khÁi quÁt lỊch sỬ mỸ thuẬt thẾ giỚi qua cÁc thỜi...

124
1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Bảng chữ cái viết tắt Mục lục: ……………………………………………………...…....... Mở đầu: ............................................................................................... Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”..................................... 1.1.1. Khái niệm “tranh in”................................................................. . 1.1.2. Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”................... 1.2. Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam..................................... 1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 ...... Tiểu kết …………..…………………...................................……… Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015 2.1. Đặc điểm về nội dung của các tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015............................................ 2.2. Đặc điểm về chấm và đƣờng nét của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.............................. 2.3. Đặc điểm về hình mảng của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.............................................. 2.4. Đặc điểm về không gian của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015......................................... 2.5. Đặc điểm về chất cảm của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ toàn quốc năm 2010 và 2015............................................................... Tiểu kết …………..………………………………………................. 01 03 13 13 13 15 18 26 32 34 43 51 57 64 70

Upload: others

Post on 19-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

1

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Bảng chữ cái viết tắt

Mục lục: ……………………………………………………...….......

Mở đầu: ...............................................................................................

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”.....................................

1.1.1. Khái niệm “tranh in”..................................................................

1.1.2. Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”...................

1.2. Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam.....................................

1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 ......

Tiểu kết …………..…………………...................................………

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015

2.1. Đặc điểm về nội dung của các tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015............................................

2.2. Đặc điểm về chấm và đƣờng nét của tác phẩm tranh in trong

triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015..............................

2.3. Đặc điểm về hình mảng của tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015..............................................

2.4. Đặc điểm về không gian của tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.........................................

2.5. Đặc điểm về chất cảm của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ

toàn quốc năm 2010 và 2015...............................................................

Tiểu kết …………..……………………………………….................

01

03

13

13

13

15

18

26

32

34

43

51

57

64

70

Page 2: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

2

Chƣơng 3: BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN

TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC 2010 VÀ 2015............

3.1. Sự chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015...............................................

3.2. Những thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in

trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015…………..

Tiểu kết …………..……………………………….............................

KẾT LUẬN……………………………………………………………........

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….................

PHỤ LỤC………………………………………………………….….…..

72

72

77

83

85

87

91

Page 3: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (TLMTTQ) là triển lãm quốc gia, có quy

mô lớn nhất tập hợp toàn bộ những sáng tác mỹ thuật đƣợc xem là tiêu biểu

của các tác giả trên mọi miền của đất nƣớc trong khoảng thời gian năm năm.

Sự tìm tòi sáng tạo của các nghệ sĩ cho nghệ thuật tạo hình đƣợc phản ánh

một cách tƣơng đối toàn diện thông qua các tác phẩm chọn lọc trƣng bày

trong triển lãm. Qua đó có thể thấy đƣợc diện mạo chung của mỹ thuật Việt

Nam đổi thay qua từng giai đoạn.

Từ trƣớc tới nay nghệ thuật đồ hoạ tạo hình có số lƣợng các tác giả và

tác phẩm tham gia triển lãm ít hơn nhiều so với nghệ thuật hội hoạ và điêu

khắc. Tuy nhiên, ở giai đoạn gần đây đã có sự thay đổi, ngày càng có nhiều

họa sĩ sáng tác tranh đồ họa hơn. Tính từ năm 1996 đến nay qua các kỳ triển

lãm toàn quốc ta thấy rõ chuyển biến về nghệ thuật đồ họa. Trong TLMTTQ

năm 2000 có tất cả 835 tác phẩm đƣợc trƣng bày trong đó có 65 tác phẩm đồ

họa; TLMTTQ năm 2005 trƣng bày 225 tác phẩm trong đó có 52 tác phẩm

đồ họa; TLMTTQ năm 2010 có 78 tác phẩm đồ họa trong tổng số 836 tác

phẩm đƣợc trƣng bày, đến Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (TLMTVN) năm

2015 trƣng bày 409 tác phẩm thì có tới 61 tác phẩm đồ họa. Điều này cho

thấy nghệ thuật đồ họa đã khẳng định sự phát triển liên tục, và ngày càng thể

hiện rõ con đƣờng riêng của một thể loại tạo hình, có sự thay đổi rõ rệt cả về

lƣợng và chất. Cho đến TLMTTQ năm 2010 và 2015 thì nghệ thuật đồ hoạ

nói chung và tranh in nói riêng thực sự đã có sự thăng tiến lên một bậc, các

tác phẩm đã cho thấy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng, thể hiện đƣợc sự tiến

bộ rõ rệt trong nội dung và hình thức thể hiện, nhiều tác giả cho thấy tính

chuyên nghiệp thực sự trong lao động nghệ thuật.

Page 4: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

4

Trong TLMTTQ năm 2010 có 61/78 tác phẩm tranh in, trong

TLMTVN năm 2015 là 49/61 tác phẩm. Điều này cho thấy tranh in chiếm số

lƣợng lớn trong tranh đồ họa, thể hiện nhiều kĩ thuật, đặc điểm đặc trƣng của

nghệ thuật đồ họa. Các tác phẩm có nội dung phong phú, phản ánh các khía

cạnh của đời sống xã hội, từ những nội dung quen thuộc, bình dị trong cuộc

sống cho đến hơi thở đƣơng đại đã đƣợc khai thác với những cách tiếp cận

mới. Kĩ thuật trong sáng tác cũng là yếu tố tạo nên sự đa dạng cho các tác

phẩm, từ cách tạo chất trên mặt đá, sử lí hóa chất bề mặt kẽm cho đến kĩ thuật

khắc gỗ, tạo sắc độ trên in kĩ thuật số… Sự đa dạng trong chất liệu cũng là

một trong các yếu tố tạo nên bản nhạc hòa tấu của tranh in, ngoài các chất liệu

truyền thống nhƣ đá, gỗ, kẽm, đồng…, các họa sĩ đã mạnh dạn tìm tòi thử

nghiệm trên những chất liệu in mới nhƣ: Cao su, inox, hay ứng dụng phƣơng

pháp, công nghệ hiện đại vào nhƣ: In Offset, in tổng hợp, in phá bản có ứng

dụng kĩ thuật số…

Cách làm việc một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp trong tìm tòi sáng

tạo của các họa sĩ đồ họa đã tạo ra chất lƣợng các tác phẩm tranh in tƣơng đối

đồng đều, chỉ một số ít tác phẩm vẫn còn đi theo lối mòn, ít có sự thay đổi

trong tƣ duy nghệ thuật. Nhiều tác phẩm tranh in đã đạt giải thƣởng trong các

cuộc triển lãm, tiêu biểu là tác phẩm đạt giải Huy chƣơng vàng “A Di Đà

Phật” của Nguyễn Khắc Hân tại triển lãm năm 2015. Điều đó phần nào minh

chứng cho sự thay đổi theo hƣớng đi lên của nghệ thuật tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015. Tuy vậy, những thành công có đƣợc nhƣ trên

vẫn chƣa xứng đáng với tiềm năng của nghệ thuật đồ họa nói chung và tranh

in nói riêng, số lƣợng họa sĩ đi theo nghệ thuật đồ họa chƣa nhiều, vẫn còn có

tác phẩm chƣa thể hiện đƣợc rõ các yếu tố nghệ thuật tạo hình của tranh in, ít

có sự sáng tạo trong kĩ thuật cũng nhƣ cách nhìn còn chƣa thay đổi với sự

phát triển của xã hội.

Page 5: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

5

Đã có những bài viết nghiên cứu riêng về tác phẩm của thể loại này

trong các TLMTTQ, tuy nhiên so với các nghiên cứu về thể loại tạo hình khác

thì bài viết về nghệ thuật tạo hình tranh in có phần khiêm tốn. Các tác giả khi

viết về tranh in thƣờng chỉ đi vào một khía cạnh, một nội dung hoặc lựa chọn

một vài tác phẩm để phân tích đánh giá. Vì thế, việc nghiên cứu một cách

toàn diện về nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 là rất

cần thiết, qua đó có thể nắm bắt đƣợc một cách tổng quan về sự phát triển của

nghệ thuật tạo hình tranh in trong giai đoạn 10 năm. Cho thấy xu hƣớng, cách

nhìn của nghệ thuật tạo hình tranh in đã định hình và phát triển trong từng giai

đoạn, đặc biệt là các yếu tố tạo hình nhƣ kĩ thuật, phƣơng pháp thể hiện của

tranh in góp phần làm phong phú, đa dạng ngôn ngữ biểu hiện cho tác phẩm

nghệ thuật, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật mới của tranh in đã và đang

đóng góp vào sự phát triển mỹ thuật chung của nƣớc nhà.

Đó là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu về nghệ thuật tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015. Đề tài của luận văn sẽ tổng hợp, thống kê số

lƣợng tranh in, các chất liệu và phân loại theo nội dung của của tác phẩm

trong từng triển lãm. Thông qua một số tác phẩm tranh in chọn lọc in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015 để tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình (nội

dung và hình thức thể hiện). Tổng hợp giải thƣởng của triển lãm, có sự so

sánh, phân tích về các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy đƣợc những chuyển

biến của tranh in trong TLMTTQ năm 2010 – 2015 với tranh in trong

TLMTTQ năm 2000 – 2055. Qua đó, có một cách nhìn khách quan để khẳng

định những giá trị nghệ thuật tạo hình đã đạt đƣợc của loại hình tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015, đồng thời có nhận định cơ bản về ƣu điểm cũng

nhƣ các hạn chế của tranh in trong một giai đoạn phát triển. Kết quả nghiên

cứu sẽ là sự khẳng định sự một bƣớc tiến đáng kể của nghệ thuật tạo hình

tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.

Page 6: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

6

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nghệ thuật đồ hoạ hoặc liên quan tới

nghệ thuật tranh in cùng các nhà phê bình nghệ thuật, hoạ sĩ… Những nghiên

cứu này là những phần viết trong các cuốn sách, giáo trình, luận văn, bài viết

có giá trị về lí luận và thực tế:

Nhóm từ điển mỹ thuật: Là các công trình tập hợp các khái niệm liên

quan đến mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình:

Cuốn “Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông” của tác giả Đặng Bích

Ngân (2012), Nxb Mỹ thuật [11].

Cuốn “Từ điển Mỹ thuật” của tác giả Lê Thanh Lộc (2012), Nxb Văn

hóa Thông tin [9].

Hai cuốn sách trên đã đƣa ra các khái niệm về mỹ thuật, nghệ thuật tạo

hình, đồ họa nói chung và đồ họa tranh in, khái niệm về các yếu tố trong nghệ

thuật tạo hình nhƣ: Đƣờng nét, hình mảng, nhịp điệu, không gian, chất cảm...

Nó là cơ sở ban đầu, quan trọng cho các nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình đồ

họa nói chung và tranh in nói riêng.

Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng (2012),

Nxb Văn hóa Thông tin [6]. Trong đó có các khái niệm liên quan đến nghệ

thuật tạo hình, giải nghĩa các từ Tiếng Việt có liên quan tới ngôn ngữ tạo hình

và đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.

Nhóm sách, giáo trình: Là các công trình tập hợp các kiến thức cơ bản

của nghệ thuật đồ hoạ, thƣờng đƣợc sử dụng trong giảng dạy và học tập trong

các trƣờng mỹ thuật, hoặc để cho các hoạ sĩ, nhà sƣu tập, ngƣời yêu thích mỹ

thuật tìm hiểu, học hỏi. Một số sách tiêu biểu phải kể đến nhƣ:

Cuốn “Giáo trình đồ hoạ” của trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội

(trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện nay) (1991), Nxb Mỹ thuật [26], là

tài liệu chính thức cho sinh viên (khoa đồ hoạ) trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt

Page 7: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

7

Nam. Sách giới thiệu sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật đồ

hoạ thế giới, khái quát về lịch sử phát triển, một số đặc điểm về nghệ thuật

tranh khắc gỗ Việt Nam. Phần nhiều trong sách nói về kĩ thuật và phƣơng

pháp tạo hình của các thể loại tranh đồ hoạ, ngoài ra là các phần bài tập

hƣớng dẫn phƣơng pháp thực hành. Đây là cuốn sách rất cơ bản về nghệ thuật

đồ hoạ, rất cần thiết cho những ngƣời muốn đi vào con đƣờng nghệ thuật đồ

hoạ tạo hình.

Cuốn sách“Nghệ thuật đồ hoạ” của PGS. Nguyễn Trân (1995), Nxb

Mỹ thuật [27]. Đây là cuốn sách cơ bản về lí luận của nghệ thuật đồ hoạ cũng

nhƣ khái quát sự hình thành và phát triển của nó từ năm 1995 trở về trƣớc.

Tác giả đƣa ra tổng quan về lịch sử của nghệ thuật đồ hoạ thế giới nói chung

và Việt nam nói riêng, trong đó có bàn về các thể loại của đồ hoạ và có phần

giới thiệu đến các hoạ sĩ chuyên về thể loại này, đặc biệt là các hoạ sĩ trên thế

giới. Sách đã nêu ra các kĩ thuật cơ bản trong từng thể loại tranh đồ hoạ, có sự

liên hệ về đồ hoạ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Tuy nhiên, với một dung lƣợng ít ỏi của tài liệu để nói về sự rộng lớn

của cả nghệ thuật đồ hoạ thì là điểu không thể. Vì vậy, cả hai cuốn sách đều

mới đƣa ra chủ yếu là các kiến thức cơ bản, là nền móng của nghệ thuật đồ

hoạ, chƣa có điều kiện để đi sâu hơn về tất cả các khía cạnh của nghệ thuật đồ

hoạ cũng nhƣ là thể loại tranh in.

Nhóm bài báo: Các bài viết đƣợc đăng trên báo, các tạp chí mỹ thuật.

Ngƣời viết là các hoạ sĩ, nhà phê bình nghiên cứu về nghệ thuật:

Các bài viết của PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phƣơng trong đó có: “Tranh

in lõm –tên gọi và kĩ thuật thể hiện”, tạp chí Mỹ thuật và nhiếp ảnh số 1+2

(tháng 8 và 9) năm 2013 (tr.53- 57) [18], tác giả trình bày rõ về cách gọi tên

của thể loại in lõm qua kĩ thuật thể hiện nhƣ khắc, nạo, hay sử dụng hoá chất

ăn mòn trên chất liệu đồng, kẽm; bài “Tranh in- Khái niệm về các thể loại”

tập san Thông tin khoa học của trƣờng Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch

Page 8: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

8

Thanh Hoá (tra.72- 76) năm 2014 [19], đã khái quát về tranh in, về khái niệm

của các thể loại tranh in trong bối cảnh thực tế phát triển của nghệ thuật tạo

hình tranh in hiện nay...

Ngoài ra còn có những bài viết nữa trên chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật

Việt nam nhƣ: “Vị trí của tranh in hiện nay”, của PGS.TS. Bùi Thị Thanh

Mai 2010 [10]. Tác giả đã có cái nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực tế

về hoạt động cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc nghệ thuật tranh in trong hiện tại, gợi

mở về những khả năng phát triển của tranh in trong giai đoạn tới;

Tác giả Vũ Duy Nghĩa (1997) với bài “Đồ hoạ trong dòng chảy Mỹ

thuật Việt nam”. Ở bài viết này tác giả nghiên cứu về thực tế hoạt động của

nghệ thuật đồ họa, đi sâu vào quá trình phát triển, những thành quả đã đạt

đƣợc để so sánh với các thể loại tạo hình khác của mỹ thuật Việt Nam [12].

Trong bài viết “Những chất liệu mới trong tranh đồ hoạ Việt Nam” của Lê

Huy Tiếp [25], tác giả đã có những nghiên cứu về tranh đồ họa Việt Nam

trong hiện tại, tập trung vào các chất liệu mới đang đƣợc các họa sỹ đồ họa sử

dụng, phân tích về đặc tính của chất liệu và chỉ ra các ƣu điểm trong biểu

ngôn ngữ tạo hình của nó.

Các bài viết này bàn luận tới các vấn đề về chuyên môn nghề nghiệp,

liên quan trực tiếp tới nghệ thuật đồ hoạ và đồ hoạ tranh in, tuy nhiên các tác

giả thƣờng chỉ nêu một cách khái quát thông qua một chủ đề, một nội dung

hay dựa trên cơ sở một sự kiện nghệ thuật nào đó, có trƣờng hợp bài viết đi

sâu về tranh in nhƣng lại dừng ở phạm vi hẹp của một số tác giả, hoặc chỉ

phân tích kĩ về một vài bức tranh tiêu biểu của các hoạ sĩ đã thành danh.

Nhóm luận văn: Các đề tài nghiên cứu của luận văn, khoá luận liên

quan tới tranh đồ hoạ và đồ hoạ tranh in cần kể đến nhƣ:

Tác giả Vũ Xuân Tình với đề tài “Những thành công và hạn chế của

đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015”

[26]. Đây là đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây nhất với nội

Page 9: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

9

dung tìm hiểu về mảng tranh in có sử dụng kĩ thuật số, tác giả đã nêu đƣợc

quá trình hình thành và phát triển của tranh in kĩ thuật số ở Việt nam, những

đặc trƣng cơ bản của nó, tìm hiểu vai trò của tranh in kĩ thuật số, các giá trị

của kĩ thuật số với đồ hoạ tranh in, đƣa ra một số nhận định về thành công và

những hạn chế của đồ hoạ tranh in có sử dụng kĩ thuật số của các hoạ sĩ Việt

nam trong giai đoạn 2010 -2015.

Đề tài “Ngôn ngữ tạo hình tranh in giai đoạn 2000- 2013” của Vũ Văn

Quyền [22], tác giả đã khái quát về tranh in giai đoạn 2000- 2013 với nghiên

cứu chính là ngôn ngữ tạo hình tranh in. Luận văn đã đƣa ra đặc điểm các thể

loại và các phƣơng pháp in tranh của đồ hoạ tranh in nổi, tranh in chìm, tranh

in độc bản; các kĩ thuật trong sáng tác các thể loại tranh in và các khả năng

biểu đạt của ngôn ngữ đồ hoạ tranh in nhƣ: Hình mảng, ánh sáng không gian,

chất cảm, có phân tích tƣơng đối kĩ thông qua một số tác phẩm tranh in. Tuy

nhiên phần nhiều tác phẩm tác giả phân tích không nằm trong LMTTQ. Cách

nhiên cứu của tác giả đi theo trình tự theo các phƣơng pháp in tranh trên cơ sở

tìm hiểu khả năng biểu đạt của ngôn ngữ tạo hình.

Đề tài “Hiệu quả nghệ thuật trong tranh khắc kim loại của hoạ sĩ Lê

Mai Khanh, Lê huy Tiếp và Nguyễn Nghĩa Phương” của tác giả Lê Thị Hồng

đi sâu vào nghiên cứu các tác phẩm tranh khắc kim loại của ba hoạ sĩ trong

suốt quá trình sáng tác. Đề tài đã khái quát đƣợc quá trình hình thành tranh

khắc kim loại ở Việt nam, nghiên cứu kĩ về các yếu tố nhƣ hình mảng, không

gian, hoà sắc… trong các tác phẩm của ba hoạ sĩ. Đƣa ra so sánh hiệu quả

nghệ thuật trong tranh khắc kim loại của ba hoạ sĩ, những đóng góp về nghệ

thuật của các hoạ sĩ này với tranh khắc kim loại ở Việt Nam.

Đề tài của Trần Thanh Tùng (2012), “Cấu trúc mảng trong tranh khắc

đen trắng”, luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam

[29], Hà Nội. Tác giả bàn về yếu tố mảng với cấu trúc tạo hình trong tranh

khắc đen trắng, tác giả đã nghiên cứu kĩ về các dạng thức của mảng, chỉ ra các

Page 10: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

10

cấu trúc mảng trong tranh khắc, hiệu quả của nó trong tranh khắc đen trắng

qua phân tích các tác phẩm tranh khắc đen trắng tiêu biểu.

Nhóm Vựng tập TLMTTQ

Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996- 2000” Bộ Văn hoá

Thông tin- Vụ Mỹ thuật Việt Nam 2001[1].

Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005” Bộ Văn hoá

Thông tin - Hội Mỹ thuật Việt Nam 2005 [2].

Vựng tập „‟Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006- 2010” Bộ Văn hoá

Thể thao và Du lịch- Hội Mỹ thuật Việt Nam 2010 [3].

Vựng tập “Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2006- 2015” của Cục Mỹ

thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm- Hội Mỹ thuật Việt Nam [4].

Các cuốn vựng tập này đã đƣa ra số lƣợng các tác phẩm của các thể loại

hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp và video Art; kết quả các giải

thƣởng của triển lãm; ảnh chụp các tác phẩm đƣợc trƣng bày và có đánh giá

chung về về triển lãm, trong đó có nêu ra khái quát những thành công và hạn

chế của tác phẩm trong từng triển lãm.

Thực tế nhƣ trên cho thấy, mặc dù đã có một số các tác giả nghiên cứu

về lĩnh vực nghệ thuật đồ hoạ, nghệ thuật tạo hình tranh in…, tuy nhiên vẫn

chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, tìm hiểu về đặc

điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong hai cuộc TLMTTQ 2010 và 2015.

Điều này là cơ sở cũng nhƣ là sự gợi mở để tôi mạnh dạn đƣa ra việc tìm

hiểu, nghiên cứu về nội dung này.

3. Mục đích của luận văn

Nghiên cứu nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015.

Phân tích đặc điểm của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015.

Page 11: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

11

Làm rõ những chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015 so với TLMTTQ năm 2000 và 2005.

Khẳng định đƣợc giá trị nghệ thuật, những thành công và hạn chế về

nghệ thuật tạo hình của các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và

2015, chỉ ra đƣợc sự phát triển rõ rệt về nghệ thuật tạo hình tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật tạo hình của đồ hoạ tranh in Việt Nam

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tác phẩm tranh in trong hai kỳ TLMTTQ năm 2010 và 2015

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn có sự kết hợp các phƣơng pháp

nghiên cứu:

Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập ảnh tác phẩm và các nội dung liên quan đến tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015. Các thông tin về số lƣợng tác phẩm, giải

thƣởng tranh in trong TLMTTQ năm 2000 và 2005.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thống kê, hệ thống các thông tin ảnh, số liệu về tranh in trong

TLMTTQ năm 2000, 2005, 2010 và 2015 để có cơ sở khoa học nhằm đƣa ra

các nhận định.

Phương pháp mỹ thuật học

Sử dụng để nghiên cứu các yếu tố nghệ thuật tạo hình của tác phẩm

tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.

Phương pháp nghiên cứu phân tích,so sánh

Page 12: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

12

Phân tích, so sánh các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy đƣợc đặc điểm

nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, nghiên cứu

và so sách các thông tin đã thu thập của 4 kỳ triển lãm để thấy những sự phát

triển của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 so

với hai kỳ TLMTTQ năm 2010 và 2015.

6. Đóng góp của đề tài

Là công trình đầu tiên tổng hợp đầy đủ hình ảnh, tƣ liệu nghiên cứu

liên quan đến tranh in trong trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

Làm rõ đặc điểm nghệ thuật tạo hình của tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015.

Đƣa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật đã đạt đƣợc cũng nhƣ các

thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015.

Làm rõ những chuyển biến của các nghệ thuật tạo hình tranh in Việt

Nam trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 so với TLMTTQ năm 2000 và 2005.

Góp phần bổ sung về mặt lí luận, làm cơ sở cho những nghiên cứu sau

này về nghệ thuật tạo hình tranh in Việt nam.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu ( 10 trang), nội dung (72 trang), kết

luận (02 trang). Phần nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (21 trang)

Chƣơng 2: Đặc điểm nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015 (38 trang)

Chuơng 3: Bàn luận về nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015 (13 trang)

Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục gồm

bảng số liệu và ảnh minh họa.

Page 13: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

13

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”

1.1.1. Khái niệm “tranh in”

Trong nghệ thuật đồ họa có chia thành hai dạng là đồ họa tạo hình và

đồ họa ứng dụng, cả hai loại này đều tạo ra sản phẩm qua quá trình in, song

“tranh in” đƣợc đề cập ở đây là tranh in của đồ họa tạo hình. Khái niệm “tranh

in” đƣợc hoàn thiện dần dần, từ quá trình hình thành và phát triển qua nhiều

thế kỉ của thể loại tranh in trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tên gọi cũng

nhƣ quan niệm về tranh in cũng đã có sự khác nhau ở nhiều quốc gia và thay

đổi theo thời gian. Ngay cả trên thế giới nhƣ ở Châu Âu, Nhật bản là những

nơi có nghệ thuật tranh in sớm phát triển, thì trƣớc kia cũng không đƣa ra các

khái niệm rõ ràng về thể loại tranh in để so sánh với thể loại tranh khác trong

nghệ thuật đồ họa tạo hình. Tuy nhiên các thuật ngữ để gọi tên các thể loại

tranh của đồ họa tranh in lại đƣợc sử dụng nhiều nhƣ tranh in đá, tranh khắc

kẽm, tranh khắc gỗ hay nhƣ tranh in khắc, tranh khắc in, hoặc chỉ gọi chung

là đồ họa ấn loát hay tranh đồ họa. Từ trƣớc đến nay có nhiều quan niệm về

tranh in không thống nhất là do cách nhìn nhận của từng ngƣời, cũng nhƣ

trong quá trình phát triển lại xuất hiện thêm các hình thức, kĩ thuật mới. Tuy

nhiên, các quan niệm, khái niệm trƣớc đã chỉ ra đƣợc đặc điểm cơ bản, hoặc

một số yếu tố tiêu biểu cho từng loại tranh in. Cho đến giai đoạn gần đây mới

có những họa sĩ, nhà nghiên cứu về nghệ thuật đƣa ra các khái niệm một cách

đầy đủ, đặc trƣng cho thể loại tranh in.

PGS Nguyễn Trân cho rằng “ Đồ họa ấn loát nhiều khi không cần đến

giá vẽ, chủ yếu là thể hiện hình vẽ ngay trên các bản gỗ, trên các mảnh kim

loại, trên cao su hoặc trên đá cẩm thạch đã đƣợc đẽo, gọt, mài giũa trơn tru để

từ đó cho in lên giấy hàng loạt phiên bản giống nhau” [26,tr.10]. Trong từ

Page 14: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

14

điển Mỹ thuật phổ thông có viết “Tranh in là một dạng tranh đồ họa, trong đó

ngƣời ta dùng kĩ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm” [11,tr.40]. Điều đó khảng

định tranh in thuộc thể loại đồ họa tạo hình, song với tranh in, để tác phẩm

hoàn thành phải trải qua hai giai đoạn cơ bản và khác với các quy trình sáng

tác tác phẩm tạo hình khác, đầu tiên là quá trình chế bản do sự sáng tạo ngƣời

họa sĩ khi vẽ, khắc, vạch, (hay ăn mòn hóa chất)... để tạo nên các hình tƣợng

nghệ thuật trên bản khắc. Phần lớn cho các phƣơng pháp in thì đây là phần

”cốt” của tác phẩm, nó nhƣ là bức tranh ngƣợc tƣơng đối hoàn chỉnh, nhƣng

có khi chỉ là một phần của bức tranh với một số phƣơng pháp khắc và in khác

nhau.

Giai đoạn hai là quá trình in tranh bằng phƣơng pháp thủ công hoặc

có sử dụng máy móc, tuy nhiên trong khi in tranh thì họa sĩ vẫn có thể tìm

kiếm các hiệu quả nghệ thuật của màu sắc, đƣờng nét, chất cảm... cho tác

phẩm bằng các kĩ thuật khác nhau. Do đó, kết quả nghệ thuật của bức tranh

cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình in, đôi khi có thể tạo ra các sản phẩm độc

đáo, và có những yếu tố mang lại hiệu quả bất ngờ, mà ngay ngƣời nghệ sĩ

cũng chƣa dự tính hết đƣợc. Kĩ thuật in ngày nay đã làm cho tranh in không

những phong phú về chất liệu, mà còn có ƣu điểm tạo ra nhiều tác phẩm (trừ

tranh in độc bản) không giống nhau hoàn toàn trên cùng một bản in. Hai quá

trình này nhìn qua thì riêng rẽ xong nó có mối liên quan chặt chẽ với nhau, bổ

sung cho nhau. Nó là một thể thống nhất, nhƣ hai mặt của một tờ giấy không

thể tách rời nhau.

Theo PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phƣơng thì “tranh in là một thể loại của

nghệ thuật tạo hình bao gồm các tác phẩm đƣợc họa sỹ sáng tác bằng ngôn

ngữ đồ họa thông qua quá trình chế bản và in ấn trên các vật liệu khác nhau,

chủ yếu là giấy, đôi khi là vải hoặc nilon, phim nhựa... ” [19,tr.72]. Đến nay

thì đây là khái niệm đƣợc phổ biến một cách rộng rãi trên các kênh về nghệ

thuật tạo hình trong nƣớc, đầy đủ về đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của “tranh

Page 15: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

15

in”. Vì vậy tôi lựa chọn khái niệm trên để làm cơ sở cho việc nghiên cứu

trong đề tài này.

1.1.2. Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”

Tất cả các tác phẩm tạo hình đều có ngôn ngữ biểu hiện khác nhau tùy

vào đặc điểm riêng của từng loại hình. Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong

một tác phẩm sẽ tạo nên hình tƣợng, giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Theo từ

điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông “Trong nghệ thuật mỗi chuyên ngành đều

có ngôn ngữ riêng để biểu đạt loại hình của mình. Đối với nghệ thuật tạo

hình, tất cả những gì tạo nên tác phẩm và biểu đạt nên đẹp hay xấu trong tác

phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa, trang trí...đƣợc gọi là ngôn ngữ nghệ thuật

tạo hình” [11,tr73]. Tranh in thuộc về thể loại nghệ thuật đồ họa tạo hình, nên

ngôn ngữ tạo hình của nó là ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa, nhƣng

nó vẫn có những yếu tố riêng trong ngôn ngữ tạo hình. Trong một tác phẩm

bao giờ cũng tồn tại song song hai mặt hình thức và nội dung, đây là các

thành tố không thể thiếu đƣợc với bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào. Nội

dung tác phẩm đƣợc biểu hiện thông qua hình thức thể hiện, hình thức của tác

phẩm là yếu tố chuyển tải nội dung đến ngƣời xem nột cách nghệ thuật nhất.

Ngƣời ta không thể xem tranh qua thính giác đƣợc, cũng nhƣ không thể công

nhận một bức tranh là đẹp nhƣng lại không biết tác giả vẽ gì. Nhƣ vậy, ngôn

ngữ tạo hình mà ngƣời xem nhận biết đƣợc thông qua thị giác trên bề mặt tác

phẩm tranh in đƣợc coi là “nghệ thuật tạo hình tranh in”.

Có thể thấy ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình trong tranh in đó là các yếu tố

cơ bản sau: Trƣớc tiên phải là nội dung của tác phẩm, sau đó là chấm, đƣờng

nét; hình mảng; không gian; chất cảm. Đây là những yếu tố ngôn ngữ biểu

hiện chính trong “nghệ thuật tạo hình tranh in”. Ngoài ra còn có chất liệu, kĩ

thuật, màu sắc, phƣơng pháp in... cũng góp phần làm nên giá trị thẩm mĩ của

tác phẩm.

Page 16: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

16

Nội dung là chủ đề của tác phẩm đƣợc tác giả gửi đến ngƣời xem thông

qua hình thức thể hiện của tranh in. Nội dung tác phẩm thƣờng phản ánh các

cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống của con ngƣời, có thể là trong quá khứ,

hiện tại hoặc tƣơng lai. Nó đƣợc biểu hiện qua phƣơng pháp sử dụng ngôn

ngữ tạo hình, cách tiếp cận vấn đề và xúc cảm của mỗi tác giả.

