học kì ii

199
PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề, chép đề) (Đề chính thức) (Đề kiểm tra có 01 trang) Chữ ký giáo viên coi: ..................... Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên chấm: ................. Nhận xét: ....................................................... ............................................................ .................... Đ : PHẦN I: (4,0 điểm) Khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng. C©u 1. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất: A.Kéo trực tiếp. B.Đòn bẩy. C.Ròng rọc động. D.Mặt phẳng nghiêng.. Câu 2. Khi tăng nhiệt độ từ 0 0 C đến 4 0 C thì thể tích nước: A. không thay đổi. B. giảm đi. C. tăng lên. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 3. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi: A. nhiệt độ của vật bằng 0 0 C; B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá; C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó; D. Cả ba câu trên đều sai. Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây? Họ và tên HS: ……………………… Lớp: ……..… SBD: ..….

Upload: le-van-tuan

Post on 24-Jan-2017

198 views

Category:

Education


20 download

TRANSCRIPT

Page 1: Học kì ii

PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề, chép đề)

(Đề chính thức) (Đề kiểm tra có 01 trang) Chữ ký giáo viên

coi: .....................Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên chấm: ................. Nhận xét: .......................................................................................................................................

Đê:PHẦN I: (4,0 điểm) Khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng.C©u 1. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất:

A. Kéo trực tiếp. B. Đòn bẩy.C. Ròng rọc động. D. Mặt phẳng nghiêng..

Câu 2. Khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40C thì thể tích nước:A. không thay đổi. B. giảm đi.C. tăng lên. D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 3. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi:A. nhiệt độ của vật bằng 00C;B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá;C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó;D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?A. 1000C. B. 370C. C. 420C. D. 200C.

Câu 5. Sự co dãn ....................... khi bị ngăn cản có thể gây ra ............................

A. vì nhiệt, những lực rất lớn. B. vì khí hậu, những lực rất nhỏ.C. vì nhiệt, những lực rất nhỏ. D. vì khí hậu, những lực rất lớn.

Câu 6. Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt độ?

A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đồi.B. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.C. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi.D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 7. : Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc?A. Mẹ nấu cơm. B. Em đốt nến thắp đèn trung

thu.C. Mẹ đổ rau câu. D. Mẹ nướng bánh bông lan.

Họ và tên HS: ………………………Lớp: ……..… SBD: ..….…………..

Page 2: Học kì ii

Câu 8. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt làA. 0 0C và 100 0C. B. -100 0C và 100 0C.C. 0 0C và 37 0C. D. 37 0C và 100 0C.

PHẦN II. (6,0 điểm) Trả lời câu hỏi sau:Câu 9. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố đó.Câu 10. Hình bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến trong quá trình đông đặc: a. Băng phiến đông đặc ở nhiệt độ nào?b. Ứng với các đoạn AB, BC, CD băng phiến tồn tại ở những thể nào?

---HẾT---PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014 Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề, chép đề)

(Đề dự bị) (Đề kiểm tra có 01 trang) Chữ ký giáo viên

coi: .....................Điểm: ................. Bằng chữ: .................................................Chữ ký giáo viên chấm: ................. Nhận xét: .......................................................................................................................................

Đê:Câu 1. Sự co dãn ....................... khi bị ngăn cản có thể gây ra ............................

A. vì nhiệt, những lực rất nhỏ; B. vì khí hậu, những lực rất nhỏ;C. vì nhiệt, những lực rất lớn; D. vì khí hậu, những lực rất lớn.

Câu 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 1000C. B. 420C. C. 370C. D. 200C.Câu 3. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là:

A. 0 0C và 37 0C; B. 0 0C và 100 0C;C. 37 0C và 100 0C; D. -100 0C và 100 0C.

Câu 4. Khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40C thì thể tích nước:

A giảm đi; B. tăng lên;C. không thay đổi; D. Cả 3 câu trên đều sai.

C©u 5. Để vận chuyển một vật có khối lượng lớn từ mặt đất lên tầng lầu cao, người ta sử dụng máy cơ đơn giản nào là có lợi nhất?

A. Kéo trực tiếp. B. Ròng rọc động.C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 6. Trong các nhiệt kế chất lỏng, người ta đã ứng dụng tính chất gì của chất lỏng để đo nhiệt độ?

Họ và tên HS: ………………………Lớp: ……..… SBD: ..….…………..

Page 3: Học kì ii

A. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ thay đồi.B. Thể tích chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ không đổi.C. Thể tích chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 7. Hiện tượng đông đặc của một vật xẩy ra khi:

A. nhiệt độ của vật bằng 00C;B. đưa vật vào tủ lạnh ngăn đá;C. nhiệt độ của vật đạt đến nhiệt độ đông đặc của chất cấu thành vật thể đó;D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 8. Ví dụ nào sau đây liên quan đến áp dụng hiện tượng đông đặc?

A. Mẹ đổ rau câu. B. Em đốt nến thắp đèn trung thu.

C. Mẹ nấu cơm. D. Mẹ nướng bánh bông lan.PHẦN II. (6,0 điểm) Trả lời câu hỏi sau:Câu 9. Thế nào gọi là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố đó.Câu 10. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây:a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy?b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút?c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể nào?

---HẾT---PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014

Môn: Vật lý (Đề chính thức) (Đáp án có 01 trang)

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu (bài) Đáp án và hướng dẫn chấm Biểu điểmI/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Các câu trả lời đúng

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8Chọn C B C C A A C A

+ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

4,0 điểm

II/ PHẦN TỰ LUẬNCâu 9 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.- Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

0,75 điểm0,75 điểm0,75 điểm

Page 4: Học kì ii

- VD: 3 ví dụ tương ứng với ba yếu tố.(Mỗi ví dụ 0,25 điểm)

0,75 điểm

Câu 10 a/ Băng phiến đông đặc ở nhiệt độ 800C.b/ - Ứng với đoạn AB Băng phiến tồn tại ở thể lỏng. - Ứng với đoạn BC Băng phiến tồn tại ở thể lỏng và rắn. - Ứng với đoạn CD Băng phiến tồn tại ở thể rắn.

0,75 điểm0,75 điểm0,75 điểm0,75 điểm

* Làm tròn điểm : - N,25 điểm làm tròn thành N,3. - N,75 điểm làm tròn thành N,8. - N,5 điểm giữ nguyên là N,5.

--------- HẾT ----------PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II _ LỚP 6TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2013 - 2014

Môn: Vật lý (Đề dự bi) (Đáp án có 01 trang)

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu (bài) Đáp án và hướng dẫn chấm Biểu điểmI/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Các câu trả lời đúng

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8Chọn C B B A B A C A

+ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

4,0 điểm

II/ PHẦN TỰ LUẬNCâu 9 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.- Tốc độ bay hơi phụ thuộc các yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.- VD: 3 ví dụ tương ứng với ba yếu tố.

(Mỗi ví dụ 0,25 điểm)

0,75 điểm0,75 điểm0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 10 a) Ở 00C thì nước đá bắt đầu nóng chảyb) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 3 phút (từ phút thứ 2 đến phút thứ 5)c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian 2 phút ( từ phút thứ 0 đến phút thứ 2)d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể lỏng.

0,75 điểm0,75 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

* Làm tròn điểm : - N,25 điểm làm tròn thành N,3. - N,75 điểm làm tròn thành N,8. - N,5 điểm giữ nguyên là N,5.

--------- HẾT ----------

Page 5: Học kì ii

Câu 10. 1,5 điểm - Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng. - Nêu được ví dụ minh họa về 2 tác dụng dụng này của mặt phẳng nghiêng, chẳng hạn như: Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng lên sàn xe.

0,75 điểm

0,75 điểm

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚTĐỀ SỐ 1: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sauCâu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 2. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng làA. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhauB. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhauC. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trênA. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A. 100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o CCâu 5. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 6. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng làA. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0oCB. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000CC. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000CD. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?A. Khối lượng riêng của vật tăng.B. Thể tích của vật tăng.

Page 6: Học kì ii

C. Khối lượng của vật tăng.D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng

Câu 8. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên. B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.

C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.

Câu 9. Khi không khí đựng trong một bình kín nóng lên thìA. khối lượng của không khí trong bình tăng.B. thể tích của không khí trong bình tăng.C. khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.D. thể tích của không khí trong bình không thay đổi.

Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.

Câu 11. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?

A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành

trong và thành ngoài của cốc.Câu 12. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì

A. khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.B. khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.C. khối lượng của không khí nóng lớn hơn.D. khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.

Câu 13. Cho nhiệt kế như hình 1. Giới hạn đo của nhiệt kế làA. 500CB. 1200CC. từ -200C đến 500CD. từ 00C đến 1200C

Câu 14. Cho nhiệt kế do nhiệt độ trong phòng như hình 2. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là

A. 210C B. 220C C. 230C D. 240C

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sauCâu 15. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?

Hình 1

Hình 2

Page 7: Học kì ii

Câu 16. Lấy vài cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta thấy.

- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của nước đá tăng từ -60C đến -30C.- Từ phút thứ 3 đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước đá tăng từ -30C đến 00C- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước đá ở 00C- Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước tăng từ 00C đến 60C- Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15 nhiệt độ của nước tăng từ 60C đến 120Ca. Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian?b. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Đáp án

D C A B B C B C D C D A A D

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00C đến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C.

Câu 16: 2 điểm. a. Bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian.

Thời gian (phút) 0 3 6 9 12 15Nhiệt độ (0 )

-6-3 0 0 6 12

b. Đường biểu diễn

ĐỀ SỐ 2: Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài

22: Nhiệt kế. nhiệt giai).2.1. NỘI DUNG ĐỀ

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

6

12

9

-6

-3

3

03 6 15129 18

Nhiệt độ (0C)

Thời gian (phút)

Page 8: Học kì ii

Câu 1. Cho bảng 1 biểu thị độ tăng chiều dài của một số thanh kim loại khác nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

A. Nhôm, đồng, sắtB. Sắt, đồng, nhômC. Sắt, nhôm, đồngD. Đồng, nhôm, sắt

Câu 2. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng làA. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oCB. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000CC. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 600CD. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370C

Câu 3. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để A. dễ uốn cong đường ray.B. tiết kiệm thanh ray.C. dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.D. tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.Câu 4. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn.C. dãn nở vì nhiệt của chất khí.D. dãn nở vì nhiệt của các chất.Câu 5. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Hỏi 2000cm3 nước ban đầu ở 20oC khi được đun nóng tới 50oC thì sẽ có thể tích bao nhiêu?

A. 20,4 cm3 B. 2010,2 cm3 C. 2020,4 cm3 D. 20400 cm3

Câu 6. Quan sát nhiệt kế hình 1, hãy chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:

A. Giới hạn đo của nhiệt kế là 500CB. Giới hạn đo của nhiệt kế là 1200FC. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 20CD. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 10F

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sauCâu 7. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?Câu 8. Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai

Nhôm 0,120 cm

Đồng 0,086 cm

Sắt 0,060 cm

Hình 1

Hình 2

Page 9: Học kì ii

đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?Câu 9. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?Câu 10. Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau:

- Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 200C đến 250C- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 310C- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 400C- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 450CHãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước thời gian?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi

1 2 3 4 5 6

Đáp án B C D A C DB. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm Ứng dụng của một số nhiệt kế: - Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. - Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.

1 điểm

0,5 điểm0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm - Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên. - Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.

1 điểm

1 điểm

Câu 9. 1,5 điểmCác tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

1,5 điểm

Câu 10. 1,5 điểmLập được bảng sau

Thời gian (phút) 0 2 5 10 12Nhiệt độ (0C) 20 25 31 40 45

1,5 điểm

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (Thời gian làm bài 45 phút)1. ĐỀ SỐ 1: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Page 10: Học kì ii

Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngânB. Thủy ngân, dầu hỏa, rượuC. Dầu hỏa, rượu, thủy ngânD. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa

Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là

A. Nhiệt kế thủy ngânB. Nhiệt kế y tếC. Nhiệt kế rượuD. Nhiệt kế dầu

Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng làA. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0oCB. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000CC. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000CD. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C

Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thìA. nhiệt độ của băng phiến tăng.B. nhiệt độ của băng phiến giảm.C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm

Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng?A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy. B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khácC. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng làA. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm. B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.

D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng

A. đổi hướng của lực kéo.B. giảm độ lớn của lực kéo.C. thay đổi trọng lượng của vật.D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Rượu 58 cm3

Thuỷ ngân 9 cm3

Dầu hoả 55 cm3

Hình 1

F

Page 11: Học kì ii

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?A. Ngọn nến vừa tắt.B. Ngọn nến đang cháy.C. Cục nước đá để ngoài nắng.D. Ngọn đèn dầu đang cháy.

Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phảiA. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác

động. B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt

thoáng.C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích

mặt thoáng.D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho

gió tác động.Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì

A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.

Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ

A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.

B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc.

C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở bên trong và bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc.

D. cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ dạn, nứt ra ngoài thành cốc.Câu 13. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.D. đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 14. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi dưới đâyCâu 15. Mô tả hiện tượng sôi của nước?Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá,

người ta lập được bảng sau:

Page 12: Học kì ii

Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Đáp án

B A C C B A D B A D B A C D

B. TỰ LUẬN: 3 điểmCâu 15. 1 điểm Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian ta thấy có hơi nước bay lên trên bề mặt của nước và dưới đáy bình xuất hiện những bọt khí nhỏ ngày càng to dần rồi nổi lên mặt nước và vỡ ra. Khi nhiệt độ của nước đến 100oC (hoặc gần đến 1000C đối với vùng núi cao) thì mặt nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước bay lên và các bọt khí nổi lên, nước sôi sùng sục và nhiệt độ không tăng lên nữa. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước..

1 điểm

Câu 16. 2 điểma. Vẽ đường biểu diễn. (hình vẽ)b. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 00C.

1,5 điểm0,5 điểm

2. ĐỀ SỐ 22.1. NỘI DUNG ĐỀ

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượuB. Rượu, dầu hỏa, thủy ngânC. Dầu hỏa, rượu, thủy ngânD. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa

Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận không đúng làA. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.

Rượu 58 cm3

Thuỷ ngân 9 cm3

Dầu hoả 55 cm3

3

9

6

-6

0-3 2 4 1086 12

Nhiệt độ (0C)

Thời gian (phút)14 16

12

15

Page 13: Học kì ii

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi?A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.B. Các bọt khí nổi lên.C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra.D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.

Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khiA. nước trong cốc càng nhiều.B. nước trong cốc càng ít.C. nước trong cốc càng lạnh.D. nước trong cốc càng nóng.

Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào?A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn. C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại.

Câu 6. Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất. B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất.C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất.D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 8. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?Câu 9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?Câu 10. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:

- Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900C xuống 800C.- Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.- Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800C xuống 700C.a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?

2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂMA. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

Câu hỏi

1 2 3 4 5 6

Đáp án B A D C A BB. TỰ LUẬN: 7 điểmCâu 7. 2 điểm Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

1 điểm

0,5 điểm

Hình 1

Page 14: Học kì ii

- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 0,5 điểmCâu 8. 1.5 điểm. Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt độ 80oC thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

1,5 điểm

Câu 9. 1.5 điểm. Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây

1,5 điểm

Câu 10. 2 điểma. Đường biểu diễn (hình vẽ).b. Đoạn BC nằm ngang ứng với quả trình đông đặc của băng phiến.c. Các đoạn AB, CD ứng với quá trình tỏa nhiệt của băng phiến

1 điểm0,5 điểm

0,5 điểm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ HỌC KÌ 2 LỚP 6 Chương I. Cơ học

A) Lý thuyết :+ Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương của lực kéo.+ Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng lượng của vật) + Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương của lực kéo.B) Bài tập ví dụ:          Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N.Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.

*2 Hướng dẫn trả lời:VìP = 16N lần, nên phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định.

 Chương II. Nhiệt học

I)Sự nở vì nhiệt của các chấtA) Lý thuyết :   - Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí đều nở vì nhiệt giống nhau.

5 10 15 20

Thời gian (phút)

90

80

70

0

Nhiệt độ (0C))

A

B C

D

Page 15: Học kì ii

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn - Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất: Chế tạo ra băng kép dùng đóng, ngắt mạch điện tự động.B Bài tập ví dụ: Bài tập 18.10/SBT.tr58: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá  để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?HD trả lời: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra. Bài tập 21.1/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?HD trả lời: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại. Bài tập 21.2/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?HD trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

II.) Nhiệt kế, nhiệt giaiA) Lý thuyết - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.- Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ. Nhiệt giai thường dùng là nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai + Nhiệt giai Xenxiút: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, hơi nước đang sôi là 100oC + Nhiệt giai Farenhai: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, của hơi nước đang sôi là 212oF. + Khoảng 1oC ứng với khoảng 1,8oFB Bài tập ví dụ:          1. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ?Trả lời: Trong ống quản ở gần bầu nhiệt kế có một chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa bầu nhiệt kế ra khỏi cơ thể. 2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.3. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C.Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 350C đến 420C.4. Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?

Page 16: Học kì ii

Trả lời: Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn.6. Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì?Trả lời: Nhiệt kế y tế-dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu-dùng để đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.7. So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí?Trả lời:

Giống nhau: Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khác nhau: - Các chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác

nhau nở vì nhiệt giống nhau.- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

8. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?Trả lời: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F.9. Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?Trả lời: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.10. Đổi oC sang oF:

a/ 70oC=?oF b/ 85oC=?oFGiải:a/ 70oC = 0oC + 70oC b/ 85oC = 0oC + 85oC

70oC = 32oF + (70 x 1,80F) 85oC = 32oF + (85 x 1,80F)70oC = 32oF + 1260F 85oC = 32oF + 1530F70oC = 158oF 85oC = 1850F

11. Đổi oF sang oC: a/ 176oF =?oC b/ 104oF=?oC

Giải: a/ 176oF = 32oF + 144oF b/ 104oF = 32oF + 72oF

176oF = 0oC + (144oF : 1,8) 104oF = 0oC + (72oF : 1,8)176oF = 0oC + 80oC 104oF = 0oC + 40oC176oF = 80oC 104oF = 40oC

12. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện nào?Trả lời: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất  

III) Sự nóng chảy, sự đông đặc.A) Lý thuyết- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định.      - Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Page 17: Học kì ii

B Bài tập ví dụ:BT 1 (BT24-25.4/SBT.tr73): Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc

thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20Nhiệt độ (oC) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20

1.     Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.2.     Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?

BT 2 (BT24-25.6/SBT.tr73,74): Hình dưới vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy?  2. Chất rắn này là chất gì?  3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian? 4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?  5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

BÀI TẬP TỔNG HỢPI. Bài tập trắc nghiệm:1. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng.B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất.C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất.

2. Trong các câu sau đây, câu nào sai?A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy.B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau.C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau.D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi.

3. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai?

A. Có thể tích khác nhau B. Có khối lượng khác nhauC. Có khối lượng riêng khác nhau D. Có trọng lượng khác nhau

4. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây?

A. Một cái cân và một lực kế B. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ

C. Một lực kế và một bình chia độ D. Một bình chia độ và một cái cân5. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào?

A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật

C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật

Page 18: Học kì ii

6. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì:

A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơnB. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớnC. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thểD. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật

7. Chọn kết luận đúng: Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực về:A. Điểm đặt B. Điểm đặt, hương, chiều C. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

D. Độ lớn 8. Chọn kết luận sai:

A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhauB. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệtC. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhauD. Khi co dãn vì nhiệt, cắc chất rắn có thể gây ra lực lớn

9. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn.A. Khối lượng của vật tăng B. Thể tích của vật giảmC. Khối lượng riêng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng

10. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng nắp chai

11. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?A. Tăng lên hoặc giảm xuống B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Không thay đổi

12. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?A. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ B. Để tiết kiệm đinhC. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt D. Cả A- B và C đều đúng

13. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?A. Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệtC. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

14. Chọn phát biểu sai:A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt

khác nhauC. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau

15. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?A. Làm bếp bị đẹ nặng B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoàiC. Tốn chất đốt D. Lâu sôi

16. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng của chất lỏng giảmC. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D. Khối lượng của chất lỏng tăng

Page 19: Học kì ii

17. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?

A. Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng không đổiC. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

18. Chọn câu trả lời đúng: Tại 40C nước có: A. Trọng lượng riêng lớn nhất B. Thể tích lớn nhất

C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất D. Khối lượng lớn nhất 19. Chọn câu trả lời chưa chính xác:

A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra B. Nước co dãn vì nhiệtC. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại D. Ở 00C nước sẽ đóng băng

20. Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất?A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Dãn nở như nhau

21. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?A. Thể rắn B. Thể lỏng C. Thể hơi D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể

giống nhau22. Ở điều kiện bình thường, nhận xét nào sau đây là sai?

A. Nước có thể là chất lỏng, rắn hoặc khí B. Không khí, ôxi, nitơ là chất khíC. Rượu, nước, thuỷ ngân là chất lỏng D. Đồng, sắt, chì là chất rắn

23. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?

A. Vì võ quả bóng gặp nóng nên nở ra B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng

C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt D. Vì võ quả bóng co lại24. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được cấu tạo bằng:

A. Một thanh đồng và một thanh sắt B. Hai thanh kim loại khác nhauC. Một thanh đồng và một thanh nhôm D. Một thanh nhôm và một thanh sắt

25. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi

nóng lênC. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi

26. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?

A. Để tiết kiệm thanh ray B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt

C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt D. Để dễ uốn cong đường ray27. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng:

A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. dãn nở vì nhiệt của chất rắnC. dãn nở vì nhiệt của chất khí D. dãn nở vì nhiệt của các chất

28. Chọn kết luận sai:A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của ngườiB. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòngC. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo của một lò luyện kim

Page 20: Học kì ii

D. Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ của bàn là29. Hai nhiệt kế thuỷ ngân có óng quản giống nhau nhưng bầu to nhỏ khác nhau. Mực thuỷ ngân đang ở mức ngang nhau, nhúng chúng vào một cốc nước nóng thì:

A. Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một nhiệt độB. Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một độ caoC. Mực thuỷ ngân của nhiệt kế có bầu lớn dâng lên cao hơnD. Nhiệt kế có bầu lớn cho kết quả chính xác hơn

30. Chọn câu trả lời đúng: Nhiệt kế y tế dùng để đo:A. Nhiệt độ của nước đá B. Thân nhiệt của ngườiC. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ của môi trường

31. Chọn câu trả lời sai: Thân nhiệt của người bình thường là:A. 370C B. 690F C. 310 K D. 98,60F

32. Hãy tính 1000F bằng bao nhiêu 0C?A. 500C B. 320C C.180C D. 37,770C

33. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏngC. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn

34. Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào:A. Nước ở nhiệt độ 300C B. Nước ở nhiệt độ 00CC. Nước ở nhiệt độ -300C D. Nước ở nhiệt độ 100C

35. Chọn câu trả lời đúng: Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?

A. Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặcC. Nung nóng D. Tất cả các câu trên đều sai

36. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng: A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏngC. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn

37. Nhận định nào sau đây là đúng?A. Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình ngược nhauB. Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình giống hệt nhauC. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng

38. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?A. Chất lỏng biến thành hơi B. Chất rắn biến thành chất khíC. Chất khí biến thành chất lỏng D. Chất lỏng biến thành chất rắn

39. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:A. Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn

40. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:A. Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu B. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếuC. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh

41. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào?

Page 21: Học kì ii

A. Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Cả A- B và C đều đúng

42. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để: A. Hạn chế bốc hơi nước B. Vì thiếu nước C. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá D. Vì đất khô cằn

43. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:A. Chất khí biến thành chất lỏng B. Chất lỏng biến thành chất khíC. Chất rắn biến thành chất khí D. Chất lỏng biến thành chất rắn

44. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao?A. Do nước thấm ra ngoài B. Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lạiC. Do không khí bám vào D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài

45. Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra “khói”?A. Do hơi nước ngưng tụ lại B. Do trong không khí có hơi nước

C. Do hơi thở ra nóng hơn D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ46. Sương động trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu?

A. Do ban đêm có mưa B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanhA. Do ban đêm trời lạnh D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí

47. Các đám mây hình thành la do:A. Nước bốc hơi B. Hơi nước ngưng tụ C. Khói D. Nước bốc hơi bay lên cao gặp hơi lạnh ngưng tụ thành mây

48. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng:

A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy 49. Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào?

A. nóng chảy B. đông đặc C. bay hơi và ngưng tụ D. bay hơi 50. Khi chất lỏng sôi, hiện tượng nào sau đây là đúng?

A. Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng B. Sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏngC. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏngD. Sự bay hơi của các bọt khí vỡ ra trên mặt thoáng.

51. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? A. Tăng dần lên B. Không thay đổi C. Giảm dần đi D. Có lúc tăng, có lúc giảm

52. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ítC. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh

53. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?A. Sương đọng trên lá B. sương mù C. hơi nước D. mây

54. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?A. Đúc một cái chuông đồng B. Đốt một ngọn nếnC. Đốt một ngọn đèn dầu D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước

55. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng?A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặcB. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

Page 22: Học kì ii

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặcD. Nhiệt độ nóng chảy bằng hơn nhiệt độ đông đặc

II. Bài tập tự luận:Câu 1: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí? Ví dụ và ứng dụng trong thực tế ở từng loạiCâu 4: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí?Câu 5: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?Câu 6: Em hãy nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế?Câu 7: Em hãy nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế?Câu 8: Em hãy so sánh sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ?Câu 9: Em hãy so sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ?Câu 10: Tính ra 0C và 0F trong các nhiệt độ sau: a. 370C b. 860F c. 450C d. 1260FGợi ý trả lời bài tập tự luận: Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: quả cầu bằng thép khi đốt nóng thì thể tích của nó tăng lên. Vận dụng: gắn các đường ray của xe lửa. làm cầu. làm tôn lợp nhà ...Câu 2: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: khi đun nước nếu ta đỗ đầy nước thì khi sôi nó sẽ tràn ra ngoài,… Vận dụng: để ta đóng các chai nước ngọt không quá đầy, nấu nước không nên đỗ thật đầy,…Câu 3: Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. Ví dụ: khi quả cầu bị dẹp ta để vào trong cốc nước nóng thì nó sẽ phìn ra. Vận dụng: Câu 4: - Giống nhau: các chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Khác nhau: + Chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắnCâu 5: - Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.Câu 6: -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Page 23: Học kì ii

RắnLỏng Khí

Bay hơi

Ngưng tụ

Nóng chảy (ở nhiệt độ xác định)

Đông đặc (ở nhiệt độ xác định) Ví dụ: Đúc tượng bằng đồng, chuông đồng, rèn dao, cuốc…Câu 7: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng.Ví dụ: Vận dụng sự bay hơi và sự ngưng tụ để người ta chưng cất rượu, nước, …Câu 8: So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc: - giống nhau: Đối với một chất nhất định thì nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ nóng chảy bằng nhau. - Khác nhau: + Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng. + Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn.- Ví dụ: Đốt nóng băng phiến thì băng phiền sẽ nóng chảy còn khi ta để nó nguội thì nó sẽ đông đặc. Câu 9: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ: Sự bay hơi sự ngưng tụ - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng bay hơi. gọi là sự ngưng tụ Ví dụ: ta nấu nước nóng thì hơi nước được bốc Ví dụ: ban ngày hơi nước bốc lên ban đêm gặp hơi lạnh ngưng tụ lai thành các giọt sương động lại trên các lá cây.Câu 10:a. 370C = 00C + 370C b. 860F = (860F – 320F) : 1,8 = 320F + 37 . 1,80F = 540F : 1,8 = 320F + 66,60F = 98,60F = 300C

Câu c và d làm tương tự như câu a và b

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 - MÔN VẬT LÝ 6

A. LÝ THUYẾT: BÀI 16: RÒNG RỌC

Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa

Page 24: Học kì ii

Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,… BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Đun ấm đầy sẽ bị tràn nướcKhông đóng chai nước ngọt thật đầy,…

 BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:   Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ

                      Chú ý: - Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều giảm - Khi lạnh thì ngược lại.- Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi

BÀI 4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT:-         Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…-         Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn+ Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép-   Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật -  Băng kép có trong bàn là điện BÀI 5. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:-         Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.-         Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…

Page 25: Học kì ii

+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)- Trong nhiệt giai Xenxiút:

Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. Nhiệt độ  hơi nước đang sôi là 100oC.- Trong nhiệt giai Farenhai:

Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212oF.- Trong nhiệt giai Kenvin:

Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K. Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K.

BÀI 6. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:–       Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.–       Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặcĐặc điểm:- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổiỨng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép… BÀI 7. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ: Sự  chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.Đặc điểm:- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.- Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng B. BÀI TẬP:1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? ( nêu rõ các quá trình chuyển thể)2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó.Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640C; 2320C; 9600C.3. Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc.4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao?5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ?6. Tại sao ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?7. Dựa vào dường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất chưa xác định tên để trả lời các câu hỏi sau đây:a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút?c) Xác định tên của chất này.Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thủy ngân lần lượt là: 800C; 00C; -390C.

Page 26: Học kì ii

d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào?                                      ĐÁP ÁN1. Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung                                      Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng)            2. Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể lỏng).                                       Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng)         Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640C để lấy vàng lỏng.3. Ví dụ về hiện tượng nóng chảy : 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời nắng, đốt nóng 1 ngọn nến,… Ví dụ về hiện tượng đông đặc: đặt 1 lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành băng,… Ví dụ về hiện tượng bay hơi: phơi quần áo, nước mưa trên đường biến mất khi Mặt trời xuất hiện,… Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: sự tạo thành mây, sương mù,…4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió.                         Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt độ và gió.

5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.6. Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc của rượu ở -1170C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390C, khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -390C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.7. a) Chất này nóng chảy ở 00C                                                                              b) Thời gian nóng chảy kéo dài trong 5 phút                                                       c) Xác định tên của chất này: nước đá                                                                  d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể rắn.        B/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc

Page 27: Học kì ii

thuỷ tinh mỏng?8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao?9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 thanh ray?12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu ra được hay không? Tại sao?13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại18) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?C/ MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNGBài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F200C, 250C, 300C, 370C, 420C, 500C, 600C; 00C; -50C; -250CBài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800FBài 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250FBài 4: Nguời ta đo thể tích của môt khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:

Nhiệt độ (0C) 0 20 50 80 100Thể tích (lít) 2,00 2,14 2,36 2,60 2,72Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này- Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C- Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lítBài 5: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau:

Thời gian (giờ)

7 9 10 12 16 18

Nhiệt độ (0C) 250 270 290 310 300 290

Page 28: Học kì ii

a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờb) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gianBài 6: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đâyThời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gianb) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?Bài 7: Hãy quan sát nhiệt kế sau đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kếBài 8: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi bị đun nóng rồi sau đó để nguội.Thời gian

(phút)

0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22

Nhiệt độ

(0C)

50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60

a) Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy?d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút?e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu?f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm

BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ IIA. Traéc nghieäm.Haõy khoanh troøn vaøo chöõ caùi ñöùng ñaàu caâu traû lôøi ñuùng nhaát cho caùc caâu sau:1.Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là:A. ròng rọc cố định. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng D. ròng rọc động.2. Khi làm lạnh một vật rắn thì:A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm.C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng.3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì :A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng. 4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì:

A. khối lượng của chất lỏng tăng.B. thể tích của chất lỏng tăng.C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.

Page 29: Học kì ii

D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.5.Khi làm nóng một lượng chất khí thì: A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm. B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng. D. khối lượng riêng của chất khí tăng. 6.Trong các câu sau, câu phát biểu sai là:

A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi.D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

7.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là:A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng.8.Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc :

A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự nở vì nhiệt của chất khí.B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. sự nở vì nhiệt của các chất.

9.khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để :A. tiết kiệm đinh B. tôn không bị thủng nhiều lỗ.C. tiết kiệm thời gian đóng. D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

10.Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ :A. hơ nóng nút. B. hơ nóng cổ lọ. C. hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. hơ nóng đáy lọ.11. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.12.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ. 13. Nhiệt kế dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là: A. nhiệt kế dầu . C. nhiệt kế thủy ngân. B. nhiệt kế rượu . D.nhiệt kế dầu công nghệ pha màu.14 . Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là :

A.100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o C15. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì:A.răng dễ bị sâu. B.răng dễ bị nứt. C. răng dễ vỡ. D. răng dễ rụng.16. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là:

A. nhiệt kế thủy ngân C. nhiệt kế rượu.B. nhiệt kế dầu D. nhiệt kế y tế.

17.Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra là vì:A. chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. C. khâu co dãn vì nhiệt.B. chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao. D. một lí do khác.

18.Chất lỏng không được dùng để chế tạo nhiệt kế là:A. thủy ngân. B. rượu pha màu đỏ. C. nước pha màu đỏ. D. dầu công nghệ pha màu đỏ.

Page 30: Học kì ii

19.Khi đưa nhiệt độ của thanh đồng từ 30oC xuống 5oC, thanh đồng sẽ: A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. tăng thể tích.20. Cho nhiệt kế như hình . Giới hạn đo của nhiệt kế là:

A. 500C.B. 1200C.C. từ -200C đến 500C.D. từ 00C đến 1200C.

B. Câu hỏi điên khuyết1. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải …………… vòng kim loại để nó ………, hoặc ta phải …………… quả cầu để nó …………a. Khi nung nóng ………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ ………… khi …………b. Chất rắn ……… khi nóng lên, co lại khi ………c. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, ………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh ……… đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.d. Các chất rắn khác nhau thì ……………… khác nhau.

2. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun ………… tăng lên làm cho nước trong ấm ……… và nước sẽ bị …… ra ngoài.b. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể ………… làm cho nước ngọt nở ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để ……… , kết quả có thể làm chai ………c. Chất lỏng nở ra khi ………… và co lại khi …………d. Các chất lỏng ………… thì ……………… khác nhau.

3. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Chất khí ……… khi nóng lên, ……… khi lạnh đi.b. Các chất khí …………… thì nở vì nhiệt ……………c. Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ………… nở vì nhiệt nhiều nhất, còn ………… nở vì nhiệt ít nhất.d. Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ……………… khi nhiệt độ tăng vì thể tích của không khí ………4. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị …………… có thể gây ra ……………… Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để ………………, một đầu cầu thép phải đặt trên …………………b. Băng kép gồm 2 thanh …………… có bản chất …………… được tán chặt vào với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì ………………… khác nhau nên băng kép bị ………Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc …………………………………5. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:

Page 31: Học kì ii

a. Để đo nhiệt độ người ta dùng ……………Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng cụ này là ……… và ……………… Nhiệt kế họat động dựa trên hiện tượng ………………………… của các chất. b. Trong nhiệt giai Celcius, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi là ……… Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi là ……..c. Ngoài nhiệt giai Celcius và Fahrenheit người ta còn dùng nhiệt giai ………..6. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Sự chuyển từ ………… sang ………… gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ ………… sang thể ………… gọi là sự đông đặc.b. Phần lớn các chất đều nóng chảy và …………… ở một nhiệt độ …………… Nhiệt độ này gọi là …………………… Nhiệt độ ……………… của các chất khác nhau thì ……………c. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ……………… Tương tự, trong khi đang đông đặc ………… của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ……………………7. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ……………… của chất lỏng.b. ………… bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………, …… và …………………………… của chất lỏng.c. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự ngưng tụ. Đây là quá trình ngược của quá trình …………… Sự ngưng tụ xảy ra ……………… khi nhiệt độ ……………8. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Mỗi chất lỏng sôi ở ……………………… Nhiệt độ đó gọi là ………………b. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng ………………………c. Sự sôi cũng là một quá trình chuyển ……, đó là quá trình chuyển từ …………… sang …………d. Sự sôi là sự …………... diễn ra ở cả trên ……………… của chất lỏng lẫn ……………… chất lỏng.e. Nước sôi ở nhiệt độ ……… Nhiệt độ này gọi là ……………… của nước. Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ …………………..f. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi chất chỉ tồn tại ở thể ………; ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi, cao hơn nhiệt độ nóng chảy chất có thể tồn tại ở thể ……... và thể ………C. TỰ LUẬN:Câu 1.Dùng ròng rọc động có tác dụng gì?Câu 2. Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực F có cường độ là bao nhiêu NuiTơn? Câu 3. Kể tên những loại nhiệt kế mà em đã học? Cho biết tác dụng của mỗi loại nhiệt kế đó?Câu 4. Taïi sao khi ñun nöôùc ta khoâng neân ñoå nöôùc ñaày aám?Câu 5. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục

Page 32: Học kì ii

Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ ( oC ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gianb. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ?chất tồn tại ở những thể nào?c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ?Câu 6: a. Thế nào là sự bay hơi? b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? c. Nêu một ví dụ minh hoạ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.Câu 7:a. Thế nào là sự nóng chảy? b. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 8 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?Câu 9. Cho bảng số liệu sau:

Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian.Câu 10. Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi theo thời gian như sau:

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Nhiệt độ(0C) 0 0 0 20 40 60 80 100 100 100

Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ III.Trắc nghiệm.(3đ).Câu 1.(1,5đ) Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:A.Chất rắn nở vì nhiệt ……………..chất lỏng.Chất lỏng nở vì nhiệt …………..chất………..B.Nhiệt độ 0oC trong nhiệt giai ……………….tương ứng với nhiệt độ ……….trong nhiệt giai Farenhai.C.Băng phiến nóng chảy ở……..Nhiệt độ này gọi là………..Câu 2(1.5đ)Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm.B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.II.Tự luận.( 7đ).Câu 3. (2đ).Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?

Thời gian(phút)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhiệt độ(0C)

-6

-4

-3

-2

0 0 0 1 2 4

Page 33: Học kì ii

Câu 4.(2đ)Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này.Câu 5.(3đ)Cho bảng theo dõi sự nóng chảy của băng phiến.

Thời gian đun ( phút) 2 4 6 8Nhiệt độ (oC) 72 80 80 84

Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của Băng phiến.Mô tả hiện tượng trong các khoảng thời gian.

ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 6Học kì II Năm học 2010-2011

I.Trắc nghiệm .(3đ)Câu 1.(1,5đ)A.Ít hơn; nhiều hơn; rắn (hoặc ít hơn, khí).B.Xenxiút; 320F.C.80oC; nhiệt độ nóng chảy .Câu 2.(1,5đ)D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.II.Tự luận.(7đ)Câu 3.(2đ)Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là. Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.Câu 4.(2đ).Khi rót nước nóng ra khỏi phích ,có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút ngay thì lượng không khí sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên ,nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này ,không nên đậy nút lại ngay mà chờ cho lượng không khí tràn vào phích nóng lên ,nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.Câu 5.(3đ)Vẽ đường biểu diễn. Nhiệt độ (0C)

Từ 0 đến 2 phút : Băng phiến rắn nóng lên. Từ 2 đến 4 phút: Băng phiến rắn nóng lên Từ 4 đến 6 phút : Băng phiến rắn nóng chảy Từ 6 đến 8 phút : Băng phiến nóng lên

TG(phút)

0 2 4 6 8Đê ICâu 1 : (1,5đ) a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?

72

8084

76

Page 34: Học kì ii

b)Khi đo nhiệt độ cơ thể ta dùng loại nhiệt kế nào?Câu 2 : (1,5đ) Hãy nêu tác dụng của đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng? Nêu một ví dụ ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?Câu 3 : (1,5đ) Trong việc làm ra một bấc tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể nào ?Câu 4 : (3,5đ)a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?Câu 5 : (2,0đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ?Đê II:Câu 1 : (1,5đ) Hãy kể tên các loại ròng rọc và nêu ứng dụng của mổi loại?Câu 2(1,5đ) a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng và chất khí ? b) Nhiệt kế y tế dùng để làm gì ?Câu 3 : (1,5đ)Trong việc đúc một cái mâm nhôm có những quá trình chuyển thể nào ? Câu 4 : (1,5đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ?Câu 5 : (3,5đ)a) Giải thích tại sao ta chọn nước đá đang tan để lam mốc đo nhiệt độ?b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?c) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?C. Đáp án và biểu điểm: ĐêICâu 1: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm)b) Để đo nhiệt độ cơ thể người dùng Nhiệt kế y tế. (0,5điểm)Câu 2: Dùng đòn bẩy ta thay đổi được lực theo ý muốn (0,5điểm) Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực . (0,5điểm)Ví dụ khi nâng vật nặng lên sàn xe ta phải tạo mặt phẳng nghiêng (0,5điểm)Câu 3: Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm) - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,25 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. (1điểm)

Page 35: Học kì ii

Câu 5: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểm ĐêIICâu 1: Có 2 loại ròng rọc (0,5điểm)Ròng rọc cố dịnh nhằm thay đổi dược hướng của lực. (0,5điểm)Ròng rọc cố động nhằm thay đổi dược độ lớn của lực (0,5điểm)Câu 2: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm)b) Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. (0,5điểm)Câu 3: Trong việc đúc nhôm có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm) - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)Câu 3: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểmCâu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,25 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây.Trường THCS Lê Quý ĐônPhòng GD Huyện Vĩnh Cửu

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2VẬT LÝ 6.

I.Trắc nghiệm:A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: 1.Các câu sau, câu nào không đúng a.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực b.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực c. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực d. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực 2.Hiện tượng nào sau xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng a.Thể tích của chất lỏng tăngc.Trọng lượng của chất lỏng tăng b. Thể tích của chất lỏng giảm d.Khối lượng của chất lỏng tăng 3.Mỗi độ trong …………bằng một độ trong nhiệt giai Xenxiut a. nhiệt giai Farenhai c. nhiệt giai Kenvin b. nhiệt kế thủy ngân d. nhiệt kế rượu 4.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng: a. Khí ôxi, sắt, rượu. b. Rượu, khí ôxi, sắt

Page 36: Học kì ii

c. Khí ôxi, rượu, sắt d. Rượu, sắt, khí ôxiB.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:1.Nhiệt kế y tế dùng để đo…………Nhiệt kế rượu dùng để đo…………...2.Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật……,còn khối lượng riêng của vật ……….C.Câu ghép đôi1.Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng A.tự động đóng ngắt mạch điện2.Băng kép dùng để B.là 1 thang nhiệt độ3.Nhiệt giai C.đo nhiệt độ4.Nhiệt kế dùng để D.thì phồng lên

D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai 1. Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại Đ S 2.Chất rắn nóng lên hay lạnh đi đều co lại Đ S 3. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất 4. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên Đ SII.Tự luận:1.Hãy tính xem 500C bằng bao nhiêu 0F ?2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh của nhiệt kế 1 có tiết diện lớn hơn ống thuỷ tinh của nhiệt kế 2. Khi đặt 2 nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?3.Một bình cầu cổ dài đựng nước, úp miệng xuống cái chậu như hình vẽ. Nếu nhiệt độ thay đổi, mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào theo nhiệt độ ?

ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2VẬT LÝ 6.( 2006-2007)

I.Trắc nghiệm:A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: (1 điểm)1. b 2. a 3.c 4.cB.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)1. nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ khí quyển2. tăng, giảmC.Câu ghép đôi: (1 điểm)1-D 2-A 3-B 4-CD.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai: (1 điểm)1- Đ 2- S 3-Đ 4-ĐII.Tự luận:

1. 500C = 00C + 500C = 320F + 50*1.80F = 1220F (2 điểm)2. Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống

thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. (2 điểm)3. *Nhiệt độ tăng: không khí trong bình nở ra, đẩy mực nước xuống

*Nhiệt độ giảm: không khí trong bình co lại, mực nước sẽ dâng lên trong bình. (2 điểm)

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - VẬT LÝ 6

Page 37: Học kì ii

I.Trắc nghiệm:A.Khoanh tròn vào đáp án đúng 1. Để nâng một vật nặng có khối lượng 30kg, ta nên dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây để lực kéo Fkéo< 300N:

a.b. c.d.

2.Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín:a.Thể tích không khí tăng b.Khối lượng riêng của không khí tăngc.Khối lượng riêng của không khí giảm d.Cả 3 hiện tượng trên không xảy ra3.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng:a. Khí ôxi, sắt, rượu. b. Rượu, khí ôxi, sắtc. Khí ôxi, rượu, sắt d. Rượu, sắt, khí ôxiB. Chọn từ thích hợp điền vào ô trống:1.Chất rắn khi co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể………………..………2.Khi nhiệt độ tăng thì……….của vật tăng,còn khối lượng của vật không đổi3.Mỗi chất đều nóng chảy và ……………..ở cùng nhiệt độC. C âu ghép đôi:1. Sự bay hơi a. Là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng2. Sự nóng chảy b. Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi3. Sự đông đặc c. Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn D. Chọn câu đúng, sai:1. OoC ứng với 32K và 273oF2. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên3. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏngII. Tự luận1. Hãy tính xem: 40oC = ? oF 2. Những ngày trời nóng gắt, để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp, em hãy giải thích tại sao?3. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục

Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ ( oC ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gianb. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ?chất tồn tại ở những thể nào?

Page 38: Học kì ii

c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ?

ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 2VẬT LÝ 6.( 2006-2007)

I. Trắc nghiệm ( 3 đ )A. 1.b 2.d 3.cB. 1. Thể tích 2. Đông đặc 3. Gây ra lực rất lớnC. 1+b 2+a 3+cD. 1-S 2- Đ 3- Đ

II.1. ( 2 đ )40oC = OoC + 40oC = 32oF + 40x1,8oF = 32 oF + 72 oF = 104 oF2.( 2 đ )Khi để xe đạp ngoài nắng, không khí trong ruột xe nở ra, chui qua các miếng vá ra ngoà làm xe bị xẹp lốpNếu nhiệt độ quá cao, không khí trong ruột xe nở ra quá mức cho phép có thể vỡ ruột xe và lốp xe

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ 1Câu 1: (2 điểm)

Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?Câu 2: (2,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà kh«ng lµm ph¼ng mµ l¹i lµm d¹ng lîn sãng?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 4 : (3,5 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một

chất rắn.a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?b. Chất rắn này là chất gì?c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt

độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là

55

8085

0 6 10 12 14 22 26Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Page 39: Học kì ii

bao nhiêu phút?e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu

phút?h. Nhiệt độ đông đặc của chất này là bao

nhiêu?------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

ĐỀ 2Câu 1: (1,5 điểm)

Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?Câu 2: (2,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khi nung nóng một viên bi sắt thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4: (1,5 điểm)Sự nóng chảy là gì? Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của

đồng?Câu 5 : (2,5 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.a. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?b. Chất này là chất gì?c. Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ

nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?d. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ mấy?e. Thời gian nóng chảy của chất này kéo

dài bao nhiêu phút?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------ĐỀ 3Câu 1: (1,5 điểm)

Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?Câu 2: (3 điểm)

a. Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?b. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? Dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Câu 3: (2,5 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước

nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?Câu 4 : (3 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

0

0

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

- 6

5

2 8 14

Page 40: Học kì ii

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

g. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------ĐỀ 4Câu 1: (2 điểm)

Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng

lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao nhiêu?

Câu 2: (3 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Làm thế nào để quả bóng bàn bị bẹp (không bị thủng) phồng trở lại và giải thích tại

sao?Câu 3: (2 điểm)

a. Sự ngưng tụ là gì?b. Đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên tắc

nào?Câu 4 : (3 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá khi đun nóng.

a. Nước ở thể nào trong khoảng từ phút thứ 0 đến phút thứ 2?

b. Nhiệt độ nào thì nước bắt đầu nóng chảy?

c. Thời gian nóng chảy của nước là bao nhiêu?

d. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6?

e. Đến phút thứ mấy thì nước sôi?g. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của

nước như thế nào?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

0 4 9 1265

8084

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2

1

PF

0Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2 6 14 22

0-20

100

Page 41: Học kì ii

ĐỀ 5Câu 1: (1,5 điểm)

Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?

Câu 2: (2,5 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khi làm lạnh một viên bi sắt thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4 : (1 điểm)Sự đông đặc là gì? Trong thời gian đông đặc nhiệt độ đông đặc như thế nào?

Câu 5 : (3 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy? f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở những thể nào?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------ĐỀ 6Câu 1: (2 điểm)

Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?Câu 2: (1,5 điểm)

Nêu sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?Câu 3: (2,5 điểm)

a. Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?b. Sự nóng chảy là gì? Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ nóng chảy như thế nào?

Câu 4 : (2 điểm)Khối lượng riêng của rượu ở 00C là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 500C,

biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì thể tích của rượu tăng thêm thể tích của nó ở

00C.Câu 5 : (2 điểm)

Bảng kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ và thể của Thép trong quá trình đun nóng.Thời 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

2

1

0 4 9 1265

80

84

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Page 42: Học kì ii

gianNhiệt độ 00C

1100 1150 1200 1250 1300 1300 1300 1300 1325 1350

Thể rắn hay lỏng

rắn rắn rắn rắn rắn và

lỏng

rắn và

lỏng

rắn và

lỏng

rắn và

lỏng

lỏng lỏng

a. Tới nhiệt độ nào thì thép bắt đầu nóng chảy?b. Để đưa thép từ nhiệt độ 11000C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?c. Thời gian nóng chảy của thép là bao nhiêu phút?d. Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

ĐỀ 7Câu 1: (2 điểm)

Dùng hệ thống máy cơ đơn giản như hình vẽ.a. Trong hệ thống trên đã sử dụng những loại máy cơ đơn giản

nào? b. Để kéo vật có khối lượng 100kg thì cần lực kéo nhỏ hơn bao

nhiêu Niu tơn?Câu 2: (2,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khinh khí cầu bay lên cao được là nhờ đốt lửa ngay dưới. Hãy giải thích tại sao?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4 : (3,5 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi đun

nóng.a. Nước ở thể nào trong khoảng từ phút thứ

0 đến phút thứ 2?b. Tới nhiệt độ nào thì nước bắt đầu nóng

chảy?c. Thời gian nóng chảy của nước là bao

nhiêu phút?d. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ

phút thứ 2 đến phút thứ 6?e. Nước sôi ở nhiệt độ nào?g. Đến phút thứ mấy thì nước sôi?h. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của

nước như thế nào?------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

ĐỀ 8Câu 1: (2 điểm)

Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.

F

0Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2 6 14 22

0-20

100

2

1

PF

Page 43: Học kì ii

a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng

lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao nhiêu?

Câu 2: (3 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà không làm phẳng mà lại làm dạng lượn sóng?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4 : (3 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.

a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b. Chất rắn này là chất gì?c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt

độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này

là bao nhiêu phút?e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ

mấy?g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu

phút?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------ĐỀ 9Câu 1: (2 điểm)

Dùng hệ thống máy cơ đơn giản như hình vẽ.a. Trong hệ thống trên đã sử dụng những loại máy cơ đơn giản

nào? b. Để kéo vật có khối lượng 100kg thì cần lực kéo nhỏ hơn bao

nhiêu Niu tơn?Câu 2: (3 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khi làm lạnh một viên bi nhôm thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)a. Sự ngưng tụ là gì? b. Hiện tượng mưa đá trong tự nhiên có những sự chuyển thể nào?

