khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của...

193
VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ (SISD) TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN (CRCD) BÁO CÁO TỔNG HỢP KHẢO SÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH NƯỚC VÀVỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH Năm 2010

Upload: wsspquynhon

Post on 28-Jul-2015

1.836 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

VIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NAM BỘ (SISD)TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN (CRCD)

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KHẢO SÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNHNƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

TẠI 6 HUYỆN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Năm 2010

Page 2: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân

NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

PVS : Phỏng vấn sâu

TLN : Thảo luận nhóm

Page 3: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

3

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU ............................................................................................................6

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................7

I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU..................................................................................7

II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN..............................................7

1. Chọn mẫu định lượng .................................................................................................7

2. Chọn mẫu định tính .....................................................................................................8

3. Thu thập thông tin thứ cấp .........................................................................................9

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................9

PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ.......................9

I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG..........................................9

1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường ............................................................................................................................9

2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ............12

3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường................12

4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ ..................................................................14

5. Công tác tập huấn và truyền thông.....................................................................16

6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể .............................................................17

7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 .....................18

8. Công tác quy hoạch ............................................................................................22

9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT...............23

II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án .................................................................25

1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .........................................................25

2. Đối với lĩnh vực xử lý rác......................................................................................29

3. Đối với lĩnh vực nước thải ....................................................................................31

PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ....................................................................................32

I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT ..............................32

1. Đặc điểm người trả lời ..........................................................................................32

2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................33

II. NƯỚC SINH HOẠT...................................................................................................35

1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư ....................36

Page 4: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

4

1.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùngnước máy ................................................................................................................36

1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy ...................37

2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng ...............................................38

2.1. Chất lượng nước uống..................................................................................38

2.2. Chất lượng nước nấu ăn ..............................................................................39

2.3. Chất lượng nước tắm rửa.............................................................................39

3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp...................................................41

3.1. Chất lượng nước giếng đào .........................................................................41

3.2. Chất lượng nước giếng khoan .....................................................................42

3.3. Chất lượng nước máy ...................................................................................45

4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước...............................................46

5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng.........................................................47

6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình ...................................................................49

7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình ...................................49

8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy ......................53

9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy ..........................53

III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .........................................................................55

1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường của các hộ dân cư......................................................................................................55

1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư................................................55

1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư ............................................56

1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư ...................57

2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ sinh môi trường, dịch bệnh.......................................................................................58

2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường nói chung....................................................................................58

2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. ............................................................60

3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác vàmức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư .....................................................60

3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác..........................................................60

3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân ............61

4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát......................62

4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương.......................................62

4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện có ..............................................................................................................................63

Page 5: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

5

5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường ..........................................................................................................65

5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát ....................65

5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động .................................66

PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ........................................................................68

I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH .............................68

1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ................68

1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước hợp vệ sinh. ........................................................................................68

1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có hiệu quả. ..................................................................................................................68

1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh .............69

2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch.....................................70

2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. ................................70

2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung cấp. ...........................................................................................................................70

II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI.........71

1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.........................71

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi hành vi của người dân. .............................................................................................72

3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ thu gom rác thải ................................................................................73

4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất: ......74

III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ............................................................................74

1. Chính sách ngắn hạn ............................................................................................74

2. Chính sách dài hạn................................................................................................74

PHỤ LỤC

Page 6: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

6

A. GIỚI THIỆU

Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều

kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm

qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách

thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải… là

những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất

quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du,

các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những

huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm

mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự

nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của

dân cư với mật độ ngày càng cao… là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô

nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

Mục đích chính của cuộc khảo sát này là:

1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến:

o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường;

o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay;

o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường;

o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện.

2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tácvận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án.

3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn.

Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phươngpháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung, thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà

Page 7: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

7

nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực trên. Trong phần này,một số lĩnh vực liên quan đến công tác kế hoạch, thực thi, giám sát, theo dõi dự án, lưutrữ dữ liệu, các chương trình tập huấn và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ được tìm hiểu.Phần tiếp đến trình bày các đặc điểm của hộ gia đình, thực trạng sử dụng các nguồn nước, xử lý rác, và các lĩnh vực vệ sinh môi trường khác, nhận thức của người dân về các vấn đề trên, khả năng và mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom chất thải rắn được tăng cường trong tương lai. Dựa trên các kết quả phân tích trên, phần cuối cùng sẽ đề xuất các chính sách về nước và vệ sinh môi trường.

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

Cuộc khảo sát được tiến hành từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận đầu tiên và quan trọng nhất là từ các bên có liên quan, gồm: Bên thụ hưởng: hộ gia đình; Bêncung ứng: các công trình cấp nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường; Bên quản lý nhànước: các cơ quan quản lý nhà nước; Bên hỗ trợ: các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội,cộng đồng. Cách tiếp cận tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, gồm: Bản hỏi định lượng và thảo luận nhóm hộ gia đình; Bản thu thập thông tin các cơ quan,tổ chức và phỏng vấn sâu các cá nhân có vai trò quan trọng; Các báo cáo, tư liệu thứ cấp; và Các quan sát thực địa. Cuối cùng, cuộc khảo sát được tiếp cận từ nhiều cấp, theo chiều dọc và theo chiều ngang: cá nhân, cộng đồng, xã, huyện, tỉnh, và các tổ chức đồng cấp tương ứng.

II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1. Chọn mẫu định lượng

Yêu cầu của công tác chọn mẫu là (1) vừa phản ảnh được thực trạng sử dụng nguồn nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của hộ gia đình nông thôn, (2) vừa đánh giá được chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom rác ở nông thôn hiện nay trong điều kiện mà số hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ. Công tác chọn mẫu được thực hiện theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chọn điểm khảo sát (đơn vị chọn là xã/thị trấn). Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã/thị trấn. Mỗi xã/thị trấn sẽ chọn 2 thôn. Tổng cộng, có 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6huyện được chọn để khảo sát.

Bước 1: Chọn xã/thị trấn khảo sát với tiêu chí dựa vào tình trạng nguồn nước sử dụng và xử lý rác thải hiện nay, mức độ cung ứng dịch vụ nước và xử lý rác thải: tốt, không tốt, chưa có (đối với những điểm chưa có dịch vụ thì xác định thêm tiêu chí: cụm dân cư tập trung, đường giao thông), và nhu cầu bức thiết. Quá trình lựa chọn xã/thị trấn được tham vấn và thống nhất với lãnh đạo các địa phương, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Danh sách các xã/thị trấn được trình bày trong bảng 1.

Page 8: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

8

Bước 2: Mỗi xã chọn 2 thôn với tiêu chí: (1) đối với xã có dịch vụ cung cấp nước sạch thìchọn các thôn có dịch vụ; đối với xã chưa có dịch vụ thì chọn 1 thôn trung tâm xã và 1thôn cách xa trung tâm xã. Danh sách 24 thôn khảo sát được trình bày trong bảng 2.

Giai đoạn 2: Chọn đơn vị điều tra. Mỗi thôn chọn 30 hộ gia đình (có sử dụng dịch vụ nước máy hay không có dịch vụ tùy vào điều kiện của địa phương) để khảo sát bằng bản hỏi định lượng. Tổng số hộ được khảo sát là 720 hộ gia đình gồm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm các hộ tại nơi có đường ống nước máy. Nhóm này gồm các hộ gia đình (i) có sử dụng nước máy và có đồng hồ chính thức; (ii) có sử dụng nước máy nhưng không có đồng hồ (những hộ sử dụng vòi công cộng); (iii) có đường ống nước máy nhưng không sử dụng nước. (2) Nhóm 2 gồm những hộ tại nơi không có đường ống nước máy.

Bước 1: Làm việc với Ủy ban Nhân dân xã/thị trấn để lấy danh sách hộ gia đình 2 thônđã xác định ở giai đoạn 1.

Bước 2: Chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên hệ thống, xác định 30 hộ gia đình ở mỗi thôn để khảo sát. Cách thức là lấy tổng số hộ gia đình có trong danh sách do cán bộ địa phương cung cấp chia cho số hộ cần khảo sát, có được khoảng cách sau khi chia và lấy khoảng cách đó làm bước nhảy để chọn hộ.

Kết quả chọn được 720 hộ gia đình ở 24 thôn, trong đó có khoảng 1/3 số hộ thuộc nhóm có sử dụng nước sạch tập trung; 2/3 số hộ còn lại thuộc nhóm không sử dụng nước sạchtập trung (kể cả những hộ có đường ống chính chạy qua nhưng không sử dụng nước sạch tập trung).

Nguyên tắc đổi mẫu: Các trường hợp trong danh sách mẫu không thực cư trú trên địa bàn hoặc có nhà nhưng không thực ở, đã chuyển đi nơi khác; không gặp được trongsuốt thời gian khảo sát thực địa; hoặc từ chối hợp tác trả lời bản hỏi thì chọn hộ thay thế. Chọn mẫu thay thế bằng cách lấy hộ kế tiếp phía dưới danh sách; nếu không được sẽ lấy hộ kế tiếp phía trên trong danh sách. Thực tế, mỗi thôn có khoảng 1-2 trường hợp hộ đi làm ăn xa không thể tiếp cận được. Tỷ lệ đổi mẫu thấp giúp cho cuộc khảo sát đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được.

Xác định người đại diện cho hộ gia đình để trả lời: đối tượng là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ. Nếu đối tượng này không thể tham gia trả lời được thì người thay thế có thể lànhững người có mối quan hệ mật thiết và hiểu biết các vấn đề chung của hộ.

2. Chọn mẫu định tính

Cuộc khảo sát cũng tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức cung ứng dịch vụ nước sạch, thu gom rác, và các hộ dân cư. Tổng số cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cả các cấp tỉnh, huyện, và xã là 59 trường hợp, được thể hiện ở bảng 3.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng tiến hành 36 cuộc thảo luận nhóm, với sự tham gia của 321người. Mục đích chính của thảo luận nhóm là tìm hiểu ý kiến của những nhóm người chia sẻ một số đặc điểm riêng nhất định về nghề nghiệp, giới tính, điều kiện kinh tế… Tuy

Page 9: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

9

nhiên, có 5 trong tổng số 36 cuộc thảo luận nhóm là nhóm hỗn hợp, gồm cả chính quyền địa phương, các tổ chức cung ứng dịch vụ, đoàn thể, và đại diện các hộ dân. Số cuộc thảo luận nhóm, số người tham gia, và sự phân bố theo địa bàn nghiên cứu được thể hiện chi tiết ở bảng 4.

3. Thu thập thông tin thứ cấp

Cuộc khảo sát cũng thu thập các báo cáo, số liệu thống kê hiện có ở địa phương nhằm bổ sung cho các thông tin do nhóm khảo sát trực tiếp thu thập ở hiện trường. Các nguồn thông tin trên có tính chất bổ sung lẫn nhau, làm cơ sở cho các phân tích.

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ

I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi trường

UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo quản lý nhà nước tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên nước, môi trường, chất thải sinh hoạt và chất thải trong sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời phân công, phân cấp chỉ đạo thực hiện cho các sở, ban, ngành, vàUBND cấp dưới.

o Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyênvà môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định được thực hiện theo Quyết định số 603/QĐ-UBND, ngày 19/08/2009 của UBND tỉnh. Chi cục Bảo vệ môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh: chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược,chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; chỉ đạo định kỳ tổ chức đánhgiá hiện trạng môi trường; tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạocông tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy (pháp luật, quy phạm, quy chế) trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và chất thải rắn nhằm quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước; phòng chống,

Page 10: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

10

khắc phục ô nhiễm môi trường; tổ chức lập và quản lý quy hoạch về tài nguyên nước, cấp phép các dự án công trình khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền.

Chi cục Bảo vệ môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trênđịa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.

o Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch cấp nước trênđịa bàn tỉnh; là đầu mối phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống công trình cấp nước phục vụ sản xuất vàsinh hoạt của người dân nông thôn;

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn;

Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng các mô hìnhxử lý nước quy mô hộ gia đình, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho lực lượng cán bộ, công nhân trực tiếp quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để quản lý, vận hành sauđầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Trung tâm làm chủ đầu tư một cách có hiệu quả.

o Sở Xây dựng

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; là đầu mối phối hợp với các sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch;

Thẩm định quy hoạch xây dựng các dự án xử lý chất thải rắn; kiểm tra, giám sát việc xây dựng phát triển công trình dự án theo quy hoạch;

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các văn bản pháp quy thuộc lĩnh xây dựng và phát triển công trình xử lý chất thải rắn.

o UBND các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về tài nguyên nước và vệ sinh môi trường thuộc địa bàn quản lý;

Phối hợp với các sở, ngành lập kế hoạch dự án đầu tư phát triển công trình cấp nước vàxử lý rác thải trên địa bàn; tổ chức quản lý quy hoạch cấp nước và quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn theo nội dung đã được phê duyệt;

Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn trực thuộc tổ chức thành lập các đơn vị quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung và các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn đảm bảo hoạt động có hiểu quả.

Page 11: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

11

Ở cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBNDhuyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện: Chỉ đạo, tổ chứcthực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chứcđăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dụcpháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm phápluật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệmôi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác củapháp luật có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườngtheo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; chỉ đạocông tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã.

o Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn

UBND cấp xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườngtại địa phương theo quy định; bố trí cán bộ địa chính phụ trách về bảo vệ môi trường; cótrách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quyđịnh sau đây: Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môitrường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý củamình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hươngước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trongviệc đánh giá thôn, làng, khu phố và gia đình văn hóa; kiểm tra việc chấp hành pháp luậtvề bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền cácvi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảovệ môi trường cấp trên trực tiếp; quản lý hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố và tổ chứctự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, vận động xã hội, vận động hội viên tích cực tham gia các đợt vận động của các cấp về nước sạch, rác thải và vệ sinh môi trường, đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí đánhgiá hội viên cuối năm; là lực lượng nồng cốt từ tỉnh đến cơ sở hưởng ứng và triển khai, hành đồng “Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”, Ngày Môitrường Thế giới; góp phần tích cực trong việc thay đổi hành vi sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt, nâng cao nhận thức, thay đổi tích cực các hành xử lý rác thải tại hộ gia đình và khu dân cư.

Với các thể chế trên, về cơ bản, công tác quản lý nhà nước về môi trường đã được tổ chức một cách hệ thống theo chiều dọc và chiều ngang, và được phân công các chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng. Trên thực tế, tùy điều kiện cụ thể, một số phòng, bancấp huyện được phân công đảm trách một một số chức năng, nhiệm vụ khác nhau liênquan đến một số lĩnh vực nước, rác, phòng chống dịch và vệ sinh môi trường.

Page 12: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

12

2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Kết quả tổng hợp từ báo cáo về nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở các địa phương cho thấy, số cán bộ công chức làm việc tại các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) là 75người, trong đó 28 người có trình độ đại học về NS&VSMT và 47 người có trình độ trung cấp về NS&VSMT. Điều này cho thấy nguồn nhân lực ở cấp tỉnh có chất lượng tương đối cao, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường. Năm 2009, các cơ quan cấp tỉnh đã tham dự 8 khóa tập huấn chuyên môn về NS&VSMT.

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực cấp nước, nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã rất hạn chế. Cấp huyện không có cán bộ chuyên trách mà làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn có phần hạn chế. Đối với cấp xã hiện nay không có cán bộ đảm đươngnhiệm vụ này mà được giao cho cán bộ địa chính-xây dựng thực hiện. Vì vậy, công tác thu thập số liệu và lưu trữ ở cấp cơ sở hiện nay còn rất thiếu và không có hệ thống.

“Đa số những cán bộ chuyên trách về lĩnh vực về nước và vệ sinh môi trường chưa quađào tạo chuyên môn (có tình trạng là một số cán bộ có kinh nghiệm quản lý thì lại hếtnhiệm kỳ và một người mới chưa có kinh nghiệm lên thay thế). Thỉnh thoảng có tập huấn cho các chuyên viên kỹ thuật từ 5 – 10 ngày (nhưng cũng là do những người đi trước tập huấn cho những người sau.). Do đó cần nâng cao năng lực cán bộ (TLN cán bộ huyện Phù Mỹ, Bình Định, 2010);

“Phòng chỉ quản lý về mặt nhà nước, không quản lý trực tiếp mà chủ yếu kiêm nhiệm không có cán bộ chuyên trách. Nguồn nhân lực hiện nay thiếu, không chuyên sâu. Côngtác phối hợp giữa các ngành không đồng đều cộng với nguồn nhân lực có trình độ chênhlệch giữa các ban ngành nên sự thống nhất và thực thi không cao (PVS cán bộ quản lý huyện Hoài Nhơn);

“Về chuyên môn 50% đạt yêu cầu, còn lại các ngành chưa phù hợp. Rất nhiều người lúng túng khó khăn trong công việc, vì không có chuyên môn ngành môi trường. Hiện nay, có 1 kỹ sư xây dựng, 1 kiến trúc sư qui hoạch đô thị, 1 trung cấp giao thông, 1 cử nhân kinh tế, 3 cao đẳng [điện, hóa nhiệt, chế tạo cơ khí], nên rất khó khăn trong thực hiện công tácnước sạch và vệ sinh môi trường (PVS cán bộ quản lý huyện An Nhơn).

Hiện nay, nguồn nhân lực về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn kể cả lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Một số đơn vị cấp nước cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyênngành. Vì thế, trong thời gian đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn) sẽ tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý, vận hành cho lực lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật vận hành các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh.

3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường

Công tác kiểm tra, giám sát nước sạch và vệ sinh môi trường được thực hiện theo các qui định hiện hành.

Page 13: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

13

o Đối với cấp nước sinh hoạt

Công tác kiểm tra giám sát chất lượng nước cấp được thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT cụ thể như sau:

- Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng: Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.

- Giám sát định kỳ:

+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơquan có thẩm quyền thực hiện (lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trênđịa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt);

+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quannhà nước có thẩm quyền thực hiện (lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt).

- Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất: Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; Khi có các yêu cầu đặc biệt khác. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quannhà nước có thẩm quyền thực hiện.

o Đối với lĩnh vực vệ sinh môi trường

Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường: Tổ chức,cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có); Định kỳ 06 tháng một lần, lập báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn gửi Sở Tài nguyên vàMôi trường. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việcthực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

Công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo định kỳ 6 tháng/1lần; ngoài ra tuỳ tình hình cụ thể, các cơ quan chức năng tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, các cơ sở xử lý chất thải, các địa điểm bị ô nhiễm để kịp thời có biện phát khắc phục nhằm hạn chế ô nhiễm.

Các nội dung cần kiểm tra, giám sát bao gồm:

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung nguồn nước nguyên liệu: tường rào bảo vệ xung quanh giếng khoan; các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước); các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua; gia súc, gia cầm hoặc các loại vật nuôi khác; rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật; biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước; bộ phận chắn rác...

Page 14: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

14

- Kiểm tra quy trình xử lý nước bao gồm: bể, hồ chứa nước ban đầu; bộ phận khử sắt, mangan (nếu có); bể keo tụ và lắng; bể lọc; hệ thống (bể) khử trùng; bể chứa sau xử lý; hoá chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng, số lượng dự trữ); bộ phận pha chế hoá chất xử lý; kho hoá chất xử lý; thiết bị phòng hộ khi có sự cố (đối với các nhà máy nước); bộ phận kiểm soát chất lượng nước;

- Kiểm tra các kết quả xét nghiệm chất lượng nước của nhà máy trong khoảng thời gian từ lần kiểm tra trước đến thời điểm hiện tại và các hồ sơ lưu trữ liên quan đến chất lượng nước;

- Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt: Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT (kiểm tra về mặt hoá lý và vi sinh).

Việc kiểm tra giám sát được giao cho các cấp nào có thẩm quyền như sau:

- Ngành nông nghiệp (chỉ kiểm tra về cấp nước): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn), UBND huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Phòng Kinh tế);

- Ngành Tài nguyên, môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường), Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Ngành Y tế: Sở Y tế (Trung tâm Y tế Dự phòng), Phòng Y tế (Đội Y tế dự phòng);

- Ngành Khoa học, công nghệ: Sở Khoa học và Công nghệ (Trung tâm Phân tích và kiểm nghiệm)

Trong những năm qua công tác triển khai giám sát về cấp nước và môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, vì lợi nhận cá nhân đôi lúc bất hợp tác với các đoàn kiểm tra, giám sát về môi trường; đến lúc các cơ quan chức năng sử dụng các chế tài áp đặt, biện pháp hành chính thì mới hợp tác nhưng cũng rất miễn cưỡng.

Kết quả khảo sát ở bảng 5 cho thấy: Ở cấp tỉnh, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện hàng quí, hàng năm, và đột xuất. Nội dung kiểm tra tập trung ở chủ yếu vào 3 nội dung là đánh giá chất lượng nước, vệ sinh môi trường, và hiện trạng các công trình cấpnước tập trung nông thôn. Đối với các huyện thì công tác kiểm tra thường là đột xuất. Các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và An Nhơn có báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát này mặc dù chưa đầy đủ, nhưng các huyện còn lại thì thông tin chưa được thống kê, lưutrữ. Trên thực tế, công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường theo định kỳ ở cấp huyện chưa thường xuyên và đạt được hiệu quả cao. Nhiều vi phạm về việc gây ô nhiễm môi trường như sản xuất mì ở xã Hoài Hương, chăn nuôi gia súc trongkhu dân cư, nước thải và rác thải… chỉ được nhắc nhở và chưa có biện pháp xử lý rốt ráo.

4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ

Công tác lưu trữ được thực hiện theo các qui định của các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể như sau:

o Phân công trách nhiệm

Page 15: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

15

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lưu trữ các tài liệu có liênquan về phát triển hạ tầng cấp nước (cấp nước sinh hoạt, thuỷ lợi) và kết quả triển khai thực hiện các chỉ báo trên địa bàn tỉnh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinhtế có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu có liên quan đến công trình hạ tầng cấp nước và cáckết quả triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thành phố;

- Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường) là đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu thập, xây dựng, xử lý, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Phòng Tàinguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ giữ liệu về tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm lưu trữ toànbộ giữ liệu về tài nguyên môi trường trên địa bàn quản lý.

o Các loại tài liệu cần được lưu trữ và thời gian lưu trữ

- Dữ liệu về tài nguyên nước gồm: số lượng, chất lượng nước mặt, nước dưới đất; số liệu điều tra khảo sát địa chất thủy văn; các dữ liệu về khai thác và sử dụng tài nguyênnước; quy hoạch các lưu vực sông, quản lý, khai thác, bảo vệ các nguồn nước; kết quả cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép, trả lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyênnước; trám lấp giếng khoan; các dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.

- Dữ liệu về môi trường gồm: các kết quả điều tra, khảo sát về môi trường; dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học; dữ liệu, thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; kết quả về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; danh sách, thông tin về các nguồn thải, chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kết quả điều tra, khảo sát về hiện trạng môi trường, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường; thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường được phép trao đổi; kết quả cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về môi trường (bảng 6).

Đến nay, hầu hết các dữ liệu về tài nguyên môi trường đã được cập nhận lưu trữ theo đúng quy định. Thông qua các ứng dụng công nghệ tin học vào công tác lưu trữ dữ liệu; vì thế việc khai thác cập nhận dữ liệu thực hiện khá thuận lợi.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực, đơn vị công tác lưu trữ chưa được chú trọng nhất làở cấp cơ sở, trang thiết bị phục vụ công tác lưu trữ còn thô sơ, không đáp ứng được yêucầu, cán bộ lưu trữ không có chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tình trạng tài liệu bị hưhỏng, khả năng sử dụng bị hạn chế.

Ở cấp huyện, vì không có một cơ quan chuyên trách về tất cả những lĩnh vực liên quanđến môi trường nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước về môi trường ở cấp cơ sở. Hiện trạng hiện nay là các phòng ban phụ trách tổ chức quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường mỗi huyện mỗi khác và nhiệm vụ được giao cũng không giống nhau dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật các số liệu định kỳ về các chương trình hiện đang hoạt động tại địa phương, và khó thống nhất để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về vấn đề này. Mặc dù, hiện nay các huyện có phòng, ban phụ trách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhưng khung nhiệm vụ cần thực hiện những chỉ báo cụ thể (về đầu tư

Page 16: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

16

xây dựng, vận hành, khai thác quản lý, mức độ cung cấp dịch vụ, tình trạng hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa và công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước theo định kỳ) trong quá trình hoạt động của các công trình nước, công trình thu gom rác thải, công trình xử lý chất thải rắn thì vẫn chưa được xây dựng để đánh giá thành tựu và hạn chế của từng công trình. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: “Chức năng, nhiệm vụ quản lý của phòng chưa được qui định cụ thể, còn mang tính chung, quản lý còn mơ hồ. Công việc thường nhật không làm cụ thể, chỉ có báo cáo định kỳ không thường xuyên. Về mặt nguyên tắc phải báo cáo hàng quí, trong năm nhưng hiện nay làm không nổi. (PVS. Cán bộ quản lý Phòng Công Thương, huyện Phù Mỹ)”.

5. Công tác tập huấn và truyền thông

Ở cấp tỉnh, công tác truyền thông được thực hiện đều đặn, đặc biệt là "Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn" và Ngày Môi trường Thế giới. Phương thức thực hiện truyền thông khá đa dạng: cổ động, ba nô tuyên truyền, hành động nhằm thay đổi nhận thức; tập huấn nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân vùng hưởng lợi; truyền thông vận động qua các kênh thôn tin đại chúng (đài, báo), xây dựng các tiểu phẩm ngắn, các phóng sự chuyên đề phát trên đàiPhát thanh, đài truyền hình tỉnh. Phạm vi truyền thông được thực hiện trên địa bàn toàntỉnh, đặc biệt chú ý đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Hầu hết những người tham gia là cán bộ quản lý chuyên ngành từ tỉnh đến có sở; cán bộ lãnhđạo các hội đoàn thể cấp huyện; lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách và các hội đoàn thể các cấp; cán bộ thôn, làng và hộ dân vùng hưởng lợi; ngành giáo dục (học sinh, giáo viên),ngành y tế (cán bộ y tế). Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng và độ thấm của những hoạt động này đối với người dân đến đâu thật sự là vấn đề cần quan tâm.

Bảng 7 cung cấp một mô tả tóm tắt về các hoạt động tập huấn và truyền thông ở cấp tỉnh và huyện. Kết quả cho thấy, ở cấp tỉnh đã có 29 đợt tập huấn thu hút tổng cộng 1455 lượt người tham gia. Nội dung của các cuộc tập huấn này là rất quan trọng, chẳng hạn để tập huấn, triển khai, và đánh giá kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn, và nâng cao nhận thức cơ bản về NS&VSMT nông thôn.

Ở cấp huyện, Hoài Nhơn cũng có nhiều hoạt động tập huấn và truyền thông liên quanđến triển khai thực hiện Bộ chỉ số NS&VSMT cũng như nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở. Các hoạt động này cũng thu hút đền 3506 lượt người tham gia. Phù Mỹ, An Nhơn, Tuy Phước cũng có các hoạt động tập huấn và truyền thông, nhưng tập trung chủ yếu vào việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số NS&VSMT nông thôn, và thu hút ít người tham gia hơn. Các huyện khác cũng triển khai dạng hoạt động này nhưng không có thông tin.

Ở cấp cơ sở, nguồn nhân lực làm về công tác tập huấn, tuyên truyền không có chuyênmôn về nước và vệ sinh môi trường. Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy: Các hoạt động tập huấn, tuyên truyền hiện nay theo kiểu phong trào hoặc tổ chức lồng ghép với các chương trình khác. Đặc biệt ở cấp xã, các chương trình tập huấn, truyền thông cònmờ nhạt và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về nước và vệ sinh môi trường. “Chưa có chương trình nào tuyên truyền về nước sạch cũng như rác thải và vệ sinh môi trường nói chung. Thường thì khi có việc gì thì xã chỉ có vận động người dân thực hiện sao cho hợp vệ sinh thôi, chứ chính ngay những người có trách nhiệm quản lý như chúng

Page 17: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

17

tôi, cũng như các hội đoàn thể không có chuyên môn thì làm sao nói được. Cán bộ kiêmnhiệm thôi chứ chưa có chuyên trách, chưa có cán bộ chuyên môn, chưa có bài bản trong việc động viên, tuyên truyền (PVS cán bộ quản lý xã Cát Lâm, huyện Phù Cát); (ii)Chưa có khóa tập huấn nào vệ sinh môi trường nào ở xã này, chưa ai đề cập đến vấn đề vệ sinh môi trường cụ thể như nước sạch, rác và môi trường nói chung, chưa có tổ chức tuyên truyền về môi trường. Đội ngũ tuyên truyền không có chuyên môn, chủ yếu là cómột anh ở lĩnh vực địa chính, đất đai làm kiêm luôn môi trường. Từ trước đến hiện nay chưa có đợt nào được đi tập huấn về môi trường hết. Nếu như có chương trình nào về môi trường cũng như nước sạch thì cần có những khóa tập huấn có nội dung cụ thể, kế hoạch thực hiện như thế nào cho rõ ràng và có một khoản kinh phí thì xã đứng ra quản lý tốt, và có thể phối hợp làm được, xã có thể đứng ra tuyên truyền vận động (PVS quản lý xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ). “Đối với công tác tập huấn thì chưa có lần nào tập huấn về vệ sinh môi trường, cũng chưa có tài liệu gì để tham khảo cho chính thức về vệ sinh môi trường. Đó là khó khăn trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như cho người dân địa phương ý thức hơn về lĩnh vực này. Về tuyên truyền thì xã cũng có những buổi tiếp xúc cử tri nói chuyên đề về môi trường do xã tự soạn và lòng ghép với các chuyên đề khác” (PVS cán bộ quản lý xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước).

6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể

Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động thực tế thu hút người dân và thu hút học sinh tham gia hiện nay còn khá khiêm tốn. Hai chương trình chính là tố chức mitting “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” và hoạt động hưởng ứng “NgàyMôi trường Thế giới”. Các hoạt động thu hút học sinh tham gia ở các huyện khảo sát chưa thu thập được số liệu cụ thể, nhưng kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy rằng, các hoạt động tập huấn - truyền thông - giáo dục chưa thật sự được chú ý ở các cơ sở trường học. “Hiện nay nhà trường chưa có hoạt động tập huấn cũng như công tác tuyêntruyền cho học snh về vấn đề môi trường. Vì không có nguồn nhân lực, không có chuyênmôn, không nằm trong quy chế, quy định của trường, và đặc biệt là không có nội dung vàkinh phí cho việc tuyên truyền trong nhà trường. Sự thiết sót này thiết nghĩ đó không phải là trách nhiệm của nhà trường.” (PVS cán bộ quản lý Trường THCS Mỹ Hiệp, huyện PhùMỹ). “Về lĩnh vực nguồn nước và vệ sinh môi trường nói chung thì nhà trường không có chức năng giáo dục vì nó quá chuyên sâu và vượt quá khả năng của nhà trường vàkhông đúng với chăng năng nhiệm vụ của nhà trường. Nhà trường không có giáo viên,cán bộ nào chuyên về lĩnh vực trên, chỉ có cán bộ y tế học đường phụ vụ chăn sóc sức khỏe cho các em tại trường thôi.” (PVS cán bộ quản lý Trường THCS Tây Sơn, huyện Tây Sơn).Các chương trình phóng sự, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh, còn cấp huyện không có thông tin về các chươngtrình này. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, hình thức mà các tổ chức, đoàn thể sử dụng tuyên truyền thường xuyên là tuyên truyền miệng, thực hiện lồng ghép với các cuộc họp khác ở địa phương. “Đa số các đoàn thể chỉ tuyên truyền trong các cuộc họp và đa số là tuyên truyền miệng, thiếu hình ảnh tuyên truyền. Chưa có những chuyên đề riêng để trựctiếp tuyên truyền cho người dân. Riêng bên Hội Phụ nữ cũng có những đợt tuyên truyềnriêng, cũng có tuyên truyền lồng ghép, tổ chức giao lưu, hái hoa kiến thức, hội thảo,tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó còn có những chương trình hỗ trợ

Page 18: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

18

khác như giải ngân cho vay vốn xoay vòng để làm nhà vệ sinh, nhà tắm. Những hộ giađình chưa có trong danh sách giải ngân thì có những quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ (5triệu/ hộ). Năm 2008 đã thành lập Hội Bảo vệ môi trường. Có những chương trình tuyêntruyền về dùng các vật dụng chai lọ, vứt rác thải, dịch cúm gia cầm. Về vấn đề tổ chứctruyền thông, không phụ thuộc theo mức độ nào. Truyền thông nhóm nhỏ thì truyềnmiệng, lớn thì mượn máy chiếu, thuê âm thanh). (TLN cán bộ huyện Phù Mỹ). “Các đoànthể, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân vận động tuyên truyền thường xuyên nhưng chỉ theo dạnglồng ghép. Hằng năm huyện cũng có kinh phí tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viênở xã (tập huấn riêng, theo chuyên đề, 1 lần/năm). Tuy nhiên khi về đến thôn thì chỉ thựchiện theo cách lồng ghép. Hội Phụ nữ nhận tài liệu từ Trung tâm Nước sạch rồi photo gửicho các cộng tác viên. Công tác viên sẽ dựa vào tài liệu để truyền đạt đến người dân.Không có người có chuyên môn để phổ biến sâu cho người dân, vì vậy phải phối hợp vớicác ban ngành. Năng lực tuyên truyền của cán bộ ở xã nghe 10 chỉ tuyên truyền 7. Theotừng cấp thì nội dung tuyên truyền sẽ bị mất dần đi, không còn đầy đủ như ban đầu.”(TLN cán bộ huyện Tuy Phước)

7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009

Bảng 8 trình bày các chỉ số cơ bản về nguồn nước và tỷ lệ hộ sử dụng năm 2009 phân theo địa bàn. Đối với cấp độ tỉnh, có khoảng 18,6% số hộ nông thôn (kể cả các thị trấn) sử dụng nước máy (đồng hồ riêng và công cộng), số còn lại chủ yếu là sử dụng nước giếng đào và giếng khoan. Trong số này, có 80,1% số giếng đào và 86,4% số giếng khoan hợp vệ sinh.

Kết quả cũng cho thấy sự phân bố các nguồn nước máy là rất khác nhau giữa 6 huyện và 12 xã được khảo sát. Phù Mỹ, Tuy Phước, và An Nhơn là 3 huyện có số hộ sử dụng nước máy bằng đồng hồ riêng cao hơn mức bình quân chung (tương ứng là 11,6%,14,7%, và 15,5%). Tỷ lệ cao này không thuộc các xã được khảo sát vì cuộc khảo sát làtập trung chủ yếu vào những địa bàn khó khăn về nguồn nước. Đối với giếng đào thì sự chênh lệch về tỷ lệ nước hợp vệ sinh không lớn dù các vùng phía bắc và gần biển có tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ nước hợp vệ sinh ở giếng khoan cao hơn và khá đồng đều, trừ trường hợp xã Hoài Hương có tỷ lệ thấp (49,1%). Một số xã không thống kê được đối với một vài chỉ số. Điều này một lần nữa cho thấy công tác thống kê, lưu trữ ở cấp cơ sở cònnhiều yếu kém. Các chỉ báo trên là hết sức cơ bản để đánh giá thực trạng nguồn nước và chất lượng nguồn nước mà người dân nông thôn đang sử dụng.

Mặc dù tỷ lệ sử dụng nước ở các cơ quan, tổ chức không lớn so với hộ dân cư, bộ phận này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến phúc lợi của dân cư. Trường học, trạm y tế, bệnh viện... là những nơi rất cần sử dụng nguồn nước sạch. Kết quả từ Bảng 9 cho thấy, nguồn nước sử dụng cho các cơ quan, công sở chủ yếu là giếng khoan, chiếm đến 90%, dù một số nơi cũng có sử dụng giếng đào khá phổ biến như ở huyện Phù Mỹ. Số cơquan đơn vị sử dụng nước máy còn rất ít, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhìn chung, các cơquan, đơn vị đều có nguồn nước giếng đào hoặc giếng khoan; một số cơ sở có số lượng nguồn cung cấp nước nhiều hơn một nguồn. Nhà trẻ, trạm y tế, bệnh viện, trường học, và cơ quan nhà nước là những nơi có nguồn cung cấp nước tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn không có nước, đặc biệt là các trường học ở huyện Phù Mỹ.

Page 19: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

19

Trong tổng số 193 cơ sở trường học có đến 84 cơ sở (chiếm 43,5%) không có nguồn cung cấp nước. Một số huyện như Phù Cát, Tây Sơn, và An Nhơn không có thông tin,cho thấy công tác thống kê, lưu trữ chưa được đảm bảo.

Kết quả từ các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy: “Nhà trường hiện nay vẫn sử dụng giếng khoan, chất lượng nước ở 5 điểm trường đều bị nhiễm phèn. Mỗi điểm trường đều có 1 vòi nước. Thực tế mỗi điểm có 3 phòng phải xây dựng 3 vòi nước, nhưng thiếu kinh phí để làm. Nhà trường đã xét nghiệm nước nhưng không đạt (PVS cán bộ quản lý Trường tiểu học số 3, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn). “Hiện nay,Trung tâm Y tế huyện sử dụng nguồn nước giếng khoan và giếng đào (15 giếng khoan và 4 giếng đào). Nguồn nước bị nhiễm phèn, giếng khoan bị phèn nhiều hơn giếng đào. Nguồn nước Trung tâm Y tế chỉ bơm lên bồn rồi sử dụng, chưa qua xử lý. Có 2 lý do khiến Trung tâm Y tế huyện hiện nay chưa sử dụng nước máy: (1) Do nguồn nước mới bất đầu hoạt động khoảng 3 –4 tháng nay nên chưa thực hiện hợp đồng được. (2) Trung tâm Y tế cảm thấy chi phí cho khoản này lớn nên còn đang lưỡng lự. Trên toàn huyện, chưa có Trạm y tế xã nào cónguồn nước máy, chủ yếu là nước giếng khoan và giếng đào.” (PVS quản lý Trung tâm Y tế huyện Phù Cát).

Về vấn đề vệ sinh, kết quả từ bảng 10 cho thấy, tính chung cho toàn bộ nông thôn của tỉnh Bình Định, tỷ lệ hộ gia đình gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 50,2%, trong đó khoảng 28,5% là nhà tiêu tự hoại, 14,5% là nhà tiêu 2 ngăn. Điều này cũng có nghĩa làkhoảng 50% số hộ ở nông thôn không có nhà vệ sinh hoặc có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh, một tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất là ở huyện Hoài Nhơn, thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn, thị trấn Bình Định của huyện An Nhơn và xã Phước Lộc của huyện Tuy Phước. Ngược lại, một số nơi như huyện Phù Cát, xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn có tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hoặc nhà tiêu không hợp vệ sinh rất cao. Nhà tiêucó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe và sự lây lan các loại bệnh liên quan đến tiêu hóa. Do vậy, đây là một trong những chỉ báo quan trọng nhất về vệ sinh môi trường mà một số địa phương chưa đạt cần nỗ lực trong thời gian tới.Đối với các cơ quan, tổ chức, thì hầu hết đều có nhà tiêu, chủ yếu là nhà tiêu tự hoại, nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ chưa có nhà tiêu (bảng 11). Tỷ lệ trường học ở huyện PhùMỹ không có nhà tiêu là rất cao (86 cơ sơ không có nhà tiêu, chiếm đến 44,6% trên tổng số các cơ sở trường học của huyện). Một số chợ, cơ quan huyện vẫn chưa có nhà tiêu.Hoài Nhơn và An Nhơn là hai huyện có các tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất. Tuy nhiên, do thông tin thu thập được về các chỉ số này từ một số huyện không đầy đủ nênkhông thể so sánh một cách hệ thống vấn đề này. Dù vậy, các chợ và trường học vẫn lànơi có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn so với các cơ quan nhà nước. Sự thiếu hụt thông tin ở một số huyện cho thấy công tác kiểm tra, thống kê và lưu trữ các chỉ số cơbản ở cấp huyện và xã là chưa tốt.

Nhìn chung, các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Nếu so sánh kết quả đạt được trên đây với các mục tiêu đề ra theo Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày25/08/2000 là “tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện,

Page 20: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

20

trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh”, thì chưacó mục tiêu nào hoàn hảo.

o Về quản lý rác thải

Theo thống kê của các đơn vị quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các huyện/thành phố trong tỉnh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định khoảng 306,6 tấn/ngày. Trong đó lượng chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn chiếm 58% lượng chất thải rắn của cả tỉnh.

Công tác thu gom: Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tỷ lệ thu gom đạt khoảng 58%, các thị trấn, thị tứ khoảng 15-30% khối lượng rác phát sinh.

Chất thải rắn y tế: Khoảng 700 tấn/năm, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 100 tấn/ năm. (Nguồn: Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020)

Bảng 12 trình bày tỷ lệ các cơ quan, tổ chức có hệ thống xử lý rác thải và nước thải của các huyện được khảo sát. Kết quả cho thấy, các trạm y tế, bệnh viện có tỷ lệ áp dụng các biện pháp xử lý rác và nước thải cao hơn các loại hình cơ sở khác, đặc biệt là ở huyện Hoài Nhơn. Chợ là một trong những nơi có tỷ lệ này thấp nhất. Các cơ sở sản xuất qui mô lớn cũng phải có hệ thống xử lý rác và nước thải nhưng các báo cáo chưa thống kêvà lưu trữ đầy đủ. Sự phân tán trong việc giao chức năng nhiệm vụ cho các cơ quanquản lý ở những lĩnh vực khác nhau về môi trường, mà chưa có một tổ chức bao quátchung nên nhiều huyện không cung cấp được các thông tin này.

Số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải và rác thải đúng qui trình, bảo đảm vệ sinh ở các huyện khảo sát vẫn còn rất hiếm. Hiện nay, các cơ sở trạm y tế, chợ, các cơ sở này sử dụng hệ thống xử lý nước thải và rác thải tự chế, không đảm bảo vệ sinh môi trường chung cho cộng đồng. Về chăn nuôi, với các hộ gia đình chăn nuôi qui mô lớn thì những năm có một số chương trình của ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, môi trường hỗ trợ xây lắp hầm biogas cho vùng nông thôn để giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi. Tuy nhiên hộ nuôi qui mô trung bình còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý chất thải. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy: “Một số hộ có hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi heo, có qui mô trung bình khoảng 70 con/hộ chăn nuôi, còn một số thì họ chưa cóhầm biogas, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thật ra, với số lượng chăn nuôi lớn thì khi hầm chứa đầy, xả ra cũng gây ô nhiễm và có mùi hôi (PVS cán bộ quản lý xãCát Tiến, huyện Phù Cát). “Xã có một chợ, tính ra một tháng có 5 lần nhóm chợ, mỗi lần nhóm chợ có một người thu gom rác. Gần chợ có bãi đất trống nhỏ nhỏ, sau khi tan chợ thì người gom rác đốt, hoặc chôn để làm sạch rác ở chợ.” (PVS cán bộ quản lý xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ). “Y tế xã có xử lý rác theo phân loại y tế, nghĩa là loại nào thuộc rác y tế thì họ đốt rồi chôn lấp.” (PVS cán bộ quản lý xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ)

Mặc dù đạt được các chỉ tiêu cơ bản, công tác tổ chức quản lý thống nhất kết quả thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ. Hiện nay, việc triển khai đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh do nhiều sở, ban, ngành, đơn vị cùng thực hiện. Vìvậy, việc thu thập số liệu, quản lý, đánh giá chất lượng công trình gặp rất nhiều khó khăn.

Page 21: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

21

Công tác quản lý, khai thác các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư của các cấp chính quyền, nhất là cấp huyện, cấp xã chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Hầu hết các công trình sau khi hoàn thành, bàn giao cho chính quyền cấp xã quản lý khai thác, công nhân vận hành thiếu chuyên môn nghiệp vụ, các vật liệu phụ, hóa chất ít được bổ sung, thay thế; quá trình quản lý, vận hành bị cắt giảm bớt công đoạn không tuân thủ quy trình vận hành, dẫn đến chất lượng nước, chất lượng phục vụ ngày càng giảm; công trình hoạt động không hiệu quả, công tác duy tu bảo dưỡng thực hiện chưa tốt, khá nhiều công trình không phát huy được hiệu quả đầu tư.

Công tác chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng địa bàn chưa được quan tâm thực hiện. Việc huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế và vốn trong nhân dân vùng hưởng lợi để đầu tư mở rộng mạng cấp nước đến từng hộ gia đình còn chậm, làm cho các dự án cấp nước tập trung chậm phát huy hiệu quả.

Công tác giáo dục truyền thông, vận động xã hội có vai trò rất quan trọng, nhưng sự quan tâm chỉ đạo thực hiện lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, cả về phương tiện truyền thông và năng lực cán bộ.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn chưa phát triển, thiếu mô hình mẫu, mô hình thí điểm để học tập và nghiêncứu áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và y tế đã đạt được một số kết quả khích lệ nhưng chưa đều. Ở các thị trấn, thị tứ mới đạt được bước đầu (khoảng 15-30% khối lượng); các vùng nông thôn khác, hầu hết rác thải được chôn lấp, đốt hoặc vứt ra các sông suối, mương rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Công tác xã hội hóa, tư nhân hóa quản lý chất thải rắn được các địa phương triển khai nhưng còn thiếu cơ chế khuyến khích hỗ trợ cho các đơn vị này; phần lớn các địa phương phải cấp bù kinh phí cho các đơn vị này để duy trì hoạt động.

Công tác tái chế, tái sử dụng, chế biến phân vi sinh đã có mô hình nhưng hiệu quả manglại chưa được khẳng định rõ ràng. Lò đốt xử lý chất thải rắn y tế đã được đầu tư nhưngcũng mới chỉ được hình thành ở ba cơ sở y tế (Bệnh viện khu vực Bồng Sơn, khu vực Phú Phong và bệnh viện Lao phổi) công suất chỉ đáp ứng được khối lượng chất thải tạicơ sở.

Phần lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh là các bãi chôn lấp tạm, bãi hở, chưa hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Chất thải công nghiệp chưa được xử lý đúng quy trình, hầu hết là chôn lấp chung với chất thải rắn sinh hoạt hoặc đổ thải ra môi trương, tiềm ẩn nguy cơ phát tán ô nhiễm ra rất cao.

Công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện, mặt dù đã có những mô hình,dự án thí điểm nhưng đều thất bại sau khi dự án kết thúc.

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, song nghiêm túc nhìn nhận, việc triển khai, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập và cả những yếu kém. Chẳng hạn, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ môi trường tại những danh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tuy

Page 22: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

22

được tăng cường nhưng rất ít tác dụng. Các loại nước thải, khói bụi, tiếng ồn… gây ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được khắc phục, phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện việc thải nước thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của khu công nghiệp.

Đối với các huyện, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp chưa thật được chú trọng, một số doanh nghiệp chưa thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chỉ có khoảng 50% số đơn thực hiện việc lập hồ sơ về môi trường; hầu hết các cụm công nghiệp đều chưa xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều cụm công nghiệp vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Ngoài ra, số doanh nghiệp vi phạm về môi trường bị xử lý so với thực tế chưa nhiều; mức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.

8. Công tác quy hoạch

o Về cung cấp nước sạch

Quyết định số 5284/QĐ-BNN-KH, ngày 20/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010 (hiện nay, đơn vị tư vấn đang triển khai rà soátbổ sung điều chỉnh quy hoạch này). Theo đó, đến hết năm 2010 tỉnh Bình Định phải đạt được các chỉ tiêu sau:

+ 85% dân cư nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng với số lượng 60 lít/người/ngày;

+ 70% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh để sử dụng;

+ 100% cơ sở giáo dục, trường học, trạm y tế vùng nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, đến 2015, 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt, và đến 2020, tất cả dân cư nôngthôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày,sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường làng,xã.

o Về xử lý chất thải rắn

Quyết định số 637/QĐ-UBND, ngày 27/8/2009 của UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.Theo đó, đến năm 2015, 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Quy Nhơn; 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu gom và xử lý; 100% chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được phân loại tại nguồn. Mục tiêu đến năm 2020, 80% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu gom và xử lý.

Page 23: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

23

Như vậy, các mục tiêu về nước sạch, vệ sinh và rác thải rắn đã được hoạch định cho những mốc 2010, 2015, và 2020. Công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác quihoạch cũng bộc lộ một số hạn chế: Chỉ xây dựng mục tiêu nước sạch và môi trường ở nông thôn nhưng chưa đặt các mục tiêu tương ứng đối với việc xử lý chất thải rắn. Chưaxây dựng các mục tiêu đạt được về xử lý nước thải. Công tác triển khai đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn vì các đề án quy hoạch thường thiếu tính thực tiễn, mục tiêu pháttriển chưa đề cập đến nội lực của cộng đồng mà chủ yếu xây dựng dựa trên chỉ tiêu kế hoạch là chính, có lúc chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của cộng đồng dân cư vùnghưởng lợi, mức độ tham gia của người dân trong các đề án quy hoạch chưa thật rõ nét,kinh phí đầu tư xây dựng còn hạn chế.

Tuy nhiên, sự ra đời của các đề án quy hoạch nói trên đã đề ra chiến lược, định hướng bức tranh toàn cảnh về cấp nước và quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, là căn cứ để các sở, ngành, địa phương lập kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời là cơ sở để kêugọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện, thu hút nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế.

Đối với các huyện được khảo sát, các chỉ số cơ bản về nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh như sau: Đến cuối 2010 thì ít nhất 82% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và tăng lên100% vào năm 2015. Một số huyện phải đạt mức cao hơn như An Nhơn và Tuy Phước (đạt mức 90% năm 2010). Đến cuối 2010, các huyện phải đạt ít nhất 60% số hộ có nhàtiêu hợp vệ sinh, và tăng lên 85% vào năm 2015 (bảng 13).

Đến cuối năm 2010, 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các thị trấn, thi tứ, điểm dân cư tập trung nông thôn được thu gom và xử lý; 80% chất thải rắn phát sinh từ các khu, cụm công nghiệp được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phươngpháp thích hợp.

Đến năm 2015, 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đối với các thị trấn, thi tứ, điểm dân cư tập trung nông thôn được thu gom và xử lý; 100% chất thải rắn phát sinh từ các khu, cụm công nghiệp được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phươngpháp thích hợp.

Đến cuối năm 2010, 100% khối lượng chất thải từ các cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêuchuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.

9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT

o Về nước sạch và vệ sinh

Tóm lại, trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp Ủy Đảng, UBND tỉnh, các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh đã tích cực xây dựng các văn bản pháp quy về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh trên địa bàn tỉnh nhằm làm căn cứ để triển khai điều hành, thực hiện; đã xây dựng được các dự án quy hoạch chuyên ngành phục vụ công tác giám sát triển khai thực hiện; xây dựng các quy chế để điều hành thực hiện.

Tuy nhiên, cấp nước và vệ sinh nông thôn là một trong số những lĩnh vực rất khó thực hiện, khó kiểm soát, lợi nhuận thấp, thậm chí bị thua lỗ kéo dài, hoạt động phục vụ làchính. Vì vậy, công tác xã hội hoá về các lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn, không thu

Page 24: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

24

hút được các thành phần kinh tế tham gia; một số đơn vị hoạt động về cấp nước và vệ sinh nông thôn hiện nay đều phải cấp bù ngân sách để duy trì hoạt động.

Trong những năm gần đây công tác quản lý và phát triển hạ tầng cấp nước sạch nông thôn đã tạo được bức tranh khá khả quan. Đến nay, trên địa bàn nông thôn Bình Định cơbản phần nào đã khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng hạn. Việc triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các dự án cấp nước sạch nông thôn có quy mô lớn đã được thực hiện như: Cấp nước Đông Khu đông Tuy Phước, cấp nước hai xã Bình Tường và Vĩnh An huyện Tây Sơn, cấp nước 9 thị trấn đã tạo ra được bộ mặt nông thôn một diện mạo mới, đầy triển vọng. Bên cạnh đó công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước sạch nông thôn đang từng bước được chuyên nghiệp hoá, với tinh thần đầy trách nhiệm của ngành nông nghiệp. Việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trực tiếp quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn bước đầu đã tạo được bức tranh khá khả quan. Với đội ngũ cán bộ có chất lượng như hiện nay, trong vài nămđến Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn sẽ là hạt nhân trong công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm đến từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai đầu tư xây dựng các công trình có quy mô lớn, cấp nước liên xã,liên huyện (cấp nước Phù Cát, cấp nước xã Tây Giang và Tây Thuận-Tây Sơn, cấp nước xã Nhơn Hoà-An Nhơn, cấp nước Đông nam Hoài Nhơn, cấp nước ven biển PhùMỹ...). Đây là một trong những động lực tích cực để đưa đời sống kinh tế-xã hội vùngnông thôn phát triển, tiếp cận dần với khu vực đô thị.

Tuy nhiên, công tác quản lý sau đầu tư hiện nay vẫn còn một số bất cập nhất là các dự án, công trình do địa phương quản lý xây dựng, công trình đầu tư từ nguồn vốn Chươngtrình 134, 135; công tác quản lý, vận hành chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các công trình được giao về địa phương quản lý (Uỷ ban nhân dân xã) hoặc các tổ chức năng lực không đáp ứng được yêu cầu; công tác duy tu bảo dưỡng chưa được chú trọng, công trình nhanh xuống cấp hư hỏng không phát huy được hiệu quả gây lãng phívốn đầu tư.

o Về quản lý rác thải

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và các ngành chức năng; trong những năm gần đây, công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh đã cónhững bước chuyển biến tích cực. Đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quy hoạchvà đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn; tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn của các huyện là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có hình thức xử lý nước rỉ rác, chất thải rắn được đổ một cách tự do. Các bãi chôn lấp mang tính chất tạm thời, không có tường bao; công tác quản lý, vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn thực hiện chưathật tốt đã phát tán ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chưa được phân loại tại nguồn; toàn bộ khối lượng chất thải được thu gom và vận chuyển bằng xe cơ giới đến bãi chôn lấp. Tại bãi chôn lấp một số chất thải có thế tái chế được phân loại, thu gom bởi đội ngũ thu nhặt phế liệu, còn lại đều được chôn lấp, hoặc đốt; khối lượng chất thải được dùng để sản xuất phân compost là khôngđáng kể.

Page 25: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

25

Đối với các huyện tình hình thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các thị trấn, thị tứ và khu dân cư dọc các trục đường chính. Tỷ lệ thu gom đạt thấp chiếm khoảng 15-30%; Các đơn vị thu gom, xử lý chất thải hầu hết hoạt động không hiệu quả, ngân sách phải bù lỗ hàng năm. Mô hình hoạt động hiện nay khá đa dạng như: Hợp tác xã, Hạt Giao thông công chính, doanh nghiệp tư nhân... tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của một số đơn vị còn thô sơ (huyện Tây Sơn, huyện Phù Cát... chưa có xe chuyên dùng).

II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước thải vàvệ sinh môi trường tại vùng dự án

1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 119 công trình cấp nước tập trung nông thôn với nhiều loại hình cấp nước và mô hìnhquản lý, vận hành khác nhau (bảng 14a,14b,14c). Về loại hình cấp nước, có 84 công trình tự chảy và 34 công trình bơm dẫn. Về mô hình quản lý, có 3 công trình thuộc Trung tâm Nước sạch, 7 công trình thuộc Công ty cấp thoát nước, 8 công trình thuộc Doanh nghiệp, 4 công trình thuộc Ban Quản lý cấp huyện, 6 công trình thuộc Hợp tác xã, và 91công trình thuộc UBND xã quản lý. Trong số 6 mô hình quản lý các công trình nước sạch nông thôn trên, mô hình do UBND xã quản lý là phổ biến nhất.

Trong những năm qua, công tác triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung nông thôn được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 134, 135; vốn vay (WB, ADB); vốn di dân tái định cư; vốn tài trợ (Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Jibic, Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam)…

Từ các nguồn vốn trên tỉnh đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình có quy mô khá lớn như: Công trình cấp nước Phước Sơn của huyện Tuy Phước (cấp nước cho 32.000 người), Dự án cấp nước 9 thị trấn (cấp nước cho 110.435 người); Công trình cấp nước 2 xã Bình Tường và Vĩnh An của huyện Tây Sơn (cấp nước cho 13.000 người)… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Trong những năm đến, cũng từ các nguồn vốn trên, tỉnh tiếp tục đầu tư các công trình, dự án có quy mô lớn như: Công trình cấp nước huyện Phù Cát (vốn tài trợ của Vương quốc Bỉ, cấp nước cho người dân ở 7 xã thuộc 2 huyện Phù Cát và Tuy Phước); Công trình cấp nước xã Nhơn Hoà của huyện An Nhơn(cấp nước cho khoảng 28.000 người); Công trình cấp nước Đông Nam huyện Hoài Nhơn(cấp nước cho người dân 4 xã), Công trình cấp nước cho các xã ven biển huyện Phù Mỹ (cấp nước cho người dân 5 xã); Công trình cấp nước xã Nhơn Hậu và xã Nhơn Mỹ của huyện An Nhơn.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn các huyện hiện nay có mặt bằng khá thấp, chủ yếu tập trung ở tuyến cơ sở, ở một số đơn vị cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Về thiết bị, công nghệ, 24/119 công trình có công nghệ, thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh. Trong đó, một số công trình có hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động (Công trình cấp Phước Sơn của huyện Tuy Phước, và các công trình cấp nước thuộc Dự án 9 thị trấn).

Page 26: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

26

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những công trình khá thô sơ (chủ yếu là công trình cấp nước tự chảy ở các xã miền núi), chất lượng nước cấp thường không kiểm soát được.

Nhìn chung, nhiều công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh không phát huy được hiệu quả, trong đó chủ yếu là các công trình công suất nhỏ do địa phương quản lý có hiệu suất hoạt động thấp, công trình nhanh xuống cấp. Để kịp thời khắc phục những tồn tại trên, ngày 03/03/2010 UBND tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Bình Định. Đây là một trong những căn cứ để các ngành, các cấp kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện.

Hiện nay, công tác truyền thông nâng cao nhận thức về nước sạch nông thôn phần lớn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện; các cấp các hội đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở rất ít tham gia. Các công trình, dự án do cấp huyện, các ban ngành khác quản lý thực hiện thì gần như công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân vùng dự án không được thực hiện.

Tại 6 huyện của vùng dự án có tổng số 33 dự án cung cấp nước sạch tập trung, trong đó có 5 công trình ở Hoài Nhơn, 10 công trình ở Phù Mỹ, 5 công trình ở Phù Cát, 5 côngtrình ở An Nhơn, 4 công trình ở Tuy Phước, và 4 công trình ở Tây Sơn. Về công nghệ, 19/33 công trình có công nghệ, thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những công trình khá đơn giản (lắng, lọc không có thiết bị khử trùng), chất lượng nước cấp thường không kiểm soát được. Về mô hình quản lý, hiện nay có 14 công trìnhdo UBND xã quản lý, 8 công trình do doanh nghiệp quản lý, 3 công trình do Ban quản lý huyện quản lý, 5 công trình do hợp tác xã quản lý, và 3 công trình là do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường quản lý. Về công suất thiết kế, hầu hết là các công trình nhỏ và vừa, từ những công trình với chỉ 50 m3/ngày cung cấp cho làng Giang của xã Vĩnh Ancho đến công trình có công suất đến 3.850 m3/ngày cho cư dân cụm Bồng Sơn-TamQuan. Bên cạnh một số công trình phát huy được công suất, nhiều công trình chỉ mới khai thác 30% công suất hoặc hư hỏng, không sử dụng được. Những công trình nhỏ thường là do UBND xã hoặc hợp tác xã quản lý, trong khi các công trình có qui mô lớn hơn thường do các doanh nghiệp hoặc Trung tâm Nước sạch quản lý (bảng 14d).

