luatduonggia.vn»‘i quan... · web viewtính chuẩn mực của pháp luật nói lên những...

29
CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716 Email: [email protected] Website: http://www.luatduonggia.vn MỞ ĐẦU Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề bài: “Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức? Liên hệ với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay?” làm đề tài bài tập học kì của mình. NỘI DUNG I.KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT 1. Chuẩn mực đạo đức a. Khái niệm chuẩn mực đạo đức Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Upload: others

Post on 07-Mar-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

MỞ ĐẦU

Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp

luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả

pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có

mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản

lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật

với đạo đức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề bài: “Phân tích mối

quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức? Liên hệ với tình hình

thực tế ở nước ta hiện nay?” làm đề tài bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG

I.KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC PHÁP

LUẬT

1. Chuẩn mực đạo đức

a. Khái niệm chuẩn mực đạo đức

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội

của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng

và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những

phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

b. Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức

Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các quy tắc,

yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo

đức” nào cả, mà nó tồn tại dưới hình thức là những giá trị đạo đức, những bài học

về luân thường đạo lý, phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội.

Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò, hiệu lực của

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 2: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng, thông qua quá trình xã hội hóa cá

nhân; được củng cố, tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này

sang thế hệ khác. 

Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn sang đường nhưng trên

đường rất đông xe qua lại, bà đứng mãi mà không qua được đường. Nhìn thấy như

vậy chẳng lẽ ta lại ngoảnh mặt quay đi? Tất nhiên là sẽ không có bất kì điều luật

nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại giúp bà cụ sang đường

và cũng không có tòa án nào xử lí vụ việc nếu không giúp bà cụ qua đường ta sẽ

nhận một mức án tù hay bị phạt tiền. Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm

và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn rứt lương tâm. Vì vậy, chuẩn mực đạo

đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại tác động to lớn đến việc con

người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh

nêu trên.

Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện

mạnh mẽ, rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật. Tính giai cấp của

chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ, nó được sinh ra cũng là nhằm để củng cố, bảo

vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai

cấp khác trong một xã hội nhất định.

Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là

nhờ vào hai nhóm các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại, thường trực trong ý thức, quan điểm của

mỗi cá nhân, chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ, bao gồm:

Một là, những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người; chúng

được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân, trở thành cái

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 3: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức

thời, gần như mang tính tự động.

Chẳng hạn như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con

người trong cuộc sống, trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ, làm việc thật

cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con

người quy củ với những quy tắc đã trở thành thói quen, nếp sống sinh hoạt của bản

thân. Bác Hồ là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ. Đây

chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người.

Hai là, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo

đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Nếu như pháp luật được tuân

thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn

mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân.

Ví dụ như việc chào hỏi người lớn tuổi khi gặp, không có quy phạm pháp luật nào

quy định ta phải chào người lớn tuổi ta gặp trên đường nhưng ta vẫn luôn làm việc

này với một trạng thái vui vẻ, không một chút gò bó hay khó chịu. Đó chính là do

ta thực hiện hành vi đó bằng sự tự nguyện, tự giác theo chuẩn mực đạo đức mà

không cần đến sự cưỡng chế của pháp luật.

Ba là, sức mạnh nội tâm, chịu sự chi phối bởi lương tâm của mỗi người. Lương

tâm thường được ví như một thứ “tòa án” đặc biệt, chuyên phán xét các hành vi sai

trái, vi phạm chuẩn mực đạo đức. Một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức có thể

không bị pháp luật trừng phạt, nhưng nó lại bị lương tâm “cắn rứt”. Đây là một cơ

chế đặc biệt của việc thực hiện chuẩn mực đạo đức.

Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một người ăn xin, đói, rách rưới, mặc dù

không có một quy phạm pháp luật nào quy định ta phải thương cảm, giúp đỡ họ

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 4: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

nhưng “tòa án lương tâm” của ta sẽ không cho phép ta dửng dưng với họ. Cũng

như việc bác sĩ Tường vứt xác bênh nhân của mình xuống sông trong vụ Thẩm mỹ

viện Cát Tường dư luận đang xôn xao hiện nay, cho dù anh Tường bị pháp luật

trừng phạt nặng hay nhẹ như thế nào thì anh cũng không thoát được việc cắn rứt

lương tâm, đạo đức nghề y sẽ không cho phép anh làm một bác sĩ một lần nữa.

