ĐiỂm bÁo nguồn: báo hà nội mới mục: kinh tế ngày đăng: …

18
ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Ngày đăng: 07/08/2021 Mục: Kinh tế Bưu chính tham gia cung cấp dịch vụ thiết yếu: Nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội và nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp bưu chính đã tận dụng lợi thế, nhanh chóng tham gia cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu đến người dân, góp phần duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa. Đáng chú ý, các doanh nghiệp bưu chính chú trọng ứng dụng công nghệ, bảo đảm an toàn cho cả người giao và người nhận hàng. Cung cấp hàng thiết yếu, bình ổn giá Chị Đặng Thị Soạn, nhân viên điểm bưu điện văn hóa Trung Văn, thuộc Bưu điện Trung tâm 4 (Bưu điện thành phố Hà Nội) cho biết, ngay trong ngày 24-7, thời điểm Hà Nội thực hiện giãn

Upload: others

Post on 23-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

ĐIỂM BÁO

Nguồn: Báo Hà Nội Mới

Ngày đăng: 07/08/2021 Mục: Kinh tế

Bưu chính tham gia cung cấp dịch vụ thiết yếu: Nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội và nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp bưu chính đã tận dụng lợi thế, nhanh chóng tham gia cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu đến người dân, góp phần duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa. Đáng chú ý, các doanh nghiệp bưu chính chú trọng ứng dụng công nghệ, bảo đảm an toàn cho cả người giao và người nhận hàng.

Cung cấp hàng thiết yếu, bình ổn giá

Chị Đặng Thị Soạn, nhân viên điểm bưu điện văn hóa Trung Văn, thuộc Bưu điện Trung tâm 4 (Bưu điện thành phố Hà Nội) cho biết, ngay trong ngày 24-7, thời điểm Hà Nội thực hiện giãn

Page 2: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

cách xã hội, điểm bưu điện của chị triển khai bán hàng thiết yếu bình ổn giá qua mạng xã hội, đồng thời miễn phí giao hàng cho người mua ở phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm).

Còn anh Nghiêm Huy Ngọc Thạch (bưu tá của Viettel quận Ba Đình) thông tin, kể từ ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, lượng đơn hàng thực phẩm do bưu chính Viettel cung ứng tăng rõ rệt. "Chúng tôi tuân thủ nghiêm các giải pháp phòng dịch, giữ an toàn cho mình và cho khách hàng", anh Thạch nói.

Với lợi thế là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tới tận địa chỉ khách hàng, hai doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội) đã triển khai các hoạt động thiết thực phục vụ người dân khu vực giãn cách xã hội. Theo đó, ngay trong ngày 24-7, Bưu điện thành phố Hà Nội đã triển khai 472 điểm bán hàng thiết yếu và bình ổn giá tại các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã phục vụ người dân. Đồng thời, hàng hóa thiết yếu còn được cung ứng qua sàn thương mại điện tử, fanpage... Theo Phó Giám đốc Bưu điện thành phố Hà Nội Bùi Văn Hoàng, so với ngày đầu triển khai dịch vụ, lượng hàng hóa bán tại các điểm bình ổn tăng 15-20%.

Còn Phó Tổng Giám đốc Viettel Post Đinh Thanh Sơn cho biết, sau 1 tuần kể từ ngày 24-7, tại Hà Nội, lượng hàng hóa tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò tăng mạnh, trung bình 42 tấn/ngày. Tính chung, tổng sản lượng đạt 294 tấn, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, Viettel Post còn liên kết với hệ thống siêu thị để thực hiện dịch vụ giao hàng đến người tiêu dùng.

Theo chị Phạm Thu Hằng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm), việc bưu điện mở điểm bán hàng thiết yếu đã tạo thuận lợi và mang lại sự tin tưởng về chất lượng, giá cả hàng hóa cho người dân. Còn chị Trương Mỹ Hoa (Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai) tin tưởng: "Nhờ đội ngũ giao hàng của bưu chính, tôi đã yên tâm ở nhà đặt, nhận hàng; thực phẩm nhận được rất tươi, ngon, giao đúng giờ".

Người dân Hà Nội có thể đến 472 điểm bán hàng là các bưu cục, bưu điện văn hóa xã để mua hàng thiết yếu, bình ổn giá. Ảnh: Quốc Bảo

Sử dụng công nghệ bảo đảm an toàn

Trong bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp bưu chính đã sử dụng giải pháp công nghệ để quản lý bưu tá, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm dịch và đây là lợi thế của đội ngũ bưu tá so với các đơn vị giao hàng khác.

Page 3: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Theo lãnh đạo Viettel Post, trước khi vào ca làm việc, 100% bưu tá phải đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, khai báo y tế. Viettel Post còn có ứng dụng nội bộ hỗ trợ theo dõi quãng đường đi, lượt khách hàng tiếp xúc của bưu tá, giúp kiểm soát phạm vi hoạt động, cũng như phục vụ phòng, chống dịch.