Câu 4 : (3 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

55

8085

0 6 10 12 14 22 26Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

F

Page 44: Học kì ii

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

ĐỀ 10

Câu 1: (2 điểm)Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc

động?Câu 2: (2 điểm)

Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?Câu 3: (3,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Giải thích tại sao khi đun nóng một lượng chất lỏng chứa trong bình thuỷ tinh thì

lúc đầu mực chất lỏng hạ thấp xuống rồi một thời gian sau mực chất lỏng lại dâng lên?Câu 4 : (2,5 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn. a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ - 60C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

ÔN THI HỌC KÌ 2 VẬT LÝ LỚP 6Câu 1: Chọn phát biểu sai.A. Khi nước sôi, các bọt khí nổi lên nhiều hơn. B. Khi nước sôi, mặt nước xáo động mạnh. C. Nước chỉ sôi khi nhiệt độ lên đến 100oC.

0 4 9 1265

8084

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2

1

0

0

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

- 6

5

2 8 14

Page 45: Học kì ii

D. Khi nước sôi có nhiều hơi nước bay lên. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Có thể đun sôi nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 100oC được không?A. Câu (1) và (2) đều đúng. B. Không, vì nước chỉ sôi ở 100oC. C. Được, nếu như đun nước ở trên núi thấp. (2) D. Được, nếu như đun nước ở trên núi cao. (1) Câu 3: Chọn câu phát biểu sai.A. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào trong các bọt khí vừa bay hơi trên các mặt thoáng. B. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. C. Trong suốt thời gian sôi, thể tích nước không thay đổi. D. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Câu 4: Có hai cốc thủy tinh như nhau cùng chứa một lượng rượu và nước bằng nhau. Hỏi khi đun dưới ngọn lửa đèn cồn, cốc nào sẽ sôi mau hơn? Giải thích tại sao?A. Cốc đựng nước sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu. B. Cốc đựng rượu sẽ sôi sau vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu. C. Cốc đựng rượu sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. D. Hai cốc đều sôi cùng một lúc vì rượu và nước đều là chất lỏng. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đúng đối với sự sôi?A. Phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng. B. Ngược lại với quá trình đông đặc. C. Xảy ra cả ở trong lòng và mặt thoáng của chất lỏng. D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Câu 6: Đun ba chất lỏng: Rượu, nước, thủy ngân đến nhiệt độ 120oC, chất lỏng nào sẽ sôi?A. Rượu và thủy ngân. B. Nước và rượu. C. Nước, rượu và thủy ngân. D. Nước và thủy ngân. Câu 7: Đun nước ở trên núi cao, nhận xét nào sau đây là đúng?A. Nước sôi ở nhiệt độ < 100oC. B. Nước không sôi C. Nước sôi ở nhiệt độ > 100oC. D. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. ĐúngĐiểm: 1/1.00Câu 8: Khi đun nước ở nhà, các hiện tượng nào cho ta biết là nước sôi?A. Mặt nước xáo động mạnh. B. Cả ba hiện tượng trên. C. Có khói bốc lên ở vòi ấm.

Page 46: Học kì ii

D. Nghe thấy tiếng nước reo. Câu 9: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta có thể dùng nhiệt kế rượu được không? Giải thích vì sao?A. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước. B. Được, vì nhiệt kế rượu cùng dùng để đo nhiệt độ. C. Được, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước. D. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước. ĐúngĐiểm: 1/1.00Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng ......... thì nhiệt độ sôi của chất lỏng .................A. Càng lớn, càng cao. B. Càng tăng, càng giảm. C. Càng lớn, càng thấp. D. Càng giảm, càng tăng. Câu 11: Giữa hai thanh ray lại có một khe hở nhỏ. Vì sao người ta phải làm khe hở này? Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau"A. Vì người ta không thể chế tạo ra được thanh ray dài hơn. B. Vì như thế đường sắt sẽ đẹp hơn. C. Vì khi trời nóng, nhiệt độ tăng, các thanh ray có chỗ để nở ra. D. Vì như thế sẽ tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển. Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của quá trình bay hơi?A. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường. B. Xảy ra ở bề mặt của chất lỏng. C. Là quá trình ngược lại với quá trình ngưng tụ. D. Xảy ra khi nhiệt độ đạt đến một giá trị xác định. Câu 13: Đồ thị ở hình bên biểu thị điều gì?

A. Sự đông đặc của rượu. B. Sự nóng chảy và đông đặc của rượu. C. Sự sôi và sự nguội dần của rượu. D. Sự sôi của rượu. Câu 14: Cho một ít nước vào lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì xẽ xảy ra?

A. Nút cao su bị bật ra. B. Lon bia phồng lên.

Page 47: Học kì ii

C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu. D. Lon bia bị mọp lại. Câu 15: Chọn câu trả lời đúng nhất. Tại sao người ta không sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước sôi?A. Các phương án đưa ra đều sai. B. Vì giới hạn đo không phù hợp. C. Vì giai chia nhỏ nhất không thích hợp. D. Hình dáng của nhiệt kế không thích hợp. Câu 16: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:Thể tích vật rắn sẽ giảm khi nó bị ........... A. nóng lên B. lạnh đi

C. tăng D. giảm

Câu 17: Để ý thấy ở các đường ống dẫn hơi, có những đoạn bị uốn cong. Giải thích tại sao?A. Chỉ để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng ống. B. Chỉ để làm giảm tộc độ lưu thông của hơi. C. Vì tất cả các phương án đưa ra. D. Chỉ để lọc bớt khí bẩn. Câu 18 : Chọn câu trả lời sai. Khi sử dụng nhiệt kế, ta phải chú ý đến:A. Giới hạn đo của nhiệt kế. B. Loại nhiệt kế dùng để đo. C. Cách chế tạo nhiệt kế. D. Khoảng nhiệt độ cần đo. Câu 19: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao các đường dây tải điện và dây điện thoại không bao giờ được kéo căng giữa các cột điện mà luôn luôn được mắc trùng xuống?A. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ dãn ra và bị đứt. B. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ co lại và bị đứt. C. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt. D. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt. Câu 20 : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống? Nhiệt kế thường dùng hoạt động trên Câu trả lời của bạn: A. hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. B. Các hiện tượng đưa ra đều không phải. C. hiện tượng bay hơi. D. hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực. Câu 21: Hai bình A và B giống, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực

Page 48: Học kì ii

nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình? A. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng. B. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau. C. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau. D. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.

ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ HỌC KỲ II LỚP 6

Đê số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút)

A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)B. NỘI DUNG ĐỀI. Hãy chọn phương án đúng1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là :A. 0oC và 100oC C. – 100oC và 100oC

B. 0oC và 37oC D. 37oC và 100oC2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 100 o C C. 37 o CB. 42 o C D. 20 o C

3. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng A. dãn nở vì nhiệt B.nóng chảy B. đông đặc D.bay hơi

4. Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vìA. ống nhiệt kế dài ra. B. ống nhiệt kế ngắn lại. C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn. D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

5. Trong thí nghiệm tìm hiểu sự nở vì nhiệt của vật rắn, ban đầu quả cầu có thể thả lọt qua vòng kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đ ây? (Chú ý: Câu này chỉ có 3 phương án)

A. Quả cầu bị làm lạnh. B. Quả cầu bị hơ nóng. C. Vòng kim loại bị hơ nóng.

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ MÔN: VẬT LÍ 6

Tham khảo

Page 49: Học kì ii

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn đèn dầu. C. Đốt một ngọn nến. D. Đúc một cái chuông đồng.

Câu 2. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. giảm bớt sự thoát hơi nước ở lá, làm cây đỡ bị mất nước hơn. D. đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 3. Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì A. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép. B. bê tông và thép không bị nở vì nhiệt. C. bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau. D. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.

Câu 4. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: A. Mặt thoáng lọ càng lớn. B. Lọ càng lớn. C. Lọ càng nhỏ. D. Mặt thoáng lọ càng

nhỏ. Câu 5. Lý do chính của việc đặt ròng rọc có định ở đỉnh cột cờ là để có thể

A. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. B. giảm cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao. C. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. D. tăng cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây liên quan đến sự đông đặc? A. Ngọn nến vừa tắt. B. Ngọn đèn dầu đang cháy. C. Ngọn nến đang cháy. D. Cục nước đá để ngoài nắng.

Câu 7. Khi không khí nóng lên thì A. thể tích của nó giảm. B. khối lượng riêng của nó giảm. C. trọng lượng của nó giảm. D. khối lượng của nó giảm.

Câu 8. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. B. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. C. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

Câu 9. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng: A. Chất lỏng biến thành chất rắn. B. Chất lỏng biến thành chất khí. C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất khí biến thành chất lỏng.

Câu 10. Các đám mây hình thành là do A. nước bay hơi lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây. B. hơi nước đông đặc. C. nước bay hơi. D. khói của các đám cháy bay lên cao.

Câu 11. Chỗ uốn cong của nhiệt kế y tế có công dụng A. làm cho thuỷ ngân di chuyển theo một chiều nhất định. B. hạn chế thuỷ ngân từ bầu tràn lên ống. C. để tạo hình cho nhiệt kế. D. giữ cho mực thuỷ ngân đứng yên sau khi đo nhiệt độ của bệnh nhân.

Page 50: Học kì ii

Câu 12. Chọn câu sai. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đoA. nhiệt độ khí quyển. B. nhiệt độ của nước đá đang tan.C. nhiệt độ cơ thể người. D. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt

động. Câu 13. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi

A. nước trong cốc càng nóng. B. nước trong cốc càng ít. C. nước trong cốc càng nhiều. D. nước trong cốc càng lạnh.

Câu 14. Khi nóng lên, cả thuỷ ngân lẫn ống thuỷ tinh làm nhiệt kế đều nở ra nhưng thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh là do

A. khi đo nhiệt độ, chỉ có thuỷ ngân bị nóng lên.B. thuỷ tinh nở ra nhiều hơn. C. thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.D. thuỷ ngân là kim loại nên nở ra nhiều hơn thuỷ tinh.

Câu 15. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nóng. B. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng lạnh. D. Nước trong cốc càng ít.

Câu 16. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để: A. Vì nắng nhiều nên cây không cần lá lớn. B. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá. C. Hạn chế bốc hơi nước của cây. D. Vì đất khô cằn nên lá cây không thể phát triển to ra được.

Câu 17. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau? A. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. B. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. D. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự đông đặc.

Câu 18. Hiện tượng đông đặc là hiện tượng: A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn. B. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng. C. Một khối chất khí biến thành chất rắn. D. Một khối chất khí biến thành chất lỏng.

Câu 19. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sự tạo thành hơi nước. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành mây. D. Sương đọng trên lá.

Câu 20. Khi làm tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín (bình hầu như không dãn nở vì nhiệt), thì đại lượng nào sau đây của nó tăng?

A. khối lượng. B. khối lượng riêng. C. thể tích. D. áp suất của nó lên thành bình (sức ép của chất khí lên thành trong của bình).

Câu 21. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào? A. Đông đặc và ngưng tụ. B. Ngưng tụ. C. Bay hơi. D. Đông đặc.

Câu 22. Nước bên trong chậu bay hơi càng nhanh khi: A. Lọ càng nhỏ và không có gió. B. Lọ càng lớn và nút càng kín. C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh. D. Nhiệt độ càng thấp và lọ càng nhỏ.

Câu 23. Khi làm lạnh vật rắn, thì khối lượng riêng của vật tăng vì A. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi.

Page 51: Học kì ii

B. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm. C. khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm. D. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm.

Câu 24. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì A. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. B. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm. C. nhiệt độ của băng phiến tăng. D. nhiệt độ của băng phiến giảm.

Câu 25. Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?A. Nhiệt kế kim loại. B. Cân đồng hồ.C. Băng kép. D. Khí cầu dùng không khí nóng.

Câu 26. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây? A. Chất khí biến thành chất lỏng. B. Chất lỏng biến thành chất rắn. C. Chất lỏng biến thành hơi. D. Chất rắn biến thành chất khí.

Câu 27. Về mùa lạnh, ta thường thở ra "khói" là do A. hơi nước ngưng tụ lại ở ngoài không khí. B. hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ. C. hơi thở ra nóng hơn. D. trong không khí có hơi nước.

Câu 28. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt

thoáng. B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác

động. C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho

gió tác động. D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt

thoáng. Câu 29. Hiện tượng xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng là

A. cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng. B. khối lượng của chất lỏng tăng. C. thể tích của chất lỏng giảm. D. trọng lượng của chất lỏng tăng.

Câu 30. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau. B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác. C. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy. D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 31. Trong các câu sau, câu nào không đúng? A. Ròng rọc động có tác dụng làm thay độ lớn của lực. B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Câu 32. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước là vì A. nước thấm ra ngoài. B. không khí bám vào.

Page 52: Học kì ii

C. hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại. D. nước bốc hơi ra và bám ra ngoài. Câu 33. Có 3 thanh sắt, đồng, nhôm dài bằng nhau, ở cùng một nhiệt độ. Khi nung nóng cả 3 thanh lên cùng một nhiệt độ thì

A. chiều dài thanh đồng nhỏ nhất. B. chiều dài 3 thanh như nhau. C. chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất. D. chiều dài thanh nhôm lớn nhất.

Câu 34. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?

A. Nhiệt kế rượu. B. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.

C. Nhiệt kế y tế. D. Nhiệt kế thuỷ ngân. Câu 35. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào sau đây?

A. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực bằng nửa trọng lượng vật. B. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. C. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật. D. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào nhà.

Câu 36. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

Câu 37. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Nhiệt độ càng cao thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh.B. Gió thổi càng yếu thì tốc độ bay hơi của chất lỏng càng chậm.C. Nhiệt độ của chất lỏng càng thấp thì tốc độ bay hơi càng chậm. D. Mặt thoáng của chất lỏng càng hẹp thì chất lỏng bay hơi càng chậm.

Câu 38. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng:

A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Ngưng tụ. D. Bay hơi. Câu 39. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì

A. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0oC. B. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC.C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC. D. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC.

Câu 40. Hiện tượng xảy ra khi nung nóng một vật rắn là A. khối lượng riêng của vật giảm. B. khối lượng của vật tăng. C. khối lượng riêng của vật tăng. D. khối lượng của vật giảm.

Câu 41. Cách sắp xếp đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất ở thể rắn, lỏng và khí theo chiều từ ít tới nhiều là

A. khí, lỏng, rắn. B. rắn, lỏng, khí. C. khí, rắn, lỏng. D. rắn, khí, lỏng. Câu 42. Lọ thuỷ tinh đựng hoá chất thường đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị nút chặt. Để mở nút ra được dễ dàng ta

A. hơ nóng cả nút và cổ lọ. B. hơ nóng nút. C. hơ nóng đáy lọ. D. hơ nóng cổ lọ.

Câu 43. Khi đúc đồng, gang, thép, … người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?

Page 53: Học kì ii

A. Nóng chảy và đông đặc. B. Hoá hơi và ngưng tụ. C. Đông đặc. D. Nóng chảy.

Câu 44. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây? A. Một khối chất khí biến thành chất lỏng. B. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng. C. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn. D. Một khối chất khí biến thành chất rắn.

Câu 45. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ

A. khi nhiệt độ trong và ngoài cốc nước khác nhau thì sự co dãn nở vì nhiệt của thành cốc làm nước thấm ra ngoài.

B. hơi nước trong không khí xung quanh thành cốc gặp lạnh ngưng tụ và bám vào thành cốc.

C. nước trong cốc lạnh hơn bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc.

D. cốc bị rạn nứt nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ rạn nứt ra ngoài thành cốc. Câu 46. Khi được thả vào nước ở nhiệt độ lần lượt 300C, 00C, -300C, 100C, trường hợp nào cục nước đá nóng chảy nhanh nhất?

A. 00C. B. 100C. C. -300C. D. 300C. Câu 47. Máy cơ đơn giản không làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực là

A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. ròng rọc cố định. D. ròng rọc động.

Câu 48. Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất? A. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0C. B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4C. C. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100C. D. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4C.

Câu 49. Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào? A. Bay hơi và ngưng tụ. B. Nóng chảy. C. Đông đặc. D. Bay

hơi. Câu 50. Sương đọng trên lá cây vào ban đêm là do

A. sự bay hơi của nước ở xung quanh. B. ban đêm có mưa. C. ban đêm, không khí gặp lạnh và đông đặc. D. sự ngưng tụ của

hơi nước trong không khí. Câu 51. Muốn đứng ở dưới để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng

A. hai ròng rọc động. B. một ròng rọc động. C. một ròng rọc cố định. D. một ròng rọc cố

định và một ròng rọc động.

II. TỰ LUẬN: 1. Tự luận khách quan: Điền vào chỗ trốngCâu 1: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là.....................Nhiệt độ của nước đá đang tan là.....................Câu 2: Sự co dãn ……………khi bị ngăn cản có thể gây ra…………; Câu 3: Khi tăng nhiệt độ, thể tích của …..........…sẽ tăng nhiều hơn thể tích của ……........….

Page 54: Học kì ii

Câu 4: Chất lỏng ….... khi nóng lên, ..….. khi lạnh đi. Các chất lỏng ….......nở …….. khác nhau.Câu 5: Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể..................... sang thể .....................Câu 6: Sự đông đặc là sự chuyển từ thể..................... sang thể .....................Câu 7: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể..................... sang thể .....................Câu 8: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể..................... sang thể .....................Câu 9: Sự thăng hoa là sự chuyển từ thể..................... sang thể .....................Câu 10: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự bay hơi là: ....................., ..................... và .....................

2. Tự luậnMức 1:Câu 1. Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Câu 2. Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Câu 3. Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? Câu 4. Băng kép có tính chất gì? Tính chất này được ứng dụng vào việc gì? Câu 5. Nhiệt kế dùng để làm gì? Có những loại nhiệt kế nào? Câu 6. Phát biểu kết luận về sự nóng chảy và đông đặc? Câu 7. Phát biểu kết luận về sự bay hơi và ngưng tụ? Câu 8. Nêu ba ví dụ về ứng dụng của sự nóng chảy, sự đông đặc trong đời sống và sinh soạt hằng ngày? Câu 9. Nêu ba ví dụ về ứng dụng của sự bay hơi, sự ngưng tụ trong đời sống và sinh soạt hằng ngày? Câu 10. Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào? Mức 2: Câu 1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?Câu 2. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?Câu 3. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?Câu 4. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?Câu 5. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?Câu 6. Ở hai đầu gối đỡ một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đỡ đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn?Câu 7. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao?Câu 8. Một băng kép gồm thanh đồng và thanh thép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?Câu 9. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?Câu 10: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? Câu 11: Nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ?

Page 55: Học kì ii

Câu 12: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta thường phải cắt bớt lá? Câu 13: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?Câu 14: Tại sao khi ta mở tủ lạnh thấy có một làn hơi mờ bay ra từ tủ lạnh?Câu 15: Tại sao khi phơi quần áo ta thường trải rộng trên dây phơi hoặc dùng móc áo? Mức 3: Câu 1: Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:

- Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900C xuống 800C.- Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.- Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800C xuống 700C.

1) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.2) Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?3) Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?Câu 2: Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian (phút) 0 3 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9

1) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.2) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?Câu 3: Khi đun nóng một chất rắn người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và ghi nhận được bảng số liệu sau:

Thời gian

0 2 4 6 8 10 12

Nhiệt độ (C) 42 137 232 327 327 327 422

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian.b) Rút ra những nhận xét về sự thay đổi trạng thái của chất.

Câu 4: Ở nhiệt độ 25C, thanh ray bằng thép có chiều dài 50m. Nếu nhiệt độ tăng lên 45C thì chiều dài thanh ray là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 C thì chiều dài thanh ray bằng thép tăng thêm 0,000012 lần chiều dài ban đầu. Câu 5: Một bình chia độ làm bằng thuỷ tinh chịu lửa, có ĐCNN đến mi-li-lít, đang chứa rượu ở nhiệt độ t1 = 0C. Mực rượu ở ngang vạch V1 = 250ml. Người ta đun nóng rượu trong bình lên đến nhiệt độ t2 = 60C.

1) Tính độ tăng nhiệt độ của rượu trong bình chia độ? 2) Khi ở nhiệt độ t2 nói trên, mực rượu V2 trong bình chia độ ở mức bao nhiêu? Biết

khi nhiệt độ tăng thêm 1C thì thể tích rượu tăng thêm lần thể tích của nó khi ở 0C.

3) Tính khối lượng riêng của rượu, lúc ở nhiệt độ t2 = 60C? Biết khối lượng của rượu trong bình chia độ lúc đầu là 200g.

-------------------------------Đáp án TN:

Page 56: Học kì ii

01. B; 02. C; 03. C; 04. A; 05. A; 06. A; 07. B; 08. D; 09. D; 10. A; 11. D; 12. D; 13. D; 14. C; 15. A; 16. C; 17. D; 18. A; 19. A; 20. B; 21. C; 22. C; 23. B; 24. A; 25. B; 26. C; 27. B; 28. C; 29. C; 30. B; 31. C; 32. C; 33. D; 34. D; 35. B; 36. B; 37. A; 38. C; 39. D; 40. A; 41. B; 42. D; 43. A; 44. B; 45. B; 46. D; 47. C; 48. B; 49. A; 50. D; 51. D; Câu 1: Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên. Hãy nghĩ ra 1 thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai ?Câu 2: Làm thế nào để lấy ra một lít nước khi trong tay có 1 can 3 lít và 1 can 5 lít không có vạch chia độ ?Câu 3: Trình bày cách xác định trọng lượng riêng của viên bi kim loại đặc với các dụng cụ sau: Cân, bình chia độ, nước hoặc lực kế ?Câu 4: Một hòn gạch 2 lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1.200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.Câu 5: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.a. Tính thể tích của 1 tấn cát b. Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3 Câu 6: Một vật có khối lượng 180kga. Tính trọng lượng của vật b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bao nhiêu ?c. Nếu kéo vật lên bằng hệ thống palăng 3 dòng dọc cố định 3 dòng dọc động thì lực kéo vật bằng bao nhiêu?d. Nếu kéo vật rắn lên trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 12m, chiều cao 3m thì lực kéo là bao nhiêu?Câu 7: Tại sao lò sưởi phải đặt ở dưới nền nhà, còn máy điều hòa nhiệt độ thì thường đặt ở trên cao ?Câu 8: ( 3 điểm)Hãy lập phương án để cân 1 Kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi chỉ có một cân Rôbécvan và một quả cân 4 Kg.Câu 9: Có 4 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng tiền thật có khối lượng khác đồng tiền giả, và 1 đồng tiền giả. Hãy nêu cách để để lấy được một đồng tiền thật sau một lần cân.Câu 10: Một khối hình hộp chữ nhật có canh a=10cm, b =25cm ,c=20cm .1.Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó ?2.hình chữ nhật làm bắng sắt. tính khối lượng của khối hình hộp đó.biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.3.Bây giờ người ta khoét một lỗ trên hình hộp chữ nhật có thể tích 2dm3 , rồi nhét đầy vào đó một chất khối lượng riêng 2000kg/m3. Tính khối lượng riêng của khối hình hộp lúc này Câu 11: Một vật có khối lượng 200kg .

1, Tính trọng lượng của vật?2, Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là bao nhiêu?3, Nếu kéo vật bằng một hệ thống palăng gồm 5 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định thì

lực kéo vật là bao nhiêu?4, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10m, chiều cao 2m. thì lực kéo là

bao nhiêu ?

Page 57: Học kì ii

Câu 12: Hai thanh Đồng và Sắt có cùng chiều dài là 1,5m ở 300C. Khi nung nóng lên 10C thì chiều dài thanh Đồng tăng thêm 0,027mm và chiều dài thanh Sắt tăng thêm 0,018mm.a) So sánh chiều dài của 2 thanh đồng và sắt ở 500Cb) Khi nung thanh đồng đến 800C thì phải nung thanh sắt đến bao nhiêu độ để hai thanh lại có chiều dài bằng nhau?

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)ĐÁP ÁN và BIỂU ĐIỂM VẬT LÝ 6

Câu 1 : (2 điểm)Lấy 1 quả bóng bàn bẹp, dùi 1 lỗ nhỏ rồi nhúng vào nước nóng, khi đó nhựa vẫn

nóng lên nở ra, nhưng quả bóng vẫn không phồng lên.Câu 2: (3điểm)

Đổ đầy nước vào cáo 3l rồi tiếp vào can 5l đến khi can 5l đầy thì lượng nước ở can 5l đầy thì lượng nước ở can 3l sẽ còn lại 1 lít nước: (3 x2 – 5 = 1)Câu 3: (3điểm)

Xác định trọng lượng viên bi bằng lực kế hoặc xác định khối lượng m bi bằng cân sau đó tính trọng lượng theo công thức P= 10.m ( 1đ)- Xác định thể tích bi bằng bình chia độ (1đ)

- Tính tỉ số (1đ)

Câu 4: (4 điểm) - Thể tích của gạch V= 1.200- (2 . 192) = 816 cm3

- Khối lượng riêng của gạch : g/cm3 = 1960 kg/m3 ( 2đ)

- Trọng lượng riêng của gạch là: d = 10 . D = 10 x1960 = 19.600N (1đ)Câu 5 (4điểm):

a. 1 lít = 1dm3 = m3 tức là m3 cát nặng 15kg (0.5đ)

- Khối lượng riêng của cát là : kg/m3 ( 0.5đ)

- Vậy 1 tấn cát = 1000 kg cát có thể tích V = m3 (1đ)

b. Khối lượng cát có trọng lượng 1m3 là 1.500 kg (0.5đ)- Khối lượng cát có trọng lượng 3m3 là 3 x 1.500 = 4.500 kg (0.5đ)- Trọng lượng của 3m3 cát là 4.500 x 10 = 45.000 N (1đ)Câu 6 : (4 điểm)a. Theo công thức p= 10 x m = 10 x 180 = 18.000 N (1đ)b. Nếu kéo vật kên theo phương thẳng đứng thì lực kéo là : 1.800N (1đ)c. Vì kéo vật lên bằng hệ thống palăng gồm 3 ròng rọc động, 3 ròng rọc động cố dịnh nên lợi 6 lần vì mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực.

