ĐẠi hỌc huẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.phamtannha_noidung… · 2.1.5 thu...

125
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM HUPHM TN NHÃ NGHIÊN CU GIÁ TRDINH DƯỠNG CA MT SLOI THC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO GIAI ĐON SINH TRƯỞNG ĐỒNG BNG SÔNG CU LONG LUN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIP HU- 2014

Upload: others

Post on 19-Nov-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

i

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

PHẠM TẤN NHÃ

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN

NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2014

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

ii

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

PHẠM TẤN NHÃ

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN

NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI

MÃ SỐ: 62.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. HỒ TRUNG THÔNG

2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG

HUẾ - 2014

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,

kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào trước đây. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được

ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Phạm Tấn Nhã

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

iv

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành được công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

đến Ban giám đốc Đại học Huế, Ban giám hiệu Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn

nuôi - thú y, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập

và nghiên cứu để tôi hoàn thành được luận án này.

Xin ghi nhớ công ơn của Thầy Hồ Trung Thông và Cô Nguyễn Thị Kim

Đông, đã dành thời gian tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi

trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này.

Chân thành biết ơn quý Thầy Cô và cán bộ Khoa Chăn nuôi - thú y, Đại

học Nông Lâm Huế tận tình truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức để tôi hoàn thành

tốt luận án này.

Đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Hồ Lê Quỳnh Châu, Cô Võ Thị

Minh Tâm và Thầy Nguyễn Văn Chào cùng các em lớp Chăn nuôi - thú y khóa

41 đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm nghiên cứu tại Huế.

Chân thành cảm ơn Thầy Đàm Văn Tiện, Thầy Mai Viết Tình, Cô

Nguyễn Thị Thanh và Thầy Nguyễn Minh Hoàn đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi

trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.

Xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ

nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng

Tài vụ và quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi đã tạo điều kiện về thời gian cũng như

kinh phí để tôi hoàn thành luận án này.

Xin cám ơn Thầy Nguyễn Văn Thu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như

giúp tôi định hướng trong nghiên cứu.

Xin cảm ơn vợ tôi Lê Thu Thủy và hai con Thu Dung và Thùy Dung đã

luôn ủng hộ và động viên tôi để hoàn thành luận án này.

Trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án đã đóng góp ý kiến để luận

án thật sự có giá trị khoa học.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chào!

Phạm Tấn Nhã

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

1 Ash Total ash Khoáng tổng số

2 BCT0 Khẩu phần 100% bột cá nhạt

3 BCT25 Khẩu phần 75% bột cá nhạt 25% bột phụ phẩm cá tra

4 BCT50 Khẩu phần 50% bột cá nhạt 50% bột phụ phẩm cá tra

5 BCT75 Khẩu phần 25% bột cá nhạt 75% bột phụ phẩm cá tra

6 BCT100 Khẩu phần 100% bột phụ phẩm cá tra

7 Ca Canxi

8 CF Crude fiber Xơ thô

9 CP Crude protein Đạm thô

10 DM Dry matter Vật chất khô

11 EE Ether extract Béo thô

12 FCR Feed conversion ratio

Hệ số chuyển hóa thức ăn

13 GE Gross energy Năng lượng thô/Năng lượng tổng số

14 KPBB Khẩu phần bã bia

15 KPCAM Khẩu phần cám

16 KPCAMLY Khẩu phần cám trích ly

17 KL Khối lượng

18 KP Khẩu phần

19 KPCT Khẩu phần cá tra

20 KPCS Khẩu phần cơ sở

21 KPTAM Khẩu phần tấm

22 ME Metabolisable energy

Năng lượng trao đổi

23 OM Organic matter Chất hữu cơ

24 P Phốt pho

25 TA Thức ăn

26 TAHH Thức ăn hỗn hợp

27 TPHH Thành phần hóa học

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

vi

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục chữ viết tắt iii

Mục lục iv

Danh mục bảng viii

Danh mục đồ thị xi

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Giới thiệu chung về gà Sao 4

1.1.1 Phân loại của gà Sao 4

1.1.2 Đặc điểm ngoại hình 4

1.1.3 Tập tính của gà Sao 6

1.1.4 Khả năng thích nghi của gà Sao 7

1.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao 8

1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới 8

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước 16

1.3 Các nguyên liệu thức ăn chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi gà Sao

23

1.3.1 Ngô 23

1.3.2 Tấm 24

1.3.3 Cám gạo 24

1.3.4 Đậu nành 25

1.3.5 Bột cá 26

1.3.6 Môn nước 26

1.3.7 Bã bia 27

1.3.8 Bột phụ phẩm cá tra 28

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

vii

1.3.9 Rau muống 31

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn

32

2.1.1 Đối tượng thí nghiệm 32

2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 32

2.1.3 Thức ăn thí nghiệm 32

2.1.4 Bố trí thí nghiệm 32

2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34

2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 35

2.1.7 Xử lý số liệu 36

2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

37

2.2.1 Đối tượng thí nghiệm 37

2.2.2 Chuồng trại thí nghiệm 37

2.2.3 Thức ăn thí nghiệm 37

2.2.4 Bố trí thí nghiệm 37

2.2.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 40

2.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 41

2.2.7 Xử lý số liệu 43

2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi

44

2.3.1 Đối tượng thí nghiệm 44

2.3.2 Chuồng trại thí nghiệm 44

2.3.3 Thức ăn thí nghiệm 44

2.3.4 Bố trí thí nghiệm 44

2.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 46

2.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 47

2.3.7 Xử lý số liệu 47

2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt

48

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

viii

2.4.1 Đối tượng thí nghiệm 48

2.4.2 Chuồng trại thí nghiệm 48

2.4.3 Thức ăn thí nghiệm 48

2.4.4 Bố trí thí nghiệm 48

2.4.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 49

2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 50

2.4.7 Xử lý số liệu 50

2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi

51

2.5.1 Đối tượng thí nghiệm 51

2.5.2 Chuồng trại thí nghiệm 51

2.5.3 Thức ăn thí nghiệm 51

2.5.4 Bố trí thí nghiệm 51

2.5.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 52

2.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 53

2.5.7 Xử lý số liệu 53

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54

3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn

54

3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

55

3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

55

3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

59

3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi

62

3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt

74

3.5 Ảnh hưởng của sự cung cấp cám với môn nước ủ chua và phụ phẩm cá tra đến sự tăng trọng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi

83

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

ix

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90

4.1 Kết luận 90

4.2 Đề nghị 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 106

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

x

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tựa bảng Trang

1.1 Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay 4

1.2 Khả năng cho thịt của gà Sao 10

1.3 Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao giai đoạn sinh trưởng

10

1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát triển

11

1.5 Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái 11

1.6 Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao 14

1.7 Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò 15

1.8 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các giai đoạn

15

1.9 Nhu cầu về khoáng của gà Sao 15

1.10 Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt 21

1.11 Khả năng ăn vào thức ăn và khối lượng cơ thể 22

1.12 Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương pháp xử lý (DM)

27

2.1 Một số thông số bố trí thí nghiệm 33

2.2 Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm 33

2.3 Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm 38

2.4 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở 39

2.5 Khẩu phần thí nghiệm 39

2.6 Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu phần thí nghiệm (tính theo DM)

40

2.7 Các nghiệm thức của thí nghiệm 45

2.8 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm

45

2.9 Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 46

2.10 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm 49

2.11 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia 49

2.12 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí 52

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

xi

nghiệm

2.13 Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm (%DM)

52

3.1 Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn 54

3.2 Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng số của các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM)

56

3.3 Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm 57

3.4 Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm 58

3.5 Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức

ăn thí nghiệm (%, DM)

59

3.6 Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm

60

3.7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%, DM)

62

3.8 Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm

63

3.9 Hiệu quả kinh tế của gà Sao được thay thế bởi các mức phụ phẩm bột cá tra

68

3.10 Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức 70

3.11 Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí nghiệm (%, trạng thái tươi)

72

3.12 Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (% DM)

74

3.13 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 5-9 tuần tuổi

75

3.14 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 10-13 tuần tuổi

76

3.15 Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao giai đoạn 5-13 tuần tuổi

77

3.16 Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao giai đoạn 5-13 tuần tuổi

78

3.17 Hiệu quả kinh tế của nuôi gà Sao bằng khẩu phần giảm thức ăn hỗn hợp và bổ sung bã bia

80

3.18 Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và nội tạng của gà Sao qua các nghiệm thức

81

3.19 Thành phần dinh dưỡng của thịt ức và thịt đùi gà Sao (%, 82

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

xii

trạng thái tươi)

3.20 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 6-9 tuần tuổi

83

3.21 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 10-13 tuần tuổi

84

3.22 Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao thí nghiệm 6-13 tuần tuổi

85

3.23 Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí nghiệm

89

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

xiii

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị Tựa đồ thị Trang

3.1 Khối lượng đầu và cuối của gà Sao thí nghiệm 64

3.2 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) 64

3.3 FCR của gà Sao thí nghiệm 65

3.4 DM và CP ăn vào 66

3.5 CP/Tăng khối lượng (g/kg) 67

3.6 ME/Tăng khối lượng (MJ/kg) 68

3.7 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) 79

3.8 Khối lượng đầu và khối lượng cuối của gà Sao thí nghiệm 86

3.9 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm 86

3.10 DM ăn vào 88

3.11 CP/tăng khối lượng 88

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Gà Sao (Numida meleagris) đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể

mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới [96].

Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao.

Nahashon và cs. (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế cho

các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác [96]. Trước đó, Phillips và Ayensu

(1991) cũng cho rằng gà Sao có thể nuôi theo mô hình công nghiệp giống như

các giống gia cầm khác mặc dù tốc độ sinh trưởng của giống gà này tương đối

chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác [107]. Ở nhiều nơi trên thế giới,

gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương

tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều

ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt

giàu acid béo thiết yếu, hàm lượng cholesterol thấp, hương vị thơm ngon

[28][93].

Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều

địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi [2]. Đặc biệt, gà Sao có nhiều

ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có

thể nuôi nhốt hoặc thả vườn [28]. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô

nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng

sử dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt [28]. Gà Sao sẽ là

một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam

phát triển bền vững, đa dạng và phong phú [2].

Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp

và nuôi trồng thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ

phẩm nông nghiệp có thể nuôi gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

2

lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn cám gạo hàng năm (nếu tính

10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg cám gạo).

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [26], năm 2011,

Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa khoảng 5,14 nghìn ha mặt nước vào nuôi

cá tra, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn, nhiều nhất tại An Giang, Đồng Tháp, Cần

Thơ, Vĩnh Long. Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn (2008) hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy

ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá

nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm [8].

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư [5], năm 2011 Việt Nam có

khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước

và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên

20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268

cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng triệu tấn bã

bia được sản xuất hàng năm.

Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù

cây môn nước (Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường

chỉ thu hoạch củ, phần còn lại của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng.

Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá và thân cây môn nước

có thể được sử dụng để nuôi lợn [64].

Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở

Đồng bằng Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn

thức ăn sẵn có tại Đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà

Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì

những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại

thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu

Long” đã được tiến hành.

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Xác định giá trị dinh dưỡng và khả năng thay thế của một số loại thức ăn

ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng, từ

đó góp phần sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để phát triển

chăn nuôi gà Sao.

2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) So sánh khả năng sử dụng năng lượng trong thức ăn của gà Sao với một

số giống gà khác được nuôi phổ biến hiện nay.

(2) Xác định giá trị dinh dưỡng của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia,

tấm gạo, cám gạo trích ly khi được sử dụng để nuôi gà Sao.

(3) Xác định khả năng thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra trong

khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.

(4) Xác định khả năng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu

phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.

(5) Thăm dò khả năng sử dụng môn nước ủ chua trong khẩu phần nuôi gà

Sao giai đoạn sinh trưởng.

3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm, Khoa Chăn

nuôi - thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và tại Trại Chăn nuôi

Thực nghiệm số 147/18C, Khu vực Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình

Thủy, Thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 01 năm 2013.

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÀ SAO

1.1.1 Phân loại của gà Sao

Gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ

Phasianidae, giống Numididae [28][93]. Gà Sao có tên khoa học là Numida

meleagris, có nguồn gốc ở châu Phi [49][58][65] và được người Ai Cập cổ đại

thuần hóa [58][103]. Chúng có trên 20 loại hình và màu lông [28]. Năm 1939 tại

triển lãm gia cầm Quốc tế ở Cleveland, Ohio, 7 giống gà Sao đã được giới thiệu

gồm gà Sao Cilla (hồng nhạt), Fulvette (màu lông bò), Bluette (xanh san hô),

Bianca (màu trắng), Bzzurre (xanh da trời), Violette (đỏ tía) và Pearled (xám

ngọc trai) [28]. Hiện nay gà Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều nơi trên thế

giới.

Bảng 1.1: Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay

Loài Tên phổ biến Phân bố

N.m. meleagris Gà Sao mũi hếch Hồ Char và Sudan

N.m. sabyi Gà Sao cổ dài Morocco

N.m. galeata Gà Sao xám ngực Cameroon, Senegal và Nigeria

N.m. marungensis Gà Sao có mũ sừng DRC và Zambia

N.m. damarensis Gà Sao Namibian Namibia và Đông Botswana

N.m. coronata Gà Sao có mũ sừng RSA và Botswana

N.m. mitrata Gà Sao Mitred Mozambique, Zimbabwe và Zambia

N.m. reichnowi Gà Sao của Reichnowi Uganda, Kenya và Tanzania (DRC= Democratic Republic of Congo; RSA= Republic of South Africa); N.m: Numida

meleagris) Nguồn: Moreki, (2006) [93]

1.1.2 Đặc điểm ngoại hình

Gà Sao trưởng thành có bộ lông màu xám đen điểm những đốm tròn nhỏ

màu trắng. Đầu không có lông và mào nhưng có mũ sừng, mũ sừng này tăng

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

5

sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mũ sừng cao khoảng 1,5 - 2

cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng, thường có 2 loại là hình lá dẹt áp sát

vào cổ và hình lá hoa đá rủ xuống [28]. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp

da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Thân có hình thoi,

lưng hơi gù, đuôi cúp xuống [28]. Lông đuôi ngắn và thường dốc xuống. Gà Sao

con có ngoại hình giống chim cút con, lông có những sọc màu nâu đỏ chạy dài

từ đầu đến cuối thân [28][106]. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2

hàng vảy. Chân gà Sao khô, đặc biệt con trống không có cựa [28]. Một số loài

có màu lông thay đổi tím hoàng gia, tím, đá, xanh, san hô, chocolate, trắng, da

bò và xám ngọc trai [48].

Nguồn: Phùng Đức Tiến và cs. (2008) [30]

Rất khó phân biệt giới tính của gà Sao vì con trống và con mái có ngoại

hình khá giống nhau. Thông thường, có thể phân biệt giới tính của gà Sao khi

được khoảng 2 tháng tuổi qua một số đặc điểm tiếng kêu, mũ sừng, tích và đầu.

a b

c d

Hình 1: (a) gà Sao mái; (b) gà sao trống (c) Lỗ huyệt gà Sao mái; (d) lỗ huyệt gà Sao trống

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

6

Con trống 12 - 15 tuần tuổi có tích lớn, trong khi con mái phải đến 15 - 16 tuần

tuổi mới có tích như con trống. Tích của gà trống thường có cạnh dày hơn

những con mái [73]. Con trống trưởng thành có mũ sừng, tích lớn hơn con mái

và đầu thô hơn. Tiếng kêu của con trống và con mái đều có âm tiết giống như

“buckwheat, buck-wheat”, “put-rock, putrock” hoặc "quatrack, qua-track",

nhưng con trống chỉ kêu được một tiếng. Khi hưng phấn hay hoảng loạn cả con

trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2

tiếng như con mái [62][93]. Để chính xác giới tính của gà Sao khi chọn giống

thường phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành [28].

1.1.3 Tập tính của gà Sao

Trong tự nhiên gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là

côn trùng và thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con.

Về mùa đông, chúng tách ra sống từng đôi trống mái trong tổ. Gà Sao mái có thể

đẻ 20 - 30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Thời gian ấp nở

khoảng 26 - 28 ngày [93]. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn

con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, tỷ lệ gà con

sống đến khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 25% [28]. Tỷ lệ trống mái trong đàn

nuôi sinh sản là 1 trống cho 4 - 5 mái [93]. Trong tự nhiên, gà Sao ăn nhiều loại

thức ăn khác nhau nhưng quan trọng nhất là các hạt cỏ và các loại ngũ cốc. Một

số loại thức ăn phổ biến cho gà Sao là hạt ngũ cốc, cỏ, nhện, côn trùng, giun,

động vật thân mềm và cả ếch. Một trong những nguồn thức ăn chính của gà Sao

là côn trùng, việc sử dụng gà Sao để làm giảm các quần thể côn trùng trong

vườn và xung quanh nhà đã trở nên phổ biến. Đặc biệt, chúng không cào bới đất

làm thiệt hại đến hoa màu trong vườn. Để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chúng

thường ăn thêm sỏi. Ayeni (1983) đã ghi nhận có sự tương quan giữa thức ăn

thực vật cứng, cồng kềnh và số lượng sỏi trong dạ dày cơ của gà Sao [52]. Ở

một số trang trại ở châu Phi, gà Sao được dùng như con vật trông coi trang trại,

vì chúng có tầm nhìn tốt, tiếng kêu lớn khi có tiếng động hoặc kẻ lạ xâm nhập

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

7

[86][107]. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để kiểm soát rắn, chuột, bắt ve

cho hươu nhằm phòng bệnh Lyme, diệt sâu bọ và cỏ dại [59].

Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với các tiếng động như mưa,

gió, sấm, chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt, gà Sao nhỏ rất sợ tối, những

lúc tối trời chúng thường nằm chồng lên nhau đến khi có ánh sáng gà mới trở lại

hoạt động bình thường. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi gà cần hết sức chú ý

để tránh những tác động bất lợi có thể xảy ra [28]. Gà Sao thuộc loài hiếu động,

ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con; ban đêm, chúng ngủ

thành từng bầy và thích ngủ trên cây [48]. Gà Sao không bộc lộ tập tính sinh dục

rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái

đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ [28].

Gà Sao mái bắt đầu đẻ vào mùa xuân và kéo dài khoảng 6 - 9 tháng. Thời gian

đẻ cũng có thể được kéo dài bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo. Gà Sao bay

giỏi như chim, chúng biết bay từ sớm, khoảng 2 tuần tuổi gà đã có thể bay.

Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6 - 12 m, chúng bay rất khỏe nhất là

khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm

nắng vào lúc 9 - 11 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một

hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng

[28][48].

1.1.4 Khả năng thích nghi của gà Sao

Gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện kham khổ về nguồn thức

ăn, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả

năng kiếm mồi tốt, ăn vào tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường

không được sử dụng trong nuôi gà [93]. Gà Sao có sức đề kháng cao với các

bệnh thông thường trên gà [59][87]. Gà Sao ít mắc các bệnh như Marek,

Gumboro, Leucosis, .... Đặc biệt là những bệnh mà các giống gà khác thường

hay bị nhiễm như Mycoplasmosis, Sallmonellosis. Ngay cả bệnh cúm A H5N1

cũng chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra trên gà Sao [28].

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

8

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHĂN NUÔI GÀ SAO

1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới

1.2.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao

Hughes (1980) đã nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của gà Sao. Gà Sao

lúc 12 tuần tuổi, con mái đạt 76,8% và con trống đạt 76,9% khối lượng của con

trưởng thành [72]. Trong nghiên cứu gần đây của Nahashon và cs. (2005) khi

nuôi gà Sao trong điều kiện tối ưu về CP và ME thì khối lượng lúc 8 tuần tuổi

cũng chỉ đạt 70% khối lượng trưởng thành [94]. Chính vì tốc độ sinh trưởng

tương đối chậm mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tối ưu cho

sinh trưởng của giống gà này [44][45][50][81][94][95]. Để gà Sao trở thành đối

tượng nuôi mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết về đặc

điểm sinh trưởng, nhu cầu thức ăn, chuồng trại, ... Gà Sao được nuôi chủ yếu để

lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như thịt của các loài gia cầm

hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm

khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu [93]. Ở nhiều

vùng nông thôn của Ghana, gà Sao đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp

thịt và trứng. Chăn nuôi gà Sao là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân

thuộc khu vực này, đặc biệt trong mùa khô [78]. Tuy nhiên, chăn nuôi gà Sao ở

khu vực nông thôn phải đối mặt với khó khăn về vấn đề quản lý, cho ăn, chuồng

trại và dịch bệnh [95]. Ở vùng nông thôn giống gà này chủ yếu được nuôi theo

hình thức thả vườn. Vì vậy, tỷ lệ chết của gà rất cao, có thể đến 63 - 80% hoặc

thậm chí lên đến 100% [42] [79]. Tỷ lệ chết cao tập trung vào độ tuổi từ 0 - 10

tuần tuổi. Các nguyên nhân gây chết bao gồm điều kiện thời tiết bất lợi, bị con

khác ăn thịt, thức ăn nghèo dinh dưỡng và bệnh tật [79].

Gà Sao có nguồn gốc từ loài hoang dã. Tại châu Phi chúng bị săn bắn và

sử dụng làm cảnh. Chúng được nhập vào châu Âu để nuôi với mục đích lấy thịt.

Ngày nay, gà Sao được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [93]. Ở các

nước Pháp, Bỉ, Canada, Úc và Mỹ, gà Sao được chăn nuôi trên quy mô lớn

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

9

[48][65]. Trong khi ở hầu hết các nước châu Phi trong đó bao gồm Nigeria,

Malawi và Zimbabwe chúng chỉ được nuôi với quy mô nông hộ [63][85][98].

Gà Sao nuôi ở châu Phi thường được giết thịt lúc 16 tuần tuổi vì đây là thời

điểm có khối lượng thân thịt đạt cao [54][65][82]. Ở tuổi này khối lượng sống

của gà Sao bản địa chăn thả đạt khoảng 1 kg trong khi nuôi thâm canh đạt

khoảng 2 kg [54][65][82]. Giống được cải thiện và nuôi thâm canh như gà Sao

có thể giết thịt lúc 12 tuần tuổi đạt khối lượng 1,55 kg [69].

Gà Sao đã được xác định là một loài gia cầm phù hợp để làm tăng sản xuất

thịt [87]. Gà Sao có khả năng thích nghi với điều kiện quản lý đơn giản, phù hợp

với chăn nuôi quy mô nhỏ [46], khả năng kháng bệnh tốt [115], đặc biệt nó có thể

chịu đựng loại thức ăn có chứa aflatoxin tốt hơn các giống gia cầm khác [76]. Thịt

của gà Sao chứa hàm lượng protein, các acid amin không thay thế cao hơn; hàm

lượng chất béo và hàm lượng cholesterol thấp hơn so với gà thịt khác [55][60]

[116]. Như vậy, gà Sao có thể là một đối tượng thay thế tốt và lành mạnh

cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà Sao cần chi phí sản xuất cao hơn so

với chi phí chăn nuôi gà thịt, chi phí chủ yếu là xây dựng chuồng trại và chi phí

thức ăn, đặc biệt là những loại thức ăn giàu protein [55][116].

Agwunobi và Ekpenyong (1990) đã nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất

của gà Sao với giống gà thịt khác [46]. Kết quả cho thấy gà thịt có tốc độ tăng

trưởng cao gấp đôi và chi phí thức ăn giảm 1/2 so với gà Sao (P<0,01). Tuy

nhiên, thịt gà Sao có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt của các giống gà thịt khác.

Điều này thể hiện ở hàm lượng protein, các chất khoáng, canxi và phospho trong

thịt gà Sao cao hơn thịt của các giống gà thịt khác. Hàm lượng mỡ trong thịt của

gà Sao thấp hơn rất nhiều so với thịt của giống gà thịt (P<0,05) [46].

