kẾ hoẠch thực hiện một số nội dung trọng tâm v h c t p và ...»‘ 03,04.pdf ·...

48
BN TIN NI BVĂN BẢN CHĐẠO S03, 04 THÁNG 02.2013 1 KHOCH Thc hin mt sni dung trng tâm vhc tp và làm theo tấm gƣơng đạo đức HChí Minh năm học 2012 2013 Tiếp tc trin khai Chths03-CT/TW ngày 14.5.2012; thc hin Kế hoch s55-KH/TU và Hướng dn s10,11,12-HD/TU ngày 19.9.2012 ca Ban Thường vTnh uSơn La, Đảng uTrường Đại hc Tây Bc ban hành Kế hoch s31-KH/ĐU ngày 10.12.2012 thc hin các ni dung trng tâm vhc tp và làm theo tấm gương đạo đức HChí Minh năm học 2012 - 2013, chđạo thc hin các ni dung trng tâm: 1. Tiếp tc tuyên truyền tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức HChí Minh - Tuyên truyền tư tưởng đạo đức HChí Minh sâu rng trong Nhà trường, trên các phương tiện thông tin: Bn tin Ni b, Bng tin sinh viên, Đài phát thanh, lng ghép trong các hoạt động ngoi khoá chuyên môn, các chương trình giao lưu, các cuộc thi tìm hiu kiến thức…. Gắn tuyên truyền tưởng, tm gương đạo đức HChí Minh vi tuyên truyn knim các ngày llớn trong năm 2012 và 2013, gắn vi vic thc hin Nghquyết Hi nghln thtư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. - Đưa nội dung cơ bản ca chun mực đạo đức HChí Minh lên panô đặt trslàm việc để cán bộ, đảng viên biết, hc tp và làm theo. - Tchc báo cáo các chuyên đề vtư tưởng và tấm gương đạo đức HChí Minh cho hc sinh - sinh viên góp phn giáo dc truyn thng, giáo dục đạo đức và li sng cho sinh viên. - Biểu dương gương sáng cán bcông chc, viên chc, nhà giáo và sinh viên trong các phong trào thi đua Dạy tt - Hc tt - Phc vtt. 2. Tchc thc hin chun mực đạo đức công chc, viên chc - Chđạo các đơn vị tr c thuc tri n khai thc hi n nghiêm túc các chun mực đạo đức đã ban hành kèm theo Quyết đị nh s148/QĐ- ĐHTB-CTCT ngày 03.4.2012 ca Hi ệu trưởng đảm bo phù hp vi chức năng, nhiệm vđược giao trong năm học. - Các đơn vị trc thuc chđạo cán bviên chc xây dng kế hoạch công tác cá nhân trong đó

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 1

KẾ HOẠCH

Thực hiện một số nội dung trọng tâm về học tập và làm theo

tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh năm học 2012 – 2013

Tiếp tục triển khai Chỉ thị số

03-CT/TW ngày 14.5.2012; thực

hiện Kế hoạch số 55-KH/TU và

Hướng dẫn số 10,11,12-HD/TU

ngày 19.9.2012 của Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ Sơn La, Đảng uỷ

Trường Đại học Tây Bắc ban

hành Kế hoạch số 31-KH/ĐU

ngày 10.12.2012 thực hiện các

nội dung trọng tâm về học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh năm học 2012 - 2013,

chỉ đạo thực hiện các nội dung

trọng tâm:

1. Tiếp tục tuyên truyền tƣ

tƣởng và tấm gƣơng đạo đức

Hồ Chí Minh

- Tuyên truyền tư tưởng đạo

đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong

Nhà trường, trên các phương tiện

thông tin: Bản tin Nội bộ, Bảng

tin sinh viên, Đài phát thanh,

lồng ghép trong các hoạt động

ngoại khoá chuyên môn, các

chương trình giao lưu, các cuộc

thi tìm hiểu kiến thức…. Gắn

tuyên truyền tư tưởng, tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh với

tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ

lớn trong năm 2012 và 2013, gắn

với việc thực hiện Nghị quyết

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá XI.

- Đưa nội dung cơ bản của

chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

lên panô đặt ở trụ sở làm việc để

cán bộ, đảng viên biết, học tập và

làm theo.

- Tổ chức báo cáo các chuyên

đề về tư tưởng và tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh cho học sinh -

sinh viên góp phần giáo dục

truyền thống, giáo dục đạo đức

và lối sống cho sinh viên.

- Biểu dương gương sáng cán

bộ công chức, viên chức, nhà

giáo và sinh viên trong các phong

trào thi đua Dạy tốt - Học tốt -

Phục vụ tốt.

2. Tổ chức thực hiện chuẩn

mực đạo đức công chức, viên

chức

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc

triển khai thực hiện nghiêm túc các

chuẩn mực đạo đức đã ban hành

kèm theo Quyết định số 148/QĐ-

ĐHTB-CTCT ngày 03.4.2012 của

Hiệu trưởng đảm bảo phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ được giao

trong năm học.

- Các đơn vị trực thuộc chỉ đạo

cán bộ viên chức xây dựng kế

hoạch công tác cá nhân trong đó

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 2

đăng ký nội dung làm theo chuẩn

mực đạo đức Hồ Chí Minh.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc

tăng cường đôn đốc, giám sát cán

bộ viên chức thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn đảm bảo tiến độ

theo kế hoạch, nâng cao chất

lượng và hiệu quả công tác

chuyên môn được giao.

- Đánh giá khách quan kết quả

thực hiện các chuẩn mực đạo đức

của cán bộ công chức, viên chức

thông qua đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ được giao trong

học kỳ, năm học.

3. Đƣa nội dung học tập và

làm theo tƣ tƣởng và tấm

gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh

vào sinh hoạt chi bộ

- Xây dựng kế hoạch, chương

trình công tác của chi bộ trong đó

đưa các chuyên đề tư tưởng và

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

theo quy định của cấp uỷ cấp trên

thành một nội dung chỉ đạo công

tác của chi bộ. Cá nhân từng

đảng viên xây dựng kế hoạch làm

theo nộp cho chi bộ để theo dõi,

nộp lên văn phòng Đảng uỷ để

lưu Hồ sơ đảng viên.

- Đối với sinh hoạt thường kỳ:

Chi uỷ chuẩn bị nội dung cụ thể

và chi bộ đánh giá kết quả chỉ

đạo việc học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh của

đảng viên, cán bộ công chức,

viên chức trong mỗi kỳ sinh hoạt

gắn với nhiệm vụ của cán bộ

công chức, viên chức. Có ý kiến

nhắc nhở, uốn nắn đối với đảng

viên chưa thực hiện nghiêm túc.

Kết luận, rút kinh nghiệm và chỉ

đạo thực hiện trong kỳ sinh hoạt

sau. Ghi chép đầy đủ nội dung

sinh hoạt chi bộ, nội dung đánh

giá và phương hướng chỉ đạo học

tập tư tưởng và tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh trong sổ nghị

quyết của chi bộ.

- Đối với sinh hoạt chuyên đề:

chi uỷ phân công chuẩn bị nội

dung chuyên đề học tập, chuyên

đề về giải pháp thực hiện, chuyên

đề về kế hoạch, chương trình

hành động….; tổ chức học tập

các chuyên đề theo hướng dẫn

của cấp uỷ cấp trên tại chi bộ; chi

bộ tổ chức thảo luận, góp ý các

nội dung trong chuyên đề, kết

luận các biện pháp chỉ đạo, tổ

chức thực hiện chuyên đề trong

đơn vị và cá nhân thuộc thẩm

quyền quản lý. Ghi chép đầy đủ

nội dung sinh hoạt chuyên đề, kết

luận của chi bộ trong sổ nghị

quyết của chi bộ.

4. Tăng cƣờng tính gƣơng

mẫu, nêu gƣơng của cán bộ

chủ chốt các cấp

- Cán bộ chủ chốt các đơn vị

nghiên cứu, nắm vững các

chuyên đề tư tưởng và tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh,

nhận thức đúng đắn các chuẩn

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 3

mực đạo đức để tuyên truyền,

phổ biến và chỉ đạo thực hiện.

- Cán bộ chủ chốt các đơn vị

đăng ký và thực hiện việc nêu

gương trong các lĩnh vực chỉ đạo

tổ chức, hoạt động thuộc thẩm

quyền được giao phụ trách, nêu

gương trong thực hành lối sống,

phong cách làm việc, thực hành

tiết kiệm của Hồ Chí Minh để

cán bộ viên chức noi theo.

- Thực hiện nghiêm chức trách,

công việc được giao, tạo sự

chuyển biến tích cực, nâng cao ý

thức trách nhiệm, kỷ luật công

vụ, đạo đức nghề nghiệp, tinh

thần phục vụ nhân dân.

Để kế hoạch được thực hiện

hiệu quả, Ban Thường vụ Đảng

uỷ chỉ đạo thống nhất giao các

chi bộ nghiêm túc đưa nội dung

học tập và làm theo tư tưởng và

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

vào sinh hoạt chi bộ. Giao các

đơn vị trực thuộc tổ chức thực

hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo

đức của công chức, viên chức,

xây dựng kế hoạch cá nhân và

tập thể làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh. Giao Uỷ ban

Kiểm tra tăng cường kiểm tra,

giám sát việc chỉ đạo của chi bộ,

tổ chức thực hiện của cá nhân và

các đơn vị trực thuộc. Giao Văn

phòng Đảng uỷ tham mưu tổ

chức sơ kết, tổng kết việc học tập

và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh gắn với tổng kết

năm học 2012 - 2013.

VP Đảng uỷ

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 4

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NÓI VỀ

“TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH”

“Tự phê bình và phê bình”

đƣợc xem nhƣ là một phƣơng

thuốc để chữa các “bệnh

khuyết điểm” của tổ chức Đảng

và của mỗi cán bộ, đảng viên

nhằm củng cố, nâng cao năng

lực lãnh đạo và sức chiến đấu

của tổ chức Đảng, tăng cƣờng

đoàn kết thống nhất trong nội

bộ Đảng, rèn luyện phẩm chất

đạo đức, phong cách công tác,

phát triển trí tuệ, nâng cao

năng lực của cán bộ, đảng

viên…

1. Tự phê bình là đấu tranh

ngay với chính bản thân mình Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tự phê bình là thật thà nhận,

công khai nhận trước mặt mọi

người những khuyết điểm của

mình để tìm cách sửa chữa; ai

cũng cần tắm rửa cho mình mẩy

sạch sẽ, thì ai cũng cần tự phê

bình cho tư tưởng và hành động

được đúng đắn; người cách mạng

càng phải kiên quyết thực hành

tự phê bình, không thực hành tự

phê bình thì không xứng đáng là

người cách mạng. “Khi tự mình

kiểm điểm cũng như tự phê bình

trước mọi người, có khuyết điểm

gì thì nói hết, không giấu giếm;

phải tìm cho ra vì sao mà có sai

lầm, khuyết điểm, và sai lầm

khuyết điểm ấy như thế nào,

dùng biện pháp gì để sửa chữa và

phải kiên quyết khắc phục, sửa

chữa ra sao?

Tuy nhiên, trong thực tế, tự

phê bình và sửa chữa khuyết

điểm tưởng chừng như đơn giản

nhưng thật không hề đơn giản, vì

trong mỗi con người luôn sẵn có

lòng tự ái, vì sĩ diện, vì sợ mất uy

tín hoặc có khi vì một nguyên

nhân nào đó mà không dám công

khai nhận khuyết điểm của mình

để khắc phục sửa chữa. Vì vậy,

tự phê bình, thật sự là một cuộc

đấu tranh ngay với chính bản

thân mình (giữa những mặt,

những khuynh hướng, những yếu

tố tích cực, tiến bộ với những

mặt, những khuynh hướng,

những yếu tố tiêu cực, trì trệ). Do

đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên

phải thật sự tự giác, phải có bản

lĩnh và dũng khí tự phê bình

trước những hạn chế, khuyết

điểm của mình; nếu không có

dũng khí để tự giác nhận khuyết

điểm, tự mình cải tạo mình, khắc

phục, sửa chữa những khuyết

điểm của bản thân thì chắc có lẽ

cũng không thể làm điều gì tốt

hơn cho tổ chức, cơ quan, đơn vị

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 5

và lớn hơn là phục vụ cho lợi ích

của Tổ quốc, của nhân dân. Vì

vậy, đã là cán bộ, đảng viên thì

nhất định phải thường xuyên tự

phê bình, phải thật thà tự phê

bình và kiên quyết sửa chữa

khuyết điểm, sai lầm để tiến bộ,

như “ngày nào cũng phải ăn cho

khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn”.

Song song với thực hành tự

phê bình trong sinh hoạt Đảng là

phê bình. Ý nghĩa của việc phê

bình đã được Bác Hồ ví dụ một

cách rất sinh động và gần gũi :

“Tôi có vết nhọ ở trán, tự tôi

không trông thấy, đồng chí bảo

cho tôi biết. Thế là đồng chí phê

bình tôi. Mục đích của đồng chí

là muốn cho mặt tôi sạch sẽ, chứ

không phải để mỉa mai tôi. Vì

vậy đồng chí phải nói rõ ràng,

thiết thực: vết nhọ to hay nhỏ?

Nó ở phía nào?... Và khi nói nên

có thái độ đúng mực. Về phần

tôi, khi đã biết có vết nhọ thì phải

lo rửa cho sạch. Nếu đồng chí

nào bảo mà tôi không vui lòng

rửa sạch (thậm chí còn oán trách

đồng chí), tức là tôi cố ý mang

vết nhọ suốt đời. Hai điều ấy đều

vô lý” và Người cũng cho rằng

“Cán bộ nào không dám công

khai thừa nhận khuyết điểm của

mình, e sợ lời phê bình của đồng

sự và của nhân dân, không có can

đảm sửa chữa khuyết điểm, thì

những người đó không xứng

đáng là cán bộ.

2. Nghiêm túc trong phê bình

là giúp nhau cùng tiến bộ Mục đích của phê bình là nhằm

giúp nhau sửa chữa khuyết điểm,

giúp nhau cùng tiến bộ, để sửa

đổi cách làm việc cho tốt hơn,

đúng hơn; là để học cái hay,

tránh cái dở, chứ không phải để

nói xấu nhau, thổi phồng khuyết

điểm hoặc lợi dụng phê bình để

hạ bệ nhau. Phê bình là phương

thuốc để nhằm “trị bệnh, cứu

người”, cho nên thái độ của

người phê bình phải thành khẩn,

đúng mực, nghiêm túc mà khoan

dung, tự giác, tự nguyện và trung

thực, có phê phán, có đấu tranh

để xây dựng, để đoàn kết vì lý

tưởng và lợi ích chung. Phê bình

phải với tinh thần thương yêu

đồng chí, tôn trọng và hiểu biết

lẫn nhau, vừa có tình, vừa có lý.

Phê bình còn là quyền lợi và

nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng

viên trong sinh hoạt của Đảng, là

thực hành dân chủ trong Đảng;

những cán bộ, đảng viên thấy

việc sai mà không phê bình, đấu

tranh tức là bỏ mất một quyền

dân chủ của mình, đồng thời

cũng là gián tiếp để cho những

sai trái đó có điều kiện tồn tại và

phát triển, gây ảnh hưởng đến uy

tín của tổ chức Đảng, làm giảm

sút niềm tin của nhân dân đối với

Đảng.

Ban Biên tập

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 6

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CHỖ CHO CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC

Tây Bắc là một vùng địa chính

trị quan trọng: Vùng núi rộng lớn

(Nếu tính các tỉnh miền núi phía

Bắc thì S: 102.000km2

= 30,7% s

cả nước; dân số hơn 12 triệu =

14,23% cả nước với 32 DT), có

biên giới với 2 quốc gia, vùng

đầu nguồn của Thủ Đô và vùng

đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, dân

cư đa sắc tộc, địa hình cắt xé, đất

đai phì nhiêu, giàu khoáng sản,

đậm đà văn hoá, giàu tiềm năng

về kinh tế… Nhưng Tây Bắc

cũng là vùng kém phát triển: kinh

tế nghèo, giao thông khó khăn,

giáo dục thấp kém, nguồn nhân

lực chất lượng thấp. Theo nguồn

của Chính phủ thì lực lượng lao

động hơn 7,7 triệu người chiếm

14% lao động cả nước. Tỉ lệ

người tham gia lao động chưa

qua đào tạo là 11,3% (cả nước

4,6%), tỉ lệ lao động tốt nghiệp

phổ thông và trên phổ thông là

22,6%. Người lao động đã qua

đào tạo có bằng cấp từ sơ cấp trở

lên có 13,4%, trong đó sơ cấp là

2,3%, trung cấp 6,3%, cao đẳng

1,9% và đại học 2,9%. Số đang

đi học đại học, cao đẳng chiếm

5,7% tổng dân số.

