kangaroo kÝ - vietnamvanhien.org filevà lối vẽ theo cái nhìn của con mắt quang tuyến x...

28
1 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net KANGAROO KÝ Nguyn Xuân Quang Đi Hi Quc Tế Y Nha Dưc Sĩ Vit Nam kỳ 5 ln này đưc tchc ti Sydney, Úc châu. Đi phó hi là chuyn tt nhiên đi vi tôi. Ngoài đi hi ra, tôi còn mun thăm viếng li Úc châu và cng đng Vit Nam ti Úc. Trưc đây chúng tôi đã đến Úc mt ln đra mt quyn Khai Qut Kho Tàng CSHng Vit Sydney và Melbourn. Trong lòng còn mang nhiu knim khó quên. Chuyến đi ln này có nhng mc đích chính là dđi hi, ra mt quyn Tiếng Vit Huyn Diu, đi chu du mit dưi và truy tìm nhng du vết ca csvà ngôn ngVit Nam mà tôi đang nghiên cu. Úc châu và văn hóa thdân Úc có nhiu điu kỳ thú đáng sưu tm, hc hi. Úc châu là mt đi lc mang tiếng là “ xa xôi ho lánh”, “mit dưi” Down Under, tôi dch theo tng chmt là “Hi” (xin đng hiu theo nghĩa by như hiu tên bài hát “HTrng” ca các sinh viên y khoa đi tp sVin Bo Sanh Hùng Vương, TDũ ngày trưc) nên Úc còn giđơc nhiu “đa khai” tinh ròng, thun tính, thun khiết chưa bvy nhim, chưa blai căng hàm hng đi mt, nht là vmt văn hóa bn đa. Ngoài nhng “đa khai” dưi lòng đt quí hiếm và nhng đa khai sng như các loài thú, chim, cá, cây, clmà không mt nơi nào còn thy, vmt văn hóa bn đa, văn hóa thdân dc sut quãng thi gian my chc ngàn năm chưa hbnh hưng bi các nn văn hóa khác đến tbên ngoài. Nhng nn văn minh ca nhng kvõ bin ngoi li thưng có khuynh hưng tiêu dit nn văn minh bn đa ví dnhư trưng hp ca chúng ta. Nhng đa khai văn hóa này đã đưc “đông giá”(frozen) trong nhng khung thi gian cđi, nhng du mc thi gian chính xác ca thi quá vãng. Thdân Úc còn nhđưc cái Thi Gian Trong Mơ (Dreaming time) ca nhân loi. Vngôn nghc chng hn, ngôn ngthdân Úc không bnh hưng ca bt cmt ngôn ngnào khác nên phn ln ngôn ngthdân Úc châu còn giđưc cái tinh ròng ca ngôn ngcÁ châu là nơi hđã xut phát hay đã dng chân li trên quãng đưng đi ti Úc. Trên quãng đưng này có Đông Nam Á, có Vit Nam c. Do đó nghiên cu ngôn ngthdân Úc stìm ra đưc nhng tia sáng làm sáng tđưc ngôn ngcVit. Tôi đã tìm thy có sliên hgia Úc ngvà Vit ng. Con kangaroo chính là con có tên Vit là con “Chng có rõ” (xem SLiên HGia Vit NgVà Úc Ngđăng trong kyếu ca đi hi). Vhi ha, thdân Úc có li hi ha hình chm (dots) và li vtheo cái nhìn ca con mt quang tuyến X (X-ray painting), li v“nhìn thy hết” tngoài vào trong.

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

KANGAROO KÝ

Nguyễn Xuân Quang

Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ Việt Nam kỳ 5 lần này được tổ chức tại Sydney, Úc châu. Đi phó hội là

chuyện tất nhiên đối với tôi. Ngoài đại hội ra, tôi còn muốn thăm viếng lại Úc châu và cộng đồng Việt Nam

tại Úc. Trước đây chúng tôi đã đến Úc một lần để ra mắt quyển Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt ở

Sydney và Melbourn. Trong lòng còn mang nhiều kỷ niệm khó quên. Chuyến đi lần này có những mục đích

chính là dự đại hội, ra mắt quyển Tiếng Việt Huyền Diệu, đi chu du miệt dưới và truy tìm những dấu vết của

cổ sử và ngôn ngữ Việt Nam mà tôi đang nghiên cứu. Úc châu và văn hóa thổ dân Úc có nhiều điều kỳ thú

đáng sưu tầm, học hỏi. Úc châu là một đại lục mang tiếng là “ xa xôi hẻo lánh”, “miệt dưới” Down Under, tôi

dịch theo từng chữ một là “Hạ Dưới” (xin đừng hiểu theo nghĩa bậy như hiểu tên bài hát “Hạ Trắng” của các

sinh viên y khoa đi tập sự ở Viện Bảo Sanh Hùng Vương, Từ Dũ ngày trước) nên Úc còn giữ đựơc nhiều “địa

khai” tinh ròng, thuần tính, thuần khiết chưa bị vấy nhiễm, chưa bị lai căng hàm hỏng đi mất, nhất là về

mặt văn hóa bản địa. Ngoài những “địa khai” dưới lòng đất quí hiếm và những địa khai sống như các loài

thú, chim, cá, cây, cỏ lạ mà không một nơi nào còn thấy, về mặt văn hóa bản địa, văn hóa thổ dân dọc suốt

quãng thời gian mấy chục ngàn năm chưa hề bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác đến từ bên ngoài.

Những nền văn minh của những kẻ võ biền ngoại lại thường có khuynh hướng tiêu diệt nền văn minh bản

địa ví dụ như trường hợp của chúng ta. Những địa khai văn hóa này đã được “đông giá”(frozen) trong

những khung thời gian cổ đại, những dấu mốc thời gian chính xác của thời quá vãng. Thổ dân Úc còn nhớ

được cái Thời Gian Trong Mơ (Dreaming time) của nhân loại. Về ngôn ngữ học chẳng hạn, ngôn ngữ thổ

dân Úc không bị ảnh hưởng của bất cứ một ngôn ngữ nào khác nên phần lớn ngôn ngữ thổ dân Úc châu

còn giữ được cái tinh ròng của ngôn ngữ cổ Á châu là nơi họ đã xuất phát hay đã dừng chân lại trên quãng

đường đi tới Úc. Trên quãng đường này có Đông Nam Á, có Việt Nam cổ. Do đó nghiên cứu ngôn ngữ thổ

dân Úc sẽ tìm ra được những tia sáng làm sáng tỏ được ngôn ngữ cổ Việt. Tôi đã tìm thấy có sự liên hệ

giữa Úc ngữ và Việt ngữ. Con kangaroo chính là con có tên Việt là con “Chẳng có rõ” (xem Sự Liên Hệ Giữa

Việt Ngữ Và Úc Ngữ đăng trong kỷ yếu của đại hội). Về hội họa, thổ dân Úc có lối hội họa hình chấm (dots)

và lối vẽ theo cái nhìn của con mắt quang tuyến X (X-ray painting), lối vẽ “nhìn thấy hết” từ ngoài vào trong.

2 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Chẳng hạn như vẽ hình người, thú vật vân vân họ vẽ theo cách nhìn quang tuyến thấy cả xương cốt, gan

lòng. Vẽ theo lối vẽ hình chấm tức vòng tròn bắt nguồn từ hình ảnh và mầu sắc lấy từ mặt trời, mặt trăng.

Mặt trời là nguồn sống, là cứu tinh, là vị thần toàn năng của con người tiền sử. Nên cái vòng tròn, cái chấm

là một trong những nét vẽ đầu tiên của loài người khởi sự từ sự sùng bái mặt trời. Cái vòng tròn, cái chấm

được coi là thiêng liêng, được tôn thờ nhất. Vòng tròn, cái chấm trở thành một biểu tượng, một thứ chữ,

một thứ nghệ thuật họa hình khi con người biết vẽ. Vẽ theo hình vòng tròn là một trong những “trường

phái” hội họa cổ đại nhất của nhân loại. Khi nét vẽ trở thành chữ viết thì vòng tròn, cái chấm trở thành một

thứ hình ngữ như thấy qua chữ nòng nọc (vòng tròn với màu sắc khác nhau như trắng đen, đỏ trắng, nâu

đen là vòng tròn dương âm, giống như một loại Dịch diễn tả âm dương bằng chấm rỗng trắng và chấm

đen). Số đếm của thổ dân Úc phần lớn chỉ có một và hai. Trên hai chỉ có một từ “nhiều”, nhiều lần một,

nhiều lần hai, không có ba, bốn, năm…. Đây là số đếm kiểu nòng nọc, kiểu âm dương, kiểu nhị nguyên,

kiểu điện toán. Số đếm chỉ có trời và trăng biểu tượng bằng những vòng tròn hay các chấm. Lối vẽ “nòng

nọc” vòng tròn và lối vẽ quang tuyến X cổ đại này còn thấy ghi khắc lại trên trống đồng Đông Sơn. Những

hình chim cò, nhà cửa, thuyền bè trên trống đồ cổ đều vẽ theo lối nhìn quang tuyến X. Sự liên hệ của lối vẽ

X-ray này giúp ta rút tỉa được nhiều điều quí hơn vàng cho nền văn hóa Đông Sơn lẫn văn hóa thổ dân Úc

châu. Tôi sẽ khai triển thêm khi nào gặp dịp.

Lối vẽ X-ray trên trống đồng và của thổ dân Úc.

Tôi cũng muốn trở lại Úc ăn món súp đuôi kangaroo để kiểm chứng lại… cái quan niệm ăn gì bổ nấy của

Đông phương mà thú thật tôi chưa tin hoàn toàn. Con kangaroo có cái đuôi rất to khỏe, ăn thịt kangaroo

và nhất là đuôi thì bổ… đuôi. Cái đuôi của con thú và cái đuôi của phái nam là một. Ăn đuôi (to khoẻ) bổ

đuôi. Về mặt ngôn ngữ học ta cũng thấy đuôi người và đuôi vật ruột thịt với nhau. Anh ngữ queue, nối

đuôi, Pháp ngữ queu, đuôi. Cây que đánh billard cũng gọi là queu (theo Pháp ngữ, ta thường hay nói theo

phiên âm là cây “cơ” thụt bi-da). Queue, queu có gốc “que-” chính là “que” của Việt ngữ. Vì thế mà cây que

thụt billard Pháp ngữ mới gọi là queu, Anh ngữ gọi là cue. Cơ là que nên từ đôi điệp nghĩa “que cơ” đẻ ra từ

đôi “quê cơ”. Que là cọc, là cược (đặt cọc, đặt cược), là c. . . Anh ngữ cue ruột thịt với cu. Cổ ngữ Việt “ke”

là que. Theo biến âm qu= c=k như cuốn = quộn, cue = queu, ta có ke = que. Ke là bộ phận sinh dục nam

(Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhode). Ta cũng có từ đôi “theo đuôi”. Những từ đi đôi trong Việt ngữ

thường có nghĩa như nhau hay có cùng một gốc nghĩa nên “theo đuôi” có theo = đuôi. Theo chính là Anh

ngữ “tail”. Tail (teo) đọc thêm hơi vào thành “theo”. Anh ngữ “teo” cho thấy cái “teo” dễ bị “teo” lắm. Thành

thử nếu ăn cái “teo” của kangaroo mà tránh được tình trạng teo thì thể nào cũng có món phở đuôi

kangaroo và dân Úc sẽ giầu to vì con kangaroo. Ở đây cũng cho thấy Việt ngữ và Anh Pháp ngữ khắng khít

với nhau nên tiện đây xin có lời giới thiệu loạt bài rất bổ ích Học Tiếng Anh Bằng Tiếng Việt của tôi khởi

3 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

đăng độc quyền trên Y Học & Đời Sống kể từ số này. Và trong loạt bài bút ký này có dịp tôi sẽ chuyển tiếng

Anh Pháp qua Việt ngữ để quí vị lớn tuổi giỏi tiếng Việt (mà kém tiếng Anh) học tiếng Anh cho dễ nhớ và

các bạn trẻ giỏi tiếng Anh (mà kém tiếng Việt) học tiếng Việt cho dễ hiểu. Cũng xin độc giả nào không thích

chữ nghĩa hay có quá nhiều chữ nghĩa, bỏ qua nếu đôi khi cảm thấy khó chịu vì thấy tôi cứ nhẩy ra ngoài

“lề bài viết” để nói dài dòng một đôi chút về chữ nghĩa. Tôi có một tật hơi khó chữa. Cái tật mà các cụ ta đã

bảo “dốt hay nói chữ “.

Đã nhất quyết đi dự đại hội và muốn chu du miệt dưới nên chúng tôi phải chọn ngày đi cho thích hợp, cho

trọn vẹn cả hai. Theo sự thăm dò với hàng triệu du khách viếng thăm Úc châu thì những nơi thu hút được

nhiều du khách và lưu lại nhiều kỷ niệm cho du khách nhất ở Úc là: nhà hát Opera House (mái buồm căng

gió có hình nghêu sò nên tôi gọi là Nhà Hát Nghêu hay Nhà Hát Ngao lấy ý từ cụm từ “hát nghêu ngao”),

Great Barrier Reef (Vòng Rào Lớn San Hô), Hòn Đá Tảng Uluru (Ayers Rock) , Đảo Cò (Heron Island) ở cách

độ chừng 55 dậm ngoài khơi Queensland và Rừng mưa. Dĩ nhiên đây chỉ là sở thích của đa số, thật ra còn

tùy từng đầu óc, thị hiếu của mỗi cá nhân. Có một du khách Việt Nam đi du lịch Úc ghé thăm tảng đá vĩ đại

nhất thế giới Uluru này. Đến nơi chỉ thấy một tảng đá ở giữa một nơi hoang vu mênh mông, sa mạc nắng

chang chang, nóng như lò lửa hồng, bèn than rằng “tốn bao nhiêu công sức mà đến chỉ thấy có một cái Ụ

Lù Lu”. Đối với ông ta Uluru là cái Ụ Lù Lù. Ngôn ngữ thổ dân Úc châu liên hệ với Việt ngữ nên Uluru có thể

là Ụ Lù Lù. Đối với vị này thì cái Ụ Lù Lù nói theo nghĩa của người Việt hiện kim mang ý xấu. Nhưng có thể

đối với thổ dân, Uluru là cái Ụ Lù Lù nhưng là cái Ụ Lù Lù hiểu theo nghĩa tiếng cổ Việt là vĩ đại, đây là một

hòn đá vĩ đại nhất thế giới, nơi có hồn thiêng núi non, nơi thờ phượng thiêng liêng với những hang động

còn khắc ghi những hình ảnh và biểu tượng…. . . từ thời viễn mơ. Ngày xưa kẻ nào lai vãng bước vào chỗ

linh thiêng này là bị giết ngay. Ngày nay du khách vào các hang hốc sò mó lung tung những hình ảnh

thiêng liêng, ăn nói đùa giỡn thô tục rồi cười sằng sặc với nhau… vì thế mới coi nó chỉ là một cái Ụ Lù Lù

dùng với một nghĩa đầy miệt thị. Nếu nhìn bằng con mắt quang tuyến X thì ta sẽ thấy những dấu trên tảng

đá có hình một cái sọ người khổng lồ lớn nhất thế giới… Xin nhờ một vị người Úc gốc Việt nào đó có đầu óc

tò mò thử nghiên cứu xem cái sọ này có giống sọ của người cổ Việt không. Biết đâu đấy, chuyện gì cũng có

thể xẩy ra, “chẳng có rõ” được.

Những dấu trên tảng đá Uluru có hình sọ người.

Vì dự đại hội tại Sydney, nên ưu tiên nhất kỳ này đối với chúng tôi là Sydney và cao điểm nhất là nhà Hát

Nghêu ở vào thời điểm đêm giao thừa Tây có pháo bông. Vì vậy khi ban tổ chức dự định chọn ngày sau tết

Tây cho được giá rẻ, tôi đã góp ý cho rằng đến Sydney sau ba ngày lễ tết thì chỉ thưởng thức được cái hội

chứng “post holiday syndrome”, thưởng thức những rác rến, vỏ chai rượu, lon bia, hàng quán xác xơ,

người ngợm bơ phờ (dân Úc uống rượu có hạng). Một số bằng hữu không đồng ý. Dù gì thì chúng tôi cũng

dự tính đến Úc trước tết Tây dù cho đại hội có tổ chức sau tết dương lịch. May mắn sau đó ban tổ chức đã

chọn ngày trước tết.

