htpt so 23+24

44
HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518 COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Trang 1+2 Trang 3 Trang 37 Số 23+24 Tháng 1-4/2014 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết các đồng chí Lãnh đạo và nhân dân Lào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vương quốc Campuchia Thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm chính thức Lào Ban chấp hành Trung ương Hội họp Hội nghị thường niên năm 2014 Trang 4-8 Trang 9-14 Trang 15-18 Chính sách nhân tài trong thị trường lao động toàn cầu Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng cộng đồng đồng Tháp với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Cao đẳng

Upload: han-nhung

Post on 20-Jun-2015

117 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: Htpt so 23+24

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

ISSN 1859-3518

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Số 18+19+20Tháng 3/20213-8/2013

Trang 1+2

Trang 3 Trang 37

Số 23+24Tháng 1-4/2014

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngthăm, chúc Tết các đồng chí Lãnh đạo và nhân dân Lào

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vương quốc CampuchiaThủ tướng Campuchia Hun Sen

thăm chính thức LàoBan chấp hành Trung ương Hội họp Hội nghị thường niên năm 2014 Trang 4-8 Trang 9-14 Trang 15-18

Chính sách nhân tài trong thị trường lao động toàn cầu

Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng cộng đồng đồng tháp với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Cao đẳng

Page 2: Htpt so 23+24

Mục lục in this issue

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN

Tạp chí

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

ISSN 1859-3518

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEWCƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Số 18+19+20Tháng 3/20213-8/2013

Trang 1+2

Trang 3

Trang 37

Số 23+24Tháng 1-4/2014

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngthăm, chúc Tết các đồng chí Lãnh đạo và nhân dân Lào

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vương quốc Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm chính thức LàoBan chấp hành Trung ương Hội họp Hội nghị thường niên năm 2014 Trang 4-8

Trang 9-14 Trang 15-18

Chính sách nhân tài trong thị trường lao động toàn cầu

Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Cao đẳng

Cơ quaN TruNg ươNg Của Hội pHáT TriểNHợp TáC kiNH Tế ViệT Nam-Lào-CampuCHia

Năm thứ NămSố 23+24 (Tháng 1-4/2014)

tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tíchtrình bày: Thu Hằng

Giấy phép hoạt động báo chí số 1768/GP-Bttttngày 14-12-2009

Địa chỉ tòa soạnPhòng 708,

Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,Số 65 Phố Văn Miếu,

Quận Đống Đa, TP. Hà NộiĐiện thoại: 080.43470

Fax: 080.43470Email: [email protected]

Webtise: http://www.vilacaed.org.vn

giá bán: 22.000 đồng

+++ : tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng thăm, chúc tết các đồng chí Lãnh đạo và nhân dân Lào ......................................................................................... 1+++: thủ tướng Nguyễn tấn Dũng thăm Vương quốc Campuchia ................................................................................................. 3

Hoạt động của Hội +++ : BCH t.Ư Hội họp Hội nghị thường niên 2014 .................................. 4

ngHiên cứu - Diễn đànNguyễn Thế Tâm: Chính sách nhân tài trong thị trường lao động toàn cầu ..................................................................................................... 9Th.s Nguyễn Văn Nam: Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng cộng đồng đồng tháp với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân cao đẳng ..................................................................................... 15

KinH tế Việt nam+++: Bàn cách tránh “bẫy thu nhập trung bình” tại Việt Nam ................ 19+++: Hội thảo khoa học tổng kết 30 năm đổi mới ................................. 20+++: Nghị quyết Chính phủ về đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ..................................................................................... 22

tổng Hợp tin KinH tế Lào .................................................. 24

Hợp tác KinH tế Việt nam Và KHu Vực +++: Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Campuchia ............................................................................. 27+++: Kinh tế - xã hội tỉnh Luông Nậm thà và quan hệ hợp tác với Việt Nam ............................................................................................. 28+++: Kinh tế - xã hội tỉnh Bò Kẹo và quan hệ hợp tác với Việt Nam ............................................................................................. 30 +++: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào ...................................................... 31

Quan Hệ KinH tế Lào- các nước KHác....................... 33

Quan Hệ Hợp tác campucHia- các nước +++: thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm chính thức Lào .................... 37+++: Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia ............................. 38+++: “Việt Nam đóng vai trò to lớn nhất trong kinh tế Campuchia” ...... 39

giao Lưu Văn Hóa +++: Xuống phố lúc 0h ở Siêm Riệp....................................................... 40

+++ : Party General Secretary Nguyen Phu trong visited, happy New Year of the leader and Lao People's ................................................................... 1+++: Prime Minister Nguyen tan Dung visited the Kingdom of Cambodia................................................................................................... 3

actiVities of tHe ViLacaeD+++: Central Executive Committee Meetings Annual Conference 2014 ... 4

ReseaRcH - foRumTam Nguyen: Policy talents in the labor market global ........................................................................................................ 9Nguyen Van Nam MA: Some of the College Experience Dong thap community to improve the quality of training bachelor college ....................................................................................... 15

Vietnam's economy+++: Discuss ways to avoid the "middle income trap" in Vietnam ......... 19+++: Scientific Workshop Summary 30 years of reform ......................... 20+++: Government Resolution on promoting the goods and divestments in state enterprises .................................................................................. 22

geneRaL economic news Laos ...................................... 24

Vietnam economic coopeRation anD RegionaL +++: the 13th Session of the Intergovernmental Committee Vietnam - Cambodia ................................................................................ 27+++: Economy Social- Luang Nam tha Province and Cooperative Relations with Vietnam ........................................................................................... 28+++: Economic social Bo Keo Province and cooperation with Vietnam ........................................................................................... 30 +++: Economic Cooperation Vietnam - Laos .......................................... 31

Lao-economic ReLations otHeR countRies ....... 33

paRtneRsHips camboDia-countRies +++: Cambodian Prime Minister Hun Sen's official visit to Laos ............ 37+++: Connect two economies Vietnam - Cambodia ............................... 38+++: "Vietnam has played a large role in the economy of Cambodia" ... 39

cuLtuRaL excHange +++: Down the street at 0h in Siem Reap .............................................. 40

Mục lục contents

Page 3: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 1

TiN TứC - Sự kiệN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn và Phu nhân, nguyên Chủ tịch

Đảng, nguyên Chủ tịch nước Khăm-tày Xi-phăn-đon và Phu nhân cùng các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, Lãnh đạo và nhân dân các tỉnh Chăm-pa-xắc và Ắt-ta-pư đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Trong thời gian ở thăm Lào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân đã đến thăm, chúc Tết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn và Phu nhân tại tỉnh Ắt-ta-pư; thăm và chúc tết nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Khăm-tày Xỉ-phăn-đon tại tỉnh Chăm-pa-xắc; gặp gỡ và dự Lễ đón Năm mới với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Ắt-ta-pư, tỉnh Chăm-pa-xắc; gặp gỡ cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại các tỉnh Nam Lào; gặp

gỡ các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Nam Lào; thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa của tỉnh Ắt-ta-pư và tỉnh Chăm-pa-xắc.

Tại các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng sang thăm và tham dự Tết cổ truyền Bun-pi-mày cùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào và Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Chăm-pa-xắc, tỉnh Ắt-ta-pư; chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, nhất là nhân dân tỉnh Ắt-ta-pư, tỉnh Chăm-pa-xắc đã dành cho Đoàn sự đón tiếp hết sức trọng thị, nồng ấm, thân tình và chu đáo. Tổng Bí thư đã chuyển đến các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào nói chung, đến

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh Ắt-ta-pư và Chăm-pa-xắc nói riêng những lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp Tết Cổ truyền Bun-pi-may; nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng trên các lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước, nhân dân Lào anh em nói chung và Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Chăm-pa-xắc, tỉnh Ắt-ta-pư nói riêng đạt được sau ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách tiếp tục giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi các mục

tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng thăm, chúc Tết các đồng chí Lãnh đạo và nhân dân Lào

Lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân tại sân bay Attapeu.

NhậN lời mời của TổNg Bí Thư BaN chấp hàNh TruNg ươNg ĐảNg NhâN dâN cách mạNg lào, chủ Tịch Nước cộNg hòa dâN chủ NhâN dâN lào chum-ma-ly Xay-Nha-XỏN và phu NhâN, TổNg Bí Thư BaN chấp hàNh TruNg ươNg ĐảNg cộNg sảN việT Nam NguyễN phú TrọNg, phu NhâN và ĐoàN Đại Biểu cấp cao việT Nam Đã Đi Thăm và chúc TếT BuN-pi-may các ĐồNg chí lãNh Đạo và NhâN dâN lào, Từ Ngày 12-13/4/2014.

Page 4: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/20142

TiN TứC - Sự kiệN

tiêu do Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra, xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước; bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em đã dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ to lớn, quý báu trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay; khẳng định, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam cũng sẽ làm hết sức mình cùng với Lào giữ gìn, vun đắp và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, tài sản vô giá của hai Đảng, hai dân tộc. Cũng nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thông báo với Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào và Lãnh đạo địa phương đoàn đến thăm về tình hình Việt Nam gần đây.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn; nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Khăm-tày Xi-phăn-đon đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, coi đây là một sự kiện có ý nghĩa rất đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước Lào – Việt Nam, thể hiện sinh động mối quan hệ đặc biệt, gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và

nhân dân hai nước. Các nhà Lãnh đạo Lào đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới; bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; bày tỏ hết sức vui mừng và tự hào về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào – Việt Nam ngày càng phát triển, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của mỗi nước; cảm ơn sâu sắc về sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào từ trước đến nay; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để giữ gìn, vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào và Lãnh đạo các địa phương cũng đã thông báo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một số nét khái quát về tình hình Lào nói chung, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Chăm-pa-xắc và tỉnh Ắt-ta-pư nói riêng cũng như quan hệ hợp tác của tỉnh Chăm-pa-xắc, tỉnh Ắt-ta-pư với các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Trong các cuộc gặp gỡ cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Lào, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại 4 tỉnh Nam Lào và các doanh nghiệp Việt Nam

đang đầu tư tại Nam Lào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của cơ quan đại diện của Việt Nam tại Lào đã góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào và mong rằng Tổng Lãnh sự quán tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối quan trọng giúp các địa phương của hai nước tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác phát triển kinh tế, giúp đỡ lẫn nhau và quan tâm hơn nữa đến cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và học tập tại các tỉnh Nam Lào.

Tổng Bí thư cũng đã biểu dương cộng đồng người Việt Nam tại các tỉnh Nam Lào đã có nhiều thành tích, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Lào cũng như tăng cường mối quan hệ Việt Nam –Lào và mong muốn bà con tiếp tục hội nhập, chấp hành tốt pháp luật của Lào, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và có những hoạt động thiết thực hướng về quê hương đất nước. Tổng Bí thư biểu dương các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Nam Lào đã khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án, đi đôi với việc làm tốt công tác an sinh xã hội và mong rằng các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án cần nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Lào và Việt Nam cũng như phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương nơi triển khai dự án và triển khai các dự án đảm bảo đúng tiến độ chất lượng theo yêu cầu đề ra, góp phần mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân các tỉnh Nam Lào.q

Page 5: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 3

TiN TứC - Sự kiệN

Ngày 12-14/1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm làm việc tại Vương quốc Campuchia theo lời mời của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Thời gian qua, quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam-

Campuchia phát triển tích cực.Hai bên đã trao đổi nhiều

đoàn cấp cao như chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni (tháng 9/2012), Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin (tháng 7/2012); chuyến thăm Campuchia của Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 12/2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ tang Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk (tháng 2/2013). Vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam (từ 26-28/12/2013); Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đã thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979-7/1/2014).

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 nước tiếp tục phát triển nhanh. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,3 tỷ USD (tăng 18% so với năm 2011 đạt 2,829 tỷ USD); dự kiến năm 2013 đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2013, Việt Nam đã đầu tư vào Campuchia gần 130 dự án với tổng vốn đăng ký trên 3 tỷ USD, tập trung ở một số lĩnh vực chính như: trồng cây công nghiệp, khai khoáng, phát triển nguồn điện, viễn thông, tài chính, ngân hàng.

Công tác phân giới cắm mốc biên giới tiếp tục được hai bên phối hợp triển khai. Hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác để sớm hoàn thành công tác này, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.

Chuyến thăm làm việc tại Campuchia lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thể hiện sự coi trọng quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam – Campuchia, đồng thời tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.q

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26-28/12/2013 của Thủ tướng Campuchia

Tại Cung Hòa Bình, Thủ tướng hai nước đã có cuộc hội kiến, và trao đổi về những biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

thủ tướng Nguyễn tấn Dũng thăm Vương quốc Campuchia

Page 6: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

HoạT độNg Của Hội

4

Phần 1tỔNG KẾt CÔNG tÁC Năm 2013

I. Đặc điểm, tình hình chung 1. Thuận lợiNăm 2013 được lãnh đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư

quan tâm giúp đỡ ủng hộ, tạo điều kiện cho Hội hoạt động.

Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực mặc dù khó khăn hơn trước, nhưng nhìn chung vẫn được duy trì và phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp doanh nhân của các nước đầu tư, giao thương, trao đổi…

2. Khó khăn- Khó khăn về kinh tế trên Thế giới và trong

nước vẫn nặng nề, đặc biệt lĩnh vực bất động sản và ngân hàng vẫn ở đáy, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Doanh nghiệp, nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phá sản hoặc hoạt động cầm chừng, các Tập đoàn và Tổng công ty lớn đặc biệt là Doanh nghiệp nhà nước ngập trong nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Điều đó khiến cho họ ít quan tâm đến đầu tư phát triển, quảng bá thương hiệu và huy động vốn đầu tư vào Lào và Campuchia.

- Doanh nghiệp Hội viên nói riêng và Doanh nghiệp Việt Nam nói chung đầu tư, kinh doanh kém

hiệu quả, dư nợ lớn, thị trường bị thu hẹp nhiều.- Mất liên lạc với các Hội viên tập thể cũng như

cá nhân do thay đổi chức vụ công tác, nghỉ hưu, chuyển địa chỉ liên lạc hoặc giải thể.

- Nhiều Doanh nghiệp Việt nam đầu tư vào Lào, Campuchia nhưng không qua kênh hỗ trợ của Hội mà theo những con đường không chính thống khác.

- Do tính chất của một Hội xã hội - nghề nghiệp, có tính quần chúng, nên không tránh khỏi khó khăn về nguồn tài chính, mọi khả năng thu tài chính trong điều kiện kinh tế suy thoái đều rất khó khăn, nguồn tài chính của Hội quá eo hẹp, chỉ đủ để duy trì bộ máy tối thiểu để hoạt động và cũng chính vì vậy trong quan hệ đối ngoại cũng gặp nhiều hạn chế.

- Cơ sở vật chất làm việc, tiếp khách của Hội quá cũ và thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác và hoạt động đối ngoại của Hội.

II. Kết quả một số hoạt động chính.1. Thực hiện phản biện, quảng bá chủ trương

chính sách hợp tác đầu tư vào Lào, Campuchia và Myanmar

- Tổ chức sự kiện Tọa đàm Myanmar - thị trường mới nổi:

BAN CHẤP HÀNH tRUNG ƯƠNG HỘI họp Hội nghị thường niên năm 2014

Ngày 12-3-2014 , Tại Trụ sở cơ quaN TruNg ươNg hội, Bch Tư hội Đã họp về việc TổNg kếT côNg Tác Năm 2013 và phươNg hướNg Nhiệm vụ Năm 2014 của hội. dự họp có chủ Tich hội phươNg hữu việT, phó chủ Tịch TT Bùi TườNg lâN, các phó chủ Tịch và các uv Bch Tư hội.hội Nghị Đã Nghe dự Thảo Báo cáo của hội do pcT TT Bùi TườNg lâN TrìNh Bày, Nghe các ý kiếN ĐóNg góp Bổ suNg của các Đại Biểu. TấT cả các ý kiếN pháT Biểu Đều Bày Tỏ sự NhấT Trí cao với ĐáNh giá TroNg dự Thảo, phâN Tích làm rõ hơN mộT số vấN Đề, khẳNg ĐịNh kếT quả Đã Thu Được và Đề XuấT các giải pháp cho Năm 2014. hội Nghị Đã ThàNh côNg TốT Đẹp.dưới Đây XiN giới Thiệu NhữNg NéT chíNh của Báo cáo số 375/ hkTvcl-vp Đã Được hội Nghị ThôNg qua.

Page 7: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 5

HoạT độNg Của Hội

Ngày 22/4/2013, với sự tài trợ của Ngân hàng Việt Á, Hội đã phối hợp với Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức tọa đàm “Myanmar-Thị trường mới nổi” tại Hà Nội. Chương trình tọa đàm đã thu hút rất đông các cơ quan, các đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân đến dự, trong đó có đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Việt Á, các đồng chí lãnh đạo Hội, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, một số doanh nghiệp đang đầu tư vào Myanmar, TGĐ Citicom cùng đông đảo các nhà nghiên cứu các chuyên gia và các cơ quan thông tấn báo chí truyền thông...

Tọa đàm Myanmar không những đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp, doanh nhân muốn đầu tư vào Myanmar mà nhiều ý kiến vướng mắc về thương mại đầu tư cũng được các đại trao đổi, góp ý kiến nghị cho các nhà quản lý hoạch định chính sách đầu tư vào Myanmar. Có thể nói Tọa đàm Myanmar đã được tổ chức thành công.

- Phối hợp với Hội Đầu tư nước ngoài tổ chức hội thảo “Ảnh hưởng của đầu tư ra nước ngoài tới môi trường sinh thái”:

Hội thảo được tổ chức vào tháng 5/2013 tại thị trấn Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Hội thảo đã được nhiều đại biểu quan tâm tới dự. Những đóng góp của các đại biểu đều có ý nghĩa thiết thực cho việc hoạch định chính sách đầu tư ngoài ý nghĩa kinh tế còn phải bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh và hiệu quả.

- Tổ chức Diễn đàn Mê Kông thường niên 2013:

Hội đã chủ trì cùng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Việt Á, tổ chức Diễn đàn Mê Kông thường niên năm 2013 với chủ đề “ Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mê Kông 2013”, tại Hà Nội vào ngày 19/12/2013.

Tại diễn đàn nhiều đại biểu đã trao đổi những kinh nghiệm thực tế, những khó khăn vướng mắc trong hợp tác đầu tư về du lịch trên đất bạn Campuchia và Lào. Sau 1 ngày làm việc khẩn trương Diễn đàn đã hoàn thành mục tiêu đề ra, được các đại biểu hoan nghênh. Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Các chương trình truyền thông đã đưa tin về diễn đàn trong nhiều ngày.

- Thường xuyên cập nhật thông tin, các chủ

trương chính sách mới để kịp thời tổng kết, cung cấp, báo cáo và tọa đàm, trao đổi trên các chương trình truyền hình, thông tin đến hội viên và khuyến cáo các giải pháp trong tình hình mới.

- Năm 2013 Hội đã tổng hợp xây dựng Báo cáo “Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Lào và Campuchia” để cung cấp cho các hội viên.

2. Hỗ trợ hội viên đầu tư vào Lào và Campuchia

2.1. Cũng như các năm trước, Hội đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân muốn đầu tư kinh doanh sang Lào và Campuchia thông qua việc cung cấp các thông tin cập nhật về cơ chế chính sách đầu tư thương mại giữa các nước và giới thiệu các doanh nghiệp sang làm việc với Văn phòng đại diện của Hội tại Campuchia và Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.

2.2. Tổ chức hoạt động hợp tác phát triển đầu tư với Lào:

- Lãnh đạo Hội đã làm việc với UBND tỉnh Hủa Phăn (Lào) và đã có văn bản ghi nhớ giữa Hội và UBND tỉnh Hủa Phăn ngày 28/6/2013 về vấn đề Hợp tác phát triển tại Hủa Phăn.

- Tháng 9/2013 Hội tổ chức cho các đơn vị của Hội và một số doanh nghiệp làm việc với lãnh đạo tỉnh Hủa Phăn (Lào) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây.

3. Thực hiện một số dự án- Năm 2013 Hội được Bộ KH&ĐT giao Dự án

đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (NVV) . Hội đã giao cho Viện Phát triển nông thôn và cộng đồng và Viện Đào tạo và Phát triển kinh tế tổ chức thực hiện.

Đây là một Dự án không lớn nhưng đã thể hiện sự quan tâm của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu hoạt động, nâng cao vai trò vị thế của Hội.

- Cũng trong năm 2013, Hội được Bộ KH&ĐT giao nhiệm vụ hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, tổ hợp tác xã. Hội đã giao cho 3 đơn vị thực hiện: Viện Đào tạo và phát triển kinh tế , Viện Phát triển nông thôn và cộng đồng , và Trung tâm tư vấn hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp cộng đồng thực hiện.

- Chuẩn bị Đề án trình Chính phủ:Từ năm 2012 Hội đã chuẩn bị 3 đề án kiến nghị

Page 8: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

HoạT độNg Của Hội

6

Chính phủ giao cho Hội được tiến hành điều tra đánh giá về thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào, Campuchia và Myanmar.

Sang năm 2013, theo ý kiến của Phân ban hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào và Campuchia, Hội đã trình lại 1 dự án riêng cho Lào, đã được Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 9/2013 theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ , Hội đã có văn bản giải trình thêm.