Để phát triển Tây Bắc trên cơ

sở những tiềm năng lợi thế về

thuỷ điện, nuôi trồng và chế biến

nông, lâm, ngư, du lịch… Tây

Bắc rất cần nguồn nhân lực có

trình độ về giáo dục, về các ngành

kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi, chế

biến nông, lâm, ngư, kĩ sư xây

dựng, giao thông, thuỷ điện,…

Nguồn nhân lực có nhu cầu

đào tạo rất lớn. Để đào tạo nâng

cao năng lực cho nguồn nhân lực

Tây Bắc cần đa dạng loại hình,

nhưng một trong những hình

thức đào tạo phù hợp, hiệu quả là

đào tạo tại chỗ. Lý do: thứ nhất,

đào tạo tại chỗ sẽ gắn đào tạo lý

thuyết với thực tế địa phương;

thứ 2 là trình độ dân trí vùng còn

thấp nên đào tạo tại chỗ vừa có

sức thu hút, vừa toả tác dụng của

khoa học kỹ thuật tới đời sống

vùng; thứ 3 phù hợp với kinh tế

của sinh viên phần lớn người dân

tộc thiểu số nghèo; thứ 4 là giữ

được nhân lực đào tạo tại quê

hương họ; thứ 5 tạo dựng các

trung tâm đào tạo, nghiên cứu

phát triển, bảo tồn văn hoá,

nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ cho khu vực…

Với nhu cầu đó, Trường Đại

học Tây Bắc đã ra đời. Trường

ĐHTB là một trường đại học đa

ngành. Qua 12 năm xây dựng và

phát triển, đến nay Trường đã có

10 khoa đào tạo với các ngành Sư

phạm, Kinh tế, Nông Lâm, CN

Thông tin, Ngoại ngữ… Đội ngũ

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 7

gần 500 cán bộ, giảng viên với 25

Tiến sĩ, 260 thạc sĩ, 45 nghiên cứu

sinh đảm đương dạy 25 ngành đại

học, 3 ngành cao học, 15 ngành

cao đẳng… Quy mô sinh viên

hiện nay gần 9.000 sinh viên

chính quy, hơn 3.000 sinh viên

liên thông và tại chức. Sinh viên ở

29 tỉnh thành phía Bắc, trong đó

chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc với tỉ

lệ sinh viên người dân tộc chiếm

tới 62%. Ngoài ra còn có 61 lưu

học sinh của 8 tỉnh Bắc Lào.

Trong hơn 10 năm qua, Trường

ĐHTB đã đào tạo được gần 11

ngàn sinh viên trong đó có gần 7

ngàn trình độ đại học, gần 4 ngàn

trình độ cao đẳng. Ngoài ra còn

liên kết với các Trường Kinh tế

Quốc dân,Trường Đại học Bách

Khoa,Trường Đại học Lâm

nghiệp Việt Nam, Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội, Trường

Đại học Quốc gia Hà Nội, đào tạo

364 thạc sĩ trong tất cả các ngành.

Như vậy, trong hơn 10 năm xây

dựng và phát triển, Trường

ĐHTB đã góp một phần quan

trọng vào đào tạo nguồn nhân lực

cho các tỉnh Tây Bắc. Phần lớn

sinh viên ra Trường đã có việc

làm và được các địa phương Tây

Bắc đánh giá khá tốt.

Tuy nhiên, nhìn nhu cầu nhân

lực của vùng, chúng tôi nhận

thấy việc đào tạo nhân lực tại chỗ

cần những giải pháp cơ bản sau:

1. Tập trung nâng cao dân trí để

người dân nhận thức ngày càng

cao về vị trí khu vực, đặc điểm,

nhu cầu phát triển của Tây Bắc.

Một khi người dân ý thức được

những vấn đề đó thì việc đào tạo

nâng cao nhân lực trở thành nhu

cầu, thành tự giác. Muốn vậy cần

đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục về

trường lớp, về đội ngũ giáo viên có

trình độ, có đạo đức, có nhiệt huyết

và khả năng vận động, tổ chức

phong trào.

2. Tạo lập mạng lưới đào tạo

các ngành phù hợp để phát triển

kinh tế, tạo lực vững chắc cho

việc học tập. Dân không đói mới

có nhu cầu học tập. Đào tạo nghề

trước hết gắn với các địa bàn sản

xuất. Các lớp đào tạo tại chỗ dạng

cầm tay chỉ việc. Khi kinh tế đã

phát triển, khi người dân nhận ra

vai trò của tri thức…họ sẽ cho con

cái đến trường đào tạo bài bản.

3. Tạo năng lực đào tạo cho các

trường đại học cao đẳng trên địa

bàn bằng việc đầu tư hoàn thiện

cơ sở đào tạo, nghiên cứu với các

giảng đường, lớp học, phòng thí

nghiệm, trại thực nghiệm, hệ

thống ký túc... Trường ĐHTB là

Trường Đại học duy nhất hiện

nay của Tây Bắc, sau 12 năm

thành lập đã có một cơ ngơi khá,

một đội ngũ khá nhưng so với yêu

cầu còn rất khiêm tốn. Kinh phí

đầu tư mới được 300 tỉ, dự án

nhóm A được phê duyệt từ 2004

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 8

với hơn 600 tỉ nhưng nay mới gần

được 50%; đội ngũ trình độ cao

giữ chân rất khó. Số đưa đi đào

tạo trở về thường hao 30%...

4. Mở các ngành đào tạo phù

hợp với địa phương như nông lâm,

ngư, y dược, chăn nuôi, chế biến,

xây dựng, luật pháp… Đây là một

khó khăn vì quy chế mới phải có

tiến sĩ mới được mở ngành. Trong

khi đó để có một tiến sĩ phải có ít

nhất 6 năm đào tạo.

5. Chăm sóc chất lượng đầu

vào. Chúng ta đều biết các

trường miền núi đã được ưu tiên

hạ điểm chuẩn. Bản thân các

trường không muốn vậy vì đào

tạo đầu vào thấp rất khó khăn. Vì

vậy chúng tôi muốn giải pháp

tăng hệ dự bị. Chúng tôi đã áp

dụng cho việc tuyển các ngành

khó bằng nguồn dự bị, Nhà nước

cũng đã ưu tiên có dự bị, có cử

tuyển, có 30a, có hạ điểm và cho

học thêm…

Từ những giải pháp trên,

chúng tôi kiến nghị:

1. Đảng và Nhà nước tiếp tục

ưu tiên giáo dục, đào tạo cho

miền núi bằng tăng cường đầu tư

cơ sở vật chất trường học, trạm

trại, cơ sở nghiên cứu khoa học.

Trong đó đầu tư mạnh mẽ cho

các trung tâm đào tạo, NCKH và

chuyển giao công nghệ, nghiên

cứu và phát triển văn hoá. Với

Trường ĐHTB cần đầu tư mạnh

hơn để nhanh chóng hoàn thiện

Trường, tạo điều kiện cho đào

tạo, NCKH.

2. Có chính sách ưu tiên trong

đào tạo, cung cấp tăng kinh phí

cho các cơ sở đào tạo để đầu tư

cho việc đào tạo nâng cao trình độ

đội ngũ. Có chính sách ưu tiên với

miền núi để giữ chân người tài.

3. Tiếp tục giúp đỡ các cơ sở

đào tạo miền núi trong việc mở

ngành phù hợp với sự phát triển,

cần hạ mức yêu cầu trong việc

mở ngành đào tạo. Vì ngành đó ở

miền núi sẽ có chương trình sát

với thực tiễn miền núi: ít sâu về

lý thuyết mà nặng về thực hành

(Bộ đã có chính sách cho các

trường tự chịu trách nhiệm về

chương trình, các trường sẽ có

chương trình phù hợp với vùng

miền đào tạo).

4. Cần có định mức ưu tiên

kinh phí trên đầu sinh viên cao

hơn so với các trường miền xuôi

vì đào tạo ở miền núi xa cách

trung tâm nên đi lại tốn kém,

chính sách ưu tiên con em các

dân tộc nhiều (học bổng chính

sách cho sinh viên dân tộc vùng

cao, vùng sâu nhiều).

5. Các địa phương cần quan

tâm tới các sinh viên nhiều hơn

bằng việc cấp kinh phí chính

sách kịp thời, cần xác định rõ

nhu cầu nguồn lực để cử đi đào

tạo cho sát với nhu cầu thực tế,

tránh theo sở thích./. TS. Nguyễn Văn Bao

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 9

CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ CẤP UỶ, QUẢN LÝ LÃNH

ĐẠO GIAI ĐOẠN 2012-2017 VÀ ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Hướng dẫn số 15-

HD/TW ngày 30.11.2012, Kế

hoạch số 60-KH/TU ngày

30.11.2012 của Ban Thường vụ

tỉnh uỷ Sơn La về một số nội

dung trong công tác quy hoạch

cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng

uỷ Trường Đại học Tây Bắc ban

hành Kế hoạch số 32-KH/ĐU

ngày 10.12.2012 triển khai công

tác quy hoạch cán bộ cấp uỷ, cán

bộ quản lý lãnh đạo các cấp, kế

hoạch chỉ đạo gồm các nội dung:

1. Đối tƣợng quy hoạch

Các chức danh trong Ban Chấp

hành (BCH) Đảng uỷ, Ban Giám

hiệu; các chức danh Ban chi uỷ

các chi bộ trực thuộc, Trưởng,

Phó các đơn vị trực thuộc.

2. Quy hoạch cán bộ với nội

dung và phƣơng châm mở

- Cán bộ cấp uỷ, cán bộ quản

lý, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc

có thể giới thiệu cán bộ đang

công tác tại đơn vị khác trong

Trường đưa vào quy hoạch cán

bộ của đơn vị mình phụ trách

thông qua việc liên hệ với người

đứng đầu cấp uỷ, hoặc đơn vị và

cá nhân cán bộ được giới thiệu

và thẩm định.

- Có thể giới thiệu cán bộ của

đơn vị mình vào quy hoạch cán

bộ các đơn vị khác trong Trường,

giới thiệu cán bộ của đơn vị mình

quy hoạch chức vụ cao hơn…

3. Quy hoạch đối với cán bộ

đƣơng chức

- Cán bộ đang giữ chức vụ cấp

uỷ, cán bộ quản lý đơn vị trực

thuộc về nguyên tắc đương nhiên

đủ tiêu chuẩn, điều kiện của các

chức vụ đang đảm nhiệm nên

không đưa vào quy hoạch chức

vụ đang đảm nhiệm mà đưa vào

quy hoạch chức vụ cao hơn nếu

xét thấy đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

- Nếu đủ tiêu chuẩn và điều

kiện tái cử thì khi tiến hành làm

công tác nhân sự khoá mới cán

bộ đương nhiệm đương nhiên là

cán bộ nguồn để xem xét nhân sự

đề nghị bổ nhiệm.

4. Số lƣợng cán bộ nguồn

đƣa vào quy hoạch

- Ban Thường vụ Đảng uỷ xác

định rõ các chức danh cần quy

hoạch nhiệm kỳ mới để xây dựng

chỉ tiêu, số lượng cán bộ nguồn

đưa vào quy hoạch.

- Đảm bảo quy hoạch 1 người

vào các chức danh khác nhau

nhưng không quá 3 chức danh;

đảm bảo 1 chức danh quy hoạch

nhiều người nhưng không quá 4

người.

5. Về độ tuổi và cơ cấu cán

bộ nữ, cán bộ ngƣời dân tộc

thiểu số

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 10

- Đảm bảo cán bộ quy hoạch ở

các độ tuổi dưới 35, từ 35 đến

dưới 50 tuổi, trên 50 tuổi theo tỷ

lệ hợp lý, đảm bảo tính kế thừa

và phát triển.

- Quy hoạch cán bộ bổ nhiệm

các chức danh lần đầu phải đủ tuổi

công tác ít nhất 1 nhiệm kỳ 5 năm

đối với chức danh BCH Đảng bộ,

trưởng, phó các đơn vị trực thuộc,

2,5 năm đối với chức danh Ban

chi uỷ các chi bộ trực thuộc…

- Cơ cấu cán bộ nữ đảm bảo ít

nhất 15%, cán bộ người dân tộc

thiểu số căn cứ theo cơ cấu cán

bộ viên chức của từng đơn vị để

xác định phù hợp.

6. Quy trình xây dựng quy

hoạch cán bộ

- Đánh giá cán bộ trước khi

quy hoạch; xác định các chức

danh cần quy hoạch ở các cấp;

họp chi bộ giới thiệu cán bộ quy

hoạch các chức danh cấp Trường.

Tổng hợp kết quả trình hội nghị

BCH Đảng uỷ.

- Cán bộ cấp uỷ, trưởng, phó

các đơn vị trực thuộc tự giới

thiệu cán bộ có thể đưa vào quy

hoạch thay thế vị trí chức danh

mình đang đảm nhiệm.

- Họp cán bộ chủ chốt lấy

phiếu giới thiệu các chức danh

BCH Đảng uỷ. Tổng hợp kết quả

trình hội nghị BCH Đảng uỷ.

- Họp BCH Đảng uỷ rà soát

cán bộ trong danh sách quy

hoạch và bổ sung quy hoạch

nhiệm kỳ trước, xác định số cán

bộ còn đủ tiêu chuẩn quy hoạch,

số CB không đủ tiêu chuẩn quy

hoạch đưa ra khỏi quy hoạch…

- Họp BTV Đảng uỷ thông qua

danh sách cán bộ được BCH

Đảng uỷ giới thiệu và bỏ phiếu

quyết định quy hoạch cấp uỷ, cán

bộ quản lý các đơn vị trực thuộc,

bỏ phiếu quyết định lựa chọn cán

bộ đề nghị cấp uỷ cấp trên phê

duyệt quy hoạch các chức danh

BCH Đảng uỷ và Ban Giám hiệu.

7. Phê duyệt quy hoạch cán

bộ

- Trên cơ sở đề xuất của các

chi bộ, đơn vị trực thuộc và rà

soát danh sách cán bộ quy hoạch

bổ sung nhiệm kỳ 2010 - 2015,

BCH Đảng uỷ xem xét và đề

nghị Ban Thường vụ tỉnh uỷ Sơn

La phê duyệt quy hoạch BCH

Đảng uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- BCH Đảng uỷ ban hành

quyết định phê duyệt danh sách

quy hoạch cán bộ cấp uỷ nhiệm

kỳ 2015 - 2017 và cán bộ quy

hoạch các chức danh Trưởng,

Phó các đơn vị trực thuộc nhiệm

kỳ 2012 - 2017 và đến năm 2020.

Quy hoạch CB là bước quan

trọng lựa chọn, chuẩn bị nhân sự

cho tương lai. Mỗi CBVC nhận

thức rõ ý nghĩa quy trình quy

hoạch CB là sự đóng góp thiết

thực vì sự phát triển của Nhà

trường.

VP Đảng uỷ

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 11

SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM 22-12-1944

Thành lập QĐND Việt Nam, ngày Quốc phòng toàn dân

Quân đội nhân dân Việt Nam

là con đẻ của phong trào cách

mạng và nhân dân. Trong cao

trào Xô Viết Nghễ Tĩnh (1930-

1931), cuộc tổng diễn tập đầu

tiên của cách mạng nước ta, đã

xuất hiện lực lượng vũ trang

nhân dân. Từ những cuộc biểu

tình lưu huyết của công nông

Vinh - Bến Thuỷ đã xuất hiện

những đội tự vệ, những đội xích

vệ đỏ đầu tiên.