4 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Vấn đề sinh tử là phải chọn được một tour thích hợp hay phải “vẽ” (design) ra một tour cho thích hợp, phải

chọn được hotel mình thích và mua vé máy bay với giá chấp nhận được, nếu đi riêng. Cuối cùng chúng tôi

tìm được một tour đi Úc, Tân Tây Lan và Fiji khá thích hợp. Tôi nói khá vì phải điều chỉnh, bỏ bớt vài nơi để

dự được đại hội trọn vẹn kể từ ngày khai mạc. Nếu đi theo đúng hành trình của tour thì trong thời gian đại

hội chúng tôi còn ở Great Barrier Reef và Melbourn. Vì thế tôi đành phải hy sinh bỏ đi chơi xem san hô và

Melbourn để ở lại Sydney dự lễ khai mạc đại hội. Chúng tôi bỏ Melbourn vì lần trước đã ghé qua. Chỉ có bà

xã tôi đi thăm vùng biển san hô rồi bỏ Melbourn về dự đại hội đúng ngay vào buổi thuyết trình của tôi tại

đại hội. Dĩ nhiên bà xã tôi là một hỗ trợ viên ủng hộ tôi hết mình không một ai sánh bằng. Tôi yên chí lớn.

Nếu không có ai khác thì ít nhất cũng có được một người là vợ tôi ngồi nghe tôi thuyết trình. Ở lại Sydney

nhiều ngày cũng tốt vì tôi có thì giờ nhiều để thăm viếng bằng hữu cũ cũng như mới và lo cho buổi ra mắt

sách dự định ngay sau ngày đại hội chấm dứt.

Phải ghi lấy tour sớm kẻo không còn chỗ, mùa này rất đông người đi và để có thể chọn chỗ máy bay ngay.

Đi xa và nhất là đối với những người lớn tuổi cần phải có được một chỗ máy bay tốt. Tránh ngồi những

hàng ghế ở gần các vách ngăn thường dành cho các gia đình có con em còn bé và đôi khi gần buồng tắm

rất khó ngủ và khó chịu phải nhìn những khuôn mặt thộn ra của những người đợi vào nhà nghỉ ngơi đứng

sát ngay bên mình. Một chuyến bay đường trường, dài dằng dặc, những người lớn tuổi, có người cần đi

buồng tắm nhiều, nên chọn một chỗ ngồi bên lối đi (aisle). Riêng tôi không có trở ngại gì về hệ thống “cống

rãnh” trong người (các fellows ngành thận (nephrology) của tôi thường gọi đùa các bạn ngành niệu khoa

(urology) là bọn “thợ cống rãnh” “medical plumber”), tôi cũng không bị trở ngại gì về hệ thống mạch máu

nhưng muốn ngồi ngay lối đi vì muốn cứ một, hai giờ lại đứng dậy đi lại cho khỏi bị chồn chân, cho dãn

gân, dãn cốt, cho máu lưu thông tốt, tránh được nguy cơ bị chứng sưng tĩnh mạch sâu tắc máu cục (DVT)

thường thấy ở những hành khách ngồi bó gối lâu dài trên máy bay. Nếu tôi nhớ không lầm, ông tổng thống

Bill Clinton ngồi lâu trên một chuyến bay một lần có những triệu chứng bị chứng này. Máy bay của ông ta

rộng thênh thang, một mình một chợ mà còn có nguy cơ như thế huống chi là hành khách đi hạng “tầu

chợ” ngồi bó gối hơn cả chục giờ bay.

Cũng như các chuyến đi khác, trước khi đi cần phải điều nghiên một vài điểm chính yếu như thời tiết, môi

sinh, dân tình nơi mình đến. Chẳng hạn như nếu muốn về Việt Nam và thích thứ nóng lè lưỡi ra thì nên đi

vào khoảng tháng ba t a đúng theo lời vàng ngọc của dân gian đã nói “Nắng tháng ba chó già lè lưỡi” và

nếu thích bão mưa thì đi vào khoảng tháng mười ta vì di ngôn của các cụ ta đã răn “Tháng chín ăn rươi,

Tháng mười chịu bão”. Đi như thế vừa được hưởng nắng lè lưỡi ra và bão mưa tơi bời vừa được

hưởng…giá rẻ. Chuyến đi Sydney kỳ này không có vấn đề gì nhiều về thời tiết vì Sydney vào thời gian đại

hội là mùa hè, một mùa có thời tiết lý tưởng. Khí hậu Úc châu ở Nam bán cầu nên ngược với khí hậu Bắc

Mỹ. Mùa xuân ở Úc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa hè từ tháng 12 tới tháng 2, mùa thu từ tháng 3

tới tháng 5 và mùa đông từ tháng 6 tới tháng 8. Học trò nghỉ vào đầu tháng 5, giữa tháng 8 và giữa tháng

12 cho tới tuần lễ đầu tiên của tháng 2. Những dịp này các khu du lịch ở Úc và các vùng lân cận rất đông

vui. Như thế thời điểm đại hội vào mùa hè, vào mùa lễ Tết dương lịch, vào mùa nghỉ học. Đây là cao điểm

của mùa vui chơi và du lịch và cũng là mùa đắt đỏ. Do đó đây cũng là mùa mà hotel, vé máy bay rất đắt và

rất khó có được nếu không quyết định từ lâu trước. Giá hotel vào đêm giao thừa Tây ở những tụ điểm

quanh Opera House, nơi đốt pháo bông giá gấp ba gấp bốn lần giá thường ngày mà không có, có chỗ thiên

hạ đã xí trước cả năm rồi. Tôi bỏ đoàn đi tour để dự đại hội nên phải thuê khách sạn lấy trong những ngày

này. Lần trước chúng tôi đã ở khu Darling Harbour nơi có Convention Center, chỗ đại hội tổ chức, kỳ này vì

chọn xem pháo bông nên chúng tôi thuê phòng ở Marriott ngay tại Bến Tầu Vòng Cung Circular Quay. Ở

5 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

đây có thể đi bộ ra cầu tầu xem pháo bông hay ở ngay trong phòng cũng nhìn thấy pháo bông. Dĩ nhiên

muốn có phòng nhìn thấy pháo bông phải trả thêm tiền, phải mất thêm 40 Mỹ kim một đêm.

Như thế theo thời tiết, chúng tôi phải mang theo quần áo mùa hè. Nhiều khi mùa hè ở Úc nắng cháy da,

nắng đổ lửa với những trận cháy rừng kinh hoàng. Hãy nhìn các tay quần vợt dự giải Davis thì thấy cái

nắng như thế nào. Giải này tổ chức ở Melbourn là nơi đã được cho là mát. Cần phải mang áo mát, thuốc

bôi chống nắng loại ít nhất là 30 đơn vị trở lên. Tôi mang theo một cái quạt máy chạy pin loại bỏ túi để

phòng hờ. Vì nắng cháy, dân Úc có những thân hình 3B (baking browned body). Nhân viên bưu điện, cảnh

sát thường mặc quần soọc (short), nói nôm na theo tiếng Việt là quần cộc hay quần cụt (ngày xưa dân giàu

có dùng chữ soọc, soóc cho nó sang và dành từ quần cộc, quần cụt để chỉ ‘quần xà lỏn’). Thật ra short,

soọc với cộc, cụt là một. Tây Ban Nha ngữ corto chính là Việt ngữ cộc. Đức ngữ kurz, Pháp ngữ court chính

là Việt ngữ cụt. Theo s, sh = c như sắt = cắt, ta có short, soóc, soọc = corto = court = kurz = cộc = cụt.

Nếu cộc, cụt, short quá thì các cụ ta bảo là cũn cỡn. Dân Úc cũng thích đội mũ vì trời nắng nên có nhiều loại

mũ rất đặc biệt. Thích đội mũ nên cũng thích chụp mũ cho những người thân yêu cho khỏi nắng. Không

biết cộng đồng Việt Nam ở Úc có hiện tượng chụp mũ cho những người… không thân thương giống như ở

những nơi khác không? Dù sao thì ở Úc nếu bị chụp mũ oan thì cũng được an ủi một điều là đỡ được nắng,

được mát mặt, chứ ở những nơi khác tuyết giá mà bị chụp mũ oan thì thật là nặng cái đầu. Nói theo nghề

nghiệp thì danh từ y khoa là “nhẹ đầu” (“light-headed”) chứ không phải là nặng đầu. Người Úc ở những

vùng sâu, vùng xa “outback” còn có một loại mũ đặc biệt có những tua để đuổi ruồi. Loại ruồi ở Úc chỉ to

bằng một nửa con ruồi nhà nhưng là loại ruồi. . . “bất hảo”, “outlaw”. Vào mùa hè như thời gian đại hội bây

giờ, ở những vùng sâu, vùng xa, từng bầy ruồi, những phi đội ruồi (flights of flies) giống như những phi đội

cảm tử Thần Phong của Nhật bổ nhào vào thân người tìm những chỗ ẩm, có nước. Ở sa mạc nên chúng

thích nước. Mồm, miệng, mũi, mắt là những mục tiêu hàng đầu. Chúng không đi tìm nước thiên nhiên

uống mà chỉ khoái những chất nước trong cơ thể con người vì những loại nước này đối với chúng là những

thứ “eau de vie”, là rượu, là bia, là “love potion”. Người Úc đã nghĩ ra loại mũ tua đặc biệt này lắc đầu qua

lại để có thể xua đuổi ruồi trong khi hai tay vẫn còn được tự do làm chuyện khác (xin đừng nghĩ bậy). Họ

lắc đầu đuổi ruồi giống như các bà bán rong ở Việt Nam cầm cành lá phất phơ đuổi ruồi. Vì thế mới có cụm

từ “ngồi đuổi ruồi”. Những lúc buồn, họ ngồi đuổi ruồi lắc đầu mà cám cảnh đời… hoang vu, trống vắng

giống như các bà bán rong ế khách buồn tình ngồi đuổi ruồi. Loại ruồi này không sợ các loại thuốc bôi trừ

ruồi muỗi, trái lại chúng thích cái ẩm ướt và mùi thơm phưng phức của thuốc, chúng lại sinh sôi nẩy nở

thêm ra nữa. Vì thế tốt nhất là mua cái mũ tua hay bẻ một cái cành cây (trong sa mạc rất khó tìm, nên thủ

trước một cái đuổi ruồi giống như đuôi ngựa) phe phẩy trước mặt. Đem theo thuốc đuổi ruồi không những

vô ích mà còn nguy hiểm, chẳng khác gì cho ruồi uống “love potion”, uống thuốc mắn sinh. Cũng vì loại

ruồi bu mắt, bu miệng mà người Úc có tật là nói không mở miệng lớn. Giản dị lắm. Nếu há miệng to ra mà

nói thì ruồi nó cho ăn. . . gỏi liền. Điểm này rất đúng. Ngoại cảnh đóng một vai trò khá quan trọng trong

giọng nói và cách nói của từng địa phương. Dân vùng bão cát sa mạc nói ngâm miệng để không bị cát bay

vào miệng nên giọng nói có âm hưởng giọng mũi. Dân vùng biển Việt Nam thường cho là có giọng nói

nặng. Vùng biển gió lồng lộng, giọng nói không nặng thì bị gió thổi bay đi mất (!), bị “cuốn theo chiều gió”.

Vì vậy khi nói chuyện với một người Úc thấy họ lắc đầu quầy quậy thì biết gốc gác của họ ở vùng sâu vùng

xa. Những người này gọi là “red back” ở Mỹ gọi là “red neck”. Dân “ruộng” ở Úc vì nắng quá thường ở trần

phơi lưng ra nắng nên có “red back” còn dân “ruộng” ở Mỹ làm việc ngoài đồng nắng, có mặc áo, cúi xuống

làm, chỉ có cái cổ phơi ra nắng, nên bị “red neck”. Tuy nhiên, không phải dân Úc nào cũng là dân ruộng lắc

đầu quầy quậy đâu, chỉ có dân “red back” mà thôi. Phần lớn dân Wallaby (tên gọi người Úc lấy theo tên con

thú wallaby, một loài động vật có túi thuộc họ kangaroo) rất thân thiện và hiếu khách. Như thế người Việt ở

Úc bây giờ là dân Wallaby gốc Việt. Từ Wallaby này rất quan trọng nên ta thử dùng tiếng Việt để học từ

6 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Wallaby này cho dễ hiểu và dễ nhớ. Wallaby có gốc wa-, va- có nghĩa là bao, bọc liên hệ với ví (cái túi), vầu

là một loại hàu (hào, nghêu), một loại ốc “bọc” có nghĩa tương đương với bào ngư; vách (là wall, là cái

tường bao quanh hàm nghĩa bao bọc,); vây (bọc quanh), vỏ (cái bọc), vớ (cái bao chân)… Phái nữ có cái ví

(tiếng lóng), Anh Pháp gọi là “vag-“ (gọi tắt của vagin, vagina) biến âm với bag. Theo w= h như wa = hoa,

hòa (San Wa = Tam Hoa, Tam Hòa, Ai Wa = Ái Hoa), ta có wal- = hào, hầu, hồ (cái túi như hầu bao, hồ

bao). Wallaby có gốc wal- cùng gốc với “wallet”, cái ví, cái hầu bao, cái túi, cái bọc. Con wallaby là con có

cái “wallet”, có cái bóp, cái bọc. Một loài động vật có túi khác tên là wallaroo cũng có cái “wallet”. Dân

Wallaby có cái “hầu bao”, cái wallet đầy tiền bạc thành thử rất hiếu khách, thường là những ‘ông bầu’, “bà

bầu” Wallaby. Dân Wallaby gốc Việt cũng vậy. Người Việt tị nạn ở Úc sau nhiều năm cần cù, lao khổ giờ đã

có cái hầu bao đầy “Ắp Đại Lợi”. Dân Việt tị nạn Úc Đại Lợi giờ đã là dân Wallaby có cái wallet đầy ắp tiền

bạc. Dân Việt Úc Đại Lợi là dân “Ví Đầy Ắp Đại Lợi”. Điều này giải thích tại sao đồng bào Wallaby gốc Việt rất

hiếu khách, đều là những ông bầu, bà bầu, những mạnh thường quân đầy nhiệt huyết, đầy hảo tâm. Ban tổ

chức đại hội kỳ này cũng như ban tổ chức ra mắt sách cho chúng tôi là những ví dụ điển hình.

Một điều cũng cần để ý nữa là khi mua hàng coi chừng bị hớ vì cái tật lắc đầu này của người Úc. Hàng hóa

ở Úc so với nơi khác không được rẻ, nhất là vào mùa mùa lễ vui chơi này và ở ngay khu du lịch. Vả lại dân

Wallaby có cái wallet căng phồng tiền bạc thì tiền bạc này lấy ở đâu? Hiển nhiên tiền bạc này một phần moi

từ wallet của du khách. Tới Úc cũng cần mang theo một vài thứ lặt vặt tối cần để xử dụng hàng ngày,

những thứ này chỉ dùng riêng ở Úc như một cái converter đổi điện từ 220 volt qua 110 volt.

Chưa dự đại hội nhưng tôi đã có cảm giác chắc chắn là mình sẽ có được một dịp họp mặt vui vẻ, thoải mái

đầy tình thân. Ban tổ chức đã làm việc hết mình. Chu đáo hơn bất cứ đại hội nào mà tôi đã tham dự từ

trước tới nay. Ban tổ chức lo cho tham dự viên từng li từng tí. Hãy lấy một ví dụ là một việc làm thật nhỏ

nhưng đã nói lên thật nhiều. Tôi chưa thấy một người nào trong ban tổ chức của bất cứ đại hội nào đưa

cho các tham dự viên số điện thoại di động của mình để trong những trường hợp khẩn cấp có thể liên lạc

được như bác sĩ Liêu Vĩnh Bình đã làm trong kỳ đại hội này. Lần đại hội ở Pháp, gia đình tôi và hai gia đình

bác sĩ khác bị mắc cạn tại phi trường vì bị người tổ chức tour bỏ quên, tìm điện thoại liên lạc lung tung mà

chẳng tìm được nhân viên của tour có bổn phận đón chúng tôi…, cuối cùng liên lạc được họ bảo đợi thêm

một giờ nữa nếu không thấy người đến đón thì mướn taxi về khách sạn rồi họ trả tiền. Cuối cùng ba gia

đình chúng tôi phải mướn taxi về tới khách sạn thì đã gần nửa đêm, lỡ mất buổi họp mặt khóa. Tên tài xế

taxi đòi tiền, người tổ chức trả chậm trễ, nên tên tài xế sổ ra hàng tràng “tiếng… Tây… thuộc địa” ngay

trước mặt bao nhiêu tham dự viên, thật là xấu hổ.