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

10

Bảng 1.2: Khả năng cho thịt của gà Sao

Chỉ tiêu Giá trị

Khối lượng cơ thể ở 12 tuần tuổi (g/con) 1209 - 1570

Tỷ lệ nuôi sống (%) 95 - 96

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,6 - 2,8

Tỷ lệ thân thịt (%) 73 - 75

(Nguồn: Viện nghiên cứu Katki, Hungary, 2002) [38]

Theo Batty (2009)[64], khối lượng cơ thể, lượng ăn vào và hệ số chuyển

hóa thức ăn của gà Sao qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 1.3.

Bảng 1.3: Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao giai đoạn sinh trưởng

Tuần tuổi Tăng trọng (g/con/ngày)

Thức ăn ăn vào (g/con)

Hệ số chuyển hóa thức ăn

0 - 4 380 670 1,76

5 - 8 590 1090 2,86

9 - 11 400 1735 4,34

12 110 630 5,73

13 100 635 6,35

0 - 11 1370 4095 2,99

0 - 12 1480 4725 3,19

0 - 13 1580 5360 3,39

1.2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao

Hughes và Jones (1980) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ

lệ đẻ, số trứng có phôi của gà Sao. Kết quả cho thấy nhiệt độ cao và nhiệt độ

thấp ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đẻ của giống gà này. Chính vì vậy cần có

biện pháp quản lý đàn tốt, duy trì nhiệt độ chuồng nuôi. Với quy mô chăn

nuôi nhỏ lẻ nên chọn những trứng gà đẻ vào mùa thu và mùa xuân để tỷ lệ nở

cao hơn [72].

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

11

Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát triển

Chỉ tiêu Giá trị

Tuổi vào đẻ (tuần) 27

Khối lượng cơ thể (g/con) 2200 - 2300

Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ đẻ (quả) 160 - 168

Trứng vào ấp (quả/con) 150 - 157

Tỷ lệ phôi (%) 87 - 88

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) 70 - 75

Gà con (con/mái/chu kỳ đẻ) 108 - 114

(Nguồn: Viện nghiên cứu Katki, Hungary, 2002) [38]

Số liệu bảng 1.4 cho thấy khối lượng cơ thể của gà Sao trưởng thành là

2200 - 2300 (g/con) cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có

khối lượng cơ thể của gà Sao trưởng thành là 2100 - 2200 (g/con) [28]. Tỷ lệ

nở/tổng trứng ấp là 70 - 75% thì thấp hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến

(2006) có tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 77 - 83% [28].

Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái

Chỉ tiêu Giá trị

Số trứng/ mái/ năm 100

Khối lượng trứng (g/quả) 40 - 45

Khối lượng trứng/khối lượng cơ thể (%) 2,8

Tỷ lệ có phôi (%) 75-80

Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng ấp (%) 75-80

Thời gian ấp nở (ngày) 26 - 28

Khối lượng gà trưởng thành (kg/con) 1,6-1,7

Tuổi thành thục tính dục (ngày) 186

Tăng trọng trung bình (g/con/ngày) 24,62

Nguồn: Fani và cs. (2004) [68]

Nghiên cứu của Fani và cs. (2004) có tỷ lệ ấp nở/tổng trứng ấp là 75 -

80% tương đương với nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có tỷ lệ nở/tổng

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

12

trứng ấp là 77 - 83% [28]. Số trứng/mái/năm là 100 quả cao hơn nghiên cứu của

Phùng Đức Tiến (2006) có số trứng/ mái/ năm là 80 quả [28].

Gà Sao đẻ trứng ăn vào trung bình khoảng 43 kg thức ăn, trong đó 12 kg

trong thời kỳ phát triển và 31 kg trong thời gian đẻ trứng. Trong điều kiện nuôi

thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn từ 3,1 - 3,5 tương ứng gà giai đoạn 12 - 13

tuần tuổi và khối lượng sống đạt khoảng 1,2 đến 1,3 kg [113].

Theo nghiên cứu của Tunde (2006) hàm lượng protein trong trứng gà Sao

dao động từ 482 đến 494 mg/g, trung bình 487 mg/g [118]. Hàm lượng các acid

amin khác nhau trong trứng dao động từ 118 mg (tryptophan) đến 752 mg

(glutamic acid) mỗi g N. Hàm lượng trung bình của các acid amin có chứa lưu

huỳnh là 395 mg mỗi g N. Nói chung, thành phần acid amin của trứng gà

Sao không bị ảnh hưởng bởi giống và điều kiện chuồng nuôi [118]. Adeyeye

(2010) cho rằng trong trứng gà Sao có 83,3% khối lượng có thể ăn được, khối

lượng trung bình 35,4 g[43]. Trong những phần ăn được chứa khoảng 85,5%

protein trong đó có các loại acid amin mà các loại trứng gia cầm khác không có

hoặc có với hàm lượng thấp, trong trứng cũng chứa 6,7 g/100 g acid béo tổng số

[43].

Miloud và cs. (2010) khi nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Sao và con

lai của chúng kết quả cho thấy ở thời điểm tối đa gà có thể đẻ 21 quả/tháng. Tỷ

lệ đẻ trong đàn đạt mức 5% ở tuần 37; đạt đến 71% ở tuần tuổi 61 và giảm đến

25% ở tuần thứ 77 [90]. Khối lượng của trứng biến động từ 41 đến 43,7 g. Tỷ lệ

trứng có phôi là 74%, tỷ lệ nở là 73% và khối lượng sống của gà con mới nở là

26,1 g [90]. Adeyeye (2010) khi phân tích trứng gà Sao đã cho kết quả, hàm

lượng protein chiếm 85,5 g/100 g, hàm lượng mỡ thô chiếm 8,1 g/100 g và hàm

lượng các acid béo 6,7 g/100 g, mức năng lượng là 1769 kJ/100 g [43]. Như vậy,

trứng gà Sao có hàm lượng protein khá cao, hàm lượng mỡ tương đối thấp.

Trong tổng số 1028 mg acid amin thì hàm lượng các acid amin không

thay thế chiếm 529 mg, hàm lượng các acid amin thay thế chiếm 499 mg [43].

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

13

Trong đó hàm lượng các acid amin tương ứng là Lys (69,1); His (26,2); Arg

(89,9); Leu (91,0); Ilu (55,5); Cys (5,5); và Met (33,9) [43]. Trong khi đó, theo

tiêu chuẩn của FAO/WHO/UNU (1989) trẻ ở độ tuổi từ 2 - 5 tuổi thì nhu cầu các

acid amin tương ứng là (mg/g CP) Leu (66), Ile (28), Lys (58), Met + Cys

(25), His (19), tổng số (339) [66]. Trên cơ sở những thông tin đó thì trứng

gà Sao có đủ các acid amin thiết yếu giống như một số loại thịt động vật

khác. Trứng gà Sao cũng có thể đáp ứng nhu cầu các loại acid amin thiết

yếu cho trẻ giai đoạn từ 2 - 5 tuổi.

1.2.1.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của gà Sao

Nhu cầu năng lượng và protein

Theo Agwunobi và Ekpenyong (1990) hàm lượng protein thô và mức

năng lượng tối ưu trong thức ăn cho gà giai đoạn sinh trưởng là 22% và 12,6 MJ

ME/kg [46]. Agwunobi và Ekpenyong (1991) đã tiến hành hai thí nghiệm để xác

định hàm lượng protein tối ưu và mức năng lượng cho gà Sao giai đoạn mới nở

và giai đoạn kết thúc. Gà trong thí nghiệm 1 được nuôi với bốn khẩu phần cho

giai đoạn bắt đầu với các hàm lượng protein thô khác nhau là 28, 26, 24, và

22%; với mức năng lượng tương ứng 13,8; 13,4; 13,0 và 12,6 MJ/kg. Thí

nghiệm 2 được tiến hành trên gà giai đoạn nuôi kết thúc với các khẩu phần có

hàm lượng protein là 24, 20, 16 và 12%; mức năng lượng tương ứng là 12,6;

12,2; 11,7 và 11,3 MJ/kg. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng protein tối ưu

và mức năng lượng cho giai đoạn mới nở ở vùng nhiệt đới là 22% CP và

12,6 MJ/kg ME; trong khi giai đoạn kết thúc là 16% CP và 11,7 MJ/kg ME [47].

Theo Leeson và Summers (1997) thì nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà

thịt từ 2900 - 3150 kcal/kg [84]. Theo Rose (1997) nhu cầu năng lượng trao đổi

cho gà thịt từ 35 ngày tuổi đến xuất chuồng là 13 - 13,4MJ/kg [111]. Mức năng

lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi là 11,3 MJ/kg

thức ăn, giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi là 12,1 MJ/kg thức ăn [87]. Theo Moreki

(2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn từ 0 - 8 tuần

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

14

tuổi là 12,1 MJ/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến xuất chuồng (14 - 16 tuần tuổi)

là 12,3 MJ/kg thức ăn [93]. Theo đề nghị của Nahashon và cs. (2005) mức năng

lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 5 tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn,

giai đoạn 5 - 16 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức ăn [94]. Theo khuyến cáo của

INRA (1989) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi

là 2900 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi là 2800 kcal/kg thức ăn [74].

Theo Ikani và Dafwang (2004) giai đoạn đầu nên cho gà ăn với khẩu phần

protein cao, khẩu phần chứa 25 - 26% protein thô và mức năng lượng là 3200

kcal/kg trong 6 tuần đầu, từ 6 đến 12 tuần tuổi nên sử dụng khẩu phần có hàm

lượng 20% protein thô và mức năng lượng là 3200 kcal/kg, ở độ tuổi từ 12 tuần

tuổi đến khi xuất bán nên sử dụng khẩn phần có hàm lượng protein là 18% [73].

Mức protein thô trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4

tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi là

16% [87]. Theo Moreki (2006) mức CP trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt

giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9

tuần tuổi đến xuất chuồng (14 - 16 tuần tuổi) là 16% [93]. Theo đề nghị của

Nahashon và cs. (2005) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 8 tuần tuổi là

24%, giai đoạn 9 - 16 tuần tuổi là 17% [94].

Theo khuyến cáo của INRA (1989) thì nhu cầu về protein thô và acid

amin của gà Sao như sau [74]:

Bảng 1.6: Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao

Chỉ tiêu (%) 0 - 4 tuần 5 - 12 tuần 13 tuần - kết thúc

CP 20 14 12

Lysine 1,20 0,55 0,48

Methionine 0,40 0,28 0,22

Methionine + Cystine 0,85 0,60 0,50

Tryptophan 0,25 0,14 0,12

Nguồn: INRA, 1989 [74].

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

15

Bảng 1.7: Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò

Tuổi tuần

Protein (%)

Năng lượng (Kcal ME

/kg)

Lượng thức ăn /ngày (g/con)

Lys (g)

Met (g)

Met + Cys (g)

Ca (đơn vị)

P (đơn vị)

0 - 5 25,5 3200 25 - 30 1,38 0,55 1,00 1,00 0,39

5 - 8 20 3100 50 - 60 0,99 0,42 0,88 0,90 0,35

8 - 12 18 3100 70 - 80 0,79 0,33 0,66 0,80 0,33

Nguồn: Tewe, 1983 [117]

Theo Leeson và Summers (1997) yêu cầu về thành phần dinh dưỡng trong

khẩu phần của gà Sao được thể hiện ở bảng 1.8 [84].

Bảng 1.8: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các giai đoạn

Giai đoạn sinh trưởng Chỉ tiêu Khởi động (0 - 4 tuần) (5 - 8 tuần) (9 tuần - kết thúc)

Gà đẻ

CP (%) 24 - 25 20 15 18

ME (MJ/kg) 12,1 12,1 11,3 12,1

Ca (%) 1,2 1,00 0,80 3,00

P (%) 0,50 0,50 0,40 0,40

Lysine (%) 1,30 1,20 0,82 0,83

Methionine (%) 0,52 0,45 0,34 0,55

Nguồn: Leeson và Summers, 1997 [84]

Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà

ăn thức ăn chứa 2700 - 2750 kcal (11,3 - 11,5 MJ) và 17% protein thô [84]. Khi

nuôi gà mái sinh sản cần chú ý trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá

nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng

suất trứng. Khi gà đẻ trứng đến thời điểm đỉnh cao, cần giảm khẩu phần ăn dần

dần, để giảm tỷ lệ gà chết và tăng tỷ lệ phôi trong trứng [84]. Để kiểm tra mức

tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn

ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

16

thiết. Khẩu phần ăn cần được thiết lập phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng

nuôi.

Nhu cầu về khoáng

Theo khuyến cáo của INRA (1989) thì nhu cầu về khoáng của gà Sao như

sau [74]:

Bảng 1.9: Nhu cầu về khoáng của gà Sao

Chỉ tiêu (%) 0 - 4 tuần 5 - 12 tuần 13 tuần - kết thúc

Ca 0,85 0,80 0,50

P tổng số 0,65 0,60 0,50

P hữu dụng 0,40 0,35 0,25

Na 0,17 0,17 0,17

Clo 0,15 0,15 0,15

Nguồn: INRA, 1989 [74].

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước

1.2.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao

Ở Việt Nam, gà Sao xuất hiện từ thế kỷ 19 do người Pháp nhập vào nuôi

làm cảnh. Đến năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương nhập 3

dòng gà Sao từ Viện Nghiên cứu Tiểu Gia súc Gödöllő - Hungary gồm dòng

lớn, dòng trung và dòng nhỏ [28]. Nghiên cứu bước đầu 3 dòng gà Sao cho thấy

rằng, 3 dòng gà Sao được nhập từ Hungary có đặc điểm ngoại hình đặc trưng và

đồng nhất, gà con 01 ngày tuổi có màu lông cánh sẻ, khi trưởng thành gà Sao có

đặc điểm là bay giỏi như chim, lông màu xám ghi, được điểm các vệt trắng nhạt,

thân hình thoi, đầu không có mào thay vào đó là mấu sừng [28][48][106]. Gà

Sao dòng lớn có khối lượng cơ thể vượt trội so với dòng nhỏ và dòng trung. Cả

3 dòng gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, thể hiện tỷ lệ

nuôi sống ở giai đoạn gà con, dò, hậu bị đạt từ 97,0 - 99,9%, giai đoạn sinh sản

đạt 90,1 - 94,7% [29][30].

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

17

Gà Sao nuôi lấy thịt từ 1- 12 tuần tuổi, dòng lớn có khả năng sinh trưởng

cao nhất đạt 1880 g/con, cao hơn dòng trung (1380 g/con) và dòng nhỏ (1368

g/con) [41]. Tỷ lệ thịt xẻ của 3 dòng gà Sao đạt từ 76,6 đến 77,1%; tỷ lệ thịt đùi

và thịt ngực đạt từ 51,1 đến 51,7%. Tỷ lệ protein trong thịt đùi là 21,1% và thịt

ngực là 24,3% [41].

Hiện nay, gà Sao đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao nuôi rộng rãi ở

nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi [2]. Ở Đồng bằng Sông Cửu

Long, một số nghiên cứu trên gà Sao cho kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

dòng trung nuôi đến 16 tuần tuổi là 3,34 - 3,41 kg và 2,90 - 3,43 kg; tỷ lệ nuôi

sống giai đoạn 6 - 16 tuần tuổi đạt 100% [9][32]. Tỷ lệ thịt ức 24,1 - 25,5%; tỷ

lệ thịt đùi 12,5 - 12,9% [32].

Nguyễn Đức Hùng (2008) nghiên cứu khả năng thích nghi, sinh trưởng và

sức sản xuất của gà Sao nuôi tại Thái Nguyên cho thấy, gà Sao có khả năng

chống chịu bệnh tốt ở giai đoạn 0 - 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,0% [12].

Chúng ít bị các bệnh truyền nhiễm mà các giống gà khác hay bị lây nhiễm.

Trong điều kiện cho ăn tự do, khối lượng trung bình của gà lúc 2 tuần tuổi đã

tăng 2,5 lần so với sơ sinh; lúc 3 tuần tuổi tăng 4,64 lần so với sơ sinh, lúc 10

tuần tuổi tăng 44,20 lần so với sơ sinh và ở 12 tuần tuổi, khối lượng trung bình

của gà Sao đạt tới 1624 g/con, tăng gấp 57,95 lần so với sơ sinh [12].

Nguyễn Đình Thái (2009) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà

Sao tại Bình Định, kết quả cho thấy khối lượng cơ thể gà lúc 12 tuần tuổi đạt từ

1402 - 1817g [31]. Khả năng thu nhận thức ăn trong giai đoạn từ 1 - 12 tuần tuổi

từ 2981 - 3263 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Sao đạt từ 2,17 kg đến

2,36 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 92,0 - 97,9%, chất lượng thịt với tỷ lệ thịt đùi,

thịt ngực đạt từ 51,3 - 52,8%, tỷ lệ mỡ bụng từ 0,8% đến 2,4% [31].

Kết quả nghiên cứu trên đàn gà Sao nuôi thịt (Phùng Đức Tiến, 2006) cho

thấy khối lượng gà lúc 12 tuần tuổi đạt 1,41 - 1,89 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

18

tăng trọng là 2,34 - 2,53 kg [28]. Tỷ lệ mỡ bụng của gà Sao thấp (0,6 - 1,1%).

Các acid amin không thay thế trong thịt, đặc biệt là acid amin đánh giá độ ngọt

của thịt là aspartic và glutamic rất cao [28][29].

Tỷ lệ thân thịt của gà Sao lúc 12 tuần tuổi đạt trung bình 79,5%; tỷ lệ thịt

đùi cộng với thịt ngực khá cao (43,2%), cao hơn nhiều so với gà Lương Phượng

và một số giống gà của Việt Nam [28]. Đây là ưu thế về khả năng sản xuất thịt

của gà Sao. Các nghiên cứu khác cho biết, tỷ lệ thịt đùi cộng với ngực của gà

Lương Phượng đạt 34,7% [36]; của gà Ri trống đạt 38,2% và gà Ri mái đạt

34,8% [7]; của gà trống Đông Tảo là 41,5%, gà mái Đông Tảo là 41,0% [21].

Như vậy, so với gà Lương Phượng, tỷ lệ thịt đùi và ngực của gà Sao cao gấp gần

1,3 lần. Trong khi đó, tỷ lệ mỡ bụng của gà Sao chỉ 1%, thấp hơn nhiều so với

gà Lương Phượng ở 10 tuần tuổi [21]. Đoàn Xuân Trúc và cs. (2000) cũng cho

biết, tỷ lệ mỡ bụng của gà Kabir lúc giết thịt đạt tới 2,2% [36].

Khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà Sao, Nguyễn Đức Hùng

(2008) cho rằng tốc độ sinh trưởng nhanh khi nuôi trong điều kiện cho ăn tự do

và nuôi tập trung [12]. Gà Sao lúc 1 tuần tuổi đạt 70 g; đến 6 tuần tuổi đã đạt

594 g và đến 12 tuần tuổi đạt 1624 g, khả năng ăn vào thức ăn của gà tăng liên

tục theo lứa tuổi. Gà Sao ở 12 tuần tuổi nhu cầu thức ăn hàng ngày là 50 g/ngày

(4200 g/84 ngày), ở độ tuổi lớn hơn ăn vào thức ăn/gà/ngày cũng chỉ đạt 80 g

[12], thấp hơn nhiều so với các giống gà chuyên thịt và kiêm dụng khác (lượng

thức ăn ăn vào trung bình/gà/ngày trong giai đoạn sinh trưởng của gà V135 và

AV35 từ 97 - 100 g của gà Ross - 208 từ 92 - 97 g [27], của gà Lương Phượng

10 tuần tuổi là 133 g [68]. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng có xu hướng tăng liên

tục theo lứa tuổi. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng từ 1,65 kg (giai đoạn

từ 0 - 1 tuần tuổi) tăng lên 2,81 kg (từ 11 - 12 tuần tuổi). Tổng hợp cả quá trình

nuôi dưỡng từ 0 - 12 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,64 kg.

Mức này thấp hơn gà Đông Tảo từ 0,34 - 0,50 kg [21]; thấp hơn gà Tam Hoàng

0,65 kg [40].

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

19

1.2.2.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao

Gà Sao nuôi sinh sản đến 44 tuần, ở dòng lớn có tỷ lệ đẻ và năng suất

trứng 52,4% và 161,5 quả/mái; gà Sao dòng trung có tỷ lệ đẻ 52,3% và 161,1

quả/mái và gà Sao dòng nhỏ tỷ lệ đẻ 39,9% và 122,8 quả/mái. Trứng gà Sao

dòng nhỏ và dòng trung có tỷ lệ phôi khá cao đạt 90,3 - 93,7%; trứng gà Sao

dòng lớn có tỷ lệ phôi thấp chỉ đạt 63,6%, tỷ lệ nở cao nhất ở dòng nhỏ (80,9%),

ở dòng trung là 61,1% và dòng lớn là 53,8% [29].

Phùng Đức Tiến và cs (2006) [29] đã nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng

suất 3 dòng gà Sao qua 3 thế hệ tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy

Phương cho thấy trên đàn gà sinh sản, cả 3 dòng gà Sao ổn định về ngoại hình,

màu sắc lông. Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt khá cao, giai đoạn gà con đạt

97,0 - 98,7%; giai đoạn gà dò 98,3 - 100% và giai đoạn gà sinh sản đạt 95,5 -

100%. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng thế hệ sau tăng hơn so với thế hệ trước ở thế hệ

II và III của dòng nhỏ có năng suất trứng/mái cao hơn thế hệ I là 32,3 - 32,8 quả;

tiêu tốn thức ăn/10 trứng giảm từ 2,59 - 1,73 kg [29]. Kết quả tương ứng khi

nghiên cứu trên dòng trung là 16,9 - 17,5 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 2,36 -

2,12 kg; dòng lớn là 13,7 - 17,7 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,26 - 1,9 kg.

Tỷ lệ nở của trứng gà Sao tăng dần qua các thế hệ. Riêng dòng lớn có tỷ lệ phôi

và tỷ lệ nở tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ phôi thế hệ III tăng hơn thế hệ I là 12,9%. Tỷ lệ

nở /tổng trứng ấp tăng 15,0% [29].

Kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2011) năng suất trứng của gà

mái ở 21 - 40 tuần tuổi dao động trong khoảng từ 68,6 đến 81 quả; tiêu tốn thức

ăn/10 quả trứng ở 21 - 40 tuần tuổi từ 1,28 đến 1,59 kg; tỷ lệ ấp nở đạt từ 68,4

đến 86,2% [9].

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) gà Sao đẻ 5% lúc 207 - 221 ngày.

Khối lượng gà mái lúc 38 tuần tuổi là 2,16 kg đối với dòng nhỏ, 2,20 kg với

dòng trung và 2,42 kg với dòng lớn. Sau 24 tuần đẻ, năng suất trứng dòng nhỏ

đạt 99 quả/mái, dòng trung là 51 quả/mái và dòng lớn là 56 quả. Khối lượng

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

20

trứng khi đẻ ổn định đạt 42,6 g với dòng nhỏ, 43,3 g với dòng trung và 44,4 g

với dòng lớn. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 89% [29].

1.2.2.3 Nghiên cứu về dinh dưỡng của gà Sao

Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị

dinh dưỡng của thức ăn. Đối với gia cầm, phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì

thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị

dưới dạng năng lượng trao đổi [14]. Mục đích chính trong việc sử dụng thức ăn

là để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể. Trước hết năng

lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ thể, khi thức ăn cung cấp

năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được cơ thể sử dụng cho các nhiệm vụ

sản xuất [16]. Phần năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ được chuyển

đổi thành mỡ và được dự trữ trong cơ thể gia cầm [109]. Gia cầm nhận thức ăn

với số lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có

liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm

ăn thức ăn nhiều khi thức ăn chứa năng lượng thấp và ngược lại [20].

Năng lượng của thức ăn được cơ thể hấp thu và sử dụng được gọi là năng

lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi

trường, giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm [14]. Theo Phùng

Đức Tiến và cs. (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4

tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức

ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 3200 kcal/kg thức ăn [29].