Chấm và đƣờng nét là yếu tố tiêu biểu cho ngôn ngữ nghệ thuật đồ họa

nói chung và tranh in nói riêng, không có thể loại nào khai thác triệt để các ƣu

điểm, đặc tính nghệ thuật tạo hình của chấm và đƣờng nét nhƣ thể loại đồ họa

nói chung và tranh in nói riêng. “Chấm, điểm là đơn vị nhỏ nhất của thị giác.

Xét về mặt lý luận, quỹ tích của điểm tạo thành đƣờng...“ [6,tr.73]. Trong

“nghệ thuật tạo hình tranh in” các chấm thƣờng kết hợp với nhau theo một tổ

hợp nào đó với kích thƣớc to nhỏ hay mật độ sự thƣa dày khác nhau để tạo ra

hình thể; nếu tập hợp của nhiều điểm liên tục với nhau sẽ tạo ra đƣờng nét, có

nét thẳng, cong, gấp khúc, với độ to nhỏ, ngắn dài.... Còn trong từ điển Thuật

ngữ Mĩ thuật phổ thông “Đƣờng hiện lên ở trong tranh rõ ràng có thể đứt

đoạn hoặc liên tục, dùng để phác hình, viền hình, xác định hình” [11,tr.73],

đƣờng và nét có tính tƣơng đồng về bản chất, nên thông thƣờng hay sử dụng

từ ghép “đƣờng nét” để diễn tả. Trong “nghệ thuật tạo hình tranh in” chấm và

đƣờng nét còn đƣợc sử dụng theo nhiều cách thức khác nữa nhƣ tập hợp với

nhau tạo nên hình mảng, dùng để tạo ra đậm nhạt, không gian và có thể diễn

tả chất liệu, cảm xúc...

“Hình mảng” là từ ghép thƣờng đi liền với nhau, nó thƣờng thể diễn đạt

về hình dáng, hình thể, hình ảnh..., trong nghệ thuật tạo hình, nó là yếu tố cơ

bản đƣợc sử dụng cho bố cục tranh. “Trong mỹ thuật, thuật ngữ “hình dáng”,

“hình thể” đƣợc dùng để chỉ một vật, đƣờng nét hay mảng màu tƣơng ứng với

dáng vẻ của vật đó trên tranh hoặc tƣợng” [11,tr.83]. Hình mảng tạo bởi

đƣờng nét khép kín, là giới hạn của một diện tích trên mặt phẳng có đặc điểm

vuông, tròn, méo, to nhỏ, dài ngắn.., hình thƣờng là những gì cụ thể mà họa sĩ

Page 17: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

17

muốn diễn tả, có đặc điểm riêng mà ngƣời xem nhận ra tên gọi của nó, mảng

thƣờng không chỉ rõ ra đối tƣợng nhất định. Tuy nhiên nhiều khi ở trong tác

phẩm, nó đã đƣợc họa sỹ thay đổi khác với thực tế, hoặc hình chỉ là diện tích,

vị trí trên tranh, nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó.

Từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông có viết về “màu sắc” nhƣ sau:

“ngƣời ta phân biệt màu là những màu nguyên chất, chƣa có sự biến đổi do

ánh sáng hay cách pha trộn lám khác đi, ví dụ nhƣ màu gốc: đỏ, cô- ban,

vàng; còn sắc là những màu sự biến đổi theo ánh sáng hoặc đã pha trộn thành

những sắc thái khác nhau, ví dụ: sắc hồng do đỏ pha với trắng...” [11,tr.104].

Màu sắc dùng trong sáng tác tranh đƣợc làm từ hóa chất, khoáng chất và động

thực vật, khi các họa sỹ sử dụng thƣờng pha trộn với nhau để tạo ra các sắc

thái màu theo ý chủ quan của mình. Màu sắc trong tranh có thể phản ánh sự

vật hiện tƣợng theo thực tế, cũng có thể mang tính trang trí, biểu hiện tƣợng

trƣng... miễn sao đạt hiệu quả nghệ thuật tốt nhất cho tác phẩm. Còn “không

gian” trong tranh đƣợc hiểu là “Khoảng cách giữa các vật thể theo chiều

ngang, dọc và sâu. Trên mặt phẳng của tranh ngƣời xem dễ dàng thấy đƣợc

khoảng cách giữa chiều ngang và dọc, còn để nhận biết đƣợc vị trí trƣớc sau

của vật thể (chiều sâu) ngƣời xem chỉ thấy rõ ở tranh vận dụng luật xa gần

hoặc có đậm nhạt ràng...” [11,tr.96]. Không gian trong tranh có thể đƣợc diễn

tả theo luật xa gần, khi đó, ánh sáng thƣờng đi cùng với không gian trong tác

phẩm. Ánh sáng trong tranh thƣờng xác định bởi nguồn sáng, hƣớng sáng,

đƣợc biểu hiện bằng sự thay đổi sáng tối, đậm nhạt, mức độ.. để biểu hiện

hình khối thời gian, của đối tƣợng mà họa sĩ muốn diễn tả. Tuy nhiên, có

nhiều cách biểu hiện về không gian trong tranh khác nhau, nhƣ không gian

ƣớc lệ hay tƣợng trƣng… thì tác giả có thể sử dụng một phần hay bỏ hết các

yếu tố của luật xa gần, mà chỉ sử dụng ngôn ngữ tạo hình để tạo lập một

không gian theo cảm nhận riêng của tác giả.

Page 18: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

18

Trong từ điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, khái niệm “chất cảm” là

“Cảm xúc đƣợc tạo nên thông qua các phƣơng tiện tạo hình (hay ngôn ngữ

nghệ thuật) hoặc cấu tạo vật chất của bức tranh, tƣợng...” [11,tr.40]. Cách sử

lí các yếu tố của ngôn ngữ tạo hình trên bề mặt tác phẩm nghệ thuật tạo hình

để tạo cảm giác cho ngƣời xem về chất nhƣ xù xì, rắn chắc, mịn màng..., bao

gồm cả kỹ thuật tạo hình riêng của từng chất liệu tranh in. Nó tác động tới

ngƣời xem thông qua con đƣờng thị giác, từ những cảm nhận mà hình ảnh

mang tới tạo nên những xúc cảm thẩm mỹ nhất định. Các yếu tố trên đƣợc

ngƣời họa sĩ khai thác một cách triệt để theo đặc điểm riêng của từng thể loại

tạo hình tranh in, nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật tạo hình cao nhất cho tác

phẩm.

Có thể nói rằng nghệ thuật tạo hình tranh in là cách thức ngƣời họa sỹ

biểu hiện các ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, nhƣng mang tính chất đậc thù của

thể loại đồ họa tranh in, bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ nội dung tác phẩm;

sau đó là chấm và đƣờng nét; hình mảng; không gian; chất cảm đƣợc tạo nên

trong tác phẩm tranh in.

1.2. Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam

Nói chung về nghệ thuật đồ họa hay tranh in thì trên thế giới có nguồn

gốc và sự phát triển sớm hơn ở Việt Nam, vì vậy việc hình thành các thể loại

tranh in ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở tiếp nhận và giao lƣu nghệ thuật đồ

họa tạo hình cũng nhƣ tranh in của các nƣớc trên thế giới. Tên gọi cho các

loại tranh in là do các họa sĩ và nhà nghiên cứu nghệ thuật đặt ra xuất phát từ

thực tế quá trình sáng tác và nghiên cứu, mỗi ngƣời lại đƣa ra một số tiêu chí

khác nhau để gọi tên, và dần dần hoàn thiện trên con đƣờng phát triển. Một

phần nữa do ở Việt Nam trong các thể loại nghệ thuật tạo hình thì đồ họa có

phần “nép vế” hơn so với với hội họa và điêu khắc trong thời gian dài trƣớc

đây. Vì vậy, đôi khi chƣa có sự thống nhất về tiêu chí gọi tên cho từng loại

Page 19: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

19

tranh in. Trong thời gian gần đây khi tranh in có sự phát triển mạnh và có sự

quan tâm hơn của giới họa sĩ và ngƣời xem, thì có nhiều họa sĩ và nhà nghiên

cứu nghệ thuật mới đặt ra sự cần thiết phải có một cách gọi, sự phân biệt rõ

ràng hơn cho từng loại tranh in. Đến nay, theo PGS.TS. Nguyễn Nghĩa

Phƣơng:

Trong nghệ thuật tranh in, kỹ thuật, chất liệu tạo bản in, ván khắc có

nhiều và đa dạng. Các chất liệu sử dụng làm bản in có: gỗ tự nhiên,

đồng, kẽm, nhôm, lƣới, nhựa tổng hợp, mica, gỗ nhân tạo, tấm phim

mỏng, bìa giấy, v.v... Cùng với sự phong phú về chất liệu, các kỹ thuật

tiên tiến của nền công nghiệp in ấn cũng đƣợc áp dụng để tạo bản in

nhƣ: khắc, cắt trổ, ăn mòn bằng hóa chất, phơi chụp cảm quang, chế

bản điện tử hay kỹ thuật số... Chính vì sự phong phú, đa dạng của các

kỹ thuật, vật liệu chế bản và in tranh nên hơn bao giờ hết, ngày nay,

giới nghiên cứu và sáng tác tranh in đã quan tâm nhiều hơn đến các

phƣơng pháp in – công đoạn cuối cùng để tạo ra tác phẩm tranh in. Thứ

nhất, in tranh chỉ có một số phƣơng pháp nhất định nhƣ: in nổi, in lõm,

in phẳng, in xuyên, in độc bản, nên việc phân loại tranh in theo phƣơng

pháp in thuận lợi hơn. Thứ hai, phƣơng pháp in tranh quyết định hiệu

quả thẩm mỹ cũng nhƣ giá trị cụ thể của tác phẩm tranh in và để lại dấu

hiệu rõ ràng trên tranh. Do vậy, ngày nay tranh in đƣợc phân loại theo

phƣơng pháp in. [19,tr.73].

Đây là cách phân loại theo các phƣơng pháp in tranh cơ bản nhất, nhìn

dƣới góc độ chuyên môn thì đây là cách chia phản ánh đƣợc tính riêng biệt

cho từng hình thức, phƣơng pháp in tranh, tƣơng ứng với 5 thể loại: Tranh in

nổi (relief print); tranh in lõm (intaglio print); tranh in phẳng (planography

hay planographic print); tranh in xuyên (stencil print); tranh in độc bản

(monotype, monoprint).

Page 20: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

20

Mỗi một hình thức in tranh thì có phƣơng pháp, kĩ thuật khác nhau và

tạo ra đặc điểm nghệ thuật tạo hình riêng cho từng thể loại tranh in cũng nhƣ

mỗi tác phẩm, chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng cho nghệ

thuật tạo hình tranh in.

* Tranh in nổi

Đƣợc thể hiện qua phƣơng pháp in cơ bản là các phần cao nhất của bản

in sẽ đƣợc lăn (bôi) mực in (màu) và in lên giấy (vải). Có thể dùng một hoặc

nhiều bản in để in một bức tranh tùy vào số lƣợng màu muốn in hay sử dụng

các kĩ thuật khắc và in khác nữa. Ở Việt Nam thì dòng tranh Đông Hồ trƣớc

đây đƣợc coi là tiêu biểu cho phƣơng pháp in nổi với phƣơng pháp dùng các

bản gỗ để khắc các hình mảng có màu sắc khác nhau của một bức tranh, sau

đó in lần lƣợt các màu theo nguyên tắc từ nhạt đến đậm và cuối cùng là bản

nét màu đen. Khi in nghệ nhân ốp tờ giấy in lên bản in và xoa đều lên mặt sau

của tờ giấy (thƣờng dùng bằng xơ mƣớp) để cho màu trên bản in bám đều lên

mặt giấy. Cách in thủ công này không đòi hỏi nhiều về dụng cụ in xong thời

gian in lâu, tuy nhiên, kích thƣớc tranh thƣờng nhỏ và độ chính xác không cao

so với in máy sau này.

Cho đến những thập niên gần đây, với sự phát triển của loại hình tranh

in cũng nhƣ sự giao lƣu, tiếp nhận các kĩ thuật và cách thức mới thì phƣơng

pháp in nổi đã thay đổi nhiều theo hƣớng thuận lợi, đa dạng trong sáng tạo

cho các họa sĩ. Ngay từ bản in, thay việc sử dụng bằng gỗ thịt thì nay đã có

các vật liệu nhƣ thạch cao, cao su, gỗ công nghiệp… Ƣu điểm của vật liệu

mới là có kích thƣớc lớn, giá thành rẻ, ít cong vênh và đặc biệt có độ mềm

dẻo hơn nên rất thuận lợi cho việc chế bản với các tranh có sự phức tạp, nhiều

chi tiết và đƣờng nét, phù hợp với yêu cầu của từng họa sĩ. Màu sắc thƣờng sử

dụng là mực in nên có tính đồng nhất, dễ dàng sử dụng cho việc pha trộn các

màu sắc khác nhau. Tranh đƣợc in trên máy có trục và con lăn nên có thể in

tranh có kích thƣớc lớn, tốc độ in nhanh và đảm bảo về mặt kĩ thuật và thẩm

Page 21: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

21

mĩ. Phải kể đến một bƣớc đột phá của tranh in nổi là phƣơng pháp khắc phá

bản, bằng cách in nhiều màu nhƣng chỉ sử dụng một bản khắc duy nhất, sau

mỗi lần in thì họa sĩ lại khắc tiếp lên bản in, mỗi lƣợt in là thêm một lần khắc

tƣơng ứng với số màu của tranh. Phƣơng pháp này tiết kiệm đƣợc số lƣợng

bản in (đặc biệt là các tranh có nhiều màu), và làm đa dạng, phong phú cho

cách thể hiện, tăng hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. [16,tr.73].

* Tranh in lõm

Phƣơng pháp in tranh này có nguồn gốc từ Châu Âu vào thế kỷ 16,

đƣợc các họa sĩ nhƣ Master E.S, Martin Schongauer, Daniel Hopfer... sáng tác

và phát triển dần cho đến các họa sỹ Rembrandt van Jin, Francisco Goia... tiếp

theo. Vào khoảng đầu thế kỷ 20 thì du nhập vào Việt Nam và đƣợc giảng dạy

ở trƣờng Mỹ thuật Gia Định (sau đổi tên thành trƣờng Mỹ thuật trang trí tiền

thân của trƣờng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) [17,tr.32-33].

Phƣơng pháp in này ngƣợc lại với phƣơng pháp in của tranh in nổi, các

phần lõm của bản in là những gì sẽ in trên mặt giấy. “Tranh in lõm (intaglio

print) đƣợc thể hiện bằng phƣơng pháp in lõm, nghĩa là các phần tử in (chứa

mực in) nằm lõm sâu hơn các phần tử không in” [17,tr.32]. Ngƣời ta dùng

dụng cụ sắc nhọn để khắc, đục lên bề mặt bản in những nét to nhỏ, nông sâu

khác nhau, tranh in lõm thƣờng sử dụng các bản in bằng kim loại nhƣ đồng,

kẽm, nhôm, có đặc tính rắn chắc và tạo ra các phần lõm bằng cách dùng hóa

chất để ăn mòn. Ngoài ra ngƣời ta còn dùng các bản in bằng mi ca,

collagraph, carborunbum, phim cảm quang… tùy theo mục đích, ý tƣởng của

họa sĩ. Kỹ thuật trong tranh in lõm là rất phong phú và khá phức tạp, đặc biệt

ở trong quá trình chế bản và in “Trong phƣơng pháp in lõm có một số kỹ

thuật đặc thù mà một số phƣơng pháp in khác không có. Đó là kỹ thuật bôi và

lau mực in, kỹ thuật ủ ẩm giấy và kỹ thuật in” [14,tr.32]. Chính vì vậy nên

tranh in lõm có khả năng diễn tả một cách một cách đa dạng về đƣờng nét và

mảng, sắc nét cả với các chi tiết rất nhỏ. Sự ăn mòn của hóa chất đã tạo ra

Page 22: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

22

nhiều tầng nông, sâu; mật độ thƣa, dày khác nhau trên bản in, thể hiện đƣợc

nhiều lớp không gian, từ đó cho ta thấy sự tinh tế về sắc độ, các biểu hiện về

chất phong phú.

Tuy nhiên phƣơng pháp để làm tranh in lõm thƣờng xuyên phải tiếp

xúc với hóa chất độc hại, tác giả lại cần có sự tìm hiểu nhất định về mặt hóa

học để sử lí ngôn ngữ tạo hình trên bản in, phƣơng tiện và đồ dùng để làm

tranh cũng phức tạp nên kích thƣớc tranh thƣờng nhỏ và số lƣợng họa sĩ theo

đuổi phƣơng pháp sáng tác tranh này hiện nay không nhiều.

* Tranh in phẳng

Trong cuốn Nghệ thuật đồ họa của PGS. Nguyễn Trân viết có nói loại

tranh in trên đá có nguồn gốc ở Châu Âu do họa sĩ ngƣời Đức A-len Zetne-

phen-do (1771-1834) phát minh ra vào khoảng thế kỉ 18, ban đầu kĩ thuật in

đá thƣờng sử dụng cho các loại tranh minh họa cho sách báo, in nhãn hàng

hóa… sau đó mới trở thành phƣơng tiện để sáng tác các tranh nguyên bản.

Theo PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phƣơng “Tranh in đá là loại tranh đồ họa đƣợc

in ra từ bản đá thông qua quy trình của kỹ thuật của phƣơng pháp in phẳng,

dựa trên nguyên lý hóa học đối kháng giữa chất dầu mỡ và nƣớc” [27,tr.62].

Phƣơng pháp in phẳng dựa trên nguyên tắc hóa học giữa các chất lỏng

khác nhau (gốc dầu và gốc nƣớc). Bản in đƣợc tạo trên bản đá (loại đá có độ

mịn và xốp) mà trên đó tác giả dùng màu (gốc dầu, sáp) vẽ trực tiếp lên. Khi

in họa sĩ lăn màu lên bản in đã đƣợc đổ nƣớc trên bề mặt, phần vẽ sẽ bắt mực

in vào còn phần còn có nƣớc nên không bắt mực in. Tùy thuộc vào lƣợng chì

(sáp) của bản vẽ mà mực in cũng bám vào ít hay nhiều, dày hay thƣa…. Sau

đó đặt giấy lên trên bản in và đƣa vào máy in trục lăn có độ nén cao để mực in

bám vào giấy. Các chấm, nét hay mảng khi vẽ trên bản in đƣợc phản ánh lại

một cách trung thực trên tác phẩm, ngay cả sự thay đổi đậm nhạt của nét vẽ

trên bản in cũng đƣợc giữ nguyên ở trên tác phẩm, điều này có ƣu thế lớn khi

giữ lại cảm xúc của tác giả trong khi vẽ, tạo sự mềm mại và tự nhiên. Đặc tính

Page 23: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

23

trên bề mặt đá còn tạo cho bức tranh cảm giác xốp và trong trẻo riêng của nó.

Tuy nhiên, để làm tranh in đá cũng gặp những khó khăn là kích thƣớc tranh

không đƣợc lớn, máy để in loại tranh này rất ít. Vì vậy, tranh in đá chủ yếu là

các bài tập trong chƣơng trình của sinh viên mĩ thuật, còn trong sáng tác của

các họa sĩ Việt Nam thì rất khiêm tốn so với các loại tranh in khác [27].

* Tranh in xuyên

Phƣơng pháp in này theo các nhà nghiên cứu đƣợc xuất phát từ Trung

Quốc từ thế kỉ trƣớc Công nguyên và chủ yếu để in hoa văn trên vải. Đến đầu

thế kỉ 20 thì ở Châu Âu mới có các họa sĩ sáng tác tranh theo phƣơng pháp in

này. Ở Việt Nam thì đến khoảng đầu những năm 70 của thế kỉ 20 mới sử dụng

chủ yếu để in tranh cổ động. Bản in đƣợc chế bản trên chất liệu chính là lụa tơ

tằm, tơ nhân tạo, sợi tổng hợp (gọi chung là lƣới) cùng các nguyên vật liệu

khác nhƣ giấy sáp, keo dán, mực in. Trƣớc kia khi chế bản ngƣời ta dùng giấy

sáp để tạo mảng chắn ngăn những phần không cho mực in xuyên qua, ngày

nay ngƣời ta dùng các hóa chất khác, dùng nhiệt độ, ánh sáng trong khi chế

bản. Nhƣng đều dựa theo nguyên tắc in màu từ trên bản in xuống phía dƣới

xuyên qua bản in qua các phần hở của bản in, còn phần đặc là phần đã đƣợc

xử lí kín bằng keo để mực in không xuyên qua đƣợc. Ngƣời ta chế tạo các loại

lƣới có độ dày mỏng, mau thƣa khác nhau để phục vụ cho yêu cầu cần độ sắc

nét, ít hay nhiều mực…

Mỗi màu sẽ tƣơng ứng với một bản in khác nhau, một tranh có bao

nhiêu màu sẽ có nhƣ thế số bản in. Cách in cũng lần lƣợt các màu giống nhƣ

tranh khắc gỗ, có thể in thủ công và in bằng máy. Trong đó các kĩ thuật trong

chế tạo bản in, pha trộn màu, cách in đòi hỏi nhiều kĩ thuật và tính chất nghệ

thuật. Hiện nay một số họa sĩ đi sâu và sáng tác tranh theo phƣơng pháp này

đã cho ra các tác phẩm có độ tinh tế cao về đƣờng nét, sắc độ cũng nhƣ cảm

quan về chất và xúc cảm thẩm mĩ [27].

Page 24: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

24

* Tranh in độc bản

Phƣơng pháp in độc bản ra đời vào thế kỷ 17 ở Châu Âu nhƣng phải

đến thế kỷ 19 mới đƣợc coi là một phƣơng tiện tạo hình nhƣ các thể loại khác.

Nó đƣợc các họa sĩ Việt Nam tiếp nhận chính thức khá muộn, vào khoảng

những năm đầu thập niên 90 khi các các họa sĩ đồ họa nƣớc ngoài đến giới

thiệu, hƣớng dẫn và giao lƣu với các họa sĩ Việt Nam. Tranh in độc bản đƣợc

phát triển dựa trên các phƣơng pháp, kĩ thuật in của nghệ thuật đồ họa cùng

với hội họa, điều này làm nên tính hấp dẫn và độc đáo của nó “Phƣơng pháp

in độc bản bao hàm các kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng các chất liệu màu ƣớt,

mực in trên những bề mặt phẳng không thấm nƣớc và chỉ có thể in ra một

tranh in duy nhất trên giấy hay một số chất liệu vật liệu khác” [20,tr.73].

Tranh in độc bản có nhiều điều khác biệt so với các phƣơng pháp in

khác về kĩ thuật, phƣơng pháp và hiệu quả nghệ thuật. Ngay cả phác thảo

cũng thƣờng chỉ là ý tƣởng và bố cục, còn nhiều yếu tố khác vẫn ở trong đầu

họa sĩ, so với các loại tranh in khác thì phác thảo thƣờng rất chi tiết, đôi khi

gần gống nhƣ tác phẩm sau này cả về cách thể hiện đƣờng nét, sắc độ…Với

tranh in độc bản, bản in là một mặt phẳng nhất định không thấm nƣớc bằng

kim loại, bằng nhựa hoặc mi ca…, nó chỉ có tác dụng làm nền cho các thao

tác của họa sĩ trên đó và thuận lợi cho việc in sau này. Ngƣời họa sĩ thƣờng

không khắc, đục lên bản nền đó mà có thể phác lên bố cục, hình (nếu muốn).

Sau đó lăn, quệt màu theo ý đồ với số lƣợng về màu và mức độ đậm nhạt

không hạn chế, đây chỉ là yếu tố nền, là không gian chung cho bức tranh. Còn

hình ảnh thì các họa sĩ thƣờng lấy các đối tƣợng cụ thể để cho vào nhƣ lá cây,

miếng vải, bông hoa…(có độ dày vừa phải) đặt ở các vị trí đã lựa chọn trên

bản in rồi lăn màu lên. Đây chính là quá trình đầy sáng tạo pha trộn thêm chút

ngẫu hứng nghệ thuật của ngƣời họa sĩ, vì tác giả có thể thay đổi thêm bớt về

hình ảnh cũng nhƣ màu sắc theo ý thích tức thời của mình. Cuối cùng, đặt

giấy lên và cho vào máy có trục và con lăn để in vì loại tranh này không in

Page 25: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

25

thủ công đƣợc. Vì tranh in độc bản chỉ in một lần và cho ra một tác phẩm duy

nhất, nên đây là điều khác hẳn so với các loại tranh in khác, nó vừa mang đến

yếu tố “độc” cho tác phẩm nhƣng cũng kèm theo sự rủi ro cho kết quả in của

tranh. Ngƣời sáng tác tranh theo phƣơng pháp này ngoài kĩ thuật ra, còn đòi

hỏi phải có sự tƣởng tƣợng rất tốt để có thể hình dung kết quả sau này. Nếu

không tác phẩm chỉ là sự mới lạ, ngẫu hứng mà không đạt các tiêu chí khác về

hiệu quả nghệ thuật. Phần lớn do các yếu tố trên, mà đến nay có ít họa sĩ sử

dụng phƣơng pháp này trong sáng tác, và cũng chƣa có nhiều tác phẩm có giá

trị cao về nghệ thuật.

Ngoài các phƣơng pháp trên thì cùng với sự phát triển của khoa học kĩ

thuật và sự giao thoa của các thể loại tạo hình thì gần đây còn có tranh in kĩ

thuật số (Digital) và tranh in Offset. Kỹ thuật in Offset đã có từ lâu trên thế

giới và đƣợc sử dụng để in ấn các trên sản phẩm sách báo, thƣơng mại, quảng

cáo… Đây là một kĩ thuật in tuy phổ thông nhƣng đạt hiệu quả cao về mặt

thẩm mĩ nhƣ độ nét của hình, màu và có thể in đƣợc số lƣợng rất nhiều bản

giống nhau. Phƣơng pháp in kĩ thuật số đƣợc hình thành và phát triển trong

những năm gần đây khi công nghệ máy tính và các phần mềm sử lí hình ảnh,

màu sắc và hiệu ứng... ngày càng tinh vi và phong phú. Cách sáng tác (chế

bản) không cần các dụng cụ và nguyên liệu truyền thống mà đƣợc thực hiện

trên máy tính, việc làm này tiết kiệm thời gian (ngƣời có kĩ năng sử dụng

phần mềm chuyên dụng về sử lý hình ảnh trên máy tính) và cũng đạt đƣợc

hiệu quả nhất định về mặt nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật đồ họa tạo hình

cũng trong xu thế của thời đại đã có các quan niệm mang tính “mở” về

phƣơng thức chế bản, in ấn, trình bày…, hai phƣơng pháp in nêu trên cũng là

những biến đổi từ tranh in mang tính truyền thống từ trƣớc. Vì vậy, các tác

phẩm sáng tác theo phƣơng pháp in đó trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

cũng đƣợc đề cập tới trong luận văn này.

Page 26: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

26

1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

TLMTTQ đƣợc tổ chức 5 năm một lần (trong những thập niên gần

đây), quy tụ hầu hết các nghệ sĩ và những tác phẩm sáng tác tiêu biểu mới

nhất. TLMTTQ năm 2010 trƣng bày 3 loại hình nghệ thuật tạo hình cơ bản là

hội họa, đồ họa và điêu khắc- sắp đặt (lần đầu tiên có thêm sắp đặt), còn trong

triển lãm năm 2015 ngoài hội họa, đồ họa và điêu khắc- sắp đặt thì có thêm

loại hình video Art. TLMTTQ năm 2010 có gần 5.000 tác phẩm tham dự của

các tác giả 61/64 tỉnh, thành phố và Hội đồng Nghệ thuật đã tuyển chọn ra

836 tác phẩm của 735 tác giả và 13 tác phẩm của thành viên Hội đồng nghệ

thuật để trƣng bày trong triển lãm. Theo nhƣ đánh giá về toàn cảnh của các

tác phẩm trong lời giới thiệu của vựng tập:

TLMTTQ năm 2010 đã phản ánh khá toàn diện hoạt động sáng

tạo của Mỹ thuật Việt Nam trong 5 năm 2006- 2010. Các tác phẩm với

các hình thức nghệ thuật phong phú, đa dạng, tìm tòi trong ngôn ngữ

tạo hình và kỹ thuật thể hiện. Nhiều tác phẩm biểu đạt sinh động bằng

nghệ thuật tạo hình công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sự nghiêp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

và hội nhập quốc tế và nhiều vấn đề khác của đời sống xã hội đƣơng

đại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định trao 48 giải thƣởng

bao gồm 03 huy chƣơng Vàng, 06 huy chƣơng Bạc, 09 huy chƣơng

Đồng và 30 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất tại triển

lãm [3,tr.5].

Đây là triển lãm có số tác giả, tác phẩm tham gia dự thi đông và đƣợc

trƣng bày nhiều nhất tính đến nay. Điều đó cũng phần nào cho thấy sự phát

triển mạnh mẽ mỹ thuật nói chung, của những họa sĩ, nhà điêu khắc nói riêng.

Trong đó tác phẩm hội họa là 548 chiếm 65,6%, đồ họa là 92 chiếm 11%,

điêu khắc và sắp đặt là 196 tác phẩm chiếm 23,4% [PL4,tr.98]. Nội dung tác

Page 27: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

27

phẩm tập trung ca ngợi phong cảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Phản ánh

cuộc sống một cách đa dạng, những đổi thay đa sắc màu của đời sống con

ngƣời trong sự hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị và nghệ thuật với thế giới.

Các đề tài mang tính truyền thống triển lãm nhƣ đề tài về Bác Hồ, đề tài Cách

mạng, lịch sử, lực lƣợng vũ trang nhân dân, đề tài công nông nghiệp, đề tài

thiếu nhi.. mà nhiều cuộc TLMTTQ tổ chức vào cuối thế kỷ 20 thƣờng chiếm

ƣu thế nay đã giảm đi về số lƣợng. Tuy vậy, các tác giả đã biết khai thác ở

những chiều hƣớng khác nhau, ít lặp lại bố cục và phong cách của tác phẩm

đƣợc sáng tác trƣớc đây. Các đề tài quen thuộc mà các triển lãm trƣớc thƣờng

có nhƣ đề tài lễ hội, sinh hoạt chợ sáng tác theo chủ nghĩa trừu tƣợng... cũng

có sự thay đổi ít nhiều trong bố cục và bút pháp thể hiện. Nhiều nội dung đề

tài ít xuất hiện trong các triển lãm mỹ thuật trƣớc đây thì nay đã xuất hiện

nhiều hơn nhƣ: Môi trƣờng, giao thông, biển đảo, sinh hoạt đời thƣờng, nhịp

sống của thế hệ trẻ…, đƣợc các tác giả trẻ quan tâm khai thác khá đa dạng

trong bố cục, ngôn ngữ tạo hình, phong cách và bút pháp thể hiện tạo cho

triển lãm một cảm giác mới mẻ, trẻ trung và mang tính thời đại nhƣ tác phẩm

“Kịch bản đƣơng đại” của Phạm Khắc Quang, tác phẩm Hêrôin và ngƣời

trắng” của Nguyễn Trọng Minh..., các trào lƣu tức thời của tiền bạc qua tác

phẩm “Chứng khoán đỏ” của Nguyễn Hùng Sơn... Sự phát triển đô thị hóa

làm cho con ngƣời nhƣ bị bóp nghẹt vào giữa các khối bê tông nhƣ tác phẩm

“Quận Hai Ba” của Trần Đức Quyền, những bức bối rác thải trong tác phẩm

“Rác I”, “Rác II”, của Trần Quốc Tuấn, con ngƣời dƣờng nhƣ đã bị đẩy tới

giới hạn tột cùng về không gian, khi tự mình gây ra các tác hại về môi trƣờng

bằng chất thải nhƣ tác phẩm “Không có sự lựa chọn” của Hồ Minh Quân, tác

phẩm “Con ơi sao thế này” đã nói lên nỗi đau nhức nhối của chất độc màu da

cam trong chiến tranh còn ảnh hƣởng đến con ngƣời của thế hệ ngày nay...

