kinh tẾ biỂn trong mỐi quan hỆ vỚi ĐẢm bẢo quỐc … … · giải pháp thúc...

174
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ANH THI KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019

Upload: others

Post on 11-Jul-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ANH THI

KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ

VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019

Page 2: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ANH THI

KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ

VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN MINH QUANG

HÀ NỘI - 2019

Page 3: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số

liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đầy

đủ theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Anh Thi

Page 4: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG,

AN NINH 8

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan tới đề tài

luận án 8

1.2. Đánh giá các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các vấn đề mới đặt ra

đối với đề tài luận án 25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG

MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH 29

2.1. Lý luận về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 29

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển

trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 40

2.3. Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước về phát triển kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 54

Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI

ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 73

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến

kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh 73

3.2. Thực trạng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2018 81

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện và những vấn đề đặt ra để giải quyết hài hoà

kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành

phố Đà Nẵng 110

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2030 123

4.1. Phương hướng phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc

phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng 123

4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo

quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng 136

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 163

Page 5: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐBP : Bộ đội Biên phòng

CNTT : Công nghệ thông tin

GRDP : Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn

KKT : Khu kinh tế

KTDLB : Kinh tế du lịch biển

KT-XH : Kinh tế - xã hội

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QLNN : Quản lý nhà nước

QP, AN : Quốc phòng, an ninh

UBND : Ủy ban nhân dân

USD : Đô la Mỹ

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Dân số và nguồn lao động thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến

năm 2018 77

Bảng 3.2: Thống kê tổng lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến Đà

Nẵng từ năm 2010 tới 2018 82

Bảng 3.3: Khảo sát về lý do di cư đến Đà Nẵng 85

Bảng 3.4: Khảo sát các lĩnh vực việc làm được người lao động lựa chọn

nhiều nhất ở thành phố Đà Nẵng 85

Bảng 3.5: Lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh tế du lịch biển năm

2017, thành phố Đà Nẵng 86

Bảng 3.6: Thực trạng chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển thành

phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017 87

Bảng 3.7: Kết quả bồi dưỡng lớp lý luận chính trị của Sở du lịch thành

phố Đà Nẵng tính đến hết năm 2018 88

Bảng 3.8: Chi tiêu cho xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch năm 2018 ở thành

phố Đà Nẵng 90

Bảng 3.9: Cơ cấu tàu thuyền khai thác của thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2013 - 2017 92

Bảng 3.10: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản của thành phố

Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018 94

Bảng 3.11: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu

nạn 05 năm (2013-2018) 106

Page 7: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1: Khái quát kinh tế biển và các lĩnh vực kinh tế biển 31

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2012 - 2018 78

Biểu đồ 3.2: Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2005 - 2018 78

Biểu đồ 3.3: Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2018 83

Biểu đồ 3.4: Sản lượng khai thác thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn

2013 - 2018 93

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nghề khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng 95

Biểu đồ 3.6: Trình độ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản tại Đà Nẵng

năm 2018 96

Biểu đồ 3.7: Chất lượng nhân lực Cảng Đà Nẵng năm 2018 102

Biểu đồ 3.8: Số lượng bộ đội biên phòng của thành phố Đà Nẵng năm 2018 108

Biểu đổ 3.9: Trình độ chuyên môn bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng

năm 2018 108

Biểu đồ 3.10: Trình độ lý luận chính trị của Bộ đội Biên phòng thành phố

Đà Nẵng năm 2018 109

Page 8: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mối quan hệ giữa kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng với bảo vệ chủ

quyền biển, đảo và đảm bảo quốc phòng, an ninh cơ bản được hình thành từ trong

quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Sau khi giải phóng miền Nam

thống nhất đất nước, nhận thấy được tầm quan trọng của bảo vệ an ninh, chủ quyền

quốc gia trên biển gắn với phát triển kinh tế biển, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành

nhiều văn kiện liên quan đến vấn đề này. Trong đó, Nghị quyết số 09-NQ/TW về

Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 ngày 09/02/2007 đã khẳng định quan

điểm, chủ trương, mục tiêu cơ bản là đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh về

biển, đồng thời đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia cũng như chủ quyền biển

đảo. Đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề biển Đông liên tiếp xảy ra những

tranh chấp với những diễn biến mới ngày càng phức tạp nên nhận được sự quan tâm

theo dõi chặt chẽ của cộng đồng quốc tế và khu vực. Tổng kết sau 10 năm thực hiện

Nghị quyết số 09-NQ/TW, hội nghị Trung ương 8 khoá XII của Đảng đã ban hành

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh

tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Việt

Nam trở thành quốc gia phát triển mạnh về kinh tế biển, giàu lên từ biển, dựa vào

biển và hướng ra biển [3].

Là một trong số 28 tỉnh, thành phố ven biển với 6/8 quận, huyện tiếp giáp với

biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng là địa phương tiên phong

trong công cuộc thực hiện mục tiêu giàu mạnh từ biển và hướng ra biển của cả nước.

Thành phố có hơn 92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống dựa vào kinh tế

biển. Biển đã và đang tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các

lĩnh vực khai thác hải sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển...

Trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (QP, AN) vùng biển là bệ đỡ và

điểm tựa cho các ngành kinh tế biển phát triển ổn định, vững chắc. Xác định được vị

trí và tầm quan trọng của kinh tế biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương, thành phố đã ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc

địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Bên cạnh đó, theo chủ trương của Đảng

và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo kết hợp với giữ vững QP, AN và chủ

Page 9: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

2

quyền lãnh thổ, thành phố Đà Nẵng luôn tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện

các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền vùng

biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để mở rộng quan hệ

trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang bị cho QP,

AN; tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên trong khu vực và

quốc tế... với mục đích cao nhất là ổn định để góp phần vào sự phát triển chung của

đất nước; sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong cơ cấu kinh tế cũng như

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống,

thành phố xây dựng chiến lược của riêng mình trong chiến lược tổng thể của quốc

gia, trong đó chú trọng những giải pháp và bước đi phù hợp với điều kiện của đất

nước và tranh thủ được vốn, kỹ thuật trong hợp tác quốc tế để vươn ra làm chủ biển

khơi, phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế đất nước với tốc độ nhanh và

bền vững. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kinh tế biển Đà Nẵng nói chung, quan hệ kinh

tế biển với đảm bảo QP, AN còn nhiều vấn đề đặt ra như: Đà Nẵng vẫn chưa có một

chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình

trạng yếu kém về kết cấu hạ tầng, nhân lực vẫn còn phổ biến, chưa tạo tiền đề vững

chắc cho hoạt động bảo vệ biển và chủ quyền biển đảo. Sự thiếu hụt về vốn, công

nghệ cho các ngành kinh tế biển còn rất phổ biến. Chưa tạo được sự kết hợp chặt chẽ,

thường xuyên giữa các lực lượng chuyên trách đảm bảo an toàn, an ninh trong phát

triển kinh tế biển như: Bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, công an, kiểm

ngư... Phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN của thành phố

chưa có sự gắn kết với các tỉnh trong vùng cũng như chưa thể hiện được vai trò của

trung tâm kinh tế biển miền Trung. Sự kết hợp giữa các lực lượng chuyên trách với

doanh nghiệp và người dân trong công tác đảm bảo QP, AN ở từng phân ngành trong

phát triển kinh tế biển chưa mang tính bền vững, chuyên nghiệp. Đồng thời, mô hình

quản lý nhà nước (QLNN) cấp thành phố về kinh tế biển còn đang lúng túng và thiếu

tư duy toàn diện, chưa mang tính thời đại về phát triển kinh tế biển trong bối cảnh cả

thế giới đang đồng loạt tiến ra biển v.v…

Hiện thực trên cho thấy tính cấp thiết cần có một nghiên cứu có tính hệ

thống, căn bản, toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo

QP, AN cho thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, vấn đề "Kinh tế biển trong mối quan hệ

với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng" được nghiên cứu sinh

chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.

Page 10: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

3

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng khung lý luận về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP,

AN ở địa bàn cấp tỉnh (thành phố) trong bối cảnh mới. Kết hợp với khảo sát thực

tiễn tình hình ở thành phố Đà Nẵng. Luận án phân tích, đánh giá dựa vào các nội

dung, tiêu chí, điều kiện và phương thức kết hợp... để làm rõ kết quả đạt được,

những khó khăn, bất cập và nguyên nhân. Từ đó, đề ra mục tiêu, phương hướng và

đề ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế biển đặt trong mối quan hệ với

đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá, kế thừa có bổ sung để hoàn thiện và phát triển các vấn đề lý

luận cơ bản về kinh tế biển đặt trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cấp tỉnh, nơi

có điều kiện thuận lợi về biển và kinh tế biển cũng như đóng góp tỉ lệ cao cho ngân

sách nhà nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế

quốc tế.

- Phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo QP, AN ở một số nước và một số thành phố của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học

cho thành phố Đà Nẵng để phát triển kinh tế biển bền vững trong những năm tới.

- Dựa vào khung lý luận đã được xây dựng để phân tích, đánh giá thực trạng

kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng thời gian

qua, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.

- Căn cứ vào dự báo về bối cảnh quốc tế và trong nước liên quan đến kinh tế

biển và vấn đề QP, AN vùng biển, luận án đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải

pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm

bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Tổng hợp các quan hệ kinh tế liên quan đến kinh tế biển trong mối quan hệ

với đảm bảo QP, AN cấp tỉnh (thành phố), tiếp cận theo góc độ của chuyên ngành

kinh tế chính trị. Trong đó, khía cạnh kinh tế biển được xác định là trọng tâm của sự

phát triển.

Page 11: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

4

Luận án tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị: Nghiên cứu QHSX

trong mối liên hệ với LLSX và KTTT.

Về quan hệ sản xuất: Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể

thực hiện các nhiệm vụ chính của kinh tế biển. Trong đó, chính quyền thành phố là

trọng tâm, thông qua các cấp chính quyền và hệ thống chính trị của thành phố,

doanh nghiệp, người dân và các chủ thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ QP, AN (các

lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách) của thành phố. Thứ hai, nghiên cứu

hình thức triển khai kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN theo phân

ngành: Đánh bắt và chế biến hải sản, du lịch biển, vận tải biển, cảng biển, công

nghiệp cơ khí và chế biến. Thứ ba, nghiên cứu các phương thức thực hiện mối quan

hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN của chính quyền nhà nước các

cấp và của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển, theo cơ chế thực hiện dựa

trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên.

Về lực lượng sản xuất: Nghiên cứu các nguồn lực, điều kiện để thực hiện

phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN gồm: Vốn; con

người; cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ.

Về kiến trúc thượng tầng: Vai trò và năng lực, quyền hạn của chính quyền

nhà nước các cấp và các chủ thể thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo QP, AN.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

+ Phạm vi về nội dung: Kinh tế biển bao gồm nhiều phân ngành, vì vậy để

phù hợp với mục tiêu và dung lượng của luận án cũng như hướng vào mối quan hệ

với đảm bảo QP, AN, luận án tập trung vào một số phân ngành cụ thể là: Đánh bắt

và chế biến hải sản, dịch vụ, du lịch biển, vận tải biển, cảng biển.

+ Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu kinh tế biển trong mối quan

hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng - một trong những trung tâm kinh tế

biển lớn nhất cả nước.

+ Phạm vi về thời gian:

Thời gian khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN trong giai đoạn 2010-2018. Phạm vi đề xuất phương

hướng và giải pháp được xác định cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030.

Page 12: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

5

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm,

đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển trong mối quan

hệ với đảm bảo QP, AN trong bối cảnh toàn thế giới đang đồng loạt tiến ra biển và

khai thác biển ở tất cả các loại hình, cấp độ với những công cụ và phương thức ngày

càng hiện đại. Đặc biệt, quan điểm của Đảng ta trước những diễn biến phức tạp về

biển Đông. Ngoài ra, luận án còn kế thừa có chọn lọc và phát triển những quan

điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên

quan tới đề tài luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Với phương pháp nghiên cứu này,

luận án tạm thời gạt bỏ những yếu tố ngoại vi liên quan đến đối tượng nghiên cứu

để định hướng chuyên sâu cho những vấn đề cơ bản nhất cũng như thể hiện bản

chất của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN. Phương

pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 của luận án.

- Phương pháp hệ thống hóa để tiếp cận liên vùng, liên ngành... để nghiên

cứu tổng thể chủ đề dưới góc độ của khoa học Kinh tế chính trị. Góp phần làm rõ

mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp của việc phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP,

AN ở cấp địa phương.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp (sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương

3 của luận án): Tác giả đi sâu phân tích các khái niệm mang tính tổng hợp như: kinh

tế biển, đảm bảo QP, AN; phát triển kinh tế, kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo QP, AN... trên cơ sở đó làm rõ nội hàm chuyên sâu về những vấn đề nghiên cứu

chính của luận án (kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN), lấy đó làm

căn cứ để phân tích những đặc tính riêng của các nội dung nghiên cứu, tạo thành

một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề

nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chính trị.

- Phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh và kết hợp logic với lịch sử:

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận

án sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu về thực trạng phát triển kinh tế

Page 13: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

6

biển ở thành Phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2018 để làm rõ mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng. Tác giả tiến hành so

sánh, đối chiếu hệ thống các số liệu dựa trên các tiêu chí đánh giá để rút ra sự khác

nhau giữa những số liệu thống kê. Đây là căn cứ để đánh giá khoa học khách quan

tình hình thực tiễn. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng về kết quả đạt

được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề đặt ra này.

Đồng thời, thông qua kết hợp logic và lịch sử, suy luận để dự báo tình hình trong

nước và thế giới liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm định hướng phát triển

và căn cứ vào mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để đề xuất các giải pháp thực

hiện tốt mục tiêu đề ra. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và

chương 4 của luận án.

Trong từng chương, tiết và tiểu tiết của luận án có kết hợp trình bày các

biểu, bảng, sơ đồ, đồ thị để thể hiện rõ các số liệu thực tiễn gắn với kết quả nghiên

cứu một cách tường minh.

5. Đóng góp mới của luận án

5.1. Về lý luận

Trên cơ sở hệ thống hoá và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong

và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án bổ sung nhằm hoàn thiện để xây dựng

khung lý luận về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở địa bàn cấp

tỉnh (thành phố) trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập

quốc tế, khi chiến lược hướng ra biển đang ngày càng bùng nổ cũng như các tranh

chấp về chủ quyền biển, đảo ngày càng diễn biến phức tạp

5.2. Về thực tiễn

- Từ khung lý luận được xây dựng làm căn cứ để đi sâu tìm hiểu và phân

tích mối quan hệ giữa các phân ngành kinh tế biển, làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò,

các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện và phương thức hoạt động... khác nhau trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh, thành phố trong

nước trên phương diện tiếp cận theo mục tiêu, nhiệm vụ của luận án đặt ra về chủ

thể, các nguồn lực và phương thức thực hiện... có kết quả cao trong mối quan hệ

giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng an ninh.

Page 14: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

7

- Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế tại thành phố Đà Nẵng, thời

gian kiểm chứng các số liệu, tư liệu theo giới hạn cho phép. Luận án đi sâu phân

tích, đánh giá khoa học, khách quan theo khung lý thuyết thực trạng các nội dung

liên quan đến kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà

Nẵng. Các kết quả đánh giá, phân tích được trình bày theo cách truyền thống bao

gồm: Kết quả đạt được; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân...

- Trên cơ sở dự báo tình hình quốc tế và trong nước tác động đến kinh tế biển

mà trực tiếp là biển Đông trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở

thành phố Đà Nẵng thập kỷ tới, luận án đề xuất những mục tiêu, phương hướng và

các giải pháp khả thi cả trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo hài hòa các nội dung và

điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN.

Đây sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực giúp các cấp chính quyền thành phố

và các tổ chức của hệ thống chính trị làm căn cứ hoàn thiện chính sách, biện pháp,

thực hiện tốt những nội dung về thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ

hài hòa với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng thành phố

điển hình về phát triển kinh tế biển của cả nước và khu vực miền Trung nước ta.

6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo quốc phòng, an ninh

Chương 3: Thực trạng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc

phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Chương 4: Phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 tầm

nhìn 2030

Page 15: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ

VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG

NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Kinh tế biển và phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN trên bình

diện quốc gia và quốc tế cũng như phạm vi của một địa phương cấp tỉnh, thành phố

những năm gần đây được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm vì tính thời

sự của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, đây là lĩnh vực có sự đóng góp rất lớn vào

quá trình phát triển kinh tế của mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Tới

nay, đa số các công trình nghiên cứu đề cập tới các nội dung chủ yếu sau đây: Vai

trò của kinh tế biển với đảm bảo QP, AN; các nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế biển;

kinh nghiệm phát triển kinh tế biển; phát triển kinh tế biển bền vững; quy hoạch,

quản lý kinh tế biển; chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển kinh tế biển;

nội dung và các phương thức kết hợp phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN…

Để có tầm nhìn chuyên sâu về các nghiên cứu này, có thể tổng quan kết quả nghiên

cứu theo các chủ đề và nội dung như sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển

+ Công trình ở nước ngoài:

Costas Th. Grammenos (2010), The handbook of Maritime economics and

business: (Tổng quan về kinh tế hàng hài và thương mại) nhà xuất bản Lloyd's List,

London [63]. Cuốn sách trình bày tổng quan về ngành kinh tế hàng hải trên thế giới,

qua đó cho thấy một bức tranh về lịch sử phát triển của ngành hàng hải thế giới. Bên

cạnh đó, tác giả cũng cho thấy tình hình phát triển của ngành hàng hải trên thế giới

những năm đầu của thế kỷ 21 với sự bùng nổ của ngành đóng tàu. Ngành đóng tàu

đã góp phần đưa các ngành vận tải biển, các ngành kinh doanh dịch vụ hàng hải và

cảng biển lên một tầm cao mới. Hiện nay tất cả các ngành kinh doanh này đều đang

rất phát triển và là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của các quốc gia

ven biển.

United Nations conference on Trade and Development UNCTAD (Hội nghị

Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển), The Oceans Economy: Opportunities

Page 16: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

9

and Challenges for Small Island Developing States (Kinh tế đại dương: Những cơ

hội và thách thức cho các nước ven biển đang phát triển), New York and Geneva

2014 [79]. Báo cáo đề cập tới khái niệm về kinh tế đại dương, theo đó, kinh tế đại

dương bao gồm thương mại theo đường biển; hệ thống khu kinh tế, khu công

nghiệp và cảng biển; vận tải biển; công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; việc đánh

bắt hải sản cung cấp cho thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu; khai thác dầu

khí và khí đốt trong thềm lục địa để bảo đảm an ninh năng lượng và cho xuất khẩu;

du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng cùng các hoạt động phụ trợ như hậu cần, giao

nhận vận tải, bảo hiểm, đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhiên liệu tại

cảng, đào tạo đội ngũ thuỷ thủ, ngân hàng… Trong đó, thương mại theo đường

biển là hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá vận chuyển bằng đường biển giữa

các nước trong cùng khu vực hoặc giữa các châu lục; giúp thúc đẩy đầu tư sản

xuất và phát triển dịch vụ của các quốc gia thông qua thực hiện giá trị hàng hoá

trong trao đổi. Báo cáo cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức mà các quốc gia

đang phát triển đang phải đối mặt trong quá trình muốn phát triển bền vững nền

kinh tế đại dương. Qua đó, báo cáo đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thách thức

trong phát triển kinh tế đại dương như thực thi hiệu quả Công ước Liên Hợp quốc

về Luật Biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững; phát triển kế hoạch

quy hoạch không gian biển và bờ biển; tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân đóng vai

trò tích cực trong phát triển kinh tế biển; thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế

trong phát triển kinh tế biển, đặc biệt giữa các đảo quốc nhỏ và các quốc gia ven

biển kém phát triển.

Orapan Nabangchang, Ocean Economy and Ocean Health in Thailand (Kinh

tế biển và bảo vệ môi trường biển ở Thái Lan), nhà xuất bản trường đại học

Sukhothai Thammatirat, Thái Lan, 2017 [71]. Thái Lan luôn gắn phát triển kinh tế

biển của với việc bảo vệ môi trường biển và chủ quyền quốc gia. Tác giả phân tích

những chính sách phát triển kinh tế biển của Thái Lan gồm 4 điểm về biển: (1)cải

thiện hiệu quả quản lý biển; (2) khôi phục và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên

nhiên cho việc sử dụng bền vững biển; (3) tăng cường năng lực cạnh tranh trong

việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên biển; (4) kiểm soát ô nhiễm và an

toàn hàng hải dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn ban hành

nhiều văn kiện pháp lý khác nhằm khẳng định chủ quyền của mình trên biển.

Page 17: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

10

+ Công trình ở trong nước:

Tô Thị Bích Phượng, Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và

có hiệu quả kinh tế biển Đà Nẵng, báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp thành phố,

Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng [36]. Tác giả phân tích những lợi thế về

vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, từ đó nhấn

mạnh vai trò quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong việc góp phần vào quá trình

phát triển kinh tế biển của cả nước. Tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển bền

vững kinh tế biển như: Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội

(KT-XH) với bảo đảm QP, AN, hợp tác quốc tế. Thứ hai, cần chú trọng quy hoạch và

tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật pháp về lĩnh vực biển, đảo và

có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo. Thứ ba, hình thành và phát

triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế của vùng đảo như: du lịch, dịch vụ

biển, khai thác và nuôi trồng hải sản. Thứ tư, tổ chức phát triển hợp lý không gian

KT-XH vùng biển và ven biển. Thứ năm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học -

công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển, đảo nhằm khai thác, sử dụng bền

vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo. Thứ sáu, tổ chức tốt công

tác tuyên truyền về biển, đảo, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, công tác

quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các quy định của quốc tế về bảo vệ

nguồn lợi thuỷ sản không chỉ với cư dân biển, đảo mà còn với toàn xã hội.

Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến

lược phát triển bền vững, Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế (Khoa Luật, Đại

học quốc gia Hà Nội), Dự án "Các nguyên tắc trong thực tiễn quản lý biển và đới

bờ" (Principles in Practice: Ocean and Coastal Governance) giữa Đại học Quốc gia

Hà Nội, Trường Đại học Dalhousie (Canada) và Trường Đại học Visayas

(Philippines) dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Canada (CIDA)

[17]. Cuốn sách này trình bày chính sách, pháp luật về biển và nguyên tắc phát triển

bền vững; phân tích thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện

chính sách biển của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế; giới thiệu về một số

hoạt động hợp tác quốc tế trong khai thác, quản lý biển giữa Việt Nam và các nước

trong khu vực. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp những kiến thức, thông tin cơ

bản, toàn diện và hệ thống về biển của Việt Nam, về chiến lược phát triển bền vững

trong lĩnh vực biển, tổng quan về chính sách và thực trạng, yêu cầu và một số giải

Page 18: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

11

pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý biển và hàng hải của Việt

Nam. Cuốn sách cũng bước đầu giới thiệu kinh nghiệm quản lý biển của một số

nước, đặc biệt là Canada, Philippines là những quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm

trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về biển.

Hà Tất Thắng (2007), ''Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam'',

[44]. Tác giả phân tích hiện trạng kinh tế biển Việt Nam, làm rõ những khó khăn,

hạn chế của hoạt động phát triển kinh tế biển. Từ đó, tác giả đề xuất chiến lược phát

triển mới dựa trên việc kết hợp khai thác lợi thế địa chiến lược của Việt Nam với

các chính sách tự do hoá về kinh tế, thương mại trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại

vùng ven biển Việt Nam 2010 [43]. Cuốn sách là tập hợp nội dung của các vấn đề

như bài học về sự phát triển của các khu kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó có

các khu kinh tế ven biển từ trước tới nay, tác giả cũng làm rõ các vấn đề tồn tại kéo

dài trong hoạt động của các ngành kinh tế ven biển và nêu ra một số giải pháp,

chính sách khắc phục các vấn đề này trong mối liên hệ với bối cảnh, điều kiện của

từng địa phương, từng vùng kết hợp với các quan điểm chỉ đạo chiến lược của Đảng

và Nhà nước.

Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du

lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ [28]. Phát triển du lịch biển là một

nội dung của phát triển kinh tế biển và là lĩnh vực quan trọng của phát triển kinh tế

biển. Trên cơ sở nhận định giá trị to lớn mà du lịch biển mang lại cho các vùng và

địa phương ven biển, đề tài phân tích hiện trạng phát triển ngành du lịch ở khu vực

các tỉnh Bắc Trung Bộ, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự

phát triển của ngành du lịch biển vùng Bắc Trung Bộ nhằm thúc đẩy phát triển bền

vững kinh tế biển của khu vực này.

Phạm Xuân Hậu (2011), ''Vấn đề phát triển kinh tế biển - đảo, ven biển Việt

Nam thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập'' [29]. Bài viết phân tích giá trị của biển

Đông: Biển Đông có diện tích 3.537.000 km2 theo bách khoa toàn thư Địa lý Xô

Viết là biển lớn thứ 4 trong 61 biển quan trọng trên thế giới. Vùng biển Đông của

Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ an

ninh quốc phòng của đất nước. Bờ biển kéo dài 3.260 km, lãnh hải rộng 12 hải lý,

vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 24 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, nước

Page 19: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

12

ta đang sở hữu nguồn tài nguyên lớn về sinh vật và tài nguyên đặc biệt, nhưng hiệu

quả khai thác chưa cao. Vì vậy, tác giả cho rằng việc xây dựng kế hoạch chiến lược

phát triển kinh tế biển - đảo và bờ biển cần được quan tâm đặc biệt. Điều này không

chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền toàn

vẹn lãnh thổ của quốc gia.

Chu Đức Dũng (2012), Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số

nước Đông Á ­ Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam [18]. Đây là Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế

biển của một số quốc gia khu vực Đông Á. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam.

Thân Trọng Thụy, Phạm Xuân Hậu (2012), ''Phát triển các khu kinh tế ven

biển - bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam'' [49]. Quy

hoạch không gian phát triển 15 khu kinh tế ven biển Việt Nam đã được Chính phủ

phê duyệt và quyết định thành lập dựa trên những ưu thế về vị trí địa lý, tiềm năng

và chiến lược phát triển KT-XH của cả nước, vùng và địa phương. Các tác giả

khẳng định: Các khu kinh tế ven biển đang dần khẳng định vai trò hạt nhân phát

triển KT-XH vùng và địa phương. Trong tương lai, những hạt nhân này sẽ là động

lực tạo sự đột phá trong phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng và toàn

vẹn lãnh thổ.

Lại Lâm Anh (2013), Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng

vào Việt Nam [1]. Luận án trình bày các khái niệm về kinh tế biển, quản lý kinh tế

biển, vai trò của quản lý kinh tế biển cũng như các quan điểm và cách tiếp cận về

quản lý kinh tế biển. Bên cạnh đó luận án nghiên cứu các trường hợp phát triển kinh

tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore, từ đó nghiên cứu vận dụng bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam.

Lưu Ngọc Trịnh và Cao Tường Huy (2013), Phát triển các khu kinh tế ven

biển Việt Nam, thực trạng và một số bài học [52]. Bài viết nghiên cứu thực trạng

phát triển các Khu kinh tế (KKT) ven biển Việt Nam, nhất là ba KKT ven biển Chu

Lai, Dung Quất và Phú Quốc - Nam An Thới. Từ sự phát triển của các KKT ven

biển, bài nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Cần xây dựng các KKT

tại những địa điểm thuận lợi, nằm trên các trục giao thông chính, gồm cả đường

biển, đường bộ và đường không; cần điều tra khảo sát kỹ trước khi phát triển, cần

Page 20: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

13

tạo dựng được sự liên kết chặt chẽ các KKT ven biển với các vùng lân cận; chính

quyền địa phương (Ban quản lý KKT) cần có mức độ độc lập, tự chủ hơn nữa để

phát huy các sáng kiến và thí nghiệm của mình; cần tập trung nguồn lực xây dựng

dứt điểm những KKT đã được điều tra, khảo sát kỹ và phù hợp quy hoạch chung;

cần có tầm nhìn tổng thể và dài hạn, tránh bị chi phối bởi lợi ích nhóm, lợi ích cục

bộ của địa phương và ngành.

Nguyễn Hoàng Hà (2014), Định hướng phát triển kinh tế biển, đảo vùng Bắc

Trung Bộ đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [27]. Tác giả đưa ra những nội dung mang

tính định hướng cho phát triển kinh tế biển, đảo của vùng Bắc Trung Bộ một cách hợp

lý, bài viết đi sâu nghiên cứu, tiếp cận, đánh giá và phân tích vấn đề theo "3 cấp độ

không gian": (i) Việt Nam trong khu vực; (ii) Miền Trung trong Việt Nam; (iii) Bắc

Trung Bộ trong miền Trung.

Lê Anh Tuấn (2015), Giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững trước thách

thức của biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long [53]. Vùng đồng bằng

sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông - ngư nghiệp tập trung có quy mô lớn nhất

nước ta, đây là khu vực có hai mặt giáp với Biển Đông và vịnh Thái Lan với tổng chiều

dài đường ven biển hơn 700 km và nhiều đảo lớn nhỏ rải rác quanh thềm lục địa khu

vực Vịnh Thái Lan. Tuy vùng Đồng bằng có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, có một hệ

sinh thái vùng cửa sông - ven biển rất đặc trưng và đa dạng nhưng vùng đồng bằng

sông Cửu Long cũng là nơi đang phải đối phó nhiều thách thức lớn do hiện tượng nóng

lên toàn cầu dẫn đến hệ quả biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc tăng cường các

hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến kinh tế biển có vai trò quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bằng Nam Bộ. Để có cơ sở khoa học cho

vấn đề phát triển kinh tế biển bền vững trong bối cảnh có nhiều biến động về thời tiết

và các hiện tượng thiên tai cực đoan, việc đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn

trong tổ chức thực hiện các kế về phát triển kinh tế biển có ý nghĩa cấp thiết. Nghiên

cứu này rà soát và phân tích những vấn đề liên quan cho phương hướng phát triển các

loại hình sinh kế và kinh doanh theo hướng khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, đồng

thời cũng là một phần của chiến lược bảo vệ không gian lãnh thổ quốc gia.

Ngô Bình Thuận (2016), ''Một số giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững''

[46]. Bài viết chủ yếu tập trung vào các giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển theo

hướng bền vững. Một số giải pháp chính mà tác giả đưa ra gồm: thực hiện tái cơ

Page 21: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

14

cấu lại các ngành thuộc kinh tế biển, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế biển

cho mọi bộ phận người dân và cơ quan nhà nước, tăng cường đầu tư và xây dựng cơ

sở vật chất cho ngành kinh tế biển, nâng cao chất lượng nhân lực cho ngành này và

mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Hà Thương, Huy động vốn đầu tư cho phát triển

kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa [47]. Luận án hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ

bản về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển trên địa bàn một tỉnh, những đặc trưng

của nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển, tác giả cũng làm rõ việc huy động

vốn và sự cần thiết đa dạng các hình thức huy động vốn cho phát triển kinh tế biển.

Luận án cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát

triển kinh tế biển, đưa ra các tiêu chí đánh giá thực trạng vấn đề huy động vốn đầu

tư cho phát triển kinh tế biển ở địa phương. Đồng thời, phác hoạ những kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt Nam và một

số địa phương trong nước về việc huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển.

Trên cơ sở đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hoá. Trọng tâm

của luận án tập trung phân tích thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát

triển kinh tế biển ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010 - 2014, đưa ra đánh giá về những

kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới huy động vốn chưa đáp

ứng được nhu cầu sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh

Hoá. Từ đó, luận án đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường

huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hoá theo ba nhóm giải

pháp chính tương ứng với ba ngành chủ lực kinh tế biển của tỉnh là (1) Giải pháp

huy động vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản; (2) Giải pháp huy động vốn đầu tư cho

ngành du lịch biển; (3) Giải pháp huy động vốn đầu tư cho ngành hàng hải.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Chiến lược khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 [58]. Các tác giả đã có những đánh giá để làm rõ hơn các vấn đề

liên quan đến biển, về các tiềm năng, lợi thế và những tác động bất lợi từ biển; thúc

đẩy việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền

vững; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển; duy trì chức năng sinh thái và năng

suất sinh học của các hệ sinh thái biển, góp phần thực hiện thành công Chiến lược

Biển Việt Nam đến năm 2020, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Page 22: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

15

Luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Hải Yến, Phát triển bền vững các khu kinh

tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng [60]. Tác giả đã làm rõ khái niệm khu kinh

tế, khu kinh tế ven biển, phát triển bền vững khu kinh tế ven biển và luận giải nội

hàm các khái niệm. Luận án cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển

khu kinh tế ven biển và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển bền

vững khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm qua.

Hà Thanh Biên với bài ''Quy hoạch sử dụng biển: Giải pháp để phát triển kinh

tế biển bền vững'' trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển bền vững kinh tế biển:

Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay [6]. Bài viết nhận định:

Nhìn chung các vùng biển của Việt Nam có vị trí địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt

quan trọng, đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam rất

lớn. Mặt khác, tài nguyên biển là dạng tài nguyên chia sẻ, do vậy, cần phải có sự sắp

xếp, tổ chức, định hướng dài hạn để khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên biển,

nhằm hướng tới hiệu quả, gắn liền với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Điều này đòi hỏi phải xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho toàn quốc mang tính

tổng hợp với phương thức tiếp cận hệ sinh thái [6, tr.77-83].

Vũ Thanh Ca với bài ''Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam: Thực

trạng, tiềm năng, thách thức và đề xuất giải pháp'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát

triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện

nay [10]. Tác giả cho rằng kinh tế biển Việt Nam có những tiềm năng rất lớn để

phát triển do Việt Nam nằm trên bờ Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến nay kinh tế biển

Việt Nam chưa thực sự phát triển nhưng đã có những ảnh hưởng xấu tới môi trường

và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển. Từ đó tác giả cho rằng để kinh tế biển có

sự phát triển bền vững, cho phép tận dụng hết tiềm năng và lợi thế của biển Việt

Nam cần xây dựng và triển khai thực hiện một cơ chế kinh tế thị trường theo hướng

nền kinh tế biển xanh bằng cách xây dựng và thực hiện quy định pháp luật để đảm

bảo tối ưu hóa các lợi ích có được trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo

vệ môi trường và các hệ sinh thái biển; giải quyết hài hoà lợi ích giữa các ngành;

đảm bảo tài nguyên biển được khai thác hợp lý, tiết kiệm, các tài nguyên tái tạo

không bị khai thác quá mức để duy trì khả năng tái tạo, môi trường và các hệ sinh

thái biển được bảo vệ, bảo tồn, thậm chí được cải thiện, khôi phục lại; áp dụng các

công nghệ mới, tiết kiệm sử dụng tài nguyên và giảm phát thải, đồng thời gia tăng

Page 23: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

16

lượng lưu giữ khí nhà kính để giảm biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng

cần thực hiện ngay việc lượng giá các giá trị dịch vụ hệ sinh thái và xây dựng các

cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái theo hướng nền kinh tế thị trường [10, tr.42-50].

Nguyễn Chu Hồi, ''Các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền Trung phát

triển bền vững'' trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững kinh tế biển:

Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay [31]. Tác giả đã chỉ rõ

các tỉnh thành ven biển miền Trung nước ta vừa có những lợi thế địa chiến lược,

vừa có tính đặc thù về điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên biển, tài nguyên

thuộc các vùng ven biển và đảo, tạo tiền đề cho kinh tế biển ở đây phát triển bền

vững và tăng trưởng mạnh. Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ khu vực này đang phải đối

mặt với những thách thức trong dài hạn, đòi hỏi chính quyền các tỉnh Miền Trung

cần phải thay đổi tầm nhìn, xoá bỏ định kiến và xác định đúng ưu tiên phát triển

trên nguyên tắc tôn trọng "tính trội, tính đa dụng và tính liên kết" của các hệ thống

tài nguyên và hệ nhân văn trong vùng và ở từng địa phương. Đây là những vấn đề

chung, dài hạn được tác giả bài viết phân tích và bàn luận nhằm góp thêm tiếng nói

cho kinh tế biển của một vùng biển đảo quan trọng của đất nước, thực sự bứt phá

theo hướng xanh và bền vững [31, tr.17-29].

Vũ Diệu Ngân với bài ''Phát triển kinh tế biển Đà Nẵng: Tiềm năng và thách

thức'' [33]. Đà Nẵng được xác định là trung tâm kinh tế biển, là một trong ba trung

tâm lớn của Việt Nam, động lực phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên

hướng ra Biển Đông và các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Tác giả phân tích những

tiềm năng cho phát triển kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng cùng những thực trạng

phát triển trong các ngành cụ thể như hàng hải, thuỷ hải sản, dịch vụ du lịch. Tác

giả cũng đưa ra những hạn chế và giải pháp khắc phục hạn chế cho kinh tế biển Đà

Nẵng bao gồm tập trung đẩy mạnh hoạt động đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa

bờ; Hoàn thiện và mở rộng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho ngư dân bám biển dài ngày, nhất là vùng biển quần đảo

Hoàng Sa; nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch; đa dạng hoá và nâng cao

chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch biển.

Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thanh Sơn, Chính sách phát triển kinh tế biển và

hải đảo tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu [41]. Tác giả làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu về

chính sách để phát triển kinh tế biển, đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó tác giả

Page 24: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

17

đưa ra 05 chính sách bộ phận cơ bản trong chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo

của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai; chính sách hỗ trợ

phát triển cơ sở hạ tầng; chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ phát triển nguồn

nhân lực; chính sách hỗ trợ phát triển thị trường. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra

những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế

biển và hải đảo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và phân tích 03 nhóm yếu tố có ảnh hưởng

tới việc xây dựng chính sách để phát triển kinh tế biển, đảo của tỉnh. Từ đó, tác giả luận

án đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của chính sách phát triển

kinh tế biển, đảo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn 2010 - 2015 và đưa ra một

số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đến năm 2025,tầm nhìn 2030.

