ĐẠi hỌc huẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. buivanloi... · 2019-11-18 · nuôi...

27
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM BÙI VĂN LI ĐÁNH GIÁ KHNĂNG THÍCH NG CA GING CU PHAN RANG NUÔI THA THIÊN HUChuyên ngành: Chăn nuôi Mã s: 62.62.01.05 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIP HU- NĂM 2014 Công trình được hoàn thành ti: Trường Đại hc Nông Lâm - Đại hc Huế Người hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS. Lê Đức Ngoan 2. PGS.TS. Nguyn Xuân BTrường Đại hc Nông Lâm - Đại hc Huế Phn bin 1: ........................................................................................... ........................................................................................... Phn bin 2: ........................................................................................... ........................................................................................... Phn bin 3: ........................................................................................... ........................................................................................... Lun án sđược bo vti Hi đồng chm lun án cp Đại hc Huế hp ti ................................................................................................................ Vào hi ........... gi............ ngày ............. tháng .............. năm ................ Có thtìm hiu lun án ti thư vin: 1. Thư vin Quc gia 2. Thư vin Đại hc Huế 3. Thư vin trường Đại hc Nông Lâm - Đại hc Huế

Upload: others

Post on 02-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN LỢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA

GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 62.62.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - NĂM 2014

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm

- Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Lê Đức Ngoan

2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

Phản biện 1: ...........................................................................................

...........................................................................................

Phản biện 2: ...........................................................................................

...........................................................................................

Phản biện 3: ...........................................................................................

...........................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ................................................................................................................

Vào hồi ........... giờ ............ ngày ............. tháng .............. năm ................

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

1. Thư viện Quốc gia

2. Thư viện Đại học Huế

3. Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

1 MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lông và da. Ngành chăn nuôi cừu đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển xã hội (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004; Devendra, 2001). Cừu được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, đã thích nghi, phát triển rất tốt ở Ninh Thuận và Bình Thuận với nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh. Tuy nhiên, cừu không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái trong cả nước như các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng với môi trường sống; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác động mạnh đến trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của cừu (Bhatta và CS., 2005; Srikandakumar và CS., 2003).

Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm (Alhidary và CS., 2012; Gül, 2012; Saab và CS., 2011; Marai và CS., 2009; Baneh và Hafezian, 2009; McManus và CS., 2008; Savage và CS., 2008; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Singh và CS., 2006; Maurya và CS., 2005; Goetsch và Johnson, 1999...). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình nào được công bố.

Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa hàng năm lớn (3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều; nhiệt độ không khí trung bình 24,70C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (87,3%) (Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).

Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong phú với nhiều loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị Kim Thanh, 2008; Nguyễn Xuân Bả và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm đa dạng (Nguyễn Hữu Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có.

Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đánh giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là bước đi ban đầu rất cần thiết.

22. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và thu nhận thức ăn của chúng. 2.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.

Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức ăn thu nhận của cừu.

Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế.

Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăn cho cừu ở Thừa Thiên Huế.

3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận thức ăn, sinh trưởng và sinh sản.

Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với tần số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.

Từ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau trong cả nước. BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần mục lục; danh mục các bảng, đồ thị, hình ảnh; tài liệu tham khảo; phụ lục và các phần phụ; luận án có 5 phần nội dung chính:

Mở đầu: có 3 nội dung chính, trang 1 - 4. Chương 1. Tổng quan tài liệu: có 6 nội dung chính, trang 5 - 52; có

11 bảng và 2 sơ đồ. Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: có 3 nội dung

chính, trang 53 - 67; có 1 bảng. Chương 3. Kết quả và thảo luận: có 5 nội dung chính, trang 68 - 128;

có 33 bảng và 16 đồ thị. Kết luận và đề nghị: có 2 nội dung chính, trang 129 - 130.

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

3 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gia súc: Thí nghiệm đã được tiến hành trên đàn cừu Phan Rang nuôi

ở Thừa Thiên Huế và trên đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận. Thức ăn: gồm 4 loại là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thí nghiệm đã được tiến hành từ 2/2009 - 12/2012 tại trường Đại học

Nông Lâm – Đại học Huế; Trung tâm NCTN dê, cừu Ninh Thuận; Phòng phân tích thức ăn gia súc và các SPCN thuộc Viện Chăn nuôi và khoa Huyết học truyền máu Bệnh viện trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.

2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nội dung 1 - Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận 2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ

Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ không khí môi trường từ 2007-2011 của tỉnh Thừa Thiên Huế được lấy từ Trung tâm khí tượng thủy văn trung Trung bộ và Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2012; của tỉnh Ninh Thuận được lấy từ Trạm khí tượng thủy văn Phan Rang, Ninh Thuận và Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2012.

Số liệu về nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi của các thí nghiệm trong luận án được đo bằng máy nhiệt ẩm kế tự động Hygro - Thermometer (Pháp) tại 8 mốc thời gian: 1.00; 4.00; 7.00; 10.00; 13.00; 16.00; 19.00 và 22.00h liên tục các ngày trong tháng ở 2 mùa: mùa nóng (6-8/2009) và mùa lạnh (12/2009-2/2010). Nhiệt ẩm kế được đặt gần bằng chiều cao của cừu trưởng thành, cách mặt đất 0,8m, cách sàn chuồng 0,6m. 2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm

Cách tính THI tại các thời điểm trong ngày và của từng ngày ở các thí nghiệm trong luận án theo công thức của Marai và CS. (2000):

THI = T0C - {(0,31 - 0,31*RH/100)(T0C - 14,4) Trong đó: T0C: nhiệt độ không khí (0C); RH: ẩm độ không khí (%)

2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel

(2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010), với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).

42.3.2. Nội dung 2 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý

2.3.2.1. Xác định các chỉ tiêu sinh lý Thí nghiệm theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế

với các nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và 88 con nuôi ở Ninh Thuận tương ứng các tháng tuổi trên là 3, 8, 17, 24, 20 và 16 con.

Các chỉ tiêu sinh lý bao gồm tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và thân nhiệt được theo dõi theo từng cá thể cừu. Thời gian theo dõi chia thành 3 lần trong ngày vào lúc 7.00, 13.00 và 19.00h qua 2 mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Cừu trong từng nhóm tuổi đều được xác định các chỉ tiêu sinh lý hàng ngày (mỗi ngày đo 2 con/nhóm và luân phiên nhau).

Tại các mốc thời gian, tuần tự đo tần số hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ da và thân nhiệt. Xác định tần số hô hấp bằng cách đếm nhu động lên xuống của hõm hông bên trái. Nhịp tim xác định bằng việc sử dụng ống nghe đặt ở dưới vùng ngực bên trái của cừu. Thân nhiệt đo trực tiếp ở trực tràng và nhiệt độ da được đo ở sát vùng da trên lưng cừu bằng nhiệt kế trong 5 phút. 2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu

Theo dõi trên 24 con cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế với các nhóm tuổi: 1, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và 61 con nuôi ở Ninh Thuận tương ứng các tháng tuổi trên là 4, 4, 6, 6, 5 và 36 con. Máu được lấy tất cả các cá thể cừu vào ngày 27 các tháng 4-8/2009 và 12/2009-2/2010.

Chỉ tiêu sinh lý máu: hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin và hematocrit xác định bằng máy đếm tế bào tự động SYSMEX KX 21 (Nhật Bản). 2.3.2.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm

Tại các thời điểm đo chỉ tiêu sinh lý của cừu số liệu về nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi cũng được theo dõi để xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý của cừu. Phương pháp xác định nhiệt độ, ẩm độ và THI như đã trình bày cụ thể ở nội dung 1. 2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003), xử lý thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình (GLM) trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010). So sánh sự sai khác giá trị trung bình giữa các nghiệm thức bằng phương pháp Tukey với khoảng tin cậy 95%. Phân tích hồi quy phi tuyến tính với phương trình bậc 2 sau: Y = ax2 + bx + c;

Trong đó; Y: là chỉ tiêu sinh lý; x: là nhiệt độ, ẩm độ hoặc THI.

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

5 2.3.3. Nội dung 3 - Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận

2.3.3.1. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu Lượng thức ăn thu nhận của cừu được tiến hành trên 12 con cừu nuôi

tại Thừa Thiên Huế với 3 độ tuổi 6, 9 và 12 tháng, mỗi nhóm 4 con, qua 2 giai đoạn: tháng 4-8/2009 và tháng 11/2009-2/2010.

Thức ăn trong thí nghiệm là cỏ tự nhiên, thức ăn được chia thành 5 bữa/ngày vào lúc: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. Lượng thức ăn ước tính khoảng 3% LW tính theo VCK và đảm bảo luôn dư thừa. Xác định lượng thức ăn còn thừa vào trước bữa ăn đầu tiên của sáng hôm sau. 2.3.3.2. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi

Tại các ngày theo dõi lượng thức ăn thu nhận của cừu, số liệu về nhiệt độ, ẩm độ và THI được theo dõi, tính trung bình cho từng ngày để xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với lượng thức ăn thu nhận. 2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010). Phân tích hồi quy phi tuyến tính bậc 2 với phương trình: Y = ax2 + bx + c

Trong đó; Y: lượng thức ăn thu nhận; x: nhiệt độ hoặc THI.

2.3.4. Nội dung 4 - Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản 2.3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt

Khả năng sinh trưởng: Theo dõi trên 24 con cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế với các độ tuổi: sơ sinh, 3, 6, 9, 12, 15 tháng, mỗi nhóm 4 con và trên đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận gồm 207 con với các độ tuổi: 3, 6, 9, 12, 15 tháng lần lượt là 57, 48, 43, 38 và 21 con; thông qua các chỉ tiêu về khối lượng, tăng trọng và các chiều đo, phương pháp theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011 /BNNPTNT, từ đó tính toán tốc độ sinh trưởng của cừu.

Khả năng sản xuất thịt: Tiến hành mổ khảo sát 6 con (3 đực, 3 cái) ở 9 tháng tuổi với các chỉ tiêu và phương pháp theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011 /BNNPTNT. 2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh sản của cừu

Khả năng sinh sản theo dõi trên 5 cừu cái, trong đó 4 con cừu tơ và 1 con cừu mẹ đã đẻ lứa đầu ở Ninh Thuận. Thiết lập hệ thống sổ ghi chép tình trạng của từng cá thể cừu từ khi bắt đầu nhập về, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá theo quy chuẩn QCVN 01-71:2011/BNNPTNT.

62.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel (2003) và xử lý thống kê trên phần mềm Minitab version 15.10 (2010), với phép phân tích cơ bản là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bởi giá trị trung bình (M) và sai số của giá trị trung bình (SEM).

2.3.5. Nội dung 5 - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô xanh 2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm

Gia súc: gồm 4 con cừu đực Phan Rang, có độ tuổi 6-7 tháng, khối lượng trung bình 18,5±1,5kg.

Thức ăn: gồm 4 loại là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá mít và lá duối. 2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo ô vuông la tinh với 4 loại thức ăn kể trên, qua 4 giai đoạn. Thời gian cho mỗi giai đoạn là 20 ngày (15 ngày đầu cho cừu ăn thích nghi và 5 ngày cuối tiến hành thu mẫu). 2.3.5.3. Quản lý nuôi dưỡng

Cừu được nuôi cá thể trong 4 cũi tiêu hoá riêng biệt, có máng ăn, máng uống và được cung cấp nước uống đầy đủ. Trước lúc cho cừu ăn, cỏ voi được cắt ngắn khoảng 10cm, các loại lá được tách cành.

Cừu ở tất cả các nghiệm thức đều được cho ăn thức ăn tự do hàng ngày ước tính bằng 3% LW tính theo VCK và cho ăn 5 bữa/ngày vào lúc 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 và 21.00h. 2.3.5.4. Quy trình xử lý và phân tích mẫu

Lượng thức ăn thu nhận được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa của từng loại thức ăn. Mẫu thức ăn, mẫu phân và nước tiểu được lấy hàng ngày trong 5 ngày thu mẫu ở mỗi giai đoạn để phân tích thành phần hóa học.

Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), nitơ tổng số và protein thô (N x 6,25), khoáng tổng số (Ash) theo AOAC (1990). Xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF) được xác định theo Van Soest và CS. (1991). Năng lượng tổng số (GE) xác định bằng cách đo trực tiếp trên Bomb Calorimeter (PAR 600, Mỹ). 2.3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab version 15.10 (2010) theo phương pháp phân tích ANOVA. So sánh sự sai khác giữa các nghiệm thức bằng phương pháp Turkey với khoảng tin cậy 95%.

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

7 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ, THI Ở ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận

Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân qua các tháng trong năm ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận 2007-2011 được thể hiện ở đồ thị 3.1.

15

17

19

21

23

25

27

29

31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Tháng

Nhiệt

độ

(0C

), T

HI

65

70

75

80

85

90

95

Ẩm

độ

(%)

Nhiệt độ TT Huế THI TT Huế THI Ninh ThuậnNhiệt độ Ninh Thuận Ẩm độ TT Huế Ẩm độ Ninh Thuận

Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận (2007 - 2011)

Số liệu đồ thị 3.1 cho thấy, nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường bình quân tháng ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận có sự khác biệt về giá trị tuyệt đối và quy luật biến thiên ở từng vùng.

Ở hai tỉnh, nhiệt độ và THI biến thiên theo quy luật chung: tăng dần từ tháng 1 và đạt cực đại ở tháng 6, sau đó giảm dần đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm ở Thừa Thiên Huế thấp hơn 2,80C so với Ninh Thuận, song chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất lớn hơn.

Ẩm độ ở Thừa Thiên Huế cao hơn 9,3% so với Ninh Thuận và biến động lớn giữa các tháng trong năm. Thừa Thiên Huế ẩm độ biến thiên theo quy luật: giảm dần từ tháng 1 đến tháng 7, sau đó tăng lên đến tháng 12; trong khi ở Ninh Thuận ẩm độ biến động thất thường giữa các tháng.

Giá trị THI ở Ninh Thuận cao trong suốt cả năm (23,8-27,9); trong đó, có 4 tháng (tháng 11-tháng 2 năm sau) THI 23,8-25,2 và 8 tháng (tháng 3-10) THI 25,8-27,9. Theo Marai và CS. (2000), THI≥25,6 cừu bị stress cực kỳ nghiêm trọng. Với kết quả này, cừu ở Ninh Thuận luôn bị stress nhiệt; trong đó, cừu bị stress nghiêm trọng 8 tháng trong năm.

