kẻ khổng lồ bên cạnh ta - zung.zetamu.netzung.zetamu.net/files/giantnextdoor.pdf · tq,...

31
Kẻ khổng lồ bên cạnh ta Vào năm 2010, TQ (Trung Quốc) đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, vượt lên trên Nhật Bản, và đang trên đà trở thành nền linh tế lớn nhất thế giới trong 1-2 thập kỷ tới. Từ một nước nghèo nàn và lạc hậu về kinh tế, với thu nhập bình quân trên đầu người dưới chỉ có 229USD/năm vào năm 1975 theo số liệu của Liên Hiệp Quốc1, ngày nay TQ đã có thu nhập bình quân đầu người trên 7000 USD/năm (tính theo PPP). Trong hơn 3 thập kỷ qua, từ sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và đưa ra chính sách cải cách nhằm hiện đại hóa TQ, TQ đã tăng trưởng rất nhanh, ở mức trên dưới 10% một năm. Nhiều thành phố lớn của TQ ngày nay đã hiện đại không kém gì các thành phố lớn ở phương Tây. Và người ta đã nói đến «G2», tức là TQ và Mỹ, cùng nhau «cai quản» thế giới. Sự đi lên của TQ có rất nhiều hệ quả, cho thế giới. Ví dụ như, TQ sẽ thay thế Mỹ trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Đồng tiền nhân dân tệ của TQ sẽ trở thành một trong các ngoại tệ mạnh được dùng làm ngoại tệ dự trữ trên thế giới, trong khi vai trò của USD thì giảm đi. Nhiều nước, trong đó có VN, có nguy cơ trở thành rất phụ thuộc vào TQ về kinh tế. Nhưng đồng thời, sự đi lên của TQ cũng có thể kéo VN lên theo. Bài viết này nhằm phân tích về sự đi lên của TQ trong hơn 3 thập kỷ qua, và những vấn đề của họ, đồng thời đưa ra một số so sánh với VN, và nhằm rút ra một số bài học cho VN. Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến những điểm sau, mỗi điểm được trình bầy trong một mục: - Triết lý "mèo trắng mèo đen" - Truyền thống tiết kiệm - Sức mạnh tỷ người - Quân bài nhân công rẻ mạt - Chính sách đồng tiền yếu - Chủ nợ của thế giới - Thực dân kinh tế thế kỷ 21 - Làn sóng Hoa Kiều mới - Mua chuộc Đài Loan - "Lục địa hóa" Hồng Kông - Hiện đại hóa quân sự - Phát triển công nghệ - Tự do mậu dịch - Sức mạnh mềm - "Bịt miệng" Thiên An Môn - Vấn nạn tham nhũng - Sự xụp đổ của xã hội tiêu thụ ? - Những bài học cho VN ? Bài phân tích này được viết sau khi tôi đọc cuốn sách «Le Vampire du Milieu: Comment la Chine nous dicte sa loi» của hai tác giả Philippe Cohen (tổng biên tập tạp chí Marianne của Pháp) và Luc Richard (một nhà viết bình luận đã sống 10 năm qua ở TQ), xuất bản ở Pháp năm 2010. Quyển sách đó có rất nhiều thông tin thú vị và cập nhật (cho đến năm 2010) về 1 Xem http://data.un.org/Data.aspx?q=china+GDP&d=CDB&f=srID%3A29922%3BcrID%3A156

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Kẻ khổng lồ bên cạnh ta

Vào năm 2010, TQ (Trung Quốc) đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, vượt lên trên Nhật Bản, và đang trên đà trở thành nền linh tế lớn nhất thế giới trong 1-2 thập kỷ tới. Từ một nước nghèo nàn và lạc hậu về kinh tế, với thu nhập bình quân trên đầu người dưới chỉ có 229USD/năm vào năm 1975 theo số liệu của Liên Hiệp Quốc1, ngày nay TQ đã có thu nhập bình quân đầu người trên 7000 USD/năm (tính theo PPP). Trong hơn 3 thập kỷ qua, từ sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và đưa ra chính sách cải cách nhằm hiện đại hóa TQ, TQ đã tăng trưởng rất nhanh, ở mức trên dưới 10% một năm. Nhiều thành phố lớn của TQ ngày nay đã hiện đại không kém gì các thành phố lớn ở phương Tây. Và người ta đã nói đến «G2», tức là TQ và Mỹ, cùng nhau «cai quản» thế giới.

Sự đi lên của TQ có rất nhiều hệ quả, cho thế giới. Ví dụ như, TQ sẽ thay thế Mỹ trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Đồng tiền nhân dân tệ của TQ sẽ trở thành một trong các ngoại tệ mạnh được dùng làm ngoại tệ dự trữ trên thế giới, trong khi vai trò của USD thì giảm đi. Nhiều nước, trong đó có VN, có nguy cơ trở thành rất phụ thuộc vào TQ về kinh tế. Nhưng đồng thời, sự đi lên của TQ cũng có thể kéo VN lên theo.

Bài viết này nhằm phân tích về sự đi lên của TQ trong hơn 3 thập kỷ qua, và những vấn đề của họ, đồng thời đưa ra một số so sánh với VN, và nhằm rút ra một số bài học cho VN. Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến những điểm sau, mỗi điểm được trình bầy trong một mục:

- Triết lý "mèo trắng mèo đen"- Truyền thống tiết kiệm- Sức mạnh tỷ người- Quân bài nhân công rẻ mạt- Chính sách đồng tiền yếu- Chủ nợ của thế giới- Thực dân kinh tế thế kỷ 21- Làn sóng Hoa Kiều mới- Mua chuộc Đài Loan- "Lục địa hóa" Hồng Kông- Hiện đại hóa quân sự- Phát triển công nghệ- Tự do mậu dịch- Sức mạnh mềm- "Bịt miệng" Thiên An Môn- Vấn nạn tham nhũng- Sự xụp đổ của xã hội tiêu thụ ?- Những bài học cho VN ?

Bài phân tích này được viết sau khi tôi đọc cuốn sách «Le Vampire du Milieu: Comment la Chine nous dicte sa loi» của hai tác giả Philippe Cohen (tổng biên tập tạp chí Marianne của Pháp) và Luc Richard (một nhà viết bình luận đã sống 10 năm qua ở TQ), xuất bản ở Pháp năm 2010. Quyển sách đó có rất nhiều thông tin thú vị và cập nhật (cho đến năm 2010) về

1 Xem http://data.un.org/Data.aspx?q=china+GDP&d=CDB&f=srID%3A29922%3BcrID%3A156

TQ, và tôi có trích dẫn lại nhiều tin đó trong bài viết này, kể cả những chỗ không ghi cụ thể là có trích từ sách. Tuy nhiên, về mặt phân tích thì tôi không theo hai tác giả này (mà tôi cho là quá lo sợ và nghi kị TQ), và muốn có cái nhìn khách quan hơn về TQ. Để viết bài này, tôi có tham khảo thêm nhiều tài liệu khác về TQ.

Tăng trưởng kinh tế của TQ và Mỹ trong 30 năm 1978-2008 (theo Bloomberg)

Triết lý mèo trắng mèo đen

Mao Zedong (Mao Trạch Đông2) thành lập nước TQ mới (CHND Trung Hoa) vào năm 1949, và muốn đưa TQ đi theo CNCS để trở thành một cường quốc cộng sản trên thế giới, dựa trên học thuyết Marx-Lenin cộng với triết lý của Mao, lan tỏa ảnh hưởng đến toàn cầu. Thế nhưng, các chính sách «nặng mầu tư tưởng» của Mao đã làm cản trở sự phát triển của TQ. Có thể kể đến một số chiến dịch tai hại do Mao phát động như:

- «Cải cách ruộng đất», 1953 (đấu tố «địa chủ», nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng)- «Đại nhảy vọt», 1958-1961 (gây nên thảm họa kinh tế với 20 triệu người bị chết đói)- «Cách mạnh văn hóa», 1966-1971 (hủy hoại tầng lớp trí thức và nền khoa học TQ)

Một việc có lợi cho TQ mà Mao làm được là bình thường hóa quan hệ với đế quốc Mỹ, một «kẻ thù về hệ tư tưởng», vào năm 1972, với chuyến đi thăm TQ lịch sử của tổng thống Nixon. Nhưng phải đợi đến sau năm 1976, khi Chu Ân Lai (thủ tướng TQ) và Mao chết, và Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình, sinh năm 1904)3 lên nắm quyền, TQ mới thực sự thay đổi quĩ đạo, bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh, để từ một nước nghèo khó trở thành đại cường quốc tranh dành ngôi bá chủ thế giới với Mỹ vào năm 2010.

Đặng Tiểu Bình từng là tướng quân đội và từng làm phó thủ tướng dưới thời Mao, nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hóa bị Mao buộc tội là «hữu khuynh» và bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976, và con trai của Đặng Tiểu Bình thì bị thủ tiêu. Khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay đã khôi phục lại Đặng Tiểu Bình, và sau đó họ Đặng với uy tín cao hơn trong

2 Vì các tư liệu tôi tham khảo chủ yếu là nguồn nước ngoài, nên sẽ dùng phiên âm nước ngoài của các danh từ riêng tiếng TQ, từ nào mà tôi biết phiên âm Hán-Việt thì sẽ chú thích thêm phiên âm Hán Việt vào.3 Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Deng_Xiaoping

hàng ngũ lãnh đạo đã nắm quyền và cho Hoa Quốc Phong về hưu.

Trong các câu triết lý thâm thúy của Đặng Tiểu Bình, nổi tiếng nhất có lẽ là câu: Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột. Từ lúc Đặng Tiểu Bình lên, TQ đã áp dụng triệt để triết lý «mèo trắng mèo đen», rũ bỏ các chính sách nặng mầu «hệ tư tưởng» (ideology), và lập nên các chính sách «thực dụng» (pragmatic) nhằm giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế và ổn định xã hội TQ, khiến thế giới phải nể sợ.

Một số biểu hiện cụ thể của học thuyết «mèo trắng mèo đen» là:

- Từ năm 1978, TQ bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế4. Chủ nghĩa tư bản hay kinh tế thị trường không bị coi là xấu nữa, cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp (mô hình nông nghiệp XHCN) được xóa đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp. Vào năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm đến 70% nền kinh tế TQ (tuy nhiên, cần hiểu rằng, các hãng gọi là «tư nhân» ở TQ vẫn có nhà nước chiếm cổ phần khá lớn, hoặc/và do con cháu các vị lãnh đạo ĐCS làm chủ).

- Về mặt đối ngoại, TQ chơi với bất cứ bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao điều này có lợi về kinh tế cho họ. Không còn phân biệt «địch ta» về ý thức hệ nữa.Ví dụ, khi Taliban nắm chính quyền ở Afganistan thì TQ chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đổ và chính phủ mới lên thay, thì TQ lại chơi ngay với chính phủ mới, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản ở đó. TQ dùng tất cả các «thủ đoạn» như đe dọa, chia rẽ, và đặc biệt là mua chuộc, để đưa dần các nước khác vào «vòng kiểm soát» của mình.

- ĐCS TQ vẫn là đảng cầm quyền, cai trị TQ bằng bàn tay sắt, và vẫn tự nhận mình là gốc Marx-Lenin5. Thế nhưng nó chỉ còn «cộng sản» trên tên gọi (trừ yếu tố «chuyên chính» giống chế độ Soviet), chứ các chính sách do ĐCS TQ đưa ra hoàn toàn không bị ảnh hưởng của các học thuyết cộng sản từ trước, và lãnh đạo TQ không hề dấu diếm điều đó. ĐCS TQ thích kết bạn với những đảng nào đang mạnh, đang nắm quyền, chứ không phải là với các ĐCS đang lép vế ở các nước khác. Ví dụ, vào tháng 10/2009, đảng UMP (đảng phái hữu đang cầm quyền ở Pháp), chứ không phải đảng cộng sản hay xã hội của Pháp, đã ký một «hiệp định lịch sử kết nghĩa anh em» với ĐCS TQ6.

Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung cũng có thể xem như là một trò mèo trắng mèo đen của Đặng Tiệu Bình để củng cố quyền lực. Đặng đem 200 nghìn quân đánh qua biên giới VN trong 1 tháng vào năm 1979 để «cho VN 1 bài học» rồi rút về (chứ không định đánh chiếm VN), đồng thời trải 1,5 triệu quân dọc biên giới LX-TQ để «đề phòng chiến tranh với LX». Cuộc chiến này làm cả VN và TQ thiệt hại (phía TQ chết 7 nghìn lính, phía VN chết hàng chục nghìn người cả lính và dân thường), tuy cả hai bên nhận phần thắng về mình7. «Kẻ thắng trận» ở đây là Đặng: trong khi phe bảo thủ ở TQ mải chiến tranh thì Đặng đã củng cố được quyền lực của mình trong ĐCS TQ.

Theo triết lý mèo trắng mèo đen, thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao trở thành giầu có quyền lực. Trên thực tế, ở TQ ngày nay, các quyền lợi chính trị và kinh tế

4 Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_economic_reform5 Khi Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) lên nối ngôi Đặng Tiểu Bình, có đề xướng ra «3 đại diện» của ĐCS TQ: học thuyết Marx-Lenin, tư tưởng Mao, và triết lý Đặng.6Theo sách «Le Vampire du Milieu" của Cohen và Richard, Chương 8. 7 Theo: http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Vietnamese_War

(tư nhân) gắn chặt nhau, những người «cộng sản» và «tư bản» là «cùng một thuyền» (nếu không phải là «cùng một người»), tạo thành giai cấp cầm quyền ở TQ. Phần lớn các nhà tư bản của TQ là «tư bản đỏ», tức là từ ĐCS mà ra. Theo một tin của Tân Hoa Xã TQ đưa ra vào tháng 10/2006, trong số 3220 tỷ phú (tiền nhân dân tệ) tại TQ, có đến 2932 «hoàng tử đỏ», tức là con cháu của các lãnh đạo cao cấp của ĐCS TQ, chiếm 91% ! Khoảng cách giữa người giầu và người ghèo ở TQ tăng lên trong mấy chục năm qua, nhưng ngày nay không còn ai nói đến chuyện «đấu tranh giai cấp» nữa.

Truyền thống tiết kiệm

Truyền thống tiết kiệm của dân TQ là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp tích lũy làm giầu của họ. TQ là nước có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới, và trong 2 thập kỷ qua tỷ lệ đó còn tiếp tục tăng lên. Nếu như vào thời điểm 1990 tỷ lệ tiết kiệm của TQ là khoảng 39% , thì con số đó tăng lên đến mức 53% vào năm 2008, tức là tư nhân và nhà nước chỉ tiêu thụ 47% tổng tài sản làm gia, còn lại là tiết kiệm. Để so sánh, cũng quãng năm 2008, tỷ lệ tiết kiệm ở Ấn Độ đạt khoảng 30%, ở Việt Nam đạt khoảng 35%, còn ở các nước tư bản phát triển thì thấp hơn, chẳng hạn ở Pháp đạt khoảng 20%, và ở Mỹ chỉ khoảng 13%. Nếu chỉ tính tư nhân, thì tỷ lệ tiết kiệm của tư nhân (thu nhập trừ đi chi tiêu của tư nhân) ở TQ vào năm 2008 vào quãng 28%, so với các nước khác: Ấn Độ 32% (tăng lên mạnh từ mức 20% vào năm1998), Pháp 15%, Đức 11%, và ở Mỹ chỉ có hơn 2%. (Số liệu lấy từ nhiều nguồn khác nhau)8.

Bảng trên: Tỷ lệ tiết kiệm của các gia đình (tính trên thu nhập đã trừ thuế) ở một số nước thuộc OECD trong các năm 2000-2010. (Nguồn: OECD). Những nước nào có tỷ lệ tiết kiệm thấp thì dễ suy thoái hay khủng hoảng. Ví dụ Hy Lạp gần như vỡ nợ vào năm 2010.

Các khoản tiết kiệm được thể hiện ở đâu ? Nó thể hiện ở những tài sản bền vững tồn tại lâu dài và những khoản đầu tư, như nhà cửa, công ty, máy móc, khoa học và công nghệ mới, v.v., và những khoản đầu tư ra nước ngoài: các công ty ở nước ngoài, các dự trữ tài nguyên mua được của nước ngoài, các khoản cho nước ngoài vay, v.v. Tổng cộng các khoản đầu tư của

8 Xem thêm chi tiết về tỷ lệ tiết kiệm ở TQ: Xinhua He, Yongfu Cao, Understanding high saving rate in China, China & World Economy, Vol. 15 (2007), No. 1, 1-13.