Nhìn chung lực lượng quản lý, vận hành các công trình cấp nước trên địa bàn 6 huyện vùng dự án còn nhiều hạn chế. Lực lượng quản lý có trình độ cao, đáp ứng được yêucầu chuyên môn chủ yếu tập trung tại các nhà máy cấp nước Phước Sơn (Tuy Phước), cấp nước Bình Tường (Tây Sơn), cấp nước Nhơn Tân (An Nhơn), cấp nước 9 thị trấn vàmột vài công trình do Ban quản lý cấp huyện quản lý. Cán bộ phụ trách ở các công trìnhdo UBND các xã quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Vì thế, trong tươnglai các đơn vị quản lý vận hành cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để làm chủ các dây chuyền công nghệ mới.

Về qui chế hoạt động, các công trình thuộc địa bàn 6 huyện (trừ công trình cấp nước làng Giang của xã Vĩnh An và công trình cấp nước xã Bình Tân) là đối tượng áp dụng của Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Bình Định.

Về công tác truyền thông, đây là địa bàn chiếm hơn 85% dân số nông thôn toàn tỉnh; địa hình đa dạng (miền núi, đồng bằng, ven biển); thành phần dân tộc và nhận thức của

Page 27: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

27

người dẫn cũng rất khác nhau. Vì vậy, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về nước sạch phần lớn được tập trung ở các địa phương này.

Tương tự như tình trạng chung của tỉnh, công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhất làcông tác tài chính. Một số công trình thu không đủ bù chi phí thường xuyên, hoạt động thua lỗ kéo dài, không phát huy được năng lực công trình như:

o Các công trình cấp nước xã Hoài Hải, cấp nước khu tái định cư Hoài Hải, cấp nước xã Hoài Mỹ của huyện Hoài Nhơn;

o Các công trình cấp nước thôn 7 và cấp nước thôn 9 xã Mỹ Thắng; cấp nước xã Mỹ Phong; cấp nước xã Mỹ Thọ, cấp nước xã Mỹ Tài của huyện Phù Mỹ;

o Công trình cấp nước ba xã phía đông An Nhơn;

o Các công trình cấp nước tập trung nông thôn do UBND cấp xã quản lý.

Nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng trên là do:

o Sản lượng nước cấp quá thấp do người dân sử dụng rất tiết kiệm, phần lớn các hộ dân chỉ sử dụng nước máy để ăn uống còn mọi sinh hoạt khác sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo vệ sinh.

o Trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân quản lý, vận hành một số đơn vị còn hạn chế; chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, một số đơn vị cấp nước thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng nước cấp; công tác duy tu bảo dưỡng ít được thực hiện, chất lượng nước cấp không đảm bảo.

o Công tác điều tra, khảo sát chuẩn bị đầu tư của một số công trình thực hiện chưa thật tốt dẫn đến tình trạng công trình hoàn thành không có người sử dụng; công tác khảo sát, khoan thăm dò nguồn nước, phân tích chất lượng nguồn nước, lựa chọn công nghệ xử lý không phù hợp dẫn đến chất lượng nước cấp không đảm bảo, tạo ra tâm lý tiêu cực từ phía người dân.

Việc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn bước đầu đi vào quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đãtạo ra một cách nhìn mới về công tác quản lý, vận hành công trình. Bên cạnh đó có thể kể đến một số mô hình như Ban quản lý dự án cấp nước huyện và Hợp tác xã đã gópphần tạo ra sự đa dạng các loại hình hoạt động.

Để có được các đánh giá sâu hơn về thực trạng của các công trình cấp nước, cuộc khảo sát đã phân tích điển hình hoạt động của 13 công trình cấp nước tại các thị trấn huyện vàcác xã trong vùng dự án. Bảng 15 trình bày các nguồn vốn và suất vốn đầu tư của các công trình. Kết quả cho thấy, tính bình quân đối với 13 công trình cấp nước nông thôn, tổng giá trị đầu tư cho một công trình là khoảng 9,4 tỷ đồng, trong đó khoảng 25% là từ ngân sách nhà nước, 66% là từ các nguồn tài trợ quốc tế, 5,6% là từ sự đóng góp của dân hoặc các đơn vị tự đầu tư, và 3,2% còn lại là từ khu vực tư nhân. Điều này cho thấy với những công trình cấp nước, nguồn tài chính từ ngân sách và quốc tế đóng vai trò chủ yếu, khu vực tư nhân và cộng đồng còn có vai trò khá khiêm tốn. Tuy nhiên, qui mô đầu tư giữa các dự án cấp nước, và sự đóng góp của ngân sách và quốc tế là rất khác nhau.

Page 28: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

28

Có những dự án lớn như Công trình cấp nước thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Tân,Hoài Hảo chủ yếu là từ nguồn viện trợ quốc tế, nhưng có những công trình nhỏ nhưCông trình cấp nước xã Phước Sơn (Tuy Phước) thì sự đóng góp của ngân sách lớn hơn.

Bình quân, công suất thiết kế của các công trình này là khoảng 1500 m3/ngày, với qui mô nhỏ nhất là 500 m3/ngày và lớn nhất là 3850 m3/ngày. Tùy vào tổng mức đầu tư và côngnghệ sử dụng, suất vốn đầu tư cho 1 m3/ngày là khoảng 6 triệu đồng, trong đó suất đầu tư thấp nhất là 1,7 triệu và cao nhất là 20 triệu đồng. Tương ứng với tổng mức đầu tư vàcông nghệ sử dụng, bình quân một công trình cấp nước cho khoảng 3300 hộ, và suất đầu tư cấp nước 1 hộ là khoảng 2,8 triệu đồng. Đa số các công trình có suất đầu tư/hộ từ 1-2 triệu, nhưng một số trường hợp lên đến trên 4 triệu đồng.Kết quả từ bảng 16 cho thấy trừ một vài công trình được thực hiện ngay trước và saunăm 2000, đa số công trình chỉ mới đưa vào sử dụng từ năm 2009, trong đó chỉ một ít công trình sử dụng nguồn nước mặt, còn hầu hết là sử dụng nguồn nước ngầm. So với công suất thiết kế, các công trình nước trên hiện nay chỉ mới khai thác ở mức bình quânlà 43% sản lượng nước. Trong số này, có những công trình đã đạt mức khai thác thiết kế như Công trình cấp nước ở xã Phước Sơn (100%), Công trình cấp nước ở xã Phước Thuận (97,8%) thuộc huyện Tuy Phước và Nhà máy nước Tây Sơn (93,3%). Đây là trongsố các công trình đã được đưa vào sử dụng sớm nhất (năm 1996, 2005, và 2001 tươngứng). Trong khi đó, hầu hết các công trình mới đưa vào sử dụng năm 2009 chỉ đạt mức công suất 20-30% so với công suất thiết kế. Điều này cho thấy, cần phải có thời gian đủ lâu để mở rộng mạng lưới và tăng mức sử dụng nước của các hộ dân cư. So với hiệu suất khai thác công suất nước, tỷ lệ hộ sử dụng nước thực tế so với thiết kế cao hơn rất nhiều (64,4% số hộ). Ở nhiều công trình mới đưa vào vận hành, mặc dù tỷ lệ hộ sử dụng nước rất cao, nhưng tỷ lệ khai thác công suất nước rất thấp, chẳng hạn ở Công trình cấp nước thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Hảo, các tỷ lệ tương ứng trên là 53,1% và11,6%.Điều này chứng tỏ rằng mức tiêu thụ nước bình quân cho một hộ gia đình là rất thấp so với mong đợi. “Hiện nay tình trạng sử dụng nước của các hộ dân so với tham vọng ban đầu thì không thành công, công suất sử dụng chiếm khoảng 20% so công suất thiết kế. Tính bền vững về cấp nước chưa cao. Số lượng nước cung cấp từ công trình cấp nước hiện đang bị giảm sút so với các số lượng đăng ký sử dụng ban đầu vì có một số hộ vẫn cònsử dụng nhiều nguồn nước khác do liên quan đến lợi ích kinh tế của hộ (PVS quản lý Công ty cấp thoát nước tỉnh Bình Định, 2010)”. Mức tiêu thụ thấp này là một nguyênnhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng thu không đủ chi của các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, một chỉ báo hết sức quan trọng về chất lượng của các công trình cấp nước làtỷ lệ thất thoát nước. Dựa trên thông tin có được từ 10 công trình cấp nước, tỷ lệ thất thoát nước bình quân là 24,2%. Đây là một tỷ lệ cao so với các công trình mới được đầu tư. Công trình có tỷ lệ thất thoát nước thấp nhất là Nhà máy cấp nước thị trấn Phù Mỹ (12%) và Công trình cấp nước 3 xã khu Đông An Nhơn (17%). Một số công trình có mức thất thoát nước lên đến 30-40% như cấp nước thị trấn Bình Định, cấp nước thị trấn Tuy Phước. Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần ưu tiên giải quyết để tăng hiệu quả sử dụng nước.

Page 29: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

29

Về nguồn nhân lực đang vận hành các công trình cấp nước, kết quả từ bảng 17 cho thấy qui mô trung bình là khoảng 7 người/công trình, trong đó từ 1-2 người có trình độ kỹ sư,3-4 người có trình độ trung cấp và 2 lao động có được đào tạo về kỹ thuật. Về cơ bản, nguồn nhân lực này đáp ứng được yêu cầu quản lý, vận hành công trình nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này phân bố không đồng đều. Số kỹ sư chỉ tập trung vào một số công trình quan trọng. Chẳng hạn, trong tổng số 20 kỹ sư thì Công trình cấp nước thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Tân, Hoài Hảo có 6 kỹ sư và Nhà máy cấp nước Phù Mỹ có 4 kỹ sư, chiếm 1/2 số kỹ sư. Một số công trình nhỏ, chẳng hạn cấp nước xã Phước Sơnvà cấp nước xã Phước Thuận (Tuy Phước) được quản lý bởi chủ yếu là lao động kỹ thuật. Hầu hết các công trình cấp nước đều có xây dựng qui chế quản lý và có cử người tham gia các lớp tập huấn về nước hàng năm. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về số người tham dự ở một số công trình là không đầy đủ. Hầu hết các công trình được khảo sát nàylà theo mô hình doanh nghiệp nên nguồn nhân lực, qui chế quản lý, và tập huấn hàngnăm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về quản lý công trình. Ở các công trình do UBNDxã quản lý, chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn và công tác xây dựng qui chế và tập huấn nâng cao năng lực chưa được chú trọng.

Giá nước là một yếu tố ảnh hưởng đến mức sử dụng nước của khách hàng và hiệu quả kinh tế của công trình cấp nước. Kết quả từ bảng 18 cho thấy, mức giá 1m3 nước cho sinh hoạt của hộ dân cư là khoảng 3000đồng, cho sinh hoạt cơ quan là khoảng 4000đồng và cho kinh doanh là khoảng 6000đồng. Tuy nhiên, mức giá rất khác nhau tùyvào công trình nước; các công trình nước sạch nông thôn được hưởng giá ưu đãi so với mức giá nước thông thường.

Tất cả công trình cung cấp nước sạch nông thôn dù sử dụng bất kỳ công nghệ nào cũngđều phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản. Nước được xét nghiệm hóa sinh định kỳ đốivới các chỉ số qui định. Tuy nhiên, giống như đặc điểm chung của các công trình cấp nước sạch nông thôn của tỉnh Bình Định, nhiều công trình cấp nước nhỏ, sử dụng công nghệ thấp, thường là do UBND xã quản lý, việc đánh giá kiểm định nước chưa được quan tâm đúng mức, khó kiểm soát chất lượng nước.

2. Đối với lĩnh vực xử lý rác

Hiện nay trên địa bàn 11 huyện, thành phố của tỉnh Bình Định, chỉ có huyện An Lão làchưa có bất kỳ hoạt động thu gom rác nào. Các huyện miền núi khác như Vĩnh Thạnh, Vân Canh cũng có hoạt động thu gom rác ở chợ và trục đường chính của thị trấn. Ngoàithành phố Qui Nhơn có mạng lưới thu gom rác khá hoàn chỉnh do Công ty TNHH môi trường đô thị Qui Nhơn hoạt động tại 16/20 phường, xã và Ban quản lý dự án Quản lý chất thải rắn và sản xuất phân compost dựa vào cộng đồng ở phường Nhơn Phú, cáchuyện còn lại đều chỉ tổ chức thu gom rác ở các thị trấn và một số xã có cộng đồng dân cư sống tập trung.

Bảng 19 trình bày các đơn vị thu gom rác, phạm vi hoạt động, và nơi đổ rác tại 6 huyện được khảo sát. Hoài Nhơn có sự tham gia của hai đơn vị thu gom rác là Công ty TNHHNguyên Tín trên phạm vi 9 xã, thị trấn và Hợp tác xã Nông nghiệp Bồng Sơn Tây ở thị trấn Bồng Sơn. Ở Phù Mỹ và Phù Cát, việc thu gom rác do Hạt Giao thông Công chính huyện đảm trách, gồm 5 xã, thị trấn ở mỗi huyện. Ở An Nhơn, có hai đơn vị là Công tyMôi trường đô thị An Nhơn hoạt động trên địa bàn 5 xã, thị trấn (gồm cả 2 xã của huyện

Page 30: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

30

Tuy Phước) và Công ty TNHH Nhơn Thọ hoạt động trên phạm vi 5 xã. Ở Tuy Phước, Công ty TNHH Môi trường cây xanh Hà Thanh thu gom rác ở 11 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyện. Ở Tây Sơn, Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Phú Phong II đảm trách việc thu gom rác ở 4 xã, thị trấn của huyện. Một số huyện như An Nhơn, Tuy Phước, và HoàiNhơn có hoạt động thu gom rác trên phạm vi rộng hơn các huyện còn lại. Tuy nhiên,không phải toàn bộ dân số thuộc các xã, thị trấn nằm trong phạm vi thu gom rác đều tham gia vào dịch vụ này. Công tác thu gom rác thực hiện chủ yếu ở các thị trấn và cáchộ dân nông thôn cư trú tập trung trên các trục đường chính mà thôi.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, nơi đổ rác lớn nhất là bãi rác Long Mỹ, TP. Qui Nhơn, có diện tích 30.000m2. Mặc dù được qui hoạch và quản lý tốt hơn các nơi khác, bãi rác này cũngmới chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản và cũng đang có dấu hiệu quá tải. Công ty TNHH Môi trường cây xanh Hà Thanh của huyện Tuy Phước cũng sử dụng bãi rác này.Sự phản ứng của cư dân chung quanh bãi rác Long Mỹ đối với việc chuyển rác về đây cho thấy tình trạng ô nhiễm của các bãi rác đối với môi trường và sinh hoạt của người dân chung quanh, và trở thành vấn đề nóng bỏng không chỉ ở đây mà còn ở nhiều địa phương khác trong tỉnh. Ngoài một số bãi rác có qui mô tương đối rộng (từ 10.000m2 trở lên) ở các huyện Tây Sơn, Phù Cát, An Nhơn, các bãi rác còn lại đều có diện tích rất nhỏ, chỉ vài ngàn mét vuông. Hoài Nhơn cung cấp một ví dụ điển hình cho những khó khăn trong việc qui hoạch bãi rác ổn định lâu dài và xa khu dân cư. Không xã nào muốn qui hoạch bãi rác ở địa bàn mình, dẫn đến tình trạng chia cắt và tạm thời trong việc xử lý rác sau khi thu gom. Địa điểm qui hoạch bãi rác là một vấn đề xã hội và môi trường mang tính thời sự và rất khó giải quyết hiện nay.

Trong quá trình thu gom chất thải từ nguồn phát sinh, phần lớn các địa phương đều thực hiện khá tốt. Nguồn nhân lực trực tiếp thu gom, xử lý chất thải rắn về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Ở các huyện, mỗi đơn vị thu gom có khoảng 5-7 người trực tiếp thu gom và xử lý. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng lao động này là lao động phổ thông, học vấn thấp, và không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Một số đơn vị thu gom rác thải chưa có xe chuyên dùng để vận chuyển rác đến bãi chôn lấp như huyện Tây Sơn, huyện Phù Cát (hiện nay đang sử dụng xe ben để vận chuyển).

Công nghệ xử lý rác hiện nay chỉ là đốt tại bãi, đào hố để chôn lấp, và rắc vôi để giữ vệ sinh môi trường. Việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện, rác chưa được tái chế, tái sử dụng, ngoại trừ công nhân vệ sinh lựa giấy vụn và nhôm nhựa để bán kiếm thêm thu nhập một cách tự phát. Một số bãi chôn lấp chất thải rắn của các địa phươngmang tính tạm thời, phần lớn không có tường bao, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có hình thức xử lý nước rỉ rác, chất thải rắn được đổ một cách tự nhiên. Côngđoạn xử lý hiện nay chủ yếu là khử mùi, diệt trung và chôn lấp. Bãi chôn lấp được xây dựng theo kiểu khô nửa chìm, nửa nổi. Công tác xử lý tại các bãi chôn lấp thực hiện chưa thật tốt, gây ô nhiễm phát sinh ra môi trường xung quanh.

Hầu hết các đơn vị thu gom và xử lý chất thải rắn trên là đơn vị hoạt động công ích vàmột số doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn các đơn vị này được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí xử lý rác tại bãi chôn lấp để các đơn vị này duy trì hoạt động vì khoản thu không đủ để bù chi.Thu nhập của người lao động còn thấp (600.000-1.000.000đồng/người/tháng). Sự thua

Page 31: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

31

lỗ của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này là do mức thu phí từ các hộ gia đình thấp (10.000 đồng/hộ/tháng), trong khi địa bàn hoạt động ở nông thôn rộng, dân cư thưa thớt, chi phí thời gian cho việc thu gom một đơn vị rác thải lớn, cự ly vận chuyển xa (bình quân40 km, cả đi về); phần lớn khối lượng rác thu gom đều đưa đi chôn lấp, không được tái sử dụng, tái sản xuất.

Hành vi thải rác của người dân còn nhiều hạn chế, việc tuân thủ thời gian, địa điểm tập kết rác chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến công nhân thu gom phải mất nhiều thời gian để thu nhặt. Trong những năm gần đây, công tác truyền thông vận động xã hội về bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành, các hội đoàn thể quan tâm và bước đầu nhận thức của người dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để những hành vi của một bộ phận người dân thay đổi theo hướng tích cực thì cần phải tăng cường công tác truyền thông một cách thường xuyên, liên tục hơn.

3. Đối với lĩnh vực nước thải

Hiện nay, trên địa bàn 6 huyện của vùng dự án chưa có công trình xử lý nước thải tập trung nào. Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất hiện nay do các tổ chức và cánhân có phát sinh tự xử lý trước khi thải ra môi trường.

Các loại hình xử lý nước thải được áp dụng phổ biến hiện nay:

o Đối với hộ gia đình: Xử lý bằng hầm biogas, với quy mô từ 2,5-20m3, phục vụ các hộ sản xuất nhỏ. Đây là loại công nghệ khá đơn giản, dễ thi công, và vận hành thuận tiện.

o Đối với các cơ sở sản xuất: Thường áp dụng công nghệ xử lý Hiếu khí (các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm), lắng lọc (các cơ sở sản xuất đá xây dựng) trước khi thải ra môi trường.

Hiện nay, nước thải trong sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Tình trạng chất thải, nước thải chăn nuôi từ các gia trại, trạng trại gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vùng nông thôn đến mức báo động. Một số cơ sở sản xuất gần như không xử lý nước thải hoặc xử lý không đạt yêu cầu nhưng vẫn thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Công tác quản lý nhà nước về nước thải hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, một số cơsở sản xuất thường hay xử lý đối phó khi có đoàn kiểm tra, thậm chí bất hợp tác với cơquan chức năng.

Page 32: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

32

PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT

1. Đặc điểm người trả lời

Cuộc khảo sát đã phỏng vấn bằng bản hỏi định lượng với 720 người đại diện cho hộ gia đình. Trong số những người trả lời, chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ chiếm 86,7% và namgiới chiếm hơn 52%. Không có sự khác biệt nhau nhiều khi so sánh giữa các xã, cáchuyện với nhau. Về thành phần dân tộc, người Kinh chiếm tuyệt đại đa số, với 91,8%, và8,2% còn lại là người Bana, tập trung ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn.

Do người trả lời chủ yếu là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ nên thường tập trung vào nhómtrung niên trở lên. Tuổi bình quân của người trả lời là 47. Nhóm tuổi dưới 30 chỉ chiếm 10,3%, trong khi nhóm 30-50 chiếm đến 51,9% và trên 50 là 37,8%. Cơ cấu tuổi này chothấy những người trả lời có kinh nghiệm và sự am hiểu tình trạng gia đình và cộng đồng nơi mình sinh sống.

Học vấn của người dân nông thôn chỉ đạt mức trung bình (bảng 20). Những người có trình độ cấp 1 trở xuống chiếm đến 28,8%, có trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ 46,7%, trong khicó trình độ cấp 3 trở lên chiếm 24,6% trong mẫu khảo sát. Nam giới có trình độ học vấn cấp 3 trở lên cao hơn phụ nữ. Mức độ khác biệt giữa các huyện không lớn, ngoại trừ huyện An Nhơn nổi trội hơn, với 38,7% số người được hỏi có trình độ học vấn cấp 3 do đóng góp của thị trấn Bình Định. Tuy nhiên, sự khác biệt là rất đáng kể khi so sánh mức học vấn giữa các thị trấn và các xã. Có đến 59,3% số người được hỏi ở thị trấn BìnhĐịnh có trình độ học vấn cấp 3, tiếp đến là thị trấn Phú Phong, với 42,9%. Trong khi đó,tỷ lệ này ở hầu hết các xã là dưới 20%, trừ xã Phước Thắng đạt 33,9%. Cá biệt ở xã cónhiều người Bana sinh sống, xã Vĩnh An, chỉ có 7% số người có học vấn cấp 3, trong lúc có đến 78,9% số người chỉ có học vấn cấp 1. Sự khác biệt về học vấn có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức và mức độ sẵn sàng của người dân đối với việc tiếp cận các dịch vụ nước, rác thải, và vệ sinh môi trường.

Cơ cấu nghề nghiệp phản ánh trình độ phát triển kinh tế, điều kiện sống, và ở một mức độ nhất định nhận thức của dân cư. Kết quả bảng 21 cho thấy, sản xuất nông lâm ngưnghiệp là hoạt động chủ yếu của những người trả lời, chiếm khoảng 59,7%. Những người làm phi nông nghiệp, bao gồm các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán dịch vụ, và làm việc trả lương theo ngày công như thợ hồ, thợ mộc… chiếm khoảng 24%. Chỉ một bộ phận nhỏ (6,7%) là cán bộ viên chức, thường là những người có học vấn cao, cónghề nghiệp ổn định, và có vị trí xã hội ở nông thôn. Khoảng 10% dân số là những người già yếu hoặc nội trợ, không tham gia lao động. Cơ cấu nghề nghiệp này là khá đặc trưngcho xã hội nông thôn Việt Nam.

So sánh giữa các địa phương với nhau, có 2 khác biệt đáng kể. Một là sự khác biệt ở một mức độ nhất định về tỷ lệ phi nông nghiệp giữa các xã. Một số xã tập trung chủ yếu vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp nên tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp như VĩnhAn, Cát Lâm, và Mỹ Châu. Ngược lại, một số xã có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá cao như Tam Quan Nam (39%), Phước Thắng (33,9%), Phước Lộc (30,5%). Các nghề tiểu thủ công nghiệp dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ như chế tạo sản phẩm xơ dừa, đan lát… đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động phi nông nghiệp ở

Page 33: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

33

các xã. Hầu hết các xã còn lại có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp dao động trên dưới 20%. Sự khác biệt thứ hai rõ nét hơn là giữa các xã với các thị trấn. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở thị trấn Bình Định chiếm 50,9% và ở thị trấn Phú Phong là 31,7%. Cơ cấu nghề nghiệp trên phản ánh trình độ phát triển cao hơn, mức tập trung dân cư đông đúc hơncủa các thị trấn và một số xã có hoạt động phi nông nghiệp cao so với các xã còn lại.Điều này có thể có ảnh hưởng đối với khả năng tiếp nhận các dịch vụ nước sạch, thu gom rác và vệ sinh môi trường.

2. Đặc điểm hộ gia đình

Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được khảo sát liên quan đến vấn đề nghiên cứu được trình bày ở bảng 22. Qui mô trung bình của hộ là 4,3 người và không có sự khác nhau đáng kể nào giữa các xã và các huyện. Tỷ lệ hộ nghèo khoảng 12,5% nhưng có sự khác nhau khá lớn giữa các huyện và các xã. Tuy Phước và An Nhơn là hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, tương ứng là 4,1% và 5,9%. Các xã thuộc hai huyện này cũng lànhững địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất. Các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và PhùCát có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn một chút so với mức trung bình. Xã dân tộc ít người miền núi – Vĩnh An – có tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao, chiếm đến 64,9% trong tổng số hộ khảo sát. Các thị trấn Bình Định và Phú Phong cũng có tỷ lệ hộ nghèo thấp. Ngoài ra, số hộ gia đình chính sách trong tổng số 720 hộ được khảo sát tại 24 xã/thị trấn chiếm13,6%.Một số xã có tỷ lệ hộ gia đình chính sách cao như Tam Quan Nam (28,3%) và HoàiHương (16,4%) của huyện Hoài Nhơn, Mỹ Hiệp (19,7%) và Mỹ Châu (16,7%) của huyện Phù Mỹ, Vĩnh An (17,5%) của huyện Tây Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ gia đình chính sáchcao thường tập trung ở những vùng kháng chiến và điều kiện khó khăn.

Nhà ở là một chỉ báo cơ bản phản ánh điều kiện sống của dân cư. Do thường xuyên đối mặt với bão lũ, hầu hết nhà ở của hộ gia đình là nhà kiên cố và bán kiên cố (99,2%), trong đó số hộ có nhà ở bán kiên cố là 55,3%. Số hộ ở nhà tạm bợ chỉ chiếm 0,8%. Sự khác biệt về chất lượng nhà ở giữa các xã là không đáng kể, ngoại trừ Vĩnh An có chất lượng nhà ở thấp hơn, với 89,5% nhà ở bán kiên cố. Các thị trấn Bình Định và PhúPhong tỷ lệ nhà ở kiên cố cao (chỉ 28.8% và 38.1% nhà bán kiên cố). Hầu hết các hộ gia đình đều có sử dụng nguồn điện thắp sáng. Tuy nhiên, một yếu tố cần phải tính đến đối với khả năng tiếp cận nguồn nước máy và thu gom rác, nước thải là khoảng cách từ nhàđến đường chính. Tính chung, có khoảng 22,4% số hộ có nhà các đường chính trên100m. Một số xã như Mỹ Châu, tỷ lệ này lên đến 73,3%. Nhà ở phân bố không tập trung và xa đường chính là một trở ngại không nhỏ cho việc tiếp cận các dịch vụ nước sạch vàvệ sinh môi trường.

Một đặc điểm khác cần lưu ý là việc chăn nuôi gia súc ở nông thôn. Có đến 53,1% số hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, thường là trong vườn, gần nhà ở. Một số xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi đặc biệt cao như Mỹ Châu (91,7%), Mỹ Hiệp (73,8%) của huyện Phù Mỹ, CátLâm (82,5%) của huyện Phù Cát, và Vĩnh An (80,7%) của huyện Tây Sơn. Ngay cả ở thị trấn Phú Phong cũng có đến 28,6% số hộ có chăn nuôi gia súc. Đây là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước và không khí ở nông thôn.

Thu nhập là một trong những chỉ báo quan trọng nhất thể hiện mức sống của dân cư vàlà cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi

Page 34: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

34

trường. Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập được trình bày ở bảng 23. Tính chung, mức thu nhập bình quân nhân khẩu của hộ là 877 ngàn đồng/tháng. Mức thu nhập có sự khác nhau đáng kể giữa các địa phương. Địa phương có thu nhập cao nhất là thị trấn BìnhĐịnh (1498 ngàn đồng/tháng), tiếp đến là thị trấn Phú Phong (1298 ngàn đồng/tháng),nhưng hai xã Phước Thắng và Phước Lộc của huyện Tuy Phước cũng có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1 triệu đồng/tháng. Các xã còn lại có mức thu nhập thấp hơntrung bình, đặc biệt các hộ ở xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn có mức thu nhập bình quânđầu người chỉ 314 ngàn đồng/tháng, thấp hơn rất nhiều so với các địa phương còn lại.

Về cơ cấu thu nhập, nguồn thu từ buôn bán dịch vụ, lao động làm thuê, và từ trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 21,2%, 20,4%, và 18,8%. Tiền lương thường xuyên,chăn nuôi gia đình, và tiền hưu trí, trợ cấp cũng là những nguồn thu đáng kể, tương ứng là 16,9%, 10,6%, và 9,9%. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình cho thấy, thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập. Các khoản thu nhập từ laođộng làm thuê, buôn bán dịch vụ chiếm khoảng 40%. Nguồn thu từ tiền lương trong khuvực kinh tế chính thức chỉ tập trung chủ yếu ở một bộ phận nhỏ dân cư làm việc cho các cơ quan hành chính sự nghiệp ở địa phương.

Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên tại chỗ. Một số xã có nguồn thu từ trồng trọt chiếm trên 30%tổng thu nhập như Hoài Hương, Mỹ Châu, Cát Lâm, Nhơn An, Vĩnh An. Trong khi đó,một số địa phương có tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp rất thấp, như thị trấn Bình Định (1,3%), thị trấn Phú Phong (4,6%), xã Phước Lộc (11,5%). Một số xã có tỷ trọng nguồn thu cao từ chăn nuôi gồm các xã Tam Quan Nam, Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn,Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ, Cát Lâm của huyện Phù Cát, và Vĩnh An của huyện Tây Sơn. Những nơi có mật độ dân số cao như hai thị trấn thì tỷ trọng nguồn thu từ chăn nuôi là không đáng kể. Vai trò quan trọng của nguồn thu từ chăn nuôi ở một số địa phươngđặt ra một thách thức không nhỏ trong việc qui hoạch hoặc hạn chế chăn nuôi gia súc trong khu vực ở của cư dân nông thôn.

Tỷ trọng nguồn thu từ lao động làm thuê không có sự khác biệt lớn giữa các địa phươngvì sự phổ biến và linh hoạt của thị trường lao động làm thuê, nhưng khoản thu từ buôn bán dịch vụ và tiền lương thì có sự khác biệt rất lớn, phụ thuộc vào vị trí thuận lợi hay không. Ngoài thị trấn Bình Định và thị trấn Phú Phong có vị trí nổi bật, một số xã cũng cótỷ trọng thu nhập từ hai nguồn này khá cao như Phước Thắng, Phước Lộc của huyện Tuy Phước. Thông thường, đây là những địa phương có trình độ phát triển cao hơn vàcó điều kiện hơn để tiếp nhận các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

Phân tích sâu hơn sự phân bố thu nhập giữa các nhóm dân cư (được trình bày ở bảng 24) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa 5 nhóm thu nhập. 20% nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 257 ngàn đồng/người/tháng, trong khi 20% nhóm thu nhập cao nhất là 1940ngàn đồng/người/tháng. Mặc dù sự khác biệt giữa 2 nhóm này trong toàn mẫu khảo sát là 7,5 lần, nhưng sự khác biệt tập trung chủ yếu là giữa 3 nhóm dưới với 2 nhóm trên: 1 ;1,9 ; 2,7 ; 3,9 ; 7,5. Mức độ khác biệt giữa 5 nhóm thu nhập ở các địa phương có khácnhau nhưng không đáng kể. Dù sao, với mức thu nhập khiêm tốn của 20% nhóm thấp nhất, các khoản phi phí nếu có cho nước, rác, và vệ sinh môi trường, dù không lớn cũng

Page 35: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

35

rất khó khăn đối với những hộ này. Đây thật sự là một vấn đề cần phải tính đến khi xây dựng các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như giá bán sản phẩm.

Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình được trình bày ở bảng 25. Tính chungcho cả 6 huyện, mức chi tiêu bình quân nhân khẩu/tháng của hộ gia đình là 508 ngànđồng, trong đó chi cho ăn uống chiếm 46,2%, chi cho học hành là 19,9%, chi cho chămsóc sức khỏe là 4,8%, và chi tiền điện là 4,1%. Bốn khoản chi cơ bản và quan trọng nhất chiếm đến 75% tổng chi của hộ gia đình. Chỉ 1/4 số chi tiêu của hộ là dành cho tất cả các nhu cầu còn lại. Điều này cho thấy, mức sống của các hộ dân được khảo sát là khánghèo. Tính trung bình, số tiền mà mỗi hộ phải trả cho tiền nước và tiền rác hiện nay chỉ khoản 2 ngàn/tháng và 1 ngàn/tháng tương ứng, chiếm 0,5% cho tiền nước và 0,2% chotiền rác trong tổng chi của hộ gia đình. Nếu chỉ tính riêng cho những người có sử dụng dịch vụ nước máy hoặc thu gom rác (sẽ được phân tích ở phần sau) thì tỷ trọng này sẽ tăng lên vì chỉ khoảng 1/3 số hộ là có sử dụng nước máy và số hộ có sử dụng dịch vụ thu gom rác còn ít hơn nhiều. Tỷ trọng chi cho tiền nước và tiền rác trong tổng chi hiện nay là cơ sở quan trọng cho các triển vọng mở rộng các dịch vụ trên trong tương lai.

II. NƯỚC SINH HOẠT

Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt về cơ bản được phân thành 2 nguồn chính: (1) từ các dự án cấp nước sạch tập trung (để cho đơn giản bắt đầu từ đây được gọi là nước máy) và (2) từ các nguồn nước do hộ gia đình tự khai thác như giếng đào, giếng khoan,và một số loại nước khác. Các nguồn nước này được sử dụng chủ yếu cho các mục đích: uống, nấu ăn, tắm rửa, và tưới cây. Việc phân loại các mục đích sử dụng khác nhau là cần thiết để đánh giá cơ cấu và tiềm năng sử dụng nước của hộ gia đình trongtương lai.

Mặc dù tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy ở nông thôn rất khiêm tốn, thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ nước máy cũng cần được đánh giá để nâng cao và mở rộng các chương trình cung cấp nước sạch nông thôn. Do vậy, ở những nơi có hệ thống cung cấp nước máy, các hộ sử dụng nước máy được phỏng vấn sẽ được gia trọng nhằm tạo ra một dung lượng mẫu đủ lớn để có thể phân tích. Do vậy, tỷ lệ những hộ sử dụng nước máy trong mẫu khảo sát không phản ảnh đúng tỷ lệ trên thực tế. Trong phân tích thực trạng nguồn nước, ngoài các mô tả chung, các hộ sử dụng và không sử dụng nguồn nước máy sẽ được thực hiện riêng biệt.

Kết quả bảng 26 về cơ cấu của các hộ theo tình trạng nguồn nước trong mẫu khảo sát gồm: 449 hộ ở nơi không có nước máy, chiếm 62,4% trong tổng số; 243 hộ ở nơi có sử dụng nước máy, chiếm 33,8%; và 28 hộ ở nơi có đường ống nước máy nhưng không sử dụng, chiếm 3,9%. Các tỷ lệ này phân bố không đều giữa các xã và các huyện, tùy thuộc vào tình trạng ở nơi đó có nước máy hay không. Một số xã có tỷ lệ hộ sử dụng nước máy cao như xã Vĩnh An và thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn, thị trấn Bình Định của huyện An Nhơn, xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước. Trong khi đó, phần lớn các xãcòn lại có tỷ lệ hộ ở nơi không có nước máy rất cao. Ngoài ra, có một số hộ có đường ống nước gần nhà nhưng không sử dụng cũng được khảo sát nhằm tìm hiểu lý do của việc không sử dụng này. Việc phân thành 3 nhóm cho phép phân tích các vấn đề khác

Page 36: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

36

nhau liên quan đến nhu cầu về nguồn nước, chất lượng dịch vụ, và những hạn chế cần khắc phục.

1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư

1.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng nước máy

Bảng 27 trình bày thực trạng nguồn nước uống của các hộ gia đình không dùng nước máy. Về cơ bản, nguồn nước uống được sử dụng phổ biến nhất ở nông thôn là giếng đào (chiếm 55,5%), tiếp đến là giếng đóng (28,2%). Một tỷ lệ khá đáng kể sử dụng nước đóng bình (8%) và nước bồn (4,9%), thường là mua từ nơi khác chở về. Việc sử dụng nước giếng khoan ở những nơi có thể khoan được trở nên phổ biến trong những năm gần đây khi lưới điện được đưa về nông thôn. Tuy nhiên các ý kiến của người dân trong các cuộc thảo luận nhóm cho thấy điều này còn phụ thuộc vào việc nguồn nước ngầm ở nơi đó có bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn không, có bị vướng đá không, nguồn nước giếng có dồi dào và có chất lượng tốt không? Đây là những nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự khác nhau khá lớn về tỷ lệ hộ sử dụng nước giếng khoan giữa các địa phương. Hầu như các hộ ở hai xã thuộc huyện Phù Mỹ chỉ sử dụng nước giếng đào.Ngược lại, số hộ sử dụng giếng đóng ở huyện An Nhơn cao nhất và gấp đôi số hộ sử dụng giếng đào (57,1% so với 26,2%). Một số địa phương như xã Vĩnh An, xã Phước Thắng, và thị trấn Bình Định, nơi có hệ thống cấp nước tập trung thì ít sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào.

So với nguồn nước dùng để uống, tỷ lệ các nguồn nước dùng để nấu ăn cũng tương tự, mặc dù tỷ lệ dùng nước đóng bình giảm đáng kể, trong khi tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan và giếng đào tăng lên (bảng 28). Lý do của sự khác biệt này là vì nước uống được quan tâm hơn về chất lượng, nhiều khi phải mua, trong khi người dân có thể dùng nguồn nước tại chỗ để nấu ăn.

Tương tự như với mục đích để uống và nấu ăn, giếng khoan và giếng đào là hai nguồn nước chủ yếu được dùng để tắm rửa. Điểm khác nhau duy nhất là các hộ dân khôngdùng nước phải mua như nước bồn cho việc tắm rửa, mà chỉ dùng nguồn nước tại chỗ(bảng 29). Khuôn mẫu này là tương đồng ở tất cả các địa phương, kể cả các thị trấn, trừ xã Vĩnh An được sử dụng miễn phí từ các nguồn nước công cộng. Điều này cho thấy giới hạn của việc sử dụng nước nếu phát triển các dự án cung cấp nước tập trung ở nông thôn.

Đối với nguồn nước dùng để tưới cây của hộ, ngoài giếng khoan và giếng đào, các hộ dân còn sử dụng những nguồn nước khác (bảng 30). Các quan sát và trao đổi với người dân của nhóm nghiên cứu cho thấy các nguồn nước khác phổ biến nhất là từ các ao đàocạn trong vườn, đất trồng hoa màu. Việc sử dụng nguồn nước tại chỗ này giúp giảm chi chí về tiền điện khi sử dụng máy bơm từ giếng đóng.

Kết quả phân tích đối với 4 mục đích sử dụng nước quan trọng nhất là uống, nấu ăn, tắm rửa, và tưới cây cho thấy: Đối với những hộ không có nước máy hiện nay thì giếng đàovẫn là nguồn nước chính nhưng giếng khoan cũng rất quan trọng và là nguồn nước chính ở một số địa phương. Một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình dùng nước đóng bình để uống, hoặc nước bồn để uống và nấu ăn, nhưng với mục đích tắm giặt thì hầu hết chỉ sử dụng nước giếng khoan và giếng đào, với mục đích tưới cây thì còn sử dụng đáng kể nguồn

Page 37: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

37

nước ao hồ. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn nước là khác nhau cho các mục đíchsử dụng khác nhau và cung cấp các gợi ý cho công tác đánh giá nhu cầu tiềm năng về tiêu thụ nước trong thời gian tới.

1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy

Có sự khác nhau cơ bản về việc sử dụng các nguồn nước cho những mục đích khác nhau của những hộ có nước máy so với những hộ không có nước máy. Ngoài ra, việc sử dụng thêm các nguồn nước tại chỗ khác ngoài nước máy là một chỉ báo quan trọng để hiểu được tình trạng sử dụng nước của những hộ này và đánh giá khả năng tiêu thụ nước của hộ đối với các dự án cung cấp nước máy trong tương lai.

Kết quả từ bảng 31 cho thấy, đối với mục đích để uống và để nấu ăn thì tương ứng cóđến 96,7% và 99,6% số hộ sử dụng nước máy. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, vì nước máy đảm bảo về vệ sinh theo các tiêu chuẩn nước sạch nông thôn của chính phủ Việt Nam. Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể về mức độ sử dụng nước máy giữa các địa phương. Tuy nhiên, một số ít hộ gia đình có sử dụng nước giếng khoan để uống.Các cuộc thảo luận với người dân cho thấy, một số ít trường hợp nước máy nặng mùiClo hoặc khi gặp sự cố thường xuyên thì người dân sử dụng nước giếng khoan, hoặc giếng khoan có chất lượng nước tốt thì họ vẫn sử dụng nước giếng khoan.

Bảng 32 trình bày các nguồn nước dùng để tắm rửa và tưới cây của những hộ trên. Điều cần lưu ý là mặc dù có nước máy nhưng chỉ có 53,1% số hộ sử dụng nguồn nước nàycho mục đích tắm rửa, 46,9% số hộ còn lại sử dụng những nguồn nước khác. Nước giếng khoan được sử dụng nhiều thứ hai (chiếm 23%) và tiếp đến là giếng đào (8,6%).Mức độ sử dụng các nguồn nước cho các mục đích tắm rửa dao động khá lớn giữa cácđịa phương. Các hộ ở huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn có tỷ lệ sử dụng nước máy cho tắm rửa đạt khoảng 60-70%, trong khi ở huyện An Nhơn, tỷ lệ này là dưới 30%. Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước giếng khoan và giếng đào cũng rất khác nhau, tùy thuộc chủ yếu vào việc hộ gia đình có giếng khoan hay giếng đào. Ở huyện Tuy Phước, có đến 29,5% số hộ sử dụng giếng khoan, còn ở huyện An Nhơn thì tỷ lệ này thậm chí lên đến 45,6. Thị trấn Bình Định có tỷ lệ sử dụng giếng khoan cho việc tắm rửa cao nhất, chiếm 63%. Ngược lại ở xã Nhơn An thì có đến 72% là sử dụng nước giếng đào để tắm rửa. Sự chia sẻ rất đáng kể của các nguồn nước khác ngoài nước máy cho các mục đích ít ưu tiên hơn so với để uống và nấu ăn như tắm giặt là một tính chất rất quan trọng cần tính đến khi dự báo mức tiêu thụ nước máy khi phát triển các dự án.

Với mục đích tưới cây, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy còn thấp hơn, chiếm 32,9%, dù vẫn là nguồn quan trọng nhất. Giếng khoan cũng là một nguồn cung cấp quan trọng, chiếm 24,7% trong tổng số hộ. Ngoài ra, nguồn nước khác chiếm đến 28,4%, chủ yếu làcác ao đào trong vườn, rất thuận tiện cho nông dân trong việc tưới hoa màu của họ. Cácquan sát thực địa và các trao đổi của nhóm nghiên cứu với người dân và cán bộ địa phương cho thấy, đa số người dân chỉ sử dụng nước máy cho các mục đích ăn, uống, vàmột phần cho việc tắm rửa. Mặc dù có gần 1/3 số hộ có sử dụng nước máy để tưới cây, họ chỉ dùng để tưới cây kiểng chứ không phải tưới hoa màu trong vườn, nên thực tế mức tiêu thụ nước cho hoạt động này không cao. Gần 1/2 số hộ có nước máy sử dụng đồng thời giếng khoan hoặc giếng đào cho các mục đích ít ưu tiên hơn là tắm rửa và tưới cây. Nếu chỉ sử dụng cho mục đích ăn uống thì số lượng nước máy tiêu dùng hàng

Page 38: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

38

tháng của một hộ hiện nay là rất thấp. Nhiều ý kiến cho rằng, do việc cung cấp nước máy ở nông thôn còn khá mới mẻ, khi mà hộ gia đình đã có sẵn giếng khoan và giếng đào rồi, thì họ sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn nước này cho đến khi nào không sử dụng được nữa họ mới chuyển sang dùng nước máy. Người dân sẽ chuyển sang sử dụng nhiều hơn nước máy sau khi các giếng khoan không còn sử dụng được nữa nếu chi phí phảitrả cho nước máy không quá cao. Tuy nhiên, nước giếng đào vốn có tuổi thọ rất lâu sẽ vẫn được sử dụng ít nhất cho việc tưới cây và một phần cho tắm rửa.

2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng

Chất lượng nguồn nước sử dụng của các hộ dân cư được đánh giá theo hai cách: (1) nhận xét cảm quan đối với 4 tính chất là màu sắc, mùi, vị, độ trong của nước, và (2) nhận xét chung về chất lượng nước theo 4 cấp là tốt, khá, trung bình, và dưới trung bình. Cácnhận xét trên được dùng để đánh giá chất lượng các nguồn nước được sử dụng cho 3 mục đích chính là uống, nấu ăn, và tắm rửa.

2.1. Chất lượng nước uống

Về mặt cảm quan, trên 80% số hộ cho rằng nguồn nước dùng để uống là không màu,không mùi, không vị, và không đục. Tỷ lệ nước không có vị lạ đạt tới 95,8%. Tuy nhiên,nguồn nước uống của gần 20% số hộ còn lại là vẫn còn có màu, có mùi, có vị lạ, và bị đục (bảng 33). Mặc dù chỉ là các tính chất cảm quan, nhưng nó phản ánh chất lượng của nguồn nước và cho thấy ít nhất là 1/5 số nguồn nước này không thích hợp cho việc sử dụng của người dân.

Các quan sát và trao đổi của nhóm nghiên cứu với người dân ở địa phương cho thấy, nước ở một số nơi có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy mức độ nhiễm phèn của từng vùngcụ thể. Mức độ nhiễm phèn tăng cao hơn trong mùa khô và do vậy nước có màu vànghơn. Nguồn nước ở một số nơi còn có mùi tanh, thường là do nơi ấy có nhiều bùn. Tuynhiên, ở những nơi mà nguồn nước ngầm bị nhiễm các chất thải sản xuất thì nước còncó mùi hôi. Mặc dù tỷ lệ có vị lạ thấp hơn so với các tính chất còn lại, nguồn nước ở một số nơi bị nhiễm mặn và do vậy có vị mặn và không ngọt như nước bình thường. Ngoàira, nước giếng đào ở một số nơi còn bị đục, phổ biến nhất là vào mùa khô hạn hoặc ngập lụt, vì nhiều tạp chất trong nguồn nước. Mặc dù tỷ lệ đánh giá có khác nhau giữa các địa phương, độ chênh lệch là không lớn, trừ xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơnvà xã Cát Tiến ở huyện Phù Cát. Các đánh giá cảm quan về nguồn nước uống ở hai xãnày kém hơn các xã còn lại. Gần một nửa số hộ ở Cát Tiến cho rằng nước uống có màuvà có mùi, gần 1/3 cho rằng nước bị đục. Hơn 1/4 số hộ ở Hoài Hương cũng nhận xét rằng nước có màu và có mùi. Nhiều người dân cho rằng nguồn nước sông, rạch ở HoàiHương bị ô nhiễm bởi ngành chế biến khoai mì từ xã Hoài Hảo và làm ô nhiễm cả nước giếng khi bị ngập lụt. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến họ đánh giá chất lượng nguồn nước giếng mà họ sử dụng không có chất lượng tốt. Trong khi đó, Cát Tiến là một trong những nơi bị nhiễm phèn nặng, nhiều bùn ở trong lòng đất và thường không đủ nước sinh hoạt vào mùa khô hạn.

Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước uống được thể hiện ở bảng 34. Nhìnchung, người dân đánh giá khá cao về chất lượng nguồn nước này, với 62,1% tốt, 19,9% khá, 15,6% trung bình, và chỉ có 2,5% cho rằng dưới trung bình. Mặc dù các nhận định này mang tính chủ quan, nó cho thấy trong nhận thức của người dân, nguồn nước mà hộ

Page 39: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

39

gia đình đang sử dụng về cơ bản là có thể chấp nhận được, trừ một số nơi không đápứng yêu cầu và cần phải có nguồn thay thế.

Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nước được đánh giá khá chênh lệch giữa các địa phương. Chất lượng nước uống ở ba huyện phía Bắc là Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và Phù Cátthấp hơn so với ba huyện ở phía Nam là Tuy Phước, An Nhơn, và Tây Sơn. Một phần của sự khác nhau này là ba huyện sau có tỷ lệ sử dụng nước máy cao hơn và chất lượng nước máy tốt hơn. Tuy nhiên, sự đánh giá này cũng phản ánh chất lượng nguồn nước ở một số địa phương còn chưa tốt. Chẳng hạn, tỷ lệ đánh giá chất lượng nước tốt ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cát chỉ đạt mức 28,3%. Đây là một trong những nơi mànhiều chỉ báo cho thấy có sự khó khăn về nguồn nước.

2.2. Chất lượng nước nấu ăn

Đối với nguồn nước dùng để nấu ăn, các đánh giá cảm quan của người dân cũng tươngtự như đối với nguồn nước dùng để uống, nhưng có chất lượng thấp hơn một chút (bảng 35). Các khuôn mẫu này là phù hợp với tỷ lệ các nguồn nước được hộ gia đình sử dụng cho mục đích uống và nấu ăn. Đối với mục đích uống, một số hộ dân sử dụng nước đóng bình, trong khi vẫn nấu ăn bằng nước giếng đào hoặc giếng khoan. Đây là lý do các tỷ lệ về không màu, không mùi, không vị, và không đục đều thấp hơn, nhưng không nhiều so với các chỉ tiêu của nước uống.

Một cách tương tự, đánh giá chung về chất lượng nước nấu ăn cũng thấp hơn một chútso với chất lượng nước uống, theo đó tỷ lệ đánh giá chất lượng tốt giảm đi một ít trongkhi chất lượng khá, trung bình và dưới trung bình tăng lên một tương ứng (bảng 36). Nóichung, các địa phương được khảo sát cũng thể hiện xu hướng chung này. Theo đó, chất lượng nguồn nước nấu ăn tốt chỉ chiếm hơn 1/5 số hộ ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cátvà 1/3 số hộ ở xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn, hai xã đánh giá chất lượng nước kém nhất trong số 12 xã được khảo sát.

2.3. Chất lượng nước tắm rửa

So với nguồn nước uống và nước nấu ăn, các nhận xét cảm quan về nguồn nước dànhcho tắm rửa được đánh giá thấp hơn nhiều (bảng 37). Chỉ trên 70% số hộ cho rằng nguồn nước tắm rửa đạt yêu cầu về màu, mùi, và độ trong, và 90% số hộ đánh giá làkhông có vị lạ. Các đánh giá này cũng phù hợp với nguồn nước mà hộ gia đình sử dụng. Trong nhận thức của nhiều người dân nông thôn, nguồn nước tắm rửa chưa phải là một ưu tiên so với nước uống và nấu ăn. Do vậy, họ có thể tắm trực tiếp từ nguồn nước sông, giếng đào, giếng khoan, trong số đó có những nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, đục, và nhiều tạp chất lơ lửng trong nước. Tình trạng nguồn nước và cách sử dụng nước của các hộ dân ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước cũng phản ảnh những tính chất chung của nhiều xã ven biển như Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn, Cát Tiến của huyện Phù Cát, và một số nơi khác.

Page 40: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

40

Hộp 1: Thực trạng nguồn nước ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước

- Nguồn nước nhiễm phèn đến 95% và rất thiếu nước sạch.

- 50% số hộ sử dụng nước bình để uống. Đa số người già thì đun sôi nước để pha trà,còn lại sử dụng nước giếng khoan có lọc để nấu ăn.

- Hầu như giếng khoan nào sâu thì đều bị phèn (khoảng 7m thì đã bị phèn, nếu khoansâu hơn nữa thì lại bị mặn, đụng đá và cũng tốn thêm chi phí).

- Có 2 loại phèn: Phèn sắt thì nước màu vàng. Thứ 2 là nước bị phèn nhưng khi múc lênmàu vẫn trong và lại có mùi tanh, để lâu thì chuyển màu vàng. Tuy nhiên vẫn đủ nướcđể sử dụng. Giếng đào thì lại bị thiếu nước vào mùa khô nên họ sử dụng thêm giếngkhoan (50% có cả giếng khoan và giếng đào), nếu không có giếng khoan thì đi xin nướchàng xóm.

- Tắm giặt sử dụng bằng nước giếng khoan.

(TLN hộ dân thôn Mỹ Phước 2, Phước Lộc, Tuy Phước)

Chất lượng nước tắm rửa thấp hơn so với chất lượng nước uống và nấu ăn. Đánh giácủa các hộ về chất lượng của nguồn nước tắm rửa như sau: 51,3% số hộ cho rằng tốt, 21,7% cho rằng khá, 22% cho rằng trung bình, và 5% cho rằng dưới trung bình (bảng 38). Kết quả này cho thấy các mức độ ưu tiên khác nhau cho những mục đích sử dụng nước khác nhau. So với các địa phương khác, người dân ở xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn có đánh giá thấp nhất về chất lượng nước tắm rửa, với chỉ 6,6% tốt, 14,8% khá, 65,6% trung bình, và 13,1% dưới trung bình. Đánh giá này phù hợp với ý kiến của người dân nơi đây về việc nguồn nước mặt ở Hoài Hương bị ô nhiễm do nước thải của các hộ sản xuất tinh bột mì ở xã Hoài Hảo khi mưa lớn làm ngập lụt cả giếng nước của vùng này. Chất lượng nguồn nước ở Cát Tiến cũng không được người dân đánh giá cao. Chất lượng nước tắm rửa không tốt là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ngứa ngáy, các bệnh ngoài da, và bệnh phụ khoa.

Hộp 2: Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe

- Có đến 70% phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa và bị bệnh ghẻ do tắm giặt ngay trên sông(khi đóng đập, nước nhiều).

(TLN nam và nữ thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát)

- Sau khi có nguồn nước sạch người dân đánh giá rằng da dẻ của mình hồng hào hơn,quần áo giặt trắng hơn.

(TLN hộ dân thôn Tư Cung, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

- Thiếu nước sinh hoạt, người dân ở đây vẫn còn xài nước sông dù biết rằng nước sông ở đây dơ và ô nhiễm. ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ như bệnh phụ khoa, trẻ viêm mắt, viêm da (do trẻ em lớn một chút là tắm ở sông).

(TLN hộ dân thôn Lạc Điền, Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

Page 41: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

41

3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp

3.1. Chất lượng nước giếng đào

Giếng đào là nguồn nước chủ yếu được dùng cho ăn uống và các sinh hoạt khác ở nông thôn hiện nay. Đánh giá khả năng cung ứng và chất lượng của nguồn nước này là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của dân cư, cũng như chỉ ra sự cần thiết và khả năng thành côngcủa các dự án cấp nước sạch nông thôn.

Bảng 39 mô tả một số tính chất của giếng đào phân theo xã và huyện. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 49,2% trong tổng số hộ được khảo sát có giếng đào. Tỷ lệ này daođộng khá lớn giữa các địa phương. Gần như hộ gia đình nào ở huyện Phù Mỹ cũng đều có giếng đào, trên 60% số hộ ở huyện Phù Cát và xấp xỉ 50% số hộ ở huyện Hoài Nhơncó giếng đào. Trong khi đó, tỷ lệ hộ có giếng đào ở thị trấn Bình Định của huyện An Nhơn, xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước, và xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn rất thấp. Việc sử dụng nước máy khá phổ biến ở những nơi này là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ giếng đào thấp. Ở những xã còn lại, tỷ lệ hộ có giếng đào là từ 1/4 số hộ trở lên. Giếng đào là nguồn nước chủ yếu được dùng trong sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu.

Tính chất phổ biến của giếng đào ở nông thôn thể hiện rõ nét hơn khi chỉ tính riêng chonhững hộ không sử dụng nước máy. Đối với nhóm hộ này thì số hộ có giếng đào lênđến 74,2%. Đặc biệt, một số xã có tỷ lệ lên đến trên 90% như Mỹ Hiệp, Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ, Nhơn An của huyện An Nhơn, thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn.Các xã còn lại đều có tỷ lệ trên 50%. Các tỷ lệ cao trên cho thấy, giếng đào là nguồn nước quan trọng và phổ biến nhất ở đây hiện nay.

Độ sâu trung bình của giếng đào là khoảng 8m và không có sự khác nhau đáng kể giữa các xã, các huyện, trừ trường hợp thị trấn Bình Định có độ sâu trung bình của giếng là13m, hơn gấp rưỡi so với mức trung bình, mặc dù gần như rất ít hộ còn dùng giếng đào.Độ lệch chuẩn về độ sâu trung bình của giếng thấp khá nhỏ (chỉ 3,2m) cho thấy độ sâu khá đều giữa các nơi. Mực nước giếng đào trong mùa khô là khoảng 1,4m, trừ một số nơi có sự cạn kiệt hơn như ở xã Vĩnh An ( chỉ 0,3m), và hai xã của Tuy Phước (xấp xỉ 1m). Sự chênh lệch về mực nước trong mùa khô giữa các nơi trong xã là nhỏ, trừ thị trấn Bình Định (1,8m) và xã Cát Tiến (1,7m). Độ lệch chuẩn cao này cho thấy có nhiều giếng đào ở Cát Tiến bị khô kiệt nguồn nước vào mùa khô. Một vấn đề cần lưu ý về giếng đàotrong mùa khô là mặc dù vẫn có nước nhưng thường là mạch nước không cung cấp đủ khi sử dụng nhiều, nhất là để tưới cây trong vườn. Mực nước giếng vào mùa mưa trungbình là 4,5m nhưng cũng có một số nơi chỉ trên 3m như xã Tam Quan Nam, Phước Thắng. Mặc dù độ lệch chuẩn là 2m nhưng với lượng nước dồi dào trong mùa mưa thìnhu cầu về nguồn nước giếng khoan không phải là một vấn đề cần đặt ra. Xét về lượng nước, giếng đào ở các địa phương gặp phải một số giới hạn trong mùa khô. Mặc dù độ sâu trung bình của giếng đào khoảng 13m, chỉ 1/4 số hộ lấy nước bằng gầu, 3/4 số cònlại sử dụng máy bơm. Điều này cho thấy đa số người dân nông thôn hiện nay đã chấp nhận trả thêm tiền mua thiết bị và trả tiền điện để được tiện nghi hơn.

Về nhận xét cảm quan, tỷ lệ hộ cho rằng nguồn nước giếng đào không màu: 70,3%,không mùi: 76,9%, không vị: 89,1%, và không đục: 73,1% (bảng 40). Như vậy, khoảng trên dưới 1/4 số giếng đào chưa đảm bảo các yêu cầu cơ bản về chất lượng nước sinh

Page 42: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

42

hoạt. Ở một số địa phương, tỷ lệ đạt các yêu cầu trên là rất thấp. Chẳng hạn, ở huyện Hoài Nhơn, tỷ lệ nước không có màu chỉ đạt 33,3%, không đục là 46,3%. Các tỷ lệ này ở huyện Phù Cát cũng thấp hơn mức bình quân, trong đó xã Cát Tiến có tỷ lệ nước khôngcó màu chỉ đạt 39,4%, không mùi chỉ đạt 45,5%. Các quan sát và trao đổi với người dân cho thấy, nước giếng ở một số nơi trong xã bị nhiễm phèn rất nặng, nên thường có màuvàng, có vị tanh. Ngay cả ở xã Cát Lâm, nơi mà nguồn nước được người dân đánh giá tốt hơn, tình trạng nhiễm phèn cũng khá phổ biến. Các tầng bùn dưới lòng đất do quá trình địa chất còn làm cho nước bị đục và có mùi bùn khi nước cạn. Nguồn nước giếng ở hai huyện An Nhơn và Tây Sơn ít bị nhiễm phèn hơn nên đạt yêu cầu cao hơn đối với các chỉ báo này.