Bài viết của Lê Quốc Bang "Kinh tế biển'' [4]. Bài viết trình bày khái niệm và

vai trò của kinh tế biển, đặc biệt có sự so sánh về khái niệm "kinh tế biển" của các nhà

nghiên cứu nước ta với các khái niệm được đưa ra ở các quốc gia khác như: Mỹ, Trung

Quốc. Ngoài ra bài viết còn đánh giá tầm quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát

triển kinh tế đất nước nói chung.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới đảm bảo quốc phòng, an

ninh trên biển, đảo

+ Công trình ở nước ngoài:

Lee Ki Suk (2010), East sea in the world map (Biển Đông trên bản đồ thế

giới) [67]. Tác giả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của biển Đông trên

bản đồ thế giới. Nghiên cứu sâu về các vấn đề quan trắc học, sự hình thành các tầng

cấu trúc, sinh vật của biển Đông. Từ đó nêu bật những giá trị kinh tế về tài nguyên

biển mà biển Đông đang tiềm ẩn. Đặc biệt, nhấn mạnh vai trò của biển Đông như là

cầu nối vận tải biển và hàng hải quốc tế. Tất cả những phân tích của tác phẩm

hướng đến vấn đề lợi ích của các cường quốc trên thế giới cũng như các quốc gia

của vùng biển Đông. Từ đó, nhấn mạnh tới các vấn đề về tranh chấp và yêu cầu đặt

ra để đảm bảo ổn định an ninh trên khu vực biển Đông.

Zhao Hong, Sino­Philippines relations: Moving beyond south China sea

dispute? (Quan hệ Trung Quốc ­ Philippines: Vượt xa khỏi tranh chấp biển Đông?)

[100]. Tác giả trình bày những vấn đề pháp lý liên quan tới vấn đề tranh chấp biển

Đông giữa Philippines và Trung Quốc và những tác động tới mối quan hệ của hai

quốc gia này. Tuy là nước nhỏ song đối với vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển,

Page 25: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

18

Philipines rất quyết liệt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và kiên quyết không đổi

chủ quyền trên biển Đông vì các lợi ích kinh tế.

Carlyle Thayler, The capacity on the eastern sea, navy, marine policefishery

control of Vietnam (Các lực lượng trên biển Đông, hải quân, cảnh sát biển và kiểm

ngư của Việt Nam) [62]. Tác giả tập trung nghiên cứu 3 lực lượng vũ trang trên biển

chủ yếu của Việt Nam là hải quân, cảnh sát biển và kiểm ngư. Đây là ba lực lượng

quan trọng nhất giữ vai trò gìn giữ ổn định an ninh và quốc phòng trên mặt trận

biển, đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân

lực của ba lực lượng vũ trang này còn nhiều hạn chế, họ chưa được trang bị đủ kiến

thức và thiết bị tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, tác giả cũng chỉ ra điểm yếu trong sự

phối kết hợp giữa 3 lực này trong hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, công tác giữ

gìn an ninh biển, đảo của Việt Nam lúc nào cũng nằm trong nguy cơ đe doạ từ các

lực lượng ven biển Đông khác. Do đó, tác giả nhấn mạnh việc phải xây dựng các

biện pháp nâng cao chất lượng trang thiết bị và nhân lực cho các lực lượng vũ trang

nêu trên. Và phải có giải pháp tăng cường liên kết, phối hợp giữa 3 lực lượng

Ben Dolven, Mark E. Manyin, Shirley A. Kan, Maritime Territorial Disputes

in East Asia: Issues for Congress Congressional Research Service (Những tranh

chấp lãnh thổ trên biển Đông) [61]. Tác giả phân tích khá rõ nét bức tranh biển

Đông nơi có sự tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia ven biển. Theo đó, tranh chấp

chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo

Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông,

trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa 03 quốc gia và

vùng lãnh thổ Việt Nam, Trung Quốc và chính quyền Đài Loan. Trong đó quần đảo

Hoàng Sa là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và vùng lãnh thổ

Đài Loan; quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp của 6 quốc gia và vùng lãnh

thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Các quốc

gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa Bãi

Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, Quần đảo

Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa và Đài Loan. Quần đảo Natuna do Indonesia tuyên bố chủ quyền cũng

đang bị Trung Quốc đe doạ. Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là

đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai

thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược. Các quốc

Page 26: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

19

gia gián tiếp can dự đáng kể đến biển Đông là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Từ

đây, tác giả phân tích những mối đe doạ an ninh trên biển Đông và xu hướng hợp

tác, đấu tranh của các quốc gia ven bờ nhằm đạt được lợi ích của mình.

Katherine Morton, China's Ambition in the South China Sea: Is a Legitimate

Maritime Order Possible (Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông:(Liệu có nằm

trong trật tự pháp lý hàng hải?) [66]. Tham vọng chiếm hữu biển Đông của Trung

Quốc đã không chỉ không xa lạ với các quốc gia trong khu vực mà còn với các nước

lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ. Mọi hành động của Trung Quốc ở biển Đông đều

gây sự chú ý tới khu vực và quốc tế. Đứng dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu

Mỹ về các vấn đề pháp lý ở biển Đông, tác giả cho thấy một bức tranh rõ nét về

xung đột ở biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia khác như Việt Nam,

Philippines và phân tích những tham vọng ẩn sau chiến lược phát triển kinh tế hàng

hải mà chính phủ Trung Quốc đang thi hành. Ngoài ra, tác giả gợi ý một số giải

pháp trong ngắn hạn và dài hạn cho các quốc gia như Việt Nam, để bảo vệ chủ

quyền quốc gia và an ninh trên biển, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tuân thủ theo

các công ước và luật pháp về luật biển quốc tế và huy động sự giúp sức từ các tổ

chức, quốc gia khác trên thế giới thông qua các việc tham gia các diễn đàn khu vực

và quốc tế, tận dụng cơ hội để ràng buộc Trung Quốc vào các điều ước đã cam kết

với quốc tế.

+ Công trình ở trong nước:

Nguyễn Nhâm với bài "Chiến lược biển của các nước lớn trên thế giới những

quan tâm từ góc độ kinh tế biển Việt Nam" [34]. Nội dung bài viết đi sâu nghiên

cứu đến việc các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc… đều đã thực hiện điều chỉnh

chiến lược biển, đều coi biển và đại dương có vai trò rất quan trọng về KT-XH, đời

sống của con người và QP, AN trong thế kỷ XXI. Từ đó cho thấy Nghị quyết số 09-

NQ/TW về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, ngày 09/02/2007 với các nội

dung cụ thể là một quyết sách rất đúng đắn, hợp lòng dân, việc xây dựng chiến lược

phát triển kinh tế biển sẽ tạo cơ sở để Việt Nam vươn ra biển, làm giàu từ biển, và

góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nguyễn Đồng Thuỵ với bài ''Một số vấn đề về đấu tranh quốc phòng bảo vệ

chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới'' [48]. Bài viết khẳng định đảm bảo an

ninh, quốc phòng biển, đảo là điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế biển phát

Page 27: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

20

triển bền vững, đồng thời trình bày những diễn biến phức tạp trong vấn đề bảo vệ

chủ quyền của nước ta ở biển Đông. Tác giả đưa ra giải pháp trên từng lĩnh vực cụ

thể, trong đó, trong lĩnh vực kinh tế, tác giả đưa ra các giải pháp như tăng cường

công tác quản lý kinh tế, nhất là lĩnh vực tài chính, thương mại; chủ động đấu tranh

ngăn chặn các thủ đoạn lợi dụng mở cửa, hợp tác để phá hoại kinh tế, mua chuộc

cán bộ hòng làm suy yếu hệ thống chính trị của ta và gây mất ổn định chính trị - xã

hội. Đồng thời, có biện pháp hữu hiệu bảo vệ lợi ích hợp pháp của các công ty, tổ

chức kinh tế nước ngoài đang làm ăn trên vùng biển, đảo của Việt Nam, nhất là vô

hiệu hoá thủ đoạn gây sức ép, phá hoại hợp đồng kinh tế của nước ta với các đối tác

nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành các biện pháp đấu tranh

phù hợp trên lĩnh vực tài chính, thương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trần Nam Chuân với bài ''Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thế trận quốc

phòng toàn dân trên biển, đảo thời kỳ mới'' [13]. Thế trận quốc phòng toàn dân trên

biển, đảo là bộ phận cấu thành quan trọng trong thế trận phòng thủ chung của Việt

Nam, nó có tính độc lập tương đối với những đặc thù riêng. Do vậy, chúng ta xây

dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, đảo phải tính tới những yêu

cầu đó để có các giải pháp phù hợp. Tác giả đưa ra giải pháp như xây dựng thế trận

quốc phòng toàn dân toàn diện, có trọng điểm, gắn chặt với thế trận an ninh nhân dân

và biên phòng toàn dân, quán triệt mục tiêu, nguyên tắc, phương châm trong giải

quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển, đảo với các nước có liên quan bằng đối

thoại hoà bình.

Lê Quốc Dũng với bài viết ''Xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển - mấy

vấn đề cần quan tâm'' [19]. Xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển là nền tảng để

xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên biển vững

chắc, góp phần giữ vững hoà bình, ổn định trên biển để phát triển kinh tế; đồng thời,

bảo đảm QP, AN của đất nước từ hướng biển. Để xây dựng "thế trận lòng dân" trên

biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc,

tác giả cho rằng các cấp, các ngành, các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển cần tập

trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục,

nâng cao nhận thức trách nhiệm cho nhân dân về vị trí, vai trò của biển, đảo; Phát

huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính

quyền địa phương ven biển trong xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển; Đẩy mạnh

Page 28: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

21

phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật, chất tinh thần của nhân dân ven biển và

trên các đảo; Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong xây dựng "thế

trận lòng dân" trên biển.

Trần Nam Chuân với bài viết ''Định hướng chiến lược bảo vệ chủ quyền

biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới'' [14]. Bài viết tập trung phân tích chiến

lược an ninh quốc gia và bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời

cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh

biển, đảo của Tổ quốc.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh

+ Công trình ở nước ngoài:

The government of Japan, National security strategy of Japan: Summary

overview (Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản: tổng quan tóm tắt) [77]. Cuốn

tổng quan về chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản có đề cập tới mối quan hệ

giữa đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển của Nhật Bản gắn với thực hiện các

mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo. Chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới mối

quan hệ này và chiến lược phát triển kinh tế biển luôn gắn với công tác bảo đảm an

ninh, quốc phòng trên biển. Nhật Bản hướng tới mục tiêu trở thành "quốc gia đại

dương mới". Theo đó, Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự hợp tác giữa các

lực lượng liên quan để ứng phó trước những thách thức mới trên biển. Để bảo đảm

an toàn cho các tuyến hải lộ, chính sách mới này cũng quy định Chính phủ sẽ thúc

đẩy "chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" để duy trì và

củng cố trật tự trong khu vực.

World bank (Ngân hàng thế giới), The potential of the Blue economy:

Increasing Long­term Benefits of the Sustainable Use of Marine Resources for

Small Island Developing States and Coastal Least Developed Countries. (Tiềm

năng của kinh tế biển: Lợi ích lâu dài của việc khai thác tài nguyên biển ở các

hòn đảo nhỏ và các vùng ven biển của các nước đang phát triển và phát triển)

[81]. Đây là báo cáo mà Ngân hàng thế giới phối hợp thực hiện cùng với tổ chức

Liên Hợp quốc nhằm đưa ra những phân tích về phát triển kinh tế các vùng ven

biển ở các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hiện nay, những thách

thức toàn cầu, nhất là suy thoái và ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh

Page 29: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

22

học, biến đổi khí hậu đã và đang đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ biển và đại dương

trên toàn thế giới cũng. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo vệ sức khoẻ biển,

đại dương, vì đại dương khoẻ mạnh. Mục tiêu phát triển của Liên Hợp quốc về

bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển đã trở thành

thước đo phát triển của các quốc gia. Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7)

khẳng định vai trò và mối liên kết quan trọng của đại dương khoẻ mạnh và bền

vững đối với sự thịnh vượng của các quốc gia trên toàn thế giới nói chung, các quốc

gia ven biển nói riêng. Trong bối cảnh đó, kinh tế biển xanh được hầu hết các quốc

gia công nhận là giải pháp phát triển bền vững biển và dần đưa thành yêu cầu bắt

buộc trong chiến lược, chính sách phát triển.

Dhara P. Shad, China’s maritime security strategy:An assessment of the white

paper on Asia ­ Pacific security cooperation (Chiến lược an ninh hàng hải Trung

Quốc: Đánh giá Sách trắng về hợp tác an ninh châu Á­Thái Bình Dương) [65]. Trong

cuốn sách này, tác giả đã phân tích sâu sắc mối quan hệ về phát triển kinh tế biển gắn

với đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển của Trung Quốc, đồng thời cho thấy

những chiến lược vĩ mô của quốc gia này để đảm bảo ổn định mối quan hệ ấy. Theo

đó, Trung Quốc đang mở rộng không gian chiến lược hướng biển để duy trì sự tăng

trưởng kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Nghiên cứu chiến lược biển được

Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nhất là chiến lược khai thác phát triển Biển Đông.

Trung Quốc coi khống chế được Biển Đông tức là khống chế được cả vùng Đông

Nam Á và con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

Giành được vị thế ở Biển Đông sẽ giúp nước này giành được thế chủ động để vươn ra

các vùng biển khác, đồng thời giúp Trung Quốc tăng cường và mở rộng tầm ảnh

hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước trong khu vực.

Malcolm Cook and Ian Storey (2019), The Trump Administration and

Southeast Asia: The Hanoi Summit and US Policy in Southeast Asia (Chính quyền

Trump và Đông Nam Á: Hội nghị Hà Nội và chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á)

[68]. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản về chiến

lược chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực Đông Nam Á, trong đó

nhấn mạnh tới Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ giữa

tổng thống Trump và chủ tịch Kim (Triều Tiên) tại Hà Nội. Đối với vấn đề biển

Đông, các tác giả cho rằng Mỹ sẽ ngày càng tăng cường sự hiện diện của mình ở

Page 30: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

23

khu vực này. Mỹ không chỉ muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên

biển Đông mà còn bị thu hút bởi những lợi ích kinh tế to lớn từ khu vực địa chính

trị này. Mỹ chủ trương tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam,

đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng thái độ bắt nạt các nước Đông Nam Á ở khu

vực biển Đông.

+ Công trình ở trong nước:

Vũ Văn Phái, Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và

tương lai [35]. Tác giả trình bày rõ nét về quá trình hình thành và phát triển của

kinh tế biển Việt Nam gắn với việc bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia qua các giai

đoạn lịch sử. Tác giả nêu lên những thế mạnh của kinh tế biển Việt Nam, bao gồm

các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản cũng như vị trí địa lý thuận lợi cho

giao thương quốc tế, đồng thời phân tích những khó khăn, hạn chế trong việc phát

triển bền vững kinh tế biển gắn với việc bảo vệ chủ quyền.

Quốc Toản, Mạnh Dũng với bài ''Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng

cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia'' [51]. Các tác giả

cho rằng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn có vị trí chiến lược

tại các vùng biên giới trên bộ đã khó khăn, phức tạp, nhưng triển khai xây dựng trên

biển, đảo càng khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Đây là mô hình mới, phức tạp cả về

địa lý, ngành nghề và nhiệm vụ. Vì vậy, trước hết phải có sự nghiên cứu về tổng

thể, trên cơ sở đó triển khai xây dựng từng bước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước, sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành trong và ngoài quân

đội, nhiệm vụ xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên biển, đảo nhất định sẽ đạt

mục tiêu đề ra; góp phần phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực và thế trận quốc

phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Nguyễn Thị Thơm với bài viết ''Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững

chắc chủ quyền biển, đảo'' [45]. Với yêu cầu phát triển kinh tế biển song song với

bảo vệ QP, AN, tác giả cho rằng việc nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân

là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất, tiếp đến là việc xây dựng lên các khung khổ

pháp lý về khai thác và phát triển kinh tế biển cũng như xây dựng các cơ chế quản

lý nhà nước đối với ngành này. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế, phát

triển nhân lực và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ngành kinh tế biển.

Page 31: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

24

Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo với bài ''Phát triển kinh tế biển kết

hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam'' [37, tr.58-64]. Các tác giả nhận định

rõ tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất

nước đồng thời đưa ra một số giải pháp để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an

ninh quốc phòng quốc gia như luôn luôn chú trọng nâng cao nhận thức về xây dựng

và thực hiện chiến lược phát triển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; phải có sự kết

hợp chặt chẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên các đảo với xây dựng

công trình QP, AN; xây dựng các huyện đảo thành các khu vực phòng thủ địa

phương; đẩy mạnh dân sự hoá các đảo và phát triển một số ngành mũi nhọn kết hợp

với nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển, đảo xa bờ.

Nguyễn Tuấn Dũng với bài viết ''Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với

bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập hiện nay'' [20, tr.20-27]. Trước diễn biến

phức tạp của tình hình biển Đông, tác giả cho rằng chúng ta phải đặt ra mục tiêu gắn

phát triển kinh tế du lịch biển (KTDLB) - đảo với bảo đảm QP, AN. Trên thực tế,

việc gắn kết 2 lĩnh vực này đã được thực hiện và thu được một số kết quả khả quan;

tuy nhiên, ở một số nơi, một số thời điểm hiệu quả của sự gắn kết này còn hạn chế.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát

triển KTDLB - đảo với bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam, cụ

thể như tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho các nhà

quản lý, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân về sự cần thiết gắn phát

triển KTDLB - đảo với bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập; Tăng cường đầu

tư cho phát triển KTDLB - đảo để khẳng định chủ quyền trên biển và các đảo, quần

đảo; Tăng cường phối hợp giữa ngành Du lịch với Quân đội và Công an trong phát

triển KTDLB - đảo; Hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển KTDLB - đảo gắn với bảo

đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập; Xây dựng môi trường hoàn bình, thân thiện

và an toàn, bảo đảm vững chắc về QP, AN, ổn định trật tự, an toàn xã hội tạo điều

kiện thuận lợi cho KTDLB - đảo phát triển.

Trần Đơn với bài viết ''Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận

phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo'' [26]. Tác giả phân tích vai trò

quan trọng của kinh tế biển với an ninh, quốc phòng và chỉ ra một số điểm hạn chế

trong phát triển kinh tế biển như: quy mô các ngành hoạt động về kinh tế biển của

nước ta còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế

Page 32: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

25

biển của đất nước. Tác giả cho rằng nếu đem so với các nước trên thế giới và khu

vực thì Việt Nam còn chậm phát triển về nhiều mặt; giá trị gia tăng thu được từ hoạt

động kinh tế biển đều ở mức thấp hoặc rất thấp… Từ đó tác giả đưa ra các nhóm

giải pháp như: Một là, thực hiện quy hoạch thống nhất kết hợp kinh tế với QP,

AN trên các vùng biển, đảo và tuyến biển gần bờ. Hai là, ưu tiên nguồn lực cho phát

triển kinh tế biển, thực hiện có hiệu quả chiến lược kết hợp kinh tế với QP, AN trên

các vùng ven biển, hải đảo. Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN, thúc

đẩy nhanh quá trình dân sự hoá trên biển với xây dựng thế trận QP, AN vững mạnh,

đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Bốn là, trang thiết bị kỹ thuật -

hậu cần phục vụ cho phát triển kinh tế kết hợp với QP, AN phải phù hợp với điều

kiện cụ thể tại địa bàn các vùng biển, đảo. Năm là, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ

chức đảng và chính quyền ở các huyện đảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển,

đảo của Tổ quốc.

Nguyễn Quang Dy (2019) với bài viết ''Việt Nam có thể làm gì tại biển

Đông" [21]. Tác giả cập nhật những diễn biến mới nhất về tình hình trên biển Đông.

Đó là việc hiện nay Trung Quốc ra sức chèn ép chúng ta trên biển thông qua việc

cho các tàu chiến hạm của họ khiêu khích các tàu của chúng ta. Trung Quốc muốn

gây sức ép để chúng ta phải quan hệ với họ, thay vì hướng quan hệ sang Mỹ khi Mỹ

đang ngày càng gia tăng tiếng nói ở khu vực biển Đông và có những tranh chấp

căng thẳng về thương mại với Trung Quốc. Trong bối cảnh này, tác giả cho rằng

Việt Nam đang đứng trước thời cơ để phát triển kinh tế biển. Đó là cơ hội nâng cấp

quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược

toàn diện với các cường quốc khác trên thế giới, tức là cơ hội để phát triển giao

thương, thương mại trên biển Đông với nhiều đối tác lớn khi mà Trung Quốc còn

đang phải lay hoay trong chiến tranh thương mại với Mỹ.

1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC

VẤN ĐỀ MỚI ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Thứ nhất, về cơ bản, các công trình trong nước đã nêu bật được vị trí, vai trò

quan trọng của phát triển kinh tế biển đối với sự phát triển KT-XH của cả nước và

của từng địa phương. Các tác giả đều thống nhất ý kiến về vai trò quan trọng của

kinh tế biển, đặc biệt trong bối cảnh tiềm năng đất liền ngày càng hạn hẹp trong khi

Page 33: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

26

tiềm năng của biển rộng lớn trên nhiều mặt nhưng phát triển kinh tế biển chưa được

xứng với tiềm năng vốn có của mỗi quốc gia và địa phương có biển.

Thứ hai, nhiều công trình đã tiếp cận theo hướng tìm hiểu và phân tích các lĩnh

vực phát triển kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển mà chủ

yếu là kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi

trồng hải sản); Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm

kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo... Một số công trình tập trung vào các ngành kinh

tế trực tiếp liên quan đến kinh tế biển, hoạt động của các ngành này không diễn ra

trực tiếp trên biển nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới hoạt động kinh tế

biển như: ngành công nghiệp đóng tầu và sửa chữa tầu biển (hoạt động kinh tế này

cũng có thể xếp vào kinh tế hàng hải); Công nghiệp khai thác và lọc dầu, chế biến các

sản phẩm từ dầu khí; Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; các ngành cung cấp dịch vụ

biển; hoạt động thông tin liên lạc trên biển; Hoạt động nghiên cứu khoa học - công

nghệ có liên quan tới biển; phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển; hoạt

động điều tra, quy hoạch về khai thác tài nguyên - môi trường biển.

Thứ ba, một số nghiên cứu đi sâu tìm hiểu quan niệm về kinh tế biển, theo đó

kinh tế biển được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cơ bản chia kinh

tế biển ra làm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh

tế phục vụ cho quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên của biển. Đồng thời, một số

công trình hướng vào phân tích nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển kinh tế

biển. Nhiều công trình lại đi sâu tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân, hạn chế

cũng như những khó khăn, thách thức để phát triển kinh tế biển nói chung và một

vài nội dung phát triển kinh tế biển cụ thể. Trong đó, có các công trình nghiên cứu

chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, có các công trình chỉ ra nguyên nhân

vĩ mô và vi mô… Trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp, góp phần

hạn chế khó khăn, tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển bền vững.

Thứ tư, một số công trình đề cập tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển

gắn với đảm bảo QP, AN. Các công trình đều khẳng định rõ đây là mối quan hệ biện

chứng: Kinh tế biển là yếu tố quyết định đến QP, AN; ngược lại, quốc phòng an ninh

cũng có tác động trở lại đối với kinh tế biển theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu

cực. Chẳng hạn như quốc phòng an ninh vững chắc sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn

định để thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch đến đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng, vận tải

Page 34: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

27

biển… thúc đẩy KTDLB đảo phát triển; ngược lại, tiềm lực, khả năng quốc phòng an

ninh yếu kém, trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm sẽ tất yếu tạo ra những bất

ổn về kinh tế, chính trị, xã hội, làm giảm khả năng thu hút khách du lịch đến tham

quan nghỉ dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KTDLB đảo.

Thứ năm, nhiều nghiên cứu đề cập đến phương thức đảm bảo mối quan hệ

giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN ở phạm vi quốc gia hoặc phạm vi

cấp tỉnh, thành phố. Đánh giá kết quả và khó khăn, hạn chế gắn với các điều kiện

khách quan, chủ quan cũng như tình hình KT-XH nhất định.

Thứ sáu, các công trình nước ngoài nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN chủ yếu tập trung khai thác các nội dung, vấn

đề về tranh chấp trên biển Đông trên nhiều phương diện pháp luật, công ước quốc tế

về luật biển… Có một số công trình đi sâu phân tích những tác động ảnh hưởng tới

các quốc gia ven biển khi xảy ra những tranh chấp về chủ quyền trên biển. Các tác

giả chủ yếu dựa vào các công ước quốc tế và luật biển để đánh giá về các cuộc tranh

chấp trên biển Đông hiện nay và đề xuất các ý tưởng giải quyết mối quan hệ thông

qua đàm phán, thương lượng.

Tóm lại, mặc dù kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã phổ quát

nhiều nội dung theo hướng đề tài luận án nghiên cứu, tuy nhiên, hầu hết các công

trình nghiên cứu chưa đi sâu, tập trung vào khía cạnh kinh tế biển trong mối quan hệ

với đảm bảo QP, AN, nhất là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo thế giới

nói chung và chủ quyền biển Đông nói riêng ngày càng xuất hiện phương thức, thủ

đoạn diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Đồng thời, cách tiếp cận những

dự báo, các giải pháp đưa ra đã không bao quát hết những biến đổi mới của thực

tiễn. Đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trong

phạm vi cấp thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có lợi thế về biển trên nhiều

phương diện để phát triển kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn

chưa được nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống trong bối cảnh mới.

1.2.2. Các vấn đề mới đặt ra cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu, làm

sáng tỏ trong luận án

Tiếp cận dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị, để phù hợp với đối

tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án tập nghiên cứu các nội

dung cơ bản sau:

Page 35: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

28

Một là, nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc, đồng thời bổ sung để hoàn thiện

khung khổ lý thuyết về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở cấp

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường

hiện đại và hội nhập quốc tế. Luận án cần làm rõ những khái niệm, nội dung kết hợp

(chủ thể, nguồn lực, phương thức, điều kiện đảm bảo), tiêu chí đánh giá, nhân tố

ảnh hưởng, sự cần thiết khách quan, vấn đề mới đặt ra … của kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN. Trên cơ sở đó nghiên cứu để giải quyết những mục

tiêu mà luận án đề ra.

Hai là, luận án cần tập trung phân tích, luận giải để nêu bật lên mối quan hệ

biện chứng giữa kinh tế biển và đảm bảo QP, AN để khẳng định đây là mối quan hệ

kinh tế mang tính chất đặc thù. Trong đó, kinh tế biển giữ vai trò cung cấp cơ sở vật

chất kỹ thuật và các nguồn lực khác để đảm bảo QP, AN. Đồng thời, đảm bảo QP, AN

sẽ tác động trở lại đến kinh tế biển trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Đặt trong bối

cảnh biển Đông đang có nhiều diễn biến, tranh chấp bất ổn khó lường như hiện nay.

Ba là, nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN ở một nước và một số tỉnh, thành phố trong nước có

biển. Từ đó, rút ra những bài học cho thành phố Đà Nẵng về phát triển kinh tế biển

trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN.

Bốn là, trên cơ sở khung lý luận đã được xây dựng để khảo sát thực trạng

kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng. Trong

đó, đi sâu phân tích, đánh giá theo từng phân ngành kinh tế biển của thành phố

trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN theo hướng: Các chủ thể làm gì? làm như

thế nào? Để thực hiện mối quan hệ. Chính quyền các cấp của thành phố đã làm gì

để gắn kết... các phân tích, đánh giá theo kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, thách

thức và nguyên nhân.

Năm là, dựa vào dự báo trong nước và quốc tế, mà trực tiếp là tình hình biển

Đông tác động rất lớn đến vấn đề QP, AN quốc gia và thành phố Đà Nẵng. Kết hợp với

mục tiêu phát triển cao về kinh tế trong những thập niên tới của thành phố, luận án đề

xuất các phương hướng tạo kim chỉ nam để đề xuất các giải pháp cả trước mắt và lâu

dài nhằm hoàn thiện và phát triển mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN ở

thành phố Đà Nẵng một cách đồng bộ, hệ thống và khả thi, hướng đến xây dựng thành

phố điển hình về phát triển kinh tế biển của khu vực miền Trung và cả nước.

Page 36: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

29

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

2.1. LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM

BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

2.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

2.1.1.1. Kinh tế biển và phát triển kinh tế biển

­ Khái niệm kinh tế biển:

Nghiên cứu về kinh tế biển có quá trình lịch sử lâu dài gắn liền với các quốc

gia có biển. Đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nước, các tổ chức quốc

tế cũng như các nhà nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế biển. Sở dĩ như vậy vì việc xác

định phạm vi và cách tiếp cận của kinh tế biển còn nhiều khác biệt. Có quan điểm cho

rằng kinh tế biển chỉ bao gồm những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, trong khi một

số ý kiến khác lại cho rằng kinh tế biển còn phải tính đến những hoạt động ở ven biển

hoặc liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến biển. Thực chất, các quan điểm đều không

bàn luận nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà về các lĩnh vực liên

quan và không phải diễn ra trên biển, hay nói cách khác là chưa thống nhất được về

mặt quan hệ sản xuất của nó. Có thể dẫn liệu những minh chứng tiêu biểu sau đây:

Ở nước ngoài, khái niệm kinh tế biển giữa các quốc gia cũng không giống nhau:

Theo Vụ Nghề cá và Đại dương Canada (DFO), thì "Kinh tế biển là những

ngành được thành lập trong khu vực hàng hải và các cộng đồng ven biển liền kề với

các khu vực này, hay những ngành mà thu nhập của chúng phụ thuộc vào các khu

vực này" [64].

Tại Trung Quốc, sau nhiều tranh luận về phạm vi của kinh tế biển như cho

rằng kinh tế biển là các hoạt động về hàng hải (tác giả Yang Jinsen, 1984) [94];

hay là các về du lịch biển, giao thông vận tải biển, làm muối, chăn nuôi thuỷ sản,

hoạt đông thăm dò và khai thác dầu khí, các hoạt động khai thác tài nguyên biển

(các học giả Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân và Hoàng Minh Lỗ, 1990) [76];

hoặc là các hoạt động kinh tế có liên quan tới biển và tùy thuộc vào mức độ hoạt

động của ngành kinh tế ấy (Xu Zhibin, 2003) [89] … thì cuối cùng các tác giả

cũng đi tới thống nhất rằng kinh tế biển là những hoạt động kinh tế trực tiếp hoặc

gián tiếp liên quan tới biển.

Page 37: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

30

Tại Mỹ, khái niệm kinh tế biển được xem xét dựa trên mức độ đóng góp của

kinh tế biển vào nền kinh tế quốc dân. Cục phân tích kinh tế Mỹ cho rằng kinh tế biển

là nền kinh tế tận dụng nguồn lực của biển trong quá trình sản xuất hay là quá trình sản

xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng của các nguồn lực biển [69].

Ở Niu-di-lân, trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội thống kê

Niu-di-lân (2006), các tác giả đã khẳng định: "kinh tế biển là tổng thể các hoạt động

kinh tế sử dụng hoặc diễn ra trong môi trường biển, hoặc sản xuất các hàng hoá và

dịch vụ cần thiết cho các hoạt động trên biển" [70].

Ở Việt Nam, khái niệm kinh tế biển cũng chưa có sự thống nhất rõ ràng.

Theo Vũ Văn Phái trong bài viết "Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá

khứ, hiện tại và tương lai" [35], coi kinh tế biển của nước ta sau thời kỳ đổi mới bao

gồm 6 lĩnh vực là: 1) nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến); 2) khai thác

khoáng sản; 3) hàng hải (đóng tàu, chuyên chở, xây dựng cảng); 4) du lịch và giải

trí biển; 5) dịch vụ biển (sản xuất các thiệt bị, phương tiện làm việc trong biển); 6)

an ninh - quốc phòng (quản lý vùng biển).

Đề tài khoa học cấp thành phố Đà Nẵng năm 2002 có tên "Giải pháp cơ bản

nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển thành phố Đà Nẵng" [42], tác

giả Huỳnh Văn Thanh cho rằng: Kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế trên

biển và đất liền, trong đó biển chủ yếu là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế như: khai

thác tài nguyên biển, các hoạt động vận tải và du lịch, còn các hoạt động ven bờ

khác là các hoạt động trên bờ như chế biển hải sản, đóng tàu… cũng nhờ yếu tố

biển hoặc phục vụ cho biển.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến

năm 2020, kinh tế biển được cho là bao gồm những ngành cụ thể như:

1. Kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển);

2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);

3. Khai thác dầu khí ngoài khơi;

4. Du lịch biển;

5. Làm muối;

6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;

7. Kinh tế đảo.

8. Đóng tầu và sửa chữa tầu biển;

9. Công nghiệp cơ khí và chế biến;

10. Công nghiệp chế biến thuỷ sản, hải sản;

Page 38: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

31

11. Cung cấp dịch vụ biển;

12. Thông tin liên lạc biển;

13. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển;

14. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển;

15. Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển.

Như vậy, hầu hết các quan điểm của nước ngoài và Việt Nam đều quy kinh

tế biển về hai điểm chính. Một là, chỉ quan niệm kinh tế biển là những hoạt động

kinh tế chỉ diễn ra trên biển. Hai là, không chỉ các hoạt động diễn ra trên biển mà

còn cả các hoạt động ven biển hoặc trên đất liền nhưng có liên quan tới biển.

Tham khảo có tính kế thừa để bổ sung hoàn thiện, từ những quan điểm nước

ngoài và Việt Nam, để phù hợp với bối cảnh và yêu cầu thực tiễn của quá trình phát

triển nền kinh tế thị trường hiện đại, khái niệm kinh tế biển trong luận án này xin

được trình bày khái quát như sau:

Kinh tế biển là lĩnh vực hoạt động và các quan hệ kinh tế diễn ra trên biển

cùng với các hoạt động kinh tế khác tuy không diễn ra trên biển nhưng có liên quan

tới hoạt động khai thác biển (bao gồm những hoạt động nhờ vào yếu tố "biển" để

phát triển kinh tế và các hoạt động dịch vụ cho phát triển kinh tế biển).

Có thể khái quát kinh tế biển theo sơ đồ 1.1.dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Khái quát kinh tế biển và các lĩnh vực kinh tế biển

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Kinh tế biển

“Các hoạt động kinh tế có liên quan trực tiếp tới biển”

“Các hoạt động kinh tế gián tiếp liên quan tới biển”

“1.Kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển);” “2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);” “3.Khai thác dầu khí ngoài khơi;” “4. Du lịch biển;” “5.Làm muối;” “6.Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;” “7.Kinh tế đảo.” “8. Đóng và sửa chữa tầu biển (hoạt động kinh tế này cũng có thể xếp vào kinh tế hàng hải);” “9. Công nghiệp cơ khí và chế biến;” “10.Công nghiệp chế biến thủy sản, hải sản;” “11.Cung cấp dịch vụ biển;” “12. Thông tin liên lạc biển;” “13.Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển;” “14. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển;” “15.Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển”

Page 39: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

32

- Khái niệm phát triển kinh tế biển:

Phát triển kinh tế biển về cơ bản có nội hàm giống khái niệm phát triển kinh

tế ở chỗ các khái niệm này đều phản ánh một quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ

hơn về mọi mặt của nền kinh tế và được đo lường bằng các tiêu chí như: xem xét

qua mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu KT-XH cũng như đời sống, mức sống của

người dân. Phát triển kinh tế là một khái niệm có nội hàm rộng hơn tăng trưởng

kinh tế, thông thường khi nói đến tăng trưởng kinh tế người ta chỉ xem xét sự gia

tăng về tốc độ, quy mô của nền kinh tế thì phát triển kinh tế là sự kết hợp một cách

chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở mỗi quốc gia.

Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều

hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng

ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày

càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi

thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân,

đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…).

Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển sẽ có thêm những nội dung liên quan tới

đặc trưng riêng của các hoạt động kinh tế biển. Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển

kinh tế biển được hiểu là việc phát triển toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên

biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai

thác biển. Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế

dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, điều kiện tự nhiên của vùng

biển đem lại.

Phát triển kinh tế biển không chỉ là phát triển mạnh các ngành kinh tế biển

mà còn phải gắn các ngành này với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia

và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Muốn vậy cần khuyến khích mọi

thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này, khuyến khích họ đầu tư cho các

ngành kinh tế biển. Trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng vững chắc ở các vùng ven

biển, đảo. Hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven

biển có vai trò đặc biệt quan trọng. Đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khai thác tài

nguyên biển song vẫn đảm bảo những yêu cầu về môi trường. Thu hút người dân ra

biển đảo làm ăn sinh sống và định cư lâu dài. Đảm bảo các công tác về cứu hộ, cứu

nạn trên biển. Tạo ra một môi trường an toàn, thuận lợi và ổn định trên biển, đảo.

Page 40: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

33

Như vậy: Phát triển kinh tế biển là sự gia tăng toàn diện các phân ngành

kinh tế biển theo chiều hướng tiến bộ, bao gồm: Sự phát triển toàn diện và đồng bộ

của các phân ngành kinh tế biển với các mặt của đời sống văn hoá ­ xã hội ở các

khu vực ven biển, dựa trên một chiến lược phát triển kinh tế biển và phương thức

quản lý kinh tế biển phù hợp và hiệu quả.

Phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung quan trọng trong phát

triển kinh tế tổng thể của một quốc gia. Nó thể hiện tầm nhìn hướng ra biển của

quốc gia đó.

2.1.1.2. Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và đảm bảo quốc phòng,

an ninh cấp thành phố (cấp tỉnh)

­ Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia:

Hai khái niệm quốc phòng và an ninh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì

QP, AN là hai mặt của sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các hoạt

động đối nội, đối ngoại về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học… của Nhà nước để

phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, trong đó sức mạnh quân sự là nòng

cốt để giữ vững hoà bình, đẩy lùi và ngăn chặn các hoạt động chống đối của kẻ thù,

sẵn sàng đánh lại kẻ thù xâm lược dưới bất cứ hình thức và quy mô nào.

An ninh được định nghĩa trong từ điển quân sự Việt Nam là trạng thái ổn

định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển bình

thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực trong hoạt động xã hội hoặc của

an toàn xã hội. Bản chất của an ninh được thể hiện ở hai yếu tố: an toàn (về mặt vật

chất) và yên tâm (về mặt tinh thần). Thêm nữa, có thể hiểu an ninh bao hàm hai yếu

tố, an toàn và không bị đe doạ. Cũng từ đó, an ninh quốc gia có thể hiểu là trạng

thái của một quốc gia không bị đe doạ bởi chủ thể quốc gia hoặc phi quốc gia khác

gây tại hoạ cho mình. An ninh quốc gia của Việt Nam là sự ổn định, phát triển bền

vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ

quốc. Bao hàm cả vấn đề an toàn cho cộng đồng dân cư nói chung, cho mỗi cá nhân

nói riêng. An ninh quốc gia bao gồm cả các nội dung của an ninh truyền thống và an

ninh phi truyền thống. Trong đó, an ninh truyền thống chủ yếu nhấn mạnh về đe doạ

quân sự và bảo vệ quốc phòng. An ninh truyền thống lấy nhà nước, lãnh thổ quốc

Page 41: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

34

gia làm trung tâm của các mối quan tâm về an ninh. An ninh truyền thống nhấn mạnh sự

đe dọa an ninh từ các quốc gia khác, là quan hệ an ninh giữa các nhà nước mà ít quan

tâm tới những mối đe dọa an ninh trong biên giới quốc gia. Các mối đe dọa an ninh

truyền thống xuất phát từ bốn nguồn gốc là mối đe dọa đến từ bản thân các quốc gia; mối

đe dọa từ các quốc gia khác; mối đe dọa đến từ các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn

giáo và mối đe dọa đến từ các nhóm, tổ chức và các cá nhân tội phạm. Đặc biệt, an ninh

truyền thống sử dụng các sức mạnh vũ trang, quân sự, chiến tranh để giải quyết.

Còn an ninh phi truyền thống bàn về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc

phòng, kinh tế, xã hội, trong chiến lược quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia

cũng như trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới. Thông thường nó bao

gồm an ninh kinh tế, an ninh tài chính - tiền tệ, an ninh tài nguyên thiên nhiên, an

ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh tin học, an ninh

sức khỏe... An ninh phi truyền thống lấy con người là đối tượng trung tâm, nó nhấn

mạnh tới việc bảo đảm cho mỗi người dân và các cá nhân trong cộng đồng có được

an sinh và phát triển năng lực căn bản của mình. An ninh phi truyền thống chủ yếu

sử dụng các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm sự ổn định bên

trong, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển con người và thực hiện an sinh xã hội.

Trong thế kỷ 20, khái niệm "an ninh" thường gắn liền với bối cảnh các cuộc

xung đột vũ trang. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thế

giới bước vào giai đoạn mà trong đó xu thế hợp tác và phát triển kinh tế là chủ yếu,

điều này mang đến sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, quá trình

hợp tác, hội nhập quốc tế này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an

ninh, chủ quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con người. Vì vậy

ngày nay, an ninh không chỉ xoay quanh các vấn đề về vũ trang nữa mà đã mở rộng

ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó an ninh phi truyền thống ngày càng được chú trọng

nhiều hơn, đặc biệt là an ninh trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Do đó, đảm bảo quốc

phòng, an ninh quốc gia trên biển không chỉ là việc đảm bảo về mặt trật tự, an ninh

thông qua các hoạt động vũ trang trên biển mà còn là việc đảm bảo cho kinh tế phát

triển bền vững, ổn định về chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường... ở ven biển, trong đó

đảm bảo ổn định về chính trị và phát triển kinh tế bền vững đóng vai trò then chốt.

Như vậy, có thể thấy, quốc phòng mạnh là điều kiện tốt nhất để giữ vững an ninh

bên trong, ngược lại an ninh tốt là điều kiện để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc

Page 42: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

35

phòng. Từ đó có thể khái quát: Đảm bảo QP, AN quốc gia là phòng ngừa, phát hiện,

ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại QP, AN quốc gia. Trong đó,

hoạt động xâm phạm QP, AN quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế

độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đảm bảo QP, AN quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Các cơ quan, tổ chức,

công dân đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đảm bảo sự ổn định, an toàn QP, AN

quốc gia theo quy định của pháp luật.

­ Đảm bảo QP, AN cấp thành phố (cấp tỉnh):

Đảm bảo QP, AN ở cấp tỉnh, thành phố đóng vai trò then chốt cho công cuộc

bảo vệ QP, AN của quốc gia nói chung. Về cơ bản, đảm bảo QP, AN cấp tỉnh, thành

phố là việc duy trì ổn định, phát triển bền vững của tỉnh, thành phố đó. Nhiệm vụ

phòng ngừa, ngăn chặn những hoạt động chống phá chính quyền cấp tỉnh, thành phố

cũng như ngăn chặn, kiểm soát, triệt tiêu những hành động xâm phạm độc lập, chủ

quyền quốc gia ở tỉnh, thành phố đó. Đồng thời, đảm bảo giữ vững ổn định trên mọi

mặt của đời sống đặc biệt là đảm bảo ổn định về kinh tế để phát triển.

Đảm bảo QP, AN ở cấp tỉnh, thành phố là một nhiệm vụ trọng yếu đặt ra

cho các chính quyền địa phương trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong phạm vi

nghiên cứu của luận án này thì đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng là việc duy

trì được một môi trường ổn định, an toàn trên các vùng biển của thành phố Đà

Nẵng; ngăn ngừa và triệt tiêu được các hoạt động chống phá chính quyền thành phố

hay các hoạt động xâm phạm tới chủ quyền quốc gia trên biển thuộc địa phận của

thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là những hành vi xâm hại chủ quyển trên các vùng

biển, ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời đảm bảo một môi trường

hoà bình, ổn định để phát triển bền vững nền kinh tế biển của thành phố.

2.1.1.3. Quan niệm về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc

phòng, an ninh cấp thành phố (cấp tỉnh)

Nghị quyết Trung ương 8, khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh

tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: "Phát triển bền

vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm QP, AN, giữ vững độc lập, chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì

môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển" [3]. Đây là chủ trương được bổ sung,

Page 43: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

36

phát triển trên cơ sở những nghị quyết Trung ương trước đây về chiến lược biển. Có

thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế

biển với đảm bảo QP, AN.

Biển cũng là hướng phòng thủ chiến lược của đất nước ta. Lịch sử cho thấy,

nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta được bắt đầu từ hướng

biển. Ngày nay, vùng biển, đảo càng trở nên một hướng đặc biệt quan trọng, xung

yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn

với QP, AN bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều Đảng và Nhà nước ta

luôn quan tâm, chú trọng.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), lần đầu tiên Đảng ta bàn về

phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đặc biệt là các giải pháp đẩy mạnh phát

triển kinh tế biển gắn với bảo đảm QP, AN, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Nghị quyết Đại hội VIII chỉ rõ:

Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc

phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy

mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm

năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc

phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh KT-XH, bảo vệ và làm chủ

vùng biển của Tổ quốc [22].

Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành Chỉ thị 20-CT/TƯ về

"Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [7].

Đặc biệt, tại Đại hội X (tháng 4/2006), Đảng ta khẳng định:

Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm

với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia

mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm QP, AN và hợp tác quốc tế. Hoàn

chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải

biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát

triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu

và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ bổ trợ. Hình thành một số

hành lang kinh tế ven biển. Nhanh chóng phát triển KT-XH ở các hải đảo

gắn với bảo đảm QP, AN [23].

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay, chủ trương phát triển kinh tế biển

gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được điều chỉnh cụ thể, chi tiết hơn. Cương

Page 44: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

37

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển

năm 2011) chỉ rõ cần kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP, AN; QP, AN với kinh tế trong

từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH và trên từng địa

bàn. Trong đó, một số nội dung được nhấn mạnh như những giải pháp tích cực để gắn

phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo như tăng cường công tác quy hoạch;

xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng các vùng biển, đảo ở địa bàn chiến lược đều phải

gắn kết chặt chẽ với quá trình tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận QP, AN;

nhiệm vụ, phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo;

chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện

quân với dân một ý chí; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển

kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo sự đồng

thuận xã hội... Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta cũng nhấn mạnh:

Phát triển kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo

vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp dầu

khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh

dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo.

Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

biển, thu hút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo

vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên biển,

đảo một cách bền vững [24]…

Nằm trong chiến lược hướng ra biển chung của cả nước, nhận thức về kinh tế

biến trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN ở cấp tỉnh (thành phố) trên cơ sở kế

thừa có chọn lọc và bổ sung để hoàn thiện theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

của luận án có thể khái quát: Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN

cấp tỉnh (thành phố): Là sự hoạt động chủ động, thường xuyên của các các chủ thể

thuộc các phân ngành kinh tế biển với các cấp chính quyền và các lực lượng chuyên

trách về QP, AN trên địa bàn cấp tỉnh theo các quy chế và hình thức thích hợp, nhằm

đảm bảo những điều kiện và yêu cầu cần thiết về QP, AN để phát triển kinh tế biển.

Đồng thời, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của vùng và của cả đất nước,

thực hiện thắng lợi những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Trong đó chủ thể trong các phân ngành kinh tế biển: Doanh nghiệp; các

HTX; các hội nghề nghiệp; nghiệp đoàn... và người dân.

Page 45: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

38

Lực lượng chuyên trách gồm: Bộ đội biên phòng; hải quân, cảnh sát biển,

công an; lực lượng kiểm ngư.

2.1.2. Sự cần thiết phải giải quyết hài hoà quan hệ giữa phát triển kinh

tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN có thể diễn ra ở nhiều

cấp độ. Nếu xét theo tính cấp thiết của tình hình có thể theo mức độ tăng dần từ cấp

độ 1 đế cấp độ 2 và tăng dần lên đến cấp độ cuối. Và ở mỗi cấp độ có những tiêu chí

cụ thể. Nếu xét theo mức độ ảnh hưởng có thể xét theo địa bàn ảnh hưởng: Tỉnh

(thành phố); vùng và quốc gia... Trong phạm vi của đề tài chủ yếu xét theo mối quan

hệ và tác động qua lại phạm vi cấp thành phố và tác động qua lại giữa các cấp độ.

2.1.2.1. Tác động của phát triển kinh tế biển tới đảm bảo quốc phòng, an ninh

Kinh tế biển tác động tới QP, AN theo cả hai hướng thuận lợi và không

thuận lợi.

Về tác động thuận lợi: kinh tế biển quyết định việc cung cấp cơ sở vật chất

kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động QP, AN. Ph. Ăngghen đã khẳng định "thất bại hay

thắng lợi của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế" [32, tr.235]. Vì vậy,

để xây dựng QP, AN trên biển vững mạnh thì phải xây dựng, phát triển kinh tế biển

vững mạnh. Mặt khác, kinh tế biển còn quyết định việc cung cấp số lượng, chất

lượng nguồn nhân lực cho QP, AN ở các vùng biển, ven biển. Qua đó, quyết định tổ

chức biên chế của lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân; quyết định

đường lối chiến lược QP, AN đối với các vùng biển, ven biển, đảo. Trong thời kỳ

đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định KT-XH phát triển

không chỉ tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực kinh tế cho tăng cường tiềm lực

quốc phòng, an ninh; phòng, chống tội phạm, mà còn tạo cơ sở chính trị - xã hội

thuận lợi cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm

trong tình hình mới. Đại hội XI của Đảng đã phát triển nhận thức đó ở chỗ, coi sự

ổn định và phát triển bền vững của đất nước là nền tảng của QP, AN nói chung, của

công tác phòng, chống tội phạm nói riêng. Chúng ta hiểu rằng, sự ổn định và phát

triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kết

hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện công bằng xã hội. Vì thế, xét cho cùng

sự ổn định và phát triển bền vững đời sống KT-XH nói chung đã tạo điều kiện để

giải quyết tốt vấn đề lợi ích của nhân dân, bảo đảm sự thống nhất lợi ích giữa cá

Page 46: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

39

nhân với cộng đồng và toàn xã hội, tăng cường sự cố kết nhà - làng - nước trong

thời đại mới, do đó nó cho phép huy động được sức mạnh của toàn dân trong sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng,

chống tội phạm nói chung. Đối với lĩnh vực kinh tế biển và QP, AN trên biển, ở các

vùng ven biển và hải đảo nói riêng cũng không nằm ngoài những nội dung ấy.

Về mặt không thuận: kinh tế biển ngược lại cũng có tác động không thuận lợi

tới QP, AN. Bởi vì lợi ích kinh tế, suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh

các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Mặt khác, khi kinh tế bất ổn thì khả năng hỗ trợ

về nhân lực, vật lực cho QP, AN cũng vì thế mà không ổn định theo. Một nền kinh

tế kém phát triển sẽ không thể tạo dựng một nền QP, AN vững mạnh. Khi QP, AN

không đủ lực về kinh tế tức là không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho vũ khí

hiện đại, nâng cấp quân đội, công an, không đào tạo được nguồn nhân lực chất

lượng cả về sức khoẻ và trí tuệ, không phát triển được các lĩnh vực khoa học về

quân sự… thì quốc gia rất dễ đứng trước các nguy cơ bị đe doạ về xâm lược chủ

quyền quốc gia, bị chèn ép trong các tranh chấp quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay

khi hội nhập quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng thì các nguy cơ tiềm ẩn về diễn

biến hoà bình, về vi phạm các công ước về luật biển, về các tranh chấp quốc tế trên

biển… ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Ví dụ, trong kinh tế du lịch biển

hiện nay đang phát sinh rất nhiều những tác động mới trái chiều như dưới nhiều

dạng thức khác nhau như: tội phạm lợi dụng visa du lịch để lẩn trốn đến các nước

khác;hình thành các tổ chức tội phạm quốc tế rửa tiền, buôn lậu; buôn người; đánh

bạc; cá cược qua mạng dưới nhiều hình thức; thậm chí còn lợi dụng để lôi kéo, kích

động, tuyên truyền trái phép về chủ quyền biển đảo. Vì vậy, nếu các lực lượng QP,

AN không chủ động nhạy bén, kịp thời đối phó với những diễn biến mới thì nguy

cơ xảy ra những bất ổn thậm chí dẫn đến chiến tranh là rất lớn. Vì vậy, các quốc gia

luôn phải chủ động trang bị cho mình mọi biện pháp phòng vệ để phòng ngừa nguy

cơ. Để thực hiện được điều này thì phải có nguồn lực tài chính dồi dào, hay nói cách

khác chỉ có một nền kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng mạnh mới đủ khả năng

đảm bảo cho quốc gia hoà bình, ổn định trước những nguy cơ tiềm ẩn.

2.1.2.2. Tác động của đảm bảo quốc phòng, an ninh đến phát triển kinh tế biển

Quốc phòng, an ninh có tác động tới phát triển kinh tế biển theo hai hướng.

Mặt thuận lợi: Việc xây dựng một nền quốc phòng, an ninh vững mạnh,

công tác phòng, chống tội phạm có hiệu quả sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu

Page 47: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

40

dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH nói chung. Ở đây nói cụ thể và

chính xác hơn thì QP, AN trên biển, các vùng ven biển và đảo vững mạnh sẽ tạo

môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Quốc phòng, an ninh trên

các biển, đảo vững mạnh tạo ra môi trường ổn định, thu hút đầu tư và góp phần phát

triển cho các lĩnh vực như du lịch, giao thông vận tải biển và nhiều ngành khác liên

quan tới khai thác môi trường biển. Từ lịch sử xa xưa, những nơi có giao thông

đường biển thuận lợi là những nơi có hoạt động kinh tế, thương mại phát triển sầm

uất và thu hút rất lớn đối với thương mại toàn cầu và khu vực. Từ đó, sẽ tạo ra rất

nhiều công ăn việc làm cho cư dân ven biển hay các vùng, địa phương ven biển liên

quan. Bên cạnh đó, nhờ được đảm bảo môi trường ổn định để phát triển kinh tế

biển, giao lưu quốc tế sẽ ngày càng mở rộng ở các khu vực ven biển, từ đó giúp

nâng cao nhận thức, trình độ của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

biển. Qua đó nâng cao chất lượng phát triển cho nền kinh tế biển.

Mặt không thuận: Hoạt động QP, AN tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân

lực, vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này, như V. I. Lênin đánh giá, là

tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến

tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh tế

biển nói riêng. Hoạt động QP, AN còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế

biển, cơ cấu kinh tế biển. Hoạt động QP, AN trên biển còn có thể dẫn đến huỷ hoại

môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế biển, nhất là khi chiến tranh

xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng

cố QP, AN với phát triển kinh tế biển vào một chỉnh thể thống nhất.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG,

AN NINH

2.2.1. Nội dung kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng,

an ninh

2.2.1.1. Tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị làm nền tảng lý luận về nội

dung kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một là, những quy định trong nước và quốc tế liên quan đến xử lý quan hệ

kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Trước hết, ở trong nước cần phải xây dựng lực lượng chuyên trách như: Bộ

đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển; lực lượng kiểm ngư... theo hướng chính

Page 48: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

41

quy, hiện đại. Đặc biệt phải hiện đại các lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Tập

trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu

vực biển. Đồng thời cần tăng cường năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ

vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên

các vùng biển. Tăng cường khả năng ứng phó với các nguy cơ về an ninh truyền

thống, phi truyền thống. Đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.

Kiên quyết đấu tranh đấu dưới nhiều hình thức để làm thất bại các âm mưu lợi dụng

các vấn đề về biển, đảo để chống phá cách mạng. Kiên trì xây dựng và giữ gìn môi

trường hoà bình, ổn định và trật tự pháp lý trên biển, tạo điều kiện cần thiết cho việc

khai thác và sử dụng biển an toàn, hiệu quả. Tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại,

hợp tác quốc tế theo hướng tham gia chủ động và đóng góp tích cực vào nỗ lực

chung của cộng đồng quốc tế trong việc bảo tồn, sử dụng bền vững biển. Đông thời,

tranh thủ các nguồn lực và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm nâng cao năng lực

tổ chức và khai thác biển, trong đó chú trọng các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tri

thức và đào tạo nguồn nhân lực.

Về quốc tế khi xảy ra các tranh chấp trên trên biển,Việt Nam nhất quán quan

điểm là các bên phải tôn trọng nguyên trạng, không được sử dụng hoặc đe dọa sử

dụng bằng vũ lực. Kiên trì lập trường giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại hoà

bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và phù hợp

với luật pháp quốc tế. Trong đó, Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp

quốc làm căn cứ pháp lý cơ bản và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển

Đông (DOC). Qua đó nhằm tìm kiếm các giải pháp vừa cơ bản vừa lâu dài, nhằm

đáp ứng các lợi ích chính đáng của đối tác, hướng đến xây dựng Biển Đông thành

vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.

Hai là, các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện các nhiệm vụ chính của kinh tế biển

(chính quyền các cấp; các cơ quan chức năng; doanh nghiêp; các lực lượng vũ trang

chuyên trách cộng đồng xã hôi; ngư dân...). Với nhiều chủ thể các cấp độ khác

nhau, có vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng cũng như nhiệm vụ chính trị khác nhau các

mối quan hệ đan xen phức tạp... Vì vậy, cần xác định rõ trong đó; chính quyền

thành phố là trọng tâm, thông qua các cấp chính quyền và hệ thống chính trị của

thành phố, doanh nghiệp, người dân và các chủ thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ

Page 49: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

42

QP, AN (các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách) của thành phố để thực

hiên nhiệm vụ

Ba là, tương tác lợi ích của hai quá trình phát triển kinh tế biển và đảm bảo

quốc phòng, an ninh trên địa bàn

Đảm bảo lợi ích đối với các chủ của hai quá trình phát triển trong mối quan

hệ tương tác là vấn đề rất phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu nhấn mạnh đến lợi

ích kinh tế. Đồng thời, phải xác định rõ lợi ích kinh tế là nền tảng vật chất, là điều

kiện cơ bản phục vụ cho việc đảm bảo QP, AN. Trên thực hai quá trình này cần

phải nhận thức rõ tính thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Sự thống nhất ở

chỗ làm tiền đề và điều kiện cho nhau cùng phát triển. Mâu thuẫn ở chỗ phát triển

kinh tế đòi hỏi phải tiết kiện mọi chi phí,trong khi đảm bảo QP, AN cần thiết phải

đầu tư các nguồn lực. Vì vậy, xây dựng nội dung kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo quốc phòng, an ninh luôn phải kết hợp nhuần nhuyễn để đảm bảo hài hòa

lợi ích giũa các chủ thể

2.2.1.2. Kinh tế du lịch biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng,

an ninh

Dưới góc độ kinh tế chính trị, KTDLB là một phạm trù kinh tế phản ánh các

quan hệ kinh tế giữa người cung ứng và người tiêu dùng các sản phẩm du lịch gắn

với không gian lãnh thổ của vùng biển và hải đảo thông qua các hoạt động: kinh

doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, phát triển khu du lịch,

điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu của du

khách, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thu nhập cho doanh nghiệp kinh

doanh du lịch, lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường… cho nhân dân địa

phương có tài nguyên du lịch biển - đảo. Gắn phát triển KTDLB với bảo đảm QP,

AN là tổng thể các hoạt động của các cấp, các ngành và cư dân ven biển thực hiện

gắn kết song song hai nhiệm vụ phát triển KTDL và QP, AN để hai lĩnh vực này phát

triển cân đối, hợp lý, hài hoà; vừa góp phần thúc đẩy KTDLB phát triển, vừa bảo đảm

thực hiện các tiêu chí về QP, AN, hướng đến mục tiêu phát triển KTDLB bền vững.

Như vậy, nội dung KTDLB trong mối quan hệ với bảo đảm QP, AN không chỉ là

việc gia tăng về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý các lĩnh vực hoạt động của

KTDLB mà còn là việc phát triển trong mối quan hệ với việc xây dựng thế trận QP,

AN trên biển và các đảo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là an

Page 50: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

43

ninh phi truyền thống và bảo vệ chủ quyền biển - đảo. Nó được thể hiện trong quy

hoạch, chiến lược phát triển KTDLB; xây dựng, khai thác sản phẩm du lịch biển -

đảo; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

theo hướng "lưỡng dụng" vừa phục vụ KTDLB, vừa có thể thực hiện nhiệm vụ QP,

AN khi cần thiết.

2.2.1.3. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng, an ninh

Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản là ngành khai thác trực tiếp từ biển,

có mối quan hệ gắn bó trực tiếp và không thể tách rời với biển, vì vậy cũng gắn bó

chặt chẽ với QP, AN trên biển. Lực lượng lao động trong ngành thuỷ hải sản cùng

với hệ thống kết cấu hạ tầng và các phương tiện tàu thuyền chính là nguồn lực quan

trọng để xây dựng và củng cố QP, AN trên biển. Không những vậy, sự hiện diện

của lực lượng lao động tại các vùng biển tạo ra lực lượng tại chỗ, sẵn sàng ứng phó

khi có tình huống đe doạ tới QP, AN xảy ra trên các vùng biển, ven biển và các đảo.

Chính lực lượng ngư dân là tai mắt trực tiếp phát hiện các tình huống, nguy cơ của

các thế lực thù địch gây mất xâm phạm chủ quyền biển đảo, thông báo kịp thời cho

cho lực lượng quân đội, công an, cảnh sát biển... Trong khai thác hải sản những rủi

ro hay sảy ra khi tình hình thời tiết biển gây ra trực tiếp đe doạ đến tính mạng ngư

dân vì vậy, vai trò của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ cũng rất quan trọng, giúp cho

ngư dân vững tin bám biển để lao động sản xuất, từ đó thúc đẩy kinh tế biển phát

triển. Do đó, phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản trong

mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng và

hoàn thiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ hải sản trong mối quan hệ với xây dựng

thế trận QP, AN. Khai thác hải sản thường gắn liền với môi trường biển, đảo và ven

biển nên công tác quy hoạch phát triển các ngành nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản

cũng cần tính đến yêu cầu của việc xây dựng, tổ chức và bố trí lực lượng trên các

hướng, mũi, địa bàn chiến lược, góp phần tạo nên thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo

vững chắc. Phải trang bị kiến thức cho ngư dân, nhất là với lực lượng ngư dân trực

tiếp tham gia đánh bắt hải sản xa bờ những kỹ năng sử dụng thiết bị hiện đại để khai

thác phát hiện luồng cá, liên hệ viễn thông, nhất là những kiến thức về chủ quyền,

quyền chủ quyền biển đảo theo công ước quốc tế để không vi phạm khi khai thác

Page 51: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

44

hải sản và cũng kịp thời phát hiện những hành vi xâm phạm chủ quyền... Đồng thời,

đẩy mạnh việc chuyển ngư dân ra sinh sống tại các đảo nhằm tạo thế liên hoàn giữa

phía trước và phía sau, giữa đảo và bờ, duy trì được tuyến phòng thủ vững mạnh.

Điều này vừa phục vụ đời sống dân sinh, vừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

phát triển KT-XH, bảo đảm tính chiến lược về kinh tế, chính trị và quân sự ở các địa

phương ven biển, đảo.

2.2.1.4. Kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Phát triển kinh tế hàng hải có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển

KT-XH của nước ta, góp phần quan trọng trong việc củng cố, giữ vững QP, AN trên

biển, vùng biển. Kinh tế hàng hải là ngành kinh tế đa dạng gồm các lĩnh vực: công

nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng biển và dịch vụ (lôgicstic)... có mối quan hệ trực

tiếp và mật thiết với các hoạt động đảm bảo QP, AN vì hàng hải là ngành có tính

quốc tế hoá cao, với nhiều hoạt động phức tạp liên quan đến con người, tàu thuyền,

cảng biển, hàng hoá, môi trường cả trong nước và quốc tế. Ngày nay, xu hướng phát

triển vận tải biển tăng rất nhanh cả trên thế giới và khu vực do lợi ích kinh tế của

ngành đem lại. Tuy nhiên kéo theo đó, mặt trái trong kinh tế hàng hải cũng có điều

kiện phát sinh rất phức tạp như buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, cướp

biển, lợi dụng ranh giới biển để gây hấn, tranh chấp chủ quyền; khai thác trái phép...

Ngoài ra, tranh chấp hàng hải là tranh chấp thường xuyên nhất do liên quan đến

nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan

hệ với đảm bảo QP, AN là nội dung đặc biệt quan trọng. Phải xây dựng một hệ

thống kết cấu hạ tầng hàng hải tiên tiến, vững chắc. Cần áp dụng các chính sách

khuyến khích, thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng hàng hải, đặc biệt là theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), lựa

chọn các dự án trọng điểm cần ưu tiên để thực hiện nhằm tạo bước đột phá về huy

động nguồn vốn; xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh

nghiệp khi tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải đối với những dự án

đặc biệt quan trọng, dự án đặc thù, kết hợp bảo đảm QP, AN và bảo vệ chủ quyền

biển đảo của Việt Nam. Đối với lực lượng đảm bảo QP, AN chuyên trách phải được

đầu tư cơ bản từ nguồn lực con người và trang thiết bị hiện đại đủ về số lượng, mạnh

về chất lượng có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Page 52: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

45

2.2.1.5. Dịch vụ biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Dịch vụ biển là khái niệm có phạm vi rất rộng. Trong phạm vi của luận án

chỉ đề cập đến những dịch vụ biển có mối quan hệ với đảm bảo QP, AN,“đó là các

dịch vụ như tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; thông tin liên lạc trên biển; nghiên

cứu khoa học, công nghệ biển; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế

biển; điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển. Có thể thấy đây đều là những

hoạt động không thể thiếu khi muốn đảm bảo QP, AN trên biển.”Do tình hình an

ninh biển có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó

lường như cướp vũ trang trên biển, tranh chấp ngư trường, đánh bắt trái phép thuỷ

hải sản… do đó muốn kinh tế biển phát triển ổn định cần chú trọng tới công tác cứu

hộ cứu nạn mà lực lượng cảnh sát biển là lực lượng nòng cốt thực hiện các nhiệm

vụ này. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng về truyền

thông, thông tin ở các vùng ven biển, đảo, kết nối chặt chẽ giữa các lực lượng như

cảnh sát biển, bộ đội, ngư dân, chính quyền địa phương để tuyên truyền, phổ biến

những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ QP, AN ở trên biển,

các vùng ven biển và ở các đảo; giữ vững liên lạc giữa đất liền với ngư dân khai

thác trên biển để đảm bảo an toàn cho người dân; tuyên truyền phòng chống thiên

tai từ biển cho nhân dân… xây dựng các lực lượng chuyên trách để từng bước thực

hiện QLNN trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương

tiện để chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh

sát, cảnh giới từ xa, thông tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên

phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát

biển; xây dựng hệ thống đèn biển cho các đảo; đầu tư hỗ trợ phát triển nghề đánh cá

xa bờ, nhằm vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành hải sản vừa góp

phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển đảo của Tổ quốc; tuyên truyền về

chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trên biển đảo và đấu tranh QP, AN.

Bên cạnh đó, cần có cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ biển vững mạnh.

Khoa học và công nghệ biển phải là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện thành công

các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội; chiến lược biển quốc gia và đường

lối chính sách đối ngoại của Việt Nam; thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Việt

Nam trong việc tham gia các tổ chức và điều ước khu vực, quốc tế về biển. Khoa học

và công nghệ biển phải trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội,

bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn tự nhiên, ngăn ngừa và phòng chống thiên tai,

Page 53: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

46

góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Mặt

khác, hoạt động khoa học và công nghệ biển là một cầu nối tăng cường quan hệ hữu

nghị, thân thiện giữa các nước trong khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu này; khai thác

tài nguyên biển trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích, chủ quyền lãnh hải

và tôn trọng luật pháp quốc tế, góp phần giải quyết tranh chấp trên biển.

Quản lý bền vững biển Việt Nam, phát triển kinh tế biển... là lĩnh vực phức

tạp, đa ngành nghề, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi nguồn nhân lực biển phải có tay

nghề, có kỹ thuật nghiệp vụ, được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp. Việc tổ

chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển là chìa khoá của

sự thành công trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý, khai thác tài nguyên

và bảo vệ môi trường biển Việt Nam cũng như đảm bảo QP, AN trên biển đảo của

nước ta. Chú trọng phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực về biển như dầu khí,

hàng hải, hải sản, du lịch; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương ven biển thực

hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, thông tin về biển; đấu tranh việc xuyên tạc

công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền,

tập huấn, phổ biến thông tin về biển, đảo theo hướng thiết thực, hiệu quả cho lực

lượng lao động trong các ngành kinh tế biển để giữ vững QP, AN trên biển; cần

tuyên truyền, đào tạo cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ

chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên gia và đội ngũ lao động chuyên ngành kỹ thuật,

ngư dân, người làm nghề biển, đội ngũ lao động trên biển, đảo và ven biển về chủ

quyền biển, hải đảo, nâng cao nhận thức và hành động cho họ trong đấu tranh bảo

vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.

2.2.2. Những tiêu chí đánh giá kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng, an ninh cấp tỉnh (thành phố)

2.2.2.1. Mức độ đảm bảo quốc phòng, an ninh của thành phố, của vùng và

trong các phân ngành kinh tế biển

Tiêu chí đầu tiên để đánh giá kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo

QP, AN cấp tỉnh/thành phố là mức độ đảm bảo QP, AN của thành phố, của vùng và

trong các phân ngành kinh tế biển. Sở dĩ như vậy vì sự ổn định về chính trị, kinh tế

xã hội sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các phân ngành kinh tế biển phát triển. Tiêu

chí này được đánh giá thường xuyên, định kỳ theo các mốc thời gian thông (tháng,

quý, năm...) qua số lượng, mức độ và tính chất của các sự vụ liên quan đến đảm bảo

QP, AN. Thực tế, khi đo lường số lượng các sự kiện liên quan đến đảm bảo QP, AN

Page 54: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

47

theo số liệu thống kê hàng năm để so sánh, đánh giá là tiêu chí dễ thực hiện.Ví

dụ,các cơ quan chuyên trách về QP, AN hàng tháng, quý, năm đều phải có báo cáo

cụ thể về số lượng, tính chất và mức độ của từng sự kiện diễn ra. Tổng kết năm so

sánh với các năm trước và so sánh với một số địa phương điển hình để chỉ ra kết

quả và hạn chế và nguyên nhân. Tuy nhiên, để đo lường được mức độ và tính chất

của các sự kiện liên quan đến đảm bảo QP, AN là vấn đề khó và phức tạp. Vấn đề

đặt ra đối với từng sự kiện khác nhau liên quan đến vấn đề đảm bảo QP, AN cần

phải dựa vào quan điểm và cách tiếp cận để đánh giá.Ví dụ, có những sự kiện liên

quan đến vấn đề quốc phòng tầm quốc gia, khu vực liên quan đến tranh chấp trên

biển Đông. Hoặc có những sự kịên liên quan đến ngư dân trong khai thác hải sản vi

phạm lánh hải hay sử dụng phương tiện, cách thức đánh bắt không được phép. Hoặc

những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, vệ sinh an toàn trong hoạt động du lịch...

trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển các phân ngành kinh tế biển. Những tiêu chí này

mặc dù khó định lượng, nhưng qua thực tiễn và kinh nghiệm phải được thể hiện qua

hệ thống văn bản quy định và phải được luật hóa để làm cơ sở đánh giá. Khi đã có

những quy định rõ ràng thì mới tạo căn cứ cho hoạt động phát triển kinh tế mà

không ảnh hưởng xấu tới QP, AN và ngược lại. Từ căn cứ pháp lý để xây dựng các

quy chế, kế hoạch phối hợp các lực lượng liên quan với nhau, tạo điều kiện thuận

lợi cho phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia. Đồng thời tránh

được những sự chồng chéo, phức tạp trong quá trình thực thi các chính sách phát

triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN cũng như nâng cao nhận thức cho những

lực lượng liên quan như ngư dân, doanh nghiệp khai thác chế biến thuỷ hải sản,

doanh nghiệp vận tải biển… về phạm vi được hoạt động và không được hoạt động,

khai thác. Mức độ hoàn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ phụ thuộc

vào việc xây dựng, bổ sung, ban hành và hoàn thiện của các cơ quan nhà nước có

liên quan cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đặt

ra. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào những cơ sở thực tiễn và yêu cầu đặt ra trong

bối cảnh mới của các ngành kinh tế biển cũng như những cơ sở thực tiễn, bối cảnh

của QP, AN quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, còn phải xét đến trình độ nhận

thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ thực hiện xây dựng các văn bản quy phạm

pháp luật này. Họ phải vừa đảm bảo có chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp

luật vững, vừa phải có kinh nghiệm thực tiễn sát sao, phù hợp.

Page 55: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

48

2.2.2.2. Sự tham gia của các chủ thể kinh doanh kết hợp kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh (trực tiếp; gián tiếp; chuyên trách)

Phát triển kinh tế biển song vẫn muốn giữ vững QP, AN trên biển thì nhất

định phải có sự kết hợp của rất nhiều lực lượng liên quan, từ các chủ thể kinh doanh

các phân ngành kinh tế biển và các lực lượng chức năng như cảnh sát biển, bộ đội

biên phòng (BĐBP), lực lượng kiểm ngư và các cơ quan, tổ chức, chính quyền nhà

nước ở địa phương, ở Trung ương. Đảm bảo QP, AN trên biển cũng chính là bảo vệ

chủ quyền quốc gia trên biển, nói rộng hơn cũng chính là bảo vệ độc lập, chủ quyền

của quốc gia nói chung, chống kẻ thù xâm lược. Đây là nhiệm vụ của không riêng ai

mà của toàn Đảng, toàn dân ta. Phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo

QP, AN rõ ràng có hiệu quả hay không phải dựa trên sự tham gia kết hợp của mọi lực

lượng, mọi người dân. Chẳng hạn như sự phối hợp giữa lực lượng cảnh sát biển với

lực lượng kiểm ngư và BĐBP ở các địa phương ven biển. Khi phối hợp giữa hai lực

lượng này phải căn cứ vào nội dung, tính chất hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, khả

năng chuyên biệt để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các lực lượng cũng như

đảm bảo sự hài hoà khi kết hợp cho các lực lượng này, không chồng chéo. Tiêu chí

này cũng phải được lượng hóa bằng các con số cụ thể theo thời gian: 3 tháng; 6 tháng

và 12 tháng... Sự phối hợp này cũng phải chỉ đích danh cá nhân doanh nghiệp và tổ

chức tham gia và sự đóng góp trực tiếp hay gián tiếp bằng vật chất, con người và các

hình thức cụ thể khác. Có hai cách phối hợp phổ biến hiện nay.

Thứ nhất là phối hợp trực tiếp: Các lực lượng liên quan tổ chức các buổi tiếp

xúc trực tiếp, trao đổi thông tin và bàn bạc với nhau để đưa ra các hành động tương

xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên. Đây là phương pháp rất

hiệu quả, đặc biệt là đối với những nhiệm vụ đòi hỏi tính khẩn cấp. Phương thức kết

hợp này phải được quy định rõ về thời gian, số lần trong năm; đối tượng tham gia

và nội dung phải rất cụ thể gắn với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên.

