khue radar news letter no 4

38
KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 0 Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố quyết định? Hạn chế in ra giấy – giấy được làm từ gỗ – khai thác từ rừng SỐ 04 05/01/2014

Upload: doan-trac-khue

Post on 22-Jun-2015

113 views

Category:

Education


4 download

DESCRIPTION

Tạp chí cá nhân Đoàn Trắc Khuê

TRANSCRIPT

Page 1: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 0

Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố

quyết định?

Hạn chế in ra giấy – giấy được làm từ gỗ – khai thác từ rừng

SỐ 04 05/01/2014

Page 2: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 1

7 Doanh nghiệp Việt Nam năm 2013…… 21 Tư duy của chiến lược …………………

9 2013 – Năm kỷ lục của hủy ….… 22 Một thoáng Âu châu……..

11 Chất lượng tăng trưởng………………… 31 Phong cách sống ………..……….

15 Thực chất quy mô doanh nghiệp..………. 33 Tản mạn về Tết………………

19 Hàng tồn kho – Nỗi lo trước thềm…… 35 1000 con hạc giấy ………………………..…

nội dung SỐ 04 | 05 – 01 – 2014

RADAR | 03

ENTERPRISE | 06

BUSINESS | 07

BOOKS | 20

TRAVELLING |21

LIFE STYLE | 25

Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố

quyết định?

3

Page 3: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 2

THƯ NGỎ ĐẦU NĂM 2014

Kính gửi Quý anh, chị

Năm 2014 đã đến, đã đến lúc bạn bắt tay vào thực hiện những

kế hoạch mới của năm với niềm hi vọng về một năm thịnh vượng, hạnh

phúc và thành công.

Năm mới, bắt tay vào công việc, Khuê luôn mong và hy vọng anh

chị luôn thắp trong mình ngọn lửa đam mê, duy trì một ý chí vững vàng

và một cơ thể khỏe mạnh để theo đuổi và đạt được những mục tiêu

lớn hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.

Kính chúc và thân ái,

Đoàn Trắc Khuê

Page 4: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 3

RADAR

Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố quyết định?

Theo Alfred Chandler (Đại học Havard), hoạch định chiến lược kinh doanh là

việc xác định các mục tiêu chủ yếu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó, chọn lựa

phương thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu của DN để thực

hiện các mục tiêu đó. Điều đáng lưu { là, hoạch định chiến lược đều nhắm vào

việc thực hiện mục tiêu cốt lõi của DN là gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn

đầu tư ROI (Return on Investment). Và, nội dung cơ bản của chiến lược kinh

doanh của DN là hoạch định đường đi để đến đích đã vạch ra.

THẤT BẠI NẾU KHÔNG CÓ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, số DN thua lỗ cao, trong đó

có cả các DN quy mô lớn, thậm chí, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước cũng trở

nên yếu sức đi rất nhiều, khi những lĩnh vực đầu tư (ngoài ngành chính) bị ảnh

hưởng bởi các quyết định đầu tư dàn trải, không được kiểm soát.

Tuy nhiên, bức tranh u ám trên đã được dự báo trước, khi các chuyên gia kinh

tế không nhìn thấy sự bài bản, nhất quán trong xây dựng, hoạch định chiến

lược, cũng như cách thức thực hiện chiến lược đó. Thậm chí, nhiều DN mắc

phải những sai lầm trong quá trình xây dựng chiến lược, như thiếu tầm nhìn,

sứ mệnh không rõ ràng, không chú trọng xây dựng năng lực cốt lõi… Kèm theo

đó còn là những quyết định đầu tư theo phong trào, không kiên định với định

hướng ngành nghề kinh doanh chính, do đó, DN đã bị thua lỗ do không kiểm

soát được các danh mục đầu tư… Vì thế, có thể xem nhiều DN có đề ra chiến

lược kinh doanh nhưng không làm theo hoặc chiến lược kinh doanh sơ sài,

không nghiên cứu kỹ lưỡng cũng có thể xem như không có chiến lược kinh

doanh. Điều đó, đồng nghĩa với việc, trong những năm qua, rất nhiều DN Việt

Nam không có chiến lược kinh doanh. Và, đó chính là nguyên do dẫn tới thất

bại của DN.

► Trong điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh hiện tại của doanh

nghiệp (DN) Việt Nam, hơn lúc nào hết, việc xây dựng chiến lược kinh doanh

và nhất là, thực hiện chiến lược một cách nhất quán trở nên quan trọng, có ý

nghĩa sống còn với nhiều DN.

Page 5: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 4

Thứ nhất, về công tác nghiên cứu thị trường.

Thực tế, có thể thấy, nhiều DN không thực hiện nghiên

cứu thị trường không thường xuyên, định kz; không làm

kỹ lưỡng, chuyên sâu. Xây dựng chiến lược kinh doanh

vội vàng; đơn giản không dựa trên những căn cứ xác

đáng. Điều này thể hiện trên những mặt sau:

- Không nắm được chiến lược kinh doanh đang thực hiện

và sắp tới của đối thủ cạnh tranh của mình?

- Sản phẩm đơn vị sản xuất ra có đáp ứng nhu cầu thị

trường?

Điển hình như việc nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản

thời gian qua tập trung xây dựng căn hộ cao cấp trong khi

nhu cầu cần của thị trường là căn hộ bình dân giá thấp.

Kết quả là căn hộ cao cấp sản xuất ra không bán được;

thị trường bất động sản “đóng băng” cũng một phần xuất

phát từ nguyên nhân này.

- Không dựa trên điều tra; nghiên cứu; số lượng cụ thể…

chỉ ước lượng đại khái, cảm tính.

Thứ hai, về năng lực doanh nghiệp

Nhiều đơn vị kinh doanh đa ngành, trong khi năng lực

(vốn tự có, nhân lực…) chỉ đủ khả năng kinh doanh ngành

cốt lõi. Trong quá trình hoạt động, có đơn vị chạy theo

phong trào, kinh doanh thêm chứng khoán; đầu tư xây

dựng bất động sản; ngân hàng… dẫn tới không kiểm soát

được hoạt động của DN.

Nhiều DN Việt Nam muốn “ngay lập tức” phát triển thành

tập đoàn khổng lồ, trong khi tại các nước, phải mất đến

hàng trăm năm mới có thể phát triển thành tập đoàn

vững vàng. DN nào cũng đề ra hướng phát triển đa

ngành, hướng tới trở thành tập đoàn đa ngành, đầu tư

vào mọi lĩnh vực, trong khi khả năng tài chính lại chỉ ở

mức vừa phải. Do đó, dẫn tới tình trạng “ăn xổi”, dễ thất

bại.

Hoặc có những DN chỉ phù hợp hoạt động, quy mô hoạt

động trong địa phương (tỉnh, thành phố), nhưng với tâm

l{ muốn khuếch trương bằng mọi giá, đã mở rộng hoạt

động trên phạm vi cả nước… Hiện trạng này dẫn đến

nhiều khó khăn; chia cắt sức lực, tăng chi phí rất lớn dẫn

đến giảm lợi nhuận.

Thứ ba, tư duy xây dựng lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng lợi thế cạnh

tranh. Trong dài hạn, nếu không chú trọng tạo sự khác

biệt của công ty; dễ bị cạnh tranh; từng thời gian thua

kém đơn vị cùng ngành.

Thứ tư, về kế hoạch sử dụng vốn.

Từ việc không có kế hoạch kinh doanh, dẫn đến không có

kế hoạch sử dụng vốn cụ thể và không thể chủ động về

nguồn vốn. Cụ thể:

- Sử dụng vốn “vay ngân hàng” vượt quá sức doanh

nghiệp. Có DN do “bị động” chạy theo kinh doanh đa

ngành, trong khi thực lực lại vừa phải, do đó đa phần sử

dụng vốn “vay ngân hàng”. Trong bối cảnh khó khăn triền

miên, lại phải trả lãi suất cao (tại Việt Nam qua các năm

2009-2010 lãi suất cao có đến 17%/ năm)…, nên hết sức

khó khăn. Hơn nữa, do không thể chủ động về nguồn

Page 6: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 5

vốn, nên DN không có kế hoạch trả vốn. Nhiều đơn vị đã

sử dụng vốn vay ngân hàng gấp hàng chục lần vốn điều

lệ; thay vì tối đa chỉ được phép gấp 2 lần. Đây chính là

đầu mối dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản…

- Sử dụng vốn ngắn hạn, đầu tư dài hạn. Phát triển một

dự án bất động sản từ 3 năm đến 5 năm, nhưng vay ngân

hàng chỉ 6 tháng, 1 năm dẫn đến phải “đáo nợ” liên tục,

tăng chi phí rất nhiều. Đồng thời, giảm rất nhiều thời gian

dành cho kinh doanh.

- Không quan tâm dòng tiền mặt, không có nguồn tiền dự

phòng. Gặp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bất ổn kinh tế

vĩ mô trong nước kéo dài, việc không chủ động dòng tiền

mặt, quỹ dự phòng…, nhiều DN đã phải vay nợ “xã hội

đen” và phải trả giá rất lớn.

Thứ năm, kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân

lực.

Nhiều đơn vị không chủ động (không có kế hoạch) kế

hoạch bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, mà chỉ

đơn thuần quan tâm đến trả lương cho cán bộ, công

nhân viên, nên khả năng mất người khi: (i) Có đơn vị khác

trả lương cao hơn; (ii) Gặp khi đơn vị gặp khó khăn.

Thực tế, khó có thể có người giỏi, nếu không có kế hoạch

chi tiết đào tạo, những người làm việc tại chỗ, gắn bó

nhiều năm với công ty. Bên cạnh đó, cần cấm kỵ việc sử

dụng họ hàng, thân quen năng lực rất yếu vào những vị

trí chủ chốt của DN. Từ việc sử dụng này, dễ tạo không

khí làm việc thiếu cạnh tranh, người giỏi khó được đề bạt,

khiến họ nản chí không muốn cống hiến. Tinh thần làm

việc toàn doanh nghiệp không cao.

Bên cạnh đó, việc không có kế hoạch chú trọng tuyển bổ

sung những người thực sự có năng lực chuyên ngành,

nhất là đối với những cán bộ chủ chốt, phó phụ trách tài

chính, phụ trách marketing…, nên phải giữ những người

ban đầu kiêm nhiệm quá lâu. Điều đó, dẫn đến kết quả

kinh doanh nhiều hạn chế. Trong quá trình cạnh tranh,

đây cũng là nguyên nhân khiến DN bị thua sút đối thủ.

NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM TRONG HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC

Quá trình điều hành hoạt động doanh nghiệp hơn 25 năm

trên cương vị là người đứng đầu doanh nghiệp liên tục tại

nhiều đơn vị khác nhau đã đúc rút cho tôi nhiều bài học

kinh nghiệm qu{. Vì thế, theo tôi, doanh nghiệp cần tập

trung vào một số vấn đề quyết định sau:

Một là, về công tác nghiên cứu thị trường.

Hoạch định chiến lược kế hoạch kinh doanh phải dựa

trên cơ sở tiến hành công tác nghiên cứu thị trường tỷ

mỷ, nắm vững nhu cầu thực tế của thị trường; đối thủ

cạnh tranh của mình là ai? phương thức, cách thức kinh

doanh của họ ra sao?