Các yếu tố khách quan là những yếu tố tồn tại bên ngoài ý thức của mỗi người,

nhưng lại luôn giữ vai trò chi phối, điều chỉnh hành vi đạo đức của họ; hoặc ít nhất

cũng tác động đến việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chúng bao gồm:

Một là, sự tác động, ảnh hưởng của các thuần phong mỹ tục trong xã hội, hành vi

hợp đạo đức của những người xung quanh tới ý thức và hành vi đạo đức của mỗi

cá nhân. Đây là biểu hiện của quá trình tâm lý bắt chước. 

Ví dụ như việc ủng hộ người dân miền Trung trong bão lũ, trong một cộng đồng tất

cả mọi người đều góp tiền ủng hộ chỉ duy nhất một người không ủng hộ thì người

duy nhất đó sẽ nhận thấy việc không ủng hộ của mình là “lạc loài”, là không hợp

đạo đức, sẽ bị mọi người kì thị, cho nên người đó sẽ muốn giống như mọi người

ủng hộ cho người dân miền Trung. Đây chính là tâm lý bắt chước đã tác động tích

cực tới hành vi của nhân, thúc đẩy cá nhân thực hiện những hành vi đạo đức đã

được định hình đúng đắn, đã trở nên rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã

hội.

Hai là, sức mạnh của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi

đạo đức của con người. Chẳng hạn như thái độ phẫn nộ của các cộng đồng người

khi chứng kiến hoặc nghe thông tin về một vụ giết người dã man, đòi hỏi các cơ

quan pháp luật phải trừng phạt thật nghiêm khắc kẻ phạm tội để răn đe những kẻ

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 5: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

khác. Đây chính là tác động tích cực của dư luận xã hội đến việc điều chỉnh hành

vi đạo đức của con người.

Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ sự mâu thuẫn được quy định về mặt vật chất

giữa các lợi ích chung và lợi ích riêng, từ thể hiện cái có và cái cần có, nó thể hiện

năng lực của con người đối với sự hoàn thiện và phát triển năng lực, nhân cách của

mình. 

2. Chuẩn mực pháp luật

a. Khái niệm pháp luật

Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về pháp luật, nhưng có thể hiểu một

cách chung nhất pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và

bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã

hội.

b. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật

Đặc trưng thứ nhất của pháp luật là tính quy định xã hội của pháp luật. Đặc trưng

này nói lên rằng, pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội, nảy

sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội, tức là những nhu cầu khách quan của thực

tiễn đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã

hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong xã hội luôn luôn tồn tại nhiều mối

quan hệ xã hội với tính chất đa dạng và phức tạp; vì vậy, mục đích xã hội của pháp

luật là hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không thể

điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã

hội cơ bản, có tính chất phổ biến, điển hình; thông qua đó, tác động tới các quan hệ

xã hội khác, định hướng chó các quan hệ đó phát triển theo những mục đích mà

nhà nước đã xác định. Mọi sự thay đổi của pháp luật, suy cho cùng, đều xuất phát

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 6: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

từ sự thay đổi các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội.

Điều đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật.

Đặc trưng thứ hai của pháp luật nằm ở tính chuẩn mực của pháp luật. Tính chuẩn

mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi

chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, thường biểu hiện

dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái không được phép” và “cái bắt buộc

thực hiện”… Vượt ra khỏi phạm vi, giới hạn đó là vi phạm pháp luật. Chuẩn mực

pháp luật được thể hiện ra thành những quy tắc, yêu cầu cụ thể dưới dạng các quy

phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật khác với các loại chuẩn mực xã hội khác ở

một điểm cơ bản là nó mang tính cưỡng bức của nhà nước. Các chuẩn mực xã hội,

khi được nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở

thành chuẩn mực pháp luật. Và chuẩn mực pháp luật được thực hiện chừng nào nó

còn phù hợp với các quan hệ xã hội và các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ

các quan hệ xã hội này.