Ngày sửa soạn lên đường, hành lý mang theo là cả một vấn đề. Đi theo tour hành lý bị giới hạn vì thùng xe

buýt có sức chứa giới hạn. Phải mang một bộ tuxedo, một bộ khăn đóng áo dài gấm cho buổi trình diễn của

Ca Đoàn Áo Trắng, một bộ vest để thuyết trình, một cái áo vest thể thao mặc thường nhật, một cái áo

khoác ngoài dùng cho mọi thời tiết, một đôi giầy đi với bộ tuxedo, một đôi giầy thường, một đôi sneaker,

một đôi giầy đi ngoài bãi biển… nhưng quan trọng nhất là phải mang theo một mớ sách để ra mắt sách.

Lúc ra phi trường, nhân viên hãng máy bay kỳ này cân và đo cả hành lý xách tay. Hành lý xách tay quá khổ

hay thừa ký phải đem đi gởi hay bỏ bớt lại. Dĩ nhiên là hai cái xách tay của tôi thừa cả chục ký vì toàn là

sách. Nhân viên phụ trách đã trình lên thượng cấp nhưng may mắn nhờ đi với tour nên tôi không bị bỏ bớt

đồ lại. Máy bay dừng lại nghỉ ở Fiji một hai giờ. Dân Fiji về thăm nhà vào mùa lễ nên mang nhiều quà cáp,

người nào cũng lễ mễ ôm đầy tay. Đây là lý do tại sao nhân viên hãng máy bay cân đo cả hành lý xách tay.

7 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Với số điện thoại di động của bác sĩ Liêu Vĩnh Bình trong ví và quyển thơ Mộng Còn Say mới ra lò của bác sĩ

Đặng Huy Lưu vừa gởi tặng trong túi áo khoác ngoài, tôi sẵn sàng chờ bước vào máy bay. Lên đường.

Gần trưa ngày thứ năm 23 tháng 12, chúng tôi đến Sydney. Vượt qua đường ranh thời gian quốc tế, mất một

ngày. Phi cơ đến phi trường quốc tế Sydney đúng giờ giấc. Chuyến bay thật thoải mái. Nhân viên hướng dẫn địa

phương chờ đón đưa chúng tôi về ở khách sạn Sofitel Wentworth Sydney ở đường Phillip. Tắm rửa, nghỉ ngơi.

Hai giờ chiều hướng dẫn viên địa phương dẫn chúng tôi thả bộ đi một vòng định hướng những vùng chung

quanh khách sạn. Sofitel rất tiện lợi có thể đi bộ đến những tụ điểm nổi tiếng của Sydney. Tôi chỉ vẽ bản đồ ghi

nhớ trong óc những nơi mình thích như vùng bến cảng, vườn Thảo Mộc, Bảo Tàng Viện Sydney (ở ngay sát cạnh

hotel), Thư Viện… Đường đi bộ thật dễ nhớ. Cứ thả dốc là đi tới bến cảng, bờ biển. Nước chảy xuôi dòng. Dĩ

nhiên người hướng dẫn viên không quên đưa các bà đến những nơi mua sắm. Dừng chân khá lâu ở những tiệm

bán sản phẩm địa phương như ngọc opal, những sản phẩm may mặc bằng lông cừu thượng hạng… Chỗ nào họ

cũng biết là phải đãi đằng các ông cho chu đáo để có thể cầm chân các bà ở lại lâu hơn. Có chỗ ngồi thoải mái

sang trọng lịch sự cho các ông. Có nước, có rượu, bia Úc, có bánh kẹo, có phim ảnh và có thuyết trình viên giải

thích về những sản phẩm đặc thù địa phương giúp cho các ông thấu hiểu được cái đẹp và giá trị của món hàng.

Nên khi thấy các món hàng này trên người các bà, các ông không còn thấy chúng là những thứ rởm, rẻ tiền, cảm

thấy hãnh diện lây và hăng hái làm việc thêm. Tôi học bài học về opal lần này là lần thứ hai. Lơ đãng nghe, mà

thấy thấm hơn lần đầu nên thấy mấy món họ đãi đằng ăn thấy ngon miệng và đã khát hơn.

Opal chỉ là một thứ giao hay keo (gel) silica đọng lại trong các kẽ đất đá lâu ngày kết tinh lại mà thành (gel =

giao, theo g=c=k, /gieo/ = keo). Một vùng rộng lớn nội địa Úc ngày xưa là biển, những trầm tích rất thích hợp

cho sự cấu tạo thành opal. Một vài trường hợp hiếm hoi, có những địa khai (fossils) hóa opal, silica thay thế lớp

vỏ sò ốc hay xương động vật khởi sự từ thời khủng long. Một trong những bảo vật quốc gia quí nhất của Úc là

con vật gần giống như khủng long pliosaur đã opal-hóa tên là Eric, sống cách đây 120 triệu năm (plio-, pleo,

gần như và -saur có nghĩa là thằn lằn, -saur chính là Việt ngữ sấu. Cá sấu là một loại thằn lằn, liên hệ với khủng

long) (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Pliosaur là loài bò sát sống dưới nước có đầu nhỏ, cổ dài, đuôi

ngắn và bốn chân giống như bốn cái bơi chèo. Mầu sắc huy hoàng của opal là do sự khuếch tán của ánh sáng

trắng trên những tinh thể hình cầu tròn silica giống như hiện tượng cầu vồng hay chất dầu trên mặt nước. Opal

có mầu đỏ cam đắt giá nhất. Nước Úc ngày nay sản xuất hơn 95% opal trên thế giới.

Xế chiều chúng tôi trở về khách sạn. Bà xã lo chọn những optional tours và hoạch định những free time ở

Sydney. Sau đó chúng tôi đi tham quan khách sạn. Sofitel Wentworth Sydney là hậu duệ của khách sạn vương giả

Wentworth ngày trước. Cũng vào dịp lễ giáng sinh này, trước đây, nữ tài tử mà chúng tôi yêu thích là Audrey

Hepburn, trong lúc viếng thăm Sydney, đã lưu lại khách sạn này, chào mừng lễ giáng sinh tại đây. Hoàng tế

Philip, Duke of Edinburgh, cũng dừng chân nơi đây vào năm 1967. Tháng 11 năm 1969, ba phi hành gia Hoa Kỳ,

những người đặt chân đầu tiên lên mặt trăng, cũng để lại dấu chân tại khách sạn này. Công nương Diana cũng

đã từng dự đại tiệc dạ vũ nơi này, vân vân và vân vân.

Buổi tối chúng tôi dự tiệc chào đón tại phòng ăn sang trọng của khách sạn. Một bữa ăn Tây hòa đồng với nghệ

thuật nấu ăn Úc thật tuyệt vời.

Sau đó anh chị Liêu Vĩnh Bình ghé thăm và đưa chúng tôi ra ngoài bến cảng hóng mát. Một tình cờ thú vị là con

tầu hải du lớn nhất thế giới Saphir Princess chở được cả chục ngàn du khách vừa ghé Sydney hôm qua, sửa soạn

8 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

rời bến. Sydney đốt pháo bông tiễn biệt. Quả thật nghệ thuật móc túi du khách của dân Wallaby đã tới mức

thượng thừa. Mình cũng được vui lây. Cứ nhận vơ là họ đốt pháo bông tiễn người đi và chào mừng người đến là

mình.

Chúng tôi ngồi ở dẫy quán ăn ngoài trời sát bờ nước ngắm cảnh. Anh Bình đeo collar vì bị whip lash vì lo cho đại

hội nhiều quá, phải giữ cho cổ đỡ đau để còn có thể nhìn thẳng vào cử tọa mà đọc diễn văn khai mạc đại hội. Chị

Bình trông trẻ đẹp hơn. Chúng tôi vì đã ăn no nên chỉ uống nước. Anh Bình “chia cơm xẻ áo” nên sớt cho tôi một

miếng thịt mà anh bảo là thịt kangaroo. Tôi nghi ngờ. Gần đến ngày khai mạc đại hội rồi, với cái cổ đeo collar thế

kia mà anh còn dám gọi ăn món thịt kangaroo nữa thì. . . đáng nghi lắm. Tôi không từ chối lòng tốt của anh. Thịt

kangaroo thật hay giả thì đêm nay tôi sẽ biết rõ.

Khi trở dậy, bước ra khỏi giường, việc đầu tiên tôi biết ngay là cái tiệm ăn tối hôm qua bán thịt… đuôi kangaroo

giả cho bác sĩ Lưu Vĩnh Bình. Treo đuôi kangaroo bán thịt bò. Ngày hôm nay thứ sáu 24, chúng tôi đi ngọan

cảnh Sydney. Buổi sáng ăn điểm tâm ở Garden Court Restaurant. Món ăn Âu Mỹ, Úc và đặc biệt nhất là có thức ăn

điểm tâm Nhật thay vì Tầu. Điều này cho thấy du khách Nhật lưu lại khách sạn này rất đông và người Nhật đi du

lịch học hỏi thế giới và mua sắm nhiều nên có một sức mạnh du lịch rất mạnh. Đến đâu họ cũng được chiêu đãi

tận tình. Đã nhiều nơi đi qua, họ cứ tưởng tôi là người Nhật nên xổ tiếng Nhật ra chào đón tôi. Họ chào Ko-ni-

chi-wa, tôi chỉ mỉm cười đáp lại “Không nói chi a”. Nói tiếng Việt mà họ cũng hiểu. Tôi còn nhớ, hồi nhỏ, nghe

bọn lính Nhật đến Việt Nam thường nói là “con gái dô tô cà, bà già dô tô nay”. Đồ ăn điểm tâm Nhật có cơm,

canh tương miso, các loại dưa như dưa leo, củ cải, mơ non, rong biển…, thịt cá, mấy thứ muối gia vị rắc vào

cơm. Lấy một quả trứng, khi đập bóc vỏ thì ra trứng còn sống nguyên. Người Nhật thích ăn trứng sống. Họ đập

trứng sống vào canh hay dùng làm nước chấm. Từ khi có nạn trứng bị nhiễm trùng E. coli, tôi đã phải bỏ thói

quen ăn trứng ốp-la, trứng lòng đào, trứng gà soda kiểu Pháp, nên dĩ nhiên không dám đụng tới trứng sống

kiểu Nhật này. Tôi phải nhờ người bồi đi luộc trứng.

Ăn xong, lên đường đi thăm Sydney. Xe bus chở chúng tôi đi qua những khu chính của Trung Tâm Sydney: Khu

The Rocks, Circular Quay, The City Center gồm cả Botanic Garden và The Domain, phía Tây có Darling Harbour,

về phía đông là Kings Cross, Darlinghurst và Paddington.

The Rocks và Circular Quay là khu cổ nhất của Sydney. Circular Quay còn gọi theo đúng hình dáng của nó là

Semi-Circular Quay là nơi “chôn nhau cắt rốn” của Úc. Tháng giêng năm 1788, Đệ Nhất Hạm Đội của Anh cập vào

đây, đổ lên những tội phạm cùng quân đội và nhân viên. Thuộc địa Anh tên New South Wales thành hình. Ngay

sát bên Circular Quay là The Rocks (dĩ nhiên nơi đây vốn là những tảng đá lớn).

Ngày xưa The Rocks là khu ổ chuột, quán bán rượu, bài bạc, đĩ điếm, băng đảng. Ngày nay The Rocks đã được

chùi rửa, đánh bóng sạch sẽ, là nơi khách thăm viếng để tìm lại “hình bóng cũ và hương xưa”. The Circular Quay

và the Rocks là tụ điểm của dân Wallaby trong những ngày lễ lạc lớn như đêm giao thừa xem pháo bông. Darling

Harbour ngày trước là thương cảng quốc tế và khu kỹ nghệ làm len sợi, ngũ cốc, gỗ và than đá. Về sau trở thành

khu xuống dốc và được tân trang lại vào năm 1980. Đây là chương trình tái kiến thiết lớn nhất ở Úc. Tại đây có

National Maritime Museum, Sydney Aquarium và Trung Tâm Hội nghị Convention Center, nơi Đại Hội Quốc Tế Y

Nha Dược sĩ Việt Nam Tự Do kỳ 5 sẽ tổ chức, đây cũng có Chinatown. Kings Cross và Darlinghurst trước năm

1920 là khu băng đảng và tội ác. Kings Cross ngày nay là một thứ “Làng xã hàng quán cà phê văn hóa” và nơi

đây vẫn còn khu Đèn Đỏ. Người hướng dẫn viên cho biết mãi dâm ở Úc hiện nay vẫn còn là một nghề hợp pháp.

Hàng năm vào khoảng tháng ba lễ hội Madri Gras của giới Gay và Lesbian tổ chức tưng bừng ở đây. Paddington

với khu Victorian terrace có những căn nhà cổ trang trí bằng những cổng, những riềm sắt nung mỹ thuật.

Paddington cũng nổi tiếng với những tiệm ăn quốc tế, những phòng tranh ảnh và tiệm đồ cổ.

9 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Ra ngoài phạm vi thành phố. Xe bus đưa chúng tôi đi đến bãi biển nổi tiếng nhất của Sydney là Bondi, thánh địa

của dân yêu mặt trời, lướt sóng và là bãi phơi cau, phơi bánh dầy, phơi mướp. . . Một Wallaby gốc Việt (muốn

dấu tên) đã cho tôi một cái mẹo để nhớ cái tên Bondi này. Bondi là một bãi biển của giới trung lưu, chỉ có tiền

mua quần che chỗ quí nhất, còn chỗ quí ít thì để hở, nói theo tiếng Anh là topless. Anh ta bảo Bondi (phát âm

“Bon đai”) gần với âm Việt ngữ “Buồn đ’….”. Các ông nhìn các bà topless nên lom khom đứng nối đuôi thành

hàng dài như rồng rắn trước các nhà ngơi rest room. Có nhiều ông phải xuống biển ngâm nước lạnh.

Trên đường về, chúng tôi được cho đi thăm khu nhà giầu và các nhà tài tử như Nicole Kidman… giống như đi

thăm một vùng ở Hollywood, Hoa Kỳ.

Buổi chiều được tự do. Tôi đi thăm khu Thổ Dân Úc châu ở Australian Museum. Nơi đây trưng bầy về đời sống

văn hóa của những con người đầu tiên của Úc châu, từ Thời Mơ (Dreamingtime) qua thời bộ tộc, tới thời đòi

quyền đất đai. Như đã viết, về hội họa, thổ dân Úc có có lối vẽ theo cái nhìn của con mắt quang tuyến X (X-ray

painting) và lối hội họa hình chấm (dot). Sự liên hệ của hai lối vẽ này với chữ viết nòng nọc trên trống đồng nòng

nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn giúp ta rút tỉa được nhiều điều quí hơn vàng cho nền văn hóa Đông Sơn lẫn

văn hóa thổ dân Úc châu. Điểm này cho thấy thổ dân Úc Châu vào thời cổ từ Á châu đến Úc đã đến ở hay đi qua

vùng Đông Nam Á. Ngược lại cũng cho thấy rõ trống đồng Đông Sơn với hai lối vẽ này còn ghi khắc lại dấu tích

của một nền văn hóa tối cổ, cổ cả hàng chục ngàn năm của Á châu. Tôi cũng tìm được một vài tài liệu về ngôn

ngữ Úc châu.

Sau đó chúng tôi trở về đi tản bộ dọc Circular Quay. Khi bóng chiều buông xuống, chúng tôi vào một tiệm ăn

ngay bờ nước ở Vũng Campbells nhìn hoàng hôn xuống trên mái nhà Hát Nghêu và trên cái “Móc Áo

(“Coathanger”) Cầu Cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge).

Ngồi nhâm nhi ly rượu Úc, từ (Circular) Quay lại quay cuồng trong đầu óc tôi. Anh ngữ Quay (phát âm là Ki) liên

hệ với Pháp ngữ quai (phát âm là ke), Anh ngữ key (như Key West), Carribean ngữ cay . Anh ngữ Quay chính là

Việt ngữ ki, kì, Pháp ngữ quai chính là Việt ngữ ke, kè, kẻ que, Carribean ngữ cay chính là Việt ngữ cây. Bờ

nước, bến thuyền nguyên thủy chỉ là một cái ki, cái kì, cái que cắm xuống nước để cột thuyền bè. Về sau, quay,

quai, cay, ki, kì có thêm nghĩa là kè, cừ chỉ cọc, cây đóng ở bờ nước để ngăn cản đất lở (làm bến thuyền) hay

ngăn nước tràn bờ. Ta có từ đôi quai đê với quai = đê. Ta thấy rất rõ Việt ngữ đê là một thứ quai (Pháp ngữ).

Đêm trước Xmas năm nay hai vợ chồng chúng tôi sống “xa nhà”. Một mùa Noel không gia đình, không bạn bè.