Ngày 14.2.1941, Đội du kích

Bắc Sơn được chính thức thành

lập ở khu rừng Khuỗi Nọi, xã Vũ

Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn).

Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay

mặt Trung ương Đảng công nhận

và giao nhiệm vụ cho Đội. Đội

có 32 người chia ra 3 tiểu đội do

đồng chí Lương Văn Chi và Chu

Văn Tấn chỉ huy. Vũ khí chỉ có 5

khẩu súng trường, còn toàn súng

kíp và dao găm.

Sau Hội nghị Trung ương lần

thứ 8 (5-1941), đồng chí Phùng

Chí Kiên, được cử phụ trách khu

căn cứ Bắc Sơn, Võ Nhai. Đội

Du kích Bắc Sơn được mang tên

mới là Cứu quốc quân cho phù

hợp với nhiệm vụ cứu nước trước

mắt. Cũng lúc ấy, ở Nam Bộ, đội

Du kích Nam Kỳ đã xuất hiện

trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ

(23.11.1940)…

Trong 8 tháng đánh du kích ở

Tràng Xá (7-1941 đến 2-1942).

Cứu quốc quân bám đất, bám dân

chiến đấu, lực lượng ngày càng

lớn mạnh, từ 47 chiến sĩ đã tăng

lên 70, vũ khí ngày càng tốt hơn

do cướp được của địch khiến

chúng phải gọi Cứu quốc quân là

"Hùm xám Bắc Sơn"

Cũng lúc đó, ở Pác Bó (Cao

Bằng) Hồ Chủ Tịch chỉ thị thành

lập đội Du kích Cao Bằng - nơi

có phong trào Việt Minh khá

nhất - gồm 12 chiến sĩ do đồng

chí Lê Quảng Ba chỉ huy.

Lực lượng Cứu quốc quân tiếp

tục phát triển. Ngày 25.2.1944,

trung đội Cứu quốc quân 3 thành

lập ở Khuối Kịch châu Sơn

Dương (Tuyên Quang). Tháng

10-1944. Đội được bổ sung một

lực lượng quan trọng sau cuộc

vượt ngục của 12 đồng chí cán

bộ Đảng ở nhà lao Chợ Chu,

trong đó có các đồng chí Song

Hào, Lê Hiếu Mại...

Sau hơn một năm bị bọn

Tưởng Giới Thạch giam giữ trái

phép ở Quảng Tây (Trung Quốc),

Hồ Chủ Tịch về lại Cao Bằng,

kịp thời hoãn lệnh khởi nghĩa của

Liên tỉnh uỷ Cao Bắc - Lạng, vì

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 12

đây là thời kỳ "Hoà bình phát

triển đã qua nhưng thời kỳ toàn

dân khởi nghĩa chưa tới"

Ngày 22.12.1944, theo Chỉ thị

của Hồ Chủ tịch, Đội Việt Nam

tuyên truyền giải phóng quân

được thành lập tại một khu rừng

nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa

Thám và Trần Hưng Đạo thuộc

châu Nguyên Bình, Cao Bằng.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp được

Hồ Chủ Tịch uỷ nhiệm lãnh đạo,

Đội biên chế thành 3 tiểu đội do

đồng chí Hoàng Sâm làm đội

trưởng và đồng chí Xích Thắng

làm Chính trị viên.

Đội chỉ có 34 chiến sĩ với 34

cây súng nhưng đều là những

chiến sĩ kiên cường của công

nông được chọn lọc từ các đội du

kích ở Cao - Bắc - Lạng, một số

đã học quân sự ở nước ngoài, hầu

hết đã qua chiến đấu, và không

có ai không có nợ máu với đế

quốc và phong kiến.

Việc thành lập đội Việt Nam

tuyên truyền giải phóng quân có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng với

lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành

lập đội Việt Nam tuyên truyền

giải phóng quân của Hồ Chủ tịch

tuy ngắn nhưng rất súc tích bao

gồm các vấn đề chủ yếu về

đường lối quân sự của Đảng ta:

vấn đề kháng chiến toàn dân,

động viên và vũ trang toàn dân,

nguyên tắc xây dựng lực lượng

võ trang cách mạng, phương

châm xây dựng 3 thứ quân,

phương thức hoạt động kết hợp

quân sự với chính trị của lực

lượng võ trang, nguyên tắc tác

chiến và chiến thuật du kích của

lực lượng võ trang, Hồ Chủ tịch

nói: "...Đội Việt Nam tuyên

truyền giải phóng quân là đội đàn

anh mong cho chóng có những

đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui

mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền

đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi

điểm của Giải phóng quân…".

Chính vì ý nghĩa đó, ngày

22.12.1944 được chọn làm ngày

kỷ niệm thành lập Quân đội nhân

dân Việt Nam. Dưới lá cờ đỏ

sao vàng, đội Việt Nam tuyên

truyền giải phóng quân đã long

trọng đọc lời tuyên thệ.

Việt Nam tuyên truyền giải

phóng quân, lực lượng chủ lực

đầu tiên của quân đội nhân dân

Việt Nam, chấp hành Chỉ thị phải

đánh thắng trận đầu của Bác đã

mưu trí táo bạo hạ đồn Phay

Khắt (24.12) và Nà Ngần

(25.12.1944) trong hoàn cảnh "ăn

mỗi ngày một bữa, đánh mỗi

ngày hai trận"

Chỉ sau một tuần lễ, Việt Nam

tuyên truyền giải phóng quân đã

phát triển thành 3 trung đội làm

nòng cốt cho công tác tuyên

truyền, diệt địch, biến Cao - Bắc

- Lạng thành căn cứ vững chắc.

Tháng 4-1945, theo quyết định

của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ,

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 13

Việt Nam tuyên truyền giải

phóng quân và Cứu quốc Quân

đã thống nhất lại vào ngày

15.5.1945 và mang tên Việt Nam

Giải phóng quân. Lễ thống nhất

được tổ chức tại Chợ Chu (Thái

Nguyên) với 13 Đại đội.

Tại các chiến khu cách mạng

trong nước, lực lượng du kích

vẫn phát triển trong hình thái 3

thứ quân: tháng 5-1945 thành lập

trung đội du kích của chiến khu

Quang Trung tháng 6-1945 đội

du kích Đông Triều ra đời, đội du

kích Ba Tơ thì từ tháng 3.1945.

Trong Tổng khởi nghĩa Tháng

Tám, Việt Nam giải phóng quân

có vai trò rất quan trọng; 2 giờ

chiều ngày 16-8 theo lệnh của Uỷ

Ban khởi nghĩa toàn quốc và lời

kêu gọi của Hồ Chủ Tịch ngày

13.8 từ cây đa Tân Trào, đơn vị

chủ lực Việt Nam giải phóng

quân do đồng chí Võ Nguyên

Giáp chỉ huy tiến thị xã Thái

Nguyên, mở đầu cho tổng khởi

nghĩa toàn quốc.

Lực lượng võ trang đã hỗ trợ

đắc lực cho lực lượng chính trị,

tổng khởi nghĩa giành chính

quyền. Chỉ sau 15 ngày, ách đế

quốc ngót trăm năm, ngai vàng

phong kiến hàng ngàn năm đã bị

lật nhào.

Ngày khai sinh nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà, quân đội ta

mang tên Vệ quốc đoàn, đánh

dấu thời kỳ hình thành của quân

đội Việt Nam. Trong kháng chiến

chống Pháp quân đội ta mang tên

quen thuộc nhất cho đến nay là

Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ

vĩ đại, quân đội ta đã bước vào

thời kỳ trưởng thành.

Trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ vĩ đại, Quân đội nhân dân

Việt Nam mang tên lịch sử là

Giải phóng quân miền Nam đã

góp phần quyết định cùng toàn

dân đánh bại tên đế quốc đầu sỏ,

đánh sập nguỵ quyền tay sai, giải

phóng hoàn toàn miền Nam vào

mùa Xuân 1975.

Trên cơ sở của một cuộc chiến

tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta

từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí

trang bị thô sơ đã vươn lên thành

một đội quân hùng hậu, chính quy

hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô

đậm truyền thống vẻ vang mà Bác

Hồ, người cha của các lực lượng

võ trang Việt Nam, đã dạy:

"...Quân đội ta trung với Đảng,

hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu

hy sinh vì độc lập tự do của tổ

quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm

vụ nào cũng hoàn thành, khó

khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù

nào cũng đánh thắng..."

Năm 1990, theo nghị quyết số

2 Bộ Chính trị, ngày 22/12 hàng

năm trở thành Ngày Hội Quốc

phòng toàn dân.

Ban Biên tập

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 14

HỘI THẢO

"Nâng cao chất lƣợng quản lý, đào tạo Lƣu học sinh Lào"

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày

thiết lập quan hệ ngoại giao Việt

Nam-Lào (05.9.1962 - 05.9.2012)

và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu

nghị hợp tác (18.7.1977 -

18.7.2012), nhằm nâng cao chất

lượng quản lý và đào tạo Lưu học

sinh Lào, ngày 17.11.2012,

Trường Đại học Tây Bắc tổ chức

Hội thảo "Nâng cao chất lượng

quản lý, đào tạo Lưu học sinh Lào

tại Trường Đại học Tây Bắc”.

Ban Tổ chức đã lựa chọn 8/18

bài báo cáo trực tiếp tại Hội thảo

và nhiều ý kiến tham luận tự do

của các đại biểu. Thông qua các

ý kiến tại Hội thảo, Ban Tổ chức

kết luận như sau:

1. Về hợp tác đào tạo Lƣu

học sinh Lào giữa tỉnh Sơn La

và các tỉnh Bắc Lào

- Nhiệm vụ đào tạo Lưu học

sinh cho nước bạn Lào luôn được

tỉnh quan tâm như là một trong

nhưng nhiệm vụ chính trị quan

trong hàng đầu của tỉnh.

- Tỉnh đã có hệ thống văn bản

chỉ đạo tương đối tốt tạo điều kiện

thuận lợi để mở rộng hợp tác đào

tạo Lưu học sinh Lào giữa tỉnh

Sơn La và các tỉnh Bắc Lào.

2. Về công tác quản lý, đào

tạo Lƣu học sinh Lào tại

Trƣờng Đại học Tây Bắc

- Nhiệm vụ đào tạo Lưu học sinh

cho nước bạn Lào tại Trường

ĐHTB nhận được sự ủng hộ mạnh

mẽ của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu,

Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội

sinh viên và các phòng, ban, khoa

chức năng trong Nhà trường.

- Quy mô đào tạo Lưu học sinh

Lào tại Trường ĐHTB hiện nay

còn nhỏ, nhưng được sự quan tâm

tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, UBND

Tỉnh Sơn La cùng với khả năng

hiện có và thế phát triển của Nhà

trường trong tương lai, thì việc mở

rộng quy mô đào tạo Lưu học sinh

Lào tại Trường ĐHTB là khả thi.

- Lưu học sinh Lào theo học tại

Trường ĐHTB khác nhau về trình

độ, lứa tuổi, dân tộc cho nên cần có

sự quan tâm phối hợp nhịp nhàng

giữa các phòng, ban, khoa chức

năng để thực hiện tốt nhiệm vụ đào

tạo Lưu học sinh Lào tại Trường.

- Cần thiết phải tổ chức cuộc

họp với hiện diện của lãnh đạo

UBND tỉnh Sơn La, Sở Ngoại

vụ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và

Đào tạo, Công an tỉnh Sơn La và

Trường ĐHTB để thống nhất:

+ Danh mục hồ sơ phải có để

xét tuyển Lưu học sinh vào học.

Thời gian cần phải hoàn thiện hồ

sơ từ phía bạn Lào và các ban

ngành chức năng của tỉnh Sơn

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 15

La, Trường ĐHTB để Lưu học

sinh Lào nhập học đúng thời gian

cùng sinh viên Việt Nam.

+ Cụ thể hoá nhiệm vụ của các

cấp, các đơn vị chức năng của

tỉnh và Trường ĐHTB trong

công tác quản lý Lưu học sinh

Lào về học tập, rèn luyện và sinh

hoạt đời sống…

+ Thống nhất đầu mối trao đổi

thông tin về Lưu học sinh Lào

giữa Trường ĐHTB, Tỉnh Sơn La

và các bạn Lào để nắm bắt kịp

thời, xử lý các tình huống xảy ra.

Thống nhất các điều khoản trong

hợp đồng ĐT giữa Trường và

UBND Tỉnh Sơn La để hợp đồng

mau chóng được ký kết, tạo điều

kiện thuận lợi để Nhà trường triển

khai đồng bộ nhiều hoạt động hỗ

trợ công tác ĐT Lưu học sinh Lào.

- Nhà trường, cần thực hiện

những nhiệm vụ dưới đây:

+ Bố trí phòng ở cố định cho

Lưu học sinh Lào trong thời gian

nghỉ hè, nghỉ Tết để đảm bảo tài

sản cá nhân cho Lưu học sinh;

chi trả học bổng cho Lưu học

sinh bằng cách chuyển khoản

vào thẻ tín dụng; tạo điều kiện

cho các em tham gia sinh hoạt

tập thể với các SV Việt Nam…

- Trình độ tiếng Việt của Lưu

học sinh Lào rất tốt trong giao

tiếp, sinh hoạt nhưng Tiếng Việt

chuyên ngành còn rất yếu, chưa

đạt trình độ để có thể theo học ở

bậc đại học. Nhà trường đề xuất

giải pháp như sau:

+ Xây dựng chương trình Tiếng

Việt nâng cao và triển khai dạy

học Tiếng Việt cho Lưu học sinh

Lào. Chương trình Tiếng Việt

nâng cao được thực hiện như là

một chương trình ngoại khoá, bất

cứ Lưu học sinh Lào nào quan

tâm đều có thể theo học…

+ Đề nghị tỉnh chấp thuận cho

Lưu học sinh Lào học đại học tại

Trường ĐHTB với thời gian tối

thiểu là 05 năm, trong đó có 01

năm học tiếng Việt và học theo

chương trình dự bị đại học của

Việt Nam, trước khi vào học ĐH.

+ Tổ chức nhóm học tập, giao

cho cố vấn học tập lựa chọn 01

SV Việt Nam có học lực khá, giỏi

kèm 01 Lưu học sinh Lào học

cùng lớp. Sắp xếp cho SV Việt

Nam sống cùng phòng trong KTX

với Lưu học sinh Lào. Tạo điều

kiện đặc thù cho Lưu học sinh

Lào tham gia NCKH; thành lập

CLB giúp đỡ Lưu học sinh Lào.

- Xem xét các điều kiện cần

thiết, cử giảng viên của Trường

sang nước bạn Lào mở Trung

tâm dạy Tiếng Việt…

Trên đây là kết luận của Hội

thảo: "Nâng cao chất lượng quản

lý, đào tạo Lưu học sinh Lào tại

Trường Đại học Tây Bắc”. Ban

Tổ chức xin trân trọng thông báo.

TS. Đinh Thanh Tâm

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 16

LỄ KHAI GIẢNG CAO HỌC CÁC KHỐI NGÀNH SƢ PHẠM

KHOÁ 22 (2012 - 2014)

Sáng ngày 22.12.2012, Trường

Đại học Tây Bắc và Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội tổ chức Lễ

Khai giảng các lớp Cao học

Khoá 22 (2012-2014): chuyên

ngành Giáo dục thể chất, Hoá

học, Địa lý cho 57 học viên trúng

tuyển trong kỳ thi tuyển sinh

tháng 9 năm 2012 (địa điểm học

tại Trường Đại học Tây Bắc).

Đến dự Lễ Khai giảng có

PGS.TS. Đỗ Việt Hùng, Phó Hiệu

trưởng Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội; TS. Nguyễn Văn Bao,

Hiệu trưởng Trường Đại học Tây

Bắc, cùng lãnh đạo các Phòng,

Khoa, Bộ môn và đông đảo cán

bộ, giảng viên, học viên Cao học.