Ngoài tập hợp theo định kỳ, khi có những vấn đề, tình huống đột xuất cần phải triệu

tập các bên phải nghiêm túc chấp hành... Nội dung công tác phối hợp luôn đổi mới

cho phù hợp với tình hình thực tiễn... Đồng thời, thông qua hình thức phối hợp này

có thể trao đổi những vấn đề bất cập, hay những việc cần làm ngay để thục hiện tốt

nhiệm vụ đặt ra. Ví dụ vấn đề gỡ thẻ vàng (khai thác hải sản bất hợp pháp) trong

đánh bắt hải sản; hay vấn đề tàu ra khơi phải có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên

hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng. Tàu

Page 56: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

49

có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không

được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ. Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12

mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

Những bất cập trong quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân.

Thứ hai là phối hợp gián tiếp: Tức là các bên liên quan không trực tiếp gặp

nhau để trao đổi mà thường liên hệ thông qua các văn bản, thư điện tử, rồi từ đó

thống nhất nội dung phối hợp thực hiện nhiệm vụ với nhau. Các hành động sau đó

thường là tuân theo các chỉ thị, văn bản. Cách này nếu áp dụng cho các sự kiện khẩn

cấp thường không hiệu quả vì thường chậm hơn sự phối hợp trực tiếp, hơn nữa đôi

khi vẫn xảy ra những sự chồng chéo hoặc không hiểu hết ý nhau. Vì vậy, sự phối

hợp này thường chỉ áp dụng cho những hoạt động có tính chất đơn giản, thường

xuyên và có tính ổn định.

2.2.2.3. Mức độ phù hợp của các hình thức phối kết hợp và kết quả xử lý

các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng an ninh

Mức độ phù hợp của các hình thức phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách

hoặc lực lượng liên quan, bán chuyên trách trong các hoạt động phát triển kinh tế

biển gắn với đảm bảo QP, AN cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá mối quan hệ

giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN. Bởi nếu không phù hợp thì sẽ rất

khó cho các bên liên quan trong quá trình giải quyết một sự việc xảy ra cũng như

không đưa đến giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề đó được. Có hai hình thức

đo mức độ phù hợp này là phối hợp thường xuyên và phối hợp đột xuất.

- Phối hợp thường xuyên: Là hình thức phối hợp cơ bản và phổ biến nhất,

được sử dụng thường xuyên, liên tục theo một kế hoạch chung thống nhất đã được

chuẩn bị từ trước, song phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình

thực tiễn.

- Phối hợp đột xuất: Là hình thức được sử dụng khi có tình huống đột xuất

xảy ra. Vì vậy, khi xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp phải dự kiến được các

tình huống có thể xảy ra và thống nhất cách giải quyết. Những vấn đề xảy ra ngoài

dự kiến phải có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất giải quyết một cách kịp thời.

Trong quá trình thực hiện phải kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức trên,

không xem nhẹ hình thức nào. Đồng thời, phải linh hoạt trong sử dụng hình thức

phối hợp cho phù hợp với tình hình thực tế.

Page 57: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

50

Kết quả xử lý các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng an ninh: Hàng năm, các cơ quan chuyên trách phải

thống kê đầy đủ về số lượng các lần phối kết hợp và đánh giá kết quả xử lý các tình

huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc

phòng an ninh. Trong đó, đánh giá rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia trên cả

hai phương diện thành tích đạt được và tồn tại yếu kém. Tiêu chí này dùng để so

sánh, đánh giá kết quả của mối quan hệ đạt được trong mỗi phân ngành kinh tế biển

của thành phố cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, khi so sánh với các tỉnh,

thành phố khác sẽ là thông tin, thông số cần thiết để xem xét đánh giá mức độ hoàn

thiện quan hệ trên thực tiễn. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để đề xuất giải pháp tăng

cường mối quan hệ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trên thực tiễn chỉ mang tính tham khảo

để bổ sung bởi đây là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp.

2.2.2.4. Sự phát triển của từng phân ngành kinh tế biển và mức độ đóng góp

nguồn lực vật chất để thực hiện mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Bất cứ một hoạt động nào, muốn thành công đều phải có một nguồn lực vật

chất đủ mạnh. Phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN nhất

định phải dựa trên một nguồn lực cần thiết. Trước hết, nguồn lực ấy được đo lường

bằng các chỉ tiêu định lượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế như: về quy mô; sản

lượng; cơ cấu và trình độ phát triển... của các phân ngành kinh tế biển. Sau đó là

mức độ đóng góp của từng phân ngành kinh tế biển để thực hiện nhiệm vụ QP, AN.

Sự đóng góp này thông được đánh giá thông qua các tiêu chí cụ thể như: Mức quy

định đóng góp hàng năm; mức chi tiêu cho hoạt động QP, AN hàng năm của từng

phân ngành kinh tế biển (mua sắm trang thiết bị; kinh phí phối hợp tập huấn nghiệp

vụ; truyền thông nâng cao nhận thức...). Ngoài ra, có nhưng đống góp tự nguyện

khác... Mức độ phát triển của các phân ngành kinh tế biển là yếu tố quyết đinh tạo

lập hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến (ví dụ như hệ thống các bến cảng, tàu biển,

truyền thông…), vốn đầu tư, con người (các lực lượng chuyên trách, các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển…), khoa học công nghệ... Những

nguồn lực này phải được chú trọng đồng bộ, thường xuyên thì mới đảm bảo thúc

đẩy kinh tế và QP, AN phát triển song hành.

­ Nguồn lực con người: Nhân lực trong lĩnh vực kinh tế biển phải vừa có sức

khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp, thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức,

đồng thời luôn được nâng cao nhận thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên

Page 58: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

51

biển. Thường xuyên tuyên truyền để họ hiểu và khi cần thì tham gia vào hoạt động

bảo vệ QP, AN trên biển, đảo.

­ Nguồn lực về khoa học, công nghệ: Nguồn lực này sẽ góp phần giúp các

hoạt động khai thác biển được hiệu quả nhưng đồng thời quan tâm tới vấn đề bảo vệ

môi trường hoặc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để thăm dò những sự xâm phạm

tới vùng biển quốc gia…

- Nguồn lực về vốn: Cần có những giải pháp thu hút vốn đầu tư đa dạng từ

các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng vững mạnh cho các lĩnh vực của

kinh tế biển, đáp ứng cả yêu cầu về phát triển kinh tế lẫn đảm bảo QP, AN.

2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo

quốc phòng, an ninh

2.2.3.1. Sự hoàn thiện quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quản lý nhà

nước các cấp về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Các văn bản quy phạm pháp luật và QLNN các cấp về kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN đóng vai trò là kim chỉ nam dẫn đường để cho mối

quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo QP, AN có được sự kết hợp thống nhất,

hài hoà cũng như thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Hệ thống các

văn bản quy phạm pháp luật và QLNN các cấp này thể hiện cụ thể những đường

lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế biển với QP, AN. Từ đó chính quyền các cấp mới tiến hành quán

triệt, tổ chức thực hiện cũng như nắm rõ được trách nhiệm của mình trong các

công tác chỉ đạo, quản lý đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên

quan. Hệ thống các văn bản này còn là cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng và an ninh khi có những vướng mắc

phát sinh. Việc hoàn thiện các văn bản này sẽ góp phần cho việc khai thác tiềm

năng và các lợi thế về biển, đồng thời tăng cường bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo

nên sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế biển với QP, AN, nhất

là ở những địa phương ven biển, nơi phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vùng

trời, vùng biển của đất nước. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ QP, AN trên biển, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật và cơ chế, chính sách có liên quan đến mối quan hệ giữa phát triển kinh

tế biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng càng phải được làm sớm, làm nghiêm

ngặt và phù hợp với thực tiễn của từng địa phương và cả nước.

Page 59: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

52

2.2.3.2. Nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp (doanh

nghiệp; lực lượng quốc phòng, an ninh và nhân dân...) tham gia phát triển kinh

tế biển và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Phải khẳng định rõ khi nói rằng nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể

trực tiếp tham gia vào mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN

là nhân tố cốt lõi ảnh hưởng tới mối quan hệ này. Từ các lực lượng chuyên trách

như BĐBP, cảnh sát biển tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

biển, đến người dân sinh sống ở các vùng ven biển, đảo, tất cả đều phải nhận thức

sâu sắc cũng như phải có trách nhiệm tham gia củng cố mối quan hệ giữa phát triển

kinh tế và đảm bảo QP, AN. Hay nói rộng hơn, đó chính là nhận thức về việc bảo vệ

chủ quyền quốc gia trên biển, nhận thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi

cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc nói chung. Các

chủ thể bao gồm các doanh nghiệp về kinh tế biển, các lực lượng chuyên trách,

người dân… đều là những lực lượng nòng cốt cho thế trận lòng dân, thế trận QP,

AN trên biển của các địa phương ven biển cũng như cả nước. Nếu các chủ thể này

không nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và củng cố mối

quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo QP, AN thì khi có xâm phạm xảy ra,

những nguy cơ đe doạ tới an ninh, ổn định cho không chỉ các địa phương mà còn

cho cả nước là rất lớn. Ngoài ra, nếu không được tuyên truyền để nâng cao nhận

thức thì chính những chủ thể này có thể là tác nhân gây bất ổn định, bất an toàn cho

QP, AN trên biển. Lấy ví dụ một doanh nghiệp khai thác thuỷ hải sản, nếu không

nhận thức được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trong mối quan hệ với đảm bảo

QP, AN thì họ dễ gây ra những hoạt động khai thác sai trái gây hủy hoại môi trường

biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân ven biển hay gây ra những hoạt

động khai thác gây bất ổn định ở trên biển. Một ví dụ khác, đó là việc các chủ thể là

doanh nghiệp, người dân… khi không nhận thức được trách nhiệm trong việc củng

cố mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN thì họ có thể là đối

tượng cho các thế lực thù địch dụ dỗ, lôi kéo, vì lợi ích kinh tế của mình mà nghe

theo các lực lượng chống phá để gây mất trật tự, an ninh ở các vùng biển, ven biển,

đảo… Từ đó, tác động xấu tới QP, AN. Do đó, phải thường xuyên tuyên truyền,

nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể liên quan về mối quan hệ giữa phát triển kinh

tế biển với đảm bảo QP, AN.

Page 60: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

53

2.2.3.3. Mô hình quản lý nhà nước các cấp về kinh tế biển trong mối quan

hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh và tình hình kinh tế, chính trị trong và

ngoài nước

Thứ nhất, về mô hình quản lý nhà nước

Kinh nghiệm của các quốc gia có tiềm năng về kinh tế biển cũng như thực

tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta đã chỉ ra nhân tố có tầm ảnh hưởng trực tiếp

đến kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN thực hiện mô hình quản lý

phù hợp, toàn diện các phân ngành phát triển kinh tế biển, bao gồm: quản lý theo

phân cấp từ trung ương đến địa phương tất cả các hoạt động khai thác tài nguyên

trên biển và thềm lục địa.

Trong đó, kết hợp tổ chức, quản lý nhà nước theo hệ thống ngành dọc với

Hội đồng tổng hợp để vừa giải quyết vấn đề chuyên ngành vừa giải quyết vấn đề

liên ngành giúp cho các hoạt động quản của lý nhà nước về phát triển kinh tế biển

đạt hiệu quả cao. Đồng thời, đa đạng hóa các phương pháp, hình thức quản lý nhà

nước nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho kinh tế biển phát triển bền vững. Thường

xuyên rà soát để bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế

biển với phòng ngừa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước

Tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước là những nhân tố ảnh hưởng

rất lớn tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN. Ngày nay,

khi thế giới ngày càng rộng mở, giao lưu hợp tác ngày một phổ quát thì nguy cơ về

những bất ổn cũng ngày càng nhiều và diễn biến mới. Trong bối cảnh toàn thế giới

tiến ra biển, nhất là khu vực biển Đông với nhiều diễn biến, tranh chấp phức tạp khó

lường, nhiều quốc gia bị động trước áp lực từ các nước lớn trên nhiều phương diện

sẽ tác động rất lớn đến vấn đề tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm

bảo QP, AN. Về kinh tế, những quy định, ràng buộc, tiêu chuẩn của các tổ chức

quốc tế và khu vực trong các phân ngành kinh tế biển cũng tác động rất lớn đến tới

mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN. Đòi hỏi quá trình

phát triển kinh tế biển của các quốc gia trên thế giới hay các lĩnh vực đều ít nhiều

chịu sự tác động lẫn nhau. Có thể sự suy thoái về kinh tế ở một nước nhanh chóng

có thể lan ra toàn cầu cũng như kéo theo hệ luỵ cho các lĩnh vực khác như là làm

mất ổn định về các vấn đề về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng… Trong khi các

vấn đề kinh tế, chính trị trong nước ít nhiều còn là vấn đề chủ quan, có thể kiểm

soát phần nào thì tình hình kinh tế, chính trị bên ngoài lại hoàn toàn mang tính

Page 61: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

54

khách quan, khó lường. Do đó, kết hợp phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN

phải luôn luôn đề phòng những tác động này.

2.2.3.4. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Trước hết, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ tác động lên mối quan hệ giữa

phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN theo hướng làm cho mối quan hệ này

hoặc là trở lên vững mạnh hơn, hoặc là trở nên lỏng lẻo hơn. Một điều kiện cơ sở

vật chất kỹ thuật tốt, được đầu tư chắc chắn sẽ thúc đẩy cho các hoạt động phát triển

kinh tế biển, từ đó tác động tích cực tới công tác đảm bảo QP, AN. Hay một điều

kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt cũng sẽ giúp cho công tác đảm bảo QP, AN được

thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế. Điều

kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây có thể hiểu là chất lượng và số lượng các cảng

biển, nguồn nhân lực kinh tế biển, hệ thống giao thông vận tải biển, khoa học và

công nghệ sử dụng trong khai thác kinh tế biển… Muốn có một điều kiện cơ sở vật

chất kỹ thuật tốt thì chỉ dựa vào sự đầu tư của nhà nước là không đủ, cần phải có sự

kết hợp giữa cả doanh nghiệp, chính quyền và nhân dân. Cần có các biện pháp thu

hút đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật này, giảm tải gánh nặng cho nhà nước, nâng

cao trách nhiệm cho mọi chủ thể tham gia. Có như vậy mới tạo nên một mối quan

hệ bền vững, chắc chắn giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN.

Thứ hai, điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh

tế biển với đảm bảo QP, AN là nguồn lực tài chính. Ở đây, cụ thể là huy động các

nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, đối với các phân ngành cụ thể

trong kế hoạch tài chính hàng năm phải có định mức cụ thể căn cứ vào yêu cầu triển

khai nhiệm vụ. Từ trước đến nay vấn đề tài chính nói chung cho công tác này với

các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển thường không rõ, chỉ khi triển khai

nhiệm vụ cần thiết thì mới xin cấp tài chính để thực hiện. Từ đó dẫn đến việc thực

hiện nhiệm vụ thiếu chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng công tác.

2.3. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Nhật Bản là quốc gia có đường bờ biển dài khoảng 35.000 km với 6.847 hòn

Page 62: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

55

đảo lớn nhỏ, gần 42% dân số sống tập trung tại các vùng hải cảng, ngành công

nghiệp cảng biển đóng góp tới 99% thu nhập từ trao đổi mậu dịch với nước ngoài

và 42% thu nhập buôn bán trong nước, phát triển kinh tế biển là một lợi thế lớn của

Nhật Bản và vì vậy được nước này chú trọng hàng đầu. Chiến lược biển quốc gia

của Nhật Bản quan tâm tới việc sử dụng bền vững tài nguyên biển và bảo vệ môi

trường biển cũng như luôn đảm bảo an ninh ổn định để phát triển.

Thứ nhất, về mặt chiến lược, chính sách: Nhật Bản phát triển kinh tế biển

kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đồng thời đảm bảo ổn

định về QP, AN. Với mục tiêu như vậy, từ năm 2007, Nhật Bản ban hành Luật cơ

bản về Chính sách đại dương với các nội dung gồm:

+ Xác định trách nhiệm của chính quyền các cấp, của các địa phương, doanh

nghiệp và người dân đối với những vấn đề liên quan đến biển;

+ Đưa ra các nguyên tắc, quy định trong việc xử lý mối quan hệ giữa phát

triển, sử dụng tài nguyên biển với bảo tồn, bảo vệ môi trường biển;

+ Bảo đảm an ninh, an toàn trên biển;

+ Thúc đẩy nghiên cứu khoa học về biển;

+ Phát triển các ngành công nghiệp biển;

+ Quản trị toàn diện, tổng hợp biển;

+ Hợp tác quốc tế về biển.

Theo đó, Nội các Chính phủ Nhật Bản đã ban hành 3 kế hoạch cơ bản thực

hiện Chính sách đại dương. Kế hoạch cơ bản lần 1 vào tháng 3/2008 đề cập đến các

nội dung về thúc đẩy phát triển và khai thác nguồn tài nguyên biển; bảo vệ môi

trường biển; thúc đẩy phát triển vùng đặc quyền kinh tế; bảo đảm an ninh hàng hải;

đảm bảo an toàn, an ninh biển; thúc đẩy nghiên cứu và khảo sát biển; áp dụng các

biện pháp kết hợp đối với các vùng duyên hải; nâng cao nhận thức công chúng về

biển; thúc đẩy hợp tác và điều phối quốc tế về biển... Quan điểm xuyên suốt của Kế

hoạch cơ bản lần 1 là tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi

trường biển, thúc đẩy nghiên cứu biển, nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong quản

lý, phát triển biển, đại dương. Tuy nhiên, Bản kế hoạch này không đề cập về tranh

chấp trên biển hay các vấn đề về QP, AN mà chỉ nói chung về việc tuần tra nhằm

đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự trên biển, phát hiện các tàu thuyền lạ và tàu thu

thập thông tin tình báo. Trên cơ sở kế thừa Kế hoạch cơ bản lần 1, bản Kế hoạch lần

2 của Nhật Bản (giai đoạn 2013 - 2018) nhấn mạnh thêm nội dung về tăng cường

Page 63: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

56

khai thác tài nguyên dưới mặt biển và tăng cường khả năng giám sát xung quanh

các vùng biển của Nhật Bản. Kế hoạch lần 2 đưa ra những biện pháp nhằm đẩy

mạnh nghiên cứu các nguồn tài nguyên dưới mặt biển như methan hydrate và đất

hiếm; phát triển công nghệ sản xuất khí methan từ methan hydrate phục vụ mục

đích thương mại; tăng cường khả năng giám sát hàng hải của Nhật Bản tại những

vùng biển quanh nước này bằng cách tái cơ cấu và trang bị máy bay, tàu thuỷ cho

Lực lượng bảo vệ bờ biển và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, tiến hành hoạt động

chia sẻ thông tin giữa hai lực lượng này. Ngày 15/5/2018 bản Kế hoạch cơ bản lần 3

thực hiện chính sách đại dương (giai đoạn 2018 - 2023) được Nội các Nhật Bản

thông qua trong bối cảnh tình hình an ninh hàng hải ngày càng bị đe doạ nghiêm

trọng, cần phải bảo vệ lợi ích hàng hải và duy trì sự ổn định cho phát triển và tiến ra

Bắc cực. Kế hoạch lần này đặt ra khẩu hiệu "Vượt qua thách thức trở thành quốc gia

đại dương mới" với các nội dung cụ thể như: Bảo đảm an ninh biển toàn diện, trong

đó lấy trọng tâm là liên kết và hợp tác với các nước khác để thực hiện chiến lược

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở; củng cố năng lực của các lực

lượng phòng vệ bờ biển và cảnh sát biển Nhật Bản, tiến hành bảo vệ và quản lý các

đảo xa bờ. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực biển như khai thác các tài nguyên băng

cháy, quặng sulfua đa kim, đất hiếm; phân vùng khu vực sử dụng biển cho điện gió;

tăng cường cạnh tranh quốc tế thông qua gia tăng năng suất và giá trị gia tăng từ các

dịch vụ biển; tăng cường chức năng điểm trung chuyển hàng hải quốc tế; phát triển

đánh bắt cá thương mại… Duy trì và bảo tồn môi trường biển, trong đó sử dụng các

khuôn khổ quốc tế như mục tiêu phát triển bền vững để thực hiện việc bảo vệ môi

trường biển; thiết lập các khu bảo tồn biển thích hợp, giảm ô nhiễm biển, bảo tồn

các rạn san hô…; thực hiện các sáng kiến toàn diện nhằm hướng đến một vùng biển

sạch và phong phú, thúc đẩy các cuộc điều tra và nghiên cứu. Nâng cao kiến thức

khoa học, tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ biển;

duy trì và tăng cường khảo sát đại dương, quan sát, giám sát từ trên cao. Thúc đẩy

chính sách Bắc Cực với các biện pháp liên quan đến nghiên cứu và phát triển, hợp

tác quốc tế và sử dụng bền vững, sử dụng tuyến Đông Bắc trong tuyến đường biển

Bắc và sử dụng các sáng kiến của nước ngoài nhằm phát huy thế mạnh của Nhật

Bản trong lĩnh vực quan sát, nghiên cứu và phát triển; đồng thời thiết lập các trung

tâm hợp tác quốc tế ở Bắc Cực. Hợp tác quốc tế theo hướng thượng tôn pháp luật và

dựa trên nghiên cứu khoa học để hiện thực hoá lợi ích quốc gia. Phát triển nguồn

Page 64: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

57

nhân lực có kiến thức về đại dương và nâng cao hiểu biết của người dân thông qua

thực hiện giáo dục hàng hải; đào tạo và bảo đảm nhân sự chuyên môn hỗ trợ các

quốc gia biển; áp dụng và duy trì Ngày lễ đại dương. Điểm cốt lõi trong Kế hoạch lần

3 về chính sách đại dương của Chính phủ Nhật Bản là nêu bật mối quan tâm của Nhật

Bản về vấn đề an ninh trên biển, bao gồm an ninh khu vực và cả công tác phòng vệ

tại vùng đảo xa; vấn đề bảo vệ lãnh hải quốc gia và lợi ích trên biển của Nhật Bản

trong bối cảnh tình hình trên biển của Nhật Bản ngày càng phức tạp do sự đe doạ

ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Kế hoạch lần 3 của Nhật Bản

còn nhấn mạnh nhu cầu hợp tác giữa Lực lượng Tuần Duyên và Cơ Quan Ngư

Nghiệp để tăng cường năng lực đối phó với các hoạt động phi pháp của các tàu cá

Nghiệp để tăng cường năng lực đối phó với các hoạt động phi pháp của các tàu cá

nước ngoài trong vùng biển Nhật Bản; nhấn mạnh đến các biện pháp thu thập, chia sẻ

thông tin, đặc biệt là đối với các thông tin về tàu thuyền nước ngoài... Ngoài ra, để

đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải, chính sách mới của Nhật cũng quy định việc

phát huy chiến lược "Một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa" nhằm

duy trì và củng cố tuyến đường biển thông thoáng, mở và tự do cho Nhật Bản.

Thứ hai, về quản lý hoạt động khai thác tài nguyên biển

Nhật Bản quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên biển theo ngành dọc.

Mỗi phân ngành kinh tế liên quan đến biển sẽ thuộc sự quản lý của các cơ quan cấp

Bộ, các cơ quan này chịu trách nhiệm chính trong quản lý các cảng chủ đạo. Cảng

cấp II và cấp III được đặt dưới quyền quản lý của chính quyền địa phương, cụ thể là

thuộc các thành phố, các quận... Ban quản lý cảng do Chính phủ bổ nhiệm. Các

chính quyền địa phương chỉ đơn thuần quản lý về mặt hành chính, quản lý hoạt

động kinh doanh cũng như quản lý nguồn kinh phí của cảng và hải cảng đều thuộc

trách nhiệm của Chính phủ quốc gia. Suốt thời kỳ hậu chiến cho đến năm 1950, một

đạo luật cơ bản lần đầu ra đời có mối quan hệ giữa lĩnh vực xây dựng, phát triển,

quản lý và hoạt động của các cảng và vùng hải cảng. Đạo luật này quy định việc

quản lý cảng, nhu cầu xây dựng các cảng thuộc hệ thống quản lý của các cấp chính

quyền địa phương. Suốt những năm 50, căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số và gia

tăng mật độ dân số khu vực đô thị, Chính phủ Nhật Bản đã tập trung chuyên sâu vào

phát triển mạng lưới cảng biển, đường bộ, đường sắt và hệ thống đường cao tốc khu

vực đô thị, đặc biệt là tại vành đai công nghiệp Thái Bình Dương. Sau đó, đến năm

1960, nền kinh tế Nhật Bản đạt được tốc độ phát triển cao dẫn đến việc thiếu các

Page 65: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

58

cảng biển có năng lực phù hợp. Vì vậy, đến năm 1961, đạo luật những biện pháp

khẩn cấp về phát triển cảng đã ra đời và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển cảng

đã được ấn định (1961- 1965). Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập của người dân sau 5

năm tài khoá 1961- 1965, phát triển nền kinh tế quốc gia nhằm kích thích sự phát

triển hệ thống cảng biển và bến cảng cũng được Chính phủ quan tâm. Đối với sự

phối hợp của chính phủ trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, để triển khai kế

hoạch phát triển các khu vực trong đó có cả cảng biến và hải cảng, các kế hoạch đều

phải được thông qua và lấy ý kiến của các khu vực kinh tế, các cấp chính quyền địa

phương và những nhà quản lý. Hưởng ứng yêu cầu về một hệ thống phát triển mới

của chính quyền địa phương (quận trưởng). Chính phủ (thông qua Sở Kế hoạch

Kinh tế) thành lập một hội đồng mà nhân sự gồm các thành viên của Chính phủ, các

bộ ngành có liên quan cùng với chính quyền quận xem xét và quyết định. Các kế

hoạch về xây dựng những khu công nghiệp mới của thành phố không chỉ hạn chế

trong việc xem xét vị trí khu công nghiệp đó nằm ở đâu, những kế hoạch phát triển

cảng, mà còn bao gốm kế hoạch xây dựng nhà ở, hệ thống đường cao tốc và đường

bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và sinh hoạt cũng như hệ thống

điện và các dịch vụ viễn thông. Chính phủ căn cứ vào kế hoạch xây dựng để bố

sung ngân sách, ví dụ: trong trường hợp các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bị chậm

trễ. Chức năng của Chính phủ được mở rộng thêm với việc thành lập Cục Đất đai

quốc gia vào năm 1970. Năm 2001, cơ cấu của Chính phủ được sắp xếp lại, Cục

Đất đai quốc gia, Cục Phát triển Hokkaido. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng

được hợp nhất thành một bộ có tên là Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận

tải. Cảng biển là một trong những yếu tố quyết định đến việc cung cấp hệ thống cơ

sở hạ tầng phát triển cho các khu công nghiệp mới. Kế hoạch phát triển các khu vực

phải có sự kết hợp giữa các loại hình và quy mô các ngành công nghiệp trong khu

vực một cách hợp lý, thông qua đó để quyết định thiết kế hệ thống đường cao tốc,

mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước và các dịch vụ cảng biển.

Khu vực công cộng (Chính phủ trung ương và các địa phương) và các tổ chức kinh

tế tư nhân đều đã đầu tư vốn cho việc phát triển các khu công nghiệp mới. Chính

phủ đầu tư tài chính cho các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản như mạng lưới đường

cao tốc, đường bộ, đường sắt, cung cấp nguồn nước cho các ngành công nghiệp và

trợ cấp một phần cơ bản về tài chính cho cơ sở hạ tầng cảng biển như là xây dựng

công trình đê chắn sóng, cầu tàu, nạo vét luồng lạch vào cảng, cải tạo điểm neo đậu

Page 66: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

59

tàu khí vào cảng bốc dỡ hàng. Hệ thống cảng biển Nhật đóng vai trò quan trọng

trong nền kinh tế quốc gia. Mặc dù là một nước công nghiệp phát triển, nhưng hiện

nay Chính phủ Nhật đang tiến hành chuyển đối việc quản lý toàn diện hệ thống

cảng từ khu vực công cộng sang khu vực tư nhân nhằm tăng cường tính cạnh tranh

trong ngành công nghiệp cảng biển, khai thác hết năng lực của cảng để phục vụ

chiến lược kinh tế quốc gia, san sẻ bớt gánh nặng tài chính với Chính phủ trong lĩnh

vực đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biến tại quốc gia này. đầu tư cho xây

dựng cơ sở hạ tầng cảng biến tại quốc gia này.

Thứ ba, về quản lý hoạt động thuỷ sản

Ngành khai thác và đánh bắt thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan

trọng của Nhật Bản. Từ sau thế chiến thứ II, chính phủ Nhật Bản mở rộng hoạt động

khai thác hải sản theo luật pháp và công ước quốc tế. Chính phủ đầu tư mạnh về khoa

học - kỹ thuật và tài chính cho ngành này. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu xuất,

nhập khẩu hàng hóa, chính phủ Nhật Bản trú trọng đến việc đảm bảo an toàn an ninh

hàng hải, tránh không để xảy ra sự gián đoạn tại các cảng biển. Chính phủ Nhật bản

sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển để đảm bảo an toàn cho tầu ra, vào cảng trong

phạm vi 1000 hải lý tính từ các cảng của Nhật. Việc khai thác các nguồn tài nguyên

khoáng sản dưới thềm lục địa thuộc chủ quyền của Nhật Bản cũng được chính phủ

quan tâm và quản lý chặt chẽ việc khai thác gắn với bảo vệ môi trường biển.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Trung Quốc là quốc gia có đường bờ biển dài 18.000 km tiếp giáp với Thái

Bình Dương, biển Đông và biển Hoa Đông. Đây là điều kiện địa lý vô cùng thuận

lợi cho phát triển kinh tế biển. Trung Quốc có truyền thống lâu đời về khai thác các

nguồn lợi từ biển (khoảng 5000 năm trước Trung Quốc đã có hoạt động khai thác

muối từ biển). Sau Cách mạng Tân Hợi (1949), Trung Quốc đã sớm ban hành chiến

lược biển với 4 nội dung cơ bản là:

+ Xác định nội dung hạt nhân của chiến lược chính trị biển là việc mở rộng

quản lý biển;

+ Khẳng định chiến lược phát triển kinh tế biển là hạt nhân của việc xây

dựng chiến lược cường quốc biển;

+ Xác định đảm bảo an ninh biển gắn với an ninh quốc gia là nội dung trọng

tâm trong chiến lược phòng vệ biển;

Page 67: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

60

+ Coi trọng việc sử dụng công nghệ cao kết hợp với kỹ thuật thông thường

trong chiến lược khoa học - kỹ thuật biển.

Chiến lược phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN

của Trung Quốc, có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, Trung Quốc coi trọng phát triển toàn diện kinh tế biển với các nội

dung cụ thể như: Gắn khai thác các nguồn tài nguyên biển ở khu vực xa bờ với ven

bờ (năm 1991 được sự nhất trí của cơ quan quản lý đáy đại dương, Trung Quốc đã

tiến hành hoạt động khai thác quặng ở vùng biển rộng trên 150 ngìn km2 và hiện

nay đang đề nghị được mở rộng phạm vi khai thác). Bên cạnh đó, Trung Quốc đã

tiến hành các hoạt động thăm rò, khảo sát các vùng biển Bắc cực, phát triển nhiều

ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới biển như: đóng tàu biển, khai thác hải sản,

nghề muối, du lịch biển...

Thứ hai, Trung Quốc đề ra mục tiêu phát triển kinh tế biển "hiệu quả cao"

với các nội dung: Phát triển và mở rộng những ngành kinh tế mới gắn với biển,

nâng cao năng lực của nghề khai thác thuỷ sản truyền thống, nâng cao khả năng

cạnh tranh của các sản phẩm khai thác từ biển trên thị trường trong và ngoài nước.

Thường xuyên cập nhật và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về quản lý biển, tạo

môi trường pháp lý đảm bảo công bằng, minh bạch trong việc phát triển kinh tế

biển. Các chính sách, pháp luật về biển đã được chính phủ Trung Quốc ban hành

như: "Quy hoạch phát triển biển quốc gia", "Đề cương quy hoạch phát triển biển

toàn quốc", "Luật Nghề cá nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Quy tắc quản lý

tầu thuyền nước ngoài của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Điều lệ hợp tác,

khai thác dầu mỏ biển với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Điều lệ hợp tác,

khai thác dầu mỏ biển với bên ngoài của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". Với

hệ thống các chính sách, pháp luật đã được ban hành đã đóng vai trò quan trọng

trong thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế biển của Trung Quốc. Cùng với việc ban

hành chính sách, pháp luật, chính phủ Trung Quốc còn chú trọng kiện toàn hệ thống

các cơ quan quản lý nhà nước về biển từ rất sớm (năm 1949 cơ quan quản lý,

nghiên cứu phát triển bảo vệ tài nguyên biển toàn quốc (đều thuộc Quốc vụ viện) đã

được thành lập), xây dựng cơ cấu quản lý bộ máy hành chính gắn liền với các vùng

biển để tạo điều kiện quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế biển từ đó hình thành sự

phân cấp quản lý từ trung ương tới địa phương.

Page 68: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

61

Thứ ba, chính sách phát triển kinh tế biển bền vững được chính phủ Trung

Quốc đề ra với các nội dung chủ yếu như: Ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm biển để bảo

vệ môi trường và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển cho phát triển kinh tế

một cách hiệu quả. Ngay từ những năm 1970 chính phủ Trung Quốc đã dựa trên

chính sách bảo vệ môi trường quốc gia kết hợp với tính đặc thù của môi trường biển

để đề ra chiến lược bảo vệ môi trường biển, trong đó quy định những nguyên tắc cơ

bản để bảo vệ môi trường biển. Đồng thời từng bước kiện toàn các cơ quan quản lý,

giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành và từng địa phương trong việc bảo vệ môi

trường biển. Ngoài ra, để đảm bảo tái tạo tài nguyên biển, chính phủ Trung Quốc đã

thực thi chiến lược cấm đánh bắt cá theo từng khoảng thời gian trong năm nhằm

đảm bảo cho nguồn cá sinh sản tái tạo. Việc chấn chỉnh các hoạt động khai thác và

bảo vệ môi trường biển đã giúp các nguồn tài nguyên được tái tạo và đảm bảo cho

khai thác lâu dài các nguồn lợi từ biển cho phát triển kinh tế - xã hội. Song song với

việc ban hành hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên biển, chính phủ còn ban

hành các tài liệu truyên truyền cho ngư dân và xây dựng các đề án bảo vệ biển; tiêu

chuẩn chất lượng nghề khai thác, đánh bắt cá...

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hàn Quốc là một quốc gia bán đảo có 15 khu bảo tồn biển, 4 vùng biển quản

lý môi trường và 5 vùng biển quản lý đặc biệt cho việc thực hiện các mục tiêu cụ

thể. Đồng thời, Hàn Quốc được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế

giới về phát triển bền vững, song song với những nỗ lực của Chương trình Môi

trường Liên Hợp quốc về bảo vệ môi trường biển. Hàn Quốc đã tham gia ký kết

nhiều công ước quốc tế về môi trường như: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển,

Công ước Luân đôn, Công ước Liên Hợp quốc về đa dạng sinh học, Công ước khí

hậu và nhiều hiệp định môi trường đa phương khác.

Tại Hàn Quốc, công tác quản lý tổng hợp biển và hải đảo, đặc biệt là vùng

Tại Hàn Quốc, công tác quản lý tổng hợp biển và hải đảo, đặc biệt là vùng bờ, đã

được thể chế hoá và áp dụng trong thực tiễn. Hàn Quốc đã xây dựng được một hệ

thống luật pháp khá hoàn chỉnh để phục vụ quản lý tổng hợp biển và hải đảo. Rất

nhiều địa phương ven biển đã áp dụng thành công phương thức quản lý này với kết

quả sử dụng hợp lý tài nguyên, hài hoà các hoạt động quản lý ngành và bảo vệ, cải

thiện tài nguyên và môi trường. Về hệ thống pháp lý, vào năm 1996, Hàn Quốc đã

Page 69: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

62

xây dựng Luật Cơ bản về phát triển Biển và Nghề cá. Một loạt các luật khác được

xây dựng theo Luật này. Cũng trong năm 1996, cùng với Luật khung, Hàn Quốc đã

xây dựng quy hoạch tổng thể về biển tích hợp tất cả các quy hoạch ngành, được gọi là

quy hoạch phát triển biển và nghề cá. Tầm nhìn, mục tiêu của tất cả các ngành có liên

quan đều được tích hợp vào quy hoạch. Từ năm 1996, Hàn Quốc đã thực hiện tổng hợp

chức năng các cơ quan, tổng hợp về chính sách, pháp luật và quy hoạch để thực hiện

quản lý tổng hợp. Một số lĩnh vực nhỏ hơn nằm ngoài chức năng của Bộ Đại dương và

Nghề cá như quản lý hàng hải, quản lý biên giới, lãnh thổ được quản lý theo chuyên

ngành. Quy hoạch các ngành phải được phản ánh trong quy hoạch tổng hợp.

Cùng với tăng trưởng kinh tế vùng bờ, cũng như các quốc gia khác, ở Hàn

Quốc đã nảy sinh các vấn đề về môi trường, mất các sinh cảnh quan trọng và suy

thoái các hệ sinh thái hệ sinh thái biển và vùng bờ. Do vậy, Hàn Quốc đã tập trung

xây dựng Luật quản lý vùng bờ. Nội dung chính của Luật là quản lý tổng hợp tài

nguyên, quản lý môi trường biển tại khu vực vùng bờ (có khoảng cách từ bờ ra biển

3 hải lý và cách mực nước triều cao nhất 500 m hoặc 1.000 m về phía đất liền), bao

gồm quản lý các khu vực biển, xây dựng các công trình biển bảo vệ vùng bờ, giáo

dục và tuyên truyền. Quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ có kỳ quy hoạch 10 năm

và điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo tồn, sử dụng và phát triển các vùng biển.