Hộp 3: Thực trạng nguồn nước xã Cát Lâm, huyện Phù Cát

- Sử dụng nguồn nước chính là giếng đào (độ sâu 6 – 9m, vì nếu đào sâu hơn sẽ đụngvào đá). Số lượng sử dụng giếng khoan ít hơn.

- Cả 2 nguồn nước giếng đào và giếng khoan trong thôn đều bị nhiễm phèn, nhưngnước giếng khoan bị nhiễm phèn nhiều hơn nước giếng đào vì khi khoan sâu xuống thìđụng tầng nước phèn. Giếng khoan vào mùa nắng thì bị phèn nặng hơn, nước có mùihôi.

- Nguồn nước giếng thường thiếu nước vào tháng 5, 6, 7 âm lịch. Do đó phải sử dụnggiếng khoan trong khu đất trồng màu (4-5 hộ hùn tiền với nhau để khoan một giếng bơmnước tưới rau, màu. Khi thiếu nước người dân tới đây lấy về dùng hoặc đi xin nướchàng xóm. Tắm giặt thì ra sông.

(TLN hộ dân thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát)

Với những tính chất như trên, chất lượng nước giếng đào được người dân đánh giá nhưsau: 50,3% tốt, 20,9% khá, 23,1% trung bình, và 5,7% dưới trung bình. Tuy nhiên, chất lượng nước được đánh giá không đều giữa các địa phương. Tỷ lệ đánh giá tốt ở hai xãcủa huyện Hoài Nhơn chỉ 16,1%, ở xã Mỹ Hiệp của huyện Phù Mỹ là 37,3%, và ở xã CátTiến của huyện Phù Cát là 36,4%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân. Ở những nơicòn lại, chất lượng nước được đánh giá cao hơn (bảng 41).

3.2. Chất lượng nước giếng khoan

Ngoài giếng đào, nguồn nước phổ biến thứ hai là giếng khoan của hộ gia đình. Một số đặc điểm của giếng khoan được trình bày ở bảng 42. Kết quả cho thấy có đến 256 giếng khoan, chiếm 35,6% tổng số hộ khảo sát và lên đến 53,7% tổng số hộ không sử dụng nước máy. So sánh với tỷ lệ hộ có giếng đào ở trên, khoảng 1/4 số hộ không có nước máy sử dụng đồng thời giếng đào và giếng khoan. Tỷ lệ hộ có giếng khoan rất khác nhau giữa các địa phương. Các xã Tam Quan Nam, Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn, CátLâm, Cát Tiến của huyện Phù Cát, Phước Lộc của huyện Tuy Phước, thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn chỉ dao động không lớn xung quanh mức bình quân 53,7%. Trongkhi đó, các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ gần như không sử dụng giếng

Page 43: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

43

khoan. Đặc biệt, ở các xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước, thị trấn Bình Định của huyện An Nhơn, số giếng khoan rất nhiều trong khi hộ không sử dụng nước máy rất ít. Điều này cho thấy nhiều hộ mặc dù có sử dụng nước máy, vẫn đồng thời sử dụng giếng khoan cho các mục đích khác. Một khi người dân thấy chi phí sử dụng giếng khoan vẫn còn thấp hơn giá nước máy, họ vẫn còn tiếp tục sử dụng và đặt ra bài toán về mức tiêuthụ nước máy.

Độ sâu trung bình của giếng khoan là khoảng 18m với độ sâu nhất là 29m ở xã Mỹ Hiệp của huyện Phù Mỹ. Phù Cát là huyện có độ sâu trung bình ít nhất, chỉ trên dưới 10m. Nhìn chung, giếng khoan ở các địa bàn nghiên cứu là không sâu lắm và sự chênh lệch không lớn lắm. Trừ vài trường hợp sử dụng bơm tay, tuyệt đại đa số hộ có giếng khoan đều sử dụng bơm máy (98,8%). Kể cả các giếng đào, các nguồn nước trên đều không được xét nghiệm về chất lượng nước. Chỉ có 13 trường hợp xét nghiệm nước, trong đó gồm 11 giếng khoan và 2 giếng đào.

Về nhận xét cảm quan, kết quả cho thấy tình trạng cũng không có gì khả quan so với nước giếng đào (bảng 43). Tỷ lệ hộ cho rằng nguồn nước giếng khoan không màu là60,6%, không mùi là 61,9%, không vị là 82,9%, và không đục là 77,4%. So với giếng đào,một số chỉ báo của nước giếng khoan có chất lượng thấp hơn. Tương tự như đối với nước giếng đào, các chỉ báo trên ở một số địa phương đạt tỷ lệ thấp. Chẳng hạn, ở xãHoài Hương của huyện Hoài Nhơn tỷ lệ nước không có màu chỉ đạt 35,5%, không mùi là38,7%, còn ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cát thì các tỷ lệ tương ứng là 36,3% và 33,3%.Tuy nhiên, mức độ biến thiên giữa các địa phương đối với tính chất nước giếng khoan lớn hơn so với giếng đào. Một số chỉ báo cảm quan như không màu, không mùi, không vịđạt tỷ lệ rất cao (trên 90%) ở một số địa phương, như xã Cát Lâm của Phù Cát), xã NhơnAn của huyện An Nhơn, thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn. Điều này cho thấy, nguồn nước ngầm ở những nơi xa biển tốt hơn là những vùng gần biển.

Với những tính chất như trên, chất lượng nước giếng khoan được người dân đánh giá như sau: 44,8% tốt, 22,2% khá, 23,4% trung bình, và 9,5% dưới trung bình (bảng 44). Sovới nước giếng đào thì mức đánh giá chất lượng nước giếng khoan có thấp hơn. Phùhợp với các đánh giá cảm quan về nguồn nước giếng khoan giữa các vùng, chất lượng nước được đánh giá tốt là rất cao (từ 70% trở lên) ở các xã Cát Lâm của huyện PhùCát, Nhơn An của huyện An Nhơn, và thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn. Trong khiđó, chất lượng nước được đánh giá thấp hơn nhiều ở hai xã của huyện Hoài Nhơn và ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cát.

Một câu hỏi đặt ra là tại sao một số hộ không đóng giếng khoan để dùng? Kết quả từ Bảng 45 cho thấy, trong tổng số hộ không sử dụng giếng khoan, lý do quan trọng nhất làkhông có nhu cầu (40,1%), do nước ngầm bị phèn (19,4%) và do bên dưới mặt đất có nhiều đá, không thể khoan được (16,5%). Ngoài ra còn một số lý do khác như nước bị nhiễm mặn và không có tiền để làm giếng khoan. Kết quả đánh giá chất lượng nước giếng khoan của người dân ở trên cho thấy giếng khoan không phải lúc nào cũng là lựa chọn của người dân. Hầu như rất ít hộ gia đình ở Phù Mỹ trong mẫu khảo sát sử dụng giếng khoan dù ở đây chưa có nước máy. Lý do không có nhu cầu chiếm tỷ trọng cao nhất là do nước giếng đào có thể đáp ứng được nhu cầu hoặc hộ có sử dụng nước máy. Ở thị trấn Bình Định và thị trấn Phú Phong, gần như 100% số ý kiến trả lời lý do không

Page 44: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

44

sử dụng giếng khoan là không có nhu cầu (vì nơi đây đã có hệ thống nước máy). Đối với những nơi chưa có nước máy, lý do quan trọng nhất của việc không sử dụng giếng khoan là vì có thể sử dụng nguồn nước giếng đào, vì dưới lòng đất nhiều đá hoặc nguồn nước bị nhiễm phèn. Ở huyện Phù Mỹ, nơi có tỷ lệ sử dụng giếng khoan thấp nhất, lý do không có nhu cầu chiếm 38,1% và do dưới lòng đất có đá chiếm 35,6%. Ở huyện PhùCát, ngoài lý do không có nhu cầu chiếm tỷ lệ cao nhất (41,3%), do có đá dưới lòng đất (27%) và do nước ngầm nhiễm phèn (20,6%) là những lý do quan trọng nhất.

Hộp 4: Thực trạng nguồn nước xã Mỹ Châu, Phù Mỹ

Do nguồn nước trong thôn vẫn không thiếu, cứ đào sâu thêm là có nước sử dụng nên về vấn đề nước thì chưa cần thiết.

- Nước tại thôn bị nhiễm phèn và có váng.

- Đa số người dân trong thôn sử dụng giếng đào (khoảng 98%) và một số ít sử dụng giếngkhoan (khoảng 2%). Giếng đào có độ sâu khoảng 4 – 7m và giếng khoan thì khoảng 12m. Tạikhu vực hồ cá độ sâu của giếng 6 – 10m, khu vực núi 8 – 12m có giếng đến 20m. Khu vực đèo,giếng sâu 12m (có lúc đã khoan xuống 18m nhưng vẫn chưa đủ nước để sử dụng).

- Nguồn nước tại khu vực gần núi bị nhiễm phèn nặng, đặc biệt là vào mùa nắng. Khu vực phíatrong có giếng có phèn, có cái có phèn nhưng ít hơn phía ngoài khu vực gần núi.

- Tuy nhiên người dân vẫn đủ nước để sử dụng Nếu thiếu nước thì họ đào thêm giếng khác để sử dụng.

- Vào tháng 6, 7, 8 âm lịch, khu vực gần núi thiếu nước hơn các vùng khác, do đó họ đào giếngsâu xuống và dùng máy bơm nước lên. Nếu tiết kiệm thì vẫn đủ để dùng.

- Nước không có mùi hôi. Đa số người dân có xử lý nước trước khi dùng, đun sôi nước để uống.Tuy nhiên nước lạnh bỏ đá vào thì họ không nấu chín. Có khoảng 8% hộ đã có bình lọc nước.

(TLN hộ dân thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu huyện Phù Mỹ)

Hộp 5: Thực trạng nguồn nước ở xã Hoài Hương

Vấn đề nước sạch của địa phương là rất cấp bách.

- Nguồn nước bị nhiễm phèn nên người dân gặp khó khăn. Trước đây, có tổ chức UNICEP hỗ trợ xây dựng giếng đóng cộng cộng cho một số thôn ven biển có khó khăn về nước nhưng cũngkhông hiệu quả. Hiện có 1 hộ gia đình tận dụng lại một số giếng còn sử dụng được tổ chức bán nước lại cho người dân, nhưng nguồn nước cũng không bảo đảm.

- Hiện nay, xã chưa có nhà máy nước hay ống nước dẫn tới.

- Mùa mưa các giếng ở xã đều bị ngập, không sử dụng được nên phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt cho các hộ dân trong thời gian này.

(PVS cán bộ xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn)

Page 45: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

45

Hộp 6: Thực trạng nguồn nước xã Cát Tiến, Phù Cát

Toàn xã chưa có chương trình cung cấp nước sạch tập trung.

- Về lượng nước: Đủ dùng cho sinh hoạt và sản xuất, không bị thiếu nước vào mùamưa.

- Về chất lượng nước, có thể chia làm 2 loại:

+ Khu vực xóm 2 (khu vực chợ, đồng và trung tâm thôn nước bị phèn, có màu vàng,cặn, có mùi tanh hôi.)

+ Khu vực dọc lộ và khu vực gần chân núi thì nước tốt, ít bị phèn.

- Khu vực xóm 3 (xóm đồng ruộng) vào mùa mưa nước bị ngập, nhưng vẫn dùng nước giếng. Y tế xã phát thuốc khử để gia đình khử trùng nước.

(TLN nhóm nữ thôn Phương Phi, Cát Tiến, Phù Cát)

Mức độ phổ biến cũng như các tính chất và chất lượng nguồn nước giếng đào và giếng khoan mà người dân đánh giá cho phép có một cái nhìn khái quát về các nguồn nước sử dụng của các hộ dân chưa có nước máy. Việc sử dụng giếng đào hay giếng khoan phản ảnh nhu cầu của các hộ gia đình và khả năng cung ứng nước phù hợp của các nguồn này đối với nhu cầu của hộ. Các chỉ báo này là rất quan trọng để tham khảo khi đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển các dự án cung cấp nước sạch nông thôn.

3.3. Chất lượng nước máy

Hiểu được người dân đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn nước máy mà họ thụ hưởng là rất cần thiết để bảo đảm sự thành công của các dự án cung cấp nước tập trungnày. So với giếng đào và giếng đóng, nước máy mà các hộ dân sử dụng có tỷ lệ cao hơnnhiều ở các chỉ báo không màu và không vị, nhưng không thể hiện sự vượt trội đối với các chỉ báo không mùi và không đục (bảng 46). Tỷ lệ không màu đạt mức 89,2% vàkhông vị là 97,8%, trong khi đối với hai chỉ báo còn lại tương ứng là 76,2% và 69,3%.Các cuộc thảo luận với người dân cho thấy, mùi Clo là một trong những nguyên nhânlàm cho người dân cảm thấy nước có vị lạ, ngoài ra nhiều ý kiến cũng cho rằng nhiều khi nước bị đục, mà theo ý kiến của một chuyên viên kỹ thuật là do việc vận hành ở một số địa phương không theo đúng qui trình kỹ thuật. Xét theo các tiêu chí này, Tỷ lệ không màu đạt mức 89,2% và không vị là 97,8%, trong khi đối với hai chỉ báo còn lại tương ứng là 76,2% và 69,3% Một số nhận xét quan trọng khác như nước mạnh hay yếu, chất lượng có ổn định, và nguồn nước có ổn định không cũng được người dân nêu lên (bảng 47). Kết quả cho thấy trên 80% số ý kiến cho rằng nước chảy mạnh và chất lượng nước ổn định, nhưng chỉ có 61,9% cho rằng nguồn nước được cung cấp không bị gián đoạn.Rõ ràng, đây là một vấn đề mà các dự án nhỏ thường mắc phải khi mà các nguồn cung cấp nước chịu ảnh hưởng trong mùa khô hoặc thiết bị hư hỏng phải dừng để sửa chữa.Nhiều ý kiến của người dân cho rằng nước máy thường bị đục nhất là khoảng tháng 8, 9,10, là những tháng mưa lũ, và thời điểm nước thường bị đục nhất là vào buổi sáng, khi mới xả nước. Trong khi đó, những tháng mà việc cung cấp nước thường bị gián đoạn

Page 46: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

46

nhất là khoảng tháng 5, 6, 7, là những tháng mùa hè, khi mà nguồn nước bị giảm. Thời gian mất nước phụ thuộc rất nhiều vào nguồn điện. Do vậy, khi nào điện cúp thì nước cũng bị cúp.

Các đánh giá về chất lượng dịch vụ đối với 3 tiêu chí trên là khá khác nhau giữa các địa phương. Chất lượng dịch vụ cung cấp nước máy ở thị trấn Bình Định, thị trấn Phú Phong và xã Tam Quan Nam tốt hơn so với các địa phương còn lại vì đây các dự án cấp nước hiện đại hơn, trong khi các dự án cấp nước ở các xã là những công trình cấp nước nông thôn. Tuy nhiên, nguồn nước ở hai thị trấn thường bị gián đoạn hơn rất nhiều so với ở Tam Quan Nam.

Hộp: Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp nước ở thôn Thuận Thái, xã Nhơn An,huyện An Nhơn

Ưu điểm:

Giờ xả nước phù hợp: sáng từ 6 – 7 giờ, trưa từ 11 – 12 giờ, chiều 5 – 6 giờ.

Nước bơm rất mạnh.

Giá nước rẻ 2.000 đồng/m3.

Hạn chế:

Khi có sự cố thì nhà máy nước chưa thông báo rộng rãi đến người dân.

Nước buổi sáng có mùi hôi (mùi clo) nhưng chiều tối thì đỡ hơn.

Nhiều khi nguồn nước cấp bị đục và còn nhiều cặn.

(TLN nam thôn Thuận Thái, xã Nhơn An, huyện An Nhơn)

4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước

Một khía cạnh quan trọng cần quan tâm là khả năng tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước để sử dụng của các hộ dân như thế nào. Thông thường, các hộ gia đình nôngthôn thường sử dụng giếng đào hoặc giếng khoan trong vườn, nhưng có những nơinguồn nước tại chỗ không đủ hoặc không thể sử dụng cho mục đích ăn uống, chẳng hạn khi bị ngập lụt vào mùa mưa hoặc bị nhiễm mặn nhiều vào mùa khô… Trong những trường hợp như vậy, người dân thường phải lấy nước từ nơi khác. Đây là một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy tình trạng khó khăn về nước và do vậy là điều kiện cần thiết để đầu tư các dự án cung cấp nước sạch nông thôn.

Kết quả từ bảng 48 cho thấy, có 108 hộ (chiếm khoảng 1/4 số hộ không sử dụng nước máy trong mẫu khảo sát) có lấy nước từ nơi khác trong một thời gian nào đó trong năm,mặc dù việc thiếu nước diễn ra chủ yếu trong mùa khô. Hoài Nhơn và Tây Sơn là 2huyện có số hộ phải đi lấy nước từ nơi khác đông nhất. Có 55,6% chỉ di chuyển trong phạm vi dưới 100m và 21,3% là từ 100m đến 500m. Tuy nhiên, có đến 23,1% số hộ phải di chuyển ở khoảng cách trên 500m và tập trung chủ yếu ở huyện Hoài Nhơn. Hầu hết các hộ dân ở xã Tam Quan Nam của huyện Hoài Nhơn hoặc xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước phải mua nước từ xã khác vì nguồn nước tại chỗ bị nhiễm mặn, không để

Page 47: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

47

dùng để uống và nấu ăn được. Khoảng 80% số hộ không phải trả tiền, nhưng 20% cònlại thì phải trả tiền cho những lần đi lấy nước. Mức bình quân của một lần lấy nước làkhoảng 2.000đ, nhưng cũng có nơi mức tiền trả là 4.000đ như ở Phù Cát, An Nhơn.

Hộp : Thực trạng thiếu nước sạch và nhu cầu cấp bách về nước sạch ở thôn lạc Điền, xã Phước Thắng, Tuy Phước

Không có nước sạch để uống, sinh hoạt. dẫn đến tình trạng người dân thiếu nước uống, sinh hoạt.

Đi mua nước mất thời gian, những người làm công nhân thì không có thời gian đi lấy nước, phải nhờ người khác đi lấy nước hộ. Người già neo đơn không cóđiều kiện đi lấy nước, “một bà già hơn 80 ở gần nhà tôi, không có người đi chở nước nên chỉ toàn đi xin, có khi xin rồi vẫn không mang về nhà được.”

Với những hộ đi mua nước ở vòi nước công cộng, khi bị cúp nước phải tranh thủ đi mua nước.

Không có nguồn nước sạch, nuôi heo, gà cũng dễ bị dịch, người dân thất thu, ảnh hưởng đến kinh tế, làm người dân nghèo đi

(TLN hộ dân thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

Như đã phân tích ở phần trên, nước được sử dụng cho những mục đích ưu tiên khácnhau. Mục đích đầu tiên mà các hộ dân phải lấy nước từ nơi khác là dùng để uống (100%), tiếp đến là dùng để nấu ăn (91,7%) (bảng 49). Mục đích tắm giặt và các mục đích khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy nhu cầu bức bách về nguồn nước sinh hoạt của người dân ở những vùng này.

Dụng cụ phổ biến nhất mà các hộ nông thôn dùng để trữ nước là xây bồn chứa nước trên cao (51,5%) và tiếp đến là lu, vại, thùng (35,6%) (bảng 50 ). Các hình thức như bồn trên mặt đất hoặc bồn âm dưới đất ít được sử dụng vì không tiện ích. Điều này liên quanđến việc sử dụng máy bơm nước phổ biến ở nông thôn. Nước sau khi bơm lên được chứa trong bồn cao và do vậy tạo áp lực nước mạnh khi sử dụng, trong khi đó việc dùngbồn sát mặt đất chỉ thích hợp cho việc dùng nước từ đường ống cung cấp nước màkhông sử dụng máy bơm lên cao để trữ. Các huyện An Nhơn, Tuy Phước, và Phù Cát sử dụng nhiều bồn trên cao hơn là các huyện còn lại, đặc biệt là tỷ lệ sử dạng bồn này rất cao ở hai thị trấn vì tính tiện ích của nó và điều kiện kinh tế hộ khá hơn so với ở nông thôn.

5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng

Một trong những hành vi thể hiện nhận thức của người dân về tình trạng vệ sinh và sức khỏe là biện pháp xử lý nước trước khi dùng, đặc biệt là dành cho mục đích ăn uống. Kết quả khảo sát về các biện pháp xử lý nước dùng để uống đối với 720 hộ dân (bảng 51)cho thấy, có đến 67,1% số hộ dùng trực tiếp mà không có biện pháp xử lý nào, 12,8% số

Page 48: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

48

hộ có sử dụng bồn lắng và một tỷ lệ tương đương có dùng bể lọc nhanh1, và khoảng 7,2% số hộ có mua máy lọc nước để dùng. Điều này cho thấy mặc dù hầu hết người dânsử dụng nước trực tiếp hoặc lọc thô sơ, cũng có một bộ phân dân cư quan tâm đến chất lượng nguồn nước mà họ dùng để uống.

Tỷ lệ xử lý nước uống bằng các biện pháp khác nhau cũng tương đối khác nhau giữa các địa phương. Các hộ ở huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước có tỷ lệ sử dụng trực tiếp cao hơn các nơi khác (tương ứng là 85%, 74,8%, và 66,4%), có thể một phần là doở những nơi này có nguồn nước máy nên chất lượng nước đạt chuẩn, nhưng một phần là do nguồn nước tự nhiên ở đây ít bị phèn hơn các nơi khác. Tuyệt đại đa số người dân ở xã Vĩnh An không sử dụng bất kỳ biện pháp xử lý nước nào. Ở các huyện Hoài Nhơnvà Phù Cát, tỷ lệ các hộ không áp dụng biện pháp xử lý nước nào thấp hơn mức bìnhquân (tương ứng là 52,9% và 53,8%) trong khi có tỷ lệ sử dụng bể lọc nhanh cao nhất (tương ứng là 29,8% và 24,8%). Nước nhiều phèn ở các xã được khảo sát của hai huyện trên là một lý do quan trọng để giải thích cho việc áp dụng biện pháp lọc nước này. Ở hai thị trấn Phú Phong và Bình Định, nơi có mức sống cao hơn, mặc dù nhiều hộ có nước máy, vẫn có một tỷ lệ cao các hộ sử dụng máy lọc nước để uống (tương ứng là 20,6% và13,6%).

Các biện pháp xử lý nước dành để nấu ăn được trình bày ở bảng 52. Vì mức độ ưu tiênvề chất lượng nước dùng để nấu ăn chỉ thấp hơn một chút so với chất lượng nước dùngđể uống, nên các khuôn mẫu về xử lý nước đối với hai mục đích trên là khá tương đồng. Điểm khác biệt duy nhất là hầu như người chỉ dùng máy lọc nước để uống mà thôi (vìcông suất lọc rất thấp, không đủ để nấu ăn). Do vậy, tỷ lệ hộ sử dụng các biện pháp bể lắng hoặc bể lọc nhanh cho nguồn nước dùng để nấu ăn tăng lên đáng kể. Do lượng nước dùng để uống không đáng kể so với tổng mức tiêu thụ nước của hộ, nên điều nàykhông có ý nghĩa trong việc cung cấp nguồn nước tập trung. Đối với các mục đích tắm rửa hoặc tưới cây thì người dân thường dùng trực tiếp hoặc dùng bồn lắng, ít khi sử dụng nước từ bể lọc nhanh.

Các kết quả trên cũng phù hợp với nhận xét của người dân trong các cuộc thảo luận nhóm ở địa phương. “Nhịều người dân trong thôn sử dụng nước uống không qua hệ thống xử lý. Một số hộ có bình lọc nước nhưng không đủ nên chỉ dành cho những em nhỏ uống, người lớn thì dùng nước sống.” (TLN hộ dân thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện PhùCát). “Với nước uống thì đa số người dân dùng nước giếng khoan hoặc giếng đào để uống. Những vùng có phèn thì xử lý bằng lọc tự chế (bỏ cát và đá vào ảng lọc), một số dùng nước bình. Nước sinh hoạt là nước giếng không qua xử lý” (TLN Nhóm nữ thôn Phương Phi, xã Cát Tiến). Ở những nơi

Đặc biệt ở những vùng mà người dân thường có tập quán tắm sông thì tình trạng ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho người dân.

1 Bể lọc nhanh được sử dụng phổ biến ở địa phương là các ảng bằng đất nung được chứa các lớp than, sạn, cát để lọc phèn và các tạp chất hữu cơ. Nước được hứng vào các ảng nhỏ hơn đặt bên dưới và tronghơn, ít tạp chất hơn rất nhiều so với nước ban đầu.

Page 49: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

49

Hộp : Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe

- Có đến 70% phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa và bị bệnh ghẻ do tắm giặt ngay trên sông(khi đóng đập, nước nhiều).

(TLN nam và nữ thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát)

- Sau khi có nguồn nước sạch người dân đánh giá rằng da dẻ của mình hồng hào hơn,quần áo giặt trắng hơn.

(TLN hộ dân thôn Tư Cung, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

- Thiếu nước sinh hoạt, người dân ở đây vẫn còn xài nước sông dù biết rằng nước sông ở đây dơ và ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ như bệnh phụ khoa, trẻ viêm mắt, viêm da (do trẻ em lớn một chút là tắm ở sông).

(TLN hộ dân thôn Lạc Điền, Phước Thắng, Tuy Phước)

Một chỉ báo thể hiện rõ nét nhận thức của người dân về nguồn nước sử dụng và sức khỏe là mức độ đun nước sôi để uống của các hộ gia đình (bảng 53). Kết quả cho thấy, hầu hết người dân ý thức được tầm quan trọng của việc uống nước đun sôi. Khoảng 86,3% số hộ thường xuyên đun sôi để uống trong khi 11,4% thỉnh thoảng có đun sôi và2,4% là không bao giờ đun sôi. So sánh giữa các địa phương thì tất cả các xã/thị trấn đều đạt tỷ lệ bằng hoặc cao hơn mức bình quân, trừ xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn. Chỉ 26,3% số hộ ở Vĩnh An có đun nước sôi để uống, trong khi thỉnh thoảng có đun sôi là56,1%và không bao giờ đun sôi là 17,5%. Điều dễ hiểu là Vĩnh An có đông đảo bà conngười dân tộc nên nhận thức của họ về ảnh hưởng của việc uống nước sống đối với sức khỏe chưa cao.

6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình

Khối lượng nước tiêu thụ của các hộ gia đình là một chỉ báo quan trọng cần tham khảo khi đánh giá việc sử dụng tài nguyên nước và làm cơ sở cho việc tính toán công suất của các dự án cung cấp nước sạch trong tương lai. Bảng 54 trình bày mức tiêu thụ nước của hộ gia đình cho các mục đích ăn, uống, tắm rửa, vốn là những nhu cầu cơ bản đòi hỏi nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho dân cư. Tính trên toàn vùng khảo sát, mức tiêu thụ nước bình quân hộ là 617 lít/ngày, trong đó 30,4% số hộ sử dụng dưới 200 lít/ngày, 32,9% số hộ sử dụng khoảng 200-500 lít/ngày, 22,6% số hộ sử dụng khoảng 500-1000 lít/ngày, và chỉ có 14% số hộ là sử dung trên 1000 lít/ngày. Mức độ tiêu thụ nước cũng tương đối khác nhau theo từng địa phương. Các huyện Tuy Phước, An Nhơn, và Tây Sơn có mức tiêu thụ nước nhiều hơn so với các huyện còn lại.

7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình

Một chủ đề quan trọng mà cuộc khảo sát này nhắm đến là đánh giá tình trạng dịch vụ cung cấp nước máy cho các hộ gia đình trong vùng khảo sát. Tại các xã/thị trấn của bốn huyện có sử dụng nước máy, hình thức chủ yếu là sử dụng đồng hồ riêng, trừ xã VĩnhAn là sử dụng vòi nước công cộng do Chương trình 134 dành cho đồng bào dân tộc thiểu số cung cấp (bảng 55).

Page 50: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

50

Hộp : Tình trạng sử dụng vòi nước công ở làng Kon Jọt, Vĩnh An, Tây Sơn

Nguồn nước này được bơm tới hai hồ công cộng trong làng để người dân tới lấy về nhànấu ăn và uống. Tuy nhiên nguồn nước này vẫn bị thiếu vào mùa khô nên người dân cũng phải sử dụng nước suối để uống.

Người dân trong làng sử dụng nguồn nước tại hồ công cộng này không phải trả tiền. Còncác hộ bắt nước vào nhà thì tự trả tiền 3.000 đồng/m3.

Mùa mưa, lũ lụt thì nước trong hồ bị đục, không sử dụng được, phải sử dụng nguồnnước giếng xin từ 5 hộ có giếng về sử dụng. Nguồn nước này sử dụng một thời gian không còn hoạt động được nữa.

Trong năm 2009, Trung tâm nước sinh hoạt của tỉnh đầu tư trạm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong làng và xã lân cận. Nguồn nước này đã sử dụng được 3 tháng nay.

Nguồn nước này lấy từ suối con Ghé dẫn xuống hồ qua hệ thống lọc vi sinh và cung cấp cho người dân lấy nước nấu ăn và uống. Tại hồ nước công cộng không cho dùng nướcmáy để tắm giặt mà chỉ cho dùng để ăn uống.

Người dân chỉ nấu nước để pha trà mời khách còn bình thường thì uống nước suốisống.

Gần nhà rông có một vòi nước nhỏ chỉ để sử dụng cho những lễ hội của làng, tiền nướcbà con cùng góp chung vào trả. Làng đứng ra quản lý.

Chỉ có 2 hồ nước nên có lúc bà con phải xếp hàng lâu và tranh giành nhau nước.Từ sáng tới chiều thì có nước nhưng tối thì cúp (kể cả những hộ bắt riêng nước về nhà cũngbị cúp). Vì vậy rất khó cho người dân khi đi làm rẫy về nhà muộn không có nước sử dụng.Những người già ở xa hồ nước nước khó tiếp cận được nguồn nước

(TLN. Hộ dân làng Kon Jọt, xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn)

Để sử dụng nước máy, người dân phải đầu tư chi phí ban đầu, từ việc trả cho công trìnhcấp nước cho đến các chi phí lắp đặt đường ống từ đồng hồ cho đến nơi đặt vòi nước. Những chi phí này là không nhỏ đối với thu nhập của hộ nông thôn. Kết quả từ bảng 56cho thấy, đối với những hộ có đồng hồ nước riêng thì tổng chi phí ban đầu sử dụng nước máy mà hộ gia đình phải bỏ ra là khoảng 850 ngàn đồng, trong đó tiền đóng cho công trình cấp nước khoảng 400 ngàn đồng, đóng góp cho việc lắp đặt đường ống chung khoảng 100 ngàn đồng, và chi phí lắp đặt đường ống từ đồng hồ nước đến nhà là trên300 ngàn đồng. Điều đáng lưu ý là chi phí lắp đặt ban đầu này rất khác nhau giữa các địa phương. Các hộ ở xã Tam Quan Nam và xã Nhơn An phải trả khoản tương ứng là 1,8 và1,3 triệu, trong khi đó các hộ ở thị trấn Bình Định chỉ phải trả dưới 350 ngàn đồng (chỉ bằng 1/4 đến 1/5 chi phí ở 2 xã trên), chủ yếu là chi phí lắp đặt đường ống vào nhà. Traođổi với những hộ vừa mắc đồng hồ nước ở xã Tam Quan Nam cho thấy, tùy vào côngtrình cụ thể một số hộ được cấp đồng hồ miễn phí (trong khi một số hộ khác phải mua), nhưng họ phải trả chi phí nối thêm ống đến nơi đặt đồng hồ. Khoản chi phí này được chia đều cho các hộ dân tham gia vào việc sử dụng nguồn nước; nhiều hộ tham gia thìchi phí trên đầu người giảm. Tuy nhiên, đồng hồ nước chỉ được gắn sát với đường ống

Page 51: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

51

nước chính. Đối với những hộ ở mặt tiền đường thì rất thuận lợi, nhưng nhiều khi khoảng cách từ đường ống nước chính đến nhà dân ở nông thôn lại khá xa, lên tới vài trăm mét.Trong trường hợp này, chi phí có thể lên tới vài triệu và thật sự là trở ngại lớn cần tính đến khi phát triển hệ thống cấp nước tập trung ở nông thôn.

Đối với mức chi phí này, 49,2% số người trả lời cho là hợp lý nhưng 35,1% cho là tươngđối cao và 15,7% còn lại là quá cao (bảng 57). Tuy nhiên, trong khi hầu hết ý kiến ở thị trấn Bình Định (92,6%) cho là phù hợp (vì chi phí chỉ dưới 350 ngàn đồng), tỷ lệ này ở các xã/thị trấn còn lại đều thấp hơn mức bình quân (dao động trong khoảng 30-40%). Ở xã Phước Thắng, xã Nhơn An, và xã Vĩnh An, có trên 50% số hộ cho rằng chi phí tươngđối cao. Còn ở xã Tam Quan Nam và xã Nhơn An thì có nhiều ý kiến cho là chi phí quácao (vì chi phí cao hơn 4 đến 5 lần so với thị trấn Bình Định). Khoảng cách từ nhà đến đường chính, nơi có thể lắp đặt ống nước, đóng vai trò quyết định đối với chi phí lắp đặt.

Nhận xét về thủ tục và qui định để lắp đặt đồng hồ nước, hầu hết các hộ đang sử dụng nước máy đều cho rằng rất thuận lợi (50,8%) hoặc tương đối thuận lợi (47%) (bảng 58).Mặc dù các hộ ở hai thị trấn đánh giá mức độ thuận lợi cao hơn nhưng nói chung thủ tục và qui định để lắp đặt đồng hồ nước ở tất cả các nơi đều thuận lợi. Sự thuận lợi cũngnhư một số hạn chế của dịch vụ cung cấp nước đã được người dân nêu lên tại các cuộc thảo luận nhóm ở địa phương. “Thủ tục đăng ký rất dễ dàng. Đoạn đường nào đã có thiếtkế đường ống nước thì bắt ngay. Cung cấp đồng hồ miễn phí. Lắp đặt nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lắp đường ống vào nhà dân chưa đảm bảo chất lượng kỹ thuật nên thường xảy ra hư hỏng. Khi xảy ra hư hỏng, gọi dịch vụ sửa chữa lâu. Quản lý chưa tốt, khi xảy ra hư hỏng đường ống chung lâu được khắc phục, gây tổn thất nước. Thời gian lắp đặtống ở hộ gia đình không báo trước nên một số không có ở nhà nên không thể lắp đặtđược.” (TLN. Nhóm nam nữ khối Vĩnh Liêm, thị trấn. Bình Định, huyện An Nhơn)

Các cuộc trao đổi của nhóm khảo sát với đơn vị cung cấp nước máy và chính quyền địa phương ở các nơi đều quan ngại về tình trạng tiêu thụ quá ít, dẫn đến doanh nghiệp thukhông đủ chi. “Thu nhập của người dân thị trấn còn thấp, người dân buôn bán dọc quốc lộ thì không có vấn đề, nhưng đối với những hộ dân sống bên trong hẻm hoặc xa quốc lộ thì mức sử dụng thấp. Phần lớn nghề nghiệp của họ làm nông nên họ dùng rất tiết kiệm, chủ yếu dùng cho uống và nấu nướng.” (PVS cán bộ xí nghiệp cung cấp nước sạch, huyện An Nhơn)

Mức tiêu thụ nước máy và số tiền phải trả hàng tháng của hộ gia đình thể hiện ở bảng 59, phản ánh khá rõ nét tình trạng này. Tính bình quân, mỗi hộ gia đình tiêu thụ 9m3/tháng, trong đó thị trấn Bình Định có mức tiêu thụ thấp nhất (6m3) và xã Tam QuanNam có mức tiêu thụ cao nhất (12m3). Mức độ sử dụng giếng khoan rất cao ở thị trấn Bình Định và tình trạng nước bị nhiễm mặn cao ở xã Tam Quan Nam có thể là nguyênnhân chính làm cho mức độ tiêu thụ nước máy ở hai nơi khác xa nhau. Mặc dù mức chênh lệch giữa các địa phương không lớn, mức chênh lệch giữa các hộ dân là rất lớn. Một số hộ chỉ sử dụng 1-2m3/tháng trong khi có những hộ tiêu thụ khoảng 30m3/tháng.Nếu so với mức tiêu thụ nước bình quân hộ cho các mục đích ăn, uống, tắm rửa đãđược phân tích ở phần trên là 600 lít/ngày (hay 18 m3/tháng) thì người dân chỉ sử dụng nước máy cho 50% nhu cầu sử dụng nước, 50% còn lại chủ yếu là từ nước giếng khoan

Page 52: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

52

và/hoặc một phần là giếng đào. Điều này cho thấy, mức tiêu thụ nước máy còn có khả năng tăng lên khi các nguồn cung cấp nước thay thế không còn nữa.

Trừ các hộ dân ở xã Vĩnh An không phải đóng tiền, những hộ dân có đồng hồ nước phải đóng tiền điện với mức bình quân 23 ngàn, xấp xỉ mức 3000đ/m3. Nhìn chung, mức chi phí bình quân của hộ cho việc sử dụng nước máy là từ 20.000đ/tháng đến 30.000đ/tháng, chiếm từ 1% đến 1,5% trong tổng số chi hàng tháng của hộ. Trừ một số ý kiến ở xã Phước Thắng và xã Vĩnh An, hầu hết các ý kiến còn lại đều cho rằng mức chi tiền nước máy như vậy là hợp lý (bảng 60). Các cuộc trao đổi ý kiến với người dân ở một số nơi chưa có nước máy nhưng có nhu cầu cao cho thấy, người dân sẵn sàng trả chi phí cho tiền nước hàng tháng là 50.000đ hoặc thậm chí cao hơn. Với mức chi phí nhưhiện nay và với khả năng tăng gấp đôi lượng nước máy sử dụng thì số tiền phải đóng hàng tháng của hộ cũng chỉ ở mức 50.000đ/tháng đến 60.000đ/tháng. Tuy nhiên, một khả năng thứ hai cũng cần được tính đến. Đa số người trả lời cho rằng nếu tăng giá nước máy thì 68% số hộ sẽ tiết giảm lượng nước tiêu thụ, 10% tăng cường sử dụng nguồn nước khác thay thế, trong khi chỉ có 16,5% là vẫn sử dụng như cũ (bảng 61). Điều này cho thấy một số giới hạn của việc tăng tiền sử dụng nước, kể cả tăng giá hoặc tăng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, với những lợi ích thiết thực của nguồn nước máy đối với sinh hoạt và sức khỏe, mức chi mức 50.000đ/tháng đến 60.000đ/tháng là có thể chấp nhận được ở những nơi thật sự có nhu cầu.

Với việc cung cấp nước máy như đã được phân tích ở trên, trừ một số ít ý kiến không hàilòng, hầu hết ý kiến của người dân ở các địa phương đều cho thấy rằng họ tương đối hàilòng (63,2%) hoặc rất hài lòng (27,7%) đối với các dịch vụ này (bảng 62), mặc dù còn cónhiều hạn chế về chất lượng nước và quản lý nước cần được khắc phục.

Hộp: Đánh giá về chất lượng nước và quản lý nước máy ở thôn Tư Cung, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước:

Nguồn nước máy hiện nay không được sạch lắm, vẫn còn hiện tượng có nước nhớt, đóng bùn đen, hoặc thỉnh thoảng có đóng vàng và mùi clo. Khi nấu có những mảng màu vàng,trắng đục bám xung quanh ấm, nồi (dùng khoảng 2-3 ngày là có hiện tượng bám các mảng màu này, phải dùng dao cạt lớp màu này vì nó rất cứng). Nhưng nếu so sánh với nguồn nước giếng đào và giếng khoan tại chỗ thì người dân đánh giá nguồn nước máy sạch hơn.

Giá nước hiện nay là được, riêng hộ nghèo thì họ cũng sử dụng nhưng tiết kiệm hơn. Giácả tương lai phụ thuộc vào giá cả thị trường lúc đó. Nếu sau này thay đổi cơ chế xả nước trực tiếp và chất lượng tốt hơn thì người dân chấp nhận thay đổi giá.

Nước dẫn đến từng hộ gia đình yếu (thường là yếu vào giờ sáng nhưng nếu xả vào giờ chiều thì nước chảy mạnh hơn).

Hiện nay, hộ gia đình phải phân công người trong hộ canh nước theo giờ xả nước của nơicung cấp nước. Nhiệm vụ này thường do phụ nữ đảm trách. Lịch cúp nước hiện nay không được thông báo, gây cản trở cho sinh hoạt của người dân trong những ngày cúp nước đột xuất.

(TLN hộ dân thôn Tư Cung, xã Phước Thắng, Tuy Phước)

Page 53: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

53

8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy

Mặc dù hầu hết các hộ dân ở những nơi có đường ống nước đều sử dụng nước máy, nhưng có một tỷ lệ nhỏ vẫn không sử dụng. Kết quả từ cuộc khảo sát đối với những người này cho thấy, hai lý do quan trọng nhất là chi phí ban đầu cho việc lắp đặt để có thể sử dụng nước máy là cao so với khả năng kinh tế của hộ và hộ chưa có nhu cầu bức bách về nước máy (bảng 63). Về chi phí ban đầu, khoản chi phí để lắp đường ống từ đồng hồ nước vào nhà là lớn nhất và được người dân xem là trở ngại nhất đối với việc sử dụng nước máy (21,5% số ý kiến). Khoản chi lớn tiếp theo là để lắp đặt được đồng hồ nước vì ngay cả được cấp đồng hồ miễn phí thì các chi phí lắp đặt từ đường ống chính đến đồng hồ cũng khá cao (thường là một số hộ hùn lại để lắp đặt), chiếm 15,4% số ý kiến. Có đến 18,5% số ý kiến trả lời là do không có nhu cầu vì có thể sử dụng nguồn nước giếng đào hoặc giếng khoan. Một lý do quan trọng thứ ba, chiếm 15,4% số ý kiến, là do có đường ống chính đi qua nhưng chưa cho hộ dân sử dụng. Những yếu tố thuộc về chất lượng nước hoặc quản lý nước chỉ là những lý do ít quan trọng trong việc giải thích vì sao người dân không sử dụng nước máy.

Hộp: Lý do không dùng nước trong khu vực có dịch vụ

“Một số trong khu vực có đường ống đi qua nhưng người dâ không nối đường ống vào nhà, vìhọ cho rằng chất lượng nguồn nước giếng đào, giếng khoan vẫn tốt; bơm nước lên không cómùi hôi và không có phèn, nên tiếp tục sử dụng để tiết kiệm một khoản chi phí. Mặt khác, mộtsố hộ nghèo trong khu vực còn gặp khó khăn về kinh phí trong việc lắp đặt đường ống dẫnnước vào nhà.”

(TLN. Nhóm nam nữ, thôn Vĩnh Liêm, thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn)

“Những người ở khu vực có đường ống chính nhưng chưa bắt nước vào nhà là vì họ không đủ kinh tế và vì nguồn nước giếng sử dụng hiện nay vẫn tốt.”

(TLN. Hộ dân ở khối 3, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn)

“Thói quen của người dân từ trước tới giờ là sử dụng nước giếng, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng nước máy. Phải nói rằng nước máy là sản phẩm mới, để người dân sử dụng được phải có thời gian chứ không dễ một ngày một hai là họ sử dụng như hàng hóakhác được. “

(PVS cán bộ xí nghiệp cung cấp nước sạch, huyện An Nhơn)

9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy

Đánh giá nhu cầu tiềm năng là rất cần thiết để phát triển các dự án nước trong thời gian tới. Cuộc khảo sát đã phỏng vấn 452 hộ ở nơi chưa có nước máy về sự cần thiết của dịch vụ này. Kết quả từ bảng 64 cho thấy, 29% số hộ cho rằng “rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện và 13,3% cho rằng “rất cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện, đa số còn lại đều cho rằng chưa bức bách, hiện tại chưa cần, và hoàn toàn chưa cần. Điều này cho thấy rằng, việc phát triển các dự án nước trong thời gian tới nên tập trung vào nhóm hộ thứ nhất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu về nước của nhóm thứ hai.

Đối với những hộ thuộc nhóm thứ nhất thì xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn và xãCát Tiến của huyện Phù Cát là có tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 59% và 46,7%. Điều này

Page 54: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

54

là hoàn toàn hợp lý vì đây chính là hai xã mà các kết quả khảo sát cho thấy nguồn nước bị nhiễm phèn rất nặng. Một số địa bàn ở xã Tam Quan Nam của huyện Hoài Nhơn, xãPhước Thắng của huyện Tuy Phước cũng bị nhiễm mặn và thiếu nước sạch mà nhiều người dân đã đề cập trong các cuộc thảo luận nhóm. Ngoài ra một số xã khác cũng có tỷ lệ xấp xỉ 30% số hộ cho rằng rất cần nước máy và đủ điều kiện để thực hiện các dự án cung cấp nước. Xác định đúng nhu cầu là điều kiện tiên quyết để các dự án cung cấp nước sạch tập trung ở nông thôn thành công.

Người dân cũng nhận thức khá rõ về chất lượng các nguồn nước và ảnh hưởng đối với sức khỏe. Kết quả từ bảng 65 cho thấy, dù chưa dùng nước máy nhưng 89,6% số người được hỏi cho rằng nước máy tốt hơn nước giếng, ao, hồ, sông, suối…; 79,6% số người cho biết nước máy giúp hạn chế các loại bệnh tiêu hóa, 63,3% số người cho rằng nước máy giúp hạn chế các loại bệnh ngoài da, và 60,2% đồng ý rằng nước máy giúp hạn chế các loại bệnh mãn tính do nguồn nước chưa xử lý bị nhiễm các độc tố. Mặc dù các tỷ lệ trên là khá cao nhưng mức độ giảm dần khi các câu hỏi liên quan đến những nội dung chuyên biệt hơn, đòi hỏi nhận thức cao hơn. Nghĩa là dù đồng ý rằng nước máy tốt hơnvà làm giảm các bệnh tiêu hóa (vì liên quan trực tiếp đến nguồn nước sử dụng mà người dân đã từng trải nghiệm về mối quan hệ nhân quả này), một tỷ lệ đáng kể người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ tác động tích cực của nước máy đối với các bệnh ngoài da vàbệnh mãn tính (vì nó không thể hiện ngay tức thời).

Từ những nhu cầu thật sự về nước máy và ảnh hưởng của nước máy đối với sức khỏe trên, một tỷ lệ khá cao (38,1%) sẵn sàng đăng ký sử dụng ngay nếu có dịch vụ cung cấp nước máy, 27,4% sẽ cân nhắc khả năng chi trả của gia đình, và khoảng 34,5% là chưacó ý định sử dụng hoặc chưa có ý kiến (bảng 66). Có thể nói đây là chỉ báo quan trọng nhất để ước lượng mức độ tham gia vào dự án nước nếu được xây dựng. Một lần nữa, tỷ lệ sẵn sàng tham gia cao nhất là ở xã Hoài Hương (72%) và xã Cát Tiến (50%). Các xã/thị trấn còn lại có tỷ lệ sẵn sàng tham gia cao gồm xã Phước Lộc (43,3%), xã Mỹ Hiệp (42,6%), xã Mỹ Hiệp (42,6%), thị trấn Phú Phong (39,4%), xã Tam Quan Nam (36,7%).Đây có thể xem là những nơi tiềm năng để xem xét phát triển các dịch vụ cung cấp nước máy. Số hộ tham gia sẽ được bổ sung đáng kể từ những hộ sẽ cân nhắc khả năng chi trả của gia đình khi sử dụng nguồn nước này. Ở những nơi mà người dân cho rằng chưacần thiết và chưa có ý định sử dụng thì chưa nên phát triển các dự án cung cấp nước sạch tập trung ở đây.

Hộp : Một số đề xuất của người dân khi phát triển dịch vụ cung cấp nước máy

Người dân có thể sử dụng nguồn nước máy trong trường hợp được bắt đường nước vàotận nhà, họ chỉ trả tiền nước xài hàng tháng.

Trước khi triển khai cần có cuộc họp tham khảo ý kiến người dân về giá cả.

Cần có sự giám sát của người dân khi triển khai thực hiện.

Người dân có thể đóng góp ngày công lao động.

(TLN. Nhóm nữ ở thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát)

Page 55: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

55

Một cách cụ thể hơn, cần tìm hiểu xem các hộ dân sẽ sử dụng nguồn nước máy như thế nào nếu các dự án này được thực hiện. Điều này sẽ đóng vai trò quyết định về lượng nước trung bình mà hộ sẽ sử dụng trong tháng. Kết quả từ bảng 67 cho thấy, tỷ lệ hộ sử dụng nước máy cho các mục đích khác nhau như sau: 100% dùng để uống, 97,3% dùngđể nấu ăn, 24,5% dùng để tắm rửa, 15,4% dùng để giặt quần áo, và 17,4% dùng để rửa chén bát, nhà cửa. Các tỷ lệ trên là tương đương với các tỷ lệ ở nhóm hộ hiện đang sử dụng nước máy. Nhìn chung, mục đích sử dụng nước máy của các hộ dân không có sự khác biệt đáng kể, phản ánh những khuôn mẫu chung của việc sử dụng nước máy nếu được cung cấp.

Cuộc khảo sát cũng cung cấp những chỉ báo cụ thể để tham khảo về ước lượng số m3

nước máy mà một hộ sẽ sử dụng nếu được cung cấp. Kết quả từ bảng 68 cho thấy, với những mục đích sử dụng nước máy như trên, người dân ước lượng mức tiêu thụ nước của hộ là rất thấp, chỉ khoảng 3,3 m3/tháng, chỉ bằng khoảng 1/3 mức tiêu thụ bình quâncủa những hộ hiện đang sử dụng nước máy là 8,9 m3/tháng. Mức tiêu thụ bình quângiữa các địa phương khác nhau không nhiều, nhưng giữa các hộ với nhau thì khá lớn. Có một số hộ dự định chỉ dùng nước máy để uống nên tiêu thụ hầu như không đáng kể, trong khi một số ít hộ dự kiến mức tiêu thụ lên đến vài ba chục khối nước mỗi tháng. Đây có thể chỉ là do tâm lý ban đầu. Nhiều người dân nghĩ chỉ dành nước máy cho các mục đích ăn uống để tiết kiệm chi phí. Bằng chứng cho thấy, số tiền mà các hộ đang sử dụng nước máy hiện nay phải trả hàng tháng là 23 ngàn đồng, trong khi ý kiến của những hộ dân hiện chưa có nước máy cho rằng họ có thể trả ở mức trung bình là 22 ngàn đồng. Sự gần trùng khớp về khoản chi phí về nước cho thấy người dân ở những vùng này cóthể sử dụng nước máy đạt mức như các hộ hiện nay đang dùng là khoảng 9 m3/tháng/hộ. Tính tiện dụng của nước máy và xu hướng thích nghi nhanh với tiện nghi sẽ làm cho đa số hộ sử dụng nước máy để tắm giặt và rửa ráy. Do vậy, mức tiêu thụ thực tế sẽ cao hơn nhiều so với các ước lượng ban đầu này. Công tác tuyên truyền, vận động về ảnh hưởng của nguồn nước đối với sức khỏe là một nhân tố quan trọng để tăng cường sử dụng nước máy trong người dân.

III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường của các hộ dân cư

1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư

Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 69 cho thấy, có thể phân 12 xã/thị trấn khảo sát thuộc 6 huyện vùng dự án làm hai khu vực: (1) Khu vực hiện có dịch vụ thu gom rác gồm 4 xã/thị trấn là thôn Ca Công Nam của xã Hoài Hương (huyện Hòai Nhơn), thôn Hạnh Quang của xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước); khối Vĩnh Liêm, thị trấn Bình Định (huyện An Nhơn) và khối 3, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn); (2) Khu vực hiện không có dịch vụ thu gom rác gồm những thôn thuộc các xã còn lại trong mẫu khảo sát.

Ở khu vực có dịch vụ thu gom rác, đa số hộ dân sử dụng dịch vụ này. Thị trấn Bình Định có 100% số hộ được khảo sát có tham gia dịch vụ thu gom rác. Tuy nhiên, một số hộ mặc dù nằm trong khu vực có dịch vụ thu gom rác nhưng không sử dụng như ở xã Hoài

Page 56: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

56

Hương (17,9% số hộ nằm trong khu vực có dịch vụ nhưng không tham gia), xã Phước Lộc (12,9% số hộ nằm trong khu vực có dịch vụ nhưng không tham gia) (bảng 70). Lý do chính mà những hộ này không tham gia là vì: (1) Chưa cần dịch vụ này vì họ có thể tự xử lý rác theo cách truyền thống là chôn hoặc đốt. Trong số những hộ không tham gia dịch vụ thu gom rác ở xã Hoài Hương, khoảng 40% chôn, 40% đốt, và số còn lại xử lý rác theo cách khác. Ở xã Phước Lộc, 100% số hộ xử lý bằng cách đốt rác. (2) Nhà cách xađiểm tập kết rác. Tính chung cho toàn mẫu khảo sát, khoảng cách trung bình từ nhà đến đường chính là 100m, và 22,4% số hộ có khoảng cách từ nhà đến đường chính trên100m. Ở các thị trấn tỷ lệ thì khoảng cách này có ngắn hơn nhưng ở một số huyện nhưPhù Mỹ thì có đến 43,8% số hộ có khoảng cách đến đường chính trên 100m. Khoảng cách này là một trong những trở ngại cho việc tiếp cận với dịch vụ thu gom rác.

Đối với những nơi không có dịch vụ thu gom rác, thì đốt rác là cách xử lý được hầu hết các hộ gia đình lựa chọn (69,1%), chôn và vứt ra ngoài đường là các cách ứng xử tương đối phổ biến (tương ứng là 11% và 9,1%). Ngoài ra, người dân còn vứt ra vườn hoặc đổ xuống ao, hồ sông ngòi (Bảng 71 ). Có sự khác nhau đáng kể về cách thức xử lý rác thải giữa các xã, nơi có mức đất thổ cư rộng hơn, với các thị trấn và các xã có ít đất thổ cư. Ở nông thôn, nơi có vườn rộng, rác được xử lý bằng các cách chôn và đốt là phổ biến. Ví dụ, ở xã Tam Quan Nam, có 76,7% là đốt, 20% là chôn và chỉ 1,7% là vứt xuống sông ngòi. Ở thị trấn, có hai cách chủ yếu là đốt và vứt rác ra ngoài tự nhiên. Ví dụ, ở thị trấn Phú Phong, có 48,5% số hộ đốt, 9% chôn và 30,3% vứt ra ngoài tự nhiên. Một số xãcó mật độ dân số cao, phần lớn hộ dân không có vườn nên chỉ có thể xử lý bằng cách làđốt hoặc/và vứt ra đường. Ví dụ, ở xã Phước Thắng, tỷ lệ vứt rác ra ngoài tự nhiên là16,1%, ở Phước Lộc là 24,1%, ở Vĩnh An là 17,5% trong tổng số hộ không sử dụng dịch vụ thu gom rác. Các cuộc thảo luận nhóm cũng cho thấy, việc chôn hay đốt rác còn phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng và loai rác. Người dân thường chọn giải pháp chôn rác vào mùa mưa vì rác ướt không đốt được. Họ thường đào những hố nhỏ trong vườn để chứa rác và lấp lại, đào hố khác khi hố cũ đã đầy. Vào mùa khô, người dân thường đốt rác nhưng cũng chôn những loại rác không đốt được.

Các kết quả trên cho thấy, đối với những vùng nông thôn có nhiều đất thổ cư và với mức rác thải ít, thành phần rác công nghiệp không nhiều, có đất vườn để chôn lấp hoặc đốt, cư trú không tập trung, và khoảng cách đến điểm tập kết rác xa thì việc tổ chức thu gomrác thải là chưa thật sự cần thiết. Ở những nơi này, vấn đề nổi lên là thu gom và xử lý rác thải từ các chợ và các làng nghề. Hiện nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở các chợ nông thôn vẫn còn mang tính tự phát, chưa được qui hoạch ổn định. Tuy nhiên, ở những nơi dân cư sống tập trung đông đúc, ít đất thổ cư, thì việc vứt rác ra đường làm cho môitrường sống bị ô nhiễm và do vậy có thể đặt ra nhu cầu đối với công tác thu gom rác. Ở những nơi này, đường giao thông thuận lợi là một yếu tố quan trọng để thu hút sự tham gia của người dân.

1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư

Tình hình nước thải và cách xử lý nước thải hiện nay ở các địa bàn khảo sát cũng là một vấn đề đặt ra cần giải quyết, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Nguồn nước thải chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi gia súc, gia cầm như chăn nuôi heo, trâu, bò.

Page 57: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

57

Tính chung trong toàn mẫu khảo sát, có đến 53,1% số hộ có chăn nuôi gia súc. Một số địa phương như huyện Phù Mỹ, Phù Cát, tỷ lệ chăn nuôi là rất phổ biến. Tình trạng chănnuôi trong khu vực dân cư sinh sống đã đặt ra vấn đề bức thiết về việc xử lý chất thải chăn nuôi, đặc biệt là ở những nơi người dân sống tập trung đông đúc. Kết quả từ bảng 72 cho thấy, hầu hết những hộ chăn nuôi ủ phân tự nhiên để làm phân bón (86,1%) và7,1% không thực hiện bất kỳ biện pháp xử lý nào, trong khi số hộ chăn nuôi có làmbiogas chỉ chiếm 7,1%. Một số địa phương có tỷ lệ hộ chăn nuôi xây hầm biogas để xử lý nước thải và phân cao hơn như ở Hoài Nhơn (17%), nhưng số hộ thực hiện biện pháp tích cực này vẫn còn rất ít. Các cuộc trao đổi với cán bộ địa phương cho thấy, chính quyền các cấp cũng đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Có hai giải pháp cơbản: Một là vận động các hộ chuyển việc chăn nuôi ra khu vực tập trung. Kết quả cho thấy giải pháp này không khả thi vì việc đầu tư tốn kém và không thuận tiện cho người dân quản lý, trong khi hầu hết đây là chăn nuôi nhỏ theo qui mô hộ. Hai là xây dựng hầm biogas cho các hộ gia đình có chăn nuôi tại chỗ. Mặc dù có một số vấn đề về kỹ thuật cần khắc phục như tình trạng tích tụ các chất cặn trong túi biogas sau khi đã phân hủy, nhưng đây là một hướng tối ưu trong điều kiện hiện nay. Các chính sách trợ vốn để xây hầm biogas của chính quyền và các tổ chức xã hội đã đóng một vai trò rất quan trọng, vàcần phải được mở rộng hơn nữa để khuyến khích mô hình này.

1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư

Ngoài rác và nước thải, nhà vệ sinh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Số liệu cụ thể về nhà vệ sinh của hộ trong mẫu khảo sát ở Bảng 73 cho thấy, 30,7% số hộ có nhà tiêu tự hoại, 22,5% số hộ có nhà tiêu dội nước, 13,8% số hộ có nhà tiêu 2 ngăn, nhưng vẫn còn có tới 31,9% số hộ không có nhà tiêu.