Còn Vietnam Post xây dựng ứng dụng DingDong dành cho bưu tá và phần mềm điều tin PacknSend đồng bộ với hệ thống dữ liệu thông tin tập trung. Mọi trạng thái, thay đổi về khu vực hay tình hình phát hàng đều được cập nhật nhanh chóng, kịp thời theo thời gian thực.

Với ứng dụng thương mại điện tử, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Post Nguyễn Kiên Cường cho biết, nguồn nhân lực và mạng lưới trải rộng đến cấp xã, phường là ưu thế giúp Vietnam Post bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa cho nhân dân. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử Postmart.vn, không chỉ là kênh mua sắm hiệu quả cho người dân mà còn là kênh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. Riêng tháng 7-2021 đã có 1.500 hộ sản xuất nông nghiệp trở thành nhà cung cấp hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Tương tự, theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Post Đinh Thanh Sơn, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò là sản phẩm chiến lược để Viettel Post có thể khép kín hệ sinh thái với khách hàng là trung tâm. Nhiều tính năng, tiện ích mới đang được nghiên cứu phát triển trên ứng dụng Vỏ Sò, như “bản đồ đặc sản”, gian hàng dành cho khách hàng ở nước ngoài truy cập và thanh toán dễ dàng hơn... Ngoài phát triển nền tảng số, Viettel Post sẽ mở thêm các điểm bán tại bưu cục các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.

Có thể thấy, ngoài nhiệm vụ duy trì mạng bưu chính công cộng, như chuyển phát thư báo, dịch vụ hành chính công, trả lương và trợ cấp xã hội (Vietnam Post); vận chuyển hàng hóa (Viettel Post), các doanh nghiệp bưu chính đã tích cực cung ứng các dịch vụ thiết yếu, bình ổn giá để phục vụ khách hàng. Việc xoay chuyển kịp thời, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn đã góp phần duy trì vận chuyển hàng hóa thiết yếu tới các vùng có dịch, góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, ổn định cuộc sống cho người dân.

Tính đến hết ngày 3-8, tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, Bưu điện Việt Nam đã triển khai 3.407 điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu, bình ổn giá. Tổng khối lượng hàng được cung cấp đạt gần 7.100 tấn. Trong khi đó, Viettel Post cũng đã vận chuyển tiêu thụ 1.591 tấn hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, cung ứng qua các điểm bưu cục và sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.

Page 4: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: TTXVN

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Kinh doanh

Đưa thông tin hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử Postmart.vn có nhiều hình thức hướng dẫn linh hoạt cho người nông dân đưa sản phẩm lên sàn như: livestream, họp nhóm, gửi hướng dẫn dạng hình ảnh hoặc video...

Vietnam Post giúp nông dân nâng cao giá trị nông sản nhờ công nghệ.

Thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho biết, đến hết năm 2021 sẽ đưa thông tin của khoảng 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Đồng thời, để mở rộng và khuyến khích hình thức thương mại này phát triển, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các phương án hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo người dân tiếp cận dần với loại hình kinh doanh thương mại điện tử thông qua quy trình đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn.

Đặc biệt, với khu vực miền Nam - một trong những “vựa nông sản” lớn nhất cả nước, Bưu điện Việt Nam sẽ là một đơn vị chủ lực để hỗ trợ người dân các tỉnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Việc tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử không chỉ giúp người nông dân phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh, hạn chế giao thương, về lâu dài, đây là một kênh tiêu thụ nông sản an toàn, hiệu quả, bền vững, vừa đảm bảo giá cả, giúp gây dựng thương hiệu cho người nông dân và hàng nông sản Việt Nam.

Thực tế cho thấy, trong đợt giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố miền Nam, việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường, đặc biệt là các loại rau củ và trái cây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong khâu vận chuyển.

Nhiều loại nông sản, trái cây đang vào vụ thu hoạch cần hỗ trợ tiêu thụ gấp. Điển hình như trái thanh long bình quân mỗi tháng cung ứng ra thị trường khoảng 48.000 tấn; chuối 41.000 tấn/tháng; sầu riêng 25.000 tấn/tháng; nhãn 20.000 tấn/tháng; rau củ các loại khoảng 560-600 tấn/tháng.

Với kinh nghiệm thực tế triển khai hỗ trợ người dân 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang tiêu thụ hàng ngàn tấn vải thiều, Bưu điện Việt Nam đã nhanh chóng lên kế hoạch triển khai kết nối, đẩy mạnh

Page 5: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

tiêu thụ các mặt hàng nông sản khu vực miền Nam trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn bằng quy trình vận hành hợp lý và hiệu quả.

Thời gian tới, để giải quyết “bài toán” hỗ trợ tiêu thụ nông sản, trái cây miền Nam, Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm có sản lượng lớn và đã có “tiếng” trên thị trường như nhãn Đồng Tháp, An Giang, khoai lang tím Vĩnh Long, sầu riêng Đắk Lắk, na Tây Ninh... với tổng sản lượng lên tới hàng chục nghìn tấn.