Thông thường, protein không phải là nguồn cung cấp năng lượng trong

khẩu phần nhưng nó đóng góp đáng kể vào nhu cầu năng lượng của gia cầm.

Khi lượng lipid và carbohydrate cung cấp không đủ, protein sẽ được sử dụng

như nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia cầm [77]. Sự quan hệ chặt chẽ

giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng số nhất định trong khẩu phần

thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gia cầm. Hằng số đó được

tính bằng hằng số kcal ME/CP trong thức ăn. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

21

Mận (2001) gợi ý hằng số ME/CP trong thức ăn cho các lứa tuổi gà như 0 - 3

tuần tuổi (gà thịt) là 127 - 130; 4 - 6 tuần tuổi là 145 - 150; 7 tuần tuổi đến kết

thúc: 160 – 165 [20]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) kết quả nghiên cứu

cho thấy khi gà Sao ở các lứa tuổi khác nhau được nuôi với các khẩu phần ăn

khác nhau. Gà Sao sinh sản giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi được sử dụng mức protein

18 - 22%, năng lượng 2750 - 2950 kcal/kg thức ăn; giai đoạn dò, hậu bị (7 - 27

tuần tuổi) protein 15 - 17%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn; giai đoạn

sinh sản protein 17,5%, năng lượng 2750 kcal/kg thức ăn [30]. Gà Sao nuôi thịt

giai đoạn 0 - 4 tuần protein 22%, năng lượng 3000 kcal/kg thức ăn; giai đoạn 5 -

8 tuần protein 20%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần

đến giết thịt protein 18%, năng lượng 3200 kcal/kg thức ăn. Sau khi kết thúc 12

tuần tuổi nuôi thịt dòng nhỏ có khối lượng trung bình là 1415 g, dòng trung là

1420 g và dòng lớn là 1891 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể dòng

nhỏ là 2,53 kg, dòng trung là 2,52 kg và dòng lớn là 2,34 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt

từ 96,6 - 98,3%. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,2%, ở thịt ngực 24,3%. Mỡ thô 0,43

- 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực dao động từ 50,5 - 52,9%. Hàm lượng các

amino acid không thay thế cao [30]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) chỉ tiêu

dinh dưỡng đối với khẩu phần nuôi gà Sao thịt được trình bày ở bảng 1.10 [29].

Bảng 1.10: Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt

Chỉ tiêu 0 - 4 tuần 5 - 8 tuần 9 tuần - kết thúc

ME (kcal/kg) 3000 3000 3200

CP (%) 22 20 18

Ca (%) 1,20 1,00 0,90

P (%) 0,70 - 0,75 0,65 - 0,70 0,60 - 0,65

Lysine (%) 1,35 1,15 0,95

Methionine (%) 0,45 - 0,50 0,40 - 0,45 0,40 - 0,43

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể

của ba dòng gà Sao nhập từ Hungary qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng

1.11 [29].

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

22

Bảng 1.11: Khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể

Dòng nhỏ Dòng trung Dòng lớn Tuần tuổi TTTĂ

g/con/ngày KLCT

(g) TTTĂ

g/con/ngày KLCT

(g) TTTĂ

g/con/ngày KLCT

(g)

1 8,81 73,2 8,85 74,2 9,81 90,3

2 19,3 135 19,4 140 24,4 175

3 23,2 221 23,3 231 33,6 276

4 28,2 326 28,2 336 39,7 392

5 32,4 442 32,5 456 43,3 523

6 42,9 565 42,9 581 53,3 669

7 45,7 696 45,8 720 58,7 846

8 48,8 843 48,9 865 65,1 1050

9 55,4 995 55,5 1025 68,7 1286

10 62,7 1155 62,7 1192 74,3 1505

11 68,5 1313 68,5 1328 78,3 1701

12 75,6 1415 75,6 1420 82,6 1891 TTTA: tiêu tốn thức ăn; KLCT: Khối lượng cơ thể.

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0

- 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần đến giết

thịt là 18% [29].

Nhìn chung những nghiên cứu về năng suất và hiệu quả kinh tế của gà

Sao nuôi ở Việt Nam chưa nhiều. Tiềm năng kinh tế của giống gà này chưa

được đánh giá đúng mức và nhân rộng. Nhằm mục đích giữ vững và từng bước

nâng cao năng suất của nguồn gia cầm mới này, đồng thời đảm bảo việc cung

cấp cho sản xuất con giống có chất lượng ổn định, cần có những nghiên cứu sâu

hơn về khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, khả năng đề kháng bệnh,

nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp với gà Sao nhằm nâng cao hiệu quả chăn

nuôi và nhân rộng mô hình nuôi gà Sao.

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

23

1.3 CÁC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG

TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO

1.3.1 Ngô

Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng có chứa

cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan đến màu sắc

của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị

hiếu của người tiêu dùng [109]. Ngô có thể sử dụng trong thức ăn hỗn hợp cho

gà từ 30 - 50% [34]. Ngô có năng lượng tiêu hóa cao, nhưng CP thấp [88]. Theo

Viện Chăn Nuôi (2001) ngô có giá trị ME cao từ 3200 - 3300 kcal/kg [37]. Theo

Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) ngô có DM 89,6%; OM 97,5%; CP 9,2%; EE

3,8%; CF 2,9%; NDF 24,5% Ash 2,5%; ME 13,9 MJ/kg [18].

Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là

cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản

xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản

lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730 nghìn ha, đến năm 2005 đã tăng trên

1 triệu ha; năm 2012 diện tích ngô cả nước 1,121 triệu ha, năng suất 43,1 tạ/ha,

sản lượng trên 4,8 triệu tấn [4].

Ngô là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị

dinh dưỡng. Hạt ngô có CP 10,6%, EE 4 - 5% (trong chất béo của ngô có 50% là

acid linoleic, 31% là acid oleic, 13% là acid palmitic và 3% là stearic),

carbohydrate trong ngô khoảng 69% trong đó chủ yếu là tinh bột. Riêng ngô

vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A). Ngô nghèo canxi, giàu phospho,

nhưng chủ yếu là phospho dưới dạng phytate [4].

Trước nhu cầu sử dụng ngô làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi

gia tăng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích nông dân và tìm

giải pháp phát triển luân canh cây ngô trên đất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hiện nay diện tích trồng ngô ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tập trung

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

24

chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, tổng diện tích trồng năm 2012 hơn 15

nghìn ha [4].

Một số nghiên cứu sử dụng ngô trong chăn nuôi gà

Theo Nguyễn Thùy Linh (2010) ngô có thể sử dụng đến 30% trong khẩu

phần nuôi gà Sao. Ngô có DM 88,7%; OM 96,5%; CP 9,2%; EE 3,8%; CF

3,1%; NDF 25,5% Ash 3,5%; ME 13,8 MJ/kg [17].

Theo Nguyễn Thanh Nhàn (2012) ngô có thể sử dụng đến 35% trong khẩu

phần nuôi gà Tàu Vàng và gà Nòi. Ngô có DM 91,4%; OM 96,9%; CP 8,9%;

EE 3,9%; CF 3,21%; NDF 24,7% Ash 3,1%; ME 13,5 MJ/kg [23].

1.3.2 Tấm

Tấm là nguyên liệu giàu năng lượng, được sử dụng trong khẩu phần của

nhiều loại vật nuôi đặc biệt là trong khẩu phần của gà thịt, năng lượng cao và hàm

lượng xơ thấp. Thành phần dinh dưỡng của một mẫu tấm tốt tương đương với gạo

[67]. Hàm lượng đạm thô của tấm là 8,7% [98] và 9,56% [102]. Năm 2012, toàn

vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa

đạt 24,6 triệu tấn lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn tấm gạo hàng

năm nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg tấm gạo.

Một số nghiên cứu sử dụng tấm trong chăn nuôi gà

Theo Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) tấm có thể sử dụng đến 32%

trong khẩu phần nuôi gà Sao [13]. Tấm có DM 89,1%; OM 98,5%; CP 8,9%; EE

1,8%; CF 1,1%; NDF 7,5% Ash 1,5%; ME 13,8 MJ/kg [13].

Theo Nguyễn Hữu Lợi (2009) tấm có thể sử dụng đến 28% trong khẩu

phần nuôi gà Ác. Tấm có DM 88,4%; OM 97,1%; CP 9,4%; EE 1,9%; CF 1,7%;

NDF 8,7% Ash 2,9%; ME 13,2 MJ/kg [19].

1.3.3 Cám gạo

Cám gạo là phụ phẩm từ việc xay xát lúa gạo nên có nhiều ở nước ta.

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

25

Trong cám gạo mức năng lượng không cao khoảng 2300 - 2500 kcal/kg, hàm

lượng CP tương đối cao từ 11 - 12% [34]. Ngoài ra còn chứa nhiều chất béo 10 -

15 % lipid thô, 8 - 9% chất xơ thô, khoáng tổng số 9 - 10%, vitamin nhất là

vitamin B1, trong 1 kg cám gạo có khoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg B6 và 0,43

mg biotin [22]. Trong thức ăn gà con nên sử dụng cám gạo ở mức 5 - 7%, gà

hậu bị và gà đẻ có thể sử dụng tỷ lệ cao hơn 10 - 12% [34].

Một số nghiên cứu sử dụng cám gạo trong chăn nuôi gà

Theo Tôn Thất Thịnh (2010) cám gạo có thể sử dụng đến 9% trong khẩu

phần nuôi gà Sao [32]. Cám có DM 86,1%; OM 89,5%; CP 13,9%; EE 18,8%;

CF 6,1%; NDF 31,5% Ash 10,5%; ME 13,1 MJ/kg [37].

Theo Đặng Hùng Cường (2011) cám có thể sử dụng đến 11% trong khẩu

phần nuôi gà Sao [9]. Cám có DM 87,4%; OM 97,5%; CP 13,4%; EE 17,9%;

CF 6,7%; NDF 30,7% Ash 2,5%; ME 12,9 MJ/kg [9].

1.3.4 Đậu nành

Đậu nành và khô dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm được xếp vào

hạng loại nhất trong các loại thức ăn cung cấp đạm cho gia cầm trên thế giới

cũng như trong nước. Hạt đậu nành có hàm lượng protein rất cao so với các hạt

đậu khác, trong hạt khô có thể đạt từ 36 - 37% protein thô, chất béo thô trong hạt

đạt từ 17 - 18%. Sản phẩm phụ của đậu nành sau khi ép dầu là khô dầu đậu nành

là loại thức ăn cung cấp đạm dùng rất phổ biến hiện nay, nó có chứa hàm lượng

protein thô từ 41- 50%, hàm lượng xơ thấp [109]. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long

hiện nay khô dầu nành được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ và Mỹ. Khô dầu nành

Ấn Độ chứa 89,2%DM; 48% CP; 1,5% EE, 6% CF [23].

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, sản xuất đậu nành trong nước hiện

tại chỉ mới đáp ứng được 10% nhu cầu. So với miền Bắc, trồng đậu nành ở

Đồng bằng Sông Cửu Long đạt năng suất cao hơn, năng suất khoảng 22 tạ/ha,

miền Bắc chỉ đạt khoảng 14,5 tạ/ha [4]. Việc luân canh lúa - đậu nành ở Đồng

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

26

bằng Sông Cửu Long vừa giúp hạn chế được vòng đời sâu bệnh phát triển, vừa

góp phần làm cho đất thêm màu mỡ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả lúa.

Ngoài ra, đậu nành còn giúp hỗ trợ phát triển cho ngành chăn nuôi, thủy sản

trong việc ổn định nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn. Hiện tại, cây đậu

nành được trồng tập trung tại các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,

An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng [4].

1.3.5 Bột cá

Bột cá rất giàu protein (40 - 50% CP) với thành phần acid amin cân đối,

hàm lượng lysine và methionine cao, vì vậy giá trị sinh học của nó cũng cao hơn

các loại hạt đậu. Hầu hết các nguyên tố khoáng, đặc biệt là Ca, P và vitamin

nhóm B cao hơn khi so với các nguồn protein khác và P hữu dụng cao [109].

Khi sử dụng bột cá ở mức độ cao (50 g/kg cho giai đoạn bắt đầu và 25 g/kg cho

giai đoạn tăng trưởng) cho khối lượng cuối và tăng trọng cao do kích thích

lượng ăn vào, bột cá chứa 89,7% DM; 46,1% CP; 11,9% MJ ME /kg [37]. Bột

cá Kiên Giang chứa 90,5% DM; 60% CP; 6,94% EE; 20,5% Ash; 1,89% CF

[13].

1.3.6 Môn nước

Theo nghiên cứu của Du Thanh Hang và T.R. Preston (2010) cho thấy

môn nước có thể được sử dụng cho lợn ăn [64]. Lá và thân cây môn nước rất

giàu vitamin và khoáng chất, ngoài việc cung cấp thiamin, riboflavin, sắt,

phospho và kẽm thì môn nước còn cung cấp vitamin và khoáng: vitamin B6,

vitamin C, niacin, kali, đồng và mangan. Lý do chính khiến chúng không được

sử dụng là do chúng gây ra ngứa [64].

Các phương pháp xử lý calcium oxalate trong cây môn nước

Sấy khô: lá và thân được thái nhỏ được sấy khô trong 48 giờ trong lò sấy

ở nhiệt độ 650C [64].

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

27

Nấu: Lá và thân được thái nhỏ cho vào nước sôi với tỷ lệ 3 phần lá: 2 phần

nước (khối lượng tươi) đun 4 - 5 phút và sau đó được đặt trong một giỏ cho héo

trong 15 phút [64].

Ánh sáng mặt trời: Lá được thái nhỏ được phơi khô dưới ánh sáng mặt

trời trong 2 ngày với nhiệt độ khoảng 340C [64].

Ngâm: lá được thái nhỏ ngâm trong nước với tỷ lệ 3 phần nước: 1 phần lá

(khối lượng tươi) trong thời gian 3 giờ [64].

Ủ chua: lá và thân được thái nhỏ để qua đêm trong nhà, sau đó trộn với rỉ

mật 3% (khối lượng tươi) và đóng gói trong túi nhựa kín không khí trong 21

ngày [64].

Bảng 1.12: Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương pháp xử lý

(DM)

Phương pháp xử lý

DM, % CP, % CF, % Ash, % Oxalate,

mg/100g *

Lá tươi 13,7 25,3 11,4 10,5 760

Phơi khô 88,4 25,6 11,3 13,3 600

Ngâm 17,2 25,6 11,5 10,5 570

Nấu 9,60 25,6 11,3 10,4 360

Ủ chua 17,0 25,3 11,0 10,5 350

Nguồn: Du Thanh Hang và Preston (2010), [64], *: các mẫu trên được sấy khô ở 65oC trong 24 giờ.

Phơi khô, ngâm, nấu và ủ chua đều làm giảm nồng độ của oxalate nhưng

ảnh hưởng rõ rệt nhất (giảm 50%) thể hiện ở phương pháp nấu và ủ chua [64].

1.3.7 Bã bia

Theo Nguyen Thi Kim Dong (2005) sử dụng bã bia để nuôi gia cầm rất

tốt, bã bia làm thức ăn cung cấp protein khá cao [99]. Trong bã bia có thể có một

số yếu tố chưa xác định kích thích tính thèm ăn, cải thiện sự tăng trưởng và hệ số

chuyển hóa thức ăn ở gia cầm, tăng tỷ lệ có phôi và tỷ lệ nở [70] [99]. Bã bia có

hàm lượng CP cao từ 23 - 28%, 0,9% lysine, 0,3 - 0,6% methionine, ME của bã

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

28

bia từ 7,3 - 10,8 MJ/ kg, NfE từ 41,3 - 46,7%, EE từ 3,7 - 8%, CF từ 12 - 18%

[100]. Bã bia còn tươi chứa lượng nước 76,9 - 87,5%. Trong bã bia có các

mảnh hạt chứa nhiều dẫn xuất không nitơ, hầu như toàn bộ lipid và protein của

các loại hạt, bột nằm trong bã bia [70]. Trong 100 kg bã bia khô (độ ẩm dưới

12%) có 15,2 kg protein dễ tiêu hóa trong đó có 350 g lysine, 110 g tryptophan,

160 g methionine, 450 g arginin, ngoài ra còn nhiều chất khoáng và vitamin nhóm

B [70]. Chất xơ trong bã bia khá cao 1,32 - 4,88% là xơ có độ tiêu hóa cao so

với các loại xơ của thức ăn [25].

Kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong (2005) bã bia có thể thay

thế 50 - 75% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần của ngan giai đoạn sinh trưởng

[99]. Chi phí thức ăn của khẩu phần 25% thức ăn hỗn hợp (75% bã bia) chỉ bằng

50% so với khẩu phần 100% thức ăn hỗn hợp. Tăng khối lượng hằng ngày giữa

các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [99].

1.3.8 Bột phụ phẩm cá tra

Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong 28 loài thuộc họ

Pangasiidae phân bố ở lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, loài cá này cũng được

phân bố ở Campuchia, Lào và Thái Lan [110]. Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng

bằng Sông Cửu Long chủ yếu là nuôi bè và sử dụng thức ăn tự nhiên, đến năm

2000 cá nuôi bè được cho ăn thức ăn phối trộn. Ở miền Nam Việt Nam đặc biệt là

vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cá tra rất phổ biến và trở thành món ăn thường

ngày của nhiều người. Vào cuối mùa nước nổi (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau)

cá tra di chuyển theo con nước để sinh sản và cá con sẽ bắt đầu vòng đời vào mùa

mưa (từ tháng 6 đến tháng 8) [110]. Cá tra trưởng thành chiều dài 130 cm, đạt khối

lượng 44 kg. Cá thích hợp trong môi trường pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 22 - 260C. Cá cái

thành thục khoảng 3 năm tuổi và khối lượng đạt khoảng 3 kg. Tuy nhiên, cá đực

thành thục khoảng 2 năm tuổi, nhưng trong tự nhiên dường như hoạt động giao

phối của cá đực cùng thời điểm với cá cái. Những giống cá tra trong tự nhiên sinh

sản 2 lần/ năm, nhưng khi nuôi trong bè thì sẽ sinh lần 2 sau lần 1 từ 6 - 17 tuần

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

29

[67].

Theo VASEP, năm 2008 Việt Nam xuất khẩu hơn 640 nghìn tấn cá tra với

kim ngạch đạt 1,45 tỉ USD [26]. Thị trường xuất khẩu cá tra từ hơn 100 nước

(năm 2007) đã tăng lên tới 144 nước (năm 2008) [26]. Năm 2010 Việt Nam xuất

khẩu đạt 659,4 nghìn tấn cá tra, kim ngạch xuất khẩu 1,427 tỷ USD [26].

Cá tra sống được phi lê tách thịt ra khỏi đầu, xương và nội tạng. Thịt phi

lê được chế biến thành những sản phẩm tiêu dùng. Phụ phẩm là phần còn lại của

cá tra sau khi tách thịt phi lê. Phụ phẩm này được các công ty chế biến thành mỡ

và bột phụ phẩm cá tra sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Phụ phẩm được chế biến

thành các sản phẩm như bột phụ phẩm cá tra loại 1 (CP>50%), bột phụ phẩm cá

tra loại 2 (CP<50%) và mỡ cá tra.

Theo Le Thi Men và cs. (2005), thành phần dinh dưỡng của thịt cá tra ở

Đồng bằng Sông Cửu Long, ở cá tra nuôi bè hàm lượng CP là 58,6% và EE là

39,9%, ở cá tra hầm chứa CP là 57% và EE là 36,1% [89]. Theo Nguyen Thi

Thuy và cs. (2010), bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng CP là 56,2% và EE là

9,5%, hàm lượng Ca và P cao. Hàm lượng Ca và P trong bột cá tra từ 7 - 13%

Ca và 2 - 3% P [119]. Theo Dale (2001), bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng

DM là 94%, CP là 60%, EE là 8,9%, Ca là 8% và P là 4,2% [61]. Theo

Minnesota AgEcon (2006), bột phụ phẩm cá tra có DM là 90%, CP là 58%,

EE là 11%, Lys là 4,19% và Met+Cys là 1,9% [92].

Một số nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá tra trong chăn nuôi

Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá tra tươi thay thế thức ăn bổ sung protein

của Nguyễn Thanh Vũ (2005) trên vịt lai Super M2 từ 28 - 60 ngày tuổi cho thấy

tăng trọng, lượng ăn vào bình quân hàng ngày của vịt ở các nghiệm thức thí

nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ở mức độ thay thế phụ

phẩm cá tra tươi càng cao (25%, 50%, 100%) thì khả năng tăng trọng có xu

hướng tăng [39]. Khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 25% và

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

30

50% có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn so với đối chứng. Trong khi đó khẩu

phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 100% cho hệ số chuyển hóa thức

ăn thấp hơn so với đối chứng [39]. Tuy vậy, sự khác biệt về hệ số chuyển hóa

thức ăn giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê

(P>0,05) [39].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh (2010) sử dụng phụ phẩm cá

tra tươi thay thế bột cá trên ngan Pháp từ 4 - 12 tuần tuổi cho thấy lượng DM và

protein thô ăn vào cao nhất ở nghiệm thức thay thế 75% bột cá bằng phụ phẩm

cá tra [17]. Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức thay thế 50% và 75% bột cá bằng

phụ phẩm cá tra. Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức khác biệt

không có ý nghĩa (P>0,05) [17].

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hằng (2010) sử dụng phụ phẩm cá

tra trong khẩu phần vịt con và vịt sinh sản hướng trứng cho thấy lượng ăn vào

(DM) trung bình hàng ngày ở mức 78,7 ;75,9 và 73,6 g DM/con/ngày (P<0,01)

[10]; mức tăng trọng bình quân hàng ngày của vịt con giữa các nghiệm thức đạt

được 23,5 ; 23,0; 20,7 g/con (P<001) [10]. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng

trọng của vịt được giảm 16% ở nghiệm thức vịt ăn khẩu phần có 40% phụ phẩm

cá tra [10]. Kết quả thí nghiệm trên vịt đẻ giai đoạn 29 - 41 tuần tuổi cho thấy bổ

sung phụ phẩm cá tra trong khẩu phần không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất

lượng trứng vịt [10]. FCR tính trên 10 quả trứng ở nghiệm thức sử dụng 36%

phụ phẩm cá tra tương đương với khẩu phần không sử dụng phụ phẩm và giảm

được 11% chi phí thức ăn để sản xuất 1 quả trứng [10].

Kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) bột phụ phẩm cá

tra có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong khẩu phần của lợn tăng trưởng [119].

Chi phí thức ăn của khẩu phần 100% bột phụ phẩm cá tra chỉ bằng 72% so với

khẩu phần 100% bột cá. Hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng khối lượng hằng

ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [119].

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

31

1.3.9 Rau muống

Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy

sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên

chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt

đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, rau muống là một loại rau rất

phổ thông và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng.

Rau muống ruộng có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được

trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ,

kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt

độ 20 - 300C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.

Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh

năm [101].

Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước (8% DM), 3,2% CP

(trạng thái tươi), 2,5% carbohydrate, 1% CF, 1,3% Ash. Hàm lượng muối

khoáng cũng rất cao, chủ yếu là Ca, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP,... Sử

dụng lá rau muống để bổ sung khoáng và vitamin cho gia súc và gia cầm là một

thuận lợi quan trọng ở những vùng quê, nơi premix không có sẵn hoặc giá cao

[101]. Ngoài ra bổ sung lá rau muống còn cung cấp lượng protein đáng kể vì

trong lá rau muống chứa protein khá cao [101]. Hàm lượng protein trong lá rau

muống là 26,7% (DM) [23]. Theo Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) thì hàm lượng

protein trong lá rau muống là 29,6% [18].

