kiẾn thỨc thỐng kÊ · giúp các cơ quan Đảng, quốc hội, chính phủ đánh giá,...

57

Upload: others

Post on 20-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KIẾN THỨC THỐNG KÊTÀI LIỆU THAM KHẢO DÙNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO,

NGƯỜI HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI

Hà Nội - 2015

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI2

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 3

LỜI NÓI ĐẦU

Thông tin thống kê kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quan trọng được Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành, địa phương cung cấp một cách trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời, giúp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết và sử dụng thông tin thống kê trong công tác quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, Tổng cục Thống kê biên soạn tài liệu Kiến thức thống kê dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội. Tài liệu này cung cấp một số khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu Tổng cục Thống kê dùng để biên soạn một số chỉ tiêu thống kê cơ bản trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia.

Mặc dù đã cố gắng trong quá trình biên soạn, song tài liệu này sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết và chưa đáp ứng hết nhu cầu hiểu và sử dụng thông tin thống kê trong phổ biến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, Tổng cục Thống kê mong nhận được những góp ý của quý độc giả để hoàn thiện, bổ sung trong những lần xuất bản sau./.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI4

MỤC LỤC

1. Khái niệm thống kê .............................................................................................62. Đối tượng nghiên cứu của thống kê .............................................................63. Vai trò thống kê ....................................................................................................64. Sự cần thiết phải có kiến thức thống kê ......................................................65. Một số thuật ngữ thống kê thông dụng ......................................................76. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ......................................77. Các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê .........................88. Chính sách phổ biến thông tin thống kê ....................................................99. Phổ biến thông tin thống kê ........................................................................ 1010. Các hành vi bị cấm trong hoạt động thống kê .................................... 1211. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực thống kê ................................................... 1312. Mẫu điều tra thống kê ................................................................................. 1413. Chỉ tiêu thống kê ............................................................................................ 1414. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ...................................................... 1415. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành, lĩnh vực ......................................... 1516. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh ....................................................... 1517. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện, xã ............................................ 1518. Sai số thống kê ............................................................................................... 1619. Thông tin thống kê ....................................................................................... 1620. Số liệu thống kê ............................................................................................. 1721. Số liệu thống kê ước tính ........................................................................... 1722. Số liệu thống kê sơ bộ .................................................................................. 1723. Số liệu thống kê chính thức ....................................................................... 1724. Hình thức thu thập thông tin thống kê .................................................. 1725. Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước .. 1826. Năm gốc của số liệu thống kê .................................................................. 1827. Số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê và điều kiện vận dụng 1928. Tỷ lệ, tỷ trọng, tỷ suất .................................................................................... 2029. Tốc độ phát triển ............................................................................................. 2030. Tốc độ tăng ...................................................................................................... 2131. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân ........................................................... 2232. Chỉ số phát triển con người (HDI) .............................................................. 2333. Chỉ số khoảng cách nghèo ......................................................................... 2434. Chỉ số khoảng cách nghèo tổng hợp (HPI) ........................................... 2435. Chỉ số phát triển giới (GDI) .......................................................................... 2536. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ............................................................. 2537. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) ....................................................... 2637. Giá trị sản xuất (GO) ....................................................................................... 2739. Chi phí trung gian (IC) .................................................................................. 2840. Giá trị tăng thêm (VA) ................................................................................... 2941 . Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ........................................................... 29

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 5

42. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người .............................. 3143. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) .................................................................... 3244. Thu nhập quốc gia thuần (NNI) .................................................................. 3245. Thu nhập quốc gia khả dụng ..................................................................... 3346. Tiêu dùng cuối cùng ....................................................................................... 3347. Để dành ............................................................................................................. 3448. Năng suất lao động xã hội .......................................................................... 3549. Ngân sách nhà nước ....................................................................................... 3550. Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP ...................................... 3651. Nợ chính phủ .................................................................................................. 3652. Nợ nước ngoài của quốc gia ..................................................................... 3753. Dự trữ quốc gia ................................................................................................ 3754. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế............................................................. 3755. Cán cân thanh toán quốc tế ........................................................................ 3856. Tổng mức hàng hóa bán lẻ ........................................................................ 3957. Giá trị hàng hóa xuất khẩu ......................................................................... 3958. Giá trị hàng hóa nhập khẩu ....................................................................... 4059. Giá trị dịch vụ xuất khẩu ............................................................................. 4060. Xuất nhập siêu hàng hóa và dịch vụ ...................................................... 4061. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ............................................................................ 4162. Chí số giá sinh hoạt theo không gian .................................................... 4163. Lạm phát, tỷ lệ lạm phát ............................................................................. 42 64. Lạm phát cơ bản ............................................................................................ 4265. Vốn đầu tư và phát triển toàn xã hội ....................................................... 4266. Dân số ................................................................................................................ 4367. Tỷ lệ tăng dân số ............................................................................................ 4368. Tỷ suất sinh thô ............................................................................................... 4569. Tỷ suất chết thô .............................................................................................. 4670. Tỷ số giới tính của dân số và tỷ lệ giới tính khi sinh .......................... 4671. Tỷ lệ nhập, xuất cư, tỷ suất di cư thuần................................................... 4772. Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng số dân ............................... 4973. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp ............................................ 4974. Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm .................................. 5075. Thu nhập bình quân đầu người/ tháng của hộ dân cư ................... 5176. Chi tiêu bình quân đầu người/ tháng của hộ dân cư ........................ 5177. Chênh lệch bình quân đầu người của nhóm hộ có thu nhập cao

nhất so với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất ....................................... 5278. Tỷ lệ nghèo........................................................................................................ 5379. Tỷ lệ hộ, nhân khẩu thiếu đói ..................................................................... 5380. Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người/

tháng ................................................................................................................. 5481. Diện tích rừng hiện có ................................................................................. 5482. Tỷ lệ che phủ rừng .......................................................................................... 55

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI6

1. KHÁI NIỆM THỐNG KÊ

Thống kê là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, nhằm phản ánh bản chất và tính quy luật (mặt chất) của hiện tượng nghiên cứu.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ

Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Thống kê học là môn khoa học xã hội, tuy nhiên khác với môn khoa học xã hội khác, thống kê không nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, mà chỉ phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số, các biểu hiện về mặt lượng của hiện tượng.

3. VAI TRÒ THỐNG KÊ

Lịch sử phát triển của thống kê học đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của thống kê trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội nhất là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, môi trường, vật lý, thiên văn, y dược, hóa học, an ninh, quốc phòng…

Trong quản lý nhà nước, dữ liệu thống kê đóng vai trò là các bằng chứng quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật của quốc gia. Thông tin thống kê là một trong những“nguyên liệu” cơ bản nhất để thực hiện nhiệm vụ của các Đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia.

4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ KIẾN THỨC THỐNG KÊ

Như đã đề cập ở trên, thống kê có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Muốn phát huy được vai trò của thống kê, trước hết cần phải có kiến thức và tư duy thống kê.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 7

Nếu không có kiến thức thống kê, khi tiếp cận với dữ liệu sẽ không biết dữ liệu đó được thu thập theo phương pháp nào, có đảm bảo tính đại diện cho vấn đề cần xem xét không, dữ liệu đó nói lên những điều gì của vấn đề cần xem xét.

Mặt khác, có kiến thức thống kê sẽ tránh được việc lạm dụng số liệu thống kê hoặc phát hiện ra các trường hợp lạm dụng số liệu thống kê.

5. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THỐNG KÊ THÔNG DỤNG

5.1. Hoạt động thống kê

Hoạt động thống kê là quá trình xác định nhu cầu, thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố, phổ biến, lưu giữ thông tin thống kê và tiến hành các hoạt động thống kê khác theo phương pháp và chuẩn mực thống kê.

Sản phẩm cuối cùng của hoạt động thống kê là số liệu thống kê (sơ cấp, thứ cấp) và bản giải thích số liệu thống kê (khái niệm, phạm vi, phương pháp tính, nguồn và cách thức thu thập số liệu...và những thông tin chứa đựng trong từng con số).

5.2. Hoạt động thống kê nhà nước

Hoạt động thống kê nhà nước là hoạt động thống kê trong chương trình thống kê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt do Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước thực hiện hoặc do tổ chức khác thực hiện theo sự phân công hoặc ủy thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5.3. Hoạt động thống kê ngoài nhà nước

Hoạt động thống kê ngoài nhà nước là hoạt động thống kê của tổ chức, cá nhân ngoài hoạt động thống kê nhà nước.

6. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ

Trên cơ sở 10 nguyên tắc cơ bản của Thống kê Liên hợp quốc và điều kiện cụ thể của nước ta, pháp luật về thống kê quy định nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ở nước ta như sau:

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI8

(1) Hoạt động thống kê nhà nước phải: (a) Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm bình đẳng giới; (b)Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời; (c) Bảo đảm lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; (d) Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, chồng chéo; (đ)Minh bạch, công khai trong hoạt động thống kê; (e) Thông tin thống kê phải so sánh được.

(2) Sử dụng thông tin thống kê phải: (a) Trích dẫn nguồn sử dụng; (b)Bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê; (c) Bảo mật dữ liệu, thống kê.

(3) Ngoài ra, đối với hoạt động thống kê ngoài nhà nước còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: (a) Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm; (b) Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

7. CÁC TIÊU THỨC PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN THỐNG KÊ

Chất lượng thông tin thống kê được phản ánh qua một số tiêu thức: Môi trường pháp lý; tính phù hợp; tính chính xác; tính kịp thời; tính chặt chẽ; tính đầy đủ; tính hiệu quả; tin cậy; khả năng giải thích; khả năng so sánh; khả năng phục vụ; khả năng tiếp cận. Tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia chọn một số trong các tiêu thức nói trên để phản ánh chất lượng số liệu thống kê của quốc gia mình.1 Tổng cục Thống kê đã chọn 6 tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu thống kê bao gồm: Tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích và tính chặt chẽ.