Triển lãm đã quy tụ đƣợc khá nhiều họa sĩ với các trƣờng phái, phong

cách khác nhau, từ hiện thực, qua lập thể, trừu tƣợng, tới hồn nhiên, lãng mạn,

Page 28: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

28

biểu hiện và biểu hiện - trừu tƣợng đến cực thực, siêu thực; từ thô mộc mà

khúc triết đến biểu cảm tràn trề sức sống hay vờn tỉa tinh tế với suy tƣ sâu sắc

và lãng mạn. Ngoài các chất liệu truyền thống thì đã có một số chất liệu,

phƣơng pháp mới xuất hiện nhƣ: Khắc phá bản, in độc bản, digital art, điêu

khắc giấy bồi, tempera/gỗ… đây là tín hiệu tốt thể hiện sự mạnh dạn tìm tòi

các chất liệu mới cho nghệ thuật tạo hình, đó cũng là xu hƣớng chung của

nghệ thuật tạo hình trên thế giới.

Đánh giá về các thể loại cho thấy, hội họa đã có sự phát triển về ngôn

ngữ và bút pháp trên các chất liệu sơn dầu, sơn mài và đặc biệt là trên chất

liệu lụa. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu tìm những bố cục mới cho các đề tài

dù đã quen thuộc nên tạo cho ngƣời xem những cảm nhận mới mẻ. Còn đối

với đồ hoạ thì bên cạnh những tác phẩm của những tác giả có phong cách đã

định hình, một số tác giả khác đã tìm cách đổi mới trong ngôn ngữ và màu

sắc. Với các tác phẩm sử dụng kỹ thuật nhƣ in độc bản, in lƣới, in litô, trổ

giấy, digital art… đã cho thấy một diện mạo mới của đồ hoạ thể hiện sự tinh

tế trong đƣờng nét và chuyển hoá màu sắc, với những đề tài đƣợc rộng mở.

Các tác phẩm điêu thể hiện rõ hai khuynh hƣớng mà các tác giả theo đuổi

trong sáng tác đó là khuynh hƣớng hiện thực và khuynh hƣớng biểu hiện -

trừu tƣợng nhƣng có bƣớc phát triển mới trong tìm tòi bố cục, hình khối và

chất liệu để chuyển tải chủ đề, nội dung tác phẩm. Xuất hiện ngày càng nhiều

các tác phẩm chất liệu kim loại nhƣ đồng, sắt, inoc đặc biệt là chất liệu sắt

chiếm tỷ lệ lớn và có nhiều khả năng biểu đạt mới. Triển lãm lần này cũng

giới thiệu một số tác phẩm sắp đặt, tuy nhiên những tác phẩm đó chƣa phản

ánh đƣợc những thành công mà nghệ thuật sắp đặt đã có đƣợc trong những

năm gần đây, nên không gây đƣợc ấn tƣợng với ngƣời xem.

Ở TLMTVN năm 2015, ban tổ chức đã có những thay đổi về quy mô tổ

chức, tiêu chí lựa chọn tác phẩm. Tuy có hơn 4.000 tác phẩm tham dự của các

tác giả 63/64 tỉnh, thành phố, nhƣng ban chỉ đạo, ban tổ chức và Hội đồng

Page 29: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

29

Nghệ thuật đã thống nhất không đặt ra số lƣợng trƣng bày mà quan trọng là

chất lƣợng nghệ thuật của tác phẩm, vì vậy chỉ tuyển chọn 407 tác phẩm của

405 tác giả để trƣng bày trong triển lãm. Tác phẩm hội họa vẫn có số lƣợng áp

đảo là 274 giữ tỷ lệ tƣơng đƣơng lần triển lãm 2010 là 67,0%, đồ họa là 61

chiếm 14,9%, nhƣng tỷ lệ đã tăng lên tới gần 6% so với lần triển lãm 2010,

điêu khắc và sắp đặt và video Art có 74 tác phẩm chiếm 18,1% (triển lãm lần

này còn có 5 tác phẩm video Art) [PL4,tr.98], ngoài ra còn có 17 tác phẩm

của Hội đồng Nghệ thuật tham gia trƣng bày trong triển lãm. Có tổng cộng 38

giải thƣởng đƣợc trao cho các tác phẩm tiêu biểu nhất, trong đó 02 huy

chƣơng Vàng, 04 huy chƣơng Bạc, 12 huy chƣơng Đồng và 20 giải Khuyến

khích. Đây là phần thƣởng xứng đáng cho các nỗ lực lao động sáng tạo nghệ

thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc [PL4,tr.98].

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015 đã phản ánh trung thực

diện mạo các vấn đề trong hoạt động sáng tác và sự phát triển của Mỹ

thuật Việt Nam hiện nay. Năm năm qua đời sống mỹ thuật có những

chuyển biến trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội của thế giới và

trong nƣớc đã có những tác động đến đời sống mỹ thuật. Sự hồ hởi, háo

hức thể nghiệm mang tính hình thức đã đi qua, sự tĩnh tâm với độ lùi

của thời gian để nhìn lại những gì đã làm trong những thập niên đổi

mới đã giúp các nghệ sĩ có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về sự sáng

tạo nghệ thuật. Nghệ thuật đồ họa đã có những bứt phá trong ngôn ngữ

sáng tạo và kỹ thuật in ấn; Hội họa tiếp tục lúng túng để đi tìm cái mới;

Điêu khắc đã hƣớng đến nhiều hơn những giá trị thẩm mỹ phục vụ đời

sống xã hội; Nghệ thuật đƣơng đại đã chững lại đang tìm hƣớng khai

mở những sáng tạo mới [4,tr.7].

Cho đến triển lãm này thì nội dung của các tác phẩm đã có sự thay đổi

nhiều, các đề có tính truyền thống trong triển lãm nhƣ đề tài về Bác Hồ, về

cách mạng, lịch sử, lực lƣợng vũ trang nhân dân… đã nhƣờng chỗ cho các đề

Page 30: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

30

tài mang tính đƣơng đại (trừ số tác phẩm vẽ theo đơn đặt hàng của nhà nƣớc).

Có các tác phẩm đề cập tới các vấn đề mang tính thời sự nhƣ tiêu cực, tham

nhũng, lũ lụt, biến đổi khí hậu: Tác phẩm “Thời bão giá 2” của Phan Hữu

Huỳnh, tác phẩm “Lũ lụ miền Trung quặn lòng cả nƣớc” của Phạm Quyền...,

miêu tả sự dung dị của đời sống thƣờng ngày nhƣ tác phẩm “Ngày mới” của

Lê Quốc Tiến..., sáng tác về chủ quyền biển đảo của tổ quốc nhƣ tác phẩm

“Hoàng Sa, Trƣờng Sa là của Việt Nam” của Nguyễn Đình Truyền, tác phẩm

“Giữ biển đảo quê hƣơng”của Nguyễn Thị Thiền... Nhiều tác phẩm đã sử

dụng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình nói về những câu chuyện thời đại môt

cách ấn tƣợng, trong đó phải kể đến những tác phẩm mang các yếu tố tín

ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: "Lên đồng" của Trần Quốc Giang, "Đức tin" của Võ

Việt Dũng, hay là ứng dụng công nghệ đã khiến con ngƣời thờ ơ với cuộc

sống nhƣ trong tác phẩm “Kết nối” của Bùi Quang Tuấn, "Tuổi teen" của

Phạm Hồng Nhƣ, cho tới tác phẩm điêu khắc “Khúc bi tráng” của Phan Gia

Hƣơng với hình tƣợng chân dung ba bà mẹ thuộc ba miền bắc, trung, nam

cùng những kỷ vật, cánh thƣ của chiến sĩ khiến ngƣời xem xúc động mạnh

mẽ. Điều đó cho thấy nghệ thuật đang có xu hƣớng tiến gần tới khán giả, cộng

đồng hơn [PL1,tr.92-95. .

Bên cạnh những gƣơng mặt lão thành, kì cựu nhƣ: Họa sỹ Phan Kế An,

Trần Huy Oánh, Đinh Trọng Khang, Lê Thị Kim Bạch, Nhà điêu khắc Tạ

Quang Bạo… với chất liệu, phƣơng pháp truyền thống, thì cho thấy sự hiện

diện đông đảo của các loại hình nghệ thuật đƣơng đại với nhiều tác giả trẻ tại

triển lãm, là nguồn nhân lực tiềm năng, là lứa họa sĩ có thể kế cận trong tƣơng

lai. Triển lãm có hơn 40 chất liệu tham gia, trong đó một số chất liệu truyền

thống của hội họa, đồ họa vẫn chiếm tỷ lệ ƣu thế nhƣ sơn dầu (30%); sơn mài

(16%); sau đến chất liệu tổng hợp, lụa và khắc gỗ; nhƣng đồng thời cũng có

tác giả sử dụng thêm các chất liệu mới nhƣ khắc inox, da bò, hay phối hợp các

chất liệu, phƣơng pháp khác trong tác phẩm nhƣ In đá, photo pint; sắt hàn,

Page 31: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

31

gƣơng và gỗ, đặc biệt có chất liệu rất độc đáo là trúc chỉ (đƣợc vẽ trong quá

trình seo giấy) có nhiều tiềm năng để phát triển. Nếu nhìn về số lƣợng tác

phẩm gửi (4076) và tác phẩm đƣợc lựa chọn trƣng bày trong triển lãm (409)

thì cho thấy tỷ lệ tuyển chọn là rất cao so với các kỳ triển lãm trƣớc (1/10).

Tuy vậy, theo đánh giá chung thì chất lƣợng tác phẩm cũng chƣa tƣơng

xứng với kì vọng của giới nghệ thuật. Xét một cách tổng quan thì tác phẩm

trong triển lãm đã có sự thay đổi, hình thức tác phẩm có nhiều cách tân, học

tập từ các nền nghệ thuật thế giới và khu vực, đã tạo đƣợc một phần mới mẻ

cho ngƣời xem. Nhƣng nếu nhìn sâu hơn theo con mắt chuyên môn thì còn có

nhiều ý kiến đánh giá chung về các thể loại trƣng bày có sự chênh lệch về sự

phát triển. Trong đó, duy nhất lĩnh vực đồ họa đã vƣợt hẳn lên trong kỳ triển

lãm lần này, nhận đƣợc rất nhiều đánh giá cao về chất lƣợng nghệ thuật. Từ

kỳ triển lãm năm 2000 đến nay, lần đầu tiên có một Huy chƣơng Vàng dành

cho tác phẩm đồ họa.. Theo một số họa sĩ và nhà phê bình nghệ thuật có uy

tín thì đồ họa có bƣớc phát triển dài, ngày một tự tin hơn khi đứng cạnh các

tác phẩm hội họa… Trong sự bình lặng của hội họa, thì sự phát triển của đồ

họa là khá ấn tƣợng, sâu sắc về ý tƣởng, đa dạng về cách nhìn, tinh tế về kỹ

thuật biểu hiện ngôn ngữ. Nghệ thuật điiêu khắc tuy không thực sự thành

công nhƣng cũng đã cố gắng tạo nên sự thay đổi, hƣớng đi gần với thực tế của

cuộc sống, chạm vào xúc cảm thẩm mỹ của công chúng [4]

TLMTVN năm 2015 diễn ra trong thời kì kết thúc giai đoạn 30 năm đổi

mới xây dựng và phát triển của đất nƣớc, nghệ thuật tạo hình cũng song hành

phản ánh cảnh vật, cuộc sống của con ngƣời trong sự “đổi mới” cách nhìn

trong nghệ thuật tạo hình của các nghệ sĩ. Sự phát triển đa dạng về kĩ thuật

thể hiện tƣ duy nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình các nƣớc trên thế giới đã

phần nào ảnh hƣởng đến mỹ thuật nƣớc nhà, nó đƣợc giới nghệ sĩ Việt Nam

tiếp nhận, thể hiện sáng tạo trên nhiều tác phẩm. Theo đánh giá chung đây là

Page 32: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

32

một cuộc hội tụ lớn của giới nghệ thuật Việt Nam, tuy nhiên chƣa thật đầy đủ

vì còn thiếu nhiều nghệ sĩ vì điều kiện đã không tham gia. Đây cũng là một

phần thiếu hụt trong bức tranh tổng thể của triển lãm lần này. Có thể thời gian

chƣa đủ để tạo ra một dấu ấn đặc biệt, sự thành công nhƣ mong muốn, song

sự bình dị, giản đơn đƣợc chắt lọc trong cuộc sống vẫn đƣợc tái hiện một cách

sáng tạo trên nhiều tác phẩm, sự giao thoa của nghệ thuật cũng không làm mất

đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết

Chƣơng 1 đã xác định khái niệm về “tranh in” và khái niệm “nghệ thuật

tạo hình tranh in”, khái quát về các thể loại tranh in ở Việt Nam, những chất

liệu và phƣơng pháp in tranh. Giới thiệu khái quát qua về TLMTTQ và các

thông tin cơ bản về tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.

Tranh in là loại tranh thuộc về đồ họa tạo hình, khái niệm tranh in đƣợc

xác định thông qua đặc điểm, phƣơng pháp sáng tác tranh. Khác biệt chung so

với với các loại tranh đồ họa khác là dựa vào khâu chế bản và thông qua quá

trình in để tạo ra tác phẩm. Mỗi thể loại tạo hình đều có ngôn ngữ tạo hình

riêng cho nó, tranh in ngoài việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ

họa nói chung, song lại có những khác biệt đáng kể trong ngôn ngữ tạo hình

do tính chất đặc thù của thể loại này. Ngôn ngữ chính là tiếng nói, là sự biểu

đạt ý tƣởng, nội dung và tình cảm của tác giả, thông qua con đƣờng thị giác

mà ngƣời xem thấy đƣợc hình ảnh, không gian một cách cụ thể. Ngôn ngữ đó

chính là các yếu tố để tạo nên “nghệ thuật tạo hình tranh in”.

Tranh in là thể loại phong phú về phƣơng pháp và kĩ thuật in, sử dụng

nhiều chất liệu khác nhau để sáng tác. Đƣợc hình thành và phát triển dần theo

sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật cũng nhƣ khả năng tìm tòi, sáng tạo không

ngừng của các họa sĩ về phƣơng pháp in và kĩ thuật thể hiện. Theo cách phân

loại hiện nay thì tranh in có 5 phƣơng pháp in cơ bản là: Tranh in nổi, tranh

Page 33: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

33

in lõm, tranh in phẳng, tranh in xuyên và tranh in độc bản. Mỗi một phƣơng

pháp in lại có những chất liệu và kĩ thuật khác biệt, nhƣng quy trình để thể

hiện tác phẩm cơ bản là giống nhau gồm 2 giai đoạn sau: Chế bản và in tranh,

đây cũng chính là điểm khác biệt của tranh in so với các thể loại tranh khác.

TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng là quãng thời gian có nhiều thay đổi

mạnh mẽ của nền mỹ thuật nƣớc nhà. Việc triển lãm đƣợc tổ chức với quy

mô, bài bản hơn đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nƣớc, Bộ Văn hóa,

Thông tin và Du lịch với phong trào mỹ thuật của đất nƣớc. Sự tham gia đông

đảo của các nghệ sĩ của các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc cho thấy hoạt động

sâu rộng của mỹ thuật, nhiều nghệ sĩ và nhà nghiên cứu đều cho rằng hai cuộc

triển lãm này đã có nhiều thay đổi, trăn trở tìm tòi, thể nghiệm trong sáng tạo

nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc... Mỗi một ngƣời nghệ sĩ đều cố gắng

cống hiến cho công chúng những tác phẩm nghệ thuật tốt nhất. Sự phong phú

về chất liệu, phong cách, ngôn ngữ tạo hình đã tạo ra một vƣờn hoa nghệ

thuật đa sắc, một chút khoảng lặng cũng là động lực thúc đẩy các nghệ sĩ tiếp

tục sáng tác và hứa hẹn sự chuyển mình của nền mỹ thuật Việt Nam trong

những năm tới.

Page 34: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

34

CHƢƠNG 2

NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015

2.1. Đặc điểm về nội dung của tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

Ngôn ngữ tạo hình tác động đến ngƣời xem qua con đƣờng thị giác và

hiệu quả nghệ thuật đƣợc đánh giá qua hình thức và nội dung tác phẩm. Hình

thức của tác phẩm là yếu tố chuyển tải nội dung đến ngƣời xem một cách

nghệ thuật nhất, còn nội dung tác phẩm đƣợc biểu hiện thông qua hình thức

thể hiện của ngôn ngữ tạo hình. Hiển nhiên, bức tranh không chỉ thể hiện các

kỹ thuật điêu luyện mà các yếu tố nghệ thuật trình bày trên tác phẩm còn phải

nói với ngƣời xem điều gì. Vì vậy, ta không thể công nhận một bức tranh là

đẹp nhƣng lại không nhìn thấy hay cảm nhận thấy đƣợc nội dung của tác

phẩm. Dù tác giả sáng tác tranh theo cách hiện thực, biểu hiện hay trừu

tƣợng... thì tác phẩm vẫn phải có nội dung nhất định. Nếu nhìn rộng ra thì các

ngành nghệ thuật khác cũng có tính tƣơng đồng, tác phẩm nghệ thuật hình

thành trên nguyên tắc sáng tác bắt đầu từ tìm nội dung đề tài cho đến thể hiện

tác phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Điều đó cho thấy nội dung có ý nghĩa rất

lớn, từ khởi điểm xuất phát ý tƣởng đến việc định hình tác phẩm trong suốt

quá trình sáng tạo cho đến khi hoàn thành.

Nội dung của tác phẩm thƣờng đƣợc xây dựng lên từ ý thích chủ quan

của tác giả, tƣ duy nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều

nội dung tác phẩm đƣợc hình thành từ suy nghĩ của nhiều ngƣời, từ cảm nhận

về hiện tƣợng, sự việc mang tính cộng đồng nên có thể nội dung mang tính

thời sự, phản ánh các vấn đề của xã hội hay của một giai đoạn lịch sử nhất

định, có lúc không chỉ là đơn lẻ của một mà là suy nghĩ của nhiều họa sĩ.

Page 35: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

35

Cũng chính vì điều đó, nên chức năng của nghệ thuật tạo hình nói chung và

tranh in nói riêng ngoài việc đƣa đến cho ngƣời xem những xúc cảm thẩm mĩ,

còn phản ảnh đời sống xã hội của con ngƣời, có định hƣớng thẩm mĩ và có

thể đi trƣớc cả đời sống hiện tại của xã hội.

Nội dung các tác phẩm in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 rất phong

phú, đề cập tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện tại, một chút hồi ức về

quá khứ và tƣơng lai. Bản thân một tác phẩm cũng có nội dung đa chiều, có

thể đan xen với nhau nên đôi khi khó mà phân định một đƣợc cách quá rõ

ràng, vì nghệ thuật nói chung không bao giờ chấp nhận sự tuyệt đối. Sự phân

chia nội dung ở đây chỉ có tính chất tƣơng đối, nhằm mục đích tạo sự thuận

tiện cho việc tìm hiểu nội dung các tác phẩm và việc trình bày cho dễ hiểu

hơn. Với lí do trên và cảm nhận riêng của ngƣời viết, có thể tạm chia ra năm

nhóm nội dung đƣợc phản ánh trong nghệ thuật tranh in trong triển lãm Mỹ

thuật toàn quốc năm 2010 và 2015: Nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về

cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc; nội dung về phong cảnh

thiên nhiên, kiến trúc; nội dung phản ánh về lao động, sinh hoạt thƣờng ngày,

lễ hội của con ngƣời; nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội nhƣ

giao thông, tham những, môi trƣờng...; nội dung phản ánh về đời sống tinh

thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh... [PL3,tr.97].

* Nội dung phản ánh lịch sử cách mạng, cuộc kháng chiến của dân tộc

và chủ quyền tổ quốc

Mặc dù cuộc chiến tranh đã lùi xa, nhƣng với mỗi ngƣời dân Việt Nam

nói chung, các họa sĩ nói riêng thì những kí ức, cảm xúc về một thời đạn bom,

một thời hào hùng khí thế cách mạng chƣa bao giờ là hết, mặc dù so với các

triển làm trƣớc kia thì số lƣợng tranh đã giảm đi. TLMTTQ năm 2010 có 8 tác

phẩm tranh in trƣng bày, các tác giả đã cho ngƣời xem thấy một cách nhìn về

những cuộc chiến tranh đã qua. Nó tiếp cận với ngƣời xem nhẹ nhàng, không

phô trƣơng hình thức, nhƣng có đủ độ sâu sắc và biểu đạt về sự gian khổ,

Page 36: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

36

khốc liệt, vừa thƣơng đau vừa oanh liệt. Đó là các tác phẩm nhƣ ”Chống càn

Quảng Trị” của họa sỹ Nguyễn Ngọc Dƣơng; tác phẩm “Xe không kính” của

họa sỹ Nguyễn Thành Công, tác phẩm “Mùa thu giải phóng” của họa sỹ Ái

Thị..., trong đó có tác phẩm “Thành cổ Quảng Trị” của họa sỹ Lê Huy Tiếp

với cái nhìn tích cực, một niềm tin về tƣơng lai trong kháng chiến. Họa sĩ đã

phản ánh sự khốc liệt qua hình ảnh bức thành cổ Quảng trị hằn lên những vết

đạn, tƣơng phản với nó là một bầu trời trong xanh, bầu trời hòa bình nằm ở

trung tâm tác phẩm.

TLMTVN năm 2015 có 4 tác phẩm tranh in trƣng bày, trong đó có tác

phẩm “Hang tám cô“ của họa sỹ Nguyễn Văn Ngần cho ngƣời xem một phút

yên lặng nhớ về 8 thanh niên xung phong độ tuổi 18-20 đã hy sinh một cách

đầy thƣơng tâm vì bom B52 năm 1972 tại Quảng Bình; tác phẩm “Lão dân

quân “ của họa sỹ Nguyễn Công Quang lại cho thấy sự kiên cƣờng, bất khuất

qua khuôn mặt cƣơng nghị và bàn tay cầm súng rắn, thể hiện tinh thần, ý chí

của một lão dân quân đã qua tuổi ngũ tuần. Triển lãm lần này đã đóng góp

vào triển lãm 2 bức tranh về chủ quyền tổ quốc, tác phẩm “Về với trƣờng Sa”

của họa sỹ Đặng Hƣớng với khung cảnh vùng biển bao la nổi lênlà hình ảnh

cột mốc trên đảo và hoạt động của con ngƣời, chủ nhân của hòn đảo. Tác

phẩm đã góp phần khẳng định chủ quyền, thể hiện ró ý chí, quyết tâm gìn

biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Còn trong tác phẩm “Ngƣời Việt Nam” của

họa sỹ Nguyễn Tƣờng Vinh, hình ảnh các dân tộc cùng nhau sinh hoạt xung

quanh hình tƣợng mặt trống đồng đã thể hiện sự đoàn kết chung sức một lòng

xây dựng và bảo vệ tổ quốc [PL1,tr.92-95].

*Nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc

Phong cảnh luôn là một trong những đế tài quen thuộc của các kỳ triển

lãm, từ núi rừng, đồng bằng cho đến phố phƣờng đều có thể tạo cho các họa sĩ

phút giây thăng hoa để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.

Page 37: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

37

Trong TLMTTQ năm 2010 có 10 tác phẩm tranh in trƣng bày với nội

dung phong cảnh, tác phẩm “Sông Quê” của họa sỹ Trần Xuân Quang cho ta

về thăm một khúc sông quê với cuộc sống thanh bình của những ngƣời dân

chài chịu thƣơng, chịu khó; tác phẩm “Hoa chuối rừng” của họa sỹ Phạm Văn

Thuận với chiếc bình gốm cũ, mấy bông hoa chuối rừng và một giỏ hoa quả

làm ta cảm nhận đƣợc hƣơng vị của tự nhiên; tác phẩm “Lò chén Chánh

Nghĩa- Bình Dƣơng” của họa sỹ Nguyễn Hữu Duy đã đƣa ngƣời xem về một

làng nghề truyền thống ở miền Đông Nam bộ, hình ảnh đặc trƣng của kiến

trúc lò gốm sứ trong nắng chiều, cuộc sống dƣờng nhƣ chậm lại và rất đỗi

thân quen... [PL1,tr.92-95].

Trong TLMTVN năm 2015 có 14 tác phẩm tranh in trƣng bày với nội

dung phong cảnh. Từ những khung cảnh rộng lớn cho đến các con ngõ nhỏ, từ

nơi thành thị nhộn nhịp, tất bật cho đến các vùng miền xa xôi, bình lặng... đều

có dấu chân của ngƣời họa sĩ, các phong cảnh của thiên nhiên gắn với cuộc

sống con ngƣời đã đƣợc các tác giả khai thác với từng cách nhìn khác nhau,

tạo nên sự đa dạng trong một đề tài dễ gần với ngƣời xem.

Tác phẩm “Ai về thủ đô” của họa sỹ Trần Nguyên Đán thể hiện tình

yêu đối với thủ đô Hà Nội yêu dấu với bối cảnh và các hình ảnh tiêu biểu cho

lịch sử, văn hóa là Hồ gƣơm, đền Ngọc Sơn, cầu Long Biên, lăng Bác Hồ...;

tác phẩm “Ngoại thành mùa lúa chín” của họa sỹ Đinh lực với hình ảnh các

cây rơm mới trƣớc cổng làng, một khung cảnh yên bình của vùng quê bên

cạnh thành phố ồn ào. Cho thấy sự phấn khởi, hạnh phúc của ngƣời nông dân

khi một năm đƣợc mùa lúa, ngƣời xem tìm lại đƣợc những cảm xúc nhẹ

nhàng, lắng đọng của tuổi thơ; tác phẩm “Chiều về bản” của họa sỹ Bùi Văn

Hoà lại tìm về một vùng cao, với những ngôi nhà đặc trƣng của ngƣời dân

tộc, con đƣờng nhỏ với hàng cây và thấp thóang áo váy phơi trong nắng đã

làm không khí nhƣ vui nhộn hơn, cho ta cảm giác một phần sự thay đổi trong

cuộc sống nơi đây; tác phẩm “Ngõ nhỏ” của họa sỹ Tạ Thị Ngọc Phê thể hiện

Page 38: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

38

tình cảm của mình với những góc nhỏ trong chính ngôi nhà nhỏ, là sự nhìn lại

về thời gian qua các góc cảnh cụ thể nhƣ những tấm gỗ cong đầy vân bạc

phếch, hàng gạch ngói cũ kĩ... nhƣ sự vƣơng vấn không bao giờ hết với quá

khứ; dƣờng nhƣ họa sĩ Trần Anh Quân với tác phẩm “Ánh trăng xƣa” cũng có

cái nhìn đồng cảm nhƣ thế, sự hồi tƣởng về quá khứ với cảm xúc bồi hồi khó

tả đƣợc thể hiện một cách chầm chậm, mờ ảo qua ánh trăng trên một khung

cảnh của một vùng quê... [PL1,tr.92-95].

*Nội dung phản ánh về lao động, sinh hoạt thường ngày, lễ hội của con

người

TLMTTQ năm 2010 có 37 tác phẩm tranh in trƣơng bày, đây là đề tài

có số lƣợng tranh lớn nhất bởi chủ đề này có sức hấp dẫn cao đối với nhiều

họa sĩ. Nó phản ảnh kịp thời nhịp sống của con ngƣời Việt nam trên mọi miền

đất nƣớc. Đời sống của các dân tộc vùng cao với các phong tục tập quán

phong phú và đôi chút bí ẩn chƣa khám phá hết, sự đa dạng và manng nhiều

yếu tố tạo hình của trang phục, kiến trúc, cảnh vật... là nguồn khai thác thác

dƣờng nhƣ vô tận với nghệ thuật tạo hình nói chung. Nhiều tác phẩm đã thành

công trong đề tài này nhƣ tác phẩm “Nhịp chợ vùng cao” của họa sỹ Nguyễn

Khắc Tài; tác phẩm “Nhịp điệu vùng cao” của họa sỹ Trịnh Bá Quát; tác

phẩm “Thổ cẩm ngƣời H' Mông” của họa sỹ Phạm Thị Xuân; tác phẩm “Đi

chợ”, “Chợ Thổ Cẩm” của họa sỹ Trần Tuyết Mai; tác phẩm “Phiên chợ Bắc

Hà” của họa sỹ Trần Nguyễn Phƣơng Uyên... đều tập trung vào sinh hoạt chợ

phiên, đây nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời dân tộc thiểu số. Cảnh tấp nập vui

vẻ của ngƣời mua, ngƣời bán, ngƣời xem, với trang phục đầy màu sắc đã tạo

cho ngƣời xem cảm giác về một không khí rất đặc biệt, lôi cuốn hấp dẫn mọi

ngƣời có dịp đƣợc tham gia và thƣởng thức; tác phẩm “Chợ Việt” của họa sỹ

Mai Thanh Hƣng cũng đƣa ngƣời xem đến một sinh hoạt tƣơng tự nhƣng ở

vùng đồng bằng với mái chợ, trang phục truyền thống của dân tộc Kinh; tác

phẩm “Ngày mùa ở biển” của họa sỹ Phạm Minh Phong; tác phẩm “Lựa cá”

Page 39: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

39

của họa sỹ Nguyễn Thị Thu Tâm và tác phẩm “Thu hoạch cá biển”, của họa

sỹ Lê Quốc Huy.. muốn cho ngƣời xem cảm xúc vui vẻ, phấn khởi về thành

quả lao động có đƣợc của ngƣời dân vùng biển; tác giả Mai Anh với 2 tác

phẩm “Chọi trâu” và “Chọi trâu I”, và tác giả Nguyễn Đăng Dũng với tác

phẩm “Nhịp điệu nghìn năm” lại có cách nhìn hiện đại về cảnh sinh hoạt

trong những lễ hội truyền thống. Nhẹ nhàng và dung dị là những gì cảm nhận

đƣợc với các tác phẩm “Đến lƣợt” của họa sĩ Trần Thị Quỳnh với cảnh vui

chơi xếp hình của một nhóm trẻ; tác phẩm “Tập bơi” của họa sỹ Dƣơng Thị

Quang Sắc diễn tả hình dáng 3 đứa trẻ đang trong tƣ thế dƣới nƣớc thật vui

vẻ, hay tác phẩm “Công nhân môi trƣờng” của họa sỹ Trần Thị Cải, tác phẩm

“Ngày mới” của họa sỹ Trần Thị Thanh Dung... khai thác về đề tài lao động

qua sự hối hả, khẩn trƣơng của những công nhân dọn vệ sinh môi trƣờng,

những chị đạp xe trên đƣờng tới kịp buổi chợ sớm [PL1,tr.92-95].

TLMTVN năm 2015 có 11 tác phẩm tranh in trƣơng bày với các mảnh

ghép trong bức tranh cuộc sống. Đề tài về vùng cao đã đƣợc khai thác với góc

nhìn mới mẻ qua tác phẩm “Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ” của tác giả Nguyễn

Mạnh Hùng với các chi tiết mang tính hiện đại, tác phẩm “Chuyện của những

ngƣời chồng” của họa sĩ Kiều Trung Hiếu là khúc nhạc du dƣơng của những

đàn ông vùng cao; tác phẩm “Chuyển hàng” của họa sỹ Trần Tuyết Mai cho

thấy sự hối hả của ngƣời và ngựa khi chuyển hàng xuống chợ ở vùng cao...

