu Đấu Xảo giúp cho các

bác sĩ ngoại khoa biết cách cử các bác sĩ giỏi ra chọn lọc và

phân loại vết thương, tổ chức nơi tiếp nhận bệnh nhân để sơ

cứu ban đầu, cách chống choáng và tổ chức sinh viên cáng

thương về cơ sở điều trị và triển khai các bàn mổ, phân loại

những trường hợp mổ theo thứ tự trước, sau. Cuối cùng là

việc theo dõi chăm sóc những trường hợp nặng sau mổ. Dịp

này, ngoài những kinh nghiệm thu được về tổ chức khi có

chiến thương hàng loạt, một bài học sâu sắc về chuyên môn

thu hoạch được là: Tuyệt đối không khâu kín thì đầu những

vết thương chiến tranh, không khâu kín những mỏm cắt cụt,

rạch rộng các vết thương nhiễm trùng. Lần đảo chính ngày

09/3/1945, Nhật chiếm nhà thương Đồn Thủy, Pháp phải đưa

tất cả thương binh của họ về Bệnh viện Phủ Doãn để điều trị.

Đây là lần thứ ba, các thầy thuốc ngoại khoa Việt Nam làm

việc tại đây được nhìn thấy những vết thương do đạn thẳng,

do đại bác và những vết thương đã nhiễm trùng. Kinh nghiệm

thu hoạch được lần này là cách xử trí các vết thương chiến

tranh đã nhiễm trùng. Cuối cùng, là những kinh nghiệm của

bác sĩ Hoàng Đình Cầu và Nguyễn Thúc Tùng trong cuộc

@copyright Hanoi Medical University

Page 92: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

87

Nam tiến phục vụ điều trị cấp cứu các vết thương chiến tranh

đã được phổ biến và viết thành tài liệu.

Đây cũng là hành trang đầu tiên để thầy trò Trường Y

Dược lên đường phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày 15 tháng 8, Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh

vô điều kiện. Chỉ 4 ngày sau (19 tháng 8) khởi nghĩa cướp

chính quyền đã nổ ra tại Hà Nội, nói lên sự chuẩn bị kỹ càng

từ trước và khả năng chớp thời cơ “ngàn năm có một” (theo

đúng nghĩa của từ này). Và chỉ một tuần sau, làn sóng khởi

nghĩa đã lan đến tận Nam Bộ. Chính phủ Lâm thời Việt Nam

đã được khẩn trương thành lập và hai tuần sau (ngày 2 tháng

9) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố trước quốc dân đồng bào

bản Tuyên ngôn Độc lập trong cuộc mít tinh khổng lồ tại

vườn hoa Ba Đình, công bố với thế giới sự ra đời của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trước khi quân Đồng minh kịp

vào Đông Dương làm nhiệm vụ công khai là tước khí giới

quân Nhật, còn nhiệm vụ không công khai là phục hồi sự cai

trị của thực dân Pháp.

Tại Bắc Bộ, cuối tháng 8/1945, 20 vạn quân Tàu (của

Tưởng Giới Thạch) vào tước vũ khí quân đội Nhật, mang theo

tàn dư thoái hóa của Việt Nam Quốc dân Đảng, với âm mưu

cướp lại hoặc chia sẻ quyền lãnh đạo với Việt Minh. Chỉ

riêng việc cung cấp cái ăn cho đội quân ô hợp này đã là điều

nan giải của chính quyền cách mạng. Ở Nam Bộ, chỉ vài ngày

sau khi ta cướp chính quyền ở Sài Gòn, thực dân Pháp núp

sau liên quân Anh - Ấn (vào tước khí giới quân Nhật) đã khởi

đầu cuộc xâm lược với âm mưu chớp nhoáng chiếm lại các

tỉnh từ vĩ tuyến 16 trở vào. Ngày 23/9/1945 với những vũ khí

thô sơ cùng với lòng yêu nước vô bờ, người dân Nam Bộ đã

@copyright Hanoi Medical University

Page 93: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

88

đứng dậy kháng chiến, bảo vệ quyền thiêng liêng bất khả xâm

phạm của một đất nước độc lập. Tại các thành phố và đô thị

quan trọng vẫn còn sáu vạn quân Nhật với nguyên vẹn vũ khí;

tuy đã đầu hàng, nhưng sẵn sàng theo lệnh quân Đồng minh

chống lại cách mạng nước ta. Một số tàn quân Pháp ẩn náu ở

Lào và Vân Nam trước đây bắt đầu trở lại đánh chiếm Lai

Châu, nhảy dù xuống Đông Triều, Thừa Thiên, Quảng Nam...

Bọn tàn dư Quốc dân Đảng nhân cơ hội đã cướp chính quyền

ở một số địa phương như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú

Thọ, Việt Trì, Vĩnh Yên, Lạng Sơn, Hải Ninh... để làm áp lực

cho việc tranh dành quyền lực với chính phủ lâm thời.

Trong tình hình khó khăn và phức tạp đó, Giáo sư Hồ Đắc

Di được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, ông đã cùng với các trí

thức thân cận và yêu nước hướng toàn Trường Đại học Y

Dược vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Trường Đại học Y Dược hoạt động trở lại năm

1945 và 1946

Chỉ sau 2 tháng chuẩn bị, Trường Đại học Y Dược khoa

của nước Việt Nam non trẻ đã khai giảng. Quả là việc phi

thường. Để làm việc này phải chuẩn bị cơ sở vật chất, lập bộ

khung giảng dạy, giải quyết chế độ đãi ngộ thầy cũng như

chiêu sinh. Bộ Giáo dục sẽ ra các nghị định phù hợp, nhưng

chính là dựa vào các đề nghị cụ thể của Hiệu trưởng (lúc đó

gọi là Giám đốc).

Tháng 10/1945, có thông báo tuyển sinh. Số người ghi

tên vào năm thứ nhất Y (gọi tắt là Y1) đông chưa từng có:

73 người.

@copyright Hanoi Medical University

Page 94: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

89

Cho đến tháng 8/1945 mới có 6 luận án được bảo vệ,

trong khi năm 1944 là 16 luận án. Còn rất nhiều sinh viên đến

niên hạn, đang chuẩn bị luận án thì cách mạng bùng nổ. Thay

cho việc trình luận án của từng người, Bộ Quốc gia Giáo dục

đã ra Nghị định ngày 16/10/1945, căn cứ theo đề nghị của

Hội đồng các “quyền Giáo sư”, cấp văn bằng bác sĩ y khoa

cho mọi sinh viên đã qua 24 lần ghi danh (tức học kỳ 3 tháng)

và đã trúng tuyển ba kỳ sát hạch Nội, Ngoại, Sản. Một số đã

được Chủ tịch Chính phủ trực tiếp trao bằng trong Lễ Khai

giảng năm đó.

Ngoài ra, có cả nghị định về tên gọi tiếng Việt của các

bằng cấp do Trường Đại học Y Dược cấp phát.

Bộ máy quản lý và khung giảng dạy cũng được thành lập

và củng cố.

- Trước hết phải có các vị phụ trách các bộ môn. Ngày

03/11/1945, Bộ Quốc gia Giáo dục ra nghị định chính thức cử

các vị “quyền Giáo sư” dạy các bộ môn, gồm 35 người, cho

các ban Y, Dược, Nha của Trường.

Tháng 9, Giáo sư Hồ Đắc Di bằng uy tín lớn của mình đã

tập hợp được một bộ khung giảng dạy khá hoàn chỉnh. Nhìn

vào danh sách, người ta thấy có tên hầu hết các thầy từng làm

việc ở Trường trước đó (Tôn Thất Tùng, Trương Cam Cống, Vũ

Công Hòe, Đặng Văn Chung, Phạm Khắc Quảng, Đinh Văn

Thắng, Tôn Thất Hoạt, Trần Văn Bảng...), sau đó là những bác

sĩ và dược sĩ có tiếng nhất của miền Bắc cũng được mời (như

các vị: Tiến sĩ dược khoa Trương Công Quyền và Lê Quang

Phú, các BS. Đặng Vũ Hỷ, Hoàng Tích Trí, DS. Huỳnh Quang

Đại...), cả thảy 34 vị chia nhau phụ trách trên 70 môn học của 3

@copyright Hanoi Medical University

Page 95: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

90

“Ban”: Y, Dược, Nha; ngoài ra còn thầy Dương Bá Bành phụ

dạy lớp nữ hộ sinh.

Danh sách kịp công bố trước ngày khai giảng và đến

16/11/1945 còn được đăng ở Công báo. Chức danh “quyền

Giáo sư” ghi trong Nghị định được chú thích bên cạnh bằng

tiếng Pháp, là “chargés de cours”. Nói chung, các văn bản hồi

đó đã cố gắng dùng tiếng Việt, nhưng vẫn chú thích rất nhiều

bằng tiếng Pháp, nhất là các từ chuyên môn.

Hồi ấy, trong đào tạo có 4 bậc chức danh: thấp nhất là phụ

trợ giáo, rồi đến phụ giáo (gọi gộp là “Ban phụ giáo”), trên nữa là

“chargés de cours”và cao nhất là Giáo sư. Các vị có chức danh

“chargés de cours” được phép dạy lý thuyết trên giảng đường, có

thể được cử phụ trách một bộ môn (nếu khuyết Giáo sư) - do vậy

khi dịch sang tiếng Việt có thể dùng “giảng viên” hay “Phó Giáo

sư”. Còn văn bản của Bộ Giáo dục dùng “quyền Giáo sư”. Có thể

nghĩ rằng nhiều thầy lần đầu tham gia giảng dạy, thậm chí mới ra

trường vài năm, đã có ngay chức danh “quyền Giáo sư” như trên

là việc làm mạnh bạo và rộng rãi của Hiệu trưởng, được chính

quyền mới chấp nhận. Nhưng Nghị định ghi rõ: đây chỉ là chức

danh của năm học 1945 - 1946 mà thôi.

Danh sách các Quyền Giáo sư ở Trường Đại học Y -

Dược - Nha Việt Nam (năm học 1945 - 1946)

Ban Y

1. Hồ - Đắc - Di 10. Trần - Văn - Bảng

2. Tôn - Thất - Tùng 11. Nguyễn - Đình - Hào

3. Lê - Quang - Phú 12. Nguyễn - Đình - Hoàng

4. Trương - Cam - Cống 13. Nguyễn - Đình - Cát

@copyright Hanoi Medical University

Page 96: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

91

5. Hoàng - Tích - Trý 14. Tôn - Thất - Hoạt

6. Vũ - Công - Hòe 15. Đặng - Vũ - Hỷ

7. Đặng - Văn - Chung 16. Phạm - Khắc - Quảng

8. Nguyễn - Hữu - Phiếm 17. Đặng - Vũ - Kha

9. Đinh - Văn - Thắng

Ban Dược Ban Nha

18. Trương - Công - Quyền 27. Trịnh - Văn - Tuất

19. Nguyễn - Văn - Định 28. Phạm - Biểu - Tâm

20. Nguyễn - Văn - Minh 29. Nguyễn - Huy -

Tiếp

21. Chương - Văn - Vĩnh 30. Bùi - Đình - Cận

22. Nghiêm - Xuân - Huỳnh 31. Dương - Minh - Ấp

23. Nguyễn - Văn - Du 32. Phan - Huy - Bích

24. Hoàng - Đình - Tuấn 33. Lê - Văn - Trung

25. Nguyễn - Duy - Quang 34. Dương - Thị - Hiền

26. Trịnh - Văn - Luận

Ban Nữ hộ sinh

35. Dương - Bá - Bành

Tổng số thầy (Y, Dược, Nha): 35

Tổng số môn học (Y, Dược, Nha): 75 môn

@copyright Hanoi Medical University

Page 97: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

92

Tiếp đó, cần có các nhân viên chuyên môn giúp việc các

“quyền Giáo sư”. Ngày 13/12/1945, Bộ Giáo dục ra tiếp Nghị

định về việc tổ chức thi tuyển 25 người vào “Ban phụ giáo”

(tức cán bộ chuyên môn giúp việc các vị quyền Giáo sư; cụ

thể: họ hướng dẫn các giờ thực tập cho sinh viên), đồng thời

quy định luôn mức đãi ngộ cho từng chức vụ. Đó là các chức

Vụ trưởng, Phó Khoa lâm sàng và phụ trách thực tập (tức là

chức vụ mà các quyền Giáo sư trước đây đã từng giữ dưới

thời Trường này thuộc Pháp). Ngày thi là 27/12/1945. Chưa

tìm được danh sách trúng tuyển, nhưng chắc chắn phần lớn họ

là các bác sĩ mới ra trường hay sinh viên sắp ra trường, ví dụ

thầy Nguyễn Hữu, Hoàng Đình Cầu, Lê Văn Hùng (Y6) mà

nhiều sinh viên hồi đó đã được học, sau này có ghi lại trong

hồi ký.

Tóm lại, mô hình ban đầu đã dập theo cách tổ chức thời

thuộc Pháp.

Như vậy, chỉ sau chưa đầy 3 tháng, chính quyền cách mạng

đã ổn định tổ chức các trường đại học gồm: Đại học Y Dược,

Đại học Khoa học, Đại học Luật khoa, Cao đẳng Mỹ thuật, Đại

học Văn khoa và một số trường kỹ thuật khác (đáng chú ý là

chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học được giao cho

bà Hoàng Thị Nga, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ

toán học).

Chế độ lương bổng và phụ cấp giảng dạy ở Trường Đại

học Y Dược được quy định trong Nghị định ngày 28/11/1945

như sau: Thực hành Khoa trưởng lương đồng niên 3.000đ,

Trưởng khoa lâm sàng 2.400đ, Phó khoa 1.200đ (là sinh viên

thì chỉ được 840đ), Trợ lý giải phẫu 2.400đ (là sinh viên thì

được 1.200đ)... Nếu từng là cựu nội trú, được hưởng thêm

@copyright Hanoi Medical University

Page 98: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

93

600đ mỗi năm. Với các quyền Giáo sư, ngoài nhiệm vụ chính

đã hưởng lương và phải dạy một số giờ theo quy định

(khoảng 80 giờ), thì theo Nghị định ngày 20/3/1946 của Bộ

Quốc gia Giáo dục, cứ mỗi môn dạy thêm được phụ cấp là

1.200đ hoặc 800đ, tùy theo đó là môn phải dạy cả năm hay

chỉ nửa năm; nếu dạy lẻ, mỗi giờ lý thuyết được 10đ, giờ thực

hành được 5đ.

Hồi đó, lương một công chức bậc trung là 180 đồng/tháng,

đủ nuôi cả gia đình (hai mươi xu một bát phở). Thầy Hồ Đắc

Di, nếu tính toán theo quy định hồi đó, ngoài lương chính

khoảng 800 đồng/tháng, còn có phụ cấp chức vụ Hiệu trưởng và

dạy thêm hai môn khác, tính ra khoảng 1200đ/tháng.

Tham khảo: Bà Hoàng Thị Nga được chính quyền Pháp cử

làm Giáo sư Trường Cao đẳng Khoa học từ 15/5/1945; và đến

15/8/1945 thì đề bạt Hiệu trưởng. Dường như bà chưa được lĩnh

lương trong những ngày ấy. Ngày 7/11/1945 chính quyền cách

mạng đã ra Nghị định (tóm tắt nội dung): 1) vẫn trả lương cho

bà Nga từ khi có chức vụ Giáo sư là 642,26 đồng/tháng; 2) từ

khi giữ chức Hiệu trưởng thì hưởng 1.033,54 đồng/tháng (thời

kỳ trước cách mạng). Tất nhiên, dưới chính thể mới, bà vẫn tiếp

tục hưởng lương đó (quy đổi từ tiền thời Pháp sang). Như vâỵ

chính quyền mới tranh thủ và đãi ngộ trí thức không thua thời

Pháp thuộc.

Ngày 15/11/1945 Lễ Khai giảng đã được tổ chức trọng

thể với sự có mặt của Hồ Chủ tịch và nhiều vị Bộ trưởng.

Theo báo chí hồi đó mô tả lại thì sau phần giới thiệu quan

khách, gồm Hồ Chủ tịch, ông Vũ Đình Hoè - Bộ trưởng Giáo

dục; ông Trần Huy Liệu (Bộ Tuyên truyền), các ông Bộ

trưởng (hoặc đại diện) Bộ Tài chính, Lao động, Giao thông và

ông Nguyễn Văn Huyên lúc đó là Giám đốc Đại học vụ (sau

@copyright Hanoi Medical University

Page 99: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

94

này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thay ông Hòe), bài “Tiến

Quân ca” và bài “Tiếng gọi sinh viên” đã vang lên. Sau các

diễn văn của các ông Nguyễn Văn Huyên, Vũ Đình Hòe,

Giáo sư Hiệu trưởng đọc danh sách sinh viên trúng tuyển. Hồ

Chủ tịch đích thân trao bằng, dặn dò và kêu gọi các bác sĩ tân

khoa “hãy vì Tổ quốc, vì đồng bào mà làm việc quên mình”.

Danh sách những người được phát bằng hôm đó được đăng

rộng rãi trên báo chí nói lên giá trị tấm bằng. Bác sĩ Y khoa (9

vị): Nguyễn Đình Ái, Dương Bá Bành, Đặng Đình Huấn, Phạm

Gia Triệu, Trương Sĩ Hoàn, Nguyễn Duy Ngọ, Nguyễn Hữu

Giới, Nguyễn Ngọc Huy, Ngô Như Hiền (một số khác tiếp tục

được công nhận sau). Nha Sĩ (4 vị): Nghiêm Mỹ, Nguyễn

Dương Hồng, Ưng Văn Thiệu, Nguyễn Thân. Dược sĩ (5 vị):

Nguyễn Đình Ân, Nguyễn Trọng Bính, Nguyễn Văn Côn,

Nguyễn Bá Khang, Đặng Vũ Xích. Nữ hộ Sinh: Nguyễn Thị

Tuyết Mai, Hoàng Hinh Nương, Phùng Thị Quảng, Trương Thị

Tâm, Đỗ Thị Tâm, Đỗ Thị Minh.

Sự có mặt của Chủ Tịch nước trong lễ khai giảng và phát

bằng nói lên vị thế của Trường, đồng thời cho thấy nhãn quan

sáng suốt của lãnh tụ đã nhìn rõ vai trò sau này của Trường

trong công cuộc bảo vệ nền độc lập. Về sau, trong buổi lễ

thành lập “Quân Y Đại học”, Hồ Chủ tịch cũng tới dự.

Sinh viên y khoa vào Trường năm 1945 đến nay nhiều vị

còn thọ. Các vị (Nguyễn Văn Nhân, Trần Quang Vỹ, Vũ

Triệu An...) còn nhớ khá rõ tình hình học tập hồi đó. Các môn

đều học theo đúng chương trình của Pháp. Các thầy rất khó

khăn trong dùng tiếng Việt, nên đa số vẫn dùng tiếng Pháp,

hoặc chỉ “đá vào” chút ít tiếng Việt mà thôi. Theo bản ghi

nhớ lại của Phó Giáo sư Trần Quang Vỹ thì giảng lâm sàng và

trình bày bệnh án cũng bằng tiếng Pháp, chỉ khi hỏi bệnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 100: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

95

nhân mới dùng tiếng Việt. Bài ghi tại lớp của sinh viên Trần

Quang Vỹ còn giữ lại được đến nay thì 100% là tiếng Pháp.

Ngay năm đầu (Y1), sinh viên đã phải đi thực tập tất cả các

buổi sáng, từ 7.00’ đến 11.30’ (ở Bệnh viện Bạch Mai hoặc

Phủ Doãn); còn buổi chiều học lý thuyết từ 13 giờ đến 17 hay

18 giờ, khá căng thẳng.

Số thời gian đầu tư cho phần Cốt học (ostéologie) là rất

lớn, nhiều người phải bỏ học vì không qua nổi kỳ thi này (và thi

môn Giải phẫu nói chung). BS Trần Quang Vỹ nhớ lại: từ

13.00’ - 14.00’ học lý thuyết Giải phẫu, từ 14.00’ - 16.00’ phẫu

tích trên xác; từ 16.00’ - 17.00’ học các môn cơ sở khác (Sinh

lý 2 tiết/tuần; Mô học; Tế bào học; Phôi - Thai học; Y lý, Y

hóa... mỗi môn 1 tiết/tuần). Chỉ cần chểnh mảng học hành một

chút là nguy cơ “bỏ học” do không qua được kỳ thi đã bày ra

nhãn tiền. Tuy nhiên, năm học 1945 - 1946 số người được lên

năm thứ hai chiếm tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay: khoảng trên

50% (sau khi đã trừ đi số người bỏ học vì các nguyên nhân

khác), chứ không phải dưới 30% như các năm trước. Sau Giải

phẫu, Sinh lý học cũng là môn “sát thủ” đối với sinh viên Y1.

Năm học 1945 - 1946 đội ngũ thầy ở Trường còn phải

kiêm nhiệm rất nhiều công tác chính quyền, đoàn thể và xã

hội. Con mắt toàn xã hội nhìn bác sĩ, nhất là bác sĩ dạy đại

học, như những bậc trí thức lớn, có vị trí cao và rất đáng kính

trọng. Khi thấy họ hăng hái tham gia các công tác thì dân rất

yên tâm và càng tin tưởng, gắn bó với chế độ mới. Thầy Di

được bầu vào Quốc hội, kiêm nhiệm Thanh tra y tế, Giám đốc

Đại học vụ, Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy...; thầy Hợp giữ

chức Trưởng ban Cứu đói và cả... Chủ tịch phố Chợ Hôm; sau

đó thầy tòng quân (nhưng vẫn giảng dạy ở Trường). Thầy

Thắng, thầy Tùng làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Phủ

@copyright Hanoi Medical University

Page 101: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

96

Doãn đã phục hồi nề nếp và tổ chức tốt sự hoạt động; qua đó

đã góp phần rất quyết định vào chất lượng đào tạo (với tư

cách Bệnh viện thực hành của Trường). Nhiều thầy tham gia

sáng lập Hội Hồng thập tự Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh

làm Chủ tịch danh dự, Bác sĩ Vũ Đình Tụng làm Chủ tịch.

Một số thầy ngoại khoa đi chi viện chiến trường miền Nam

(Dương Bá Bành và Hoàng Đình Cầu). Cũng sang năm 1946,

Trường tiếp tục công nhận 16 sinh viên Y6 đã học đủ chương

trình (chưa xong luận án) và một số trong các vị tân khoa này

được bổ sung vào khung giảng dạy của Trường. Thực ra, có

những người đã tham gia giảng dạy ngay khi chưa tốt nghiệp,

thậm chí từ dưới thời thuộc Pháp (các thầy Nguyễn Hữu,

Phạm Biểu Tâm, Hoàng Đình Cầu, Dương Bá Bành...).

Khi chiến tranh xảy ra, người ta càng nhận rõ chủ

trương công nhận tốt nghiệp mà không cần trình luận án là

rất đúng đắn.

Tổng số bác sĩ được nhận bằng, kể cả đã nhận ngày khai

giảng năm 1945, là 30 (số được công nhận năm 1946 gồm các

vị: Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Thế Khánh, Phạm Ngọc Khuê,

Trương Công Trung (?), Lê Khắc Thiền, Trương Hán Bật,

Nguyễn Thúc Tùng, Phạm Gia Lăng, Ngô Ứng Lân, Phạm Phú

Khai, Nguyễn Thúc Mậu, Lê Văn Ốc, Lê Quang Quới, Nguyễn

Minh Tâm, Nguyễn Thiện Thành, Phạm Biểu Tâm. Đây là con

số rất đáng kể hồi đó, nếu ta biết rằng tổng số y sĩ và bác sĩ

“trong khả năng huy động” chỉ dưới 100, thậm chí 80 người.

Trước nguy cơ ngày càng rõ, Pháp sẽ kiếm cớ mở rộng chiến

tranh ra cả nước, Chính phủ cho thống kê tổng số bác sĩ, y sĩ và

dược sĩ (cả công và tư) ở 30 tỉnh thành. Việt Nam Dân quốc

Công báo ngày 2/3/1946 nêu tên từng người, kèm địa chỉ làm

việc và chức vụ của họ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 102: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

97

Tổng hợp lại ta được bảng dưới đây

Bác sĩ công: 42 Bác sĩ tư: 47 Tổng bác sĩ (công và tư): 89

Y sĩ công: 38 Y sĩ tư: 12 Tổng y sĩ (công và tư): 50

Y - bác sĩ công: 80 Y - bác sĩ tư: 59 Tổng y - bác sĩ (công, tư): 139

Dễ dự đoán là sẽ không huy động được tất cả số này, khi có

tình hình khẩn cấp do tuổi cao hoặc nặng gánh gia đình và một

số rất ít không cùng chính kiến...

Đến 27/7/1946, Bộ Xã hội công bố danh sách các bác sĩ sẽ

được trưng tập giúp việc ở Quân Y Cục, nếu lấy từ 26 đến 33

tuổi theo quy định thì chỉ được có 83 người (y sĩ Đông Dương

không còn ai ở độ tuổi này). Trong số này có hầu hết các bác sĩ

do chế độ mới công nhận và cấp bằng. Ví dụ, các vị: Dương Bá

Bành (sinh 1920, lúc này 26 tuổi), Nguyễn Thiện Thành, Đặng

Đình Huấn, Nguyễn Thúc Mậu... (sinh 1919), Phạm Gia Triệu,

Lê Khắc Thiền, Nguyễn Duy Ngọ... (sinh 1918), Nguyễn Minh

Tâm, Nguyễn Đình Ái, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Thế Khánh,

Lê Văn Ốc, Trương Hán Bật... (sinh 1917), Nguyễn Thúc Tùng,

Phạm Gia Lăng, Phạm Biểu Tâm... (sinh trước 1917). Một số

dược sĩ tốt nghiệp 1945 và 1946 cũng tham gia quân đội ngay

những ngày đầu (Nguyễn Đình Ân, Nguyễn Trọng Bính...).

Niên khóa 1946 - 1947, số sinh viên ghi tên vào ban Y

(hồi ấy chưa gọi là khoa Y) lên tới 128 người. Lại một con số

kỷ lục mới.

Nguyên nhân: 1) trước kia học y rất tốn kém, nhà nghèo

không thể theo được; nay chi phí có đỡ hơn; 2) số học sinh tú

tài đã tăng lên nhiều; 3) Trường Y Dược có vẻ quy củ hơn cả.

Số sinh viên vào các trường khác cũng tăng lên so với “ngày

xưa”, nhưng không tăng nhiều như ở Trường Y Dược.

@copyright Hanoi Medical University

Page 103: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

98

Chưa ai nghĩ tới chuyện sau 4 hay 5 năm nữa sẽ lấy đâu ra

người hướng dẫn luận án cho họ và cho cả sinh viên năm

trước họ (201 sinh viên, nhưng chỉ có 18 “quyền Giáo sư” ở

Ban Y học). Tình hình đất nước còn khẩn trương hơn nhiều.

Thầy trò nhận thức rất rõ nguy cơ đang đe dọa đối với nền độc

lập non trẻ của nước nhà (qua báo chí, qua sự khiêu khích của

Pháp tại Hà Nội và nhất là qua các sự kiện liên quan trực tiếp

với Trường.

Xin nêu vài sự kiện: 1) Pháp đã dùng đường biển đánh ra

Phú Yên, Khánh Hòa, Quy Nhơn và các tỉnh lân cận. Do vậy,

các thầy trẻ mới tốt nghiệp của Trường dẫn đầu các đoàn phẫu

thuật chi viện 6 tháng cho Nam bộ (thầy Cầu, thầy Bành, BS

Nguyễn Thúc Tùng) thực tế chỉ vào được đến Trung Bộ là vì

vậy. Cho đến đoàn của bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng thì... nghẽn

đường ra vì chiến sự đã lan rộng (BS Tùng ở lại, lãnh đạo Quân

y khu V đến 1954 mới tập kết ra Bắc); 2) Sự gây hấn của Pháp

ở ngay Bắc Bộ: 15.000 quân Pháp ra đóng ở Hà Nội, Hải Phòng

và một số tỉnh miền Bắc (thay thế quân Tàu, theo Tạm ước

14/9/1946), đã lập tức gây sự, bộc lộ dã tâm xâm lược và một số

sinh viên đã được trưng dụng đến những nơi có căng thẳng hoặc

có chiến sự (Lạng Sơn, Thái Nguyên...) để cứu chữa thương

binh do những trận đụng độ tại địa phương; ví dụ Trần Quang

Vỹ, Nguyễn Hữu Mô, Nguyễn Khắc Lung (Y1) đi theo đàn anh

Lê Văn Hùng (Y6) lên Bắc Kạn… 3) Sự kiện tiếp đó:

01/11/1946 (sát ngày toàn quốc kháng chiến) Cục Quân Y vận

động sinh viên tòng quân (nhưng vẫn tiếp tục học ở Trường

này) - lập ra tổ chức gọi là “Quân y đại học”, có khoảng 40 sinh

viên tham gia. Buổi lễ ra mắt có Hồ Chủ tịch và nhiều bộ

trưởng đến dự nói lên ý nghĩa của sự kiện đối với cuộc kháng

chiến sắp lan ra cả nước.. Trong hoàn cảnh đó, thầy Đỗ Xuân

Hợp tòng quân cùng nhiều học trò mình, gồm nhiều người mới

tốt nghiệp. 4) Chính số bác sĩ này là nòng cốt đào tạo cấp tốc

@copyright Hanoi Medical University

Page 104: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

99

nhiều lớp y tá cho nhu cầu chiến tranh. Khi tốt nghiệp, trong lễ

trao bằng y tá được tổ chức ở đại giảng đường đại học, có Đại

tướng Tổng tư lệnh và đại diện Trường Y Dược tới dự, đã nói

lên nhu cầu nhân viên y tế từ thấp đến cao cho quân đội gay gắt

đến mức nào. 5) Từ giữa tháng 11/1946 thì tình hình ở ngay Hà

Nội cũng bắt đầu căng thẳng, mức độ tăng lên hàng ngày.

Cuốn Lịch sử Quân Y còn cho thấy sau Sắc lệnh của Chủ

tịch nước về xây dựng Giải Phóng Quân thành Vệ Quốc Đoàn,

nhu cầu nhân viên y tế cho quốc phòng tăng vọt, nhưng số sẵn

có cộng với sự đào tạo cấp tốc lúc đó vẫn chỉ đảm bảo được

1/10. Các lãnh tụ với nhãn quan chiến lược đã thấy Trường Đại

học Y Dược (cỗ máy cái của các máy cái khác) phải tồn tại

bằng mọi giá trong cuộc kháng chiến sắp tới.

Tháng 10/1946, các kỳ thi kết thúc năm học cho Y1 đến

Y5 vẫn mở và các sinh viên đã tòng quân hoặc do quân đội

điều động đều được về dự thi.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ngày 01/11/1946 đã

có lễ thành lập hệ “Quân y đại học” đầu tiên tại Trường Đại

học Y Dược, có 40 sinh viên tự nguyện tham gia, trong đó có

Đặng Văn Việt, Nguyễn Sĩ Quốc, Nguyễn Xuân Ty, Võ Tấn,

Vũ Trọng Kính, Vũ Triệu An... Sinh viên quân y được cấp

phát trang phục, có sinh hoạt phí, sinh hoạt tương tự bộ đội,

chịu sự điều động của quân đội, nhưng vẫn dự các giờ giảng

tại Trường.

“Quân y đại học” tuy gọi như vậy nhưng không phải là

Trường Đại học Quân y nằm trong Trường Y Dược. Hệ này tồn

tại một số năm, kể cả khi Trường đã lên Chiêm Hóa (hàng năm,

trong số sinh viên mới tuyển, có một số - ngày càng đông - được

trưng dụng vào quân y, cho đến khi có sắc lệnh của Chủ tịch

@copyright Hanoi Medical University

Page 105: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

100

Nước động viên toàn thể sinh viên y dược vào quân đội. Sinh

viên Đặng Văn Việt từ cương vị trưởng ban Quân y Trung đoàn

đã trở thành vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 nổi tiếng trên

mặt trận đường số 4, với Chính ủy là ông Chu Huy Mân.

Sinh viên khóa 1946 - 1947 được gọi tựu trường tháng

11/1946 thì ngày 19/12 năm ấy tiếng súng toàn quốc kháng

chiến đã nổ ở Hà Nội. Với hành trang chuyên môn còn nhẹ,

sinh viên khóa này vẫn hăng hái phục vụ và học hỏi ở các

trạm cứu thương, các đội phẫu thuật và ở Bệnh viện dã chiến

của thầy Tùng, thầy Di. Họ “vừa làm vừa học” theo ý nghĩa

đầy đủ nhất của cụm từ này. Còn sinh viên Y2 (thực ra mới

học Y2 được hơn một tháng) nhờ thực tập bệnh viện tất cả

các buổi sáng suốt từ khi vào Trường đến giờ đã biết (theo

nhớ lại của BS Trần Quang Vỹ và một số bạn cùng lớp): băng

bó và thay băng, tiêm, chăm sóc bệnh nhân, khám bệnh, làm

bệnh án, cho đơn, tiểu phẫu, phụ mổ... Với truyền thống lớp

trên dìu dắt lớp dưới nên những sinh viên mới đã được đàn

anh chỉ bảo thêm còn biết làm nhiều hơn thế. Đó là hành

trang chuyên môn đi kháng chiến của họ.

Tham gia cuộc kháng chiến ở miền Nam

Ngày 23/9/1945 tiếng súng kháng chiến ở Nam Bộ đã nổ

ra khi chính quyền cách mạng mới tồn tại được một tháng.

Lực lượng quá chênh lệch và chưa đủ thời gian chuẩn bị,

nhiều mặt trận của ta đã bị vỡ. Việc cấp cứu điều trị cho

thương binh gặp nhiều khó khăn. Thiếu lương thực, thuốc

men..., các bệnh xá của nhiều đơn vị dần thu nhỏ lại. Có nơi

phải phân tán thương bệnh binh tới từng nhà dân để nhờ chăm

sóc hộ. Số bác sĩ và dược sĩ do Trường công nhận 1945 và

@copyright Hanoi Medical University

Page 106: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

101

1946 là lực lượng rất lớn bổ sung cho Quân - Dân y Nam Bộ,

qua năm tháng họ trở thành cốt cán trong ngành ở miền Nam

(Nguyễn Thiện Thành, Trương Công Trung, Nguyễn Thúc

Tùng, Nguyễn Kim Phát, Phạm Văn Số...).

Tại Bắc Bộ, phong trào Nam tiến được phát động và được

thanh niên hưởng ứng rộng rãi, sôi nổi. Nhiều đoàn Nam tiến

gồm mấy chục hay hàng trăm nguời với vũ khí thô sơ được

tiễn đưa rầm rộ lên đường ở ga Hàng Cỏ, bến xe phía Nam và

các địa điểm tập kết khác. Không kể một số sinh viên y đi theo

các đoàn Nam tiến lớn (ngoài ngành Y), các đoàn y tế của thầy

trò Nhà trường và Bệnh viện Phủ Doãn tuy nhỏ, nhưng vai trò

chuyên môn và tác dụng phát huy thì rất lớn; họ là nòng cốt

xây dựng các bệnh viện dã chiến hàng mấy trăm giường, gồm

cả vai trò về chuyên môn kỹ thuật và về tổ chức.

Ngày 07/02/1946, đoàn phẫu thuật đầu tiên vào tăng viện

cho chiến trường miền Nam do bác sĩ Hoàng Đình Cầu phụ

trách cùng với hai y tá Nguyễn Hữu Huy và Trần Đức Hy.

Đoàn này cùng đi với đoàn của bác sĩ Vũ Văn Cẩn (có nhiệm

vụ kiểm tra công tác quân y từ Huế trở vào). Đoàn mang theo

đủ dụng cụ của một bộ đại phẫu thuật và đã góp phần vào

việc xây dựng bệnh viện phẫu thuật đầu tiên của Liên khu 5

sau này. Đoàn vào đến Phú Yên phải dừng lại (vì Pháp đã

đánh ra đến đây) và phối hợp với dân y thành lập Bệnh viện

Tuy Hòa, khoảng 300 giường để phục vụ thương bệnh binh từ

Khánh Hòa gửi ra. Số nhân viên ít, thương bệnh binh đông,

nhưng được đồng bào với lòng yêu nước sôi sục đã cử một số

chị em phụ nữ thường xuyên tới làm công tác bệnh viện, từ

cấp dưỡng hộ lý và cả một số công việc của y tá (theo Lịch sử

Quân y - tập I). Tiếp theo là đoàn của thầy Dương Bá Bành,

@copyright Hanoi Medical University

Page 107: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

102

đoàn bác sĩ Nguyễn Tăng Cơ (ra trường 1943), đoàn của bác

sĩ Nguyễn Thúc Tùng (công nhận 1946) vào tăng viện. Cuốn

Lịch sử Quân y (tập I) đánh giá rất cao vai trò và sự hoạt động

của các đoàn này, nhất là đoàn thầy Hoàng Đình Cầu và

Nguyễn Thúc Tùng.

Một số sinh viên tham gia các đoàn quân Nam tiến khác,

như Đỗ Đình Luận, Vũ An Dậu, Nguyễn Văn Đức, Y Tlam,

Đỗ Bá Hiển... mặc dù khi đó nhiều người chưa học xong Y1.

Nhiều sinh viên, như Y Tlam, không còn dịp ra Bắc học tiếp

nữa, cũng như đoàn của bác sĩ nội trú Nguyễn Thúc Tùng

(vào thay thế từ tháng 10/1946; ở lại đến tháng 10/1954, tròn

8 năm, mới ra Bắc).

Tình hình Hà Nội căng thẳng dần, cũng là lúc Trường Y

Dược thông báo tuyển sinh niên khóa 1946 - 1947 (cuối tháng

9), tháng 10 đã có nhiều người ghi tên. Thầy trò ngày càng

thấy rõ chiến tranh với Pháp là khó lòng tránh khỏi, qua các

sự kiện giặc Pháp khiêu khích ở Hà Nội; lúc này, quân Pháp

đã được phép thay thế quân Tàu ra đóng ở miền Bắc. Tuy

nhiên, vẫn có một số người ở Trường cho rằng chính phủ cụ

Hồ sẽ khôn khéo hòa hoãn để tránh đổ máu. Một số khác lại

tin rằng “Thăng Long phi chiến địa”(!) như câu nói từ xưa để

lại. Nhưng Hiệu trưởng và một số cốt cán thì được thông báo

rõ, do vậy họ hiểu rằng chỉ thị tổ chức kỷ niệm Pasteur có

mời các nhà khoa học và quan chức Pháp chỉ nằm trong kế

hoạch làm địch chủ quan.

Ngày 10/12 Trường nhận chỉ thị phải tổ chức kỷ niệm

Pasteur. Việc in giấy mời, mời khách (chủ yếu người Pháp),

chuẩn bị hội trường, diễn văn... Dù làm khẩn trương nhất vẫn

chỉ có thể tổ chức buổi lễ vào 15/12. Diễn văn của Hiệu trưởng,

@copyright Hanoi Medical University

Page 108: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

103

ngoài ca ngợi Pasteur và “truyền thống hữu nghị Việt - Pháp”

còn kết thúc bằng khẩu hiệu “khoa học không biên giới”. Bốn

ngày sau, ta bất ngờ và chủ động đánh Pháp, khi hôm trước,

18/12, chúng gửi tối hậu thư đòi kiểm soát trị an ở toàn Thành

phố Hà Nội và nhiều điều phi lý khác.

Trước đó, Pháp đã gây hấn bằng cách đánh chiếm Lạng

Sơn, Hải Phòng, khiêu khích ở Bắc Bộ phủ. Từ tháng 11/1946

tình hình Hà Nội căng thẳng cao độ (Pháp bố trí súng máy chĩa

vào cửa Bắc Bộ phủ, âm mưu bắt cóc và thủ tiêu cốt cán của ta,

Bác Hồ phải tạm lánh ra ngoại thành (26/11/1946). Hôm sau ta

ra lời kêu gọi “Hỡi toàn quốc đồng bào! Những hành động của

Pháp xâm phạm chủ quyền Việt Nam rất có thể lan rộng. Tình

thế vô cùng nghiêm trọng. Hãy sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bất

cứ khi nào và chỗ nào”... Pháp rất muốn ta không kiềm chế nổi,

tự phát đánh lại chúng khi ta chưa có sự chuẩn bị cần thiết.

Từ ngày 2/12, quân Pháp từ các nơi điều về Hà Nội nhiều

hơn, lập các ổ chiến đấu ở nhà Pháp kiều; báo chí Pháp ở Hà

Nội công khai nói xấu chính phủ ta, xuyên tạc các sự kiện. Tây

“mũ đỏ” phá phách nhà thông tin Tràng Tiền và ba đêm liền

cho xe rải truyền đơn khắp thành phố. Nhân dân Hà Nội được

lệnh tản cư khỏi thành phố. Ngày 5/12, Hồ Chủ tịch giao nhiệm

vụ cho kỹ sư Trần Đại Nghĩa ngày chuẩn bị quân dụng vũ khí

cho cuộc kháng chiến.

Đến ngày 15/12 Pháp tăng quân ở nhiều nơi; đánh chiếm

Tiên Yên, Đình Lập, Đồ Sơn..., khiêu khích trắng trợn hơn ở Hà

Nội. Ngày 16/12: Cao ủy Pháp Đac - giăng - li - ơ tuyên bố Hà

Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh thổ nước Pháp (!). Hà Nội sục

sôi khí thế chiến đấu. Nhiều ổ đề kháng nhanh chóng dựng

thêm, nhưng được lệnh hết sức kiềm chế. Ngày 15/12, ta còn tổ

chức kỷ niệm Pasteur ở giảng đường Đại học Y - Dược; 17/12:

máy bay Pháp thám thính cả ngày trên bầu trời Hà Nội. Pháp

@copyright Hanoi Medical University

Page 109: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

104

đem quân và xe đi phá các ụ chiến đấu của ta ở Lò Đúc. Lính

Pháp bao vây trụ sở công an ta ở phố Hàng Đậu, đốt nhà dân ở

khu Trúc Bạch, nã đại bác vào phố Hàng Bún và bắt phụ nữ vào

thành - nơi chúng chiếm đóng. Giọt nước làm tràn ly là ngày

18/12: vẫn bao vây trụ sở công an phố Hàng Đậu, chúng gửi tối

hậu thư yêu cầu ta phá các ụ chiến đấu; đòi từ ngày 19/12 ta

phải giao nộp hết vũ khí; từ ngày 20/12 sẽ đảm nhiệm trị an ở

Hà Nội. Đêm ngày 18/12, Bác Hồ hoàn thành Lời kêu gọi toàn

quốc kháng chiến.

Đêm ngày 19/12, lúc 20.05’: Cuộc kháng chiến toàn quốc

nổ ra bắt đầu từ Hà Nội. 20.15’ công nhân nhà máy điện phá

máy; đại bác từ Pháo Đài Láng và Xuân Tảo dội bão lửa vào

trại lính Pháp trong thành; vũ trang ta đồng loạt tấn công các vị

trí địch; tự vệ ta nổ mìn đánh đổ các cây lớn và cột điện; công

nhân lật đổ các toa xe điện, nhân dân quăng đồ đạc ra đường...

làm chướng ngại vật, làm chiến lũy; dân quân ngoại thành nổi

trống liên hồi, thúc giục tự vệ vào các cửa ô tiếp ứng cho bộ

đội... Đêm đó lực lượng vũ trang ta đục tường các nhà dân cho

thông từ nhà nọ sang nhà kia làm đường giao thông đánh địch.

Trường Y - Dược trong những tháng đầu kháng chiến

Mục tiêu cuộc chiến đấu ở trong Hà Nội là kìm chân và

tiêu hao sinh lực địch, để hậu phương kịp chuẩn bị đối phó

khi chúng đánh rộng ra. Nội thành được chia làm 3 liên khu

chiến đấu, trong đó ác liệt nhất là Liên khu 1, là nơi Pháp

định bao vây tiến tới tiêu diệt lực lượng chiến đấu chủ lực của

Hà Nội, cũng là của cả nước.

Liên khu 1 gồm 8 khu hành chính: Hoàn Kiếm, Đông Kinh

Nghĩa Thục, Đông Thành, Đồng Xuân, Trúc Bạch, Long Biên,

Hồng Hà, Bãi Giữa. Liên khu 2 là khu vực Nam Hà Nội, Bắc

@copyright Hanoi Medical University

Page 110: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

105

giáp Liên khu 1, Đông theo hữu ngạn sông Hồng tới Vĩnh Tuy,

phía Tây dọc theo Hàng Lọng tới Kim Liên, phía Nam là các xã

Hoàng Mai, Thanh Nhàn. Liên khu 3 ở Tây Nam Thành phố, Bắc

giáp Liên khu 1, Đông giáp Liên khu 2. Sau hai tháng chiến đấu

trong lòng Hà Nội để kìm chân địch, Liên khu 1 bị địch bao vây

rất chặt nhưng vẫn tìm được đường rút ra (qua gầm cầu Long

Biên để qua sông Hồng). Tiểu đội du kích của Nguyễn Ngọc Nại

làm nhiệm vụ đánh lạc hướng địch đã hy sinh toàn bộ.

Chính vì vậy, các trạm phẫu thuật lưu động cũng được đặt

tại các địa điểm trên các trục đường thuận lợi cho việc chuyển

thương binh từ Liên khu 1 tới, cũng như dễ dàng di chuyển về

tuyến cao hơn ở phía sau.

Tuy chưa có một ý thức rõ ràng về tổ chức các tuyến điều

trị, nhưng tự nhiên việc cấp cứu chiến thương đã hình thành

ba tuyến rõ rệt.

Trong nội thành Hà Nội, nhất là Liên khu 1, đã hình thành

được ba trạm cứu thương tại số 10 phố Hàng Bè (nhà riêng

của thầy Nguyễn Hữu Thuyết), nhà Phú Lợi ở 18 Hàng Bè và

nhà Nam Long ở phố Hàng Buồm. Trong những ngày đầu có

sinh viên Nguyễn Văn Vân và Đào Huy Chân tham gia phục

vụ dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết lúc đó phụ

trách Quân y Trung đoàn Thủ đô và bác sĩ Đoàn Khắc Hiền.

Thuốc men được lấy từ nhà bào chế Phan Anh ở phố

Hàng Bạc. Kháng sinh lúc này đã có Dagenan, Soludagenan,

Sulfathiazine... Thuốc sát trùng khi hết thì dùng nước hoa Eau

de Cologne thu lượm được từ các phố Hàng Đào, Hàng

Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bạc... Sau khi được điều trị sơ cứu

bước đầu, thương binh được chuyển về tuyến sau do đội nữ

tải thương khu Lãng Bạc đảm nhiệm. Một số được đưa đến

@copyright Hanoi Medical University

Page 111: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

106

Bệnh viện Phủ Doãn (giả làm nạn nhân) lúc này do thầy

Phạm Biểu Tâm được phân công phụ trách.

Đội nữ tải thương đã đóng góp rất nhiều công lao kể cả hy

sinh xương máu, đảm bảo đường dây liên lạc này cho đến khi

Trung đoàn Thủ Đô rút ra khỏi Hà Nội. Đêm đêm, từ phố

Hàng Bè ra bãi cát ven sông Hồng, chui qua gầm cầu Long

Biên lên tới đình làng Tứ Tổng (xã Tứ Liên, quận Tây Hồ Hà

Nội bây giờ).

Từ đó, dọc theo đường đê lên trạm cứu thương và tiểu

phẫu đóng ở Chèm và Vẽ, do các sinh viên Trịnh Kim Ảnh,

Đỗ Bá Hiển, Nguyễn Đức Nguyên cùng hai y tá Ninh và

Triệu phụ trách. Những trường hợp quá nặng được tiếp tục

chuyển qua Yên Nhân, Đống Đồ lên bệnh viện tuyến sau ở

Phúc Yên do thầy Đinh Văn Thắng phụ trách.

Một trạm tuyến sau (hậu phương) được tổ chức tại Bệnh

viện Việt Trì do thầy Đỗ Xuân Hợp phụ trách.

Còn phía Nam, có trạm phẫu thuật do bác sĩ Vũ Đình

Tụng (thầy cũ của Trường) và sinh viên Vũ Đình Tuân phụ

trách, đầu tiên đặt tại Bệnh viện Bạch Mai, sau đó rút xuống

Văn Điển.

Tại trạm này xảy ra một sự kiện gây xúc động và đau lòng.

Anh Vũ Chí Thành, con trai thầy Vũ Đình Tụng, tham gia tự vệ

chiến đấu bị thương trên chiến lũy; được chuyển về đây, mặc dù

được tận tình cứu chữa, nhưng vết thương quá nặng, anh đã hy

sinh trước sự bất lực và nỗi đau đớn của cha và anh ruột mình.

Bác Hồ biết, đã viết thư chia buồn, động viên bác sĩ Vũ

Đình Tụng. Bức thư, do đích tay Người đánh máy và sửa dấu,

hiện nay vẫn được gia đình bác sĩ Tụng cất giữ, trân trọng coi

như một gia bảo.

@copyright Hanoi Medical University

Page 112: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

107

Tuyến sau có trạm phẫu thuật tại Cầu Phùng (Đan

Phượng) do bác sĩ Trần Hữu Tước phụ trách.

Biên chế chủ lực của Trường Đại học Y Dược khoa và

Bệnh viện Phủ Doãn được tổ chức quy mô tại ba địa điểm:

- Trạm phẫu thuật A do bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ

Phạm Hữu Trí (hiện nay ở Pháp) phụ trách; và khi thầy Tôn

Thất Tùng chuyển về Vân Đình xây dựng bệnh viện hậu

phương, thì thầy Hoàng Đình Cầu thay thế. Trạm triển khai

tại Cự Đà, Chuôn, Tre thuộc Ứng Hòa (Hà Đông) có nhiệm

vụ đón thương binh từ phía Tây Nam Hà Nội. Nhiều sinh viên

y khoa đã làm việc và học tập tại trạm này, như: Đinh Văn

Lạc, Nguyễn Văn Nhân, Đỗ Doãn Đại, Nguyễn Huy Phan,

Nguyễn Như Bằng, Trần Quang Vỹ, Vưu Hữu Chánh, Phạm

Văn Phúc, Vi Huyền Trác, Trần Bá Kỳ... và y tá trưởng

Khang, các cô y tá Công, Hồng Lan, Tân... Của Bệnh viện

Phủ Doãn. Khi chiến sự lan rộng, trạm chuyển vào Nông

Cống (Thanh Hóa).

- Trạm phẫu thuật B do thầy Nguyễn Hữu phụ trách đóng

tại Kim Lũ, Ngọc Bài (Sơn Tây) có nhiệm vụ đưa đón thương

binh của mặt trận phía Tây Hà Nội. Trạm này có các sinh

viên: Trần Mạnh Chu, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Tấn

Hồng, Nguyễn Văn Nhân, Đinh Văn Lạc tham gia. Trạm này

đã làm việc rất căng thẳng, vất vả, vì số thương binh và nạn

nhân chiến tranh chuyển về rất đông, nhưng trạm đã hoàn

thành tốt nhiệm vụ của mình. Có thời gian trạm chuyển về

Đồng Quan và lưu lại đây khá lâu.

@copyright Hanoi Medical University

Page 113: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

108

Qua một thư của thầy Nguyễn Hữu gửi thầy Tôn Thất Tùng

(lúc này đã ở Chiêm Hóa), ta thấy trạm B đã làm cả các đại

phẫu thuật. Riêng trong tháng 4 và tháng 5/1947 trạm đã mổ

147 Trường hợp, tỷ lệ tử vong 4%. Sinh viên Nguyễn Văn Nhân

nhớ lại: thầy Hữu rất hay “truy” sinh viên, sau đó lại giảng giải

hết sức cặn kẽ. Dù chỉ là đứng ngoài xem thầy mổ, sinh viên

vẫn thu nhận được rất nhiều điều bổ ích. Ai chưa thuộc bài sợ

thầy truy, cố ý vắng mặt, thì học được rất ít.

Cũng có thầy chỉ cặm cụi tập trung vào việc mổ cho thương

binh mà không giảng gì, Nguyễn Văn Nhân và Đinh Văn Lạc

phải chia nhau: Người phụ mổ, người đứng ngoài ghi chép đầy

đủ các “thì” (temps) mà thầy đã làm, để sau đó hoàn chỉnh lại

thành bài học.

Một bệnh viện hậu phương được thành lập tại Vân Đình

do thầy Hồ Đắc Di và thầy Tôn Thất Tùng phụ trách. Đây là

một cơ sở lớn, có nhiều trang bị phục vụ phẫu thuật được

mang theo từ Bệnh viện Phủ Doãn. Sinh viên y khoa và nhân

viên kỹ thuật của Trường và Bệnh viện tập trung đông nhất ở

đây. Ngoài những sinh viên từ các trạm A, B dần dần quy tụ

về, còn có bác sĩ Đặng Văn Chung và các sinh viên Đỗ

Dương Thái, Vũ Tam Hoán, Võ Như Tỷ, Trần Quang Việp;

các nữ nhân viên Đặng Thị Huyền, nữ hộ sinh quốc gia

Nguyễn Thị Ngọc, Nga, Hồ, Nhung... và cựu y tá trưởng Thu

là những nhân viên cũ của Bệnh viện Phủ Doãn có nhiều kinh

nghiệm về ngoại khoa và gây mê.

Ngoài ra, tại các vị trí trọng điểm khác đều có sự tham gia

của thầy trò Trường Đại học Y Dược khoa. Phụ trách đội phó

đội điều trị của Bộ tổng chỉ huy có sinh viên Nguyễn Xuân

Ty. Tại mặt trận Hồng Quảng có bác sĩ Phạm Gia Triệu và

@copyright Hanoi Medical University

Page 114: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

109

sinh viên Đào Bá Khu. Sinh viên Vũ Triệu An tham gia tại

mặt trận Hải Dương, trong đơn vị Quân y do bác sĩ Ngô Như

Hiền và y sĩ Đông Dương Lê Văn Khải phụ trách. Tại trạm

phẫu thuật Vĩnh Yên có sinh viên Hoàng Tích Tộ phụ trách.

Tại Nam Định ở đội phẫu thuật của bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ

có sinh viên Trần Văn Bảo tham gia. Sinh viên Nguyễn Văn

Âu, Lê Đình Tiềm, Tô Như Khuê, Bùi Đại được phân công

lên Bệnh viện Quân khu 1 ở Thái Nguyên…

Trong cuốn Lịch sử Quân y, có đoạn viết: Bác sĩ trẻ tuổi

Nguyễn Trinh Cơ với tay nghề khá vững đã phục vụ tận tụy.

Trước những ca khó về phẫu thuật đã trăn trở, miệt mài nghiên

cứu tìm phương pháp cứu chữa thương binh, đã bộc lộ những

nét đau buồn sâu lắng của người thầy thuốc trước những ca

hiểm nghèo của thương binh, nhân dân, của những em nhỏ bị

sát hại trong chiến tranh. Bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ còn là tác giả

của nhiều bài báo dưới dạng truyện và hồi ký, nói lên sự xúc

động, căm thù của người bác sĩ quân đội trẻ tuổi đứng trước nỗi

đau, nỗi mất mát của đồng đội, đồng bào. Tác phẩm "Em

Ngọc", "Nhà M" đã được đăng trên nhiều báo rồi in thành tuyển

tập đã gây nhiều cảm xúc cho người đọc và giới văn nghệ đánh

giá cao về nội dung và cách thể hiện.

Mặt trận lan rộng, các trạm phẫu thuật lưu động A và B

rút về Vân Đình. Một bộ phận nhỏ rút theo bác sĩ Hoàng Đình

Cầu về Đồng Quan, rồi Nông Cống, trong đó có sinh viên

Nguyễn Văn Vân và Nguyễn Tấn Hồng.

Các thầy chuyên khoa ngoại đã phát huy tác dụng lớn

trong chiến tranh, do vậy là những người rút sau cùng khi

Pháp đánh rộng ra. Các thầy khác (Trần Hữu Tước, Nguyễn

Xuân Nguyên, Đặng Vũ Hỷ, Tôn Thất Hoạt, Hoàng Tích

@copyright Hanoi Medical University

Page 115: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

110

Trí...), nhiều vị tập hợp quanh mình một số sinh viên lập ra

các trạm cứu thương quanh mặt trận (trên đường tải thương),

sau đó rút về Khu III, Khu IV và tham gia công tác ở đây; có

vị phải đi theo cơ quan mà mình làm thủ trưởng: thầy Trí theo

Bộ Y tế, thầy Hợp lên Bệnh viện Việt Trì...

Nhìn tổng quát, sau hai tháng bị ta giam chân ở Hà Nội,

quân Pháp đã phá được vòng vây và quyết tâm bình định vùng

đồng bằng, nhất là các tỉnh quanh Hà Nội, trước hết là Hà

Đông, nơi tập trung các đơn vị của Trường. Nói chính xác hơn:

Trường với tư cách các đơn vị cứu chữa, đã đóng ở vùng chiến

sự diễn ra căng thẳng nhất.

Số y bác sĩ tham gia kháng chiến ban đầu khoảng 60 người,

trong đó bác sĩ thuộc Trường Y Dược (các thầy, và số mới được

công nhận năm 1945 và 1946) chiếm quá bán. Số sinh viên còn

đông hơn nữa - là lực lượng không thể thiếu...

Các đơn vị cứu chữa và điều trị dần dần liên kết để hình

thành một mạng lưới, phù hợp với tình hình chiến sự và có các

tuyến theo chiều sâu. Phát huy hiệu quả cao nhất là các trạm

phẫu thuật (do bác sĩ ngoại khoa giỏi phụ trách, đóng gần mặt

trận để có thể nhận thương binh không quá muộn), sau đó là

bệnh viện dã chiến nhận các ca nặng đã được sơ cứu từ các trạm

chuyển tới. Mạng lưới phải thay đổi vị trí theo tình hình chiến

sự, phải rút ra xa khi Pháp dần dần chiếm được Hà Đông và các

tỉnh quanh Hà Nội.

Về sự tham gia của sinh viên: Sinh viên các lớp trên đã có

thể công tác độc lập hoặc là cánh tay phải của các thầy: Nguyễn

Sĩ Quốc, Nguyễn Xuân Ty, Bùi Thế Sinh, Vưu Hữu Chánh,

Trịnh Đình Chương, Nguyễn Danh Đàn, Phó Đức Thực,

Nguyễn Lưu Viên, Đào Trọng Xuân...; sinh viên Y2 (vào

trường 1945) đã có thể làm một số tiểu phẫu và rất đắc lực trong

@copyright Hanoi Medical University

Page 116: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

111

phụ mổ; thống kê ban đầu cho thấy số lượng lớp này lên tới trên

20 người. Còn sinh viên khóa vào trường 1946, tức Y1, cũng rất

“được việc” và tiến bộ rất nhanh qua phục vụ thực tiễn; số

lượng lớp này khoảng gần 40 người.

Không nhất thiết họ bám theo các thầy (lúc đó ở các địa

điểm thuộc Hà Đông), mà có thể phục vụ ở nhiều nơi khác:

Nguyễn Thành Châm phục vụ ở mặt trận Trung Bộ, Y Tlam

(Y2) trưởng Quân y mặt trận Buôn Ma Thuột kiêm phụ trách

Bệnh viện, Nguyễn Văn Thụ phụ trách Bệnh xá Quân y của tỉnh

Gia Lai....

Về dược, số thầy của Trường tham gia kháng chiến không

nhiều như các thầy khoa Y (có thầy Huỳnh Quang Đại,

Trương Công Quyền), nhưng số sinh viên từ D1 đến D5 và cả

sinh viên được công nhận dược sĩ năm 1945 và 1946 thì tham

gia rất đông đảo (Nguyễn Trọng Bính, Nguyễn Đình Ân,

Đặng Vũ Xích...). Mặt khác, do những đặc điểm riêng, khoa

Dược trong mấy năm đầu kháng chiến chống Pháp được đặt

dưới sự quản lý của Cục Quân y.

Từ trước ngày nổ ra kháng chiến toàn quốc những vị có

trách nhiệm đã lo mua dự trữ để có đủ thuốc men và các

phương tiện dụng cụ y tế cho cuộc kháng chiến lâu dài. Dược

sĩ Vũ Công Thuyết, dược sĩ Hoàng Xuân Hà cùng các đồng

nghiệp đã bằng mọi cách có trong kho hơn sáu tấn thuốc và

đã kịp chuyển khỏi Hà Nội trước ngày nổ súng. Trong việc

này có sự tham gia rất tích cực của nhiều sinh viên khoa

Dược. Một số sinh viên như Đặng Hanh Khôi, Hoàng Bá

Long còn tham gia sớm hơn: Phụ tá dược sĩ Vũ Công Thuyết

ở Phòng bào chế tiếp tế đặt ở xã Phúc Lâm (Hà Đông), sinh

viên Phan Hữu Đào phụ tá dược sĩ Nguyễn Sĩ Dư ở Ty bào

@copyright Hanoi Medical University

Page 117: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

112

chế dược ở miền Trung; sinh viên Vũ Ngọc Lộ làm việc ở

Phòng Bào chế của Quân y Viện Trung ương, dưới quyền phụ

trách của thầy Huỳnh Quang Đại…

Do đặc điểm phải di chuyển theo thuốc men, nhiều dược

sĩ đã đi theo các đơn vị Quân y như các dược sĩ: Nguyễn

Trọng Bính, Trương Xuân Nam, Nguyễn Văn Luận, Huỳnh

Quang Đại, Đỗ Tất Lợi, Đỗ Hữu Thế... và sinh viên Nguyễn

Văn Đàn.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu chiến tranh, tình hình

nói trên cũng chỉ là một cuộc triển khai chiến đấu với quy mô

chiều rộng của Trường Đại học Y Dược để ứng phó kịp thời

việc cấp cứu thương binh trong những trận đánh đầu tiên của

cuộc kháng chiến. Chưa một ai hình dung nổi cuộc kháng

chiến sẽ trường kỳ và còn gian khổ. Lực lượng và tài sản của

toàn Trường lúc này đều tập trung tại Vân Đình, nhưng

phương hướng để hình thành, tồn tại, và tiếp tục hoạt động

của Trường trong kháng chiến thì cũng chưa có ai mường

tượng được.

Lúc đó, số đông tri thức còn chưa thấy hết cuộc kháng

chiến sẽ trường kỳ, gian khổ, cho nên về tới đây (tạm yên ổn) ai

nấy đều thở phào nhẹ nhõm nghĩ rằng đây là một hậu cứ an

toàn. Mọi người bảo nhau: “Tây mà đến được đây thì chắc chắn

chiến tranh cũng xong rồi”. Ngờ đâu, chỉ một năm sau giữa núi

rừng trùng điệp Việt Bắc, Nhà trường vẫn phải di chuyển vì Tây

vẫn tấn công và lùng sục.

Hội nghị Vân Đình và đường lên Việt Bắc

Cuối tháng 01 năm 1947, bác sĩ Vũ Văn Cẩn với tư cách

Cục trưởng cục Quân y về Vân Đình họp với các thầy của

@copyright Hanoi Medical University

Page 118: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

113

ông với tư cách lãnh đạo Trường Y Dược: Hồ Đắc Di và Tôn

Thất Tùng, để xác định nhiệm vụ trong thời gian trước mắt và

ổn định việc cứu chữa thương binh. Từ đó, đề cập cả việc

hoạt động lâu dài của Trường.

Giáo sư Hồ Đắc Di sau này còn nhớ lại: "Lúc đó, không

ai hình dung được là có thể tổ chức một trường đại học trong

rừng". Tuy từ nhiều năm trước đã sống trong hoàn cảnh chiến

tranh, nhưng chỉ là gián tiếp, còn đây là lần đầu tiên mọi

người phải trực tiếp tham gia kháng chiến mà không được

chuẩn bị thích đáng cả về tinh thần lẫn vật chất. Về toàn quốc,

việc quản lý hành chính và kinh tế bị đảo lộn và thực tế nhiều

ngành (như đường sắt, xây dựng...) không còn hoạt động nữa;

chỉ có việc sơ tán nhân dân khỏi các vùng chiến sự là do Ủy

ban Di - tản cư các địa phương lo liệu. Trong tình hình đó,

cuộc họp Vân Đình đã đi tới một quyết định duy nhất, và

hoàn toàn đúng: Trường Đại học Y Dược khoa (không có ban

Dược) sẽ tồn tại, phát triển và phục vụ sự nghiệp bảo vệ nền

độc lập của đất nước.

Về biện pháp, Trường sẽ dựa vào các trạm cứu thương,

các bệnh viện, các đơn vị quân y làm nơi tập trung và thực tập

của sinh viên (một kiểu bệnh viện thực hành thời chiến), lớp

học sẽ tổ chức ở nhà dân hoặc đình chùa (bản thân Giáo sư

Hồ Đắc Di và gia đình cũng tản cư về ở nhờ nhà người quen ở

Vân Đình).

Trên thực tế, Trường đã được mở lại từ tháng 2 năm 1947

ở Vân Đình, như một thách thức đối với kẻ thù, với số sinh

viên quy tụ ngày càng đông (tới 99 người ghi tên, thực có mặt

là 66), có các bài giảng lý thuyết, có các bài thực hành trên

lâm sàng (và tập sự tại trạm)... Có lẽ chưa nơi nào trên thế

@copyright Hanoi Medical University

Page 119: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

114

giới tổ chức một Trường Đại học Y Dược khoa như vậy ít

nhất là vào thời gian này (theo hồi ký của Giáo sư Tôn Thất

Tùng, ngày ông đi thăm Triều Tiên là cuối năm 1951, bên đó

cũng chưa tổ chức được Trường Đại học Y mà phải nhờ

chuyên gia y tế các nước anh em sang giúp). Thiếu tướng Vũ

Trọng Kính (khi đó là Y1) nhớ lại: "Hồi đó, bộ giáo trình giải

phẫu của Testut được coi là sách gối đầu giường, anh em chia

nhau truyền tay để chép và vẽ. Thầy Đặng Văn Chung được

phân công viết tập tài liệu Cấp cứu nội khoa và thầy Tôn Thất

Tùng viết cuốn Cấp cứu ngoại khoa. Đó là tất cả gia tài lúc

đầu. Nhiều năm sau, chúng vẫn là cẩm nang của chúng tôi"...

Nhưng Trường hoạt động không được lâu. Ngày

02/3/1947, mặt trận Tây Nam Hà Nội bị vỡ; quân Pháp tràn ra

tấn công đánh chiếm tỉnh lị Hà Đông, rồi nhảy dù Vân Đình,

chặn con đường đi Hòa Bình. Nhà trường và Bệnh viện thực

hành phải lui về cuối tỉnh Hà Đông, tại Hòa Xá - Đốc Tín,

dọc theo sông Đáy để dễ dàng di chuyển thương binh bằng

thuyền. Từ tuyến này cũng có thể rút về Chùa Hương hoặc

lên Việt Bắc. Địch cũng lại từ Nam Định, Phủ Lý kéo lên,

tiến theo sông Đáy...

Dường như ở cấp cao nhất đã thấy vai trò tương lai của

Trường Y Dược trong kháng chiến chống Pháp. Nó phải tồn

tại và hoạt động, mà linh hồn của nó chỉ có thể là Hồ Đắc Di

và Tôn Thất Tùng. Bởi vậy, từ Đốc Tín, Trường nhận được

“lệnh gấp” phải di chuyển lên Tuyên Quang, Cục Quân y cử

cả người dẫn đường: Sinh viên Nguyễn Xuân Ty. Ông này có

cả lệnh “đặc nhiệm” (có quyền trưng dụng phương tiện di

chuyển) do Đại tướng Tổng tư lệnh cấp. Đến đây, Trường

(không kèm Bệnh viện thực hành) theo ông Ty lên Tuyên

@copyright Hanoi Medical University

Page 120: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

115

Quang, còn Bệnh viện thực hành do Giáo sư Tùng lãnh đạo

đổi tên là "đoàn mổ xẻ lưu động Việt Bắc" chưa lên ngay, vì

còn có thương binh đang điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Ty đưa các gia đình thầy Di, thầy

Tùng và gia đình ông Huyên (Bộ trưởng Bộ Giáo dục) với một

số ít tài sản, tư trang. Cuộc di chuyển quy mô và đường dài lần

đầu tiên này thật gian nan vất vả. Chỉ có một số ít nhân viên,

người yếu, trẻ em và trang thiết bị, dụng cụ, sách vở... là được

di chuyển bằng thuyền và phương tiện trưng dụng được, còn

phần lớn đi bằng phương tiện tùy ứng hoặc đi bộ. Nhờ có công

vụ lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nên chuyến đi lên

chiến khu được thuận lợi.

Bằng chiếc ca nô của Cục quân giới được trưng dụng ở dọc

đường, đoàn đi từ Đốc Tín đến Phương Trung, thuộc huyện

Quốc Oai. Lên bộ, vượt qua các làng Văn Lao, Võ Lao hướng

về phía Chúc Sơn rồi vòng lại về Mông Phụ. Nghỉ một đêm tại

nhà cụ Phan Kế Toại, đoàn tiếp tục qua Sơn Tây rồi vượt bến

Trung Hà. Tại đây đoàn được bác sĩ Phạm Gia Lăng, phụ trách

Quân y vụ Chiến khu X, dùng ô tô đưa lên Tuyên Quang, rồi

Chiêm Hóa (cách thị xã Tuyên Quang trên 60 km). Cùng tới

Chiêm Hóa lần ấy còn có Giáo sư Ngụy Như Kon Tum (lúc đó

ông là Đổng lý Văn phòng của Bộ Giáo dục, tương tự Chánh

văn phòng ngày nay). Sau này, ông cũng có tham gia giảng dạy

ở Trường. Bác sĩ Đặng Văn Chung khi lên Chiêm Hóa còn

mang theo bộ dụng cụ bơm khí màng phổi.

Trong cuộc di chuyển này, sinh viên Nguyễn Xuân Ty có

công rất lớn, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Cục Quân y

và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao cho.

Còn đoàn “mổ xẻ lưu động Việt Bắc” của bác sĩ Tôn Thất

Tùng thì cơ động chủ yếu bằng xe đạp. Cũng do lúc đầu phải

@copyright Hanoi Medical University

Page 121: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

116

di chuyển cả thương binh (bằng thuyền), ta đã áp dụng với kết

quả tốt một kinh nghiệm chuyên môn về bó bột kín mà trong

chiến tranh 1936 các chiến sĩ Tây Ban Nha đã sử dụng để

điều trị gãy xương hở. Thương binh được bàn giao dần cho

các trạm địa phương.

Từ Đốc Tín đoàn “mổ xẻ lưu động Việt Bắc” trở về Hòa

Xá, định sang sông thì xe tăng Pháp đã kéo vây Hòa Xá và nổ

súng. Đạp xe đến Ba Thá thì Tây cũng vừa bắn phá ở đây.

Không dám dừng, “chạy” một mạch lên Đồng Mô rồi đến

Sơn Tây vào ngủ nhờ nhà bác sĩ Nguyễn Văn Ấu (khi đó là

Trưởng ty Y tế tỉnh Sơn Tây). Đi khỏi Sơn Tây ít ngày thì

nghe tin bác sĩ Ấu bị quân Pháp sát hại.

Hồi đầu năm 1947, báo chí ta đưa tin: Giặc Pháp đã sát hại

3 nhân sĩ trí thức của Việt Nam, do vậy gây sự phẫn nộ lớn

trong dư luận. Người bị giết đầu tiên là luật sư Thái Văn Lung ở

Nam Bộ (hiện ở Sài Gòn có một phố mang tên ông. Tiếp đó,

đúng đêm 19/12/1946, tại Hà Nội khi nổ ra cuộc kháng chiến

toàn quốc, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện rất nổi tiếng về chuyên

môn, hoạt động xã hội và lòng yêu nước từ thời Pháp thuộc đã

hy sinh. Trong một dịp Giáo sư Hồ Đắc Di tới chơi nhà ông,

Giáo sư tuyên bố sẽ hoàn toàn ủng hộ “Cụ Hồ” (vì biết rằng Cụ

chính là Nguyễn Ái Quốc, trước đây Giáo sư đã được gặp ở

Paris), ông Luyện rất tán thành. Sau đó cả hai người đều được

bầu vào quốc hội. Đêm 19/12, giặc Pháp đã bao vây nhà bác sĩ

Luyện và gọi hàng đích danh (có lẽ chúng định dùng ông làm

một nhân vật trong chính phủ bù nhìn sau này), nhưng ông cùng

hai con trai là sinh viên Giám và Minh (tự vệ khu phố) đã dùng

súng chống lại; cuối cùng cả ba người đều bị giặc giết hại. Có lẽ

đây là trường hợp duy nhất cả ba cha con hy sinh trong đêm đầu

kháng chiến. Ngành Y tế cần làm sáng tỏ gương hy sinh này và

cần đối xử xứng đáng hơn với ông (ít nhất cũng ngang với

@copyright Hanoi Medical University

Page 122: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

117

gương hy sinh của luật sư Thái Văn Lung). Người thứ ba là bác

sĩ Ấu, nghe nói khi thấy quân Pháp sát hại dã man đồng bào,

ông lớn tiếng mắng chúng (ông rất giỏi tiếng Pháp), lập tức

chúng bắn chết ông.

Đoàn đến Phú Thọ thì Phú Thọ vừa bị oanh tạc. Đến phủ

Đoan Hùng, đoàn phải ẩn nấp và nếm trận bom dữ dội đầu

tiên. Đến Tuyên Quang chưa được một ngày thì Thị xã cũng

bị bom. Cuối cùng đoàn lên làng Ải, thuộc huyện Chiêm Hóa.

Về việc dường như đoàn đi tới đâu cũng gặp máy bay Pháp

ném bom thì hoàn toàn không phải chúng dõi theo sự di chuyển

của đoàn phẫu thuật này. Thực ra, sau khi chiếm được nhiều

tỉnh đồng bằng, Pháp bắt đầu dùng không quân đánh phá các

địa điểm quan trọng ở Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc tấn công của

chúng lên căn cứ địa cách mạng, nơi có trung ương và chủ lực

của ta.

Sau cuộc "Trường chinh" này bác sĩ Tôn Thất Tùng nhận

được một lá thư của Bác Hồ, chữ đánh máy màu tím, như sau:

"Bác sĩ Tùng,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo:

Chú làm việc rất hăng hái. Tôi rất vui lòng. Chú cứ gắng sức.

Kháng chiến nhất định thắng lợi. Tổ quốc sẽ nhớ công con

hiền, cháu thảo.

Thím và các cháu vẫn mạnh khỏe chứ? Tôi luôn luôn

bình yên.

Gửi chú và thím lời chào thân ái và quyết thắng”.

Giáo sư Hồ Đắc Di cũng được gặp Bác Hồ sau khi lên

Việt Bắc. Cuộc gặp gỡ đã để lại cho Giáo sư ấn tượng rất

sâu sắc. Ông nhớ lại: "Tôi vừa được gặp Bác Hồ và lần đầu

@copyright Hanoi Medical University

Page 123: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

118

tiên trong đời, tôi nghe thấy bốn chữ "Tự lực cánh sinh". Đó

chính là phương châm hành động và tồn tại của Trường

không những chỉ trong kháng chiến chống Pháp mà còn mãi

về sau này.

Năm học đầu tiên của khoa Y ở vùng kháng chiến

Đây là lần định cư thứ nhất của Nhà trường tại Chiêm

Hóa, đúng ra là từ huyện lỵ Chiêm Hóa còn vào sâu thêm 5

hay 6 km nữa (làng Ải; cách tỉnh lỵ Tuyên Quang gần 70km).

Làng Ải, sau Cách mạng tháng Tám thuộc xã An Lạc (hồi

đó nhiều làng ghép lại thành một xã), nhưng dân chưa quen

dùng, vì vậy các thế hệ sinh viên đến nay chỉ quen gọi là làng

Ải. Dẫu sao tên gọi An Lạc cũng là cái điềm Trường sẽ “an cư”

và “lạc nghiệp” ở nơi này. Phong cảnh làng Ải rất đẹp. Có Ngòi

Quẵng quanh co, nước xanh, bờ cát, chảy ra sông Gâm. Có

nhiều đồi và đâu đâu cũng là rừng. Rừng núi hoang vu, chỉ thấy

một màu xanh, thỉnh thoảng mới thấy thấp thoáng tà áo chàm

của người dân tộc. Ra khỏi nhà là ngửi thấy mùi lá mục và cảm

giác ẩm ướt dưới chân, nhưng muỗi rừng cũng chẳng thiếu và

nếu trời mưa những đàn vắt vươn vòi xô đến mỗi khi nhận thấy

có hơi người.

Theo Sơ lược lịch sử Y tế Việt Nam thì ở rừng quanh làng

Ải đặc biệt nhiều hổ; những đêm động trời, tiếng gầm gào của

hổ trong đêm khuya nghe đến rợn người. Theo hồi ký của một

số sinh viên khóa 1950, ban đêm sinh viên không dám ra khỏi

nhà để tiểu tiện, cứ đứng trên sàn “giải quyết“ luôn xuống sân -

trâu bò thiếu muối đến nghếch mõm hưởng cái nguồn bổ sung

quý giá này. Khi bị hiệu đoàn phê bình, họ có sáng kiến dự trữ

vài cái ống nứa, sáng ra đi đổ sớm.

Khi đó rừng chưa bị tàn phá, tuy có hổ nhưng thực ra

không nhiều như mọi người nghĩ. Suốt 8 năm, chưa ai bị hổ vồ;

@copyright Hanoi Medical University

Page 124: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

119

trâu bò dù thả rông cả ngày lẫn đêm, vẫn khá an toàn. Một vài

lần theo từ ngữ người dân gọi là "động rừng" hổ về tận làng,

cõng trâu, bắt lợn của dân và đã tát chết con chó của thầy Tùng.

Khẩu súng các - bin của thầy Tùng (để tự vệ) chủ yếu dùng bắn

chim và thú nhỏ.

Lúc này đã có quyết định Trường Đại học Y Dược khoa

tiếp tục hoạt động, kèm theo quyết định cố nhiên là kinh phí.

Một bệnh viện thực hành phục vụ cho việc giảng dạy được

dựng lên. Đây chính là Bệnh viện Phủ Doãn đi kháng chiến.

Chỉ còn thiếu phòng thí nghiệm là ở đây có một “Trường đại

học trong rừng” hoàn chỉnh. Điều này được thực hiện vào

năm 1950, khi Giáo sư Đặng Văn Ngữ từ Nhật về nước. Sinh

viên từ các nơi được lệnh tập trung về. Và họ cơ động bằng

đôi chân là chính.

Mỗi lần tấn công lên Việt Bắc, Pháp thường dùng hai

hướng: Hướng Thái Nguyên, Bắc Kạn và hướng Phú Thọ,

Tuyên Quang (theo quốc lộ 2 và sông Lô). Do vậy, Trường

không thể đặt ở thị xã Tuyên Quang như đã từng dự định mà

chọn Chiêm Hóa. Đó là thị xã của huyện Chiêm Hóa, nằm khá

xa (60km) về phía trên thị xã Tuyên Quang. Tuy nhiên, Trường

không đóng ở chính thị xã Chiêm Hóa mà ở làng Ải, cách thị

xã 5 km. Không xa làng Ải, là nơi Trung ương đóng (gọi là An

toàn khu được bảo vệ tốt). Mỗi khi thầy Tùng và ông Huyên đi

họp Chính phủ có thể dùng xe đạp (mất tối thiểu một ngày).

Khu vực Đầm Hồng, phía trên Chiêm Hóa khoảng 10 km là nơi

có các cơ quan tài chính Trung ương. Tóm lại, Chiêm Hóa là

một địa điểm nằm giữa lòng Việt Bắc, gần các cơ quan Trung

ương, xa các trục giao thông thủy bộ lớn, rất an toàn cho việc

đặt địa điểm Bệnh viện và Trường; nhưng sinh viên từ các mặt

trận về Chiêm Hóa để bổ túc thì rất vất vả.

@copyright Hanoi Medical University

Page 125: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

120

Được nhân dân đùm bọc, tre nứa rừng không thiếu; thêm

nữa, sinh viên Võ Như Tỷ trước đây học kiến trúc sau chuyển

sang học y, đã thiết kế khu Trường, khu nhà mổ, Bệnh viện

thực hành rất giản dị nhưng rất khang trang thoáng mát. Cụ

Ba Viên, thợ mộc đi theo Trường đã đóng cho bác sĩ Tùng

một bàn mổ rất đẹp. Chiếc xe đạp ông mang từ dưới xuôi lên

được dùng để "phát sáng" cho nhà mổ. Y tá gây mê là cụ Thu

của Bệnh viện Phủ Doãn.

Thực ra, ngay tháng 5/1947, Trường đã tái giảng, dựa vào

Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang; lúc đó có 25 sinh viên. Nhưng

ngày 14/5/1947, địch nhảy dù Phú Thọ và Việt Trì, Trường

lại phải lên Chiêm Hóa. Tới ngày 20/5, chỉ còn 11 sinh viên,

tới tháng 8 mới tăng lên 28 và sang tháng 9 tăng lên 53.

Nhà các thầy ở bên kia ngòi Quẵng, có một dãy “phố”

tranh tre của dân Hà Nội tản cư lên, dường như sống bám vào

Trường. Dẫu sao đây vẫn là đồng bào yêu nước dám bỏ Thủ đô

ra sống cuộc đời kháng chiến gian khổ. Bên này ngòi có các

“giảng đường” thời chiến, Bệnh viện thực hành, nhà ở của sinh

viên; năm 1950 sinh viên khóa này làm một “nhà Đình”, bên

dưới là “đại giảng đường” của họ, tầng trên (sàn) là chỗ ở;

nhiều người nằm lỳ trên sàn vì không muốn dự các bài giảng về

vật lý nguyên tử của thầy Kon Tum ở dưới (nhưng vẫn được

“nghe” rất rõ). Sau đó, còn mọc lên “Viện Nghiên cứu” của

thầy Ngữ. Có thời kỳ sinh viên Trịnh Kim Ảnh ngày ngày có

nhiệm vụ chở mảng sang đón các thầy; về sau nếu là mùa nước

cạn thì cụ Di xắn quần tự lội sang giảng bài.

Các kỳ thi lên lớp được mở trong các tháng 6, 8 và 9/1947

cho 43 sinh viên. Thi tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm học 1946 -

1947 được tổ chức ba đợt: có 6 người tốt nghiệp.

@copyright Hanoi Medical University

Page 126: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

121

Ngày 20/5/1947 có các ông Đào Trọng Xuân (sau trở thành

Trưởng Ban Quân y đại đoàn 308) và Trịnh Đình Chương (lúc

đó phụ trách Quân y trung đoàn 112 Tuyên Quang, có Quân y

viện 150 giường tại thị xã Tuyên Quang) ; ngày 15/7/1947 có

các ông Nguyễn Tăng Ấm (phụ trách Ban Quân y, Bộ Tổng chỉ

huy) và Phó Đức Thực (phụ trách Ban Quân y Bộ Quốc phòng,

đã mất hai năm sau, lúc mới 27 tuổi và được lấy tên đặt cho

Bệnh viện cơ quan Bộ Quốc phòng). Ngày 28/7/1947 có các

ông Phạm Phú Khai (năm 1951 phụ trách phân viện Quân y

K72 đóng tại Yên Định, Thanh Hóa) và Vưu Hữu Chánh (phụ

giáo của Trường, kiêm phụ trách “Quân y đại học” và có thời

gian phụ trách Giáo vụ hoặc tham gia hiệu đoàn). Năm học

1947 - 1948 có ông Nguyễn Lưu Viên thi tốt nghiệp ngày

25/9/1947. Trường cũng chấm thi tốt nghiệp nha sĩ cho bà

Hoàng Thị Thục và ông Võ Như Tỷ. Năm 1952 chỉ cho thi y sĩ

cao cấp, năm 1954 do sự “đấu tranh” của Hiệu đoàn, Bộ Giáo

dục lại cho thi bác sĩ. Tuy nhiên, không thể gọi hết những người

đủ niên hạn về thi vì sinh viên không thể bỏ nhiệm vụ chỉ vì kỳ

thi ra trường. Thực tế, có mang danh bác sĩ cũng không hưởng

thụ gì hơn bạn bè cùng khóa. Sau này, dù thi muộn vẫn được

công nhận đúng niên hạn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 127: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

122

Thi tốt nghiệp bắc sĩ Y khoa ở vùng kháng chiến

Năm học Kỳ Ngày Thí sinh

1946 - 1947 I 20/5/1947 Đào Trọng Xuân, Trịnh Đình Chương

II 15/7/1947 Nguyễn Tăng Ấm, Phó Đức Thực

III 28/7/1947 Phạm Phú Khai, Vưu Hữu Chánh

1947 - 1948 I 07/9/1948 Chu Văn Tích

II 14/8/1948 Trần Vỹ, Đặng Văn Ấn

1949 - 1950 I 05/10/194

9 Vũ Văn Ngũ, Bùi Thế Sinh

I 12/11/194

9 (Nha sĩ) Hoàng Thị Thục, Võ Như Tỷ

1950 - 1951 ? Vũ Tam Hoán

1951 - 1952 ? Y sĩ cao cấp: Trần Quang Vỹ, Trần

Trọng Hùng

1954

BS: Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn

Thụ, Trần Quang Vỹ, Nguyễn Xuân

Bích, Nguyễn Quý Hưng (+ 2 người)

Việc thi tốt nghiệp bác sĩ và sự tồn tại của Trường Đại học

Y Dược vùng kháng chiến nhanh chóng được giới y học Pháp ở

Hà Nội biết tin. Trong một cuộc gặp gỡ trao đổi tin tức của tù

binh Pháp do lãnh sự Anh, Trevor Wilson làm trung gian tại

Cầu Đuống ngày 04/10/1947, bác sĩ Huard, đại diện Hội Hồng

Thập tự Pháp đã nhờ đại diện quân đội ta (Trung úy Điền Ngọc)

chuyển lời hỏi thăm và nhiệt liệt khen ngợi Trường Y Dược

Việt Nam. Bác sĩ Huard không quên gửi tặng bác sĩ Tôn Thất

Tùng một tút thuốc lá Cotab và một số thuốc cho hội Hồng

Thập tự Việt Nam (DDT và thuốc ỉa chảy); ông cũng ngỏ ý nếu

bác sĩ Tùng cần sách vở thì sẽ xin cố gắng kiếm, mặc dù việc

mua sách bên Pháp không dễ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 128: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

123

Khoa Dược năm đầu kháng chiến

Theo thỏa thuận của ba Bộ Giáo dục, Y tế, Quốc phòng

thì Cục Quân y quản lý và đào tạo tiếp các sinh viên dược,

gồm cả tuyển sinh mới.

Phải nói rằng để Cục Quân y làm việc này là hợp lý trong

tình hình lúc đó. Bộ Giáo dục có nhiệm vụ rất nặng nề là lo phát

triển bậc tiểu học (tiến tới mỗi xã một trường) và trung học (tiến

tới mỗi huyện một trường) nên rất khó có kinh phí để tạo cơ sở

vật chất, tìm thầy, nuôi ăn sinh viên để đào tạo họ thành dược

sĩ. Ngược lại, Cục Quân y đang quản lý nhiều thầy, có kinh phí

lớn (của quốc phòng), có cơ sở thực tập: kho, xưởng bào chế,

lại đang rất thiếu nhân viên dược cao cấp (có thể trông cậy vào

sinh viên).

Lúc đầu, việc đào tạo dược sĩ định giao cho một thầy lâu

năm của Trường là dược sĩ Chương Văn Vĩnh (với sự phụ tá

của sinh viên Nguyễn Văn Đàn); cố nhiên, ông phải nhập

ngũ. Trên thực tế, dược sĩ Vĩnh đã đóng góp một số công

sức trong sản xuất thuốc cho nhu cầu kháng chiến trong

những ngày đầu. Đến khi Pháp tấn công Việt Bắc (mở đầu là

nhảy dù Bắc Kạn, 1947) thì dược sĩ Vĩnh bỏ hàng ngũ kháng

chiến, vào Hà Nội. Cục Quân y đã cử dược sĩ Vũ Công

Thuyết (lúc này đang là Cục phó) làm Hiệu trưởng, và dược

sĩ Nguyễn Trọng Bính (đang phụ trách phòng bào chế Khu

X) làm Hiệu phó của “Ban Quân dược đại học”. Thực tế,

người “chạy việc” chủ yếu là dược sĩ Bính. Ông phải thôi

công tác cũ để đi tìm một địa điểm ở trung du, về tận khu III

và IV để tìm sách vở, tài liệu và kiếm nhân viên. Năm 1948,

cơ sở đặt tại làng Hanh, thuộc xã Đào Xá, huyện Phú Bình -

Thái Nguyên do sinh viên Nguyễn Hữu Thiệu và Đặng Hanh

@copyright Hanoi Medical University

Page 129: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

124

Khôi tìm được; xây dựng cơ sở xong, giao cho sinh viên D3

Nguyễn Văn Đàn quản lý với sự trợ giúp của hai sinh viên

D2 là Nguyễn Hữu Thiệu và Nguyễn Xuân Tiến. Sinh viên

về đây, cũng như sinh viên y ở Chiêm Hóa, đã tích cực xây

dựng cơ sở, tham gia mọi công việc quản lý nội bộ (hành

chính, quản trị, giáo vụ, đời sống...). Khi khai giảng có 30

sinh viên ghi tên. Ban có 6 giảng viên là các ông Huỳnh

Quang Đại, Vũ Công Thuyết, Hoàng Xuân Hà, Đỗ Tất Lợi,

Nguyễn Trọng Bính và Đặng Đức Dục, tất cả đều đang ở

quân ngũ và đều là thầy kiêm nhiệm.

Nhược điểm khó khắc phục là tất cả các thầy đều giữ nhiều

trọng trách nên việc giảng dạy chỉ là kiêm nhiệm, không ai coi

việc đào tạo là công việc chủ yếu của mình. Dược sĩ Nguyễn

Trọng Bính (công nhận 1945) có đóng góp rất lớn cho Quân y

ngay từ những ngày đầu và đến nay vẫn đóng góp rất lớn trong

xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức Trường, nhưng số thâm niên

còn ít, hiểu biết sâu về dược học còn hạn chế, do vậy chưa đủ

uy tín gánh vác nhiệm vụ đào tạo. Một số sinh viên lớp trên

chưa phục. Vài năm sau, thầy Trương Công Quyền sẽ rất thích

hợp cho vị trí này.

Thầy Đặng Đức Dục, tuổi cao, không quản ngại vất vả, vẫn

từ xa đến Trường dạy học, tác phong tỉ mỉ, được sinh viên rất

kính phục và cảm thông. Các kỹ thuật viên Bùi Đình Sang,

Trương Văn San đã có tuổi, với tay nghề vững chắc và mẫu

mực được sinh viên tin yêu, khâm phục, biết ơn - không khác gì

quan hệ của sinh viên y đối với cụ y tá Thu, maman Ngọc ở

Bệnh viện thực hành Chiêm Hóa.

Do số sinh viên Dược không đông, nên có thể đặt lớp ở

đình làng Hanh, hầu hết sinh viên ở nhờ nhà dân. Hàng năm,

sinh viên từ năm thứ nhất (mới tuyển) đến năm thứ 3 được về

@copyright Hanoi Medical University

Page 130: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

125

học nửa năm rồi đi công tác thực tế nửa năm (ở các đơn vị sản

xuất, kho, ban quân dược trung đoàn...). Sinh viên các lớp cao

hơn thì chỉ học các lớp “đoản kỳ” (ngắn hạn). Tham gia giảng

dạy có các dược sĩ Vũ Công Thuyết, Huỳnh Quang Đại, Đỗ

Tất Lợi, Nguyễn Trọng Bính... Hướng dẫn thực hành có các

dược sĩ: Trần Lâm Huyến, Nguyễn Văn Luận, Đỗ Hữu Thế...

Ngoài ra còn có dược sĩ Đặng Đức Dục và sinh viên Nguyễn

Văn Đàn phụ trách phòng thí nghiệm. Chương trình đào tạo

vẫn dựa theo chương trình cũ tuy nhiên có lược bỏ những

phần không cần thiết. Thời gian học tập là 5 năm: Năm đầu

thực hành cơ sở (gọi là năm “tập sự”) và 4 năm vừa về học

chuyên môn tại Trường vừa công tác tại các cơ sở dược (gọi

tắt là D1 - D4).

Mỗi khi sinh viên tập trung về Trường các giảng viên chỉ

giới thiệu, giải đáp, rồi hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu. Do

vậy, một yêu cầu rất lớn là phải có đủ tài liệu. Ngoài những

tài liệu có sẵn sinh viên có thể mượn, đọc, ghi chép (chủ yếu

tiếng Pháp), Trường còn in thêm tài liệu để phát. Sinh viên

Nguyễn Văn Hợi, với sự giúp sức của sinh viên Bạch Quang

Chiểu đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ ấn loát này.

Sinh viên Hợi gắn bó với Trường rất sớm, ở Trường khá

lâu, sau này đã đem kinh nghiệm đó đi xây dựng thành công

Trường Trung cấp Dược. Bộ phận ấn loát của ông Hợi có tên

COTALO (công ty ấn loát); cũng in bằng đất sét nhưng do khéo

tay, nên người của ban in đã viết chữ ngược trực tiếp lên mặt

đất sét, in ra được 20 bản rõ nét.

Sau học lý thuyết và kỹ thuật, sinh viên lại “đi thực tập”,

nhưng sự thật là trở về công tác tại các cơ sở và phục vụ các

chiến dịch (quy định nửa năm, nhưng thực tế thường lâu hơn

@copyright Hanoi Medical University

Page 131: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

126

thế; do vậy đợt sau họ không được về Trường đủ 6 tháng như

quy định, mà có khi còn phải học lớp “đoản kỳ” trong một

hay vài tháng). Thời gian đi “thực tập”, họ gánh vác rất nhiều

nhiệm vụ kháng chiến - gian khổ, bỡ ngỡ và trưởng thành;

không khác và không kém các sinh viên y khoa. Có sinh viên

phụ trách xưởng bào chế, phụ trách kho, hoặc lãnh đạo thu

chiến lợi phẩm y dược ở cả một mặt trận (Nguyễn Hữu

Thiệu), hay phụ trách công tác dược của cả một sư đoàn

(Nguyễn Xuân Hiền). Tiện đây, cần nhắc tới một số sinh viên

dược khoa được cử đi công tác vào tận Khu 5 hay Nam Bộ,

trong số này có những người đến 1954 mới ra miền Bắc “học

tiếp” và thi tốt nghiệp (Phạm Văn Số, Nguyễn Kim Phát, Bùi

Quang Tùng... ở Nam Bộ, Phan Hữu Đào, Đinh Ngọc Lâm,

Phan Doãn... ở Khu V).

Nói chung, số sinh viên dược không đông như sinh viên y.

Thống kê năm 1954 cho kết quả như bảng dưới đây:

Khóa Số sinh viên Khóa Số sinh viên

Tới 1945 6 Khóa 1948 11

Khóa 1946 6 Khóa 1949 19

Khóa 1947 9 Khóa 1950 20

1951 - 1954 Không tuyển sinh Tổng cộng 71

Hội đồng chấm thi dự định sẽ do Giáo sư Hồ Đắc Di làm

chủ khảo. Thành viên Hội đồng là dược sĩ Nguyễn Trọng

Bính, lúc đó là Giám đốc Ban Quân dược Đại học - và các

cán bộ phòng Dược chính của Cục Quân y.