Chỉ có nhau. “Hai đứa” lại tìm thấy cái gần cận nhau nhất thuở mới quen nhau, của thuở hãy còn là vợ chồng son

ngày nào, ở giữa một khung trời Noel rực rỡ của Sydney. Sydney Noel đang trao cho hai đứa tôi những món quà

giáng sinh tuyệt vời. Sydney với thiên nhiên trời cao biển rộng thơ và mộng. Có một sự hài hòa giữa con người

và thiên nhiên. Sydney với những món ăn quốc tế thượng thừa. Sydney là một thành phố cảng đẹp nhất thế giới,

nhất là vào mùa lễ như thế này. Ăn xong, chúng tôi “bát phố” đêm Noel như ngày nào ở Saigon. Thả bộ loanh

quanh bến cảng và “The Rocks”. Dĩ nhiên chúng tôi phải tìm đến xem cái dấu mốc lịch sử “tảng đá” “The Rocks”.

Con đường Argyle Cut (cut chính là Việt ngữ cắt) đã được những phạm nhân chỉ dùng đục và búa đục xuyên qua

những khối đá núi khổng lồ trong suốt 18 năm trời mới hoàn thành xong. Con đường chỉ dài có vài blocks.

Không biết có phải vì lâu không đi bộ đêm hay vì rượu Úc có quá nhiều cồn không, mà tôi có cảm giác lao chao,

có cảm tưởng như đang lội ngược dòng nước chẩy siết. Xe cộ như muốn leo lên lề đâm vào mình. Một lúc sau,

mới nhận ra là dân Wallaby, thần dân của Nữ Hoàng Anh quốc lái xe bên trái. Mình đi bộ bên phải và quen nhìn

phải khi băng qua đường. Chúng tôi bèn chuyển qua đi bên trái cùng dòng xe chẩy, quả thật thấy tâm thần

mình êm xuôi thuận buồm xuôi gió ngay lập tức. Tại sao Anh quốc và các nước trong Liên Hiệp Anh lại thích lái

xe bên trái nhỉ? Điều này, nếu muốn, ta có thể giải thích theo nòng nọc, âm dương, theo Dịch. Nữ Hoàng là

10 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

nòng, là âm. Đọc theo chữ nòng nọc, theo Dịch thì phía tay trái là phía âm, chiều từ phải qua trái, tức cùng chiều

kim đồng hồ là chiều âm. Ví dụ thấy rõ nhất là ta lật bất cứ một quyển sách, một tờ báo nào ra, trang bên trái

bao giờ cũng có số chẵn tức số âm và trang bên phải bao giờ cũng có số lẻ tức số dương. Trái là âm, phải là

dương. Dân Úc theo Nữ Hoàng nên lái xe bên tay trái, theo âm, theo nữ là vậy.

Gần nửa đêm, chúng tôi trở về một quán nước bên bờ nước gần chân Cái Móc Áo nghỉ chân và chờ ngày Chúa ra

đời. Bao quanh chúng tôi, dân Úc và du khách uống rượu như hũ chìm, họ tu rượu, tu bia, “tu hũ”, Toohey’s! (tên

một loại bia Úc).

Đúng nửa đêm chúng tôi ôm nhau và thiên hạ cũng bắt chước làm theo. Bà xã tôi trao tặng cho một món quà

Noel mà bà đã bí mật mua lúc nào tôi không biết. Tôi mở món quà giáng sinh ra xem. Một cuốn sách viết về thổ

dân Úc châu. Trong có những hình khắc trên đá (petroglyphs), một thứ chữ viết cổ của thổ dân Úc châu nói riêng

và của loài người nói chung. Mới liếc mắt nhìn qua vài hình ngữ tôi đã “nổi da gà”. Tôi đã thấy những dấu vết của

nền văn hóa cổ Á châu, của nền văn hóa Đông Sơn, của loài người trên những hình khắc trên đá này. Những hình

ngữ khắc trên đá mang dấu tích của chữ nòng nọc, thứ chữ cổ nhất của nhân loại, còn ghi khắc lại tuyệt vời trên

trống đồng Đông Nam Á. Những hình ngữ khắc trên đá này rất cổ có thể có từ thời tân thạch. Để nghiên cứu chữ

nòng nọc, tôi đã đi sưu tầm tất cả các hình khắc trên đá ở khắp năm châu bốn biển. Và giờ đây trước mặt tôi,

những hình khắc trên đá của thổ dân Úc châu, những con người sống ở một lục địa cách biệt với những nền văn

minh gọi là tân tiến khác có những hình khắc giống như trên trống đồng Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế

giới. Xin chia xẻ với độc giả vài ba hình ngữ căn bản ở đây.

.Hình khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả người nam, con trai, đàn ông bằng hình cây nọc, cây cọc thẳng đứng.

Hình khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả người nam, con trai, đàn ông.

Cây nọc, cọc hiểu theo nghĩa nguyên sơ nhất là bộ phận sinh dục nam (con trai gọi là thằng cu). Ta thấy rõ như

ban ngày ý nghĩa này ruột thịt với Việt ngữ nọc là đực như heo nọc, cọc là cược. “Quân tử có thương thì đóng

cọc…” (Hồ Xuân Hương). Nói theo Dịch thì nọc là dương, là mặt trời (như nọc obelisk của Ai Cập cổ biểu tượng

cho tia sáng mặt trời, cho mặt trời, mặt trời có một khuôn mặt là số 1, có hình nọc đứng, ví dụ solo ruột thịt với

sol).

.Hình khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả người nữ, con gái, đàn bà bằng hình cái chuông úp, hình vòm:

Hình khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả người nữ, con gái, đàn bà.

Cái chuông úp hiểu theo nghĩa nguyên sơ nhất là bộ phận sinh dục nữ (âm đạo, túi dạ con). Ta thấy rõ như ban

ngày hình vòm có vòm liên hệ với wom-, womb (dạ con), với wom-, woman, đàn bà. Người Việt gọi nhà mái vòm

11 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

là nhà lồng. Lồng biến âm với l… Nói theo Dịch thì vòm là nòng, là vòm hư không, không gian, vòm trời, là khôn.

Đàn ông là nọc dương, mặt trời, đàn bà là vòm không gian, vòm trơi. Thổ dân Mỹ châu ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ

cũng có những hình khắc trên đá mang cùng một ý nghĩa nòng nọc này như thấy qua hình ngữ làm tình.

hình ngữ làm tình khắc trên đá của thổ dân Mỹ châu ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ (Rick Harris, Easy Field Guide To

Rock Art Symbols of The SouthWest, tr.15)

Hình ngữ làm tình này hiểu theo dân dã giang hồ Việt Nam thì chính là “nõ” trong “nường, chính là “con chim

vào lồng nó chẳng muốn ra”. Câu ca dao “con chim vào lồng biết thuở nào ra” hiểu theo nghĩa tự do hiện nay

mang nghĩa hiện đại. Nói theo nòng nọc, âm dương thì không có một ai lại đem ví con gái, đàn bà với chim.

Hình khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả Tứ Dân (Four People). Hình dưới đây hiện nay được giải thích theo

nghĩa duy tục là “bốn người đàn bà ngồi với bốn cây gậy đào đất”.

Hình khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả Tứ Dân.

Theo tôi, phải hiểu thêm một ý nghĩa nữa là bốn nhóm đàn ông (cây gậy, cây nọc phải hiểu là đàn ông) và đàn bà

tức bốn đại tộc, Tứ Dân vì còn có hình vòng tròn đồng tâm ở giữa có một nghĩa là Trứng Vũ Trụ, Tạo Hóa, Mặt

Trời-không gian.

Thổ dân Mỹ châu cũng có quan niệm loài người gồm có Four People ở bốn góc trời do Tạo Hóa sinh ra:

Tứ Dân của thổ dân Mỹ châu.

Quan niệm Tứ Dân này ăn khớp với chúng ta (nên nhớ thổ dân Úc và Mỹ châu có gốc hay đã đi qua Đông Nam

Á). Họ Hồng Bàng bao gồm có Tứ Dân ở bốn phương trời ứng với Tứ Tượng (người Trung Hoa đã phỉ báng

chúng ta nên gọi là Tứ Di, Tứ Man) (xem Giải Đọc Trống Đồng Đông Nam Á).

12 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Còn nhiều nữa, tôi sẽ đề cập tới khi có dịp. Như thế ta thấy những hình khắc trên đá của thổ dân Úc mang ý

nghĩa nòng nọc của Vũ Trụ giáo. Điểm này có đáng tin không? Dĩ nhiên đáng tin cậy. Thứ nhất là họ liên hệ với

Đông Nam Á. Thứ nhì họ có ba vật tổ rắn mang ý nghĩa Vũ Trụ tao sinh: Rắn Qui Đầu là rắn lưỡng hợp nòng nọc

âm dương, Rắn thái cực, rồi phân sinh ra Lưỡng Nghi là Rắn Cầu Vồng, tức rắn ánh sáng thuộc lửa, dương và

Rắn Nước là âm. Thứ ba họ có vũ trụ quan là những vòng tạo sinh (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Thứ

tư, tôi đã nói tới có sự tương đồng về ngôn ngữ và nghệ thuật vẽ theo con mắt quang tuyến và hình chấm trăng

trời nòng nọc âm dương giữa họ giống và người Đông Sơn, v, v…

Ở đây ta cũng thấy rõ cái ý niệm nòng nọc âm dương nền tảng của Vũ Trụ giáo của Dịch có thể đã manh nha từ

thời Tân Thạch vì thế quan niệm này còn lưu lại trong tất cả những nền văn mình tiến hóa sau này, nhất là trong

những nền văn minh theo Vũ Trụ giáo và Mặt Trời giáo.

Và ta cũng thấy thổ dân Úc châu có một nền văn minh tối cổ, thế mà từ trước cho mãi tới năm 1967, người Úc

vẫn coi họ là cây cỏ, là muông thú chứ không phải là người. Thật là một điều đáng xấu hổ.

Hy vọng các nhà văn hóa Úc gốc Việt hiện đang sống tại Úc châu đem văn hóa cổ Á châu của mình, nhất là Vũ Trụ

giáo, Mặt Trời giáo tức Dịch học khai quật lại nền văn hóa cổ của Thổ Dân Úc châu. Mới nhìn thoáng qua, ta đã

thấy văn hóa Thổ dân Úc châu có những nét giống nền văn hóa Đông Sơn. Những con cháu Thổ dân Úc và người

Úc da trắng hiện nay đang diễn giảng nền văn hóa cổ của Thổ dân Úc một cách sai lệch và chưa tới. Ví dụ như đã

nói ở trên, hình khắc hình bốn người đàn bà hình vòm trời và bốn cây nọc ở cạnh bên phía tay phải được giải

nghĩa là “bốn người đàn bà ngồi bên bốn cây gậy đào đất”. Thật ra cây gậy có nghĩa là đàn ông và để ở phía tay

phải cũng nhấn mạnh cây gậy là cây gậy dương, là nọc, cọc chỉ đàn ông (phía tay phải là phía dương). Bốn nhóm

đàn bà và đàn ông này được xếp theo hình chữ thập ngay ngắn đàng hoàng có chủ ý, ta phải hiểu là Tứ Dân ứng

với tứ tượng, tứ phương, bốn hướng dương của vũ trụ (đàn bà đào đất sao lại ngồi ở vị thế bốn phương như

thế?). Ở giữa có hình hai vòng tròn là Trứng Vũ Trụ, mặt trời sinh tạo đĩa tròn nằm trong vòng tròn không gian

tức Thái Cực, Lưỡng nghi, càn khôn. Vũ trụ, càn khôn sinh ra Tứ Tượng, con người ở tứ phương tức Tứ Dân ứng

với Tứ Tượng. Chúng ta cũng có thể dùng các nền văn minh thờ mặt trời như Ai Cập cổ và của các thổ dân Mỹ

châu để giải nghĩa văn hóa Thổ Dân Úc (và ngược lại). Ví dụ hình Nữ Thần Vòm Trời Nut của Ai Cập cổ có hình

vòm trời ruột thịt với hình ngữ đàn bà của Thổ dân Úc hình vòm trời và Thần Đất Keb (hay Geb, theo biến âm

k=c=g) có bộ phận sinh dục nam hình cây cọc, cây nọc dựng đứng ruột thịt với hình ngữ đàn ông hình noc của

Thổ dân Úc châu. Keb chính là Việt ngữ Kẻ (que nhỏ) ke (que), kè (cọc cắm ở bờ nước), kì (cây, vùng đất dương,

núi hình nọc như núi Kì). Núi nọc, núi kì biểu tượng cho Đất thế gian, Kì Dương Vương là vua Đất Thế Gian của

Việt Nam…

Nữ Thần Bầu Trời Nut và Thần Đất Keb (Geb) của Ai Cập cổ.

Hình Nữ Thần Bầu Trời Nut và Thần Đất Keb ruột thịt với hình khắc trên đá diễn tả đàn bà và đàn ông của Thổ

dân Úc. Trời Nut và Đất Keb giao hòa, giao hợp sinh ra vũ trụ muôn loài, hiểu theo nguyên sơ, nguyên thủy chính

13 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

là hình ngữ khắc trên đá nữ có hình vòm trời của Thổ dân Úc úp trên hình ngữ nam có hình nọc đứng của Thổ

dân Úc châu. Hình Nữ Thần Bầu Trời Nut giao hợp với Nam Thần Đất Keb chính là hình ngữ khắc trên đá “làm

tình” của Thổ dân Mỹ châu vùng Tây Nam Hoa Kỳ.

…….

Chúng tôi trở về tới khách sạn trời đã ngả về sáng. Cây Noel ở đại sảnh trông rực rỡ huy hoàng hơn sau giờ phút

Chúa giáng sinh. Tôi bỗng chợt nhớ tới một ngày Giáng Sinh trước đây, Audrey Hepburn đã từng trang hoàng

một cây Noel ở khách sạn này. Hình như, có một bóng dáng thon gầy trang đài, thanh cao đâu đây. Mùi hoa

thơm phảng phất trong gió sớm…

Cây Noel ngày nay người Tây phương theo Thiên chúa giáo hiểu theo một ý nghĩa nào đó nhưng nó có nguồn

gốc sâu sa từ Cây Đời, Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế của một tín ngưỡng tối cổ của loài người là Vũ Trụ giáo, Mặt

Trời giáo. Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Tam Thế, vạn vật, muôn loài, sinh ra con người nguyên khởi, tổ mẫu hay

tổ phụ của loài người. Như đã biết, theo truyền thuyết và cổ sử Mường Việt, chúng ta theo duy âm, Cây Si (cùng

họ Cây Đa) sinh ra người đàn bà đầu tiên, Mẹ Đời của nhân loại và là cũng Tổ Mẫu của Mường Việt là Dạ Dần,

diễn tả bằng hình người đàn bà ngồi ở tư thế sinh con hai tay giơ cao lên đầu mang hình ảnh Cây Đời. Cây Giáng

Sinh trang trí trong ngày Chúa sinh ra đời cũng mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Chúa Jesus, một

đấng Chúa Tể của loài người. Chúng ta theo duy âm, theo mẹ, mẫu hệ nên chọn cây đa, cây si mang âm tính có

vòm cây hình vòm không gian, vòm trời, có rễ phụ treo lòng thòng từ cành buông xuống trông rất âm u, có lá

là… lá đa (!) (vì thế sau này thời phụ quyền, chúng ta thường nhìn cây đa dưới con mắt “quá âm”, coi cây đa là

loại cây có âm hồn, là ma quái nên hình ảnh cây đa gắn liền với ma quỉ như thấy qua câu ca dao Gió đánh cành

đa, Gió đập cành đa, Thầy tưởng là ma, Thầy ù thầy chậy…), trong khi đó, Tây Phương, theo duy dương, chọn

một loại cây mang dương tính có chóp nhọn, cây có hình mũi mác, cây phi lao hay các loài thuộc họ cây thông có

hình tháp, chóp nhọn mang dương tính liên hệ với dương, mặt trời (Chúa là Chúa Trời, có một khuôn mặt thay

thế mặt trời) làm cây giáng sinh, một hình bóng của Cây Đời, Cây Vũ Trụ.

Khi leo lên giường, tôi nhủ lòng phải cố gắng ngủ vài ba tiếng để lấy sức cho ngày tới, nhưng lại sợ ngủ quên

nên phải gọi dặn nhân viên khách sạn gọi điện thoại đánh thúc dậy sớm. Tám giờ sáng, chúng tôi khởi hành đi

thăm “Hai Chị Em”.