Tác phẩm “Cuộc sống biển” của họa sĩ Võ Thị Hiếu có cái nhìn chi tiết, chân

thật về công việc phơi cá của những ngƣời ngƣ dân; tác giả Vũ Xuân Tìnhvới

tác phẩm “Ngày mai ra khơi” lại đƣợc thể hiện với cách thức đơn giản, mới

mẻ để nói về công việc thƣờng ngày của ngƣời dân biển chuyển bị cho một

chuyến ra khơi đánh cá; tác giả Hồ Thiết Trinh với tác phẩm “Đội cát” đã

diễn tả cái tinh thần lạc quan, sức lao động bền bỉ của con ngƣời với công

việc nặng nhọc, vất vả. Tác phẩm “Niềm vui nhỏ ngày xƣa” của họa sỹ

Nguyễn Thị Hải Hoà đƣợc nhìn qua lăng kính tuổi thơ với cánh đồng rộng

Page 40: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

40

mở, sự hồn nhiên, vui vẻ của những đứa trẻ đang nô đùa cùng với những con

hạc giấy, tất cả đã tạo ra một không gian trong trẻo, con ngƣời và thiên nhiên

nhƣ hòa trộn là một [PL1,tr.92-95].

*Nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội như giao thông,

tham nhũng, môi trường...

TLMTTQ năm 2010 có 10 tác phẩm tranh in trƣơng bày có chủ đề về

các vấn đề xã hội và môi trƣờng. Tác phẩm “Nhà hộp” của họa sỹ Nguyễn

Khắc Hân là sự trăn trở của những con ngƣời trong cuộc sống đô thị, những

bức bối về không gian sống do sự chật hẹp, thô kệch của các khối bê tông. Nó

dƣờng nhƣ đang lấn át, đè lên trên cuộc sống của chúng ta; cùng với suy nghĩ

trên, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với tác phẩm “Nạn dây điện trong thành

phố” cũng cho ngƣời xem những mớ “bòng bong” dây điện lơ lửng, chằng

chịt. Điều đó không chỉ làm vƣớng víu tầm nhìn mà dƣờng nhƣ nó đang dần

quấn lấy không gian sinh sống, nhƣ muốn chi phối tới đời sống của con

ngƣời; tác phẩm “Giờ tan tầm” của họa sỹ Phạm Duy với hình ảnh con ngƣời

đang chen chúc trên đƣờng phố, cho thấy sự bức bối trong giao thông đô thị,

khi ở nhiều nơi còn chƣa giải đƣợc bài toán giữa dân số, phƣơng tiện và cơ sở

hạ tầng. Tác giả Nguyễn Hữu Duy với một góc nhìn khác đã cho thấy tác

động mặt trái của công nghệ trong đời sống hiện đại, đã làm ảnh hƣởng xấu

đến môi trƣờng sống của mọi vật qua tác phẩm “Cá và nƣớc đen”, sự đấu

tranh quyết liệt giữa một bên là môi trƣờng bị ô nhiễm và một bên là môi

trƣờng trong sạch qua hình ảnh của hai dòng nƣớc trái ngƣợc nhau. Tác phẩm

“Điều không muốn” của họa sỹ Nguyễn Phú Hậu lại nhẹ nhàng đề cập tới vấn

đề hôn nhân, giới tính qua khung cảnh của khu vực sản nhi trong bệnh viện;

Tác giả Phạm Khắc Quang với 2 tác phẩm “Kịch bản Đƣơng đại” và “Áo

phao” mạnh dạn đƣa ra nạn cửa quyền, tham những qua hình thức châm biếm

hài hƣớc với khuôn mặt của chú Tễu [PL1,tr.92-95].

Page 41: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

41

TLMTVN năm 2015 có 3 tác phẩm tranh in trƣơng bày về nội dung

này. Tác phẩm “Thời bão giá 2” của họa sỹ Phạm Hữu Huỳnh thể hiện các

hình ảnh cụ thể công việc sửa chữa các loại xe thô sơ, ảnh hƣởng của kinh tế

thị trƣờng đã tác động sâu sắc tới đời sống xã hội, đặc biệt là ảnh hƣởng lớn

đến ngƣời lao động, ngƣời có thu nhập thấp trong xã hội. Tác phẩm “Đèn

vàng 1- 2” của họa sỹ Nguyễn Đức Hạnh đi sâu vào một góc khất cuộc sống

hiện tại, đó là các quán Bar, Clup là nơi các sinh hoạt vui chơi với sự phức tạp

vốn có của nó, mà thân phận mỗi con ngƣời trong đó đôi khi chỉ là những con

số trên tấm thẻ nhân viên. Tác giả Nguyễn Thánh với tác phẩm “Phục hồi” đã

cho ngƣời xem phần nào thấy đƣợc tác động xấu của môi trƣờng tới đời sống

của con ngƣời, tinh thần đoàn kết, ý chí và niềm tin cùng nhau xây dựng lên

tất cả từ những gì vừa đổ nát [PL1,tr.92-95].

* Nội dung phản ánh về đời sống tinh thần của con người với hạnh

phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh...

TLMTTQ năm 2010 có 16 tác phẩm tranh in trƣơng bày có nội dung

phản ánh về đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, cội

nguồn, tâm linh… Tác giả Vũ Bạch Liên với hai tác phẩm với cái nhìn sâu

sắc đến đời sống tinh thần của con ngƣời, tác phẩm “Tự vấn” diễn tả một

khuôn mặt thiếu nữ đang nhìn thẳng về phía trƣớc, với ánh mắt sâu thẳm và

hai bàn tay nắm chặt, xung quanh là những con bƣớm đang bay lƣợn. Ẩn

chứa trong nhân vật là những suy tƣ đầy trăn trở, có thể là sự giải thoát cho

những ƣớc mơ ấp ủ đã từ lâu. Bức tranh “Đom Đóm trong thành phố” là hình

ảnh cậu bé đang mải mê chơi cùng con đom đóm lập lòe, điều giản dị tƣởng

nhƣ quá đỗi bình thƣờng ấy nhƣng không phải dễ có đƣợc khi xung quanh em

là hình ảnh bức tƣờng bê tông cùng các chữ số quảng cáo chằng chịt. Tác giả

Nguyễn Vũ Quyên với 2 tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiếu nữ một cách sáng

tạo, bức tranh “Bình và hoa” thể hiện sự nẩy nở, căng tròn của hình dáng phía

sau thiếu nữ đƣợc tạo bởi các hoa văn trang trí mềm mại, xung quanh phía

Page 42: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

42

trên cũng là các hoa văn đồng điệu là sự ẩn dụ của hình ảnh “bình hoa‟‟ hay

cũng là “thiếu nữ”, bức tranh “Nắng mùa đông” cũng là hình ảnh phía sau của

một thiếu nữ với sự mịn màng của da thịt, nhƣng đƣợc đặt ở phía bên phải,

các chi tiết khác tạo một không gian đơn giản, làm cho con ngƣời và thiên

nhiên hòa quện với nhau. Tác phẩm “Hình bóng bà tôi” của họa sỹ Đặng Thị

Bích Ngân khai thác hình ảnh của ngƣời bà với các góc nhìn khác nhau để tạo

ra sự sắp xếp của nhiều hình dáng của nhân vật trên mặt phẳng, trong một thời

gian, thể hiện rõ tình cảm của tác giả với nhân vật. Tác phẩm “Tiếng kèn

Saranai của lão nghệ nhân Mỹ Sơn” của họa sỹ Nguyễn Tùng Ngọc thể hiện

một ngƣời nghệ nhân thổi kèn trƣớc ngôi tháp Chăm. Bức tranh là một bản

nhạc du dƣơng nhƣng vừa mang yếu tố thần bí, nó là câu chuyện, là tâm sự về

cuộc đời nhân vật, về truyền thuyết của dân tộc [PL1,tr.92-95].

TLMTVN năm 2015 có 18 tác phẩm tranh in trƣơng bày về nội dung

này. Về chân dung có tác giả Đỗ Đình Tân với tác phẩm “Chân dung hoạ sĩ

đồ hoạ” với hình ảnh bán thân của nhân vật, bên cạnh là một phần chiếc máy

in và cửa sổ là các chi tiết tƣơng đồng. Khuôn mặt chàng trai có phần gai góc,

ánh mắt nhìn thẳng đã cho ngƣời xem cảm nhận về tính cách nhân vật và đặc

thù của nghề nghiệp; tác phẩm “Vợ yêu” của họa sỹ Phạm Khắc Quang là nỗi

niềm nhớ thƣơng của tác giả về ngƣời vợ yêu dấu đã qua đời. Họa sỹ Nguyễn

Văn Chung với tác phẩm “Sức sống đại ngàn” nhìn từ các tƣợng gỗ đặc trƣng

của các dân tộc vùng Tây Nguyên, thể hiện nét văn hóa từ xa xƣa nhƣ chứng

minh sức mạnh tâm linh đƣợc lƣu truyền cho từ thế hệ này đến thế hệ khác;

tác phẩm “Gia đình H'Măr Mlô” của họa sỹ Nguyễn Ngọc Khai cũng dựa trên

nền của các hình ảnh tƣợng nhà mồ Tây Nguyên để tạo không gian cho sự kết

nối giữa con ngƣời, liên kết quá khứ với hiện tại. Tác phẩm “Mẹ Việt” của

họa sỹ Lƣu Thế Hân lại lấy hình ảnh các bà mẹ với những hình dáng khác

nhau trong bộ quần áo lụa, nón mê, khăn mỏ quạ..., với khuôn mặt đăm chiêu

nhƣ đang suy nghĩ về một điều gì đã qua; Tác giả Nguyễn Tất Thắng với tác

Page 43: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

43

phẩm “Thân phận” lấy hình ảnh là côn trùng, cây cỏ để nói về quy luật của tự

nhiên hay là sự suy nghĩ, liên hệ tới cuộc sống của con ngƣời. Tác phẩm

“Phồn thực 1- Phồn thực 2” của họa sỹ Nguyễn Thành Công với cách trình

bày mang tính biểu hiện có tính tín ngƣỡng sâu sắc, tác giả đi về cội nguồn

của sự sống với tục thờ sinh thực khí với hình tƣợng âm (Yoni) dƣơng

(Linga). Một số tác phẩm theo hƣớng biểu hiện và siêu thực trên nhƣ tác giả

Ngô Anh Cơ với bức tranh “Ban phúc thần gió” để theo đuổi một hình tƣợng

trong thần thoại Hy Lạp nhƣng lại liên hệ với con ngƣời, cuộc sống thực tại

trong một không gian; tác phẩm “Tôi 1 Tôi 2” của họa sỹ Hồ Văn Định, hay

tác phẩm “Kĩ ức lãng quên” của họa sỹ Nguyễn Khải Hoàn lại đƣợc thần

thánh hóa bằng hình ảnh con ngƣời có đôi cánh, một cái đầu ngƣời mang hình

dáng của con rùa bên trên, tất cả trong một không gian ảo, lơ lửng. Tác giả

nhƣ muốn dẫn dắt ngƣời xem vào một thế giới khác, lùi vào quá khứ, tận sâu

vào trong tâm trí mỗi con ngƣời... [PL1,tr.92-95].

2.2. Đặc điểm về chấm và đƣờng nét của tác phẩm tranh in trong

triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

Nói đến ngôn ngữ của tranh đồ họa tạo hình nói chung và tranh in nói

riêng, là ngƣời ta nghĩ ngay đến yếu tố đặc trƣng đầu tiên là chấm và đƣờng

nét (chấm đƣợc coi là đơn vị nhỏ nhất của nét). Chấm không chỉ sử dụng đơn

lể để diễn tả chi tiết, đƣờng nét không đơn thuần là đƣờng viền biểu thị hình

mảng, mà chấm và đƣờng nét còn đƣợc sử dụng theo nhiều cách thức khác

nữa nhƣ: Tập hợp nhiều chấm hay nét để tạo nên hình mảng, dùng chấm và

đƣờng nét để diễn tả chất liệu, cảm xúc... Tùy theo nội dung đề tài, phong

cách và phƣơng pháp sáng tạo khác nhau của từng họa sỹ mà ngôn ngữ đó

đƣợc biểu hiện theo cách nào, nhiều hay ít. Trong TLMTQ năm 2010 và 2015

chấm và đƣờng nét thƣờng đƣợc sử dụng trong tả thực hoặc trong ƣớc lệ, gợi

tả.

Page 44: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

44

* Chấm và đường nét tả thực

Yếu tố chấm và đƣờng nét kết hợp tạo nên hình ảnh của sự vật hiện

tƣợng theo thực tế, có đầy đủ đặc điểm về hình dáng vốn có của bản thân đối

tƣợng trong tự nhiên, ngoài ra còn đƣợc sử dụng tạo ra các độ đậm nhạt và

màu sắc khác nhau dựa trên cách sắp xếp vị trí, kích thƣớc hay mật độ, chiều

hƣớng của chấm và nét. Nó có thể phối hợp với các yếu tố khác, cũng có khi

một mình nó đã biểu đạt đƣợc cả khối và không gian thực nhƣ trong tác phẩm

phẩm “Đông về” và “Tự vấn” của họa sỹ Vũ Bạch Liên, tác phẩm “Hoa văn

từ thiên nhiên II” của họa sỹ Vũ Quốc Dũng, tác phẩm “Trộm nhìn” của họa

sỹ Nguyễn Thị Hải Hoà, tác phẩm “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dƣơng” của

họa sỹ Nguyễn Hữu Duy và nhiều tác phẩm khác nữa. Chấm và đƣờng nét

đƣợc sử dụng ở đây không những mang lại cho cảm giác về sự mềm mại,

uyển chuyển, nhiều khi lại khỏe khoắn, tƣơng phản.. mà còn diễn tả đƣợc chất

và xúc cảm riêng của từng tác giả.

Thông thƣờng chấm đƣợc biết đên với khả năng phối hợp với các yếu

tố khác trong trác phẩm tranh in. Tuy nhiên với một số trƣờng hợp đặc biệt,

tác giả có thể sử dụng chấm làm ngôn ngữ chính cho tác phẩm của mình. Điển

hình về cách sử dụng chấm theo phƣơng thức tạo hình mới là tác phẩm “Vợ

yêu” [H.9.10.,tr.122] của họa sỹ Phạm Khắc Quang, chấm đã đƣợc thể hiện

theo phƣơng pháp dựa trên kĩ thuật điểm ảnh, tổng thể tác phẩm đƣợc tạo bởi

các chấm tròn to sắp xếp đều theo dạng lƣới, chấm ở đây có vai trò chủ đạo

để tạo ra đƣờng nét, hội tụ lại thành hình mảng, liên kết đậm nhạt và bố cục.

Ngay từ phác thảo, chế bản hình ảnh nhân vật đƣợc lấy từ ảnh chụp và đƣa

vào máy vi tính cùng phần mềm chỉnh sửa ảnh, để phân chia ô theo đậm nhạt

và đƣa hình lên bản khắc, mỗi ô tròn này sẽ tƣơng đƣơng với một chấm là tập

của nhiều vòng màu màu sau này. Cách làm này tạo cho hình ảnh có khối và

không gian thực, bởi các ảnh chụp thƣờng đã có sẵn các hiệu ứng ánh sáng và

Page 45: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

45

không gian rồi. Tác giả đã sử dụng kĩ thuật phá bản để khắc và in từng lớp

màu khác nhau trên những vòng tròn của chấm, việc này đòi hỏi kinh nghiệm

và tay nghề cao của ngƣời họa sỹ, điểm chú ý là các khoảng hở của các chấm

màu sẽ liên kết tổng thể bức tranh cho ngƣời xem nhiều cảm nhận mới mẻ.

Hiệu quả thị giác mà chấm tạo ra trong tác phẩm cho ngƣời xem về chân dung

của một ngƣời phụ nữ trong một không gian thực với nét mặt dịu hiền, đôi

mắt mở to ngƣớc nhìn về hƣớng bên phải, tác giả đã diễn tả ánh sáng hắt nhẹ

trên khuôn mặt tạo nên bằng các độ chuyển về đậm nhạt một cách nhẹ nhàng.

Chân dung đƣợc đặt trong một không gian đơn giản và thuận mắt theo thực tế,

nhƣng lại cho ta thấy chút lung linh pha chút huyền ảo, cảm giác vừa thực mà

lại có sự mơ hồ, xa xôi… Tác phẩm là một tâm sự riêng tƣ và nỗi luyến tiếc

khôn nguôi trong cảm xúc, về ngƣời vợ thân yêu đã đi xa mãi mãi.

Với một cách thể hiện độc đáo về nét trong tranh khắc gỗ đen trắng,

bức tranh “Đông về” [H.6.7.,tr.105] của tác giả Vũ Bạch Liên cho ngƣời xem

đến một khung cảnh thiên nhiên có phần hoang sơ dƣới phong cách hiện thực,

lãng mạn đầy xúc cảm. Đƣờng nét là yếu tố chủ đạo cho tác phẩm và đƣợc tác

giả khai thác một cách triệt để, tỉ mỉ tới từng chi tiết. Phần hình ảnh chính là

các cây cỏ dại mọc trên vùng đất ngập nƣớc bên cạnh một con lạch, các cọng

cây cỏ khô cong queo, lao xao trƣớc cơn gió gợi cho ta cái khô lạnh của đầu

đông. Tác giả chủ yếu sử dụng các nét khắc ngắn và nhỏ li ti đan xen, chồng

lấn vào nhau cảm giác nhƣ có vẻ lộn xộn nhƣng lại theo một trật tự nhất định

của tự nhiên. Tất cả tạo thành một độ xám cho toàn thể bức tranh, vài nét khắc

mảnh mai trên nền trắng gợi không gian mặt nƣớc của con lạch nhỏ, chỉ còn

để lại vài chút đậm dành cho mấy chú chim đang kiếm mồi và bóng tối của

con thuyền làm điểm nhấn cho tác phẩm.

Tác giả đã cho thấy kĩ thuật khắc gỗ điêu luyện và vô cùng tinh tế, từ ý

tƣởng cho đến lựa chọn ngôn ngữ tạo hình cho tác phẩm, những rung động

Page 46: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

46

trong cảm xúc trƣớc vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Sự đơn giản nhƣng khéo

léo trong đƣờng nét đã tạo nên vẻ đẹp trữ tình và có sức hấp dẫn khó diễn tả

hết, lôi cuốn lạ thƣờng đối với ngƣời xem.

Việc sử dụng kĩ thuật số trong đồ họa tạo hình đã mang đến thêm một

lựa chọn cho những nghệ sỹ trong sáng tác tranh in, họa sỹ Vũ Quốc Dũng

với tác phẩm “Hoa văn từ thiên nhiên II” [H.6.1,tr.102] bằng phƣơng pháp in

kĩ thuật số. Trong đó tác giả đã sử dụng đƣờng nét làm các yếu tố cơ bản để

tạo hình cho tác phẩm, họa sỹ lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của thiên nhiên cho bức

tranh của mình, từ những bức ảnh chụp các cành cây khác nhau đã đƣợc đƣa

vào máy tính để chế bản. Tuyến bố cục có xu hƣớng đi theo chiều ngang còn

các hình ảnh đƣợc nhân bản và sắp xếp đối xứng theo chiều trên dƣới tạo cảm

giác cân đối và lạ mắt, các phần hình ảnh của thân cành, quả, lá qua sử lý kỹ

thuật nhƣng vẫn cho cảm giác tự nhiên, hệ thống các nét khi thì dày đặc, chỗ

thì lƣa thƣa tạo có nhiều tầng lớp trƣớc sau, to nhỏ, rõ mờ tới mức bé li ti…,

nhiều chi tiết nhƣ hòa chìm vào với nền. Đây cũng là điểm mạnh của kỹ thuật

máy tính khi muốn tạo hình chi tiết, phức tạp nhƣng không mất nhiều thời

gian nhƣ các kỹ thuật truyền thống khác. Ngƣời xem có cảm giác nhƣ đang

đƣợc tận hƣởng một khùn cảnh thiên nhiên còn hoang sơ khi nằm ngửa nhìn

lên bầu trời qua khoảng trống xen kẽ, lấp ló còn sót lại..., đem đến sự thƣ thái,

thanh thản trong tâm hồn.

* Chấm và đường nét ước lệ, gợi tả

Ở đây, các yếu tố kết hợp tạo nên một phần hình ảnh theo thực tế của

sự vật hiện tƣợng, nó không nhằm biểu đạt khối và không gian thực nên đã

đƣợc thay đổi theo mức đơn giản, đôi lúc có thể giản lƣợc chỉ còn để lại

những gì khái quát, mang tính tiêu biểu của sự vật hiện tƣợng. Một số chi tiết

có thể đƣợc thay đổi nhằm mục đích nhấn mạnh đặc điểm đặc trƣng của sự

vật hiện tƣợng theo chủ quan của tác giả, phƣơng pháp này có thể chuyển hóa

Page 47: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

47

nhiều sự vật hiện tƣợng phức tạp về đƣờng nét hay hình ảnh trở thành đơn

giản để thuận lợi cho việc sắp xếp bố cục và nội dung tác phẩm, cũng có thể

chấm và đƣờng nét để chuyển tài ý nghĩa qua cách tạo ra hình ảnh. Đây cũng

là một cách tƣ duy mới trong sáng tác của tranh in đƣơng đại, tác phẩm

thƣờng biểu thị đƣợc những xúc cảm của tác giả, gây đƣợc sự tập trung của

thị giác, tạo ấn tƣợng riêng cho ngƣời xem.

Điều này đƣợc thể hiện trong những tranh nhƣ tác phẩm “Giờ tan tầm”

của họa sỹ Phạm Duy, tác phẩm “Phú quý hảo hảo” của họa sỹ Nguyễn Nghĩa

Phƣơng, tác phẩm “Công nhân môi trƣờng” của tác giả Trần Thị Cải, tác

phẩm “Nƣớc sông đầu nguồn” của tác giả Vũ Đình Tuấn, tác phẩm “Cảm xúc

từ biển đảo Cà Mau” của tác giả Lý Cao Tấn, tác phẩm “Phụ nữ Dao đỏ

xuống chợ” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, tác phẩm “Nhà hộp” của tác giả

Nguyễn Khắc Hân, “Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ” của họa sỹ Nguyễn Mạnh

Hùng, tác phẩm “Mắt” của họa sỹ Trƣơng triều Dƣơng, tác phẩm nhƣ “Giai

điệu” của họa sỹ Nguyễn Ngọc Vinh...[PL1,tr.92-95].

Ngày nay, qua việc sử dụng các chế bản tác phẩm tranh in thông qua

máy tính cùng phƣơng pháp in lƣới, in kĩ thuật số hay in Offset, một số họa sỹ

đã cho ta thấy hiệu quả trong việc sử lý ngôn ngữ tạo hình, rút ngắn thời gian

chế bản và tạo ra các hiệu ứng, với các phần mềm ngày càng có nhiều tính

năng hỗ trợ tốt hơn. Với tác phẩm in Offset “Cảm xúc từ biển đảo Cà Mau”

[H.9.13,tr.122] của tác giả Lý Cao Tấn, bức tranh là tổng thể của 4 bức nhỏ

đều nhau đặt theo bố cục ngang, trong đó các tất cả hình ảnh gần nhƣ hòa trộn

vào nhau trong một tông màu xanh nƣớc biển. Chấm đã đƣợc sử dụng làm

yếu tố cơ bản cho tác phẩm, hình ảnh đƣợc gợi lên nhờ vô số các chấm màu

nhỏ, tạo thành các hình mảng đan xen theo nhịp điệu đa dạng, chấm khi thì rõ

ràng để tạo ra cái mạch lạc, tƣơng phản và sần sùi gai góc, lúc thì nhỏ li ti hòa

lẫn với nhau nhƣ tan chảy với sự nhẹ nhàng của đậm nhạt. Tất cả các hình

Page 48: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

48

dáng của con ngƣời, cây cối, sóng nƣớc đến mây trời nhƣ đƣợc bồi đắp lên từ

một mặt phẳng, chỗ thì hiện, chỗ thì ẩn lẫn với nhau…, vừa có bóng dáng của

hình ảnh hiện thực nhƣng cũng lại mỏng mảnh nhƣ mơ hồ. Bức tranh là một

không gian tĩnh lặng, pha chút mờ ảo và mang nhiều cảm xúc của tác giả đối

với thiên nhiên.

Với cách sử dụng nét là chủ đạo thể hiện rõ trong tác phẩm khắc gỗ đen

trắng “Giờ tan tầm” [H.8.2,tr.113] của họa sỹ Phạm Duy, tất cả các hình mảng

trong tranh đều đƣợc tạo bởi các nét khỏe khoắn, khúc triết, tác giả dƣờng

nhƣ muốn làm nổi bật hình ảnh qua các nét trắng bao quanh hình mảng mảng

đen một cách rõ ràng, tƣơng phản nhất, rất ít các hình mảng đƣợc tác giả sử

dụng nét để tạo độ trung gian. Họa sỹ sử dụng nhiều hình ảnh kiến trúc,

phƣơng tiện và con ngƣời trong một không gian chật hẹp cùng với bố cục

tranh theo chiều dọc tạo nên một sức đè nặng trĩu trên đầu những nhân vật

phía dƣới, những hình dáng ngƣời và phƣơng tiện giao thông chen chúc, vội

vã chen lấn nhƣ vô cảm. Nhìn vào bức tranh, ban đầu ngƣời ta cảm thấy hơi

khó chịu về sự phân bố của đƣờng nét trên toàn bộ bề mặt, nhiều nét có phần

cứng nhắc và rối rắm. Tuy nhiên, chủ ý đó của tác giả đã làm ngƣời xem cảm

nhận đƣợc ngay đƣợc sự tắc nghẽn, rối loạn của giao thông đô thị trong giờ

tan tầm.

Còn với tác phẩm “Nƣớc sông đầu nguồn” [H.9.5,tr.120] của họa sỹ Vũ

Đình Tuấn, đƣờng nét đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, cách khắc khoáng đạt

nhƣng lại rất chi tiết. Tuy là tranh khắc gỗ màu song tác giả chỉ sử dụng thêm

hai màu để gợi đậm nhạt và sắc cho tác phẩm, còn chủ yếu dùng nét để diễn tả

hình mảng và đậm nhạt cho bức tranh. Tác giả đã khéo léo khai thác hoa văn

trên trang phục nhân vật bằng các đƣờng nét tinh tế, mặc dù hoa văn của

ngƣời dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên có dạng kỉ hà, song tác giả đã tạo

đƣợc sự mềm mại qua cách bố trí các nét với độ to nhỏ, nhiều ít khác nhau tạo

đƣợc nhịp điệu theo trang phục. Trừ mảng đen đậm làm nền tranh thì các hình

Page 49: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

49

ảnh còn lại đƣợc diễn tả với nét khắc to và mạch lạc, những nhân vật đƣợc tác

giả gây ấn tƣợng hơn bằng đƣờng nét có rất khỏe khoắn, đôi chỗ có phần hơi

gai góc, nhằm đẩy sâu hình ảnh những con ngƣời dân tộc thiểu số với đôi mắt

mở to và ánh mắt đầy biểu cảm. Cùng với sự tƣơng phản về sáng tối một cách

rõ ràng đã thể hiện một cách mạnh mẽ tính cách nhân vật, hàm chứa trong đó

sự hồi tƣởng về quá khứ cùng những trăn trở về cuộc sống hiện tại và tƣơng

lai.

Trong tác phẩm khắc gỗ phá bản “Phú quý hảo hảo” của tác giả

Nguyễn Nghĩa Phƣơng cũng sử dụng nét và chấm làm phƣơng tiện diễn tả

chính cho tác phẩm. Tác giả bố cục ở giữa là hình ảnh của ông Địa (thần tài)

tay phải đƣa lên nhƣ đang giữ chiếc bát, tay phải cầm một chiếc cúp vàng

mang dấu tích (v) cho thƣơng hiệu sản phẩm. Xung quanh kín đặc là những

sợi mì tôm đƣợc tác giả tạo hình một cách tự nhiên,

Thân hình ông Địa (thần tài) đƣợc tạo bởi các nét nhỏ nhƣ hòa lẫn vào

màu vàng nhạt tạo độ sáng của trung tâm bức tranh, phía dƣới bức tranh là

khoảng đậm “nâng tầm” hình ảnh nhân vật cũng đƣợc sử lý bằng kỹ thuật

khắc và in màu chìm vào nhau. Ngôn ngữ tạo hình của nét thể hiện rõ trong

cách mà tác giả diễn tả những sợi mỳ, các nét đan xen nhau xoắn xuýt từ phía

trên xuống hai bên nhân vật trong mảng màu nâu cam, các sắc độ màu tạo ra

độ trung gian nhẹ nhàng nhƣng trong đó vẫn nhìn thấy từng nét màu mảnh

mai chạy theo những nhịp điệu khác nhau, khi nổi lên phía trƣớc, khi ẩn vào

phía trong. Kỹ thuật khắc và in tinh tế đã thể hiện đƣợc nhiều độ chuyển màu

sắc cũng nhƣ đậm nhạt ngay cả các chi tiết, nhƣng không làm ảnh hƣởng đến

gam màu tổng thể bức tranh. Nụ cƣời của nhân vật nhƣ sự thỏa mãn tức thời

và ẩn chứa cho thành công ảo tƣởng, bức tranh cho ngƣời xem sự liên hệ với

cuộc sống cùng nhiều suy nghĩ.

Trong phong cách sáng tác mang tính ƣớc lệ, tác giả Vũ Xuân Tình đã

thể hiện tác phẩm khắc gỗ đen trắng “Ngày mai ra khơi” [H.7.10,tr.111] với

Page 50: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

50

sự mới mẻ về bố cục, hình mảng và đặc biệt là đƣờng nét. Tranh đƣợc cấu

trúc bởi ba mảng hình theo chiều dọc riêng biệt, các mảng hình này đƣợc khai

thác triệt để yếu tố của tự nhiên với hình dáng không giống nhau. Mỗi mảng

nhƣ là một mặt phẳng tự nhiên của một khúc gỗ nhƣ vừa cắt ra ở thân cây,

một chút sù sì, cong queo nhƣng vẫn cho thấy chủ ý của tác giả cũng nhƣ sự

thống nhất trong tổng thể tác phẩm.

Cách diễn tả không gian mang tính ƣớc lệ theo chiều dọc nhìn từ trên

xuống, các nhân vật là những ngƣ dân đang chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến

đi biển đánh bắt cá với dáng vẻ khác nhau, phƣơng pháp tạo hình trên nhân

vật tƣơng đối đơn giản, chủ yếu là hình phẳng, không tạo khối mà chỉ gợi nét

đôi chỗ để thay đổi về đậm nhạt, tạo sự tƣơng phản với cách thể hiện xung

quanh nên ngƣời xem đã thấy đƣợc chủ ý của họa sĩ. Hình ảnh chủ đạo của

hai bức ngoài là các tấm lƣới đan xen, kéo dài, tác giả đã sử dụng đƣờng nét

chiều hƣớng khác nhau để diễn tả về đậm nhạt, trên đó đƣợc điểm xuyết một

số chi tiết là cuộn dây dù uốn lƣợn, miếng phao nhỏ ẩn hiện, chao đèn điện

đung đƣa… Đƣờng nét chính là yếu tố quan trọng ở tác phẩm bởi nó đƣợc

diễn tả rất chi tiết với sự thay đổi liên tục về nhịp điệu, phối hợp hài hòa các

nét đen và trắng, tạo ra chiều sâu các lớp trên, dƣới của những tấm lƣới. Cái

đơn giản có phần khô cứng về hình của tấm lƣới đã đƣợc tác giả khéo léo sử

dụng nét để tạo ra “cái đẹp riêng”. Tất cả đƣợc sắp đặt một cách rất tự nhiên

và chìm lẫn vào nhau tạo một độ nền nhẹ nhàng nhƣng không hề đơn điệu. Từ

chỗ tƣởng chừng nhƣ chỉ làm nền cho tác phẩm, nó đã tạo đƣợc độ “sâu” của

bức tranh, là điểm để thị giác muốn dừng lại thật lâu.