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

32

Chương 2.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị

năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn

2.1.1 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau: gà

Lương Phượng, gà Cobb 500 và gà Sao. Gà 5 tuần tuổi được cân để xác định

khối lượng cá thể trước khi vào thí nghiệm. Tổng số 48 con gà thuộc 3 giống

khác nhau được bố trí vào 24 cũi trao đổi chất. Mỗi thí nghiệm được tiến hành

với 8 lần lặp lại.

2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tôn, có lắp đặt hệ thống

quạt để tạo độ thông thoáng tốt. Các chuồng lồng biến dưỡng được làm bằng

khung sắt, sàn chuồng và vách bằng lưới kẽm. Kích thước mỗi ngăn lồng biến

dưỡng: 40 x 60 x 50cm. Dưới đáy mỗi ngăn lồng có đặt khay inox để hứng chất

thải. Máng ăn và máng uống được đặt ngoài chuồng lồng để tiện lợi việc cho ăn

uống.

2.1.3 Thức ăn thí nghiệm

Các nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm (bột ngô, cám gạo, bột cá cơm,

bột sắn và khô dầu đậu nành) được mua cùng một lúc với số lượng đủ cho suốt

thí nghiệm. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng thí nghiệm được sấy khô ở

550C, sau đó nghiền mịn qua máy nghiền với đường kính lỗ sàng Ø 0,5 mm.

Mẫu thức ăn được trộn đều trước khi đem phân tích thành phần hoá học.

2.1.4 Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1.

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

33

Bảng 2.1: Một số thông số bố trí thí nghiệm

Giống gà Thông số

Lương Phượng Cobb 500 Sao

Tuổi của gà thí nghiệm 5 tuần 5 tuần 5 tuần

Khối lượng gà (g/con) 645,75a ± 1,00 654,56a ± 1,86 347,81b ± 0,74

Số gà/ô 2 2 2

Tỷ lệ trống/mái 1/1 1/1 1/1

Số lần lặp lại 8 8 8

Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do

Phương pháp Gián tiếp Gián tiếp Gián tiếp

Chất chỉ thị AIA AIA AIA

Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt

theo khuyến cáo của NRC (1994) [97] và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001)

[37] (bảng 2.2). Celite được bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm với nồng độ

1,5% để làm tăng nồng độ AIA trong thức ăn. Để đảm bảo độ chính xác của kết

quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí

nghiệm.

Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm

TT Thành phần nguyên

liệu Tỷ lệ (%)

TT Thành phần nguyên

liệu Tỷ lệ (%)

1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* 0,20

2 Bột ngô 60,27 7 Premix khoáng** 0,25

3 Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO3 0,74

4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03

5 Khô dầu đậu nành 23,00 10 DCP 0,51

CP 20% ME 3050

kcal/kg * Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

34

2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học

Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai

đoạn nuôi thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng

một khẩu phần với chế độ ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai

đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ

và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho vào các hộp

nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -200C. Kết thúc giai đoạn thu

mẫu, mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của gà ở cùng một cũi

trao đổi chất đã thu được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ -

200C cho đến khi phân tích.

- Đối với mẫu thức ăn: Phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), năng lượng

tổng số (GE), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA).

- Đối với mẫu chất thải: Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 600C trong

24 giờ và nghiền qua sàng kích thước 0,5 mm được sử dụng để phân tích DM,

N, GE, và AIA (Scott và Hall, 1998) [114].

Phương pháp phân tích:

- Vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở 100 - 1050C,

thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích đem sấy. Sấy đến khối

lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86.

- Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ

thống Bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300).

- Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200

(Foss Tecator).

- Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo

phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [121]. Phương pháp xác định như

sau: Cân 1 - 2 g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500 ml. Thêm

vào 100 ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

35

thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thủy phân khi

đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatman số 41. Rửa trôi hết acid

bằng nước nóng 85 - 1000C. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc

chịu nhiệt đã được xác định khối lượng. Khoáng hóa mẫu qua đêm ở 6500C.

Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng

hóa từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau

AIA = (Wf - We) /Ws x 100 (Keulen và Young, 1977) [80]

Trong đó:

AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%)

Wf: Khối lượng cốc và tro (g)

We: Khối lượng cốc (g)

Ws: Khối lượng của mẫu đã sấy khô (g)

2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

- Nitơ tích lũy: Lượng nitơ tích lũy trên 1 kg thức ăn khẩu phần thí nghiệm

được tính theo công thức sau:

Nr = (Nd - Ne x AIAd /AIAe) x 1000/100 (Lammers và cs. 2008) [83]

Trong đó :

Nr: Lượng nitơ tích lũy (g/kg)

Nd: Hàm lượng niơ trong khẩu phần (%)

Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%)

AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (%)

AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (%)

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

36

- Giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần thí nghiệm được tính theo công thức

sau:

MEd = GEd - GEe x AIAd/AIAe (Scott và Hall, 1998) [114]

Trong đó :

MEd: Năng lượng trao đổi của khẩu phần (Kcal/kg DM)

GEd : Năng lượng tổng số của khẩu phần (Kcal/kg DM)

GEe : Năng lượng tổng số của chất thải

AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (% DM)

AIAe : Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (% DM)

- Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ

MEN = ME - 8,22 x nitơ tích lũy (Lammers và cs., 2008) [83]

Trong đó:

MEN: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (kcal/kgDM)

8,22: Năng lượng của acid uric (kcal/g)

2.1.7 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình

Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General

Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được

trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử

dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác

biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị

trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

37

2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các

chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu

Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

2.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 5 loại thức ăn gồm bột phụ phẩm cá tra,

bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám trích ly. Các loại phụ phẩm này có số lượng rất

lớn và phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Động vật thí nghiệm là gà Sao

giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng trung bình các lô thí nghiệm là 437

g/con.

2.2.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tôn, có lắp đặt hệ thống

quạt để tạo độ thông thoáng tốt. Các chuồng lồng biến dưỡng được làm bằng

khung sắt, sàn chuồng và vách bằng lưới kẽm. Kích thước mỗi ngăn lồng biến

dưỡng: 40 x 60 x 50 cm. Dưới đáy mỗi ngăn lồng có đặt khay inox để hứng chất

thải. Máng ăn và máng uống được đặt ngoài chuồng lồng để tiện lợi việc cho ăn

uống.

2.2.3 Thức ăn thí nghiệm

Các nguyên liệu của khẩu phần cơ sở và 5 loại thức ăn thí nghiệm (bột

phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám trích ly) được mua cùng một

lúc với số lượng đủ cho suốt thí nghiệm. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng

thí nghiệm được sấy khô ở 550C, sau đó nghiền mịn qua máy nghiền với đường

kính lỗ sàng Ø 0,5 mm. Mẫu thức ăn được trộn đều trước khi đem phân tích

thành phần hoá học.

2.2.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 60 con gà Sao ở giai đoạn 35 - 42 ngày

tuổi, gà thí nghiệm có khối lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 30 ngăn

lồng trao đổi chất có khay hứng phân riêng biệt, tỷ lệ trống/mái ở mỗi ngăn lồng

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

38

là 1/1. Thí nghiệm được thiết kế với 6 khẩu phần, trong đó một khẩu phần cơ sở

(KPCS) và 5 khẩu phần chứa 5 loại thức ăn thí nghiệm khác nhau chứa bột phụ

phẩm cá tra, bã bia, cám gạo, tấm gạo và cám trích ly. Mỗi khẩu phần được tiến

hành trên 10 con gà Sao được bố trí vào 5 ngăn lồng trao đổi chất với 5 lần lặp

lại. Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm

Chỉ số KPCS KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMTL

Số lượng gà (con) 10 10 10 10 10 10

Số gà/ô (con) 2 2 2 2 2 2

Tỷ lệ trống/mái 1 1 1 1 1 1

Số lần lặp lại 5 5 5 5 5 5

Số lồng trao đổi chất 5 5 5 5 5 5

KL gà khi bắt đầu thí nghiệm (g/con)

435 0,41

433,4 0,20

436 0,18

438,9 0,09

440,9 0,10

439,7 0,41

Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do

Chất chỉ thị AIA AIA AIA AIA AIA AIA (Ghi chú: KPCS: khẩu phần cơ sở; KPCT: khẩu phần cá tra; KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: khẩu phần cám gạo; KPTAM: khẩu phần tấm gạo; KPCAMTL: khẩu phần cám trích ly; AIA (Acid Insoluble Ashes): khoáng không tan trong HCl 4N)

Khẩu phần thí nghiệm

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần để xác định giá trị năng lượng của thức

ăn thí nghiệm theo phương pháp hiệu trừ (sai khác). Thành phần nguyên liệu

thức ăn của khẩu phần cơ sở được trình bày ở bảng 2.4. Các khẩu phần thí

nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20 - 40% khẩu phần cơ sở bằng thức

ăn thí nghiệm. Công thức các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.5.

Khoáng không tan trong HCl 4N (AIA) là chất chỉ thị. Để tăng lượng AIA trong

thức ăn, các khẩu phần được bổ sung Celite (celite® 545RVS, Nacalai Tesque,

Japan) với tỷ lệ 1,5 %.

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

39

Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở

TT Thành phần nguyên

liệu Tỷ lệ (%)

TT Thành phần nguyên

liệu Tỷ lệ (%)

1 Cám gạo 9,00 6 Premix vitamin* 0,20

2 Bột ngô 55,3 7 Premix khoáng** 0,25

3 Bột phụ phẩm cá tra 10,0 8 Bột CaCO3 0,74

4 Bột sắn 4,00 9 Methionine 0,03

5 Khô dầu đậu nành 20,0 10 DCP 0,51 * Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.

Bảng 2.5: Khẩu phần thí nghiệm

Khẩu phần Thức ăn, %

KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMTL

Khẩu phần cơ sở 80 80 60 60 60

Phụ phẩm bột cá tra 20 - - - -

Bã bia - 20 - - -

Cám gạo - - 40 - -

Tấm gạo - - - 40 -

Cám gạo trích ly - - - - 40 KPCT: khẩu phần cá tra, KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: phẩu phần cám gạo, KPTAM:

khẩu phần tấm gạo, KPCAMTL: khẩu phần cám trích ly

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được

giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Tất cả các loại nguyên liệu thức ăn

được chuẩn bị đầy đủ một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm và được trộn đều

trước khi phối hợp khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được trộn đều với nước

theo tỷ lệ 2:1, sau đó thức ăn được ép viên. Viên thức ăn được làm nhỏ với kích

thước khoảng 2 - 3 mm và được trải đều trên các khay. Thức ăn viên được sấy ở

nhiệt độ 600C trong khoảng 24 giờ. Trong quá trình sấy thức ăn được đảo đều

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

40

cho đến khi thức ăn khô hẳn, đảm bảo độ ẩm trong thức ăn viên <12%. Thức ăn

được bảo quản ở nơi thoáng mát, đợi đến khi tiến hành thí nghiệm sẽ sử dụng.

Thức ăn thí nghiệm được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng

tổng số. Kết quả phân tích thành phần hoá học của khẩu phần cơ sở và các khẩu

phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu phần thí

nghiệm (tính theo DM)

Khẩu phần DM (%)

CP (%)

EE (%)

CF (%)

Ash (%)

GE (kcal/kg)

AIA (%)

KPCS 92,2 22,2 4,06 3,80 8,24 4397 2,20

KPCT 93,4 30,0 5,85 3,42 11,3 4457 1,97

KPBB 93,1 23,4 3,85 5,94 7,59 4549 2,20

KPCAM 92,9 18,9 9,59 4,65 9,28 4660 2,49

KPTAM 92,6 17,3 1,43 2,50 5,90 4296 1,94

KPCAMTL 91,8 20,1 2,29 5,53 9,88 4317 2,32

2.2.5 Thu mẫu và phân tích hóa học

Các thực liệu thức ăn của khẩu phần được phân tích vật chất khô (DM),

protein tổng số (CP), lipid tổng số (EE), xơ thô tổng số (CF), khoáng tổng số

(Ash) và năng lượng tổng số (GE). Khẩu phần cơ sở (KPCS) và các khẩu phần

thí nghiệm được phân tích DM, CP, EE, CF, Ash, GE và AIA. Mẫu chất thải

được phân tích DM, GE và AIA.

Lấy mẫu phân tích được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu trung bình

theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325 - 86. DM được xác định theo phương

pháp sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86. Protein

thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp

Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200 (Foss Tecator) theo TCVN - 4328 - 2001,

AOAC 984.13. EE được xác định dựa vào khả năng hòa tan của các chất béo

trong dung môi hữu cơ theo TCVN - 4331 - 2001, AOAC 920.39 theo phương

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

41

pháp chiết Soclex trực tiếp trên thiết bị phân tích Soctex 2050 (Foss Tecator).

Năng lượng tổng số được xác định bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động

(Parr 6300). Xơ thô được xác định trên cơ sở tách bỏ tinh bột, đường, protein,

dầu, mỡ theo phương pháp Weende (TCVN 4329-93, AOAC.978.10) trên máy

Fibertec1020 (Foss Tecator). Hàm lượng AIA theo phương pháp được mô tả bởi

Vogmann và cs. (1975) [121].

2.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

* Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ

- Xác định lượng nitơ tích lũy từ thức ăn được tính toán theo công thức của

Lammers và cs. (2008) [91] như sau:

Nr = (Nd – Ne x AIAd/AIAe) x 1000/100

Trong đó:

Nr: Lượng nitơ tích lũy (g/kg)

Nd: Hàm lượng nitơ trong khẩu phần (%DM)

Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%DM)

AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong acid trong khẩu phần (%DM)

AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong acid trong chất thải (%DM)

- Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các khẩu phần được tính theo công thức

của Scott và Hall (1998) [124] như sau:

MEd = GEd - GEe × AIAd/AIAe

Trong đó:

MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg)

GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg)

GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg)

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

42

AIAd: hàm lượng khoáng không tan trong acid trong khẩu phần (%DM)

AIAe: hàm lượng khoáng không tan trong acid trong chất thải (%DM)

- Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần được

tính từ giá trị năng lượng trao đổi (ME) và được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích

lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức của Lammers và cs. (2008) [83] như

sau:

MEN = ME – 8,22 x Nitơ tích lũy

Trong đó: 8,22 là năng lượng của acid uric (kcal/g)

- Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nguyên liệu

thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997)

[122] [22] theo công thức sau:

EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó:

EVta là giá trị MEN của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (kcal/kg DM);

EVtn và EVcs lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) của khẩu phần chứa

nguyên liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức

ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm.

* Xác định tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến các chất dinh dưỡng trong

khẩu phần

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến EE, chất hữu cơ (OM), dẫn xuất không nitơ (NfE) và

CF trong một khẩu phần được tính theo công thức của Huang và cs. (2005) [71]

như sau:

DD = (1 - [(ID x AF)/(IF x AD)]) x 100

Trong đó:

DD: tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của một chất dinh dưỡng trong KP (%).

ID: hàm lượng tro (AIA) trong KP không tan trong acid (mg/kg).

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

43

AF: hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất thải (mg/kg).

IF: hàm lượng khoáng AIA không tan trong acid trong chất thải (mg/kg).

AD: hàm lượng chất dinh dưỡng trong KP (mg/kg).

* Xác định tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các

nguyên liệu thức ăn thí nghiệm

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm được

tính toán theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) [122] [22] theo công

thức sau:

EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó:

EVta là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%);

EVtn và EVcs lần lượt là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%) của khẩu phần

chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở;

k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên

liệu thức ăn thí nghiệm.

2.2.7 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình

Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General

Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được

trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử

dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác

biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị

trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

44

2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ

phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi

2.3.1 Đối tượng thí nghiệm

Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và

2850 kcal ME/kg, gà trước khi vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả,

đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm

vào lúc 5 tuần tuổi.

2.3.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng được lợp bằng lá có hai mái, ô chuồng được đóng bằng gỗ tre

diện tích 1,5m2. Nền chuồng lót trấu và phía trên chuồng được che phủ bằng

lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm.

2.3.3 Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự trộn có 18% CP.

Các nguyên liệu thức ăn sử dụng để phối hợp khẩu phần được mua từ một nguồn

ổn định gồm ngô, tấm, cám, khô dầu nành, bột cá nhạt và bột phụ phẩm cá tra

trong suốt thời gian thí nghiệm.

2.3.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm

thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm

15 đơn vị thí nghiệm. Trong đó khẩu phần cơ bản (BCT - 0) gà được cho ăn

100% bột cá nhạt, 4 khẩu phần còn lại có hàm lượng protein của bột cá nhạt

được thay thế bằng hàm lượng protein của phụ phẩm bột cá tra ở các mức độ 25,

50, 75, 100%. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 8 con gà Sao có khối lượng tương

đương nhau là 406 ± 5,7 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí

nghiệm.

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

45

Bảng 2.7: Các nghiệm thức của thí nghiệm

Nghiệm thức Bột cá nhạt Bột phụ phẩm cá tra

BCT - 0 100 % CP bột cá nhạt -

BCT - 25 75 % CP bột cá nhạt 25% CP bột phụ phẩm cá tra

BCT - 50 50 % CP bột cá nhạt 50% CP bột phụ phẩm cá tra

BCT - 75 25 % CP bột cá nhạt 75% CP bột phụ phẩm cá tra

BCT - 100 - 100% CP bột phụ phẩm cá tra

Bảng 2.8: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm

Nguyên liệu BCT-0 BCT-25 BCT-50 BCT-75 BCT-100

Ngô 36,3 36,6 36,2 36,6 36,4

Tấm 29 28 28 27 26

Cám 8,4 8,4 8,4 8,4 8,4

Khô dầu nành 15 15 15 15 15

Bột cá nhạt 11,1 8,4 5,55 2,8 -

Bột phụ phẩm cá tra - 3,4 6,65 10 14

Tổng cộng 100 100 100 100 100

Premix vitamin được bổ sung 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm, Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

46

Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu, %

BCT-0 BCT-25 BCT-50 BCT-75 BCT-100

DM 89,3 89,5 89,6 89,7 89,8

OM 93,8 93,1 92,8 92,6 92,1

CP 18,2 18,1 18,0 18,2 18,1

EE 6,58 7,01 7,14 7,28 7,49

CF 4,00 4,14 4,29 4,51 4,58

NDF 22,7 23,1 23,4 23,7 23,7

Ash 6,25 6,89 7,23 7,42 7,88

ME (MJ/kg) 13,01 13,00 12,98 12,97 12,96

ME(Kcal/kg) 3107 3105 3100 3098 3097 ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [75].

2.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học

Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi

lần cho ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa. Từ đó tính

được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được

thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị

phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF.

DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác

định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương

pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong

hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo

phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào

mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn

để xác định tăng trọng.

2.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng ăn vào trong suốt quá trình thí

nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn.

Page 60: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

47

Lượng thức ăn ăn vào được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn

hàng ngày và lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau để xác định lượng thức ăn

ăn vào hàng ngày.

Tăng khối lượng của gà (g/con/ngày) được xác định bằng cách cân khối

lượng từng gà khi bố trí thí nghiệm để xác định khối lượng ban đầu, sau đó cân

vào cuối mỗi tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Gà thí nghiệm được xác định khối

lượng từng con và toàn bộ số gà có trong mỗi đơn vị thí nghiệm lúc sáng sớm

trước khi cho ăn để xác định tăng khối lượng của gà theo tuần. Tăng khối lượng

của gà được tính theo công thức:

Tăng khối lượng (g/con/ngày) = (Khối lượng cuối thí nghiệm - Khối

lượng đầu thí nghiệm)/số ngày thí nghiệm

Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính bằng cách lấy số lượng thức ăn ăn

vào trong giai đoạn chia cho tăng khối lượng theo giai đoạn.

Các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng được thực hiện

bằng cách chọn 4 con gà có khối lượng đại diện trong mỗi đơn vị thí nghiệm để

mổ khảo sát và chọn mẫu thịt ức và thịt đùi để phân tích thành phần chất dinh

dưỡng của thịt gà Sao.

2.3.7 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình

Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General

Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được

trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử

dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác

biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị

trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.

Page 61: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

48

2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng

và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt

2.4.1 Đối tượng thí nghiệm

Gà Sao được nuôi úm từ mới nở đến 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có

20% CP và 2850 kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm

vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao

được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.

2.4.2 Chuồng trại thí nghiệm

Trại được lợp bằng lá hai mái, các dãy chuồng lồng được đóng bằng gỗ có

diện tích 1,5 m2. Sàn chuồng được lót bằng lưới kẽm cách nền 60 cm, xung

quanh mỗi ngăn chuồng được bao kín bằng lưới kẽm và phía trên chuồng được

che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng lồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm.

Dưới đáy chuồng lồng được lắp đặt miếng nhựa plastic để hứng chất thải.

2.4.3 Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự trộn có 20%

CP và 13,8 MJ ME/kg. Các nguyên liệu thức ăn được sử dụng để phối hợp

khẩu phần được mua 1 lần từ một nguồn ổn định gồm ngô, tấm, cám, bột đậu

nành và bột phụ phẩm cá tra trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng bã bia

được mua 1 lần sử dụng cho 2 ngày và được trữ trong thùng có nắp đậy kín,

để bảo quản trong điều kiện yếm khí.

2.4.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm

thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, là 5 mức độ thức ăn hỗn hợp giảm

dần: 100; 80; 60; 40 và 20%, trong khi bã bia được cho ăn tự do, mỗi nghiệm

thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con gà Sao, có khối

lượng tương đương nhau (334 - 352 g/con). Thí nghiệm được thực hiện trong 10

tuần. Tổng số gà thí nghiệm là 150 con.

Page 62: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

49

Bảng 2.10: Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm

Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ, %

Ngô 39,6

Tấm 28,0

Cám 8,40

Bột đậu nành 12,0

Phụ phẩm bột cá tra 12,0

Tổng cộng 100 Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm. Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.

Bảng 2.11: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia

Chỉ tiêu Thức ăn hỗn hợp Bã bia

DM (%) 88,4 25,9

OM (%) 95,1 96,4

CP (%) 20,4 29,9

EE (%) 5,4 18,1

CF (%) 2,2 16,3

NDF (%) 18,8 71,7

Ash (%) 5,1 3,6

ME (MJ/kg DM) 13,8 7,4

ME (kcal/kg DM) 3298 1768 ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [75].

2.4.5 Thu mẫu và phân tích hóa học

Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi

lần cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính

được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được

thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị

Page 63: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

50

phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF.

DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác

định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương

pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong

hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo

phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào

mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn

để xác định tăng khối lượng.

2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng ăn vào trong suốt quá trình thí

nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và các chỉ tiêu thành phần

thân thịt, các cơ quan nội tạng.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên như đã được mô tả trong thí

nghiệm 3.

2.4.7 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình

Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General

Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được

trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử

dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác

biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị

trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.

Page 64: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

51

2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước ủ chua và

bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 -

13 tuần tuổi

2.5.1 Đối tượng thí nghiệm

Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và

2850 kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng

dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào

thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.

2.5.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng được lợp bằng lá hai mái, ô chuồng được đóng bằng gỗ tre diện

tích 1,5 m2. Nền chuồng lót trấu và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới

nylon. Mỗi ngăn chuồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm.

2.5.3 Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là cám, bột phụ phẩm cá tra và

premix - khoáng - vitamin được mua 1 lần từ một nguồn ổn định trong suốt

thời gian thí nghiệm. Riêng môn nước ủ chua được làm như sau: lá và thân

được thái nhỏ (2 - 3 cm) để qua đêm trong nhà cho ráo nước, sau đó đóng gói

trong túi nhựa kín không khí trong 10 - 15 ngày (khi môn nước chuyển màu

vàng sẫm) thì sử dụng cho gà Sao ăn.

2.5.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm

thức tương ứng với 4 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm

12 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con gà Sao có khối lượng

tương đương nhau với khối lượng trung bình 403 g/con. Có tổng cộng 120 con

gà Sao được bố trí vào thí nghiệm. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm và công

thức khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.12.