4. Công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí- Vận hành, đưa tin các hoạt động của Hội, các

chủ trương của Nhà nước về hợp tác và đầu tư với Lào và Campuchia lên trang Web thường xuyên, kịp thời. Hiện nay trang Web đang được nâng cấp, bước đầu đã có kết quả khả quan, giao diện đã được thay đổi, sức hấp dẫn trang Web của Hội đã được nâng lên, nội dung phong phú hơn trước, hy vọng thông tin của Hội sẽ được tuyên truyền rộng rãi hơn đến với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các hội viên muốn quan tâm.

- Xuất bản Tạp chí Hợp tác và Phát triển năm 2013 vẫn gặp khó khăn , phải gộp số . Việc duy trì xuất bản thường xuyên Tạp chí thời gian tới cũng vẫn rất khó khăn, nếu như tình hình tài chính không được cải thiện.

- Thời báo Mê Kông: Năm 2013, công tác tổ chức đã vào nề nếp hơn năm trước, mặc dù vậy tờ Thời báo Mê Kông vẫn còn khó khăn, đặc biệt khó về tài chính.

Việc in báo khá hơn năm trước cả về nội dung và hình thức, tuy nhiên vẫn phải gộp số. Với nỗ lực lớn của Tổng biên tập và anh chị em biên tập, đã xuất bản số báo Tết-2014 với nội dung phong phú, hình thức đẹp, được đọc giả đón nhận.

Đã hoàn thiện đề án xuất bản Mê Kông online để xuất bản vào năm 2014.

5. Công tác đối ngoại- Lãnh đạo Hội đã thăm ngoại giao Đại sứ quán

Lào và Campuchia nhân ngày Quốc khánh nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Hội và 2 Đại Sứ quán cũng như nhân dân 2 nước bạn Lào và Campuchia.

- Gặp mặt và giao lưu với cán bộ của 3 Đại sứ quán Lào, Campuchia, Myanmar nhân dịp tết âm lịch ( vào đầu năm 2013).

- Chúc mừng Thủ tướng Hun Sen được tái cử chức vụ Thủ tướng Vương quốc Campuchia.

Với trong nước:- Duy trì liên kết với các Vụ, đơn vị thuộc Bộ

Kế hoạch – Đầu tư để triển khai các chương trình được giao và chuẩn bị các chương trình mới.

- Duy trì mạng lưới liên kết với các cơ quan trong hệ thống Nhà nước để đảm bảo các hoạt động đúng đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra.

- Báo cáo kịp thời đầy đủ các yêu cầu quản lý của Nhà nước về các hoạt động của Hội.

III. Công tác tổ chức xây dựng Hội1. TW Hội:- Do nhiều lý do nên đã không chuẩn bị được

các điều kiện cho Đại hội nhiệm kỳ II như Nghị quyết Hội nghị BCH đầu năm 2013 đã dặt ra.

- Do kinh phí của Hội năm 2013 rất hạn hẹp nên hoạt động của Văn phòng Hội quá khó khăn. Hội đã phải cho 4 cán bộ Văn phòng nghỉ việc. Việc kiện toàn bộ máy Văn phòng Hội cũng chưa làm được.

2. Các đơn vị trực thuộc:- Hội đã làm thủ tục giải thể Trung tâm “Dạy

nghề hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế”, do Giám đốc qua đời, Trung tâm xin dừng hoạt động.

- Đã điều chỉnh và kiện toàn lại về mặt tổ chức cho 3 Trung tâm trực thuộc Hội; Các trung tâm này đã đi vào hoạt động ổn định hơn.

3. Phát triển hội viên mới: Năm 2013 Hội kết nạp được 2 hội viên tập thể

và 3 hội viên cá nhân. So với các năm trước số hội viên mới được kết nạp khá khiêm tốn.

4. Hoạt động của các Trung tâm và Viện trực thuộc Hội

Nhìn chung trong năm qua, 10 Trung tâm và Viện trực thuộc Hội đã chủ động vượt qua mọi khó khăn trở ngại thực hiện đúng Điều lệ và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trên mọi hoạt động của mình và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Trong các đơn vị trên có 2 Viện và 3 Trung tâm đã khẳng định được vị trí của mình. Tuy nhiên, tình trạng chung là rất khó khăn, khó kiếm việc làm, một số Trung tâm gọi là có hoạt động nhưng hiệu quả còn thấp, gần nửa các đơn vị không thực hiện được nghĩa vụ tài chính cho Hội.

5. Hoạt động của các Hội địa phươngHiện nay Hội có 2 Chi hội địa phương là Hội

Nghệ An và Hội Hà Tĩnh và 2 Văn phòng đại diện tại Lào và Campuchia. Nhìn chung các đơn

Page 9: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

HoạT độNg Của Hội

7

vị này đã có nhiều hoạt động trợ giúp các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư, thương mại vào Lào và Campuchia và thường xuyên liên hệ, báo cáo xin chỉ đạo TW Hội; thực hiện nhiều chương trình do lãnh đạo các Tỉnh giao; có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Hội. Đặc biệt, hoạt động năng động hiệu quả là Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia tỉnh Nghệ An và Hội Phát triển hợp tác kinh tế Campuchia-Việt Nam-Lào tại Campuchia, được dư luận đánh giá cao.

6. Văn phòng đại diện khu vực phía NamVăn phòng đại diện khu vực phía Nam được

thành lập vào tháng 7/2011, là đầu mối liên lạc ở phía Nam. Năm 2013 mặc dù còn nhiều khó khăn, Văn phòng đã bám sát vào những chỉ đạo của TW Hội, tự thân vận động, đã thực hiện một số công việc cụ thể sau:

- Làm việc với Văn phòng Đô Trưởng thủ đô Viêng Chăn về các dự án kêu gọi đầu tư vào Viêng Chăn.

- Tư vấn cho Trung tâm xúc tiến thương mại TP. HCM tổ chức triển lãm đầu tư-thương mại-du lịch năm 2013 và chương trình khảo sát thị trường tỉnh Champasak - Lào.

- Phối hợp với Sở KH&ĐT TP. HCM tiếp đón và giới thiệu cơ hội đầu tư vào TP.HCM.

7. Công tác thi đua khen thưởngĐể động viên phong trào hoat động của Hội,

hàng năm lãnh đạo Hội vẫn có chủ trương xét thi đua khen thưởng cho các cá nhân đơn vị trên cơ sở tổng kết cuối năm và có đề nghị của các đơn vị. Năm nay, Ban thi đua khen thưởng của Hội đã xem xét cấp Bằng khen cho ông Muny Bí thư Sứ quán Lào tại Việt Nam; Cho một số cá nhân và tập thể thuộc Hội PTKT Việt Nam-Lào-Campuchia tỉnh Nghệ An và Hội PTKT Campuchia-Việt Nam-Lào.

IV. Đánh giá chungNhìn chung năm 2013, Hội đứng trước nhiều

khó khăn thách thức, là năm đặc biệt khó khăn về tài chính, tuy nhiên với sự cố gắng của lãnh đạo Hội và các thành viên, nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của Bộ Kế hoạch và đầu tư, của Bộ Tài chính, của Ngân hàng Việt Á, nên Hội vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, thực hiện được hầu hết các mục tiêu mà BCH đề ra năm 2013. Các Ban, Viện trực thuộc cũng chủ động vượt qua mọi khó khăn,

mang lại lợi ích thiết thực cho Hội viên, đảm bảo mọi hoạt động của Hội đều theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ hội viên hợp tác đầu tư, thương mại sang Lào và Campuchia.

Tuy nhiên, Hội vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức: Chưa tiến hành được Đại hội lần II, chưa chủ động được nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội; Công tác củng cố tổ chức, tuyển dụng cán bộ, tập hợp hội viên trong điều kiện hiện nay gặp nhiều khó khăn; Định hướng hoạt động khó thành hiện thực, chưa kiện toàn được bộ máy tổ chức của Văn phòng Hội, chưa trang bị lại được cơ sở vật chất cho Văn phòng Hội…Những điều này cần được xem xét trong thời gian tới.

Phần 2PhƯƠNG hƯỚNG CÔNG tÁC

Năm 2014

1. Định hướng chung- Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế trong

quan hệ với các nước; Quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tại Lào và Campuchia để thắt chặt liên kết hợp tác phục vụ chính trị và đầu tư kinh doanh; Mở rộng hoạt động sang các nước thuộc vùng Mekong và ASEAN.

- Khai thác các nguồn hỗ trợ theo Chính sách phát triển Kinh tế vùng Mekong và ASEAN.

- Tăng tính chuyên nghiệp của Hội đại diện cho quốc gia xứng tầm quốc tế và trong khu vực, củng cố nhân sự, hoạt động văn phòng đáp ứng các mục tiêu của Hội.

- Phát triển hội viên, đặc biệt là hội viên doanh nghiệp; Xây dựng mạng lưới Hội thành viên tại các tỉnh thành có Doanh nghiệp lớn, các Doanh nghiệp tiềm năng, các tỉnh thành giáp biên giới Lào, Campuchia.

- Tiến hành Đại Hội lần thứ II, xem xét điều chỉnh lại phạm vi hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Hội.

- Tạo nguồn thu chính từ các dịch vụ Hỗ trợ cho các DN Việt Nam đầu tư ra các nước liên kết.

- Tăng năng lực cho các Viện, Trung tâm trực thuộc.

- Nâng cao chất lượng các ấn phẩm, báo, tạp

Page 10: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

HoạT độNg Của Hội

8

chí, nâng Trang thông tin điện tử của Hội thành Cổng thông tin Hợp tác Phát triển Kinh tế của khu vực.

2. Định hướng công tác cụ thể1. Về công tác chuyên môn:- Tiếp tục làm thủ tục xin kinh phí và thực hiện

Đề án điều tra nghiên cứu môi trường đâù tư vào Lào phục vụ cho việc hoạch định các chính sách đầu tư, thương mại, cũng như tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư buôn bán với Lào.

- Thực hiện các dự án đào tạo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao vốn: Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý ghi vốn cho Hội 2 Dự án: DA đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (NVV) và DA đào tạo cho các Hợp tác xã.

- Tiếp tục xin kinh phí từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện Diễn đàn Mê Kông thương niên-2014, dự kiến chủ đề năm nay là Hội nhập ASEAN-2015, những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khu vực tiểu vùng Mê Kông.

- Xúc tiến hình thành Chương trình thúc đẩy xây dựng nông nghiệp nông thôn tiểu vùng Mê Kông bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập.

- Tiếp tục động viên hội viên thực hiện đường lối hợp tác quốc tế, thực hiện phản biện xã hội chính sách hợp tác đầu tư vào Lào và Campuchia. Đặc biệt triển khai hợp tác phát triển các xã biên giới, trước mắt có thể hợp tác với các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng.

- Tổ chức các Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến của các doanh nghiệp đã đầu tư, sắp đầu tư vào Lào và Campuchia để báo cáo cho các cơ quan hữu quan, liên quan đến sửa đổi Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư

- Tiếp tục tìm mọi biện pháp hỗ trợ hội viên đầu tư vào Lào và Campuchia.

- Tổ chức các đoàn du lịch kết hợp khảo sát khả năng đầu tư vào Lào và Campuchia. Giúp Ban hưu trí cơ quan tổ chức các đoàn du lịch sang Lào và Campuchia nếu Ban hưu trí cơ quan yêu cầu.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền, đối ngoại:

- Tiếp tục vận hành thường xuyên trang Web

của Hội. - Với báo Mê Kông tiếp tục duy trì và xuất bản

trang báo Mê Kông điện tử.- Tạp chí Hợp tác và Phát triển hoạt động theo

hướng duy trì , chờ điều kiện phát triển mới.3. Quản lý các đơn vị trực thuộc, địa phương

và phát triển hội viên:- Rà soát, nắm bắt, liên hệ với các hội viên trong

tình mới và xác định một số hội viên nòng cốt, đổi mới công tác vận động, quản lý, phục vụ hội viên.

- Thường xuyên nắm tình hình hoạt động của cả các viện, trung tâm (10 đơn vị) và Văn phòng Đại diện khu vực phía Nam.

- Thường xuyên liên hệ và kết hợp, động viên các Hội địa phương đang hoạt động. Thúc đẩy phát triển các Hội địa phương, đặc biệt ở các tỉnh biên giới với Lào và Campuchia; xây dựng các chi hội theo nghành nghề nếu được.

- Phát triển hội viên khi đủ điều kiện, đặc biệt chú ý kết nạp các hội doanh nghiệp.

4. Công tác tổ chức:- Tiến hành chuẩn bị và Đại Hội lần II vào Quý

III/2014: Tiến hành thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại Hội (cả chuyên môn, cả kinh phí).

5. Công tác Văn phòng:- Tiếp tục kiện toàn bộ máy của Văn phòng theo

hướng gọn nhẹ, hiệu quả, đặc biệt cần tăng cường đội ngũ trẻ chuyên nghiệp vào các vị trí chủ chốt.

- Nâng cấp trang bị lại cơ sở vật chất (ở mức tối thiểu) cho Văn phòng.

Như vậy, trong năm tới, Hội sẽ : Kiện toàn tổ chức bộ máy; Tiến hành Đại Hội lần thứ II, đổi mới đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo và hướng vào những hoạt động thực tế hơn; Xây dựng quan hệ chặt chẽ với một số hội viên có tâm huyết có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh; Tiếp tục phát triển các Hội địa phương, các cộng tác viên; Đa dạng hóa hoạt động của Hội, đẩy mạnh hoạt động của các Hội địa phương thành lập, của các đơn vị trực thuộc… trên cơ sở đó cải thiện nguồn thu tài chính; Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan của Đảng và Chính phủ nhiều hơn nữa; Liên kết chặt chẽ với NH Việt Á, các Hội khác. Chúng ta hy vọng Hội có thể phát triển vững chắc hơn trong năm 2014.q

Page 11: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANgHiêN Cứu - DiễN đàN

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 9

I. Vai trò của nhân tài với sự phát triển của đất nước Nhân tố con người đóng vai trò là nguồn lực

quan trọng nhất để các nền kinh tế tăng cường sức cạnh tranh và sáng tạo theo hướng bền vững. Đặc biệt, những cá nhân tài năng hoặc những đội ngũ tài năng đóng vai trò vô cùng quan trọng, họ có thể biến những điều không thể thành có thể, biến khó khăn thành cơ hội.

Ngày càng có nhiều nước trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nhân tài, vì vậy mà những nước này ngày càng ra sức thực hiện cải cách giáo dục, xóa bỏ mọi rào cản

trong xã hội (bất bình đẳng giới, phân biệt giảu nghèo, …) cũng như ra sức thu hút những nhân tài từ nước ngoài về phục vụ cho đất nước mình.

1. Nhân tài góp phần định hình nền kinh tế thế giới

Từ cuối chiến tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỉ 20 được coi là thời kỳ phát triển không ngừng trên thế giới. Điều này được minh chứng qua mức sống của người dân cao hơn, sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế và tuổi thọ trung bình của con người tăng lên. Làn sóng phát triển mạnh mẽ này lúc đầu tập trung ở những nền kinh tế tiên tiến trên thế giới như Bắc Mỹ, Châu Âu

Chính sách nhân tài trong thị trường lao động toàn cầu

Tóm tắt: NhâN Tài ĐóNg vai Trò vô cùNg quaN TrọNg với sự pháT TriểN và TiếN Bộ TrêN Thế giới. mà cụ Thể lịch sử Đã chứNg miNh họ là NhữNg Người góp phầN ĐịNh hìNh NềN kiNh Tế Thế giới. có mộT Thực Tế rằNg Nước Nào có Nhiều NhâN Tài (Đặc BiệT là NhâN Tài TroNg quảN lý và lãNh Đạo) Thì Nước Đó có sức cạNh TraNh lớN TrêN Thế giới và Nước Đó Ngày càNg pháT TriểN mà ĐiểN hìNh là Nước mỹ và aNh. Từ khóa: Chính sách nhân tài, nhân tài, chính sách nhập cư, người nhập cư có trình độ cao.

lNGuyễN thẾ tâm

Page 12: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NgHiêN Cứu - DiễN đàN

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201410

và Nhật Bản. Động lực của sự phát triển này chính là nhờ vào những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật mà cụ thể là công nghệ thông tin. Cũng chính nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, thế giới đã chuyển sang thời kỳ toàn cầu hóa một cách nhanh chóng. Nhiều cường quốc kinh tế mới cũng bắt đầu nổi lên, cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ. Thêm vào đó tình trạng đói nghèo ngày càng giảm (Theo báo cáo của tổ chức Ngân hàng Thế giới World Bank, vào năm 2008, 22% dân số trên thế giới sống dưới chuẩn nghèo, giảm so với 52% của năm 1981).

Mặt khác, những thành tựu trong công nghệ thông tin và Internet đã giúp nhiều công nhân có trình độ cao có thể giới thiệu và cung cấp những dịch vụ của mình đến nhiều nơi, thậm chí những nơi xa xôi hẻo lánh cũng như giúp họ có thể hợp tác suôn sẻ với các đối tác trên khắp các châu lục.

Như chúng ta thấy những thành tựu trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần rất to lớn vào tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất cũng như sự tiến bộ trên khắp hành tinh này. Và rõ ràng để đạt được sự phát triển như vậy chúng ta phải kể đến yếu tố nguồn nhân lực, mà cụ thể là nhân tài. Do đó, nhân tài đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển và tiến bộ trên thế giới. Mà cụ thể lịch sử đã chứng minh họ là những người góp phần định hình nền kinh tế thế giới.

2. Nhân tài góp phần tăng cường sức cạnh tranh của một quốc gia

Vào những năm 1950, Nhật

Bản, một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng giàu nhân lực, đó là đất nước đầu tiên cho rằng con người là nguồn lực. Quan điểm này thúc đẩy sự ra đời của phong trào Quản Lý Nguồn Nhân Lực vào những năm 1970 ở Mỹ trước khi nó lan rộng đến những nơi khác trên thế giới. Trước đó những mối quan tâm đến tài năng tập trung vào việc bố trí nguồn nhân lực mang tính chiến lược, dự tính nhu cầu về kỹ sư hoặc nhà khoa học trong tương lai và giải quyết những khoảng cách (gaps) đã được dự báo. Tuy nhiên khi thế giới đang ngày càng toàn cầu hóa theo hướng bất ổn và khó dự đoán trước thì việc dự đoán này không còn đúng nữa. Cụ thể trong những năm 1970 một tập đoàn dầu khí lớn đã đự đoán rằng riêng tập đoàn này sẽ sử dụng nhiều kỹ sư hóa học hơn tổng số những kỹ sư mà tất cả các trường đại học ở Mỹ cung cấp. Trên thực tế thì một vài năm sau cuộc khủng hoảng đầu tiên về dầu mỏ thì số lượng kỹ sư như vậy đã trở nên dư thừa. Mối quan tâm lúc đó tập trung vào nguồn nhân lực “đóng vai trò chiến lược” – đó là những nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm cho sự phát triển của một tổ chức. Những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn như ngành xăng dầu đã ý thức sâu sắc được sức mạnh to lớn của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người có cái nhìn và tư duy mang tính toàn cầu. Tập trung phát triển bộ phận lãnh đạo cũng chính là tiền thân và trọng tâm của vấn đề tài năng.

Sự chuyển giao của xã hội hướng đến một nền kinh tế tri thức và manh tính toàn cầu thể

hiện thực sự rõ ràng vào cuối những năm 1980. Các chuyên gia xã hội lúc đó đã nhận định rằng tri thức và nguồn vốn tri thức chính là chiếc chìa khóa mở cửa dẫn đến tương lai.

Rất nhiều những sự kiện diễn ra vào những năm 1990 và 2000 đã củng cố thêm cho quan điểm này. Sự tập trung cho nhân tài và khả năng cạnh tranh cũng từ đó ngày càng tăng lên. Đầu tiên sự thiếu hụt về chuyên gia công nghệ thông tin trong thời kỳ bùng nổ của dot.com vào cuối những năm 1990 đã làm tăng thêm mối quan tâm về vấn đề nhân tài. Yếu tố thứ 2 đó là mô hình dân số ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đang có sức ảnh hưởng ngày càng lớn. Cụ thể do ảnh hưởng của chính sách giảm tỷ lệ sinh mà những nước này dân số chủ yếu là những người thuộc thế hệ baby boomers - những người thuộc thế hệ trước - có nhiều kinh nghiệm làm việc và đang ở ngưỡng tuổi về hưu, còn lại số ít là dân số trẻ. Thứ 3 có những ý kiến cho rằng việc lựa chọn những cá nhân tài ba nắm giữ những vai trò chủ chốt sẽ mang lại nhiều lợi nhuận lớn hơn là lựa chọn những cá nhân có năng lực bình thưởng.

Khi Trung Quốc, Ấn Độ và những nước mới nổi khác đang nhanh chóng tiến sâu vào các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ thì nhu cầu về nhân tài trở lên gay gắt hơn. Với trọng tâm là ngành sản xuất chế tạo truyền thống ở phương Tây, nền kinh tế của các nước phát triển ngày càng phụ thuộc hơn vào những lao động có tay nghề cao và sự cải tiến trong sản xuất – đó là 2 yếu tố được coi là nguồn lợi thế cạnh tranh. “Những thiếu hụt về kỹ năng” (skills gaps) đang ngày càng gia

Page 13: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANgHiêN Cứu - DiễN đàN

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 11

tăng trong giai đoạn này. Đông thời trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có sự dư thừa về lao động tay nghề thấp và lao động giá rẻ để cung cấp cho các ngành xí nghiệp thì họ lại thiếu hụt trầm trọng về những kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là những nhân tài quản lý và nhân tài lãnh đạo những người có kinh nghiệm để điều hành những doanh nghiệp mang tính chất toàn cầu. Vì vậy, trong giai đoạn này mức lương cho những nhà quản lý ở Thượng Hải, Bangalore và Sao Paulo đã bắt đầu tăng lên nhằm thu hút nhiều nhân tài để phát triển kinh tế ngang tầm với New York và London.