Chương trình liên kết đào tạo

trình độ Thạc sĩ kinh tế với

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

đến nay đã đào tạo được 4 khoá

(K16, K19, K20, K21). Khoá học

16 và 19 đã hoàn thành, nhiều học

viên sau khi nhận bằng thạc sĩ và

đã có nhiều đóng góp chuyên

môn, được cử đi nghiên cứu sinh,

nhiều học viên được tín nhiệm giữ

các chức vụ chủ chốt trong 1 số

đơn vị của vùng Tây Bắc.

Chương trình hợp tác đào tạo

trình độ Thạc sĩ với Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội đến nay đã

có 8 khoá đào tạo với 364 học

viên. Trong đó đã có 6 khoá đã

tốt nghiệp.

Có thể nói, chương trình liên

kết đào tạo trình độ thạc sĩ đã

góp phần đào tạo nguồn nhân lực

có trình độ cao cho Nhà trường

và các tỉnh trong vùng Tây Bắc.

Phát biểu tại buổi lễ PGS.TS.

Đỗ Việt Hùng đã khẳng định

hướng đi đúng đắn trong hình

thức liên kết đào tạo giữa hai Nhà

trường, khẳng định chất lượng đào

tạo của Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội nói chung và các lớp liên

kết đào tạo tại Trường Đại học

Tây Bắc nói riêng. PGS.TS. Đỗ

Việt Hùng chúc mừng và căn dặn

các tân học viên phát huy tinh

thần ham học, sáng tạo, chịu khó,

không ngừng cố gắng học tập,

NCKH để có kiến thức và kỹ năng

tốt nhất sau 2 năm học tập, xứng

đáng là học viên của một trường

Đại diện các lớp Cao học Khóa 22

tặng hoa lãnh đạo hai Trường nhân

Lễ Khai giảng

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 17

đại học hàng đầu khối ngành sư

phạm trong cả nước.

Trong không khí vui mừng của

buổi lễ, TS. Nguyễn Văn Bao,

Hiệu trưởng Trường Đại học Tây

Bắc phát biểu chúc mừng các tân

học viên và cảm ơn sự hợp tác

bền chặt của Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội trong công tác đào

tạo đội ngũ, cán bộ có trình độ

cao. Đồng chí cũng đã phát biểu

ủng hộ việc liên kết đào tạo trình

độ thạc sĩ với Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, cam kết tạo điều

kiện thuận lợi nhất để các học

viên hoàn thành khoá học.

Đáp lại sự quan tâm của lãnh

đạo hai Nhà trường, đại diện học

viên Cao học đã phát biểu cảm

tưởng, bày tỏ sự xúc động, vui

mừng được học tập tại Trường và

hứa với hai Trường sẽ khắc phục

mọi khó khăn, dành thời gian học

tập, nghiên cứu một cách nghiêm

túc trong suốt quá trình đào tạo,

để xứng đáng nhận được học vị

Thạc sĩ.

TS. Nguyễn Văn Hồng

CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM HỌC 2012 - 2013

Từ ngày 17.12.2012, Trường

Đại học Tây Bắc đã khai giảng

đợt giáo dục Quốc phòng - An

ninh cho sinh viên đại học và cao

đẳng K53. Tham gia khoá học có

1.672 SV Đại học và 823 sinh

viên Cao đẳng. Sinh viên cơ sở

1, thành phố Sơn La học tập tại

thao trường Quân sự Tỉnh Sơn

La; Sinh viên cở sở 2 học tập tại

Thuận Châu. Cả khoá được biên

chế thành một Tiểu đoàn huấn

luyện, do thầy Phó Hiệu trưởng

phụ trách chuyên môn làm Tiểu

đoàn trưởng, các thầy phòng Đào

tạo trong Ban chỉ huy Tiểu đoàn.

Gồm 20 đại đội do các giảng

viên Khoa Thể dục thể thao làm

Đại đội trưởng, trực tiếp quản lý.

Môn học Giáo dục quốc phòng

- An ninh nhằm góp phần giáo

dục cho học sinh, sinh viên về

lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã

hội, niềm tự hào và sự trân trọng

đối với truyền thống đấu tranh

chống giặc ngoại xâm của dân tộc,

của các lực lượng vũ trang Việt

Nam. Môn học cũng nhằm rèn

luyện cho người học có ý thức

cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn

của các thế lực thù địch; có kiến

thức cơ bản về đường lối quốc

phòng, an ninh; có kỹ năng quân

sự, an ninh cần thiết để tham gia

vào sự nghiệp xây dựng, củng cố

nền quốc phòng toàn dân…

ThS. Lò Bình Minh

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 18

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC 2011 - 2012

Sáng ngày 23.12.2012, tại

Trung tâm Thông tin Thư viện

Trường Đại học Tây Bắc đã diễn

ra Hội nghị: “Tổng kết hoạt động

nghiên cứu khoa học của sinh

viên năm học 2011-2012”. Đây

là Hội nghị thường niên được tổ

chức nhằm tổng kết công tác

Nghiên cứu khoa học (NCKH)

của sinh viên và khen thưởng các

đề tài NCKH của SV có chất

lượng, khích lệ sinh viên trong

học tập và NCKH.

Đến dự Hội nghị có các đồng

chí đại diện Ban Giám hiệu, các

đồng chí Trưởng, Phó các phòng,

ban, khoa, bộ môn trực thuộc và

các giảng viên trẻ có uy tín trong

hoạt động NCKH và hơn 500 SV

đã và đang tham gia công tác

NCKH trong Nhà trường năm

học 2011 - 2012 và năm học

2012 - 2013.

Phát biểu khai mạc Hội nghị,

TS. Đinh Thanh Tâm, Phó Hiệu

trưởng Nhà trường đã khẳng định

thành quả và những nỗ lực cố

gắng trong hoạt động NCKH của

sinh viên, chúc mừng các sinh

viên đã đạt kết quả cao trong công

tác NCKH.

Hội nghị đã giới thiệu các báo

cáo điển hình của ThS.Vũ Việt

Hùng - giảng viên Khoa Toán - Lý

- Tin, ThS. Phạm Văn Anh, giảng

viên khoa Sinh - Hoá và 4 báo

cáo tổng kết các đề tài NCKH năm

2012 do sinh viên khoa Sinh -

Hoá, Khoa Ngoại ngữ, khoa Nông

- Lâm và khoa Kinh tế trình bày.

Thay mặt cho Nhà trường, TS.

Đinh Thanh Tâm đã tặng Giấy

khen và phần thưởng cho 52 sinh

viên có thành tích xuất sắc trong

công tác nghiên cứu khoa học

năm 2012. Nhân dịp này, Nhà

trường trân trọng ghi nhận và

đánh giá cao nỗ lực của các giảng

viên, các nhà khoa học trong công

tác hướng dẫn, dìu dắt sinh viên

trên con đường NCKH, Nhà

trường mong nhận được sự quan

tâm, phối hợp của các Thầy Cô,

các Nhà khoa học trong hoạt động

này để có nhiều thành tích xuất

sắc hơn nữa trong tương lai.

TS. Nguyễn Văn Hồng

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 19

HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC

TẬP CÁC MÔN BÓNG, VÕ VẬT THỂ THAO DÂN TỘC

Đào tạo sinh viên chuyên

ngành Giáo dục thể chất là mũi

nhọn của khoa Thể dục Thể

thao. Khối chuyên ngành đóng

vai trò quan trọng đối với sự

phát triển của khoa và Nhà

trường. Khoa có đội ngũ giảng

viên giảng dạy các môn chuyên

ngành có trình độ chuyên môn,

tinh thần trách nhiệm cao, đội

ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình,

năng động sáng tạo trong công

việc, có khả năng giảng dạy

thực hiện công tác đào tạo, đáp

ứng yêu cầu về giáo viên giáo

dục thể chất của ngành Giáo dục

phổ thông.

Nhằm nâng cao chất lượng

học tập đối với sinh viên chuyên

ngành Giáo dục thể chất, ngày

20.12.2012 Khoa Thể dục Thể

thao tổ chức Hội thảo nâng cao

chất lượng giảng dạy các môn

bóng, võ thuật thể thao dân tộc

cho toàn thể giảng viên, cán bộ

và sinh viên trong Khoa.

Hội thảo đã nghe và thảo luận

các vấn đề về công tác giảng

dạy gồm các Tham luận về biện

pháp nâng cao hiệu quả luyện

tập ngoại khoá môn bóng ném;

Giải pháp học tập môn võ thuật;

Một số phương pháp để học tập

tốt môn cầu lông; Thực trạng

học tập và tập luyện môn đá cầu

- cầu mây; Giải pháp nâng cao

chất lượng học tập môn bóng rổ;

Một vài kinh nghiệm để đạt kết

quả cao trong giảng dạy và học

tập môn bóng chuyền và tham

luận làm thế nào để học tốt môn

bóng đá. Các tham luận đi sâu

vào vấn đề làm thế nào để sinh

viên chuyên ngành giáo dục thể

chất học tốt các môn bóng.

Đồng thời giải đáp trực tiếp

những vướng mắc của sinh viên

khi học các môn thuộc bộ môn

bóng.

Từ khi Khoa thành lập đến

nay, đây là buổi Hội thảo đầu

tiên về vấn đề nâng cao chất

lượng giảng dạy và học tập các

môn bóng, võ thuật thể thao dân

tộc do Khoa tổ chức. Buổi Hội

thảo đã thành công tốt đẹp, gây

nhiều dấu ấn sâu sắc đối với

sinh viên và giáo viên cán bộ.

Qua Hội thảo đã giúp cho sinh

viên nâng cao nhận thức trong

học tập, trang bị thêm những

kiến thức mới, cách thức và

phương pháp học để đạt hiệu

quả học tập cao hơn.

Thanh Hải

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 20

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN

Nâng cao chất lượng đào tạo

nguồn nhân lực một cách toàn

diện thực chất là nâng cao chất

lượng “con người” - con người

phát triển toàn diện. Đào tạo con

người phát triển toàn diện cần

một chiến lược đào tạo có quá

trình với nhiều nội dung, nhiều

khâu, nhiều giải pháp, phối hợp

nhiều điều kiện, nhiều sáng kiến,

ý tưởng, gắn kết từ giáo dục gia

đình - nhà trường - xã hội, rút

kinh nghiệm từ quá khứ, quyết

tâm cải biến và đổi mới thực tại.

Nhằm đào tạo con người phát

triển toàn diện ở trường đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban

hành các quy chế đào tạo, quy

chế học sinh sinh viên, các quy

định về việc tổ chức các hoạt

động bổ trợ trong Nhà trường và

cách thức đánh giá kết quả đào

tạo. Giáo dục đạo đức, lối sống

cho sinh viên là một trong các

hoạt động bổ trợ được ban hành

theo quyết định số 50/QĐ-

BGDĐT ngày tháng năm 2007

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục đạo đức và lối sống

cho sinh viên trong giai đoạn

hiện nay ở Trường Đại học Tây

Bắc đang là vấn đề mà các nhà

giáo, nhà quản lý đang quan tâm

tìm kiếm từ nội dung, cách thức,

biện pháp tổ chức thực hiện.

Theo thực tế khảo sát, không ít

sinh viên cho rằng giáo dục đạo

đức lối sống tức là luôn phải học,

phải nghe những bài giảng lý

thuyết về đạo đức rất quen thuộc

như: “Trung với nước, hiếu với

dân”, “sống tình nghĩa”, “cần -

kiệm - liêm - chính”… với tâm lý

biết rồi - nói mãi, cũng không ít

sinh viên cho rằng đạo đức, lối

sống là hoạt động thực tế của

mỗi người, đạo đức vốn có, đâu

cần phải học, phải giáo dục bài

bản. Đó là những quan niệm

phiến diện, chưa đầy đủ về giáo

dục đạo đức, lối sống.

Từ thực tế việc tổ chức giáo

dục đạo đức, lối sống cho sinh

viên của Nhà trường những năm

qua cho thấy, giáo dục đạo đức,

lối sống cho sinh viên không đơn

giản chỉ là cung cấp những bài

học lý thuyết, không chỉ dựa vào

vốn thực tế của mỗi người mà

giáo dục đạo đức, lối sống là sự

phối hợp của nhiều hoạt động bổ

trợ trong Nhà trường.

ThS. Lừ Thị Minh

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 21

TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƢU HỌC SINH LÀO

TẠI KHU NỘI TRÚ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BQL Khu Nội trú được Hiệu

trưởng thành lập với tư cách là

đơn vị độc lập trực thuộc Nhà

trường. Ban có chức năng tham

mưu, thực hiện các nhiệm vụ do

Hiệu trưởng giao phó về quản lý

tài sản công, quản lý sinh viên tại

Khu Nội trú Trường Đại học Tây

Bắc. Từ năm học 2010 - 2011

Ban được Nhà trường giao nhiệm

vụ tổ chức, quản lý Lưu học sinh

Lào theo chế độ hợp đồng đào

tạo giữa UBND tỉnh Sơn La với

Trường ĐH Tây Bắc.

Năm học 2010 - 2011, Ban tiếp

nhận 30/32 Lưu học sinh; có 2

Lưu học sinh theo học tại cơ sở

Thuận Châu. Năm học 2011 -

2012 gồm 25/32 Lưu học sinh; có

7 Lưu học sinh tại cơ sở Thuận

Châu. Đến nay đã có 3 Lưu học

sinh tốt nghiệp ra Trường, tổng số

còn lại năm học này ở tại Khu Nội

trú là 52 người.

Trong những năm qua với tinh

thần đoàn kết - hữu nghị, thực

hiện chỉ đạo của Nhà trường, với

trách nhiệm của mình BQL Khu

Nội trú đã cố gắng tạo điều kiện

tốt nhất về nơi ăn chốn ở và các

điều kiện cơ sở vật chất, các

trang thiết bị hiện có của Khu

Nội trú để nâng cao chất lượng

phục vụ, giúp Lưu học sinh sớm

hoà nhập với môi trường học

đường từ đó yên tâm, phấn khởi,

tự giác học tập rèn luyện góp

phần nâng cao chất lượng hiệu

quả đào tạo. Những công việc đã

làm cụ thể là:

1. Đã tiến hành tiếp nhận, gặp

gỡ, thăm hỏi, động viên, nắm bắt

tâm tý nguyện vọng của các em;

phổ biến qui định, trao đổi học

tập nội quy, qui chế để bố trí sắp

xếp nơi ở hợp lý, ký kết hợp

đồng thuê nhà theo quy định. Ðã

ưu tiên sắp xếp 4 Lưu học sinh

một phòng ở với các trang thiết

bị đảm bảo, phòng ở rộng rãi

thoáng mát đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt học tập.

2. Để đảm bảo an ninh trật tự,

Ban đã báo cáo Hiệu trưởng và

tiến hành phân chia nơi ở riêng

biệt cho Lưu học sinh Lào để tiện

lợi cho công tác quản lý, kiểm tra

và tổ chức hoạt. Trong khu vực

có biển chỉ dẫn lắp đặt tại nơi dễ

quan sát để tiện liên hệ công tác.

Đồng thời Ban liên hệ với Công

an Phường Quyết Tâm đăng ký

tạm trú, tạm vắng và phối hợp

quản lý theo quy định.

3. Hơn 2 năm qua Ban đã hợp

đồng với Tổng Công ty TNHH

Kỹ thuật làm sạch và Thương

mại quốc tế cung cấp dịch vụ vệ

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 22

sinh môi trường tại khu vực Khu

Nội trú, đảm bảo môi trường

thoáng mát, sạch sẽ, đáp ứng yêu

cầu ăn ở sinh hoạt của Lưu học

sinh.

4. Thực hiện Qui chế Tổ chức

Quản lý Lưu học sinh nước ngoài

theo Quyết định số 325/QĐ-

ĐHTB-CTCT, ngày 30.5.2012 của

Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Bắc.

Ban đã đề xuất hỗ trợ một phần

tiền điện nước sinh hoạt tại Khu

Nội trú được trích từ kinh phí chi

trả cho Nhà trường trong hợp đồng,

với tinh thần quản lý chặt chẽ, tiết

kiệm. Hiệu trưởng Nhà trường đã

Quyết định qui định mức tiêu thụ

điện sinh hoạt với mức

15kw/người/tháng và mỗi Lưu học

sinh 4m3 nước sạch hàng tháng.