Chính quyền Trung ương xây dựng quy hoạch cả nước, Chính quyền tỉnh xây dựng

quy hoạch cho tỉnh trên cơ sở quy hoạch cả nước.

Quản lý tổng hợp vùng bờ Hàn Quốc được phát triển theo giai đoạn. Khoảng

cuối 1980, tại Hàn Quốc đã đưa ra khái niệm quản lý tổng hợp vùng bờ. Khái niệm

này được đưa vào chính sách quốc gia từ đầu những năm 1990. Các dự án thí điểm

quản lý tổng hợp vùng bờ được thực hiện vào giữa những năm 1990. Các điều tra

để xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ cũng được thực hiện vào thời gian

này. Vào năm 1999, Hàn Quốc thông qua Luật quản lý vùng bờ với nội dung chính

là quản lý tổng hợp. Hàn Quốc đã xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý tổng

hợp vùng bờ ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Hiện tại, quản lý tổng hợp vùng bờ

ở Hàn Quốc tập trung vào phân vùng chức năng, bảo tồn các hệ sinh thái và quản lý

tổng hợp cửa sông, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững KT-XH và

bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống quản lý với mục tiêu là các vùng bờ tự

nhiên, đảm bảo tính pháp lý của phân vùng, quản lý trực tiếp, giới hạn trong vùng

nước ven bờ.

Page 70: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

63

Trước năm 2008, Hàn Quốc không có chính sách riêng biệt và cụ thể để quản

lý đảo, các đảo có người do Bộ Nội vụ quản lý hành chính. Nhận thức tầm quan

trọng của việc quản lý các đảo không người, năm 2008, Hàn Quốc đã ban hành Luật

quản lý các đảo nhỏ không người với nội dung cơ bản là quản lý tài nguyên, môi

trường, xây dựng quy hoạch quản lý đảo với kỳ quy hoạch 10 năm. Hàn Quốc đã

ban hành Luật quản lý các đảo với mục đích quản lý môi trường và tài nguyên các

đảo, chủ yếu tập trung vào bảo tồn. Hàn Quốc đã thực hiện điều tra về điều kiện tự

nhiên, địa hình, cảnh quan, hệ sinh thái làm cơ sở để bảo tồn. Trên cơ sở đó, xác

định các hình thức quản lý cho các đảo; chia đảo thành 4 loại: Loại bảo tồn, loại nửa

bảo tồn, loại phát triển có điều kiện và loại phát triển. Trong luật cũng có các phần

quy định về các đảo đặc biệt dùng xác định các ranh giới quốc gia trên biển. Về quy

hoạch quản lý, việc điều tra các đảo này được thực hiện thường xuyên. Tổng cục

Khí tượng Thuỷ văn biển Hàn Quốc thuộc Bộ Đại dương và Nghề xuyên. Tổng cục

Khí tượng Thuỷ văn biển Hàn Quốc thuộc Bộ Đại dương và Nghề cá điều tra

thường xuyên các đảo này. Các đảo được dùng là điểm để xác định các vùng biển là

rất quan trọng, cần được chú ý bảo vệ.

Hiện nay, Hàn Quốc đang xem xét, sửa đổi các luật hiện hành để thích ứng

với xu hướng quản lý tổng hợp theo cách tiếp cận hệ sinh thái. Ngoài ra, Hàn Quốc

đang nỗ lực hoàn chỉnh quy hoạch và tăng cường quản lý tổng hợp ở địa phương.

Hàn Quốc đang thực hiện điều tra toàn quốc lần 3 và xây dựng Quy hoạch quản lý

tổng hợp toàn quốc lần 2 bằng cách điều chỉnh Quy hoạch quản lý tổng hợp lần

1.Vào năm 2006, 70% tỉnh thành xây dựng Quy hoạch quản lý tổng hợp ở cấp tỉnh.

Cùng với việc ban hành Quy hoạch quản lý tổng hợp toàn quốc lần 2, các tỉnh sẽ

phải điều chỉnh quy hoạch đã được xây dựng trước đó để phù hợp với quy hoạch

quốc gia. Cơ sở pháp lý để quản lý môi trường biển và các luật cơ bản phục vụ quản

lý môi trường biển của Hàn Quốc bao gồm 3 Luật liên quan tới quản lý môi trường

biển: Luật quản lý môi trường biển, Luật về bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái

biển, Luật về bảo tồn các vùng đất ngập nước. Luật quản lý môi trường biển: Giám

sát môi trường, xây dựng và vận hành hệ thống thông tin môi trường, làm sạch các

chất thải nhấn chìm, nạo vét các khu ô nhiễm, thu gom rác nổi và Trung tâm xử lý

rác thải. Luật Bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái biển: điều tra các hệ sinh thái biển

trên phạm vi cả nước, các khu bảo tồn, hệ thống thông tin, phục hồi các hệ sinh thái,

Page 71: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

64

bảo tồn loài, kiểm soát sự phát triển. Luật bảo tồn vùng đất ngập nước chủ yếu phục

vụ bảo tồn môi trường, sinh cảnh và các vùng đất ngập nước.

Thực hiện quy định của Luật Quản lý môi trường biển, Tập đoàn quản lý

môi trường biển Hàn Quốc (KOEM) đã xây dựng hệ thống giám sát môi trường bao

gồm hệ thống trạm cố định, hệ thống trạm giám sát tự động và các thiết bị gắn trên

tầu biển. Có 13 trạm giám sát môi trường tự động tại các khu vực điểm nóng về ô

nhiễm biển. Hệ thống giám sát trên các tàu thương mại chạy xung quanh Hàn Quốc

để đo chất lượng nước. Các đặc trưng chất lượng nước được đo 10 lần trong 1

tháng. KOEM cũng xây dựng hệ thống thông tin phục vụ đưa ra báo cáo hiện trạng

môi trường, xây dựng chính sách quản lý và nghiên cứu. KOEM cũng thực hiện rất

nhiều dự án thu gom, xử lý rác thải, bảo tồn biển theo quy định của Luật Quản lý

môi trường biển và các luật khác. KOEM cũng xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu

môi trường biển.

2.3.2. Kinh nghiệm của trong nước

2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định

Hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/02/2007 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020", tỉnh Bình Định đã xây dựng được khu vực kinh tế biển phát triển toàn diện,

gắn chặt với đảm bảo QP, AN, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, làm cho tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh.

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, tỉnh Bình Định đã cụ thể hoá

bằng nhiều dự án, đề án để khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng biển, đảo và ven

biển trên địa bàn, với những giải pháp phù hợp thực tế từng địa phương, tạo sự đồng

thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhờ vậy, tình hình kinh tế xã hội khu

vực biển đảo của tỉnh Bình Định ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế biển,

đảo được quan tâm chỉ đạo, đầu tư; đời sống người dân được cải thiện. Theo đó,

Bình Định đã tập trung phát triển ngành vận tải biển, xây dựng cảng biển và phát

triển công nghiệp đóng tàu gắn liền song song với công tác bảo vệ QP, AN biển

đảo. Cảng biển quốc tế Quy Nhơn (loại I) của tỉnh là cảng biển lớn nối tuyến Quốc

lộ 19 với các tỉnh Tây Nguyên với tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng từ năm

2007 - 2017 đạt trên 91 triệu tấn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khai thác và chế

biến hải sản của tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, trên địa bàn

tỉnh có 4 doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản với tổng công suất hơn 12.000

Page 72: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

65

tấn/năm, giải quyết gần 1.600 lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập trên

3,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, tỉnh Bình Định cũng là một trong những tỉnh

có đội tàu cá nhiều nhất nhì cả nước với trên 6.300 tàu với tổng công suất gần 1,9

triệu CV. Ngoài ra, với lợi thế về biển và di tích lịch sử, du lịch biển của tỉnh trong

những năm qua cũng đã có bước phát triển nổi bật. Tính từ năm 2011 đến hết quý I

năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Bình Định ước đạt gần 16,9 triệu lượt khách

(trong đó khách quốc tế khoảng 1,25 triệu lượt) với tổng doanh thu ước đạt gần

7.500 tỷ đồng.

Điểm nổi bật quan trọng tại tỉnh Bình Định trong quá trình phát triển kinh tế

biển gắn với đảm bảo QP, AN là việc huy động được các nguồn lực đầu tư phát triển,

xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các vùng biển, đảo, góp phần vào công cuộc

củng cố QP, AN biển đảo trên địa bàn tỉnh, đồng thời bảo vệ môi trường, phòng

chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở đây. Bên cạnh đó, nhờ quán triệt sâu

sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền,

quyền chủ quyền biển, đảo, trong những năm qua, thế trận quốc phòng trên biển, đảo

của tỉnh Bình Định đã được tăng cường. Tỉnh Bình Định đặc biệt coi trọng bồi dưỡng

các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; tăng cường sự phối hợp giữa lực

lượng vũ trang với tổ chức đảng, chính quyền và người dân tại các địa phương gắn

với biển, đảo trong hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách về QLNN về biển,

đảo đã được ban hành và hướng dẫn thực hiện khá cụ thể. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình

Định cũng đã ban hành các văn bản, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ QLNN về lĩnh

vực biển, đảo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh chú trọng xây dựng mối quan hệ gắn bó

giữa các tầng lớp dân cư vùng biển, đảo với các lực lượng vũ trang, trực tiếp làm

nhiệm vụ bảo vệ QP, AN như BĐBP, cảnh sát biển để vừa giúp nhau sản xuất, nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần, vừa tạo dựng thế trận lòng dân vững chắc.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hải phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển

lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo

dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.

Trong những năm qua, kinh tế biển Hải Phòng đã đóng góp khoảng 30%

vào GDP toàn thành phố, GDP kinh tế biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng hơn

30% GDP kinh tế biển - ven biển cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn

Page 73: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

66

tốc độ chung vùng ven biển cả nước. Thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị,

sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt

Nam và hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển

thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới, sự nghiệp phát triển kinh tế biển của

thành phố Hải Phòng đã luôn đảm bảo gắn kết với sự nghiệp bảo vệ QP, AN. Một

số kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng có nội dung như sau:

Một là, Hải Phòng xây dựng hệ thống cảng biển phát triển cả về số lượng và

chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH cũng như đảm bảo

QP, AN của thành phố. Hiện nay, hệ thống cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển

tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc

tế của Việt Nam với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, có chiều dài 42km với hơn 40 cảng

và 69 cầu cảng, các chức năng khác nhau... Năm 2018, cụm cảng Lạch Huyện cửa

ngõ quốc tế mới loại IA được đưa vào khai thác đã mang một tầm vóc mới cho cảng

biển Hải Phòng. Khu bến cảng Lạch Huyện được xác định phát triển trở thành khu

cảng hiện đại, là cảng duy nhất ở miền Bắc đón được các tàu có trọng tải lên tới

150.000 tấn, đáp ứng vai trò cảng cửa ngõ quốc tế, kết hợp phục vụ mục tiêu trung

chuyển quốc tế.

Hai là, các đơn vị vận tải biển, lĩnh vực dịch vụ logistics đã từng bước

chuyển đổi hướng đầu tư phát triển theo hướng trẻ hoá, chuyên môn hoá, hiện đại

hoá trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển, phát triển cơ

sở hạ tầng, trang thiết bị và phương thức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin

(CNTT) nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh phù hợp với yêu cầu hội nhập của

thị trường vận tải biển trong khu vực và quốc tế, giúp cho Hải Phòng có được năng

lực phòng ngừa, ngăn chặn những mối đe doạ tiềm ẩn đối với an ninh, ổn định trong

giao thông vận tải biển.

Ba là, hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH thành phố nói chung, cơ sở hạ tầng

biển, đảo nói riêng, trong đó trước hết là hạ tầng giao thông, điện, nước sạch, thông

tin liên lạc, công trình hạ tầng thuỷ sản, đặc biệt là các dự án về xây dựng khu hậu

cần dịch vụ nghề cá và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được đầu tư phát triển

bằng nhiều nguồn, phát triển khá đồng bộ, từng bước hoàn thiện, hiện đại hoá, chất

lượng cao hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu đẩy mạnh khai thác tài

nguyên biển, phát triển kinh tế biển, KT-XH ven biển, đảo của thành phố và tạo ra

nguồn lực để củng cố QP, AN trên biển của thành phố.

Page 74: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

67

Bốn là, công tác quản lý bảo vệ môi trường biển, tài nguyên thiên nhiên, phát

triển bền vững các hệ sinh thái biển và phòng chống thiên tai đã được các cấp, các

ngành đặc biệt quan tâm và chú trọng đầu tư. Trên địa bàn thành phố có nhiều trung

tâm quan trắc môi trường biển phục vụ các nhu cầu tuân thủ luật bảo vệ môi trường

của các ngành nghề, hoạt động kinh tế.

Năm là, hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân

lực biển luôn luôn được chú trọng. Nội dung nghiên cứu khoa học, công nghệ được

nâng cao, đan xen các nội dung về bảo vệ QP, AN cũng như nâng cao nhận thức

cho mọi tầng lớp nhân dân về quyền và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên

biển. Hải Phòng vẫn đang xứng đáng là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học

công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển của vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

Sáu là, sự nghiệp an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo thường

xuyên được củng cố và giữ vững. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền của quốc, góp

phần giữ gìn hoà bình, hợp tác hữu nghị và phát triển của nước ta trong khu vực.

2.3.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh công nghiệp mạnh về kinh tế biển, ổn định về

chính trị, vững mạnh về QP, AN. Những năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã huy động

mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và

toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng

toàn dân, gắn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân ở

từng khu vực và trên toàn địa bàn, bảo đảm mỗi bước tăng trưởng, phát triển KT-XH

của tỉnh là một bước tăng cường tiềm lực QP, AN. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng

bộ Tỉnh lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020) đã xác định: "Chú trọng kết hợp chặt chẽ

nhiệm vụ KT­XH với QP, AN, đối ngoại và kinh tế đối ngoại, bảo đảm giữ được thế,

tạo động lực ngày càng vững chắc cho khu vực phòng thủ của Tỉnh, quan tâm đầu tư ­

cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện phục vụ chiến đấu đối với lực lượng vũ trang"

[25]. Trên cơ sở đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của mình, tỉnh chủ trương phát triển

công nghiệp, kinh tế biển, dịch vụ cảng biển, du lịch; tập trung xây dựng hệ thống kết

cấu hạ tầng kỹ thuật đảm bảo mục tiêu gắn phát triển kinh tế, xã hội với QP, AN trên

địa bàn; chú trọng đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biển,

đảo. Đồng thời, nghiên cứu, đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp

lý, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ

Page 75: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

68

sở hạ tầng kinh tế, xã hội; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt

các dự án kinh tế - quốc phòng trên địa bàn.

Quá trình thực hiện, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển những ngành kinh tế

trọng điểm, có tính lưỡng dụng như: dịch vụ cảng biển, khai thác hải sản, bưu chính

- viễn thông, y tế và giao thông - vận tải… trước hết phục vụ mục tiêu KT-XH;

đồng thời, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, trực tiếp là gắn với xây dựng các công

trình phòng thủ, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần - kỹ thuật của khu vực phòng thủ.

Hiện nay, các dự án KT-XH, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu (khí đốt,

hoá chất, gạch ngói, sắt thép...) đã và đang được triển khai đều được thẩm định và

gắn với bảo đảm QP, AN. Cùng với lĩnh vực khai thác dầu khí, tỉnh còn là một

trong những trung tâm năng lượng và du lịch của cả nước, với hệ thống cảng biển

và cảng sông có tiềm năng lớn, đang được khai thác và phát huy hiệu quả trong phát

triển kinh tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng trên địa bàn.

Là tỉnh ven biển, với hơn 156 km đường bờ biển, Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có

những thuận lợi cơ bản, vừa có những khó khăn, thách thức trong phát triển KT-

XH, tăng cường QP, AN. Trên biển, tình hình an ninh, trật tự diễn biến phức tạp;

các hành động xâm phạm chủ quyền, đánh bắt cá trái phép của tàu thuyền nước

ngoài, xâm hại môi trường biển, buôn lậu… thường xuyên xảy ra, nếu không được

giải quyết tốt sẽ là những nguy cơ gây mất ổn định. Để khắc phục tình trạng đó, tỉnh

đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ

đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH gắn với QP, AN. Mọi chủ

trương, quan điểm, nội dung, giải pháp kết hợp được cụ thể hoá trong các chỉ thị,

nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế

gắn với bảo đảm QP, AN trong nhiệm kỳ và từng năm, trong quy hoạch, kế hoạch tổng

thể phát triển KT-XH, xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh và các sở, ban, ngành, địa

phương. Cùng với việc quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) Về chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh chủ động rà soát các chính sách, chế độ đã

ban hành, kể cả việc thực hiện chủ trương kết hợp đánh bắt cá xa bờ với bảo vệ biển,

đảo; thực hiện các chính sách thu hút lực lượng tham gia phát triển kinh tế biển và giữ

gìn an ninh, trật tự trên biển. Đồng thời, có chính sách ưu tiên cụ thể đối với huyện đảo,

chú trọng xây dựng lực lượng và động viên nhân dân trên đảo thực hiện tốt công tác

QP, AN theo phương châm mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ biển, đảo.

Page 76: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

69

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng

2.3.3.1. Bài học từ kinh nghiệm nước ngoài

Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP,

AN của một số quốc gia, có thể rút ra những bài học như sau:

Một là, ở cấp quốc gia phải xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh

tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN để lấy đó làm căn cứ pháp lý cho

cấp tỉnh (thành phố) thực hiện. Xây dựng chính sách biển quốc gia của Việt Nam

phải dựa trên hệ thống các quy định của luật và công ước quốc tế giống như Nhật

Bản và Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam đã có những luật riêng cho từng ngành

như: Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Luật Tài nguyên nước, Luật Dầu khí, Luật Bảo

vệ môi trường… Tuy nhiên, các luật này mang tính chuyên biệt và không đảm bảo

đáp ứng những yêu cầu quản lý chung về biển. Ngoài ra, muốn xây dựng hệ thống

chính sách đồng bộ về quản lý biển trước hết cần phân định rõ vùng biển quốc gia.

Hiện nay Chính phủ đã tuyên bố xác định được cơ bản các vùng biển quốc gia

(tuyên bố ngày 12/07/1977). Tuy nhiên, nội dung tuyên bố cũng chưa đề cấp tới vấn

đề quản lý các vùng biển của Việt Nam và đến nay các văn bản này đã lạc hậu và

không phù hợp với nội dung của công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Vì lẽ đó

tất yếu cần xây dựng một luật mới để tạo lâp khung pháp lý cho quản lý biển ở cấp

độ vĩ mô. Về mặt nội dung, luật này cần làm rõ các vấn đề như: đưa ra những

nguyên tắc về quản lý biển; đề ra phương hướng để xây dựng các chính sách cấp

quốc gia về biển; xây dựng một trung tâm điều phối liên ngành với chức năng xây

dựng và quản lý biển… Bên cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện các luật chuyên ngành

để đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với chính sách biển quốc gia và các mục tiêu lâu dài

về phát triển kinh tế biển để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và khai

thác biển cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách biển quốc gia cần đảm bảo tính toàn diện và bao quát các nội

dung về biển như: xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc cơ bản về quản lý biển (nguyên

tắc phát triển bền vững biển; nguyên tắc quản lý tổng hợp; nguyên tắc cẩn trọng…).

Ngoài ra, chính sách biển cần xác định rõ các chủ thể tham gia quản lý biển, các

chương trình quản lý có thể thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, tập chung.

Việc xây dựng chính sách biển quốc gia các các chương trình cần có lộ trình phù

hợp với khung thời gian chi tiết để theo dõi giám sát quá trình thực hiện nhằm đánh

Page 77: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

70

giá kết quả và cho phép có những điều chỉnh kịp thời để nâng cao tính hiệu quả

trong khai thác và quản lý biển.

Hai là, phải kết hợp hài hoà các phân ngành với phương thức phù hợp để

khai thác hiệu quả tài nguyên biển; trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Về

cơ bản các quốc gia được nghiên cứu rất thành công trong xây dựng những chính

sách khai thác tài nguyên biển có hiệu quả theo hướng: Từ thăm dò vùng biển gần tới

vùng biển xa; khai thác trên nguyên tắc đảm bảo bảo vệ môi trường biển và quốc

phòng, an ninh biển đảo. Họ xây dựng các bộ quy tắc, quy định trong khai thác biển

và xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên sâu khoa học hiểu rõ về tài nguyên biển. Trong

khi đó ở Việt Nam, công tác khai thác biển tài nguyên biển đến nay tập trung nhiều ở

nghề cá. Xu hướng tới, lĩnh vực đánh bắt hải sản, đặc biệt là đánh bắt cá tại các vùng

biển sâu sẽ đóng vai trò quan trọng ở nước ta; nghề nuôi trồng thủy sản ven biển sẽ

phát triển và giữ vị trí quan trọng trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên ngày môt

khan hiếm; vận tải biển sẽ có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và có quy mô ngày càng

lớn, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu

vực và thế giới; ngoài ra ngành dầu khí nước ta cũng sẽ có sự phát triển dựa trên tiềm

năng to lớn về dầu khí của đất nước; bên cạnh đó các ngành như: du lịch biển và ven

biển cũng có nhiều không gian phát triển thuận lợi. Để khai thác biển có hiệu quả,

Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản lý tổng hợp biển, đảo, đội

ngũ này phải được đào tạo một cách bài bản, có khả năng điều tra, nghiên cứu để tìm

ra các quy luật tự nhiên, xã hội tại các vùng biển, hải đảo và áp dụng có hiệu quả các

kiến thức nắm được vào việc quản lý khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và bảo

vệ môi trường biển, tổ chức phòng tránh và khắc phục hậu quả thiên tai trên biển,

hoạch định các chính sách, phân vùng quy hoạch phát triển bền vững các vùng biển,

đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên biển.

Ba là, phải làm tốt công tác quản lý các hoạt động liên quan đến kinh tế

biển. Từ thành công của các quốc gia nêu trên, Việt Nam cần xây dựng đề án tái cơ

cấu ngành kinh tế biển, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ động của

các ngành, các cấp, các địa phương và vùng lãnh thổ, có sự quản lý tập trung của

Trung ương, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

theo chiều rộng và chiều sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành

theo nội dung mới gắn phát triển kinh tế biển với phòng ngừa thích ứng với biến đổi

Page 78: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

71

khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo; đồng thời, thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các

ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hoá các doanh nghiệp, thu hút đầu

tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển... Xây dựng

chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, xác định và

tiếp cận cho từng lĩnh vực như: Vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản, trồng

trọt, chăn nuôi… có sự tham gia của đại diện các cơ quan ở địa phương, các chuyên

gia kỹ thuật, các tổ chức quần chúng, các hộ gia đình, lập bản đồ về các mối hiểm

nguy, kế hoạch lưu giữ nước ngọt, áp dụng cách tiếp cận vùng để quản lý tài nguyên

thiên nhiên ven biển dựa trên cộng đồng. gấp rút đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên

cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển không những có

trình độ chuyên môn mà còn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ

quyền biển đảo. Tăng cường đầu tư xây dựng mới và củng cố hệ thống đê biển vững

chắc; kiện toàn hệ thống thông tin truyền thông, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần và

dự báo thời tiết; phát triển hệ thống rừng và rừng ngập mặn, trước mắt triển khai sớm

hệ thống đê biển ở vùng thấp và vùng ngập nước. Việt Nam có thể áp dụng giống

Hàn Quốc trong việc thể chế hoá việc quản lý các vùng biển, phân chia vùng biển có

người ở và không có người ở để đưa ra các nội dung quản lý phù hợp.

Bốn là, nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường biển

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đặc biệt chú trọng tới công tác bảo vệ

môi trường biển, bảo vệ hệ sinh thái biển. Họ chủ trương hàng đầu việc phát triển

môi trường biển, bảo vệ hệ sinh thái biển. Họ chủ trương hàng đầu việc phát triển

kinh tế biển bền vững chứ không khai thác biển bằng mọi giá. Để làm được điều đó,

họ xây dựng hẳn những bộ luật về bảo vệ hệ sinh thái và tham gia chặt chẽ vào các

công ước bảo vệ biển trên thế giới.

2.3.3.2. Bài học từ kinh nghiệm tỉnh (thành phố) trong nước

Thứ nhất, bài học về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển vững

mạnh. Giống như thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng luôn luôn cần phải nâng cao, nâng

cấp và xây dựng hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển vì đây là nơi giao

thương, buôn bán tấp nập cũng như vận tải thường xuyên không chỉ của riêng địa

bàn thành phố mà còn liên quan tới nhiều nước trong khu vực và quốc tế. Đó là cơ

hội để Đà Nẵng phát triển, vươn xa ra bên ngoài, đồng thời cũng góp phần củng cố

cho hệ thống QP, AN trên biển vùng Trung bộ.

Page 79: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

72

Thứ hai, bài học về tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và huy động

mọi nguồn lực, mọi thành phần, tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế đồng

thời bảo vệ QP, AN. Đà Nẵng có thể học tập từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác

tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình đối

với việc bảo vệ QP, AN hay chủ quyền đất nước trên biển. Tuyên truyền, vận động các

doanh nghiệp kinh tế biển, người dân cũng như các lực lượng chuyên trách đóng góp

sức lực và vật chất cho công tác đảm bảo QP, AN, sao cho mỗi bước tăng trưởng, phát

triển KT-XH của thành phố cũng là một bước tăng cường tiềm lực QP, AN.

Thứ ba, bài học về đầu tư cho khoa học ­ công nghệ, nhằm phòng ngừa ngăn

chặn các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh cũng như hướng đến việc khai thác

không gây tổn hại tới môi trường biển. Khoa học - công nghệ nghiên cứu các vấn đề

về biển, khai thác biển và phát triển kinh tế biển giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đây

là xu hướng đầu tư chung của mọi quốc gia trên thế giới. Khoa học - công nghệ đem

lại lợi ích to lớn không chỉ cho phát triển kinh tế mà còn cho các hoạt động về

phòng ngừa rủi ro, phát hiện sớm để ngăn chặn xâm lấn, ngăn chặn các nguy cơ hay

mối đe dọa tới QP, AN trên biển, đảo. Do đó, Đà Nẵng cần phải đầu tư cho khoa

học - công nghệ một cách thích đáng.

Thứ tư, bài học về xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các tầng lớp dân cư vùng

biển, đảo với các lực lượng vũ trang, lực lượng chuyên trách về QP, AN trên biển. Đà

Nẵng nên học tập tỉnh Bình Định trong công tác xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa

ngư dân với BĐBP, cảnh sát biển cũng như các cơ quan, tổ chức Nhà nước về bảo vệ

QP, AN. Đây chính là thế trận lòng dân vững chắc để đối phó lại mọi nguy cơ xâm hại,

đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ, đoàn kết để phát triển KT-XH.

Thứ năm, bài học về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào

công cuộc phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Đây là

bài học tuy không mới và gần như không bao giờ bị bỏ sót trong bất cứ yêu cầu phát

triển kinh tế nào, bởi vì con người là trung tâm của vũ trụ, là khởi nguồn của vạn

vật, phát triển hay không, ổn định QP, AN hay không rốt cuộc đều dựa trên yếu tố

căn bản là con người. Tuy nhiên không vì vậy mà xem nhẹ việc đào tạo chất lượng

và số lượng nhân lực. Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác phát

triển kinh tế gắn với đảm bảo QP, AN cần có nội dung phù hợp, sát sao thực tiễn và

phải được đầu tư thích đáng.

Page 80: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

73

Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI

ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM

BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng

Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc -

Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng cách Thủ

đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam,

cách thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di

sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng

ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar đến các

nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm

kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm trên một trong những tuyến đường biển và

đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc

biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển nhanh chóng và bền vững.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 128.543,09 km2, trong đó huyện

đảo Hoàng Sa là 30.500 km2. Về hành chính thành phố có 06 quận là Hải Châu,

Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; 02 huyện là huyện Hoà

Vang và huyện đảo Hoàng Sa với tổng diện tích trên đất liền là 94.261km2.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và

dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một

số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích

lớn, độ cao khoảng từ 700m -1.500m, độ dốc lớn (>40%), là nơi tập trung nhiều

rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống

sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng

bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập

trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu

chức năng của thành phố.

Page 81: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

74

Điều kiện khí hậu

Khí hậu của Đà Nẵng khắc nghiệt, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và

đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng. Mùa khô hạn kéo dài trong 6 tháng gây

nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mức nước các dòng sông xuống thấp, nước

mặn xâm nhập sâu vào các dòng sông, ảnh hưởng lớn đến vị trí lấy nước cấp cho

thành phố. Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình thành phố, phía Bắc có đèo Hải Vân

chắn nên Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chế độ nhiệt ít chênh

lệch giữa mùa hè và mùa đông, ở mức khoảng 3-5C.

Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 128.543 ha (trong đó diện tích phần

đất liền là 98.043 ha, phần diện tích quần đảo Hoàng Sa là 30.500 ha), bao gồm đủ

các nhóm đất như: đất cồn cát và đất biển (chiếm 10% diện tích), đất phù sa (chiếm

9,78%); đất phèn mặn (chiếm khoảng 2%); đất dốc tụ (chiếm khoảng 1,8%); đất đỏ

vàng (chiếm 56,1%). Trong đó quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng

ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở

vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược

liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở

công trình hạ tầng kỹ thuật [5].

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của Đà Nẵng khá phong phú. Trên địa bàn thành phố

có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, lưu vực

khoảng 5.180 km2 và hệ thống sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực

khoảng 426 km2). Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm của thành phố

khoảng 8,3 tỷ m3, trong đó hệ thống sông Hàn khoảng 7,6 tỷ m3, sông Cu Đê

khoảng 0,7 tỷ m3. Đây là hai nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản

xuất của thành phố với tổng lượng nước mặt khai thác hằng năm vào khoảng 150

triệu m3. Nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp của

thành phố chủ yếu ở các hạ lưu sông Vu Gia, Tuý Loan và Cu Đê. Ngoài ra, Đà

Nẵng hiện có 51 hồ đầm nằm rải rác trên địa bàn các quận, huyện, với tổng diện tích

mặt nước khoảng 1,8 triệu m2, dung tích chứa nước tối đa khoảng 6,1 triệu m3.

Nguồn nước suối ở Đà Nẵng phân bố chủ yếu ở hai khu vực là Bán đảo Sơn Trà, Bà

Nà-Núi Chúa và Sông Nam - sông Bắc. Các suối lớn gồm: suối Đá, suối Heo ở bán

đảo Sơn Trà và suối Lương thuộc núi Bạch Mã (quận Liên Chiểu) cũng là những

Page 82: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

75

nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố thông qua Trạm cấp nước Sơn

Trà (khoảng 4.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Hải Vân (5.000 m3 /ngày đêm).

Nguồn nước ngầm của Đà Nẵng đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo sườn

và chiều sâu. Các địa điểm có thể khai thác nước ngầm là nguồn nước ngầm tệp đá

vôi ở Hoà Hải, Hoà Quý, chiều sâu tầng chứa từ 50-60m, có thể cung cấp từ 5.000 -

10.000 m3 /ngày đêm cho khu vực Non Nước; khu vực Hoà Khánh có chiều sâu tầng

chứa 30-90 m, có thể cung cấp 10.000 m3 /ngày đêm cho các Khu Công nghiệp Hoà

Khánh và Liên Chiểu. Ngoài ra còn một số điểm khác đang được thăm dò [9].

Tài nguyên biển

Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có bán đảo và vùng lãnh hải thềm lục địa với

độ sâu 200m, với ngư trường rộng trên 15.000 km2,có các động vật biển phong phú

trên 266 giống loài, trong đó có 16 loài có giá trị kinh tế cao; tổng trữ lượng hải sản

các loại khoảng trên 1 triệu tấn, khả năng khai thác đạt 150-200 ngàn tấn/năm. Đây

là một trong những lợi thế của Đà Nẵng để phát triển ngành công nghiệp chế biến

thuỷ sản. Đà Nẵng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế, có vịnh nước sâu với cửa

biển Liên Chiểu, Tiên Sa nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ, xây

dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dụng khác. Ngoài ra, Vịnh Đà Nẵng còn là

nơi trú đậu tránh bão của các tàu công suất lớn. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn sở hữu

nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô… và nhiều cảnh

quan thiên nhiên kỳ thú. Đặc biệt còn có bán đảo Sơn Trà với cung đường biển bao

quanh tuyệt đẹp. Nhìn chung, là một thành phố ven biển, Đà Nẵng có nhiều lợi thế

để phát triển kinh tế biển nói chung và các ngành công nghiệp khai thác lợi thế biển

như: chế biến thuỷ sản, đóng tàu, các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu…

Tài nguyên rừng

Đà Nẵng hiện có 54.863,3 ha đất có rừng, tập trung chủ yếu ở phía Tây và

Tây Bắc thành phố, gồm 41.579,3 ha rừng tự nhiên và 13.285 ha rừng trồng. Tỷ lệ

che phủ rừng đến cuối năm 2014 đạt 40,8%. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 5,1

triệu m3.Theo Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2020,

3 loại rừng được quy hoạch với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 57.195,5 ha, gồm

31.116,7 ha rừng đặc dụng, 8.693,8 ha rừng phòng hộ và 17.385 ha rừng sản xuất,

ngoài ra còn có 2.729,9 ha rừng tự nhiên và rừng trồng đất ngoài quy hoạch lâm

nghiệp. Quy hoạch rừng sản xuất của thành phố bao gồm các khu rừng trồng

nguyên liệu giấy và một số ít diện tích rừng tự nhiên vùng đầu nguồn được khoanh

Page 83: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

76

nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phân bổ chủ yếu trên địa bàn huyện Hòa Vang, quận

nuôi Chiểu và quận Cẩm Lệ. Dự báo đến năm 2020 sản lượng gỗ rừng trồng đạt

338.800 m3, sản lượng tre, nứa khai thác đạt 2.000 tấn. Nhìn chung, nguồn lâm sản

có thể khai thác hằng năm của Đà Nẵng không nhiều, diện tích quy hoạch đất rừng

trồng hạn chế [59].

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng

Điều kiện kinh tế ­ xã hội

Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của

quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí

quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là trung tâm văn hoá thể dục

thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực

miền Trung và Tây Nguyên; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong

vùng, quốc gia và quốc tế; và là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan

trọng về quốc phòng an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

- Dân số: Tính đến năm 2019, dân số của thành phố Đà Nẵng là 1,215 triệu

người, trong đó số dân thành thị là 932.400 người, chiếm tỉ lệ 87,6%, còn số dân

nông thôn 131.700 người, chiếm tỉ lệ 12,4%. Mật độ dân số ở Đà Nẵng là 828

người/km2. Người Kinh là dân tộc chiếm đa số chủ yếu ở đây với tỉ lệ 99,4%.

- Lực lượng lao động: Số người tham gia lực lượng lao động ở thành phố Đà

Nẵng ngày càng tăng và góp phần không nhỏ là do sự di cư từ tỉnh khác. Trong khi

nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng phát triển, nhu cầu lao động tăng theo nhưng

không tăng kịp tốc độ tăng nguồn lao động. Đà Nẵng là một trong những thành phố

thu hút người từ nơi khác đến với 3 mục đích chính: sinh sống, làm việc (hoặc tìm

việc), theo học các trường đào tạo. Sự di cư này phần nào đáp ứng được nhu cầu

tăng trưởng cũng như trở thành một động lực thúc đẩy Đà Nẵng phát triển. Lực

lượng lao động theo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2017 của Đà Nẵng là

567,6 nghìn người chiếm 53,2% tổng dân số, tăng 11,5 nghìn người so năm 2016,

tốc độ tăng là 2,07%. Quý II/2018, biến động lực lượng lao động tại Đà Nẵng

không có gì khác so trước đây, sự tăng giảm lực lượng lao động diễn ra bình

thường. Theo số liệu sơ bộ và qua nhận định khi điều tra thì đã có sự di chuyển một

số lao động từ ngành sản xuất công nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ. Số

người thất nghiệp không tăng nhiều. Cơ cấu lao động đang làm việc tại Đà Nẵng từ

lâu nay khác biệt nhiều so với các tỉnh, thành phố khác do Đà Nẵng là nơi mà dân

Page 84: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

77

số khu vực nông thôn rất ít (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn là 12,4% - thấp nhất so

các tỉnh khác trong cả nước) và lao động tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ

lệ nhỏ. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm xuống

về số lượng và tỷ trọng; trong khi đó tỷ lệ lao động tham gia vào ngành thương mại,

dịch vụ ngày càng tăng lên. Quý II trong năm bao giờ cũng là thời gian mang lại

nhiều công ăn việc làm nhất cho nền kinh tế Đà Nẵng. Trong quý này, tình hình thất

nghiệp và thiếu việc làm giảm xuống do thời tiết nắng nóng, thuận lợi cho các hoạt

động sản xuất kinh doanh chủ yếu của thành phố, nhất là lĩnh vực du lịch, phục vụ

du lịch, xây dựng… Theo số liệu chưa đầy đủ, tỷ lệ lao động đang làm việc trong

ngành nông lâm, thuỷ sản ước tính chiếm 5%, công nghiệp xây dựng chiếm 28% và

thương mại, dịch vụ chiếm 67% (năm 2017 lần lượt là 5,3%, 29,1% và 65,6%).