Vậy lực kéo là N (1đ)

d. Nếu kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng dài 12 m cao 3m tức là thiệt 4 lần đường đi thì lợi 4 lần về lực

Page 58: Học kì ii

Vậy lực kéo trên mặt phẳng nghiêng là N (1đ)

Câu 7: ( 2 điểm)Mỗi ý giải thích đúng được 1 điểm.- Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên. - Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.Câu 8: ( 3 điểm)Bước 1, 2 mỗi bước 0,5 điểm. Bước 3, 1 điểm.Ta thực hiện các bước như sau:Bước 1: Điều chỉnh cân ( điều chỉnh vị trí số 0) Bước 2: Phân 5 đồng xu thành 3 nhóm: nhóm 1 và nhóm 2 mỗi nhóm có 2 đồng. nhóm 3 có 1 đồng. Bước 3: Đặt các nhóm 1 và 2 lên 2 đĩa cân. + Nếu cân thăng bằng thì đây là 4 đồng tiền thật. chỉ cần lấy 1 trong 4 đồng tiền này.+ Nếu cân không thăng bằng, chứng tỏ trong 4 đồng này sẽ có 1 đồng tiền giả. Vậy đồng tiền trong nhóm 3 là đồng tiền thật. chỉ cần lấy đồng tiền trong nhóm thứ 3.Câu 9: ( 4 điểm)1, Thể tích khối hình hộp chữ nhật :V = a.b.c= 10.25.20=5000(cm3)=0,005(m3). (1đ)2, Khối lượng của hình hộp chữ nhật :m= D.V=0,005. 7800=39 (kg) (1đ)3, Khối lượng sắt được khoét ra là:m1= D.V1= 0,002.7800=15,6 (kg) (1 đ)Khối lượng của chất nhét vào :m2=D.V1=0,002.2000=4 (kg) (1đ)Vậy khối lượng hình hộp chữ nhật lúc này là :m3=m-m1+m2= 39 – 15,6 + 4 = 27,4 (kg) (0,5đ)Do đó khối lượng riêng của khối hình hộp chữ nhật lúc này là :

D =m/V=27,4/0,005= 5480 (kg/ m3) (0,5đ)Câu 10: ( 4 điểm)

1, Theo công thức P = 10. m = 10.200 = 2000(N).2, Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là:

F = 2000(N).3, Vì kéo vật bằng một hệ thống pa lăng gồm 4 ròng dọc động nên được lợi 8 lần về lực vì mỗi ròng dọc động cho lợi 2 lần về lực.

Vậy lực kéo vật là : F = (N)

Page 59: Học kì ii

4, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10(m), chiều cao 2 (m) tức là thiệt 5 lần đường đi thì được lợi 5 lần về lực. Vậy lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là : F

=

Câu 11: ( 4 điểm)a) Chiều dài hai thanh đồng và sắt ở 500C

Thanh đồng: 1500+0.027 . (50-30) = 1500,54 mmThanh sắt: 1500+0.018 . (50-30) = 1500,36 mm

Kết luận: Thanh đồng dài hơn thanh sắt.

b) Chiều dài thanh đồng khi nung nóng tới 800C là:1500 + 0,027 .(80 - 30) = 1500,135 mm

Gọi t0 là nhiệt độ cần để nung nóng thanh sắt để có chiều dài bằng thanh đồng ở 800C.

Ta có: 1500 + 0,0018.( t0 - 30) = 1500,135

t0 = (1500,135-1500):0,0018 + 30 = 105 0CNhiệt độ cần thiết để nung nóng thanh sắt để có chiều dài bằng thanh đồng ở 800C

là: 105 0C Trường THCS Cao Viên ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2014-2015 (Thời gian làm bài :120 phút (không kể thời gian giao đề)Câu 1: (4 điểm)Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg.a) Tính thể tích của 2 tấn cát.b) Tính trọng lượng của một đống cát 6m3

Câu 2: (4điểm) Hãy nói cách xác định khối lượng riêng của vật không thấm nước, có hình dạng bất kỳ để vật lọt vào bình chia độ.Biết rằng dụng cụ chỉ có bình chia độ và lực kế.Câu 3: (4điểm) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1= 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần. Câu 4: (4điểm) Nên sö dông hÖ thèng rßng räc nµo trong hai hÖ thèng rßng räc sau (H×nh a hoặc b) ®Ó đưa vËt m lªn cao ? Gi¶i thÝch ?

Page 60: Học kì ii

Hình a Hình b Câu 5: (4điểm) Bốn người cùng kéo một vật có trọng lượng là 2000 N lên cao theo phương thẳng đứng, lực kéo của mỗi người là 400 N . Hỏi bốn người đó có thực hiện được công việc không? Tại sao?

___________________hết__________________

( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLIMPIC VẬT LÝ 6NĂM HỌC 2014 - 2015

C©u §¸p ¸n Điểm

1 4®

a

- Tính thể tích của một tấn cát. 1lít = 1 dm3 = 0,001 m3 , tức là cứ 0,001 m3cát nặng 15 kg.- Khối lượng riêng của cát là: D = 15/0,001 = 1500kg/m3

- Vậy 1 tấn cát = 1000kg cát cã thể tích : V = 1000/0,001 = 1000000 m3. Thể tích 2 tấn cát là V’ = 2000000 m3

0,5 ®

0,5 ®0,5 ®

0,5®

b

* Tính trọng lượng của 6 m3 cát:- Khối lượng cát có trong 1m3 là 1500kg.- Khối lượng cát có trong 6m3 là 6.1500 = 9000kg.- Trọng lượng của 6m3 cát là 9000.10 = 90000N.

0,5 ®0,5 ®1,00

®2 4®

-Dùng BCĐ xác định thể tích V- Dùng Lực kế xác định trọng lương P- Từ P= 10. m tính được m- Áp dụng D = m/V

1®1đ1đ1đ

3 4®

- Ta có D1 = 7300kg/m3 = 7,3g/cm3 ; D2 = 11300kg/m3 = 11,3g/cm3 - Gọi m1 và V1 là khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim

1 ®

Page 61: Học kì ii

- Gọi m2 và V2 là khối lượng và thể tích của chì trong hợp kim

Ta có m = m1 + m2 664 = m1 + m2 (1) 

V = V1 + V2 3,113,73,8664 21

2

2

1

1 mmDm

Dm

Dm

(2)

Từ (1) ta có m2 = 664- m1. Thay vào (2) ta được

3,11664

3,73,8664 11 mm

(3)

Giải phương trình (3) ta được m1 = 438g và m2 = 226g

1 ®

1 ®

1 ®

4 Chọn hình b......HS Giải thích đúng.......... 4 ®

5- Lực tối thiểu để kéo vật lên là 2000N- Lực tối đa là hợp lực của 4 người là 1600N- Vậy không kéo được....

PHÒNG GD – ĐT THANH OAITrường THCS Dân Hoà

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆNNăm học 2014 – 2015

Môn: Vật lý 6Thời gian: 120 phút

(không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) Hãy trình bày phương án xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật rắn không thấm nước với các dụng cụ sau:

- Bình chia độ giới hạn cm3

- nước- vật rắn không thấm nước; cân

Câu 2: (2 điểm) Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiêng khi nâng các vật lên cao và khi di chuyển vật từ trên xuốngCâu 3: (3 điểm) Hãy giải thích tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng ?Câu 4: (6 điểm) Một mẫu hợp kim chì – nhôm có khối lượng 630g và khối lượng riêng 7g/cm3. Hãy xác định khối lượng của nhôm – chì có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của chì 11,3g/cm3, khối lượng riêng của nhôm 2,7g/cm3và xem rằng thể tích của hợp kim bằng 90% tổng thể tích các kim loại thành phần.Câu 5: (4 điểm) Một gia đình muốn thiết kết một cần kéo nước từ dưới giếng lên theo nguyên tắc đòn bẩy theo( hình vẽ 1) với những yêu cầu sau:

1. Có thể dùng lực 50N để kéo gầu nước nặng 150N2. 001 =2.002 (002 là khoảng cach từ điểm buộc vật tới giá đỡ,001 là khoảng cách từ

điểm buộc dây gầu tới giá đỡ) Hỏi phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng bằng bao nhiêu?

Page 62: Học kì ii

Câu 6: (2 điểm) Ở 20oC một thanh nhôm dài 9,99m Tìm nhiệt độ tối thiểu để chiều dài thanh nhôm là 10m. biết khi nhiệt độ tăng lên 1oC, thanh nhôm tăng thêm 0,000023 chiều dài ban đầu

------------------Hết-------------------(giám thì coi thi không giải thích gì thêm)

BGH DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Tặng

HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ 6

Câu 1: (3 điểm)- Nêu đúng phương án xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước (2đ)- Áp dụng CT: d = 10D để xác định trọng lượng riêng của vật (1đ)Câu 2: (2 điểm) Giải thích theo hai ý: Mỗi ý đúng 1đ- Khi kéo vật lên- Khi đưa vật xuốngCâu 3: ( 3 điểm) Giải thích dựa vào sự nở vì nhiệt của chất rắn đúng và đủ cho (3 điểm) thiếu thì trừ (0,5 – 1 điểm)Câu 4: (6 điểm)

Tóm tắt (0,5 điểm)

= 630g

= 7g/cm3

= 90% ( )

= 11,3g/cm3

= 2,7 g/cm3

= ? = ?

GiảiThể tích của hợp kim là:

Theo CT: D = = = = 90cm3(1 đ)

Mà: = 90% ( )

Hay 90 = 90% ( )

90 = 0,9 + 0,9

=

Khối lượng của chì là: TCT: D = = . (1đ)

= 11,3. (1 đ)

Khối lượng của nhôm là: = . (0,5 đ)

Page 63: Học kì ii

mà + = 630 = 11,3. + 2,7 (1 đ)

Giải ra ta được 51,14(cm3)

thay vào ta tính được: 156,978(g) ( 0,5đ)

473,022(g) ( 0,5đ)

Câu 5: ( 4 điểm)

Theo đầu bài ta có: 002 = 2.001 = (0,5đ)

Lực tác dụng vào đầu buộc dây 02 là: = = = 75(N) (1đ)

mà bằng tổng lực kéo của tay và trọng lượng vật buộc vào

= + (1đ)

hay 75 = 50 + = 25N (0,5đ)

khối lượng vật buộc thêm vào là: P = 10.m m = (0,5đ)

Vậy m = 2,5kg (0,5đ) Đ/S : 2,5kgCâu 6: ( 2 điểm) Chiều dài thanh nhôm cần nở ra là: 10m – 9,99m = 0,01m ( 0,5đ)

Nhiệt độ cần tăng thêm là: 43,5oC (1đ)

Vậy nhiệt độ tối thiểu để chiều dài thanh nhôm là 10m là: 20 + 43,5 = 63,5oC (0,5đ)Đ/S: 63,5oC

................HẾT...............

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH OAITRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG

ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: VẬT LÝ LỚP 6NĂM HỌC: 2014 - 2015

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 ( 3 điểm):a, Một bạn muốn đo thể tích của một viên phấn bằng bình chia độ, theo em có thể thực hiện được bằng việc đó không? Nếu được , hãy nêu một phương án mà em cho là hợp lí nhất.b, Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng 2 bình loại 5 lít và 2 lít, làm thế nào để lấy được 1lít xăng từ bình 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ. Câu 2 ( 1,5 điểm):

Page 64: Học kì ii

Tại sao lò sưởi phải đặt ở dưới nền nhà, còn máy điều hòa nhiệt độ thì thường đặt ở trên cao ?Câu 3 ( 3,5 điểm): Một vật có khối lượng 2 tạ. a, Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là bao nhiêu? b, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m, độ cao 3 m thì lực kéo vật là bao nhiêu? ( Bỏ qua lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). c, Nếu kéo vật lên cao bằng hệ thống ròng rọc gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định để được lợi 8 lần về lực ta làm như thế nào? Vẽ hình minh họa? ( Bỏ qua lực ma sát giữa ròng rọc và dây). Câu 4 ( 4 điểm): Một khối lập phương đặc, đồng chất có khối lượng 4 kg. Hỏi khối lập phương đặc khác có cùng chất có cạnh lớn gấp 3 lần thì có trọng lượng là bao nhiêu? Câu 5 ( 4 điểm): Đổ 1 lít nước vào 0,5 lít rượu rồi khuấy đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp biết khối lượng riêng của nước và rượu lần lượt là D1 = 1000kg/m3; D2 = 800kg/m3.Câu 6 ( 4 điểm): Muốn có nước ở nhiệt độ 500C người ta lấy 3 kg nước ở 1000C trộn với nước lạnh ở 200C. Xác định lượng nước lạnh cần dùng. Biết rằng cứ 1kg nước tăng 10C thì cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 4200J( Jun) và cứ 1kg nước hạ 10C thì tỏa ra một nhiệt lượng là 4200 J(Jun)(Coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh là không đáng kể).

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN : VẬT LÝ LỚP 6 . NĂM HỌC 2014 – 2015

Câu 1 ( 3,0 điểm): Mỗi phần đúng cho1,5 đ:a, - Vì phấn thấm nước nên có thể thực hiện đo thể tích viên phấn bằng cách thay vì dùng nước ta dùng cát mịn. Cách đo:- Thả viên phấn vào bình chia độ rồi đổ cát mịn vào bình, lắc nhẹ bình để cát ổn định, mặt cát nằm ngang (vạch V1 nào đó)- Lấy viên phấn ra rồi lắc nhẹ bình để cát ổn định, mặt cát nằm ngang ( ở vạch V2 nào đó)- Tính thể tích viên phấn: V = V1 - V2 b, Ta có thể thực hiện phương án sau:- Rót xăng từ bình 7 lít sang đầy bình 2 lít, sau đó rót xăng từ bình 2 lít sang bình 5 lít (thực hiện 2 lần).- Tiếp tục thực hiện lần thứ ba. Lúc này chỉ có thể rót đầy bình 5 lít và trong bình 2 lít còn lại 1 lít xăng.Câu 2 ( 1,5 điểm)- Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục

0,5đ

0,5đ

0,5đ0,5đ0,5đ

0,5đ

0,75đ

0,75đ

Page 65: Học kì ii

được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên.- Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.

Câu 3 ( 3,5 điểm) : a , 2 tạ = 200 kg Trọng lượng của vật là: P = 10. m = 10.200 = 2000(N)- Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng lực kéo ít nhất là: F = P = 2000(N)b, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m, chiều cao 3 m tức là thiệt 5 lần đường đi thì được lợi 5 lần về lực. Vậy lực kéo vật trên mặt phẳng

nghiêng là :

3, - Ta có thể dùng palăng gồm 4 ròng rọc động và 4 ròng rọc cố định vì mỗi ròng rọc dộng cho ta lợi 2 lần về lực.- Hoặc dùng hệ thống ròng rọc gồm 3 ròng đọc động và 1 ròng rọc cố định vì 3ròng dọc động cho lợi 23 = 8 lần về lực. - Vẽ hình minh họaCâu 4( 4 điểm):

- Gọi cạnh , thể tích, khối lượng, khối lượng riêng của khối lập phương thứ nhất là:

- Gọi cạnh , thể tích, khối lượng, khối lượng riêng của khối lập phương thứ hai là: Ta có:

Vậy trọng lượng của khối lập phương thứ 2 là: P2 = 10 m2 = 10.108 = 1080 (N).

Câu 5 (4 điểm): Tóm tắt: V1 = 1lít = 0,001m3

V2 = 0,5 lít = 0,0005m3 D1 = 1000kg/m3

D2 = 800kg/m3

D = ?Bài giải:

Khối lượng của 1 lít nước là : m1 = D1.V1 = 1000. 0,001 = 1(kg) Khối lượng của 0,5 lít rượu là :

0,5đ

0,5đ

1,0đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ0,5đ

0,75đ0,75đ0,75đ0,75đ

0,5đ

0,5đ0,5đ

0,5đ0,5đ

1,0đ0,5đ

0,75đ0,75đ

Page 66: Học kì ii

m2 = D2.V2 = 800. 0,0005 =0, 4(kg) Vậy khối lượng của hỗn hợp là : m = m1 + m2 = 1 + 0,4 = 1,4 (kg)

Thể tích của hỗn hợp bây giờ còn là: 100% - 0,4% = 99,6% thể tích của hỗn hợp do đó thể tích của hỗn hợp bây giờ là:V’ = 99,6% .V = 99,6% (V1 + V2) = 99,6%.0,0015 = 0,001494 (m3)Vậy khối lượng riêng của hỗn hợp là:

937,1(kg/m3)

Câu 6 ( 4 điểm): 3kg nước ở 1000C giảm xuống 500C tỏa ra một nhiệt lượng là:

3. 4200 .(100 - 50) (J)m2 kg nước ở 200C muốn tăng từ 200C đến 500C cần cung cấp một nhiệt lượng là: m2 .

4200 . (50 - 20) (J) Vì ta coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh là không đáng kể nên nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào do đó: 3. 4200.(100 - 50) = m2 .

4200.(50 - 20)

=> m2=

1 đ1,5 đ

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THANH OAI

TRƯỜNG THCS KIM THƯ

ĐỀ THI OLYMPIC - MÔN VẬT LÝ LỚP 6

Năm học: 2014 - 2015Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1(4 điểm):Người bán đường có một chiếc cân đĩa mà hai cánh cân không bằng nhau và một bộ

quả cân. Trình bài cách để:a. Cân đúng 1kg đường.b. Cân một gói hàng (khối lượng không vượt quá giới hạn đo của cân).Câu 2(2 ®iÓm):

Có 5 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng thật có khối lượng khác tiền giả và 1 đồng giả. Hãy nêu cách để lấy được một đồng tiền thật sau 1 lần cân. C©u 3 ( 3 ®iÓm):

a) Mét con tr©u nÆng 1,5 t¹ sÏ nÆng bao nhiªu niut¬n?b) 40 thÕp giÊy nÆng 36,8 N. Mçi thÕp giÊy cã khèi lîng bao nhiªu

gam.c) Mét vËt cã khèi lîng m= 67g vµ thÓ tÝch V=26cm3. H·y tÝnh

khèi lîng riªng cña vËt ®ã ra g/cm3; kg/m3.Câu 4 (2 ®iÓm):

Cã ngêi gi¶i thÝch qu¶ bãng bµn bÞ bÑp (kh«ng bÞ thñng), khi ®îc nhóng vµo níc nãng sÏ phång lªn nh cò v× vá bãng bµn gÆp nãng në ra vµ bãng phång lªn. C¸ch gi¶i thÝch trªn lµ ®óng hay sai? V× sao? Em h·y ®a ra mét vÝ dô chøng tá c¸ch gi¶i thÝch cña m×nh.

Page 67: Học kì ii

Câu 5(3 điểm): Mét cèc ®ùng ®Çy níc cã khèi lîng tæng céng lµ 260g. Ng-êi ta th¶ vµo cèc mét viªn sái cã khèi lîng 28,8g. Sau ®ã ®em c©n th× thÊy tæng khèi lîng lµ 276,8g. TÝnh khèi lîng riªng cña hßn sái biÕt khèi lîng riªng cña níc lµ 1g/cm3.Câu6(6 điểm): Một mẩu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g có khối lượng riêng D=8,3g/cm3.Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3,chì D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần.

---------Hết---------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC - MÔN VẬT LÝ LỚP 6Năm học: 2014 - 2015

Thời gian làm bài: 120 phút

Bài Trả lời ĐiểmCâu1 (4điểm)

a/ Đặt quả cân 1kg lên đĩa A . Đổ đường lên đĩa B sao cho cân bằng (lượng đường này là khối lượng trung gian ,gọi là bì)Bỏ quả cân 1kg xuống , đổ đường vào đĩa A sao cho cân lại thăng bằng .Lượng đường trong đĩa A chính là 1kg. b/ Đặt gói hàng lên đĩa A,đĩa B để các quả cân có khối lượng tổng cộng là m1 sao cho cân thăng bằng :Ta có : 10mxlA =10m1lB (1)Đặt gói hàng lên đĩa B ,đĩa A để các quả cân có khối lượng tổng cộng là m2 sao cho cân thăng bằng :10mxlB =10m2lA (2)Nhân (1) với (2) 100mx mx lAlB=100m1m2lAlB

mx2 =m1.m2

0.5đ 0.5đ

Câu 2(2điểm)

Ta thực hiện các bước như sau:Bước 1: Điều chỉnh cân ( điều chỉnh vị trí số 0) Bước 2: Phân 5 đồng xu thành 3 nhóm: nhóm 1 và nhóm 2 mỗi nhóm có 2 đồng. nhóm 3 có 1 đồng. Bước 3: Đặt các nhóm 1 và 2 lên 2 đĩa cân. + Nếu cân thăng bằng thì đây là 4 đồng tiền thật. chỉ cần lấy 1 trong 4 đồng tiền này.+ Nếu cân không thăng bằng, chứng tỏ trong 4 đồng này sẽ có 1 đồng tiền giả. Vậy đồng tiền trong nhóm 3 là đồng tiền thật. chỉ cần lấy đồng tiền trong nhóm thứ 3.

0.50,5

0,5

0,5

Câu 3(3điểm)

a) 1500N; b) 92gc) D = 2,587g/cm3 = 2587kg/m3

111

Câu 4 C¸ch gi¶i thÝch trªn lµ sai, thùc tÕ qu¶ bãng bµn phång lªn 1.5

Page 68: Học kì ii

(2điểm) lµ do chÊt khÝ trong qu¶ bãng gÆp nãng, në ra, thÓ tÝch khÝ t¨ng lªn ®Èy vá qu¶ bãng phång lªn.VÝ dô: nÕu qu¶ bãng bµn bÞ thñng 1 lç nhá th× khi th¶ vµo níc nãng kh«ng xÈy ra hiÖn tîng trªn

0.5

Câu 5(3điểm)

Khi thả sỏi vào cốc nước thì có một phần nước đã tràn ra ngoài có khối lượng: m0 = m2 – m1 = (260 +28,8)- 276,8=12gThể tích phần nước tràn ra chính bằng thể tích của sỏi

Khối lượng riêng của sỏi là:

Câu 6(6điểm)

Gọi : m1,V1 là khối lượng và thể tích của thiếc có trong hợp kim. m2,V2 là khối lượng và thể tích của chì có trong hợp kim.Ta có m=m1 +m2 => 664=m1 +m2 => m2=664 –m1 (1)

V=V1 +V2 =>

=> (2)

Thế (1) vào (2) =>

80.7,3.11,3=(11,3-7,3)m1+7,3.664 6599,2=4m1+4847,2 m1=438(g) Mà m2=664-m1=664-438=226(g)Vậy khối lượng m1 thiếc là 438(g); khối lượng m2 chì thiếc là 226 (g);

0,5đ0,5đ1đ

0,5đ

0,5đ0,5đ0,5đ

0,5đ

0,5đPHÒNG GD& ĐT HUYỆNTHANH OAI TRƯỜNG THCS THANH CAO

ĐỀ THI OLYMPIC- MÔN VẬT LÝ LỚP 6 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian làm bài 120 phút

Page 69: Học kì ii

ĐỀ BÀIBài 1(2đ). Bạn Dũng có 1 quả bóng tròn nhỏ. Dũng muốn xác định khối lượng riêng của quả bóng đó, trong khi Dũng chỉ có 1 cái cân và biết bán kính của quả bóng tròn. Em hãy giúp Dũng làm việc đó?

Bài 2(3đ).Có 8 viên bi trong đó có một viên nặng hơn bằng sắt. Hỏi số lần cân tối thiểu cần thực hiện? nêu rõ cách tìm ra viên bi bằng sắt.Bài 3(3đ). a )Nam đã dùng một lực là 100N để đẩy một thùng sách lên sàn xe tải với tấm ván dài 2m. Nếu dùng tấm ván khác dài 4m thì lực cần nâng ít nhất là bao nhiêu? b)Tại sao người ta không dùng một kim loai hay một hợp kim nào khác để gia cố bê tông mà lại dùng thép?c) có người nghĩ rằng vì trọng lượng của vật thay đổi tùy theo vị trí của nó trên trái đất, cụ thể với cùng một vật khi ở gần xích đạo thì có trọng lượng lớn hơn khi ở gần địa cực. Do đó người này mới nghĩ cách dùng một cái cân để mua hàng từ vùng địa cực rồi đem về vùng xích đạo để bán nhằm ăn lời do chênh lệch trọng lượng của hàng hóa. Theo em buôn bán như vậy có lời không? Tại sao?Bài 4.(4đ) Hai chất lỏng A và B đựng trong hai bình có cùng thể tích là 3 lít được pha trộn với nhau tạo thành một hỗn hợp. Biết khối lượng riêng của hỗn hợp là 900 kg/ m3. Biết khối lượng riêng của chất lỏng A là 800 kg/m3. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng B.Bài 5.(4điểm). Một trường học có một bể chứa nước với các kích thước bên ngoài dài 3,5m; rộng 2,3 m; cao 1m. Biết rằng thành bể dày 15cm; đáy bể dày 8cm và khối lượng riêng của vật liệu xây bể là 2g/cm .

a) Tính trọng lượng của bể khi chưa có nước.

b) Tính khối lượng của bể khi chứa nước tới độ sâu của nó. Biết nước có khối lượng

riêng là 1000kg/m .Bài 6(4đ) Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một vật nặng có khối lượng 100 kg. điểm treo vật nặng cách vai ngừi thứ nhất 60 cm và cách người thứ hai 40 cm. bỏ qua trọng lượng của cây gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu( khi khiêng chiếc gậy đặt nằm ngang).

