hướng dẫn mạng lưới sơ sinh hà nội

7
Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Điều chỉnh thân nhiệt cho trẻ sơ sinh Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam Hội đồng phê duyệt: Sở Y tế Hà Nội Ngày duyệt: Hạn duyệt: Tháng 7/ 2021 Phiên bản: 01 TỪ KHOÁ: Điều chỉnh thân nhiệt, Hạ thân nhiệt Tháng 3 năm 2020

Upload: others

Post on 09-Nov-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Điều chỉnh thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

Hội đồng phê duyệt: Sở Y tế Hà Nội Ngày duyệt:

Hạn duyệt: Tháng 7/ 2021 Phiên bản: 01 TỪ KHOÁ: Điều chỉnh thân nhiệt, Hạ thân

nhiệt

Tháng 3 năm 2020

Page 2: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Hướng dẫn Điều chỉnh thân nhiệt – tháng 3/ 2020

Website: Email: Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

1

1. TỔNG QUAN 2

2. PHẠM VI 2

3. MỤC ĐÍCH CỦA HƯỚNG DẪN 2

4. CÁC KHUYẾN CÁO VỀ KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT CHO TRẺ SƠ SINH 2

5. KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO THÂN NHIỆT CHO TRẺ SƠ SINH 3

6. ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ VỚI LỒNG ẤP 3

ĐIỀU CHỈNH BẰNG TAY 3 CHẾ ĐỘ ĐIỀU CHỈNH TỰ ĐỘNG 4

7. ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ VỚI GIƯỜNG SƯỞI MỞ 5

GIƯỜNG SƯỞI BỨC XẠ NHIỆT 5 ĐIỀU CHỈNH TỰ ĐỘNG VỚI GIƯỜNG SƯỞI MỞ 5

8. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẢM BẢO TỐI ƯU HOÁ VỀ NHIỆT ĐỘ CHO TRẺ 5

TRẺ BỊ LẠNH QUÁ 5 TRẺ BỊ NÓNG QUÁ 6 TRƯỜNG HỢP LỒNG ẤP BỊ NGƯNG TỤ NƯỚC QUÁ NHIỀU 6 TRƯỜNG HỢP THIẾU ĐỘ ẨM 6

9. CÁC THAM KHẢO 6

Page 3: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Hướng dẫn Điều chỉnh thân nhiệt – tháng 3/ 2020

Website: Email: Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

2

1. Tổng quan Hạ thân nhiệt là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh. Thân nhiệt lúc nhập viện cứ hạ 10C (1.7°F) là làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh muộn 11% và tăng nguy cơ tử vong 28%. Hạ thân nhiệt mức độ trung bình và nặng làm tăng nguy cơ xuất huyết não độ 3-4 và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ cân nặng rất thấp (<1500g). Trẻ sơ sinh dễ dàng mất nhiệt qua cả 4 cơ chế: bay hơi, dẫn truyền, bức xạ nhiệt và đối lưu Các chăm sóc, đánh giá và can thiệp cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo nhiệt độ cho trẻ, tránh làm mất nhiệt cho trẻ bằng cách sử dụng lồng ấp hoặc giường sưởi.

2. Phạm vi Hướng dẫn này được áp dụng tại các đơn vị chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh trong Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội.

3. Mục đích của Hướng dẫn Mục đích của hướng dẫn này là để ngăn ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh trong Mạng lưới sơ sinh Hà Nội. Bằng cách hỗ trợ điều chỉnh thân nhiệt tốt, chúng ta sẽ giảm tỷ lệ tử vong, tỉ lệ bệnh tật và giảm nguy cơ trẻ nhập viện vào các đơn vị chăm sóc sơ sinh.

4. Các khuyến cáo về kiểm soát thân nhiệt cho trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh cần được giữ thân nhiệt ổn định trung bình từ 36.5°C đến 37.5°C.

• Giữ nhiệt độ phòng mổ ở 25oC-28oC. • Giữ nhiệt độ phòng sinh ở 25oC-28oC. • Làm ấm giường hồi sức trẻ trước khi dùng cho trẻ. • Lau khô và quấn trẻ bằng khăn đã được làm ấm. • Sử dụng túi nilon để bọc trẻ với trẻ đẻ non dưới 30 tuần (xem phác đồ hồi sức). • Đội mũ đã được làm ấm cho trẻ. • Cho trẻ da kề da trên ngực mẹ và đắp chăn phủ cho cả mẹ và trẻ khi có thể. • Vận chuyển trẻ sau sinh cần có các dụng cụ chuyên biệt, chăm ấm và mũ

Page 4: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Hướng dẫn Điều chỉnh thân nhiệt – tháng 3/ 2020

Website: Email: Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

3

5. Kế hoạch đảm bảo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh Ø Sử dụng túi nilon bọc trẻ tại phòng sinh

v Với trẻ sinh non dưới 30 tuần, sử dụng túi nilon bọc trẻ ngay sau sinh và tiếp tục giữ trẻ trong túi nilon đó đến khi trẻ được đặt vào lồng ấp đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định và nhiệt độ nách trẻ ổn định trong giới hạn bình thường.