Có một thực tế rằng nước nào có nhiều nhân tài (đặc biệt là nhân tài trong quản lý và lãnh đạo) thì nước đó có sức cạnh tranh lớn trên thế giới và nước đó ngày càng phát triển mà điển hình là nước Mỹ và Anh. Hơn thế nữa, đầu tư cho nhân tài là một sự đầu tư có lợi. Chính vì vậy mà những nước như Trung Quốc hay Ấn Độ đang thực hiện nhiều chính sách nhằm phát triển và thu hút nhân tài phát triển đất nước.

II. mở rộng thị trường lao động toàn cầu1. Tại sao cần chuyển dịch

lao động Có 3 con số giúp chúng ta

hiểu tại sao giải phóng lao động toàn cầu là cần thiết và tại sao nó lại cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Ba con số này chính là 232 triệu người, 39 nghìn tỷ đô la và 10-15 năm.

Chúng ta hãy bắt đầu với con số 232 triệu người. Con số đó tương đương với 3,2% dân số trên thế giới và tương ứng với số người dân di cư ngày nay. Họ di

cư từ nước này sang nước khác vì nhiều lý do, nhưng động lực chủ yếu là họ mong muốn tìm kiếm cơ hội để phát triển kinh tế. Vì vậy mà khuynh hướng di cư phổ biến trên thế giới là người dân từ những nước có thu nhập thấp (đứng đầu là Mexico, sau đó đến Ấn Độ, Liên Bang Nga và Trung Quốc) di cư đến những đất nước có thu nhập cao mà ồ ạt nhất là đến Mỹ, sau đó là các nước trong Hội đồng hợp tác các nước vùng vịnh (GCC) của Qatar, UAE và Kuwait.

Trong những thập niên gần đây khoảng cách về thu nhập giữa các nước đang ngày càng tăng lên, kéo theo đó là khoảng cách về thu nhập giữa những người sống ở nước có thu nhập cao và những người dân ở quốc gia có thu nhập thấp. Rõ ràng khoảng cách về thu nhập giữa người dân ở vùng giàu và người dân ở vùng nghèo không phải nằm ở năng lực cá nhân mà nó là do sự khác biệt về không gian sống. Do đó, những người dân sống ở môi trường thu nhập thấp thường có khuynh hướng di chuyển đến những nơi mà công việc của họ được đánh giá cao. Như vậy không những họ có thể phát triển kinh tế của bản thân mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tiếp đến là 39 nghìn tỷ đôla. Con số này cao hơn GDP của toàn thế giới năm 2006 và nó phản ánh tiềm năng thu nhập mà chúng ta sẽ đạt được nếu thị trường lao động toàn cầu được giải phóng hoàn toàn. Mặc dù giải phóng hoàn toàn là bất khả thi, nhưng con số này phản ánh sâu sắc sự thay đổi giữa những nước thu nhập cao và nước thu nhập thấp. Cụ thể, tình hình nhập

cư trên một quy mô nhỏ – mỗi năm thêm khoảng 16 triệu người hoặc lực lượng lao động của nước bản địa tăng gần 3% - sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn so với chỉ xóa bỏ những rào cản đối với thương mại và nguồn vốn.

Những con số này cho thấy tiềm năng to lớn mà việc mở cửa thị trường lao động toàn cầu sẽ mang lại. Nhưng dường như các nhà hoạch định chính sách chưa nhận thức được tiềm năng mà lao động nhập cư có thể mang lại nếu như họ biết gắn kết tình hình dân số đang ngày càng tăng lên ở những nước có thu nhập thấp và tình hình dân số ngày càng già ở những nước có thu nhập cao nơi mà nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Trong thời gian ngắn, nguồn cung lực lượng lao động lành nghề sẽ không có sự thay đổi nào và sự thay đổi về dân số chỉ ra rằng sự chênh lệch về lực lượng lao động sẽ nhanh chóng được cào bằng. Có lẽ trong vòng 10-15 nữa nguồn cung và nhu cầu về lao động sẽ được cân bằng.

2. Thực trạng của thị trường lao động toàn cầu

a. Dân số già ngày càng tăng trong khi lực lượng lao động ngày càng giảm

Ở hầu hết các nước phát triển, cùng với sự nghèo đi về tài nguyên đó là sự tiến bộ về y tế và tuổi thọ con người. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dân số già và sự suy giảm về lực lượng lao động. Ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là Liên minh châu Âu được dự báo sẽ mất đi 66 triệu công nhân trong giai đoạn từ 2005 đến 2050. Tương tự như vậy nhiều khu vực ở Đông Âu hay khối thịnh vượng chung cũng sẽ chứng kiến sự suy giảm dân số

Page 14: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA NgHiêN Cứu - DiễN đàN

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201412

25%. Ở khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản vốn nổi tiếng là nước có dân số già. Tuy nhiên, những cường quốc của Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore hay những nền kinh tế đang nổi như Việt Nam và Thái Lan được dự báo cũng lâm vào tình trạng dân số già đi và lực lượng lao động giảm tính đến năm 2020.

b. Lao động nhập cư đang có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh dân số già tăng và dân số trong độ tuổi lao động giảm thì lao động nhập cư sẽ góp phần quan trọng vào duy trì sự ổn định của dân số trong độ tuổi lao động. Cụ thể, năm 2009 chỉ riêng số lao động nhập cư vào Liên Minh Châu Âu chiếm 63% tổng số dân. Đầu những năm 2000, gần 40% dân số Mỹ là dân nhập cư, và trong những năm gần đây con số này giảm xuống con 30%. Ở Canada năm 2012 dân nhập cư chiếm 2/3 so với tổng số dân của nước này.

Ngoài ra, sự di cư từ nước này đến nước khác sẽ góp phần tăng sự trao đổi thương mại giữa các nước và qua đó góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước mà họ nhập cư, đó cũng là yếu tố thu hút người dân đến những vùng trung tâm có nhiều nhân tài, theo đó sẽ khuyến khích sự tiến bộ xã hội. Đầu tiên là nói về sức ảnh hưởng của dân nhập cư đối với thương mại. Dẫn chứng mà ta có thể nhìn thấy rõ đó là sức ảnh hưởng của họ đối với các hạng mục đầu tư và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Dân nhập cư đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục

tình trạng phi đối xứng thông tin (trong kinh tế học, là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề trong kinh tế học, hợp đồng và tài chính.) và tạo đòn bẩy cho mạng lưới kinh doanh để giảm chi phí tím k i ế m c á c

đối tác giao dịch. Thêm vào đó những người nhập cư còn góp phần đưa những mặt hàng hóa mới vào giao dịch bằng cách mang hàng hóa từ quê hương của mình đến nước mà họ nhập cư hoặc tác động đến sự lựa chọn hàng hóa của bạn bè và gia đình họ ở quê nhà.

Bên cạnh sức ảnh hưởng đối với thương mại thì tầm ảnh hưởng của dân nhập cư đối với tiến bộ xã hội còn được nhấn mạnh hơn. Cụ thể một bản báo cáo năm 2011 chỉ ra rằng 40% công ty được liệt kê trong tạp chí Fortune 500 năm 2010 được thành lập bởi người nhập cư hoặc con cái của họ. Nếu chúng

ta nhìn vào những công ty được thành lập trong ¼ thế kỷ qua thì chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn vai trò của người nhập cư. Những đóng góp về kinh tế của những công ty này vô cùng đáng ngạc nhiên, cụ thể họ đã đóng góp 4,2 nghìn tỷ đôla vào nguồn tổng thu nhập, trên 10 triệu công nhân và 7/10 thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới. Đó là số liệu thống kê đối với các công ty do người nhập cư thành lập ở Mỹ. Số liệu thống kê của Đức cũng chỉ ra rằng những người nhập cư đứng

ra làm chủ kinh doanh nhiều hơn những người bản địa.

c. Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao đang ngày càng tăng

Khi vai trò của ngành dịch vụ và kĩ thuật ngày càng tăng thì ngành sản xuất chế tạo ở những nước có thu

nhập cao lại có xu hướng giảm. Thị trường việc làm

và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày càng gắn liền với

sự cải tiến và ngành kĩ thuật cao mặc dù những công việc đòi hỏi nhiều lao động như nông nghiệp và xây dựng vẫn là những ngành nghề chính trong mô hình tăng trưởng của Châu Á.

Trong cuộc cạnh tranh nhân tài toàn cầu này, có một số nước thực hiện khá tốt, nhưng cũng có một số nước có vẻ không được sáng sủa lắm. Ở những nước có truyền thống nhập cư như Úc, New Zealand và Bắc Mỹ thì 40% dân di cư đến là có trình độ đại học, còn 16-30% có trình độ tiểu học. Đặc biệt Canada thu hút được số lượng lớn những người dân nhập cư có trình độ cao, cụ thể gần 60% có trình độ đại học. Trái lại, gần một nửa số dân nhập

Như chúng ta thấy năng lực

cạnh tranh để giành lấy nguồn lao động trình độ cao của các nước thường

khác nhau. Để lý giải cho sự khác biệt này chúng ta phải kể đến chính sách nhập cư của các

quốc gia và tính chủ động trong thu hút nhân tài. Đối với những nước không thể thu hút được lượng lớn nguồn dân nhập cư có trình độ cao thì những

nước này cần phải thay đổi sách lược và quan niệm của mình, thay vì “quản lý tình hình

nhập cư” họ nên hướng tới việc chủ động cạnh tranh giành lấy

nhân tài.

Page 15: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

NgHiêN Cứu - DiễN đàN

13

cư EU25+ đến từ những nước ngoài EU thì chủ yếu có trình độ tiểu học, chỉ 21% có trình độ đại học. Những nước thành viên của ASEAN hoặc ở vùng Đông Á từ trước đến nay thường có xu hướng thu hút nguồn lao động có trình độ thấp hoặc trung bình để phục vụ cho ngành xây dựng hoặc nông nghiệp, nhưng gân đây Châu Á cũng đang hướng dần đến tăng nguồn lao động nhập cư có trình độ cao.

Như chúng ta thấy năng lực cạnh tranh để giành lấy nguồn lao động trình độ cao của các nước thường khác nhau. Để lý giải cho sự khác biệt này chúng ta phải kể đến chính sách nhập cư của các quốc gia và tính chủ động trong thu hút nhân tài. Đối với những nước không thể thu hút được lượng lớn nguồn dân nhập cư có trình độ cao thì những nước này cần phải thay đổi sách lược và quan niệm của mình, thay vì “quản lý tình hình nhập cư” họ nên hướng tới việc chủ động cạnh tranh giành lấy nhân tài.

Những người dân nhập cư thường gặp phải rất nhiều những rào cản như chính sách nhập cư thắt chặt đối với một ngành nghề nào đó, cơ hội để được nhập cư vĩnh viễn hay trở thành công dân của nước đó bị hạn chế, khó tiếp cận với nền giáo dục và các dịch vụ của nước đó và một số khó khăn liên quan đến an ninh xã hội và lợi ích y tế. Ngoài những rảo cản về mặt chính sách ra thì họ còn vấp phải một số những khó khăn khác như sự kì thị đối với dân nhập cư, lo lắng về hòa nhập xã hội, ngôn ngữ và sự công nhận về năng lực. Chính những rào cản này đã khiến cho một số nước EU gặp hạn chế trong việc

thu hút nguồn lao động nhập cư có trình độ cao. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Anh là nước đứng thứ 3 trên thế giới thu hút được số lượng lớn người dân nhập cư có trình độ học vấn cao (sau Canada và Ireland). Đó là nhờ vào chính sách nhập cư dựa vào điểm số mà họ đạt được ở trường và nước này cũng không giới hạn người dân nhập cư phải đến từ EU mà họ thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế đến từ nhiều nước trên thế giới.

Úc, Canada và Mỹ là những điểm đến lý tưởng của những người nhập cư trình độ cao. Những nước này áp dụng nhiều chính sách thiết thực để thu hút và níu giữ người dân nhập cư để đáp ứng những nhu cầu về thị trường lao động của mình. Canada và Úc thực hiện chính sách ưu tiên đối với những người nhập cư mà đáp ứng được sự thiếu hụt về lao động ở nước này và khuyến khích những người dân nhập cư có trình độ đại học. Canada cũng thu hút nguồn nhập cư trình độ cao thông qua tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng để họ có thể trở thành công dân của nước này, hay tạo điều kiện để con em của người dân nhập cư được tiếp cận với nền giáo dục của nước bản xứ. Nhìn chung, chính sách của nước này tập trung tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân nhập cư để họ có thể gắn bó và tích cực cống hiến cho đất nước của mình. Nước Mỹ thì áp dụng một hệ thống visa riêng biệt giành cho những công nhân làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao và tạo điều kiện cho những cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc có trình độ cao trong lĩnh vực

chuyên ngành của họ được nhập quốc tịch Mỹ. Những quốc gia ở vùng Đông Á như Nhật, Hàn Quốc và Malaysia gần đây cũng thực hiện nhiều chính sách nhập cư đặc biệt để thu hút dân nhập cư trình độ cao trong những lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe hay ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Nói đến nguồn nhập cư trình độ cao chúng ta thường nghĩ đến giáo dục đại học, mà cụ thể là du học sinh. Theo thống kê 2008 về số lượng du học sinh đang theo học đại học tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài thì Mỹ chiếm 19%, sau đó là Anh 10%, 7% ở Đức, Pháp và Úc, 5,5% là ở Canada và 4% là ở Nhật. Trong những chương trình nghiên cứu nâng cao ở Mỹ thì gần 1/3 trong số các sinh viên là các du học sinh.

Như chúng ta có thể thấy nhu cầu về nguồn nhân lực cao của các quốc gia là vô cùng to lớn, tuy nhiên nguồn cung trong nước thường không thể đáp ứng được nhu cầu to lớn này, vì vậy mà các nước này có xu hướng ra sức cạnh tranh giành nhân tài đến từ nước ngoài. Thu hút được người dân nhập cư trình độ cao chính là một trong những chìa khóa góp phần tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Và để làm được điều đó các quốc gia cần chủ động thực hiện những chính sách thu hút nhân tài một cách thiết thực.

3. Giải pháp cải thiện tình hình lao động nhập cư

Giải phóng được thị trường lao động toàn cầu sẽ mang lại lợi ích to lớn về năng suất và sự phát triển không chỉ đối với người di chuyển đi mà còn đối với nơi

Page 16: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

NgHiêN Cứu - DiễN đàN

14

mà họ đến và nơi mà từ đó họ ra đi. Tuy nhiên, nếu không có sự cải tiến nào về chính sách nhập cư thì chỉ một số nhỏ người lao động nhập cư được tham gia vào thị trường việc làm. Nếu nhu cầu về dân nhập cư không được đáp ứng đủ thì những nước thu nhận người dân nhập cư sẽ gặp phải nhiều thiệt hại lớn như sự bất ổn định trong cơ cấu ngành nghề, lương hưu không được trợ cấp đầy đủ hay không phát huy hết được tiềm năng cho phát triển thương mại. Với thực trạng như trên thì đâu là giải pháp để vấn đề nhập cư trở nên hiệu quả hơn và để phát huy hết vai trò của người nhập cư đối với sự tiến bộ và phát triển kinh tế toàn cầu?

Bước đi đầu tiên để xây dựng chính sách cũng như đề ra những hành động thiết thực hơn và hiệu quả hơn về vấn đề dịch chuyển lao động đó là chúng ta cần có sự đồng lòng hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức quốc tế, khối tư nhân, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác. Như chúng ta đã nói ở trên dù là lao động có trình độ cao, trung bình hay thấp thì người nhập cư sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn không chỉ đối với cả 2 nước gửi và nhận mà còn đối với cả bản thân người di cư. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì chúng ta cần phải có những chính sách thiết thực và tiến bộ hơn nữa.

Cụ thể, chính phủ những nước gửi và nước nhận lao động cần phải có sự gắn kết, hợp tác hơn nữa. Giải pháp này đặc biệt hữu hiệu để giải quyết vấn đề nguồn lao động trình độ thấp – Những người ít được giới tư nhân ở nơi họ nhập cư để ý đến. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những người

lao động trình độ thấp yêu cầu cả nước gửi và nước nhận cần phải vào cuộc, tìm hiểu và phát hiện những thiếu sót về kĩ năng, phát hiện những lao động có khả năng phù hợp hay tổ chức đào tạo nâng cao cho nhân công những kĩ năng cần thiết. Nếu không có sự hợp tác giữa 2 quốc gia thì hợp đồng lao động song phương sẽ kém hiệu quả và người lao động sẽ theo đuổi những con đường nhập cư bất hợp pháp khác nguy hiểm hơn và mang lại lợi ích kinh tế ít hơn.

Để giải quyết những thách thức liên quan đến tình hình nhập cư và di cư, chúng ta rất cần có sự tham gia của nhiều bên để giải quyết những bất cập đang tồn đọng. Các bộ phận công và tư, các tổ chúc phi chính phủ,

giới nghiên cứu, truyền thông và các tổ chức phát triển quốc tế sẽ cần phải vận dụng hết khả năng phân tích và triệu tập của mình để tạo ra những hàng hóa công mà thế giới hiện đang thiếu hoặc đang phát triển trì trệ. Thị trường lao động quốc tế chính là thành trì bảo vệ đối với những ảnh hưởng xấu đến con người, đất nước và nền kinh tế. Việc giải quyết được những vấn đề tồn đọng trong thị trường lao động toàn cầu sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn. Với sự lãnh đạo mạnh mẽ và chủ động để tăng cường sự hợp tác giữa các bên thì việc giải quyết những thách thức và các rào cản đối với vấn đề nhập cư và di cư là điều hoàn toàn có thể đạt được.q

_______________TàI lIệu THam KHảo1. Retaining Talent: A Benchmarking Study By Paul R.

Bernthal, Ph.D., and Richard S. Wellins, Ph.D.2. Society for chief personnel officers (2005) Talent

management: the capacity to make a difference. London: SOCPO.3. Armstrong, M. (2006): A handbook of human resource

management practice, (10th Edition), London: Kogan Page Limited

4. Ashton, C. & Morton, L. (2005): Managing talent for competitive advantage, Strategic HR Review, 4(5), July/August

5. Barlow, L. (2006): Talent development: The new imperative? Development and Learning in Organizations, 20(3)

6. Berger, L. A. (2004): Creating a talent management system for organization excellence: connecting the Dots, in Berger & Berger (2004)’s The Talent Management Handbook: creating organizational excellence by identifying, developing, and promoting your best people, New York: McGraw-Hill

7. Blass, E., Knights, A. & Orbea, A. (2006): Developing future leaders: The contribution of talent management, Ashridge Business School

8. Chambers, E. G., Foulon, M., Handfield-Jones, H, Hankin, S. M. & Michaels, E. G. (1998): The war for talent, The McKinsey Quarterly, number 3

9. Clake, R. & Winkler, V. (2006): Reflections on talent management, London: CIPD

Page 17: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

NgHiêN Cứu - DiễN đàN

15

1. mở đầuTrường Cao đẳng Cộng đồng

(CĐCĐ) Đồng Tháp thành lập theo Quyết định số: 3633/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong sáu trường cao đẳng được thành lập, thí điểm tại sáu tỉnh ở Việt Nam, theo những nội dung đã được ký kết giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam.

Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp với sứ mệnh giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ đến cộng đồng. Trường có nhiệm vụ chính là đào tạo và cấp

bằng tốt nghiệp đến người học có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn; đồng thời, trường liên kết với các trường đại học trong và ngoài tỉnh, để mở các lớp có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp.

Trong môi trường cạnh tranh có nhiều trường đại học, cao đẳng cùng hoạt động và người học có nhiều điều kiện thuận lợi, để lựa chọn cho mình một trường theo học, nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm sau này. Qua hơn mười năm hoạt động, vấn đề luôn đặt ra đối với trường Cao đẳng cộng

đồng Đồng Tháp, là luôn nghiên cứu để cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời xây dựng và quảng bá hình ảnh của trường đến cộng đồng, nhằm tạo uy tín của trường đến mọi người; trường thường xuyên hoàn thiện và bổ sung các quy trình quản lý đào tạo, từ đầu vào đến đầu ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của cộng đồng. Qua quá trình quản lý trực tiếp đến công tác đào tạo, tác giả bài viết rút ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, với hy vọng chia sẽ cùng các trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu cộng đồng.

II. Cơ sở lý luận Khái niệm về chất lượng tồn tại

từ rất lâu, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng, và không ngừng tranh luận về khái niệm này.

Tùy theo từng lĩnh vực khác nhau sẽ có những khái niệm chất lượng phù hợp với lĩnh vực đó. Đối với sản xuất, thì người sản xuất quan tâm đến nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nếu sản phẩm dù có tốt đến đâu, được sản xuất với công nghệ hiện đại, mà không được người tiêu dùng đón nhận, thì xem như không đảm bảo được chất lượng; đồng thời nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi, nên đòi hỏi chất lượng phải đáp ứng theo nhu cầu khách hàng. Bên cạnh giá cả và hậu mãi là hai yếu tố quan trọng cho sản phẩm, khi nhà sản xuất muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường, nhằm cạnh canh với các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra còn có những quan niệm khác nhau về khái niệm chất lượng, là do đặc điểm vùng, miền, văn hóa và con người khác nhau. [1]

Theo Bộ Tiêu chuẩn Quản lý

Một số kinh nghiệm của trường Cao đẳng cộng đồng đồng tháp

với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân cao đẳng lth.s NGuyễN VăN Nam TP. Đào tạo - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Page 18: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

NgHiêN Cứu - DiễN đàN

16

chất lượng quốc tế ISO 9000 thì “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn”.[2]

Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, hiện nay có các khái niệm khác nhau về chất lượng trong giáo dục đại học. Theo Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Châu, đưa ra khái niệm “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu …”[3]

Ngoài ra còn có sáu quan điểm khác về chất lượng trong giáo dục đại học. Thứ nhất, chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào”; thứ hai, chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”; thứ ba, chất lượng được đánh giá bằng “ giá trị gia tăng”; thứ tư, chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”; thứ năm, chất lượng được đánh giá bằng “văn hóa tổ chức riêng”; thứ sáu, chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”.