Bài Trả Lời ĐiểmBài 1(2đ)

- Dùng cân xác định khối lượng quả bóng

- Dùng công thức V= để xác định thể tích quả bóng

- Dùng công thức D= xác định KLR

- Khi biết D Suy ra quả bóng làm bằng chất gì?

0,50,50,50,5

Bài 2(3đ)

- Chỉ cần cân tối thiểu 2 lần. Lần 1. Lấy 6 viên bi đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi: Nếu cân thăng

bằng thì 2 viên bi còn lại có 1 viên bằng nặng hơn bằng sắt. Lần 2.lấy 2 viên bi còn lại đặt lên mỗi bên đĩa cân 1 viên bi , khi

đó ta thấy cân không thăng bằng và xác định được viên bi sắt đó.

0,50,75

0,75

Page 70: Học kì ii

HOẶC. Lần 1. Đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi: Nếu cân không thăng bằng

thì viên bi bằng sắt sẽ nằm trong 3 viên bi của một bên đĩa cân thấp hơn.

Lần 2:Lấy 2 trong 3 viên bi của bên đĩa cân thấp hơn vừa xác định được trong lần 1, đặt lên mỗi đĩa cân 1 viên bi. Nếu cân thăng bằng thì viên bi còn lại là bi bằng sắt. Nếu cân không thăng bằng thì ta xác định được viên bi bằng sắt nằm ở bên đĩa cân thấp hơn.

0,5

0,5

Bài 3(3đ)

- Vì tấm ván 4m dài gấp 2 lần tấm ván 2m do đó Nam chỉ cần dùng một lực bằng một nửa lực nâng ban đầu cũng đủ đẩy thùng sách lên sàn xe.

- Lực nhỏ nhất cần dùng là: F = 100: 2 = 50 (N)

0,5

0,5- Vì thép có độ dãn nở nhiệt gần bằng với độ dãn nở nhiệt của bê

tông. - Nếu chọn một vật liệu kim loại khác thì độ rãn nở khác nhiều với

độ rãn nở của bê tông ,do đó trong quá trình sử dụng công trình, bê tông và vật liệu gia cố rãn nở nhiệt không đều, gây nứt gãy công trình.

0,5

0,5

- Trọng lượng của vật thay đổi theo vị trí đặt vật trên trái đất.- Khối lượng của vật thì không thay đổi theo vị trí đặt vật.- Người này dùng cân đòn để cân khối lượng của vật chứ không

phải là đo trọng lượng của vật nên khối lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.do vậy buôn bán như người này là không có lợi.

0,5

0,5

Bài 4(4đ)

- Đổi 3 lít = 0,003 (m3); - VA = VB = 0,003(m3)

- Thể tích của hỗn hợp: Vhh = 2 . 0,003 = 0,006 (m3)

- Khối lượng của hỗn hợp:

Mhh = D. Vhh = 900 . 0,006 = 5,4 (kg)- Khối lượng của chất lỏng A là:

MA = DA . VA = 800 . 0,003 = 2,4 (kg)- Khối lượng của chất lỏng B là:

MB= Mhh – MA = 5,4 – 2,4 = 3 (kg)- Vậy KLR của chất lỏng B là:

DB = = = 1000 (kg/m3)

0,250,250,5

0,75

0,75

0,75

0,75

Bài 5(4đ)

a) - Đổi 2g/cm3 = 2000kg/m3 ; 15cm = 0,15m ; 8cm = 0,08m- Thể tích bên ngoài của bể nước là: V1 = a. b. c = 3,5 . 2,3 . 1 = 8,05 ( m3)- Các kích thước bên trong của bể nước là:

0,50,25

0,75

Page 71: Học kì ii

+ Chiều dài : x = 3,5 – (2. 0,15) = 3,2 (m)+ Chiều rộng: y = 2,3 – ( 2. 0,15) = 2 (m)+ Chiều cao : z = 1 – 0,08 = 0,92 (m)- Dung tích của bể ( nghĩa là thể tích chứa nước của bể): V2 = x. y . z = 3,2 . 2 . 0,92 = 5, 888 (m3) - Thể tích của thành và đáy bể là: V = V1 - V2 = 8,05 – 5,888 = 2,162 (m ) - Khối lượng của bể nước khi chưa chứa nước: M1 = V . D = 2,162 . 2000 = 4324 (kg)- Vậy trọng lượng của bể khi chưa chứa nước là: P = 10 . M1 = 10 . 4324 = 43240 (N)b) - Thể tích của nước chứa trong bể là:

V = 3,925 (m3)

- Khối lượng nước trong bể là: M3 = Dn . V3 = 1000 . 3,925 = 3925 (kg

- Vậy khối lượng của bể nước khi chứa nước ( = bể) là:

M = M1 + M3 = 4324 + 3925 = 8249 (kg)

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25

Bài 6(4đ)

- M=100 kg; L1 = 60 cm =0,6m; L2= 40cm= 0,4 cm- Trọng lượng của vật nặng là: P =10.M =10. 100 = 1000(N)- Gọi F1 là lực mà người thứ nhất phải khiêng,F2 là lực mà người thứ

hai phải khiêng. - nên F1 + F2 = P =1000(N) (1)

- Ta có: F1. L1 = F2.L2 = (2)

- Từ (1) và (2) biến đổi suy ra: F1= 400N; F2=600(N)

0,50,750,5

0,75

0,75

0,75

………………………Hết…………………………….

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6TRƯỜNG THCS THANH THÙY Năm học: 2014 -2015 Môn thi: Vật lí Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)Câu 1: (2 điểm)Một người mang một cái can 3 lít đến cửa hàng để mua 1 lít dấm. Người bán hàng chỉ có một cái can 5 lít đựng đầy nước dấm và một can 2 lít chưa đựng gì cả. Theo em, người bán hàng phải dùng cách nào để đong đúng yêu cầu của khách?Câu 2: (3 điểm)a. Nêu tính chất dãn nở vì nhiệt của chất rắn ?b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng ?

Page 72: Học kì ii

Câu 3: (3 điểm)Hãy trình bày phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước? (dùng bình chia độ, cân)Câu 4: (4 điểm)Một một bao gạo nặng 1,5 tạ. Biết khối lượng riêng của gạo là 1200 kg/m3.a. Tính trọng lượng của bao gạo. b. Tính thể tích của bao gạo. c. Tính trọng lượng riêng của bao gạo.Câu 5: (4 điểm)Bạn Tuấn dùng đòn bẩy để nâng một vật. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của bạn Tuấn đặt tại A. Trọng lượng của vật là 45N, AB = 1,5 m.

a. Điền số thích hợp vào chỗ trống của bảng số liệu sau: OA (cm) 135 125 75 30 25 OB (cm) 15 75 Lực tác dụng F (N) 5 9 180 225

b. Khi nào lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật ?Câu 6: (4 điểm)Đổ 1 lít rượu vào 1,5 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,7% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Hãy tính khối lượng riêng của hỗn hợp biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là D1= 800 kg/m3; D2= 1000 kg/m3.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6

Năm học: 2014 -2015Môn thi: Vật lí

Câu 1: (2 điểm)- Bước 1: Lấy can 5 lít đổ từ từ dấm vào đầy can 3 lít.- Bước 2: Sau đó, lấy can 3 lít đổ từ từ dấm vào đầy can 2 lít=> Lượng dấm còn lại trong can 3 lít vừa đúng bằng lượng khách hàng yêu cầu (1 lít)Câu 2: (3 điểm)a. Tính chất: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (1đ)- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0,5đ)b. Tạo điều kiện cho mái tôn dãn nở khi hấp thụ ánh sáng mặt trời (khi nhiệt độ tăng) mà không làm biến dạng bề mặt.  (1,5đ)Câu 3: (3 điểm)Phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước là:

A

BO

Page 73: Học kì ii

(vật rắn lọt qua bình chia độ)- Bước 1: Dùng cân xác định khối lượng của vật rắn. (m)- Bước 2: Xác định thể tích của vật rắn. (V) Đổ khoảng 50cm3 nước vào bình chia độ. Thả nhẹ nhàng vật rắn vào bình chia độ. Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của vật rắn.- Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: D = m/V

Câu 4: (4 điểm) Tóm tắt: (0,5đ) a. Tọng lượng của bao gạo là: m = 1,5 tạ =150kg P = 10.m = 10.150 =1500 (N) (1đ) D =1200 kg/m3 b.Thể tích của bao gạo là: P =?. V = m : D = 150 : 1200 = 0,125 (m3) (1đ) V=? c. Trọng lượng riêng của bao gạo là: d = ? d = 10. D = 10. 1200 = 12 000 (N/m3) (1đ) Đáp số: (0,5đ) a. 1500 N , b. 0,125m3 , c.12 000 N/m3

Câu 5: (4 điểm)a. - Độ lớn của lực tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa.=> Lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì càng nhỏ bấy nhiêu lần. (1đ)- Ta có: OA = 135cm, OB = 15cm => OA = 9.OBVậy lực tác dụng nhỏ hơn trọng trọng lượng của vật 9 lần, hay F=5N - Giải thích tương tự ta có bảng sau: (2đ)

OA (cm) 135 125 75 30 25 OB (cm) 15 25 75 120 125Lực tác dụng F (N) 5 9 45 180 225

b.Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật. (OA < OB). (1đ)Câu 6:Tóm tắt: (0,5đ)Vrượu = 1 lít = 1 dm3 = 0,001 m3

Vnước = 1,5 lít = 1,5 dm3 = 0,0015 m3

D1= 800 kg/m3 D2= 1000 kg/m3

Dhh = ?

- Khối lượng của 1 lít rượu là: mrượu = D1. Vrượu = 800. 0,001 = 0,8 (kg) (1đ) - Khối lượng của 1,5 lít nước là: mnước = D2. Vnước = 1000. 0,0015 = 1,5 (kg) (1đ) - Khối lượng của hỗn hợp là: mhh = mrượu + mnước = 0,8 + 1,5 = 2,3 (kg) - Tổng thể tích của rượu và nước là: V = Vrượu + Vnước = 0,001 + 0,0015 = 0,0025 (m3)

Page 74: Học kì ii

- Vì thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,7% thể tích tổng cộng của các chất thành phần nên thể tích của hỗn hợp là:

Vhh = V − V. 0,7% = 0,0025 − 0,0025. 0,7 : 100 = 0,0024825 (m3) - Khối lượng riêng của hỗn hợp rượu và nước là: Dhh = mhh : Vhh = 2,3 : 0,0024825 ≈ 926 (kg/m3) (1đ) Đáp số: 926 kg/m3 (0,5đ)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI

TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG

ĐỀ THI HỌC SINH OLIMPIC VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2014-2015

Thời gian làm bài :120 phút( không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)Hãy chọn các dụng cụ thích hợp trong số các dụng cụ sau để xác định trọng lượng riêng của một viên đá (có thể bỏ lọt vào bình chia độ): Cân đồng hồ, thước thẳng, thước dây, bình chia độ, bình tràn, lực kế, nước. Nêu thứ tự các bước tiến hànCâu 2: (3 điểm)Hãy vẽ hệ thống dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động để được lợi:

a) 4 lần về lựcb) 6 lần về lực

Câu 3: (3 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1= 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.Câu 4: (4điểm) Bốn người cùng kéo một vật có trọng lượng là 2000 N lên cao theo phương thẳng đứng, lực kéo của mỗi người là 400 N. Hỏi bốn người đó có thực hiện được công việc không? Tại sao? Câu 5. (4 điểm)Một quả cầu nhôm có thể tích bằng 4dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. a. Tính khối lượng của quả cầu nhôm. b. Tính trọng lượng của quả cầu nhôm. c. Tính trọng lượng riêng của nhôm. Câu 6: (4 điểm).Chiều dài của hai thanh đồng và sắt ở 00C là 20m. Hỏi khi nhiệt độ tăng lên 400C thì chiều dài hai thanh hơn kém nhau bao nhiêu? Thanh nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 10C thì chiều dài thanh sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu; chiều dài thanh đồng tăng thêm 0,000018 chiều dài ban đầu.

___________________hết__________________

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLIMPIC VẬT LÝ 6

Page 75: Học kì ii

TẠO THANH OAITRƯỜNG THCS XUÂN

DƯƠNG

Năm học: 2014-2015

Câu Đáp Án Điểm1 2

A

- Chọn các dụng cụ sau: Lực kế, bình chia độ, nước. - Các bước tiến hành: + Bước 1 dùng lực kế đo trọng lượng của vật được giá trị: p + Bước 2: Đổ nước vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V1

+ Bước 3: Thả vật vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V2

+ Bước 4: Tính thể tích vật : V = V2 - V1

0,5

0,5

0,50,5

2 3a) Vẽ đúng 2 ròng rọc động, 2 ròng rọc cố định (hoặc 1 rr cố định, 2 rr động) b) Vẽ đúng 3 ròng rọng động, 3 ròng rọng cố định

1.51,5

3 3- Ta có D1 = 7300kg/m3 = 7,3g/cm3 ; D2 = 11300kg/m3 = 11,3g/cm3 - Gọi m1 và V1 là khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim - Gọi m2 và V2 là khối lượng và thể tích của chì trong hợp kim

Ta có m = m1 + m2 664 = m1 + m2 (1) 

V = V1 + V2 3,113,73,8664 21

2

2

1

1 mmDm

Dm

Dm

(2)

Từ (1) ta có m2 = 664- m1. Thay vào (2) ta được 3,11664

3,73,8664 11 mm

(3)Giải phương trình (3) ta được m1 = 438g và m2 = 226g

1

1

1

4- Lực tối thiểu để kéo vật lên là 2000N- Lực tối đa là hợp lực của 4 người là 1600N- Vậy không kéo được....

2

2

5

a. Khối lượng của quả cầu m = D .V = 2700 . 0,004 = 10,8 (kg)b. Trọng lượng của quả cầu: P = 10. m =10,8 . 10 =108 (N)c.Trọng lượng riêng của nhôm là d = 10. D = 10 x 2700 =27000 ( N/ m3 )

1

1

2- Chiều dài tăng thêm của thanh sắt là: l1 = 20.0,000012.40 =

0,0096 m. 1

Page 76: Học kì ii

6 - Chiều dài tăng thêm của thanh đồng là: l2 = 20.0,000018.40 = 0,0144m.

- Do 0,0144 > 0,0096 nên thanh đồng nở vì nhiệt nhiều hơn và nhiều hơn là:

l = l2 - l1 = 0,0144 - 0,0096 = 0,0048m = 4,8mm

1

2

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG

ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6Năm học 2014 – 2015

Môn: Vật Lý Thời gian làm bài:120 phút(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2đ)Ở 00C một thanh sắt có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 400C.

Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 400C ? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu.Câu 2: (3đ)

Có một chiếc cốc hình trụ, nước và một số các dụng cụ cần thiết. Hãy chỉ ra ít nhất 3 cách lấy đúng một nửa cốc nước.Câu 3:(3đ) Có 6 viên bi giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bi bằng chì và 5 viên bi bằng sắt. Chỉ với hai lần cân hãy chỉ ra viên bi bằng chì.Câu 4: (4 đ)

Một mẫu hợp kim chì- nhôm có khối lượng 630g và khối lượng riêng 7g/cm3. Hãy xác định khối lượng của nhôm- chì có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của chì là 11,3g/cm3, khối lượng riêng của nhôm 2,7g/cm3 và xem rằng thể tích của hợp kim bằng 90% tổng thể tích các kim loại thành phần.Câu 5 (4đ) :Có 100 viên gạch mỗi viên có khối lượng 2kg . Lực kéo trung bình của một người công nhân là 500N

a) Tính trọng lượng của số gạch trên.b) Cần ít nhất bao nhiêu người công nhân để kéo số gạch đó lên cao theo phương

thẳng đứng.c) Nếu chỉ có một người công nhân muốn kéo số gạch đó lên anh ta cần dùng một

hệ thống PaLăng gồm bao nhiêu ròng rọc cố định và bao nhiêu ròng rọc động.d) Nếu có hai người công nhân kéo số gạch trên theo mặt phẳng nghiêng lên cao 3m

thì cần dùng tấm ván dài bao nhiêu mét.Câu 6 (4đ)

Một chất lỏng A có khối lượng lớn gấp 3 lần khối lượng của chất lỏng B. Thể tích của B lớn gấp 6 lần thể tích của vật A:

a) So sánh khối lượng riêng của A và B? b) Nếu đem hai chất lỏng này chộn lẫn vào nhau thì khối lượng riêng của hỗn hợp

lớn hơn hay nhỏ hơn mấy lần khối lượng riêng của chất lỏng A, chất lỏng B ?..................................Hết...................................

Page 77: Học kì ii

ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ THI OLYMPICMôn vật lý lớp 6 năm học 2014-2015

Câu 1: (2đ)Chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ tăng thêm 400C là (0,5đ)

L= 0,00012.(40:10).100 = 0,048 (cm) (0,5đ)Chiều dài của thanh sắt ở 400C là (0,5d)

L= 100 + 0,048 = 100,048 (cm) (0,5đ).Câu 2: (3đ) Cách1:

Dùng thước đo độ cao bên trong cốc. Đổ nước vào đến một nửa độ cao đo được (1đ) Cách 2:

Dùng bình chia độ đo thể tích của đầy cốc nước. Đổ nước ra. Lấy bình chia độ đo thể tích bằng nửa thể tích đo lúc đầu sôi đổ vào cốc. ` (1đ) Cách 3:

Đổ khoảng trên nửa cốc nghiêng cốc sao cho mặt nước chia cốc thành 2 phần bằng nhau (mặt nước ở mép trên của đáy cốc và mép dưới của miệng cốc) ta lấy được nửa cốc nước (1đ)Câu 3:( 4 đ) Lần cân 1:

Đặt mỗi đĩa cân 3 viên bi. Do chì nặng hơn sắt nên bên đĩa căn nặng hơn (hạ thấp hơn) có bi chì.

(1đ) Lần cân 2:

Nhấc 3 viên bi bên đĩa cân nhẹ ra ngoài, tay cầm 2 viên bi ở đĩa cân nặng và đặt 1 bi vào đĩa cân không có bi. Xảy ra 2 trường hợp (1đ) - Nếu cân thăng bằng, viên bi còn lại trong tay là bi chì (0,5đ) - Nếu cân không thăng bằng bên đĩa cân nặng là bi chì (0,5đ).Câu 4: (6 đ)

Thể tích của hợp kim là Theo CT: D= m/v→ Vhk=mhk//Dhk = 630/7 =90cm3

Mà : Vhk =90%(Vc + Vnh)Hay 90 = 90%(Vc + Vnh) 90 = 0,9 Vc + 0,9 Vnh

→ Vc = (90 - 0,9Vnh)/0,9Khối lượng của chì là : TCT D = m/V→ mc = Dc . Vc

mc = 11,3. (90 - 0,9Vnh)/0,9 Khối lượng của nhôm là: mnh = Dnh . Vnh

Mà mc + mnh = 630=11,3. (90 - 0,9Vnh)/0,9 + 2,7 Vnh

Giải ra ta được Vnh = 51,14 (cm3)

Page 78: Học kì ii

Thay vào ta tính được mnh = 156,978 (g) mc = 473,002 (g)

Câu 5 (4đ) :

a) Trọng lượng của 100 viên gạch là : P = 10. m = 10 . 100 . 2 = 200 (N) (1đ) b) Cần ít nhất số người công nhân kéo là: n = 2000/500 = 4 người (1đ) c) Nếu một người công nhân kéo thì anh ta cần dùng một hệ thống PaLăng gồm 2 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động. (1đ) d) Lực kéo của hai người công nhân là 1000 N mà trọng lượng vật là 2000 N lên để đưa vật lên cao 3m thì cần dùng tấm ván có chiều dài L = 2 . h = 2 .3 = 6m (1đ)Câu 6 (4đ) a) mA = 3 mB → mB = 1/3VA ; VB = 6 VA→ VA = 1/6 VB

DA = mA/VA = 3 mB : 1/6VB = 18 DB

DB = mB/VB

Vậy khối lượng riêng của chất A gấp 18 lần khối lượng riêng của chất B (2đ) b) Đem chộn lẫn ta có m = mA + mB = (1 + 1/3)mA = 4/3mA

V= VA + VB = 7VA D =m/V = 4/3mA:7VA = 4/21 DA

Tương tự D = 4mB : ( 1 + 1/6) VB = 4 mB : 7/6VB = 24/7DB

Vậy khối lượng riêng của hỗn hợp nhỏ hơn 4/21 khối lượng riêng của chất A và lớn hơn 24/7 khối lượng riêng của chất B. (2đ)

PHÒNG GD&ĐT THANH OAITRƯỜNG THCS KIM AN

ĐỀ THI OLYMPIC MÔN VẬT LÝ LƠP 6 NĂM HỌC 2014 - 2015

(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1 : (3điểm) Ở 00C một thanh sắt có chiều dài là 100cm.Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 400C. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 400C? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu. Câu 2 : (3 điểm)Có 5 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng thật có khối lượng khác tiền giả, và 1 đồng giả. Hãy nêu cách để lấy được một đồng tiền thật sau một lần cân. Câu 3: (4điểm)Mai có 1,6kg dầu hỏa. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7 lít để đựng. Cái can đó có chứa hết dầu không? Vì sao? Biết dầu có khối lượng riêng là 800kg/m3. Câu : 4 (4 điểm)Đưa một vật có trọng lượng 60N lên cao 1 mét khi ta dùng các mặt phẳng nghiêng khác nhau có chiều dài l thì độ lớn của lực F cũng thay đổi và có giá trị ghi trong bảng sau:

Page 79: Học kì ii

Chiều dài l(mét) 1,5 2 2,5 3

Lực kéo F(N) 40 30 24 20

a. Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa F và chiều dài l.b. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 mét thì lực kéo là bao nhiêu?c. Nếu chỉ dùng lực kéo 10N thì ta phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng bao nhiêu? Câu 5 : (6 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g có khối lượng riêng D=8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3,chì D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần.

- HẾT - ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC MÔN VẬT LÍ 6 (Năm học 2014-2015)

Câu Đáp án Điểm1 Chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ tăng thêm 400C là

l=0,00012.(40:10).100=0,048(cm) Chiều dài của thanh sắt ở 400C là L=100+0,048=100,048 (cm)

(1,5đ) (1,5đ)

2 B1 : Hiệu chỉnh cân(điều chỉnh vị trí số 0) B2: Phân 5 đồng xu làm 3 nhóm :Nhóm 1 và nhóm 2 mỗi nhóm có 2 đồng ,nhóm 3 có 1 đồng B3: Đặt các nhóm 1 và 2 lên 2 đĩa cân: Nếu cân thăng bằng thì đây là 4 đồng tiền thật,chỉ cần lấy 1 trong 4 đồng tiền này Nếu cân không thăng bằng, chứng tỏ trng 4 đồng này có 1 đồng giả.Vậy đồng tiền trong nhóm 3 là đồng thật, chỉ cần lấy đồng tiền trong nhóm

(1đ)

(1đ)

(1đ)

3 Từ công thức : D = m/V suy ra V = m/D Thay số ta có : V =1,6/800 =0,002 m3 = 2dm3 = 2lít Vậy thể tích của 1,6kg dầu hỏa là 2 lít > 1,7 lít (thể tích của can). Suy ra cái can Hằng đưa cho Mai không chứa hết 1,6kg dầu hỏa

(1đ)(1đ)(1đ)

(1đ)4 Vì kéo vật bằng một hệ thống pa lăng gồm 4 ròng dọc động nên

được lợi 8 lần về lực vì mỗi ròng dọc động cho lợi 2 lần về lực.

Vậy lực kéo vật là : F = (N) (2đ)

(2đ)

(2đ)

5 Gọi : m1,V1 là khối lượng và thể tích của thiếc có trong hợp kim (0,5đ)

Page 80: Học kì ii

m2,V2 là khối lượng và thể tích của chì có trong hợp kim. Ta có m=m1 +m2 => 664=m1 +m2 => m2=664 –m1 (1)

V=V1 +V2 =>

=> (2)

Thế (1) vào (2) =>

80.7,3.11,3=(11,3-7,3)m1+7,3.664 6599,2=4m1+4847,2 m1=438(g) Mà m2=664-m1=664-438=226(g)

Vậy khối lượng m1 thiếc là 438(g); khối lượng m2 chì thiếc là 226 (g);

(0,5đ)

(1đ)

(0,5đ)

(1đ)

(2đ)

(0,5đ)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÍ 6

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU Năm học 2014- 2015 Thời gian 120 phút( Không kể thời gian

giao đề)

Câu 1:(3 điểm)Hãy chọn các dụng cụ thích hợp trong số các dụng cụ sau để xác định trọng lượng riêng

của một viên đá (có thể bỏ lọt vào bình chia độ) : Cân đồng hồ, thước thẳng, thước dây, bình chia độ, bình tràn, lực kế, nước. Nêu thứ tự các bước tiến hành.

Câu 2:(3 điểm)Có 9 gói mì tôm, trong đó có một gói mất phẩm chất (nhẹ hơn). Bằng một cân Rôbécvan

và không có quả cân nào, hãy tìm cách chỉ cân tối đa 2 lần là có thể xác định được gói mì nhẹ hơn đó.