Cách bố cục của tác giả rất táo bạo, có phần ấn tƣợng khi đặt hết các

nhân vật và phần nhiều đối tƣợng khác ra phần xung quanh của tranh, tấm ở

giữa đƣợc để nguyên màu đen, chỉ có thêm một sọt cá đầy phía dƣới, tuy

nhiên, dƣờng nhƣ mảng đậm “câm” ở giữa trung tâm tác phẩm đã lên tiếng

cho “thành quả” phía trƣớc của các ngƣ dân trƣớc giờ ra khơi.

Page 51: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

51

2.3. Đặc điểm về hình mảng của tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

Hình mảng là yếu tố cơ bản tạo lên bố cục của tác phẩm mỹ thuật nói

chung và tranh in nói riêng, việc xây dựng bố cục tác phẩm dựa trên các cấu

trúc các hình mảng, sự liên kết của nó theo nhiều chiều hƣớng khác nhau, có

mối quan hệ chặt chẽ và thể hiện ý đồ của tác giả. có thể có nhiều mức độ

diễn tả khác nhau từ khái quát đến thâm diễn…Hình mảng có khi rạnh ròi,

khúc triết, nhiều lúc lại buông lơi, mờ ảo…, tất cả phụ thuộc vào phong cách,

chủ đề, chất liệu và chủ ý của tác giả. Trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 các

tác giả cũng đã thể hiện hình mảng theo nhiều phƣơng thức tạo hình đa dạng

Trong đó có nhiều tác phẩm diễn tả hình mảng có yếu tố trang trí và biểu

hiện, một số đặc điểm khác nhƣ tả thực, hay gợi tả chỉ lấy dáng hình mà

không tả khối, đôi khi cƣờng điệu, thậm chí là tối giản trừu tƣợng…, tuy

nhiên số lƣợng từng loại này không có nhiều và đã đƣợc phân tích qua các nội

dung khác. Vì vậy, hình mảng trong tác phẩm tranh in TLMTTQ năm 2010 và

2015đƣợc phân tích qua hai đặc điểm cơ bản là hình mảng có tính trang trí và

hình mảng có tính biểu hiện.

* Hình mảng có tính trang trí

Tính trang trí ở đây đƣợc hiểu là sự diễn tả các đối tƣợng không theo

nhƣ phối cảnh xa gần, các hình ảnh đã có phần đƣợc thay đổi nhấn mạnh vào

các yếu tố nhƣ đƣờng nét, hình dáng của đối tƣợng mà bỏ qua các yếu tố diễn

tả khối, chuyển độ đậm nhạt hay tỷ lệ theo xa gần của không gian thực, mà

đƣợc bố trí không gian phẳng theo chiều ngang và dọc. Tác phẩm có nhiều

cách biểu hiện phong phú về bố cục và không gian. Hình mảng trong tranh có

yếu tố quan trọng quyết định về bố cục cũng nhƣ biểu hiện giá trị nghệ thuật,

hình ảnh không bị lệ thuộc vào thực tế nên có thể thay đổi, biến hóa theo sự tự

do và giải phóng trong tƣ tƣởng cũng nhƣ cảm xúc của tác giả. Đó là một số

Page 52: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

52

tác phẩm nhƣ tác phẩm “Bình và hoa” của họa sỹ Nguyễn Vũ Quyên, tác

phẩm “Lên Tháp Chăm” của họa sỹ Nguyễn Thị Tố Uyên, tác phẩm “Nét

xƣa” của họa sỹ Vũ Xuân Hiến, tác phẩm “Chuyển hàng” và “Chợ thổ cẩm”

của họa sỹ Trần Tuyết Mai, tác phẩm “Thu hoạch cá biển” của họa sỹ Lê

Quốc Huy, tác phẩm “Nhịp điệu nghìn năm” của họa sỹ Nguyễn Đăng Dũng,

tác phẩm “Sức sống đại ngàn” của họa sỹ Nguyễn Văn Chung...

Nữ họa sỹ Trần Tuyết Mai với tác phẩm khắc gỗ màu “Chợ thổ cẩm”

[H.7.4,tr.108] có cách nhìn thật nhẹ nhàng về vẻ đẹp của các cô gái dân tộc

vùng cao trong chợ phiên. Tác giả đã lựa chọn phƣơng thức diễn tả mang tính

trang trí, ƣớc lệ về không gian, lấy đƣờng nét và mảng làm phƣơng tiện biểu

hiện chính. Hình ảnh ba thiếu nữ đƣợc đặt ở trung tâm của tranh theo chiều

ngang, với trang phục đặc trƣng của ngƣời H‟Mông gồm nhiều hoa văn trang

trí nhƣng đã đƣợc tác giả tinh giản tối đa, xung quanh là rất nhiều các mảng

hình khác nhau diễn tả các đồ vật nhƣ gùi, vải, túi thổ cẩm…, đƣợc sắp xếp

xen kẽ, chồng xếp lên nhau. Tƣởng nhƣ các hình mảng này sẽ làm phức tạp

và vụn vặt cho bố cục, nhƣng đã đƣợc họa sỹ khéo léo bố trí cũng nhƣ đơn

giản hóa về hình và nét, nên lại là yếu tố trang trí, phù hợp với cách thể hiện

nhân vật, tạo nên cái duyên cho tác phẩm.

Trong tác phẩm tranh in độc bản “Bình và hoa” [H.9.3,tr.119] của họa

sỹ Nguyễn Vũ Quyên, hình mảng lại đƣợc trình bày có ý nghĩa biểu hiện và

có tính trang trí, ở giữa trung tâm bức tranh là hình ảnh thân hình một thiếu

nữ đƣợc nhìn từ phía sau, nhƣng tác giả chỉ đƣa một phần cơ thể cho thấy ý

đồ tinh giản về hình thể, và dƣờng nhƣ muốn ngƣời xem “cảm thấy” vẻ đẹp

chứ không phải “nhìn thấy” toàn bộ hình ảnh trọn vẹn thông thƣờng. Đặc biệt

là hình này hoàn toàn đƣợc tạo bởi các nét hoa văn trang trí cách điệu, cho

nên có cảm giác hình ảnh mong manh nhƣ dễ tan biến, điều này tạo cảm giác

cho ngƣời xem đó chỉ là một hình ảnh chắt lọc vẻ đẹp mà tác giả muốn diễn

tả, đó là hình thể của thiếu nữ đồng thời đó có thể là hình ảnh của một bình

Page 53: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

53

hoa bởi xung quang phía trên là các hoa văn trang trí lan tỏa sang hai bên cách

nhẹ nhàng, uốn lƣợn…trong mảng nền trong trẻo. Tác giả đã sử dụng hình và

mảng một cách khá đơn giản, mang tính khái quát cao nhƣng lại đƣợc thể

hiện mềm mại theo cách gợi mở, hƣớng ngƣời xem tự cảm nhận tinh thần và

vẻ đẹp của bức tranh theo cách riêng của mỗi ngƣời.

Cũng bằng chất liệu khắc gỗ màu, họa sỹ Nguyễn Thị Tố Uyên với tác

phẩm “Lên Tháp Chăm” [H.7.12,tr.112] lại có cách diễn tả mang đậm chất

tính trang trí đem đến cho ngƣời xem cảm giác thật nhẹ nhàng và rung động.

Tổng thể không gian bức tranh đƣợc đặt trên một mặt phẳng, trong đó, tác giả

đã khéo léo sử dụng nét hoa văn trang trí đặc trƣng của dân tộc Chăm làm

toàn bộ nền cho tác phẩm. Các nhân vật chỉ còn giữ lại hình dáng chứ không

tạo khối hay diễn tả ánh sáng nhân, những chi tiết trên trang phục đƣợc bố trí

hài hòa cùng việc tạo hình nhân vật bằng các đƣờng nét mềm mại, trau chuốt

đã tạo nên sự tổng hòa mang tính trang trí riêng biệt. Họa sỹ lựa chọn các

hình mảng và đƣờng nét có độ chênh về đậm nhạt không nhiều, và cùng một

tông màu vàng nhẹ nhàng, êm ả. Bức tranh nhƣ một bản nhạc trữ tình du

dƣơng dẫn dắt cho tâm hồn ta đến với những con ngƣời của một nền văn hóa

đậm đà bản sắc dân tộc.

Tác phẩm “Sức sống đại ngàn” của họa sỹ Nguyễn Văn Chung có một

hình thức bố cục lạ mắt với cách diễn hình mảng nhƣ một trang trí đƣờng

diềm kéo dài theo bố cục ngang. Phƣơng thức tạo hình mang tính khúc triết,

đơn giản nhƣng khái quát, tác giả sử dụng các hình ảnh tƣợng gỗ đặc trƣng

của vùng đất Tây Nguyên làm hình ảnh chính chạy ngang bức tranh, với các

hình dáng tự nhiên của ngƣời phụ nữ, trong đó có một phần của cột gỗ đƣợc

trang trí bằng hình và nét đơn giản phá đi sự lặp lại của các bức tƣợng. Những

nét thể hiện chạm khắc tả khối trên những bức tƣợng làm sinh động, trên nền

đƣợc trang trí bằng các hình họa văn dạng quả trám, hình tam giác và nét vạch

ngắn, dài và xoắn ốc làm chặt chẽ cho bố cục, tăng thêm tính trang trí. Chạy

Page 54: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

54

ngang ở phía trên là các hình kỉ hà theo hình chữ “V” cùng hình ảnh hai ngƣời

đặt đối xứng đang ngồi uống rƣợu cần, ở phía dƣới tranh là các hình ảnh con

ngƣời trong tƣ thế, động tác gõ chiêng trong lễ hội, đƣợc đặt trên nền có các

nét đồng dạng theo hình dáng, động tác của nhân vật. Các hình mảng bên trên

và dƣới bức tranh đều cùng một cách tạo hình với hình mảng chính và để

nguyên một mảng màu. Bức tranh đƣợc tác giả để trong gam màu đỏ, các

phần đậm bằng màu đen và lấy điểm sáng bằng màu vàng nhạt càng làm tăng

thêm tính trang trí cho tác phẩm. Tác phẩm đã thể hiện cho ngƣời xem cảm

nhận về yếu tố văn hóa đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa tâm linh.

* Hình mảng có tính biểu hiện

Cách thức tạo hình này không quá lệ thuộc vào thực tế hình dáng, tỷ lệ

của sự vật hiện tƣợng, khả năng diễn đạt đƣợc nhiều hình ảnh, phong phú

trong bố cục khi biểu đạt ý tƣởng, mang đến những cảm xúc trực diện cho

ngƣời xem. Tuy nhiên cần phải có tƣ duy khái quát về hình thể, biết chắt lọc

và biến đổi hình ảnh thành đơn giản tới mức điển hình và mang tính biểu

hiện. Nhiều tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đã thành

công trong việc sử dụng hình mảng làm phƣơng tiện chuyển tải ý nghĩa tác

phẩm nhƣ tác phẩm “Thân phận” của họa sỹ Nguyễn Tất Thắng; tác phẩm

“Giấc trƣa” của họa sỹ Nguyễn Vũ Quyên; tác phẩm “Nạn dây điện trong

thành phố” tác giả Nguyễn Mạnh Hùng …

Với tác phẩm khắc gỗ màu “Kịch bản đƣơng đại” [H.8.7,tr.116] của họa

sỹ Phạm Khắc Quang, hình mảng đƣợc bố trí theo cách cân đối trên bề mặt

tranh, không gian và hình ảnh mang tính khái quát, ƣớc lệ của tranh Đân gian

Đông Hồ, sử dụng phƣơng pháp mang tính ẩn dụ của hình ảnh để nói về một

câu chuyện khác. Tác giả sử dụng các hình mảng một cách rõ ràng, chiếc mặt

bàn hình bầu dục đƣợc đặt vào giữa tranh có điểm thêm các đƣờng nét và vân

gỗ theo cách trang trí nhìn nhƣ con số “0”, xung quanh là các nhân vật đƣợc

lấy từ hình tƣợng chú Tễu trong dân gian, đƣợc tác giả biểu hiện một cách

Page 55: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

55

bằng những nét khắc mạch lạc và khúc triết, đặc biệt là diễn tả khuôn mặt

luôn tƣơi cƣời, các đƣờng nét hoa văn trên các chiếc Cavat cũng đƣợc khai

thác mang tính cách điệu trang trí của các chú Tễu đã mang thêm một ý nghĩa

khác. Các nhân vật với nhiều tƣ thế ngồi và khuôn mặt tạo bố cục sinh động,

nhƣng có vẻ không đồng nhất với khung cảnh buổi họp cũng là yếu tố phản

biện sâu sắc Có thể nói, với phƣơng pháp tạo hình của tác giả trong việc sử

dụng hình ảnh mang tính cƣờng điệu, nhiều ẩn ý đã góp phần làm nên thành

công cho tác phẩm.

Tƣơng đồng trong sử dụng hình mảng kết hợp với đƣờng nét làm ngôn

ngữ chính mang tính tƣợng trƣng, ƣớc lệ cao, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã

thể hiện tác phẩm “Nạn dây điện trong thành phố” [H.8.4,tr.114] trên chất liệu

cao su. Bố cục của bức tranh là một không gian phẳng hai chiều đƣợc tạo bởi

tập hợp những hình ảnh khác nhau có tính tƣợng trƣng, khái quát cao độ, từ

các ngôi nhà tầng đã đƣợc thu hẹp về kích thƣớc và tối giản về hình thể, cây

cột điện, phƣơng tiện và đèn giao thông.. chỉ còn có ý nghĩa cho bố cục. Đáng

chú ý là cách tạo hình các mảng dài bằng tập hợp các đƣờng nét của đƣờng

dây điện chạy theo tuyến ngang và dọc, nằm trên bình diện của tranh với các

liên kết đa hƣớng, đan xen nhau, kết hợp với một số mảng trắng nhỏ luân

chuyển với nhiều hình dạng khác nhau tạo ra sự phức tạp và rối rắm. Điển

hình là những khuôn mặt với đƣờng nét có phần méo mó, ngô nghê nhƣ trẻ

con với các hƣớng khác nhau nhƣ đang ngơ ngác, lấp ló xuất hiện trong các ô

cửa sổ và các đƣờng dây điện chằng chịt. Tất cả các hình mảng đƣợc đặt trên

nền tranh màu đen tạo sự tƣơng phản mạnh về đậm nhạt. Bằng phƣơng thức

thể hiện ngôn ngữ tạo hình đơn giản, các hình ảnh đã đƣợc tối giản chỉ còn

mang tính biểu hiện, kích thƣớc và tỷ lệ của các đối tƣợng trong thực tế không

còn đƣợc tác giả quan tâm. Chính sự đơn giản về hình thể nhƣng lại chặt chẽ

trong bố cục, phong phú về đƣờng nét đã đem lại hiệu quả thị giác cao cho tác

phẩm, gây đƣợc sự chú ý và nhiều suy ngẫm cho ngƣời xem.

Page 56: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

56

Phản ánh một cách sâu sắc hiện thực cuộc sống ngột ngạt của con

ngƣời trong những ngôi nhà chung cƣ là tác phẩm khắc gỗ “Nhà hộp”

[H.8.3,tr.114] của tác giả Nguyễn Khắc Hân. Bức tranh bao gồm năm bức

nhỏ có bố cục theo chiều dọc, mỗi bức là một góc nhìn, một khung cảnh nhỏ

của khu nhà chung cƣ cũ tạo nên toàn cảnh bức tranh về cuộc sống nơi đô

thành đông đúc. Tác giả sử dụng hình mảng đơn giản để xây dựng bố cục cho

không gian tác phẩm, cách diễn tả mang tính biểu hiện tƣợng trƣng nên các

hình ảnh đã đƣợc lƣợc bỏ tới mức tối giản, bỏ qua hầu hết yếu tố ánh sáng và

luật phối cảnh. Các hình ảnh có phần hơi méo, xấu xí, tƣởng nhƣ kém đi sự

hấp dẫn, nhƣng chính điều đó đã tạo ra sức biểu cảm mạnh mẽ cho tác phẩm.

Các hình ảnh tạo nên bố cục là những ngôi nhà hộp vuông vức đến lạnh

lùng, chen chúc nhau một cách lộn xộn. Sự bức bối của thị giác tăng dần lên

khi tiếp nhận những hình ảnh vụn vặt, cháp vá vô thức của chính con ngƣời

tồn tại trong không gian đó tạo nên, nhƣ một tờ giấy trắng mà giờ đây đã bị ai

đó bôi bẩn, gạch xóa và vò nát một cách vô cảm. Đỉnh điểm trong biểu hiện

của bức tranh là hình ảnh của con ngƣời đƣợc tác giả diễn tả với nhiều tƣ thế

khác nhau, nhƣng tất cả đều đang loay hoay, chật vật trong chính căn nhà của

mình. Sản phẩm công trình xây dựng do con ngƣời tạo ra để nhằm phục vụ

cho cuộc sống đó giờ đây đang trở thành một con quái vật từ từ, từng ngày,

từng giờ nuốt dần chính chủ nhân của nó. Tác phẩm nhƣ một lời cảnh báo sự

lệ thuộc của con ngƣời vào nhịp sống đô thị, cũng nhƣ sự trăn trở để đi tìm

một hƣớng đi, một cách giải quyết nhằm thay đổi thực tại.

Tác phẩm “Lời rừng” của họa sỹ Duy Ninh là một trong số ít tác phẩm

tranh in trong TLMTTQ 2010 và 2015 có lối vẽ biểu hiện trừu tƣợng. Tác giả

lựa chọn phƣơng pháp in độc bản cho tác phẩm của mình để thể hiện một nội

dung có tính chất xã hội và môi trƣờng. Là ngƣời theo đuổi phƣơng pháp “thủ

ấn họa “ nhiều năm nên ông có nhiều kinh nghiệm trong các kĩ thuật của thể

loại tranh này. Bố cục của tranh vuông chia thành bốn phần tƣơng đối bằng

Page 57: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

57

nhau một cách đơn giản, trong đó ba ô đƣợc sắp xếp bằng các hình có dạng

thức khác nhau có chung một phong cách, các hình và đƣờng nét có tính tự

nhiên thể hiện kĩ thuật trong in ấn, nó nhƣ biểu hiện về những quả đồi trọc,

những khu rừng đại ngàn đang xơ xác ngổn ngang gốc cây và cành lá.... Ở

góc tranh bên phải phí dƣới là một hình ảnh có lối diễn tả khác, đó là một đôi

môi dày hơi mím lại trong một khuôn mặt bị che khuất bởi mảng màu sáng

trên đó có những vòng tròn của sợi dây... hình ảnh này có chút hiện thực khi

đƣợc diễn tả bằng đậm nhạt và nhƣ thể diễn tả những bức xúc, dồn nén chƣa

nói đƣợc về sự mất mát của thiên nhiên đối với đời sống của con ngƣời.

Tác giả đã để cho sự tự do dẫn dắt các hình thể cũng nhƣ cảm xúc trên

các chất cảm của tranh, các điểm màu nhỏ màu đỏ và da cam là điểm nhấn

trên nền tranh tối sẫm. Bức tranh nhƣ là lời báo về tác hại mà con ngƣời đã và

đang gây ra cho môi trƣờng sống.

2.4. Đặc điểm về không gian của tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

Trong tác phẩm tranh in, không gian đƣợc biểu hiện ở nhiều dạng;

không gian thực theo luật xa gần, không gian ƣớc lệ, không gian đồng hiện

hay trừu tƣợng... Việc sử dụng không gian nào trong tác phẩm không quyết

định chất lƣợng nghệ thuật của tác phẩm, mà quan trọng là họa sỹ diễn tả

không gian nhƣ thế nào cho tác phẩm. Điều đó đƣợc phản ánh khá rõ trong

các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, đó chính là sự

phong phú, đa dạng trong biểu hiện không gian mà các tác phẩm mang đến

cho ngƣời xem, minh chứng về sự sáng tạo mạnh mẽ của các họa sỹ đồ họa

trong giai đoạn này. Ở trong phần nghiên cứu này trình bày về hai hình thức

biểu đạt không gian chủ yếu trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 là không gian

hiện thực và không gian kết hợp hiện thực với ƣớc lệ.

Page 58: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

58

* Không gian hiện thực

Từ trƣớc tới nay, khả năng diễn tả không gian thực hay cách vẽ cực

thực của tranh đồ họa nói chung và tranh in nói riêng có hạn chế hơn so với

loại hình hội họa về màu sắc, nhƣng trong những thập niên gần đây do sự phát

triển của các kỹ thuật khắc và hỗ trợ của kỹ thuật số cùng sự lao động sáng

tạo không ngừng của các họa sỹ thì khả năng diễn tả theo cách trên đã thay

đổi căn bản, ngay cả trong phƣơng pháp truyền thống là tranh khắc gỗ cũng

có thể đƣợc những gì mà hội họa làm đƣợc. Hiệu quả mang lại cho thị giác

ngƣời xem là sự thuận mắt vốn có, diễn tả đƣợc hình ảnh và không gian theo

chiều sâu và cho thấy ngay đƣợc nội dung của tác phẩm, dƣới đây là một số

tác phẩm tiêu biểu của tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 có phƣơng

pháp diễn tả không gian hiện thực.

Bức tranh “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dƣơng” [H.6.2,tr.102] của họa

sỹ Nguyễn Hữu Duy là một ví dụ cho không gian phối cảnh xa gần. Khung

cảnh trong tác phẩm là một khu lò gốm ở trên một sƣờn đồi dốc thoai thoải

với các lớp nhà nối tiếp, đan xen nhau. Tác giả đã sắp xếp những mái của lò

gốm và cây cỏ đã tạo ra các lớp không gian trƣớc sau, các đƣờng ngói chạy

theo nhiều chiều hƣớng trên các mặt phẳng cao thấp khác nhau, đƣợc diễn tả

hết sức chi tiết thể hiện tầm nhìn đối với cảnh vật bằng những nét khắc mềm

mại. Tác giả đã sử dụng nhiều lần in để tạo ra các sắc độ êm ái của tông màu

nâu vàng, những hàng cột xây gạch và những lớp ngói âm dƣơng cũ kĩ đã ngả

màu, bãi cỏ phía trƣớc và hàng cây phía sau cũng chuyển màu nâu xám, bầu

trời màu vàng phía xa cho ta cảm nhận về ánh sáng của buổi chiều tà trong

khung cảnh tĩnh mịnh và thanh bình.

Tác phẩm “Ngõ nhỏ”, họa sỹ Tạ Thị Ngọc Phê cũng có phong cách

tƣơng đồng trong diễn tả không gian, chỉ có điều khung cảnh đƣợc thể hiện ở

trong phạm vi hẹp hơn. Bức tranh gồm có hai bức to ở chính giữa và hai bức

nhỏ cạnh bên, khung cảnh là những góc nhỏ và hình ảnh chính đều diễn tả kết

Page 59: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

59

cấu bằng gỗ của kiến trúc. Bố cục đƣợc tạo hình bằng sự sắp xếp của các cột,

thanh và tấm gỗ to nhỏ, dài ngắn theo các chiều hƣớng thay đổi, tạo sự liên

kết chặt chẽ, hình thành độ hút sâu về không gian. Tác giả đã kết hợp thêm

phần tƣờng gạch và mái để hoàn thiện tổng thể cho tác phẩm, cách kết hợp

các mảng hình thẳng và dáng vẻ cong queo tự nhiên của nó đã hóa giải sự đơn

điệu của hình ảnh và bố cục. Những đƣờng nét nhỏ mờ tạo vân trên tấm gỗ cũ

bạc phếch theo thời gian là chi tiết điểm xuyết, một vài mảng trống để bầu

trời lộ ra cho bố cục thêm sinh động và thể hiện không gian xa cho bức tranh.

Các khoảng sáng hắt trên tấm gỗ và con đƣờng cho thấy ánh sáng chiếu

xuống một cách tự nhiên, những khoảng đậm của bức tranh đƣợc tạo bởi bóng

đổ của hình ảnh, với cách bố trí lan tỏa đã dẫn dắt thị giác ngƣời xem toàn bộ

bức tranh. Với tông màu nâu xám với nhiều độ đậm nhạt chuyển sắc nhẹ

nhàng đã cho thấy sự chính xác, tỉ mỉ trong kỹ thuật in, các nét khắc tinh tế

cũng thể hiện “đao pháp” của tác giả. Bức tranh đã gợi cho ngƣời xem sự bình

dị, thân quen và nhẹ nhõm thanh thản trong tâm hồn.

Trong bức tranh “Tự vấn” [H.9.1,tr.118], họa sỹ Vũ Bạch Liên đã tìm

cho mình một bố cục có không gian gần và đơn giản, điều này cũng thể hiện ý

đồ từ ban đầu của tác giả khi tậ trung diễn tả khuôn mặt và đôi bàn tay của

một cô gái. Xung quanh bức tranh đƣợc tác giả giản lƣợc về cách tạo hình để

tập trung vào nhân vật, đó là vô số những cánh bƣớm phẳng đan xen, hòa lẫn

vào nhau trong một tông màu tím hơi đậm. Phần trung tâm là hình ảnh đã

đƣợc diễn tả một cách chân thật, đầy đủ theo ánh sáng tự nhiên, ẩn hiện là

khuôn mặt hơi mờ sau mái tóc xõa lƣu thƣa từng sợi một, từ trong đôi mắt của

nhân vật có một đốm sáng nhỏ tí, lấp loáng nhƣ đom đóm trong đêm, ở phía

dƣới cho ta thấy rõ từng ngón tay nhỏ đan chặt vào nhau đặt trƣớc cằm, đậu

trên là một con bƣớm nhƣ đang dập dờn đôi cánh mỏng. Hình ảnh đã tạo hiệu

quả thị giác về diễn tả hình ảnh và không gian theo quy luật tự nhiên, cho thấy

khả năng cũng nhƣ kinh nghiệm của tác giả trong phƣơng pháp và kĩ thuật

Page 60: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

60

tranh in đá. Độ xốp của đá đƣợc họa sỹ khai thác khi in chồng đè các lớp màu

tạo đƣợc các sắc độ khác nhau mà không bị nhòe và trơ, những nét mảnh mai,

mềm mại nhiều chỗ nhƣ tan biến, lẫn vào nhau đƣợc tác giả sử dụng là yếu tố

đặc trƣng trong tranh in đá. Tác giả đã kết hợp không gian mang tính trang trí

của nền để làm rõ trọng tâm theo không gian thực,vớigam màu nâu tím đậm

kết hợp cùng các sắc hơi xanh, cam đầy nữ tính và có phần bí ẩn. Hình ảnh

đầy tâm trạng đƣợc biểu hiện tinh tế qua bàn tay, khuôn mặt và đặc biệt là ánh

mắt nhìn thẳng sâu thẳm nhƣ từ trong tâm hồn của nhân vật. Hơn thế nữa,

ngƣời xem còn cảm nhận thấp thoáng trong đó là nhiều hay ít chính là hình

bóng của tác giả.

Tác giả Nguyễn Đức Hạnh khai thác đƣợc không gian một cách ấn

tƣợng trong bức tranh “Đèn vàng 1- 2” [H.8.8,tr.116], phối cảnh không gian

trong nhà với tầm nhìn phía trên xuống, các hình mảng đƣợc tạo hình thay đổi

thuận theo mắt nhìn. Tranh là sự kết hợp của hai phần bố cục riêng biệt nhƣng

liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên tổng thể hài hòa với nội dung sinh hoạt

của câu lạc bộ bi-a về ban đêm. Mỗi bố cục đều lấy sự phối hợp của hình ảnh

“tĩnh” và “động”, phần tĩnh là sự sắp xếp bằng các hình mảng tƣờng, các cột

nhà, bàn bi-a và những chiếc đèn, chúng đƣợc bố trí tạo ra các nhịp điệu và

chiều hƣớng sinh động. Kết hợp với nó là phần động với những dáng vẻ của

những nhân vật là yếu tố trọng tâm của tác phẩm, ở bức tranh bên trái, tác giả

đặt các thiếu nữ (nhân viên phục vụ) phía trƣớc với các dáng vẻ khác nhau,

mỗi nhân vật là một tƣ thế động tác sinh động nhƣng đều ở cùng một tâm

trạng. Các hình ảnh đƣợc đặt vào một tông màu tối để tập trung vào ánh đèn

và hình dáng các nhân vật. Ánh sáng vàng của những chiếc đèn là điểm nhấn

trong không gian, đặc biệt là cách tạo hình hệ thống đèn theo các hình mảng,

đƣờng nét có chiều hƣớng khác nhau cho ta cảm giác nhƣ đang chuyển động,

nhấp nháy, tạo một không gian sâu hút của tác phẩm, mang yếu tố hiện thực

sâu sắc.

Page 61: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

61

* Không gian kết hợp hiện thực với ước lệ

Một số họa sỹ lại kết hợp giữa phƣơng pháp diễn tả hình khối theo

không gian xa gần và các hình mảng phẳng ƣớc lệ về xa gần để làm không

gian cho tác phẩm. Ở đây, yếu tố ƣớc lệ là giản lƣợc sự phụ thuộc vào kích

thƣớc, hình ảnh.., có khi gần nhƣ bỏ quên luật phối cảnh và thƣờng chỉ có

diễn tả theo bề mặt tranh theo chiều ngang và dọc, không có diễn tả chiều sâu

không gian. Phƣơng pháp này tạo ra các bố cục, có phần đơn giản về hình

ảnh, linh hoạt hơn trong bố trí các sự vật hiện tƣợng ở các không gian khác

nhau trên cùng một mặt phẳng. Nhiều tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015 cũng đã tạo ra ấn tƣợng về mặt thị giác, “giữ chân” ngƣời xem

đƣợc khán giả với nhiều cách biểu hiện ngôn ngữ đầy sáng tạo.

Họa sỹ Kiều Trung Hiếu với tác phẩm khắc gỗ màu “Chuyện của

những ngƣời chồng” [H.7.9,tr.111] đã kết hợp yếu tố hiện thực và ƣớc lệ. Tác

giả sử dụng các hình mảng một cách rõ ràng, mang tính cụ thể song cũng có

phần đơn gián hóa để biểu thị đặc điểm đặc trƣng của sự vật hiện tƣợng. Các

hình mảng đƣợc bố trí một mảng đậm theo chiều ngang, tuyến nhân vật chính

này đƣợc tác giả khái quát một cách liền mạch, trong đó các trang phục của

nhân vật là những mảng màu đen tuyền, chỉ gợi hình bằng nét nhỏ và mờ tạo

thành tuyến nhân vật một cách chặt chẽ, thống nhất. Cách tạo hình phần

khuôn mặt, tay và chân các ngƣời đàn ông đang thổi kèn là trọng tâm của tác

phẩm đƣợc khắc bằng các nét đen mạch lạc, rõ ràng có phần hơi cƣờng điệu

nhằm diễn tả sự gân guốc rắn rỏi cũng nhƣ nét đặc trƣng của ngƣời vùng cao.

Phía dƣới nền đất và bầu trời ở trên cũng đƣợc tác giả diễn tả theo ngôn ngữ

có tính ƣớc lệ bằng các hình mảng lƣợn nhƣng đôi chỗ góc cạnh và không

đơn thuần là một nhịp điệu theo chiều ngang, màu của nền chuyển từ độ đậm

của tím nâu sang xanh tím, còn màu của bầu trời là cam nhạt cạnh màu xanh

cây viền nét tím của những đám mây, một vài hình ảnh của đồ vật đƣợc cài

nét màu đậm tạo hình chắc chắn, đồng điệu với nhân vật và toàn bộ khung

Page 62: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

62

cảnh của bức tranh. Cách diễn tả hình mảng đã gây đƣợc cảm giác về sự tập

trung của bố cục, tao ra tính chất điển hình của nhân vật và tính nhất quán

trong biểu hiện của tác phẩm.