@copyright Hanoi Medical University

Page 132: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

127

Năm 1947, Ban Dược có các khóa sau: khóa trước 1945 và

1945 (Nguyễn Văn Kỳ, Hoàng Như Tố, Nguyễn Văn Đàn, Phan

Hữu Đào, Đặng Hanh Khôi, Đinh Ngọc Lâm, Bùi Hồng...);

khóa 1946 (Đoàn Hữu Sử, Ngô Gia Trúc, Vũ Ngọc Lộ, Nguyễn

Huy Chí, Nguyễn Văn Hợi, Ngô Ứng Long) lúc này đã hết năm

tập sự. Khóa mới tuyển vào năm tập sự (Nguyễn Hữu Bảy, Trần

Ngọc Bẩy, Nguyễn Xuân Hiền, Lê Văn Thuần, Nguyễn Hữu

Thiệu, Nguyễn Khoa Thông, Nguyễn Xuân Tiến, Đỗ Viết

Trang, Trịnh Thế Trụ). Tất cả đều được lên lớp với điểm số

khác nhau.

Khai giảng năm học năm 1947 - 1948 của Ban Y

Ngày 06/10/1947, Lễ Khai giảng niên khóa 1947 - 1948

được tổ chức trọng thể, có mặt đại diện Chính phủ là Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ

Nguyên Giáp cùng Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trí, Thứ

trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn, Cục trưởng Cục

Quân y Vũ Văn Cẩn…. Năm học này có 17 sinh viên ghi tên,

cộng với 3 sinh viên các khóa trước bị đứt đoạn học tập nay

lại học tiếp. Tuy nhiên, không phải họ đã có mặt đầy đủ hôm

khai giảng. Ngoài ra, một số lớn sinh viên các lớp trên không

thể bỏ nhiệm sở về dự khai giảng. Trước các quan khách, thầy

Tùng, thầy Chung, và 67 sinh viên các lớp (không có sinh

viên dược), Giáo sư Hồ Đắc Di đã đọc diễn văn (tiếng Pháp).

@copyright Hanoi Medical University

Page 133: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

128

GS. Hồ Đắc Di và GS. Tôn Thất Tùng:

Hai trụ cột của Trường Đại học Y khoa

trong kháng chiến năm 1952

@copyright Hanoi Medical University

Page 134: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

129

GS. Hồ Đắc Di giảng bài cho sinh viên trong kháng chiến

@copyright Hanoi Medical University

Page 135: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

130

GS. Đặng Văn Ngữ và BS. Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trí

Tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang (1952)

@copyright Hanoi Medical University

Page 136: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

131

Phòng mổ của Bệnh viện thực hành A trong kháng chiến

@copyright Hanoi Medical University

Page 137: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

132

GS. Tôn Thất Tùng giảng bài cho sinh viên trong kháng chiến

@copyright Hanoi Medical University

Page 138: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

133

GS. Trần Hữu Tước tại Bệnh khoa

Tai Mũi Họng ở Chiêm Hóa - Tuyên Quang

@copyright Hanoi Medical University

Page 139: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

134

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với sinh viên

Trường Đại học Y - Dược khoa (14/11/1955)

@copyright Hanoi Medical University

Page 140: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

135

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô K.E. Vô - rô - xi - lốp

thăm Trường Đại học Y - Dược khoa (23/5/1957)

(Ảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Hôm trước, sinh viên Vũ Triệu An còn thấy Cụ Di vừa đi

bách bộ vừa lẩm nhẩm đọc trước bài diễn văn. Do vậy, đây là

@copyright Hanoi Medical University

Page 141: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

136

diễn văn lịch sử, vì nó được soạn thảo công phu để trình bày

đầy đủ tư tưởng và quan điểm của người sáng lập Trường Y

Dược kháng chiến.

Trường Đại học Việt Nam quyết trung thành với truyền

thống đại học của mình, nghĩa là với truyền thống trí thức,

hào phóng và bao dung vì hoạt động khoa học, cũng như nhận

thức là nền tảng của mọi hoạt động cũng như mọi triết lý.

Nhạy cảm với mọi nhịp đập của Tổ quốc lúc đau khổ cũng

như khi vui sướng, quyết tâm vì độc lập, tự do, mắt hướng về

chiến thắng; nhưng tuyệt nhiên không có sự thèm khát chinh

phục, ước muốn thống trị, chỉ duy nhất có lòng căm ghét ách

nô lệ và tình yêu tự do tha thiết, Trường Đại học vì lý tưởng

mà phục vụ. Không kiêu ngạo nhưng kiêu hãnh, bởi vì phải

chiến thắng mà Nhà trường lại muốn đóng góp vào sự chiến

thắng ấy. Làm như vậy chính là thực hiện sứ mệnh của Nhà

trường mà có thể đúc kết lại thành một công thức đơn giản là:

Tìm hiểu cái thật và yêu cái đẹp để làm điều thiện.

Quan hệ thầy - trò và phương châm giáo dục được trình

bày như sau:

Trường Đại học là một tập thể trong đó thầy và trò học

tập hợp lại nhằm một mục đích chung là học tập, trau dồi,

phát huy tự do tư tưởng để đánh giá được đúng sai. Chính

trong sự lao động tập thể ấy mà không khí thân mật giữa thầy

và trò phát triển, sự tin cậy và tình bạn giữa họ được xây dựng

và không hề có chút gì là quỵ lụy trong đó óc phê phán - đóa

hoa đẹp nhất của trí tuệ - hẳn có đất nở rộ, mà việc học hỏi và

hiểu biết lẫn nhau sẽ động viên họ, nơi niềm vui giảng dạy

của những người này lại gắn chặt với niềm vui học tập của

@copyright Hanoi Medical University

Page 142: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

137

những người kia. Nhưng Trường Đại học không chỉ là nơi tập

hợp các trường phái, là một trung tâm truyền bá kiến thức, kỹ

thuật mà còn phải là một trung tâm nghiên cứu, bởi vì việc

giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi và giảng

đường chỉ là nơi chuẩn bị bước vào phòng thí nghiệm.

Các sinh viên ngoài 20 tuổi có lẽ không hiểu hết ý nghĩa

sâu sắc qua những ngôn từ uyên bác trong diễn văn, kể cả

những sinh viên đang dỏng tai nhất (vì họ là khóa 1947, vừa

mới vào Trường), như Phạm Văn Cự, Nguyễn Kim Đương,

Phạm Gián, Phạm Tràng Giang, Nguyễn Kim Khánh, Vũ

Phong, Hoàng Kim Phụng, Nguyễn Đình Quang, Bùi Xuân

Tám, Vũ Nhật Thăng, Đào Gia Thìn, Nguyễn Hữu Toại,

Nguyễn Duy Tuân, Hoàng Phúc Tường, Đỗ Hoài Nam, Nguyễn

Văn Hải, Đào Đan Chi) và 3 sinh viên các khóa trước nay nhập

vào khóa 1947 là Võ An Dậu (khoá 1946), Đỗ Dương Thái

(1946) và Phạm Thế (1944).

Nhưng năm học vẫn chưa tiến hành được vì ngay hôm

sau, địch nhảy dù Bắc Kạn, mở đầu cuộc tấn công thu đông

lên Việt Bắc. Tuy địch chưa tới nơi, nhưng việc Võ Đại tướng

tức tốc rời Trường khiến thầy trò thấy được tình hình sẽ

không yên. Một trong hai gọng kìm của địch là binh đoàn

Com - muy - nan theo sông Lô và quốc lộ 2 nhằm hướng

Tuyên Quang, ở đó có An toàn khu (nơi các cơ quan đầu não

của ta đóng). Trường đang tập trung 67 sinh viên nên phải

phân tán, sau khi họ được phát đầy đủ sinh hoạt phí của cả

tháng. Một số sinh viên về với gia đình ở dưới xuôi, một số ở

lại với Trường hoặc tản ra các xã quanh vùng. Trường đại học

nhưng lại không có kế toán, thủ quỹ, nên đích thân Hiệu

trưởng Hồ Đắc Di phải giữ số tiền quỹ quá lớn và phải lo bảo

vệ nó.

@copyright Hanoi Medical University

Page 143: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

138

Vài ngày sau, một mũi tấn công của địch từ Thị xã Tuyên

Quang lên thẳng làng Ải, vào một buổi sáng sương mù chưa

tan hết; nhưng trước đó Trường đã kịp cất giấu kho tàng

(chẳng có bao nhiêu) và nhờ dân sơ tán bệnh nhân vào rừng;

các nhân viên và gia đình họ (có gia đình cụ Di, thầy Tùng,

ông Huyên...) cũng tạm lánh như vậy. Chúng lùng sục, gọi loa

“chiêu hàng” đích danh hai nhân vật: GS Hồ Đắc Di và GS

Tôn Thất Tùng.

Rõ ràng, trong cuộc chiến tranh này, cả ta và địch đều hiểu

rất rõ vai trò của Trường, cũng như vai trò hai cá nhân trên. Vấn

đề là thái độ của hai nhân vật lịch sử đó. Việc Pháp đi “một

mạch” lên đến làng Ải, thì có nhiều suy đoán: chúng trinh sát và

đã phát hiện hoặc do có “Việt gian” nằm vùng chỉ điểm; còn

bác sĩ Vưu Hữu Chánh đoán rằng có thể do Bác sĩ Huard biết

Trường ở đó...

Lúc đó cả gia đình cụ Di, ông Tùng đều nấp kín trong bụi

rậm cách địch không xa, đến mức có người nghĩ rằng chỉ cần

một tiếng ho phát ra thì tất cả sẽ bị bắt. Sau này cụ Di kể lại:

Nếu chúng phát hiện ra mình thì mình có thể tự sát, nhưng

còn tiền quỹ lọt vào tay chúng thì sao?

Kết quả của trận càn: Thuốc men dụng cụ còn nguyên

vẹn, nhân viên Nhà trường và Bệnh viện đều an toàn, một

bệnh nhân bị địch bắn chết, một vài nhà bị đốt, gà lợn của dân

bị bắt một số.

Cái binh đoàn Com - muy - nan khét tiếng ấy còn nán lại

vùng Chiêm Hóa, Đầm Hồng tới cuối tháng 10, do đường sông

bị cắt (phải dùng máy bay thả dù tiếp tế). Cuối cùng, nó bị tiêu

diệt thảm hại do bị phục kích trên đường rút theo sông Lô, sông

@copyright Hanoi Medical University

Page 144: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

139

Gâm, làm nguồn cảm hứng sáng tác cho Văn Cao; nhờ đó ta có

bài Trường ca sông Lô bất hủ.

Ngày 10/10/1947, Hồ Chủ tịch gửi thư thăm hỏi và động

viên bác sĩ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng và Tiến sĩ Nguyễn

Văn Huyên.

CHỦ TỊCH

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

VĂN PHÒNG

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 432 - M Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1947

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ

Kính gửi: Bs Huyên, Bộ trưởng Bộ QGGD;

Bs Tùng, Thứ trưởng Bộ Y tế;

Bs Zi, Giám đốc Đại học Vụ;

Thưa các Ngài,

Cuộc tấn công mùa đông của địch đã thực hiện như chúng

ta đã đoán trước. Chính vì biết trước nên chúng ta không nao

núng. Dù sao trong lúc đầu, những nơi chưa quen tiếng súng

thì dân sự không tránh khỏi ít nhiều hoang mang. Vậy xin các

Ngài sang giải thích cho đồng bào ở vùng đó hiểu.

Nam Bộ cách xa Chính phủ Trung ương, địa thế lại kém

và trước đây chuẩn bị cũng kém thua Bắc Bộ, mà lực lượng

kháng chiến phát triển và củng cố khá mau thì Bắc Bộ nhất

định phát triển và củng cố mau hơn nữa.

Việc liên lạc với các Ngài và việc khai Hội đồng, tôi đã

dặn kỹ ông Y.

@copyright Hanoi Medical University

Page 145: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

140

Cuộc kháng chiến nay đã vào bước gay go mà chúng ta đã

đoán định trước. Đó là một cuộc thử thách tinh thần và lực

lượng của chúng ta. Đồng thời sự gay go đến sớm chừng nào

tốt chừng ấy.

Trong cuộc thử thách này, mọi anh em ta phải tỏ ra cái

chí khí "bách chiết bất hồi", cái tinh thần “nhẫn lao nại

khổ”. Đối người đối việc phải hết sức cẩn thận. Không bao

giờ cẩu thả, cầu vẹn. Không sợ địch mà cũng tuyệt đối

không khinh địch.

Chúng ta đã thắng lợi nhiều thử thách trước. Thì với sự

đồng tâm hiệp lực của Chính phủ, của quân đội và của toàn

dân, chúng ta sẽ nhất định thắng lợi trong cuộc thử thách này.

Tôi nhờ các Ngài lập tức chuẩn bị sẵn sàng, nếu địch đi

qua đó, để giữ gìn gia quyến và toàn thể anh em sinh viên

được an toàn. Phải có kế hoạch cẩn thận.

Chào thân ái và quyết thắng.

Ký tên HỒ CHÍ MINH

TB - Tôi gửi lời thăm các thím. Hôn các cháu và hỏi thăm

các anh em sinh viên.

(Tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2)

Không ngờ, hồi ấy ở dưới đồng bằng lại khá yên ổn vì

trong những ngày đầu chiến tranh, Pháp không có nhiều quân

lắm, đồng bằng bị “rỗng” khi chúng vét quân tấn công Việt

Bắc. Ngoài trận càn vào Quân y viện Thư Điền do thầy Hỷ

phụ trách và vài trận lẻ tẻ khác, nói chung tình hình khu III

yên tĩnh. Ông Lê Văn Hiến (Bộ trưởng Tài Chính) từ khu III

viết thư cho Bác sĩ Tùng, mời Bác sĩ và vài vị khác về khu III

cho an toàn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 146: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

141

“...Được tin Pháp đến Chiêm Hóa và chúng lùng đến cơ

quan các anh, chúng tôi rất lấy làm lo. Nhưng sau nghe (nói)

các anh Huyên, Di và anh đều được thoát nạn sau những ngày

lẩn lút vất vả trong rừng, chúng tôi rất đỗi vui mừng. Nếu tình

hình trên ấy không yên tĩnh lắm mà bọn Pháp cứ lục lọi để tìm

các anh, thì tôi tưởng anh nên mau mau thu xếp và tìm đường

xuyên sơn để về liên lạc với dưới này… chúng tôi rất mong tin

tức của các anh Huyên, Di và anh...”

Kèm thư, Bộ trưởng Lê Văn Hiến còn gửi cho Trường một

vạn đồng để chi tiêu.

Địch rút khỏi Tuyên Quang ngày 21/11 thì hơn 10 ngày

sau, ngày 03/12/1947, Trường đã tái giảng tại địa điểm cũ.

Những sinh viên tạm lánh dưới xuôi lại trở lên, còn rủ thêm

được nhiều người. Ngày 17/3/1948 đã tổ chức thi tốt nghiệp

bác sĩ cho ông Nguyễn Danh Đàn (sau phụ trách Quân y mặt

trận Bình Trị Thiên năm 1950). Đến đầu tháng 6/1948 đã có

76 sinh viên và ngày 21/6/1948, các kỳ thi sát hạch cuối năm

học được tổ chức: 20 sinh viên được lên năm thứ hai, 32 sinh

viên lên năm thứ ba, 18 sinh viên lên năm thứ tư và 3 sinh

viên lên năm thứ năm, tất cả có 73 người được lên lớp. Không

có sinh viên hai năm cuối vì anh em hoặc đã được điều động

đi chiến trường, hoặc đang làm việc tại các cơ sở quân dân y.

Các kỳ thi tốt nghiệp bác sĩ năm học 1947 - 1948 tiếp tục

được mở cho tới ngày 14/9/1948, có các ông Trần Quang Vỹ

(ông này cuối năm 1946 phục vụ tại trạm phẫu thuật lưu động

của bác sĩ Hoàng Đình Cầu tại vùng Ứng Hòa, Hà Đông) và

Đặng Văn Ấn (sau này là Trưởng khoa X quang Bệnh viện

Bạch Mai). Như vậy, tổng số bác sĩ tốt nghiệp năm học 1947

- 1948 là 4 người (kể cả ông Nguyễn Lưu Viên thi sớm hơn).

@copyright Hanoi Medical University

Page 147: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

142

Cách thức học hành của sinh viên hồi đó như sau: Năm

đầu tiên, tùy tình hình chiến sự, được học ở Trường từ 7 đến

11 tháng liên tục (trừ khóa 1946 được học quá ít và khóa

1952 được tập trung 18 tháng). Phải hết sức tranh thủ nghe

giảng ở lớp, ghi chép cật lực, sau đó còn phải ngày đêm ghi

lại (tóm tắt) từ các cuốn sách có ở thư viện. Các cuốn sách bị

sinh viên “quần” đến nát là: Sách Giải phẫu của Rouvière và

Testut, sách Triệu chứng học của Sergent, Bệnh học Ngoại

khoa của Forgue và Patel, nhất là sách về Ngoại khoa thời

chiến của Quénu, Lejars... Trong số sách này, một số sách do

thầy Phạm Khắc Quảng và Phạm Biểu Tâm từ Hà Nội gửi ra.

Một nguồn tài liệu khác là những tập tự ghi của các “đàn

anh lớp trước”. Đó là những tập giấy pơ luya “Mỹ” (để khỏi

nặng và khỏi dễ bị nát khi hành quân) với chữ viết nhỏ li ti

(để ghi được nhiều) dùng mực Parker (để khỏi nhòe khi giữ

lâu hoặc khi bị ướt). Nó quý ở chỗ đàn anh đã tóm tắt bằng

tiếng Pháp sau khi đã tiêu hóa và hấp thu phần tinh túy nhất.

Tập nào càng cũ càng quý, chứng tỏ nó không bị chủ nhân

quẳng đi vì vẫn còn rất đắc dụng. Việc thực hành ở Bệnh viện

của thầy Tùng thì “từ thấp lên cao”, nhưng ai cũng cố học

nhiều để nhanh chóng được phụ mổ, rồi nếu may mắn thì

được mổ vài ca dễ. Gương tầy liếp là các đàn anh đã phải giải

quyết những ca quá sức mình mà không có ai là giỏi hơn về

chuyên môn ở bên cạnh để hỏi han.

Kể ra, học như trên là quá sức với Y1. Thời nay, sinh viên

Y1 khó mà hiểu nổi, nhưng lại là sự thật với các bậc tiền bối.

Các vị rất biết cần học gì để hoàn thành trách nhiệm, và đã tự

thiết kế lấy kế hoạch học tập của mình; không thể tất cả trông

vào thầy. Số thầy quá ít, ngoài hai Giáo sư ngoại khoa, sau thêm

@copyright Hanoi Medical University

Page 148: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

143

Giáo sư Đặng Văn Ngữ, chỉ còn có thầy Vưu Hữu Chánh là

trong biên chế Trường. Các thầy đã tự vắt kiệt sức rồi. Tuy năm

nào Trường cũng giữ lại một số sinh viên lớp trên làm phụ giáo:

Nguyễn Dương Quang, Đỗ Quang, Trần Quang Vỹ, Trần Trọng

Hùng, Đinh Văn Chí, Nguyễn Văn Phan, Phạm Thụy Liên...

nhưng rồi họ nhấp nhổm chỉ muốn xin ra trận, duy có sinh viên

Phạm Thúy Liên là ở Trường lâu nhất (theo Giáo sư Vũ Triệu

An thì có lẽ ông Liên phải ở lại để lãnh đạo chi bộ).

Về ăn uống, sinh hoạt, chỉ một số ít sinh viên có “lương

khô” do gia đình cấp cho (vài ba chỉ vàng); do vậy thỉnh

thoảng có thể cải thiện bằng bánh cuốn bà Phán Tảo hay phở

chú Tám (là Hoa kiều, được Giáo sư Tùng mổ cứu sống, nên

chú quý mến tất cả nhân viên và sinh viên của Trường; hễ

thầy Tùng vào ăn, bao giờ chú cũng làm một tô “tặc piệt”).

Còn đa số hoàn toàn trông cậy vào tiền sinh hoạt phí được cấp

phát (230 đồng một tháng), tạm đủ hay thừa ra chút ít để đôi

khi có thể ăn thêm chút quà. Sinh viên quân y có sinh hoạt phí

khá hơn, lại được cấp cả trang phục, nên có người còn dè sẻn

nuôi được em trai ăn học. Tuy nhiên, tình hình này chẳng kéo

dài được bao lâu. Đồng tiền mất giá rất nhanh. Tất cả thầy trò

dần dần đều được nếm trải những ngày rất gian khổ, thiếu

thốn. Có lớp, sinh viên nữ trở thành “chuyên gia” vá quần áo

rách cho các bạn nam giới để họ đi vác gạo và cuốc đất tăng

gia thay mình.

Chính phủ kháng chiến không có nguồn thu nào đáng kể,

mà chủ yếu là sự quyên góp và sự ủng hộ của dân (số thóc thu

được khoảng 1 vạn tấn thóc/năm, thời giá năm 2002 là 30 tỷ

đồng, hoặc 2 triệu USD); các khoản chi thì ngày càng lớn (ví

dụ: số thóc dùng cho Chiến dịch Biên giới tới 3 vạn tấn). Chỉ

còn cách in thêm thật nhiều tiền, mà không thể thu thuế (dân

@copyright Hanoi Medical University

Page 149: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

144

cũng nghèo, không thể bắt họ đóng góp quá sức); do vậy sức

mua của đồng tiền tụt dốc rất nhanh. Sinh viên Quân y cũng

gian khổ và sau đó thì tất cả đều là Quân y (theo Sắc lệnh của

Hồ Chủ tịch trưng dụng họ vào bộ đội).

Tuy sinh hoạt phí có tăng nhưng còn cách xa sự tăng giá tự

phát của thị trường (trong vòng 8 tháng, học bổng từ 230 tăng

lên 350 đ/tháng, đủ nói lên tốc độ lạm phát). Thế là, tất cả được

quy ra gạo để đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu. Thầy Hiệu

trưởng được lĩnh cả thảy trên 60 kg/tháng; Thầy Tùng, Thầy

Ngữ 58 kg. Mỗi bậc lương hơn nhau 1 - 2 kg gạo, thì có thể suy

ra sinh viên khổ đến mức nào (23 kg gạo/tháng, trong đó số gạo

“thực lĩnh” là 15 - 18kg). Đó là nói từ năm 1948, 1949. Sau

này, việc tự tăng gia và chế độ tự quản khiến sinh viên có sự cải

thiện đáng kể: Gạo lĩnh ở kho về (mỗi người được 15kg) bằng

cách cho vào cái quần cũ, buộc túm hai ống quần lại rồi công

kênh nó lên vai, đem về nhập kho. Số gạo còn lại được lĩnh

bằng tiền để mua mắm muối, thức ăn. Mức ăn do nhóm sinh

viên phụ trách quản lý xuất kho hàng ngày để các chị cấp dưỡng

nấu cho. Ai cũng biết món canh sắn: Củ sắn nấu nhừ với chút

mỡ, rồi nêm muối (thừa củi, nhưng lúc đó chưa có mì chính).

Dầu đèn và giấy mực do Trường phát. Ai cũng cố tự sắm cái

bút máy Wearever, sang hơn thì có bút Pilot hay Parker để ghi

chép cho nhanh. Các bác sĩ tương lai không ai viết ẩu (như chữ

bác sĩ) mà đều cố viết cho thật li ti để ghi được thật nhiều trên

một trang giấy.

Hai năm sau, sau Chiến dịch Biên giới (1950), ta thông với

Trung Quốc và có chủ trương thu thuế nông nghiệp, công

thương nghiệp để tăng ngân sách và nhờ vậy cuộc sống của thầy

trò đã cải thiện hơn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 150: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

145

Trường chuyển về Trung Giáp. Năm học 1948 - 1949

Được sự chấp nhận của Chính phủ, kèm kinh phí di

chuyển và xây dựng. Tư liệu còn lại cho thấy Bộ Tài chính

vất vả lo kinh phí này như thế nào, qua đó cũng thấy vị thế rất

lớn của Trường. Tháng 9 năm 1948, Trường chuyển về xã

Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Địa điểm ven

sông Lô này có những cánh rừng gỗ và rừng cọ rất rộng.

Bệnh viện thực hành được xây dựng rất đẹp bằng tre, nứa, lá

tại trung tâm; xung quanh là nhà ở và lớp học; có thêm một

tiền trạm đóng tại Phú Hộ, cách xã Trung Trì, Trung Hà, Sơn

Tây chuyển về theo quốc lộ 2. Lúc này, giặc đã chiếm Trung

Hà (thuộc đất Sơn Tây mà chúng đã bình định được phần

lớn), lập thành căn cứ, đang lăm le sang sông chiếm Việt Trì

(thuộc đất Phú Thọ). Trung Hà mới cách đó 2 năm còn là nơi

“Trường” (do sinh viên Ty dẫn đường) qua sông để sang địa

đầu Việt Bắc, nay đã bị địch chiếm.

Ngày 15/10/1948, Bộ Quốc gia Giáo dục ra Nghị định số

1128/ZY - TD chính thức quyết định xây dựng hai bệnh viện

thực hành cho Trường: Bệnh viện thực hành A do bác sĩ Tôn

Thất Tùng làm Giám đốc ở Ngòi Quẵng và ở cơ sở Trung

Giáp. Bệnh viện thực hành B ở Nông Cống (Thanh Hóa) do

bác sĩ Hoàng Đình Cầu làm Giám đốc (gắn với Trường Y sĩ

Liên khu 3 - 4).

Khởi đầu chuyện chuyển về Trung Giáp là do một số sinh

viên trong Hiệu đoàn thuyết phục thầy Di chuyển Trường về

xuôi, nhưng họ cũng chưa rõ “xuôi” cụ thể là đâu. Lý do không

nói ra là để cuộc sống anh chị em đỡ khổ, lý do công khai là “để

thu hút sinh viên Hà Nội ra học(!). Thầy Di “độp” lại ngay:

chẳng biết các anh “hút” họ ra vùng kháng chiến hay chính các

@copyright Hanoi Medical University

Page 151: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

146

anh lại bị họ “hút” vào Hà Nội. Tuy nhiên, khi Trường báo cáo,

ông Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn vẫn yêu cầu

điều tra cẩn thận vùng huyện Phù Ninh coi thử có nơi nào phù

hợp. May mắn ở đây có cụ điền chủ yêu nước Đào Đình Quang

sẵn sàng đưa cả nhà cửa, đồi nương cho Trường sử dụng, chỉ

xin cho 2 con mình - đã có bằng Tú tài - được vào Trường.

Thực ra hễ có bằng Tú tài thì chỉ việc ghi tên nhập học, chẳng

cần cha mẹ phải xin. Cuối cùng, mọi người tìm được địa điểm

Trung Giáp, báo cáo lên Bộ Giáo dục và được Chính phủ đồng

ý, với khoản kinh phí không nhỏ để di chuyển và xây dựng.

Sinh viên Võ Như Tỷ lại có dịp trổ tài vẽ mẫu nhà.

Và đã thành lệ, Bệnh viện thực hành của Nhà trường đóng

ở đâu là nhân dân tìm đến rất đông để chữa bệnh. Nhiều quán

hàng tranh thủ “mọc” xung quanh với các món ăn “thủ đô” sẵn

sàng phục vụ các quý khách... nghèo; cũng có nghĩa là phố

Quẵng ở Chiêm Hóa sẽ trở nên tiêu điều hơn...

Rồi những đêm liên hoan của thầy trò mà Giáo sư Hồ Đắc

Di gọi là “sinh hoạt vui thú tư tưởng”. Có những đêm trăng

bên bờ sông, các chàng sinh viên mang đàn guitare ra gẩy và

lẽ tất nhiên xúm xít xung quanh có những cô nàng xinh đẹp.

Đời cứ tươi.

Năm học 1948 - 1949 Trường khai giảng ở Trung Giáp,

số sinh viên thực tế có mặt hôm đó là 70. Năm thứ nhất, tức

khóa mới tuyển có mặt 18 người; năm thứ hai có mặt 20

người; năm thứ ba có mặt 32 người.

Trong số những sinh viên mới đến, người ta thấy có các tên

trong danh sách như Tôn Thất Duy, Đào Đình Đức, Trịnh Xuân

Giáp, Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Xuân

Huyên, Hoàng Kỷ, Hà Văn Mạo, Đỗ Quang, Hoàng Trọng

Quỳnh, Đặng Tấn... Nhưng một số khá đông các lớp đàn anh

@copyright Hanoi Medical University

Page 152: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

147

chỉ “có tên” mà không “có mặt”. Đã bắt đầu xuất hiện các mâu

thuẫn: sinh viên đến kỳ về học, thậm chí đã nhận được giấy gọi,

nhưng đơn vị vì không ai quan niệm nổi chuyện bỏ nhiệm vụ để

về đi học; khổ nỗi, không về học thì sau đó rất khó mà hoàn

thành những nhiệm vụ cao hơn. Đơn vị Quân y biết rõ điều ấy

cũng đành chịu.

Các lớp trên đang thực tập và làm tại các bệnh viện, các

trạm, dù không về học và thi, đều vẫn được Nhà trường công

nhận “đã lên lớp”. Tuy đó cũng là một cách giải quyết cho phù

hợp thực tế, tránh thiệt thòi cho sinh viên, nhưng sinh viên

không mấy ưa thích vì họ thích về Trường hơn...

Trong năm học này, lần đầu tiên, môn học Chính trị được

đưa vào chương trình chính khóa do Thứ trưởng Bộ Quốc gia

Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn trực tiếp giảng dạy. Sinh viên

tiếp thu rất tốt và rất hoan nghênh.

Năm học mới bắt đầu được ít ngày thì có tin địch nhảy

dù, chiếm Việt Trì. Chúng đã cắm một chân vào đất Việt Bắc.

Từ đó, Việt Trì thành một căn cứ bàn đạp lớn của địch để

chúng tấn công lên Việt Bắc, vì Việt Trì là nơi hội tụ của sông

Hồng, sông Lô và quốc lộ 2 - đó là những đường (thủy, bộ) rất

thuận tiện cho ca nô và cơ giới địch lên Phú Thọ, Đoan Hùng,

rồi Tuyên Quang. Thường thì địch lợi dụng mùa thu - đông (ít

mưa, đường khô ráo) để tấn công ta.

Từ Việt Trì theo quốc lộ 2 lên đến Phú Hộ chỉ có 33 km, rẽ

phải 3 km là tới Trung Giáp; nếu địch dùng đường sông Lô thì

quãng đường cũng tương tự. Như vậy, Trường ở vào vị trí luôn

bị đe dọa. Việc giảng dạy hay bị gián đoạn suốt thời gian sau đó

chính là do nguyên nhân này.

@copyright Hanoi Medical University

Page 153: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

148

Trường buộc phải tạm đình giảng “để nghe ngóng”. Địch

ở Việt Trì chưa động tĩnh gì, nên đến ngày 8 tháng 11 Trường

lại được phép tái giảng và việc học tập được tiếp tục tới hết

tháng 12 năm 1948. Đầu năm 1949, Chính phủ lại ra lệnh tạm

đình giảng tất cả các trường để đề phòng cuộc tấn công Thu -

Đông. Trong 2 tháng ngừng học (tháng 1 và 2), sinh viên lại

đi thực tập tại các trạm, các đơn vị phẫu thuật lưu động ngoài

tiền tuyến, tổ chức chủng đậu, khám sức khỏe và chữa bệnh

cho dân địa phương. Sinh viên mới vào học thì làm công tác

truyền bá vệ sinh. Tuy nhiên, Thu - Đông năm ấy địch không

tấn công ra xa mà tập trung củng cố cứ điểm Việt Trì.

Ngày 05/3/1949, Trường vừa mới tái giảng được hai

tháng ở Trung Giáp thì ngày 03/5/1949, khi đã sang hè, địch

mở chiến dịch Pomone, theo quốc lộ 2 và theo sông Lô đánh

lên Phú Thọ và Trường ta nằm kẹt giữa hai gọng kìm này.

Rất may là Trường theo quốc lộ 2 chạy ngược lên phía

trên, nhằm hướng Đoan Hùng và Tuyên Quang sớm hơn vài

giờ trước khi địch tới Trung Giáp đốt phá (theo hồi ức của

Giáo sư Nguyễn Dương Quang thì chỉ sớm nửa giờ). Không

thể cứ chạy bộ trước mũi tiến công cơ giới của giặc, lại thêm

chúng vừa nhảy dù chiếm Đoan Hùng, chặn đường lên Tuyên

Quang, Trường phải bỏ quốc lộ để rẽ trái vào xã Đại Lục, gần

Đào Giã, cách quốc lộ khoảng 5km, đóng ở đấy. Địa điểm

dừng lại để rẽ trái có tên là Cầu Hai, còn cách Đoan Hùng

20km. Nhờ vậy Trường đã tránh được mũi tiến công, bảo đảm

an toàn về người và những phương tiện quý nhất kể cả hai cái

máy chữ, năm 1952 kiểm kê chất lượng được đánh giá là còn

“mới” 30%. Chính ở Đại Lục, một sinh viên khóa 1947 đã hy

sinh, được công nhận liệt sĩ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 154: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

149

Đó là Nghiêm Tằng Lẫm. Khi xung quanh yên ắng làm mọi

người phân vân “địch đã rút chưa”; muốn biết rõ phải có người

đi thăm dò, thì sinh viên Nghiêm Tằng Lẫm thấy không ai khác

ngoài mình ra - một Đảng viên Cộng sản. Anh cầm súng dò

dẫm ra khỏi Trường chưa đầy vài trăm mét thì bị địch phát hiện,

bắn chết. Nhờ nghe tiếng súng, Trường lẳng lặng rút vào sâu

hơn. Và lại an toàn.

Đến nay chưa rõ mũi tiến công cơ giới và bộ binh theo

quốc lộ 2 của địch lên Việt Bắc vì sao có một nhành rẽ sang

phải để vào Trung Giáp. Rất nhiều ý kiến cho rằng chúng biết

có Trường Y ở đây.

Trường đóng ở Đại Lục không lâu, tuy có giảng dạy,

nhưng ít sinh viên vì họ chưa biết địa điểm này để quy tụ về

và rất nhiều sinh viên y kháng chiến không có kỷ niệm với

Đại Lục, thậm chí chưa nghe nói đến bao giờ. Khi tình hình

yên ổn, Trường quay lại Trung Giáp, tận dụng cơ sở cũ, tiến

hành nốt năm học 1948 - 1949 đầy biến động. Điều ngạc

nhiên là trong hoàn cảnh như vậy, Trường vẫn tổ chức được

các kỳ thi cho năm học này, kể cả thi tốt nghiệp.

Các kỳ thi “lên lớp sớm” năm học 1948 - 1949 bắt đầu mở

ngay từ cuối tháng 5 năm 1949 (lẽ ra là tháng 7 hay tháng 8).

Ban Giám khảo gồm các vị: Hồ Đắc Di, Hiệu trưởng làm chủ

khảo; Tôn Thất Tùng, Ngụy Như Kon - Tum, Giáo sư làm ủy

viên (nhưng hồi đó gọi là phân khảo) và Vưu Hữu Chánh (phụ

khảo). Vì cần một số sinh viên Y4 đủ trình độ phụ trách một

trạm cứu thương/phẫu thuật, đủ sức độc lập ra mặt trận, nên

mới có kỳ thi “sớm” này cho số sinh viên năm thứ ba lên năm

thứ tư. Có 32 người trúng tuyển nhưng vẫn được phép liên tục

học tới tháng 8 cho thật sự vững vàng mới sang Quân y nhận

công tác. Họ có chức danh mới: “Y sĩ cao cấp”. Các thầy đều

@copyright Hanoi Medical University

Page 155: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

150

hiểu đây là dấu hiệu quân đội ta đang lớn mạnh và sẽ có đánh

lớn. Điều ứng nghiệm là chiến dịch Biên giới và nhiều chiến

dịch được mở ra liên tiếp sau này, từ 1950 trở đi (làm thay đổi

thế chiến lược hai bên).

Các kỳ thi khác tổ chức từ ngày 18/7/1949 cho các sinh

viên từ năm thứ ba trở lên. Có 13 người ghi tên dự, trong đó

có: năm thứ ba lên năm thứ tư: Ngô Vi Đại (đến năm 1951 trở

thành Trưởng ban huấn luyện của Cục Quân y), Nguyễn Quý

Hưng, Đỗ Nguyệt, Nguyễn Công Thắng (hai năm sau đã phụ

trách Đội điều trị 9 trong chiến dịch Hà Nam Ninh), Lê Đình

Tiềm. Một người vắng mặt vì ốm là sinh viên Nguyễn Gia

Quyền (năm đó đã là Trưởng ban Quân y Trung đoàn 165

trong trận Phố Ràng, thuộc chiến dịch sông Thao. Ngày nay

chắc không ai dám giao cho sinh viên Y3 làm việc đó). Thi

năm thứ tư lên năm thứ năm có: Nguyễn Thành Châm (Trưởng

ban cán bộ Cục Quân y), Từ Giấy, Đào Bá Khu (1953 đã là

Đội trưởng Đội điều trị số 1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ,

Nguyễn Khắc Lung (sau đó trở thành Phụ trách Quân y đại

đoàn 320), Nguyễn Sĩ Quốc, Bùi Hữu Yến (sau đó làm Viện

phó Phân viện 4 tại Đại Đồng, Phú Thọ). Thi năm thứ 5 lên

năm thứ 6 có: Nguyễn Sĩ Quốc. Trường hợp ông Quốc là thi

dồn 2 năm làm một. Ngày 03/9/1949, thi lên lớp được 18 sinh

viên từ năm thứ nhất trở lên. Kỳ 06/10/1949 được 2 sinh viên

năm thứ tư và năm thứ năm. Kỳ 03/11/1949 được 24 sinh viên

từ năm thứ nhất trở lên (báo cáo ngày 22/11/1949 của Trường).

Như vậy, theo báo cáo này, có 90 sinh viên đã đạt kết quả các

kỳ thi lên lớp năm học 1948 - 1949.

Thi tốt nghiệp bác sĩ năm học 1948 - 1949 được tổ chức 2

kỳ: Kỳ thứ nhất vào ngày 07/9/1949 có ông Chu Văn Tích

@copyright Hanoi Medical University

Page 156: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

151

(trong chiến dịch Việt Bắc, làm Quân y trưởng Trung đoàn 72,

tốt nghiệp (trong chiến dịch Việt Bắc, hai ông làm Quân y

trưởng và Phó Trung đoàn 72 Cao Bằng). Do in ấn khó khăn,

các bác sĩ tân khoa được hoãn trình luận án đến khi hết chiến

tranh. Kỳ thi tốt nghiệp Nha sĩ mở ở Chiêm Hóa ngày

12/11/1949 có bà Hoàng Thị Thục (phòng Nha Quân y viện

Liên khu 10, sau đổi thành Phân viện 4) và ông Võ Như Tỷ (đã

đi theo đoàn phẫu thuật của bác sĩ Tôn Thất Tùng từ đầu kháng

chiến lên Chiêm Hóa, sau khi thi xong làm Trưởng ban Quân y

Trung đoàn 101 nổi tiếng. Đã hy sinh trong kháng chiến chống

Mỹ, 1966).

Có hai điều được rút ra: Thứ nhất là Trường Đại học

không thể cứ di chuyển nay đây mai đó. Trung Giáp không

yên ổn nữa, cuối cùng, tháng 10 năm 1949, Trường quyết

định trở lại Chiêm Hóa. Tháng 11 năm 1949, khai giảng niên

khóa 1949 - 1950 ở đây; thứ hai, không thể để sinh viên suốt

6 năm cứ lĩnh học bổng (dưới dạng sinh hoạt phí); nhất là khi

“sinh viên” đã phụ trách các chức vụ cao trong Quân y. Do

vậy, Trường Y - Dược và Cục Quân y thống nhất như sau,

được Bộ Giáo dục và Chính phủ chấp nhận: sinh viên học hết

hai năm đầu được công nhận là y sĩ trung cấp (nhờ vậy,

hưởng chế độ đãi ngộ khác so với sinh viên mới vào Trường,

đồng thời đủ tư các “đàng hoàng” nhận lãnh các chức vụ),

học hết bốn năm - là y sĩ cao cấp (đủ năng lực để được đề bạt

Trưởng ban Quân y trung đoàn, Đội trưởng phẫu thuật trung

đoàn hoặc cao hơn).

Quy định thêm: sau này, y sĩ cao cấp phải về Trường học

tiếp 3 năm, trình luận án và thi tốt nghiệp để thành bác sĩ. Khi

hòa bình lập lại, nhiều y sĩ cao cấp đã trình luận án ra trường

kiểu này vào những năm từ 1955 đến 1958, nhưng không ai

phải “học tiếp 3 năm” vì học đã là Y8 hay Y10.

@copyright Hanoi Medical University

Page 157: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

152

Các văn bản trong thời kỳ kháng chiến liên quan đến thi tốt

nghiệp luôn nhắc đến yêu cầu trình luận án, coi như một điều

kiện bắt buộc để có thể được công nhận bác sĩ (hiểu là tiến sĩ).

Điều này thể hiện quan điểm đào tạo của những thầy tiền bối và

được các thầy nhắc lại nhiều lần: “… việc giáo dục ở bậc đại

học còn phải nhằm mục đích xa hơn, rèn luyện “óc nghề” và

“Trường Đại học không thể chỉ là nơi dạy khoa học đã hình

thành, mà còn phải là nơi hình thành khoa học” (Hồ Đắc Di:

Tâm sự với các đồng nghiệp trẻ).

Bằng cách công nhận sinh viên là y sĩ như trên, Quân y ta

chính thức có thêm rất nhiều cán bộ (bác sĩ, y sĩ), nhưng vẫn

rất thiếu so với nhu cầu. Chính phủ đã giải quyết bằng cách

mở hai Trường Trung cấp. Đối tượng tuyển sinh là những

người đã học hết trung học cơ sở (do vậy, trong vài khóa đầu,

học sinh có vốn tiếng Pháp rất khá), học 2 năm, ra trường gọi

là y sĩ trung cấp.

Sự hăng hái tòng quân của sinh viên y khoa cũng được

Bác Hồ biết đến. Ngày 06/5/1949, Người đã gửi thư cho sinh

viên Trường ta.

Ngày 06/5/1949

Gửi sinh viên Trường Y khoa Đại học.

(Nhờ ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục chuyển).

Các cháu yêu quý,

Tôi được báo cáo các cháu xung phong tình nguyện tòng

quân. Tôi rất lấy làm vui lòng.

Đó là vinh dự cho thanh niên Việt Nam, đặc biêt là cho

thanh niên trí thức, nhất là sinh viên đại học.

@copyright Hanoi Medical University

Page 158: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

153

Tinh thần ái quốc đó một phần cũng do ông Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và ông Giám đốc Trường Y khoa Đại học khéo

dung đúc nên.

Tôi gửi lời thân ái khen các cháu.

Để nêu gương xung phong và thỏa mãn chí khí hăng hái

của các cháu, tôi đặc biệt chuẩn các cháu vào bộ đội ngay.

Để các cháu được tòng quân và đồng thời khỏi gián đoạn

sự học tập, tôi đã nói với Bộ Quốc phòng để các cháu công

tác ở các Quân y viện. Đến ngày kháng chiến thành công các

cháu trở lại Trường, thời giờ tòng quân sẽ được tính như thời

giờ học ở Trường.

Mong các cháu thi đua lập công.

Hôn các cháu,

Hồ Chí Minh

Sau thời gian chuẩn bị, chiêu sinh, làm trường sở…

Trường Quân y sĩ khai giảng vào 10/3/1949 tại Vĩnh Yên, có

55 học sinh; Trường Dân y sĩ cũng khai giảng vào thời điểm

này tại Thanh Hóa.

Vị thế của bậc học trung cấp khi đó rất cao vì hai trường

này được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Nước ngày

28/8/1948.

Phải nói rằng, bộ khung giảng dạy của hai trường trên hầu

hết là các thầy của Trường Đại học hoặc các bác sĩ mà Trường

Đại học Y Dược công nhận từ năm 1945 trở đi. Các thầy

Trường Y là trụ cột (Đinh Văn Thắng, Đỗ Xuân Hợp, Hoàng

Đình Cầu, Nguyễn Thế Khánh), còn các bác sĩ được công nhận

từ sau năm 1945 đến lúc đó đã đủ trình độ cũng như kinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 159: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

154

nghiệm thực tiễn để làm thầy. Đây chính là lúc Trường Đại học

Y - Dược phát huy vai trò “máy cái” của nó, như đã được dự

kiến từ rất lâu. Nhờ vậy, nay đất nước có thêm hai cỗ “máy cái”

nhỏ hơn. Nhiều y sĩ trung cấp do hai trường này đào tạo ra sau

này đã tham gia đào tạo y tá, hộ sĩ…

Trường Quân y sĩ đóng ở Vĩnh Yên do thầy Đinh Văn

Thắng làm Hiệu trưởng, thầy Đỗ Xuân Hợp làm giảng viên, với

sự phụ tá của các bác sĩ Đặng Đình Huấn, Phạm Gia Triệu,

Nguyễn Xuân Bích (công nhận sau năm 1945). Còn Trường

Dân y sĩ đóng ở Thanh Hóa do thầy Hoàng Đình Cầu làm Hiệu

trưởng, quy tụ được các thầy lão thành như Nguyễn Xuân

Nguyên, Đặng Vũ Hỷ, Trần Hữu Tước và một số thầy khác…

Khoa Dược: cũng chuyển địa điểm. Đón thầy

Trương Công Quyền về dạy

Trong lúc khoa Y chuyển Trường về xuôi (Trung Giáp)

gặp những khó khăn do Pháp tấn công lên Phú Thọ, thì khoa

Dược bỏ làng Hanh (huyện Phú Bình) di chuyển lên ngược:

xã Bằng Ninh (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn), do vậy được yên

ổn và còn gặp nhiều thuận lợi cho tới ngày kháng chiến

thành công.

Có 2 nguyên nhân khiến phải di chuyển địa điểm:

1) Làng Hanh tương đối gần vùng địch nên luôn luôn phải

sẵn sàng đối phó, do vậy khó ổn định. Thái Nguyên cũng như

Phú Thọ là nơi địch đặt chân tới đầu tiên mỗi khi chúng tấn

công Việt Bắc. Đã vậy, các thầy bên khoa Dược đều là giảng

viên kiêm nhiệm, cơ quan chủ quản lại ở rất xa, mỗi lần đến

giảng dạy việc đi lại không dễ và không thể lưu lại lâu.

@copyright Hanoi Medical University

Page 160: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

155

2) Địa điểm mới ở gần Bắc Kạn, phía trên làng Hanh

hàng trăm ki - lô - mét, không những an toàn lại rất gần các

Viện (Bào chế, Kiểm nghiệm) và tổng kho dược (cấp trung

ương), do vậy rất thuận lợi cho sinh viên thực hành và cho

các thầy tới Trường dạy.

Tuy nhiên, điều rút ra là không thể có một trường mà đội

ngũ thầy toàn là kiêm nhiệm. Cần một thầy và phải là thầy

đầy đủ uy tín, dành tất cả công sức cho sự nghiệp đào tạo mà

theo đuổi cả đời. Chính sinh viên dược đã phát hiện thầy

Trương Công Quyền thích hợp với vai trò này và đề xuất với

Cục Quân y để hiệu đoàn đảm nhiệm việc mời rước thầy.

Tháng 11 năm 1949, sinh viên Lê Văn Thuần, đang ở

Liên khu X tới Đoan Hùng gặp thầy dưới danh nghĩa cá nhân

tìm học. Được thầy giảng cho, được cùng đi săn với thầy, sinh

viên Thuần đã đặt rõ vấn đề và được thầy chấp nhận. Về thủ

tục, phải đưa thầy sang Chiêm Hóa gặp thầy Hồ Đắc Di và Bộ

trưởng Bộ Giáo dục để cơ quan chủ quản chính thức nhận

nhân sự, phân công và bàn cách làm việc. Hai sinh viên Lê

Văn Thuần và Nguyễn Dương Huy đã “hộ vệ” thầy trong

chuyến đi này.

Tại một hội nghị, mọi người đều nhất trí phải gắn Y với

Dược trong đào tạo, việc cấp bằng phải là quyền hạn của

Trường (chứ không phải của Cục Quân y). Thầy Di muốn

thầy Quyền sang Chiêm Hóa. Cuối cùng, không thể di chuyển

cả khối đào tạo dược với con người, nhà cửa, cơ sở thực tập…

đi 200km trong hoàn cảnh kháng chiến, hơn nữa sinh viên

dược đang nhận nhiều trọng trách ở Cục Quân y, không dễ

dàng hàng năm tập trung 6 tháng ở Chiêm Hóa; hội nghị đã

chấp nhận nguyên trạng, thầy Quyền sẽ làm việc ở Bắc Kạn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 161: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

156

Từ đó, trong danh sách thầy của Trường, thầy Quyền lại trở

về đúng vị trí xưa kia sau 4 năm vắng bóng.

Đón thầy Quyền và gia đình thầy (cùng vợ, cô cháu gái

Chung, cậu con trai Đô) sang Bắc Kạn là công của các sinh viên

Lê Văn Thuần, Vũ Ngọc Lộ, Lê Ngọc Bích, Đỗ Minh. Chuyến

đi gian nan vất vả, toàn đi bộ hàng trăm ki - lô - mét, đường bị

phá hoại rất khó đi, nhưng tất cả đều vui. Làm nhà cho thầy ở

Bằng Ninh là sinh viên khóa 1947. Đây là khóa rất gắn bó với

thầy Quyền, từng được xem album gia đình của thầy và được

chiêu đãi nhiều loại chè ngon do gia đình nấu.

Có giai đoạn, khoa Dược (hồi ấy gọi là “Ban”) được

coi là Trường, như Trường Y. Xét ra, “Trường” Dược có

tổ chức riêng, do Cục Quân y quản lý, có địa điểm, cơ sở,

kinh phí và con dấu đều riêng. Vậy nó có thể là đơn vị

độc lập. Trong biên bản cuộc họp về “hợp nhất mọi

Trường Y Dược - trung cấp cũng như đại học - thì Đại

học Y và Dược là hai trường riêng. Tuy vậy, đến lúc thi

tốt nghiệp và cấp bằng dược sĩ thì chỉ chữ ký “cụ Di”mới

có giá trị. Lúc này, Trường Dược lại là một khoa/ban của

Đại học Y - Dược.

Có thầy Quyền làm Chủ tịch Hội đồng, các kỳ thi hết

môn, thi lên lớp của sinh viên dược trở thành hợp lệ; kể cả thi

tốt nghiệp. Từ đó, các kỳ thi tốt nghiệp của các khóa được tổ

chức phần thực hành và thực tiễn ở Bắc Kạn (có thể có sự

tham gia của các thầy bên khoa Y), ngay sau đó sinh viên

dược kéo nhau sang Chiêm Hóa để thi lý thuyết, với Chủ tịch

Hội đồng là Giáo sư Hồ đắc Di, ủy viên là Giáo sư Trương

Công Quyền và các thầy khác.

Khóa 1947 (đông nhất) sau khi thi tốt nghiệp ở Chiêm Hóa

đã khao nhau và khao cả các nhân viên Viện Nghiên cứu ở ngay

@copyright Hanoi Medical University

Page 162: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

157

phố Quẵng. Bánh cuốn bà Phán Tảo, phở chú Tám và quán cơm

bình dân của ông Cai Lãng lại có dịp đắt hàng.

Kết quả đào tạo dược sĩ như sau:

- Khóa 1 (ngày thi: tháng 5/1950): 6

- Khóa 2 (ngày thi: 1/8/1951): 6

- Khóa 3 (ngày thi: 15/5/1952): 9

- Khóa 4 (ngày thi: 15/1/1953): 11

Tổng cộng: 32 dược sĩ

Có thể coi Bằng Ninh là làng Ải (Chiêm Hóa) đối với

khoa Dược với linh hồn là thầy Quyền.

Trở lại Chiêm Hóa. Khai giảng năm học 1949 -

1950; 1950 - 1951 và 1952 - 1953

Trường từ Trung Giáp trở lại Chiêm Hóa và ở đây cho

đến khi chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải ký Hiệp định

Giơ - ne - vơ lập lại hòa bình.

Số sinh viên các khóa có mặt tại Trường khi khai giảng

năm học 1949 - 1950 (tháng 11) gồm 63 người.

- Lớp mới vào, tức Y1: 20 sinh viên

(Trần Quang Anh, Trương Quý Bình, Lê Quang Cát, Lê

Hải Chi, Nguyễn Chí, Cao Đình Cự, Trịnh Bỉnh Dy, Vũ Đình

Hải, Vũ Duy Hàn, Lê Vĩ Hùng, Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn

Đình Hường, Đặng Đức Hựu, Nguyễn Huy, Phan Kiểm, Phạm

Văn Long, Hoàng Thủy Nguyên, Phan Sĩ Nhân, Nguyễn Văn

Phan, Đỗ Trần Thận, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Công Thụy,

Đặng Đức Trạch, Hà Văn Trạch, Bạch Quốc Tuyên, Bùi Xuân

Vĩnh, Nguyễn Thị Minh Vượng…).

@copyright Hanoi Medical University

Page 163: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

158

- Năm thứ hai: 18 sinh viên.

- Năm thứ ba: 18 sinh viên.

- Các năm thứ tư, năm và sáu: chỉ có 7 sinh viên về được.

Ngoài ra, nếu gộp cả 60 sinh viên ba năm cuối không có

mặt (vì đang được điều động đi tập sự tại các trạm quân y và

dân y), thì cả thảy số người “có tên” là 123 người.

Trong năm học này, sinh viên các lớp từ Y5 trở lên là số

còn lại của Trường Đông Dương. Số sinh viên ghi tên theo

học từ năm học 1945 - 1946 nay mới tới năm thứ tư (Y4) và

khóa sau đó nay mới là Y3. Theo quy định (do gợi ý của Bác

Hồ hồi đó), cứ một năm phục vụ trong quân y được tính là

một năm học ở Trường (để không ai bị chậm); nhưng để đảm

bảo thực chất học tập, sau này sinh viên vẫn phải về Trường

ôn tập, bồi dưỡng để sát hạch lên lớp.

Sinh viên Y1 và Y2 năm học này lần đầu tiên biết Chiêm

Hóa, dù trước đây nhiều người đã nghe tên; khi kháng chiến

đã trải qua 3 năm thì hầu như chẳng còn ai có xe đạp để đi

nữa - hơn nữa đường xá bị phá hoại tới mức đi bộ đỡ khổ hơn

đi xe đạp. Đa số họ đi từ Trường Trung học kháng chiến Chu

Văn An (lúc ấy đóng ở Đào Giã, Phú Thọ), đôi chân mang

dép lốp (làm bằng lốp ô tô cắt ra) chỉ cần vượt 120 km là tới

nơi. Một số khác đi từ khu IV bằng con đường duy nhất là

qua Hòa Bình, với dốc Cun nổi tiếng nguy hiểm (nhiều cọp,

đã quen ăn thịt người và máy bay Pháp bắn phá để cắt con

đường liên lạc từ khu IV với trung ương), quả có vất vả hơn

nhiều. Từ khu III, có thể “đi thẳng” (khá nguy hiểm vì phải

tránh nhiều đồn địch) hay đi đường vòng (qua Hòa Bình) để

lên Phú Thọ, Tuyên Quang.

@copyright Hanoi Medical University

Page 164: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

159

Sinh viên bảo nhau “mọi con đường đều dẫn tới Chiêm

Hóa”. Sinh viên Trương Quý Bình do về thăm gia đình, xin

“lương khô”, lại đi bộ từ khu III ra, nên vào Trường chậm cả

tháng vẫn được nhận vào học. Cố nhiên anh đã gắng để đuổi kịp

bạn bè trong lớp.

Sinh viên nữ duy nhất Nguyễn Thị Minh Vượng nhớ lại:

học trung học ở Phú Thọ, nên lên Chiêm Hóa không xa lắm, có

các bạn cùng lớp là Nguyễn Huy và Phan Kiểm đi “hộ vệ”, do

vậy dọc đường an toàn. Đến nơi, được các anh Nguyễn Đăng

Tường và Nguyễn Đình Quang (lớp trên, hiệu đoàn, phụ giảng)

đón tiếp và hướng dẫn về ăn ở, sinh hoạt. Nam thì có lán để ở,

chỉ có một nữ nên được gửi vào nhà dân. Cơm đạm bạc (muối

vừng, canh rau, canh sắn) nhưng đủ 3 bữa và đủ no. Dầu đèn và

xà phòng được phát. Sau khi cụ Di khai giảng 20 phút là thầy

Chánh “phủ đầu” ngay bằng bài Giải phẫu (xương); còn cụ Di

và “anh” Tùng thì giảng cho các lớp cao hơn.

Chương trình học của khóa này không khác so với các

khóa trước, duy có điều các thầy đã rút kinh nghiệm để sinh

viên được học phần cốt lõi nhất, sát thực tiễn nhất. Vẫn giảng

bằng tiếng Pháp. Vẫn có “Quân y Đại học” tổ chức thành một

Trung đội (gồm những người tự nguyện sẽ tòng quân, do sinh

viên Phạm Thế phụ trách); nhưng cấp bậc của mỗi đội viên đã

là Trung đội Trưởng hay Đại đội Phó (nay là chuẩn úy). Đến

1/5/1950 thì chẳng còn phân biệt “Quân y” với “không Quân

y” nữa: tất cả đều gia nhập quân đội (theo sắc lệnh động viên

của Chủ tịch Nước). Tất cả rời Trường lên đường ra tiền

tuyến. Các lớp trên đã quen với nhiệm vụ, còn lớp 1949 mới

được học có gần 6 tháng, nên rất lo lắng; nhưng may, họ

không còn phải công tác độc lập như các đàn anh “ngày xưa”

nữa. Họ cũng trưởng thành rất nhanh. Một nữ duy nhất của

@copyright Hanoi Medical University

Page 165: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

160

khóa này không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ nên vẫn ở lại Trường,

được Nhà trường phân công phụ giúp Giáo sư Ngữ trong

công trình về penicillin.

Lúc này Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã từ khu IV ra Chiêm

Hóa, đang lo lập Viện Nghiên cứu và bắt đầu tạo cơ sở vật

chất sản xuất “nước lọc penicillin”. Thầy có 3 trợ thủ đi cùng

thầy từ khu IV ra (Nguyễn Thị Ngọc Toản, Võ Văn Hạp,

Nguyễn Quyên), nay thêm Minh Vượng, chưa kể một số nhân

viên kỹ thuật, trong đó có bà Lưu (em vợ thầy). Chị Minh

Vượng một mặt học thêm Bệnh học Nội và Bệnh học Ngoại

(qua sách Pháp), đồng thời phụ giúp thầy Ngữ cho đến cuối

năm 1951 thì được phân công về Phân viện 9, được các vị

lãnh đạo ở đấy (BS Vũ Hữu Hiếu) sử dụng đúng “tay nghề”:

cho trở về Trường xin “chủng” để về sản xuất tại chỗ nước

lọc penicillin đắp lên vết thương của thương binh đang điều

trị ở phân viện này.

Khóa vào Trường năm 1950 có thể nói là đông nhất cho

đến năm đó, nhưng không quá đông để đến nỗi sau 6 tháng

chưa quen hết bạn bè trong lớp. Đa số học trung học ở Phú

Thọ, đến Trường không vất vả lắm; một số từ khu 3, khu 4 ra

thì khá gian nan (Quang Long, Mạnh Liên, Lưu Văn Thắng...).

Đặc biệt vất vả mọi mặt là sinh viên Lưu Văn Thắng: anh

đã học (dở dang) lớp y sĩ xã hội ở Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc,

đến 1949 đang làm y sĩ Viện K43 (Quảng Trị) thì được Ủy ban

Tỉnh và quân đội cho ra Trường trung học Huỳnh Thúc Kháng

để học và thi tú tài. Do vậy anh thuộc loại nhiều tuổi của lớp.

Đường ra khu IV hết sức gian nan, trải 21 ngày qua những địa

danh ở biên giới Lào Việt nghe đã rợn người. Sau đó, có bằng

tú tài, lại từ khu IV ra Việt Bắc với bao gạo, ống tre đựng thức

@copyright Hanoi Medical University

Page 166: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

161

ăn mặn, ba lô đơn sơ vài bộ quần áo nhưng cuốn từ điển tiếng

Anh cố đem theo thì quá nặng... Khi đến Tuyên Quang thì được

tin Trường đã chuyển đi Vô Tranh, lại sang Vô Tranh... Cũng

lần đầu làm thuê dọc đường được ít tiền, sinh viên Thắng dám

ăn phở và anh phải công nhận “phở Bắc” là ngon.

Về học tập, họ cũng chỉ được học 6 tháng trong năm học

đầu, rồi ra trận. Về đóng góp cho kháng chiến, họ vào Trường

không quá muộn nên tất cả đều có cơ hội mặc áo lính, phục

vụ cứu chữa thương binh ở nhiều chiến dịch. Do đông người,

họ có nhiều sinh hoạt nội bộ sôi nổi, đa dạng, qua đó nhiều kỷ

niệm và rất gắn bó với nhau. Sinh viên Đỗ Dung Dịch đã

xung phong đi chiến dịch thay cho bạn đang bận bịu việc gia

đình. Và cũng vì đông người họ phải tự dựng lấy nhà (vừa để

ở, vừa để học), được họ gọi là “nhà đình”. Khóa này có người

chết do ốm đau, có người hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.

Không những đối với thầy, khóa này cũng đối xử rất đúng

mức với các anh khóa trước đã hướng dẫn chuyên môn cho

họ (kính trọng, thân yêu, thể hiện trong các bản hồi ký cung

cấp cho Trường sau này).

Khóa có một số đặc điểm. Trong gần 40 người, có tới 3 nữ

là điều rất hiếm (được cả lớp quý mến nhưng rất hay bị trêu

chọc); trong lớp nhiều nhân vật có tài lẻ và cá tính: nữ sinh viên

Bình hát hay và hay hát, Đoàn Bá Thả rất có tâm hồn thơ,

Nguyễn Quý Tảo dí dỏm, nhìn sự vật nào cũng phát hiện ra cái

đáng cười, Nguyễn Trọng Khiết khá tinh nghịch... Họ cũng nhớ

mãi hình ảnh anh Nguyễn Hữu Mô (khóa 1945) đứng tập nói và

tập điệu bộ sư phạm khi chuẩn bị bài phụ đạo cho lớp họ. Họ

bảo nhau mua tặng thầy Chánh quần áo vì gia đình thầy Chánh

đông con, có nhiều khó khăn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 167: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

162

Sau khi học ở Chiêm Hóa, họ chuyển sang Vô Tranh (nơi

có Phân viện 5 và Trường Quân y sĩ) để bổ túc thêm về Ngoại

khoa chấn thương rồi đi phục vụ chiến dịch Hoàng Hoa Thám

(đường 18) với vốn liếng thu nhận trong 6 tháng ở Trường,

với sự chỉ bảo của các đàn anh và sự nỗ lực bản thân. Vậy mà

tất cả đều trôi chảy, kể cả Lưu Văn Thắng vào Trường rất

muộn. Có người, trong chiến dịch, còn được tin cậy đảm

nhiệm cả một phòng điều trị.

Năm 1951 không tuyển sinh. Sinh viên Đỗ Châu bị lỡ học

khóa trước (1950), đã phải nhập vào khóa sau nữa (1952).

Khóa 1952 dự kiến tuyển 100 sinh viên, cuối cùng chỉ có

gần 80 người ghi tên. Sau ít lâu, một số được lấy đi học Liên

Xô, khóa chỉ còn 72. Cả lớp đã không ngờ số này đi “du học”

tới 11 năm (đến 1953 - 1964) mới về nước.

Hồi đó rất không sẵn học sinh tốt nghiệp trung học (không

thừa ứ như bây giờ). Ngành sư phạm thu hút một số không nhỏ,

tới 3/4 (tự xin, hoặc được Bộ Giáo dục điều động) hoặc ra dạy

ngay cấp II, hoặc đưa sang Nam Ninh (Trung Quốc) đào tạo 2

năm thành thầy dạy cấp III. Sinh viên Đinh Lương nộp đơn xin

vào học Trường y sĩ ở Thanh Hóa, Trường này phát hiện đây là

đơn của một vị tú tài, không dám nhận, lập tức chuyển hồ sơ ra

Chiêm Hóa.

Đây là khóa đông nhất trong kháng chiến, có 4 nữ (Ngọc

Toản, Mẫu Đơn, Quỳnh Giao và Hà Thị Tư). Do không có

khóa 1951 nên khóa 1952 khai giảng rất sớm vào tháng

5/1952 (thông thường thì tháng 10, 11), và được học “một

mạch” đến tháng 9/1953 (gần 1,5 năm, tương đương 2 niên

khoá) thì đi công tác. Hiệu đoàn, do sinh viên tập trung rất

đông nên đã hoạt động sôi nổi và nề nếp hơn; lớp chia thành

@copyright Hanoi Medical University

Page 168: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

163

các phân đoàn. Có một chi bộ của lớp, đứng đầu là sinh viên

Hà Huy Tiến; và một liên chi của Trường (Bí thư Phạm Thụy

Liên) lúc này đã hoạt động công khai.

Sau 6 năm kháng chiến, tình hình chung đã khả quan hơn;

có người đến Trường bằng xe đạp; có người đi học đang

mang thai (sinh con ngay tại Trường và khi đi công tác khu 4

thì mua xe đạp nhờ 2 bạn nam thay nhau đèo đi). Ngoài 5

thầy, lớp này được các sinh viên lớp trên phụ đạo là Đinh Văn

Chí, Đỗ Quang, Trần Quang Vỹ. Chế độ ăn 18 kg gạo và 5 kg

để mua thức ăn và nhu yếu phẩm; sinh viên do ở lâu trong

Trường nên có điều kiện trồng rau và chăn nuôi cải thiện. Do

số lượng đông, nên chuyện cơm để trong rổ rá, canh để trong

máng tre lại càng là điều đương nhiên. Một nguồn cải thiện là

thịt chó, thịt dê sau thí nghiệm, thực tập (đôi khi còn sặc mùi

chloroforme hay ether). Do đông, nên khóa 1952 gặp một số

khó khăn trong thực tập ở bệnh viện. Khi thầy mổ, thì các anh

lớp trên là phụ 1, khóa 52 may mắn lắm mới được làm phụ 3.

Năm 1953, ta học tập Trung Quốc tiến hành phát động

quần chúng và cải cách ruộng đất. Các lớp chỉnh huấn được

tổ chức rộng khắp và khá căng thẳng. Nhiều người cho biết đã

thu nhận được những hiểu biết mới như về đường lối giai cấp

của Đảng, về sự ảnh hưởng sâu sắc của thành phần giai cấp

đối với con người, về tính chất bấp bênh, lãng mạn, cầu an, tự

do chủ nghĩa của giai cấp tiểu tư sản… Chính sách đại đoàn

kết mà Bác Hồ đề ra hồi đầu cách mạng nay phải hiểu là đoàn

kết có nguyên tắc, có chọn lọc, có tính giai cấp. Tuy vậy, với

vốn liếng học thức, họ đã nhận thấy có những việc đã xảy ra

quá mức cần thiết.

@copyright Hanoi Medical University

Page 169: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

164

Theo sự nhớ lại của sinh viên Đỗ Quang - khi đó là phụ

giảng - nhiều học sinh quân y sĩ đã đóng kịch với bộ mặt thiểu

não, thậm chí khóc lóc, đau khổ để biểu lộ thấm thía sai lầm của

bản thân về lập trường giai cấp hoặc vẻ mặt hằm hằm khi biểu

lộ căm thù đế quốc, phong kiến. Khóa 1952 có người phải học

tới 2 đợt, vì gia dình “vướng thành phần” mà bản thân lại là

Đảng viên (theo nhớ lại của sinh viên Ngọc Toản). Những năm

sau, khi có sự thừa nhận sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng

đất, số sinh viên mấy khóa này đã nói đủ chuyện hài hước về

cái thời ấu trĩ đó …

Tháng 9/1953, bác sĩ Phạm Gia Lăng ở Cục Quân y tới

Trường lấy khoảng một nửa khóa 1952 vào quân đội (có 3

nữ); sẽ phục vụ trực tiếp hay gián tiếp chiến dịch Điện Biên

Phủ. Được phân công hợp năng lực và được các anh lớp trên

hướng dẫn, họ đã có những đóng góp đáng kể. Số còn lại vào

Dân y và đi phục vụ cải cách ruộng đất.

Khoá 1952 chỉ trở về Trường khi đã tiếp quản Hà Nội.

Thi tốt nghiệp không phải nộp luận án, nói chung không ai bị

tốt nghiệp muộn như các khóa đàn anh.

Năm học 1953 - 1954 không tuyển sinh, mà bắt đầu

bằng việc sinh viên tập trung để đi phục vụ chiến dịch Điện

Biên Phủ.

Việc thầy Ngữ về Trường. Sản xuất nước lọc

Péniclillin. Lập viện.

Ngày 10/11/1949, phái viên Chính phủ ta tại Thái Lan

điện về nước cho biết bác sĩ Đặng Văn Ngữ vừa từ Nhật về

qua Thái Lan. Sang Nhật năm 1943, ông đã học tập và công

tác tại nhiều cơ sở nghiên cứu về ký sinh trùng và nấm ở

@copyright Hanoi Medical University

Page 170: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

165

Tôkyô và đã trải qua 2 năm làm việc tại một viện nghiên cứu

huyết thanh của quân đội Mỹ tại Nhật. Khi về ông mang theo

một số giống nấm sản xuất Penicilin và Stretomycine với hiệu

suất cao do chính ông phân lập được, với mong muốn đóng

góp cho cuộc kháng chiến. Hành trình qua Lào về miền Trung

khá gian nan nhưng giống nấm vẫn nguyên vẹn. Ban đầu, ông

tạm làm việc ở Viện Vi trùng học Trung Bộ do cụ y sĩ Đông

Dương Nguyễn Đức Khởi phụ trách và được Chủ tịch Ủy ban

Kháng chiến Hành chính khu IV Lê Viết Lượng đề nghị ở lại

để sản xuất penicillin. Ông đã làm dự trù và lên kế hoạch,

nhưng sau ông nghĩ rằng việc lâu dài của ông không phải là

trở thành nhà sản xuất kháng sinh, mà là nhà nghiên cứu y

học; nhưng ở khu IV thì không thể đủ điều kiện. Ông phân

vân, định rằng sau khi sản xuất được penicillin ở khu IV sẽ

bàn giao lại quy trình và sẽ xin trở về trường đại học là cơ

quan cũ của ông. Chính phủ, Bộ Y tế và Trường Y Dược khi

biết tin ông đã về đến miền Trung, lập tức điện vào hỏi tình

hình và yêu cầu ông ra miền Bắc công tác. Số lần trao đổi

bằng công điện và công văn giữa trung ương với khu IV lên

tới gần hai chục. Cuối cùng, đến tháng 1 năm 1950, cụ y sĩ

Đông dương Nguyễn Kính Chi, Giám đốc Sở Y tế khu 4 giới

thiệu ông ra Trung ương theo nguyện vọng của ông, là được

trở lại Trường Đại học Y khoa. Thật là một tin mừng cho Nhà

trường, vào lúc rất thiếu cán bộ giảng dạy, nhất là thiếu người

lập phòng thí nghiệm để Trường Y Dược xứng với danh hiệu

đại học.

Trung ương cũng thu xếp đón gia đình ở Huế (bà Tôn Nữ

Thị Cung và hai con) lên Chiêm Hóa… Hành trình từ khu IV

ra Bắc khá gian nan, cho nên tới đầu tháng 6 năm 1950 bác sĩ

@copyright Hanoi Medical University

Page 171: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

166

Ngữ và gia đình mới xum họp. Và bà cũng tham gia giúp ông

vào việc xây dựng một phòng thí nghiệm (còn gọi là Viện

nghiên cứu) trực thuộc Trường, kiêm giảng dạy môn Sinh

học, Ký sinh trùng và Vi trùng.

Khi trở lại Trường, Thầy Ngữ được gọi là Giáo sư (như

thầy Di và thầy Tùng) cả trong giao tiếp ngày thường, cũng như

trong văn bản. Tháng 10 năm 1953 và tháng 5 năm 1954 tại

Trường Y Dược có cuộc Hội nghi đề cử các vị giữ chức Giáo sư

Trường Y Dược khoa đại học cho những thầy tham gia kháng

chiến. Nhưng vì bận phục vụ kháng chiến nên đến ngày

21/01/1955, Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trí đã ký nghị định

số 39 - ZYO - ND/3 cử các vị: HHồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng,

Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Xuân Nguyên, Trần

Hữu Tước, Đặng Vũ Hỷ, Trương Công Quyền… Cũng thời

gian này, Trường Y Dược trong Hà Nội tạm bị chiếm chính

thức có 4 Giáo sư người Việt.

Trong số những người cộng sự mà bác sĩ Ngữ đem từ khu

IV ra có các tú tài Nguyễn Thị Ngọc Toản, Võ Văn Hạp,

Nguyễn Quyên (sau này cả ba người đều học Y: khóa 1952).

Bác sĩ Ngữ còn được bổ sung thêm một trợ thủ là sinh viên

Nguyễn Thị Minh Vượng, khóa 1949. Cho đến cuối năm 1951

sinh viên Minh Vượng được Cục quân y điều động tới thực tập

và làm việc ở một phân viện (đóng ở Yên Kiện) và đã giúp phân

viện này sản xuất nước lọc penicillin “tại chỗ” dùng cho thương

binh đang điều trị ở đây.

Người cộng tác có công nhất của thầy Ngữ là sinh viên

Dược khoa Nguyễn Xuân Tiến (nay là Giáo sư), vào Trường

1947, khi đó vừa được lên năm thứ tư, được Cục Quân Y cử

tới Chiêm Hóa.

@copyright Hanoi Medical University

Page 172: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

167

Lên đường 30/9/1950, sau khi đã đọc kỹ mọi tài liệu có

trong tay (kể cả bài nói chuyện của thầy Ngữ tháng 12/1949 ở

khu IV), đoàn gồm 10 người, thuê thêm nhân công gánh theo

mười mấy gánh dụng cụ, hóa chất, sách báo, tài liệu, đến Ngòi

Quẵng sau 5 ngày cuốc bộ. Ngoài một số nhân viên kỹ thuật,

thầy Ngữ chỉ có 4 phụ tá “thâm niên” mới 9 tháng, làm tiếp đến

1952 thì cả 4 chia tay vĩnh viễn với công trình. Cơ ngơi lại quá

đơn sơ, thiếu thốn, khó mà nhanh chóng có sản phẩm như thầy

Ngữ dự định, nhất là thầy chưa có kinh nghiệm làm việc với lề

lối trong thời chiến ở Việt Nam. Sau hai tuần cặm cụi học thầy

kỹ thuật, sinh viên Tiến đã làm một đề án để Cục Quân y phê

duyệt, cấp tiền và phương tiện. Đề án cũng được thầy Ngữ báo

cáo với Hồ Chủ tịch, được Bác Hồ cho hạn 3 tháng. Việc thiếu

chai thủy tinh chuyên dụng được Bác Hồ dự định giao cho ông

Hoàng Quốc Việt giải quyết, nhưng sau các sinh viên dược

(Tiến, Thiệu, Sửu) đã khắc phục được. Sinh viên Nguyễn Hữu

Thiệu (Phó quản đốc Xưởng dược XF1) đã có công lớn thúc

đẩy việc duyệt đề án sớm nhất và cung cấp một số dược tá lâu

năm. Tháng 1/1951 đề án được thông qua.

Thế là bắt tay vào việc. Không thể làm “nhỏ” như cũ, do

vậy cần tới 1000 chai Roux để cấy nấm. Sinh viên Tiến đã

“chạy” được suôn sẻ do quan hệ công tác và hiểu rõ nơi nào

phải gặp gỡ liên hệ. Lẽ ra phải làm khuôn sắt để sản xuất chai,

thì công nhân dưới sự quản lý của sinh viên Nguyễn Văn Sửu

có sáng kiến thay bằng 2 viên gạch chịu lửa và làm cả trong

ngày tết âm lịch, nên công việc không bị chậm trễ. Các chai

Roux được phân phối về các phân xưởng dược ở nhiều địa

điểm, đồng thời 20 dược tá được cử sang học quy trình ở Chiêm

Hóa để làm việc này. Sản phẩm được đưa đến dùng thử ở nhiều

bệnh viện, trạm y tế do sinh viên Tiến liên hệ từ trước. Mặt

khác, sinh viên Tiến còn tổ chức nhóm sản xuất lưu động phục

vụ chiến dịch Trung Du sắp mở do anh Võ Văn Hạp dẫn đầu...

@copyright Hanoi Medical University

Page 173: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

168

Kết quả, sản phẩm được tất cả các nơi xác nhận công hiệu và

hoan nghênh...

Qua việc điều trị thực nghiệm tại Bệnh viện Nhà trường,

các phân viện I, II, III, phòng phân tích AH3..., do sinh viên

Tiến trực tiếp liên hệ từ trước, nước lọc penicillin tỏ ra có tác

dụng rất tốt đối với các vết thương nhất là các vết bỏng do

bom na pan. Chế phẩm đã phục vụ tốt cho thương binh trong

hầu hết các chiến dịch lớn: đầu tiên là chiến dịch Trần Hưng

Đạo, sau đó là Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Lý Thường

Kiệt và chiến dịch Hòa Bình...

Thầy Ngữ cũng bắt tay ngay vào việc thiết lập phòng thí

nghiệm. Ban đầu, phòng này làm một số xét nghiệm huyết

học, hóa sinh và ký sinh giúp chẩn đoán cho Bệnh viện A của

thầy Tùng; như vậy, Bệnh viện có cả X quang lẫn xét nghiệm,

xứng đáng với hai chữ “hiện đại” vào thời đó. Trong mấy

năm, số xét nghiệm đã làm lên tới 1.246. Về nghiên cứu, đã

thử dùng “nước lọc streptomycin” chữa các ổ viêm mạn tính

(ví dụ, trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn đã cho kết quả

tốt). Đáng chú ý là đã lấy trên 400 loại lá cây quanh vùng, tạo

tinh chất, thử tác dụng kháng sinh của chúng. Kết quả: chỉ vài

loại có tác dụng. Cũng thử phân lập nấm, cô đặc nấm nuôi cấy

để làm giàu vitamin B12 (thuốc bổ), lấy một số lá cây và quả

thử tác dụng chỉ thị màu...

Điều rủi ro đối với gia đình thầy Ngữ là khi thầy đi vắng,

người vợ thân yêu của thầy, bà Tôn Nữ Thị Cung bị ốm nặng

rồi qua đời, để lại cho thầy 2 con còn nhỏ. Thầy đã một mình

nuôi dạy và chăm sóc cho đến khi thầy hy sinh năm 1967 khi đi

công tác nghiên cứu về phòng chống sốt rét tại chiến trường Trị

Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 174: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

169

Các thầy của Trường Dược ở vùng kháng chiến

Việc học cho đến năm 1952 chủ yếu là thực hành Ngoại

khoa chiến thương. Với một số cán bộ rất ít ỏi, các môn lý

thuyết đã đơn giản đi rất nhiều. Phần giảng dạy các môn cơ sở

như Sinh lý, Giải phẫu, do bác sĩ Vưu Hữu Chánh phụ trách,

Giáo sư Ngụy Như Kon - Tum giảng môn Hóa và Vật lý y

học; về sau có Giáo sư Đặng Văn Ngữ giảng môn Vi trùng,

Ký sinh trùng và Vệ Sinh và bác sĩ Nguyên Dương Quang

phụ giáo Ngoại khoa. Nhưng thời gian chủ yếu là dành cho

Giáo sư Hồ Đắc Di và bác sĩ Tôn Thất Tùng giảng Bệnh học

lâm sàng; cụ Di còn kiêm giảng môn Sản phụ.

Đến đây, có thể nảy sinh câu hỏi: tại sao Trường chỉ tập

trung đào tạo về Ngoại khoa mà không điều động các thầy

khác ở Liên khu III, IV như Trần Hữu Tước, Đặng Vũ Hỷ,

Nguyễn Xuân Nguyên, Đinh Văn Thắng... lên để tổ chức một

trường hoàn chỉnh với các chuyên khoa như Tai - Mũi -

Họng, Da liễu, Mắt, Sản - Phụ khoa...? Có thể có những câu

trả lời khác nhau. Và ít nhiều đều có phần đúng. Hoặc do hình

thái chiến trường lúc đó không cho phép tổ chức Trường với

quy mô lớn, hoặc do nhu cầu thầy thuốc ngoại khoa của quân

đội nên chỉ tập trung làm ngoại khoa với uy tín chuyên môn

rất lớn của các Giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng; hoặc

còn do nhu cầu Nội khoa cho các vùng đông dân cư ở đồng

bằng khu III, khu IV nên không thể điều động bác sĩ giỏi Nội

khoa lên một vùng rừng núi thưa dân như Chiêm Hóa; hoặc

do số thời gian học quá ít ỏi, không thể tham lam đưa vào

chương trình học quá nhiều môn, mà phải “cần gì, học nấy”.

Theo mấy chục bản hồi ký của cựu sinh viên thời đó, ai may

mắn nhất thì được về Trường khoảng 2 hay 2,5 năm (chia ra

@copyright Hanoi Medical University

Page 175: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

170

nhiều đợt). Cuối cùng, nếu tham khảo thêm các chức vụ mà

các thầy đảm nhiệm lúc đó thì còn một nguyên nhân nữa: các

thầy không thể bỏ nhiệm vụ sở tại địa phương để tập trung lên

Chiêm Hóa hay Trung Giáp. Ví dụ, thầy Nguyên đang là

Giám đốc Y tế Chiến khu X, kiêm Bệnh viện Trưởng một

Bệnh viện Dân y, sau đó còn kiêm Hiệu trưởng Trường Quân

y sĩ trung cấp. Thầy Hợp đang là Giám đốc Bệnh viện ở Quế

Trạo, sau kiêm thêm giảng viên của Trường Quân y sĩ nói

trên; thầy Hoàng Đình Cầu làm Giám đốc Trường Dân y sĩ ở

Thanh Hóa…

Một thầy ít được nhắc đến là Đặng Vũ Hỷ. Đang khám

bệnh tư ở Hà Nội, bác sĩ Hỷ là một trong những người được

Giáo sư Hồ Đắc Di mời giảng cho Trường Y - Dược năm

1945 - 1946 và được “phong” ngay “quyền Giáo sư”. Thầy

Hỷ thuộc thế hệ những sinh viên học 4 năm ở Trường Y -

Dược Đông Đương, rồi sang Pháp 2 hay 3 năm để làm luận

án và thi tốt nghiệp. Ở Paris, thầy từng là nội trú các bệnh

viện. Khác các vị tương tự mình, bác sĩ Hỷ không ở lại Hà

Nội mà đưa cả gia đình ra với kháng chiến, trọn vẹn 8 năm.

Ai cũng biết, ngoài cơ sở thực tập là Bệnh viện A của

thầy Tùng, Trường còn lấy các cơ sở Quân y làm nơi thực tập

cho sinh viên, nhưng rất ít người biết một trong các cơ sở đó

là Quân y viện đóng ở Thư Điện, thuộc Ninh Bình (thành lập

cuối năm 1945), do thầy Đặng Vũ Hỷ phụ trách. Chuyên khoa

Da liễu, thầy gặp nhiều khó khăn khi làm Giám đốc một Quân

y viện, do vậy phải tự học rất nhiều để có hiểu biết về Ngoại

khoa, Nội khoa; đến mức có thể dạy Nội khoa, Sinh lý cho

Trường Y sĩ, kể cả sau đó đã viết giáo trình môn học này cho

Đại học Y ở Lang Quán. Ngày nay, nếu hỏi nhà Da liễu học

@copyright Hanoi Medical University

Page 176: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

171

nào của Việt Nam có hiểu biết cơ sở vững vàng, thì e rằng ít

người biết, kể cả trong ngành của thầy.

Chúng ta tham khảo một đoạn hồi ký của Giáo sư Phạm

Khuê, viết về thầy Hỷ nguyên văn như dưới đây.

… Trở lại thời gian đầu kháng chiến ở Thư Điền. Tối nào

hai anh em cũng thắp đèn dầu học đến tận khuya mặc dầu cả

ngày đã làm việc đến mệt lừ. Sổ tay ghi chép chuyên môn của

anh dày đặc vì những sách học đều là mượn, nên phải trả. Anh

làm việc rất điều độ, thể dục rất đều, giờ nào việc nấy, tính tình

lúc nào cũng điềm tĩnh cho dù ở hoàn cảnh rất khó khăn của

cuộc kháng chiến. Khi có điều kiện thì thực hiện cái mà ngày

nay người ta gọi là thư giãn - mặc dầu bận rộn, khi ở địa

phương có ai đau ốm cần đến, anh đều chống gậy xách hòm cấp

cứu đến ngay. Hình ảnh người thầy thuốc quần xanh công nhân

chống gậy, xách cái hòm “na ná như hòm thợ cạo” đi khắp hang

cùng ngõ hẻm là rất quen thuộc với đồng bào địa phương. Một

điều làm tôi cũng rất cảm phục là tuy ở lâu, làm chuyên môn là

chủ yếu nhưng khi cần vẫn có khả năng tổ chức chỉ huy rất tốt.

Khi giặc tấn công Việt Bắc vào năm 1947 (Sông Lô, đường số

4) thì chúng cũng tiến công luôn căn cứ Ninh Bình làm thành

một gọng kìm rất hiểm. Quân y viện của chúng tôi bị đánh phá.

Anh đã chỉ huy đâu ra đấy đơn vị sơ tán vào chân núi Dưỡng

Khê đảm bảo an toàn cho tất cả thương binh, phương tiện dụng

cụ, một cách gọn gàng, ra những mệnh lệnh chính xác và cụ thể.

Tôi thoáng nghĩ: Tri thức của ta như thế đó. Bẵng một dạo, tôi

không gặp anh. Anh chuyển về Trường Y sĩ Nông Cống, rồi lên

Việt Bắc tham gia giảng dạy Đại học Y ở Việt Bắc.

Điều cần nói thêm là tất cả các thầy dù không ở Chiêm

Hóa thì vẫn cứ là “thầy”, nghĩa là vẫn giảng dạy. Sinh viên

khi đi công tác qua, rẽ vài chục cây số vào thăm thầy với tư

@copyright Hanoi Medical University

Page 177: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

172

cách cá nhân là xin “thụ giáo” luôn. Chưa nói, sau này các

thầy được mời giảng chính thức ở Trường Y sĩ Thanh Hóa,

sinh viên vẫn tìm đến đó để học theo kiểu “tranh thủ”.

Thật ngạc nhiên, khi sinh viên Trần Quang Vỹ (vào

Trường năm 1945) viết trong hồi ký: năm 1946 - 1947 đã làm

được các thủ thuật: mổ đục nhân mắt, thiên đầu thống, lông

quặm, cắt được amiđan… do học các thầy nói trên.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục định mở một phân khoa Đại học

Y ở khu III và mời thầy Trần Hữu Tước phụ trách. Trong một

thư viết tay cho Phó Thủ tướng, Giáo sư Tùng cũng nói rõ

tâm trạng của thầy Tước “đã có tuổi, chỉ muốn làm điều gì đó

có ích cho đất nước”. Nhưng dự định của Bộ trưởng là bất

khả thi vì không thể có kinh phí và không đủ nguồn tuyển

sinh. Bộ trưởng đã viết một thư dài xin lỗi thầy Tước.

Bên khoa Dược cũng có một số thầy ra vùng kháng chiến.

Chỉ xin nói 2 thầy tiêu biểu là Huỳnh Quang Đại và Trương

Công Quyền. Cả hai lúc đầu đều là dược sĩ tư, được mời

giảng với chức danh “quyền Giáo sư”. Phụ cấp giảng dạy

chẳng đáng là bao so với thu nhập bằng kinh doanh thuốc,

nhưng việc được mời giảng đã làm thay đổi quan niệm sống

của hai vị.

Khi tình hình ở Hà Nội bắt đầu căng thẳng, Dược sĩ Đại

liền đóng cửa hiệu thuốc ở phố Hai Bà Trưng, xin tòng quân.

Ra kháng chiến, ngay từ đầu ông đã là một trong những cốt

cán có công rất lớn xây dựng và phát triển ngành Quân dược

(là Giám đốc Xưởng Bào chế và tiếp tế Trung ương), đồng

thời vẫn trích thời gian tham gia giảng dạy; do vậy tất cả dược

sĩ đào tạo trong kháng chiến đều được học ông và kể cả

@copyright Hanoi Medical University

Page 178: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

173

những dược sĩ đào tạo trong giai đoạn chống Mỹ (khi đó ông

là Hiệu trưởng Trường Đại học Dược ở Hà Nội - đã tách khỏi

Trường Y).

Khi mới ra vùng kháng chiến, vị tiến sĩ dược khoa

Trương Công Quyền, do tính ít giao tiếp, lấy săn bắn làm vui.

Sinh viên dược khoa đã tìm ra thầy, mời thầy về Trường; lập

tức thầy hăng hái tòng quân, trở thành linh hồn khoa Dược

(thuộc Đại học Y - Dược). Có thể so sánh vai trò của thầy

Quyền ở khoa Dược với vai trò của Thầy Di, Thầy Tùng bên

Khoa Y.

Sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương

Vai trò chi bộ Đảng và các đoàn thể trong Trường

Hồi kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu căn cứ vào

các văn bản mà Người đã ký, thì Người kiêm luôn Thủ

tướng. Khi đó, ông Phạm Văn Đồng được bổ nhiệm Phó Thủ

tướng, thực chất là nhân vật số 2 trong chính quyền cách

mạng. Có thể nói, rất nhiều cuộc họp về Trường Y Dược,

ngoài Bộ trưởng Giáo dục, Y tế, Cục Quân y (thay mặt Bộ

Quốc phòng, có Phó Thủ tướng chủ trì, kể cả các cuộc họp

về chương trình).

Không kể những lần họp Chính phủ (Thứ trưởng Bộ Y tế

Tôn Thất Tùng cũng được mời dự), có sự trao đổi trực tiếp

giữa các vị lãnh đạo cấp cao với đại diện Trường Y Dược, thì

số “thư tay” của Giáo sư Tùng gửi trực tiếp Phó Thủ tướng đã

tới hàng chục. Như vậy, sự chỉ đạo của Trung ương là trực

tiếp và chặt chẽ. Từ đó, suy ra vị thế và vai trò của Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 179: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

174

Có thư viết cho Phó Thủ tướng, Thầy Tùng chỉ phàn nàn

chuyện thiếu thuốc gây mê, do vậy Bệnh viện phải ngừng phẫu

thuật - cũng được Phó Thủ tướng chỉ thị cho Cục Quân y đi

kiếm bằng được. Một thư khác nói về máy phát điện bị hỏng, do

vậy thiết bị hiện đại nhất là máy X quang của Bệnh viện không

vận hành được, cũng được Phó Thủ tướng chỉ thị cấp dưới sớm

giải quyết. Lần khác, Phó Thủ tướng hỏi “Cụ Di thật sự cần gì”

(vì chính phủ không thể lo hết mọi nhu cầu thiết yếu cho vị

Giáo sư cao tuổi), Thầy Tùng trả lời: Cụ cần làm răng giả, nếu

không sẽ không ăn được, đưa đến sức khỏe suy yếu; trong khi

chờ đợi, nên kiếm cho cụ Di hộp sữa đặc.

Những ngày đầu kháng chiến, chưa có cơ sở Đảng trong

Trường Đại học Y - Dược khoa. Khi lên tới Chiêm Hóa, khoa

Y có 2 y tá được kết nạp Đảng là Đỗ Thiên Thu (Thu B) và

Phát. Cũng trong thời gian này có ông Nguyễn Văn Bát tức

Hoài Nam, người xã Yên Thịnh - Chiêm Hóa, được Đảng

viên Phát giới thiệu vào công tác tại Bệnh viện thực hành.

Sinh viên Phạm Thụy Liên, sau khi đi Nam tiến, được chuyển

từ Trường Lục quân về học tại Trường Đại học Y. Như vậy,

tổ Đảng gồm 4 người (Thu, Phát, Bát, Liên) do sinh viên

Phạm Thụy Liên làm Tổ trưởng, sinh hoạt trực thuộc chi bộ

huyện Chiêm Hóa. Năm 1948, do sự phát triển của cơ sở

Đảng, Chi bộ Y tế (Trường Đại học Y Dược khoa và Bệnh

viện thực hành) được thành lập vẫn do sinh viên Phạm Thụy

Liên làm Bí thư Chi bộ, sinh hoạt trực thuộc huyện ủy Chiêm

Hóa. Đảng viên của Chi bộ lúc này có thêm các đồng chí: Thu

A, Long, Trà, Kính, Hoành. Cuối năm 1949, sinh viên

Nguyễn Dương Quang, từ Trung ương Đoàn Thanh niên về

học và sinh hoạt cùng Chi bộ. Sau chiến dịch Biên giới năm

1950, Chi bộ đã kết nạp thêm được 3 người (tên là Nghị, Sơn

@copyright Hanoi Medical University

Page 180: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

175

và Thìn). Tới 1952, khi Đảng Lao động Việt Nam được thành

lập và tổ chức Đại hội (thực chất là Đảng Cộng sản ra hoạt

động công khai) thì sau đó Chi bộ ở Trường Y mới hoạt động

công khai.

Trong giai đoạn này, Trường đã được sự lãnh đạo trực tiếp

của Trung ương Đảng, thông qua sự quan tâm của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Quốc

phòng Võ Nguyên Giáp (đều trong Bộ Chính trị). Đôi khi Tổng

Bí thư Trường Chinh có thư từ trao đổi với thầy Tùng (ví dụ,

thư hoan nghênh bài viết của thầy về những khó khăn y tế của

địch; đồng thời đề nghị thầy Tùng viết tiếp và cho biết bài nào

có thể đăng ở Báo Sự Thật, bài nào không được đăng).

Những phương châm cơ bản mang tính chiến lược đã được

chỉ đạo trực tiếp bởi các lãnh tụ và đã được Giáo sư Hồ Đắc Di,

Giáo sư Tôn Thất Tùng, hai trụ cột của Nhà trường lúc đó thực

hiện một cách sáng tạo. Thoạt nhìn tưởng như đơn giản: Trường

phải vượt mọi khó khăn để tồn tại và phát triển, đào tạo đủ bác

sĩ và dược sĩ cho nhu cầu kháng chiến. Chỉ có vậy, vì lịch sử chỉ

yêu cầu có vậy. Nhưng để thực hiện trong điều kiện lúc đó, quả

là phi thường. Người trực tiếp tiếp nhận các chủ trương của

Trung ương là Giáo sư Tôn Thất Tùng, mỗi khi ông đi dự họp

Hội đồng Chính phủ ở cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế (hai tháng

một lần), dịp đó ông còn được gặp riêng các nhà lãnh đạo cấp

cao nhất.

Các nhà lãnh đạo cấp cao khi chủ trì hội nghị bàn về sự

hoạt động trong thời gian sắp tới của Trường Y Dược thường

gặp gỡ riêng cụ Di và thầy Tùng. Lúc này, vai trò Chi bộ chưa

thể hiện rõ do Chi bộ hoạt động bí mật, ít người biết. Vì vậy,

nhiều cuộc họp do Phó Thủ tướng hoặc 2 Bộ trưởng chủ trì,

mời đại biểu các hiệu đoàn của 4 trường, nhưng trong danh sách

đại biểu không có đại diện chi bộ y khoa.