Theo Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục quốc tế (INQAHE – International Network of quality Assurance in Higher Education) đã đưa ra hai định nghĩa về CLGDĐH là: (i) Tuân theo các chuẩn quy định; (ii) Đạt được các mục tiêu đề ra.[4]

Để đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định “Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”.[5]

Dựa vào cơ sở lý luận trên, tác giả bài viết sẽ tập trung phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm của

3 khía cạnh, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo, đó là đánh giá đầu vào của khâu tuyển sinh, kế tiếp là quá trình đào tạo và cuối cùng là khâu kết quả đào tạo và việc làm.

III.Công tác đào tạo cử nhân cao đẳng hệ chính quy1.Công tác tuyển sinhTrường đã tổ chức thi tuyển

sinh cao đẳng hệ chính quy, khóa đầu tiên năm 2001, chỉ có 01 chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, và có 89 thí sinh trúng tuyển nhập học. Năm 2002, trường tiếp tục mở thêm 01 ngành học mới là ngành Kế toán, với số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học là 194. Từ năm 2003 trở đi, công tác tuyển sinh đều tăng, do trường mở thêm các ngành học mới. Đến năm 2013, trường tuyển gần 600 thí sinh trúng tuyển thuộc trình độ cao đẳng, so với năm 2001 tăng gần gấp 7 lần, gồm các ngành đang đào tạo là Công nghệ thực phẩm; Kế toán; Tin học ứng dụng; Nuôi trồng thủy sản; Dịch vụ thú y; Quản trị kinh doanh; Bảo vệ thực vật.

Đối tượng tuyển sinh vào trường gồm có: thứ nhất là thí sinh dự thi tuyển sinh vào trường (nguyện vọng 1), trường tổ chức thi theo hình thức 3 chung, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thứ hai, trường tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2, 3 thí sinh có cùng năm dự thi, từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. Thông qua hình thức

tổ chức thi tuyển và xét tuyển, trường đã chọn được thí sinh có điểm khá tốt để vào trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Để đảm bảo số lượng thí sinh dự thi, đạt chỉ tiêu đề ra, phù hợp với chất lượng đầu vào, trường đã làm tốt công tác tư vấn các kỳ thi tuyển sinh, tạo điều kiện để tất cả thí sinh từ thành thị, đến các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, hiểu biết về thông tin đào tạo của trường, trong đó việc phối hợp với các doanh nghiệp cùng thực hiện công tác tư vấn kỳ thi, góp phần tích cực làm tăng quy mô thí sinh đăng ký dự thi vào trường.

2. Quá trình đào tạoNhằm nâng cao chất lượng đào

tạo, trường luôn hoàn thiện các yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bao gồm: chương trình đào tạo; chương trình môn học; tài liệu, giáo trình; văn bản pháp lý; cơ sở vật chất; ; đội ngũ giảng viên.

2.1.Chương trình đào tạoCăn cứ vào mục tiêu đào tạo

đối với trình độ cao đẳng và theo quy định chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành. Hiện nay, trường đang đào tạo 7 ngành – trình độ cao đẳng, gồm có ngành Công nghệ thực phẩm; Kế toán; Công nghệ thông tin; Nuôi trồng thủy sản; Dịch vụ thú y; Quản trị kinh doanh; Bảo vệ thực vật. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, trường có tham khảo chương trình đào tạo

Trình độ 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cao đẳng chính qui 89 257 357 405 534 542 525 621 597 593

THỐNG KÊ TUYỂN SINH TỪ NĂM 2004 – 2013

(Nguồn: Thống kê năm 2013 của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp)

Page 19: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

NgHiêN Cứu - DiễN đàN

17

của các trường trong và ngoài tỉnh; tham khảo nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo. Với thời gian từ một đến hai năm một lần, trường tổ chức hội thảo giữa trường và doanh nghiệp, thông qua đó, trường tranh thủ sự đóng góp, hiệu chỉnh chương trình đào tạo cho từng ngành, để phù hợp với thực tiễn phát sinh.

2.2.Chương trình môn học Dựa vào chương trình đào tạo

đã được phê duyệt, trường đã tổ chức biên soạn các chương trình môn học (đề cương các học phần), bao gồm đề cương các học phần giáo dục đại cương; giáo dục cơ sở ngành; giáo dục chuyên ngành. Các đề cương này, đã được thông qua Hội đồng khoa học của trường và đã đưa vào sử dụng. Các đề cương bài giảng này, không những được cấu trúc để đáp ứng cho đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng, mà còn đáp ứng cho việc đào tạo liên thông lên các trường đại học, trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp, đã đăng ký dự thi liên thông và trúng tuyển vào các trường danh tiến trong vùng, như trường đại học Cần Thơ; trong nước như trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh…và đạt thứ hạng cao trong các kỳ thi, có những em đã học lên lấy bằng thạc sĩ và đã đi làm việc với thu nhập khá cao.

2.3.Tài liệu, giáo trìnhĐể cung cấp giáo trình, bài

giảng, tài liệu nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập; trường đã tổ chức biên soạn bài giảng dùng chung cho tất cả chương trình đào tạo, những bài giảng này đã được thẩm định bởi trường đại học Cần Thơ và đưa vào phục vụ giảng dạy và học tập. Hiện nay, trường

có trên 2.600 đầu sách, bài giảng và tài liệu nghiên cứu. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, trường đã liên kết với trường đại học Cần Thơ, để chia sẽ tài liệu số thư viện, thông qua mạng máy tính, giảng viên, sinh viên học sinh của trường có thể tra cứu tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Kết hợp với phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm trong quá trình đào tạo, trường tạo điều kiện cho người học tự nghiên cứu, tự học là chính, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, để người học hoàn thành khối lượng bài học của mình.

2.4.Văn bản pháp lýCăn cứ vào các văn bản Quy

định của các Bộ, Ngành có liên quan, như: Bộ Giáo dục và Đào tạo về các Quy chế 43, 25, 40, để quản lý các lớp có trình độ cao đẳng, trung cấp chính quy; các Quy chế 36, 13 để quản lý các lớp có trình độ cao đẳng, trung cấp hệ vừa làm vừa học; các văn bản về ban hành chuẩn đầu ra, văn bản về đảm bảo chất lượng…; Bộ Lao động – TBXH ban hành Quyết định số 14, về Quy chế Thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy. Ngoài ra, trường còn căn cứ vào các văn bản của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh, quy định phân công nhiệm vụ đến trường trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Dựa vào các văn bản Quy định trên; năm học 2012 – 2013, để chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, trường đã ban hành 4 văn bản gồm Quy định học vụ; Quy định công tác sinh viên; Quy định

giảng dạy và Quy định cố vấn học tập; và ban hành các Quy trình đào tạo, gồm Quy trình lập kế hoạch học tập toàn khóa; Quy trình đăng ký học phần; Quy trình giảng dạy và kiểm tra; Quy trình thi học kỳ; Quy trình xét và công nhận tốt nghiệp. Nhờ học tập kinh nghiệm của các trường đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, nên việc biên soạn ban hành các văn bản về đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường, đã được vận hành nhiều thuận lợi; các văn bản này hằng năm, trường đều tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ các bộ phận trong trường, để hiệu chỉnh cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

2.5.Cơ sở vật chấtNăm học 2012 – 2013, trường

có 19 phòng học và 2 hội trường, 5 phòng thực hành thí nghiệm, 3 phòng máy vi tính khoảng 150 máy, 2 trạm trại, đáp ứng được theo yêu cầu đào tạo. Với số lượng cơ sở vật chất trên, trường vẫn còn thiếu phòng học, thường xuyên bị động trong việc sắp xếp, phân bổ phòng học đến các khoa. Về trạm trại thí nghiệm thực hành, trường đã xây dựng tạm thời một trại thực hành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; một trại nuôi trồng thủy sản; đồng thời trường còn liên kết với các doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho sinh viên học sinh thực tập rèn nghề, thực tập cuối khóa tại các doanh nghiệp. Năm học 2013 – 2014 trường đã đưa vào sử dụng các dãy phòng học mới, gồm 28 phòng học, đều có trang bị laptob cho từng phòng và 2 hội trường 600 và 200 chỗ ngồi, đã sắp xếp, bố trí phòng học đầy đủ theo yêu cầu học chế tín chỉ.

Để quản lý và điều hành theo học chế tín chỉ, trường đã xây dựng riêng phần mềm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Hiện nay, mọi thông tin liên quan đến giảng

Page 20: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

NgHiêN Cứu - DiễN đàN

18

và học tập, giữa các bộ phận quản lý trong trường, đều thông qua mạng máy tính; nhờ công cụ quản lý này, trường đã tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí để hoàn thành công việc, tạo ra năng suất và chất lượng đào tạo ngày càng tăng lên.

2.6.Đội ngũ giảng viênHiện nay, trường có 175 công

chức, viên chức, trong đó có 118 giảng viên và 57 công chức, viên chức các phòng, khoa. Trình độ giảng viên, gồm có 1 tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh và 46 thạc sĩ (trong đó có 9 giảng viên học thạc sĩ từ nước ngoài). Với đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường đã đảm nhiệm giảng dạy gần 100% chương trình đào tạo. Nhằm từng bước nâng cao trình độ giảng viên, trường đã có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quy hoạch đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ, học tại các trường trong và ngoài nước, đồng thời thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, tập huấn chuyên môn, các cuộc hội thảo doanh nghiệp,…đã tạo điều kiện đến giảng viên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tế phát sinh.

3. Kết quả ra trường và tình hình sinh viên có việc làm

Do tổ chức tốt trong khâu tuyển sinh và luôn hoàn thiện quá trình đào tạo; nên các năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá giỏi tăng dần, điều này có ý nghĩa rất lớn ở hai gốc độ, thứ nhất: đối với sinh viên muốn đi làm ngay, thì đây là điều kiện tốt cho sinh viên dễ kiếm việc làm, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn những sinh viên có trình độ đạt từ loại khá trở lên; thứ hai: đối với những sinh viên muốn học lên trình độ đại học, thì đây là điều kiện cần để đăng ký thi và học liên thông theo quy định.

Hằng năm, trường đều có thống kê tình hình có việc làm của sinh tốt nghiệp ra trường. Theo thống kê Việc làm năm 2013 của trường, số sinh viên cao đẳng khi nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, có việc làm chiếm khoảng 34% và sau một năm có 98% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm.

Thông qua thống kê tình hình sinh viên có việc làm hằng năm, trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành học đề phù hợp với nhu cầu việc làm, đồng thời thông qua đó và có sự đóng góp của sinh viên tốt nghiệp và của doanh nghiệp, trường sẽ bổ sung và hiệu chỉnh lại các khâu trong quá trình đào tạo.

Tóm lại, có thể thấy rằng, chất lượng đào tạo gắn liền đến tất cả các khâu liên hoàn với nhau, bao gồm tuyển sinh; quá trình đào tạo; kết quả ra trường và tình hình sinh viên có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, trong đó khâu tuyển sinh và kết quả việc làm là hai yếu tố tác động từ bên ngoài trường; tuy nhiên, chúng ta có thể tác động bằng cách tư vấn rộng rãi về công tác tuyển sinh đến người học, nhằm lựa chọn chất lượng đầu vào cao hơn của người học, đồng thời chúng ta có thể mở rộng, quan hệ rộng rãi với nhiều doanh nghiệp thông qua đó, có thể tranh thủ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, và tranh thủ cơ sở vật chất, trạm trại, công nghệ…của các doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho sinh viên học sinh tiếp cận thực hành, thực tập, và tranh thủ được sự đóng góp của các doanh nghiệp, để xây dựng và hoàn chỉnh chương trình đào tạo, phù hợp với tình hình thực tế phát sinh. Quá trình đào tạo là một khâu hết sức quan trọng, nó được tác động và tạo nên từ bên trong trường, nó tồn tại do

ý chí chủ quan, được tác động từ bên ngoài, và qua quá trình hoàn thiện, sẽ góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo. Từ nhận thức trên, trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp luôn làm tốt và hoàn thiện tất cả các khâu, từ đầu vào đến đầu ra của quá trình đào tạo, và đã mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp đã đánh giá cao chất lượng đào tạo của nhà trường, là nơi đào tạo có uy tín, đáng tin cậy để phụ huynh học sinh có thể gửi gấm con em của mình vào học tập, hầu có điều kiện tốt để tìm kiếm việc làm ổn định tương lai.q

TàI lIệu THam KHảo[1] : Nguyễn Dũng, Chất

lượng là gì và nó có đặc điểm gì ? http://www.chatluong.vn/2011/07/

[2]: Phạm Quang Huân, Tìm hiểu về Quản lý chất lượng, http://ioer.edu.vn/index.php?option=com_k2&view=itemlist&layout=category&task=category&id=11&Itemid=27

[3] :Nguyễn Hữu Châu, 2008, Chất lượng giáo dục những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Hà Nội.

[4] :http://www.hcmuaf.edu.vn/ trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, ngày 14 Tháng Sáu 2012 tạp chí Nghiên cứu khoa học

TỔNG QUAN KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG. VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

[5] :Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng BGD&ĐT, về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

Page 21: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

kiNH Tế ViệT Nam

19

Trạng thái “bẫy thu nhập trung bình” là một tình huống mang tính tiến thoái lưỡng nan trong

xây dựng và thực hiện các chính sách, có khả năng làm giảm hiệu quả của các nỗ lực phát triển kinh tế.

Đó là nhìn nhận của GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại hội thảo “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 15/4.

Theo GS.TS Vương Đình Huệ, bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế, khi mà một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định do những lợi thế sẵn có, sẽ dậm chân tại mức thu nhập đó. Bẫy thu nhập trung bình xẩy ra khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình.

Đáng chú ý, câu chuyện này

thường nẩy sinh với các nền kinh tế đang phát triển khi mức lương tăng lên, trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hoá giảm xuống, khó có thể cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ hiện đại, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hoá giá rẻ.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho hay, có không ít quốc gia gặp phải tình trạng này. Cụ thể, từ giữa thế kỷ 20 (1950) đến 2010, trong số 124 nền kinh tế trên thế giới được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình thì đã có 35 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó có 30 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Đáng ngại hơn, chỉ có 13 trong số 52 nền kinh tế vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước có thu nhập cao. Trong đó có 5 nền kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc

và Singapore.Riêng với Việt Nam, do đã ra

khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2010 với mức thu nhập trung bình đầu người là 1.068 USD, năm 2013 là 1.960 USD, có tốc độ tăng trưởng khá cao, nên chúng ta cũng khá quan tâm đến nguy cơ vướng bẫy thu nhập trung bình liên quan đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động và năng suất tổng hợp, chất lượng tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ số xếp hạng toàn cầu của quốc gia…

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ lý luận về “bẫy thu nhập trung bình”, khái niệm, bản chất và các vấn đề cơ bản của “bẫy thu nhập trung bình”, chỉ ra những nguy cơ và đặc điểm khiến Việt Nam có thể vướng “bẫy thu nhập trung bình”.

Đồng thời nghiên cứu các nước trong khu vực Đông Nam Á bị đánh giá là mắc phải “bẫy thu nhập trung bình”, xác định nguyên nhân vướng “bẫy”, mổ xẻ bài học kinh nghiệm của các nước đã thành công trong quá trình thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” để phát triển thành nước tiên tiến, cũng như đề xuất quan điểm, chủ trương và giải pháp giúp Việt Nam có thể tránh, vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” và phát triển bền vững.

Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ được Ban Kinh tế Trung ương tập hợp, báo cáo Ban Bí thư và Bộ Chính trị về vấn đề “tránh bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam” trong thời gian tới.q

Bàn cách tránh “bẫy thu nhập trung bình”

tại việt Nam

Page 22: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201420

kiNH Tế ViệT Nam

Đây là hội thảo quan trọng nhằm tập trung đánh giá thực tiễn đổi

mới của đất nước, nhất là 10 năm gần đây khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Qua đó, đưa ra những cách nhìn mới, giải pháp mới nhằm góp ý cho quá trình tổng kết.

Hội thảo đã nhận được 30 tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia trên tinh thần thẳng thắn, khách quan, khoa học, cụ thể và đưa ra những đánh giá, giải pháp đột phá của mình trong bối cảnh đất nước và thế giới đang hết sức sôi động.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ phát triển kinh tế có vai trò nền tảng, quyết định sự thành bại của mọi quốc gia, dân tộc. Sự kiểm chứng của lịch sử và thực tiễn cho thấy, trên thế giới không một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế nhanh và hiệu quả, muốn thực hiện hiện đại hoá và có được xã hội thịnh vượng mà không áp dụng kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN chính thức được đưa vào văn kiện “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất

quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Kiên trì phát triển mô hình này, sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với

đổi mới về chính trị đã tạo bầu không khí dân chủ mới trong xã hội, tạo nên động lực mới đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, mà còn vươn lên nhóm có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế-xã hội của đất nước. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới. Những thành quả đó

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

HỘI tHảo KHoA HọC tổNG Kết

nămĐổi mới

sáNg Ngày 8/3, Tại Tphcm, BaN chỉ Đạo TổNg kếT 30 Năm Đổi mới và ThàNh uỷ Tphcm Tổ chức hội Thảo khoa học “mộT số vấN Đề lý luậN, Thực TiễN cốT yếu về pháT TriểN NềN kiNh Tế Thị TrườNg ĐịNh hướNg XhcN”. ủy viêN Bộ chíNh Trị, phó Thủ TướNg chíNh phủ NguyễN XuâN phúc ĐếN dự.

Page 23: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 21

kiNH Tế ViệT Nam

nămĐổi mới

được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, quá trình phát triển chúng ta gặp không ít trở ngại, khó khăn, thách thức và rào cản rất lớn về nhận thức, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện.

Đó là các nguồn lực của quốc gia như đất đai, tài nguyên, ngân sách Nhà nước chưa được quản lý và phân bổ, sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm. Các tài sản công bị phân tán và cát cứ trong khi thiếu các cơ chế giám sát có hiệu lực và hiệu quả.

Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa trên đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng, trong khi chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, dựa trên năng suất các yếu tố tổng hợp mà căn bản là khoa học công nghệ và tri thức. Do vậy, nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng

suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc, hệ thống tài chính non yếu và đang bộc lộ nhiều bất cập.

Đặc biệt, trong 10 năm gần đây, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến động lớn, như cuộc khủng hoảng tài chính-suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng và động lực phát triển của các thành phần kinh tế đang mất dần sự tăng trưởng hoặc đứng trước nhiều thách thức, trở ngại, khiến cho tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Cho đến nay, những điểm “nghẽn” hay “nút thắt” đang cản trở sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế theo chiều sâu, cả về thể chế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực đến kết cấu hạ tầng vẫn đang là những vấn đề nhức nhối chưa tháo gỡ được.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những hạn chế, bất cập và những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập

trung trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới. Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra những đường hướng cho sự phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu thẳng thắn tập trung trao đổi, làm rõ một số vấn đề như mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay của Việt Nam cần làm sâu sắc và mới ở những luận điểm, luận cứ, luận chứng nào khi chúng ta hội nhập đầy đủ vào kinh tế toàn cầu vào năm 2018; Việt Nam học tập được những gì từ các mô hình kinh tế thị trường hiện nay của thế giới; các vấn đề cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay như vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, những yếu tố cốt lõi bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.q

Quang cảnh Hội thảo

Page 24: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201422

kiNH Tế ViệT Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệpTheo đó, Chính phủ giao các

bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp Nhà nước quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng theo các nghị quyết, kết luận của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà

nước.Bên cạnh đó, căn cứ Đề án

tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan quyết định cổ phần hóa phê duyệt để thực hiện.

Xây dựng kế hoạch, tiến độ thoái vốn đã đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo

hướng: Phù hợp với Đề án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc thoái vốn hoàn thành trước ngày 31/12/2015; bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, hiệu quả. Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng không thu hồi đủ giá trị vốn ghi trên sổ sách thì thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính theo chế độ hiện hành và lập phương án thoái vốn trình cấp có thẩm quyền theo đúng Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 09/7/2012 của Chính phủ.

Nghị quyết nêu rõ, trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp Nhà nước và Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan xử lý chậm quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định.

Các giải pháp thoái vốn ngoài ngànhĐối với hoạt động thoái vốn

ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất

Ảnh minh họa

NGHị qUYết CHíNH PHỦ về đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp

Page 25: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 23

kiNH Tế ViệT Nam

kinh doanh chính theo Đề án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài các quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện các giải pháp sau:

Thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định và trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định.

Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp. Trường hợp đấu giá không thành công doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định bán thỏa thuận.