Câu 3:(2 điểm) Hãy vẽ hệ thống dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động để được lợi:

c) 4 lần về lựcd) 6 lần về lực

Câu 4: (4 điểm)Khối lượng riêng của rượu ở 00C là 800 kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 500C, biết rằng khi tăng thêm 10C thì thể tích rượu tăng thêm thể tích của nó ở 00C.

Câu 5: (4 điểm)Có 100 viên gạch mỗi viên có khối lượng 2kg. Lực kéo trung bình của một người công nhân là 500N.

Page 81: Học kì ii

a) Tính trọng lượng của số ghạch trên.b) Cần ít nhất bao nhiêu người công nhân để kéo số ghạch đó lên cao theo phương

thẳng đứng.c) Nếu chỉ có một người công nhân muốn kéo số ghạch đó lên anh ta cần dùng một hệ

thống palăng gồm bao nhiêu ròng rọc cố định và bao nhiêu ròng rọc động.d) Nếu có hai người công nhân kéo số ghạch trên theo mặt phẳng nghiêng lên cao 3m

thì cần dùng tấm ván dài bao nhiêu mét. Câu 6: (4 điểm)

Chiều dài của hai thanh đồng và sắt ở 00C là 20m. Hỏi khi nhiệt độ tăng lên 400C thì chiều dài hai thanh hơn kém nhau bao nhiêu? Thanh nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 10C thì chiều dài thanh sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu; chiều dài thanh đồng tăng thêm 0,000018 chiều dài ban đầu. -------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÍ 6.Câu 1: (3 điểm) Chọn các dụng cụ sau: Lực kế, bình chia độ, nước. (0,5đ) Các bước tiến hành: Bước 1 dùng lực kế đo trọng lượng của vật được giá trị: p (0,5đ) Bước 2: Đổ nước vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V1 (0,5đ) Bước 3: Thả vật vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V2 (0,5đ) Bước 4: Tính thể tích vật : V = V2 - V1 (0,5đ) Bước 5: Xác định trọng lượng riêng của viên đá bằng công thức d = (0,5đ)Câu 2: (3 điểm) Ta có thể thực hiện theo phương án sau: Lần cân I: Đặt lên mỗi đĩa 3 gói mì. Xảy ra hai trường hợp: (0,5đ)TH1 Hai đĩa thăng bằng. Như vậy gói mì nhẹ hơn nằm ở ba gói còn lại. (0,5đ) Lần cân II: Lấy hết gói mì đã cân xuống. Đặt lên mỗi đĩa cân một gói mì (trong 3 gói còn lại), xảy ra 2 trường hợp: (0,5đ)- Nếu cân thăng bằng: Gói mì nhẹ nằm ở ngoài. (0,5đ)- Nếu cân không thăng bằng, gói mì nhẹ nằm ở đĩa cân bị nâng lên. (0,5đ)TH2: Hai đĩa không thăng bằng: Gói mì nhẹ nằm ở đĩa cân bị nâng lên. (0,5đ)Lần cân II: Thực hiện như lần cân thứ hai ở TH1. (0,5đ)

Câu 3: (2 điểm) a) Vẽ đúng 2 ròng rọc động, 2 ròng rọc cố định (hoặc 1 rr cố định, 2 rr động) (1đ) b) Vẽ đúng 3 ròng rọng động, 3 ròng rọng cố định (1đ) Câu 4: (4 điểm)

Khi tăng nhiệt độ không làm thay đổi khối lượng. Khối lượng rượu ở 00C cũng chính là khối lượng rượu ở 500C: m = D . V (0,5đ) Thể tích của rượu tăng thêm khi rượu ở 500C là: Vt = . 50. V = V (1đ) Thể tích rượu ở 500C là: V’ = V + Vt = V + V = V (1đ) Khối lượng riêng của rượu ở 500C là: D’ = = = D = = 762 kg/m3 (1,5đ)

Page 82: Học kì ii

Câu 5: (4 điểm)a) Trọng lượng của 100 viên ghạch là: P = 10 . m = 10 . 100 . 2 = 2000 N (1đ)b) Cần ít nhất số người công nhân kéo là: n = = 4 người (1đ)c) Nếu một người công nhân kéo thì anh ta cần dùng một hệ thống palăng gồm 2 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động. (1đ)d) Lực kéo của 2 người công nhân là 1000 N mà trọng lượng vật là 2000 N nên để đưa vật lên cao 3m cần dùng tấm ván có chiều dài l = 2.h = 2. 3 = 6m (1đ)

Câu 6: (4 điểm)Chiều dài tăng thêm của thanh sắt là: l1 = 20 . 0,000012 . 40 = 0,0096 m (1đ)Chiều dài tăng thêm của thanh đồng là: l2 = 20 . 0,000018 . 40 = 0,0144m (1đ)Do 0,0144 > 0,0096 nên thanh đồng nở vì nhiệt nhiều hơn và nhiều hơn là: (1đ) l = l2 - l1 = 0,0144 - 0,0096 = 0,0048m = 4,8mm (1đ) ----------------------------hết---------------------------

THCS PHƯƠNG TRUNG ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6- Năm học 2014-2015 Môn :Vật lý Thời gian 120 phútCâu 1(2đ)Một quyển vở đặt trên bàn nằm ngang,có những lực nào tác dụng lên nó?Chỉ rõ phương chiều và độ lớn của các lực đó.Biết quyển vở có khối lượng là 250g.Câu 2(4đ)a.Có một hỗn hợp đồng và bạc .Em hãy nêu một phương án để tách riêng 2 kim loại này.b.Hai quả cầu,một bằng đồng,một bằng nhôm,có kích thước bằng nhau và đang ở cùng một nhiệt độ như nhau.Khi nung nóng chúng lên cùng một nhiệt độ như nhau thì kích thước của chúng còn bằng nhau nữa không? Tại sao?Câu 3(2đ)Làm thế nào để chia 1 túi kẹo 5kg thành ba phần: 2 phần mỗi phần 2kg và 1 phần 1 kg bằng 1 cân Robec van và 1 quả cân 3kg.Câu 4(4đ)Một vật làm bằng sắt có thể tích 0,005m.Biết sắt có khối lượng riêng là 7800kg/m3

a.Tính khối lượng của sắtb.Nếu đưa vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng thì phải dùng lực như thế nào so với trọng lượng của vật? c.Nếu đưa vật lên cao bằng hệ thống ròng rọc như hình vẽ thì phải dùng lực kéo bằng bao nhiêu?d.Nếu đặt vật đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì lực mà mặt sàn tác dụng lên vật có độ lớn bằng bao nhiêu?Câu 5(4đ)a.Đổi 2500C ra 0F và 10040F ra 0Cb.Làm thế nào để xác định xem tại nhiệt đô bằng bao nhiêu thì số đọc trên thang Xenxiut bằng số đọc trên thang FarenahaiCâu 6 (4đ)

Page 83: Học kì ii

Một đầu lò xo được treo vào một điểm O cố định .Khi treo vào đầu kia một quả nặng có khối lượng m1= 0,5kg thì chiều dài của nó tăng thêm 3cm.

a. Tính chiều dài của lò xo khi đó.Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 45cm.b. Nếu ta móc thêm vào lò xo (trong giới hạn cho phép) một quả nặng 1kg nữa thì

chiều dài của lò xo lúc đó là bao nhiêu?

Đáp ánCâu 1-Có 2 lực tác dụng lên nó là-Trọng lực :Có phương thẳng đứng ,chiều hướng về trái đất,độ lớn = P=10.m=10.0,25=2,5N-Lực nâng của mặt bàn: có phương thẳng đứng,chiều từ dưới lên,độ lớn =P=2,5N2 lực này là 2 lực cân bằngCâu 2a.Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1083 độ C,của bạc là 960độ CĐun nóng chảy hỗn hợp đến 960 độ C thì bạc nóng chảy ta thu được bạc nguyên chất ở thể lỏng.còn lại là đồng vẫn ở thể rắn.b.Nhôm dãn nở vì nhiệt nhiều hơn đồng nên khi đó quả cầu nhôm có kích thước lớn hơn.Câu 3Đặt quả cân lên đĩa bên phải và đổ kẹo trong bao sang đĩa bên trái sao cho cân thăng bằng.Thay quả cân bên phải bàng số kẹo ở trong bao.Lấy số kẹo ở cân bên trái vào bao màu đỏ cho đến khi cân thăng bằng.Đổ kẹo ở đĩa cân bên trái vào bao xanh,ở đĩa bên phải vào bao trắng .Vậy ta đã có 3 phần kẹo ,bao xanh và bao trắng mỗi bao 2kg,bao đỏ 1kg.Câu 4Tóm tắta.m= D.V=7800.0,005=39kgb.Dùng lực nhỏ hơn trọng lượng của vật(F<P=10.m=390N)c.Do có 1 ròng rọc động nên F kéo =P/2=195Nd.Trọng là lực tác dụng lên vật và lực mà mặt sàn tác dụng lên vật cân bằng nhau nên có độ lớn bằng nhau=P=390NCâu 5a. 2500C =32+1,8.250=482 0F10040F =(1004-32):1,8=540 0Cb.Gọi t là nhiệt độ ở thang độ C thì T là nhiệt độ ở thang độ FTa có T= 32+1,8.tKhi T=t nghĩa là t=32+ 1,8.t Suy ra t=T= -40 độ C =- 40 độ FCâu 6

Page 84: Học kì ii

a.l=3+45=48cmb.Treo thêm 1 quả nặng 1kg nữa nghĩa là trọng lượng vật treo đã tăng gấp 3 nên độ biến dạng cũng tăng gấp 3.∆l=3.3=9cml=45+9=54cm

PHÒNGGD&ĐTTHANH OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC

ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6Năm học 2014 – 2015

Môn thi Vật Lý Thời gian làm bài : 120 phút(Không kể thời gian giao đề)Ngày thi :.............................

Câu 1 (2điểm) Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước, có hình dạng bất kỳ để vật lọt vào bình chia độ. Biết rằng dụng cụ chỉ có bình chia độ và lực kế.Câu 2 (3 điểm) Mai dùng một cân Rôbecvan và một quả cân loại 4kg để chia 10 kg gạo thành 10 túi có khối lựợng bằng nhau. Hỏi Mai phải làm như thế nào?Câu 3 (3 điểm)Có 5 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng thật có khối lượng khác tiền giả, và 1 đồng giả. Hãy nêu cách để lấy được một đồng tiền thật sau một lần cân.Câu4 (4 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1= 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.Câu 5 (4 điểm) Bốn người cùng kéo một vật có trọng lượng là 2000 N lên cao theo phương thẳng đứng, lực kéo của mỗi người là 400 N. Hỏi bốn người đó có thực hiện được công việc không? Tại sao? Câu 6 (4 điểm) Ở 00C một thanh sắt có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 400C. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 400C? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu

------------Hết------------

PHÒNG GD & ĐT THANH OAITRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLIMPIC LỚP 6NĂM HỌC 2014-2015

Môn thi: Vật lý

Câu Nội dung ThangĐiểm

1(2đ)

-Dùng BCĐ xác định thể tích V- Dùng Lực kế xác định trọng lương P- Từ P= 10. m tính được m

0,5 đ0,5 đ0,5 đ

Page 85: Học kì ii

- Áp dụng D = m/V 0,5 đ2

(3đ)Bước 1: Lấy túi gạo 10 kg đổ vào hai bên cân cho đến khi cân thăng bằng. Vậy mỗi bên cân có 5 kg gạo. Ta được 2 túi chứa 5 kg gạo.Bước 2: Đặt quả cân 4 kg lên một bên đĩa cân, đổ gạo ở túi 5 kg sang đĩa cân bên kia sao cho cân thăng bằng, còn lại 1 kg trong túi. Tương tự với túi gạo 5kg còn lại. Ta được 2 túi gạo 1 kg.Bước 3: Đặt 2 túi gạo 1kg lên một bên đĩa cân. Đổ túi gạo 4 kg lên đĩa cân bên kia sao cho cân thăng bằng. Vậy túi gạo 4kg còn 2 kg. Làm tương tự với túi gạo 4 kg còn lại.Bước 4: Đổ túi gạo 2 kg sang hai bên cân đến khi cân thăng bằng ta được mỗi bên cân có 1 kg gạo. Làm tương tự với túi gạo 2 kg còn lại. Ta được 10 túi gạo mỗi túi có 1 kg gạo.

0,75 đ

0,75 đ

0,75 đ

0,75 đ3

(3 đ) B1 : Hiệu chỉnh cân(điều chỉnh vị trí số 0) B2: Phân 5 đồng xu làm 3 nhóm :Nhóm 1 và nhóm 2 mỗi nhóm có 2 đồng, nhóm 3 có 1 đồng B3: Đặt các nhóm 1 và 2 lên 2 đĩa cân: Nếu cân thăng bằng thì đây là 4 đồng tiền thật, chỉ cần lấy 1 trong 4 đồng tiền này Nếu cân không thăng bằng, chứng tỏ trng 4 đồng này có 1 đồng giả.Vậy đồng tiền trong nhóm 3 là đồng thật, chỉ cần lấy đồng tiền trong nhóm

0.5 đ

0,5 đ

1đ4

(4đ)- Ta có D1 = 7300kg/m3 = 7,3g/cm3 ; D2 = 11300kg/m3 = 11,3g/cm3

- Gọi m1 và V1 là khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim - Gọi m2 và V2 là khối lượng và thể tích của chì trong hợp kim

Ta có m = m1 + m2 664 = m1 + m2 (1) 

V = V1 + V2 3,113,73,8664 21

2

2

1

1 mmDm

Dm

Dm

(2)

Từ (1) ta có m2 = 664- m1. Thay vào (2) ta được 3,11664

3,73,8664 11 mm

(3)Giải phương trình (3) ta được m1 = 438g và m2 = 226g

0.5 đ0.5đ0.5 đ

0.5đ

1đ5

(4 đ)- Lực tối thiểu để kéo vật lên là 2000N- Lực tối đa là hợp lực của 4 người là 1600N

Vậy không kéo được....

1.5 đ1.5 đ1 đ

6(4đ)

Chiều dài tăng thêm của thanh sắt khi nhiệt độ tăng thêm 400C là L1 = 0,00012.(40:10).100=0,048(cm) Chiều dài của thanh sắt ở 400C là L =100+0,048=100,048 (cm)

2 đ

2 đ

PHÒNG GD&ĐT THANH OAITRƯỜNG THCS THANH MAI

ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học: 2014-2015 Môn : Vật lý Thời gian làm bài: 120 phút

Page 86: Học kì ii

( Không kể thời gian giao đề)Câu 1 (2 điểm) Bạn Trâm có một bức tượng vũ nữ nhỏ, muốn xác định xem bức tượng được làm bằng chất gì, trong khi bạn chỉ có một cái cân và một bình chia độ có thể bỏ lọt bức tượng vào. Em hãy giúp Trâm làm việc đó.Câu 2(3 điểm): Có 3 chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, Can thứ 2 ghi 8 lít, can thứ 3 ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước .Câu 3 (3 điểm) Đường sắt từ Hà Nội đi Thái Nguyên dài khoảng 100 km, được ghép từ 80000 thanh ray bằng sắt. Giữa các thanh ray sắt người ta bớt một khoảng trống nhỏ. Em hãy cho biết làm như vậy có tác dụng gì ? Giả sử cứ tăng thêm 1oC thì mỗi thanh ray lại dài thêm ra 0,01mm, hỏi nếu nhiệt độ tăng thêm 20oC thì đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên dài thêm bao nhiêu m?Câu 4: (4 điểm): Một cốc đựng đầy nước có khối lượng tổng cộng 260g. Người ta thả vào cốc 1 viên sỏi có khối lượng 28,8g, sau đó đem cân thì thấy tổng khối lượng là 276,8g. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo đơn vị kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3

Câu 5 (4 điểm)a. Một hòn gạch có hai lỗ khối lượng 2,4kg. Hòn gạch có thể tích 1250cm3. Mỗi lỗ có thể tích 25cm3 .Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch. b. Một hộp đựng gạo đầy ngang miệng hộp, có thể tích 320cm3. Gạo có khối lượng 360g .Tính thể tích phần không khí giữa các hạt gạo trong hộp. Biết khối lượng riêng của gạo là 1200kg/m3 .

Câu 6 : (4 điểm) Bốn người cùng kéo một vật có trọng lượng là 2000N lên cao theo phương thẳng đứng, lực kéo của mỗi người là 400N. Hỏi bốn người đó có thực hiện được công việc không? Tại sao?

------------------- Hết ----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI OLYMPIC VẬT LÝ 6Năm học 2014 - 2015

Câu Nội dung Điểm

1

Nêu được cách bước:Bước 1: Dùng cân để xác định khối lượng của bức tượng (kg)Bước 2: Đo thể tích của vật bằng bình chia độ

- Lấy nước vào bình chia độ ghi mực nước ban đầu V1 . cho bức tượng vào ghi mực nước dâng tới mực V2 .

- Xác định V = V2 – V1 được thể tích bức tượng V, đổi ra đơn vị m3

Bước 3: Tính khối lượng riêng theo công thức D= m:V (kg/m3)

0,5 đ

1 đ

0,5 đ2 - Lần 1: đổ nước từ can 10 lít sang can 8 lít thì can 10 lít còn lại 2lít

nước, can 8 lít chứa 8 lít nước. - Lần 2: đổ nước từ can 8l sang đầy can 5l . Can 5 l chứa 5 l nước - Lần 3: Đổ 5 lít nước từ can 5 lit sang can 10 lít can 10 lít chứa 7 lít

1 đ

1 đ

Page 87: Học kì ii

nước. 1 đ

3

- Giữa các thanh ray sắt có bớt khoảng trống nhỏ để cho các thanh ray có chỗ giãn nở và co lại vì nhiệt theo thời tiết. Nếu không bớt mà đặt thật khít nhau, khi nhiệt độ cao chúng nở ra gây ra lực lớn làm bật tung đường ray sắt nguy hiểm cho đoàn tàu chạy qua.- Do có những khoảng trống giữa các thanh ray sắt nên khi tăng nhiệt độ vẫn đủ chỗ cho các thanh ray nở dài ra, vì vậy quãng đường sắt từ Hà Nội đến Thái nguyên vẫn không thay đổi chiều dài, hoặc có dài thêm thì rất ít bởi hai thanh ray ở hai đầu đường sắt nở thêm 0,01mm x 20 = 0,2mm không đáng kể

4

- Khối lượng nước tràn ra là: (260 + 28,8 ) – 276,8 = 12g - Thể tích nước tràn ra là : V = m : D = 12 :1 = 12 cm3 - Thể tích nước tràn ra bằng thể tích của viên sỏi: V sỏi =12cm3 - Khối lương riêng của sỏi là: D = = 28,8 : 12 = 2,4g/cm3 = 2400kg/m3

1đ1đ1đ

5

a. m=2,4kg; V1=1250cm3; V2=25cm3;D=?; d=? - Thể tích của viên gạch là: V= V1-V2 = 1250-2.25=1200cm3 = 0.0012m3

- Khối lượng riêng của viên gạch là:D = m:V = 2,4:0,0012 = 2000kg/m3 - Trọng lượng riêng của viên gạch là: d=10D=10.2000=20000N/m3

b. m = 360g = 0,36kg; V1=320cm3; D=1200kg/m3; V=?

- Thể tích của các hạt gạo trong hộp là: Vgạo = m:D=0,36:1200 = 0,0003m3 = 300cm3

- Thể tích của phần không khí trong hộp là: V = V1-V2 = 320-300 = 20cm3

0,5đ

0,75đ

0,75đ

6

- Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực tối thiểu để kéo vật lên bằng trọng lượng của vật: P = 2000N- Tổng lực của 4 người là: F = 4. F1 = 4. 400 = 1600N- Vì F < P nên bốn người đó không thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng được.

2 đ

PHÒNG GD&ĐT THANH OAITRƯỜNG THCS THANH VĂN

Đê thi Olimpic Môn :Vật Lí 6 (Năm 2014-2015) Thời gian làm bài 120 phút (không kể giao đề)Câu 1 : (2điểm) Ở 00C một thanh sắt có chiều dài là 100cm.Vào mùa hè nhiệt độ cao

Page 88: Học kì ii

nhất là 400C.Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 400C?Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì chiều dài thanh sắt tăng0,00012 lần so với chiều dài ban đầuCâu 2 :(2 điểm)Một băng kép làm từ hai thanh kim loại sắt và nhôm.Khi nung nóng băng kép hình dạng của nó thay đổi như thế nào?Giải thích? Câu 3: (2 điểm)Có 5 đồng tiền xu,trong đó có 4 đồng thật có khối lượng khác tiền giả, và 1 đồng giả .Hãy nêu cách để lấy được một đồng tiền thật sau một lần cânCâu 4:( 2 điểm)Một vật có khối lượng 100kg.Nếu kéo vật bằng một hệ thống pa lăng gồm 4 ròng dọc động và 4 ròng dọc cố định thì lực kéo vật là bao nhiêu? Câu 5: (2 điểm)Mai có 1,6kg dầu hỏa.Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7 lít để đựng.Cái can đó có chứa hết dầu không?Vì sao?Biết dầu có khối lượng riêng là 800kg/m3

Câu 6: (4 điểm)Đưa một vật có trọng lượng 60N lên cao 1 mét khi ta dùng các mặt phẳng nghiêng khác nhau có chiều dài l thì độ lớn của lực F cũng thay đổi và có giá trị ghi trong bảng sau:

Chiều dài l(mét) 1,5 2 2,5 3

Lực kéo F(N) 40 30 24 20

a. Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa F và chiều dài lb. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 mét thì lực kéo là bao nhiêu?c. Nếu chỉ dùng lực kéo 10N thì ta phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng bao nhiêu?Câu 7 : (6 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g có khối lượng riêng D=8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3,chì D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần . ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLIMPIC MÔN VẬT LÍ 6 Năm học 2014-2015Câu 1: (2đ)Chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ tăng thêm 400C là (0,5đ)l=0,00012.(40:10).100=0,048(cm) (0,5đ)Chiều dài của thanh sắt ở 400C là (0,5đ)L=100+0,048=100,048 (cm) (0,5đ)Câu 2: (2đ)Nhôm và sắt đều nở ra khi nóng lên nhưng nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt

(0,5đ)Khi nung nóng băng kép,thanh nhôm dài hơn thanh sắt (0,5đ)Do đó băng kép bị uốn cong về phía thanh sắt (1đ)

Page 89: Học kì ii

Câu 3: (2đ)B1 : Hiệu chỉnh cân(điều chỉnh vị trí số 0) (0,5đ)B2: Phân 5 đồng xu làm 3 nhóm :Nhóm 1 và nhóm 2 mỗi nhóm có 2 đồng ,nhóm 3 có 1 đồng (0,5đ)B3: Đặt các nhóm 1 và 2 lên 2 đĩa cân:Nếu cân thăng bằng thì đây là 4 đồng tiền thật,chỉ cần lấy 1 trong 4 đồng tiền này (0,5đ)Nếu cân không thăng bằng, chứng tỏ trng 4 đồng này có 1 đồng giả.Vậy đồng tiền trong nhóm 3 là đồng thật, chỉ cần lấy đồng tiền trong nhóm (0,5đ)Câu 4:(2đ) Vì kéo vật bằng một hệ thống pa lăng gồm 4 ròng dọc động nên được lợi 8 lần về lực vì mỗi ròng dọc động cho lợi 2 lần về lực.

Vậy lực kéo vật là : F = (N) (2đ)

Câu 5: (2điểm)Từ công thức : D = m/V suy ra V = m/D ( 0,5đ)Thay số ta có : V =1,6/800 =0,002 m3 = 2dm3 = 2lít (0,5đ)Vậy thể tích của 1,6kg dầu hỏa là 2 lít > 1,7 lít (thể tích củacan). (0,5đ)Suy ra cái can Hằng đưa cho Mai không chứa hết 1,6kg dầu hỏa(0,5đ)Câu 6: (4đ)a. Chiều dài tăng bao nhiêu lần thì lực kéo giảm bấy nhiêu lần (1đ)b. F=15N (1,5đ)c. l=6 m (1,5đ)Câu 7: (6 điểm)Gọi : m1,V1 là khối lượng và thể tích của thiếc có trong hợp kim. (0,5đ) m2,V2 là khối lượng và thể tích của chì có trong hợp kim. (0,5đ)Ta có m=m1 +m2 => 664=m1 +m2 => m2=664 –m1 (1) (0,5đ)

V=V1 +V2 => (1đ)

=> (2) (0,5đ)

Thế (1) vào (2) => (0,5đ)

80.7,3.11,3=(11,3-7,3)m1+7,3.664 (0,5đ) 6599,2=4m1+4847,2 (0,5đ) m1=438(g) (0,5đ) Mà m2=664-m1=664-438=226(g) (0,5đ)

Vậy khối lượng m1 thiếc là 438(g); khối lượng m2 chì thiếc là 226 (g); (0,5đ)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHANH OAI

ĐỀ THỊ OLYMPIC LỚP 6Năm học: 2014 - 2015

Page 90: Học kì ii

Môn thi : Vật lýThời gian làm bài : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3,0 điểm)Hãy chọn các dụng cụ thích hợp trong số các dụng cụ sau để xác định trọng lượng riêng của một

viên đá (có thể bỏ lọt vào bình chia độ) : Cân đồng hồ, thước thẳng, thước dây, bình chia độ, bình tràn, lực kế, nước. Nêu thứ tự các bước tiến hành.