Tính ý chí là đặc trưng thứ ba của pháp luật. Pháp luật thể hiện các quan hệ xã hội

và ý chí giai cấp có gốc rễ từ trong các quan hệ xã hội được thể hiện ra trong hệ

thống các chuẩn mực pháp luật. Xét về bản chất, ý chí của pháp luật là ý chí của

giai cấp cầm quyền trong xã hội, được thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật,

nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời

sống xã hội. Tính ý chí nói lên mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhau

giữa pháp luật và nhà nước. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính

trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ

sở các quy định của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước

ban hành, luôn phản ánh các quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp nắm

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 7: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh chóng,

rộng rãi trên quy mô toàn xã hội. Chính vì vậy, nhà nước không thể tồn tại và phát

huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có

hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Tính cưỡng chế là đặc trưng thứ tư của pháp luật. Đây là đặc trưng chỉ có ở pháp

luật, không có ở các loại chuẩn mực xã hội khác. Pháp luật do nhà nước xây dựng,

ban hành và bảo đảm thực hiện. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức

hợp pháp, công khai, có quyền lực bao trùm toàn xã hội. Nhà nước không chỉ xây

dựng và ban hành pháp luật, mà còn có các biện pháp tác động nhằm đảm bảo cho

pháp luật được tôn trọng và thực hiện thông qua việc nhà nước thường xuyên củng

cố và hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện quyền lực nhà nước như quân đội, cảnh

sát, tòa án, nhà tù… Nhờ đó, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm

thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả

mọi người.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC

PHÁP LUẬT

1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức

Đạo đức và pháp luật có bốn điểm giống nhau cơ bản, đó là:

Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn

cách xử sự cho mọi người trong xã hội hay gồm nhiều những quy phạm xã hội cho

nên chúng có các đặc điểm của các quy phạm xã hội là:

+ Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho

mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự

liệu thì đều phải xử sự theo cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào pháp luật,

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 8: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế

nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn

cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành

vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành

vi nào là trái đạo đức.

+ Chúng được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân

cụ thể đã xác định được mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội

do chúng điều chỉnh.

Thứ hai là tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật

mang tính quy phạm phổ biến, chúng đều là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi

của con người. Chúng tác động đến các cá nhân tổ chức trong xã hội, tác động đến

hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp

luật và đạo đức phải có sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định.

Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai

đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời

sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác

động lại đời sống kinh tế xã hội.

Thứ tư, chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban

hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể

mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là một trường hợp khi điều kiện

hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

Bên cạnh những điểm giống nhau, pháp luật và đạo đức còn có những điểm khác

nhau:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 9: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Thứ nhất, về con đường hình thành nhà nước, pháp luật hình thành thông qua hoạt

động xây dựng pháp lý của nhà nước. Trong khi đó đạo đức được hình thành một

cách tự do nhận thức của cá nhân.

Thứ hai, hình thức thể hiện của pháp luật và đạo đức. Hình thức thể hiện của đạo

đức đa dạng hơn với hình thức thể hiện của pháp luật, nó được biểu hiện thông qua

dạng không thành văn như văn hoá truyền miệng, phong tục tập quán…và dạng

thành văn như kinh, sách chính trị,…còn pháp luật lại biểu hiện rõ ràng dưới dạng

hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi tự do sẽ

điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát từ tự thân chủ thể nên hành vi

đạo đức có tính bền vững. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên

ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình. Sự thay

đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại nơi này hay nơi khác nếu

vắng bóng pháp luật.

Thứ tư, về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo rằng nhà nước thông qua bộ

máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp,…còn đạo đức lại được đảm bảo bằng

dư luận và lương tâm của con người.

Thứ năm, pháp luật có tính quyền lực nhà nước, nó chỉ do nhà nước đặt ra hoặc

thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế

của nhà nước. Trong khi đó, đạo đức được hình thành một cách tự phát trong xã

hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng;

được đảm bảo bằng thói quên, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của

mỗi người và bằng biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 10: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Thứ sáu, pháp luật có tác động tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã

hội, còn đạo đức tác động tới các cá nhân trong xã hội.

Thứ bẩy, pháp luật có những quan hệ xã hội điều chỉnh mà đạo đức không điều

chỉnh. 

Thứ tám, pháp luật có tính hệ thống, bởi vì nó là một hệ thống các quy tắc xử sự

chung đề điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội phát sinh trong những lĩnh vực khác

nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động,…song các quy phạm đó không

tồn tại một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau

để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. Ngược lại, đạo đức không có tính

hệ thống.

Thứ chín, pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước, còn đạo đức thường thể hiện

ý chỉ của một cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội.

Thứ mười, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định,

giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Đạo đức ra đời

và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

2. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, ảnh hưởng

lẫn nhau

a. Tác động của đạo đức tới pháp luật

Chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật.