Chào bán ra công chúng số cổ phần mà doanh nghiệp Nhà nước đã đầu tư tại các công ty đại chúng có hoạt động sản xuất kinh doanh: i) Năm liền trước năm đăng ký chào bán có lỗ, đồng thời có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; ii) Năm liền trước năm đăng ký chào bán có lỗ nhưng không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; iii) Năm liền trước năm đăng ký chào bán có lãi, đồng thời có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.

Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại Nhà nước mua lại hoặc chuyển

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu.

Các bộ, ngành, địa phương rà soát để chuyển giao doanh nghiệp đã cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.

tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngànhChính phủ giao Tổng công ty

Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, công ty 100% vốn Nhà nước vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu tại Nghị quyết này mà thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Giá mua được xác định theo giá thị trường nhưng không cao hơn giá trị trên sổ sách kế toán trừ đi khoản dự phòng giám giá đầu tư đã được trích lập đầy đủ theo quy định. Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm thông báo cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước xem xét mua lại các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực trên.

Tại thời điểm tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước chuyển nhượng khoản đầu tư cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước nếu chưa trích lập hoặc trích lập chưa đủ khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm trích lập bổ sung khoản dự phòng theo quy

định.Xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệpChính phủ giao các Bộ quản lý

ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước căn cứ vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, xây dựng phương án thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc quyền đại diện chủ sở hữu, gửi Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo nguyên tắc:

- Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước căn cứ vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của tập đoàn, tổng công ty đối với phát triển của ngành để xác định tỷ lệ cần duy trì nắm giữ vốn Nhà nước nhưng tối đa không quá 65% vốn điều lệ.

- Tập đoàn Bảo Việt, các ngân hàng thương mại cổ phần duy trì tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ (trừ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam).

- Trường hợp các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp theo Quyết định số 929/QĐ-TTg thì thực hiện theo Quyết định đã được phê duyệt. Sau năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ theo quy định và tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.q

Page 26: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201424

TổNg Hợp TiN kiNH Tế Lào

Lào Là một troNG NhữNG NƯỚC KINh tẾ PhÁt trIểN NhaNh Nhất trêN thẾ GIỚITheo The Economist

Intelligence Unit, Lào là một trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, kinh tế Lào dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng 8,5% năm nay. Theo tờ Washington Post, các nền kinh tế phát triển nhanh khác trong năm 2014 là Mông Cổ 15,3%; Turkmenistan 9,2%, Bhutan 8,8%, Libya 8,8%, Iraq 8,5%, Đông Timo 8,5%. ..Một trong những yếu tố giúp kinh tế các nước này phát triển nhanh là việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đa phần các nước này xuất khẩu số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản sang các nước đang phát triển khác. Theo các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm ADB và WB, kinh tế Lào được xem là phát triển nhanh trong 5 năm qua do xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đầu tư và điện năng. Các tổ chức tài chính này kêu gọi Lào đa dạng hoá nền kinh tế của mình nếu như nước này mong muốn có sự tăng trưởng kinh tế bền vững vì xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên đến một ngày nào đó sẽ bị cạn kiệt. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Lào nói không có nước nào trên thế giới lại phát triển thành công mà không sử dụng tài nguyên thiên nhiên như một nhân tố kích thích phát triển ban đầu. Lào biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình và có chính sách để đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) để duy trì sự tăng trưởng kinh tế lâu dài. Chính phủ cũng dành nhiều vốn cho giáo dục nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động. Một trong những thách thức lớn đối với Lào để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế vững bền là Chính phủ phải

đảm bảo cam kết chính trị mạnh mẽ và thực hiện các chính sách của mình- đặc biệt là tạo ra một bầu không khí đầu tư và kinh doanh lành mạnh và khuyến khích đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực không sử dụng tài nguyên. Để làm được điều này, Chính phủ đang thiết lập một chính sách ngân hàng để cho vay lãi suất thấp cho việc kinh doanh nông nghiệp tại các huyện nghèo, một trong những nỗ lực để giảm nghèo./.

KINh tẾ Lào VẫN Nhỏ Nhất aseaNKinh tế Lào vẫn nhỏ nhất Asean,

mặc dù tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Theo Tiến sỹ Leeber, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, mặc dù tăng trưởng nhanh, Lào vẫn cần hàng thập kỷ để đạt được quy mô kinh tế như các nước láng giềng. Đây là bình luận của ông sau báo cáo gần đây của US Economist Intelligence Unit đưa Lào vào danh sách là một trong 10 nước trên thế giới có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất năm 2014.

Theo Tiến sỹ Leeber, kinh tế Lào có xuất phát điểm nhỏ, vì vậy không thể cạnh tranh với các nước lớn có xuất phát điểm lớn hơn. Nền kinh tế Lào có giá trị 9,2 tỷ USD năm 2012, trong khi đó Thái lan là 365,5 tỷ USD, Việt Nam là 135 tỷ USD, Indonexia là nền kinh tế lớn nhất Asean có GDP 878 tỷ USD, nhỏ nhất là Campuchia cũng là 14 tỷ USD và Brunei là 16,6 tỷ USD. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Lào cao hơn một số nước Asean, Lào sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao vào năm 2040 nếu như Lào tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 8% một vài thập kỷ tiếp theo. Muốn vậy, Chính phủ phải có chiến lược phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu đưa Lào trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến của khu vực.

(Vientiane Times 5&20/2/2014)

Đầu tƯ Vào Khu KINh tẾ ĐặC bIệt Đạt 1 tỷ usDTheo Thứ trưởng, Phó Chủ tịch

Ủy ban Quốc gia Khu Kinh tế đặc biệt, bà Boutha Khattiya phát biểu tại một cuộc họp ở Viêng Chăn, hơn 100 công ty đã đầu tư vào 10 Khu Kinh tế đặc biệt (SEZ) với giá trị hơn 1 tỷ USD, tạo ra khoảng 8.000 việc làm.

Bà Boutha nói việc phát triển và quản lý SEZ là một nhiệm vụ mới, do vậy các lĩnh vực liên quan cần trao đổi kinh nghiệm thường xuyên để đảm bảo việc phát triển SEZ căn cứ vào Chiến lược phát triển quốc gia từ nay đến 2020. Theo một báo cáo tại cuộc họp, cần hơn 4 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư vào SEZ. Thực tế, các nhà phát triển vẫn chưa xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực của họ do thiếu vốn và gặp khó khăn trong việc đền bù người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Thiếu cơ sở hạ tầng dẫn đến việc khó thu hút các nhà đầu tư khác vào SEZ như kế hoạch dự kiến. Một thách thức nữa là việc cung cấp đủ lao động có tay nghề cho SEZ. Hiện nay, Lào có 10 SEZ chiếm hơn 13.500 ha đất, gồm khu đầm Thạt Luổng ở Viêng Chăn, khu Savan – Seno ở Savanakhet, khu Tam giác vàng ở Bò Kẹo, Khu Boten Dankham ở Luông Nậm Thà, khu sân Golf Long Thành ở Viêng Chăn và khu Phoukhieu ở Kham Muồn…Đã có vài công ty nước ngoài vào làm ăn tại khu Savan – Seno. Tại khu Boten Dankham, các nhà phát triển Trung Quốc đã đầu tư 130 tr. USD để xây dựng cơ sở hạ tầng gồm điện, cấp thoát nước, đường, kho hàng, thông tin liên lạc. Khu Tam giác vàng và một vài khu khác cũng đang có tiến bộ.

(Vientiane Times 11/2/2014)

Page 27: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 25

TổNg Hợp TiN kiNH Tế Lào

bàI toÁN tIềN LƯƠNG ở Lào sẽ ĐƯợC GIảI quyẾt theo hƯỚNG tíCh CựCTiền lương trở thành vấn đề nóng

hổi và gây tâm tư trong cán bộ, công chức trong nhiều tháng qua, nhất là sau khi bị cắt khoản trợ cấp 760.000 kíp. Chính phủ kêu gọi cán bộ, công chức cố gắng vượt qua khó khăn hiện nay; khẳng định chế độ tiền lương mới sẽ được cải cách theo hướng tích cực. Trong thời gian qua, Đảng, Chính phủ Lào đã nỗ lực nhiều trong cải cách chế độ tiền lương nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức. Đầu năm tài khóa trước, Chính phủ đã tăng hệ số lương và có chính sách trợ cấp cán bộ, công chức 760.000 kíp/người/tháng. Tuy vậy, sau khi thực hiện được hơn một năm, Nhà nước gặp khó khăn lớn do nguồn ngân sách không đáp ứng được và phải dừng thực hiện khoản trợ cấp này. Sau đó, trong xã hội có nhiều dư luận và câu hỏi về vấn đề trên.

Để giải đáp những dư luận và câu hỏi đó, Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong cho biết: tiền lương, tiền trợ cấp và các chế độ khác là một trong những chính sách quan trọng của Đảng-Nhà nước Lào, phản ánh đãi ngộ đảm bảo cuộc sống và hoạt động công tác cho cán bộ, công chức, bộ đội, công an, cán bộ hưu trí. Đối với năm tài khóa 2013-2014, Chính phủ vẫn phải duy trì khoản chi lương 8.800 tỷ kíp mà Quốc hội đã thông qua, giữ nguyên ngạch và lương nhưng tăng thêm 6.700 kíp/hệ số.

Để có cơ chế nghiên cứu cải cách chế độ tiền lương mới, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia nghiên cứu chế độ tiền lương và Ban chỉ đạo này sẽ bắt đầu hoạt động từ quý II của năm tài khóa này. Sau khi được Chính phủ thông qua, sẽ trình kế hoạch cải cách tiền lương này lên Trung ương Đảng và Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ Lào cùng cho biết thêm, phương hướng cải cách chế độ tiền lương dài hạn trong

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII sẽ được nghiên cứu theo hướng tích cực, đồng bộ và khoa học.

(Kinh tế-Xã hội - 21/1/2014).

ChíNh Phủ Lào sẽ Xây DựNG hƠN 80 ĐậP thuỷ ĐIệNTrong Kế hoạch phát triển KT-

XH 5 năm lần thứ 7, đến năm 2015 Chính phủ Lào sẽ xây dựng 10 đập thuỷ điện quy mô lớn với khả năng sản xuất được trên 5.000 MW và một số đập với quy mô vừa và nhỏ khác, phấn đấu hoàn thành xây dựng 08 đập thuỷ điện có khả năng sản xuất được trên 2.860 MW. Đến nay, Chính phủ Lào vẫn chưa công bố sẽ thực hiện được theo kế hoạch đó hay không, tuy nhiên báo chí đưa tin Lào đã có 23 đập thuỷ điện đi vào sản xuất, 10 đập thuỷ điện đang được xây dựng và khoảng hơn 20 dự án thuỷ điện đang trong giai đoạn nghiên cứu, khảo sát.

Chính phủ Lào cho biết, trong tương lai sẽ xây dựng hơn 80 đập thuỷ điện nhằm phục vụ trong nước và bán cho các nước bạn, chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam. Trong khi đó, hiên nay điện của Việt Nam sản xuất được đã vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước (năm 2013 sản xuất được 23.000 MW, trong khi nhu cầu tối đa chỉ cần 20.000 MW). Nhìn nhận chung chỉ có Thái Lan có nhu cầu lớn mua điện của Lào. Hiện nay, Thái Lan vẫn chưa có khả năng sản xuất đảm bảo nhu cầu sử dụng điện cho mình, do vậy Thái Lan đã ký hợp đồng mua 7.000 MW điện từ Lào và khả năng muốn mua nhiều điện từ Lào hơn nữa.

Tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cho biết sẽ sản xuất và đảm bảo đủ điện nhằm phục vụ phát triển đất nước trong 10-20 năm tiếp theo và trong năm 2014 sẽ xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân và xây dựng nhiều nhà máy khác trong tương lai mặc dù lúc này Việt Nam đã bỏ 300 dự án xây dựng thuỷ điện lớn nhỏ tại miền

trung và miền nam của Việt Nam do gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường và cuộc sống người dân, không như tại Lào không mấy đề cập đến những tác động trên. Việt Nam đã tìm hướng ra cho mình thông qua việc nhà nước và tư nhân chuyển đầu tư sang xây dựng các dự án thuỷ điện tại Lào, điển hình như tại Nam Lào. Công ty tư nhân của Việt Nam cùng với doanh nghiệp điện lực của Lào sản xuất điện và bán cho Việt Nam, đồng thời cùng với công ty Thái Lan, Hàn quốc và Nhật Bản và các nước khác xây dựng nhiều đập thuỷ điện tại tỉnh Xekong và At-ta-pư, có tin cho hay họ đang đốn gỗ khu vực mặt đập, không quan tâm đến tác động xấu đối với môi trường và cuộc sống người dân, chỉ riêng tại đập thuỷ điện Xê-ka-mản hiện nay đang chặt 14.000 hecta gỗ.

Việc Chính phủ Lào phát triển các đập thuỷ điện với ước mơ biến Lào thành bình ắc quy của khu vực để bán điện cho các nước láng giềng, nếu các nước này sản xuất điện và đảm bảo được nhu cầu sử dụng điện cho mình, và không nhập điện thì Lào sẽ bán điện được bao nhiêu?

(Bản tin nghiên cứu nội bộ Lào - 11/2/2014)

sảN LƯợNG ĐồNG ĐứNG Đầu Đầu tƯ KhaI thÁC mỏ tạI LàoĐồng đã trở thành sản phẩm mỏ

phổ biến nhất được khai thác ở Lào kể từ khi chính phủ mở cửa thu hút thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản kể từ năm 2000. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Chính phủ đã phê duyệt 470 dự án khai thác khoáng sản với tổng vốn đầu tư vào khoảng 5,9 tỷ USD. Trong đó 40% các dự án đầu tư liên quan đến khai thác đồng, và đồng sẽ vẫn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Lào trong những năm tới. Tổng diện tích mà chính phủ đã phê duyệt từ năm 2000 để thăm dò và khai thác đồng là 14.463 km vuông.

Page 28: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201426

TổNg Hợp TiN kiNH Tế Lào

Sản phẩm đầu tư khai thác mỏ lớn thứ hai là quặng sắt, chiếm khoảng 14% tổng khai thác mỏ,Chính phủ phê duyệt 29 dự án khai thác quặng sắt với diện tích khoảng 3.428 km vuông. Đứng thứ ba là khai thác vàng, chiếm khoảng 9,5% dự án khai thác mỏ, Chính phủ phê duyệt 24 dự án khai thác mỏ vàng với diện tích 4.394 km vuông. Thứ tư là than, chiếm 8,8% tổng số đầu tư khai thác mỏ, có 18 dự án khai thác than tại Lào, với tổng diện tích 2.782 km vuông. Có hai mỏ đồng và vàng kết hợp tại Lào, là dự án khai thác mỏ Phu Bia tại Xaysomboun, hiện nay đã chính thức là một tỉnh mới, và dự án khai thác mỏ Sepon tại Savannakhet . Các chuyên gia hy vọng rằng giá trị xuất khẩu khoáng sản Lào sẽ đạt 15,278 tỷ kip ( 1,9 tỷ USD) trong năm tài chính này.

(Vientiane Times – 27/1/2014)

buÔN bÁN Gỗ bất hợP PhÁP: trọNG tâm Của CảNh sÁt KINh tẾTheo cảnh sát kinh tế, đã có 257 trường hợp liên quan

đến giao dịch gỗ bất hợp pháp được phát hiện vào năm 2013, đứng đầu danh sách gian lận hoặc các trường hợp liên quan đến kinh tế. Theo báo cáo của cảnh sát kinh tế, trong năm 2013 đã xử lý 559 trường hợp liên quan đến kinh tế tăng 311 trường hợp tương đương 61,22% so với năm 2012. Trong đó, việc kinh doanh bất hợp pháp gỗ chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đến là 134 trường hợp liên quan đến gian lận tài sản và 53 trường hợp liên quan đến biển thủ công quỹ nhà nước và tài sản công dân, và một số trường hợp khác.

Đã truy tố 444 vụ án chiếm 79,42% tổng số các vụ, trong khi các trường hợp còn lại đang bị truy tố, 326 đối tượng liên quan đã bị bắt giữ trong đó có 58 phụ nữ. 236 người đã bị truy tố gồm 43 phụ nữ, đã thu nộp cho ngân sách từ các đối tượng này hơn 4,4 tỷ Kíp tiền mặt, tịch thu 20 xe ô tô, 671.000 m3 gỗ đã qua chế biến, 4,5 triệu m3 gỗ tròn, 15 dây chuyền cưa và 3 xe máy.

Báo cáo cho thấy giao dịch gỗ bất hợp pháp đứng đầu danh sách các trường hợp liên quan đến kinh tế năm 2013. Kinh doanh trái phép và khai thác gỗ tiếp tục là một vấn đề cấp bách tại Lào bất chấp những nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết vấn đề này. Tại cuộc họp thường kỳ tháng 2 vừa qua, Chính phủ chỉ đạo cán bộ phụ trách phải hành động nhiều hơn để ngăn chặn việc xuất khẩu gỗ bất hợp pháp. Phát ngôn viên của Chính phủ, Bà Bounpheng Mounphosay nói trong cuộc họp báo sau cuộc họp thường kỳ Chính phủ, rằng một số quan chức Chính phủ có liên quan đến xuất khẩu bất hợp pháp. Bà cũng thừa nhận rằng những cán bộ vi phạm kỷ luật đã không bị trừng phạt nghiêm khắc. Các quan chức cảnh báo rằng khai thác gỗ bất hợp pháp tại Lào đang làm xấu đi nguồn tài nguyên rừng của đất nước, bao gồm cả lưu vực sông và các khu vực được bảo vệ.

Lào được biết đến là một trong những nước có tỷ lệ độ

che phủ rừng cao nhất trên thế giới, năm 1940, 70% diện tích Lào đã được bao phủ bởi rừng tương đương khoảng 17 triệu ha. Năm 1992, độ che phủ rừng đã giảm xuống còn khoảng 47 %, năm 2002 đã tiếp tục giảm xuống còn 42%, và còn 40% vào năm 2010.

(Vientiane Times – 28/2/2014)tIẾN Độ Xây DựNG Dự ÁN thuỷ ĐIệN Xay-Nha-bu-Ly

Ngày 16/1/2014, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào Nu-lin Xỉn-băn-đít và Thứ trưởng Năng lượng-Mỏ Lào Vị-la-phôn Vị-la-vông cùng các cán bộ chuyên môn đã đi thị sát Dự án thuỷ điện Xayabuly. Đến nay, dự án xây dựng thuỷ điện này đã đạt 21% tiến độ, dự kiến sẽ hoàn thành 100% vào năm 2019.

Dự án được chia làm 04 giai đoạn: giai đoạn trước xây dựng gồm khảo sát, thiết kế, công tác lập hợp đồng đối với hợp đồng tô nhượng, hợp đồng mua bán điện, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mướn thầu xây dựng, hợp đồng thu xếp xã hội và môi trường, thời gian 5 năm (2007-2012); giai đoạn xây dựng đập chắn nước, lắp đặt thiết bị sản xuất điện và chạy thử nghiệm, thời gian 8 năm (2012-2019); giai đoạn chạy máy theo Hợp đồng, thời gian 29 năm (2019-2048); giai đoạn chuyển giao cho Chính phủ Lào tính từ năm 2049 trở đi.

(Pasaxon - 21/1/2014)

thủy ĐIệN Nạm tha 1 sẽ tăNG sảN LƯợNG ĐIệN thêm 759 KWLễ khởi công xây dựng Thủy điện Nạm Tha 1 diễn ra

vào ngày 28/12/2013 tại tỉnh Bò Kẹo với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Sổm Sạ Vạt Leng Sạ Vắt và các bộ ngành, địa phương liên quan. Dự án là yếu tố góp phần thúc đẩy kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Lào, phủ mạng lưới điện trên 90% phạm vi toàn quốc vào năm 2020, khi hoàn thành vào năm 2017 sẽ tăng sản lượng điện thêm 759KWH/năm. Theo số liệu tổng kết năm 2012-2013 Lào sản xuất điện 13.668,04 triệu KWH.

Dự án được ký MOU từ tháng 8/2006 đặt tại huyện Phả Ụ Đôm, tỉnh Bò Kẹo và huyện Na thuộc tỉnh Luang Nậm Thà, mục tiêu nhằm cung cấp điện năng cho các tỉnh miền Bắc của Lào hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đồng thời phục vụ các dự án đầu tư về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, góp phần vào việc phát triển kinh tế các tỉnh phía Bắc.

Dự án sẽ cấp điện vào năm 2017 được ký kết triển khai theo hình thức BOT trong vòng 28 năm, trong đó doanh nghiệp điện lực Lào nắm 20% cổ phần và công ty Mạng lưới điện phía nam Trung Quốc CSGI nắm giữ 80% cổ phần, công suất 168 MW, khả năng sản xuất 759 KWH điện với tổng giá trị xây dựng là 471 triệu USD.

(Kinh tế - xã hội 01/01/2014)

Page 29: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 27

Hợp TáC kiNH Tế ViệT Nam Và kHu VựC

Sáng 11/2, Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kin h tế, văn hóa,

khoa học-kỹ thuật đã được tiến hành tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Chủ tịch phân ban hợp tác Việt Nam-Campuchia và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong, Chủ tịch phân ban hợp tác Campuchia-Việt Nam đồng chủ trì kỳ họp.

Trong không khí hữu nghị và

hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã tập trung rà soát việc triển khai các thỏa thuận hợp tác của Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia và hài lòng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước đang ngày càng phát triển tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Hai bên đã thường xuyên trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 12/2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 1/2014); chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ

tướng Hun Sen tháng 11/2013; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin thăm và dự lễ míttinh tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 35 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (tháng 1/2014).

Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển mạnh mẽ, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2013 đạt 3,5 tỷ USD; đầu tư của Việt Nam vào Campuchia có 128 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 3 tỷ USD; hợp tác về giáo dục-đào tạo, viễn thông, nông-lâm-ngư nghiệp, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, hàng không, năng lượng, dầu khí… được quan tâm đẩy mạnh; tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng; công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ tiếp tục được thúc đẩy một bước và giao lưu giữa các địa phương có chung biên giới ngày càng sôi động.

Hai bên đã trao đổi và thỏa thuận về phương hướng và các biện pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới. Theo đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; đồng thời quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các dự án đã được cấp phép và sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác mới để phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2015.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như tài nguyên môi trường, nông-lâm-ngư nghiệp, năng lượng, dầu khí, lao động, y tế... và triển khai kết nối hai nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực giao thông, viễn thông, tài chính,

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (trái) ký và trao đổi Biên bản Thỏa thuận của Kỳ họp thứ 13 với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong. Ảnh: TTXVN

Kỳ HọP LầN tHứ 13

Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia

Page 30: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201428

Hợp TáC kiNH Tế ViệT Nam Và kHu VựC

ngân hàng và du lịch như thỏa thuận của Thủ tướng hai nước; đồng thời, khuyến khích các bộ, ngành, địa phương hai bên tăng cường hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa, thể thao… nhằm vun đắp cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Hai bên khẳng định quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển; nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong thời kỳ chiến tranh ở Campuchia; khẳng định lại nguyên tắc không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hoạt động chống phá an ninh nước kia. Hai bên cũng nhất trí thực hiện việc đảm bảo các quyền chính đáng của kiều dân hai nước được làm ăn, sinh sống bình thường như các kiều dân khác tại mỗi nước.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; tăng cường hợp tác với các nước trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Ủy hội sông Mekong (MRC), Tam giác phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) và hợp tác bốn nước Campuchia-Lào-Myanma-Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Adaoađi-Chaophraya-Mekong (ACMECS)… Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) và các diễn đàn quốc tế khác.q

1. Điều kiện tự nhiênNằm ở phía Bắc CHDCND

Lào, Luang Nậm Thà có biên giới giáp với Trung Quốc 140 km, với Mianma 130 km, giáp với tỉnh U-đôm-xay và Bò Kẹo của Lào. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.325 km2 với mật độ dân sinh sống là 18 người / km2. Tỉnh bao gồm 5 huyện, 355 bản và 29.354 hộ gia đình với dân số 164.177 người, trong đó nữ 82.854 người, 17 dân tộc. Nghề nông chiếm 45,55%, làm rẫy chiếm 26,60% và ngành nghề khác chiếm 27,85%.

Về yếu tố lịch sử trong các cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc, tỉnh Luang Nậm Thà là một trong những căn cứ địa của lực lượng cách mạng Lào, góp phần làm nên chiến công hiển hách, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 20/7/1954 công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

2. tình hình kinh tế, xã hội Trong năm 2010-2011, kinh tế

phát triển với tốc độ 8,3%, tổng thu nhập quốc nội GDP đạt 1.198,96 tỷ kíp tương đương 149,8 triệu USD, trong đó lĩnh vực nông-lâm nghiệp tăng 6% chiếm 64,25% của

GDP, công nghiệp tăng 15% chiếm 18,09% của GDP và lĩnh vực dịch vụ tăng 11% chiếm 17,66% của GDP.

- Việc sản xuất hàng hóa có bước phát triển vững chắc, toàn tỉnh có tổng diện tích trồng lúa 16.453 ha, sản xuất được 68.310 tấn lúa. Ngoài ra còn sản xuất các loại rau màu như: ngô, khoai, mía, dưa hấu và thu hoạch các loại sản phẩm lâm nghiệp. Tỉnh Luổng-nậm-thà có diện tích trồng cao su trên 30.000 ha. Chăn nuôi bò, trâu, lợn, dê và gia cầm tăng lên, đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.

- Xuất khẩu hàng hóa đạt 23 triệu USD, tăng 10,21% so với năm trước.

- Hàng hóa nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD, giảm 19,75%, dịch vụ hàng hóa quá cảnh biên giới đạt 34,9 triệu USD.

KINH tế - Xã HỘI

Tỉnh Luông Nậm Thà và quan hệ hợp tác với

Việt Nam

Page 31: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 29

Hợp TáC kiNH Tế ViệT Nam Và kHu VựC

- Hoàn thành việc xây dựng mạng lưới điện lực trung thế và hạ thế đến tất cả các huyện; xây dựng đập thủy điện Nậm-Long. Hiện tại, 5 huyện của tỉnh đã có điện lưới ổn định với 24.641 hộ sử dụng điện, chiếm 82% trong tổng số hộ gia đình trong tỉnh; khai thác và xuất khẩu 502.000 tấn than đá, 35.000 tấn đồng đỏ và 600 tấn ăng-ti-mon.

- Hoàn thành việc nâng cấp và bê tông hóa đường trung tâm tỉnh và trung tâm huyện và các con đường nông thôn. Hiện nay, có tới 92% bản có đường ô tô chạy đến.

- Quan tâm củng cố các khu du lịch thiên nhiên, văn hóa và di tích lịch sử. Hiện có 79 khu du lịch.

- Văn hóa-xã hội được cải thiện tốt với trẻ em từ độ tuổi 6-10 được đến trường là 91%, số biết chữ từ 15 tuổi trở lên chiếm 89%. Mạng lưới và dịch vụ y tế chiếm 100% tổng diện tích

- Hiện nay, toàn Tỉnh có tổng số 68 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với trị giá 164,73 triệu đôla Mỹ, trong đó có 46 dự án đầu tư nước ngoài với trị giá 142,57 triệu đôla Mỹ, trong các lĩnh vực như: nông lâm nghiệp có 32 dự án, trị giá 81,36 triệu USD; công nghiệp – thương mại có 20 dự án với trị giá 32,92 triệu USD; giao thông vận tải có 5 dự án, trị giá 4,01 triệu USD; năng lượng Mỏ có 7 dự án, trị giá 36,10 triệu USD; y tế có 01 dự án với trị giá 14.130 USD; thông tin-văn hóa và du lịch có 3 dự án, trị giá 10,31 triệu USD.

3. tình hình hợp tác với các địa phương Việt NamVề Viện trợ giai đoạn năm 2006

đến nay viện trợ của Việt Nam là 23,1 tỷ đồng và hơn 6,6 triệu Đô la.

Viện trợ của Việt Nam tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện và trụ sở văn phòng. Các tỉnh kết nghĩa và các tỉnh biên giới của Việt Nam hỗ trợ

xây dựng và đào tạo cán bộ, sinh viên, lực lượng an ninh cho tỉnh Luổng-nậm-thà.

Các dự án hỗ trợ tỉnh Luang Nậm Thà nổi bật trong thời gian gần đây:

Hiện nay Công ty xây dựng Quân khu II của Việt Nam đang xây dựng hệ thống thủy lợi và hồ chứa nước tại Mường Xỉnh và giúp xây dựng kho vũ khí cho Ban chỉ huy quân sự tỉnh Luang Nậm Thà, ngoài ra sẽ còn xây dựng bệnh viện công an cho Công an tỉnh trong thời gian tới;

Tỉnh Phú Thọ giúp xây dựng Tòa nhà Quốc hội khu vực 3 với tổng trị giá 3,8 tỷ Kíp (gần 10 tỷ VNĐ) đã khánh thành và đi vào hoạt động;

Tỉnh Vĩnh Phúc trợ giúp hơn 26 tỷ VNĐ vốn xây dựng Công trình Trường THPT tại tỉnh Luông-nậm-thà bằng nguồn vốn ODA Chính phủ Việt Nam giao cho tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện, giúp xây dựng Cung Văn hóa Hữu nghị tỉnh Luang NậmThà. Đây là công trình đánh dấu tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 tỉnh kết nghĩa do tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng với tổng số tiền trên 1 triệu USD.

Song song với các hoạt động hỗ trợ vật chất, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh đào tạo cán bộ cho tỉnh Luang Nậm Thà. Tổng số sinh viên và cán bộ sang học tập tại Việt Nam và tỉnh Vĩnh Phúc cho đến nay là 46 người (11 thạc sỹ, 30 đại học và 05 cao đẳng và trung học chuyên nghiệp). Năm 2011, Vĩnh Phúc đã cấp kinh phí tài trợ đào tạo cho cán bộ của Lào gần 2 tỷ đồng, nâng tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo từ năm 2007 đến nay hơn 4,5 tỷ đồng;

Tại chuyến thăm chính thức CHDCND Lào của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, và thăm tỉnh Luang Nậm Thà vào tháng 8 năm 2010, Chủ tịch nước

Nguyễn Minh Triết đã trao tặng cho tỉnh 30 bộ máy tính và số tiền 10 tỷ VNĐ, đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước cũng trao tặng tỉnh số tiền 150 nghìn USD…

Về đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh có 01 dự án với trị giá 5,2 triệu USD của Công ty TNHH điện than Vinacomin. Công ty này được nhận giấy phép tìm kiếm và thăm dò than đá ở khu vực Huyện Viêng-phu, tỉnh Luổng-nậm-thà từ ngày 07/07/2009 với thời hạn đầu tư là 4 năm 6 tháng. Tuy nhiên, do trữ lượng không đảm bảo tính thương mại, Công ty đã làm thủ tục hoàn trả lại phía Lào.

Để đạt mục tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) của tỉnh Luang Nậm Thà, đặc biệt là đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế GDP 8,3% và mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), trong 5 năm tới, tỉnh Luổng-nậm-thà cần thu hút tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư với tổng giá trị 114,06 tỷ kíp (khoảng 14 triệu Đô la hoặc trung bình 2,1 triệu Đô la/năm) và vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) 166,8 tỷ kíp (khoảng 20 triệu Đô la, tính trung bình 4 triệu Đô la mỗi năm);

Qua triển khai thực tế, mỗi năm Tỉnh nhận được vốn viện trợ và cho vay trung bình từ 2-3 triệu USD (kế hoạch là 4 triệu USD/năm). Để thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời đưa hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước Lào - Việt Nam đạt hiệu quả, tỉnh Luang Nậm Thà mong muốn:

- Tổ chức hội nghị phổ biển chính sách và đúc rút kinh nghiệm đầu tư giữa hai nước, đặc biệt là dịch vụ một cửa, tuyên truyền thu hút đầu tư qua website…

- Các nhà đầu tư Việt Nam nghiên cứu khả năng hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ và du lịch tại tỉnh Luổng-nậm-thà.q

Page 32: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

Hợp TáC kiNH Tế ViệT Nam Và kHu VựC

30

1. Điều kiện tự nhiêntỉnh Bò Kẹo nằm ở phía tây Bắc của

CHDCND Lào. Diện tích vào khoảng 6.169 km2, có biên giới giáp với Vương quốc thái Lan với chiều dài 145 km, phía Bắc giáp Myanmar với chiều dài 98 km, hướng đông Bắc giáp với tỉnh Luảng Nậm thà với chiều dài khoảng 100 km và tỉnh U đôm Xay khoảng 110 km, hướng Nam giáp với huyện Khọp, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly chiều dài khoảng 35 km. tỉnh có 5 huyện, 01 đặc khu kinh tế, dân số 167.720 người gồm 13 dân tộc.

Là tỉnh miền núi, diện tích đồi núi chiếm tới 70% diện tích toàn tỉnh, là điểm nối của tam giác vàng và tứ giác kinh tế, có điều kiện thuận lợi về mặt thông thương hàng hóa, du lịch. đường bộ có tuyến đường giao thông R3 nối từ thái Lan qua tỉnh Bò Kẹo, tỉnh Luâng Nậm thà đi sang tỉnh Vân Nam, trung quốc. đường thủy có tuyến đường trên sông Mê Kông qua các nước trung quốc, Myanmar, Lào, thái Lan.

tỉnh có 02 cửa khẩu quốc tế và 01 cửa khẩu quốc gia, trong đó cửa khẩu quốc tế tôn Phượng thuộc khu vực tam giác vàng được xây dựng thành đặc khu kinh tế với diện tích 800 ha.

2. tình hình kinh tế,xã hộiNăm tài chính 2010-2011, tổng sản phẩm

nội tỉnh đạt 1.593 tỷ Kíp, thu nhập bình quân đầu người (GDP) là 1.173 đôla Mỹ/người/năm.

tổng sản phẩm nông lâm nghiệp đạt 717,3 tỷ Kíp, chiếm 45% GDP; tổng sản phẩm công nghiệp đạt 329,91 tỷ Kíp, chiếm 20,7% GDP; tổng sản phẩm dịch vụ đạt 546,72 tỷ Kíp, chiếm 34,3% GDP.

Về đầu tư tỉnh có 56 dự án đầu tư được Chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư 27,73 tỷ Kíp, trong đó đầu tư nước ngoài chỉ có 720 triệu Kíp.

Nguồn vốn thường xuyên có 43 dự án, với tổng vốn đầu tư 24 tỷ Kíp, nguồn vốn đầu tư

phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo có 13 dự án vốn đầu tư 3 tỷ Kíp, đã thực hiện được 12 dự án với vốn đầu tư 2,85 tỷ Kíp tương đương 95%.

- Các ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh:+ Ngành nông lâm nghiệp: năm 2011 diện

tích sản xuất lúa gạo là 14.260 hecta, sản lượng đạt 96.336 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, bình quân 521 kg gạo/người/năm. Diện tích trồng cây lấy gỗ khoảng 2.905 hecta; diện tích trồng cao su giai đoạn 2001-2011 khoảng 24.000 heca.

+ Ngành công thương: năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 12,7 triệu đôla Mỹ, nhập khẩu đạt 23,7 triệu đôla Mỹ, trong đó nhập khẩu xăng dầu chiếm 4,8 triệu đôla Mỹ.

+ Ngành du lịch: tỉnh có 7 khách sạn, 48 nhà nghỉ. Khách du lịch đạt 183.200 lượt khách, trong đó khách du lịch thái Lan 59.000 lượt khách.

+ Tài nguyên thiên nhiên: có mỏ vàng, đồng đỏ…

Về tài nguyên rừng: có 6 khu rừng nguyên sinh với diện tích 96,4 nghìn hecta; 9 khu rừng phòng hộ diện tích 338 nghìn hecta; 02 khu rừng sản xuất diện tích 123,5 nghìn hecta. quỹ đất có tổng số 698.900 hecta, trong đó diện tích đã sử dụng 133,8 nghìn hecta.

- Về đầu tư: Có tất cả 10 dự án được doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký 13,4 triệu đôla Mỹ, đã phê duyệt 9 dự án với tổng vốn đầu tư 12,35 triệu đôla Mỹ, trong đó đầu tư nước ngoài có 5 dự án và trong nước 4 dự án, đang nghiên cứu cấp phép thêm 01 dự án với vốn đầu tư 1 triệu đôla Mỹ.

- Về vốn viện trợ và vốn vay tổ chức nước ngoài:

ADB, Concern, Plan, SIDA và một số tổ chức khác với tổng số 38 dự án, tổng vốn 3,81 triệu đôla Mỹ, các dự án trên tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng như: đường xá, trường học, y tế, dự án phát triển theo các ngành chiếm 35

dự án, tổng giá trị 1,96 triệu đôla Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại đã thực hiện 3,2 triệu đôla Mỹ, tương đương 83,8%.

3. tình hình hợp tác với các tỉnh Việt NamCó quan hệ gắn bó, trao đổi nhiều đoàn

cấp cao với các tỉnh của Việt Nam: Vĩnh Phúc, Sơn La, điện Biên.

Giai đoạn 1 năm qua tỉnh được nhận sự hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng trường học mầm non với vốn đầu tư 100.000 đôla Mỹ, 5 quỹ học bổng về mặt giáo dục; tỉnh Sơn La trao 8 suất học bổng đào tạo học sinh, sinh viên.

đặc điểm nổi bật của quan hệ gắn bó giữa tỉnh Bò Kẹo với các tỉnh của Việt Nam thông qua việc các tỉnh của Việt Nam luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong công tác giúp đỡ về mặt an ninh quốc phòng, tình hình an ninh trật tự của tỉnh ngày một ổn định.

Về đầu tư của Việt Nam tại tỉnh Bò Kẹo: hiện tại mới chỉ có 01 chi nhánh văn phòng đại diện thương mại, du lịch của tỉnh điện Biên. Lực lượng lao động Việt Nam tại tỉnh có 240 người, 57 nữ, trong đó lao động lĩnh vực nông nghiệp 10 người, dịch vụ 47 người, xây dựng 166 người, thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ 17 người.

4. Các dự án kêu gọi hợp tác đầu tư của tỉnh bò Kẹo- Dự án khách sạn, nhà hàng;- Dự án phát triển khu du lịch sinh thái và

văn hóa;- Dự án nhà máy sản xuất, chế biến sản

phẩm nông nghiệp;- Dự án vận tải hàng hóa qua biên giới và

dịch vụ du lịch;- Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ và đồ nội

thất;- Dự án khảo sát và khai thác khoáng

sản.q

Kinh tế - xã hội Tỉnh Bò Kẹo và quan hệ hợp tác với Việt Nam

Page 33: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014

Hợp TáC kiNH Tế ViệT Nam Và kHu VựC

31

Việt Nam-Lào thúc đẩy mô hình kiểm tra “một cửa”Ngày 15/2, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đã diễn

ra Hội nghị giữa hai nước Việt Nam và Lào về thúc đẩy triển khai mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) – Densavan (tỉnh Savanakhet).

Đoàn đại biểu Việt Nam do ông Hồ Xuân Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Lào do ông Buonkeut Sangsomsak - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm Trưởng đoàn.

Sau 2 ngày làm việc, khảo sát thực tế cửa khẩu Lao Bảo – Densavan, hội nghị đánh giá công tác chuẩn bị triển khai mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu nói trên tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng tiến triển còn chậm, chưa đáp ứng mong muốn của hai nước. Việt Nam và Lào đã ký Thỏa thuận về áp dụng kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu Lao Bảo – Densavan năm 2005 và bắt đầu thí điểm triển khai năm 2007.

Đến nay, mô hình kiểm tra này vẫn chưa được triển khai đầy đủ tại cửa khẩu Lao Bảo – Densavan, đặc biệt là việc thực hiện chung các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch giữa các cơ quan chức năng tại cửa khẩu của hai nước còn nhiều vướng mắc.

Các quy định và thủ tục về hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch giữa hai nước chưa đồng bộ, thiếu các văn bản thỏa thuận giữa hai nước về triển khai bước 4 mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng”; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn thiếu; trình độ và năng lực cán bộ còn hạn chế….

Hội nghị khẳng định, Việt Nam và Lào quyết tâm tăng cường phối hợp và hợp tác để đẩy nhanh việc triển khai mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu Lao Bảo – Densavan; nhấn mạnh việc áp dụng thuận lợi mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại

cửa khẩu Lao Bảo – Densavan sẽ góp phần quan trọng phát triển Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC), đồng thời tạo cơ hội nhân rộng mô hình kiểm tra này ra các cửa khẩu quốc tế khác giữa Việt Nam và Lào, nhờ đó thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước.

Hội nghị đã đề ra nhiều biện pháp với lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó kiến nghị Chính phủ mỗi nước chỉ đạo các Bộ, ngành và cơ quan chức năng (hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch...) hoàn thiện khung pháp lý, trao đổi và hoàn tất ký các thoả thuận giữa hai nước phục vụ cho việc kiểm tra “một cửa, một lần dừng” trong năm 2014, phấn đấu chính thức triển khai đầy đủ mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu Lao Bảo – Densavan từ ngày 1/1/2015. Hội nghị đề nghị tỉnh Quảng Trị và Savannakhet tổng hợp nhu cầu trước mắt về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho vận hành kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại Lao Bảo – Densavan báo cáo Chính phủ mỗi nước.

Kết thúc Hội nghị, trưởng đoàn hai nước đã ký Biên bản để làm cơ sở triển khai những thỏa thuận đã đạt được tại Hội nghị

miễn thuế nhập khẩu gạo và thuốc lá từ LàoCác mặt hàng này phải có giấy chứng nhận xuất xứ

hàng hóa của Lào và giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư số 06/2014/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2014 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, có hiệu lực thi hành kể từ ngày từ ngày 11/2/2014 đến hết ngày 31/12/2014.

Cụ thể, hai nhóm mặt hàng được áp dụng quy định này gồm: Thóc và gạo các loại; lá và cọng thuốc lá.

Theo hướng dẫn của Thông tư, để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%, các mặt hàng trên phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S do cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp và được thông quan qua 11 cặp cửa khẩu quy định tại Thông tư này (thủ tục nhập khẩu giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ lùi tự động).

Riêng đối với mặt hàng lá và cọng thuốc lá, thương nhân Việt Nam phải có thêm giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp mới được quyền nhập khẩu.

Toàn cảnh hội nghị

HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO

Page 34: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201432

Hợp TáC kiNH Tế ViệT Nam Và kHu VựC

Trước đó, theo thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Lào kí năm 2012, hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Lào được chia thành 3 nhóm gồm: Nhóm các mặt hàng được hưởng thuế suất ưu đãi 0% là lá và cọng lá thuốc lá, lúa gạo; nhóm các mặt hàng được ưu đãi giảm thuế 50% so với thuế suất trong khu vực mậu dịch tự do Asean là ô tô có trọng lượng vận tải không quá 5 tấn (mã HS 8704.12) và nhóm các mặt hàng không được hưởng thuế suất ưu đãi như pháo hoa nổ, rác thải từ việc chế biến dược phẩm y tế…

tập đoàn hoàng anh Gia Lai đang đầu tư vào Lào khoảng 1,2 tỷ usD để trồng bắp, mía, cao su và cọ dầu trên diện tích khoảng 40.000 haĐến hết năm 2013, có 440 dự án, với khoảng vốn

4.9 tỷ FDI cấp phép của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào. Mục tiêu đến 2015, FDI đạt 6,3 tỷ USD.