Nhân viên khách sạn đánh thức dậy, mắt còn cay. Trời hình như chưa sáng. Không phải vậy. Hôm nay trời

nhiều mây mù. Ăn sáng dã chiến để kịp lên đường đi thăm “Ba Chị Em” ở vùng công viên quốc gia Núi Lam

Bue Mountain. Xe lăn bánh, người hướng dẫn du lịch báo tin không vui là hôm nay trời nhiều mây và có thể

có mưa trên vùng Núi Lam nên có thể sẽ không thấy gì ngoài… mây mù. Hy vọng trời về trưa sẽ quang

đãng. Đây là một kinh nghiệm du lịch đau thương. Nếu muốn đi chơi núi hay biển thì không nên mua trước

phải đợi tới ngày hôm trước dự định đi, xem tình hình thời tiết ra sao rồi hãy mua vé.

Trên đường đi chúng tôi ghé lại công viên nuôi thú Featherdale Wild Life Park. Ở đây nuôi đủ các muông

thú lạ của Úc châu để du khách có dịp được nhìn tận mắt và được nâng niu trong tay như hình bà xã tác

giả ôm một chàng … wallaby trong tay thấy qua hình logo của bài viết. Tác giả cũng có dịp cho một

kangaroo ăn rau.

14 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Buổi trưa chúng tôi đến Công Viên Quốc Gia Núi Lam. Trời vẫn còn mù sương. Giá lạnh. Cả một vùng núi

đồi trùng điệp trông như một bức tranh thủy mạc Trung Hoa. Có một chút Đà Lạt đó đây. Rừng cây bạc hà

cao vút. Mùi tinh dầu thoang thoảng trong gió. Có một chút hương tràm Đồng Tháp Mười. Blue Mountain

có mầu lam là mầu của tinh dầu cây khuynh diệp tỏa ra trong không khí. Mùi bạc hà làm gợi nhớ lại mùi

dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín. Mùi nồi nước xông thời thơ ấu. Quen biết với mùi dầu khuynh diệp Bác Sĩ Tín

từ thơ ấu nhưng mãi đến khi dự học khóa luyện thi để lấy lại bằng hành nghề Y Khoa ở Hoa Kỳ vào năm

1975 tại trường Y Khoa Loma Linda, Riverside, California, tôi mới có dịp “kết thân” với bác sĩ Bùi Kiện Tín.

Ông thường khoác túi vải, mặt quần soóc. Về sau ông về tỉnh Alhambra vùng Los Angeles mở tiệm bàn

ghế. Ông rủ tôi về đây đầu tư vào địa ốc. Bấy giờ Alhambra là một tỉnh xuống dốc, ông nói ông quen với

viên thị trưởng ở đây, ông này giúp đỡ tối đa về vấn đề tài chánh để vực dậy thành phố này. Dĩ nhiên tôi

đâu có vốn như ông nên không nghe theo lời ông khuyên. Sau mấy chục năm, giờ đây Alhambra là một

thành phố sầm uất của người Hoa và Việt.

Hôn nay trời lạnh nhiều mây mù nên Ba Chị Em quấn mây đi ngủ, không thấy bóng dáng đâu. Theo truyền

thuyết của Thổ dân Úc, ngày xa xưa, ở vùng này có một người pháp sư tên là Tyawan có ba người con gái

là Meenli, Wimleh và Gunnadoo. Ở đây cũng có một con quỉ Bunyip, sống trong một cái hang sâu trong lòng

đất. Mỗi lần đi đâu xa, ông thường dấu ba cô con gái sau bức tường đá ở vách núi, một nơi rất an toàn.

Một hôm ông phải xuống núi chữa bệnh. Ông dấu ba người con gái sau vách đá ở đỉnh núi. Bỗng có một

con rết lớn bò ra. Ba chị em hoảng sợ. Meenli cầm một hòn đá lớn ném đuổi con rết đi. Hòn đá lăn xuống

vách đá rơi xuống vực tạo ra một tiếng vang rung động núi đồi (nơi này ngày nay gọi tên là Echo park).

Rừng núi chuyển mình. Đỉnh vách đá chỗ ba người con gái ẩn nấp tách ra thành mỏm núi. Con quỉ Bunyip

thấy đất trời chuyển động cũng hoảng hồn chui ra ngoài hang. Nó thấy ba người con gái và nhào tới muốn

hãm hại. Người pháp sư đang ở lưng chừng sườn núi trông thấy ba người con đang lâm nguy, ông bèn rút

ra cây gậy phép làm bằng một khúc xương chỉ về phía ba người con rồi biến họ thành ba mỏm núi đá. Con

quỉ Bunyip không làm gì được bèn quay người chạy xuống núi rượt bắt người pháp sư. Lúc bị rượt đuổi

dồn tới đường cùng, người pháp sư hóa phép biến mình thành một con cầm điểu (lyre-bird). Bốn cha con

Tyawan đều thoát hiểm khỏi tay Bunyip. Khi Bunyip bỏ đi rồi, người cha tìm cây gậy phép để biến hóa ba

người con gái đã biến thành ba đỉnh núi đá trở lại thành người. Nhưng tiếc thay ! Cây gậy thần đã mất. Vì

thế, từ đó, từ năm này qua tháng nọ Ba Chị Em đứng mỏi mòn trông chờ cha biến mình trở thành người trở

lại. Người cha pháp sư cũng năm tháng mỏi mòn đi tìm cây gậy thần bằng xương đã mất. Ngàn năm trông.

Ngàn năm đợi. Ngàn năm chờ. Ngàn năm mong. Ngàn năm tìm. Ngàn năm kiếm. . . Giờ đây, thỉnh thoảng,

giữa cảnh núi rừng tich mịch, vang vọng lên tiếng kêu sầu thương của con cầm điểu như dạo lên một khúc

nhạc thương tiếc ngàn đời…

15 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Chúng tôi, đứng đó, im lặng. Lắng nghe. Nhưng không một tiếng đàn lyre nào dạo lên. Chỉ nghe tiếng sóng

lam rì rào của biển “lá nghiêng” khuynh diệp ngàn trùng. Núi Lam. Trời lơ. Rừng xanh. Gió biếc…

Ăn trưa xong, đi loanh quanh con phố nhỏ dành cho du khách, chúng tôi được đưa đến một hí viện xem

cuốn phim The Edge. Cuốn phim nói về khu Đại Vực (Grand Canyon) của Úc châu nằm trong vùng Blue

Mountain. Người Úc tự hào cho rằng Đại Vực này còn vĩ đại hơn và đẹp hơn Đại Vực Grand Canyon của Hoa

Kỳ. Theo tôi mỗi nơi có một cái vẻ vĩ đại và đẹp riêng của nó. Cuốn phim nói rõ cho thấy sự cấu tạo, sinh

thái, muông thú cây cỏ và con người đã và đang sống nơi đây. Có những loài cây thông từ thời tiền sử còn

sống sót lại, có những muông thú hiếm quí còn sinh tồn không còn thấy ở các nơi khác trên trái đất này.

Dấu vết cho thấy thổ dân Úc đã sống ở đây từ khoảng 15.000 về trước.

Buổi tối chúng tôi dư bữa tiệc giáng sinh tại khách sạn đang ở là Sofitel Wentworth. Nhà hàng cố gắng tạo

ra một khung cảnh giáng sinh vui tươi, đầm ấm cho những du khách “vô gia đình”. Cảnh trí Noel kiểu rất

Tây (Sofitel mang dòng máu Tây). Ban nhạc sống chơi nhạc giáng sinh. Những tốp ca Xmas carols. Ăn theo

kiểu buffet. Thức ăn đa dạng gồm những quầy deli, salad bar, seafood selection, hot carvery và quầy tráng

miệng. Ngoài ra một lần nữa, cái sức mạnh du lịch của người Nhật đêm nay lại thấy qua quầy sushi và

sashimi. Thức ăn nấu theo lối cổ truyền và đời mới theo kiểu hài hòa, hòa đồng thế giới của nghệ thuật nấu

ăn mới của Úc. Những món cổ truyền của Úc vốn mang mầu sắc cổ truyền của đất mẹ là Anh Cát Lợi rất

giản dị, rất “mộc mạc”, không “thêm mắm thêm muối” gì cả, rất “nhạt nhẽo” gồm có các món nướng, đút lò,

steak, “ba món rau” (three vegees) “kinh nhật tụng” là khoai tây, đậu (bean hay pea) và cà-rốt với pies, đặc

biệt là kidney pie. Những món đời mới sau này có pha thêm hương vị của những món ăn của những di dân

đến từ vùng Đông Nam Á, vùng ven bờ Thái Bình Dương, vùng hải đảo cũng như của Hy Lạp, Ý, Liban…

Những món đời mới mang những hương vị của vùng Đông Nam Á dùng những gia vị như xả, gừng, me,

chanh, rau mùi, ớt, nước dừa, nước mắm… rất quen thuộc với khẩu vị của người Việt.

Người Úc sau năm 1964 thừa nhận thổ dân Úc là con Người không còn là cây cỏ muông thú nữạ nên họ

cũng đã khám phá ra những hương vị ngon miệng của thức ăn bản địa. Dần dà rồi “quen mui nhớ mùi ăn

mãi” [mui là môi. Mui, môi là phần che (miệng) như mui xe, mui thuyền là phần che xe, thuyền], họ chấp

nhận, phát triển và đã đưa các gia vị của thổ dân vào nghệ thuật bếp núc đời mới của mình. Nhiều món thịt

và đồ biển nấu với “cà chua bụi” “bush tomatoes” (akudjuna), còn gọi là “nho sa mạc”, là một thứ quả (berry)

của cây Solanum centrale mang hương vị như cà chua xanh. Nhiều món đồ biển dùng gia vị “cây sim chanh”

lemon myrtle (backhausia citriodora) mang hương vị như sả (lemon grass) (nhưng nếu cho nhiều sẽ có mùi

vị bạc hà, nong lão) như các món mực chiên dòn ướp lemon myrtle, món mì Ý linguine đồ biển ướp lemon

myrtle, yabbie xào với gia vị lemon myrtle (yabbie là một thứ tôm nước ngọt, một món deli của thổ dân Úc.

Yabbie tương tự như loài crayfish của Louisiana. Theo biến âm y=d=t và b=p, ta có /yab/- = tép. Cũng

cần nói thêm là từ crayfish là từ của dân Mỹ gốc Tây ở Louisina phát âm từ tiếng Pháp crevette (tôm nhỏ)

theo giọng hamburger nên thành crayfish. Một đồng nghiệp ở Louisiana (anh Joseph Hùng Nguyễn, bây giờ

đang ở Cali) nói với tôi là tới mùa, crayfish bò lổm nhổm như rươi ở vũng nước, muốn ăn chỉ cần ra xúc

đem về cả bao bố. Ăn không hết, đào cái lỗ sau vườn đổ nước xuống làm thành vũng bùn rồi thả crayfish

xuống, hàng ngày tưới nước như trồng rau muống. Khi có bạn phương xa tới chơi chỉ cần xúc crayfish lên

làm món nhậu đãi khách khỏi phải đi đuổi gà. Dân Úc da trắng ngày nay cũng đã khoái ăn yabbie nên có

nơi đã làm trại nuôi yabbie. Dân Việt khoái ăn tôm và yabbies dễ nuôi như thế, các Wallaby gốc Việt cũng

nên thử đi vào nghề nuôi yabbies xem sao?)… Có những món nấu với tiêu bản địa (“native pepper”) hay tiêu

núi (mountain pepper) có tên thực vật là Tasmania lanceolata như món fillet Kangaroo-tiêu núi với sốt

macadamia, ăn với rau “bốn góc” warrigal spinach bản địa (tetragonia tetragonoides) và bánh nướng kiểu

damper thơm, ngon, bùi, béo ngậy vì làm bằng các hạt cây bản địa xay thành bột, nhào làm bánh rồi nướng

16 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

trên than hồng. Cũng nên biết hạt macadamia là một thứ hạt ngon vào hạng thượng đẳng có gốc cội ở Úc

châu. Vì người Úc đã xem thường dân bản địa là cây cỏ nên đã coi thường món ăn cây cỏ tuyệt vời này của

thổ dân vì thế họ đã để cho Hawaii khai thác, phát triển thứ hạt này thành một kỹ nghệ thực phẩm nhiều lợi

nhuận, hiện nay Hawaii đứng đầu thế giới về kỹ nghệ chế biến thực phẩm hạt macadamia. Cũng như con

emu của Úc, bây giờ Hoa Kỳ đang phát triển thành kỹ nghệ chăn nuôi cung cấp thịt ít cholesterol và loại cây

bluebush của thổ dân Úc giờ Israel đã phát triển đem trồng đại qui mô để tiêu thụ và xuất cảng… Ngoài ra

cũng có những món đặc sản của người Úc lưu đầy như những món cheese nổi tiếng làm ở King island như

Roaring 40’ Blue, King island Cheddar, Cheddar xông khói bằng một loại củi đặc biệt lấy ở đảo Tasmania,

những món rượu nho Úc nổi tiếng của những vùng Terra Rosa ở Coona Warra, vùng Adelaire Hills, McLara

Vale, thung lũng Barona (xin xem thêm bài viết về rượu Úc của thổ công Hồ Lãng Bạc)…

Dĩ nhiên không thể thiếu món thịt cừu tơ (lamb) nấu đủ loại theo lối cổ truyền hay kiểu hòa đồng thế giới.

Tráng miệng là những thứ bánh Tây thượng thừa rất Parisien, Buche de Noel, bánh Xmas, Xmas puddings,

trái cây giáng sinh, chocolate giáng sinh, Xmas trifle, kem và sorbets. Có cả những món bánh ngọt mang

hương vị thổ dân như lemon myrtle custard. Tuy nhiên, không thể không nếm thử một miếng bánh truyền

thống Pavlova. Người Tân Tây Lan cho rằng Pavlova có nguồn gốc của họ chứ không phải của Úc (Tân Tây

Lan và Úc thường nghiêng nghé, cạnh kẽ với nhau. Tân Tây Lan tự hào cho mình vốn dòng dõi thượng lưu

Ăng-Lê và coi thường dân Úc vốn là dân lưu đầy. Chúng ta thường nghe kể câu chuyện châm biếm là một

người Tân Tây Tân du lịch tới Úc, khi đến phi trường, nhân viên thuế quan thấy người này là dân Tân Tây

Lan lại trông rất cô hồn, bèn tra hỏi “trong quá khứ, ông có can dự vào một tội phạm nào không?” Người

Tân Tây Lan tỏ vẻ sửng sốt trả lời: “Ủa, bây giờ mà các ông còn đòi hỏi điều kiện tiên quyết là phải có tội ác

mới được bước chân vào nước Úc hay sao?). Bánh Pavlova đã được làm ra để vinh danh nữ minh tinh vũ

ballet Anna Pavlova. Trên mặt bánh phủ một lớp meringue làm bằng tròng trắng trứng, trên cùng là lớp trái

cây tươi theo mùa, đặc biệt là những trái cây bản địa.

Sau khi ăn tráng miệng, ngồi nhâm nhi một ly cà phê thổ dân không có cafein pha bằng hạt rang của một

loại cây wattle thuộc họ cây keo (acacia), thơm mùi hạt dẻ (hazel nut) và có chút dư vị chocolate. Cuối cùng

kết thúc bằng ly trà Ăng Lê uống với mật ong Tasmania thơm mùi hoa rừng xứ Tasmanian devil.

Bữa tiệc chấm dứt bằng dạ vũ.

Ngày hôm sau là ngày 26 tháng 12, người Úc giữ truyền thống quê mẹ vẫn coi là ngày Boxing day, ngày

các chủ nhân ông trao hộp quà cho gia nhân, người làm.

Chúng tôi cũng được tặng một món quà nhưng không có gói trong hộp, đó là được cho “nghỉ” xả hơi (free

time) một ngày. Nhằm tránh phiền hà cho những người thân quen trong những ngày trước lễ Giáng Sinh

đầy bận rộn, tiệc tùng, chúng tôi dành ngày hôm nay có free time đi thăm viếng các thân hữu ở Sydney. Xế

chiều bác sĩ Liêu Vĩnh Bình đến đón chúng tôi xuống nhà hàng Bạch Đằng để dự buổi họp mặt với các thân

hữu và ban tổ chức ra mắt quyển Tiếng Việt Huyền Diệu dự định vào sau ngày đại hội, để có dịp hoạch định

chương trình.

Trên đường đi anh Bình cho biết ở Nam Dương bị sóng thần tsunami chết hàng ngàn người [tsunami có

tsu- là quyền năng, thần năng, thần thánh, tsu- = thần và -nami có gốc na- (nã, lã) là nước liên hệ với

nam, nậm, nơm có nghĩa liên hệ với nước, Thái Lan ngữ nam pla là “nước cá” tức nước mắm. Tsunami là

“nước thần”, sóng thần).