Tuy nhiên, sự phân bố các loại nhà tiêu là khá khác nhau. Khu vực thị trấn và những xãgần đô thị thì đa số có nhà vệ sinh tự hoại hoặc nhà vệ sinh thấm dội, trong đó các hộ ở thị trấn thì sử dụng nhà tiêu tự hoại nhiều hơn. Tỷ lệ nhà tiêu tự hoại của các hộ ở thị trấn Bình Định lên đến 74,6%, ở thị trấn Phú Phong là 49,2%. Các hộ ở xã Phước Lộc, Phước Thắng của huyện Tuy Phước cũng có tỷ lệ nhà tiêu tự hoại khá cao, tương ứng là48,3% và 40,3%. Hầu hết các hộ còn lại ở những địa phương này sử dụng nhà tiêu dội nước. Mặc dù có tỷ lệ nhà tiêu phù hợp vệ sinh cao nhất, nhưng ở khu vực Tuy Phướcvẫn còn một số hộ không có nhà tiêu. Các hộ ở huyện Hoài Nhơn có nhà tiêu tự hoại đạt xấp xỉ 1/3, hầu hết số hộ còn lại đều sử dụng nhà tiêu dội nước và nhà tiêu hai ngăn, hầu như rất ít hộ không có nhà tiêu. Hoài Nhơn là huyện có tỷ lệ hộ có nhà tiêu cao nhất.

Đối với các địa phương còn lại, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp và rất nhiều nơikhông có nhà tiêu. Có đến 98,2% số hộ ở xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn không có nhàtiêu. Tỷ lệ này ở xã Cát Lâm và Cát Tiến của huyện Phù Cát tương ứng là 85,2% và41,7%, ở xã Nhơn An của huyện An Nhơn là 46,7%, ở xã Mỹ Hiệp và Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ tương ứng là 50,8% và 33,3%. Tình trạng đi tiêu ngoài ruộng hoặc đất trống là khá phổ biến ở nhiều nơi nhưng chậm được khắc phục do nhận thức của người dân chưa cao về vấn đề này. Việc phóng uế ngoài tự nhiên là một nguyên nhân quantrọng làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và lây lan nhiều loại bệnh trong cộng đồng.

Page 58: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

58

Hộp : Nhà vệ sinh ở nông thôn

“Hố xí hiện nay cũng là vấn đề khó khăn. Nhiều hộ gia đình hiện nay vẫn chưa có nhàvệ sinh, chưa nói đến nhà vệ sinh tự hoại có chất lượng, cũng còn một số hộ gia đình họ đi ra ngoài đồng, một số thì có nhưng họ lại không sử dụng do không có nguồn nước. Hàng năm nhà nước cũng hỗ trợ người dân vay tiền làm nhà vệ sinh, nhưng chỉ có số ít vay do người dân cảm thấy tiền hỗ trợ vay làm nhà xí không đủ làm, và gia đình họ khó khăn cũng không thể bỏ tiền ra thêm để làm.

(PVS Ủy ban nhân dân xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn)

2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ sinh môi trường, dịch bệnh

2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường nói chungKết quả khảo sát cho thấy, tình hình rác thải và nước thải ở các địa bàn khảo sát là một trong những vấn đề nổi cộm cần giải quyết.

Về rác thải sinh hoạt: Hiện nay nhiều địa phương chưa có bãi rác, nên rác sinh họat vứt bừa bãi ngoài đường, hoặc những bãi đất trống. “Những khu vực chưa có dịch vụ thugom rác thì người dân mang rác vứt ra khu nghĩa địa, hình thành một bãi rác tự phát.”“Giáp đường quốc lộ 1A mới (tuyến tránh) có một nghĩa địa lâu đời nay đang nằm trongdiện qui hoạch giải tỏa, trở thành một bãi rác tự phát của người dân từ các khu vực lâncận đem tới vứt bỏ, làm ô nhiễm khu vực này.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề,khối Vĩnh Liêm, thị trấn Bình Định). Từ những cách như vậy hình thành nên những bãirác tạm thời, tự phát và chưa có hệ thống xử lý. “Hiện có 3 hố rác tạm thời do thôn tự quản. Rác của tất cả các hộ bỏ ở đây. Người dân không bỏ rác sau nhà vì không có đất. Những hố rác tạm thời chưa qua xử lý sơ bộ như phun thuốc, diệt ruồi, muỗi, chống mùihôi. Do đó ảnh hưởng đến một số hộ dân xung quanh khu vực hố rác.” (Nhóm hộ dân hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương). Ở xã Phước Lộc cũng có 3 bãi rác tự phát ở các khu vực: dưới chân cầu, gần đường xe lửa, khu vực gầnquốc lộ. “Khi rác tại những khu vực này nhiều thì người dân sống xung quanh khu vực đótự đốt. Bên cạnh đó một số ít những hộ dân gần quốc lộ vứt rác ra sông gần sát quốc lộ (kênh HTS5). Rác từ các nơi đầu nguồn trôi xuống bên dưới gây ứ đọng, ô nhiễm.”(Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, thôn Phước Mỹ 2, xã Phước Lộc).

Về rác thải ở chợ: Hầu như các chợ đều chưa có qui hoạch bãi thu gom rác, gây ônhiễm môi trường. “Rác tại chợ chưa có người thu gom và quản lý, người dân buôn bántự đem rác ra khu vực bờ sông bỏ tập trung thành bãi, sau đó đốt.” (Nhóm nam, thônThuận Thái, xã Nhơn An). “Rác chợ không có chỗ đỗ. Trước kia đỗ dọc bờ sông nay không đổ được nữa nên bị ứ đọng. Vào mùa mưa bị ô nhiễm năng, nước đọng lại.”(Nhóm nam, thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam). Chợ Phương Phi, xã Cát Tiến, “không có nơi đổ rác, đổ ở đất trống (người quản lý chợ gom rác đổ ở khu nghĩa địa); nước rửa cá đổ ra đường, có mùi hôi thối” (Nhóm nữ nông nghiệp, thôn Phương Phi, xãCát Tiến).

Page 59: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

59

Rác, xác chết động vật vứt xuống sông, kênh rạch,… “kênh thủy lợi Bồng Sơn nước bị ô nhiễm do xác chết động vật. Người dân thôn Tăng Long 1 đã dùng lưới B40 để ngăn xác chết từ những thôn khác chảy đến (kênh này bị ô nhiễm nặng, nước bị hôi thối, người dân không dám rửa chân trong khi nguồn nước này phục vụ cho nông nghiệp).” (Nhómnam, thôn Tăng long 1, xã Tam Quan Nam).

Việc xử lý rác hiện tại gây ô nhiễm môi trường, “Tình hình xử lý rác còn rất phức tạp.Trên 50% hộ xử lý rác thải bằng cách đốt, số còn lại thì vứt ra đường, ra sông. Số hộ xử lý rác thải đốt tập trung nhiều ở khu vực xa đường trục lộ 636A, vì những hộ này có đấtvườn rộng.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An, huyện An Nhơn.). “Rác thảinhựa, bịch ni lông khi đốt gây mùi hôi.” (Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An).

Bên cạnh rác thải sinh họat, môi trường xung quanh còn bị ô nhiễm nặng bởi nước thải chăn nuôi, nước thải sinh họat, nước thải từ các cơ sở sản xuất, lò mổ giasúc. “Mùi hôi thối của cống thoát nước và hố ga làm ảnh hưởng đến người dân. Quyhoạch lắp đặt không bài bản, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ làm môi trường bị ônhiễm.” (Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, khối 3, thị trấn Phú Phong). “Nước thải chăn nuôi thải ra vườn, có mùi thối, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh. Nhà đóng cửa suốt ngày, mở cửa ra có mùi hôi, khách khứa không ngồi nói chuyện được”. (TLN nữ hộ dân thôn Phương Phí, xã Cát Tiến); “Ảnh hưởng do cơ sở chế biến nước mắm của thônThanh Liêm về việc rửa bao bì làm nguồn nước sông bị ô nhiễm. Một cơ sở nước mắncủa thôn Thanh Giang trong quá trình vận chuyển cá có nước thải gây mùi hôi và nhàmáy nước thải nước cặn ra đồng làm ảnh hưởng tới ruộng lúa người dân trong thôn.”(Nhóm nam, thôn Thuận Thái, xã Nhơn An); “Nước thải của cơ sở chế biến nước mắmthải thẳng ra sông. Đến mùa gió Tây đưa mùi hôi bay khắp vùng.” (Nhóm nam nôngnghiệp, thôn Tân Dương, xã Nhơn An); “Sản xuất mì ở Hoài Hảo thải nước thải xuống sông. nước sông bị ô nhiễm: cá chết, nước tràn lên ruộng ảnh hưởng đến cây lúa, hồ nuôi cá dọc bờ sông” (TLN nam, thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam).

“Hiện nay các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên huyện không có hệ thống xử lý nước thải, trừ Bệnh viện. Vấn đề này hiện đang bỏ ngỏ làm không đúng qui trình, nước thải trong dân không kiểm soát được. Kiểm tra, xử lý và hướng dẫn, nhưng vấn đề nước thải hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Chủ yếu vẫn là vấn đề nước thải của hộ sản xuất kinh doanh liên quan đến môi trường.” (PVS cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện HoàiNhơn).

Ngoài ra, ở nông thôn còn bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: “Hiện nay ô nhiễm nguồn nước từ rác thải của bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Do người dân sau khi sử dụng thì vứt những bao, bình thuốc ngay bên cạnh giếngngoài ruộng và vứt ngay xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước. Trâu, bò uống vào bị bệnh chết.” (TLN Nhóm nam nữ sinh sống rải rác xung quanh thôn An Điềm, xã CátLâm); “Môi trường tại thôn rất ô nhiễm kể cả không khí lẫn nước do người dân dùngthuốc sâu (chai và bao bì thuốc sâu vứt lung tung) làm thấm xuống nguồn nước.” (Nhómnam hỗn hợp, thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu); “Gần đây còn tăng cường thuốc khai hoang,chai lọ, bao bì dùng xong thì vứt ngay xuống sông” (Nhóm nam đa ngành nghề, thôn LộcThái, xã Mỹ Châu).

Page 60: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

60

Nói tóm lại, tình hình vệ sinh môi trường tại các địa bàn khảo sát đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, rác ở chợ, nước thải sinh họat, nước thải chăn nuôi, nước thải từ một số cơ sở sản xuất. Phần lớn chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa triệt để, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, môi trường sống xung quanh.

2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã.

Một trong những ảnh hưởng mà người dân nhận thấy rõ nhất là rác thải, xác động vật vứt xuống sông, kênh, rạch, nước thải các cơ sở sản xuất thải ra sông, việc vứt bỏ bao bìsử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến nguồn nước kênh rạch, sông ngòi vàchính nguồn nước này ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của các hộ gia đình trong khuvực.

Về sức khỏe, qua các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu cấp cộng đồng cho thấy, hiện nay một số bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều như bệnh phụ khoa, bị ghẻ ngứa. “Sông Gò Chàm ô nhiễm. Khi sử dụng nước sông, người dân bị ngứa” (TLNnam, thôn Tân Dương, xã Nhơn An). Ở khu vực nông thôn hiện nay có nhiều bệnh nhưung thư, viêm xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm họng, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh phụ khoa nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân (TLN nữ hộ dân, thôn Phương Phi,xã Cát Tiến).

Về kinh tế, “Nước thải từ nhà máy sản xuất mì ở xã Hoài Hảo gây ô nhiễm môi trường, cá sông chết, ảnh hưởng đến hồ nuôi tôm dọc bờ sông” (TLN nữ, thôn Cửu Lợi Tây, xã TamQuan Nam).

3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư

3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác

Đối với những nơi đang có dịch vụ thu gom rác

Kết quả từ Bảng 74 cho thấy, đối với những hộ đã sử dụng dịch vụ thu gom rác thì họ cho rằng dịch vụ thu gom rác ở nơi họ đang ở là rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện (gần như 100% hộ đồng ý). Cuộc khảo sát cũng cố gắng tiếp cận với những hộ ở nơi có dịch vụ thu gom rác nhưng họ không tham gia, mặc dù số này rất ít (chỉ có 10 hộ). Trong số này, có đến 6 hộ cho rằng nơi họ sống cũng rất cần và đủ điều kiện để thực hiện việc thu gom rác, chỉ có 2 hộ cho rằng rất cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện về cơsở hạ tầng để thực hiện và 2 hộ còn lại cho rằng hoàn toàn chưa cần thiết. Nhận xét trêncho thấy, ít có sự khác biệt trong nhận thức của người dân về sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác tại những nơi đã có mạng lưới thu gom rác. Các quan sát thực địa và thảo luận với các bên có liên quan cho thấy, do việc phân bố dân cư không đều, một số hộ ở vùng ngoại vi có đất rộng có thể chôn lấp rác hoặc ở khá xa điểm tập kết rác nên khôngmuốn tham gia. Tuy nhiên, cần động viên và xây dựng các qui định, kể cả các biện pháp hành chính từ cấp chính quyền cơ sở và các thể chế phi chính thức ở cấp cộng đồng, nhằm thu hút người dân tham gia vào mạng lưới thu gom rác ở những nơi có mật độ dânsố cao, có thể thiết lập mạng lưới thu gom rác để đảm bảo vệ sinh môi trường chung.

Page 61: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

61

Đối với những hộ ở khu vực chưa có dịch vụ thu gom rác

Bảng 75 trình bày các ý kiến của hộ gia đình về sự cần thiết của việc thiết lập dịch vụ thu gom rác ở địa phương. Xét trên toàn vùng dự án, chỉ có 20,8% số hộ cho rằng tại nơisống rất cần dịch vụ thu gom rác và có đủ điều kiện để thực hiện; 10,5% số hộ cho rằng rất cần nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện; 24,1% số hộ cho rằng có cần nhưng chưa thật sự cấp bách; nhưng có đến 41,4% số hộ cho rằng nơi họ ở hoàntoàn chưa cần đến dịch vụ thu gom rác. Các kết quả trên cho thấy, theo nhận thức của người dân, dịch vụ thu gom rác chỉ thật sự cần thiết ở khoảng từ 20-30% số hộ được khảo sát mà thôi.

Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ thu gom rác và có đủ điều kiện để thực hiện chỉ tập trung ở một số địa bàn nhất định, nơi có mật độ cư trú tương đối cao như thị trấn Phú Phong của huyện Tây Sơn (42,4%), xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước (37,1%); và xã CátTiến của huyện Phù Cát (31,7%). Hai điều kiện cần thiết để xây dựng mạng lưới thu gom rác là dân cư sống tập trung ở một qui mô đủ lớn và nơi đó có đường để thuận lợi cho việc vận chuyển rác. Do vậy, ngay cả ở những nơi này thì vẫn còn một tỷ lệ đông hơncác hộ dân chưa nhận thức được sự cần thiết hoặc thỏa mãn các điều kiện để triển khai dịch vụ thu gom rác. Chẳng hạn, ở xã Cát Tiến, có đến 46,7% số hộ cho rằng dịch vụ thu gom rác là hoàn toàn không cần thiết. Đây thực sự là một trở ngại lớn để có thể duy trìđược các dịch vụ thu gom rác từ nguồn thu của các hộ gia đình. Tuy vậy, nhiều hộ dân ở thị trấn Phú Phong “rất mong muốn có dịch vụ thu gom rác”. Nhiều hộ cho rằng nếu có dịch vụ thu gom rác thì càng tốt, đảm bảo vệ sinh hơn: “Cần có dịch vụ thu gom rác, vìnếu cứ chôn, đốt hoặc vứt bừa bãi thì cũng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khu vực chợ” (TLN Nhóm nữ nông nghiệp, kinh tế khá giả, thôn Tư Cung, xã Phước Thắng). Do vậy, dịch vụ thu gom rác trước hết nên thực hiện ở các thị trấn, nơi có điều kiện thuận lợi hơn các nơi khác.

Đối với những nơi còn lại, hầu hết người dân đều cho rằng dịch vụ thu gom rác có cần thiết nhưng chưa thật sự cấp bách như xã Tam Quan Nam của huyện Hoài Nhơn(36,7%), xã Phước Lộc của huyện Tuy Phước (37,9%), xã Nhơn An của huyện An Nhơn(30%), hoặc hoàn toàn chưa cần thiết như xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn(57,6%), xã Mỹ Hiệp và Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ (32,8% và 66,7%), xã Cát lâm vàCát Tiến của huyện Phù Cát (40,4% và 46,7%), xã Nhơn An của huyện An Nhơn(33,3%), xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn (79%). Ở những xã này thì việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện việc thu gom và xử lý rác ở cấp hộ sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể và hạn chế các tác động về mặt môi trường là giải pháp khả thi trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng và nângcao nhận thức cho người dân trước khi triển khai các dịch vụ thu gom rác.

3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân

Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân được thể hiện ở bảng 76.Dựa trên các lựa chọn này, có thể tạm chia mức độ sẵn sàng tham gia của người dân thành 3 nhóm: nhóm sẵn sàng tham gia, nhóm có nhiều người tham gia thì cũng thamgia, và nhóm còn lại không tham gia các dịch vụ thu gom rác nếu có.

Tính chung cho toàn mẫu khảo sát, khoảng 1/4 số hộ sẵn sàng tham gia ngay khi có dịch vụ, khoảng 1/3 số hộ sẽ tham gia nếu thấy nhiều người tham gia (hoặc một tỷ lệ nhỏ là

Page 62: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

62

có dịch vụ tốt), và trên 40% số còn lại là không tham gia nếu có dịch vụ này. Nhóm sẵn sàng tham gia và nhiều người tham gia thì tham gia tập trung nhiều nhất ở một số nơinhư xã Tam Quan Nam (tương ứng là 41,7% và 45%), thị trấn Phú Phong (tương ứng là57,6% và 27,3%), xã Phước Thắng (tương ứng là 40,3% và 29%). Đây có thể là những nơi có nhiều khả năng nhất để phát triển mạng lưới thu gom rác trong thời gian tới.

Nhóm không tham gia dịch vụ (nếu cung cấp) vì chưa cấp bách tập trung chủ yếu ở xãVĩnh An của huyện Tây Sơn (82,5%), xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn (66,7%), xãMỹ Châu của huyện Phù Mỹ (65%), và hầu hết các xã còn lại. Đối với những nơi này thìnhận thức của người dân là chưa thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới thu gom rác, đồng thời cũng phản ảnh những điều kiện chưa chín muồi cho loại hình dịch vụ này.

4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát

4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương

Cho đến nay, các dịch vụ thu gom rác ở vùng dự án còn rất ít và giới hạn ở một số điểm dân cư tương đối tập trung và có cơ sở hạ tầng phù hợp. Do vậy, công tác thu gom rác thải ở các địa phương phần lớn chỉ thực hiện dọc theo Quốc lộ 1A và các trục giao thông lớn, kết quả khảo sát từ bảng 77:

- Huyện Hoài Nhơn có Công ty TNHH xây dựng Nguyên Tín (doanh nghiệp tư nhân),hoạt động ở một số địa bàn thuộc thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Tân, xã Hoài Thanh Tây, xãTam Quan Bắc, và thị trấn Tam Quan. Dịch vụ thu gom rác ở thị trấn Bồng Sơn hoạt động từ năm 2000, và số hộ tham gia dịch vụ này là khoảng 10.000 hộ. Ngoài ra, từ năm 1998 đến nay chợ Hoài Hương cũng có dịch vụ thu gom rác do cấp huyện quản lý.

- Huyện Phù Mỹ có Hạt giao thông công chánh, hoạt động ở một số địa bàn thuộc thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Bình Dương, và xã Mỹ Hiệp. Ngoài ra, còn có dịch vụ thu gom rác Chánh Thuận đặt thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang bắt đầu họat động từ năm 2008 với công suất khai thác hiện tại 15m3/ngày đêm, và số hộ tham gia hiện nay là 1.166 hộ, và dịch vụ thu gom rác Dương Liễu cũng ở thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang bắt đầu hoạt động từ năm 2008, với công suất thiết kế là 6m3/ngày đêm, hiện có 502 hộ tham gia.

- Huyện Phù Cát có Hạt giao thông công chánh, hoạt động ở một số địa bàn của thị trấn Ngô Mây và xã Cát Hanh. Dịch vụ thu gom rác này hoạt động năm từ năm 2007, công suất thiết kế là 30m3/ngày đêm, số hộ tham gia là 2.462hộ.

- Huyện An Nhơn có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực rác thải và môi trường gồm:

+ Công ty môi trường đô thị An Nhơn (thuộc Hợp tác xã An Nhơn), hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi thị trấn Bình Định, xã Phước Hưng và Phước Quang của huyện Tuy Phước. Dịch vụ này được đưa vào họat động từ năm 2007, công suất thiết kế là 30m3/ngày đêm dành cho 2.500 hộ, nhưng thực tế số hộ tham gia dịch vụ là 5.000 hộ.

+ Công ty TNHH Gia Phát (doanh nghiệp tư nhân), hoạt động ở một số điểm dân cưtrong phạm vi thị trấn Đập Đá, xã Nhơn Hưng, xã Nhơn Thành, và xã Nhơn Hậu.

+ Công ty TNHH Nhơn Thọ (doanh nghiệp tư nhân), hoạt động ở một số điểm dân cưtrong phạm vi các xã Nhơn Thọ, Nhơn Tân, Nhơn Hoà, và Nhơn Phúc.

Page 63: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

63

- Huyện Tuy Phước có Công ty môi trường Hà Thanh, hoạt động ở một số điểm dân cưtrong phạm vi thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì, xã Phước Lộc, xã Phước An, và xãPhước Thành. Dịch vụ thu gom rác này bắt đầu hoạt động từ năm 2006, công suất thiết kế là 50m3/ngày đêm dành cho 7.500 hộ, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác ở mức 21 m3/ngày đêm, với 3.000 hộ tham gia.

- Huyện Tây Sơn có Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Phú Phong, hoạt động ở một số điểm dân cư trong phạm vi thị trấn Phú Phong, xã Tây Xuân, và xã Tây Phú. Dịch vụ thu gom rác này bắt đầu hoạt động từ năm 1998 với 2.850 hộ tham gia.

4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện có

Cuộc khảo sát đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình có sử dụng dịch vụ thu gom rác nhằm tìm hiểu sự đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ. Trong tổng số các địa phương được khảo sát, có 4 xã/thị trấn có dịch vụ thu gom rác, gồm xã Hoài Hương, xãPhước Lộc, thị trấn Bình Định, và thị trấn Phú Phong, với 138 hộ có tham gia dịch vụ thu gom rác. Các đánh giá của người dân được thể hiện trên một số khía cạnh chính ở bảng 78:

Về hình thức thu gom rác

Phần lớn xe rác đến ngay trước nhà, nhưng ở một số xã thì người dân mang rác đến tập trung một chỗ, xe rác đến lấy. Khoảng cách từ nhà đến nơi tập trung rác trung bìnhkhoảng từ 100m – 200m (bảng 79). Vẫn còn một số bất tiện trong việc tổ chức các điểm thu gom rác. “Công ty A buộc người dân tham gia đầy đủ thì mới đưa xe vào thu gom.Nhưng công ty này không đưa xe lớn vào, chỉ đưa xe đẩy vào thu gom. Họ bắt người dân mang đến điểm tập hợp rác. Điều này gây nên sự không đồng tình trong dân vì đã thutiền rác mà còn phải mang rác ra điểm tập hợp, và điều này dẫn đến một số hộ dân không đóng tiền mà vẫn mang rác ra đó để, rồi không biết đó là rác của ai.” (PVS. cán bộ xã Phước Lộc). “Có hôm xe rác chạy qua không có kèn hay chuông báo hiệu, tui không hay nên rác của nhà để đến 2 ngày sau mới đổ được, mùi hôi thúi bốc lên…” (TLN Nhómhỗn hợp nam nữ, thôn Phước Mỹ 2, xã Phước Lộc).

Về thời gian thu gom rác và mức độ thu gom đều đặn

Thông thường việc thu gom rác được thực hiện từ 2 -3 ngày một lần. Đối với khu vực đô thị như ở thị trấn Bình Định và thị trấn Phú Phong thì 2 ngày/lần, còn ở khu vực nông thôn thì 3 ngày/lần (bảng 80). Nhìn chung, người dân đánh giá cao về mức độ đều đặn theo ngày thu gom rác. Tính chung, có đển 53,6% đánh giá tốt và 10,1% đánh giá rất tốt. Chỉ có khoảng 18,8% số ý kiến đánh giá trung bình và 8% số ý kiến đánh giá kém và rất kém. Tuy nhiên, các nhận định tốt tập trung chủ yếu ở các thị trấn (65,5% và 19% số ý kiến đánh giá tốt và rất tốt ở thị trấn Bình Định, 83,3% được đánh giá tốt ở thị trấn Phú Phong). Trong khi đó, ở hai xã còn lại thì đánh giá chủ yếu là trung bình. Các đánh giá về mức độ đúng giờ của việc thu gom rác cũng được người dân đánh giá tương tự như đối với mức độ đều đặn theo ngày thu gom rác và ở hai thị trấn thì tốt hơn là ở hai xã.

Về chất lượng phương tiện thu gom rác

Các đánh giá của người dân về phương tiện thu gom rác cũng khá tích cực, với khoảng 55,1% ý kiến tốt, 31,2% trung bình, và chỉ 9,4% là kém hoặc rất kém. Ở thị trấn Bình Định

Page 64: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

64

và thị trấn Phú Phong, trên 70% số ý kiến đánh giá về chất lượng phương tiện thu gomrác là tốt, số ý kiến còn lại là trung bình. Tuy nhiên hiện nay nhiều dịch vụ chưa có xechuyên dụng dùng cho thu gom rác. “Địa phương không có xe chuyên dùng nên khôngthu gom hết rác (cách ngày lấy ngày). Nếu thời gian xe thu gom hư thì rác bị ứ đọng.”(TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ, đa ngành nghề, khối 3, thị trấn Phú Phong).

Ở các xã, xe thu gom rác chưa đảm bảo chất lượng. Gần 40-50% số hộ được phỏng vấn ở xã Hoài Hương và xã Phước Lộc cho rằng chất lượng xe thu gom rác chỉ đạt mức trung bình; riêng ở xã Hoài Hương có một số ý kiến cho rằng chất lượng phương tiện thu gom rác là kém. “Thùng xe thu gom rác bị hỏng, nên khi thu gom, ép rác nước dơ chảy ra ngoài đường gây mùi hôi ảnh hưởng đến cộng đồng”. (TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ, đangành nghề, thôn Phước Mỹ 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước).

Về sự thuận tiện của mạng lưới thu gom rác

Nhìn chung, đa số ý kiến đánh giá tích cực về sự thuận tiện của mạng lưới thu gom rác, với khoảng 65% nhận xét tốt và rất tốt, 19,6% nhận xét trung bình, và chỉ có 13% nhận xét kém hoặc rất kém. Tuy nhiên sự thuận tiện này tập trung chủ yếu ở hai thị trấn. Có đến 96,7% và 86,2% số ý kiến ở thị trấn Phú Phong và thị trấn Bình Định nhận xét tốt vàrất tốt đối với việc tổ chức mạng lưới thu gom rác. Các đánh giá ở xã Hoài Hương và xãPhước Lộc chủ yếu là từ trung bình trở xuống. Điều này cho thấy việc qui hoạch mạng lưới thu gom ở những nơi này chưa tạo ra được sự thuận lợi cho người dân, kể cả do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đây là một khía cạnh cần được tập trung cải thiện đối với các dịch vụ thu gom rác ở nông thôn.

Về sự thuận tiện của việc thu tiền rác

Nhìn chung, người dân nhận xét tích cực nhất về sự thuận tiện của việc thu tiền rác, với 65,9% và 6,5% số ý kiến đánh giá tốt và rất tốt. Hầu hết ý kiến ở thị trấn Bình Định và thị trấn Phú Phong đều đánh giá tốt nhưng ở hai xã thì đa số đánh giá ở mức trung bình.Điều này cho thấy có một số bất tiện trong việc thu tiền rác ở nông thôn.

Thái độ phụ vụ của người thu gom rác

Về thái độ phục vụ của người thu gom rác, 55,8% và 5,1% số ý kiến nhận xét tốt và rất tốt, trong khi 36,2% nhận xét trung bình, rất ít ý kiến nhận xét thái độ kém. Tương tự nhưđối với các lĩnh vực khác, người dân nhận xét tốt hơn về thái độ phục vụ của người thu gom rác ở hai thị trấn so với hai xã còn lại.

Về tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác

Nhìn chung, trên 1/2 số ý kiến nhận xét tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác là tốt, trên1/4 đánh giá ở mức trung bình, nhưng cũng còn đến 18,8% cho rằng tình trạng vệ sinh làkém hoặc rất kém. Tình trạng vệ sinh tốt tập trung chủ yếu ở hai thị trấn trong khi nhiều ý kiến ở xã Hoài Hương cho rằng tình trạng vệ sinh kém. “Thái độ của người thu gom rácnhiệt tình nhưng làm không sạch sẽ (rác còn rơi rớt lung tung mà không quét sạch), mộtphần cũng là do tiền lương của những người thu gom rác còn thấp”. (TLN. Nhóm nam nữ hỗn hợp, khối 3, thị trấn Phú Phong)

Về giá tiền thu gom rác hiện nay

Page 65: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

65

Chi phí tiền rác của mỗi hộ hiện nay khoảng 6.000 – 10.000 đồng/tháng tùy theo hộ sốngtrong hẻm hay mặt đường lớn (hẻm nhỏ: 6.000 đồng/tháng; hẻm lớn: 8.000 đồng/tháng;mặt tiền đường chính: 10.000 đồng/tháng. Đa số các nơi cho rằng giá tiền thu gom rác làbình thường (76,8%) nhưng cũng có khoảng 19,6% cho rằng tương đối cao. Điều rất ngạc nhiên là hầu hết ý kiến ở các xã cho rằng giá cả bình thường (tỷ lệ này ở xã HoàiHương là 91,3%, ở xã Phước Lộc là 85,2%), trong khi ở các thị trấn thì cho rằng tươngđối cao, chẳng hạn 14/30 ý kiến ở thị trấn Phú Phong và 9/58 ý kiến ở thị trấn Bình Định cho là giá tương đối cao. Điều này có thể là phí thu gom rác ở các thị trấn cao hơn ở các xã.

Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ

Từ những khía cạnh riêng biệt của dịch vụ thu gom rác, một cách tổng quát, người dân khá hài lòng với chất lượng dịch vụ thu gom rác tại địa phương, với tỷ lệ 15,2% rất hàilòng, 46,4% hài lòng, 21% là bình thường trong khi chỉ có 17,4% là không hài lòng. Phùhợp với các đánh giá đối với từng lĩnh vực của dịch vụ thu gom rác, mức độ hài lòng của người dân ở hai thị trấn cao hơn hẳn so với ở hai xã còn lại. Khoảng gần một nửa số hộ sử dụng dịch vụ thu gom rác ở hai xã này không hài lòng với dịch vụ thu gom rác ở đây. Sự không thuận tiện của việc thu gom rác, thu tiền rác, phương tiện thu gom rác chưatốt, tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác chưa tốt, là những yếu tố cần phải được cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác.

5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường

Có thể nói, hiện nay hầu hết mọi người đều có nhận thức về vấn đề vệ sinh môi trường, mức độ ảnh hưởng của rác thải, nước thải đối với môi trường sống, đối với sức khỏe con người. “Rác đốt ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, vì hiện nay rác đốt chủ yếu làbịch nhựa, chất nhựa này chảy ra có mùi hôi rất khó chịu.” (TLN Nhóm nữ, thôn TưCung, xã Phước Thắng). Tuy nhiên, để biến những nhận thức đó thành hành vi bảo vệ môi trường là rất khó. Qua phân tích ở trên cho thấy, bên cạnh những người có hành vibảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi vẫn còn không ít người vứt rác ra đường, xuống sống, suối, kênh rạch,… và gây ra một trong những vấn đề cấp bách cần giải quyết về môi trường. Vấn đề đặt ra ở đây là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi của con người trong công cuộc bảo vệ môi trường.

5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát

Mức độ tổ chức các chương trình tập huấn, truyền thông về vệ sinh môi trường ở cấp cơsở là rất ít. “Chưa có chương trình nào tuyên truyền về nước sạch cũng như rác thải vàvệ sinh môi trường nói chung. Thường khi có việc gì thì xã chỉ vận động người dân thực hiện sao cho hợp vệ sinh thôi chứ chính ngay những người có trách nhiệm quản lý nhưchúng tôi cũng như các hội đoàn thể không có chuyên môn thì làm sao nói được” (PVScán bộ quản lý UBND xã Cát Lâm). “Chưa có khóa tập huấn vệ sinh môi trường nào ở xãnày, chưa ai đề cập đến vấn đề vệ sinh môi trường cụ thể như nước sạch, và môi trường nói chung, chưa có tổ chức tuyên truyền về môi trường.” (PVS cán bộ quản lý UBND xãMỹ Châu)

Page 66: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

66

Hầu hết các cuộc vận động tuyên truyền cho người dân về vấn đề sử dụng nước sạch,bảo vệ môi trường vẫn chỉ ở dạng lồng ghép, truyền miệng, chưa có tài liệu và hình ảnh minh họa để người dân dễ hiểu. Chưa có những chuyên đề riêng để trực tiếp tuyêntruyền cho người dân. Các cuộc vận động tuyên truyền vẫn còn mang nặng tính chất vậnđộng, tự ý thức là chính. “Đối với công tác tập huấn thì chưa có lần nào tập huấn về vệ sinh môi trường, cũng chưa có tài liệu gì để tham khảo cho chính thức về vệ sinh môi trường. Đó là khó khăn trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như cho người dân địa phương ý thức hơn về lĩnh vực này. Về tuyên truyền thì xã cũng có những buổi tiếp xúc cử tri nói chuyên đề về môi trường do xã tự soạn và lồng ghép với các chuyên đề khác (PVS quản lý xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định, 2010)”

Ngoài hình thức lồng ghép trong các cuộc họp, qua loa, đài, những tấm áp phích treo trên đường là chính, thỉnh thoảng cũng có những đợt truyền thông do các cán bộ có chuyên môn của tỉnh, huyện thuyết trình nhưng thường là chỉ đến được với các cán bộ cơ sở như cán bộ phụ nữ, hội nông dân… còn đa số những người trực tiếp tuyên truyền cho người dân thì lại chưa có chuyên môn. Họ chỉ nói theo những gì mà họ hiểu được, không có kiến thức chuyên môn sâu và không đủ phương tiện để tuyên truyền cho người dân. “Những người có trách nhiệm quản lý như chúng tôi cũng như các hội đoàn khôngcó chuyên môn thì làm sao nói được. Cán bộ kiêm nhiệm thôi chứ chưa có chuyên trách,chưa có cán bộ chuyên môn, chưa có bài bản trong việc động viên, tuyên truyền (PVS cán bộ quản lý UBND xã Cát Lâm); “Đội ngũ tuyên truyền không có chuyên môn, chủ yếu là có một anh ở lĩnh vực địa chính, đất đai làm kiêm luôn môi trường. (PVS cán bộ quản lý xã Mỹ Châu).

Hơn nữa, kinh phí cho người đi tuyên truyền chưa có nên kết quả không cao. Đội ngũcán bộ phải hoạt động trong nhiều lãnh vực nhưng tiền lương thì quá ít, thu lao chưaxứng đáng, chưa tạo được động lực cho họ.

Với hình thức, cách thức truyền thông hiện tại không đem lại hiệu quả cao. Tất cả chỉ nói

qua trong cuộc họp, lượng tri thức đi vào trong dân sau đó rất ít, hoặc chỉ là nghe rồi để

đó, không vận dụng trong thực tiễn. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến

việc vứt rác bừa bãi ra đường, sông ngòi, kênh rạch, ảnh hưởng đến môi trường sống.

5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động

Trước thực trạng vệ sinh môi trường và công tác truyền thông hiện tại, để đảm bảo vệ

sinh môi trường nói chung và vấn đề rác thải, nước thải nói riêng cần có một số họat

động về tuyên truyền, vận động như sau:

- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh họat tuyên truyền, vận động hơn.

- Thay đổi cách thức tổ chức:

+ Lồng ghép các chương trình văn nghệ, tiểu phẩm xoay quanh những câu chuyện

gắn với vấn đề vệ sinh môi trường trong cuộc sống hàng ngày.

+ Tìm ra nhóm cộng tác viên nòng cốt trong cộng đồng, bởi nhóm này rất gần gũi

với người dân và có thể trực tiếp chia sẻ, tuyên truyền, vận động người dân tham

gia.

Page 67: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

67

+ Có những tài liệu hình ảnh minh họa, dễ hiểu.

+ Quay video clip để truyền thông, hướng dẫn, và nêu tác hại của việc ô nhiễm môi

trường.

- Tăng cường năng lực, đào tạo kỹ năng cho truyền thông viên.

- Cần tăng cường các tuyên truyền viên có chuyên môn từ trên xuống, “cần có người từ

nơi khác ở cấp huyện, cấp tỉnh đến tuyên truyền sẽ thuyết phục hơn, người trong thôn nói

không ai nghe. Cần có sự phối hợp giữa các tổ chức ban ngành đoàn thể. Làm việc độc

lập thì người dân không hợp tác (người dân không đi họp, không có tiếng nói đối với

người dân)”. (TLN Nhóm nữ thôn Phương Phi, xã Cát Tiến). Một lần nữa cho thấy, cần

đẩy mạnh công tác tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý nhằm tạo sự tin tưởng trong

người dân.

- Thường xuyên phát động các phong trào toàn dân giữ gìn vệ sinh chung: “Nhà nước

nên phát động toàn dân dọn vệ sinh công cộng nhân dịp các ngày lễ để dần dần thay đổi

nhận thức của người dân.” (PVS cán bộ huyện An Nhơn)

Hộp: Một số hoạt động điển hình về thu gom rác, xử lý rác thải1. Những sinh viên tình nguyện đến làng đào hố đổ rác cho bà con, 10 nhà đào 1 hố tập trung

đổ rác. Mùa nắng thì đốt, mùa mưa thì cứ để đấy. Tự giác, ai đốt cũng cũng được.(TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ hoạt động nông nghiệp, làng Kon Jọt, xã Vĩnh An)

2. Hiện nay hàng tháng người dân trong làng phát động chương trình dọn vệ sinh trong làng,nên vấn đề rác thải không có nhiều.(TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ hoạt động nông nghiệp, làng Kon Jọt, xã Vĩnh An)

3. Hiện nay, Ban vệ sinh môi trường của xã đã vận động một số thôn như Ca Công Nam, CaCông, Thạch Xuân Bắc vận động người dân đào hố bỏ rác xuống và mua dầu đổ vào đốt, công việc này chỉ làm được mùa nắng còn mùa mưa thì không giải quyết được, người dân lại đem ra đường bỏ. Vận động người dân đóng 1.000–2000đ trong 1 tháng, một thôn thu cũng được khoảng 100 đến 150 ngàn mua dầu đốt.

(PVS cán bộ UBND xã Hoài Hương)

Page 68: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

68

PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH

1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội

1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Người dân chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Việc đào hoặc khoan giếng gần nhà tiêu hoặc chuồng heo, bò là khá phổ biến ở nông thôn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước giếng từ các chất thải trên; việc không có biện pháp bịt kín miệng giếng sau khi không sử dụng làm cho nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn.

- Việc sử dụng nước giếng chưa qua xử lý hoặc chỉ xứ lý đơn giản bằng các biện pháp lọc cơ học đơn giản, không đun sôi khi uống, hoặc tắm nước sông cho thấy người dân chưa thấy rõ ảnh hưởng lâu dài của nguồn nước sử dụng đối với sức khỏe. Do đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao ý thức cho người dân là một vấn đề quan trọng cần phải được đặc biệt quan tâm.

- Trong khi chưa có giải pháp thay thế nguồn nước một cách triệt để, cần có hướng dẫn đến tận người dân các phương pháp lọc phèn, khử mùi… hiệu quả thay vì người dân thực hiện theo kinh nghiệm như hiện nay.

1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành côngtrình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có hiệu quả.

- Về quản lý quy hoạch: Các sở, ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố cần tăng cường công tác quản lý quy hoạch, phân vùng ưu tiên đầu tư phát triển xây dựng công trình cấp nước và xử lý chất thải rắn;

- Về đầu tư xây dựng công trình: Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình tại những địa bàn có nhu cầu cấp thiết, công trình có quy mô lớn phục vụ liên thôn, liên xã, liên huyện; công trình phải bảo đảm tính bền vững cao. Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình phải được nghiên cứu, chuẩn bị thật tốt, công tác điều tra đánh giá hiện trạng đảm bảo phản ảnh đúng thực tế; giải pháp công nghệ xử lý phải phù hợp với nguồn “nguyênliệu” đầu vào;

- Về quản lý sau đầu tư: Đơn vị quản lý, vận hành công trình sau đầu tư phải là chủ đầu tư quản lý xây dựng công trình, dự án hoặc cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vàokhai thác, sử dụng.

+ Đối với các công trình đã và đang xây dựng, ưu tiên trước hết là đảm bảo công tác quản lý sau đầu tư vì đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả đầu tư. Giải pháp cơ bản cho vấn đề này là gắn trách nhiệm của đơnvị xây dựng công trình với việc quản lý, bảo trì, vận hành, và kinh doanh sau đầu tư.

Hiện nay, công tác quản lý, vận hành công trình sau đầu tư được lựa chọn theo các mô hình như: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý cấp nước

Page 69: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

69

huyện, Doanh nghiệp, Tư nhân, Cộng đồng. Do hạn chế về trình độ chuyên môn và cáchthức quản lý, nhiều công trình cấp nước nhanh xuống cấp, hư hỏng, hoặc chất lượng nước không đảm bảo.

Cần có một đơn vị đầu mối có đủ năng lực, chẳng hạn Trung tâm Nước sạch và Môitrường, chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, và chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối. Đơn vị này có thể chuyển giao công nghệ và ký kết hợp đồng với một người tại địa phươngquản lý công trình này dưới sự giám sát của đơn vị này. Gắn liền lợi ích kinh tế trực tiếp với trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị đối với công trình, dự án nước là điều kiện tiên quyết để loại bỏ tình trạng cá nhân, đơn vị nào cũng có liên quan nhưng không có aichịu trách nhiệm cụ thể. Xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các hành vi viphạm trong hoạt động cấp nước nông thôn nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị quản lý, vận hành. Ngoài ra, việc tổ chức định kỳ các khóa tập huấn về kỹ thuật và quản lý cho nhân viên quản lý công trình nước do các cơ quan có chuyên môn đảm trách làhết sức cần thiết. Kết quả khảo sát vừa qua cho thấy, trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở rất yếu và công tác tập huấn còn rất hạn chế.

Cần xây dựng qui chế quản lý, trong đó đưa ra những điều kiện tối thiểu về năng lực quản lý, vận hành của cán bộ, công nhân vận hành (chẳng hạn, phải hoàn thành khóatập huấn ngắn hạn do cơ quan có thẩm quyền tổ chức và thẩm định) và các qui trìnhchuẩn phải thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02: 2009/BYT và QCVN 01: 2009/BYT. Các đơn vị quản lý, vận hànhcông trình có trách nhiệm quản lý, vận hành theo quy trình đã được xây dựng, khai thác và duy tu bảo dưỡng thường xuyên công trình; định kỳ tự kiểm tra chất lượng nước theo quy định; theo dõi, kiểm tra, ghi chép nhật ký quản lý, vận hành công trình; kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, sửa chữa nhỏ công trình đảm bảo công trình hoạt động bìnhthường.

+ Đối với những công trình sẽ được thực hiện, ưu tiên trước hết là đầu tư vào những nơiđang có nhu cầu bức thiết về nước sạch vì khi đó các công trình sẽ đồng thời giải quyết được nhu cầu cho người dân vừa đảm bảo về mặt hiệu quả kinh tế. Một khi nguồn nước giếng đào và giếng khoan vẫn đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt bình thường thìngười dân nông thôn chưa muốn dùng hoặc chỉ dùng nước máy với số lượng rất thấp, không hiệu quả về mặt kinh tế.

Các kết quả khảo sát ý kiến của người dân đều phản ánh rõ khuôn mẫu này. Một số khu vực bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn nặng như các xã Tam Quan Nam, là những nơi cótiền đề quan trọng cho việc phát triển các công trình cấp nước sạch tập trung. Do vậy, công tác khảo sát, tham vấn cộng đồng phải được thực hiện thật tốt nhằm đánh giá thị trường trước khi quyết định xây dựng, công suất cung cấp, thiết kế mạng lưới đường ống, và hiệu quả đầu tư.

Khảo sát khoan thăm dò nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn công nghệ xử lý nước phù hợp và đảm bảo tính bền vững của các công trình cấp nước, đặc biệt đối với các vùng ven biển thuộc các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, TuyPhước là những địa bàn rất dễ bị xâm nhập mặn vào mùa khô.

1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh

Page 70: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

70

Một trong những khó khăn hiện nay đối với hộ nghèo là chi phí lắp đặt đường ống nước từ đường ống chính vào nhà và chi phí lắp đặt đồng hồ nước. Do đó, có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoặc miễn phi khoản chi phí lắp đặt đường ống hoặc đồng hồ. Có chính sách trợ giá nước nhưng phải bảo đảm quyền lợi của đơn vị quản lý, vận hành và duy trìsự hoạt động ổn định của công trình.

2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản.+ Sự cần thiết của dịch vụ;+ Số m3 nước có thể sử dụng của hộ;+ Mục đích sử dụng nước: uống, nấu ăn, sinh hoạt+ Giá tiền có thể chi trả cho một m3;+ Sự cam kết tham gia của người dân (nếu cần thiết).2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra chặt chẽ vàthường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung cấp.+ Lắp đặt đường ống đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.+ Giám sát kiểm tra chặt chẽ việc thi công lắp đặt, nhằm tránh những tiêu cực có thể xảy ra;+ Chú ý đến chất lượng nguồn nước: độ trong, giảm mùi clo, ….+ Đơn vị vận hành công trình cần tăng cường công tác tự kiểm tra chất lượng nước cấp định kỳ theo quy định, đồng thời có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm nghiệm chất lượng nước cho khách hàng sử dụng biết để cùng với đơn vị chức năng kiểm tra, giám sát.

Hộp: Một số hạn chế của công trình cấp nước và đề xuất- Lắp đặt đường ống nước chưa đúng kỹ thuật, lắp cả đường ống nước bể cho người dân,

đồng hồ không có nắp... do đó nhiều hộ dân bị mất nước. Vì vậy cần lắp đặt đường cho hộ dân đảm bảo chất lượng và đúng kỹ thuật.

- Nếu sử dụng dưới 2 m3/tháng thì tháo đồng hồ nước nên làm cho người dân lo lắng. Cầnbỏ qui định này.

- Phải sắp xếp thời gian và thông báo để người dân có thể thuận tiện trong việc tham giadịch vụ nước.

(TLN Khu Vĩnh Liêm, có dịch vụ cung cấp nước sạch, TT. Bình Định, An Nhơn)- Cần hỗ trợ cho việc dẫn ống nước vào nhà cho những hộ nghèo.- Vay vốn ưu đãi cho người dân để lắp nước khi có nước.- Cần kiểm nghiệm xem nguồn nước hiện tại người dân đang dùng có gây ảnh hưởng gì

đến sức khỏe người dân hay không để người dân quyết định sẽ đăng ký sử dụng nướcmáy. Đây cũng là một biện pháp để tuyên truyền người dân sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt.

(TLN thôn Tân Dương, Nhơn An, An Nhơn)

Page 71: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

71

Hộp: Đề xuất cách thức triển khai dịch vụ- Người dân có thể sử dụng nguồn nước sạch trong trường hợp được bắt đường nước vào tận

nhà, họ chỉ trả tiền nước xài hàng tháng.- Trước khi triển khai cần có cuộc họp tham khảo ý kiến người dân về giá cả.- Cần có sự giám sát của người khi triển khai thực hiện. - Người dân có thể đóng góp ngày công lao động.(TLN thôn Phương Phi, Cát Tiến, Phù Cát)- Đề nghị thông báo lịch cúp nước qua hợp tác xã của xã hoặc có thể là qua người thu tiền.- Đề nghị xử lý nước kỹ hơn trước khi cung cấp cho người sử dụng, tránh hiện tượng đóng

bùn đen.- Từ khi có dịch vụ nước sạch đến nay người dân chưa được tham gia tập huấn hay được

truyền thông cách dùng nước sạch và hiệu quả sau khi dùng nước sạch. - Người sử dụng nước chưa biết phản ánh thông tin chất lượng nước ở đâu để nhận được

phản hồi thông tin chính xác nhất. Đề nghị thông tin qua các cuộc họp dân hoặc các cuộc họp đoàn thể với cử tri.

- Nơi cung cấp nước nên trang bị kiến thức hoặc những thông tin sơ cấp về cách xử lý nước của nhà máy nước hoặc cách dùng nước sạch của người dân cho người thu tiền đế người thu tiền có thể đáp ứng bức xúc nhất thời khi có sự cố về nước xảy ra.

- Hiện nay, khoảng 60% số hộ trong thôn tiếp cận được nguồn nước sạch, còn lại những hộ vùng sâu vùng xa không có đường ống chính, hoặc bản thân của hộ đó thiếu kinh phí vàolắp đặt và vào đồng hồ nước. Những hộ nghèo vẫn có cơ hộ sử dụng nước sạch ( nếu hộ đó ở gần đường ống chính hoặc ở cùng xóm có hệ thống đường ống, họ tự xoay sở kinh phí để lắp đặt và vào đồng hồ nước, chính quyền địa phương không hỗ trợ).

- Những hộ chưa tiếp cận được nguồn nước sạch có ý kiến họ có thể trả được chi phí lắp đặt ban đầu là 1.000.000 đồng.

- Những hộ nghèo họ có thể trả giá nước 2700 đồng/ m3 nhưng họ không có khả năng chi trả chi phí lắp đặt ban đầu.

(TLN Tư Cung, Phước Thắng, Tuy Phước)

II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.

- Hình thành các nhóm tự quản về vệ sinh môi trường nhằm nâng cao vai trò của các nhóm xã hội, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức đòan thể. Ở mỗi tổ hoặc thôn thành lập một nhóm tự quản về tình hình vệ sinh môi trường với những nhiệm vụ cụ thể như:

+ Thành phần nhóm: một số người dân nòng cốt (do người dân giới thiệu) giữ vai trò chủ đạo, với sự tham vấn của đại diện các tổ chức đoàn thể trong khu vực.

+ Nhiệm vụ: tổ chức các họat động truyền thông tại khu vực, giải quyết các vấn đề có liên quan đến vệ sinh môi trường, hàng tháng phát động các phong trào, họat động vệ sinh môi trường.

- Nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho nhóm tự quản.

- Có một số hình thức khen thưởng khuyến khích, động viên tinh thần người dân cùngtham gia.

Page 72: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

72

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi hành vicủa người dân.

- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền, vận động hơn.

- Thay đổi cách thức tổ chức:

+ Lồng ghép các chương trình văn nghệ, tiểu phẩm xoay quanh những câu chuyện gắn với vấn đề vệ sinh môi trường trong cuộc sống hàng ngày.

+ Có những tài liệu hình ảnh minh họa, dễ hiểu.

+ Quay video clip để truyền thông, hướng dẫn, và nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường năng lực, đào tạo kỹ năng cho truyền thông viên.

- Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, “Cần có người ở nơi khác ở cấp huyện, cấp tỉnh đến tuyên truyền sẽ thuyết phục hơn, người trong thôn nói không ai nghe. Cần có sự phối hợp giữa các tổ chức ban ngành đoàn thể. Làm việc độc lập thì người dân không hợp tác (người dân không đi họp, không có tiếng nói đối với người dân)”. (TLN nữ thôn Phương Phi, Cát Tiến, Phù Cát). Một lần nữa cho thấy, cần đẩy mạnh công tác tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý nhằm tạo sự tin tưởng trong người dân.

- Thường xuyên phát động các phong trào tòan dân giữ gìn vệ sinh chung: “Nhà nước nên phát động toàn dân dọn vệ sinh công cộng nhân dịp các ngày lễ để dần dần thay đổi nhận thức của người dân.” (PVS cán bộ huỵên An Nhơn)

Hộp: Một số họat động điển hình về thu gom rác, xử lý rác thải

1. Những sinh viên tình nguyện đến làng đào hố đổ rác cho bà con (đào chỗ trống), 10nhà đào 1 hố tập trung đổ rác. Mùa nắng thì đốt, mùa mưa thì cứ để đấy. Tự giác aiđốt cũng cũng được.

(TLN. Nhóm hỗn hợp (Nam Nữ hoạt động nông nghiệp) – Làng Kon Jọt, xã Vĩnh An,huyện Tây Sơn.)

2. Hiện nay hàng tháng người dân trong làng phát động chương trình dọn vệ sinh trong làng, nên vấn đề rác thải không có nhiều.

(TLN. Nhóm hỗn hợp (Nam Nữ hoạt động nông nghiệp) – Làng Kon Jọt, xã Vĩnh An,huyện Tây Sơn.)

3. Hiện nay, Ban vệ sinh môi trường của xã đã vận động một số thôn như Ca CôngNam, Ca Công, Thạch Xuân Bắc vận động người dân đào hố bỏ rác xuống và muadầu đổ vào đốt, công việc này chỉ làm được mùa nắng còn mùa mưa thì không giải quyết được, người dân lại đem ra đường bỏ. Vận động người dân đóng 1000 – 2000trong 1 tháng, một thôn thu cũng được khoảng 100 đến 150 ngàn mua dầu đốt

(PVS cán bộ UBND xã Hoài Hương, Hoài Nhơn)

Page 73: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

73

3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ thu gom rác thải

- Thứ nhất là quy họach bãi rác. Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay ở nhiều địa phươngtrên tòan tỉnh Bình Định. Nhiều nơi có dịch vụ thu gom rác nhưng chưa có bãi rác tập trung. Vì chưa có bãi rác tập trung, phần lớn là các bãi rác tạm thời chưa có hệ thống xử lý nên khi đầy gây ra ô nhiễm rất nặng cho người dân. Vì vậy, hiện nay đang xảy ra tình trạng người dân chặn các xe thu gom rác không cho đổ vào các bãi rác tạm thời nữa. “Tổ chức thu gom cũng đã thực hiện nhưng không hiệu quả là thiếu bãi rác tập trung. Người dân thấy ô nhiễm nên chặn lại không cho đỗ nên gây khó khăn rất lớn cho công tác thu gom.” (PVS cán bộ UBND xã Hoài Hương, Hoài Nhơn).

Và việc quy họach bãi rác hiện nay là rất khó vì đa số người dân ở các địa phươngphản đối việc xây dựng bãi rác tại địa phương mình. Ví dụ ở xã Hòai Hương, xã đã tổ chức khảo sát địa điểm nhiều lần để quy họach bãi rác nhưng không hiệu quả do gần khu dân cư.

Do đó, cần đẩy mạnh công tác quy họach bãi rác với hệ thống xử lý rác thải đạt tiêuchuẩn.

- Thứ hai là, kết quả khảo sát cho thấy, đa số người dân đều có ý thức về việc sử dụng dịch vụ thu gom rác, song họ đang quan tâm đến vấn đề giá cả thu phí hàng tháng.“Người dân rất mong muốn có dịch vụ thu gom rác nhưng lo ngại về lệ phí hàng thángcần chi trả là bao nhiêu” (Nhóm hộ dân hỗn hợp (Nam nữ, đa dạng ngành nghề), thônCửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam (B)). “Nếu có dịch vụ thu gom rác thì sẵn sàng thamgia nhưng lo ngại về giá cả.” (Nhóm thuần Nông nghiệp (Nam Nữ), thôn Đai Khoan, xãCát Lâm, huyện Phù Cát). Trong khi đó, các đơn vị thu gom rác trong tình trạng lô4 vìcó ít hộ tham gia, “thu không đủ bù chi”.

Như vậy, ở những khu vực có nhu cầu cấp bách về dịch vụ cung cấp rác thì trước khi cung cấp dịch vụ cần chú ý trước hết đến vấn đề phí thu hàng tháng đối với các hộ gia đình và trong giai đọan đầu nên có chính sách hỗ trợ giá để vận động người dân tham gia. Một số cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm cho biết, trước đây cũng đã từng có một vài dự án thất bại vì vấn đề này. “Trước đây, ở địa phương cũng đã từng có dịch vụ thu gom rác nhưng họat động trong thời gian ngắn rồi tạm ngưng vì có lẽ là một số người không đóng phí.” (TLN hộ dân thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương, Hoài Nhơn). Cáccơ sở cung cấp dịch vụ cũng khẳng định “nếu số hộ tham gia trên 90% thì mới có thể thực hiện được, vì nếu ít hơn thì sẽ lỗ” (PVS công ty cung cấp dịch vụ thu gom rác An Nhơn).

Do đó, trước khi tiến hành cung cấp dịch vụ cần có sự tham khảo ý kiến của người dânvề giá phí thu hàng tháng và cách thu gom nhằm có sự đồng thuận giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững cho việc cung cấp dịch vụ. “Sau này có dịch vụ thu gom rác, cần để người dân tự bàn và quyết định nơi tập trung rác để xe thu gom rác lấy rác” (TLN Nhóm dân thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng, Tuy Phước).

- Thứ ba, cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị thu gom rác, đảm bảo vệ sinh môi trường như xe chuyên dụng, xe đảm bảo không để rác rơi rớt trên đường trong quá trình vận chuyển; đảm bảo thu gom rác thường xuyên.

Page 74: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

74

4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất:

- Vận động người dân đào hầm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, tránh để nước chảy tràn lan ra vườn, đường, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh.

- Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các đợt phun thuốc diệt ruồi, diệt muỗi nhằm hạn chế dịch bệnh và sự lây lan của dịch bệnh.

- Cho đến nay, hầu như ở các địa bàn khảo sát đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh họat; hoặc một số nơi có đặt ống thóat nước nhưng kém chất lượng. Do đó, cần có một số dự án hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường dựa trên phương pháp tiếp cận ABCD - phương pháp tiếp cận đồng tham gia của người dân. Cụ thể như sau:

+ Phát hiện ra thực trạng vấn đề nước thải, xử lý nước thải và tham vấn cộng đồng cách giải quyết nước thải như thế nào?

+ Phát hiện ra các nguồn lực vốn có của người dân và địa phương, có thể cùngtham gia khi triển khai thực hiện dự án. Ví dụ như: ngày công và tiền có thể tham gia đóng góp, tham gia vào quá trình quản lý thực hiện dự án, ai là người có thể đứng ra vận động,….

III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như hành vi bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường của nguời dân ở vùng khảo sát chưa cao. Bởi các yếu tố phong tục tập quán, yếu tố văn hóa, kinh tế đã chi phối hành động của con người. Do đó, Nhà nước cần có một số chính sách nhằm thay đổi hành vi con người trong ngắn và dài hạn:

1. Chính sách ngắn hạn

- Trợ giá nước và phí thu gom rác hàng tháng ở những vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, nhằm vận động người dân cùng sử dụng nước sạch và đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.

- Đẩy mạnh họat động giám sát và đánh giá dự án: tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát các công trình/dự án thực hiện.

- Phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có liên quan;tăng cường năng lực cho cán bộ địa phương, các đơn vị thực hiện các dự án.

- Đẩy mạnh họat động truyền thông bằng hình ảnh.

2. Chính sách dài hạn

- Đưa nội dung truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường vào chương trìnhgiáo dục học sinh từ bậc tiểu học, nhằm xây dựng cho các em học sinh ý thức rõ về việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Hơn nữa, các em học sinh là một trong những kênh truyền thông tốt cho các gia đình và là nguồn vận động sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường rất hiệu quả.