Ø Độ ẩm

v Trẻ đẻ non £ 27 tuần và chăm sóc trong 6 ngày, sử dụng độ ẩm 80% trong 7 ngày đầu, sau đó giảm 5% mỗi ngày cho đến 40%, sau đó ngừng giảm độ ẩm.

v Trẻ đẻ non 28-29 tuần và chăm sóc trong 6 ngày, giữ độ ẩm 80% trong ngày đầu tiên sau sinh, sau đó giảm 5% mỗi ngày cho đến 40%, sau đó ngừng giảm độ ẩm.

v Với trẻ cực non, có thể cung cấp độ ẩm đến 90%, điều này sẽ do chuyên gia quyết định và điều chỉnh thận trọng.

v Sử dụng nước vô khuẩn để làm ẩm.

NGÀY ĐỘ ẨM NGÀY ĐỘ ẨM NGÀY ĐỘ ẨM

Ø Nếu trẻ nhỏ hơn 1 kg được đặt trong lồng ấp có độ ẩm, khó khăn để giữ thân nhiệt trẻ trong giới

hạn bình thường, thì chăm sóc sử dụng chế độ servo (tự chỉnh) ở mức 37oC. Ø Kiểm tra nhiệt độ ở nách mỗi 4-6 giờ và thay đổi vị trí cảm biến nhiệt độ ở da trẻ nếu không phù

hợp (nhiệt độ cài đặt không giảm xuống 36.7oC khi có thể). Ø Đặt đầu cảm biến nhiệt của trẻ ở mặt trên cơ thể và thay đổi vị trí mỗi 4-6 giờ. Ø Báo cáo bác sỹ điều trị nếu có sự thay đổi về nhiệt độ của trẻ.

DATE Giường sưởi Giraffe Lồng ấp Giường Tấm nệm ấm

Ø Kiểm soát thân nhiệt của trẻ

v Hàng giờ nếu trẻ nhỏ hơn 1.2 kg hoặc trẻ nhiễm khuẩn nặng. v 3 giờ một lần với trẻ 1.2-1.5 kg. v 6 giờ 1 lần với trẻ trên 1.5 kg và trẻ ổn định.

6. Điều chỉnh nhiệt độ với lồng ấp

Điều chỉnh bằng tay

• Đặt trẻ vào lồng ấp sạch và ấm (37°C).

Page 5: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Hướng dẫn Điều chỉnh thân nhiệt – tháng 3/ 2020

Website: Email: Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

4

• Xác định nhiệt độ cài đặt ban đầu cho trẻ theo bảng 1. • Cài đặt nhiệt độ lồng ấp cho trẻ theo bảng hướng dẫn. • Đo nhiệt độ lồng ấp và nhiệt độ trẻ sau 30 phút, điều chỉnh nhiệt độ lồng ấp nếu nhiệt độ

của trẻ chưa đạt trong giới hạn bình thường (36.0 – 37.0°C). • Kiểm tra nhiệt độ lồng và nhiệt độ trẻ 3 giờ 1 lần như một quy trình thường quy. Điều chỉnh

nhiệt độ lồng ấp mỗi khi nhiệt độ của trẻ thay đổi ngoài dải nhiệt độ bình thường.

Bảng 1 – Bảng cài đặt nhiệt độ lồng ấp ban đầu (°C)

TUỔI THAI NGÀY TUỔI

<28 TUẦN 28-30 TUẦN 30-36 TUẦN >36 TUẦN

<1200 G 1200 – 1500 G 1501 – 2500 G >2500 G

0-6 giờ Bắt đầu 35 34.1 33.4 33.9 Duy trì 34 – 35.4 33.9 – 34.4 32.8 – 33.8 32 – 33.8

>6-12 giờ Bắt đầu 35 34 33.1 32.8 Duy trì 34 – 35.4 33.5 – 34.4 32.2 – 33.8 31.4 – 33.8

12-24 giờ Bắt đầu 34 33.8 32.6 32.4 Duy trì 34 – 35.4 33.3 – 34.3 31.6 – 33.6 31 – 33.7

24-36 giờ Bắt đầu 34 33.6 32.5 32.1 Duy trì 34 – 35 33.1 – 34.2 31.4 – 33.5 30.7 – 33.5