Ông Phan Trọng Lê, Trưởng ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, các mặt hàng đưa lên sàn Postmart.vn là những đặc sản nổi tiếng hoặc sản phẩm chất lượng cao từ các hộ sản xuất nông nghiệp uy tín do đơn vị trực tiếp tìm kiếm, khảo sát và lựa chọn.

Thông qua sàn, các sản phẩm của địa phương không chỉ có thêm kênh tiêu thụ hiệu quả, tiếp cận đa dạng các đối tượng người tiêu dùng trên cả nước, mà còn có thể tạo được thương hiệu riêng, khẳng định chất lượng, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm.

Sàn thương mại điện tử Postmart.vn có nhiều hình thức hướng dẫn linh hoạt cho người nông dân đưa sản phẩm lên sàn như: livestream, họp nhóm, gửi hướng dẫn dạng hình ảnh hoặc video...

Do vậy, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, người nông dân vẫn có thể tự tạo gian hàng và đăng bán các sản phẩm, nông sản thông qua thương mại điện tử.

Với đặc thù của các mặt hàng rau củ, trái cây là thời gian thu hoạch và sử dụng ngắn, việc bảo quản khó, nên Bưu điện Việt Nam cũng đã chuẩn bị các phương án đóng gói, bảo quản, vận chuyển để bảo đảm độ tươi, ngon khi đến tay người tiêu dùng.

Các kịch bản vận chuyển cho từng khu vực trên cả nước cũng được Bưu điện Việt Nam lên kế hoạch cụ thể, sẵn sàng kích hoạt bất cứ lúc nào tùy theo tình hình và diễn biến của dịch bệnh.

Bên cạnh việc đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn để tiếp cận tối đa người tiêu dùng toàn quốc, Bưu điện Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ theo phương thức truyền thống, phân phối và bán nông sản tại các bưu cục, các điểm bán hàng thiết yếu, bình ổn giá./.

Ngọc Bích (TTXVN/Vietnam+)

Page 6: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: TTXVN

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Kinh tế

Tích cực đưa nông sản sẽ lên sàn thương mại điện tử

Thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho biết, đến hết năm 2021 sẽ đưa thông tin của khoảng 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Giới thiệu các mặt hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ảnh (chụp màn hình): Báo An/Báo Tin tức

Đồng thời, để mở rộng và khuyến khích hình thức thương mại này phát triển, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các phương án hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo người dân tiếp cận dần với loại hình kinh doanh thương mại điện tử thông qua quy trình đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn.

Đặc biệt, với khu vực miền Nam - một trong những “vựa nông sản” lớn nhất cả nước, Bưu điện Việt Nam sẽ là một đơn vị chủ lực để hỗ trợ người dân các tỉnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Việc tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử không chỉ giúp người nông dân phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh, hạn chế giao thương, về lâu dài, đây là một kênh tiêu thụ nông sản an toàn, hiệu quả, bền vững, vừa đảm bảo giá cả, giúp gây dựng thương hiệu cho người nông dân và hàng nông sản Việt Nam.

Thực tế cho thấy, trong đợt giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố miền Nam, việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường, đặc biệt là các loại rau củ và trái cây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong khâu vận chuyển. Nhiều loại nông sản, trái cây đang vào vụ thu hoạch cần hỗ trợ tiêu thụ gấp. Điển hình như trái thanh long bình quân mỗi tháng cung ứng ra thị trường khoảng 48.000 tấn; chuối 41.000 tấn/tháng; sầu riêng 25.000 tấn/tháng; nhãn 20.000 tấn/tháng; rau củ các loại khoảng 560 - 600 tấn/tháng.

Với kinh nghiệm thực tế triển khai hỗ trợ người dân 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang tiêu thụ hàng ngàn tấn vải thiều, Bưu điện Việt Nam đã nhanh chóng lên kế hoạch triển khai kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản khu vực miền Nam trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn bằng quy trình vận hành hợp lý và hiệu quả.

Thời gian tới, để giải quyết “bài toán” hỗ trợ tiêu thụ nông sản, trái cây miền Nam, Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm có sản lượng lớn và đã có “tiếng” trên thị trường

Page 7: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

như nhãn Đồng Tháp, An Giang, khoai lang tím Vĩnh Long, sầu riêng Đắk Lắk, na Tây Ninh… với tổng sản lượng lên tới hàng chục nghìn tấn.

Ông Phan Trọng Lê, Trưởng ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, các mặt hàng đưa lên sàn Postmart.vn là những đặc sản nổi tiếng hoặc sản phẩm chất lượng cao từ các hộ sản xuất nông nghiệp uy tín do đơn vị trực tiếp tìm kiếm, khảo sát và lựa chọn. Thông qua sàn, các sản phẩm của địa phương không chỉ có thêm kênh tiêu thụ hiệu quả, tiếp cận đa dạng các đối tượng người tiêu dùng trên cả nước, mà còn có thể tạo được thương hiệu riêng, khẳng định chất lượng, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm.

