ke hoach bai day

7
Intel® Teach Program Essentials Course Kế hoạch bài dạy: thì thầm táo rơi! Người soạn Họ và tên FAMI Quận 5 Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy THÌ THẦM TÁO RƠI Tóm tắt bài dạy Ý tưởng dự án: Giải mã bí mật “táo rơi” A.Vai trò của học sinh trong thực hiện dự án: a. Bài tập kịch: Học sinh tổ chức một buổi thảo luận về đề tài Xung quanh câu chuyện “Táo rơi”, ai đúng ai sai? Trong đó học sinh đóng các vai trò sau: Đóng vai nhà triết học Aritstốt: học sinh trình bài quan điểm của ông về táo rơi: “các quả táo khối lượng khác nhau thì rơi khác nhau” Đóng vai nhà bác học Galilê : học sinh trình bày quan điểm của ông khác với Aritstốt: “các quả táo khác nhau rơi như nhau - chứng minh bằng cách đem táo lên tháp nghiêng Piza. Đóng vai nhà khoa học Niutơn : học sinh đặt ra vấn đề mà Niutơn quan tâm: “Vì sao táo không bay lên trời mà rơi xuống đất?” Đóng vai những nhà khoa học khác: học sinh sẽ tham gia thảo luận, kết luận Aritstốt sai Galilê đúng , các nhà khoa học không trả lời được câu hỏi của Niutơn nên cùng ông giải quyết bí mật “táo rơi”. b. Bài tập Powerpoint: học sinh vẫn tiếp tục đóng vai là các nhà khoa học, lấy Niutơn làm trung tâm tiến hành xây dụng 3 định luật Niutơn, trường hấp dẫn. Trình bài những điều đã nghiên cứu và tìm tòi được bằng powerpoint. Giải mã hoàn toàn bí mật “quả táo”. c. Bài tập chế tạo: học sinh vận dụng những kiến thức bản thân tìm hiểu được trong dự án để tiến hành thiết kế “tên lửa nước” dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chung tay tạo một blog, hoặc facebook về dự án các em theo học. Học sinh cùng nhau thực hiện các bài tập trên, qua đó tìm được câu trả lời cho các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát của giáo viên đồng thời vận dụng vào giải bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan. B. Khóa học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vật lý và các hiện tượng như: - Kiến thức lịch sử vật lý về sự rơi tự do xuyên suốt từ Aritstốt đến Galilê rồi Niutơn - Ba định luật Niu-tơn - Lực hấp dẫn - Nguyên nhân và các mối liên hệ trong chuyển động của vật hay hệ vật có liên quan đến lực. © 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 7

Upload: clark-mildly

Post on 11-Jul-2015

533 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Kế hoạch bài dạy: thì thầm táo rơi!

Người soạn

Họ và tên FAMIQuận 5

Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

THÌ THẦM TÁO RƠITóm tắt bài dạyÝ tưởng dự án: Giải mã bí mật “táo rơi”

A.Vai trò của học sinh trong thực hiện dự án:a. Bài tập kịch: Học sinh tổ chức một buổi thảo luận về đề tài Xung quanh câu chuyện “Táo rơi”,

ai đúng ai sai?Trong đó học sinh đóng các vai trò sau:

Đóng vai nhà triết học Aritstốt: học sinh trình bài quan điểm của ông về táo rơi: “các quả táo khối lượng khác nhau thì rơi khác nhau”Đóng vai nhà bác học Galilê: học sinh trình bày quan điểm của ông khác với Aritstốt: “các quả táo khác nhau rơi như nhau - chứng minh bằng cách đem táo lên tháp nghiêng Piza.Đóng vai nhà khoa học Niutơn: học sinh đặt ra vấn đề mà Niutơn quan tâm: “Vì sao táo không bay lên trời mà rơi xuống đất?”Đóng vai những nhà khoa học khác: học sinh sẽ tham gia thảo luận, kết luận Aritstốt sai Galilê đúng, các nhà khoa học không trả lời được câu hỏi của Niutơn nên cùng ông giải quyết bí mật “táo rơi”.b. Bài tập Powerpoint: học sinh vẫn tiếp tục đóng vai là các nhà khoa học, lấy Niutơn làm trung tâm

tiến hành xây dụng 3 định luật Niutơn, trường hấp dẫn. Trình bài những điều đã nghiên cứu và tìm tòi được bằng powerpoint. Giải mã hoàn toàn bí mật “quả táo”.

c. Bài tập chế tạo: học sinh vận dụng những kiến thức bản thân tìm hiểu được trong dự án để tiến hành thiết kế “tên lửa nước” dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh chung tay tạo một blog, hoặc facebook về dự án các em theo học.