@copyright Hanoi Medical University

Page 181: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

176

Tuy nhiên, chi bộ vẫn hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, gồm:

Giáo dục tư tưởng nội bộ, gương mẫu bản thân để động viên cán

bộ và sinh viên tin tưởng vào thắng lợi của kháng chiến. Cụ thể

hơn, không bỏ hàng ngũ kháng chiến để “dinh tê” vào Hà Nội

tạm bị chiếm, khắc phục mọi gian khổ để ở lại chiến khu; xung

phong, quên mình đi phục vụ các chiến trường...

Tổ chức Hiệu đoàn có vào đầu năm 1949, thoạt đầu do

sinh viên Vưu Hữu Chánh tạm đảm đương (khi ông chưa thi

ra bác sĩ), rồi sinh viên Trịnh Kim Ảnh, Trần Trọng Hùng,

Nguyễn Đăng Tường, Nguyễn Đình Quang, Đỗ Quang và

nhiều sinh viên khác trong Ban Chấp hành. Do sinh viên quá

phân tán (hầu như khắp miền Bắc và Trung) nên hiệu đoàn rất

khó phát huy tác dụng. Thời gian quân đội quản lý sinh viên

nhiều gấp 3 hay 6 lần thời gian sinh viên có mặt ở Trường.

Do nhiệm vụ, có người vừa vào Ban Chấp hành hiệu đoàn đã

được điều ra mặt trận cho đến hết nhiệm kỳ, khiến sinh viên

chưa kịp biết tên. Về sau, anh chị em có xu hướng cử những

sinh viên phụ giáo vào Ban Chấp hành, nhờ vậy hiệu đoàn đã

đề đạt nhiều nguyện vọng lên Hiệu trưởng, kể cả lên Bộ Giáo

dục. Sau này, đại biểu hiệu đoàn đã được dự họp một số buổi

mở rộng với Nhà trường. Khi có các lớp sinh viên mới (bỡ

ngỡ) Ban Chấp hành phân công đón tiếp, hướng dẫn những

điều cần thiết. Hiệu đoàn đã in (đất sét) được một số báo nội

bộ và một số bài viết về chuyên môn (nay còn lưu giữ được)

để gửi cho các nhóm sinh viên ở các nơi, nhưng số lượng in

ra không nhiều, không thể gửi khắp cho các nhóm.

In qua đất sét: viết chữ thật đậm lên giấy, áp giấy vào mặt

đất sét (trước đó đã đem nhào nước cho mịn, cán ra cho phẳng),

để mực bị hút vào đất; sau đó áp giấy in lên mặt đất sét: được

khoảng 20 bản in, nhưng bản cuối phải căng mắt ra mà đọc.

@copyright Hanoi Medical University

Page 182: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

177

Nếu khéo tay, chữ đẹp, có thể viết trực tiếp lên mặt đất sét (phải

viết chữ ngược) thì bản in sẽ rõ nét hơn. Để có bản in rõ, phải

mua giấy và mực trong vùng tạm chiếm mà không thể dùng

giấy mực sản xuất ở vùng kháng chiến. Số lượng in hạn chế, chỉ

có thể gửi theo nhóm, nhưng không phải nhóm nào cũng nhận

đủ các bản đã in ra.

Một Hiệu đoàn trưởng năm 1953 rất năng nổ là Trần

Trọng Hùng (vào Trường 1945), Đảng viên Cộng sản, bị chết

bom trên đường đi công tác (họp Đoàn Thanh niên), được

công nhận liệt sĩ.

Trong Trường có tổ Công đoàn. Đoàn viên phát triển

trong 8 năm kháng chiến khá đông, nhưng vẫn không rộng

khắp như ngày nay. Hầu hết đoàn viên chỉ là nhân viên

thường, do vậy sự hoạt động chủ yếu là tương trợ nhau, giúp

nhau lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, động viên

nhau ở lại vùng tự do. Chưa bao giờ công đoàn dám đặt kế

hoạch tuyên truyền, giác ngộ, để cụ Di, ông Tùng viết đơn xin

gia nhập.

Khoa Dược bên Thái Nguyên thời kỳ này cũng có Chi bộ,

trong số đảng viên của Chi bộ có người giữ cương vị cao về

chính quyền, do vậy Chi bộ có vai trò lãnh đạo rõ ràng. Về

Hiệu đoàn của khoa Dược, do sinh viên cũng phân tán, nhưng

số lượng không đông, lại được định kỳ gọi về Trường bổ túc

6 tháng hoặc ngắn hạn, do vậy có điều kiện hoạt động tốt hơn.

Báo nội bộ và tài liệu chuyên môn rất có tác dụng, được gửi

khá rộng khắp và rất được hoan nghênh (số sinh viên ở xa

Trường chỉ khoảng 50). Lợi thế là sinh viên Nguyễn Văn Hợi

và Bạch Quang Chiểu (trong Ban Chấp hành Hiệu đoàn) lại

phụ trách an ấn loát của khoa Dược.

@copyright Hanoi Medical University

Page 183: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

178

Bạch Quang Chiểu đã học xong chứng chỉ PCB từ thời

Pháp thuộc, lẽ ra có thể xin học y khoa từ 1944. Do chiến tranh,

sinh viên này đã xin học Dược khoa (hơi muộn). Rất khéo tay

và rất tịch cực hoạt động Hiệu đoàn. Chẳng may bị sốt thương

hàn, chẩn đoán nhầm là rốt rét; sau chết vì chảy máu đường ruột

do chế độ ăn không phù hợp với bệnh đang mắc. Anh em bạn

bè rất thương tiếc.

Cũng chính Hiệu đoàn đã đề xuất việc mời thầy Trương

Công Quyền tham gia giảng dạy, trực tiếp cử người đến gặp,

thuyết phục, tổ chức rước thầy (và toàn gia) từ Đoan Hùng

sang Bắc Kạn, dựng nhà cho Thầy. Ngày thầy tới Trường

được Cục Quân y coi như ngày thầy Quyền nhập ngũ. Hiệu

đoàn, cụ thể là sinh viên Nguyễn Hữu Thiệu còn có vai trò

lớn trong vận động một số sinh viên ở khu III, khu IV (đời

sống vật chất dễ chịu hơn) lên Việt Bắc nhập học và vào quân

đội (mặc dù đời sống khó khăn hơn).

Một số hội nghị về phát triển Trường Y Dược

Tình hình Trường sau mỗi lần hội nghị

Đã vài lần, Phó Thủ tướng chủ trì cuộc họp có Bộ Giáo

dục, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Trường Y Dược để bàn về

sự phát triển của Trường, kể cả thông qua mục tiêu và

chương trình.

Ngay Chính phủ cũng dành một phiên họp bàn chuyên đề

đào tạo bác sĩ và nhân viên y tế nói chung cho nhu cầu kháng

chiến, rồi ra những quyết định về Trường Y Dược. Đó là vào

năm 1949 (sau 30 hay 40 năm, không bao giờ Chính phủ hay

Trung ương Đảng có cuộc họp nào về chuyên đề y tế nữa).

@copyright Hanoi Medical University

Page 184: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

179

Hội nghị Chính phủ nhận thấy số học sinh tốt nghiệp trung

học trong toàn quốc không đủ để cung cấp cho các Trường và

lớp đại học; bên cạnh đó, việc cấp bách là phải mở rộng Trường

sư phạm để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông. Về

Y tế, phải đào tạo sao cho sinh viên y và dược có thể làm việc

ngay khi đang học tập ở Trường, đồng thời đào tạo nhiều y sĩ

nhằm cung cấp nhanh cán bộ Y tế cho Quân đội và nhân dân.

Vì vậy, cần tạm thời không mở các chi nhánh đại học địa

phương mà tập trung lực lượng củng cố Trường Đại học Y ở

Trung ương hiện đang rất khó khăn. Vì vậy các chi nhánh địa

phương của Đại học Y đã phải bãi bỏ vào cuối năm 1949 vì

không có kinh phí (thư của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên gửi

Bác sĩ Trần Hữu Tước ngày 28/12/1949). Thực ra, trong khi đi

thực tập, sinh viên các lớp trên cứ thấy đâu có thầy Trường Y là

tranh thủ tới học, do vậy tuy các thầy không lên Chiêm Hóa

nhưng ít nhiều đề có góp phần đào tạo cho Trường.

Năm học 1950 - 1951 là năm thực hiện chủ trương cải

cách giáo dục của Trung ương. Do vậy, ngay từ đầu năm đã

có một cuộc họp liên Bộ quan trọng (ngày 25/01/1950) để bàn

về tổ chức và đạo tạo của khối các Trường Y Dược từ sơ cấp,

trung cấp tới đại học.

Tham gia hội nghị có 27 vị, gồm; Bộ Quốc gia Giáo dục

(Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và Thứ trưởng Nguyễn Khánh

Toàn), Bộ Thương binh (Bộ trưởng Vũ Đình Tụng), Bộ Y tế

(Bộ trưởng Hoàng Tích Trí, các Thứ trưởng Nguyễn Kính Chi

và Tôn Thất Tùng, các Đổng lý và Phó Đổng lý văn phòng,

thanh tra và một số đại biểu khác), Cục Quân y có Hiệu trưởng

các Trường Quân y sĩ, quân dược và một số thầy. Bác sĩ Hồ

Đắc Di, Tổng Giám đốc Nha đại học vụ vì lý do sức khỏe,

không tới dự được.

@copyright Hanoi Medical University

Page 185: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

180

Có cả 4 đại diện của Hiệu đoàn 4 Trường: Nguyễn Đăng

Tường (Đại học Y), Nguyễn Hữu Bẩy (Đại học Dược), Trịnh

Văn Luân (Trung cấp Y Việt Bắc),… Kỳ (Trung cấp Dược Việt

Bắc). Không có đại diện chi bộ các trường.

Hội nghị được triệu tập là do “Sắc lệnh của Chủ tịch nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có tiếp ký của 3 vị Bộ trưởng

Bộ Quốc gia, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng” về thành lập một

Ban Giám đốc các Trường Y - Dược học.

Nhân sự cụ thể của Ban này được cử ra trong hội nghị gồm:

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn, làm Trưởng ban;

Thứ trưởng Bộ Y tế Tôn Thất Tùng, hội viên; Quân y Cục

trưởng Vũ Văn Cẩn, hội viên (3 vị thường vụ); các hội viên

khác gồm 4 vị Hiệu trưởng của 2 Trường Đại học (Hồ Đắc Di,

Trương Công Quyền) và 2 Trường Trung cấp (Nguyễn Trinh

Cơ và Nguyễn Trọng Bính).

Ban Giám đốc các Trường Y - Dược học có nhiệm vụ về tổ

chức, giáo dục và quản trị. Về sinh hoạt: toàn ban họp 3 tháng 1

kỳ, thường vụ họp mỗi tháng 1 kỳ.

Riêng với Trường Đại học Y và Dược:

Mục tiêu đào tạo là các y sĩ chuyên khoa, gọi chung là y sĩ

cao cấp. Thời hạn học 5 hay 6 năm tùy theo sự quan trọng của

từng khoa chuyên môn. Chương trình học trong 4 năm đầu

hướng vào kiến thức chung của y học, từ năm thứ 5 trở đi

chương trình sẽ đi sâu vào từng khoa chuyên môn.

Sau một thời gian làm việc, thực tập hay nghiên cứu, các y

sĩ có thể đệ trình các sáng tác, luận án để được cấp bằng y khoa

bác sĩ. Chi tiết chương trình luận án sẽ được Ban Giám đốc

quyết định sau.

Trong thời gian học, nếu vì nhu cầu học viên được điều

động ra giúp việc sẽ được sắp xếp như sau:

@copyright Hanoi Medical University

Page 186: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

181

- Năm thứ 1 và thứ 2: Tương đương với y sĩ sơ cấp.

- Năm thứ 3 và thứ 4: Tương đương với y sĩ trung cấp.

- Tạm thời sinh hoạt phí học viên các cấp tính nhất loạt

bằng giá 25 cân gạo. Học phẩm, dầu đèn do Trường cung cấp.

Về tổ chức, Trường Đại học Y và Dược tách riêng, có Hiệu

trưởng (các vị Hồ Đắc Di và Trương Công Quyền), có Tổng

Thư ký (các vị Nguyễn Trinh Cơ và Nguyễn Trọng Bính), đại

biểu giáo viên (các vị Tôn Thất Tùng và Đỗ Tất Lợi), đại biểu

Hiệu đoàn (Nguyễn Đăng Tường và Trường Dược sẽ cử sau).

Ngoài ra mỗi trường có 3 Hội đồng: Giáo dục, Quản trị và Kỷ

luật. Học viên hưởng thống nhất 23kg gạo/tháng; khi có danh

hiệu y sĩ sẽ hưởng khác.

Quyết định quan trọng thứ hai là trước ngày 15/12/1950,

Trường Đại học Y và Dược khoa sẽ dọn đến địa điểm hiện tại

của Trường Y sĩ Liên khu Việt Bắc ở Vô Tranh, Thái

Nguyên. Khóa 1950 của Trường Y có lúc học ở Vô Tranh

chính là do quyết định trên. Nếu làm được theo Quyết định thì

“liên Trường” sẽ kết hợp đào tạo đại học với trung cấp, tiết

kiệm công sức giảng dạy của các thầy, tiết kiệm kinh phí,

khắc phục tình trạng manh mún, phân tán… Đó là về lý

thuyết. Về sau, thực tế cho thấy, sự phân tán như trước đó

mới là phù hợp với hoàn cảnh thời chiến.

Dự định (khá lý tưởng) các môn giảng và đội ngũ thầy

Trường Y sẽ gồm:

- Giải phẫu: Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp, bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ.

- Sinh lý: Các bác sĩ Phạm Gia Triệu, Nguyễn Thế Khánh,

Đặng Đình Huấn, Vưu Hữu Chánh.

- Lý - Hóa học: Bác sĩ Nguyễn Thế Khánh.

@copyright Hanoi Medical University

Page 187: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

182

- Triệu chứng học Nội khoa: Các bác sĩ Đặng Đình Huấn,

Nguyễn Thế Khánh, Vưu Hữu Chánh.

- Triệu chứng học Ngoại khoa: Bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ.

- Tiểu phẫu thuật: Bác sĩ Phạm Gia Triệu.

- Bệnh học lâm sàng: Có thêm bác sĩ Hồ Đắc Di và bác sĩ

Tôn Thất Tùng.

Chuyển tiếp: Học viên năm thứ 5 và năm thứ 6 vẫn tiếp tục

học theo chương trình cũ để thi ra y khoa bác sĩ. Học viên năm

thứ 4 trở xuống học theo chương trình mới. Y sĩ trung cấp sau

một thời gian làm việc có thể thi thẳng vào học bậc chuyên

khoa, tức là vào năm thứ 5 đại học. Thời gian làm việc tối thiểu

2 năm, nếu đã là y sĩ sơ cấp được 2 năm; thời gian làm việc tối

thiểu 3 năm nếu đã tốt nghiệp y sĩ sơ cấp dưới 2 năm. Đặc biệt

năm nay chỉ có chuyên khoa phẫu thuật cho các học viên năm

thứ 4 bắt đầu vào bậc chuyên khoa.

Đáng chú ý là tên các môn học (đều ghi bằng tiếng Pháp)

có kèm số giờ giảng. Ví dụ, năm thứ nhất Giải phẫu (100 giờ),

Sinh lý (100 giờ), Lý và Hóa (50 giờ), Triệu chứng học Nội

khoa và Ngoại khoa (50 x 2 = 100 giờ), Tiểu phẫu thuật (50

giờ). Cộng 400 giờ.

(Trích Biên bản Hội nghị liên Bộ ngày 25/11/1950, có chữ

ký của Chủ tịch đoàn là 2 vị Thứ trưởng BS. Nguyễn Kính Chi

và TS. Nguyễn Khánh Toàn).

Chương tình nói trên là chương trình cải cách, được thực

hiện từ năm học 1950 - 1951 có thêm nhiều thầy tham gia

nhưng đều là kiêm nhiệm, còn biên chế giảng dạy của Trường

vẫn như cũ. Bác sĩ Nguyễn Thế Khánh chỉ về Trường đầu

năm 1951, bác sĩ Nguyễn Dương Quang về Bệnh viện thực

hành, còn bác sĩ Đặng Văn Ngữ đến tháng 6 năm 1950 mới

@copyright Hanoi Medical University

Page 188: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

183

về Trường và thực tế giảng dạy từ năm học 1951 - 1952. Phần

chương trình cho Nội khoa không thực hiện được vì thiếu cán

bộ, sau này khi bác sĩ Đặng Vũ Hỷ từ khu IV lên mới đảm

nhận Nội khoa (bác sĩ còn viết một giáo trình Bệnh học Nội

khoa, nhưng đó là năm 1953). Trong tháng 12 năm 1950,

Trường được lệnh rời về Vô Tranh, Thái Nguyên để sáp nhập

với Trường Quân y sĩ nhưng Bệnh viện thực hành vẫn ở lại

Chiêm Hóa vì di chuyển không dễ. Giáo sư Hồ Đắc Di cũng

không thể về Vô Tranh vì còn nhiệm vụ chỉ đạo Nha Đại học

vụ. Tình hình này gây không ít khó khăn cho Trường. Một số

sinh viên khóa 1950 đã lên “nhầm” Chiêm Hóa, lại phải lẽo

đẽo sang Vô Tranh. Và như ta sẽ thấy sau đây, Trường lại

phải chuyển về Chiêm Hóa cuối năm 1951.

Việc di chuyển Trường đi Thái Nguyên mới chỉ thực hiện

được rất ít đã phải dừng lại; do vậy, đến nay có nhiều cán bộ

của Trường đã không nhớ (như các Giáo sư Nguyễn Dương

Quang, Phạm Thụy Liên) và coi như không có việc đó. Thực tế

ở Vô Tranh chỉ có bộ phận ký túc xá sinh viên, chắc là của các

lớp dưới. Không có tư liệu nào nói lên sự hoạt động của Ban

Giám đốc các Trường Y Dược với 7 vị thành viên (nói ở trên).

Đầu năm học 1951 - 1952 có hội nghị bàn về Trường Y

Dược khoa Đại học do đích thân Phó Thủ tướng Phạm Văn

Đồng chủ trì, khai mạc vào ngày 29/12/1951.

Thực chất đấy là cuộc họp mang tính điều chỉnh nhiều

mặt cho phù hợp vời hoàn cảnh thời chiến và đáp ứng những

đòi hỏi của cuộc kháng chiến.

Phía các Bộ có các ông Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn

Khánh Toàn, các bác sĩ Vũ Đình Tụng và Hoàng Tích Trí.

Bên Nhà trường có đông đủ các Giáo sư và đại biểu sinh viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 189: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

184

cũng được tham dự. Cho đến thời điểm này, có 168 sinh viên

(40 người mới tuyển vào năm thứ nhất, tức khóa 1950; còn

khóa 1951 không tuyển). Số sinh viên các khóa từ 1944 đến

1946 còn lại 68 người. Hội nghị có xem xét lại về chương

trình Đại học Y khoa và nhận định còn phải sửa chữa cho phù

hợp. Đối với các sinh viên do đang làm nhiệm vụ mà chưa thể

về Trường của những khóa trước, hội nghị quyết định: ai

nhập học trước năm 1947 mà chưa thi lên năm thứ 4 được coi

là đang học năm thứ 4. Nhập học năm 1948 và 1949 coi như

đang học năm thứ 3. Các sinh viên kể trên sẽ được lần lượt

gọi về thi. Năm nay sẽ gọi về các sinh viên đã nhập học năm

1950. Các sinh viên khoa dược hiện đang học ở Quân y sẽ

tiếp tục học nốt và không mở thêm lớp mới nữa.

Cuộc họp này góp phần khắc phục cả việc các đơn vị quân

đội không chịu cho phép sinh viên về Trường bổ túc theo

quyền lợi mà họ được hưởng. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ và

quyền lợi được giải quyết bằng những chữ “coi như” nói ở

trên cũng làm sinh viên yên tâm phần nào; nhưng họ phấn

khởi là biên bản đã nói rõ: Họ sẽ lần lượt được gọi về Trường

để học thêm. Ta hiểu được tình cảm của sinh viên mỗi lần về

Trường gặp thầy.

Biên bản cũng ghi rõ: Trong năm 1952, sẽ tuyển 100 sinh

viên, trong đó có 50 cho Nội khoa và 50 cho Ngoại khoa.

Tình hình chiến sự năm 1952 có nhiều sáng sủa, và đây là

thời điểm đầu tiên Trường chú ý đào tạo bác sĩ Nội khoa. Tuy

nhiên, số sinh viên học Ngoại khoa vẫn không thể giảm. Còn

số tuyển năm trước (khóa 1950; còn gọi là khóa 15) gồm 40

người đều học Ngoại khoa. Chủ trương: Ngành học Ngoại

khoa tại Trường một niên khóa - đi thực tập hai năm - trở về

một niên khóa nữa; ngành học Nội khoa học tại Trường hai

@copyright Hanoi Medical University

Page 190: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

185

niên khóa, đi thực tập hai niên khóa nữa. Hết hai năm được

coi là y sĩ trung cấp, hết 4 năm sẽ thi ra y sĩ cao cấp.

Những chuyện bàn trong hội nghị nếu ở hoàn cảnh hiện

nay chỉ là những vấn đề không lớn, nhưng hồi đó chính Phó

Thủ tướng phải quan tâm, vì nó liên quan đến vận mệnh cuộc

kháng chiến. Muốn chiến thắng phải phát triển quân đội, một

điều kiện ắt có là phải có binh chủng quân y tương xứng. Thắc

mắc chính đáng của sinh viên không được về học bổ túc là điều

Phó Thủ tướng phải giải quyết.

Cho đến lúc này, Trường vẫn chỉ có 5 thầy trong biên chế,

kể cả Giáo sư Hiệu trưởng. Đã mời thêm các bác sĩ Hoàng Tích

Trí, Vũ Đình Tụng, Nguyễn Văn Tín, Lê Văn Chánh thu xếp

thời gian giảng thêm. Hội nghĩ cũng bàn phương hướng đặt ra

ngạch Giáo sư đại học và tìm cách gửi sinh viên đi học nước

ngoài cũng như đặt chế độ cho những sinh viên có điều kiện tự

túc để theo học.

Ngay trong năm học này, sẽ có lệnh điều 20 sinh viên

năm thứ 2 và năm thứ 3 về học để sau này chọn một số làm

phụ giảng, lấp chỗ trống “thiếu thầy”; Bệnh viện thực hành sẽ

mở rộng thành 100 giường, đồng thời Trường cũng xin sách

cho thư viện, trang thiết bị cho phòng xét nghiệm. Đó là các

biện pháp nâng cấp trường đại học.

Vào năm 1951, Nhà trường có hai bộ phận nằm rất xa

nhau: Phòng thí nghiệm ở Chiêm Hóa, còn Ký túc xá đã di

chuyển sang Thái Nguyên. Nhân viên có 20 người cũng phải

chia đôi: 11 ở lại phòng Thí nghiệm và 9 người ở Ký túc xá

(chưa kể số nhân viên ở Bệnh viện thực hành, tất cả ở lại

Chiêm Hóa). Sinh viên đã được Bộ Quốc phòng trưng tập đi

chiến dịch, chỉ còn 40 người mới tuyển (1950) đang ở lại

@copyright Hanoi Medical University

Page 191: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

186

Trường. Sau 2 tháng huấn luyện chuyên môn, số này cũng

được trưng tập hết. Từ tháng 7 năm 1951, Bệnh viện thực

hành và Trường Đại học có thêm “nhà máy điện” (máy phát

điện) nên biên chế của Trường tăng lên 71 người (34 người

thuộc Bệnh viện, văn phòng, phòng thí nghiệm; còn “nhà máy

điện” có 3 người. Cuối năm, sinh viên năm thứ nhất lại được

gọi về Trường bổ túc khi chiến dịch kết thúc, con số hiện tại

42 người.

Đến năm 1951, Trường đã cung cấp cho ngành Y quân

đội 150 cán bộ, chiếm gần 40% số cán bộ của ngành này

(60% số quân y còn lại thì đại đa số là sơ cấp). Trong 6 tháng

(tính đến hết tháng 11 năm 1951), Bệnh viện đã khám bệnh

cho 1068 người, cho thuốc 2162 người, tiến hành 1246 lần xét

nghiệm và mổ 150 Trường hợp. Số giường hiện có là 80

giường. Trong tháng 11 Trường được nhận một máy Xquang

do Trung ương Đảng tặng. Thời gian cuối năm 1951 lại phải

giải quyết chuyển Ký túc xá từ Thái Nguyên trở về Chiêm

Hóa để gắn với Bệnh viện thực hành. Như vậy, cơ sở Thái

Nguyên chỉ tồn tại trong vòng nhiều lắm 1 năm.

Hội nghị Y học tháng 2 năm 1952, với sự chủ trì của Bộ

trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục đã bàn về việc

chấn chỉnh tổ chức Nhà trường và xác định chương trình học

cho ngành Nội khoa mà Trường dự định sẽ đào tạo. Hội nghị

khẳng định chủ trương tạm không tuyển sinh viên Trường

Dược là đúng và bàn cách giải quyết đối với các sinh viên

dược đang học dở. Về luận án, hội nghị quyết định các y sĩ

cao cấp (tức là đã thi hết năm Y4) phải sau 2 năm công tác

mới được trình luận án. Những sinh viên dù chưa thi y sĩ cao

cấp nhưng đã công tác đủ 6 năm thì được nộp luận án ngay,

không phải chờ 2 năm.

@copyright Hanoi Medical University

Page 192: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

187

Qua những Quyết định của Hội nghị, ta thấy chỉ vài trăm

sinh viên do điều kiện kháng chiến mà có đủ mọi hoàn cảnh. Có

người đủ 4 năm (học + công tác) có điều kiện về Trường thi y sĩ

cao cấp; tất nhiên sau đó 2 năm họ mới được trình luận án. Đây

là loại may mắn nhất. Nhưng có người đã đủ 6 năm (thậm chí 7,

8 năm) vẫn không được về Trường hoặc về không đúng dịp thi

y sĩ cao cấp: bị thiệt thòi nhất… Cách giải quyết của thầy Di và

thầy Tùng là “không để ai thiệt” về niên hạn. Nhưng cái mà

sinh viên mong muốn là được về học tại Trường để thật sự có

trình độ thì các thầy cũng đành chịu vì lúc đó mọi mục tiêu đều

nhằm cho sự thắng lợi của cuộc trường kỳ kháng chiến.

Khóa sinh viên tuyển năm 1952 gồm 71 người, không đủ

100 như dự kiến ban đầu (thường được gọi dưới tên khóa dân

y 52), đã được họp tập trung trong gần một năm rưỡi trước

khi đi công tác thực tế.

Trường đã tuyển một số phụ đạo viên cho sinh viên năm

thứ nhất: Ngày 14/01/1953 tuyển các sinh viên Nguyễn Quang

Long, Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Mạnh Liên, ngày 02/5 tuyển

các sinh viên Phạm Thụy Liên (Y5), Đỗ Quang (Y5), Đinh Văn

Chí, Nguyễn Văn Phan (Y4). Tháng 11 năm 1953, ông Phan

chuyển về Bộ Y tế để làm Giải phẫu bệnh. Ngoài ra còn có ông

Phạm Văn Hiệp, đỗ cử nhân Hóa ở Paris, cũng được tuyển dụng

làm Viện Phó Viện nghiên cứu (tức là phòng thí nghiệm của

bác sĩ Đặng Văn Ngữ).

Trước những diễn biến dồn dập của chiến trường trong

thời gian từ cuối năm 1951, sinh viên đi chiến dịch toàn bộ

nên không thấy thông báo về thi tốt nghiệp hoặc lên lớp

như mấy năm học trước (hoặc do chưa tìm được các văn

bản liên quan). Thời gian này (1952), Trường tương đối

vắng sinh viên nên được giao đào tạo một lớp y tá. Cuối

@copyright Hanoi Medical University

Page 193: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

188

khóa, danh sách Ban Giám khảo (đầu 1953), chủ yếu gồm

các phụ đạo viên. Đây là lớp y tá duy nhất mà bằng cấp có

chữ ký của cụ Di.

Hoạt động của Bệnh viện thực hành năm 1953: 144 đại

phẫu, 195 trung, tiểu phẫu; 47 làm các thủ thuật xét nghiệm

và 53 trường hợp chiếu Xquang, phòng đẻ có 7 ca mổ lấy

thai, 57 lần đẻ (có 8 forceps) 378 bệnh nhân nằm điều trị,

3.201 người khám bệnh.

Khó khăn của Bệnh viện rất lớn. Theo thư viết tay của bác

sĩ Tôn Thất Tùng gửi Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm

1953, Bệnh viện thực hành chỉ có rất ít thuốc mê; còn thuốc

bệnh hầu như cạn kiệt đặc biệt là thuốc chữa lao phổi, máy phát

điện nhiều lúc không hoạt động.

Năm 1953, GS. Trần Hữu Tước đã xây dựng “Bệnh khoa

Tai - Mũi - Họng - Trường Y khoa Đại học” tại thôn An Bảo,

xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, cách cơ

quan Văn phòng Bộ Y tế hơn 1km đường rừng.

GS. Trần Hữu Tước sinh năm 1913, tại Hà Nội, sang

Pháp học, tốt nghiệp bác sĩ năm 1937 và là một thầy thuốc

chuyên khoa Tai - Mũi - Họng có uy tín làm việc tại Paris.

Năm 1946, ông đã phục vụ sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh

và phái đoàn Chính phủ ta tại Hội nghị Fontainebleau. Sau đó

GS. Trần Hữu Tước đã cùng hai vị trí thức khác là kỹ sư Trần

Đại Nghĩa và kỹ sư Võ Quý Huân theo Hồ Chủ tịch về nước

phục vụ nhân dân, phục vụ Cách mạng.

Giáo sư đã giảng dạy môn Tai - Mũi - Họng và các môn

học khác cho sinh viên Trường Thủ đô Hà Nội ngay từ năm

1946, tham gia cứu chữa thương bệnh binh và nhân dân tại

@copyright Hanoi Medical University

Page 194: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

189

Mặt trận Hà Nội và khu IV. Từ năm 1951, theo lệnh của Hồ

Chủ tịch và Chính phủ, Giáo sư Tước đã đi chữa bệnh 2 lần

ở Trung Quốc.

Bệnh khoa Tai - Mũi - Họng là cơ sở chuyên khoa Tai -

Mũi - Họng đầu tiên trong An toàn khu kháng chiến rồi về

tiếp quản Bộ môn Tai - Mũi - Họng, Trường Đại học Y Hà

Nội, xây dựng khoa Tai - Mui - Họng Bệnh viện Bạch Mai và

năm 1969 Giáo sư là người sáng lập ra Viện Tai - Mũi - Họng

Trung ương. Giáo sư đã được Nhà nước tuyên dương Anh

hùng Lao động, được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất

và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật. Giáo sư

mất ngày 23/10/1983.

Bệnh khoa Tai - Mũi - Họng được xây dựng hoàn toàn

bằng tre nứa, lá trên một ngọn đồi, có dòng suối chảy bao

quanh. Các nhà làm việc được bố trí hết sức hợp lý, quy mô và

ẩn mình dưới tán cây cao xòe rộng của rừng Việt Bắc. Trước

cửa phòng khám có biển ghi dòng chữ “Trường Y khoa Đại học

- Bệnh khoa Tai - Mũi - Họng”. Chính tại nơi đây, BS. Lê Văn

Lợi, thuộc quân số của Trường là học trò đầu tiên đã theo thầy

từ Trung đoàn Thủ đô và là người duy nhất quan hệ giữa Bệnh

khoa với Trường. GS. Đặng Hiếu Trưng, GS. Lê Văn Lợi,

PGS. Phạm Kim được đào tạo tại Bệnh khoa trong kháng chiến.

Dạy bằng tiếng Việt

Một sự thật là trong vùng tự do, dần dần chương trình

bậc phổ thông phải giản lược đi. Cấp I chỉ còn 4 năm (thay

vì 6 năm như trước kia), cấp II còn 3 năm (chứ không phải 4

năm), cấp III chỉ còn 2 năm. Ngoại ngữ là môn đầu tiên bị

cắt giảm về số giờ dạy do không có thầy và không còn được

coi trọng như trước kia nữa. Khoảng năm 1952 hay 1953,

@copyright Hanoi Medical University

Page 195: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

190

môn này bị loại bỏ hẳn. Kết quả tất yếu là càng về sau các vị

tú tài càng “yếu” tiếng Pháp. Một số tú tài sẽ vào đại học.

Các anh ở khóa 1945 hay 1948 khi làm phụ giáo đã nhận xét

sinh viên khóa 1952 có thể cố gắng tham khảo đọc sách

Pháp, nhưng để nghe và ghi tại lớp thuần bằng tiếng Pháp thì

rất khó khăn. Tình hình này ở các Trường Y Dược trung cấp,

phải đối phó, phải cố gắng sử dụng tiếng Việt thì học sinh

mới hiểu bài thấu đáo. Các vị chính là những người buộc

phải đi tiên phong (thầy Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Trinh Cơ,

Nguyễn Thế Khánh…).

Tuy nhiên, cho đến đầu năm 1955, khi Trường Đại học Y

Dược Việt Nam khai giảng năm học đầu tiên sau thắng lợi của

kháng chiến chống Pháp, các bài giảng vẫn có từ bằng tiếng

Pháp, trừ cho bài Giải phẫu. Nói cho đúng, Giáo sư Hợp có đủ từ

tiếng Việt cho môn Giải phẫu do đã dày công dịch và chọn từ

nhiều năm trước, nhưng với sinh viên nội thành và sinh viên quen

dùng tiếng Pháp thì đôi khi ông chú thích thêm tiếng Pháp để họ

dễ hiểu. Môn Sinh lý học, sinh viên nhao nhao khi thầy nhiều lần

dùng các từ “hưng phấn”, “ức chế”, nếu không ghi chú tiếng

Pháp thì họ tưởng đó là “kích thích” và “phong tê”. Chính thầy

Nguyễn Thế Khánh tuy đã dùng tiếng Việt khi dạy trung cấp,

nhưng khi dạy môn Sinh lý bệnh ở đại học lại không biết nên

dịch substrat là gì, cứ dùng tiếng Pháp “substrat” suốt cả buổi

(sau được bộ môn Hóa sinh dịch là “cơ chất” rồi “chất nền”).

Trên quan điểm đánh giá ai là người thật sự có tâm huyết

và ý định, có kế hoạch và chủ động trong việc giảng dạy bằng

tiếng Việt, nếu khách quan một chút đều thấy nổi lên duy nhất

có thầy Đỗ Xuân Hợp.

Khi viết cuốn sách về Giải phẫu, việc đầu tiên là ông phải

trăn trở để chuyển tải sang tiếng Việt hàng ngàn từ chuyên

@copyright Hanoi Medical University

Page 196: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

191

ngành. Không thể khác. Trong khi các đồng nghiệp khác chỉ

phải chuyển tải sang tiếng Việt các từ chuyên môn của từng

bài mà họ nhận soạn. Cố nhiên, tới lúc nào đó các bài này sẽ

được tập hợp và in thành giáo trình (nhiều tác giả). Cần nói là

độ dày các giáo trình đó hoàn toàn không thể so với bộ sách

Giải phẫu, còn về giá trị lâu dài lại càng khó so sánh hơn nữa.

Nhưng quan trọng nhất là cùng một từ tiếng Pháp thì nhiều

khi mỗi thầy dịch sang tiếng Việt một cách khác nhau và

không ai đứng ra đòi hỏi phải thống nhất lại. Danh từ nào cảm

thấy dịch sang tiếng Việt vẫn chưa ổn, các thầy chỉ đơn giản

chú thích tiếng Pháp bên cạnh là xong. Chẳng ai thật sự trăn

trở và đầu tư công sức cho chủ đề “dạy bằng tiếng Việt chuẩn

ở bậc đại học”. Dẫu sao, các giáo trình tiếng Việt dạy trung

cấp hồi đó (dù nay không ai dùng) vẫn có một giá trị lịch sử

nhất định nhưng không mấy giá trị về ý đồ dùng toàn tiếng

Việt thật chuẩn.

Nếu đánh giá các hiện tượng lịch sử chỉ bằng cảm nhận,

ta sẽ nói: Nhiều người có công (như nhau) đưa tiếng Việt vào

giảng dạy và sẽ thấy rằng thầy Hợp chỉ là một người trong số

những người đó.

Tibia được Giáo sư dịch là “xương chầy” thì quả là sáng

tạo, không phụ thuộc chút nào vào tiếng Hán, mặc dù ông đã

từng học chữ Nho từ thuở thiếu thời. Trong khi đó, mấy vị

giáo hậu sinh cứ dùng “tibia” mà không dám dịch. La rate,

được các y tá giỏi tiếng “bồi” đọc chệch là lá lách thì ông

dịch là tỳ. Tiếc thay, từ do số đông quen dùng đã thắng. Chỉ

có mình ông đã cố tổ chức những buổi để ông “giảng thử”

bằng toàn tiếng Việt trước đồng nghiệp, xin họ cho nhận xét,

mặc dù hồi ấy chưa được mọi người hưởng ứng lắm.

@copyright Hanoi Medical University

Page 197: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

192

Họ chưa quan tâm, vì việc sử dụng tiếng Việt trong giảng

dạy không phải chủ đề nghiên cứu của họ. Mà là do họ đối phó

với tình trạng học sinh, sinh viên kém tiếng Pháp, hơn là muốn

nhanh chóng sử dụng tiếng mẹ đẻ thay thế hẳn tiếng Pháp. Giả

sử, nếu sinh viên vẫn rất giỏi tiếng Pháp thì chắc chẳng thầy nào

nghĩ đến giảng bằng tiếng Việt. Trừ thầy Hợp. Với đa số thầy

hồi đó, giảng bằng tiếng Việt cũng nhọc nhằn y như bắt các

thầy bây giờ giảng bằng ngoại ngữ.

Nhìn nhận chung về sinh viên y Dược trong kháng

chiến chống Pháp

Năng lực tự học: Những sinh viên theo học trường kháng

chiến có thế mạnh về ngoại ngữ, kể cả lớp nhập học cuối cùng

(khóa 1952). Anh chị em đều đã phải học tiếng Pháp ít nhất

đến hết cấp 2, cho nên khả năng tự học khá tốt. Trường chỉ

dạy phần cơ bản nhưng sinh viên có đủ khả năng tự đọc sách

thêm (một thư viện nhỏ với trên 50 cuốn sách Pháp ở khoa Y

và khoảng 20 cuốn ở khoa Dược, có cả bộ Giải phẫu của

Rouvière - các sách giáo khoa và báo chí khác như Presse

Médicae nên cũng tạm đủ).

Biết tiếng Pháp và có sẵn sách Pháp vẫn chỉ là điều kiện.

Không phải bất cứ ai biết tiếng Pháp là lao ngay vào đọc sách

tiếng Pháp. Điều khiến sinh viên y dược tận dụng tối đa các

cuốn sách ở thư viện là vì họ biết rất rõ nhiệm vụ sắp tới của

họ; nếu không đọc sách sẽ không đảm đương nổi. Nó tác

động trực tiếp tới thuốc men, sức khỏe và mạng sống của

thương binh - đồng đội của họ. Kinh nghiệm rút ra từ lịch sử

này có thể áp dụng cho sinh viên thời nay khi các thầy kêu ca

không dứt về tính thụ động trong học tập của họ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 198: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

193

Về chất lượng học tập để Trường Đại học Y - Dược khoa

tự phân biệt mình với các Trường Trung cấp thì khả năng tự

học của sinh viên là một tiêu chuẩn.

Đảm nhiệm công tác thực tế, trực tiếp phục vụ kháng

chiến: Kháng chiến chưa nổ ra, sinh viên Nguyễn Sĩ Quốc đã

phụ trách Quân y của Trung đoàn Lạng Sơn, sinh viên Y

Tlam đã đứng đầu một số tổ chức Quân y ở Tây Nguyên; sinh

viên Trịnh Đình Chương là Giám đốc Bệnh viện Quân y

Tuyên Quang có 300 giường… Có thể lấy rất nhiều ví dụ đối

với các sinh viên như Phó Đức Thực, Nguyễn Xuân Ty,

Nguyễn Danh Đàn, Đặng Văn Ấn, Nguyễn Dương Quang…

Các sinh viên khóa sau dần dần cũng đảm nhiệm các công

việc mà đàn anh trao lại. Có thể tham khảo Lịch sử Quân y

(tập I) để thấy rõ điều đó.

Nói thêm một chút về vài sinh viên thời ấy hiện nay đang

công tác ở Trường Y. Sinh viên Nguyễn Bửu Triều tham gia tự

vệ chiến đấu Thủ đô, tập trung tại Đông Dương học xá (Trường

Đại học Bách khoa bây giờ) dưới sự chỉ huy của ông Khuất Duy

Tiến, Cục trưởng Cục Dân quân, rồi được tập huấn quân sự để

đi xây dựng phong trào dân quân du kích tại Bắc Ninh. Đến

tháng 7 năm 1949 ông về Chiêm Hóa để tiếp tục học tập rồi

nhận nhiệm vụ Đội trưởng đội Điều trị 3 Quân y (tiền thân của

Quân y viện 103 sau này).

Sinh viên Vũ Triệu An vừa ở Quân y vừa phụ trách thanh

niên tỉnh Thái Bình, nghe tin Trường mở lại ở Chiêm Hóa đã đôi

lần được về Trường học thêm. Sau đó ông về làm chủ nhiệm

khoa Ngoại, rồi khoa Nội tại Phân viện 5, đóng ở Vô Tranh.

Sinh viên Phạm Khuê phụ trách Quân y xá vùng địch hậu

Hồng Quảng, một số lần ông vẫn trở về Trường tại Việt Bắc để

@copyright Hanoi Medical University

Page 199: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

194

tổng kết học tập và cũng thi tốt nghiệp tại đây. Sau đó ông lại

trở về đơn vị để tiếp tục công tác.

Cho đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ, chức vụ cao

nhất mà sinh viên Trường Đại học Y Dược phụ trách là

Trưởng ban Quân y đại đoàn (tương đương với sư đoàn ngày

nay), Bệnh viện trưởng, đội trưởng đội điều trị đại đoàn, giám

đốc xưởng bào chế, phụ trách kho thuốc, Trưởng ban Dược

đại đoàn… Quân y ở cấp Trung đoàn thì hầu hết do sinh viên

Y4 phụ trách…

Năm 1955, 1956 khi sinh viên y, dược về Hà Nội thi tốt

nghiệp hoặc bảo vệ luận án thì cấp bậc cao nhất của họ là

Tiểu Đoàn trưởng và thấp nhất là Trung Đội Trưởng.

Điều này chưa từng có ở bất cứ đâu và có lẽ không bao

giờ lặp lại.

Những sinh viên không tiếp tục học:

- Do hy sinh. Đã kê được (theo khóa):

1) Trần Trọng Hùng (khóa 1945): Hy sinh do bom trên

đường đi công tác (ở Tuyên Quang).

2) Lê Bội Hoàn (khóa 1946): Hy sinh ở Bích Du, vùng

địch hậu khu III (1952).

3) Nghiêm Tằng Lẫm (khóa 1947): Hy sinh năm 1949 khi

trinh sát địch ở Đại Lục.

4) Vũ Duy Hàn (khóa 1949): Hy sinh năm 1952 (?).

5) Phạm Tu Kính (khóa 1950): Chết vì sốt rét khi đang

làm nhiệm vụ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 200: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

195

6) Trần Tùng Hạc (khóa 1950): Hy sinh ở Lào.

- Do bị địch bắt: 10 người như Lê Vĩ Hùng, Phạm Tràng

Giang, Tôn Thất Duy, Hoàng Tích Tộ… Có người trở về

bằng con đường trao đổi tù binh (ông Hùng, ông Tộ), có

người trốn thoát (ông Duy), có người tiếp tục học Trường Y

Dược trong nội thành, có bí mật tham gia phong trào sinh

viên kháng chiến (Phạm Tràng Giang)… Về đội ngũ thầy:

Trường Y Dược có một thầy bị địch bắt ở Vĩnh Yên: Đinh

Văn Thắng.

- Do ốm đau, tai nạn: có người ốm đau hay tai nạn và

chết ở vùng kháng chiến, bạn bè rất thương tiếc (Bạch Quang

Chiểu, Vũ Duy Hàn…); có người bị bệnh (lao, gan) phải vào

Hà Nội mới có thuốc chữa và số phận cũng rất khác nhau

(khỏi, chết, tự tử vì bi quan), bạn bè rất thông cảm.

- Bỏ kháng chiến vào Hà Nội (hồi đó gọi là “dinh tế”).

Lý do thì rất nhiều:

- Do bản thân sinh viên hồi đó không chịu đựng được

gian khổ. Giai đoạn gian khổ là từ năm 1949 (khi biên giới

phía Bắc bị phong tỏa, vùng đồng bằng bị chiếm đóng); giai

đoạn ác liệt là từ năm 1951 (chiến tranh cài răng lược, hai

bên đều nỗ lực giành quyền chủ động chiến lược); có nhiều

sinh viên đã bỏ hàng ngũ kháng chiến. Hoặc do thấy việc

học hành ở vùng kháng chiến bị phụ thuộc nhiều vào các yếu

tố chiến tranh.

Cần nói rằng đa số trong họ chỉ là những người cầu an;

khi về sống ở vùng tạm chiếm họ không cộng tác với địch để

làm những việc có hại cho kháng chiến.

@copyright Hanoi Medical University

Page 201: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

196

Có nhiều bác sĩ là công chức của Chính phủ kháng chiến,

đã có đóng góp cụ thể, nhưng đồng lương quá thấp, cuộc sống

gia đình quá gieo neo; đã được chính quyền ta cho phép trở về

Hà Nội giải quyết những khó khăn riêng (xem Lịch sử Y tế Việt

Nam, tập 1, 1995). Họ chỉ làm ăn sinh sống bình thường, như

300.000 dân Hà Nội khi đó. Không có tội, nhưng tất nhiên họ

không thể có công như những người sắt son với cuộc kháng

chiến đến cùng.

Sinh viên nếu đã được tiếp xúc và học tập hai thầy Đặng

Văn Chung và Nguyễn Hữu đều rất thông cảm về hoàn cảnh

quay về nội thành của hai thầy. Theo nhiều người nhớ lại thì

cả thầy Chung và thầy Hữu đều quay về nội thành vì vợ con

các thầy bị kẹt lại trong nội thành Hà Nội.

Hồi ký của Giáo sư Nguyễn Văn Nhân (nguyên văn)

như sau:

Xin nói về thầy Đặng Văn Chung. Theo tôi còn nhớ trong

kháng chiến (những năm đầu), gia đình thầy Chung ở làng Kẹo

(gần chợ Đại, Ứng Hòa) cùng với gia đình thầy Tôn Thất Hoạt

và thầy Trần Hữu Tước. Năm 1947, tôi lên Trường ở Chiêm

Hóa, thầy Chung cũng đã ở đó, thầy dạy anh em về tim mạch và

nội khoa nói chung. Rất thương yêu, gần gũi, hết lòng với sinh

viên, thầy không ở cùng với các gia đình thầy Di, thầy Tùng mà

ở ngay khu học xá. Có thể nói kiến thức về nội khoa nói chung,

về tim mạch nói riêng của anh em các khóa chúng tôi hoàn toàn

là được thầy Chung truyền dạy cho. Những năm tháng ở

Trường, thầy đồng cam cộng khổ với sinh viên, không ai không

biết điều đó. Với bệnh nhân, thầy rất tận tình chu đáo. Trong

con mắt chúng tôi lúc đó thầy Chung vừa là một người thầy

giỏi, một thầy thực sự hết lòng với bệnh nhân và sinh viên…

Với riêng tôi và gia đình tôi còn có ơn sâu, nghĩa nặng với thầy:

@copyright Hanoi Medical University

Page 202: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

197

Vợ đầu của tôi (Đinh Thị Loan, sau này trong kháng chiến cũng

là y tá quân y) bị bệnh hẹp van tim. Trong những năm cùng

công tác với tôi ở F304 hai lần vợ tôi mang thai. Mỗi lần có

thai, bệnh tim lại phát triển, do đó vợ tôi được đơn vị và khu III

cho phép về và tổ chức cho về Hà Nội dưỡng thai, đẻ và điều

trị. Cả hai lần năm 1950 vợ tôi chửa, đẻ ở trong Hà Nội đều

được thầy Đinh Văn Thắng và Đặng Văn Chung chăm sóc cho,

với tình nghĩa thầy trò sâu nặng.

Quan điểm của tôi về vấn đề một số thầy và sinh viên “vào

thành” những năm 1950 - 1951… phần lớn chỉ do hoàn cảnh

khách quan lúc đó. Phần lớn các thầy, các anh ấy ở sát vùng tạm

chiếm, việc ra vào quá dễ dàng; lại thêm công tác chính trị, giáo

dục quan điểm lập trường. Lúc đó ở các nơi đó có gì? Có ai có

trình độ và quan tâm thực sự dìu dắt, giác ngộ các thầy, các anh

ấy? Trong khi ấy ảnh hưởng của gia đình, vợ con, bạn bè rất lớn

như thầy Hữu, thầy Chung. Liên hệ với hoàn cảnh bản thân tôi,

nếu tôi không được điều động vào F304 năm 1950 mà còn tiếp

tục ở lại với thầy Hữu ở Giải phẫu A nếu không nhờ vào F304

giáo dục, giác ngộ chính trị qua những đợt chỉnh quân, chỉnh

huấn (học tập tài liệu trường kỳ kháng chiến, Quân đội nhân

dân), không có sự dìu dắt chí tình của các đồng chí, đồng

nghiệp ở F304 thì hầu như chắc chắn tôi cũng không đậu lại

được trong hàng ngũ kháng chiến. Điều này ngay khi còn ở

F304 và ngay cả bây giờ, tôi đã và vẫn luôn luôn khẳng định

như vậy. Chính sự giáo dục, giác ngộ chân tình và kịp thời của

bộ phận Đảng ở F304 đã giữ tôi lại với kháng chiến, tuy lúc ấy,

không ít hoàn cảnh thuận lợi cũng níu kéo tôi vào Hà Nội với

những viễn cảnh đi du học nước ngoài. Ở tuổi và vị trí xã hội, ở

môi trường sống và làm việc của các thầy Chung và thầy Hữu

lúc ấy, làm gì có hoàn cảnh may mắn như các sinh viên trẻ

chúng tôi.

@copyright Hanoi Medical University

Page 203: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

198

Sau này khi hòa bình lập lại, thầy Chung vẫn được tín

nhiệm chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và khi

qua đời, thầy Chung đã yên nghỉ ở Nghĩa trang liệt sĩ Mai

Dịch như một người có công lớn.

- Do dao động trước phong trào cải cách ruộng đất.

Trong khi tiến hành cải cách ruộng đất, chúng ta đã mắc

phải một số sai lầm mà sau này đã được tiến hành sửa sai. Do

những sai lầm này mà một số sinh viên và trí thức hoang

mang bỏ vào thành.

Trường Y và Dược trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Năm học 1953 - 1954 không tuyển sinh, mà bắt đầu bằng

việc sinh viên tập trung để đi phục vụ chiến dịch Điện Biên

Phủ. Giáo sư Hồ Đắc Di sức yếu và cao tuổi nên được phân

công bổ túc những bài thiết yếu nhất cho học trò trước khi họ

ra trận, và ở lại lo việc quản lý Nhà trường (sau, ông được gửi

tặng chiếc gậy chỉ huy của Tướng De Castrie, chỉ huy tập

đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ) và bác sĩ Vũ Đình Tụng, Bộ

trưởng Bộ Thương binh, bác sĩ Tôn Thất Tùng, Thứ trưởng

Bộ Y tế được cử đi tiền tuyến với chức vụ cố vấn quân y toàn

mặt trận, đồng thời trực tiếp mổ xẻ. Ngoài ra, sự đóng góp về

chuyên môn của thầy Tùng trong chiến dịch này là hướng dẫn

cho tuyến trước cách khâu da thì hai để sớm trả lại thương

binh nhẹ cho tiền tuyến, cách xử trí vết thương sọ não và tiêu

diệt giòi ở vết thương bằng cách rửa tại chỗ dung dịch

quynacrine 1%.

Trong chiến dịch này, bác sĩ Vũ Đình Tụng và bác sĩ

Tôn Thất Tùng được tặng thưởng Huân chương Chiến công

hạng Nhất.

@copyright Hanoi Medical University

Page 204: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

199

Cuối năm 1953, cả nước đánh mạnh khắp các chiến trường,

địch cũng tìm cách giành giật lại quyền chủ động chiến lược. Ví

dụ, ta huy động một vạn quân đánh địch ở Thượng Lào, Trung

Lào, giải phóng cả một vùng rộng lớn. Tháng 11/1953 ta phá

được chiến dịch Hải Âu của địch đánh ra Ninh Bình (nhằm vào

Đại đoàn 320 của ta). Chủ nhiệm Quân y của Đại đoàn này là

sinh viên Y5 Nguyễn Lung (sau là Hiệu trưởng Trường Y Hải

Phòng), còn Đội trưởng Đội điều trị là sinh viên Phạm Nguyên

Phẩm và Trưởng ban Dược là sinh viên Nguyễn Hưng Phúc đều

có công lớn trong đảm bảo sức khỏe bộ đội và cứu chữa 562

thương binh. Địch bị đánh tan hoang ở Tây Nguyên, phải bỏ

Kon Tum và nhiều vùng khác; sinh viên phụ trách quân y toàn

mặt trận này là Cát Huy Dương và Tô Như Khuê. Các mặt trận

khác, cũng như các viện và phân viện, sinh viên cũng được huy

động và có mặt khắp mọi nơi: Vũ Triệu An, Phạm Khuê, Vi

Huyền Trác, Lê Kinh Duệ, Bạch Quốc Tuyên, Lê Vĩ Hùng…

Tháng 11/1953, ba Đại đoàn chủ lực 308, 31 và 316 cùng đại

đoàn pháo 351 lần lượt lên Tây Bắc, nhằm hướng Điện Biên.

Trên đường hành quân, Đại đoàn 308 đã “nhân tiện” giải phóng

Lai Châu, tàn quân địch chạy tan tác sang Lào. Ban Quân y của

Đại đoàn hùng mạnh này do sinh viên Trần Lưu Khôi (mới

được công nhận bác sĩ) làm Trưởng ban; còn Đội trưởng Đội

điều trị do sinh viên Đặng Hiếu Trưng phụ trách. Chính phủ cử

bác sĩ Vũ Văn Cẩn, Cục trưởng Cục Quân y làm phụ trách

Quân y toàn mặt trận. Thầy Vũ Đình Tụng (khi đó là Bộ trưởng

Bộ Thương binh) làm cố vấn phẫu thuật, phụ trách Đội 1 (vết

thương sọ não). Chiến sĩ nức lòng khi nghe tin này, họ bảo

nhau: không sợ chết, chỉ sợ bị thương không có thầy giỏi cứu

chữa cho nhưng bây giờ yên tâm rồi. Một số sinh viên lớp trên

(có người mới được công nhận bác sĩ) được tăng cường giúp

quân y các đại đoàn: Bác sĩ Từ Giấy theo Đại đoàn 308. Trưởng

ban Quân y Đại đoàn 312 do sinh viên Trương Xuân Đàm phụ

@copyright Hanoi Medical University

Page 205: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

200

trách, Đội điều trị do sinh viên Vũ Tam Hoán phụ trách. Các

chức vụ trên của Đại đoàn 304 do sinh viên Đặng Văn Ấn và

Nguyễn Văn Nhân phụ trách… Cấp Quân y Trung đoàn cũng

do sinh viên Trường Y phụ trách không thể kể hết (ví dụ, sinh

viên Vũ Văn Phong phụ trách Quân y Trung đoàn 141). Lần

đầu tiên một mặt trận có tới 9 đội phẫu thuật và đều do sinh

viên các lớp cao phụ trách. Ví dụ, Đội 1 do sinh viên Đào Bá

Khu và Nguyễn Huy Phan (có thầy Tùng hỗ trợ), Đội 2 do sinh

viên Vũ Trọng Kính, Đội 3 do sinh viên Nguyễn Bửu Triều và

Nguyễn Ngọc Toàn, Đội 5 do sinh viên Bạch Quốc Tuyên…

Tại mặt trận này, tổng số thương binh là 4.189 trong đó, vết

thương phần mềm là 78%, xương là 13,5%, được chăm sóc và

cứu chữa chu đáo trong đó có công sức rất lớn của thầy trò

Trường Y - Dược.

Các trường/lớp đại học khác ở vùng kháng chiến

Căn cứ vào báo cáo hàng năm của Nha Đại học vụ (Giám

đốc: cụ Hồ Đắc Di) lên Bộ Giáo dục và báo cáo của Bộ Giáo

dục lên Chính phủ, có thể tóm tắt các hoạt động của các

trường đại học khác như sau:

Báo cáo tình hình giáo dục 1947 – 1948:

- Đại học Y: Lúc mới tập hợp có 30 sinh viên, tới tháng

10/1947 có 81, sang năm 1948 có 110 sinh viên. Ban Dược

cũng đã khai giảng, có 30 sinh viên.

- Đại học Pháp lý: Khai giảng ngày 18/10/1948, có 195

sinh viên ghi tên, sẽ học trong 3 năm, dự định lên năm thứ hai

chia thành 2 ban: Pháp lý và Kinh tế. Cuối năm thứ 2 và cả

năm thứ 3 sẽ đi thực hành rồi về thi. Bằng cấp coi như tương

đương cử nhân luật trước đây.

@copyright Hanoi Medical University

Page 206: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

201

- Đại học Khoa học và Văn khoa:

Lớp Toán đại cương đã mở ở khu IV, bế mạc sau 1 năm

học với 2 người được cấp chứng chỉ. Ở Bắc Bộ cũng có 1 lớp

như vậy (ghép vào Sư phạm).

- Đại học Sư phạm: Ghép vào Đại học Khoa học và Văn

khoa (gọi là ban Sư phạm của 2 trường này).

- Cao đẳng Mỹ thuật: Dự định mở vào niên khóa 1948 - 1949.

Báo cáo ngày 24/11/1949:

Khi kết thúc năm học 1948 - 1949, Nha Đại học Vụ gửi lên

cấp trên bản báo cáo về tình hình hai niên khóa vừa qua. Thực

chất là làm rõ hơn báo cáo nói trên.

- Từ cuối niên khóa 1947 - 1948, một mặt xúc tiến việc học

tập của sinh viên y khoa (coi là ổn định nhất), Nha Đại học Vụ

đã có kế hoạch tái lập và tái giảng các Trường Pháp lý và Khoa

học. Đến niên khóa sau (1948 - 1949) đã thành lập lại các

Trường Pháp lý; Ban Sư phạm (của Đại học Khoa học và Văn

khoa), Ban Dược (của Trường Y - Dược).

Trường Pháp lý đã khai giảng ngày 18/10/1948; số sinh

viên ghi tên vào năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba đều

là 36 (cộng 108, tức có 87 bỏ học, so với năm trước); Giáo sư

đều có bằng tiến sĩ hoặc cử nhân Luật, số lượng tới 8 vị, ngoài

ra còn có một vị dạy Hoa ngữ và các vị cao cấp trong chính

phủ dạy Triết lý và Chính trị. Đến ngày 25/12/1948, các

trường đều tạm đình giảng theo lệnh Chính phủ để đề phòng

cuộc tấn công Thu Đông của địch, sinh viên Pháp lý được cử

đi làm một số công tác và vẫn được hưởng sinh hoạt phí

(chung cho mọi trường là 230 đồng/ tháng). Ngày 20/10/1948

mới tái giảng lại cho năm thứ nhất và năm thứ hai, nhưng chỉ

được đến ngày 25/12/1948 lại đình giảng vì chiến sự, cho đến

@copyright Hanoi Medical University

Page 207: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

202

ngày 05/3/1949. Thi lên lớp dự định vào 30/7/1949 nhưng

không thực hiện được vì tình hình chiến sự. Đến tháng 9/1949

thì toàn thể sinh viên được Bộ Quốc phòng trưng dụng vào

quân đội. Trường đình giảng hẳn từ đó. Cần nói thêm: Tháng

9/1948, đã tổ chức cho 3 cựu sinh viên Pháp lý (từ thời Pháp)

thi, có 2 người trúng tuyển. Đây là sản phẩm duy nhất của

Trường Pháp lý trong kháng chiến chống Pháp.

Trường Văn khoa và Khoa học: Lớp Toán đại cương tái

giảng ở khu IV, niên khóa 1947 - 1948 có 5 sinh viên, niên

khóa sau tăng lên 19. Tại Bắc Bộ cũng có 2 lớp Toán đại cương

nhưng ghép vào Đại học Sư phạm, dưới hình thức hàm thụ (12

và 20 sinh viên). Các lớp sư phạm cũng được mở để bổ túc cho

71 giáo viên đang dạy trung học; số thầy mời đến giảng cho họ

là 12.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật giao cho họa sĩ Tô Ngọc Vân,

nhưng thiếu nhiều điều kiện nên dự định đến năm sau mới khai

giảng được.

Báo cáo cuối năm 1950 của Bộ Quốc gia Giáo dục gửi lên

Chính phủ:

- Trường Pháp lý đình giảng từ năm học 1949 - 1950 chưa

được tái lập.

- Trường Sư phạm văn khoa tạm đình giảng từ năm học

1950 - 1951.

- Số Trường còn hoạt động là:

+ Đại học Y khoa.

+ Đại học Dược khoa.

+ Đại học Khoa học: Đầu năm 49 - 50 có 45 sinh viên, cuối

năm chỉ còn 22 sinh viên.

@copyright Hanoi Medical University

Page 208: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

203

+ Trường Cao đẳng Mỹ thuật.

Đến báo cáo 1952, chỉ còn nói tới 2 trường:

- Đại học Y - Dược khoa (ở trong nước).

- Đại học ở Hải ngoại thực chất là đại học và trung cấp Sư

phạm. Trường Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học đã được

tích hợp vào đây. Số người: 2000, gồm sinh viên, thầy, nhân

viên và gia đình họ.

Có 3 trường: Sư phạm cao cấp (27 người học), Khoa học

cơ bản (102 người), Sư phạm trung cấp (1500 người, trong đó

có Hoa ngữ là 100 người).

Bản báo cáo tổng hợp về “nền giáo dục Việt Nam trong 6

năm kháng chiến” (ngày 10/4/1953 do Thứ trưởng Nguyễn

Khánh Toàn ký) vẫn chỉ nói tới:

1) Trong nước có Trường Y - Dược.

2) Ở Hải ngoại có:

+ Trường Sư phạm cao cấp và trung cấp.

+ Trường Khoa học cơ bản.

Như vậy, giữa lòng cuộc kháng chiến, chỉ có Trường Y -

Dược là hoạt động liên tục, quy củ và có nhiều sản phẩm trực

tiếp phục vụ cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập.

Vài nét về Đại học Y - Dược khoa trong Hà Nội tạm bị chiếm.

Hiệu trưởng vẫn là Giáo sư Huard, như hồi trước năm

1945, nhưng có người Việt Nam là Giáo sư Phạm Biểu Tâm

làm Phó Hiệu trưởng. Đa số Giáo sư Pháp vẫn là số dạy ở đây

từ trước Cách mạng tháng Tám, nhưng có thêm 4 Giáo sư

người Việt Nam (Vũ Công Hòe, Đặng Văn Chung, Nguyễn

@copyright Hanoi Medical University

Page 209: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

204

Hữu và Phạm Biểu Tâm). Sinh viên thi ra trường phải bảo vệ

luận án (kể cả những người đã được công nhận bác sĩ dưới

chế độ của ta ở vùng kháng chiến như Phạm Phú Khai,

Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Danh Đàn… Giảng dạy vẫn hoàn

toàn bằng tiếng Pháp, chương trình giống như của Đại học

Paris, nhưng một số bệnh cụ thể cũng dựa vào hoàn cảnh thực

tế Việt Nam.

Những luận án được bảo về đầu tiên là vào năm 1947, gồm

4 luận án.

Các năm sau: năm 1948 (9 luận án), 1949 (7 luận án), 1950

(14 luận án), 1951 (1 luận án), 1952 (54 luận án), 1953 (5 luận

án), 1954 (13 luận án). Tổng cộng 106 luận án. Những sinh viên

y từ Nam Trung Bộ và Nam Bộ học ở Trường Y - Dược Sài

Gòn, được xem là một nhánh của Trường Hà Nội, do Giáo sư

Massias từ Hà Nội chuyển vào làm Hiệu trưởng. Trong thời

gian 1947 - 1954 cũng có một số luận án được bảo vệ ở đây:

1947 (7 luận án), 1948 (10 luận án), 1949 (05 luận án), 1950

(04 luận án), 1951 (04 luận án), 1952 (13 luận án), 1953 (03

luận án), 1954 (11 luận án), cộng 57 luận án.

Bên cạnh các những công việc giảng dạy, học tập, hòa

chung với các hoạt động bí mật nội thành, các thầy và trò

Trường Đại học Y - Dược trong vùng tạm chiếm cũng có

những hoạt động ủng hộ kháng chiến. Các hoạt động nội

thành bí mật trong lòng địch, bên cạnh những hoạt động tình

báo nhằm thu thập các tin tức phục vụ cho kháng chiến.

Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch còn đề ra một mục tiêu hết

sức quan trọng, tác động đến Trường Đại học y - dược là

động viên, lôi kéo, giúp đỡ những trí thức tiêu biểu bị kẹt lại

trong Hà Nội hướng về kháng chiến hoặc ít nhất cũng không

làm tổn hại đến kháng chiến. Nhiệm vụ này được giao cho lực

@copyright Hanoi Medical University

Page 210: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

205

lượng công an nội thành đảm nhiệm. Một trong những trí thức

được lựa chọn là bác sĩ Phạm Biểu Tâm, Phó Hiệu trưởng

Nhà trường.

Những trí thức nội thành được đưa vào danh sách cho ban

trí thức vận tiếp cận là các bác sĩ Phạm Biểu Tâm, Dương Bá

Bành, Phạm Khắc Quảng, kỹ sư cầu cống Đặng Phúc Thông,

luật sư Vũ Văn Hiến, cụ Phạm Khắc Hòe… Một cán bộ công an

là đồng chí Trần Vân đã chuyển thư của bác sĩ Tôn Thất Tùng ở

Việt Bắc cho bác sĩ Phạm Biểu Tâm và các sinh viên y - dược.

Được sự giúp đỡ của bác sĩ Phạm Biểu Tâm, một cơ sở bí mật

hoạt động tại Bệnh viện Phủ Doãn gồm y tá Lê Thị Thuần, các

sinh viên nội trú Trần Ngọc Ninh, Đào Đức Hoành… có nhiều

hoạt động đóng góp cho hoạt động kháng chiến nội thành.

Bên cạnh đó, phong trào hoạt động học sinh, sinh viên nội

thành mà chủ yếu là sinh viên Y - Dược như các sinh viên

Nguyễn Hữu Hồng, Dương Thị Cương, Vũ Văn Đính, Nguyễn

Quang Quyền, Nguyễn Khắc Giảng, Phạm Tràng Giang, Phan

Thế Vấn, Nguyễn Phúc Nghị, Nguyễn Văn Thành… Các Giáo

sư, bác sĩ Đặng Văn Chung, Đinh Văn Thắng, Vũ Công Hòe,

Phạm Khắc Quảng, Võ Tấn, Trịnh Văn Tuất… cũng tham gia

vào các hoạt động ủng hộ kháng chiến, đặc biệt là quyên góp

tiền mua thuốc men, dụng cụ gửi ra vùng tự do. Sau chiến thắng

Điện Biên Phủ, Hội nghị Genève nhóm họp, một bản kiến nghị

đòi Chính phủ Pháp phải ký hiệp ước hòa bình của trí thức Hà

Nội với 500 chữ ký do bác sĩ Phạm Khắc Quảng soạn thảo đã

được bác sĩ Đặng Văn Chung và Vũ Công Hòe khi sang Pháp

trình bày luận văn Thạc sĩ chuyển cho ông Hoàng Xuân Hãn

đăng trên báo Le Mende. Với nhiều nỗ lực trên mặt trận quân

sự, mặt trận ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa, chính phủ Pháp đã phải ký Hiệp định Genève, đất nước

tạm chia làm hai miền. Để chống lại âm mưu dụ dỗ di cư cũng

@copyright Hanoi Medical University

Page 211: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

206

như phân tán tài sản của địch, các Giáo sư Đặng Văn Chung,

Vũ Công Hòe trốn ra vùng tự do, sinh viên Nguyễn Quang

Quyền, Nguyễn Khắc Giảng… tham gia các buổi biểu diễn

thuyết tuyên truyền đường lối về chính sách tiếp quản cũng như

những hoạt động bảo vệ tài sản.

Như vậy, không ít thầy trò Trường Y Dược khoa Hà Nội

tạm bị chiếm vì nhiều lý do khác nhau ở lại Hà Nội vẫn giữ

những mối liên hệ với thầy trò Trường Đại học Y khoa Kháng

chiến. Họ cũng đã có những đóng góp nhất định cho sự thành

công của cuộc trường kỳ kháng chiến thông qua các hoạt

động bí mật và công khai ở nội thành. Ngày 10/10/1954, đoàn

quân giải phóng từ năm cửa ô kéo về trong rừng cờ hoa chào

đón. Giáo sư Hồ Đắc Di, người ra đi từ ngày toàn quốc kháng

chiến về tiếp quản Trường Đại học Y Hà Nội trong bộ quần

áo kaki giản dị đã tiếp xúc với sinh viên tại đại giảng đường,

kết thúc 8 năm kháng chiến chống Pháp, sau những năm

tháng xa cách nhau.

@copyright Hanoi Medical University

Page 212: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

207

Chương III

THỜI KỲ MƯỜI NĂM HÒA BÌNH (1955 - 1965)

Mẫu thuẫn giữa lượng và chất ở thời kỳ này vẫn là vấn đề

nổi lên, nhưng không giống trong thời kỳ chống Pháp. Các

thầy lão thành sau thời gian thực hiện chương trình thời chiến

đã suy tính đến chất lượng. Các thầy không chỉ mong muốn

chất lượng cao hơn thời chống Pháp mà còn phải theo kịp thế

giới trong khi bối cảnh đất nước còn đang thiếu bác sĩ. Đối

tượng đào tạo có sự khác biệt giữa sinh viên nội thành và sinh

viên kháng chiến. Chính quyền miền Nam cự tuyệt Tổng

tuyển cử và miền Bắc đang tiến hành sửa sai cải cách ruộng

đất. Nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm có những hoạt động chống

đối; chiến tranh lạnh trở nên căng thẳng; những hiện tuợng

này ít nhiều đã ảnh hưởng đến Trường ta. Sự quy tụ lúc này là

vận mệnh đất nước bị đe dọa trước sự xâm lược của Mỹ.

Thời kỳ này có một số diễn biến và sự kiện đáng chú ý:

- Năm học 1954 - 1955: Đầu tiên sau hòa bình: Đây là

năm học hết sức quá tải vì bộ khung giảng viên quá ít trong

khi số đối tượng phải đào tạo lại quá nhiều (cả trung cấp và sơ

cấp). Công sức bỏ ra của đội ngũ thầy hết sức to lớn.

- Hai năm 1955 - 1957: Các Giáo sư lâu năm của Trường

muốn xóa bỏ hẳn chương trình thời chiến, thực hiện một

chương trình chính quy, đầy đủ, ngang tầm thế giới và phù

hợp với Việt Nam. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ chiến tranh

sang hòa bình, Nhà trường cũng đã trải nghiệm trong một thời

gian dài, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để cuối cùng xây dựng

@copyright Hanoi Medical University

Page 213: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

208

được một chương trình phù hợp với thực tế Việt Nam. Giai

đoạn này Nhà trường đã áp dụng chương trình do nhóm

chuyên gia Liên Xô soạn giúp. Toàn Trường dành ra hàng

tháng để chỉnh huấn và học tập hai văn kiện Mátxcơva.

- 1958 - 1960: Chỉnh huấn nhiều đợt để xác định vai trò

lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng bộ trong đào tạo,

xác định đường lối tuyển chọn công nông vào Trường, xác

định dùng lao động công nghiệp và nông nghiệp để tăng

cường giáo dục tư tưởng thầy và trò.

- 1960 - 1964: Do thiếu bác sĩ ở các tuyến nên thay

chương trình Liên Xô bằng soạn thảo một chương trình học 4

năm để đào tạo kịp thời một số lớn bác sĩ phục vụ các kế

hoạch 5 năm nhằm đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến

vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội, làm cơ sở đấu tranh thống

nhất nước nhà bằng con đường hòa bình.

- Năm học 1964 - 1965: Điều chỉnh chương trình học, đề

ra mục tiêu đào tạo. Chuẩn bị sơ tán và bước vào cuộc kháng

chiến chống Mỹ.

Những bài học lịch sử: thành công và không

thành công

Trong 10 năm (1955 - 1964) tình hình thế giới và trong

nước có rất nhiều biến động. Điều đáng lưu ý là chúng có

ảnh hưởng rất lớn tới Trường Y Dược và các trường đại học

nói chung.

Với kết quả vang dội của chiến thắng Điện Biên Phủ, chế

độ thực dân cũ và gắn với nó là hệ thống thuộc địa có nguy cơ

tan rã trước phong trào cách mạng dân tộc đang dâng cao. Cuộc

@copyright Hanoi Medical University

Page 214: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

209

chiến tranh lạnh giữa 2 phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ

nghĩa do vậy rất căng thẳng, đe dọa nổ ra chiến tranh nóng toàn

cầu. Vấn đề “ai thắng ai” luôn được Đảng đặt ra. Sự mâu thuẫn

trong phong trào Cộng sản quốc tế giữa hai xu hướng “hữu

khuynh” và “tả khuynh” có lúc rất căng thẳng, với 2 đại diện là

Liên Xô và Trung Quốc, gây những suy nghĩ phân tán và không

lợi trong giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta. Tại Mátxcơva, 81

Đảng Cộng sản đã họp lại để củng cố phong trào và ra được hai

văn kiện chung, lấy đó làm cơ sở để vãn hồi đoàn kết.

Trong nước, sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng đất

được công khai thừa nhận và đang tiến hành sửa sai. Một số trí

thức dao động. Đúng lúc này, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ đòi

được tự do tư tưởng, tự do sáng tác, chống quan liêu độc đoán...

hoàn toàn không phù hợp với hướng lãnh đạo tư tưởng của

Đảng khi đó. Diễn đàn của nhóm văn nghệ sĩ này là tờ báo

Nhân Văn, các tác phẩm Đất Mới và Giai Phẩm mùa xuân -

được sinh viên các trường tò mò tìm đọc. Trước nguy cơ kẻ thù

mưu đồ gây rối nhằm lật đổ chế độ, Đảng ta tiến hành các biện

pháp để ổn định tình hình các trường đại học; ngoài xã hội,

Đảng tiến hành cải tạo để tiến tới xóa bỏ giai cấp tư sản (sau khi

đã xóa bỏ giai cấp địa chủ bằng cải cách ruộng đất). Như vậy,

các giai cấp bóc lột ở miền Bắc đã bị thủ tiêu, chỉ còn lại ba giai

cấp: Công, Nông và Tiểu tư sản.

1954 - 1955: NĂM HỌC ĐẦU TIÊN

SAU TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ

Năm học này với đặc điểm chuyển tiếp: Từ vùng rừng núi

trong kháng chiến chống Pháp, Trường về thủ đô tiếp quản cơ

sở, trang thiết bị và nhân sự của Trường Y Dược trong Hà

Nội tạm chiếm. Từ chương trình thời chiến, chuyển sang

@copyright Hanoi Medical University

Page 215: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

210

chương trình đầy đủ (6 năm) mà các thầy Hồ Đắc Di, Tôn

Thất Tùng và các thầy khác đều muốn nó phải hệ thống, đầy

đủ, ngang tầm quốc tế và phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên

cũng trong thời kỳ này, nhu cầu cung cấp cho đất nước số

lượng bác sĩ hết sức cấp bách và là một sự quan tâm chính

của các cấp lãnh đạo.

Tiếp quản Trường Y - Dược trong Hà Nội tạm chiếm

Sau khi Hiệp định Geneve (1954) được ký kết, đất nước

chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Chính

quyền kháng chiến do Đảng lãnh đạo sẽ tiếp thu những vùng

trước đây do Pháp chiếm đóng (chủ yếu là đồng bằng Bắc

Bộ), gọi là vùng bị địch tạm chiếm. Theo đó, Trường Y -

Dược kháng chiến được lệnh về tiếp quản các cơ sở y tế lớn

trong Hà Nội. Trước khi về lại Hà Nội, tuyệt đại bộ phận

Trường Y - Dược kháng chiến đã rời bỏ Chiêm Hóa và Thái

Nguyên để tập trung về địa điểm rộng hơn: Lang Quán, cách

Chiêm Hóa về phía Nam không xa. Trường Trung cấp của

bác sĩ Hoàng Đình Cầu với hai khóa đang học gồm hàng

trăm học sinh cũng được lệnh từ Thanh Hóa “hành quân”

gần 200 km bằng đi bộ lên Lang Quán. Học sinh, sinh viên

đông như vậy, nhưng cả tháng chẳng học hành gì được, phần

vì cơ sở tạm bợ, phần vì quá phấn khởi do kháng chiến thắng

lợi, phần nữa vì hầu hết các thầy bị huy động vào nhiệm vụ

“tiếp quản thủ đô”. Do vậy, tốt nhất là cho sinh viên học tập

về “tình hình và nhiệm vụ”; đồng thời “xác định tư tưởng”

cho họ trước khi về Hà Nội.

Giáo sư Hồ Đắc Di, đương chức Giám đốc Nha Đại học

vụ, được cử làm trưởng ban tiếp quản toàn ngành đại học

@copyright Hanoi Medical University

Page 216: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

211

đồng thời trực tiếp tiếp quản cơ sở, tài sản và nhân viên

Trường Y - Dược của Pháp để lại. Theo hiệp định, công

chức ở vùng tạm chiếm được tùy ý ở lại với chính quyền

mới hay di cư theo chính quyền thân Pháp vào miền Nam.

Ta vận động họ ở lại, tốt hơn nữa là họ đấu tranh với Pháp

không cho phá hoại tài sản, máy móc hoặc di chuyển những

thứ đó vào miền Nam. Tuy nhiên sự tuyên truyền chỉ tác

động chủ yếu đến một số viên chức cấp thấp. Còn những

công chức cấp cao (bác sĩ, dược sĩ) nếu trốn ra vùng giải

phóng trước khi ta tiếp quản Hà Nội phải là những người có

quyết tâm cao ở lại miền Bắc.

Cùng Giáo sư Hồ Đắc Di tiếp quản Trường Y - Dược có

bác sĩ Đặng Văn Ngữ, với các sinh viên phụ tá là Đinh Văn

Chí, Nguyễn Văn Phan. Nhiệm vụ đã được hoàn thành tốt

đẹp. Các cơ sở liên quan mật thiết với Trường (như các Bệnh

viện Bạch Mai, Phủ Doãn, Mắt, Viện Vi trùng...) cũng được

những đoàn do các thầy Trường ta tiếp quản một cách suôn sẻ

(đó là các vị Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Xuân

Nguyên và Hoàng Tích Mịnh).

Trong số 9 Giáo sư và 13 giảng viên người Pháp của

Trường Y - Dược vùng tạm chiếm, chỉ có hai Giáo sư Huard

và Blondel ở lại, sau một thời gian ngắn sau cũng đi nốt.

Những Giáo sư này đã trên 25 năm làm việc ở đây. Trong

tổng số 33 viên chức người Việt có bằng đại học (có 4 thạc sĩ,

bằng cao cấp nhất của ngành Y nước Pháp) thì chỉ có 2 Giáo

sư thạc sĩ ở lại với chế độ ta là Vũ Công Hòe và Đặng Văn

Chung - hai ông đã lánh ra vùng tự do từ trước khi ta vào tiếp

quản Hà Nội - và 4 người khác là bác sĩ Trịnh Ngọc Phan, 2

dược sĩ Vũ Văn Chuyên, Nguyễn Đức Trang và nha sĩ Dương

@copyright Hanoi Medical University

Page 217: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

212

Thị Hiền (tỷ lệ ở lại 6/33 = 18%). Số nhân viên ở lại là 48

trong tổng số 66 viên chức của Trường Đại học Y - Dược

trong Hà Nội tạm chiếm (48/66 = 72%).

Tại các cơ sở khác mà Trường có sinh viên thực tập tình

hình cũng vậy, số bác sĩ và dược sĩ ở lại không nhiều (ở Bệnh

viện Bạch Mai là 8/18 = 44% tổng số bác sĩ; ở Bệnh viện Phủ

Doãn là 3/11 = 27% bác sĩ; và ở Viện Mắt là 2/5 = 40% bác sĩ).

Số nhân viên thì ở lại nhiều hơn rõ rệt (60 - 75%), chẳng hạn ở

Bệnh viện Bạch Mai, số nhân viên ở lại là 226/331 = 68% tổng

số nhân viên.

Đến cuối tháng 12/1954, số viên chức cũ làm việc ở

Trường ta thống kê được là 83 người. Theo chính sách, họ

được giữ “nguyên chức, nguyên lương”. Trong số này có một

số y tá ở Viện Quân y Võ Tánh (gồm hai địa điểm nay là Đại

sứ quán Cộng hòa Liên bang Nga [Nội khoa] và Viện Phụ sản

Trung ương [Ngoại khoa]) chuyển sang; ngoài ra còn 24

người từ các nơi khác. Họ được gọi là viên chức "lưu dụng"

(nghĩa là giữ lại để dùng) để phân biệt với viên chức "kháng

chiến". Một số do quyết tâm ở lại với chế độ mới đã trốn ra

vùng tự do trước khi ta vào tiếp quản, có người tham gia đấu

tranh giữ lại tài sản, máy móc, không cho địch mang đi (ông

Nguyễn Trí Đức) hoặc đem được một xe ô tô ra vùng kháng

chiến (ông Đỗ Hữu Thuyết, lái xe).

Viên chức lưu dụng đều được học chính sách: như là không

bị phân biệt đối xử, lương cũ của họ được chuyển đổi từ đồng

Đông Dương của Pháp sang đồng Ngân hàng của ta theo tỷ giá

1/30 và sẽ được duy trì đến khi về hưu. Họ được giải thích là sẽ

nâng lương cán bộ kháng chiến lên ngang với lương của họ, chứ

không hạ lương của họ xuống mức lương các cán bộ kháng

chiến. Vì vậy, lương bác sĩ Vũ Công Hòe là 784.670đ, bác sĩ

@copyright Hanoi Medical University

Page 218: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

213

Đặng Văn Chung là 759.170đ, bác sĩ Trương Cam Cống

407.900đ, bác sĩ Trịnh Ngọc Phan 275.640đ, Trưởng phòng

Nguyễn Trí Đức 291.650đ, lái xe Đỗ Hữu Thuyết 186.670đ,

v.v... Y tá, dược tá “lưu dụng” được lĩnh từ 150.000 đến

200.000đ, nhân viên 100.000 - 150.000đ. Giá gạo lúc đó

khoảng 400đ/kg ở thị trường tự do, trong khi đó lương của Hiệu

trưởng Hồ Đắc Di (viên chức kháng chiến) chỉ có 72.000 đồng.

Từ Chiêm Hóa và Lang Quán, hầu hết viên chức Trường

Y - Dược kháng chiến đã lên đường về Hà Nội từ 21/10/1954

theo nhiều hướng và có mặt ở Thủ đô ngày 27/10, chia làm

các bộ phận: về Bệnh viện Phủ Doãn, về Trường và đi nơi

khác. Đến cuối tháng 12 năm đó, số viên chức kháng chiến có

mặt tại Trường là 47 người.

Một số ít đi ca nô đến bến Phà Đen. Lợi dụng mùa nước

cạn, một số đã đóng mảng, thả trôi theo sông Lô, sông Hồng

đến Trung Hà thì lên bộ. Một số khác đi bộ về Phú Thọ, Trung

Hà rồi đi ô tô qua Sơn Tây về Hà Nội (lúc này các chủ hãng ô tô

ở Hà Nội đã mở rộng kinh doanh ra vùng tự do cũ). Bộ phận

Bệnh viện thực hành của bác sĩ Tôn Thất Tùng chủ yếu về Bệnh

viện Phủ Doãn; Viện nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Ngữ về

bộ môn Ký sinh trùng, Viện Vi trùng học và một số nơi khác; số

còn lại về Trường. Một số đang làm công tác cải cách ruộng đất

thì chưa về Trường.

Nhiều người công tác ở Trường từ thời Chiêm Hóa cho đến

khi về hưu tại Hà Nội. Khi Trường kỷ niệm 50 năm phục vụ

cách mạng thì hầu hết số này đã về hưu hoặc đã quá cố. Có thể

kể ra đây một số tên rất quen thuộc: ông Đỗ Đình Thành (với

tên gọi thân mật là ông Thành thiếc), bà Đỗ Thị Vượng (vợ ông

Thành), ông Lê Văn Lợi, ông Ngụy Như Kon Tum Em (thường

gọi là ông Hai), v.v...

@copyright Hanoi Medical University

Page 219: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

214

Về đãi ngộ, viên chức kháng chiến có bước cải thiện rất lớn

so với hồi ở Chiêm Hóa, nhưng còn kém xa viên chức lưu dụng.

Hiệu trưởng trong kháng chiến lĩnh 60kg gạo, nay lĩnh 72.000đ

(tương đương 180kg gạo), tạp vụ từ 36kg gạo hồi kháng chiến,

nay lĩnh 33.000đ (tương đương 82 kg gạo). Nếu ăn tập thể với

khẩu phần khoảng 2.000 calo/ngày phải đóng số tiền là 18.000đ

(300 đồng/bữa). Một thống kê 6 tháng đầu năm 1955 cho thấy:

lương trung bình của viên chức lưu dụng là 119.560đ, còn của

viên chức kháng chiến là 39.420đ (trung bình chênh lệch nhau 3

lần, nhưng ở bậc lương Giáo sư thì chênh lệch nhau tới 10 lần).

Việc tiếp quản cơ sở vật chất và trang, thiết bị diễn ra

thuận lợi với sự cộng tác của các ông Nguyễn Trí Đức, Đỗ

Hữu Thuyết và một số khác. Tài sản được kê biên khá đầy đủ

với giá trị khác “một trời, một vực” tài sản ở Chiêm Hóa. Tuy

nhiên, cũng thấy rõ: trang, thiết bị cho giảng dạy, nghiên cứu

khá sơ sài để có thể nói là của một trường đại học. Thậm chí

cả mấy chiếc xe đạp cũng được coi là tài sản quý, có ghi đầy

đủ số khung, số biển và nhãn hiệu xe... ở trong sổ. Tổng số

sách đếm được ở thư viện là 5.500 cuốn.

Số sinh viên ở lại miền Bắc không nhiều, với Trường Y -

Dược cũng như mọi Trường khác. Theo ước tính, chỉ còn độ

1/3. Các trường nhận được chỉ thị phải tuyển sinh và khai

giảng càng sớm càng tốt, không muộn hơn 15/11/1954 nhằm

thu hút sinh viên ở lại miền Bắc.

Tổng số sinh viên ghi tên vào các trường đại học cả cũ (từ

năm thứ hai trở lên) lẫn mới (tức là xin vào học năm thứ nhất)

là trên 1.000, nhưng được ước đoán là 600 - 700, vì có nhiều

người ghi tên vào 2 - 3 trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 220: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

215

Có 69 người xin học Trường Luật nhưng trường này không

mở (hơn 30 năm sau mới được mở lại). Lúc này, ta có 4 trường

đại học thì Sư Phạm tuyển sinh sớm nhất (2/11/1954), rồi đến

Văn khoa (8/11) và Khoa học (15/11). Có tới trên 300 học sinh

Hà Nội và vùng tự do xin thi vào ban Sinh - Lý - Hóa của Trường

Đại học Khoa học để sau 1 năm sẽ dự thi lấy chứng chỉ - điều

kiện phải có để xin vào học Y khoa.

Việc mà Trường Y - Dược phải khẩn trương thực hiện là

sắp xếp và ổn định tổ chức để guồng máy có thể khởi động.

Công việc phải làm ngay là: 1) tuyển sinh vào Y1 và vào lớp

tập sự dược; 2) gọi sinh viên các lớp cũ (Y2 - Y5 và D1 - D4)

nhập học; 3) tập hợp đội ngũ thầy, cho tới lúc đó chỉ mới có 6

người, rồi sau lên 10 người... Số sinh viên vùng tạm chiếm và

vùng kháng chiến khoảng 500, gồm tới 14 đối tượng khác

nhau, không thể học chung.

Ngày 12/11/1954, bác sĩ Hồ Đắc Di (với tư cách Giám đốc

vụ Đại học và trưởng ban tiếp quản ngành đại học) gửi một số

đề xuất và câu hỏi lên Bộ Giáo dục, vì ông không rõ mình có

còn phụ trách “đại học vụ” nữa hay không (!), đồng thời đề xuất

việc thành lập Viện Đại học. Đến ngày 20 có công văn trả lời:

1) Việc lập một Viện Đại học Việt Nam thì Bộ còn nghiên cứu;

2) Ủy ban tiếp quản đại học xem như đã giải thể, ủy viên phụ

trách Trường nào cứ điều hành trường đó trong khi chờ đợi

được bổ nhiệm chính thức; 3) Bộ nào quản lý trường chuyên

ngành đó (nghĩa là Trường Y Dược từ 1945 thuộc Bộ Giáo dục,

nay về Bộ Y tế).

Sau đó, mọi việc ngã ngũ: sẽ không có Viện Đại học (và bắt

đầu quá trình xé lẻ hệ thống đại học), bác sĩ Hồ Đắc Di vẫn kiêm

nhiệm một chức vụ hành chính: Giám đốc Đại học Vụ (sau đổi

thành Vụ trưởng Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp).

@copyright Hanoi Medical University

Page 221: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

216

Ngày 28/1/1955, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm Ban Giám

hiệu Trường Y Dược gồm 3 người: bác sĩ Hồ Đắc Di (Giám

đốc), bác sĩ Đặng Văn Chung và bác sĩ dược khoa Trương

Công Quyền (Phó giám đốc). Trường thay con dấu: đường

kính 3,6 cm (thay vì 3,4 cm), có hàng chữ Bộ Y tế ở vành

ngoài (thay vì Bộ Giáo dục) và ở giữa là Trường Đại học Y

Dược khoa (thay vì Trường Đại học Y khoa).

Khai giảng các lớp cũ ở nội thành, tuyển sinh, gọi các lớp

ở vùng kháng chiến về học.

Đến ngày 15.11 Trường vẫn chưa thể tuyển sinh (theo chỉ

thị của Bộ Giáo dục) vì dự tuyển vào Y1 là 150 nhưng chỉ có

77 người ghi tên.

Dẫu sao, đến ngày đó Trường cũng làm lễ khai giảng cho

các lớp từ Y2 đến Y5 và từ Dược 1 đến Dược 4 đúng hạn

định. Đó là ngày mà đúng 9 năm trước (15/11/1945), Trường

khai giảng năm học đầu tiên dưới chính thể mới. Số sinh viên

y vùng tạm chiếm còn ở lại là 59, còn sinh viên dược là 39

người (chia thành 7 lớp).

Lớp Y2 ở lại 31 người (Trịnh Văn Minh, Vũ Văn Đính,

Nguyễn Đình Kim..., có người hoạt động kháng chiến nội thành

như Dương Thị Cương, Nguyễn Hữu Hồng...), lớp Y3 còn ở lại

13 người (Trần Phi Liệt, Bùi Trọng Hoàn, Bùi Mẫn Học...). Lớp

Y4 cũng còn 13 người (Phạm Quốc Cầm, Nguyễn Thị Thế...) và

Y5 là một cặp vợ chồng (Trần Văn Sáng, Nguyễn Thị Trúc).

Không có Y6. Các lớp từ Dược 1 đến Dược 4 còn 39 người, có

13 nữ.

Trường ta còn tiếp quản 2 lớp nữ hộ sinh, khóa sơ cấp 3

năm; lớp năm thứ 2 có 11 người (cuối năm học còn 4), lớp năm

thứ 3 có 4 người cuối năm học đều tốt nghiệp ra trường với

trình độ tay nghề rất cao.

@copyright Hanoi Medical University

Page 222: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

217

Trong ngày khai giảng, còn có mặt các lớp học sinh y sĩ

trung cấp - trước đây học ở Thanh Hóa, được sáp nhập vào

Trường này ở Lang Quán trước ngày giải phóng Thủ đô, gồm

lớp y sĩ khóa V (tức là đang học năm thứ 2) và khóa VI (năm

thứ nhất). Lớp khóa V về tới Hà Nội tháng 1/1955. Họ chỉ

học vài tháng tại Hà Nội, sau đó, do thiếu chỗ ở, thiếu thầy

dạy, thiếu giảng đường và nơi thực tập, nên cách giải quyết

tốt nhất là cử họ đi công tác để đến tháng 6/1955 mới về

trường từng bộ phận, học tiếp và thi tốt nghiệp: 43 người ra

Trường đợt I, 15 người học tiếp để thi đợt II và 37 người còn

chờ đợi được về Hà Nội học để thi đợt III. Còn lớp Y sĩ khóa

VI vừa tuyển tháng 9/1954 tại Thanh Hóa; đến tháng 2/1955

mới khai giảng tại Hà Nội, có 129 người (19 nữ). Điều kiện

học tập rất thiếu thốn, chương trình chắp vá, học ghép, đến

năm sau việc học của họ mới thuận lợi hơn.

Đây là đối tượng mà Trường Y Dược buộc phải tiếp nhận.

Một số học sinh y sĩ bỏ lớp, xin thi vào Y1 và tốt nghiệp bác sĩ

năm 1962 (Đinh Văn Tài, Hà Huy Khôi, Nguyễn Việt Cồ...), lẽ

ra nếu học đại học từ đầu thì họ tốt nghiệp năm 1960 (tuy nhiên,

sau này họ đều thành đạt về sự nghiệp). Dẫu sao số phận các

lớp Y này vẫn hơn số phận lớp Dược 2 (cũng trung cấp, cũng bị

ghép vào trường này): tới tháng 5/1955 mới được gọi về

Trường (khi năm học đã kết thúc). Họ học thêm một học kỳ rồi

thi tốt nghiệp.

Ngày khai giảng không có mặt các sinh viên kháng chiến

lớp trên (vào Trường từ 1945 đến 1950) vì họ đang đảm

nhiệm nhiều chức vụ ở các đơn vị Quân y và Dân y. Họ lần

lượt được gọi về Trường vào các thời điểm khác nhau trong

năm 1955 - 1956 hoặc muộn hơn. Số sinh viên quá niên hạn

tốt nghiệp được ưu tiên về sớm để bổ túc, chuẩn bị luận án

@copyright Hanoi Medical University

Page 223: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

218

và thi tốt nghiệp. Thời gian dành để bổ túc các môn cũ và

học thêm các môn mới dài hay ngắn tùy theo năm họ vào

Trường. Nói chung, đa số họ học các môn cơ sở mà hồi

kháng chiến họ mới chỉ được học sơ sài, và học các môn

chuyên khoa (ở lâm sàng).

Mọi người thấy hình ảnh những sinh viên mặc quân phục

vào học. Buổi sáng, ở bệnh viện, họ khám bệnh và điều trị

cùng với lớp với sinh viên Y4, Y5 “nội thành”. Buổi chiều, ở

giảng đường, họ ngồi lẫn với sinh viên Y1, Y2 (tuổi như em

họ) để học lại về Giải phẫu, Sinh lý, Giải phẫu bệnh, Sinh lý

bệnh.... Nhiều kỳ thi tốt nghiệp và bảo vệ luận án đã được tổ

chức trong năm học này cho những sinh viên vào Trường từ

1948 về trước (có người vào Trường từ trước 1945: Trương

Công Trung). Lần đầu tiên và có lẽ là lần cuối cùng, Trường

ta có sinh viên Y7 - Y11 và D7 - D9.