Sàn thương mại điện tử Postmart.vn có nhiều hình thức hướng dẫn linh hoạt cho người nông dân đưa sản phẩm lên sàn như: livestream, họp nhóm, gửi hướng dẫn dạng hình ảnh hoặc video... Do vậy, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, người nông dân vẫn có thể tự tạo gian hàng và đăng bán các sản phẩm, nông sản thông qua thương mại điện tử.

Với đặc thù của các mặt hàng rau củ, trái cây là thời gian thu hoạch và sử dụng ngắn, việc bảo quản khó, nên Bưu điện Việt Nam cũng đã chuẩn bị các phương án đóng gói, bảo quản, vận chuyển để bảo đảm độ tươi, ngon khi đến tay người tiêu dùng. Các kịch bản vận chuyển cho từng khu vực trên cả nước cũng được Bưu điện Việt Nam lên kế hoạch cụ thể, sẵn sàng kích hoạt bất cứ lúc nào tùy theo tình hình và diễn biến của dịch bệnh.

Bên cạnh việc đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn để tiếp cận tối đa người tiêu dùng toàn quốc, Bưu điện Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ theo phương thức truyền thống, phân phối và bán nông sản tại các bưu cục, các điểm bán hàng thiết yếu, bình ổn giá.

Ngọc Bích

Page 8: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: TCQLTT

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Tin tức

Trên 5.000 tấn vải thiều được lực lượng QLTT kết nối thành công

Vụ vải thiều Bắc Giang 2021 với sản lượng lên đến trên 180.000 tấn vào đúng thời điểm Bắc Giang trở thành tâm dịch, chính sách “bế quan, tỏa cảng” nhằm hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang và các địa phương lân cận khiến người dân lo ngại một năm “vải rụng đỏ vườn”. Trước tình hình đó, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) dưới sự chỉ đạo trực tiếp Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân dưới nhiều hình thức, mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.

“Trăn trở” về nhiệm vụ được giao

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Tổng cục QLTT đã nhanh chóng triển khai cuộc họp đột xuất theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu của lực lượng QLTT trên cả nước để bàn về các giải pháp kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân vùng dịch, đặc biệt là khi hơn 28.000 ha vải thiều với sản lượng trên 180.000 tấn của người dân Bắc Giang – tâm dịch của cả nước lúc bấy giờ, đang chuẩn bị thu hoạch.

“Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bởi, chỉ trong thời điểm diễn biến phức tạp của dịch bệnh lực lượng QLTT mới được Chính phủ, Bộ Công Thương trực tiếp giao cho trọng trách nằm ngoài quy định trong chức năng, nhiệm vụ. Chính vì vậy, toàn lực lượng QLTT cần nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác. Phải suy nghĩ cách làm mới, áp dụng hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ các mặt hàng nông sản theo mùa vụ tại thị trường nội địa” - Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh tại buổi họp trực tuyến ngày 27/5/2021.

Sau thời gian gấp rút nghiên cứu nhu cầu thị trường, đặc điểm tình hình ở mỗi địa phương, mục tiêu được Tổng cục QLTT đề ra sẽ kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải cho người bà con nông dân Bắc Giang trong vụ mùa năm nay. Để triển khai kế hoạch này, Tổng cục QLTT đã nhanh chóng phối hợp và nhận được sự đồng thuận hưởng ứng từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) trong việc kết nối đưa vải thiều Bắc Giang đến 63 tỉnh, thành phố, bắt đầu từ ngày 5/6 cho tới khi kết thúc vụ vải.

Ý thức được trách nhiệm của từng đơn vị trong lực lượng trước nhiệm vụ được Lãnh đạo Tổng cục giao phó, tuy nhiên không ít Cục QLTT đã tỏ ra hoang mang, hồi hộp xen lẫn cảm giác lo lắng bởi, lĩnh vực này còn khá mới mẻ với một số địa phương.

Tuy nhiên, bằng sự sáng tạo của từng cá nhân, đơn vị, bằng trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, với người nông dân vùng dịch, toàn lực lượng QLTT đã nhanh chóng bắt tay triển khai để tìm ra phương án hữu hiệu nhất.

Cục QLTT tỉnh Bắc Giang được Tổng cục QLTT giao là đầu mối đảm nhận rà soát sản lượng, chất lượng, giá bán vải thiều theo từng ngày tại các hợp tác xã, sau đó giới thiệu, kết nối với Cục QLTT các tỉnh, TP trên cả nước. VNPost đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển vải thiều đến các đơn vị; bố trí kho lạnh di động bảo quản, trang bị phù hiệu nhận diện phương tiện vận chuyển.

"Sau khi các đơn hàng được lực lượng QLTT trên cả nước kết nối thành công, Cục QLTT Bắc Giang tiến hành thông báo tới các hợp tác xã để tiến hành thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển bằng xe lạnh đến các đơn vị trong thời gian nhanh nhất. Quá trình vận chuyển cả người, phương tiện và nông sản đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng, chống dịch Covid-19" ông Lê Quang Tú, Phó Cục trưởng Cục QLLT tỉnh Bắc Giang cho biết.