(1) Tính phù hợp: Tính phù hợp của số liệu thống kê được thể hiện qua mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Trong điều kiện nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin rất khác nhau và thường xuyên thay đổi theo yêu cầu thực tế, cơ quan thống kê phải

1 Canada chọn 6 tiêu thức: Tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận; tính kịp thời; tính chặt chẽ;Úc chọn 7 tiêu thức: Môi trường pháp lý, tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận, tính kịp thời, tính chặt chẽ, khả năng giải thích; Cộng hòa Liên bang Đức chọn 6 tiêu thức: tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận, tính kịp thời, tính chặt chẽ, khả năng so sánh;Hàn Quốc chọn 6 tiêu thức: Tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận; tính kịp thời; tính chặt chẽ, khả năng so sánh.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 9

cân đối, hài hòa giữa nguồn lực có hạn với nhu cầu thông tin hợp lý của các đối tượng sử dụng.

(2) Tính chính xác: Tính chính xác của số liệu thể hiện qua mức độ phản ánh sát thực tế, đúng bản chất và xu hướng của hiện tượng kinh tế, xã hội. Không thể đòi hỏi số liệu thống kê phản ánh một cách chính xác hiện tượng kinh tế, xã hội như số liệu kế toán hay số liệu của các ngành kỹ thuật, vì thông tin thống kê có chứa đựng sai số nhất định, đó là sai số do tính đại diện của mẫu điều tra thống kê. Tính chính xác theo nghĩa rộng này bắt nguồn từ khái niệm, đối tượng và vai trò của thống kê.

(3) Tính kịp thời: Tính kịp thời của số liệu thống kê biểu thị độ trễ về thời gian giữa thời kỳ hay thời điểm số liệu thống kê phản ánh với thời điểm công bố số liệu. Đôi khi phải đánh đổi giữa tính chính xác với tính kịp thời của số liệu thống kê, yêu cầu số liệu càng nhanh thì độ chính xác của số liệu càng giảm.

(4) Khả năng tiếp cận: Khả năng tiếp cận của số liệu thống kê thể hiện mức độ dễ dàng để có được số liệu từ cơ quan Thống kê. Khả năng tiếp cận thể hiện ở hai khía cạnh: (1) Mức độ dễ dàng để có thể xác minh số liệu thống kê cần có; (2) Tính phù hợp của các phương thức tiếp cận số liệu. Số liệu thống kê được biên soạn nhằm mục đích hướng tới nhu cầu của người sử dụng và phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức.

(5) Khả năng giải thích: Khả năng giải thích của số liệu thống kê phản ánh mức độ sẵn có của những thông tin bổ sung và các bảng giải thích số liệu đi kèm để giúp cho người dùng tin hiểu và sử dụng số liệu một cách chính xác và hợp lý.

(6) Tính chặt chẽ: Tính chặt chẽ của số liệu thống kê phản ánh mức độ kết hợp số liệu từ các nguồn khác nhau để đưa vào cùng một lược đồ số liệu rộng hơn theo thời gian. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phương pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê.

8. CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỐNG KÊ

Chính sách phổ biến thống tin thống kê Nhà nước là hệ thống các quy định, biện pháp chủ yếu được xây dựng căn cứ vào phương hướng,

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI10

mục tiêu chiến lược phát triển thống kê và tình hình thực tế của hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chính sách phổ biến thống tin thống kê Nhà nước nhằm điều chỉnh hoạt động phổ biến thông tin thống kê của quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013. Theo đó, tổ chức thống kê thuộc Hệ thống thống kê Nhà nước và cơ quan, tổ chức khác có chức năng, nhiệm vụ phổ biến thông tin thống kê Nhà nước chịu trách nhiệm về tính khách quan và độ tin cậy của thông tin thống kê được phổ biến. Việc phổ biến phải được thực hiện đúng thời hạn quy định; công khai, minh bạch về nguồn thông tin, khái niệm, phạm vi thu thập, phương pháp tính toán, mức độ hoàn chỉnh của thông tin (ước tính, sơ bộ hay chính thức), các điều chỉnh bổ sung (nếu phát sinh) và các vấn đề khác liên quan đến thông tin thống kê được phổ biến.

Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước gồm 9 Điều, quy định rõ phạm vi, đối tượng, nguyên tắc và trách nhiệm của tổ chức trong việc phổ biến thông tin thống kê Nhà nước; đồng thời quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức trong việc sử dụng thông tin thống kê Nhà nước.

9. PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỐNG KÊ

Phổ biến thông tin thống kê là việc cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ truyền đưa rộng rãi thông tin thống kê, sản phẩm thông tin thống kê để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng.

Trên cơ sở Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê2. Quy chế này gồm 3 Chương, 13 Điều quy định rõ phạm vi, đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, loại thông tin, quy trình biên soạn và lịch

2 Quyết định số 680/QĐ-BKHĐT ngày 28/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 11

công bố thông tin thống kê. Theo đó, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phổ biến 9 loại thông tin thống kê chủ yếu sau (Điều 5):

(1) Thông tin thống kê quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh, huyện, xã và các hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội khác thuộc trách nhiệm phổ biến.

(2) Thông tin thống kê thuộc Báo cáo thống kê ước tính phản ánh tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm (gọi tắt là Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng).

(3) Thông tin thống kê thuộc Báo cáo thống kê chính thức hàng năm.

(4) Thông tin thống kê thuộc Niên giám Thống kê biên soạn hàng năm.

(5) Thông tin thống kê đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia và những thông tin thống kê đánh giá động thái, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội khác.

(6) Thông tin thống kê của các cuộc tổng điều tra và điều tra thống kê được giao chủ trì.

(7) Thông tin thống kê nước ngoài thu thập, tổng hợp, phổ biến theo định kỳ và không định kỳ.

(8) Thông tin thống kê chuyên đề, đột xuất và thông tin thống kê kinh tế - xã hội khác thuộc chức năng, nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và phổ biến.

(9) Thông tin thống kê trong các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu, cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp và kho dữ liệu thống kê.

Điều 6 của Quy chế phổ biến thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê cũng quy định 4 loại thông tin thống kê nghiêm cấm phổ biến, bao gồm: (1) Thông tin thống kê thuộc Danh mục bí mật Nhà nước; (2) Thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của tổ chức, cá nhân chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho phổ biến; (3) Thông tin thống kê không bảo đảm chất lượng quy định và những thông tin thống kê đã bị làm sai lệch; (4) Thông tin thống kê phục vụ lợi ích riêng của các tổ chức, cá nhân gây phương hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác…

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI12

Quy chế cũng quy định lịch công bố thông tin thống kê như sau:

(a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được phổ biến vào ngày 24 hàng tháng; Số liệu ước tính về GDP được phổ biến vào ngày 26 của tháng cuối quý; Số liệu sơ bộ về GDP quý này được phổ biến vào ngày 26 tháng cuối của quý tiếp theo; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng vào ngày 28 của tháng báo cáo (các mốc thời gian phổ biến nêu trên trùng vào các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước, thời hạn phổ biến sẽ chuyển sang ngày làm việc tiếp theo);

(b) Phổ biến Niên giám thống kê quốc gia hàng năm vào tháng 6 năm sau;

(c) Phổ biến kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm theo số liệu ước tính vào tháng 9 năm Kế hoạch; số liệu sơ bộ trong tháng 3 và số liệu chính thức trong tháng 9 năm sau;

(d) Phổ biến kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm theo số liệu ước tính vào tháng 9 năm cuối Kế hoạch, Chiến lược; số liệu sơ bộ sau 6 tháng và số liệu chính thức sau 9 tháng kết thúc Kế hoạch, Chiến lược;

(đ) Phổ biến kết quả các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia và các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê khác được giao chủ trì theo phương án điều tra, tổng điều tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thời hạn phổ biến quy định trong Phương án điều tra, tổng điều tra phải công khai ngay sau khi Phương án được phê duyệt.

10. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ

Trên cơ sở các nguyên tắc của hoạt động thống kê, pháp luật về thống kê quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê như sau:

(1) Đối với hoạt động thống kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước: (a) Không thực hiện, cản trở việc thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc cung cấp thông tin theo

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 13

phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và nguồn dữ liệu hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; (b) Khai man hoặc ép buộc người khác khai man dữ liệu, thông tin thống kê; (c) Cố ý thực hiện sai các quy định trong phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê, dữ liệu hành chính sử dụng cho hoạt động thống kê; tự sửa đổi thông tin khi thực hiện điều tra, báo cáo thống kê và cung cấp thông tin từ dữ liệu hành chính dẫn đến sai sự thật; (d) Báo cáo, công bố, phổ biến thông tin thống kê sai sự thật; (đ) Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ dữ liệu, thông tin thống kê thuộc bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích thống kê khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó; (e) Quyết định điều tra thống kê, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật; (g) Mọi hành vi can thiệp làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê; (h) Các hành vi khác vi phạm pháp luật về thống kê.

(2) Đối với hoạt động thống kê ngoài nhà nước và sử dụng thông tin thống kê ngoài nhà nước: (a) Tuân thủ các quy định tại các điểm b, d, đ, g, h nêu trên; (b) Thu thập, phổ biến thông tin thống kê trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng.

11. XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

Nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê để nâng cao chất lượng thông tin thống kê, pháp luật về thống kê quy định: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật; (2) Chính phủ quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê3.

3 Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê theo Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Theo đó, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra thống kê, báo cáo thống kê, phổ biến và sử dụng thông tin thống kê và lưu trữ tài liệu thống kê. Các hình thức xử phạt áp dụng từ mức cảnh cáo đến xử phạt bằng tiền (từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy theo mức độ và hành vi vi phạm); quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI14

12. MẪU ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

Mẫu điều tra thống kê bao gồm một số đơn vị của tổng thể chung được chọn ra để tiến hành thu thập thông tin trong cuộc điều tra chọn mẫu.

Mẫu điều tra thống kê phải đảm bảo tính đại diện của tổng thể, để khi suy rộng và biên soạn các chỉ tiêu thống kê từ mẫu này sẽ phản ánh được độ chính xác và các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu.

13. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

Biểu hiện mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Chỉ tiêu thống kê bao gồm hai mặt: (i) Khái niệm của chỉ tiêu gồm các định nghĩa, giới hạn về thực thể, thời gian và không gian; (ii) Mức độ của chỉ tiêu là các trị số phản ánh quy mô, quan hệ so sánh hoặc các đặc trưng khác của hiện tượng nghiên cứu với đơn vị tính phù hợp.

Tùy theo tiêu thức phân loại, chỉ tiêu thống kê được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: Chỉ tiêu khối lượng, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu thời điểm, chỉ tiêu thời kỳ, chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối và các loại chỉ tiêu thống kê khác.

14. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của quốc gia trong một thời kỳ nhất định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được coi là xương sống của các hoạt động thống kê, làm căn cứ để xây dựng các hệ thống chỉ tiêu thống kê khác; xây dựng chế độ báo cáo thống kê; xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia; phân công trách nhiệm giữa Tổng cục Thống kê với các tổ chức thống kê Bộ, ngành.

Tùy điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn, mà xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phù hợp. Giai đoạn 2001-2009, Hệ thống chỉ tiêu

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 15

thống kê quốc gia gồm 270 chỉ tiêu; giai đoạn 2010 đến nay, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 350 chỉ tiêu4.

15. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH, LĨNH VỰC

Hệ thống chỉ tiêu thống kê thống kê ngành, lĩnh vực bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh động thái và thực trạng hoạt động của ngành, lĩnh vực trong một thời kỳ nhất định do Bộ, ngành hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thống kê Nhà nước; xây dựng chương trình điều tra thống kê của Bộ, ngành; xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở do Bộ, ngành ban hành; phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ, ngành và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia. Đến nay đã có 16 Bộ, ngành ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê5.

16. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP TỈNH

Hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh động thái và thực trạng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một thời kỳ nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh hiện hành do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành bao gồm 242 chỉ tiêu chia thành 19 nhóm.

17. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP HUYỆN, XÃ

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện bao gồm các chỉ tiêu thống kê chủ yếu phản ánh động thái và thực trạng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong một thời kỳ nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4 Tổng cục Thống kê thu thập số liệu, biên soạn 140 chỉ tiêu; Bộ, ngành thu thập số liệu, biên soạn 210 chỉ tiêu

5 Bao gồm Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền hình Việt Nam

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI16

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện hiện hành do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành bao gồm 80 chỉ tiêu chia thành 3 nhóm.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã bao gồm các chỉ tiêu thống kê chủ yếu phản ánh động thái và thực trạng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn trong một thời kỳ nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã hiện hành do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành bao gồm 27 chỉ tiêu chia thành 3 nhóm.

18. SAI SỐ THỐNG KÊ

Sai số trong điều tra thống kê là sự chênh lệch giữa trị số thu thập được trong điều tra với trị số thực tế của đơn vị điều tra.

Có 2 loại sai số thống kê: Sai số do đăng ký; sai số do tính đại diện của mẫu điều tra.

(1) Sai số do đăng ký: loại sai số này có thể xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống kê, nó phát sinh do việc đăng ký số liệu ban đầu không chính xác như: Cân đo, đong đếm, ghi chép, dụng cụ đo lường,…

(2) Sai số do tính đại diện: loại sai số này chỉ xảy ra đối với các cuộc điều tra mẫu. Do chỉ chọn một số đơn vị đại diện của tổng thể để thu thập thông tin, ngay cả khi chọn mẫu điều tra tốt nhất cũng xuất hiện sai số loại này.

Nhằm hạn chế sai số thống kê, Tổng cục Thống kê đã áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, như: Xây dựng và thực hiện Quy trình sản xuất thông tin thống kê cao cấp 7 bước; xác định 6 tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu thống kê; nghiên cứu áp dụng Khung đảm bảo chất lượng thống kê quốc gia (NQAF) của Liên hợp quốc; thực hiện Đề án đổi mới quy trình tính GRDP; soạn thảo, trình Thủ tướng phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chất lượng thống kê...

19. THÔNG TIN THỐNG KÊ

Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản giải thích số liệu đó (cách thức thu thập số liệu, khái niệm, phương pháp tính và các lưu ý khác về số liệu thống kê).

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 17

20. SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Số liệu thống kê là thông tin thống kê biểu thị bằng những con số, phản ánh hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, được tạo ra trong quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích và dự báo thống kê. Số liệu thống kê thường bao gồm: Số liệu thống kê ước tính; số liệu thống kê sơ bộ; số liệu thống kê chính thức.

21. SỐ LIỆU THỐNG KÊ ƯỚC TÍNH

Số liệu thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội còn đang diễn biến, được tổng hợp từ số liệu của hai kỳ: (1) Số liệu của kỳ đã diễn ra, được cập nhật theo phát sinh thực tế; (2) Số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng phương pháp chuyên môn để dự tính.

22. SỐ LIỆU THỐNG KÊ SƠ BỘ

Số liệu thống kê sơ bộ là số liệu thống kê phản ánh kết quả của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nhất định, nhưng số liệu này chưa được khẳng định, còn phải tiếp tục sử dụng phương pháp chuyên môn để thẩm định, hoàn chỉnh thêm.

23. SỐ LIỆU THỐNG KÊ CHÍNH THỨC

Số liệu thống kê chính thức phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nhất định; việc xử lý, tổng hợp và thẩm định đã kết thúc, số liệu đã được khẳng định.

24. HÌNH THỨC THU THẬP THÔNG TIN THỐNG KÊ

Hình thức thu thập thông tin thống kê là cách thức mà các cơ quan, tổ chức thống kê sử dụng để thu thập thông tin thống kê từ các đối tượng có liên quan theo quy định, bao gồm: Điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính và báo cáo thống kê.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI18

Mỗi hình thức thu thập thông tin nói trên có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy vào điều kiện cụ thể để chọn hình thức thu thập thông tin phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Xu hướng hiện nay của thống kê thế giới là sử dụng dữ liệu hành chính phục vụ mục đích thống kê.

25. SỬ DỤNG DỮ LIỆU HÀNH CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC

Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước là hình thức thu thập thông tin thống kê được tiến hành trên cơ sở lựa chọn, sắp xếp, tổng hợp những dữ liệu hành chính hiện có, đặc biệt là dữ liệu đăng ký hành chính.

Sử dụng dữ liệu hành chính để tổng hợp số liệu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước; biên soạn các chỉ tiêu thuộc các hệ thống chỉ tiêu thống kê và lập báo cáo trong chế độ báo cáo thống kê; lập hoặc cập nhật dàn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê.

Một số cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp quốc gia; cơ sở dữ liệu đăng ký mã số thuế; cơ sở dữ liệu quản lý thuế; cơ sở dữ liệu tờ khai hải quan; cơ sở dữ liệu hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Dữ liệu hành chính có ưu điểm là thông tin sẵn có, liên tục theo dãy thời gian, chi phí thấp, hạn chế được sai số mẫu. Tuy nhiên, có nhược điểm cơ bản là khó tiếp cận hoặc thông tin thu thập được không hoàn toàn phù hợp với chuẩn thống kê. Ví dụ, cơ quan thống kê định nghĩa “người thất nghiệp” là những người không có việc làm, đang chủ động tìm kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc và sẵn sàng làm việc; trong khi đó, dữ liệu hành chính lại căn cứ vào số người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, hoặc đăng ký tìm việc làm.

26. NĂM GỐC CỦA SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Năm gốc của số liệu thống kê là năm được chọn để nghiên cứu thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của yếu tố giá của

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 19

các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm trước và sau năm gốc. Tùy theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn là năm gốc có thể là trước hoặc năm sau năm báo cáo. Trong thực tế năm được chọn là gốc thường là năm đầu của thời kỳ kế hoạch.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh. Theo đó, tất cả các chỉ tiêu thống kê từ năm 2009 trở về trước và các chỉ tiêu từ 2011 trở đi phải được chuyển đổi sang giá hiện hành năm 2010.

27. SỐ TUYỆT ĐỐI, SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG

(1) Số tuyệt đối trong thống kê

Mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Số tuyệt đối trong thống kê phải có đơn vị tính cụ thể, như: Đơn vị hiện vật tự nhiên (cái, con, chiếc, v.v...)

(a) Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định.

(b) Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.

(2) Số tương đối trong thống kê

Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian và không gian hoặc giữa các mức độ của hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai mức độ so sánh của số tương đối có một mức độ được chọn làm cơ sở để so sánh gọi là gốc so sánh.

Số tương đối có thể được biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%) hoặc phần nghìn (‰) hay đơn vị kép (người/km2, kg/1000 người, v.v...).