8Điều đó cho thấy thang đánh giá THI của Marai và CS. (2000) có thể

không phù hợp trong điều kiện môi trường ở Việt Nam. Vì vậy, thí nghiệm đã tiến hành đánh giá phản ứng sinh lý của cừu ở các mức THI khác nhau và đã xác định được các điểm THI giới hạn trên cừu. Chi tiết phân tích ở phần 3.2, 3.3.

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt; mùa nóng (MN) từ tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ 28,1-29,00C, ẩm độ 77,4-82,4% và THI là 27,3-28; mùa lạnh (ML) từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ 19,1-20,90C, ẩm độ 90,4-93,4% và THI 19,0-20,7. 3.1.2. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi ở Thừa Thiên Huế qua các mùa thí nghiệm

Kết quả khảo sát sự biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI tại 8 thời điểm trong ngày ở mùa nóng và mùa lạnh được trình bày ở đồ thị 3.2.

10

15

20

25

30

35

40

1 4 7 10 13 16 19 22

Thời gian (giờ)

TH

I; N

hiệt

độ

(0C

)

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

Ẩm

độ

(%)

Nhiệt độ (MN) THI (MN) Nhiệt độ (ML)THI (ML) Ẩm độ (MN) Ẩm độ (ML)

Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ, THI chuồng nuôi theo giờ trong mùa nóng và mùa lạnh ở Thừa Thiên Huế

Kết quả đồ thị 3.2 cho thấy, nhiệt độ và THI chuồng nuôi ở mùa lạnh và mùa nóng có xu hướng biến thiên theo quy luật chung là: thấp nhất vào thời điểm 1 đến 4 giờ, tăng dần và đạt cực đại vào lúc 13 giờ, sau đó giảm dần đến 22 giờ. Ẩm độ biến thiên theo chiều ngược lại với nhiệt độ và THI. Biên độ nhiệt ở mùa lạnh chênh lệch lớn hơn mùa nóng.

Như vậy, ở mùa nóng, nhiệt độ và THI tăng cao ở thời điểm 7 đến 19 giờ, trong lúc đó ẩm độ giảm thấp, nguy cơ gây stress nóng cho cừu. Ở mùa lạnh, nhiệt độ và THI giảm thấp lúc 19 giờ đến 4 giờ sáng ngày kế tiếp, kèm theo ẩm độ tăng cao, nên nguy cơ cừu stress lạnh.

Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, Thừa Thiên Huế ẩm độ không khí cao chiếm tỷ lệ lớn ở cả mùa nóng và mùa lạnh. Đây là điểm thời tiết khác biệt rất lớn đối với Ninh Thuận.

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

9 3.2. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ

3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế và

Ninh Thuận được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế

và Ninh Thuận Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Chỉ tiêu n M ± SEM n M ± SEM

Thân nhiệt (0C) 24 38,99 ± 0,02 88 39,27 ± 0,03 Tần số hô hấp (lần/phút)* 24 34,15 ± 0,53 88 19,61 ± 0,49 Nhịp tim (lần/phút) 24 66,94 ± 0,31 88 66,36 ± 0,29 Nhiệt độ da (0C) 24 36,51 ± 0,04 88 35,39 ± 0,03 *Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả bảng 3.5 cho thấy, thân nhiệt, nhịp tim và nhiệt độ da của

cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận là không có sự sai khác (P>0,05). Trong khi, tần số hô hấp của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế cao hơn đáng kể so với ở Ninh Thuận (P<0,05).

Ở Thừa Thiên Huế, nhiệt độ và ẩm độ luôn cao đồng thời đã hạn chế sự tỏa nhiệt của cừu qua da nên cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt.

3.2.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt 3.2.2.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thân nhiệt

Trong khoảng giới hạn từ 17,5 đến 33,50C, quan hệ giữa nhiệt độ chuồng nuôi (x1, 0C) với thân nhiệt cừu (Y1, 0C) thể hiện qua phương trình tương quan bậc 2 như sau:

Y1 = 0,0014x12 - 0,0305x1 + 38,76; R2 = 0,77; P = 0,001

Qua tính toán sự tăng thân nhiệt của cừu ở các khoảng nhiệt độ chuồng nuôi khác nhau: ≤22,5; >22,5-26,3; >26,3-29,5 và >29,50C cho thấy thân nhiệt có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến thân nhiệt Thân nhiệt (0C) Nhiệt độ (0C) Dao động M ± SEM

≤22,5 38,69 - 38,80 38,72a* ± 0,02 >22,5 - 26,3 38,80 - 38,90 38,85b ± 0,01 >26,3 - 29,5 38,99 - 39,04 39,02c ± 0,02

> 29,5 39,10 - 39,32 39,20d ± 0,02 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

10Bảng 3.6 cho thấy, nhiệt độ 17,5-22,50C thân nhiệt của cừu tương đối

ổn định, trung bình là 38,70C. Khi nhiệt độ tăng lên từ >22,5-26,5; >26,5-29,5 và >29,50C thân nhiệt của cừu tăng lần lượt là 0,13; 0,17 và 0,180C. 3.2.2.2. Quan hệ giữa ẩm độ với thân nhiệt

Trong khoảng ẩm độ không khí chuồng nuôi 56-93%, tương quan giữa ẩm độ (x2, %) với thân nhiệt cừu (Y2, 0C) như sau:

Y2 = 0,0055x22 - 0,043x2 + 40,58; R2 = 0,64; P = 0,001

Ẩm độ trong khoảng 59-75%, thân nhiệt cừu trung bình là 39,210C; >75-90%: thân nhiệt của cừu giảm 0,360C; >90%: thân nhiệt của cừu giảm 0,480C, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến thân nhiệt Thân nhiệt (0C) Ẩm độ (%) Dao động M ± SEM

59 - 75 39,1 - 39,3 39,21a* ± 0,02 >75 - 80 39,0 - 39,1 39,03b ± 0,03 >80 - 90 38,8 - 38,9 38,85c ± 0,03

>90 38,7 - 38,8 38,73d ± 0,03 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

3.2.2.3. Quan hệ giữa THI với thân nhiệt Trong khoảng THI từ 17,2 đến 31,5, quan hệ giữa THI (Y3) với thân

nhiệt (x3, 0C) thể hiện qua phương trình tương quan bậc 2 sau đây: Y3 = 0,0025x3

2 - 0,0775x3 + 39,247; R2 = 0,64; P = 0,001 Theo dõi sự thay đổi thân nhiệt theo mức giá trị THI và thang đánh

giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.8). Bảng 3.8. Các mốc THI ảnh hưởng đến thân nhiệt

Thân nhiệt (0C) THI Dao động M ± SE

≤22,2 38,69 - 38,78 38,72a* ± 0,02 >22,2 - 23,3 38,80 - 38,85 38,82b ± 0,03 >23,3 - 25,6 38,85 - 38,94 38,90b ± 0,02 >25,6 - 28,5 38,91 - 39,01 39,01c ± 0,02

>28,5 39,09 - 39,30 39,20d ± 0,02 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Bảng 3.8 cho thấy, thân nhiệt của cừu có sự sai khác thống kê khi THI ở các mức ≤22,2; >22,2-25,6; >25,6-28,5 và >28,5 (P<0,05). Trong khoảng THI >22,2-26,5, thân nhiệt của cừu không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả này cho thấy, nên chia ảnh hưởng của THI đến thân nhiệt theo 4 mức (≤22,2; >22,2-25,6; >25,6-28,5; >28,5) thay vì 5 mức.

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

11 Như vậy, nhiệt độ, ẩm độ và THI có quan hệ với thân nhiệt của cừu.

Nhiệt độ, THI tăng đã làm tăng thân nhiệt của cừu, ẩm độ có xu hướng ngược lại. Tuy nhiên, thân nhiệt vẫn ở trong khoảng sinh lý bình thường.

3.2.3. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp 3.2.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với tần số hô hấp

Trong khoảng nhiệt độ từ 17,5 đến 33,50C quan hệ giữa nhiệt độ (x4, 0C) với tần số hô hấp (Y4, lần/phút) như sau:

Y4 = 0,1888x42 - 6,3093x4 + 68,205; R2 = 0,81; P = 0,001

Sự sai khác về tần số hô hấp của cừu ở 4 mốc nhiệt độ có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp Tần số hô hấp (lần/phút) Nhiệt độ (0C) Dao động M ± SEM

≤22,5 16,3 - 19,0 17,98a ± 1,74 >22,5 - 26,3 22,8 - 30,6 27,06b ± 1,62 >26,3 - 29,5 35,7 - 41,1 38,48c ± 2,05

>29,5 52,4 - 74,9 59,41d ± 1,62 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

3.2.3.2. Quan hệ giữa ẩm độ với tần số hô hấp Tương quan giữa ẩm độ (x5, %) với tần số hô hấp (Y5, lần/phút) như sau: Y5 = 0,0094x5

2 - 2,8963x5 + 206,92; R2 = 0,73; P = 0,001 Tần số hô hấp của cừu khi ẩm độ >80%, trung bình là 22,8 lần/phút; 75-

80%: 44,66 lần/phút; <75%: 60,05 lần/phút (P<0,05) (bảng 3.10). Bảng 3.10. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp

Tần số hô hấp (lần/phút) Ẩm độ (%) Dao động M ± SEM 59 - 75 56,4 - 64,1 60,05a ± 1,73

>75 - 80 38,1 - 41,6 44,66b ± 2,45 >80 - 90 26,4 - 28,5 26,77c ± 2,12

>90 17,8 - 20,0 18,88c ± 3,00 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

3.2.3.3. Quan hệ giữa THI với tần số hô hấp Quan hệ giữa THI (Y6) với tần số hô hấp (x6, lần/phút) như sau: Y6 = 0,3265x6

2 - 12,25x6 + 132,05; R2 = 0,82; P = 0,001 Sự thay đổi tần số hô hấp theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá

của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.11).

12Bảng 3.11. Các mốc THI ảnh hưởng đến tần số hô hấp

Tần số hô hấp (lần/phút) THI Dao động M ± SE ≤22,2 16,3 - 18,9 17,95a ± 1,26

>22,2 - 23,3 22,0 - 23,8 22,94ab ± 1,92 >23,3 - 25,6 25,9 - 30,0 28,28b ± 1,49 >25,6 - 28,5 30,6 - 41,7 37,36c ± 1,36

>28,5 49,4 - 65,5 58,74d ± 1,36 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Bảng 3.11 cho thấy, tần số hô hấp của cừu có sự sai khác thống kê theo các khoảng phân chia THI của Marai và CS. (2000) (P<0,05). Tuy nhiên, tần số hô hấp ở mức THI ≤22,2 và >22,2-23,3 không có sai khác thống kê và tương tự như ở hai mức tiếp theo là >22,2-23,3 và >23,3-25,6; Trong khi đó, sự sai khác rõ rệt ở các mức này với hai mức còn lại đã cho thấy trong kết quả của nghiên cứu này.

Như vậy, việc phân chia THI 5 mức khác nhau có thể chưa phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

Qua tính toán cho thấy, THI 17,5-22,2 tần số hô hấp trung bình là 17,95 lần/phút. Khi THI tăng >22,2-28,5 tần số hô hấp tăng thêm 19,4 lần/phút. Nhưng THI tăng >28,5 tần số hô hấp tăng lên rất cao, thêm 40,8 lần/phút (bảng 3.11).

Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi có ảnh hưởng đến tần số hô hấp của cừu. Khi ẩm độ thấp, nhiệt độ môi trường cao cừu phải tăng tần số hô hấp để thải nhiệt ra ngoài cơ thể.

3.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với nhịp tim 3.2.4.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhịp tim

Tương quan giữa nhiệt độ (x7, 0C) với nhịp tim (Y7, lần/phút) như sau: Y7 = 0,0062x7

2 + 0,962x7 + 40,255; R2 = 0,70; P = 0,001 Sự sai khác về nhịp tim của cừu ở 4 mốc nhiệt độ có ý nghĩa thống

kê (P<0,05), nhịp tim tăng khi nhiệt độ môi trường nuôi tăng (bảng 3.12). Bảng 3.12. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhịp tim

Nhịp tim (lần/phút) Nhiệt độ (0C) Dao động M ± SEM ≤22,5 59,7 - 64,2 62,07a ± 0,49

>22,5 - 26,3 65,8 - 69,8 67,68b ± 0,47 >26,3 - 29,5 71,4 - 75,4 72,88c ± 0,74

>29,5 74,7 - 79,6 77,35d ± 0,52 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

13 3.2.4.2. Quan hệ giữa ẩm độ và nhịp tim

Quan hệ giữa ẩm độ không khí chuồng nuôi (x8, %) với nhịp tim (Y8, lần/phút) được thể hiện qua phương trình sau:

Y8 = -0,0065x82 + 0,4756x8 + 73,619; R2 = 0,61; P = 0,001

Bảng 3.13. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhịp tim Nhịp tim (lần/phút) Ẩm độ (%) Dao động M ± SEM

59 - 75 74,8 - 79,4 77,45a ± 0,68 >75 - 80 72,5 - 74,9 73,46b ± 0,98 >80 - 90 66,4 - 68,4 66,61c ± 0,81

> 90 60,8- 64,9 62,72c ± 0,97 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, nhịp tim giảm khác biệt ở các mức ẩm độ <75, >75-80 và >80% (P<0,05). Khi ẩm độ cao >80% nhịp tim của cừu 62,7-64,65 lần/phút; thấp hơn 7-11 lần/phút ở >75-80%; và thấp hơn 11-15 lần/phút ở ẩm độ 59-75%. Điều này cho thấy, cừu thích ứng tốt hơn với môi trường có ẩm độ thấp. 3.2.4.3. Quan hệ giữa THI với nhịp tim

Tương quan giữa THI chuồng nuôi (x9) với nhịp tim cừu (Y9, lần/phút) được thể hiện ở phương trình sau:

Y9 = 0,0293x92 + 0,0129x9 + 50,049; R2 = 0,69; P = 0,001

Sự thay đổi nhịp tim theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.14).