Page 9: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Sáng tạo trong triển khai thực hiện

“Phát súng” mở màn cho chiến dịch kết nối, tiêu thụ đó là chuyến hàng 2,5 tấn vải thiều do Đội QLTT số 3, Cục QLTT Hòa Bình thực hiện. Đây là chuyến hàng được Đội phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vận chuyển về địa phương sau khi hoàn thành chuyến hàng rau củ quả tiếp tế cho vùng dịch Bắc Giang.

Theo ông Nguyễn Mạnh Trường, Phó Đội trưởng Đội QLTT số 3, Cục QLTT Hòa Bình, phải mất 8 tiếng đồng hồ một chuyến xe mới có thể quay đầu về địa phương. Bởi, công tác khử khuẩn, phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu. "Mỗi chuyến xe đi vào vùng dịch, chúng tôi phải thực hiện đầy đủ các bước khai báo y tế, khử khuẩn ở cả hai đầu theo đúng quy định để đảm bảo an toàn nhất cho cả người, phương tiện và hàng hóa khi vào và ra khỏi vùng dịch"- ông Nguyễn Mạnh Trường chia sẻ.

Mô hình trên nhanh chóng được Lãnh đạo Cục QLTT Hòa Bình nhân rộng triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Kết thúc chương trình, Cục QLTT hoàn thành vượt mức chỉ tiêu với trên 74 tấn vải được tiêu thụ.

Đặc biệt, chương trình kết nối thương nhân và xuất khẩu thành công hàng trăm tấn vải thiều Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận của Cục QLTT Lạng Sơn. Bằng sự tin tưởng, bằng chiến lược bài bản, với chất lượng sản phẩm tốt, Cục QLTT Lạng Sơn đã nhanh chóng kết nối thương nhân của 02 nước và thành công với 02 Hợp đồng xuất khẩu với tổng sản lượng trên 570 tấn.

Không chỉ kết nối, tiêu thụ vụ mùa vải thiều Bắc Giang theo chương trình chung của Tổng cục, trên địa bàn Lạng Sơn, đơn vị còn tiêu thụ trên 10 tấn vải giúp bà con Hữu Lũng bằng hình thức tổ chức 12 điểm bán hàng trong toàn tỉnh. Chỉ trong 03 giờ mở bán, toàn bộ số vải của bà con vùng dịch Hữu Lũng được Cục QLTT Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ thành công.

Cùng với đó, nhằm triển khai các hoạt động quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, các Phòng, Đội QLTT và Chi đoàn thanh niên Cục QLTT Lào Cai đã thực hiện quảng bá trên các kênh online và trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai để giới thiệu, vận động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, với phương châm “Mỗi cán bộ là một đầu mối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm”. Đồng thời, Cục QLTT Lào Cai phối hợp với Vietnam Post Lào Cai tổ chức các điểm tiêu thụ lưu động trên địa bàn tỉnh Lào Cai để trực tiếp quảng bá, đem sản phẩm vải thiều Bắc Giang đến tay người tiêu dùng Lào Cai. Từ những giải pháp sáng tạo, đồng bộ và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Cục, tập thể CBCC lực

Page 10: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

lượng QLTT tỉnh Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ được Tổng cục Quản lý thị trường giao.

Tại Đắk Lắk, với chỉ tiêu 140 tấn vải tiêu thụ trên địa bàn, Cục QLTT Đắk Lắk đã tập trung vào 02 nhóm giải pháp để chỉ đạo các đội nhanh chóng triển khai thực hiện. Một là, kết nối với các trung tâm thương mại, siêu thị, Ban quản lý các chợ đầu mối và thương nhân phân phối nông sản trên địa bàn tỉnh để vận động đăng ký mua và hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Hai là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, lan tỏa sâu rộng đến toàn bộ các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị hiểu được mục đích, ý nghĩa nhân văn của chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản, từ đó đăng ký mua hỗ trợ cho bà con nông dân.

Cùng với đó, các Cục QLTT trên cả nước như: Cục QLTT Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Gia Lai, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương... đã tích cực vào cuộc triển khai nhiều chương trình tiêu thụ vải thiều cho bà con Bắc Giang. Sự chủ động kết nối tiêu thụ của lực lượng QLTT đã góp phần đưa quả vải thiều đến mọi miền của tổ quốc.

Hơn 5.000 tấn vải được kết nối thành công

Sau hơn 01 tháng triển khai, ngày 31/7/2021, chương trình kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang đã chính thức kết thúc. Theo đó, trên 5.000 tấn vải đã được lực lượng QLTT trên cả nước đã kết nối, hỗ trợ tiêu thụ thành công. Con số này gấp gần 200% so với chỉ tiêu đặt ra lúc đầu.

Theo bà Nguyễn Minh Phương, Chánh Văn phòng Tổng cục QLTT, đây là kết quả vượt ngoài mong đợi của chúng tôi. Bởi, đây là chương trình lần đầu tiên toàn lực lượng tham gia với vai trò kết nối, hỗ trợ tiêu thụ, đặc biệt trong điều kiện không bình thường, mọi thứ đều rất khó khăn.