Trong nhiều trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật

hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất

phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực

đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Khi xây

dựng và ban hành pháp luật, nhà nước không thể không tính tới các quy tắc chuẩn

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 11: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

mực đạo đức. Ví dụ như “Tội không tố giác tội phạm” (Điều 314 BLHS năm

1999), nếu tội phạm đó không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc

biệt nghiêm trọng thì nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông,

bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội vì về

mặt đạo đức và tâm lý, không ai muốn người thân mình dính vào vòng tù tội. 

- Đối với việc hình thành pháp luật:

+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo

đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp

phần tạo nên pháp luật. Ví dụ như quan niệm, quy tắc đạo đức về mối quan hệ thầy

trò được thừa nhận trong giáo dục.

+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền

đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình

thành nên pháp luật. Ví dụ quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn

nhân trước đây trở thành tiền đề để hình thành nên quy định hôn nhân là tự nguyện

trên cơ sở giữ tình yêu nam và nữ trong luật hôn nhân và gia đình.

- Đối với việc thực hiện pháp luật:

+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm

cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi vì chúng đã

ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân nên ngoài những biện pháp của nhà nước,

chúng còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm và niềm tin

của mỗi người, bằng dư luận của xã hội. Ngược lại, những quan niệm, quy tắc đạo

đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế. Ví dụ

quan niệm trọng nam khinh nữ dẫn đến tình trạng một số người cố đẻ đến con thứ

ba, thứ tư, tức là vi phạm chính sách và pháp luật về dân số của nhà nước.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 12: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật.

Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện

pháp luật. Ngay cả trường hợp pháp luật có những “khe hở” thì họ cũng không vì

thế mà có hành vi “lợi dụng”, để làm điều bất chính. Đối với nhiều trường hợp “đã

trót” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ý thức đạo đức giúp chủ thể ăn năn, hối

cải, sửa chữa lỗi lầm. Tình cảm đạo đức còn có thể khiến các chủ thể thực hiện

hành vi một cách hào hứng, nhiệt tình, tận tâm, triệt để. Ngược lại, đối với những

người có ý thức đạo đức thấp thì thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp

luật cũng không cao, họ dễ có các hành vi vi phạm pháp luật. 

b. Tác động của pháp luật tới đạo đức

Trong một số trường hợp, định hướng đạo đức muốn được thực hiện một cách phổ

biến trong xã hội thì phải thông qua các quy phạm pháp luật để thể hiện. Điều đó

cho thấy ở một số khía cạnh nhất định pháp luật có ưu thế nổi trội hơn so với

chuẩn mực đạo đức. Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức,

mà còn là công cụ phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng

các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc duy trì, bảo vệ

và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.

- Pháp luật  có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các

quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được

thừa nhận trong pháp luật, bởi vì ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng lương tâm,

niềm tin, dư luận xã hội,…chúng còn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các

biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Ví dụ như quy định cha mẹ có nghĩa vụ

yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con trong luật hôn nhân và gia

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 13: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

đình đã góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của quan niệm, quy

tắc đạo đức về vấn đề này.

- Pháp luật giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự

thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Bằng việc ghi nhận các quan niệm, chuẩn mực

đạo đức trong pháp luật, nhà nước bảo đảm cho chúng được thực hiện nghiêm

chỉnh trên thực tế. Một khi được thể chế hóa thành pháp luật, việc thực hiện những

chuẩn mực đạo đức đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội, các cá nhân, tổ chức

dù không muốn cũng phải thực hiện theo. Đặc biệt, bằng việc xử lí nghiêm những

chủ thể có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật góp phần bảo

vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp của

đạo đức.

- Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các

chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp

hơn với tiến bộ xã hội. Ví dụ quy định cấm cưỡng ép kết hôn, tảo hôn trong luật

hôn nhân và gia đình góp phần loại bỏ quan hệ đạo đức “cha mẹ đặt đâu con ngồi

đấy” trong hôn nhân.

III. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trò mối quan hệ của pháp luật và đạo đức

ngày càng được nhìn nhận đúng đắn, tích cực. 

Thứ nhất, do được nhà nước xây dựng dựa trên các quan diểm đạo đức của nhân

dân, pháp luật không những thể hiện được tư tưởng cách mạng, đạo đức truyền

thống dân tộc, đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng

tới lợi ích của nhân dân lao động. Cụ thể là được thể hiện trong Hiến pháp năm

1992 sửa đổi bổ sung 2001, Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 14: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân”. Hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành được xây dựng trên cơ

sở tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người, coi việc phục vụ con người là mục đích

cao nhất của nó. Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội

được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp

và luật” (Điều 50).