5. Đáp ứng yêu cầu nắm bắt

thông tin, ngoài việc Nhà trường

lắp đặt hệ thống mạng không dây

cho toàn bộ khu vực thì Ban đã

chủ động báo cáo Hiệu trưởng

mua sắm đầu chảo, ti vi, trang thiết

bị bàn ghế sắp xếp địa điểm tại 5

phòng sinh hoạt chung của 5 tầng

để Lưu học sinh vui chơi, sinh

hoạt nhóm và nắm bắt tình hình

thời sự trong nước và quốc tế.

6. Hàng năm Ban đã phối hợp

với Phòng CTCT&QLNH tổ chức

Lễ hội “Té nước Bunpimay”, mừng

Lễ Quốc Khánh Nước Cộng hoà

DCND Lào theo phong tục, tập

quán của nước bạn. Thông qua các

hoạt động, đã động viên khuyến

khích Lưu học sinh yên tâm phấn

khởi học tập, tăng cường hoạt động

giao lưu, chủ động tham gia các

hoạt động của các khoa, lớp. Cùng

với hoạt động phát thanh tuyên

truyền, văn hoá văn nghệ như: Thi

phòng ở kiểu mẫu, tiếng hát theo

băng hình, hội thao… đã lôi cuốn

được hầu hết Lưu học sinh tham gia

để các em chủ động hoà nhập với

môi trường học tập công tác tại

Trường ĐH Tây Bắc.

7. Để giúp Lưu học sinh trong

việc ăn uống sinh hoạt Ban đã báo

cáo Nhà trường và thuê khoán dịch

vụ nấu ăn phục vụ bữa ăn hàng

ngày cho các em, đáp ứng nhu cầu

sinh hoạt để các em yên tâm học tập

công tác.

Ngoài ra, Ban đã làm tốt công tác

bảo vệ tài sản dịp hè, lễ tết, chủ

động xây dựng kế hoạch, định kỳ

kiểm tra, kịp thời sửa chữa các công

trình hạ tầng, các trang thiết bị tại

các phòng ở, cung cấp đầy đủ điện

nước đáp ứng nhu cầu thiết yếu để

các em yên tâm rèn luyện.

Tóm lại, trong những năm qua

việc tổ chức, quản lý Lưu học sinh

Lào tại Khu Nội trú đã đáp ứng yêu

cầu Nhà trường giao phó và được

Lưu học sinh Lào tin tưởng chấp

nhận và coi đây không chỉ là nơi ở

mà còn là môi trường tốt rèn luyện

nhân cách cho các em.

Ths. Nguyễn Duy Quang

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 23

Tiết mục văn nghệ tham gia chương trình

NGOẠI KHOÁ - HAPPY NEW YEAR

Tối ngày 24 tháng 12 năm

2012 khoa Ngoại ngữ đã tổ chức

thành công chương trình ngoại

khoá chủ đề Happy new year.

Chương trình đã tạo môi

trường giao lưu thực hành ngoại

ngữ lành mạnh, thiết thực, bổ ích

cho sinh viên toàn khoa cũng

như sinh viên các khoa khác yêu

thích bộ môn tiếng Anh, đồng

thời tạo điều kiện cho sinh viên

trong khoa có cơ hội giao lưu,

sinh hoạt văn hoá, văn nghệ

nhằm tăng cường tinh thần đoàn

kết, giao lưu, học hỏi.

Đêm ngoại khoá gồm các tiết

mục văn nghệ đặc sắc diễn xuất

bằng tiếng Anh chào mừng năm

mới do chính sinh viên trong

khoa thể hiện đã góp phần tạo

hứng thú cho sinh viên trong quá

trình học tập ngoại ngữ và giao

lưu văn hoá các nước nói tiếng

Anh. Bên cạnh đó, chương trình

còn tổ chức các trò chơi vận động

kết hợp với các trò chơi kiến thức

liên quan đến bộ môn tiếng Anh

và những hiểu biết về văn hoá xã

hội. Đặc biệt trong đêm ngoại

khoá năm nay sinh viên khoa

Ngoại ngữ còn dàn dựng được

các tiết mục đặc sắc như hài kịch,

võ thuật cổ truyền, ảo thuật. Các

tiết mục đã để lại ấn tượng sâu

đậm trong lòng người xem.

Khép lại đêm giao lưu Happy

new year, bài hát Auld lang

syne, ca khúc kinh điển được

phổ nhạc từ bài thơ của thi hào

kiêm nhạc sĩ tài danh Robert

Burns lại ngân vang, đánh dấu

thời khắc chuyển giao giữa năm

cũ và năm mới. Những câu hát

da diết, xúc động với lời ca đầy ý

nghĩa vang lên báo hiệu một năm

đã trôi qua, năm mới vừa đến.

Đó là khoảnh khắc để ta nhìn lại

những năm tháng phấn đấu và

hướng tới tương lai trong niềm

hân hoan, bồi hồi.

Chương trình đã kết thúc trong

không khí sôi động của một đêm

chào năm mới an lành với những

hy vọng, những lời cầu chúc tốt

đẹp cho một năm mới thành công

và phát triển của thầy và trò khoa

Ngoại ngữ cũng như của thầy và

trò Trường Đại học Tây Bắc.

Thu Thuỷ

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 24

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN

BƢỚC KHỞI ĐẦU GIAI ĐOẠN MỚI

Trung tâm Thông tin - Thư viện

(TTTT-TV) Trường Đại học Tây

Bắc được thành lập theo quyết định

số 445 ngày 12.7.2012 của Hiệu

trưởng Trường ĐH Tây Bắc.

Ngay sau khi được thành lập,

TTTT-TV được chuyển sang địa

điểm mới với cơ sở vật chất

khang trang, hiện đại là một

toà nhà 3 tầng diện tích trên

6000m2 cùng với hệ thống bàn

ghế, máy tính khá đầy đủ và

đồng bộ.

Để nhanh chóng ổn định, đưa

hoạt động vào nề nếp, góp phần

phục vụ tốt nhất cho công tác

đào tạo và nghiên cứu khoa học,

Ban Giám đốc Trung tâm đã tích

cực nghiên cứu, tham mưu cho

Ban Giám hiệu Nhà trường bố trí

sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý,

phù hợp với khả năng của từng

cán bộ và nhiệm vụ của từng bộ

phận; đồng thời đề xuất xây

dựng, bổ sung cơ sở vật chất tạo

các phòng làm việc, kho sách,

phòng mượn, phòng nghiệp

vụ...một cách thuận tiện, có sơ

đồ, bảng chỉ dẫn, biển phòng, tạo

điều kiện thuận lợi cho bạn đọc.

Đến nay sau bốn tháng tích cực

triển khai Trung tâm đã có đầy

đủ các phòng làm việc, hai

phòng cho mượn sách, giáo trình,

phòng đọc kín, phòng đọc mở,

phòng đọc sách quý hiếm, phòng

đọc báo, tạp chí, hai phòng

Internet, phòng đa phương tiện,

phòng hội thảo, có trên 200 máy

tính nối mạng hoàn chỉnh đủ điều

kiện cho các cán bộ thao tác

nghiệp vụ và phục vụ tốt cho

giảng viên, người học khai thác,

tra cứu dữ liệu, các thiết bị khác

như cổng từ, thiết bị khử từ, máy

in thẻ, máy in mã vạch, máy đọc

mã vạch… cơ bản đáp ứng được

tính năng của một TTTT-TV theo

hướng hiện đại.

Cùng với việc đẩy nhanh tiến

độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở

vật chất, Trung tâm cũng tích cực

trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ cho các cán bộ của mình.

Trung tâm đã tổ chức cho cán bộ

đi tham quan, học tập kinh

nghiệm tại ba trung tâm thông tin

- thư viện lớn (Thư viện Quốc

gia, Trung tâm Thông tin - Thư

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 25

viện Đại học Quốc gia Hà Nội,

TTTT-TV Đại học Sư phạm Hà

Nội); đồng thời liên hệ, liên kết

với Thư viện Tỉnh Sơn La tổ

chức tập huấn chuyên môn,

nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho

cán bộ, nhờ đó đến nay về cơ bản

các cán bộ của Trung tâm đều có

thể thực hiện được các nhiệm vụ

được giao.

Song song với các công việc

quan trọng nêu trên, TTTT-TV

cũng tích cực triển khai mua sắm

sách, giáo trình, tài liệu, các loại

báo, tạp chí phục vụ bạn đọc theo

kế hoạch đã được phê duyệt và

xin mua bổ sung các tài liệu nâng

cao phục vụ cho công tác đào tạo

sau đại học; đồng thời xử lý, hồi

cố sách, tài liệu cũ, tích cực

chuẩn bị mọi điều kiện để triển

khai phòng đọc mở cho bạn đọc

tự chọn sách, tài liệu theo yêu

cầu. Đến nay Trung tâm đã có

trên 5100 đầu sách, 122000 bản

sách, 125 loại báo, tạp chí trong

và ngoài nước, sách, tài liệu của

phòng đọc mở đã sẵn sàng phục

vụ sau khi ngăn được phòng đọc

chung tại tầng 2.

Có thể nói sau hơn bốn tháng kể

từ ngày thành lập, Ban Giám đốc

nói riêng và toàn thể cán bộ

TTTT-TV nói chung đã luôn

đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm,

có nhiều cố gắng, bố trí sắp xếp

phù hợp với điều kiện của Trung

tâm, thực hiện nhiều công việc

quan trọng, góp phần đưa Trung

tâm vào hoạt động có nề nếp,

từng bước hình thành một TTTT-

TV hiện đại, đa dạng trong

phương thức phục vụ, phù hợp

với xu thế phát triển chung của

Nhà trường, góp phần nâng cao

chất lượng và hiệu quả của công

tác đào tạo và NCKH.

Trong thời gian tới Trung tâm

sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

mô hình tổ chức, quản lý và vận

hành, tạo điều kiện bồi dưỡng,

nâng cao trình độ cho đội ngũ,

cải tiến lề lối và phương thức

phục vụ, tiếp tục tham mưu, kiến

nghị Nhà trường bổ sung, tăng

cường cơ sở vật chất và nguồn

lực, góp phần khẳng định vị trí,

vai trò của TTTT-TV trong sự

phát triển chung của Nhà trường.

ThS. Ngô Đức Quyền

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 26

CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH, PHÂN LOẠI “ĐƠN VỊ

ĐẠT TIÊU CHUẨN KHÔNG CÓ MA TUÝ” NĂM 2012

Thực hiện Kế hoạch số 90/KH-

UBND ngày 06.11.2012 của Uỷ

ban Nhân dân tỉnh Sơn La về

việc “Rà soát, đánh giá, thẩm

định, phân loại các cơ quan, đơn

vị, xã, phường, thị trấn, bản, tiểu

khu, tổ dân phố liên quan đến ma

tuý năm 2012”; Trường Đại học

Tây Bắc đã tiến hành thực hiện

rà soát, đánh giá, thẩm định phân

loại “đơn vị đạt tiêu chuẩn không

có ma tuý” năm 2012.

1. Về tổ chức triển khai kế hoạch

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số

19-KH/ĐU ngày 12.01.2012 của

Đảng uỷ Trường Đại học Tây Bắc

về Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo

công tác phòng, chống ma tuý năm

2012 và Kế hoạch số 05/KH-BCĐ

ngày 01.02.2012 của BCĐ 03 Đảng

uỷ Về triển khai các hoạt động

phòng, chống ma tuý năm 2012.

- Đã phổ biến quán triệt Kế

hoạch số 90/KH-UBND ngày

06.11.2012, Quyết định số

2379/QĐ-UBND ngày 05.11.2012

của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

đến các đơn vị trong Trường, thống

nhất nhận thức về cách thức và quy

trình triển khai thực hiện.

- Căn cứ điều kiện cụ thể và

thực tế kết quả triển khai công tác

phòng, chống ma tuý năm 2012

của các đơn vị, Nhà trường đã ban

hành Kế hoạch số 769a /KH-

ĐHTB-CTCT ngày 16.11.2012 về

Rà soát, đánh giá, thẩm định, phân

loại “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không

có ma tuý” và “Đơn vị đạt tiêu

chuẩn 4 không về ma tuý” năm

2012; Quyết định số 824a/QĐ-

ĐHTB-CTCT ngày 21.11.2012

Về việc thành lập Hội đồng rà

soát, đánh giá, thẩm định, chấm

điểm thi đua cấp Bằng công nhận

“Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có

ma tuý” năm 2012.

- Đã tiến hành sao in văn bản,

phát hành các mẫu biên bản,

mẫu chấm điểm đến các đơn vị

đánh giá thẩm định; giám sát,

nắm bắt thông tin, tình hình

thực hiện công tác phòng, chống

ma tuý của các đơn vị trực

thuộc Nhà trường.

- Ra thông báo phân công

nhiệm vụ Hội đồng thẩm định.

Tổ chức triển khai trực tiếp đến

trưởng các đơn vị trực thuộc,

hướng dẫn tự đánh giá, thẩm

định, đảm bảo thực hiện đúng

quy trình và lập hồ sơ thẩm định

theo quy định.

2. Tiến hành các bƣớc đánh

giá, thẩm định

- Triển khai đánh giá thẩm định từ

đơn vị cơ sở, giao cho trưởng các

phòng, khoa, bộ môn, trực thuộc tiến

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 27

hành tự đánh giá, thẩm định, chấm

điểm thi đua của đơn vị theo các tiêu

chí quy định tại Quyết định số

2379/QĐ-UBND ngày 05.11.2012;

lập biên bản tự đánh giá, chấm điểm,

theo mẫu quy định. Tiến hành hoàn

chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận “Đơn

vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”

năm 2012.

- Tổ thư ký thống kê kết quả tự

đánh giá thẩm định của các đơn vị,

được giao phụ trách, báo cáo cụ thể

về kết quả đánh giá, thẩm định trước

Hội đồng thẩm định Nhà trường.

- Tổ chức họp Hội đồng thẩm

định cấp Trường rà soát, thẩm

định, nắm bắt thêm thông tin về

tình hình thực hiện công tác

phòng, chống ma tuý từ các đơn

vị trực thuộc, giải trình những

vấn đề chưa rõ trong báo cáo của

các đơn vị để làm cơ sở đánh giá

kết quả thực hiện.

- Hội đồng thẩm định cấp

Trường thẩm định kết quả đánh

giá, thẩm định của các đơn vị

trực thuộc, thảo luận, góp ý kiến

cụ thể đối với từng tiêu chí đánh

giá của đơn vị cơ sở, so sánh với

thực tế triển khai nhiệm vụ

phòng, chống ma tuý trong năm

2012 của từng đơn vị và tiến

hành đánh giá, thẩm định, chấm

điểm thi đua cho các đơn vị đảm

bảo khách quan, dân chủ.

- Hội đồng thẩm định thống

nhất đánh giá, thẩm định và

thống nhất các tiêu chí chấm

điểm thi đua của toàn Trường,

lập biên bản tự đánh giá, thẩm

định của đơn vị và báo cáo với

Đoàn thẩm định cấp Tỉnh.

- Hồ sơ được tiến hành thực

hiện theo các bước thẩm định,

đảm bảo thông qua từng đơn vị

cơ sở. Hồ sơ báo cáo gồm: Báo

cáo công tác phòng, chống ma

tuý năm 2012; biên bản tự đánh

giá chấm điểm; báo cáo kết quả

tổ chức, triển khai thực hiện ký

kết giao ước thi đua năm 2012 và

báo cáo kết quả triển khai công

tác rà soát, đánh giá thẩm định

của các đơn vị trực thuộc.

3. Kết quả đánh giá, thẩm định

Tổng có 20 đơn vị trực thuộc (06

phòng chức năng, 10 khoa đào tạo,

01 bộ môn, 01 ban trực thuộc,

Trung tâm TTTV và Đoàn TN).

Kết quả: 20/20 đơn vị trực thuộc

đạt từ 90 điểm trở lên và đều đạt

tiêu chuẩn “Đơn vị đạt tiêu chuẩn

không có ma tuý” năm 2012.