“Thông qua những hoạt động ý nghĩa này, chúng tôi thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của mình đối với đồng bào cả nước, trách nhiệm của mỗi cá nhân công chức QLTT đối với cộng đồng và xã hội. Hy vọng rằng, nỗ lực của lực lượng QLTT sẽ góp phần giảm bớt áp lực và gánh nặng cho việc tiêu thụ nông sản của bà con nhân dân các địa phương đang phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh” – Bà Nguyễn Minh Phương nhấn mạnh.

Quyên Lưu

Page 11: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: TH Bình Phước

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Kinh tế

Bưu điện tỉnh Bình Phước hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Cụ thể hóa chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo định hướng phát triển dịch vụ thương mại điện tử và logistics trong lĩnh vực nông nghiệp của Bưu điện Việt Nam, sáng nay (6-8), Bưu điện tỉnh Bình Phước kết nối với các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp xây dựng phương án tiêu thụ 10 tấn nhãn của 2 tỉnh này trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ, nhân viên Bưu điện tỉnh chuyển hàng sang xe của các bưu cục huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh

10 tấn nhãn này được vận chuyển an toàn về Bưu điện tỉnh, sau đó được các bưu cục huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận, chuyển phát đến người tiêu dùng.

Cuối tháng 6-2021, Bưu điện tỉnh cũng đã kết nối, hỗ trợ người dân Bắc Giang tiêu thụ hơn 30 tấn vải thiều trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, Bưu điện tỉnh Bình Phước sẽ cùng các sở, ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” theo Quyết định 1034/QĐ BTTTT ngày 21-7-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phạm Quang - Công Minh

Page 12: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: Tạp chí thương gia

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Tin tức

“Niêm yết” thông tin 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cho biết, đến hết năm 2021 sẽ đưa thông tin của khoảng 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Đồng thời, để mở rộng và khuyến khích hình thức thương mại này phát triển, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các phương án hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo người dân tiếp cận dần với loại hình kinh doanh thương mại điện tử thông qua quy trình đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn.

Đặc biệt, với khu vực miền Nam, Bưu điện Việt Nam sẽ là một đơn vị chủ lực để hỗ trợ người dân các tỉnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Việc tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử không chỉ giúp người nông dân phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh, hạn chế giao thương, về lâu dài, đây là một kênh tiêu thụ nông sản an toàn, hiệu quả, bền vững, vừa đảm bảo giá cả, giúp gây dựng thương hiệu cho người nông dân và hàng nông sản Việt Nam.

Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm có sản lượng lớn và đã có “tiếng” trên thị trường như nhãn Đồng Tháp, An Giang, khoai lang tím Vĩnh Long, sầu riêng Đắk Lắk, na Tây Ninh… với tổng sản lượng lên tới hàng chục nghìn tấn.

Được biết, các mặt hàng đưa lên sàn Postmart.vn là những đặc sản nổi tiếng hoặc sản phẩm chất lượng cao từ các hộ sản xuất nông nghiệp uy tín do đơn vị trực tiếp tìm kiếm, khảo sát và lựa chọn.

Thông qua sàn, các sản phẩm của địa phương không chỉ có thêm kênh tiêu thụ hiệu quả, tiếp cận đa dạng các đối tượng người tiêu dùng trên cả nước, mà còn có thể tạo được thương hiệu riêng, khẳng định chất lượng, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm.

Sàn thương mại điện tử Postmart.vn có nhiều hình thức hướng dẫn linh hoạt cho người nông dân đưa sản phẩm lên sàn như: livestream, họp nhóm, gửi hướng dẫn dạng hình ảnh hoặc video... Do

Page 13: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

vậy, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, người nông dân vẫn có thể tự tạo gian hàng và đăng bán các sản phẩm, nông sản thông qua thương mại điện tử.

Với đặc thù của các mặt hàng rau củ, trái cây là thời gian thu hoạch và sử dụng ngắn, việc bảo quản khó, nên Bưu điện Việt Nam cũng đã chuẩn bị các phương án đóng gói, bảo quản, vận chuyển để bảo đảm độ tươi, ngon khi đến tay người tiêu dùng. Các kịch bản vận chuyển cho từng khu vực trên cả nước cũng được Bưu điện Việt Nam lên kế hoạch cụ thể, sẵn sàng kích hoạt bất cứ lúc nào tùy theo tình hình và diễn biến của dịch bệnh.

Bên cạnh việc đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn để tiếp cận tối đa người tiêu dùng toàn quốc, Bưu điện Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ theo phương thức truyền thống, phân phối và bán nông sản tại các bưu cục, các điểm bán hàng thiết yếu, bình ổn giá.

Page 14: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: CTT Bình Phước

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Tin tức

Bưu điện Bình Phước kết nối tiêu thụ trái cây, nông sản cho nhà vườn

Sáng 6/8, Bưu điện Bình Phước kết nối với tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp xây dựng phương án tiêu thụ 10 tấn nhãn của 2 tỉnh này trên địa bàn Bình Phước.