Học sinh cùng nhau thực hiện các bài tập trên, qua đó tìm được câu trả lời cho các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát của giáo viên đồng thời vận dụng vào giải bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan.

B. Khóa học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vật lý và các hiện tượng như: - Kiến thức lịch sử vật lý về sự rơi tự do xuyên suốt từ Aritstốt đến Galilê rồi Niutơn- Ba định luật Niu-tơn- Lực hấp dẫn- Nguyên nhân và các mối liên hệ trong chuyển động của vật hay hệ vật có liên quan đến lực.

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 7

Page 2: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Lĩnh vực bài dạy

Vật lý, toán học, đời sống, kỹ thuật, giáo dục …

Cấp / lớp

Cấp 3/ lớp 10 (nâng cao)

Thời gian dự kiến

8 tiết mỗi tiết 45 phút, 4 tuần, 1 tháng.

Chuẩn kiến thức cơ bảnChuẩn nội dung và quy chuẩn Định luật I Niutơn: nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn về vận tốc cả về hướng và độ lớn.Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.Định luật II Niutơn: vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.

amFhaym

Fa ==

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật đó.

gmp =

Định luật III Niutơn: trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

BAAB FF −=Lực và phản lực là hai lực trực đối. Định luật vạn vật hấp dẫn: lực hấp dẫn giữa hai vật có độ lớn tỷ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

221

r

mmGFhd =

Trường hấp dẫn là môi trường bao xung quanh vật khi vật chịu tác dụng của lực hấp dẫn.Vận dụng các định luật I, II, III Niutơn, định luật vạn vật hấp dẫn vào giải các bài toán cơ học, giải thích các chuyển động trong tự nhiên, thiên thể và các ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống.Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tậpMục tiêu kiến thức: Sau khi tham gia khóa học, học sinh sẽ:Giải mã hoàn toàn bí mật “táo rơi”, tức là về sự rơi tự do và các lực cơ bản tác dụng lên vật.Nắm kiến thức về quán tính, lực và phản lực, 3 định luật Niu-tơn và lực hấp dẫn, các mối quan hệ trong chuyển động của vật hay hệ.Nắm nguyên lý các hiện tượng chuyển động trong tự nhiên và vũ trụ.Mục tiêu kỹ năng: sau khi tham gia khóa học, học sinh sẽ:Vận dụng kiến thức chế tạo thành công tên lửa nước.Xây dựng tư duy vật lý, tư duy phản biện, kỹ năng phán đoán và phân tích các hiện tượng vật lý liên quan đến lực.Xây dựng các kỹ năng sống: tự lập, làm việc nhóm, thuyết trình,…Mục tiêu thái độ: Sau khi tham gia khóa học, học sinh sẽ:

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 2 of 7

Page 3: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Yêu thích môn học vật lý, các chuyển động trong tự nhiên.Kính trọng và nể phục các nhà khoa học đi trước và tìm ra những kiến thức đáng quý cho chúng ta.Có tinh thần không ngại khó, luôn đặt vấn đề và giải quyết tốt vấn đề trong khả năng của mình.Có nhận thức đúng đắn trong các hành động có lực: như tham gia giao thông, di chuyển,…Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

Bạn giải mã bí mật “táo rơi” bằng cách nào?

Câu hỏi bài học

Phải chăng vì táo rơi mà Niutơn trở thành nổi tiếng? Niutơn nổi tiếng nhờ những định luật gì? Bạn được lợi gì từ Niutơn?

Câu hỏi nội dung

Niutơn học từ ai?Aristốt nghĩ gì?Galilê làm gì để chứng minh Aristốt sai?Niutơn gặp vấn đề hóc búa gì?Những định luật Niutơn đề cập đến vấn đề gì?Nếu không có Trái đất, táo đi về đâu?Tại sao ôm ít táo, bạn đi nhanh hơn?Tại sao táo rơi xuống đất, táo bị dập?Niutơn giải thích các định luật của mình như thế nào?Niutơn dùng cách nào giải thích thí nghiệm của Galilê?Những hiện tượng nào trong tự nhiên ta có thể giải thích được từ các định luật?Niutơn cho bạn những gì?Kiến thức bạn đến từ thầy, vậy kiến thức người thầy đến từ đâu?Tên lửa nước hoạt động theo định luật mấy? Bạn chế tạo ra sao?Bạn học và áp dụng những gì từ Niutơn?