Page 7: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 6

Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp thất bại vì công tác

nghiên cứu thị trường làm không kỹ lưỡng, không chuyên

sâu. Do đó, quyết định đầu tư ngành sản phẩm không

đúng, kết quả là sản xuất dư thừa, hàng hóa bán không

được; sản xuất không theo nhu cầu của thị trường.

Hai là, xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu.

Vấn đề mang { nghĩa quyết định cho sự thành công của

công ty là cách thức tổ chức bán hàng; kênh phân phối

hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp thành công khi xây dựng

cách thức tổ chức bán hàng tối ưu bằng các chiến lược

tiếp thị sản phẩm tốt, đưa sản phẩm đến tay người tiêu

dùng qua các đại l{, các điểm bán hàng trên khắp các

tỉnh, thành. Có thể nêu ở đây một số điển hình như công

ty VISSAN với hơn 300.000 điểm bán hàng, VINAMILK xây

dựng trên 500.000 điểm bán hàng trên cả nước…

Ba là, xác định kinh doanh chuyên ngành hay đa ngành?

Sau một thời gian thử nghiệm, công ty VINAMILK quyết

định bỏ sản xuất mặt hàng cà phê (bán toàn bộ dây

chuyền sản xuất cà phê), mà tập trung nguồn lực cho sản

phẩm chính là “sữa”. Kết quả doanh thu các năm đều

tăng vượt lên, lợi nhuận tăng lên, ngay cả trong thời kz

khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn kinh tế vĩ mô trong

nước kéo dài. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác thất

bại chỉ vì ngoài ngành chính, đầu tư thêm chứng khoán,

Bất động sản, ngân hàng…

Bốn là, nguồn vốn kinh doanh.

Chúng ta kinh doanh dựa trên nguồn vốn nào? Cần xác

định vay nợ hay không? Mức độ nợ tỷ lệ % trên vốn chủ

sở hữu? Hoặc nhắm đến mời gọi hợp tác nguồn vốn để

kinh doanh; hoặc từ nguồn mời gọi cổ đông (phát hành

cổ phần); hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái

phiếu chuyển đổi… cũng như lộ trình đưa doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán có cần hay

không?... Đó là các vấn đề mà DN cần quan tâm và trả lời

bằng được trong quá trình phát triển của mình.

Năm là, xây dựng lợi thế cạnh tranh của DN.

Hãng tư vấn chiến lược BCG danh tiếng của Mỹ đã đưa

ra: “Đối thủ muốn duy trì thế cạnh tranh lâu dài phải giữ

vững lợi thế độc đáo bằng cách tạo ra khác biệt so với

người khác. Quản trị sự khác biệt này chính là tinh hoa

của chiến lược kinh doanh dài hạn”. Vì thế, hoạch định

chiến lược kinh doanh cần phải chứng minh điểm khác

biệt giữa công ty mình và các đối thủ cạnh tranh có thể

qua: mẫu mã, bao bì, chất lượng, giá thành sản phẩm…

Ví dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long xác định sự khác

biệt, đầu tư dòng sản phẩm căn hộ bình dân: dòng sản

phẩm Ehome. Toàn bộ thiết kế tập trung tạo căn hộ hữu

dụng, sử dụng diện tích ít nhưng tiện dụng; giá thành sản

phẩm rất thấp hợp nhu cầu người dân. Kết quả là Ehome

1,2,3,4 … hàng không đủ bán dù thị trường bất động sản

đang “đóng băng”.

Tuy nhiên, cũng cần lưu { rằng, trong từng giai đoạn, nhất

là trong khi môi trường kinh doanh biến động mạnh,

doanh nghiệp có thể phải xem xét lại, định lại chiến lược

kinh doanh của mình, nhằm kịp thời thay đổi phù hợp với

nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện, năng lực mới.

DN cũng cần thường xuyên tái cấu trúc, giảm thiểu chi

phí, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo nền móng

chuẩn bị cho thời kz hồi phục của nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo:

1. BCG (2013). Bàn về chiến lược, Tủ sách Trí thức do PACE tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Thời Đại

2. Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng (2012). CEO và Hội đồng quản trị, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội

3. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, VCCI (2013). Kỷ yếu Hội thảo CEO và các bài học trong quá trình xây dựng DN, tổ chức ngày 06/12/2013 tại Hà Nội

CEO. Đặng Đức Thành

Page 8: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 7

ENTERPRISE

Doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 thế nào?

► Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê sáng ngày 23/12, Tổng cục

Thống kê cho biết, năm 2013, tình hình doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, diễn

biến hàng tồn kho vẫn phức tạp.

Quy mô và năng lực sản xuất giảm sút

Ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng k{ thành lập mới là 76955

doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng vốn đăng k{ là 398,7 nghìn

tỷ đồng, giảm 14,7%.

Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là

60737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp

đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng k{ tạm

ngừng hoạt động là 10803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng

hoạt động, nhưng không đăng k{ là 40116 doanh nghiệp, tăng 8,6%.

Làm rõ hơn về số liệu doanh nghiệp, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng

Tổng cục Thống kê lưu {, mặc dù số doanh nghiệp giải thể ít hơn số thành lập

mới là tín hiệu đáng mừng, nhưng quy mô vốn lại giảm đi, năng lực sản xuất

kém hơn năm trước. Cụ thể, năm 2012 quy mô vốn cho 1 doanh nghiệp là 6,68

tỷ đồng, thì năm 2013, con số này chỉ còn hơn 5 tỷ đồng.

Page 9: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 8

Theo kết quả điều tra tại thời điểm

01/01/2013 của Tổng cục Thống kê,

cả nước có 3135 doanh nghiệp nhà

nước, bao gồm: 405 doanh nghiệp

nông, lâm nghiệp và thủy sản,

chiếm 12,9%; 1401 doanh nghiệp

công nghiệp và xây dựng, chiếm

44,7% và 1329 doanh nghiệp dịch

vụ, chiếm 42,4%.

Kết quả điều tra có 2893 doanh

nghiệp trả lời, trong đó 2854 doanh

nghiệp thực tế đang hoạt động,

chiếm 98,7%; 39 doanh nghiệp

ngừng hoạt động, chiếm 1,3%, bao

gồm 24 doanh nghiệp có 100% vốn

nhà nước và 15 doanh nghiệp vốn

nhà nước trên 50%.

Trong số 24 doanh nghiệp có 100%

vốn nhà nước ngừng hoạt động thì

tỷ lệ doanh nghiệp chờ giải thể, phá

sản là 41,7%; doanh nghiệp chờ sắp

xếp lại là 29,2%, doanh nghiệp

ngừng để đầu tư đổi mới công

nghệ là 12,5%, còn lại là nguyên

nhân khác. Trong số 15 doanh

nghiệp có vốn nhà nước trên 50%

ngừng hoạt động, tỷ lệ doanh

nghiệp chờ giải thể, phá sản và chờ

sắp xếp lại cùng chiếm 40%, còn lại

là nguyên nhân khác.

So với năm 2000, số doanh nghiệp

nhà nước tại thời điểm 01/01/2013

bằng 54,4%, giảm 2.624 doanh

nghiệp; tổng doanh thu năm 2012

gấp 6,9 lần năm 2000; tổng lợi

nhuận trước thuế gấp 9,4 lần; tổng

nộp ngân sách nhà nước gấp 8,1

lần.

Về việc có sự chênh lệch giữa con

số công bố của Chính phủ và Tổng

cục Thống kê, ông Phạm Đình Thúy

(Vụ trưởng Vụ Thống kê Công

nghiệp) cho biết, doanh nghiệp nhà

nước theo quan điểm Tổng cục

Thống kê bao gồm cả doanh nghiệp

100% vốn nhà nước và doanh

nghiệp cổ phần có vốn nhà nước.

"Con số trên 1000 doanh nghiệp

nhà nước mà Chính phủ công bố là

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước“,

ông Thúy chỉ rõ.

Tồn kho hiện vẫn cao

Về con số tồn kho của doanh

nghiệp hiện nay, Tổng cục Thống kê

chỉ rõ, hiện vẫn cao.

Cụ thể, chỉ số tồn kho tại thời điểm

01/12/2013 toàn ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tăng

10,2% so với cùng thời điểm năm

2012 (Cùng kz năm 2011 là 23%;

năm 2012 là 20,1%).

Một số ngành có chỉ số tồn kho

tăng thấp hơn mức tăng chung

hoặc giảm là: Sản xuất, chế biến

thực phẩm tăng 8,8%; dệt tăng

6,3%; sản xuất trang phục giảm

1,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng

phi kim loại khác giảm 11,3%; sản

xuất đồ uống giảm 21,9%; sản xuất

xe có động cơ giảm 37,8%.

Tuy nhiên, vẫn còn những ngành có

chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều

so với mức tăng chung như: Sản

xuất da và các sản phẩm có liên

quan tăng 127,5%; sản xuất thuốc,

hoá dược và dược liệu tăng 96,4%;

sản xuất kim loại tăng 45,9%; sản

xuất hóa chất và sản phẩm hóa

chất tăng 32,7%; sản xuất giấy và

sản phẩm từ giấy tăng 27,6%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo tháng

Mười Một là 71,1%; tỷ lệ tồn kho

bình quân mười một tháng năm

nay là 73,7%, trong đó một số

ngành có tỷ lệ tồn kho bình quân

mười một tháng cao là: Sản xuất

hóa chất và sản phẩm hóa chất

121,3%; sản xuất thuốc, hóa dược

và dược liệu 115,1%.

Trước tỷ lệ hàng tồn kho cao như

vậy, ông Thúy cho biết, tồn kho là

hoàn toàn do doanh nghiệp chứ

Nhà nước, hay các bộ, ngành ko

can thiệp.

"Chúng ta chỉ có hỗ trợ doanh

nghiệp tháo gỡ khó khăn, chứ

không thể hỗ trợ trực tiếp để

doanh nghiệp giảm tồn kho. Đến

nay, Chính phủ và bộ, ngành đã có

nhiều chính sách hỗ trợ doanh

nghiệp vay vốn, bình ổn giá, chuyển

hàng về nông thôn…“, ông Thúy

cho biết thêm./.

Trí Dũng

Page 10: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 9

BUSINESS

2013 - Năm của kỷ lục hủy niêm yết

► Tăng Điều đáng buồn nhất là TTCK năm 2013 chứng kiến đến 4 doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc do quy chế công bố thông tin. Và, thị trường cũng buồn với sự ra đi hoàn toàn tự nguyện của 12 doanh nghiệp.

Nếu như năm 2011 một doanh nghiệp hủy niêm yết sẽ là chủ đề bàn ra, bàn

vào hết tháng này qua tháng khác thì nay tình hình đã quay ngoắt 180 độ khi câu chuyện rời sàn trở nên phổ biến đến mức nhà đầu tư chặc lưỡi: Đó là chuyện của doanh nghiệp, chuyện của cổ đông công ty đó. Chẳng phải chuyện của mình! Đối với những doanh nghiệp có độ phủ cổ đông lớn hơn thì có thêm chút quan tâm nhưng nhìn chung những câu hỏi mang tầm "vĩ mô" không còn nữa.