Tuyển sinh vào lớp Y1 không thể làm đúng thời gian quy

định như chỉ thị đã nêu. Cuối cùng, lớp này vào Trường tháng

1/1955 gồm 3 đối tượng:

1) Sinh viên vùng tạm chiếm cũ (đã có chứng chỉ PCB).

2) Cán bộ và bộ đội được cơ quan cho đi học, hưởng lương.

3) Học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (theo Hiệp định

Genève). Tất cả 116 người, đều không phải thi tuyển.

Theo quy chế hồi đó, chỉ những sinh viên có chứng chỉ

Sinh - Lý - Hóa (PCB) do Trường Đại học Khoa học cấp mới

được vào Y1 để khỏi phải học lại những môn này. Những sinh

viên này có Lê Thành Uyên, Nguyễn Vượng, Nguyễn Khắc

Liêu, Đào Văn Chinh, Nguyễn Văn Thành...v.v. Trường cũng

tuyển cả một số cán bộ, bộ đội như Nguyễn Cước, Trần Ngọc

@copyright Hanoi Medical University

Page 224: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

219

Can, Bùi Nghĩa, Lê Điềm..., và cuối cùng là một số học sinh

miền Nam tập kết: Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Thị Xiêm... (đều

được miễn chứng chỉ PCB). Tháng 6/1955, lớp này thi lên Y2,

chỉ còn lại 97 người. Giáo sư Hồ Đắc Di phàn nàn rằng các thầy

chấm thi đã quá “nới tay”. Khi thi ra trường (tháng 1/1960) lớp

này còn gần 90 người.

Lớp tập sự dược có 200 đơn xin, đều được nhận cả, trong

đó có một số cán bộ và bộ đội. Đây là con số chưa từng có với

khoa Dược vì nó gấp hàng chục lần những năm trước (cả ở

vùng kháng chiến và ở vùng tạm chiếm).

Thật ra, số tốt nghiệp trung học thời đó không nhiều đến

thế. Lợi dụng việc cơ quan giáo dục trong vùng tạm chiếm đã

chuyển vào Nam, nhiều học sinh Hà Nội đã không có bằng tốt

nghiệp vẫn xin học, sau đó đã bị phát hiện và phải thôi học,

Trường còn tuyển được 104 người có bằng cấp hợp lệ. Theo

chương trình từ thời Pháp, họ chỉ học vài ba môn ở trường, còn

lại thì “tập sự” ở các phòng bào chế, hiệu thuốc để quen pha

chế. Lớp này bỏ học, thi trượt rất nhiều, cuối cùng chỉ còn 61

người thi được lên năm thứ nhất (gọi là D1), có 16 nữ. Đến năm

D4, số tốt nghiệp ra trường còn giảm nữa.

Năm “tập sự dược” là năm để sinh viên tập làm quen với

kỹ thuật dược (như tên gọi của nó). Lúc này (1955), sinh viên

quá đông, các cơ sở dược chưa phục hồi mà còn bị thu hẹp, các

hiệu thuốc tư không còn sản xuất và bào chế mà chỉ thuần túy

buôn bán thuốc tây, do vậy kết quả “tập sự” rất thấp. Mặt khác,

Trường khó quản lý sinh viên. Cũng do vậy, từ năm sau Trường

bỏ lớp này mà tuyển thẳng sinh viên vào D1, nên lớp cao nhất

của khoa Dược lẽ ra là D4 thì từ nay sẽ là D5 (dù vẫn học 5

năm như trước).

Cùng thời gian này, số thi vào lớp Sinh - Lý - Hóa (thuộc

Đại học Khoa Học) - để chuẩn bị vào y - cũng lên tới trên 300

@copyright Hanoi Medical University

Page 225: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

220

nhưng do nhiều nguyên nhân, sau một năm số xin vào học y chỉ

khoảng một nửa.

Cuối năm học, sinh viên chính quy y và dược giảm 84

người vì nhiều lý do: khó khăn kinh tế, sang trường khác, bị

đuổi học; còn số di cư vào Nam chỉ 15 người. Nói chung, sinh

viên Y1 thuộc thành phần nghèo, có lòng yêu nước và tin

tưởng vào chế độ mới. Những người không có tiêu chuẩn

được đãi ngộ (như cán bộ, bộ đội và học sinh miền Nam tập

kết ra Bắc) thì đều xin học bổng và có tới 57/62 đơn xin đã

được đáp ứng. Mức học bổng toàn phần là 22.000đ, dưới đó

là các mức 3/4, 1/2 và 1/3.

Mức ăn tập thể của sinh viên là 16.000 đ/tháng, nếu được

học bổng toàn phần thì còn lại 6.000 đồng, tạm đủ tiêu vặt. Quà

sáng chỉ cần một hào (0,1 đồng) là có thể ăn xôi, bánh mì hay

cháo sườn. Nhiều sinh viên nghèo kiếm thêm bằng đưa báo,

kèm trẻ tư gia, làm thư ký...

Thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn

Trong kháng chiến chống Pháp, một số sinh viên đủ niên

hạn và có hoàn cảnh thuận lợi hơn bạn bè cùng lớp đã về

Trường thi tốt nghiệp. Năm 1954 cũng có hai kỳ thi và có 16

người tốt nghiệp, nhưng tất cả đều "nợ" luận án do khó khăn

về in ấn.

In ấn quả là khó khăn không thể vượt qua trong kháng

chiến chống Pháp. Vô số tài liệu cấp Nhà nước còn phải in bằng

kỹ thuật rất thô sơ, rất xấu. Tuy vậy, mọi người cũng chưa quan

niệm đầy đủ những khó khăn về đề tài, nội dung luận án,

phương pháp và kỹ thuật tiến hành; và cuối cùng là vấn đề sao

đủ thầy để hướng dẫn luận án tiến sĩ cho mấy trăm sinh viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 226: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

221

cùng một lúc? Tuy nhiên, theo quan niệm và quy định hồi đó,

các Trường Đại học khác học 3 - 4 năm lúc thi ra không cần

luận án và có học vị cử nhân. Riêng Trường Y phải học 7 năm,

kể cả năm học P.C.B. (Sinh - Lý - Hóa), thi ra phải có luận án

và học vị được gọi là bác sĩ (docteur = tiến sĩ). Do vậy, các thầy

Trường Y luôn luôn tâm niệm và coi luận án là điều bắt buộc

đối với sinh viên y để đảm bảo danh hiệu đào tạo. Các năm

1955 và 1956, Giáo sư hướng dẫn luận án nhiều nhất cho sinh

viên kháng chiến là thầy Tùng và thầy Chung. Số luận án đã

bảo vệ ngay trong năm 1955 đã tới con số 66. Do vậy, không

tránh khỏi một số luận án sơ sài, bên cạnh những luận án được

đánh giá “xuất sắc” và thậm chí “rất xuất sắc”. Về sau, chính

các thầy cũng bị quá tải và đành cho sinh viên thi tốt nghiệp

không cần luận án. Lúc này, xu hướng thế giới cũng bỏ luận án

vào năm thứ 6 Y khoa (mà thực hiện vào năm thứ 8 hay thứ 9

của chương trình học)

Từ năm 1945 đến năm 1952 có 7 khóa vào Trường (khóa

1951 và 1953 không tuyển) với 237 sinh viên. Đã tốt nghiệp,

hi sinh, bị địch bắt... là 30 người, còn lại 207 người thì có 66

đã thi và bảo vệ luận án trong năm 1955. Đa số bảo vệ năm

1956. Còn khóa 1952 thi tốt nghiệp vào các năm 1958 và

1959, không luận án, cũng không bị kéo dài khóa học.

Đợt đầu tiên thi tốt nghiệp của năm học này được tổ chức

từ ngày 31/1/1955 đến ngày 15/3/1955 gồm 3 kỳ cho 20, 16

và 21 sinh viên (vào Trường từ 1948 trở về trước, có người từ

trước 1945). Kết quả: 3 người đạt mức "rất xuất sắc" (Trương

Công Trung, Trần Lưu Khôi, Nguyễn Văn Nhân), 20 người

“xuất sắc” (Nguyễn Huy Phan, Phạm Văn Phúc, Lê Văn Lợi,

Trịnh Kim Ảnh, Vũ Trọng Kính, Nguyễn Bửu Triều, Vi

Huyền Trác...), 13 người hạng ưu (Vũ Triệu An, Bùi Đại,

@copyright Hanoi Medical University

Page 227: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

222

Phạm Thụy Liên, Đỗ Dương Thái...) v.v... Ngày 6/7/1955 có

4 luận án thuộc khóa vào Trường năm 1949 đều xuất sắc

(Trịnh Bỉnh Di, Hoàng Thủy Nguyên, Đặng Đức Trạch,

Nguyễn Văn Phan) và 8 ngày sau thì 5 sinh viên khóa 1948

thi (Hoàng Kỷ, Nguyễn Xuân Huyên, Ngô Văn Quỹ...). Con

số 66 người đạt danh hiệu bác sĩ y khoa năm 1955 rất có ý

nghĩa trong bối cảnh lúc đó. Nó tương đương với tổng số bác

sĩ mà ta có trong tay khi bước vào cuộc kháng chiến chống

Pháp. Nhớ rằng, năm 1955, hầu hết các tỉnh chưa có bác sĩ,

thậm chí nhiều khu cũng không có bác sĩ.

Một thống kê năm 1955 của Bộ Y tế cho thấy: cả khu Việt

Bắc gồm 6 tỉnh chỉ có 1 bác sĩ (và chỉ dám xin Bộ Y tế bổ sung

thêm 1), khu Tây Bắc có 1 (xin thêm 1), khu Tả Ngạn không

còn bác sĩ nào (xin 5), khu III hiện có 2 bác sĩ (xin 5) và cuối

cùng là khu IV có 2 (xin thêm 1). Y tế Thủ đô chỉ có 3 bác sĩ và

3 y sĩ Đông Dương (được coi là đứng đầu cả nước về số lượng

cán bộ y dược cao cấp). Các tỉnh chỉ có y sĩ Đông Dương, thậm

chí phải lấy cả y sĩ trung cấp làm Trưởng ty Y tế (hồi đó chưa

gọi là “Sở Y tế “ như bây giờ). Hội nghị lãnh đạo Bộ (1955)

nhận định: số cán bộ cao cấp của ngành đã gấp đôi so với năm

1949. Đó là công sức của các thầy Trường này, trước hết là

công thầy Di và thầy Tùng.

Nhiều khóa, có người tốt nghiệp sớm hơn bạn cùng khóa

tới 5 năm, do có hoàn cảnh thi sớm ngay từ hồi kháng chiến;

người khác thì tới 1956 hay 1957 mới có điều kiện về thi.

Điều thú vị là Trường ta đã thực thi trách nhiệm công nhận tốt

nghiệp đúng niên hạn cho tất cả các sinh viên do nhiệm vụ

kháng chiến mà phải thi rất muộn.

Ví dụ, công nhận tốt nghiệp kể từ ngày 1/9/1951 cho 5 bác

sĩ thuộc khóa vào Trường năm 1945, (Nguyễn Cận, Vũ Đình

@copyright Hanoi Medical University

Page 228: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

223

Tuân, Phạm Văn Phúc, Trịnh Kim Ảnh...), mặc dù thực tế đến

năm 1955 họ mới thi ra; công nhận một số sinh viên khóa 1946

tốt nghiệp kể từ 1952, khóa 1948 tốt nghiệp kể từ 1954 (Hoàng

Kỷ) và khóa 1949 tốt nghiệp kể từ 1955 (Nguyễn Đình Hường,

Đỗ Quang...). Từ khóa 1950 (Vũ Thị Phan, Trần Đỗ Trinh,

Trịnh Thị Mão...) thì thi tốt nghiệp tương đối đúng niên hạn,

hoặc ít bị muộn.

Năm học 1954 - 1955 còn có 18 sinh viên dược và 6 dược

sĩ Đông Dương thi tốt nghiệp, cũng phải lập các Hội đồng

chấm thi, cũng chia ra các loại xuất sắc, ưu, thường (Lê

Quang Toàn, Nguyễn Hưng Phúc, Đàm Trung Bảo, rồi đến

Hà Như Phú... và Lê Đức Trình, Hoàng Tích Huyền...).

Điều đặc biệt là các vị y sĩ Đông Dương cũng thi để lấy

bằng bác sĩ. Đây là những vị đã cao tuổi, rất giỏi tiếng Pháp

(vì học bằng tiếng Pháp từ thời Pháp thuộc), có nhiều kinh

nghiệm chuyên môn, đã và đang đảm nhiệm các cương vị cao

trong ngành. Khóa ra trường cuối cùng của họ là năm 1936

(sau 4 năm học ở Trường Y Dược Đông Dương). Trong

kháng chiến, họ được gọi là bác sĩ, nhưng để chính thức có

bằng cấp thì tất cả 41 vị đều phải qua kỳ thi. Luận án của họ

đa số là "rất xuất sắc", còn bài thi tốt nghiệp được các thầy

đánh giá cao.

Ngày 6 và ngày 9/6/1955 có 10 y sĩ Đông Dương thi lên

bác sĩ: Hoàng Sử (lúc đó đang là Chủ nhiệm bộ môn Y - Vật

lý), Nguyễn Đức Khởi (khi đó đang là Giám đốc Sở Y tế Hà

Nội), Ngô Đăng Ngạnh (Chánh Văn phòng Bộ), Nguyễn Hữu

Giới, Vũ Trọng Từ... Ngày 29/7/1955 có 21 người thi: Lê Văn

Cơ (58 tuổi, y sĩ năm 1924), Trịnh Đình Cung (50 tuổi, y sĩ

năm 1930, từng là Giám đốc Y tế Bắc Bộ), Hoàng Lẫm (50

@copyright Hanoi Medical University

Page 229: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

224

tuổi, y sĩ 1930, đang là Giám đốc Y tế khu Việt Bắc), Nguyễn

Kính Chi (57 tuổi, y sĩ năm 1922, đang là Thứ trưởng Bộ Y

tế), Bạch Như Ấp (50 tuổi, y sĩ năm 1930, đang là Trưởng ty

Y tế Phú Thọ).... và trẻ nhất là ông Vũ Tiến Thọ (45 tuổi, y sĩ

khóa cuối, 1936)...

Thời Pháp thuộc, còn có chức danh "y sĩ xã hội" do một

trường ở Sài Gòn đào tạo. Ngày 7 và ngày 9/6/1955 có 10

người thi lên bác sĩ. Các y sĩ xã hội còn lẻ tẻ thi nhiều năm

sau, khi hoàn cảnh cho phép.

Ví dụ, năm 1955 có các ông Huỳnh Viết Cường, Tô Như

Khuê, Nguyễn Sĩ Lâm (tức Y - Tlam), Trịnh Phúc Nguyên...,

thi lên bác sĩ. Những năm sau có các ông Phạm Duy Thoan, Đỗ

Bạt Tụy (1959, thi chuyên khoa X quang, trước 1975 là Phó chủ

nhiệm bộ môn X quang của Trường), Y - Ngông Niekdam

(1962, thi chuyên khoa Chấn thương), v.v... Trường không có

chuyên khoa “Xã hội”, do vậy, các y sĩ xã hội đã bỏ chuyên

khoa cũ, thi lên bác sĩ bằng một chuyên khoa mới.

Chương trình. Tình hình học tập

Chương trình cho các đối tượng học sinh sơ cấp, trung

cấp, mà Trường tạm thời còn phải đảm nhiệm, rõ ràng là một

chương trình đối phó, không đầy đủ, mặc dù có sự cố gắng

cao độ của cả thầy và trò. Chất lượng được đâu hay đó. Thời

gian để đào tạo một khóa y sĩ chỉ có 2 năm; vậy mà cuối 1954

và nửa năm 1955 phải di chuyển nhiều, thiếu thốn đủ thứ.

Điều may là học sinh y sĩ tuyển vào Trường hồi đó đều có

trình độ văn hóa tương đối vững, ít nhiều đã đọc được sách

tiếng Pháp ngay từ khi học trung học. Do vậy, họ có thể nỗ

lực tự học để bổ khuyết, kể cả sau khi ra trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 230: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

225

Các sinh viên kháng chiến được học bổ túc nhiều môn mà

trong hoàn cảnh chiến tranh họ chưa được học hoặc học sơ

sài. Nói chung, họ rất biết cần học gì và dành nhiều công sức

cho các môn cơ sở và các môn chuyên khoa lâm sàng mà họ

muốn theo đuổi lâu dài. Thực tế, trong kháng chiến họ học

ngoại khoa chấn thương là chủ yếu.

Các lớp chính quy vẫn học theo chương trình của Pháp,

nhất là các lớp từ Y3 trở lên vì đã đi được nửa đoạn đường.

Tâm niệm của các nhà soạn thảo chương trình lúc đó là muốn

có một chương trình thật hệ thống, đầy đủ, có chất lượng cao

và phù hợp với Việt Nam (sau thời gian suốt 8 năm phải thực

hiện “chương trình thời chiến”, thiếu thốn mọi điều kiện).

Chương trình thực thi của Trường Y - Dược ở Hà Nội tạm

chiếm vẫn là "chương trình Pháp", nhưng được áp dụng khá

tùy tiện, ở chỗ các môn cơ sở được dạy rất sơ sài, trừ môn

Giải phẫu lại kỹ quá mức cần thiết. Y học dự phòng hoàn toàn

bị xem nhẹ. Những điều đó, Giáo sư Hồ Đắc Di đã nhiều lần

nhận xét và trăn trở. Trong hoàn cảnh bề bộn công việc của

năm học đầu, thiếu thầy, thiếu giảng đường nghiêm trọng (có

tổ, được thầy giảng ở vườn hoa Pasteur, trước Viện Giải

phẫu) thì việc để cho lớp Y1 và Y2 (mà năm học chỉ dài 6

tháng) học theo chương trình nào là điều chưa cần vội giải

quyết ngã ngũ. Thực tế, họ đã được học mọi môn mà hầu hết

các nước phải dạy cho những lớp vỡ lòng của Đại học Y - dù

đó là nước tư bản hay xã hội chủ nghĩa.

Điều đáng nói là môn Chính trị đã được dạy cho mọi lớp,

từ Y1 - Y5 và từ lớp tập sự Dược đến D4, tuy có hơi muộn.

Tuy nhiên, đây là những bài giảng chung cho toàn khối đại

học (nhiều trường), tiến hành ở đại giảng đường (phố Lê

@copyright Hanoi Medical University

Page 231: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

226

Thánh Tông). Sinh viên đến nghe giảng rất đông, vì muốn

biết Chính trị là gì; do vậy rất thiếu chỗ ngồi, phải đứng và

thậm chí không chen vào nổi để nhìn thấy giảng viên. Một số

buổi giảng rất đặc sắc của thầy Trần Văn Giàu đã mang lại

hứng thú cho sinh viên khi học môn này.

Tuy nhiên, điều rõ ràng là khi đó chưa có một chương trình

ổn định áp dụng cho môn này. Theo quan niệm, môn này có thể

hoàn toàn thay cho môn Đạo đức Y học, thậm chí còn đem lại

tác dụng cao hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn, vì nó xác định lập

trường giai cấp, quan điểm phục vụ công nông binh cho người

thầy thuốc.

Lần đầu tiên, sinh viên vùng tạm chiếm được nghe giảng

bằng tiếng Việt, thay vì tiếng Pháp. Lúc đầu có bỡ ngỡ vì

những danh từ rất hay dùng như “hưng phấn”, “ức chế”, sau

quen dần và rất hoan nghênh. Họ cũng có thói quen bỏ giờ

giảng nếu thầy giảng không hay (theo phong thái dự lớp tự do

của trường đại học cũ), vì họ có thể tham khảo sách Pháp ở

thư viện. Phòng Giáo vụ đối phó bằng cách cử người đến lớp

điểm danh nhưng ít có kết quả. Sinh viên vùng tạm chiếm

cũng rất không quen học tổ, học nhóm (coi là mất thì giờ) dù

được Phòng Giáo vụ khuyến khích và hướng dẫn. Sau này,

khi thành phần công nông vào Trường với tỷ lệ rất cao và

đảm nhiệm các cương vị nhóm trưởng, tổ trưởng thì việc học

tổ, học nhóm mới rộng khắp.

Học nhóm là vài ba sinh viên học chung, giải đáp thắc mắc

cho nhau, kiểm tra nhau xem đã hiểu và thuộc chưa. Bao giờ

cũng sắp xếp để trong nhóm có người khá giỏi để hỗ trợ người

kém. Học tổ là khoảng 10 - 20 người cùng thảo luận một vấn

đề; tuy nhiên dần dần “học tổ” chỉ còn là sự nhắc lại bài, thậm

chí cử một sinh viên học khá thuyết trình lại toàn bài để các bạn

@copyright Hanoi Medical University

Page 232: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

227

kém được nghe lần thứ hai, hy vọng sẽ nhập tâm nhiều hơn so

với trực tiếp nghe thầy giảng ở lớp. Đó là nguyên nhân để một

số sinh viên rất thích học tổ, học nhóm.

Sinh viên có quyền thi mỗi môn 2 lần, tỷ lệ không đạt ở

lần 1 tới gần 50%, chủ yếu rơi vào các lớp dưới (năm thứ nhất

và thứ 2, cả Y và Dược).

Vài nét về tổ chức Nhà trường năm 1955

Vẫn mang những nét lớn như khi Trường ở Chiêm Hóa.

Bộ phận giáo vụ (lúc gọi là ban, lúc gọi là phòng) do ông Vũ

Văn Yến đứng đầu (gọi là chủ nhiệm - một chức danh có từ

thời ở Chiêm Hóa). Chủ nhiệm giáo vụ lo việc sắp xếp, bố trí

và quản lý về giảng dạy, kể cả in sách. Bộ phận hành chính

cũng có một chủ nhiệm đứng đầu, lo mọi công việc còn lại, kể

cả tài chính, nhân sự, quản trị. Tổ chức gọn nhẹ này thích hợp

với trường có ít viên chức, việc điều hành chưa phức tạp.

Cuối năm học, Bộ Y tế có thông tư quy định bộ máy của

Trường gồm có: 1) Giám đốc và hai cấp phó; 2) Ban giáo vụ

(có 2 tiểu ban: tiểu ban đại học và tiểu ban trung cấp); 3) Ban

hành chính - quản trị; 4) Các lớp Y và Dược. Như vậy, trong

quan niệm của các vị lãnh đạo Bộ, Trường ta không có khối

các bộ môn, không có Bệnh viện thực hành và các viện

nghiên cứu thuộc Trường.

Tuy nhiên, năm 1955 Trường vẫn nhận được các bản báo

cáo công tác của Bệnh viện Mắt, Viện Vi trùng học... gửi về.

Đó là các cơ sở xưa nay vẫn thuộc Trường, có nhiệm vụ báo

cáo công việc hàng tháng với Hiệu trưởng. Nay các cơ quan

đó vẫn quen nếp cũ mà không biết rằng Bộ đã cho phép họ

tách khỏi Trường và có vị thế ngang với Trường. Còn Viện

@copyright Hanoi Medical University

Page 233: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

228

Giải phẫu không còn là viện thuộc Trường nữa, chỉ còn là bộ

môn nhưng mọi người vẫn quen gọi địa điểm này là "Viện"

cho đến tận bây giờ.

Theo mô hình Đại học Y của Pháp, người đứng đầu bộ

môn là Giáo sư, nếu thiếu thì lấy giảng viên (Phó Giáo sư)

tạm phụ trách. Một cán bộ giảng dạy được chọn ra giúp Giáo

sư tổ chức và quản lý việc dạy thực hành gọi là trưởng labo

hoặc trưởng khoa lâm sàng (tùy theo đó là bộ môn cơ sở hay

bộ môn lâm sàng).

Chẳng hạn, năm 1955 Giáo sư Đặng Văn Ngữ là chủ nhiệm

bộ môn Sinh lý học, còn trưởng labo của ông là bác sĩ Trịnh Bỉnh

Di; Giáo sư Đặng Vũ Hỷ (Da Liễu) đã chỉ định Trưởng khoa

Lâm sàng là bác sĩ Huỳnh Kham... Mô hình trên bị phá vỡ khi

Bệnh viện thực hành không còn thuộc Trường, khi đó Trường

không có quyền bổ nhiệm các chức vụ Trưởng khoa nữa.

Sinh viên học ở bệnh viện còn phải nhận những nhiệm vụ

theo chức danh dành cho họ trong bậc thang điều trị: Y2 được

gọi là sinh viên thực tập; Y3 là sinh viên thường trực; Y4 là

sinh viên điều trị, còn Y5 nếu qua được kỳ thi tuyển thì gọi là

sinh viên nội trú, có trợ cấp và có chỗ ở trong bệnh viện. Năm

1955 không kịp có kỳ thi tuyển chọn sinh viên nội trú mà phải

tới 1958. Năm đó, nhiều sinh viên trúng tuyển: Phạm Song,

Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Việt... (khóa 1952, ở vùng kháng

chiến về), Trịnh Văn Minh, Nguyễn Hữu Hồng, Dương Thị

Cương, Vũ Văn Đính... (lớp Y5, trước đó học ở Trường trong

Hà Nội tạm chiếm). Năm sau, chế độ nội trú bị bãi bỏ và sau

30 năm mới được phục hồi.

Trường rất quan tâm việc sắp xếp đội ngũ thầy vào các

chức danh, để bảo đảm kỷ cương. Ngày 22/5/1955, Trường có

@copyright Hanoi Medical University

Page 234: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

229

công văn chính thức đề nghị Bộ Y tế công nhận các vị chủ

nhiệm (hoặc phụ trách) của 17 bộ môn Y và 4 bộ môn Dược

hiện có nhưng do còn nhiều khó khăn lúc đầu nên chưa thực

hiện được.

Xây dựng đội ngũ thầy

Trong năm học, Trường có nhiều bảng danh sách thầy với

sự thay đổi, thêm, bớt, theo thời gian; chứng tỏ việc xây dựng

đội ngũ thầy được tiến hành suốt năm. Dù có tên trong danh

sách từ đầu năm học nhưng thầy Đặng Vũ Hỷ đến tháng 6

(cuối năm học) mới có mặt ở Trường. Danh sách cuối cùng

được lập ngày 11/7/1955 gồm có 12 Giáo sư, 15 giảng viên, 5

Trưởng khoa Lâm sàng, 13 trợ giáo, cộng 45 người, nhưng

phần lớn không thuộc biên chế Trường, kể cả một số Giáo sư.

Dẫu sao, đó là danh sách đầy đủ nhất.

Qua các bảng danh sách thầy, có thể thấy đội ngũ này bị

quá tải đến mức nào khi họ phải gánh trên vai 15 đối tượng học

sinh và trên 30 môn học khác nhau mà họ phải dạy.

Tuy vậy, bản danh sách nào cũng có tên 11 hay 12 vị

được ghi rõ học hàm Giáo sư. Trong số này có 9 vị được bầu

chọn từ trong kháng chiến chống Pháp theo các tiêu chuẩn:

1) Năm 1945 đã được bổ nhiệm là "quyền Giáo sư" (sau

gọi là Giảng viên, và nay hiểu là Phó Giáo sư).

2) Từ thời gian đó vẫn làm đúng chuyên khoa và có tham

gia giảng dạy.

3) Có uy tín chuyên môn. Đó là các vị: Hồ Đắc Di, Tôn

Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đỗ Xuân Hợp, Hoàng Tích Trí,

Trần Hữu Tước, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Trương

@copyright Hanoi Medical University

Page 235: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

230

Công Quyền. Còn hai vị có bằng thạc sĩ và chính thức được

phong học hàm trong Hà Nội tạm bị chiếm nay coi như

"nguyên chức, nguyên lương" theo chính sách, là Đặng Văn

Chung và Vũ Công Hòe. Cuối cùng, bác sĩ Đinh Văn Thắng

thì có bản danh sách để là giảng viên, có bản lại để là Giáo sư.

Bác sĩ Đinh Văn Thắng dạy ở Trường từ hồi Pháp thuộc,

sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông đã được bổ nhiệm

“quyền Giáo sư” và Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Sau ông

vào quân đội, làm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Quân y đóng

ở Vĩnh Yên, rồi bị địch bắt đưa về Hà Nội (phong ông hàm đại

tá, Giám đốc Bệnh viện Quân y Đồn Thủy - nay là 108). Ông

vẫn liên hệ với tổ chức kháng chiến của ta ở nội thành và khi

Hà Nội sắp được giải phóng thì ông trốn ra vùng kháng chiến

(cùng với Giáo sư Đặng Văn Chung, Vũ Công Hòe và nhiều

người khác). Rắc rối ở chỗ, khi bị địch bắt vào Hà Nội, chúng

mua chuộc bằng cách trọng dụng ông, nhưng không để ông dạy

đại học nữa; do vậy ông không có học hàm.

Ngày 21/1/1955, chín Giáo sư đầu tiên đã được bổ nhiệm

chính thức và đến tháng 10/1955 thêm ba Giáo sư vùng tạm

chiếm cũ cũng được bổ nhiệm.

Đó là 12 Giáo sư đầu tiên, có công lao rất lớn trong sự

nghiệp xây dựng Trường từ những ngày Trường ta còn

trứng nước, sẽ mãi mãi được lịch sử Trường ghi công và

biết ơn, trong đó tên một số thầy đã được đặt tên trên một

số đường phố ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Huế.

Hồ Đắc Di

Tôn Thất Tùng

Đặng Văn Ngữ

@copyright Hanoi Medical University

Page 236: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

231

Đỗ Xuân Hợp

Hoàng Tích Trí

Trần Hữu Tước

Đặng Vũ Hỷ

Nguyễn Xuân Nguyên

Trương Công Quyền

Đặng Văn Chung

Vũ Công Hòe

Đinh Văn Thắng

Đến ngày 24/11/1955 Bộ Y tế có quyết định công nhận 7

giảng viên - tương đương Phó Giáo sư (trong số 15 người mà

Trường đề nghị): Nguyễn Trinh Cơ, Hoàng Tích Mịnh, Phạm

Khắc Quảng, Hoàng Sử, Đỗ Tất Lợi, Huỳnh Quang Đại, Vũ

Văn Chuyên. Dù rất nhiều công việc, Trường ta vẫn kiên trì

việc tuyển lựa các học hàm và chức danh giảng dạy bằng cách

tổ chức thi cử. Đầu tiên là thi chọn các chức danh trợ giáo,

phó labo, phó khoa lâm sàng.

Ngày 6/5/1955, Trường gửi Bộ Y tế và Bộ Giáo dục bảng

tiêu chuẩn (soạn từ 1953, nay có bổ sung) để tuyển chọn các

chức danh giảng dạy.

Có lẽ đây là bảng tiêu chuẩn đầu tiên của Trường và của

toàn ngành đại học Việt Nam. Nếu được thực thi sớm thì sẽ

tạo ra nền nếp chọn lựa chức danh một cách khách quan, theo

tài, đức và sự nỗ lực bản thân. Do vậy, lịch sử Trường và lịch

sử ngành đại học cũng cần phải thừa nhận Trường Y - Dược

đi đầu.

Theo bảng tiêu chuẩn, phụ đạo viên (tức trợ lý, trợ giáo),

phó labo và phó khoa lâm sàng đều phải qua kỳ thi chuyên

môn, sư phạm, rồi phải xem xét về tư cách và đạo đức nghề

@copyright Hanoi Medical University

Page 237: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

232

nghiệp. Dù trúng tuyển, sau một năm vẫn phải được đánh giá

là "có thể giữ lại" hay "phải chuyển đi". Còn phụ giảng,

Trưởng labo, Trưởng Khoa Lâm sàng thì chọn trong số cấp

phó đã có ít nhất 2 năm công tác và phải qua một kỳ thi. Sau

3 năm, họ có quyền thi giảng viên. Giáo sư được chọn trong

số giảng viên có thâm niên ít nhất 6 năm, không thi, nhưng

phải trình bày thành tích đào tạo, nghiên cứu và năng lực cá

nhân trước Hội đồng Giáo sư. Quả thật, tiêu chuẩn khá chặt

chẽ và khá khó.

Đây cũng là theo quan niệm Pháp mà các thầy tiếp thu từ

xa xưa, chỉ Hội đồng gồm toàn Giáo sư mới đủ thẩm quyền

xét học hàm Giáo sư, nếu lẫn thành phần thấp hơn thì không

hợp thức và có thể xảy ra tình trạng người chưa là Giáo sư lại

“chấm điểm” cho người có năng lực cao hơn mình; thậm chí

có người bỏ phiếu cho chính mình. Nói đơn giản như hiện nay

không để người chưa có học hàm, học vị trên đại học lại ngồi

trong Hội đồng chấm luận án tiến sĩ.

Theo bảng tiêu chuẩn do Trường ta soạn thảo 1955 -

1956, bác sĩ ra trường có thể trở thành Giáo sư sớm nhất sau

12 năm.

Sau 1 tuần trình lên hai Bộ, Trường thông báo rộng rãi

việc thi tuyển phụ giảng với nội dung và thể thức rất cụ thể

cho từng chức danh: Phó khoa, Phó labo, phụ đạo viên;

Trưởng khoa, Trưởng labo, giải phẫu viên. Đến nay chưa tìm

được danh sách trúng tuyển và chưa biết có được cấp có thẩm

quyền công nhận hay không.

Những sinh viên có năng lực nhất có thể dự thi tuyển Trợ

thủ giải phẫu với nhiệm vụ phẫu tích tử thi và hướng dẫn các

@copyright Hanoi Medical University

Page 238: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

233

nhóm sinh viên Y1 thực tập. Các sinh viên (học xong Y2)

trúng tuyển năm đó là Trịnh Văn Minh, Nguyễn Hữu Hồng,

Dương Thị Cương, Nguyễn Đình Kim, Trần Thị Mai, Nguyễn

Thị Liên... tất cả 13 người. Đến nay chỉ còn Trịnh Văn Minh

tiếp tục theo đuổi chuyên ngành Giải phẫu, trở thành người có

thâm niên cao nhất hiện đang làm việc về chuyên khoa này.

Các kỳ thi tuyển vào các chức danh trong hệ đào tạo như

nói trên là những kỳ thi đầu tiên của Trường ta và cũng là của

ngành đại học, lẽ ra nó phải là sự khởi đầu cho một nền nếp

lành mạnh, khoa học và tiến bộ. Phải có một Hội đồng hợp thức

và đủ uy tín về học hàm để xét chọn học hàm.

Một số Giáo sư Trường ta (thầy Ngữ) giải thích cho các

thầy trẻ ra Trường 1960: những tiêu chuẩn không liên quan đến

học thuật (vẫn cần phải có, ví dụ: đạo đức, tư cách, lập

trường...) phải được các bộ phận chức năng rà soát và thẩm định

trước, rồi mới đưa danh sách ứng viên cho Hội đồng Giáo sư,

để Hội đồng này chỉ còn một nhiệm vụ xét một tiêu chuẩn tối

hậu (học thuật) mà thôi. Phiếu của Hội đồng không phải phiếu

"bầu" mà là phiếu "xét chọn" của những người có học hàm cao

hơn bày tỏ ý kiến có tán thành người học hàm thấp hơn mình đã

xứng đáng được học hàm cao như mình, hay chưa.

Các hoạt động khác

- In ấn. Sách học bằng tiếng Việt rất thiếu. Bộ sách Giải

phẫu của Giáo sư Đỗ Xuân Hợp năm đó được xuất bản tập

Bụng, 300 trang, 250 cuốn, in typo. Các sách khác chỉ in

rônêô: Sinh lý học, 43 trang, 412 cuốn (Đặng Văn Ngữ), Vật

lý Y học, 115 trang, 125 cuốn (Hoàng Sử), Bệnh học Nội

khoa tập I, 95 trang, tập II, 84 trang và Cấp cứu Nội khoa 21

trang (Đặng Vũ Hỷ) in từ 100 đến 600 cuốn...

@copyright Hanoi Medical University

Page 239: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

234

- Một số buổi báo cáo khoa học mang tính "hữu nghị Việt -

Pháp" của các Giáo sư Huard, Blondel và các bác sĩ Besancon,

Valette... Có rất ít người dự, phải huy động cả sinh viên đến

nghe cho đỡ vắng.

- Về nghiên cứu, chưa có một chủ trương chính thức nào

nhưng nhiều thầy vẫn công bố những công trình riêng của

mình: Nguyễn Trinh Cơ (gây tê), Vũ Công Hòe (dịch than ở

súc vật), Đặng Vũ Hỷ (eczema, tình hình mại dâm, chẩn đoán

giang mai), Nguyễn Xuân Nguyên (mắt hột và dự án tiêu

diệt)... Thầy Tôn Thất Tùng có công trình công bố ở Đức,

Anh, Pháp, Nga.

- Mô hình Bệnh viện thực hành và Viện - Trường bị phá

vỡ bằng quyết định ngày 19/7/1955 của Bộ Y tế, coi các Bệnh

viện Bạch Mai, Phủ Doãn... là đơn vị trực thuộc Bộ, độc lập

với Trường. Lúc này, việc thực tập của sinh viên chưa gặp

khó khăn vì số lượng sinh viên còn ít và bác sĩ ở Bệnh viện

rất thiếu, nhất là bác sĩ giỏi, còn các thầy biên chế Trường vẫn

nắm các cương vị chủ chốt về chuyên môn (không thể thay

thế) ở mọi Bệnh viện lớn.

Các thầy ở Trường đảm nhiệm hầu hết chức vụ chuyên

môn chủ chốt của Bệnh viện. Sinh viên của Trường thực sự

đảm nhiệm các chức năng trong điều trị. Chẳng hạn, để trực

đêm ở liên khoa Nội - Nhi - Lây - Thần kinh chỉ cần 1 bác sĩ

(tại nhà), 1 sinh viên nội trú (Y5), vài sinh viên điều trị (Y4) và

thực tập (Y3), rất ít khi cần đưa ô tô đến nhà mời bác sĩ trực

đêm giải quyết các cấp cứu, kể cả phẫu thuật, vì sinh viên đã

giải quyết tốt mà không sợ mắc sai lầm.

Thi đua. Các bản thành tích của các đơn vị gửi lên kể rất

tỉ mỉ những cố gắng và sáng kiến của tập thể và cá nhân, nói

@copyright Hanoi Medical University

Page 240: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

235

lên tinh thần thi đua sôi nổi, lành mạnh. Nó thể hiện lòng tự

hào với nền độc lập vừa giành được và trách nhiệm với công

cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tuy

vậy, có một số ít báo cáo đã bộc lộ những khía cạnh mang

tính phô trương, hình thức và thành tích chủ nghĩa. Một số

sáng kiến đã bộc lộ sự gượng ép.

- Tháng 2/1955 Bộ Y tế dự thảo kế hoạch công tác, có

nhiều vấn đề liên quan tới Trường: lập Hội đồng Y học quốc

gia và Hội Y học Việt Nam (2/3 thành viên là các thầy của

Trường); giải quyết bệnh mắt hột, sốt rét, hoa liễu (đều do các

thầy của Trường đứng đầu); xuất bản Tạp chí Y học (các thầy

của Trường được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất), chấn

chỉnh và nâng cấp Trường đại học (phát triển labo, mời và

chọn Ban Giáo sư), và kế hoạch đào tạo cán bộ cao cấp của

ngành (vẫn phải giao cho Trường)...

- Đợt học tập chính trị cuối năm 1955, Trung ương chỉ

đạo, các thầy đều phải tham gia. Mục đích: nhằm phê phán tư

tưởng hữu khuynh, "hòa bình chủ nghĩa", tư tưởng tư sản và

tiểu tư sản...

1955 - 1958: BA NĂM CO NHIỀU BIẾN DỘNG

Ba năm học này Trường ta có những xáo động, đáng nhớ

như những bài học.

Một chương trình chính quy và hệ thống được soạn thảo

và áp dụng trong hoàn cảnh Nhà trường đã ổn định, được làm

nhiệm vụ đào tạo trong hòa bình. Tiếp đó, những biến cố về

xã hội, chính trị đã ảnh hưởng tới trật tự, ổn định trong khối

đại học nói chung, rồi việc áp dụng chương trình Liên Xô ở

@copyright Hanoi Medical University

Page 241: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

236

Trường ta thay cho chương trình cũ diễn ra không suôn sẻ.

Cuối cùng trường ta cũng hòa nhập vào quỹ đạo mong muốn.

Năm học 1955 - 1956

Trên thế giới, có vụ biến động ở Hungari. Ngoài xã hội, có

sự thừa nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất; một số nhà văn

và nghệ sĩ ra báo Nhân Văn và các tác phẩm mang tên Đất Mới,

Giai Phẩm mùa Xuân... đòi thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng

dưới chiêu bài tự do tư tưởng, tự do sáng tác... Điều đó cũng

ảnh hưởng đến tư tưởng sinh viên trong học tập.

Sinh viên chính quy từ Y2 đến Y6 và sinh viên dược từ

D2 đến D5 (trước đây gọi là D1 - D4) tổng cộng là 169.

Trường tuyển được 73 sinh viên D1 (năm trước còn gọi là tập

sự dược) và 157 sinh viên Y1. Vào Y1 là những sinh viên đã

học 1 năm ở Trường Đại học Khoa học để thi lấy chứng chỉ

Lý - Hóa - Sinh (PCB), và là năm cuối cùng Trường ta đòi hỏi

chứng chỉ này để vào Y1. Như vậy, riêng sinh viên chính quy

đã tăng lên 2,36 lần, còn đội ngũ thầy thì từ 45 tăng lên thành

47 người, vẫn gồm 4 cấp chức danh: Giáo sư (12 vị), giảng

viên (7 vị đã được công nhận và 8 vị khác do Trường tạm

công nhận), trợ giảng và phụ trợ giảng (20 vị). Trong đó, hai

phần ba cán bộ vẫn không thuộc biên chế trường. Rõ ràng sự

quá tải là rất nặng nề, mặc dù trường ta có mời được 11 bác sĩ

tham gia giảng hợp đồng. Môn Chính trị được học ngay từ

đầu năm, nhưng 100% thầy là mời giảng, đúng giờ đến lớp,

giảng xong về ngay, do vậy chưa có "bộ môn" kể cả tên và

địa điểm của bộ môn.

Trường mở thêm một số labo ở Ban Dược, còn số labo ở

Ban Y vẫn là 6, tuy trang thiết bị còn thiếu nhưng lần đầu

@copyright Hanoi Medical University

Page 242: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

237

tiên trong suốt 10 năm qua (cả ở Chiêm Hóa và Hà Nội),

sinh viên được thực tập một chương trình đầy đủ và thích

thú nhất, với sự cố gắng rất lớn của giảng viên và kỹ thuật

viên. Bản thành tích thi đua của bộ môn Sinh lý học và các

labo khác đã minh họa cho điều này. Môn Giải phẫu vẫn rất

nặng, ngay đầu năm, sinh viên Y1 đã kháo nhau điều đó, và

họ đã rất chật vật qua các kỳ thi. Các môn cơ sở khác đều

học trung bình mỗi tuần 2 tiết lý thuyết, tính ra mỗi năm đã

học tới 72 tiết cho một môn, riêng giờ của Sinh lý học gấp

đôi. Các nhà soạn thảo chương trình (Hồ Đắc Di, Tôn Thất

Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đỗ Xuân Hợp...) hài lòng vì sinh viên

Y1, Y2 bắt đầu được học một chương trình chính quy, hệ

thống, tương đương chương trình của Pháp mà trước đây

chính các vị đã được đào tạo ra. Các môn cơ sở được coi

trọng đúng mức. Môn Bệnh học thực nghiệm và Bệnh lý đại

cương (chương trình Pháp) được thay bằng môn Sinh lý

bệnh học do chuyên gia Liên Xô giúp đỡ xây dựng (Phó

Giáo sư Pulin), môn Sinh lý học có một số bài giảng của nữ

giảng viên Bêlikôva (qua phiên dịch của chị Bích Hường).

Do không cần học lại Lý - Hóa - Sinh nữa, nên sinh viên Y1

được học ngay các môn Y học cơ sở, và dự kiến năm Y2 sẽ

học xong môn Triệu chứng học (học các buổi sáng, tại bệnh

viện) và buổi chiều sẽ thanh toán môn Giải phẫu bệnh, Sinh

lý bệnh, Dược lý và Phẫu thuật thực hành; mỗi môn đều gồm

70 tiết lý thuyết và trên 50 tiết thực hành.

Trong ngày gặp gỡ sinh viên mới vào Trường, Giáo sư

Hồ Đắc Di đã nhận xét về chương trình mà Pháp áp dụng ở

Việt Nam: Còn nhiều chỗ không sát với tình hình đất nước

chúng ta, đồng thời “họ” tự ý cắt xén nội dung các môn cơ sở

(so với chương trình ở chính quốc). Chúng ta sẽ áp dụng một

@copyright Hanoi Medical University

Page 243: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

238

chương trình vừa chất lượng, vừa phù hợp... Ông hi vọng từ

nay các lớp Y1 vào Trường với trình độ khoa học cơ bản

tương đối vững, chương trình của Trường sẽ được thực hiện

tốt đẹp. Giáo sư cũng căn dặn các lớp Y1, Y2 phải bám sát

bệnh viện, lăn lộn với thực tiễn lâm sàng thì mới có thể hoàn

thành được luận án. Thời nay, y học đã tiến bộ rất nhiều,

không dễ gì hoàn thành luận án trong một năm Y6.

Hầu hết sinh viên Y1 đã tham khảo được sách của Pháp ở

các mức độ khác nhau và họ hay mượn thư viện nhất cuốn Giải

phẫu của Rouvière, rất khâm phục khi thấy nhiều công trình của

thầy Hợp được trích dẫn trong sách này. Chưa có bộ môn Ngoại

ngữ. Các bài giảng đã ít xen tiếng Pháp, trừ khi cần chú thích.

Một số sách Bệnh học Nội khoa và Điều trị học do thầy Chung

viết rất được hoan nghênh vì chất lượng cao và vì văn phong

sáng sủa, súc tích. Và rất thực tiễn.

Tại Viện Giải phẫu, đã phá tường ngăn 2 giảng đường

nhỏ để tạo thành một giảng đường lớn đủ cho 100 người học

(dành cho Y2) và cải tạo một phòng thực tập giải phẫu thành

giảng đường 200 chỗ (dành cho Y1). Chính ở đây, sinh viên

Quân y cùng học những môn cơ sở (mà họ chưa được học hồi

kháng chiến chống Pháp) với Y1, Y2. Sau này nơi đây là nơi

sinh hoạt chung của toàn trường trong nhiều năm (học tập

chính trị, liên hoan văn nghệ…)

Ngày 27/10/1955, Bộ Y tế phê duyệt “Chế độ thực tập

của sinh viên ở bệnh viện”, phương châm nêu lên là: 1) Kết

hợp lý thuyết đã học vào thực tiễn lâm sàng; 2) Sinh viên

không phải chỉ học mà còn có nhiệm vụ và phải coi mình là

cán bộ tập sự, 3) Ngoài thực hành, phải phục vụ người bệnh

như "từ mẫu", không coi họ là công cụ và vật thí nghiệm.

@copyright Hanoi Medical University

Page 244: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

239

Ngoài ra, vẫn chia ra 4 cấp sinh viên: tập sự (Y2), thường trực

(Y3), điều trị (Y4) và nội trú (Y5). Còn Y6 thì làm luận án.

Chế độ thực tập quy định rất cụ thể: sinh viên phải đạt đến

yêu cầu nào (mục tiêu) và có nhiệm vụ chức năng gì, kể cả

với sinh viên Y2 (đã có nhiệm vụ).

Sinh viên không nhiều, cũng như số nhân viên bệnh viện.

Do vậy, thực sự bệnh viện cần sự có mặt của sinh viên. Khi

bệnh nhân mới nhập viện, sinh viên Y3 hay Y4 phải làm xong

bệnh án, cho thuốc ngay ngày đầu, ghi xét nghiệm và sau đó

trình với bác sĩ, xin khám kiểm tra, cho hướng chẩn đoán và

hướng điều trị.

Ngày 14/11/1955, Hồ Chủ tịch đến thăm Trường Đại học

Y - Dược khoa Lê Thánh Tông bất ngờ, nên sinh viên tập

trung không đông lắm ở sân trường để nghe nói chuyện (đếm

trên tấm ảnh còn lưu giữ, có khoảng 100 người). Sau đó, Chủ

tịch thăm bộ môn Ký sinh trùng, bộ môn Bào chế và vài nơi

khác của Trường. Chưa tìm được bài nói chuyện của Hồ Chủ

tịch ngoài một số dòng tin đăng trên báo Nhân dân. Tấm ảnh

thứ hai còn lại là Giáo sư Đặng Văn Ngữ đang trình bày với

Chủ tịch Nước về các thí nghiệm của mình.

Một sự kiện là Bộ Y tế thành lập Hội đồng Nghiên cứu Y

học (sau đổi là Hội đồng Cố vấn Y học) do Bộ trưởng làm

Chủ tịch, Giám đốc Trường làm Tổng thư ký và 18/26 ủy

viên là các thầy của Trường. Hội đồng đã có một phiên họp

tới 3 ngày liền, góp ý với Bộ về phương án và kế hoạch phát

triển Trường cho đúng vị trí, chức năng của Trường Y Dược

duy nhất này.

Hội đồng nhận định: Trường Y Dược vẫn là cỗ máy hành

chính khổng lồ (mà chưa phải cỗ máy cái) vì chỉ có 41 thầy

@copyright Hanoi Medical University

Page 245: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

240

trong tổng số 259 viên chức (tỷ lệ 15%); đã vậy, quy chế của

Trường chưa làm nổi rõ chế độ thủ trưởng. Về bậc thang chức

danh giảng dạy, vẫn nên có 4 nhưng nên đổi tên gọi: trợ lý,

giảng viên, Phó Giáo sư và Giáo sư. Có ý kiến đề nghị bỏ luận

án vì khó thực hiện trong 1 năm, mà dùng năm Y6 để học thêm

chuyên môn, vì: 1) Các môn khoa học cơ bản từ nay sẽ không

học trước khi vào Trường Y, mà dồn tất cả vào năm Y1; 2) Môn

Chính trị - Thời sự chiếm tới 12% tổng số giờ học, tương đương

số giờ của 6 hay 8 môn cơ sở cộng lại.

Để tuyển chọn trợ lý, Hội đồng trên yêu cầu ứng viên phải

làm nghiên cứu sinh 2 năm (sau khi tốt nghiệp bác sĩ) và sau 8

năm nữa, trợ lý có thể ứng cử Phó Giáo sư. Quan niệm chung

được nhắc lại là: chỉ có Giáo sư mới tham dự Hội đồng xét chọn

Giáo sư, chưa có học hàm Giáo sư thì không thể đủ hợp thức để

ngồi trong Hội đồng xét chọn và người ứng cử không bao giờ

ngồi trong Hội đồng để tự bầu mình. Hội đồng cũng đưa ra

phương châm "khoa học hóa Đông y", sau này thay bằng "kết

hợp Đông - Tây y"...

Lúc này, trên thế giới do sự phát triển nhanh của khoa học,

nhiều trường trước kia chỉ cần học 3 năm là đủ để có bằng cử

nhân, nay đã phải tăng lên 4 hay 5 năm mới đủ. Còn để làm

luận án tiến sĩ thì 6 hay 7 năm như cũ cũng không đủ, phải hơn

nữa. Do vậy mới có ý kiến: học Trường Y 6 năm là đủ công tác

độc lập nhưng không coi là tiến sĩ như trước đây nữa. Muốn có

bằng tiến sĩ, sau khi ra trường phải làm nghiên cứu sinh 2 năm

và đó là một điều kiện để ứng cử chức danh trợ lý giảng dạy.

Quả vậy, ít lâu sau ở Pháp, sau khi học 6 năm có thể ra công

tác, còn muốn có bằng tiến sĩ thì phải “thi vào”, sau 3 năm

nghiên cứu một đề tài do Giáo sư hướng dẫn thì phải “thi ra”

tức là bảo vệ luận án. Các ngành khác cũng tốn số thời gian

tương tự. Ở Mỹ, để có bằng tiến sĩ y học cũng phải mất 8 năm

@copyright Hanoi Medical University

Page 246: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

241

học ở trường đại học, còn tiến sĩ triết học phải 8 hay 9 năm. Rõ

ràng, các thầy ở Trường ta cũng phải giải quyết vấn đề này. Có

thể nói, từ nay danh hiệu bác sĩ ở Việt Nam (cũng như thế giới)

thực chất không còn là danh hiệu tiến sĩ như trước nữa. “Bác sĩ”

chỉ còn nghĩa là người có nghề thầy thuốc sau khi học 6 năm

Đại học Y, đúng như quan niệm hiện nay.

Cuối năm học, hàng trăm tấn hàng viện trợ từ Liên Xô đã

từng chuyến về Trường, chủ yếu là hóa chất, trang thiết bị cho

các bộ môn cơ sở, khiến cho bộ mặt của Trường có sự thay

đổi lớn. Đúng với quan niệm của các nhà soạn thảo chương

trình, các bộ môn cơ sở được đặt đúng vị trí, có vai trò ngày

càng quan trọng trong đào tạo và nghiên cứu, từ đó nâng cao

thêm chất lượng giảng dạy, chẩn đoán, điều trị của các bộ

môn lâm sàng. Thầy Di từng nói: “Trường Đại học Y - Dược

khoa chỉ có thể tự hào chính đáng nếu có các bộ môn cơ sở

vững mạnh, đạt trình độ hiện đại”. Một chuyên gia y tế

Bungari cho rằng thiết bị của trường Hà Nội còn hơn của

trường Sôphia.

Một sự kiện lớn đối với ngành đại học là ngày 6/3/1956,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định thành lập 5 trường đại

học. Năm trường có tên trong Quyết định thành lập là: Bách

khoa, Nông Lâm, Sư phạm, Tổng hợp và Y - Dược. Tuy nhiên

đối với Trường ta, sự kiện không gây những tác động to lớn về

tổ chức, suy nghĩ, tình cảm như đối với các trường bạn.

Bách khoa và Nông - Lâm có thể coi là các trường mới

(mặc dù thời Pháp thuộc đã có các Trường Công Chính, Canh

Nông, Lâm nghiệp...; nhưng sau Cách mạng tháng Tám và nhất

là trong suốt 8 năm kháng chiến các trường đó không tồn tại.

Còn Đại học Sư phạm thực chất là sự hợp nhất, mở rộng và

@copyright Hanoi Medical University

Page 247: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

242

nâng cấp các trường đang có sẵn (bắt nguồn từ thời Pháp

thuộc); Trường Tổng hợp cũng là sự hợp nhất, mở rộng các

Trường Văn khoa và Khoa học hiện có (và tiếp quản các trường

này của Hà Nội tạm chiếm). Hai trường này cũng coi năm 1956

là năm khởi đầu và đã tổ chức các lễ kỷ niệm lớn sau đó 30, 35

và 40 năm (1986, 1991, 1996). Với Trường Y Dược, hai năm có

ý nghĩa là 1902 và 1945, còn năm 1956 chỉ là năm "nhắc lại sự

tồn tại", không gây bất cứ ấn tượng gì với thầy trò Nhà trường -

ngay hồi ấy, cũng như bây giờ. Chính vì vậy, đội ngũ giảng dạy

ở 4 trường bạn còn quá mới mẻ vào những năm 1960 nên rất lâu

về sau, việc phong học hàm mới đặt ra cho toàn ngành đại học.

Việc này, Trường Y Dược mong muốn làm sớm, và đã thử làm,

nhưng trở thành việc làm đơn độc; cuối cùng bị phê phán nặng

nề ngay từ trong nội bộ.

Nhân đây, cần ghi nhận sự sáng suốt khi năm 1962, ông

Phan Huy Chữ, Bí thư Đảng ủy, chỉ thị viết lịch sử 60 năm của

Trường. Đây chính là bước khởi đầu cho những công việc thu

thập tư liệu lịch sử Trường.

Năm học 1956 - 1957

Số bác sĩ ra trường là 60, gồm các sinh viên kháng chiến

vào trường từ năm 1950 hay trước đó không lâu và 2 sinh

viên Y6 học trong nội thành từ trước; số dược sĩ ra trường là

30, gồm các lớp “quân dược” và lớp D4 trong nội thành cũ

(nay gọi là D5). Ngày nay đây là con số quá nhỏ bé, nhưng

hồi đó ý nghĩa của nó được thể hiện đầy đủ trên báo chí. Còn

số tuyển sinh thì tăng vọt: 308 vào Y1 và trên 100 vào D1,

nâng tổng số sinh viên chính quy lên tới 720, nếu kể cả các

đối tượng khác thì có lúc lên tới 897, gấp 2,25 lần năm học

trước. Việc xây những “hội trường” lớn (không gọi là giảng

@copyright Hanoi Medical University

Page 248: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

243

đường hay đại giảng đường) là dành cho các lớp mới tuyển.

Trên 300 sinh viên Y1 được học chung trong một lớp mà

không chia nhỏ thì khó tránh khỏi những lúc lộn xộn. Lớp Y1

đông chưa từng có đã gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức

học tập và gánh nặng quá tải vẫn đè nặng lên vai đội ngũ

giảng dạy và khối hậu cần.

Số thầy thuộc biên chế Trường đã đạt 41 nhưng số thầy

ngoài biên chế lên tới 73, có lúc tới 86 và giữ vững tới cuối

năm (tổng cộng 127 người theo thống kê ngày 4/6/1957).

Về các thầy, đông đảo nhất là bộ môn Ngoại của Giáo sư

Tôn Thất Tùng (lúc ấy vẫn còn làm Thứ trưởng) tất cả 10

người, rồi đến bộ môn Nội (Giáo sư Đặng Văn Chung) tới 7

người. Cũng có bộ môn chỉ có 1 người như bộ môn Tinh -

Thần kinh (bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh), thậm chí đó là một

người ngoài biên chế Trường, như bộ môn Nhi (bác sĩ Chu

Văn Tường), Sản phụ (Giáo sư Đinh Văn Thắng), Y pháp

(bác sĩ Trương Cam Cống), Tổ chức Y tế (bác sĩ Phạm Ngọc

Thạch). Bộ môn Chính trị mới thành lập do ông Nguyễn Yến

phụ trách, có các ông Võ Thuần Nho, Lê Thanh Phong, v.v..

Bộ môn Y học Thể dục do bác sĩ Nguyễn Văn Tín phụ trách,

có lực sĩ (y sĩ) Vũ Quang Tiệp trợ giúp nhưng thực chất chỉ

dạy các bài thể dục thường, rất ít dính dáng tới y học. Ngoại

ngữ chưa thành bộ môn, Trường mời linh mục Nguyễn Văn

Vinh, dược sĩ Nguyễn Sĩ Dư dạy tiếng latinh và ông Vân

Lăng dạy tiếng Nga.

Số sách 5.000 cuốn do Liên Xô tặng đã khuyến khích sinh

viên học tiếng Nga, kết quả đạt tốt nhất là số sinh viên Y2

(Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Ngô Kiêm, Đỗ Đình Hồ, Lê

Nam Trà...).

@copyright Hanoi Medical University

Page 249: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

244

Số bộ môn ở “ban” Y lên tới trên 20, do có nhiều bộ môn

mới thành lập: Tinh - Thần Kinh, Chính trị và Sinh lý bệnh.

Môn Sinh lý bệnh là nét đặc trưng của chương trình Liên Xô,

kế thừa từ thời Nga hoàng, có nội dung tương tự các môn

Bệnh lý học chức năng, Y học thực nghiệm và Bệnh lý đại

cương trong chương trình Pháp. Chỉ có thế, nhưng khi

Trường áp dụng chương trình Liên Xô thì môn này rất được

coi trọng. Khá nhiều triết lý được vận dụng khi nói về bệnh

và cơ chế sinh bệnh (nhất là phần đại cương).

Năm học này, Trường được cấp kinh phí 507.888.883

đồng, tính ra mỗi đầu sinh viên có khoản kinh phí tương

đương 1.000kg gạo. Tuy nhiên, giá cả thị Trường tự do đang

tăng nhanh chóng, càng về cuối năm học số kinh phí trên

càng không còn giữ được giá trị ban đầu. Ngoài ra, còn có

thêm khoản tiền 150 triệu đồng để xây hai hội trường lớn ở

hai bên cánh Viện Giải phẫu, chứa được 300 và 700 người.

Chưa có đất xây ký túc xá, sinh viên Y - Dược vẫn ở chung

với sinh viên nhiều trường tại khu Việt Nam học xá cũ, sau đó

ở chung với sinh viên Tổng hợp ở cuối phố Lò Đúc, gần “cây

đa nhà bò”.

Giá cả thị trường bắt đầu tăng. Một số mặt hàng trở nên

khó mua: xi măng, sắt, gạch men (để làm bàn cho labo), hàng

hóa xấu đi, đời sống nhân dân và trí thức khó khăn hơn.

Người trí thức vẫn mặc cảm khi bị xếp trong thành phần tiểu

tư sản.

Việc giao lưu khoa học với nước ngoài rất ít ỏi và hạn

hẹp, ngay cả với các nước thuộc phe ta. Thủ tục khó khăn,

phải xin phép cấp chính quyền cao nhất từ nhiều tháng trước,

phải được học tập nội quy và căn dặn trước khi lên đường, kể

@copyright Hanoi Medical University

Page 250: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

245

cả đoàn của thầy Hồ Đắc Di (gồm thầy Tước, thầy Cơ) đi

Pháp, hoặc đoàn các thầy Hoàng Sử, Đặng Vũ Hỷ, Đỗ Tất

Lợi đi Liên Xô... Cũng do vậy, việc tiếp xúc trực tiếp với

người nước ngoài rất bị hạn chế.

Các lớp thi lần đầu đạt 69%, được lên lớp, còn 224 người

phải thi lại. Trong báo cáo tổng kết, Giáo sư Hồ Đắc Di lại

một lần nữa đặt vấn đề: phải chăng các thầy quá dễ dãi, chưa

kiên quyết duy trì chất lượng, đã để cho sinh viên qua được

các kỳ thi một cách không đúng sức học? Và nhắc nhở: phải

thấy rằng đồng bào sẽ chịu những hậu quả do sự dễ dãi của

các thầy.

Năm học 1957 - 1958

Số sinh viên vào Y1, D1 chỉ gần bằng 60% số tuyển sinh

của năm học trước mà lý do chủ yếu là sự quá tải đối với đội

ngũ thầy, cũng như cơ sở vật chất của Trường không sao

kham nổi. Tiêu chuẩn tuyển chọn có thay đổi: không chỉ

thuần túy học lực (lúc đó gọi là văn hóa), mà còn tiêu chuẩn

chính trị. Do vậy thành phần sinh viên đã rất khác trước, với

tỷ lệ cán bộ, bộ đội đi học rất cao.

Đặc biệt, nhiều sinh viên vào trường đã là y sĩ, có quân

hàm Trung úy, Thượng úy (Ngô Thế Phương, Nguyễn Hữu

Chấn, Dương Hữu Lợi...), nghĩa là học trung cấp mà lại có

Quân hàm cao hơn bác sĩ Quân y tốt nghiệp đại học trước đó.

Năm 1957, nói chung bác sĩ mới ra Trường được xếp cấp bậc

Trung úy, về sau còn hạ xuống Thiếu úy; do vậy số sinh viên

nói trên sau 6 năm học tập, ra bác sĩ, lại bị... tụt lương; khá lâu

về sau mới được “điều chỉnh” lại.

Cũng từ năm 1957 này, bác sĩ ra trường không phải làm

luận án nữa. Trên thế giới, nhiều nước cũng như vậy; bằng bác

sĩ chỉ còn giá trị như bằng cử nhân.

@copyright Hanoi Medical University

Page 251: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

246

Tổng số sinh viên là 912, tăng hơn năm trước 200 người.

Có thêm các bộ môn: Lao (bác sĩ Phạm Khắc Quảng, Đào

Đình Đức), Phẫu thuật chung (bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ, Đặng

Kim Châu, Nguyễn Thường Xuân, Nguyễn Bửu Triều...), tách

Vệ sinh - Vi trùng thành hai bộ môn riêng (bác sĩ Hoàng Tích

Mịnh, Giáo sư Hoàng Tích Trí). Đặc biệt, môn Chính trị (tên

gọi hồi đó) được củng cố, có thêm biên chế (ông Lê Thanh

Phong) và sinh viên bắt đầu được học chủ nghĩa tư bản, chủ

nghĩa xã hội, kinh tế - chính trị học... thay cho đường lối,

chính sách, thời sự. Đây là một bước tiến lớn, cần ghi nhận.

Tổng số bộ môn của khoa Y là 23, với 87 thầy nhưng đa

số vẫn không thuộc biên chế Trường, có bộ môn 6, 7 thầy mà

không ai thuộc biên chế Trường (Giải phẫu, Ngoại, Vệ sinh,

Sinh lý bệnh...).

Năm học 1957 - 1958 là năm toàn ngành đại học có

những biện pháp mạnh mẽ về hành chính, tổ chức, tư tưởng,

nhằm dẹp bỏ tình trạng lộn xộn trong phát ngôn và trong ý

thức; đấu tranh mạnh mẽ với các tư tưởng không phù hợp và

trấn áp những người phá rối. Sau khi tập hợp tình hình tư

tưởng sinh viên, Phòng Tổ chức cán bộ của Trường đã báo

cáo lên cấp trên (Công văn 467 YD - TCCB ngày

10/12/1957); theo đó thì tình hình tư tưởng ở Trường Y Dược

tuy có vấn đề nhưng không quá nghiêm trọng.

Ngày 6/1/1958, Trường lập Ban Điều chỉnh biên chế, với

nhiệm vụ rà soát, sắp xếp biên chế các đơn vị, thuyên chuyển

một số đi nơi khác, trong đó có một số về hẳn nông thôn để

xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Tháng 2, Đảng bộ (90 đảng

viên) chuẩn bị cuộc chỉnh huấn trong toàn trường. Tháng 3,

toàn thể thầy và sinh viên ngừng dạy, ngừng học trong 3 tuần

@copyright Hanoi Medical University

Page 252: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

247

lễ để học tập hai Văn kiện của các Đảng Cộng sản (họp và ký

ở Mát - xcơ - va; nên gọi tắt là “Hai Văn kiện Mat - xcơ -

va”). Mục đích của chỉnh huấn là để mọi người thấy rõ sự

đoàn kết và lớn mạnh của phong trào cộng sản quốc tế, là lực

lượng lãnh đạo nhân loại đánh đổ chế độ bóc lột của chủ

nghĩa đế quốc và chế độ thực dân.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế giúp cho các cuộc

chỉnh huấn 1957 - 1958 đạt kết quả mong muốn: cuộc chính

biến ở Hungari bị đè bẹp; những người liên quan vụ "Nhân Văn

- Giai phẩm" bị phê pháp rộng khắp trên các báo, bị xử lý; các

dược sĩ sản xuất tư bị kiểm tra, kỷ luật, đình chỉ kinh doanh vì

vi phạm quy chế; các bác sĩ, dược sĩ mở phòng mạch tư bị phê

phán gay gắt...

Năm đó, báo cáo tổng kết năm học (đọc ngày 3/7/1958) có

nội dung và lời văn khác hẳn các năm trước. Nội dung không

chỉ bó hẹp trong năm học 1957 - 1958 mà là 3 năm (1955 -

1958), lời văn rất đanh thép, gây ấn tượng rất mạnh. Phần

giảng dạy, nghiên cứu chỉ nhắc sơ sài mà tập trung chủ yếu vào

tình hình tư tưởng: tư tưởng đế quốc, tư sản còn rơi rớt cần đả

phá quyết liệt; cần phê phán mạnh mẽ tư tưởng tiểu tư sản để

tư tưởng mới chiếm lĩnh vị trí thống trị trong Trường.

Toàn trường đã tập trung học tập, thảo luận báo cáo nói

trên, mỗi người đều tự liên hệ và tự kiểm điểm. Hầu hết ai

cũng muốn chứng minh sự chuyển biến lớn trong tư tưởng

mình. Sinh viên, cán bộ rất lạc quan, phấn khởi là sẽ được

chứng kiến tận mắt sự sụp đổ của hệ thống Tư bản chủ nghĩa,

cùng góp công xây dựng chế độ Xã hội Chủ nghĩa thành hiện

thực một ngày không xa. Cũng có nhiều người lo lắng, sợ bị

thành kiến và sẽ bị quy chụp sau này - do một vài phát ngôn

và hành động thiếu suy nghĩ trước đây.

@copyright Hanoi Medical University

Page 253: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

248

1958 - 1960: NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THEO

CON ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Ngoài xã hội, cần thi hành chính sách cải tạo tư sản, đưa

các xí nghiệp, cửa hàng của họ vào hợp doanh, sau ít lâu thì

chuyển thành sở hữu Nhà nước. Nhiều nhà tư sản lo cho

tương lai con cái đã xin hiến tài sản, nhà cửa. Cuộc đổi tiền

bất ngờ (theo tỷ giá một đồng tiền mới giá trị bằng 1.000

đồng Ngân hàng cũ) đã được tiến hành nhằm khắc phục lạm

phát và đồng thời hỗ trợ cuộc cải tạo tư sản. Thị trường tự do

bị xóa bỏ, trong đó có khám bệnh tư, hiệu thuốc tư nhân, kể

cả thuốc gia truyền.

Trong trường, ngay từ đầu năm học đã có cuộc chỉnh

huấn mới nhằm xác định trường đại học là pháo đài và công

cụ của Chủ nghĩa Xã hội, là bộ phận của chuyên chính vô

sản... Phải thấm nhuần phương châm giáo dục và y tế của

Đảng. Sinh viên Y1, với 70% là công nông, số còn lại là tiểu

tư sản (con cái gia đình công chức, thợ thủ công, dân nghèo,

buôn bán nhỏ) đều phải tham gia chỉnh huấn.

Một mục tiêu của cuộc chỉnh huấn là “quét sạch tư tưởng

đế quốc, phong kiến, chống tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng

tiểu tư sản, xác định vững chắc tư tưởng xã hội chủ nghĩa và các

phương châm giáo dục, y tế”

Phương châm giáo dục gồm có: 1) Giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất; 2) Lý luận kết hợp

với thực tiễn.

Các phương châm y tế là: 1) Y tế phục vụ công nông và nhân

dân lao động; 2) Phòng bệnh là chính; 3) Chữa bệnh toàn diện; 4)

Kết hợp Đông - Tây y; 5) Y tế đi theo đường lối quần chúng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 254: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

249

Toàn trường được nghe báo cáo về hành vi phản động của

nhóm "Nhân Văn - Giai phẩm", những người thuộc nhóm này

bị lên án và xử lý nặng:

Sau gần hai tháng học tập, kết quả chỉnh huấn được đánh

giá chính thức là tốt đẹp; Trường Y - Dược quí tộc đã trở

thành trường của công nông; vai trò lãnh đạo toàn diện của

Đảng (kể cả trong chuyên môn) được xác lập.

Song song với chỉnh huấn cải tạo tư tưởng, thành phần

sinh viên cũng được thay đổi (tuyển 320, trong đó 70% là

công nông, chia thành 2 lớp, 16 tổ), Trường đã thành lập "Hội

đồng thẩm định tư cách chính trị", tồn tại và hoạt động song

song với Hội đồng giám khảo.

Trường cũng thay đổi đội ngũ giảng dạy: được bổ sung

nhiều thầy từ quân y, cán bộ kháng chiến và các bác sĩ trẻ mới

ra trường. Số lượng thầy trong biên chế Trường tăng lên

mạnh mẽ. Cụ thể, năm 1959 có 5 bác sĩ khóa 1952 về Trường

(Nguyễn Thấu, Phạm Phan Địch...), 6 bác sĩ khác tuy là sinh

viên "nội thành" cũng được nhận (Nguyễn Hữu Hồng, Dương

Thị Cương, Trịnh Văn Minh, Vũ Văn Đính, Nguyễn Quang

Quyền...). Cuối năm (9/12/1959) nhận 15 bác sĩ Quân y từ

khóa 1945 đến khóa 1950, gồm 12 Đại úy (Bạch Quốc Tuyên,

Vi Huyền Trác, Đỗ Doãn Đại, Lê Kinh Duệ, Phạm Văn Phúc,

Nguyễn Bửu Triều, Vũ Triệu An,...), 2 Thượng úy (Lê Vĩ

Hùng, Đặng Hanh Phức) và 1 Trung úy (Vũ Đình Hải). Ngày

31/12/1959, 5 thầy kỳ cựu được chuyển hẳn biên chế về

Trường: Đinh Văn Thắng, Phạm Khắc Quảng, Trương Cam

Cống, Nguyễn Văn Thủ, Hoàng Sử.

Nói thêm: Khóa ra trường tháng 1/1960 được giữ lại gần 30

người (Lê Thành Uyên, Đào Văn Chinh, Nguyễn Văn Thành,

@copyright Hanoi Medical University

Page 255: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

250

Ninh Đức Dự, Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Thị Xiêm...) và khóa

tốt nghiệp tháng 12/1960 được giữ lại 65 người (Phạm Hoàng

Thế, Trần Đức Thọ, Phạm Gia Khải, Dương Chạm Uyên, Đỗ

Đức Vân, Đỗ Nguyễn Phương, Nguyễn Ngọc Lanh, Ngô Đình

Mạc, Nguyễn Chương, Ngô Ngọc Liễn, Đào Văn Phan, Đỗ

Kính, Nguyễn Đình Hối, Võ Phụng, Đặng Hanh Đệ, Trần Ngọc

Ân, Nguyễn Khánh Trạch, Lê Đăng Hà...). Họ trở thành lực

lượng chủ yếu hướng dẫn các tổ sinh viên thực tập, ở lâm sàng

cũng như ở labo, từ Y1 đến Y4.

Học kỳ I, năm học 1958 - 1959 vừa bắt đầu chưa lâu thì

Chính phủ, Bộ Y tế chủ trương đưa sinh viên về nông thôn

(lúc này vừa hoàn thành cải cách ruộng đất, đang xây dựng tổ

đổi công, để tiến lên hợp tác xã) để rèn luyện thực tế.

Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch gửi thông tư đi 4 tỉnh, nói rõ

3 mục đích của sinh viên y khoa về nông thôn, gồm: 1) Học

tập thực tế và bồi bổ tri thức và quan điểm; 2) Học tập nông

dân trong lao động để xây dựng tư tưởng, lập trường; 3) Góp

phần tích cực phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước đó, từ

tháng 8/1958, Bộ Y tế cũng quy định sinh viên y - dược phải

đi thực tế trước khi thi tốt nghiệp hoặc trước khi làm luận án,

do vậy khóa sinh viên 1952 - 1958 đã ra trường muộn hơn dự

định gần một năm, một số đến giữa năm 1959 mới nhận công

tác ở Trường.

Đợt lao động này, Trường Y - Dược được bố trí về huyện

Kim Thành, Hải Dương, với hàng ngàn sinh viên từ Y1 đến

Y5 và nhiều thầy. Số kinh phí bỏ ra không nhỏ. Thầy trò đã

thấy được mức sống thấp kém của nông dân (khoảng 300 -

350kg thóc mỗi đầu người), bệnh tật rất phổ biến, văn hóa

thấp, tập quán lạc hậu, vệ sinh rất kém. Đợt công tác này đã

thu được một số thành công trong vận động giữ vệ sinh, làm

@copyright Hanoi Medical University

Page 256: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

251

hố xí, uống nước đã đun sôi... Nói chung, sinh viên rất thích

thú khi toàn trường được tạm ngừng học tập, thay đổi môi

Trường, nhất là những người xưa nay chỉ ở trong thành phố.

Tổng kết đợt lao động, mọi người đều viết bản thu hoạch; qua

đó có sự đánh giá là thắng lợi lớn về tư tưởng và dự định mỗi

năm sẽ đi lao động 2 tháng.

Cuối cùng, có hai nhận định khi tổng kết năm học: 1) Các

thầy chưa tham khảo được sách y học tiên tiến của Liên Xô

mà vẫn dựa vào tài liệu tư bản để soạn bài; 2) Đồng thời chưa

kết hợp được Đông - Tây y. Nhận định thứ nhất được khắc

phục tốt khi nguồn sách từ các nước tư bản không còn, chỉ

còn nguồn chủ yếu là sách Nga; còn nhận định thứ hai vẫn

tiếp tục tồn tại cho đến nay.

Năm học này, ông Phan Huy Chữ, Bí thư Đảng ủy (và là

Chủ nhiệm Hành chính cũ, một chức danh từ hồi Trường ở

Chiêm Hóa) được bổ nhiệm Phó Giám đốc Trường. Một Phó

Giám đốc Chính trị nữa là ông Mai Văn Bộ, Phó Bí thư Đảng

ủy. Ông vốn là cựu sinh viên y, bỏ học đi hoạt động cách

mạng từ trước 1945, nay được coi là nhân vật chủ chốt, là linh

hồn của các cuộc chỉnh huấn và cải cách ở Trường. Ông chủ

trì một đề án lớn về sắp xếp, chấn chỉnh lại tổ chức Nhà

trường, sao cho từ 33 bộ môn và 4 môn học (là Thể dục,

Ngoại ngữ, Tổ chức Y tế và Tổ chức Dược chính: chưa được

coi là bộ môn) biến thành một đơn vị có tổ chức gọn nhẹ, hiệu

lực. Tuy nhiên sau 1 năm, thậm chí 2 năm, kết quả vẫn không

như ý.

Phương hướng, nội dung của đề án do ông soạn thảo và

chính ông trực tiếp chỉ huy thực hiện là: 1) Xóa bỏ một số đơn

vị, trước mắt là bỏ Hội đồng Giáo sư (được xem là chịu ảnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 257: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

252

hưởng cách tổ chức tư sản, có quyền quá lớn về học thuật);

2) Nhập một số bộ môn (Hóa sinh - Hóa lý - Hóa giao - Hóa

phân tích thành một đơn vị; Dược liệu - Thực vật thành một đơn

vị khác; Hóa dược - Hóa hữu cơ - Hóa vô cơ cũng gộp lại để

thành đơn vị thứ ba; Bào chế - Vật lý - Toán - Dụng cụ y học;

rồi Sinh lý - Sinh lý bệnh; Y pháp - Mô phôi - Giải phẫu bệnh là

một đơn vị; Nội cơ sở - Nội lâm sàng,...); 3) Tách và nhập một

số phòng; 4) Lập thêm: tổ bảo vệ; tổ đánh máy (bằng cách tập

trung máy chữ và nhân viên đánh máy các bộ môn lại); lập tổ

chăn nuôi (cũng như cách trên); bỏ tổ vệ sinh quét dọn (mà huy

động viên chức và sinh viên làm thay hàng ngày); bỏ nhân viên

y công ở các đơn vị (lấy sinh viên, viên chức luân phiên làm

thay); 5) Bỏ chức danh Chủ nhiệm Hành chính, Chủ nhiệm

Giáo vụ (thay bằng chức danh Phó Hiệu trưởng đặc trách).

Ngoài ra, để gọn nhẹ, đề nghị chuyển bộ môn Ký sinh trùng về

Viện Sốt rét để Trường khỏi phải quản lý...

Sau một năm thực hiện đề án, bản sơ kết rút ra các bài

học: 1) Đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng gay go, phải

thường xuyên phát động vì sức ỳ rất lớn khiến việc thực hiện

đề án chậm chạp; 2) Phải chống nóng vội, tránh việc chỉ

muốn đạt đến sự đơn giản hóa mà bất chấp các mâu thuẫn có

tính nguyên tắc, v.v... Kết quả cuối cùng là với biên chế 282

đã chuyển đi được 24 nhưng lại có 15 người chuyển đến và

20 người chuyển chéo trong nội bộ Trường.

Năm học 1959 - 1960

Có thể coi năm học 1959 - 1960 bắt đầu bằng một cuộc

họp lớn chưa từng có (4/7/1959) với thành phần tham dự là

toàn thể các thầy (biên chế ở Trường và kiêm nhiệm, hầu

như không vắng ai), đại diện Bộ Y tế, đại diện các đơn vị

@copyright Hanoi Medical University

Page 258: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

253

Trường gửi sinh viên thực tập (bệnh viện, xí nghiệp dược).

Dù là chiều thứ Bảy, số người dự vẫn đông chật “hội trường

700” ở cạnh Viện Giải phẫu để nghe dự án sửa đổi chương

trình. Phó Giám đốc Mai Văn Bộ, Trưởng Ban chuyên môn

Đảng ủy, có vai trò trung tâm trong buổi họp, sau khi Hiệu

trưởng lên khai mạc.

“Chương trình cũ trước đây được đánh giá là chương

trình không phù hợp, cần thay đổi... Phải sửa chữa để người

học có giác ngộ xã hội chủ nghĩa (Đức), có kiến thức (Tài) và

có sức khỏe. Yêu cầu phải có sự chuyển biến rất lớn về tư

tưởng ở tất cả các thầy, cô, kể cả ở các cơ sở đào tạo (không

thuộc sự quản lý của Trường) và toàn thể sinh viên.

Tính chất của chương trình cũ: yếu về khoa học cơ bản,

cơ sở; cho phép sinh viên có thể tùy tiện bỏ giờ học; học 7

năm (cả PCB, luận án) là quá lâu; đặt ra thi "ngoại trú", "nội

trú" làm phân hóa sinh viên thành giỏi, kém là không phù

hợp. Còn chương trình mới áp dụng từ năm 1956 đến nay có

các ưu việt: dạy cho sinh viên thời sự, chính sách và các môn

cơ sở Mác - Lênin; chỉ học 6 năm, bỏ ngoại trú, nội trú, luận

án; lại có tính kế hoạch cao. Để sửa chữa, phải kết hợp các

phương châm của Đảng về giáo dục và y tế: chính trị phải đi

đầu, áp dụng duy vật biện chứng rộng rãi; cả giáo dục, y tế

phải phục vụ chính trị; kết hợp với lao động sản xuất...

Rồi số lượng đào tạo phải tăng, chuẩn bị cho kế hoạch 5

năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỗi năm phải có 600 bác sĩ

ra trường để sau 5 năm có 3.000. Do vậy, chương trình có thể

rút ngắn, cần chống bảo thủ, chậm trễ, đồng thời chống nóng

vội. Bác sĩ ra trường phải nhiều, đồng thời phải giỏi (làm

được nhiều chuyên khoa ở trình độ có thể độc lập công tác)

@copyright Hanoi Medical University

Page 259: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

254

với lập trường chính trị vững vàng. Muốn vậy, số giờ chính

trị, thời sự phải chiếm tới 1/6 chương trình, thay vì 1/8 như

năm vừa qua...

Dự án đưa ra sự phân bố thời gian cụ thể: mỗi tuần học và

tự học 54 giờ, trong đó lý thuyết (gồm cả chính trị), không

quá 18 giờ. Mỗi năm học tối đa 540 giờ lý thuyết (tức 30

tuần), còn lại dành cho lao động sản xuất 1,5 tháng, chỉnh

huấn mỗi năm 3 tuần, ôn thi và thi 3 tuần; còn nghỉ hè, nghỉ

lễ, nghỉ Tết tất cả 1 tháng.

Như vậy, từ năm học này đã thấy được sự lớn mạnh và

trưởng thành của Đảng bộ Nhà trường thông qua việc lãnh đạo

toàn diện của Đảng bộ trong hoạt động Nhà trường, không chỉ

trong công tác tư tưởng mà cả mọi hoạt động đào tạo.

Năm học 1959 - 1960, miền Bắc hoàn thành cách mạng

dân chủ, các giai cấp bóc lột và thị trường tự do đã căn bản bị

xóa bỏ, chỉ còn 3 giai cấp: công, nông, tiểu tư sản. Miền Bắc

bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, và hi vọng sau một số

kế hoạch 5 năm, ta sẽ có chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Tuy một số khó khăn vật chất xuất hiện (gạo, vải, thịt

phân phối theo tem phiếu) nhưng được nhận định chỉ là tạm

thời, do vậy thầy trò đều lạc quan. Các buổi mít tinh, biểu tình

đều đông đảo, sôi nổi. Các hoạt động tập thể, nhằm giành

danh hiệu thi đua cuốn hút rất đông người.

Chương trình năm học được sắp xếp lại, khi báo cáo lên

Bộ Y tế đều có so sánh với “chương trình năm ngoái” để

thuyết minh sự cải tiến.

Đây là chương trình hoàn toàn Việt Nam, với 8 tháng học,

mỗi tuần dành riêng một tối cho họp hành, cả thảy có 3 tháng

@copyright Hanoi Medical University

Page 260: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

255

để lao động và chỉnh huấn, nghỉ tết và có 1 tháng hè. Sinh

viên thi ra trường bằng hai môn: Chính trị, chuyên môn.

Đường lối công nông được thực thi triệt để trong tuyển

sinh: ưu tiên cho gia đình công nông, một số học sinh có thành

phần, lý lịch phù hợp được tuyển chọn như hình thức cử tuyển,

có người từ cấp I sau 2 năm học cấp tốc (bổ túc công nông) đã

hoàn thành chương trình cấp III để vào trường.

Biên chế Trường lên đến 427 (với 106 cán bộ vừa xin

thêm, trong đó có 30 bác sĩ mới tốt nghiệp đầu năm 1960). Số

bộ môn của khoa Y lên đến 25. Tuy nhiên, tổng số cán bộ

giảng dạy, cả Y và Dược chỉ đạt con số 89, tức 1/5 tổng biên

chế, điều này nói lên công sức chủ yếu của đội ngũ này trong

việc gánh vác nhiệm vụ của Trường. Trường còn được bổ

sung lớp kỹ thuật viên I gồm 42 người (Lê Kim Minh,

Nguyễn Mai Khanh, Nguyễn Vi Khải,...). Lần đầu tiên

Trường ta có kỹ thuật viên, có vai trò lớn trong phục vụ giảng

dạy và nghiên cứu mà trước đó, việc này do anh chị em y tá,

dược tá đảm nhiệm.

Sự kiện lớn là Nhà trường đã tổ chức cho 2.000 thầy trò

đi lao động thực tế ở vùng than Hồng - Quảng. Sự hào hứng

khi được đến miền đất lạ càng làm không khí thêm náo nức,

phấn khởi. Sau gần hai tháng trực tiếp lao động giản đơn với

công nhân, kết hợp triển lãm, biểu diễn văn nghệ và tổ chức

các buổi nói chuyện về vệ sinh phòng bệnh, còn có cả vài

điều tra nhỏ về nhiễm giun sán và sốt rét..., thu hoạch về tư

tưởng được đánh giá rất cao: thấy được đời sống, trình độ văn

hóa và vệ sinh của công nhân và nhân dân còn thấp kém, lạc

hậu, trách nhiệm của ngành Y tế còn nặng nề.

@copyright Hanoi Medical University

Page 261: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

256

1960 - 1964: ĐÀO TẠO PHỤC VỤ KẾ HOẠCH

5 NĂM XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU,

CHUYỂN SANG ĐÀO TẠO THỜI CHIẾN

Việc cải tạo tư sản đã căn bản hoàn thành, Đại hội Đảng

III quyết định đưa miền Bắc tiến thẳng lên Chủ nghĩa Xã hội

mà bước đầu tiên là kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với tất cả ý

nghĩa trọng đại của nó. Tiền lương được cải cách, viên chức

"kháng chiến" được cải thiện lớn, còn viên chức "lưu dụng"

thì giảm thu nhập để hưởng cùng thang bậc lương với viên

chức kháng chiến. Tên gọi công chức "lưu dụng" đã đi vào

lịch sử.

Nhiệm vụ mà toàn trường phải học tập để thực hiện là đào

tạo bác sĩ phục vụ cho kế hoạch 5 năm 1960 - 1965. Bộ Y tế

chỉ thị phải nhanh chóng cấp bằng cho tất cả các y sĩ cao cấp

với thủ tục đơn giản để có thêm bác sĩ và xóa hẳn chức danh

y sĩ cao cấp trong ngành. Trường phải rút đến mức ngắn nhất

thời gian đào tạo bác sĩ và dược sĩ, đồng thời tuyển sinh tăng

gấp bội số lượng hàng năm theo chỉ tiêu cấp trên giao. Mặt

khác, Trường còn phải bổ túc 2 năm cho các y sĩ trung cấp lên

bác sĩ. Để phối hợp, Bộ Y tế sẽ mở một loạt trường trung cấp

ở các tỉnh, học tối đa 2 năm, tuyển sinh mỗi năm hàng nghìn

sinh viên.

Một thống kê và dự báo năm 1960 cho biết: đến lúc này,

toàn miền Bắc có 404 bác sĩ, đã tập trung tới 1/5 ở Trường

nhưng nhiệm vụ của số thầy, cô này vẫn quá nặng vì họ phải

đào tạo ra trường 1.154 bác sĩ hệ chính quy và 705 hệ bổ túc,

với thời gian eo hẹp mà Bộ trưởng đã tuyên bố là 4,0 năm cho

bác sĩ chính quy (3,5 năm cho dược sĩ). Đây là lúc mà các

@copyright Hanoi Medical University

Page 262: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

257

thầy, cô được nghe câu "yếu còn hơn thiếu" vì ta đang quá

thiếu cán bộ y tế. Sau đó, số bác sĩ dự kiến đào tạo trên vẫn

không đủ. Bộ trưởng đích thân về Trường đả thông tư tưởng

và chính thức giao nhiệm vụ đào tạo nhiều hơn nữa.

Trong dịp kỷ niệm 15 năm (1945 - 1960), bản báo cáo

dày 26 trang ở buổi lễ đã nêu con số phải đào tạo mới 3.000

bác sĩ với các giải pháp như đã nói trên. Cụ thể: Trường sĩ

quan Quân y (trung cấp) đã liên tục gửi y sĩ ra cho Trường ta

dạy bổ túc và cấp bằng: năm 1959, cấp bằng cho khóa Lê Thế

Trung, năm 1960 chuyển lên bác sĩ các y sĩ cao cấp khóa I,

II,... liên tục cho đến 1968, 1969 (là năm Trường Quân y

được nâng cấp lên đại học). Năm 1960, từ một Trường y sĩ

trung ương, Bộ Y tế mở thêm 3 Trường trung cấp ở Thanh

Hóa, Nghệ An, Nam Định (ngày 8/7/1960), sau 3 tháng lại

mở liền 7 trường nữa (Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà

Đông, Phú Thọ...) với số tuyển sinh là 784 (có 400 y tá xã),

kinh phí 600 đ/năm cho mỗi đầu học sinh. Cán bộ giảng ở

mỗi trường là 2 - 5 bác sĩ, số thầy còn lại toàn là y sĩ. Sau khi

ra trường vài năm, họ học thêm 2 năm (cả văn hóa, lẫn

chuyên môn) để thành bác sĩ, tính ra tổng cộng chưa hết 6

năm mà lúc vào chỉ cần trình độ văn hóa cấp II.

Các lớp bổ túc y sĩ đầu tiên do Trường ta mở (2 năm) có

chất lượng tương đối tốt. Những người được giữ lại ở Trường

đều có trình độ (Phạm Kim, Phan Dẫn,...) nhưng về sau, chất

lượng các lớp này cứ giảm dần, và giảm nhanh, đến mức phải

có những hội nghị chuyên đề về vấn đề này, nhất là thời kỳ sơ

tán chống Mỹ.

Năm 1960 - 1961, 340 sinh viên Y1 vào Trường (có rất

nhiều y tá từ trình độ cấp II học bổ túc 3 môn Toán, Lý, Hóa

@copyright Hanoi Medical University

Page 263: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

258

lên trình độ cấp III) được nghe tuyên bố là chỉ học 4 năm sẽ

thành bác sĩ nhưng chất lượng không thua kém học 6 - 7 năm.

Thực tế về sau, chương trình 4 năm, mà nhiều thầy cao tuổi và

một số Giáo sư gọi thẳng là "chương trình y sĩ Đông Dương"

đã bị phá sản, do vậy giữa chừng phải điều chỉnh rất vất vả,

công phu. Toàn bộ gánh nặng lại dồn lên vai đội ngũ thầy.

Lớp Y1 này đã phải học 5,5 năm để ra trường. Đó là lớp

của Trần Văn Liễu, Đỗ Trung Phấn, Võ Đức Quê, Phùng

Xuân Bình, Lê Đình Roanh... Lớp Y2 (vào trường năm học

1959 - 1960) dự định học 4,5 năm (vì đã chót học 1 năm theo

chương trình 6 năm) thực tế cũng phải học 5,5 năm với một

chương trình khá chắp vá vì phải điều chỉnh cho phù hợp. Ví

dụ khi đã học Vi sinh, Sinh lý bệnh mà vẫn phải quay lại học

thêm Hóa, Lý (lớp Lê Thị Oanh, Phạm Hoàng, Lê Đình Cầu,

Bùi Thanh Tâm,...). Còn lớp Y3 (Trịnh Quang Huy, Phan Sĩ

An, Phan Hiếu,...) đã dấn sâu vào chương trình 6 năm nên

được dự kiến học 5 năm thì cũng phải ra trường sau 5,5 năm.

Các lớp khác, từ Y4 trở lên, ra trường đúng 6 năm. Như vậy,

chương trình Liên Xô vừa thực hiện được 2 năm 1957 - 1958

cho Y1, Y2 năm đó, thực tế không có gì khác biệt rõ ràng với

chương trình nhiều nước, kể cả Pháp, đã mặc nhiên bị loại bỏ

để học chương trình 4 năm do tự ta soạn thảo, rồi đến lượt

chương trình này cũng bị phá sản, vứt bỏ, để quay về chương

trình 6 năm.

Người chủ chốt thực hiện chương trình 4 năm là ông Phan

Huy Chữ và bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ. Hai ông chủ trương tinh

giản bài học, tránh trùng lắp, tìm cách mô tả cụ thể những

nhiệm vụ mà một bác sĩ ở tuyến huyện phải làm - từ đó ra đời

khái niệm mục tiêu - để soạn thảo chương trình cho phù hợp.

@copyright Hanoi Medical University

Page 264: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

259

Mỗi bộ môn được thảo luận kỹ mục tiêu, bàn cách thực hiện

phần của bộ môn mình, trong đó lớp bác sĩ mới ra trường

(1960) chiếm 2/3 số cán bộ giảng dạy tỏ ra rất hăng hái, sôi

nổi. Hàng năm đều có hội nghị giáo dục cấp bộ môn và cấp

toàn trường để cải tiến phương pháp dạy cho đạt kết quả.

Trong các lớp, ngoài số sinh viên đủ chất lượng, bao giờ cũng

có tỷ lệ lớn sinh viên kém do nhiều tuổi và do sự tuyển chọn

văn hóa không chặt chẽ. Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ đã

đề ra phong trào "cán bộ giảng dạy là tiểu đội trưởng", nghĩa

là phải bám sát tổ sinh viên của mình, phụ đạo từng cá nhân

rất tỉ mỉ. Việc này, lớp bác sĩ ra trường đầu và cuối 1960 gánh

vác hoàn toàn và rất hăng hái. Bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ còn đề

ra 4 "tính" của bài giảng, gồm: tính tư tưởng, tính kinh điển,

tính hiện đại và tính thực tiễn. Các bài giảng “mẫu” trong Hội

nghị giáo dục toàn trường (do các thầy, cô Trần Thị Ân,

Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Ngọc Doãn,... thực hiện) đều được

bình và góp ý theo 4 tiêu chuẩn đó. Ngày nay, đọc lại những

tham luận trong Hội nghị giáo dục có thể thấy hội nghị khá bổ

ích về sư phạm.