Số nhãn được vận chuyển về Bưu điện tỉnh, sau đó được các bưu cục cấp huyện tiếp nhận, chuyển phát đến người dùng.

Trước đó trong tháng 6/2021, Bưu điện tỉnh đã kết nối, hỗ trợ người dân Bắc Giang tiêu thụ hơn 30 tấn vải thiều trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, Bưu điện tỉnh sẽ phối hợp các sở ngành triển khai kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân Bình Phước lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số và logistics trong lĩnh vực nông nghiệp./.

Tác giả bài viết: Thanh Phương

Page 15: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Kinh tế

Đưa bưởi Phúc Trạch lên sàn điện tử Sendo, Voso.vn, Postmart.vn

Sở Công thương Hà Tĩnh đã làm việc với Bộ Công thương, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam để xây dựng gian hàng bưởi Phúc Trạch trên Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn...

Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.

Chiều 6/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Cùng tham dự ở điểm cầu Trung ương có đại diện Cục Thương mại Điện tử – Bộ Công thương và các sàn TMĐT Sendo, Voso.

Tại Hà Tĩnh, đại diện các ngành, địa phương liên quan, các cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch cùng tham gia cuộc họp.

Theo số liệu ngành nông nghiệp, tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2021 là 1.004 ha, với 160 HTX, THT và gần 2.800 hộ sản xuất; tổng sản lượng ước tính trên 10.000 tấn.

Đến thời điểm hiện nay, đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi, tuy nhiên các thương lái chưa thu mua, đặt hàng số lượng lớn như những năm trước do lo sợ về diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 (năm 2020 thương lái tiêu thụ 70-75% sản lượng bưởi).

Bên cạnh đó, một số thị trường tiêu thụ của bưởi Phúc Trạch như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện Chỉ thị 16.

Mặc dù các HTX, doanh nghiệp đầu mối dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết với siêu thị; một số doanh nghiệp, HTX đã được hệ thống siêu thị cấp giấy lưu thông hàng hóa (luồng xanh). Tuy nhiên, việc vận chuyển, bán lẻ vào thị trường các tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 sẽ gặp khó khăn.

Theo Sở Công thương Hà Tĩnh, hiện nay, Hà Tĩnh đã hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc cây bưởi Phúc Trạch tại địa chỉ: https://buoiphuctrach.gov.vn.

Page 16: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Sản phẩm bưởi Phúc Trạch được rao bán trên sàn Postmart.vn.

Đặc biệt, Sở Công thương đã làm việc với Bộ Công thương, các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam để xây dựng gian hàng bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh trên các sàn TMĐT: Voso.vn (Viettel), Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), Sendo (Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ), Hatiplaza.com (Sàn TMĐT Hà Tĩnh). Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch năm 2021.

Đồng thời, Sở Công thương cũng đã kết nối mời các thành phần liên quan như: Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương, Trung ương Đoàn, các sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam, các đơn vị logistics, doanh nghiệp liên kết thanh toán trên sàn TMĐT… để kết nối, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiêu thụ bưởi.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị huyện Hương Khê chỉ đạo các địa phương, đầu mối thu mua bưởi Phúc Trạch đánh giá chính xác sản lượng, chất lượng; dự báo các tình huống để sớm có sự chuẩn bị, tháo gỡ khó khăn kịp thời (đặc biệt là việc chủ động cho các tình huống thiên tai, mưa lũ trong mùa thu hoạch). Đồng thời, kết nối với các sàn giao dịch TMĐT, chủ động lượng hàng đảm bảo chất lượng để cung ứng cho thị trường. Việc tiêu thụ tốt sản phẩm qua sàn TMĐT cũng là cách quảng bá hữu hiệu cho sản phẩm đặc sản của địa phương.

Huyện Hương Khê cũng cần thành lập các tổ, nhóm (ưu tiên trực tuyến) giữa các đơn vị tiêu thụ, người dân sản xuất với các đơn vị vận tải để tạo đầu mối và mối liên kết để giúp bà con tiêu thụ, vận chuyển bưởi Phúc Trạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, địa phương cần phát huy tốt vai trò tiêu thụ của thương lái trong thời gian tới và đặc biệt cần có sự giám sát, tuyên truyền, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để ép giá nông dân. Bên cạnh đó, quản lý tốt công tác cấp, sử dụng tem nhãn sản phẩm, tránh để các trường hợp sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu bưởi Phúc Trạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Công thương tham mưu thành lập tổ công tác hỗ trợ tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, liên thông các sở, ngành chức năng và các sàn TMĐT, gắn trách nhiệm xử lý khó khăn với từng ngành cụ thể để kịp thời tháo gỡ, giúp bà con tiêu thụ bưởi một cách hiệu quả nhất.