17 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Sau bữa ăn họp mặt, buổi tối, ban giám đốc đài Việt Nam Sydney Radio, anh chị Bảo, Yến và nữ phát ngôn

viên Khiết Ngân có nhã ý dành cho tôi một cuôc phỏng vấn đột xuất để giới thiệu tác phẩm Tiếng Việt

Huyền Diệu.

Hình chụp tai phòng phát thanh Việt Nam Sydney Radio (ảnh của bác sĩ Liêu Vĩnh Bình).

Buổi tối trở về khách sạn, xem truyền hình mới thấy trận hồng thủy với sóng thần Tsunami ở Nam Dương,

Thái Lan, Tích Lan… thật khủng khiếp. Càng về khuya tin tức càng dồn dập với những cảnh kinh hoàng,

tang tóc. Trong lịch sử loài người từ trước tới giờ đã có nhiều trận đại hồng thủy (ít nhất là ba bốn trận đại

hổng thủy) đã xóa đi bao nền văn hóa cổ, đã làm mất đi những “mắt xích” văn hóa cổ đại của loài người,

khiến cho nền văn hóa tối cổ của con người bị vỡ tung ra từng mảnh, bắn văng tung tóe, bị sóng nước cuốn

trôi đi, bị những lớp bùn che phủ. Những trận hồng thủy cộng với thời kỳ tan băng giá đã nhận chìm xuống

nước biển nhiều phần lục địa hay lục địa. Ở phương Tây các nhà khào cổ học tin là có lục địa Atlantis bị

nhận chìm xuống biển sâu. Ở phương Đông một phần lục địa dính liền với Đông Nam Á bị chìm dưới nước

biển. Vào khoảng thập niên 60, James Churchward gọi phần đất bị chìm này là Continent of Mu có nghĩa là

Continent of Mother Land, theo ông Mu là tiếng cổ Đông Á châu có nghĩa là Mother. Mu chính là từ Mụ của

Việt ngữ. Mụ có một nghĩa là Mẹ như thấy qua tên chùa Thiên Mụ có nghĩa là chùa Mẹ Trời. Ông cho rằng

tại vùng này xưa kia đã có một nền văn minh huy hoàng và là cái nôi của nền văn hóa thế giới ngày nay.

Gần đây (1999) bác sĩ nhi khoa Stephen Oppenheimer trong cuốn The Eden of the East (Địa Đàng ở Phương

Đông) cũng xác nhận như thế. Ngày nay phần lục địa Đông Nam Á bị chìm này được gọi tên là Sunda land.

Trận hồng thủy thứ ba vào khoảng 8.000 năm TTL có thể là trận hồng thủy nói tới trong Thánh Kinh

thường gọi là The Bible Flood (theo fl = bl = l, ta có flood = blood = –lood = lụt giống như Chúa Blời =

Chúa Lời, ta cũng có thể coi f là f câm, (f)lood = -lood = lụt). Trong trận Hồng Thủy Thánh Kinh này có

truyền thuyết ông Noah (tên Do Thái là Noakh) đóng thuyền cứu gia đình mình và một số muông thú để

khỏi bị chết lụt. Tên Noakh, Noah chính là Việt ngữ Noác = Nác = Nước (thay k hay h = c). Có người đã so

sánh ông Noah này với Vua Vũ trị thủy liên hệ tới Kinh Dịch của phương Đông. Ta cũng thấy rất rõ ông Vũ

trị thủy là trị lũ lụt và tên Vũ có một nghĩa là Mưa liên hệ với Nước, Noah.

Theo dõi Tsunami cho tới gần sáng. Ngày hôm nay 27 tháng 12 bà xã tôi theo đoàn du lịch đi Cairns thăm

Great Barrier Reef còn tôi ở lại để dự Đại Hội QTNYD sĩ Việt Nam kỳ 5 ngay từ buổi khai mạc. Bà xã tôi sẽ

trở lại Sydney vào ngày 29 để lo liệu, chăm sóc, hỗ trợ và làm một thính giả trong buổi nói chuyện của tôi

về đề tài Ý Nghĩa Những Hình Thuyền Trên Trống Đồng Đông Nam Á. Sau khi tiễn chân bà xã lên đường,

việc chính yếu là tôi phải “dọn nhà” trước 12 giờ vì phải đổi qua khách sạn mới tự mình phải lo liệu lấy. Rất

may là Luật sư Cung Đình Thanh và cậu con trai đến đón tôi đi ăn phở buổi sáng và giúp tôi dọn nhà qua

khách sạn Marriotte ở gần ngay Circular Quay. Chúng tôi mướn khách sạn ở địa điểm này từ khi còn ở Hoa

18 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Kỳ cốt ý phòng hờ nếu không muốn len chân vào đám đông thì đêm giao thừa Tây có thể thưởng thức

pháo bông ngay ở

trong phòng mình. Dĩ nhiên là phải trả một giá đắt cho những phòng nhìn được cảnh pháo bông. Khách

sạn tính thêm bốn mươi Mỹ kim một đêm so với các phòng khác. Buồn thay! Giờ đây luật sư Cung Đình

Thanh đã là người thiên cổ. Anh là người hy sinh một đời cho Văn Hóa Việt. Anh là người có đầu óc cởi mở

đã đón nhận và cho đăng những bài viết “không giống ai” của tôi về trống đồng, cổ sử và ngôn ngữ của tôi.

Anh cũng đề nghị tôi viết một chương cho bộ Việt Học Toàn Thư của anh.

Bắt đầu từ buổi trưa tôi trở thành một chàng độc thân tại chỗ mà các người bạn Úc nói là có bằng MBA

(Married But Available). Sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi một chút xong, tôi rời khách sạn định thả bộ ra khu Nhà

Hát Nghêu ăn trưa. Khi bước vào thang máy tôi đã thấy có một nhóm người Á châu. Tôi nhận ra ngay đây

là những người Việt. Có mùi dầu Nhị Thiên Đường, Dầu Gió Xanh và mùi nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc,

Nam Ô hay Thanh Nghệ Tĩnh gì đó. Cách ăn mặc rất chỉnh tề nhưng trông thấy hãy còn bị đóng khung

trong lớp vỏ áo quần, có người thắt cà vạt kiểu râu mực… Tôi tìm, muốn nhìn thẳng vào những đôi mắt

đồng bào đó và muốn nói một câu chào. Nhưng những con mắt đều nhìn xuống chân hay nhìn vào một nơi

xa vắng nào đó. Ngột ngạt và thoáng thấy buồn vài ba phút cho tới khi cửa thang máy mở ra. Khi ra lobby

tôi nhận ra có rất đông người Việt nói bằng một ngôn ngữ Việt rất khác với ngôn ngữ người Việt hải ngoại.

Có nhiều người nói âm cổ Việt. Ở khách sạn này có rất đông người Việt từ trong nước xuống “tham quan”

Úc châu trong khi ở Sofitel Wentworth không thấy một mống nào.

Đi tản bộ theo vòng cung Circular Quay hướng về phía nhà Hát Nghêu, tôi bước vào một tiệm ăn nằm đối

diện Nhà Hát Nghêu tìm bữa trưa. Nhà Hát Nghêu gợi ý cho tôi gọi món trai (mussels) nấu bia với gia vị sim

sả lemon myrtle. Ở Mỹ đã ăn nhiều con trai xanh Tân Tây Lan (New Zealand green mussels), giờ ăn thử

món trai đen của Úc xem sao. Những lúc độc thân tại chỗ như lúc này tôi thích ngồi lơ mơ một mình, nhìn

trời, nhìn đất, nhìn thiên ha đi qua đi lại. Nhiều khi vớ được vài câu thơ vặt. Mỗi người nhất là các cô các bà

ít nhất cũng thích khoe ra một thứ gì để cho người khác nhìn ngắm. Trời hôm nay nắng đẹp. Gái Wallaby

và du khách đi thăm nhà sò thành thử nhiều người thích phơi cái hến… rốn ra khoe. Hiện nay đang có thời

trang rốn. Những cái rốn đủ kiểu, đẹp và xấu rụng rời tay chân như bầu bí rụng rốn. Có những cái rốn sâu

đen ngòm như rốn vũ trụ, rốn biển, rốn đất (nadir). Có những cái rốn lồi quả quít. Có những cái rốn cáu bẩn

đựng đầy bụi thời gian tr ông như đồ cổ. Có những cái rốn có lẽ bác sĩ hay người đỡ đẻ lúc mới lọt lòng ra

cắt cuống nhau ngắn quá. Cuống rốn rụng sớm nên bị sưng còn để lại những hột sẹo nổi cục trông như

những cục bột bánh chè trôi nước nằm trong chén rốn. Có những cái rốn xức dầu cù là đỏ hỏn. Có những

cái rốn rắc kim tuyến lóng lánh. Có những cái rốn đeo vòng vàng, bạc, đồng, đeo hột tòng teng, đeo bùa

ngải. Một thống kê cho biết phái nữ đục rốn đeo vòng, đeo khoen, đeo hột thì quá nửa cũng làm như vậy ở

miệng trên và dưới. Những cái rốn làm tôi gợi nhớ lại mình đã cắt rốn cho cả hàng ngàn các trẻ sơ sinh từ

khi làm nội trú tại Bảo Sanh Viện Hùng Vương cho tới khi ra hành nghề, mở Bảo Sanh Viện ở Tam Hiệp Biên

Hòa, ở nhà thương Hồng Ngự (Kiến Phong). Nhớ lần đầu lóng ngóng cột trên đầu những cuống rốn trơn

trượt những chiếc “nơ” cột theo kiểu cột nút chai rượu Champagne gọi là noeud de Champagne. Tôi ngày

đêm thường nguyện cầu mong trong số hàng ngàn những trẻ sơ sinh do chính tay tôi nâng đỡ, cắt rốn,

đưa vào đời có một vài em khi lớn lên trở thành những anh thư, anh hùng, những minh quân hầu cứu giúp

cho dân tộc Việt Nam khốn khổ đọa đầy này. Mỗi lần sinh một em bé là tôi đem hết tâm trí và tâm hồn mình

ra chăm lo. Bởi vì mỗi lần đỡ đẻ là tôi nhớ tới cái chết của chị tôi. Năm đó chị tôi sinh ở một nhà bảo sanh

của một bác sĩ ở Qui Nhơn. Về nhà bị nóng sốt, trở lại thăm bác sĩ. Vị này nói không sao. Vài ngày sau chị

tôi lên kinh sài, người uống cong lên khỏi mặt giường. Đem tới bệnh viện tỉnh mới biết chị tôi bị sài uốn

ván tức phong đòn gánh vì bị nhiễm vi trùng tetanus khi cắt rốn. Cái chết của chi tôi đã đưa đẩy tôi vào

19 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

ngành y khoa. Lúc đó tôi đang ở nhà chị tôi. Khi chị tôi mất chỉ còn vài ba ngày nữa là tôi lên đường vào

Nha Trang thi Tú Tài I. Tôi học rất khá, thường đứng nhất nhì trong lớp, được phần thưởng danh dư toàn

trường do tổng thống Ngô Đình Diệm tặng. Vì cái chết của chị tôi nên tôi đã thi hỏng kì thi đó. Tôi học ban

B, ban Toán vậy mà đã làm lộn một con toán rất đơn giản là giải phương trình bậc hai (-b/a lộn với -b/2a).

Cũng vì thi hỏng Tú Tài Việt này mà sáu tháng sau tôi sách đít đi thi Tú Tài Pháp và đậu ngay. Thế là tôi

chuyển qua trường Pháp học. Trường Collège Française de Tourane không có ban Toán nên tôi đành học

Tú Tài 2 ban Vạn Vật cho gần nhà. Vì có Tú Tài Pháp nên tôi thi vào APM (Année Pré-Medicale) bằng langue

véhicule française nên mới lọt được vào trường Y Khoa Saigon một cách dễ dàng… Nếu mà đậu tú Tài Việt

ban toán thì không thể nào tôi cạnh tranh nổi với các học sinh trường Việt học ban A vạn vật khi thi vào

trường Y Khoa.

Có những cái rốn bôi kem chống nắng bóng dầu mỡ làm nhớ tới câu chuyện tiếu lâm nghe kể hồi nhỏ. Một

cô gái lấy chồng, ngày nhị hỉ về nhà thăm mẹ. Mẹ ghé tai thầm thì hỏi. “Sao, đêm qua nó làm ăn ra sao”? Cô

gái phụng phịu trả lời: “Anh ấy làm con tức cả bụng !” “Sao lại tức bụng ? Mẹ đã dặn đêm lễ cưới không

được ăn nhiều”. “Không phải, anh ấy cứ ấy vào rốn của con, vừa tức… mình vừa buồn cười vì buồn nhột

quá” (đúng là tức cười!). Mấy hôm sau người con gái về thăm mẹ vẫn than bị tức bụng và tức cười. Bà mẹ

chợt nhớ đến những lần ăn vụng với anh chàng bán dầu lạc (phụng) rong rất trơn tru, êm ái vì mỗi lần anh

chàng ta đổ vào nửa ruộc dầu cho đỡ khô. Bà bèn bảo người con gái đến tối lấy dầu đổ vào rốn để cho dầu

chẩy xuống dưới tạo thành một chiếc “cầu tụt”. Mấy ngày sau cô con gái trở về nhà mẹ, hớn hở nói với mẹ

“mẹ cho con thêm dầu để phòng hờ, dầu nhà con sắp hết rồi”. Người mẹ hân hoan với hạnh phúc của con:

“Ừ, gì chứ dầu thì tha hồ mà con lấy, lấy cả thùng cũng được, anh bán dầu gởi mẹ giữ hộ cả mấy thùng

dầu, hai mẹ con tha hồ mà dùng”.

Ăn xong, hai con mắt rũ xuống buồn ngủ. Có lẽ vì nhìn nhiều rốn quá. Đúng hơn chắc vì đêm qua theo dõi

Tsunami đến gần sáng.

Ra tới cửa tôi mới nhận ra mình bị hố. Trên tờ giấy tính tiền, các nhà hàng ăn Úc đã tính tiền service và tiền

phụ trội những ngày lễ tết rồi mà tôi quen thói như ở Mỹ còn cộng cho thêm tiền hoa hồng, tiền “tip” nữa.

Đãng trí chắc cũng tại vì bị thôi miên bởi cái thời trang rốn.

Tôi rời quán hướng về Nhà Hát Nghêu định bụng tìm một chỗ vắng trong nhà sò nằm ngả lưng, hóng mát,

đánh một giấc nghỉ trưa trong tiếng hát nghêu ngao của một nghệ sĩ “ốc mượn hồn” nào đó.

Tìm được một chỗ vắng người ở một góc chái nhà Hát Nghêu, có bóng mát và gió biển lồng lộng. Tôi ngả lưng

nằm xuống nhìn trời cao xanh ngắt, không một vệt mây. Có tiếng đàn vĩ cầm chơi vơi của một chàng nghệ sĩ

lang bạt kỳ hồ nào đó. Những cánh buồm nhà hát căng gió, chiếc thuyền Opera như đang lướt sóng.

Những tiếng xôn xao của đám người trần tục khiến tôi mở mắt thức dậy. Một giấc ngủ chơi vơi bay bổng, bềnh

bồng, phiêu bạt trên con thuyền buồm Opera lướt sóng gió. Con thuyền đã đưa tôi phiêu du vào một cõi bao la.

Một giấc ngủ thần tiên.

Tôi thả bộ vào trong ngôi nhà. Nhà Hát Nghêu do kiến trúc sư Đan Mạch Jorn Utzon vẽ kiểu khởi sự từ năm

1950 nhưng không khả thi được vì vượt khả năng kỹ thuật thời đó và không đủ ngân sách nên đến năm 1966

Jorn Utzon từ chức. Mãi về sau mới hoàn tất bởi những người kế tiếp vào năm 1973. Nữ hoàng Elizabeth II

khánh thành vào ngày 20 tháng 10 năm 1973. Phòng Utzon, đại sảnh tiếp tân biến cải từ mô hình chính gốc của

20 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Utzon mới thực sự khánh thành vài tháng trước đây (9-16-2004). Nhà hát Nghêu trông như một con thuyền

buồm lướt sóng. Mái cánh buồm hình vỏ sò dát bằng cả triệu miếng ngói. Nhà Hát Nghêu Opera hình chiếc

thuyền buồm này đã gợi ý cho tôi chọn đề tài Ý Nghĩa Những Con Thuyền Trên Trống Đồng Đông Sơn để nói

chuyện trong Đại Hội kỳ này.