Bảng 3.14. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhịp tim Nhịp tim (lần/phút) THI Dao động M ± SE

≤ 22,2 59,60 - 64,70 61,75a ± 0,46 >22,2 - 23,3 65,73 - 66,70 66,08ab ± 0,70 >23,3 - 25,6 66,80 - 70,10 68,60b ± 0,49 >25,6 - 28,5 72,40 - 74,60 73,95c ± 0,54

>28,5 76,70 - 78,00 76,82d ± 0,49 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Kết quả bảng 3.14 cho thấy, nhịp tim của cừu có sự sai khác thống kê khi THI ≤22,2; >22,2-25,6; >25,6-28,5 và >28,5 (P<0,05). Trong khoảng THI >22,2-26,5, nhịp tim cừu không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả này cho thấy, nên phân chia ảnh hưởng của THI đến thân nhiệt theo 4 mức (≤22,2; >22,2–25,6; >25,6–28,5 và >28,5) thay vì 5 mức.

14Nhịp tim của cừu có sự biến động phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và

THI. Tuy nhiên, so với thân nhiệt và tần số hô hấp, nhịp tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, ẩm độ và THI ít hơn. Khi THI tăng, nhịp tim và tần số hô hấp đều tăng, nhưng nhịp tim không tăng nhiều như tần số hô hấp.

3.2.5. Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da 3.2.5.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhiệt độ da

Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi (x10, 0C) với nhiệt độ da (Y10, 0C) thể hiện qua phương trình sau:

Y10 = 0,0216x102 - 0,9021x10 + 44,706; R2 = 0,84; P = 0,001

Nhiệt độ chuồng nuôi ≤22,5-26,3, nhiệt độ da không có sự sai khác (P>0,05), trung bình là 35,470C. Nhiệt độ tăng từ >26,3-29,50C, nhiệt độ da tăng 0,640C; nhiệt độ tăng >29,5 nhiệt độ da tăng cao (thêm 2,270C), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (bảng 3.15).

Bảng 3.15. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da Nhiệt độ da (0C) Nhiệt độ (0C) Dao động M ± SEM

≤22,5 35,3 - 35,4 35,32a ± 0,11 >22,5 - 26,3 35,4 - 35,9 35,63ab ± 0,11 >26,3 - 29,5 35,9 - 36,4 36,11c ± 0,15

>29,5 37,4 - 38,5 37,74d ± 0,11 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

3.2.5.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhiệt độ da Phương trình tương quan giữa ẩm độ chuồng nuôi (x11, %) với nhiệt

độ da (Y11, 0C) của cừu: Y11 = 0,0014x11

2 - 0,3162x11 + 52,479; R2 = 0,69; P = 0,001 Khi ẩm độ 59-75%, nhiệt độ da của cừu là 37,950C. Ẩm độ tăng từ

>75-80% nhiệt độ da của cừu giảm 1,250C; khi ẩm độ >80-90% nhiệt độ da của cừu giảm 2,310C (P<0,05). Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác ở mức ẩm độ >80-90% và >90% (P>0,05) (bảng 3.16).

Bảng 3.16. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da Nhiệt độ da (0C) Ẩm độ (%) Dao động M ± SEM

59 - 75 37,3 - 38,6 37,95a ± 0,17 >72,5 - 80 36 - 37,2 36,70b ± 0,25 >80 - 90 35,4 - 35,9 35,64c ± 0,21

> 90 35,3 - 35,4 35,35c ± 0,25 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

15 3.2.5.3. Quan hệ giữa THI với nhiệt độ da

Phương trình tương quan giữa THI chuồng nuôi (x12) với nhiệt độ da (Y12, 0C) của cừu:

Y12 = 0,0309x2 - 1,2932x + 48,781; R2 = 0,82; P = 0,001 Sự thay đổi nhiệt độ da theo các mốc THI căn cứ thang đánh giá của

Marai và CS. (2000) như sau (bảng 3.17). Bảng 3.17. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhiệt độ da

Nhiệt độ da (0C) THI Dao động M ± SE ≤ 22,2 35,3 - 35,4 35,35a ± 0,07

>22,2 - 23,3 35,3 - 35,5 35,53a ± 0,10 >23,3 - 25,6 35,6 - 35,7 35,68a ± 0,09 >25,6 - 28,5 35,9 - 36,4 36,07b ± 0,81

>28,5 37,3 - 37,8 37,75c ± 0,09 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, nhiệt độ da ổn định trong khoảng THI <22,2-25,6 (P>0,05) và chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê khi THI >25,6. Tuy nhiên, nhiệt độ da trong khoảng THI >25,6-28,5 thấp hơn ở THI >28,5 (P<0,05).

Như vậy, để xác định ảnh hưởng của THI đến nhiệt độ da, có thể chia THI thành ba mức <25,6; 25,6-28,5 và >28,5 thay vì 4 mức như đã đề xuất với thân nhiệt.

3.2.6. Quan hệ giữa mùa và các chỉ tiêu sinh lý máu 3.2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý máu

Chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang được thể hiện ở bảng 3.18. Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang

Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Chỉ tiêu n M ± SEM n M ± SEM Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 24 7,08 ± 011 61 7,52 ± 0,15 Hàm lượng hemoglobin (g%) 24 8,24 ± 0,15 61 8,93 ± 0,19 Chỉ số hematocrit (%) 24 40,30 ± 1,71 61 42,01 ± 2,24 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 24 8,69 ± 0,23 61 8,85 ± 0,30

Kết quả bảng 3.18 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu theo dõi (hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin và hematocrit) của cừu nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ ở Thừa Thiên Huế mặc dù có sự dao động, nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý máu bình thường của giống cừu và không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận (P>0,05).

163.2.6.2. Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu

Quan hệ của mùa đến các chỉ tiêu sinh lý máu được thể hiện ở bảng 3.19. Bảng 3.19. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu

Mùa nóng Mùa lạnh Chỉ tiêu n M ± SEM n M ± SEM Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 20 6,80 ± 0,18 20 6,89 ± 0,16 Hàm lượng hemoglobin (g%)* 20 6,94 ± 0,19 20 8,60 ± 0,16 Chỉ số hematocrit (%) 20 38,29 ± 2,46 20 39,82 ± 2,46 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 20 8,06 ± 0,41 20 8,73 ± 0,35

*Sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy, số lượng hồng cầu, chỉ số hematocrit

và số lượng bạch cầu không sai khác thống kê giữa hai mùa (P>0,05). Trong khi đó hàm lượng hemoglobin có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mùa nóng và mùa lạnh (P<0,05). Sự sai khác có thể do nhiệt độ thấp và ẩm độ cao trong mùa lạnh làm quá trình trao đổi chất, đặc biệt trao đổi nhiệt được tăng cường nên tăng hàm lượng hemoglobin.

Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lý bước đầu có thể thấy cừu thích ứng với điều kiện môi trường sống mới ở Thừa Thiên Huế.

3.3. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ THI VỚI LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN 3.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận

Trong khoảng nhiệt độ 17,5 đến 33,50C, tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận (Y13, gDM/kgLW/ngày) với nhiệt độ (x13,

0C) như sau: Y13 = -0,0874x13

2 + 3,0284x13 + 23,861; R2 = 0,81; P = 0,001 Qua tính toán cho thấy; nhiệt độ ≤22,50C lượng thức ăn thu nhận là

49,3g DM/kgLW/ngày; nhiệt độ >22,5-29,50C, lượng thức ăn thu nhận giảm 9,2g DM/LW/ngày (giảm 18,7%); nhiệt độ >29,50C lượng thức ăn thu nhận giảm 11,6g DM/LW/ngày (giảm 23,5%) (P<0,05) (bảng 3.20). Khi nhiệt độ >29,5, cứ tăng 10C lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 14,7g /DM/LW/ngày (so với ≤22,50C).

Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận Lượng thức ăn thu nhận (gDM/LW/ngày) Nhiệt độ (0C) Dao động M ± SEM

≤22,5 47,6 - 51,0 49,3a ± 0,98 >22,5 - 26,3 42,7 - 47,4 45,2b ± 0,85 >26,3 - 29,5 36,8 - 42,9 40,1c ± 0,98

>29,5 26,4 - 36,1 37,7d ± 0,91 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

17 3.3.2. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu

Tương quan giữa THI (x14) với lượng thức ăn thu nhận của cừu (Y14, gDM/kgLW/ngày) được thể hiện qua phương trình sau:

Y14 = -0,1461x142 + 5,594x14 - 4,1092; R2 = 0,81; P = 0,001

Bảng 3.21. Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận Lượng ăn vào (gDM/LW/ngày) THI Dao động M ± SE

≤ 22,2 48,0 - 51,0 49,11a ± 0,75 > 22,2 - 23,3 46,1 - 47,7 46,78ab ± 1,15 > 23,3 - 25,6 43,6 - 47,6 45,15b ± 0,81 >25,6 - 28,5 39,3 - 42,6 41,09c ± 0,81

> 28,5 26,4 - 36,0 32,27d ± 0,81 *Các số liệu cùng cột có chữ số mũ khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)

Số liệu ở bảng 3.21 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận không có sai khác thống kê khi THI ≤22,2 đến 23,3 (P>0,05) và giảm dần ở các mức THI cao hơn. Khi THI >28,5 cứ tăng 1 đơn vị THI thì lượng thức ăn thu nhận giảm trung bình 16,2g DM/LW/ngày. 3.4. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ 3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt 3.4.1.1. Khả năng sinh trưởng

* Sự thay đổi về khối lượng: Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng cừu Phan Rang được tổng hợp và thể hiện qua bảng 3.22.

Bảng 3.22. Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì* Tháng

tuổi Tính biệt n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Đực 3 2,1 ± 0,23 - - 2,59 ± 0,7 Sơ

sinh Cái 2 2,3 ± 0,10 - - 2,27 ± 0,6 Đực 2 11,5 ± 0,29 22 14,59 ± 0,3 12,48 ± 3,2 3 Cái 4 11,7 ± 0,56 35 10,94 ± 0,3 11,36 ± 2,4 Đực 6 16,9 ± 0,35 24 20,83 ± 0,4 17,47 ± 5,7 6 Cái 8 15,3 ± 0,47 24 17,92 ± 0,3 16,99 ± 3,7 Đực 8 19,5 ± 0,43 9 26,22 ± 0,4 24,19 ± 3,3 9 Cái 9 18,2 ± 0,31 34 22,82 ± 0,4 21,64 ± 1,2 Đực 10 22,3 ± 0,77 22 31,05 ± 0,4 29,09 ± 4,1 12 Cái 11 21,6 ± 0,65 16 27,63 ± 0,6 24,63 ± 1,7 Đực 10 26,1 ± 1,55 7 33,4 ± 0,5 33,3 ± 2,3 15 Cái 12 24,0 ± 1,00 14 29,21 ± 0,5 26,1 ± 3,3

n: số lượng cừu; *Nguồn Đinh Văn Bình và CS., (2007)

18Kết quả bảng 3.22 cho thấy, khối lượng cừu Phan Rang nuôi ở Thừa

Thiên Huế thấp hơn ở Ninh Thuận. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, môi trường có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tiềm năng di truyền, là yếu tố có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khả năng sinh trưởng của cừu (Akhtar và CS., 2012; Singh và CS., 2006).

* Tốc độ sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng của cừu được trình bày ở bảng 3.23.

Bảng 3.23. Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn Chỉ tiêu Tính biệt 0-3 tháng 4-6 tháng 7-9 tháng 10-12 tháng

Đực 104,4 60,0 28,9 31,1 Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Cái 104,4 40,0 32,2 37,8

Đực 138,2 38,0 14,3 13,4 Sinh trưởng tương đối (%) Cái 138,4 26,7 17,3 17,1

Bảng 3.23 cho thấy, cừu Phan Rang giai đoạn sơ sinh đến hết 3 tháng tuổi có tốc độ sinh trưởng cao nhất cả về sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Ở các giai đoạn tuổi lớn hơn tốc độ sinh trưởng giảm dần và có xu hướng ổn định trên 12 tháng tuổi.

* Kích thước các chiều đo của cừu - Kết quả theo dõi chiều cao vây của cừu được trình bày ở bảng 3.24.

Bảng 3.24. Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì* Tháng

tuổi Tính biệt n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Đực 2 49,0 ± 1,20 22 48,18 ± 0,98 53,6 ± 4,5 3 Cái 4 46,0 ± 1,30 35 45,27 ± 0,86 51,5 ± 3,8 Đực 6 56,8 ± 1,20 24 52,46 ± 0,82 55,3 ± 3,3 6 Cái 8 53,1 ± 1,10 24 53,08 ± 1,08 54,3 ± 2,6 Đực 8 61,3 ± 2,00 9 62,56 ± 1,38 57,5 ± 5,2 9 Cái 9 58,3 ± 0,71 34 62,62 ± 0,86 56,8 ± 5,0 Đực 10 66,5 ± 1,20 22 63,41 ± 1,59 61,1 ± 5,7 12 Cái 9 65,3 ± 1,80 34 63,65 ± 0,90 61,7 ± 4,6

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., 2007 Kết quả bảng 3.24 cho thấy, chiều cao vây của cừu Phan Rang nuôi ở

Thừa Thiên Huế hầu như không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi và cừu cái lúc 9 tháng tuổi là có sự sai khác.

- Kết quả theo dõi vòng ngực của cừu được trình bày ở bảng 3.25. Kết quả bảng 3.25 cho thấy, vòng ngực của cừu Phan Rang nuôi ở

Thừa Thiên Huế không có sự sai khác với cừu nuôi ở Ninh Thuận giữa các độ tuổi, ngoại trừ cừu cái lúc 9 tháng tuổi là có sự sai khác.