Page 75: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

75

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC ĐIỂM ĐƯỢC CHỌN KHẢO SÁT

Bảng 1: Danh sách 12 xã/thị trấn của 6 huyện được chọn để khảo sát

Huyện Xã 1 Xã 2Hoài Nhơn Hoài Hương

(có dịch vụ cung cấp nước sạch nhưngcông trình xuống cấp, dân cư tập trung, vùng ven biển, có dịch vụ thu gom rác).

Tam Quan Nam(có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưa có dịch vụ thu gom rác).

Phù Mỹ Mỹ Châu(chưa có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưa có dịch vụ thu gom rác).

Mỹ Hiệp(chưa có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưa có dịch vụ thu gom rác).

Phù Cát Cát Tiến(chưa có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưa có dịch vụ thu gom rác).

Cát Lâm(chưa có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưa có dịch vụ thu gom rác).

Tây Sơn Vĩnh An(có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưacó dịch vụ thu gom rác).

TT. Phú Phong(có dịch vụ cung cấp nước sạch, có dịch vụ thu gom rác).

An Nhơn Nhơn An(có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưacó dịch vụ thu gom rác)

TT. Bình Định(có dịch vụ cung cấp nước sạch, có dịch vụ thu gom rác)

Tuy Phước Phước Lộc(chưa có dịch vụ cung cấp nước sạch, có dịch vụ thu gom rác)

Phước Thắng(có dịch vụ cung cấp nước sạch, chưa có dịch vụ thu gom rác)

Bảng 2: Danh sách 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6 huyện được chọn để khảo sát

Huyện Xã/thị trấn Thôn/khối

Hoài Hương Ca Công Nam, Phú AnHoài Nhơn

Tam Quan Nam Cửu Lợi Tây, Tăng Long 1

Mỹ Châu Vạn An, Lộc TháiPhù Mỹ

Mỹ Hiệp Đại Thuận, Hữu Lộc

Cát Tiến Phú Hậu, Phương PhiPhù Cát

Cát Lâm Đại Khoan, An Điềm

Vĩnh An Con Giang, Con Jọt 1Tây Sơn

TT. Phú Phong Phú Xuân, Khối 3

Nhơn An Thuận Thái, Tân DươngAn Nhơn

TT. Bình Định Vĩnh Liêm, Quang Trung

Phước Lộc Phú Mỹ 2, Hanh QuangTuy Phước

Phước Thắng Tư Cung, Lạc Điền

Page 76: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

76

PHỤ LỤC 2: SỐ LƯỢNG CÁC CUỘC PHỎNG VẤN

Bảng 3: Số lượng các cuộc phỏng vấn sâu phân theo cấp hành chính và tính chất của các đơn vị

Trong đó

Tổng TỉnhHoàiNhơn Phù Mỹ

PhùCát

TâySơn

AnNhơn

TuyPhước

1. Cấp tỉnh

Sở TN-MT 1 1Ban Quản lý dự án 1 1Sở NN&PTNN 1 1Trung tâm NSNT 1 12. Cấp huyện

UBND huyện 3 1 1 1Phòng Kinh tế 2 1 1Phòng QLĐT 4 1 1 1 1Phòng NN&PTNT 5 1 1 1 1 1Phòng TN-MT 4 1 1 1 1Trung tâm Y tế 6 1 1 1 1 1 1Phòng Công Thương 1 1Ban quản lý nước sạch 1 1Các đơn vị thu gom rác 6 1 1 1 1 1 1Các đơn vị cung cấp nước sạch tập trung

51 1 1

3. Cấp xãUBND xã/thị trấn 12 2 2 2 2 2 2Trường học 6 1 1 1 1 1 1Tổng 59 9 10 10 10 8 8

Bảng 4: Số lượng các cuộc thảo luận nhóm phân theo xã và huyện

Huyện Xã Số cuộc TLN Số người tham giaTam Quan Nam 4 29Hòai NhơnHòai Hương 3 29Mỹ Hịêp 2 26Phù MỹMỹ Châu 3 29Cát Lâm 2 26Phù CátCát Tiến 4 32Phước Thắng 4 31Tuy PhướcPhước Lộc 2 20TT. Bình Định 3 26An NhơnNhơn An 4 29TT. Phú Phong 3 25Tây SơnVĩnh An 2 19

Tổng 36 321

Page 77: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

77

PHỤ LỤC 3: CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 5: Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường phân theo tỉnh/huyện

Địa phươngHoạt động kiểm tra, giám sát chủ yếu về NS và VSMT ở địa phương

Có/không

Hàngquí

Hàngnăm

Đột xuất

Kiểm tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt

Có X X X

Điều tra đánh giá hiện trạng về NS&VSMT nông thôn

Có X XTỉnh Bình Định

Kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trìnhcấp nước tập trung nông thôn

Có X X

Hoài Nhơn Kiểm tra vệ sinh môi trường Có X X

Phù Mỹ Kiểm tra công tác vận hành, quản lý Có X

An Nhơn Kiểm tra vệ sinh môi trường Có X

Bảng 6: Công tác báo cáo định kỳ về nước sạch và vệ sinh môi trường phân theo tỉnh/huyện

Địa phương Các báo cáo định kỳ và đột xuất về NS và VSMT ở địa phương

Có/không

Hàngtháng

Hàngquí

Hàngnăm

Đột xuất

Tỉnh BìnhĐịnh

Báo cáo kết quả thực hiện Có X X X X

Báo cáo bộ chỉ số NS & VSMT nông thôn

Có X

Theo yêu cầu Có XHoài Nhơn

Báo cáo tình hình VSMT Có X X

Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng quản lý các công trình cấp nước tập trung ở nông thôn

Có X

Phù MỹBáo cáo số liệu theo dõi đánh giánước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn

Có X

An NhơnBáo cáo tình hình kết quả thực hiện VSMT

Có X X

Tuy PhướcBáo cáo định kỳ của ngành liên quan,Phòng NN, TNMT, trạm quản lý nước sạch

Có X X X

Page 78: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

78

Bảng 7: Tập huấn và truyền thông về NS&VSMT năm 2009 phân theo tính/huyện

Địa phương Nội dung tập huấnSố lần Tổng số

lượt (lượt người)

1, Hội nghị triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi,đánh giá nước sạch và VSMTNT (QĐ số 51/2008/QĐ-BNN)

1 lần

2, Tập huấn triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và VSMTNT

21 lần

3, Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch vàVSMTNT,

2 lần

Tỉnh Bình Định

4, Tập huấn nâng cao nhận thức cơ bản về nước sạch và VSMTNT (thực hiện ở các vùng dự án)

5 lần

1455

1, Điều tra đánh giá hiện trạng NS - VSMT nôngthôn theo Bộ chỉ số năm 2009,

1 lần

2, Triển khai dự án nước sạch 4 xã khu Đông Namhuyện Hoài Nhơn,

1 lần

3, Nâng cao năng lực tuyên truyền cho cán bộ chi hội phụ nữ thôn, khối phố, xã, thị trấn trên địa bànhuyện,

1 lần

Hoài Nhơn

4, Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ MT cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm MT

15 lần

3506

Phù Mỹ Thu thập số liệu theo dõi đánh giá nước sạch vàVSMT nông thôn

1 lần 208

An Nhơn Tập huấn điều tra bộ chỉ số nước sạch và VSMT 2 lần 123

1, Tập huấn công tác theo dõi - đánh giá nước sạch và VSMT

Tuy Phước

2, Tập huấn chuyên đề biogas, bể lọc

2 lần 99

1, Nâng cao nhận thức cộng đồng về nước sạch, VSMT, nước thải

1 lần

2, Công tác theo dõi đánh giá nước sạch vàVSMT, nước thải,

1 lần

Tây Sơn

3, Triển khai về ý thức bảo vệ và sử dụng nước sạch

2 lần

1300

Page 79: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

79

Bảng 8: Nguồn nước và tỷ lệ hộ sử dụng năm 2009 phân theo tỉnh/huyện

Địa phương

Số hộ gia

đình tại địa

phương

Số giếng đào

Số giếng đào

hợp vệ sinh

Tỷ lệ giếng đàohợp

vệ sinh(%)

Số giếng

khoan

Số giếng khoan

hợp vệ

sinh

Tỷ lệ giếng khoan

hợp vệ

sinh(%)

Tỷ lệ hộ sử dụng đồng

hồ nước máy(%)

Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy

côngcộng

(%)

Tỉnh BìnhĐịnh(*) 302353 167436 134179 80,1 70733 61143 86,4 9,0 9,6

Hoài Nhơn 51036 24609 17038 69,2 20160 16121 80,0 0,5 5,5

Tam QuanNam 2810 890 702 78,9 1872 1756 93,8 0,5 2,5

Hoài Hương 3856 1169 824 70,5 1887 926 49,1 0,0 0,0

Phù Mỹ 41116 26290 20749 78,9 7038 6466 91,9 11,6 2,4

Mỹ Hiệp 4270 3494 3043 87,1 109 106 97,2 0,0 0,0

Mỹ Châu 2144 1844 1573 85,3 69 49 71,0 0,0 0,0

Phù Cát 43445 29817 26008 87,2 7106 5750 80,9 1,9 1,6

Cát Lâm 1669 1612 1557 96,6 28 18 64,3 0,0 0,0

Cát Tiến 2492 1608 1566 97,4 762 731 95,9 0,0 2,8

An Nhơn 42297 18550 15008 80,9 11914 11229 94,3 15,5 0,3

TT Bình Định 2335 439 334 76,1 1867 1848 99,0 - -

Nhơn An 3875 839 564 67,2 923 876 94,9 9,9 0,0

Tuy Phước 44668 19898 16632 83,6 14949 14005 93,7 14,7 0,3

Phước Thắng 2320 95 80 84,2 721 634 87,9 9,2 23,8

Phước Lộc 3417 1527 1378 90,2 1759 1707 97,0 0,0 0,0

Tây Sơn 31324 23625 17849 75,6 3043 2543 83,6 0,2 0,8

Vĩnh An 234 - - - - - - 2,9 97,1

TT Phú Phong 5255 3000 2821 94,0 487 487 100,0 26,6 0,0

(*) Chỉ tính khu vực nông thôn tỉnh Bình Định, không tính 17 phường của TP, Qui Nhơn. Số liệu từ trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bình Định

Page 80: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

80

Bảng 9: Nguồn nước và tỷ lệ cơ quan sử dụng năm 2009 phân theo huyện

Số lượng các nguồn nước % so với số cơ sở

Đơn vị

Số lượng cơ sở

hiện cóGiếng đào

Giếng khoan

Nước máy

Khôngcó

Giếng đào

Giếng khoan

Nước máy

Khôngcó

Hoài Nhơn 155 3 138 1,9 89,0

Nhà trẻ 20 18 90,0

Trường học 51 50 98,0

Trạm y tế 17 2 15 11,8 88,2

Bệnh viện 1 1 100,0

Chợ 32 32 100,0

Trụ sở UBND huyện 1 1 100,0

Các cơ quan huyện 16 16 100,0

Trụ sở UBND xã 17 6 35,3

Phù Mỹ 232 62 64 11 86 26,7 27,6 4,7 37,1

Trường học 193 40 42 9 84 20,7 21,8 4,7 43,5

Trạm y tế 20 11 7 2 55,0 35,0 10,0

Trụ sở UBND xã 19 11 15 2 57,9 78,9 10,5

An Nhơn 183 83 170 8 45,4 92,9 4,4

Nhà trẻ 17 25 40 1 147,1 235,3 5,9

Trường học 54 54 100,0

Trạm y tế 15 15 100,0

Bệnh viện 1 3 5 300,0 500,0

Chợ 28 5 3 17,9 10,7

Trụ sở UBND huyện 3 6 3 200,0

Các cơ quan huyện 50 50 30 100,0 60,0

Trụ sở UBND xã 15 17 4 113,3

Tuy Phước 89 54 60,7

Nhà trẻ 1

Trường học 54 54 100,0

Trạm y tế 13

Bệnh viện 1

Chợ 6

Trụ sở UBND huyện 1

Trụ sở UBND xã 13

Page 81: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

81

Bảng 10: Số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2009 phân theo tỉnh/huyện

Trong đó (%)

Địa phương

Số hộ gia đìnhtại địa

phương

Tổng số hộ có

nhà tiêuhợp vệ

sinh

Tỷ lệ hộ có nhàtiêu

hợp vệ sinh(%)

Nhàtiêu tự

hoại

Nhà tiêuthấm dội

nước

Nhà tiêuhai ngăn

Nhà tiêuchìm có

ống thông hơi

Tỉnh Bình Định (*) 302353 151826 50,21 28,5 6,3 14,5 0,8

Hoài Nhơn 51036 35545 69,65 38,0 6,3 25,3 0,0

Tam Quan Nam 2810 2049 72,92 56,3 3,7 13,0 0,0

Hoài Hương 3856 3207 83,17 42,6 19,7 14,6 0,0

Phù Mỹ 41116 18621 45,29 19,0 5,7 19,9 0,7

Mỹ Hiệp 4270 2477 58,01 8,2 8,5 45,5 0,0

Mỹ Châu 2144 1512 70,52 11,6 4,3 48,4 0,0

Phù Cát 43445 15464 35,59 24,0 4,6 6,1 0,9

Cát Lâm 1669 134 7,18 2,1 3,7 0,3 0,3

Cát Tiến 2492 643 25,80 6,0 6,6 0,5 15,9

An Nhơn 42297 22049 52,13 39,7 6,4 5,8 0,2

TT Bình Định 2335 3341 86,22 82,9 0,6 0,0 0,0

Nhơn An 3875 1319 56,49 34,6 9,3 10,7 0,0

Tuy Phước 44668 26133 58,50 36,7 7,7 13,7 0,4

Phước Thắng 2320 1222 52,67 32,8 3,4 11,0 0,0

Phước Lộc 3417 2564 75,04 53,6 11,5 9,3 0,6

Tây Sơn 31324 11467 36,61 23,9 4,5 8,1 0,2

Vĩnh An 234 7 2,99 0,6 0,0 1,6 0,0

TT Phú Phong 5255 3952 75,20 65,4 4,1 9,5 1,3

(*) Chỉ tính khu vực nông thôn tỉnh Bình Định, không tính 17 phường của TP, Qui Nhơn. Số liệu từ trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bình Định

Page 82: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

82

Bảng 11: Số cơ quan có nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2009 phân theo huyện

Số lượng các loại nhà tiêu

Đơn vị

Số lượng cơ sở hiện có Tự hoại Thấm dội

nướcHai ngăn Nhà

tiêuchìm

Khôngcó

Hoài Nhơn 155 156 15

Nhà trẻ 20 18 2

Trường học 51 50 1

Trạm y tế 17 17

Bệnh viện 1 17

Chợ 32 20 12

Trụ sở UBND huyện 1 1

Các cơ quan huyện 16 16

Trụ sở UBND xã 17 17

Phù Mỹ 232 69 39 8 2 88

Trường học 193 56 22 2 86

Trạm y tế 20 13 6 2

Trụ sở UBND xã 19 11 6 2

An Nhơn 183 152

Nhà trẻ 17 17

Trường học 54 53

Trạm y tế 15 15

Bệnh viện 1 7

Chợ 28 3

Trụ sở UBND huyện 3 20

Các cơ quan huyện 50 12

Trụ sở UBND xã 15 25

Tuy Phước 89 53

Nhà trẻ 1

Trường học 54 53

Trạm y tế 13

Bệnh viện 1

Chợ 6

Trụ sở UBND huyện 1

Trụ sở UBND xã 13

Page 83: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

83

Bảng 12: Số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải và số cơ sở có hệ thống xử lý rác thải ở các tổ chức phân theo huyện

Địa phươngTổng số

Số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải

% số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải

Số cơ sở có hệ thống xử lý rác thải

% số cơ sở có hệ thống xử lý rác thải

Hoài Nhơn 76 48 63,2 48 63,2

Trạm y tế 17 15 88,2 15 88,2Bệnh viện 1 1 100,0 1 100,0Chợ 32 8 25,0 8 25,0Trại chăn nuôi 26 24 92,3 24 92,3Phù Mỹ 29 12 41,4 4 13,8Trạm y tế 20 9 45,0 2 10,0Bệnh viện 2 1 50,0 2 100,0Trại chăn nuôi 7 2 28,6An Nhơn 232 34 14,7 1 0,4Trạm y tế 15Bệnh viện 1 1 100,0 1 100,0Chợ 28Trạm chăn nuôi 23 23 100,0Cơ sở sản xuất 165 10 6,1Tuy Phước 20Trạm y tế 13Bệnh viện 1Chợ 6

Bảng 13: Tỷ lệ đạt được về nước hợp vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh của 6 huyện được khảo sát đến năm 2010 và 2015

Các chỉ sốCuối năm 2010 Năm 2015Đơn vị

(huyện) % số dân có nước hợp vệ sinh

% số hộ có nhà tiêuhợp vệ sinh

% số dân có nước hợp vệ sinh

% số hộ có nhàtiêu hợp vệ sinh

Hoài Nhơn 82 60 100 85Phù Mỹ 85 60 100 85Phù Cát 85 60 100 85An Nhơn 90 70 100 85Tuy Phước 90 75 100 85Tây Sơn 82 60 100 85

Page 84: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

84

Bảng 14a: Các công trình cấp nước tập trung ở địa bàn tỉnh Bình Định 2

2 14a, 14b, 14c Kết quả thống kê từ trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bình Định

Nguồn nước cấp

STT

Tên côngtrình

Huyện/XãTên công trình

Nướcmặt

Nước

ngầm

Bơmdẫn

Tựchảy

Ngàykhởicông

Ngàyhoànthành

Côngsuất

thiết kếm3/ng.đ

Công

suấtkha

ithác

thực tế m3/ng.đ

Số hộcấptheothiếtkế

Sốngườicấptheothiếtkế

Số hộcấptheothực

tế

Sốngườicấptheothực

tế

A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

IHuyện An Lão 36 36 36 2,457 4,224 19,017 1,968 8,845

1Thị trấn An Lão CN TT An Lão Mặt T.chảy 2004 2004 1,200 2,302 10,360 314 1,415

2Xã AnDũng

CN làng Paký-thôn 2 Mặt T.chảy 2008 2008 20 45 200 61 269

3Xã AnDũng CN thôn 1 Mặt T.chảy 1998 1998 75 89 400 100 450

4Xã AnDũng CN thôn 2 Mặt T.chảy 1999 1999 35 44 200 46 210

5Xã AnDũng CN thôn 3 Mặt T.chảy 1998 1998 40 66 300 70 320

6Xã AnHòa CN Trà Cong Mặt T.chảy 2002 2002 70 136 610 75 335

7Xã AnHưng CN thôn 1 Mặt T.chảy 2006 2006 152 89 400 88 395

8Xã AnHưng CN thôn 2 Mặt T.chảy 2001 2001 36 69 310 35 142

9Xã AnHưng

CN thôn 3, thôn5 Mặt T.chảy 2007 2007 50 56 250 40 180

10Xã AnNghĩa CN thôn 1 Mặt T.chảy 2005 2005 30 58 260 48 213

11Xã AnNghĩa CN thôn 2 Mặt T.chảy 2006 2006 30 41 185 27 120

12Xã AnNghĩa

CN thôn 3, thôn5 Mặt T.chảy 2006 2006 72 56 253 55 250

13Xã AnQuang

CN khu giãndân-thôn 2 Mặt T.chảy 2008 2008 20 44 200 43 194

14Xã AnQuang CN thôn 2 Mặt T.chảy 2001 2001 30 86 386 69 310

15Xã AnQuang CN thôn 3 Mặt T.chảy 2002 2002 26 69 310 40 180

16Xã AnQuang CN thôn 4 Mặt T.chảy 2005 2005 22 45 205 19 85

17Xã AnQuang CN thôn 5 Mặt T.chảy 2001 2001 20 47 210 21 95

18Xã AnQuang CN thôn 6 Mặt T.chảy 2001 2001 15 28 125 11 50

19Xã AnTân CN Gò Đồn Mặt T.chảy 2004 2004 15 18 80 35 155

20Xã AnToàn

CN làng Mới-thôn 2 Mặt T.chảy 2008 2008 33 150 32 144

21Xã AnToàn CN thôn 1 Mặt T.chảy 1999 1999 30 44 200 41 185

22Xã AnToàn CN thôn 2 Mặt T.chảy 2001 2001 40 55 250 37 170

23Xã AnToàn CN thôn 3 Mặt T.chảy 1999 1999 30 44 200 28 125

Page 85: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

85

24Xã AnTrung CN thôn 1 Mặt T.chảy 1992 1992 15 23 100 25 109

25Xã AnTrung

CN thôn 3, thôn8 Mặt T.chảy 2008 2008 25 64 288 67 300

26Xã AnTrung CN thôn 4 Mặt T.chảy 2007 2007 40 62 280 62 280

27Xã AnTrung CN thôn 5 Mặt T.chảy 2006 2006 50 67 300 69 310

28Xã AnTrung CN thôn 6 Mặt T.chảy 2003 2003 15 15 70 26 120

29Xã AnVinh

CN Làng Tre-thôn 4 Mặt T.chảy 2008 2008 20 44 200 43 194

30Xã AnVinh CN thôn 1 Mặt T.chảy 2002 2002 30 39 175 39 175

31Xã AnVinh CN thôn 2 Mặt T.chảy 1999 1999 53 78 350 79 355

32Xã AnVinh CN thôn 3 Mặt T.chảy 1999 1999 38 55 250 54 245

33Xã AnVinh CN thôn 4 Mặt T.chảy 1999 1999 20 44 200 44 200

34Xã AnVinh CN thôn 5 Mặt T.chảy 1997 1997 33 55 250 55 250

35Xã AnVinh CN thôn 6 Mặt T.chảy 2002 2002 30 36 160 37 165

36Xã AnVinh CN thôn 7 Mặt T.chảy 2002 2002 30 78 350 33 150

IIHuyện An Nhơn 5 5 5 6,100

1,717 14,355 67,993 5,081 22,661

1Thị trấn Bình Định

CN TT BìnhĐịnh

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 1,550 640 3,571 17,856 1,569 6,526

2Thị trấn Đập Đá CN TT Đập Đá

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 1,650 350 3,760 18,800 1,782 8,356

3Xã NhơnAn

CN 03 xã ĐôngAn Nhơn

Ngầm

B.dẫn 2005 2006 1,330 192 3,361 13,400 1,173 5,411

4Xã NhơnTân

CN xã NhơnTân

Ngầm

B.dẫn 2007 2008 320 65 756 3,400 318 1,376

5Xã NhơnThành

CN TT GòGăng-Ngô Mây

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 1,250 470 2,907 14,537 239 992

III

HuyệnHoài Ân 14 13 1 1 13 2,087 935 2,826 16,284 2,059 8,268

1

Thị trấn Tăng Bạt Hổ

CN TT TăngBạt Hổ

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 600 250 1,405 7,023 1,220 4,483

2Xã ÂnHảo Tây

CN thôn TânXuân Mặt T.chảy 2004 2004 20 66 300 7 29

3Xã Ânnghĩa

CN xã ÂnNghĩa Mặt T.chảy 2005 2005 195 266 1,200 12 53

4Xã ÂnSơn

CN Đồng NhàMười Mặt T.chảy 2005 2005 44 56 250 3 15

5Xã ÂnSơn

CN khu giãndân Mặt T.chảy 2007 2007 80 80 80 360 6 25

6Xã ÂnSơn CN T1, T2 Mặt T.chảy 2000 2000 68 141 630 2 10

7

Xã ÂnTường Tây

CN xã ÂnTường Tây Mặt T.chảy 2006 2007 600 150 372 4,531 319 1,436

8Xã BokTới

CN Gò DũngT6 Mặt T.chảy 2008 2008 75 75 56 250 45 200

9Xã BokTới CN T1 Mặt T.chảy 2006 2006 70 70 44 200 40 180

10Xã BokTới CN T2 Mặt T.chảy 2006 2006 80 80 71 320 67 300

11Xã BokTới CN T4 Mặt T.chảy 2007 2007 70 70 44 200 42 190

12Xã BokTới CN T5 Mặt T.chảy 2006 2006 25 93 420 66 300

Page 86: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

86

13Xã ĐăkMang CN làng O10 Mặt T.chảy 2006 2006 90 90 88 400 142 647

14Xã ĐăkMang

CN làng O6,O11 Mặt T.chảy 2007 2007 70 70 44 200 88 400

IV

Huyện HoàiNhơn 5 2 3 4 1 6,410

2,670 11,608 54,252 3,024 14,432

1Thị trấn Bồng Sơn

CN TT Bồng Sơn-Tam Quan

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 3,850 350 6,565 32,824 699 2,965

2Xã HoàiHải CN Hoài Hải

Ngầm

B.dẫn 1996 1997 120 120 1,108 4,365 17 66

3Xã HoàiHải

CN Tái định cưHoài Hải Mặt T.chảy 2008 2009 80 80 133 1,000

4Xã HoàiMỹ CN Hoài Mỹ

Ngầm

B.dẫn 2001 2002 360 120 667 3,000

5Xã TamQuan Bắc

CN Tam QuanBắc Mặt

B.dẫn 2003 2005 2,000

2,000 3,135 13,063 2,308 11,401

VHuyện Phù Cát 5 5 5 3,060 5,218 23,465 1,695 8,573

1Xã CátChánh CN Cát Chánh

Ngầm

B.dẫn 1999 1999 525 777 3,500 502 2,752

2Xã CátHanh CN Chợ Gồm

Ngầm

B.dẫn 2001 2001 1,000 1,224 5,500 290 1,320

3Xã CátKhánh CN Cát Khánh

Ngầm

B.dẫn 2005 2005 480 1,001 4,500 621 3,208

4Xã CátMinh CN Cát Minh

Ngầm

B.dẫn 2008 2009 1,000 2,167 9,745 243 1,137

5Xã CátTân CN Kiều An

Ngầm

B.dẫn 1998 1998 55 49 220 39 156

VI

Huyện Phù Mỹ 10 1 9 10 5,250

2,710 9,382 47,019 3,760 17,636

1

Thị trấn BìnhDương

CN TT BìnhDương

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 500 250 1,084 5,420 305 1,183

2Thị trấn Phù Mỹ CN TT Phù Mỹ

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 1,200

1,200 2,933 13,200 500 2,321

3Xã Mỹ Chánh CN Mỹ Chánh

Ngầm

B.dẫn 2003 2005 900 500 2,785 12,531 1,462 6,981

4Xã Mỹ Đức CN Mỹ Đức Mặt

B.dẫn 2002 2005 500 500 610 2,744 413 2,149

5Xã Mỹ Phong CN Mỹ Phong

Ngầm

B.dẫn 2007 2008 150 2,654

6Xã Mỹ Tài CN Mỹ Tài

Ngầm

B.dẫn 2002 2002 300 70 474 2,135 175 714

7Xã Mỹ Thắng CN thôn 7

Ngầm

B.dẫn 2000 2000 100 1,600

8Xã Mỹ Thắng CN thôn 9

Ngầm

B.dẫn 1999 1999 300 50 127 570

9Xã Mỹ Thành CN Mỹ Thành

Ngầm

B.dẫn 2001 2002 900 140 881 3,965 223 973

10Xã Mỹ Thọ CN Mỹ Thọ

Ngầm

B.dẫn 1998 1998 400 488 2,200 682 3,315

VII

Huyện Tây Sơn 4 3 1 1 3 3,330 310 5,049 23,000 2,098 11,150

1

Thị trấn PhúPhong

CN TT PhúPhong

Ngầm

B.dẫn 2000 2000 2,000 2,001 9,000 1,265 5,089

2Xã BìnhTân CN Bình Tân Mặt T.chảy 2005 2006 60 60 89 700 76 457

3Xã BìnhTường

CN xã BìnhTường Mặt T.chảy 2008 2009 1,220 200 2,889 13,000 732 4,798

4Xã VĩnhAn CN làng Giang Mặt T.chảy 2007 2008 50 50 70 300 25 806

VII

Huyện Tuy 4 4 4 4,250

2,520 13,784 63,975 8,064 40,263

Page 87: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

87

I Phước

1

Thị trấn TuyPhước

CN TT TuyPhước

Ngầm

B.dẫn 2006 2009 1,250 420 2,795 13,975 1,573 8,818

2Xã Phước Quang

CN Đông-Bắc Tuy Phước

Ngầm

B.dẫn 2000 2002 1,500 700 4,459 20,000 2,290 10,270

3Xã Phước Sơn CN Phước Sơn

Ngầm

B.dẫn 1994 1996 600 650 2,630 12,000 1,789 9,917

4Xã Phước Thuận

CN Phước Thuận

Ngầm

B.dẫn 2002 2004 900 750 3,900 18,000 2,412 11,258

IX

Huyện VânCanh 18 18 18 3,716 190 4,656 20,939 1,587 7,140

1Thị trấn Vân Canh CN Suối Mây Mặt T.chảy 2006 2006 30 68 307 90 405

2Thị trấn Vân Canh

CN Suối Phướng Mặt T.chảy 1999 1999 1,500 100 2,891 13,000 267 1,200

3Xã CanhHiệp

CN làng CanhGiao Mặt T.chảy 2005 2005 30 30 42 190 71 322

4Xã CanhHiệp CN Suối Khúc Mặt T.chảy 2006 2006 500 206 927 122 550

5Xã CanhHòa CN Suối Diếp Mặt T.chảy 2003 2003 80 77 350 69 315

6Xã CanhHòa CN Suối Dú Mặt T.chảy 2001 2001 500 156 700 89 400

7Xã CanhLiên CN Kà Bông Mặt T.chảy 2007 2007 70 78 350 54 242

8Xã CanhLiên CN Kà Bưng Mặt T.chảy 2003 2003 30 29 130 29 130

9Xã CanhLiên CN Kà Nâu Mặt T.chảy 2004 2004 76 45 200 34 150

10Xã CanhLiên

CN làng CanhTiến Mặt T.chảy 2006 2006 50 107 480 67 300

11Xã CanhLiên CN làng Cát Mặt T.chảy 2002 2002 50 88 400 55 250

12Xã CanhLiên CN làng Chồm Mặt T.chảy 2005 2005 50 44 200 44 200

13Xã CanhLiên CN suối Bà Lía Mặt T.chảy 2004 2004 60 60 121 547 119 540

14Xã CanhLiên

CN TT xã CanhLiên Mặt T.chảy 2002 2002 40 76 340 76 340

15Xã CanhThuận CN Hà Giang Mặt T.chảy 2004 2004 50 89 400 46 206

16Xã CanhThuận CN Kà Te Mặt T.chảy 2006 2006 30 65 292 65 290

17Xã CanhThuận CN Kà Xiêm Mặt T.chảy 2003 2003 500 300 1,344 179 800

18Xã CanhThuận CN Suối La Da Mặt T.chảy 2006 2006 70 174 782 111 500

X

Huyện VĩnhThạnh 14 14 3 11 3,065 300 4,759 23,138 1,266 5,669

1

Thị trấn VĩnhThạnh

CN TT VĩnhThạnh Mặt

B.dẫn 1999 1999 1,800 300 3,400 17,000 89 354

2Xã VĩnhHiệp CN làng Hà Ri Mặt T.chảy 2006 2006 31 102 460 102 460

3Xã VĩnhHiệp

CN Thạnh Quang Mặt T.chảy 2007 2007 50 44 200 44 200

4Xã VĩnhHòa CN Thác Đổ Mặt T.chảy 2005 2005 50 100 450 111 499

5Xã VĩnhKim CN ĐakTra, O3 Mặt T.chảy 2005 2005 10 45 200 27 120

6 Xã Vĩnh CN làng K6 Mặt T.chảy 2003 2003 28 110 500 88 400

Page 88: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

88

Bảng 14b: Giá trị đầu tư của các công trình cấp nước tập trung ở địa bàn tỉnh

STT Tên công trìnhHuyện/Xã

Tên công trình Giá trị đầu tư công trình (1000 VNĐ) Suất đầutư bìnhquân

(1000VNĐ/người)

Tổngvốn đầu tư

Ngân sáchNhà nước

VốnQuốc tế

Vốncủadânđónggóp

Vốnkhác

A B C 14 15 16 17 18 19

I Huyện An Lão 36 2,674,000 2,674,000 0 0 0

1 Thị trấn An Lão CN TT An Lão 1,650,000 1,650,000 0 0 0 159.0

2 Xã An Dũng CN làng Paký-thôn 2 0 0 0 0 0 0.0

3 Xã An Dũng CN thôn 1 0 0 0 0 0 0.0

4 Xã An Dũng CN thôn 2 100,000 100,000 0 0 0 500.0

5 Xã An Dũng CN thôn 3 0 0 0 0 0 0.0

6 Xã An Hòa CN Trà Cong 80,000 80,000 0 0 0 131.1

7 Xã An Hưng CN thôn 1 0 0 0 0 0 0.0

8 Xã An Hưng CN thôn 2 71,000 71,000 0 0 0 229.0

9 Xã An Hưng CN thôn 3, thôn 5 0 0 0 0 0 0.0

10 Xã An Nghĩa CN thôn 1 0 0 0 0 0 0.0

11 Xã An Nghĩa CN thôn 2 0 0 0 0 0 0.0

12 Xã An Nghĩa CN thôn 3, thôn 5 0 0 0 0 0 0.0

13 Xã An Quang CN khu giãn dân-thôn 2

0 0 0 0 0 0.0

Kim

7Xã VĩnhKim CN làng O5 Mặt T.chảy 2006 2006 65 106 477 100 450

8Xã VĩnhKim

CN T.Tâm xãVĩnh Kim (cũ) Mặt

B.dẫn 2006 2006 360 72 326 66 300

9Xã VĩnhSơn CN làng K2 Mặt T.chảy 2005 2005 350 233 1,050 175 789

10Xã VĩnhSơn CN làng K3 Mặt

B.dẫn 2006 2006 15 64 291 55 250

11Xã VĩnhSơn CN làng K4 Mặt T.chảy 2005 2005 150 150 677 89 400

12Xã VĩnhThịnh CN làng M2 Mặt T.chảy 2008 2008 50 127 575 91 412

13Xã VĩnhThịnh CN làng M3 Mặt T.chảy 2008 2008 32 51 232 33 150

14Xã VĩnhThuận CN L5, L7 Mặt T.chảy 2007 2007 74 155 700 196 885

XI

Thànhphố Quy Nhơn 3 3 3 730 126 844 6,630 857 3,811

1Xã NhơnChâu

CN xã NhơnChâu

Ngầm

B.dẫn 2000 2000 10 6 63 288 406 1,854

2Xã NhơnHải

CN xã NhơnHải

Ngầm

B.dẫn 2002 2004 600 40 696 6,000 366 1,615

3Xã Phước Mỹ

CN xã Phước Mỹ

Ngầm

B.dẫn 2008 2009 120 80 85 342 85 342

Tổng toànTỉnh 118 87 31 36 82 40,455

11,478 76,705 365,712 31,459 148,448

Page 89: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

89

14 Xã An Quang CN thôn 2 72,000 72,000 0 0 0 186.5

15 Xã An Quang CN thôn 3 60,000 60,000 0 0 0 193.5

16 Xã An Quang CN thôn 4 78,000 78,000 0 0 0 380.5

17 Xã An Quang CN thôn 5 72,000 72,000 0 0 0 342.9

18 Xã An Quang CN thôn 6 71,000 71,000 0 0 0 568.0

19 Xã An Tân CN Gò Đồn 0 0 0 0 0 0.0

20 Xã An Toàn CN làng Mới-thôn 2 0 0 0 0 0 0.0

21 Xã An Toàn CN thôn 1 0 0 0 0 0 0.0

22 Xã An Toàn CN thôn 2 0 0 0 0 0 0.0

23 Xã An Toàn CN thôn 3 0 0 0 0 0 0.0

24 Xã An Trung CN thôn 1 0 0 0 0 0 0.0

25 Xã An Trung CN thôn 3, thôn 8 0 0 0 0 0 0.0

26 Xã An Trung CN thôn 4 0 0 0 0 0 0.0

27 Xã An Trung CN thôn 5 0 0 0 0 0 0.0

28 Xã An Trung CN thôn 6 0 0 0 0 0 0.0

29 Xã An Vinh CN Làng Tre-thôn 4 0 0 0 0 0 0.0

30 Xã An Vinh CN thôn 1 67,000 67,000 0 0 0 382.9

31 Xã An Vinh CN thôn 2 85,000 85,000 0 0 0 242.9

32 Xã An Vinh CN thôn 3 58,000 58,000 0 0 0 232.0

33 Xã An Vinh CN thôn 4 57,000 57,000 0 0 0 285.0

34 Xã An Vinh CN thôn 5 0 0 0 0 0 0.0

35 Xã An Vinh CN thôn 6 73,000 73,000 0 0 0 456.3

36 Xã An Vinh CN thôn 7 80,000 80,000 0 0 0 228.6

II Huyện An Nhơn 5 42,375,000 9,475,000 31,200,000 1,200,000 500,000

1 Thị trấn Bình Định CN TT Bình Định 8,500,000 0 8,500,000 0 0 476.0

2 Thị trấn Đập Đá CN TT Đập Đá 8,800,000 0 8,800,000 0 0 468.1

3 Xã Nhơn An CN 03 xã Đông AnNhơn

6,779,000 5,079,000 0 1,200,000 500,000 505.9

4 Xã Nhơn Tân CN xã Nhơn Tân 4,396,000 4,396,000 0 0 0 1,292.9

5 Xã Nhơn Thành CN TT Gò Găng-Ngô Mây

13,900,000 0 13,900,000 0 0 956.2

III Huyện Hoài Ân 14 17,309,000 9,109,000 8,200,000 0 0

1 Thị trấn Tăng Bạt Hổ

CN TT Tăng Bạt Hổ 8,200,000 0 8,200,000 0 0 1,167.6

2 Xã Ân Hảo Tây CN thôn Tân Xuân 0 0 0 0 0 0.0

3 Xã Ân nghĩa CN xã Ân Nghĩa 0 0 0 0 0 0.0

4 Xã Ân Sơn CN Đồng Nhà Mười 0 0 0 0 0 0.0

5 Xã Ân Sơn CN khu giãn dân 1,170,000 1,170,000 0 0 0 3,250.0

6 Xã Ân Sơn CN T1, T2 0 0 0 0 0 0.0

7 Xã Ân Tường Tây CN xã Ân Tường Tây

2,480,000 2,480,000 0 0 0 547.3

8 Xã Bok Tới CN Gò Dũng T6 1,432,000 1,432,000 0 0 0 5,728.0

9 Xã Bok Tới CN T1 448,000 448,000 0 0 0 2,240.0

10 Xã Bok Tới CN T2 812,000 812,000 0 0 0 2,537.5

11 Xã Bok Tới CN T4 670,000 670,000 0 0 0 3,350.0

12 Xã Bok Tới CN T5 0 0 0 0 0 0.0

13 Xã Đăk Mang CN làng O10 980,000 980,000 0 0 0 2,450.0

14 Xã Đăk Mang CN làng O6, O11 1,117,000 1,117,000 0 0 0 5,585.0

Page 90: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

90

IV Huyện Hoài Nhơn 5 43,716,000 8,147,000 30,600,000 2,650,000 2,319,000

1 Thị trấn Bồng Sơn CN TT Bồng Sơn-Tam Quan

30,600,000 0 30,600,000 0 0 932.2

2 Xã Hoài Hải CN Hoài Hải 615,000 615,000 0 0 0 140.9

3 Xã Hoài Hải CN Tái định cư HoàiHải

2,119,000 0 0 0 2,119,000 2,119.0

4 Xã Hoài Mỹ CN Hoài Mỹ 1,097,000 747,000 0 150,000 200,000 365.7

5 Xã Tam Quan Bắc CN Tam Quan Bắc 9,285,000 6,785,000 0 2,500,000 0 710.8

V Huyện Phù Cát 5 575,000 575,000 0 0 0

1 Xã Cát Chánh CN Cát Chánh 375,000 375,000 0 0 0 107.1

2 Xã Cát Hanh CN Chợ Gồm 200,000 200,000 0 0 0 36.4

3 Xã Cát Khánh CN Cát Khánh 0 0 0 0 0 0.0

4 Xã Cát Minh CN Cát Minh 0 0 0 0 0 0.0

5 Xã Cát Tân CN Kiều An 0 0 0 0 0 0.0

VI Huyện Phù Mỹ 10 26,595,500 15,207,000 10,000,000 0 1,388,500

1 Thị trấn BìnhDương

CN TT Bình Dương 10,000,000 0 10,000,000 0 0 1,845.0

2 Thị trấn Phù Mỹ CN TT Phù Mỹ 1,388,500 0 0 0 1,388,500 105.2

3 Xã Mỹ Chánh CN Mỹ Chánh 3,902,000 3,902,000 0 0 0 311.4

4 Xã Mỹ Đức CN Mỹ Đức 1,444,000 1,444,000 0 0 0 526.2

5 Xã Mỹ Phong CN Mỹ Phong 4,737,000 4,737,000 0 0 0 1,784.9

6 Xã Mỹ Tài CN Mỹ Tài 703,000 703,000 0 0 0 329.3

7 Xã Mỹ Thắng CN thôn 7 294,000 294,000 0 0 0 183.8

8 Xã Mỹ Thắng CN thôn 9 225,000 225,000 0 0 0 394.7

9 Xã Mỹ Thành CN Mỹ Thành 3,902,000 3,902,000 0 0 0 984.1

10 Xã Mỹ Thọ CN Mỹ Thọ 0 0 0 0 0 0.0

VII Huyện Tây Sơn 4 14,772,000 12,959,000 0 1,813,000 0

1 Thị trấn Phú Phong CN TT Phú Phong 0 0 0 0 0 0.0

2 Xã Bình Tân CN Bình Tân 2,268,000 2,268,000 0 0 0 3,240.0

3 Xã Bình Tường CN xã Bình Tường 11,859,000 10,046,000 0 1,813,000 0 912.2

4 Xã Vĩnh An CN làng Giang 645,000 645,000 0 0 0 2,150.0

VIII Huyện Tuy Phước 4 19,700,000 9,000,000 7,900,000 2,055,000 745,000

1 Thị trấn Tuy Phước CN TT Tuy Phước 7,900,000 0 7,900,000 0 0 565.3

2 Xã Phước Quang CN Đông-Bắc Tuy Phước

4,604,000 3,500,000 0 837,000 267,000 230.2

3 Xã Phước Sơn CN Phước Sơn 3,207,000 2,900,000 0 80,000 227,000 267.3

4 Xã Phước Thuận CN Phước Thuận 3,989,000 2,600,000 0 1,138,000 251,000 221.6

IX Huyện Vân Canh 18 18,735,800 16,949,300 0 20,500 1,766,000

1 Thị trấn Vân Canh CN Suối Mây 489,000 489,000 0 0 0 1,592.8

2 Thị trấn Vân Canh CN Suối Phướng 2,800,000 1,400,000 0 0 1,400,000 215.4

3 Xã Canh Hiệp CN làng Canh Giao 400,000 400,000 0 0 0 2,105.3

4 Xã Canh Hiệp CN Suối Khúc 3,616,000 3,616,000 0 0 0 3,900.8

5 Xã Canh Hòa CN Suối Diếp 749,000 749,000 0 0 0 2,140.0

6 Xã Canh Hòa CN Suối Dú 473,000 473,000 0 0 0 675.7

7 Xã Canh Liên CN Kà Bông 867,900 867,900 0 0 0 2,479.7

8 Xã Canh Liên CN Kà Bưng 230,700 230,700 0 0 0 1,774.6

Page 91: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

91

9 Xã Canh Liên CN Kà Nâu 356,300 356,300 0 0 0 1,781.5

10 Xã Canh Liên CN làng Canh Tiến 1,084,800 1,084,800 0 0 0 2,260.0

11 Xã Canh Liên CN làng Cát 199,600 199,600 0 0 0 499.0

12 Xã Canh Liên CN làng Chồm 721,600 721,600 0 0 0 3,608.0

13 Xã Canh Liên CN suối Bà Lía 326,400 67,900 0 12,500 246,000 596.7

14 Xã Canh Liên CN TT xã Canh Liên 357,000 357,000 0 0 0 1,050.0

15 Xã Canh Thuận CN Hà Giang 1,695,000 1,695,000 0 0 0 4,237.5

16 Xã Canh Thuận CN Kà Te 438,000 310,000 0 8,000 120,000 1,500.0

17 Xã Canh Thuận CN Kà Xiêm 1,576,500 1,576,500 0 0 0 1,173.0

18 Xã Canh Thuận CN Suối La Da 2,355,000 2,355,000 0 0 0 3,011.5

X Huyện Vĩnh Thạnh

14 6,737,000 6,737,000 0 0 0

1 Thị trấn Vĩnh Thạnh

CN TT Vĩnh Thạnh 0 0 0 0 0 0.0

2 Xã Vĩnh Hiệp CN làng Hà Ri 648,000 648,000 0 0 0 1,408.7

3 Xã Vĩnh Hiệp CN Thạnh Quang 384,500 384,500 0 0 0 1,922.5

4 Xã Vĩnh Hòa CN Thác Đổ 64,900 64,900 0 0 0 144.2

5 Xã Vĩnh Kim CN ĐakTra, O3 37,900 37,900 0 0 0 189.5

6 Xã Vĩnh Kim CN làng K6 0 0 0 0 0 0.0

7 Xã Vĩnh Kim CN làng O5 669,600 669,600 0 0 0 1,403.8

8 Xã Vĩnh Kim CN T.Tâm xã VĩnhKim (cũ)

378,400 378,400 0 0 0 1,160.7

9 Xã Vĩnh Sơn CN làng K2 202,300 202,300 0 0 0 192.7

10 Xã Vĩnh Sơn CN làng K3 276,000 276,000 0 0 0 948.5

11 Xã Vĩnh Sơn CN làng K4 649,800 649,800 0 0 0 959.8

12 Xã Vĩnh Thịnh CN làng M2 1,668,000 1,668,000 0 0 0 2,900.9

13 Xã Vĩnh Thịnh CN làng M3 739,600 739,600 0 0 0 3,187.9

14 Xã Vĩnh Thuận CN L5, L7 1,018,000 1,018,000 0 0 0 1,454.3

XI Thành phố Quy Nhơn

3 2,670,000 2,320,000 0 350,000 0

1 Xã Nhơn Châu CN xã Nhơn Châu 18,000 18,000 0 0 0 62.5

2 Xã Nhơn Hải CN xã Nhơn Hải 2,532,000 2,182,000 0 350,000 0 422.0

3 Xã Phước Mỹ CN xã Phước Mỹ 120,000 120,000 0 0 0 350.9

Tổng toàn Tỉnh 118 195,859,300 93,152,300 87,900,000 8,088,500 6,718,500 0

Page 92: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

92

Bảng 14c: Mô hình quản lý của các công trình cấp nước tập trung ở địa bàn tỉnh

Mô hình quản lýHoạt động bền vững

STTTên công trình

Huyện/XãTên công trình

Cộngđồng/

UBND

Hợptácxã

Trung tâmnước, BQL

huyện

Tưnhân

Doanhnghiệp

Rấtbền

vững

Bềnvững

Khôngbền

vững

A B C 20 21 22 23 24 25 26 27

I Huyện An Lão 36 35 1 0 0 36

1 Thị trấn An Lão CN TT An Lão 1 1

2 Xã An Dũng CN làng Paký-thôn 2 1 1

3 Xã An Dũng CN thôn 1 1 1

4 Xã An Dũng CN thôn 2 1 1

5 Xã An Dũng CN thôn 3 1 1

6 Xã An Hòa CN Trà Cong 1 1

7 Xã An Hưng CN thôn 1 1 1

8 Xã An Hưng CN thôn 2 1 1

9 Xã An Hưng CN thôn 3, thôn 5 1 1

10 Xã An Nghĩa CN thôn 1 1 1

11 Xã An Nghĩa CN thôn 2 1 1

12 Xã An Nghĩa CN thôn 3, thôn 5 1 1

13 Xã An Quang CN khu giãn dân-thôn 2 1 1

14 Xã An Quang CN thôn 2 1 1

15 Xã An Quang CN thôn 3 1 1

16 Xã An Quang CN thôn 4 1 1

17 Xã An Quang CN thôn 5 1 1

18 Xã An Quang CN thôn 6 1 1

19 Xã An Tân CN Gò Đồn 1 1

20 Xã An Toàn CN làng Mới-thôn 2 1 1

21 Xã An Toàn CN thôn 1 1 1

22 Xã An Toàn CN thôn 2 1 1

23 Xã An Toàn CN thôn 3 1 1

24 Xã An Trung CN thôn 1 1 1

25 Xã An Trung CN thôn 3, thôn 8 1 1

26 Xã An Trung CN thôn 4 1 1

27 Xã An Trung CN thôn 5 1 1

28 Xã An Trung CN thôn 6 1 1

29 Xã An Vinh CN Làng Tre-thôn 4 1 1

30 Xã An Vinh CN thôn 1 1 1

31 Xã An Vinh CN thôn 2 1 1

32 Xã An Vinh CN thôn 3 1 1

33 Xã An Vinh CN thôn 4 1 1

34 Xã An Vinh CN thôn 5 1 1

35 Xã An Vinh CN thôn 6 1 1

36 Xã An Vinh CN thôn 7 1 1

Page 93: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

93

IIHuyện An Nhơn 5 1 4 0 2 3

1Thị trấn BìnhĐịnh CN TT Bình Định 1 0 1

2 Thị trấn Đập Đá CN TT Đập Đá 1 0 1

3 Xã Nhơn An CN 03 xã Đông An Nhơn 1 1

4 Xã Nhơn Tân CN xã Nhơn Tân 1 1

5 Xã Nhơn ThànhCN TT Gò Găng-NgôMây 1 0 1

III Huyện Hoài Ân 14 12 1 1 0 2 12

1Thị trấn TăngBạt Hổ CN TT Tăng Bạt Hổ 1 1

2 Xã Ân Hảo Tây CN thôn Tân Xuân 1 1

3 Xã Ân nghĩa CN xã Ân Nghĩa 1 1

4 Xã Ân Sơn CN Đồng Nhà Mười 1 1

5 Xã Ân Sơn CN khu giãn dân 1 1

6 Xã Ân Sơn CN T1, T2 1 1

7Xã Ân Tường Tây CN xã Ân Tường Tây 1 1

8 Xã Bok Tới CN Gò Dũng T6 1 1

9 Xã Bok Tới CN T1 1 1

10 Xã Bok Tới CN T2 1 1

11 Xã Bok Tới CN T4 1 1

12 Xã Bok Tới CN T5 1 1

13 Xã Đăk Mang CN làng O10 1 1

14 Xã Đăk Mang CN làng O6, O11 1 1

IVHuyện HoàiNhơn 5 4 1 1 1 3

1Thị trấn Bồng Sơn

CN TT Bồng Sơn-TamQuan 1 1

2 Xã Hoài Hải CN Hoài Hải 1 1

3 Xã Hoài Hải CN Tái định cư Hoài Hải 1 1

4 Xã Hoài Mỹ CN Hoài Mỹ 1 1

5Xã Tam QuanBắc CN Tam Quan Bắc 1 1

V Huyện Phù Cát 5 3 2 0 1 4

1 Xã Cát Chánh CN Cát Chánh 1 1

2 Xã Cát Hanh CN Chợ Gồm 1 1

3 Xã Cát Khánh CN Cát Khánh 1 1

4 Xã Cát Minh CN Cát Minh 1 1

5 Xã Cát Tân CN Kiều An 1 1

VI Huyện Phù Mỹ 10 5 3 1 1 0 4 6

1Thị trấn BìnhDương CN TT Bình Dương 1 1

2 Thị trấn Phù Mỹ CN TT Phù Mỹ 1 1

3 Xã Mỹ Chánh CN Mỹ Chánh 1 1

4 Xã Mỹ Đức CN Mỹ Đức 1 1

Page 94: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

94

5 Xã Mỹ Phong CN Mỹ Phong 1 1

6 Xã Mỹ Tài CN Mỹ Tài 1 1

7 Xã Mỹ Thắng CN thôn 7 1 1

8 Xã Mỹ Thắng CN thôn 9 1 1

9 Xã Mỹ Thành CN Mỹ Thành 1 1

10 Xã Mỹ Thọ CN Mỹ Thọ 1 1

VII Huyện Tây Sơn 4 1 2 1 1 0 3

1Thị trấn Phú Phong CN TT Phú Phong 1 1

2 Xã Bình Tân CN Bình Tân 1 1

3 Xã Bình Tường CN xã Bình Tường 1 1

4 Xã Vĩnh An CN làng Giang 1 1

VIIIHuyện Tuy Phước 4 3 1 1 0 3

1Thị trấn Tuy Phước CN TT Tuy Phước 1 0 1

2Xã Phước Quang CN Đông-Bắc Tuy Phước 1 0 1

3 Xã Phước Sơn CN Phước Sơn 1 1 0

4 Xã Phước Thuận CN Phước Thuận 1 0 1

IXHuyện Vân Canh 18 16 2 0 0 18

1Thị trấn Vân Canh CN Suối Mây 1 1

2Thị trấn Vân Canh CN Suối Phướng 1 0 1

3 Xã Canh Hiệp CN làng Canh Giao 1 1

4 Xã Canh Hiệp CN Suối Khúc 1 1

5 Xã Canh Hòa CN Suối Diếp 1 1

6 Xã Canh Hòa CN Suối Dú 1 1

7 Xã Canh Liên CN Kà Bông 1 1

8 Xã Canh Liên CN Kà Bưng 1 1

9 Xã Canh Liên CN Kà Nâu 1 1

10 Xã Canh Liên CN làng Canh Tiến 1 1

11 Xã Canh Liên CN làng Cát 1 1

12 Xã Canh Liên CN làng Chồm 1 1

13 Xã Canh Liên CN suối Bà Lía 1 1

14 Xã Canh Liên CN TT xã Canh Liên 1 1

15 Xã Canh Thuận CN Hà Giang 1 1

16 Xã Canh Thuận CN Kà Te 1 1

17 Xã Canh Thuận CN Kà Xiêm 1 1

18 Xã Canh Thuận CN Suối La Da 1 1

XHuyện Vĩnh Thạnh 14 12 2 0 0 14

1Thị trấn Vĩnh Thạnh CN TT Vĩnh Thạnh 1 0 1

2 Xã Vĩnh Hiệp CN làng Hà Ri 1 1

Page 95: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

95

3 Xã Vĩnh Hiệp CN Thạnh Quang 1 1

4 Xã Vĩnh Hòa CN Thác Đổ 1 1

5 Xã Vĩnh Kim CN ĐakTra, O3 1 1

6 Xã Vĩnh Kim CN làng K6 1 1

7 Xã Vĩnh Kim CN làng O5 1 1

8 Xã Vĩnh KimCN T.Tâm xã Vĩnh Kim(cũ) 1 0 1

9 Xã Vĩnh Sơn CN làng K2 1 1

10 Xã Vĩnh Sơn CN làng K3 1 0 1

11 Xã Vĩnh Sơn CN làng K4 1 1

12 Xã Vĩnh Thịnh CN làng M2 1 1

13 Xã Vĩnh Thịnh CN làng M3 1 1

14 Xã Vĩnh Thuận CN L5, L7 1 1

XIThành phố Quy Nhơn 3 2 1 0 0 3

1 Xã Nhơn Châu CN xã Nhơn Châu 1 0 1

2 Xã Nhơn Hải CN xã Nhơn Hải 1 0 1

3 Xã Phước Mỹ CN xã Phước Mỹ 1 0 1

Tổng toàn Tỉnh 118 90 6 7 1 14 3 10 105

Page 96: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

96

Bảng 14d: Các công trình cấp nước tập trung ở 6 huyện thuộc vùng dự án

Công suất (m3/ng.đ)TT Đơn vị/huyện Loại hình

Thiết kế Thực tế

Mô hìnhquản lý

I Hoài Nhơn

1 Cấp nước xã Hoài Hải Bơm dẫn 120 120 UBND xã

2 Cấp nước khu tái định cư xã Hoài Hải Tự chảy 80 80 UBND xã

3 Cấp nước xã Hoài Mỹ Bơm dẫn 360 120 UBND xã

4 Cấp nước xã Tam Quan Bắc Bơm dẫn 2,000 2,000 UBND xã

5 Cấp nước Bồng Sơn-Tam Quan Bơm dẫn 3,850 350 Doanh nghiệp

II Phù Mỹ

1 Cấp nước TT Bình Dương Bơm dẫn 500 250 Doanh nghiệp

2 Cấp nước TT Phù Mỹ Bơm dẫn 1,200 1,200 BQL huyện

3 Cấp nước Mỹ Chánh Bơm dẫn 900 500 HTX

4 Cấp nước Mỹ Đức Bơm dẫn 500 500 HTX

5 Cấp nước Mỹ Phong Bơm dẫn 150 UBND xã

6 Cấp nước Mỹ Tài Bơm dẫn 300 70 UBND xã

7 Cấp nước thôn 7, xã Mỹ Thắng Bơm dẫn 100 UBND xã

8 Cấp nước thôn 9, xã Mỹ Thắng Bơm dẫn 300 50 UBND xã

9 Cấp nước Mỹ Thành Bơm dẫn 900 140 HTX

10 Cấp nước Mỹ Thọ Bơm dẫn 400 UBND xã

III Phù Cát

1 Cấp nước xã Cát Chánh Bơm dẫn 525 226 UBND xã

2 Cấp nước Chợ Gồm, Cát Hanh Bơm dẫn 1,000 96 UBND xã

3 Cấp nước xã Cát Khánh Bơm dẫn 480 75 HTX

4 Cấp nước xã Cát Minh Bơm dẫn 1,000 180 HTX

5 Cấp nước Kiều An, xã Cát Tân Bơm dẫn 55 49 UBND xã

IV An Nhơn

1 Cấp nước 03 xã Đông An Nhơn Bơm dẫn 1,330 192 Doanh nghiệp

2 Cấp nước xã Nhơn Tân Bơm dẫn 320 65 TT Nước

3 Cấp nước TT Bình Định Bơm dẫn 1,550 640 Doanh nghiệp

4 Cấp nước TT Đập Đá Bơm dẫn 1,650 350 Doanh nghiệp

5 Cấp nước TT Gò Găng-Ngô Mây Bơm dẫn 1,250 470 Doanh nghiệp

V Tuy Phước

1 Cấp nước xã Phước Thuận Bơm dẫn 900 750 BQL huyện

2 Cấp nước xã Đông-Bắc Tuy Phước Bơm dẫn 1,500 700 BQL huyện

3 Cấp nước xã Phước Sơn Bơm dẫn 2,800 1,800 TT Nước

4 Cấp nước TT Tuy Phước Bơm dẫn 1,250 420 Doanh nghiệp

VI Tây Sơn

1 Cấp nước xã Bình Tân Tự chảy 60 60 UBND xã

2 Cấp nước TT Phú Phong Bơm dẫn 2,000 750 Doanh nghiệp

3 Cấp nước xã Bình Tường Tự chảy 1,220 650 TT Nước

4 Cấp nước làng Giang, xã Vĩnh An Tự chảy 50 50 UBND xã

Page 97: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

97

Bảng 15: Nguồn vốn đầu tư và suất vốn đầu tư của các công trình cấp nước được khảo sát phân theo huyện

Trong đó

Huyện Tên công trình

Tổng giá trị đầu tư(triệu đồng)

Ngânsáchnhànước

Tài trợ quốctế

Dânđónggópvà tự đầu tư

Tưnhân

Côngsuất thiết kế

(m3/

ngày)

Suất đầu

tư/ m3

nước sạch (triệu đồng)

Số hộ được cấp

nước theothiết kế

Suất đầu

tư/ hộ (triệu đồng)