Nhìn tấm poster quảng cáo đêm nhạc Opera tổ chức tại đây ngay vào đêm giao thừa Tây, tôi nghĩ, nếu đi nghe

nhạc và xem đốt pháo bông ngay tại đây thì thật là lý tưởng, một kỉ niệm hi hữu, khó quên trong đời. Khi lại

quày bán vé thì được biết vé đã bán sạch gần nửa năm nay rồi. Tuy nhiên người bán vé vẫn lấy tên tôi để vào

danh sách chờ, hy vọng vào phút chót có những người đã mua vé nhưng không tham dự được. Tôi ca bài con cá

với con cừu tơ Úc, nói rằng mình đến từ Mỹ châu muốn được dự một đêm pháo bông New Year tuyệt vời ở

Sydney để nhớ đời xứ sở của cô nàng. Nàng hứa để tên tôi vào hạng ưu tiên.

Sau một ngày nóng bức, mặt trời còn cao lơ lửng trên ngấn nước ở chân trời nhưng trông có vẻ như đang nôn

nóng muốn nhẩy xuống mặt biển tắm.

Rời nhà Hát Nghêu , thả bộ mon theo con Đường Văn Nhân Sydney Writers Walk. Con đường chay từ Trạm Hành

Khách Quốc Tế ở phía Tây Circular Quay xuống bến Phà và Ga Xe Lửa chạy tới phía sân trước nhá Hát Nghêu

Opera. Con đường có dát những tấm biển đồng thau khắc tên các nhà văn thơ Úc và các cây bút quốc tế đã từng

sống hay đã viếng thăm Úc. Tấm bảng đồng khắc ghi tóm tắt cuộc đời, tác phẩm, trích dẫn một đoạn ngắn văn

thơ kèm theo một đôi lời vinh danh tác giả. Có lúc tôi có cảm giác như đang đi trên con đường Walk of Fame ở

Holywood, có lúc tôi lại có cảm giác là đang đi trên con đường nghĩa trang với những tấm bia dát trên mặt lối đi

và có khi lại có cảm tưởng đang đi trên một con-đường-thư-viện với những trang sách văn học Úc đang mở ra.

Không cầm lòng được. Không thể nào không cúi xuống đọc.

Germaine Greer:

“Úc châu là nơi sinh đẻ của tôi nhưng tôi không thể coi đó là sở hữu của riêng mình cũng như coi đó là nơi sinh

quán bởi vì tôi không có quyền sống ở đó cho tới khi nào có được một hòa ước với dân bản địa. Tôi vẫn là một

kẻ không nhà trên thế giới”.

(Journal of the Plaque Year, 1988)

Robert Hughes:

“Liệu người Úc có làm khác đi không nếu lịch sử của họ không phải khởi dựng từ chốn lao tù của không gian vô

tận và tôi chắc là họ sẽ làm như vậy. Họ phải nhớ nhiều về chính lịch sử của họ”.

(The Fatal Shore, 1987).

Kath Walker sau lấy theo tên bộ lạc của mình là Oodgeroo Noonuccal:

“Mẹ có thể kể cho con nghe những chuyện tan nát cõi lòng, những chuyện mù quáng đầy hận thù.

Mẹ có thể kể cho con nghe những tội ác làm xấu hổ loài người.

Và những sai trái tàn bạo và những quỉ quyệt chết người

Và những hãm hiếp, giết người, con trai của mẹ ơi,

21 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Nhưng mẹ chỉ kể cho con nghe về những dũng cảm và tinh khôi

Khi đời sống của người da đen và da trắng bện vào nhau,

Và con người kết hợp với nhau, trong tình huynh đệ.

Đó là những điều mẹ muốn kể cho con nghe, con trai của mẹ.

(Son of Mine, 1984).

A.D. Banjo’ Paterson:

“Được làm một kẻ thất nghiệp thật là vĩ đại,

Và nằm dài ở tại Domain, rồi ngủ khì,

Và thức dậy vào mỗi ngày thứ nhì,

Và rồi lại ngủ khì trở lại”.

(It’s Grand, 1902).

Văn hào Ý Umberto Eco:

“Nước Úc không phải chỉ là một đối cực, tách rời xa mọi thứ mà đôi khi xa cách với cả chính mình”.

(L’Espresso, 1982).

May Gibbs:

“Con người mạnh như gió, mềm dịu như dòng sông, nóng bỏng như mặt trời. Con người thì thào như chim, độc

ác như rắn. Con người có nhiều lớp da, lột xác nhiều lần. Khi tất cả các lớp da đã lột hết, con người trông giống

như một con ếch tái xanh”.

(Tales of Snugglepot & Cuddlepie, 1939).

Văn hào Mỹ Jack London:

“Tôi thà là tro than hơn là cát bụi, một tàn lửa rực cháy trong lửa hồng hơn là một hạt bụi câm nín trong tàn ruị

khô cằn. Mục đích chính của con người là sống chứ không phải là hiện hữu. Tôi không phung phí ngày tháng đời

mình để kéo dài chúng ra. Tôi sẽ tận dụng thời gian của mình”.

Văn hào Mỹ Mark Twain (Samuel Langhorne Clemens) đã từng viếng thăm Úc, sau khi đến Dunedin đã viết:

“The People here are Scots. They stopped here on their way to heaven, thinking they had arrived” (Cư dân ở đây

là người Scot. Trên đường đi tới thiên đường, họ dừng lại đây, tưỡng rằng họ đã tới nơi”).

. . . . . .

22 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Mặt trời đã lặn xuống biển. Ánh đèn lấp lánh sáng cuối con Đường Văn Nhân Sydney. Hy vọng một ngày nào đó,

một nhà văn Úc gốc Việt hay một nhà văn Việt ở khắp nơi trên thế giới đã sống hay viếng thăm Úc châu có tên ở

con đường này.

Hai chân đã muốn dừng nghỉ. Đĩa trai đen Úc châu nấu bia và gia vị xả chanh bản địa ăn buổi trưa thật nhẹ. Bụng

đã báo giờ ăn.

Tôi đi tìm một quán ăn mang hương sắc bản địa.

Buổi sáng hôm sau tôi có hẹn với anh Phan Văn ở đài SBS để thâu bài phỏng vấn nói về tác phẩm Tiếng Việt

Huyền Diệu của tôi dự định ra mắt ở đây sau ngày đại hội.

Mặc dù kế cận ngày đại hội, rất bận rộn, bác sĩ Vũ Ngọc Tấn, người bạn cùng khóa, cũng đưa hộ tôi tới đài SBS.

Lâu lắm mới có dịp gặp lại Luật sư Lưu Tường Quang, chị Ngọc Hân và các nhân viên khác trong ban Việt ngữ

của đài SBS. Tôi đã từng quen biết anh Phan Văn từ khi anh còn làm cho đài BBC, lúc đó tôi phụ trách mục giải

đáp y học cho đài BBC. Làm việc với nhau nhiều qua điện thoại nhưng chưng hề gặp mặt.

Phỏng vấn tại đài SBS.

Bác sĩ Tấn lúc trở lại đón, tôi hãy còn trong phòng thâu, vì bận không chờ được, bác sĩ Tấn phải về. Tôi bị “mắc

cạn”, Luật sư Lưu Tường Quang đã có lòng tốt ngồi hàn huyên với tôi cả buổi cho tới khi anh Cung Đình Thanh

tới đón tôi. Thật là hiếm có một người có địa vị cao và rất bận rộn như anh Lưu Tường Quang mà đã bỏ cả buổi

ra tiếp tôi.

. . . . . .

Khi trở về khách sạn, tôi nhận được message cho biết có người bỏ vé vì bận không tham dự được buổi hát

Opera đêm giao thừa Tây tại nhà hát Opera nên họ dành cho chúng tôi hai vé hạng nhì. Quả thật cô nàng cừu tơ

Aussie đã có cảm tình với tôi, nàng đã để tên tôi vào hàng đầu trong danh sách chờ mua vé. Có lẽ một phần là

nhờ lúc đi mua vé tôi đi một mình. Điều này cũng thấy tự an ủi được phần nào, mình chưa đến nỗi tệ. Nếu bị vợ

quăng ra ngoài đường, ngoài chợ chắc cũng còn có kẻ muốn nhặt (dĩ nhiên bà xã tôi cũng chẳng dại gì mà làm

chuyện đó). Thế là chúng tôi sẽ được xem pháo bông New Year ngay tại nhà hát Opera.

Sau khi ghé qua nhà hát Opera lấy vé, tôi dùng water taxi đến Convention Center sớm để ghi danh.

Đã có nhiều người viết về Đại Hội rồi, tôi không lặp lại làm gì cho phiền độc giả chỉ xin nói qua vài ba điểm bên

lề đại hội. Nhìn chung đại hội kỳ này được tổ chức rất chu đáo đúng tầm mức quốc tế. Riêng cá nhân tôi, tôi có

23 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

được một sự thoải mái tối đa qua những sự tiếp đón niềm nở và đầy thân tình bên cạnh tình anh em, huynh đệ

của đại gia đình y khoa.

Một trong những người tới sớm nhất chiều nay là nha sĩ Lâm Xuân Thời đến từ Norway. Qua vài ba câu chuyện,

tôi biết mình có thêm được một người bạn mới từ Bắc Âu. Anh Liêu Vĩnh Bình hôm nay đeo collar có lẽ đã bị

thiên hạ “văn cổ” hơi nhiều.

Buổi lễ khai mạc diễn ra rất trang nghiêm và đầy ý nghĩa. Đặc biệt là những màn văn hóa cổ truyền Việt Nam và

thổ dân Úc châu. Không thấy những màn hài và bi kịch diễn ra như ở những buổi lễ khai mạc tại những đại hội

khác. Bài diễn văn chủ yếu “Ai Đem Quán Trọ Mà Ngăn Nẻo Về ?” của Luật sư Lưu Tường Quang đầy ý nghĩa Về

Nguồn. Tiếng Anh nói bằng giọng kangaroo của các bác sĩ trẻ Úc châu nhất là của bác sĩ Katherine Liêu, ái nữ của

anh Bình thật dễ thương.

Giải Văn Học kỳ này đã thấy chuyển hướng và đã để ý tới khía cạnh khảo cứu.

Buổi tối dự Cocktail Party trên du thuyền kiểu catamaran Lady Rose sang trọng. Du ngoạn trên vịnh Sydney ban

đêm thật thơ mộng. Trời đêm lành lạnh làm gia tăng thêm vị nồng ấm của rượu Úc. Tôi vốn hay ngại đi lấy thức

ăn giữa một đám đông (thường được vợ lo cho) may mắn ngồi bên nha sĩ Lâm Xuân Thời. Anh ăn chay. Bọn tôi

chia sẻ miếng sandwitch. Tôi ăn phần thịt ở giữa còn anh ăn phần vỏ bánh mì kẹp hai bên. Còn những món ăn

mặn khác được tiếp tế anh đưa hết cả cho tôi. Kết quả là tôi ăn nhiều hơn anh Thời vì thế tới tối khuya bụng đã

no không thể đi ăn cháo đêm do anh Bình mời.

Ngày hôm sau là ngày 29 tháng 12, buổi chiều tôi có bài nói chuyện về Ý Nghĩa Những Hình Thuyền Trên Trồng

Đồng Đông Nam Á. Tôi yên chí vì chắc chắn, ít nhất tôi cũng có được một thính giả là bà xã tôi. Hôm nay nhà tôi

rời đoàn du lịch từ vùng biển san hô Great Barrier Reef để trở về tham dư buổi nói chuyện của tôi. Không đến nỗi

mình nói chuyện với đầu gối của mình. Như đã nói, những cánh buồm của nhà Hát Nghêu Opera đã gợi ý cho tôi

chọn đề tài. Dĩ nhiên những điều tôi trình bầy về những con thuyền đều là những khai phá về trống đồng khác

hẳn với những quan niệm của các học giả nghiên cứu trống đồng từ trườc tới nay. Tôi biết, tôi cũng như những

kẻ khai phá khác chỉ một mình một ngựa đi trong cái hạnh phúc cô đơn riêng của mình. Từ trước tới nay, có tác

giả cho rằng những con thuyền trên trống đồng Đông Nam Á là những thuyền tang, thuyền thủy táng, thuyền tế

Hà Bá với cảnh hy sinh các trinh nữ son trẻ. Các tác giả Việt Nam trước đây cho những con thuyền trên trống

Ngọc Lũ I và các trống họ hàng là những con chiến thuyền với “lính thủy đánh bộ” với cảnh “liên hoan chiến

thắng” qua cảnh bắt giữ, hành quyết tù binh… Xin thật vắn tắt nói lại ở đây, là cái mấu chốt, cái chìa khóa để

hiểu ý nghĩa những con thuyền trên trống đồng mà tôi tìm ra được sau bao năm nghiên cứu là những người nhỏ

bé trần truồng ngồi bệt trên sàn thuyền trông như những trẻ thơ đang bị những người cầm đòng canh giữ.

Một chiếc thuyền trên trống Ngọc Lũ I.

Đây là những người mà các tác giả hiện nay cho là những tù binh hay những trinh nữ son trẻ dùng làm tế vật

cho Hà Bá. Không. Không. Không. Đây không phải là những con người sống. Đây không phải là tù binh. Đây

không phải là các trinh nữ dùng làm tế vật. Đây là những linh hồn người chết. Trong chữ viết và hình ngữ Nòng

24 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Nọc, tư thế ngồi là âm, là chết và ngược lại đứng là dương. Hình ngữ một người ngồi ở tư thế thai nhi (fetal

position) khắc trên đá (petroglyph) của người Thổ dân Mỹ châu vùng Tây Nam Hoa Kỳ (Southwest) có nghĩa là

chết hay mai táng (Richard Harris). Nhiều tộc thổ dân châu Mỹ chôn người chết ở tư thế ngồi bó gối kiểu này.

Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á, để có sự hòa hợp âm dương, phần lớn những người đánh trống đều

ngồi nghĩa là ở tư thế âm cho hòa hợp với nghĩa đực, dương mang tính trội của trống (Việt ngữ trống có một

nghĩa là đực), ngược lại cối là cái, âm, ngược lại những người giã chầy vào cối đều đứng, ở tư thế dương. Người

cổ Đông Nam Á trong đó có người cổ Việt Đông Sơn quan niệm rằng linh hồn con người là một trẻ thơ, sinh ra

trẻ thơ và trong trắng, hồn nhiên như một đứa trẻ, linh hồn trần truồng không quần áo, không trang sức. Chỉ có

thân xác con người mới che đậy, mới trang điểm, mới tô son trát phấn. Với năm tháng thân xác con người già đi

nhưng hồn người mãi mãi vẫn là trẻ thơ. Khi chết những linh hồn trẻ thơ này vẫn thế và được về miền vĩnh cửu

hay tái sinh. Xin trích dẫn nguyên văn một đoạn nói về đức tin linh hồn là trẻ thơ này của người cổ Việt-Mường

trong cuốn Les Mường của J. Cuisinier (Jeanne Cuisinier, Les Mường, Géographie humaine et Sociologie, Paris,

Institut d’Ethnologie, 1946, p.463-64):

"À côté du cercueil, on installe l’autel du mort devant lequel seront presentées les offandes et recitées les prières

jusqu’à la fin du deuil; parfois (nous l’avon observé dans le Mường Vang et à Ngọc Mỹ) on suspendre entre les

deux un étrange objet appelé "jouet à huit angles" tlai kon bát yák parce qu’il doit de deux carrés superposés

auxquels pendent des écheveaux de soie multicolores, de petits cubes et de petits calices en calocot blanc ou en

papier d’oré. On le met entre l’autel et le cercueil pour que l’âme du mort s’amuse avec ce jouet, parce que les

âmes, disent les Mường, même dans le corps de vieillards, sont toujours pareilles à de jeunes enfants. Devant la

croyance en une perpétuelle enfance de lâme, on ne peut s’empêcher d’évoquer les Dayak chez lesquels, au

cours de leurs grandes fêtes funéraires, "les prêtresses portent dans les plis de leurs vêtements, comme des

petits enfants, les âmes des donateurs de la fêtes (R. Hertz, Contribution à une étude sur la présentation

collective de la mort, p.102)". (Bên cạnh quan tài, người ta dựng bàn thờ người chết, trước đó dâng cúng lễ vật

và cầu nguyện cho tới mãn tang lễ, đôi khi (chúng tôi nhận thấy ở Mường Vang và Ngọc Mỹ) người ta treo giữa

quan tài và bàn thờ một vật lạ gọi là "đồ chơi tám góc" tlai kon bát giác bởi vì gồm có hai hình vuông chồng xéo

lên nhau trên đó có treo các sợi tơ đa sắc và các khối lập phương và hình chén nhỏ bằng calocot trắng hay giấy

vàng. Người ta để đồ chơi này giữa bàn thờ và quan tài để cho linh hồn người chết vui chơi bởi vì người Mường

cho rằng linh hồn người chết ngay cả trong các thân xác người già, vẫn luôn luôn giống như những trẻ thơ.