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

19 Bảng 3.25. Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tuổi

Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì* Tháng tuổi

Tính biệt N M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Đực 2 56,5 ± 0,87 22 58,68 ± 0,69 59,9 ± 3,2 3 Cái 4 55,0 ± 1,30 35 54,49 ± 0,74 58,7 ± 2,6 Đực 6 63,6 ± 0,98 24 64,5 ± 0,52 62,5 ± 2,4 6 Cái 8 61,6 ± 0,48 24 61,79 ± 0,91 60,1 ± 2,7 Đực 8 67,8 ± 1,50 9 71,44 ± 1,70 68,7 ± 6,6 9 Cái 9 65,2 ± 1,50 34 70,0 ± 0,94 65,5 ± 4,7 Đực 10 72,0 ± 1,50 22 77,23 ± 1,28 79,2 ± 3,9 12 Cái 11 71,9 ± 1,60 16 70,0 ± 0,93 72,1 ± 4,2

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., (2007) - Kết quả dài thân chéo của cừu được trình bày ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi Thừa Thiên Huế Ninh Thuận Ba Vì* Tháng

tuổi Tính biệt n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Đực 2 49,5 ± 0,29 22 51,09 ± 1,35 57,2 ± 5,5 3 Cái 4 48,0 ± 0,37 35 48,29 ± 0,93 55,5 ± 4,8 Đực 6 54,8 ± 1,60 24 58,79 ± 0,91 59,7 ± 6,3 6 Cái 8 54,4 ± 1,00 24 55,17 ± 1,07 58,6 ± 5,4 Đực 8 63,8 ± 1,60 9 65,67 ± 1,19 62,4 ± 3,8 9 Cái 9 62,7 ± 0,80 34 63,65 ± 0,90 61,7 ± 4,6 Đực 10 67,8 ± 1,30 22 68,55 ± 1,28 65,8 ± 4,6 12 Cái 11 67,4 ± 0,94 16 66,44 ± 1,20 64,1 ± 5,3

n: số lượng cừu; *Số liệu tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., 2007 Kết quả bảng 3.26 cho thấy, dài thân chéo của cừu Phan Rang nuôi ở

Thừa Thiên Huế không có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận qua các độ tuổi, ngoại trừ cừu đực lúc 6 tháng tuổi là có sự sai khác so với cừu nuôi ở Ninh Thuận. 3.4.1.2. Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất thịt của cừu

Tiến hành mổ khảo sát thành phần thân thịt trên 6 con cừu (3 cái và 3 đực) ở 9 tháng tuổi, kết quả trung bình được trình bày ở bảng 3.27.

Kết quả bảng 3.27 cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của cừu Phan Rang nuôi tại Thừa Thiên Huế thấp hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Trong thí nghiệm này, khối lượng thịt xẻ không bao gồm da, có thể dẫn đến tỷ lệ thịt xẻ thấp.

Ngoài ra, có thể do cừu chưa đạt được độ mập tương ứng do điều kiện nuôi dưỡng và môi trường, và có thể do số lượng giết mổ ít (6 con) cũng ảnh hưởng đến kết quả.

20Bảng 3.27. Thành phần thân thịt của cừu Phan Rang

Thừa Thiên Huế Chỉ tiêu Đơn vị tính Cừu đực Cừu cái

Ninh Thuận* Ba Vì*

Số cừu giết mổ con 3 3 4 6 Tuổi tháng 9 9 9 9 Khối lượng sống kg 22,5 20 22,1 22,5 Thịt xẻ % 31,2 29,4 41,8 43,6 Thịt tinh % 26,6 27,8 30,2 32,05 Xương % 11,1 13,5 15,3 8,74 Máu % 2,8 2,2 4,1 3,1 Đầu % 8 9,7 6,88 7,07 Chân % 2,9 2,6 3,22 2,59 Da, lông, đuôi % 11,2 10,3 - - Phủ tạng % 11,4 10,7 - - Độ dày mỡ lưng cm2 0,6 0,6 - - Diện tích mắt thịt cm2 6,4 5,9 - -

*Nguồn: Đinh Văn Bình và CS., 2007.

3.4.2. Khả năng sinh sản của cừu cái Kết quả theo dõi đặc điểm sinh lý sinh sản và khả năng sinh sản của

4 con cừu tơ và 1 con cừu mẹ đã sinh lứa đầu ở Ninh Thuận về nuôi tại Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 3.28. Do số lượng cừu hạn chế nên kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu được công bố để tham khảo và cần phải lặp lại với số lượng lớn hơn.

Bảng 3.28. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi tại Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu theo dõi Đơn

vị n M ± SE Ninh

Thuận* Ba Vì*

Tuổi động dục lần đầu Ngày 4 201,3 ± 2,84 185 181 Khối lượng động dục lần đầu Kg 4 19,5 ± 0,87 16 17,0 Tuổi phối giống lần đầu Ngày 4 349,5 ± 20,8 305 295 Khối lượng phối giống lần đầu Kg 4 21,9 ± 1,83 22,5 23,1 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 4 501,5 ± 21,5 465 455 Khối lượng đẻ lứa đầu Kg 4 26 ± 1,41 27 27,8 Thời gian mang thai (ngày) Ngày 5 152 ± 1,14 150 146 Số con đẻ ra/ lứa Con 5 1 ± 0,00 1,33 1,36

*Nguồn tham khảo của Đinh Văn Bình và CS., 2007. Số liệu bảng 3.28 cho thấy, tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống

lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế muộn hơn so với ở Ninh Thuận và Ba Vì. Điều này có thể là do một số tác động như thay đổi phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý cừu.

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

21 Khối lượng động dục lần đầu của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế lớn

hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Nguyên nhân có thể do tuổi động dục lần đầu muộn hơn nên dẫn đến khối lượng động dục lần đầu cao hơn. Thời gian mang thai, số con sinh ra/lứa, khối lượng sơ sinh của 5 cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế nằm trong khoảng giá trị bình thường của giống cừu Phan Rang và tương đương với cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì.

3.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ XANH 3.5.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn

Kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được trình bày ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (M ± SD*)

Loại thức ăn Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06) Lá mít Lá duối

Vật chất khô (%) 20,5 ± 0,55 19,1 ± 0,90 32,5 ± 2,10 29,2 ± 3,07 Chất hữu cơ (%DM) 87,9 ± 0,62 85,5 ± 1,31 91,3 ± 1,19 84,7 ± 2,73 Protein thô (%DM) 10,4 ± 0,95 8,6 ± 0,61 13,5 ± 1,74 16,7 ± 2,32 NDF (%DM) 60,1 ± 2,34 61,8 ± 3,19 48,2 ± 2,90 39,4 ± 2,71 Năng lượng thô (kcal/kg DM) 3742±58,13 3609±24,58 4069±128,64 3549±119,70

Khoáng (% DM) 12,1 ± 0,62 14,5 ± 1,31 8,7 ± 1,19 15,3 ± 2,73 Bảng 3.29 cho thấy, thành phần hóa học và giá trị năng lượng của 4 loại

thức ăn trong thí nghiệm khá cao. Điều đáng chú ý, ngoài cỏ tự nhiên và cỏ voi là thức ăn quen thuộc thì lá mít và lá duối là những thức ăn khá phổ biến, có thành phần hóa học và dinh dưỡng cao hơn, đặc biệt là protein, có thể là nguồn thức ăn bổ sung cho cừu, góp phần giải quyết thiếu hụt thức ăn.

3.5.2. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu đối với các loại thức ăn

Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu được thể hiện ở bảng 3.30.

Bảng 3.30 cho thấy, các loại thức ăn đã ảnh hưởng đến lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu (P<0,05). Cả 2 loại cỏ vẫn là thức ăn được cừu thu nhận nhiều hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05), trong khi lá mít cũng như lá duối lượng thức ăn thu nhận là tương đương nhau. Tuy vậy, lượng protein thu nhận lại có xu hướng ngược lại. Protein thu nhận ở cừu ăn khẩu phần lá duối cao hơn các khẩu phần còn lại (P<0,05).

22Bảng 3.30. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu

Loại thức ăn Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi(VA-06)

Lá mít

Lá duối SEM1 P

(kg/con/ngày) 0,53a 0,54a 0,40b 0,40b 0,013 0,000 Vật chất khô % BW 3,05ab 3,23a 2,46b 2,40b 0,161 0,007 Chất hữu cơ (kg/con/ngày) 0,47a 0,46a 0,37b 0,33c 0,009 0,000 Protein thô (kg/con/ngày) 0,056a 0,047b 0,055a 0,066c 0,002 0,004 NDF 0,32a 0,33a 0,19b 0,15c 0,005 0,000 Năng lượng thô (kcal/con/ngày) 2000a 1951a 1637b 1398c 34,23 0,000

a,b,c, Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05) 3.5.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu đối với các loại thức ăn

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của cừu được trình bày ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%) Loại thức ănChỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)

Lá mít

Lá duối SEM1 P

Vật chất khô 74,6a 76,6a 64,5ab 57,1b 3,63 0,03 Chất hữu cơ 77,0a 78,9a 66,8b 65,9b 2,79 0,03 Protein thô 76,7a 77,2a 49,6b 71,8a 2,47 0,00 NDF 74,7a 79,8a 52,5b 57,6b 3,93 0,01 Năng lượng thô 74,6a 77,4a 63,7b 60,2b 2,51 0,01

a,b,Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05) Bảng 3.31 cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến thành phần dinh dưỡng

của các loại thức ăn trên cừu là khá cao và có sự sai khác (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ở lá duối và lá mít không sai khác (P>0,05), thấp hơn cỏ voi và cỏ tự nhiên (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở cỏ voi cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với lá duối và lá mít (P<0,05), trong khi đó giữa cỏ voi và cỏ tự nhiên cũng như giữa lá duối và lá mít là tương đương nhau (P>0,05). Tỷ lệ tiêu hóa protein ở cỏ voi, cỏ tự nhiên và lá duối không sai khác thống kê (P>0,05) và cao hơn so với lá mít (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa NDF và năng lượng có xu hướng giống nhau, ở cỏ voi cũng như cỏ tự nhiên cao hơn so với lá duối hay lá mít (P<0,05). 3.5.4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu

Với mục tiêu nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn khá phổ biến cho cừu ở Thừa Thiên Huế, thí nghiệm đã tính toán hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu, kết quả được trình bày ở bảng 3.32.

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

23 Bảng 3.32. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu

Loại thức ăn Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06) Lá mít Lá duối

Vật chất khô (g/kg TA tươi) 152,90 146,38 209,72 166,67

Chất hữu cơ (g/kg VCK TA) 676,89 674,94 609,68 558,59

Protein thô tiêu hóa (g/kg VCK TA) 79,72 66,40 66,67 119,83

NDF (g/kg VCK TA) 448,86 492,86 253,13 226,99

Năng lượng thô tiêu hóa (kcal/kg VCK) 2792,63 2793,53 2590,11 2138,12a,b,Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05)

Bảng 3.32 cho thấy, lượng chất dinh dưỡng tiêu hóa của các loại thức ăn trên cừu có sự sai khác giữa các loại thức ăn. So với cỏ tự nhiên và cỏ voi, lượng vật chất khô và protein thô tiêu hóa của lá mít và lá duối cao hơn, đặc biệt là lượng protein tiêu hóa ở lá duối (119,83 g/kg). Trong lúc đó lượng vật chất khô và protein thô ăn vào thấp (bảng 3.29), tỷ lệ tiêu hóa lượng vật chất khô và protein thô thấp (bảng 3.31).

3.5.5. Tích lũy nitơ (N) của cừu Kết quả đánh giá năng tích lũy nitơ của cừu được thể hiện ở bảng 3.33.

Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu Loại thức ăn Chỉ tiêu

Cỏ tự nhiên

Cỏ voi (VA-06)

Lá mít

Lá duối SEM1 P

N thu nhận (g) 8,92a 7,47b 8,72a 10,50c 0,330 0,00 N thải qua phân (g) 2,08a 1,71a 4,39b 2,99c 0,245 0,00 N tiêu hóa ăn vào (g) 6,84ac 5,76a 4,33b 7,51c 0,330 0,00 N thải qua nước tiểu (g) 1,11a 1,26a 0,84a 2,18b 0,200 0,01 N tích lũy (g) 5,73ac 4,50abc 3,49b 5,33c 0,439 0,04 Tỷ lệ tích lũy N (%N thu nhận) 63,8a 60,1a 40,0b 51,1ab 3,675 0,02 BV (%) 83,2 77,9 80,1 70,3 3,159 0,11

a,b,c,Các giá trị trong cùng hàng có chữ cái ở mũ khác nhau là sai khác (P<0,05) Qua bảng 3.33 cho thấy, lượng N thu nhận ở cừu cho ăn lá duối cao

hơn so với các loại thức ăn còn lại (P<0,05). Lượng N thu nhận thấp nhất ở cừu ăn cỏ voi (P<0,05), trong khi đó N thu nhận ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên và lá mít là tương đương nhau (P>0,05).

Các nguồn thức ăn thô cũng ảnh hưởng đến lượng N tích lũy ở cừu (P<0,05), lượng N tích lũy cao nhất là ở cừu cho ăn cỏ tự nhiên, tiếp theo là lá duối, cỏ voi và thấp nhất là lá mít. Tỷ lệ tích lũy N (% so N thu nhận) thấp ở khẩu phần lá mít, trong khi đó BV không có sự sai khác thống kê giữa các khẩu phần (P>0,05). Giá trị BV của các loại thức ăn nằm trong khoảng 70,3-83,2.

24KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN Cừu Phan Rang đã tồn tại và thích nghi hơn một trăm năm nay ở

Ninh Thuận, với đặc trưng bởi thời tiết khô - nóng, nhiệt độ trung bình cao và ẩm độ thấp. Cừu Phan Rang khi nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế, thời tiết có đặc trưng chung là lạnh - ẩm; mùa đông lạnh - ẩm, mùa hè khô – nóng; nhiệt độ và THI thấp hơn Ninh Thuận, ngược lại ẩm độ cao hơn; bước đầu đã rút ra một số kết luận sau:

1. Các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, nhịp tim, nhiệt độ da, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit và bạch cầu) của cừu nuôi ở Thừa Thiên Huế không có sự sai khác so với ở Ninh Thuận; trong khi tần số hô hấp cao hơn (14,54 lần/phút) song vẫn nằm trong khoảng sinh lý chung của cừu. Nhiệt độ, ẩm độ và THI có tương quan chặt chẽ với tần số hô hấp (R2: 0,73 - 0,82) và hàm lượng hemoglobin (P<0,05). Các chỉ tiêu sinh lý của cừu tăng lên đáng kể (P<0,05) ở các mốc nhiệt độ >29,50C, THI >28,5 và ẩm độ <75%.

2. Nhiệt độ và THI có tương quan chặt chẽ (P<0,05) với lượng thức ăn thu nhận của cừu. Nhiệt độ trong khoảng >29,5 - 32,50C, cứ tăng 10C lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 14,7g DM/LW/ngày. Khi giá trị THI >28,5, cứ tăng lên 1 giá trị thì lượng thức ăn thu nhận của cừu giảm 16,2g DM/LW/ngày.

3. Phần lớn các chỉ tiêu sinh trưởng của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế là bình thường và tương tự cừu nuôi ở các vùng khác trong nước; ngoại trừ khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận.