Bảng 3.1: Dân số và nguồn lao động thành phố Đà Nẵng

từ năm 2010 đến năm 2018

Năm Dân số Nguồn

lao động

Lao động

có việc làm

Lao động

thất nghiệp

2010 922.712 454.858 424.418 30.406

2011 946.028 504.638 483.286 21.352

2012 966.319 508.760 483.731 25.092

2013 986.792 533.777 514.683 19.094

2014 1.007.653 541.181 522.483 18.698

2015 1.028.838 547.007 523.280 23.727

2016 1.046.259 564.500 524.060 22.950

2017 1.066.406 576.000 544.067 22.533

2018 1.215.000

Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng [16].

- Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP): Giai đoạn năm 2012 - 2017 tốc

độ tăng trưởng GRDP địa phương nay đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng

trưởng GDP cả nước. Năm 2016, tốc độ tăng GRDP (tính theo giá 2010) tăng

9,04% so với năm 2015; còn tính theo giá hiện hành là 69.806 tỷ đồng, tăng hơn

10% so năm 2015. Năm 2017, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546 tỷ đồng, tăng 9% so

với năm 2016. Năm 2018, GRDP tăng 7,86% so với năm 2017. Giai đoạn 2003 -

2018, GRDP ước tăng bình quân 10%/năm, riêng giá trị năm 2018 đạt 63.960 tỷ

đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2003, bằng 1,39% so với cả nước. Đóng góp chính

vào mức tăng trưởng cao và ổn định của kinh tế thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ hai

nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.

Page 85: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

78

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2012 - 2018

Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng từ năm 2012­2018 [16].

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của thành phố cũng tăng

cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Nếu như năm

2005, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng chỉ đạt 850 đô la Mỹ (USD) thì

năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố là 2283 USD và đến cuối năm

2016, con số này là 2980 USD, gấp trên 3,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2018,

GRDP bình quân đầu người đạt 82,8 triệu đồng (3.677 USD), gấp gần 7 lần năm

2003 và 1,45 lần cả nước.

0

1000

2000

3000

4000

2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2020

USD

Năm

Biểu đồ 3.2: Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2005 - 2018

Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng [16].

- Quy mô nền kinh tế: quy mô nền kinh tế trên địa bàn năm 2018 theo giá

hiện hành đạt 90.023 tỷ đồng, tương đương 3.909,8 triệu USD, tăng 325 triệu USD

so với năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản chiếm tỷ trọng 1,83% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm

29,32%, trong đó riêng công nghiệp chiếm 22,24%; khu vực dịch vụ chiếm 56,17%;

Page 86: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

79

thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,68% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ

năm 2017 là: 1,86%; 29,17%; 56,21%; 12,75%).

Giai đoạn 2003-2018, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng ước đạt 188.740 tỷ đồng, tăng 14,4%/năm; trong đó, thu nội địa đạt

146.238 tỷ đồng, tăng 16,3%/năm, chiếm 77,5% trên tổng thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, mục tiêu "Không có hộ đặc biệt nghèo" cơ bản hoàn thành. Đề án

giảm nghèo giai đoạn 2009-2015 về đích trước 3 năm, giai đoạn 2013-2017 về đích

trước 2 năm, đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố.

- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng được đẩy mạnh, góp phần tích cực

vào tăng trưởng kinh tế thành phố, làm thay đổi diện mạo chung của thành phố. Giai

đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 159,2 ngàn tỷ

đồng, tăng 9,4%/năm. Tính đến cuối năm 2015, thành phố đã thu hút 391 dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3,49 tỷ USD và 456 dự án đầu tư trong

nước với tổng đầu tư đạt gần 74.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 5/2018, Đà Nẵng đã thu

hút được 609 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên

3,1535 tỷ USD. Bước đầu đã xác lập được vai trò hạt nhân của khu vực, là đầu mối

giao thông quan trọng, trở thành tâm điểm phát triển trên nhiều lĩnh vực như du

lịch, thương mại, vận tải, logistics, tài chính ngân hàng, CNTT, hạ tầng, đầu tư, giáo

dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu. Đà Nẵng đã tích cực gia nhập

các diễn đàn quốc tế của khu vực và thế giới. Uy tín, vị thế và hình ảnh thành phố

được quảng bá hiệu quả qua các sự kiện văn hoá quốc tế hàng năm.

Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu về các chỉ số: Năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, Chỉ số cải cách hành

chính (PAR INDEX), Chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh… Nhiều mô hình

mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng được Trung ương và các tỉnh, thành phố

trong cả nước đánh giá cao.

3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của thành phố Đà

Nẵng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo

quốc phòng, an ninh

Những điều kiện tự nhiên cùng với những điều kiện KT-XH có tác động rất

lớn tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn. Cụ thể:

Page 87: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

80

­ Về mặt thuận lợi:

+ Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên: Đà Nẵng là thành phố biển, là đô thị loại I,

là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí chiến lược trên trục giao thông

Bắc Nam và là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây, có thể kết nối với nhiều

nước trong khu vực và trên thế giới bằng các tuyến đường sắt, đường bộ, đường

thuỷ và đường hàng không. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của thành phố tiếp cận

dưới góc độ vùng và ngành cho thấy Đà Nẵng đượcc nổi lên với vị trí chiến lược

quan trọng của Việt Nam như: Là trung tâm KT-XH của miền Trung, có vị trí quân

sự chiến lược, mặt tiếp giáp với biển Đông, gần Trung Quốc đang có những tranh

chấp, xung đột lợi ích biển... Đồng thời cho phép Đà Nẵng khai thác nguồn nguyên

vật liệu phong phú từ các nơi trong vùng kể cả nước bạn Lào... phục vụ sản xuất,

mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi, giảm giá

thành sản phẩm. Đặc biệt lợi thế biển là điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng phát triển

các ngành công nghiệp gắn với biển (du lịch biển, khai thác và chế biến hải sản,

cảng biển, đóng tàu…) và những lĩnh vực sản xuất sản phẩm hướng vào xuất khẩu.

+ Thuận lợi từ điều kiện KT­XH:

Thứ nhất, Đà Nẵng có nguồn lao động trẻ và dồi dào với tỷ lệ lao động qua

đào tạo khá cao, có hệ thống các trường đại học, cao đẳng quy mô lớn của miền

Trung với đa dạng ngành nghề đào tạo, có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học -

công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều ngành, đặc biệt là các ngành

liên quan tới kinh tế biển như du lịch, hàng hải.

Thứ hai, môi trường sống tại Đà Nẵng tương đối an bình, văn minh, hệ thống

các dịch vụ xã hội tương đối phát triển là một trong các điều kiện thuận lợi cho thu

hút đầu tư phát triển kinh tế thành phố nói chung và ngành kinh tế biển nói riêng.

Thứ ba, thành phố có hệ thống kết cấu hạ tầng khá hiện đại, tạo điều kiện

thuận lợi cho công tác tuyên truyền cho người dân về vai trò, lợi ích của phát triển

kinh tế biển cũng như bảo vệ biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh, quốc phòng

của không chỉ thành phố Đà Nẵng mà của vùng và cả nước nói chung trên biển.

­ Về mặt khó khăn:

+ Khó khăn từ điều kiện tự nhiên: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu, thời tiết

khắc nghiệt và là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí

hậu (bão, lũ, nắng nóng, hạn hán...). Điều này ảnh hưởng nhất định đến quyết định

của các nhà đầu tư khi đến Đà Nẵng. Thiếu nguồn đầu tư thì phát triển các nguồn

Page 88: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

81

lực cho thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn. Kinh tế gặp khó khăn thì sẽ không có

nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho đảm bảo an ninh, quốc phòng.

+ Khó khăn từ điều kiện KT­XH: Đà Nẵng đang phải đối mặt với sự suy

giảm các nguồn lợi thuỷ hải sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; khai thác

tài nguyên và môi trường biển; về ô nhiễm môi trường… Điều này tác động xấu tới

cả phát triển kinh tế biển lẫn đảm bảo ổn định trên biển. Bên cạnh đó, vấn đề phát

triển kỹ thuật, khoa học công nghệ để khai thác, quản lý kinh tế biển là một thách

thức lớn cho thành phố. Ngoài ra, thành phố còn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ có

trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong các vấn đề như như năng lượng sóng thuỷ

triều, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hoá chất và dược liệu biển... Các

nghề mới như khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tàu, nuôi trồng hải sản đặc sản, chỉ

mới được phát triển bước đầu. Du lịch là là hướng phát triển chính của thành phố

trong đó có du lịch biển nhưng phải cạnh tranh với nhiều tỉnh thành khác trong khu

vực và các tỉnh có biển. Hơn nữa, các công trình kỹ thuật và dịch vụ xây dựng hạ tầng

biển còn nhiều bất cập, yếu kém. Cơ sở hạ tầng vùng ven biển, hải đảo Đà Nẵng thiếu

thốn và lạc hậu. Sự phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương và một số ngành chủ

yếu chạy theo nhu cầu thị trường, chưa thực sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo

đảm QP, AN, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Không những thế, phát

triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ với QP, AN,

hoặc ngược lại, có một số lĩnh vực của QP, AN chưa được gắn kết với phát triển kinh

tế, làm cho kinh tế biển Đà Nẵng vốn còn nhiều hạn chế về khoa học - công nghệ, kỹ

thuật và năng lực lại bất cập trong công tác bảo vệ, làm hạn chế quá trình phát triển

kinh tế biển gắn với QP, AN. Một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là việc xây dựng bến

cảng; cơ sở công nghiệp biển; các khu dịch vụ trên đảo mở tràn lan, không tuân thủ

các nguyên tắc chung, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ QP, AN trên biển, đảo.

3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO

QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2018

3.2.1. Thực trạng kinh tế du lịch biển trong mối quan hệ với đảm bảo

quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2018

3.2.1.1. Tăng trưởng của kinh tế du lịch biển đạt kết quả cao và ổn định

nhờ kết hợp tốt với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh

Kinh tế du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn đối với thành phố Đà Nẵng,

chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần thúc đẩy các ngành

Page 89: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

82

kinh tế khác phát triển theo, tạo động lực cho phát triển QP, AN trên vùng biển,

vùng ven biển và đảo của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, chính sự đảm bảo QP,

AN ổn định trong những năm qua tại Đà Nẵng là nhân tố quan trọng góp sức vào

kết quả trên. Kinh tế du lịch biển Đà Nẵng những năm qua đã phát triển nhanh

chóng, tạo ấn tượng mạnh mẽ trên phạm vi cả nước và bước đầu vươn ra thị trường

quốc tế. Trong đó phải kể đến yếu tố môi trường du lịch ổn định và thân thiện trên

biển. Đặc biệt, lượt khách quốc tế đến với Đà Nẵng ngày càng tăng cao là nhờ có sự

kết hợp tốt của lực lượng chuyên trách QP, AN.

+ Lượt khách du lịch và tổng thu du lịch: Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng

trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm của thành phố Đà Nẵng là 20,1%, trong

đó khách quốc tế tăng bình quân 25,4%, khách nội địa tăng bình quân 18,5%. Tổng thu

du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân đạt 30,7%. Năm 2011, tổng thu du lịch đạt

4.600 tỷ đồng đến năm 2015 đạt 12.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,56 lần và tăng gấp 3,9 lần

so với giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2016, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 5,5 triệu

lượt, tăng 18,4% so với năm 2015; trong đó khách quốc tế đạt 1,67 triệu lượt, tăng

32,4% so với năm 2015, khách nội địa đạt 3,86 triệu lượt, tăng 13,2% so với năm 2015.

Tổng thu du lịch đạt 16.082,8 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm 2015. Năm 2017, thành

phố đã đón khoảng 6,6 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 19% so với cùng

kỳ năm 2016. Tổng thu du lịch đạt 19.403 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2016. Năm

2018, tổng lượt khách du lịch tới Đà Nẵng đạt 7,66 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với

năm 2017, đạt 102,5% kế hoạch. Tổng thu từ hoạt động du lịch cả năm 2018 đạt

24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9% kế hoạch.

Bảng 3.2: Thống kê tổng lượt khách du lịch trong nước và quốc tế

đến Đà Nẵng từ năm 2010 tới 2018

Đơn vị: Nghìn lượt khách

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Khách quốc tế 290 401 409 595 531 652 1.660 2.342 2.875

Khách nội địa 1.206 1.826 2.161 2.348 2.928 3.012 4.014 4.341 4.785

Tổng số 1.499 2.227 2.570 2.943 3.459 3.664 5.674 6.683 7.650

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2018 [16].

Nhìn vào bảng thống kê 3.2 và 3.3 có thể thấy lượt khách du lịch đến Đà

Nẵng từ năm 2010 tới 2018 liên tục tăng và được dự báo tiếp tục đà tăng mạnh vào

Page 90: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

83

năm 2019. Sự tăng trưởng lượt khách khá đều như vậy cho thấy một sự ổn định về

môi trường du lịch của Đà Nẵng cũng như sức nóng thu hút du khách không ngừng

tăng của thành phố.

Lượt khách tăng tức là tổng thu du lịch cũng sẽ tăng. Giai đoạn 2011 - 2018

như được biểu thị ở biểu đồ 3.3 dưới đây cho thấy sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ

của KTDLB Đà Nẵng. Tổng thu từ hoạt động du lịch Đà Nẵng cả năm 2018 đạt

24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9%. Tổng thu du lịch năm 2018

so với năm 2011 đã tăng hơn 5,2 lần. Năm 2016, đóng góp của ngành du lịch Đà

Nẵng vào GRDP thành phố đạt 23,72%, năm 2017 đạt 24,4%, năm 2018 là hơn 25%.

Biểu đồ 3.3: Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Sở Du lịch, thành phố Đà Nẵng [40].

+ Dự án đầu tư về du lịch: Nghị quyết 43 đã mở ra cho Đà Nẵng những

thuận lợi về cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển, tạo đà để thành

phố vươn lên một tầm cao mới, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung -

Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 83 dự án đầu tư vào

lĩnh vực du lịch dịch vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD, trong đó có 20 dự

án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD và 63 dự án đầu tư

trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD. Thành phố Đà Nẵng ưu tiên kêu

gọi những dự án đầu tư chú trọng trách nhiệm đối với cộng đồng, lựa chọn những

dự án đầu tư hiệu quả góp phần phát triển KT-XH thành phố theo hướng bền vững

đồng thời đảm bảo ổn định, an ninh.

+ Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch thành phố ngày càng được đầu tư phát

triển đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng

được nhu cầu và thị hiếu của du khách với các sản phẩm mới như: quần thể du lịch

sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành, Phước

Nhơn; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Công viên Châu Á, định kỳ tổ

Page 91: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

84

chức các hoạt động khu vực trục lễ hội 02 bên bờ sông Hàn; chương trình show diễn

"Đà Nẵng quyến rũ"… Đặc biệt, Đà Nẵng trở thành địa chỉ tin cậy của các sự kiến

lớn trong và ngoài nước như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

(APEC) tháng 11/2017, Lễ hội pháo hoa quốc tế thường niên kể từ năm 2008… Năm

2016, Đà Nẵng lọt vào Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á do độc giả Tạp

chí Smart Travel Asia bình chọn. Năm 2018, Đà Nẵng cũng đã lọt danh sách những

điểm đến nên ghé thăm trước khi trở nên quá nổi tiếng trên trang Business Insider.

Theo báo Nikkei của Nhật Bản, trong bảng xếp hạng các điểm đến du lịch năm 2018

của Airbnb - trang web đặt phòng nghỉ lớn nhất thế giới, Đà Nẵng đứng thứ 5 toàn

cầu và số 1 tại Đông Nam Á về thu hút khách du lịch. Và cũng năm 2018, hiện

tượng Cầu Vàng đã trở thành tâm điểm trên các trang báo nổi tiếng trên thế giới. Năm

2019, tờ báo uy tín hàng đầu của Mỹ- New York Times bình chọn Đà Nẵng được

ngợi ca như "Miami của Việt Nam" đứng thứ 15 trong danh sách 52 điểm phải đến

trên thế giới. Như vậy, sản phẩm du lịch của Đà Nẵng những năm qua đã có được vị

thế mang tầm quốc tế, qua đó khẳng định thêm về một Đà Nẵng bình yên, trật tự, QP,

AN đảm bảo, là điểm đến tin cậy của mọi nơi trên thế giới.

+ Quảng bá du lịch: Công tác xúc tiến quảng bá đã được đầu tư và có sự

chuyển biến thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; quảng bá đến

các thị trường quốc tế với qui mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; Hoạt

động xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm và bảo vệ môi trường du lịch tiếp tục

được đẩy mạnh. Thành phố tham gia, xúc tiến du lịch Đà Nẵng tại Hội chợ Du lịch

quốc tế ở Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc... và triển khai kế

hoạch mở rộng thị trường, xúc tiến, mở rộng khai thác thị trường khách Nhật Bản,

Australia, Ấn Độ, Tây Âu và Nga. Nội dung cốt lõi của các sự kiện quảng bá luôn

nhấn mạnh tới tính an ninh, trật tự, một môi trường sống, tham quan du lịch trong

lành, hoà bình và thân thiện. Điều này không chỉ giúp cho du lịch ngày càng thu hút

mà thông qua đó còn thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho thành phố Đà Nẵng,

tạo động lực hơn nữa cho công tác ổn định QP, AN.

3.2.1.2. Chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển có bước phát triển

khá, đặc biệt có ý thức cao trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn gắn với nhiệm vụ

đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một trong những giải pháp mà Đảng và Nhà nước đề ra nhằm phát triển kinh tế

biển mà vẫn đảm bảo được QP, AN là việc gia tăng sự hiện diện của người dân ở các

Page 92: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

85

vùng biển, ven biển hay ở các đảo. Việc này chỉ có thể làm được khi thành phố ổn định

được sinh kế cho người dân, tạo cho họ công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Là lĩnh

vực thế mạnh của thành phố Đà Nẵng, ngành KTDLB của thành phố luôn luôn là

ngành thu hút nhiều nhân lực nhất, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các đề án, chính sách

của thành phố cũng như của Đảng và Nhà nước về đưa dân ra biển lập nghiệp.

Theo số liệu khảo sát về lý do người dân di chuyển đến sống ở thành phố Đà

Nẵng (Xem bảng 3.3), có tới gần 70% người được hỏi trả lời vì thu nhập và việc

làm, tiếp đến mới là các lý do về điều kiện sinh sống và học tập.

Bảng 3.3: Khảo sát về lý do di cư đến Đà Nẵng

Kết quả khảo sát Lý do

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thu nhập và việc làm 451 69.38

Điều kiện học tập tốt hơn 105 16.15

Điều kiện y tế tốt hơn 73 11.23

Theo gia đình 8 1.23

Theo bạn bè 7 1.09

Tận hưởng lối sống đô thị 6 0.92

650 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát của nghiên cứu sinh năm 2018.

Trong một cuộc khảo sát khác về ngành nghề nào ở Đà Nẵng thu hút sự quan

tâm của người lao động nhập cư nhất (xem Bảng 3.4) thì có tới 42% số người được

hỏi chọn ngành du lịch, vì đây là ngành thế mạnh của thành phố Đà Nẵng, giúp

người nhập cư dễ kiếm được thu nhập tốt, trong khi đó lại đa dạng về công việc

giúp người lao động dễ dàng lựa chọn.

Bảng 3.4: Khảo sát các lĩnh vực việc làm được người lao động

lựa chọn nhiều nhất ở thành phố Đà Nẵng

Kết quả khảo sát Ngành nghề

Số lượng Tỷ lệ %

Du lịch 210 42

Tài chính - ngân hàng 68 13.6

Bất động sản 101 20.2

Giáo dục 41 8.2

Y tế và chăm sóc sức khoẻ 50 10

Làm đẹp 30 6

500 100

Nguồn: Khảo sát của nghiên cứu sinh năm 2018.

Page 93: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

86

Theo kết quả điều tra khảo sát nguồn nhân lực du lịch năm 2017, tính đến

tháng 12/2017, trên địa bàn thành phố có 36.082 lao động làm việc trong các lĩnh

vực liên quan đến du lịch (bảng 3.4). Trong đó, lực lượng lao động tại các cơ sở lưu

trú du lịch chiếm tỉ lệ cao nhất với 48,04%, tiếp đến là lực lượng làm việc tại các

nhà hàng, cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch với 19,79%. Lực lượng tàu thuyền

du lịch chiếm tỉ lệ ít nhất với 0,68%.

Bảng 3.5: Lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh tế du lịch biển

năm 2017, thành phố Đà Nẵng

TT Đối tượng Số lượng

(Lao động) Tỷ lệ

1 Cơ sở lưu trú du lịch 17.334 48,04%

2 Nhà hàng, cơ sở ăn uống có phục vụ khách du lịch 7.140 19,79%

3 Đơn vị lữ hành (không bao gồm hướng dẫn viên thuộc quản lý

của các đơn vị lữ hành) 1.405 3,89%

4 Khu, điểm du lịch 2.174 6,03%

5 Cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch 1.402 3,89%

6 Đơn vị vận chuyển du lịch (lái xe, phụ xe) 2.226 6,17%

7 Tàu thuyền du lịch 247 0,68%

8

Hướng dẫn viên: Dựa vào số lượng hướng dẫn viên quốc tế và

nội địa thực tế được Sở Du lịch cấp thẻ (bao gồm hướng dẫn viên

tự do và hướng dẫn viên thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành)

3.223 8,93%

9 Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch 653 1,81%

10 Cơ quan QLNN về du lịch 278 0,77%

Tổng cộng 36.082 36.082

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2017 [40].

Trong số các lực lượng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế du lịch thì lực lượng

cơ quan QLNN về du lịch có vai trò lớn nhất trong các hoạt động nhằm đảm bảo phát

triển kinh tế du lịch kết hợp với đảm bảo QP, AN. Đây là lực lượng có vai trò chỉ

đạo, hướng dẫn, tuyên truyền cho các lực lượng khác về các nghị quyết, chính sách,

đề án của thành phố Đà Nẵng về bảo vệ QP, AN trong quá trình phát triển KTDLB.

Về thực trạng chất lượng nhân lực KTDLB: Theo số liệu tập hợp được từ Sở du

lịch Đà Nẵng từ năm 2013 tới năm 2017, chất lượng nhân lực ngành KTDLB ngày

càng được cải thiện. Theo bảng 3.5, trình độ nhân lực từ sơ cấp tới đại học liên tục tăng

trong các năm từ 2013 tới 2017. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của lực lượng này cũng

ngày càng được cải thiện. Số lượng người có khả năng giao tiếp ít nhất 1 trong 3 ngôn

Page 94: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

87

ngữ là Anh, Pháp, Trung đã tăng 1645 người từ năm 2013 với 22.226 người lên đến

năm 2017 là 23.871 người. Việc số lượng người lao động có thể nói ngoại ngữ tăng lên

không chỉ giúp cho công việc kiếm sống của họ được tốt hơn mà ngoại ngữ cũng đóng

góp trong công tác tuyên truyền về biển đảo, chủ quyển quốc gia của Việt Nam đối với

khách nước ngoài. Trên thực tế có rất nhiều người nước ngoài gọi biển Đông là China

sea (biển Trung Hoa) cho nên việc biết ngoại ngữ để truyền đạt lại nội dung về biển

Đông cũng như giới thiệu những địa điểm du lịch thuộc chủ quyền của Việt Nam có

một ý nghĩa rất lớn cho hoạt động bảo vệ QP, AN và chủ quyền quốc gia.

Định kỳ (03 năm/01 lần) thành phố Đà Nẵng triển khai khảo sát về số lượng và

chất lượng nhân lực du lịch để có cơ sở xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển dài

hạn đối với nguồn nhân lực du lịch của thành phố. Năm 2017, Sở du lịch thành phố Đà

Nẵng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH thực hiện điều tra khảo sát

nguồn nhân lực du lịch (điều tra gần 600 đơn vị với 10 nhóm đối tượng gồm khách sạn,

đơn vị lữ hành, khu điểm du lịch, cơ sở đào tạo về du lịch, cơ quan QLNN, Hiệp hội

Du lịch…) để từ đó đề xuất định hướng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020. Năm 2018 Sở du lịch thành

phố Đà Nẵng đã phối hợp với Hội khách sạn, câu lạc bộ buồng phòng tổ chức 06 lớp

bồi dưỡng kiến thức định kỳ hướng dẫn viên, 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho

đối tượng lái xe và phụ xe cấp 507 giấy chứng nhận; 02 lớp nghiệp vụ cho thuyền viên,

nhân viên phục vụ trên tàu du lịch cấp 92 Chứng nhận nghiệp vụ; 03 lớp đào tạo

nghiệp vụ buồng với 87 học viên, 03 lớp đào tạo nghiệp vụ lễ tân; 02 lớp đào tạo bổ

sung nguồn hướng dẫn viên tiếng Nhật, Hàn với 60 học viên.

Bảng 3.6: Thực trạng chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển

thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Trình độ sơ cấp đến đại học 29830 29852 29861 29893 29912

Trong đó: khả năng giao tiếp 1 trong 3

ngoại ngữ: Anh, Pháp và Trung 22226 22343 22749 23653 23871

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng [40].

Về thực trạng tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị để nâng cao nhận thức đã

trình bày ở trên: Nhân lực thuộc Sở du lịch Đà Nẵng là lực lượng QLNN về du lịch của

thành phố đóng vai trò then chốt trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo về các nghị

quyết, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước và của thành phố về phát triển

Page 95: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

88

KTDLB gắn với bảo đảm QP, AN. Do đó, thực trạng bồi dưỡng lý luận chính trị cho

nhân lực ngành KTDLB Đà Nẵng luôn được quan tâm. Tính đến hết năm 2018, đã có

02 đồng chí đã có chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí đạt tiêu chuẩn học

lớp Cao cấp lý luận chính trị, 06/17 lãnh đạo cấp phòng, đơn vị đã qua bồi dưỡng

Trung cấp lý luận chính trị, 02 cán bộ đang tham gia lớp Trung cấp lý luận chính trị.

Bảng 3.7: Kết quả bồi dưỡng lớp lý luận chính trị của Sở du lịch

thành phố Đà Nẵng tính đến hết năm 2018

Kết quả bồi dưỡng lớp lý luận chính trị Số lượng/ trên tổng số 17 người

Đã có bằng cao cấp lý luận chính trị 2

Đạt tiêu chuẩn học lớp cao cấp chính trị 2

Đã có bằng trung cấp lý luận chính trị 6

Đang tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị 2

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng [40].

Nhìn chung, đã giải quyết và đạt được tỷ lệ 58% (10/17 người) số người

tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị. Các trường hợp tham gia học lý

luận chính trị đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Các cán bộ đã có ý thức tham gia học

các lớp lý luận chính trị để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và nâng cao nhận thức

chính trị, tư tưởng, đạo đức. Nội dung của các lớp lý luận chính trị đều được các

đồng chí quán triệt sâu sắc, nhất là những nội dung về bảo vệ chủ quyền biển đảo

quốc gia (Xem thêm phụ lục I).

Ngoài những nội dung nêu trên, thành phố Đà Nẵng cũng đặc biệt chú trọng

phát triển nguồn nhân lực ngành KTDLB gắn với quán triệt ý thức bảo vệ QP, AN

thông qua việc thường xuyên phối hợp với Tổng cục Du lịch, các Sở, ngành tại TP

Đà Nẵng, CLB Đào tạo viên VTOS, Hội Khách sạn, Hội Lữ hành, Chi hội Hướng

dẫn viên, các chuyên gia từ thị trường tiếng Trung, Hàn, Nhật, tổ chức các lớp đào

tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tuyên truyền tư tưởng về bảo

vệ biển đảo cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (đơn vị lữ hành, cơ sở lưu

trú du lịch, khu điểm du lịch, vận chuyển khách du lịch, tàu du lịch, cơ sở dịch vụ

đạt chuẩn phục vụ khách du lịch…), hướng dẫn viên… trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian tới, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai các nội dung

tại Kế hoạch 120/KH-SDL ngày 12/4/2018 về nguồn nhân lực du lịch năm 2019,

đồng thời xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực du lịch cho giai đoạn 2020-2025 để có

cơ sở chủ động triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực du lịch và chất lượng điểm đến Đà Nẵng.

Page 96: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

89

3.2.1.3. Kết cấu hạ tầng khá hiện đại, công tác đảm bảo an ninh trật tự ngành

kinh tế du lịch tốt góp phần củng cố nhiệm vụ đảm đảo quốc phòng, an ninh

Kết cấu hạ tầng ngành kinh tế du lịch phát triển tạo tiền đề quan trọng cho

không chỉ việc thu hút khách du lịch, tăng thêm hiệu quả phát triển kinh tế du lịch

mà còn đảm bảo cho hoạt động QP, AN được diễn ra thuận lợi hơn.

Đầu năm 2010, Thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án Quản lý và khai thác

các bãi biển du lịch Đà Nẵng, gọi tắt là Đề án 1584, với tổng kinh phí gần 4,6 tỷ

đồng. Theo đó, thành phố Đà Nẵng đã triển khai sắp xếp, quản lý các khu thể thao

trên biển, xây dựng trạm điều hành, thiết lập đường dây nóng, lắp đặt nhà vệ sinh

công cộng, hệ thống biển báo, bảng hướng dẫn, trồng cây xanh nâng cấp vỉa hè, bố

trí ghế đá ở công viên ven biển, quy hoạch các bãi giữ xe, khu tắm nước ngọt, đưa

ra quy định buộc các nhà hàng phải cam kết đấu nối với hệ thống xử lý nước thải

chung của thành phố… Năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án

Quản lý và khai thác các bãi biển du lịch tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Đề án

này có mục tiêu là nhằm thực hiện tốt công tác cứu hộ, an ninh trật tự, vệ sinh môi

trường, giữ gìn cảnh quan; giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ và khai thác để

xây dựng các bãi biển du lịch dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, từng bước phát

triển các tiện ích công cộng và dịch vụ du lịch, làm cho các bãi biển du lịch trên

tuyến đường này trở thành những điểm đến hấp dẫn để thu hút du khách trong và

ngoài nước. Từ đầu năm 2018, đề án Quản lý và khai thác các bãi biển du lịch tuyến

đường Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2018-2020 được triển khai. Theo thống kê của Sở

Du lịch Đà Nẵng, dự báo lượng khách tại các bãi biển trên tuyến Nguyễn Tất Thành sẽ

tăng trung bình khoảng 15-20%/năm do xu thế di dân từ nông thôn đến thành thị, lượng

công nhân, sinh viên từ các khu công nghiệp và sự phát triển của các dự án đầu tư xây

dựng khu du lịch, khu đô thị mới… Do đó, việc đầu tư thực hiện dự án sẽ không chỉ

phục vụ cho phát triển du lịch mà còn tạo cơ sở để người dân có thêm việc làm, thu hút

họ ra sinh sống và làm việc nhiều hơn ở các khu vực ven biển Đà Nẵng. Đây là nền

tảng tốt để bảo vệ QP, AN ven biển thành phố Đà Nẵng.

Hiện nay, Sở Du lịch Đà Nẵng có 08 công trình xây dựng cơ bản được phân

kỳ triển khai từ năm 2018 đến năm 2020. Đến nay, Sở Du lịch đã hoàn thành công

tác chuẩn bị đầu tư cho 02/08 công trình, đạt 25% khối lượng, 06 công trình còn lại

đang tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, cụ thể:

Page 97: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

90

+ 02 công trình đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư: công trình cải tạo kè,

bậc cấp và công trình điện chiếu sáng trang trí tuyến Nguyễn Tất Thành. Dự kiến,

sẽ khởi công và hoàn thành trong quý II/2019.

+ 04 công trình đã trình UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư: cấp

điện, cấp nước, nhà vệ sinh và lối xuống biển cho xe cơ giới. Hiện nay, UBND

thành phố đã chỉ đạo hoàn thiện phương án quy hoạch cho các hạng mục đề án và

lập lại quy mô gửi các Sở ngành liên quan có ý kiến trước khi xem xét, quyết định.

+ 01 công trình đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định quy mô đầu tư:

trồng bổ sung cây xanh. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản yêu

cầu Sở Du lịch rà soát lại theo chỉ đạo của UBND thành phố.

+ 01 công trình đang trình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500: Bãi tắm công

cộng Bắc Xuân Thiều.

Bảng 3.8: Chi tiêu cho xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch năm 2018

ở thành phố Đà Nẵng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tổng kinh phí chi tiêu cho xây dựng kết cấu hạ tầng Tổng kinh phí cấp đầu năm Đã giải ngân

Kinh phí duy tu cây xanh 6.7 6.7

Kinh phí vệ sinh môi trường 7.9 7.9

Vốn xây dựng cơ bản 28 25.099

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng [40].

Về an ninh trật tự, Sở du lịch Đà Nẵng chủ trì, chịu trách nhiệm tiếp nhận và

trả lời các thông tin, đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và xử phạt trong các hoạt

động chuyên ngành về lữ hành, lưu trú, hướng dẫn viên. Công an thành phố chủ trì xây

dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động du

lịch; xử lý kịp thời các trường hợp du khách gặp tai nạn, bị xâm hại tài sản, tính mạng,

các hành vi gây rối trật tự công cộng của khách du lịch; hỗ trợ khách du lịch trong các

vấn đề liên quan lĩnh vực quản lý (mất giấy tờ, hộ chiếu…). Uỷ ban nhân dân các quận,

huyện nơi xảy ra vụ việc chủ trì xử lý và trả lời các phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên

quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn quản lý, của các khu điểm du lịch trên địa bàn

(thông tin, đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo về an toàn, an ninh trật tự liên quan đến

hoạt động du lịch). Sở Công Thương chủ trì xử lý và trả lời các phản ánh, khiếu nại, tố

cáo về niêm yết giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh thương mại

du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Sở Giao thông Vận tải chủ trì xử lý và trả lời

các phản ánh, khiếu nại, tố cáo về dịch vụ vận chuyển, vận tải du lịch trên địa bàn

Page 98: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

91

thành phố. Sở Y tế chủ trì tiếp nhận thông tin, điều phối đội cấp cứu xử lý các trường

hợp du khách gặp tai nạn hoặc cần cấp cứu; ghi nhận phản ánh về an toàn vệ sinh thực

phẩm để có biện pháp xử lý ngăn chặn, chấn chỉnh các đơn vị kinh doanh vi phạm. Sở

Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì xử lý và trả lời các phản ánh về tình trạng

lang thang, ăn xin biến tướng; phối hợp xử lý tình trạng đeo bám, chèo kéo, lợi dụng,

chèn ép, lừa đảo khách du lịch; rà soát, phân loại, hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng

có hoàn cảnh khó khăn kiếm sống tại các khu, điểm tham quan du lịch. Sở Thông tin và

Truyền thông chủ trì tham mưu lãnh đạo thành phố tổ chức họp báo hoặc ra thông cáo

báo chí, thông tin tình hình đối với các vụ việc lớn, nghiêm trọng.

Hiệp hội Du lịch thành phố phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, giám

sát việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch trên

địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật, không để các tổ chức, cá nhân

nước ngoài lợi dụng, trục lợi bất chính; phát hiện, cung cấp thông tin liên quan đến

hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du

lịch bất hợp pháp cho các cơ quan chức năng xử lý.

3.2.2. Thực trạng khai thác, chế biến hải sản trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng, an ninh

3.2.2.1. Ngành khai thác, chế biển hải sản phát triển khá toàn diện khi

thực hiện tốt mối quan hệ với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh

Thành phố Đà Nẵng với lợi thế bờ biển dài và ngư trường rộng lớn để phát

triển các ngành đánh bắt thủy, hải sản và công nghiệp chế biến thủy, hải sản. Để

phát huy thế mạnh này chủ trương của thành phố là phải đảm bảo tốt việc lồng ghép

nhiệm vụ khai thác, nuôi trồng và chế biển hải sản với nhiệm vụ đảm bảo QP, AN

một cách thường xuyên, liên tục. Kết quả cụ thể là:

Dịch vụ hậu cần nghề cá: Sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại các

khâu trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá không những đảm bảo cho ngành khai

thác, nuôi trồng và chế biển hải sản phát triển ổn định, mà quan trọng hơn giảm

thiểu được rủi ro, nguy cơ mất an ninh, an toàn với nghề có tỷ lệ rủi ro cao và luôn

phụ thuộc vào thời tiết. Thành phố có 17 phường có hoạt động nghề cá, rải rác ở 5

quận với gần 20.000 hộ dân làm nghề và gần 60.000 nhân khẩu. Kết cấu hạ tầng

dịch vụ nghề cá ở Đà Nẵng được tổ chức theo hướng đảm bảo QP, AN không chỉ

phục vụ cho riêng thành phố mà còn cho cả các tỉnh khu vực miền Trung hoạt động

an toàn, ổn định: Bao gồm hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh bão, khu công

nghiệp dịch vụ hậu cần và các chợ đầu mối thuỷ sản. Trong đó, khu công nghiệp

Page 99: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

92

dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang có quy mô lớn nhất với diện tích 57,9ha, có 12 doanh

nghiệp hoạt động, có âu thuyền trú bão với quy mô 64ha có sức chứa khoảng 1.500

tàu, có 9 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, mỗi năm đóng mới 20 - 30 tàu cá, sửa chữa và

bảo dưỡng định kỳ 800 - 1.200 tàu, đáp ứng nhu cầu đóng, sửa tàu cá trên địa bàn

thành phố. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất nước đá, cung cấp dầu, nước ngọt,

lương thực thực phẩm, ngư lưới cụ... cho nghề cá tương đối tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp

thời yêu cầu phát triển nghề cá của thành phố Đà Nẵng.

Khai thác hải sản: Khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh

chủ yếu ở các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn.