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ảnh khá rõ nét tư tưởng nhân đạo, một

tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta. Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật

Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các quy định về các chính sách xã hội của nhà

nước. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm đặc biệt tới các

thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già, trẻ em không nơi

nương tựa, người tàn tật… Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn

được thể hiện ngay cả trong các quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp

luật. Chẳng hạn các quy định của BLHS, quy định về các tình tiết giảm nhẹ hình

sự; quyết định hình phạt nhẹ hơn quyết định của bộ luật (Điều 46, điều 47); miễn

hình phạt (điều 54); miễn chấp hành hình phạt (điều 57); giảm mức hình phạt đã

tuyên (điều 58,59); các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (chương

10); các quy định về tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc

mới sinh đẻ, người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người bị kết án là người lao động duy

nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn (điều 231 Bộ

luật tố tụng hình sự)… 

Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật,

tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Khi pháp

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 15: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

luật chưa được ban hành kịp thời, không đầy đủ, đạo đức giữ vai trò bổ sung, thay

thế cho pháp luật. Nhà nước ta thừa nhận tập quán có thể thay thế pháp luật trong

những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với

quy định của pháp luật. Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện

nghiêm minh trong đời sống xã hội. Gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã

thực sự phát huy vai trò tích cực của mình trong vấn đề giáo dục nhân cách, lối

sống. Chính vì vậy, về cơ bản, tuyệt đại đa số các thành viên trong xã hội đều có ý

thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tôn trọng mọi người, tôn trọng các quy tắc

sống chung của cộng đồng. 

Thứ tư, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan

niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự

thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để

giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức của dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc

Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá

nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” (điều 30). Để giữ gìn và

phát huy các quan điểm đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của

đạo đức, pháp luật quy định các xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong

các điều kiện hoàn cảnh xác định. Chẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân có

nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân

và gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân

có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…”

(điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức xã hội.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 16: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động,

đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá,

thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt

đẹp của người Việt Nam” (điều 33). Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định:

“Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn

giả, lừa dối để kết hôn, ly hôn…”. Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong

việc góp phần loại bỏ những tư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư

tưởng “sống lâu lên lão làng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ

cán bộ, công chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ…

Bên cạnh những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, thực

tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Một là trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức và pháp luật

chưa rõ ràng hay sự pháp luật hoá các quy tắc các quan niệm đạo đức không cụ thể

dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự quy định, các

giao dịch dân sự không được trái với đạo đức xã hội. Trên thực tế, đánh giá một

hành vi nào đó là trái hay không với đạo đức xã hội, không phải là vấn đề đơn

giản, cùng một hành vi nhưng có thể có các đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập

nhau.

Hai là trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn

tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần thiết. Ví dụ như tư tưởng gia trưởng, thói

cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp, trọng nam khinh nữ,…vẫn có ảnh

hưởng không nhỏ trong đại bộ phận dân cư.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 17: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm gia tăng các

vi phạm pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là sự nhận thức không đúng đắn về vai trò

của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống.

Để khắc phục được những hạn chế nói trên, nhà nước ta cần phải nâng cao ý thức

đạo đức nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - tương lại của đất nước, nâng cao giáo

dục, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

KẾT LUẬN

Từ những điều đã nói ở trên, có thể thấy được chuẩn mực pháp luật và đạo đức có

những điểm chung và  đồng thời cũng có những khác biệt riêng. Đạo đức và pháp

luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã

hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh

và tự giác. Mặt khác, pháp luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát

triển nền đạo đức xã hội tốt đẹp!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

2. Bộ luật hình sự 1999

3. Bộ luật dân sự 2005

4. Luật Hôn nhân và gia đình 2000

5. TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012 (Pháp

luật và các đặc trưng cơ bản của pháp luật: trang 170 -177; Chuẩn mực đạo đức và

mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật: trang 216 – 222)

6. ThS. Nguyễn Văn Năm, Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức,

Tạp chí Luật học số 4/2006.

7. Bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, www.idoc.vn

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 18: luatduonggia.vn»‘i quan... · Web viewTính chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

8. Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước

ta hiện nay – Lê Thị Tuyết Ba

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568