Sau 2 năm nỗ lực thực hiện chương trình 4 năm ít hiệu

quả, cộng thêm sự góp ý thẳng thắn của lớp thầy nhiều kinh

nghiệm (từ bác sĩ Vũ Triệu An trở lên), hai ông Phan Huy

Chữ và Nguyễn Trinh Cơ thấy rõ: không thể đào tạo bác sĩ

trong 4 năm, thậm chí 5 năm, và không thể bổ túc lên bác sĩ

trong 2 năm cho các y sĩ mà trình độ văn hóa và chuyên môn

đều bất cập. Kiên trì, khéo léo, và cả cương quyết, hai ông đã

thuyết phục Bộ trưởng Bộ Y tế cho quay lại chương trình 6

năm, đồng thời dũng cảm và tỉ mỉ sửa chữa các sai lầm, hậu

quả. Mục tiêu đào tạo tiếp tục được hoàn thiện và được Đại

@copyright Hanoi Medical University

Page 265: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

260

hội Đảng bộ lần thứ X thông qua. Điều đặc biệt là ngay trong

thời kỳ chống Mỹ xâm lược, Trường ta vẫn đào tạo 6 năm.

Khóa sinh viên ra Trường 1965 và 1966 sau 5,5 năm học

tập được giữ lại trường rất đông, trở thành lớp thầy, cô đảm

nhiệm chủ chốt việc hướng dẫn sinh viên thực tập, thay cho

lớp trước đã trở thành lực lượng chủ chốt dạy lý thuyết. Họ

đều đóng góp công sức rất lớn trong thời kỳ chống Mỹ và sau

này họ đã trở thành lớp cán bộ chủ chốt của Trường. Có thể

kể: Đỗ Trung Phấn, Trần Văn Liễu, Nguyễn Văn Nguyên,

Thái Doãn Sơn, Phan Thu Anh, Phạm Gia Khánh, Phạm Thị

Minh Đức, Trần Văn Dần, Ma Thị Huế, Phạm Khánh Hòa...

Còn lớp sinh viên vào trường sau "sửa sai" chương trình 4

năm thì lại học đủ 6 năm, ra trường 1968 (Phạm Mạnh Hùng,

Nguyễn Gia Khánh, Lê Văn Khang, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn

Chí Phi, Lê Huy Chính,...). Do vậy, Trường không có khóa

tốt nghiệp năm 1967.

Năm 1960, đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Vũ Văn Cẩn dẫn

đầu làm việc tới 8 ngày ở Trường với Ban Giám hiệu, các

phòng, bộ môn, đã kiến nghị với Bộ Y tế 6 điểm: sửa đổi tổ

chức và phương pháp lãnh đạo để thực hiện nguyên tắc

“Đảng bộ lãnh đạo, thủ trưởng phụ trách”; củng cố lại ban

giám đốc để chuẩn bị tách trường (hiện đang có 2 cấp phó

chuyên môn và 2 cấp phó chính trị),... Đáng chú ý là điểm thứ

6: nghiên cứu lại cơ cấu và tổ chức của Bệnh viện Bạch Mai

để nó thành Bệnh viện của Trường vào năm 1961. Vụ trưởng

Vụ Tổ chức Cán bộ, đã thay mặt đoàn, lập ra một văn bản gửi

Bộ. Cả trường vui mừng phấn khởi, nhưng rốt cuộc các dự

định đều không thành.

@copyright Hanoi Medical University

Page 266: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

261

Năm 1960, Bộ củng cố tổ chức dạy văn hóa trong nội

ngành. Trung tâm khoa học như Trường ta mà trình độ văn

hóa trung bình là cấp II (không kể số có bằng đại học) và

khoảng 30% viên chức trình độ là cấp I thì thật khó chấp

nhận. Trường Bổ túc Văn hóa thuộc Đại học Y Dược được

mở. Hiệu trưởng lúc đầu là thầy Trương Công Quyền, sau là

Nguyễn Ngọc Lanh. Ngoài các lớp cấp I và cấp II, còn có 12

lớp cấp III (vì cán bộ y tế toàn Hà Nội cũng xin học).

Đặc biệt có lớp dành cho cán bộ lãnh đạo với giảng viên là

Phan Văn Duyệt, Đỗ Đình Hồ, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Ngô

Kiêm.... Học viên gương mẫu và thực chất của lớp này là ông

Phan Huy Chữ, Bí thư Đảng ủy, đã nêu gương sáng về học tập

cho tất cả. Xong cấp III, ông học cả chương trình đại học một

số môn. Đa số các thầy chính trị của Trường đều phải học bổ

túc cấp III (có thầy phải học cấp II) cũng vào lớp nói trên,

nhưng nhiều người rất vất vả và bỏ cuộc. Vậy mà nhiều y sĩ, kỹ

thuật viên nhờ học ở đây nên đã có tấm bằng để sau này đã thi

được vào đại học (Phạm Đình Thẩm, Nguyễn Mạnh Chính,

Nguyễn Mai Khanh, Nguyễn Vi Khải...).

Tách trường

Ngày 27/1/1961, để chuẩn bị tách 2 trường, Trường Y

(tương lai) đã được Ủy ban Thành phố Hà Nội cho phép sử

dụng 30,6516 hecta đất thuộc cánh đồng hai thôn Trung Tự

và Khương Thượng để xây dựng cơ bản theo thiết kế năm

1960, được niêm yết cho mọi người góp ý. Một số đã chỉ ra

tính chất lạc hậu, thiếu hợp lý của bản vẽ. Kinh phí về muộn,

thiếu, và sau đó do chiến tranh nên sau 30 - 40 năm, Trường

Y chưa hoàn thành kết cấu hạ tầng. Đất bị chiếm dụng không

sao đòi lại được.

@copyright Hanoi Medical University

Page 267: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

262

Đề án tách Trường Y và Dược được Hội đồng Chính phủ

duyệt ngày 20/9/1961, dự định thực hiện làm 3 bước, nhưng

thực tế làm rất chậm.

Lý do để tách trường được nêu trong văn bản chính thức

là: 1) Do học thuật khác nhau nên nội dung chương trình và

việc tổ chức giảng cũng khác nhau; 2) Do nhu cầu của từng

ngành đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Ngày 15/3/1961 thành lập Hội đồng Khoa học thay thế

cho Hội đồng Giáo sư trước đây. Ngoài 12 Giáo sư cũ Hội

đồng được bổ sung thêm 24 vị khác trong đó có một số Đảng

ủy viên và một số chủ nhiệm bộ môn.

Năm 1962, Trường cho tốt nghiệp 224 bác sĩ mà lẽ ra họ

phải ra trường năm 1961, sau khi học đủ 6 năm. Đây là khóa

vào trường tháng 9/1956 gồm 308 sinh viên. Từ năm 1964,

lương khởi điểm bị hạ thấp một bậc, họ chịu thêm một thiệt

thòi so với sinh viên các trường khác cùng vào đại học nhưng

chỉ học 3 - 4 năm. Có 13 người được giữ lại trường (Trương

Văn Hợi, Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Công Khanh, Đỗ Kim

Sơn, Trần Quỵ, Trần Thúy, Chu Văn Ý, Vũ Xuân Uông, Trần

Quán Anh...). Cuối năm đó, khóa 1957 ra trường sau 5,5 năm

học tập (Nguyễn Hữu Chấn, Ngô Thế Phương, Hà Huy Khôi,

Dương Hữu Lợi, Vũ Duy San, Lê Hùng Lâm, Ngô Gia Thạch,

Nguyễn Đoàn Hồng...).

Đặc biệt năm 1962 có báo cáo 18 trang gửi Bộ Y tế về

tổng kết rút kinh nghiệm đào tạo bác sĩ hàm thụ 2 năm. Trong

14 tháng học các môn cơ sở tại chức, học viên có được tập

trung về trường vài lần: đó là thời gian quan trọng nhất để

phụ đạo, ôn thi... Còn thời gian tự học ở cơ quan rất ít hiệu

@copyright Hanoi Medical University

Page 268: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

263

quả. Sau đó, họ học thêm 5 tháng chuyên ngành và thi tốt

nghiệp, “đạt” toàn bộ 107 người vào tháng 8/1962 (Đặng Hồi

Xuân, Nguyễn Kim Phong, Nguyễn Nghinh, Lã Vĩnh

Quyên,...). Phải nói rằng do trình độ khởi đầu của học viên rất

khá, nhiều người thông thạo tiếng Pháp nên khi ra trường họ

vẫn có trình độ tương xứng với bằng cấp. Ba khóa tiếp theo

với 319 học viên thì trình độ và chất lượng sút kém rõ ràng,

lại có cả chuyên khoa Tổ chức Y tế. Cách đào tạo này rất khó

đảm bảo chất lượng, do vậy Trường không định tiếp tục nữa.

Dù đã hết sức cố gắng, Trường Đại học Y Dược Hà Nội

cũng không thể đào tạo đủ số bác sĩ, dược sĩ như chỉ tiêu mà

Bộ Y tế đã yêu cầu. Số lượng tuyển sinh cao nhất chỉ đạt 420,

thay vì 650 như dự kiến. Chất lượng sinh viên không đồng

đều do có lẫn sinh viên dạng cử tuyển vì vậy trong cùng một

lớp trình độ rất khác nhau.

Hội đồng tuyển sinh có 4 bộ phận:

1) Xét duyệt chính trị.

2) Tổng hợp.

3) Hậu cần.

4) Bộ phận Giám thị - Giám khảo.

Chương trình 4 năm, sau hai năm thực hiện đã phải điều

chỉnh lại rất vất vả. Việc mở Trường Vinh không thành, cán

bộ được cử đi Vinh (Cao Quốc Việt...) phải xin trở lại bộ môn

Nhi tại Hà Nội. Việc mở Trường Hải Phòng chậm chạp và

phân hiệu này chỉ thực tế hình thành sau 1975. Các trường

khác (Thái Bình, Bắc Thái) cũng mở rất muộn, vậy mà vẫn

bất cập từ cơ sở, trang, thiết bị và đội ngũ. Trường Thanh Hóa

@copyright Hanoi Medical University

Page 269: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

264

mở lớp đầu bổ túc y sĩ lên bác sĩ đều do các thầy Trường ta

đảm nhiệm và chỉ được một khóa rồi giải thể.

Biên chế chuẩn bị cho Trường Hải Phòng lúc đó gồm bác

sĩ Nguyễn Trinh Cơ (dự kiến Hiệu trưởng), bác sĩ Bùi Đồng

(Phó Hiệu trưởng), bác sĩ Nguyễn Hữu Hồng (Giáo vụ), bác

sĩ Lê Quang Cát (Giải phẫu), dược sĩ Lương Tấn Thành (Hóa

sinh), bác sĩ Trịnh Bỉnh Di (Sinh lý học), bác sĩ Trịnh Kim

Ảnh (Nội khoa)... Đây là phân hiệu mà Trường ta dự định xây

dựng thật đúng nghĩa thì lại không thành.

Trong tình hình như vậy, nguy cơ Mỹ mở rộng chiến

tranh ra miền Bắc hiện rõ dần. Tháng 6/1962, một hồ sơ đóng

dấu "Tuyệt mật" được soạn thảo ở Bộ Y tế theo chỉ thị từ một

cấp cao hơn, gọi là: "Kế hoạch động viên trong năm đầu

chiến tranh". Đã thống kê: số y, bác sĩ trước 1954 là 121, sau

1954 thêm được 349 y, bác sĩ và đến 1962 là 816 bác sĩ, 3018

y sĩ, 662 dược sĩ (trung - cao). Điểm liên quan đến Trường ta

là: phải tổ chức gọn nhẹ, chương trình rút gọn như thời kháng

chiến chống Pháp, nội dung dạy phải phục vụ thời chiến thật

hiệu quả, số sinh viên giảm đi...

Tuy vậy, Trường vẫn soạn thảo tiêu chuẩn Giáo sư, Phó

Giáo sư, dưới nữa là giảng viên, trợ lý (vẫn gồm 4 bậc, nhưng

tên gọi thay đổi). Tiêu chuẩn chính trị lần này được nêu lên

hàng đầu, gồm: lập trường, tư tưởng, đạo đức cách mạng xã

hội chủ nghĩa, có thành tích xây dựng ngành... (đối với Giáo

sư thâm niên trong ngành ít nhất 15 năm, có 3 năm là Phó

Giáo sư hoặc đã được cử phụ trách bộ môn). Danh sách gửi

lên Bộ Y tế để trình Thủ tướng gồm 8 Giáo sư (Hoàng Đình

Cầu, Trương Cam Cống, Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Ngọc

@copyright Hanoi Medical University

Page 270: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

265

Doãn, Nguyễn Văn Hưởng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn

Thủ, Huỳnh Quang Đại), 23 Phó Giáo sư (Trần Thị Ân,

Nguyễn Dương Hồng, Hoàng Tích Mịnh, Nguyễn Dương

Quang, Phạm Khắc Quảng, Hoàng Sử, Nguyễn Tấn Gi Trọng,

Lương Tấn Trường, Đặng Hanh Khôi, Đỗ Tất Lợi,...). Các

trường khác chưa đến thời điểm để tiến hành phong học hàm,

vì vậy việc làm của Trường ta rất đơn lẻ, chưa được sự quan

tâm của cấp có trách nhiệm. Mặt khác, Bộ Y tế cũng không

đủ quyền hạn làm việc này. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn có Thông

tư ngày 21/6/1963 gửi các Sở, Ty và các cơ quan trực thuộc

để ai muốn thì về dự thi trợ lý và giảng viên. Thực tế, không

có ai ở các địa phương nộp đơn, cuối cùng thí sinh toàn là các

thầy ở trường. Năm sau, Trường tổ chức thi tuyển trợ lý và

giảng viên theo thông tư nói trên (thi trợ lý có Đào Văn Phan,

Phạm Đình Lựu... ở khóa ra trường 1960; thi giảng viên có

Trịnh Bỉnh Di... ở khóa ra trường 1955). Rồi cũng chẳng ai

công nhận họ.

Chưa bao giờ các biện pháp thực thi để níu kéo chất lượng

(nhất là chất lượng toàn diện) lại nhiều như hồi đó. Sự giảm sút

chất lượng đã quá rõ. Vài ví dụ: Nội quy thực tập được ban

hành ngày 21/8/1962 cho sinh viên thực tập ở phòng khám khu

phố đã quy định chức trách và nội dung thực tập cho Y2 - Y5,

thay cho chế độ, chức trách của Bộ Y tế ban hành trước đó.

Một đề án 12 trang (ký ngày 6/10/1962) về việc đưa sinh viên

đi thực tế ở các tỉnh từ 16 - 17 tuần (tương đương một học kỳ,

thay cho 21 tuần như dự định) để: 1) Nâng cao nghiệp vụ; 2)

Học quản lý, tổ chức; 3) Học thực tế Việt Nam; 4) Học lập

trường, tư tưởng và quan điểm. Tuy vậy, các yêu cầu nghiệp vụ

nêu rất cụ thể, chủ yếu là Ngoại - Sản vì ở Hà Nội không đủ

@copyright Hanoi Medical University

Page 271: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

266

bệnh nhân, tỉnh định đi (vì ở đó có bệnh viện lớn), là: Hải

Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hà Đông. Thầy

hướng dẫn: Dương Chạm Uyên, Lê Văn Điển, Phạm Hoàng

Phiệt, Dương Thị Cương... Năm 1963 đã có 120 sinh viên Y5

do 5 thầy đưa đi, kinh phí 25.435 đồng; dự kiến 1964 sẽ cho

160 sinh viên Y5 (từ Y4 mới lên lớp), kinh phí 56.954 đồng.

Chỗ thực tập đã trở thành vấn đề nổi cộm.

Sinh viên các lớp dưới thì đi thực tế lao động sản xuất.

Điều hiển nhiên là không thể tổ chức cho cả trường rầm rộ về

nông thôn hay vùng mỏ gần 2 tháng trời: vì thiếu tiền. Trường

đã lập một nông trường ở Thái Nguyên (Phấn Mễ) với mục

đích chính là để sinh viên rèn luyện (chân tay), còn cải thiện

là thứ yếu. Lớp sinh viên đi đầu tiên là Y1A, Y1B và Y3A,

Y3B (năm học 1962 - 1963). Cùng đi, có hai thầy (kiêm cả

công tác y tế nội bộ). Ban chỉ huy nông trường thành lập ngày

17/12/1962 có ông Trần Ngọc Phượng, bác sĩ Đỗ Nguyễn

Phương, ông Nguyễn Chí Thành. Năm sau, nếu không xảy ra

chiến tranh, sơ tán, chắc hình thức này cũng không thể tồn tại

lâu vì rất ít hiệu quả kinh tế, thiếu kinh phí, còn ý thức và

“khí thế” cũng rất hạn chế.

Mặc dù đã đưa nhiều lớp sinh viên đi khỏi Hà Nội nhưng

số sinh viên vẫn rất đông so với cơ sở, trường lớp, nơi thực tập

và số thầy, cô. Chẳng hạn, năm học 1962 - 1963 ngoài 400 sinh

viên Y1 mới tuyển (Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hà,

Nguyễn Văn Dịp, Nguyễn Gia Khánh, Lê Huy Chính...), còn

có 1485 sinh viên chính quy, 59 sinh viên hàm thụ khóa II và

160 sinh viên khóa III, 37 sinh viên lớp Tổ chức Y tế. Số ra

trường gồm: 155 Y6 (tốt nghiệp 145) và 59 hàm thụ. Mặt khác,

hai Trường Y và Dược đã có một số hoạt động tách rời, dù con

@copyright Hanoi Medical University

Page 272: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

267

dấu và Hiệu trưởng vẫn là một. Tổng biên chế Trường Y lúc đó

là 374, sẽ sang Dược 15 còn 359, trong đó có 2 bác sĩ về

thường trú Hải Phòng để đón sinh viên Y4, Y5 về thực tập ở

Bệnh viện Việt - Tiệp (sáng kiến của bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ).

Tỷ lệ cán bộ giảng dạy chiếm 46,5%, trong đó, Mác - Lê chiếm

7,8%. Thời điểm chia trường cũng là lúc bộ môn Đông y và bộ

môn Thể dục - Quân sự (ghép) được thành lập.

Đề án thừa nhận những sai sót lớn trong chủ trương học 4

năm và các sửa chữa, bổ khuyết được soạn thảo (19/6/1963),

tác giả là hai vị có công lớn đề xuất mục tiêu đào tạo: Phan

Huy Chữ và Nguyễn Trinh Cơ.

Lý do xin Bộ Y tế cho tăng thêm 1,0 - 1,5 năm, để Bộ Y tế

có thể chấp nhận, hai tác giả đề án đã nêu: 1) Để tăng cường

môn chính trị, 2) Để tăng thêm giờ các môn cơ bản, cơ sở, vì

thực tế là học lướt các môn này đã khiến cho việc tiếp thu các

môn sau khó khăn hơn, 3) Để thực hiện ý định 2 tháng lao động

và 4 tháng quân sự, 4) Để tăng cường học Đông y, Thể dục là 2

môn vừa thành lập trước đó, và 5) Để sinh viên có thể nghỉ hè.

Trên thực tế, thời gian 1,0 - 1,5 năm xin kéo dài chương

trình chủ yếu dành cho các môn cơ sở (lớp Y2 phải học lại Hóa,

Y3 đã học Hóa sinh vẫn phải quay lại học thêm 66 giờ Hóa...).

Về nghiên cứu khoa học, thời kỳ 1960 - 1965 đánh dấu

bước tiến lớn của Trường. Lúc này, Thư viện Y học Trung

ương được thành lập, đặt dưới quyền Hiệu trưởng. Đầu năm

1961 có một hội nghị khoa học toàn trường. Lần đầu tiên, cán

bộ, sinh viên được nghe các kết quả nghiên cứu giải phẫu gan

(Tôn Thất Tùng), báo cáo về sinh tổng hợp prôtêin, để gián

tiếp nói về sự đúng đắn của "học thuyết di truyền" (Đặng Văn

Ngữ, lúc này, ông là chủ nhiệm bộ môn Sinh học Trường ta).

@copyright Hanoi Medical University

Page 273: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

268

Năm 1963, Hội nghị Khoa học lần thứ II diễn ra vào các

ngày 26 và 27 tháng 3. Có 13 đề tài tiêu biểu ở hội trường

lớn, trong đó có đề tài của một thầy trẻ (Nguyễn Quang

Quyền) về phân chia các thùy phổi. Các thầy trẻ đã báo cáo

công trình đầu tiên của mình, mặc dù họ mới ra trường 3, 4

năm, khiến số đề tài tăng gần gấp đôi so với hội nghị khoa

học lần thứ nhất.

Trong số 11 đề tài ở hội trường I, có 7 của các thầy trẻ

(Phạm Gia Khải, Đào Văn Chinh, Trần Ngọc Ân,...), ở hội

trường II, họ chiếm 50% số đề tài (Trịnh Văn Minh về đường

mật trong gan...). Tối 26 và hôm sau cũng vậy. Theo tờ TIN Y

DƯỢC (số 3), một tờ nội san mà người góp công sức lớn nhất

là các bác sĩ Phan Văn Duyệt, Nguyễn Ngọc Lanh, Ngô Thế

Phương năm đó đã sơ - tổng kết 313 đề tài, gấp 1,5 lần năm

1961. Đề tài phản ánh tình hình bệnh tật đa dạng và đặc trưng

cho Việt Nam, có nhiều đề tài về vệ sinh phòng bệnh, dược.

Một số đề tài sau này phát triển khá cao (cắt gan, cắt khối u hạ

họng, giải phẫu gan, phổi...). Hướng nghiên cứu mà Đảng ủy và

Hội đồng Khoa học đề ra và được hưởng ứng nhiều là: Đặc

điểm tình hình bệnh tật, chẩn đoán, điều trị; điều tra cơ bản;

khắc phục khó khăn trong chuyên môn...Còn hướng "chế biến

lương thực" và hướng "phục vụ sản xuất công - nông nghiệp"

thì rất ít người làm; chỉ có Ngô Gia Thạch nghiên cứu về sự hấp

thu của ngô.

Từ cuối năm 1963, Trường Y và Dược có con dấu riêng.

Khóa bác sĩ vào trường năm 1959 thi tốt nghiệp. Đây là khóa

dự định học 4,5 năm, nay thành 5,5 năm. Trong ban giám

khảo có một số bác sĩ quân y hỏi thi, báo hiệu Trường ta bắt

đầu phải cung cấp bác sĩ cho quân đội một cách hệ thống,

mặc dù từ khóa ra trường 1960 đã có người vào quân y (Phan

Đình Kỷ...).

@copyright Hanoi Medical University

Page 274: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

269

Ngày 5/8/1964, không quân Mỹ bắt đầu đánh phá một số

địa điểm trên miền Bắc, nhưng sau đó tình hình lại tạm yên

cho đến khi lớp này thi tốt nghiệp.

Rồi chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ bắt

đầu ác liệt. Đợt đầu đã có 48 bác sĩ thuộc khóa trên đi phục

vụ chiến đấu ở đảo Cồn Cỏ, Quảng Bình và nhiều nơi khác.

Người hi sinh đầu tiên là bác sĩ Tuấn (tại Quảng Bình). Đây

cũng là lớp đầu tiên được lấy đi chiến trường miền Nam với

số lượng rất đông. Dù vậy, Trường ta vẫn kiên quyết giữ

chương trình 6 năm, vì: 1) Số bác sĩ phục vụ nhu cầu chiến

đấu đã tạm đủ, sẽ tiếp tục có nhiều khóa ra trường, 2) Trường

xác định vai trò đầu đàn trong quá trình hình thành các

Trường Đại học Y khác, kể cả khi thống nhất đất nước (chi

viện giảng dạy, cung cấp cán bộ...). Kết quả của Hội nghị

Khoa học được phát huy: năm 1964, tổng kết được 198 đề tài

của 24 bộ môn. Một số tiến sĩ, phó tiến sĩ sau 12 năm liên tục

học ở Liên Xô (1952 - 1964) đã bắt đầu làm việc ở trường: Lê

Văn Phước, Nguyễn Năng An...

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị khen thưởng

sinh viên hàng năm, căn cứ vào kết quả học tập, phấn đấu, kết

quả thi, và bình bầu, đặc biệt là nhận xét của các thầy trực

tiếp phụ trách tổ (thầy Phạm Gia Khải, Vũ Văn Đính, Trần

Ngọc Ân, Đỗ Đức Vân, Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Ngọc

Lanh....). Bộ Y tế đã chuẩn y đề nghị của trường, khen thưởng

34 sinh viên (ký ngày 1/10/1964).

Lớp Y1 có 8 sinh viên được khen (Quan Lệ Nga, Đinh Thị

Bích Thu,...), Lớp Y2 có 14 sinh viên (Nguyễn Thị Hà, Nguyễn

Chí Phi, Nguyễn Gia Khánh, Phạm Mạnh Hùng, Trần Phú

Nhiên,...), lớp Y3 có 8 sinh viên (Trần Văn Dần, Phạm Thị

@copyright Hanoi Medical University

Page 275: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

270

Minh Đức, Hoàng Hữu Đốc, Bạch Vọng Hải,...), lớp Y4 có Văn

Đình Hoa, Đinh Thế Bản, Nguyễn Duy Toàn...

Trường bắt đầu tìm nơi sơ tán. Khóa bác sĩ ra trường năm

1965 (và sau đó là 1966) được giữ lại trường rất đông và đóng

góp lớn đầu tiên của họ là di chuyển tài sản, trang thiết bị, đào

hầm, ổn định cơ sở nơi sơ tán và bắt đầu giảng dạy thực tập

cho các tổ sinh viên. Trong khi đó, Trường vẫn lập Hội đồng

Giáo dục - Khoa học, thay cho Hội đồng Khoa học trước đây.

Phiên họp đầu tiên (20/2/1965) đi đến quyết nghị:

1) Lập 3 tiểu ban (Giáo dục: Nguyễn Trinh Cơ; Khoa học:

Đặng Văn Chung và Cán bộ: Phan Huy Chữ).

2) Định ra hình thức thi tuyển giảng viên.

3) Đề ra mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào

tạo sau đại học.

Quả là không lúc nào trường không nghĩ đến chất lượng

và tương lai, dù đang bước vào cuộc chiến tranh mới, hết sức

ác liệt để bảo vệ đất nước.

Giai đoạn 1955 - 1964 cho dù với nhiều bài học về ấu trĩ,

tả khuynh, nóng vội, gây những thiệt hại nhất định; nhưng

cũng mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp: sự trưởng thành của

Đảng bộ Nhà trường, sự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức Nhà

trường cũng như sự tạo dựng đội ngũ các thầy trẻ trong hoàn

cảnh quá tải về chỉ số đào tạo, chất lượng tuyển sinh tuy bất

cập với những tiêu chuẩn rất khó định lượng, nhưng đã đạt

được mục tiêu cung cấp một số lượng lớn bác sĩ cho cả nước

và sau này họ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

@copyright Hanoi Medical University

Page 276: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

271

Chương IV

THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

(1965 - 1975)

Sau giai đoạn chấn chỉnh một số hiện tượng lệch lạc từ

ngoài xã hội ảnh hưởng vào, Trường Đại học Y khoa dần dần

ổn định và lớn mạnh để có thể đảm nhận những nhiệm vụ

nặng nề của thời chiến.

Do thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam, Mỹ tiến

hành dùng không quân đánh phá miền Bắc để “ngăn chặn sự chi

viện”. Sự đánh phá này mang tính “leo thang” - nghĩa là ngày

càng ác liệt - để thăm dò dư luận quốc tế và phản ứng của đối

phương. Đối phó lại, một trong những khẩu hiệu phổ biến hồi

đó đề ra cho toàn dân miền Bắc là “Vừa chiến đấu, vừa sản

xuất”. Trên báo chí cũng như trên áp phích, khắp nơi, người ta

thấy hình ảnh nông dân đi bừa có súng trường trên vai, công

nhân đứng cạnh máy với khẩu súng dựa bên. Tuy vậy, trong

những năm miền Bắc bị máy bay Mỹ đánh phá, Trường ta vẫn

tiếp tục đào tạo ra những bác sĩ với số lượng cao hơn mọi thời

kỳ trước đó và thực sự đáp ứng yêu cầu của công cuộc chống

Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc.

Sáu nhiệm vụ chính của Trường trong thời kỳ

này, gồm:

1 - Phải tổ chức sơ tán và phân tán toàn bộ để đảm bảo

an toàn cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đồng

thời sẵn sàng phục vụ cấp cứu phòng không; trước sự đánh

phá rộng khắp và ác liệt của không quân Mỹ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 277: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

272

2 - Phải mở rộng cả quy mô lẫn đối tượng đào tạo, để đáp

ứng yêu cầu về số lượng cho ngành Y, cho nhu cầu miền Nam

và cho quân đội.

3 - Phải đào tạo sau đại học, dù Bộ Đại học chưa có chủ

trương; nhưng do ngành Y đã có sản phẩm đại học trước các

ngành khác tới 15 năm, nên đến nay số bác sĩ có thâm niên

cao đã tích lũy lại rất lớn, cần đào tạo tiếp để họ đảm nhiệm

được những nhiệm vụ mới, cao hơn.

Đây cũng là việc làm đơn độc của riêng Trường Y trong

ngành đại học nói chung, giống như trước đây Trường Y tiến

hành sắp xếp đội ngũ thầy vào thang bậc. Suốt thời kỳ chống

Mỹ, Bộ Đại học chưa có chủ trương gì về đào tạo sau đại học ở

trong nước (do đa số các trường trong ngành này chưa có yêu

cầu, cũng như năng lực chưa cho phép; từ năm 1960 trở đi các

trường trên mới có các khóa tốt nghiệp; do vậy, số cán bộ tốt

nghiệp đại học ở các ngành khác chưa có đủ thâm niên đến mức

đòi hỏi đào tạo sau đại học). Còn với ngành Y, từ thập niên 70

đào tạo sau đại học bắt đầu trở thành một yêu cầu bức xúc.

Sở dĩ Trường Y phải làm và làm được, nhiệm vụ đào tạo

sau đại học thì một trong những nguyên nhân là do Trường Đại

học Y Hà Nội trực thuộc Bộ Y tế, được Bộ yêu cầu làm và

khuyến khích làm. Nguyên nhân khác, hồi đó ngành Y có số

Giáo sư chiếm quá bán hay chính xác hơn là ba phần tư tổng số

Giáo sư của miền Bắc.

Các chức danh sau đại học được đặt ra khi đó của ngành Y

là: Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Bác sĩ chuyên khoa cấp II, sau đó

có thêm Bác sĩ nội trú và một số đối tượng thử nghiệm khác.

Công lao thuộc về các thầy Nguyễn Trinh Cơ (khi đó là Phó Vụ

trưởng phụ trách Đào tạo, rồi Hiệu trưởng) và thầy Hoàng Đình

Cầu (Vụ trưởng, rồi Thứ trưởng phụ trách Đào tạo).

@copyright Hanoi Medical University

Page 278: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

273

4 - Phải làm nhiệm vụ trường trọng điểm

Khi đó (1968) các “phân hiệu” y địa phương đã được

thành lập; Trường Y Hà Nội có nhiệm vụ phải chi viện trong

nhiều năm về giảng dạy, phải đào tạo thầy, kể cả phải san sẻ

đội ngũ thầy cho các phân hiệu đó.

5 - Phải hoàn chỉnh mục tiêu đào tạo

Đến năm 1959, các nhận định được phát ngôn chính thức

ở Trường Y vẫn khẳng định chất lượng toàn diện của bác sĩ ra

trường đang tăng lên. Chất lượng toàn diện phải gồm 3 tiêu

chuẩn; trong đó tiêu chuẩn chính trị - tư tưởng đứng hàng

đầu, kế đó mới đến tiêu chuẩn chuyên môn và sức khỏe.

Nói như trên, có thể hiểu là những biện pháp đã thực thi

những năm trước đó (như tăng giờ Chính trị lên 12% và hơn

nữa, chỉnh huấn dài ngày liên tiếp, lao động hàng tháng ở

nông thôn và vùng mỏ...) đã bù đắp hoàn toàn - mà còn bù đắp

vượt mức những thiệt hại do xáo trộn học tập, cắt giảm

chương trình...

Sự giảm sút về chất lượng chuyên môn đã được nhìn nhận

và Nhà trường khắc phục bằng cách đề ra những “yêu cầu tối

thiểu” mà một bác sĩ ra trường công tác độc lập phải đáp ứng.

Đó là tiền đề cho ngày nay ta gọi là “mục tiêu đào tạo”, mặc

dù lúc ấy trường Y cũng như toàn ngành đại học chưa ai có

khái niệm gì về nó cả. Trong quá trình thực hiện các “yêu cầu

đào tạo”, Trường có bổ sung, tu sửa, nên đến 1962 thì chính

thức hình thành “mục tiêu đào tạo”, tên gọi mà nay được

dùng phổ biến.

Đây là việc làm có tính sáng tạo của Đảng ủy và Ban Giám

hiệu Nhà trường trước những yêu cầu bức xúc về chất lượng

@copyright Hanoi Medical University

Page 279: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

274

đào tạo. Năm 1966, Đại hội Đảng bộ Trường Y lần thứ 10 chính

thức xác định các mục tiêu cụ thể trong đào tạo bác sĩ (gồm

chính trị - tư tưởng, chuyên môn và sức khỏe) mà tác giả thật sự

là thầy Nguyễn Trinh Cơ và ông Phan Huy Chữ. Nay xem nội

dung thì cả 3 phần của mục tiêu đều quá cao và còn trừu tượng

hoặc chung chung. Tuy nhiên, có nhiều nội dung và ý tưởng

vẫn còn được giữ lại tới bây giờ.

Sơ tán và phân tán trường

Tổ chức sơ tán

Từ ngày 5/8/1964, khi không quân Mỹ lần đầu tiên đánh

ra vùng Hồng Gai, Quảng Ninh, rồi sau đó là Quảng Bình,

Nghệ An, Thanh Hóa, chiến tranh thật sự bắt đầu lan tỏa trên

khắp miền Bắc. Trung ương có chủ trương sơ tán các trường

đại học và chuyên nghiệp.

Đó là việc trường di chuyển người, phương tiện, tài sản...

Khỏi nơi đông dân, đô thị, nơi có các trung tâm sản xuất công

nghiệp, khu quân sự, đường giao thẳng, cầu, bến... (là những

mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ) tới những nơi có thể

ngụy trang để tránh bị phát hiện, sống và làm việc phân tán để

tránh thiệt hại nếu lỡ bị máy bay Mỹ tìm ra và oanh tạc. Phải

thấy khả năng trinh sát của không quân Mỹ không thấp kém.

Kiếm được một địa điểm thỏa mãn các điều kiện như vậy cho

vài ngàn con người không dễ. Nơi sơ tán còn phải có một số

điều kiện tối thiểu cho cuộc sống lâu dài, không tạm bợ, lại

thuận tiện đi lại (để tiếp tế, để sinh viên di chuyển tới những địa

điểm học tập khác nhau...).

Trong một chỉ thị khẩn và tối mật ký ngày 5/5/1965, Bộ Y

tế phải chuẩn bị kế hoạch sơ tán cơ quan Bộ và các đơn vị trực

thuộc, trong đó có Trường Y Hà Nội. Dựa trên các kinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 280: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

275

nghiệm rút ra từ hồi kháng chiến chống Pháp, đồng thời đề

phòng địch có thể đưa cả lục quân ra miền Bắc, Bộ Y tế dự

kiến đưa các lớp đầu tiên (năm thứ nhất, hai và ba) của hai

Trường Y, Dược sơ tán lên huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang),

còn các lớp trên (năm thứ 4 - 6) đã có khả năng nhận một số

nhiệm vụ thì ở lại Hà Nội và một số địa phương, nhưng dưới

dạng phân tán để vừa học tập, vừa phục vụ chiến đấu.

Sơ tán, nhưng vẫn phải duy trì đào tạo. Sơ tán chính là để

duy trì đào tạo và đào tạo an toàn. Theo hướng như vậy, một vài

trường đại học định tìm địa điểm gần biên giới phía Bắc để khi

cần có thể rút sang đất Trung Quốc - giống như Trường Sư

phạm hồi chống Pháp đã làm. Trường này được nước bạn cho

phép đóng ở Nam Ninh (hồi đó gọi là “khu học xá Nam Ninh”)

và được bạn hỗ trợ đủ thứ. Còn Trường Y, ngay từ hồi chống

Pháp đã không thể làm như vậy, thì nay càng không thể làm

như vậy. Bởi lẽ, nó phải tồn tại và hoạt động ngay giữa lòng

cuộc kháng chiến để phục vụ cuộc kháng chiến.

Trường Y cũng khẩn trương tự tìm địa điểm sơ tán. Lần

này Chiêm Hóa - địa điểm lý tưởng thời chống Pháp - đã

không được chọn, vì không hội đủ các điều kiện đề ra. Đường

giao thông lên Chiêm Hóa khá xa (cách Hà Nội tới 200 km;

rất không dễ đi, lại còn nhiều lần phải qua cầu, rất dễ bị cắt

đứt. Nơi chứa được hàng ngàn con người cũng không tìm ra.

Bởi vậy, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1965 những người có

trách nhiệm của trường đã đi tới nhiều địa điểm thuộc các tỉnh

Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn... nhưng đều

không có kết quả. Tới tháng 8 năm 1965 thì chọn được địa

danh "Khe nước lạnh" thuộc xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh

Lạng Sơn. Sau gần hai tháng chuẩn bị (thủ tục xin mặt bằng,

san nền, mua nguyên vật liệu...), công việc xây dựng cơ sở

@copyright Hanoi Medical University

Page 281: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

276

được tiến hành với lực lượng sinh viên của các lớp Y khoa

năm thứ hai (Y2, khóa 1964 - 1970, gồm gần 500 người). Mới

làm được hơn chục nhà tranh tre thì đến ngày 10 - 9 - 1965 có

lệnh ngừng lại. Lý do là sau hai lần khảo sát kỹ, Nhà trường

thấy đường đất vẫn quá xa xôi, việc vận chuyển tiếp tế của

trường và việc đi lại của thầy và sinh viên sẽ gặp nhiều khó

khăn. Cuối cùng, một đoàn do hai vị Phó Hiệu trưởng dẫn đầu

(ông Phan Huy Chữ và ông Thẩm Trọng Tảo) đã tìm được

một nơi gần hơn, ở các xã Hợp Thành, Tân Thành và Phủ Lý

huyện Phú Lương, tỉnh Bắc Thái, cách quốc lộ 5 - 7 km

(không quá xa và đủ an toàn), và con đường nhỏ từ quốc lộ

dẫn vào địa điểm sơ tán rất tiện để xe ô tô có thể rẽ vào tận

nơi. Đây lại là quê bác sĩ Nhâm Kim Duyệt, hồi đó thầy ở bộ

môn Sinh lý học, cũng là một thuận lợi vì thầy Duyệt có quan

hệ rất tốt với chính quyền địa phương (sau này, ông xin

chuyển công tác về Trường Y Bắc Thái, khi trường này thành

lập). Từ cuối tháng 9 năm 1965, Trường Y bàn giao cơ sở

“Khe nước lạnh” (Vũ Lễ) cho một cơ quan khác để chuyển về

xây dựng ở địa điểm mới từ ngày 16 tháng 10 năm 1965.

Lực lượng huy động cho việc xây dựng và vận chuyển

các phương tiện từ Hà Nội lên chủ yếu dựa vào gần 1000 sinh

viên các lớp năm thứ hai (khóa 1964 - 1970) và năm thứ ba

(khóa 1963 - 1969) đảm nhiệm công việc xây dựng và Y1

(khóa 1965 - 1971) đảm nhiệm vận chuyển, cùng 200 thầy cô

thuộc các bộ môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, chính trị,

ngoại ngữ, thể dục quân sự và nhân viên các phòng, ban, thư

viện... Lực lượng này sau khi xây dựng xong cơ sở thì ở lại,

khai giảng luôn; do vậy họ phải cố hoàn thành trong vòng hai

tháng để khỏi quá muộn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 282: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

277

Có thể kể tên một số sinh viên từng là nòng cốt hoặc tham

gia tích cực lực lượng đó: Y1 (khóa 1965 - 1971): các anh Bùi

Hữu Chuân, Vương Tiến Hòa (cả hai sau này đều công tác ở

trường), Lê Phúc Cầu (hiện là trưởng khu khám Bệnh viện Hữu

Nghị)..., các chị Nguyễn Thị Giỏi (sau là giáo viên Nhà trường,

hy sinh đêm 22/12/1972 khi máy bay B52 ném bom Bệnh viện

Bạch Mai), Đoàn Hạnh Nhân (sau làm ở bộ môn Ký sinh trùng

và công tác thanh niên của trường), Tôn Kim Thanh (nay là Viện

trưởng Viện Mắt Trung ương), Nguyễn Thị Lạc Hồng (con một

gia đình Việt kiều ở Marốc gửi về học trong nước); Y2 (khóa

1964 - 1970, đã học ở Hà Nội một năm): có các anh Ngô Toàn

Định, Nguyễn Thế Hiệp, Trương Văn Việt, Nguyễn Tiến Lương,

Lê Xuân Lan, Tôn Thành Minh, Nguyễn Tiến Nạo... Bốn sinh

viên Nguyễn Tiến Lương, Lê Xuân Lan, Tôn Thành Minh,

Nguyễn Tiến Nạo sau đó là đoàn trưởng và đoàn phó của hai

đoàn sinh viên gồm 95 người gia nhập quân đội cuối 1968, khi họ

lên Y5. Còn Y3 (khóa 1963 - 1969): sau này ra trường có một số

về các bộ môn như các anh, chị Tôn Thất Bách (Ngoại), Đặng

Văn Tằng và Nguyễn Văn Ngọc (Sản), Nguyễn Hữu Toản và

Đinh thị Bích Thu (Nhi), Bùi Tố Nga (Mắt), Nguyễn Văn Bảo,

Nguyễn Viết Thiêm (Tâm thần)... hoặc công tác ở nơi khác như

các anh Lại Phú Thưởng, Lê Ngọc Trọng (sau làm Hiệu trưởng

Trường Y Bắc Thái rồi Thứ trưởng Bộ Y tế)...

Cơ sở sơ tán của trường là một khu vực khá rộng thuộc

phạm vi 3 xã kề nhau là Hợp Thành, Tân Thành, Phủ Lý

(huyện Phú Lương), sau này thêm một xã thứ tư là Phấn Mễ,

nằm tách riêng nhưng cũng không xa lắm (thuộc khu mỏ than

gần ngã ba Bờ Đậu, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 20

km). Mật danh trường lúc này để giao dịch thư từ là Trường

Bổ túc Văn hóa Hoàng Hoa Thám. Để đề phòng thiệt hại lớn

khi bị đánh phá, các bộ phận cấu thành đã đóng rải rác thành

@copyright Hanoi Medical University

Page 283: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

278

nhiều cụm theo “khối” lớp và bộ môn, trải dài khoảng 10 cây

số, có đủ hầm hào. Khu sơ tán được chia thành các khối với

tên gọi: K1 có các lớp và bộ môn thuộc năm thứ nhất; K2 là

năm thứ hai; K3 chỉ có nửa số lớp năm thứ ba, nửa còn lại

luân phiên về học lâm sàng ở Hà Nội hoặc ở các nơi sơ tán

khác; K4 lúc đầu ở gần ngay đấy (hồi đó còn có một số sinh

viên Lào), sau rời xuống Phấn Mễ, là chỗ dành riêng cho khối

chuyên tu, hàm thụ, dự bị đại học, kỹ thuật viên, v.v...; còn

K5 là khối điều hành trung tâm (gọi là “Đoàn bộ”) có vị trí

gần như cách đều các khối khác, gồm các phòng, ban (kể cả

thư viện, ban in, các kho tàng, khu máy phát điện) thuộc bộ

phận quản lý, lãnh đạo. Trong một khối, lớp nọ nằm cách xa

lớp kia; và ngay trong một lớp, nhà ở của mỗi tổ sinh viên

cũng cách nhau khá xa. Tất cả nằm dưới tán lá cây kín đáo, có

đủ hầm hào trú ẩn được ngụy trang cẩn thận. Nhiều lớp, nền

được đào sâu dưới mặt đất khoảng một mét, bao quanh có

tường đất dầy cao khoảng nửa mét; như vậy, vẫn đủ ánh sáng

ban ngày nhưng người ngồi học thì được che chắn an toàn. Từ

mỗi lớp, có nhiều hào giao thông tỏa ra xung quanh, đảm bảo

phân tán cả trăm con người chỉ trong chốc lát.

Ổn định đời sống nơi sơ tán

Mỗi lớp có một tổ cấp dưỡng, bếp và nhà ăn riêng. Mỗi

khối hình thành một đơn vị quản lý, chỉ đạo và gồm đầy đủ

các bộ môn cũng như các lớp sinh viên của một niên khóa.

Trong học kỳ đầu của năm học 1965 - 1966 số sinh viên ở nơi

sơ tán là 1.340 với gần 200 thầy và nhân viên; tới năm học

1967 - 1968, số sinh viên đã lên tới 1.770 với gần 400 cán bộ,

nhân viên (số liệu tính đến tháng 6/1968). Đó là vì năm sau đã

tuyển sinh nhiều hơn năm trước.

@copyright Hanoi Medical University

Page 284: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

279

Các Phó Hiệu trưởng lên thường trú để phụ trách khu vực

sơ tán là ông Thẩm Trọng Tảo (từ 1965 đến 1967) và ông Đỗ

Doãn Đại (lên thay thế được một năm thì đến thời điểm Mỹ

tuyên bố ngừng đánh phá miền Bắc). Theo cách tổ chức hồi

đó, mỗi lớp năm thứ nhất (do còn bỡ ngỡ) có một thầy giữ

chức “chủ nhiệm”, với nhiệm vụ lo toan mọi mặt công tác,

gồm cả giáo vụ, quản lý sinh viên, quản trị, để bảo đảm cho

sinh viên ăn ở và học tập tốt. Đó là những cán bộ đi học, mới

tốt nghiệp bác sĩ, nên vừa có kinh nghiệm quản lý, lại rất gần

gũi sinh viên (dù không dạy, vẫn được sinh viên coi như thầy)

và thật sự là cầu nối để cấp cao nhất hiểu rõ tình hình chung.

Khi lên Y2 thì sinh viên không cần có “thầy chủ nhiệm” nữa.

“Thầy” lại đón nhận một lớp của khối Y1 mới vào trường. Có

thầy đã làm chủ nhiệm nhiều năm, công sức đóng góp không

phải nhỏ.

Sau này khi Trường trở về Hà Nội (1973), các thầy “chủ

nhiệm” đã chuyển sang làm cán bộ giảng (như thầy Trần Kỷ

sang bộ môn Sản phụ (đã mất), thầy Nguyễn Thản sang bộ môn

Lao (mới nghỉ hưu), hoặc sang cơ quan khác (như các thầy Trần

Đức Quê (đã mất), Phạm Quang Y, Hồ Ngọc Kê, Nguyễn Hữu

Nam, Nguyễn Tiến Chúc...).

Những “thợ xây” sinh viên phần lớn chưa quen lao động

nặng, chưa hề biết làm lán, nhưng dưới sự hướng dẫn của nhân

viên Ban Kiến thiết, đã xắn tay áo chặt cây, san nền, khai thác

và vận chuyển tranh, tre, nứa, lá... rồi khẩn trương đục đẽo,

dựng khung, đan liếp, lợp mái. Do tuổi còn trẻ, hăng hái, hiểu

biết, họ quen việc rất nhanh. Quả thực, trường còn phải trau

dồi cho họ những kỹ năng nghiệp vụ cao gấp trăm lần việc lao

@copyright Hanoi Medical University

Page 285: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

280

động chân tay, như dựng lán. Cứ như thế, sau hơn 3 tháng, từ

cuối tháng 10 - 1965 đến tháng 2 - 1966 ở nơi trường sơ tán đã

mọc lên 153 “công trình” đầu tiên với tổng diện tích 9.420 m2,

bảo đảm kỹ thuật và chất lượng cho kịp khai giảng năm học.

Khối nào cũng có ít nhất vài ba “giảng đường”, loại to nhất có

khoảng 100 - 150 chỗ ngồi, còn loại nhỏ thì vài chục chỗ. Các

bộ môn đều có nhà thực tập, phòng thí nghiệm, văn phòng và

nơi ăn ở cho nhân viên và các thầy. Lúc mới lên, sinh viên còn

phải ở nhờ nhà dân, sau đã xây dựng từng dãy nhà tập thể cho

mỗi lớp và cho riêng nam, nữ. Mọi chỗ, gồm bếp, nhà ở, nhà

thực tập và lớp học... đều có đủ hầm hào; do vậy đến nay chưa

ai tính nổi số hầm hào đã được sinh viên đào, đắp, và tu sửa

hàng năm. Các lớp của năm học sau còn tiếp tục công việc xây

dựng, đến cuối năm 1966, đã hoàn thành 343 “công trình” với

22.526 m2 diện tích sử dụng. Những nhà làm sau đều đẹp hơn,

chắc chắn hơn. Như vậy, đến 1966 đã hoàn tất việc xây dựng;

sinh viên các khóa sau chỉ việc “hưởng” di sản do đàn anh để

lại và chỉ bỏ sức tu sửa nó.

Nước dùng trong sinh hoạt rất sẵn vì ở vùng núi hầu như

chỉ khoét sâu chút ít xuống đất là có giếng, nước rất trong

(giặt được cả quần áo trắng). Nhiều lớp có sáng kiến làm

giếng ngay trong nhà tắm, có thể ngồi mà múc dễ dàng, được

các bạn nữ rất hoan nghênh. Chất đốt chưa thành vấn đề vì

sinh viên tự đi kiếm củi với mức quy định cho mỗi đầu người

là 50kg/tháng. Những người quen lao động chân tay chỉ dành

ra vài giờ là nộp đủ số củi quy định, lại còn tương trợ được

các bạn nữ. Ngày đó rừng còn chưa bị chặt phá tàn hại tới

mức báo động như bây giờ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 286: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

281

Việc chuyển Nhà trường lên "định cư" tại khu sơ tán với

quy mô lớn thực sự là một công tác to lớn, nặng nhọc và đột

xuất, kéo dài nhiều tháng, với phương tiện chuyên chở từ Hà

Nội lên (đường xa 120 km) cho tất cả các khu vực mà chỉ

gồm có hai chiếc xe tải Gaz 53 ("Molotova") với sức chở mỗi

chiếc khoảng 4 tấn.

Những người lái là các ông Hoàng Minh (đã mất) và

Nguyễn Ngọc Sinh (người trở thành kỳ cựu nhất trong tổ lái xe

còn làm việc đến cuối năm 2000). Gì chứ lái xe ban đêm thì họ

đã quá quen thuộc; nhưng để đi quãng đường từ Hà Nội lên địa

điểm sơ tán thì họ mất gấp đôi hay gấp 3 thời gian so với bây

giờ, vì đường và xe đều rất xấu.

Những trang, thiết bị của các bộ môn, ngoài đồ gỗ, chủ

yếu gồm dụng cụ thủy tinh và máy móc nhỏ, đã được chuyển

lên đầy đủ. Có một thứ không thể thiếu ở nơi sơ tán, đồng

thời cần bảo vệ tránh bom đạn là hàng vạn cuốn sách, báo y

học đã được mang theo cho kỳ hết, được phân loại và xếp

ngay ngắn vào các giá trong hai căn nhà sàn, và luôn luôn

phải lo đề phòng hai kẻ thù nguy hiểm trước mắt là mối và

lửa. Chế độ cho mượn sách tương đối dễ dàng vì không có

chỗ cho mọi người ngồi đọc tại chỗ.

Có một loại học cụ buộc phải có, nhưng lại "cấm mọi

người ngoài trường không ai được biết” ở bất cứ nơi sơ tán

nào của trường. Đó là những bộ xương người của bộ môn

Giải phẫu. Nếu đồng bào trong xóm phát hiện được thì khó bề

yên ổn.

Nặng nề nhất là những cỗ máy phát điện cổ lỗ hồi đó

(càng cồng kềnh bao nhiêu thì công suất càng thấp đi bấy

@copyright Hanoi Medical University

Page 287: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

282

nhiêu), nhưng rất đắc dụng trong phục vụ cho sinh hoạt hoặc

cho hoạt động của một số bộ môn.

Việc tiếp tế hàng tháng cho hàng ngàn con người, không

phải chỉ có ăn, ở, mà còn làm việc, học tập là mối lo toan

thường trực của các phòng hậu cần. Gạo còn có thể mua ở

kho Đu, nhưng bột mỳ và các nhu yếu phẩm khác đều phải

chuyển từ dưới xuôi lên. Tem phiếu mua hàng của sinh viên

thì tập trung vào phòng Quản trị; tiêu chuẩn giấy viết thì

phòng Giáo tài phải lo mua cho các “em”.

Khẩu hiệu của Trường: “Tất cả vì sinh viên thân yêu”

khiến dần dần sinh viên được gọi là “em” từ lúc nào không hay.

Những chuyến hàng lương thực, thực phẩm, dụng cụ, hóa chất,

súc vật thí nghiệm cùng thức ăn nuôi chúng và "một trăm thứ bà

dằn" mua theo tem phiếu hàng tháng của sinh viên và cán bộ

gặp khi đường trơn, xe không leo nổi "Dốc Cọ" bất hủ thì anh

chị em phòng Quản trị đành ghé vai khiêng vác. Mùa Xuân tuy

mưa lầy nhưng xe còn cố vào được tận nơi, dẫu không tránh

khỏi phải dùng sức người qua những đoạn đường mệnh danh

“cơ giới thua đi bộ”. Nhưng mùa lũ thì khu sơ tán hầu như bị

cách ly với thế giới bên ngoài. Dốc Ao Dài xe leo ỳ ạch, cứ như

người hen bị đứt hơi. Vậy mà mùa lũ năm 1968, ở tận trên đỉnh

dốc Ao Dài nước còn ngập đầu người, sinh viên nam nữ các lớp

phải rồng rắn men theo sườn đồi ra Đu vác bột mỳ với mức

10kg mỗi đầu người. Vậy mà, có tổ lúc về bị lũ cuốn, đành bỏ

mỳ để chạy thoát thân.

Sau để cải thiện sinh hoạt và phần nào đỡ khó khăn về

vận chuyển, Nhà trường đã xây lò bánh mỳ với công suất

khoảng 2.000 chiếc/ngày, chấm dứt món bánh bao "nắp hầm"

rắn đặc và cứng gần như ổi xanh. Món “đặc sản” này của các

bếp ăn sinh viên mà chính sinh viên cũng khó nhằn nổi.

@copyright Hanoi Medical University

Page 288: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

283

Bột mỳ nhào nước, nắm lại hình khum khum như chiếc

nắp của hầm trú ẩn cá nhân rồi đem hấp cho chín: ăn rất cứng;

sinh viên nói đùa là nếu “địch” lên đến đây thì dùng nó để

ném thay lựu đạn. Thức ăn đạm bạc, sức trẻ còn cố nuốt được,

nhưng các thầy già thì nuốt không trôi cái món nắp hầm này.

bộ môn Sinh lý học khi giảng về phản xạ “cái gì thế” đã được

sinh viên thêm thắt vào để thành “cái gì thế, ăn được không”...

nói lên mức ăn hồi đó khi chưa có lò bánh và chưa tăng gia

sản xuất để tự cải thiện.

Về sau, tại nơi sơ tán đất rộng, người thưa, sinh viên và cán

bộ có thể chăn nuôi, trồng trọt thoải mái. Các bà, các chị phòng

Quản trị có những nương sắn mà ai cũng có thể nhổ “vô tư”

luộc ăn. Bác Đôn, bộ môn Sinh lý học nuôi gà gần như thành

một trại với hàng trăm con; nhưng chẳng may gặp “mùa toi” thì

ăn vội cũng không kịp. Bác Bảng ở Ban in còn có cả "nhà ngói,

cây mít", hàng ngày đạp xe đi làm như ở Hà Nội. Thầy L. ở

Nga vừa về đã lên ngay nơi sơ tán (bộ môn Sinh lý bệnh, K3)

được sinh viên Y3 đem tặng rất nhiều thứ “cây nhà, lá vườn” tự

tăng gia được; hôm đó thầy được ăn canh rau đay - mướp, nấu

với... thịt ếch.

"Thủ đô" K5 là nơi “giao lưu văn hóa” giữa các khối. Mỗi

khi có việc lên đó là một dịp gặp nhau, nói cười hể hả, nhận

thư, nhận báo từ Hà Nội gửi lên. Mỗi khi có xe dưới xuôi lên

là nhộn nhịp người ra đón hàng, đón người.

Xe tải tất nhiên chở hàng là chính nhưng không chuyến

nào không chở cả người, có chuyến chở kỷ lục là 63 hành

khách không vé (!). Còn xe con do các ông Thuyết, ông

Thuần lái thì chở người là chính nhưng cũng không chuyến

nào không kèm hàng, kể cả hàng tươi sống (như ếch và

chuột nhắt trắng cho các bộ môn làm thí nghiệm). Các thầy

@copyright Hanoi Medical University

Page 289: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

284

lớn tuổi, như thầy Vũ Công Hòe, thì được tặng vé hạng nhất,

nghĩa là được ngồi cabin xe tải, nếu không thu xếp được xe

con chở thầy.

Có lần Thầy Hòe lên khu sơ tán đi cùng ông Phan Huy Chữ

(Bí thư Đảng ủy); sắp tới nơi thì cả hai phải xuống xe đi bộ vì

đường trơn, lầy lội. Mỗi vị được “ưu tiên” cấp một chiếc gậy

chống để đi bộ cho an toàn; nhưng không hiểu sao chỉ đi một

quãng ông Chữ đã trượt chân, chới với suýt ngã. Vốn giỏi thơ

và thâm thúy, thầy đã ứng tác tại chỗ hai câu thơ

Tay cầm chiếc gậy “chủ quan”

Chân chưa chạm đất, tay toan với trời.

Mọi người cười vui, quên cả mệt. Ông Chữ cứ gật gù khen

thơ hay và xin tiếp thu, như em tiếp thu lời răn bảo của anh

trong công tác và trên đường đời. Không ai ngờ ông mất trước

thầy Hoè tới 20 năm. Trong số Giáo sư lão thành của Trường ai

cũng biết thầy Hòe lên khu sơ tán nhiều hơn cả và luôn luôn

đem theo niềm vui dí dỏm và lạc quan cho mọi người.

Trong không khí hào hùng chung của cuộc kháng chiến

mà ai cũng biết rằng sẽ tất thắng, đời sống trên khu sơ tán với

những thanh niên trẻ măng, đầy nhiệt huyết, dù khó khăn,

thiếu thốn nhưng vẫn vui nhộn mà chẳng cần phải có những

quán nước vỉa hè như ở giữa Hà Nội bây giờ.

Đôi khi không bị ho, họ cũng cố rặn ra vài tiếng để lên trạm

y tế xin lọ xirô "bổ phế" về chấm bánh mỳ. Nếu nhận được vài

viên Terpin thì họ bỗng hết ho và xin trả lại thuốc. Và đời vẫn

cứ tươi như thường.

Ông Nguyễn Phong (cán bộ Văn phòng Đảng ủy hồi đó) đã

có sáng kiến kê chiếc bàn nhỏ trong sân nhà thầy Tảo, bày đèn

hoa kỳ, khay chén trà, điếu cày, chung quanh có ít chiếc ghế gỗ

@copyright Hanoi Medical University

Page 290: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

285

thấp. Ai đi qua, thấy vị Phó Hiệu trưởng Tảo khoác áo bông

ngồi thu lu cạnh bàn cũng liên tưởng đến ông già hàng nước ở

một góc phố nào đó của Hà Nội. Thế là tất cả sà vào và chuyện

bắt đầu nở như pháo ran, thường xoay quanh đề tài ăn uống để

đỡ thèm và đỡ nhớ Hà Nội. Thầy Tảo chỉ cười hiền lành và

rộng lượng khi nghe bọn đàn em ăn nói quá “bốc”. Cán bộ và

sinh viên Nhà trường có “phong trào” uống chè xanh chính là

bắt đầu từ xứ chè Bắc Thái.

Điều thú vị là tại khu sơ tán đã có một đám cưới, mở đầu

cho các đám cưới khác. Rất vui, rất đông, tuy rất đơn giản mà

vẫn đủ mọi thủ tục và lệ bộ cơ bản của một đám cưới. Quần áo

cô dâu chú rể thì thua quá xa hiện nay (không áo vét, tuy xơ mi

trắng bong nhưng không cravat, quần thẳng nếp là nhờ “vuốt”

kỹ (không có bàn là); cô dâu mặc quần “tây”, xơ mi màu),

nhưng mức độ vui vẻ, náo nhiệt, chân thành thì gấp mấy lần các

đám cưới tại nhà hàng hiện nay. Một trong những đám cưới đó

là của thầy Đái Duy Ban, làm ở bộ môn Hóa Sinh. Bạn cùng

khóa đặt cho thầy một cái tên rất ấn tượng, chỉ cần được nghe

một lần là nhớ mãi.

Về việc đặt tên mới (rất gần tên thực khi phát âm) thì thầy

Ninh Đức Dự cũng rất được đồng nghiệp “chiếu cố”, nhưng

người ta nhớ thầy vì ai có đồng hồ hỏng lập tức thầy chẩn đoán

ra bệnh và điều trị khỏi trong chớp mắt, trả lại cho chủ nhân

chiếc đồng hồ chạy nghiêm chỉnh (!); mặc dù nghề chính của

thầy là giảng dạy và nghiên cứu Vi sinh.

Điều kiện sân bãi cũng khá thuận lợi cho các môn bóng,

nhất là ở địa điểm được đặt tên một cách ngẫu hứng là “Bãi

bằng”, ở K1. Các giáo viên thể dục thể thao như các thầy

Hưng, Lâm, Hùng, Thường và cô Nghi hầu như lăn lộn suốt

ngày với sinh viên. Đội bóng rổ Nhà trường luôn luôn được

gửi đi thi đấu. Hồi đó đi đâu được sử dụng ô tô là quá hạnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 291: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

286

phúc, nhưng đội bóng rổ đi thi đấu lại chẳng sung sướng gì, vì

ngồi như nêm cối. Có lần xe bị phạt ở đầu cầu Long Biên,

cảnh sát trố mắt không hiểu làm thế nào mà chiếc xe con lại

có thể nhét nổi chừng nấy con người.

Phong trào văn nghệ rất sôi nổi, nhiều hội diễn được tổ

chức với lực lượng hùng hậu của sinh viên, sự góp sức của

các thầy và nhân viên. Khỏi nói mức độ say mê của sinh viên,

nhưng cán bộ, nhân viên các phòng, ban đều còn khá trẻ nên

cũng hăng không kém. Có lần, một ban đồng ca lên góp vui

với cái tên khi giới thiệu làm ngơ ngác khán giả: tốp ca Y -

Thể - Kiến - Hành - Tài - Lò (tên tắt của các đơn vị góp ca sĩ:

Phòng Y tế, bộ môn Thể dục Thể thao, ban Kiến thiết, phòng

Hành chính, phòng Tài vụ và Lò bánh mỳ).

Tổ chức mạng lưới y tế khá chu đáo vì đó là thế mạnh của

Trường. Nhiều đơn vị bạn muốn học tập nhưng rồi phải “chào

thua” vì không lấy đâu ra đội ngũ bác sĩ hùng hậu đến như

vậy. Mỗi khối có một trạm y tế do y tá phụ trách, nhưng

người khám bệnh lại là các thầy ở bộ môn luân phiên làm

nhiệm vụ. Sinh viên, cán bộ và cả nhân dân đều tin tưởng và

không quá lo lắng khi ốm đau. Bệnh xá của Trường đóng ở

gần K5, có 20 giường bệnh và có cả phòng mổ dã chiến, làm

nhiệm vụ "tuyến trên" cho các trạm. Trong năm 1968, không

kể các trường hợp ốm đau thông thường, bệnh xá đã nhận hơn

một chục trường hợp đẻ thường của nhân dân và hai trường

hợp mổ ruột thừa (do các bác sĩ Đỗ Nguyên Phương và

Nguyễn Gia Đồng làm phẫu thuật), chưa kể các tiểu phẫu.

Việc đồng bào thiểu số không đẻ ngoài vườn như tục lệ mà

tìm đến trạm xá của Trường là điều rất có ý nghĩa. Điều áy

náy là sau khi Trường rút về xuôi thì liệu trạm xá xã có làm

@copyright Hanoi Medical University

Page 292: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

287

được tốt việc này hay không. Những thực tế tương tự đã giúp

các thầy rà lại mục tiêu đào tạo cho sát hợp hơn nữa. Sức

khỏe của sinh viên và cán bộ được duy trì tốt; điều lạ là nữ

sinh viên phần nhiều còn lên cân.

Mặc dù câu nói cửa miệng của dân miền xuôi trước đó là

“lử khử, lừ khừ, chẳng ở Đại Từ thì ở Vũ Nhai” để nói lên hai

huyện thuộc Thái Nguyên và Lạng Sơn là hai cái ổ sốt rét;

vậy mà mấy năm sơ tán ở vùng núi Thái Nguyên không có

trường hợp sốt rét nào khiến mọi người càng nhớ đến công

trình tiêu diệt sốt rét trên toàn miền Bắc của thầy Đặng Văn

Ngữ. Huân chương và danh hiệu nào cho xứng với công lao

và tâm huyết của thầy họ? Lúc này, cả Trường đều tự hỏi,

thầy Ngữ thân yêu của mình nay đang ở địa danh nào và đang

làm gì trong miền Nam mênh mông khói lửa? Và ngay sau đó

càng bàng hoàng và đau đớn khi nhận được tin thầy Đặng

Văn Ngữ và thầy Phạm Ngọc Thạch đã hy sinh.

Phong trào trồng cây thuốc Nam do phòng Y tế phối hợp

với bộ môn Đông y phát động năm 1968 được các thầy thuốc

tương lai hưởng ứng sôi nổi. Mỗi lớp có một vườn thuốc Nam

và ít nhất là một bộ kim châm cứu. Thời kỳ ở Bắc Thái, thuốc

Nam và châm cứu có tác dụng khá tốt, kể cả về mặt dân vận.

Hầu như lớp nào cũng có vài “thầy lang sinh viên” - cả nam

và nữ, luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ bà con địa phương trong

điều trị những bệnh thông thường. Chẳng hiểu đâu là tác dụng

thật sự của châm cứu, đâu là tác dụng tâm lý, nhưng bà con

thì rất tín nhiệm các “thầy lang” và các “cô lang”, vừa trẻ đẹp,

lại vừa “mát tay”.

Có cả một số sinh viên Lào theo học. Họ được tổ chức

thành một tổ, bên cạnh các tổ người Việt vì họ hòa nhập rất

@copyright Hanoi Medical University

Page 293: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

288

tốt, cả về ngôn ngữ, cách sinh hoạt. Ngày tết cổ truyền của họ,

họ tưới nước cho mọi người khó ai chạy trốn nổi. Có thầy cô

bị tưới nước ướt như chuột lụt, nhưng đó sẽ là người may

mắn nhất trong năm. Lại có một nhóm 6 y sĩ Lào bổ túc lên

bác sĩ, được xếp học chung với lớp chuyên tu người Việt. Các

bạn Lào cũng lấy tên, họ Việt Nam để gọi cho thân thiết và

hòa đồng; nhưng nếu gọi họ bằng tên Lào thì họ càng thích

thú: Vy - Lay - Văn, Xom Chay, Bun - tơm, Bun Um... Chính

số các bạn Lào này đã đem lại cho các tối hội diễn những tiết

mục đặc sắc và bất ngờ nhất.

Hội diễn còn có sự tham gia của lớp H. Đó là lớp các sinh

viên dân tộc ít người. Lần đầu các thầy và sinh viên được biết

thế nào là tiếng khèn, tiếng đàn môi... Anh chị em sinh viên

Campuchia cũng được xếp vào lớp H này và cũng tham gia

biểu diễn, mặc dù họ chưa thạo tiếng Việt lắm. Sau này, khi

về nước hình như số phận của họ khá bi thảm dưới bàn tay sát

nhân của Pôn Pốt, nhưng tin tức cụ thể về họ thì không ai rõ.

Một số nhà báo nước ngoài có dịp đi thăm "Trường đại học

trong rừng" này đã thích thú khi bắt gặp những cái chòi xinh

xắn và cheo leo ở trên 5, 7 cây to, với vài thanh niên da nâu

nâu, tóc hơi xoăn, ngồi đọc sách. Đó là sinh viên dân tộc ít

người, được tập trung riêng thành lớp H để tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho họ trong học tập (năm học 1967 - 1968 có tới 8 lớp

Y2, đánh số A, B, C, D, E, F, H, K, mỗi lớp khoảng 100 người.

Sau này, một số vào công tác ở Tây Nguyên đã là Chủ tịch tỉnh

hay Bí thư tỉnh ủy. Gần đây, Đài Tiếng nói Việt Nam trong

phóng sự về thủy điện Yali có nói tới bác sĩ Sô Lây Tăng ở thị

xã Pleiku. Đó là một cựu sinh viên của lớp H, nay là Bí thư tỉnh

ủy. Sinh viên lớp K rất dễ nhận ra bởi bộ đồng phục có chiếc áo

bông màu xám, hoặc xanh tím: đó là lớp đã học năm thứ nhất

@copyright Hanoi Medical University

Page 294: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

289

tại Trung Quốc, sau về tập trung vào lớp Y2K, khi lên tới Y3 thì

hòa chung vào các lớp khác.

Học tập ở nơi sơ tán

Việc học tập nhanh chóng đi vào nề nếp. Năm học đầu

tiên ở nơi sơ tán khai giảng muộn mất hơn 2 tháng vẫn được

đánh giá là thành công vì sự nỗ lực cao độ của thầy trò và

nhân viên toàn trường trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất

tại chỗ và vận chuyển trang thiết bị từ Hà Nội lên.

Rõ ràng, chương trình các môn lý thuyết phải tinh giản

bớt cho phù hợp với quỹ thời gian còn lại; nhưng phần nào có

thể tinh giản thì phải do cả tập thể các thầy trong mỗi bộ môn

quyết định. Bù lại, sinh viên khá đủ sách giáo khoa (nghĩa là

vài người chung nhau một cuốn). Họ nghe giảng và cố ghi

chép tại lớp; về nhà đối chiếu với sách để bổ sung bài cho đủ.

Những người học giỏi chưa thỏa mãn với sách thì đến hỏi

thêm thầy. Thì ra, ở nơi sơ tán quan hệ thầy trò rất gần gũi,

việc gặp thầy rất dễ dàng so với khi còn ở Hà Nội, tội gì

chẳng tranh thủ. Mặt khác, các thầy trẻ cũng thường xuyên

xuống các lớp sinh viên với nhiệm vụ là “bám sát” và giải đáp

thắc mắc bài học. Nhưng bên cạnh những sinh viên rất giỏi,

thì nhiều sinh viên “đánh vật” với bài ghi ở lớp không xong.

Điều này nói lên trình độ sinh viên trong một lớp cũng rất

chênh lệch nhau. Mỗi lần lên lớp, thầy đứng trước 100 sinh

viên say sưa thuyết trình bài giảng, với phương tiện chỉ có

phấn, bảng. Sinh viên nhận ra rất nhanh thầy nào giảng “dở”,

thầy nào giảng “hay”. Giảng “hay” tức là trình bày sáng sủa,

mạch lạc, nhưng chủ yếu là nhiều thông tin, nhiều điều bổ

ích, thiết thực.

@copyright Hanoi Medical University

Page 295: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

290

Thầy V. Khi giảng về cơ chế tác dụng của thuốc cứ như

đọc lại từng chữ bài đã in ở sách (sinh viên gọi là “đọc chính

tả”); làm thế, quả là rất thích hợp với lớp H (lớp sinh viên người

dân tộc), nhưng với các lớp khác thì sinh viên lại chán và họ tìm

cách “lỉnh” khỏi lớp vào thời gian nghỉ giữa buổi.

Đoàn Thanh niên rất hay tổ chức các buổi nói chuyện

khoa học, mời các thầy làm diễn giả. Số sinh viên đến dự rất

đông: ngoài nguyên nhân chính là lòng ham mê, đề tài hấp

dẫn và bổ ích; còn nguyên nhân phụ là ở nơi sơ tán có ngồi

nhà với ngọn đèn dầu hỏa leo lét thì cũng buồn, trong khi ở

hội trường có đèn măng - sông, đèn điện, có hát hò trong giờ

giải lao.

Các buổi thực tập với dụng cụ thí nghiệm, súc vật, hóa

chất... Không thua khi còn ở Hà Nội. Tuy nhiên, khi chiến

tranh càng ác liệt thì các buổi thực tập càng đơn sơ hơn; mặc

dù sự nỗ lực của khối hậu cần bao giờ cũng hết sức đáng biểu

dương. Bộ môn Sinh lý bệnh có lần thầy đang trình diễn thí

nghiệm gây sốc chấn thương trên chó (phục vụ thời chiến)

bằng cách đập vồ liên hồi vào đùi con vật bị trói ngửa trên

bàn. Chó đang kêu la ầm ĩ bỗng im bặt. Thì ra nó chết do đói

khát và mất sức trong những ngày bị vận chuyển từ Hà Nội

lên, không sao gượng nổi để hợp tác với thầy cho đến đầu đến

đũa. Hôm đó, không có chó thay thế, hoặc giờ học đã quá

muộn, thầy đành “nói” thí nghiệm (thay cho làm thí nghiệm).

Những trường hợp như vậy không quá hiếm ở mọi bộ môn;

và có một từ ai cũng biết để gọi hiện tượng này: giờ thực tập

“chay”. Nhưng “chay” còn hơn là cho sinh viên về sớm.

Khoá ra trường năm 1965 và 1966 được giữ lại trường rất

đông, đã trở thành chủ lực trong việc giảng các bài thực tập

@copyright Hanoi Medical University

Page 296: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

291

cho sinh viên Y1, Y2, Y3 ở khu sơ tán. Khi họ bước lên bục

giảng lần đầu, “thâm niên” công tác của họ mới vẻn vẹn có

vài tháng để “kinh qua” khuân vác dụng cụ, đào hầm, làm

lán... nên khi đứng lên bục giảng lần đầu khó tránh khỏi lúng

túng. Nhưng đa số thích nghi và trưởng thành rất nhanh. Việc

giữ họ lại trường dựa vào “chất lượng toàn diện”, do vậy lực

lượng này có nhiều người đã từng ở bộ đội, y tá, hộ sĩ, nhân

viên... trước khi vào Trường Y, nên đã phát huy sở trường rất

tốt trong hoàn cảnh sơ tán cần khắc phục vô số khó khăn

trong điều kiện thời chiến (chỉ huy làm lán, đào hầm, tổ chức

tăng gia, ổn định cuộc sống...); nhưng lại gặp nhiều khó khăn

khi cần đi sâu vào chuyên môn vì tuổi không còn trẻ nữa.

Khóa 1966 có khá hơn rõ rệt, vì trẻ hơn.

Khóa này vào trường năm 1961 có khoảng hơn 300 sinh

viên với ba đặc điểm chính: thứ nhất hơn một nửa khóa là học

sinh miền Nam, hoặc cán bộ đi học và nhiều người có trình độ

phổ thông bằng các lớp học bổ túc công nông (một năm hai đến

ba lớp). Thứ hai ngay khi vào học, khóa này được công bố đây

là khóa đào tạo cấp tốc phục vụ cho chiến trường nên chương

trình rút ngắn, bỏ bớt các môn cơ bản, nặng về học thực hành và

đến bệnh viện thực tập ngay từ ngày đầu mới nhập trường. Thứ

ba là sau khi học xong ba năm đầu, khóa được chia làm hai loại:

hơn một phần ba số sinh viên được chọn đi chiến trường miền

Nam học thêm một năm và lên đường (Trịnh Bình, Phương

Liên, Phương Dung...); số còn lại học hết năm thứ 5 thì một nửa

vào quân đội và một nửa học tiếp chuyên khoa hoặc đa khoa

đồng thời được bổ sung một số môn cơ bản như Hóa vô cơ,

Hóa hữu cơ vào năm thứ năm và tốt nghiệp vào tháng 12 năm

1966. Khóa này được giữ lại trường khá đông và sau này họ trở

thành những cán bộ chủ chốt của các bộ môn như Phan Thị Thu

Anh, Phạm Thị Thu Hồ, Phạm Thị Minh Đức, Phạm Khánh

@copyright Hanoi Medical University

Page 297: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

292

Hòa, Nguyễn Xuân Nghiên, Nguyễn Thị Hảo, Ma Thị Huế,

Nguyễn Minh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Sơn...).

Dù sơ tán, môn ngoại ngữ vẫn được học, nhằm đảm bảo

cho sinh viên khả năng “tự học vươn lên” và đây là điều tự

hào của Trường khi nêu thành tích của ta với các đoàn quốc tế

đến tham quan, ý nói: “dù trước mắt khó khăn mọi bề nhưng

Trường Y vẫn không quên lo cho tương lai”. Tuy vậy kết quả

học ngoại ngữ của sinh viên nhìn chung không mấy khả quan.

Sinh viên vào trường chưa có chút vốn liếng ngoại ngữ nào

từ bậc phổ thông, mà số giờ ngoại ngữ quy định ở đại học lại rất

hạn chế (lại còn bị cắt xén theo tình hình chung, giống như các

môn học khác) nên kết quả học tập còn quá xa mới đạt mức

mong muốn. Một số sinh viên đạt được kết quả rất đáng khen

về ngoại ngữ, nhưng chỉ là con số rất ít. Theo điều tra, họ là học

sinh có năng lực cao nên không phải dành quá nhiều thời gian

cho các môn y học; ngoài ra, do họ đã có chút vốn ngoại ngữ từ

trước, nên nay càng nỗ lực, lại được thầy cô khuyến khích. Trái

lại, đa số học ngoại ngữ đã “trả hết chữ nghĩa cho thầy” khi

không học tiếp nữa. Ai nhìn thấy sinh viên dân tộc vã mồ hôi

ngồi “đánh vần” tiếng Nga ở bờ suối mới thấy thương họ biết

dường nào. Thì ra, có người nói tiếng Kinh chưa thạo, bất cứ từ

Mô học, Vi sinh hay Dược lý nào đối với họ cũng là... ngoại

ngữ, nay lại phải học thêm Nga văn.

Những năm sơ tán, các trường đại học thiếu nguồn tuyển

sinh. Số học sinh học hết cấp III chưa nhiều, lại vào quân đội

một số lớn, do vậy nhiều năm số xin vào trường thấp hơn số

định tuyển. Hồi đó, chẳng trường đại học nào là không mở rộng

đào tạo. Trường Y, năm học 1967 - 1968 có tới 8 lớp Y2, đánh

số A, B, C, D, E, F, H, K, mỗi lớp khoảng 100 người. Chất

lượng “đầu vào” thấp. Có người không sao học nổi Giải phẫu,

@copyright Hanoi Medical University

Page 298: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

293

Sinh lý... với quỹ thời gian hạn hẹp của mình thì lại phải chia sẻ

cho môn ngoại ngữ để sau này có “chiếc chìa khóa vàng mở cửa

vào lâu đài khoa học”.

Có thầy đã đề nghị: miễn ngoại ngữ cho số sinh viên kém

để họ có thể học tốt các môn khác nhưng chẳng ai nghe, vì đây

là quy định có tính pháp lệnh do Bộ Đại học ban hành.

Các kỳ thi hết môn được tổ chức đúng như quy định. Về

hình thức thi, tất cả đều là vấn đáp, vì sự gọn nhẹ của nó.

Dùng vấn đáp, thầy có thể hỏi kỹ để kiểm tra sự hiểu biết thấu

đáo hay hời hợt của thí sinh, căn vặn những chỗ còn nghi ngờ

để yên tâm trước khi cho điểm. Tuy nhiên, do giao tiếp trực

diện nên thầy cũng dễ “thông cảm” khi họ tỏ ra đau khổ và

vật nài thầy châm chước. Đây là một trong những nguyên

nhân khiến sự phân bố điểm thi ở trường này không theo quy

luật Gauss.

Với trình độ sinh viên khi vào trường đã quá chênh lệch,

học sinh trình độ dưới trung bình cũng được tuyển hết vào

trường do giai đoạn này không phải thi, điều kiện để dạy tốt và

học tốt quá thiếu, số thời gian học bị chia sẻ cho nhiều việc phải

làm, ta có thể đoán chắc chất lượng học tập phải giảm sút - mà

sự nỗ lực cao độ của cả thầy và trò chỉ bù đắp được một phần.

Tuy nhiên, căn cứ vào điểm thi hết môn, với tỷ lệ “khá,

giỏi” rất cao thì “chất lượng học tập thời chiến lại cao hơn

thời bình”. Kết luận này được lặp đi lặp lại vài năm sau đó,

mặc dù đa số thầy “chép miệng, lắc đầu”.

Nhưng đến năm 1968, khi bản báo cáo gửi lên Ban Thi

đua Trung ương đã bị đồng chí Trưởng ban Nguyễn Văn Tạo

chất vấn: dùng phép thần nào mà được kết quả như vậy? Từ

đó, bắt đầu có sự chính thức thừa nhận chất lượng đang giảm

@copyright Hanoi Medical University

Page 299: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

294

sút. Ông Phan Huy Chữ đã dùng hình tượng “mùa màng có

thất bát”, vì trước đó ông ví thi cử như “thầy trò cùng đi thu

hoạch vụ mùa”. Và cũng từ đó đến nay, chất lượng luôn luôn

được nhắc tới, nhưng chưa khi nào được các thầy vừa ý. Tất

nhiên, bao giờ cũng vẫn có những sinh viên thật sự giỏi,

nhưng tỷ lệ không cao như ở các báo cáo thành tích thi đua

hồi trường sơ tán.

Sở dĩ sinh viên đạt điểm “khá, giỏi” chiếm tỷ lệ rất cao là

do: 1) Các thầy không nỡ mạnh tay với những sinh viên là cán

bộ đi học hoặc cử tuyển; 2) Một số thầy khi còn là sinh viên đã

học hành quá chật vật, nay được làm thầy thì “thông cảm” với

trò; 3) Thật sự, sinh viên rất cố gắng trong hoàn cảnh quá gian

khổ, thiếu thốn, nên các thầy cũng “thương” mà chiếu cố.

Để kết luận, phải nói rằng kết quả học tập trong những

năm sơ tán là do sự cố gắng cao độ của cả thầy, trò và sự

phục vụ hết lòng của khối hậu cần. Nhờ vậy lẽ ra chất lượng

còn giảm hơn nữa, nhưng đã níu kéo lại được ở mức có thể

chấp nhận.

Về xuôi

Cuối năm học 1968 - 1969, sau khi Mỹ giới hạn ném bom

miền Bắc, Nhà trường quyết định chuyển về xuôi. Việc chuẩn

bị của các đơn vị đang còn lề mề, vì quyến luyến và vì “kềnh

càng” đồ ăn thức đựng... thì mùa hè 1969, một cơn lốc đã phá

sập hầu như toàn bộ nhà cửa tại các khối. Thế là khỏi cần phải

thúc giục, mọi người đều khẩn trương thu xếp.

Những cán bộ ăn cơm tập thể thì chẳng có gì cần bàn, chỉ

chiếc ba lô lên vai là xong, gọn nhẹ; nhưng số có gia đình,

con cái là cả một cuộc di chuyển lớn, thậm chí có người định

@copyright Hanoi Medical University

Page 300: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

295

ở lại vĩnh viễn, không về. Các phòng, ban thì lo vận chuyển

nguyên, vật liệu để tiếp tục xây dựng cơ sở mới ở dưới xuôi.

Thông báo đã nói rõ: chỉ về “gần” Hà Nội, chứ không phải về

“hẳn” Hà Nội.

Toàn khu sơ tán đã nhổ neo rời Phú Lương, về xuôi.

Hai khối Y1 và Y2 không về Hà Nội, vì chưa có chỗ nên

họ về tiếp quản những cơ sở của Viện Quân y 103 nhượng lại

thuộc hai xã Cao Viên và Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà

Tây, chỉ cách Hà Nội 20 km. Khối Y3 về xã Ninh Sở, huyện

Thường Tín và khối K4 gồm các lớp chuyên tu, hàm thụ về một

làng thuộc huyện Đan Phượng, gần cầu Phùng trên đường Hà

Nội - Sơn Tây. Giữa Hà Nội và Phùng, từ ngã tư Nhổn vào, còn

có cơ sở ở xã Tây Tựu của một vài bộ môn, nhưng chủ yếu

dành làm địa điểm đón tiếp các khóa sinh viên mới tuyển để giữ

bí mật, an toàn cho cơ sở chính.

Lại sơ tán

Mùa xuân năm 1972, sau một thời gian ngừng 4 năm,

không quân Mỹ trở lại đánh phá miền Bắc, ác liệt nhất là Hải

Phòng, Hà Nội, vì vậy từ tháng 6/1972, một bộ phận của

trường lại phải ngược lên huyện Thanh Thủy, tỉnh Vĩnh Phú,

nay là Phú Thọ. Lần sơ tán này có tính chất tạm thời hơn nên

chỉ xây dựng rất ít, chủ yếu là ở nhờ nhà dân. Cho tới sau khi

Hiệp định Paris ký kết được vài tháng, tới giữa năm 1973

trường mới dần dần chuyển hẳn về Hà Nội, kết thúc một thời

gian sơ tán cũng dài gần bằng thời gian sơ tán của Nhà trường

trong kháng chiến chống Pháp.

Nửa thế kỷ nữa nếu ai viết lại lịch sử trường thì những điều

mô tả dài dòng trên sẽ được thay bằng câu ngắn gọn (đại khái

@copyright Hanoi Medical University

Page 301: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

296

như): Trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân,

thầy trò Trường Y Hà Nội sơ tán lên một địa điểm ở Thái

Nguyên (1965 - 1969), tuy gian khổ, nhưng đã tổ chức cuộc

sống an toàn, lạc quan và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tuy nhiên, về truyền thống thì trường sẽ nhớ mãi các xã ở

Phú Lương đã cưu mang hàng nghìn thầy trò trong 4 năm chống

Mỹ, coi đó như “Chiêm Hóa thứ hai” của mình, với biết bao kỷ

niệm thân thiết và biết ơn. Từ năm 1994 đến nay, nhiều đoàn

các vị lãnh đạo mới của trường, thuở nào còn là sinh viên làm

lán và đào hầm ở “Chiêm Hóa thứ hai”, đã về thăm lại nơi xưa

chốn cũ đã xây dựng trạm xá, công trình vệ sinh, tặng bàn ghế

cho Trường tiểu học, Trường cấp III và quần áo cho các cháu...

Có thể tin rằng các thế hệ sau của trường dù chưa hề bước chân

tới Phú Lương vẫn không quên Phú Lương - như đã không quên

Chiêm Hóa.

Phân tán

Như trên đã nói, trong khi các lớp thuộc hai năm rưỡi đầu

đi sơ tán thì các lớp trên, từ nửa năm Y3 đến hết năm Y6,

được chia làm hai bộ phận: ở Hà Nội và các tỉnh lân cận,

nhưng tất cả đều phải phân tán.

Số sinh viên các lớp cao, do đã có năng lực phục vụ, nên

không đi sơ tán, nhưng cũng không tập trung tất cả ở Hà Nội

mà phân tán trong Hà Nội và xa Hà Nội (tới Thanh Hóa); nhằm

các mục đích sau; 1) Tránh thiệt hại lớn khi bị đánh phá; 2) Có

thể tham gia công tác cấp cứu trên phạm vi địa dư rộng (ứng

cứu tại chỗ); 3) Vẫn học tập được theo chương trình định sẵn và

thi lên lớp, thi tốt nghiệp đúng niên hạn. Còn nhớ, thời chống

Pháp, có sinh viên vào trường 1945, đến 1955 mới có điều kiện

thi tốt nghiệp, tính ra đã có 11 năm mang danh hiệu sinh viên,

quá niên hạn tới 5 năm.

@copyright Hanoi Medical University

Page 302: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

297

Địa bàn phân tán

Một phần nhỏ sinh viên ở lại Hà Nội, được gửi học tại các

bệnh viện lớn, như Bạch Mai, Việt Đức và các bệnh viện nhỏ,

như Xanh Pôn, Bích Câu, Mai Hương... Số lượng sinh viên ở

mỗi bệnh viện chỉ một hay hai tổ (thay vì 5 - 10 tổ trong thời

bình). Không thể để bệnh viện “trống” sinh viên, vì ngoài

nhiệm vụ học tập, họ còn nhiệm vụ vừa phục vụ bệnh nhân

thường ngày, vừa sẵn sàng phục vụ cấp cứu phòng không khi

xảy ra sự việc. Với số lượng nhỏ và luôn luôn sẵn sàng,

những sinh viên này có thể nhanh chóng sơ tán khỏi Hà Nội

khi cần thiết.

Một phần đông hơn đã phân tán đến học chủ yếu tại

những bệnh viện huyện đã được Trường lựa chọn theo các

tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của học tập: vị trí, nguồn

bệnh nhân, trang bị, nơi ăn ở... Tiêu chuẩn đặt ra là 1) Các

bệnh viện đó không quá xa nhau (tốt nhất là theo các tuyến

đường liền, không cách sông, cách cầu), để sinh viên khi cần

luân chuyển địa điểm học tập thì đi lại dễ dàng; và 2) Việc

tiếp tế lương thực, thực phẩm thường kỳ không quá khó khăn,

cách trở, trong điều kiện địch đánh phá. Ai cũng nhớ rằng

toàn bộ sinh viên thời chống Mỹ được nhà nước nuôi ăn học.

Sau khi Trường sơ tán và phân tán được hơn một năm,

ngày 14 tháng 12 năm 1966, ký túc xá Khương Thượng bị

máy bay Mỹ bắn phá; hậu quả là ba giảng đường một tầng bị

sập mái, nhà ở 4 tầng bị vỡ kính, 45 gian nhà lá của cán bộ,

nhân viên bị hư hại. May không có thiệt hại về người. Do đó,

sinh viên đang ở đây phải đến ở nhờ ký túc xá Kim Mã của

Trường Cán bộ Y tế và cả ở một số trụ sở bộ môn đang “đóng

@copyright Hanoi Medical University

Page 303: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

298

cửa” (vì người đã đi sơ tán), như Viện Giải phẫu, 5 Quang

Trung và cả 13 Lê Thánh Tông.

Tính đến ngày 1/6/1968, số sinh viên ở lại Hà Nội là 586

người (Khương Thượng 275, Kim Mã 150, số còn lại ở các

nhà tư, còn số ở tạm các bộ môn đã rút hết, trả lại trụ sở cho

bộ môn), số phân tán đi các địa phương (bệnh viện các huyện)

là 1.254 người.

Tại các nơi phân tán ở huyện, ban đầu vì bản thân các

thầy cô cũng có con cái, gia đình đi sơ tán, nên chỉ thay nhau

đến giảng theo bài được phân công, rồi rút ngay. Cách này

thầy cô cũng khổ, vì giống như đi lưu động. Sau một thời

gian, phương thức phổ biến được áp dụng là một thầy, hoặc

một cô, thu xếp được gia đình, gửi gắm con cái, đến phụ trách

toàn bộ đợt thực tập của một tổ, thường kéo dài 1 - 2 tháng,

đảm nhận giảng toàn bộ phần lý thuyết và hướng dẫn thực

hành, kể cả thi kết thúc môn học cho một tổ sinh viên ở một

bệnh viện huyện nào đó. Ngoài ra, vì có điều kiện ở lâu nên

thầy hoặc cô còn tự nguyện lo luôn cả việc quản lý toàn diện

sinh viên trong tổ, thay mặt Nhà trường liên hệ với cơ sở đến

thực tập và cả với địa phương nơi ở. Tại hầu hết các cơ sở

thực tập, thầy trò đều gặp thuận lợi vì họ đều năng nổ, ngoài

việc chăm nom bệnh nhân, trực đêm, sẵn sàng tham gia cấp

cứu khi địch oanh tạc, còn đóng góp công sức xây dựng cơ sở

về mặt tổ chức, quản lý, giúp đỡ về kỹ thuật, về thiết bị phòng

xét nghiệm, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, coi cơ sở như nhà

của mình. Như vậy, địa phương thực tế được tăng cường lực

lượng kỹ thuật để mở rộng diện phục vụ, hạn chế việc chuyển

tuyến trên. Đáp lại những cố gắng thiện chí ấy, các cơ sở sẵn

sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi về ăn ở, học tập, công tác

@copyright Hanoi Medical University

Page 304: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

299

cho cán bộ và sinh viên nên thầy trò lại có thêm điều kiện

nâng cao chất lượng dạy và học.

Để có thể giảng toàn bộ lý thuyết, hướng dẫn lâm sàng, và

làm các công việc kết hợp với địa phương, rõ ràng các thầy cô

phải tự trau dồi cho đủ khả năng làm các việc đó. Thâm niên

giảng dạy của họ cũng không thể quá mỏng. Các thầy ra trường

1960 (và xung quanh khóa này) là lực lượng chủ yếu đảm

nhiệm công việc này, được sinh viên rất quý trọng và biết ơn.

Một chi tiết đáng nói: nhiều thầy đang dạy sinh viên lúc đó là

“thầy cũ” của lãnh đạo y tế huyện, nên mối quan hệ bước đầu

đã rất tốt đẹp.

Theo phương thức trên, vào những năm 1969, 1970 Nhà

trường đã đưa trên 2.000 sinh viên về hơn 50 địa điểm; ngoài

các địa điểm của hai thành phố (Hà Nội, Hải Phòng), còn rất

nhiều địa điểm thuộc 5 tỉnh: Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà,

Ninh Bình và Thanh Hóa.

Những nơi gần nhất, ngoài các bệnh viện lớn nội thành, là

các bệnh viện huyện thuộc Hà Nội (như Gia Lâm, Từ Liêm,

Thanh Trì), hoặc thuộc Hà Tây (như Đan Phượng, Hoài Đức)...

Còn phần lớn trải suốt các tỉnh nói trên: Thanh Hóa (có Hoằng

Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, là những huyện có phong trào y tế

loại khá), Nam Hà (có Kim Bảng, Lý Nhân, Duy Tiên, Bình

Lục, Bệnh viện Nam Hà II ở Phủ Lý), Ninh Bình (có Kim Sơn,

Gia Viễn, Gia Khánh, Nho Quan...), Hà Tây (ngoài những

huyện gần nói trên, còn có các huyện xa hơn như Phú Xuyên,

Ứng Hòa, Mỹ Đức, Bệnh viện thị xã Sơn Tây sơ tán về Mía),

Hải Hưng (có Tứ Lộc, Yên Mỹ, Văn Giang, kể cả bệnh viện

tỉnh hoặc thị xã ở nơi sơ tán như Bệnh viện Dâu). Cố nhiên, rất

nhiều bệnh viện huyện không ở vị trí cũ của nó mà cũng đi sơ

tán: thầy và sinh viên phải đến đó.

@copyright Hanoi Medical University

Page 305: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

300

Riêng Hải Phòng từ lâu vẫn là một cơ sở rất tốt cho học

tập, được đánh giá gần tương đương với Hà Nội, lại dung nạp

được nhiều sinh viên. Ở nội thành, ngoài Bệnh viện Việt -

Tiệp là chủ yếu, còn các Bệnh viện Phụ sản, Nhi, các bệnh

viện khu phố như Lê Chân, Hồng Bàng... nên Nhà trường tổ

chức hẳn một ký túc xá cho sinh viên Y4, Y6 xuống thực tập,

lúc đầu còn ở nhờ ký túc xá Trường Trung học y tế, sau mua

hẳn một dãy nhà lắp ghép ở khu Đồng Bớp (hiện nay đã xây

dựng thành Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng). Các huyện

ngoại thành của Hải Phòng như Kiến An, Thủy Nguyên, An

Hải, Đồ Sơn... Cũng đã từng có sinh viên đến học tập.