Country  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010 Australia 2 3.5 0.6 -0.5 -0.4 -0.2 1.3 1.5 1.6 4.3 2.8Canada 4.7 5.2 3.5 2.6 3.2 2.1 3.5 2.5 3.7 5 3.8Denmark -4 2.1 2.1 2.4 -1.3 -4.2 -2.3 -3.2 -2.4 3.2 4.9Germany 9.2 9.4 9.9 10.3 10.4 10.5 10.5 10.8 11.2 11.3 12Hungary 8.9 8.5 6.4 4.3 6.8 6.1 7.5 4.6 3 3.7 5.3Italy 8.4 10.5 11.2 10.3 10.2 9.9 9.1 8.2 8.6 8.4 7.7Japan 8.7 5.1 5 3.9 3.6 3.9 3.8 2.4 2.3 2.3 2.4Korea 9.3 5.2 0.4 5.2 9.2 7.2 5.2 2.9 2.9 3.6 3.5Poland 10.2 12 8.2 7.6 7.7 6.9 6.5 7.1 3.9 6.3 6.4Switzerland 11.7 11.9 10.7 9.4 9 10.1 11.4 12.7 12.8 15.3 15United States 2.9 2.7 3.5 3.5 3.4 1.4 2.4 1.7 2.7 4.3 3.4Greece -6 -7.5 -8 -7.3 -7.2 -8 -7.3

8.4 9.2 9.7 9.4 9.3 8.6 8.2 8.3 8.9Chile 6.5 7 6.8 6.4 7.2 7.1 7.7 7.7Estonia -3 -4 -6.5 -8.4 -11.7 -10.4 -9.6 -5.2France 15 15.7 16.8 15.7 15.8 15 15 15.5 15.3 16.3 15.6Portugal 10.2 10.9 10.6 10.5 9.7 9.2 8.1 6.1 6.4 8.8 6.9UK 4.7 6 4.8 5.1 3.7 3.9 2.9 2.2 1.5 7 6.4

Euro area

TQ ra nước ngoài có thể ước lượng cỡ vài nghìn tỷ USD. Riêng các khoản TQ cho Mỹ vay (chủ yếu dưới hình thức mua trái phiếu) đã lên tới một con số khổng lồ là 1700 triệu USD vào năm 2010. Ngoài ra, TQ còn mua quyền khai thác hay mua các công ty khai thác dầu mỏ, khoáng sản, rừng, đất nông nghiệp, v.v. ở khắp mọi nơi trên thế giới, và còn mua cổ phần hay mua đứt nhiều công ty nước ngoài. Một ví dụ gần đây: hãng xe Geely của TQ, có tiếng xấu là sản xuất xe không đảm bảo độ an toàn, vào năm 2010 đã mua đứt lại hãng xe Volvo, một hãng nổi tiếng về chất lượng xe tốt. Công ty đầu tư CIC (China Investment Corporation) của chính phủ TQ nắm trong tay 300 tỷ USD để đi đầu tư các nơi trên thế giới.

Có tiết kiệm thì mới có tiền đầu tư (mà không phải vay nợ), và tỷ lệ đầu tư cao thì tăng trưởng kinh tế nhanh. Nếu giả sử là số tiền đầu tư mới mỗi năm ở TQ tương đương với 40% GDP, và chỉ số hiệu quả đầu tư ICOR là 49, thì đủ để cho TQ giữ được tăng trưởng kinh tế ở mức 10%/năm. (Đây là ví dụ minh họa chứ không hẳn là con số thực tế, nhưng cho thấy ảnh hưởng của mức tiết kiệm và đầu tư trong nước đến tăng trưởng kinh tế, chưa tính đến các đầu tư của TQ ở nước ngoài mang về lợi nhuận mà không hiện lên trong GDP).

Khi có tiền tiết kiệm, dự trữ, thì nền kinh tế cũng an toàn, ổn định hơn là nếu đi vay để đầu tư và tiêu xài. Năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho nhiều nước lao đao, kinh tế đi xuống (tốc độ tăng trưởng âm) trong năm 2009. Nhưng TQ năm 2009 vẫn tăng trưởng ở mức rất cao là 8.7%, một mức mà ở nhiều nước khác lúc kinh tế thuận buồm xuôi gió nhất cũng không mơ đạt được. Đó chính là do TQ có nhiều tiền dự trữ, có thể tung ra gói kích cầu khổng lồ 600 tỷ USD vào cuối năm 2008 để kích thích kinh tế (trong khi các nước khác cũng muốn kích cầu, nhưng không có tiền để có thể làm mạnh như vậy). Khủng hoảng tài chính 2008 đã làm cho các nước «tư bản già cỗi» cũng như một loạt các nước đang phát triển yếu đi, nhưng lại làm cho TQ mạnh lên, nhờ thế mạnh dự trữ tài chính của họ.

Có một số nguyên nhân giải thích vì sao tỷ lệ tiết kiệm ở TQ lại rất cao, không những cao hơn rất nhiều so với các nước giàu, mà còn cao hơn nhiều so với cả các nước nghèo. Thứ nhất là truyền thống cần kiệm của người TQ: có thể làm việc rất nhiều mà không kêu ca, và có tinh thần tiết kiệm cao. Kể cả các Hoa Kiều sống ở các nước giàu, có thu nhập cao, nhưng vẫn giữ thói quen tiết kiệm: nhiều khi ghế rách còn ngồi được thì vẫn dùng mãi không chịu vứt đi thay cái khác. Thứ hai là, tuy thu nhập bình quân đầu người ở TQ hiện nay đã vào loại khá, không còn là nước nghèo nữa, nhưng phân chia rất không đều: có một tỷ lệ nhỏ gười giầu lên nhanh, với mức sống không kém gì phương Tây ở các thành phố lớn; nhưng phần lớn dân số (đặc biệt là những người ở vùng nông thôn) vẫn rất nghèo và sẵn sàng lao động với mức lương rẻ mạt chưa bằng 1/10 so với mức lương phương Tây cho cùng công việc. Lực lượng đông đảo đó không có nhiều tiền để tiêu dùng, và do vậy mức tiêu dùng chung ở TQ thấp. Một lý do nữa là, đồng RMB (nhân dân tệ) được giữ ở giá thấp so với USD góp phần làm giảm lượng tiêu thụ hàng ngoại ở TQ.

Một báo cáo của IMF (quĩ tiền tệ quốc tế) năm 200910 viết như sau: mức tiết kiệm tư nhân cao chưa chắc đã phải là điều tốt. Nó có thể là dấu hiệu của một hệ thống báo hiểm xã hội tồi, khiến cho người dân buộc phải tiết kiệm để đề phòng lúc cơ nhỡ. Và nó cũng có thể chứng tỏ là quản lý doanh nghiệp kém, khiến cho các doanh nghiệp có thể giữ lại phần lớn lợi nhuận mà không chịu chi trả cho cổ đông.

9 ICOR = incremental capital output ratio. ICOR = 4 tức là cần đầu tư thêm 4 đồng để tăng sản lượng hàng năm thêm 1 đồng. ICOR càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao. Đài Loan từng đạt ICOR < 3, TQ có ICOR > 4 trong những năm gần đây, còn VN có ICOR > 5.10 Olivier Blanchard and Gian Maria Milesi-Ferretti, Global Imbalances: In Midstream?, IMF Staff position note, 22/12/2009.

Có những người viện vào những lý do như trong báo cáo IMF nhắc tới phía trên để coi nhẹ đi tầm quan trọng của tỷ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc. Họ còn cho rằng nước Mỹ, một nước hiện có mức tiết kiệm vào loại thấp nhất thế giới, nếu tăng tiết kiệm lên sau đợt khủng hoảng tài chính 2008 thì sẽ chậm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng (?!). Tuy nhiên, tỷ lê tiết kiệm sụt giảm ở Mỹ trong suất mấy thập kỷ qua (nhân dân «được» thúc đẩy tiêu dùng quá nhiều, quá khả năng, theo kiểu «xã hội tiêu thụ») chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút thế lực kinh tế của Mỹ so với thế giới, nợ nước ngoài và thâm thụt cán cân thương mại trầm trọng của Mỹ trong những năm qua. Nếu Mỹ vực kinh tế dậy bằng cách tiếp tục kích thích tiêu pha quá khả năng, không tiết kiệm (như lời khuyên của một số nhà kinh tế), thì chỉ là đào hố sâu thêm cho mình.

Đối với các nước đã phát triển, vẫn phải giữ một tỷ lệ tiết kiệm tương đối (ví dụ như Pháp và Đức, với tỷ lệ tiết kiệm tương đối lớn), mới giữ được sự phát triển bền vững. (Thu nhập ít nhưng chi phí thấp, có nhiều của cải dự trữ thì cuối cùng vẫn giầu hơn là thu nhập cao nhưng chi phí cao, không có dự trữ). Muốn phát triển nhanh, từ nghèo khó trở nên giàu có, thì phải tiết kiệm nhiều. TQ hiểu rất rõ vấn đề này.

Trong những năm tới, khi hàng hóa TQ trên các thị trường quốc tế đã bão hòa, TQ sẽ buộc phải tăng tiêu thụ nội địa nếu muốn tiếp tục phát triển sản suất, không thì tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa. Điều này kéo theo là mức tiết kiệm của TQ sẽ phải giảm dần đi. Đến lúc mà TQ đạt thu nhập bình quân đầu người ngang bằng với các nước giầu hiện nay, thì tỷ lệ tiết kiệm cũng sẽ phải giảm đến một «mức tiết kiệm theo nguyên tắc vàng» (golden rule saving rate)11

Sức mạnh tỷ người

Vào năm 2010, nước TQ có 1340 triệu người, đông nhất thế giới, và bằng 20% của toàn thế giới. «Sức mạnh tỷ người» này là một lợi thế lớn của TQ trên trường quốc tế. Với dân số đông gấp hơn 4 lần Mỹ, chỉ cần đạt mức thu nhập bình quân đầu người bằng 1/4 Mỹ cũng sẽ đủ để TQ vượt lên trên Mỹ thành nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đối với các doanh nghiệp xuyên quốc gia (multi-national), thì thị trường TQ là quá lớn để mà có thể bỏ qua, và doanh nghiệp nào cũng mơ ước chiếm lĩnh được thị trường này. Bởi vậy từ khi cải cách kinh tế và mở cửa với Tư Bản vào năm 1978 và thiết lấp các «vùng kinh tế đặc biệt»12 (đấy là những vùng mà nước ngoài được đầu tư trực tiếp, với các luật lệ ưu đãi tự do hơn các vùng còn lại) từ những năm 1980, TQ đã không khó khăn gì trong việc thu hút đầu tư của tư bản nước ngoài. Biết được lợi thế thị trường lớn của mình, nên TQ có thế mạnh trong đàm phán thương mại với nước ngoài. Thông thường, để vào được thị trường TQ, các hãng phải nhân nhượng về chuyện chuyển giao công nghệ cho TQ, và lắp đặt sản phẩm tại TQ. Ví dụ, đi kèm thỏa thuận mua máy bay A320 của Airbus, TQ đạt được thỏa thuận lắp máy bay đó tại TQ, trong một công ty với 49% vốn thuộc về TQ. Chiếc A320 đầu tiên sản xuất tại TQ đã ra lò năm 2009.

11Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Golden_Rule_savings_rate12 Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Special_Economic_Zones

Shenzhen13 (Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông, gần Hồng Kông), ví dụ điển hình của vùng kinh tế đặc biệt, trong vòng 20 năm đã biến từ một làng nhỏ thành một thành phố trù phú và trung tâm tài chính với 10 triệu dân. (Ảnh lấy từ internet)

Nếu từ thời xưa, TQ đã làm được những công trình lớn như Vạn Lý Trường Thành, cũng là nhờ khả năng tập trung «sức mạnh tỷ người» của họ (tuy thời đó dân số TQ chưa đến 100 triệu14). Khi xảy ra chiến tranh biên giới Việt--Trung năm 1979, phía VN chế nhạo TQ là sử dụng chiến thuật «lấy thịt đè người». Nhưng khả năng «lấy thịt đè người», huy động được lực lượng lớn, chính là sức mạnh của TQ. Vì có lực lượng lớn nên họ có trọng lượng lớn trong mọi đàm phán trên thế giới, và có đủ nguồn năng lực để làm những công trình lớn mà những nước nhỏ không thể kham nổi. Thị trường nội địa lớn cũng giúp cho các công ty TQ, đặc biệt là trong các lĩnh vực cần có «economy of scale», dễ tồn tại và phát triển.

Tất nhiên, dân số đông quá thì không những chỉ có lợi, mà cũng có thể có hại, vì bùng nổ dân số kéo theo nhiều vấn đề về xã hội và môi trường, và đông dân quá thì không đủ của cải và tài nguyên thiên thiên để mà thỏa mãn các nhu cầu. Chính phủ TQ cũng nhận thấy là nước họ đã đông dân đến mức báo động, và trong nhiều năm kể từ 1979 áp dụng khắt khe chính sách «1 con» nhằm hạn chế tăng dân số. Theo ước tính, chính sách 1 con đã làm bớt đi 250 triệu lượt sinh đẻ ở TQ trong quãng thời gian từ 1979 đến 2000 (tức là nếu không có chính sách này, thì dân số TQ sẽ còn tăng thêm 250 triệu người nữa)15. Nếu như trong vòng 50 năm 1950-2000 dân số TQ tăng hơn gấp đôi, từ 550 triệu lên hơn 1200 triệu, thì dự kiến trong giai đoạn 2000-2050 dân số TQ sẽ chỉ còn tăng thêm khoảng 10%, và có nhiều khả năm giảm đi kể từ 2030.

13 Xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2m_Quy%E1%BA%BFn14 Xem biểu đồ dân số TQ trong 2 ngàn năm: http://afe.easia.columbia.edu/special/china_1950_population.htm15 Xem: http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/941511.stm

Biểu đồ dân số TQ (lấy từ internet)

Không nhất thiết phải đông dân mới lợi thế và phát triển được, mà còn phụ thuộc vào tổ chức nội bộ tốt và đối ngoại khôn khéo. Ví dụ, Thụy Sĩ chỉ có 8 triệu dân nhưng là một trong các nước giàu có và hạnh phúc nhất thế giới. Nhưng dù sao, đất rộng người đông hơn các nước khác là một lợi thế không nhỏ trong các quan hệ đối ngoại, nếu như giữ được đất nước thống nhất và chính quyền trung ương mạnh. Cái mà TQ sợ là đất nước «chia 5 xẻ 7», như đã từng xảy ra trong lịch sử TQ, sẽ làm TQ yếu đi. Chính vì điểm này nên TQ nhất quyết không muốn Đài Loan hay Tây Tạng độc lập. Cũng chính vì đoàn kết là sức mạnh nên TQ dùng chính sách chia để trị trong quan hệ đối ngoại, chia rẽ các nước hay các miền của một nước để ngăn không cho các đối thủ của mình mạnh lên nhiều. Chuyện đàm phán với các nước ASEAN về Trường Sa - Hoàng Sa là một ví dụ: TQ đòi đàm phán tay đôi với các nước chứ không đàm phán đa bên, vì nếu các bên kia thỏa thuận đoàn kết được với nhau thì làm yếu thế TQ.

Quân bài nhân công rẻ mạt

Các vùng nông thôn TQ cung cấp cho TQ một lực lượng nhân công rẻ mạt khổng lồ: ước tính có khoảng 250 triệu người nông dân TQ không có việc ở nông thôn, trong đó có 140 triệu đi làm «culi» ở các nơi, còn 110 triệu «lực lượng dự trữ» có thể huy động được16. Ở vùng quê của họ rất nghèo, nên các nhân công này sẵn sàng chấp nhận các công việc nặng nhọc với mức lương thấp (hiện lương trung bình quãng 200 USD/ tháng, chưa bằng 1/10 so với ở nhiều nước phương Tây).

16 Theo sách «The Vampire du Milieu» của Cahen & Richard, Chương 1.

Tất nhiên, hàng trăm triệu nhân công nghèo khó của TQ muốn được hưởng lương cao hơn, chế độ bảo hiểm xã hội và điều kiện lao động tốt hơn. Nhưng ở nông thôn không có việc làm, còn đói khổ hơn là đi làm «culi» ở thành phố, nên họ lép vế và đành chấp nhận mức lương rẻ mạt, điều kiện làm việc căng thẳng, và chế độ bảo hiểm hầu như không có gì, trong nền «kinh tế thị trường» ở TQ. Các doanh nghiệp không vội vàng gì tăng lương cho nhân công vì muốn giữ thế cạnh tranh và lợi nhuận, và nhà nước TQ cũng không vội vàng gì trong việc can thiệp đòi tăng quyền lợi của nhân công, vì nhân công rẻ mạt là lợi thế của TQ.