Page 65: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

52

Bảng 2.12: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm

Nguyên liệu thức ăn NT1 NT2 NT3 NT4

Bột phụ phẩm cá tra - - 5 5

Cám 75 Ăn tự do 71,2 Ăn tự do

Môn nước ủ chua 25 Ăn tự do 23,8 Ăn tự do

Tổng cộng 100 100 100 100

Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm. Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.

Bảng 2.13: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm (%DM)

Nguyên liệu (%) Cám Môn nước

tươi

Môn nước

ủ chua

Bột phụ

phẩm cá tra

DM 88,9 17 28,7 91,9

OM 88,6 89,1 88,8 78,1

CP 11,1 18,2 19,6 65,4

EE 11,6 - - 12,7

CF 6,59 18,2 17,9 0,19

Ash 11,4 10,9 11,2 21,9

Oxalate (mg/100g) - 860 365 -

2.5.5 Thu mẫu và phân tích hóa học

Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi

lần cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính

Page 66: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

53

được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được

thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị

phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF.

DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác

định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương

pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong

hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo

phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào

mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn

để xác định tăng trọng.

2.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm lượng ăn vào trong suốt quá trình thí

nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và các chỉ tiêu thành phần

thân thịt, các cơ quan nội tạng.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên như đã được mô tả trong thí

nghiệm 3.

2.5.7 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình

Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General

Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được

trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử

dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác

biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị

trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.

Page 67: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

54

Chương 3.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao

đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn

Bảng 3.1: Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn

Giống gà thí nghiệm

Chỉ số Lương Phượng

Cobb 500 Sao SE/P

ME (kcal/kg DM) 3076,4a 3184,8b 3349,2c 15,7/0,004

Nitơ tích lũy (g/kg DM) 12,04a 14,78b 17,33c 0,56/0,001

MEN (kcal/kg DM) 2977,5a 3063,3b 3206,7c 12,8/0,002

MEN (kcal/kg NT) 2747,9a 2827,1b 2959,5c 11,6/0,002

MEN (MJ/kg DM) 12,46a 12,82b 13,42c 0,06/0,003

MEN (MJ/kg NT) 11,50a 11,83b 12,38c 0,06/0,003

(NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05).

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác về giá trị ME giữa các giống

gà. Giá trị ME cao nhất ở gà Sao (3349,2 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương

Phượng (3076,4 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn

thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,91%. Trong khi đó sai khác về

giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 8,87%. Sai khác về giá trị

ME giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 3,52%.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy ở 3

giống gà thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là cao nhất ở giống gà Sao

(17,33 g/kg DM), và thấp nhất ở giống gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM).

Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà

Sao và gà Cobb 500 là 17,3%. Trong khi đó sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa

Page 68: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

55

gà Sao so với gà Lương Phượng là 43,1%. Sự sai khác về giá trị nitơ tích lũy

giữa gà Cobb 500 và Lương Phượng là 22,8%. Hàm lượng nitơ từ thức ăn là

giống nhau giữa các giống gà, nhưng ở giống gà Sao có lượng nitơ tích lũy từ

thức ăn cao nhất, điều này chứng tỏ hàm lượng nitơ trong chất thải của gà Sao là

thấp nhất, sự sai khác này nguyên nhân có thể là do gà Sao là loài động vật

hoang dã, sống trong điều kiện tự nhiên kham khổ thời gian dài nên sử dụng

thức ăn hiệu quả hơn giống gà Lượng Phượng và gà Cobb 500.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P 0,05)

về giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi

xác định trên 3 giống gà khác nhau. Giá trị MEN (kcal/kg DM) của thức ăn thí

nghiệm ở gà Sao, gà Lương Phượng và Cobb 500 lần lượt là: 3.206,7; 2.977,5

và 3.063,3. Giá trị MEN cao nhất ở gà Sao (3.206,7 kcal/kg DM) và thấp nhất ở

gà Lương Phượng (2.977,5 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị MEN

trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,46%. Trong khi

đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 7,14%. Sai

khác về giá trị MEN giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 2,81%. Giá trị

ME và MEN của gà Sao đều cao hơn gà Cobb 500 và gà Lương Phượng. Điều

này cho thấy khả năng khai thác năng lượng thức ăn của gà Sao là rất tốt, sự

chênh lệch cao hơn này nên được sử dụng để tính chuyển đổi giá trị ME cho gà

Sao từ các cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các giống gà khác trong nước.

3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của

một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai

đoạn sinh trưởng

3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu

Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu

nguyên liệu thức ăn được trình bày ở bảng 3.2. Kết quả về giá trị năng lượng tổng

số (GE) của 5 loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này biến động

Page 69: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

56

trong khoảng từ 4247 - 5240 kcal/kg DM. Giá trị GE cao nhất ở bã bia (5240

kcal/kg DM) và thấp nhất ở cám trích ly (4247 kcal/kg DM). Trong thí nghiệm

này tấm có hàm lượng CP là 9,29%. Kết quả về hàm lượng CP của tấm gạo

trong nghiên cứu này tương đương kết quả của Men và cs. (2005) [89] và Lâm

Thanh Bình (2009) [6] (9,29% so với 8,9% và 9,11% theo thứ tự).

Bảng 3.2: Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng số của

các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM)

Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị năng lượng của thức ăn Thức ăn

DM CP EE CF Ash

GE (kcal/kg)

Bột phụ phẩm cá tra

91,9 65,4 12,7 0,19 21,9 4862

Cám gạo 86,0 14,5 18,1 6,59 10,4 5062

Bã bia 89,9 29,9 7,53 16,3 3,57 5240

Tấm gạo 86,7 9,29 0,82 0,59 0,51 4293

Cám trích ly 88,6 16,2 1,21 8,39 10,6 4247

Hàm lượng CP của cám gạo trong thí nghiện này cao hơn kết quả trong

báo cáo của Nguyễn Hữu Lợi (2009) [19] và Đặng Hùng Cường (2011) [9],

(14,47% so với 10,7% và 11,0% theo thứ tự). Điều này có thể giải thích là cám

gạo trong thí nghiệm của chúng tôi là từ giống lúa Jasmine là loại giống lúa chất

lượng tốt nhất hiện nay ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hàm lượng CP của bột

phụ phẩm cá tra trong thí nghiệm là 65,43% kết quả này cao hơn kết quả của

Dale (2001) [61] là 60%, của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) [119] là 56,2%. Bã

bia sử dụng trong thí nghiệm này có hàm lượng CP là 29,94% cao hơn kết quả

của Nguyen Thi Kim Dong (2005) [99] có hàm lượng CP trong bã bia là 23,6%.

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần

Hàm lượng nitơ tích lũy và giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ

của các khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3. Kết quả thu được ở

Page 70: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

57

bảng 3.3 cho thấy, nhìn chung, giá trị ME của khẩu phần chứa tấm gạo cao hơn

giá trị ME của khẩu phần cơ sở. Đối với các khẩu phần còn lại, giá trị ME đều

thấp hơn so với giá trị ME của khẩu phần cơ sở. Hàm lượng nitơ tích lũy của gà

cao nhất ở khẩu phần KPCT (19,1 g/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAM

(11,2 g/Kg DM).

Giá trị MEN của các khẩu phần thí nghiệm KPCS, KPCT, KPCAM,

KPBB, KPTAM và KPCAMTL tương ứng là 3214 kcal/kg DM, 3189 kcal/kg

DM, 3187 kcal/kg DM, 2940 kcal/kg DM, 3485 kcal/kg DM và 2908 kcal/kg

DM. Như vậy, giá trị MEN cao nhất ở khẩu phần KPTAM (3485 kcal/kg DM

hay 14,6 MJ/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAMTL (2908 kcal/kg DM

hay 12,2 MJ/kg DM).

Bảng 3.3: Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm

Chỉ số KPCS KPCT KPCAM KPBB KPTAM KPCAMTL

ME

(Kcal/kgDM) 3351 26,6 334684,5 3279 58,2 3079 40,1 362546,04 3007 48,9

Nitơ tích lũy

(g/kgDM) 16,7 1,46 19,1 1,19 11,2 1,22 16,9 0,97 17,0 1,25 12,1 1,74

MEN

(Kcal/kgDM) 3214 14,5 3189 75,3 3187 48,2 2940 32,1 3485 36,3 2908 36,9

MEN

(MJ/kg DM) 13,5 0,06 13,4 0,32 13,3 0,2 12,3 0,13 14,6 0,15 12,2 0,15

MEN

(Kcal/kg NT) 296313,4 298070,4 2960 44,7 2736 29,9 3235 33,7 2670 33,9

MEN

(MJ/kg NT) 12,4 0,06 12,5 0,29 12,4 0,19 11,5 0,12 13,5 0,14 11,2 0,14

Page 71: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

58

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các nguyên liệu

thức ăn thí nghiệm

Từ kết quả giá trị MEN của khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm, giá

trị MEN của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính toán và trình bày ở

bảng 3.4.

Bảng 3.4. Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm

Đơn vị tính Bột phụ

phẩm cá tra Cám gạo Bã bia Tấm gạo Cám trích ly

kcal/kg DM 3014 376 3116 120 1768 160 3861 90,7 2420 92,3

kcal/kg NT 2771 346 2680 103 1590 144 3349 78,7 2144 81,7

MJ/kg DM 12,61 1,58 13,0 0,50 7,40 0,67 16,16 0,38 10,13 0,39

MJ/kg NT 11,59 1,45 11,2 0,43 6,65 0,60 14,01 0,33 8,97 0,34

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, có sự biến động về giá trị MEN giữa các

nguyên liệu thức ăn thí nghiệm rất lớn. Giá trị MEN của bột phụ phẩm cá tra,

cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 3014, 3116, 1768, 3861

và 2420 kcal/kg DM. Giá trị MEN cao nhất ở tấm gạo (3861 kcal/kg DM) và

thấp nhất ở bã bia (1768 kcal/kg). Giá trị MEN của tấm gạo ở thí nghiệm này

thấp hơn kết quả công bố của Hồ Trung Thông và cs. (2012) khi nghiên cứu

trên gà Lương Phượng (3861 so với 3976 kcal/kgDM) [33]. Giá trị MEN của

phụ phẩm phụ phẩm bột phụ phẩm cá tra là 3014 kcal/kg DM cao hơn theo

công thức ước tính của Janssen (1989) là 2726 kcal/kgDM [75]. Giá trị MEN của

cám gạo là 3116 kcal/kgDM thấp hơn theo công thức ước tính của Lã Văn Kính

(2003) là 3319 kcal/kgDM [15].

Page 72: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

59

3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở

Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

Kết quả phân tích thành phần chất dinh dưỡng và năng lượng của các

nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn thí

nghiệm (%, DM)

Thành phần, % Thức ăn

DM CP EE CF Ash GE (Kcal/kg)

Bột phụ phẩm cá tra 91,9 65,4 12,7 0,19 21,9 4862

Cám gạo 86,0 14,5 18,1 6,59 10,5 5062

Bã bia 89,9 29,9 7,53 16,3 3,57 5240

Tấm gạo 86,7 9,29 0,82 0,59 0,51 4293

Cám trích ly 88,6 16,2 1,21 8,39 10,6 4247

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí

nghiệm

Tỷ lệ tiêu hóa vừa phản ánh phẩm chất của một loại thức ăn hay một chất

dinh dưỡng vừa phản ánh yếu tố con vật đối với phẩm chất của một loại thức ăn

nào đó. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn được xem là yếu tố then chốt đảm

bảo cho năng suất chăn nuôi. Từ kết quả tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần các

chất dinh dưỡng trong KPCS và khẩu phần thí nghiệm, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến

toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm được tính và trình

bày ở bảng 3.6.

Page 73: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

60

Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm

Thức ăn

Bột phụ phẩm cá tra

Cám gạo Bã bia Tấm gạo Cám trích lyChỉ tiêu, %

M SE M SE M SE M SE M SE

OMD 59,0 14,4 63,7 1,85 32,6 3,28 90,4 2,12 61,9 2,94

EED 94,0 14,5 87,3 3,44 45,9 14,3 54,7 3,71 53,5 4,87

CFD 79,9 10,0 5,87 2,80 27,8 10,8 15,7 3,16 21,2 7,16

NfED 70,7 16,5 77,8 1,84 46,3 3,78 95,4 1,70 80,4 3,21

OMD: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; EED: Tỷ lệ tiêu hóa lipid; CFD: Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô;

NfED: Tỷ lệ tiêu hóa dẫn xuất không nitơ.

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần OM của các nguyên liệu thức ăn phụ

phẩm phụ phẩm bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly

lần lượt là 59,0%; 63,7%; 32,6%; 90,4% và 61,9%. Tỷ lệ tiêu hóa OM cao nhất

ở tấm gạo (90,4%) và thấp nhất ở bã bia (32,6%). Kết quả nghiên cứu của Đặng

Hùng Cường (2012) [9] có tỷ lệ tiêu hoá OM của thức ăn hỗn hợp trên gà Sao là

84,1%. Kết quả này thấp hơn tỷ lệ tiêu hoá OM của tấm gạo (90,4%) và cao hơn

tỷ lệ tiêu hóa của các nguyên liệu thức ăn còn lại.

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần EE của các nguyên liệu thức ăn bột phụ

phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 94,0%; 87,3%;

45,9%; 54,7% và 53,5%. Trong đó tỷ lệ tiêu hóa EE ở bột phụ phẩm cá tra có

giá trị cao nhất (94,0%) và thấp nhất là bã bia (45,9%). Kết quả nghiên cứu của

Tôn Thất Thịnh (2010) [32] thì có tỷ lệ tiêu hoá EE của thức ăn hỗn hợp trên gà

Sao là 82%. Kết quả này thấp hơn tỷ lệ tiêu hoá EE của bột phụ phẩm cá tra

(94,0%), cám gạo (87,3%) và cao hơn tỷ lệ tiêu hóa của các nguyên liệu thức ăn

còn lại.

Page 74: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

61

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của xơ thô (CF) của các nguyên liệu thức ăn bột phụ

phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 79,9%; 5,87%;

27,8%; 15,7% và 21,2%, trong đó CF bột phụ phẩm cá tra cao nhất 79,9% và thấp

nhất là cám gạo 5,87%. Kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] có tỷ lệ

tiêu hóa CF của thức ăn hỗn hợp trên gà Sao là 43,8% và của Đặng Hùng Cường

(2012) [9] là 33,4%.

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của dẫn xuất không nitơ (NfE) của các nguyên

liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần

lượt là 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%, NfE cao nhất được tìm thấy ở

tấm gạo là 95,4% và thấp nhất là bã bia 46,3%.

Trung bình các mẫu thí nghiệm thì CF là chỉ tiêu có kết quả tỷ lệ tiêu

hóa thấp nhất (30,1%) so với tỷ lệ tiêu hóa các chỉ tiêu còn lại. Giá trị cao

nhất là dẫn xuất không nitơ (NFE) đạt 74,1%. Dẫn xuất không nitơ được tính

bằng tổng chất hữu cơ trừ đi CF, CP và EE. Vì vậy, có thành phần chủ yếu là

tinh bột hay carbohydrate dễ hòa tan nên có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn so với các

thành phần khác.

Tỷ lệ tiêu hóa của protein và acid amin của thức ăn nếu được đánh giá

bằng phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở hồi tràng thì sẽ cho

kết quả chính xác hơn là đánh giá bằng kết quả tiêu hóa ở phân, do ảnh hưởng

của sự tác động của hệ vi sinh vật trong ruột già đã làm thay đổi cơ cấu các acid

amin trong phân.

Page 75: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

62

3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh

trưởng gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi

Bảng 3.7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn

thí nghiệm (%, DM)

Nguyên liệu thức ăn (%)

Ngô Tấm Cám Khô dầu đậu nành

Bột cá nhạt

Bột cá tra phụ phẩm

DM 88,6 87,0 92,4 89,5 90,7 91,3

OM 98,6 99,1 87,1 94,8 80,6 78,0

CP 8,08 8,9 10,4 43,4 54,4 45,5

EE 4,85 1,70 9,77 1,22 12,0 13,2

CF 2,12 0,89 16,4 5,44 1,23 1,56

NDF 28,5 7,35 32,1 12,25 10,2 11,0

Ash 1,40 0,90 12,9 6,82 19,4 22,0

ME (MJ/kg/DM) 13,69 16,16 13,0 10,34 15,07 12,61

ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs (1989) [75]. Các chỉ tiêu còn lại được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ Môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng

dụng - Đại học Cần Thơ.

Bảng 3.7 trình bày thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm. Qua bảng cho

thấy, hàm lượng DM các nguyên liệu thức ăn khá cao khoảng 87,0 - 92,4%.

Trong đó hàm lượng DM của tấm là 87,0%. Kết quả phân tích hàm lượng DM

tấm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Men và cs.

(2005) DM tấm là 88,5% [89]. Bắp trong nghiên cứu này có hàm lượng DM là

88,6%, tương đương với kết quả của Đặng Hùng Cường (2011) là 88,4% [9].

Cám có hàm lượng DM 92,4%. Kết quả này cao hơn báo cáo của Nguyễn Hữu

Lợi (2009) có DM là 89,1% [19]. Đặng Hùng Cường (2011) có DM là 85,8%

[9]. Bột cá nhạt có DM là 90,7% cao hơn nghiên cứu của Đặng Hùng Cường

(2011) có DM là 88,0% [9]. Bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng DM 91,3%. Kết

quả này thấp hơn nghiên cứu của Dale (2001) có DM là 94% [61], cao hơn báo

cáo của Men và cs. (2005) có DM là 90,2 % [89].

Page 76: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

63

Kết quả phân tích CP bột cá nhạt, bột phụ phẩm cá tra và đậu nành là các

thực liệu dùng để điều chỉnh hàm lượng CP trong khẩu phần nên hàm lượng CP

cao, cao nhất là bột cá nhạt (54,4%) kế đến là bột phụ phẩm cá tra (45,5%) và

tiếp theo là đậu nành (43,4%). Kết quả phân tích CP của bột cá nhạt cho thấy

đây là loại bột cá tốt sử dụng cho gia cầm, kết quả này cao hơn kết quả báo cáo

của Nguyễn Hữu Lợi (2009) là 52,0% [19]. Kết quả CP của bột phụ phẩm cá tra

trong thí nghiệm là 45,5% kết quả này thấp hơn kết quả của Dale (2001) là 60%

[61], của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) là 56,2% [119] và của Le Thi Men và

cs. (2005) là 60,5% [89].

Bảng 3.8: Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn

của gà thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

SE P

KL gà đầu thí nghiệm (g/con)

410 405 408 403 404 5,70 0,910

KL gà cuối thí nghiệm (g/con)

1.343a 1.336a 1.338a 1.320ab 1.298b 7,04 0,008

Tăng KL (g/con/ngày) 16,7a 16,6a 16,6a 16,5ab 15,9b 0,13 0,018

DM ăn vào (g/con/ngày) 53,9a 55,9ab 56,8bc 58,5c 59c 0,51 0,001

CP ăn vào (g/con/ngày) 9,7a 10,1ab 10,2bc 10,5c 10,6c 0,09 0,001

FCR 3,23a 3,36b 3,42bc 3,54d 3,69e 0,02 0,001

CP/tăng KL (g/kg) 582a 605b 616bc 637d 665e 3,95 0,001

ME/tăng KL (MJ/kg) 41,9a 43,66b 44,4bc 45,95d 47,98e 0,28 0,001

CP/ME (g/MJ) 13,9 13,9 13,9 13,9 13,9 - - Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b, c khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05

Page 77: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

64

410 405 408 403 404

1343 1336 1338 1320 1298

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

Nghiệm thức

K

hối lượ

ng (g

/con

)

Khối lượng đầu Khối lượng cuối

Đồ thị 3.1: Khối lượng đầu và cuối của gà Sao thí nghiệm

Đồ thị 3.2: Tăng khối lượng gà Sao thí nghiệm

Page 78: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

65

Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.8 là tương đương nhau từ 403 g

đến 410 g, tránh sự ảnh hưởng ban đầu đến kết quả thí nghiệm. Tăng khối lượng

của gà ở các nghiệm thức BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 cao hơn so với

nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Tăng khối lượng thấp nhất

ở nghiệm thức BCT100 là 15,9 g/con/ngày. Kết quả này được giải thích là do

bột phụ phẩm cá tra là phụ phẩm nên khẩu phần 100% protein bột phụ phẩm cá

tra chất lượng kém hơn protein bột cá nhạt. Kết quả tăng khối lượng của gà thí

nghiệm nhỏ hơn với nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 16,7

- 18,5 g/con/ngày [13], nhưng cao hơn so với báo cáo của Saina (2005) là 12,3

g/con/ngày [112].

Khối lượng gà lúc kết thúc thí nghiệm có cùng xu hướng với tăng khối

lượng. Khối lượng của gà ở các nghiệm thức BCT0, BCT25, BCT50, BCT75

cao hơn so với nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Khối lượng

cao ở nghiệm thức BCT0 và BCT75 là 1343 g/con và 1320 g/con và thấp nhất ở

nghiệm thức BCT100 là 1298 g/con. Gà ở bốn nghiệm thức BCT0, BCT25,

BCT50, BCT75 được ăn vào khẩu phần chất dinh dưỡng có chất lượng tốt từ bột

cá nhạt kết hợp với bột phụ phẩm cá tra so với nghiệm thức BCT100.

3,69d3,54c3,42bc3,36b3,23a

0

0,5

1

1,5

2

2,5

3

3,5

4

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

Nghiệm thức

Hệ

số c

huyể

n h

óa thứ

c ăn

Đồ thị 3.3: FCR của gà Sao thí nghiệm

Page 79: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

66

Hệ số chuyển hóa thức ăn tăng ở các nghiệm thức có thay thế bột phụ

phẩm cá tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí

nghiệm thấp ở nghiệm thức BCT0 là 3,23 và cao nhất ở nghiệm thức BCT100 là

3,69. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu của Say (1987) có FCR ở thời

điểm giết thịt lúc 13 tuần tuổi là 3,1 - 3,5 [113], báo cáo của Tôn Thất Thịnh

(2010) có FCR là 3,38 [32] nhưng tương đương với kết quả của Trương Nguyễn

Như Huỳnh (2011) là 3,21 - 3,69 [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao

hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs., (2006) có FCR lúc 12 tuần tuổi là

2,52 [29]. Điều này được giải thích do hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí

nghiệm được tính trong giai đoạn từ 5 - 13 tuần tuổi trong khi hệ số chuyển hóa

thức ăn trong kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs., (2006) được tính

trong giai đoạn từ 1 - 12 tuần tuổi [29].

Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa thống

kê (P 0,05) ở nghiệm thức BCT100 so với các nghiệm thức đầu. Tiêu tốn

ME/tăng khối lượng tăng dần khi tăng mức độ thay bột phụ phẩm cá tra trong

khẩu phần, cao hơn ở nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 0,05).

9,7a 10,1ab 10,2bc 10,5c 10,6c

59c58,5c56,8bc55,9ab53,9a

0

10

20

30

40

50

60

70

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

Nghiệm thức

g/co

n/n

gày

CP ăn vào DM ăn vào

Đồ thị 3.4: DM và CP ăn vào

Page 80: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

67

Từ kết quả trình bày ở bảng 3.8 (đồ thị 3.4) cho thấy lượng DM ăn vào

tăng có ý nghĩa thống kê (P 0,05) khi tăng mức độ thay thế bột phụ phẩm cá

tra trong khẩu phần. Trong đó, DM ăn vào ở nghiệm thức BCT0 là 53,9

g/con/ngày, BCT50 là 56,8 g/con/ngày và nghiệm thức BCT100 là 59

g/con/ngày. Kết quả này có thể giải thích là do ở các nghiệm thức được thay thế

protein của bột cá nhạt bằng protein của bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần có

lượng béo cao hơn khẩu phần 100% bột cá nhạt (BCT0), làm kích thích khả

năng thu nhận thức ăn do đó gà ăn vào lượng thức ăn nhiều hơn so với khẩu

phần không được thay thế protein bột cá nhạt bằng protein bột phụ phẩm cá tra.