1,Công trình cấp nước sinh hoạt xã Tam QuanBắc

9500 7000 2500 2000 4,8 3167 3,0

HoàiNhơn 2,Hệ thống cấp nước TT

Bồng Sơn, Tam Quan,Hoài Tân, Hoài Hảo

27664 2766 24898 3850 7,2 8464 3,3

1,Nhà máycấp nước sạch TT Phù Mỹ

12460 12460 1200 10,4 2500 5,0

Phù Mỹ2,Hệ thống cấp nước TT Bình Dương

10000 1000 9000 500 20,0 1103 9,1

PhùCát

Hệ thống cấp nước TT GòGăng/ Ngô Mây

14244 1424 12820 1250 11,4 3170 4,5

1,Hệ thống cấp nước TT ĐậpĐá

7800 780 7020 1650 4,7 3827 2,0

2,Công trình cấp nước 3 xã khuĐông An Nhơn

7236 4456 1352 1428 1330 5,4 4063 1,8An

Nhơn

3,Hệ thống cấp nước TT BìnhĐịnh

8100 810 7290 1550 5,2 3431 2,4

1,Hệ thống cấp nước TT TuyPhước

7700 770 6930 1250 6,2 2251 3,4

2,Công trình cấp nước khu Đông Bắc Tuy Phước

4612 3525 250 837 1500 3,1 4000 1,2

3,Công trình cấp nước xãPhước Sơn

4210 3202 1008 600 7,0 2400 1,8

TuyPhước

4,Công trình cấp nước xãPhước Thuận

3996 2627 231 1138 900 4,4 3500 1,1

TâySơn

Nhà máynước Tây Sơn 5000 2500 2500 3000 1,7 1200 4,2

Bình quân 9425 2374 6223 526 302 1583 6,0 3314 2,8

Page 98: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

98

Bảng 16: Thời gian khai thác, công suất và hiệu quả khai thác của các công trình cấp nước được khảo sát phân theo huyện

Huyện Tên công trình

Nămđưavàosử

dụng

Nguồn nước cấp

Côngsuất thiết kế

(m3/

ngày)

Côngsuất khaithác(m

3/

ngày)

%côngsuất thực tế so với thiết kế

Số hộ được cấp

nước theothiết kế

Số hộ được cấp nước thực tế

% số hộ thực tế so với thiết kế

Tỷ lệ thất thoátnước (%)

1,Công trình cấp nước sinh hoạt xã Tam QuanBắc

2005Nước mặt

2000 1000 50,0 3167 2400 75,8

HoàiNhơn

2,Hệ thống cấp nước TT Bồng Sơn, TamQuan, Hoài Tân, HoàiHảo

2009Nước ngầm

3850 445 11,6 8464 4496 53,1 24,7

1,Nhà máycấp nước TT Phù Mỹ

2009Nước ngầm

1200 500 41,7 2500 1200 48,0 12,0

Phù Mỹ2,Hệ thống cấp nước TT Bình Dương

2009Nước ngầm

500 95 19,0 1103 1119 101,5 20,7

PhùCát

Hệ thống cấp nước TT Gò Găng/ Ngô Mây

2009Nước ngầm

1250 371 29,7 3170 2609 82,3 29,0

1,Hệ thống cấp nướcTTĐập Đá

2008Nước ngầm

1650 288 17,5 3827 1970 51,5 34,0

2,Công trình cấp nước 3 xã khuĐông An Nhơn

2005Nước ngầm

1330 350 26,3 4063 1357 33,4 17,0An

Nhơn

3,Hệ thống cấp nước TT BìnhĐịnh

2009Nước ngầm

1550 410 26,5 3431 2496 72,7 39,0

1,Hệ thống cấp nước TT TuyPhước

2009Nước ngầm

1250 415 33,2 2251 1605 71,3 35,0

2,Công trình cấp nước khuĐông Bắc Tuy Phước

2002Nước ngầm

1500 700 46,7 4000 2233 55,8 30,0

3,Công trình cấp nước xã Phước Sơn

1996Nước ngầm

600 600 100,0 2400 2186 91,1

TuyPhước

4,Công trình cấp nước xã Phước Thuận

2005Nước ngầm

900 880 97,8 3500 2501 71,5 30,0

TâySơn Nhà máynước Tây Sơn

2001Nước mặt

3000 2800 93,3 1200 1550 129,2 20,0

Bình quân cho 1 công trình 1583 681 43,0 3314 2132 64,4 24,2

Page 99: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

99

Bảng 17: Qui mô, trình độ và tập huấn nguồn nhân lực của các công trình cấp nước phân theo huyện

Trong đó

Huyện Tên công trình

Tổng số lao động

Số người cótrìnhđộ kỹ sư

Số người có trìnhđộ trung cấp

Số lao động kỹ thuật có đào tạo

Có xâydựng

qui chế quản lý

Cóngười

tham dự tập

huấn hàngnăm

Số người

tham dự tập huấn

hàngnăm

1,Công trình cấp nước sinh hoạt xã TamQuan Bắc

11 3 3 CóHoàiNhơn

2,Hệ thống cấp nước TT Bồng Sơn, TamQuan, Hoài Tân, Hoài Hảo

16 4 9 4 Có Có

1,Nhà máy cấp nước sạch TT Phù Mỹ 10 6 4 Có Có 8Phù Mỹ

2,Hệ thống cấp nước TT Bình Dương 4 1 3 Có Có

Phù Cát Hệ thống cấp nước TT Gò Găng/ Ngô Mây 9 3 6 Có Có

1,Hệ thống cấp nước TT Đập Đá 6 2 4 Có Có

2,Công trình cấp nước 3 xã khu Đông AnNhơn

7 1 2 3 Có KhôngAn

Nhơn

3,Hệ thống cấp nước TT Bình Định 5 1 6 Có

1,Hệ thống cấp nước TT Tuy Phước 5 1 2 Có Có

2,Công trình cấp nước khu Đông Bắc Tuy Phước

5 4 3 Có Có 2

3,Công trình cấp nước xã Phước Sơn 5 1 4 Có Có 2

TuyPhước

4,Công trình cấp nước xã Phước Thuận 5 1 4 Có Có 2

Tây Sơn Nhà máy nước Tây Sơn 5 1 3 5 Không Có 3

Bình quân cho 1 công trình 7,2 1,5 3,7 2,0

Bảng 18: Giá nước dành cho các nhóm khác nhau của các công trình cấp nước

Huyện Tên công trìnhGiá 1m

3đầu

của nước sinh hoạt hộ

Giá 1m3đầu

của nước sinh hoạt cơ quan

Giá 1m3đầu

của nước kinh doanh

1,Công trình cấp nước sinh hoạt xã Tam Quan Bắc 1790 1790 3260

Hoài Nhơn2,Hệ thống cấp nước TT Bồng Sơn, Tam Quan, HoàiTân, Hoài Hảo

3800 5200 7200

1,Nhà máy cấp nước sạch TT Phù Mỹ 2400 2800 8400Phù Mỹ

2,Hệ thống cấp nước TT Bình Dương 3800 5800 7200

Phù Cát Hệ thống cấp nước TT Gò Găng/ Ngô Mây 3800 5800 7200

1,Hệ thống cấp nước TT Đập Đá 3800 5800 7200

2,Công trình cấp nước 3 xã khu Đông An Nhơn 2000 2000 2400An Nhơn

3,Hệ thống cấp nước TT Bình Định 3800 5800 7200

1,Hệ thống cấp nước TT Tuy Phước 3800 5800 7200

2,Công trình cấp nước khu Đông Bắc Tuy Phước 2737 2737

3,Công trình cấp nước xã Phước Sơn 2737 2737Tuy Phước

4,Công trình cấp nước xã Phước Thuận 2737 2737

Tây Sơn Nhà máy nước Tây Sơn 2400 3600 5100

Bình quân cho 1 công trình 3046 4046 6236

Page 100: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

100

Bảng 19: Các đơn vị thu gom rác, phạm vi hoạt động và bãi rác phân theo huyện

Huyện Đơn vị thực hiện

Phạm vi hoạt động Bãi rác

Công ty TNHHNguyên Tín

Các xã dọc các trục đường chính như:Hoài Đức, Hoài Thanh, Hoài ThanhTây, Hoài Hảo, thị trấn Tam Quan, xãTam Quan Bắc, Hoài Hương, HoàiChâu Bắc và một phần của thị trấn Bồng Sơn (chủ yếu là các cơ quan tổ chức),

HoàiNhơn

Hợp tác xã Nôngnghiệp Bồng Sơn tây

Thị trấn Bồng Sơn (chủ yếu là rác thải từ các hộ dân),

- Bãi rác tại xã TamQuan Bắc; diện tích2,000m2,

- Bãi rác tại thị trấn Bồng Sơn; diện tích 1,000m2

PhùMỹ

Hạt Giao thông Công chínhhuyện

Các xã, thị trấn dọc các trục đường chính: Mỹ Hiệp, thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Bình Dương, Mỹ Lộc, Mỹ Phong,

- Bãi rác tại xã Mỹ Trinh; diện tích 5000m2

- Bãi rác tại xã Mỹ Phong; diện tích 5,000m2

PhùCát

Hạt Giao thông Công chínhhuyện

Thu gom trên dọc tuyến đường chính của các xã, thị trấn: Ngô Mây, Cát Tân, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Hanh,

Bãi rác tại thị trấn Ngô Mây; diện tích 10,000m2

Công ty Môitrường đô thị An Nhơn

Thị trấn Đập Đá, thị trấn Bình Định, xãNhơn Thành;

Các xã Phước Hưng, Phước Quang (huyện Tuy Phước),

AnNhơn

Công ty TNHHNhơn Thọ

Các xã Nhơn Thọ, Nhơn Tân, NhơnHoà, Nhơn Lộc, Nhơn Phúc,

Bãi rác tại xã NhơnHòa; diện tích12,000m2

TuyPhước

Công ty TNHHMôi trường cây xanh Hà Thanh

11 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyện, Sử dụng bãi rácLong Mỹ, TP, Qui Nhơn; diện tích 30,000m2

TâySơn

Hợp tác xã nôngnghiệp dịch vụ Phú Phong II

Thị trấn Phú Phong và các xã dọc các trục đường chính gồm: Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân,

Bãi rác tại xã TâyXuân; diện tích 10,000m2

Page 101: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

101

Bảng 20: Các đặc điểm giới tính, tuổi và học vấn của người trả lời phân theo xã và huyện

Giới tính Tuổi Học vấn

Địa phươngNam Nữ 30<

30-50 >50

Cấp 1 trở

xuống Cấp 2

Cấp 3 trở lên

Tổng

65 56 5 73 43 37 63 21 121Hoài Nhơn

53,7 46,3 4,1 60,3 35,5 30,6 52,1 17,4 100,0

37 23 2 40 18 17 32 11 60Tam Quan Nam

61,7 38,3 3,3 66,7 30,0 28,3 53,3 18,3 100,0

28 33 3 33 25 20 31 10 61Hoài Hương

45,9 54,1 4,9 54,1 41,0 32,8 50,8 16,4 100,0

67 54 15 66 40 30 67 24 121Phù Mỹ

55,4 44,6 12,4 54,5 33,1 24,8 55,4 19,8 100,0

32 29 9 38 14 10 33 18 61Mỹ Hiệp

52,5 47,5 14,8 62,3 23,0 16,4 54,1 29,5 100,0

35 25 6 28 26 20 34 6 60Mỹ Châu

58,3 41,7 10,0 46,7 43,3 33,3 56,7 10,0 100,0

72 45 9 66 42 38 57 22 117Phù Cát

61,5 38,5 7,7 56,4 35,9 32,5 48,7 18,8 100,0

38 19 3 37 17 13 34 10 57Cát Lâm

66,7 33,3 5,3 64,9 29,8 22,8 59,6 17,5 100,0

34 26 6 29 25 25 23 12 60Cát Tiến

56,7 43,3 10,0 48,3 41,7 41,7 38,3 20,0 100,0

67 55 10 64 48 24 65 33 122Tuy Phước

54,9 45,1 8,2 52,5 39,3 19,7 53,3 27,0 100,0

40 22 4 35 23 12 29 21 62Phước Thắng

64,5 35,5 6,5 56,5 37,1 19,4 46,8 33,9 100,0

27 33 6 29 25 12 36 12 60Phước Lộc

45,0 55,0 10,0 48,3 41,7 20,0 60,0 20,0 100,0

58 61 6 57 56 21 52 46 119An Nhơn

48,7 51,3 5,0 47,9 47,1 17,6 43,7 38,7 100,0

26 33 3 23 33 7 17 35 59TT Bình Định

44,1 55,9 5,1 39,0 55,9 11,9 28,8 59,3 100,0

32 28 3 34 23 14 35 11 60Nhơn An

53,3 46,7 5,0 56,7 38,3 23,3 58,3 18,3 100,0

48 72 29 48 43 57 32 31 120Tây Sơn

40,0 60,0 24,2 40,0 35,8 47,5 26,7 25,8 100,0

25 32 21 25 11 45 8 4 57Vĩnh An

43,9 56,1 36,8 43,9 19,3 78,9 14,0 7,0 100,0

23 40 8 23 32 12 24 27 63TT Phú Phong

36,5 63,5 12,7 36,5 50,8 19,0 38,1 42,9 100,0

377 343 74 374 272 207 336 177 720Tổng

52,4 47,6 10,3 51,9 37,8 28,8 46,7 24,6 100,0

Page 102: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

102

Bảng 21: Cơ cấu nghề nghiệp của người trả lời phân theo xã và huyện

Nghề nghiệp

Địa phương Nông nghiệp Phi nông Cán bộ viên chức Không làm việc

Tổng

62 36 8 14 121Hoài Nhơn51,7 30,0 6,7 11,7 100,0

29 23 3 4 60Tam Quan Nam

49,2 39,0 5,1 6,8 100,0

33 13,0 5,0 10,0 61Hoài Hương

54,1 21,3 8,2 16,4 100,0

88 20 6 6 121Phù Mỹ

73,3 16,7 5,0 5,0 100,0

39 16 3 3 61Mỹ Hiệp

63,9 26,2 4,9 4,9 100,0

49 4 3 3 60Mỹ Châu83,1 6,8 5,1 5,1 100,0

89 13 8 7 117Phù Cát

76,1 11,1 6,8 6,0 100,0

47 3 1 6 57Cát Lâm

82,5 5,3 1,8 10,5 100,0

42 10 7 1 60Cát Tiến

70,0 16,7 11,7 1,7 100,0

69 39 8 5 122Tuy Phước

57,0 32,2 6,6 4,1 100,0

36 21 5 0 62Phước Thắng

58,1 33,9 8,1 0,0 100,0

33 18 3 5 60Phước Lộc55,9 30,5 5,1 8,5 100,0

47 44 7 20 119An Nhơn

39,8 37,3 5,9 16,9 100,0

6 30 6 17 59TT Bình Định

10,2 50,8 10,2 28,8 100,0

41 14 1 3 60Nhơn An

69,5 23,7 1,7 5,1 100,0

71 19 11 16 120Tây Sơn

60,7 16,2 9,4 13,7 100,0

53 0 4 0 57Vĩnh An

93,0 0,0 7,0 0,0 100,0

18 19 7 16 63TT Phú Phong30,0 31,7 11,7 26,7 100,0

426 171 48 68 720Tổng59,7 24,0 6,7 9,5 100,0

Page 103: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

103

Bảng 22: Một số đặc điểm cơ bản của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương Quimôhộ

Hộ nghèo

Hộ chínhsách

Nhà ở bán

kiên cố

Nhà cáchđường

chính>100m

Hộ không có điện

Hộ có chăn nuôi gia súc

Hoài Nhơn 4,4 11 27 61 15 0 58

9,1 22,3 50,4 12,4 0,0 47,9

Tam Quan Nam 4,3 5 17 32 9 0 30

8,3 28,3 53,3 15,0 0,0 50,0

Hoài Hương 4,5 6 10 29 6 0 28

9,8 16,4 47,5 9,8 0,0 45,9

Phù Mỹ 4,1 13 22 77 53 1 100

10,7 18,2 63,6 43,8 0,8 82,6

Mỹ Hiệp 3,9 7 12 37 9 0 45

11,5 19,7 60,7 14,8 0,0 73,8

Mỹ Châu 4,2 6 10 40 44 1 55

10,0 16,7 66,7 73,3 1,7 91,7

Phù Cát 4,5 12 15 65 33 3 71

10,3 12,8 55,6 28,2 2,6 60,7

Cát Lâm 4,6 6 7 28 12 3 47

10,5 12,3 49,1 21,1 5,3 82,5

Cát Tiến 4,5 6 8 37 21 0 24

10,0 13,3 61,7 35,0 0,0 40,0

Tuy Phước 4,4 5 11 68 34 1 56

4,1 9,0 55,7 27,9 0,8 45,9

Phước Thắng 4,0 2 9 34 18 0 27

3,2 14,5 54,8 29,0 0,0 43,5

Phước Lộc 4,7 3,0 2 34 16 1 29

5,0 3,3 56,7 26,7 1,7 48,3

An Nhơn 4,2 7 10 52 9 0 33

5,9 8,4 43,7 7,6 0,0 27,7

TT Bình Định 4,2 1,0 5 17 0 0 5

1,7 8,5 28,8 0,0 0,0 8,5

Nhơn An 4,2 6,0 5 35 9 0 28

10,0 8,3 58,3 15,0 0,0 46,7

Tây Sơn 4,0 42 13 75 17 7 64

35,0 10,8 62,5 14,2 5,8 53,3

Vĩnh An 4,1 37 10 51 10 7 46

64,9 17,5 89,5 17,5 12,3 80,7

TT Phú Phong 4,0 5 3 24 7 0 18

7,9 4,8 38,1 11,1 0,0 28,6

Tổng 4,3 90 98 398 161 12 382

12,5 13,6 55,3 22,4 1,7 53,1

Page 104: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

104

Bảng 23: Mức thu nhập và cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Trong đó

Địa phương Tổng thu nhập bqnktháng

Thu từ trồng

trọt

Thu từ chănnuôi

Thu từnghề phụ gia

đình

Thutừ

tiền công

làmthuê

Thutừ

buônbándịch

vụ

Thu từ tiền

lươngthường

xuyên

Thutừ

tiền hưu,

trợ cấp

Thukhác

Hoài Nhơn 777 192 142 22 102 132 90 77 18

100,0 24,8 18,3 2,9 13,2 17,1 11,7 9,9 2,3

Tam Q, Nam 736 136 138 22 79 164 107 60 30

100,0 18,5 18,8 3,0 10,7 22,3 14,5 8,2 4,1

Hoài Hương 817 248 145 22 125 101 75 94 6

100,0 30,3 17,8 2,7 15,4 12,4 9,1 11,5 0,7

Phù Mỹ 677 158 111 18 113 92 111 71 2

100,0 23,4 16,4 2,7 16,7 13,6 16,4 10,5 0,3

Mỹ Hiệp 776 115 95 29 116 176 159 85 2

100,0 14,8 12,3 3,7 14,9 22,6 20,5 10,9 0,2

Mỹ Châu 576 202 127 8 111 8 61 57 3

100,0 35,0 22,0 1,3 19,3 1,3 10,6 9,9 0,5

Phù Cát 724 248 100 43 136 62 99 32 3

100,0 34,2 13,8 6,0 18,7 8,6 13,7 4,5 0,4

Cát Lâm 699 276 129 9 129 39 63 51 2

100,0 39,5 18,5 1,2 18,5 5,6 9,1 7,3 0,3

Cát Tiến 748 221 73 76 141 83 134 15 4

100,0 29,6 9,7 10,2 18,9 11,1 17,9 2,0 0,5

Tuy Phước 1046 147 92 12 271 250 205 59 11

100,0 14,1 8,8 1,1 25,9 23,9 19,6 5,6 1,1

Phước Thắng 1082 178 130 16 205 306 147 94 6

100,0 16,4 12,0 1,5 19,0 28,3 13,6 8,7 0,6

Phước Lộc 1009 115 52 8 339 191 265 23 17

100,0 11,4 5,2 0,7 33,6 18,9 26,2 2,2 1,6

An Nhơn 1203 157 51 10 298 343 195 125 24

100,0 13,1 4,2 0,8 24,8 28,5 16,2 10,4 2,0

TT Bình Định 1498 20 11 2 298 612 315 207 32

100,0 1,3 0,7 0,1 19,9 40,9 21,0 13,8 2,2

Nhơn An 913 293 90 18 298 78 76 44 15

100,0 32,0 9,9 2,0 32,7 8,6 8,3 4,8 1,7

Tây Sơn 831 90 62 6 151 232 186 102 3

100,0 10,8 7,5 0,7 18,1 27,9 22,4 12,2 0,4

Vĩnh An 314 123 74 0 36 0 36 46 1

100,0 39,0 23,4 0,0 11,3 0,0 11,4 14,6 0,3

TT Phú Phong 1298 60 52 10 255 441 322 152 5

100,0 4,6 4,0 0,8 19,6 34,0 24,8 11,7 0,4

Tổng 877 165 93 18 179 185 148 78 10

100,0 18,8 10,6 2,1 20,4 21,2 16,9 8,9 1,2

Page 105: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

105

Bảng 24: 5 nhóm thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phương20% thấp

nhất20% dưới

trung bình20% trung

bình20% trên

trung bình20% cao

nhấtHoài Nhơn* 260 472 721 981 2266

** 1,0 1,8 2,8 3,8 8,7Tam Quan Nam 264 470 699 1001 2711

1,0 1,8 2,7 3,8 10,3Hoài Hương 255 473 754 957 2064

1,0 1,9 3,0 3,7 8,1Phù Mỹ 281 495 687 999 1790

1,0 1,8 2,4 3,6 6,4Mỹ Hiệp 292 472 677 1020 1904

1,0 1,6 2,3 3,5 6,5Mỹ Châu 271 509 700 976 1278

1,0 1,9 2,6 3,6 4,7Phù Cát 305 478 677 1007 1873

1,0 1,6 2,2 3,3 6,1Cát Lâm 279 491 669 996 1759

1,0 1,8 2,4 3,6 6,3Cát Tiến 323 465 690 1016 1949

1,0 1,4 2,1 3,1 6,0Tuy Phước 304 493 698 1023 1861

1,0 1,6 2,3 3,4 6,1Phước Thắng 282 477 714 1048 2141

1,0 1,7 2,5 3,7 7,6Phước Lộc 348 514 679 1002 1612

1,0 1,5 2,0 2,9 4,6An Nhơn 285 508 731 989 1947

1,0 1,8 2,6 3,5 6,8TT Bình Định 358 498 738 1027 2026

1,0 1,4 2,1 2,9 5,7Nhơn An 270 515 728 969 1705

1,0 1,9 2,7 3,6 6,3Tây Sơn 194 478 698 1037 1921

1,0 2,5 3,6 5,4 9,9Vĩnh An 185 481 742 958 -

1,0 2,6 4,0 5,2 -TT Phú Phong 362 472 688 1046 1921

1,0 1,3 1,9 2,9 5,3Tổng 257 487 702 1006 1940

1,0 1,9 2,7 3,9 7,5Ghi chú: 5 nhóm thu nhập được tính cho toàn mẫu* đơn vị tính là ngàn đồng** số lần chênh lệch của các nhóm so với nhóm 20% thấp nhất

Page 106: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

106

Bảng 25: Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Trong đó

Địa phươngTổng chi

bqnktháng

Chicho

ăn uống

Chichohọc

hành

Chichăm

sóc sức khỏe

Chitiền điện

Chitiền

nước

Chitiền rác

Chikhác

Hoài Nhơn 555 257 109 27 20 3 0 139100,0 46,3 19,6 4,9 3,5 0,5 0,0 25,1

Tam Quan Nam 628 289 126 23 19 4 0 166100,0 46,0 20,1 3,7 3,0 0,6 0,0 26,5

Hoài Hương 483 225 92 31 20 2 0 113100,0 46,7 19,0 6,4 4,1 0,4 0,0 23,4

Phù Mỹ 422 194 74 23 19 1 0 112100,0 45,9 17,4 5,5 4,4 0,1 0,0 26,6

Mỹ Hiệp 477 218 80 28 22 1 0 128100,0 45,7 16,8 5,8 4,6 0,2 0,0 26,8

Mỹ Châu 366 169 67 18 15 0 0 96100,0 46,2 18,3 5,0 4,1 0,0 0,0 26,4

Phù Cát 418 198 83 21 16 1 0 99100,0 47,4 19,8 5,1 3,8 0,1 0,0 23,6

Cát Lâm 391 179 78 29 13 0 0 91100,0 45,8 19,9 7,5 3,3 0,0 0,0 23,4

Cát Tiến 444 217 88 14 19 1 0 106100,0 48,8 19,8 3,1 4,3 0,2 0,0 23,8

Tuy Phước 599 261 150 24 23 5 0 136100,0 43,5 25,1 3,9 3,8 0,8 0,1 22,7

Phước Thắng 626 255 175 17 25 9 0 145100,0 40,7 28,0 2,7 4,0 1,4 0,0 23,1

Phước Lộc 571 267 124 30 21 1 1 126100,0 46,8 21,8 5,3 3,7 0,2 0,2 22,1

An Nhơn 614 281 120 32 29 4 2 146100,0 45,7 19,5 5,3 4,8 0,6 0,3 23,7

TT Bình Định 729 335 120 40 35 6 4 189100,0 45,9 16,5 5,4 4,8 0,8 0,5 26,0

Nhơn An 501 227 120 25 24 2 0 103100,0 45,4 23,9 5,0 4,8 0,4 0,0 20,5

Tây Sơn 440 219 70 17 19 3 1 112100,0 49,7 15,9 3,9 4,2 0,6 0,2 25,5

Vĩnh An 201 141 8 7 6 1 0 38100,0 70,1 4,2 3,5 3,0 0,4 0,0 18,9

TT Phú Phong 657 289 126 27 30 4 2 179100,0 44,0 19,2 4,1 4,6 0,6 0,3 27,3

Tổng 508 235 101 24 21 2 1 124100,0 46,2 19,9 4,8 4,1 0,5 0,2 24,3

Page 107: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

107

Bảng 26: Tỷ lệ các hộ ở nơi không có nước máy và nơi có nước máy (bao gồm các hộ sử dụng và không sử dụng nước máy) trong mẫu khảo sát phân theo xã và huyện

Địa phươngKhông cónước máy

Có sử dụng nước máy

Có đường ống nước nhưng

không sử dụng

Tổng

Hoài Nhơn 90 17 14 12174,4 14,0 11,6 100,0

Tam Quan Nam 29 17 14 6048,3 28,3 23,3 100,0

Hoài Hương 61 0 0 61100,0 0,0 0,0 100,0

Phù Mỹ 121 0 0 121100,0 0,0 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 61 0 0 61100,0 0,0 0,0 100,0

Mỹ Châu 60 0 0 60100,0 0,0 0,0 100,0

Phù Cát 117 0 0 117100,0 0,0 0,0 100,0

Cát Lâm 57 0 0 57100,0 0,0 0,0 100,0

Cát Tiến 60 0 0 60100,0 0,0 0,0 100,0

Tuy Phước 60 61 1 12249,2 50,0 0,8 100,0

Phước Thắng 0 61 1 620,0 98,4 1,6 100,0

Phước Lộc 60 0 0 60100,0 0,0 0,0 100,0

An Nhơn 28 79 12 11923,5 66,4 10,1 100,0

TT Bình Định 0 54 5 590,0 91,5 8,5 100,0

Nhơn An 28 25 7 6046,7 41,7 11,7 100,0

Tây Sơn 33 86 1 12027,5 71,7 0,8 100,0

Vĩnh An 0 57 0 570,0 100,0 0,0 100,0

TT Phú Phong 33 29 1 6352,4 46,0 1,6 100,0

Tổng 449 243 28 72062,4 33,8 3,9 100,0

Page 108: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

108

Bảng 27: Thực trạng nguồn nước uống của hộ không có nước máy phân theo xã và huyện

Địa phươngNước giếng khoan

Nước giếng đào Nước bồn

Nước đóngbình

Nước khác Tổng

Hoài Nhơn 32 29 21 11 12 10530,5 27,6 20,0 10,5 11,4 100,0

Tam Quan Nam 19 11 9 2 3 4443,2 25,0 20,5 4,5 6,8 100,0

Hoài Hương 13 18 12 9 9 6121,3 29,5 19,7 14,8 14,8 100,0

Phù Mỹ 3 111 0 6 1 1212,5 91,7 0,0 5,0 0,8 100,0

Mỹ Hiệp 3 52 0 5 1 614,9 85,2 0,0 8,2 1,6 100,0

Mỹ Châu 0 59 0 1 0 600,0 98,3 0,0 1,7 0,0 100,0

Phù Cát 39 70 1 4 3 11733,3 59,8 0,9 3,4 2,6 100,0

Cát Lâm 15 39 0 0 3 5726,3 68,4 0,0 0,0 5,3 100,0

Cát Tiến 24 31 1 4 0 6040,0 51,7 1,7 6,7 0,0 100,0

Tuy Phước 28 29 1 5 0 6344,4 46,0 1,6 7,9 0,0 100,0

Phước Thắng 0 0 1 2 0 30,0 0,0 33,3 66,7 0,0 100,0

Phước Lộc 28 29 0 3 0 6046,7 48,3 0,0 5,0 0,0 100,0

An Nhơn 24 11 1 6 0 4257,1 26,2 2,4 14,3 0,0 100,0

TT Bình Định 4 0 0 3 0 757,1 0,0 0,0 42,9 0,0 100,0

Nhơn An 20 11 1 3 0 3557,1 31,4 2,9 8,6 0,0 100,0

Tây Sơn 11 19 0 7 0 3729,7 51,4 0,0 18,9 0,0 100,0

Vĩnh An 0 0 0 0 0 00,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

TT Phú Phong 11 19 0 7 0 3729,7 51,4 0,0 18,9 0,0 100,0

Tổng 137 269 24 39 16 48528,2 55,5 4,9 8,0 3,3 100,0

Page 109: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

109

Bảng 28: Thực trạng nguồn nước nấu ăn của hộ không có nước máy phân theo xã vàhuyện

Địa phươngNước giếng khoan

Nước giếng đào

Nước bồn

Nước đóng bình

Nước khác Tổng

Hoài Nhơn 40 33 19 4 9 10538,1 31,4 18,1 3,8 8,6 100,0

Tam Quan Nam 19 12 9 2 2 4443,2 27,3 20,5 4,5 4,5 100,0

Hoài Hương 21 21 10 2 7 6134,4 34,4 16,4 3,3 11,5 100,0

Phù Mỹ 2 118 0 1 0 1211,7 97,5 0,0 0,8 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 2 58 0 1 0 613,3 95,1 0,0 1,6 0,0 100,0

Mỹ Châu 0 60 0 0 0 600,0 100,0 0,0 0,0 0,0 100,0

Phù Cát 42 71 1 0 3 11735,9 60,7 0,9 0,0 2,6 100,0

Cát Lâm 15 39 0 0 3 5726,3 68,4 0,0 0,0 5,3 100,0

Cát Tiến 27 32 1 0 0 6045,0 53,3 1,7 0,0 0,0 100,0

Tuy Phước 31 29 1 0 0 6150,8 47,5 1,6 0,0 0,0 100,0

Phước Thắng 0 0 1 0 0 10,0 0,0 100,0 0,0 0,0 100,0

Phước Lộc 31 29 0 0 0 6051,7 48,3 0,0 0,0 0,0 100,0

An Nhơn 26 13 1 0 0 4065,0 32,5 2,5 0,0 0,0 100,0

TT Bình Định 5 0 0 0 0 5100,0 0,0 0,0 0,0 0,0 100,0

Nhơn An 21 13 1 0 0 3560,0 37,1 2,9 0,0 0,0 100,0

Tây Sơn 11 23 0 0 0 3432,4 67,6 0,0 0,0 0,0 100,0

Vĩnh An 0 0 0 0 0 00,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

TT Phú Phong 11 23 0 0 0 3432,4 67,6 0,0 0,0 0,0 100,0

Tổng 152 287 22 5 12 47831,8 60,0 4,6 1,0 2,5 100,0

Page 110: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

110

Bảng 29: Thực trạng nguồn nước tắm rửa của hộ có dùng nước máy phân theo xã vàhuyện

Địa phươngNước giếng khoan Nước giếng đào Nước khác Tổng

Hoài Nhơn 56 51 2 10951,4 46,8 1,8 100,0

Tam Quan Nam 26 21 1 4854,2 43,8 2,1 100,0

Hoài Hương 30 30 1 6149,2 49,2 1,6 100,0

Phù Mỹ 2 119 0 1211,7 98,3 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 2 59 0 613,3 96,7 0,0 100,0

Mỹ Châu 0 60 0 600,0 100,0 0,0 100

Phù Cát 43 71 3 11736,8 60,7 2,6 100,0

Cát Lâm 15 39 3 5726,3 68,4 5,3 100,0

Cát Tiến 28 32 0 6046,7 53,3 0,0 100,0

Tuy Phước 53 28 0 8165,4 34,6 0,0 100,0

Phước Thắng 19 2 0 2190,5 9,5 0,0 100,0

Phước Lộc 34 26 0 6056,7 43,3 0,0 100,0

An Nhơn 61 36 0 9762,9 37,1 0,0 100,0

TT Bình Định 39 3 0 4292,9 7,1 0,0 100,0

Nhơn An 22 33 0 5540,0 60,0 0,0 100,0

Tây Sơn 11 34 21 6616,7 51,5 31,8 100,0

Vĩnh An 0 3 21 240,0 12,5 87,5 100,0

TT Phú Phong 11 31 0 4226,2 73,8 0,0 100,0

Tổng 226 339 26 59138,2 57,4 4,4 100,0

Page 111: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

111

Bảng 30: Thực trạng nguồn nước tưới cây của hộ không có nước máy phân theo xã vàhuyện

Địa phương Nước giếng khoan Nước giếng đào Nước khác Tổng

Hoài Nhơn 49 43 20 11243,8 38,4 17,9 100,0

Tam Quan Nam 21 19 11 5141,2 37,3 21,6 100,0

Hoài Hương 28 24 9 6145,9 39,3 14,8 100,0

Phù Mỹ 1 100 20 1210,8 82,6 16,5 100,0

Mỹ Hiệp 1 44 16 611,6 72,1 26,2 100,0

Mỹ Châu 0 56 4 600,0 93,3 6,7 100,0

Phù Cát 49 57 11 11741,9 48,7 9,4 100,0

Cát Lâm 20 34 3 5735,1 59,6 5,3 100,0

Cát Tiến 29 23 8 6048,3 38,3 13,3 100,0

Tuy Phước 58 24 15 9759,8 24,7 15,5 100,0

Phước Thắng 24 2 11 3764,9 5,4 29,7 100,0

Phước Lộc 34 22 4 6056,7 36,7 6,7 100,0

An Nhơn 57 35 11 10355,3 34,0 10,7 100,0

TT Bình Định 35 3 10 4872,9 6,3 20,8 100,0

Nhơn An 22 32 1 5540,0 58,2 1,8 100,0

Tây Sơn 10 32 48 9011,1 35,6 53,3 100,0

Vĩnh An 0 3 42 450,0 6,7 93,3 100,0

TT Phú Phong 10 29 6 4522,2 64,4 13,3 100,0

Tổng 224 291 125 64035,0 45,5 19,5 100,0

Page 112: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

112

Bảng 31: Thực trạng nguồn nước uống và nấu ăn của hộ có nước máy

Nước uống Nước nấu ăn

Địa phương

Nước máyNước giếng

khoan Nước khácNước

máyNước giếng

đào

Tổng

Hoài Nhơn 16 - 1 16 1 17

94,1 - 5,9 94,1 5,9 100,0

Tam Quan Nam 16 - 1 16 1 17

94,1 - 5,9 94,1 5,9 100,0

Tuy Phước 59 2 - 61 - 61

96,7 3,3 - 100,0 - 100,0

Phước Thắng 59 2 - 61 - 61

96,7 3,3 - 100,0 - 100,0

An Nhơn 77 2 - 79 - 79

97,5 2,5 - 100,0 - 100,0

TT Bình Định 52 2 - 54 - 54

96,3 3,7 - 100,0 - 100,0

Nhơn An 25 - - 25 - 25

100,0 - - 100,0 - 100,0

Tây Sơn 83 3 - 86 - 86

96,5 3,5 - 100,0 - 100,0

Vĩnh An 57 - - 57 - 57

100,0 - - 100,0 - 100,0

TT Phú Phong 26 3 - 29 - 29

89,7 10,3 - 100,0 - 100,0

Tổng 235 7 1 242 1 243

96,7 2,9 0,4 99,6 0,4 100,0

Page 113: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

113

Bảng 32: Thực trạng nguồn nước tắm rửa và tưới cây của hộ có nước máy

Nước tắm rửa Nước tưới cây

Địa phương

Nước máy

Nước giếng khoan

Nước giếng đào

Nước khác

Nước máy

Nước giếng khoan

Nước giếng đào

Nướckhác

Tổng

Hoài Nhơn 12 1 4 0 9 2 3 3 17

70,6 5,9 23,5 0,0 52,9 11,8 17,6 17,6 100,0

Tam Quan Nam 12 1 4 0 9 2 3 3 17

70,6 5,9 23,5 0,0 52,9 11,8 17,6 17,6 100,0

Tuy Phước 41 18 2 0 25 24 2 10 61

67,2 29,5 3,3 0,0 41,0 39,3 3,3 16,4 100,0

Phước Thắng 41 18 2 0 25 24 2 10 61

67,2 29,5 3,3 0,0 41,0 39,3 3,3 16,4 100,0

An Nhơn 22 36 21 0 16 32 21 10 79

27,8 45,6 26,6 0,0 20,3 40,5 26,6 12,7 100,0

TT Bình Định 17 34 3 0 11 30 3 10 54

31,5 63,0 5,6 0,0 20,4 55,6 5,6 18,5 100,0

Nhơn An 5 2 18 0 5 2 18 0 25

20,0 8,0 72,0 0,0 20,0 8,0 72,0 0,0 100,0

Tây Sơn 54 1 10 21 30 2 8 46 86

62,8 1,2 11,6 24,4 34,9 2,3 9,3 53,5 100,0

Vĩnh An 33 0 3 21 12 0 3 42 57

57,9 0,0 5,3 36,8 21,1 0,0 5,3 73,7 100,0

TT Phú Phong 21 1 7 0 18 2 5 4 29

72,4 3,4 24,1 0,0 62,1 6,9 17,2 13,8 100,0

Tổng 129 56 37 21 80 60 34 69 243

53,1 23,0 15,2 8,6 32,9 24,7 14,0 28,4 100,0

Page 114: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

114

Bảng 33: Các nhận xét cảm quan về nước uống của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngKhông

màuCó

màuKhông

mùi Có mùiKhông

vịCóvị

Khôngđục Đục Tổng

Hoài Nhơn 93 28 100 21 111 10 103 18 121

76,9 23,1 82,6 17,4 91,7 8,3 85,1 14,9 100,0

Tam Quan Nam 50 10 53 7 57 3 54 6 60

83,3 16,7 88,3 11,7 95,0 5,0 90,0 10,0 100,0

Hoài Hương 43 18 47 14 54 7 49 12 61

70,5 29,5 77,0 23,0 88,5 11,5 80,3 19,7 100,0

Phù Mỹ 96 25 103 18 114 7 93 28 121

79,3 20,7 85,1 14,9 94,2 5,8 76,9 23,1 100,0

Mỹ Hiệp 42 19 50 11 56 5 45 16 61

68,9 31,1 82,0 18,0 91,8 8,2 73,8 26,2 100,0

Mỹ Châu 54 6 53 7 58 2 48 12 60

90,0 10,0 88,3 11,7 96,7 3,3 80,0 20,0 100,0

Phù Cát 80 37 82 35 111 6 90 27 117

68,4 31,6 70,1 29,9 94,9 5,1 76,9 23,1 100,0

Cát Lâm 53 4 53 4 55 2 49 8 57

93,0 7,0 93,0 7,0 96,5 3,5 86,0 14,0 100,0

Cát Tiến 27 33 29 31 56 4 41 19 60

45,0 55,0 48,3 51,7 93,3 6,7 68,3 31,7 100,0

Tuy Phước 104 18 83 39 116 6 106 16 122

85,2 14,8 68,0 32,0 95,1 4,9 86,9 13,1 100,0

Phước Thắng 56 6 36 26 60 2 53 9 62

90,3 9,7 58,1 41,9 96,8 3,2 85,5 14,5 100,0

Phước Lộc 48 12 47 13 56 4 53 7 60

80,0 20,0 78,3 21,7 93,3 6,7 88,3 11,7 100,0

An Nhơn 109 10 99 20 119 0 103 16 119

91,6 8,4 83,2 16,8 100,0 0,0 86,6 13,4 100,0

TT Bình Định 57 2 45 14 59 0 53 6 59

96,6 3,4 76,3 23,7 100,0 0,0 89,8 10,2 100,0

Nhơn An 52 8 54 6 60 0 50 10 60

86,7 13,3 90,0 10,0 100,0 0,0 83,3 16,7 100,0

Tây Sơn 111 9 112 8 119 1 97 23 120

92,5 7,5 93,3 6,7 99,2 0,8 80,8 19,2 100,0

Vĩnh An 50 7 56 1 57 0 41 16 57

87,7 12,3 98,2 1,8 100,0 0,0 71,9 28,1 100,0

TT Phú Phong 61 2 56 7 62 1 56 7 63

96,8 3,2 88,9 11,1 98,4 1,6 88,9 11,1 100,0

Tổng 593 127 579 141 690 30 592 128 720

82,4 17,6 80,4 19,6 95,8 4,2 82,2 17,8 100,0

Page 115: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

115

Bảng 34: Đánh giá về chất lượng nước uống của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phươngTốt Khá Trung bình Dưới trung bình Tổng

Hoài Nhơn 58 33 26 4 121

47,9 27,3 21,5 3,3 100,0

Tam Quan Nam 29 20 10 1 60

48,3 33,3 16,7 1,7 100,0

Hoài Hương 29 13 16 3 61

47,5 21,3 26,2 4,9 100,0

Phù Mỹ 62 27 27 5 121

51,2 22,3 22,3 4,1 100,0

Mỹ Hiệp 27 13 19 2 61

44,3 21,3 31,1 3,3 100,0

Mỹ Châu 35 14 8 3 60

58,3 23,3 13,3 5,0 100,0

Phù Cát 63 27 22 5 117

53,8 23,1 18,8 4,3 100,0

Cát Lâm 46 4 6 1 57

80,7 7,0 10,5 1,8 100,0

Cát Tiến 17 23 16 4 60

28,3 38,3 26,7 6,7 100,0

Tuy Phước 75 23 21 3 122

61,5 18,9 17,2 2,5 100,0

Phước Thắng 41 13 8 0 62

66,1 21,0 12,9 0,0 100,0

Phước Lộc 34 10 13 3 60

56,7 16,7 21,7 5,0 100,0

An Nhơn 87 21 10 1 119

73,1 17,6 8,4 0,8 100,0

TT Bình Định 43 11 4 1 59

72,9 18,6 6,8 1,7 100,0

Nhơn An 44 10 6 0 60

73,3 16,7 10,0 0,0 100,0

Tây Sơn 102 12 6 0 120

85,0 10,0 5,0 0,0 100,0

Vĩnh An 50 4 3 0 57

87,7 7,0 5,3 0,0 100,0

TT Phú Phong 52 8 3 0 63

82,5 12,7 4,8 0,0 100,0

Tổng 447 143 112 18 720

62,1 19,9 15,6 2,5 100,0

Page 116: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

116

Bảng 35: Các nhận xét cảm quan về nước nấu ăn của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương Khôngmàu

Cómàu

Khôngmùi

Cómùi

Khôngvị

Cóvị

Khôngđục Đục Tổng

Hoài Nhơn 85 36 90 31 106 15 102 19 121

70,2 29,8 74,4 25,6 87,6 12,4 84,3 15,7 100,0

Tam Quan Nam 49 11 51 9 56 4 55 5 60

81,7 18,3 85,0 15,0 93,3 6,7 91,7 8,3 100,0

Hoài Hương 36 25 39 22 50 11 47 14 61

59,0 41,0 63,9 36,1 82,0 18,0 77,0 23,0 100,0

Phù Mỹ 95 26 102 19 114 7 92 29 121

78,5 21,5 84,3 15,7 94,2 5,8 76,0 24,0 100,0

Mỹ Hiệp 42 19 49 12 56 5 45 16 61

68,9 31,1 80,3 19,7 91,8 8,2 73,8 26,2 100,0

Mỹ Châu 53 7 53 7 58 2 47 13 60

88,3 11,7 88,3 11,7 96,7 3,3 78,3 21,7 100,0

Phù Cát 79 38 79 38 110 7 87 30 117

67,5 32,5 67,5 32,5 94,0 6,0 74,4 25,6 100,0

Cát Lâm 53 4 53 4 55 2 49 8 57

93,0 7,0 93,0 7,0 96,5 3,5 86,0 14,0 100,0

Cát Tiến 26 34 26 34 55 5 38 22 60

43,3 56,7 43,3 56,7 91,7 8,3 63,3 36,7 100,0

Tuy Phước 103 19 81 41 116 6 105 17 122

84,4 15,6 66,4 33,6 95,1 4,9 86,1 13,9 100,0

Phước Thắng 55 7 34 28 60 2 52 10 62

88,7 11,3 54,8 45,2 96,8 3,2 83,9 16,1 100,0

Phước Lộc 48 12 47 13 56 4 53 7 60

80,0 20,0 78,3 21,7 93,3 6,7 88,3 11,7 100,0

An Nhơn 108 11 96 23 119 0 103 16 119

90,8 9,2 80,7 19,3 100,0 0,0 86,6 13,4 100,0

TT Bình Định 57 2 44 15 59 0 53 6 59

96,6 3,4 74,6 25,4 100,0 0,0 89,8 10,2 100,0

Nhơn An 51 9 52 8 60 0 50 10 60

85,0 15,0 86,7 13,3 100,0 0,0 83,3 16,7 100,0

Tây Sơn 111 9 112 8 119 1 97 23 120

92,5 7,5 93,3 6,7 99,2 0,8 80,8 19,2 100,0

Vĩnh An 50 7 56 1 57 0 41 16 57

87,7 12,3 98,2 1,8 100,0 0,0 71,9 28,1 100,0

TT Phú Phong 61 2 56 7 62 1 56 7 63

96,8 3,2 88,9 11,1 98,4 1,6 88,9 11,1 100,0

Tổng 581 139 560 160 684 36 586 134 720

80,7 19,3 77,8 22,2 95,0 5,0 81,4 18,6 100,0

Page 117: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

117

Bảng 36: Đánh giá về chất lượng nước nấu ăn của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phươngTốt Khá Trung bình

Dưới trung bình Tổng

Hoài Nhơn 50 33 33 5 121

41,3 27,3 27,3 4,1 100,0

Tam Quan Nam 29 20 10 1 60

48,3 33,3 16,7 1,7 100,0

Hoài Hương 21 13 23 4 61

34,4 21,3 37,7 6,6 100,0

Phù Mỹ 59 29 28 5 121

48,8 24,0 23,1 4,1 100,0

Mỹ Hiệp 25 15 19 2 61

41,0 24,6 31,1 3,3 100,0

Mỹ Châu 34 14 9 3 60

56,7 23,3 15,0 5,0 100,0

Phù Cát 59 29 23 6 117

50,4 24,8 19,7 5,1 100,0

Cát Lâm 46 4 6 1 57

80,7 7,0 10,5 1,8 100,0

Cát Tiến 13 25 17 5 60

21,7 41,7 28,3 8,3 100,0

Tuy Phước 73 23 23 3 122

59,8 18,9 18,9 2,5 100,0

Phước Thắng 39 14 9 0 62

62,9 22,6 14,5 0,0 100,0

Phước Lộc 34 9 14 3 60

56,7 15,0 23,3 5,0 100,0

An Nhơn 84 25 10 0 119

70,6 21,0 8,4 0,0 100,0

TT Bình Định 41 14 4 0 59

69,5 23,7 6,8 0,0 100,0

Nhơn An 43 11 6 0 60

71,7 18,3 10,0 0,0 100,0

Tây Sơn 102 12 6 0 120

85,0 10,0 5,0 0,0 100,0

Vĩnh An 50 4 3 0 57

87,7 7,0 5,3 0,0 100,0

TT Phú Phong 52 8 3 0 63

82,5 12,7 4,8 0,0 100,0

Tổng 427 151 123 19 720

59,3 21,0 17,1 2,6 100,0

Page 118: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

118

Bảng 37: Các nhận xét cảm quan về nước tắm rửa của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngKhông màu

Cómàu

Khôngmùi

Cómùi

Khôngvị

Cóvị

Khôngđục Đục Tổng

Hoài Nhơn 54 67 69 52 91 30 74 47 12144,6 55,4 57,0 43,0 75,2 24,8 61,2 38,8 100,0

Tam QuanNam 38 22 44 16 50 10 43 17 60

63,3 36,7 73,3 26,7 83,3 16,7 71,7 28,3 100,0Hoài Hương 16 45 25 36 41 20 31 30 61

26,2 73,8 41,0 59,0 67,2 32,8 50,8 49,2 100,0Phù Mỹ 95 26 102 19 114 7 92 29 121

78,5 21,5 84,3 15,7 94,2 5,8 76,0 24,0 100,0Mỹ Hiệp 42 19 49 12 56 5 45 16 61

68,9 31,1 80,3 19,7 91,8 8,2 73,8 26,2 100,0Mỹ Châu 53 7 53 7 58 2 47 13 60

88,3 11,7 88,3 11,7 96,7 3,3 78,3 21,7 100,0Phù Cát 77 40 77 40 110 7 85 32 117

65,8 34,2 65,8 34,2 94,0 6,0 72,6 27,4 100,0

Cát Lâm 53 4 53 4 55 2 49 8 5793,0 7,0 93,0 7,0 96,5 3,5 86,0 14,0 100,0

Cát Tiến 24 36 24 36 55 5 36 24 6040,0 60,0 40,0 60,0 91,7 8,3 60,0 40,0 100,0

Tuy Phước 88 34 71 51 98 24 99 23 12272,1 27,9 58,2 41,8 80,3 19,7 81,1 18,9 100,0

Phước Thắng 42 20 27 35 43 19 46 16 6267,7 32,3 43,5 56,5 70,5 29,5 75,4 24,6 100,0

Phước Lộc 46 14 44 16 55 5 53 7 6076,7 23,3 73,3 26,7 91,7 8,3 88,3 11,7 100,0

An Nhơn 97 22 97 22 116 3 99 20 11981,5 18,5 81,5 18,5 97,5 2,5 83,2 16,8 100,0

TT Bình Định 43 16 42 17 58 1 44 15 5972,9 27,1 71,2 28,8 98,3 1,7 74,6 25,4 100,0

Nhơn An 54 6 55 5 58 2 55 5 6090,0 10,0 91,7 8,3 96,7 3,3 91,7 8,3 100,0

Tây Sơn 108 12 108 12 118 2 93 27 12090,0 10,0 90,0 10,0 98,3 1,7 77,5 22,5 100,0

Vĩnh An 49 8 54 3 57 0 38 19 5786,0 14,0 94,7 5,3 100,0 0,0 66,7 33,3 100,0

TT Phú Phong 59 4 54 9 61 2 55 8 6393,7 6,3 85,7 14,3 96,8 3,2 87,3 12,7 100,0

Tổng 519 201 524 196 647 73 542 178 72072,1 27,9 72,8 27,2 90,0 10,0 75,4 24,6 100,0

Page 119: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

119

Bảng 38: Đánh giá về chất lượng nước tắm rửa của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngTốt Khá Trung bình

Dưới trung bình Tổng

Hoài Nhơn 26 25 58 12 12121,5 20,7 47,9 9,9 100,0

Tam Quan Nam 22 16 18 4 6036,7 26,7 30,0 6,7 100,0

Hoài Hương 4 9 40 8 616,6 14,8 65,6 13,1 100,0

Phù Mỹ 58 30 28 5 12147,9 24,8 23,1 4,1 100,0

Mỹ Hiệp 24 15 20 2 6139,3 24,6 32,8 3,3 100,0

Mỹ Châu 34 15 8 3 6056,7 25,0 13,3 5,0 100,0

Phù Cát 58 32 20 7 11749,6 27,4 17,1 6,0 100,0

Cát Lâm 46 4 6 1 5780,7 7,0 10,5 1,8 100,0

Cát Tiến 12 28 14 6 6020,0 46,7 23,3 10,0 100,0

Tuy Phước 59 23 28 11 12148,8 19,0 23,1 9,1 100,0

Phước Thắng 26 14 14 7 6142,6 23,0 23,0 11,5 100,0

Phước Lộc 33 9 14 4 6055,0 15,0 23,3 6,7 100,0

An Nhơn 71 33 14 1 11959,7 27,7 11,8 0,8 100,0

TT Bình Định 30 19 9 1 5950,8 32,2 15,3 1,7 100,0

Nhơn An 41 14 5 0 6068,3 23,3 8,3 0,0 100,0

Tây Sơn 97 13 10 0 12080,8 10,8 8,3 0,0 100,0

Vĩnh An 46 5 6 0 5780,7 8,8 10,5 0,0 100,0

TT Phú Phong 51 8 4 0 6381,0 12,7 6,3 0,0 100,0

Tổng 369 156 158 36 71951,3 21,7 22,0 5,0 100,0

Page 120: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

120

Bảng 39: Tính chất của giếng đào của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương Số giếng đào

%trêntổng số hộ

% trêntổng số hộ khôngsử dụng nước máy

Độ sâutrungbình

Độ lệch chuẩn

Mực nước mùa khô

Độ lệch chuẩn

Mực nước mùamưa

Độ lệch chuẩn

Hoài Nhơn 60 49,6 57,7 8,2 3,7 1,3 1,1 3,8 1,8

Tam Q, Nam 23 38,3 53,5 6,5 3,6 1,4 1,0 3,2 1,7

Hoài Hương 37 60,7 60,7 9,2 3,4 1,3 1,2 4,2 1,8

Phù Mỹ 119 98,3 98,3 8,3 3,0 1,3 0,9 4,5 2,1

Mỹ Hiệp 59 96,7 96,7 8,9 3,4 1,2 0,9 4,8 2,4

Mỹ Châu 60 100,0 100,0 7,8 2,5 1,4 0,9 4,3 1,7

Phù Cát 72 61,5 61,5 7,5 3,3 1,6 1,4 4,9 2,4

Cát Lâm 39 68,4 68,4 7,4 2,2 1,4 1,1 4,9 1,6

Cát Tiến 33 55,0 55,0 7,5 4,2 1,8 1,7 4,8 3,1

Tuy Phước 32 26,2 52,5 6,5 2,8 1,1 0,8 4,2 1,7

Phước Thắng 2 3,2 200,0 5,5 2,1 1,0 0,0 3,5 0,7

Phước Lộc 30 50,0 50,0 6,6 2,8 1,1 0,9 4,3 1,7

An Nhơn 36 30,3 90,0 8,3 4,2 1,4 0,9 4,6 1,8

TT Bình Định 3 5,1 60,0 12,7 7,0 2,2 1,8 6,7 3,1

Nhơn An 33 55,0 94,3 7,9 3,7 1,4 0,8 4,4 1,6

Tây Sơn 35 29,2 102,9 7,7 1,7 1,3 0,7 4,8 1,3

Vĩnh An 3 5,3 - 7,7 4,0 0,3 0,6 4,0 2,0

TT Phú Phong 32 50,8 94,1 7,7 1,5 1,4 0,7 4,9 1,2

Tổng 354 49,2 74,2 7,9 3,2 1,4 1,0 4,5 2,0

Page 121: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

121

Bảng 40: Các nhận xét cảm quan về nước giếng đào của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phươngKhông

màuCó

màuKhông

mùiCó

mùiKhông

vịCóvị

Khôngđục Đục Tổng

Hoài Nhơn 19 38 31 26 38 19 26 31 57

33,3 66,7 54,4 45,6 66,7 33,4 46,3 54,9 100,0

Tam Quan Nam 9 14 14 9 15 8 12 11 23

39,1 60,9 60,9 39,1 65,2 34,8 52,2 47,8 100,0

Hoài Hương 10 24 17 17 23 11 14 20 34

29,4 70,6 50,0 50,0 67,6 32,4 41,2 58,8 100,0

Phù Mỹ 93 26 100 19 112 7 90 29 119

78,2 21,8 84,3 17,1 94,2 7,0 75,7 24,7 100,0

Mỹ Hiệp 40 19 47 12 54 5 43 16 59

67,8 32,2 79,7 20,3 91,5 8,5 72,9 27,1 100,0

Mỹ Châu 53 7 53 7 58 2 47 13 60

88,3 11,7 88,3 11,7 96,7 3,3 78,3 21,7 100,0

Phù Cát 50 22 52 20 67 5 56 16 72

69,4 30,6 80,6 49,6 93,3 10,2 80,0 29,8 100,0

Cát Lâm 37 2 37 2 38 1 35 4 39

94,9 5,1 94,9 5,1 97,4 2,6 89,7 10,3 100,0

Cát Tiến 13 20 15 18 29 4 21 12 33

39,4 60,6 45,5 54,5 87,9 12,1 63,6 36,4 100,0

Tuy Phước 24 8 25 7 29 3 27 5 32

75,0 25,0 78,8 24,3 91,8 21,1 85,3 20,7 100,0

Phước Thắng 0 2 1 1 1 1 1 1 2

0,0 100,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 100,0

Phước Lộc 24 6 24 6 28 2 26 4 30

80,0 20,0 80,0 20,0 93,3 6,7 86,7 13,3 100,0

An Nhơn 31 5 32 4 33 3 30 6 36

86,1 13,9 89,4 15,2 92,3 15,2 86,1 30,3 100,0

TT Bình Định 2 1 2 1 2 1 1 2 3

66,7 33,3 66,7 33,3 66,7 33,3 33,3 66,7 100,0

Nhơn An 29 4 30 3 31 2 29 4 33

87,9 12,1 90,9 9,1 93,9 6,1 87,9 12,1 100,0

Tây Sơn 29 5 29 5 33 1 28 6 34

85,3 14,7 85,7 17,0 97,1 3,2 82,6 19,0 100,0

Vĩnh An 2 1 2 1 3 0 2 1 3

66,7 33,3 66,7 33,3 100,0 0,0 66,7 33,3 100,0

TT Phú Phong 27 4 27 4 30 1 26 5 31

87,1 12,9 87,1 12,9 96,8 3,2 83,9 16,1 100,0

Tổng 246 104 269 81 312 38 257 93 350

70,3 29,7 76,9 23,1 89,1 10,9 73,4 26,6 100,0

Page 122: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

122

Bảng 41: Đánh giá về chất lượng nước giếng đào của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngTốt Khá Trung bình

Dưới trung bình Tổng

Hoài Nhơn 9 12 27 9 57

16,1 23,9 48,3 15,9 100,0

Tam Quan Nam 3 7 9 4 23

13,0 30,4 39,1 17,4 100,0

Hoài Hương 6 5 18 5 34

17,6 14,7 52,9 14,7 100,0

Phù Mỹ 59 27 28 5 119

52,6 23,0 28,0 4,4 100,0

Mỹ Hiệp 22 15 20 2 59

37,3 25,4 33,9 3,4 100,0

Mỹ Châu 37 12 8 3 60

61,7 20,0 13,3 5,0 100,0

Phù Cát 45 13 10 4 72

71,7 29,0 15,0 12,1 100,0

Cát Lâm 33 2 4 0 39

84,6 5,1 10,3 0,0 100,0

Cát Tiến 12 11 6 4 33

36,4 33,3 18,2 12,1 100,0

Tuy Phước 18 4 8 2 32

60,0 20,0 26,7 6,7 100,0

Phước Thắng 0 1 1 0 2

0,0 50,0 50,0 0,0 100,0

Phước Lộc 18 3 7 2 30

60,0 10,0 23,3 6,7 100,0

An Nhơn 19 11 6 0 36

53,4 30,6 18,2 0,0 100,0

TT Bình Định 1 1 1 0 3

33,3 33,3 33,3 0,0 100,0

Nhơn An 18 10 5 0 33

54,5 30,3 15,2 0,0 100,0

Tây Sơn 26 6 2 0 34

77,2 19,4 6,5 0,0 100,0

Vĩnh An 3 0 0 0 3

100,0 0,0 0,0 0,0 100,0

TT Phú Phong 23 6 2 0 31

74,2 19,4 6,5 0,0 100,0

Tổng 176 73 81 20 350

50,3 20,9 23,1 5,7 100,0

Page 123: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

123

Bảng 42: Tính chất của giếng khoan của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương Số giếng khoan