Năm 2018, tổng sản lượng khai thác của các đội tàu cá Đà Nẵng đạt 37.532 tấn,

tăng 32 tấn so với kế hoạch năm 2017 và tăng 918 tấn so với tổng sản lượng năm

2017. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đà

Nẵng, đến tháng 12/2018, thành phố có 1.254 tàu cá, trong đó 540 tàu công suất

400CV trở lên, 661 tàu công suất 90CV trở lên, còn lại dưới 90CV. So với năm

2010, số lượng phương tiện giảm rõ rệt, giảm 447 tàu từ 20CV đến dưới 90CV, đặc

biệt có những con tàu có công suất trên 1.300CV với đa chức năng là vừa khai thác

vừa làm hậu cần. Sự chuyển hướng phát triển đội tàu có công suất lớn giúp cho

không chỉ tăng sản lượng đánh bắt hải sản mà trong đó quan trọng hơn khi sử dụng

công nghệ, thiết bị hiện đại tạo điều kiện kết nối thông tin giữa các lực lượng đảm

bảo an ninh, an toàn trên biển.

Bảng 3.9: Cơ cấu tàu thuyền khai thác của thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017

I. Theo số lượng

Tổng số Chiếc 2207 2365 2385 2412 2418

Công suất CV

Loại từ 90 - < 149 CV Chiếc 1367 1399 1431 1.329 1.333

Loại từ 150 - <249 CV Chiếc 356 387 400 463 490

Loại từ 250- < 399 CV Chiếc 162 183 133 135 172

Loại từ > 400 CV Chiếc 322 396 421 485 523

II. Theo địa bàn 2207 2365 2385 2412 2418

Quận Thanh Khê Chiếc 247 251 252 252 255

Quận Liên Chiểu Chiếc 64 64 65 67 67

Quận Sơn Trà Chiếc 1713 2092 1880 1901 1902

Quận Hải Châu Chiếc 166 167 165 169 171

Quận Ngũ Hành Sơn Chiếc 17 21 23 23 23

Nguồn: Điều tra của tác giả ở từng địa phương.

Page 100: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

93

Quá trình khai thác được tổ chức theo mô hình tổ, đội, có sự liên kết, hỗ trợ nhau

giải quyết kịp thời các tình huống, sự cố diễn ra trên biển, đảm bảo an toàn cho người và

phương tiện khi hoạt động trên biển. Đến hết năm 2018, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ

thành lập 89 tổ khai thác hải sản, 572 tàu cá; trong đó có 46 tổ khai thác vùng khơi, với

199 tàu xa bờ, 19 tổ khai thác vùng lộng có 112 tàu và 24 tổ khai thác vùng bờ có 261

tàu. Đây là mô hình có hiệu quả KT-XH cao, được ngư dân đồng tình hưởng ứng.

Đơn vị: Tấn

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 3.4: Sản lượng khai thác thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2013 - 2018

Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].

Sản lượng khai thác thuỷ sản 5 năm (2013-2018) đạt 550.000 tấn, bình quân

42.892 tấn/năm, sản lượng nuôi trồng 5.580 tấn, bình quân đạt 1.116 tấn/năm. Giá

trị kinh tế tổng sản lượng khai thác tăng theo từng năm, năm 2011 bình quân 1 tấn

sản phẩm có giá là 20.662.000đ; đến năm 2015 đã tăng lên 36.432.000đ/tấn, tăng

76,32%, bình quân giá trị sản phẩm khai thác tăng từ 4 - 5%. Năm 2018, tổng sản

lượng thuỷ sản toàn thành phố ước đạt 102,85 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng

lớn hơn sản lượng thuỷ sản khác hơn 16 tấn. Cá vẫn là mặt hàng thuỷ sản có sản

lượng cao nhất (bảng 3.10). Sản lượng khai thác cá chọn (chủ yếu là cá ngừ, dũa,

chuồn, cờ, nục) chiếm tỷ trọng cao, từ 66% - 75% và có xu hướng tăng dần qua các

năm; cơ cấu nghề khai thác tại thành phố Đà Nẵng có sự chuyển biến đáng kể theo

hướng tích cực, giảm mạnh các nghề khai thác cấm, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản

(lưới kéo đôi, kéo đơn), nghề khai thác có tính rủi ro cao (câu mực), chuyển đổi

sang các nghề khai thác có hiệu quả kinh tế, như chụp mực, rê 3 lớp, câu cá, lồng

bẫy; khai thác vùng lộng và vùng khơi (lưới vây, lưới cản, rê hỗn hợp, lưới chuồn),

tăng thu nhập cho người lao động.

Page 101: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

94

Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng phát triển

nhưng ở quy mô nhỏ và có xu hướng thu hẹp dần do quá trình đô thị hoá. Tổng diện

tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của thành phố năm 2015 là 472 ha (trong đó nuôi nước

ngọt 305ha, nuôi bán thâm canh là 167ha). Sản lượng nuôi trồng năm 2015 đạt được

849,3 tấn, trong đó sản lượng cá nước ngọt đạt 615 tấn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ

sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi do làm tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn

trong toàn bộ các khâu của quy trình, dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản không xảy ra.

Trong năm 2018, tổng số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản là 523 cơ sở, giảm 5% so với

cùng kỳ năm 2017; số cơ sở nuôi thâm canh là 265 cơ sở; số cơ sở nuôi bán thâm

canh là 258 cơ sở. Số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản hiện có trên địa bàn giảm so với cùng

kỳ năm 2017 cả về số lượng cơ sở lẫn phương thức nuôi cơ sở. Phương thức nuôi là

chỉ nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh. Tổng diện tích tích nuôi trồng năm 2018

là 478,8 ha, trong đó: diện tích nuôi nước lợ là 35 ha, diện tích nuôi nước ngọt ước

đạt 440,8 ha. Diện tích nước lợ: chủ yếu tôm thẻ chân trắng và tôm giống. Diện tích

nước ngọt: chủ yếu nuôi các loại cá như: cá trắm, cá rô phi, cá diêu hồng, cá trê lai…

Chế biến thuỷ sản: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 23 cơ sở chế biến

thuỷ sản. Tổng năng lực cấp đông là 30.000 tấn/năm, có 6 kho mát với tổng dung

lượng 250 tấn, 48 kho lạnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hằng năm đạt trên

150 triệu USD, năm 2015 đạt 190 triệu USD, năm 2018 đạt 220 triệu USD, phấn

đấu đến năm 2020 đạt 320 triệu USD.

Bảng 3.10: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản

của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Gía trị sản xuất công nghiệp chế biển

thuỷ sản (tỷ đồng) 4413 4990 5432 5991 6378

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 15 24,9 40,7 27

Tốc độ tăng trưởng trung bình (%) 17,18%

Gía trị sản xuất công nghiệp chế biến

thuỷ sản (tỷ đồng) 4797 5010 5777 6291 6643

Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng [39].

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản năm 2014 đạt 4.413 tỷ đồng.

Đến năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp chế biển thuỷ sản đạt 6378 tỷ đồng,

tăng xấp xỉ 14,5% so với năm 2014. Như vậy, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản

Page 102: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

95

của thành phố có sự tăng trưởng đáng kể, phần nào thể hiện tính an toàn, ổn định

của thị trường công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Điều này có được là nhờ sự ổn

định về an ninh, quốc phòng trên các vùng biển của thành phố Đà Nẵng.

3.2.2.2. Nhân lực ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản đã

nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kết hợp đảm bảo quốc phòng, an

ninh trong thực hiện nhiệm vụ

Nguồn nhân lực trong ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản là

nguồn nhân lực gắn bó trực tiếp với các hoạt động diễn ra trên biển vốn có nhiều rủi

ro do các tình huống cả chủ quan và khách quan đem lại. Do đó, thay đổi nhận thức

về vai trò và tầm quan trọng của kết hợp đảm bảo QP, AN trong thực hiện nhiệm vụ

là yêu cầu đặt ra cấp thiết vì đây là nguồn lực rất quan trọng vừa góp phần phát triển

kinh tế cho ngành, vừa giúp sức, hỗ trợ cho các lực lượng chuyên trách ví như phên

dậu quốc gia vào hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo quốc gia.

Cơ cấu nghề nghiệp: nghề nghiệp khai thác hải sản ở Đà Nẵng rất phong phú

và đa dạng. Hiện nay có trên 20 loại nghề nghiệp khác nhau được xếp vào 5 họ

chính sau: nghề lưới kéo (30,6%), nghề lưới rê (21,3%), nghề câu (18,6%), nghề

vây (7,5%) và các nghề khác (22,0%).

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nghề khai thác hải sản ở thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].

Quy mô lao động thì tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế

biến thuỷ sản năm 2018 là khoảng 7.721 người. Về trình độ chuyên môn, hầu hết người

lao động trong ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ hải sản của thành phố Đà

Page 103: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

96

Nẵng đều có trình độ chuyên môn thấp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân chính

như lao động đánh bắt hải sản không có điều kiện để đi học hoặc do họ chỉ làm theo

nghề cha truyền con nối. Cũng có những lao động dạn dĩ với nghề, có kinh nghiệm

đánh bắt hải sản cao song số lượng lao động này không nhiều, hầu hết chỉ sử dụng các

tàu nhỏ, chưa biết điều khiển các tàu lớn để đánh bắt xa bờ hiệu quả hơn.

Biểu đồ 3.6: Trình độ lao động trong ngành chế biến thuỷ sản

tại Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].

Biểu đồ 3.6 thể hiện rõ trình độ đào tạo của nhân lực ngành khai thác, nuôi

trồng và chế biến thuỷ hải sản ở thành phố Đà Nẵng năm 2018. Có thể thấy tỉ lệ lao

động chưa qua đào tạo chiếm áp đảo, chủ yếu là lao động trung học chuyên nghiệp

hoặc lao động qua đào tạo nghề. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ

rất ít. Đây là vấn đề cần phải được các cấp QLNN của thành phố Đà Nẵng quan tâm,

chú trọng nâng cao, bồi dưỡng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và phát triển

ngành gắn liền song với đảm bảo QP, AN và chủ quyền biển, đảo quốc gia trên biển.

Người lao động được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ và có chất lượng cao

không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn trở thành lực lượng bảo vệ QP,

AN quý báu.

3.2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách về khai thác, chế biến hải sản

trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng giai

đoạn 2010-2018

Với mục tiêu nâng cao giá trị của ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ

sản đồng thời bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo, thành phố Đà Nẵng đã tích cực

triển khai thực hiện chính sách của Trung ương và địa phương. Giai đoạn 2010 -

Page 104: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

97

2018, Thành uỷ, UBND Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban,

ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết

của Đảng về biển, đảo mà trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về Chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020; Luật Biển Việt Nam; Luật Thuỷ sản Việt Nam;

Quyết định 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đẩy mạnh công

tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt

Nam; Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP

của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một sẽ điều của Nghị định

67/2014/NĐ-CP về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác hải

sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản; Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày

15/5/2007 của Thành uỷ về thực hiện Nghị quyết của Đảng về Chiến lược biển Việt

Nam đến năm 2020... cụ thể là:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chính sách

phát triển kinh tế khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản trong mối quan hệ với

đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biển đảo và bảo vệ QP, AN

trong quá trình phát triển ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, trong các

năm từ 2015-2018, các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng đã huy động sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng để tham gia công

tác tuyên truyền về biển, đảo. Trong đó, tiêu biểu nhất là BĐBP thành phố tuyên

truyền theo chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh cho đối tượng 3, 4,5; tuyên

truyền về tình hình thời sự biển, đảo, Luật Biển Việt Nam đến cán bộ, đảng viên và

ngư dân trên địa bàn thành phố. Các đồn Biên phòng của thành phố cũng đã lồng

ghép nội dung tuyên truyền biển, đảo, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới

trong các hoạt động sinh hoạt chính trị của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa

phương và các tổ dân phố, khu dân cư với trên hàng chục ngàn lượt người tham dự.

Sở NN&PTNT thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 19 lớp tập huấn tuyên truyền,

phổ biến các nội dung về Luật Biển Việt Nam, Luật Thuỷ sản và các chủ trương,

chính sách phát triển kinh tế biển của Nhà nước cho trên 1.625 lượt ngư dân, chủ

phương tiện nghề cá và cán bộ chuyên trách, không chuyên trách tại các phường ven

biển; cấp phát trên 1.300 các loại tờ rơi tuyên truyền về biển đảo, 300 sơ đồ ranh giới

biển, gần 600 tài liệu liên quan đến biển đảo cho các đối tượng tuyên truyền, trên 100

bộ tài liệu và 100 đĩa DVD chuyên đề về "Hoàng Sa, Trường Sa". Ngư dân đã nhận

Page 105: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

98

thức mục đích, ý nghĩa của việc khai thác xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo

của Tổ quốc, đặc biệt từ năm 2013 đến nay không có tàu cá của ngư dân thành phố

Đà Nẵng vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.

Ngư dân thành phố đã xây dựng được 112 tổ đoàn kết sản xuất trên biển hỗ

trợ, phối hợp nhau trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;

Xây dựng được 04 tổ cộng đồng khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đáp

ứng được yêu cầu thực tế trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.

Thành phố cũng đã thành lập Văn phòng đại diện Kiểm soát nghề cá, xây

dựng Kế hoạch và Quy chế phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động chống khai

thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn thành phố;

Hình thành được mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt giữa tàu với tàu, giữa biển

với đất liền và tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Thứ hai, hỗ trợ ngư dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế khai thác, nuôi

trồng, chế biến thuỷ sản trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Với mục tiêu phát triển kinh tế ngành thuỷ hải sản trong mối quan hệ với

đảm bảo QP, AN, thành phố Đà Nẵng hướng đến phát triển ngành thuỷ hải sản theo

hướng bền vững, đảm bảo ổn định và kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu; tập trung sản

phẩm chế biến sâu, hạn chế sơ chế hoặc chế biến thô thuỷ sản cho xuất khẩu; đánh

bắt xa bờ; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết

bị, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng, gắn với bảo vệ an ninh,

chủ quyền biển, đảo.

Năm 2018, thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm 40% lệ phí mua bảo hiểm thân

tàu với kinh phí gần 49 tỷ đồng; hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy

định của Luật Thuỷ sản 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) và kinh phí thuê bao năm

đầu tiên với kinh phí khoảng 28 tỷ đồng; hỗ trợ 50% chi phí đầu tư mua sắm trang

thiết bị để bảo quản sản phẩm thu hoạch như hầm bảo quản, hầm lạnh, hệ thống

lạnh với tổng kinh phí gần 24 tỷ đồng.

Đà Nẵng đã hình thành được các tổ/đội/nghiệp đoàn nghề cá nhưng mới chỉ

dừng lại ở việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong trường hợp gặp nạn trên biển. Thành phố

tiếp tục ưu tiên phát triển và nhân rộng các mô hình tổ/đội/nghiệp đoàn nghề cá/liên

doanh khai thác xa bờ; tạo liên kết giữa ngư dân, hợp tác xã với các tổ chức doanh

nghiệp, các đơn vị trung gian trong cung ứng dịch vụ hậu cần, thu mua, tiêu thụ sản

phẩm trên biển, hướng đến việc hình thành chuỗi liên kết từ khai thác, bảo quản,

Page 106: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

99

vận chuyển, thu mua, chế biến đến xuất khẩu. Điều này giúp tạo ra mạng lưới liên

kết chặt chẽ giữa ngư dân với các doanh nghiệp và đơn vị quản lý, tạo cơ sở vững

chắc cho phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo khi có vấn đề xảy ra.

Cùng với đó, thành phố đầu tư nâng cao năng lực quản lý về thuỷ sản cho lực

lượng kiểm ngư, hệ thống thông tin quản lý nghề cá, dự báo ngư trường, kết nối

thông tin liên lạc nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và người khi hoạt động khai thác.

Nhằm nâng cao giá trị khai thác thuỷ sản xa bờ, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền

biển, đảo, ngoài những chính sách hỗ trợ của Trung ương, Đà Nẵng ban hành các

chính sách mới mang tính đột phá để hỗ trợ ngư dân trong hoạt động khai thác thuỷ

sản như: Hỗ trợ lệ phí mua bảo hiểm thân tàu, hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hành

trình và mua sắm các trang thiết bị bảo quản sản phẩm thu hoạch.

Thành phố Đà Nẵng tổ chức sản xuất trên biển theo hướng tiếp tục phát triển

và nhân rộng các mô hình tổ ngư dân đoàn kết khai thác trên biển, tổ hợp tác, hợp

tác xã, nghiệp đoàn đánh cá, các liên doanh; tạo liên kết giữa ngư dân, hợp tác xã

với các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị trung gian trong cung ứng dịch vụ hậu

cần, thu mua, tiêu thụ sản phẩm trên biển, hướng đến việc hình thành chuỗi liên kết

từ khai thác, bảo quản, vận chuyển, thu mua, chế biến đến xuất khẩu.

3.2.3. Thực trạng kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển; đóng

và sửa chữa tầu biển) trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

3.2.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế hàng hải gắn với đảm bảo quốc

phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng

loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang

được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại

IA) trong tương lai. Với vị trí, vai trò chiến lược không chỉ cho Đà Nẵng mà cho miền

Trung và cả nước, để ổn định và phát triển tương ứng với tiềm năng và vị thế, những

năm qua thành phố đã chỉ đạo kết hợp phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với

đảm bảo QP, AN trong tất cả cả các phân ngành cụ thể khi thực hiện nhiệm vụ.

Đối với bến cảng, hiện nay Đà Nẵng có ba khu bến: Tiên Sa - Sơn Trà; Liên

Chiểu và Thọ Quang.

Cảng Tiên Sa - Sơn Trà là khu bến chính và là bến cảng tổng hợp có luồng

vào dài 8 km, độ sâu -12 m, có khả năng tiếp nhận tàu từ 3 vạn đến 5 vạn DWT

(DWT, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Deadweight Tonnage, là đơn vị đo năng lực

Page 107: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

100

vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn chiều dài. Một ví đơn vị DWT = 1016 kg,

ví dụ con tàu được khẳng định là có trọng tải ví dụ 20 nghìn DWT nghĩa là tàu này

có khả năng an toàn khi chuyên chở 20 nghìn tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ

thuỷ thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước trên tàu, không xét các yếu tố

khác ảnh hưởng đến an toàn của tàu. Cầu tàu 20 nghìn DWT là cầu tàu tại cảng có

đủ độ sâu, chiều dài và phương tiện bốc dỡ phù hợp để đón nhận và phục vụ tàu

thuỷ 20 nghìn DWT), tàu container tới 4 nghìn TEU (Sức chứa côngtenơ (của tàu,

cảng v. v...) được đo theo TEU (viết tắt của twenty­foot equivalent units trong tiếng

Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot"). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được

côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) ×

8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích) và tàu khách du lịch tới 10 vạn GRT (Dung tích

đăng kí toàn phần). Cảng có tổng diện tích bãi là 160.000 m2 và kho chứa hàng là

20.290 m2. Đối với cảng tổng hợp cả hàng hoá và hành khách rất phức tạp, do đó

ban quản lý cảng phải kết hợp xây dựng chiến lược thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế với đảm bảo QP, AN có sự tham mưu thường xuyên, trực tiếp của cơ quan

phối chuyên trách như BĐBP, công an thành phố, cảnh sát biển... Theo quy hoạch

của Chính phủ, khu bến này sẽ được nâng cấp để có thể đón nhận tàu tới 50 vạn

DWT vào năm 2020. Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành thì cảng Tiên Sa có khả

năng sẽ được chuyển công năng sang cảng phục vụ du lịch.

+ Cảng Liên Chiểu hiện nay là khu bến chuyên dùng gắn liền với khu công

nghiệp Liên Chiểu, có khả năng tiếp nhận tàu tới 10 nghìn DWT. Nhưng nó sẽ được

nâng cấp để trong tương lai thành khu bến tổng hợp và thay khu bến Tiên Sa - Sơn

Trà làm khu bến chính, có thể nhận tàu tới 80 nghìn DWT vào năm 2020, có khả

năng đạt 46 triệu tấn/năm.

+ Cảng Thọ Quang là khu bến nhằm phục vụ nhu cầu khai thác của khu bến

cảng cá Thọ Quang và các cảng của Nhà máy quân sự trong quá trình xây dựng,

hoàn thiện và tiếp nhận tàu trọng tải cho đến tàu 10.000DWT hành thuỷ và nâng cao

năng lực chung cho toàn bộ tuyến luồng về công tác dân sự, quân sự tại khu vực này

Năm 2017, Cảng Đà Nẵng đạt sản lượng hàng hoá thông qua 8.028.000 tấn, tăng

11% so với 2016, sản lượng container 350.000 Teus, tăng 9,7% so với 2016. Đồng thời,

số lượt tàu đặc biệt là tàu container cập Cảng cũng tăng lên qua các năm. Nếu như vào

thời điểm năm 2011, chỉ có 9-10 chuyến tàu container ghé Cảng Đà Nẵng hàng tuần

thì tới năm 2018, con số này đã tăng lên thành 20-21 chuyến/tuần. Năm 2018, số

lượng hãng tàu có tàu container cập Cảng là 18 hãng, tăng 125% so với năm 2011.

Page 108: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

101

Bảng 3.13 cho thấy sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Đà Nẵng năm 2018

đã tăng hơn 4,7 triệu tấn so với năm 2011, trong đó tốc độ phát triển container năm

2018 tăng khá cao ở mức 3,2 lần Teus so với năm 2011. Sản lượng xuất khẩu và

nhập khẩu cũng tăng mạnh, đặc biệt lượt hành khách qua Cảng tuy có sụt giảm vào

năm 2015 nhưng sau đó tăng trưởng mạnh mẽ gấp 2,62 lần vào năm 2016 và đạt

con số đáng kể vào năm 2018 khi tăng gấp 3,85 lần so với năm 2015 và 5,23 lần so

với năm 2011. Điều này cho thấy năng suất hoạt động hiệu quả của Cảng Đà Nẵng

trong suốt 10 năm qua. Đồng thời chứng minh sự ổn định, an toàn, an ninh, trật tự

và thuận lợi khi trung chuyển qua Cảng Đà Nẵng.

Đà Nẵng là một trong năm thành phố lớn của đất nước, có trị trí trung tâm

trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam bao gồm đường bộ, đường sắt, đường

hàng không và đường biển. Ngoài ra, nó là điểm cuối trong hệ thống Hành lang

kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Thái Lan, Lào, Myanma và Việt Nam. Bên cạnh

đó, với trí địa lý thuận lợi là tiếp giáp biển, thành phố đã tận dụng phát triển các

ngành nghề liên quan tới biển, khai thác tuyến đường biển để vận chuyển hàng hoá

nội địa rất hiệu quả. Vận tải đường biển giúp hoạt động giao thương với các tỉnh

thành trên cả nước và với các nước trong khu vực và quốc tế của thành phố Đà

Nẵng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Tính đến hết năm 2018, thành phố có khoảng 50

công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, trong đó có 22 hãng tàu nước ngoài.

Doanh thu thực hiện năm 2016 đạt 593,7 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2015. Lợi

nhuận năm 2016 đạt 160 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2015 [15]. Những kết quả

này cho thấy sự tin tưởng của bạn bè thế giới đối với hoạt động giao thương ở Cảng

Đà Nẵng. Điều này có sự đóng góp công sức rất lớn từ các hoạt động bảo vệ an

ninh, quốc phòng và chủ quyển quốc gia trên biển của các lực lượng chuyên trách

và của mọi thành phần tầng lớp nhân dân của thành phố Đà Nẵng.

3.2.3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành kinh tế hàng hải

trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Từ tính chất quan trọng trong phát triển kinh tế hàng hải của thành phố và trên

hết là xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành là trọng tâm.

Tính đến hết năm 2018, cảng Đà Nẵng có 651 người lao động, trong đó lao động nữ

là 58 người, lao động nam là 593 người, tức là lao động nam gấp 10,22 lần so với lao

động nữ. Điều này là do tính chất công việc của ngành hàng hải với cường độ công

việc cao, đòi hỏi sức khoẻ bền bỉ, thích hợp với nam giới hơn là nữ giới.

Page 109: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

102

Biểu đồ 3.9 thể hiện chất lượng nguồn nhân lực tại Cảng Đà Nẵng năm 2018.

Theo đó, Cảng có nguồn nhân lực chất lượng khá cao với 147/651 người có trình độ

đại học, chiếm tỉ lệ 22,58%. Cảng có 5,2% nhân lực trên trình độ đại học và chiếm

đại đa số là lao động kỹ thuật đã qua đào tạo với 375 người, chiếm tỉ lệ 57,6%. Nhìn

chung, nguồn nhân lực tại cảng đều ít nhất có một chứng chỉ về nghề, không có lao

động nào chưa từng có chứng chỉ chứng nhận nghề nghiệp nào.

34

147

1510

27

713

23

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Trên đại

học

Đại học Cao đẳng Cao đẳng

nghề

Trung cấp Trung cấp

nghề

CN kỹ

thuật

Sơ cấp

nghề

Biểu đồ 3.7: Chất lượng nhân lực Cảng Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Báo cáo của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng [15].

Tại Cảnh Đà Nẵng, người lao động được ký kết hợp đồng lao động, thực

hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, chính

xác, kịp thời. Cảng Đà Nẵng có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, bài

bản, có thể tiếp cận với cơ chế thị trường. Các bộ phận quản lý điều hành ứng dụng

thành thạo CNTT trong công tác quản lý và khai thác cảng.

Đội ngũ công nhân lao động lành nghề, nắm bắt kỹ thuật tiên tiến, vận hành

thành thạo các phương tiện thiết bị hiện đại, đã từng bốc dỡ và vận chuyển nhiều

chủng loại hàng hoá, đặc biệt là container và hàng siêu trường siêu trọng, đạt năng

suất cao, an toàn. Lực lượng thuỷ thủ thuyền viên của Cảng giàu kinh nghiệm trong

việc hỗ trợ, lai dắt, cứu hộ và cứu cạn tàu ở mọi vùng biển miền Trung Việt Nam.

Nhìn chung, nhân lực tại Cảng Đà Nẵng có đủ năng lực quản lý và khai thác tốt các

phương tiện, thiết bị tiên tiến, đảm bảo cung ứng các dịch vụ một cách nhanh

chóng, đạt yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của yếu tố con người, công tác phát triển

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được lãnh đạo Cảng quan tâm đặc biệt.

Page 110: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

103

Cảng đã đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên để

quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo phương pháp quản trị tiên tiến và sử

dụng hiệu quả các trang thiết bị mới. Cảng đã cử cán bộ nhân viên đi học các lớp

đại học, trên đại học, các khoá học trong và ngoài nước về các chuyên ngành liên

quan đến Cảng như quản trị kinh doanh, logistics… Trong công tác tuyển dụng,

Cảng ưu tiên thu hút những người trẻ có năng lực chuyên môn cao, thành thạo các

kỹ năng về Cảng công tác. Nhờ vậy, chất lượng nguồn nhân lực của Cảng ngày

càng cao. Các bộ phận quản lý điều hành đã ứng dụng thành thạo CNTT trong công

tác nghiệp vụ, từ khâu quản lý hàng hoá, lập sơ đồ chất xếp hàng, tác nghiệp điều

động tàu cập, rời bến, trao đổi thông tin nghiệp vụ với khách hàng và thông tin nội

bộ… luôn luôn đảm bảo cho công tác vận chuyển hàng hoá được diễn ra trật tự, an

toàn ở các bến cảng, góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ QP, AN tại các bến

cảng của thành phố nói riêng, của Việt Nam nói chung.

3.2.3.3. Thực trạng thực đầu tư kết cấu hạ tầng và thực thi các biện pháp

nhằm phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an

ninh ở thành phố Đà Nẵng

Từ năm 2010 đến nay, Cảng Đà Nẵng đã nâng cấp kết cấu hạ tầng, đầu tư

thiết bị mới, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đặc biệt là tập trung mở rộng vùng hậu

phương lên các tỉnh Tây Nguyên nơi có nguồn hàng nông, lâm sản dồi dào, góp

phần gia tăng sản lượng hàng hoá thông qua. Bên cạnh đó, với lợi thế cảng biển

nước sâu và là trung tâm của các di sản văn hoá thế giới tại miền Trung cùng với

việc chăm sóc, tiếp đón tàu và khách du lịch chu đáo, an toàn, Cảng đã thu hút

nhiều tàu khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy

ngành du lịch Đà Nẵng và các tỉnh phụ cận tăng lên đáng kể.

Song hành với việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Cảng đã

không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu Cảng Đà Nẵng, coi đây là tài sản

vô hình quý giá, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi trên

thương trường. Thương hiệu Cảng Đà Nẵng dần được xác lập trong ngành hàng hải

Việt Nam và khu vực. Các cảng lớn hàng đầu thế giới ngày nay đều chọn dịch vụ

Container là mục tiêu hàng đầu và khuynh hướng container hoá cảng biển đang là

xu thế của thời đại. Sớm nắm bắt xu hướng đó, Cảng Đà Nẵng không ngừng đầu tư

mở rộng và hiện đại hoá để thích nghi hơn với tàu container. Cảng đã thực hiện dự

án nâng cấp, mở rộng Cảng Tiên Sa với tổng kinh phí gần 100 triệu USD, hoàn

thiện năng lực dự án khu kho bãi hậu cần, hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành

Page 111: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

104

khai thác cảng bằng việc xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9001-2000 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Hiện tại,

Cảng Đà Nẵng đang tiếp tục triển khai dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 với

tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.

Với chủ trương lấy năng suất và chất lượng dịch vụ làm chính sách chất

lượng hàng đầu của doanh nghiệp, thông qua các giải pháp hoàn thiện, nâng cấp cơ

sở vật chất, kỹ thuật; đơn giản hoá thủ tục giao nhận; tăng cường phối hợp trong nội

bộ Cảng cũng như với các đơn vị liên quan ngoài Cảng; kích thích người lao động

bằng quy chế trả lương hợp lý; cơ giới hoá, tự động hoá quy trình sản xuất;… năng

suất và chất lượng dịch vụ của Cảng Đà Nẵng không ngừng được nâng cao. Năng

suất của một số mặt hàng tiêu biểu theo định mức bình quân năng suất bốc dỡ giải

phóng tàu bình quân hàng năm tăng: Clinke tăng 28%, than tăng 18%, dăm gỗ tăng

38%, cát rời tăng 28%, ximăng bao tăng 16%, thép xây dựng tăng 16%, thép phế

liệu tăng 33%, container tăng 20%…

Kế hoạch an ninh cảng biển được thực thi, Cảng Đà Nẵng luôn đảm bảo an

toàn, thuận lợi, nhanh chóng cho tàu, hàng hoá, hành khách lưu lại và vào ra Cảng.

Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng hằng năm đều cho thấy dịch vụ của Cảng được

đánh giá năm sau tốt hơn năm trước.

Về công tác tổ chức quản lý, thực hiện sự đổi mới cơ chế quản lý để phù hợp

với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Cảng Đà Nẵng đã từng bước đổi mới mô

hình quản lý theo hướng tinh gọn, hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý, mạnh dạn tinh

giảm lao động trên cơ sở từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá.

Từ năm 2017 tới nay, Cảng Đà Nẵng tiếp tục đầu tư phương tiện thiết bị,

nâng cấp cầu tàu để đạt mục tiêu 12 triệu tấn hàng hoá thông qua năm 2020 trong

đó hàng container đạt 600.000 TEUs.

Về công tác đảm bảo QP, AN và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia: Từ

năm 2013 đến nay, với mưu đồ độc chiếm Biển Đông Trung Quốc thường xuyên

tiến hành nhiều hoạt động như tuyên bố đường lưỡi bò trên biển; tăng cường hoạt

động quân sự trên biển và quần đảo Hoàng Sa; đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh

bắt hải sản trên vùng biển Việt Nam; hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 trong vùng

đặc quyền kinh tế Việt Nam... Bên cạnh đó, tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm

phạm chủ quyền vùng biển nước ta, tranh lấn ngư trường, khai thác hải sản trái

phép, trộm cắp trấn cướp tài sản, phá ngư lưới cụ, trắng trợn uy hiếp, hành hung

ngư dân ta diễn biến phức tạp. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại không

Page 112: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

105

giảm, phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo trá, quyết liệt hơn; hoạt động sử dụng

xung điện, thuốc nổ khai thác hải sản bước đầu được ngăn chặn, song chưa triệt để.

Tình trạng trộm cắp tài sản, tranh chấp ngư trường, tông va, vướng lưới, đánh nhau

trên biển vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó lường. Với vị trí địa lý hết sức

thuận lợi, lưu lượng phương tiện đến Cảng Đà Nẵng ngày càng đông khiến cho công

tác giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền cũng trở nên phức tạp. Nhận thức được

tình hình đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân đóng

mới phương tiện, vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền vùng biển. Tuyên truyền

giáo dục ngư dân nắm vững quy định đảm bảo trang thiết bị an toàn hàng hải, phòng

chống tai nạn khi đi biển, nắm vững phạm vi hoạt động, quy ước liên lạc để hỗ trợ

cứu giúp người, phương tiện bị nạn; tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục về chủ

quyền biển đảo, an toàn hàng hải cho bà con ngư dân, góp phần gìn giữ QP, AN trên

biển, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng hải của thành phố.

3.2.4. Thực trạng các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ biển trong mối quan

hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

3.2.4.1. Thực trạng công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và thông tin liên

lạc biển

Bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng là đơn vị chịu trách nhiệm chính đối

với hoạt động tìm kiếm cũng như cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố trên biển. Cùng

với lực lượng cảnh sát biển, BĐBP có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ QP, AN trên biển,

tạo môi trường an ninh, ổn định để thúc đẩy các ngành kinh tế biển của thành phố

Đà Nẵng phát triển.

Đà Nẵng là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của

nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới lớn. Có năm bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo

mưa lớn, lũ lụt xảy ra liên tiếp, kéo dài trên diện rộng. Điển hình năm 2017, đã xảy

ra 16 đợt áp thấp nhiệt đới, bão Damrey đã làm thiệt hại lớn về người, tài sản của

Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác cứu hộ cứu nạn của

BĐBP thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2013 - 2018, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã

cứu hộ cứu nạn 632 vụ tai nạn và thiên tai trên biển của 262 người với 366 phương

tiện. Cứu được 152 người thoát chết sau các vụ tai nạn (bảng 3.11). Năm 2018 cứu

kéo ba tàu cá của ngư dân gặp sự cố: bị chìm, hỏng máy, mắc cạn, kịp thời đưa 18

ngư dân vào bờ an toàn. Đồng thời hoàn thành xuất sắc các đợt diễn tập tại vùng

biển Thăng Bình (Quảng Nam); ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên sông

Hàn; tham gia diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu hằng năm; diễn tập chống khủng bố

Page 113: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

106

do Bộ Công an tổ chức phục vụ bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC 2017; diễn tập xử lý

sự cố an ninh hàng hải cảng biển năm 2017…

Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai và tìm

kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) đối với việc đảm bảo QP, AN trên biển cũng như tạo

môi trường ổn định cho phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng công tác phòng

ngừa, hằng năm, Bộ chỉ huy BĐBP thành phố Đà Nẵng đã chủ động làm tham mưu

cho Thành uỷ, UBND thành phố, chỉ đạo các ban, ngành phối hợp chặt chẽ với

BĐBP thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân để nâng cao nhận thức về công

tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, chủ động phòng chống trước mùa mưa bão;

tuyên truyền giáo dục ngư dân nắm vững quy định đảm bảo trang thiết bị an toàn

hàng hải, phòng chống tai nạn khi đi biển, nắm vững phạm vi hoạt động, quy ước

liên lạc để hỗ trợ cứu giúp người, phương tiện bị nạn; tổ chức tập huấn, tuyên

truyền giáo dục tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải cho bà con ngư dân

Bảng 3.11: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai,

tìm kiếm cứu nạn 05 năm (2013-2018)

Tham gia cứu hộ

cứu nạn

Công tác phối

hợp CHCN TT

Thời

gian Cảnh sát

biển Tàu Xuồng

Ngư

dân

Đơn vị

hiệp đồng

Thông tin liên lạc Công tác

tuyên truyền

Khắc

phục sau

thiên tai

1 2013 28 đ/c 05 02 08 4.162 phiên/

12.672 lượt tàu

40 buổi/

1.500 lượt 50 đ/c

2 2014 15 25 3.854 phiên/

17.228 lượt tàu

32 buổi/

1.220 lượt 320 đ/c

3 2015 56 đ/c 02 08 06 07 3.161 phiên/

14.142 lượt tàu

52 buổi/

2.340 lượt 80 đ/c

4 2016 74 đ/c 02 04 17 08 3.102 phiên/

15.662 lượt tàu

60 buổi/

3.510 lượt 200 đ/c

5 2017 60 đ/c 02 05 15 3.640 phiên/

17.140 lượt tàu

44 buổi/

1.820 lượt 240 đ/c

6 2018 30 đ/c 02 03 21 2.257 phiên/

6.641 lượt tàu

46 buổi/

2.110 lượt

Tổng 248 đ/c 21 32 46 76 20.176 phiên/

83.485 tàu

274 buổi/

12.500 lượt 890đ/c

Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm

cứu nạn 05 năm (2013 ­ 2018) của BĐBP thành phố Đà Nẵng [8].

Page 114: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

107

Bảng 3.11 cho thấy, trong 5 từ 2013 tới 2018, hoạt động thông tin liên lạc

trên biển giữa lực lượng cảnh sát biển với ngư dân luôn được tiến hành đều đặn.