4. Ngoài cỏ tự nhiên và cỏ voi, lá mít và cành lá duối có thể được sử dụng như nguồn thức ăn cho cừu trong chăn nuôi nông hộ.

Từ các kết luận trên bước đầu cho thấy, cừu Phan Rang có khả năng thích ứng với môi trường nhiệt độ và ẩm độ ở Thừa Thiên Huế.

2. ĐỀ NGHỊ 1. Tiếp tục các nghiên cứu về sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở

Thừa Thiên Huế để có kết luận rõ hơn về khả năng thích nghi trong điều kiện môi trường ẩm độ cao.

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến năng suất và phẩm chất thịt cừu trong điều kiện nóng ẩm nhằm hoàn thiện quy trình chăn nuôi cừu trong hệ thống sản xuất ở Thừa Thiên Huế.

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn và Lê Đức

Ngoan (2013). Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 8-2013, trang 65-74.

2. Bùi Văn Lợi, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Đinh Văn Dũng và Lê Đức Ngoan (2012). Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô xanh cho cừu ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Số 10-2012, trang 63-68.

26

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

HUE UNIVERSITY

BUI VAN LOI

DETERMINING ADAPTATIBILITY OF PHAN RANG SHEEP RAISED IN THUA

THIEN HUE PROVINCE’S CONDITIONS

Specialization: Animal Sciences Code: 62.62.05.01

DOCTORAL THESIS IN AGRICULTURAL SCIENCE

(ABSTRACT)

HUE - 2014

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

27

Research was completed at the Faculty of Animal Sciences,

Colleague of Agriculture and Forestry – Hue University, Vietnam.

Supervisors: 1. Assoc. Prof, Ph.D. Le Duc Ngoan

2. Assoc. Prof, Ph.D. Nguyen Xuan Ba

Reviewer 1: ...........................................................................................

...........................................................................................

Reviewer 2: ...........................................................................................

...........................................................................................

Reviewer 3: ...........................................................................................

...........................................................................................

The thesis was defended under the Scientific Council of Hue University, at Hue University Meeting Hall, 03 Le Loi, Hue City, Viet Nam. At…..

The thesis can be found at the National Library of Vietnam (Hanoi), the Library of Colleague of Agriculture and Forestry (102 Phung Hung, Hue City, and Learning Resourse Centre of Hue University (03 Le Loi, Hue City).

28INTRODUCTION

1. Rationale Sheep (Ovis aries) is a small ruminant reared in many countries all

over the world for the purpose of meat, milk, wool and skin. Sheep breeding plays an important role in human life and social development (Acharya, 2009; Afzal and Naqvi, 2004; Devendra, 2001). After being imported into Vietnam in the early 20th century, sheep are adapted and well raised in Ninh Thuan and Binh Thuan where the sun shines all year round without cold season. Nevertheless, unlike the traditional domestic animals, sheep can’t be widely raised in all the ecoregions of the country because they are sensitive to living conditions; of which, temperature and humidity are two factors affecting strongly on sheep’s on physiological state, growth and reproduction (Bhatta et al., 2005; Srikandakumar et al., 2003).

Recently, studies on the influence by temperature, humidity and Temperature-Humidity Index (THI) on sheep have been concerned by the world’s authors (Alhidary et al., 2012; Gül, 2012; Saab et al., 2011; Marai et al., 2009; Baneh and Hafezian, 2009; McManus et al., 2008; Savage et al., 2008; Lavvaf et al., 2007; Behzadi et al., 2007; Singh et al., 2006; Maurya et al., 2005; Goetsch and Johnson, 1999…). In Vietnam, not any study on the influence by temperature, humidity and THI on sheep have been published.

Climate conditions in Thua Thien Hue are differed among other provinces in the country; with high annual rainfall (3877 mm/year), long-lasting and unevenly distributed; high temperature (24.70C); ND especially, high relative humidity (87.3%) (Thua Thien Hue’s Statistical Office, 2012).

In Thua Thien Hue, forest land areas account for over 75% of total natural land, many of which can be suitable for sheep’s ecologic features and living conditons. Its agricultural production system is abundant with the availabiltity of bushes, creating the potential feed (Thanh, 2008; Ba et al., 2002) and diverse by-products (Van et al., 2008), which are not put into best use yet. However, sheep are nowhere to be raised in Thua Thien Hue. Then, for the development of sheep raising in Thua Thien Hue, the study to evaluate the adaptability of sheep to environmental conditions (temperature, humidity) is an essential initial step.

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

29 2. Objectives 2.1. Overall objective In order to evaluate the adaptability of Phan Rang sheep raised in conditions of Thua Thien Hue via their parameters of physiology, growth, production and feed intakes. 2.2. Specific objectives

To determine the interactions between temperature, humidity and THI with physiological parameters of Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue.

To determine the interactions between temperature and THI with sheep’s feed intakes.

To determine reproductive and growth performance of Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue’s conditions.

To evaluate nutritive values of some local foliages to be used as feedstuffs for sheep.

3. Innovations The innovations of the thesis study were: (i) innitially to determine adaptability by using physiological indicators, voluntary feed intake, and growth and reproductive performance; (ii) to determine the regression equations between temperature, relative humidity and temperature-humid index, to respiratory rates, hemoglobin concentrations and daily feed intakes; and therefore, the above findings have been provied further database on physiological indicators, and growth and reproductive performance of Phan Rang sheep kept in Thua Thien Hue province’s conditions. Thesis’s structure

Besides the table of contents; list of tables, charts, pictures; reference; annexes; the thesis is composed of five major contents: (1) Introduction (pp. 1 – 4); (2) Literature review (pp. 5-52); (3) Materials and methods (pp. 53-67); (4) Results and discussion; and (5) Conclusions and recommendations.

30CHAPTER 2. MATERIALS AND METHODS

2.1. Animals and feeds Animal: Experiment was done on Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue and those raised in Ninh Thuận. Feed: Natural grass, Elephant grass, Jackfruit foliage, Streblus foliage. 2.2. Locations

Experiments were carried out from Feb 2009 to Dec 2012 at Hue University of Agriculture and Forestry; Center for Experiment and Research of Goat and Sheep in Ninh Thuan; Department of feed and animal products Analysis of National Institute of Animal Husbandary, and Department of Hematology and Blood Transfusion at hospital of Medicine and Pharmacy under Hue University.. 2.3. Experiments 2.3.1. Experiment 1 - Measuring temperature, humidity and THI in Thua Thien Hue and Ninh Thuan provinces 2.3.1.1. Measuring temperature and humidity

Data on air temperature and humidity from 2007-2011 of Thua Thien Hue province were collected from Center for Hydro-Meteorological Forecasting of Mid-Central Vietnam and Statistics yearbook of Thua Thien Hue in 2012; of Ninh Thuan province collected from Station for Hydro-Meteorological Forecasting of Phan Rang, Ninh Thuan and Statistics yearbook of Ninh Thuan in 2012.

Data on temperature, humidity of the pens in the experiments recorded with automatic Hygro-Thermometer (French) in 8 periods of time: 1.00; 4.00; 7.00; 10.00; 13.00; 16.00; 19.00 and 22.00h for all days of the months in 2 seasons: hot season (Jun-Aug/2009) and cold season (Dec/2009-Feb/2010). Hygro-Thermometer was put somewhere near the height of mature sheep, 0.8m from the ground, 0.6m from the pen floor. 2.3.1.2. Measuring Temperature-Humidity Index

During these days of experiment for the thesis, THI was calculated in accordance with the formula of Marai et al. (2000):

THI = T0C - {(0,31 - 0,31*RH/100)(T0C - 14,4) Of which: T0C: temperature (0C); RH: relative humidity (%)

2.3.1.3. Statistical analysis The collected data are managed on Microsoft Excel and statistically

analysis on Minitab software version 15.10 (2010). The data are analyzed in form of descriptive statistics, the results of were presented as mean values (M) and standard error of the mean (SEM).

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

31 2.3.2. Experiment 2 – Determining the interactions between temperature, humidity and THI with some physiological parameters 2.3.2.1. Meaasuring physiological parameters

Experiments were done on 24 Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue at the age groups of : 1, 3, 6, 9, 12 and 15 months, with 4 sheep in each group, together with 88 sheep raised in Ninh Thuan for of 3, 8, 17, 24, 20 and 16 sheep, respectively.

Physiological parameters include respiratory rate (RR), heart rate (HR), skin temperature (ST) and rectal temperature (RT), which are monitored from each individual sheep. Monitoring is done three times a day at 7.00, 13.00 and 19.00h in two seasons: hot and cold. Physiological parameters of the sheep in the groups were defined everyday (two head /group was measured a day alternatively).

At the above periods of time, measurements were done gradually on RR, HR, ST and RT. RR was recorded by counting the up and down peristalsis at the lumbar vertebrae on the left. HR was recorded by putting a stethoscope at the left chest of the sheep. RT was measured directly in the rectum and ST was measured close to the skin on the back for five minutes with a thermometer. 2.3.2.2. Measuring blood biochemical parameters

Measurements were done on 24 Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue at the age groups of : 1, 3, 6, 9, 12 and 15 months, with 4 sheep in each group and 61 sheep raised in Ninh Thuan at the age of 4, 4, 6, 6, 5 months and 36 sheep, respectively. Blood was collected from all the sheep on the 27th day of Apr-Aug/2009 and Dec/2009-Feb/2010.

Blood chemistry parameters: red blood cell count (RBC), white blood cell count (WBC), hemoglobin (Hb) and hematocrit (Hem) were defined with automatic cell counter SYSMEX KX 21 (Made in Japan). 2.3.2.3. Measuring temperature, humidity and THI

During the measurement of sheep’s physiological parameters, data on T, RH, THI of the pens were also monitored to define the interactions between T, RH, THI and sheep’s physiological parameters. Methods to define T, RH, THI are presented in Exp. 1. 2.3.2.4. Statistical analysis

Collected data were kept and managed under Microsoft Excel, dealing with descriptive statistics and analysis of variance (ANOVA) using the general linear model (GLM) of Minitab software version 15.10 (2010). The differences between mean were compared using Tukey method at credibility

32of 95%. Non-linear regression was analized with the following quadratic equation: Y = ax2 + bx + c; Where: Y: physiological parameters; x: temperature, humidity or THI 2.3.3. Experiment 3 – Determining the interactions between temperature and THI with feed intake 2.3.3.1. Measuring daily feed intake

Daily feed intake was carried out on 12 sheep raised in Thua Thien Hue at 3 age groups of 6, 9 and 12 months, with 4 sheep in each group, through 2 periods: during Apr. - Aug., 2009 and Nov., 2009 - Feb., 2010.

Natural grass was used in the experiment and divided into 5 meals a day at: 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 and 21.00h. The feed was estimated at 3% of LW (DM basis) and always available. The refused feed was recorded before the first meal of the next day. 2.3.3.2. Measuring temperature, humidity and THI of the pens

On the monitoring days, sheep’s feed intake, T, RH and THI were kept records, calculating the average of each day to define the interactions between temperature, THI and feed intake. 2.3.3.3. Statistical analysis

Collected data were kept and managed under Microsoft Excel and dealing with descriptive statistics and analysis of variance (ANOVA) under software Minitab version 15.10 (2010). Non-linear regression was analized with the following quadratic equation: Y = ax2 + bx + c, Where: Y: feed intake; x: temperature or THI. 2.3.4. Experiment 4 - Evaluating reproductive and growth performance 2.3.4.1. Growth performance and meat production

Growth performance: In Thua Thien Hue, 24 sheep were used with the ages of 3, 6, 9, 12 and 15 months, with 4 sheep in each group, and 207 sheep in Ninh Thuan at the age of 3, 6, 9, 12 and 15 months for 57, 48, 43, 38 and 21 sheep, respectively; following the criteria on live weight, weight gain, measured lengths, and methods from standards of QCVN 01-71:2011 of Ministry of Agriculture and Rural development to calculate the sheep's growth speed (QCVN 01-71).

Meat performance: 6 sheep of 9-month age (3 males, 3 females) were slaughtered following the standards of QCVN 01-71. 2.3.4.2. Reproductive performance

Reproductive performance was monitored in 5 female sheep, 4 of them born in Thua Thien Hue and 1 old female in Ninh Thuan. All measurements were recorded according to the standards of QCVN 01-71.

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

33 2.3.4.3. Statistical analysis

Collected data were kept and managed under Microsoft Excel and statistics was done on software Minitab version 15.10 (2010). The data are analysed in from of descriptive statistics, the results of study were presented as mean values (M) and standard error of the mean (SEM). 2.3.5. Experiment 5 – Evaluation of nutritive values of some local foliages 2.3.5.1. Experimental design

Experiment was designed in Latin Square using 4 animals with 4 foliages and 4 periods. Each period lasted 20 days (15 first days in adaptation and 5 last days in collection). 2.3.5.2. Management

Four sheep were housed individually in metabolism cages that allowed the separate collection of urine and feces, with racks for feed, racks for water. Drinking water was freely accessible. Elephant grass was chopped about 10 cm length prior to feeding, and foliage was separated from branch.

All sheep were given feed for ad libitum every day, an estimation of 3% of LW (DM basis) and 5 meals were supplied a day at 7.00, 9.00, 13.00, 16.00 and 21.00h. 2.3.5.3. Samples and chemical analysis

Feed intake was measured by recording daily the amount of feed offered and refused. In each collected sample period (5 days), sample of feed, faeces and urine were collected for later chemical analyses.

Feed and fecal samples were analyzed dry matter (DM), organic matter (OM), total nitrogen (N) and total mineral (Ash) following AOAC (1990), the concentration of crude protein (CP) was calculated as N×6.25. Neutral detergent fibre (NDF) was determined as described by Van Soest et al. (1991). The gross energy of feeds and faeces were determined by bomb calorimetry (PAR 600, USA). Urine sample was analysed for total N according AOAC (1990). 2.3.5.4. Statistical analysis

Data were analyzed by Minitab software version 15.10 (2010) using ANOVA method. The differences between means were compared using Tukey method at credibility of 95%.

34CHAPTER 3. RESULTS AND DISCUSSION

3.1. Temperature, huminity and THI 3.1.1. Monthly temperature, humidity and THI in Thua Thien Hue and Ninh Thuan provinces

The figure 3.1 shows the variations in average T, RH and THI over months in the period of 2007-2011 in Thua Thien Hue and Ninh Thuan.