Có nhiều loại số tương đối bao gồm nhiều loại khác nhau như: Số tương đối động thái, số tương đối không gian, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ và các loại số tương đối khác.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI20

28. TỶ LỆ, TỶ TRỌNG, TỶ SUẤT

(1) Tỷ lệ là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh về thời gian hoặc không gian của một hiện tượng; so sánh giữa hai bộ phận trong một tổng thể.

Tỷ lệ là hình thức biểu hiện cụ thể của số tương đối động thái; số tương đối kế hoạch; số tương đối không gian.

(2) Tỷ trọng là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa một bộ phận của tổng thể so với tổng thể.

Tỷ trọng là biểu hiện cụ thể của số tương đối kết cấu (còn gọi là cơ cấu).

(3) Tỷ suất là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai hiện tượng có liên quan. Tử số và mẫu số để tính tỷ suất có thể cùng đơn vị tính hoặc đơn vị tính khác nhau.

Tỷ suất là biểu hiện cụ thể của số tương đối cường độ.

29. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN

Tốc độ phát triển (còn gọi là chỉ số phát triển) là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian khác nhau, được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức độ được chọn làm gốc so sánh.

Tốc độ phát triển được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%). Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc hoặc tốc độ phát triển bình quân.

(1) Tốc độ phát triển liên hoàn: Tốc độ phát triển phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời gian liền nhau, được tính bằng cách so sánh mức độ của kỳ nghiên cứu trong dãy số với mức độ ở kỳ liền kề trước đó.

Công thức tính:

Trong đó:

ti : Tốc độ phát triển liên hoàn;

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 21

yi : Mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu;

yi-1 : Mức độ của hiện tượng ở kỳ trước liền kề kỳ nghiên cứu.

(2) Tốc độ phát triển định gốc: Tốc độ phát triển phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ được chọn làm gốc so sánh cố định, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số.

Công thức tính:

Trong đó:

Ti : Tốc độ phát triển định gốc;

yi : Mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu;

y1 : Mức độ của hiện tượng ở kỳ được chọn làm gốc so sánh.

(3) Tốc độ phát triển bình quân: Tốc độ phát triển điển hình của hiện tượng nghiên cứu trong một thời gian dài, được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính:

Trong đó:

: Tốc độ phát triển bình quân;

ti : Các tốc độ phát triển liên hoàn tính được từ một dãy số biến động theo thời gian gồm n−1 mức độ (i = 2, 3,…, n).

30. TỐC ĐỘ TĂNG

Chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian, được tính bằng cách so sánh lượng tăng tuyệt đối giữa hai thời kỳ với mức độ của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh.

Tốc độ tăng được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%). Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể tính tốc độ tăng liên hoàn, tốc độ tăng định gốc hoặc tốc độ tăng bình quân.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI22

(1) Tốc độ tăng liên hoàn: Tốc độ tăng phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời gian liền nhau.

Công thức tính:

; hoặc ai (%) = ti(%) - 100

Trong đó:

: Tốc độ tăng liên hoàn; δi : Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn;

yi : Mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu (i = 2, 3… n);

yi-1 : Mức độ của hiện tượng ở kỳ trước liền kề kỳ nghiên cứu;

ti : Tốc độ phát triển liên hoàn ở thời kỳ nghiên cứu.

(2) Tốc độ tăng định gốc: Tốc độ tăng phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời gian dài

Công thức tính:

; hoặc Ai (%) = Ti (%) - 100

Trong đó:

Ai : Tốc độ tăng định gốc; ∆i : Lượng tăng tuyệt đối định gốc;

yi : Mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu (i=2,3…n);

y1 : Mức độ của hiện tượng ở kỳ gốc so sánh;

Ti : Tốc độ phát triển định gốc ở kỳ nghiên cứu.

(3) Tốc độ tăng bình quân: Tốc độ tăng phản ánh nhịp độ tăng điển hình của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian dài, được tính bằng cách lấy tốc độ phát triển bình quân trừ đi 1 (nếu tính theo lần) hoặc trừ đi 100 (nếu tính theo %).

Công thức tính:

: Tốc độ tăng bình quân

: Tốc độ phát triển bình quân

31. HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân là bảng phân loại và mã hóa các hoạt động kinh tế theo bản chất của chúng được đặc trưng bởi

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 23

nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm đầu ra do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng thống nhất phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả và khoa học.

Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007, gồm 21 ngành cấp 1; 88 ngành cấp 2; 242 ngành cấp 3; 437 ngành cấp 4; và 642 ngành cấp 5.

32. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)

Chỉ số phát triển con người là chỉ số tổng hợp đo lường sự phát triển của con người trên các phương diện thu nhập, tri thức và sức khỏe trong một thời kỳ nhất định.

Công thức tính HDI6:

Trong đó:

Ithu nhập: Chỉ số thu nhập thể hiện mức sống và được đo bằng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI) theo sức mua tương đương tính bằng đô-la Mỹ (PPP - USD)7.

Igiáo dục: Chỉ số giáo dục phản ánh tri thức của con người và được tính bằng bình quân cộng đơn giản của 2 chỉ số thành phần: Chỉ số biết chữ của người lớn (từ 15 tuổi trở lên) với quyền số 2/3 và chỉ số đi học các cấp giáo dục (từ tiểu học đến đại học) với quyền số 1/3.

Ituổi thọ: Chỉ số tuổi thọ phản ánh độ dài cuộc sống và sức khỏe của con người, được đo bằng tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh.

Chỉ số phát triển con người là 1 trong 350 chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đang được Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố chính thức từ năm 2015 trở đi.

6 Trước năm 2010, Liên hợp quốc tính HDI tính theo công thức số bình quân cộng của 3 chỉ số thành phần: Thu nhập, kiến thức, sức khỏe. Từ năm 2010 đến nay, HDI tính theo công thức số bình quân nhân của 3 chỉ số thành phần này.

7 Trước năm 2010, chỉ số thu nhập tính bằng GDP bình quân đầu người.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI24

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ số HDI: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở; Điều tra Dân số giữa kỳ; Tài liệu về Tài khoản quốc gia và giáo dục hàng năm.

33. CHỈ SỐ KHOẢNG CÁCH NGHÈO

Chỉ số khoảng cách nghèo (PG1) là tỷ lệ phần trăm thiếu hụt về thu nhập hoặc chi tiêu cho tiêu dùng của những người nghèo so với chuẩn nghèo. Chỉ số khoảng cách nghèo càng lớn nghĩa là số phần trăm thiếu hụt về thu nhập hoặc chi tiêu càng nhiều.

Công thức tính:

Trong đó:

PG1 : Chỉ số khoảng cách nghèo;

N : Tổng số người trong mẫu quan sát;

P : Chuẩn nghèo;

Yi : Thu nhập của người nghèo thứ i (i = 1,…, N).

34. CHỈ SỐ KHOẢNG CÁCH NGHÈO TỔNG HỢP (HPI)

Chỉ số tổng hợp đo lường sự nghèo khổ xét trên các khía cạnh cơ bản liên quan đến sự phát triển của con người do Chương trình phát triển Liên hợp quốc xây dựng, bao gồm: (1) Chỉ số nghèo tổng hợp áp dụng đối với các nước đang phát triển (HPI-1); (2) Chỉ số nghèo tổng hợp áp dụng đối với các nước phát triển (HPI-2).

HPI-1 xét trên ba khía cạnh cơ bản liên quan đến sự phát triển của con người, bao gồm: (a) Không có khả năng đảm bảo cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được đo bằng tỷ lệ người chết trước tuổi 40; (b) Hạn chế về kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn mù chữ; (c) Thiếu thốn về vật chất, được đo bằng số trung bình cộng giản đơn của ba chỉ tiêu: Tỷ lệ dân số không tiếp cận được với nước sạch; tỷ lệ dân số không tiếp cận được với dịch vụ y tế; và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.

Công thức tính:

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 25

Trong đó:

HPI-1 : Chỉ số nghèo tổng hợp;

: Tỷ lệ dân số chết trước tuổi 40;

: Tỷ lệ người lớn mù chữ;

: Chỉ số thiếu thốn về vật chất.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê mới chỉ nghiên cứu và tính toán chỉ tiêu này nhưng chưa công bố.

35. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIỚI (GDI)

Chỉ số tổng hợp đo lường thành tựu của mỗi quốc gia theo các yếu tố cơ bản về phát triển con người trên góc độ bình đẳng giới.

Công thức tính:

GDI =GDI1 + GDI2 + GDI3

3Trong đó:

GDI : Chỉ số phát triển giới;

GDI1 : Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố tuổi thọ;

GDI2 : Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố giáo dục;

GDI3 : Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố thu nhập.

Nguồn số liệu để biên soạn GDI từ Niên giám Thống kê hàng năm; Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở; Điều tra Biến động Dân số hàng năm; Khảo sát mức sống dân cư; Điều tra Doanh nghiệp hàng năm.

36. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là số vốn bằng tiền và các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình bỏ ra làm tăng hoặc duy trì năng lực và nguồn lực phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn địa phương hoặc trên phạm vi cả nước, bao gồm: (1) Vốn đầu tư Nhà nước; (2) Vốn đầu tư ngoài Nhà nước; (3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI26

(1) Vốn đầu tư Nhà nước: Vốn đầu tư công và các khoản vốn Nhà nước ngoài đầu tư công như: Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản Nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn góp từ giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư và các khoản vốn đầu tư khác thuộc sở hữu Nhà nước.

(2) Vốn đầu tư ngoài Nhà nước: Vốn đầu tư thuộc các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các cá nhân, hộ gia đình.