Trước đức tin là linh hồn trẻ thơ mãi mãi, ta không thể không nói tới ở người Dayak, trong suốt các tang lễ lớn,

những nữ pháp sư, nữ tế mang các linh hồn người chết chủ lễ trong các túi gấp nếp ở quần áo của họ như địu

(mang) các trẻ con" (R.Hetz). J. Cuisinier cũng dẫn thêm cho rằng các người Fidji cũng quan niệm linh hồn người

chết "chỉ là những đứa trẻ" (et on songe aussi à la conception de l’âme chez les Fidjiens qui se servent de grands

éventails pour protéger l’âme du mort qu’ils enterrent, afin de la protéger, dit Frazer "because as one explained

to a missionary his soul "is only a little child" (D’une lettre du Rev. Lorimer Fison, citée par Frazer in Taboo and

the perils of the soul, p.30). Người Semang Pygmies, một trong nhóm người cổ đại nhất ở quần đảo Mã Lai cho

rằng người chết trở thành trẻ con trở lại, do đó sửa soạn cho một đời khác trên thế gian (among one of the most

archeic peoples of the Malay Peninsula, the Semang Pygmies beleive that the dead become infants again, thus

preparing themselves for another life on earth) (M.Eliade, Shamanism, p.280- 281).

Những người nhỏ bé trẻ thơ trần truồng đang ngồi trên sàn thuyền chính là những linh hồn và cũng chính vì có

sự hiện diện của những linh hồn này mà thuyền mới được gọi là thuyền linh hồn là vậy. Tuy nhiên đây không

phải là những thuyền linh hồn thông thường hiểu theo nghĩa là những thuyền tang hay thuyền thủy táng mà

những linh hồn này đang bị canh giữ, phán xét.

25 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Tất cả thuyền trên trống Ngọc Lũ I đều có cảnh một hay hai linh hồn ngồi dưới sàn thuyền đang được phán xét.

Linh hồn được một người gác linh hồn đứng phía sau tay cầm vũ khí dí vào đầu canh giữ. Đứng phía trước linh

hồn, một người phán xét linh hồn một tay để lên đầu linh hồn, một tay gõ vào trống Cây Vũ Trụ, Cây Đời để khơi

động vòng tử sinh trong quá trình định giá linh hồn. Linh hồn được định giá xem là thiện hay ác. Những linh hồn

ác bị tống xuống âm ty và những linh hồn thiện, tốt được cho đi qua cây Cầu Thử Thách (“bridge of challenge”)

hay Cầu Gian Nguy (“dangerous bridge”) nằm ngay phía sau cảnh phán xét linh hồn. Cầu có hình một đài cao

biểu tượng Tam Thế. Người đứng trên đài cầu cao Tam Thế tay cầm lao và khiên là người gác cổng cõi trên, gác

cổng trời hay thiên đường. Cầu Thử Thách là cây cầu mà linh hồn người chết phải đi qua để chịu sự thử thách

cuối cùng trước khi đi về được cõi hằng cửu, cõi trời (thiên đường). Những linh hồn ác hay tội lỗi không thể nào

vượt qua được cây cầu này và rơi xuống vực thẳm của Cõi Âm.

Ở trống Hoàng Hạ, trên thuyền số một, có một linh hồn sau khi đã làm xong thủ tục phán xét và được cho là một

linh hồn thiện, tốt, đang đi vào cổng Trục Thế Giới để vượt qua thử thách cuối cùng là đi qua Cầu Thử Thách

hình Tam Thế để lên Cõi Trời.

Một linh hồn đang đi vào Trục Thế Giới để vượt qua cây Cầu Thử Thách trên một con thuyền ở trống Hoàng Hạ.

Những thuyền trên trống Ngọc Lũ I và các trống họ hàng là những thuyền phán xét linh hồn trong Vũ Trụ giáo.

Hiểu được ý nghĩa những con thuyền trên trống đồng là hiểu được một phần cái vũ trụ quan, nhân sinh quan

của người Đông Sơn sống bên bờ nước sông biển ruột thịt với Lạc Việt Mặt Trời Nước.

Ta cũng thấy rất rõ chủ nhân ông của trống đồng là những người quan niệm linh hồn là một trẻ thơ trong trắng,

hồn nhiên, trẻ mãi không già, không chết theo với thân xác. Linh hồn thiện sẽ sống vĩnh cửu hay tái sinh. Họ có

cùng một vũ trụ quan, một nhân sinh quan với người Mường, người Cổ Việt. Người Đông Sơn là người Cổ Việt-

Mường hay ít ra cả hai có chung cùng một nền văn hóa là Vũ Trụ Tạo sinh, có cùng một tín ngưỡng là Vũ Trụ

giáo.

Buổi tối là Đêm Hội Ngộ tại nhà hàng ăn Marigold ở đừơng George Street. Một buổi hội ngộ hiếm có từ trước tới

nay đầy thân tình, thân ái, đầy tình đồng khóa, đồng môn và đầy tình huynh đệ trong đại gia đình y khoa. Văn

nghệ văn gừng hào hứng bộc xuất từ tận đáy lòng. Thức ăn ngon, hợp khẩu. Đặc biệt, phải nói tới món “cua

bùn” của Úc đắt hơn vàng, gần trăm đô la một kí lô.

Tối hôm sau 30/12/ 2004 là Đêm Gala. Vì vướng mắc trong Ca Đoàn Áo Trắng phải chờ trình diễn nên tôi không

được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc của đoàn văn nghệ chủ nhà. Lần này tham dự Ca Đòan Ao

Trắng, tôi có một bất đồng với ca đoàn trưởng về bài hợp xướng Hương Xưa chọn cho chủ đề Về Nguồn của Đại

Hội kỳ này. Bài hát Hương Xưa của Cung Tiến mặc dầu với cái tên Hương Xưa nghe có vẻ hợp với Về Nguồn

nhưng trong bài hát có những câu hát như “Đường thi”, “Cô Tô”, “nàng Quỳnh Như”… nhuốm đầy mầu sắc văn

26 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

hóa Trung Hoa. Nhưng ca đoàn trưởng cho rằng nguồn cội của người Việt Nam phát xuất từ Trung Hoa và tất cả

ca đoàn viên khác đều “xướng ca theo”. Theo trò chơi dân chủ, tôi cũng phải chấp thuận với một điều kiện là hát

thì hát nhưng không nên nói là “để chọn theo chủ đề Về Nguồn của Đại Hội kỳ này, Ca Đoàn Áo Trắng xin trình

diễn hợp xướng Hương Xưa của Cung Tiến”. Khi ra sân khấu trình diễn, buồn thay, ca đoàn trưởng đã không giữ

lời hứa và vẫn mào đầu bằng câu nói như trên.

Đại Hội bế mạc trong hân hoan, hoàn mỹ. Đại Hội thành công rực rỡ.

Ngày hôm sau, buổi trưa là buổi ra mắt sách. Đây là lần đầu tiên một Đại Hội của Y giới có tham dự vào việc đỡ

đầu ra mắt sách cho các tác giả trong giới bác sĩ. Kỳ này có bốn tác giả, ngoài tôi ra với tác phẩm Tiếng Việt

Huyền Diệu còn có thêm bác sĩ Võ Văn Tùng với tác phẩm Vòng Tay Định Mệnh, bác sĩ Hà Thúc Như Hỷ với tác

phẩm Thiên Hùng Ca Dân Tộc Việt và bác sĩ Lê Phương Thúy với tác phẩm Hành Trang Vào Đời. Buổi ra mắt sách

tại nhà Hàng Quốc Tế ở Canley Heights được bảo trợ bởi Trung Tâm Văn Bút Hải Ngoại tại Úc châu, Đại Hội Quốc

Tế Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Tự Do kỳ 5 tại Sydney, Lưỡng Nguyệt San Y Học và Đời Sống, Tuần Báo Văn Nghệ,

Tập San Tư Tưởng… Nhà hàng Quốc Tế đã có nhã ý cho mượn cơ sở. Ngoài ra còn có các bàn tay phụ giúp của

các chị trong Hội Ái Hữu Trưng Vương NSW do chị Vũ Thị Phượng làm hội trưởng và phu nhân của anh Phan Văn

là nhà thơ Lệ Hoàng. Cảm động nhất là anh Phan Văn đã cho chạy lại một bài giải đáp Y Học của tôi cho một

thính giả của đài BBC trước đây. Nghe lại giọng mình và câu trả lời của mình mới thấy thán phục. . . mình. Bình

thường tôi vốn có tính coi khinh mình.

Sau khi ra mắt sách xong, chúng vội vã trở về khách sạn để sửa soạn đị dự New Year Gala Concert của Australial

Opera tại Opera House. Cao điểm của ngày cuối năm hôm nay là buổi đốt pháo bông nửa đêm ngay tại hải cảng

Sydney.

Khu Hải Cảng, Khu Circular Quay, khu nhà Hát Nghêu đen nghẹt, nêm cứng, chen vai thích cánh người và người.

Một rừng người. Một biển người. Những tham dự viên buổi hòa nhạc tối nay được dành một lối đi riêng để vào

nhà hát Opera.

Đúng giờ, mở màn là bài Strike Up the Band Overture của George Gershwin do Australian Opera và Ballet

Orchestra trình diễn do nhạc trưởng Richard Hickox điều khiển. Nếu so sánh với Opera của Ý và Hoa Kỳ thì

Opera của Úc mới chỉ ở hàng đầu nhưng chưa tới mức thượng thừa. Dĩ nhiên không có giọng opera nào sánh

bằng các giọng tenors của Ý như Pavarotti, Domingo, Carreras…

Đêm New Year’s Eve Gala Concert tại Opera House.

27 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Interval nghỉ giải lao ngay đúng lúc pháo bông khởi sự vào lúc 9 P.M. Đây mới là đợt “khai hỏa” để mở màn cho

một đêm hoa đăng của Sydney. Người Úc tự hào cho rằng đây là đêm pháo bông lớn nhất, đêm huy hoàng nhất,

đêm rạng ngời nhất trên thế giới để đón mừng Năm Mới.

Dĩ nhiên nhà Hát Nghêu là một địa điểm tuyệt vời và lịch lãm nhất để chiêm ngưỡng bầu trời đêm Sydney nở rộ

ngàn hoa ánh sáng.

Buổi trình tấu nhạc chấm dứt trước nửa đêm với màn “Au fond du temple saint” trích trong The Pearlfishers của

Geoeges Bizet do Jaewoo Kim và Michael Lewis trình diễn, chấm dứt sớm để sửa soạn cho show pháo bông chính

thức đón mừng Năm Mới vào lúc nửa đêm.

Hàng ngàn ngàn cái bóng bóng, hàng triệu cánh bươm bướm giấy từ trần nhà đổ xuống đánh dấu chấm hết buổi

hòa nhạc với câu hợp xướng:

Oui, c’est elle… C’est la déesse,

En ce jour qui vient nous unir

Et fidelée à ma promesse

Comme un frère je veux te chérir!

C’est elle!… C’est la déesse,

Qui vient en ce jour nous unir!

Oui, partageons le même sort!

Soyons unis jusqu’à la mort!

Mọi người với ly champagne cầm trong tay chờ đón giây phút giao thừa sắp đến, chờ đón bầu trời Sydney nở rộ

hoa đăng. Dàn nhạc giao hưởng bắt đầu trổi dậy những khúc nhạc chào mừng năm mới.

Giao thừa đã điểm. Cả bầu trời cảng Sydney rực sáng. Ngàn vạn đóa hóa ánh sáng rạng ngời rở bung ra trên bầu

trời Sydney. Cả dòng thác ánh sáng chẩy từ Cầu Harbour xuống mặt nước.

Dưới bầu trời rực rỡ ánh ánh và mầu sắc chan hoà của cảng Sydney, đoàn rước thuyền Harbour of Light parade

lung linh ánh sáng, bềnh bồng trôi trên mặt nước.

Tất cả mọi người cùng nâng ly champage chúc tụng giây phút trời đất giao hòa. Giây phút chia xẻ yêu thương

cùng nhau. Tình Người. Hai vợ chồng tôi thấy mình gần cận với nhau hơn bao giờ cả.

Pháo bông chấm dứt. Người đàn bà đứng sát bên tôi còn nuối tiếc “năm nay ít pháo bông quá”. Năm nay chương

trình đốt pháo bông cắt giảm, tiết kiệm bớt để giúp những người bị Tsunami mới xẩy ra ở Thái Bình Dương.

Dạ vũ bắt đầu. Tôi vốn ít thích nhẩy. Tôi thường nói đùa là mình dùng tay viết nhiều nên không có “chân tài” vì

thế nhẩy nhót rất vụng về. Nhẩy nhiều chỉ sợ có dăm ba chữ trong đầu chúng rơi rớt mất. Nhưn g đêm nay

không cầm… chân được. Phải nhẩy với trời đất, sóng nước và con người Sydney.

28 Kangaroo Ký – BS Nguyễn Xuân Quang www.vietnamvanhien.net

Dạ vũ tàn. Chúng tôi rời nhà hát Opera đã quá một giờ sáng. Người bên ngoài bến cảng và các khu phố vẫn còn

chen chân, vui như Tết… Tây. Tiệc vui Năm Mới hãy còn. Một bãi chiến trường ăn chơi . Chai. Lọ. Lon. Giấy. Hộp.

Rác. Rác rưởi. Rác rến. Thức ăn thừa. Những đống nôn mửa…

Những người say sưa lảo đảo, ngả nghiêng. Nằm, ngồi la liệt. Có những người bất tỉnh nhân sự được bạn bè

khiêng chạy long nhong như “cưỡi ngựa bồ đề” hay lôi xềnh xệch trên mặt đường. Không thấy bóng dáng

Paramedics ở đâu cả. Ở Hoa Kỳ cứu giúp các người lâm nạn kiểu này thì vỡ nợ. Điều này cho thấy ở đây hành

nnghề y khoa còn nhiều thong thả, thoải mái. Về rác rến thì Úc châu hơn Hoa Kỳ xa. Tôi thường vào Las Vegas

dự New Year. Đêm New Year’s Eve ở Las Vegas cũng tưng bừng, cũng rượu chè say sưa be bét nhưng ở Mỹ cứ

cách khoảng chừng 15 hay 20 thước lại có một cái thùng rác. Cứ cách trăm thước lại có một nhóm cảnh sát, cấp

cứu viên đóng chốt, chưa kể cảnh sát cưỡi ngựa và cưỡi xe đạp đi tuần tiễu. Xe cứu thương và chữa lửa chờ sẵn

ở các ngã tư chính.

Chúng tôi đi trong dòng người chung cái vui đầu năm

với đám đông. Bộ áo lớn dự dạ hội của tôi thấy lạc lõng giữa đám đông tuổi trẻ. Giới trẻ Úc vui nhộn, ồn ào và

hoang dại hơn những nơi khác. Con gái kangaroo có cặp dò trường túc, cao, to, đẹp, giống như cặp dò

kangaroo. Say rượu gái Úc cũng ôm… “túi” nhẩy quẩng, nhẩy tưng tưng như kangaroo.

Bất ngờ. Thật Bất ngờ. Một nàng cừu tơ Aussie ào tới ôm choàng lấy tôi và tặng tôi một nụ hôn nồng cháy và

chúc “Happy New Year”. Cảm thông với trời đất, với lòng người đẹp, tôi cũng mở rộng lòng ôm nàng chặt trong

vòng tay đáp lại “Happy New Year”. Một nụ hôn chính thức ngay trước mắt bà xã tôi, không phải là một cái hôn

lén lút, một nụ hôn có “trình toà”, có mặt luật sư chứng thục hẳn hoi. Mùi son, mùi rượu của chiếc hôn bay đi

nhưng còn phảng phất lại mãi mùi cừu tơ Aussie.

Sớm mai này chúng tôi lại theo nhóm du lịch lên đường đi Tân Tây Lan.

Sáng sớm tắm rửa lên đường, tôi để chừa lại một bên má, giữ lại nụ hôn đầu năm của Sydney.

Xin chấm dứt Kangaroo ký ở đây. Một chuyến đi Úc châu nhớ đời.

(hết).

Nguyễn Xuân Quang

Nguồn: http://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/category/du-l%e1%bb%8bch/kangaroo-ky-4/