36-48 giờ Bắt đầu 34 33.5 32.3 31.9 Duy trì 34 – 35 33 – 34.1 31.2 – 33.4 30.5 – 33.3

2-3 ngày Bắt đầu 34 33.5 32.2 31.7 Duy trì 34 – 35 33 – 34 31.1 – 33.2 30.1 – 33.2

3-4 ngày Bắt đầu 34 33.5 32.1 31.3 Duy trì 34 – 35 33 – 34 31 -33.2 29.8 – 32.8

4-12 ngày Bắt đầu 33.5 33.5 32.1 30 – 31 Duy trì 33 – 34 33 – 34 31 -33.2 29 – 32.6

12-14 ngày Bắt đầu 33.5 33.5 32.1 32.1 Duy trì 32.6 – 34 32.6 – 34 31 -33.2 31 – 33.2

>15 ngày Bắt đầu 33.1 33.1 31.7 31.7 Duy trì 32.2 – 34 32.2 - 34 30.5 - 33 30.5 – 33

Chú ý. Ngay khi nhiệt độ ổn định sau 24 giờ, nhiệt độ lồng ấp có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm theo nhiệt độ của trẻ. Chế độ điều chỉnh tự động

• Chuyển kiểm soát sang điều chỉnh tay (chế độ AIR) và làm ấm trước ở 37°C. • Đặt trẻ vào trong lồng ấp và gắn đầu cảm biến nhiệt độ vào da trẻ (phía bụng trái là vị trí phù

hợp nhất). • Đảm bảo chắc chắn dây cáp của cảm biến đã được gắn chắc chắn vào vị trí của lồng ấp. • Chuyển chế độ lồng ấp từ chế độ điều chỉnh tay (manual – AIR) sang chế độ tự động (servo –

SKIN). • Cài đặt nhiệt độ yêu cầu ở cột nhiệt độ kiểm soát (control panel) là 36.5°C. • Nhiệt độ thực tế trên da trẻ sẽ được hiện thị ở cột nhiệt độ.

Page 6: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Hướng dẫn Điều chỉnh thân nhiệt – tháng 3/ 2020

Website: Email: Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

5

Nếu trẻ vẫn bị hạ nhiệt độ dù đã cài đặt nhiệt độ theo bảng hướng dẫn: • Nhiệt độ phòng quá lạnh, hoặc lồng ấp gần cửa sổ. • Trẻ hạ thân nhiệt do nhiễm trùng. • Lồng ấp bị hỏng. • Sau 30 phút, kiểm tra nhiệt độ da trẻ để đảm bảo đạt nhiệt độ yêu cầu. Nếu không, kiểm tra

thiết bị cảm ứng nhiệt ở da trẻ hoặc lồng ấp bị hỏng. • Kiểm tra nhiệt độ trẻ và lồng ấp mỗi 1-3 giờ.

Nếu đầu cảm biến nhiệt độ trên da trẻ bị tuột, lồng ấp sẽ liên tục đốt nóng để nâng nhiệt độ lên,

khi đó trẻ có thể bị QUÁ NÓNG (tăng thân nhiệt)!

7. Điều chỉnh nhiệt độ với giường sưởi Giường sưởi bức xạ nhiệt

• Sử dụng giường sưởi bức xạ nhiệt để làm ấm trẻ. • Thường dùng trong khu vực hồi sức trẻ. • Giữ cho giường sưởi ấm liên tục ở khu vực hồi sức trẻ, sẵn sàng ở mọi thời điểm. • Thay ga trải giường sau mỗi bệnh nhân.

Điều chỉnh tự động (Servo-Controlled) với giường sưởi

• Sử dụng bức xạ nhiệt để làm ấm trẻ. • Cài đặt giống với chế độ tự động (servo-controlled) của lồng ấp kín. Cảm biến nhiệt được đặt

trên da của trẻ và cài đặt ở 36.5°C. • Trẻ cần được cởi bỏ quần áo và đóng bỉm. • Màng bảo vệ nhiệt sẽ tránh mất nhiệt qua bức xạ nhiệt. • Giường sưởi mở thường được sử dụng cho những trẻ nặng hoặc trẻ nhẹ cân ở các đơn vị hồi

sức sơ sinh.

8. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đảm bảo tối ưu hoá về nhiệt độ cho trẻ

Trẻ bị lạnh quá

• Đảm bảo cảm biến nhiệt độ gắn trên da trẻ đúng. • Kiểm tra nhiệt độ ở nách trẻ để đảm bảo đúng nhiệt độ của trẻ. • Kiểm tra nhiệt độ hiện thị trên lồng ấp là nhiệt độ của trẻ hay nhiệt độ không khí? • Kiểm tra ga và đệm của trẻ đảm bảo không bị quá ẩm hoặc ướt do ngưng tụ hơi nước trong

lồng ấp. • Kiểm tra các vật dụng được dùng trong các thủ thuật để bao bọc trẻ đã được gỡ bỏ? • Tăng nhiệt độ lồng ấp và kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ sau 30 phút. (Tăng 0.50C). • Xem xét các căn nguyên khác gây hạ nhiệt độ của trẻ đặc biệt là nhiễm trùng. • Báo cáo với bác sỹ điều trị.

Việc tăng độ ẩm của lồng ấp là lựa chọn sau cùng và nên được tham vấn bởi chuyên gia hoặc bác sỹ giàu kinh nghiệm hoặc đã thảo luận với nhóm các điều dưỡng.

Page 7: Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội

Hướng dẫn Mạng lưới Sơ sinh Hà Nội Hướng dẫn Điều chỉnh thân nhiệt – tháng 3/ 2020

Website: Email: Người biên soạn: Nhóm làm việc Mạng lưới Anh Quốc và Việt Nam

6

Trẻ bị nóng quá

• Đảm bảo cảm biến nhiệt độ đã gắn lên da trẻ đúng. • Kiểm tra nhiệt độ ở nách trẻ để đảm bảo đúng nhiệt độ của trẻ. • Kiểm tra xem trẻ có đang nằm trên dây cảm biến nhiệt độ. • Hạ nhiệt độ lồng ấp và kiểm tra nhiệt độ của trẻ sau 30 phút. (giảm 0.50C). • Kiểm tra các căn nguyên khác gây tăng nhiệt độ cho trẻ đặc biệt là trẻ sốt do nhiễm khuẩn.

Hạ độ ẩm của lồng ấp là lựa chọn cuối cùng, nên được sự tham vấn của chuyên gia hoặc bác sỹ giàu kinh nghiệm hoặc sau khi đã thảo luận trong nhóm điều dưỡng. Trường hợp lồng ấp bị ngưng tụ nước quá nhiều

• Giai đoạn đầu cần lau mặt trong của lồng ấp bằng khăn khô và sạch để đảm bảo quan sát trẻ rõ ràng.

• Sử dụng tấm che dày cho lồng ấp và tránh ngưng tụ nước trong lồng ấp. • Nếu có thể, tránh đặt vị trí lồng ấp ở vị trí luồng gió ra của điều hòa do nguy cơ làm lạnh lồng

ấp và tăng quá trình ngưng tụ hơi ẩm trong lồng ấp. • Nếu có thể, tăng nhiệt độ phòng, đặc biệt là nếu điều hòa của phòng bật quá lạnh.

Trường hợp thiếu độ ẩm

• Kiểm tra khay chứa nước làm ẩm có ít nước hay hết nước không. • Kiểm tra chế độ cài đặt độ ẩm (quá thấp hoặc bị tắt). • Kiểm tra đệm hoặc khăn mềm trong lồng ấp có làm tắc đường tuần hoàn độ ẩm trong lồng

ấp. • Kiểm tra cửa chính hay cửa phụ của lồng ấp có bị mở không cần thiết hoặc trong thời gian

quá dài khiến cho lồng ấp bị mất độ ẩm không? • Cha mẹ và nhân viên có biết sử dụng các dụng cụ đặc biệt để giữ độ ẩm như màn che không

khí nóng.

9. Các tham khảo Ø World Health Organization. Thermal protection of the newborn: a practical guide. Geneva,

Switzerland: World Health Organization; 1997. Ø Laptook A, SalhabW, Bhaskar B. Admission temperature of low birth weight infants: predictors

and associated morbidities. Pediatrics. 2007;119: e643-e649. Ø McCall EM, Alderdice F, Halliday HL, et al. Interventions to prevent hypothermia at birth in

preterm and/or low birthweight infants. Cochrane Database Syst Rev. 2010 Art. No.: CD004210. Ø Miller S, Lee H, Gould J. Hypothermia in very low birth weight infants: distribution, risk factors

and outcomes. J Perinatol. 2011; 31: S49-S56. Ø Widmaier J, Raff H, Strang K,Vander’s Human Physiology: The Mechanisms of Body Function. 9th

ed. New York, NY: McGraw-Hill; 2005 Ø Born W, Boulpaep E,Nadel E,Regulation of body temperature. In: Born W, Boulpaep E, eds.

Medical Physiology. Philadelphia, PA: Saunders; 2003 Ø Tourneux P et al. Heat exchanges and thermoregulation in the neonate [in French]. Arch Pediatr.

2009 Ø Baumgart S. Iatrogenic hyperthermia and hypothermia in the neonate. Clin Perinatol. 2008