Câu 2: (3,0 điểm)a. Có một hỗn hợp đồng và bạc. Em hãy nêu một phương án để tách riêng 2 kim loại này.b. Hai quả cầu,một bằng đồng, một bằng nhôm,có kích thước bằng nhau và đang ở cùng một nhiệt

độ như nhau.Khi nung nóng chúng lên cùng một nhiệt độ như nhau thì kích thước của chúng còn bằng nhau nữa không?Tại sao?

Câu 3: ( 2,0 điểm)Đường sắt từ Hà Nội đi Thái Nguyên dài khoảng 100 km, được ghép từ 80000 thanh ray bằng sắt.

Giữa các thanh ray sắt người ta bớt một khoảng trống nhỏ. Em hãy cho biết làm như vậy có tác dụng gì ? Giả sử cứ tăng thêm 1oC thì mỗi thanh ray lại dài thêm ra 0,01mm, hỏi nếu nhiệt độ tăng thêm 20oC thì đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên dài thêm bao nhiêu m?Câu 4: (4,0 điểm)

a. Hãy sắp xếp các số đo sau theo thứ tự tăng dần ( không cần trình bày chi tiết các bước giải)A. 0,2 km ; 2000mm ; 2dm ; 50cm ; 1mB. 125 cc ; 1250 mm3 ; 1,25 l ; 1,5 dm3 ; 150 mlC. 0,025 kg ; 250 g ; 2500 mg ; 0,01t ; 0,0025 tạD. 200C ; 950 F ; 273 K

b. Dùng hai mặt phẳng nghiêng để đưa vật nặng lên cao. Một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 2m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 6m, cao 1,8m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? ( Tức là lực kéo nhỏ hơn) Vì sao?

Câu 5: (2,0 điểm)Mai có 1,6kg dầu hỏa. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7 lít để đựng.Cái can đó có chứa hết dầu

không? Vì sao? Biết dầu có khối lượng riêng là 800kg/m3

Câu 6: (6,0 điểm)Một mẩu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m = 664g có khối lượng riêng D=8,3g/cm3.Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của thiếc là

D1=7,3g/cm3,chì D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần.

----------- Hết -----------(giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

phßng Gi¸o dôc & §µo t¹oThanh oai

Híng dÉn chÊm thi olympicN¨m häc 2014 - 2015M«n thi : Vật lý Líp 6

Câu 1: (3đ) Chọn các dụng cụ sau: Lực kế, bình chia độ, nước. (0,5đ) Các bước tiến hành:

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 91: Học kì ii

Bước 1 dùng lực kế đo trọng lượng của vật được giá trị: p (0,5đ) Bước 2: Đổ nước vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V1 (0,5đ) Bước 3: Thả vật vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V2 (0,5đ) Bước 4: Tính thể tích vật : V = V2 - V1 (0,5đ) Bước 5: Xác định trọng lượng riêng của viên đá bằng công thức d = (0,5đ)Câu 2 (3đ)a.Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1083 độ C,của bạc là 960độ CĐun nóng chảy hỗn hợp đến 960 độ C thì bạc nóng chảy ta thu được bạc nguyên chất ở thể lỏng.còn lại là đồng vẫn ở thể rắn. (1,5đ) b.Nhôm dãn nở vì nhiệt nhiều hơn đồng nên khi đó quả cầu nhôm có kích thước lớn hơn. (1,5đ) Câu 3 (2 đ)- Giữa các thanh ray sắt có bớt khoảng trống nhỏ để cho các thanh ray có chỗ giãn nở và co lại vì nhiệt theo thời tiết. Nếu không bớt mà đặt thật khít nhau, khi nhiệt độ cao chúng nở ra gây ra lực lớn làm bật tung đường ray sắt nguy hiểm cho đoàn tàu chạy qua.(1,0 đ)- Do có những khoảng trống giữa các thanh ray sắt nên khi tăng nhiệt độ vẫn đủ chỗ cho các thanh ray nở dài ra, vì vậy quãng đường sắt từ Hà Nội đến Thái nguyên vẫn không thay đổi chiều dài, hoặc có dài thêm thì rất ít bởi hai thanh ray ở hai đầu đường sắt nở thêm 0,01mm x 20 = 0,2mm không đáng kể (1,0đ)Câu 4: ( 4 điểm):

a. (2 đ) Mỗi phần đúng (0,5đ)A. 2dm ; 50cm ; 1m ; 2000mm ; 0,2kmB. 1250 mm3 ; 125cc ; 150 ml ; 1,25l ; 1,5 dm3

C. 2500mg ; 250g ; 0,025kg ; 0,025 tạ ; 0,01 tấnD. 273 K ; 200C ; 950C

b. ( 2 đ)- Tính độ nghiêng của mỗi mặt phẳng nghiêng ( 1đ)- So sánh rồi kết luận : Mặt phẳng nghiêng 1 có độ nghiêng ít hơn nên được lợi về lực hơn (1đ)

Câu 5: (2đ)Từ công thức : D = m/V suy ra V = m/D ( 0,5đ)Thay số ta có : V =1,6/800 =0,002 m3 = 2dm3 = 2lít (0,5đ)Vậy thể tích của 1,6kg dầu hỏa là 2 lít > 1,7 lít (thể tích củacan) (0,5đ)

Suy ra cái can Hằng đưa cho Mai không chứa hết 1,6kg dầu hỏa(0,5đ) Câu 6 (6đ) Gọi : m1,V1 là khối lượng và thể tích của thiếc có trong hợp kim. m2,V2 là khối lượng và thể tích của chì có trong hợp kim. Ta có m=m1 +m2 => 664=m1 +m2 => m2=664 –m1 (1)

V=V1 +V2 =>

=> (2) (3đ)

Page 92: Học kì ii

Thế (1) vào (2) =>

80.7,3.11,3=(11,3-7,3)m1+7,3.664 6599,2=4m1+4847,2 m1=438(g) Mà m2=664-m1=664-438=226(g)

Vậy khối lượng m1 thiếc là 438(g); khối lượng m2 chì thiếc là 226 (g); (3đ)6. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì

A. không khí trong bóng nóng lên, nở ra. B. vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. C. nước nóng tràn vào bóng. D. không khí tràn vào bóng.

7. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20o C đến 50o C thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Hỏi 2000 cm3 nước ban đầu ở 20o C khi được đun nóng tới 50o C thì sẽ có thể tích bao nhiêu ?

A. 20,4 cm3 B. 2010,2 cm3 C.2020,4 cm3 D.20400 cm3

8. Tại sao khi hơ nóng một băng kép đồng - thép thì băng kép bị cong ?A. Vì trọng lực tác dụng lên băng kép tăng lên làm băng kép biến dạng. B. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép không bị dài ra nên băng kép bị uốn

cong. C. Vì thanh đồng bị dài ra trong khi thanh thép bị ngắn lại nên băng kép bị uốn cong. D. Vì cả thanh đồng và thép đều dài ra nhưng chiều dài của chúng tăng lên khác nhau.

9. Có hai băng kép: băng thứ nhất lo ại nhôm - đồng; băng thứ hai loại đồng - thép. Khi được hơ nóng, băng thứ nhất cong về phía thanh đồng (thanh nhôm nằm phía ngoài vòng cung), b ăng thứ hai cong về phía thanh thép (thanh đồng n ằm phía ngoài vòng cung). Hãy sắp xếp các chất đồng, nhôm, thép, theo thứ tự nở vì nhiệt từ ít đến nhiều.

A. Nhôm, đồng, thép. B.Thép, đồng, nhôm. C. Đồng, nhôm, thép. D.Thép, nhôm, đồng.

10. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ?A. Nhiệt kế thuỷ ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế y tế D. Cả 3 nhiệt kế trên

11. Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thuỷ tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào ?

A. Giảm. B. Tăng. C. Không thay đổi. D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng.

12. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. C.thể tích của vật giảm đi. B. trọng lượng của vật giảm đi. D.trọng lượng của vật tăng lên.

13. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?A. Lỏng, rắn, khí. C. Rắn, khí, lỏng. B. Rắn, lỏng, khí. D. Lỏng, khí, rắn.

14. Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Ph ải mở nút bằng cách nào dưới đây?A. Làm nóng nút. C. Làm lạnh cổ lọ.

Page 93: Học kì ii

B. Làm nóng cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.15. Lau khô thành ngoài cốc thuỷ tinh rồi cho vào cốc mấy cục nước đá. Một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Giải thích vì sao ?

A. Nước đá bốc hơi gặp không khí nóng đọng lại ở thành cốc. B. Nước đá bốc hơi gặp thành cốc thì bị cản và đọng lại. C. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc bị lạnh nên ngưng tụ lại. D. Nước đã thấm từ trong cốc ra ngoài.

16. Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy ?

A. Sương đọng trên lá cây. B. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô. C. Đun nước đã được đổ đầy ấm, sau một thời gian có nước tràn ra ngoài. D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian thì thành nước.

17. Trong thời gian vật đang đông đặc nhiệt độ của vật thay đổi thế nào?A. Luôn tăng. C. Luôn giảm. B. Không đổi. D.Lúc đầu giảm, sau đó không đổi.

18. Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây ? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. C. Nhiệt độ không đổi trong thời gian

sôi. B. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. D.Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể

rắn. 19. Sự bay hơi có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. C.Có sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi. B. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với từng chất lỏng. D.Chỉ xảy ra đối với

nước. 20. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng?

A. Nóng chảy và bay hơi. C. Nóng chảy và đông đặc. B. Bay hơi và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ.

II. Giải các bài tập dưới đây:21. Để tìm hiểu xem gió ảnh hưởng thế nào đến sự bay hơi nhanh hay chậm, Nam làm thí nghiệm như sau : Đặt 2 cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng. Cốc trong nhà đượ c thổi bằng quạt còn cốc ngoài trờ i thì không. Sau một thời gian Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió qu ạt có làm cho nướ c bay hơi nhanh hay chậm đi hay không. Hãy chỉ ra xem thí nghiệm này chưa hợp lí ở chỗ nào ?22. Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ, người ta lập được bảng sau:Thời gian (phút) 0 1 2 3 4 5 6 7Nhiệt độ (oC) -4 0 0 0 0 2 4 6

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian? b.Hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 và từ phút thứ 5 đến phút thứ 7 ?

t (0C)

Page 94: Học kì ii

t (phút)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPBài: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? Trả lời: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.

2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng của vật giảm.C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm.Trả lời: D. Khối lượng riêng của vật giảm.3. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?A.Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ.C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.Trả lời: B. Hơ nóng cổ lọ.4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.5. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?Trả lời: Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần.6. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.Trả lời: C. Thể tích của chất lỏng tăng.7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Page 95: Học kì ii

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Trả lời: B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

8. An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao? Trả lời: Vì chai có thể bị vỡ, do nước khi đông đặc laị thành nước đá, thì thể tích tăng.

9. Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 200C. Trả lời: Vì thể tích của bình phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên bình ghi 200C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 200C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.10. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Trả lời: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nỡ ra và tràn ra ngoài. 11. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?Trả lời: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ1. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào làđúng?A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, rắn, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn.Trả lời: C. Khí, lỏng, rắn2. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?( Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này.)

Trả lời: Ta có công thức: d = m: vKhi nhiệt độ tăng thì khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh. Do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.3. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?A. Khối lượng. B. Trọng lượng.C. Khối lượng riêng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.Trả lời: C. Khối lượng riêng.4. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Trả lời: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên. 5. Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phòng lên như củ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nỡ ra và phòng lên. Hảy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai?

Page 96: Học kì ii

C ỉ cầ dùi một lổ nhr ở quả bóng bàn bị bẹp rồi nhúng vào nước nóng . Khi đóGia sưTrảlời:Thành Được www.daythem.edu.vnnhựa l m bó g vẩ nóng lên nh ngbóng không phồng lên được.6. Trong một ông thủy tinh nhỏ đặt nằm ngang, đả được hàn kín hai đầu và hút hết không khí, có một giọt thủy ngân nằm ở chính giữa. Nếu đốt nóng một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển không? Tại sao?

7. Nếu đốt nóng một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển. Tuy trong ống không có không khí nhưng lại có hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân ơt một đầu bị hơ nóng nở ra đẩy giọt thủy ngân dịch chuyển về phía đầu kia.8. Tại sao bánh xe đạp “ bơm căng” để ngoài trời nắng thường bị nổ.Trả lời: Khi để xe ngoài trời nắng ( nhiệt độ cao) không khí trong ruột xe nở ra quá mức khiến ruột xe bị nổ.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

1. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Trả lời: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. 2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? Trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. 3. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray.4. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn? Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản. 5. Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau? Trả lời: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.6. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao? Trả lời: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh

Page 97: Học kì ii

đồng. Đồng giản nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung. 7. Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? Trả lời: Nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và thanh thép nằm phía ngoài vòng cung. 8. Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của băng kép? Trả lời:

- Cấu tạo: Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau. - Tính chất: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại . - Ứng dụng: Do băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại nên người ta ứng dụng tính chất trên vào việc đóng ngắt tự động mạch điện. NHIỆT KẾ NHIỆT GIAI1.CấuThànhtạocủaiệt kếcóđặc điểm gì ? Cấu tạonhưvậycótácụnggì? Trả lời: Trong ống quản ở gần bầu nhiệt kế có một chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụngngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa bầu nhiệt kế ra khỏi cơ thể.2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh? Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh. 3. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 35 0C và trên 420C. Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 350C đến 420C. 4. Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao? Trả lời: Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. 5. Trong thực tế sử dụng, ta thấy có nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu nhưng không thấy có nhiệt kế nước vì: A- Nước co dãn vì nhiệt không đều. B- Dùng nước không thể đo được nhiệt độ âm. C- Trong khoảng nhiệt độ thường đo, rượu và thuỷ ngân co dãn đều đặn. D- Cả A, B, C đêu đúng. Trả lời: Đáp án D 6. Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì? Trả lời: Nhiệt kế y tế-dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu-dùng để đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. 7. So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí? Trả lời:Giống nhau: Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi

Page 98: Học kì ii

lạnh đi.Khác nhau:- Các chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 8. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? Trả lời: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F. 9. Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? Trả lời: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C. 13. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện nào?Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? Trả lời: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. * Kể tên và nêu công dụng: Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC1. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?Trả lời: Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này.2: Thả một thỏi chì và một thỏi đồng vào bạc đang nóng chảy. Hỏi chúng có bị nóng chảy không ? Vì sao ?Trả lời:Chìbịnóngcảyvìnhiệtđộnóngchảycủachì (3270C)nhỏhơnnhiệđộnóngcảcủabạc(9600C)-Đồng không bị nóng chảy vì đồng có nhiệt độ nóng chảy (10830C) lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của bạc (9600C)3: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? Trả lời: - Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc. - Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. 4: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ? Trả lời: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước đá đang tan5: Tại sao người ta thường dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ ngoài trời ở châu Âu mà không dùng nhiệt kế thuỷ ngân?Trả lời : Nhiệt độ đông đặc của rượu là -1170C, của thuỷ ngân là -390C. Ở châu Âu mùa đông nhiệt độ ngoài trời có thể thấp hơn -390C Nếu chất lỏng làm nhiệt kế là thủy ngân thì thủy ngân sẽ bị đông đặc nên không đo được nhiệt độ.2. Nước nóng chảy.

Page 99: Học kì ii

7. Có khoãng 98% nước trên bề mặt trái đất tồn tại ở thể lỏng khoãng 2% tồn tại ở thể rắn. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như thế?Trả lời: Vì nhiệt độ phần lớn bề mặt Trái Đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt khác khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chỉ có lớp nước ở trên đông đặc còn ở dưới nước vẩn ở thể lỏng .SỰ BAY HƠI-SỰ NGƯNG TỤ1. Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh ?

Trả lời: Vào những ngày nhiệt độ bình thường hoặc nóng thì hơi nước từ miệng bay ra và tiếp tục bay hơi bay đi. Nhưng vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong miệng bay ra gặp không khí lạnh nên bị ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. chính vì hơi nước bị ngưng tụ nên ta mới nhìn thấy được.2. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ? Trả lời: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước hơn 3. Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao? Trả lời: Nắng nóng và có gió mạnh 4. Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ. Trả lời:Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.5 Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm.Trả lời: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.6 Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn? Trả lời: Nếu không có nút đậy kín thì hơi rượu sẽ bay hết. Nếu có nút đậy kín thì hơi rượu sẽ ngưng tụ lại nên không bay hơi đi được.7: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?Trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước nàysẽngưngtụtthànhnhữngcgiọtnướnhỏ làm mờ gương. Sau mộthờigiannữnghạt nướcnày lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lạisáng.8: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? Trả lời: Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng. 9: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? Trả lời: Sấy tóc làm tăng nhiệt độ của nước đọng ở tóc đồng thời máy sấy còn tạo ra gió nên nước đọng ở tóc bay hơi nhanh hơn và tóc sẽ mau khô.10. Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức ?

Page 100: Học kì ii

Trả lời: Trước khi mưa trong không khí chứa nhiều hơi nước hạn chế sự bay hơi của nước trong cơ thể nên ta cảm thấy oi bức.SỰ SÔICâu 1: Thế nào là sự sôi ?Trả lời: Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏngCâu 2: So sánh sự giống nhau giữa quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi ?

Trả lời: Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.Câu 3: Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Trả lời:- Giống nhau: giữa sự sôi và sự bay hơi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí. - Khác nhau: Sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và ở bất kì nhiệt độ nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng và ở một nhiệt độ xác định.Câu 4: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm con người đã ứng dụng sự sôi trong cuộc sống như thế nào? Lấy ví dụ?Trả lời:Để đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là ta phải ăn chín uống sôi vì tới nhiệt độ sôi của nước ở 1000C làm chín thức ăn và tiêu diệt được đa số vì trùng có hại cho cơ thể con ngườiVí dụ cụ thể: - Uống sôi là phải đun nước sôi mới uống- Nấu canh, nấu cơm, luộc rau ..vv đều phải đun sôi làm chín thức ăn đảm bảo sức khoẻ cho con người.Câu 5: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu?Trả lời: Vì nhiệt độ sôi của rượu nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, nếu dùng nhiệt kế rượu thì không đo được vì rượu sẽ bay hơi. Trong khi đó nhiệt độ sôi của thủy ngân lại cao hơn nhiệt độ sôi của nước.Câu 6: Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ?Trả lời: Vì khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lớp vỏ bằng thủy tinh tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra làm cho mực thủy ngân hạ xuống một ít. Sau đó thủy ngân củng nóng lên và nở ra. Vì thủy ngân nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống sẽ dâng lên. Câu 7. Giải thích tại sao nước đá nổi trong nước ?Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 00C thì nước đông đặc biến thành nước đá. Lúc này thể tích nước đá tăng lên nhưng khối lượng không đổi nên khối lượng riêng giảm hay trọng lượng riêng giảm nên trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nước đá nổi trong nước.Câu 8. Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm , nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước.

Page 101: Học kì ii

Hãy giải thích tại sao?Trả lời: Khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khícàng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại(do nhiệt độ giảm) mộtGia sưphần hơiThànhướcgặplạnhĐượcngưngtụthành nước. Chínhwwwvìthế m.àdaythemcácbọtkhínhỏần.eduvàcó.vn thể biến mất trước khi lên tới mặt nước.Câu 9: Đưa trứng lên núi rất cao để luộc, trứng có chín được không ? Vì sao ?Trả lời: Không. Vì càng lên cao áp suất càng giảm, trên đỉnh núi rất cao, nước sôi ở nhiệt độ nhỏ hơn 1000C nên luộc trứng không thể chín được.Câu 10 : Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng giảm. Tại sao?Trả lời: Tại vì càng lên cao áp suất không khí càng giảm nên nhiệt độ sôi của nước càng giảmÔN TẬPC. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì? Trả lời: Mổi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ các chất khác nhau không giống nhau. D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẩn tiếp tục đun? Trả lời: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẩn tiếp tục đun. E. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào: Trả lời: Các chất lỏng không bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định.Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. F. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẩn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? Trả lời: Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẩn không thay đổi. Ở nhiệt độ này thì chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẩn trên mặt thoáng của chất lỏng.

5. Tại sao trên đường ống dẩn hơi phải có những đoạn uốn cong vẽ lại hình những đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi?Trả lời: Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngan cản. * Hình vẽ khi ống nóng lên: * Hình vẽ khi ống lạnh đi:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 - NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN VẬT LÝ 6

A. LÝ THUYẾT: BÀI 16: RÒNG RỌC

Page 102: Học kì ii

Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt

>Sắt)Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửaTháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…

 BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt

>nước)Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Đun ấm đầy sẽ bị tràn nướcKhông đóng chai nước ngọt thật đầy,…

 BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:   Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ

                               Chú ý: - Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng lượng riêng(d) đều giảm - Khi lạnh thì ngược lại.- Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D của chúng vẫn không thay đổi

BÀI 4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT:-         Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…-         Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn+ Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt

Page 103: Học kì ii

bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép-         Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật -         Băng kép có trong bàn là điện BÀI 5. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:-         Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.-         Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)

- Trong nhiệt giai Xenxiút:Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.Nhiệt độ  hơi nước đang sôi là 100oC.

- Trong nhiệt giai Farenhai:Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF.Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212oF.

-  Trong nhiệt giai Kenvin:Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K.Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K.

BÀI 6. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:–       Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.–       Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặcĐặc điểm:- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổiỨng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép… BÀI 7. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:

Sự  chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Đặc điểm:- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.- Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng B. BÀI TẬP:1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?( nêu rõ các quá trình chuyển thể)2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó.

Page 104: Học kì ii

Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640C; 2320C; 9600C.3. Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc.4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao?5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ?6. Tại sao ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?7. Dựa vào dường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất chưa xác định tên để trả lời các câu hỏi sau đây:a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút?c) Xác định tên của chất này.Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thủy ngân lần lượt là: 800C; 00C; -390C.d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào?                   ĐÁP ÁN1. Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung                                      Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng)            2. Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể lỏng).                                       Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng)         Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640C để lấy vàng lỏng.3. Ví dụ về hiện tượng nóng chảy : 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời nắng, đốt nóng 1 ngọn nến,… Ví dụ về hiện tượng đông đặc: đặt 1 lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành băng,… Ví dụ về hiện tượng bay hơi: phơi quần áo, nước mưa trên đường biến mất khi Mặt trời xuất hiện,… Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: sự tạo thành mây, sương mù,…4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió.                         Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt độ và gió.5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.6. Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc của rượu ở -1170C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390C, khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -390C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.7. a) Chất này nóng chảy ở 00C                                                                             

Page 105: Học kì ii

b) Thời gian nóng chảy kéo dài trong 5 phút                                                       c) Xác định tên của chất này: nước đá                                                                  d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể rắn.       

B/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao?9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 thanh ray?12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu ra được hay không? Tại sao?13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại18) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?C/ MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNGBài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F200C, 250C, 300C, 370C, 420C, 500C, 600C; 00C; -50C; -250CBài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800FBài 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F

Page 106: Học kì ii

Bài 4: Nguời ta đo thể tích của môt khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:

Nhiệt độ (0C) 0 20 50 80 100Thể tích (lít) 2,00 2,14 2,36 2,60 2,72

Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này- Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C- Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lítBài 5: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau:Thời gian (giờ) 7 9 10 12 16 18

Nhiệt độ (0C) 250 270 290 310 300 290a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờb) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gianBài 6: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gianb) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?Bài 7: Hãy quan sát nhiệt kế sau đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kếBài 8: Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của băng phiến khi bị đun nóng rồi sau đó để nguội.Thời gian (phút) 0 2 4 5 7 10 12 13 16 18 20 22

Nhiệt độ (0C) 50 65 75 80 80 90 85 80 80 75 70 60

a) Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy?d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút?e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu?f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm

BÀI TẬP ÔN T Ậ P H Ọ C KÌ II A. Traéc nghieäm.Haõy khoanh troøn vaøo chöõ caùi ñöùng ñaàu caâu traû lôøi ñuùng nhaát cho caùc caâu sau:1.Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là:A. ròng rọc cố định. B. đòn bẩy. C. mặt phẳng nghiêng D. ròng rọc động.2. Khi làm lạnh một vật rắn thì:

Page 107: Học kì ii

A.thể tích và khối lượng của vật tăng. B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm.C. thể tích tăng và khối lượng không đổi. D. khối lượng riêng của vật tăng.3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì :A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng.

4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì:A. khối lượng của chất lỏng tăng.B. thể tích của chất lỏng tăng.C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.

5.Khi làm nóng một lượng chất khí thì: A. khối lượng riêng chất khí không đổi. C. khối lượng riêng của chất khí giảm.

B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tang D. khối lượng riêng của chất khí tăng. 6.Trong các câu sau, câu phát biểu sai là:

A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi.D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

7.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là:A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng.8.Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tắc :

A. sự nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự nở vì nhiệt của chất khí.B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng. D. sự nở vì nhiệt của các chất.

9.khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để :A. tiết kiệm đinh B. tôn không bị thủng nhiều lỗ.C. tiết kiệm thời gian đóng. D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

10.Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ :A. hơ nóng nút. B. hơ nóng cổ lọ. C. hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. hơ nóng đáy lọ.11. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.12.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D.chiều dài thanh ray không đủ. 13. Nhiệt kế dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là: A. nhiệt kế dầu . C. nhiệt kế thủy ngân. B. nhiệt kế rượu . D.nhiệt kế dầu công nghệ pha màu.14 . Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là :

A.100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o C15. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì:

Page 108: Học kì ii

A.răng dễ bị sâu. B.răng dễ bị nứt. C. răng dễ vỡ. D. răng dễ rụng.16. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là:

A. nhiệt kế thủy ngân C. nhiệt kế rượu.B. nhiệt kế dầu D. nhiệt kế y tế.

17.Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra là vì:A. chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. C. khâu co dãn vì nhiệt.B. chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao. D. một lí do khác.