Lương của nhân công TQ có tăng trong những năm qua, nhưng tăng chậm hơn so với tăng trởng kinh tế, và vẫn sẽ còn thấp hơn hàng chục lần so với các nước phương Tây trong những năm tới. Theo một con số chính thức của chính phủ TQ, thì lương tháng trung bình của công nhân ở TQ trong giai đoạn 2002-2007 tăng lên từ 700 nhân dân tệ thành 1400 nhân dân tệ (khoảng 200 USD theo tỷ giá hiện tại) tuy nhiên theo một số quan sát viên thì con số tăng trưởng 2 lần này có phần phóng đại.

Không ai có thể cạnh tranh nổi với TQ về chi phí lao động, kể cả các nước đang phát triển khác. Bởi vậy hàng loạt các hãng nước ngoài, từ nhỏ đến lớn, đã di chuyển khâu sản xuất sang TQ, và TQ nghiễm nhiên trở thành «xưởng sản xuất của thế giới»: nguyên nhiên vật liệu được nhập từ các nơi về TQ, chế biến ra hàng hóa tại TQ, rồi lại được xuất lại sang các nước khác. Đài Loan, trung tâm sản suất đồ điện tử bán dẫn cho toàn thế giới trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, cũng đã chuyển đến 80% khâu sản xuất sang Trung Quốc.

Các nước giàu dịch chuyển phần sản xuất sang nhiều nước nghèo, trong đó có cả VN, chứ không chỉ riêng TQ. Và các doanh nghiệp lớn nước ngoài cũng không muốn bị phụ thuộc vào một nguồn sản xuất duy nhất là TQ, mà muốn chia bớt sản xuất ra các nước khác để giảm rủi ro. Tuy nhiên, TQ chiếm vị thế áp đảo hơn hẳn các nước khác trong sản xuất hàng tiêu dùng. Ngay tại VN cũng tràn ngập hàng hóa sản xuất tại TQ, lấn chiếm hàng nội địa, gây khó khăn cho sản xuất nội địa. Các nước đang phát triển khác cũng rơi vào tình trạng tương tự như VN, với hàng giá rẻ của TQ tràn ngập thị trường. Và các nhà máy phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi về giá với TQ.

Nhân công rẻ mạt ở TQ có lợi và có hại cho ai ?

- Nước TQ được lợi, vì nhờ đó mà trở thành «xưởng sản xuất của thế giới», nắm bắt được công cụ sản xuất và công nghệ, tạo việc làm cho dân chúng và phát triển kinh tế. Các thế lực lãnh đạo chính trị (cộng sản) và doanh nghiệp (tư bản) TQ nhờ đó lợi theo.

- Tầng lớp dân nghèo ở TQ thì được lợi về tuyệt đối (có việc làm, và thu nhập cũng có tăng dần lên), nhưng thiệt thòi về tương đối ở TQ, vì thu nhập của họ tăng chậm hơn so với tăng trưởng trung bình ở TQ, và khoảng cách chênh lệnh về kinh tế giữa tầng lớp dân nghèo và tầng lớp cộng sản--tư bản ngày càng cao.

- Các chủ tư bản của các doanh nghiệp nước ngoài được lợi, vì bóc lột được dân công TQ với giá rẻ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

- Công nhân lao động ở các nước khác thì bị thiệt hại vì mất việc làm, hàng loạt nhà máy đóng của. Chỉ riêng ở Pháp, theo thống kê đã có khoảng 700 nghìn người mất việc làm vì TQ. Nếu tính toàn thế giới thì con số này sẽ lên đến hàng chục triệu hay thậm chí hàng trăm triệu. Ở những nước đã trở nên «hoàn toàn phụ thuộc» vào TQ như Kazakhstan, có đến trên 80% hàng tiêu dùng là nhập từ TQ, còn các nhà máy thì đóng cửa.

- Đối với các nước ngoài, thì việc di chuyển quá nhiều khâu sản xuất sang TQ có hại nhiều hơn là có lợi, và có thể lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài. Tuy là di chuyển sản suất kéo theo giá thành giảm đi, người tiêu dùng được lợi (và TQ khoe là làm tiết kiệm được cho người tiêu dùng ở Mỹ đến 600 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2003), nhưng những người thất nghiệp thì không làm ra của cải cho xã hội và xã hội (tức là cũng chính những người tiêu dùng) phải nuôi. Khi di chuyển quá nhiều sản xuất chế biến ra nước ngoài, thì cái phần của cải bị hụt đi, không làm ra đó, còn nhiều hơn là phần tiết kiệm được, nên tổng cộng lại là có hại. Đứng về mặt quốc gia, di chuyển sản suất ra nước ngoài có lợi nếu như ở trong nước tạo ra được nhiều việc làm cao cấp hơn thay thế cho công việc sản xuất, và nhân dân trình độ tăng lên kịp để làm được các công việc mới đó. Nhưng trên thực tế, ngay tại các nước đã phát triển, một lượng lớn người không đủ trình độ để làm các công việc cao cấp hơn là làm công nhân, và cũng không có đủ việc cao cấp hơn để làm.

Tại sao việc di chuyển phần lớn sản suất sang TQ gây thiệt hại cho nhiều nước về phương diện quốc gia (gây thất nghiệp và hủy hoại nền công nghiệp) nhưng người ta vẫn «nhắm mắt» làm ? Đó là vì tư bản luôn chạy theo lợi nhuận trước mắt, và ích kỷ chỉ cần biết lợi cho mình không cần biết hại đến xung quanh ra sao (dù rằng khi môi trường xung quanh mình bị hại, thì cuối cùng mình sẽ bị hại theo). TQ đã dùng miếng mồi «lợi trước mắt» để câu cả thế giới. Chính sách kinh tế xã hội của các nước thì có lỗ hổng, gây mâu thuẫn quyền lợi giữa đất nước và doanh nghiệp (di chuyển toàn bộ sản xuất ra nước ngoài thì có hại cho đất nước nhưng có lợi cho doanh nghiệp) nên đã không ngăn chặn được xu thế này.

Chính sách đồng tiền yếu

Thông thường, các nước giàu thì có đồng tiền mạnh, còn các nước nghèo hay đang phát triển thì có đồng tiền yếu. Từ mạnh ở đây có nhiều nghĩa:

1) Ổn định, không bị mất giá nhanh hay lạm phát cao, thuận lợi cho việc dùng làm công cụ tích trữ tài sản.2) Được nhiều người nước ngoài chấp nhận, có thể dễ dàng thanh toán bằng tiền này được khi ở nước khác hoặc trên các thị trường quốc tế.3) Giá hối đoái cao so với các đồng tiền khác, tính theo chỉ giá sinh hoạt. Ví dụ như 100 EUR ở Việt Nam thì sẽ mua được nhiều dịch vụ và hàng hóa nhu yếu phẩm hơn là 100 EUR ở châu Âu, và có nghĩa là EUR mạnh hơn VND theo nghĩa thứ 3).

Nước nào nghèo thì đồng tiền của nước đó sẽ yếu theo nghĩa 1) vì kinh tế chưa ổn định, dễ bị lạm phát cao, theo nghĩa 2) vì niềm tin của mọi người vào đồng tiền của nước đó thấp, và theo nghĩa 3) vì nghèo thường gắn liền với lạc hậu về công nghệ và chỉ có nhiều lao động thô, nên các loại hàng hóa dịch vụ chỉ cần lao động thô thì rẻ còn các đồ công nghệ cao phải nhập khẩu thì đắt. Hơn nữa, đồng tiền phải yếu (theo nghĩa thứ 3), thì mới có thể cạnh tranh về giá và xuất khẩu được (thường là những đồ công nghệ thấp) ra thị trường thế giới. Ngoài ra, đồng tiền yếu làm hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng (vì đồ ngoại đắt khiến ít người mua), góp phần làm giảm thâm hụt hoặc tăng thặng dư cán cân thương mại.

Trong 3 thập kỷ qua, TQ đã giữ chính sách đồng tiền yếu, và chính sách này đã góp phần làm cho hàng hóa TQ tràn ngập thế giới, còn hàng nhập khẩu cho tiêu dùng ở TQ thì ít, và thặng dư thương mại (trade surplus) của TQ lên đến 200-300 tỷ USD một năm. Vào thời điểm 08/2010, tỷ giá USD/RMB (giữa đồng USD và đồng nhân dân tệ, phiên âm tiếng Anh là

Renmimbi) là 1USD = 6,77RMB, nhưng theo các phân tích kinh tế, tỷ giá này phải xuống thành 1USD = 3RMB hoặc thấp hơn nữa (tức là đồng RMB phải lên giá hơn nữa so với USD) thì Mỹ và các nước khác mới có thể cân bằng lại cán cân thương mại với TQ.

Đồng RMB của TQ khi mới xuất hiện vào năm 1948 được cố định tỷ giá là 2,46RMB = 1USD17, và tỷ giá đó được giữ trong nhiều năm. Trong những năm 1970, thậm chí RMB còn lên giá so với USD thành quãng 1.5 RMB = 1 USD vào năm 1980. Nhưng cùng với sự mở cửa kinh tế, TQ đã phá giá dần RMB so với USD trong suốt nhiều năm để tăng khả năng cạnh tranh, và đến 1994 thì tỷ giá USD/RMB là 1USD = 8,62RMB. Sau đó TQ cố định lại tỷ giá 1USD = 8,27RMB trong giai đoạn 1997-2005. Từ 2005, sau khi bị Mỹ thúc ép liên tục, TQ mới thả lỏng bớt đồng RMB, để cho nó lên giá một chút so với USD. Vào tháng 06/2010 Ngân hàng trung ương TQ tuyên bố sẽ thả lỏng hơn đồng RMB.

Nước nào có cán cân thương mại bị thâm hụt nhiều, nợ nước ngoài cao, thì các lực kinh tế đẩy đồng tiền phải yếu đi (theo nghĩa thứ 3) cho cân bằng lại. Ví dụ, sau một thời gian dài thâm thụt cán cân thương mại nặng với Nhật Bản, Mỹ đã ép Nhật Bản phải nâng tỷ giả đồng Yên lên 100% so với USD trong giai đoạn 1985-1988 (từ quãng 250 Yên = 1 USD lên thành 125 Yên = 1 USD)18. Tình hình của TQ hiện tại cũng tương tự như Nhật Bản năm 1985, bởi vậy nhiều khả năng là TQ sẽ bị cáp áp lực làm tăng giá đồng RMB, dù rằng chính phủ TQ không thích chuyện này và tìm mọi cớ để «kháng cự». Triển vọng tỷ giá hối đoái 1USD = 3RMB chắc còn xa, nhưng nhiều khả năng là RMB sẽ lên giá so với USD trong những năm tới.

Về lỳ thuyết, RMB vẫn đang là đồng tiền yếu theo nghĩa thứ 2, vì nó chưa được dùng phổ biến làm tiền dự trữ của các nước khác (trừ một số nước lân cận như Mông Cổ, Bắc Triều Tiên). Thế nhưng, RMB hiện đã là đồng tiền mạnh theo nghĩa thứ nhất (có khi còn ổn định hơn USD), và theo dự đoán thì trong tương lai không xa cũng sẽ mạnh theo nghĩa thứ 2. Bản thân TQ hiện cũng không hài lòng về việc đồng USD được sử dụng làm tiền dự trữ trên thế giới lấn át các đồng tiền khác, và muốn thay thế USD bằng 1 rổ các đồng tiền mạnh (trong đó ắt hẳn sẽ có phần của RMB) để làm thành một «đồng tiền quốc tế». (Ý muốn này của TQ là hoàn toàn đúng đắn về lý thuyết kinh tế, vì nó làm tăng ổn định cho dự trữ ngoại tệ).

Nếu so sánh giữa RMB và VND, ta có thể thấy rằng VND yếu hơn RMB theo nghĩa thứ nhất và thứ hai, nhưng có khi lại mạnh hơn RMB theo nghĩa thứ 3 ?! Lạm phát của VN ở mức khá cao (10-20%) trong những năm vừa qua trong khi tỷ giá hối đoái USD/VND (hay giữa các đồng tiền mạnh khác và VND) có tăng nhưng chậm hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là VND tăng giá so với các đồng tiền khác sau khi đã trừ đi lạm phát, hay nói cách khác, VND mạnh lên theo nghĩa thứ 3. Điều này không có vẻ có lợi cho cán cân thương mại của VN, và một phần giải thích vì sao VN cạnh tranh kém TQ ?

Chủ nợ của thế giới

Các nước khi còn nghèo, muốn phát triển thì thường phải vay nợ nước ngoài để đầu tư vì thiếu vốn. Sự phát triển đi kèm vay nợ, và sau đó thì phải trả nợ, chia bớt một phần lợi nhuận của mình cho chủ nợ hoặc chủ đầu tư nước ngoài. Khi mà vay nợ quá nhiều, thì có thể dẫn đến mất ổn định và khủng hoảng kinh tế tài chính nếu không có đủ khả năng trả nợ. Ví dụ

17Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Renminbi18 Xem lịch sử tỷ giá Yên/USD tại: http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_yen

khủng hoảng tài chính trên thế giới thì rất nhiều, hầu như không một nước đang phát triển nào mà không từng bị. Ngay một nước được coi là «đã phát triển» như Hy Lạp cũng bị khủng hoảng tài chính vào năm 2010 khi mà nợ chính phủ quá nhiều. Chính phủ Mỹ, tuy chưa đến mức có nguy cơ phá sản, những cũng đang rất nan giải với bài toán nợ nước ngoài. Việt Nam, với tỷ lệ nợ nước ngoài khá cao và thâm hụt cán cân thương mại hàng năm, cũng luôn bị mối đe dọa khủng hoảng tài chính rình rập.

Điểm đặc biệt khiến cho TQ khác hẳn các nước khác trong giai đoạn phát triển, là TQ phát triển mà không cần vay nợ, không những thế lại còn thành chủ nợ của cả thế giới! (Đây thực sự là một «nghịch lý», vì giầu như Mỹ thì là con nợ, còn nghèo như TQ thì lại là chủ nợ). Đó là do TQ tiêu dùng ít (tiết kiệm cao), và luôn xuất siêu. Khả năng xuất siêu của họ dựa trên nhân công rẻ mạt (khiến giá thành rẻ), tiêu dùng ít (kéo theo nhập khẩu hàng tiêu dùng ít, chủ yếu nhập đồ thô để chế biết rồi xuất lại), và các thủ đoạn chiếm lĩnh thị trường (hứa cho vay, chào giá rẻ hơn đối thủ, mua chuộc những người có quyền quyết định ở nước ngoài, v.v.). Trong những năm gần đây, thặng dư thương mại (trade surplus) của TQ nằm ở mức 200-300 tỷ USD/năm.

Hình (lấy từ internet): Thặng dư thương mại của TQ, 2000-2009

Cộng các khoản tiền thặng dư này lại qua nhiều năm, TQ đã có được trữ ngoại tệ ở mức khổng lồ 2,4 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2010 (gấp 24 lần GDP của Việt Nam !), chủ yếu dưới dạng tiền cho các nước khác vay, trong đó khoảng 70% (quãng 1,7 tỷ USD) là cho Mỹ vay, trong đó chính phủ liên bang của Mỹ vay gần 800 tỷ19. Với «khoản tiền thừa» khổng lồ này, TQ ở vào vị thế mạnh, «rủng rỉnh» săn lùng các cơ hội đầu tư ở các nơi, và mua chuộc các nước bằng các lời hứa cho vay để đổi lấy các hợp đồng lớn và các nhượng bộ về thương mại khác, ví dụ như quyền khai thác các khoáng sản. Đặc biệt, khi mà khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2008, lại là cơ hội để TQ mua được nhiều tài sản lớn trên thế giới với giá rẻ, và nhiều chính phủ gặp khó khăn về tài chính đã phải «ngửa tay» nhận «giúp đỡ» của TQ, với cái giá phải trả là để cho TQ xâm chiếm thị trường hoặc khai thác tài nguyên của họ.