Như vậy, căn cứ kết quả đánh

giá, thẩm định, chấm điểm thi đua

của Nhà trường và căn cứ kết quả

làm việc của Đoàn thẩm định số

01 UBND Tỉnh và BCĐ 03 Tỉnh

uỷ, Trường ĐHTB được công

nhận là “Đơn vị đạt tiêu chuẩn

không có ma tuý” trong năm 2012.

Ban Chỉ đạo 03

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 28

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

NÔNG - LÂM NGHIỆP

Cùng với việc đào tạo thì nghiên

cứu khoa học là nhiệm vụ không thể

thiếu đối với các trường đại học.

Trường Đại học Tây Bắc có nhiệm

vụ hàng đầu là đào tạo nguồn nhân

lực tại chỗ cho khu vực Tây Bắc,

việc thành lập Trung tâm Nghiên

cứu Thực nghiệm Nông - Lâm

nghiệp là vô cùng cần thiết đối với

khu vực Tây Bắc hiện nay.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của

việc thành lập Trung tâm NCTN

Nông - Lâm, ngày 11.01.2013

Trường Đại học đã ra quyết định

công bố thành lập Trung tâm NCTN

Nông - Lâm nghiệp trực thuộc

Trường Đại học Tây Bắc.

Trung tâm NCTN Nông - Lâm

nhiệp đặt tại cơ sở Thuận Châu theo

Đề án thành lập trung tâm đã được

Nhà trường phê duyệt, Gồm 13

thành viên, ông Phạm Quang

Thắng, giảng viên khoa Nông - Lâm

được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám

đốc Trung tâm theo nhiệm kỳ của

Hiệu trưởng (2012 - 2017).

Trung tâm NCTN Nông - Lâm có

chức năng giúp Nhà trường quản lý

cơ sở vật chất, triển khai nghiên cứu

thực nghiệm trong lĩnh vực nông

nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản phục

vụ trực tiếp cho công tác đào tạo của

khoa Nông - Lâm và các đơn vị liên

quan; Thực hiện dịch vụ sản xuất

hàng hoá và chuyển giao công nghệ.

Với nhiệm vụ là:

- Giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất:

đất đai, nhà cửa, hạ tầng, các thiết bị,

các công trình phục vụ sinh hoạt,

nghiên cứu của Nhà trường tại cơ sở

Thuận Châu; nghiên cứu thực

nghiệm trong các lĩnh vực trồng trọt,

chăn nuôi, lâm sinh, kinh tế nông

nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Chuyển giao kỹ thuật, công

nghệ, đưa các kết quả nghiên cứu

nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và các

tiến bộ vào sản xuất tại vùng; tham

gia sản xuất hàng hoá các lĩnh vực

sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm

phục vụ nghiên cứu thực nghiệm.

- Tham gia công tác đào tạo, mở

các lớp tập huấn kỹ thuật nông - lâm

nghiệp theo kế hoạch được giao;

Làm cơ sở để CBCCVC, sinh viên

khoa Nông - Lâm nghiên cứu thực

TS. Nguyễn Văn Bao - Hiệu trưởng

Nhà trường tặng hoa chúc mừng các

cán bộ quản lý được bổ nhiệm

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC & SỰ KIỆN

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 29

nghiệm phục vụ giảng dạy, học tập

và thực hiện các đề tài NCKH.

Trung tâm có quyền chủ động

trong việc lựa chọn đối tượng

nghiên cứu; Có quyền tham gia hợp

tác trong nghiên cứu với các cơ quan

địa phương, các trường, học viện,

các tổ chức khi Hiệu trưởng cho

phép; Có quyền ký kết các hợp đồng

trong nghiên cứu hoặc triển khai các

dự án mà Hiệu trưởng cho phép.

Trung tâm NCTN Nông - Lâm

được thành lập là điều kiện thuận lợi

giúp Nhà trường gắn chặt hơn nữa

giữa đào tạo, NCKH và phục vụ đời

sống, sản xuất, góp phần đưa vị thế

của Nhà trường lên một tầm cao

mới, hoà nhập vào sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá của khu

vực Tây Bắc và trong cả nước.

ThS. Cầm Phước

HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP VÀ TƢ VẤN VIỆC LÀM

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Bộ phận Hướng nghiệp và tư

vấn việc làm của Nhà trường được

thành lập năm 2011 nhằm giúp

sinh viên Nhà trường chủ động,

sáng tạo trong học tập, phát huy

được năng lực nghề nghiệp nắm

bắt thông tin về thị trường lao

động và tìm công việc phù hợp.

Từ khi thành lập đến nay, Bộ

phận Hướng nghiệp và tư vấn

việc làm đã tổ chức nhiều các

hoạt động hướng nghiệp cho sinh

viên năm 3,4 ngành Kinh tế, khối

ngành Nông - Lâm. CNTT và

khối ngành Sư phạm; tổ chức các

hoạt động giao lưu “Phát triển kỹ

năng giao tiếp trong kinh

doanh”; “Phát triển kỹ năng

tuyên truyền, thuyết phục quần

chúng”; “Kĩ năng tìm kiếm việc

làm, kĩ năng trả lời phỏng

vấn”... Ngoài ra Nhà trường còn

phối hợp tổ chức giao lưu với

Hiệp hội doanh nghiệp và một số

doanh nghiệp có uy tín tại Tỉnh

Sơn la và các trường đại học,

thiết lập mối quan hệ với các nhà

tuyển dụng nhằm khảo sát nhu

cầu tuyển dụng của thị trường.

Đặc biệt, trong 2 năm qua Nhà

trường còn nhận nhiều lời mời

phối hợp từ Viện đào tạo & phát

triển quản lý MDTI-DAVILAW

tổ chức khoá đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ về “Khởi sự doanh

nghiệp’’ cho sinh viên cuối khoá.

Trong thời gian tới, Bộ phận

Hướng nghiệp - Tư vấn sẽ không

ngừng nâng cao vai trò, mở rộng

mối quan hệ với các Nhà tuyển

dụng tạo cơ hội cho sinh viên có

được những kỹ năng tốt nhất để

tìm kiếm một công việc phù hợp.

Diệu Thu

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 30

Hội nghị BCH Đảng ủy

KIỂM ĐIỂM, TỰ PHÊ BÌNH THEO

NGHỊ QUYẾT TRUNG ƢƠNG 4 - KHOÁ XI

Thực hiện kế hoạch số 26-

KH/ĐU ngày 04.5.2012 của

Ban Chấp hành Đảng uỷ về

quán triệt, thực hiện Nghị quyết

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá XI

“Một số vấn đề cấp bách về xây

dựng Đảng hiện nay”, ngày

30.10.2012, Ban Thường vụ

Đảng uỷ Trường Đại học Tây

Bắc đã tổ chức Hội nghị kiểm

điểm tự phê bình.

Dự Hội nghị kiểm điểm có

các đồng chí tổ công tác số 9

của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ do

đồng chí Bùi Minh Sơn - Uỷ

viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ -

Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân

dân tỉnh. Hội nghị kiểm điểm

tiến hành trong không khí cởi

mở, nghiêm túc. Báo cáo kiểm

điểm của tập thể Ban Thường

vụ xác định rõ những tồn tại,

hạn chế trong công tác chỉ đạo,

lãnh đạo việc thực hiện nhiệm

vụ chính trị của Nhà trường và

đề ra những giải pháp cơ bản để

khắc phục tồn tại, hạn chế.

Từng đồng chí trong Ban

Thường vụ nghiêm túc kiểm

điểm theo 3 nội dung trong

Nghị quyết số 12-NQ/TW nêu

ra nhằm nhận thức rõ những tồn

tại hạn chế của mỗi người trong

đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi

tình trạng suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống của

một bộ phận không nhỏ cán bộ,

đảng viên, trong xây dựng đội

ngũ cán bộ, về thẩm quyền,

trách nhiệm của người đứng đầu

cấp uỷ đơn vị.

Hội nghị kiểm điểm, tự phê

bình của tập thể và cá nhân

trong Ban Thường vụ Đảng uỷ

đã được tổ công tác của Tỉnh uỷ

đánh giá đạt yêu cầu.

Ban Thường vụ Đảng uỷ tiếp

tục chỉ đạo Ban chi uỷ các chi bộ

trực thuộc tổ chức Hội nghị kiểm

điểm, tự phê bình nghiêm túc đối

với tập thể cấp uỷ và cá nhân cấp

uỷ viên, đảng viên tại chi bộ.

Đến 31.12.2012 việc tổ chức

kiểm điểm, tự phê bình theo

Nghị quyết Trung ương 4 đã

hoàn thành trong toàn Đảng bộ.

ThS. Lừ Thị Minh

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 31

Đoàn Đại biểu tỉnh Sơn La tham dự

Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ X

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ X

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH, NHIỆM KỲ 2012 - 2017

Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh, nhiệm kỳ 2012 - 2017

được tổ chức trọng thể tại Trung

tâm Hội nghị Quốc gia - Thủ đô

Hà Nội từ ngày 11/12 đến 14

tháng 12 năm 2012.

Đại hội đã đánh giá kết quả

thực hiện Nghị quyết Đại hội

Đoàn toàn quốc lần thứ IX, nhiệm

kỳ 2007 - 2012; xác định mục

tiêu, phương hướng công tác

Đoàn và phong trào thanh thiếu

nhi nhiệm kỳ 2012 - 2017; bổ

sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn; bầu

BCH Trung ương Đoàn khoá X,

nhiệm kỳ 2012 - 2017.

Tham dự Đại hội có 999 đại

biểu chính thức, trong đó có 346

đại biểu là nữ, 172 đại biểu là

thanh niên dân tộc và 204 đại

biểu có trình độ từ thạc sĩ trở

lên, là những cán bộ đoàn, đoàn

viên ưu tú đến từ 63 tỉnh, thành

Đoàn, 04 Đoàn trực thuộc và

đoàn đại biểu cơ quan Trung

ương Đoàn.

Đại biểu Đại hội là đại diện

tiêu biểu cho niềm tin, ý chí và

nguyện vọng của hàng triệu

cán bộ, đoàn viên, thanh niên

từ khắp mọi miền đất nước.

Ngoài các đại biểu thanh niên

trong nước, Đại hội có sự tham

dự của 05 ĐB chính thức là

thanh niên, SV Việt Nam ở

nước ngoài. Đoàn Đại biểu TN

tỉnh Sơn La tham dự Đại hội

gồm 12 đồng chí, do Đ/c Vàng

A Lả - Bí thư Tỉnh đoàn làm

Trưởng đoàn.

Với tinh thần dân chủ, trách

nhiệm, Đại hội đã bầu 151 đồng

chí có đủ tiêu chẩn, phẩm chất

và năng lực vào BCH TW Đoàn

khoá X. Đ/c Nguyễn Đắc Vinh,

UV dự khuyết BCH Trung ương

Đảng CSVN, Bí thư thứ nhất

BCH Trung ương Đoàn khoá

IX, Chủ nhiệm Uỷ ban quốc gia

về TNVN tiếp tục được tín

nhiệm bầu làm Bí thư thứ nhất

BCH Trung ương Đoàn khoá X.

ThS. Hà Văn Niệm

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 32

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG NĂM 2012 VÀ

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2013

Thực hiện Chương trình, kế

hoạch công tác của Đảng bộ, ngày

20.01.2013, Đảng bộ Trường Đại

học Tây Bắc tổ chức Hội nghị tổng

kết công tác năm 2012 và triển

khai nhiệm vụ năm 2013, đồng chí

Lò Mai Kiên - Uỷ viên Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban

Tuyên giáo Tỉnh uỷ đến dự, chỉ

đạo Hội nghị cùng các đại biểu của

Ban Tổ chức tỉnh uỷ được phân

công phụ trách Đảng bộ.

Hội nghị đã đánh giá kết quả

công tác lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng bộ đối với việc thực hiện

nhiệm vụ chính trị của Nhà

trường, công tác giáo dục chính

trị tư tưởng, hoạt động đoàn thể,

tổ chức chính trị - xã hội, công

tác xây dựng đảng bộ chi bộ,

việc triển khai học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh, nêu rõ những tồn tại hạn

chế trong chỉ đạo từng lĩnh vực

Kết quả đánh giá chất lượng

đảng viên năm 2012: tổng số

đảng viên được đánh giá, xếp

loại: 331 (đảng viên là CBVC:

266, đảng viên SV: 65); đảng

viên đủ tư cách hoàn thành

nhiệm vụ: 30; đảng viên đủ tư

cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ:

301, trong đó đảng viên đủ tư

cách, hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ: 46; chi bộ trong

sạch, vững mạnh: 14/15, trong

đó chi bộ vững mạnh tiêu biểu:

03.

Biểu dương và khuyến khích

phong trào thi đua năm 2012,

BCH Đảng uỷ đã khen thưởng

đối với 46 đảng viên.

Hội nghị xác định nhiệm vụ

trọng tâm cần tập trung thực

hiện năm 2013:

1. Lãnh đạo xây dựng cơ cấu

tổ chức và bổ nhiệm cán bộ

quản lý, lãnh đạo Nhà trường

theo nhiệm kỳ của Hiệu

trưởng. Xây dựng chiến lược

cán bộ trong giai đoạn mới đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn

nhân lực trình độ cao. Quan

tâm chỉ đạo tích cực việc đổi

mới công tác quản lý, đổi mới

phương pháp lãnh đạo và

TS. Nguyễn Văn Bao - Phó Bí thư

Đảng ủy tặng giấy khen cho các tập

thể cá nhân tiêu biểu

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 33

phong cách làm việc của đội

ngũ CBVC các cấp nhằm góp

phần cải thiện và nâng cao chất

lượng đào tạo của Nhà trường.

2. Tiếp tục đấu tranh kiên

quyết chống các biểu hiện suy

thoái tư tưởng, đạo đức, lệch

lạc về lối sống không nhỏ cán

bộ, đảng viên, trước hết là cán

bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo

dục truyền thống, các hoạt

động giáo dục tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống cho quần

chúng trong Nhà trường.

3. Ban hành các Nghị quyết

chuyên đề về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với các

tổ chức Đoàn thể quần chúng.

Phát huy dân chủ đẩy mạnh các

phong trào thi đua trong Nhà

trường, thực hiện tốt chức năng

tổ chức và vận động quần

chúng của các đoàn thể và tổ

chức chính trị - xã hội. Phát

huy tính độc lập của mỗi đoàn

thể và tổ chức chính trị - xã hội

trong Nhà trường, trách nhiệm

phối hợp của đoàn thể, tổ chức

chính trị - xã hội trong thực

hiện các chỉ thị, nghị quyết của

các cấp uỷ Đảng.

4. Ban hành các văn bản chỉ

đạo, các quy định, hướng dẫn,

kế hoạch triển khai nhiệm vụ

chính trị của Đảng bộ gắn với

yêu cầu nhiệm vụ các năm học.

Quan tâm chỉ đạo công tác phát

triển Đảng trong Nhà trường,

đặc biệt là bồi dưỡng phát triển

Đảng trong đội ngũ cán bộ

giảng dạy giỏi, sinh viên học

tập tốt, rèn luyện tốt. Duy trì

chế độ sinh hoạt cấp uỷ, đảng

bộ, chi bộ, chế độ họp thường

kỳ của cấp uỷ, tăng cường

công tác quản lý đảng viên gắn

với quản lý cán bộ viên chức,

nâng cao hiệu quả thực hiện

nhiệm vụ của cán bộ thông qua

nâng cao hiệu quả quản lý.

Thực hiện nghiêm túc công tác

bồi dưỡng kết nạp đảng.

5. Tiếp tục đẩy mạnh học

tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh, hiện nghiêm túc nhiệm vụ

được giao gắn với việc thường

xuyên tự phê bình và phê bình

theo Nghị quyết TW4. Cụ thể hoá

và tổ chức thực hiện nghiêm túc

quy định về công tác kiểm tra của

tổ chức đảng đối với việc tu

dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán

bộ, đảng viên theo Quy định số

55-QĐ/TW ngày 10.01.2012 của

BCH TW Đảng, thực hiện trách

nhiệm nêu gương của CB, đảng

viên nhất là CB chủ chốt theo Quy

định số 101-QĐ/TW ngày

07.6.2012 của Ban Bí thư TW và

Hướng dẫn 09-HD/TU ngày

19.9.2012 của Tỉnh uỷ Sơn La

gắn với đánh giá cán bộ định kỳ.