15

17

19

21

23

25

27

29

31

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Month

Tem

pera

ture

(0C

), TH

I

65

70

75

80

85

90

95

Hum

idity

(%)

Temperature TT Hue THI TT Hue THI Ninh ThuanTemperature Ninh Thuan Humidity TT Hue Humidity Ninh Thuận

Figure 3.1. Average monthly variations in temperature, the humidity and THI in Thua Thien Hue and Ninh Thuan (2007-2011)

Figure 3.1 indicatsd that the average monthly environmental T, RH, THI in Thua Thien Hue and Ninh Thuan that had differences in absolute values and variable rule in each region.

In both provinces, T and THI varied according to a general rule: trend to increasing from January and reached maximum in June, then reduced gradually to December. Average temperature in Thua Thien Hue was 2.80C lower than Ninh Thuan, but difference in average temperature of the hottest and coldest is bigger.

Humidity in Thua Thien Hue was 9.3% higher than in Ninh Thuan and there was a remarkablely varied between the months of the year. Humidity in Hue changes according to the rule: decreasing remarkably from January to July, the increasinh from July to December; while the humidity in Ninh Thuan rose and fell between months.

THI value in Ninh Thuan is high in around year (23.8-27.9); in which, there are 4 months (Nov.- Feb. of next year) THI of 23.8-25.2 and 8 months (March - October) THI of 25.8-27.9. Marai et al. (2000) reported that, THI ≥25.6 sheep experienced extreme severe heat stress.

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

35 With this result, sheep in Ninh Thuan always suffered thermal stress; in which the sheep was subjected to serious stress in 8 months of the year.

This indicated that THI evaluation scale of Marai et al. (2000) might not be suitable for environmental conditions in Viet Nam. Hence, the experiments were conducted to evaluate sheep’s physiological reaction at the various levels of THI and determine THI limits in sheep. Analysis of details in section 3.2, 3.3.

Overall, Thua Thien Hue has two distinct seasons; hot season (HS) from June to August with T of 28.1-29.00C, RH of 77.4-82.4% and THI is 27.3-28.0; cold season (CS) from December to February in next year with T of 19.1 to 20.90C, RH of 90.4-93.4% and THI of 19.0-20.7. 3.1.2. Temperature, humidity and THI in two experimental seasons 3.1.2.1. Temperature, humidity and THI of stall were measured in hours of days throughout experimental seasons

Results of evaluation on variations of T, RH and THI at 8 periods of time of day in the hot and cold seasons showed in figure 3.2.

10

15

20

25

30

35

40

1 4 7 10 13 16 19 22

Hour

Tem

pera

ture

(0C

); TH

I

40

50

60

70

80

90

100

Hum

inity

(%)

Temperature (HS) THI (HS) Temperature (CS)THI (CS) Huminity (HS) Huminity (CS)

Figure 3.2. Variations of temperature, huminity and THI of stall in hours in the hot and cold seasons in Thua Thien Hue

The results of fig. 3.2 indicated the T and THI of stall in cold and hot seasons were on variable trend according to the general rule: they were minimum at 1 to 4a.m, and then they increased gradually and reached maximum at 13p.m, after that, then they drop tenderly to 22p.m. The humidity variation is constract with T and THI. Temperature amplitude in the cold season was more remarkable change than in the hot season.

Therefore, in hot season, the temperature and THI rose highly at 7a.m to 19p.m, while the humidity fell dramatically that led to risks of

36hot stress in sheep. In the cold season, the temperature and THI reduced outstandingly at 19p.m to 4a.m next day, humidity increased strongly at the same time, so that sheep would be subjected to cold stress.

The above results showed that there was high relative humidity, which accounted for a large rate in the hot season and cold season in Thua Thien Hue. This was the significant distintc from Ninh Thuan.

3.2. Relationship between temperature, humidity, THI and physiological parameters

3.2.1. The physiological parameters Physiological parameters of Phan Rang sheep raised in Thua Thien

Hue and Ninh Thuan are presented in Table 3.5. Table 3.5. Physiological parameters of Phan Rang sheep raised in

Thua Thien Hue and Ninh Thuan Thua Thien Hue Ninh Thuan Criteria n M ± SEM n M ± SEM

Rectal temperature (0C) 24 38.99 ± 0.02 88 39.27 ± 0.03 Respiratory rate (breaths/min)* 24 34.15 ± 0.53 88 19.61 ± 0.49 Heart rate (breaths/min) 24 66.94 ± 0.31 88 66.36 ± 0.29 Skin temperature (0C) 24 36.51 ± 0.04 88 35.39 ± 0.03

*Differences was statistically significant (P<0.05) Results in table 3.5 indicated that there were no significantly

different on RT, HR, ST of sheep in Thua Thien Hue and Ninh Thuan (P>0.05), whereas, the RR frequency of sheep reared in Thua Thien Hue is significantly higher that in Ninh Thuan (P<0.05).

The T and RH in Thua Thien Hue was always high, this was caused the restriction of sheep’s heat interchange through their skin so that it must be increased frequency of respiration for their heat abstraction. 3.2.2. Rectal temperature 3.2.2.1. Relationship between the temperature and rectal temperature

Range limits from 17.5 to 33.50C, the relationship between the temperature of stall (x1, 0C) and sheep’s rectal temperature (Y1, 0C) expressed by the quadratic correlation equation as follows:

Y1 = 0.0014x12 - 0.0305x1 + 38.76; R2 = 0.77; P = 0.001

Through calculation of increasing sheep’s rectal temperature at different temperature range of cage: ≤22.5; >22.5-26.3; >26.3-29.5 and >29.50C showed that there were significantly different in rectal temperature of sheep (P<0.05) (table 3.6).

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

37 Table 3.6. Effect of pen temperature on ractal temperature

Rectal temperature (0C) Temperature (0C) Range M ± SEM ≤22.5 38.69 - 38.80 38.72a* ± 0.02

>22.5 - 26.3 38.80 - 38.90 38.85b ± 0.01 >26.3 - 29.5 38.99 - 39.04 39.02c ± 0.02

> 29.5 39.10 - 39.32 39.20d ± 0.02 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

Table 3.6 show that, in the range of 17.5-22.50C, sheep’s rectal temperature was relatively stable, with average of rectal temperature was 38.70C. When the temperature increased from >22.5-26.5; >26.5-29.50C, and >29.50C, sheep’s rectal temperature rose of 0.13; 0.17 và 0.180C, respectively. 3.2.2.2. Humidity and rectal temperature

The humidity of stall in the range 56-93%, the correlation between humidity (x2, %) and sheep’s rectal temperature (Y2, 0C) as follows:

Y2 = 0.0055x22 - 0.043x2 + 40.58; R2 = 0.64; P = 0.001

Humidity in the range of 59-75%, average of sheep’s mean rectal temperature was 39.210C; >75-90%: sheep’s rectal temperature droped 0.360C; >90%: sheep’s rectal temperature declined 0.480C, the differencies was statistically significant (P<0.05) (Table 3.7).

Table 3.7. Effect of relative humidity on rectal temperature Rectal temperature (0C) Humidity (%) Range M ± SEM

59 - 75 39.1 - 39.3 39.21a* ± 0.02 >75 - 80 39.0 - 39.1 39.03b ± 0.03 >80 - 90 38.8 - 38.9 38.85c ± 0.03

>90 38.7 - 38.8 38.73d ± 0.03 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

3.2.2.3. The correlation between THI and rectal temperature In the range of THI from 17.2 to 31.5, the correlation between THI

(Y3) and rectal temperature (x3, 0C) was expressed by the quadratic correlation equation as follows:

Y3 = 0.0025x32 - 0.0775x3 + 39.247; R2 = 0.64; P = 0.001

Monitoring rectal temperature changes according to the value of THI and evaluation scale of Marai et al., (2000) as follows (table 3.8). Table 3.8 show that there was significantly different in sheep’s rectal temperature when THI at the levels of ≤22.2; >22.2-25.6; >25.6-28.5 and >28.5 (P<0.05). In the range of THI >22.2-26.5, there was no significantly different in

38sheep’s rectal temperature (P>0.05). This result indicated that it would be better to divide influence of THI on rectal temperature into 4 levels (≤22.2; >22.2-25.6; >25.6-28.5; >28.5) instead of 5 levels.

Table 3.8. Effect of THI on rectal temperature Rectal temperature (0C) THI Range M ± SE

≤22.2 38.69 - 38.78 38.72a* ± 0.02 >22.2 - 23.3 38.80 - 38.85 38.82b ± 0.03 >23.3 - 25.6 38.85 - 38.94 38.90b ± 0.02 >25.6 - 28.5 38.91 - 39.01 39.01c ± 0.02

>28.5 39.09 - 39.30 39.20d ± 0.02 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

It was therefore, there were the correlation between temperature, humidity, THI and sheep’s rectal temperature. Rectal temperature of sheep trend to increase with increasing temperature and THI, humidity tended to reverse. Nevertheless, sheep’s rectal temperature were still in the normal range of physiological status. 3.2.3. Relationship between temperature, humidity, THI and respiratory rate 3.2.3.1. Temperature and respiratory rate

In the range of temperature from 17.5 to 33.50C, relationship between temperatures (x4, 0C) and the respiratory rate (Y4, breaths/min) as follows: Y4 = 0.1888x4

2 - 6.3093x4 + 68.205; R2 = 0.81; P = 0.001 Differences of respiratory rate of sheep at 4 datums of temperature

that was statistically significant (P<0.05) (table 3.9). Table 3.9. Effect of temperture on respiratory rate

Respiratory rate (beat/min) Temperature (0C) Range M ± SEM ≤22.5 16.3 - 19.0 17.98a ± 1.74

>22.5 - 26.3 22.8 - 30.6 27.06b ± 1.62 >26.3 - 29.5 35.7 - 41.1 38.48c ± 2.05

>29.5 52.4 - 74.9 59.41d ± 1.62 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

3.2.3.2. Humidity and respiratory rate The interaction between humidity (x5, %) and respiratory rate (Y5,

breaths/min) following: Y5 = 0.0094x5

2 - 2.8963x5 + 206.92; R2 = 0.73; P = 0.001 When the humidity was >80%, the average of respiratory rate of

sheep were 22.8 breaths/min; 75-80%: 44.66 breaths/min; <75%: 60.05 breaths/min (P<0.05) (table 3.10).

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

39 Table 3.10. Effect of humidity on respiratory rate

Respiratory rate (breaths/min) Huminity (%) Range M ± SEM 59 - 75 56.4 - 64.1 60.05a ± 1.73

>75 - 80 38.1 - 41.6 44.66b ± 2.45 >80 - 90 26.4 - 28.5 26.77c ± 2.12

>90 17.8 - 20.0 18.88c ± 3.00 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

3.2.3.3. THI and respiratory rate The correlation between THI (Y6) and respiratory rate (x6,

breaths/min) as follows: Y6 = 0.3265x6

2 - 12.25x6 + 132.05; R2 = 0.82; P = 0.001 The changes of respiratory rate following the datum of THI based on

evaluation scale of Marai et al., (2000) as follows (table 3.11). Table 3.11. Effect of THI on respiratory rate

Respiratory rate (breaths/min) THI Range M ± SE ≤22.2 16.3 - 18.9 17.95a ± 1.26

>22.2 - 23.3 22.0 - 23.8 22.94ab ± 1.92 >23.3 - 25.6 25.9 - 30.0 28.28b ± 1.49 >25.6 - 28.5 30.6 - 41.7 37.36c ± 1.36

>28.5 49.4 - 65.5 58.74d ± 1.36 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

Table 3.11 showed that, respiratory rate of sheep had significantly difference among THI divided range by Marai et al., (2000) (P<0.05). However, with respiratory rate at the level of THI ≤22.2 and >22.2-23.3 there were no significantly different as well as in two next levels of THI were >22.2-23.3 and >23.3-25.6; Whereas, the clear difference between these levels and two remaining levels that were seen in the results of this study. Hence, dividing THI into 5 different levels that might be not suitable to climatic conditions of both the Central in particular and Vietnam in general.

It can be seen through caculating that with THI of 17.5-22,2, average respiration rate were 17.95 breaths/min. When THI increased to >22.2-28.5 breathing frequency increased of plus 19.4 breaths/min. Furthermore, with THI increased >28.5, respiratory rate climbed sharply, adding 40.8 breaths/min (table 3.11).

The results above indicated that, T, RH and THI of stall influenced sheep’s respiratory rate. With low humidity and high environmental temperature, it was necessary for sheep to rise respiratory rate for their heat abstraction.

403.2.4. Relationship between the temperature, humidity, THI and heart rate 3.2.4.1. Temperature and heart rate

Correlation between temperature (x7, 0C) and heart rate (Y7, breaths/min) as follows:

Y7 = 0.0062x72 + 0.962x7 + 40.255; R2 = 0.70; P = 0.001

Variation of sheep’s heart rate were significantly defferent among 4 levels of temperature (P<0.05), the heart rate increased with increasing environmental temperature (table 3.12).

Table 3.12. Effect of temperature on heart rate Heart rate (beat/min) Temperature (0C) Range M ± SEM

≤22.5 59.7 - 64.2 62.07a ± 0.49 >22.5 - 26.3 65.8 - 69.8 67.68b ± 0.47 >26.3 - 29.5 71.4 - 75.4 72.88c ± 0.74

>29.5 74.7 - 79.6 77.35d ± 0.52 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

3.2.4.2. Humidity and heart rate The relationship between relative humidity of cage (x8, %) and heart

rate (Y8, breaths/min) is expressed by the following equation: Y8 = -0.0065x8

2 + 0.4756x8 + 73.619; R2 = 0.61; P = 0.001 Table 3.13. Effect of relative humidity on heart rate

Heart rate (beat/min) Huminity (%) Range M ± SEM 59 - 75 74.8 - 79.4 77.45a ± 0.68

>75 - 80 72.5 - 74.9 73.46b ± 0.98 >80 - 90 66.4 - 68.4 66.61c ± 0.81

> 90 60.8- 64.9 62.72c ± 0.97 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

The results in table 3.13 showed that, there was a remarkable sink a in heart rate with the level of humidity of <75, >75-80, >80% (P<0.05). When humidity was high >80%, sheep's heart rate was of 62.7-64.65 breaths/min; less than 7-11 breaths/min and lower 11-15 breaths/min with humidity were >75-80% and 59-75%, respectively. This result that sheep were well adapted to the environment with low humidity. 3.2.4.3. THI and heart rate

Interaction between THI of cage (x9) and sheep’s heart rate (Y9, breaths/min) was expressed by the following equation:

Y9 = 0.0293x92 + 0.0129x9 + 50.049; R2 = 0.69; P = 0.001

The changes of heart rate in the datums of THI based on evaluation scale of Marai et al. (2000) as follows (table 3.14).