Năm 2013-Kỷ lục của hủy niêm yết Nếu như năm 2012 các phương tiện truyền thông giật tít: "Chưa năm nào có nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết như năm nay" thì năm nay tít này vẫn mới. Kỷ lục 22 cổ phiếu bị hủy niêm yết của năm 2012 đã là dĩ vãng khi năm 2013 có đến 37 doanh nghiệp rời sàn. Năm 2013, việc tái cơ cấu đã lên đến cao trào khi mà "cơ thể cũ" không gánh vác nổi hoạt động kinh doanh hiện hành một cách tốt nhất. Nhiều doanh nghiệp chọn phương án sáp nhập với doanh nghiệp khác để mạnh hơn. Những cuộc cộng gộp xảy ra ngay trên thị trường niêm yết và đã khiến TTCK chia tay 5 mã cổ phiếu. Và, thị trường cũng buồn với sự ra đi hoàn toàn tự nguyện của 12 doanh nghiệp. Đơn giản họ rời sàn theo { nguyện của ĐHCĐ là cấp cao nhất của một doanh nghiệp cổ phần. Không quá nhiều l{ do được đưa ra.

TÀI CHÍNH

Page 11: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 10

Bức tranh hủy niêm yết 2013 khác xa 2012 Năm 2012 các doanh nghiệp hủy niêm yết chủ yếu là do lỗ 3 năm liên tiếp hoặc đã được chấp thuận niêm yết nhưng rồi nhận thấy chưa phải là thời cơ nên lặng lẽ rời sàn. Sang năm 2013, bức tranh hủy niêm yết đã có màu sắc tái cơ cấu khi rất nhiều doanh nghiệp hủy để bắt đầu một cơ hội mới.

Mã SLCP hủy niêm yết Lý do

PVF 600000000 Sáp nhập WTB, tái cơ cấu

PHT 21440030 Sáp nhập TLH, tái cơ cấu

SEL 4850000 Sáp nhập SJE, tái cơ cấu

RHC 5120000 Sáp nhập SJD, tái cơ cấu

DHL 5500000 Sáp nhập HDO, tái cơ cấu

Để sáp nhập và tái cấu trúc công ty, nhiều doanh nghiệp

đã phải rời sàn niêm yết như PVFC, PHT, SEL, RHC, DHL.

Điểm đáng chú { là số doanh nghiệp hủy niêm yết vì thua

lỗ 3 năm liên tiếp và lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ chỉ

chưa bằng một nửa tổng lượng cổ phiếu hủy niêm yết.

Trong số những doanh nghiệp rời sàn niêm yết vì lỗ, chỉ

có STL đăng k{ giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCom và đã

tạo sóng giá lớn.

Mã SLCP Hủy niêm yết Lý do

STL 15000000 Lỗ lũy kế>VĐL, sang UpCom

SBS 126660000 Lỗ lũy kế>VĐL

THV 57749995 Lỗ lũy kế>VĐL

DDM 12244495 Lỗ lũy kế>VĐL

VSG 11044000 Lỗ 3 năm,Lỗ lũy kế>VĐL

TLC 9980000 Lỗ 3 năm,Lỗ lũy kế>VĐL

SVS 13500000 Lỗ 3 năm, giải thể

VES 9007500 Lỗ 3 năm

VCH 3970000 Lỗ lũy kế>VĐL, kt từ chối đưa { kiến

Mã SLCP Hủy niêm yết Lý do

IFS 6875359 Lỗ lũy kế>VĐL

SDJ 4343700 Lỗ lũy kế>VĐL

SHC 4309550 Lỗ lũy kế>VĐL

SD8 2800000 Lỗ lũy kế>VĐL

S27 1562833 Lỗ lũy kế>VĐL

SCC 1980000 Lỗ 3 năm

Điều đáng buồn nhất là TTCK năm 2013 chứng kiến đến 4

doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc do quy chế công

bố thông tin. Trong đó có chứng khoán Tràng An và

Chứng khoán Golden Bridge.

Mã SLCP Hủy niêm yết Lý do

DHI 2628042 Hủy tự nguyện, Giải thể

CIC 4635062 Hủy bắt buộc, CBTT

MCL 2220000 Hủy bắt buộc, CBTT

TAS 13900000 Hủy bắt buộc, CBTT

GBS 13500000 Hủy bắt buộc, CBTT

NTB 39779577 Hủy bắt buộc, KT từ chối đưa { kiến

MIH 4000000 Hủy tự nguyện

HPB 3880000 Hủy tự nguyện

KBT 3001699 Hủy tự nguyện

HBD 1535000 Hủy tự nguyện

XMC 19998240 Hủy tự nguyện

AGD 11999930 Hủy tự nguyện

GFC 8480000 Hủy tự nguyện

AVS 36000000 Hủy tự nguyện, giải thể

DTC 4000000 Hủy tự nguyện, sang Upcom

VFC 34000000 Hủy tự nguyện, sang Upcom

TLT 6989800 Hủy tự nguyện, sang Upcom

Thanh Hiên

Page 12: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 11

KINH TẾ VĨ MÔ

Chất lượng tăng trưởng chưa bền vững

Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê ngày hôm nay, 23/12, Tổng cục

trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định, tăng trưởng kinh tế đã

được cải thiện nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao và chưa bền vững.

Đóng góp của yếu tố vốn và lao động trong tăng trưởng GDP còn lớn.

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng

trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là

một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt.

Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn

chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế

đang phục hồi trở lại sau suy thoái

nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu

nhìn chung chưa vững chắc, nhất là

đối với các nền kinh tế phát triển.

Những yếu tố không thuận lợi đó

từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh

hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta.

Ở trong nước, các khó khăn, bất

cập chưa được giải quyết gây áp

lực lớn cho sản xuất, kinh doanh:

Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua

yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức

đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp

phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt

động hoặc giải thể...

Mặc dù tăng trưởng đã được cải

thiện nhưng chất lượng tăng

trưởng chưa cao và chưa bền vững.

Đóng góp của yếu tố vốn và lao

động trong tăng trưởng GDP còn

lớn. Năm 2013 đóng góp của các

nhân tố này vào tăng trưởng GDP

lần lượt là 55,79% và 17,12%.

Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế chưa bền vững

► Năm 2013 đã đang đi hết những ngày cuối cùng. Bức tranh sơ bộ về tình hình kinh tế - xã hội năm qua cũng đã

được khắc họa rõ nét dưới các con số thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Page 13: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 12

Trong khi đó, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) của Việt Nam thấp hơn

nhiều so với các nước trong khu vực. Nếu như tại Hàn Quốc, đóng góp của yếu tố TFP

là 51,32%; Malaisia: 36,18%; Thái lan: 36,14%; Trung Quốc: 35,19%; Ấn Độ: 31,01%...

thì ở Việt Nam, yếu tố này chỉ là 19,59%.

Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam cũng rất thấp (thấp hơn Indonesia 10 lần,

Malaysia 20 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản 135 lần) và có xu hướng giảm trong

những năm gần đây. Nếu như thời kz 1991-2000, năng suất lao động xã hội của nước

ta tăng bình quân hàng năm ở mức 5,21%, trong đó giai đoạn 1991-1995 tăng 5,7%

và giai đoạn 1996-2000 tăng 4,72%; thì đến thời kz 2001-2010 đã giảm xuống còn

4,3%, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 4,48%% và giai đoạn 2006-2010 tăng 4,13%.

Điểm qua bức tranh kinh tế năm 2013

Cũng tại cuộc họp báo, Tổng cục Thống kê công bố, tình hình hoạt động của các

ngành kinh tế như sau:

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có nhiều chuyển biến

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước

tính đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2012, bao gồm: Nông nghiệp

đạt 602,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5%; lâm nghiệp đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6%; thuỷ

sản đạt 176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%.

Sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với

năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn

ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng

sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 49,3 triệu tấn, tăng 558,5 nghìn

tấn so với năm trước.

Diện tích gieo trồng lúa đông xuân năm nay đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha

so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng

suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2146,9 nghìn

ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn

tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt

1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùa năm 2012. Tuy nhiên, sản lượng lúa

mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3

tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha.

Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng

một số cây chủ yếu như sau: Sản lượng chè tăng 1,3%; cà phê diện tích tăng 2,1%,

sản tăng 2,3%; cao su diện tích tăng

7%, sản lượng tăng 8,2%; hồ tiêu diện

tích tăng 6%, sản lượng tăng 5,3%.

Đàn trâu cả nước năm 2013 có 2,6

triệu con, giảm 2,6% so với năm 2012;

đàn bò có 5,2 triệu con, giảm 0,7%,

riêng nuôi bò sữa vẫn phát triển, tổng

đàn bò sữa năm 2013 của cả nước đạt

186,3 nghìn con, tăng 11,6%; đàn lợn

có 26,3 triệu con, giảm 0,9%; đàn gia

cầm có 314,7 triệu con, tăng 2,04%,

trong đó đàn gà 231,8 triệu con, tăng

3,6%. Sản lượng thịt hơi các loại năm

2013 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng

1,5% so với năm trước, trong đó sản

lượng thịt trâu giảm 3,5%; sản lượng

thịt bò giảm 2,9%; sản lượng thịt lợn

tăng 1,8%; sản lượng thịt gia cầm tăng

2,4%.

Sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước

tính đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2%

so với cùng kz năm trước, trong đó cá

đạt 4400 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm

đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,7%. Diện

tích nuôi trồng thủy sản đạt 1037

nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012,

trong đó diện tích nuôi cá tra 10 nghìn

ha, giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637

nghìn ha, tăng 1,6%.

Công nghiệp có dấu hiệu phục hồi

Sản xuất công nghiệp năm 2013 có

dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công

nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng

lớn trong toàn ngành công nghiệp đã

có sự chuyển biến rõ nét qua các qu{.

Page 14: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 13

Chỉ số tồn kho, chỉ số tiêu thụ diễn biến theo xu hướng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn

ngành công nghiệp (IIP) năm 2013 ước tính tăng 5,9% so với năm trước, trong đó quí

I tăng 5%; quí II tăng 5,5%; quí III tăng 5,4% và quí IV tăng 8%.

Trong các ngành công nghiệp cấp I, IIP ngành khai khoáng giảm 0,2% so với năm

trước; công nghiệp chế biến, chế tạo (Chiếm khoảng 71% giá trị tăng thêm toàn

ngành) tăng 7,4%, cao hơn nhiều mức tăng 5,5% của năm 2012, trong đó qu{ I tăng

5,3%; qu{ II tăng 6,9%; qu{ III tăng 7,8% và qu{ IV tăng 10,1% ngành sản xuất, phân

phối điện tăng 8,5%; ngành cung cấp nước và xử l{ nước thải, rác thải tăng 9,1%.

Trong mức tăng chung của toàn ngành năm nay, ngành chế biến, chế tạo đóng góp

5,3 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0,6 điểm phần trăm;

ngành cung cấp nước, xử l{ nước thải, rác thải đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng

ngành khai thác làm giảm 0,1 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao trong cả năm 2013 so với năm

2012 là: Dệt tăng 21,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,3%; sản

xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 14,4%; sản xuất xe có

động cơ tăng 13,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,6%; sản xuất

trang phục tăng 10,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 9,6%; khai thác, xử l{ và cung cấp

nước tăng 9,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 9%.