@copyright Hanoi Medical University

Page 306: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

301

Lễ chào cờ tại Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XI

Từ trái: Đồng chí Phan Huy Chữ, GS. Hồ Đắc Di (khách mời)

@copyright Hanoi Medical University

Page 307: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

302

Cán bộ lãnh đạo Đại học Y - Dược khoa Xuân, 1960

Từ trái hàng đầu: GS. Trương Công Quyền, GS. Hồ Đắc Di, bà

và ông Mai Văn Bộ, ông Phan Huy Chữ, ông Phong.

Hàng thứ hai: GS. Đặng Văn Chung, ông Thẩm Trọng Tảo,

BS. Nguyễn Trinh Cơ.

Hàng thứ ba: Ông Lê Thanh Phong, BS. Nguyễn Quang Đạt.

@copyright Hanoi Medical University

Page 308: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

303

Lãnh đạo Nhà trường và các bộ môn tại khu sơ tán

chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Thái Nguyên, năm 1967

Từ trái, thứ hai: GS. Hồ Đắc Di, BS. Võ Thế Quang, BS. Đỗ

Dương Thái; thứ bảy: BS. Nguyễn Trinh Cơ.

Từ phải, thứ hai: Ông Phan Huy Chữ,

thứ bảy: BS. Đỗ Nguyên Phương.

@copyright Hanoi Medical University

Page 309: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

304

GS. Hồ Đắc Di tiễn các bác sĩ trẻ gia nhập bộ đội

@copyright Hanoi Medical University

Page 310: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

305

Các giảng viên của trường công tác

tại chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Từ phải sang trái: BS. Đỗ Đình Hồ, BS. Phạm Hoàng Thế,

BS. Võ Thế Quang, BS. Đao Đình Đức, BS. Ngô Như Hòa, BS.

Đỗ Đình Địch, DS. Quang Tùng, BS. Đỗ Nguyên Phương.

@copyright Hanoi Medical University

Page 311: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

306

Nhiều bác sĩ và sinh viên các năm cuối

tòng quân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

@copyright Hanoi Medical University

Page 312: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

307

Các cán bộ và sinh viên phục vụ bộ đội

tại Quảng Trị tháng 2 năm 1973

@copyright Hanoi Medical University

Page 313: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

308

GS Hiệu trưởng Hồ Đắc Di cùng Thường vụ Đảng ủy, Đoàn

thanh niên Nhà trường đón các Anh hùng dũng sĩ quân đội

đến thăm Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1976)

@copyright Hanoi Medical University

Page 314: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

309

Có thể nói đây là cách làm rất sáng tạo trong hoàn cảnh

khó khăn do chiến tranh gây ra. Trường có chỗ thực tập cho

sinh viên, với mô hình bệnh tật rất gần thực tế; còn cơ sở y

tế mà trường chọn làm nơi thực tập cũng rất có lợi, như trên

đã phân tích. Nhiều sinh viên khi tốt nghiệp được phân về

những huyện tương tự (như huyện trước đó đã được thực

tập) nên thích nghi rất nhanh và sớm phát huy hiệu quả. Đây

không chỉ là kinh nghiệm thời chiến mà vẫn rất có ý nghĩa

trong thời bình.

Thực hiện giảng dạy trong điều kiện phân tán, phải nói là

công sức của các thầy ở các bộ môn lâm sàng, trước hết là các

thầy trẻ (nếu gọi 30 - 35 là trẻ): họ có sức khỏe và điều kiện hơn

các thầy cao tuổi, đồng thời đang độ “chín” về chuyên môn.

Dẫu sao, chính gia đình và con cái họ cũng đang sơ tán khỏi Hà

Nội, với trăm thứ việc phải lo toan; họ phải thu xếp cho ổn để

có thể thường trú ở bệnh viện huyện cả tháng trời. Một bộ môn

giảng rất ít giờ như Thần kinh mà thầy Nguyễn Chương (ra

trường 1960) cũng phải rất nhiều lần "chốt" ở các bệnh viện

huyện. Sinh viên sẽ nhớ mãi và có nhiều kỷ niệm với các thầy

cô là lực lượng chủ đạo trong công tác này.

Tuy nhiên chỉ có hai nơi trường gắn bó lâu nhất và sinh

viên đến nhiều nhất: đó là Bệnh viện huyện Thường Tín, ven

đường số 1; và Bệnh viện thị trấn Bần Yên Nhân (Hải Hưng)

trên đường 5 (nhưng lúc đó đang sơ tán về Tân An). Đây là

hai bệnh viện mà Trường Y có dự kiến xây dựng thành điển

hình cho Bệnh viện tuyến huyện vùng đồng bằng - nơi đa số

sinh viên tốt nghiệp trong tương lai sẽ được cử về công tác.

@copyright Hanoi Medical University

Page 315: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

310

GẮN VỚI THỰC TẾ XÃ HỘI,

VỪA HỌC VỪA PHỤC VỤ

Phục vụ sản xuất và đời sống qua nghiệp vụ y tế

Bất cứ sơ tán hay phân tán đến địa phương nào để học tập

và đào tạo, thầy trò đều dành thời gian dân vận (tham gia giúp

dân làm mùa, gặt hái)... Dân vận tốt là để sau đó dễ dàng

tuyên truyền, giáo dục cho dân biết phòng bệnh, biết sống hợp

vệ sinh; chứ không phải dân vận để mà dân vận.

Khi nào có tình hình khẩn cấp (vỡ đê, cứu hỏa...) thì ai

cũng phải tham gia khi được huy động. Không thể kể hết những

dịp thầy trò trường này được huy động đi làm nhiệm vụ trong

điều kiện khẩn cấp. Ví dụ, khi vỡ đê Cống Thôn, 200 sinh viên

năm thứ sáu lập tức lên đường, dùng cơ bắp của sức trai cùng

mọi người ngăn chặn dòng nước, quyết tâm hàn gắn chỗ vỡ

trong thời gian ngắn nhất. Công sức bỏ ra không nhỏ, cá nhân

và Trường đều có thành tích.

Có lần cần tu bổ đê ở sông Đáy, “cấp trên” huy động gần

sáu trăm thầy trò Trường Y đi lao động “đào và đắp” mấy tháng

liền, được biểu dương về năng suất, được giấy khen, được Ban

chỉ huy công trường nhận xét là “bác sĩ mà lao động chẳng kém

gì nông dân”.

Đi vận động nông dân làm ba công trình được thầy trò

Trường Y rất coi trọng. Nói gọn, đó là: 1) Làm hố xí để thanh

toán thói quen lạc hậu mất vệ sinh; và phải là hố xí hai ngăn,

đúng quy cách; 2) Làm nhà tắm, tạo cho phụ nữ có nơi tắm

rửa kín đáo và vệ sinh kinh nguyệt, nhằm giảm mắc các bệnh

ngoài da và phụ khoa; 3) Làm giếng nước hợp vệ sinh để có

nước sạch sử dụng trong sinh hoạt - giảm được vô số bệnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 316: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

311

đường tiêu hóa. Đây là cách rất tốt để sinh viên áp dụng bài

học, sâu sát thực tế và rèn luyện y đức.

Ba “công trình” thực chất là hố xí, nhà tắm và giếng nhưng

sinh viên phải thuộc biết bao điều đã học trong sách, và khó

nhất là vận dụng sáng tạo chúng cho từng vùng quê, từng gia

đình, từng thửa vườn. Hồi đó đồng bào nông dân ta rất nghèo,

tập quán rất lạc hậu; họ chưa thấy cần 3 thứ trên, vì nó chẳng

sinh ra chút “của cải vật chất” nào; sinh viên phải làm thế nào

tuyên truyền giáo dục cho từng gia đình hiểu ra (công sức bỏ ra

và kinh nghiệm thu về cũng đáng là “công trình” vì mỗi gia

đình một hoàn cảnh, một lý do để từ chối). Đến khi họ nghe ra,

muốn làm thì nhiều nhà không có tiền để làm. Đối với họ,

những thứ đó cũng tốn tiền ngang với những “công trình”. Phải

tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho họ. Họ muốn đào giếng, phải

chỉ cho họ đào ở đâu thì hợp vệ sinh (mỗi nhà mỗi hoàn cảnh)

và ở đâu thì có nước. “Đất nhà tôi chật hẹp thế này thì nên đặt

hố xí ở đâu”. Giao chỉ tiêu loại này cho sinh viên thì họ khó

thực hiện gấp trăm lần so với khoán cho họ phải đào bao nhiêu

mét khối đất.

Tại Phú Lương, nơi Trường sơ tán, Trường có nghĩa vụ

tuyên truyền giác ngộ để dân sống hợp vệ sinh. Cuối cùng,

khi Trường rút về xuôi, huyện đã trở thành nơi có phong trào

vệ sinh tiên tiến của tỉnh Bắc Thái. Công sức bỏ ra của thầy

trò không nhỏ. Đó là cách học tốt nhất. Và đó cũng là cách trả

ơn dân tốt nhất. Với các tỉnh đồng bằng, ở đâu có yêu cầu dứt

điểm ba công trình cũng được Trường hết sức quan tâm,

khiến công việc này của y tế và chính quyền địa phương rất

thuận lợi. Để cuộc vận động nếp sống vệ sinh duy trì được lâu

dài, Trường còn khuyến khích các đơn vị kết nghĩa với các

hợp tác xã nông nghiệp, các xí nghiệp, nông trường. Nhiều bộ

@copyright Hanoi Medical University

Page 317: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

312

môn đã kiên trì gắn bó với các cơ sở kết nghĩa 4 - 5 năm liên

tục sau khi đã chấm dứt chiến tranh, như Ngoại, Nhi, Vệ sinh

- Dịch tễ...

Tăng cường tuyến y tế địa phương, phục vụ cấp

cứu phòng không

Thế mạnh của Trường là đào tạo bác sĩ phù hợp nhất để

họ giải quyết tốt các việc trên. Trường không thể làm thay

việc đó cho cả ngành Y tế. Tuy nhiên, bản thân việc phân tán

các tổ sinh viên về trên 50 bệnh viện huyện để học tập chuyên

môn, có thầy đi kèm, đã có hai tác dụng: 1) Hỗ trợ y tế địa

phương về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; 2) Tạo ra lực

lượng tại chỗ sẵn sàng ứng cứu nếu xảy ra oanh tạc. Có

huyện, chỉ nhờ sự có mặt của thầy trò mà tất cả nạn nhân

chiến tranh được giải quyết tại chỗ, không phải chuyển lên

tuyến cao hơn. Lực lượng sinh viên còn rất đắc lực trong huấn

luyện cấp cứu phòng không và tuyên truyền vệ sinh phòng

bệnh tới tận mạng lưới y tế các xã trong huyện.

Ngoài hình thức trên, Trường còn chủ động cử các đoàn

lớn, gồm sinh viên sắp ra trường, có thầy giỏi hướng dẫn, tới

những nơi trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ trong thời

gian nhiều tháng để làm công tác thường trực cấp cứu, đồng

thời học tập trong thực tế.

Liên tục từ 1965 đến 1972, thầy trò Trường Y đã đặt chân

đến rất nhiều huyện, xã (không tính xuể) trên toàn miền Bắc;

trong dó chủ yếu là 10 tỉnh trọng điểm (khu Vĩnh Linh và các

tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình,

Nam Hà, Hà Tây, Vĩnh Phú, các thành phố Hải Phòng, Hà Nội),

đến các tuyến đường số 1, 5 để cùng với các cơ quan y tế địa

@copyright Hanoi Medical University

Page 318: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

313

phương cấp cứu nạn nhân do bom đạn Mỹ. Ngay từ tháng

2/1965, Trường đã gửi vào Vĩnh Linh và Quảng Bình trên 200

sinh viên Y6 đa khoa sắp tốt nghiệp, cùng nhiều giáo viên có

kinh nghiệm chuyên môn chia nhau xuống tận các thôn, xã, vừa

huấn luyện, vừa xây dựng và củng cố cơ sở y tế để nâng cao

trình độ phục vụ sức khỏe nhân dân, đồng thời đủ khả năng đối

phó với hậu quả chiến tranh phá hoại.

Năm học 1966 - 1967 có 163 sinh viên Y5 (khóa 1962 -

1968) rời trường đi thực tế “vừa học vừa làm” tại Nam Hà và

Ninh Bình suốt từ ngày 10/5 đến ngày 16/9/1967. Đoàn đi

Nam Hà do BS. Dương Thị Cương lãnh đạo gồm 60 sinh viên

Y5 Đa khoa 1 (với hai sinh viên phụ trách lớp là Nguyễn Huệ

và Nguyễn Bá Nghị), chia nhau đi làm việc tại Bệnh viện Nam

Hà 1 (Nam Định) và bệnh viện các huyện Duy Tiên, Nghĩa

Hưng, Hải Hậu. Tại Ninh Bình. Lớp Y5 Đa khoa 2 gồm 60

người do BS. Nguyễn Đoàn Hồng lãnh đạo (với hai sinh viên

phụ trách lớp là Hồ Ngọc Kê và Phạm Nguyên Tiêu), chia

nhau làm việc ở bệnh viện tỉnh và bệnh viện các huyện Gia

Khánh, Yên Khánh, Nho Quan. Lớp Y5 chuyên khoa A2 với

43 người thì chia nhau đi hai nơi: Kim Bảng (Nam Hà) và

Thường Tín (Hà Tây). Cùng đi với đoàn 163 sinh viên này có

hơn chục thầy của các bộ môn Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Đông y,

Vệ sinh Dịch tễ, Tổ chức Y tế. Trên thực tế, các đoàn không

chỉ “học”, “làm” mà còn “dạy”. Phụ trách Bệnh viện huyện

vẫn chỉ là cựu sinh viên của Trường, nay chẳng mấy khi có

thầy về tận nơi, tội gì chẳng nhờ thầy “dạy” cho. Nhiều khi,

nhân thể, họ dự lớp với đàn em họ sắp ra trường.

Thành tích cụ thể có thể thống kê được (mổ bao nhiêu, cứu

sống bao nhiêu), nhưng bài học vô giá là đúc rút kinh nghiệm

(hay gặp loại vết thương nào, xử trí ra sao thì phù hợp nhất, tổ

chức sơ cứu và chuyển thương thế nào...); đồng thời đào tạo cán

bộ y tế tại chỗ. Điều này Trường không bao giờ quên làm, do

@copyright Hanoi Medical University

Page 319: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

314

vậy thầy, trò và địa phương đều có lợi trong giảng dạy và thực

hành sau này.

Phải kể rất nhiều các đoàn nhỏ nhưng trình độ chuyên môn

cao, với nhiệm vụ hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho địa phương.

Năm học 1965 - 1966, một đoàn 3 người, có 2 bác sĩ,

trong đó có thầy Trần Quán Anh bộ môn Ngoại, đã vào làm

việc tại Bệnh viện tỉnh và Bệnh viện thị xã Quảng Bình gần 3

tháng (23/10/1965 - 15/1/1966).

Cuối 1966, đến đầu 1967, một đoàn gồm 20 bác sĩ ra

trường 1959 - 1962 (Nguyễn Văn Xang, Nguyễn Hữu Hồng,

Nguyễn Ngọc Lanh, Phạm Phúc Sinh....) đã “trụ” ở Nghệ An

hai tháng làm công tác cấp cứu và huấn luyện cho y tế cơ sở,

lúc đó phải huấn luyện cả chống vũ khí vi trùng và hóa học...

Nhưng nhiệm vụ cao nhất được Bộ giao là phản ánh tình hình

y tế địa phương và đề xuất ý kiến với Bộ. Bác sĩ Trưởng ty Y

tế khi đó là ông Quới, một cái tên rất dễ nhớ. Có lần, Bộ

trưởng Phạm Ngọc Thạch đi dọc khu 4 đã rẽ vào làm việc với

Ty và gặp gỡ đoàn bác sĩ trên.

Các thầy có tuổi cũng rất muốn vào khu 4. Trong tháng 7 -

1967, một đoàn các thầy chủ nhiệm và phó chủ nhiệm bộ môn,

tất cả 10 người - đều xấp xỉ tuổi 50, có thầy đã quá 60 - do thầy

Thẩm Trọng Tảo, Phó Hiệu trưởng dẫn đầu, đã cùng nhau

mang xe đạp lên tàu hỏa đi đến Ninh Bình, rồi từ đó đạp xe vào

Thanh Hóa đi thực tế trong vòng nửa tháng. Các thành viên là:

GS. Đặng Vũ Hỷ, Chủ nhiệm bộ môn Da liễu; GS. Đinh Văn

Thắng, Chủ nhiệm bộ môn Phụ Sản; BS. Hoàng Sử, Chủ

nhiệm bộ môn Y vật lý - X quang; BS. Nguyễn Quốc Ánh,

Chủ nhiệm bộ môn Tinh Thần kinh; BS. Trịnh Ngọc Phan,

@copyright Hanoi Medical University

Page 320: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

315

Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm; BS. Võ Tấn, Phó Chủ

nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng; BS. Bửu Triều, Phó Chủ nhiệm

bộ môn Ngoại; BS. Phạm Khuê, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội.

Anh Nguyễn Vi Khải, kỹ thuật viên bộ môn Giải phẫu đi theo

"hộ tống" các thầy. Qua chuyến đi này các thầy có tầm cỡ đã

có thêm nhiều thực tiễn để cải tiến giảng dạy.

Ban ngày, đoàn đến thăm các cơ sở y tế địa phương tìm

hiểu tình hình chuyên môn và tổ chức, góp ý giải quyết khó

khăn. Chiều tối khi không còn máy bay đe dọa, lại đạp xe đến

địa phương khác. Trời khuya, đường nông thôn gập ghềnh,

dùng đèn bấm phải chụp vải xanh che bớt sáng mà vẫn còn bị

người đi đường kêu la than phiền khi có tiếng máy bay xa. Mắt

không còn được tinh tường nên đi đêm hay bị ngã xe, đứt dép,

phải mò dép rơi xuống hố cá nhân, núp tránh máy bay khi trời

còn sớm... nhưng tất cả các thầy đều rất vui vẻ, lạc quan, trêu

chọc nhau, trước khi ngủ còn kể chuyện tiếu lâm như hồi còn

trai trẻ.

Các năm tiếp sau đó, năm nào cũng có các lớp đi thực tế

như vậy.

Như năm học 1968 - 1969, một đoàn 146 sinh viên Y6

(khóa 1963 - 1969) trước khi thi tốt nghiệp đã đi thực tế 7 tháng

trời, từ 1/11/1968 tới 30/5/1969 tại các vùng chiến sự ác liệt

nhất ở miền Bắc. Thời gian hơi dài, có lẽ dài nhất trong các đợt

đi thực tế và gần bằng một năm học, nhưng như thế mới đạt

phương châm “vừa học, vừa làm”, thực hành được nhiều. Nhớ

lại, trong số 52 sinh viên lớp Đa khoa (2) và Chuyên khoa sơ bộ

(2) ấy có các anh, chị Lê Ngọc Trọng, Tôn Thất Bách, Bùi Tố

Nga... Trong số 47 người đi Quảng Bình có Võ Lương Mưu,

Nguyễn Quí Sơn (lớp phó), Hạ Bá Miễn (nay làm ở Bệnh viện

Hữu Nghị). Còn 46 sinh viên lớp Đa khoa 1 trụ lâu dài ở Vĩnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 321: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

316

Linh là lớp của Hồ Xuân Nghinh, Trần Văn Thạch, Nguyễn

Quang Phúc...

Nhiều địa phương rất hoan nghênh các đoàn của Trường,

kể cả yêu cầu ở lại thêm một thời gian.

Tuy nhiên, điều rút ra là đi thực tế như vậy, nếu không có

mục tiêu rõ ràng, tổ chức và chuẩn bị kém chu đáo, chưa tìm

hiểu kỹ tình hình và nhu cầu nơi đến, thì có thể gây những lãng

phí, do hiệu suất phục vụ không cao, chồng chéo, kể cả không

sát yêu cầu địa phương.

Năm 1967 có một sự kiện đáng ghi nhớ của Nhà trường.

Trước những tổn thất của bộ đội do mắc bệnh sốt rét, thầy

Đặng Văn Ngữ - Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng và Sinh

học đã tình nguyện vào chiến trường miền Nam để nghiên

cứu phòng chống bệnh sốt rét cho bộ đội và nhân dân. Thầy

đã hy sinh tại chiến trường Trị Thiên Huế do trúng bom B52

của giặc Mỹ.

Trong đợt phục vụ 12 ngày đêm trận "Điện Biên Phủ trên

không" tháng 12/1972, lực lượng tham gia tại Hà Nội có gần

100 bác sĩ có kinh nghiệm và trên 500 sinh viên Y4, Y6 tại

các Bệnh viện Việt - Đức, Bạch Mai, Xanh Pôn, Đống Đa,

Mai Hương và trạm vận chuyển cấp cứu 05. Tại Hải Phòng có

5 cán bộ và 83 sinh viên Y4, Y6 chủ yếu ở Bệnh viện Việt

Tiệp và Bệnh viện khu phố Lê Chân. Trong thời gian này còn

có đoàn sinh viên Y5 đang phục vụ cấp cứu phòng không tại

Cục Vận tải đường biển. Cuối tháng 11/1972, sau khi thi xong

toàn bộ sinh viên Y5 khóa 1967 - 1973 lên đường đi phục vụ

giao thông vận tải trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường

thủy từ Lạng Sơn cho đến Vĩnh Linh. Sau đợt phục vụ này,

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tặng cờ thi đua mang tên

@copyright Hanoi Medical University

Page 322: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

317

Nguyễn Văn Trỗi cho Đoàn Trường ta và chi đoàn Y5D về

thành tích xuất sắc. Tại Hà Tây có 6 cán bộ và 162 sinh viên

Y5 chi viện cho các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa,

Phúc Thọ, Đan Phượng. Đấy là chưa kể lực lượng hơn 1.000

cán bộ, sinh viên đã bố trí sẵn tại các huyện trên và các địa

phương khác của tỉnh.

Riêng ở Hà Nội, tại Bệnh viện Việt Đức có 19 bác sĩ của

Trường chia làm 3 kíp thường trú đã cùng với 117 sinh viên

phục vụ suốt ngày đêm từ 18 đến 30/12/1972. Chỉ riêng đêm

rạng ngày 27/12/1972 khi địch ném bom phố Khâm Thiên,

trong khoảng 1 giờ đầu tiên đã có tới 85 nạn nhân đã được

đưa vào viện, sinh viên thường trực đã khiêng cáng vào

phòng chọn lọc, chụp X quang, khiêng lên nhà mổ, rồi lại từ

nhà mổ về phòng hậu phẫu. Kíp trực của các thầy với 8 bàn

mổ, đã phẫu thuật liên tục từ 1 giờ đến 4 giờ sáng được 21

trường hợp trên 8 bàn mổ. Trưa ngày 29/12, máy bay Mỹ ném

bom khu Mai Hương, kíp mổ đó đã lại giải quyết 29 trường

hợp nặng trên 11 bàn mổ từ 14 đến 17 giờ. Giáo sư Tôn Thất

Tùng nhận định: nếu không có lực lượng sinh viên thì sẽ bế

tắc trong chuyển thương và chăm sóc ban đầu. Cố nhiên,

không có các thầy thì tình hình còn xấu hơn nữa. Trong đợt

ném bom ác liệt này của địch, Trường đã kịp đưa các thầy lão

thành và cao tuổi ra khỏi Hà Nội, chỉ riêng thầy Tùng ở lại, vì

vị trí chiến đấu của thầy là ở đây.

Trường cũng có nhiều thiệt hại khi Bệnh viện Bạch Mai

trúng bom.

Đó là lúc 4 giờ sáng ngày 22/12/1972.

Bác sĩ Nguyễn Thị Giỏi, giảng viên bộ môn Da liễu cùng

6 sinh viên trong kíp trực đêm đó đã hi sinh, gồm: sinh viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 323: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

318

Y4 có các anh Trần Hữu An, Phạm Vy (con độc nhất của một

liệt sỹ), Đặng Văn Nghiệp, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Văn

Điền, sinh viên Y6 có chị Đinh Thị Thúy. Ngoài ra còn một

bác sĩ mới tốt nghiệp chờ sáng hôm sau đi nhận công tác là

anh Lâm Duy Kế cũng hi sinh. Các thầy và sinh viên có mặt

tại bệnh viện đã phối hợp với bác sĩ và nhân viên bệnh viện

khẩn trương cứu sập, cấp cứu nạn nhân suốt ngày hôm đó. Từ

đêm hôm sau, Trường đã rút các sinh viên Y3 về cơ sở 13 Lê

Thánh Tông.

Cuộc cứu sập

Sáng ngày 22/12/1972, trời rét như cắt ruột, đội cấp cứu

khẩn trương làm nhiệm vụ tại đầu nhà B bị đánh sập, phải

huy động cả kích ô tô, bình dưỡng khí. Sau nhiều cố gắng,

mới bới được một khe hở mà chỉ có thầy Chu Văn Ý, tuy nhỏ

người vẫn phải cởi bỏ áo bông mới chui lọt. Thầy cố gắng bò

vào, sau mỗi 10 phút lại phải lui ra thở vì thiếu không khí.

Người ta đã đưa được ống dẫn ô xy và sữa vào cho chị Thúy

và nghe thấy tiếng kêu yếu ớt của chị. Đến nửa buổi sáng thì

đào được vào nhưng thật bất hạnh, do chệch hướng nên đã đi

vào bên này tường, trong khi Thúy nằm bên kia tường. Công

việc hầu như phải làm lại từ đầu. Đến trưa mới mang được ra,

đúng lúc Thúy trút hơi thở cuối cùng. Có người bị giường sắt

đè không rút chân được, đội cứu sập phải luồn kích ô tô để

nâng chiếc giường lên một chút mới mang được người ra.

Điều đáng lưu ý là tất cả công việc khẩn trương và đồng thời

phải rất thận trọng để khỏi gây thêm nguy hiểm cho nạn nhân,

được tiến hành trong suốt buổi sáng, dưới điều kiện luôn bị

địch uy hiếp đánh phá trở lại và trời rất rét.

@copyright Hanoi Medical University

Page 324: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

319

Khi các khu dân cư Phương Liệt, đường Láng, Khâm

Thiên, Mai Hương bị đánh phá, lực lượng cán bộ và sinh

viên trường đã luôn luôn có mặt ngay từ những phút đầu,

cùng với y tế cơ sở và công an địa phương tổ chức cấp cứu.

Ở Phương Liệt và đường Láng, suốt cả đêm tổ 13 lớp Y4D

đến bới sập, cấp cứu, chuyển nạn nhân về bệnh viện, ngày

hôm sau lại tiếp tục công việc tại Khâm Thiên. Đêm

26/12/1972 tại ngõ chợ Khâm Thiên, TS. Phạm Phúc Sinh,

cán bộ bộ môn Vi sinh cùng với bao nhiêu người dân khác

đã là nạn nhân của bom B52.

Tại các điểm bị đánh phá khác, dứt loạt bom là đã có

những đội cấp cứu của sinh viên (tăng cường cho trạm vận

chuyển cấp cứu 05) đến ngay tại chỗ tìm bới nạn nhân, sơ

cứu, phân loại và chuyển về đúng các tuyến.

Tại Hải Phòng, cán bộ và sinh viên Nhà trường đã bám

trụ ở Bệnh viện Việt - Tiệp (tổ 12 Y6C) và Bệnh viện khu

phố Lê Chân (tổ 16 Y4D). Có lần bom Mỹ ném cách hầm

Bệnh viện Việt - Tiệp có 30 mét, cán bộ Nhà trường cùng bác

sĩ Chủ nhiệm khoa Ngoại đảm đương hầu hết các trường hợp

lớn nhỏ để các bác sĩ bệnh viện đi tăng cường cho các tuyến

dưới. Có lần họ thức suốt 3 đêm liền, mổ 15 trường hợp,

trong đó có tới 7 ca sọ não.

Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng hồi đó phát biểu với phóng viên

báo Nhân Dân ngày 3/1/1973: "Lực lượng sinh viên Trường Đại

học Y khoa có một vai trò quyết định trong việc góp phần hoàn

thành nhanh chóng các khâu mổ xẻ...". Kết thúc đợt phục vụ

chiến đấu 8 năm ấy, Nhà trường được tặng Huân chương Kháng

chiến hạng Nhất, riêng bộ môn Ngoại được thưởng Huân

chương Kháng chiến hạng Hai. Nhiều cán bộ, sinh viên được

@copyright Hanoi Medical University

Page 325: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

320

bằng khen của Bộ Y tế hoặc giấy khen của các cơ quan y tế địa

phương, chi đoàn sinh viên Y4C được Trung ương Đoàn tặng

bằng khen.

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, quân Mỹ

phải rút khỏi Việt Nam. Cơ quan T72 được thành lập để đón

nhận hơn 3.000 đồng bào và chiến sĩ ta bị địch bắt giữ, nay

trao trả ở Quảng Trị.

Trường ta có hai đoàn, đoàn 1 vào Thạch Hãn, Quảng Trị

từ tháng 1 năm 1973 đến 30 tháng 3 năm 1973 gồm các thầy cô

Nguyễn Xuân Thụ (Thụ A) Trưởng đoàn, Nguyễn Văn Xang Bí

thư Chi bộ, Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Minh Đức, Phan

Sĩ An, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Phương Mỹ, Hoàng Công

Đắc... và hai lớp sinh viên Y5 thực hiện nhiệm vụ đón tiếp,

chăm sóc sức khỏe và vận chuyển tù nhân được trao trả từ

Thạch Hãn ra Sầm Sơn. Có một sự kiện xảy ra là trong số các tù

nhân được trao trả, có 5 người từ chối ra miền Bắc để ở lại miền

Nam vì lý do hoàn cảnh gia đình. Nếu họ ở lại thì sẽ gây ảnh

hưởng lớn đến uy tín miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ban Chỉ huy

chiến dịch đã giao nhiệm vụ này cho 5 thành viên trong đội cấp

cứu đặt tại nơi trao trả. Thông qua công tác chăm sóc sức khỏe

5 người này, dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ của an ninh ngụy

quyền Sài Gòn và đội ngũ nữ Phượng Hoàng, các thành viên

của đoàn đã thuyết phục 5 tù nhân này tự nguyện ra Bắc. Đây là

một thắng lợi mang tính chất chính trị quan trọng đã được Ban

Chỉ huy chiến dịch ghi nhận. Đoàn thứ hai gồm các thầy Đinh

Văn Tài, Nguyễn Thản, Vũ Duy San, Nguyễn Ngọc Lanh...

Cùng lớp Y5D đã được cử đi Quảng Trị để đón tiếp, chăm sóc

và phân loại sức khỏe. Khi anh chị em tù binh do địch trao trả

được chuyển về Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nhà trường đã cử hàng

chục cán bộ và hàng trăm sinh viên các lớp Chuyên tu 1 và Y5

tham gia công tác này từ đầu tháng 2/1973 và kết thúc vào

@copyright Hanoi Medical University

Page 326: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

321

tháng 8/1973, được Ban đón tiếp của Quảng Trị đánh giá rất cao

(trong thư gửi Bộ Y tế).

Chống dịch và khắc phục hậu quả lũ lụt

Công tác thực tế này thuộc loại rất đột xuất của thầy trò

Nhà trường, không bao giờ được ghi trước trong kế hoạch và

dự kiến, nhưng lại phải được đáp ứng rất khẩn trương và kịp

thời. Lũ lụt dài ngày là điều kiện rất thuận lợi để suy giảm sức

khỏe, các bệnh mạn tính trở thành bột phát. Bài học này nhiều

dịp sinh viên được kiểm nghiệm và được áp dụng khi Trường

luôn luôn bám sát thực tế xã hội.

Mùa lũ năm 1969 xảy ra khi Trường chưa chuyển xong từ

Phú Lương về xuôi. Nước sông Hồng và sông Đuống lên rất

nhanh và rất to. Từ Thái Nguyên về, qua cầu Đuống có thể

trực tiếp nhận ra được cường độ lũ: cây cầu, dù đã có đoàn

tàu chở đá chặn trên suốt chiều dài, vẫn rung lên bần bật với

dòng lũ mấp mé mặt cầu; nước xô vào thành cầu tung lên mù

mịt như mưa rào xối xả. Hơn 1.000 cán bộ và sinh viên tổ

chức thành từng đoàn khẩn trương chi viện cho các cơ sở y tế

Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Hải Hưng, Nam Hà,

ngày đêm phục vụ công tác chống lụt của các địa phương.

Đợt lũ chưa qua lại tiếp một dịch sốt xuất huyết (đúng như

điều các thầy đã dạy cho sinh viên) trên một vùng rộng lớn

với hàng chục ngàn bệnh nhân, khiến Nhà trường phải dồn

hầu như toàn bộ lực lượng để đối phó, cả với con lũ và cả với

vụ dịch này.

Hai năm sau lại xảy tiếp trận lụt lịch sử năm 1971. Ngay

ngày 22/8/1971, khi có yêu cầu, Trường đã cử 312 cán bộ và

sinh viên tham gia lao động hộ đê bằng cơ bắp của lớp trẻ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 327: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

322

Nhưng việc chủ yếu của Trường là bảo vệ sức khỏe cho

những người đang trực tiếp vật lộn với thủy thần. Do vậy,

theo yêu cầu, Trường đã thành lập 12 đội ứng cứu gồm 60

sinh viên Y5 và 8 thầy để Bộ Y tế có thể điều động “khẩn” tới

những nơi cấp bách nhất. Ngày 23/8/1971, khi vỡ đê Cống

Thôn, 200 sinh viên Y6 đã lập tức lên đường tham gia hàn

gắn. Tuần tiếp theo, một đoàn 500 sinh viên và cán bộ lên

đường đến các nơi úng lụt ở Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Hải

Hưng, Tuyên Quang. Bước sang đợt khắc phục hậu quả lũ lụt,

Trường đã huy động một lực lượng tới 2.834 người, gồm

2.550 sinh viên và 284 cán bộ đi phục vụ ở 2 thành phố, 5

tỉnh, 44 huyện, 2 khu phố, 2 thị xã, 5 nhà máy. Tập trung

nhiều nhất là ở Hà Bắc và ở hai xã bị nặng nhất. Tại đây,

ngoài việc ngày đêm lênh đênh trên thuyền chèo đi khắp các

xóm thôn đang ngập sâu trong nước, giải quyết hậu quả, chăm

sóc sức khỏe trẻ em, phụ nữ, người già, điều trị và tiêm phòng

những loại dịch thường vẫn xảy ra sau những trận lụt lớn, cán

bộ và sinh viên còn dành khá nhiều thời gian cùng với y tế địa

phương tiến hành một số công trình nghiên cứu dự đoán về

quy luật diễn biến của dịch và tình hình sức khỏe nhân dân,

nhằm giúp cho ngành Y tế có cơ sở chuẩn bị tốt hơn trong

những tình huống đột xuất tương tự.

Trong thời gian chống lụt, Nhà trường đã có một tổn thất

lớn. Khi lụt xảy ra, ông Phan Huy Chữ, Phó Hiệu trưởng Nhà

trường, Bí thư Đảng ủy, đang đi nghỉ tại Quảng Ninh đã vội vã

trở về, dùng xe máy riêng đi kiểm tra, đôn đốc các đoàn công

tác. Do nhiều ngày làm việc quá sức, và bị cảm lạnh vì đợt gió

mùa sớm kéo theo mưa tràn về đột ngột, bệnh phổi mạn tính

của ông chuyển biến trầm trọng và ông đã không qua khỏi.

Ông là một trong những người đóng góp nhiều công sức trong

@copyright Hanoi Medical University

Page 328: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

323

việc xây dựng và lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền Nhà

trường suốt 14 năm với cương vị Bí thư, ông có khả năng thay

mặt Đảng, tiếp xúc và làm việc được các nhân sĩ trí thức (với

cụ Hiệu trưởng và các Giáo sư, trí thức lớn tuổi ngoài Đảng).

Nhưng ông lại từng nói: vấn đề là phải kết nạp thật nhiều trí

thức tiên tiến vào Đảng, chứ không phải cử đảng viên “làm

việc được” với trí thức. Ông xứng đáng với tấm Huân chương

Độc lập hạng Nhì.

CẢI TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO

Hoàn chỉnh mục tiêu đào tạo đại học

Mẫu người bác sĩ muốn đào tạo đã được nghĩ đến và đặt

ra ngay từ 1959 với cách nói khiêm tốn hồi đó là những "yêu

cầu đào tạo".

Mầy mò thực hiện, bổ khuyết, cho đến 1962, đã hình

thành dần dáng dấp một mục tiêu đào tạo. Nhưng cũng phải

tới tháng 6/1966, thông qua Đại hội Đảng bộ lần thứ X của

Trường (ngày 6, 7 và 8/6/1966), mục tiêu đào tạo này mới lần

đầu được hoàn chỉnh.

Cụ thể, có những điểm quan trọng như..."người bác sĩ phải

được đào tạo một cách toàn diện, nghĩa là về cả ba mặt tư tưởng

chính trị, trình độ chuyên môn và mức độ sức khỏe; đối tượng

chủ yếu vẫn là đào tạo bác sĩ đa khoa là chính mà địa chỉ phục

vụ chủ yếu vẫn là tuyến huyện.

Còn về chuyên môn, yêu cầu phải có một trình độ khoa học

cơ bản, y học cơ sở, ngoại ngữ, đủ để sau khi ra Trường có thể

tiếp thu được y học hiện đại, tự học vươn lên và phải có khả

năng thực hành về các mặt vệ sinh phòng dịch, nghiên cứu

Đông y và kết hợp Đông - Tây y, về tổ chức quản lý, Nội,

Ngoại, Sản, Nhi, cấp cứu phòng không, cấp cứu Ngoại - Sản".

@copyright Hanoi Medical University

Page 329: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

324

Năm 1966, tuyến tỉnh đã tạm đủ bác sĩ (nếu thiếu, thường

đó là bác sĩ chuyên khoa), trong khi nhiều huyện chưa có bác

sĩ nào thì bác sĩ đầu tiên về huyện ắt phải là bác sĩ đa khoa và

nhu cầu là rất lớn. Do vậy, việc xác định mục tiêu là đào tạo

“bác sĩ chung” (chưa chuyên khoa) là một phương hướng rất

đúng, thể hiện cách nhìn toàn diện và chú ý đến lâu dài.

Nhưng trong thực tế vẫn luôn luôn cần một số bác sĩ chuyên

khoa để bổ sung cho tuyến trung ương và tuyến tỉnh (ngoài

Nội, Ngoại, Sản, Nhi), vậy nên bên cạnh bác sĩ đa khoa, vẫn

phải dành một số cho đào tạo chuyên khoa sơ bộ (trong đại

học) để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của đời thường như

răng, mắt, tai mũi họng, lao, truyền nhiễm, ung thư, v.v...

Ngày nay, vấn đề giải quyết rất đơn giản bằng cách đào tạo

đại trà đa khoa, sau khi ra trường sẽ đào tạo tiếp chuyên khoa

theo nhu cầu. Đó là vì bác sĩ cho huyện đã tạm đủ. Nhưng cách

đây 30 - 40 năm, lại là thời chiến, không thể làm như vậy, vì

bác sĩ còn quá thiếu, không thể tốn thêm tới 1 năm sau khi đã

tốt nghiệp đại học để đào tạo chuyên khoa. Chuyên khoa phải

học “trong” đại học - gọi là chuyên khoa sơ bộ - chứ không thể

học sau khi tốt nghiệp. Vậy thì tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý giữa đa

khoa và chuyên khoa sơ bộ; đó là vấn đề luôn luôn được đặt ra.

Từ thực tế này, năm nào cũng có sự cân nhắc về tỷ lệ đa

khoa và chuyên khoa, trong đó Nhà trường phải nhân nhượng

trước nhu cầu bức bách ấy, như thấy rõ trong bảng theo dõi tỉ

lệ phân khoa các khóa học từ 1961 đến 1982.

Qua 16 khóa học thì có đến 8 khóa tỉ lệ đa khoa chỉ chiếm

30 - 40%, có 4 khóa tỉ lệ này từ 55 đến 65% và chỉ có 4 khóa là

đạt được trên 80 - 90%. Chính sự đấu tranh giằng co này là biểu

hiện của mâu thuẫn giữa "trước mắt và lâu dài", một trong hai

mâu thuẫn kinh niên lớn nhất của chiến lược đào tạo.

@copyright Hanoi Medical University

Page 330: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

325

Hồi đó là chiến tranh, rất khó dự báo nhu cầu chuyên khoa

và đa khoa của ngành dân y. Không thể điều tra khoa học nhu

cầu đa khoa và chuyên khoa để có những dự báo sát hợp, vì sự

trưng dụng bác sĩ mới tốt nghiệp (thậm chí cả sinh viên lớp

cuối) cho nhu cầu quân đội và miền Nam là rất lớn và nhiều khi

đột xuất. Trên thực tế, số người phải chuyển đổi chuyên khoa là

khá lớn.

Với con mắt hôm nay, người ta dễ dàng nhận định nội

dung của các mục tiêu cụ thể đề ra là quá cao, không thực tế.

Ví dụ, đòi hỏi bác sĩ thời chiến khi ra trường phải thành thạo

ngoại ngữ để (khi về huyện) có thể tự học vươn lên và phải

làm được 4 khoa (đa khoa).

Ở nhiều điểm, nó là kỳ vọng hơn là những kỹ năng mà bác

sĩ huyện phải làm được. Mục tiêu chính trị - rư tưởng khá trừu

tượng tuy viết rất dài (..."phải là người bác sĩ xã hội chủ nghĩa")

chỉ liên quan lập trường, nhưng không có điểm nào liên quan y

đức. Tuy nhiên, đây là mục tiêu sớm nhất được đề ra ở một

trường duy nhất trong toàn ngành đại học, do sự bức xúc của

chính trường đó.

Khi một bác sĩ đầu tiên về huyện thì ở huyện đó đã có các

y sĩ chuyên khoa Răng, Mắt, Tai - Mũi - Họng, Sản, Nhi... nếu

có gì “bí” nhất họ sẽ xin quyết định tối hậu của bác sĩ. Vậy

thì, Trường phải đào tạo bác sĩ như thế nào? Chính suy nghĩ

đó đã khiến các bậc tiền bối viết mục tiêu như ta đã thấy. Trên

thực tế, khó có bác sĩ đa khoa nào dám đưa ra “quyết định tối

hậu” khi y sĩ chuyên khoa đã bó tay (trừ quyết định “kính

chuyển” bệnh nhân lên tỉnh). Một thầy ở bộ môn Sinh lý bệnh

khi góp ý vào chương trình đào tạo bác sĩ huyện, còn đề nghị

dạy kỹ cho họ môn Giải phẫu bệnh, cách mổ xác, cách xem

đại thể... để sau này bác sĩ đa khoa ở huyện có thể tự mổ xác

@copyright Hanoi Medical University

Page 331: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

326

bệnh nhân (để tự rút kinh nghiệm chẩn đoán của mình). Đó là

một biện pháp giúp họ “tự học vươn lên”. Nhưng Trường

không đưa đề nghị này vào mục tiêu.

Xây dựng điển hình tuyến huyện

Vì địa chỉ phục vụ chủ yếu của bác sĩ ra trường hồi đó là

tuyến huyện mà "tuyến 3" này lại có vị trí rất quan trọng trong

hệ thống tổ chức y tế thời chiến nên qua nhiều năm liên tục,

Nhà trường đã dày công tìm kiếm và xây dựng một cơ sở y tế

huyện làm nơi thực tập tổng hợp vùng nông nghiệp cho sinh

viên. Nhằm mục đích đó, Nhà trường đã tổ chức khảo sát

nhiều huyện đồng bằng, để xây dựng một bệnh viện huyện

tiêu biểu. Sinh viên thực tập ở đó sẽ nhanh thích nghi khi

được phân công sau tốt nghiệp. Có nơi, cơ sở y tế rất tốt

nhưng lại quá xa hoặc cách sông, cách phà; những nơi gần thì

cơ sở và phong trào quá yếu, rất khó vực lên; hoặc sản xuất

và kinh tế ở đó nhẹ về nông nghiệp mà nặng về chạy chợ, làm

hàng. Cho nên cuối cùng dừng lại ở huyện Thường Tín thuộc

tỉnh Hà Tây, là một huyện liền đường, cách Hà Nội không xa,

thầy trò đạp xe đi về chủ động, lại đại diện được cho một

huyện nông nghiệp đồng bằng miền Bắc ít lai tạp nhất, với

những nét đặc trưng về xã hội - kinh tế, đời sống, sức khỏe và

bệnh tật chung cho nhiều huyện khác. Hơn nữa, cơ sở bệnh

viện vào loại trung bình khá, phong trào y tế không quá yếu,

địa phương sẵn sàng tiếp nhận và hợp tác. Bởi vậy, Nhà

trường đã “cắm” ở Bệnh viện Thường Tín khá lâu, đóng góp

nhiều công sức, đưa nhiều thầy năng nổ và giỏi chuyên môn

về phụ trách điều trị, giảng dạy, xin thêm một số trang thiết bị

cần thiết, nhận một số cán bộ của bệnh viện về Trường học

@copyright Hanoi Medical University

Page 332: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

327

thêm kỹ thuật mới. Tại chỗ, Trường còn cho xây dựng cả nhà

cửa để thuận tiện cho việc ăn, ở của thầy trò.

Bệnh viện Bần Yên Nhân sơ tán về Tân An có cơ sở tốt,

đáp ứng cho học tập, nhất là về sản phụ khoa, cán bộ lại nhiệt

tình, nên Trường và bộ môn cũng đóng góp thêm trang bị xét

nghiệm, dụng cụ, mô hình sản khoa, đào tạo y sĩ gây mê,

cùng cán bộ bệnh viện làm chung mọi việc. Vì vậy trong thời

gian địch đánh phá, hai Bệnh viện Thường Tín và Bần Yên

Nhân đã giải quyết tốt hầu hết nạn nhân đưa tới, mà không

phải chuyển lên tuyến cao hơn.

Hai bệnh viện này đã đóng trọn vai trò lịch sử của nó đối

với Trường.

Mở rộng quy mô. Vấn đề chất lượng

Yêu cầu cấp thiết về tăng số lượng đào tạo với những chỉ

tiêu do Bộ quy định cho “kế hoạch 5 năm” (1961 - 1965) vẫn

tiếp tục có hiệu lực cả về đối tượng lẫn số lượng, dù khi bước

vào thời chiến đã không còn “kế hoạch 5 năm” nào nữa. Có

năm toàn trường có tới 4.000 sinh viên, với 7 đối tượng đào

tạo (ngoài đa khoa và chuyên khoa sơ bộ của hệ 6 năm; còn:

hàm thụ, chuyên tu Vệ sinh Phòng dịch và Tổ chức Y tế, kỹ

thuật viên trung cấp, dự bị đại học); nhưng chỉ có gần 300

thầy. Đã thế, từ 1967 Bộ Y tế còn giao cho Trường Đại học Y

khoa Hà Nội đỡ đầu các lớp Đại học Y mở tại các địa phương

Việt Bắc, Thái Bình và Thanh Hóa kể từ năm học 1967 -

1968, và cũng từ đó, hàng năm Nhà trường vẫn cử giáo viên

đến giảng tại chỗ, hỗ trợ các đồng nghiệp về chương trình,

giáo trình, kinh nghiệm.

@copyright Hanoi Medical University

Page 333: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

328

Những thầy từng đi giảng ở các trường địa phương (diễn ra

suốt 4 hay 5 năm liền) đều có nhận xét: đó là các trường chưa

đủ điều kiện chín muồi để ra đời; mặc dù ngay từ đầu nó chỉ

được gọi là “phân hiệu” (nhưng không thuộc một trường chính

nào hết). Tuy nhiên, không thể trưng dụng một số thầy của

trường Hà Nội về công tác dài hạn ở địa phương để xây dựng

trường cho đến khi tự đứng được; vì: 1) Số thầy ở Trường Hà

Nội đã quá thiếu so với số sinh viên và đối tượng được giao; 2)

Bộ Y tế không đủ quyền hạn tự ban hành các chế độ chính sách

ưu đãi các thầy để khuyến khích họ dời bỏ Hà Nội về địa

phương. Đồng thời do kinh phí eo hẹp, nên Bộ Y tế không thể

đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho các Trường địa phương.

Ngay trường Hà Nội khi đó đã xuống cấp rất rõ, nhưng Bộ cũng

không thể tăng thêm kinh phí hỗ trợ.

Tình hình quá tải ở trường Hà Nội đã được Thứ trưởng

Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn nói rất rõ trong một báo cáo đặc biệt của

ông sau khi đến kiểm tra 2 Trường Đại học Y và Đại học

Dược trong tháng 5 và tháng 6 năm 1969.

Riêng về Trường Y, ông đã đề cập tới những khó khăn như:

1. Số lượng sinh viên tăng quá nhanh và trình độ học sinh

phổ thông thẳng tuyển vào giảm sút. Riêng năm 1969 sinh viên

Trường Y tăng 127% và tổng số tới 4.091;

2. Quá nhiều đối tượng đào tạo mà có loại có thể giao bớt

cho trường khác (như dự bị đại học thực chất chỉ là bổ túc văn

hóa, hoặc như kỹ thuật viên trung cấp);

3. Số giáo viên chỉ có 298, tính ra 1/13,7 sinh viên (mức

bình thường của nhiều trường khác thấp hơn 1/10);

4. Cơ sở thực tập, thực hành (không phải chỉ trong sơ tán)

thiếu nghiêm trọng, nhất là không có bệnh viện thực hành;

@copyright Hanoi Medical University

Page 334: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

329

5. Biên chế khung phục vụ không đủ: Trường có

632/4.091, tính ra 1 phục vụ 6,4 (theo Bộ Đại học là 1/5);

6. Nhìn đời sống cán bộ, sinh viên, nhất là sinh viên nữ

(chiếm 56%) thì đời sống sinh viên y quá cực...

(Báo cáo ngày 15/7/1969)

Theo báo cáo kiểm tra cũng như thông báo nhận định của

tập thể lãnh đạo Bộ Y Tế ngày 28 - 8 - 1969 thì tất cả các

nguyên nhân trên đã khiến cho:

- Chất lượng chuyên môn đang có chiều hướng giảm sút

rõ rệt trong mấy năm chiến tranh.

- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện cân

đối với nhiệm vụ huấn luyện

Dù chất lượng giảm từ trước 1965, nhưng từ lúc đó đến

cuối 1968 vẫn được chính thức nhận định là “tăng”. Đã có

nhiều tranh cãi, cuối cùng được thừa nhận “giảm” trong các

Đại hội Đảng bộ XII (2/1969) và XIII (2/1971).

Vì vậy, từ năm 1970, Bộ Y tế đã cho chuyển bớt các lớp

hàm thụ về “lớp” đại học Thanh Hóa và Phân hiệu Đại học Y

khoa Thái Bình, chỉ để lại Hà Nội các lớp Chuyên tu Vệ sinh

phòng dịch và Tổ chức y tế. Và đến 1971, với sự thỏa thuận

của Bộ Đại học, Bộ Y tế đã ra quyết định giao cho Phân hiệu

Đại học Y khoa Thái Bình đào tạo bác sĩ hệ dài hạn tập trung

từ năm học 1971 - 1972 để Trường Hà Nội giảm bớt được số

lượng đại học mà dành công sức cho bậc Sau đại học mới

được thành lập.

Một điều quan tâm và có ý kiến chỉ đạo rất cụ thể của Bộ

Y Tế trong dịp này là vấn đề cơ sở thực hành của 2 Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 335: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

330

"Thông báo nhận định..." nói trên (có sao gửi tất cả các Vụ,

Cục và báo cáo lên nhiều cơ quan Trung ương) đã ghi rõ: "...

ngoài cơ sở thực tập tổng hợp mà Trường đã có công xây

dựng ở bệnh xá huyện Thường Tín.... Còn thiếu cơ sở trong

biên chế Nhà trường, do Trường chủ động xây dựng theo yêu

cầu huấn luyện. Số lượng và biên chế nhiều hay ít tùy điều

kiện, khả năng cụ thể, nhưng nhất thiết phải có mới đảm bảo

được yêu cầu mẫu mực thị phạm. Các cơ sở này ở 2 trường

đều chưa có. Cần tập trung xây dựng bệnh viện thực hành

cho Trường Y, nghiên cứu việc xây dựng xưởng sản xuất và

cửa hàng cho Trường Dược...".

Đây là vấn đề tồn tại từ nhiều năm trong công tác đào tạo

của ngành mà chính Bộ Y tế cũng chưa gỡ ra được. Mặc dù

ngay từ tháng 5/1969, Bộ và Nhà trường đã đi bước đầu tiên

cho việc này bằng quyết định ngày 3/5/1969 tạm cử bác sĩ Đỗ

Doãn Đại, Phó Hiệu trưởng đến giữ chức quyền Bệnh viện

trưởng Bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, Trường lại biệt phái ông

Phạm Kim Huyên, ủy viên thường trực Đảng ủy Nhà trường

sang nhận chức Bí thư Đảng ủy bệnh viện để dần dần thực hiện

ý định về Bệnh viện thực hành. Nhưng rồi không biết do đâu

mà ý định ấy vẫn không bao giờ trở thành hiện thực mặc dù là ý

định tốt lành, có sự chỉ đạo từ trên.

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Bộ Y tế có một quyết định đầy ý nghĩa, mở ra con đường

tiến bộ về chuyên môn cho đông đảo bác sĩ và dược sĩ trong

ngành. Đây là bậc đào tạo Sau đại học tại Trường Đại học Y

khoa Hà Nội, sớm nhất trong mạng lưới các trường đại học

của cả miền Bắc và cũng là của cả nước. Trường Đại học Y

@copyright Hanoi Medical University

Page 336: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

331

Hà Nội được giao chuẩn bị nhiệm vụ này từ tháng 1/1970 để

có thể mở thí điểm vào năm học 1972 - 1973.

Người có công lớn nhất trong việc làm tiên phong này là

GS. Hoàng Đình Cầu (ở Bộ Y tế) và GS. Nguyễn Trinh Cơ (ở

Đại học Y).

Bậc học này có ý nghĩa trước hết là nâng cao chất lượng

phòng và chữa bệnh ở các cơ sở y tế thông qua nâng cao tay

nghề cho các bác sĩ thực hành. Đối với số anh chị em này, từ

trước chưa có một quy chế nào về việc bồi dưỡng nâng cao

trình độ sau khi tốt nghiệp bác sĩ, ngoài một số ít ỏi may mắn

được cử đi học ở nước ngoài. Do vậy, đây sẽ là một chế độ thúc

đẩy việc học tập liên tục, thường xuyên, sau tốt nghiệp đại học,

nâng cao tay nghề theo hướng chuyên khoa hóa ngày càng sâu,

ngoài ra còn giúp cho việc tiêu chuẩn hóa cán bộ.

Vì bậc học này ra đời sau một thời gian dài đào tạo đại học

nên số lượng bác sĩ đang hành nghề đã rất đông, số có thâm

niên công tác cao chiếm tỷ lệ rất lớn. Tổ chức bồi dưỡng cho

anh chị em là một nghĩa vụ và cũng là chính sách đối với cán

bộ, nhưng do việc "trả nợ lịch sử" thực hiện muộn nên chỉ có

thể làm dần dần và phân biệt theo thâm niên: người ra trường

trước phải được bồi dưỡng trước, phải học tập trung trước để có

kinh nghiệm rồi mới tổ chức học tại chức sau, mà tại chức là

chính thì mới phát triển rộng rãi được.

Với ngành Y, thực hành và “tay nghề” là điều có ý nghĩa

hàng đầu; đó cũng là điều người dân đòi hỏi trực tiếp nhất.

Bởi vậy bằng sau đại học của ngành Y có tên là bác sĩ Chuyên

khoa cấp I và bác sĩ Chuyên khoa cấp II.

Năm 1972 bắt đầu chiêu sinh học Chuyên khoa cấp 2, hệ

tập trung (2 năm), dành trước tiên cho số bác sĩ ra trường đã

@copyright Hanoi Medical University

Page 337: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

332

lâu. Riêng số có thâm niên rất cao và tay nghề thật sự đã vững

vàng chỉ cần tập trung 6 tháng (rõ ràng, phải cảm ơn các vị

bác sĩ này vì công tự học vươn lên của họ). Những bác sĩ

khác đều có thâm niên cao khi bước vào lớp chuyên khoa đầu

tiên. Tất cả đều đã đọc tốt tiếng Pháp (do được học từ tiểu

học), được công tác ở những nơi đủ sách tham khảo, khả năng

tự học rất tốt. Họ học không mấy khó khăn, kể cả việc trình

bày luận văn trước Hội đồng giám khảo. Năm 1974, chiêu

sinh thêm một khóa chuyên khoa cấp II nữa. Đến nay các vị ở

cả hai khóa đã đủ tuổi hưu.

Khoá đầu gồm các vị:

Ngoại khoa: Đỗ Quang, Đỗ Phú Đông,...

Nội khoa: Vũ Đình Hải, Nguyễn Văn Tân, Hà Văn Ngạc,

Hoàng Nguyên Dực,...

Sản khoa: Lê Điềm, Trần Phi Liệt, Nguyễn Thị Ngọc Toản,...

Tai Mũi Họng: Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Mai,...

Khoá II, hệ tập trung 2 năm có 13 vị.

Nội khoa: Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Văn Tân, Lê

Đức Chính.

Ngoại khoa: Trần Gia Khánh, Đỗ Phú Đông, Nguyễn Mậu

Anh, Đinh Đăng Bảng, Phạm Lộng Chương.

Sản khoa: Bùi Trọng Hoàn, Phó Đức Nhuận, Hoàng Thế

Cường, Hoàng Bội Hoàn, Chu Kiện Sơn.

Hệ 6 tháng có 2 vị: Hoàng Tích Tộ (Ngoại) và Nguyễn Văn

Tiệp (Nhi).

Hai năm sau, từ 1974, mới tổ chức thí điểm lớp Chuyên

khoa cấp I tập trung đầu tiên. Chưa gọi các bác sĩ thâm niên

@copyright Hanoi Medical University

Page 338: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

333

cao về học, mà học viên lấy từ sinh viên đã học hết Y5, rất trẻ,

có thành tích học tập tốt, phải qua thi tuyển chặt chẽ, để đào

tạo chuyên khoa từ năm thứ sáu. Sau khi thi tốt nghiệp, họ học

tiếp ba năm chuyên khoa nữa (tất cả 9 năm). Họ sẽ thành cốt

cán xây dựng ngành chuyên khoa sau này.

Ở Pháp, sau khi học 6 năm, sẽ thi ra để đi làm. Nhưng nếu

qua được kỳ thi tuyển rất chặt chẽ thì sau 3 năm nghiên cứu sẽ

là tiến sĩ. Còn những bác sĩ nói trên ở Việt Nam cũng học 9

năm, nhưng 3 năm cuối dành cho lý thuyết chuyên khoa sâu,

thực hành kỹ thuật cao và làm một luận văn nên trình độ thực

hành vững hơn so với dành cả 3 năm cho một đề tài nghiên cứu.

Về sau, loại hình đào tạo này chia ra làm hai:

1) Nếu vẫn đào tạo như trên thì gọi là chế độ nội trú, bằng

cấp cũng gọi là bác sĩ “nội trú” vì học viên được cấp một chỗ

ở trong bệnh viện, để ngày đêm “lăn lộn” với bệnh nhân. Sau

này, thấy tuyển chọn từ Y5 là không cần thiết, đã đổi sang

tuyển bác sĩ mới tốt nghiệp. Mỗi người chỉ được phép thi ‘nội

trú” một lần ngay sau khi tốt nghiệp. Do thi tuyển rất chặt chẽ

nên khóa I và khóa II chỉ chọn được 25 người.

Chế độ nội trú rất đặc trưng cho ngành Y, có ở Trường Y

từ thời thuộc Pháp. Hầu hết các thầy lão thành của Trường đều

đã thi tuyển để được học theo chế độ này. Chỉ có điều, hồi xưa

khoa học chưa phát triển nên bậc nội trú nằm ở “trong” đại học;

nay phải đặt ra ‘sau” đại học; và thời gian học cũng phải tăng

lên: 3 năm thay vì 1 năm.

2) Nếu chọn bác sĩ thâm niên cao (do vậy tuổi cũng cao),

thi tuyển không ngặt nghèo lắm, cho học: a) 2 năm tập trung,

hoặc b) 4 - 5 năm tại chức (tổng số thời gian tập trung chỉ 1,0

hay 1,5 năm), thì gọi là bác sĩ chuyên khoa cấp I. Đây là cách

@copyright Hanoi Medical University

Page 339: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

334

mở ra con đường tiến bộ cho đa số bác sĩ trong ngành. Đến

nay chưa một ngành nào khác làm được như vậy. Tất cả trông

vào dịp may được học Cao học.

Song song với việc tuyển "nội trú", còn có một tiêu chuẩn

nữa để sinh viên phấn đấu, để khuyến khích học giỏi và cũng

phần nào để việc phân phối nơi công tác được công bằng: đó là

tổ chức thi "Viện - Trường". Cùng dự thi tuyển nội trú nhưng

nếu không đạt nội trú thì ở một chuẩn mực nào đó được học

theo chế độ “Viện - Trường”, nghĩa là khi tốt nghiệp bác sĩ sẽ

được phân phối về Viện nghiên cứu hay Trường (Đại học/Cao

đẳng), hoặc cấp tỉnh.

Sau những bước đầu thử nghiệm này, bậc học dần dần

được hình thành, và được triển khai rộng rãi, có thêm chế độ

Trợ lý giảng dạy (để tuyển thầy cho các môn y học cơ sở).

Tới 1993 đã mở được được 17 khóa nội trú với 436 bác sĩ.

Đến lúc này Bộ Đại học mới ban hành chế độ Cao học.

Trường Y thích ứng bằng hai cách:

1) Vừa đào tạo nội trú (như cũ, kinh phí do bộ Y tế cấp),

vừa đào tạo cao học (kinh phí và chỉ tiêu do Bộ Đại học cấp).

2) Tạo sự liên thông giữa bằng nội trú và bằng cao học. Cụ

thể: bác sĩ nội trú học thêm 1 - 2 chứng chỉ thì được cấp bằng

cao học.

Vài nhận định: đã xác lập được nhiều loại hình đào tạo

phù hợp, vừa có bác sĩ trẻ và giỏi (nội trú), vừa có bác sĩ tay

nghề cao công tác ở khắp mọi vị trí trong màng lưới y tế rộng

lớn (tuyến tỉnh và trung ương có bác sĩ chuyên khoa cấp II

(và cấp I); ở huyện có bác sĩ chuyên khoa cấp I. Nếu chờ đợi

thụ động chế độ của Bộ Đại học thì mất thêm 17 năm (và số

cao học được tuyển chọn hàng năm cũng rất hạn chế). Mặt

@copyright Hanoi Medical University

Page 340: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

335

khác, nay cao học chỉ học 2 năm, khả năng thực hành không

thể bằng nội trú (học 3 năm). Do sự liên thông, đến nay 100%

bác sĩ nội trú đã có luôn cả bằng cao học. Khi tuyển chọn

công chức, bác sĩ nội trú thường được các cơ quan y tế hoan

nghênh hơn.

PHỤC VỤ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Chi viện chiến trường miền Nam

Chiến tranh làm cho Trường Y Hà Nội ngoài nhiệm vụ

cung cấp bác sĩ cho mạng lưới dân y, còn phải cung cấp cả

thầy và trò cho quân đội và cho chiến trường miền Nam.

Việc huy động các thầy đi chiến trường miền Nam (khi

đó gọi tắt là đi B) được thực hiện từ rất sớm và thành nhiều

đợt, với yêu cầu luân phiên nhau vào trao đổi kinh nghiệm về

khoa học kỹ thuật và về tổ chức với cán bộ đang ở chiến

trường, đồng thời khảo sát để đề xuất với Bộ những nhu cầu

cần thiết. Trường hợp đi B sớm nhất là vào năm 1963: bác sĩ

Huỳnh Văn Phan, Chủ nhiệm bộ môn Y học Thể dục (đã hy

sinh vài năm sau). Tiếp đó, đầu năm 1966 bác sĩ Phan Thị Phi

Phi, cũng quê miền Nam, làm việc ở bộ môn Sinh lý bệnh

học, được gọi tập trung, dù chồng là bộ đội và con mới hơn 1

tuổi. Mấy năm sau, tháng 4/1971, Bộ lại báo cho 27 cán bộ

chuẩn bị, là những người thuộc hầu hết bộ môn cơ sở và một

số bộ môn lâm sàng, với ý định vào miền Nam làm công tác

đào tạo. Tình hình chiến sự ở miền Nam khi đó khiến không

thể mở được một trường đại học. Do vậy, trong số 27 thầy nói

trên, chỉ có một số thầy được gọi đi B (tháng 7/1971): 4 thầy

lâm sàng là Đỗ Nguyên Phương, Đỗ Đức Vân, Nguyễn Mễ

@copyright Hanoi Medical University

Page 341: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

336

(cả 3 là Ngoại khoa) và Đào Văn Chinh (Nội khoa) vào làm

việc tại các cơ sở y tế thuộc Trung ương Cục miền Nam; và 4

thầy ở các bộ môn cơ sở là Đỗ Đình Hồ, Nguyễn Chí Phi

(Hóa Sinh), Phạm Hoàng Thế (Ký sinh trùng), Lê Huy Chính

(Vi Sinh) cùng với một bác sĩ chuyên khoa huyết học (thuộc

biên chế B) vào thành lập một tổ xét nghiệm, vừa trực tiếp

phục vụ, vừa đào tạo cán bộ tại chỗ cho một Bệnh viện địa

phương. Cũng trong thời gian này, có một đoàn cán bộ khác

của Trường được cử vào "Công trường T.71" để phục vụ việc

chuẩn bị hành lang cho cuộc chiến đấu mới (trong số này có

thầy Nguyễn Hoàng Sơn, bộ môn Tai Mũi Họng).

Những đợt sau, vào tháng 2/1973, đến lượt các bác sĩ Võ

Thế Quang, người miền Nam, Phó chủ nhiệm bộ môn Răng

Hàm Mặt (trong diện dự kiến đề bạt Phó Hiệu trưởng) và

Đoàn Trọng Hậu, bộ môn Mắt. Hai ông đã có vinh dự tham

gia chiến dịch Hồ Chí Minh rồi tiếp quản Trường Đại học Y

Dược Sài Gòn ngay từ ngày đầu, sau đó đã ở lại xây dựng

Nhà trường cho đến tận ngày nay.

Riêng trước đó, vào năm 1967, một trường hợp không

trong diện huy động mà hoàn toàn do ước nguyện là Giáo sư

Đặng Văn Ngữ, Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng và bộ môn

Sinh học. Mặc dù tuổi không còn trẻ, ông đã xin kỳ được ra

tiền tuyến để nghiên cứu tại chỗ sự lưu hành bệnh sốt rét, một

bệnh rất nguy hại cho sức khỏe bộ đội và nhân dân các vùng

đang chiến đấu mà nhờ nỗ lực của ông và các cộng sự, bệnh

này đã coi như bị tiêu diệt trên miền Bắc. Trong khi tiến hành

nhiệm vụ cao quý đó, ông đã hy sinh tại chiến trường, để lại

nỗi tiếc thương vô hạn cho đồng sự và học trò. Nhà nước đã

@copyright Hanoi Medical University

Page 342: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

337

truy tặng ông danh hiệu Liệt sĩ, Anh hùng Lao động và Huân

chương Độc lập hạng Nhất.

Về sinh viên, Bộ Y tế đã chọn ra hàng trăm người chủ yếu

có quê quán ở miền Nam, giao cho Trường đào tạo nhanh, để

“đi B”.

Từ khóa 1961 - 1966, Bộ đã chọn ra một số sinh viên Y5,

phần nhiều quê miền Nam, lập thành một lớp riêng, giao cho

Trường Y đào tạo khẩn trương (lấy tên: Y5C), đến ngày

7/2/1966 Bộ đã công nhận tốt nghiệp trước thời hạn 47 người

để đi công tác B thuộc 6 chuyên khoa, như Huỳnh Phương Liên

(Vi sinh), Đào Hoàng Thư, Nguyễn Thị Lài (Tai Mũi Họng), Lê

Hồng Quang (bí thư chi bộ lớp) cùng Phùng Ngọc Ân (trong số

này, chuyên khoa Ngoại đông đảo nhất gồm 29 người).

Từ khóa học này, đến ngày 10/8/1966 còn có một lớp

chuyên khoa 52 người, cũng phần lớn quê miền Nam, dành cho

diện B sau khi tốt nghiệp, cũng gồm 6 chuyên khoa: Ngoại khoa

27 người (như Cáp Sinh Cung, Tô Văn Nhiên, Huỳnh Văn

Phước), Nội khoa 10 người (có Huỳnh Tấn Cảnh, lớp trưởng),

Phụ sản 9 người (như Phan Tuyết Đông, Phan Thị Ngọc Mai...),

Gây mê - Hồi sức 3, Tai Mũi Họng 2, Mắt 1 người.

Khóa học tiếp sau (1962 - 1968) có 82 bác sĩ thuộc 20

chuyên khoa có đủ cả cơ sở và lâm sàng, để tổ chức đào tạo về

Y, đã được Bộ điều động cho chiến trường B theo quyết định

ngày 9/5/1968, trong đó gồm: Ngoại khoa 13 người (như Hồ

Đăng Thới, Nguyễn Tấn Khởi, Đặng Tấn Tài...), Gây mê Hồi

sức 4 người (như Tô Văn Có, Đinh Văn Khi...), Lao 7 người

(như Trương Minh Vuông, Lê Bá Kiều...), Huyết học 2 người

(có Trần Văn Bé, hiện là Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền

máu thành phố Hồ Chí Minh), Nhi 8 người (có Huỳnh Thị

Xuân...), Dược lý học 2 người (có Lâm Hồng Tường..), Sinh lý

@copyright Hanoi Medical University

Page 343: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

338

bệnh 4 người (có Nguyễn Phụng Tiên, Phạm Như Đài, Nguyễn

Văn Thân, Trần Trạng...), Nội khoa 6 người (có Tăng Ngọc

Minh...), Răng Hàm Mặt 2 người (có Thời Thị Tại...), Sản phụ 5

người (có Nguyễn Phụng Hoàng).

Tới năm 1970 có thêm một hình thức nữa là Bộ Y tế giao

cho Trường chỉ tiêu đào tạo cán bộ chuyên khoa “cho chiến

trường B, C”. Thông báo ngày 28/8/1970 giao cho Trường

đào tạo 31 người, thời gian 1 năm, với nhiều chuyên khoa

theo yêu cầu của Vụ 1.

Năm 1971, theo lệnh Tổng động viên, Bộ điều động một

số sinh viên Y1, Y2, Y3 vào mặt trận Quảng Trị - Sư đoàn

325 làm công tác quân y. Có một số đồng chí đã hy sinh trong

khi làm nhiệm vụ. Sau chiến dịch này có một số trở về trường

học tiếp như Đỗ Hán, Nguyễn Quốc Triệu, Nguyễn Hữu Cốc,

Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khanh, Phùng Ngọc

Hoàn, Lê Lương Đống, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Trần

Quýnh, Trần Văn Tài..., một số khác về Học viện Quân y.

Trong 8 năm chống Mỹ cứu nước, từ 1965 đến 1972, Nhà

trường đã cử 241 cán bộ và sinh viên lên đường chi viện miền

Nam, cung cấp cho chiến trường B tới 516 bác sĩ mà tới nay,

nhiều người đã ở những cương vị chủ chốt của y tế miền

Nam; nhiều người đã hy sinh, như bác sĩ Tâm đã ngã xuống

giữa đường phố Sài Gòn trong dịp tổng tiến công Tết Mậu

Thân 1968. Nếu kể cả các bác sĩ khi ra trường được phân về

các cơ sở y tế miền Bắc, rồi từ đó được cử đi B, thì Trường

này đã cung cấp cho nhu cầu giải phóng miền Nam hàng ngàn

bác sĩ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 344: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

339

Nhập ngũ và đào tạo Bác sĩ cho quân đội

Ngoài các đợt nhập ngũ theo nghĩa vụ quân sự trong cán

bộ, công nhân, viên chức, thì các đợt điều động thầy vào quân

đội cũng được thực hiện vào thời gian chống Mỹ, bổ sung chủ

yếu cho Trường Đại học Quân y, sau khi trường này từ trung

cấp chuyển thành đại học trong quân đội.

Những đợt sớm nhất bắt đầu với việc điều hai giáo viên

bộ môn Y Vật lý (Nguyễn Xuân Giao và một người phụ trách

kính hiển vi điện tử của Trường để làm việc đó trong quân

đội), cùng giáo viên tiếng Pháp Nguyễn Văn Cư và một số

anh em khác. Sau đó là đợt các bác sĩ Vương Tiến Hòa, Đặng

Văn Tằng... Những năm về sau, thường nhằm vào số thầy có

năng lực cao như Nguyễn Văn Nguyên, Vũ Dương Quý (bộ

môn Sinh lý bệnh), Phạm Quang Ngọc (Mô học), Hoàng Văn

Lợi (Nội khoa) rồi sau đó là Đào Văn Phan (Dược lý)... Đến

nay những người tiếp tục ở lại quân y đều có những đóng góp

lớn và cương vị cao ở Học viện Quân y.

Đối với sinh viên, trong thời gian này chủ yếu là gọi nhập

ngũ theo chỉ tiêu hàng năm (100 bác sĩ mới tốt nghiệp), sau

khi được đoàn cán bộ quân lực và Quân y đến nghiên cứu

chọn trước (dựa trên lý lịch và học bạ). Ngoài ra còn hình

thức điều động sớm sinh viên Y4, Y5 vào Đại học Quân y

học tiếp 1, 2 năm cuối cho phù hợp với yêu cầu phục vụ quân

đội. Năm 1967, ở khóa 1962 - 1968 có 25 sinh viên được

chọn chuyển vào học năm cuối, thi tốt nghiệp tại Đại học

Quân y nhưng vẫn do Bộ Y tế công nhận, như các anh, chị

Ngô Quang Chanh, Nguyễn Trọng Thuấn, Đỗ Thị Kim Chi,

Hồ Tư Lĩnh, Trần Công Duyệt... Ngày 30/11/1968, từ khóa

@copyright Hanoi Medical University

Page 345: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

340

1964 - 1970 đã chọn ra 95 sinh viên đưa vào Đại học Quân y

học tiếp, phiên chế thành 2 đoàn nhập ngũ mà đoàn trưởng,

đoàn phó là các anh Nguyễn Tiến Lương, Lê Xuân Lan, Tôn

Thành Minh và Nguyễn Tiến Nạo. Đến năm 1969, các Bộ Y

tế và Quốc Phòng còn có yêu cầu chuyển giao 100 sinh viên

ngay từ cuối năm thứ tư sang học tiếp ở Đại học Quân y bắt

đầu từ tháng 7/1969.

Như vậy, cũng từ 1965 đến 1972, theo Bản tổng kết 8

năm chống Mỹ cứu nước, Trường ta đã chuyển vào Đại học

Quân y 332 sinh viên Y5 và Y6, và bổ sung cho quân đội 679

bác sĩ, tổng cộng trên 1000 người.

Trong số này, có người đã lập được thành tích phục vụ

chiến đấu ngay sau khi mới ra trường như bác sĩ Huỳnh Ri ở

Cồn Cỏ, bác sĩ Nguyễn Thị Chuân, chiến sĩ thi đua của đơn vị

mới nhập, bác sĩ Trần Công Duyệt ở Khe Sanh, Quảng Trị

được thưởng huân chương và được kết nạp Đảng ngoài mặt

trận v.v.. Đông đảo anh chị em đã làm tốt hoặc xuất sắc

nhiệm vụ ở tất cả các cơ sở điều trị, nghiên cứu, giảng dạy ở

các quân khu từ Bắc chí Nam, từ quân y ở các đơn vị quân

đội đến các cơ sở quân y trung ương và không ít người đã

đảm nhận những vị trí chủ chốt hoặc trọng yếu hiện nay ở các

đơn vị công tác (tạm kể các anh, chị như Nguyễn Kim Nữ

Hiếu, Nguyễn Huệ, Trần Công Duyệt, Nguyễn Phong Tuyết...

(ở Viện Quân y 108), Hoàng Văn Lợi, Đinh Thị Đán, Nguyễn

Thị Tỵ... (ở Học viện Quân y và Viện Quân y 103)….

@copyright Hanoi Medical University

Page 346: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

341

Chương V

THỜI KỲ ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT

(1975 - 2002)

Lịch sử Trường trong thời kỳ đất nước thống nhất có thể

chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi có Nghị quyết Đại hội

VI (1986).

- Từ 1975 đến 1986 (trước khi có Nghị quyết Đại hội VI.

Đây là giai đoạn nhân dân nô nức vui mừng vì đất nước sạch

bóng quân thù, hy vọng sẽ tiến nhanh, tiến thẳng lên chủ

nghĩa xã hội với ấm no, hạnh phúc.

Tên nước, tên Đảng, tên Đoàn thanh niên và Đội thiếu nhi

cũng được thay đổi để nói lên quyết tâm xây dựng nhanh một

nước Việt Nam phồn vinh, ấm no, hạnh phúc. Khẩu hiệu bao

trùm khi đó là “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của

nhân dân”. Quyết tâm trên đã được thể chế hóa trong bản

Hiến pháp hồi đó.

Nhưng đây cũng là giai đoạn đất nước có rất nhiều khó

khăn do cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp không còn thích

hợp, lạm phát tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực tới Trường Đại

học Y Hà Nội.

- Từ 1986 trở đi (sau khi có Nghị quyết Đại hội VI): thời

kỳ đổi mới toàn diện đất nước, các mặt dần dần có sự tăng

trưởng và phát triển; nhờ vậy đã có tác động rất tích cực đối

với Trường Đại học Y Hà Nội.

@copyright Hanoi Medical University

Page 347: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

342

Tuy nhiên, dù giai đoạn mới đã mở ra, nhưng quán tính của

nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp vẫn tồn tại một số năm

nữa: phải đến năm 1990 trở đi các tác dụng tích cực mới thật sự

phát huy. Giai đoạn này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ:

a) Từ 1986 đến 1990: Phục hồi.

b) Từ 1990 đến 2002: Khởi sắc và phát triển.

Giai đoạn phục hồi vẫn là thời kỳ khó khăn do quán tính

của thời kỳ quan liêu bao cấp để lại nên không khác nhiều so

với thời kỳ 1975 - 1986 do vậy chúng tôi tạm chia thời kỳ

1975 - 2002 thành hai giai đoạn: giai đoạn khó khăn 1975 -

1990 và giai đoạn khởi sắc 1990 - 2002.

Giai đoạn Từ 1975 đến 1990

Sau chiến thắng vĩ đại 1975, đất nước thống nhất, nhưng

hậu quả chiến tranh còn rất nặng nề, tiếp đó lại thêm 2 cuộc

chiến tranh biên giới (phía Tây Nam và phía Bắc) khiến ta

phải huy động nhiều sức người sức của, cộng với những trì trệ

về kinh tế cùng với những thiệt hại do những sai lầm trong

chính sách “ giá - lương - tiền”... nên đất nước vẫn còn nghèo

nàn, khó khăn, do vậy kinh phí hoạt động của Trường rất eo

hẹp, đời sống thầy cô và sinh viên rất khó khăn. Xuất hiện làn

người di tản với hy vọng tìm được cuộc sống no đủ hơn.

Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của

Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các nghị quyết về công tác

đổi mới nhưng phải một thời gian sau Nghị Quyết của Đại hội

Đảng VI mới thật sự đi vào cuộc sống. Do vậy, giai đoạn

1975 - 1986 vẫn là giai đoạn rất khó khăn của Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 348: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

343

Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, Trường Đại học Y Hà

Nội với kinh phí hạn hẹp vẫn hoàn thành nhiều việc to lớn và có

ý nghĩa. Có lẽ không ai có thể đánh giá công sức của thầy trò

Nhà trường cùng với các trường đại học khác đóng góp vào sự

nghiệp y tế và giáo dục để đất nước Việt Nam đang xếp gần

cuối bảng (dựa trên chỉ số thu nhập đầu người) lại vươn lên tới

vài chục bậc (dựa trên chỉ số phát triển con người), nhờ vậy

giảm đáng kể sự yếu kém của nước ta trước con mắt quốc tế.

Năm 1978, GS. Nguyễn Trinh Cơ mời đồng chí Đỗ Mười,

hồi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tới thăm trường.

Đồng chí Đỗ Mười chính là người giới thiệu GS. Nguyễn

Trinh Cơ gia nhập Đảng năm 1946 tại mặt trận Nam Định.

Thông cảm với những khó khăn về chỗ ở của cán bộ công

nhân viên Nhà trường. Đồng chí đã quyết định cho Trường

một khu nhà tập thể lắp ghép 5 tầng và giao cho Bộ xây dựng

thực hiện ngay. Sau một năm, các khu nhà tập thể B1, B2, B3

đã được hoàn thành. Ngày 2 tháng 9 năm 1979, gần 200 hộ

gia đình cán bộ công nhân viên của Nhà trường phấn khởi

đón nhận những căn nhà mới.

Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là Chính phủ

chính thức công nhận Trường Đại học Y Hà Nội là trường

trọng điểm quốc gia.Trong quyết định về việc tổ chức lại một

bước công tác đào tạo của ngành Đại học số 110/HĐBT ngày

8 tháng 4 năm 1985 do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ

Nguyên Giáp ký, tại điều II, mục 1 và 1.5 đã quyết định

Trường Đại học Y khoa Hà Nội là trường trọng điểm cho cả

nước của ngành Y. Chúng ta có quyền tự hào vì Đảng và Nhà

nước đã đánh giá cao sự đóng góp của Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 349: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

344

Có thể tóm tắt các công tác lớn của Trường lúc đó

như sau:

1 - Phải đáp ứng yêu cầu rất cao về số lượng bác sĩ ở cả

hai miền. Địa chỉ của bác sĩ ra trường khi đó vẫn là tuyến

huyện; thời điểm mới thống nhất đất nước, mỗi huyện miền

Bắc có trung bình 2 - 4 bác sĩ, còn lại là y sĩ các chuyên khoa;

còn ở miền Nam nhiều huyện chưa có bác sĩ nào. Thời điểm

đó, số bác sĩ của Việt Nam vẫn chủ yếu do Trường Đại học Y

Hà Nội đào tạo. Cơ chế thị trường chưa xác lập, do vậy Nhà

nước vẫn bao cấp cho từ khi vào đại học cho đến khi phân

công công tác cho bác sĩ mới ra trường.

2 - Phải vực dậy hai Trường Đại học Y ở miền Nam mới

giải phóng. Không thể đơn độc làm nhiệm vụ đào tạo như

trên, Trường Đại học Y Hà Nội đã có những đóng góp chủ

yếu để hai Trường Đại học Y miền Nam (Huế và Sài Gòn) có

thể hoạt động trở lại, đồng thời vẫn phải tiếp tục hỗ trợ hai

Trường Đại học Y ở miền Bắc (Thái Bình, Bắc Thái), gồm:

chi viện giảng dạy, tiếp tục san sẻ và đào tạo cán bộ, hỗ trợ

sách giáo khoa... Ngoài ra, còn bắt tay xây dựng Trường Đại

học Y Hải Phòng (lúc đầu, Trường Đại học Y Hải Phòng

được gọi là “phân hiệu”, thuộc Trường Đại học Y Hà Nội).

3 - Phải thực hiện vai trò trường trọng điểm:

a) Trường Đại học Y Hà Nội hai lần cải cách giáo dục: lần

1, để chương trình phù hợp với mục tiêu mới (bác sĩ về huyện,

thay vì bác sĩ cho chiến trường và cho quân đội, như trước đó).

Mục tiêu này chung cho cả các Trường Đại học Y khác: đó là

đào tạo bác sĩ đa khoa, để trên cơ sở này sẽ đào tạo tiếp chuyên

khoa (sau đại học); lần 2, khi tuyến huyện đủ bác sĩ, Trường

@copyright Hanoi Medical University

Page 350: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

345

đào tạo bác sĩ đa khoa định hướng cộng đồng, với nhiệm vụ

chăm sóc sức khỏe ban đầu.

b) Nhiệm vụ đào tạo sau đại học phải trở thành nhiệm vụ

chính, quan trọng như (hoặc hơn) đào tạo đại học. Sau 15 năm

nỗ lực thí điểm đào tạo sau đại học, khi sắp bước sang thập kỷ

90, Trường đã đủ khả năng mở rộng mọi loại hình. Đã tổ chức

đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I tại một số địa phương. Ngoài

ra, nhờ chủ trương đưa bằng cấp vào các tiêu chuẩn chức danh,

việc đào tạo sau đại học phát triển mạnh từ 1990 - 1992, kể cả

đào tạo nghiên cứu sinh. Hội nghị tổng kết ba năm đào tạo sau

đại học (1989 - 1992) đã quyết định tìm biện pháp làm “liên

thông” giữa các bằng cấp nội ngành với bằng cấp quốc gia.

Cũng trong giai đoạn này, trường bắt đầu có những cố

gắng trong mở rộng đối ngoại do chính sách mở cửa mang lại.

Nghiên cứu: Thầy cô toàn trường, trong hoàn cảnh ngặt

nghèo về cuộc sống và về kinh phí, vẫn cố gắng nghiên cứu

khoa học mặc dù đề tài còn hạn hẹp và chưa có điều kiện đi

sâu. Kết quả nghiên cứu ngoài những ứng dụng thực tiễn và

báo cáo ở các hội nghị, còn giúp cho nhiều thầy cô đạt được

các chức danh khoa học. Gần 80 luận án Phó Tiến sĩ được bảo

vệ. Trong quá trình phát triển, hàng chục đơn vị chuyên môn

được thành lập. Thầy cô của Trường vẫn tiếp tục được bổ

nhiệm vào các chức vụ khoa học và quản lý ở các viện, bệnh

viện (dù không thuộc Trường).

Nhờ nghiên cứu, trong 15 năm đó Trường có thêm 60

Giáo sư bậc I và bậc II (nay là Phó Giáo sư và Giáo sư). Đồng

thời cũng vắng bóng nhiều thầy có công lao lớn: thầy Di, thầy

Tùng, thầy Nguyên, thầy Tước, thầy Hợp, thầy Hòe là những

Giáo sư đầu tiên của Trường; rồi tiếp đó là các thầy Cơ, thầy

Doãn, thầy Thái....

@copyright Hanoi Medical University

Page 351: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

346

Nhờ đổi mới cách nhìn, Trường ta đã kỷ niệm 80 năm

thành lập. Điều này tạo tiền lệ để Trường kỷ niệm 90 năm

thành lập. Thời kỳ 1902 - 1945 được thừa nhận là thời kỳ

Trường có những đóng góp nhất định cho đất nước.

Người đề xuất và đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm thành

lập trường là Giáo sư Nguyễn Năng An, khi đó đang là Phó

Hiệu trưởng, làm việc dưới quyền của Giáo sư Hiệu trưởng

Nguyễn Trinh Cơ. Chúng ta cũng giữ lại được Viện Giải phẫu

lịch sử. Và cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên Bộ Y tế dựa

vào kết quả bầu Hiệu trưởng để ra Quyết định bổ nhiệm.

MỤC TIÊU, CHƯƠNG TRÌNH

GIAI ĐOẠN 1975 - 1990

Tóm tắt giai đoạn đào tạo bác sĩ trước 1975

Từ thập kỷ 60, Trường bắt đầu đào tạo bác sĩ đa khoa cho

tuyến huyện, với những mục tiêu sau này bị nhận xét là quá

cao (có tính chất là những “kỳ vọng” hơn là mục tiêu). Thực

ra, nếu một huyện chưa có bác sĩ nào, thì bác sĩ đầu tiên về đó

phải là đa khoa, phải giải quyết rất nhiều vấn đề thuộc các

chuyên khoa khác nhau. Ngoài đa khoa ra, vẫn phải đào tạo

một tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa sơ bộ (tức là chuyên khoa trong

đại học) cho tuyến tỉnh và tuyến trung ương - vì sự phát triển

tự nhiên của các tuyến này.

Tuy nhiên, số bác sĩ về huyện không nhiều như dự định - vì

chiến tranh đã xảy ra. Riêng số bác sĩ đi chiến trường miền

Nam và vào quân đội đã tới trên 2000. Ngoài ra số chuyên khoa

sơ bộ bổ sung cho tuyến trung ương và tỉnh theo thống kê sơ bộ

cũng khoảng gần 1000; trong đó, riêng số bác sĩ được giữ lại

@copyright Hanoi Medical University

Page 352: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

347

Trường Đại học Y Hà Nội từ 1965 đến 1975 không dưới 200

(trong đó có khoảng 2/3 trụ lại được, số còn lại, vì nhiều lý do,

đã xin đi khỏi trường: đa số lại trở về đa khoa).

Ngày nay, bác sĩ chuyên khoa được đào tạo sau khi tốt

nghiệp đa khoa, nhờ vậy sẽ có nền tảng vững chắc. Nhưng cách

đây 30 - 40 năm vấn đề không đơn giản như vậy. Số bác sĩ còn

rất thiếu so với nhu cầu, y sĩ trung cấp vẫn phụ trách cả một

buồng bệnh, thậm chí là trưởng khoa, thì không thể dành ra 2

năm sau khi tốt nghiệp để đào tạo chuyên khoa. Vậy, chỉ có thể

chuyên khoa trong đại học. Ngày đó, có sự giằng co giữa tỷ lệ

đa khoa và chuyên khoa và nếu tỷ lệ này quá xa thực tế thì sẽ

gây lãng phí, vì phải đào tạo lại mới làm được việc. Nói chung,

bác sĩ về huyện phải là đa khoa nếu như mỗi huyện chưa có,

hay mới có 1 - 2 bác sĩ; còn ở tuyến trên (tỉnh, trung ương)

thường phải là chuyên khoa.

Năm 1966, tuyến tỉnh mới gần đủ bác sĩ, nhưng đã bắt

đầu có bác sĩ về huyện, do vậy khóa sinh viên vào trường

năm 1966 (ra trường năm 1972) chỉ có 2,6% chuyên khoa,

còn lại là đa khoa. Khóa này có một tỷ lệ cao về huyện và đi

B (chiến trường miền Nam), do vậy đa khoa là thích hợp.

Nhưng do nhiều yếu tố tác động vào, tỷ lệ chuyên khoa cứ

tăng nhanh, cho đến khóa vào trường 1971 (ra trường 1977),

tỷ lệ chuyên khoa đã là 66,6%, tức 2/3.

Một bác sĩ chuyên khoa Sản đi B, hoặc một bác sĩ chuyên

khoa Thần kinh về huyện hẳn là sẽ ít phù hợp trong tình hình và

đặc điểm bệnh tật của thập kỷ 60, do vậy gây những lãng phí

nhất định. Nhưng điều đó thực tế đã xảy ra thông qua phiếu

điều tra. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ chuyên khoa cứ tăng cao

hàng năm, trái với chủ trương ban đầu, là:

@copyright Hanoi Medical University

Page 353: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

348

1) Do các cơ sở y tế ở tỉnh và trung ương yêu cầu (trực tiếp

lên Bộ Y tế), làm cơ sở cho Vụ Kế hoạch áp đặt cho Trường;

2) Tâm lý không thích đa khoa, mà thích chuyên khoa hơn

(có cả hy vọng được làm việc ở các tuyến cao, hơn là về

huyện), do vậy người học dùng các mối quan hệ để đạt được

mong muốn.

Vụ Kế hoạch của Bộ Y tế hàng năm giao cho Trường

những tỷ lệ đa khoa và chuyên khoa rất ít phù hợp với thực

tiễn, vì số bác sĩ ra trường theo tỷ lệ này phải làm trái chuyên

khoa (theo điều tra) lên tới trên 50%.

Ví dụ, năm 1968 Trường được giao đào tạo 10 bác sĩ

chuyên khoa Sinh lý bệnh cho các trường địa phương và cho

miền Nam, cuối cùng chỉ có 3 người được làm đúng chuyên

khoa. Điều này cũng có những nguyên nhân: 1) Rất nhiều “chỉ

tiêu theo kế hoạch” do cấp trên giao cho cơ sở là không có cơ

sở, nặng về cảm tính (đó là tình hình chung của thời kỳ bao cấp,

hành chính); sự lãng phí không được rút kinh nghiệm để sửa đổi

kịp thời. 2) Chiến tranh diễn ra khiến các dự định bị thay đổi,

đảo lộn.

Từ năm 1975: Giai đoạn trung gian

Năm học 1974 - 1975, qua điều tra bằng phiếu, đồng thời

xem xét các số liệu có sẵn, Trường muốn điều chỉnh mục tiêu

cho phù hợp với tình hình mới.

Tình hình khi đó là hàng ngàn bác sĩ đi B trở về bổ sung

cho mạng lưới y tế ở tỉnh và huyện; rất nhiều người ở lại miền

Nam nhờ vậy mạng lưới y tế ở đó không đến nỗi quá mỏng

manh như trước 1975. Một lượng lớn bác sĩ từ quân đội phục

viên trở về dân y, phân bố cho y tế cả miền Bắc lẫn miền

@copyright Hanoi Medical University

Page 354: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

349

Nam. Các Trường Y Thái Nguyên và Thái Bình đã có một số

sản phẩm phục vụ xã hội. Do vậy nhu cầu bác sĩ đa khoa tuy

vẫn còn, nhưng không còn gay gắt như trước. Đã có thể tăng

tỷ lệ chuyên khoa, nhưng vấn đề đặt ra là chuyên khoa trong

đại học hay sau đại học?

Điều thống nhất qua các hội nghị về đào tạo của Trường

là về lâu dài, phải đào tạo bác sĩ chuyên khoa trên cơ sở đã tốt

nghiệp đa khoa, và đó chính là chuyên khoa cấp I một hình

thức đào tạo sau đại học. Thời điểm thích hợp là lúc tuyến

huyện và tuyến tương đương ở cả hai miền đã tạm đủ bác sĩ.

Lúc này trong giai đoạn trước mắt được coi là giai đoạn

trung gian, Trường chủ trương đào tạo loại bác sĩ gọi là

chuyên khoa diện rộng, hoặc gọi là đa khoa diện hẹp, nhưng

vẫn là đào tạo trong đại học. Đối tượng này gồm 2 loại: Nội -

Nhi - Lây và Ngoại - Sản. Điều này được coi là sáng kiến,

vừa không mất nhiều thời gian đào tạo, vừa đáp ứng được yêu

cầu của xã hội. Sáng kiến được phản ánh đầy đủ ở báo cáo

Cải cách giáo dục 1977 - 1978 và sau đó còn đăng ở Tập san

Đại học & Trung học Chuyên nghiệp (số 2/1981).