Một ví dụ là, năm 2009, TQ đã thắng đấu thầu 2 hợp đồng xây dựng lớn cho tuyến đường cao tốc ở Balan, với giá đấu thầu 310 triệu EUR. Không những giá đấu thầu này của TQ rẻ hơn đến 25% so với giá đấu thầu của các đối thủ khác, mà các công ty TQ tham gia đấu thầu còn cho chính phủ Balan vay một khoản 100 triệu EUR ứng trước. Tất nhiên, để thực hiện được hợp đồng xây dựng với giá rẻ hơn hẳn các đối thủ của mình, TQ lôi toàn bộ từ kỹ sư đến công nhân giá rẻ mạt của họ sang xây dựng thay vì sử dụng người địa phương. Ngay ở những

19 Xem: http://www.washingtontimes.com/news/2010/mar/02/chinas-debt-to-us-treasury-more-than-indicated/

nước còn nghèo và có tỷ lệ thất nghiệp cao như Algeria (trên 30% vào đầu những năm 2000), khi nhà thầu xây dựng TQ trúng thầu (và họ luôn trúng thầu), họ cũng chỉ sử dụng nhân công TQ rẻ mạt chứ không chia việc cho người bản xứ.

Thực dân kinh tế thế kỷ 21

Thời đại của những quân đội thực dân «đem súng đi mở đất» đã qua. Trong thế kỷ 21 này, không có nước nào còn có thể dùng những biện pháp vũ lực man rợ để chiếm đoạt đất đai tài sản mà trên danh chính công thuận đang thuộc về nước khác (không kể những vùng đất tương đối nhỏ đang tranh chấp). Thực dân kiểu cũ không còn nữa. Thay vào đó là kiểu thực dân mới: thực dân về kinh tế, với TQ là điển hình.

TQ đi «xâm chiếm» các nước về kinh tế, không cần mang theo súng ống, mà chỉ cần mang theo tiền và hàng hóa. Họ không «đánh», mà «mua». Một số chiến lược «tấn công kinh tế» của TQ ở mọi nơi mà họ đi đến là:

- Bán hàng đã chế biến với giá rẻ (đánh bại hàng sản xuất nội địa cũng như hàng nhập từ nơi khác)- Mua nguyên nhiên liệu thô, và mua các quyền khai thác mỏ hay các doanh nghiệp khai thác mỏ (ở khắp các nơi trên thế giới, để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu cho TQ)- Mua cả đất nông nghiệp và khai thác rừng ở các nơi. (Nhiều nước nhượng quyền khai thác hàng trăm nghìn hecta cho TQ, hay thậm chí phá hàng triệu hecta rừng để bán gỗ cho TQ).- Đấu thầu các hợp đồng xây dựng lớn, với giá luôn rẻ hơn giá của các đối thủ. (Để có được giá thành rẻ hơn hẳn các đối thủ của mình, các chủ thầu TQ thường đem công nhân TQ đến làm việc mỗi khi trúng thầu, và sẽ tìm cách «cắt góc» các qui trình công đoạn)- Mua chuộc đối tác bằng mọi hình thức: giúp đỡ tài chính, cho vay, tặng quà, v.v. (Các chính phủ mà thiếu kỷ luật tài chính, kẹt tiền, thì sẽ dễ bị mua chuộc bằng các khoản cho vay).- Tận dụng triệt để các điểm yếu của đối tác. (Ví dụ, đối tác mà càng thiếu minh bạch, càng tham nhũng độc tài thiếu dân chủ, thì càng dễ mua chuộc hối lộ. Đối tác mà đang có bất mãn với các đối thủ của TQ thì càng dễ ngả về TQ).- Người TQ sang được nước nào thì sẽ tìm cách bám trụ ở lại nước đó, làm ăn buôn bán tiếp tục chiếm lĩnh thị trường.

Có thể nói, những chiến lược trên đã được thực hiện rất thành công ở mọi nơi trên thế giới.Ngay tại Irak, nơi mà Mỹ lật đổ Saddam Hussen vào năm 2003 trong một cuộc chiến tranh «vì dầu hỏa», vào cuối năm 2009 nước ngoài có mặt nhiều nhất trong lĩnh vực dầu hỏa ở Irak không phải là Mỹ mà là TQ20. Đổi lại, TQ xóa 80% nợ cho Irak. Ở Ả rập Xê út, TQ trở thành khách hàng số 1 của hãng dầu mỏ quốc gia AMCO, và đã xuất khẩu được cho nước này tàu hỏa siêu tốc của TQ, đánh bại tầu siêu tốc (TGV) của Pháp.

Đặc biệt là các nước nghèo (nhưng giầu tài nguyên thiên nhiên) dễ trở thành «chư hầu mới» của TQ. Angola, một «nước anh em» cũ của TQ ở châu Phi (thời trước có chuyên gia TQ sang Angola, tương tự như người VN đi chuyên gia Angola), riêng năm 2004 đã nhận được viện trợ 2 tỷ USD của TQ dưới dạng tiền vay qua Ngân hàng xuất nhập khẩu TQ, và đổi lại TQ chiếm được các hợp đồng khai thác dầu mỏ tại nước này («nẫng tay trên» các đối thủ Anh và Pháp) và các hợp đồng xây dựng lại Angola (bị tàn phá vì chiến tranh). Các công

20 Theo: Sammy Ketz, «La Chine devient le premier opérateur étranger dans le pétrole irakien», AFP, 05/11/2009.

trình xây dựng của TQ ở Angola (ví dụ như 4 sân vận động phục vụ cho Giả vô địch bóng đá châu Phi với giá 600 triệu USD), cũng như ở các nước châu Phi khác (trừ Nam Phi), chủ yếu dùng nhân công TQ chứ không dùng người bản xứ, trong khi dân bản xứ có tỷ lệ thất nghiệp và sống dưới mức nghèo khổ cao. Các dự án xây dựng này nói chung mờ ám về mặt tài chính, và không ai biết TQ đã «lót tay» cho các quan chức ở châu Phi bao nhiêu để chiếm được các dự án này.

Các nước châu Phi khác, như Nigeria (vốn không ưa thích gì các đế quốc Anh-Pháp-Mỹ) cũng phong TQ làm «thủ lĩnh» của họ, và nhượng cho TQ quyền khai thác dầu mỏ và các khoáng sản khác. Vào năm 2006, khoảng 30% nhập khẩu dầu hỏa của TQ là từ châu Phi. Ở Cộng hòa Dân chủ Công gô (Congo-Kinshasa), TQ ký thỏa thuận đầu tư 3 tỷ USD vào một dự án khai thác đồng lớn, cộng thêm 6 tỷ USD cho xây dựng hạ tầng cơ sở (đường xá, bệnh viện, v.v.) vào năm 2008. Khi giá đồng đi xuống đến 75%, thì TQ có thể coi là bị lỗ vì trả giá cao cho Công gô, nhưng về phương diện chiến lược, đây là một đầu tư thành công của TQ nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đồng.

Nước Sudan ở châu Phi bị thế giới cấm vận sau khi đảo chính quân sự năm 1989 và gây chiến tranh ở châu Phi (đã bỏ cấm vận năm 2010). Trong thời gian bị cấm vận thì Sudan có bạn là TQ, đổi dầu hỏa lấy vũ khí. Ở Guinea-Conakry, chính quyền độc tài quân sự cũng được TQ tặng cho một sân vận động, đổi lấy một dự án đầu tư khai thác mỏ trị giá 7 tỷ USD.

Hàng hóa đã chế biến rẻ tiền của TQ ngày nay tràn ngập khắp thế giới. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển (không có tiền để mua đồ đắt hơn với chất lượng cao hơn), sự xâm chiếm thị trường của hàng rẻ tiền TQ càng rõ rệt. Tuy nhập khẩu đến 58 tỷ USD nguyên nhiên liệu thô từ châu Phi vào năm 2008, nhưng cán cân thương mại của TQ với châu Phi không bị âm, vì họ xuất sang châu Phi hơn từng đấy đồ đã chế biến. Tại Cameroun, vào năm 2004 xuất khẩu sang TQ là 20 tỷ CFA (franc châu Phi, chủ yếu là gỗ rừng), trong khi nhập khẩu từ TQ là 67 tỷ CFA (chủ yếu là hàng đã chế biến). Chỉ trong giai đoạn 2004-2009, lượng xuất khẩu từ TQ sang các nước đang phát triển đã tăng hơn 3 lần, từ 190 tỷ USD lên 670 tỷ USD. Điều này kéo theo sự đóng cửa các nhà máy chế biến ở hàng loạt các nước, kể cả Ấn Độ (một «địch thủ» cạnh tranh của TQ).

Các nguồn tài nguyên ở Mỹ La Tinh cũng không tránh khỏi «tầm ngắm» của TQ. Không chỉ Venezuela (là nước «XHCN» ở Nam Mỹ và hiện có quan hệ xấu với Mỹ), mà những nước khác như Brasil, Argentina cũng ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu hỏa với TQ. 70% suất khẩu sắt của Perou là sang TQ. Tương tự như với châu Phi và các nơi khác, TQ mua nguyên nhiên liệu của Nam Mỹ thì «xả hàng» đồ dân dụng lên Nam Mỹ, cán cân thương mại của TQ cũng không bị âm, và hàng may mặc của TQ «bóp nghẹt» ngành công nghiệp dệt may của Nam Mỹ.

Đối với những nước ở gần TQ thì sự «xâm chiếm kinh tế» của TQ còn lớn hơn. TQ xây dựng (bằng công nhân TQ) đường ống dẫn khí đốt 1833km từ TQ xuyên qua Kazakhstan-Uzbekistan-Turkmenistan để cung cấp khí đốt cho TQ (và cũng là để giảm sự phụ thuộc của 3 nước Trung Á này vào Nga), khánh thành vào 14/12/2009 với sự tham dự của Ho Jintao (Hồ Cẩm Đào) và các nguyên thủ của ba nước Trung Á này. Ở Kazakhstan, 85% nhiên liệu là xuất khẩu sang TQ, và 80% hàng tiêu dùng là nhập từ TQ. Công ty CNPC (một trong 3 công ty dầu hỏa lớn của TQ) mua 67% tập đoàn PetroKazakhstan vào năm 2006. Vào năm 2007 có đến 4000 liên doanh TQ-Kazakhstan ở Kazakhstan, tăng lên từ 300 vào năm 1995, nhưng chủ yếu là để phục vụ xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô chứ không phải để sản xuất. Có những chuyên gia như Konstantin Syroezhkin (Viện Nghiên cứu chiến lược Kazakhstan) lên tiếng

cảnh báo về những điều mà TQ làm đi ngược lại quyền lợi của Kazakhstan. Thế nhưng chính phủ Kazakhstan nhận là «đối tác chiến lược» của TQ, và bỏ ngoài tai những cảnh báo đó21.

Hai nước láng giềng của VN là Lào và Campuchia cũng nằm lọt trong «vòng kiểm soát» của TQ, cả về kinh tế và chính trị. TQ là nhà đầu tư nước ngoài chủ đạo tại hai nước này (ở Campuchia, theo sách «L’Empire Chinois» của nhà TQ học Pierre Picquart, đến 90% các nhóm đầu tư là gốc TQ), và các công trình trọng điểm, ví dụ như cầu qua sông Mê Kông nối Lào với Thái Lan, là do TQ xây. Đối với TQ, thì Lào và Campuchia là hai nguồn dự trữ lớn về khoáng sản và lâm sản, và cũng là tuyến đường đi xuống phía Nam Á cho TQ. Chính phủ Hun Sen ở Campuchia thì sẵn sàng chiều ý TQ. Ví dụ, vào năm 2002 Campuchia đã từ chối visa cho Dalai Lama thứ 14 để khỏi làm mếch lòng TQ (trong khi ông này được phần lớn các nước khác cho vào, được giải Nobel hòa bình năm 1989, và là 1 trong 5 công dân danh dự của Canada22).

Chính sách kinh tế của TQ đối với VN cũng không khác gì là chính sách của họ với các nước khác, tìm cách «xâm chiếm» bằng các chiêu bài: hàng tiêu dùng giá rẻ, thầu hợp đồng xây dựng lớn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, mua chuộc quan chức chính phủ, v.v. TQ chiếm lĩnh dự án khai thác bauxite (mỏ nhôm) khổng lồ ở VN (giá trị có thể đến hàng chục tỷ USD), đưa nhân công vào làm việc tại VN, đẩy hàng rẻ tiền (và chất lượng không đảm bảo) sang tràn ngập VN, và trúng thầu tới 90% các dự án trọng điểm của VN (theo lời của một nhân vật cao cấp ở VN vào năm 2010). Hiện tại VN đang rất phụ thuộc về kinh tế vào TQ, và có nguy cơ sẽ thành «nô lệ kinh tế» của TQ.

Làm «nô lệ kinh tế» thì tốt hay xấu ? Làm «nô lệ» thì bị «chủ» quản lý, phải làm theo ý «chủ», chia bớt của cải của mình hay do mình làm ra cho «chủ», nên có thể coi là xấu. Mặt khác, nếu «độc lập» nhưng không biết cách làm, thì cũng không có được của cải, cũng là xấu, và lại có nguy cơ biến thành «nô lệ», không «chủ» này thì «chủ» khác, chưa rõ cái nào xấu hơn. (Trong trường hợp của Kazakhstan, thì phu thuộc vào TQ có vẻ giúp họ giàu lên nhanh hơn là phụ thuộc vào Nga trước đây). Và khi một nước bi «nô lệ» về kinh tế, thì là xấu cho đại bộ phận nhân dân, nhưng vẫn tốt cho quyền lợi riêng của một tầng lớp có quyền hành. Những điều này góp phần giải thích vì sao các nước yếu (về cơ chế) dễ trở thành «nô lệ» về kinh tế.

Làn sóng Hoa Kiều mới

Ước tính có từ 70 đến 130 triệu người gốc TQ sống ở hải ngoại. Lực lượng Hoa Kiều này, mà có khi được gọi ví von là «tỉnh thứ 24» của TQ23, là một động lực lớn cho việc phát triển kinh tế ở TQ. Hoa Kiều mang lại cho TQ rất nhiều thứ như:

- Giúp TQ tạo dựng quan hệ với các nước khác, chiếm lĩnh thị trường ở các nước khác, và làm «tai mắt» của TQ ở các nơi.

- Đem đầu tư, tiền của và khoa học công nghệ vào TQ. Theo Pierre Picquart, tác giả của cuốn sách «L’Empire Chinois», khoảng 3/4 các đầu tư nước ngoài ở TQ là qua Hoa Kiều.

21 Các thông tin và số liệu trong cá đoạn trên lấy từ sách «Le Vempire du Milieu», Chương 2 và Chương 5.22 Xem http://en.wikipedia.org/wiki/14th_Dalai_Lamaem http://en.wikipedia.org/wiki/14th_Dalai_Lama23 TQ có 22 tỉnh; Đài Loan có khi đươc gọi ví von là tỉnh thứ 23.t

Dưới thời Mao, việc đi lại của dân TQ được kiểm soát chặt chẽ. Các chuyên gia hay công nhân TQ đi sang các nước «anh em» làm việc, hết thời hạn là bắt buộc phải về nước. Trong những năm 1970, có một chục nghìn người TQ sang Tanzania xây dựng tuyến đường sắt Tazara, và sau khi xây xong thì họ quay về lại TQ. Các Hoa Kiều «cũ» ở các nước chủ yếu dời khỏi TQ từ trước 1950. Họ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan và Malaisia mỗi nước có khoảng 10 triệu Hoa Kiều, rồi đến Indonesia, Vietnam, v.v.). Ở châu Mỹ và châu Âu cũng có Hoa Kiều cũ nhưng ít hơn, và châu Phi hầu như không có.

Làn sóng di cư mới của dân TQ ra nước ngoài bắt đầu từ quãng năm 1985, cùng với các chính sách mở cửa và khuyến khích di dân của TQ. Họ nhận ra rằng, Hoa Kiều là thế mạnh của TQ, và càng có nhiều Hoa Kiều thì TQ càng mạnh, càng «bành trướng» được nhiều. Từ đó, TQ khuyến khích dân đi nước ngoài, và tăng cường chắm sóc các Hoa Kiều (ví dụ như mời về dự các lễ hội ở TQ, mời tham gia vào các ban tư vấn, v.v.). Các sinh viên TQ ra nước ngoài học cũng được khuyến khích bám trụ ở lại -- những ai đã thành tài, có giá trị cao thì TQ sẽ lôi kéo lại về phục vụ cho TQ.