Trong khi đó, một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất thuốc lá tăng

6,7%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 6,7%; sản xuất, chế biến thực

phẩm tăng 6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 0,5%; khai thác than cứng

và than non giảm 1,8%; sản xuất kim loại giảm 2,6%; khai khoáng khác giảm 5,3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm nay

tăng 9,2% so với cùng kz năm trước (Cùng kz năm 2011 tăng 1,5% và năm 2012 tăng

3,6%).

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 (Cùng kz năm 2011 là 23%; năm 2012 là

20,1%).

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm là: Sản

xuất, chế biến thực phẩm tăng 8,8%; dệt tăng 6,3%; sản xuất trang phục giảm 1,4%;

sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,3%; sản xuất đồ uống giảm

21,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 37,8%.

Tuy nhiên, vẫn còn những ngành có

chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so

với mức tăng chung như: Sản xuất da

và các sản phẩm có liên quan tăng

127,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và

dược liệu tăng 96,4%; sản xuất kim

loại tăng 45,9%; sản xuất hóa chất và

sản phẩm hóa chất tăng 32,7%; sản

xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng

27,6%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo tháng Mười Một là

71,1%; tỷ lệ tồn kho bình quân mười

một tháng năm nay là 73,7%, trong đó

một số ngành có tỷ lệ tồn kho bình

quân mười một tháng cao là: Sản xuất

hóa chất và sản phẩm hóa chất

121,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và

dược liệu 115,1%.

Chỉ số sử dụng lao động của các

doanh nghiệp công nghiệp thời điểm

01/12/2013 tăng 0,8% so với tháng 11

năm 2013 và tăng 4,3% so với cùng

thời điểm năm trước, trong đó khu

vực doanh nghiệp Nhà nước giảm

0,3%; khu vực doanh nghiệp ngoài

Nhà nước tăng 3,2%; khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài tăng 6,6%. Theo

ngành kinh tế cấp I, ngành công

nghiệp khai khoáng giảm 1%; công

nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,7%;

sản xuất và phân phối điện tăng 3%;

cung cấp nước, xử l{ rác thải, nước

thải tăng 3,2%.

Hoạt động dịch vụ khá sôi động

Page 15: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 14

Cụ thể, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính tăng 12,6% so với năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá,

tăng 5,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 của

khu vực kinh tế nhà nước chiếm 9,9% và giảm 8,6% so với năm 2012; kinh tế ngoài

nhà nước chiếm 86,7% và tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,4%

và tăng 32,8%.

Xét theo ngành kinh doanh, kinh doanh thương nghiệp chiếm 76,7% tổng mức và

tăng 12,2%; khách sạn nhà hàng chiếm 12,1% và tăng 15,2%; dịch vụ chiếm 10,3% và

tăng 13,3%; du lịch chiếm 0,9% và tăng 3,5%.

Về vận tải hành khách, năm 2013 ước tính tăng 6,3% về lượt khách và tăng 5,4% về

lượt khách.km so với năm 2012, trong đó vận tải hành khách đường bộ ước tính tăng

6,5% về lượt khách và tăng 4,4% về lượt khách.km so với năm trước; đường sông

tăng 2% và tăng 4,1%; đường hàng không tăng 11,2% và tăng 11%; đường biển tăng

4,1% và tăng 3,6%; đường sắt giảm 0,6% và giảm 3,5%.

Vận tải hàng hóa năm 2013 ước tính tăng 5,4% về tấn và giảm 0,4% về tấn.km so với

năm trước, trong đó vận tải trong nước tăng 5,7% và tăng 5,2%; vận tải ngoài nước

giảm 4,4% và giảm 4,3%.

Khách quốc tế đến nước ta năm 2013 ước tính đạt 7572,4 nghìn lượt người, tăng

10,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt

4640,9 nghìn lượt người, tăng 12,2%; đến vì công việc 1266,9 nghìn lượt người, tăng

8,7%; thăm thân nhân đạt 1259,6 nghìn lượt người, tăng 9,4%. Khách quốc tế đến

nước ta bằng đường hàng không là 5980 nghìn lượt người, tăng 7,2% so với năm

2012; đến bằng đường biển 193,3 nghìn lượt người, giảm 32,3%; đến bằng đường bộ

1399,1 nghìn lượt người, tăng 41,9%.

Giá trị sản xuất xây dựng vẫn tăng

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 6,2% so với

năm 2012, trong đó khu vực Nhà nước đạt giảm 1,4%; khu vực ngoài Nhà nước tăng

6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,3%.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 770,4 nghìn tỷ

đồng, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 12%; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 83,6%;

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,4%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013

chia theo loại công trình như sau: Công trình nhà ở đạt 333,3 nghìn tỷ đồng; công

trình nhà không để ở đạt 128,2 nghìn

tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng

đạt 219,4 nghìn tỷ đồng; hoạt động

xây dựng chuyên dụng đạt 89,5 nghìn

tỷ đồng.

Thu ngân sách thấp hơn dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm

2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ

đồng, bằng 96,9% dự toán năm, trong

đó thu nội địa 530 nghìn tỷ đồng,

bằng 97,2%; thu từ dầu thô 115 nghìn

tỷ đồng, bằng 116,2%; thu cân đối

ngân sách từ hoạt động xuất, nhập

khẩu 140,8 nghìn tỷ đồng, bằng

84,6%.

Tổng chi ngân sách nhà nước năm

2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ

đồng, bằng 100,8% dự toán năm,

trong đó chi đầu tư phát triển 201,6

nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi

đầu tư xây dựng cơ bản 196,3 nghìn

tỷ đồng, bằng 115,4%); chi phát triển

sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng,

an ninh, quản l{ nhà nước, Đảng,

đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện

cải cách tiền lương) ước tính đạt

679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi

trả nợ và viện trợ 105 nghìn tỷ đồng,

bằng 100%. Tỷ lệ bội chi ngân sách

nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP,

vượt mức 4,8% đã dự toán./.

An Nhi

Page 16: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 15

CÂU CHUYỆN KINH DOANH

Thực trạng phát triển

Theo báo cáo Thường niên do Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố năm 2012, xét

trong giai đoạn 10 năm từ 2002 đến 2011, doanh nghiệp

Việt Nam có xu hướng ngày càng nhỏ về lao động nhưng

lớn về vốn. Vào thời điểm 31/12/2002, số lao động bình

quân 1 doanh nghiệp là 74 người, giảm xuống còn 34

người đến cuối năm 2011; còn nguồn vốn bình quân 1

doanh nghiệp tăng từ 23 tỷ đồng lên 47 tỷ đồng. Nếu

nhìn thoáng qua, chắc ai cũng sẽ mừng vì quy mô phát

triển doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng đi vào chiều

sâu (giảm lao động, tăng vốn), nhưng thực chất có đúng

như vậy không?

Về nguyên tắc, để đảm bảo tính so sánh một chỉ tiêu liên

quan đến tiền tệ giữa các thời kz (như nguồn vốn, doanh

thu, lợi nhuận…), phải loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá

để đưa chỉ tiêu cần phân tích về cùng một mặt bằng giá

để đảm bảo tính so sánh. Báo cáo của VCCI đã bỏ qua yếu

tố này! Từ đó có thể dẫn đến những ngộ nhận và đôi khi

là các nhận định sai lầm.

Để tính toán chỉ số giảm phát cho chỉ tiêu nguồn vốn của

doanh nghiệp là rất phức tạp, tác giả tạm dùng chỉ số lạm

phát của giai đoạn 2001-2011 (Bảng 2) nhằm đưa chỉ tiêu

này về mặt bằng giá của năm 2001, kết quả lại đưa đến

một thực trạng hoàn toàn khác.

Thực chất quy mô doanh nghiệp Việt Nam ra sao?

► Nhìn vào con số thống kê hàng năm, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam đang tăng lên đều đặn. Nhưng, con số đó được tính toán theo cách nào và đã phản ánh đúng thực trạng? Bởi, nếu hiểu không đúng bản chất vấn đề sẽ dẫn tới việc đưa ra những chính sách sai lầm.

Page 17: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 16

Xét trong giai đoạn 2000-2011 (tính theo giá năm 2000),

nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp giảm từ 26 tỷ

đồng xuống còn khoảng 24,6 tỷ đồng. Trong đó, quy mô

doanh nghiệp nhà nước tăng từ 129,6 tỷ đồng lên mức

798,5 tỷ đồng một doanh nghiệp, đây là mức tăng rất lớn;

doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng có sự tăng lên về quy

mô vốn, với 3,2 tỷ đồng bình quân một doanh nghiệp

năm 2000 lên mức 13,1 tỷ đồng; còn doanh nghiệp FDI

thì lại có sự sụt giảm, từ 157,5 tỷ đồng vốn bình quân một

doanh nghiệp năm 2000 xuống chỉ còn 142,2 tỷ đồng vào

năm 2011 (theo giá của năm 2000). Trong vòng 12 năm,

nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp của khu vực

doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng lên 4 lần, trong khi

đó, nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp của khu vực

doanh nghiệp Nhà nước tăng lên trên 6 lần.

Nguồn vốn bình quân một lao động của toàn khu vực

doanh nghiệp cũng có sự tăng lên trong vòng 12 năm qua

và chủ yếu là do khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Tính

tổng chung của khu vực doanh nghiệp, nguồn vốn bình

quân một lao động tăng từ 0,31 tỷ đồng năm 2000 lên

0,73 tỷ đồng vào năm 2011. Trong đó, khu vực doanh

nghiệp nhà nước tăng mạnh nhất (từ 0,36 tỷ đồng một

lao động năm 2000 lên 1,57 tỷ đồng vào năm 2011). Tiếp

đến là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, từ 0,11 tỷ

đồng một lao động năm 2000 lên 0,61 tỷ đồng năm 2011.

Cuối cùng là khu vực doanh nghiệp FDI, giảm từ 0,59 tỷ

đồng một lao động năm 2000 xuống còn 0,5 tỷ đồng năm

2011. Khu vực doanh nghiệp FDI luôn được khá nhiều các

chuyên gia đánh giá tốt về mặt thu hút đầu tư, lao động

có tay nghề cao, trang bị máy móc, công nghệ tiên tiến...

Tuy nhiên, thực trạng lại cho thấy, khu vực FDI thực chất

chủ yếu thu hút một lượng đông đảo lao động có tay

nghề thấp, mức trang bị vốn bình quân một lao động còn

thấp hơn cả khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Tính riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước, số lượng

doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1%, nhưng lại chiếm tới

trên 30% nguồn vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp của khu vực này nếu xét theo yếu

tố vốn vẫn tăng rất cao, dù là đã tính toán theo mặt bằng

giá năm 2001. Bắt đầu từ năm 2007, quá trình cổ phần

hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ, tuy

nhiên vẫn có thể thấy đây là khu vực được hưởng lợi rất

nhiều từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nên vẫn “vô tư

phát triển về quy mô”.

Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước là khu vực luôn

được hô hào phát triển, tuy nhiên mới chỉ về mặt số

lượng và chưa có một định hướng nào thật sự rõ ràng.

Bất cập xảy ra khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp

được “khai sinh” thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp

“khai tử”. Tuy nhiên, vốn mà khu vực này bỏ ra cho sản

xuất, kinh doanh lại là thực chất và đóng góp vào trong

tăng trưởng là nhiều nhất (chiếm tỷ trọng gần 50% trong

tổng GDP).

Theo nghiên cứu về hiệu quả đầu tư (ICOR) của chúng tôi:

xét theo 3 giai đoạn 2000-2012; 2000-2006 và 2007-2012:

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn là khu vực đầu tư

hiệu quả nhất, tiếp đến là khu vực kinh tế Nhà nước và

cuối cùng là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng yếu đi, kèm theo

hiệu quả đầu tư của khu vực này cũng không hề được cải

Page 18: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 17

thiện, kể cả về lao động chất lượng cao và khoa học công

nghệ cũng không tốt (Hình 1).

Hình 01: Hiệu quả đầu tư ICOR chia theo 3 khu vực

Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và

tính toán của các tác giả Bùi Trinh - Nguyễn Việt Phong

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhìn

chung chưa cao và có xu hướng thấp hơn năm 2006.

Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế hành chính sự nghiệp

năm 2012, tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh có lãi là

53,9% (năm 2006 là 65,7%). Tỷ lệ số doanh nghiệp kinh

doanh không lãi, không lỗ là 3,2%, tương đương với năm

2006. Còn lại 42,9% số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ,

cao hơn tỷ lệ 31,1% của năm 2006, nguyên nhân chủ yếu

do năm 2011 nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam

đang trong giai đoạn khủng hoảng và suy giảm.

Xét theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước là

khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong

năm 2011 đạt cao nhất với 80,8%; còn lại là hai khu vực

doanh nghiệp ngoài Nhà nước và FDI, với tỷ lệ doanh

nghiệp kinh doanh có lãi tương ứng là 53,7% và 53,8%.

Xét theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản là khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có

lãi năm 2011 đạt cao nhất với 61,5%, tiếp đến là khu vực

công nghiệp và xây dựng 59,3% và cuối cùng là khu vực

dịch vụ với 51,3%.

Xét về hiệu suất sử dụng lao động (tính bằng doanh thu

bình quân/thu nhập bình quân một lao động), năm 2011,

tính chung cho toàn khu vực doanh nghiệp đạt 17,9 lần,

hay nói cách khác, doanh nghiệp trả 1 dồng cho thu nhập

của người lao động thì tạo ra 17,9 đồng doanh thu (thấp

hơn mức 18,2 lần của năm 2006).

Chỉ số nợ (tính bằng tổng nợ phải trả/tổng vốn chủ sở

hữu) tại thời điểm 31/12/2011 của toàn khu vực doanh

nghiệp là 2,1 lần (thấp hơn mức 2,2 lần của năm 2006).

Chỉ số nợ năm 2011 cao nhất là khu vực doanh nghiệp

nhà nước (với 3,3 lần); tiếp đến là khu vực doanh nghiệp

ngoài Nhà nước (1,8 lần); và cuối cùng là khu vực FDI (1,3

lần). Xét theo khu vực kinh tế, thì khu vực dịch vụ là khu

vực có chỉ số nợ cao nhất với 2,5 lần, trong khi khu vực

công nghiệp và xây dựng chỉ có 1.6 lần; khu vực nông,

lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 0,5 lần.

Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng tổng doanh thu /tổng

nguồn vốn) năm 2011 của toàn khu vực doanh nghiệp đạt

0,85 vòng (cao hơn mức tăng 0,81 vòng của năm 2006).

Chia theo thành phần kinh tế, thì khu vực doanh nghiệp

ngoài nhà nước có chỉ số quay vòng vốn cao nhất (0,97

vòng); tiếp đến là khu vực FDI (0,85 vòng); và khu vực

Page 19: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 18

doanh nghiệp nhà nước (0,81 vòng). Chia theo khu vực

kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng là khu vực có

chỉ số quay vòng vốn cao nhất (0,76 vòng); còn lại là hai

khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản và dịch vụ có chỉ số

quay vòng vốn tương ứng là 0,58 vòng và 0,59 vòng.

Hiệu suất sinh lời trên tài sản (tính bằng tổng lợi nhuận

trước thuế/tổng tài sản) trong năm 2011 của khu vực

doanh nghiệp đạt 2,5% (thấp hơn mức 5,5% của năm

2006). Khu vực FDI có hiệu suất sinh lời trên tài sản cao

nhất trong năm 2011 (4,8%); tiếp đến là khu vực doanh

nghiệp nhà nước (3,2%) và thấp nhất là khu vực doanh

nghiệp ngoài nhà nước (1,2%).

Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (tính bằng tổng lợi

nhuận trước thuế/tổng doanh thu) của toàn khu vực

doanh nghiệp năm 2011 cũng chỉ đạt 3,2% (thấp hơn

mức 6,1% của năm 2006).

Kết luận và hàm ý

Như vậy, trong vòng 12 năm, số lượng doanh nghiệp tăng

hơn 7,6 lần, từ 42 nghìn doanh nghiệp năm 2000 lên con

số 324 nghìn doanh nghiệp vào năm 2011. Nguồn vốn của

doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ giá trị bằng tiền của

tài sản cố định và tài sản lưu động đầu tư cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh, nhưng với thực trạng phát triển và

quy mô nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp như hiện

nay, thì việc phát triển doanh nghiệp một cách ồ ạt trong

thời gian qua đã bộc lộ quá nhiều bất cập. Và, khi nền

kinh tế bắt đầu gặp khó khăn, tổng cầu của nền kinh tế

yếu đi, tổng cung vốn đã yếu lại càng yếu hơn.

Vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp là cần thiết, nhưng cần

có định hướng dài hạn. Quan trọng là phải có được “sự

bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế” để cùng

phát triển. Quy mô khu vực doanh nghiệp nhà nước cần

đi vào thực chất, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước

phải có định hướng rõ ràng và chọn lọc, còn khu vực

doanh nghiệp FDI cũng không cần thiết phải thu hút đầu

tư bằng mọi giá.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Trinh - Nguyễn Việt Phong (2012). Tính toán hiệu

quả đầu tư trong các thành phần kinh tế và hàm { chính

sách, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03/2012

2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

(2012). Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam

2012

3. Tổng cục Thống kê (2012). Thực trạng doanh nghiệp

Việt Nam 2002-2011

Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong

Page 20: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 19

THỊ TRƯỜNG

Chỉ số dự cảm mà Viện Phát

triển Doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) mới thu thập được cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp khá lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014, nhưng cũng chưa thoát được những ám ảnh về hàng loạt vấn đề như thị trường tiêu thụ yếu ớt, hàng tồn kho còn nhiều, thiếu vốn vay... Lo “bí” thị trường Trong cảnh nơm nớp lo “ế” sẽ kéo dài trong năm sau, chị Huyền, chuyên đầu tư cho thuê kho bãi, nhà xưởng, bãi trông giữ xe ôtô… ở quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, năm 2013 chị bị “âm” vì một số nhà xưởng khách đã không thuê từ giữa năm 2013 đến nay vẫn chưa tìm được doanh nghiệp thuê mới. Mất khá nhiều tiền để quảng cáo trên mạng, phương tiện truyền thông mà vẫn không hiệu quả, cực chẳng đã, chị đành quảng cáo ngay trên kính sau chiếc xe ôtô bình dân của mình và cũng ghi cụ thể mức giá chịu lỗ… để mong tìm được khách. “Năm 2014 mà vẫn ế thế này thì tôi đến chuyển nghề khác mất, không trụ nổi”, chị Huyền than thở.

Các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết hàng tồn kho. Nguồn: internet

"Doanh nghiệp có thể đổ bể ngay cả khi có lãi, nếu không quản trị dòng tiền tốt. Giải pháp tốt để tránh bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn dài hạn là chiết khấu giá bán hàng tồn kho, chiết khấu thanh toán cho đối tác… để thu dòng tiền nhanh chóng”. Bà Đoàn Thị Quyên, Viện Phát triển doanh nghiệp

Một trường hợp khác, ông Nguyễn Hồng Khoái - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn phát triển doanh nghiệp Hà Nội cho rằng: “Tôi cảm nhận rằng tình hình sản xuất kinh doanh năm sau vẫn khó khăn, khó tìm được thị trường, khó tiếp cận vốn lãi suất thấp, giá thành sản xuất tiếp tục chịu tác động của các yếu tố tăng giá đầu vào…”.

Hàng tồn kho - Nỗi lo trước thềm năm mới ► Chỉ số dự cảm mà Viện Phát triển Doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) mới thu thập được cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp khá lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014, nhưng cũng chưa thoát được những ám ảnh về hàng loạt vấn đề như thị trường tiêu thụ yếu ớt, hàng tồn kho còn nhiều, thiếu vốn vay...

Page 21: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 20

Ông Tạ Đình Xuyên - Phó giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng nhận định, năm 2013 kinh tế có dấu hiệu ấm lên, hàng tồn kho giảm, nhưng việc giảm cũng một phần do doanh nghiệp chủ động tiết giảm sản xuất, chứ không hoàn toàn do tiêu thụ tăng. “Triển vọng sản xuất kinh doanh năm 2014 tốt hơn, nhưng hiện doanh nghiệp vẫn đang trong vòng xoáy tồn kho, thị trường, sản xuất, tín dụng, vốn… Nếu cứ đẩy mạnh sản xuất mà không tiêu thụ được là không ổn. Đặc biệt như thị trường bất động sản, sản phẩm sắt thép, xi măng tồn kho nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã giảm sản xuất 1/3, thậm chí 1/2 sản lượng. Như vậy, vấn đề then chốt, đột phá nhất vẫn là thị trường, giải quyết được đầu ra của sản phẩm”, ông Xuyên khuyến cáo.

Khó khăn vẫn tồn tại Theo ghi nhận những dự cảm của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 được Viện Phát triển Doanh nghiệp khảo sát trực tiếp hoặc thông qua mạng internet, có 42,7% doanh nghiệp khá lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh năm tới và dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh, chỉ có 6,7% có thể giảm quy mô kinh doanh và 0,1% có thể sẽ tạm ngừng hoạt động. “Tâm trạng ngổn ngang trước khó khăn còn đầy rẫy” là dự cảm chung của các doanh nghiệp được khảo sát. Doanh nghiệp vẫn lo ngại rào cản về thủ tục vay vốn và lãi suất vẫn ở mức cao đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; lo ngại thủ tục thuế còn nhiều phiền hà và mất nhiều loại phí; ám ảnh về hàng tồn kho, giải pháp hỗ trợ thị trường và đầu tư kém hiệu quả... Viện Khảo sát Doanh nghiệp cho biết, các doanh nghiệp được hỏi cũng đưa ra một số giải pháp để đối đầu với khó khăn trong năm mới, họ sẽ gia tăng xu hướng giảm giá bán, tăng chiết khấu nhằm giải phóng lượng hàng đang tồn đọng... “Doanh nghiệp dự cảm năm tới, lợi nhuận bình quân trên một đơn vị sản phẩm tiếp tục giảm so với năm 2013”, bà Đoàn Thị Quyên - Viện Khảo sát doanh nghiệp cho biết. Theo ông Hàn Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, 3 năm vừa rồi, doanh nghiệp dự cảm, hy vọng dễ vay được vốn, nhưng đều thất vọng. Điều đó khiến doanh nghiệp mất niềm tin hoặc không muốn nữa. Nếu năm 2014-2015 không hạ được lãi suất cho vay, 70% doanh nghiệp sẽ không chịu đựng nổi. Đây cũng là thông điệp mạnh từ dự cảm của các doanh nghiệp”- ông Tiến nói.