Tuy nhiên, chưa ai đánh giá sự đáp ứng thực tiễn của sản

phẩm đào tạo ra, cụ thể là không thể tìm được văn bản chính

thức đánh giá tác dụng của số bác sĩ “đa khoa diện hẹp” hay

“chuyên khoa diện rộng” này. Qua một phần tư thế kỷ, Trường

vẫn không rõ các bác sĩ trên phát huy tác dụng ra sao và chuyên

khoa cuối cùng của họ là gì, mặc dù đến nay họ vẫn đang làm

việc. Tuy nhiên, chuyên khoa “diện rộng” đến nay vẫn phát huy

tác dụng ở vùng sâu hay miền núi - nơi còn thiếu bác sĩ nói

chung và bác sĩ chuyên khoa nói riêng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 355: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

350

Khó khăn về nơi thực tập, điều kiện ăn ở của sinh viên

tăng lên Trường phải tìm cách khắc phục. Từ ngày

14/10/1977, hàng năm Trường gửi 70 sinh viên Y4 về đào tạo

tiếp ở Hải Phòng cho đến hết Y6. Đó là những sinh viên quê

ở vùng quanh Hải Phòng, khi tốt nghiệp sẽ phân phối công tác

tại các địa phương đó. Bằng cách này, Trường tận dụng được

cơ sở thực tập, ăn ở và từng bước xây dựng một Trường Đại

học Y khoa ở đây.

Nhiều người còn nhớ rằng, dự kiến thành lập Trường Đại

học Y Hải Phòng có từ những năm cuối của thập kỷ 60 với Hiệu

trưởng dự kiến là BS. Nguyễn Trinh Cơ; nhưng đến năm đó vẫn

bất thành - một trong các lý do là Trường này quá gần Trường

Thái Bình.

Tiếp đó, với vai trò trường trọng điểm, Trường Đại học Y

Hà Nội đã đề xuất sự thống nhất chương trình đào tạo bác sĩ

trong cả nước: gồm một thân chung (phần cứng) và phần

mềm phù hợp với tình hình sức khỏe và bệnh tật mỗi vùng.

Đáng chú ý là chương trình đào tạo bác sĩ ở miền Nam hầu

như dập theo chương trình nước ngoài.

Để thống nhất chương trình y khoa trong cả nước, từ ngày

10 đến 16/6/1980, trường ta (đoàn bác sĩ Trương Văn Hợi) và

Trường thành phố Hồ Chí Minh (đoàn Giáo sư Phạm Biểu

Tâm) đã bàn chi tiết chương trình và đi đến 4 kết luận: 1) Sau 5

năm, khi đã tạm đủ bác sĩ cho huyện thì chuyển hẳn sang đào

tạo bác sĩ đa khoa, lấy đó làm cơ sở đào tạo tiếp chuyên

khoa; 2) Trước mắt, tỷ lệ hai loại bác sĩ giữ tương đương,

nhưng bác sĩ chuyên khoa sơ bộ sẽ giảm dần, thay bằng bác sĩ

chuyên khoa cấp I; 3) Kê ra các môn bắt buộc, với số giờ tối đa,

tối thiểu để mỗi trường tùy chọn. Đi bệnh viện từ Y2 để tăng

cường khả năng thực hành; không học Đông y quá sớm, khi

@copyright Hanoi Medical University

Page 356: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

351

chưa có hiểu biết nhất định về y học hiện đại; 4) Tổng số giờ

dao dộng trong khoảng 5.835 - 6.875 cho 6 năm, trong đó thực

hành labo và bệnh viện là 64%.

Có thể thấy rằng, ngoài một số thay đổi theo chiều hướng

tích cực, thì về cấu trúc chung, đây vẫn là chương trình in đậm

dấu ấn thời chiến: các môn cơ sở bị cắt giảm giờ; số giờ chính

trị rất cao, quân sự tới 13 tuần, lao động chân tay tới 3 - 4 tuần.

Theo chương trình công bố tháng 8/1979 thì các môn học Chính

trị, Ngoại ngữ, Thể dục chiếm 16% tổng số giờ học của 6 năm

(bằng cả 1 năm học), trong khi giờ của tất cả các môn khoa học

cơ bản chỉ chiếm 9%.

Cho đến hơn 10 năm sau (bước sắp vào thập kỷ 90), các

nhà làm chương trình vẫn tính toán rằng tất cả số bác sĩ đào

tạo ra sẽ được thu hút vào biên chế, tức là hành nghề trong hệ

thống y tế công lập. Tính chủ quan, duy ý chí trong lập kế

hoạch ngày càng rõ, do vậy tính bất khả thi ngày càng cao.

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn thập kỷ 80 và 90 kinh phí

cho ngành Y tế và Giáo dục thuộc loại thấp nhất vì bị coi là 2

ngành “phi sản xuất”. Lương y tế và giáo dục cũng thuộc loại

thấp nhất nhưng cũng đã chiếm tới 60 hay 70% tổng kinh phí.

Tương tự như vậy, tại các cơ sở khám chữa bệnh, kinh phí chi

cho trang thiết bị và thuốc men cũng rất nghèo nàn nên hết sức

khó khăn trong điều trị người bệnh. Chưa bao giờ cả thầy thuốc

và bệnh nhân khổ như lúc đó. Hiến pháp ghi rõ “chữa bệnh

không mất tiền” càng làm cho ngành Y tế lúng túng và bế tắc.

Thực hiện mục tiêu đào tạo bác sĩ chăm sóc sức khỏe

ban đầu.

Từ 1985 - 1986, tám Trường Đại học Y trong cả nước

hàng năm đã đào tạo đều đặn trên 1000 - 1500 bác sĩ, nhờ vậy

tuyến huyện về cơ bản đã đủ bác sĩ. Nhưng cũng thời điểm

@copyright Hanoi Medical University

Page 357: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

352

này khó khăn của đất nước lên đến đỉnh điểm. Trường Đại

học Y Hà Nội, nhận thức được cần có bác sĩ về tuyến cơ sở,

nên đã đề xuất mục tiêu bác sĩ đa khoa thực hành, hướng về

chăm sóc sức khỏe ban đầu, nơi làm việc của họ là tuyến cơ

sở (tuyến phổ cập), và tất nhiên là trong biên chế (như chế độ

bao cấp quy định hồi đó).

Thống kê tháng 1/1981 cho thấy: năm 1979 ta có 12.260

bác sĩ (ở cả hai miền), trong đó 2/3 do Trường Đại học Y Hà

Nội đào tạo, nhưng tuyến huyện mới chỉ nhận được 3.030 bác

sĩ. Tính ra huyện miền Bắc trung bình có 7,5 bác sĩ, còn huyện

miền Nam là 4,6. Đến 1985, số bác sĩ cả nước tăng lên gấp rưỡi

(cụ thể là 18.875 người), số về huyện tăng rất đáng kể. Như

vậy, về cơ bản, có thể chuyển sang đào tạo 100% bác sĩ đa khoa

cho tuyến cơ sở (tuyến phổ cập) và trên cơ sở này chọn ra một

tỷ lệ đào tạo chuyên khoa sau đại học (tức Chuyên khoa cấp I:

cho tỉnh, sau đó sẽ cho huyện). Do vậy, mục tiêu đào tạo phải

thay đổi.

Giáo sư Hoàng Đình Cầu, tác giả đề án này, nêu rõ: bác sĩ

đa khoa thực hành Trường ta sắp đào tạo là bác sĩ gia đình,

biết điều trị bệnh thông thường, biết áp dụng các biện pháp vệ

sinh cho cộng đồng, biết vận động nhân dân, có khả năng

cộng tác với đồng nghiệp và huấn luyện cấp dưới. Tóm lại,

đây là bác sĩ công lập, có giác ngộ cao, có trình độ chuyên

môn phù hợp, làm việc trong một tổ chức và toàn tâm toàn ý

phục vụ cộng đồng.

Để thực hiện cải cách giáo dục, ngoài sự thay đổi mục

tiêu, còn phải thay đổi chương trình, viết lại sách giáo khoa,

cải cách sư phạm, cải tiến thi cử và nhiều việc khác cho phù

hợp với mục tiêu, mà việc nào cũng đòi hỏi kinh phí cao và

tiến hành đồng bộ; do vậy rất dễ thất bại nếu không đủ các

@copyright Hanoi Medical University

Page 358: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

353

nguồn lực. Nhưng nếu thực hiện được sẽ đưa lại hiệu quả cao

gấp bội so với số kinh phí đã bỏ ra.

Trong chương trình cải cách lần này, các môn y học cơ sở

được dồn nén vào 2,5 năm đầu (trước là 3 năm) để dôi ra một

học kỳ dành các buổi sáng cho sinh viên đi bệnh viện sớm để

tăng khả năng thực hành. Các môn y học xã hội được tăng

cường, hi vọng sẽ trở thành một vế cân bằng với các môn y

sinh học và sẽ có tác dụng giúp ích thiết thực cho bác sĩ làm

việc ở cộng đồng. Đáng chú ý là tiêu chuẩn về chính trị và

đạo đức cách mạng lại khá cao, với tính toán là tất cả bác sĩ

đào tạo ra sẽ là cán bộ nhà nước, có lập trường và quan điểm

phục vụ, có tinh thần tập thể và khả năng hợp tác với đồng

nghiệp, làm việc trong biên chế nhà nước, ở tuyến cơ sở.

Trường có thể tự hào đã rất sớm đề ra mục tiêu đào tạo từ

năm 1966 trong lúc ở Việt Nam chưa trường nào tiến hành. Do

chưa hiểu thấu đáo về mục tiêu nên nhiều khi ta viết mục tiêu

như là sự “kỳ vọng”, hoặc như những “yêu cầu” của Nhà trường

mà bác sĩ phải có, chứ không phải những kỹ năng nghề nghiệp

mà Nhà trường phải dạy cho sinh viên, thể hiện ở nội dung

chương trình và cách đánh giá. Điển hình nhất là khi viết mục

tiêu về lập trường, đạo đức cách mạng.

Mở đầu cuộc cải cách với mục tiêu mới là các buổi khai

giảng lớp sư phạm y học. Ví dụ, lớp 20/10/1986, kéo dài 10

ngày, giảng viên là các thầy Lê Nam Trà, Phạm Gia Khải,

Đào Xuân Tích... Sau lớp này, còn những lớp “vét” để đảm

bảo hầu hết các thầy cô trong trường được học.

Ngày 20, 21, 22 học về mục tiêu; 3 ngày sau dành cho các

bài về phương pháp lượng giá. Theo hướng dẫn, sau khi đề ra

mục tiêu, phải đề ra ngay cách lượng giá. Khi dạy và học một

@copyright Hanoi Medical University

Page 359: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

354

mục tiêu nào đó, cả thầy và trò đều biết rõ mục tiêu đó sẽ được

đánh giá kết quả dạy và học như thế nào và phải có ngay thang

điểm cho mục tiêu đó. Đã là mục tiêu, nhất thiết phải được học,

phải thi và phải có điểm thi. Do vậy khó nhất là đánh giá mục

tiêu về lập trường, đạo đức.

Bốn ngày sau dành cho phương pháp dạy và học bằng

môđun.

Trong 4 ngày cuối, có một ngày (28/10/1986) dành riêng

để Giáo sư Hiệu trưởng Hoàng Đình Cầu thuyết trình về mục

tiêu của ngành Y tế đến năm 2000. Hồi đó, ai cũng thấy năm

2000 còn rất xa và các mục tiêu là hơi thấp đối với một nước

đang tiến nhanh lên Chủ nghĩa Xã hội.

Đây là nội dung thầy Cầu kiên nhẫn trình bày trong mọi

dịp, để những người dù ít liên quan cũng nên biết. Như vậy chỉ

có lợi. Cụ thể, đến năm 2000, ngoài 8 điểm tuyên ngôn Alma

Ata khuyến nghị (giáo dục sức khỏe; cải thiện ăn uống; cung

cấp nước sạch và thanh khiết môi trường; sinh đẻ kế hoạch và

bảo vệ bà mẹ trẻ em; tiêm chủng mở rộng; khống chế các bệnh

dịch lưu hành; khám và chữa bệnh thông thường; cung cấp

thuốc thiết yếu), ngành Y tế ta còn đề thêm hai điểm: 1) Toàn

dân có hồ sơ sức khỏe, được theo dõi định kỳ; 2) Xây dựng y tế

cơ sở rộng khắp và quản lý tốt nó.

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác ở cơ sở chính

là lực lượng sẽ thực hiện 8 điểm đầu và 2 điểm cuối cùng này -

với điều kiện phải có đủ biên chế thu nhận họ vì thu nhập chung

của người dân ở cộng đồng chưa cho phép có hệ y tế dân lập.

Thời gian này, rất nhiều ý kiến trong ngành và ngoài

ngành Y phát biểu trên báo chí và đài phát thanh về tỷ lệ bác

sĩ quá thấp của nước ta - một nước Xã hội Chủ nghĩa - (so với

các nước tư bản, thậm chí với các nước quanh vùng). Nhưng

@copyright Hanoi Medical University

Page 360: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

355

rất ít ai nghĩ rằng đào tạo bác sĩ chưa khó bằng kiếm ra kinh

phí nuôi họ đủ sống để họ yên tâm làm việc trong hệ thống

công lập. Quỹ lương trả cho bác sĩ thực chất là do dân đóng

góp, nhưng kinh tế nước ta còn nghèo, nhất là những năm 80

dân ta đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, do vậy quỹ lương

đã không kham nổi số bác sĩ đào tạo ra. Đã vậy, tư tưởng bao

cấp vẫn rất nặng nề, sự hiểu biết về nền kinh tế thị trường vẫn

phiến diện và nông cạn. Hồi đó, người ta không thể quan

niệm bác sĩ nước ta một nước đã được đổi tên là nước Xã hội

Chủ nghĩa lại có thể khám bệnh tư.

Ở Sài Gòn, khi xét một bác sĩ vào Đảng hay đi nước ngoài,

bao giờ cũng thẩm tra xem “có khám tư hay không”. Ngày

14/4/1984, Bộ trưởng Đặng Hồi Xuân ký Chỉ thị (số 48/YK/TC)

gửi toàn ngành Y về việc cấm làm tư, cấm bỏ việc, không nhận

sự phân công... (chỉ thị này căn cứ vào thông tư của Hội đồng Bộ

trưởng chủ trương không khám chữa tư, vì nó trái Hiến pháp

(chữa bệnh và đi học không mất tiền). Khám bệnh tư và dạy học

tư bị đặt trong khái niệm bóc lột. Bộ trưởng đã vào tận Sài Gòn

để chấn chỉnh tình hình.

Còn ở Trường Đại học Y Hà Nội, tới tận năm 1992 mà bài

kiểm tra viết Chính trị cho sinh viên Y6 (sắp ra trường) còn có

câu hỏi “Bác sĩ dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa khác bác sĩ dưới

chế độ tư bản như thế nào. Thật khó trả lời; tuy nhiên, nếu bài

nào đưa ý “không khám tư” vào, sẽ đúng đáp án.

Ngày 27 và 28/11/1986 tại Đại hội công nhân viên chức,

tình hình đào tạo đại học được nhận định như sau: chất lượng

thực hành và chất lượng chính trị đều giảm, các điều kiện vật

chất phục vụ giảng dạy đều bất cập, nhất là kinh phí.

Báo cáo của bác sĩ Hoàng Hữu Đốc, Phó Hiệu trưởng phụ

trách hậu cần, rất được chú ý. Riêng khoản lương, phụ cấp,

@copyright Hanoi Medical University

Page 361: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

356

học bổng đã chiếm 68% tổng kinh phí của Trường. Cụ thể:

lương, bảo hiểm, học bổng là 7.439.000 đồng, còn số tiền

được cấp là 11.037.000 đồng. Đây là số tiền gấp đôi kinh phí

năm 1985, nhưng vật giá ở thị trường lại tăng gấp 5 hay 10

lần (xem bảng dưới).

Mặt hàng Mức tăng giá so với năm

trước (số lần)

Hoá chất, thiết bị, máy Hàng trăm lần

Súc vật 15 lần

Giấy, phấn nội địa 8 lần

Xà phòng 6 lần

Bóng đèn 16 - 28 lần

Gỗ, đồ gỗ 20 lần

Xi măng 4 lần

Vôi 9 lần

Sắt thép xây dựng hàng trăm lần 35 lần

Trường thu được 10.000 USD tiền tổ chức hội nghị quốc

tế, Bộ Y tế trích lại 10%; số còn lại đổi sang tiền Việt (bằng

cách mua hàng ở cửa hàng quốc tế Giảng Võ để bán cho được

giá hời) được 1.349.000 đồng. Tính ra, 1 USD giá trị bằng 150

đồng. Từ đó suy ra tổng kinh phí của Trường tương đương

74.600 USD, và lương Phó Giáo sư (505 đồng) tương đương

3,7 USD. Thực ra, Phó Giáo sư còn được mua 13,5 kg gạo, 1 kg

đường và 1,5 kg thịt theo giá tem phiếu; do vậy nếu kể cả hiện

vật thì lương ông ta khoảng 10 - 12USD chưa kể bao cấp về tiền

nhà và tiền điện.

@copyright Hanoi Medical University

Page 362: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

357

Một năm sau, tại Hội nghị công nhân viên chức, tình hình

kinh phí không cải thiện mà còn xấu đi. Được cấp 16.758.000

đồng, riêng chi cho lương, phụ cấp, công tác phí, y tế, bảo hiểm,

học bổng, điện, nước,... đã hết gần 90% kinh phí. Chi cho giảng

dạy và nghiên cứu khoa học chỉ có 1.861.000 đồng, chiếm 7%

tổng kinh phí. Lương quá thấp, nên cần nhắc lại công sức rất

lớn của ông Trần Văn Luận và nhất là ông Trương Xuân Ngọc

đã bỏ ra khi phụ trách xưởng sản xuất thuốc Philatốp, cùng với

việc nhiều bộ môn tham gia sản xuất nước cất tiêm cung cấp

cho thị trường đã đem lại cho trường một số tiền phúc lợi và

tăng thêm thu nhập.

Tiến hành cải cách giáo dục trong hoàn cảnh cực kỳ khó

khăn như vậy nhưng đa số vẫn rất nhiệt tình, hăng hái thực hiện

không tiếc công sức.

Ngày 7/4/1987 Trường có cuộc họp về chất lượng thực

hành của sinh viên. Những người quan tâm nhất và có trách

nhiệm thừa hành đã tới dự và góp ý. Cuộc họp đã đi đến

thống nhất là không nên coi các giờ thực tập Giải phẫu, Mô

học, Hóa Sinh, Sinh lý, Sinh lý bệnh là “thực hành”, mà chỉ

là để minh họa lý thuyết. Nhưng nếu sinh viên vận dụng tốt lý

thuyết vào thực tiễn thì lại được coi là khả năng thực hành.

Mặt khác, ở Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức không còn

bệnh thông thường giống như bệnh lý ở tuyến cơ sở nữa. Phải

xây dựng thực địa, nhưng lại không có kinh phí. Ngay súc vật

thực tập cũng sẽ bị cắt giảm. Giáo sư Hiệu trưởng chủ trương

coi ký túc xá cũng là thực địa cộng đồng để thầy trò tham

quan và cải tạo nó.

Ngày 05/9/1988 có cuộc họp về súc vật thực tập, mời bác sĩ

phụ trách giáo vụ của các bộ môn cơ sở tới dự. Riêng chó, năm

vừa qua (1987 - 1988) đã dùng hết 361 con (thành tiền

@copyright Hanoi Medical University

Page 363: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

358

9.025.000 đồng); 213 thỏ (1.278.000 đồng); ếch 252 kg, gà 80

con (400.000 đồng); chuột nhắt 424 con (212.000 đồng)... Tổng

cộng 11.001.000 đồng. Kinh phí được cấp không thể kham nổi,

nếu năm học tới các bộ môn cứ dự trù như năm qua. Chính thời

gian này bộ môn Sinh lý bệnh có sáng kiến thay các bài thực tập

phải dùng súc vật bằng các bài phân tích kết quả xét nghiệm

(phân tích huyết đồ, niệu đồ, ion đồ...), tuy nhiên, tại Hội nghị

bàn về chất lượng thực hành này, Phó Giáo sư Dương Chạm

Uyên đã phát biểu: không nên tốn thì giờ dạy sâu vào phân tích

các xét nghiệm, vì về cộng đồng không thể có...

Ngày 21/10/1987, Hội nghị công nhân viên chức họp vào

giai đoạn cuộc cải cách giáo dục đang được đẩy mạnh tới cao

trào. Mọi người thấy năm học này đầy khó khăn, đời sống vẫn

còn phải bươn chải, nhưng có thể hi vọng vào phúc lợi vì việc

sản xuất Philatốp được chú ý đúng mức.

Giáo sư Hiệu trưởng phát biểu: Hội nghị quốc tế ở Tokyo

về đổi mới đào tạo y tế để chuẩn bị cán bộ cho thế kỷ 21; nó

phù hợp với yêu cầu của chúng ta, nhưng phải có nỗ lực rất lớn

mới thực hiện được. Cải cách giáo dục ở trường đã được đề ra

từ 3 năm nay, đến lúc này phải tích cực đẩy nhanh tiến độ. Phải

sớm áp dụng phương pháp sư phạm mới để tăng tính chủ động

học tập của sinh viên. Phải có mục tiêu và kiên quyết thực hiện:

bác sĩ ra trường sẽ làm việc ở tuyến phổ cập, miệng nói tay làm,

phải quản lý sức khỏe và chăm sóc ban đầu, chữa bệnh ngoại

trú. Điểm dân cư 30.000 dân phải có một phòng khám đa khoa.

Sinh viên cần có đủ tài liệu học tập và phải được phát từ trước.

Mỗi sinh viên có chương trình của cả 6 năm học để tự lập lấy kế

hoạch học tập của mình...

Cũng do quá eo hẹp về kinh phí, suốt quá trình đào tạo

theo mục tiêu mới, hầu như không có cuốn sách giáo khoa

nào được viết ra theo mục tiêu, nhất là những sách về y học

@copyright Hanoi Medical University

Page 364: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

359

xã hội. Hầu hết các thầy tuy đã được học phương pháp sư

phạm mới, nhưng chủ nhiệm các bộ môn lại không học, hoặc

chỉ học qua loa, không quan tâm, nên không đứng ra tổ chức

áp dụng điều đã học. Mặt khác, không phải cứ từng bộ môn

muốn áp dụng phương pháp sư phạm mới mà được, vì đây là

việc phải làm dưới sự tổ chức, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của

Hiệu trưởng. Điều không được phép quên là phải có đủ kinh

phí, ví dụ kinh phí để ngăn các giảng đường lớn chứa cả trăm

người như hiện nay thành các giảng đường nhỏ để dạy theo

phương pháp sư phạm mới...

Tới 1992, có 2 khóa bác sĩ ra trường theo mục tiêu này

nhưng rất khó đánh giá chất lượng; thứ nhất, vì điều kiện tối

thiểu để thực hiện mục tiêu cũng không đủ (ví dụ, không có

thực địa cho họ học); thứ hai, vì họ không làm việc ở đúng

địa chỉ mà ta mong muốn. Có hai nguyên nhân cụ thể: 1) Đa

số bác sĩ tân khoa không tìm được biên chế 2) Nhiều người

hoàn toàn không tự nguyện làm việc ở cơ sở, nhưng nguyên

nhân chính là lương không đủ sống lại phải đi vùng xa. Số

bác sĩ thất nghiệp có chiều hướng tăng. “Nguyên nhân của

nguyên nhân” vẫn là ngân sách quá thấp, không đủ quỹ lương

để thu nhận họ vào biên chế; nếu thu nhận được thì trả lương

ở mức không thích hợp.

Người ta nhớ đến kinh nghiệm của thế giới mà UNESCO

tổng kết: Cải cách giáo dục ở các nước nghèo hầu hết thất bại

chủ yếu do duy ý chí và thiếu tiền (chứ không phải kế hoạch

đặt ra có sai sót về chuyên môn, kỹ thuật) vì vậy chỉ làm được

ở mức nửa vời, đưa đến lãng phí lớn cho các nước đó.

Thời điểm 1985 - 1986, ăn no mặc đủ luôn là mối lo hàng

ngày của thầy cô. Sinh viên là lớp người sống khổ nhất, dù

@copyright Hanoi Medical University

Page 365: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

360

100% có học bổng. Thù lao giờ giảng của giáo viên, do tiền mất

giá, phải đối phó bằng cách cho phép họ khai tăng giờ thực

giảng lên gấp 2, 3 hay 4 lần; sau dần dần dẫn đến chỗ vô lý

(một buổi sáng có Giáo sư già có thể giảng 8, 10 hay 12 giờ).)

Để đối phó với tình trạng mất giá quá nhanh của đồng tiền cũng

như giờ giảng lại phải quy ra gạo (2kg/giờ nên không hiếm bộ

môn đã khai tăng giờ gấp đôi. Cũng 1986, Chính phủ ra hai văn

bản (ngày 29/6) đảm bảo học bổng, sinh hoạt phí, đời sống tối

thiểu cho sinh viên, nhưng ít mang lại hiệu quả vì sự điều chỉnh

không theo kịp tốc độ đồng tiền mất giá.

Việc phân công bác sĩ bắt đầu khó khăn, số nơi nhận ít

hơn so với con số đào tạo.

Ngày 10/7/1987, Chính phủ ra quy định mới về phân phối:

1 - Ưu tiên quân đội (nhưng lúc này quân đội đang cho

chuyển ngành bớt).

2 - Trả về địa phương sử dụng (nhưng lúc này địa phương

không có biên chế để nhận, nhất là khi hệ thống y tế xã xuống

cấp và tan rã hàng loạt vào những năm đó).

Sinh viên rất khó có biên chế sau khi tốt nghiệp. Ngay nội

trú cũng bắt đầu khó tìm chỗ làm việc. Ngoài con đường vào biên

chế, họ không được phép hành nghề ở đâu khác và dưới hình

thức nào khác vì lúc này chưa chấp nhận hành nghề y tư nhân.

Xuất hiện mâu thuẫn mới: Đào tạo thực tiễn và đào

tạo tiềm năng

Tổ chức Y tế Thế giới luôn luôn khuyến nghị các nước

nghèo đào tạo nhân viên y tế phải sát với thực tiễn - mà trong

kế hoạch đào tạo “bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu” Trường

đang cố áp dụng, thì Bộ Giáo dục - đào Tạo và Bộ Y tế lại chỉ

@copyright Hanoi Medical University

Page 366: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

361

đạo toàn ngành đào tạo cán bộ tiềm năng. Chủ trương này hai

Bộ không gọi là “cải cách giáo dục” mà chỉ là “cải cách đào

tạo”, nghĩa là đã khiêm tốn hơn nhiều.

Đào tạo sát thực tiễn gồm: dạy theo vấn đề, giảm thiểu lý

thuyết, tăng cường thực hành để có thể thực sự làm việc được

ngay sau khi ra trường. Chính đề án cải cách giáo dục của

Trường ta áp dụng cách này, có sự giúp đỡ của một số dự án

quốc tế. Do vậy, chúng ta có phần cân nhắc thi hành sự chỉ đạo

của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế.

Đào tạo tiềm năng gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn chia ra

thành học phần, học trình. Các môn cơ bản và cơ sở được học

đầy đủ và hệ thống (tạo tiềm năng), các môn nghiệp vụ không

quá sâu, nhưng rộng (để linh hoạt thay đổi sau khi ra trường cho

phù hợp với vị trí làm việc)... Còn gọi là “mềm hóa”.

Mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, Trường phải

chấp hành chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo, và đặc biệt

là Bộ Y tế vì đây là các cơ quan quản lý Nhà nước của toàn

ngành đại học và toàn ngành y tế. Tuy vậy, tới năm 1994

Trường mới bắt đầu chính thức thực hiện những thay đổi do

Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế ban hành các văn bản pháp

quy bắt buộc. Đây là thêm một lần thay đổi cơ cấu chương

trình, kéo theo thời khóa biểu, đổi cách thi cử, kiểm tra... Đã

có một số khóa bác sĩ rơi vào các thay đổi và đảo lộn này: 1)

Các khóa chuyển tiếp (đang đào tạo theo niên chế sang cách

đào tạo hai giai đoạn); 2) Khóa “giai đoạn I đủ 2 năm”; và 3)

các khóa “giai đoạn I dài 1,5 năm”.

Lúc đầu, Bộ Y tế bắt buộc thực hiện giai đoạn I (giai đoạn

đại cương) đào tạo trong 2 năm; còn giai đoạn II (học nghề) dài

4 năm; về sau do đặc thù học theo thứ tự các môn của ngành Y

nên Bộ đã chấp nhận phương án mềm hóa hai giai đoạn nghĩa

@copyright Hanoi Medical University

Page 367: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

362

là rút giai đoạn I xuống còn 1,5 năm rồi sau một thời gian ngắn,

đào tạo “hai giai đoạn” bị chính Bộ Giáo dục - Đào tạo bãi bỏ.

Trước 1986, mọi bác sĩ khi ra trường đều phải nhận quyết

định phân công công tác nếu không sẽ chịu kỷ luật. Nếu tới

nhiệm sở chậm vài tháng vẫn bị kiểm điểm, thì trong giai

đoạn này đã ngược lại, một số bác sĩ phải vật nài, thúc giục để

được phân công vì không thể chờ lâu hơn nữa. Tình hình này

được đối phó bằng cách giảm số lượng tuyển sinh. Những

năm trước trung bình tuyển 400, nay đó chỉ còn 200 hoặc

300; nhưng không ổn vì số thí sinh tăng nhanh sau từng năm:

hạn chế đào tạo đại học có thể đưa đến những nguy cơ xã hội.

Sau đó, các trường được phép đào tạo theo hai hệ: hệ A thi

đậu chính thức (có học bổng và không phải nộp học phí: như

quy định của chế độ bao cấp) và hệ B, gọi là hệ mở rộng

(không học bổng, lại phải nộp học phí). Cũng thời gian này

tiếng Nga mất dần vị trí, dù Liên Xô chưa tan rã. Môn Chính

trị tuy không còn dạy thời sự, chính sách như trước đây mà đã

dạy Triết học, Kinh tế, Chủ nghĩa xã hội khoa học..., nhưng

tác dụng và hiệu quả còn thấp, do môn này chậm đổi mới,

việc tuyển chọn cán bộ giảng từ giai đoạn trước đây không

được chú ý. Thời kỳ này vẫn rơi rớt một suy nghĩ: chỉ có cán

bộ chính trị mới có thể phụ trách tuyên giáo, tuyên huấn. Ví

dụ, khi cần tìm người phụ trách tờ báo nội bộ cũng phải tìm

một cán bộ chính trị thuần túy. Sau 1992, môn học này có

nhiều đổi mới. Dần dần các thầy cô trong bộ môn bắt đầu có

bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Nội dung giảng dạy có nhiều cải tiến.

Đối tượng chuyên tu

Một thời gian dài, Trường vẫn phải nhận đối tượng

"chuyên tu", tức là y sĩ học bổ túc 2 năm thành bác sĩ. Chất

@copyright Hanoi Medical University

Page 368: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

363

lượng ngày càng giảm, do “đầu vào” ngày càng thấp kém. Rồi

chương trình cho đối tượng này khá chắp vá, thời gian học

ngắn và nơi thực tập bất cập, nên bị các thầy thống nhất đánh

giá “chất lượng rất kém”.

Quan điểm chính thống để đào tạo bác sĩ chuyên tu là do

y sĩ làm việc một số năm đã có có cống hiến cho tổ quốc do

vậy phải được đãi ngộ bằng cách cho họ học lên để thành bác

sĩ, với sự tuyển chọn dễ dãi hiếm thấy. Bản thân chủ trương

này không phải là sai, chưa thể gây giảm chất lượng, mà sai

sót chính là ở khâu tuyển chọn ban đầu và thời gian học quá

ngắn, chỉ có 2 năm.

Đến năm 1986 - 1987 do có các Trường Đại học Y Thái

Nguyên và Thái Bình nên Trường Đại học Y Hà Nội chỉ còn

dạy đối tượng chuyên tu Đông y, nhưng Trường lại mở thêm

hệ cao cấp cho y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và do đó, thành

lập thêm Khoa Tại chức để phụ trách việc này và người phụ

trách là bác sĩ Đặng Đình Nhân. Đến 28/11/1988 khoa này

sáp nhập vào Phòng Giáo vụ, rồi giải thể và chỉ có một khóa

tại chức ra trường, rồi chấm dứt.

Trước đây, Trường đã đào tạo cho các đối tượng tương tự,

nhưng chất lượng đầu vào rất cao, ví dụ lớp của các y sĩ Đặng

Hồi Xuân, Lê Thế Trung, Nguyễn Kim Phong, Phan Dẫn, Phạm

Kim... và công sức bỏ ra rất lớn vì đây thật sự là những đối

tượng chính sách. Nhưng càng về sau, chất lượng tuyển vào

càng thấp, không sao vực nổi, còn sự “cống hiến” chỉ ở mức

thường thường...

Cho đến khi Trường đã xác định đào tạo sau đại học trở

thành nhiệm vụ chính thì các đối tượng nói trên làm phân tán

sức lực của Trường. Dẫu thầy có cố gắng đến đâu thì chất lượng

học tập của các đối tượng đó vẫn thấp, do bị thấp từ đầu vào.

@copyright Hanoi Medical University

Page 369: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

364

Trường xin được miễn nhưng công văn ngày 19/5/1988 của Bộ

Đại học vẫn “nhắc lại nhiệm vụ”. Tuy vậy, thông tư ngày

26/5/1989 của Bộ (về việc tuyển chuyên tu và dự bị đại học) gửi

13 trường, đã không gửi cho Trường ta. Từ đó Trường Đại học

Y Hà Nội được miễn hẳn đối tượng này...

Đào tạo sau đại học 1975 - 1990

Đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, vấn đề đào tạo sau

đại học không đặt ra, vì số người tốt nghiệp đại học ở toàn

miền Bắc chưa nhiều và chưa đủ thâm niên. Có một số ít

được gửi học ở các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Chính phủ chính thức có quyết định số 97/TTg

ngày 11/3/1977 do Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh ký,

giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học cho các trường trong đó có

Trường Đại học Y Hà Nội, nhưng sớm hơn thế nhiều, Bộ Y tế

đã giao cho Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo bác sĩ chuyên

khoa cấp I và II (tác giả của chủ trương: Giáo sư Hoàng Đình

Cầu), và đã thực sự bắt đầu từ trong kháng chiến chống Mỹ.

Hơn nữa còn mở thêm hệ Nội trú (do sự đầu tư công sức của

Giáo sư Nguyễn Trinh Cơ). Sau đó 17 năm Bộ Đại học mới

đề ra hệ Cao học. Trường cũng chủ trương rất sớm sự "liên

thông hóa" hai hệ này trong ngành Y tế (từ 1992) và được Bộ

Giáo dục - Đào tạo cho thực thi từ 1995.

Hệ bác sĩ chuyên khoa cấp I chiêu sinh thí điểm lần đầu

ngày 4/11/1976 cho các bác sĩ ở Hải Phòng, khai giảng ngày

15/12/1976 do các thầy ở Hà Nội về giảng (học tập trung).

Còn bác sĩ chuyên khoa cấp II đã được đào tạo từ 1972 để có

cán bộ nguồn tại địa phương hướng dẫn thực hành cho bác sĩ

chuyên khoa cấp I khi mở các lớp đào tạo tại chỗ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 370: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

365

Trên thực tế, hầu hết bác sĩ chuyên khoa II của địa phương

sau khi được đào tạo đã xin chuyển về tuyến trung ương vì đa

số họ là người Hà Nội và đã đóng góp công sức cho địa phương

hàng chục năm.

Tháng 4/1977, tổng kết 5 năm đào tạo sau đại học, các

thành tích đạt được ban đầu khá cao vì thứ nhất đã tìm ra loại

hình đào tạo phù hợp với ngành Y tế, và thứ hai rất kịp thời,

vì số bác sĩ có thâm niên cao đã tồn đọng rất nhiều.

Về thiếu sót: tiến độ chậm, không đáp ứng yêu cầu, nên

số tồn đọng không giảm, mà ngược lại, ngày càng tăng.

Cách giải quyết đề ra theo văn bản ngày 17/3/1988 là: thứ

nhất, đề xuất hình thức học theo chứng chỉ (5 chứng chỉ:

Triết, 1 môn cơ sở, 1 môn hỗ trợ, ngoại ngữ trình độ B và

môn chuyên khoa, gồm cả thực hành) và thứ hai, mở rộng về

các địa phương tại những nơi có bệnh viện lớn và có đội ngũ

hướng dẫn chuyên khoa tại chỗ.

Thêm một cách giải quyết tồn đọng nữa là năm 1985,

Trường công nhận đặc cách một đợt bác sĩ chuyên khoa cấp

II, gồm hàng trăm người, cho tất cả những ai hội đủ các điều

kiện: 1) Thâm niên công tác 20 năm (ra trường từ 1965 về

trước), đã liên tục làm đúng chuyên khoa ở tuyến tỉnh và

trung ương trên 10 năm; 2) Có ngoại ngữ trình độ C; 3) Có

công trình (đã đăng, in), đặc biệt là nếu có 1 - 2 năm bổ túc

đúng chuyên khoa ở nước ngoài.

Nếu thâm niên chuyên khoa trên 10 năm và đủ một số tiêu

chuẩn thì được công nhận bác sĩ chuyên khoa cấp I. Dù được

công nhận cấp I hay cấp II, tất cả đều phải bổ túc 1 - 2 tháng tại

trường về đường lối y tế, y xã hội học và viết thu hoạch.

@copyright Hanoi Medical University

Page 371: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

366

Năm 1985, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí

Minh, nhờ có nhiều thầy, cô từ Hà Nội chuyển công tác vào, đã

bắt đầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, II và công nhận đặc

cách cho số bác sĩ có thâm niên chuyên khoa 20 năm. Tiếp đó,

các Trường Đại học Y Bắc Thái, Thái Bình cũng đào tạo bác sĩ

chuyên khoa cấp I. Nhiều lớp do 3 trường trên được mở với sự

chi viện giảng dạy của Trường Đại học Y Hà Nội. Các Trường

này tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng. Đến tháng 12/1990,

ngành Y tế có 2.746 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 1.426 bác sĩ

chuyên khoa cấp II, đại đa số do Trường Đại học Y Hà Nội đào

tạo hoặc cấp bằng.

Một loại hình đào tạo nữa là bác sĩ nội trú, tên gọi của hệ

đào tạo ngành Y nước Pháp. Thời xưa, hệ này thi tuyển trong

đại học (hết Y4 hay Y5), nay do khoa học phát triển nên

chuyển thành đào tạo sau đại học.

Theo kết quả ký kết của thầy Tôn Thất Tùng, Pháp nhận

đào tạo cho ta các bác sĩ nội trú. Lúc này, chế độ nội trú của

Pháp cũng đã chuyển ra sau đại học. Giai đoạn đầu, cần ngay

những người giỏi tiếng Pháp, ta gửi sang một số bác sĩ lâu năm

(đã biết tiếng Pháp). Thực chất, các bác sĩ này đã quá tuổi và đã

vượt qua trình độ nội trú Pháp từ lâu (như Đỗ Đức Vân, Dương

Chạm Uyên...) và họ trở thành bác sĩ hưởng lương thấp để làm

các công việc chuyên môn cao ở các bệnh viện lớn ở Pháp. Dẫu

sao, cá nhân họ cũng đạt mục đích “cứu đói” cho gia đình vào

những năm kinh tế khủng hoảng. Dần dần từ năm học 1988 -

1989, đối tượng sang Pháp học được chuyển sang các bác sĩ trẻ

hơn (nhưng đã có trường hợp chưa chuẩn bị tốt về ngoại ngữ

nên lại bị trả về Việt Nam). Một đơn “tố cáo” tới báo chí với

nội dung “Trường này chiếm dụng tiêu chuẩn nội trú của bác sĩ

trẻ để dành cho bác sĩ quá tuổi” khiến trường rất tốn thì giờ giải

quyết việc này. Tiếp đó, khi tiếng Pháp đã được chuẩn bị tốt,

@copyright Hanoi Medical University

Page 372: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

367

hàng năm có một số bác sĩ rất trẻ, đa số là nội trú do Trường ta

dào tạo, được cử đi làm nội trú 1 năm ở các bệnh viện lớn của

Pháp theo thỏa thuận với Trường Paris VI (rồi mở rộng sang

các trường khác).

Đến thời điểm 1990, trên 500 bác sĩ nội trú đã ra trường,

phát huy khả năng chuyên môn tốt, thực sự kế tục sự nghiệp

của cha anh. Từ khóa 20, hệ bác sĩ nội trú được "liên thông

hóa" với hệ cao học quốc gia trên hai nguyên tắc: thứ nhất thi

chung đề thi tuyển sinh và thứ hai sau khi tốt nghiệp bác sĩ

nội trú sẽ học thêm một số chứng chỉ của hệ cao học. Để khắc

phục những khóa đào tạo bác sĩ nội trú không thi cùng đầu

vào với cao học, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chấp nhận cho các

bác sĩ nội trú tốt nghiệp có điểm bảo vệ luận văn từ 8 trở lên,

có một bài báo đã đăng thì được chuẩn hóa bằng cách bổ

sung các chứng chỉ còn thiếu so với cao học. Nếu điểm luận

văn dưới 8 sẽ phải trình bày lại trước Hội đồng và sau đó mới

được chuẩn hóa. Đến nay, sự liên thông đã mở rộng cho mọi

khóa nội trú. Khi những khóa bác sĩ nội trú đầu tiên lên nhận

bằng thạc sĩ thì không ít người đầu đã điểm bạc.

Bác sĩ trợ lý giảng dạy và bác sĩ nghiên cứu khoa học

cũng là một loại hình đào tạo tương đương với nội trú nhưng

học chuyên khoa các môn học cơ sở. Đến 1990 đã đào tạo

được 65 người bổ sung cho các bộ môn có labo ở trường và

bệnh viện. Cuối khóa, cả hai loại hình này sau khi thi các môn

quy định, còn phải trình bày luận văn tốt nghiệp.

Trường Đại học Y Hà Nội, một thời gian dài có chức danh

trợ lý (dưới giảng viên) với tiêu chuẩn quá cao: bác sĩ nội trú

khi xếp vào thang bậc giảng dạy chỉ là trợ lý. Sáng kiến đào tạo

bác sĩ "trợ lý giảng dạy và nghiên cứu khoa học" cho các bộ

@copyright Hanoi Medical University

Page 373: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

368

môn y học cơ sở (tương đương nội trú) của thầy Nguyễn Trinh

Cơ nhằm chấm dứt tình trạng lấy người vào hệ đào tạo và

nghiên cứu khoa học chỉ căn cứ vào lý lịch, thành phần; đồng

thời phân biệt với cách đào tạo nội trú (dành riêng cho các

chuyên khoa lâm sàng). Trước khi có loại hình đào tạo nội trú

và trợ lý, còn có hình thức thi làm "bác sĩ viện - trường" dành

cho các bác sĩ tân khoa muốn được giữ lại Trường và các viện

nghiên cứu (nếu không thi nổi nội trú). Nhưng từ 1985, bắt đầu

có tình trạng nhiều bác sĩ trẻ không còn ham muốn giảng dạy và

nghiên cứu khoa học vì họ nhìn thấy đời sống các thầy, cô quá

thấp kém. Và từ 1990, khi việc phân phối công tác cho nội trú

bắt đầu gặp khó khăn thì hình thức đào tạo này phải ngừng hẳn.

Ngay bác sĩ nội trú cũng phải chờ đi làm không lương trong 1

hay 2 năm mới được vào biên chế. Cuối những năm 90, có

người phải chờ tới 3 năm. Còn một lý do: họ không muốn xa Hà

Nội, đồng thời chưa có chính sách khuyến khích họ xa Hà Nội.

Tóm lại, đi trước chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo,

Trường đã mầy mò tìm một số loại hình đào tạo sau đại học

phù hợp: chuyên khoa cấp I và II (dành cho bác sĩ thực hành:

lâm sàng và cận lâm sàng), nội trú (dành cho mới tốt nghiệp,

học lực tốt), “viện trường” (dành cho bác sĩ sẽ làm việc ở bộ

môn cơ sở)... Đến nay, định hình lại, còn chuyên khoa I, II và

nội trú đang được tiếp tục đào tạo và năm nào cũng có tuyển

nội trú trừ năm 1992.

Việc đào tạo nghiên cứu sinh theo chủ trương của Bộ

Giáo dục - Đào tạo được Bộ Y tế hướng dẫn từ 20/5/1978.

Người bảo vệ ở trong nước đầu tiên là bác sĩ Ngô Gia

Thạch, tại Trường Đại học Tổng hợp (Sinh học, 1978), còn

bảo vệ đầu tiên ở Trường Đại học Y Hà Nội là bác sĩ Đào

Ngọc Phong (18/11/1980) và bác sĩ Vũ Duy Thịnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 374: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

369

(3/12/1980). Tốc độ bảo vệ rất chậm: trong 4 năm đầu chỉ có

19 luận án. Thời kỳ này, tác giả luận án là các bác sĩ lâu

năm, đã có sẵn nhiều công trình, được bảo vệ theo chế độ

đặc cách. Ví dụ, thầy Lê Thành Uyên có trên 40 công trình,

đã trích ra 5 công trình để viết thành luận án, thầy Phan Văn

Duyệt khi đã là Giáo sư, với trên 90 công trình, và đã đào

tạo được nhiều tiến sĩ, nhưng vẫn trích ra khoảng chục công

trình để viết luận án cho bản thân.

Những luận án của các thầy lâu năm (đã có quá trình

nghiên cứu vài chục năm liên tục) tuy góp phần làm tăng thành

tích của Trường, nhưng không làm tăng trình độ; vì trình độ các

tác giả vẫn không thay đổi so với trước khi bảo vệ luận án.

Tuy nhiên, họ vẫn phải trình luận án vì:

1) Họ chưa có chức danh Phó Giáo sư; nếu có bằng phó

tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) hy vọng sẽ thuận lợi hơn khi ứng cử

chức danh này; nhất là những năm sau đó bắt buộc phải có học

vị mới được ứng cử chức danh trên.

2) Để giải quyết kinh tế muốn đi làm chuyên gia giảng dạy

ở Algérie, phải có bằng trên đại học.

Trước 1984, làm luận án trong nước là sự gian nan, khổ ải

hiếm thấy về mọi mặt; còn trái lại, nếu được ra nước ngoài

làm luận án thì được coi như sự đổi đời về kinh tế, tiền đồ, sự

nghiệp. Mặt khác, trước 1984, việc xét phong học hàm Giáo

sư, Phó Giáo sư chưa đòi hỏi đương sự phải có bằng phó tiến

sĩ. Do vậy không mấy người đủ hào hứng và can đảm làm

luận án trong nước.

Một điều bất cập là sau năm 1984, nhiều thầy đã có học

hàm Giáo sư I hoặc II, đã hướng dẫn thành công nghiên cứu

@copyright Hanoi Medical University

Page 375: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

370

sinh, nhưng bản thân vẫn bị thôi thúc bảo vệ luận án để

chuẩn bị xét phong Giáo sư II hoặc để đi chuyên gia đào tạo

ở châu Phi.

Nhiều người còn nhớ chủ trương của Bộ Y tế từ năm 1963 -

1964 (khi Bộ tiếp nhận một số tiến sĩ, phó tiến sĩ từ nước ngoài,

thấy khả năng một vài vị không như mong muốn): đã không cho

cán bộ trong ngành làm nghiên cứu sinh nữa, mà thay bằng chế

độ thực tập sinh khoa học. Việc này kéo dài nhiều năm mới được

sửa sai, nhưng nhiều thầy đã bị quá tuổi để hưởng sự sửa sai đó.

Mấy chục luận án đầu tiên bảo vệ trong nước là của các

thầy đã lận đận vì không được đi học theo chế độ nghiên cứu

sinh; không được hưởng ưu tiên, ưu đãi và không thể trông chờ

gì hơn ngoài nỗ lực bản thân.

Việc tăng tốc độ và quy mô đào tạo nghiên cứu sinh trong

mấy năm 1992 - 1996 và cả về sau đã được dự báo từ 1991. Đó

là nhờ:

1) Chủ trương từ Bộ Giáo dục - Đào tạo, nguồn kinh phí có

tăng hơn trước nhiều (tuy vẫn bất cập).

2) Sự ban hành các tiêu chuẩn học hàm, chức danh khoa học;

3) Sự nỗ lực của Trường.

Từ khá lâu, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu giảm sút chất lượng

các luận án; phần tổng quan khá lan man và dông dài, chưa nêu

ra vấn đế đã được nghiên cứu đến đâu, tác giả sẽ làm tiếp cái gì;

rất ít đề tài cơ sở... Chưa có cơ chế để chọn các thầy có nhận xét

giúp ích nhất cho chất lượng luận án được tham gia Hội đồng

chấm luận án. Chưa khắc phục được xu hướng ban tặng điểm

rất cao để động viên “công khó nhọc” của tác giả luận án, cũng

như sự ca ngợi quá mức kết quả bình thường của luận

@copyright Hanoi Medical University

Page 376: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

371

án. Nghiên cứu sinh lại biết được những thầy tham gia Hội

đồng chấm luận án nên ngoài cách tiếp xúc để xin ý kiến, họ

thường đưa các công trình của thầy vào mục tham khảo để tranh

thủ cảm tình.

Sau này, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có một số biện pháp

khắc phục, ví dụ thêm người phản biện, chỉ định phản biện

kín... Nhưng hiệu quả đến đâu thì vẫn còn nhiều ý kiến rất trái

ngược nhau.

Chi viện cho các Trường Đại học Y khác

Từ năm 1968, Bộ Y tế đã có chủ trương mở nhiều lớp đại

học ở các tỉnh, để dần trở thành các trường đại học ở các địa

phương này (Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Thái, Hải Phòng).

Cũng có cả ý định mở trường ở vùng giải phóng trong miền

Nam. Để chuẩn bị cho việc này, khóa bác sĩ vào trường 1962

khi học lên đến Y5 đã chọn ra khoảng 50 - 60 người cho học

chuyên khoa sơ bộ các môn cơ sở (tức là học 1 năm trước khi

tốt nghiệp): Giải phẫu, Mô học (khi đó gọi là Tổ chức học),

Sinh lý, Hóa Sinh, Sinh lý bệnh, Giải phẫu bệnh... để thành

lập một số bộ môn mới cho các trường đại học sắp mở.

Năm học 1968 - 1969, các phân hiệu y khoa Miền núi

(Bắc Thái) và Thái Bình được mở, trên cơ sở những trường

trung cấp cũ và dựa vào các bệnh viện tỉnh ở đó. Lực lượng

nòng cốt của các phân hiệu gồm: 1) Các bác sĩ có sẵn ở

trường trung cấp cũ (bác sĩ Nguyễn Đăng Thụ, bác sĩ

Nguyễn Đình Kim); 2) Một số bác sĩ mới ra trường 1968 hay

1969 vừa nói trên (sẽ phụ trách các bộ môn cơ sở; 3) Các

bác sĩ lâm sàng ở bệnh viện tại chỗ (sẽ phụ trách các bộ môn

@copyright Hanoi Medical University

Page 377: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

372

lâm sàng; 4) Các thầy được cử từ Trường Đại học Y Hà Nội

về (phó tiến sĩ Lê Văn Phước, phó tiến sĩ Trần Lưu, bác sĩ

Vi Văn Đô, bác sĩ Nhâm Kim Duyệt...). Với lực lượng thầy

như trên và với trang thiết bị trường trung cấp, ngay từ hồi

đó nhiều thầy Trường Đại học Y Hà Nội đã biết trước mình

sẽ phải vất vả lâu dài trong chi viện trường bạn. Trong khi

đó, Hải Phòng có điều kiện mở phân hiệu hơn cả và được sự

quan tâm rất sớm của Trường Đại học Y Hà Nội thì lại

không mở được.

Gọi "Phân hiệu" vì đó là những trường chưa đạt tiêu chuẩn

chứ không phải là phân hiệu thật sự của Trường Đại học Y Hà

Nội. Nói chung, các Trường mới mở còn tiếp tục bất cập một

thời gian dài về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ

giảng do đầu tư thấp. Sự chi viện giảng dạy của Trường Đại học

Y Hà Nội đối với các phân hiệu trên còn kéo dài đến 1975, tuy

đến năm đó, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học của các

trường bạn vẫn chưa có gì đáng kể.

Ngày 6/9/1979, sau dự định bất thành từ 1962 (định mở

Trường Đại học Y Hải Phòng, Hiệu trưởng dự kiến: thầy

Nguyễn Trinh Cơ, trưởng phòng giáo vụ: thầy Nguyễn Hữu

Hồng...), Bộ Y tế thành lập cơ sở 2 của Trường Đại học Y Hà

Nội tại Hải Phòng, gọi là phân hiệu, do bác sĩ Nguyễn Lung

đứng đầu. Hầu hết thầy cô chủ chốt ở phân hiệu này được đào

tạo đại học và sau đại học ở Trường Đại học Y Hà Nội chứ

không thể ở đâu khác. Từ 1979, cho đến khi phân hiệu này

tách riêng trở thành trường độc lập (năm học 1992 - 1993),

tính ra mất trên dưới 14 năm, trong đó khoảng 10 năm đầu

vẫn phải có sự chi viện về giảng dạy từ phía Trường Đại học

Y Hà Nội.

@copyright Hanoi Medical University

Page 378: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

373

Về hình thức, Phân hiệu Y khoa Hải Phòng đúng là một

“Phân hiệu” của Trường Đại học Y Hà Nội; thầy Nguyễn Lung

có quyết định cử làm Phó Hiệu trưởng của trường Đại học Y Hà

Nội, đặc trách Phân hiệu Hải Phòng của Trường này. Nhưng

thực chất thì không phải thế. Tuy đôi khi thầy Nguyễn Lung

vẫn lên Hà Nội họp “Ban Giám hiệu” và “Hội đồng chức danh”,

nhưng phân hiệu có kinh phí riêng, con dấu riêng, tổ chức riêng

(kể cả tổ chức Đảng và các đoàn thể), sự điều hành riêng, trừ

việc Trường Đại học Y Hà Nội phải ký bằng tốt nghiệp. Cả hai

bên đều mong muốn sớm được tách riêng.

Với hai Trường Đại học Y ở miền Nam

Trước giải phóng, miền Nam có 2 trường y (dược): một ở

Sài Gòn và một ở Huế (không kể một Trường tư là Trường

Minh Đức). Trường Huế ngay từ trước 1975 đã rất nhỏ, thiếu

thầy, phải thường xuyên mời từ Sài Gòn và từ nước ngoài tới

dạy. Sau ngày 30/4/1975, nhiều người đã bỏ đi, ở Huế chỉ còn

chưa đầy 10 thầy (Lê Văn Bách, Lê Bá Nhàn, Lê Bá Vận...).

Sự chi viện cho Trường Y Huế bắt đầu từ 1976, dưới hình

thức liên tục nhiều năm Trường Đại học Y Hà Nội cử cán bộ

vào giảng hầu hết các môn, nhất là những môn mới (Sinh lý

bệnh, Đông y, sinh học,...), đồng thời, nhiều thầy vững vàng

của Trường Đại học Y Hà Nội đã chuyển hẳn công tác vào

Huế, đảm nhiệm những chức vụ chủ chốt về chuyên môn và

quản lý (Nguyễn Cước, Võ Phụng, Phạm Khắc Lâm, Văn

Học Tấn, Nguyễn Văn Thái, Trần Quang Phần,...). Sau đó,

Trường ta đào tạo cho trường Huế nhiều bác sĩ chuyên khoa

cấp I, cấp II và nghiên cứu sinh.

Với khoa Y của Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ

Chí Minh cũng tương tự. Sự chi viện gồm cử thầy vào giảng,

san sẻ cán bộ, thảo luận chương trình...

@copyright Hanoi Medical University

Page 379: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

374

Theo báo cáo của nhóm tiếp quản trường này thì trước giải

phóng, khoa Y ở đây có 20 Giáo sư thực thụ, nay chỉ còn 7 và

sau đó còn giảm tiếp (các ông Bùi Minh Tâm, Võ Quí Đài... Bỏ

ra nước ngoài), Giáo sư kết hợp có 23, sau giải phóng còn 13,

giảng viên từ 32 còn 9... Trước năm 1975, số Giáo sư và giảng

viên nói trên vẫn đào tạo 200 - 250 sinh viên và tốt nghiệp hàng

năm (1970 - 1974) khoảng 150 - 200. Trường có đào tạo nội trú

và "hậu đại học": năm 1970 tuyển 123 nhưng mới tốt nghiệp 23.

Với sự chi viện giảng dạy của Trường Đại học Hà Nội,

Trường Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh không giảm số

tuyển sinh, còn mở thêm hệ chuyên tu. Bộ môn Sinh lý bệnh

đã vào giảng liên tiếp nhiều năm (từ 1977 - 1982) cho cả sinh

viên Y3 và Y6 chuyên khoa sơ bộ. Nhiều thầy trường ta

chuyển hẳn công tác vào đây trở thành lực lượng quan trọng

hàng đầu trong quản lý và chuyên môn (Võ Thế Quang,

Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Quang Quyền, Ngô Bảo Khang,

Đoàn Trọng Hậu, Trương Đình Kiệt, Đỗ Đình Hồ...).

Khoa Y - trường Đại học Tây Nguyên cũng nhận được sự

chi viện ban đầu rất quí giá: Trường Đại học Y Hà Nội đã cử

trưởng khoa, phó khoa và một số cán bộ giảng dạy chất lượng

cao làm việc thường trực với thời hạn 1 năm, đồng thời cử

nhiều thầy khác vào dạy ngắn hạn toàn bộ giáo trình từng

môn. Những năm đầu, số giờ giảng của các thầy từ Hà Nội

chiếm 70 - 90% tổng số giờ. Những năm 1990, nhiều thầy trẻ

của khoa Y trường Tây Nguyên được đào tạo chuyên khoa

cấp I và nghiên cứu sinh ở Hà Nội.

Với khoa Y Trường Đại học Cần Thơ, Trường cũng cử

nhiều thầy vào công tác 1 năm hoặc chi viện giảng dạy ngắn

hạn; đồng thời mời các thầy ở Cần Thơ dự những lớp đào tạo

@copyright Hanoi Medical University

Page 380: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

375

lại, đào tạo chuyên khoa cấp I và làm nghiên cứu sinh ở

Trường Đại học Y Hà Nội.

Với những công việc trên, Trường Đại học Y Hà Nội

xứng đáng là trường trọng điểm, đầu đàn, đã trực tiếp và chủ

yếu giúp hai Trường Đại học Y miền Nam hồi sinh, giúp hình

thành và củng cố, phát triển hai trường khác.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1975 - 1990

Phòng Xét nghiệm (labo) trung tâm

Đầu tiên labo trung tâm được thành lập theo sáng kiến

của bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ từ những năm 1966 - 1967, xuất

phát từ quan điểm cần tập trung các trang thiết bị quí, hiếm để

sử dụng chung cho các đề tài nghiên cứu lớn vì Trường không

đủ tiền mua sắm chúng cho từng bộ môn.

Tuy vậy, phòng này hoạt động rời rạc, ít hiệu quả, vì thực

tế những trang thiết bị được gọi là “hiện đại” nhưng vẫn rất

nghèo nàn, thiếu đồng bộ thậm chí chỉ là những thiết bị thông

thường; thêm nữa, cơ chế hoạt động của phòng không rõ ràng,

người điều hành chưa đủ năng lực và tầm nhìn. Do vậy nó

không làm được nhiệm vụ như mọi người mong muốn.

Về sau, phòng được tổ chức lại, thay đổi nhân sự và chia

thành các tổ, gồm tổ Tế bào, tổ Hiển vi điện tử, tổ Thăm dò

chức năng, và tổ Phóng xạ,... Sở dĩ có 4 tổ này vì trong Trường

khi đó có 4 thầy nghiên cứu theo hướng đó, được Đảng ủy và

Ban Giám hiệu coi là những hướng có triển vọng. Rốt cuộc, chỉ

có tổ Phóng xạ phát triển thành đơn vị bộ môn, tách ra độc lập

với phòng, các tổ còn lại đều giải thể vào khoảng đầu thập kỷ

1970 mà không đem lại kết quả thật sự nào.

@copyright Hanoi Medical University

Page 381: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

376

Đến năm 1986, Giáo sư Hoàng Đình Cầu, Hiệu trưởng,

lại ký quyết định tái lập một đơn vị tương tự, nhưng có quy

chế hoạt động khá rõ ràng, phù hợp; với các nhiệm vụ sau:

1) Phục vụ các đề tài lớn, đề tài nghiên cứu sinh, kể cả đề

tài ở ngoài trường.

2) Lấy kinh phí các đề tài để duy trì và phát triển phòng,

mua thêm trang thiết bị.

Nhưng trang thiết bị ban đầu vẫn quá nghèo nàn, cọc

cạch, các đề tài chỉ được cấp rất ít kinh phí, chỉ muốn dựa vào

trang thiết bị ở bộ môn để hoàn thành mà không thể san sẻ

kinh phí cho phòng này. Cuộc sống các thầy, cô quá thấp,

đồng tiền mất giá, không thể mua thêm máy móc, nên kết quả

tất yếu là phòng phải giải thể. Trang thiết bị chưa sử dụng hết

tuổi thọ đã trở nên lạc hậu, được đem phân chia nhưng ít bộ

môn nào muốn nhận. Do vậy, nhiều thứ phải thanh lý.

Phương hướng phát triển các kỹ thuật hiện đại đã được đề

ra khá sớm với ưu tiên về kinh phí, đầu tư, nhưng thực tế vẫn

rất hạn hẹp vì lúc đó đang là thời chiến, tiếp sau lại là giai

đoạn khủng hoảng của đất nước.

Một số kỹ thuật mới được hoàn chỉnh (Miễn dịch, Hóa

sinh,...), nhưng còn khoảng cách khá xa với thế giới; tuy

nhiên vẫn chưa quan trọng bằng khoảng cách này ngày một

rộng hơn; các kỹ thuật khác như Sinh học phân tử... tuy được

một vài thầy cô nói rất nhiều nhưng kết quả lại khá khiêm tốn.

Trong hoàn cảnh đất nước nghèo đói, lại thêm bị bao vây,

phong tỏa, thì Sinh học phân tử (do một thầy Sinh lý học đề ra

và theo đuổi, thậm chí muốn hướng cả bộ môn cùng làm) về sau

được đánh giá là “viển vông”. Một vài cải tiến khắc phục khó

@copyright Hanoi Medical University

Page 382: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

377

khăn xứng đáng được đánh giá tốt và được khen thưởng, ví dụ

sản xuất kháng thể cho xét nghiệm và cho chẩn đoán, tạo ra bộ

sinh phẩm (KIT) đơn giản, dùng vật liệu sẵn có để thay thế vài

thứ vật liệu phải nhập từ nước ngoài... Tuy nhiên, đây chỉ là

những sáng kiến khắc phục khó khăn hơn là những công trình.

Sản phẩm ngay lúc làm ra tuy rất lạc hậu so với thế giới, nhưng

trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây cấm vận, những thành

phẩm này đã có những đóng góp nhất định.

Toàn trường chưa thấy đề tài nào có tính tập trung và phát

triển theo chiều sâu, trong đó tác giả cặm cụi đào sâu và phát

triển vấn đề. Tuy vậy, hàng năm Trường vẫn có các hội nghị

khoa học, đề tài đa dạng, phản ánh tình trạng đa ngành; nhưng

cũng rất phân tán, tản mạn; từng đề tài khó phát triển độc lập.

Ví dụ, năm 1980, một hội nghị với 121 đề tài (làm trong 3

năm 1977 - 1980); năm 1985, hội nghị toàn trường có 128 đề

tài; năm 1988: 90 đề tài; năm 1990: 100 đề tài và năm 1992

(nhân Kỷ niệm 90 năm thành lập Trường) có khoảng 200 đề

tài ở hội nghị toàn trường và 8 hội nghị chuyên ngành.

Sáng kiến, cải tiến

Theo phong trào “sáng kiến, cải tiến” của công nhân, có

một số lần Nhà trường cũng tổng kết khen thưởng sáng kiến

cải tiến vào các năm 1977, 1980, 1985. Một trong những sáng

kiến được khen ở cấp Bộ (cấp cao nhất) ngày 27/9/1977 là

sản xuất kháng huyết thanh đơn hiệu chống alpha - FP để

chẩn đoán ung thư gan, dưới đó là sáng kiến sản xuất IgG và

kháng thể chống IgG. Thực chất đây là những khắc phục khó

khăn để tạo ra một chế phẩm sinh học theo một quy trình đã

được sách báo mô tả. Tác dụng thực sự của nó là để sử dụng

@copyright Hanoi Medical University

Page 383: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

378

trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây và quá nghèo nàn. Từ

hướng này, Bộ Y tế cho thành lập Đơn vị sản xuất chế phẩm

sinh học đặt ở bộ môn Sinh lý bệnh, nhưng thực tế hầu như

không có biên chế và trang thiết bị phù hợp.

TỔ CHỨC - NHÂN SỰ GIAI ĐOẠN 1975 - 1986

Vài sự kiện

1) Một số đơn vị mới thành lập, nhằm phù hợp với sự

phát triển của khoa học. Tổ Phóng xạ Y học (31/5/1973) phát

triển mạnh vào những năm sau 1975, trở thành bộ môn và

thành khoa của bệnh viện với công sức của bác sĩ Phan Văn

Duyệt, kể cả việc đào tạo cán bộ chuyên ngành cho cả nước.

Đơn vị Nghiên cứu sản xuất chế phẩm miễn dịch có được

khoảng một chục chế phẩm thế hệ cũ (thế hệ 1970). Bộ môn

Hồi sức Cấp cứu Nội khoa được thành lập (21/10/1983) tách

ra từ bộ môn Nội, hoạt động có hiệu quả trong nghiên cứu,

đào tạo và kết hợp phục vụ thực tiễn với bệnh khoa thuộc

Bệnh viện Bạch Mai và vươn lên giữ vai trò đầu ngành. Năm

1984 thành lập các bộ môn Dị ứng, Ung thư. Trung tâm

Nghiên cứu Chất lượng Đào tạo (31/5/1988) trực thuộc Hiệu

trưởng và ngày 23/4/1990 chuyển lên Bộ Y tế, đổi tên là

Trung tâm Nhân lực. Bộ môn Y học Quân sự chủ yếu huấn

luyện bước đầu quân sự cho sinh viên Y1, và chiến thuật quân

y cho Y6. Ngày 11/11/1989 thành lập Viện Tim mạch

(GS. Phạm Gia Khải là phó nay là Viện trưởng Viện Tim

mạch, Viện phó là Phó Tiến sĩ Nguyễn Lân Việt) và Viện Y

học lâm sàng nhiệt đới (GS. Phạm Song và sau là GS. Lê

Đăng Hà) đều do cán bộ truờng tham gia lãnh đạo.

@copyright Hanoi Medical University

Page 384: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

379

2) Ngày 25/7/1988, Trường Cao đẳng Y tế Nam Định

sáp nhập vào Trường Đại học Y Thái Bình, sau đó có dự

định nâng cấp thành một khoa đào tạo cử nhân điều dưỡng,

nằm trong Học viện Y Dược tương lai (năm 1995 đã tuyển

sinh khóa 1 hệ cao đẳng tại chức do Trường ta tổ chức).

Ngày 28/11/1988 hợp nhất hai bộ môn Hóa và Hóa sinh

nhưng chưa suôn sẻ vì có xu hướng đưa Hóa trở lại giai đoạn

I đào tạo đại học. Cùng ngày 28/11/1988 ra đời bộ môn Phục

hồi chức năng.

Về nhân sự

1) Giáo sư Nguyễn Trinh Cơ làm Hiệu phó tới 1976 thì

được bổ nhiệm Hiệu trưởng (thay Giáo sư Hồ Đắc Di). Giúp

ông có các Hiệu phó Trương Văn Hợi và Đỗ Nguyên Phương,

sau thêm bác sĩ Hoàng Hữu Đốc (ba ông này trước đó phụ

trách các phòng Giáo vụ và Tuyên huấn). Sau còn bổ sung

thêm tiến sĩ Nguyễn Năng An và bác sĩ Nguyễn Thụ (thay

ông Phương nhận nhiệm vụ mới).

2) Khi Giáo sư Nguyễn Trinh Cơ nghỉ (1983), tiến sĩ

Nguyễn Năng An lên thay. Chỉ sau hơn một năm (đến

1/4/1985), ông thôi chức, Bộ Y tế cử Thứ trưởng Hoàng Đình

Cầu tạm giữ chức Hiệu trưởng; cho đến ngày 30/9/1989 thì

Phó Giáo sư Nguyễn Thụ thay, sau một cuộc bỏ phiếu của

cán bộ, viên chức.

3) Các trưởng, phó phòng cũng có sự thay đổi. Khoa Sau

đại học do Giáo sư Nguyễn Năng An thành lập và phụ trách,

cấp Phó là Phó Giáo sư Lê Đăng Hà, rồi Phó Giáo sư Đào

Văn Chinh, rồi Phó Giáo sư Lê Nam Trà. Trưởng phòng Giáo

vụ lần lượt là các bác sĩ Trương Văn Hợi, Hoàng Hữu Đốc,

@copyright Hanoi Medical University

Page 385: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

380

rồi Nguyễn Khắc Liêu, Phạm Văn Thân, Đào Văn Phan.

Trưởng phòng Tổ chức cán bộ cũng lần lượt là các bác sĩ

Nguyễn Đình Thiện, Nguyễn Thế Hùng, Lê Thị Oanh. Phòng

Nghiên cứu khoa học là các phó tiến sĩ Đỗ Trung Phấn,

Nguyễn Văn Dịp.

4) Về hàng ngũ phụ trách bộ môn, trước đây do hết hi

vọng chờ đợi các đợt phong học hàm, Trường ta đã đề nghị

Bộ Y tế bổ nhiệm một loạt phó chủ nhiệm cho những bộ môn

chưa chính thức có chủ nhiệm. Đó là vào thời kỳ chuẩn bị

chống chiến tranh phá hoại: Vũ Triệu An, Phạm Phan Địch,...

và một số chủ nhiệm. Năm 1975 và 1976, một số phó chủ

nhiệm nữa được Bộ Y tế chỉ định (10/12/1975), chủ yếu là ở

những bộ môn mà chủ nhiệm suy giảm sức khỏe, bận nhiều

công tác ngoài Trường, hoặc không phải đảng viên. Đợt này,

các phó chủ nhiệm bộ môn là các bác sĩ Phạm Khuê (Nội), Lê

Kinh Duệ (Da liễu), Chu Văn Tường (Nhi). Một số phó chủ

nhiệm được đề bạt chủ nhiệm: Đào Xuân Trà, Vũ Triệu An,

Phạm Phan Địch. Ngày 10/2/1977 lại bổ nhiệm một loạt phó

chủ nhiệm khác (ra Trường 1960 - 1962): Đỗ Trọng Hiếu, Hà

Huy Khôi, Vũ Anh Vinh, Ngô Thế Phương, Nguyễn Hữu

Chấn, Nguyễn Ngọc Lanh...

Một bộ môn với một vài chục cán bộ khoa học lại có cả

phó chủ nhiệm là điều không gặp ở những nước có truyền thống

đại học lâu đời. Ở các nước đó, mỗi bộ môn chỉ cần một người

phụ trách được chọn bằng cách thi tuyển. Những bộ môn mà

người lãnh đạo có đề tài lớn sẽ được phát triển thành viện và

viện vẫn nằm trong trường. Do vậy, người lãnh dạo bộ môn tự

thấy không cần kiêm nhiệm những chức vụ hành chính khác vì

mất thì giờ dành cho nghiên cứu, chỉ cần toàn tâm toàn ý làm

việc ở bộ môn cũng vẫn thành đạt lớn (ở các nước, có thể được

@copyright Hanoi Medical University

Page 386: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

381

giải Nobel; ở Việt Nam, Giáo sư Tôn Thất Tùng có công trình

cắt gan không phải ở cương vị Thứ trưởng hay giám đốc Bệnh

viện Việt - Đức, mà là chủ nhiệm bộ môn).

Tuy nhiên, ở Trường Đại học Y Hà Nội, dần dần một số

chủ nhiệm do tuổi cao hoặc do hoạt động ngoài trường là chính

nên thực tế không còn quản lý bộ môn nữa. Vì vậy, phó chủ

nhiệm hồi đó phải thực hiện theo văn bản quy định nhiệm vụ là:

tổ chức thi đua, tổ chức đời sống và giáo dục chính trị cho nhân

viên trong bộ môn. Có bộ môn chưa tới 20 viên chức mà tới 4

phó chủ nhiệm.

5) Việc phong học hàm chính thức được tiến hành năm

1980. Ngày 29/4 năm đó, các vị cao tuổi của Trường được

danh hiệu Giáo sư: đó là các thầy Nguyễn Tấn Gi Trọng,

Hoàng Đình Cầu, Phạm Khắc Quảng,... rồi đến các thầy Phạm

Khuê, Vũ Triệu An, Đỗ Dương Thái. Phó Giáo sư có các thầy,

cô Trần Thị Ân, Lê Kinh Duệ, Nguyễn Bửu Triều, Chu Văn

Tường, Trịnh Bỉnh Di, Lê Vỹ Hùng, Lê Quang Cát, Đỗ Doãn

Đại. Ngày 25/8/1984 đợt phong học hàm cả nước với rất nhiều

thầy cô của Trường ta đăng ký. Có nhiều thầy, cô từ Phó Giáo

sư được lên Giáo sư: Trần Thị Ân, Lê Kinh Duệ, Nguyễn Bửu

Triều, Chu Văn Tường... Tiến sĩ Nguyễn Năng An, Hiệu

trưởng, được học hàm Giáo sư mà không qua Phó Giáo sư. Lần

này, số Phó Giáo sư của Trường lên tới trên 40 người, chủ yếu

là các khóa ra trường từ 1960 - 1962, đã từng là lực lượng chủ

chốt trong thời gian kháng chiến chống Mỹ. Người trẻ nhất là

Phó Giáo sư Đỗ Trung Phấn, ra trường cuối năm 1965.

Bẵng đi 7 - 8 năm, đợt phong học hàm sau đó (1991 -

1992), Trường ta là có tỷ lệ Giáo sư, Phó Giáo sư vào loại cao

nhất cả nước so với số biên chế thầy, cô: thêm được 21 Giáo

@copyright Hanoi Medical University

Page 387: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

382

sư và 36 Phó Giáo sư, có hai Phó Giáo sư trẻ nhất ra trường

1969 và 1970. Sau đó, công nhận 93 giảng viên chính và 110

giảng viên (kể cả giảng viên kiêm nhiệm).

Thời điểm này, lực lượng trẻ của trường được bổ sung rất

chậm, tuổi trung bình tăng nhanh từng năm. Đã có nhiều ý kiến

lên tiếng cảnh báo, kể cả trong tờ nội san Tiếng nói Đại học Y

Hà Nội (số ra năm 1985). Giảng viên chính có cùng thang

lương như Phó Giáo sư nên một số thầy, cô thấy không cần

phấn đấu thành Phó Giáo sư. Có nhiều trường hợp Phó Giáo sư

tuy ra trường muộn hơn, được chức danh chậm hơn, nhưng vẫn

được xếp lương ở trên Giáo sư, chủ yếu vì đã có giai đoạn làm

quản lý. Điều đáng chú ý là Giáo sư ngành Y có tuổi khá cao,

trung bình đã 57 - 60 tuổi, vì vậy Giáo sư chỉ làm việc vài năm

là đến tuổi hưu theo quy định.

CÁC SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THỜI KỲ 1975

Sự ra đi của các thế hệ tiền bối

Trong thời kỳ này, nhiều vị đã quá cố. Không kể thầy

Hoàng Tích Trí mất từ lâu, thầy Đặng Văn Ngữ hi sinh năm

1967, thầy Đặng Vũ Hỷ mất trước 1975 và Trường Đại học Y

Hà Nội còn mất thêm: thầy Nguyễn Xuân Nguyên, bác sĩ đầu

tiên được đào tạo trong nước, có công xây dựng ngành Nhãn

khoa và lãnh đạo tiêu diệt bệnh mắt hột (mất 1/10/1975);

Giáo sư Hồ Đắc Di, người có công hồi sinh Trường ta, linh

hồn và ngọn cờ trong giai đoạn chống Pháp (mất 25/6/1984);

thầy Tôn Thất Tùng, ngọn cờ và trụ cột trong giai đoạn chống

Pháp, người kiến tạo ngành Ngoại khoa và Ngoại khoa dã

chiến, danh nhân Y học nước nhà (mất 7/5/1982); thầy Trần

Hữu Tước, Phó Giáo sư từ Pháp về nước, có công xây dựng

@copyright Hanoi Medical University

Page 388: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

383

ngành Tai Mũi Họng Việt Nam, (mất 18/10/1983); thầy

Nguyễn Trinh Cơ, người đã lăn lộn suốt 30 năm với trường,

có công lớn trong việc xây dựng bộ môn Ngoại và hệ đào tạo

sau đại học (mất 28/3/1985); thầy Đỗ Xuân Hợp, đầu ngành

Giải phẫu, có công đầu trong sử dụng tiếng Việt trong giảng

dạy đại học (mất 17/12/1985); thầy Trương Cam Cống, dạy ở

trường từ 1932, chủ nhiệm bộ môn Y Pháp - Mô - Phôi, về

hưu rồi mất năm 1986; thầy Đỗ Dương Thái, sinh viên vào

trường 1947, Giáo sư năm 1980, Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh

trùng học (mất 6/11/1986); thầy Nguyễn Ngọc Doãn, chủ

nhiệm bộ môn Dược lý học (mất 1987); thầy Vũ Công Hòe,

Chủ nhiệm bộ môn, đầu ngành Giải phẫu bệnh học (mất

28/12/1993).

Đổi tên Trường

Sau khi tách, Trường mang tên Trường Đại học Y khoa

(không kèm chữ Hà Nội; vì khi đó, cả miền Bắc chỉ có một

Trường Đại học Y và một Đại học Dược). Từ năm 1971, khi

các phân hiệu Đại học Y Thái Bình và miền núi chính thức

trở thành trường đại học, tên trường ta vẫn như cũ, kể cả sau

khi thống nhất đất nước: lúc này cả nước có 5, rồi có 7

Trường Đại học Y. Mãi tới 1985, bằng quyết định ngày 11

tháng 9 của Bộ Y tế, Trường ta đổi tên thành Trường Đại học

Y Hà Nội.

Viện Giải phẫu trở về trường: đây là địa điểm mang tính

lịch sử, vì toàn thể các nhà ngoại khoa, các nhà y học kỳ cựu

của ta đều đã học và được đào tạo ở đây, kể từ thầy Tôn Thất

Tùng. Thầy Đỗ Xuân Hợp đã là chủ nhiệm công trình thời

Trường Đông Dương (Chef de Travaux, một chức vụ ngay

@copyright Hanoi Medical University

Page 389: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

384

dưới Viện trưởng) rồi suốt đời gắn bó với viện này của

Trường, kể cả khi viện đã bị giải thể. Năm 1980, Bộ Y tế

quyết định giao một phần đất, rồi 1984 giao cả tòa nhà của

Viện Giải phẫu cho Viện Dinh dưỡng. Việc chuyển giao này

bị dư luận phản đối nhưng cũng phải đến mãi 1987 Trường ta

mới lấy lại được tòa nhà cổ.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Đây là giai đoạn Trường Đại học Y Hà Nội có nhiều khởi

sắc. Tuy nhiên, sự khởi sắc thật sự chỉ xuất hiện từ 1990, vì

hậu quả của giai đoạn trước vẫn chưa thể khắc phục ngay (kể

cả trong phạm vi cả nước), thậm chí còn nặng lên trong

những năm 1986 - 1989.

Năm 1986 được đánh dấu bằng Đại hội VI của Đảng với

các nghị quyết về đổi mới. Và muốn đổi mới thực tiễn, trước

hết phải đổi mới tư duy. Việc đổi mới tư duy, đòi hỏi phải có

thời gian cùng với những nghị quyết của Đảng nhằm giữ

vững định hướng xã hội chủ nghĩa và đề phòng 4 nguy cơ, do

vậy từ năm 1990 đổi mới, mới thực sự đi vào cuộc sống.

@copyright Hanoi Medical University

Page 390: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

385

Sinh viên Y2 trên giảng đường

Trong phòng học tiếng của bộ môn Ngoại ngữ

@copyright Hanoi Medical University

Page 391: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

386

Sinh viên năm thứ 3 thực tập

Phòng đọc của sinh viên tại Thư viện

@copyright Hanoi Medical University

Page 392: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

387

Ba năm đầu sau giai đoạn khó khăn 1987 - 1990

Như trên đã nói, đó là ba năm tích cực thực hiện cải cách

giáo dục. Đảng bộ, Ban giám hiệu, cũng như toàn thể thầy

cô và nhân viên có những nỗ lực hết sức to lớn. Công sức bỏ

ra phải đặt trong hoàn cảnh đời sống cực kỳ nghiệt ngã lúc

ấy mới thấy rõ. Tuy nhiên, đây vẫn chủ yếu là sức người,

gồm cơ bắp và trí óc, mà không có sự hỗ trợ không thể thiếu

của vật tư, trang thiết bị và tiền của, do vậy hiệu quả đưa lại

rất hạn chế.

Năm 1987, tức một năm sau khi đã có Nghị quyết VI, tình

hình kinh phí không cải thiện gì hơn. Năm đó (với 912 cán bộ,

2.130 sinh viên), Ban Giám hiệu đưa ra bản quyết toán như sau.

Tính ra tiền, kinh phí được cấp đã gấp 3,5 lần năm trước.

Không phải là sự tăng ngân sách mà là do đồng tiền mất giá quá

nhanh. Cụ thể: Được cấp 57.108.000 đ (so với 16.758.600 đ của

1986), dành chi cho lương, học bổng, sinh hoạt phí 35.627.790

đ (62,4%). Kinh phí đào tạo và nghiên cứu khoa học thấp hơn

năm trước (3.475.389 đ), tức là chỉ có 6,08%, so với 9% của

năm trước.

Trong tình hình ngặt nghèo như vậy, ngoài các việc liên

quan đến cải cách giáo dục, Trường vẫn cố gắng làm một số

việc liên quan tới đào tạo mà không tốn nhiều kinh phí.

Chẳng hạn, đã tiến hành đợt công nhận đặc cách chuyên khoa

I và chuyên khoa II cho hàng trăm bác sĩ đủ tiêu chuẩn.

Theo lịch như sau: Ngày 17/4 đến 25/4/1987: phụ đạo

chuyên môn; 26/4 kiểm tra chuyên môn để vào lớp; 18/5 đến

13/6: học tại bộ môn; 22/6/1987: thi chuyên môn (lý thuyết).

Như vậy, sau hơn hai tháng, đất nước có thêm hàng trăm bác sĩ

đủ niên hạn được công nhận chuyên khoa cấp I và II.

@copyright Hanoi Medical University

Page 393: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

388

Từ ngày 10 đến 15/2/1988 có đợt thi tuyển bác sĩ chuyên

khoa cấp II hệ tập trung. Có 61 đơn xin học, sẽ lấy vào 20

người. Môn lâm sàng, thí sinh phải thi cả lý thuyết và thực

hành; môn cơ sở chỉ phải thi lý thuyết (Sinh lý bệnh đối với

hệ Nội và Giải phẫu đối với hệ Ngoại).

Lớp này, cả người học và người dạy đều khá vất vả. Các

thầy có kinh nghiệm nhất phải kèm cặp từng nhóm, học viên tự

đọc tài liệu là chính, tất cả các buổi sáng phải ở buồng bệnh,

luôn luôn được thầy “truy hỏi” và giảng giải cho. Khi thi tốt

nghiệp ngoài các môn quy định còn phải trình một luận văn.

Nói chung, từ khâu tuyển chọn cũng như trong quá trình đào

tạo, Trường luôn chú ý đúng mức đối với đối tượng này.

Ngày 7/4/1987: Họp về chất lượng thực hành của sinh viên

Rất nhiều thầy đã phát biểu. Ví dụ, phải coi khả năng vận

dụng lý thuyết vào công tác thực tiễn của bác sĩ cộng đồng

cũng là thực hành.

Từ bản ghi chép còn lại, với các ý kiến của các thầy cô (Lê

Thị Oanh, Nguyễn Khắc Liêu, Nguyễn Khánh Trạch, Vũ Xuân

Uông, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Ngọc Lanh, Dương Chạm

Uyên, Vương Hùng, Nguyễn Thấu)... Cho thấy trường có thể

làm gì để khắc phục những bất cập. Tuy nhiên, khi đề xuất phải

có thực địa tốt ở cộng đồng cho hàng ngàn sinh viên thực tập

dài hạn, bao gồm cả việc nuôi sống họ (lúc đó chưa bỏ chế độ

bao cấp) thì ai cũng thấy khó khăn rất lớn. Thực tế là khóa vào

trường 1985 và 1986 (ra trường 1991 và 1992) không có một

dịp nào được thực tập ở cộng đồng. Có người nói, nếu trường

có thực địa cũng lãng phí, vì hầu như cả hai khóa này ra trường

không về công tác ở cơ sở. Nhiều năm sau, Bộ Y tế mới nói đến

việc đưa bác sĩ về xã. Chỉ từ năm 1994, với sự hỗ trợ của dự án

Sasakawa Trường ta mới xây dựng được thực địa tại cộng đồng

@copyright Hanoi Medical University

Page 394: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

389

ở huyện Kim Bảng cho sinh viên năm thứ ba và năm thứ năm

làm nơi thực tập. Sau đó, còn phát triển ở Sóc Sơn và Chợ Đồn.

Ngày 29/4/1987: Công đoàn triệu tập về triển khai giảng

dạy theo mục tiêu và dạy bằng mođun. Đến thời điểm đó, đa số

thầy cô đã được học lớp sư phạm, nhưng tại hội nghị này, kết

quả học tập được nhận định là “mới chỉ ở mức gây hứng thú”,

được mọi người cho là “rất nên thực thi, nếu có điều kiện”.

Ngày 21/10/1987, Hiệu trưởng triệu tập hội nghị gồm các

ban chủ nhiệm và giáo vụ bộ môn, bí thư chi bộ để nghe và

thảo luận kế hoạch năm học mới (1987 - 1988). Vẫn chỉ có

hai vấn đề nổi: Cải cách giáo dục và cải thiện đời sống. Cần

đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách giáo dục, vì trường đã

bắt đầu việc này được gần 3 năm nay. Mục tiêu bác sĩ chăm

sóc sức khỏe ban đầu được nói chi tiết và cụ thể hơn, do vậy

nhận thức có tăng rõ rệt.

Để các thầy đừng tiếc mà nhồi nhét quá nhiều lý thuyết

(như thực tế đang xảy ra lúc đó), ngoài việc nhấn mạnh “đây là

bác sĩ đa khoa thực hành”, công tác ở tuyến phổ cập chứ không

phải ở tuyến cao hơn, thầy Hiệu trưởng lần đầu tiên đã dùng

cụm từ “miệng nói, tay làm” (để chỉ ra sự gắn lý thuyết với thực

hành mà bác sĩ cộng đồng phải có). Để nói về sự gần gũi dân,

ông còn dùng cụm từ “bác sĩ gia đình kiểu mới” để chỉ công

việc hàng ngày của bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các nội

dung trên còn được Giáo sư Hiệu trưởng phát biểu trước Đại

hội Đảng bộ (ngày 29/10/1988 (với tư cách khách mời) và trong

nhiều dịp khác nữa.

Phải khẳng định, tác giả đề án cải cách đã đầu tư rất nhiều

suy nghĩ, tâm huyết và công sức. Nhưng khi nghe đến báo cáo

về kinh phí, ai cũng thấy sẽ gặp vô số khó khăn mà Trường phải

@copyright Hanoi Medical University

Page 395: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

390

vượt qua khi thực hiện đề án cải cách giáo dục này, có điều lúc

đó có lẽ không ai hình dung nổi các khó khăn lớn đến mức

không thể khắc phục.

Chủ trương mở rộng sản xuất thuốc Philatốp (về tận bộ

môn) cũng được quan tâm. Khi ấy, có 4 đơn vị được phép (coi

như “chân rết của xưởng trung ương” của ông Luận). Sơ kết

ngày 26/9/1987, việc sản xuất thuốc Philatốp ở bộ môn Sinh lý

bệnh như sau: đã làm 10 mẻ, bình quân ngày công là 308 đồng.

Đến ngày 5/10/87, làm thêm 7 mẻ, giá ngày công tăng lên 650đ

(phần nhỏ do tăng năng suất, cải tiến, còn phần lớn do đồng tiền

mất giá).

Ngày nay, nhiều người không hiểu thuốc Philatốp là gì. Đó

là tên một nhà khoa học Liên Xô nghĩ ra “thuốc” này, trên cơ sở

cho rằng một mô sinh học nếu bị đặt trong điều kiện ngặt nghèo

(ví dụ, lạnh 00C trong 24 giờ) sẽ tiết ra chất kích thích sinh học

(biostimulin). Muốn làm “thuốc”, chỉ việc mua gan lợn để lạnh

24 giờ, nghiền ra lọc lấy nước, cho thêm đường và hương vị,

đóng ống và khử trùng bằng nhiệt. Đến nay, khi sinh học phân

tử đã phát triển rất mạnh mẽ, vẫn chưa thấy công trình nào chiết

ra được cái chất biostimulin kia và chứng minh tác dụng thật sự

của nó.

Nói thêm. Đến 1993, khi Chính phủ chấn chỉnh lại các hoạt

động kinh doanh trên thị trường (trường học không được kinh

doanh nữa), Trường đã biến xưởng do ông Trương Quang Ngọc

phụ trách thành “công ty Đại Y”, và mời một số thầy hưu trí

nhận danh nghĩa thành lập. Cho đến ngày giải thể, công ty đã

nộp lãi đáng kể cho Trường. Riêng 2 năm 1995 - 1997 đã nộp

948 triệu, đóng thuế cho nhà nước gần 100 triệu (giá 1 “cây”

vàng 4,7 triệu).

@copyright Hanoi Medical University

Page 396: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

391

Ngày 16/1/1988 có Hội nghị công nhân viên chức do

chính quyền và công đoàn phối hợp cùng tổ chức. Ngoài việc

lớn được toàn trường quan tâm là cải cách giáo dục, thì tình

hình đời sống cũng thu hút sự chú ý của các đại biểu. Về ngân

sách năm trước, do phó tiến sĩ Văn Đình Hoa (mới được bổ

nhiệm Phó Hiệu trưởng) trình bày: đã được cấp 57.108.000

đồng để chi mọi khoản cho 912 cán bộ và 2.130 sinh viên.

Những khoản “không thể đừng” như lương, học bổng, y tế,

công tác phí, trợ cấp đã hết 71,64% kinh phí, phần chi cho

giảng dạy và nghiên cứu vẻn vẹn có 6,08% (3,5 triệu). Số còn

lại “tức dự trữ chiến lược” là 12,7 triệu - nghĩa là mỗi tháng

được phép chi 1 triệu cho mọi thứ đột xuất khác của cả trường.

Mọi người hiểu ra vì sao năm qua, nhiều dự trù đột xuất chậm

được giải quyết. Về sản xuất, sau khi nghe tình hình 1987, mọi

người phấn khởi khi biết trong kho còn dự trữ 8 tấn đường (giá

4 triệu đồng), 4 tấn tube thủy tinh (giá 1,37 triệu); nghĩa là đủ

vật tư để sản xuất tiếp vài tháng nữa. Hiếm khi mọi người quan

tâm đến sản xuất như hồi dó, quan tâm không kém đối với cải

cách giáo dục.

Về nhân sự, 39 thầy cô được công nhận đặc cách chuyên

khoa I và II; 3 thầy đi thực tập sinh, 22 ra nước ngoài dự hội

nghị và tham quan, 9 đi học đại học; 11 đi chuyên gia mà thực

chất là nhằm tăng thêm thu nhập; 17 đi học ngoại ngữ; hầu hết

cán bộ đã được học sư phạm y học. Bổ nhiệm và đề bạt 16

người: 1 phó hiệu trưởng, 1 trưởng bộ môn, 9 phó trưởng bộ

môn, 3 trưởng phòng, 2 phó phòng. Tiếp nhận 36 người (có 13

người mới gồm các bác sĩ nội trú).

Mức ăn của sinh viên phải nâng lên 2000 đồng/ngày mới

đủ cho 3 bữa hàng ngày (năm 1987 có đổi tiền, đây là giá sau

đổi tiền); nghĩa là gia đình sinh viên phải đóng góp thêm 500

đồng cho mỗi ngày vào số tiền học bồng mặc dù 100% sinh

viên đều được cấp học bổng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 397: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

392

Qua nội dung hội nghị còn ghi lại được, có thể hiểu phần

nào tình hình và mối quan tâm của mọi người hồi đó. Chính

sách “giá - lương - tiền” đã phát huy những ảnh hưởng tiêu

cực. Sau khi được hưởng lương mới do chính sách này mang

lại, đời sống có khá hơn; nhưng sự phát hành tiền không

tương ứng với mức tăng trưởng sản phẩm xã hội nên đồng

tiền mất giá nhanh. Đến hội nghị này, vấn đề bất hợp lý về

lương đã được nêu ra, nhưng không phải nội dung định bàn.

Dẫu sao, nó cũng nói lên nỗi bức xúc.

Việc tăng một bậc lương (tuy chẳng đáng là bao) nhưng

được nhiều người rất quan tâm, vì ngoài lương, rất ít ai có

nguồn thu nhập nào đáng kể khác. Đã vậy, hàng năm chỉ tăng

lương rất nhỏ giọt; qua năm tháng những bất hợp lý tích lũy lại:

hoặc thiệt thòi rất lớn (thua kém bạn cùng khóa tới 2 hay 3 bậc),

hoặc được ưu đãi đến mức khó hiểu. Một số bậc lương cũ bỗng

bị chẻ đôi ra để tạo thành hai bậc lương mới khiến một số đông

thầy cô trẻ thấy rằng mình có làm việc đến 40 năm cũng không

thể leo hết được các bậc mà người ta đặt ra. Ngày 18/4/1988 các

thầy lớn tuổi (trước đó đang hưởng bậc lương 130 đồng) được

triệu tập để “nghe giải thích” vì sao có người được chuyển sang

bậc lương mới là 505 đồng, nhưng có người lại bị xếp vào bậc

462 đồng. Thực ra, 130 đồng là bậc bị “chẻ đôi”.

Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản ngày 16/5/1988 cũng

nói nhiều tới Cải cách giáo dục, được sinh viên rất quan tâm

vì chính họ đang được dự kiến sẽ về công tác ở cơ sở. Khẩu

hiệu cho thanh niên khi đó vẫn là “sẵn sàng đi bất cứ đâu”.

Những người học giỏi có thể chưa thông chuyện này lắm

(qua vài ý kiến phát biểu ở hội nghị), nhưng tất cả đều không

ngờ rằng khi ra trường họ phải chờ đợi khá lâu mới xin được

việc, nhất là từ lớp Y3 trở xuống - dù chấp nhận “sẵn sàng đi

@copyright Hanoi Medical University

Page 398: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

393

bất cứ đâu”. Đáng chú ý là tuổi bình quân của thanh niên toàn

trường là 21, nhưng khi bầu 21 người vào Ban chấp hành thì

tuổi bình quân lại là 28, có tới 9 người tuổi đã trên 30; có người

35, chỉ có 6 người thật sự đang là sinh viên (2 trong số này là

lính phục viên). Thanh niên có xu hướng bầu “thầy” và bạn lớn

tuổi vào Ban chấp hành.

Ngày 28/9/1988: Sau khai giảng vài tuần, có hội nghị về

kế hoạch năm học mới. Chưa từng có hội nghị tương tự nào

sớm như vậy. Hội nghị gồm hai phần:

1) Phó Giáo sư Lê Nam Trà trình bày chủ trương của Bộ

Đại học về “mềm hóa” đào tạo (hệ B; hai giai đoạn...); mở

rộng đào tạo sau đại học; cải tiến tuyển sinh.