Ngày nay, hầu như không có nước nào mà lại không có những «Chinatown», không có thành phố nào mà lại thiếu quán ăn hay cửa hàng TQ. Ngay cả những nước mà cách đây 3 thập kỷ có rất hiếm người TQ, thì nay cũng có đông dân TQ. Ví dụ, số người TQ ở Italia tăng từ 300 người vào năm 1980 lên thành 200 nghìn người vào năm 2010. Ở Pháp, theo thống kê dân số năm 1985 mới chỉ có 5 nghìn người được tính là người TQ, nhưng đến năm 2010 con số đó đã lên thành quãng nửa triệu người, và 25% quán cafe ở Paris có chủ nhân là TQ. Brasil từ chỗ gần như không có người TQ nào lên thành 100 nghìn người. Ở Nam Phi số người TQ lên đến 200 nghìn, và ở Algeria số người TQ cũng lên đến 100 nghìn, v.v. (Đây là các con số ước lượng)24 . Ở Dakar (Senegal, châu Phi), các cửa hàng TQ mọc lên nhiều và cạnh tranh mạnh đến mức dân bản địa xuống đường biểu tình để phản đối các «thủ đoạn bất công» (unfair commercial practices) của dân TQ.

Sinh viên TQ ra nước ngoài học đại học (phần lớn là tự túc) cũng tăng lên nhiều trong những năm gân đây. Ví dụ, vào năm 2009, tính riêng nước Pháp đã có đến 35 nghìn sinh viên TQ sang học. Một phần không nhỏ các sinh viên đi học ở nước ngoài này cũng sẽ ở lại, gia nhập đội ngũ Hoa Kiều mới.

Khác với thời của Mao, ngày nay dân TQ muốn đi nước ngoài, không những làm giấy tờ xuất cảnh rất dễ dàng, mà còn được chính phủ khuyến khích tạo điều kiện, và không bắt phải về. Đặc biệt là ở các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao ở TQ, chính phủ khuyến khích dân chúng tìm việc làm ở nước ngoài. Ví dụ, một công nhân ở Chongqing (Trùng Khánh) tìm được việc làm ở châu Phi thì sẽ được miễn phí giấy tờ xuất cảnh, và đại lý cử người đó châu Phi sẽ được chính quyền thưởng cho 500 RMB.

Công nhân xây dựng TQ khi ra nước ngoài làm việc, thường là làm như nộ lệ, có thể đến 14 tiếng một ngày, và được chủ thầu TQ xếp ăn ở kiểu 8 người ngủ giường tầng trong căn phòng 20m2, ở trong các «làng TQ». Khi hết việc, họ tìm cách ở lại nước ngoài tìm việc khác, sinh sôi lập nghiệp (vì dù có khổ thì vẫn sướng hơn là ở nhà quê của họ ở TQ, và có nhiều hy vọng đổi đời hơn). Cùng với đội cũ công nhân là đội ngũ tiểu thương, đi mở quá và bán hàng tại các nơi. Chỗ nào có công nhân TQ thì họ có thể đầu tiên phục vụ cho người TQ trước khi mở rộng ra thâm nhập vào thị trường địa phương.

24 Xem sách «Le Vampire du Milieu» của Cohen và Richard, Chương 5.

Khi doanh nhân TQ lập nên hay mua lại các công ty ở nước ngoài, họ cũng kéo dân TQ sang làm việc. Thành phố Prato, cái nôi của công nghiệp dệt may của Italia, là một ví dụ điển hình: thương nhân TQ lập nên các công ty ở đó, rồi kéo hơn 20 nghìn người TQ sang làm việc dệt may (trong khi toàn thành phố chỉ có 160 nghìn người). Đồ may mặc «made in Italy» ngày nay cũng có không ít khả năng là «made by Chinese» !

Những nước giàu dễ có nhiều người TQ ở bất hợp pháp. Họ đi chui sang các nước đó, hoặc ở lại quá hạn visa, với hy vọng một lúc nào đó được hợp pháp hóa giấy tờ, đổi đời. Khi chưa có giấy tờ hợp pháp thì họ làm chui. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, năm 2002 có khoảng 80 nghìn người TQ thì gần một nửa trong số đó là không có giấy tờ hợp lệ. Dân các nước giàu có nhiều người tốt bụng, khi thấy những người nước ngoài ở bất hợp pháp tại nước họ (không chỉ từ TQ, mà còn từ nhiều nước nghèo khác) thì đấu tranh đòi chính phủ phải hợp pháp hóa giấy tờ và giúp đỡ những người này, và kết quả là rất nhiều người trở thành ở lại hợp pháp theo con đường như vậy. (Các chi phí xã hội cho những «khách không mời mà đến» này thì các nước giầu phải trả, nhưng khoản đó không được tính vào giá thành khi người ta nhận nhập khẩu lao động nên cứ «tưởng» lao động nhập khẩu là rất rẻ). Theo triết lý mèo trắng mèo đen, hợp pháp hay không không quan trọng, miễn sao đạt mục đích là ở lại được!

Mua chuộc Đài Loan

Hòn đảo Đài Loan, hay còn gọi là Formosa (gốc tiếng Bồ Đào Nha, formosa có nghĩa là đẹp), nằm gần bờ biển phía đông nam TQ, từng là thuộc địa của Hà Lan rồi Tây Ban Nha trong thế kỷ 17, rồi thành một nước chư hầu của TQ, trước khi trở thành một tỉnh của TQ dưới thời nhà Thanh vào cuối thế kỷ 17. Vào cuối thế kỷ 19, nhà Thanh bảo vệ được ĐL chống lại sự xâm chiếm của Pháp, nhưng sau đó bị Nhật Bản thôn tính, và phải nhượng ĐL cho Nhật vào năm 1895. Trong vòng 50 năm 1895-1945, ĐL là thuộc địa của Nhật và chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hóa Nhật, và nhiều người ĐL vẫn coi họ gần với Nhật hơn là gần với TQ về mặt văn hóa (người ĐL «lịch sự» hơn người TQ lục địa, không nhổ bậy ngoài đường, v.v.).

Đài Loan, Hồng Kông và miền đông nam TQ (bản đồ lấy từ internet)

Cuối năm 1945, Nhật đầu hàng phe Đồng Minh và trả lại ĐL cho Cộng Hòa Trung Hoa (Republic of China, viết tắt là ROC, do Quốc Dân Đảng nắm quyền). Khi phe Quốc Dân Đảng thua phe Cộng Sản trong nội chiến vào năm 1949, chính phủ của Chiang Kai-Shek (Tưởng Giới Thạch) cùng 2 triệu người (cả binh lính và dân thường) chạy sang Đài Loan, nấp bóng đồng minh Mỹ để khỏi bị phe CS thôn tính, tiếp tục tự nhận mình là chính phủ của toàn bộ nước TQ. Trong khi đó, ở Trung Hoa lục địa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (People’s Republic of China, viết tắt là PRC) được thành lập. Từ đó PRC (TQ) và ROC (ĐL) là tử thù của nhau trong nhiều năm. Do Mỹ bảo vệ ĐL nên TQ không thôn tính được ĐL, nhưng chĩa hàng ngàn tên lửa sang ĐL để đe dọa (đến ngày nay vẫn còn chĩa tên lửa).

Về mặt kinh tế, ĐL đi trước TQ và tăng trưởng vượt bực trong nửa thế kỷ qua, từ mức thu nhập binh quân chỉ có 170 USD một đầu người vào năm 1962 (tương đương các nước lạc hậu ở châu Phi) lên đến mức 33 nghìn USD một đầu người (tính theo PPP) vào năm 2008. Về mặt chính trị, cho đến năm 1987 ở ĐL có luật giới nghiêm (martial law) «nhắm chống lại phiến loạn cộng sản», và chỉ có 1 đảng là Quốc Dân Đảng. Từ năm 1986 đảng đối lập đầu tiên, gọi là Đảng dân chủ tiến bộ (DPP), mới được chính thức thành lập ở ĐL, và từ đó ĐL mới trở thành nước dân chủ đa đảng. Về ngoại giao, ĐL không được nước lớn nào công nhận là độc lập, chỉ có 23 nước nhỏ ở Mỹ La Tinh và châu Phi công nhận ĐL. Một số nước lúc trước có quan hệ ngoại giao với ĐL, nhưng sau khi được TQ mua chuộc hứa cho nhiều tiền hơn, lại thôi không công nhận ĐL nữa, ví dụ như Senegal vào năm 200525.

Năm 2002 có một bước ngoặt lớn trong quan hệ TQ-ĐL, sau một cuộc họp của nội bộ ĐCS TQ. Triết lý mới được đưa ra là mua rẻ hơn là đánh. Mục tiêu của TQ vẫn là sát nhập lại ĐL về với TQ. Nhưng công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu này không còn là tên lửa máy bay tầu chiến nữa, mà là sự mua chuộc. Từ đó, TQ chuyển sang mua chuộc ĐL dưới mọi hình thức: ưu đãi đầu tư, mở thị trường TQ cho các doanh nhân thân TQ, cho học bổng sinh viên sang TQ học, mở đường bay (từ chỗ không có chuyến bay trực tiếp nào chuyển thành 270 chuyến 1 tuần chỉ trong 5 năm), tặng gấu panda, v.v. Từ đó đến nay, kinh tế của ĐL đã gần như trở thành một bộ phận của kinh tế TQ. Có khoảng 2 triệu «ông bà chủ» ĐL ở TQ, quản lý hàng chục triệu lao động TQ. Nếu trước kia Quốc Dân Đảng là tử thù của cộng sản TQ, thì ngày nay chính Quốc Dân Đảng lại trở thành thế thực thân thiện TQ ở ĐL (trong khi tinh thần chống TQ của đảng đối lập DPP cao hơn). Khi 1 quan chức chính phủ TQ sang thăm ĐL, người ta dẹp cờ ĐL đi trên đường đi của vị này để khỏi làm mếch lòng. Tuy còn độc lập, nhưng ĐL đã nằm gọn trong vòng kiểm soát của TQ.

«Lục địa hóa» Hồng Kông

Vào tháng 12/1984, Margaret Thatcher và Đặng Tiểu Bình ký hiệp định trao trả Hồng Kông, một vùng đất giàu có với 7 triệu dân ở ven Thái Bình Dương, thuộc TQ nhưng nằm dưới sự cai trị của Anh, về TQ. Theo hiệp định, HK tuy trở về TQ nhưng sẽ tự trị («special administrative region» -- vùng chế độ hành chính đặc biệt) trong vòng 50 năm, với chế độ chính trị tương tự như của châu Âu, kèm theo một «roadmap» để sát nhập dần HK vào TQ về mặt hành chính. Nói theo lời Đặng Tiểu Bình là «một đất nước, 2 chế độ». Khi ký hiệp định đó, Anh hy vọng rằng, sau 50 năm, TQ sẽ «dân chủ hóa» như HK, và khi HK sát nhập hoàn toàn vào TQ, thì cả nước TQ sẽ theo một chế độ dân chủ đa nguyên.

Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra: không phải là TQ đang «dân chủ hóa», mà là HK đang «lục địa hóa» dưới áp lực của ĐCS TQ. Giới doanh nhân HK ủng hộ sự «lục địa hóa»

25 Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Taiwan và các links ở đó

này, vì sự thân thiện với ĐCS TQ giúp họ củng cố các quyền lợi, và vàm ăn kiếm lời ở Trung Hoa lục địa. Trong sự lực chọn giữa ĐCS TQ và các «phe dân chủ» ở HK, thì các tài phiệt đã lực chọn ĐCS, vì họ nghĩ rằng ĐCS bảo vệ quyền lợi tốt hơn là những phe kia. Các tài phiệt ở HK còn có chân trong Quốc hội hay những cơ quan khác ở Trung hoa lục địa. Chủ nhân phần lớn các phương tiện truyền thông (media) của HK được TQ mua chuộc và báo chí trở nên thân thiện với chính quyền TQ.

Một số ví dụ: Tien Peichun (tập đoàn bất động sản và dệt may ở KH) là đại biểu quốc hội TQ; chủ nhân tập đoàn bất động sản Sun Hung Kai đồng thời là chủ nhân kênh truyền hình ATV ở HK và các xưởng dệt ở TQ cũng là đại biểu quốc hội TQ; con của tài phiệt bất động sản Lee Ka-Shin cũng có chân trong «Hội đồng tư vấn chính trị nhân dân Trung Hoa»; chủ sở hữu tờ báo China Morning Post ở HK đồng thời cũng có nhiều sở hữu tư bản ở Trung Hoa lục địa, v.v. Có thể thấy các thế lực kinh tế và chính trị (thân ĐCS TQ) gắn bó mật thiết với nhau ở HK.

Hiện tại ở HK vẫn đang tự do đa nguyên. Vào năm 2003, chính quyền thân Bắc Kinh ở HK ra dự thảo một đạo luật «cấm các biểu hiện gây chia rẽ chống phá chính quyền nhân dân trung ương» (tức là chống mọi biểu hiện phản đối chính quyền TQ), nhưng phải rút lại sau khi nửa triệu dân HK xuống đường phản đối. Hàng năm người ta vẫn tưởng niệm vụ Thiên An Môn và lần kỷ niệm 20 năm vào 04/06/2009 vẫn có 150 nghìn người tham dự. Hồi ký của cố tổng bí thư ĐCS TQ theo xu hướng đổi mới Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương, bị cách chức và quản thúc tại gia sau vụ Thiên An Môn) nhan đề «Prisoner of the State» xuất bản năm 2009 tại HK trong khi bị cấm ở TQ. Tuy nhiên, TQ đang dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và tuyên truyền để «siết chặt» lại HK, hướng nó đi theo «quĩ đạo TQ». Trẻ em HK thì được học «yêu nước» trong sách giáo khoa, có nghĩa là yêu chế độ hiện tại ở TQ. Các tiếng nói phê phán TQ ở HK ngày càng yếu ớt và xu hướng «tự kiểm duyệt» tăng dần lên.

Về mặt kinh tế, HK đã trở thành một bộ phận của TQ, và cũng tăng thêm sự phân hóa giầu nghèo như là ở TQ. (Có một «nghịch lý» là, ở những nước «XHCN» như TQ và VN hiện tại, chênh lệch giữa người giầu và người nghèo lại lớn hơn rất nhiều lần so với ở phương Tây, trong khi về mặt «lý thuyết» thì CNXH phải có chênh lệch thấp giữa giầu và nghèo, người giầu phải chia xẻ cho người nghèo). Ở HK, vào thời điểm 2001 có 300 nghìn người được tính là nghèo khó (thu nhập dưới 4000 HK$) thì vào năm 2009 con số đó tăng lên thành 400 nghìn (tăng hơn 30%, trong khi tổng dân số tăng 4%).

Hiện đại hóa quân sự

Từ năm 1963, Thủ tướng Zhou Enlai (Chu Ân Lai) đã kêu gọi các chuyên gia TQ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, và đến năm 1975 Chu Ân Lai lại một lần nữa kêu gọi 4 hiện đại hóa. Vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đưa 4 hiện đại hóa thành mục tiêu của chương trình cải cách của mình. Đó là các hiện đại hóa trong: nộng nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học công nghệ.

Trong quá trình hiện đại quá quân sự, TQ đã giảm bớt quân số, từ chỗ 4 triệu quân vào cuối những năm 1970 còn 2.3 triệu quân vào 2010, trong đó có trong đó có 420 nghìn không quân và 220 nghìn hải quân. Thay vì «lấy thịt đè người» như trong chiến tranh ở Triều Tiên hay chiến tranh biên giới Việt-Trung, TQ ngày nay chú trọng hơn tính chuyên nghiệp của quân đội, từ khâu chỉ huy cho đến tang bị vũ khí hiện đại và huấn luyện binh lính.

Trong chiến lược phát triển của TQ trong thời đại mới, kinh tế được chú trọng hơn quân sự.

Tình báo gián điệp của TQ ngày nay cũng hoạt động trong kinh tế nhiều hơn là quân sự. Nhiều học viện và bệnh viện quân đội được chuyển cho dân sự kiểm soát. Nhưng cũng nhờ có kinh tế đi lên, có nhiều tiền chi cho quốc phòng, mà quân đội TQ được hiện đại hóa khá nhanh trong mấy thập kỷ vừa qua. Theo Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI, trang web: www.sipri.org), chi phí quân sự của TQ năm 2009 là gần 100 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2000, đứng thứ 2 thế giới, và cao hơn gấp đôi Nhật Bản.