Theo giaothongvantai.com.vn

Page 22: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 21

BOOKS

Tư Duy Của Chiến Lược Gia - Nghệ Thuật Kinh Doanh Nhật Bản

"Tư duy của chiến lược gia - Nghệ thuật kinh doanh Nhật Bản" của tác giả

Kenichi Ohmae là cuốn sách tập hợp quá trình tư duy và các kỹ thuật lập kế

hoạch cần thiết của các công ty có tên tuổi, vén bức màn bí mật về cơ chế hoạt

động của chúng và lý do tại sao các công ty này có thể tận dụng chúng để mang

về lợi nhuận lớn cho họ.

Với hàng loạt các nghiên cứu tình huống về tư duy chiến lược, tác phẩm đậm

chất cổ điển này của Ohmae đã truyền thêm động lực cho các nhà quản lý ngày

nay tiếp tục trau dồi thêm kỹ năng, phát huy trí tưởng tượng và tìm ra thêm

nhiều giải pháp hơn nữa cho doanh nghiệp.

Đây là cuốn sách về nghệ thuật kinh doanh Nhật Bản - đất nước đã sản sinh ra

Sony, Toyota, Panasonic, Honda, những cái tên đã quá quen thuộc và từng

đánh bại cả những gã khổng lồ Mỹ trên thương trường. Cuốn sách này cũng

nằm trong danh sách 100 cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại. Trong

khi đó, tác giả Kenichi Ohmae là cộng sự cao cấp của McKinsey & Company,

Inc. một trong những công ty tư vấn danh giá nhất trên thế giới. Chỉ vài lý do

trên cũng đủ để bạn một lần mở thử cuốn sách này ra. Và cũng chỉ một lần mở

ra là đủ để bạn đọc hết cuốn sách này vì thật khó có thể gấp lại khi bắt đầu đọc

từ những trang đầu tiên. Hãy khám phá điều gì trong cuốn sách khiến nó trở

nên hấp dẫn đến vậy?

Tác giả: Kenichi Ohmae được cả thế giới biết đến là "Mr. Strategy", một nhà

chiến lược vĩ đại, một bậc thầy về quản lý hàng đầu thế giới. Ông cũng là cổ

đông của McKinsey & Company trong 23 năm và hiện đang là chủ tịch Hội

đồng Quản trị của Ohmae & Associates. Đặc biệt, ông là tác giả hơn 100 cuốn

sách về quản trị và tư duy chiến lược.

TƯ DUY CỦA CHIẾN LƯỢC GIA

Tác giả: Kenichi Ohmae Người dịch: Bích Ngọc Nhà phát hành: Alpha books Định dạng: Bìa mềm Giá bìa: 99.000 VND

Page 23: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 22

TRAVELLING

Một thoáng Âu châu Một chuyến du lịch đến châu Âu, bạn sẽ rung động

trước vẻ đẹp huyền bí, đa dạng của các công trình vừa cổ kính vừa hiện đại và thêm phần ngưỡng mộ về những con

người tài ba đã tạo dựng nên chúng.

Bạn sẽ “đốt” rất nhiều phim trước tháp nghiêng Pisa, hay những chiếc cối xay gió, hoa tulip và không gian yên

bình của đồng quê Hà Lan, vẻ đẹp hùng tráng của những tòa lâu đài trên khắp châu Âu, những đồi hoa oải hương của

Pháp, những con kênh bé nhỏ của Venice và rồi sẽ cháy sạch túi trong những cửa hiệu thời trang tại Rome hay Paris,…

Page 24: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 23

Kinderdijk - Làng cối xay gió -

Kinderdijk là vùng đất nằm ở ngoại ô thành phố Rotterdam - Hà Lan. Đây là nơi thấp nhất so với mực nước biển ở Hà Lan.

Người Hà Lan vẫn nói rằng: Chính cối xay gió đã

tạo nên đất nước họ. Và với người dân nơi đây, cối xay gió mãi mãi trở thành niềm tự hào, sự kiêu hãnh không thể đánh đổi. Một trong số nơi tạo dựng niềm kiêu hãnh ấy là Kinderdijk - làng cối xay gió.

Kinderdijk là điển hình của trận chiến chống giặc

nước của người Hà Lan. Là quốc gia mà hầu hết diện tích đất đai thấp hơn mặt nước biển, nhân dân Hà Lan phải giành giật với nước lấy từng mét đất sinh sống. Cuộc chiến ấy kéo dài qua nhiều thế kỷ để đến ngày nay, Hà Lan đã xây dựng được hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới.

Nhưng làng cối xay gió với một quần thể các loại

cối khác nhau được gìn giữ từ thế kỷ 13, 14 đến nay thì chỉ còn duy nhất ở Kinderdijk. Cũng vì điều này mà cả đất nước Hà Lan tự hào, nâng niu, qu{ trọng và bảo tồn làng cối xay của họ.

Đến đây, nhìn những chiếc cối xay gió cổ đã gắn

liền với cuộc sống người nông dân qua nhiều thế kỷ, nhìn một vùng đất được tạo nên từ việc dùng cối xay gió đẩy nước biển mới thấy hết sự sáng tạo bền bỉ của con người, đồng thời làm nên một đất nước Hà Lan tươi đẹp, vốn xưa nay đã nổi tiếng thế giới với loài hoa tulip.

Page 25: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 24

Lübeck

- Thành phố bẩy ngọn tháp -

Nằm ở phía bắc nước Đức, Lubeck (Lübeck) - một thành phố vô cùng xinh xắn và thơ mộng nằm e ấp bên bờ biển Baltic, được tạo ra bởi sông Trave và sông Wakenitz nên thành phố như một hòn đảo giữa đất liền.

Trước đây thành phố được đặt tên là "Liubice", nghĩa là tình

yêu - thành phố của tình yêu. Trải qua các biến động lịch sử, thành phố đã hơn một lần bị phá hủy, nhưng nhờ vào tình yêu và { chí đấu tranh, Luebeck được hồi sinh bởi vị vua sư tử, Heinrich der Lowe, vì thế Luebeck còn được mệnh danh "Thành phố sư tử". Tính đến thời điểm này, thành phố đuợc xếp vào một trong những thành phố giàu có nhất thời Trung cổ, chỉ sau Cologne. Rồi qua hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, Luebeck lại tiếp tục bị phá huỷ, rồi lại đứng lên. Tuy nhiên, đến bây giờ, Lubeck vẫn để lại dấu ấn về một quá khứ vẻ vang, tràn đầy ánh hào quang chói lọi với cái tên "Thành phố bảy ngọn tháp".

Đến với Luebeck, bạn sẽ được đón chào bởi người dân

Luebeck nồng hậu và mến khách. Bạn sẽ tìm thấy ở bất cứ góc nào của thành phố một nốt trầm của thời gian để lại. Luebeck giúp con người quên đi mất mát và muộn phiền, quên đi đổ vỡ để vươn mình đứng lên, để rồi trở nên mạnh mẽ, đẹp đẽ hơn bao giờ hết.

Page 26: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 25

Lisbon

- Thành phố hoa lệ và cổ kính -

Nằm về phía Bắc sông Tagus, Lisbon thủ đô của Bồ Đào Nha là một trong những thành phố cổ kính và quyến rũ nhất Tây Âu. Sự quyến rũ của Lisbon chính là ở vẻ đẹp cổ kính của nhiều công trinh kiến trúc mang dấu ấn lịch sử.

Đến Lisbon, bạn nên dành ít nhất một ngày để dạo bước qua

những dãy nhà san sát, nhấp nhô theo những con dốc của khu phố cổ Alfama. Các dãy nhà, ngõ hẻm quanh co, hun hút đem lại vẻ cổ kính, u buồn và kz bí cho khu phố này. Nét đặc trưng không thể bỏ qua của Alfama chính là lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa trường phái La Mã và Ả Rập. Alfama có một nét trầm mặc của một nhân chứng lịch sử đã trải qua không ít thăng trầm của thời gian, mà vẫn hiên ngang tồn tại cho tới bây giờ.

Sẽ không bao giờ là đủ để kể về vẻ đẹp của Lisbon. Đến với Lisbon

là đến với cái đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc và sự hiếu khách nồng hậu của người dân. Và ở Lisbon, những bí mật và những câu chuyện kể đều hiện hữu ở từng góc nhỏ.

Page 27: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 26

Venice - Thành phố của sông nước -

Venice là một thành phố tuyệt vời, nơi mà mỗi góc độ của nó đều mang một vẻ lãng mạn, huyền bí như trên phim. Nơi mà thực tế pha trộn hài hòa với những ước mơ và là nơi mà tất cả mọi người nên đến một lần trong cuộc đời của họ, nếu có thể.

Đến Venice, bạn có thể chiêm ngưỡng các nhà thờ, các tòa cao ốc, các đài tưởng niệm

và viện bảo tàng được xây dựng từ lâu với các kiểu kiến trúc trắng lệ, đậm nét văn hóa lịch sử lâu đời từ phong cách La Mã cổ đại đến kiểu kiến trúc thời kz phục hưng và công giáo.

Bạn có thể đi lang thang trên những con phố và kênh đào để có thể chiêm ngưỡng

một cách thực sự cuộc sống của Venice. Bạn sẽ dễ dàng bị lạc đường và bạn có thể bực bội, nhưng bạn yên tâm, bất cứ nơi nào bạn đi tới, bạn sẽ khám phá ra những điều giản dị rất ‘Venice’. Tôi cam đoan rằng, bất kz điều gì của thành phố này đều khiến bạn phải nán lại và tìm hiểu để thỏa mãn trí tò mò của chính mình mà không muốn rời đi ngay.

Page 28: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 27

Rome - Thành phố của vẻ đẹp vĩnh hằng -

Rome (tiếng Ý là Roma) là thủ đô của đất nước hình chiếc ủng xinh đẹp và của cả vùng Lazio trù phú thuộc miền Trung nước này. Màu nâu bã trầu được hiện hữu trên cờ và huy hiệu của thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng của thế giới - nơi khởi nguồn của đế chế La Mã cổ đại như báo hiệu cho du khách bắt đầu cuộc trường chinh khám phá thành Rome.