2) Giáo sư Hiệu trưởng trình bày về kế hoạch của Trường:

a) Xây dựng cơ bản.

b) Cải cách giáo dục.

c) Đẩy mạnh hoạt động kinh tế.

Như vậy, phải lồng chủ trương của Bộ Đại học vào

chương trình cải cách mà Trường đang thực thi; dù có một số

mâu thuẫn, ví dụ bác sĩ cộng đồng là “miệng nói tay làm” hay

chỉ “tiềm năng”?

Nhà B1 tốn 5 năm mới xây xong, sẽ là nơi cho các bộ môn

chức năng; nhà A3 sẽ sửa chữa cho các bộ môn hình thái (gồm

cả Giải Phẫu). Xúc tiến xây B2 (đã đào móng), cố xong trong

năm 1989 để 1990 có thể đào móng B3. Đó là thời điểm chuyển

mọi bộ môn từ 13 Lê Thánh Tông về Khương Thượng. Nội

dung tương tự cũng được thầy Hiệu trưởng phát biểu ở Đại hội

Đảng bộ (22/12/1988).

@copyright Hanoi Medical University

Page 399: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

394

Về cải cách giáo dục: năm nay phải công bố chương trình

mới cho từng sinh viên và tất cả được phát giáo trình trước (để

giảm giờ lên lớp).

Những điều nói trên rõ ràng là đương nhiên, không cần bàn

cãi. Chúng có được thực hiện hay không, nhanh hay chậm chỉ

còn phụ thuộc vào kinh phí. Thực tế, chúng rất ít được thực

hiện, nhất là việc phát bài trước. Đến 2002, việc này vẫn còn

khó khăn.

Ngày 30/6/1989, tổng kết tuyển sinh đại học, với 2.750 thí

sinh, đề thi do Trường tự soạn, tự chấm, với kết quả đánh giá là

“tốt, đúng quy chế”. So với cuộc tuyển sinh 4 năm trước thì 3

từ “đúng quy chế” của Trường Đại học Y Hà Nội là cả một

cuộc phấn đấu để thực hiện và giữ vững nó. Từ đó đến nay,

năm nào các cuộc tuyển sinh cũng được đánh giá như vậy.

Chuẩn bị năm học 1989 - 1990, Bộ Y tế thông báo: Giáo

sư, Thứ trưởng Hoàng Đình Cầu thôi kiêm chức Hiệu trưởng.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Trường sẽ tiến hành bầu Hiệu

trưởng. Đây là trường thứ 15 trong cả nước làm việc này và là

trường đầu tiên thuộc Bộ Y tế.

Ngày 30/9/1989, Bộ trưởng Phạm Song cho Trường Đại

học Y Hà Nội tiến hành bầu Hiệu trưởng. Theo quy trình, Bộ

trưởng duyệt và chấp nhận danh sách ứng cử; sau đó chọn ai

là dựa vào sự tín nhiệm của viên chức Nhà trường. Cuối cùng,

danh sách ứng cử được Bộ trưởng ấn định là 5 người, tất cả

đều là Phó Giáo sư (Lê Đăng Hà, Nguyễn Hữu Hồng, Đỗ

Trung Phấn, Nguyễn Thụ, Lê Nam Trà), vòng 1 không ai

được trên 50% phiếu; vòng hai còn lại hai Phó Giáo sư Hồng

và Thụ. Phó Giáo sư Nguyễn Thụ đã dược bổ nhiệm vào chức

vụ này. Trước đó, ông là Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy.

@copyright Hanoi Medical University

Page 400: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

395

Trong giai đoạn này, ngày 14/3/1990, Bộ trưởng Bộ Y tế

ký Quyết định số 168/BYT - QĐ thành lập khoa Y tế Công

cộng. Việc này đã có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt

động của một số bộ môn y học dự phòng của trường. Ý tưởng

của Bộ trưởng không sai mà trái lại rất tiên tiến, nhưng về tổ

chức nhận sự, tại Quyết định số 222 và 223/BYT - QĐ có

những việc chưa hợp lý nên đã dẫn đến những căng thẳng

không cần thiết; vì vậy khoa Y tế công cộng ra đời nhưng

chưa có được những hoạt động đóng góp cho Nhà trường.

Trên thị trường, giá cả vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng giá đã

giảm dần. Cơ chế khoán trong nông nghiệp khiến lương thực

dôi dư, có xuất khẩu chút ít. Nhưng ngân sách (9 tháng) được

công bố chưa cho thấy sự cải thiện nào.

Được cấp 877.334.000 đồng; các khoản buộc phải chi chiếm

606.658.000 đồng, tức 73%; còn lại 27% thì 1/3 chi cho nhà ở,

điện, nước. Hệ chính quy mở rộng chỉ thu được 172.000.000

đồng, số tiền này được chia cho cán bộ (30%), phúc lợi (20%) và

đưa vào kinh phí giảng dạy (50% - nghĩa là “lỗ”).

Hội đồng lương họp liên tiếp hàng chục buổi (có tuần 3

buổi) cho đến tận ngày 29 và 30. Có khi phải họp đêm mới

kịp lập được danh sách tăng lương. Những người trong diện

được xét tăng đã thăm dò kết quả từng ngày họp để còn kịp

thời đưa “thắc mắc”, “kiến nghị”.

Sang năm 1990, tốc độ tăng giá giảm rõ. Đó là thành tựu

lớn lao mang lại từ công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, tác động

của giai đoạn khó khăn lên giáo dục và y tế vẫn còn nặng nề.

Ngày 9/3/1990 đích thân Bộ trưởng Trần Hồng Quân về

trường thuyết trình và giải đáp các thắc mắc về đào tạo hai

giai đoạn. Nghĩa là trường không thể trì hoãn thêm nữa.

@copyright Hanoi Medical University

Page 401: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

396

Ngày 4/5/1990 các ban chủ nhiệm và toàn thể giáo vụ bộ

môn tới hội trường lớn để nghe về “đào tạo hai giai đoạn theo

diện rộng”, do Phó Hiệu trưởng Vương Hùng thuyết trình.

Từ đó, nội dung các cuộc họp về đào tạo chủ yếu nói về

đào tạo hai giai đoạn, do Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, mà

không nói về cải cách giáo dục nữa. Người trực tiếp thực thi

là Phó Giáo sư Vương Hùng, nhưng sau đó chủ yếu là Phó

Giáo sư Phạm Thị Minh Đức, đều là Phó Hiệu trưởng phụ

trách đào tạo đại học.

GIAI ĐOẠN KHỞI SẮC VÀ PHÁT TRIỂN:

TỪ 1990 ĐẾN 2002

Một số sự kiện

1. Thay đổi Ban Giám Hiệu

Ngày 16/9/1993, dựa trên kết quả số thư giới thiệu,

PGS. Tôn Thất Bách được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhiệm

kỳ 1993 - 1997. Ông đã đề nghị và được Đảng ủy Nhà trường

và Bộ Y tế chấp nhận bổ nhiệm các Phó Hiệu trưởng là

PGS. Phạm Thị Minh Đức (phụ trách đào tạo đại học),

PGS. Phạm Mạnh Hùng (chuyển từ Học viện Quân y ra phụ

trách đào tạo sau đại học) và Cử nhân sinh học Hoàng Thế

Long (phụ trách hậu cần). Đây là lần đầu tiên sau 50 năm toàn

bộ Ban Giám hiệu mới lên thay thế Ban Giám hiệu cũ. Năm

1996, PGS. Phạm Mạnh Hùng chuyển lên Bộ Y tế làm Vụ

trưởng Vụ Tổ chức rồi Thứ trưởng Bộ Y tế. Năm 1997,

PGS. Lê Văn Khang được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng phụ

trách công tác Tổ chức cán bộ. Nhiệm kỳ sau, cũng thông qua

thư giới thiệu, PGS. Tôn Thất Bách tiếp tục được tái bổ

@copyright Hanoi Medical University

Page 402: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

397

nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng là các

PGS. Nguyễn Thị Hà (phụ trách đào tạo sau đại học), Nguyễn

Văn Tường (phụ trách nghiên cứu khoa học), Đinh Hữu Dung

(phụ trách đào tạo đại học) và bác sĩ Đỗ Hán (phụ trách hậu

cần) được Bộ Y tế bổ nhiệm cùng với phân công lĩnh vực phụ

trách trong quyết định. Riêng PGS. Lê Văn Khang (phụ trách

công tác chính trị và tổ chức cán bộ) mới bổ nhiệm năm 1997

nên vẫn tiếp tục giữ vị trí Phó Hiệu trưởng.

Đây là giai đoạn có nhiều khởi sắc của Nhà trường. Năm

1994, toàn bộ khu làm việc được chuyển từ khu nhà E5 sang

tầng trệt thư viện và một số phòng A3 và khu vực này được

cán bộ gọi đùa là “khu nhà trắng”. E5 được nâng cấp thành ký

túc xá cho học viên sau đại học. Khu vực nhà ăn và ký túc xá,

câu lạc bộ sinh viên được đặc biệt tăng cường đầu tư nhằm

xây dựng nhân cách trong sinh viên. Hoàn thiện và đặt tên

giảng đường Hồ Đắc Di vào lễ hội kỷ niệm 50 năm Trường

Đại học Y thuộc về dân tộc. Cải tạo và trang bị phương tiện

nghe nhìn cho các giảng đường. Tiếp nhận viện trợ của JICA

Nhật Bản tăng cường đầu tư cho các bộ môn khoa học cơ bản

và y học cơ sở. Quan hệ đối ngoại được rộng mở đa phương

với nhiều nước như Pháp, Thụy Điển, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà

Lan, Australia, Thái Lan, Philippin... Trường được Bộ Y tế

chính thức giao cho nhiệm vụ làm đầu mối trong hợp tác đào

tạo với Cộng hòa Pháp theo con đường Chính phủ. Cảnh quan

Nhà trường thay đổi rõ rệt.

@copyright Hanoi Medical University

Page 403: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

398

2. Các đại hội Đảng bộ

Năm 1994, Đại hội Đảng bộ lần thứ 24 đã bầu PTS. Lê

Văn Khang, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ làm bí thư thay

cho GS. Lê Đăng Hà, Phó Bí thư là PGS. Phạm Mạnh Hùng.

Năm 1996, Đại hội Đảng bộ lần thứ 25 bầu ra BCH 15 đồng

chí, Bí thư: PGS. Lê Văn Khang, Phó Bí Thư: Phạm Thị Thu

Hồ. Năm 1999, Đại hội Đảng bộ lần 26 bầu ra BCH có 15

đồng chí, Bí thư và Phó Bí thư vẫn giữ nguyên, các ủy viên

Thường vụ được bổ sung hai đồng chí mới: Đỗ Hán và Đinh

Hữu Dung. Năm 2001, Đại hội Đảng bộ lần thứ 27 bầu ra 5

ủy viên Thường vụ: Lê Văn Khang (Bí thư) Đỗ Hán (Phó Bí

thư), Đinh Hữu Dung, Vũ Thị Phương (được bầu làm Chủ

tịch Công đoàn tại Đại hội Công đoàn lần thứ 27 năm 2002)

và Hoàng Quốc Bảo.

3. Về nhân sự

Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học (thay cho tên gọi cũ là

khoa Sau đại học) là Nguyễn Thị Hà (1993 - 1997), Phạm

Nhật An (1998 - 2002), Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học

là Nguyễn Văn Tường (1993 - 1997) và Nguyễn Ngọc Hùng

(1998 - 2002); Đào tạo Đại học là Đinh Hữu Dung (1993 -

1997), Nguyễn Trọng Thông (1998 - 2002); Tổ chức Cán bộ

là Lê Văn Khang (1993 - 2002).Trưởng phòng Giáo tài là Vũ

Văn Đoan (1993 - 2002), Trưởng phòng Hành chính là Đào

Xuân Tích (1993 - 1997), Phùng Văn Hoàn (1998 - 2002);

Trưởng phòng Quản trị là Hoàng Kỳ (1993 - 1997) và Hoàng

Ngọc Thanh (1998 - 2002); Trưởng phòng Tài vụ là Trương

Văn Chắc (1993 - 2002).

@copyright Hanoi Medical University

Page 404: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

399

4. Về Tổ Chức: Đơn vị mới thành lập

Bộ môn Gây mê hồi sức lúc đầu là phân môn nằm trong

bộ môn Ngoại (BS. Tôn Đức Lang phụ trách) và từ 1992 tách

riêng bộ môn (GS. Nguyễn Thụ phụ trách), có vai trò đầu

ngành và nay được chuyển thành bộ môn Đào tạo sau đại học.

Ngày 25/3/1991, thành lập bộ môn Phẫu thuật tạo hình,

giảng dạy sau đại học (GS. Nguyễn Huy Phan, PTS. Lê Gia

Vinh). Ngày 15/7/1992, thành lập bộ môn Miễn dịch học, sau 6

năm môn này chính thức dạy cho Y2, nhưng ghép vào bộ môn

Sinh lý bệnh, như một sự đổi tên Sinh lý bệnh thành Miễn dịch

- Sinh lý bệnh. Ngày 22 tháng 1 năm 1999 thành lập bộ môn

Giáo dục Y học theo quyết định số 286/1999/BYT - QĐ do

Phó Giáo sư Phạm Thị Minh Đức phụ trách.

Bộ môn Giáo dục Y học được thành lập dựa trên kết quả

hoạt động của trung tâm bồi dưỡng giáo viên. Do là các cán bộ

giảng dạy Trường Y tuyệt đại đa số không được đào tạo phương

pháp sư phạm trước khi về trường, vì vậy các khái niệm về sư

phạm như mục tiêu giảng dạy, tài liệu phát tay, giảng dạy và

đánh giá theo mục tiêu giảng dạy là một tồn tại lớn. Từ nhiều

nhiệm kỳ trước của các Ban Giám hiệu tiền nhiệm đã tập trung

vào khắc phục bằng cách mở các lớp đào tạo giáo viên. Từ năm

1994, với sự giúp đỡ trực tiếp của dự án Hà Lan và gián tiếp

qua Vụ Khoa học Đào tạo Bộ Y tế của chương trình SIDA Thụy

Điển, các hoạt động này có điều kiện phát triển, vì vậy bộ môn

Giáo dục Y học được thành lập. Có lẽ trường ta là trường đầu

tiên có bộ môn này. Tác dụng của bộ môn không chỉ trong

trường mà còn giảng dạy cho các trường bạn như Cần Thơ, Tây

nguyên, Huế, Hải Phòng, Thái Bình, Thái Nguyên và các

trường cao đẳng, trung học y tế khác.

@copyright Hanoi Medical University

Page 405: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

400

Ngoài các bộ môn, trong giai đoạn này có rất nhiều trung

tâm giảng dạy và nghiên cứu được thành lập như trung tâm

nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, trung tâm nghiên cứu và đào

tạo HIV/AIDS, trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình và sức

khỏe sinh sản, đơn vị dịch tễ học lâm sàng…

Nhiệm vụ các trung tâm này là tranh cử các dự án nghiên

cứu, dự án đào tạo để đưa thêm kinh phí nghiên cứu về cho

Trường; tham gia đào tạo đại học và sau đại học theo các chuyên

đề như dân số kế hoạch hóa, HIV/AIDS, y tế cộng đồng…

Ngày 23 tháng 3 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định

thành hai khoa: khoa Răng Hàm Mặt, khoa Y học cổ truyền.

Còn khoa Y tế Công cộng đã có quyết định thành lập từ năm

1990 nên chỉ có quyết định bổ nhiệm nhân sự. Cùng với sự

thành lập các khoa, là thành lập các bộ môn nằm trong các

khoa đó. Đây là bước khởi đầu của sự hình thành Viện Đại

học Y Dược Hà Nội.

5. Hội đồng chức danh cơ sở được thành lập, gồm 45 vị,

nhiệm kỳ 5 năm và làm việc ngay để thi hành chủ trương

phong tặng học hàm (chức danh) khoa học đợt mới mà suốt 6

năm chính phủ bỏ bẵng. Ngày 03/11/1990 Hội đồng nghe 79

vị ứng cử chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư trình bày kết quả

nghiên cứu khoa học và đào tạo của mình (theo tiêu chuẩn đã

được lượng hóa thành “điểm”. Ngày 5/11/1990 bỏ phiếu. Có

21 thầy cô được đề nghị lên Hội đồng cấp trên xét tiếp học

hàm Giáo sư và 30 thầy cô được đề nghị xét tiếp học hàm Phó

Giáo sư. Tổng cộng 51 vị.

Ngày 16/10/1990 Hội đồng xét tiếp cho cho 42 vị.

Sau đợt xét chọn này, Hội đồng học hàm Trung ương

công nhận cho Trường ta 40 Giáo sư và Phó Giáo sư.

@copyright Hanoi Medical University

Page 406: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

401

6. Tổ chức kỷ niệm 90 năm thành lập Trường và nhận

Huân chương Độc lập hạng Hai, sau gần một năm chuẩn bị

mọi mặt. Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười, thầy

trò rất xúc động và vui mừng với 2 ý:

1) Ngày hội hôm nay cũng là ngày hội của toàn ngành đại

học Việt Nam.

2) Trường Đại học Y Hà Nội có bề dầy lịch sử lâu đời

nhất, chỉ sau Quốc Tử Giám.

Vậy, liệu nó có được thừa nhận là trường kế tục của Quốc

Tử Giám hay không, điều đó còn phụ thuộc vào sự nghiên

cứu lịch sử Trường, đi sâu bối cảnh ra đời cũng như những

vai trò lịch sử của Trường. Đây là việc của Trường, không ai

có thể làm giúp được.

Khó nhất là quyên góp tiền và tuyên truyền trên phương

tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, các cựu sinh viên với tư

cách cá nhân và đang ở cương vị quản lý đã ủng hộ số tiền lớn,

sau khi trang trải các khoản chi tiêu hết sức tiết kiệm, vẫn còn

lại trên 250 triệu chuyển sang Ban Giám hiệu nhiệm kỳ sau. Số

bài báo và số buổi phát thanh truyền hình đã phát là trên 100,

khiến khán - thính giả trong và ngoài trường hiểu thêm về vai

trò và sự đóng góp của Trường, chưa kể gần 30 bài ở báo nội bộ

in rải rác trong năm; ngoài ra còn khoảng 50 bài dưới nhiều thể

loại in ở số dặc biệt đã giúp bạn đọc hiểu được những nét lớn

trong lịch sử 90 năm của Trường. Ban Tư liệu - Lịch sử được

thành lập và được duy trì đến kỷ niệm 100 năm thành lập

Trường. Cũng dịp này, đã ra được một cuốn băng video về lịch

sử Trường, với giá 20 triệu đồng, do ông Việt Tùng thực hiện.

7. Tổ chức kỷ niệm 50 năm Trường Y phục vụ cách mạng

và nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Năm 1995 nhiều

@copyright Hanoi Medical University

Page 407: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

402

cơ quan, nhiều ban ngành kỷ niệm 50 năm phục vụ cách

mạng, trong đó Trường Đại học Y Hà Nội chọn ngày 15/11 là

ngày khai giảng của năm 1945. Trường Đại học Dược trong

dịp này cũng có cuộc kỷ niệm tương tự. Các lớp cựu sinh viên

về dự lễ thấy được sự phát triển của Trường trong 50 năm qua

và cũng rất tự hào là đã từng học ở trường này; họ được đón

tiếp trân trọng và thân ái. Cũng trong ngày kỷ niệm, Ban

Giám hiệu đã khánh thành và đặt tên cho Khu Giảng đường

Hồ Đắc Di để ghi nhớ công lao của người Hiệu trưởng Việt

Nam đầu tiên.

Đặc biệt là các cựu sinh viên thời chống Pháp: những

người sát cánh cùng thầy Di, thầy Tùng và các thầy tiền bối

khác làm nên một thời kỳ hào hùng nhất trong lịch sử Trường:

thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các vị được đặt vấn đề tập

hợp lại để góp phần giúp Trường viết lại chi tiết giai đoạn lịch

sử đó. Cuốn “Thầy trò Trường Y - Dược trong kháng chiến

chống Pháp (1945 - 1954)” sẽ ra mắt bạn đọc như sự ghi lại cho

thế hệ sau những việc làm của cha ông và cũng là sự tỏ lòng

biết ơn của họ đối với thế hệ đi trước. Cựu sinh viên cũng rất

khen số báo nội bộ: với gần 50 bài viết phủ kín các giai đoạn,

các sự kiện lớn và các nhân vật của Trường đã giúp bạn đọc

hình dung lại thời kỳ này. Về kinh phí tổ chức, so với lần tổ

chức 90 năm, lần này Trường không phải đi từng nơi vận động

mà các địa phương giúp đỡ Nhà trường thông qua các thông tin

theo đường công văn.

8) Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và

Giải thưởng Nhà Nước về Khoa học Kỹ thuật cho các Giáo sư

Nhà trường. Năm 1996, theo Quyết định số 991 - KT/CTN

ngày 10/9 của Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Khoa học

Kỹ thuật Hồ Chí Minh cho 33 cụm công trình trong đó có 12

@copyright Hanoi Medical University

Page 408: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

403

cụm công trình y dược. Có 8 trên 12 giải thưởng này thuộc về

các thầy của Trường ta.

Các thầy được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh là Hồ Đắc

Di, Đặng Vũ Hỷ, Tôn Thất Tùng, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Văn

Ngữ, Trần Hữu Tước, Hoàng Tích Mịch và Phạm Ngọc Thạch.

Năm 2000, Quyết định số 392 - KT/CTN và 391 -

KT/CTN ngày 1/9 đã phong tặng 21 cụm công trình Giải

thưởng Hồ Chí Minh, trong đó có 4 giải thưởng về y dược và

2 giải thưởng thuộc về trường ta; 71 tác giả được nhận Giải

thưởng Nhà nước trong đó có 20 công trình y dược và 8 giải

thưởng thuộc về các thầy trường ta.

Giải thưởng Hồ Chí Minh: GS. Đặng Văn Chung và GS.

Vũ Công Hòe.

Giải thưởng Nhà Nước: các Giáo sư Nguyễn Trinh Cơ,

Đinh Văn Thắng, Lê Kinh Duệ, Vũ Triệu An, Trịnh Ngọc Phan,

Phạm Khuê, Chu Văn Tường, Hoàng Sử.

9) Được tuyên dương Danh hiệu Anh hùng Lao

động trong thời kỳ đổi mới. Đó là thời kỳ từ 1986 - 2000,

toàn trường phấn đấu hết sức gian khổ (1986 - 1990) để duy

trì sự ổn định, duy trì đào tạo và nghiên cứu khoa học, sau đó

là sự phát triển vững chắc nhiều mặt (1990 - 2000), nhất là

những năm gần đây; đặc biệt là công tác đào tạo bác sĩ

chuyên khoa cấp I cho các vùng khó khăn ở miền núi phía

bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

Trình bày trước Hội đồng Khen thưởng Nhà nước, Hiệu

trưởng Nhà trường đã nêu rõ những nét nổi bật của Nhà

trường trong quá trình đổi mới gồm:

1) Tập trung đầu tư cho sinh viên về vật chất và tinh thần.

@copyright Hanoi Medical University

Page 409: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

404

2) Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

3) Tập trung ưu tiên đào tạo tại chỗ bác sĩ chuyên khoa I

cho các tỉnh khó khăn để cung cấp nguồn lực cho giai đoạn

đổi mới.

4) Công tác nghiên cứu khoa học tập trung trên ba lĩnh

vực y học cơ sở, y học lâm sàng và y tế cộng đồng.

5) Mở rộng hợp tác quốc tế đa phương để tăng cường trao

đổi cán bộ đồng thời tăng ngân sách cho Nhà trường.

Báo Hà Nội mới số ra ngày 30/12/2000 đưa tin: Sáng

29/12/2000, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động của Nhà

nước trao tặng cho tập thể cán bộ công nhân viên Trường Đại

học Y Hà Nội. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, cố vấn Đỗ Mười

gửi thư chúc mừng, cố vấn Lê Đức Anh, Thủ tướng Chính

phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh gửi

lẵng hoa chúc mừng. Đến dự có Phó Chủ tịch Nguyễn Thị

Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương, Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển…

10) Chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập Trường

(1902 - 2002).

Thời kỳ này, kinh phí được cấp cao hơn trước, ngoài ra

còn một số nguồn khác do sự năng động và tự khai thác được

của Ban Giám hiệu. Ngày 31/10/1998, Thủ tướng Chính phủ

chính thức phê duyệt Dự án cải tạo mở rộng Trường Đại học

Y Hà Nội với tổng kinh phí 326,5 tỷ đồng tập trung xây dựng

các khu nhà giảng đường B3, nhà điều hành, cải tạo các nhà

ký túc xá E5, E1, E2 và E3 thành khu nhà có các căn phòng

khép kín, bổ sung trang thiết bị cho labo trung tâm và một số

@copyright Hanoi Medical University

Page 410: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

405

bộ môn, nhà tiền lâm sàng, giải phóng mặt bằng, xây dựng

sân vận động….

Ví dụ, sang năm học 1998 - 1999, Trường đã quản lý các

nguồn sau: Kinh phí hành chính sự nghiệp (do Bộ Y tế cấp): 15

tỷ 200 triệu; Kinh phí đào tạo sau đại học (do Bộ Giáo dục -

Đào tạo cấp): 1 tỷ 644 triệu; Kinh phí nghiên cứu khoa học: 1 tỷ

043 triệu; Kinh phí đào tạo lại: 81 triệu; Thu học phí (sinh viên

và học viên sau đại học) 4 tỷ 500 triệu.

Quỹ vãng lai (dự án): 900.114.000đ; chưa kể kinh phí xây

dựng cơ bản.

Đời sống viên chức đã khác hẳn những năm suy thoái,

nhưng sự điều chỉnh lương không theo kịp nhu cầu vật chất của

cuộc sống. Trường vẫn phải dành nhiều công sức tự tạo quỹ

phúc lợi để mỗi dịp kỷ niệm trọng đại có thể tặng viên chức của

Trường khoảng 200.000 - 300.000 đồng. Năm 1998 - 1999 quỹ

phúc lợi còn 563.407.200đ và mỗi năm ít nhất phải bổ sung con

số như vậy nữa mới đủ.

Nhờ vậy, từ năm học 1994 - 1995 tiến độ xây dựng cũng

khác hẳn trước. Việc sửa chữa, nâng cấp nhà cũng như cung

cấp phương tiện dạy học và các vật dụng khác đã có những

tiến bộ mới. Bộ mặt của Trường đã chỉnh trang hơn nhiều.

Ví dụ, đã bảo vệ thành công đề án xây dựng tổng thể mặt

bằng để làm cơ sở pháp lý giải quyết các hộ lấn chiếm trong

trường; xây dựng xong 400 chỗ còn lại của giảng đường 1000

chỗ, nâng cấp khu nhà ở sinh viên, các khu nhà làm việc và khu

giảng đường mới. Khu nhà Điều hành sẽ hoàn tất trước ngày kỷ

niệm 100 năm thành lập Trường.

Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là mặc dù được sự ưu tiên đầu tư

của viện trợ JICA Nhật Bản phục vụ cho giảng dạy, nhưng

trang thiết bị nghiên cứu của các bộ môn cơ sở vẫn rất nghèo

@copyright Hanoi Medical University

Page 411: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

406

nàn, xuống cấp - mà labo trung tâm không thể đủ sức thay thế

một phần hay hỗ trợ được: do tính đặc thù của mỗi bộ môn.

Đào tạo đại học

Mục tiêu. Cuốn “sách xanh KAS”

Mục tiêu đào tạo đại học được xác định từ 1986 vẫn còn

hiệu lực đến hiện tại với tên gọi cụ thể là bác sĩ đa khoa định

hướng cộng đồng. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà trường đã

thiết lập được hai vùng thực địa phù hợp với mục tiêu trên tại

huyện Kim Bảng và huyện Sóc Sơn với sự hỗ trợ của dự án

do quỹ Sasakawa tài trợ.

Sự hỗ trợ quan trọng để tiếp tục cải cách giáo dục là nguồn

lực tài chính từ dự án SIDA thông qua Vụ Khoa học Đào tạo -

Bộ Y tế và dự án Hà Lan 1 (cho 4 Trường Đại học Y Việt

Nam) và dự án Hà Lan 2 (cho 8 Trường Đại học Y Việt Nam).

Đó là điều khác biệt rất cơ bản so với khi Nhà trường bắt tay

vào thực hiện cải cách giáo dục ở thập kỷ 80. Với nguồn lực

này, Trường đã mở các lớp sư phạm y học cho hầu hết thầy cô

trong trường. Nhiều hiểu biết và kỹ năng tiếp thu được ở lớp đã

được áp dụng rộng khắp: Các môn học y học đều đã có mục

tiêu chung và mục tiêu từng bài; nhiều môn học đã có bộ test

trắc nghiệm và đã sử dụng nhiều năm nay.

Đặc biệt, với vai trò trường trọng điểm, chủ nhiệm dự án

Hà Lan, 16 môn học trực tiếp nhất trong thực hiện mục tiêu

đã được tập huấn trong tất các trường y cả nước để sau đó

viết ra đầy đủ và chi tiết mục tiêu cụ thể về kiến thức, thái

độ, kỹ năng của một bác sĩ mới ra trường. Đến nay công việc

đã hoàn thành, toàn bộ sản phẩm tạo ra được tập hợp trong

cuốn “sách xanh KAS”. Công việc tiếp theo sẽ là xây dựng

@copyright Hanoi Medical University

Page 412: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

407

khung chương trình chi tiết từ nền tảng của cuốn sách này

cùng với viết ra các bài giảng để dạy và học theo phương

pháp tích cực.

Với sự giúp đỡ của hai dự án Hà Lan, lần đầu tiên các cán

bộ chủ chốt về giảng dạy trong 16 bộ môn của 8 trường y trên

cả nước có dịp thảo luận và trao đổi về nội dung chi tiết của

cuốn sách xanh: các chủ đề, vấn đề và các mức độ về những

kiến thức, thái độ, kỹ năng tối thiểu của một người bác sĩ mới ra

trường. Dựa trên các yêu cầu về kiến thức của các chủ đề này,

các bộ môn khoa học cơ bản và y học cơ sở sẽ thấy cần phải

dạy điều gì cho thích hợp và các bộ môn y học lâm sàng và y

học dự phòng biết được phải dạy điều gì về lý thuyết và thực

hành. Sau khi đã thống nhất, nhóm chuyên gia Việt Nam của dự

án gồm chủ yếu các thầy cô của Trường ta, bổ sung hai thầy của

Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chính Minh, một thầy

của Trường Đại học Y Huế tập trung trong một tuần để tu

chỉnh, sau đó PGS. Phạm Thị Minh Đức biên tập lại. Sau khi

hoàn thành biên tập, bản thảo lại được gửi tới 8 trường góp ý

lần cuối. Cuốn sách xanh đã được báo cáo tại hai hội nghị đào

tạo quan trọng do Bộ Y tế tổ chức tại Huế và Thái Nguyên và

được đánh giá cao của hai bộ và thống nhất là sẽ sử dụng làm

cơ sở cho các trường xây dựng khung chương trình chi tiết. Câu

hỏi cho các nhà quản lý ngành Y tế là trong tương lai làm thế

nào để đa số các bác sĩ đào tạo ra trong phạm vi cả nước sẽ về

cộng đồng hành nghề; và muốn họ thực thi những điều đã học

thì hệ thống y tế công lập hoặc dân lập phải đủ sức tiếp nhận họ.

Điều này cần có những dự báo chính xác.

Dạy theo giai đoạn

Thầy trò Nhà trường đã tốn rất nhiều công sức trong 6

năm chuyển đổi từ cách dạy theo niên chế sang cách dạy theo

giai đoạn. Sự mềm hóa trong đào tạo, cũng như việc phát huy

@copyright Hanoi Medical University

Page 413: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

408

nội lực và tính chủ động của sinh viên không có gì sai, thậm

chí đang là xu hướng của thế giới. Nó rất phù hợp với phương

pháp dạy - học tích cực mà Trường ta muốn thực hiện. Về

nguyên tắc, nó không làm thay đổi mục tiêu mà Trường đã

xác định (bác sĩ cộng đồng) mà chỉ thay đổi phương thức đạt

mục tiêu đó. Thuận lợi lớn là hầu hết thầy cô đã được học

phương pháp dạy - học tích cực áp dụng trong y học (trong

nội dung của dự án SIDA và dự án Hà Lan).

Tuy nhiên, với ngành Y và với yêu cầu tiềm năng của bác

sĩ cộng đồng, giai đoạn “đại cương” kéo dài tới hai năm sẽ

ảnh hưởng tới giai đoạn “học nghề” sau đó. Bác sĩ về một

cộng đồng, ví dụ một xã, phải thật sự làm được việc vì không

còn ai có trình độ hơn mình để giải quyết các vấn đề liên quan

tới sức khỏe và mạng sống của đồng bào. Cộng đồng trong

vòng 20 năm tới chưa thể chấp nhận “bác sĩ tiềm năng”.

Chính ở chỗ này, Trường Đại học Y Hà Nội “miễn cưỡng”

chấp hành chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế.

Nhớ lại chương trình bốn năm đào tạo y sĩ Đông Dương

ngày xưa, nếu các vị học sinh ngày đó phải học cả ngoại ngữ,

chính trị, quân sự, lao động... thì chương trình cũng phải kéo dài

6 năm mới đủ. Y sĩ Đông Dương là đa khoa, mang tính thực

hành rất cao vì được đi bệnh viện ngay năm đầu tiên, nhưng

cũng tương đương về trình độ cơ bản như đào tạo bác sĩ hồi đó -

vì có nhiều môn họ học chung một giảng đường với các khóa

bác sĩ. Theo Giáo sư Vũ Công Hòe, thì không có sự cách biệt

nhiều về trình độ thực tiễn giữa bác sĩ quốc gia và y sĩ Đông

Dương. Tuy nhiên trong giai đoạn đó, khoa học cơ bản và y học

cơ sở chưa có nhiều tiến bộ như ngày nay nên số thời gian dành

cho các môn học này không phải là nhiều.

@copyright Hanoi Medical University

Page 414: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

409

Mặt khác, muốn dạy theo học phần và học trình cũng cần

giải quyết đồng bộ nhiều việc: chương trình với phần cứng (bắt

buộc), phần mềm (tự chọn), sách và tài liệu phải được viết theo

quy cách chung để giảm số giờ lên lớp, bộ câu hỏi trắc nghiệm

để tăng cường kiểm tra nhưng không tốn thời gian...

Nổi lên 2 vấn đề thực hiện đề án này là kinh phí và sự

quyết tâm của toàn trường.

Đến nay, dù các khóa mới tuyển không còn đào tạo theo

giai đoạn nữa, nhưng kinh nghiệm trên (điều kiện vật chất và tư

tưởng) vẫn có thể áp dụng cho mọi chủ trương lớn mà Trường

muốn thực thi. Dự án SIDA và dự án Hà Lan đã hỗ trợ một

phần kinh phí rất cơ bản trong đào tạo người thầy, nhưng để áp

dụng dạy - học tích cực trong toàn trường thì cần có điều kiện

để chia nhỏ lớp tổ trong thực tập và học lý thuyết cùng với sự

quyết tâm vẫn là nhân tố quyết định. Dường như hiện nay, sự

quyết tâm này chưa thật cao.

Để có đủ sách và tài liệu cho sinh viên, Trường đã thành

lập Ban chỉ đạo viết sách giáo khoa; đã sinh hoạt nhiều buổi,

đã ra được các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể cho một cuốn

sách phù hợp. Đã có những buổi họp toàn trường để lực lượng

viết sách thống nhất các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể cho

một cuốn sách. Nhưng số sách giáo khoa được viết ra còn một

khoảng cách quá xa để đáp ứng sự tự học của sinh viên.

Có môn học, như Sinh lý bệnh và vài môn khác, đến năm

2001 mà sinh viên vẫn phải sử dụng sách in năm 1990, thậm chí

1985. Sự hỗ trợ mỗi trang viết 15.000 đồng là sự cố gắng vượt

bậc của Nhà trường, nhưng các thầy cô vẫn không thấy công

sức mình bỏ ra được bù đắp đủ. Hi vọng dịp “kỷ niệm 100

năm” các thầy cô sẽ cố gắng hơn do ý thức trách nhiệm với trò.

@copyright Hanoi Medical University

Page 415: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

410

Đáng chú ý là từ năm 1994, có sự thay đổi đáng kể trong

cách thi tốt nghiệp. Về thi thực hành, đề bài và cách hỏi thi

phải đúng là “thực hành”; còn về lý thuyết, thí sinh ngoài các

môn chuyên ngành (lâm sàng) còn phải làm các câu hỏi về

môn y học cơ sở (phù hợp với chuyên ngành). Cách thi này

đòi hỏi sinh viên phải học nỗ lực hơn, nhưng cũng sẽ có ích

hơn cho họ.

Dạy y đức cho sinh viên đang là vấn đề được quan tâm.

Tuy đã bỏ được môn lý luận về đạo đức, rất ít tác dụng đến

hình thành y đức, nhưng lại không có môn nào thay thế nó.

Biện pháp hiện nay là nhắc nhở các thầy nêu gương cho sinh

viên, đồng thời biểu dương (cả khen thưởng) những cá nhân

sinh viên có hành động tốt về y đức. Tuy vậy, rõ ràng đây

chưa phải cách dạy và nhất là chưa có nội dung, có chương

trình và có mục tiêu cụ thể, có một nhóm thầy phụ trách và

chịu trách nhiệm về chất lượng, có đánh giá, có kiểm tra thi

cử để ghi điểm vào học bạ.

Số sinh viên thi vào trường mỗi năm một tăng. Điểm

chuẩn nói chung năm sau cao hơn năm trước. Ngoài nguyên

nhân bậc học phổ thông phát triển mạnh mẽ, học sinh tốt

nghiệp phổ thông dù rất kém vẫn có quyền thi đại học; và

dường như họ không còn con đường vào đời nào khác là thử

thi đại học... thì còn một nguyên nhân khác là chất lượng và

danh tiếng Trường Đại học Y Hà Nội cũng rất hấp dẫn họ. Từ

1986 đến nay, Trường kiên quyết phục hồi tính chặt chẽ, công

bằng và trong sạch trong tuyển sinh của một trường truyền

thống. Bởi vậy, mỗi đợt thi tuyển là cả trường vất vả dài

ngày; mọi nỗ lực bỏ ra chỉ nhằm đảm bảo cuộc thi an toàn,

đúng quy chế.

@copyright Hanoi Medical University

Page 416: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

411

Tuy nhiên, còn tuyển sinh theo cách cũ, Trường còn vất vả,

tốn kém tiền của, cũng như công sức, mà vẫn không chắc chắn

đã tuyển được những người thích hợp nhất cho nghề nghiệp

phòng và chữa bệnh cao quý, cần cả tài và đức. Cải tiến cách

tuyển sinh cũng đang thành vấn đề của Trường; ngoài trông đợi

vào các biện pháp mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trường cũng

rất cần có sự chủ động suy nghĩ để tìm giải pháp.

Năm học 2002, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cải tiến tuyển

sinh chung đề, chung thời gian và sử dụng chung kết quả. Với

đề thi chung, sinh viên đỗ vào Trường ta có điểm chuẩn cao

nhất trong khối B ở khu vực phía bắc: bác sĩ đa khoa: 26

điểm, bác sĩ Răng Hàm Mặt và Y học cổ truyền 24,5 điểm; hệ

cử nhân đại học (điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng

đều là 22 điểm. Điểm thí sinh đỗ thủ khoa là 31,5 điểm. Rõ

ràng là những số học sinh có năng lực cao đã thi vào trường

và có nhiều triển vọng trở thành thầy thuốc giỏi. Hy vọng rồi

đây bậc lương y tế sẽ thay đổi cho xứng đáng với công sức

học hành và cống hiến của họ.

Đối tượng mới

Phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Nam Định, Nhà

trường tổ chức giảng dạy các đối tượng cử nhân cao đẳng: nữ

hộ sinh, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên các khóa VI, VII, VIII

với tổng số 250 sinh viên. Đã tổ chức thi tốt nghiệp cho 145

sinh viên cao đẳng tại chức khóa VI. Từ năm 1995, Trường ta

bắt đầu tuyển sinh và đào tạo cử nhân đại học điều dưỡng

chính quy khóa I; từ năm 1998, Nhà trường tuyển sinh đào

tạo cử nhân Đại học Y tế Công cộng khóa I, bác sĩ Răng Hàm

Mặt khóa I và bác sĩ Y học cổ truyền khóa I. Năm 1999,

tuyển sinh đào tạo cử nhân đại học Kỹ thuật Y học (hệ xét

@copyright Hanoi Medical University

Page 417: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

412

nghiệm) khóa I. Như vậy loại hình đào tạo đại học Nhà

trường đã được mở rộng. Các khóa cử nhân đại học như điều

dưỡng tốt nghiệp được các bệnh viện trung ương tiếp nhận

đánh giá cao về năng lực vươn lên. Đây là một trong những

thành công bước đầu của kết quả đổi mới đào tạo.

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Nghiên cứu sinh

Năm 1992 có 16 luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ

chuyên ngành) được bảo vệ, mở đầu thời kỳ khởi sắc trong

đào tạo sau đại học. Một mốc ghi dấu là luận án phó tiến sĩ

thứ 100 của cử nhân Thẩm Hoàng Điệp được bảo vệ tháng

9/1992 (sau các luận án đầu tiên của bác sĩ Ngô Gia Thạch,

Đào Ngọc Phong và Vũ Duy Thịnh tới 14 năm) và luận án

cuối cùng năm đó, là luận án thứ 108 của BS. Phạm Duy

Tường (28/2/1992). Từ đó tốc độ bảo vệ đã tăng nhanh đáng

kể, ngày 25/7/1995 có luận án thứ 150 của BS. Nông Thị

Tiến, nghiên cứu sinh (NCS) chính quy khóa X. Luận án 200

Đỗ Như Hơn NCS chính quy 23/12/1996, 16/10 năm 2001,

luận án thứ 300 của bác sĩ Trịnh Hồng Sơn bảo vệ thành

công. Tính đến ngày 10/10/2002, đã có 342 nghiên cứu sinh

bảo vệ thành công luận án PTS và TS ở Trường ta. Bên cạnh

những NCS Việt Nam, chúng ta đã đào tạo cho các NCS Lào

(2 người hệ chính quy), Campuchia (2 người hệ ngắn hạn) và

Hunggari (1 người hệ ngắn hạn).

Số luận án tăng nhanh là do:

1) Trường có đội ngũ hướng dẫn đông đảo.

2) Sự tiêu chuẩn hóa các chức danh khoa học (đòi hỏi học

vị tiến sĩ).

@copyright Hanoi Medical University

Page 418: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

413

3) Kinh phí và chế độ cho NCS có phần cải tiến.

4) Sự cố gắng rất lớn của công tác quản lý. Đến nay, đã có

342 luận án tiến sĩ (phó tiến sĩ trước đây) được bảo vệ; trong đó

159 NCS hệ ngắn hạn và 183 NCS hệ chính quy. Tuy vậy, tình

trạng chung trong cả nước là chất lượng các luận án chưa đạt

mức mong muốn. Hiện nay chúng ta đang tiếp tục đào tạo 333

nghiên cứu sinh từ khóa 13 (1994) đến khóa 21 (2002).

Cao học

Đến 25/10/1991, Trường được giao nhiệm vụ tuyển cao

học. Khóa I tuyển được 45 bác sĩ mới ra trường; khóa II tuyển

40 người, nhưng khai giảng muộn 1 năm vì Bộ Đại học chỉ

cho phép tuyển bác sĩ trong biên chế, được cơ quan cử đi học

(và cơ quan sẽ nhận về). Cách này đối phó được với tình

trạng khó phân phối công tác cho thạc sĩ; nhưng từ nay thạc sĩ

trong cả nước không còn trẻ nữa. Riêng ngành Y, với sự liên

thông “Nội trú - Cao học” đã tránh được tình trạng này; mặt

khác Trường cho phép bác sĩ trẻ và chưa biên chế nếu đóng

học phí cũng được thi vào cao học (tuy nhiên, họ phải tự tìm

việc sau khi học xong). Khóa III (1995) nhờ chỉ tiêu và kinh

phí tăng lên, Trường tuyển 100 đối tượng theo đúng quy định:

đó là bác sĩ đang công tác, sau khi học xong sẽ được cơ quan

cũ nhận về. Tuy nhiên, cách này sẽ không có thạc sĩ trẻ.

Tốt nghiệp cao học được gọi là thạc sĩ (không đồng nhất

với bằng thạc sĩ ngày xưa - tức bằng “sau tiến sĩ” của ngành

Y của Pháp - mà thầy Đặng Văn Chung và Vũ Công Hòe có

được). Thời gian học cao học ở ngành Y dài gấp rưỡi các

ngành khác: 3 năm thay vì 2 năm, nhưng bậc lương không

hơn gì. Gần đây, theo đúng Luật Giáo dục, đào tạo thạc sĩ

@copyright Hanoi Medical University

Page 419: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

414

ngành Y cũng phải chấp hành rút xuống còn 2 năm: như vậy

sẽ có hai khóa kế tiếp cùng ra trường một năm.

Do trách nhiệm cao với xã hội, ngành Y thường tự đặt quy

định đào tạo dài ngày hơn so với các ngành khác; nhưng trách

nhiệm với người học thì không cao như vậy; do đó lương của

ngành Y dù học lâu hơn cũng không hơn gì.

Nhiều thầy, cô bắt đầu lo lắng chất lượng đào tạo cao học,

nhất là khi chuyển sang đào tạo hai năm. Thời gian học các

chứng chỉ rất gấp, thời gian học chuyên ngành bị hạn chế (ảnh

hưởng tới năng lực hành nghề), luận văn hoàn thành cập rập và

hầu hết phải kéo dài. Cũng giống nghiên cứu sinh, có hiện

tượng trái ngược là số đề tài lâm sàng lại nhiều hơn số đề tài cơ

sở (vì ở Việt Nam nghiên cứu trên bệnh nhân lại dễ dàng hơn

nghiên cứu trên động vật). Chất lượng đề tài cũng thành vấn đề,

vì đại đa số luận văn thạc sĩ không phát triển được thành luận

án tiến sĩ, cũng như sau khi có bằng tiến sĩ thì rất nhiều người

giảm, hoặc không còn nghiên cứu tiếp nữa. Tính đến

10/10/2002, có 1134 học viên cao học được nhận bằng thạc sĩ,

trong đó 311 là chuẩn hóa từ bác sĩ nội trú, 832 đào tạo hệ tập

trung. Hiện nay chúng ta đang tiếp tục đào tạo cho 601 cao học

từ khóa 7 (1998) đến khóa 21 (2002).

Nội trú bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và 2

Đều tăng số lượng tuyển chọn. Trong năm học 1994 -

1995, Trường đã tận dụng tối đa các chỉ tiêu đào tạo sau đại

học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế để đáp ứng nhu

cầu cho cán bộ Nhà trường và cán bộ địa phương. Bảo đảm

nguyên tắc giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo phải

được xuyên suốt các loại hình đào tạo để giữ vững truyền

thống và uy tín khoa học của Nhà trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 420: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

415

Năm học 1997 - 1998, các đối tượng sau đại học (nội

ngành và quốc gia) của Trường lên tới 2132 học viên; năm

sau đã là 2931 học viên...; từ đó số học viên cao học tương

đương số sinh viên đại học. Ngoài các biện pháp nâng cao

chất lượng luận án do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành (thêm

phản biện, phản biện kín, quy cách viết luận án...) Trường

cũng có những biện pháp: đã định kỳ tổ chức các Hội nghị

khoa học dành riêng cho nghiên cứu sinh (đến nay đã được 5

lần), nhờ vậy tiến độ hoàn thành luận án đã tăng hơn trước rất

rõ rệt; đã tổ chức Hội nghị đào tạo sau đại học cho các thầy cô

liên quan....

Đã tổ chức thành công Hội nghị Đào tạo sau đại học gồm

Ban Chủ nhiệm và Giáo vụ Sau đại học của các bộ môn trong

toàn trường để phổ biến toàn bộ chương trình của năm học và

thực hiện quy chế mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo về đào tạo

Tiến sĩ chuyên ngành thay cho đào tạo Phó tiến sĩ trước đây.

Công tác đào tạo cao học, BS nội trú và BS chuyên khoa

cấp 1, 2 cũng được tăng cường và nâng lên một bước cả về chất

lượng và số lượng. Đặc biệt đã mở rộng triển khai đào tạo các

lớp BSCK1 hệ tại chức theo chứng chỉ tại các địa phương ở

vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa gồm 8 tỉnh cho 7 chuyên

ngành: Cao Bằng, Bệnh viện K71, Hải Dương, Ninh Bình,

Nghệ An, Quảng Bình, Kiên Giang và Hà Nội. Và những năm

sau là Quảng Ngãi, Phú Yên, Sóc Trang, Đồng Tháp, Cà Mau,

Cần Thơ, Tiền Giang.

Với số lượng đào tạo ngày càng tăng, hình thức đào tạo

phong phú hơn trước nhưng Nhà trường luôn cố gắng giữ

vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học,

đặc biệt là đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ. Đào tạo bác sĩ chuyên

khoa được mở rộng ở nhiều địa phương trong cả nước.

@copyright Hanoi Medical University

Page 421: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

416

Cho đến nay, ta đã đào tạo được 530 bác sĩ nội trú bệnh

viện; 1499 BSCK II; 6099 BSCK I.

Đối với BSCK II, có 686 người được đào tạo theo hệ đặc

cách, 313 người được đào tạo theo hệ thi công nhận, 99 người

được đào tạo theo chuyển đổi từ PTS sau 5 năm nhận bằng và

401 người theo hệ chính quy. Đang đào tạo 232 người. Đối với

bác sĩ nội trú bệnh viện, ta đã đào tạo được 530 và đang đào tạo

cho 221 thuộc các khóa từ 23 đến 26. Đối với BSCK I, chúng ta

đã đào tạo được 6099 người, trong đó theo hệ đặc cách 1293

người, hệ tại chức (quy chế cũ), chứng chỉ (quy chế mới) 3674

người; hệ tập trung 1132 người. Hiện đang đào tạo 1776 người

trong đó 622 theo hệ tập trung và 1154 theo hệ chứng chỉ. 33

địa phương đã hoặc đang được mở đào tạo hệ chứng chỉ tại

chức gồm Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng

Ninh, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,

Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Hà

Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng,

Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang, An

Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh,

Biên Hòa. Việc mở đào tạo BSCKI hệ chứng chỉ tại các địa

phương được lãnh đạo và cán bộ y tế địa phương hết sức hoan

nghênh, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vì

những vùng này cán bộ y tế khó được đi đào tạo do thiếu người

làm việc, do đắt đỏ ở thành phố. Đây chính là sự thể hiện rõ nét

của một trường trọng điểm quốc gia thực hiện các chính sách

đổi mới của Đảng.

Nghiên cứu khoa học

Từ khi có chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, cơ chế

thị trường đã ít nhiều làm các thầy cô bỡ ngỡ ban đầu, nhưng

một số nhà khoa học đã đăng ký được các đề tài lớn, có kinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 422: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

417

phí, nhưng số này ở Trường không nhiều vì phải là người có

quyền lực hành chính trong khoa học, mặt khác, sự chuyển

biến tư tưởng không kịp.

Trường ta có phần hẫng hụt ban đầu khi cơ chế cấp kinh

phí nghiên cứu khoa học thay đổi (từ 1990), vì chuyển biến tư

tưởng chậm, lãnh đạo kém nhạy bén, trang thiết bị nghèo nàn, ít

thầy có quyền lực trong khoa học (viện trưởng). Vì vậy, những

năm đó, đội ngũ cán bộ của Trường bị lúng túng. Dẫu sao, với

những công trình của cá nhân thực hiện trước đó cũng giúp

Trường ta trong đợt phong chức danh 1991 - 1992 có thêm gần

100 Giáo sư, Phó Giáo sư. Xu hướng nghiên cứu rộng, tuy

nhiều đề tài nhỏ, nhưng không sâu (kể cả hời hợt) đã xuất hiện.

Chưa tái hiện được các nhà nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc, trăn

trở với những đề tài mình theo đuổi cả đời như các thầy trước

đây (Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đỗ Xuân Hợp, Trần Hữu

Tước...).

Thư viện và thông tin

Thư viện được xây từ dịp kỷ niệm 90 năm đã tạo bộ mặt

mới, cả về cảnh quan lẫn giá trị phục vụ giảng dạy và nghiên

cứu cho Nhà trường.

Nguồn báo chí, sách giáo khoa, sách tham khảo với số

lượng lớn (tới hàng chục tấn) lần đầu tiên nhận được từ Trường

Đại học New South Wales năm 1987 - 1988. Sau đó, Trường

Paris VI đã liên tục gửi, nhân danh Hội nghị Quốc tế các Hiệu

trưởng Đại học Y nói tiếng Pháp (CIDMEF) mà Trường ta là

một thành viên. Theo dự định, thư viện Trường sẽ nhận được -

trong năm 1994 - các phương tiện tin học gồm máy vi tính (đã

có 2 bộ), télécopie (Fax), các đĩa quang học. Mới đây, Nhật Bản

còn cung cấp các phương tiện nghe - Nhìn gồm đầu vi đê ô, tivi,

@copyright Hanoi Medical University

Page 423: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

418

máy chiếu và nhiều băng ghi hình giáo khoa. Như vậy, thư viện

Trường là nơi tiêu biểu nhất hiện nay cho hiệu quả của hợp tác

quốc tế đa phương trên cơ sở cố gắng của chúng ta.

Rất kịp thời, Trường đã cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet

cho các bộ môn, mở rộng đến các thầy cô; và đã có một trang

WEB của Trường trên mạng với nội dung ngày càng phong

phú - mà bác sĩ Tuấn là người có công lớn.

Vấn đề còn lại là: 1) Kinh phí để mở rộng và nâng cao

trang web này sao cho rộng rãi bạn đọc truy cập vào; 2) Mở

rộng lưới cộng tác viên; 3) Tuyên truyền rộng rãi trước hết cho

sinh viên và các thầy cô thường xuyên truy cập.

Cùng với thư viện, dịch vụ này đã chấm dứt vĩnh viễn

tình trạng thiếu tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học

nói chung và trong hoàn thành luận án nói riêng.

Tuy nhiên, khi đủ tài liệu tham khảo thì lộ ra sự lạc hậu và

sơ sài của nhiều đề tài, nhất là đề tài của nghiên cứu sinh. Lẽ ra

phải tham khảo tạm đủ những tài liệu liên quan trực tiếp nhất

trước khi đề xuất đề tài thì chúng ta lại làm ngược lại: cứ đề

xuất đề tài (rất cảm tính), cứ tiến hành, khi sắp kết thúc mới

tham khảo. Do vậy, rất nhiều kết luận mà đề tài dự tính đã được

các tác giả thế giới kết luận từ rất lâu. Có ý kiến đề nghị: khi

thông qua đề cương nghiên cứu sinh nhất thiết tác giả phải có

sự tổng quan các tài liệu liên quan chặt chẽ nhất mà Hội đồng

chấp nhận. Nói khác, họ phải trả lời hai câu hỏi: “người ta” đã

làm đến đâu?; và “chúng tôi” dự định làm tiếp cái gì?

Những năm gần đây, thêm nhiều trung tâm nghiên cứu

được thành lập, có tác dụng tăng thêm kinh phí hoạt động cho

Nhà trường và tạo việc làm cho một số cán bộ. Cụ thể, đã

hoàn thiện cơ cấu tổ chức C.H.R.U, lập các trung tâm nghiên

@copyright Hanoi Medical University

Page 424: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

419

cứu và đào tạo: HIV/AIDS, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

và Sức khỏe sinh sản, Hen phế quản, Loãng Xương, đơn vị

nghiên cứu và đào tạo dịch tễ học lâm sàng, Bảo quản mô...

Hầu hết trung tâm đều hoạt động có hiệu quả (rất ít trung tâm

hoạt động cầm chừng, thậm chí treo biển rồi đóng cửa).

Trong năm học 1994 - 1995, công tác NCKH được tiến

hành theo các hướng chính sau và đã đạt được những kết quả:

- Đề tài Hằng số và môi trường, Sức khỏe và mô hình

bệnh tật.

- Các đề tài trong lĩnh vực ghép cơ quan.

Năm học 1995 - 1996, kinh phí cho nghiên cứu đã đạt 1,6

tỷ đồng từ các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Đó là

con số lớn nhất từ trước đến thời điểm này. Từ đó, số đề tài

và nguồn kinh phí nói chung tăng lên đều đặn hàng năm.

Năm sau (1996 - 1997), ngoài đề tài độc lập cấp nhà nước

KYĐL 03 - 94 đạt kết quả nghiệm thu xuất sắc thì nổi bật là

việc hoàn thành xây dựng, lắp đặt và bắt đầu đưa vào vận

hành labo y sinh học trung tâm.

Theo đánh giá chung, đây là thành công bước đầu trong mô

hình xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu của Nhà trường. Đây

cũng là tiền đề vật chất để tiến hành các nghiên cứu khoa học,

đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế. Đóng góp vào việc này,

có công sức rất lớn của Giáo sư Phan Thị Phi Phi và một số

thầy cô khác.

Trong năm học 1997 - 1998, nhờ tăng cường công tác tìm

nguồn kinh phí cho NCKH, Trường đã triển khai các đề tài

thuộc tài khóa 1996 - 2000 khoa học công nghệ, trong đó có:

1 đề tài cấp nhà nước KHCN 11 - 02, 1 dự án cấp bộ, 5 đề

@copyright Hanoi Medical University

Page 425: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

420

mục thuộc đề tài cấp nhà nước, 15 đề tài cấp bộ, 59 đề tài cấp

cơ sở (trong đó có 24 đề tài hướng dẫn sinh viên và 35 đề tài

cơ sở của cán bộ). Trong hoạt động NCKH, số đề tài hướng

dẫn sinh viên nghiên cứu đã dần dần tăng lên. Trong năm học

này đã tổ chức thành công 13 Hội nghị khoa học, Hội nghị

khai trương Labo trung tâm Y sinh học.

Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn này đã có những tín hiệu báo

động sớm: nghiên cứu sinh chỉ cốt hoàn thành luận án để có học

vị phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) với mục đích thăng tiến bản

thân, còn mục đích thăng tiến của xã hội thì bản thân họ, cũng

như những người quản lý họ, không mấy quan tâm tới. Thành

tích thật sự đào tạo các nhà khoa học không phải ở chỗ đã đào

tạo được bao nhiêu người có bằng cấp, mà ở chỗ họ đã có bao

nhiêu công trình sau khi được đào tạo. Nói cụ thể, mục đích đào

tạo tiến sĩ là để họ trở thành nhà nghiên cứu, tức là sản xuất ra

các công trình khoa học, thúc đẩy sự thăng tiến xã hội. Thực tế,

số tiến sĩ sau khi được phát bằng còn kiên trì con đường nghiên

cứu là rất hiếm. Kết quả thống kê (qua các cuốn danh mục công

trình đã in) cho thấy số này dưới 20%, có người còn cho rằng

dưới 10%.

Công tác NCKH năm học 1998 - 1999 tiếp tục tổ chức

triển khai: 1 đề tài cấp nhà nước, 1 dự án cấp bộ, 15 đề tài cấp

bộ, 43 đề tài cấp cơ sở, 21 đề tài hướng dẫn sinh viên NCKH,

2 đề tài tương đương cấp bộ phối hợp với đơn vị nghiên cứu

cơ sở của Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa

gia đình. Ngoài ra, còn nhiều đề tài nhánh của các bộ môn

cộng tác nghiên cứu với các đơn vị bạn và các định hướng

trong nước và quốc tế.

Xuất bản đều đặn và đảm bảo chất lượng cuốn Kỷ yếu

công trình và Tạp chí Nghiên cứu Y học.

@copyright Hanoi Medical University

Page 426: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

421

Các trung tâm, các chương trình và dự án tiếp tục có

những cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp

phần cùng Nhà trường nâng cao hiệu quả đào tạo và NCKH,

xây dựng cơ chế quản lý thống nhất các trung tâm đơn vị và

các dự án hợp tác quốc tế trong tình hình mới.

Trong năm học 1999 - 2000, Nhà trường tiếp tục cố gắng

trong công tác NCKH: đã thực hiện và hoàn thành nhiều đề

tài cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở, trong đó có nhiều đề tài

đã được nghiệm thu:

- Đề tài cấp nhà nước:

+ Đã nghiệm thu 6/6 đề mục, đang chuẩn bị nghiệm thu

cấp cơ sở đề tài NCKH 11 - 02 do PGS. Tôn Thất Bách làm

chủ nhiệm.

+ Tổ chức triển khai 2 đề tài độc lập cấp nhà nước do

GS. Nguyễn Năng An và PGS. Phạm Thị Minh Đức làm chủ nhiệm.

+ Triển khai 5 đề tài nghiên cứu cơ bản.

+ Đưa vào kế hoạch được 2 đề tài cấp nhà nước về Dioxin

cho giai đoạn 2000 - 2005.

- Đề tài cấp bộ:

+ Đã nghiệm thu cơ sở dự án cấp bộ do GS. Lê Nam Trà làm

chủ nhiệm, đang hoàn chỉnh để tổ chức nghiệm thu chính thức.

+ Đã nghiệm thu hoàn chỉnh 8/18 đề tài cấp bộ; 2/18 đề tài

nghiệm thu cơ sở; 8/18 đề tài còn lại sẽ nghiệm thu trong quý 4

năm 2000 (trong đó có 3 đề tài mới được duyệt năm 1999).

+ Đề tài thử nghiệm vòng tránh thai Tcu 380A của Ấn Độ,

triển khai đúng tiến độ và kết thúc vào cuối năm 2000.

- Đề tài cơ sở và hướng dẫn sinh viên NCKH: Tổ chức xét

duyệt được 64 đề tài cho giai đoạn 2000 - 2001 với tổng kinh

phí 216 triệu đồng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 427: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

422

- Đề tài hợp tác nghiên cứu:

+ Hoàn thành báo cáo nghiệm thu đề tài đánh giá những

thay đổi của ngành Y tế trong 10 năm đổi mới.

+ Phối hợp với Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế triển khai

đề tài đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học ngành

Y tế trong 10 năm đổi mới.

+ Ngoài ra, còn nhiều đề tài nhánh của các bộ môn cộng tác

nghiên cứu với các đơn vị bạn và các địa phương trong nước và

quốc tế.

+ Tiếp tục và hoàn thiện việc xuất bản đều đặn và đảm bảo

chất lượng cuốn Kỷ yếu công trình và Tạp chí Nghiên cứu Y

học... Năm học 2000 - 2001, kết quả nghiên cứu rất khả quan

với tiến độ và chất lượng cao hơn năm trước.

- Đề tài cấp Nhà nước:

+ Đã nghiệm thu cơ sở đề tài NCKH 11 - 02.

+ Tổ chức triển khai 2 đề tài độc lập cấp nhà nước.

+ Triển khai 5 đề tài nghiên cứu thuộc dự án điều tra cơ bản.

+ 2 đề tài cấp nhà nước về Dioxin cho giai đoạn 2000 -

2005 đã được phê duyệt và triển khai tại Đà Nẵng.

+ Hoàn thành giai đoạn 1 và chuẩn bị cho giai đoạn 2 dự án

nâng cao năng lực labo bảo quản tế bào.

- Đề tài cấp bộ:

+ Tiến hành nghiệm thu 1 đề tài cấp bộ.

+ Đã nghiệm thu xong 10 đề tài cấp bộ.

+ Dự án Quỹ gen y học đã triển khai có hiệu quả.

- Đề tài cơ sở và hướng dẫn sinh viên NCKH:

@copyright Hanoi Medical University

Page 428: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

423

+ Tổ chức xét duyệt 64 đề tài cho giai đoạn 2000 - 2001

với tổng kinh phí 216 triệu, trong đó có 24 đề tài hướng dẫn cho

sinh viên NCKH.

- Đề tài hợp tác nghiên cứu:

+ Tiếp tục triển khai giai đoạn cuối đề tài hợp đồng với Ủy

ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đã hoàn thành thủ

tục để nghiệm thu chính thức. Tiếp tục xây dựng để triển khai

giai đoạn 2 của đề tài.

+ Tiếp tục phối hợp với Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế

triển khai đề tài “Đánh giá hiệu qủa hoạt động nghiên cứu khoa

học ngành y tế trong 10 năm đổi mới”, chuẩn bị cho Hội nghị

tổng kết công tác NCKH của Bộ Y tế và xây dựng phương

hướng nghiên cứu cho giai đoạn tới.

+ Ngoài ra, còn nhiều đề tài nhánh của các bộ môn cộng tác

nghiên cứu với các đơn vị bạn và các địa phương trong nước và

quốc tế.

+ Việc xuất bản Kỷ yếu công trình và Tạp chí Nghiên cứu Y

học vẫn được tiến hành đều đặn và chất lượng ngày càng tốt hơn.

Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế

Cho đến năm 1985, các quan hệ đối ngoại chủ yếu của

Trường chỉ đóng khung trong việc hợp tác với Liên Xô và

khối các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ yếu là đào tạo sau đại

học. Từ năm 1986, nhờ chủ trương đổi mới của Đảng, Trường

Đại học Y Hà Nội bắt đầu có những quan hệ hợp tác với các

nước phương Tây và các nước trong khu vực, bắt đầu là

Vương quốc Thụy Điển (từ sớm hơn, qua viện trợ thiết bị) và

Cộng hòa Pháp. Những năm gần đây, quan hệ đối ngoại ngày

càng được mở rộng sang nhiều nước và khu vực khác, hình

thức hợp tác cũng đa dạng hơn, gồm đào tạo dài hạn, đào tạo

@copyright Hanoi Medical University

Page 429: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

424

ngắn hạn, đào tạo lại, tham quan nghiên cứu, thực hiện các

chương trình, hội nghị khoa học, v.v...

Cho tới nay, các thầy cô Trường ta dễ dàng được ra ngoài

và tiếp xúc với khoa học thế giới ngày càng nhiều. Phong trào

học ngoại ngữ đương nhiên phát triển trong một số đối tượng

mà chẳng cần ai động viên, kêu gọi, sắp xếp chương trình như

trước đây. Một nguồn vốn quan trọng, nhờ mở rộng quan hệ mà

có, là vốn tư liệu của thư viện. Từ chỗ khủng hoảng tài liệu

tham khảo phục vụ các công trình nghiên cứu, đến nay Nhà

trường liên tục nhận được nguồn bổ sung từ Pháp, Nhật, Mỹ,

Hà Lan và nhiều nước khác.

Đối ngoại

Quan hệ quốc tế của Trường được mở rộng khi nước Việt

Nam thống nhất được kết nạp vào Liên Hợp Quốc. Năm 1992

là một mốc phát triển; nhưng sự khởi sắc là giai đoạn sau đó.

Trong năm 1993 - 1994, số lượng các đoàn quốc tế vào trường

tăng lên rõ rệt và đã mang lại một số hiệu quả thiết thực.

- Đối với Pháp: Đã thống nhất về hình thức đào tạo và

tuyển chọn bác sĩ nội trú bệnh viện ở Pháp trong 7 chuyên

ngành: Nội, Ngoại, Gây mê hồi sức, Sản, Tai mũi họng, Nhi và

Tâm thần. Hàng năm, Pháp cử 3 đoàn chuyên gia sang Trường

ta giảng dạy.

Đối với Mỹ: Mặc dù có rất nhiều đoàn vào nhưng hiệu quả

chưa lớn trừ tổ chức Medical China Board đã tài trợ cho Trường

ta 120.000 USD để mua sắm thiết bị.

Đối với Hà Lan, Úc, Anh, Thụy Điển, Nhật Bản: Đó là

những nước cũng có nhiều dự án nghiên cứu về gỉảng dạy Y tế

cộng đồng. Riêng Hà Lan tổng kinh phí 4 triệu USD/năm cho các

Trường Đại học Y Hà Nội, Huế, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh.

@copyright Hanoi Medical University

Page 430: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

425

Như vậy thông qua hợp tác quốc tế, trong năm học này số

cán bộ của Trường được cử đi học nước ngoài lên tới con số kỷ

lục là 110 người.

Năm học1994 - 1995, Trường tiếp tục giữ vững và đẩy

mạnh các quan hệ hợp tác đã có với Pháp (đào tạo nội trú và

học tiếng Pháp), với Hà Lan (dự án tăng cường công tác giảng

dạy và chăm sóc sức khỏe ban đầu), với Úc (dự án CIDSE

CV777), với Anh (dự án cải cách công tác quản lý), và với

Mỹ (dự án nâng cấp phương tiện giảng dạy với Medical

China Board).

Ngoài ra, còn mở rộng thêm các quan hệ hợp tác quốc tế

mới như: chuẩn bị tiếp nhận dự án JICA của Nhật Bản, chuẩn bị

mở rộng hợp tác với Thụy Sĩ về đào tạo, với Mỹ (tổ chức REI),

với Nhật Bản (quĩ Sasakawa) về chăm sóc sức khỏe ban đầu,

với Thụy Điển (Trường Đại học Karolinska) về hợp tác tại chỗ.

Phối hợp với các nước tổ chức các hội nghị khoa học để qua đó

đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ Nhà trường

đồng thời mang lại kinh phí không nhỏ để đầu tư trang thiết bị

cho Nhà trường.

Tất cả các quan hệ hợp tác đó đã góp phần làm thay đổi

bộ mặt khoa học của Trường ta theo chiều hướng tốt đẹp.

Công tác quan hệ quốc tế năm học 1995 - 1996 với

những yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đối ngoại

nhằm phát huy tối đa mở rộng hợp tác khoa học mang lại lợi

ích cho Nhà trường, cho các bộ môn, trên nguyên tắc không

tư lợi để tránh các thế lực phản động quốc tế lợi dụng chính

sách mở cửa để mua chuộc cán bộ, làm mất ổn định chính trị

trong quá trình đổi mới. Công tác đối ngoại phải mang lại

hiệu quả kinh tế.

@copyright Hanoi Medical University

Page 431: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

426

Trong năm qua, thông qua hợp tác quốc tế, từ tháng 8/1994

đến tháng 12/1995 Trường ta đã có 151 lượt cán bộ đi dự hội

nghị, đi học tập tại nước ngoài, đồng thời do hợp tác quốc tế,

Trường ta đã có một dự án với 250 nghìn USD (tương đương

2,8 tỷ) và 298 triệu đồng do các hội nghị quốc tế mang lại

không kể các dự án trước đây như dự án Hà Lan, dự án Quỹ cứu

trợ Nhi đồng Anh, dự án của CMB. Cũng thông qua hợp tác

quốc tế, tháng 11/1995 chúng ta đã xin được viện trợ thuốc men

cho 4 cơ sở y tế (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TW Huế,

Viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Đức) trị giá 2,5 triệu USD

(tương đương 28 tỷ đồng).

Tiếp tục mở rộng hoạt động đối ngoại để tìm thêm kinh

phí, hợp tác phát triển Nhà trường, trong năm học 1996 - 1997,

Nhà trường đã tiếp nhận nhiều dự án lớn, từ Hà Lan, Nhật...

- Dự án Hà Lan hỗ trợ cho 4 trường đại học để đẩy mạnh

công tác giảng dạy hướng về y tế cộng đồng. Bên cạnh đào tạo

nhóm thành viên, việc lồng ghép dự án này vào trường nhằm hỗ

trợ cho việc thực hiện các yêu cầu của gỉảng dạy theo phương

pháp tích cực như viết tài liệu, tạo ra vật liệu giảng daỵ cũng

như cung cấp kiến thức về dịch tễ học cho cán bộ giảng dạy là

những trọng tâm của dự án.

- Dự án Sasakawa (Nhật Bản) nhằm hỗ trợ xây dựng thực

địa cho sinh viên ở Kim Bảng trong đào tạo bác sĩ đa khoa định

hướng cộng đồng. Dự án này còn bao hàm giúp đỡ đào tạo cho

địa phương, xây dựng mô hình về mạng lưới y tế cơ sở, hỗ trợ

trang thiết bị và thuốc thiết yếu cũng như quay vòng thuốc chữa

bệnh... Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng cơ sở thực địa, đây còn

là một hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học của

Trường cũng như thực hiện yêu cầu chỉ đạo tuyến huyện của Bộ

Y tế đề ra đối với các đơn vị trực thuộc Bộ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 432: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

427

- Dự án CMB sau khi kết thúc giai đoạn 1 với kinh phí

210.000 USD, từ năm 1997 tổ chức này lại hỗ trợ cho Trường

300.000 USD để bổ sung cho labo tiền lâm sàng, khảo sát về

việc nối mạng với khu vực.

- Đã hoàn thành với MDM một dự án nhằm hỗ trợ cho

huyện Chợ Đồn về xây dựng cơ sở y tế ban đầu.

Các dự án này một mặt giúp cho Nhà trường nâng cấp điều

kiện giảng dạy, đồng thời tạo điều kiện cho Nhà trường gắn bó

với xã hội nhiều hơn.

Ngoài ra, còn: thỏa thuận với 2 trường đại học của Pháp về

nguyên tắc cơ bản trong hợp tác với các bộ môn Y học cơ sở,

đó là Trường Đại học Paris XIII và Trường Đại học Lille; mở

rộng hợp tác với tổ chức REI để tiếp nhận viện trợ và giáo viên

tiếng Anh; hoàn thành thủ tục tiếp nhận một tài sản của nhà

băng San Wa dành cho Trường 318.000 USD theo di chúc của

một khách hàng nhà băng là ông Henri Wilton.

Công tác đối ngoại hợp tác quốc tế năm học 1997 - 1998

đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi:

- Nhà trường tiếp tục chương trình đào tạo Pháp - Việt,

thực hiện cho 9 chuyên ngành để tuyển bác sĩ nội trú Bệnh viện

tại Cộng hòa Pháp.

- Hợp tác với Tổ chức Học đường không biên giới (ESF)

của Pháp, mở lớp tiếng Pháp cho CBGD, bác sĩ nội trú, học

viên cao học, sinh viên...

- Hợp tác với các tổ chức REI và GEMS mở các lớp tiếng

Anh cho cán bộ Nhà trường.

- Tham gia các hội nghị về chuyên môn khoa học và quản

lý đào tạo của khu vực.

@copyright Hanoi Medical University

Page 433: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

428

- Tổ chức 5 hội nghị khoa học chuyên ngành với Pháp tại

Trường, đặc biệt Hội nghị khoa học ngoại khoa được phía Pháp

đánh giá cao về chất lượng khoa học và trình độ tổ chức.

- Kết hợp với 2 Trường Đại học Y Nantes và Orléan mở

lớp chuyên ngành Hồi sức cấp cứu.

- Do công tác tổ chức tiếp nhận và giảng dạy ngày càng đi

vào nề nếp nên số lượng sinh viên nước ngoài: Pháp, Úc, Anh

(trong đó nhiều nhất là sinh viên Pháp) xin tới thực tập hè tại

Việt Nam ngày càng đông.

- Tiếp tục triển khai dự án Sasakawa (Nhật Bản).

- Hợp tác với Hội Khe hở môi và vòm miệng Nhật Bản của

Trường Đại học Aichigakuin, nhận viện trợ trang thiết bị cho

Bộ môn Răng Hàm Mặt để nâng cao chất lượng trong điều trị

và giảng dạy.

Ngoài ra, Nhà trường còn tiếp nhiều đoàn khách quốc tế

đến thăm và tìm hiểu để hợp tác khoa học với Trường.

Tiếp tục chương trình đào tạo Pháp - Việt, Nhà trường

trong năm học 1998 - 1999 đã thực hiện cho 10 chuyên ngành

để tuyển bác sĩ nội trú thực tập tại Cộng hòa Pháp.

- Các lớp tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn tiếp tục được tổ chức

nhờ những quan hệ quốc tế từ năm trước, thu hút được nhiều cán

bộ giảng dạy, học viên sau đại học và sinh viên tham gia.

- Hợp tác với Hà Lan về nâng cao chất lượng đào tạo, đã

kết thúc giai đoạn I với chi phí 400.000 USD. Hiện đang bước

vào giai đoạn II với 8 trường/khoa y trong cả nước và dự án đào

tạo thạc sĩ Y tế công cộng với những hoạt động của nhiều khoa

và bộ môn với kinh phí hỗ trợ là 2.348.000 USD.

- Hợp tác với Mỹ trong chương trình đào tạo bác sĩ gia đình

với kinh phí dự kiến khoảng 1 triệu USD.

@copyright Hanoi Medical University

Page 434: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

429

- Hợp tác với Nhật Bản với việc cử cán bộ đi học tập tại

Nhật Bản và tiếp tục chương trình của Trường Đại học

Aichigakuin viện trợ trang thiết bị giảng dạy cho bộ môn Răng

Hàm Mặt để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và điều trị.

- Hợp tác với Úc: Trao đổi, đào tạo cán bộ giữa Nhà trường

và Trường Đại học Sydney. Đã cử một số cán bộ sang học tại Úc

và chuẩn bị tiếp nhận một số cán bộ sang công tác tại Trường.

- Nhận 34 sinh viên nước ngoài sang thực tập hè tại Hà

Nội, tổ chức cho sinh viên Pháp đi thăm, tặng quà, dụng cụ y tế

cho Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Ngoài ra, Nhà trường còn đón tiếp nhiều đoàn khách quốc

tế đến thăm và tìm hiểu để hợp tác với trường, mở ra nhiều cơ

hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế trong lĩnh vực y tế và giáo

dục trong thời gian tới.

Phát huy những kết quả đạt được và vận dụng những thế

mạnh của Nhà trường trong công tác quan hệ quốc tế, trong năm

học 1999 - 2000, Trường ta tiếp tục mở rộng hợp tác khoa học.

- Hợp tác với Pháp trong chương trình FFI, đưa nhiều bác

sĩ nội trú bệnh viện sang học tập tại Cộng hòa Pháp và đón 54

Giáo sư Pháp sang giảng dạy ở nước ta. Chương trình nghiên

cứu với Viện trường Nantes của Pháp về Cyclopora, chương

trình hợp tác về chẩn đoán bằng hình ảnh, cấp cứu nội khoa và

ngoại khoa...

- Tham gia nhiều hội nghị về chuyên môn khoa học và

quản lý đào tạo của khu vực.

- Tiếp tục hợp tác với Hà Lan về nâng cao chất lượng đào

tạo. Hiện đang bước vào giai đoạn II hỗ trợ đào tạo thạc sĩ Y tế

công cộng với những hoạt động phong phú của nhiều khoa và

bộ môn với kinh phí hỗ trợ là 2.348.000 USD.

@copyright Hanoi Medical University

Page 435: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

430

- Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và Úc trong các chương trình

hợp tác khoa học đã tiến hành từ năm trước.

- Ngoài ra, trong năm học này nhiều đoàn quốc tế đã đến

thăm và tìm hiểu để hợp tác khoa học với Trường ta, nhiều cơ

hội quan hệ với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực y tế và giáo

dục tiếp tục được mở ra, hứa hẹn một khả năng hợp tác to lớn

trong thời gian tới.

Trong năm học 2000 - 2001, Nhà trường tiếp tục hợp tác

với Pháp trong chương trình FFI, đưa hơn 40 bác sĩ nội trú

sang học tập tại Pháp, đồng thời tiếp nhận 70 sinh viên Pháp

sang học tập tại Trường. Chương trình nghiên cứu với Viện

trường Nantes của Pháp về Cyclopora, chương trình hợp tác

về chẩn đoán hình ảnh, cấp cứu nội, ngoại khoa...vẫn tiếp tục

được tiến hành với những kết quả rất khả quan.

Dự án hợp tác với Hà Lan về nâng cao chất lượng đào

tạo, hiện đang bước vào giai đoạn II và đang tiếp tục hoạt

động với kinh phí hỗ trợ là 2.340.000 USD.

Hợp tác với Hoa Kỳ trong chương trình đào tạo bác sĩ

gia đình với kinh phí dự kiến 1 triệu USD. Đợt I đã nhận

300.000 USD là viện trợ của tổ chức CMB (China Medical

Board) và nhận từ tổ chức “Từ trái tim đến trái tim” (Heart

to Heart) thuốc men, trang bị trị giá 4 triệu USD theo giá

phía viện trợ thông báo, hơn 1 triệu USD theo giá thẩm định

của Nhà trường.

Trong việc hợp tác với Nhật Bản, Nhà trường đã cử nhiều

cán bộ đi học tập tại nước bạn và thông qua chương trình của

Trường Đại học Aichigakuin, Nhật bản tiếp tục viện trợ trang

thiết bị cho khoa Răng Hàm Mặt để nâng cao chất lượng điều

@copyright Hanoi Medical University

Page 436: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

431

trị và giảng dạy. Chương trình hợp tác với Bệnh viện Miako

đã cử người sang Nhật Bản học và chuẩn bị cho Bệnh viện

Miako - Việt Nam hoạt động.

Trao đổi, đào tạo cán bộ giữa Nhà trường và các trường

đại học của Úc, đã cử một số cán bộ sang học tập tại Úc và

chuẩn bị đón nhận một số cán bộ và sinh viên Úc sang công

tác và thực tập tại Trường.

Cũng trong năm học này, Trường ta tiếp nhận sinh viên từ

nhiều nước trên thế giới sang thực tập tại Trường như: Pháp,

Bỉ, Anh quốc....

Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt

là Thái Lan, Philippin, Singapore, cử cán bộ Nhà trường

sang học tập tại các nước trong khu vực. Tổ chức các đoàn

thăm quan và làm việc về công tác đào tạo cao học tại các

nước trên.

Ngoài ra, Nhà trường còn tiếp đón hơn 100 đoàn khách

quốc tế đến thăm và tìm hiểu để hợp tác với Trường, mở ra

nhiều cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế trong lĩnh vực

y tế và giáo dục trong thời gian trước mắt và sau này.

Xây dựng cơ sở vật chất

Thập kỷ 80, việc xây dựng cơ sở vật chất của Trường

dường như đình trệ, sau đó có khá hơn. Tuy nhiên, dịp kỷ niệm

90 năm thành lập trường, báo chí vẫn rất ngạc nhiên khi thấy

sau 30 năm mà một Trường trọng điểm quốc gia chưa xây

dựng xong cơ sở hạ tầng theo thiết kế từ thập niên 60.

Từ năm học 1993 - 1994, tiến độ và chất lượng xây dựng

đều cao hơn hẳn giai đoạn trước. Khu Khương Thượng của

@copyright Hanoi Medical University

Page 437: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

432

Trường đã hình thành hai khu riêng biệt: khu làm việc và khu

nhà ở (sinh viên và gia đình viên chức), chấm dứt tình trạng

lẫn lộn kéo dài suốt hơn 30 năm. Khu vực Lê Thánh Tông và

Viện Giải phẫu đều có sự chỉnh trang theo nhu cầu. Đã cải tạo

và nâng cấp nhà E5, B1, E1, E2. Khu giảng đường mới (B3)

đã hoàn thành, đảm bảo đủ chỗ học cho mọi đối tượng, với

trang bị nghe nhìn đầy đủ - sẽ tạo điều kiện thuận lợi áp dụng

phương pháp dạy - học tích cực (dạy nhóm nhỏ).

Các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của sinh viên đã được cải

thiện một bước lớn - và càng lớn nếu họ hỏi lại các thế hệ cha

anh đã sống thế nào ở ký túc xá hồi chống Mỹ, bao cấp và

giai đoạn đất nước suy thoái sau 1975.

Nhà ăn và câu lạc bộ sinh viên đã đủ sức thu hút các bạn

trẻ. Điều thú vị là nhiều đám cưới trong và ngoài trường đã

được tổ chức ở đây, kể cả khâu đặt tiệc.

Về xây dựng, nâng cấp ký túc xá, nhà ăn và tạo nhiều tiện

nghi sinh hoạt khác cho sinh viên một mặt là do có kinh phí

nhưng mặt quan trọng hơn là xuất phát từ quan điểm nếu sinh

viên được tôn trọng, chăm sóc, thương yêu thì họ sẽ trở thành

những người yêu trường, yêu kính thầy cô và có lòng nhân ái

hơn - và đó là nền tảng của y đức theo quan hệ nhân quả. Sự

“hạch toán” theo quan điểm thủ lợi với sinh viên sẽ tạo cho họ

tư tưởng sẽ “hạch toán” lại với cộng đồng và bệnh nhân mà họ

sẽ phục vụ sau này.

Vài nét về đời sống

Lương của trí thức cao cấp ngành Y vẫn không thể đáp

ứng nhu cầu vật chất và tinh thần - đang tăng lên rất cao - khi

đất nước bước vào thế kỷ XXI; do vậy các viên chức khác của

@copyright Hanoi Medical University

Page 438: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

433

Trường càng gặp nhiều khó khăn. Công tác đời sống vẫn là

mối quan tâm của các nhà quản lý cũng như của toàn trường.

- Xưởng sản xuất thuốc Philatốp sau một thời gian phát

huy tác dụng rất đáng kể, nay đến lúc sản phẩm khó tiêu thụ

(tác dụng tâm lý nhiều hơn tác dụng thực có); mặt khác,

Trường Đại học Y có một xưởng sản xuất kinh doanh là điều

không phù hợp với cơ chế mới. Sau khi chuyển xưởng ra khỏi

Trường, cần phải mở rộng các nguồn thu khác và tìm nguồn

thu mới. Khu lớp học hồi chống Mỹ (nhà cấp 4) không còn

thích hợp với Trường, nhưng lại thích hợp với Trường Đông

Đô, do vậy sự hợp tác hai bên đều có lợi đã đưa lại cho

Trường khoản tiến đáng kể trong thời gian vài năm qua.

Trường cũng tổ chức các dịch vụ mới như gửi xe qua đêm,

khoán trông xe hàng ngày... Nhưng đáng kể nhất là tổ chức

dịch vụ khám chữa bệnh, vừa phục vụ xã hội với trình độ và

thái độ đều cao, vừa phù hợp với nghề nghiệp đặc trưng của

thầy và trò.

Nhờ vậy, Trường vẫn giữ vững trong nhiều năm mức thu

phúc lợi để chia tặng cho thầy cô và viên chức toàn Trường,

vào các dịp lễ lớn.

Các chăm sóc về đời sống tinh thần như hiếu hỷ, thăm hỏi

ốm đau, kể cả với cán bộ nghỉ hưu vẫn được duy trì thường

xuyên và chu đáo.

Dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Trường và 50 năm

Trường phục vụ cách mạng các cán bộ về hưu khi về họp,

được đối xử ân cần, đã rất xúc động và vui mừng khi thấy sự

phát triển của Trường. Dịp tết nguyên đán, ngoài họp mặt

chung do Trường đón tiếp và chúc tết, từng đơn vị đã mời

@copyright Hanoi Medical University

Page 439: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

434

các cán bộ hưu về họp mặt thân mật và nói về những thay

đổi đáng mừng trong năm qua. Năm 2002, vẫn như các năm

trước, Trường cấp xăng và xe cho các cán bộ hưu tổ chức đi

nghỉ mát ở Sầm Sơn.

Đời sống sinh viên cũng được quan tâm đúng mức: nơi ăn

ở, điện nước, sinh hoạt, câu lạc bộ, thể thao vui chơi giải trí

đã thu hút ngày càng nhiều sinh viên. Cảnh quan Trường

ngày một khang trang và sạch đẹp cũng góp phần nâng cao

lòng yêu Trường của thầy trò.

@copyright Hanoi Medical University

Page 440: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

435

LỜI KẾT

Một trăm năm trôi qua, so với lịch sử 4000 năm của đất

nước Việt Nam tuy không phải là dài nhưng cũng đủ để chúng

ta có quyền tự hào về Trường Đại học Y Hà Nội.

Niềm tự hào đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội là

một trường đại học Việt Nam có bề dày lịch sử chỉ sau có Văn

Miếu. Thứ hai, trong một trăm năm qua, trước những thách

thức to lớn của các giai đoạn, Trường đã hoàn thành vẻ vang

nhiệm cụ của mình, nhất là từ năm 1945, khi nhà trường

thuộc về dân tộc. Thứ ba, trong mọi giai đoạn, từ những năm

tháng mới ra đời và cho đến hôm nay, Trường luôn thể hiện

một cách rõ nét của một trường trọng điểm quốc gia.

Trước những thách thức của một giai đoạn mới, việc

phấn đấu thực hiện một cách tốt nhất các Nghị quyết về đổi

mới của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, đặc biệt là các

vấn đề giáo dục, y tế đã được đề ra trong các Văn kiện Nghị

quyết VIII và Nghị quyết IX của Đại hội Đảng toàn quốc cũng

như việc thực hiện chiến lược đến năm 2010 và 2020 của

ngành Y tế là những nhiệm vụ vô cùng lớn lao của Nhà

trường. Với bài học to lớn nhất rút ra từ thành công qua 100

Đảng năm phát triển là dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước, sự đoàn kết trong một chữ TÂM trong sáng của

các thế hệ, các thành viên của Nhà trường chính là động lực

vô giá giúp cho Nhà trường vươn lên, vượt qua mọi khó khăn,

thách thức để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình. Bước

trong một thiên niên kỷ mới, với một truyền thống vẻ vang

như vậy, chúng ta có đầy đủ hi vọng để tin tưởng rằng các thế

hệ kế tiếp sẽ tiếp bước cha anh, xây dựng một tương lai huy

hoàng, sán lạn cho Nhà trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 441: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

436

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

* Bibliographie des Thèses de Médecine - Université de

Saigon - 1972

* Các văn bản của Trường và văn bản gửi đến Trường (từ

thời Pháp thuộc, thời kháng chiến chống Pháp và gần đây:

bản photocopy lưu ở Ban Tư liệu - Lịch sử Trường Đại học Y

Hà Nội).

* Các văn bản khai thác ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

(bản photocopy lu ở Ban Tư liệu - Lịch sử, Trường Đại học Y

Hà Nội).

* Đinh Xuân Lâm (chủ biên), và nhiều tác giả. Đại học

Tổng hợp (lược sử), 1991.

* (Henri Galliard: Yersin và việc thành lập Trường Y Hà

Nội - Kỷ yếu Trường Đại học Y Dược khoa Đông Dương, Hà

Nội. - Tập 9. - 1944, tr 1).

* Hồi ký viết tay và phỏng vấn ghi âm của các thầy

Trường Y (Hồ Đắc Di, Vũ Công Hòe, Vưu Hữu Chánh):

Đặng Vũ Viêm và Trương Văn Hợi thực hiện.

* Hồi ký viết tay và phỏng vấn ghi âm của các vị cựu sinh

viên y và dược thời kỳ chống Pháp (Nguyễn Xuân Ty, Nguyễn

Dương Quang, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Văn Âu, Nguyễn

Bửu Triều, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Hữu Thiệu, Nguyễn Văn

Bảy..., từ khóa vào Trường năm 1943 đến 1952).

@copyright Hanoi Medical University

Page 442: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

437

* Hồi ký viết tay của các vị cựu sinh viên Nguyễn Văn

Vân, Đặng Kim Châu, Nguyễn Thường Xuân, Nguyễn Như

Bằng, Đỗ Bá Hiển.

* Lamb H.B.: The Vietnam's will to live. - Ncew York, 1972.

* Lê Văn Khải. Truyện y sĩ, Truyện y khoa (hồi ký), 1971.

* Nguyễn Dương Quang và cộng sự. Sơ lược lịch sử 90

năm Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức Hà Nội. Nhà xuất bản Y

học, 1996.

* Nguyễn Bắc. Giữa thành phố bị chiếm - Nhà xuất bản

Hà Nội, 1994.

* Nguyễn Ngọc Lanh, Trương Văn Hợi, Đặng Vũ Viêm.

Sơ thảo lịch sử 50 Đại học Y khoa Hà Nội (1945 - 1995; lưu

hành nội bộ).

* Nhiều tác giả. Các sách về Cuộc đời và sự nghiệp (các

vị: Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Đặng Văn

Ngữ, Đỗ Xuân Hợp). Nhà xuất bản Y học. 1999 – 2000.

* Nhiều tác giả. Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam - Nhà xuất

bản Y học - 1999.

* Nhiều tác giả. 45 năm phục vụ chiến đấu xây dựng và

trưởng thành - Quân Y Viện 103.

* Nhiều tác giả. Alexandre Yersin: Un demi - siècle au

Vietnam. Hanoi (seminaire sur A. Yersin, Nha Trang), 1992.

* Nhiều tác giả. Sơ thảo lịch sử Trường Đại học Dược khoa.

* Phỏng vấn ghi âm nhóm cựu sinh viên kháng chiến năm

1950 - 1954 (Trần Quán Anh thực hiện).

@copyright Hanoi Medical University

Page 443: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

438

* Tôn Thất Tùng (Hồi ký). Đường vào khoa học của tôi.

Nhà xuất bản Thanh Niên, 1973).

* Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương - L'Ecole de

plein exercice de Médecine et de Pharmacie de l'Indochine. -

Nha học chính Đông Dương xuất bản. - Hà Nội, 1931).

* Tạp chí hàng năm của Trường Đại học Y Dược

(Annales các năm 1940 - 1944).

* Tôn Thất Tùng, cuộc đời và sự nghiệp - Nhà xuất bản Y

học, 1997).

* Việt Nam Dân Quốc Công Báo (tiếng Việt, các số 1945

và 1946) và Journal officiel de l’ Indochine francaise (các số

1902, và các số sau đó).

* Võ Nguyên Giáp. Chiến đấu trong vòng vây. Nhà xuất

bản Quân đội Nhân dân, 1998.

* Việt Nam Dân quốc Công báo tiếng Việt, các số 1945

và 1946) và Journal Officiel de l’ Indochine Francaise (các số

1902 và các số sau đó).

@copyright Hanoi Medical University

Page 444: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

439

MỤC LỤC

Lời giới thiệu .................................................................... 5

Lời nói đầu ........................................................................ 7

Chương I: Thời kỳ thuộc pháp (1902 - 1945) ................. 9

Chương II: Thời kỳ kháng chiến chống pháp

(1945 - 1954) ................................................ 83

Chương III: Thời kỳ mười năm hòa bình

(1955 - 1965) ............................................ 207

Chương IV: Thời kỳ kháng chiến chống mỹ

(1965 - 1975) ............................................. 271

Chương V: Thời kỳ đất nước thống nhất

(1975 - 2002) .............................................. 341

Lời kết ........................................................................... 435

Tài liệu tham khảo chủ yếu ........................................... 436

@copyright Hanoi Medical University

Page 445: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Địa chỉ: Số 352 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

Email: [email protected]; [email protected]

Số điện thoại: 024.37625934 - Fax: 024.37625923 Ư

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM THÁNG VÀ SỰ KIỆN

GIAI ĐOẠN 1902 - 2002

Chịu trách nhiệm xuất bản

TỔNG GIÁM ĐỐC

Chu Hùng Cường

Chịu trách nhiệm nội dung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng

Biên tập: Đỗ Thị Thu Trang

Đọc bông và sửa bản in: Nguyễn Ngọc Diệp

Trình bày bìa: Nguyệt Thu

Kt vi tính: Mai Kim Anh

Đối tác liên kết xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội

In 500 cuốn, khổ 14.5 x 20.5 cm tại Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất

bản Y học. Địa chỉ: số 352 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.

Số xác nhận đăng ký xuất bản: 3654 - 2017/CXBIPH/7 - 156/YH.

Quyết định xuất bản số: 427/QĐ-XBYH ngày 26 tháng 10 năm 2017.

In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017.

Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-66-2986-3.

@copyright Hanoi Medical University

Page 446: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 1902-2002.pdfhmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University