Page 17: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Nguồn: Báo Bạc Liêu

Ngày đăng: 06/08/2021 Mục: Nông nghiệp

Đưa nông sản và các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử: Giải pháp tiêu thụ nông sản hữu hiệu trong mùa dịch COVID-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều nông sản, sản phẩm OCOP không tiêu thụ được qua kênh bán hàng truyền thống. Để tháo gỡ khó khăn này, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã đưa nông sản, các sản phẩm OCOP bán trên các trang mạng xã hội và hướng đến đưa lên sàn thương mại điện tử. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp nông dân giải quyết lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại công nghệ số.

Rau cần nước của HTX 8/3 (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long). Ảnh: M.Đ

CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến một bộ phận người dân e ngại khi đến các cửa hàng để mua trực tiếp hoặc chỗ đông người như chợ, siêu thị... Trong khi đó, việc vận chuyển hàng hóa càng gặp khó khăn hơn trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì thế một số mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP tồn đọng khá lớn không có đầu ra. Trước tình hình này, nhiều HTX, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi sang hình thức bán hàng trực tuyến. Theo đó, các cơ sở này đã đăng tải hình ảnh về nông sản, sản phẩm OCOP rao bán thông qua website, các trang mạng xã hội... để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng hóa mà vẫn an toàn dịch bệnh. Điển hình là HTX Ba Đình (huyện Hồng Dân). Khi thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại khó khăn, các thương lái không vào thu mua khi tôm càng xanh đến kỳ thu hoạch, HTX này đã đứng ra thu mua và tiêu thụ cho xã viên và nông dân. Anh Nông Văn Thạch, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Ba Đình, chia sẻ: “Lượng tôm càng xanh của bà con xã viên khá nhiều nhưng không bán được, HTX đã sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook đăng sản phẩm để rao bán. Đến nay HTX đã thành lập được một điểm bán tại Bạc Liêu và 2 điểm ở TP. Cần Thơ. Nhờ vậy, mỗi ngày HTX tiêu thụ được khoảng 700 - 800kg tôm cho xã viên và nông dân thông qua mạng xã hội”.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX và nông dân tiếp cận với chuyển đổi số, đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

ĐƯA NÔNG SẢN LÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Page 18: ĐIỂM BÁO Nguồn: Báo Hà Nội Mới Mục: Kinh tế Ngày đăng: …

Bạc Liêu là tỉnh nông nghiệp, có nhiều nông sản nổi tiếng như tôm, muối, thanh nhãn… và 68 sản phẩm OCOP. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số doanh nghiệp, HTX đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm bằng cách mở ra kênh bán hàng mới trên mạng xã hội. Đây được xem là đòn bẩy để các doanh nghiệp, HTX và các chủ thể sản phẩm OCOP làm quen với sàn thương mại điện tử. Bà Lê Thị Hồng Kim (Ban kiểm soát HTX 8/3 - xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) cho biết: “Sản phẩm rau cần nước của HTX 8/3 được công nhận là sản phẩm OCOP, ngành chức năng cũng tập huấn và khuyến cáo đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, hiện tại nguồn lực của HTX có hạn, chưa được đầu tư, đào tạo bài bản để có các kỹ năng giới thiệu sản phẩm, bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Đợt dịch này, khi mua bán hàng trực tiếp gặp nhiều khó khăn, chúng tôi mới thấy sàn thương mại điện tử vô cùng ý nghĩa. Hướng tới, HTX đề nghị các ngành chức năng tập huấn và hướng dẫn thêm để HTX tham gia đưa sản phẩm lên sàn thương mại này”.

Dù biết việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử sẽ là kênh bán hàng chính thống trong thời điểm hiện tại và tương lai, nhưng do hạn chế về nguồn lực kinh tế, con người nên nhiều doanh nghiệp, HTX vẫn đứng ngoài cuộc. Vì vậy, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với một số ban, ngành tập huấn cho các công ty, doanh nghiệp, HTX có những kỹ năng bán hàng trên sàn thương mại điện tử; tổ chức chương trình mua bán trực tuyến để mở ra cơ hội mua sắm trực tuyến an toàn trong mùa dịch. Đây cũng được xem là cơ hội kết nối các công ty, doanh nghiệp, HTX và chủ thể OCOP tiếp cận người tiêu dùng thông qua các tiến bộ công nghệ số, tạo đầu ra cho sản phẩm.

Ông Sơn Minh Vương - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh, cho biết: “Sau khi khảo sát thực tế, trong thời gian tới Bưu điện tỉnh sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc kết nối vận chuyển nông sản đến một số tỉnh lân cận bằng xe bưu chính chuyên dùng. Hiện Bưu điện đã có sàn thương mại điện tử, trên sàn đăng tải các sản phẩm của mọi miền đất nước. Thông qua sàn thương mại điện tử, Bưu điện tỉnh đã triển khai tiêu thụ nhãn xuồng, tiếp theo là tôm càng xanh và các loại nông sản khác cho nông dân trong tỉnh… Bưu điện sẽ tăng cường đăng các sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn để giúp nông dân tiêu thụ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận”.

MINH ĐẠT