Ngày nay chắc ai cũng đã từng biết bao lời tán dương vẻ

đẹp của thành phố Rome nhưng đó chí là phần sót lại của thành phố Rome huy hoàng thời cổ xưa. Sự lộng lẫy của Toà án Rome, đại h{ trường Colosseum và đền thờ bách thánh Pantheon là bằng chứng rõ ràng nhất thủ phủ phồn thịnh của một đế quốc 4 triệu km2 trải rộng qua 3 lục địa với khoảng 100 triệu thần dân. Đế quốc La Mã đạt đến thời cực thịnh vào năm 117 khi Hoàng đế Trajan lên cai trị và các cuộc đấu kiếm kéo dài hàng tháng trời được tổ chức để kỷ niệm thời hưng thịnh của thành phố.

Bạn có thể dạo bước trên những tuyến phố cổ, nhìn ngắm

các đài phun nước, những đàn bồ câu bay lượn xung quanh và những trang phục rự rỡ của người dân nơi đây như tô vẽ thêm những nét đẹp và lãng mạn của người Ý.

Page 29: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 28

Vienna - Thành phố âm nhạc và

kiến trúc - Những cái tên như Mozart, Beethoven,

Gluck, Haydn... đều cùng chung một quê hương, đó chính là Vienna. Vienna là thủ đô của nước cộng hòa Ao, có diện tích lớn nhất nước này và cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị Ao. Thành phố lịch sử này được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Vienna còn được xem là thành phố của âm nhạc. Vienna không chỉ là thành phố nổi tiếng về âm nhạc mà nơi đây còn có một cảnh đẹp như trên thiên đường.

Vienna là một thành phố mà lịch sử và hiện

đại cùng tồn tại song song. Những lâu đài tráng lệ, những cung điện cổ kính như Hofburg cùng với những nhà hàng, khách sạn hiện đại…tạo nên nét đặc trưng cho thành phố này. Đến Vienna, bạn có thể lang thang và chím đắm trong các công trình kiến trúc cổ kính và nguy nga của khắp lẻo phố, từ Cung điện mùa hè Schönbrunn, Nhà thờ Stephansdom, lâu đài Hofburg đến hoàng cung Belvedere của đế quốc Ao,…

Đến Vienna, bạn có thể la cà trong những

quán ăn ngoài trời, nằm trong những ngõ nhỏ ở khu trung tâm thành phố , đây là một nét đặc trưng ẩm thực ở châu Âu.

Đi đến đâu ta cũng thấy di tích của thiên tài

âm nhạc Mozart như các con đường, quảng trường, nhà hát, công viên… được gắn tên của các bậc thầy âm nhạc này. Đi trên những con đường du khách cũng không có gì ngạc nhiên lắm khi thấy các nghệ sĩ đường phố đánh lên một bản nhạc nổi tiếng của Mozart hay Beethoven. Bước vào những quán cà phê hay quán bar, không khí âm nhạc càng trở nên rộn ràng, những giai điệu du dương không ngừng bên tai. Âm nhạc luôn gắn liền với cuộc sống của con người nơi đây.

Page 30: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 29

Istanbul - Thành phố của sự

dung hòa Á Âu - Istanbul là thành phố lớn nhất của

Thổ Nhĩ Kz với số dân 15 triệu người. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên hai lục địa A và Âu, trải dài hai bên bờ eo biển Bosphore, chia cách châu Âu và châu Á. Istanbul là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại của Thổ Nhĩ Kz và là thủ phủ của tỉnh Istanbul. Thành phố này nằm bên eo biển Bosphorus, có cảng tự nhiên gọi là Sừng Vàng. Istanbul từng là kinh đô của 3 đế quốc khác nhau là Đế quốc La Mã (330-395), Đế quốc Byzantine (395-1453) và Đế quốc Ottoman (1453-1923).

Đến Istanbul, du khách sẽ nhận thấy

thành phố này là điểm du lịch tuyệt vời của phương Tây mà nét độc đáo thực sự được tạo ra từ sự dung hòa văn hóa giữa Châu Âu và Châu A. Điều này thể hiện rõ nét ở những công trình kiến trúc, văn hóa của Istanbul.

Hầu hết những ai đến với Istanbul,

nơi đặt chân đầu tiên của họ đều là Sultanahmet. Bán đảo này còn được biết đến với cái tên Sarayburnu, nằm ở bên ngoài của Bosphorus, Golden Horn và vùng biển Marmara. Với một bề dày lịch sử, nó giống như một thỏi nam châm tự nhiên thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Quận Sultanahmet chính là “trái tim” của khu vực lịch sử Istanbul cổ xưa, nơi mà vào thế kỉ thứ 19, du khách vẫn gọi nơi đây với cái tên Stamboul quen thuộc.

Page 31: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 30

Paris - Thành phố của những giấc mơ -

Người ta gọi Paris với rất nhiều mỹ danh như “thủ đô của hoa”,

“thủ đô thời trang”, hay “kinh đô ánh sáng”…tuy nhiên người dân Paris thích gọi thành phố của mình là “con gái của dòng sông Seine”. Trong nhiều thế kỉ qua, Paris - thủ đô của nước Pháp luôn là một trong những thành phố hiện đại và tráng lệ nhất trên thế giới, nhưng đồng thời thành phố này vẫn còn giữ được những nét cổ kính, nguy nga của những công trình để lại từ thời xa xưa.

Đến Paris, bạn sẽ thấy hình tượng nữ thần Seine đứng uy nghiêm

bên dòng sông Seine để du khách chiêm ngưỡng. Dọc theo bờ sông là vô số những danh lam thắng cảnh và những công trình kiến trúc trứ danh của mọi thời đại khiến du khách phải ngất ngây như đang đi vào khu triển lãm hùng vĩ.

Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà Paris được gọi là “Kinh đô ánh sáng” bởi khi ánh mặt trời tắt hẳn, thành phố lại được khoác lên tấm áo mới quyến rũ lung linh trong ánh huyền ảo của hàng ngàn ngọn đèn thắp sáng. Chỉ riêng tháp Eiffel có hơn 20 ngàn ngọn đèn lấp lánh tráng lệ. Anh sáng mạnh bao trùm Paris khiến thành phố này như trở nên êm đềm hơn làm đắm lòng bất kì du khách nào đã 1 lần đến với Paris. Có lẽ Paris không những là kinh đô của ánh sáng mà còn là thành phố của những giấc mơ.

Page 32: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 31

LIFE STYLE

Phong cách sống thông minh

Trong nhịp sống hối hải của những ngày cuối năm, nhiều khi bạn bị cuốn

đi bởi những bộ bề công việc, nhưng đồng thời đây cũng là thời điểm bạn nên nhìn lại mình để chăm sóc cho sức khỏe và sét lại cho mình một phong cách sống thông minh. Chỉ một cơ thể khỏe mạnh cùng một tâm hồn minh mẫn mới là tiền đề giúp bạn giải quyết mọi việc một cách hiệu quả. (Dân trí) Bữa sáng lành mạnh, ngủ đủ giấc, ngồi thiền…những thói quen tốt không chỉ giúp bạn sống khỏe mạnh mà còn tăng cường trí thông minh.

Bữa sáng lành mạnh Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cố gắng khởi động chiếc xe của mình với đầy đủ nhiên liệu thì nó có hoạt động không? Tương tự như thế, sau 8 đến 10 tiếng nghỉ ngơi suốt đêm, cơ thể chúng ta cần được nạp năng lượng vào buổi sáng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người ăn sáng đầy đủ nhanh trí hơn so với những người bỏ bữa sáng.

Page 33: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 32

Tập thể dục Khi bạn khởi động xe sau một thời gian dài không hoạt động, chiếc xe phát ra tiếng kêu trong một lúc. Tất cả máy móc đều cần được làm nóng và khởi động và cơ thể chúng ta cũng vậy. Nếu bạn không tập thể dục thì lượng máu lưu thông lên não sẽ không đủ dồi dào.

Ngủ đủ giấc Lối sống giúp tăng cường trí thông minh bao gồm cả việc ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Não của chúng ta cần được nghỉ ngơi; và cơ thể cũng vậy. Mất ngủ thậm chí còn làm giảm trí nhớ. Chính vì thế, đừng bao giờ coi thường giấc ngủ. Hạn chế ngọt Nếu bạn nghĩ rằng đường giúp trí não sắc bén hơn thì bạn đã lầm. Đường sẽ khiến mức đường huyết và năng lượng tăng cao tạm thời. Và sau đó nó sẽ giảm xuống thấp trong vòng vài giờ đồng hồ. Chính vì thế, hãy chọn ca cao đen thay thế đường để giúp trì sức mạnh não bộ.

Bảo vệ sức khỏe tim

Chỉ khi nào trái tim thực sự khỏe mạnh thì nó mới có thể bơm đủ lượng máu lên não. Chính vì thế, hãy tránh xa các loại đồ ăn nhanh chẳng có tác dụng gì khác ngoài việc cung cấp cho bạn những chất béo có thể gây tắc nghẽn động mạch.

Ngồi thiền

Bạn khó có thể hiểu được bộ não của mình đã phải làm việc nặng nhọc ra sao mỗi ngày. Đó là l{ do vì sao đôi khi bạn cảm thấy không thể kiểm soát nổi bộ não của mình. Thiền sẽ giúp bạn tĩnh tâm và hướng năng lực tâm thần theo cách bạn muốn.

Đọc sách Đọc sách là hoạt động cơ bản để học hỏi và không có điểm kết thúc cho hoạt động này trong cuộc sống của loài người. Hãy đọc sách vì internet không phải là sự thay thế cho kiến thức. Đọc sách còn giúp cải thiện khả năng tập trung và đây được coi như một bài thể dục dành cho não bộ.

Giải câu đố

Giống như các cơ bắp của cơ thể, não cũng cần một số bài tập thể dục. Nếu bạn không sử dụng đến não của mình thì nó sẽ trở nên lười biếng và bản thân bạn sẽ dần trở nên trì trệ. Vì thế, hãy thử chơi đố chữ, Sudoku và các trò chơi trí tuệ khác. Chúng sẽ giúp não của bạn luôn hoạt động.

Nghỉ ngơi

Để nạp lại năng lượng cho các tế bào não thì không gì hiệu quả hơn một kz nghỉ hoàn toàn thư giãn. Sự mệt mỏi có thể tác động đến các tế bào não của chúng ta. Chính vì thế, mỗi người nên dành thời gian cho các kz nghỉ để tăng cường trí thông minh của bản thân.

Đến với âm nhạc

Thực tế là nghe nhạc Mozart giúp tăng khả năng tư duy không gian của chúng ta. Còn khi bạn chơi một loại nhạc cụ thì IQ của bạn sẽ tăng 7 điểm. Âm nhạc có ảnh hưởng sâu sắc lên não bộ và sự luyện tập sẽ giúp bạn ngày càng thông minh hơn.

Chọn thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa

Chất chống ôxy hóa là thức ăn tốt nhất cho não. L{ do đơn giản là chúng giúp bảo vệ các tế bào não khỏi các tác hại của gốc tự do. Vì vậy, hãy tăng cường quả mọng, rau xanh, và dầu ô liu vào thực đơn của bạn. Anh Khôi Theo BS

Page 34: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 33

Tản mạn về Tết xưa… Tết nay

Không ai rõ người Việt ta

bắt đầu ăn tết từ bao giờ nhưng ai cũng biết cứ mỗi độ xuân về khi hoa đào, hoa mai mới khoe những sắc nụ đầu tiên thì hết thảy già, trẻ, gái, trai, người giàu, người nghèo đều háo hức đón Tết đến. Tết không chỉ là dịp để người ta "ăn tết", "chơi tết" mà quan trọng hơn đó còn là cơ hội để mọi người cùng tề tựu bên đại gia đình, thắp cho ông bà, tổ tiên nén hương, thăm hỏi lẫn nhau sau một năm làm ăn xa cách ...