(3) Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Vốn bằng tiền hoặc các tài sản hợp pháp khác do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào một nước để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của nước sở tại.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Chế độ báo cáo, điều tra áp dụng cho các cơ sở khu vực nhà nước; Điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, điều tra hộ gia đình của Tổng cục Thống kê; tài liệu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

37. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ (ICOR)

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết để tăng thêm một đồng tổng sản phẩm trong nước đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện.

Công thức tính:

Trong đó:

ICOR : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;

V1 : Tổng vốn đầu tư thực hiện kỳ quan sát;

G1 : Tổng sản phẩm trong nước kỳ quan sát;

G0 : Tổng sản phẩm trong nước kỳ trước kỳ quan sát.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 27

Chỉ tiêu về vốn đầu tư và tổng sản phẩm trong nước để tính ICOR phải theo cùng một loại giá (giá hiện hành hoặc giá so sánh). Theo nguyên tắc này, trong trường hợp sử dụng giá hiện hành thì các chỉ tiêu tính theo giá hiện hành của các năm khác nhau đều phải quy về giá hiện hành của cùng một năm.

ICOR còn có thể tính gián tiếp theo công thức sau:

Trong đó:

ICOR : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;

IV : Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước;

IG : Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước.

ICOR tính theo công thức này cho biết để tăng thêm một phần trăm tổng sản phẩm trong nước đòi hỏi phải tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP là bao nhiêu phần trăm. ICOR tính theo công thức này thường cho kết quả cao hơn.

37. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GO)

Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: (1) Giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất; (2) Giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất (thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất).

Giá trị sản xuất được tính theo các ngành kinh tế và tổng hợp cho toàn bộ nền kinh tế. Giá trị sản xuất có sự tính trùng giữa các đơn vị trong từng ngành cũng như giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Mức độ tính trùng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hóa trong sản xuất của nền kinh tế. Trình độ chuyên môn hóa càng cao thì sự tính trùng càng nhiều.

Giá trị sản xuất được tính theo giá hiện hành, giá so sánh. Tùy theo đặc điểm của mỗi ngành có cách tính Giá trị sản xuất riêng cho từng ngành.

Ví dụ: GO của hoạt động phân phối điện, thương nghiệp, dịch vụ lưu trú, ăn uống, kinh doanh bất động sản, hoạt động du lịch được tính theo công thức sau:

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI28

GO =

Doanh thu thuần bán buôn hoặc

bán lẻ

-

Trị giá vốn hàng bán ra (hoặc trị giá vốn hàng chuyển bán, hoặc chi phí từ các khoản chi

hộ khách hàng)

-Trợ cấp sản phẩm (nếu

có)

Nguồn số liệu để tính GO từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Kết quả của các cuộc điều tra thống kê (Tổng điều tra; điều tra định kỳ, điều tra thường xuyên, điều tra không thường xuyên, điều tra chuyên đề…).

39. CHI PHÍ TRUNG GIAN (IC)

Chi phí trung gian là bộ phận của giá trị sản xuất, bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một thời kỳ nhất định, bao gồm hai nhóm:

(1) Chi phí vật chất, gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng và chi phí sản phẩm vật chất khác.

(2) Chi phí dịch vụ, gồm chi phí vận tải; bưu điện; bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác.

Chi phí trung gian theo khái niệm của thống kê Tài khoản quốc gia được sử dụng ở tầm vĩ mô, có sự khác biệt nhất định so với khái niệm chi phí sản xuất ở tầm vi mô. Có những khoản chi của đơn vị sản xuất được tính vào chi phí sản xuất nhưng không được tính vào chi phí trung gian ở tầm vĩ mô như: Thu nhập của người lao động, khấu hao tài sản cố định và một số khoản chi khác.

Nguồn số liệu để tính IC: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Kết quả của các cuộc điều tra thống kê (Tổng điều tra;

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 29

điều tra định kỳ, điều tra thường xuyên, điều tra không thường xuyên, điều tra chuyên đề…).

40. GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (VA)

Lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định. Đây là bộ phận còn lại của giá trị sản xuất sau khi khấu trừ chi phí trung gian.

Công thức tính:

Giá trị tăng thêm = Giá trị sản

xuất - Chi phí trung gian

Nguồn số liệu để tính VA từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Kết quả của các cuộc điều tra thống kê (Tổng điều tra; điều tra định kỳ, điều tra thường xuyên, điều tra không thường xuyên, điều tra chuyên đề…).

41 . TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP)

Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia ở một thời kỳ nhất định.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú8 của nền kinh tế trong một quốc gia ở một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

8 Đơn vị thể chế có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia với đầy đủ các tiêu chí: Có trụ sở xác định; có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia; tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tế với thời gian lâu dài, thường từ một năm trở lên.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI30

GDP tính theo giá hiện hành được dùng để nghiên cứu cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội.

GDP theo giá so sánh được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, của các ngành, các loại hình, các khu vực, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian.

Tổng sản phẩm trong nước được tính theo ba phương pháp:

(1) Phương pháp sản xuất:

Tổng sản phẩm trong

nước=

Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành theo

giá cơ bản

+

Thuế sản phẩm trừ

trợ cấp sản phẩm

+

Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch

vụ

(2) Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập được tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc.

Tổng sản phẩm trong nước

=

Thu nhập của người

lao động từ sản xuất

+ Thuế sản xuất +

Khấu hao TSCĐ dùng trong sản

xuất

+

Thặng dư hoặc

thu nhập hỗn hợp

(3) Phương pháp sử dụng:

Tổng sản phẩm trong

nước= Tiêu dùng

cuối cùng + Tích lũy tài sản +

Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng ở phạm vi quốc gia9 đã được Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố hoàn toàn phù hợp với phương pháp luận của Liên hợp quốc. Chỉ tiêu GDP theo phương pháp thu nhập được tính 5 năm một lần vào những năm tiến hành điều tra chuyên sâu để lập bảng cân đối liên ngành.

9 Phương pháp thu nhập được tính 5 năm một lần vào những năm tiến hành điều tra chuyên sâu để lập bảng cân đối liên ngành.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 31

Nguồn số liệu để biên soạn GDP và GRDP từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Kết quả của các cuộc điều tra thống kê (Tổng điều tra; điều tra định kì, điều tra thường xuyên, điều tra không thường xuyên, điều tra chuyên đề…

42. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người được tính bằng

cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình

trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể

tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (VNĐ/người )

=

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong năm (tính bằng VND)

Dân số trung bình trong cùng năm

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ

được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (thực tế) và tỷ giá sức mua

tương đương.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

(theo USD hoặc sức mua tương đương)

=

GDP bình quân đầu người tính bằng VND

Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Niên giám Thống kê của

Tổng cục Thống kê; báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức Thống kê

Liên hợp quốc.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI32

43. TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA (GNI)

Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập lần đầu của một quốc gia được tạo ra từ các yếu tố thuộc sở hữu quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt các hoạt động sản xuất tiến hành trên lãnh thổ quốc gia hay ở nước ngoài.

Công thức tính:

Tổng thu nhập quốc

gia (GNI)=

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

+Thu nhập của lao động thường trú

thuần từ nước ngoài+

Thu nhập sở hữu thuần từ nước ngoài

Qua mối quan hệ giữa GDP và GNI có thể đánh giá hiệu quả tăng trưởng của một quốc gia, biết được tăng trưởng của quốc gia phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố nước ngoài.

Nếu GNI > GDP, nền kinh tế quốc gia mạnh thực sự vì tăng trưởng quốc gia phụ thuộc chính vào nội lực;

Nếu GNI < GDP, nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, đồng thời phản ánh vai trò của các yếu tố sản xuất thuộc sở hữu bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước.

Nguồn số liệu để biên soạn GNI từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

44. THU NHẬP QUỐC GIA THUẦN (NNI)

Thu nhập quốc gia thuần là phần còn lại của tổng thu nhập quốc

gia sau khi khấu trừ khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất của

nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Công thức tính:

Thu nhập quốc gia thuần =

Tổng thu nhập quốc

gia (GNI)-

Khấu hao TSCĐ trong

sản xuất

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 33

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu NNI từ Chế độ báo cáo thống

kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Điều tra doanh nghiệp, điều

tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; Báo cáo quyết toán tài chính của

các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính,

đơn vị sự nghiệp.

45. THU NHẬP QUỐC GIA KHẢ DỤNG

Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) là tổng thu nhập của quốc gia

được tạo ra từ sản xuất, thu nhập sở hữu và chuyển nhượng hiện hành

trong một thời kỳ nhất định.10

Công thức tính:

Thu nhập quốc gia khả

dụng =

Tổng thu nhập quốc

gia (GNI)+

Chuyển nhượng hiện hành thuần từ

nước ngoài10

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu NDI từ Chế độ báo cáo thống kê

tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng

hợp áp dụng cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Khảo sát mức sống

dân cư; Kết quả tính GNI của Tổng cục Thống kê.

46. TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG

Tiêu dùng cuối cùng là hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cuối cùng của gia đình và xã hội trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: (1) Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; (2) Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

(1) Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình: Hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của hộ trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: Hàng hóa và dịch vụ mua từ bên ngoài; hàng hóa và dịch vụ được chuyển nhượng từ Nhà

10 Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài là chênh lệch giữa thu từ chuyển nhượng hiện hành từ bên ngoài với chi chuyển nhượng hiện hành cho bên ngoài.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI34

nước và từ các tổ chức không vị lợi phục vụ hộ gia đình; hàng hóa và dịch vụ hộ gia đình tự sản xuất ra để tiêu dùng cuối cùng.