Một tác phẩm có kỹ thuật khắc nét nhẹ nhàng, đa dạng là bức tranh

khắc gỗ đen trắng “A Di Đà Phật” [H.9.8,tr.121] của tác giả Nguyễn Khắc

Hân. Tác phẩm đƣợc tạo thành từ ba bức nhỏ có bố cục chiều dọc, bức ở giữa

có kích thƣớc lớn nhất còn hai bức bên cạnh bằng nhau. Nét ở đây là ngôn

ngữ tạo hình chủ đạo để diễn tả hình ảnh và không gian, một số hình ảnh

chính là những đứa trẻ diễn tả theo không gian xa gần, với sự khéo léo kết

hợp chiều hƣớng, mau thƣa khác nhau, các nét khắc nhẹ nhàng đã tạo ánh

sáng và khối hình của từng chi tiết một, từ sự mềm mại của chất vải trên quần

áo đến diễn tả chất của da thịt, phƣơng pháp tạo nên các khối hình đa dạng,

thấy rõ chiều sâu không gian bằng ánh sáng từ phía trên chiếu xuống tạo nên

các khoảng sáng và bóng đổ trên thân thể các nhân vật. Còn phía nền thì họa

sỹ tạo bóng ngƣời, hình ảnh Phật và lá Bồ đề với cách diễn tả bằng mảng

đậm, bên cạnh là các nét dài mảnh tƣơng đối đều nhau để tạo ra các hình

mảng bẹt thấp thoáng phía sau, bức bên phải thì tác giả để nguyên nền màu

đen để làm nổi hình ảnh tƣợng Phật đƣợc diễn tả theo khối. Ở dƣới cùng hai

bên là hai mảng mô típ hoa văn cổ mang tính trang trí. Không gian tác phẩm

là sự kết hợp giữa diễn tả không gian có chiều sâu và không gian phẳng, là sự

kết hợp yếu tố thực mang tính động và yếu tố hƣ mang tính tĩnh, nhƣng nó lại

mang sự cân bằng về lƣợng về chất cho tác phẩm. Đƣờng nét trong tranh là

điểm mạnh của tác giả, đã đƣợc thay đổi đầy biến hóa, chỉ bằng hai màu đen

và trắng nhƣng lại tạo ra nhiều mức độ đậm nhạt phong phú tới mức tinh tế,

tạo ra cảm giác nhƣ đến một không gian vừa thật vừa hƣ.

Tác phẩm “Giai điệu” của họa sỹ Nguyễn Ngọc Vinh với chất liệu khắc

và ăn mòn inox lại cho ngƣời xem cảm nhận về sự đổi mới và tìm tòi trong

Page 63: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

63

ngôn ngữ tạo hình tranh in và chất liệu thể hiện. Bố cục của tác phẩm đƣợc

tạo bởi hình ảnh cây đàn violin ở trung tâm, hai bên là hai chú cá đang bơi

ngửa tạo cảm giác lạ mắt. Bức tranh có tạo hiệu ứng lan tỏa từ trung tâm

hƣớng ra xung quanh bằng các chấm và vạch ngắn nối tiếp nhau, những nét

cong mềm mại thể hiện rõ đặc điểm của cây đàn violin, các chấm nhỏ lăn tăn

tạo nên độ chuyển đậm nhạt nhẹ nhàng cùng với 4 sợi dây màu sáng rõ nét,

một phần của cây đàn thì chìm lẫn vào nền tranh. Còn các chú cá cũng đƣợc

thể hiện bằng nhiều chấm và nét nhỏ đƣợc sắp xếp đều đặn tạo nên sự mềm

mại của vây và đuôi cá, có thêm vài chi tiết đậm để diễn tả không gian. Tác

giả đã kết hợp các đối tƣợng theo không gian thực riêng biệt nhƣng lại xuất

hiện trên cùng bức tranh. Hệ thống chấm và nét có cùng một cách thức biểu

hiện cho cảm giác nhƣ đƣợc thiết kế chế bản trên máy tính. Cách tạo chấm và

nét theo hiệu ứng lan tỏa từ trung tâm hƣớng ra xung quanh bức tranh đã tác

động mạnh tới thị giác ngƣời xem, tạo cảm giác về sự chuyển động và âm

thanh trong tác phẩm.

Trong tác phẩm khắc đồng “Kĩ ức lãng quên” [H.9.9,tr.122] của họa sỹ

Nguyễn Khải Hoàn, tác giả tạo đã ra một không gian mang tính siêu thực, lạ

lẫm và xa xôi. Phối cảnh không gian đƣợc diễn tả theo hƣớng tụ về phía xa

ngay ở chính diện. Bức tranh có sự hòa trộn của không gian theo luật xa gần

với khung cảnh theo sự tƣởng tƣợng mơ hồ, hình ảnh đầu ngƣời đặt gần ngay

phía dƣới của bức tranh nổi trên với đặc điểm hơi kì dị, bởi đồng thời đó cũng

là hình của một chú rùa đang tiến về phía trƣớc. Ở phần trên bức tranh tạo cho

ngƣời xem cảm giác nhƣ nhìn ở trong hang ra ngoài bầu trời, với các lớp lang

xung quanh nhấp nhô xa dần cho đến khoang hở có hình giống nhƣ một

khung cửa có vòm, chạy ngang qua là hình ảnh tựa nhƣ các dải mây nhẹ lơ

lửng. Tác giả đã dùng kỹ thuật ăn mòn bề mặt bản in đồng để tạo ra các phần

đậm nhạt lan tỏa, uốn lƣợn nhẹ nhàng rất chi tiết, điều này cho thấy sự bồng

bềnh, xốp nhẹ của mây. Nó đƣợc kết hợp với các nét khắc chìm, có tính hệ

Page 64: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

64

thống cao và nhiều mức độ nông sâu khác nhau, đã tạo ra không gian tiếp nối

từ trong ra tới hình khung cửa, hình ảnh này đƣợc tác giả để nguyên vẹn là

mảng sáng nhất, tạo cảm giác nhƣ ánh sáng chói lóa của bầu trời xa

thẳm...Tác giả đã chủ động đơn giản về màu sắc mà chủ yếu sử dụng đậm

nhạt để diễn tả, phía trƣớc bức tranh chỉ gợi thêm một chút màu ấm cho hình

ảnh gần, còn lại phía trên mảng màu sáng có gì đó hơi lạnh cho cảm giác xa

dần đến vô tận, với tác phẩm này màu sắc chỉ là ”gia vị” cho một “bữa tiệc” là

tác phẩm nghệ thuật. Tất cả đã tạo nên một không gian khác biệt, liên tƣởng

đến sự tƣởng tƣợng mang tính cá nhân, hòa lẫn sự hoang tƣởng hoàn toàn chỉ

có trong giấc mơ, đó chính là dấu ấn riêng của tác giả mang lại đƣợc cho

những ngƣời xem tranh.

2.5. Đặc điểm về chất cảm của tác phẩm tranh in trong triển lãm

Mỹ toàn quốc năm 2010 và 2015

Chất cảm là một trong những yếu tố quan trọng của ngôn ngữ tạo hình,

dùng để biểu hiện cảm xúc của tác giả trong một tác phẩm nghệ thuật tạo

hình. Với tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, các tác phẩm

đã thể hiện sự phong phú về chất liệu, kĩ thuật và phƣơng pháp thể hiện, đồng

nghĩa với nó là sự đa dạng trong biểu hiện chất cảm, tạo ra nhiều xúc cảm cho

ngƣời xem, góp phần tạo nên bức tranh tƣơi mới nhiều sắc màu của tranh in.

Nói đến chất cảm trong tác phẩm tranh in là nói đến phƣơng pháp, kĩ

thuật tả chất, đó chính là khả năng bắt chƣớc diễn tả về cấu tạo vật chất, biểu

hiện trong thực tế không gian của sự vật một cách tinh tế và nghệ thuật nhất,

điều này có đƣợc do quá trình phân tích một cách khoa học, thông qua cảm

xúc của mỗi tác giả khi nhìn nhận sự vật dƣới góc tạo hình. Mỗi một phƣơng

pháp in, chất liệu in sẽ có những cách tạo chất khác nhau, hay cùng một chất

liệu thì mỗi tác giả cũng có cách thể hiện riêng của mình.

Page 65: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

65

* Chất cảm trong tranh in nổi

Trong tranh in nổi, các họa sỹ thƣờng sử dụng đƣờng nét để tạo nên

hình mảng, vị trí, hƣớng đi của nét, mật độ và mức nông sâu của nét khắc sẽ

tạo ra các độ đậm nhạt, hình khối hoặc không gian xa gần. Tranh in nổi

thƣờng có tính khỏe khoắn, khúc triết, có tính biểu cảm mạnh mẽ.

Trƣớc kia tranh in thƣờng sử dụng ít màu do yếu tố truyền thống,

phƣơng pháp làm thủ công, ngày nay với sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật số,

sử dụng máy in trục lăn và phƣơng pháp khắc phá bản thì có thể in đƣợc

nhiều màu cho một tác phẩm mà không quá phức tạp. Còn với khắc gỗ đen

trắng, ngoài việc tiếp thu các kĩ thuật truyền thống, các tác giả đã có nhiều sự

sáng tạo trong kĩ thuật, sử dụng hiệu quả các ngôn ngữ tạo hình để diễn tả,

cho cảm giác về chất phong phú, tạo không gian ba chiều... biểu đạt nhiều sắc

thái khác nhau của đối tƣợng, cảm xúc của ngƣời họa sĩ.

Với tác tranh in đen trắng thì đƣờng nét thƣờng giữ vai trò chủ đạo, nhƣ

trong tác phẩm khắc gỗ “Nhịp chợ vùng Cao” [H.7.6,tr.109] của họa sỹ

Nguyễn Khắc Tài, đƣờng nét là ngôn ngữ tạo hình bao trùm toàn tác phẩm,

liên kết chặt chẽ các tuyến nhân vật bằng hệ thống nét linh hoạt. Tác giả đã

diễn tả hình dáng, đặc điểm trang phục nhân vật, con ngựa và các đồ vật hàng

hóa của phiên chợ vùng cao với các đƣờng nét khúc triết, sinh động. Phƣơng

thức họa sỹ tạo nên đƣờng nét màu trắng bằng cách khắc nét trên bản gỗ và

dùng màu đen để in, trong đó có phối hợp cách in chồng màu trên cùng một

bản pha chút ngẫu hứng, đã tạo ra sự chuyển hóa về sắc và đậm nhạt một cách

nhẹ nhàng. Cách thức tạo nền sáng kết hợp các nét đơn giản có chiều hƣớng

biến đổi lên tục để diễn tả con ngƣời cùng cảnh vật nhƣ nền đất, cây cối và

núi tạo sự hài hòa, đã làm nổi bật đƣợc chủ đề tác phẩm, tạo sự độc đáo lạ mắt

và hấp dẫn.

Tác phẩm khắc gỗ “Chân dung hoạ sĩ đồ hoạ” [H.9.12,tr.123] Đỗ Đình

Tân lại có cách diễn tả chất rất tinh tế qua việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình

Page 66: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

66

chính là đƣờng nét. Tuy sử dụng phƣơng pháp khắc phá bản nhƣng tác giả

không dựa nhiều vào yếu tố màu sắc (điều mà phƣơng pháp này dễ dàng làm

đƣợc so với phƣơng pháp khắc gỗ truyền thống), tác giả nhƣ muốn giản lƣợc

mọi thứ khác để khai thác tối đa hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm, thông qua

ngôn ngữ tạo hình là đƣờng nét theo cách của riêng mình. Từ bố cục, họa sỹ

đã lựa chọn các đối tƣợng hết sức đơn giản để đƣa vào tranh, ngoài phần chân

dung chiếm diện tích chủ đạo, họa sỹ sử dụng một phần hình ảnh của chiếc

máy in tranh, một khoảng ô cửa sổ tạo sự liên quan chặt chẽ về hình mảng,

điều này cho thấy tác giả có sự lựa chọn rất kỹ đối tƣợng thể hiện trong tác

phẩm của mình. Toàn bộ bức tranh đƣợc hoàn thành bằng những nét dao

mạch lạc và rõ ràng, nhân vật đƣợc khắc họa điển hình cho thấy sự rắn rỏi có

phần gai góc, với đôi mắt mở to nhìn thẳng ra với ngƣời xem, tạo ấn tƣợng

trực diện một cách mạnh mẽ.

Với phƣơng pháp diễn tả hình mảng một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển,

tác phẩm tranh in gỗ “Tập bơi” [H.7.5,tr.109] của tác giả Dƣơng Thị Quang

Sắc mang đến ngƣời xem một cảm giác thƣ thái, vui vẻ. Hình ảnh ba đứa trẻ

đang tập bơi dƣới làn nƣớc hiện lên một cách sinh động bởi các hình ảnh có

sự hòa lẫn vào nền tranh, nét của hình lúc tỏ lúc mờ, sóng sánh theo mặt

nƣớc. Tác giả chỉ gợi một chút nét trên trang phục của nhân vật để tạo sự thay

đổi, làm phong phú cho hình mảng chứ không muốn làm quá rõ hay phân biệt

một cách các chi tiết trên nhân vật với nhau, giữa nhân vật với nền. Hay cũng

không muốn diễn tả mặt nƣớc một cách chi tiết mà cho ngƣời ngƣời cảm nhận

thấy hơn là nhìn thấy một cách rõ ràng. Các hình ảnh đƣợc diễn tả một cách

đặc biệt so với tranh khắc gỗ thông thƣờng vì tác giả đã tạo các sắc độ màu

ngay trên một lƣợt in, tạo ra độ loang của màu, hòa trộn giữa nét và mảng.

Tuy vậy, yếu tố hình mảng ở đây không mất đi, mà nó vẫn cho ta cảm thấy

đƣợc rõ vai trò của trong bố cục, đồng thời tạo nên sự chuyển động của hình

dáng, động tác các đứa trẻ, hòa nhập với nội dung của tác phẩm.

Page 67: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

67

* Chất cảm trong tranh in chìm

Còn trong thể loại tranh in chìm chủ yếu sử dụng hai kỹ thuật đó là

khắc bằng axit và khắc tay, vì vậy khả năng biểu đạt hình mảng đối với hai kỹ

thuật có sự khác nhau rõ rệt. Kỹ thuật tạo hình mảng là do yếu tố chấm và

đƣờng nét quyết định, nên có vẻ đẹp đặc trƣng là mềm mại, tạo ra nhiều tầng

lớp nông sâu. Đối với tranh khắc bằng axit hay khắc nét trực tiếp bằng đầu

bút kim loại những phần tử in sẽ chìm xuống dƣới bề mặt chất liệu và giữ

mực, do độ mạnh, nhẹ, dày, thƣa… khác nhau, tạo nên hiệu quả đanh sắc

hoặc uyển chuyển, ngoài ra có thể sử dụng các kỹ thuật tạo mảng khác nhƣ

aquatin, kẽm hở... Do đặc thù của chất liệu nên cảm quan về đƣờng nét và

mảng trong tranh in chìm thƣờng sắc sảo, tinh tế và mềm mại trong từng chi

tiết nhỏ nhất. Các tác phẩm tranh in chìm trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

đã thể hiện đƣợc những đặc trƣng của kỹ thuật và phƣơng pháp in chìm, các

họa sỹ đã rất sáng tạo trong biểu đạt, thể hiện đƣợc tính linh hoạt, sự biến đổi

tinh tế trong đƣờng nét, nuột nà và trong trẻo về sắc độ, giàu sức biểu cảm.

Một tác phẩm cũng tạo đƣợc ấn tƣợng về diễn chất là bức tranh “Đèn

vàng 1- 2” [H.8.8,tr.116] của họa sỹ Nguyễn Đức Hạnh. Với cách tạo hình

không gian tranh theo hiện thực, tác giả đã sử dụng ánh đèn để làm cảm hứng

cho tác phẩm, các hình ảnh trong không gian đƣợc đặt vào một tông màu tối,

tuy nhiên trong phần đậm của tƣờng và nền đã đƣợc tác giả thể hiện một cách

khéo léo, các phần tối rất nhẹ êm nhƣng vẫn đầy đủ mọi sắc độ. Để có đƣợc

hiệu quả đó, tác giả đã mất rất nhiều thời gian và công sức thể hiện, bằng kĩ

thuật rắc nhựa thông (aquatin) nhiều lần với những hạt nhỏ li ti, cùng với sự

thay đổi về thời gian ngâm a xít và kinh nghiệm của tác giả, mới có thể

chuyển hóa từ ý tƣởng sang hiện thực đƣợc. Ánh sáng vàng của những chiếc

đèn là điểm nhấn tác phẩm đƣợc tạo màu gần nhƣ thuần khiết bởi nó vừa có

độ rực rỡ, lại vừa hiu hắt khó diễn tả hết đƣợc. Sự cộng hƣởng của phần sáng

của ánh đèn trên các nhân vật tạo nên nhịp điệu chung, không gian trở lên mờ

Page 68: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

68

ảo, quánh đặc và có phần hơi ngột ngạt. Tác giả đã sử dụng 3 bản kẽm đƣợc

chế bản một cách hết sức công phu, kỹ thuật chế bản tinh tế, tác giả đã kết

hợp hài hòa từng lƣợt in, chuyển đậm nhạt vừa êm dịu nhƣng lại có sắc màu

phong phú.

* Chất cảm trong tranh in phẳng

Tranh in đá là đại diện cho đồ họa tạo hình theo phƣơng pháp in phẳng,

đây là một chất liệu tƣơng đối đặc biệt, có nhiều chất biểu cảm do đặc tính

của bề mặt đá mang lại, cũng là chất liệu có nhiều kỹ thuật, phức tạp trong

chế bản và in ấn. Tuy nhiên hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại cũng tƣơng

xứng với những khó khăn trên. Nó có thể diễn tả đƣợc các chấm bé nhỏ,

những đƣờng nét mảnh mai, diễn tả sự biến đổi phong phú của đậm nhạt, tạo

ra nhiều chất biểu cảm do độ xốp, mịn của chất liệu.

Một số ít tác giả đã thành công trong sử dụng phƣơng pháp tạo hình

tranh in này, trong đó có tác giả Nguyễn Vũ Quyên với tác phẩm tranh in đá

“Giấc trƣa” [H.9.11,tr.123]. Họa sỹ mang đến cho ngƣời xem những xúc cảm

đan xen, hòa lẫn vào nhau. Từ cảm nhận về vẻ đẹp căng đầy sức trẻ của thiếu

nữ cho đến cho đến những cánh bƣớm mỏng manh, đầy sắc màu bay dập dờn

quanh ngƣời nhân vật, cảm giác nhƣ là ảo ảnh khó cầm nắm đƣợc. Tác giả đã

khai thác đặc tính của chất liệu đá, các kỹ thuật in một cách hợp lí và khéo

léo. Hình ảnh thân thể nhân vật đƣợc thể hiện ngay cận cảnh với các đƣờng

cong mềm mại, toàn bộ đƣợc phủ sắc màu đỏ tím và hồng đang tan chảy, lan

tỏa tạo nên sự chuyển động của da thịt một cách tự nhiên, sắc nóng của màu

và trên cơ thể tạo nên đôi chỗ lấm tấm, ƣớt nhòe nhƣ muốn phá vỡ những gì

đang hiện hữu. Một vài con bƣớm bay chập chờn bên cạnh với sắc màu lạnh

nhƣ muốn làm dịu đi tất cả, tạo lên mối quan hệ khăng khít của các đối tƣợng

với nhau. Phƣơng pháp in chồng đè màu cùng các hình ảnh theo mảng tự

nhiên của tác giả, cho cảm nhận cái mỏng mảnh của cánh bƣớm, ngƣời và

bƣớm nhƣ hòa lẫn vào nhau nhƣ thể là một ảo ảnh thoáng qua. Với cách tiếp

Page 69: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

69

cận nội dung nhẹ nhàng, ý nhị cũng kỹ thuật in đá màu nhuần nhuyễn, giàu

chất biểu cảm, tác giả đã để lại cho ngƣời xem những dƣ vị ngọt ngào, lãng

mạn vầ sâu lắng.

* Chất cảm trong tranh in xuyên

Sử dụng kĩ thuật số để hỗ trợ chế bản cũng nhƣ in ấn tác phẩm (tranh in

có sử dụng kỹ thuật số) là một phần trong tổng thể tranh in nói chung, có

nhiều tiềm năng phát triển trong xu hƣớng tạo hình tranh in hiện đại. Nó có

khả năng diễn tả chất khá phong phú và chi tiết, có thể đảm bảo các yêu cầu

của họa sỹ đối với tác phẩm. Với tác phẩm in lƣới “Huyền thoại Sầm Sơn”

[H.6.10,tr.106], tác giả Lê Thị Thanh mang đến cho ta cảm giác thật nhẹ

nhàng, thƣ thái khi “đối thoại” với các sinh vật biển. Bố cục tranh gồm ba bức

nhỏ tạo hình từ các sinh vật, họa sỹ đã sử dụng phƣơng pháp thể hiện giàu

tính trang trí để biểu hiện tình cảm với tự nhiên. Những hình ảnh đƣợc diễn tả

một cách hết sức chi tiết theo hiện thực, cùng các độ chuyển của màu và sắc

thật nhẹ nhàng, từ những vết mờ đỏ nâu trên mai cua đến hạt lấm tấm màu tím

hồng của vỏ ốc..., hay cả bóng đổ của nó nhƣ để diễn tả một phần không gian

thực. Kết hợp thêm các hình ảnh rong rêu, sóng nƣớc đƣợc tạo hình trang trí

thuần túy. Nhìn qua có vẻ nhƣ là sự đối lập về sắc màu và không gian, tuy

nhiên với tông màu xanh lẫn cùng tím nhạt đã làm nền cho các hình chính, và

sự liên kết với nhau có tính lô gíc đã làm hài hòa cho tổng thể. Bức tranh nhƣ

là “tâm sự“ của tác giả về những kí ức của tuổi thơ và tình yêu đối với thiên

nhiên, biển cả.

* Chất cảm trong tranh độc bản

Đối với việc tạo chất trong tranh in độc bản ngoài việc họa sĩ sử dụng

cấu trúc đƣờng nét để tạo hình theo đúng tính chất với sự vật khi muốn diễn tả

một cách trực tiếp lên bề mặt chất liệu, còn sử dụng ngay những vật liệu có

sẵn mà bản thân những vật liệu đã có sẵn về cấu trúc hình dáng.., điều đó đem

lại những hiệu quả bất ngờ, hiệu quả trực tiếp hơn so với cách chúng ta tạo

Page 70: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

70

hình các sự vật bằng tay. Tuy nhiên để có đƣợc các tác phẩm có chất lƣợng

nghệ thuật tốt, ngƣời họa sỹ phải có nhiều trải nghiệm mới có thể nắm bắt

đƣợc các kỹ thuật trong tranh in độc bản.

Họa sỹ Lê Huy Tiếp là ngƣời cũng đã có một quá trình trong sáng tác

thể loại tranh này, tác phẩm “Thành cổ Quảng Trị” [H.5.5,tr.101] không sử

dụng cách diễn tả không gian xa gần mà thể hiện không gian theo mặt phẳng.

Với kĩ năng và kinh nghiệm nhiều năm trong phƣơng pháp in độc bản, tác giả

đã thành công trong việc khắc họa lại ký ức về thành cổ Quảng Trị trong

những năm kháng chiến ác liệt nhất. Họa sỹ sử dụng hình ảnh mảng tƣờng

thành cũ kĩ theo thời gian và mang trên mình các dấu tích của những vết đạn

bom làm nền cho tác phẩm, cách tạo hình các đƣờng nét chằng chịt trên mảng

nền màu nâu xám nhạt tạo nên bố cục thật đơn giản nhƣng đầy ý nghĩa.

Tƣơng phản với nó là một hình ảnh hoàn toàn đối lập, đó là các khoảng tƣờng

thủng do vết đạn đại bác của quân địch đƣợc tác giả biến thành các ô cửa nhỏ

nhìn lên bầu trời, hiện lên những mảng màu xanh trong vắt đến vô tận, đám

mây nhỏ nhƣ lặng lẽ trôi chầm chậm. Hình ảnh chú chuồn chuồn màu đỏ nhƣ

vô tình bay ngang qua là điểm nhấn cuối cùng cho sự thanh bình đến khó tả.

Một không gian tranh kết hợp từ cách diển tả các hình ảnh một cách chân thực

và chi tiết, với yếu tố điển hình, khái quát cao những gì mà tác giả mang đến

cho ngƣời xem, và điều này đã làm lên sự thành công cho tác phẩm.

Tiểu kết

Nội dung chƣơng 2 nghiên cứu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật

tạo hình tranh in, trọng tâm của đề tài là giá trị nghệ thuật của nghệ thuật tạo

hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015. Trong quá trình nghiên cứu

đề tài có chọn lọc 52/131 tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và

2015 để đƣa vào luận văn làm cơ sở xem xét, tìm hiểu; trong đó phân tích các

yếu tố nghệ thuật tạo hình tranh in của 30 tác phẩm tiêu biểu. Đó là các tranh

Page 71: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

71

đã đạt giải chính thức trong triển lãm, những tranh có chung đặc điểm ngôn

ngữ nghệ thuật tạo hình của tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015, phù hợp

theo từng nội dung nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu; để làm sáng tỏ các đặc

điểm về ngôn ngữ tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.

Tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đã có một bƣớc tiến dài và

đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nội dung tranh rất phong phú, đề cập

tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện tại, hồi ức về quá khứ và tƣơng lai.

Phản ánh về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc; về phong cảnh

thiên nhiên, kiến trúc; lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội; về các vấn đề

mang tính xã hội nhƣ giao thông, tham những, môi trƣờng; phản ánh về đời

sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh.

Hình thức biểu hiện trong nghệ thuật tạo hình tranh in là các yếu tố cơ

bản nhƣ chấm và đƣờng nét; hình mảng; không gian và chất cảm. Thông qua

những tác phẩm có với chất liệu đa dạng nhƣ khắc gỗ, khắc kẽm và đồng,

khắc thạch cao thì các họa sỹ đã thể nghiệm tạo bản in trên kim loại, mi ca,

inốc, in trên lụa, khắc da bò. Một số phƣơng pháp in trong đồ họa ứng dụng

cũng đƣợc các tác giả đƣa vào đồ họa tạo hình nhƣ in Offset, in kĩ thuật số...,

các tác phẩm thể hiện sự điêu luyện của kỹ thuật, sự phong phú trong diễn tả

chất liệu, sự sáng tạo trong hình thức bố cục và sắc thái biểu cảm đa dạng.

Ngoài số lƣợng các tác giả và tác phẩm tăng dần trong hai kỳ TLMTTQ

gần đây thì kết quả đạt đƣợc tác phẩm của tranh in trong TLMTTQ quốc năm

2010 và 2015 rất đáng ghi nhận với 11 giải, trong đó có 6 giải khuyến khích,

3 giải đồng, 1 giải bạc và tiêu biểu nhất là 1 giải vàng. Những thành công của

nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng đã

khẳng định một sự bứt phá chung, tạo ra một dấu ấn trong quãng đƣờng nghệ

thuật của thể loại tranh in nói riêng và đồ họa tạo hình nói chung. Góp một

mảng màu sáng vào bức tranh của nghệ thuật tạo hình trong khoảng thời gian

qua [PL4,tr98].

Page 72: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

72

CHƢƠNG 3

BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN

TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015

3.1. Sự chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển

lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 so với triển lãm Mỹ thuật

toàn quốc giai đoạn trƣớc

Thông qua các tác phẩm tranh in của TLMTTQ năm 2010 và 2015,

chúng ta đã có cái nhìn tổng thể về sự chuyển mình đi lên của nghệ thuật tạo

hình tranh in trong hai kỳ triển lãm trên. Đó là sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật

không ngừng nghỉ của những họa sỹ đồ họa trong một thời gian dài, đồng thời

cho thấy sự phát triển của nghệ thuật đồ họa hiện đại Việt Nam trong giai

đoạn vừa qua, trong hiện tại và tƣơng lai gần. Sự phát triển của nghệ thuật tạo

hình tranh in cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật đồ họa tạo hình, bởi

số lƣợng tác phẩm tranh in bao giờ cũng chiếm đa số trong đồ họa tạo hình,

về kỹ thuật và phƣơng pháp thì tranh in bao gồm nhiều kỹ thuật nhất từ khi

chế bản đến khi in ấn hoàn thiện tác phẩm, phƣơng pháp in cũng ngày càng đa

dạng và tiếp nhận những ứng dụng của khoa học kỹ thuật mới. Tất cả điều đó

đã cho thấy vị trí, vai trò cũng nhƣ các giá trị nghệ thuật của tranh in trong

nghệ thuật đồ họa tạo hình nói chung.

Trong khoảng thời gian qua các kỳ triển lãm gần đây tính từ năm 2000

đến năm 2015, đồ họa tạo hình và tranh in đã có bƣớc phát triển dài cả về

lƣợng và chất, thể hiện sự phong phú về nội dung tác phẩm, sự đa dạng của

các hình thức kỹ thuật tạo hình, cho đến TLMTVN năm 2015 thì nghệ thuật

tạo hình tranh in đã khẳng định vị trí trên bản đồ mỹ thuật Việt Nam với

những kết quả và thành công đáng kể.

Page 73: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

73

* Về mặt số lượng tác phẩm

Trƣớc tiên ta có thể xem xét qua số lƣợng tác phẩm tranh in đƣợc lựa

chọn để trƣng bày trong TLMTQ qua các kỹ triển lãm gần đây, ở TLMTTQ

năm 2000 có tất cả 825 tác phẩm thì có 57 tác phẩm tranh in (62 tác phẩm đồ

họa), chiếm 6,9%; trong TLMTTQ năm 2005 số tranh đƣợc lựa chọn trƣng

bày giảm xuống là 734 tác phẩm thì có 65 tác phẩm tranh in (69 tác phẩm đồ

họa), chiếm 8,9%; đến TLMTTQ năm 2010 có 81 tác phẩm tranh in (92 tác

phẩm đồ họa) trong tổng số 836 tác phẩm đƣợc trƣng bày, chiếm 9,7%; và

trong TLMTTQ năm 2015 chỉ lựa chọn trƣng bày có 409 tác phẩm thì có tới

50 tác phẩm tranh in (61 tác phẩm đồ họa) chiếm 12,2%. Mặc dù mỗi một kỳ

triển lãm ban tổ chức có những thay đổi về quan điểm, tiêu chí lực chọn và

con ngƣời trong hội đồng nghệ thuật, nhƣng tỷ lệ tác phẩm của tranh in đƣợc

trƣng bày đều tăng đều liên tiếp trong 4 kỳ triển lãm từ 6,9% lên 12,2%, tăng

176,8% [PL4,tr.98], một con số cực kì ấn tƣợng so với các thể loại tạo hình

khác. Tuy rằng so với nghệ thuật hội họa và điêu khắc thì số lƣợng tranh in

trong triển lãm còn có sự chênh lệch đáng kể, nhƣng để có đƣợc một quá trình

phát triển liên tục, đều đặn là cả một sự cố gắng, quyết tâm và thay đổi mang

tính chuyên nghiệp của các họa sỹ đồ họa.

* Về mặt nội dung tác phẩm

Các tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đã phản ánh

con ngƣời, cảnh vật, thiên nhiên, đời sống xã hội và đời sống tinh thần một

cách tƣơng đối đầy đủ ở các khía cạnh. Nội dung về lịch sử cách mạng tuy

không mới nhƣng không bao giờ là cũ, vì nó luôn nhắc nhở chúng ta về giá trị

của đọc lập, hòa bình, tác phẩm “Thành cổ Quảng Trị” của họa sỹ Lê Huy

Tiếp là bản anh hùng ca bất diệt, tác phẩm “Về với trƣờng Sa” của họa sỹ

Đặng Hƣớng là sự khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc, tác phẩm

“Hang tám cô” của tác giả Nguyễn Văn Ngần là sự nhớ thƣơng tới những

Page 74: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

74

ngƣời thanh niên xung phong đã hi sinh trong cuộc kháng chiến của dân

tộc…[PL1,tr.92-95].