Lượng CP ăn vào nằm trong khoảng từ 9,7 đến 10,7 g/con/ngày có ý

nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P 0,05). Kết quả này thấp hơn nghiên

cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 12,1 - 12,8 g/con/ngày [13]. Điều

này có thể giải thích do nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh là hàm

lượng CP trong khẩu phần là 20%. Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho

thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở hai nghiệm thức BCT75 và

BCT100 so với các nghiệm thức còn lại.

665d637c616bc605b582a

0

100

200

300

400

500

600

700

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

Nghiệm thức

CP

/tăn

g k

hối

lượ

ng

(g/k

g)

Đồ thị 3.5: CP/tăng khối lượng (g/kg)

Page 81: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

68

Tiêu tốn ME/tăng khối lượng tăng dần khi tăng mức độ thay bột phụ

phẩm cá tra trong khẩu phần, cao hơn ở các nghiệm thức BCT75 và BCT100 có

ý nghĩa thống kê (P 0,05).

47,98d45,95c44,43bc43,66b41,97a

0

10

20

30

40

50

60

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

Nghiệm thức

ME

/tăn

g k

hối

lượ

ng

(MJ/

kg)

Đồ thị 3.6: ME/tăng khối lượng (MJ/kg)

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế theo các nghiệm thức

Nghiệm thức Chỉ tiêu

(Ngàn đồng/con) BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100

Phần chi

Tiền giống(1) 38,0 38,0 38,0 38,0 38,0

Tiền thức ăn(2) 33,0 31.0 30,0 28,5 27,0

Chi khác (3) 23,0 23,0 23,0 23,0 23,0

Tổng chi 94,0 92,0 91,0 89,5 88,0

Phần thu

Tiền bán gà(4) 127,5 127 127 125,5 123

Lợi nhuận 33,5 35 36,0 37,0 35,3 (1)Con giống 6 tuần tuổi: 38.000 đ/con, (2)Thức ăn hỗn hợp; (3)thuốc thú y, (3)chuồng trại và

lao động: 23.000đ/con (4)Giá bán gà thịt: 95.000 đ/kg năm 2011.

Page 82: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

69

Phân tích hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức của thí nghiệm (bảng

3.9) cho thấy tổng chi phí cao nhất ở nghiệm thức BCTO (100 % bột cá nhạt) và

thấp dần ở các nghiệm thức có sử dụng bột phụ phẩm cá tra, chủ yếu là do sự

chênh lệch về chi phí thức ăn. Tuy nhiên, tiền thu được từ bán gà cao nhất ở

nghiệm thức BCTO là 127,5 nghìn đồng/con và thấp nhất là nghiệm thức

BCT100 là 123 nghìn đồng. Lợi nhuận thu được cao nhất ở nghiệm thức BCT75

là 37 nghìn đồng/con.

Như vậy qua phân tích hiệu quả kinh tế nhận thấy gà Sao được nuôi bằng

thức ăn hỗn hợp (18 % CP, 12,8 MJ ME/kg DM) thay thế 75% bột cá nhạt bằng

bột phụ phẩm cá tra mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Page 83: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

70

Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

Khối lượng sống (g) 1.350a 1.340a 1.345a 1.320ab 1.295b 27,7 0,017

Khối lượng thân thịt (g) 988a 988a 997a 962ab 908b 33,1 0,038

Tỷ lệ thân thịt (%) 73,2 73,7 74,1 72,9 70,1 1,99 0,767

Khối lượng thịt ức (g) 213ab 203b 232a 193b 192b 9,46 0,004

Tỷ lệ thịt ức (%) 21,6 20,5 23,3 20,1 21,1 0,81 0,058

Khối lượng thịt đùi (g) 118a 111ab 117a 112ab 109b 3,13 0,040

Tỷ lệ thịt đùi (%) 11,8 11,2 11,7 11,5 12,1 0,46 0,746

Khối lượng mỡ (g) 10,0a 12ab 12,7b 15,7bc 19,0c 0,71 0,001

Tỷ lệ mỡ bụng 1,02a 1,21ab 1,37b 1,63bc 2,09c 0,04 0,045

Dài ruột non (cm) 95 83,3 91,7 100 91,8 5,93 0,433

Dài ruột già (cm) 12,0 13,0 12,3 11,8 12,7 0,87 0,705

Dài manh tràng (cm) 13,0 11,9 13,5 12,7 13,8 1,24 0,825

Khối lượng gan (g) 23,0 20,3 24,3 22,7 21,7 4,27 0,670

Khối lượng tim (g) 9,0 10,3 8,00 10,3 8,67 0,89 0,079

Khối lượng mề (g) 20,0 18,7 21,7 20,3 20,7 1,88 0,566

Dài thân (cm) 18,5 17,5 17,7 17,5 17,7 0,61 0,762

Dài ức (cm) 15,4ab 15,3ab 16,0a 15,0b 14,6b 0,22 0,010

Dài chân (cm) 6,23 6,67 6,30 6,43 6,20 0,32 0,219

Dài đùi (cm) 18,5 20,1 18,5 17,7 19,0 0,53 0,071

Rộng ngực (cm) 5,70 5,13 6,07 5,60 5,43 0,35 0,271

Sâu ngực (cm) 11,4 11,8 11,5 11,6 10,9 0,13 0,437Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05.

Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và các cơ quan nội tạng gà Sao qua các

nghiệm thức được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10 cho thấy khối lượng gà Sao mổ khảo sát giữa các nghiệm

thức BCT0, BCT50 và BCT75 tương đương nhau lần lượt là 1350g/con,

1340g/con và 1345g/con, thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 1295g/con có ý

Page 84: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

71

nghĩa thống kê (P 0,05). Kết quả này dẫn đến khối lượng thân thịt cũng có

cũng xu hướng tương tự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức

(P 0,05), cao nhất ở nghiệm thức BCT50 là 997 g/con và thấp nhất ở nghiệm

thức BCT100 là 908 g/con.

Tỷ lệ thân thịt của gà Sao không có sự biến động nhiều giữa các nghiệm

thức (P>0,05), nằm trong khoảng từ 70,1% đến 74,1%. Kết quả này tương

đương với kết quả nghiên cứu của Saina (2005) mổ khảo sát gà lúc 16 tuần tuổi

là 71,6% [112] và kết quả công bố của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 70,9 - 73,5%

[32], tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn thấp hơn kết quả nghiên

cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2006) khi mổ khảo sát gà Sao ở thời điểm 12

tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt là 76,6% [29] và cao hơn kết quả nghiên cứu của

Ayorinde (1991) là 68% [53]. Kết quả của thí nghiệm này so với các giống gà

khác thì kết quả tỷ lệ thân thịt của Azharul và cs., (2005) là 74,0% trên gà Ai

Cập trống lúc 14 tuần tuổi [56], gà H’Mông là 72,6% trong nghiên cứu của

Lương Thị Hồng và cs. (2007) [11] và gà Tàu vàng là 66% theo nghiên cứu của

Lâm Minh Thuận (2003) [34].

Khối lượng thịt ức của gà Sao thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 192 g

và cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở nghiệm thức BCT50 là 232 g. Tuy

nhiên tỷ lệ thịt ức giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê

(P>0,05), biến động trong khoảng từ 20,1% đến 23,3%. Kết quả này thấp hơn so

với báo cáo của Phùng Đức Tiến và cs., (2006) mổ khảo sát gà Sao lúc 12 tuần

tuổi có tỷ lệ thịt ức là 26,9% [29] và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) mổ

khảo sát lúc 16 tuần tuổi là 24,8% [32]. Tỷ lệ thịt ức của gà Sao so với các giống

gà khác thì tỷ lệ thịt ức gà Ai Cập là 17,1% trong nghiên cứu của Phạm Văn Bé

Ba (2009) [1] và gà Tam Hoàng là 17,9% theo nghiên cứu của Trần Thị Kim

Oanh (1998) [24].

Khối lượng thịt đùi cao hơn ở các nghiệm thức BCT0 đến nghiệm thức

BCT50 có ý nghĩa thống kê (P 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Khối lượng

Page 85: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

72

thịt đùi cao nhất ở nghiệm thức BCT0 là 118 g và thấp nhất ở nghiệm thức

BCT100 là 109 g. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh

(2010) là 136 - 148g [32]. Tỷ lệ thịt đùi biến động trong khoảng từ 11,2% đến

12,1% không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Tỷ lệ mỡ bụng tăng dần ở các nghiệm thức có thay thế bột phụ phẩm cá

tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05), thấp nhất ở nghiệm thức BCT0 là 1,02% và

cao nhất ở nghiệm thức BCT100 là 2,09%. Kết quả này tương đương với kết quả

công bố của Nguyễn Đình Thái (2009) là 0,76% - 2,39% [31].

Khi quan sát các chỉ tiêu như dài manh tràng và khối lượng mề nhận thấy

chiều dài manh tràng và khối lượng mề có khuynh hướng cao hơn ở khẩu phần

BCT100 nhưng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm

thức (P>0,05). Quan sát tổng thể các chỉ tiêu mổ khảo sát nhận thấy ở các mức

độ thay thế protein bột cá nhạt bằng protein bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần

nuôi gà Sao thịt có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như khối lượng sống, khối lượng

thân thịt, khối lượng thịt ức, khối lượng thịt đùi, dài ức và khối lượng mỡ nhưng

không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan nội tạng khác.

Thành phần chất dinh dưỡng thịt gà Sao qua các nghiệm thức được thể

hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11: Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí nghiệm

(%, trạng thái tươi)

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

DM 28,5 25,9 27,6 26,9 25,7 0,75 0,115

OM 98,4 98,8 98,6 98,7 98,8 0,15 0,519

CP 20,4 21,2 20,6 22,5 21,4 0,62 0,199

EE 1,95 1,82 1,79 1,94 1,73 0,24 0,954

Ash 1,56 1,25 1,37 1,30 1,21 0,15 0,519

Page 86: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

73

Kết quả trình bày ở bảng 3.11 cho thấy các chỉ tiêu về thành phần chất

dinh dưỡng như vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô, béo và tro của thịt gà

Sao khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), các

mức độ thay thế protein bột cá biển bằng protein bột phụ phẩm cá tra trong khẩu

phần không ảnh hưởng lên chất lượng thịt của gà.

Hàm lượng DM của thịt gà Sao trong thí nghiệm từ 25,7% đến 28,5%, tương

đương với thịt gà Sao nuôi bán chăn thả là 26,1% trong nghiên cứu của Saina (2005)

[112] và thịt gà Sao trong nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] là 25,2%. Tuy

nhiên, kết quả này cao hơn so với thịt gà Sao nuôi thâm canh (22,9%) trong nghiên

cứu của Saina (2005) [112]. Hàm lượng DM của thịt gà Sao so với các giống gà

khác thì hàm lượng vật chất khô của thịt gà Ai Cập là 25,8% và thịt gà Tam Hoàng là

từ 24,9% đến 25,6% trong nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998) [24]. Hàm

lượng protein thô của thịt gà thí nghiệm tương đương so với nghiên cứu của Belshaw

(1985) [58] CP là 20% và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 20,2% đến

21,7% [32]. Tuy nhiên, kết quả phân tích của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của

Panda (1998) là 25% [105]. Hàm lượng đạm thô của thịt gà Ai Cập là từ 19,8 đến

20,5% trong nghiên cứu của Phạm Văn Bé Ba (2009) [1] và thịt gà Ác là 21,1% theo

kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lợi (2009) [19]. Hàm lượng béo thô của thịt gà

Sao trong nghiên cứu của chúng tôi từ 1,73% đến 1,95% tương đương với nghiên

cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 1,43% đến 2,22 % [32]. Thịt gà Ai Cập có hàm

lượng mỡ thô là từ 1,60% đến 1,73% trong báo cáo của Phạm Văn Bé Ba (2009) [1],

thịt gà Tam Hoàng và gà Nagoya có hàm lượng mỡ thô lần lượt là 3,48% và 3,1%

theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998) [24].

Page 87: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

74

3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh

tế của gà Sao nuôi thịt.

Bảng 3.12: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm

(% DM)

Nguyên liệu (%)

Bã bia Ngô Tấm Cám Khô dầu đậu nành

Bột phụ phẩm cá

tra

DM 25,9 88,6 86,7 86,0 89,5 91,9

OM 96,4 98,6 99,5 89,6 94,8 78,1

CP 29,9 8,08 9,29 14,5 43,4 65,4

EE 18,1 4,85 0,82 18,1 1,22 12,7

CF 16,3 2,12 0,59 6,59 5,44 0,19

NDF 71,7 28,5 7,35 32,1 12,25 11,0

Ash 3,6 1,40 0,51 10,4 6,82 21,9

ME

(MJ/kg/DM)

7,4 13,7 16,2 13,0 10,3 12,6

ME: năng lượng trao đổi được tính theo kết quả của thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [83].

Kết quả bảng 3.12 cho thấy ngô và tấm có hàm lượng CP lần lượt là

8,08% và 9,29%, kết quả này cao hơn báo cáo của Đặng Hùng Cường (2010)

[9]. Bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng CP là 65,4%, giá trị này cao hơn báo cáo

của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) và Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011), bột

cá tra có hàm lượng CP lần lượt là 56,2% và 53,6% [13][119]. Bã bia trong thí

nghiệm này có DM (25,9%) tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Thị Kim Đông (2003) là 25% [100], tuy nhiên hàm lượng CP của bã bia (29,9%)

cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông (2003) là 23,6 - 28,1%

[100]. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao trong thí nghiệm

được trình bày qua bảng 3.13, 3.14 và 3.15

Page 88: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

75

Bảng 3.13: Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 5-9

tuần tuổi

Nghiệm thức Chỉ tiêu, (g/con/ngày) TAHH

100

TAHH

80

TAHH

60

TAHH

40

TAHH

20

SE P

Bã bia - DM - 7,6a 14,3b 20,1c 26,1d 1,84 0,001

TAHH - DM 45,1a 36,1b 26,6c 17,6d 8,9e 1,22 0,001

Tổng DM 45,1a 43,7b 40,9bc 37,7c 35,0d 2,45 0,049

Quy ra nguyên trạng

Bã bia - 29,5a 55,3b 77,6c 100,6d 4,28 0,001

TAHH 51,0a 40,8b 30,1c 19,9d 10,1e 1,98 0,001

Tổng 51,0a 70,3b 85,4c 97,5d 110,7e 3,56 0,001Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt

có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05

Từ kết quả ở bảng 3.13 cho thấy lượng bã bia ăn vào tăng dần có ý nghĩa

thống kê (P 0,05) khi giảm mức độ TAHH trong khẩu phần. Lượng bã bia ăn

vào cao nhất (P 0,05) ở nghiệm thức TAHH 20 (26,1g/con/ngày). Trong khi

lượng TAHH ăn vào giảm dần theo bố trí thí nghiệm (P 0,05). Tổng lượng

DM ăn vào cao hơn ở 2 nghiệm thức TAHH100 và TAHH80 (45,1 và 43,7

g/con/ngày) so với nghiệm thức TAHH40 và TAHH20 (37,7 và 35,0

g/con/ngày) (P 0,05). Khi quy ra nguyên trạng tổng lượng thức ăn ăn vào tăng

dần từ nghiệm thức TAHH100 đến TAHH20 (51 đến 110,7 g/con/ngày).

Page 89: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

76

Bảng 3.14: Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 10-13

tuần tuổi

Nghiệm thức Chỉ tiêu, (g/con/ngày) TAHH

100

TAHH

80

TAHH

60

TAHH

40

TAHH

20

SE P

Bã bia - DM - 14,3a 26,9b 37,7c 48,9d 2,67 0,001

TAHH - DM 77,8a 62,2b 45,9c 30,4d 15,4e 2,01 0,001

Tổng DM 77,8a 76,6a 72,8b 68,1bc 64,3c 3,58 0,034

Quy ra nguyên trạng

Bã bia - 55,3a 103,7b 145,4c 188,7d 4,78 0,001

TAHH 88,0a 70,4b 52,0c 34,4d 17,4e 2,45 0,001

Tổng 88,0a 125,7b 155,7c 179,8d 206,1e 5,56 0,043Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt

có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05

Từ kết quả bảng 3.14 cho thấy tổng DM ăn vào giữa các nghiệm thức

không biến động lớn. Cao nhất là TAHH100 (77,8 g/con/ngày) và thấp nhất là

nghiệm thức TAHH20 (64,3g/con/ngày). Tuy nhiên khi quy ra nguyên trạng thì

lượng thức ăn ăn vào giữa các nghiệm thức biến động rất lớn. Thấp nhất là

nghiệm thức TAHH100 (88g/con/ngày) và cao nhất là nghiệm thức TAHH20

(206,1 g/con/ngày). Điều này cho thấy gà Sao có khả năng ăn vào một lượng thức

ăn thô khá tốt.

Page 90: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

77

Bảng 3.15: Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao giai đoạn

5-13 tuần tuổi

Nghiệm thức Chỉ tiêu,

(g/con/ngày) TAHH

100

TAHH

80

TAHH

60

TAHH

40

TAHH

20

SE P

Bã bia - DM _ 10,6a 19,9b 27,9bc 36,2c 1,93 0,001

TAHH - DM 59,6a 47,7b 35,2c 23,3d 11,8e 1,33 0,001

Tổng DM 59,6a 58,3ab 55,1ab 51,2ab 48,0b 2,52 0,048

OM 56,7 55,5 52,7 49,0 46,1 2,43 0,057

CP 12,2 12,9 13,1 13,1 13,2 0,68 0,819

EE 3,20a 4,48ab 5,49bc 6,29c 7,18c 0,37 0,001

CF 1,33a 2,78ab 4,02bc 5,06cd 6,16d 0,32 0,001

NDF 11,2a 16,6ab 20,9bc 24,4cd 28,2d 1,44 0,001

ME

(MJ/con/ngày) 0,82a 0,73ab 0,63bc 0,53cd 0,43d 0,03 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt

có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05

Từ kết quả ở bảng 3.15 cho thấy lượng bã bia ăn vào tăng dần có ý nghĩa

thống kê (P 0,05) khi giảm mức độ TAHH trong khẩu phần. Lượng bã bia ăn

vào cao nhất (P 0,05) ở nghiệm thức TAHH 20 (36,2g/con/ngày). Trong khi

lượng TAHH ăn vào giảm dần theo bố trí thí nghiệm (P 0,05). Tổng lượng

DM ăn vào cao hơn ở 4 nghiệm thức đầu (TAHH100, TAHH80, TAHH0 và

TAHH40) so với nghiệm thức TAHH20 là 48,0 g/con/ngày (P 0,05). Kết quả

này có thể giải thích là do ở nghiệm thức giảm 80% TAHH gà ăn nhiều bã bia ở

trạng thái tươi (DM là 29,9%), nên chúng không thể ăn được lượng bã bia có

khối xác lớn, dẫn đến kết quả tổng lượng DM ăn vào bị giảm.

Lượng CP ăn vào có khuynh hướng tăng dần khi giảm lượng TAHH trong

Page 91: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

78

khẩu phần và cho gà ăn bã bia tự do, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa

thống kê (P>0,05). Kết quả này có phần cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn

Thanh Nhàn (2012) gà Sao có lượng CP ăn vào từ 9,14 đến 11,0 g/con/ngày [23].

Lượng NDF ăn vào tăng dần có ý nghĩa thống kê (P 0,05) từ nghiệm thức

TAHH80 đến TAHH20, tương ứng với lượng bã bia ăn vào tăng dần và hàm

lượng NDF của bã bia cao (71,7%). Giá trị đạt được trong thí nghiệm này cao

hơn kết quả nghiên cứu trên gà Sao được bổ sung lục bình (16,5 - 20,6

g/con/ngày) của Tôn Thất Thịnh (2010) [32]. Hàm lượng CF ăn vào có cùng

khuynh hướng với lượng NDF ăn vào, kết quả nghiên cứu này tương đương với

báo cáo của Saina (2005) gà Sao được nuôi bán thâm canh có lượng CF ăn vào

là 5,5 g/con/ngày [112]. Điều này cho thấy gà Sao có khả năng ăn vào lượng xơ

thô từ thức ăn trong khẩu phần khá cao. Năng lượng ăn vào thấp nhất ở nghiệm

thức TAHH20 (0,43 MJ/con/ngày). Kết quả lượng ME ăn vào trong thí nghiệm

này phù hợp với báo cáo của Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) là gà Sao có ME

ăn vào 0,61 - 0,63 MJ/con/ngày [18].

Bảng 3.16: Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của

gà Sao giai đoạn 5-13 tuần tuổi

Nghiệm thức

Chỉ tiêu, g/con/ngày TAHH

100

TAHH

80

TAHH

60

TAHH

40

TAHH

20

SE P

KL cơ thể đầu TN 344 337 334 342 352 12,6 0,971

KL cơ thể cuối TN 1.536a 1.492ab 1.467ab 1.389ab 1,344b 27,0 0,032

Tăng KL 18,9a 18,3a 18,0ab 16,6bc 15,8c 0,37 0,001

FCR 3,15 3,18 3,07 3,10 3,05 0,19 0,988

CP/tăng KL (g/kg) 642a 704b 732c 792d 842e 52,4 0,144

ME/tăng KL (MJ/kg) 43,4a 40,2ab 35,3abc 31,9bc 27,4c 1,86 0,001

CP/ME (g/MJ) 14,8a 17,5b 20,7c 24,8d 30,7e 0,31 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05, TN: thí nghiệm.

Page 92: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

79

15,8c16,6bc

18ab18,3a18,9a

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

TAHH100 TAHH80 TAHH60 TAHH40 TAHH20

Nghiệm thức

Tăn

g khối

lượn

g (g

/con

/ngà

y)

Đồ thị 3.7: Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày)

Kết quả ở Bảng 3.16 cho thấy tăng khối lượng của gà cao hơn có ý nghĩa

thống kê (P 0,05) ở 3 nghiệm thức TAHH100, TAHH80 và TAHH60 (18,0 -

18,9 g/con/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức TAHH20 (15,8 gcon/ngày). Kết

quả này có thể được giải thích là ở nghiệm thức TAHH20 gà có lượng DM và

ME ăn vào thấp nhất, vì vậy dẫn đến tăng khối lượng thấp nhất. Kết quả tăng

khối lượng của gà thí nghiệm của chúng tôi phù hợp với báo cáo của Trương

Nguyễn Như Huỳnh (2011) [13] gà Sao có tăng trọng 16,7 - 18,5 g/con/ngày,

nhưng cao hơn so với báo cáo của Saina (2005) và Nguyễn Thanh Nhàn (2012)

lần lượt là 12,3 g/con/ngày và 15,2 - 16,5 g/con/ngày [23][112]. Khối lượng gà

lúc kết thúc thí nghiệm có cùng xu hướng với tăng khối lượng. Khối lượng cao

hơn ở 4 nghiệm thức đầu (TAHH100, TAHH80, TAHH60 và TAHH40

(P>0,05)), giá trị thấp nhất được tìm thấy ở nghiệm thức TAHH20 (1344 g) (P

0,05). Kết quả khối lượng gà ở cuối thí nghiệm này cũng nằm trong khoảng kết

quả đạt được ở gà Sao (1440 - 1535 g) của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) [23].