ThS. Lừ Thị Minh

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 34

HỘI NGHỊ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

GIỮA NHIỆM KỲ (2011 – 2013)

Thực hiện Chương trình hoạt

động của Công đoàn Giáo dục Việt

Nam - Khoá XIII, ngày 15.12.2012

Công đoàn Trường Đại học Tây

Bắc tổ chức Hội nghị giữa nhiệm

kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị

quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ

XXVII (2011 - 2013) và tổng kết 5

năm thực hiện CVĐ “Mỗi thầy

giáo, cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Tham dự Hội nghị có đồng chí

Lừ Thị Minh, Uỷ viên Ban Thường

vụ Đảng uỷ, các đồng chí đại biểu

các chi bộ, các đồng chí cán bộ

quản lý các đơn vị, các đồng chí

trong BCH Công đoàn, Uỷ ban

Kiểm tra Công đoàn, BCH các

Công đoàn bộ phận và 60 đại biểu,

đại diện cho 450 đoàn viên, lao

động thuộc 15 Công đoàn bộ phận.

Hội nghị nhất trí biểu dương kết

quả thực hiện Nghị quyết Đại hội

Công đoàn nhiệm kỳ XXVII đã đạt

được qua nửa nhiệm kỳ, với những

thành tích nổi bật như sau:

- Công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng; rèn luyện phẩm chất đạo

đức, tình yêu nghề cho đoàn viên,

lao động được quan tâm thực hiện

đạt chất lượng. Cán bộ, đoàn viên,

lao động giữ vững phẩm chất chính

trị, đạo đức; chấp hành nghiêm

đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật Nhà nước,

nội quy, quy chế của Nhà trường;

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Công tác tham gia quản lý, thực

hiện nhiệm vụ chuyên môn được

đấy mạnh, đi vào chiều sâu; chất

lượng thực hiện nhiệm vụ được

nâng cao; thực hiện nghiêm túc

chương trình đào tạo, chất lượng

giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Năm học 2011-2012 với 90% đoàn

viên lao động đạt danh hiệu Lao

động tiên tiến (65 chiến sĩ thi đua

cấp cơ sở; 05 đề tài cấp bộ, 03 đề

tài cấp tỉnh, 25 đề tài cấp trường).

- Công tác xây dựng công đoàn

vững mạnh và tham gia ý kiến xây

dựng Đảng được duy trì và phát

triển. Các công đoàn bộ phận duy

trì sinh hoạt đều theo quy định, đẩy

mạnh tổ chức các hoạt động thực

tiễn, các phong trào thi đua phù

hợp với điều kiện của đơn vị. Mạng

lưới công tác công đoàn hoạt động

tích cực, xây dựng công đoàn thực

sự trở thành “Tổ ấm” của người lao

động. Công tác nữ cán bộ viên

chức có bước chuyển biến mạnh

mẽ với nhiều hoạt động bổ ích…

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn,

nâng cao nghiệp vụ tổ chức hoạt

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 35

động công đoàn được đấy mạnh;

trong nửa nhiệm kỳ đã có 10 đoàn

viên bảo vệ thành công Luận án

tiến sĩ, hàng chục đoàn viên hoàn

thành luận văn thạc sĩ, mở 02 lớp

bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công

đoàn. Hoạt động của Uỷ ban Kiểm

tra Công đoàn được duy trì, góp

phần nâng cao chất lượng xây dựng

công đoàn trong sạch, vững mạnh.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục

đoàn viên phấn đấu vươn lên theo

lý tưởng của Đảng, tham gia đóng

góp ý kiến xây dựng Đảng; hàng

chục đoàn viên công đoàn đã vinh

dự được kết nạp vào Đảng Cộng

sản Việt Nam.

- Công tác chăm lo đời sống tinh

thần, vật chất và bảo vệ quyền lợi

hợp pháp cho đoàn viên, lao động

được chú trọng; tổ chức đều các

hoạt động văn hoá, văn nghệ thể

thao; đảm bảo quyền lợi về việc

làm, học tập, lương, thưởng, phúc

lợi và các chế độ chính sách cho

người lao động, làm động lực thúc

đẩy đoàn viên, lao động hoàn thành

và nâng cao chất lượng công tác.

Phát huy những thành tích đạt

được qua nửa nhiệm kỳ, Hội nghị

đã thảo luận dân chủ, nhất trí biểu

quyết và quyết tâm phấn đấu hoàn

thành những nhiệm vụ trọng tâm

sau:

1. Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ

đạo của công đoàn giáo dục Việt

Nam và các cấp uỷ đảng, phối hợp

chặt chẽ với lãnh đạo chính quyền,

tổ chức triển khai các hoạt động

công đoàn, hoàn thành các mục

tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết nhiệm

kỳ XXVII đề ra.

2. Phối hợp với chính quyền,

tham gia quản lý, thực hiện công

tác chuyên môn, góp phần hoàn

thành kế hoạch các năm học với

chất lượng cao nhất.

3. Nâng cao năng lực điều hành,

hiệu quả tổ chức hoạt động của

BCH Công đoàn, Uỷ ban Kiểm tra,

Thanh tra nhân dân. Phát huy khối

đoàn kết thống nhất, giữ vững

nguyên tắc tập trung dân chủ, phát

huy sức mạnh tập thể, gắn bó chặt

chẽ với đoàn viên, lao động. Xây

dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

Hội nghị đã tổng kết 5 năm

CVĐ “Mỗi thầy giáo, cô giáo là

tấm gương đạo đức, tự học và sáng

tạo” và tặng giấy khen cho 01 tập

thể và 15 Nhà giáo - những gương

điển hình, tiên tiến trong CVĐ,

đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện

cuộc vận động trong giai đoạn mới.

Hội nghị thành công tốt đẹp

trong niềm phấn khởi, tự hào của

toàn thể đoàn viên, lao động; là

động lực mới cho hoạt động công

đoàn thời gian tiếp theo.

ThS. Nguyễn Thanh Sâm

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 36

Các nội dung tập huấn được lồng ghép

vào các trò chơi

HỘI SINH VIÊN TỔ CHỨC TẬP HUẤN GIÁO DỤC SỨC

KHOẺ GIỚI TÍNH CHO CÁN BỘ ĐOÀN – HỘI

Trong hai ngày 10 và

11.11.2012, Hội Sinh viên Nhà

trường đã tổ chức 4 lớp tập

huấn Giáo dục sức khoẻ giới

tính cho gần 1.000 cán bộ

Đoàn – Hội trong Nhà trường.

Tại buổi tập huấn, các học viên

đã được nghe các giảng viên có

chuyên môn hướng dẫn và giải

đáp các nội dung và thắc mắc liên

quan đến các vấn đề giới tính,

cách sử dụng các biện pháp tránh

thai và cùng thảo luận và chia sẻ

các câu chuyện, các vấn đề liên

quan đến quan niệm của sinh viên

trong các mối quan hệ bạn bè, tình

yêu, …

Ngoài việc được học tập các

chuyên đề về sức khoẻ sinh sản vị

thành niên như: các bệnh lây lan

qua đường sinh dục; các biện pháp

tránh thai… các học viên còn được

tham gia các trò chơi thú vị, qua đó

trang bị và củng cố thêm cho mình

những kiến thức đã được nghe báo

cáo. Buổi tập huấn đã thực sự thu

hút được sự quan tâm có trách

nhiệm của các học viên.

Việc trang bị các kiến thức cần

thiết sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ

Đoàn - Hội có những hiểu biết cần

thiết trong việc tổ chức tuyên

truyền và giúp đỡ các hội viên tìm

hiểu các vấn đề liên quan đến giáo

dục giới tính - một vấn đề cho đến

nay dù rất quan trọng nhưng vẫn

gặp nhiều khó khăn trong việc

giảng dạy và học tập.

Tiến Thuận

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 37

HOẠT ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

“Đâu cần thanh niên có, đâu

khó có thanh niên” lời dạy đó của

Bác Hồ rất sâu sắc đối với thế hệ

thanh niên. Qua bao nhiêu năm

tháng, qua bao nhiêu thế hệ thầy và

trò nhà trường thì lời dạy đó càng ý

nghĩa và là kim chỉ nam cho mọi

hành động của đông đảo thanh niên,

sinh viên Việt Nam nói chung và

thanh niên, sinh viên Trường Đại

học Tây Bắc nói riêng. Ngoài nhiệm

vụ trọng tâm của Nhà trường là Đào

tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho

các tỉnh Tây Bắc, Nhà trường còn rất

quan tâm đến công tác xã hội, nhằm

giúp sinh viên bổ trợ kiến thức, kỹ

năng sống khi ra Trường, đặc biệt là

hoạt động hiến máu tình nguyện đã

luôn được Nhà trường coi trọng. Hội

chữ thập đỏ Nhà trường luôn nêu

cao vai trò trách nhiệm trong việc

tuyên truyền, vận động cán bộ công

chức và đoàn viên, sinh viên tham

gia hiến máu tình nguyện, với mục

tiêu đặt ra “Hiến máu cứu người là

nghĩa cử cao đẹp, không những là

việc làm tự nguyện của mỗi thành

viên mà còn là trách nhiệm đối với

cộng đồng”.

Phát huy những thành tích đã đạt

được, trong nhiều năm trở lại đây,

Hội chữ thập đỏ Nhà trường đã tổ

chức nhiều các hoạt động tuyên

truyền, vận động được hơn 2.000

lượt tình nguyện đăng ký tham gia

hiến máu tình nguyện, đã thu được

550 đơn vị máu để kịp thời cứu chữa

người bệnh. Đặc biệt trong tháng

12.2012 Hội chữ thập đỏ Nhà

trường đã phối hợp với Bệnh viện

Đa khoa của Tỉnh tổ chức, phát

động vận động sinh viên đăng ký

tham gia hiến máu TN, với tổng số

1.200 sinh viên. Kết quả, đã thu

được 65 đơn vị máu tại Trạm xá của

Trường. Qua xét nghiệm sàng lọc,

100% số túi máu thu được đều đạt

các chỉ tiêu theo yêu cầu, không có

máu nhiễm bệnh.

Tổng hợp kết quả thực hiện trong

các năm, Hội Chữ thập đỏ Nhà

trường đã hoàn thành chỉ tiêu đăng

ký và hiến máu, duy trì tốt phong

trào hiến máu tình nguyện ổn định

qua các năm.

Chính những việc làm thiết thực

mang tính nhân đạo với nghĩa cử

cao đẹp của tình nguyện viên tham

gia hiến máu đã góp phần làm thay

đổi nhận thức của cộng đồng và sinh

viên Đại học Tây Bắc về hiến máu

tình nguyện, khơi dậy trong mỗi cá

nhân, tập thể niềm vinh dự và tự hào

đã đóng góp một màu xanh hy vọng

cho người bệnh, thắt chặt thêm tình

đoàn kết dân tộc, tình đoàn kết cộng

đồng trong xã hội.

Hội Chữ thập đỏ

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 38

GALA TIẾNG HÁT SINH VIÊN CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN

THỐNG HS - SV VÀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM

Chào mừng kỷ niệm 63 năm

ngày truyền thống HS - SV và

Hội Sinh viên Việt Nam

(9/1/1950 – 9/1/2013). BCH Hội

Sinh viên Nhà trường đã tổ chức

chung kết cuộc thi “Gala tiếng

hát sinh viên” lần thứ 8 và giao

lưu gặp mặt cán bộ Hội của Nhà

trường qua các thời kỳ. Đến dự

với chương trình có đ/c Lường

Trung Hiếu – Phó Bí thư Thường

trực Tỉnh đoàn Sơn La.

Trong chương trình, thay mặt

BCH Hội Sinh viên nhà trường,

Đ/c Nguyễn Ngọc Hân – Phó

Chủ tịch Hội Sinh viên Trường

đã cùng ôn lại truyền thống lịch

sử vẻ vang 63 năm của lớp lớp

các thế hệ sinh viên Việt Nam

nói chung và những thành tích

đáng tự hào của sinh viên nhà

trường,

qua đó nhấn mạnh vai trò của tổ

chức Hội trong công tác giáo dục

và bồi dưỡng cho sinh viên.

Nhân dịp này, BCH Hội Sinh

viên đã tặng giấy khen cho 47

sinh viên có thành tích trong

công tác Hội và Phong trào Sinh

viên trong học kỳ vừa qua.

Trong phần dự thi Gala tiếng

hát sinh viên, 09 thí sinh sau khi

đã vượt qua hơn 200 thí sinh của

vòng sơ loại đã cống hiến cho

người xem các tiết mục dự thi ở

hai nội dung: nhạc cách mạng,

nhạc mang âm hưởng dân ca và

nhạc trẻ. Có thể nhận thấy với

tính chất của cuộc thi là giành

cho các giọng hát mới, các thí

sinh tuy còn nhiều hạn chế trong

việc biểu diễn nhưng cũng đã

đem đến cho người xem sự bất

ngờ bằng giọng hát mà mình đem

đến cho cuộc thi.

BTC và các thí sinh tham dự đêm

chung kết Gala tiếng hát sinh viên

BCH Hội Sinh viên tặng giấy khen cho các

tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc

trong công tác Hội và phong trào sinh viên

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 39

Kết thúc cuộc thi, sinh viên

Ngô Thị Nhung – lớp K52 ĐH

liên thông kế toán giành giải

nhất nội dung nhạc trẻ với ca

khúc: Hương ngọc lan và sinh

viên Trần Ngọc Đỉnh – lớp K51

ĐH Địa lý đã giành giải nhất nội

dung nhạc cách mạng, nhạc

mang âm hưởng dân ca với ca

khúc: Con cò.

Một điều đặc biệt trong đêm

Gala năm nay, khán giả không

chỉ được thưởng thức các phần

thi của thí sinh mà xen giữa hai

nội dung thi các bạn còn được

giao lưu với các cựu sinh viên

của Nhà trường hiện đang nắm

giữ những cương vị công tác ở

các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Những câu chuyện, những kỷ

niệm thời sinh viên, những tri

thức, kỹ năng học tập ở nhà

trường và quá trình sử dụng hành

trang đó trải niệm thực tế công

việc đã được các khách mời

trong chương trình chia sẻ đã là

những bài học bổ ích cho các

sinh viên trong Nhà trường trong

quá trình học tập và rèn luyện

học tập, đạo đức.

Chương trình đã khép lại

nhưng chắc chắn sự thành công

mà nó đem không chỉ dừng lại

trong việc đem đến cho người

xem một chương trình văn nghệ

chào mừng 63 năm ngày Truyền

thống HSSV và Hội Sinh viên

thực sự vui tươi, mà đó còn là sự

vững tin của sinh viên trong nhà

trường vào chất lượng, vị thế của

Nhà trường trong giai đoạn mới

từ đó giúp các em an tâm tiếp tục

học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo

đức dưới mái trường Đại học Tây

Bắc thân yêu.

Tiến Thuận

Đ/c Vũ Tiến Thuận – CT HSV tặng hoa

cho các đại biểu khách mời giao lưu

trong chương trình

Các thí sinh tự tin thể hiện phần dự

thi của mình

BẢN TIN NỘI BỘ CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 40

Ông Trần Luyến – CT HKT trao học

bổng cho sinh viên nghèo vượt khó

LỄ TRAO PHẦN THƢỞNG VÀ HỌC BỔNG

CHO SINH VIÊN NGHÈO VƢỢT KHÓ HỌC GIỎI

Ngày 18.12.2012, được sự uỷ

quyền của Quỹ Khuyến học Việt

Nam, Trường ĐH Tây Bắc phối hợp

với Hội khuyến học tỉnh Sơn La tổ

chức Lễ trao học bổng và phần

thưởng vì sinh viên nghèo vượt khó

học giỏi.