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

41 Table 3.14. Effect of THI on heart rate

Heart rate (beat/min) THI Range M ± SE ≤ 22.2 59.60 - 64.70 61.75a ± 0.46

>22.2 - 23.3 65.73 - 66.70 66.08ab ± 0.70 >23.3 - 25.6 66.80 - 70.10 68.60b ± 0.49 >25.6 - 28.5 72.40 - 74.60 73.95c ± 0.54

>28.5 76.70 - 78.00 76.82d ± 0.49 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

Results of table 3.14 showed that sheep's heart rate had significantly differencrs when THI were ≤22.2; >22.2-25.6; >25.6-28.5 and >28.5 (P<0.05). In the range of THI were >22.2-26.5, there were no significantly differencrs (P>0.05) in sheep's heart rate. This result indicated that, it was better to divide the influence of THI on sheep’s rectal temperature at 4 different levels (≤22.2; >22.2-25.6; >25.6-28.5; >28.5) instead of 5 levels

The heart rate of the sheep had the volatility depends on temperature , humidity and THI. However, heart rate was less affected by T, RH and THI compared with rectal temperature and respiratory rate. When THI increased, heart rate and respiratory rate also rose, but the heart rate did not increase as much as the respiratory rate. 3.2.5. Relationship the temperature, humidity and THI with skin temperature 3.2.5.1. Temperature and skin temperature

Correlation between temperature (x10, 0C) and skin temperature (Y10, 0C) expressed by the following equation:

Y10 = 0.0216x102 - 0.9021x10 + 44.706; R2 = 0.84; P = 0.001

Temperature of stall were ≤22.5-26.3, there were no changes (P>0.05) in skin, the average of skin temperature were 35.470C. When temperature rose to 26.3-29.50C, skin temperature increased and added 0.640C; temperatures reached >29.5, skin temperature increased highly (add 2.270C), this discrepancy has statistical significance (P<0.05) (table 3.15).

Table 3.15. Effect of temperature on skin temperature Skin temperature (0C) Temperature

(0C) Range M ± SEM ≤22.5 35.3 - 35.4 35.32a ± 0.11

>22.5 - 26.3 35.4 - 35.9 35.63ab ± 0.11 >26.3 - 29.5 35.9 - 36.4 36.11c ± 0.15

>29.5 37.4 - 38.5 37.74d ± 0.11 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

423.2.5.2. Relative humidity and skin temperature

The regression equation between humidity (x11, %) and skin temperature (Y11, 0C) is:

Y11 = 0.0014x112 - 0.3162x11 + 52.479; R2 = 0.69; P = 0.001

When the humidity was 59-75%, sheep's skin temperature was 37.950C. The humidity rose to >75-80%, sheep’s skin temperature reduced 1.250C; When the humidity were >80-90%, skin temperature of sheep decreased 2.310C (P<0.05). However, there were no significant differences were found in the levels of humidity >80-90% and >90% (P>0.05) (table 3.16).

Table 3.16. Effect of humidity on skin temperature Skin temperature (0C) Huminity (%) Range M ± SEM

59 - 75 37.3 - 38.6 37.95a ± 0.17 >72.5 - 80 36.0 - 37.2 36.70b ± 0.25 >80 - 90 35.4 - 35.9 35.64c ± 0.21

> 90 35.3 - 35.4 35.35c ± 0.25 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

3.2.5.3. THI and skin temperatures The regression equation between THI of (x12) and skin temperature

(Y12, 0C) is: Y12 = 0.0309x2 - 1.2932x + 48.781; R2 = 0.82; P = 0.001 Skin temperature changes under data of THI based on evaluation

scale of Marai and CS. (2000) as follows (table 3.17). Table 3.17. Effect of THI on skin temperature

Skin temperature (0C) THI Range M ± SE ≤ 22.2 35.3 - 35.4 35.35a ± 0.07

>22.2 - 23.3 35.3 - 35.5 35.53a ± 0.10 >23.3 - 25.6 35.6 - 35.7 35.68a ± 0.09 >25.6 - 28.5 35.9 - 36.4 36.07b ± 0.81

>28.5 37.3 - 37.8 37.75c ± 0.09 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

The results in table 3.17 showed that skin temperature remained constant in the range of THI <22.2-25.6 (P>0.05) and there were only statistically significant difference when THI>25.6. However, skin temperature in approximately of THI >25.6-28.5 were lower than those of THI>28.5 (P<0.05).

Therefore, in order to determine influence of THI on skin temperature, it was possible to divide THI into 3 ranges were 25.6; 25.6-28.5 and >28.5 instead of 4 once as proposal on rectal temperature.

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

43 3.2.6. Effect of seasons on blood physiological indicators 3.2.6.1. The blood physiological indicators

Blood physiological indicators of Phan Rang sheep were presentec in table 3.18.

Table 3.18. The blood physiological indicators of Phan Rang sheep Thua Thien Hue Ninh Thuan Specification n M ± SEM n M ± SEM

Red blood cell count (106/mm3) 24 7.8 ± 0.11 61 7.52 ± 0.15 Hemoglobin valua (g%) 24 8.4 ± 0.15 61 8.93 ± 0.19 Hematocrit valua (%) 24 40.0 ± 1.71 61 42.01 ± 2.24 White blood cell count (103/mm3) 24 8.9 ± 0.23 61 8.85 ± 0.30

Results of table 3.18 indicated that, all parameters of blood (RBC, Hb, Hem, WBC) of sheep raised under temperature and humidity conditions in Thua Thien Hue were vibrational although these parameters were still within normal blood physiological limits of sheep breed and there was no significantly different compared to sheep raised in Ninh Thuan (P>0.05). 3.2.6.2. Effect of seasons on physiological indicators

Effect of seasons on blood biochemical parameters was indicated in table 3.19.

Table 3.19. Effect of seasons on blood physiological indicators Dry season Rainy season Indicators n M ± SEM n M ± SEM

Red blood cell count (106/mm3) 20 6.80 ± 0.18 20 6.89 ± 0.16 Hemoglobin valua (g%) 20 6.94 ± 0.19 20 8.60 ± 0.16 Hematocrit valua (%) 20 38.29 ± 2.46 20 39.82 ± 2.46 White blood cell count (103/mm3) 20 8.06 ± 0.41 20 8.73 ± 0.35

*Statistically significant difference (P<0.05) The results of table 3.19 showed that, RBC, Hem, WBC were no

significantly affected by seasons (P>0.05). Whereas, the number of hemoglobin were significantly between hot season and cold season (P<0.05). This difference could be due to low temperature and high humidity in cold season that enhanced metabolisms process, especially heat exchange capacity, wherefores Hemoglobin content rose.

Therefore, based on initial physiological parameters, it could be seen sheep were adapted to new environmental condition in Thua Thien Hue. 3.3. Correlation between temperature and THI with feed intake 3.3.1. Temperature and feed intake

In the range of temperature from 17.5 to 33.50C, the regression equation between feed intake (Y13, gDM/kgLW/day) with T (x13,

0C) as follows:

44Y13 = -0.0874x13

2 + 3.0284x13 + 23.861; R2 = 0.81; P = 0.001 Table 3.20. Effect of temperature on feed intake

Feed intake (gDM/LW/day) Temperature (0C) Range M ± SEM ≤22.5 47.6 - 51.0 49.3a ± 0.98

>22.5 - 26.3 42.7 - 47.4 45.2b ± 0.85 >26.3 - 29.5 36.8 - 42.9 40.1c ± 0.98

>29.5 26.4 - 36.1 37.7d ± 0.91 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

It could be seen from caculating; with temperature ≤22.50C feed intake was 49.3g DM/kgLW/day; with temperature >22.5-29.50C, feed intake decreased 9.2g DM/LW/day (drop of 18.7%) (P<0.05) (table 3.20). With temperature >29.5, for each additional 10C, sheep’s feed intake reduced 14.7g /DM/LW/day (compared with ≤22.50C). 3.3.2. THI and sheep’s feed intake

Regression equation between THI (x14) and sheep’s feed intake (Y14, gDM/kgLW/day) was following:

Y14 = -0.1461x142 + 5.594x14 - 4.1092; R2 = 0.81; P = 0.001

Table 3.21. Effect of THI on feed intake Feed intake (gDM/LW/day) THI

Variation M ± SE ≤ 22.2 48.0 - 51.0 49.11a ± 0.75

> 22.2 - 23.3 46.1 - 47.7 46.78ab ± 1.15 > 23.3 - 25.6 43.6 - 47.6 45.15b ± 0.81 >25.6 - 28.5 39.3 - 42.6 41.09c ± 0.81

> 28.5 26.4 - 36.0 32.27d ± 0.81 * a,b,c,d Value within a column with different letters are significantly different (P<0.05)

The data in table 3.21 show that feed intake was no significantly different when THI ≤22.2-23.3 (P>0.05) and they decreased gradually at the THI levels of which was higher. With THI>28.5 if THI rose one unit, feed intake would reduce average 16.2g DM/LW/day. 3.4. Reproductive and grow performance of Phan Rang sheep reared in Thua Thien Hue 3.4.1. Growth rate and meat production 3.4.1.1. Growth performance

* Live weight: Results present in the table 3.22. Data in Table 3.22 indicate that LW of Phan Rang sheep raised in Thua

Thien Hue was lower than that in Ninh Thuan. The previous studies concluded that environment played an important role in exhibiting the genetic potential, which was the factor impacted birth weight and growth performance of sheep (Akhtar et al., 2012; Singh et al., 2006).

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

45 Table 3.22. Live weight (kg) of Phan Rang sheep (kg) over age (months)

Thua Thien Hue Ninh Thuan Ba Vi* Month age Parent n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM

Male 3 2.1 ± 0.23 - - 2.59 ± 0.7 At birth Female 2 2.3 ± 0.10 - - 2.27 ± 0.6

Male 2 11.5 ± 0.29 22 14.59 ± 0.3 12.48 ± 3.2 3 Female 4 11.7 ± 0.56 35 10.94 ± 0.3 11.36 ± 2.4 Male 6 16.9 ± 0.35 24 20.83 ± 0.4 17.47 ± 5.7 6 Female 8 15.3 ± 0.47 24 17.92 ± 0.3 16.99 ± 3.7 Male 8 19.5 ± 0.43 9 26.22 ± 0.4 24.19 ± 3.3 9 Female 9 18.2 ± 0.31 34 22.82 ± 0.4 21.64 ± 1.2 Male 10 22.3 ± 0.77 22 31.05 ± 0.4 29.09 ± 4.1 12 Female 11 21.6 ± 0.65 16 27.63 ± 0.6 24.63 ± 1.7 Male 10 26.1 ± 1.55 7 33.4 ± 0.5 33.3 ± 2.3 15 Female 12 24.0 ± 1.00 14 29.21 ± 0.5 26.1 ± 3.3

n: number of sheep; *source Đinh Van Binh et al., (2007) *Growth rate: Daily LW gains of sheep are presented in the table

3.23. Table 3.23. Daily weight gain and growth rate

Items Parent 0-3 month 4-6 month 7-9 month 10-12 monthMale 104.4 60.0 28.9 31.1 Absolute growth

(g/head/day) Female 104.4 40.0 32.2 37.8 Male 138.2 38.0 14.3 13.4 Relativistic

growth(%) Female 138.4 26.7 17.3 17.1 Table 3.23 indicated that, in the stage from at birth to the end of 3-

months of age had the highest growth rate both in absolute growth and relativistic growth. Their growth speed gradually reduced with age and tended to stabilize over 12 months of age.

*Size of sheep’s measurements Results from monitoring sheep’s withers height is presented in table 3.24.

Table 3.24. Sheep’s withers height (cm) through months of age Thua Thien Hue Ninh Thuan Ba Vi* Month

age Sex n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Male 2 49.0 ± 1.20 22 48.18 ± 0.98 53.6 ± 4.5 3 Female 4 46.0 ± 1.30 35 45.27 ± 0.86 51.5 ± 3.8 Male 6 56.8 ± 1.20 24 52.46 ± 0.82 55.3 ± 3.3 6 Female 8 53.1 ± 1.10 24 53.08 ± 1.08 54.3 ± 2.6 Male 8 61.3 ± 2.00 9 62.56 ± 1.38 57.5 ± 5.2 9 Female 9 58.3 ± 0.71 34 62.62 ± 0.86 56.8 ± 5.0 Male 10 66.5 ± 1.20 22 63.41 ± 1.59 61.1 ± 5.7 12 Female 9 65.3 ± 1.80 34 63.65 ± 0.90 61.7 ± 4.6

n: number of sheep; *reference numberic data from Dinh Van Binh et al., 2007

46Table 3.24 shows that fin height of Phan Rang sheep raised in Thua

Thien Hue has no difference between age groups compared to sheep raised in Ninh Thuan, except for differences in male sheep of 6 months of age and female sheep of 9 months of age.

Results of monitoring chest girth of sheep is presented in table 3.25. Table 3.25. Chest girth (cm) of sheep through months of age

Thua Thien Hue Ninh Thuan Ba Vi* Month age Sex

N M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Male 2 56.5 ± 0.87 22 58.68 ± 0.69 59.9 ± 3.2 3 Female 4 55.0 ± 1.30 35 54.49 ± 0.74 58.7 ± 2.6 Male 6 63.6 ± 0.98 24 64.5 ± 0.52 62.5 ± 2.4 6 Female 8 61.6 ± 0.48 24 61.79 ± 0.91 60.1 ± 2.7 Male 8 67.8 ± 1.50 9 71.44 ± 1.70 68.7 ± 6.6 9 Female 9 65.2 ± 1.50 34 70.0 ± 0.94 65.5 ± 4.7 Male 10 72.0 ± 1.50 22 77.23 ± 1.28 79.2 ± 3.9 12 Female 11 71.9 ± 1.60 16 70.0 ± 0.93 72.1 ± 4.2

n: number of sheep; *source of Đinh Van Binh et al., 2007 Results of table 3.25 show that, There were no differences between

Phan Rang chest girth of sheep raised in Thua Thien Hue and sheep raised in Ninh Thuan among age group except for differences in female sheep of 9 months of age.