Đặc biệt là hải quân TQ hiện đại lên rất nhiều trong 10 năm qua: nếu như các tầu chiến của TQ những năm 1990 «cọc cạch» không kham nổi các khu vực biển sâu, thì ngày nay lực lượng hải quân của TQ đã ngang bằng với Nhật Bản, với các chiến hạm nặng mới và các tầu ngầm «im lặng» (loại mới, rất khó phát hiện), và TQ đang tự xây một số tầu sân bay (aircraft carrier) hiện đại. Hải quân TQ đảm bảo an ninh cho các tuyến đường buôn bán của TQ trên biển, chống hải tặc. Nhưng nó cũng là công cụ đe dọa hay lấn át của TQ với các nước xung quanh, đặc biệt là Đài Loan và các nước Đông Nam Á. TQ đã dùng hải quân đánh chiếm một số hòn đảo đang thuộc về VN ở Biển Đông (mà TQ cũng tự nhận là của họ), và uy hiếp VN. Vào năm 1988 hải quân TQ tấn công hải quân VN ở Trường Sa, bắn chìm 3 tầu chiến của VN và làm 64 thủy thủ VN thiệt mạng26. (Lúc xảy ra sự kiện này, VN ở thế cô lập không biết dựa vào ai, đồng minh Liên Xô cũng không đứng ra bảo vệ, và VN đã phải ỉm sự kiện này đi, đồng thời tăng cường quân ở Trường Sa).

Bảng dưới đây là chi phí quân sự của TQ và một số nước khác vào năm 2009 (tính theo đơn vị tỷ USD theo tỷ giá năm 2008), và tỷ lệ chi phí so với GDP, theo nguồn tin của SIPRI27:

Số thứ tự Nước Chi phí quân sự 2009 % của GDP 20081 Mỹ 663 4.3%2 Trung Quốc 99 2.0%3 UK 69 2.5%4 Pháp 67 2.3%5 Nga 61 3.5%7 Nhật Bản 47 0.9%23 Đài Loan 9.9 2.1%33 Thailand 4.9 1.5%40 Malaisia 4.1 2.0%43 Iraq 3.8 5.4%53 Vietnam 2.1 2.4%

Tính theo GDP thì TQ chỉ chi có 2% GDP cho quân sự, thuộc mức trung bình thấp của thế giới, chứ không có vẻ chạy đua về vũ trang. Và để giữ uy tín và bộ mặt hòa bình của mình trên thế giới, TQ có đóng góp vào các hoạt động giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, với 2200 quân «mũ nồi xanh» TQ vào năm 2009.

Trong thời chiến tranh lạnh Nga-Mỹ, cuộc chạy đua quân sự kéo dài đã khiến cho Nga (một nước yếu hơn nhiều so với Mỹ về kinh tế) kiệt quệ. Cuộc chạy đua Mỹ-TQ ngày nay, là chạy đua về kinh tế chứ không phải về quân sự, và TQ ngày càng có vẻ thắng thế trong cuộc chạy đua này. Để giữ vị trí đế quốc của mình, hàng năm Mỹ vẫn chi một khoản khổng lồ cho quân sự: 663 tỷ USD vào năm 2009, chiếm đến 4.3% GDP, và vượt xa toàn bộ các nước còn lại. Tuy nhiên, việc chi tiêu quá nhiều về quân sự này trong thời đại mới chưa chắc đã có lợi về

26 Xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Hải_chiến_Trường_Sa_198827 Xem http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_military_expenditures

lâu dài cho Mỹ. Trong thế kỷ 21, Mỹ vẫn có thể tiếp tục làm bá chủ thế giới về quân sự, nhưng TQ sẽ thành bá chủ về kinh tế.

Trong quan hệ VN-TQ, VN cũng không thể chạy đua với TQ về quân sự. Chi phí quân sự của TQ đã lớn hơn toàn bộ GDP của VN. VN mà có chi đến 10% GDP cho quân sự (chi như vậy thì sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu cho kinh tế) cũng không thấm vào đâu so với sức mạnh quân sự của TQ. Nga đã «bỏ rơi» VN ngay từ trước khi Liên Xô tan vỡ, và ngày nay cũng không còn khả năng «bá chủ» thế giới nữa. Ngoài việc hiện đại hóa quân đội và tập trung lực lượng ở những điểm nóng dễ xảy ra sự cố, VN phải tìm cách «núp bóng» những đồng minh mạnh nào đó mới có thể có thế cân bằng được với TQ trong các tranh chấp. Mỹ và châu Âu (hay khối NATO) có thể trở thành đồng minh của VN trong thời đại mới. Và khối ASEAN, với 580 triệu dân, nếu thực sự trở thành một cộng đồng (tương tự như cộng đồng châu Âu) đoàn kết được cả về mặt quân sự và ngoại giao, thì có thể có trọng lượng hơn trong quan hệ với TQ, chứ từng nước riêng lẻ thì không thấm vào đâu so với TQ. Tuy nhiên, hiện tại, khối ASEAN còn đang yếu về mọi mặt.

Phát triển khoa học công nghệ

Hiện tại, nền khoa học công nghệ của TQ vẫn còn tương đối yếu so với các nước phương Tây. Cụm từ «made in China» vẫn còn hay đồng nghĩa với «rẻ nhưng kém chất lượng». Những đồ công nghệ cao, chứa nhiều «chất xám», có giá trị thặng dư cao, mà làm tại TQ, chủ yếu là đồ làm gia công thuê cho nước ngoài, với dây chuyền công nghệ của nước ngoài chứ không phải của TQ, và TQ chỉ được một phần lợi nhỏ trong đó. Tuy nhiên, TQ đang tiến rất nhanh trên lĩnh vực khoa học công nghệ, và trong một hai thập kỷ tới sẽ đứng vào hàng các nước công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Trong chiến lược của TQ hiện nay, công nghệ được đặc biệt chú trọng phát triển, bằng mọi biện pháp, như:

- Chuyển giao công nghệ. TQ thường ép các công ty nước ngoài làm ăn tại TQ phải chuyển giao một phần công nghệ cho TQ, và qua đó thu nhận được nhiều công nghệ mới trong mọi lĩnh vực. Ví dụ về tàu hỏa siêu tốc và máy bay chở khách: TQ nâng cấp được hệ thống đường tàu hỏa, từ chỗ vận tốc trung bình chỉ có 43km/h vào năm 1993, lên một hệ thống hiện đại trong đó có 7000km đường siêu tốc (trên 200km/h, và có thể lên đến trên 400km/h) vào năm 2010. Công nghệ tàu hỏa siêu tốc được chuyển giao từ các nước phương Tây như Đức, Pháp, Canada, Thụy Điển, Nhật Bản, cùng với việc mua tầu từ các nước này. Nhưng sau khi có được công nghệ, TQ đã chuyển thành nước xuất khẩu tầu siêu tốc sang các nước khác. Hiện tại, TQ mua máy bay Airbus kèm theo chuyển giao công nghệ máy bay, và có thể trong tương lai không xa sẽ trở thành nước xuất khẩu máy bay.

Ga tầu siêu tốc ở Bắc Kinh (ảnh lấy từ internet)

- Mua các hãng nước ngoài có công nghệ tốt. Với nhiều tiền dự trữ, TQ có thể mua thẳng các hãng có công nghệ cao trên thế giới, và qua đó có thể chiếm được nhiều công nghệ mới cũng như thị trường mới. Ví dụ như công ty máy tính Lenovo của TQ mua bộ phận sản xuất máy tính cá nhân của IBM (bây giờ thành máy tính Lenovo), hay công ty xe Geely của TQ mua công ty xe Volvo. Thông qua các hãng ở nước ngoài mà TQ mua, họ thậm chí tiếp cận được một số công nghệ «nhạy cảm» về quân sự, và điều này làm các chính phủ phương Tây lo sợ.

- Các hình thức tình báo công nghiệp hay «reverse engineering». Một ví dụ nổi tiếng là hackers của TQ tấn công các máy tính chủ của Google để ăn ắp mã nguồn của Google. Hackers TQ thuộc loại «giỏi nhất thế giới», và chui được vào máy tính của rất nhiều các công ty cũng như cơ quan chính phủ khác nhau trên thế giới. Mỹ nhân kế và các thủ đoạn khác cũng hay được dùng để moi hoặc đánh cắp thông tin quan trọng từ người nước ngoài. TQ cũng nổi tiếng là giỏi trong việc «làm nhái» bắt chước hàng nước ngoài. (Tương tự như Nhật Bản, sau khi đã «bắt chước» được hàng nước ngoài, thì bước tiếp theo là họ sẽ cải tiến được thành hàng tốt bằng hoặc tốt hơn hàng nước ngoài).

- Đầu tư mạnh vào hệ thống đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ. Đây là một điểm cốt lõi, vì dù có nhập bao nhiêu công nghệ, mà không có người đủ hiểu biết để có thể khai thác sự dụng và phát triển tiếp, thì cũng bằng không. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, hệ thống đại học của TQ bị tàn phá, đẩy lùi TQ về khoa học công nghệ. Ngày nay, các trường đại học của TQ kém hơn phương Tây về trung bình, nhưng đã có một số trường lọt vào danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới (theo «danh sách Shanghai»28), và các giáo sư ở đó có thể được nhận mức lương cao không kém gì phương Tây. Chính phủ TQ cũng cho học bổng khoảng 5 nghìn nghiên cứu sinh TQ ra nước ngoài học mỗi năm để đẩy mạnh nền khoa học công nghệ TQ.

28 Xem http://www.arwu.org/

- Lôi kéo các chuyên gia Hoa Kiều hay nước ngoài đến làm việc tại TQ. Ví dụ: một nhà toán học có tiếng gốc TQ đang ở Mỹ, được TQ cho nửa triệu USD, cộng với 100 nghìn USD một năm, để hàng năm thỉnh thoảng về làm việc tại TQ. Đối tượng được đặc biệt chú ý là các nhà khoa học Hoa Kiều độ tuổi trên dưới 40, đã đạt trình độ cao và có các quan hệ ở nước ngoài và đồng thời đang giai đoạn rất sung sức, được mời về TQ làm lãnh đạo các viện hay các nhóm nghiên cứu.

- Thu hút các công ty trên thế giới mở các «research lab» tại TQ. Tất nhiên, để có thể làm được điều đó, TQ phải đào tạo được những đội ngũ kỹ sư và nhà khoa học giỏi. Những công ty như General Motors, có mặt tại TQ từ lâu, cũng đã mở các trung tâm nghiên cứu tại TQ từ nhiều năm nay. Một ví dụ gần đây: trung tâm nghiên cứu lớn nhất của công ty Applied Materials (đứng đầu thế giới trong lĩnh vực máy chế tạo đồ điện tử bán dẫn) đã được mở tại TQ vào năm 201029. Dần dần, các hàng hóa sẽ không chỉ là «made in China», mà sẽ còn là «created in China».

Hiện tại, một số thành phố lớn của TQ như Bắc Kinh, Thượng Hải đã hiện đại không kém gì phương Tây và bỏ xa các nước đang phát triển, kể cả những nước khá như Brasil. Và tuy mức khoa học công nghệ trung bình trên toàn đất TQ còn tương đối thấp so với phương Tây, nhưng nếu tổng hợp lại các khoa học công nghệ cao mà họ đã nắm được thì cũng có thể ngang bằng hoặc hơn so với một nước ở phương Tây. Trong tương lai không còn xa, khi mà nền công nghệ của TQ đuổi kịp phương Tây, thì lúc đó TQ sẽ thực sự là bá chủ thế giới về kinh tế: không những chỉ hàng dân dụng rẻ tiền «made in China», mà các hàng công nghệ cao mác TQ cũng sẽ chiếm lĩnh thị trường thế giới, thu nhập trung bình trên đầu người của TQ sẽ ngang bằng so với phương Tây, và TQ sẽ hiển nhiên chiếm vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tự do mậu dịch

Sự xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan, tự do hóa thương mại trên thế giới, góp phần không nhỏ vào sự đi lên của TQ trong những thập kỷ vừa qua. Tự do mậu dịch (free trade) là học thuyết kinh tế xuất phát từ phương Tây, nhưng nó đã giúp cho TQ thâm nhập vào thị trường thế giới, và ngày nay TQ là một trong những nước nhiệt tình nhất với tự do mậu dịch. Sau khi gia nhập WTO (World Trade Organization) vào cuối năm 2001, TQ tăng cường các cuộc thương lượng để đạt được các thỏa thuận tự do mậu dịch với các nước khác. Thỏa thuận tự do mậu dịch TQ-ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2010, và TQ đang tiến tới thỏa thuận tự do mậu dịch với Australia.

Sự xóa bỏ các hàng rào thuế quan có lợi cho toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung, bởi vì nó làm tăng cạnh tranh giữa các nước (nhưng nó có thể làm cho chênh lệc giầu nghèo giữa các nước tăng lên). Những khu vực kinh tế nào làm ăn kém hiệu quả so với nước ngoài thị sẽ buộc phải thay đổi, xóa bỏ đi hoặc tăng hiệu quả lên, và bởi vậy hiệu quả kinh tế chung của toàn thế giới tăng lên. Cái giá phải trả là những sự thay đổi gián đoạn lớn trong xã hội, khi có những sự chênh lệch lớn giữa các nước. Bản thân TQ cũng phải trả giá đó, khi mà các công ty nhà nước của TQ làm ăn kém hiệu quả đã phải sa thải hàng trăm triệu người trong giai đoạn đầu. Nhưng việc tái cấu trúc này đã làm cho nền kinh tế TQ mạnh lên. Tất nhiên, tự do mậu dịch không có nghĩa là nước ngoài có thể nhảy vào xâm chiếm thị trường TQ tùy ý: TQ vẫn đặt ra các luật lệ, khiến cho nước ngoài có thể vào đấu thầu ở TQ hay bán hàng ở TQ, nhưng phải nhượng bộ nhiều thứ mới trúng thầu hay được bán hàng.

Các nước phương Tây, khi xóa bỏ hàng rào thuế quan với TQ, tất nhiên cũng phải trả giá cho

29 http://www.nytimes.com/2010/03/18/business/global/18research.html

nó. Do sự chênh lệch lớn giữa lương của công nhân TQ và công nhân ở phương Tây, nên công nhân ở phương Tây trở thành kém hiệu quả, kém sức cạnh tranh so với TQ, và bởi vậy một lượng lớn mất việc. Xã hội phương Tây cũng sẽ phải tái cấu trúc lại, thay thế các công việc «chân tay» bằng các công việc khác cần trình độ cao hơn, đồng thời tính lại giá thành của các công việc «chân tay». Có nghĩa là lương của lao động «chân tay» sẽ phải giảm đi (và tăng chính sách xã hội lên để bù lại), thì mới có thể cạnh tranh được với TQ.

Những nước mà nền kinh tế yếu, ít sức cạnh tranh (mà lại thích tiêu xài), thì tự do mậu dịch với những nước có sức cạnh tranh mạnh như TQ dễ dẫn đến toàn dùng hàng nước ngoài, công nghiệp bị chết dí, vay nợ nhiều, và bán tài nguyên thiên nhiên thô đi để mà tiêu, trở thành mộ thứ nô lệ về kinh tế. Đó là điều đang xảy ra ở nhiều nước đang phát triển. Để có thể «tồn tại và đi lên» được trong thế giới mậu dịch tự do, những nước như VN cần phải tìm mọi cách tăng sức cạnh tranh của mình, đồng thời phải có được những chính sách điều tiết thích hợp. Tự do mậu dịch mà không có điều tiết, thì cũng như «tư bản hoang dã» có thể gây bất ổn xã hội. («Bàn tay vô hình» của Adam Smith không phải lúc nào cũng hoạt động tốt, mà có thể dẫn đến các trạng thái không hay như độc quyền, ép giá, mafia, cạnh tranh không lành mạnh). Không chỉ ở VN, mà ở nhiều nước khác, từ Indonesia đến Algeria, có những làn sóng «bài TQ», là hậu quả của tự do mậu dịch «thiếu điều tiết» tạo ra.

Sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm (soft power) là cụm từ được các nhà lãnh đạo thế hệ mới của TQ ưa thích trong quan hệ đối ngoại. Nó có nghĩa là có được sức mạnh một cách mềm dẻo, khôn khéo, đánh vào tâm lý mọi người, thay vì dùng vũ lực.