% trên tổng số hộ

% trên tổng số hộ không sử dụng nước máy

Độ sâu trung bình

Độ lệch chuẩn

Hoài Nhơn 59 48,8 56,7 22,3 11,0

Tam Quan Nam 28 46,7 65,1 17,0 8,3

Hoài Hương 31 50,8 50,8 27,2 11,0

Phù Mỹ 2 1,7 1,7 29,0 4,2

Mỹ Hiệp 2 3,3 3,3 29,0 4,2

Mỹ Châu 0 0,0 0,0 - -

Phù Cát 53 45,3 45,3 9,7 4,2

Cát Lâm 20 35,1 35,1 8,8 3,3

Cát Tiến 33 55,0 55,0 10,2 4,6

Tuy Phước 63 51,6 103,3 17,7 9,7

Phước Thắng 26 41,9 2600,0 27,0 6,6

Phước Lộc 37 61,7 61,7 11,2 5,1

An Nhơn 66 55,5 165,0 23,6 6,0

TT Bình Định 43 72,9 860,0 22,7 5,3

Nhơn An 23 38,3 65,7 25,2 7,0

Tây Sơn 13 10,8 38,2 10,2 4,8

Vĩnh An 0 0,0 - - -

TT Phú Phong 13 20,6 38,2 10,2 4,8

Tổng 256 35,6 53,7 18,3 9,8

Bảng 43: Các nhận xét cảm quan về nước giếng khoan của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phương Khôngmàu

Cómàu

Khôngmùi

Cómùi

Khôngvị Có vị

Khôngđục Đục Tổng

Hoài Nhơn 54,8 54,8 62,6 52,1 79,7 31,2 77,3 23,3 100,0

Tam Quan Nam 66,7 33,3 76,9 23,1 92,3 7,7 80,8 19,2 100,0

Hoài Hương 35,5 64,5 38,7 61,3 64,5 35,5 74,2 25,8 100,0

Phù Mỵ 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0

Phù Cát 68,5 59,0 68,5 61,9 92,5 8,1 63,8 40,3 100,0

Cát Lâm 90,0 10,0 90,0 10,0 95,0 5,0 75,0 25,0 100,0

Cát Tiến 36,4 63,6 33,3 66,7 90,9 9,1 54,5 45,5 100,0

Tuy Phước 65,7 51,2 59,2 50,5 87,2 82,3 82,0 24,9 100,0

Phước Thắng 34,6 65,4 36,0 64,0 8,0 92,0 68,0 32,0 100,0

Phước Lộc 75,7 24,3 67,6 32,4 91,9 8,1 89,2 10,8 100,0

An Nhơn 71,8 40,8 75,9 31,8 100,0 0,0 86,0 23,3 100,0

TT Bình Định 55,8 44,2 65,1 34,9 100,0 0,0 76,7 23,3 100,0

Nhơn An 90,9 9,1 90,9 9,1 100,0 0,0 100,0 0,0 100,0

Tây Sơn 92,3 7,7 84,6 15,4 100,0 0,0 84,6 15,4 100,0

TT Phú Phong 92,3 7,7 84,6 15,4 100,0 0,0 84,6 15,4 100,0

Tổng 60,6 39,4 61,9 38,1 82,9 17,1 77,4 22,6 100,0

Page 124: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

124

Bảng 44: Đánh giá về chất lượng nước giếng khoan của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phương Tốt Khá Trung bình Dưới trung bình Tổng

Hoài Nhơn 35,3 23,4 52,2 9,7 100,0

Tam Quan Nam 42,3 26,9 30,8 0,0 100,0

Hoài Hương 9,7 19,4 61,3 9,7 100,0

Phù Mỹ 100,0 0,0 0,0 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 100,0 0,0 0,0 0,0 100,0

Phù Cát 54,5 47,1 16,1 11,4 100,0

Cát Lâm 70,0 10,0 10,0 10,0 100,0

Cát Tiến 18,2 51,5 18,2 12,1 100,0

Tuy Phước 61,6 11,3 25,2 38,1 100,0

Phước Thắng 12,0 12,0 32,0 44,0 100,0

Phước Lộc 67,6 10,8 16,2 5,4 100,0

An Nhơn 65,3 29,2 18,6 4,7 100,0

TT Bình Định 44,2 32,6 18,6 4,7 100,0

Nhơn An 86,4 13,6 0,0 0,0 100,0

Tây Sơn 84,6 0,0 15,4 0,0 100,0

TT Phú Phong 84,6 0,0 15,4 0,0 100,0

Tổng 113 56 59 24 252

Tổng 44,8 22,2 23,4 9,5 100,0

Page 125: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

125

Bảng 45: Các nguyên nhân không đóng giếng khoan của hộ gia đình phân theo xã vàhuyện

Địa phương Đá dưới mặt đất

Nước ngầm mặn

Nước ngầm phèn

Không cótiền

Khôngcó nhu

cầu Khác Tổng

Hoài Nhơn 2 17 25 1 15 3 63

3,2 27,0 39,7 1,6 23,8 4,8 100,0

Tam Quan Nam 0 16 7 0 7 0 30

0,0 53,3 23,3 0,0 23,3 0,0 100,0

Hoài Hương 2 1 18 1 8 3 33

6,1 3,0 54,5 3,0 24,2 9,1 100,0

Phù Mỹ 42 0 7 5 45 19 118

35,6 0,0 5,9 4,2 38,1 16,1 100,0

Mỹ Hiệp 29 0 0 2 15 13 59

49,2 0,0 0,0 3,4 25,4 22,0 100,0

Mỹ Châu 13 0 7 3 30 6 59

22,0 0,0 11,9 5,1 50,8 10,2 100,0

Phù Cát 17 0 13 5 26 2 63

27,0 0,0 20,6 7,9 41,3 3,2 100,0

Cát Lâm 16 0 0 1 18 1 36

44,4 0,0 0,0 2,8 50,0 2,8 100,0

Cát Tiến 1 0 13 4 8 1 27

3,7 0,0 48,1 14,8 29,6 3,7 100,0

Tuy Phước 2 11 23 3 24 0 63

3,2 17,5 36,5 4,8 38,1 0,0 100,0

Phước Thắng 0 11 13 1 15 0 40

0,0 27,5 32,5 2,5 37,5 0,0 100,0

Phước Lộc 2 0 10 2 9 0 23

8,7 0,0 43,5 8,7 39,1 0,0 100,0

An Nhơn 1 0 22 4 27 0 54

1,9 0,0 40,7 7,4 50,0 0,0 100,0

TT Bình Định 0 0 0 0 16 0 16

0,0 0,0 0,0 0,0 100,0 0,0 100,0

Nhơn An 1 0 22 4 11 0 38

2,6 0,0 57,9 10,5 28,9 0,0 100,0

Tây Sơn 15 0 3 33 55 12 118

12,7 0,0 2,5 28,0 46,6 10,2 100,0

Vĩnh An 15 0 0 32 9 12 68

22,1 0,0 0,0 47,1 13,2 17,6 100,0

TT Phú Phong 0 0 3 1 46 0 50

0,0 0,0 6,0 2,0 92,0 0,0 100,0

Tổng 79 28 93 51 192 36 479

16,5 5,8 19,4 10,6 40,1 7,5 100,0

Page 126: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

126

Bảng 46: Các nhận xét cảm quan về nước máy của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngKhông

màuCó

màuKhông

mùiCó

mùiKhông

vịCóvị

Khôngđục Đục Tổng

Hoài NhơnTam Quan Nam 14 2 11 5 14 2 14 2 16

87,5 12,5 68,8 31,3 87,5 12,5 87,5 12,5 100,0Tuy Phước

Phước Thắng 45 7 28 24 49 3 43 9 5286,5 13,5 53,8 46,2 94,2 5,8 82,7 17,3 100,0

An NhơnTT Bình Định 53 1 40 14 54 0 47 7 54

98,1 1,9 74,1 25,9 100,0 0,0 87,0 13,0 100,0Nhơn An 13 10 19 4 23 0 8 15 23

56,5 43,5 82,6 17,4 100,0 0,0 34,8 65,2 100,0Tây Sơn

Vĩnh An 53 0 53 0 53 0 24 29 5393,0 7,0 100,0 0,0 100,0 0,0 42,1 57,9 100,0

TT Phú Phong 28 1 24 5 29 0 24 5 2996,6 3,4 82,8 17,2 100,0 0,0 82,8 17,2 100,0

Tổng 206 21 176 51 226 1 160 67 22789,2 10,8 76,2 23,8 97,8 2,2 69,3 30,7 100,0

Bảng 47: Đánh giá về chất lượng dịch vụ nước máy của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương

Nước mạnh Chất lượng ổn định Nước không bị gián đoạnHoài Nhơn

Tam Quan Nam 14 13 1587,5 81,3 93,8

Tuy PhướcPhước Thắng 34 35 27

65,4 67,3 51,9An Nhơn

TT Bình Định 49 49 3390,7 90,7 61,1

Nhơn An 19 16 1282,6 69,6 52,2

Tây SơnVĩnh An 45 51 35

78,9 89,5 61,4TT Phú Phong 26 25 21

89,7 86,2 72,4Tổng 187 189 143

81,0 81,8 61,9

Page 127: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

127

Bảng 48: Khoảng cách đến nguồn nước ở nơi khác của hộ gia đình phân theohuyện

Địa phương Dưới 100m 100-500m Trên 500m Tổng

Hoài Nhơn 5 10 20 35

14,3 28,6 57,1 100,0

Phù Mỹ 3 2 2 7

42,9 28,6 28,6 100,0

Phù Cát 4 4 0 8

50,0 50,0 0,0 100,0

Tuy Phước 9 1 2 12

75,0 8,3 16,7 100,0

An Nhơn 2 1 0 3

66,7 33,3 0,0 100,0

Tây Sơn 37 5 1 43

86,0 11,6 2,3 100,0

Tổng 60 23 25 108

55,6 21,3 23,1 100,0

Bảng 49: Mục đích sử dụng nước lấy từ nơi khác của hộ gia đình phân theo huyện

Địa phươngDùng để uống

Dùng để nấu ăn

Dùng để tắm giặt

Mục đích khác Tổng

Hoài Nhơn 35 33 2 2 35

100,0 94,3 5,7 5,7 100,0

Phù Mỹ 7 5 2 1 7

100,0 71,4 28,6 14,3 100,0

Phù Cát 8 6 0 0 8

100,0 75,0 0,0 0,0 100,0

Tuy Phước 12 11 2 0 12

100,0 91,7 16,7 0,0 100,0

An Nhơn 3 2 0 0 3

100,0 66,7 0,0 0,0 100,0

Tây Sơn 43 42 4 2 43

100,0 97,7 9,3 4,7 100,0

Tổng 108 99 10 5 108

100,0 91,7 9,3 4,6 100,0

Page 128: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

128

Bảng 50: Dụng cụ chứa nước của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương Lu, vại, thùng

Bồn trêncao

Bồn trênmặt đất Bồn âm dưới đất Tổng

Hoài Nhơn 52 47 16 2 117

44,4 40,2 13,7 1,7 100,0

Tam Quan Nam 23 22 10 2 57

40,4 38,6 17,5 3,5 100,0

Hoài Hương 29 25 6 0 60

48,3 41,7 10,0 0,0 100,0

Phù Mỹ 42 54 13 1 110

38,2 49,1 11,8 0,9 100,0

Mỹ Hiệp 28 22 7 1 58

48,3 37,9 12,1 1,7 100,0

Mỹ Châu 14 32 6 0 52

26,9 61,5 11,5 0,0 100,0

Phù Cát 39 61 13 0 113

34,5 54,0 11,5 0,0 100,0

Cát Lâm 20 27 6 0 53

37,7 50,9 11,3 0,0 100,0

Cát Tiến 19 34 7 0 60

31,7 56,7 11,7 0,0 100,0

Tuy Phước 36 77 13 0 126

28,6 61,1 10,3 0,0 100,0

Phước Thắng 25 34 6 0 65

38,5 52,3 9,2 0,0 100,0

Phước Lộc 11 43 7 0 61

18,0 70,5 11,5 0,0 100,0

An Nhơn 29 79 8 0 116

25,0 68,1 6,9 0,0 100,0

TT Bình Định 8 49 2 0 59

13,6 83,1 3,4 0,0 100,0

Nhơn An 21 30 6 0 57

36,8 52,6 10,5 0,0 100,0

Tây Sơn 58 53 4 0 115

50,4 46,1 3,5 0,0 100,0

Vĩnh An 53 0 0 0 53

100,0 0,0 0,0 0,0 100,0

TT Phú Phong 5 53 4 0 62

8,1 85,5 6,5 0,0 100,0

Tổng 256 371 67 3 697

36,7 53,2 9,6 0,4 100,0

Page 129: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

129

Bảng 51: Biện pháp xử lý nước để uống của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phương Dùng trực tiếp

Có qua bồn lắng

Có bể lọc nhanh

Có máylọc nước Khác Tổng

Hoài Nhơn 64 15 36 4 2 12152,9 12,4 29,8 3,3 1,7 100,0

Tam QuanNam 33 5 20 2 0 60

55,0 8,3 33,3 3,3 0,0 100,0Hoài Hương 31 10 16 2 2 61

50,8 16,4 26,2 3,3 3,3 100,0Phù Mỹ 84 23 7 6 1 121

69,4 19,0 5,8 5,0 0,8 100,0

Mỹ Hiệp 42 8 5 5 1 6168,9 13,1 8,2 8,2 1,6 100,0

Mỹ Châu 42 15 2 1 0 6070,0 25,0 3,3 1,7 0,0 100,0

Phù Cát 63 17 29 8 0 11753,8 14,5 24,8 6,8 0,0 100,0

Cát Lâm 34 15 2 6 0 5759,6 26,3 3,5 10,5 0,0 100,0

Cát Tiến 29 2 27 2 0 6048,3 3,3 45,0 3,3 0,0 100,0

Tuy Phước 81 16 14 11 0 12266,4 13,1 11,5 9,0 0,0 100,0

Phước Thắng 48 8 1 5 0 6277,4 12,9 1,6 8,1 0,0 100,0

Phước Lộc 33 8 13 6 0 6055,0 13,3 21,7 10,0 0,0 100,0

An Nhơn 89 16 4 10 0 11974,8 13,4 3,4 8,4 0,0 100,0

TT Bình Định 43 6 2 8 0 5972,9 10,2 3,4 13,6 0,0 100,0

Nhơn An 46 10 2 2 0 6076,7 16,7 3,3 3,3 0,0 100,0

Tây Sơn 102 5 0 13 0 12085,0 4,2 0,0 10,8 0,0 100,0

Vĩnh An 56 1 0 0 0 5798,2 1,8 0,0 0,0 0,0 100,0

TT Phú Phong 46 4 0 13 0 6373,0 6,3 0,0 20,6 0,0 100,0

Tổng 483 92 90 52 3 72067,1 12,8 12,5 7,2 0,4 100,0

Page 130: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

130

Bảng 52: Biện pháp xử lý nước để nấu ăn của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngDùng trực tiếp

Có qua bồn lắng

Có bể lọc nhanh

Có máy lọc nước Tổng

Hoài Nhơn 58 17 45 1 12147,9 14,0 37,2 0,8 100,0

Tam Quan Nam 35 5 19 1 6058,3 8,3 31,7 1,7 100,0

Hoài Hương 23 12 26 0 6137,7 19,7 42,6 0,0 100,0

Phù Mỹ 85 25 10 1 12170,2 20,7 8,3 0,8 100,0

Mỹ Hiệp 44 9 7 1 6172,1 14,8 11,5 1,6 100,0

Mỹ Châu 41 16 3 0 6068,3 26,7 5,0 0,0 100,0

Phù Cát 61 25 31 0 11752,1 21,4 26,5 0,0 100,0

Cát Lâm 35 19 3 0 5761,4 33,3 5,3 0,0 100,0

Cát Tiến 26 6 28 0 6043,3 10,0 46,7 0,0 100,0

Tuy Phước 84 25 13 0 12268,9 20,5 10,7 0,0 100,0

Phước Thắng 49 12 1 0 6279,0 19,4 1,6 0,0 100,0

Phước Lộc 35 13 12 0 6058,3 21,7 20,0 0,0 100,0

An Nhơn 87 26 5 1 11973,1 21,8 4,2 0,8 100,0

TT Bình Định 43 13 2 1 5972,9 22,0 3,4 1,7 100,0

Nhơn An 44 13 3 0 6073,3 21,7 5,0 0,0 100,0

Tây Sơn 102 18 0 0 12085,0 15,0 0,0 0,0 100,0

Vĩnh An 56 1 0 0 5798,2 1,8 0,0 0,0 100,0

TT Phú Phong 46 17 0 0 6373,0 27,0 0,0 0,0 100,0

Tổng 477 136 104 3 72066,3 18,9 14,4 0,4 100,0

Page 131: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

131

Bảng 53: Mức độ đun sôi nước để uống của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngThường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tổng

Hoài Nhơn 107 13 1 121

88,4 10,7 0,8 100,0

Tam Quan Nam 54 6 0 60

90,0 10,0 0,0 100,0

Hoài Hương 53 7 1 61

86,9 11,5 1,6 100,0

Phù Mỹ 108 11 2 121

89,3 9,1 1,7 100,0

Mỹ Hiệp 55 6 0 61

90,2 9,8 0,0 100,0

Mỹ Châu 53 5 2 60

88,3 8,3 3,3 100,0

Phù Cát 105 10 2 117

89,7 8,5 1,7 100,0

Cát Lâm 49 8 0 57

86,0 14,0 0,0 100,0

Cát Tiến 56 2 2 60

93,3 3,3 3,3 100,0

Tuy Phước 115 7 0 122

94,3 5,7 0,0 100,0

Phước Thắng 60 2 0 62

96,8 3,2 0,0 100,0

Phước Lộc 55 5 0 60

91,7 8,3 0,0 100,0

An Nhơn 116 2 1 119

97,5 1,7 0,8 100,0

TT Bình Định 58 0 1 59

98,3 0,0 1,7 100,0

Nhơn An 58 2 0 60

96,7 3,3 0,0 100,0

Tây Sơn 70 39 11 120

58,3 32,5 9,2 100,0

Vĩnh An 15 32 10 57

26,3 56,1 17,5 100,0

TT Phú Phong 55 7 1 63

87,3 11,1 1,6 100,0

Tổng 621 82 17 720

86,3 11,4 2,4 100,0

Page 132: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

132

Bảng 54: Số lít nước sử dụng bình quân/ngày cho ăn, uống, tắm rửa của hộ gia đình

Địa phương Số lít sử dụng /ngày

Số hộ dùng dưới 200 lít/ngày

Số hộ dùng200-500lít/ngày

Số hộ dùng500-1000

lít/ngày

Số hộ dùngtrên 1000

lít/ngày Tổng

Hoài Nhơn 374 77 20 14 10 121

63,6 16,5 11,6 8,3 100,0

Phù Mỹ 568 55 30 27 9 121

45,5 24,8 22,3 7,4 100,0

Phù Cát 608 27 40 37 13 117

23,1 34,2 31,6 11,1 100,0

Tuy Phước 685 23 52 31 16 122

18,9 42,6 25,4 13,1 100,0

An Nhơn 837 14 45 29 31 119

11,8 37,8 24,4 26,1 100,0

Tây Sơn 633 23 50 25 22 120

19,2 41,7 20,8 18,3 100,0

Tổng 617 219 237 163 101 720

30,4 32,9 22,6 14,0 100,0

Bảng 55: Hình thức sử dụng nước máy của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Có đồng hồ riêng Gắn đồng hồ phụ Vòi nước công cộng Tổng

Hoài Nhơn

Tam Quan Nam 16 0 0 16

Tuy Phước

Phước Thắng 52 0 0 52

An Nhơn

TT Bình Định 54 0 0 54

Nhơn An 23 0 0 23

Tây Sơn

Vĩnh An 9 1 43 53

TT Phú Phong 29 0 0 29

Tổng 183 1 43 227

Bảng 56: Chi phí ban đầu để lắp đặt nước máy đối với hộ gia đình có đồng hồ nước

Địa phươngSố hộ

lắp đặt đồng hồ

Tổng chi phí một lần lắp

đặt

Trả cho công trìnhcấp nước

Gópvới hộ

khác

Đónggóp để

sử dụng

Chi phí lắp đặt đường

ống vào nhà

Hoài Nhơn

Tam Quan Nam 16 1,839 821 0 235 783

Tuy Phước

Phước Thắng 52 923 436 0 125 362

An Nhơn

TT Bình Định 54 336 0 0 29 307

Nhơn An 23 1,266 918 0 191 157

Tây Sơn

Vĩnh An 9 663 269 0 94 300

TT Phú Phong 29 836 534 0 98 204

Chi phí bình quân/đồng hồ 183 846 409 0 109 329

Page 133: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

133

Bảng 57: Nhận xét chi phí ban đầu để sử dụng nước máy của hộ gia đình phân theo xã

Địa phương Quá cao Tương đối cao Phù hợp TổngHoài Nhơn

Tam Quan Nam 6 5 5 1637,5 31,3 31,3 100,0

Tuy PhướcPhước Thắng 7 27 18 52

13,5 51,9 34,6 100,0An Nhơn 8 16 53 77

10,4 20,8 68,8 100,0TT Bình Định 0 4 50 54

0,0 7,4 92,6 100,0Nhơn An 8 12 3 23

34,8 52,2 13,0 100,0Tây Sơn 8 17 15 40

20,0 42,5 37,5 100,0Vĩnh An 2 6 3 11

18,2 54,5 27,3 100,0TT Phú Phong 6 11 12 29

20,7 37,9 41,4 100,0Tổng 29 65 91 185

15,7 35,1 49,2 100,0

Bảng 58: Nhận xét về thủ tục và qui định để lắp đồng hồ nước của hộ gia đình phân theoxã

Địa phương Rất thuận lợi Tương đối thuận lợi Chưa thuận lợi Tổng

Hoài NhơnTam Quan Nam 6 8 2 16

37,5 50 12,5 100,0Tuy Phước

Phước Thắng 27 25 0 5251,9 48,1 0,0 100,0

An NhơnTT Bình Định 31 23 0 54

57,4 42,6 0,0 100,0Nhơn An 7 15 1 23

30,4 65,2 4,3 100,0Tây Sơn

Vĩnh An 4 5 0 944,4 55,6 0,0 100,0

TT Phú Phong 18 10 1 2962,1 34,5 3,4 100,0

Tổng 93 86 4 18350,8 47,0 2,2 100,0

Page 134: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

134

Bảng 59: Mức tiêu thụ nước máy và số tiền phải trả hàng tháng của hộ gia đình phân theoxã

Địa phươngSố hộ

Số m3/

thángbìnhquân

hộ

Độ lệch

chuẩn

Tối thiểu

Tối đa

Có trả tiền

Không

Số tiền trả hàng

tháng/hộ (000)

Hoài NhơnTam Quan Nam 13 12 7,6 1,2 30 15 0 32

Tuy PhướcPhước Thắng 52 11 6,8 2 30 51 1 28

An NhơnTT Bình Định 54 6 4,7 1 32 54 0 21Nhơn An 23 8 6,4 2 25 23 0 16

Tây SơnVĩnh An 57 9 10,0 0,6 45 11 44 16

TT Phú Phong 29 10 6,4 2,5 30 29 0 24Tổng 228 8,9 7,5 0,6 45 183 45 23

Bảng 60: Nhận xét về giá nước của người dân phân theo xã và huyện

Địa phương Quá cao Tương đối cao Phù hợp Tổng

Hoài NhơnTam Quan Nam 2 1 10 13

15,4 7,7 76,9 100,0Tuy Phước

Phước Thắng 3 18 31 525,8 34,6 59,6 100,0

An NhơnTT Bình Định 0 3 51 54

0,0 5,6 94,4 100,0Nhơn An 0 2 21 23

0,0 8,7 91,3 100,0Tây Sơn

Vĩnh An 2 6 3 1118,2 54,5 27,3 100,0

TT Phú Phong 0 6 23 290,0 20,7 79,3 100,0

Tổng 7 36 139 1823,8 19,8 76,4 100,0

Page 135: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

135

Bảng 61: Ứng xử của người dân nếu giá nước tăng (hoặc phải đóng tiền đối với những hộ không đóng hiện nay) phân theo xã

Địa phươngNgừng sử

dụngTiết giảm tiêu

dùngTăng nguồn

nước thay thếVẫn sử dụng như hiện nay

Tổng

Hoài Nhơn

Tam Quan Nam 1 11 0 4 16

6,3 68,8 0,0 25,0 100,0

Tuy Phước

Phước Thắng 0 47 0 5 52

0,0 90,4 0,0 9,6 100,0

An Nhơn

TT Bình Định 0 35 4 15 54

0,0 64,8 7,4 27,8 100,0

Nhơn An 0 20 2 1 23

0,0 87,0 8,7 4,3 100,0

Tây Sơn

Vĩnh An 12 20 16 9 57

21,1 35,1 28,1 15,8 100,0

TT Phú Phong 0 24 1 4 29

0,0 82,8 3,4 13,8 100,0

Tổng 13 157 23 38 231

5,6 68,0 10,0 16,5 100,0

Bảng 62: Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung cấp nước sạch phân theo xã

Mức độ hài lòng

Địa phươngRất hài lòng

Tương đối hàilòng

Không hàilòng

Không ý kiếnTổng

Hoài Nhơn

Tam Quan Nam 6 10 0 0 16

37,5 62,5 0,0 0,0 100,0

Tuy Phước

Phước Thắng 12 35 5 0 52

23,1 67,3 9,6 0,0 100,0

An Nhơn

TT Bình Định 15 37 2 0 54

27,8 68,5 3,7 0,0 100,0

Nhơn An 3 12 8 0 23

13,0 52,2 34,8 0,0 100,0

Tây Sơn

Vĩnh An 21 33 2 1 57

36,8 57,9 3,5 1,8 100,0

TT Phú Phong 7 19 3 0 29

24,1 65,5 10,3 0,0 100,0

Tổng 64 146 20 1 231

27,7 63,2 8,7 0,4 100,0

Page 136: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

136

Bảng 63: Ý kiến của hộ gia đình về việc vì sao không sử dụng nước máy

Lý do không sử dụng nước máy

Số ý kiến trả

lời Tỷ lệ

Chi phí lắp đặt đường ống từ đồng hồ nước vào nhà cao 14 21,5

Không có nhu cầu vì đã có các nguồn nước đang dùng hiện nay 12 18,5

Có đường ống nước chính nhưng chưa cho kết nối để dùng 10 15,4

Chi phí lắp đặt để có đồng hồ nước cao 10 15,4

Nhà cách xa đường ống nước chính, không kết nối được 4 6,2

Nước máy chảy yếu 5 7,7

Chưa có đường ống nước chính chạy đến khu vực này 4 6,2

Chất lượng nước máy không tốt hoặc không ổn định 3 4,6

Tiền nước phải trả hàng tháng cao 2 3,1

Thủ tục xin lắp đặt đồng hồ nước phức tạp 1 1,5

Tổng 65 100,0

Page 137: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

137

Bảng 64: Ý kiến của hộ gia đình ở nơi chưa có nước máy về sự cần thiết của dịch vụ

Địa phương

Rất cần thiết và đủ điều

kiện để thực hiện

Rất cần thiết nhưng chưa đủ

điều kiện để thực hiện

Cần thiết nhưng chưathật sự bức

bách

Hiện chưa

cần nhưng

thời gian tới

cần

Hoàntoàn

chưacần thiết

Ýkiến

khácTổng

Hoài Nhơn 39 16 19 4 13 0 91

42,9 17,6 20,9 4,4 14,3 0,0 100,0

Tam Quan Nam 3 3 11 4 9 0 30

10,0 10,0 36,7 13,3 30,0 0,0 100,0

Hoài Hương 36 13 8 0 4 0 61

59,0 21,3 13,1 0,0 6,6 0,0 100,0

Phù Mỹ 27 16 36 4 37 1 121

22,3 13,2 29,8 3,3 30,6 0,8 100,0

Mỹ Hiệp 19 9 17 2 13 1 61

31,1 14,8 27,9 3,3 21,3 1,6 100,0

Mỹ Châu 8 7 19 2 24 0 60

13,3 11,7 31,7 3,3 40,0 0,0 100,0

Phù Cát 36 11 38 4 27 1 117

30,8 9,4 32,5 3,4 23,1 0,9 100,0

Cát Lâm 8 1 28 2 17 1 57

14,0 1,8 49,1 3,5 29,8 1,8 100,0

Cát Tiến 28 10 10 2 10 0 60

46,7 16,7 16,7 3,3 16,7 0,0 100,0

Tuy Phước 17 8 20 0 15 0 60

28,3 13,3 33,3 0,0 25,0 0,0 100,0

Phước Thắng 17 8 20 0 15 0 60

28,3 13,3 33,3 0,0 25,0 0,0 100,0

Phước Lộc 3 5 12 0 10 0 30

10,0 16,7 40,0 0,0 33,3 0,0 100,0

An Nhơn 3 5 12 0 10 0 30

10,0 16,7 40,0 0,0 33,3 0,0 100,0

TT Bình Định 9 4 10 7 3 0 33

27,3 12,1 30,3 21,2 9,1 0,0 100,0

Nhơn An 131 60 135 19 105 2 452

29,0 13,3 29,9 4,2 23,2 0,4 100,0

Tây Sơn 9 4 10 7 3 0 33

27,3 12,1 30,3 21,2 9,1 0,0 100,0

TT Phú Phong 9 4 10 7 3 0 33

27,3 12,1 30,3 21,2 9,1 0,0 100,0

Tổng 131 60 135 19 105 2 452

29,0 13,3 29,9 4,2 23,2 0,4 100,0

Page 138: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

138

Bảng 65: Nhận xét của hộ gia đình ở nơi không có nước máy về chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng đối với sức khỏe

Nhận xétĐồng ý Không

đồng ýKhông ý

kiếnTổng

405 9 38 452Chất lượng nước máy tốt hơn nước giếng, ao, hồ, sông, suối

89,6 2,0 8,4 100,0

360 10 82 452Nước máy giúp hạn chế các loại bệnh tiêu hóa

79,6 2,2 18,1 100,0

286 31 135 452Nước máy giúp hạn chế các loại bệnh ngoài da

63,3 6,9 29,9 100,0

272 16 164 452Nước máy giúp hạn chế các bệnh mãn tính do nguồn nước chưa được xử lý bị nhiễm các độc tố

60,2 3,5 36,3 100,0

Bảng 66: Sự sẵn sàng sử dụng nước máy của hộ gia đình ở nơi chưa có nước máy

Địa phươngSẽ đăng ký sử

dụng ngaySẽ cân nhắc khả

năng chi trả của gia đình

Hiện chưa có ýđịnh sử dụng nước

máy

Không biết, không ý kiến Tổng

Hoài Nhơn 55 16 18 2 91

60,4 17,6 19,8 2,2 100,0

Tam Quan Nam 11 6 12 1 30

36,7 20,0 40,0 3,3 100,0

Hoài Hương 44 10 6 1 61

72,1 16,4 9,8 1,6 100,0

Phù Mỹ 34 36 50 1 121

28,1 29,8 41,3 0,8 100,0

Mỹ Hiệp 26 20 15 0 61

42,6 32,8 24,6 0,0 100,0

Mỹ Châu 8 16 35 1 60

13,3 26,7 58,3 1,7 100,0

Phù Cát 37 40 36 4 117

31,6 34,2 30,8 3,4 100,0

Cát Lâm 7 26 22 2 57

12,3 45,6 38,6 3,5 100,0

Cát Tiến 30 14 14 2 60

50,0 23,3 23,3 3,3 100,0

Tuy Phước 26 12 22 0 60

43,3 20,0 36,7 0,0 100,0

Phước Lộc 26 12 22 0 60

43,3 20,0 36,7 0,0 100,0

An Nhơn 7 8 15 0 30

23,3 26,7 50,0 0,0 100,0

Nhơn An 7 8 15 0 30

23,3 26,7 50,0 0,0 100,0

Tây Sơn 13 12 8 0 33

39,4 36,4 24,2 0,0 100,0

TT Phú Phong 13 12 8 0 33

39,4 36,4 24,2 0,0 100,0

Tổng 172 124 149 7 452

38,1 27,4 33,0 1,5 100,0

Page 139: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

139

Bảng 67: Mục đích của hộ gia đình ở nơi chưa có nước máy đối với việc sử dụng nước máy

Mục đích sử dụng nước máy

Địa phươngUống Nấu ăn Tắm rửa Giặt quần

áoRửa chén

bát, nhàcửa

Tưới cây

Chănnuôi

Hoài Nhơn 90 89 37 23 17 5 1

100,0 98,9 41,1 25,6 18,9 5,6 1,1

Tam Quan Nam 30 30 15 7 8 4 1

100,0 100,0 50,0 23,3 26,7 13,3 3,3

Hoài Hương 60 59 22 16 9 1 0

100,0 98,3 36,7 26,7 15,0 1,7 0,0

Phù Mỹ 119 110 27 19 10 0 0

99,2 91,7 22,5 15,8 8,3 0,0 0,0

Mỹ Hiệp 60 60 20 12 4 0 0

98,4 98,4 32,8 19,7 6,6 0,0 0,0

Mỹ Châu 59 50 7 7 6 0 0

100,0 84,7 11,9 11,9 10,2 0,0 0,0

Phù Cát 117 115 25 16 24 0 0

100,0 98,3 21,4 13,7 20,5 0,0 0,0

Cát Lâm 57 57 14 11 14 0 0

100,0 100,0 24,6 19,3 24,6 0,0 0,0

Cát Tiến 60 58 11 5 10 0 0

100,0 96,7 18,3 8,3 16,7 0,0 0,0

Tuy Phước 60 60 16 8 18 0 0

100,0 100,0 26,7 13,3 30,0 0,0 0,0

Phước Lộc 60 60 16 8 18 0 0

100,0 100,0 26,7 13,3 30,0 0,0 0,0

An Nhơn 30 30 1 1 1 0 0

100,0 100,0 3,3 3,3 3,3 0,0 0,0

Nhơn An 30 30 1 1 1 0 0

100,0 100,0 3,3 3,3 3,3 0,0 0,0

Tây Sơn 33 33 4 2 8 0 0

100,0 100,0 12,1 6,1 24,2 0,0 0,0

TT Phú Phong 33 33 4 2 8 0 0

100,0 100,0 12,1 6,1 24,2 0,0 0,0

Tổng 449 437 110 69 78 5 1

100,0 97,3 24,5 15,4 17,4 1,1 0,2

Page 140: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

140

Bảng 68: Ước lượng số nước sử dụng và số tiền trả mỗi tháng của hộ gia đình

Địa phương

Số hộ

Lượng nước trung bình

(1.000 lít)

Độ lệch

chuẩn

Mức tối

thiểu

Mức tối đa

Số tiền trungbình

(1.000đ)

Độ lệch

chuẩn

Mức tối

thiểu

Mức tối đa

Hoài Nhơn 91 2,6 2,6 0,1 12,0 32 17 1 60

Tam Quan Nam 30 2,3 2,5 0,5 10 38 15 10 60

Hoài Hương 61 2,8 2,7 0,1 12 30 17 1 60

Phù Mỹ 121 3,7 5,9 0,0 50,0 27 19 5 100

Mỹ Hiệp 61 3,5 3,6 0,2 25 34 21 5 100

Mỹ Châu 60 4,0 7,5 0,0 50 21 15 5 80

Phù Cát 117 3,0 4,1 0,5 36,0 18 11 3 50

Cát Lâm 57 2,4 1,8 0,5 10 16 10 3 40

Cát Tiến 60 3,6 5,4 0,5 36 20 11 5 50

Tuy Phước 60 4,4 5,5 0,9 30,0 20 12 5 50

Phước Lộc 60 4,4 5,5 0,9 30 20 12 5 50

An Nhơn 30 2,5 2,7 0,5 15,0 11 10 2 50

Nhơn An 30 2,5 2,7 0,5 15 11 10 2 50

Tây Sơn 33 3,8 4,1 0,9 20,0 16 14 5 80

TT Phú Phong 33 3,8 4,1 0,9 20 16 14 5 80

Tổng 452 3,3 4,6 0,0 50,0 22 16 1 100

Page 141: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

141

Bảng 69: Sử dụng dịch vụ thu gom rác của các hộ gia đình phân theo thôn

Sử dụng dịch vụ thu gom rác

Có tham gia vàodịch vụ thu gom rác

Có dịch vụ thu gom rác nhưng khôngtham gia

Không có dịch vụ thu gom rác

Tam QuanNam Cửu lợi tây 30 100

Tăng Long 1 30 100

HoàiHương

Ca CôngNam 23 74,2 5 16,2 3 9,6

Phú An 30 100

Mỹ Hiệp Đại Thuận 30 100

Hữu Lộc 31 100

Mỹ Châu Vạn An 30 100

Lộc Thái 30 100

Cát Lâm Đại Khoan 27 100

An Điềm 30 100

Cát Tiến Phú Hậu 30 100

Phương Phi 30 100

Phước Thắng Tư Cung 32 100

Lạc Điền 30 100

Phước Lộc Phú Mỹ 2 1 3,3 29 96,6

Hạnh Quang 26 86,6 4 13,3

TT BìnhĐịnh Vĩnh Liêm 28 96,5 1 3,4

QuangTrung 30 100

Nhơn An Thuận Thái 30 100

Tân Dương 30 100

Vĩnh An Con Giang 28 100

Con Giọt 29 100

TT PhúPhong Phú Xuân 33 100

Khối 3 30 100

Page 142: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

142

Bảng 70: Sử dụng dịch vụ thu gom rác của các hộ gia đình phân theo xã

Có tham gia vào dịch vụ thu gom rác

Có dịch vụ thu gom rác nhưngkhông tham gia

Hoài Nhơn Tam Quan Nam Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Hoài Hương 23 82,2 5 17,9

Phù Mỹ Mỹ Hiệp

Mỹ Châu

Phù Cát Cát Lâm

Cát Tiến

Tuy Phước Phước Thắng

Phước Lộc 27 87,1 4 12,9

An Nhơn TT Bình Định 58 98,3 1 1,69

Nhơn An

Tây Sơn Vĩnh An

TT Phú Phong 30 100,0

Page 143: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

143

Bảng 71: Cách xử lý rác của hộ nơi không có dịch vụ gom rác phân theo xã và huyện

Cách xử lý rác

Địa Phương

Đốt ChônVứt ra vườn

Đổ xuống ao, hồ, sông, suối

Vứt ra ngoàitự nhiên

Làmphânbón Khác Tổng

Hoài Nhơn 75 14 1 0 0 1 2 93

81,0 18,0 1,7 0,0 0,0 3,0 2,4 100,0

Tam Quan Nam 46 12 1 0 0 0 1 60

76,7 20,0 1,7 0,0 0,0 0,0 1,7 100,0

Hoài Hương 29 2 0 0 0 1 1 33

87,9 6,1 0,0 0,0 0,0 3,0 3,0 100,0

Phù Mỹ 93 9 0 0 6 7 6 121

77,2 7,5 0,0 0,0 9,8 8,8 9,8 100,0

Mỹ Hiệp 44 4 0 0 6 1 6 61

72,1 6,6 0,0 0,0 9,8 1,6 9,8 100,0

Mỹ Châu 49 5 0 0 0 6 0 60

81,7 8,3 0,0 0,0 0,0 10,0 0,0 100,0

Phù Cát 87 3 4 7 8 4 4 117

74,9 2,8 4,2 7,0 7,2 4,4 4,2 100,0

Cát Lâm 46 1 1 2 3 3 1 57

80,7 1,8 1,8 3,5 5,3 5,3 1,8 100,0

Cát Tiến 41 2 3 5 5 1 3 60

68,3 3,3 5,0 8,3 8,3 1,7 5,0 100,0

Tuy Phước 51 17 0 3 17 0,0 0,0 91

56,4 22,2 0,0 3,3 19,4 0,0 0,0 100,0

Phước Thắng 33 15 0 2 10 0 2 62

53,2 24,2 0,0 3,2 16,1 0,0 3,2 100,0

Phước Lộc 18 2 0 1 7 1 0 29

62,1 6,9 0,0 3,5 24,1 3,5 0,0 100,0

An Nhơn 39 12 3 4 1 0 1 60

65,0 20,0 5,0 6,7 1,7 0,0 1,7 100,0

Nhơn An 39 12 3 4 1 0 1 60

65,0 20,0 5,0 6,7 1,7 0,0 1,7 100,0

Tây Sơn 50 8 3 5 20 0 4 90

56,1 8,9 5,3 8,8 23,9 0,0 12,1 100,0

Vĩnh An 34 5 3 5 10 0 0 57

59,7 8,8 5,3 8,8 17,5 0,0 0,0 100,0

TT Phú Phong 16 3 0 0 10 0 4 33

48,5 9,1 0,0 0,0 30,3 0,0 12,1 100,0

Tổng 395 63 11 19 52 12 17 572

69,1 11,0 1,9 3,3 9,1 2,1 3,0 100,0

Page 144: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

144

Bảng 72: Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Cách xử lý chất thải chăn nuôiĐịa phương

Làm biogas Ủ tự nhiên làm phân Không làm gì cả

Tổng

Hoài Nhơn 9 43 2 5317,0 81,1 3,8 100,0

Tam Quan Nam 4 21 1 2615,4 80,8 3,9 100,0

Hoài Hương 5 22 1 2718,5 81,5 3,7 100,0

Phù Mỹ 5 94 1 1005,0 94,0 1,0 100,0

Mỹ Hiệp 5 39 1 4511,1 86,7 2,2 100,0

Mỹ Châu 0 55 0 550,0 100 0,0 100

Phù Cát 4 58 4 666,1 87,9 6,1 100,0

Cát Lâm 1 43 1 452,2 95,6 2,2 100,0

Cát Tiến 3 15 3 2114,3 71,4 14,3 100,0

Tuy Phước 3 43 7 535,7 81,1 13,2 100,0

Phước Thắng 2 18 4 248,3 75,0 16,7 100,0

Phước Lộc 1 25 3 293,5 86,2 10,3 100,0

An Nhơn 1 27 3 313,2 87,1 9,7 100,0

TT Bình Định 0 1 2 30,0 33,3 66,7 100,0

Nhơn An 1 26 1 283,6 92,9 3,6 100,0

Tây Sơn 4 51 9 646,3 79,7 14,1 100,0

Vĩnh An 0 38 8 460,0 82,6 17,4 100,0

TT Phú Phong 4 13 1 1822,2 72,2 5,6 100,0

Tổng 26 316 26 3677,1 86,1 7,1 100,0

Page 145: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

145

Bảng 73: Đặc điểm nhà vệ sinh của hộ gia đình phân theo xã và huyện

Địa phươngNhà tiêutự hoại

Nhà tiêudội nước

Nhà tiêuhai ngăn Khác

Không cónhà tiêu

Tổng

Hoài Nhơn 40 39 32 7 3 12133,1 32,2 26,4 5,8 2,5 100,0

Tam Quan Nam 19 24 10 5 2 6031,7 40,0 16,7 8,3 3,3 100,0

Hoài Hương 21 15 22 2,0 1,0 61,034,4 24,6 36,1 3,3 1,6 100,0

Phù Mỹ 25 5 40 0 51 12120,7 4,1 33,1 0,0 42,1 100,0

Mỹ Hiệp 17 4 9 0,0 31,0 61,027,9 6,6 14,8 0,0 50,8 100,0

Mỹ Châu 8 1 31 0,0 20,0 60,013,3 1,7 51,7 0,0 33,3 100,0

Phù Cát 14 23 8 0 72 11712,0 19,7 6,8 0,0 61,5 100,0

Cát Lâm 3 6 1 0,0 47,0 57,05,3 10,5 1,8 0,0 82,5 100,0

Cát Tiến 11 17 7 0,0 25,0 60,018,3 28,3 11,7 0,0 41,7 100,0

Tuy Phước 54 40 12 0 16 12244,3 32,8 9,8 0,0 13,1 100,0

Phước Thắng 25 26 5 0,0 6,0 62,040,3 41,9 8,1 0,0 9,7 100,0

Phước Lộc 29,0 14,0 7,0 0,0 10 6048,3 23,3 11,7 0,0 16,7 100,0

An Nhơn 57 26 7 1 28 11947,9 21,8 5,9 0,8 23,5 100,0

TT Bình Định 44 13,0 2 0 0 5974,6 22,0 3,4 0,0 0,0 100,0

Nhơn An 13 13,0 5 1 28 6021,7 21,7 8,3 1,7 46,7 100,0

Tây Sơn 31 29 0 0 60 12025,8 24,2 0,0 0,0 50,0 100,0

Vĩnh An 0 1,0 0 0 56 570,0 1,8 0,0 0,0 98,2 100,0

TT Phú Phong 31 28,0 0 0 4 6349,2 44,4 0,0 0,0 6,3 100,0

Tổng 221 162 99 8 230 72030,7 22,5 13,8 1,1 31,9 100,0

Page 146: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

146

Bảng 74: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thu gom rác ở khu vực đang có dịch vụ thu gom rác

Địa phươngRất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện

Rất cần thiết nhưngchưa đủ điều kiện về CSHT để thực hiện

Tổng

Hoài Nhơn Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Hoài Hương 22 95,7 1 4,4 23 100,0

Tuy Phước

Phước Lộc 27 100,0 0 0,0 27 100,0

An Nhơn

TT, Bình Định 58 100,0 0 0,0 58 100,0

Tây Sơn

TT, Ph Phong 30 100,0 0 0,0 30 100,0

Tổng 137 99,3 1 0,7 138 100,0

Page 147: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

147

Bảng 75: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thu gom rác ở khu vực chưa có dịch vụ thu gom rác

Địa phương

Rất cần thiết và đủ điều kiện

để thực hiện

Rất cần thiết nhưng chưa đủ

điều kiện về CSHT để thực hiện

Có cần thiết

nhưngchưa

thật sự cấp

bách

Hiện chưa cần

thiết nhưng

trongvòng vàinăm tới sẽ cần

Hoàntoàn

chưacần

thiếtÝ kiến

khác Tổng

Hoài Nhơn 15 8 32 5 32 1 93

22,0 10,6 34,7 5,4 43,0 1,7 100,0

Tam Quan Nam 14 7 22 3 13 1 60

23,3 11,7 36,7 5,0 21,7 1,7 100,0

Hoài Hương 1 1 10 2 19 0 33

3,0 3,0 30,3 6,1 57,6 0,0 100,0

Phù Mỹ 19 12 29 1 60 0 121

25,3 16,7 24,3 1,7 55,4 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 17 11 13 0 20 0 61

27,9 18,0 21,3 0,0 32,8 0,0 100,0

Mỹ Châu 2 1 16 1 40 0 60

3,3 1,7 26,7 1,7 66,7 0,0 100,0

Phù Cát 30 6 28 2 51 0 117

27,1 5,1 26,3 3,5 43,8 0,0 100,0

Cát Lâm 11 3 18 2 23 0 57

19,3 5,3 31,6 3,5 40,4 0,0 100,0

Cát Tiến 19 3 10 0 28 0 60

31,7 5,0 16,7 0,0 46,7 0,0 100,0

Tuy Phước 29 10 23 4 25 0 91

33,7 11,3 28,2 6,5 27,5 0,0 100,0

Phước Thắng 23 6 12 4 17 0 62

37,1 9,7 19,4 6,5 27,4 0,0 100,0

Phước Lộc 6 4 11 0 8 0 29

20,7 13,8 37,9 0,0 27,6 0,0 100,0

An Nhơn 10 10 18 2 20 0 60

16,7 16,7 30,0 3,3 33,3 0,0 100,0

Nhơn An 10 10 18 2 20 0 60

16,7 16,7 30,0 3,3 33,3 0,0 100,0

Tây Sơn 16 14 8 2 49 1 90

37,6 20,7 9,6 6,1 73,5 0,0 100,0

Vĩnh An 2 5 4 0 45 1 57

3,5 8,8 7,0 0,0 79,0 1,8 100,0

TT Phú Phong 14 9 4 2 4 0 33

42,4 27,3 12,1 6,1 12,1 0,0 100,0

Tổng 119 60 138 16 237 2 572

20,8 10,5 24,1 2,8 41,4 0,3 100,0

Page 148: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

148

Bảng 76: Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác ở khu vực chưa có dịch vụ

Địa phươngSẽ tham gia

ngayNếu nhiều người tham

gia thì tham gia

Để chờ xem nếu dịch vụ tốt thì

tham gia

Khôngtham gia vì

không cónhu cầu

Khác Tổng

Hoài Nhơn 26 34 4 29 0 93

40,2 40,1 7,2 53,4 0,0 100,0

Tam Quan Nam 25 27 1 7 0 60

41,7 45,0 1,7 11,7 0,0 100,0

Hoài Hương 1 7 3 22 0 33

3,0 21,2 9,1 66,7 0,0 100,0

Phù Mỹ 28 29 2 60 2 121

37,1 24,7 1,7 54,3 0,0 100,0

Mỹ Hiệp 25 12 1 21 2 61

41,0 19,7 1,6 34,4 3,3 100,0

Mỹ Châu 3 17 1 39 0 60

5,0 28,3 1,7 65,0 0,0 100,0

Phù Cát 25 37 7 48 0 117

21,6 31,7 6,2 41,0 0,0 100,0

Cát Lâm 11 19 4 23 0 57

19,3 33,3 7,0 40,4 0,0 100,0

Cát Tiến 14 18 3 25 0 60

23,3 30,0 5,0 41,7 0,0 100,0

Tuy Phước 32 31 5 23 0 91

36,8 35,7 5,9 25,4 0,0 100,0

Phước Thắng 25 18 4 15 0 62

40,3 29,0 6,5 24,2 0,0 100,0

Phước Lộc 7 13 1 8 0 29

24,1 44,8 3,5 27,6 0,0 100,0

An Nhơn 12 19 7 22 0 60

20,0 31,7 11,7 36,7 0,0 100,0

Nhơn An 12 19 7 22 0 60

20,0 31,7 11,7 36,7 0,0 100,0

Tây Sơn 22 15 2 51 0 90

50,4 20,6 2,4 76,9 0,0 100,0

Vĩnh An 3 6 1 47 0 57

5,3 10,5 1,8 82,5 0,0 100,0

TT Phú Phong 19 9 1 4 0 33

57,6 27,3 3,0 12,1 0,0 100,0

Tổng 145 165 27 233 2 572

25,3 28,8 4,7 40,7 0,3 100,0

Page 149: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

149

Bảng 77: Các dịch vụ thu gom rác ở địa phương phân theo huyện

Địa phương

Tên thôn/xómnơi công trìnhđặt văn phòng

Têncôngtrình

Nămphêduyệt

Cấp phêduyệt

Ngàybắt đầu hoạt động

Côngsuất thiết kế (m3/ngàyđêm)

Côngsuất khaitháchiện tại (m3/ngày đêm)

Số hộ được thugomráctheothiết kế

Số hộ thugomráchiện tại

HoàiNhơn

Chợ HoàiHương - -

Cấp huyện 1998 - - -

TT, Bồng Sơn - - - 2000 - - - 10,000

Phù Mỹ Bình Trị, Mỹ Quang

ChánhThuận 2008

Cấp huyện 2008 - 15 - 1166

Bình Trị, Mỹ Quang

DươngLiễu 2008

Cấp huyện 2008 6 502

Phù Cát

Khu An Phú,đường Trần Quốc Toản

- 2008Cấp

huyện 2007 - 30 - 2462

An Nhơn TT, Bình Định

Công tymôi

trường đô thị 2007 Cấp tỉnh 2007 - 30 2500 5000

TuyPhước

Tuy Phước Công tyTNHH

HàThanh 2006 Cấp tỉnh 2006 50 21 7500 3000

TT, Tuy Phước2006 Cấp tỉnh 2006 12000 15000

Tây Sơn

Khối V, TT Phú Phong, TâySơn, Bình Định

HTX NNvà DV

tổng hợp Phú

Phong

1998 Cấp xã 1998 45 25 5176 2850

Page 150: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

150

Bảng 78: Đánh giá chất lượng dịch vụ thu gom rác của các hộ dân cư phân theo xã

Hoài Nhơn Tuy Phước An Nhơn Tây Sơn

Hoài Hương Phước Lộc TT. Bình Định TT. Phú Phong

n 13Không ý kiến

% 56,5

Rất tốt n 3 11

% 11,1 18,9

Tốt n 4 7 38 25

% 17,4 25,9 65,5 83,3

Trung bình n 4 10 8 4

% 17,4 37 13,8 13

Kém n 2 3 1 1

% 8,7 11,1 1,7 3,3

Rất kém n 4

Mức độ đều đặn theo ngày thu gom rác

% 14,8

n 23 27 58 30Tổng % 100 100 100 100

Không ý kiến n 15

% 65,2

Rất tốt n 1 5

% 3,70 8,62

Tốt n 1 8 41 26

% 4,35 29,6 70,7 86,7

Trung bình n 6 9 10 3

% 26,1 33 17 10

Kém n 1 5 2 1

% 4,4 18,5 3,4 3,3

Rất kém n 4

Mức độ đúng giờ theo giờ thu gom rác

% 14,8n 23 27 58 30

Tổng % 100 100 100 100

Không ý kiến n 5% 21,7

Rất tốt n 1% 1,72

Tốt n 1 10 42 23% 4,3 37,1 72,4 76,7

Trung bình n 9 13 14 7

% 39 48 24 23,3

Kém n 6 4 1

% 26,1 14,8 1,7

Rất kém n 2

Chất lượng của phươngtiện thu gom rác

% 8,7n 23 27 58 30

Tổng % 100 100 100 100

Page 151: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

151

Bảng 78a: Đánh giá chất lượng dịch vụ thu gom rác của các hộ dân cư phân theo xã

Hoài Nhơn Tuy Phước An Nhơn Tây Sơn

Hoài Hương Phước Lộc TT. Bình Định TT. Phú Phong

Không ý kiến n 2

% 8,7

Rất tốt n 2 7

% 7,4 12

Tốt n 1 9 43 29

% 4,3 33 74,1 96,7

Trung bình n 9 10 7 1

% 39 37 12,1 3,3

Kém n 10 6 1

% 43,5 22,2 1,7Rất kém n 1

Sự thuận tiện của mạng lưới thu gom rác

% 4,3

Không ý kiến n 1

% 4,3

Rất tốt n 1 4 4

% 4,3 14,8 6,9

Tốt n 6 9 47 29

% 26,1 33,3 81,1 96,7

Trung bình n 12 14 7 1

% 52,2 51,9 12,7 3,3

Kém n 3

Sự thuận tiện của việc thu tiền rác

% 13,1

Không ý kiến n 1% 4,3

Rất tốt n 1 2 4% 4,3 7,4 6,9

Tốt n 6 7 38 26% 26,1 25,9 65,5 86,7

Trung bình n 15 17 14 4

% 65,2 62,9 24,4 13,3Kém n 1 2

Thái độ phục vụ của người thu gom rác

% 3,7 3,4

Rất tốt n 3% 5,17

Tốt n 1 6 39 25% 4,3 22,2 67,2 83,3

Trung bình n 9 13 11 5% 39,1 48,1 18,9 16,6

Kém n 7 6 3% 30,4 22,2 5,1

Rất kém n 6 2 2

Tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác

% 26,1 7,4 3,4

Page 152: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

152

Bảng 79: Khoảng cách trung bình từ nhà đến nơi tập trung đển xe thu gom rác phân theo xã

Hoài Nhơn Tuy Phước An Nhơn Tây Sơn

Hoài Hương Phước Lộc TT Bình Định TT Phú Phong

Xe rác thu gom ngay trước nhà 19 70,37 58 100 29 96,67

Mang đến nơi cách khoảng bao xe/m: 23 100,00 8 29,63 1 3,33

1 -100m 4 17,39 6 85,71 1 100,00

101 -200m 8 34,78 1 14,29

201-300m 4 17,39

301-400m 3 13,04

401-500m 3 13,04

>500m 1 4,35

Bảng 80: Số lần thu gom rác trong tuần phân theo xã

Thugomrác mỗi ngày

Thu gomrác 2ngày/lần

Thu gomrác 3ngày/lần

Thu gomrác 4ngày/lần

Thu gomrác 6ngày/lần

Thu gomrác mỗi tuần

HoàiNhơn

HoàiHương 1 4,35 1 4,35 4 17,39 2 8,70 2 8,70 5 21,74

TuyPhước

Phước Lộc 1 3,70 23 85,19 1 3,70 2 7,41

AnNhơn

TT BìnhĐịnh 55 94,83 3 5,17

TâySơn

TT PhúPhong 30 100,00

Page 153: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

153

PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THÔNG TIN CÁC CẤP

I. Tài liệu thông tin cấp Tỉnh- Niên giám thống kê tỉnh và các huyện liên quan- Các dự án phát triển và kết quả thực hiện các dự án, đề án trọng tâm của Tỉnh liên quan

đến nước sạch và vệ sinh môi trườngII. Tài liệu thông tin cấp Huyện- Niên giám thống kê huyện (nếu chưa lấy được ở tỉnh)- Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện (2005 đến năm 2009)- Các dự án phát triển và kết quả thực hiện các dự án, đề án trọng tâm của Huyện liên

quan đến nước sạch và vệ sinh môi trườngIII. Tài liệu thông tin cấp XãTài liệu:- Các số liệu thống kê của xã mọi mặt (dân số, kinh tế, tình hình nước sạch và vệ sinh môi

trường……)- Các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của xã. Các ban ngành đoàn thể (2005 đến năm

2009)- Các dự án phát triển và kết quả thực hiện các dự án, đề án trọng tâm của xã liên quan

đến nước sạch và vệ sinh môi trường

KHUNG THU THẬP THÔNG TIN CÁC CẤP

I. BẢN THU THẬP SỐ LIỆU năm 2009 DÙNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH/HUYỆN/XÃ

THÔNG TIN VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

stt CÁC CHỈ BÁO CƠ BẢN Đơn vị tính SỐ LIỆU

c1 Tổng số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh Hộ

Trong đó, 1. Nhà tiêu tự hoại Hộ

2. Nhà tiêu thấm dội nước Hộ

3. Nhà tiêu 2 ngăn Hộ

4. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi Hộ

c2 Tổng số giếng đào Giếng

Trong đó, số giếng đào hợp vệ sinh Giếng

c3 Tổng số hộ sử dụng giếng đào Hộ

c4 1. Tổng số giếng khoan Giếng

Page 154: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

154

2. ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC

Số lượng các loại hình cấp nước Số lượng các loại nhà tiêuStt

Tênđơn vị,

tổ chức

Số lượng

cơsở

hiện có (*)

Giếng đào

Giếngkhoan

Nướcmáy

Nướcmưa

Không có

Tự hoại

Thấm dội nước

Haingăn

Nhàtiêuchìm

Không có

c9 Nhàtrẻ

c10

Trường học

c11

Trạm y tế

c12

Bệnh viện

c13

Chợ

c14

Trụ sở UBNDhuyện

c15

Các cơquanthuộc huyện

c16

Trụ sở UBNDcác xã

2. Trong đó, số giếng khoan hợp vệ sinh Giếng

c5 Tổng số hộ sử dụng giếng khoan Hộ

c6 Tổng số hộ sử dụng đồng hồ nước máy riêng Hộ

c7 Tổng số hộ sử dụng nước máy công cộng Hộ

c8 Tổng số hộ có sử dụng mạng lưới thu gom rác Hộ

Page 155: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

155

c16

Các cơquanthuộc tỉnh

(*) Mỗi điểm xây dựng được xem là một cơ sở. Một trường nhưng nếu được xây dựng ở 2 nơiđược tính là 2 cơ sở. Ghi tất cả các loại hình mà những cơ sở trên có sử dụng..