Hiện Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia đầu tư vào Lào lớn nhất. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào 4 tỉnh Nam Lào khoảng 1,7 tỷ USD, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chiếm hơn 90% vốn đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào đã thu hút được 35.000 lao động, dự kiến đến năm 2020 thu hút 65.000 lao động. Ngoài việc đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam còn hỗ trợ Lào khoảng 40 triệu USD để lo an sinh xã hội, trong đó Hoàng Anh Gia Laichiếm hơn 30 triệu USD.

Kim ngạch thương mại giữa hai nước hiện đạt khoảng 1 tỷ USD/năm, đây là con số tăng trưởng không cao mà lẽ ra hai nước đã phải đạt kim ngạch này vào năm 2010.

Để đáp ứng được chỉ tiêu kim ngạch thương mại hai nước đạt 2 tỷ USD vào năm 2015, Đảng và Chính phủ hai nước cần tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào. Trong đó có việc tạo điều kiện mở các tuyến bay TP.HCM - Hà Nội - Viêng Chăn - Attapeu để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại Nam Lào.

Khởi động nâng cấp đường nối tỉnh hủa Phăn với Việt NamQuốc lộ 6A và 6B nối tỉnh Hủa Phăn với Việt Nam

sẽ được triển khai nâng cấp trong thời gian tới sau khi bị trì hoãn vào năm ngoái do thiếu kinh phí. Lễ ký kết đã được các bên ký ngày 23/2/2014, tổng vốn đầu tư cho việc xây dựng 2 tuyến đường này là 42,3 triệu USD, trong đó 20 triệu USD là từ nguồn vốn viện trợ của ADB, Chính phủ góp 10,3 triệu USD, phần còn lại là vốn vay của OPEC với lãi suất thấp.

Đường 6A sẽ nối từ huyện Viêng Xay đến huyện Sobbao với chiều dài hơn 60km, tuyến đường này sẽ được hai công ty triển khai xây dựng là Công ty Cầu

Đường 8 và Công ty CEI 18 của Việt Nam. Dự kiến hoàn thành vào năm 2017 bao gồm cả việc xây dựng 4 cây cầu. Tuyến 6B sẽ nối từ huyện Sobbao đến biên giới Việt Nam – Lào tại Pahang với chiều dài 26km, dự án này bao gồm xây hai cây cầu mới, và sẽ được triển khai bởi nhà thầu Trung Quốc dự kiến hoàn thành vào năm 2016. (Vientiane Times – 26/2/2014)

Việt Nam – Lào tọa đàm về chính sách kinh tế vĩ môNgày 8/01/2014, tại Hà Nội, đồng chí Xomsavath

Lengsavath - Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào và đoàn công tác đã có buổi tọa đàm với Bộ Tài chính Việt Nam về chính sách kinh tế vĩ mô. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã tham dự buổi tọa đàm quan trọng này. Nội dung chính của buổi tọa đàm trao đổi về quản lý ngân sách, giá cả, đối phó với các khoản nợ và mất nguồn thu.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết trong năm 2014 Việt Nam đặt mục tiêu GDP tăng trưởng ở mức 5,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, chỉ số CPI dừng ở mức 7% và bội chi ở mức 5,3% so với GDP, tiếp tục tập trung vào thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và cải thiện đời sống người dân.

Đồng chí Xomsavath Lengsavath cho biết: những kinh nghiệm về chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ được học tập, sử dụng tại Lào nhằm cố gắng thực hiện tốt việc quản lý tài chính nhà nước, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và đạt tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.

(KPL News - 10/01/2014)

Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ tài chính dự án thủy điện tại LàoNgân hàng Bưu điện Liên Việt sẽ cung cấp một

khoản vốn vay ưu đãi 193,66 triệu USD để hỗ trợ xây dựng dự án thủy điện Sekaman 1 tại Lào. Hợp đồng tín dụng đầu tư dài hạn đã được ký kết giữa một bên là phía Ngân hàng và một bên là Công ty Cổ phần điện lực Việt – Lào vào ngày 06/01/2014. Hợp đồng 14 năm với giá trị 243,66 triệu USD, trong đó phần còn lại khoảng 50 triệu USD do tổ chức tài chính Nomura Special Investments Singapore cung cấp. Dự án được thực hiện bởi thỏa thuận hợp tác năng lượng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào có công suất 322 MW và sẽ sản xuất 1,22 tỷ KWH điện mỗi năm. 22% số điện sản xuất sẽ cung ứng trong Lào và phần còn lại sẽ được xuất sang Việt Nam. Vị trí dự án nằm trên sông Sekaman cách biên giới Việt – Lào 80 km, dự kiến hoàn thành trong năm 2014.

(KPL News - 9/01/2014)

Page 35: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 33

quaN Hệ kiNH Tế Lào - CáC NưỚC kHáC

Lào - truNG quốC

Công ty trung quốc có kế hoạch phát triển tỉnh XaysombounCông ty Green Partner Holdings

Limited (GPHL) đã ký Thỏa thuận với tỉnh Xaysomboun thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng. Theo Biên bản ký kết này, công ty sẽ tiến hành phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp thương mại, đường sá, xây dựng thị xã mới, sân bay, thủy điện và các dự án khác phù hợp với nhu cầu của tỉnh.

Dự thảo quy hoạch tổng thể cho giai đoạn từ năm 2016-2020, GPHL sẽ cử nhân viên và bỏ kinh phí để thực hiện quy hoạch này. Ngoài ra, công ty sẽ cung cấp các khoản vay cho các dự án của tỉnh mà công ty thực hiện với thời gian thanh toán là 15 năm và lãi suất dự kiến 2%/năm. Cùng với các khoản vay để thực hiện các dự án khác với thời gian thanh toán là 15 năm và lãi suất 5%/năm. Các khoản vay này sẽ dựa trên cam kết của Chính phủ Lào và chính quyền tỉnh, đối với một vài dự án cụ thể như thủy điện công ty sẽ được ưu tiên cấp phép và việc thanh toán nợ dựa trên việc giảm thuế đối với công ty này.

(Vientiane Times – 17/2/2013)Công ty trung quốc giúp Lào về năng lượng gió và mặt trờiNgày 13/1/2014, tại Viêng Chăn,

đại diện Bộ Năng lượng và mỏ của Lào và lãnh đạo Công ty HydroChina International Engineering Co., Ltd của TQ đã ký MOU về việc giúp Lào xây dựng Kế hoạch tổng thể nghiên cứu phát triển năng lượng điện gió và mặt trời cho CHDCND Lào.

Lào là nước có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng điện trong hai lĩnh vực này. Theo số liệu của quốc tế, năng lượng mặt trời tại Lào nằm trong khoảng 3.6 -5.5 KWh/m2 với số giờ có ánh nắng mặt trời 1800-2000 hrs/

năm. Với nguồn năng lượng đó, nếu chỉ tính hiệu suất đạt 10%, nó có thể tạo ra 146 Kwh/m2/năm.

Tiềm năng về năng lượng điện gió của Lào, theo lý thuyết, nếu đạt 182.000 MW ở chế độ gió mạnh, tiềm năng điện gió có thể đạt 2800 Mw. Khu vực nhiều gió nhất là miền trung Lào, ở hai tỉnh Savanakhet và Khammuon.

(Vientiane Times - 15/1/2014)thương mại Lào, trung quốc tăng mạnhÔng Vichit Xindavong, Phó Chủ

tịch Ủy ban hợp tác Lào – Trung Quốc cho biết thương mại giữa Lào và Trung Quốc đạt 2,03 tỷ USD năm ngoái, tăng gần 30% so với năm trước, hợp tác giữa Lào và Trung Quốc tăng lên nhanh chóng trong năm qua, đầu tư của Trung Quốc tại Lào đạt hơn 5 tỉ USDđứng đầu trong số các nhà đầu tư lớn nhất tại Lào.

Ông Guan Huabing, Đại sứ Trung Quốc tại Lào cho biết hai nước sẽ thúc đẩy hơn nữa thương mại và hợp tác kinh tế trong thời gian tới. Nếu không có sự hợp tác tốt và đóng góp của tất cả các nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ, các quan chức và các lĩnh vực khác hai nước không thể đạt được mục tiêu như ngày hôm nay.

Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm sang Lào trị giá hơn 1 tỷ USD tăng 46,41 % so với năm 2012. Trung Quốc cũng nhập khẩu các sản phẩm từ Lào trị giá khoảng 800 triệu USD, tăng 10,29 % so với năm trước.

(Vientiane Times 30/1/2014)trung quốc - Lào hợp tác về ngân hàngNgân hàng Ngoại thương Lào

(BCEL) và Ngân hàng Fudian của TQ sẽ tổ chức lễ khai trương liên doanh giữa hai ngân hàng vào ngày 15/1/2014 tại Viêng Chăn. Liên doanh mang tên Laos - Sino Bank sẽ đi vào hoạt động chính thức sau khi có giấy phép của Ngân hàng TW Lào.

Chinese Fudian Bank là ngân hàng nhà nước đầu tiên có Trụ sở tại Thành phố Côn Minh, Trung Quốc

mở liên doanh ở nước ngoài. BCEL và Fudian Bank ký MOU về việc lập liên doanh từ năm 2009. Theo MOU, Fudian Bank nắm giữa 51% cổ phần, BCEL nắm 49% trong tổng số vốn đăng ký của liên doanh là 300 tỷ Kíp.

Việc thành lập liên doanh phù hợp với chính sách của Chính phủ Lào khuyến khích lập các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy kinh doanh, thương mại và đầu tư. Hiện có trên 30 ngân hàng thương mại hoạt động tại Lào. TQ là một trong 3 nước có đầu tư lớn nhất tại Lào, chủ yếu trên các lĩnh vực khai khoáng, thuỷ điện, nông nghiệp. Năm 2012, kim ngạch thương mại Lào-Trung tăng 32,8% (so với năm 2011) đạt 1,7 tỷ USD.

(Vientiane Times - 15/1/2014) tỉnh Vân Nam giúp LàoNgày 30/12/2013 tại Văn phòng

Chính phủ, Đồng chí Sổm sạ vạt Lêng Sạ Vắt, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy Ban hợp tác Lào – Trung Quốc đã có buổi tiếp Ông Hơ Chin Ping, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và đoàn đại biểu nhân chuyến thăm làm việc tại Lào từ ngày 28/12/2013 đến 05/01/2014.

Phó Thủ tướng đánh giá cao chuyến thăm của đoàn đại biểu tỉnh Vân Nam coi đây là hoạt động tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Hai bên cũng đã trao đổi nhiều vấn đề quan tâm, nổi bật là việc xây dựng trường học Khổng Tử tại 9 tỉnh phía Bắc, thỏa thuận hợp tác giữa trường đại học sư phạm Vân Nam và Viện nghiên cứu năng lượng thay thế và nguyên liệu mới thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ của Lào, việc thực hiện dự án phụ đề tiếng Trung Quốc trên truyền hình quốc gia Lào, học bổng giáo dục cho Chính phủ Lào và một số các vấn đề khác liên quan.

Sau buổi tiếp, đã diễn ra lễ ký Biên bản hợp tác giáo dục giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vân Nam và Chính phủ Lào về việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực thương mại,

Page 36: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201434

quaN Hệ kiNH Tế Lào - CáC NưỚC kHáC

khoa học – kỹ thuật và đối ngoại, trao 30 suất học bổng cho Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Lào, Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học và Công nghệ (mỗi đơn vị 10 suất học bổng), ngoài ra tỉnh Vân Nam còn trao thiết bị thí nghiệm địa lý, sinh học cho 9 trường học các tỉnh phía Bắc của Lào, mỗi tỉnh một bộ và một số thiết bị công nghệ khác cho Bộ Giáo dục và thể thao và Bộ Y tế Lào.

(Pasaxon 02/01/2013)mở cửa khẩu quốc tế Lào – trung quốc tại tỉnh PhongsalyCửa khẩu tại Lan Toui (Lào) và

Meuang Kham (Trung Quốc) đã được nâng cấp lên thành cửa quốc tế, cửa khẩu này nối đường Gnot-ou huyện Bounneua, tỉnh Phongsaly, Lào với thành phố Pu’Er tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là cửa khẩu quốc tế thứ 2 được mở tại tỉnh Phongsaly, cửa khẩu thứ nhất là cửa khẩu nối giữa Sobhoun với Tây Trang (tỉnh Điện Biên). Một quan chức Sở Giao thông công chính tỉnh Phongsaly cho biết việc nâng cấp cửa khẩu này thành cửa khẩu quốc tế sẽ tạo điều kiện thúc đẩy du lịch, thương mại giữa Lào và Trung Quốc đặc biệt là tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, cũng sẽ giúp tăng khách du lịch quốc tế bao gồm cả khách du lịch Châu Âu, khi đường nối với Việt Nam theo đường 2E đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Tính đến tháng 5/2013, Lào có 23 cửa khẩu quốc tế, bao gồm 4 cửa khẩu quốc tế đến bằng đường hàng không gồm Luangprabang, Viêng Chăn, Savanakhet, và Paske. Trong đó, có 21 cửa khẩu có thể cấp visa.

(Vientiane Times – 3/1/2014)

Lào – Nhật bảN

Nhật bản tăng đầu tư tại LàoĐầu tư của Nhật Bản tại Lào đã

tăng vọt và triển vọng vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới, với dự báo

nền kinh tế tăng trưởng ổn định nhà đầu tư Nhật Bản xem Lào như một cơ sở sản xuất mới sau khi cơ sở hạ tầng và khuôn khổ pháp lý được cải thiện cũng như có sẵn nguồn lao động giá rẻ.Theo chuyên gia kinh tế Nhật Bản Giáo sư Motoyoshi Suzuki, cố vấn của Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị đầu tư của Nhật Bản tại Lào năm 2013 đạt 405,7 triệu USD , tăng gấp gần 15 lần so với năm trước, Nhật Bản cũng là một nhà tài trợ chính cho phát triển tại Lào. Theo dự báo của ông, thứ tự xếp hạng các nhà đầu tư lớn nhất vào Lào của Nhật Bản sẽ tăng trong bảng xếp hạng từ 6 lên thứ 4, sau Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.

Theo quan sát của Giáo sư Suzuki đầu tư nước ngoài tại Lào, đặc biệt là trong đặc khu kinh tế, được tập trung chủ yếu vào bất động sản và sân golf nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tập trung vào sản xuất, dịch vụ và nông lâm nghiệp. Ông Suzuki lấy ví dụ sản xuất cung cấp cơ hội việc làm tốt cho người dân, một hectar đất làm nông nghiệp cần 4 lao động tuy nhiên nếu bạn sử dụng một hectar đất cho sản xuất sẽ thuê được từ 2.000 đến 5.000 lao động. 47% lao động tại tỉnh Savannakhet đi làm việc ở Thái Lan bởi vì không có đủ việc làm có sẵn tại Lào.

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây là lý do tại sao nhiều người Nhật đã quyết định đầu tư tại Lào, Giáo sư Suzuki cho biết vẫn còn một số lo ngại như nguồn cung cấp điện và nước nếu nhiều công ty thành lập nhà máy tại Lào. Ngoài ra, bất ổn chính trị tăng chi phí lao động ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các thành phố lớn, và lũ lụt trong năm 2011 ở Thái Lan đã dẫn đến sự gia tăng đầu tư Nhật Bản vào Lào. Ông cho biết lũ lụt ở Thái Lan làm người Nhật thay đổi cách nhìn của họ là không dựa vào cơ sở sản xuất tại một nơi, đó là lý do tại sao nhiều công ty từ hơn 7.000 công ty Nhật Bản ở Thái Lan đang tìm kiếm cơ hội đầu tư sang Lào. Các nhà đầu tư mới nhất đó là Nikon và Toyota, cả hai sẽ xây dựng

một phần của cơ sở sản xuất của họ tại Lào. Do số lượng ngày càng tăng của các nhà đầu tư Nhật Bản đến Lào, Tổ chức Thương mại Nhật Bản (JETRO) có kế hoạch mở một văn phòng tại Vientiane năm nay. JETRO cho biết Lào hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản vì sự ổn định chính trị, lao động giá rẻ và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

(Vientiane Times – 12/2/2014)Nhật bản hỗ trợ giao thông tại tỉnh Xê KongNgày 13/1/2014, đại diện Bộ

Kế hoạch và Đầu tư Lào và đại diện JICA tại Lào đã ký thoả thuận Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA tại Lào đồng ý cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 800.000 USD cho việc thiết kế cây cầu mới tại Quốc lộ 16 B tại tỉnh Xê Kong. Cây cầu mới này sẽ được xây dựng trên sông Xê Kong để nối tuyến đường nội địa và quốc tế giữa Xê Kong và Dakcheung, cầu sẽ được xây dựng với chiều dài 300m, 500m đường hai bên cầu cũng sẽ được xây dựng. Hiện nay, việc qua lại tuyến đường này phải dùng thuyền và phà, và bị ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết dự án này sẽ giúp giao thông đến các huyện Kaleum và Dakcheung dễ dàng hơn, đây là dự án quan trọng đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội của Lào, kết nối đường quốc lộ số 16B cũng như tạo thuận lợi cho giao thông Hành lang Kinh tế Đông – Tây nối với Thái Lan và Việt Nam.

(Vientiane Times – 14/1/2014)

Lào – hàN quốC

hàn quốc cho Lào vay 200 triệu usDChính phủ Hàn Quốc đã quyết

định cho Lào vay 200 triệu USD để thực hiện các dự án phát triển nhằm giúp nước này hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ và thoát ra khỏi các nước kém phát triển vào năm 2020. Khoản vay với lãi suất thấp

Page 37: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 35

quaN Hệ kiNH Tế Lào - CáC NưỚC kHáC

này sẽ giúp Chính phủ Lào thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo trong bối cảnh căng thăng ngân sách hiện nay. MOU về hiệp định vay này đã được ông Phouphet Khamphovong, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào và người đồng cấp Hàn Quốc ông Hyun-Oh-Seok ký kết tại Viêng Chăn ngày 10/1/2014, khoản vay này sẽ được cung cấp thông qua Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc. Theo Hiệp định vay này, hai nước sẽ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại tỉnh Savanakhet như các dự án đường sá, thủy lợi; và dự án kè bờ sông Mê Kong tại tỉnh Champasak. Hàn Quốc đã trở thành 1 trong 10 nhà đầu tư hàng đầu trong số 50 quốc gia đầu tư tại Lào. Từ năm 1989 đến 2012, Hàn Quốc đầu tư hơn 740 triệu USD vào Lào. Kim ngạch thương mại hai nước tăng trong 5 năm qua, đạt 132 triệu USD năm 2010 và có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Hợp tác du lịch là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Lào thu hút gần 54.000 du khách Hàn Quốc năm 2013, tăng 55% so với năm 2011.

(Vientiane Times – 14/1/2014)Lào - hàn quốc tăng cường hợp tác về quốc hộiChủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại và

thống nhất quốc gia của Quốc hội Hàn Quốc thăm Lào từ 13-16/1/2014, hội đàm với Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Lào do Phó Chủ nhiệm Bun-nhông Búp-phả làm trưởng đoàn. Tại cuộc hội đàm, hai bên đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới trên tinh thần thống nhất giữa hai Chủ tịch Quốc hội Lào và Hàn quốc về việc tiếp tục trao đổi đoàn các cấp của Quốc hội nhằm trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm nghiên cứu và cung cấp thông tin của Quốc hội Hàn quốc và Trung tâm Tập huấn của Văn phòng Quốc hội Lào, thúc đẩy trao đổi thông tin về pháp luật, hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Khoa học-xã hội Hàn quốc với Trung tâm

tập huấn Quốc hội Lào; thúc đẩy các nhà đầu tư theo lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh; quốc hội hai nước tiếp tục hợp tác trên diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ngày 14/1/2014, Đoàn đã đến chào Chủ tịch Quốc hội Lào Pa-ny Ya-tho-tu.

(PathetLao - 15/1/2014)

Lào –sINGaPore

Lào, singapore nhất trílàm sâu sắc hơn quan hệ hợp tácLào và Singapore nhất trí làm

sâu sắc hơn quan hệ và hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển tài nguyên con người và các lĩnh vực khác. Thủ tướng Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông và Thủ tướng Singapore đã đạt được thoả thuận này tại cuộc trao đổi ngày 21/02. Để tăng cường hợp tác thương mại và doanh nghiệp, hai bên đã ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và phòng ngừa trốn tài chính và tôn trọng thuế thu nhập. Hai bên cũng ký thoả thuận về hợp tác đào tạo kỹ thuật và dạy nghề giữa Đoàn Thành niên Cách mạng Lào và Trung tâm giáo dục và dịch vụ của Singapore ITE với sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước. Tại hội đàm, hai bên cũng trao đổi các cách thức làm sâu sắc hơn quan hệ và hợp tác. Hai Thủ tướng đánh giá cao quan hệ song phương và hợp tác phát triển trong những năm qua; nhất trí lãnh đạo của hai nước sẽ tiếp tục duy trì liên hệ và trao đổi các chuyến viếng thăm của các đoàn cấp cao. Thủ tướng Thoong-xỉnh và Thủ tướng Lý Hiển Long nhất trí Lào và Singapore sẽ ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Singapore nhất trí sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Lào trong lĩnh vực phát triển tài nguyên con người, cũng như xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015. Đến nay, Singapore đầu tư vào Lào 80 dự án, trị giá hơn 149 triệu USD và đứng thứ 13 trong các

nước đầu tư vào Lào. Năm 2013, du lịch từ Singapore tới Lào là 12.500 người, tăng 19% so với năm 2012. Về phát triển tài nguyên con người, hơn 4000 quan chức cán bộ Lào tham gia các khoá đào tạo và thăm quan tại Singapore từ năm 1993 đến nay theo khuôn khổ Chương trình Hợp tác Singapore. Nhân chuyến thăm này, Thủ tướng Lào và đoàn đã chào Tổng thống Tony Tan Keng Yam, chuyển lời thăm hỏi của Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn tới Tổng Thống Singapore.