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 3 of 7

Page 4: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Giới thiệu kế hoạch dự án và hướng dẫn học sinh tham gia dự án.

Giới thiệu lịch trình đánh giá, cách thức đánh giá và các tiêu chí đánh giá cũng như sổ theo dõi quá trình hoàn thành dự án.

Cho học sinh tham khảo các bản đánh giá sau: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỚC DỰ ÁN.docx; PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH.docx; PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.docxCho học sinh thảo luận, đóng góp, thống nhất,… Giáo viên cập nhật những thay đổi và hoàn thiện các phiếu đánh giá trước khi cho học sinh thực hiện dự án.

Học sinh tiến hành tự đánh giá theo PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỚC DỰ ÁN.docx mà giáo viên đưa cho.

Tham khảo phiếu đánh giá trang web, hướng dẫn cho điểm ấn phẩm và hướng dẫn cho điểm thuyết trình để biết được nhóm mình đang nằm ở mức nào.

Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh để kiểm tra tiến độ thực hiện dự án và ghi nhận lại tiến độ này vào sổ theo dõi của giáo viên.

Học sinh tự hoàn thành phiếu tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự án.Giáo viên và các nhóm khác đánh giá nhóm thực hiện dự án theo các phiếu đánh giá đã đưa trước.Giáo viên và học sinh dựa vào phiếu PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH.docx; PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.docx để cho điểm một cách khách quan dựa trên tinh thần đã thông báo trước với học sinh qua phiếu tiêu chí đánh giá ấn phẩm và tiêu chí đánh giá bài trình bày.Giáo viên công bố kết quả đánh giá.

Tổng hợp đánh giá

Học sinh: vừa tham gia thực hiện dự án, vừa tự đánh giá bản thân và đánh giá các nhóm khác thông qua những phiếu đánh giá có sẵn.Giáo viên: thông qua quá trình theo dõi, kiểm tra và những nhận xét trong sổ theo dõi, phiếu đánh giá của riêng mình và của học sinh. Giáo viên tổng hợp, đánh giá lần cuối, đưa ra nhận xét cuối cùng một cách khách quan và hợp lý nhất.

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

Kiến thức căn bản về cơ học, tin học, toán học,… Kỹ năng vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ xảo Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sử dụng máy vi tính, máy in,…) Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Kỹ năng đọc và giải quyết vấn đề Kỹ năng tư duy logic, khoa học, tư duy phản biện Kỹ năng làm việc nhóm, tự lập, kỹ năng thuyết trình Kỹ năng giao tiếp Thái độ thích thú khi làm việc, không nản khi gặp vấn đề khó.

Các bước tiến hành bài dạy

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 4 of 7

Page 5: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Thời gian tiến hành: 4 tuần (tuần 1: giới thiệu dự án; tuần 2,3: tiến hành dự án; tuần 4: báo cáo và tổng kết)

Tuần 1: giới thiệu dự án Giới thiệu sơ lược về bài dạy (bằng bài trình diễn). - Giáo viên đặt ra câu hỏi khái quát cho học sinh. - Giáo viên cho học sinh thảo luận về các câu hỏi trên. Hướng dẫn học sinh tham gia dự án:- Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ trong dự án cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: tổ chức buổi thảo luận giữa các nhà khoa học, học sinh vào vai Aristốt, Galilê và Niutơn.

+ Nhóm 2: tìm hiểu định luật I Niutơn+ Nhóm 3: tìm hiểu định luật II Niutơn+ Nhóm 4: tìm hiểu định luật III Niutơn+ Nhóm 5: tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn+ Nhóm 6: vận dụng những kiến thức có được để chế tạo tên lửa nước.