Sự đi lên rất nhanh của TQ tất nhiên không khỏi làm nhiều người trên thế giới nghi kị, và thậm chí ghét TQ. Để chống lại điều này, TQ luôn cố gắng tạo nên một bức tranh đẹp, quyến rũ về TQ, và tìm cách dẹp đi những hình tượng xấu. TQ tránh dùng từ «emergence» (sự nổi lên), một từ có thể gây nghi kỵ, khi mô tả về họ, mà thay vào đấy là từ «hài hòa thế giới» (universal harmony), với ý là TQ đang góp phần làm cho thế giới hài hòa tươi đẹp hơn. Theo các nhà lãnh đạo TQ, hiện tại TQ chiếm 20% dân số thế giới, nhưng mới chỉ chiếm có 7% sản lượng của thế giới, nên TQ giàu lên là giảm sự phân biệt giầu nghèo trên thế giới, làm cho thế giới hài hòa hơn. (Nếu tính theo sức mua thực sự của đồng nhân dân tệ, thì nền kinh tế TQ hiện chiếm hơn 15% kinh tế thế giới chứ không phải 7%, nhưng dù sao lý luận phía trên của lãnh đạo TQ vẫn có lý).

Sự nghi kị hay kỳ thị đối với người TQ không phải thời nay mới có. Từ đầu thế 20, tổng thống Roosevelt của Mỹ đã «cảnh báo» nước Mỹ về «sự xâm lược của người Mông Cổ» (tức là người TQ) lên bờ Tây nước Mỹ, và người TQ đến Mỹ sinh sống thời đó rất bị kỳ thị. Khi TQ bị Nhật chiếm đóng vào đầu thế kỷ 20, thì người TQ cũng bị quân Nhật đối xử rất thậm tệ. Tất nhiên, TQ không muốn những chuyện như thế tiếp tục xảy ra, và muốn được tôn trọng hơn trên thế giới. Điều họ muốn thế giới nhìn nhận thấy ở họ, là một dân tộc văn minh, với một truyền thống văn minh lâu đời và quyến rũ.

Đền văn minh vĩ đại của TQ thực sự rất quyến rũ, với những triết gia như Khổng Tử, Lão Tử, những nhà chiến lược như Tôn Tử, những Vạn Lý Trường Thành, Thiếu Lâm Tự, Tây Du Ký, với nền y học cổ truyền nhiều khi hiệu nghiệm hơn Tây y, với công nghệ in có trước châu Âu, v.v. Sự tuyên truyền văn hóa TQ trên thế giới giúp cho người nước ngoài trở nên thân thiện hơn với người TQ (và chính phủ TQ), bớt nghi kị hơn. Từ năm 2004, các Viện Khổng Tử (Confucius Institute) bắt đầu ra đời ở các nước trên thế giới, do chính phủ TQ tài trợ và mới mục đích quảng bá văn hóa TQ. Vào năm 2010, sẽ có 500 Viện Khổng Tử ở 75

nước khá nhau. Thường là các viện này được đặt ở các đại học lớn trên thế giới30, nhằm vào đối tượng là các thế hệ trí thức và lãnh đạo tương lai của các nước.

Những hoạt động quốc tế lớn được tổ chức tại TQ là những cơ hội lớn để TQ «trình diện» cho thế giới thấy vẻ đẹp quyến rũ của mình. Thế vận hội Olympic 2008 ở Bắc Kinh được tổ chức rất cận thận và hoành tráng, có thể coi là một thắng lợi lớn của TQ. Và Triển Lãm Thế Giới (World Expo 2010) ở Thượng Hải từ tháng 5 đến tháng 10/2010, với 400 nghìn khách tham quan mỗi ngày, cũng là một dịp để TQ nâng cao uy tín của mình.

Ở đâu trên thế giới, TQ cũng tìm cách quyến rũ để có được những «người bạn» bảo vệ quyền lợi cho mình. Ở Pháp, TQ có những người bạn như Jean-Pierre Raffarin (cựu thủ tướng) hay Serge Dassault (tỷ phú). Mỗi khi ở Pháp có chuyện gì có thể làm mếch lòng TQ (ví dụ như việc tiếp đón Dalai Lama, hay việc tố cáo TQ vi phạm nhân quyền) thì họ lên tiếng phản đối, hoặc tỏ ra lo sợ là quyền lợi của Pháp sẽ bị ảnh hưởng. Tỷ phú truyền thông (media) Rupert Murdoch ở Mỹ đã trở thành «bạn» của TQ năm 1999 khi bỏ vợ cũ, lấy một cô vợ người TQ kém ông ta 38 tuổi31. Tất nhiên, việc «kết bạn» này cũng giúp ích cho Murdoch về kinh tế, vì qua đó Murdoch có cơ hội đầu tư mạnh vào TQ.

Trên mặt trận truyền thông thế giới, chính phủ TQ đã đầu tư 45 tỷ RMB cho 3 kênh truyền hình quốc tế của TQ, cạnh tranh với các kênh truyền hình tin tức quốc tế khác. Các kênh này cho phép TQ đưa tin tức từ quan điểm của họ, và tất nhiên với các bình luận có lợi cho họ khi cần thiết.

Những hình ảnh xấu, ví dụ như những vụ đàn áp trong nước, thì TQ sẽ ỉm đi, và các quan chức phương Tây nhiều khi cũng sẽ «làm ngơ» để giữ quan hệ với TQ. Phương Tây hy vọng rằng, qua việc phát triển và tự do hóa kinh tế, nước TQ cũng dân chủ lên và tôn trọng quyền con người hơn. Điều này có lẽ đang xảy ra nhưng ở tốc độ chậm. Nếu so sánh giữa Nga và TQ trong 20 năm qua, thì TQ tiến nhanh hơn Nga nhiều, và đây là thêm một cớ để TQ không vội vàng gì đi theo «dân chủ kiểu phương Tây». Khắp nơi trên thế giới ngày nay có một «trào lưu» tự kiểm duyệt, tránh đụng đến những vấn đề «nhạy cảm» dễ làm mếch lòng TQ, và chính phủ TQ cũng không ngần ngại dùng các chiêu bài kinh tế để đe dọa những ai trên thế giới «có tính thọc mạch» trái ý họ.

«Bịt miệng» Thiên An Môn

Tronh những năm 1980, Đặng Tiểu Bình, cùng với các thân cận của mình là Ho Yaobang (Hồ Diệu Bang, tổng thư ký ĐCS TQ) và Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương, thủ tướng TQ) mở đường cho các cải cách về kinh tế (tự do hóa, bắt tay với tư bản) và chính trị (dân chủ hóa) ở TQ. Nhưng đến cuối năm 1986, xảy ra nhiều cuộc biểu tình của sinh viên, và phe bảo thủ trong ĐCS TQ đổ tội sự «hỗn loạn» đó cho các cải cách. Kết quả là, vào năm 1987, Hồ Diệu Bang bị Đặng cách chức, Triệu Tử Dương làm tổng bí thư thay, còn Li Peng (Lí Bằng) thuộc phe bảo thủ lên làm thủ tướng, và nội bộ ĐCS TQ chia rẽ giữa hai phe cấp tiến và bảo thủ.

Đến mùa xuân năm 1989, ở khắp nơi trong TQ xảy ra biểu tình của sinh viên và nhân dân, đặc biệt là ở Bắc Kinh: biểu tình ngồi chiếm quảng trường Thiên An Môn từ 18/04/1989 và tuyệt thực từ 13/05/1989 với hàng nghìn người tham gia. Chính quyền thương thuyết không được, lôi quân đội vào «dẹp loạn», nã súng vào dân, dẫn đến thảm sát ở quảng trưởng Thiên An Môn vào 04/06/1989 và những ngày tiếp theo. Ước lượng có đến hàng nghìn người bị chết, và sau đó rất nhiều người bị bắt, và ĐCS TQ trở nên bảo thủ độc quyền hơn. Triệu Tử

30 Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Confucius_Institute31 Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Rupert_Murdoch

Dương bị cách chức và quản thúc tại gia cho đến lúc chết.

Sự kiện thảm sát Thiên An Môn 1989 gây chấn động cả thế giới, và trở thành vết nhơ lớn trong lịch sử hiện đại của TQ, mà ĐCS TQ muốn tìm mọi cách xóa đi khỏi trí nhớ của nhân loại. Trên thế giới có rất nhiều tài liệu và phim ảnh về vụ này, và hàng năm vẫn có rất nhiều người tưởng nhớ vụ Thiên An Môn. Ngay tại Hồng Kông hàng năm có hàng trăm nghìn người tưởng niệm vụ Thiên An Môn.

Trong khi đó, ở TQ, chính quyền dùng «bàn tay sắt» để dìm vụ Thiên An Môn vào quên lãng, y như là nó chưa hề tồn tại. Cho đến nay, các phương tiện đài báo bị cấm tiệt không ai dám nhắc đến sự kiện này. Mạng internet ở TQ cũng không có tài liệu nào về vụ này, vì lực lượng công an kiểm duyệt net hùng hậu với 30 nghìn công an đã chặn mọi tài liệu trên mạng về vụ Thiên An Môn không cho vào TQ. Những thân nhân của những người bị chết trong vụ Thiên An Môn thì bị cảnh sát quản thúc chặt chẽ, để họ khỏi mở mồm ra nói gì về vụ này. Và TQ không hề đưa ra số liệu nào về số người chết trong vụ Thiên An Môn.

Vụ Thiên An Môn là một ví dụ cho thấy, cho tới thời điểm hiện tại, TQ chưa có tự do báo chí, thông tin bị kiểm duyệt rất chặt chẽ và mang nhiều tính chất tuyên truyền. Chỉ có những thông tin nào «vô hại» hoặc có lợi cho hình ảnh của ĐCS TQ mới được phép lưu truyền tại TQ. Tuy nhiên, chắc là họ không thể và cũng không có ý định ngăn chặn thông tin về vụ Thiên An Môn mãi được, mà sẽ phải «nới ra» một lúc nào đó, khi mà «cứt trâu đã hóa bùn», và người dân TQ đã dân chủ hơn, văn hóa cao hơn, bình thản hơn để phán xét vụ Thiên An Môn một cách khách quan trong bối cảnh lịch sử của nó.

Ở trên thế giới thì TQ không dùng «sức mạnh cứng» để dẹp dư luận về vụ Thiên An Môn được như ở TQ, nhưng họ dùng «sức mạnh mềm», mua chuộc hoặc gây sức ép để thế giới quên đi về vụ này. Các sách dạy tiếng TQ ở Pháp cũng không nhắc đến vụ này. Những hội thảo ở đại học nước ngoài mà đụng đến vụ Thiên An Môn hay là có mời các «dissident» người TQ sẽ bị nhiều người lên tiếng phản đối, coi là «có hại cho quan hệ với TQ».

Vấn nạn tham nhũng

Theo bảng tính điểm xếp hạng năm 2009 của tổ chức quốc tế Transparency International,TQ được 3.6 điểm (trên 10), đứng thứ 79 trong số 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nước đạt cao điểm nhất là New Zealand được 9.4 điểm, Hồng Kông được 8.2 điểm, Việt Nam chỉ được 2.7 điểm đứng thứ 120, và nước đội sổ là Somalia được 1.1 điểm32. Điểm càng cao thì có nghĩa là càng minh bạch, ít tham nhũng, và càng thấp có nghĩa là càng ít minh bạch và tham nhũng càng nhiều. Theo bảng này, thì TQ không tham nhũng nhiều hơn so với các nước đang phát triển (VN còn tham nhũng nhiều hơn TQ), nhưng còn một khoảng cách xa giữa TQ và các nước tư bản tiên tiến về vấn đền này.

Đối với TQ, tham nhũng như là con dao hai lưỡi: trong quan hệ thương mại quốc tế, các trò «trao đổi dưới bàn» giúp họ mua chuộc dễ dàng những người có quyền quyết định ở các nước khác, đặc biệt là những nước tham nhũng cao như ở châu Phi, chiến thắng các đối thủ từ các nước có luật chống tham nhũng nghiêm ngặt. Nhưng vẫn những trò «trao đổi dưới bàn» đó, xảy ra ở trong nước TQ, thì có hại cho nền kinh tế của TQ và gây bất ổn định xã hội. Theo Minxin Pei ở Carnegie Endowment for International Peace, khoảng 10% ngân sách nhà nước TQ bị thất thoát vì tham nhũng (các quan lại ở TQ ăn cắp tiền nhà nước hàng trăm tỷ USD

32 Xem http://www.transparency.org/policy_research/surveys_indices/cpi/2009/cpi_2009_table

một năm), và cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng tham nhũng «theo cấp lũy thừa» từ năm 198033. Các quan chức và doanh nhân tham nhũng ở TQ còn ăn hiếp dân thường, chiếm đoạt đất đai của dân cho các dự án xây dựng tư, mở sòng bạc lậu, v.v., dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối TQ. (Ở TQ, cũng như ở VN, xuất phát điểm của các cuộc biểu tình phản đối của nhân dân, thường là do bị ăn hiếp mà ra, chứ không phải do những «triết lý trừu tượng»).

Chính quyền TQ có tỏ ra quan tâm thực sự đến việc chống tham nhũng trên đất TQ. Riêng năm 2009 đã có hơn 100 nghìn quan chức bị lôi ra xử vì tội tham nhũng, trong đó có cựu tổng giám đốc công ty Sinopec (một trong 3 công ty dầu hỏa lớn nhất TQ), bị xử tử tình vì nhận hối lộ 30 triệu USD34. Kể cả những nhân vật cao cấp nhất cũng có thể bị lôi ra xử, ví dụ như Chen Xitong (nguyên là ủy viên Bộ Chính Trị, thị trưởng Bắc Kinh, đối thủ chính của Jiang Zemin, bị kết án tù 16 năm vào năm 1998) hay Tian Fengshan (nguyên bộ trưởng Bộ tài nguyên, bị kết án tù trung thân vào năm 2005)35. Trong một vụ «quét mafia» nổi tiếng ở Trùng Khánh năm 2009, có 50 quan chức chính phủ và 9000 người khác bị bắt, cựu cảnh sát trưởng của thành phố và một số người bị tử hình36. Tuy nhiên, theo tính toán của Minxin Pei, tham nhũng ở TQ là cách làm tiền hấp dẫn, lợi nhuận cao và ít rủi ro, vì khả năng quan chức tham nhũng bị bắt chỉ có 3%. Kể cả các quan chức nhỏ cũng có thể vơ vét hàng triệu nhân dân tệ nhờ tham nhũng.

Một điều thú vị là, từ năm 1992 Quân đội TQ được phép kinh doanh. Không biết Quân độiVN được phép kinh doanh có phải là do học tập TQ không, nhưng nói chung trên thế giới quân đội không được phép kinh doanh, vì dễ dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi (giữa quốc phòng và lợi tư) và tham nhũng (vì tài chính của quân đội thuộc bí mật quốc gia không thể minh bạch được như các doanh nghiệp bình thường). Theo chuyên gia quân sự nước ngoài, thì tình trạng tham nhũng trong quân đội TQ là «endemic» (đặc hữu), và Hồ Cẩm Đào năm 2007 đã phải ban ra các chỉ thị siết chặt quản lý quân đội nhằm chống tham nhũng.

Bên cạnh vấn đề tham nhũng, là vấn đề làm ăn giả rối (có thể gọi là vấn đề «dân tham nhũng»), như làm hàng giả, sử dụng những chất liệu độc hại trong thực phẩm, v.v., làm hại đến người tiêu dùng, và TQ có tỏ ra cố gắng ngăn chặn những hiện tượng này nhằm giữ uy tín trên thương trường. Chỉ riêng năm 2008, TQ đã điều tra trên 76 nghìn vụ thực phẩm rởm có giá tổng cộng 40 tỷ USD37. (Nếu ở VN có những đồ thực phẩm gốc TQ không đảm bảo an toàn, thì có lẽ là do dân TQ cùng dân VN làm bậy chứ không phải chính phủ TQ muốn như vậy, và cần kiểm soát chặt chẽ, phạt thật nặng những người tiếp tay buôn bán những đồ như vậy, đồg thời phối hợp với chính quyền TQ để ngăn chặn những hiện tượng đó).

Những người TQ làm việc hay học tập ở nước ngoài cũng khó tránh khỏi «virus» tham nhũng. Gần đây, ở Pháp có vụ điều tra về đường dây mua bằng ở một số trường đại học lớn của Pháp cho những sinh viên TQ sang học mà học kém không đủ trình độ. Một số kẻ có thể được lợi vì chuyện mua bằng này, nhưng những bằng rởm sẽ có hại cho TQ.