Về phong cảnh, các tác giả muốn ngƣời xem chìm đắm vào các cảnh

đẹp của quê hƣơng đất nƣớc, từ vùng núi nhƣ cao tác phẩm “Chiều về bản”

của họa sỹ Bùi Văn Hoà, đến vùng thôn quê với “Ngoại thành mùa lúa chín”

họa sỹ Đinh Lực cho đến thủ đô với cao tác phẩm “Phố Hà Nội” họa sỹ

Phạm Kiều Trinh..., đã đƣợc các họa sỹ trình bày với nhiều xúc cảm khác

nhau [PL1,tr.92-95].

Chủ đề về lao động và sinh hoạt, lễ hội của con ngƣời đƣợc nhiều tác

giả quan tâm nhất, sinh hoạt chợ và chủ yếu là chợ ở vùng cao có rất nhiều tác

phẩm nhƣ “Chợ Thổ Cẩm” của họa sỹ Trần Tuyết Mai, tác phẩm “Phiên chợ

Bắc Hà” của họa sỹ Trần Nguyễn Phƣơng Uyên, hay tác phẩm “Phụ nữ Dao

đỏ xuống chợ” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng..., với các sắc thái phong phú

của con ngƣời và văn hóa vùng cao; phản ánh con ngƣời với lao động thƣờng

ngày một cách bình dị là tác phẩm “Đội cát” của tác giả Hồ Thiết Trinh, tác

giả Vũ Xuân Tình với tác phẩm “Ngày mai ra khơi”…, đã đi vào từng góc

nhỏ của cuộc sống, mang nét văn hóa đặc trƣng của từng vùng miền trên tổ

quốc [PL1,tr.92-95].

Phản ánh về xã hội và môi trƣờng là nội dung đƣợc nhiều họa sỹ đề cập

đến trong hai kỳ triển lãm gần đây, đó là sự trăn trở của những con ngƣời

trong cuộc sống đô thị hiện đại đang phải đối mặt nhƣ tác phẩm “Nạn dây

điện trong thành phố” của Nguyễn Mạnh Hùng, tác phẩm “Cá và nƣớc đen”

tác giả Nguyễn Hữu Duy là tiếng chuông cảnh báo về tác hại của nƣớc xả đối

với môi trƣờng nƣớc, hay là tác phẩm “Đèn vàng” của họa sỹ Nguyễn Đức

Hạnh tìm hiểu về một góc khất trong cuộc sống hiện tại [PL1,tr.92-95].

Đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm

linh cũng đã đƣợc các họa sỹ khám phá với nhiều khía cạnh, tác giả Nguyễn

Vũ Quyên ca ngợi vẻ đẹp của thiếu nữ một cách sáng tạo qua bức tranh “Bình

Page 75: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

75

và hoa”, tác phẩm “Phồn thực 1- Phồn thực 2” của họa sỹ Nguyễn Thành

Công với cách trình bày mang tính biểu hiện tín ngƣỡng phồn thực, tác phẩm

“Tôi 1 Tôi 2” của họa sỹ Hồ Văn Định lại cho ta suy nghĩ về phía sâu trong

tâm hồn với những hồi ức xa xăm...[PL1,tr.92-95].

Các họa sỹ đã quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề đang diễn hàng ngày,

những nội dung đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, có thể tác động tới cộng đồng

một cách tích cực hay tiêu cực, những vấn đề mới xuất hiện hay mới có ảnh

hƣởng trực tiếp của môi trƣờng tới đời sống của con ngƣời nhƣ tác phẩm

“Thời bão giá 2” của tác giả Phạm Hữu Huỳnh là những lo toan của con

ngƣời lao động trong biến đổi của kinh tế thị trƣờng; tác phẩm “Giờ tan tầm”

của tác giả Phạm Duy với những nhức nhối trong giao thông đô thị; còn tác

phẩm “Phục hồi” của tác giả Nguyễn Thánh lại nói lên tinh thần vƣợt khó

khăn, cùng nhau đoàn kết để xây dựng lại trên sự hoang tàn của thiên tai đã

gây ra cho con ngƣời [PL1,tr.92-95].

* Về về chất liệu, kỹ thuật và phương pháp in tác phẩm

Nếu xem xét trong khía cạnh về chất liệu, kỹ thuật và phƣơng pháp in

thì cũng mang đến những tín hiệu tích cực đáng mừng, các họa sỹ đồ họa thật

sự đã có những tìm tòi sáng tạo không ngừng trong áp dụng các kỹ thuật,

phƣơng pháp thể hiện trên các chất liệu mới để làm giàu cho ngôn ngữ nghệ

thuật tạo hình tranh in. Trong TLMTTQ năm 2010 các họa sỹ đã sử dụng 12

loại chất liệu khác nhau trên tác phẩm tranh in, và ở TLMTVN năm 2015

tranh in có tới 14 loại chất liệu khác nhau, ngoài các liệu truyền thống đƣợc

các họa sỹ sử dụng nhiều nhƣ khắc gỗ, khắc kẽm và đồng, khắc thạch cao thì

các họa sỹ đã thể nghiệm tạo bản in trên kim loại, mi ca, inốc, in trên lụa,

khắc da bò..., để tìm kiếm biểu hiện về chất khác nhau. Một số phƣơng pháp

in đã có từ lâu nhƣng thƣờng dùng trong đồ họa ứng dụng nay cũng đƣợc các

tác giả đƣa vào đồ họa tạo hình nhƣ in Offset, hoặc in kĩ thuật số, khắc cao su.

Page 76: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

76

Tiếp cận với phƣơng pháp in có nhiều tiềm năng, có sự phong phú trong biểu

đạt ý tƣởng, diễn tả chất và đầy sáng tạo bất ngờ là tranh in độc bản, in phá

bản [PL2,tr.96 ].

Hình thức biểu hiện tác phẩm trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 đƣợc

đánh giá là rất phong phú, từ những tác phẩm “Ngõ nhỏ” tác giả Tạ Thị Ngọc

Phê, tác phẩm “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dƣơng” tác giả Nguyễn Hữu

Duy, tác phẩm “Tự vấn” tác giả Vũ Bạch Liên với cách diễn tả chân thực đến

từng chi tiết nhỏ, đến các tác phẩm mang tính biểu hiện và lãng mạn nhƣ

“Nắng mùa đông” tác giả Nguyễn Vũ Quyên, tác phẩm “Huyền thoại Sầm

Sơn” tác giả Lê Thị Thanh... với sự nhẹ nhàng, tình cảm và đầy quyến rũ. Một

số tác phẩm không đi vào diễn tả chi tiết thực mà đơn giản hóa về hình ảnh,

không gian, đôi chỗ bộc trực và cƣờng điệu hóa đã mang lại những xúc cảm

mạnh mẽ, tính xã hội sâu sắc nhƣ tác phẩm “Nhà hộp” của họa sỹ Nguyễn

Khắc Hân, tác phẩm “Giờ tan tầm” của họa sỹ Phạm Duy, tác giả Phạm Khắc

Quang với 2 tác phẩm “Kịch bản Đƣơng đại” và “Áo phao”...[PL1,tr.92-95].

Với phong cách trừu tƣợng, các tác giả đã khai thác triệt để yếu tố tối

giản về hình thể nhằm đạt tới mức độ khái quát mang tính tƣợng trƣng, có ý

nghĩa sâu xa nhƣ là tác phẩm “Lời rừng” tác giả Duy Ninh, tác phẩm “Phồn

thực 1-Phồn thực 2” của Nguyễn Thành Công. Còn tác giả Nguyễn Đức Lân

với tác phẩm “Hồi sinh”, tác phẩm “Kĩ ức lãng quên” tác giả Nguyễn Khải

Hoàn..., thì có chung một cái nhìn nhân sinh đƣợc biểu hiện trong không gian

mang tính siêu thực, đòi hỏi ngƣời xem phải suy nghĩ và chiêm nghiệm

[PL1,tr.92-95].

* Về giải thưởng của tác phẩm

Không thể lấy một vài tác phẩm để đánh giá cho toàn bộ tác phẩm

trong một kỳ triển lãm, nhƣng với những gì đƣợc Hội đồng Nghệ thuật đánh

giá, trao giải là một minh chứng thêm cho thành công của nghệ thuật tạo hình

tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015. Trong 4 kỳ triển lãm tính từ năm

Page 77: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

77

2000 đến năm 2015 thì kết quả giải thƣởng đạt đƣợc nhƣ sau: Giải thƣởng của

tranh in của TLMTTQ năm 2000 đạt đƣợc là 05 giải (01 giải đồng, 04 giải

khuyến khích) trên tổng số 59 giải, chiếm tỷ lệ 8,6%; tại TLMTTQ năm 2005

đƣợc 06 giải (02 giải bạc, 01 giải đồng, 02 giải khuyến khích) trên tổng số 53

giải, chiếm tỷ lệ 11,3%,; ở TLMTTQ năm 2010 đƣợc trao 07 giải (01 giải

bạc, 02 giải đồng, 04 giải khuyến khích) trên tổng số 48 giải, chiếm tỷ lệ

14,6%; và TLMTVN năm 2015 đƣợc trao 04 giải (01 giải vàng, 01 giải đồng,

03 giải khuyến khích) trên tổng số 37 giải, chiếm tỷ lệ 10,8%. Nhìn vào giải

thƣởng chúng ta thấy kết quả đạt đƣợc tăng dần theo 3 kỳ triển lãm, riêng

TLMTVN năm 2015 tỷ lệ có hơi giảm xuống (do còn một tác phẩm đồ họa

Trúc chỉ “Đi qua thời gian” của tác giả Trần Ánh Phi đƣợc giải khuyến khích

không xếp vào thể loại tranh in). Nhƣng đặc biệt lần đầu tiên có một giải vàng

đƣợc trao cho tác phẩm khắc gỗ đen trắng “A Di Đà Phật” của tác giả Nguyễn

Khắc Hân [PL4,tr.98].

Trong dòng chảy của nghệ thuật tạo hình nƣớc nhà ở một giai đoạn gần

20 năm (4 kỳ triển lãm, từ năm 1996- 2015), nghệ thuật tạo hình tranh in cũng

đã hòa cùng với các thể loại tạo hình khác để tự mình tìm tòi sáng tạo theo

hƣớng riêng, TLMTTQ năm 2010 và 2015 bƣớc đầu đã cho thấy những dấu

hiệu tƣơi mới và những kết quả khả quan trong sáng tác. Là động lực thúc đẩy

cho sự phát triển tiếp theo của nghệ thuật tạo hình tranh in [PL4,tr98].

3.2. Những thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in

trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015

Trong bối cảnh chung của thị trƣờng mỹ thuật nƣớc nhà có những biến

động theo chiều hƣớng chững lại trong khoảng thời gian gần đây, đã có những

tác động không tốt nhất định tới hoạt động sáng tác nghệ thuật tạo hình nói

chung và tranh in nói riêng. Tuy vậy, TLMTTQ năm 2010 và 2015 vẫn là hai

kỳ triển lãm thành công của các họa sỹ đồ họa nói chung và họa sỹ có tác

Page 78: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

78

phẩm tranh in nói riêng. Ngoài một số điều hạn chế do nguyên nhân khách

quan và chủ quan, thì không thể phủ nhận dấu ấn tốt đẹp của các tác phẩm

tranh in đã để lại cho ngƣời xem.

* Những thành công của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015

Điều đầu tiên nhìn thấy là sự thay đổi về nội dung của các tác phẩm

tranh in, các tác giả không chỉ say sƣa với các đề tài quen thuộc, dễ tìm những

gì mình thích hay mang tính cá nhân hay thuận lợi cho quá trình sáng tác nữa

nhƣ phong cảnh, chân dung, khoả thân, sinh hoạt…, mà đã quan tâm tới nhiều

tới những vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời

sống của cả cộng đồng nhƣ môi trƣờng, giao thông biển đảo, biến đổi khí hậu,

sinh hoạt đời thƣờng, nhịp sống của thế hệ trẻ…Điều này cho thấy sự tìm tòi,

chia sẻ của các họa sỹ với cộng đồng với xã hội và khán giả quan tâm tới

nghệ thuật, làm cho nó đến gần với mọi ngƣời hơn, đó cũng là xu thế của

nghệ thuật đƣơng đại nói chung, là cái đích mà nghệ thuật luôn muốn hƣớng

tới. Đã có nhiều họa sỹ trẻ đồ họa tham gia vào TLMTTQ năm 2010 và 2015

và trong đó, nhiều tác giả đã đạt giải trong hai kỳ triển lãm khi mới ngoài 30

tuổi nhƣ; Nguyễn Khắc Hân, Phạm Khắc Quang, Vũ Bạch Liên, Vũ Đình

Tuấn, Nguyễn Vũ Quyên,...cũng nhƣ đã khẳng định vị trí của mình trên con

đƣờng nghệ thuật đồ họa tạo hình.

Thực tế trong TLMTTQ năm 2010 và 2015 cho thấy rằng, sự phong

phú về chất liệu cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công cho

nghệ thuật tạo hình tranh in, đã có 16 chất liệu đƣợc sử dụng qua 2 kỳ triển

lãm (TLMTTQ năm 2010 có 12 chất liệu, (TLMTVN năm 2015 có 14 chất

liệu). Các họa sỹ đã sử dụng nhiều phƣơng pháp in khác nhau, từ các phƣơng

pháp in đã đƣợc áp dụng từ rất lâu trong sáng tác nhƣ khắc gỗ, khắc kẽm..

cũng đƣợc các tác giả nghiên cứu, thể nghiệm theo nhiều phƣơng thức, phong

cách và kỹ thuật khác nhau, tạo thêm những điểm mới cho tác phẩm, ngoài ra

Page 79: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

79

với sự tìm tòi sáng tạo không ngừng trên các chất liệu và cách thức mới trong

phƣơng pháp in cũng đã tạo những nét chấm phá riêng nhƣ in độc bản, in

Offset, in kỹ thuật số, in phá bản... Tất cả những điều đó đã làm đa dạng cho

ngôn ngữ biểu hiện của các tác phẩm, tạo ra sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm

tranh in [PL2,tr.96].

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tạo hình tranh in nhƣ là một vùng đất còn

nhiều bí ẩn cho các họa sỹ đam mê thỏa sức khám phá, bên cạnh những tác

phẩm của những tác giả có phong cách đã định hình nhƣ họa sỹ Lê Huy Tiếp

Nguyễn Đức Hoà, Nguyễn Nghĩa Phƣơng, Nguyễn Vũ Quyên, Mai Anh...,

một số tác giả khác đã tìm cách đổi mới trong ngôn ngữ biểu hiện và phƣơng

pháp in. Tìm tòi và sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong khắc kim loại

(kẽm, đồng), khắc phá bản hay in độc bản, in lƣới…, cùng với đó là một số

gƣơng mặt mới đã hé lộ tiềm năng, gây đƣợc sự chú ý của giới họa sỹ và

những ngƣời làm công tác về mỹ thuật nhƣ Kiều Trung Hiếu, Vũ Xuân Tình...

Tất cả những điều đó đã cho thấy một diện mạo mới của nghệ thuật tạo hình

đồ hoạ, các tác giả đã quan tâm khai thác biểu hiện của nghệ thuật tạo hình

tranh in: phong phú trong bố cục, ngôn ngữ tạo hình, thể hiện rõ sự tinh tế

trong đƣờng nét và chuyển hoá màu sắc, phong cách và bút pháp thể hiện đa

dạng, tạo cho triển lãm một cảm giác mới mẻ và mang tính thời đại. Nhiều

họa sỹ và nghiên cứu nghệ thuật có uy tín đều có chung nhận định rằng đồ

họa đã có sự tiến bộ vƣợt hẳn lên so với giai đoạn trƣớc, sâu sắc về ý tƣởng,

đa dạng về cách nhìn, tinh tế về kỹ thuật biểu hiện ngôn ngữ và gây ấn tƣợng

mạnh hơn hội họa và điêu khắc.

Những thành công của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015 cũng chƣa phải là nhiều nhƣng đã khẳng định một sự tiến

bộ, bứt phá của một giai đoạn, tạo ra một dấu ấn và tiếng nói riêng một cách

rõ ràng trong các thể loại của nghệ thuật tạo hình, đây là điều rất quan trọng

mà các kỳ triển lãm trƣớc chƣa làm đƣợc, và đặc biệt là đã gây dựng đƣợc

Page 80: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

80

một lớp họa sỹ đồ họa kế tiếp nhau, đông đảo hơn về số lƣợng, lớn mạnh hơn

về chất lƣợng và đặc biệt là sự chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong bƣớc

phát triển dài của nghệ thuật hình tranh in, bởi từ khoảng năm 2000 trở về

trƣớc thì có rất ít các họa sỹ đồ họa chyên nghiệp đúng nghĩa nhƣ: Nguyễn

Nghĩa Duyện, Trần Nguyên Đán, Đỗ Đức, sau là Lƣu Thế Hân, Mai Anh..có

nhiều họa sỹ sáng tác đồ họa nhƣ là “tay trái‟, ngay cả họa sỹ có tiếng tăm là

Lê Huy Tiếp cũng là ngƣời vẽ nhiều về tranh sơn dầu. Từ năm 2000 cho đến

nay, ngoài các họa sỹ kể trên thì có nhiều họa sỹ đã đi theo con đƣờng đồ họa

với tính chuyên nghiệp cao nhƣ: Vƣơng Trọng Đức, Nguyễn Nghĩa Phƣơng,

Phan Hải Bằng, Trần Tuyết Mai, Lê Quốc Việt, Vũ Đình Tuấn, Phạm khắc

Quang, Vũ Thị Bạch Liên, Nguyễn Khắc Hân... Đó chính là điều cốt lõi để

tạo ra một nền tảng vững chắc nghệ thuật đồ họa, là tiền đề quan trọng để phát

triển nghệ thuật tạo hình tranh in nói riêng và đồ họa nói chung trong tƣơng

lai [PL1,tr.92-95].

* Những hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015

Không thể phủ nhận những thành công chung TLMTTQ năm 2010 và

2015 về phƣơng diện tổ chức cũng nhƣ chất lƣợng nghệ thuật. Nhƣng nếu

nhìn nhận một cách thật khách quan thì còn có những hạn chế nhất định, trong

đó có phần về chất lƣợng tác phẩm đồ họa nói chung và nghệ thuật tạo hình

tranh in nói riêng.

Phải thấy một thực tế là trƣớc kia, khi mà điều kiện kinh tế xã hội của

đất nƣớc còn nhiều khó khăn, các tổ chức cũng nhƣ trung tâm về nghệ thuật

(liên quan trƣợc tiếp về nghệ thuật tạo hình) trong nƣớc có số lƣợng ít và hoạt

động chủ yếu mang tính chất hành chính nên ít có kinh phí thực hiện các hoạt

động về mỹ thuật, các cuộc giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và tầm quốc

tế cũng không nhiều do việc hợp tác với các tổ chức, cá nhân không thƣờng

xuyên. Những triển lãm của nhóm hoặc cá nhân chủ yếu tập trung vào các họa

Page 81: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

81

sỹ lớn tuổi đã thành danh, các họa sỹ Việt Nam ở ngoài, chính vì vậy mà

TLMTTQ đƣợc coi là sân chơi gần nhƣ duy nhất để tất cả các họa sỹ, nhà

điêu khắc trong cả nƣớc thể hiện mình.

Nhƣng kể từ khi chính sách đổi mới, các tổ chức và trung tâm về mỹ

thuật trong nƣớc xuất hiện với nhiều hoạt động với quy mô, hình thức đa

dạng, các nghệ sĩ trong nƣớc có nhiều hơn sự lựa chọn nơi giới thiệu tác phẩm

của mình. Chƣa kể đến sự xuất hiện của ngày càng nhiều những địa chỉ

gallery trong và ngoài nƣớc quan tâm đến mỹ thuật Việt Nam, các đại sứ quán

và trung tâm văn hóa nƣớc ngoài hỗ trợ thúc đẩy hoạt động giao lƣu văn hóa

nghệ thuật song phƣơng và đa phƣơng, đại diện những phiên triển lãm quốc tế

đến Việt Nam tìm kiếm các nghệ sĩ và sáng tác mới, và đặc biệt là những nỗ

lực của các nghệ sĩ trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, tự tổ chức các triển

lãm cá nhân hoặc nhóm. Vào thời gian khoảng từ những năm 2000 đến nay

thì việc các họa sỹ muốn bày tranh hoặc tổ chức triển lãm là tƣơng đối thuận

lợi về mặt thủ tục cũng nhƣ về địa điểm và kinh phí tổ chức. Đây là những lý

do khách quan khiến cho TLMTTQ không còn là nơi hội tụ của toàn bộ giới

mỹ thuật. Theo họa sĩ Phan Cẩm Thƣợng, “từ năm 1995 trở lại đây, triển lãm

này có sự thay đổi lớn, số nghệ sĩ thành danh ít tham gia hơn, thay vì những

thế hệ trẻ hơn, số lƣợng tác giả trẻ trong triển lãm lần này khá đông, nhƣng lại

vắng mặt nhiều những ngƣời đang nổi đình đám ngoài xã hội”. Và đƣơng

nhiên trong đó thiếu vắng những tác phẩm một số họa sỹ đồ họa có tên tuổi.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về nội dung tác phẩm, các

họa sỹ quan tâm tới nhiều tới những vấn đề nhƣ môi trƣờng, giao thông biển

đảo, biến đổi khí hậu, nhịp sống của xã hội đƣơng đại... nhƣng nhìn tổng thể

thì vẫn chƣa bắt kịp với thực tế những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Có thể

còn những lí do tế nhị hay chƣa phù hợp với tiêu chí của Hội đồng nghệ thuật

nên vẫn còn thiếu vắng những tác phẩm mang tính thời đại, phản ánh các sự

vật hiện tƣợng nổi cộm có ảnh hƣởng tới đời sống vật chất và tinh thần của

Page 82: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

82

con ngƣời, mang tính đặc trƣng của xã hội đƣơng đại. Nhiều đề tài đã cũ, quá

quen thuộc nhƣng không có sự thay đổi, thể hiện dƣới góc nhìn khác.

Trong sự phong phú đa dạng của chất liệu, phƣơng pháp in của các tác

phẩm tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015, thì thống kê cho thấy rõ sự chênh

lệch về số lƣợng của các chất liệu, phƣơng pháp in. Đa số họa sỹ tập trung

vào một số chất liệu đã quá quen thuộc nên khó có nhiều sự bứt phá sáng tạo,

cụ thể nhƣ chất liệu khắc gỗ chiếm áp đảo với 83/131 tác phẩm, chiếm tỷ lệ

63%, số lƣợng của khắc gỗ hơn tổng số tác phẩm của cả 15 chất liệu còn lại!

Đó là con số gợi cho chúng ta buồn nhiều hơn là vui. Một số chất liệu có khả

năng diễn tả phong phú về chất nhƣ khắc kim loại, in đá.., hay các chất liệu có

nhiều tiềm năng chƣa khám phá nhƣ in độc bản, khắc phá bản hay sử dụng kỹ

thuật số… còn có quá ít tác giả sử dụng trong sáng tác. Ngoài các tác phẩm có

kỹ thuật điêu luyện, sự phong phú trong diễn tả chất liệu, có sức biểu cảm cao

và sự sáng tạo trong bố cục cũng nhƣ cách thể hiện thì còn một vài tác phẩm

vẫn đi trên “con đƣờng cũ”, với một bố cục tƣơng đối quen thuộc với cách thể

hiện không có nhiều thay đổi so với ngay chính tác giả.

Để đáp ứng nhu cầu biểu lộ nội dung, các ý tƣởng đa chiều trong nghệ

thuật đƣơng đại rất cần sự mở rộng về chất liệu và hình thức thể hiện và trình

bày tác phẩm, không đơn thuần là bức tranh hai chiều mà có thể bản thân tác

phẩm tạo thành không gian ba chiều, có sự kết hợp hình thức sắp đặt với trình

diễn video. Đây là một phần thiếu vắng của nghệ thuật tạo hình tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015, nhƣng sẽ là sự gợi mở cho quan niệm và xu

hƣớng mới của tranh in. Điều này hứa hẹn sự cách tân mạnh mẽ cho nghệ

thuạt tạo hình tranh in trong những kỳ triển lãm tiếp theo cũng nhƣ nghệ thuật

tạo hình tranh in của Việt Nam thời gian tới [PL1,tr92-95].

Page 83: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

83

Tiểu kết

Nội dung chƣơng 3 là tìm ra những chuyển biến về nghệ thuật tạo hình

tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015, cụ thể là tìm hiểu về nội dung đề

tài của tác phẩm, về chất liệu, kỹ thuật, ngôn ngữ tạo hình và phƣơng pháp in

cùng các giải thƣởng, có sự so sánh với hai kỳ TLMTTQ năm 2000 và 2005.

Qua đó đánh giá những thành công và nhìn nhận ra hạn chế của nghệ thuật tạo

hình tranh in trong triển lãm TLMTTQ năm 2010 và 2015, Đồng thời khẳng

định các giá trị nghệ thuật đã đạt đƣợc. Đánh giá bƣớc phát triển rõ rệt của

nghệ thuật tạo hình tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015năm 2010 và

2015. so với triển lãm TLMTTQ năm 2000 và 2005.

Ở trong 4 kỳ TLMTTQ gần đây, giải thƣởng của tranh in trong

TLMTTQ tăng dần theo 3 kỳ triển lãm, riêng TLMTVN năm 2015 tỷ lệ có

hơi giảm xuống (có một tác phẩm đồ họa Trúc chỉ “Đi qua thời gian” của tác

giả Trần Ánh Phi đƣợc giải khuyến khích không xếp vào thể loại tranh in).

Nhƣng đặc biệt lần đầu tiên có một giải vàng đƣợc trao cho tác phẩm khắc gỗ

đen trắng “A Di Đà Phật” của tác giả Nguyễn Khắc Hân [H.9.8,tr.121].

Những con số trên là một phần minh chứng cho thấy sự thăng tiến về lƣợng

và chất của nghệ thuật tạo hình tranh in, là sự đánh giá ghi nhận một cách

khách quan của một Hội đồng nghệ thuật có uy tín bậc nhất của quốc gia. Mọi

số liệu thống kê đều cho thấy sự thay đổi và phát triển của tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015 nhƣ: số lƣợng tranh in; nội dung tác phẩm; các

chất liệu, kĩ thuật và phƣơng pháp in, đã khẳng định sự chuyển biến tích cực

của nghệ thuật tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.

Cũng không thể bỏ quên những hạn chế còn đọng lại qua TLMTTQ

năm 2010 và 2015, nhiều ý kiến cho rằng còn thiếu vắng những tác phẩm

một số họa sỹ đồ họa có tên tuổi vì nhiều lí do đã không tham gia. Nội dung

tác phẩm tuy đã gần gũi với cuộc sống, nhƣng vẫn chƣa bắt kịp với thực tế

Page 84: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

84

những gì đang diễn ra hàng ngày, chƣa thấy xuất hiện nhiều tác phẩm mang

tính thời đại, phản ánh các sự vật hiện tƣợng nổi cộm có ảnh hƣởng tới đời

sống vật chất và tinh thần của con ngƣời, mang tính đặc trƣng của xã hội

đƣơng đại. Nhiều đề tài đã cũ, quá quen thuộc nhƣng không có sự thay đổi,

hay thể hiện dƣới góc nhìn khác vẫn còn trong một vài tác phẩm. Một số chất

liệu có khả năng diễn tả phong phú về chất nhƣ khắc kim loại, in đá.., hay các

chất liệu có nhiều tiềm năng chƣa khám phá nhƣ in độc bản, khắc phá bản hay

sử dụng kỹ thuật số…, còn có quá ít tác giả sử dụng trong sáng tác. Tác phẩm

tranh in trong triển lãm vẫn còn đậm nét các yếu tố truyền thống, quan niệm

và những phƣơng thức mới trong nghệ thuật tạo hình tranh in đƣơng đại chƣa

đƣợc trình bày nhiều trong triển lãm.

Page 85: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

85

KẾT LUẬN

TLMTTQ năm 2010 và 2015 vẫn là nơi hội tụ của các họa sỹ, là sân

chơi lớn của nền mỹ thuật nƣớc nhà, mặc dù chƣa thật sự đầy đủ hết các tác

phẩm ƣu tú nhất nhƣng không thể phủ nhận sự thành công của triển lãm trong

công tác tổ chức cũng nhƣ giá trị về nghệ thuật của các tác phẩm trƣng bày.

Trong đó, nghệ thuật tạo hình tranh in đã ghi dấu bằng những tác phẩm chọn

lọc đặc sắc, có nội dung đƣợc xã hội quan tâm, ảnh hƣởng trực tiếp tới đời

sống của cả cộng đồng nhƣ môi trƣờng, giao thông biển đảo, biến đổi khí hậu,

sinh hoạt đời thƣờng, nhịp sống của thế hệ trẻ…. Điều này cho thấy sự tìm tòi

trong nội dung tác phẩm, những mong muốn quan tâm chia sẻ của các họa sỹ

với cộng đồng và xã hội với những khán giả quan tâm tới nghệ thuật, làm cho

nó đến gần với mọi ngƣời hơn, đó cũng là xu thế của nghệ thuật đƣơng đại

nói chung, là cái đích mà nghệ thuật luôn muốn hƣớng tới. Sự phong phú về

chất liệu cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công cho nghệ thuật

tạo hình tranh in, đã có 16 chất liệu đƣợc sử dụng qua hai kỳ triển lãm, các

họa sỹ đã sử dụng nhiều phƣơng pháp in khác nhau, từ phƣơng pháp in nổi

của chất liệu khắc gỗ; phƣơng pháp in chìm của chất liệu kẽm, đồng, mi ca,;

phƣơng pháp in phẳng của chất liệu đá, in Offset; phƣơng pháp in xuyên của

chất liệu lƣới. Tất cả những điều đó đã làm đa dạng cho ngôn ngữ biểu hiện

của các tác phẩm, tạo ra sức hấp dẫn riêng cho tranh in.

Thực tế cho thấy sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in ngày

càng rõ nét, các yếu tố tạo hình đã đƣợc khai thác một cách sâu sắc, thể hiện

đƣợc tiếng nói đặc trƣng của nghệ thuật tạo hình tranh in. Qua các tác phẩm

đã nhìn thấy đƣợc tính chuyên nghệp của các họa sĩ đồ họa trong ngôn ngữ

biểu hiện, thể hiện rõ con đƣờng tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Số lƣợng ngày

càng nhiều các họa sĩ cũng nhƣ tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010

và 2015 chứng minh cho sự phát triển của thể loại tranh này. Kết quả của giải

Page 86: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

86

thƣởng tranh in đạt đƣợc, và thực tế trên các tác phẩm tranh in trƣng bày

trong triển lãm là sự khẳng định rõ ràng cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong

biểu hiện ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình tranh in. Trong đó có sự quan

tâm, đánh giá của giới họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệ thuật và công chúng là lời

khẳng định cuối cùng cho các giá trị nghệ thuật tạo hình tranh in trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015 đã đạt đƣợc.

Trong số tác giả tham gia TLMTTQ năm 2010 và 2015 của thể loại

tranh in có nhiều họa sỹ trẻ, và có những tác giả đã đạt giải trong hai kỳ triển

lãm khi mới ngoài 30 tuổi nhƣ Nguyễn Khắc Hân, Phạm Khắc Quang, Vũ

Bạch Liên, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Vũ Quyên, Kiều Trung Hiếu..., cũng xuất

hiện một số họa sỹ tuổi đời và nghề còn rất trẻ đã hé lộ những tiềm năng. Nó

thể hiện nghệ thuật tạo hình đồ họa đã có sức hấp dẫn hơn với thế hệ họa sỹ

ngày nay, nhiều họa sỹ đã nhận thấy sự phong phú trong chất liệu tạo hình mà

đồ họa tranh in có đƣợc, tìm đƣợc tính đa dạng trong biểu đạt những xúc cảm

bằng những kỹ thuật đặc trƣng riêng của thể loại tranh in. Đó là tín hiệu rất

đáng mừng cho nghệ thuật tranh in nói riêng và đồ họa tạo hình nói chung.