(2) Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước: Hoạt động sử dụng hàng hóa và dịch vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp, nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc và của các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị phục vụ cộng đồng và các cơ quan, tổ chức khác từ cấp Trung ương tới cấp xã, phường, thị trấn nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của quốc gia.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu tiêu dung cuối cùng từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra Doanh nghiệp; Điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; Khảo sát mức sống dân cư; Điều tra cân đối liên ngành...

47. ĐỂ DÀNH

Chỉ tiêu phản ánh nguồn tài chính trong nước quan trọng dành cho đầu tư.

(1) Để dành gộp: Phần còn lại của thu nhập quốc gia khả dụng sau khi đã sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng trong một thời kỳ nhất định.

Công thức tính:

Để dành gộp = Thu nhập quốc gia

khả dụng - Tiêu dùng cuối cùng

(2) Để dành thuần: Phần để dành không bao gồm giá trị khấu hao tài sản cố định.

Công thức tính:

Để dành thuần = Để dành gộp - Khấu hao TSCĐ

hoặc:

Để dành thuần = Thu nhập quốc gia

khả dụng thuần - Tiêu dùng cuối cùng

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 35

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu để dành từ kết quả tính toán từ tài liệu về Tài khoản quốc gia, Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê.

48. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Kết quả sản xuất mang lại cho nền kinh tế do nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động xã hội, thường được thể hiện bằng tổng sản phẩm trong nước bình quân một lao động làm việc trong nền kinh tế kỳ quan sát.

Chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ tính cho một lao động. Chỉ tiêu này không chỉ biểu hiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh mà còn là động lực để cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người lao động.

Công thức tính:

Năng suất lao động xã hội =

GDP tạo ra trong kỳ

Tổng số lao động làm việc bình quân trong kỳ

Năng suất lao động xã hội của Việt Nam thấp do các nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Tỷ trọng lao động khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao; (2) Chất lượng nguồn lao động thấp; (3) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; (4) Trình độ tổ chức quản lý còn yếu và sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả.

Nguồn số liệu để tính năng suất lao động xã hội từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê.

49. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Ngân sách nhà nước là toàn bộ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định quản lý và sử dụng trong một năm.

Ngân sách nhà nước được hình thành thông qua quá trình tạo lập các nguồn thu tài chính để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, gọi là quỹ ngân sách nhà nước, và sử dụng quỹ tiền tệ đó để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI36

Hệ thống ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

50. TỶ LỆ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI GDP

Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP là tỷ lệ giữa mức bội chi ngân sách Nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ quan sát.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Công thức tính:

Tỷ lệ tổng thu ngân sách Nhà nước so với

GDP (%)

=

Tổng số thu ngân sách Nhà nước trong kỳ

x 100GDP cùng kỳ

Nguồn số liệu để tính chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành (Bộ Tài chính); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính do Bộ Tài chính ban hành; Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê.

51. NỢ CHÍNH PHỦ

Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 37

Chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của một quốc gia, phục vụ cho việc đánh giá danh mục nợ, xây dựng kế hoạch trả nợ và sử dụng hiệu quả các khoản nợ.

Nguồn số liệu để tính chỉ tiêu này Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành (Bộ Tài chính); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính do Bộ Tài chính ban hành.

52. NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA

Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng nợ nước ngoài của quốc gia, phục vụ cho công việc đánh giá danh mục nợ nước ngoài, xây dựng kế hoạch trả nợ.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành (Bộ Tài chính); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các đơn vị thuộc Bộ Tài chính do Bộ Tài chính ban hành; Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

53. DỰ TRỮ QUỐC GIA

Dự trữ quốc gia là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước được giữ lại, tích lũy hàng năm thành nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những nhu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thị trường và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp thiết khác của Nhà nước.

Dự trữ quốc gia là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước; là yêu cầu tất yếu, khách quan của mỗi quốc gia để đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế, xã hội trong mọi tình huống. Vì vậy, dự trữ quốc gia luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là một bộ phận kinh tế quan trọng của Nhà nước.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI38

54. CÁC CÂN ĐỐI VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ

Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế là một hệ thống các chỉ tiêu được thể hiện dưới dạng các cân đối tổng hợp gồm hai phần: thu và chi hay nguồn và sử dụng, phản ánh sự vận động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của các hiện tượng và quá trình kinh tế, sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ, kết quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và của từng ngành kinh tế, thể hiện hạch toán các nguồn chi trong lĩnh vực tài chính, đầu tư xã hội, các nguồn thu chi đối với nước ngoài...

Các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế được xem xét một cách tổng thể trong các mối quan hệ của nền kinh tế như mối quan hệ giữa các ngành trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, mối quan hệ giữa tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng của dân cư, mối quan hệ giữa khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, giữa sản xuất với xuất khẩu, giữa nhu cầu tích lũy tài sản trong nước với khả năng đi vay, đầu tư và viện trợ từ nước ngoài...

55. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Cán cân thanh toán quốc tế là bảng thống kê mô tả mọi hoạt động giao dịch kinh tế giữa các đơn vị thường trú của một quốc gia với các đơn vị thường trú của các quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Thông thường, bảng cán cân thanh toán quốc tế gồm hai phần chính: Cán cân vãng lai và cán cân vốn.

(1) Cán cân vãng lai, là tổng cân đối của thương mại hữu hình và thương mại vô hình, mô tả luồng chu chuyển thu nhập giữa quốc gia với quốc gia bên ngoài.

Cân đối thương mại hữu hình biểu thị sự khác biệt giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu sản phẩm hàng hóa.

Cân đối thương mại vô hình biểu thị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ, như: dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông… Cân đối thương mại vô hình còn bao gồm chênh lệch nhận về từ bên ngoài và chi trả ra bên ngoài các khoản như: trả lãi tiền vay, cổ tức, giử tiền của người lao động ở nước ngoài về nước và ngược lại…

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 39

(2) Cán cân vốn, mô tả chu chuyển vốn tài chính vào và ra của một quốc gia, liên quan tới thay đổi về tích sản và tiêu sản tài chính.

Vốn tài chính “chảy” vào trong nước qua hình thức: Đi vay, bán tài sản tài chính trong nước ra nước ngoài, đầu tư của nước ngoài vào trong nước…; làm giảm quyền nắm giữ của một nước đối với tài sản tài chính của nước ngoài (giảm tài sản có) hay làm tăng tài sản nợ.

Vốn tài chính chảy ra nước ngoài qua hình thức: Cho vay, mua tài sản tài chính ở nước ngoài hay mua tài sản tài chính trong nước do các đơn vị không thường trú sở hữu…; làm tăng quyền nắm giữ của một nước đối với tài sản tài chính của nước ngoài (tăng tài sản có) hay làm giảm tài sản nợ.

Hạch toán dùng trong bảng cán cân thanh toán quốc tế dựa trên nguyên tắc hạch toán kép, nghĩa là mỗi hoạt động giao dịch giữa đơn vị thường trú trong nước với đơn vị thường trú nước ngoài đều hạch toán vào bên thu và bên chi, nên bảng cán cân thanh toán quốc tế luôn cân đối.

56. TỔNG MỨC HÀNG HÓA BÁN LẺ

Tổng mức hàng hóa bán lẻ (còn gọi là Doanh thu hàng hóa bán lẻ) là số tiền bên bán đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc bán hàng hoá cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: trị giá vốn hàng hóa bán ra; chi phí lưu thông; và lợi nhuận.

Chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thông qua thị trường, phản ánh sức mua của dân cư. Tổng mức hàng hóa bán lẻ là một trong các kênh đầu ra quan trọng của nền kinh tế.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài; Điều tra doanh nghiệp ngoài Nhà nước; Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp; và một số cuộc điều tra khác.

57. GIÁ TRỊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Giá trị hàng hóa xuất khẩu là số tiền nhận được tương ứng với lượng hàng hoá đã xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Giá trị hàng

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI40

hóa xuất khẩu thường tính theo giá FOB và tính theo đô la Mỹ (các ngoại tệ khác được quy đổi ra đô la Mỹ).

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Điều tra thống kê đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước hàng năm.

58. GIÁ TRỊ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Giá trị hàng hóa nhập khẩu là số tiền phải trả tương ứng với lượng hàng hoá đã nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định. Giá trị hàng hóa nhập khẩu thường tính theo giá CIF và tính theo đô la Mỹ (các ngoại tệ khác được quy đổi ra đô la Mỹ).

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Điều tra thống kê đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước hàng năm.

59. GIÁ TRỊ DỊCH VỤ XUẤT KHẨU

Giá trị dịch vụ xuất khẩu là số tiền người cư trú thu được từ việc cung cấp dịch vụ cho người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với sản lượng dịch vụ đã cung cấp.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng áp dụng cho các Bộ, ngành (có quản lý hoạt động dịch vụ); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Điều tra xuất nhập khẩu dịch vụ đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước; Điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế.

60. XUẤT NHẬP SIÊU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Xuất siêu hàng hóa là giá trị hàng hoá xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhập siêu hàng hóa là giá trị hàng hoá nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá xuất khẩu.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 41

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các Bộ, ngành (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính); Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Điều tra thống kê đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước hàng năm.

61. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)

Chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động theo thời gian của giá các hàng hóa, dịch vụ trong rổ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng được lựa chọn quan sát.

Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo công thức Laspeyres:

Trong đó :

: Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;

: Giá tiêu dùng kỳ báo cáo t;

: Giá tiêu dùng kỳ gốc 0;

: Quyền số cố định kỳ gốc 0.