Trong các lý do sâu xa, khiến cho tỷ lệ tham nhũng ở TQ cao, và hiệu quả chống tham nhũng thấp, có thể kể đến các cơ chế thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, và sự gắn liền quyền lợi giữa các quan chức và giới doanh nhân. Khi mà hơn 90% những tỷ phú ở TQ là «hoàng tử đỏ», thì

33 Xem http://www.carnegieendowment.org/publications/index.cfm?fa=view&id=1962834 Theo http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/8448059.stm35 Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Corruption_in_the_People%27s_Republic_of_China36 Xem http://www.nytimes.com/2009/11/04/world/asia/04crimewave.html37 Xem http://news.xinhuanet.com/english/2009-03/16/content_11016531.htm

người ta khó phân biệt danh giới đâu là được hởng «quyền lợi chân chính» đâu là lợi dụng chức quyền. Và nếu cùng 1 kiểu làm ăn, nếu khi áp dụng với người nước ngoài không bị tính là tham nhũng, thì cũng khó xử nếu như tính là tham nhũng khi áp dụng trong nước. Để có thể chống tham nhũng hiệu quả, TQ sẽ còn cần cải cách rất nhiều về chính trị và kinh tế. Nếu TQ ít tham nhũng hơn, thì nước ngoài cũng sẽ nhìn vào TQ với con mắt thiện chí hơn.

Sự sụp đổ của «xã hội tiêu thụ» ?

Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, có những giai đoạn khủng hoảng thừa, dẫn đến một vòng luẩn quẩn suy thoái kinh tế: hàng thừa không có người mua, dẫn đến công ty thua lỗ, sa thải bớt nhân viên, dẫn đến nhiều người thất nghiệp lại càng không có tiền mua hàng, dẫn đến công ty lại càng không bán được hàng và phải sa thải tiếp, và cứ thế nền kinh tế đi xuống. Giai đoạn đại suy thoái của Mỹ vào đầu những năm 1930 là một ví dụ điển hình về hậu quả của «khủng hoảng thừa», và phải đến tận những năm 1940, do nhu cầu sản xuất tăng lên để phục vụ chiến tranh, nước Mỹ mới thực sự bước ra khỏi suy thoái, bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh mới.

Một «liều thuốc» mà các nhà kinh tế nghĩ ra để chữa bệnh suy thoái khủng hoảng thừa là kích cầu: tìm cách khuyến khích nhân dân tiêu dùng. Theo lý luận, nhân dân tiêu dùng thì doanh nghiệp bán được hàng, bán được hàng thì có việc làm và có tiền trả lương, có thêm tiền lương thì lại càng tiêu dùng và hàng lại càng bán được, và kinh tế cứ thế đi lên. Khi nhân dân không chịu tiêu dùng, thì nhà nước phải tiêu dùng thay (và thu thuế của dân và các doanh nghiệp, tức là cuối cùng thì vẫn là dân tiêu, nhưng qua nhà nước). Chính phủ có thể kích cầu bằng các giải pháp như: xây dựng các công trình công cộng, phát tiền giúp người nghèo có tiền để tiêu, cho không trẻ em sữa uống trong trường học, v.v. (tiền để trang trải các chi tiêu đó là từ ngân sách chỉnh phủ, có được nhờ thu thuế và bán các nguồn tài sản quốc gia, v.v.).

Về phía tư nhân, những cách kích cầu mà các doanh nghiệp rất thích, là cho vay để tiêu dùng, và quảng cáo kích thích sự thèm muốn của người tiêu dùng. Cho vay thì được tiền lãi, dân vay càng nhiều thì lãi càng lớn. Bởi vậy hàng loạt các công ty mời chào người tiêu dùng bằng đủ các hình thức cho vay khác nhau. Khi vay tiền dễ dàng thì người ta cũng chi tiêu phóng khoáng hơn, tiêu thụ nhiều hơn, ít nghĩ đến tiết kiệm, vì tin rằng cứ cần tiền là có thể đi vay. Từ đó đẻ ra xã hội tiêu thụ: tiêu thụ vượt khả năng tài chính, lo hưởng thụ trước mắt, trở thành cách sống của nhiều người. Nước Mỹ là điển hình của xã hội tiêu thụ, với mức tiết kiệm tư nhân giảm liên tục trong nhiều thập kỷ qua, xuống chỉ còn khoảng 2%. Kể cả các chính phủ cũng trở thành «thành viên» của xã hội tiêu thụ: vay bừa bãi để chi tiêu quá khả năng.

«Xã hội tiêu thụ» trên thế giới là môi trường thuận lợi cho sự «bành trướng kinh tế» của TQ. Thiên hạ tiêu dùng càng nhiều, thì TQ càng bán được nhiều hàng tiêu dùng. Và khi người ta tiêu thụ đến mức vay nợ TQ quá nhiều, thì phải bán lại các tài sản lớn (doanh nghiệp, dầu mỏ, bất động sản, v.v.) cho TQ, và như vậy giúp TQ nhanh trở thành ông chủ của thế giới về kinh tế. Trong tương lai, các xã hội tiêu thụ sẽ xụp đổ: hoặc là sẽ phải thay đổi «cơ chế», cách sống, chuyển sang một xã hội khác ổn định hơn, hoặc là sẽ bị TQ «thôn tính» về kinh tế, hoặc là cả hai.

Một điểm nguy hiểm nữa của xã hội tiêu thụ là nó làm hủy hoại môi trường: tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ quá nhiều, quá nhanh, trái đất không kịp phục hồi khả năng đáp ứng nhu cầu của con người, môi trường sống bị hủy hoại và nhiễm độc. Nếu đến một ngày nào đó chủ nghĩa tư bản «dãy chết» thật sự, thì đó chính là do sự hủy hoại môi trường do «căn bệnh» xã hội tiêu thụ của nó gây ra. Bản thân nước TQ hiện tại chưa phải là một «xã hội tiêu thụ», mới chỉ là một «bộ máy phục vụ xã hội tiêu thụ», cũng đã đủ để thế giới tiêu thụ quá nhanh các tài nguyên của mình và phá hoại môi trường với tốc độ đáng sợ (hàng năm có bao nhiều rừng trên thế giới hàng năm bị phá hủy, bao nhiêu loài động vật bị tiệt chủng, đất và nước ở TQ cũng bị ô nhiễm nặng, v.v.). Nếu mà nước TQ cũng trở thành «xã hội tiêu thụ» thì thế giới sẽ gần đến «ngày tận thế».

Hiện tại, sự chạy theo lợi nhuận trước mắt của các doanh nghiệp, và ham muốn tăng trưởng kinh tế của các nước (trong đó có TQ) vẫn tiếp tục dẫn đến xã hội tiêu thụ, tuy rằng các nước tư bản có nhận ra mối hiểm họa mà xã hội tiêu thụ tạo ra với môi trường, và có đề ra những chính sách nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, sử dụng năng lượng «sạch», v.v. Nhưng để thoát ra được khỏi xã hội tiêu thụ (thay vì bị nó đè bẹp) sẽ là một việc nan giải và cần có những thay đổi lớn về chính sách.

Những bài học cho VN ?

VN bé hơn nhiều so với TQ, và đang phát triển chậm hơn TQ, nhưng rất giống TQ về nhiều mặt: chủng tộc (người Quảng thậm chí giống người VN hơn là người miền bắc TQ), ngôn ngữ (hơn 70% từ tiếng Việt là gốc Hán), văn hóa (Văn Miếu cũng thờ Khổng Tử như là cha tổ của học vấn), tính cách tục lệ kể cả các thói xấu, và tổ chức xã hội. Một phần sự giống nhau đó là do lịch sử 1000 năm Bắc thuộc, và tuy giống nhau nhưng luôn có sự nghi kị giữa VN và TQ. Người VN hay coi TQ là «đại bá» luôn muốn chiếm VN, còn người TQ hay coi VN là «vô ơn» luôn muốn qua mặt TQ. Vì là hàng xóm và giống nhau nên hai nước luôn có nhiều quan hệ với nhau dù muốn hay không, không ghét thì yêu không yêu thì ghét chứ khó «dửng dưng».

Sự phát triển vượt bực của TQ trong những thập kỷ qua, cũng như cách hành xử của TQ, và các vấn đề mà họ gặp phải, cho VN rất nhiều bài học kinh nghiệm. Qua đó VN có thể học tập, để phát triển tốt hơn, để có quan hệ tốt hơn với TQ, và cũng là để đối phó với những «dở chứng» của anh bạn khổng lồ bên cạnh mình. Ở dưới đây điểm qua một số vấn đề mà VN có thể học từ TQ.

Về mặt kinh tế: Vào quãng giữa thế kỷ trước, thì kinh tế của hai nước yếu như nhau, nhưng hiện tại TQ đã phát triển vượt VN quá xa (thu nhập bình quân trên đầu người ở TQ gấp hơn 4 lần VN). Nếu VN tiếp tục phát triển kinh tế chậm hơn TQ mỗi năm 2-3% như hiện tại, thì sẽ ngày càng lạc hậu và lép vế so với TQ. Làm thế nào để khỏi bị bỏ rơi xa thêm nữa so với TQ, và đạt mức phát triển ít ra là bằng TQ ?

Muốn có được tốc độ phát triển kinh tế như TQ, VN phải học tập TQ: tăng tiết kiệm (dân VN nghèo hơn nhưng tiêu xài hoang hơn dân TQ, chạy theo «xã hội tiêu thụ»), giảm ham vay nước ngoài (vay để đầu tư những dự án có hiệu quả kinh tế cao là tốt, nhưng vay để tiêu xài

hay đầu tư bừa bãi không tính đến hiệu quả rồi è cổ ra để trả nợ thì xấu, như Vinashin là ví dụ, và vay nhiều quá khả năng trả nợ thì khủng hoảng), giữ đồng tiền yếu (thay vì để giá cả, tính theo ngoại tệ, của các dịch vụ và đồ nhu yếu phẩm ở VN tăng lên như trong những năm vừa qua), phát triển khoa học công nghệ (động lực của sự phát triển kinh tế), chống tham nhũng (tham nhũng có thể làm cho tốc độ tăng trưởng giảm 1-2%/năm), chống làm ăn giả dối (ví dụ xây dựng chất lượng không đảm bảo thì sẽ phải xây lại sau một thời gian, tốn kém lãng phí, đồ rởm thì chóng hỏng tính ra còn đắt hơn đồ tốt và lãng phí tài nguyên). Ngoài ra, VN cần chống hàng lậu (phải triệt để chống các hàng nhập lậu, không đảm bảo về an toàn và phá hoại thị trường VN), tăng hiệu quả đầu tư (VN có chỉ số hiệu quả đầu tư thuộc loại kém trên thế giới !), tăng xuất khẩu (đặc biệt chú trọng phát triển xuất khẩu những mặt hàng chất lượng cao, có giá trị thặng dư cao, thay vì xuất đồ thô và, hàng rẻ tiền chất lượng thấp), v.v. Nếu các biện pháp trên được áp dụng tổng hợp, VN có thể tăng tỷ lệ phát triển lên bằng TQ.

Về mặt quân sự: VN cũng cần hiện đại hóa quân sự, nhưng không thể để quân sự ngốn quá nhiều ngân sách, vì nếu ngốn quá nhiều ngân sách thì thành chạy đua vũ trang, và hại cho nền kinh tế. Có chạy đua vũ trang đến mấy, thì lực lượng quân sự của VN cũng sẽ rất nhỏ yếu so với những nước khác như TQ, Mỹ, Nga, v.v. VN chỉ có thể dùng quân sự để bảo vệ một số «điểm nóng» chứ không thể đem quân dàn trải khắp VN (và cũng không nước nào tấn công vào trong VN để làm gì trong thời đại mới). Hiện đại quân sự đi kèm với giảm quân số (quá nhiều quân không để làm gì), chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa trang bị và chỉ huy, và quan trọng hơn cả là phải tham gia một khối đồng minh mạnh để đảm bảo hòa bình. Khi còn tranh chấp lãnh thổ VN-TQ và TQ còn dùng quân đội đe dọa VN, thì tất nhiên TQ không thể là đồng minh. Cho phép quân đội kinh doanh dễ dẫn đến tham nhũng và nguy hại cho quốc phòng, làm mất tính chuyên nghiệp của quân đội. Bởi vậy cần hạn chế và kiểm soát chặt chẽ kinh doanh của quân đội.

Về khoa học công nghệ: TQ là tấm gương để VN học tập. Ví dụ, các trường đại học và viện nghiên cứu cần được đầu tư nhiều hơn, coi trọng đội ngũ khoa học hơn, trả lương ngang bằng các nước đang phát triển khác (chưa nói đến các nước giầu) thay vì quá thấp như hiện tại, thì mới có thể vực được nền khoa học đang rất yếu của VN dậy. Các đại học đẳng cấp quốc tế của TQ là do cải tổ các đại học công đã có truyền thống, thay đổi cung cách quản lý, tăng đầu tư, v.v. mà thành, chứ không phải là đổ nhiều tiền vào các đại học mới tinh nhưng chiến lược không rõ ràng, đội ngũ cọc cạch, và đến sinh viên giỏi cũng không có, như ở VN!

Về chống tham nhũng: Nạn tham nhũng ở VN còn nặng hơn ở TQ. VN cũng cần học tập TQ, ít ra là ở quyết tâm thực sự, từ cấp cao nhất. Phải quét tham nhũng «từ trên xuống» như ở TQ may ra mới có hiệu quả. Hiện tại VN tham nhũng nhiều hơn TQ, nhưng chống tham nhũng rất «tượng trưng». Muốn chống tham nhũng tận gốc, phải cải cách triệt để quản lý hành chính, xóa bỏ tất cả các cơ chế đẻ ra tham nhũng (ví dụ như những cơ chế xin/cho và lương ít/lậu nhiều -- khi mà các lãnh đạo cao cấp nhất có lương chính thức chỉ 10 triệu VND trong khi tài sản lên đến hàng trăm tỷ VND thì không có cách gì tránh khỏi tham nhũng).

Về cải cách chính trị: Kinh nghiệm của TQ và Nga cho thấy, cải cách chính trị là vấn đề khó khăn. Các lãnh đạo TQ cũng muốn cải cách, nhưng đồng thời rất sợ bất ổn xã hội, nên quá trình cải cách rất chậm, tuy ĐCS TQ đã không còn dấu diếm gì về chuyện họ chỉ còn giữ tên gọi «CS» nhưng các chính sách hoàn toàn «thực dụng». VN có thể học tập TQ ở điểm trút bỏ bớt các giáo điều ! Xã hội TQ vẫn đang bị kiểm duyệt, bưng bít (như vụ Thiên An Môn là ví

dụ), và ở VN hiện cũng có nhiều điều «cấm kị». Để tăng độ dân chủ của xã hội, ngăn chặn lộng quyền, tham nhũng, v.v., VN cần tạo điều kiện cho các phân tích phản biện nghiêm túc, và nâng cao dân trí. Nếu muốn trở thành đa đảng thì có thể làm như Đài Loan ? Còn nếu không thì «Đảng» và «Chính Phủ» chẳng qua là một, có thể sát nhập dần với nhau để khỏi chồng chéo và kém hiệu quả ? (Ngược lại, cần tăng cường vai trò của quốc hội và các hình thức bầu cử trực tiếp cho các đại diện của dân, và sự độc lập của bộ phận tư pháp).

Quan hệ với TQ: TQ không phải là «quái vật» như nhiều người lo sợ. TQ và VN về lâu dài có thể là bạn của nhau. Nhưng TQ «cứng rắn» trong quan hệ với VN vì biết là thế của VN yếu, dễ «bắt nạt»: không có đồng minh mạnh, dễ bị mua chuộc, dễ «chặn họng», v.v. VN không nên thù địch với TQ (thù địch không được ích gì), nhưng cần tỏ ra cương quyết và dũng cảm hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi của mình (ví dụ trong việc ngăn chặn hàng lậu từ TQ), minh bạch hơn, chính sách rõ ràng hơn, không để bị mua chuộc thoái hóa (đây có là điểm rất khó không ?). Trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, cần có «dissuasive force» để khỏi bị TQ dùng vũ lực đánh chiếm thêm trong khi đàm phán hòa bình, và cần có đồng minh mạnh bảo vệ. Càng minh bạch, công bố tất cả các tài liệu và luận điểm của các bên, thì càng có lợi về lâu dài cho sự ổn định. Một điều thú vị là khi National Geographic Society của Mỹ gần đây in bản đồ ghi Hoàng Sa (Paracels) là của TQ, thì không thấy chính phủ VN lên tiếng phản đối, trong khi đó có petition của Việt Kiều38 phản đối lên National Geographic Society khiến họ phải đính chính (thành TQ chiếm từ 1974, nhưng VN nói là của VN). Nếu chính phủ không lên tiếng những chuyện như vậy thì giảm uy tín (ngay dưới con mắt của TQ).

NTZ

Toulouse, 08/2010

Bản thảo này: 16/08/2010

-----------------------

38 Xem http://www.gopetition.com/petition/34737.html