Stt Tên đơn vị Tổng số Số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải

Số cơ sở có hệ thống xử lý rác thải

c17 Trạm y tế

c18 Bệnh viện

c19 Chợ

c20 Trại chăn nuôi

c21Cơ sở sản xuất (*)

(*) Chỉ tính các cơ sở sản xuất có tạo ra nước thải và rác thải phải xử lý theo qui định về VSMT

3. KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Stt Tổng kinh phí trong năm của các chương trình, dự án cho NS & VSMT nông thôn tại địa phương

Đơn vị tính

SỐ LIỆU

c22 Tổng kinh phí thực hiện Triệu

c23 Trong đó, Nguồn ngân sách Nhà nước (Trung ương, địa phương) Triệu

c24 Nguồn tài trợ quốc tế Triệu

c25 Nguồn đầu tư tín dụng Triệu

c26 Nguồn dân đóng góp và tự đầu tư Triệu

c27 Nguồn đầu tư của tư nhân Triệu

c28 1. Kinh phí kế hoạch của Chương trình mục tiêu quốc gia về NS&VSMTNT II

Triệu

2. Tỷ lệ kinh phí thực hiện so với kế hoạch năm của Chương trình %

Page 156: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

156

4. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ(tất cả các công trình, dự án được đầu tư tại địa phương hoặc ở nơi khác nhưng địa phươngđược hưởng lợi từ trước đến nay, kể cả những công trình đã hư hỏng không hoạt động được nữa hoặc chưa đưa vào sử dụng)

Stt Liệt kê các chương trình, dự án về nước sạch, thu gom rác, và vệ sinh môi trường

ĐVT Nămđầu

Nămhoạt động

Nămkết

thúc

Côngsuất thiết kế

Côngsuất sử

dụng

Tìnhtrạng hoạt động

(*)

Số hộ trong xãđược

hưởng lợi

c29 1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

(*): 1=Bình thường; 2: Thỉnh thoảng gặp sự cố; 3:Thường gặp sự cố; 4:Hư hỏng, ngừng hoạt động

Page 157: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

157

5. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ NHÂN LỰC

Stt Sở, Ban, ngành nào được UNDN tỉnh phân công chịu trách nhiệm quản lý chính về nước sạch, rác thải, và VSMT?

Đơn vị tính

SỐ LIỆU

c30 1. Tên tổ chức:

2. Nhiệm vụ được giao?

a.

b.

c.

3. Các đơn vị trực thuộc?

a.

b.

c.

4. Tổng số thành viên trong các bộ phận này liên quan đến công tác NS&VSMT?

Người

Trong đó, a. Số người có trình độ đại học về NS&VSMT Người

b. Số người có trình độ trung cấp về NS&VSMT Người

c. Số người đã được đào tạo ngắn hạn về NS&VSMT Người

d. Số người chưa từng được đào tạo về NS&VSMT Người

e. Tổng số các khóa tập huấn về NS&VSMT mà một hoặc một số thành viên này được mời tham dự trong năm qua?

Khóa

f. Tổng số thành viên đã tham dự ít nhất một khóa tập huấn về NS&VSMT trong năm qua?

Người

c31 1. Tên tổ chức:

2. Nhiệm vụ được giao?

a.

b.

c.

Page 158: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

158

3. Các đơn vị trực thuộc?

a.

b.

c.

4. Tổng số thành viên trong các bộ phận này liên quan đến công tác NS&VSMT?

Người

Trong đó, a. Số người có trình độ đại học về NS&VSMT Người

b. Số người có trình độ trung cấp về NS&VSMT Người

c. Số người đã được đào tạo ngắn hạn về NS&VSMT Người

d. Số người chưa từng được đào tạo về NS&VSMT Người

e. Tổng số các khóa tập huấn về NS&VSMT mà một hoặc một số thành viên này được mời tham dự trong năm qua?

Khóa

f. Tổng số thành viên đã tham dự ít nhất một khóa tập huấn về NS&VSMT trong năm qua?

Người

c32 1. Tên tổ chức:

2. Nhiệm vụ được giao?

a.

b.

c.

3. Các đơn vị trực thuộc?

a.

b.

c.

4. Tổng số thành viên trong các bộ phận này liên quan đến công tác NS&VSMT?

Người

Trong đó, a. Số người có trình độ đại học về NS&VSMT Người

b. Số người có trình độ trung cấp về NS&VSMT Người

Page 159: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

159

c. Số người đã được đào tạo ngắn hạn về NS&VSMT Người

d. Số người chưa từng được đào tạo về NS&VSMT Người

e. Tổng số các khóa tập huấn về NS&VSMT mà một hoặc một số thành viên này được mời tham dự trong năm qua?

Khóa

f. Tổng số thành viên đã tham dự ít nhất một khóa tập huấn về NS&VSMT trong năm qua?

Người

c33 1. Tên tổ chức:

2. Nhiệm vụ được giao?

a.

b.

c.

3. Các đơn vị trực thuộc?

a.

b.

c.

4. Tổng số thành viên trong các bộ phận này liên quan đến công tác NS&VSMT?

Người

Trong đó, a. Số người có trình độ đại học về NS&VSMT Người

b. Số người có trình độ trung cấp về NS&VSMT Người

c. Số người đã được đào tạo ngắn hạn về NS&VSMT Người

d. Số người chưa từng được đào tạo về NS&VSMT Người

e. Tổng số các khóa tập huấn về NS&VSMT mà một hoặc một số thành viên này được mời tham dự trong năm qua?

Khóa

f. Tổng số thành viên đã tham dự ít nhất một khóa tập huấn về NS&VSMT trong năm qua?

Người

Page 160: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

160

6. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Mức độ thường xuyênc35 Hoạt động kiểm tra, giám sát chủ yếu về NS&VSMT ở địa phương là gì?(gạch chéo vào ô thích hợp)

Có/không

1=Có

2=không

Hàngtuần

Hàngtháng

Hàngquí

Hàngnăm

Đột xuất

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

7. CÔNG TÁC BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Mức độ thường xuyênc36 Các báo cáo định kỳ và đột xuất về NS&VSMT ở địa phương là gì?

(gạch chéo vào ô thích hợp)

Có/không

1=Có

2=không

Hàngtuần

Hàngtháng

Hàngquí

Hàngnăm

Đột xuất

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Page 161: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

161

8.

9.

10.

8. CÔNG TÁC LƯU TRỮ

c37 Các loại tài liệu chủ yếu về NS&VSMT được lưu trữ thường xuyênở địa phương là gì? (gạch chéo vào ô thích hợp)

Thời gian lưu trữ (năm)

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

9. TẬP HUẤN VÀ TRUYỀN THÔNG

Stt Những khóa tập huấn, tuyên truyền về NS&VSMT nông thôn Đơn vị tính SỐ LIỆU

c38 Trong năm qua, địa phương có tổ chức các buổi tập huấn hoặc truyền thông nào về NS&VSMT dành cho người dân hay không?

Có/không

c39 Nếu có thì, đó các nội dung gì?

1. Số lần

2. Số lần

3. Số lần

4. Số lần

Page 162: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

162

5. Số lần

6. Số lần

7. Số lần

c40 Tổng số lượt người tham dự các buổi đó trong năm qua làbao nhiêu?

Lượt người

c41 Địa phương có các hoạt động thực tế nào thu hút người dân tham gia vì môi trường trong năm qua không?

Có/không

Nếu có thì, đó các hoạt động gì?

1. Số lần

2. Số lần

3. Số lần

4. Số lần

5. Số lần

6. Số lần

c42 Tổng số lượt người dân tham gia các hoạt động đó trong năm qua là bao nhiêu?

Lượt người

c43 Địa phương có các chương trình giáo dục về NS&VSMT dànhcho học sinh trong năm qua không? (phối hợp với các thầy Hiệu trưởng)

Có/không

Nếu có thì, 1. Tổ chức được bao nhiêu buổi Buổi

2. Bao nhiêu lượt học sinh tham dự Lượt người

c44 Địa phương có các hoạt động thực tế nào thu hút học sinh tham gia vì môi trường trong năm qua không?

Có/không

c45 Nếu có thì, đó các hoạt động gì?

1. Số lần

2. Số lần

3. Số lần

4. Số lần

Page 163: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

163

5.

6.

c46 Tổng số lượt học sinh tham gia các hoạt động đó trong năm qua?

Lượt người

c47 Các chương trình phóng sự, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong năm qua?

1. Các chương trình về NS&VSMT trên tivi Số lần

2. Các chương trình về NS&VSMT trên radio Số lần

3. Các chương trình về NS&VSMT trên báo chí Số lần

4. Các chương trình tuyên truyền khác?

a.

b.

c.

10. SỰ THAM GIA CỦA TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ

Stt Các tổ chức, đoàn thể và vai trò đối với vấn đề NS&VSMT ở địa phương?

Đơn vị tính SỐ LIỆU

c48 Các tổ chức, đoàn thể tham gia vào các vấn đề NS&VSMT ở địa phương trong năm qua?

(gạch chéo vào ô thích hợp)

1. Hội Phụ nữ Có/không

2. Hội Nông dân Có/không

3. Đoàn Thanh niên Có/không

4. Hội Cựu chiến binh Có/không

5. Mặt trận Tổ quốc Có/không

6. Các tổ chức giáo dục Có/không

7. Các tổ chức y tế Có/không

8. Các tổ chức và cá nhân tự nguyện Có/không

Page 164: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

164

8. Khác (cụ thể): Có/không

c49 Nếu có thì, các đoàn thể này tham gia vào các hoạt động chủ yếu gì?

1. Góp ý kiến về các vấn đề NS&VSMT cần được cải thiện Có/không

2. Góp ý kiến cho các chương trình, dự án về NS&VSMT Có/không

3. Tham gia giám sát, đánh giá các chương trình, dự án về NS&VSMT

Có/không

4. Là thành viên chính thức của các chương trình, dự án về NS&VSMT

Có/không

4. Chủ trì hoặc là thành viên chủ chốt của các phong trào vận động người dân tham gia các hoạt động về NS&VSMT ở địa phương

Có/không

5. Khác (cụ thể) Có/không

11. CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

c50 Xin cho biết các đề xuất ưu tiên nhất về vấn đề NS&VSMT đối với địa phương là gì?

1.

2.

3.

4.

5.

6.

GHI CHÚ: Thêm vào các thông tin còn thiếu

II. BẢN THU THẬP SỐ LIỆU năm 2009 DÙNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH (Mỗi công trình 1 phiếu)

stt THÔNG TIN CƠ BẢN Đơn vị tính SỐ LIỆU

c1 Tên công trình:

c2 Tên thôn/xóm, nơi công trình được xây dựng:

Page 165: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

165

c3 Năm phê duyệt Năm

c4 Cấp phê duyệt (xã, huyện, tỉnh, trung ương) Cấp

c5 Nguồn nước cấp là gì?

1. Nước mặt Có/không

2. Nước ngầm Có/không

3. Hệ thống bơm dẫn Có/không

4. Hệ thống cấp nước tự chảy Có/không

c6 Ngày khởi công Ngày/tháng/năm

c7 Ngày hoàn thành Ngày/tháng/năm

c8 Công suất thiết kế m3/ngày đêm

c9 Công suất khai thác hiện tại m3/ngày đêm

c10 Số hộ/người được cấp nước theo thiết kế?

1. Số hộ được cấp nước theo thiết kế Hộ

2. Số người được cấp nước theo thiết kế Người

c11 Số hộ/người được cấp nước theo thực tế hiện nay?

1. Số hộ được cấp nước theo thực tế hiện nay Hộ

2. Số người được cấp nước theo thực tế hiện nay Người

c12 Tổng số đồng hồ được lắp đặt ở các hộ dùng nước Đồng hồ

c13 Tổng giá trị đầu tư cho công trình Triệu đồng

Trong đó, 1. Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương)

Triệu đồng

2. Nguồn tài trợ quốc tếTriệu đồng

3. Nguồn đầu tư tín dụngTriệu đồng

4. Nguồn dân đóng góp và tự đầu tưTriệu đồng

5. Nguồn đầu tư của tư nhânTriệu đồng

Page 166: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

166

c14 Suất đầu tư bình quân xây dựng công trình cấp nước/người

1. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng mới công trình Triệu đồng

2. Số người được cấp nước từ công trình theo thiết kế Người

c15 Mô hình quản lý của công trình cấp nước

1. Mô hình cộng đồng Có/không

2. Mô hình hợp tác xã Có/không

3. Mô hình Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh Có/không

4. Mô hình tư nhân Có/không

5. Mô hình doanh nghiệp Có/không

c16 Nguồn nhân lực của công trình cấp nước

1. Tổng số lao động hiện đang làm việc tại công trình Người

2. Tổng số người có trình độ kỹ sư Người

3. Tổng số người có trình độ trung cấp Người

4. Tổng số người là lao động kỹ thuật có qua đào tạo Người

5. Có người tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật hàngnăm

Có/không

c17 Ban quản lý

1. Số người trong Ban quản lý Người

2. Tổng số người có trình độ kỹ sư Người

3. Tổng số người có trình độ trung cấp Người

4. Tổng số người là lao động kỹ thuật có qua đào tạo Người

5. Số người tham gia các khóa tập huấn hàng năm Người

c18 Có xây dựng Qui chế về công tác quản lý công trình (nếu có thì xin bản photocopy)

Có/không

c19 Hiệu suất hoạt động (Công suất hiện tại/Công suất thiết kế) %

c20 1. Có thu tiền nước (nếu có thì xin bảng giá) Có/không

Page 167: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

167

2. Nếu có thu tiền thì giá nước sinh hoạt dành cho hộ là:

a. Từ m3 đến m3 đầu tiên Đồng/ m3

b. Từ m3 đến m3 tiêp theo Đồng/ m3

3. Nếu có thu tiền thì giá nước sinh hoạt dành cho cơ quan là:

a. Từ m3 đến m3 đầu tiên Đồng/ m3

b. Từ m3 đến m3 tiêp theo Đồng/ m3

4. Nếu có thu tiền thì giá nước kinh doanh là:

a. Từ m3 đến m3 đầu tiên Đồng/ m3

b. Từ m3 đến m3 tiêp theo Đồng/ m3

c21 Tỷ lệ thất thoát nước (tính theo đồng hồ nước) %

c22 Có xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hóa của nước định kỳ theo qui định

Có/không

c23 Các thông số kỹ thuật về chất lượng nước được kiểm tra, đánh giá định kỳ?

1. Màu sắc Mg/Pt

2. Mùi, vị (không mùi, vị lạ) Cảm quan

3. Độ đục (NTU: Nephelometric Turbidity) NTU

4. Các thông số định lượng cơ bản khác Theo chỉ tiêu

a.

b.

c.

d.

e.

f.

g.

h.

c24 Chi phí khách hàng phải trả để lắp đặt đến đồng hồ? Đồng

Trong đó, 1. Đồng hồ nước Đồng

2. Chi phí khác Đồng

a. Đồng

b. Đồng

c. Đồng

c25 Điều kiện lắp đặt đồng hồ nước dành cho khách hàng

(xin bản photo các thủ tục qui định)

Page 168: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

168

GHI CHÚ: Thêm các thông tin chưa biết

III. BẢN THU THẬP SỐ LIỆU năm 2009 DÙNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH THU GOM RÁC (Mỗi công trình 1 phiếu)

stt THÔNG TIN CƠ BẢN Đơn vị tính SỐ LIỆU

c1 Tên thôn/xóm, nơi công trình đặt văn phòng Tên

c2 Tên công trình Tên

c3 Năm phê duyệt Năm

c4 Cấp phê duyệt (xã, huyện, tỉnh, trung ương) Cấp

c5 Ngày bắt đầu hoạt động Ngày/tháng/năm

c6 Công suất thiết kế m3/ngày đêm

c7 Công suất khai thác hiện tại m3/ngày đêm

c8 Số hộ được thu gom rác theo thiết kế Hộ

c9 Số hộ được thu gom rác hiện nay Hộ

c10 Tổng giá trị đầu tư cho công trình Triệu đồng

Trong đó, 1. Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương)

Triệu đồng

2. Nguồn tài trợ quốc tế Triệu đồng

1.

2.

3.

4.

5.

c26 Xin cho biết 3 đề xuất ưu tiên nhất đối với công trình này là gì?

1.

2.

3.

Page 169: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

169

3. Nguồn đầu tư tín dụng Triệu đồng

4. Nguồn dân đóng góp và tự đầu tư Triệu đồng

5. Nguồn đầu tư của tư nhân Triệu đồng

c11 Suất đầu tư bình quân xây dựng công trình thu gom rác/người

1. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng mới công trình Triệu đồng

2. Số hộ được thu gom rác từ công trình theo thiết kế Hộ

c15 Mô hình quản lý của công trình thu gom rác

1. Mô hình cộng đồng Có/không

2. Mô hình hợp tác xã Có/không

3. Mô hình Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh Có/không

4. Mô hình tư nhân Có/không

5. Mô hình doanh nghiệp Có/không

c16 Nguồn nhân lực của công trình thu gom rác

1. Tổng số lao động hiện đang làm việc tại công trình Người

2. Tổng số người có trình độ kỹ sư Người

3. Tổng số người có trình độ trung cấp Người

4. Tổng số người là lao động kỹ thuật có qua đào tạo Người

5. Có người tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật hàngnăm

Có/không

c17 Tổ chức quản lý

1. Số người trong Ban quản lý Người

2. Tổng số người có trình độ kỹ sư Người

3. Tổng số người có trình độ trung cấp Người

4. Tổng số người là lao động kỹ thuật có qua đào tạo Người

5. Số người tham gia các khóa tập huấn hàng năm Người

Page 170: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

170

6. Có xây dựng Qui chế về công tác quản lý rác thải (nếu có thì xin bản photocopy)

Có/không

c18 Trang thiết bị của công trình thu gom rác Số lượng

Côngsuất

xe 1

Côngsuất xe 2

Côngsuất

xe 3

1. Xe chuyên dụng ép rác

2. Xe chở rác thô sơ

3. Các phương tiện khác

a.

b.

c.

c19 1. Có thu tiền rác (nếu có thì xin bảng giá) không? Có/không

Nếu có, 2. Mức phí của hộ (rác sinh hoạt) là? Đồng/tháng

3. Mức phí của hộ (rác kinh doanh) là? Đồng/tháng

4. Mức phí của tổ chức, cơ quan là? Đồng/tháng

5. Khác (cụ thể): Đồng/tháng

c20 Rác có được phân loại bước đầu không? Có/không

Nếu có, rác được phân loại như thế nào?

1. Tách túi riêng túi ni lông, giấy vụn, chai lọ Có/không

2. Phân loại khác

a. Có/không

b. Có/không

c. Có/không

3. Việc phân loại do từng hộ thực hiện hay do người thu gom rác thực hiện khi thu gom? (gạch chéo vào ô thích hợp)

a. Từng hộ thực hiện

Page 171: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

171

b. Người thu gom rác thực hiện

c24 Điều kiện để khách hàng (hộ, tổ chức) được tham gia vào mạng lưới thu gom rác là gì?

(xin bản photo các thủ tục qui định)

a.

b.

c.

c25 Rác sau khi thu gom sẽ được đổ ở bãi rác nào?

1. Tên và địa chỉ bãi rác:

2. Khoảng cách từ nơi gom rác đến bãi rác Km

3. Rác được xử lý tại bãi rác như thế nào?

a.

b.

c.

c26 Chi phí phải trả cho việc sử dụng bãi rác? (xin bản photo hợp đồng)

1. Số tiền phải trả theo…

2. Các trách nhiệm khác

a.

b.

c.

c27 Xin cho biết 3 đề xuất ưu tiên nhất đối với công trình này là gì?

1. 1. 1.

2. 2. 2.

3. 3. 3.

GHI CHÚ: Thêm các thông tin chưa biết.

Page 172: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

172

IV. BẢN THU THẬP SỐ LIỆU năm 2009 DÙNG CHO CÁC BÃI RÁC(Mỗi công trình 1 phiếu)

stt THÔNG TIN CƠ BẢN Đơn vị tính SỐ LIỆU

c1 Tên bãi rác:

c2 Tên địa phương, nơi đặt bãi rác:

1. Thôn/xóm Tên

2. Xã/thị trấn Tên

3. Huyện Tên

c2 Năm phê duyệt Năm

c3 Cấp phê duyệt (xã, huyện, tỉnh, trung ương) Cấp

c4 Ngày khởi công Ngày/tháng/năm

c5 Ngày hoàn thành Ngày/tháng/năm

c6 Công suất thiết kế của bãi rác

1. Diện tích bãi rác m2

2. Khả năng tiếp nhận rác m3/ngày đêm

3. Thời gian bãi rác đầy Năm

c9 Công suất khai thác hiện tại của bãi rác

1. Diện tích bãi rác m2

2. Khả năng tiếp nhận rác m3/ngày đêm

3. Thời gian ước tính bãi rác sẽ đầy Năm

c10 Phạm vi tiếp nhận nguồn rác (đánh chéo vào ô thích hợp)

1. Trong xã/thị trấn

2. Các xã trong huyện

3. Các huyện/thành phố trong tỉnh

c11 Tổng giá trị đầu tư cho bãi rác Triệu đồng

Page 173: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

173

Trongđó, 1. Ngân sách Nhà nước (Trung ương vàđịa phương) Triệu đồng

2. Nguồn tài trợ quốc tế Triệu đồng

3. Nguồn đầu tư tín dụng Triệu đồng

4. Nguồn dân đóng góp và tự đầu tư Triệu đồng

5. Nguồn đầu tư của tư nhân Triệu đồng

c14 Suất đầu tư bình quân xây dựng bãi rác/người

1. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng mới bãi rác Triệu đồng

2. Số người được sử dụng bãi rác theo thiết kế Người

c15 Mô hình quản lý của bãi rác

1. Mô hình cộng đồng Có/không

2. Mô hình hợp tác xã Có/không

3. Mô hình tư nhân Có/không

4. Mô hình doanh nghiệp Có/không

5. Khác (ghi rõ) Có/không

c16 Nguồn nhân lực của công trình bãi rác

1. Tổng số lao động hiện đang làm việc tại bãi rác Người

2. Tổng số người có trình độ kỹ sư Người

3. Tổng số người có trình độ trung cấp Người

4. Tổng số người là lao động kỹ thuật có qua đào tạo Người

5. Có người tham gia các khóa tập huấn hàng năm Có/không

c17 Ban quản lý

1. Số người trong Ban quản lý Người

2. Tổng số người có trình độ kỹ sư Người

3. Tổng số người có trình độ trung cấp Người

4. Tổng số người là lao động kỹ thuật có qua đào tạo Người

Page 174: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

174

5. Số người tham gia các khóa tập huấn hàng năm Người

c18 Có xây dựng Qui chế về công tác quản lý công trình (nếu có thì xin bản photocopy)

Có/không

c19 Hiệu suất hoạt động (Công suất hiện tại/Công suất thiết kế) %

c20 1. Có thu phí sử dụng bãi rác không?

(nếu có thì xin bảng giá)

Có/không

2. Nếu có thì phí phải trả là bao nhiêu? Đồng/ m3

3. Cách tính khác (cụ thể):

c21 Các thông số kỹ thuật cơ bản của bãi rác hiện nay

-

-

-

-

-

c22 Các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường tại bãi rác được thực hiện như thế nào?

-

-

-

-

-

c23 Bãi rác có phân loại rác thải không? Có/không

Nếu có, rác được phân loại ở mức độ nào?

1.

2.

3.

Page 175: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

175

4.

c24 Nếu có, ai là người phân loại rác? (gạch chéo vào ô thích hợp)

1. Công nhân bãi rác

2. Người dân bên ngoài sống nhờ vào bãi rác

3. Khác (cụ thể):

c25 Xin cho biết 3 đề xuất ưu tiên nhất đối với công trình này là gì?

1.

2.

3.

GHI CHÚ: Thêm các thông tin chưa biết

KHUNG PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM

V. PHỎNG VẤN SÂU

TÊN:ĐƠN VỊ: CẤP (tỉnh, huyện, xã):1. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC THỰC THI CỦA ĐƠN VỊ

2. THÔNG TIN VỀ NƯỚCĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN - VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CỦA ĐƠN VỊ

CÁC KẾ HOẠCH/QUI HOẠCH SẮP TỚI

CÁC ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP

3. THÔNG TIN VỀ RÁC THẢI RẮNĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN - VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CỦA ĐƠN VỊ

CÁC KẾ HOẠCH/QUI HOẠCH SẮP TỚI

CÁC ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP

4. THÔNG TIN VỀ NƯỚC THẢIĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG RÁC THẢI RẮN MÀ ĐƠN VỊ CÓ TRÁCH NHIỆM

CÁC KẾ HOẠCH/QUI HOẠCH SẮP TỚI

CÁC ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP

Page 176: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

176

5. THÔNG TIN VỀ CÁC LĨNH VỰC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHÁC

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN - VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CỦA ĐƠN VỊ

CÁC KẾ HOẠCH/QUI HOẠCH SẮP TỚI

CÁC ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP

6.CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN VÀ TRUYỀN THÔNG

7. CÁC CÂU CHUYỆN NỔI BẬT CẦN GHI ĐỂ LÀM HỘP ĐIỂN CỨU TRONG BÁO CÁO

8. NHẬN XÉT CỦA PHỎNG VẤN VIÊN

II. THẢO LUẬN NHÓM

1 TÊN NHÓM:2 ĐỊA BÀN (xã, huyện):3 SỐ NGƯỜI:4 GIỚI TÍNH: NAM: , NỮ: 5 NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP5.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

5.2 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

5.3 NGUYÊN NHÂN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN

5.4 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRÊN

5.3 CÁC KIẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH

6 XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN6.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ RÁC THẢI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

6.2 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

6.3 NGUYÊN NHÂN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN

6.4 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRÊN

6.5 CÁC KIẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH

7 XỬ LÝ NƯỚC THẢI 7.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC THẢI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

7.2 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

7.3 NGUYÊN NHÂN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN

7.4 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRÊN

7.5 CÁC KIẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH

8 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG8.1 CÁC VẤN ĐỀ NỘI BẬT VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

8.2 CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Page 177: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

177

8.3 VAI TRÒ CỦA CÁC ĐOÀN THỂ, CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NƯỚC, RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

8.4 CÁC ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ

9 CÁC CÂU CHUYỆN NỔI BẬT CẦN GHI ĐỂ LÀM HỘP ĐIỂN CỨU TRONG BÁO CÁO

10 NHẬN XÉT CỦA PHỎNG VẤN VIÊN

PHỤ LỤC 5: BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH

BẢN THU THẬP Ý KIẾN HỘ GIA ĐÌNH

Kính thưa Ông (Bà)!Cuộc khảo sát của chúng tôi nhằm tìm hiểu các vấn đề về đời sống, nước, rác thải và môi trường ở địa phương. Để có được thông tin sát với thực tế, chúng tôi mời Ông (Bà) tham gia trả lời một số câu hỏi sau đây. Mọi thông tin về các gia đình sẽ được giữ kín và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác phát triển của tỉnh nhà. Mong Ông (Bà) vui lòng hợp tác. Chúng tôi xin chân thànhcảm ơn.

Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………….

Thôn/xóm:…………………………………………………………………………

Xã/thịtrấn:…………………………………………………………………………

Huyện:………………………………………………………………………………

Ngày phỏng vấn

Người phỏng vấn…………………………………………………………………..

Người đọc …………………………………………………………………………..

I. THÔNG TIN CHUNG

C1. Thông tin về các thành viên thường xuyên sinh sống trong nhà, kể cả không cùng chung kinhtế, nhưng KHÔNG ghi những người vắng mặt lâu dài.

Stt Tên Quan hệ

Giới tính

Tuổi Dântộc

Học vấn

Nghề chính Nghề phụ Tìnhtrạng sức khỏe

Bệnhthông

thườngtháng qua

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

1 CH

2

3

4

5

6

Page 178: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

178

7

8

9

10(1): Khoanh tròn số thứ tự của người trả lời(2): Chỉ ghi tên, không ghi họ tên đầy đủ(3): CH=chủ hộ; 1=vợ/chồng chủ hộ; 2=con ruột; 3=dâu/rể; 4=cha/mẹ; 5=cháu nội/ngoại; 6=anh chị em ruột; 7=khác(4): Nam=1; Nữ=2(5): Ghi tuổi dương lịch(6): Dân tộc: 1=Kinh; 2= Dân tộc khác(7): 1=Cấp 1 trở xuống; 2=Cấp 2; 3=Cấp 3; 4=Trung cấp; 5=ĐH, CĐ trở lên(8)&(9): 1=Nông, lâm, ngư nghiệp; 2=làm nghề phụ TTCN; 3=Buôn bán, dịch vụ; 4=công nhân hợp đồng, thợ tự do; 5=Công chức, viên chức, nhân viên nhà nước, sĩ quan quân đội, doanh nghiệp có hợp đồng chính thức; 6=Không làm việc (kể cả già, hưu, nội trợ, bệnh tật); 7=Học sinh, sinh viên; 8=Còn nhỏ; 9=Khác.(10): 1=Rất khỏe; 2=Khỏe; 3=Bình thường; 4=Yếu; 5=Rất yếu; 9=Không biết(11): 1=Không có bệnh; 2=Đau bụng; 3=Tiêu chảy; 4=Dịch tả, 5=Nhức đầu; 6=Bệnh khác (cụ thể)

C2. Xin cho biết gia đình ông/bà có thuộc danh sách hộ nghèo được trợ cấp của địa phương haykhông?

1. Có □

2. Không □

C3. Xin cho biết gia đình ông/bà có thuộc danh sách hộ gia đình chính sách, gia đình có côngcách mạng của địa phương hay không?

1. Có □

2. Không □

C4. a. Căn nhà mà gia đình đang ở thuộc loại nào sau đây?

Nhà xây kiên cố (có đổ tấm) □1

Nhà bán kiên cố (có xây gạch) □2

Nhà tạm bợ (tranh, tre, lá, v.v.) □3

Loại khác: .......................................... □4

b. Khoảng cách từ nhà đến đường chính, nơi xe ô tô có thể đi lại được: ………..…..m

C5. Nhà tiêu của hộ ông (bà) thuộc dạng nào sau đây:

1. Nhà tiêu tự hoại □

2. Nhà tiêu thấm dội nước □

3. Nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ □

4. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi □

5. Loại nhà tiêu khác: …………………… □

Page 179: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

179

6. Không có nhà tiêu □

C6. Hộ gia đình ông/bà có sử dụng điện thắp sáng không?

1. Có □

2. Không □

C7. Hộ gia đình ông/bà có nuôi gia súc (heo, trâu, bò, dê…) không?

1. Có □

2. Không □ , chuyển sang câu 9

C8. Nếu có nuôi thì hộ gia đình ông/bà có biện pháp xử lý nước thải, phân không?

1. Có xây hầm bio-gas để xử lý nước thải, phân □

2. Ủ tự nhiên để làm phân bón □

3. Cách khác (cụ thể): ………………………………….. □

4. Không làm gì cả □

C9. Hộ gia đình ông (bà) sử dụng nguồn nước chủ yếu nào cho sinh hoạt hàng ngày?

Stt Nguồn nước (chọn 1 nguồn chính cho mỗi mục đích sử dụng)

Dùng để uống(a)

Dùng để nấu ăn

(b)

Dùng để tắm giặt

(c)

Dùng để tưới cây

(d)

1 Nước máy do các nhà máy nước sạch cung cấp

2 Giếng khoan

3 Giếng đào

4 Nước mưa

5 Nước sông/hồ/ao/kênh/mương/rạch

6 Nước suối dẫn từ núi

7 Nước mua xì téc

8 Nước đóng bình

9 Nguồn khác (cụ thể):

C10. Nếu hộ gia đình ông (bà) có sử dụng giếng khoan (xem mục 2 C9) thì:

a. Độ sâu trung bình của giếng là: ………….m

b. Cách bơm nước là: 1. Bơm tay □

2. Bơm máy □

C11. Nếu hộ gia đình ông (bà) sử dụng nước giếng đào (xem mục 3 C9) thì:

a. Độ sâu của giếng đào là: ……….....m

b. Mức nước trung bình:

1. Vào mùa khô là: ..…...m

Page 180: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

180

2. Vào mùa mưa là:……..m

c. Cách lấy nước là: 1. Dùng gầu □

2. Bơm máy □

Đối với những hộ không dùng giếng khoan (xem mục 2 C9) thì:

d. Vì sao hộ ông (bà) không dùng giếng khoan?

1. Do dưới mặt đất nhiều đá □

2. Do nước mặn □

3. Do nước phèn □

4. Do không có tiền khoan giếng □

5. Do không có nhu cầu □

6. Khác…………………………….. □

C12. a. Hộ gia đình ông (bà) có làm xét nghiệm nước trước khi sử dụng không?

1. Không làm xét nghiệm □ , chuyển sang câu tiếp theo

2. Có làm xét nghiệm □

b. Nếu có làm xét nghiệm thì xét nghiệm nguồn nước nào và kết quả ra sao?

Nguồn nước được xét nghiệm là: …………………………………………………………..

Xét nghiệm thành phần gì: ………….……………………………………………………...

Có chỉ tiêu nào không đạt chuẩn không: …………………………………………………...

C13. Xin ông (bà) mô tả các nguồn nước mà gia đình ông (bà) đang sử dụng hiện nay như thế nào?

Stt Đánh giá về nguồn nước (chọn 1 nguồn chính cho mỗi mục đích sử dụng)

Để uống(a)

Để nấu ăn(b)

Tắm giặt(c)

Tưới cây(d)

1 Màu sắc: 1=không màu, 2=có màu (cụ thể):

2 Mùi: 1=không có mùi lạ, 2=có mùi lạ (cụ thể):

3 Vị: 1=không có vị lạ, 2=có vị lạ (cụ thể):

4 Độ đục: 1=trong, 2=hơi đục, 3=đục5 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nước

theo 5 mức: 1=tốt; 2=khá; 3=trung bình;4=dưới trung bình; 5=không tốt

C14. Hộ gia đình ông (bà) có dùng các biện pháp xử lý nước nào trước khi sử dụng không?

Mục đích sử dụngSttBiện pháp xử lý nước (chọn 1 nguồn chính cho mỗi mục đích sử dụng)

Để uống(a)

Để nấu ăn(b)

Tắm giặt(c)

Tưới cây(d)

Page 181: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

181

1 Không, dùng trực tiếp từ nguồn

2 Có dùng bể lắng trước khi dùng

3 Có dùng bể lọc nhanh (cát, sạn, than)

4 Có dùng máy lọc theo tiêu chuẩn

5 Khác

C15. Hộ gia đình ông (bà) có đun sôi nước để uống không?

1. Thường xuyên □

2. Thỉnh thoảng □

3. Không bao giờ □

C16. Nếu hộ gia đình ông (bà) sử dụng nước giếng khoan, giếng đào tại nhà thì khoảng cách gần nhất đến nhà tiêu, chuồng nuôi gia súc là bao nhiêu mét?

Stt Nguồn nước là giếng khoan, giếng đào Nhà tiêu Chuồng nuôi gia súc

1 Khoảng cách gần nhất (m) từ giếng khoan đến

2 Khoảng cách gần nhất (m) từ giếng đào đến

C17. Nếu không có sẵn nguồn nước tại nhà mà ông (bà) phải lấy nước từ nơi khác thì:

1 Nguồn nước chính cách nhà bao xa? m2 Vận chuyển nước bằng phương tiện chính gì? (chỉ chọn 1 ý chính)

(1=đi bộ, 2=ghe; 3=xe đạp; 4=xe máy; 4=xe ô tô; 5=khác (cụ thể)

3 Mất bao nhiêu thời gian thời gian cho mỗi lần lấy nước? giờ

4 Mỗi lần vận chuyển được bao nhiêu nước? lít

5 Mỗi tuần phải lấy nước mấy lần? lần

6 Ai là người đi lấy nước chính? (ghi Số thứ tự người thứ mấy ở Câu 1) (1 ý)

7 Số nước này được sử dụng cho mục đích chính nào dưới đây? (nhiều ý)

1. Dùng để uống

2. Dùng để nấu ăn

3. Dùng để tắm giặt

4. Mục đích khác

8 Có phải trả tiền không? (1=có; 2=không)

9 Nếu phải trả tiền thì giá tiền phải trả là bao nhiêu cho 1 lần lấy nước trên? đồng

10 Các chi phí khác (không kể mục 9) cho 1 lần lấy nước về nhà là bao nhiêu? đồng

C18. Hộ gia đình ông (bà) thường dùng các phương tiện nào để trữ nước dưới đây (3 ý chính):

Page 182: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

182

1. Lu, vại, thùng □

2. Bồn chứa nước trên cao □

3. Bồn chứa nước trên mặt đất □

4. Bồn xây âm dưới mặt đất □

5. Khác (cụ thể)………………….. □

C19. Tính chung, mỗi ngày hộ ông (bà) sử dụng khoảng bao nhiêu lít nước dành cho ăn, uống, tắm giặt và các sinh hoạt khác trong gia đình (không kể dùng để tưới cây hay vệ sinh chuồng trại chăn nuôi)?

Số nước sử dụng là: …………………lít/ngày

C20. Xin cho biết thu nhập của tất cả những người ở trong ngôi nhà này trong năm qua.

Stt Nguồn thu Số tiền (đồng)

1 Thu từ trồng trọt

2 Thu từ chăn nuôi

3 Thu từ làm nghề phụ gia đình

4 Thu từ tiền công lao động bên ngoài gia đình

5 Thu từ công việc buôn bán, dịch vụ

6 Thu từ tiền lương

7 Thu từ tiền hưu trí, trợ cấp, giúp đỡ của người thân

8 Các khoản thu khác

9 Tổng cộng

C21. Xin cho biết các khoản chi tiêu cơ bản trung bình 1 tháng của những người trên.

Stt Nguồn thu Số tiền (đồng)

1 Chi cho ăn uống (tính cả giá trị tự sản tự tiêu)

2 Chi cho tiền học hành

3 Chi cho chăm sóc sức khỏe, đau ốm

4 Chi cho tiền điện

5 Chi cho tiền nước

6 Chi cho tiền rác (với hộ sử dụng dịch vụ thu gom rác)

7 Chi cho tiền xăng xe, đi lại

8 Chi cho điện thoại

9 Chi cho đám tiệc trong và ngoài nhà

Page 183: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

183

10 Chi khác

11 Tổng cộng

II. THÔNG TIN VỀ XỬ LÝ RÁC

C22. Hộ gia đình ông (bà) tham gia vào dịch vụ thu gom rác không? (1 ý)

1. Có tham gia vào dịch vụ thu gom rác □ , hỏi tiếp C23

2. Có dịch vụ thu gom rác nhưng không tham gia □ , chuyển sang C30

3. Không có dịch vụ thu gom rác □ , chuyển sang C34

1. DÀNH CHO NHỮNG HỘ CÓ THAM GIA DỊCH VỤ THU GOM RÁC

C23. Nếu có tham gia, xin ông (bà) cho biết việc thu gom rác được thực hiện như thế nào?

Stt Cách thu gom rác Chọn lựa Stt Cách thu gom rác Chọn lựa

1 Thu gom rác mỗi ngày 5 Thu gom rác 5 ngày/lần

2 Thu gom rác 2 ngày/lần 6 Thu gom rác 6 ngày/lần

3 Thu gom rác 3 ngày/lần 7 Thu gom rác mỗi tuần

4 Thu gom rác 4 ngày/lần 8 Khác:

C24. Khoảng cách trung bình từ nhà đến nơi tập trung để xe rác đến lấy là bao xa?

1. Xe rác đến thu gom rác ngay trước nhà (0m) □

2. Mang đến nơi cách nhà khoảng …………. m □

C25. Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng của dịch vụ thu gom rác?

Chất lượng dịch vụRất tốt

Tốt Trungbình

Kém Rất kém

Stt Các lĩnh vực cần đánh giáKhôngy kiến

1 2 3 4 5

1 Mức độ đều đặn theo ngày thu gom rác

2 Mức độ đúng giờ theo giờ thu gom rác

3 Chất lượng của phương tiện thu gom rác

4 Sự thuận tiện của mạng lưới thu gom rác

5 Sự thuận tiện của việc thu tiền rác

6 Thái độ phục vụ của người thu gom rác

7 Tình trạng vệ sinh của việc thu gom rác

C26. Theo ông (bà), giá tiền rác hiện nay mà hộ mình phải đóng hiện nay là:

1. Quá cao □

2. Tương đối cao □

Page 184: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

184

3. Bình thường □

4. Tương đối thấp □

5. Rất thấp □

C27. Nhìn chung, ông (bà) có hài lòng về dịch vụ thu gom rác hiện nay không?

1. Rất hài lòng □

2. Tương đối hài lòng □

3. Bình thường □

4. Không hài lòng □

5. Rất không hài lòng □

C28. Theo ông (bà) thì tiền rác phải trả mỗi tháng là bao nhiêu thì những hộ khác có thể tham gia vào dịch vụ thu gom rác nhiều hơn?

1. ……………. đồng/hộ/tháng

2. ……………..% thu nhập hộ/tháng

Không ý kiến 99 □

C29. Theo ông (bà), nơi ở của hộ gia đình ông (bà) hiện nay có cần phải phát triển dịch vụ thu gom rác hay không? (1 ý)Stt Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác tại nơi ở Đánh dấu vào ô thích

hợp

1 Rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện

2 Rất cần thiết nhưng đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện

3 Có cần thiết nhưng chưa thật sự bức bách

4 Hiện chưa cần thiết nhưng trong vòng ……. năm nữa sẽ cần (số năm)

5 Hoàn toàn chưa cần thiết

6 Ý kiến khác (cụ thể):

2. DÀNH CHO NHỮNG HỘ KHÔNG THAM GIA Ở NƠI CÓ DỊCH VỤ THU GOM RÁC

C30. Xin ông (bà) cho biết vì sao hộ mình không sử dụng dịch vụ thu gom rác? (tối đa 3 ý)

Stt Lý do không sử dụng dịch vụ thu gom rác Đánh dấu vào ô thíchhợp

1 Tự xử lý rác theo cách truyền thống mà không cần dịch vụ này

2 Nhà cách xa đường đi của xe rác, điểm tập kết rác ……….…m

3 Không muốn tốn thêm khoản tiền đóng cho việc thu gom rác

4 Giá tiền rác khá cao so với thu nhập của gia đình

5 Có rất ít rác nên không tham gia dịch vụ thu gom rác

Page 185: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

185

6 Thủ tục phiền phức

7 Thái độ phục vụ không chu đáo

8 Lịch thu gom rác không thuận tiện

C31. Hộ gia đình ông (bà) không sử dụng dịch vụ thu gom rác thì xử lý như thế nào? (1 ý)

1. Đốt □ 5. Vứt ra ngoài tự nhiên □2. Chôn □ 6. Sử dụng làm phân bón □3. Vứt ra vườn □ 7. Khác:………………. □4. Đổ xuống ao, hồ, sông, suối □

C32. Theo ông (bà), nơi ở của hộ gia đình ông (bà) hiện nay có cần phải phát triển dịch vụ thu gom rác hay không?Stt Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác tại nơi ở Đánh dấu vào ô thích

hợp

1 Rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện

2 Rất cần thiết nhưng đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện

3 Có cần thiết nhưng chưa thật sự bức bách

4 Hiện chưa cần thiết nhưng trong vòng ……. năm nữa sẽ cần (số năm)

5 Hoàn toàn chưa cần thiết

6 Ý kiến khác (cụ thể):

C33. Theo ông (bà), tiền rác phải trả mỗi tháng bao nhiêu thì ông (bà) có thể tham gia vào dịch vụ thu gom rác?

1. ……………. đồng/hộ/tháng

2. ……………..% thu nhập hộ/tháng

Không biết, không ý kiến 99 □

3. DÀNH CHO NHỮNG HỘ Ở NƠI CHƯA CÓ DỊCH VỤ THU GOM RÁC

C34. Hộ gia đình ông (bà) hiện nay đang xử lý rác thải như thế nào? (1 ý)

1. Đốt □ 5. Vứt ra ngoài tự nhiên □

2. Chôn □ 6. Sử dụng làm phân bón □

3. Vứt ra vườn □ 7. Khác:………………. □

4. Đổ xuống ao, hồ, sông, suối □

C35. Theo ông (bà), nơi ở của hộ gia đình ông (bà) hiện nay có cần phải phát triển dịch vụ thu gom rác hay không?

Stt Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác tại nơi ở Đánh dấu vào ô thíchhợp

1 Rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện

2 Rất cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực

Page 186: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

186

hiện

3 Có cần thiết nhưng chưa thật sự bức bách

4 Hiện chưa cần thiết nhưng trong vòng ……. năm nữa sẽ cần (số năm)

5 Hoàn toàn chưa cần thiết

6 Ý kiến khác (cụ thể):

C36. Nếu có dịch vụ thu gom rác tại nơi ở của hộ gia đình ông (bà) hiện nay thì ông (bà) có sẵn sàng tham gia không?

1. Sẽ tham gia ngay □

2. Nếu nhiều người tham gia thì mình cũng tham gia □

3. Để chờ xem nếu dịch vụ tốt thì sẽ tham gia □

4. Không tham gia vì không có nhu cầu □

5. Khác (cụ thể)…………………………………………. □

C37. Theo ông (bà), tiền rác phải trả mỗi tháng bao nhiêu thì ông (bà) có thể tham gia vào dịch vụ thu gom rác?

1. …………….đồng/hộ/tháng

2. ……………..% thu nhập hộ/tháng

Không biết, không ý kiến 99 □

III. THÔNG TIN VỀ NƯỚC

1. DÀNH CHO HỘ NHÓM A – HỘ ĐANG SỬ DỤNG NƯỚC MÁY

C38. Hộ gia đình ông (bà) sử dụng nước máy theo cách nào dưới đây: (1 ý)

1. Có đồng hồ nước riêng □

2. Gắn đồng hộ phụ từ đồng hồ của hộ khác □

3. Sử dụng cây nước công cộng □

4. Xin nước máy nhà người khác để dùng □

5. Khác (cụ thể):………………………………… □

C39. Để sử dụng được nguồn nước máy, hộ ông (bà) phải tốn bao nhiêu cho chi phí ban đầu? (nhiều ý)

Stt Các khoản chi phí cho việc gắn đồng hồ nước Số tiền (đồng)

1 Trả cho công trình cấp nước để gắn đồng hồ nước riêng

2 Cùng góp vào để sử dụng đồng hồ nước với hộ khác

3 Đóng góp để sử dụng cây nước công cộng

4 Chi phí lắp đặt đường ống trong nhà

5 Chi khác:

6 Tổng cộng

Page 187: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

187

C40. a. Ông (bà) nhận xét như thế nào về mức chi phí lắp đặt ban đầu này đối với hộ mình? (1 ý)

1. Quá cao □

2. Tương đối cao □

3. Phù hợp □

b. Nếu chọn “quá cao” thì xin cho biết khoản chi nào là bất hợp lý nhất…………………

C41. a. Ông (bà) nhận xét thế nào về thủ tục và các qui định để được lắp đặt đồng hồ nước? (1ý)

1. Rất thuận lợi □

2. Tương đối thuận lợi □

3. Chưa thuận lợi □

b. Nếu chọn “chưa thuận lợi” thì xin cho biết những vấn đề chưa thuận lợi là gì? (3 ý)

1. Thủ tục phức tạp □

2. Thời gian xét duyệt lâu □

3. Qui định thiếu thống nhất □

4. Khó tiếp xúc, tìm hiểu □

5. Đi lại nhiều lần □

6. Thái độ phục vụ không chu đáo □

7. Khác □

Nếu chọn “khác” xin ghi cụ thể:……………………………………………………………………

C42. Lượng nước máy mà hộ ông (bà) sử dụng bình quân mỗi tháng là ……..……m3

C43. a. Hộ gia đình ông (bà) có phải trả tiền nước máy không?

1. Có □

2. Không □, chuyển sang câu tiếp theo

b. Nếu có trả thì số tiền phải trả trung bình mỗi tháng là………………….. đồng

C44. a. Ông (bà) nhận xét như thế nào về giá nước máy phải trả hiện nay? (1 ý)

1. Quá cao □

2. Tương đối cao □

3. Phù hợp □

b. Nếu chọn “quá cao” thì xin cho biết mức hợp lý nhất là bao nhiêu? ………..…….đồng/m3

C45. Nguồn nước máy đang sử dụng hiện nay có những hạn chế gì? (nhiều ý)

Stt Hạn chế của nguồn nước máy Có/không Mức độ Tháng cao điểm(1) (2) (3) (4) (5)

1 Nước đục

2 Nước có màu (cụ thể)

Page 188: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

188

3 Nước có mùi lạ (cụ thể)

4 Nước có vị lạ (cụ thể)

5 Nước yếu

6 Chất lượng nước không ổn định

7 Nước bị gián đoạn

8 Đồng hồ không chính xác

9 Thất thoát nước cao

10 Khác (cụ thể)(3): 1=có; 2=không(4): 1=nhiều; 2=vừa phải; 3= ít.(5): Ghi các tháng cao điểm xảy ra các tình trạng trên

C46. Nếu giá nước máy tăng lên (hoặc thu tiền đối với trường hợp miễn phí hiện nay) thì hộ gia đình ông (bà) sẽ làm gì? (1 ý)

1. Ngưng, không sử dụng nguồn nước máy nữa □

2. Tiết giảm lượng nước tiêu thụ □

3. Đào/khoan giếng □

4. Dùng nguồn nước khác □

5. Vẫn sử dụng như mức tiêu thụ hiện nay □

C47. Theo ông (bà) thì từ khi sử dụng nước máy, các bệnh liên quan đến sử dụng nước như dịch tả, đau bụng, tiêu chảy, bệnh ngoài da… của những người trong gia đình mình có giảm bớt không? (chọn 1 ý)

1. Giảm rất nhiều □

2. Giảm đáng kể □

3. Cũng vậy □

C48. Nhìn chung, ông (bà) có hài lòng về nguồn nước máy được cung cấp không? (chọn 1 ý)

1. Rất hài lòng □

2. Tương đối hài lòng □

3. Không hài lòng □

4. Không có ý kiến □

C49. Theo ông (bà), những khâu quan trọng nhất mà công trình cấp nước cần quan tâm để nâng cao chất lượng phục vụ là gì? (chọn tối đa 3 ý)

1. Cải tiến thủ tục đăng ký lắp đặt và thu tiền nước □

2. Nâng cao chất lượng nguồn nước □

3. Ổn định chất lượng nguồn nước □

Page 189: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

189

4. Nâng cao áp lực đường nước □

5. Giảm sự cố mất nước □

6. Giảm thất thoát nước □

7. Nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên □

8. Khác (cụ thể)………………………………………….. □

C50. Theo ông (bà), chính quyền nên có các chính sách hỗ trợ cho những vùng khó khăn hoặc những hộ nghèo để người dân có thể sử dụng nguồn nước máy hay không?Stt

a. Đối với vùng khó khănĐánh dấu

ô thíchhợp

Stta. Đối với hộ khó khăn

Đánh dấu ô thích

hợp

1 Đầu tư công trình nước sạch

1 Lắp đặt đồng hồ miễn phí

2 Trợ cấp 1 phần chi phí vận hành

2 Hỗ trợ 1 phần phí lắp đặt

3 Hỗ trợ phí đặt lắp đường ống

3 Hỗ trợ 1 phần giá nước

4 Lắp vòi nước công cộng 4 Lắp vòi nước công cộng

5 Khác 5 Khác

6 Không nên 6 Không nên

99 Không biết, không ý kiến 99 Không biết, không ý kiến

III. DÀNH CHO HỘ NHÓM B – HỘ KHÔNG SỬ DỤNG Ở NƠI CÓ NƯỚC MÁY

C51. Xin ông (bà) cho biết vì sao hộ mình không sử dụng dịch vụ cung cấp nước máy? (tối đa 3 ý)

Stt Lý do không sử dụng dịch vụ cung cấp nước máy Đánh dấu vào ô thíchhợp

1 Không có nhu cầu vì đã có các nguồn nước đang dùng hiện nay

2 Chưa có đường ống nước chính chạy đến khu vực này

3 Có đường ống nước chính nhưng chưa cho kết nối để dùng

4 Nguồn cung cấp nước đã cấp hết công suất

5 Nhà cách xa đường ống nước chính….….m, không kết nốiđược

6 Chi phí lắp đặt để có đồng hồ nước cao

7 Chi phí lắp đặt đường ống từ đồng hồ nước vào nhà cao

8 Thủ tục xin lắp đặt đồng hồ nước phức tạp

9 Chất lượng nước máy không tốt hoặc không ổn định

Page 190: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

190

10 Nước máy chảy yếu

11 Nguồn nước máy cung cấp không ổn định

12 Thái độ nhân viên phục vụ không chu đáo

13 Tiền nước phải trả hàng tháng cao

14 Việc thu tiền nước không thuận tiện

15 Khác (cụ thể):

C52. Theo ông (bà), nơi ở của hộ gia đình ông (bà) hiện nay có cần phát triển dịch vụ cung cấp nước máy hay không?Stt Sự cần thiết của dịch vụ cung cấp nước máy tại nơi ở Đánh dấu vào ô thích

hợp

1 Rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện

2 Rất cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện

3 Có cần thiết nhưng chưa thật sự bức bách

4 Hiện chưa cần thiết nhưng trong vòng ……. năm nữa sẽ cần (số năm)

5 Hoàn toàn chưa cần thiết

6 Ý kiến khác (cụ thể):

C53. Ông (bà) có nhận xét như thế nào về chất lượng và ảnh hưởng của nước máy đối với sức khỏe của con người?

Đánh dấu vào ô thích hợpSttCác ý kiến Đồng

ýKhôngđồng ý

Không ýkiến

1 Chất lượng nước máy tốt hơn nước giếng, ao, hồ, sông, suối

2 Nước máy giúp hạn chế các loại bệnh tiêu hóa

3 Nước máy giúp hạn chế các loại bệnh ngoài da4 Nước máy giúp hạn chế các bệnh mãn tính do nguồn nước

chưa được xử lý bị nhiễm các độc tố

C54. Theo ông (bà), tiền nước phải trả mỗi tháng bao nhiêu thì ông (bà) có thể tham gia vào dịch vụ cung cấp nước máy?

1. ……………. đồng/hộ/tháng

2. ……………..% thu nhập hộ/tháng

Không biết, không ý kiến 99 □

C55. Theo ông (bà), chính quyền nên có các chính sách hỗ trợ cho những vùng khó khăn hoặc những hộ nghèo để người dân có thể sử dụng nguồn nước máy hay không?Stt

a. Đối với vùng khó khănĐánh dấu

ô thíchhợp

Stta. Đối với hộ khó khăn

Đánh dấu ô thích

hợp

Page 191: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

191

1 Đầu tư công trình nước sạch

1 Lắp đặt đồng hồ miễn phí

2 Trợ cấp 1 phần chi phí vận hành

2 Hỗ trợ 1 phần phí lắp đặt

3 Hỗ trợ phí đặt lắp đường ống

3 Hỗ trợ 1 phần giá nước

4 Lắp vòi nước công cộng 4 Lắp vòi nước công cộng

5 Khác 5 Khác

6 Không nên 6 Không nên

99 Không biết, không ý kiến 99 Không biết, không ý kiến

IV. DÀNH CHO HỘ NHÓM C –NƠI CHƯA CÓ NƯỚC MÁY

C56. Theo ông (bà), nơi ở của hộ gia đình ông (bà) hiện nay có cần phát triển dịch vụ cung cấp nước máy hay không?Stt Sự cần thiết của dịch vụ cung cấp nước máy tại nơi ở Đánh dấu vào ô thích

hợp

1 Rất cần thiết và đủ điều kiện để thực hiện

2 Rất cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện

3 Có cần thiết nhưng chưa thật sự bức bách

4 Hiện chưa cần thiết nhưng trong vòng ……. năm nữa sẽ cần (số năm)

5 Hoàn toàn chưa cần thiết

6 Ý kiến khác (cụ thể):

C57. Ông (bà) có nhận xét như thế nào về chất lượng và ảnh hưởng của nước máy đối với sức khỏe của con người?

Đánh dấu vào ô thích hợpSttCác ý kiến Đồng

ýKhôngđồng ý

Không ýkiến

1 Chất lượng nước máy tốt hơn nước giếng, ao, hồ, sông, suối

2 Nước máy giúp hạn chế các loại bệnh tiêu hóa

3 Nước máy giúp hạn chế các loại bệnh ngoài da4 Nước máy giúp hạn chế các bệnh mãn tính do nguồn nước

chưa được xử lý bị nhiễm các độc tố

C58. Trong thời gian tới, nếu có nước máy, ông (bà) có ý định sử dụng nguồn nước máy cho sinh hoạt của gia đình mình hay không?

Page 192: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

192

Stt Mức độ sẵn sàng sử dụng nguồn nước máy nếu có Đánh dấu vào ô thíchhợp

1 Sẽ đăng ký sử dụng ngay khi có đường ống nước

2 Sẽ cân nhắc khả năng chi trả của gia đình rồi mới sử dụng

3 Hiện giờ chưa có ý định sử dụng nước máy

4 Không biết, không ý kiến

C59. Nếu sử dụng thì ông (bà) có ý định sử dụng nguồn nước máy cho các mục đích gì của gia đình? (nhiều ý)Stt Mục đích sử dụng Đánh dấu vào

ô thích hợpStt Đánh dấu vào

ô thích hợp

1 Để uống 5 Để rửa chén bát, nhà cửa

2 Để nấu ăn 6 Để tưới cây

3 Để tắm rửa 7 Để chăn nuôi

4 Để giặt quần áo 8 Sản xuất nhỏ

C60. Với các mục đích trên, ông (bà) ước lượng sẽ sử dụng khoảng bao nhiêu nước trong 1tháng?

Lượng nước có thể sử dụng trong 1 tháng khoảng: ………………… lít.

C61. Theo ông (bà), tiền nước phải trả mỗi tháng bao nhiêu thì ông (bà) có thể tham gia vào dịch vụ cung cấp nước máy?

1. ……………. đồng/hộ/tháng

2. ……………..% thu nhập hộ/tháng

Không biết, không ý kiến 99 □

C62. Theo ông (bà), chính quyền nên có các chính sách hỗ trợ cho những vùng khó khăn hoặc những hộ nghèo để người dân có thể sử dụng nguồn nước máy hay không?Stt

a. Đối với vùng khó khănĐánh dấu

ô thíchhợp

Stta. Đối với hộ khó khăn

Đánh dấu ô thích

hợp

1 Đầu tư công trình nước sạch

1 Lắp đặt đồng hồ miễn phí

2 Trợ cấp 1 phần chi phí vận hành

2 Hỗ trợ 1 phần phí lắp đặt

3 Hỗ trợ phí đặt lắp đường ống

3 Hỗ trợ 1 phần giá nước

4 Lắp vòi nước công cộng 4 Lắp vòi nước công cộng

5 Khác 5 Khác

6 Không nên 6 Không nên

99 Không biết, không ý kiến 99 Không biết, không ý kiến

Page 193: Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định

193

C63. Ông (bà) có nguyện vọng gì liên quan đến vấn đề nước sạch, rác thải, và vệ sinh môi trường đối với nơi ở và gia đình mình không?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA ÔNG (BÀ)

NHẬN XÉT NHANH CỦA ĐIỀU TRA VIÊN VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT NỔI BẬT