Page 93: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

80

Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế của nuôi gà Sao bằng khẩu phần giảm thức ăn hỗn

hợp và bổ sung bã bia

Nghiệm thức Chỉ tiêu

(Nghìn đồng/con) TAHH 100

TAHH80

TAHH 60

TAHH 40

TAHH 20

Phần chi Tiền giống(1) 38,0 38,0 38,0 38,0 38,0

Tiền thức ăn(2) 39,0 32.0 25,0 18,0 12,0

Chi khác (3) 23,0 23,0 23,0 23,0 23,0

Tổng chi 100,0 93,0 86,0 79,0 73,0

Phần thu Tiền bán gà(4) 145,5 141,5 139,0 132,0 127,5

Lợi nhuận 45,5 48,5 53,0 53,0 54,5 (1)Con giống 5 tuần tuổi: 38.000 đ/con; (2)Thức ăn hỗn hợp và bã bia; (3)Thuốc thú y, chuồng

trại và lao động: 23.000đ/con; (4)Giá bán gà thịt: 95.000 đ/kg năm 2011

Phân tích hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức (bảng 3.17) cho thấy

tổng chi phí cao nhất ở nghiệm thức TAHH100 và thấp dần ở các nghiệm thức

có lượng bã bia ăn vào tăng dần, chủ yếu là do sự chênh lệch về chi phí thức ăn.

Tiền thu được từ bán gà cao nhất cũng ở nghiệm thức TAHH100 là 145,5 nghìn

đồng/con và thấp nhất là nghiệm thức TAHH20 là 127,5 nghìn đồng. Tuy nhiên

do tổng chi phí thấp nhất nên dẫn đến lợi nhuận thu được cao nhất ở nghiệm

thức TAHH20 là 54,5 nghìn đồng/con. Như vậy qua phân tích hiệu quả kinh tế

nhận thấy gà Sao được nuôi bằng khẩu phần có 20% TAHH có bổ sung bã bia

mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và các cơ quan nội tạng gà Sao được trình

bày ở bảng 3.18.

Page 94: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

81

Bảng 3.18: Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và nội tạng của gà Sao qua các nghiệm thức

Nghiệm thức

Chỉ tiêu, g TAHH 100

TAHH 80

TAHH 60

TAHH 40

TAHH 20

SE P

KL sống 1.552a 1.507ab 1.482ab 1.404ab 1.353b 42,7 0,049

KL thân thịt 1.147a 1.103ab 1.072abc 1.003bc 961c 26,0 0,003

Tỷ lệ thân thịt (%) 73,9a 73,3ab 72,4abc 71,5bc 71,0c 0,41 0,003

KL thịt ức 262a 248ab 240bc 218cd 203d 4,77 0,001

Tỷ lệ thịt ức (%) 22,9a 22,5ab 22,4ab 21,8bc 21,1c 0,21 0,001

KL thịt đùi 148a 141ab 135ab 124ab 118b 6,66 0,050

Tỷ lệ thịt đùi (%) 12,9 12,8 12,6 12,4 12,3 0,32 0,606

KL mỡ 16,8 15,4 14,3 13,1 11,6 1,15 0,070

Tỉ lệ mở bụng 1,46 1,39 1,33 1,30 1,20 0,08 0,275

Dài ruột non (cm) 97,1 99,2 99,8 98,7 98,9 2,08 0,913

Dài ruột già (cm) 12,5 12,2 14,0 13,2 12,9 0,88 0,658

Dài manh tràng TB 15,9 16,7 17,6 17,5 17,7 0,88 0,559

KL mề 18,1a 19,3ab 20,8abc 21,7bc 23,1c 0,73 0,005 Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05.

Bảng 3.18 cho thấy khối lượng thân thịt giữa 3 nghiệm thức TAHH100,

TAHH80 và TAHH60 tương đương nhau (P>0,05), thấp hơn ở 2 nghiệm thức

TAHH40 và TAHH20 có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Tỷ lệ thân thịt của gà Sao

không có sự biến động nhiều giữa các nghiệm thức (P>0,05). Kết quả này tương

đương với nghiên cứu của Saina (2005) và Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011)

có tỷ lệ thân thịt lần lượt là 71,6% và từ 69,9 đến 73,6% [13][112]. Khối lượng

thịt ức và thịt đùi của gà Sao cao hơn ở 3 nghiệm thức TAHH100, TAHH80 và

TAHH40 có ý nghĩa thống kê (P 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Kết quả

này thấp hơn so với báo cáo của Phùng Đức Tiến và cs. (2006) gà Sao lúc 12

Page 95: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

82

tuần tuổi có tỷ lệ thịt ức là 26,9% [29] và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010)

mổ khảo sát lúc 16 tuần tuổi là 24,8% [32]. Khối lượng mề tăng dần có ý nghĩa

thống kê (P 0,05) khi tăng lượng bã bia ăn vào trong những khẩu phần có mức

TAHH giảm thấp, do gà Sao ăn vào nhiều xơ từ bã bia.

Thành phần chất dinh dưỡng thịt gà Sao được nuôi bằng bã bia thay thế

TAHH được trình bày ở bảng 3.19.

Bảng 3.19: Thành phần dinh dưỡng của thịt ức và thịt đùi gà Sao (%, trạng thái

tươi)

Nghiệm thức

Chỉ tiêu TAHH

100

TAHH

80

TAHH

60

TAHH

40

TAHH

20

SE P

DM 23,5 23,4 23,8 23,4 23,3 0,18 0,484

OM 98,8 99,0 98,9 99,0 99,0 0,08 0,630

CP 21,4 21,0 21,2 21,3 21,1 0,16 0,477

EE 1,82 1,78 1,77 1,61 1,46 0,13 0,286

Ash 1,17 1,03 1,10 1,00 1,03 0,08 0,63

Kết quả trình bày ở bảng 3.19 cho thấy thành phần chất dinh dưỡng như

vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô, béo và tro của thịt gà Sao khác biệt

không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Hàm lượng protein

thô của thịt gà Sao thí nghiệm này phù hợp với báo cáo của Belshaw (1985) và

Tôn Thất Thịnh (2010) lần lượt là 20% CP và 20,2 - 21,7% CP [32][58]. Hàm

lượng béo thô của thịt gà Sao trong nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong

khoảng với kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ 1,43% đến 2,22% EE [32].

Page 96: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

83

3.5 Ảnh hưởng của sự cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ

phẩm cá tra lên sự tăng trọng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi

Thức ăn ăn vào, tăng trọng hàng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà

Sao ở các nghiệm thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.20, 3.21 và 3.22

Bảng 3.20: Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 6-9

tuần tuổi

Nghiệm thức Chỉ tiêu, (g/con/ngày)

NT1 NT2 NT3 NT4 SE P

Cám - DM 56,2b 60,5a 50,0c 57,6b 1,08 0,023

Môn ủ chua - DM 18,7a 16,5b 17,9b 12,3c 0,76 0,019

Bột phụ phẩm cá tra - DM - - 3,6 3,6 - -

Tổng 74,9ab 77,0a 71,6c 73,6bc 0,80 0,021

Quy ra nguyên trạng

Cám 63,2b 68,0a 56,3c 64,8b 1,46 0,043

Môn ủ chua 65,1a 57,5c 62,5b 42,9d 2,35 0,001

Bột phụ phẩm cá tra - - 4,0 4,0 - -

Tổng 128,3a 125,5ab 122,7ab 111,7b 1,14 0,031

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c,d trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05. TN: Thí nghiệm.

Từ kết quả bảng 3.20 cho thấy DM ăn vào giữa các nghiệm thức không

biến động lớn, cao nhất là NT2 (77g/con/ngày) và thấp nhất là NT3

(71,6g/con/ngày). Tuy nhiên khi quy ra nguyên trạng thì lượng thức ăn ăn vào

của các nghiệm thức là khá cao, cao nhất là NT1 (128,3g/con/ngày) và thấp nhất

là NT4 (111,7g/con/ngày).

Page 97: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

84

Bảng 3.21: Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 10-13

tuần tuổi

Nghiệm thức Chỉ tiêu, (g/con/ngày)

NT1 NT2 NT3 NT4 SE P

Cám - DM 91,6b 98,7a 81,6c 94,0ab 2,17 0,003

Môn ủ chua - DM 30,5a 26,9b 29,3a 20,1c 1,48 0,002

Bột phụ phẩm cá tra - DM - - 6,0 6,0 - -

Tổng 122,1b 125,6a 116,9c 120,1b 2,30 0,003

Quy ra nguyên trạng

Cám 103,1b 111,0a 91,8c 105,7ab 2,56 0,022

Môn ủ chua 106,3a 93,8b 102,0a 70,0c 2,29 0,027

Bột phụ phẩm cá tra - - 6,5 6,5 - -

Tổng 209,4a 204,8ab 200,3b 182,2c 1,85 0,004

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05. TN: Thí nghiệm.

Từ kết quả bảng 3.21 lượng DM ăn vào giữa các nghiệm không biến động

lớn, cao nhất là NT2 (125,6g/con/ngày) và thấp nhất là NT3 (116,9g/con/ngày).

Khi quy ra nguyên trạng lượng thức ăn ăn vào cao nhất ở NT1

(209,4g/con/ngày) và thấp nhất ở NT4 (182,2g/con/ngày).

Page 98: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

85

Bảng 3.22: Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của

gà Sao thí nghiệm 6-13 tuần tuổi.

Nghiệm thức Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 NT4 SE P

TL đầu thí nghiệm (g/con) 405 400 406 400 5,20 0,726

TL cuối thí nghiệm (g/con) 1.248b 1.178c 1.355a 1.255b 12,12 0,001

Cám (g/con/ngày) 73,9b 79,6a 65,8c 75,8b 1,34 0,003

Môn ủ chua (g/con/ngày) 24,6a 21,7b 23,6a 16,2c 0,87 0,002

Bột phụ phẩm cá tra (g/con/ngày)

0 0 4,8 4,8 - -

DM (g/con/ngày) 98,5ab 101,3a 94,2c 96,8bc 0,90 0,003

Tăng trọng (g/con/ngày) 15,1b 13,9c 16,9a 15,3b 0,21 0,001

FCR 6,54b 7,29a 5,56c 6,35b 0,05 0,001

CP/tăng trọng (g/kg) 779b 809a 784ab 788ab 6,30 0,041

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05. TN: Thí nghiệm.

Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.22 là tương đương nhau từ 400

g/con đến 406 g/con. Khối lượng gà lúc kết thúc thí nghiệm được cải thiện ở các

nghiệm thức cho ăn hỗn hợp hoặc cho ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra

có ý nghĩa thống kê (P 0,05), cao nhất ở nghiệm thức NT3 là 1355 g/con và

thấp nhất nghiệm thức NT2 là 1178 g/con. Khối lượng gà ở hai nghiệm thức còn

lại NT1 và NT4 tương đương nhau (1248 g/con so với 1255 g/con) (đồ thị 3.8).

Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) [32] khi

nuôi gà Sao giai đoạn thịt bổ sung lục bình vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp có

khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm là 1485 - 1539 g/con. Điều này được giải

thích do có thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần thí nghiệm của Tôn Thất Thịnh

nên hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn, cho tăng khối lượng nhanh.

Page 99: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

86

405 400 406 400

1.255b1.355a

1.178c1.248b

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

NT1 NT2 NT3 NT4Nghiệm thức

Khố

i lượn

g (g

/con

)

Khối lượng đầu Khối lượng cuối

Đồ thị 3.8: Khối lượng đầu và khối lượng cuối của gà Sao thí nghiệm

Đồ thị 3.9: Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm

Kết quả trình bày ở bảng 3.22 cho thấy tăng khối lượng của gà giữa các

nghiệm thức thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P 0,05) (đồ thị

3.9). Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức NT2 (13,9 g/con/ngày) và tăng

khối lượng cao nhất ở khẩu phần NT3 (16,9 g/con/ngày). Ở nghiệm thức NT1 là

15,1 g/con/ngày và NT4 là 15,3 g/con/ngày. Tăng khối lượng của gà trong thí

15,1b13,9c

16,9a

15,3b

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức

Tăn

g khối

lượn

g (g

/con

/ngà

y)

Page 100: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

87

nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức NT2 khi cho ăn với khẩu phần cám ăn tự do và

môn nước ủ chua ăn tự do không có bổ sung bột phụ phẩm cá tra (P 0,05).

Khẩu phần NT1 (cám + môn nước ủ chua với tỷ lệ 75:25 (DM)) cho tăng trọng

tương đương với khẩu phần NT4 (cám và môn nước ủ chua ăn tự do có bổ sung

bột phụ phẩm cá tra) (P>0,05). Kết quả tăng trọng của gà sao trong thí nghiệm

(từ 13,9 - 16,9 g/con/ngày) cao hơn kết quả thí nghiệm của Saina (2005) là 12,3

g/con/ngày [112], nhưng thấp hơn kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) khi

nghiên cứu về mức độ bổ sung lục bình tươi ở gà Sao giai đoạn từ 6 đến 14 tuần

tuổi (16,9 - 17,7 g/con/ngày) [32].

Hệ số chuyển hóa thức ăn khác biệt có ý nghĩa thống kê (P 0,05) giữa

các nghiệm thức. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm thấp nhất ở

nghiệm thức NT3 là 5,56 và cao nhất ở nghiệm thức NT2 là 7,29. Kết quả này

cao hơn so với các nghiên cứu của Say (1987) có FCR ở thời điểm giết thịt lúc

13 tuần tuổi (3,1 - 3,5) [113], báo cáo của Tôn Thất Thịnh (2010) có FCR là

3,38 [32]. Điều này được giải thích do nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh dùng

thức ăn hỗn hợp làm nguồn cung cấp protein trong khẩu phần nên có đầy đủ các

acid amin thiết yếu. Trong thí nghiệm của chúng tôi, môn nước ủ chua là nguồn

cung cấp protein chính nên không chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu. Vì thế gà

Sao trong nghiên cứu này cần một lượng thức ăn lớn hơn.

Từ kết quả trình bày ở bảng 3.22 cho thấy lượng DM ăn vào cao hơn có ý

nghĩa thống kê (P 0,05) khi cho ăn cám và môn nước ủ chua ăn tự do không có

bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần. Trong đó, DM ăn vào cao nhất ở nghiệm

thức NT2 là 101,3 g/con/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức NT3 là 94,2 g/con/ngày,

nghiệm thức NT1 và NT4 là 98,5 g/con/ngày và 96,8 g/con/ngày. Điều này được

giải thích do khẩu phần của nghiệm thức NT3 có hàm lượng protein cao hơn

khẩu phần của nghiệm thức còn lại và hàm lượng protein trong khẩu phần của

nghiệm thức NT2 là thấp nhất nên DM ăn vào của gà Sao ở nghiệm thức NT2 là

cao nhất. Lượng DM ăn vào được thể hiện ở đồ thị 3.10.

Page 101: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

88

Đồ thị 3.10: DM ăn vào

Đồ thị 3.10: DM ăn vào của gà Sao thí nghiệm

Đồ thị 3.11: CP/tăng khối lượng

Đồ thị 3.11: CP/tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm

Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa

thống kê (P 0,05) ở nghiệm thức NT2 so với các nghiệm thức còn lại (đồ

thị 3.11).

98,5ab 101,3a

94,2c 96,8bc

0102030405060708090

100110

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức

DM

(g/

con/

ngày

)

779b 809a 784ab 788ab

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

NT1 NT2 NT3 NT4

Nghiệm thức

CP

/tăn

g khối

lượn

g (g

/kg)

Page 102: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

89

Bảng 3.23: Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 NT4 SE P

KLsống (g) 1255b 1180c 1360a 1260b 49,4 0,03

KL thân thịt (g) 890b 857c 978a 912b 28,5 0,03

Thân thịt/KL sống (%) 71,7 72,6 71,9 72,4 0,90 0,89

KL thịt ức (g) 192b 192b 221a 196b 12,2 0,04

Thịt ức/thân thịt (%) 21,3 22,4 22,7 21,5 0,88 0,59

KL thịt hai đùi (g) 127 119 135 124 12,8 0,23

Thịt đùi/thân thịt (%) 14,1 13,9 13,8 13,6 1,43 0,84

KL mề (g) 23,3 23,3 24,0 20,0 1,55 0,12

Chiều dài manh tràng (cm) 12,3 15,2 13,6 14,6 1,13 0,49

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05.

Kết quả trình bày ở bảng 3.23 cho thấy khối lượng sống lúc mổ khảo sát,

khối lượng thân thịt, thịt ức của gà có sự khác nhau về thống kê (P 0,05) giữa

bốn nghiệm thức, cao nhất là NT3 và thấp nhất là NT2. Các kết quả tỷ lệ thân

thịt, tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ thịt đùi và các cơ quan nội tạng tương đương nhau giữa

các nghiệm thức (P>0.05).

Page 103: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

90

CHƯƠNG 4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

1. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở các

giống gà Lương Phượng, Cobb 500 và Sao có cùng độ tuổi. Nitơ tích lũy cao

nhất ở giống gà Sao khi so với gà Cobb 500 và gà Lương Phượng.

2. Có sự ảnh hưởng của giống gà đến năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ.

Khi nghiên cứu trên cùng một loại thức ăn, giá trị năng lượng trao đổi đã hiệu

chỉnh nitơ ở gà Sao cao hơn 2% khi so với gà Cobb 500 và 4% khi so với gà

Lương Phượng.

3. Giá trị dinh dưỡng theo vật chất khô của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia,

tấm gạo, cám trích ly khi nuôi gà Sao như sau:

- Bột phụ phẩm cá tra: 65,4 %CP; 12,7 %EE; 0,19 %CF; 21,86 %Ash; 4862

Kcal GE; 3014 kcal MEN (12,61 MJ).

- Cám gạo: 14,5 %CP; 18,1 %EE; 6,59 %CF; 10,4 %Ash; 5062 Kcal GE;

3116 Kcal MEN (13,0 MJ).

- Bã bia: 29,9 %CP; 7,53 %EE; 16,3 %CF; 3,57 %Ash; 5240 Kcal GE; 1768

Kcal/ MEN (7,40 MJ).

- Tấm gạo: 9,29 %CP; 0,82 %EE; 0,59 %CF; 0,51 %Ash; 4293 Kcal GE;

3861 Kcal MEN (16,16 MJ).

- Cám trích ly: 16,2 %CP; 1,21 %EE; 8,39 %CF; 10,6 %Ash; 4247 Kcal GE;

2420 Kcal MEN (10,13 MJ).

4. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia,

tấm và cám trích ly trên gà Sao sinh trưởng lần lượt là:

- OM: 59,0%; 63,7%;32,6%; 90,4% và 61,9%.

- EE: 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%.

- CF: 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%.

Page 104: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

91

- NfE: 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%.

5. Khẩu phần thay thế 75% bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho tăng trọng

tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 0%, 25%,

50% và 100% bột cá nhạt.

6. Thay thế 80% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt

mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 20%, 40%,

60% và 100%. Tuy nhiên ở mức độ thay thế 40% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia,

tốc độ tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và chất lượng thân thịt của gà Sao tốt

hơn và cho lợi nhuận cao.

7. Gà Sao tăng trọng tốt nhất và FCR thấp nhất ở khẩu phần 71,2% cám gạo,

23,8% môn nước ủ chua và 5% bột phụ phẩm cá tra khi so với các khẩu phần

cho ăn tự do cám gạo và môn nước ủ chua và khẩu phần dựa trên cám gạo và

môn nước ủ chua nhưng không bổ sung bột phụ phẩm cá tra.

4.2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá giá trị MEN của các nguồn nguyên liệu thức ăn

khác trên gà Sao.

- Sử dụng kết quả trong nghiên cứu này làm cơ sở dữ liệu để xây dựng

khẩu phần cho gà Sao nuôi thịt.

- Có thể dùng khẩu phần 75% thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá

tra cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở các nông hộ.

- Người chăn nuôi có thể sử dụng bã bia thay thế 40 - 80% thức ăn hỗn hợp

trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt sẽ giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả

kinh tế.

- Khẩu phần cám và môn nước ủ chua với tỷ lệ 71,2 : 23,8 và bổ sung

5% bột phụ phẩm cá tra (theo DM) trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn thịt

có thể khuyến cáo đến người chăn nuôi.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các loại thức ăn thô xanh khác trong khẩu

phần gà Sao nuôi thịt.

Page 105: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

92

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Văn Chào (2012). Ảnh

hưởng của giống gà đến kết quả xác định năng lượng trao đổi có hiệu

chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Đại học Huế 2/2012,

Tr. 243 - 251

2. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2012). Ảnh

hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng

gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi. Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học

Khoa Nông Nghiệp năm 2012, Đại học Cần Thơ. Nhà Xuất bản Nông

nghiệp, Tr. 182-188.

3. Phạm Tấn Nhã và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh hưởng của sử dụng

lá rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần đến tiêu thụ thức ăn, khả

năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà Sao tăng trưởng. Tạp chí

Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 40 tháng 2/ 2013, 50-59.

4. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Xác

định giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng

bằng Sông Cửu Long cho gà Sao (Numida meleagris) giai đoạn sinh

trưởng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 40 tháng 2/ 2013, 60-

72.

5. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Đánh

giá tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất của một số thức ăn dùng nuôi gà

Sao. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi số tháng 8/ 2013, 35-43.

6. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh

hưởng của thay thế bã bia trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đến tiêu thụ

dưỡng chất, tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi số tháng 10/ 2013, 40-49.

7. Hồ Trung Thông, Hồ Tấn Đức, Phạm Tấn Nhã, Tanaka Ueru, Lê Văn An,

Trần Ngọc Liêm, (2013). Kỹ thuật nuôi gà Sao trong nông hộ vùng đồi núi.

Nhà Xuất bản Đại học Huế.

Page 106: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Phạm Văn Bé Ba, (2009). Ảnh hưởng của các mức độ protein thô lên khả

năng tăng trưởng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của gà Ai Cập và gà địa phương. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Văn Bắc, (2008). Gà Sao, một giống có nhiều triển vọng sau 5 năm nghiên cứu. Từ: http://www.khuyennongvn.gov.vn/e–khcn/ga–sao–mot–giong–ga–co–nhieu–trien–vong–sau–5–nam–nghien–cuu/?searchterm=None, truy cập ngày 29/12/2008.

3. Báo điện tử chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4/12/2012.

Sản lượng lúa ĐBSCL tăng hơn 1 triệu tấn.

4. Báo điện tử nông nghiệp Việt Nam 24/05/2013. Kỹ thuật trồng bắp trên đất

lúa ở ĐBSCL.

5. Báo tuổi trẻ 24/05/2011. Người Việt tiêu thụ hàng tỉ lít bia/năm.

6. Lâm Thanh Bình, (2009). Ảnh hưởng của sự bổ sung các nguồn thức ăn năng

lượng và bã đậu nành trong khẩu phần lên tăng trọng, tiêu hoá chất dinh

dưỡng và hiệu quả kinh tế của thỏ lai. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Cần Thơ.

7. Nguyễn Thị Thanh Bình, (1998). Nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của gà Ri. Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, 33 - 50.

8. Cục chế biến bộ nông nghiệp, (2008). Chế biến phụ phẩm cá tra - thực trạng và những giải pháp, http://www.chebien.gov.vn/ContentDetail.aspx?Id=3489&CatId=5

9. Đặng Hùng Cường, (2011). Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong

khẩu phần lên khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của gà Sao. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

10. Trần Thị Thúy Hằng, (2010). Sử dụng phụ phẩm cá tra trong khẩu phần vịt

con và vịt sinh sản hướng trứng. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần

Thơ.

Page 107: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

94

11. Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Viết Thái,

(2007). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’Mông

với gà Ai Cập. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi 8, 8 - 15.

12. Nguyễn Đức Hùng, (2008). Nghiên cứu khả năng thích nghi, sinh trưởng và

sức sản xuất thịt của gà Sao (Guinea Fowl) dòng lớn nuôi tại trang trại

của tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí khoa học và Công nghệ. 1(45), 107 - 110.

1133.. Trương Nguyễn Như Huỳnh, (2011). Sử dụng phụ phẩm cá tra ((PPaannggaassiiuuss

HHyyppoopphhtthhaallmmuuss)) ttrong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn nuôi thịt. Luận

văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ..

14. Nguyễn Đức Hưng, (2006). Chăn nuôi gia cầm, thành tựu và xu hướng phát

triển. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lã Văn Kính, (2003). Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các

loại thức ăn gia súc Việt Nam. NXB Nông nghiệp TPHCM.