18.Chất lỏng không được dùng để chế tạo nhiệt kế là:A. thủy ngân. B. rượu pha màu đỏ. C. nước pha màu đỏ. D. dầu công nghệ

pha màu đỏ.19.Khi đưa nhiệt độ của thanh đồng từ 30oC xuống 5oC, thanh đồng sẽ: A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. tăng thể tích.20. Cho nhiệt kế như hình . Giới hạn đo của nhiệt kế là:

A. 500C.B. 1200C.C. từ -200C đến 500C.D. từ 00C đến 1200C.

B. Câu hỏi điên khuyết1. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải …………… vòng kim loại để nó ………, hoặc ta phải …………… quả cầu để nó …………b. Khi nung nóng ………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ ………… khi …………c. Chất rắn ……… khi nóng lên, co lại khi ………d. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, ………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh ……… đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.e. Các chất rắn khác nhau thì ……………… khác nhau.4. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun ………… tăng lên làm cho nước trong ấm ……… và nước sẽ bị …… ra ngoài.b. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể ………… làm cho nước ngọt nở ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để ……… , kết quả có thể làm chai ………c. Chất lỏng nở ra khi ………… và co lại khi …………d. Các chất lỏng ………… thì ……………… khác nhau.3. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Chất khí ……… khi nóng lên, ……… khi lạnh đi.b. Các chất khí …………… thì nở vì nhiệt ……………c. Trong ba chất rắn, lỏng, khí, ………… nở vì nhiệt nhiều nhất, còn ………… nở vì nhiệt ít nhất.d. Khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ ……………… khi nhiệt độ tăng

vì thể tích của không khí ………

Page 109: Học kì ii

4. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị …………… có thể gây ra ……………… Vì thế mà ở chỗ

tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để ………………, một đầu cầu thép phải đặt trên …………………b. Băng kép gồm 2 thanh …………… có bản chất …………… được tán chặt vào với

nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì ………………… khác nhau nên băng kép bị ………Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc …………………………………5. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Để đo nhiệt độ người ta dùng ……………Các chất lỏng thường dùng để chế tạo dụng

cụ này là ……… và ……………… Nhiệt kế họat động dựa trên hiện tượng ………………………… của các chất. b. Trong nhiệt giai Celcius, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi

là ……… Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ nước đá đang tan là ………, của hơi nước đang sôi là ……..c. Ngoài nhiệt giai Celcius và Fahrenheit người ta còn dùng nhiệt giai ………..

6. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Sự chuyển từ ………… sang ………… gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ ………… sang thể ………… gọi là sự đông đặc.b. Phần lớn các chất đều nóng chảy và …………… ở một nhiệt độ …………… Nhiệt độ này gọi là …………………… Nhiệt độ ……………… của các chất khác nhau thì ……………c. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ……………… Tương tự, trong khi đang đông đặc ………… của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ……………………7. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ……………… của chất lỏng.b. ………… bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………, …… và …………………………… của chất lỏng.c. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự ngưng tụ. Đây là quá trình ngược của quá trình …………… Sự ngưng tụ xảy ra ……………… khi nhiệt độ ……………8. Chọn từ thích hợp điên vào chỗ trống:a. Mỗi chất lỏng sôi ở ……………………… Nhiệt độ đó gọi là ………………b. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng ………………………c. Sự sôi cũng là một quá trình chuyển ……, đó là quá trình chuyển từ …………… sang …………d. Sự sôi là sự …………... diễn ra ở cả trên ……………… của chất lỏng lẫn ……………… chất lỏng.e. Nước sôi ở nhiệt độ ……… Nhiệt độ này gọi là ……………… của nước. Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ …………………..f. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi chất chỉ tồn tại ở thể ………; ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi, cao hơn nhiệt độ nóng chảy chất có thể tồn tại ở thể ……... và thể ………

Page 110: Học kì ii

C. TỰ LUẬN:Câu 1.Dùng ròng rọc động có tác dụng gì?Câu 2. Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực F có cường độ là bao nhiêu NuiTơn? Câu 3. Kể tên những loại nhiệt kế mà em đã học? Cho biết tác dụng của mỗi loại nhiệt kế đó?Câu 4. Taïi sao khi ñun nöôùc ta khoâng neân ñoå nöôùc ñaày aám?Câu 5. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục

Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ ( oC ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gianb. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ?chất tồn tại ở những thể nào?c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ?Câu 6: a. Thế nào là sự bay hơi? b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? c. Nêu một ví dụ minh hoạ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.Câu 7:a. Thế nào là sự nóng chảy? b. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? Câu 8 : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?Câu 9. Cho bảng số liệu sau:

Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian.Câu 10. Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi theo thời gian như sau:

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Nhiệt độ(0C) 0 0 0 20 40 60 80 100 100 100

Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ III.Trắc nghiệm.(3đ).Câu 1.(1,5đ) Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:A.Chất rắn nở vì nhiệt ……………..chất lỏng.Chất lỏng nở vì nhiệt …………..chất………..B.Nhiệt độ 0oC trong nhiệt giai ……………….tương ứng với nhiệt độ ……….trong nhiệt giai Farenhai.C.Băng phiến nóng chảy ở……..Nhiệt độ này gọi là………..

Thời gian(phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhiệt độ(0C) -6 -4 -3 -2 0 0 0 1 2 4

Page 111: Học kì ii

Câu 2(1.5đ)Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? C. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm.D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.II.Tự luận.( 7đ).Câu 3. (2đ).Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?Câu 4.(2đ)Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này.Câu 5.(3đ)Cho bảng theo dõi sự nóng chảy của băng phiến.

Thời gian đun ( phút) 2 4 6 8Nhiệt độ (oC) 72 80 80 84

Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của Băng phiến.Mô tả hiện tượng trong các khoảng thời gian.

ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 6Học kì II Năm học 2010-2011

I.Trắc nghiệm .(3đ)Câu 1.(1,5đ)A.Ít hơn; nhiều hơn; rắn (hoặc ít hơn, khí).B.Xenxiút; 320F.C.80oC; nhiệt độ nóng chảy .Câu 2.(1,5đ)D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.II.Tự luận.(7đ)Câu 3.(2đ)Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là. Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.Câu 4.(2đ).Khi rót nước nóng ra khỏi phích ,có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút ngay thì lượng không khí sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên ,nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này ,không nên đậy nút lại ngay mà chờ cho lượng không khí tràn vào phích nóng lên ,nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.Câu 5.(3đ)Vẽ đường biểu diễn.

Nhiệt độ (0C)

Page 112: Học kì ii

Từ 0 đến 2 phút : Băng phiến rắn nóng lên. Từ 2 đến 4 phút: Băng phiến rắn nóng lên Từ 4 đến 6 phút : Băng phiến rắn nóng chảy Từ 6 đến 8 phút : Băng phiến nóng lên

TG(phút)

0 2 4 6 8

Đê ICâu 1 : (1,5đ) a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?b)Khi đo nhiệt độ cơ thể ta dùng loại nhiệt kế nào?Câu 2 : (1,5đ) Hãy nêu tác dụng của đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng? Nêu một ví dụ ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?Câu 3 : (1,5đ) Trong việc làm ra một bấc tượng bằng đồng có những quá trình chuyển thể nào ?Câu 4 : (3,5đ)a) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?Câu 5 : (2,0đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ?Đê II:Câu 1 : (1,5đ) Hãy kể tên các loại ròng rọc và nêu ứng dụng của mổi loại?Câu 2(1,5đ) a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng và chất khí ? b) Nhiệt kế y tế dùng để làm gì ?Câu 3 : (1,5đ)Trong việc đúc một cái mâm nhôm có những quá trình chuyển thể nào ? Câu 4 : (1,5đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ?Câu 5 : (3,5đ)a) Giải thích tại sao ta chọn nước đá đang tan để lam mốc đo nhiệt độ?b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?c) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?C. Đáp án và biểu điểm: ĐêI

72

80

84

76

Page 113: Học kì ii

Câu 1: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm)b) Để đo nhiệt độ cơ thể người dùng Nhiệt kế y tế. (0,5điểm)Câu 2: Dùng đòn bẩy ta thay đổi được lực theo ý muốn (0,5điểm) Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực . (0,5điểm)Ví dụ khi nâng vật nặng lên sàn xe ta phải tạo mặt phẳng nghiêng (0,5điểm)Câu 3: Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm) - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)Câu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,25 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. (1điểm)Câu 5: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểm

ĐêIICâu 1: Có 2 loại ròng rọc (0,5điểm)Ròng rọc cố dịnh nhằm thay đổi dược hướng của lực. (0,5điểm)Ròng rọc cố động nhằm thay đổi dược độ lớn của lực (0,5điểm)Câu 2: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm)b) Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. (0,5điểm)Câu 3: Trong việc đúc nhôm có những quá trình chuyển thể như sau: - Quá trình nóng chảy trong lò đun. (0,75 điểm) - Quá trình đông đặc trong khuôn đúc. (0,75 điểm)Câu 3: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (1,0điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (1,0 điểmCâu 4: a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1,25 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,25 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây.

Trường THCS Lê Quý Đôn

Page 114: Học kì ii

Phòng GD Huyện Vĩnh Cửu

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2VẬT LÝ 6.

Đê:I.Trắc nghiệm:A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: 1.Các câu sau, câu nào không đúng a.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực b.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn của lực c. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn của lực d. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng của lực 2.Hiện tượng nào sau xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng a.Thể tích của chất lỏng tăngc.Trọng lượng của chất lỏng tăng b. Thể tích của chất lỏng giảm d.Khối lượng của chất lỏng tăng 3.Mỗi độ trong …………bằng một độ trong nhiệt giai Xenxiut a. nhiệt giai Farenhai c. nhiệt giai Kenvin b. nhiệt kế thủy ngân d. nhiệt kế rượu 4.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng: a. Khí ôxi, sắt, rượu. b. Rượu, khí ôxi, sắt c. Khí ôxi, rượu, sắt d. Rượu, sắt, khí ôxiB.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:1.Nhiệt kế y tế dùng để đo…………Nhiệt kế rượu dùng để đo…………...2.Khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật……,còn khối lượng riêng của vật ……….C.Câu ghép đôi1.Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng A.tự động đóng ngắt mạch điện2.Băng kép dùng để B.là 1 thang nhiệt độ3.Nhiệt giai C.đo nhiệt độ4.Nhiệt kế dùng để D.thì phồng lên

D.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai 1. Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại Đ S 2.Chất rắn nóng lên hay lạnh đi đều co lại Đ S 3. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất 4. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên Đ SII.Tự luận:1.Hãy tính xem 500C bằng bao nhiêu 0F ?2.Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh của nhiệt kế 1 có tiết diện lớn hơn ống thuỷ tinh của nhiệt kế 2. Khi đặt 2 nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?

Page 115: Học kì ii

3.Một bình cầu cổ dài đựng nước, úp miệng xuống cái chậu như hình vẽ. Nếu nhiệt độ thay đổi, mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào theo nhiệt độ ?

ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2VẬT LÝ 6.( 2006-2007)

I.Trắc nghiệm:A.Khoanh tròn vào đáp án đúng: (1 điểm)1. b 2. a 3.c 4.cB.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)1. nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ khí quyển2. tăng, giảmC.Câu ghép đôi: (1 điểm)1-D 2-A 3-B 4-CD.Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai: (1 điểm)1- Đ 2- S 3-Đ 4-Đ

II.Tự luận:4. 500C = 00C + 500C = 320F + 50*1.80F = 1220F (2 điểm)5. Không. Vì thể tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống

thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. (2 điểm)6. *Nhiệt độ tăng: không khí trong bình nở ra, đẩy mực nước xuống

*Nhiệt độ giảm: không khí trong bình co lại, mực nước sẽ dâng lên trong bình. (2 điểm)

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 VẬT LÝ 6. NĂM HỌC: 2006-2007

I.Trắc nghiệm:A.Khoanh tròn vào đáp án đúng 1. Để nâng một vật nặng có khối lượng 30kg, ta nên dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây để lực kéo Fkéo< 300N:

a.b. c. d.

Page 116: Học kì ii

2.Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín:a.Thể tích không khí tăng b.Khối lượng riêng của không khí tăngc.Khối lượng riêng của không khí giảm d.Cả 3 hiện tượng trên không xảy ra3.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách sắp xếp nào đúng:a. Khí ôxi, sắt, rượu. b. Rượu, khí ôxi, sắtc. Khí ôxi, rượu, sắt d. Rượu, sắt, khí ôxiB. Chọn từ thích hợp điền vào ô trống:1.Chất rắn khi co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể………………..………2.Khi nhiệt độ tăng thì……….của vật tăng,còn khối lượng của vật không đổi3.Mỗi chất đều nóng chảy và ……………..ở cùng nhiệt độC. C âu ghép đôi:1. Sự bay hơi a. Là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng2. Sự nóng chảy b. Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi3. Sự đông đặc c. Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn D. Chọn câu đúng, sai:1. OoC ứng với 32K và 273oF2. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên3. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏngII. Tự luận1. Hãy tính xem: 40oC = ? oF 2. Những ngày trời nóng gắt, để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp, em hãy giải thích tại sao?3. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục

Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16Nhiệt độ ( oC ) 20 30 40 50 60 70 80 80 80

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gianb. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút 16 ?chất tồn tại ở những thể nào?c. Chất lỏng này có tên gọi là gì ?

ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ 2VẬT LÝ 6.( 2006-2007)

I. Trắc nghiệm ( 3 đ )A. 1.b 2.d 3.cB. 1. Thể tích 2. Đông đặc

Page 117: Học kì ii

3. Gây ra lực rất lớnC. 1+b 2+a 3+cD. 1-S 2- Đ 3- Đ

II.1. ( 2 đ )40oC = OoC + 40oC = 32oF + 40x1,8oF = 32 oF + 72 oF = 104 oF2.( 2 đ )Khi để xe đạp ngoài nắng, không khí trong ruột xe nở ra, chui qua các miếng vá ra ngoà làm xe bị xẹp lốpNếu nhiệt độ quá cao, không khí trong ruột xe nở ra quá mức cho phép có thể vỡ ruột xe và lốp xe

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ IINăm học 2012 - 2013

MÔN: VẬT LÍ 6Thời gian làm bài: 45 phút(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc

động?Câu 2: (2,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà kh«ng lµm ph¼ng mµ l¹i lµm d¹ng lîn sãng?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 4 : (3,5 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một

chất rắn.a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?b. Chất rắn này là chất gì?c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt

độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là

bao nhiêu phút?e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu

phút?h. Nhiệt độ đông đặc của chất này là bao

nhiêu?

55

8085

0 6 10 12 14 22 26Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Page 118: Học kì ii

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

Câu 1: (1,5 điểm)Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng

rọc động?Câu 2: (2,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khi nung nóng một viên bi sắt thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4: (1,5 điểm)Sự nóng chảy là gì? Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của

đồng?Câu 5 : (2,5 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.a. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?b. Chất này là chất gì?c. Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ

nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?d. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ mấy?e. Thời gian nóng chảy của chất này kéo

dài bao nhiêu phút?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

Câu 1: (1,5 điểm)Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng

rọc động?Câu 2: (3 điểm)

a. Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?b. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? Dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Câu 3: (2,5 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước

nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?Câu 4 : (3 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

0

0

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

- 6

5

2 8 14

Page 119: Học kì ii

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

g. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

Câu 1: (2 điểm)Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng

lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao nhiêu?

Câu 2: (3 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Làm thế nào để quả bóng bàn bị bẹp (không bị thủng) phồng trở lại và giải thích tại

sao?Câu 3: (2 điểm)

a. Sự ngưng tụ là gì?b. Đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ đó hoạt động dựa trên nguyên tắc

nào?Câu 4 : (3 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá khi đun nóng.

a. Nước ở thể nào trong khoảng từ phút thứ 0 đến phút thứ 2?

b. Nhiệt độ nào thì nước bắt đầu nóng chảy?

c. Thời gian nóng chảy của nước là bao nhiêu?

d. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6?

e. Đến phút thứ mấy thì nước sôi?g. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của

nước như thế nào?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

0 4 9 1265

8084

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2

1

PF

0Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2 6 14 22

0-20

100

Page 120: Học kì ii

Câu 1: (1,5 điểm)Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?

Câu 2: (2,5 điểm)a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khi làm lạnh một viên bi sắt thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4 : (1 điểm)Sự đông đặc là gì? Trong thời gian đông đặc nhiệt độ đông đặc như thế nào?

Câu 5 : (3 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy? f) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở những thể nào?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------Câu 1: (2 điểm)

Kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?Câu 2: (1,5 điểm)

Nêu sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?Câu 3: (2,5 điểm)

a. Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?b. Sự nóng chảy là gì? Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ nóng chảy như thế nào?

Câu 4 : (2 điểm)Khối lượng riêng của rượu ở 00C là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 500C,

biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì thể tích của rượu tăng thêm thể tích của nó ở

00C.Câu 5 : (2 điểm)

Bảng kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ và thể của Thép trong quá trình đun nóng.Thời gian

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

2

1

0 4 9 1265

80

84

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Page 121: Học kì ii

Nhiệt độ 00C

1100 1150 1200 1250 1300 1300 1300 1300 1325 1350

Thể rắn hay lỏng

rắn rắn rắn rắn rắn và

lỏng

rắn và

lỏng

rắn và

lỏng

rắn và

lỏng

lỏng lỏng

a. Tới nhiệt độ nào thì thép bắt đầu nóng chảy?b. Để đưa thép từ nhiệt độ 11000C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?c. Thời gian nóng chảy của thép là bao nhiêu phút?d. Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------Câu 1: (2 điểm)

Dùng hệ thống máy cơ đơn giản như hình vẽ.a. Trong hệ thống trên đã sử dụng những loại máy cơ đơn giản

nào? b. Để kéo vật có khối lượng 100kg thì cần lực kéo nhỏ hơn bao

nhiêu Niu tơn?Câu 2: (2,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khinh khí cầu bay lên cao được là nhờ đốt lửa ngay dưới. Hãy giải thích tại sao?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4 : (3,5 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước khi đun

nóng.a. Nước ở thể nào trong khoảng từ phút thứ

0 đến phút thứ 2?b. Tới nhiệt độ nào thì nước bắt đầu nóng

chảy?c. Thời gian nóng chảy của nước là bao

nhiêu phút?d. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ

phút thứ 2 đến phút thứ 6?e. Nước sôi ở nhiệt độ nào?g. Đến phút thứ mấy thì nước sôi?h. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của

nước như thế nào?------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

Câu 1: (2 điểm)Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng

lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao

F

0Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

2 6 14 22

0-20

100

2

1

PF

Page 122: Học kì ii

nhiêu?Câu 2: (3 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà không làm phẳng mà lại làm dạng lượn sóng?

Câu 3: (2 điểm)Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?

Câu 4 : (3 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.

a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b. Chất rắn này là chất gì?c. Để đưa chất rắn này từ 550C tới nhiệt

độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này

là bao nhiêu phút?e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ

mấy?g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu

phút?------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

Câu 1: (2 điểm)Dùng hệ thống máy cơ đơn giản như hình vẽ.a. Trong hệ thống trên đã sử dụng những loại máy cơ đơn giản

nào? b. Để kéo vật có khối lượng 100kg thì cần lực kéo nhỏ hơn bao

nhiêu Niu tơn?Câu 2: (3 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Khi làm lạnh một viên bi nhôm thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 3: (2 điểm)a. Sự ngưng tụ là gì? b. Hiện tượng mưa đá trong tự nhiên có những sự chuyển thể nào?

Câu 4 : (3 điểm)Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

55

8085

0 6 10 12 14 22 26Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

F

0 4 9 1265

8084

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

Page 123: Học kì ii

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

Câu 1: (2 điểm)Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.a. Hãy chỉ ra ròng rọc động, ròng rọc cố định?b. Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc

động?Câu 2: (2 điểm)

Sự bay hơi là gì? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố gì?Câu 3: (3,5 điểm)

a. Nêu sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?b. Giải thích tại sao khi đun nóng một lượng chất lỏng chứa trong bình thuỷ tinh thì

lúc đầu mực chất lỏng hạ thấp xuống rồi một thời gian sau mực chất lỏng lại dâng lên?Câu 4 : (2,5 điểm)

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn. a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ - 60C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------------------

ÔN THI HỌC KÌ 2 VẬT LÝ LỚP 6Câu 1: Chọn phát biểu sai.A. Khi nước sôi, các bọt khí nổi lên nhiều hơn. B. Khi nước sôi, mặt nước xáo động mạnh. C. Nước chỉ sôi khi nhiệt độ lên đến 100oC. D. Khi nước sôi có nhiều hơi nước bay lên. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Có thể đun sôi nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 100oC được không?A. Câu (1) và (2) đều đúng. B. Không, vì nước chỉ sôi ở 100oC. C. Được, nếu như đun nước ở trên núi thấp. (2) D. Được, nếu như đun nước ở trên núi cao. (1) Câu 3: Chọn câu phát biểu sai.A. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào trong các bọt khí vừa bay hơi trên các mặt thoáng. B. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.

2

1

0

0

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0C)

- 6

5

2 8 14

Page 124: Học kì ii

C. Trong suốt thời gian sôi, thể tích nước không thay đổi. D. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Câu 4: Có hai cốc thủy tinh như nhau cùng chứa một lượng rượu và nước bằng nhau. Hỏi khi đun dưới ngọn lửa đèn cồn, cốc nào sẽ sôi mau hơn? Giải thích tại sao?A. Cốc đựng nước sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu. B. Cốc đựng rượu sẽ sôi sau vì nhiệt độ sôi của nước lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu. C. Cốc đựng rượu sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. D. Hai cốc đều sôi cùng một lúc vì rượu và nước đều là chất lỏng. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đúng đối với sự sôi?A. Phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng. B. Ngược lại với quá trình đông đặc. C. Xảy ra cả ở trong lòng và mặt thoáng của chất lỏng. D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Câu 6: Đun ba chất lỏng: Rượu, nước, thủy ngân đến nhiệt độ 120oC, chất lỏng nào sẽ sôi?A. Rượu và thủy ngân. B. Nước và rượu. C. Nước, rượu và thủy ngân. D. Nước và thủy ngân. Câu 7: Đun nước ở trên núi cao, nhận xét nào sau đây là đúng?A. Nước sôi ở nhiệt độ < 100oC. B. Nước không sôi C. Nước sôi ở nhiệt độ > 100oC. D. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. ĐúngĐiểm: 1/1.00Câu 8: Khi đun nước ở nhà, các hiện tượng nào cho ta biết là nước sôi?A. Mặt nước xáo động mạnh. B. Cả ba hiện tượng trên. C. Có khói bốc lên ở vòi ấm. D. Nghe thấy tiếng nước reo. Câu 9: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta có thể dùng nhiệt kế rượu được không? Giải thích vì sao?A. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước. B. Được, vì nhiệt kế rượu cùng dùng để đo nhiệt độ. C. Được, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước. D. Không, vì rượu có nhiệt độ sôi lớn hơn nhiệt độ sôi của nước. ĐúngĐiểm: 1/1.00Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng ......... thì nhiệt độ sôi của chất lỏng .................

Page 125: Học kì ii

A. Càng lớn, càng cao. B. Càng tăng, càng giảm. C. Càng lớn, càng thấp. D. Càng giảm, càng tăng. Câu 11: Giữa hai thanh ray lại có một khe hở nhỏ. Vì sao người ta phải làm khe hở này? Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau"A. Vì người ta không thể chế tạo ra được thanh ray dài hơn. B. Vì như thế đường sắt sẽ đẹp hơn. C. Vì khi trời nóng, nhiệt độ tăng, các thanh ray có chỗ để nở ra. D. Vì như thế sẽ tiện cho việc lắp ráp và vận chuyển. Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của quá trình bay hơi?A. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường. B. Xảy ra ở bề mặt của chất lỏng. C. Là quá trình ngược lại với quá trình ngưng tụ. D. Xảy ra khi nhiệt độ đạt đến một giá trị xác định. Câu 13: Đồ thị ở hình bên biểu thị điều gì?

A. Sự đông đặc của rượu. B. Sự nóng chảy và đông đặc của rượu. C. Sự sôi và sự nguội dần của rượu. D. Sự sôi của rượu. Câu 14: Cho một ít nước vào lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì xẽ xảy ra? A. Nút cao su bị bật ra.

B. Lon bia phồng lên. C. Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu. D. Lon bia bị mọp lại. Câu 15: Chọn câu trả lời đúng nhất. Tại sao người ta không sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước sôi?A. Các phương án đưa ra đều sai. B. Vì giới hạn đo không phù hợp. C. Vì giai chia nhỏ nhất không thích hợp. D. Hình dáng của nhiệt kế không thích hợp.

Page 126: Học kì ii

Câu 16: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí:Thể tích vật rắn sẽ giảm khi nó bị ........... A. nóng lên B. lạnh đi C. tăng D. giảm A. Chỉ để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng ống. B. Chỉ để làm giảm tộc độ lưu thông của hơi. C. Vì tất cả các phương án đưa ra. D. Chỉ để lọc bớt khí bẩn. A. Giới hạn đo của nhiệt kế. B. Loại nhiệt kế dùng để đo. C. Cách chế tạo nhiệt kế. D. Khoảng nhiệt độ cần đo. A. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ dãn ra và bị đứt. B. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ co lại và bị đứt. C. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt. D. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt. A. hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. B. Các hiện tượng đưa ra đều không phải. C. hiện tượng bay hơi. D. hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực. A. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng. B. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau. C. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau. D. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.