Result of sheep’s scapulo-ischial length is presented in table 3.26. Table 3.26. Diagonal body length (cm) of sheep through months of age

Thua Thien Hue Ninh Thuan Ba Vi* Month age Sex

n M ± SEM n M ± SEM M ± SEM Male 2 49.5 ± 0.29 22 51.09 ± 1.35 57.2 ± 5.5 3 Female 4 48.0 ± 0.37 35 48.29 ± 0.93 55.5 ± 4.8 Male 6 54.8 ± 1.60 24 58.79 ± 0.91 59.7 ± 6.3 6 Female 8 54.4 ± 1.00 24 55.17 ± 1.07 58.6 ± 5.4 Male 8 63.8 ± 1.60 9 65.67 ± 1.19 62.4 ± 3.8 9 Female 9 62.7 ± 0.80 34 63.65 ± 0.90 61.7 ± 4.6 Male 10 67.8 ± 1.30 22 68.55 ± 1.28 65.8 ± 4.6 12 Female 11 67.4 ± 0.94 16 66.44 ± 1.20 64.1 ± 5.3

n: number of sheep; *source of Đinh Van Binh and CS., 2007 Results of table 3.26 show that, There were no differences between

diagonal body length of Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue and in Ninh Thuan among groups except for differences in male sheep of 6 months of age.

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

47 3.4.1.2. Results from slaughter for surveyed target of sheep’s meat production

Slaughter to determine body meat composition on 6 sheep (3 female, 3 male) at 9 months of age, average results were presented in table 3.27.

Table 3.27. Carcass characteristics Thua Thien Hue Items Unit Male Female

Ninh Thuan* Ba Vi*

No head 3 3 4 6 Age month 9 9 9 9 Live weight kg 22.5 20 22.1 22.5 Carcass % 31.2 29.4 41.8 43.6 Meat % 26.6 27.8 30.2 32.05 Bone % 11.1 13.5 15.3 8.74 Blood % 2.8 2.2 4.1 3.1 Head % 8.0 9.7 6.88 7.07 Leg % 2.9 2.6 3.22 2.59 Skin, wool, tail % 11.2 10.3 - - Viscera % 11.4 10.7 - - Fat thickness cm 0.6 0.6 - - Loin muscle area cm2 6.4 5.9 - -

*Sources: Đinh Van Binh et al., 2007. Table 3.27 showed that, carcass proportion and meat proportion of

Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue was lower than those of sheep raised in Ninh Thuan or Ba Vi. In present study, carcass weight did not include skin and this might be a reason for lower proportion of carcass. On the other hand sheep had not reached the equivalent fatness due to rearing conditions and environment, and due to small number of sheep slaughtered (6 head) that might also have effect on the results. 3.4.2. Reproductive performance

Results from monitoring in physiological and reproductive performnce of 4 lambs and 1 mother sheep, previously lambed once in Ninh Thuan then raised in Thua Thien Hue, were presented in table 3.28. Due to small number of sheep experimented, results of present study might be the intitial step just for reference and should be repeated in greater number.

Table 3.28 showed that, age at first service, age at first insemination and age at first breeding of sheep raised in TT Hue were later compared to those raised in Ninh Thuan or Ba Vi. These might results from some impacts such as feeding method and sheep management.

Weight at first in heat of Phan Rang sheep raised in TT Hue were heavier than those raised in Ninh Thuan and Ba Vi. Reason for this result

48might be due to their age at first in heat was later, leading to heavier weight at first in heat. Table 3.28. Reproductive characteristics female sheep raised in ThuaThienHue

Thua Thien Hue Items Unit

n M ± SE Ninh

Thuan* Ba Vì*

Age at puberty Day 4 201.3 ± 2.84 185 181 Weight at puberty Kg 4 19.5 ± 0.87 16 17,0 Age at first mating Day 4 349.5 ± 20.8 305 295 Weight at first mating Kg 4 21.9 ± 1.83 22,5 23,1 Age at first breeding Day 4 501.5 ± 21.5 465 455 Weight at first breeding Kg 4 26 ± 1.41 27 27,8 Length of gestation Day 5 152 ± 1.14 150 146 Litter size Head 5 1 ± 0.00 1.33 1.36

*Reference sources of Đinh Van Binh et al., 2007. Gestation length, number of babies/farrow, birth weight of 5 sheeps

raised in Thua Thien Hue were within the range of normal values of Phan Rang sheep and similar to those raised in Ninh Thuan, as well as those adaptively raised in Northern provinces. 3.5. Evaluation of nutritive values of some local foliage 3.5.1. Chemical composition and nutritive values

Results of chemical composition of feeds were presented in table 3.29. Table 3.29. Chemical composition and nutritive values (M ± SD*)

Feeds Items

Natural grass

Elephant grass

Jackfruit foliage

Streblus foliage

DM (%) 20.5 ± 0.55 19.1 ± 0.90 32.5 ± 2.10 29.2 ± 3.07 OM (%DM) 87.9 ± 0.62 85.5 ± 1.31 91.3 ± 1.19 84.7 ± 2.73 CP (%DM) 10.4 ± 0.95 8.6 ± 0.61 13.5 ± 1.74 16.7 ± 2.32 NDF (%DM) 60.1 ± 2.34 61.8 ± 3.19 48.2 ± 2.90 39.4 ± 2.71 GE (kcal/kg DM) 3742±58.13 3609±24.58 4069±128.64 3549±119.70 Ash (% DM) 12.1 ± 0.62 14.5 ± 1.31 8.7 ± 1.19 15.3 ± 2.73

Data in Table 3.29 show that chemical composition and energy values of 4 kinds of feed in the experiment were fairly high. Notably, besides natural grass and elephant grass, kinds of familiar feeds, Jackfruit foliage and Streblus foliage were also popular feeds, with better chemical composition and nutrition, especially crude protein content, which might be the supplement feed for sheep, contribute to solve the shortage of feed. 3.5.2. Feed intake

Daily feed intakes are shown in table 3.30. Table 3.30 show that feeds had significant impacts on sheep’s feed

intake (P<0.05). Both kinds of grasses intake were higher by sheep

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

49 compared to Streblus foliage or Jackfruit foliage (P<0.05), while Jackfruit foliage and Streblus foliage intake were similar. However, the protein intake tended to be contrast. Protein intake in sheep fed Streblus foliage was more than the other feeds (P<0.05).

Table 3.30. Daily feed intake Feed Items

Natural grass

Elephant grass

Jackfruit foliage

Streblus foliage SEM1 P

(kg/head/day) 0.53a 0.54a 0.40b 0.40b 0.013 0.000DM % LW 3.05ab 3.23a 2.46b 2.40b 0.161 0.007OM (kg/head/day) 0.47a 0.46a 0.37b 0.33c 0.009 0.000CP (kg/head/day) 0.056a 0.047b 0.055a 0.066c 0.002 0.004NDF 0.32a 0.33a 0.19b 0.15c 0.005 0.000GE (kcal/head/day) 2000a 1951a 1637b 1398c 34,23 0.000

a,b,c, Values in the same row with different exponent were difference (P<0.05) 3.5.3. Nutrient digestibility of feeds

Digestibility of nutritients are presented in table 3.31. Table 3.31. Apparent digestibility of grasses and local foliages (%)

Feeds Items

Natural grass

Elephant grass

Jackfruit foliage

Streblus foliage SEM1 P

DM 74.6a 76.6a 64.5ab 57.1b 3.63 0.03 OM 77.0a 78.9a 66.8b 65.9b 2.79 0.03 CP 76.7a 77.2a 49.6b 71.8a 2.47 0.00 NDF 74.7a 79.8a 52.5b 57.6b 3.93 0.01 GE 74.6a 77.4a 63.7b 60.2b 2.51 0.01 a,b,c, Values in the same row with different exponent were difference (P<0.05)

Table 3.31 indicated that, digestibility of nutrition in sheep is significantly different among four kind of feeds (P<0.05). DM digestibility of Streblus foliage and Jackfruit foliage was similar (P>0.05), and lower than that of elephant grass or natural grass (P<0.05). OM digestibility of Elephant grass as well as from natural grass were higher compared to Streblus foliage and Jackfruit foliage (P<0.05), whereas, OM digestibility was similar between Streblus foliage and Jackfruit foliage or between elephant grass and natural grass (P>0.05). CP digestibility was similar between elephant grass, natural grass and Streblus foliage (P>0.05) and significantly higher compared to Jackfruit foliage (P<0.05). Digestibility of NDF and GE trended to be similar, however, elephant grass and natural grass were higher compared to Streblus foliage or Jackfruit foliage (P<0.05). 3.5.4. Digestible nutritients of tested feeds

Based on calculation of results in tables 3.29 and 3.31, the digestible nutritients were presented in table 3.32.

50Table 3.32. Digestible nutritients of the feeds

FeedsItems

Natural grass

Elephant grass

Jackfruit foliage

Streblus foliage

DM (g/kg fresh) 152.90 146.38 209.72 166.67

OM (g/kg DM) 676.89 674.94 609.68 558.59

CP (g/kg DM) 79.72 66.40 66.67 119.83

NDF (g/kg DM) 448.86 492.86 253.13 226.99

GE (kcal/kg DM) 2792.63 2793.53 2590.11 2138.12

a,b,Values in the same rows with different exponent were difference (P<0.05) Table 3.32 show that, there were differences in the nutrition digested

by sheep over different kinds of feeds. Compared to natural grass and Elephant grass, DM and CP digested from Jackfruit foliage and Streblus foliage were higher, especially the protein digested from Streblus foliage (119,83 g/kg). Whereas, DM and CP intake were low (table 3.29), and digestibilyty of DM and CP were also low (table 3.31). 3.5.5. Nitrogen (N) balance

Evaluation results of sheep’s nitrogen balance are shown in table 3.33. Table 3.33. Nitrogen balance

Kinds of feed Item

Natural grass

Elephantgrass

Jackfruit foliage

Streblus foliage SEM1 P

N intake (g) 8.92a 7.47b 8.72a 10.50c 0.330 0.00 N of faeces outgo (g) 2.08a 1.71a 4.39b 2.99c 0.245 0.00 Digestible N intake (g) 6.84ac 5.76a 4.33b 7.51c 0.330 0.00 N of urinary outgo (g) 1.11a 1.26a 0.84a 2.18b 0.200 0.01 N retention (g) 5.73ac 4.50abc 3.49b 5.33c 0.439 0.04 N retention (% of N intake (%)

63.8a 60.1a 40.0b 51.1ab 3.675 0.02

BV (%) 83,2 77,9 80,1 70,3 3,159 0,11 a,b,c,Values in the same rows with different exponent were difference (P<0.05)

Table 3.33 showed that, N intake of sheep fed Streblus foliage was higher than that of sheep fed other feeds (P<0.05). N intake was lowest by sheep fed Elephant grass (P<0.05), whereas N intake by sheep fed natural grass and Jackfruit foliage were similar (P>0.05).

Sources of roughages also had influence on the N retention in (P<0.05), N retention was the highest in sheep fed natural grass, next with Streblus foliage, Elephant grass and the lowest with Jackfruit foliage. Proportion of N retention as % of N intake was low in sheep fed Jackfruit foliage, whereas BV had no significant difference among four feed (P>0.05). BV values of feeds were in 70.3 to 83.2.

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/989/1. BuiVanLoi... · 2019-11-18 · nuôi trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế. Đánh giá giá trị dinh dưỡng

51 CONCLUSION AND RECOMMENDATIONS

1. Conclusion Phan Rang sheep have existed and adapted to characteristic of dry –

hot temperature, high average temperature and low humidity of Ninh Thuan over a hundred years. When Phan Rang sheep were raised in Thua Thien Hue’s conditions with generally particular weather cold -humid; cold- humid in Winter, hot- dry in Summer; Temperature and THI of Thua Thien Hue were lower than those of Ninh Thuan; Vice verse, Humidity of Thua Thien Hue was higher than that of Ninh Thuan; The following conclusions were reached initially:

1. Physiological indicators (rectal temperature, heart rate, skin temperature, red blood cell, hemoglobin, hematocrit and white blood cell) of sheep raised in Thua Thien Hue were no different compared to in Ninh Thuan; whereas, respiratory rate was higher (14.54 breaths/min), however, they were still within sheep’s generally physiological range. Temperature, humidity and THI correlated closely with respiratory frequency (R2: 0.73-0.82) and hemoglobin content (P<0.05). Sheep’s physiological parameters increased remarkably (P<0.05) in data of Temperature >29.50C, THI >28.5 and humidity <75%.

2. Temperature and THI correlated closely (P<0.05) with sheep’s feed intake. With the temperature in the range of >29.5-32.50C, for each additional 10C sheep’s feed intake would decrease 14.7g DM/LW/day. When THI values were >28.5, for each additional 1 value sheep’s feed intake would decrease 16.2g DM/LW/day.

3. Most of growth performance of Phan Rang sheep raired in Thua Thien Hue were normal as well as sheep raised in other regions of the country; excluding mass and rate of carcass that were lower than sheep raised in Ninh Thuan .

4. Besides natural grass and Elephant grass, Jackfruit foliage and Streblus foliage were used potentially as sheep’ feed source in rearing of small householdes.

It can be seen initially from above conclusions that Phan Rang is adaptability to humidity and tempereture environment of Thua Thien Hue. 2. Recommendations

1. Keep on studies on reproduction of Phan Rang sheep raised in Thua Thien Hue to find more obvious conclusion on adaptability in high humid environmental condition .

2. Study the influence of types of feed on meat quality and quality of sheep in humid hot condition in order to perfect sheep farming procedure in production system in Thua Thien Hue.

52

PUBLICATIONS RELATED TO THE STUDY

1. Bui Van Loi, Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van and Le Duc

Ngoan (2013). Growth performance and physiological reproduction for sheep rearing in Thua Thien Hue province. Journal of Animal Husbandry Sciences and Technics. No. 8-2013, pp: 65-74.

2. Bui Van Loi, Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van, Dinh Van

Dung and Le Duc Ngoan (2012). The evaluation of nutritive value of certain types of forage for the sheep in Thua Thien Hue. Journal of Animal Husbandry Sciences and Technics. No. 10-2012, pp: 63-68.