16. Dương Thanh Liêm, (2003). Chăn nuôi gia cầm. Trường Đại học Nông Lâm

TP. Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thùy Linh, (2010). Ảnh hưởng của sự thay thế bột cá trong khẩu

phần bằng phụ phẩm cá tra và cá biển lên tăng trọng và hiệu quả kinh tế

của vịt xiêm pháp và vịt nông nghiệp. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Cần Thơ.

18. Nguyễn Thị Thùy Linh, (2012). Nghiên cứu khả năng sử dụng rau muống

(Ipomoea aquatica) của gà Sao dòng trung nuôi thịt. Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Cần Thơ.

19. Nguyễn Hữu Lợi, (2009). Ảnh hưởng của các mức độ protein thô và năng

lượng lên khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của

giống gà Ác. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

20. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, (2001). Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm.

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lê Thị Nga, (1997). Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Đông Tảo và con

lai giữa gà Đông Tảo và gà Tam Hoàng. Luận văn thạc sĩ, Viện KHNN

Việt Nam, Hà Nội, 30 - 60, 90 - 91.

Page 108: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

95

22. Lê Đức Ngoan, (2002). Giáo trình dinh dưỡng gia súc. NXB Nông Nghiệp

Hà Nội.

23. Nguyễn Thanh Nhàn, (2012). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng

suất và chất lượng thịt của các nhóm giống gà Tàu vàng, gà Nòi và gà

Sao ở tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

24. Trần Thị Kim Oanh, (1998). Khảo sát ảnh hưởng của các mức đạm đến khả

năng sinh trưởng của gà Nagoya và Tam Hoàng. Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Cần Thơ.

25. Lương Đức Phẩm, (1982). Acid amin và enzym trong chăn nuôi. Nhà xuất

bản Khoa học kỹ thuật.

26. VASEP. Xuất khẩu cá tra, basa Việt nam. www.vasep.com.vn.

27. Phùng Đức Tiến, (1996). Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà broiler giữa các

dòng gà hướng thịt Ross 208 và Hybro 85. Luận án PTS Khoa học Nông

nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 60 - 125.

28. Phùng Đức Tiến, (2006). Kỹ thuật chăn nuôi gà Sao. Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội.

29. Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Phạm Thị Minh Thu, Nguyễn Kim Oanh

và Trương Thúy Hường, (2006). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng

suất 3 dòng gà Sao qua 3 thế hệ. từ:

http://www.vnast.gov.vn/default.aspx?url=Components/ArticleDetail&P

anelID=539&ArticleID=3381.

30. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Kim Oanh, Phạm Thị Minh Thu, Hoàng Văn

Lộc, Trương Thuý Hường, (2008). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng

suất 3 dòng gà Sao qua 3 thế hệ. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn

nuôi, (10), 1 - 16.

31. Nguyễn Đình Thái, (2009). Nghiên cứu khảo nghiệm khả năng sản xuất của

giống gà Sao (Hungari) và gà Ai Cập nuôi tại Bình Định.

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/45/68/32155/Khao-nghiem-

giong-ga-Sao-va-ga-Ai-Cap-o-Binh-Dinh.aspx.

Page 109: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

96

32. Tôn Thất Thịnh, (2010). Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung lục bình tươi

lên khả năng tăng trưởng, tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng và hiệu quả

kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

33. Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu và Vũ Chí Cương,

(2012). Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong một

số phụ phẩm khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí khoa học Đại học

Huế 02/2012.

34. Lâm Minh Thuận, (2003). So sánh năng suất và phẩm chất thịt của gà Tàu

vàng và gà Lương Phượng nuôi tại trại thực nghiệm trường Đại học

Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Chăn nuôi gia cầm số 4(54), 11 - 13.

35. Đoàn Xuân Trúc, (1994). Nghiên cứu xác định tổ hợp lai giữa ba dòng gà

thịt hybro HV85 để tạo Broiler cao sản nuôi ở Việt Nam. Luận án Phó

tiến sĩ, 7, 123.

36. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung và Đặng Ngọc Dư, (2000). Nghiên cứu

khả năng sản xuất của giống gà lông màu bán chăn thả Kabir CT3 tại xí

nghiệp gà giống Châu Thành. Báo cáo Khoa học Nông nghiệp (phần chăn

nuôi - thú y).

37. Viện Chăn nuôi, (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-

gia cầm Việt Nam.

38. Viện nghiên cứu Katki - Hungari, (2002). Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

gà Sao bố mẹ. (Võ Văn Sự dịch, 2004).

39. Nguyễn Thanh Vũ, (2005). Sử dụng phụ phẩm cá tra (Pangasius

Hypopthalamus) làm thức ăn bổ sung protein trong khẩu phần vịt thịt.

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

40. Trần Công Xuân và Hoàng Văn Lộc, (1996). Kết quả nghiên cứu đặc điểm và

tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng, JiangCun vàng. Báo cáo tại Hội

nghị khoa học Viện chăn nuôi năm 1996.

41. Trần Công Xuân, Nguyễn Đăng Vang, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc,

Phạm Thị Minh Thu, Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Kim Oanh, (2006).

Kết quả bước đầu nghiên cứu khả năng sản xuất 3 dòng gà Sao (Guinea

fowl) nhập từ Hungari.

http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=4772.

Page 110: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

97

TIẾNG ANH

42. Adam, M., (1997). The constraints and the prospects for guinea fowl

production in the Northern Region of Ghana: a case study of the

Damongo Area. BSc. Dissertation, Faculty of Agriculture, University

for Development Studies, Tamale, Ghana.

43. Adeyeye, E. I., (2010). Characteristic composition of guinea fowl (Numida

meleagris) egg. International Journal of Pharma and Bio Sciences.

V1(2)2010.

44. Aggrey, S. E., (2002). Comparison of three nonlinear and spline regres-sion

models for describing chicken growth curves. Poult. Sci. 81:1782 -

1788.

45. Aggrey, S. E., (2004). Modeling the effect of nutritional status on pre-

asymptotic and relative growth rates in a randombred chicken

population. J. Anim. Breed. Genet. 121:260 - 268.

46. Agwunobi, L. N. and Ekpenyong, T. E., (1990). Nutritive and economic

value of guinea fowl (Numida meleagris) production in developing

countries. Journal of the Science of Food and Agriculture. 52: 301 - 308.

doi: 10.1002/jsfa. 2740520303.

47. Agwunobi, L. N. and Ekpenyong, T. E., (1991). Protein and energy

requirements for starting and finishing broiler guineafowl (Numida

meleagris) in the tropics. Journal of the Science of Food and

Agriculture. 55: 207-213. doi: 10.1002/ jsfa.2740550206.

48. Andrews, D., (2009). Guinea fowl: Great Birds to keep. From:

http://www.associatedcontent.com/article/2077933/guinea_fowl_great_b

irds_to_keep.html?singlepage=true&cat=53, Date accessed: 25 May

2010.

49. Anonymous, (1998). Domesticating and raising of guinea fowl on free

range. Small livestock and wildlife. Farming World, May 1998. 24 (5):

25 - 26.

Page 111: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

98

50. Anthony, N. B., Emmerson, D. A., Nestor, K. E. and Bacon, W. L., (1991).

Comparison of growth curves of weight selected populations of turkey,

quail and chickens. Poult. Sci. 70:13 - 19.

51. AOAC., (1990). Official Methods of Analysis. Fifteenth edition. Published by

the Associatin of Official Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-

USA. 1223pp.

52. Ayeni, J. S. O., (1983). The biology and utilization of helmeted guineafowl

Numida meleagris galeata (Pallas) in Nigeria. II. Food of helmeted

guinea fowl in Kainji Lake Basin area of Nigeria. Afr. J. Ecol. 21, pp.1

- 10.

53. Ayorinde K. L. A., (1991). “Guinea fowl as protein supplement in Nigeria”.

World Poultry Science Journal 47 (2), pp. 21 - 26.

54. Ayorinde, K. L., Ayeni, J. S. O., and Oluyemi, J. A., (1989). Laying

characteristics and reproductive performance of four indigenous

helmeted guinea fowl varieties (Numidia meleagris galeatapallas) in

Nigeria. Tropical Agriculture (Trinidad) 66 (3), pp. 277 - 280.

55. Ayorinde, K. L., Oluyemi, J. A. and Hallen, J. S., (1988). Growth

performance of four indigenous helmeted guineafowl varieties (Numida

meleagris galeata pallas) in Nigeria. Bull. Anim. Health Prod. Africa.

36: 356 - 360.

56. Azharul I. M., H. Ranvig and M. A. R. Howlider (2005). Comparison of

growth rate and meat yield characteristics of cockerels between

Fayoumi and Sonali under village conditions in Bangladesh. Livestock

Research for Rural Development 17 (2).

57. Batty, J., (2009). Practical Poultry Keeping. Beech Pub, House, 1992, Oct

29, 2009, Cornell University.

58. Belshaw, R. H., (1985). Guinea fowl of the world, Minirod Book Services,

Hampshire, England.

59. Cactus, R., (2001). Guinea fowl assorment. Available: http:// www.

cactusranchgamebirds.com/Guinea.html, pp.1-2, Date accessed: 10

December 2001.

Page 112: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

99

60. Casati, M., and Cappa, V., (1978). Experiments of growing guinea fowl,

amino acid composition of the carcass. Avicoultura. 47(3): 21 - 29.

61. Dale, N.M., (2001). Nutrient value of Catfish meal. Poultry science

Association, Inc, Res 10: 252 - 254. http://japr.fass.orgcgireprint103252

62. Darre, M. J., (2002). Guinea Fowl Management. Extension Poultry

Specialist, Department of Animal Science, University of Connecticut,

from:

http://www.web2.uconn.edu/poultry/poultrypages/guineafowlmanageme

nt.html, Date accessed: 12 Jun 2010.

63. Dondofem, F., (2000). A Survey of agricultural production and marketing in

Nenyunga Communal Lands with special emphasis on livestock.

University of Zimbabwe, Harare, Zimbabwe.

64. Du Thanh Hang and T. R. Preston, (2010). Effect of processing Taro leaves

on oxalate concentrations and using the ensiled leaves as a protein

source in pig diets in central Vietnam. Faculty of Animal Husbandry

and Veterinary Medicine, Hue University of Agriculture and Forestry,

Hue City, Vietnam.

65. Embury, I., (2001). Raising guinea fowl. Agfact, A5.0.8, New South Wales

Agriculture Publications. pp. 4, New South Wales, USA.

66. FAO/WHO/UNU, (1989). Energy and Protein Requirements. (WHO

Technical Report Series No. 724.), WHO. Geneva: 120 - 127.

67. FAO, (2002). Cultured aquatic Species information programme Pangasius

hypothalamus (Sauvage,1878). http://

www.fao.org/fishery/culturedspecies/pangasius_hypophthalmus/en

68. Fani, A. R., Lotfollan, H. and Ayazi, A., (2004). Evaluation in Economical

Traits of Iranian Native Guinea fowl (Numida meleagris). The Joint

Agriculture and Natural Resources Symposium, Tabriz-Ganja, Iran.

http://v,-ww.azran.org.ir/ symposiumecl/papers/Fani.htm.

69. Galor, (1983). The French guinea fowl. Presentation, Service Technique,

Galor, Amboise, France, pp. 15.

Page 113: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

100

70. Gohl, B., (1981). Tropical Feeds. Fao Animal Production and Health Series.

12:435 - 440.

71. Huang R.L., Yin Y.L., Wu G.Y., Zhang Y.G., Li T.J., Li M.X., Tang Z.R.,

Zhang J., Wang B., He J.H., and Nie X.Z., (2005). Effect of dietary

oligochitosan supplementation on ileal digestibility of nutrients and

performance in broilers. Poultry Science, 84: 1383 - 1388.

72. Hughes, B. L., and Jones, J. E., (1980). Diet regimes for growing guineas as

meat birds. Poult. Sci. 59:582-584.

73. Ikani, E. I. and Dafwang, I. I., (2004). The production of guinea fowl in

Nigeria. National agricultural extension and research liaison services.

Ahmadu Bello University, Nigeria.

74. INRA (1989). L’ alimentation des volailles. Le pintadeau de chair. INRA (L’ institut National de la Recherche Agronomique) ed. Station de recherché avicoles, 37380, Monnaie, France.

75. Janssen, L.S., C.L. Wgatt, and B.I. Francher, (1989). Nutrient requirement of

poultry, Ninth Revied Edition.

76. Johari, T. S., Agarwal, S. K., Sadagopan, V. R. and Singh, H., (1988).

Effect of dietary afflatoxin on the performance of guinea fowl. Ind. J.

Anim. Sci. 58: 873-875.

77. John, S., (2000). Energy in poultry diets. Ministry of Agriculture Food & Rural Affairs, Ontario.

78. Karbo, N. and Bruce, J., (2000). The contribution of livestock production to

food security in Northern Ghana: an overview. CIDA-Ghana Food

Security Programme Report.

79. Karbo, N., Avornyo, F. K. and Atiiga, S., (2002). Preliminary studies on the

pattern and causes of guinea fowl (Numida meleagris) keet losses in

Garu and Bawku of the Bawku East District. Savanna Farmer 3: 15-17.

80. Keulen J. Van and Young B. A., (1977). Evaluation of Acid-Insoluble Ash as

a Natural Marker in Ruminant Digestibility Studies. Journal of Animal

Science 78:1757-1762.

Page 114: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

101

81. Knížetová, H., Hyánek, J., Kníže, B. and Roubíček, J., (1991). Analysis of

growth curves in fowl. I. Chickens. Br. Poult. Sci. 32:1027-1038.

82. Knox, I., (2000). Guinea fowl. Farm Diversification Information Service,

from: www.dpi.vic.gov.au/dpi/nreninf.nsf/childdocs/ 89E7A8DAFEA

417624A2568B30004C26A–64B42202603AE380CA256BC700. Date

accessed: 24 November 2011.

83. Lammers, P.J., Kerr B.J., Honeyman M.S., Stalder K., Dozier III W.A.,

Weber T.E., Kidd M.T., and Bregendahl K., (2008). Nitrogen-corrected

apparent metabolizable energy value of crude glycerol for laying hens.

Poultry Science, 87:104 - 107.

84. Leeson, S., and Summers, J. D., (1997). Nutrient requirements of poultry.

Pub. University Books, Canada.

85. Ligomela, B., (2000). Population growth compatible with sustainable

development. The Zambezi Newsletter, Musokotwane Environment

Resource Center for Southern Africa, from: http://www.sardc.net/

imercsa/zambezi/ZNewsletter/issue3of2/district.htm, pp.3, Date

accessed: 25 November 2009.

86. Mallia, J. D., (1999). Observations on family poultry units in parts of

Central America and sustainable development opportunities. Livestock

Research for Rural Development 11 (3), pp. 10.

87. Mandal, A. B., Pathak, N. N. and Singh, H., (1999). Energy and protein

requirements of guinea keets (Numida meleagris) as meat bird in a hot

humid climate. J. Sci. Food Agric. 79: 523-531.

88. McDonald P., Edwards R. A., Morgan C. A., (1995). Animal Nutrition,

Longman Scientic & Technical. New York, pp. 28 - 48.

89. Men, L.T; Thanh, V.C; Hirata, Y & Yamasaki, S., (2005). Evaluation of the

Genetic Diversities and the Nutritional Values of the Tra (Pangasius

hypophthalumus) and the Basa (Pangasius bocourti) Catfish Cultivated in

the Mekong river Delta of Vietnam, Asian - Australasian Journal of

Animal Science, Vol. 18, pp. 671 - 676.

90. Miloud, H., Mabrouk, D., Noureddine, B., and Slimane, L., (2010).

Page 115: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

102

Performances de Ponte, de Reproduction et de Croissance de la Pintade

Locale Numida Meleagris en Algérie. European Journal of Scientific

Research. 47 (3): pp.320-333. ISSN 1450 - 216X.

91. Minitab, (2000). Minitab reference manual release 13.20. Minitab Inc.

92. Minnesota AgEcon (2006). Catfish nutrition feeds. Mississippi State University.

http://www.thefishsite.com/articles/171/catfish-nutrition-feeds

93. Moreki, J. C., (2006). Guinea fowl froduction. PhD thesise, poultry and

rabbits section, division of non–ruminants, department of animal,

production, private bag 0032, gaborone, botswana, from:

http://www.gov.bw/Global/MOA/Guinea%20 Fowl%20Production.pdf.

94. Nahashon, S. N., Adefope, N., Amenyenu, A. and Wright, D., (2005). Effect

of dietary metabolizable energy and crude protein concentrations on

growth performance and carcass characteristics of French guinea

broilers. Poult. Sci. 84:337 - 344.

95. Nahashon, S. N., Adefope, N., Amenyenu, A., Tyus J., and Wright, D., (2009).

The effect of floor density on growth performance and carcass

characteristics of French guinea broilers. Poultry Science 88:2461 - 2467.

96. Nahashon, S. N., Aggrey, S. E., Adefope, N., and Amenyenu, A., (2004).

Growth characteristics of pearl grey guinea fowl as predicted by

Richard’s Gompertz and Logistic models. Poult. Sci. 83:1798.

97. NRC (1994). Nutrition requirements of poultry. Ninth revise edition,

National Academy Press, Washington D.C.

98. Nwagu, B. I. and Alawa, C. B. I., (1995). Guinea fowl production in Nigeria.

World Poultry Science Journal 51, pp. 260 - 270.

99. Nguyen Thi Kim Dong (2005). Evaluation of Agro-Industrial By-Products as

Protein Sources for Duck Production in the Mekong Delta of Vietnam.

Doctoral Thesis, Swedish University of Agricultural Sciences, Uppsala

2005.

100. Nguyen Thi Kim Dong and R. Brian Ogle, (2003). “Effect of brewery waste

replacement of concentrate on the performance of Local and crossbred

Page 116: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

103

growing Muscovy ducks”. Asian-Aust. J. Anim. Sci., 2003, Vol. 16, No

10: 1510-1517.

101. Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Thu, Brian Ogle and Preston T.R..

(2006). Effect of supplementation level of water spinach (Ipomoea

aquatica) leaves indiets based on para grass (Branchiaria mutica) on

intake, nutrient utilization, growth rate and economic returns of crossed

rabbit in the Mekong Delta of Viet Nam. Workshop-seminar, Meka-

CelAgrid, from http://www.mekan.org/proprf/kimd2.htm.

102. Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim Dong, (2012). A response of growth

performance, carcass values and economic return of Guinea fowls

supplemented by fresh water hyacinth in the Mekong delta of Vietnam. 7th

Vietnamese-Hungarian International Conference, Aug-12, CTU, pp. 25.

103. Oakland, Z., (2001). Animal A-Z, Helmeted guinea fowl. Availabel:

www.oaklandzoo.org/atoz/azguinea, html, pp.1, Date accessed: 10

December 2001.

104. Osei, S. A., and Dei, H. K., (1998). Poultry production on small scale farms in

developing countries. Proceedings of the 8th World Conference on Animal

Production, Seoul, South Korea, Symposium Series 2, pp. 376-384.

105. Panda, P. C., (1998). Textbook on egg and poultry technology. Vikas

Publishing House, Delhi, India, pp. 216.

106. Pinoyfarmer, (2010). Micro livestock: Little known small animals with a

promising economic future–Poultry, from: http://www.agripinoy.net/micro–

livestock–little–known–small–animals–with–a–promising–economic–future

poultry .html. Date accessed: 12 May 2010.

107. Phillips, R. W., and Ayensu, E. S., (1991). Guinea Fowl. Pages 115-124 in

Microlivestock: Little-Known Small Animals with a Promising

Economic Future. R. Phillips, ed. Natl. Acad. Press, Washington, DC.

108. Ravindran V. and Bryden W.L., (1999). Amino acid availability in poultry -

in vitro and in vivo measurement. Australian Journal of Agetermination

of amino acid digestibility in food ingredients for poultry, British

Poultry Agricultural Research, 50 (5):889-908.

Page 117: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

104

109. Robert, B. (2008), Nutrition and feeding of organic poultry. Faculty of

Land and Food Systems, The University of British Columbia

Vancouver, British Columbia, Canada.

110. Roberts T. R. and Vidthayanon C., (1991). Systematic revision of the Asian

Catfish family Panagasiidae, with biologicaloservations and

descriptions of three new species. Proceeding of the Academy of

National Sciences of Philadelphia, 143, 97144. http://

jstor.org/pss/4064995.

111. Rose S. P., (1997). Principles of poultry science. CAB International.

112. Saina H., (2005). Livestock production in the semi-arid smallholder

farming area of Chirisa in Midlands Province of Zimbabwe. B.Sc.

Honours, Dissertation, University of Zimbabwe, Harare, Zimbabwe.

113. Say, R. R., (1987). Manual of Poultry Producttion in the Tropics, CAB

International Wallingford.

114. Scott T.A. and Hall J.W., 1998. Using acid insoluble ash marker ratio

(diet:digesta) to predict digestibility of wheat and barley metabolizable

energy and nitrogen retention in broiler chicks. Poultry Science, 77:674-679.

115. Singh, H. and Panda B. K., (1984). Guinea fowl health cover requirements

and common disease. Poultry GuidƒOguntona, T. and A.K. Zubair,

1988. Response of guinea fowl (Numida meleagris) to dietary

supplementation of zinc bacitracin. Poultry Sci. 67: 145-148.

116. Singh, H. and Raheja K. L., (1990). Genetic estimates of cholesterol and

high density lipid componets in indigenous guineafowl serum. In:

Proceedings of XIII Annual.

117. Tewe, O. O., (1983). Thyroid cassava toxicity in animals. In Cassava

toxicity and thyroid research and public health issues, IDRC-207e (Ed.

F. Delange and R. Ahluwalio), pp.114-118.

118. Tunde, O., (2006). Amino acid composition of guineafowl's egg. Journal of

the Science of Food and Agriculture. 48(1): 111-113.

Page 118: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

105

119. Thuy, N.T., Lindberg, J.E.& Ogle, B., (2010). Evaluation of Catfish

(Pangasius hypophthalumus) By - Products as Protein Sources for Pigs

in the Mekong Delta of Vietnam. Faculty of Veterinary Medicine and

Animal Science, pp. 5 – 20.

120. Van Soest P. J., Robertson J. B. and Lewis B. A., (1991). Symposium:

Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implications in

dairy cattle: methods for dietary fiber, and non-starch polysaccharides

in relation to animal nutrition. J. Dairy Sci., 74: 3585 - 3597.

121. Vogmann H., Pfirter H.P., Prabucki A.L., (1975). A new method of determing

metabolisability of energy and digestibility of fatty acids in broiler diets.

British Journal Poultry Science, 16: 531 - 534.

122. Villamide MJ, Fuente JM, Perez de Ayala P, and Flores A (1997). Energy

evaluation of eight barley cultivars for poultry: Effect of dietary enzyme

addition. Poult Sci, 76: 834-840.

Page 119: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

106

PHỤ LỤC

Page 120: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

107

Phụ lục. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÍ NGHIỆM

Hình 1. Nuôi úm gà con chuẩn bị cho thí nghiệm

Hình 2. Trộn thức ăn thí nghiệm

Page 121: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

108

Hình 3. Ép viên thức ăn thí nghiệm

Hình 4. Sấy khô thức ăn thí nghiệm

Page 122: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

109

Hình 5. Gà Sao thí nghiệm tiêu hóa và xác định ME thức ăn.

Hình 6. Thu mẫu phân gà Sao thí nghiệm

Page 123: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

110

Hình 7. Trộn đều mẫu phân để phân tích

Hình 8. Bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng

Page 124: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

111

Hình 9. Gà Sao lúc 6 tuần tuổi

Hình 10. Cân gà giai đoạn 12 tuần tuổi

Page 125: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/993/2.PhamTanNha_NoiDung… · 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

112

Hình 11. Chuẩn bị mổ khảo sát gà Sao

Hình 12. Thịt đùi và thịt ức gà Sao

Hình 13. Thân thịt gà Sao