Tuy còn một số hạn chế nhƣ số lƣợng tranh in còn ít so với các thể loại

hội họa và điêu khắc, chất lƣợng nghệ thuật của một vài tác phẩm tranh in

chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, còn một số họa sỹ đồ họa đã thành danh không

gửi tranh tham gia triển lãm, hay là các họa sỹ chƣa đi sâu tìm hiểu, thể

nghiệm những chất liệu và phƣơng pháp mới để khai thác tiềm năng trong

ngôn ngữ tạo hình riêng biệt của thể loại tranh in. Nhƣng nhìn chung, các tác

phẩm tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 cũng đã tạo ra một dấu ấn rõ rệt

trong mặt bằng chung của triển lãm, đƣợc Hội đồng nghệ thuật và các nhà

chuyên môn đánh giá cao về tính đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện ngôn

ngữ tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm tranh in đã khai thác đƣợc những đặc

điểm tạo hình có tính chất đặc trƣng, có tiếng nói riêng. Kết quả có đƣợc này

Page 87: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

87

tạo ra bƣớc đệm vững chắc cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tranh in

sau này.

Trong xu thế hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng với các nƣớc

trong khu vực và thế giới, nghệ thuật tạo hình đang có những cơ hội lớn và

thách thức không nhỏ để tồn tại và phát triển. Nghệ thuật tạo hình đồ họa nói

chung và tranh in đƣơng đại nói riêng đang là “vùng đất mở” có nhiều tiềm

năng để phát triển. Điều này hứa hẹn cho các phƣơng thức thực hành nghệ

thuật tạo hình tranh in đang hình thành và sẽ phát triển một cách bền vững

trong tƣơng lai.

Page 88: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hoá Thông tin- Vụ Mỹ thuật Việt Nam 2001, Tập vựng triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc 1996- 2000, Hà Nội

2. Bộ Văn hoá Thông tin - Hội Mỹ thuật Việt Nam 2005, Tập vựng triển lãm

Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005, Hà Nội

3. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch- Hội Mỹ thuật Việt Nam 2010, Tập vựng

triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006- 2010, Hà Nội

4. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch- Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm-

Hội Mỹ thuật Việt Nam 2015, Tập vựng triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015,

Hà Nội

5. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội

(1991), Giáo trình đồ hoạ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bích Hằng (2012), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Hòa (2011), “Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc Việt Nam tƣ liệu

và bình luận”, Nghiên cứu Mỹ thuật, 04 (40), tr.79- 86.

8. Nguyễn Duy Lẫm (2014), “Triển lãm tranh in khắc 2014- Một chuyển động

9. Lê Thanh Lộc (1998), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

10. Bùi Thị Thanh Mai (2010), “Vị trí của tranh in hiện nay”, Tạp chí Mỹ

thuật, 195, tr,19-21.

11. Đặng Bích Ngân (2012), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

12. Vũ Duy Nghĩa (1997), “Đồ hoạ trong dòng chảy Mỹ thuật Việt nam”, Tạp

chí Mỹ thuật thời nay, 16, tr. 24-26.

13. Nguyễn Phi Oanh (2012), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb Thành Phố Hồ Chí

Minh, Hồ Chí Minh

Page 89: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

89

14. Hoàng Minh Phúc (2015), Đồ họa in khắc gỗ hiện đại Việt nam, Nxb Thế

giới, Hà Nội

15. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2009), Tranh in lõm- Vấn đề đào tạo và sáng tác

ở Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2011, Bộ Văn hoá Thể

thao và Du lịch, Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2013), “Đồ hoạ tạo hình nghệ thuật tƣơng phản

nội tại, Nghiên cứu Mỹ thuật, 01 (33), tr.58- 61

17. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2013), “Tranh khắc kim loại và sự xuất hiện của

nó ở Việt Nam, Nghiên cứu Mỹ thuật, 01(45), tr.32- 35.

18. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2013), “Tranh in lõm –tên gọi và kĩ thuật thể

hiện”, Tạp chí Mỹ thuật và nhiếp ảnh, 1+2 (8 -9), tr.53- 57.

19. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2014), “ Tranh in- Khái niệm về các thể loại”, tập

san Thông tin khoa học, trƣờng Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh

Hoá, Tra.72- 76

20. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2014), “Tranh in độc bản, sáng tác và đào tạo ở

Việt Nam, Nghiên cứu Mỹ thuật, 01(01), tr.32- 35.

21. Nguyễn Nghĩa Phƣơng (2014), “Nghệ thuật in đá một số bổ sung về khái

niệm & lịch sử ra đời, Nghiên cứu Mỹ thuật, 04(04), tr.59- 65.

22. Vũ Văn Quyền (2014), Ngôn ngữ tạo hình tranh in giai đoạn 2000 –

2013, Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà

Nội.

23. Nguyễn Quân (2005) Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ thuật. Hà Nội.

24. Lê Văn Sửu (2013), “Thƣởng thức nghệ thuật hậu hiện đại”, Nghiên cứu

Mỹ thuật thời nay, Đặc san Thông tin khoa học Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt

Nam, Hà Nội 1(45), tháng 3 năm 213, tra.54-61.

25. Lê Huy Tiếp (1987), Những chất liệu mới trong tranh đồ hoạ Việt nam”,

Tạp chí Mỹ thuật, 195, tra.17-19.

Page 90: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

90

26. Vũ Xuân Tình (2016), “Những thành công và hạn chế của đồ hoạ tranh

in có sử dụng kĩ thuật số ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2015”. Luận văn Thạc

sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội

27. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ hoạ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

28. Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1991), “Giáo trình Đồ họa”, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội.

29. Trần Thanh Tùng (2012), Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng,

Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

30. Thái Bá Vân (1995), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam,

Hà Nội.

31.http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Tapchimythuat/2011/3/2743.html

32.http://ape.gov.vn/luoc-su-cac-trien-lam-my-thuat-toan-quoc-viet-nam-

phan-6-lan-thu-15-nam-200-ds797.th

33.http://ape.gov.vn/luoc-su-cac-trien-lam-my-thuat-toan-quoc-viet-nam-

phan-8-lan-thu-17-nam-2010-d868.th

Page 91: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

91

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng thông tin chung về tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015………………………………………………………………. 92

Phụ lục 2. Bảng tổng hợp về chất liệu tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015……………………………………………………………….96

Phụ lục 3. Bảng tổng hợp về nội dung tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm

2010 và 2015………………………………...…………………………….97

Phụ lục 4. Bảng tổng hợp về giải thƣởng của các tác phẩm tranh in trong

TLMTTQ năm 2000, 2005, 2010 và 2015…………………………………98

Phụ lục 5. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về

cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc trong TLMTTQ năm 2010

và 2015………...............................……………………………...…..............99

Phụ lục 6. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến

trúc trong TLMTTQ năm 2010 và 2015…………………………….……102

Phụ lục 7. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về nội dung phản ánh về lao

động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của con ngƣời trong TLMTTQ năm 2010

và 2015……………………...............………………...........................……107

Phụ lục 8. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về nội dung phản ánh

về các vấn đề mang tính xã hội nhƣ giao thông, tham những, môi trƣờng trong

TLMTTQ năm 2010 và 2015……………………........................................113

Phụ lục 9. Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về đời sống tinh thần

của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh... trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015……………………...............………………..................118

Page 92: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

92

PHỤ LỤC 1

Bảng thông tin chung về tác phẩm tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

Stt Tác giả Tác phẩm Chất liệu Nội

dung Năm

1 Mai Anh Chọi trâu In tổng hợp (3) 2010

2 Mai Anh Chọi trâu 1 In tổng hợp (3) 2010

3 Thạch Bồi Múa đón mừng TP Trà

Vinh Khắc gỗ (3) 2010

4 Trần Thị Cải Công nhân môi trƣờng Khắc gỗ (3) 2010

5 Nguyễn Thành Công Xe không kính Khắc gỗ (1) 2010

6 Trần Thị Thanh Dung Ngày mới Khắc đồng (3) 2010

7 Nguyễn Quốc Dũng Lặng lẽ giữa đời thƣờng Khắc gỗ (3) 2010

8 Nguyễn Đăng Dũng Nhịp điệu nghìn năm Khắc gỗ (3) 2010

9 Nguyễn Việt Dũng Vƣợt tuyến Khắc gỗ (1) 2010

10 Vũ Quốc Dũng Hoa văn từ thiên nhiên II In kĩ thuật số (2) 2010

11 Nguyễn Hữu Duy Lò chén Chánh Nghĩa-

Bình Dƣơng Khắc gỗ (2) 2010

12 Nguyễn Hữu Duy Cá và nƣớc đen Khắc gỗ (4) 2010

13 Phạm Duy Giờ tan tầm Khắc gỗ (4) 2010

14 Nguyễn Ngọc Dƣơng Chống càn Quảng Trị Khắc gỗ (1) 2010

15 Đỗ Nhƣ Điềm Cuộc biểu tình của nông

dân Tiền Hải Thái Bình Khắc gỗ (1) 2010

16 Nguyễn Dƣơng Đính Bố cục hệ thống Khắc gỗ (5) 2010

17 Nguyễn Khắc Hân Nhà hộp Khắc gỗ (4) 2010

18 Nguyễn Phú Hậu Điều không muốn Khắc gỗ (4) 2010

19 Nguyễn Phú Hậu Rồng rắn lên mây Khắc gỗ (3) 2010

20 Nguyễ Đức Hiền Hà Nội- Những ngôi nhà

in dấu quân hành Thạch cao (1) 2010

21 Lê Thị Hiền Mặt trời trên nƣơng Khắc gỗ (3) 2010

22 Nguyễn Thị Hải Hoà Trộm nhìn In đồng (3) 2010

23 Lê Duy Hồng Mênh mông In độc bản (5) 2010

24 Nguyễn Mạnh Hùng Nạn dây điện trong thành

phố Cao su (4) 2010

25 Hoang Xuân Huy Thì thầm Khắc gỗ (3) 2010

26 Lê Quốc Huy Thu hoạch cá biển Khắc gỗ (3) 2010

27 Tăng Thị Huyền Ngày mới Khắc gỗ (3) 2010

28 Phạm Hữu Huỳnh Xe lăn Khắc gỗ (4) 2010

29 Mai Thanh Hƣng Chợ Việt Khắc gỗ (3) 2010

30 Đặng Hƣớng Di sản Khắc gỗ (5) 2010

31 Trần Khoa Chợ Đồng Văn Khắc gỗ (3) 2010

Page 93: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

93

32 Nguyễn Đức Lân Hồi sinh In kẽm (5) 2010

33 Vũ Bạch Liên Tự vấn In đá (5) 2010

34 Vũ Bạch Liên Đom Đóm trong thành phố In đá (5) 2010

35 Hoàng Thị Bích Liên Hỏi ngƣợc In độc bản (5) 2010

36 Đinh Lực Quê Hƣơng I Khắc gỗ (2) 2010

37 Trần Tuyết Mai Chợ Thổ Cẩm Khắc gỗ (3) 2010

38 Trần Tuyết Mai Đi chợ Khắc gỗ (3) 2010

39 Trần Quang Minh Hoa của trời In độc bản (5) 2010

40 Trần Giang Nam Vào hạ Khắc gỗ (3) 2010

41 Duy Ninh Lời rừng In độc bản (4) 2010

42 Phạm Thị Nguyệt Nga Say Khắc gỗ (3) 2010

43 Đặng Thị Bích Ngân Họp tổ phụ nữ H' Mông In tổng hợp (3) 2010

44 Đặng Thị Bích Ngân Hình bóng bà tôi In tổng hợp (5) 2010

45 Nguyễn Tùng Ngọc Tiếng kèn Saranai

của lão nghệ nhân Mỹ Sơn Thạch cao (5) 2010

46 Nguyễn Tùng Ngọc Ngày mƣa trên sông Thạch cao (2) 2010

47 Phạm Minh Phong Ngày mùa ở biển Khắc gỗ (3) 2010

48 Trần Anh Phƣớc Xóm ven biển Khắc gỗ (2) 2010

49 Nguyễn Hồng Phƣơng Sóng ngầm In độc bản (5) 2010

50 Nguyễn Nghĩa Phƣơng Phú quý hảo hảo In phá bản (4) 2010

51 Phạm Khắc Quang Kịch bản Đƣơng đại Khắc gỗ (4) 2010

52 Phạm Khắc Quang Áo phao Khắc gỗ (4) 2010

53 Trần Xuân Quang Sông quê Khắc gỗ (2) 2010

54 Trịnh Bá Quát Nhịp điệu vùng cao In trên lụa (3) 2010

55 Nguyễn Vũ Quyên Bình và hoa In độc bản (5) 2010

56 Nguyễn Vũ Quyên Nắng mùa đông In độc bản (5) 2010

57 Trần Thị Quỳnh Đến lƣợt Khắc gỗ (3) 2010

58 Dƣơng Thị Quang Sắc Tập bơi Khắc gỗ (3) 2010

59 Trần Thị Sâm Góc Bắc Hà Khắc gỗ (3) 2010

60 Cao Thanh Sơn Bến đợi II In kẽm (3) 2010

61 Nguyễn Khắc Tài Nhịp chợ vùng cao Khắc gỗ (3) 2010

62 Nguyễn Trọng Tài Mùa cá Khắc gỗ (3) 2010

63 Nguyễn Thị Thu Tâm Lựa cá Khắc gỗ (3) 2010

64 Lê Huy Tiếp Thành cổ Quảng Trị In độc bản (1) 2010

65 Vũ Đình Tuấn Nƣớc sông đầu nguồn Khắc gỗ (5) 2010

66 Vũ Đình Tuấn Những đứa con Tây

Nguyên Khắc gỗ (5) 2010

67 Nguyễn Thanh Tùng Nhịp điệu dung quất In khắc (3) 2010

68 Nguyễn Thị Thanh

Tuyền Đóng thuyền Khắc gỗ (3) 2010

69 Nguyễn Quang Tuyến Ngày hội tuổi thơ Khắc gỗ (3) 2010

Page 94: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

94

70 Ái Thị Mùa thu giải phóng Thạch cao (1) 2010

71 Ái Thị Tạm biệt thủ đô hẹn ngày

trở lại Thạch cao (1) 2010

72 Phạm Thị Xuân Thu Chiều lặng Khắc gỗ (2) 2010

73 Phạm Văn Thuận Hoa chuối rừng Khắc gỗ (2) 2010

74 Hồ Thiết Trinh Khát vọng làng Lòi Khắc gỗ (5) 2010

75 Phạm Kiều Trinh Phố Hà Nội Khắc gỗ (2) 2010

76 Phạm Xuân Trƣờng Bến thuyền II Khắc gỗ (2) 2010

77 Nguyễn Thị Tố Uyên Phụ nữ H'Mông I Khắc gỗ (3) 2010

78 Nguyễn Thị Tố Uyên Phụ nữ H'Mông II Khắc gỗ (3) 2010

79 Trần Nguyễn Phƣơng

Uyên Phiên chợ Bắc Hà Khắc gỗ (3) 2010

80 Trần Thị Vân Chợ Miền núi Khắc gỗ (3) 2010

81 Phạm Thị Xuân Thổ cẩm ngƣời H' Mông Khắc gỗ (3) 2010

82 Nguyễn Thành Công Phồn thực 1-Phồn thực 2 Khắc gỗ (5) 2015

83 Ngô Anh Cơ Ban phúc thần gió Kim loại (5) 2015

84 Nguyễn Văn Chung Sức sống đại ngàn Khắc gỗ (5) 2015

85 Trƣơng triều Dƣơng Mắt Khắc gỗ (5) 2015

86 Trần Nguyên Đán Ai về thủ đô Khắc gỗ (2) 2015

87 Hồ Văn Định Tôi 1 Tôi 2 In kẽm (5) 2015

88 Nguyễn Đức Hạnh Đèn Vàng Khắc kẽm (4) 2015

89 Nguyễn Khắc Hân A Di Đà Phật Khắc gỗ (5) 2015

90 Lƣu Thế Hân Mẹ Việt Khắc gỗ (5) 2015

91 Vũ Xuân Hiến Nét Xƣa Khắc gỗ (2) 2015

92 Kiều Trung Hiếu Chuyện của những ngƣời

chồng Khắc gỗ (3) 2015

93 Võ Thị Hiếu Cuộc sống biển Khắc gỗ (3) 2015

94 Bùi Văn Hoà Chiều về bản Khắc gỗ (2) 2015

95 Nguyễn Đức Hoà Niềm vui nhỏ ngày xƣa Khắc gỗ (3) 2015

96 Nguyễn Thị Hải Hoà Tuổi thơ In đồng (3) 2015

97 Lê Thị Nhƣ Hoài Đƣờng về Khắc gỗ (3) 2015

98 Nguyễn Khải Hoàn Kĩ ức lãng quên Khắc đồng (5) 2015

99 Nguyễn Mạnh Hùng Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ Khắc gỗ (3) 2015

100 Phạm Hữu Huỳnh Thời bão giá 2 Khắc gỗ (4) 2015

101 Đặng Hƣớng Về với trƣờng Sa Khắc gỗ (1) 2015

102 Trƣơng Nguyễn

Nguyên Kha Âu thuyền Thọ Quang Khắc gỗ (2) 2015

103 Nguyễn Ngọc Khai Gia đình H'Măr Mlô Khắc gỗ (5) 2015

104 Vũ Bạch Liên Đông về Khắc gỗ (2) 2015

105 Đinh Lực Ngoai thành mùa lúa chín Khắc gỗ (2) 2015

106 Trần Tuyết Mai Chuyển hàng Khắc gỗ (3) 2015

Page 95: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

95

107 Phạm Ngọc Mạnh Nguồn sống In Digital

(KTS) (5) 2015

108 Hồ Trọng Minh Tình yêu biển In đá, photo

pint (2) 2015

109 Nguyễn Văn Ngần Hang tám cô Khắc gỗ (1) 2015

110 Bùi Thị Ngoan Tiếng đêm Độc bản (2) 2015

111 Đoàn Minh Ngọc Phong cảnh Khắc gỗ (2) 2015

112 Nguyễn tùng Ngọc Âm nhạc Dân gian Khắc thạch

cao (3) 2015

113 Tạ Thị Ngọc Phê Ngõ nhỏ Khắc gỗ (2) 2015

114 Phạm Khắc Quang Vợ yêu Khắc gỗ phá

bản (5) 2015

115 Nguyễn Công Quang Lão dân quân Khắc gỗ (1) 2015

116 Trần Anh Quân Ánh trăng xƣa Collography (2) 2015

117 Nguyễn Vũ Quyên Giấc trƣa In đá màu (5) 2015

118 Đỗ Đình Tân Chân dung hoạ sĩ Đồ hoạ Khắc gỗ phá

bản (5) 2015

119 Bảo Tân Khoảng Lặng In Kẽm (5) 2015

120 Lý Cao Tấn Cảm xúc từ biển đảo Cà

Mau In Offset (5) 2015

121 Vũ Xuân Tình Ngày mai ra khơi Khắc gỗ (3) 2015

122 Trƣơng Quang Tùng Cầu Long Biên Khắc gỗ (2) 2015

123 Quản Thị Tƣơi Đại dƣơng Xanh Khắc gỗ (2) 2015

124 Lê Thị Thanh Huyền thoại Sầm Sơn In lƣới (2) 2015

125 Nguyễn Thánh Phục hồi Khắc gỗ (4) 2015

126 Nguyễn Tất Thắng Thân phận Khắc bản (5) 2015

127 Huỳnh Thị Thắng Hạnh phúc của mẹ Khắc mi ca (5) 2015

128 Hồ Thiết Trinh Đội cát Khắc mi ca (3) 2015

129 Nguyễn Thị Tố Uyên Lên Tháp Chăm Khắc gỗ (3) 2015

130 Nguyễn Ngọc Vinh Giai điệu Khắc và ăn

mòn Inox (5) 2015

131 Nguyễn Tƣờng Vinh Ngƣời Việt Nam Khắc gỗ (1) 2015

(1). Lịch sử cách mạng về cuộc kháng chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc

(2). Phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc

(3). Lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của con ngƣời

(4). Giao thông, tham những, môi trƣờng

(5). Đời sống tinh thần của con ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh

Page 96: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

96

PHỤ LỤC 2

Bảng tổng hợp về chất liệu của tác phẩm tranh in trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015

STT Chất liệu TLMTTQ

năm 2010

TLMVN năm

2015

1 Tranh khắc gỗ 53 30

2 Tranh khắc thạch cao 5 1

3 Tranh khắc cao su 1 0

4 Tranh in độc bản 8 1

5 Tranh in phá bản 1 3

6 Tranh in kẽm 2 3

7 Tranh in đồng 2 2

8 Tranh in đá 2 1

9 Tranh in kĩ thuật số 1 1

10 Tranh in tổng hợp 4 2

11 Tranh in trên lụa 1 0

12 Tranh khắc mi ca 0 2

13 Tranh khắc kim loại 1 1

14 Tranh khắc I nốc 0 1

15 Tranh in lƣới 0 1

16 Tranh in Offset 0 1

17 Tổng 81 50

Page 97: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

97

PHỤ LỤC 3

Bảng tổng hợp về nội dung về tác phẩm tranh in trong TLMTTQ

năm 2010 và 2015

Stt Nội dung tác phẩm TLMTTQ

năm 2010

TLMVN

năm 2015

1

Nội dung phản ánh lịch sử cách

mạng về cuộc kháng chiến của

dân tộc, chủ quyền tổ quốc

8 4

2 Nội dung về phong cảnh thiên

nhiên, kiến trúc 10 14

3

Nội dung phản ánh về lao động,

sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội của

con ngƣời

37 11

4

Nội dung phản ánh về các vấn đề

mang tính xã hội nhƣ giao thông,

tham những, môi trƣờng...

10 5

5

Nội dung phản ánh về đời sống

tinh thần của con ngƣời với hạnh

phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh...

16 16

6 Tổng 81 50

Page 98: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

98

PHỤ LỤC 4

Bảng tổng hợp về giải thƣởng của tác phẩm tranh in trong TLMTTQ

năm 2000, 2005, 2010 và 2015

Stt Nội dung TLMTTQ

2000

TLMTTQ

2005

TLMTTQ

2010

TLMTVN

2015 Tổng

1 Tổng số tác

phẩm 825 734 836 409 2804

2 Tổng số giải 58 53 48 37 196

3 Hội họa 509 467 548 274 1798

4 Tỷ lệ 61,7% 63,6% 65,6% 67,0% 64,1%

5

Điêu khắc,

sắp đạt,

video Art

254 198 196 74 722

6 Tỷ lệ 30,8% 27,0% 23,4% 18,1% 25,7%

7 Đồ họa 62 69 92 61 284

8 Tỷ lệ 7,5% 9,4% 11,0% 14,9% 10,1%

9 Tranh in 57 65 81 50 253

10 Tỷ lệ 6,9% 8,9% 9,7% 12,2% 9,0%

11 Giải vàng

(tranh in) 0 0 0 1 1

12 Giải bạc

(tranh in) 0 2 1 0 3

13 Giải đồng

(tranh in) 1 1 2 1 5

14

Giải khuyễn

khích (tranh

in)

4 3 4 2 13

15 Số giải (tranh

in) 5 6 7 4 22

16 Tỷ lệ

giải(tranh in) 8,6% 11,3% 14,6% 10,8% 11,2%

Page 99: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

99

PHỤ LỤC 5

Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh lịch sử cách mạng về cuộc kháng

chiến của dân tộc, chủ quyền tổ quốc trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

H.5.1. Nguyễn Thành Công, Xe không kính, Khắc gỗ, (2010), 60x 120cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.5.2. Đặng Hƣớng, Về với trường Sa, Khắc gỗ, (2014), 107x 165cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 100: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

100

H.5.3. Nguyễn Văn Ngần, Hang tám cô, Khắc gỗ, (2014), 138x 44cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.5.4. Nguyễn Công Quang, Lão dân quân, Khắc gỗ, (2014), 60x 80cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 101: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

101

H.5.5. Lê Huy Tiếp, Thành cổ Quảng Trị, In độc bản, (2006), 60x 80cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.5.6. Nguyễn Tƣờng Vinh, Người Việt Nam, Khắc gỗ, (2013), 80x 113cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 102: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

102

PHỤ LỤC 6

Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc

trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

H.6.1. Vũ Quốc Dũng, Hoa văn từ thiên nhiên II, In kĩ thuật số, (2009), 50x 200cm

(nguồn: TLTK.3)

H.6.2. Nguyễn Hữu Duy “Lò chén Chánh Nghĩa- Bình Dương”, Khắc gỗ, (2010),

51x 71cm. (nguồn: TLTK.3)

Page 103: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

103

H.6.4. Phạm Văn Thuận, Hoa chuối rừng, Khắc gỗ, (2006), 75x 105cm

(nguồn: TLTK.3)

H.6.3. Trần Xuân Quang, Sông quê, Khắc gỗ, (*), 50x 70cm

(nguồn: TLTK.3)

Page 104: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

104

H.6.5. Trần Nguyên Đán, Ai về thủ đô, Khắc gỗ, (2013), 80x 113cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.6.6. Bùi Văn Hoà, Chiều về bản, Khắc gỗ, (2014),70x 90cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 105: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

105

PHỤ LỤC 7

H.6.7. Vũ Bạch Liên, Đông về, Khắc gỗ, (2011), 70x 127cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.6.8. Đinh Lực Ngoại thành mùa lúa chín, Khắc gỗ, (2015), 53x 73cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 106: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

106

H.6.9. Tạ Thị Ngọc Phê, Ngõ nhỏ, Khắc gỗ, (2014), 75x 145cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.6.10. Lê Thị Thanh, Huyền thoại Sầm Sơn, In lƣới, (2015), (68x54cm) x 3.

(nguồn: TLTK.4)

Page 107: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

107

PHỤ LỤC 7

Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung về lao động, sinh hoạt thƣờng ngày, lễ hội

của con ngƣời trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

H.7.1. Mai Anh, Chọi trâu, Khắc gỗ, (2007), 45x 60cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.7.2. Trần Thị Cải, Công nhân môi trường, Khắc gỗ, (2010), 63x 52cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 108: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

108

H.7.3. Nguyễn Thị Hải Hoà, Trộm nhìn, In đồng, (2013), 77x 60cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.7.4. Trần Tuyết Mai, Chợ thổ cẩm, Khắc gỗ, (2010), 60x 70cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 109: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

109

H.7.5. Dƣơng Thị Quang Sắc, Tập bơi, Tranh in gỗ, (2007), 60x 90cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.7.6. Nguyễn Khắc Tài, Nhịp chợ vùng cao, Khắc gỗ, (2009), 140x 160cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 110: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

110

H.7.8. Nguyễn Mạnh Hùng, Phụ nữ Dao đỏ xuống chợ, Khắc gỗ, (2014), 60x 74cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.7.7. Võ Thị Hiếu, Cuộc sống biển, Khắc gỗ, (2014), 73x 138cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 111: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

111

H.7.9. Kiều Trung Hiếu, Chuyện của những người chồng, Khắc gỗ, (2012), 60x 120cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.7.10. Vũ Xuân Tình, Ngày mai ra khơi, Khắc gỗ, (2015), (250x 45cm) x 3.

(nguồn: TLTK.4)

Page 112: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

112

H.7.11. Nguyễn Tùng Ngọc, Âm nhạc dân gian, Khắc thạch cao, (201), (100x 100cm).

(nguồn: TLTK.4)

H.7.12. Nguyễn Thị Tố Uyên, Lên tháp Chăm, Khắc gỗ, (2013), 120x 70cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 113: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

113

PHỤ LỤC 8

Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về các vấn đề mang tính xã hội

nhƣ giao thông, tham những, môi trƣờng trong TLMTTQ năm 2010 và 2015

H.8.1. Nguyễn Hữu Duy, Cá và nước đen, Khắc gỗ, (2009), 80x 100cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.8.2. Phạm Duy, Giờ tan tầm, Khắc gỗ, (2010), 50x 35cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 114: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

114

H.8.3. Nguyễn Khắc Hân, Nhà hộp, Khắc gỗ, (2009), 108x 160cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.8.4. Nguyễn Mạnh Hùng, Nạn dây điện trong thành phố, Khắc cao su

, (2010), 55x 90cm. (nguồn: TLTK.3)

Page 115: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

115

H.8.6. Nguyễn Nghĩa Phƣơng, Phú quý hảo hảo, In phá bản, (2010), 95x 57cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.8.5. Duy Ninh, Lời rừng, In độc bản, (2010), 70x 70cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 116: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

116

H.8.7. Phạm Khắc Quang, Kịch bản đương đại, In độc bản, (2010), 100x 70cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.8.8. Nguyễn Đức Hạnh, Đèn vàng 1-2, Khắc kẽm, (2014), (47x50cm)x 2.

(nguồn: TLTK.4)

Page 117: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

117

H.8.9. Phạm Hữu Huỳnh, Thời bão giá 2, Khắc gỗ, (2015), 80x 150cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.8.10. Nguyễn Thánh, Phục hồi, Khắc gỗ, (2012), 90x150cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 118: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

118

PHỤ LỤC 9

Ảnh tác phẩm tranh in có nội dung phản ánh về đời sống tinh thần của con

ngƣời với hạnh phúc, tình yêu, văn hóa, tâm linh...

H.9.2. Đặng Thị Bích Ngân, Hình bóng bà tôi, In tổng hợp, (2007), 60x 80cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.9.1. Vũ Bạch Liên, Tự vấn, In đá, (*), 60x 60cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 119: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

119

H.9.4. Nguyễn Vũ Quyên, Nắng mùa đông, In độc bản (2010), 50x 50cm.

(nguồn: TLTK.3)

H.9.3. Nguyễn Vũ Quyên, Bình và hoa, In độc bản (2010), 40x 60cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 120: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

120

H.9.6. Nguyễn Thành Công, Phồn thực 1-Phồn thực 2, Khắc gỗ (2013),

(10x 70)x 250cm. (nguồn: TLTK.4)

H.9.5. Vũ Đình Tuấn, Nước sông đầu nguồn, Khắc gỗ (2010), 190x135cm.

(nguồn: TLTK.3)

Page 121: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

121

H.9.8. Nguyễn Khắc Hân, A Di Đà Phật, Khắc gỗ, (2015), 100cmx (50-70-50).

(nguồn: TLTK.4)

H.9.7. Hồ Văn Định, Tôi 1 Tôi 2, In kẽm, (2014), (53x 40 cm)x 2.

(nguồn: TLTK.4)

Page 122: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

122

H.9.9. Nguyễn Khải Hoàn, Kĩ ức lãng quên, Khắc đồng, (2015), 60x 40cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.9.10. Phạm Khắc Quang, Vợ yêu, Khắc gỗ phá bản, (2015), 79.5x 59 cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 123: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

123

H.9.12. Đỗ Đình Tân, Chân dung hoạ sĩ Đồ hoạ, Khắc gỗ phá bản, (2012), 100x 50cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.9.11. Nguyễn Vũ Quyên, Giấc trưa,, In đá màu (2012), 40x 45cm.

(nguồn: TLTK.4)

Page 124: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/LEHAITHANH.pdf · (trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện

124

H.9.14. Nguyễn Ngọc Vinh, Giai điệu, Khắc và ăn mòn inox, (2015), 50x100cm.

(nguồn: TLTK.4)

H.9.13. Lý Cao Tấn, Cảm xúc từ biển đảo Cà Mau, In Offset, (2014), 90x 120cm.

(nguồn: TLTK.4)