Nguồn số liệu để biên soạn CPI từ Điều tra giá tiêu dùng hàng tháng và Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê.

62. CHÍ SỐ GIÁ SINH HOẠT THEO KHÔNG GIAN

Chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư các vùng, miền, địa phương so với một vùng, miền, địa phương được chọn làm gốc so sánh.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Điều tra giá tiêu dùng hàng tháng.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI42

63. LẠM PHÁT, TỶ LỆ LẠM PHÁT

(1) Lạm phát là mức tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

(2) Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ giảm sức mua của đồng tiền. Thông thường, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng CPI của kỳ này so với kỳ trước.

Ví dụ, CPI tháng 12/2013 so với cùng kỳ năm trước là 106,04%; tỷ lệ lạm phát của tháng 12/2013 là 6,04%.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ kết quả tính CPI, Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê; tài liệu từ Ngân hàng Nhà nước.

64. LẠM PHÁT CƠ BẢN

Lạm phát cơ bản là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của CPI.

Chỉ báo quan trọng về xu hướng dài hạn của lạm phát trong tương lai, đồng thời là thông tin đầu vào cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ kết quả tính CPI, Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê; tài liệu từ Ngân hàng Nhà nước.

65. VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là số vốn bằng tiền và các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình bỏ ra làm tăng hoặc duy trì năng lực và nguồn lực phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn địa phương hoặc trên phạm vi cả nước, bao gồm: (1) Vốn đầu tư Nhà nước; (2) Vốn đầu tư ngoài Nhà nước; (3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Là một trong các yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, ổn định và phát triển xã hội, bảo vệ, cải thiện môi trường. Chỉ tiêu này xác định quy mô, cơ cấu của vốn đầu tư theo nguồn vốn, theo ngành kinh tế, theo khoản mục đầu tư, theo vùng lãnh thổ để lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư; Đề ra các chính sách

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 43

quản lý vĩ mô phù hợp như huy động nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng, theo khu vực đầu tư, theo ngành hoạt động... trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành; Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh, thành phố; Chế độ báo cáo, điều tra áp dụng cho các cơ sở khu vực Nhà nước; Điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, điều tra hộ gia đình của Tổng cục Thống kê; tài liệu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

66. DÂN SỐ

Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở; Điều tra mẫu biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.

67. TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ

(1) Tỷ lệ tăng dân số chung

Tỷ lệ tăng dân số chung là tỷ lệ số dân tăng hoặc giảm do tăng dân số tự nhiên và biến động dân số cơ học so với dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ phần nghìn.

Tỷ lệ tăng dân số chung có 3 cách tính:

+ Cách thứ nhất: Tính trực tiếp từ số người sinh, số người chết, số người nhập cư và số người xuất cư trong kỳ

GR =(B-D) +(I-E)

x 100Ptb

Trong đó :

GR : Tỷ lệ tăng dân số chung trong kỳ;

B : Số sinh trong kỳ;

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI44

D : Số chết trong kỳ;

I : Số nhập cư trong kỳ;

E : Số xuất cư trong kỳ;

Ptb : Dân số trung bình trong kỳ.

+ Cách thứ hai: Tính gián tiếp qua tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư trong kỳ

GR = CBR - CDR + IMR - OMR

Trong đó:

GR : Tỷ lệ tăng dân số chung trong kỳ;

CBR : Tỷ suất sinh thô trong kỳ;

CDR : Tỷ suất chết thô trong kỳ;

IMR : Tỷ suất nhập cư trong kỳ;

OMR : Tỷ suất xuất cư trong kỳ.

+ Cách thứ ba: Tính gián tiếp qua tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ suất di cư thuần trong kỳ

GR = NIR + NMR

Trong đó:

GR : Tỷ lệ tăng dân số chung trong kỳ;

NIR : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong kỳ;

NMR : Tỷ suất di cư thuần trong kỳ.

(2) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

Tỷ lệ số dân chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ trong kỳ quan sát, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm hoặc phần nghìn, bao gồm 2 cách tính:

+ Cách thứ nhất: Tính trực tiếp từ số người sinh và số người chết trong kỳ

NIR =B - D

Ptb

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 45

Trong đó:

NIR  : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong kỳ;

B : Số sinh trong kỳ;

D : Số chết trong kỳ;

Ptb : Dân số trung bình trong kỳ.

+ Cách thứ hai: Tính gián tiếp qua suất sinh thô và tỷ suất chết thô trong kỳ

NIR = CBR - CDR

Trong đó:

NIR : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong kỳ;

CBR : Tỷ suất sinh thô trong kỳ;

CDR : Tỷ suất chết thô trong kỳ.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 13,6‰ (năm 2005) xuống còn 10,3‰ (năm 2014), năm 2011 có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất là 9,7‰.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở; Điều tra mẫu biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình; Niên giám Thống kê.

68. TỶ SUẤT SINH THÔ

Tỷ lệ giữa số trẻ sinh ra sống so với dân số trung bình trong kỳ quan sát, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần nghìn (‰)

Công thức tính:

CBR (‰) =B

x 1000P

Trong đó:

CBR : Tỷ suất sinh thô trong kỳ;

B : Tổng số trẻ sinh ra sống trong kỳ;

P : Dân số trung bình trong kỳ.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI46

69. TỶ SUẤT CHẾT THÔ

Tỷ lệ giữa tổng số người chết trong kỳ so với dân số trung bình cùng kỳ, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần nghìn (‰).

Công thức tính:

CDR (‰) =D

x 1000Ptb

Trong đó:

CDR : Tỷ suất chết thô trong kỳ;

D : Tổng số người chết trong kỳ;

Ptb : Dân số trung bình trong kỳ.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ kết quả điều tra chọn mẫu kết hợp (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra mẫu biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều tra Nhân khẩu học và sức khỏe); Hồ sơ hành chính (đăng kí hộ tịch, đăng kí dân số).

70. TỶ SỐ GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ VÀ TỶ LỆ GIỚI TÍNH KHI SINH

(1) Tỷ số giới tính của dân số

Tỷ số giới tính của dân số là quan hệ so sánh giữa số nam so với số nữ của một tập hợp dân số tại thời điểm quan sát, được xác định bằng số nam tính bình quân 100 nữ của tập hợp dân số đó.

Công thức tính:

Tỷ số giới tính của dân

số=

Tổng số nam tại thời điểm quan sátx 100

Tổng số nữ cùng thời điểm

(2) Tỷ số giới tính khi sinh

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (còn gọi là tỷ số giới tính khi sinh) phản ánh sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong một thời kỳ (thường là một năm lịch). Bình thường, tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và ổn định theo thời gian và không gian. Bất kỳ sự thay đổi

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 47

của tỷ số này chệch khỏi mức dao động bình thường đều phản ánh sự can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên, đe doạ sự mất ổn định dân số.

Tỷ số giới tính khi sinh là tỷ lệ giữa tổng số bé trai mới sinh trong kỳ so với tổng số bé gái mới sinh cùng kỳ, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.

Công thức tính:

Tỷ số giới tính của trẻ em khi

sinh (%)=

Tổng số bé trai mới sinh trong kỳx 100

Tổng số bé gái mới sinh cùng kỳ

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ kết quả điều tra chọn mẫu kết hợp (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra mẫu biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình); Hồ sơ hành chính (đăng kí hộ tịch, đăng kí dân số).

71. TỶ LỆ NHẬP, XUẤT CƯ, TỶ SUẤT DI CƯ THUẦN

(1) Tỷ suất nhập cư

Tỷ lệ giữa số người từ đơn vị lãnh thổ khác chuyển đến nhập cư ở đơn vị lãnh thổ so với dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ chuyển đến nhập cư trong kỳ quan sát, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần nghìn.

Công thức tính:

IMR =I

x 1000Ptb

Trong đó:

IMR: Tỷ suất nhập cư trong kỳ;

I: Số người nhập cư trong kỳ;

Ptb: Dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ nơi chuyển đến trong kỳ.

(2) Tỷ suất xuất cư

Tỷ lệ giữa số người chuyển đi khỏi một đơn vị lãnh thổ so với dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ nơi chuyển đi trong kỳ quan sát, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần nghìn.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI48

Công thức tính:

OMR =O

x 1000Ptb

Trong đó:

OMR: Tỷ suất xuất cư trong kỳ;

O: Số người xuất cư trong kỳ;

Ptb: Dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ nơi chuyển đi trong kỳ.

(3) Tỷ suất di cư thuần (Tỷ lệ tăng dân số cơ học)

Tỷ lệ giữa số dân chênh lệch nhập cư với xuất cư so với dân số trung bình của đơn vị lãnh thổ trong kỳ quan sát, thường tính theo năm dương lịch và được biểu thị bằng tỷ lệ phần nghìn, bao gồm 2 cách tính:

(1) Cách thứ nhất: Tính trực tiếp từ số người nhập cư và số người xuất cư trong kỳ

NMR =I - O

x 1000Ptb

Trong đó:

NMR: Tỷ suất di cư thuần trong kỳ;

I: Số người nhập cư trong kỳ;

O: Số người xuất cư trong kỳ;

Ptb: Dân số trung bình trong kỳ.

(2) Cách thứ hai: Tính từ tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư trong kỳ

NMR = IMR - OMR

Trong đó:

NMR: Tỷ suất di cư thuần trong kỳ;

IMR: Tỷ suất nhập cư trong kỳ;

OMR: Tỷ suất xuất cư trong kỳ.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ kết quả điều tra chọn mẫu kết hợp (Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra mẫu biến động

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 49

dân số và kế hoạch hóa gia đình); Hồ sơ hành chính (đăng kí hộ tịch, đăng kí dân số).

72. TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC SO VỚI TỔNG SỐ DÂN

Tỷ lệ giữa số lao động đang làm việc trong nền kinh tế so với tổng số dân tại thời điểm quan sát.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong tổng

số dân (%)=

Số lao động đang làm việc tại thời điểm quan sát X 100

Tổng số dân cùng thời điểm

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra mẫu lao động việc làm.

73. SỐ NGƯỜI THẤT NGHIỆP VÀ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP

Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp là những chỉ tiêu phản ánh thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

(1) Số người thất nghiệp

Số người từ 15 tuổi trở lên trong thời gian tham chiếu, thường là 7 ngày không làm việc nhưng sẵn sàng làm việc và đang nỗ lực tìm kiếm việc làm có thu nhập.

Số người thất nghiệp giảm dần qua các kỳ. Cụ thể, quý 1/2014 có 1.054,7 nghìn người thất nghiệp, quý 2/2014 giảm xuống còn 876,1 nghìn người thất nghiệp. Vùng có số người thất nghiệp cao nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, mỗi vùng có là 190,4 nghìn người thất nghiệp.

(2) Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ giữa số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế tại thời điểm quan sát.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI50

Công thức tính:

Tỷ lệ thất nghiệp của dân số hoạt động kinh tế (%)

=

Số người thất nghiệp tại thời điểm quan sát

x 100Dân số hoạt động kinh tế

cùng thời điểm

Khác với các nước khác, ở Việt Nam không có khái niệm không làm việc gì, hầu hết người lao động khi không có việc làm ổn định đều chọn những công việc không thường xuyên hoặc làm bất cứ việc gì được thuê như bán hàng rong, bốc vác… Chính vì vậy, tuy tỷ lệ thất nghiệp không cao, nhưng xét về góc độ vị thế việc làm thì lao động Việt Nam chủ yếu là làm các công việc gia đình hoặc tự làm.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra mẫu lao động việc làm.

74. SỐ NGƯỜI THIẾU VIỆC LÀM VÀ TỶ LỆ THIẾU VIỆC LÀM

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sử dụng lãng phí năng lực sản xuất và dịch vụ của lực lượng lao động. Chỉ tiêu này bổ sung thêm thông tin về việc làm, thất nghiệp, phục vụ phân tích hiệu quả của thị trường lao động trên phương diện cung cấp đủ việc làm cho tất cả những ai có nhu cầu làm việc, cho phép đánh giá sâu quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình việc làm, thu nhập và các chính sách xã hội khác.

(1) Số người thiếu việc làm

Số lao động có việc làm nhưng mới làm việc dưới mức thời gian lao động theo quy định của pháp luật hoặc dưới mức xác định trong thỏa ước, thỏa thuận lao động; đồng thời họ mong muốn và sẵn sàng làm việc thêm giờ.

Kết quả Điều tra lao động việc làm quý II/2014 cho thấy có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm (giảm 188,2 nghìn người so với quý IV/2013), chủ yếu ở khu vực nông thôn (984,5 nghìn người).

(2) Tỷ lệ thiếu việc làm

Tỷ lệ giữa số lao động thiếu việc làm so với tổng số người thuộc lực lượng lao động có việc làm tại thời điểm quan sát.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 51

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong lực lượng lao động (%)

=Số lao động thiếu việc làm

x 100Tổng số người thuộc lực

lượng lao động

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra mẫu lao động việc làm.

75. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/ THÁNG CỦA HỘ DÂN CƯ

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ dân cư là mức thu nhập bằng tiền và giá trị hiện vật (sau khi trừ chi phí sản xuất ra hiện vật đó) nhận được bình quân một tháng trong kỳ quan sát.

Công thức tính:

Trong đó:

TNBQ : Thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ dân cư;

TNi : Thu nhập trong kỳ của hộ dân cư thứ i (i = là tổng số

hộ trong mẫu điều tra);

Hi : Số nhân khẩu của hộ dân cư thứ i;

: Quyền số hộ dân cư thứ i;

t : Số tháng trong kỳ quan sát.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê.

76. CHI TIÊU BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/ THÁNG CỦA HỘ DÂN CƯ

Chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ dân cư là mức chi tiêu dùng bằng tiền và giá trị hiện vật bình quân một tháng trong kỳ quan sát.

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI52

Công thức tính

Trong đó: CTBQ : Chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ dân cư; CTi : Chi tiêu trong kỳ của hộ dân cư thứ i (i = là tổng số hộ trong mẫu điều tra); Hi : Số nhân khẩu của hộ dân cư thứ i; : Quyền số hộ dân cư thứ i; t : Số tháng trong kỳ quan sát.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê.

77. CHÊNH LỆCH BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA NHÓM HỘ CÓ THU NHẬP CAO NHẤT SO VỚI NHÓM HỘ CÓ THU NHẬP THẤP NHẤT

Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất là tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm hộ đạt mức cao nhất so với thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm hộ có mức bình quân thấp nhất trong kỳ quan sát.

Công thức tính:

Hệ số thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ đạt mức bình quân cao nhất so với nhóm hộ có mức bình quân thấp nhất

=

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm hộ đạt mức cao

nhất trong kỳ

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của nhóm hộ có mức thấp

nhất cùng kỳ

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê.

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 53

78. TỶ LỆ NGHÈO

Tỷ lệ giữa số người hay số hộ có mức thu nhập hoặc chi tiêu dùng bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo so với tổng số người hay số hộ trong kỳ quan sát, bao gồm: (1) Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm; (2) Tỷ lệ nghèo chung.

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng đánh giá mức sống dân cư và phân hoá giàu nghèo, là căn cứ đề ra các chương trình, chính sách giảm nghèo đối với các vùng, các nhóm dân cư nghèo nhất.

Công thức tính:

Tỷ lệ nghèo

(%)=

Số người (hoặc hộ) có thu nhập (chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo x 100

Tổng số người (hoặc hộ) được nghiên cứu

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Khảo sát mức sống dân cư.

79. TỶ LỆ HỘ, NHÂN KHẨU THIẾU ĐÓI

(1) Tỷ lệ hộ thiếu đói, là tỷ lệ giữa số hộ bị thiếu đói so với tổng số hộ trong vòng 1 tháng kể từ ngày báo cáo trở về trước

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ thiếu đói (%) =

Số hộ bị thiếu đói trong kỳx 100

Tổng số hộ cùng kỳ

(2) Tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói, là tỷ lệ giữa số nhân khẩu bị thiếu đói so với tổng số nhân khẩu trong vòng 1 tháng kể từ ngày báo cáo trở về trước.

Công thức tính:

Tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói (%) =

Số nhân khẩu bị thiếu đói trong kỳ x 100

Tổng số nhân khẩu cùng kỳ

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI54

Nhân khẩu bị thiếu đói là những người trong các hộ bị thiếu đói.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Báo cáo thiếu đói của Tổng cục Thống kê.

80. MỨC TIÊU DÙNG MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/ THÁNG

Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng là trị giá hoặc lượng hiện vật từng mặt hàng chủ yếu đã được các hộ dân cư tiêu dùng tính bình quân một nhân khẩu một tháng trong kỳ quan sát.

Công thức tính:

Mức tiêu dùng bình quân đầu người một tháng của mặt hàng

chủ yếu xác định

=

Trị giá hoặc số lượng hiện vật mặt hàng chủ yếu xác định

mà hộ và các thành viên của hộ đã tiêu dùng trong kỳ

x

Số tháng trong kỳ

Số nhân khẩu bình quân của hộ cùng kỳ

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Khảo sát mức sống dân cư.

81. DIỆN TÍCH RỪNG HIỆN CÓ

Diện tích rừng hiện có là tổng diện tích tất cả các loại rừng trên địa bàn địa phương hoặc trên phạm vi cả nước có tại thời điểm quan sát.

(1) Diện tích rừng sản xuất: Là diện tích rừng hiện có được quy hoạch nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.

(2) Diện tích rừng phòng hộ: Là diện tích rừng hiện có ở đầu nguồn sông, ven biển... được quy hoạch nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói mòn, điều hoà khí hậu chắn gió cát bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, bảo vệ sản xuất và đời sống.

(3) Diện tích rừng đặc dụng: Là diện tích rừng hiện có được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của

Tài liệu tham khảo dùng cho cán bộ, công chức lãnh đạo, người hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

KIẾN THỨC THỐNG KÊ 55

quốc gia, nguồn gien sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

Diện tích rừng nước ta bình quân mỗi năm tăng 1,5%/năm trong giai đoạn 2006-2012. Năm 2012, diện tích rừng của nước ta là 13.862 ha, tăng 3,5% so với năm 2010.

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

82. TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

Tỷ lệ giữa diện tích rừng hiện có tính bình quân một đơn vị diện tích đất tự nhiên tại thời điểm quan sát.

Công thức tính:

Tỷ lệ che phủ rừng

(%)=

Diện tích rừng hiện có tại thời điểm quan sát

x 100Diện tích đất tự nhiên cùng thời

điểm

Nguồn số liệu để biên soạn chỉ tiêu này từ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN - CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - KỊP THỜI56

KIẾN THỨC THỐNG KÊTÀI LIỆU THAM KHẢO DÙNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO,

NGƯỜI HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI

In 350 cuốn, khổ 14.5 x 20 cm tại Công ty CP In KHCN Mới

Giấy phép xuất bản:

In xong và nộp lưu chiểu năm 2015

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN

Tổng cục Thống kê

BIÊN TẬP

Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê

THIẾT KẾ BÌA

Trung Dũng