Quỹ khuyến học Việt Nam cùng

với các Nhà tài trợ Quỹ Chung Soo

(Hàn Quốc) trao 20 suất học bổng,

Nhà tài trợ Quỹ Shinno-En (Nhật

Bản) trao 100 suất học bổng, Hội

khuyến học tỉnh Sơn La trao phần

thưởng cho 10 SV vượt khó học giỏi

và phần thưởng cho 7 CB giảng dạy

bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ

năm 2012 của Trường.

Tại buổi Lễ, Ông Trần Luyến -

CT Hội khuyến học tỉnh Sơn La

chúc mừng và biểu dương tinh thần

vươn lên học tập của sinh viên và

biểu dương những nỗ lực của CB

giảng viên Nhà trường trong việc nỗ

lực nâng cao chất lượng đào tạo…;

TS. Nguyễn Văn Bao - Hiệu trưởng

Nhà trường chúc mừng và giao

nhiệm vụ cho CB giảng viên và SV

tiếp tục phấn đấu thi đua dạy tốt,

học tốt góp phần xây dựng, phát

triển Nhà trường. ThS. Lừ Thị Minh

TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI

Từ ngày 22.12 đến ngày

26.12.2012, Đảng uỷ Trường ĐH Tây

Bắc tổ chức mở lớp học bồi dưỡng kết

nạp Đảng cho 276 quần chúng ưu tú là

đối tượng gần của Đảng.

Qua 05 ngày học tập, học viên đã

được nghe báo cáo viên Đảng uỷ

trình bày 5 chuyên đề: Khái quát lịch

sử ĐCSVN; Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH; Một số nội dung cơ bản của

Điều lệ ĐCSVN; Học tập và làm

theo tư tưởng và tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh; Phấn đấu trở thành

Đảng viên ĐCSVN…

Sau khi kết thúc các chuyên

đề, mỗi học viên đã tiến hành

viết bài kiểm tra đạt 100% chất

lượng yêu cầu./.

VP Đảng uỷ

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC THỜI SỰ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 41

10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2012

1. Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú

Trọng thăm và làm việc với Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư

khẳng định ý nghĩa và tầm quan

trọng của GD&ĐT đối với sự phát

triển của đất nước, góp phần đào

tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài. Tổng Bí thư mong muốn

Bộ GD&ĐT làm tốt chức năng

tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, phối

hợp... nỗ lực hoàn thành tốt sứ

mệnh thiêng liêng cao cả mà Đảng,

Nhà nước, nhân dân giao phó -

chăm lo sự nghiệp trồng người.

2. Kết luận Hội nghị lần thứ

sáu BCH Trung ƣơng Đảng

khoá XI về “Đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH

trong điều kiện kinh tế thị

trƣờng định hƣớng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Kết luận nêu rõ phương hướng

chủ yếu đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, với các nhiệm

vụ cơ bản là: quán triệt và thể hiện

bằng kế hoạch, chương trình hành

động cụ thể quan điểm giáo dục và

đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải

đi trước và được đầu tư trước; triển

khai thực hiện Quy hoạch phát

triển nhân lực của tỉnh, thành và

Bộ, ngành; một số nhiệm vụ cụ thể

khác về giáo dục mầm non, giáo

dục tiểu học, giáo dục trung học và

giáo dục đại học.

3. Luật Giáo dục đại học đƣợc

thông qua.

Ngày 02.7.2012, Chủ tịch nước

đã ký Lệnh số 06/2012/L-CTN

công bố Luật Giáo dục đại học đã

được Quốc hội nước Cộng hoà

XHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ

họp thứ 3 thông qua ngày

18.6.2012, có hiệu lực thi hành kể

từ ngày 01.01.2013. Luật Giáo dục

đại học được ban hành là sự kiện

có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng

cao chất lượng tổ chức và hoạt

động giáo dục ĐH, góp phần đổi

mới căn bản và toàn diện GD VN.

4. Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt "Chiến lƣợc phát triển

giáo dục 2011-2020".

Ngày 13.6.2012 Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 711/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến

lược phát triển giáo dục giai đoạn

2011-2020". Chiến lược phát triển

giáo dục giai đoạn 2011-2020 được

ban hành làm cơ sở để triển khai

thực hiện đổi mới căn bản toàn

diện giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ

thống giáo dục quốc dân; củng cố,

hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo

viên… đổi mới nội dung, phương

pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh

giá chất lượng giáo dục…

5. Chính phủ, Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành một số văn

BẢN TIN NỘI BỘ TIN TỨC THỜI SỰ

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 42

bản quan trọng tạo hành lang

pháp lý trong giáo dục, góp phần

giải quyết những bức xúc xã hội. Ngày 26.9.2012, Chính phủ đã

ban hành Nghị định số

73/2012/NĐ-CP quy định về hợp

tác, đầu tư của nước ngoài trong

lĩnh vực GD; Ngày 16.5.2012, Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT,

quy định về dạy thêm, học thêm.

Tổ chức dạy thêm, học thêm trong

nhà trường; Tổ chức dạy thêm, học

thêm ngoài nhà trường; Thu và

quản lý tiền học thêm...

6. Tiếp tục đổi mới và nâng

cao hiệu quả hoạt động thanh

tra, kiểm tra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối

hợp với các Bộ, ngành, địa phương

tổ chức kiểm tra việc thực hiện

Nghị quyết 50/2010/NQ-QH đối

với 86 trường Đại học, Cao đẳng;

thanh tra 14 đơn vị liên kết đào tạo

với nước ngoài, có 05 cơ sở đào tạo

có yếu tố nước ngoài đã bị thu hồi

giấy phép hoạt động; thanh tra một

số hoạt động của 1 số trường Đại

và một số cơ sở giáo dục.

7. Lần đầu tiên 100% học sinh

dự thi Olympic khu vực và quốc

tế đoạt huy chƣơng.

Lần đầu tiên trong lịch sử dự thi

Olympic khu vực và quốc tế các

môn văn hoá dành cho học sinh

THPT, 31/31 lượt HS của 6 đội

tuyển quốc gia đều đoạt huy

chương (có 5 HC Vàng, 15 HC

Bạc, 11 HC Đồng. Đội tuyển quốc

gia môn Toán, với 01 HC Vàng và

3 HC bạc và 2 HC Đồng trở lại tốp

10 đội tuyển quốc gia có thành tích

cao nhất Olympic Toán quốc tế).

Lần đầu tiên, 3 HS trường THPT

Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã

đoạt giải nhất Hội thi NCKH-Kỹ

thuật quốc tế (Intel ISEF).

8. Tôn vinh nhà giáo.

Trong năm 2012 có 40 nhà giáo

được phong tặng danh hiệu Nhà

giáo Nhân dân và 570 nhà giáo

được phong tặng Nhà giáo Ưu tú.

Bộ GD&ĐT đã tổ chức gặp mặt

biểu dương, khen thưởng 128 nữ

nhà giáo có thành tích xuất sắc,

công tác tại biên giới, hải đảo vùng

có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt

khó khăn vào ngày 09.11.2012

9. Tổ chức thành công Hội

khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần

VIII - 2012 và đoàn Thể thao SV

VN tham dự Đại hội Thể thao

SV Đông Nam Á lần thứ 16 tại

Viên Chăn - Lào đạt thành tích

thứ 2 toàn đoàn trên 11 nƣớc.

10. Bộ GD&ĐT chủ trì, phối

hợp với Hội Cựu Giáo chức VN

tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm

Giáo dục thời kỳ chống Mỹ cứu

nƣớc ở miền Nam và khánh

thành Bia lƣu niệm Tiểu ban

giáo dục miền Nam.

Thu Hương

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN HOÁ – XÃ HỘI

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 43

ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT Ở MIỀN BẮC

Từ xa xưa, người dân Việt

Nam luôn tâm niệm rằng phải

có những mâm cỗ Tết vào

những ngày Tết cổ truyền, bởi

vì “Đói thì ăn cơm cha mà

muốn no thì phải ăn ba ngày

Tết”. Mỗi miền quê trên đất

nước ta lại có những mâm cỗ tết

khác nhau, nhưng vẫn mang

đậm bản sắc văn hoá dân tộc

Việt Nam. Dưới đây là một vài

nét đặc trưng về ẩm thực cổ

truyền của người dân Miền Bắc

trong ngày Tết nguyên đán.

Ngày Tết, luôn có những

món ăn đặc trưng cho mỗi

vùng, người dân Việt Nam

chuẩn bị những mâm cỗ đón tết

đầy đủ theo phong tục cổ

truyền được truyền từ đời này

qua đời khác. Bên cạnh đó còn

có một phong tục ẩm thực khác

đó là mâm ngũ quả. Dân tộc ta

quan niệm cuộc đời con người

dính với ngũ hành: kim, mộc,

thuỷ, hoả, thổ; nấu ăn thì phải

làm sao có ngũ sắc - năm màu

(vàng, đen, trắng, đỏ, xanh);

nếm thức ăn phải có năm vị

(ngọt, mặn, chua, cay, đắng)...

Mâm ngũ quả

Theo phong tục người Việt

Nam, Tết là ngày gia đình đoàn

tụ, sum họp, thăm hỏi sức khoẻ,

chúc nhau những lời tốt đẹp

nhất sang năm mới. Đặc biệt,

Tết còn là ngày con cháu thể

hiện lòng hiếu đế với ông bà, tổ

tiên mình. Người Bắc thường

dùng cụm từ “mâm cao, cỗ

đầy” để nói lên ý nghĩa mâm

cơm dành cho dịp trọng đại.

Mô tả những mâm cỗ truyền

thống truyền thống của người

Việt miền bắc và Bắc trung bộ

ngày xưa. Mâm cơm để cúng

giao thừa, cúng kiếng để rước

ông bà, tổ tiên thường là những

món ăn cổ truyền như bánh

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN HOÁ – XÃ HỘI

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 44

chưng, gà luộc, dưa hành và

mâm ngũ quả. Ngoài hoa, quả

chưng trên bàn thờ, mâm cơm

cúng Giao thừa còn có những

món ăn có tính truyền thống,

vừa làm xong để chuẩn bị đón

năm mới. Mâm cơm cúng Giao

thừa không quá cầu kỳ, không

bày biện nhiều món rườm rà mà

cần đầy đủ theo nghi thức

truyền thống. Các món ăn giành

cùng giao thừa thường có cặp

bánh chưng nấu xong, là đôi gà

luộc nóng hổi, là dĩa thịt kho

trứng vừa chuẩn bị cho những

ngày Tết cùng với giò, chả, xôi

gấc … Các món ăn trong mâm

cơm cúng Giao thừa trước là

cúng Trời, Đất, ông bà tổ tiên,

sau là dịp để con cháu sum vầy,

quây quần cùng nhau vào thời

khắc cuối cùng của một

năm. Tuỳ từng địa phương và

từng gia đình mà chuẩn bị mâm

cỗ ngày Tết không hoàn toàn

giống nhau. Sự khác biệt này

thể hiện ở vùng miền khác nhau

như mâm cỗ Tây Bắc khác Hà

Nội, Nam Định khác với Quảng

Ninh. Nhưng nhìn chung, trong

mâm cỗ người miền Bắc luôn

áp dụng theo câu thành ngữ:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh

chưng xanh”

Bánh chưng xanh

Bởi họ quan niệm ngày Tết

mà không có dưa hành, bánh

chưng, thịt mỡ thì không phải

Tết. Miền Bắc thích ăn bánh

chưng, đây là nét đặc trưng của

món ăn ngày Tết. Trời lạnh nên

các hộ gia đình ngoài Bắc luôn

luôn chuẩn bị các loại thịt (thịt

nướng, lạp xưởng, quay, giò,

chả lụa, thịt hun khói…) đặc

biệt là thịt đông.

Món ăn bày trên đĩa, cơ bản

là có thịt gà, thịt heo, nem giò

lụa. Giò lụa cũng là món ăn tiêu

biểu tinh hoa của ẩm thực Việt

thể hiện tính lấy tự nhiên làm

gốc vừa ngon vừa lành.

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN HOÁ – XÃ HỘI

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 45

Chân giò nấu măng

Không thể thiếu món măng

hầm chân giò, các món

thịt ninh, hầm, canh miến mọc,

các món tần. Các món bày trên

đĩa được dùng trước, thường là

để nhắm với rượu và ăn chung

với xôi. Đó là những món ăn

không thể thiếu trong mâm cỗ

truyền thống miền Bắc. Bên

cạnh những món trên, tuỳ từng

gia đình, có những nơi còn có

các món cá chép, cá trắm kho

riềng, cuốn diếp... Món tráng

miệng ngoài các loại mứt như

mứt sen, quất, gừng, ô mai mơ,

gừng còn có món chè kho cũng

rất được ưa chuộng vì vừa thơm

ngon, lại có tính giải độc và giải

rượu do được chế biến từ

nguyên liệu đậu xanh. Người

Miền Bắc dùng rượu nếp để

chúc Tết. Món ăn chơi dùng để

tráng miệng ngày Tết là mứt,

kẹo và trái cây.

Giò lụa

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN HOÁ – XÃ HỘI

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 46

Mâm ngũ quả của người Bắc

luôn có quả phật thủ, hoặc quả

bưởi bày ở chính giữa, đặt lên

trên nải chuối xanh. Kế đến là

các loại quả khác như cam,

quýt, mứt tết…

Các món ăn chế biến cho các

bữa ăn trong dịp đầu năm mới là

những món truyền thống. Ngày

nay khi kinh tế phát triển, các

món truyền thống ngày Tết như

bánh chưng, bánh tét, thịt kho

trứng vịt, giò, chả, nem... đều có

thể thưởng thức quanh năm.

Thay vào đó, ngày nay người

ta chú ý đến yếu tố tiện dụng.

Thời gian “ăn Tết” cũng rút

ngắn, các món ăn chế biến vào

dịp Tết cũng được cân nhắc kỹ

lưỡng về dinh dưỡng, sức khoẻ.

Mâm cỗ Tết ngày nay được đơn

giản hoặc được thêm thắt vài

món ăn có tính cách tân, nhằm

thay đổi khẩu vị cho gia đình.

Đảm bảo cân bằng về dinh

dưỡng, món ăn phù hợp với ẩm

thực hiện đại mà vẫn giữ được ý

nghĩa truyền thống và sự thiêng

liêng trong tâm thức mỗi người

Việt.

Thảo Nguyên

Xin trải lòng ra, đón nắng về

Xuân vàng rực rỡ khắp sơn khê

Có ai biết được nơi vườn cúc

Nụ bạch đang chờ điểm sắc lê

Hoa của mười phương đã thịnh khai

Từ Âu sang Á cánh đào mai

Mầu lê trinh tuyết càng trong sáng

Người đã bao giờ quên nhớ ai

Ngày trắng pha hồng Xuân, rất Xuân

Đường mây bát ngát đợi đăng vân

Hoa như đang kết thành Xuân tứ

Cứ mỗi bài thơ thả một vần

Hãy chúc nhau Xuân vàng bất tận

Trên quê hương đại mộng viên thành

Những cành lê tuyết từ muôn dặm

Trao tặng non sông vạn ý lành

Cao Mỵ Nhân

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN HOÁ – XÃ HỘI

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 47

ĐÓN XUÂN

Nắng xuân phớt nhẹ má em hồng

Tiếng xuân thầm thì nỗi nhớ mong

Lộc xuân mơn mởn trên cành biếc

Gió xuân nâng nhẹ bước thong

dong.

Những công trình mới đã khởi công

Nhịp cầu cong vút ở bên sông

Hai chiều giao lộ người qua lại

Nối tấm lòng với mọi tấm lòng.

Du xuân lữ khách bước xuống

thuyền

Dạt dào sóng nước vỗ êm đềm

Hai bờ hàng cây xanh chào đón

Dòng sông xanh như dải lụa mềm.

Tình Xuân xin gửi người xa cách

Có nhớ thành phố trẻ đang lên

Hạnh phúc đến trong từng dự án

Con đường xưa giờ rộng thênh thênh.

Rồng thần bàn giao năm Quý Tỵ

Mã đáo chẳng thua kém anh em

Mừng năm mới bà con trăm họ

Hạnh phúc an khang thịnh vượng thêm.

Anh Đào

BẢN TIN NỘI BỘ VĂN HOÁ – XÃ HỘI

SỐ 03, 04 – THÁNG 02.2013 48