***

Có nhiều người khi nói đến Tết của người Việt – Tết Nguyên Đán thường dẫn dụ người ta lần theo cách giải thích của người Tàu, rồi thì trăm thứ văn hóa Việt Nam cũng cứ lần theo đó mà biện giải, điều đó có phần đúng nhưng thật không công bằng. Chúng ta nên nhớ rằng: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bản địa, có truyền thống lâu đời và tự bản thân mình đã xây dựng nên một bản sắc văn hóa vững chắc. Vì vậy, việc tự mình tính toán và đặt ra cho cộng đồng một dịp lễ tết phù hợp khi mùa màng xong xuôi là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của người Việt….nhưng chắc chắn điều đó không còn quá quan trọng, dân ta bao đời nay dù biết nguồn gốc lễ

tết hay không thì họ vẫn ăn tết, chơi tết, hưởng tết. Họ vẫn cứ vui vẻ, nô nức chờ đợi thời khắc chuyển giao của đất trời. Tết của người Việt thật quá đỗi quan trọng, quá đỗi thiêng liêng đối với mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ.

*** Vậy mà… Hôm nay đã là ngày 25 tháng Chạp – 25 tết, khung cảnh chợ búa, phố phường đã tràn ngập những sắc màu sặc sỡ chào đón mừng xuân, hàng hóa với đủ mẫu mã, chủng loại được bày bán khắp nơi như: hoa, cây cảnh, kẹo mứt, bánh trái… Nhưng lạ thay, dòng người vẫn ngược xuôi vội vã như không hề biết đến chỉ 4 ngày nữa thôi là Tết đã về. Cái khung cảnh người đương thời thờ ơ trước thời khắc xuân về ấy khiến không biết bao người phải hoài niệm về những ngày xa xưa, về những ngày mà khi Tết đến – Xuân về không chỉ có trẻ con mà người lớn cũng không khỏi náo nức…. Tôi còn nhớ như in trong cái tiết trời se lạnh của tiết lập xuân, háo hức theo mẹ đi chợ sắm đồ Tết quả là một cảm giác hạnh phúc đến khó tả. Phiên chợ ngày tết đông đúc, nhộn nhịp cảnh bán mua. Cái không khí tết len lỏi khắp phố phường, hiển diện qua tấm áo mới của trẻ thơ, tấm khăn quàng của người già và cả nét vui, mừng lẫn lo âu của người lớn.

Rồi từng ngày cuối đông chạm chạp trôi đi trong con mắt chờ đợi của lũ trẻ thơ. Và, từng ngày sau đó cái không khí Tết càng trở nên nhộn nhịp. Mỗi thành viên trong gia đình đều có một nhiệm vụ riêng, trong khi đó mẹ tôi vẫn đều đặn đi chợ và mua về không biết bao nhiêu là lá dong, gạo nếp, mắm, muối, dưa, hành…Cứ sau mỗi phiên chợ mẹ lại ngồi nhẩm tính xem còn thiếu đủ thứ gì để còn mua cho kịp. Người Việt ta vẫn thường quan niệm “thiếu thì thiếu cả năm chứ không ai thiếu ba ngày Tết”. Chính vì vậy họ phải lo sắm cho thật chu tất trước hết là để thờ cúng ông bà, tổ tiên sau đó là để thiết đãi anh em, bạn bè. Và sâu xa hơn nữa là để cầu chúc cho cả năm sau khi nào cũng dư dả, đầy đủ…

Page 35: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 34

Chiều 30 Tết là một khoảng thời gian hết sức quan trọng và có { nghĩa đối với người Việt, mọi người tề tựu về bên đại gia đình của mình cùng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết, cùng ăn bữa cơm tất niên chung vui. Đây là mốc thời gian đánh dấu những ngày lễ Tết chính thức được bắt đầu. Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng cùng chờ đợi thời khắc giao thừa, lũ trẻ con thì chăm chú lắng nghe bà kể chuyện bánh chưng, bánh giầy mà quên đi giấc ngủ thường nhật. Và, cuối cùng thì cái thời khắc giao thừa thiêng liêng ấy cũng đã đến, năm mới, xuân mới cũng đã sang, ông bà phát cho con cháu tiền lì xì mừng tuổi đầu năm, ai hay chữ nghĩa thì khai bút, còn lại thì đi hái lộc, xin lộc đầu năm…

Tết xưa là vậy nhưng Tết nay đã khác lắm rồi. Đồ ăn, thức uống thường ngày có thiếu gì đâu, kẹo mứt, bánh chưng khi nào mà chẳng có trong siêu thị. Chợ búa, hàng hóa thì bán quanh năm, suốt tháng, Tết cũng không nghỉ thì cần gì phải mua nhiều, nấu những món để lâu. Họa chăng ba ngày Tết người ta có thêm chút thời gian để bày đặt làm những món phức tạp, cầu kì…

*** Tết nay đã khác lắm rồi… Vẫn bánh chưng đấy, kẹo mứt đấy…nhưng có ai tự làm ra đâu. Một trăm người trẻ dù nông thôn hay thành thị thì chắc chắn phải có ít nhất trên chín mươi người biết sử dụng thành thạo internet, nhưng cũng trăm người ấy chưa chắc đã có người nào biết gói bánh chưng chứ chưa nói biết làm những thứ bánh phức tạp ngày Tết khác. Âu cũng buồn vì Việt Nam ta

là nước nông nghiệp thuần túy, dân sinh ra bên luống cày, lớn lên bên bếp lửa mà không biết những công việc vừa rất cơ bản nhưng cũng rất thiêng liêng kia. Tết ngày nay chỉ thấy thiên hạ bàn nhiều đến chuyện thưởng Tết, nghỉ Tết là chính, cái Tết đúng nghĩa ngày xưa đã biến đổi rất nhiều, ngay cả cái lễ nghĩa ngày Tết cũng bị đảo lộn lên cả: Mồng một tết Cha. Mồng hai tết Mẹ. Mồng ba tết Thầy nay phải nhường chỗ cho tết Sếp, tết lãnh đạo lên trước. Chắc có lẽ cái thời nó tạo cái thế, cái quan hệ nó chi phối cái ứng xử của cá nhân…

*** Bao giờ cho tới ngày xưa…. Tôi nghe câu nói này của một ai đó hoặc đọc được ở đâu đó. Lúc đầu, tôi cảm thấy “chẳng có { nghĩa gì”, mặt khác cách dùng từ có vẻ “có vấn đề”. Nhưng tôi đã sai ! Học và nghiên cứu nhiều về văn hóa Việt tôi mới nhận ra rằng “người nói câu nói này chắc phải buồn lắm, nhớ lắm cái văn hóa truyền thống, bao giờ cho tới ngày xưa, bao giờ mới có thể được sống lại cái không khí đầm ấm của ngày Tết, cái cảm giác theo mẹ đi chợ, cái mùi vị bánh chưng thơm lừng trong đêm 30, cái cảm giác hạnh phúc tràn đầy khi khoác lên tấm áo mới…nhớ lắm, thương lắm. Dẫu biết rằng cuộc sống có nhiều sự thay đổi và con người cũng phải biến đổi để thích ứng. Nhưng có lẽ Tết là một thứ gì đó hết sức đặc biệt cần bảo nguyên, Tết ngoài là dịp để người ta nghỉ ngơi, ăn uống nó còn là cơ hội để anh, em họ hàng tề tựu và thăm hỏi lẫn nhau, là ngày lễ lớn để tri ân tổ tiên, tiền bối. Và, nó còn là dịp để tổ chức các lễ hội, nghi thức truyền thống xưa. Tết người Việt từ ngàn xưa là vậy nhưng có giờ có lẽ đã khác rồi…

San Jose, Cali ngày 28 tháng Chạp năm Tân Mão Lê Anh Khoa & BBT Votrandaiviet.org

Page 36: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 35

nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.

Chàng trai bật khóc.

Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.

Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.

Theo internet

Có một chàng trai đã gấp

1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.

Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong k{ ức của mỗi người.

Chàng trai đồng { nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.

Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố.

Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.

Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được

1000 CON HẠC GIẤY

Hãy để tình yêu chỉ đường cho bạn

Bí mật hạnh phúc DANH

NGÔN

VỀ TÌNH YÊU

Tình yêu bắt đầu với

nụ cười, lớn lên với nụ

hôn, và kết thúc bằng

giọt nước mắt.

Love begins with a

smile, grows with a

kiss, and ends with a

teardrop.

Khuyết danh

Page 37: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 36

ANH THÍCH EM Ở ĐIỂM GÌ?

Đôi nam nữ hôn nhau, cô gái xấu hổ hỏi:

- Anh thích khuôn mặt thiên sứ của em, hay thích cơ thể gợi cảm của em? - Anh thích tính hài hước, hay đùa của em hơn (Chàng trai trả lời sau vài giây suy nghĩ).

Stay hungry, stay foolish

- STEVEN JOBS -

MÀN KỊCH VÔ LÝ

Hai người bạn đi dạo với nhau:

Một anh bảo:

- Tối qua, tôi đến nhà hát xem kịch, chỉ đến màn một là ra khỏi rạp.

- Sao thế?

- Tại chương trình thông báo: "Màn hai… 3 năm sau". Anh xem thời gian dài như thế, tôi đợi làm sao được?

HỎI V Ợ

Nhân viên khúm núm đến gặp

giám đốc:

- Thưa ông chủ, vợ tôi bắt tôi phải

đến xin ông chủ tăng lương.

Ông chủ:

- Vậy thì tôi cũng phải về hỏi lại

vợ tôi cái đã.

THÔNG BÁO ĐỘC ĐÁO

Đại diện một công ty nói chuyện với nhân viên :

- Chúng tôi trân trọng thông báo:

Hôm nay không có thông báo, khi nào có thông báo thì sẽ thông báo sau. Đề nghị mọi người thường xuyên xem thông báo để biết khi nào có thông báo.

- Hết thông báo.

Page 38: Khue radar news letter no 4

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 04| 05-01-2014 | 37

Đoàn Trắc Khuê (+84) 936 689 388

[email protected]

Tạp chí cá nhân về kinh tế và phong cách sống. Phát hành ngày 5 – 20 hàng tháng. Những thông trong tạp chí này được thể hiện và sưu tầm dưới quan điểm cá nhân của người biên tập. Người biên tập không chịu bất kz trách nhiệm về hệ quả từ việc khai thác thông tin và các quyết định liên quan.

BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE

Ảnh bìa: Tòa nhà bên sông

Pisek, Cộng hòa Séc

“I am only wimpy guy. I don’t know using pretty words. Old donkey likes journey. I work for BRAVO software SJC as sales man and consulting for customer . Other, I have a private job as independent consultant about building personal image. Outside of work, I’m interested in journey books, coffe and furniture. I realy like in supporting charitable activities. My hobby? It’s not special thing, only traveling, travelling, and travelling”.