(Vientiane Times -24/02/2014)

Lào – mỹ

hội nghị Cơ sở hạ tầng thông minh tại Viêng-chănNgày 19/02, ĐSQ Mỹ cùng với

Văn phòng phát triển châu Á của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ USAID đã tổ chức hội nghị giới thiệu Dự án Cơ sở hạ tầng thông minh cho Mê-kông (Smart Infrastructure for the Mekong - SIM). Dự án này sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các đối tác tại Lào liên quan tới khí hậu – cơ sở hạ tầng thông minh, thân thiện với môi trường và hài hòa xã hội, năng lượng sạch và việc sử dụng nguồn tài nguyên đất/nước. Nguồn lực từ SIM có thể hỗ trợ việc xây dựng các dự án về cơ sở hạ tầng hiệu quả và thân thiện với môi trường. Với sự tham dự của các đại diện từ Bộ Giáo dục, Bộ Nông nghiệp, Bộ Năng lượng và Mỏ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công chính và Vận tải, Đại học Quốc gia Lào và Điện lực Lào, hội nghị đã giới thiệu cho các đối tác quy trình thủ tục để tiếp cận nguồn lực của SIM.

Được công bố bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Kerry vào tháng 07/2013, SIM là một chương trình liên cơ quan hỗ trợ khoa học kỹ thuật phục vụ sự phát triển bền vững và lợi ích xã hội cho các nước là đối tác của Sáng kiến hạ lưu sông Mê-kông.

(KPLNews – 24/2/2014)

Page 38: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201436

quaN Hệ kiNH Tế Lào - CáC NưỚC kHáC

mỹ hỗ trợ Lào giám sát h7N9Trước sự xuất hiện của H7N9

tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương (FAO) đã xây dựng chương trình giám sát toàn diện khả năng bùng phát dịch cúm H7N9 tại các tỉnh phía Bắc của Lào. ĐS Mỹ Daniel Clune đã gặp Bộ trưởng Y tế Éc-xa-vang Vông-vi-chít thông báo Mỹ sẽ viện trợ khẩn cấp 514.000 đô-la cho Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp thông qua WHO, FAO trong các hoạt động giám sát người và gia cầm. Phía Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với hai Bộ thiết lập phòng thí nghiệm và theo dõi, phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát bệnh cúm từ năm 2006. Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (USCDC) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và FAO hỗ trợ giám sát tại các bệnh viện trong cả nước và trong gia cầm để nhận biết sớm dịch cúm. Ngoài ra, các đội phản ứng nhanh đã được tập huấn để phát hiện nhanh các ca lây nhiễm từ người và động vật. Hàng năm USCDC hỗ trợ 1 triệu đô-la Mỹ cho các hoạt động giám sát, thí nghiệm và dịch tễ tại Trung tâm Thí nghiệm và dịch tễ học Quốc gia. Trong hơn 01 năm qua, một chủng vi-rút cúm gia cầm mới, H7N9 đã lây lan tại Trung Quốc. Vào tháng Ba và Tư năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp được sự hỗ trợ của USAID, USCDC và FAO đã kiểm tra gia cầm tại các tỉnh Luông-nậm-thà, Phông-sa-lỳ và U-đôm-xay. Đầu năm 2014, 01 ca nhiễm vi-rút ở người đã được xác định tại tỉnh Quảng Tây gần biên giới với Việt Nam. Việc xét nghiệm vi-rút đang được tiến hành trên gia cầm buôn bán với Trung Quốc. Các điểm kiểm soát tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh tăng cường đối phó với các ca nghi nhiễm cúm.

Việc xét nghiệm cũng được lên kế hoạch đối với người làm trong công nghiệp gia cầm.

(KPL News – 25/02/2014)

Lào – PhÁPPháp tài trợ thêm 4 triệu euro xóa đói giảm nghèoChính phủ Pháp đã tăng mức hỗ

trợ tài chính cho Chính phủ Lào trong công tác xóa đói giảm nghèo tới năm 2016. Khoản bổ sung khoảng 4 triệu Euro hướng tới các vùng núi ở các tỉnh phía bắc Lào nhằm cải thiện sinh kế của người dân địa phương, giúp tăng năng suất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ năm 2010, chương trình xóa đói giảm nghèo do Chính phủ Pháp tài trợ này lên tới 10 triệu Euro trong xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ và thúc đẩy nông nghiệp xanh. Lễ bàn giao đã diễn ra vào tuần trước tại thủ đô Viêng-chăn với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Somchit Inthamith, ĐS Pháp tại Lào Yves Carmona, đại diện AFD tại Lào Oliver Gilar và cán bộ liên quan.

(KPL News – 25/02/2014)

Lào – WbWb sẽ cung cấp khoản tín dụng 20 triệu usD cho smesÔng Somdy Inmyxai, Vụ trưởng

Vụ Xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Công thương cho biết Ngân hàng Thế giới đã đồng ý trên nguyên tắc cung cấp khoản tín dụng trị giá 20 triệu USD cho Lào để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện hai bên đang thảo luận chi tiết các điều khoản của khoản tín dụng này. Khoản tín dụng này sẽ được giành để tài trợ cho các giải pháp các nhau nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho phép các doanh nghiệp này tiếp cận khoản vay với lãi suất thấp. Bộ Công thương sẽ chịu tránh

nhiệm tạo môi trường thuận lợi cho SME tại Lào để các doanh nghiệp mới thành lập có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công.

Chính phủ đã thông qua việc chi 2 triệu USD từ nguồn huy động của các tổ chức quốc tế cho phát triển SME, tuy nhiên khoản tiền này không đủ đến phát triển SME. Theo khảo sát, Lào có tổng số 127.000 doanh nghiệp trong đó có đến 99,8% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục tiêu của Chính phủ là thúc đẩy SME tăng trưởng ít nhất 15%/năm trong vòng vài năm tới. Lào hiện có 30 ngân hàng thương mại nhưng hầu hết các ngân hàng thương mại thường cung cấp các khoản vay lớn đối với các dự án lớn, đối với SME các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất cao và thời gian vay ngắn điều này hạn chế việc phát triển của SME. Trong chiến lược phát triển kinh tế Lào trong thời gian tới Chính phủ đã xác định SME sẽ đóng vai trò lớn trong nền kinh tế và sẽ kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.

(Vientiane Times – 20/2/2013)Wb viện trợ xe cho các sở y tế24 xe bán tải trị giá hơn 500.000

đô-la Mỹ do Ngân hàng Thế giới tài trợ được trang bị cho tất cả các Sở Y tế ở các tỉnh phía Nam: Sa-va-na-khét, Sa-ra-van, Chăm-pa-sắc, Sê-kông, Át-ta-pư. Việc này sẽ đẩy mạnh dự án Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe (Improving Health Care Quality Project) thực hiện tại 05 tỉnh nói trên. Ngoài ra dự án cũng đã nhận 12,5 triệu đô-la Mỹ tài trợ của WHO, nhằm cải thiện hệ thống y tế, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo và hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ về sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại Lào. Lễ bàn giao đã diễn ra tại Bộ Y tế vào ngày 19/2 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Éc-xa-vang Vông-vi-chít, với sự tham dự của đại diện của các Sở Y tế địa phương, Trưởng dự án và các cơ quan liên quan.

(KPL News – 24/2/2012)

Page 39: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 37

quaN Hệ Hợp TáC CampuCHia- CáC NưỚC

Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, sáng

6/2, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Campuchia do Thủ tướng Hun Sen dẫn đầu đã thăm chính thức Lào từ ngày 6-7/2.

Sau lễ đón chính thức tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong đã tiến hành hội đàm. Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi nước; bày tỏ hài lòng về quan hệ hữu nghị láng giềng vốn có từ lâu đời giữa hai nước và nhân dân hai nước Lào và Campuchia ngày càng vững chắc; đánh giá cao kết quả hợp

tác song phương trong mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích thực tế cho nhân dân hai nước, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác song phương cũng như đa phương.

Hai bên hoan nghênh kết quả của Hội nghị Ủy ban Hợp tác Lào-Campuchia, Campuchia – Lào lần thứ 12 tại tỉnh Siem Reap (Campuchia) tháng 1 vừa qua; nhấn mạnh việc tiếp tục thúc đẩy các ngành tăng cường và triển khai nội dung, tinh thần của hội nghị thành hiện thực, đặc biệt là hợp tác về an ninh, chính trị, hợp tác kinh tế, thương mại, giao thông-vận tải, du lịch, năng lượng, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế Tiểu vùng, hợp tác trong

khuôn khổ Tam giác di sản Lào-Campuchia-Thái Lan và hợp tác văn hoá-xã hội; khẳng định chuyến thăm lần này không chỉ đánh dấu sự tăng cường và thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước láng giềng mà còn tăng cường đoàn kết và sự hiểu biết về quan hệ hợp tác vì sự phát triển trong gia đình ASEAN.

Thủ tướng Thongsing Thammavong đánh giá cao những chính sách đúng đắn của Thủ tướng Hun Sen trong việc lãnh đạo đất nước và hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử hợp pháp công bằng vừa qua tại Campuchia và thông báo với Thủ tướng Hun Sen về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội ở Lào và nhấn mạnh Chính phủ Lào đang chú trọng phát triển kinh tế, phấn đấu từ nay đến năm 2015 GDP đạt mức tăng từ 8% trở lên và thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển vào năm 2020.

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết 7 văn bản hợp tác giữa hai nước gồm Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Y tế, Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Luật pháp và Tư pháp, Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Văn hoá, Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Tổng lãnh sự giữa hai nước, Hiệp định về Giáo dục, Hiệp định về quan hệ giữa thủ đô Vientiane và thủ đô Phnom Penh, Biên bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác song phương giữa Bộ An ninh Lào và Bộ Nội vụ Campuchia.q

Lễ đón Thủ tướng Hun Sen tại Phủ Thủ tướng

thủ tướng campuchia Hun sen thăm chính thức Lào

Page 40: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201438

quaN Hệ Hợp TáC CampuCHia- CáC NưỚC

Hai bên đã thông báo cho nhau về tinh hình kinh tế - xã hội của mỗi nước và trao đổi

các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Điểm nhấn quan trọng trong chương trình nghị sự của chuyến thăm là hai bên nhất trí cùng xây dựng chương trình chung về kết nối hai nền kinh tế, tập trung vào

các lĩnh vực giao thông - vận tải, viễn thông, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, du lịch và kết nối giữa các tỉnh biên giới hai nước.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, chủ trương kết nối hai nền kinh tế đã được Chính phủ hai nước thông qua.

"Điều quan trọng là phải xây dựng được một chương trình kết nối hợp lý, với các giải pháp và

lộ trình cụ thể, coi trọng việc tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa các bộ, ngành của hai nước, nhằm đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư, các chương trình kết nối đã được đề ra", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

Về phần mình, lãnh đạo Bộ Kế hoạch Campuchia đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng chương trình kết nối và bày tỏ tin tưởng rằng, việc thực hiện thành công sáng kiến kết nối hai nền kinh tế sẽ tạo bước đột phá mới trong quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, sáng 24/2, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Campuchia Chay Thon đã ký biên bản cuộc họp lần thứ 5 giữa hai Bộ, nhằm tăng cường hợp tác giữa hai ngành kế hoạch hai nước.q

Kết nối hai nền kinh tếViệt Nam - Campuchia

TroNg khuôN khổ chuyếN Thăm và làm việc Tại campuchia 3 Ngày, Từ 23-26/2/2014, ĐoàN Bộ kế hoạch và Đầu Tư việT Nam do Bộ TrưởNg Bùi quaNg viNh dẫN Đầu Đã có cuộc Tiếp kiếN Ngài samdech huN seN, Thủ TướNg

chíNh phủ hoàNg gia campuchia và hội Đàm với Bộ kế hoạch campuchia, do Bộ TrưởNg cao cấp, Bộ TrưởNg

chay ThoN dẫN Đầu.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng cao cấp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Campuchia Chay Thon ký biên bản cuộc họp lần thứ 5 giữa hai Bộ

Page 41: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/2014 39

quaN Hệ Hợp TáC CampuCHia- CáC NưỚC

Ngày13/1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Husen, đã lắng nghe

kiến nghị của 450 doanh nghiệp đến từ 2 nước tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Campuchia.

Tiêu biểu tại hội nghị có doanh nghiệp phân bón của ông Trần Văn Mười. Ông đã bỏ vốn hơn 80 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón tại tỉnh Kanda của Campuchia từ cuối 2009 và chính thức đưa vào hoạt động sản xuất sau 4 năm. Phân bón hiệu 5 sao Campuchia của Công ty đã phân phối rộng khắp 24 tỉnh thành nước này với gần 1.000 đại lý. Trong 1 năm đầu sản xuất đạt gần 200 ngàn tấn các loại, thu về khoảng 90 triệu USD. Nói nôm là "có lãi". 500 lao động địa phương đã có thu nhập ổn định. Không chỉ dừng ở sản xuất, công ty này sử dụng một đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư nông

nghiệp Việt Nam và Campuchia chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến đến bà con nông dân trên toàn Campuchia.

Đó chỉ là 1 trong số 127 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Campuchia mà như Chủ tịch Phòng thương mại Campuchia Neak Ohnha Kith Meng nói, "đã quá rõ Việt Nam là người đóng vai trò to lớn nhất trong nền kinh tế Campuchia, liên quan đến thu nhập, tạo công ăn việc làm và góp phần nâng cao đời sống của công dân chúng tôi".

Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia, với phương châm đầu tư là "lời hứa đi đôi với việc làm". Từ 127 dự án với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD (hiện đứng thứ 5 trong số các nhà đầu tư so với TQ đứng đầu với 15,6 tỷ USD), đang phấn đấu vận động doanh nghiệp đầu tư, đưa FDI của Việt Nam tại Campuchia đạt từ 4 đến 4,2 tỷ USD,

đầu tư vào nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy hải sản, khai khoáng...

Một "đặc thù" của đầu tư FDI Việt Nam ở thị trường này đó là gắn với an sinh xã hội với tổng mức hỗ trợ đăng ký đến nay trên 35 triệu USD.

Bên cạnh thuận lợi những dự án trên cũng gặp nhiều khó khăn. Số dự án cam kết vốn đầu tư nhưng chưa triển khai chính thức do những khó khăn, vướng mắc vẫn còn, đó là giá điện ở Campuchia còn tương đối cao, sớm ký kết Hiệp định tránh thuế hai lần trong năm nay, sớm hướng dẫn triển khai thực thi hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được hai nước ký từ 2012.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Việt Nam Nguyễn Thế Phương, ngoài hạn định triển khai hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hai bên xem xét thúc đẩy đàm phán và ký kết hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và hiệp định Hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghiệp, mỏ và năng lượng.

Việt Nam cũng mong muốn sớm đàm phán và ký kết hiệp định Hợp tác đầu tư trong lĩnh trồng cây cao su cấp chính phủ theo hướng mở rộng quy mô diện tích đất trồng cây cao su.

Hai bên cũng xác định nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, bến cảng, điện, nước, hệ thống thủy nông, thủy lợi cần được Chính phủ ưu tiên đầu tư và có chính sách ưu đãi, sớm cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp...q

"Việt Nam đóng vai trò to lớn nhất trong kinh tế Campuchia"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen cắt băng khánh thành Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh sáng 13/1.

Page 42: Htpt so 23+24

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & phát triển - Số 23+24 - Tháng 1-4/201440

giao Lưu VăN Hóa

Trước khi đến Siêm Riệp, tôi hình dung về một thành phố di sản cổ kính, trầm mặc nhưng khi ra phố vào ban

đêm, tôi đã có một cái nhìn khác. Ngỡ ngàng, lạ lẫm và ấn tượng là

những cảm nhận ban đầu của tôi về một thành phố di sản về đêm. Những con phố kéo dài, nhà hàng, khách sạn mọc lên san sát. Siêm Riệp có một chợ đêm phục vụ du khách với các dịch vụ bán hàng lưu niệm xuyên đêm.

Dịch vụ massage cá giá 1USD-3USD/ 15 phút lúc nào cũng đông du khách. Trần Hoài Lâm đến từ TPHCM đã thử dịch vụ massage cá chia sẻ: “Đây là lần đầu tôi biết đến hình thức massage chân, từng đàn cá rỉa quanh chân, tôi thấy vô cùng thú vị, dễ chịu và thư thái”. Đó cũng là lý do vì sao phố massage cá lúc nào cũng tấp nập dù đã nửa đêm.

Sầm uất và huyên náo, phố Tây ở Siêm Riệp tạo nên một dấu ấn đặc biệt đối với bất cứ khách nào đã tới đây. Từng góc phố, ánh điện mờ ảo, tiếng nhạc sàn đập mạnh, những bước chân, tiếng hò hét đã tạo ra một thế giới không khoảng cách. Phố Tây thu hút du khách từ khắp nơi kéo về hòa cùng dòng người phiêu theo điệu nhảy.

Đồng hồ điểm 0h, bước sang ngày mới, tôi và nhóm du khách đến từ Hà Nội tò mò tìm đến phố Tây. Dù không biết nhảy, nhưng không khí náo nhiệt, sôi động nơi đây đã giúp những du khách như tôi xóa tan sự rụt rè, ngại ngần. “Không thể không nhảy khi ở trong không khí này”, một chị bạn đi cùng đoàn đã phải thốt lên như vậy.

Chúng tôi nhập cùng nhóm bạn trẻ đến từ Singapore, Malaysia, Australia… nhảy giữa phố. Chúng tôi có những giây phút thực sự sảng khoái, vui thú. Mark, 22 tuổi đến từ Malaysia là người nhiệt tình mời gọi chúng tôi vào nhảy.

Mark cho biết đến Siêm Riệp cùng nhóm bạn 6 người từ 3 ngày trước, tối nào Mark và nhóm bạn cũng đến phố Tây chơi. Ở một góc khác ở phố Tây, đôi tình nhân trẻ đến từ Mỹ đang say sưa nhảy và trao nhau những nụ hôn nồng ngay giữa phố. Niềm hân hoan, rộn ràng lan tỏa.

Tiếng nhạc chưa có điểm dừng khi đồng hồ đã chỉ 3h sáng. Hà Anh, bạn đi cùng nhóm chúng tôi thông thạo về điểm du lịch này cho biết không khí náo nhiệt ấy của phố Tây sẽ kéo dài đến sáng.

Siêm Riệp còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn như Biển hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn thứ ba thế giới, núi kulen, đền Ta Prohm, nơi được chọn là bối cảnh chính trong phim “Bí mật ngôi mộ cổ” nổi tiếng thế giới…

Chính bởi vậy Siêm Riệp đang được kỳ vọng là điểm du lịch hấp dẫn du khách Việt Nam nhất trong năm 2014. Bà Nguyễn Thị Lê Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel, đơn vị lữ hành Việt Nam duy nhất ở Campuchia cho biết: Campuchia đang là điểm đến hấp dẫn du khách Việt Nam nhất với giá cả hợp lý.

Nguồn Internet

Xuống phố lúc 0h

siêm riệp (campuchia) ĐaNg Được kỳ vọNg là Điểm ĐếN hấp dẫN du khách việT NhấT TroNg Năm 2014 khôNg chỉ Bởi vẻ hùNg vĩ và Bí ẩN của khu quầN Thể kỳ quaN aNgkor Được uNesco côNg NhậN vào Năm 1992 mà còN Bởi sự sôi ĐộNg với mộT Thế giới khôNg khoảNg cách khi về Đêm.

ở Siêm Riệp

Page 43: Htpt so 23+24

Hội VILACAED chúc Tết cổ truyền Campuchia

Chủ tịch Hội Phương Hữu Việt và Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Hul Phany (áo đen đứng giữa) nâng cốc Chúc mừng năm mới (10/4/2014).

Đại sứ Campuchia thân mật nói chuyện và cảm ơn Chủ tịch Hội.

Đoàn cán bộ Hội và Đại sứ quán

Campuchia chụp ảnh kỷ niệm tại Đại sứ quán

Campuchia.

Page 44: Htpt so 23+24

Hội VILACAED chúc Tết cổ truyền Lào và đón chào Tham tán Lào

Chủ tịch Hội Phương Hữu Việt và Đại sứ Lào tại Việt Nam Sổmphon Sỉchạlơn (áo đen) trong buổi tiếp (10/4/2014).

Hội VILACAED đón Bà Tham tán KT-TM Lào tại Việt Nam Khampheng SIMMASONE (áo đỏ) đến thăm và làm việc (22/4/2014).

Chụp ảnh kỷ niệm tại Sảnh Trụ sở Bộ Kế hoạch

& Đầu tư , 65 Văn Miếu - Hà Nội.