- Giới thiệu bộ câu hỏi định hướng cho học sinh và đưa ra chuẩn kiến thức cần đạt được.- Định hướng cho học sinh tham gia dự án: bài tập kịch, powerpoint và bài tập ấn phẩm tên lửa nước,

website.- Công bố tiêu chí đánh giá: cho học sinh xem các tiêu chí đánh giá, phiếu tự đánh, phiếu đánh giá quá

trình, phiếu đánh giá sản phẩm (cho học sinh thảo luận để thống nhất thêm về các tiêu chí).- Hướng dẫn các học sinh các tài liệu tham khảo có liên quan đến dự án (các nguồn tư liệu web có chất

lượng, sách, báo…). Tuần 2: Học sinh tiến hành thực hiện dự án, giáo viên theo dõi: thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc

đồng thời có những hỗ trợ kịp thời, tiến hành đánh quá trình thực hiện của học sinh. Tuần 3: Học sinh tiếp tục hoàn chỉnh dự án, giáo viên tiếp tục theo dõi. GV phát cho mỗi học sinh 1 phiếu tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự án. Tiến hành hướng dẫn đánh giá cho học sinh. Tuần 4: Học sinh báo cáo, tiến hành tổng kết, đánh giá Tiến hành đánh giá dự án theo bảng hướng dẫn đánh giá. Sau khi đánh giá, các nhóm tổng hợp điểm trung bình đánh giá của nhóm về các nhóm còn lại gửi

lại cho giáo viên (Điểm đánh giá của học sinh chiếm 50% số điểm). GV tiến hành tính điểm, gửi lại gói điểm cho nhóm. Nhóm thực hiện chia điểm cho các thành viên

trong nhóm, lưu ý là không có điểm lẻ.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm

Tìm hiểu nguyên nhân các em tiếp thu chậm, năng lực của các em để phân công việc cho phù hợp.

Tạo các mẫu sẵn, tài liệu phù hợp, hướng dẫn cụ thể cho các em tham gia dự án. Phân công các bạn học lực khá giỏi theo kèm các em yếu kém. Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên để giúp đỡ kịp thời cho các nhóm

khi gặp khó khăn. Khen thưởng cho các em có tiến bộ khi đang tiến hành dự án,…

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 5 of 7

Page 6: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Học sinh không biết tiếng Anh

Tránh cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu nước ngoài, giáo viên cung cấp những nguồn tại liệu tiếng Việt chất lượng như: sách, tạp chí khoa học, trang web tin cậy…

Tạo tình huống bắt buộc để học sinh phải cải thiện trình độ ngoại ngữ.

Phân công học sinh giỏi ngoại ngữ kèm cặp và tham gia vào cùng một nhóm tiến hành dự án.

Hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ dịch thuật như: từ điện Lạc Việt, google dịch, tratu.vn….

Học sinh năng khiếu

Tận dụng năng khiếu của học sinh để phân công vào đúng sở trường của em đó trong dự án.

Tạo những tình hống có vấn đề để các em giải quyết. Cung cấp thêm nguồn tài liệu nâng cao, trang web tin cậy. Tạo những cuộc thi nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các học sinh khá, giỏi.

Thiết bị và ngun tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy quay

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Đầu đĩa DVD

Kết nối Internet

Đĩa Laser

Máy in

Máy chiếu

Máy quét ảnh

TiVi

Đầu máy VCR

Máy quay phim

Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Phần mềm xử lý ảnh

Trình duyệt Web

Đa phương tiện

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khác

Tư liệu inSách giáo khoa vật lý 10 cơ bản và nâng cao, sách hướng dẫn giáo viên, sách bài tập vật lý 10, sách vật lý vui-các lực trong tự nhiên, sách tin học căn bản,…

Hỗ trợInternet, các phần mền tin học, website,…

Máy vi tính, máy ảnh, dụng cụ kỹ thuật tổng hợp,…

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 6 of 7

Page 7: Ke hoach bai day

Intel® Teach ProgramEssentials Course

Nguồn Internet

Địa chỉ web bổ ích:

http://thithamtaoroi.wordpress.com/

http://www.intel.com/content/www/us/en/education/intel-in-education.html

http://phet.colorado.edu/vi/

http://thienvanhoc.org/haac/clb-ten-lua-nuoc/tai-lieu-huong-dan/406-tai-lieu-huong-dan-lam-ten-lua-nuoc.html

http://portal.hcmup.edu.vn/?site=134

http://thuvienvatly.com/home/

Yêu cầu khácKhách mời là BGH, GVCN và các thầy cô, phụ huynh HS, đại diện HS các lớp…

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 7 of 7

1.12