Qua 5 năm, đơn vị thường xuyên bảo đảm thông tin liên lạc biển phục vụ nhiệm vụ

bảo vệ chủ quyền vùng biển với đảm bảo công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm

cứu nạn, đã tổ chức 20.176 phiên/ 83.485 lượt phương tiện, qua hệ thống thông tiên

liên lạc của BĐBP đã kêu gọi, hướng dẫn cho hàng nghìn lượt phương tiện tàu cá

đang hoạt động trên biển, sắp xếp neo đậu, trú tránh đảm bảo an toàn trong các đợt

áp thấp nhiệt đới, bão. Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực tác chiến,

trực phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn. Phát huy vai trò của đội cứu hộ, cứu

nạn trên sông, biển theo Quyết định 6944/QĐ-UBND ngày 13/10/2016 của UBND

thành phố Đà Nẵng. Trong công tác tìm kiếm cứu nạn, đơn vị đã điều động: 248

lượt cán bộ cảnh sát, 53 lượt phương tiện, huy động 46 lượt tàu cá ngư dân tham gia

tìm kiếm cứu nạn trên biển; tiếp nhận và đưa đi cấp cứu hàng trăm lượt ngư dân bị

đau khi đang hành nghề. Phối hợp hiệp đồng Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải

Khu vực 2, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng, Hải quân vùng 3, Vùng cảnh sát biển

2 cứu nạn 76 trường hợp bị nạn trên biển; tiếp nhận giải quyết 45 trường hợp bị

tông va trên biển.

Nhìn chung, lực lượng BĐBP cùng với cảnh sát biển và ngư dân thành phố

Đà Nẵng đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong không chỉ công tác cứu hộ, cứu

nạn mà còn cả trong hoạt động giữ gìn an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển

đảo của Tổ quốc.

3.2.4.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế

biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Lực lượng BĐBP giữ vai trò nòng cốt trong công tác gìn giữ an ninh, quốc

phòng và chủ quyền biển đảo quốc gia. Do đó, cần phải xây dựng lực lượng này trở

thành một lực lượng vững mạnh, tinh nhuệ. Ý thức được điều đó, những năm qua,

thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai nhiều hoạt động xây dựng nguồn nhân lực

BĐBP, góp phần ổn định môi trường biển, tạo đà cho các hoạt động kinh tế biển

phát triển.

Về số lượng nhân lực BĐBP thành phố Đà Nẵng: Tính đến năm 2018, tổng

quân số BĐBP của thành phố là 646 người, trong đó có 192 sĩ quan, chiếm tỉ lệ

29,73%; 292 quân nhân chuyên nghiệp, chiếm tỉ lệ 45,2% và 162 hạ sĩ quan, binh

sĩ, chiếm tỉ lệ 25,07%.

Page 115: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

108

192

292

162

Sỹ quan Quân nhân chuyên nghiệp Hạ sỹ quan, binh sỹ

Biểu đồ 3.8: Số lượng bộ đội biên phòng của thành phố Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm

cứu nạn 05 năm (2013 ­ 2018) của BĐBP thành phố Đà Nẵng [8].

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Nhìn chung, các cán bộ chiến sĩ là sĩ quan

có tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao. Sĩ quan có 178/192 người có trình độ đại học, chiếm tỉ lệ

92,7%. Hiện chưa có sĩ quan nào đạt trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ còn chiếm tỷ lệ

thấp với 7,3%. Đối với quân nhân chuyên nghiệp thì có 74/292 người có trình độ đại

học, đạt tỉ lệ 25,3%. Lực lượng quân nhân chuyên nghiệp có trình độ trung cấp chiếm tỉ

lệ áp đảo nhất với 57,5%, có trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ ít nhất với 17,1%.

Sĩ quan Quân nhân chuyên nghiệp

Biểu đổ 3.9: Trình độ chuyên môn bộ đội biên phòng

thành phố Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình kinh tế ­ xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2018 [55].

Page 116: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

109

Về trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị của lực lượng sĩ quan

BĐBP thành phố Đà Nẵng chiếm tỉ lệ cao. Tất cả các sĩ quan đều đã được trang bị

lý luận chính trị từ trình độ trung cấp chính trị trở lên. Trong đó, 163 đồng chí đã có

bằng trung cấp lý luận chính trị, chiếm tỉ lệ 84,9%; 29 đồng chí đạt trình độ cao cấp

lý luận chính trị, đạt tỉ lệ 15,1%. Điều này thể hiện rằng BĐBP đã tích cực, chủ

động trong công tác bồi dưỡng về lý luận chính trị cho các sĩ quan, đặc biệt là đội

ngũ chỉ huy, góp phần làm vững mạnh thêm hoạt động bảo vệ an ninh, chủ quyền

biển đảo của thành phố. Tuy nhiên, lực lượng quân nhân chuyên nghiệp được trang

bị lý luận chính trị cấp độ trung cấp mới chỉ có 15 đồng chí, chiếm tỉ lệ 5,1%, chưa

có đồng chí nào đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Sĩ quan

Quân nhân chuyên nghiệp

Biểu đồ 3.10: Trình độ lý luận chính trị của Bộ đội Biên phòng

thành phố Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình kinh tế ­ xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2018 [55].

Đối với công tác đào tạo kiến thức về biển đảo thì hàng năm, BĐBP thành phố

Đà Nẵng đều đảm bảo 100% sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp được tham gia các

lớp bồi dưỡng về kiến thức biển đảo. Năm 2018, 489/262 đồng chí sĩ quan và quân

nhân chuyên nghiệp (chiếm tỉ lệ 75,69%) được tham gia các lớp này, bao gồm cả các

lớp ngắn hạn và dài hạn. Nội dung các lớp bồi dưỡng này luôn luôn cập nhật các tình

hình mới diễn ra trên biển đảo của thành phố, phổ biến cho các đồng chí về luật biển,

an ninh quốc gia trên biển, về cứu hộ, cứu nạn, về giải cứu ngư dân…

Page 117: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

110

Trong thời gian tới, thành phố sẽ cần thúc đẩy nhiều hơn nữa việc trang bị

kiến thức lý luận chính trị cho lực lượng quân nhân chuyên nghiệp. Như đã thấy ở

trên, quân nhân chuyên nghiệp chiếm đại đa số trong lực lượng BĐBP của thành

phố Đà Nẵng. Họ sẽ là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động gìn giữ,

bảo vệ an ninh, quốc phòng và chủ quyền biển đảo. Do đó, cần phải gấp rút trang bị

kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị cho họ. Có như vậy mới tạo một nền tảng

vững mạnh cho công tác bảo vệ QP, AN và chủ quyền biển đảo trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng.

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ

GIẢI QUYẾT HÀI HOÀ KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO

QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

3.3.1.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, các phân ngành kinh tế biển đã phát huy được tiềm năng, lợi thế

để phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm góp phần vào thực hiện thắng lợi

mục tiêu phát triển KT­XH của thành phố.

Các phân ngành kinh tế biển gồm KTDLB, chế biến thuỷ sản, hải sản, hàng hải,

ngành dịch vụ biển trong những năm qua (từ 2010 tới 2018) đều có sự tăng trưởng rất

rõ rệt.

Kinh tế du lịch biển Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho

toàn thành phố, giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống xã hội, từ đó củng cố an

ninh, quốc phòng vùng biển đảo. Thực tiễn phát triển KTDLB thời gian qua cho

thấy, thành phố Đà Nẵng đã quản lý chặt chẽ được các hoạt động phát triển kinh tế

du lịch trên địa bàn, ngăn chặn được nhiều hành vi vi phạm pháp luật về du lịch

biển, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong hoạt động phát triển KTDLB trên địa bàn.

Đồng thời, đã có sự phối hợp tham gia của tất cả các lực lượng liên quan trong công

tác đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh và văn minh.

Các doanh nghiệp ngành du lịch ở Đà Nẵng đã thực hiện tốt vai trò của mình trong

đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch biển, nâng cao chất lượng dịch vụ du

lịch đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của khách quốc tế và trong nước.

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch có sự chuyển biến rõ rệt cả về quy mô và chất

lượng, góp phần đưa hình ảnh một Đà Nẵng an ninh, trật tự và hoà bình đến với khu

Page 118: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

111

vực và thế giới. Qua tất cả những kết quả này, Đà Nẵng tạo được niềm tin cho bạn

bè năm châu, đó cũng là cách để chúng ta gìn giữ QP, AN trên biển Đà Nẵng nói

riêng và của cả nước nói chung.

Ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản cũng đã đạt những kết

quả đáng kể trong công tác phát triển gắn với đảm bảo QP, AN trên biển Đà Nẵng.

Sự kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển,

đảo của Tổ quốc được thể hiện rõ trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của

Ngành, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, phát triển các đội tàu,

thuyền đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp và các hợp tác xã nghề cá; trong

nghiên cứu khoa học sông, biển, hải đảo và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

cho kinh tế biển; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh

nhân dân trên các vùng biển, hải đảo và ven biển. Ngoài ra, còn phải kể đến các kết

quả trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thực thi pháp luật và giữ gìn an ninh,

trật tự trên biển.

Thứ hai, kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN của thành phố

Đà Nẵng được thực hiện có trách nhiệm thường xuyên theo kế hoạch đã mang lại

một hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện, là địa chỉ thu hút đầu tư uy tín không chỉ

ở trong nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Là thành phố cảng biển, lại được Tổ quốc giao cho sứ mệnh quản lý huyện

đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng đã tích cực thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày

9/2/2007 "Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" của Ban Chấp hành Trung

ương khoá X. Qua đó, vấn đề liên quan đến Biển Đông như phát triển kinh tế biển,

đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên địa bàn thành phố đã có những chuyển

biến rất đáng kể. UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án "Phát triển ngành

kinh tế biển thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" với mục

tiêu tăng trưởng dịch vụ kinh tế biển 12% - 15%. Đề án này là sự kế thừa kết quả

việc thực hiện phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TW. Qua đó,

ngư dân Đà Nẵng kiên trì trụ bám trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, vừa lao

động để mưu sinh kiếm sống vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền

biển, đảo của Tổ quốc, dõi theo từng hòn đảo lớn nhỏ thuộc chủ quyền không thể

tranh cãi của đất nước ta.

Page 119: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

112

Thứ ba, sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và

nhân dân thành phố góp phần tăng cường mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển

với đảm bảo QP, AN.

Giai đoạn 2010 - 2018, thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt công tác kiện toàn,

nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ thành phố đến các

quận, huyện và người dân. Các diễn biến tình hình chính trị, đảm bảo QP, AN biển

đảo luôn được theo dõi, tuyên truyền và phổ biến kịp thời trong toàn hệ thống và

nhân dân. Đồng thời khi có tình huống xảy ra, các lực lượng chuyên trách đã phối

hợp giải quyết nhanh chóng, kịp thời, không tạo điểm nóng ở các khu vực biển, đảo.

Thứ tư, vai trò và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách, lực lượng chủ chốt

thực hiện nhiệm vụ đảm bảo QP, AN luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Lực lượng chuyên trách là BĐBP và cảnh sát biển thường xuyên được tập

huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ QP, AN, chủ quyền biển đảo. Đồng thời, họ

cũng là lực lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các tàu khai thác, vận tải

trên biển, cho ngư dân ven biển... Lực lượng công an thành phố cũng đã xây dựng

và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia phát triển kinh

tế biển như phòng ngừa nguy cơ cháy nổ; phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

và tệ nạn xã hội; các băng nhóm tội phạm trong nước và nước ngoài... Đấu tranh

ngăn chặn các âm mưu thù địch, tuyên truyền kích động chống phá chế độ xã hội

chủ nghĩa, giữ gìn an ninh, trật tự cho thành phố, người dân và cho đất nước. Trong

đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật làm chuyển biến

nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của 02

nhiệm vụ có vị trí chiến lược đó là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chú trọng xây

dừng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên

phòng toàn dân, phong trào quần chúng tự quản an ninh trật tự khu vực biên giới

biển và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; không ngừng

củng cố thế trận lòng dân vững chắc. Phong trào quần chúng tự quản an ninh trật tự

khu vực biên giới biển được tăng cường; nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ

trong công tác nắm tình hình, quản lí chặt chẽ các đối tượng có liên quan đến an

ninh quốc gia và các loại tội phạm khác; công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, bố

trí khu dân cư dọc tuyến biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo

quốc phòng - an ninh được chú trọng.

Page 120: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

113

Căn cứ theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về

huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền,

quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

thành phố Đà Nẵng đã làm tốt công tác kiểm tra các phương tiện giao thông trên

biển, bến cảng. Đồng thời với đó là công tác tuyên truyền cho chủ tàu, thuyền

trưởng và ngư dân về việc giữ gìn chủ quyền biển đảo, về các quy định về khai thác

hải sản. Ngoài ra, thành phố cũng luôn luôn chú trọng công tác tăng cường phổ biến

giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư ven biển về ý nghĩa và tầm quan trọng của

02 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức thực hiện tốt phong

trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biến giới quốc gia trong tình hình

mới theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; quản lý

chặt chẽ mọi hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biến giới biển nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày

03/9/2015 của Chính phủ và các qui định pháp luật có liên quan. Phối hợp tổ chức

cắm mốc giới các xã biển theo chủ trương.

3.3.1.2. Những tồn tại, yếu kém

Thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là

nhiệm vụ có nhiều nội dung, giải quyết các mối quan hệ đặt ra, quá trình tiến hành

thực hiện sẽ khó tránh khỏi những bất cập hay tồn tại, hạn chế. Đối với thành phố

Đà Nẵng hiện nay, những tồn tại, yếu kém.

Những tồn tại khi thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo QP, AN

Một là, tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN.

Kinh tế biển là một lĩnh vực đa ngành với giá trị kinh tế vô cùng lớn. Trong khi

đó với vị trí vô cùng thuận lợi là nơi tiếp giáp biển Đông và nơi giao thương tấp nập

của khu vực cũng như cả nước, thành phố Đà Nẵng không tránh khỏi những mâu thuẫn

lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển. Cơ cấu các chủ thể tham gia

phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng bao gồm:

- Các cơ quan QLNN về các lĩnh vực kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng

- Các cơ quan chuyên trách và các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trong

quá trình phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Page 121: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

114

- Các doanh nghiệp kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Người dân lao động và sinh sống ở các vùng biển, đảo, ven biển Đà Nẵng

- Người lao động trong lĩnh vực kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Các chủ thể khác có liên quan tới phát triển kinh tế biển (Các tổ chức đoàn

thể vì cộng đồng, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, nhà đầu tư…).

Vì mỗi chủ thể theo đuổi một mục đích khác nhau và có lợi ích riêng, do đó

quan hệ giữa các chủ thể là quan hệ vừa hỗ trợ, liên kết, hợp tác vừa cạnh tranh và

phát sinh mâu thuẫn, tạo nên các mối quan hệ phức tạp. Nếu như các cơ quan

QLNN về các lĩnh vực kinh tế biển theo đuổi mục tiêu quản lý sao cho vừa phát

triển kinh tế biển nhưng vừa phải đảm bảo QP, AN, ổn định chính trị xã hội và

không gây ảnh hưởng môi trường… thì các doanh nghiệp lại theo đuổi mục tiêu về

lợi nhuận, đôi khi cố tình phớt lờ tới hoạt động bảo vệ QP, AN. Còn người lao động

thì theo đuổi mục tiêu kiếm sống bất chấp những quy định của nhà nước… Hay các

nhà hoạt động vì môi trường muốn bảo vệ môi trường biển, còn các doanh nghiệp

thì muốn khai thác càng nhiều càng tốt các nguồn thuỷ hải sản, bất chấp những tác

động xấu cho môi trường. Mặc dù đã có những quy định về mặt luật pháp nhằm hạn

chế tối đa những xung đột lợi ích giữa các chủ thể và cũng là căn cứ để giải quyết

các xung đột, mâu thuẫn song trên thực tế thì những xung đột lợi ích vẫn như những

con sóng ngầm âm ỉ chảy không dễ dàng để dung hoà được. Nếu không có giải pháp

hài hoà lợi ích cho các đối tượng này thì nguy cơ mất an toàn, trật tự, thậm chí QP,

AN và chủ quyển biển đảo bị xâm phạm rất dễ xảy ra. Nó là cơ sở để các thế lực thù

địch lợi dụng để chọc phá, gây mất đoàn kết trong nhân dân, gây ra các diễn biến

hoà bình để chống phá đất nước ta.

Hai là, công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế biển còn

đơn điệu theo phân ngành, thiếu tầm chiến lược tổng thể. Chất lượng hệ thống kết

cấu hạ tầng hiện có đang bị xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển

trong bối cảnh mới

Như đã trình bày ở phần thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo QP, AN, tình trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật của các

ngành kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn chưa đồng bộ, tính lưỡng

dụng kém chủ yếu thiên về khai thác hiệu quả kinh tế là khá phổ biến. Mức độ đáp

Page 122: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

115

ứng các yêu cầu về đảm bảo QP, AN chưa tương xứng, thậm chí có phân ngành

mang tính đối phó trước những quy định bắt buộc...

Kết cấu hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh

tế biển và củng cố QP, AN. Thực chất thành phố Đà Nẵng nhận thức rất rõ về tầm

quan trọng của việc xây dựng và từng bước hiện đai hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ

thuật cho phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Tuy

nhiên, quá trình thực hiện không dễ dàng mà đòi hỏi rất nhiều nhân lực, vật lực

cùng các giải pháp đồng bộ. Thực tế triển khai, quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ các ngành kinh tế biển vẫn chỉ chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà

chưa quan tâm đến tính "lưỡng dụng" của các công trình; nhiều dự án, kế hoạch thu

hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế biển cho thành phố Đà Nẵng vẫn coi

nhẹ hoặc không tính toán cẩn thận đến mục tiêu QP, AN. Chẳng hạn như việc vẫn

cấp phép xây dựng những khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn cao tầng ven biển…

tại những vị trí đắc địa, trên những điểm cao chiến lược có tầm bao quát lớn, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến thế trận QP, AN. Thông qua con đường du lịch, các hoạt

động truyền đạo trái phép, kích động nhân dân địa phương ven biển, chia rẽ khối đại

đoàn kết dân tộc, thực hiện Chiến lược "Diễn biến hoà bình" của thế lực thù địch

vẫn xảy ra; còn để mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số khu du lịch.

Về nguồn lực tài chính, thu hút đầu tư cho các ngành kinh tế biển vẫn chủ yếu chú

trọng tới lợi ích kinh tế thay vì xem trọng tới vấn đề QP, AN. Đây là một kẽ hở mà

thế những thế lực ngầm chống phá chính quyền có thể lợi dụng vào đó để âm mưu

những hoạt động khó lường.

Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cũng chưa có tính thống nhất mà chủ

yếu quy hoạch theo từng phân ngành, mà chưa có tính bao quát tổng thể, tính liên

thông, phối hợp kém... Những điều này dẫn đến hệ quả là phát triển kinh tế biển

trên địa bàn thành phố chưa thể phát huy hết khả năng, đồng thời cũng gây ra những

hạn chế nhất định đối với vấn đề đảm bảo QP, AN trên biển vì không có đủ trang

thiết bị, cơ sở để ứng phó sự cố khi cần.

Thành phố Đà Nẵng có kết cấu hạ tầng biển còn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở

hạ tầng lớn, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP,

AN. Kết cấu hạ tầng ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn

trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế (cảng biển,

trung tâm logistics...) để tạo đột phá mạnh cho phát triển kinh tế biển ở tầm quốc

Page 123: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

116

gia, khu vực. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển sức cạnh

tranh cao trong khu vực còn chậm, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Hệ thống cảng

biển được xây dựng mở rộng nhanh nhưng còn thiếu đồng bộ với nâng cấp hạ tầng

giao thông để kết nối thuận tiện cảng với đường bộ quốc gia, với các trung tâm kinh

tế khác trong cả nước. Chẳng hạn như theo quy hoạch, trên tuyến đường ven biển

Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp và Trường Sa có 37 dự án đã được giao đất và cho thuê

đất để thực hiện các công trình, dự án khách sạn, resort cao cấp. Hiện nay đã có 19 dự

án đã đưa vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai và 13 dự án đã được bàn giao đất

nhưng triển khai dự án chậm tiến độ và chưa triển khai. Phần lớn diện tích đất ven biển

Đà Nẵng được quy hoạch dành cho phát triển kinh tế, khai thác dịch vụ du lịch. Tuy

nhiên việc quản lý sau quy hoạch không đúng với mục tiêu quy hoạch ban đầu là một

điều bất cập hiện nay. Đó là sự thiếu nhất quán trong công tác quản lý quy hoạch chi

tiết nhất là đối với mật độ xây dựng. Có dự án áp dụng quy định mật độ xây dựng

không quá 20%, nhưng có dự án lại là không quá 25%, đặc biệt có dự án mật độ xây

dựng trên 40%. Chính vì lý do đó dẫn đến hầu hết các dự án chỉ chú trọng hiệu quả

khai thác về mặt kinh tế, giải pháp quy hoạch chi tiết chỉ gói gọn trong phạm vi ranh

giới của dự án, thiếu tính kết nối tổng thể. Nhiều dự án tuy vẫn đảm bảo về mật độ xây

dựng nhưng hệ số sử dụng đất là quá cao thông qua hình thức xây dựng nhiều khối nhà

khách sạn, condotel cao tầng, làm tăng mật độ cư trú và tạo áp lực rất lớn về mặt hạ

tầng kỹ thuật cho đô thị, có nguy cơ hình thành các khu ở tại khu vực ven biển này.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

nói chung và kinh tế biển nói riêng mà còn ảnh hưởng tới cả trật tự, an ninh vùng ven

biển, dễ trở thành nơi cho các thế lực thù địch, phá hoại lợi dụng để chống phá. Hay

việc dự báo và định hướng trong quy hoạch sử dụng đất đai, phát triển không gian tại

khu vực ven biển chưa theo kịp với thực tiễn. Quy hoạch xây dựng khu vực ven biển

chưa được triển khai đồng bộ theo các cấp độ từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi

tiết, chưa xây dựng được quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đặc thù cho khu vực ven

biển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan khu

vực ven biển cũng như đời sống người dân và an ninh, trật tự các vùng ven biển. Nhìn

chung, việc quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với công tác đảm bảo QP, AN chưa

thực sự được quan tâm đúng mức.

Những yếu kém khi thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo QP, AN

Page 124: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

117

Thứ nhất, chất lượng nhân lực ở các phân ngành kinh tế biển không đều,

nhân lực chất lượng cao chủ yếu trong ngành hàng hải, nhân lực ngành du lịch

chưa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của thành phố.

Thực tiễn nghiên cứu đã chỉ ra, về cơ bản nguồn nhân lực trong các phân

ngành kinh tế biển của thành phố đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng

trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nhanh và đòi hỏi tiếp

cận công nghệ hiện đại trong các phân ngành kinh tế biển hiện nay của Đà Nẵng thì

chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đang thể hiện sự lạc hậu tương đối. Điều

đó càng khó khăn hơn khi thực hiện và triển khai các nhiệm vụ đảm bảo QP, AN

trong tình hình mới với nhiều diễn biến phức tạp khó lường.

Những năm qua nhân lực trong các phân ngành kinh tế biển của thành phố

không được đào tạo đầy đủ, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát

triển. Nhân lực kinh tế biển rất đa dạng, ở một số phân ngành ngoài nhân lực của

địa phương còn tuyển dụng từ nơi khác và cả nhân lực nước ngoài. Ở từng ngành

kinh tế biển khác nhau sẽ đòi hỏi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khác nhau,

sao cho phù hợp với từng ngành. Trong khi chất lượng nguồn nhân lực tại Cảng Đà

Nẵng khá cao thì nhân lực ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản lại

rất thấp. Đặc biệt, với ngư dân đánh bắt xa bờ chủ yếu có sức khoẻ và kinh nghiệm

nhưng thiếu trình độ văn hoá, thậm chí nhiều ngư dân không biết chữ... Trong quá

trình lao động sản xuất gắn với mối quan hệ về đảm bảo QP, AN, trình độ lao động

thấp sẽ làm giảm sức cạnh tranh, đồng thời nhận thức đối với các vấn đề về bảo vệ

chủ quyền quốc gia thường không cao, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền về

bảo vệ biển đảo. Về nguồn lực con người thì về cơ bản vẫn chưa theo kịp với yêu

cầu phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Nhận thức của

một bộ phận lực lượng lao động trong bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia còn hạn

chế, mơ hồ. Họ không xem trọng lợi ích, chủ quyền quốc gia về biển đảo mà chỉ

chú trọng kiếm kế mưu sinh. Một phần cũng do công tác tuyên truyền về chủ quyền

biển đảo còn hạn chế, giáo điều, lý thuyết khô khan. Về phía các doanh nghiệp kinh

tế biển trên địa bàn thành phố, mặc dù nhiều doanh nghiệp cũng nhận thức rất rõ về

chủ quyền quốc gia trên biển, tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế, họ vẫn sẵn sàng xem nhẹ

vấn đề QP, AN trong quá trình kinh doanh sản xuất.

Page 125: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

118

Thứ hai, những bất cập trong hoạt động khai thác thuỷ hải sản của ngư dân

ven biển.

Tình trạng ngư dân vi phạm vùng lãnh hải đang tranh chấp, vùng cấm bị bắt

giữ phương tiện khi đánh bắt xa bờ có xu hướng tăng gây ra những xung đột, căng

thẳng trên biển và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ hải

sản. Bên cạnh đó còn là vấn đề về ô nhiễm môi trường. Do trình độ ngư dân còn

thấp, một mặt vẫn sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt phá hoại môi trường

sống của các loài thủy sinh. Mặt khác, không biết sử dụng các phương tiện, thiết bị

hiện đại trong quá trình đánh bắt hải sản, cộng với ý thức kém dẫn đến việc khai

thác biển một cách ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường biển cũng như an

toàn trên biển, ảnh hưởng tới hoạt động khai thác biển về sau này.

3.3.1.3. Nguyên nhân của những tồn hạn chế

Thứ nhất, mô hình quản lý vĩ mô của Nhà nước đến nay khá toàn diện về lý

thuyết nhưng khó khăn trong hoạt động thực tiễn vì quá nhiều cơ quan quản lý gây

chồng chéo về nội dung, manh mún về nhiệm vụ

Quản lý nhà nước về biển và hải đảo của nước ta nói chung, của thành phố

Đà Nẵng nói riêng phải dựa vào phạm vi quản lý theo không gian biển và hải đảo.

Vì biển đảo có diện tích cực kỳ rộng lớn và có nhiều khía cảnh nhạy cảm cả về quan

hệ đối ngoại, chính trị, kinh tế, xã hội nên đã tạo ra tính phức tạp về thể chế quản lý,

nó liên quan đến trách nhiệm của rất nhiều bộ, ngành cũng như lĩnh vực và chính

quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

Hiện nay, QLNN về biển và hải đảo ở Đà Nẵng và tất cả các địa phương

khác trên cả nước đều do nhiều cơ quan quản lý với chức năng, nhiệm vụ và quyền

hạn khác nhau. Song tựu chung lại có các nhóm cơ quan chủ yếu sau:

* Nhóm các cơ quan QLNN tổng hợp về biển và hải đảo:

Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chức năng QLNN

tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày

04/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ

quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên và Môi trường quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (Quyết

định số 43/2014/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức

Page 126: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

119

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt

Nam). Ở địa phương thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường được xác

định là cơ quan tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản

lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở

Tài nguyên và Môi trường, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu

cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN tổng hợp và thống nhất về

biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh (Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV

của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ ngày 28/8/2014 Hướng dẫn chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tài nguyên và Môi trường

thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

* Nhóm các cơ quan QLNN đối với các ngành, nghề khai thác biển:

Ngành NN&PTNN thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp, lâm nghiệp,

diêm nghiệp, bảo tồn, thuỷ lợi, thuỷ sản, đê điều tại các vùng biển, đảo. Ngành tài

nguyên và môi trường thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên khoáng sản biển.

Ngành công thương - QLNN về công nghiệp khai thác khoáng sản biển, trong đó có

công nghiệp dầu khí. Ngành xây dựng thực hiện chức năng QLNN về khai thác khoáng

sản biển làm vật liệu xây dựng. Ngành giao thông vận tải là cơ quan QLNN về hàng

hải, hàng không (quản lý các sân bay và các tuyến vận tải hàng không tới các khu vực

ven biển và ra các đảo có người), công nghiệp đóng tàu. Ngành văn hoá, thể thao và du

lịch có chức năng QLNN về văn hoá và du lịch biển.

* Nhóm các cơ quan QLNN về ngoại giao, QP, AN trên biển:

Bộ Ngoại giao là cơ quan QLNN về ngoại giao và thống nhất quản lý về biên

giới quốc gia, không phân cấp cho chính quyền địa phương. Liên quan đến biển,

đảo hiện nay, các đơn vị tham mưu, giúp việc là Vụ Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á,

Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế, Uỷ ban Biên giới quốc gia (trong đó có Vụ

Biển). Công tác QLNN về quốc phòng có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với bảo vệ

chủ quyền quốc gia. Xét về khả năng kiểm soát trên thực tế, các lực lượng của Bộ

Quốc phòng luôn đóng vai trò nòng cốt trong thực thi pháp luật và phòng thủ trên

khu vực biên giới biển và hải đảo. Các đơn vị của Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ

quan trọng liên quan đến công tác QLNN về quốc phòng trên biển, đảo, trong đó có

Cục Cảnh sát biển (chuyên trách quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc

Page 127: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

120

chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt

Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam),...

Bộ Công an là cơ quan QLNN về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trực tiếp

phòng chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về trật

tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng công an nhân dân nòng cốt trong sự

nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các vùng biển, đảo.

* Nhóm các cơ quan QLNN khác có chức năng, nhiệm vụ quan trọng liên

quan đến quản lý biển, hải đảo:

Ngành Nội vụ chịu trách nhiệm về xây dựng chính quyền các cấp, phân định

địa giới, hải giới các đơn vị hành chính vùng biển đảo. Ngành Hải quan thực hiện

công tác kiểm tra, giám sát và bảo đảm thi hành pháp luật đối với các hoạt động

xuất, nhập khẩu hàng hoá qua đường biển.

Ngoài các nhóm cơ quan chủ yếu trên còn có các cơ quan khác có chức năng,

nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực biển và hải đảo như: tuyên truyền, giáo dục,

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng vùng biển

đảo… Về lý thuyết, QLNN về biển và hải đảo ở nước ta có tính chất toàn diện và do

nhiều cơ quan với chức năng, nhiệm vụ khác nhau thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế,

lại không tránh khỏi sự chồng chéo hoặc không thống nhất trong quản lý.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy QLNN của thành phố Đà Nẵng về kinh tế biển trong

mối quan hệ với đảm bảo QP, AN chưa sát với tình hình thực tế nảy sinh nhiều bất cập

Thực tiễn đã cho thấy, hiện có nhiều lực lượng hoạt động trên biển Đà Nẵng

với các chức năng, nhiệm vụ không thống nhất với nhau, bị trùng lặp, chồng chéo

trong khi đó lại không có một cơ quan chuyên trách nào có thể đứng ra phân định,

chỉ đạo rõ ràng cho UBND thành phố. Chẳng hạn như việc quản lý khai thác thuỷ

hải sản hoặc đánh bắt xa bờ của ngư dân thành phố Đà Nẵng sẽ phải đòi hỏi sự

thống nhất từ hai cơ quan quản lý là Sở tài nguyên môi trường và Sở NN&PTNT

dựa trên các quy định riêng của từng ngành về khai thác, đánh bắt thủy, hải sản.

Mặc dù quản lý đa ngành mang lại tính chặt chẽ cao song đôi khi các cơ quan

QLNN không thống nhất được với nhau dẫn đến khó khăn cho hoạt động phát triển

kinh tế lẫn đảm bảo QP, AN.

Trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Khi có các vụ việc xảy ra

trên biển, đặc biệt là những hành vi có tính chất xâm phạm chủ quyền biển đảo,

Page 128: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

121

tranh chấp trên biển cần phải xử lý ngay thì đôi khi các cơ quan chức năng của

thành phố còn lúng túng.

Về tổ chức cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, sự cố. Đây là vấn đề xảy

ra hàng năm ở Đà Nẵng, tuy nhiên công tác cứu hộ cứu nạn và phòng chống thiên

tai vẫn còn rất nhiều hạn chế, trong đó có phần nguyên nhân từ công tác QLNN.

Thứ ba, về công tác phối hợp giữa các lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ

đảm bảo QP, AN trên biển còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu

Việc phối hợp với cơ quan Công an, BĐBP, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát

biển... được được thực hiện trong những năm gần đây thông qua các hội nghị giao

kết định kỳ. Tuy nhiên, mới đạt được những kỳ vọng ban đầu, hình thức mà chưa

bảo đảm sự bền vững tạo nền tảng cho hoạt động thực tiễn. Thể hiện rõ nhất trong

việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phối hợp hành động trước, trong và

sau các tình huống phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển của các

phân ngành trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN chưa được thể hiện đúng với

tầm vóc hiện có. Cơ chế lãnh đạo, quản lý về phát triển kinh tế biển trong mối quan

hệ với bảo đảm QP, AN còn thiếu, vận hành còn lúng túng, bất cập. Vì vậy, hàng

năm cơ rất nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức cho cho cả

hệ thống chính trị thành phố và người dân nhưng hiệu ứng đem lại còn hạn chế,

thậm chí nhàm chán.

Thứ tư, nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển kết hợp

với đảm bảo QP, AN còn hạn chế ở nhiều phương diện đã ảnh hưởng đến hoạt động

thực tiễn

Các chủ thể là các cấp của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân

trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ

với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặc dù những năm qua dưới nhiều hình thức

khác nhau được tiếp cận qua nhiều kênh thông tin cả quốc tế, trong nước và địa

phương, nhận thức của các chủ thể được nâng cao về vai trò, vị trí, yêu cầu và sự

cần thiết phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an

ninh. Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, vấn đề lợi ích kinh tế

luôn được đề cao, lấn át và trực tiếp chi phối suy nghĩ và hành động của các chủ

thể... Điều đó đã làm sao nhãng, coi nhẹ, thậm chí còn lảng tránh trách nhiệm, nghĩa

vụ, nhiệm vụ đảm bảo QP, AN. Trên thực tế, đến nay số đông các chủ thể vẫn cho

Page 129: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

122

rằng những vấn đề thuộc về QP, AN thuộc về các cấp có thẩm quyền, lực lượng

chuyên trách như bộ đội, công an... họ chỉ thụ động hoạt động theo yêu cầu quy

định. Thậm chí, nhiệm vụ được giao cũng mang tính kiêm nhiệm, còn người dân thì

thờ ơ. Tất cả nguyên nhân đó đã, đang và sẽ tiếp tục là lực cản nhiệm vụ phát triển

kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN của thành phố thời gian tới.

Thứ năm, tính liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo

QP, AN còn hạn chế và chưa phát huy lợi thế của thành phố là trung tâm kinh tế

của khu vực miền Trung

Ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng còn có lợi thế được coi

là đầu tầu kinh tế khu vực các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Trên địa bàn thành

phố có nhiều các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú của Trung ương chỉ đạo

những vấn đề về phát triển KT-XH của đất nước, của vùng. Điều này, có tác động

trực tiếp, nếu biết tận dụng sẽ có tác dụng tích cực rất lớn đến phát triển KT-XH nói

chung cũng như vấn đề đảm bảo QP, AN. Tuy nhiên, khách quan mà xét những

năm qua chính quyền thành phố chưa tận dụng được những lợi thế này. Phần vì tập

quán, phong cách của người miền Trung muốn khẳng định mình mà không phụ

thuộc, ràng buộc.

Mặt khác, trong cơ chế hiện nay về cơ bản hệ thống QLNN về phát triển

KT-XH của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng mang tính chất khu biệt, tính

liên kết rất hạn chế. Đồng thời, sự hợp tác và liên kết giữa kinh tế biển của thành

phố với các tỉnh trong vùng và ngoài vùng rất cần thiết nhưng là hoạt động rất phức

tạp và đa dạng, được triển khai giữa nhiều chủ thể, trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều

mức độ hợp tác khác nhau. Trong mỗi mối quan hệ hợp tác, tuỳ vào mục tiêu liên

kết và khả năng chia sẻ các nguồn lực và năng lực cốt lõi của các chủ thể mà quá

trình hợp tác, liên kết có thể được triển khai theo phạm vi, qui mô và thời hạn khác

nhau. Đặc biệt là liên kết trong phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN

lại càng phức tạp hơn. Vì thế, khó có thể có một mô hình đáp ứng hoàn hảo các yêu

cầu của mọi mối quan hệ hợp tác, liên kết. Đây cũng đang là nguyên nhân của

những yếu kém trong thời gian qua.

Page 130: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

123

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH

Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2030

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI

QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.1.1. Dự báo tình hình quốc tế và trong nước tác động đến kinh tế biển

trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

thập kỷ tới

4.1.1.1. Dự báo tình hình quốc tế

Là quốc gia ven biển, những tình hình quốc tế liên quan tới biển nói chung

như những diễn biến, thay đổi về mặt chính sách, chiến lược hướng ra biển của các

nước lớn, sự ô nhiễm môi trường trên biển, sự tranh chấp trên khu vực biển liên

quan tới Việt Nam nói chung, tới Đà Nẵng nói riêng… chắc chắn sẽ tác động mạnh

mẽ tới quá trình phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN của

nước ta nói chung. Trong thời gian tới, tình hình quốc tế trên biển sẽ vẫn tiếp tục

phức tạp và tác động tới hoạt động phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với QP,

AN của nước ta. Có thể khái quát những tình hình quốc tế ấy và những tác động của

nó tới Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng theo bốn nhóm vấn đề như sau:

Thứ nhất, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền

ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông có thể đe doạ trực tiếp

tới lợi ích kinh biển và an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam, đặc

biệt là các vùng biển, ven biển tiếp giáp biển Đông của nước ta, trong đó có thành

phố Đà Nẵng. Trước tiên không có gì phải bàn cãi về lợi ích chiến lược của các

nước lớn ở biển Đông. Đối với Mỹ, biển Đông là nơi chu chuyển lượng vận tải

thương mại lớn, trị giá lên tới khoảng 5000 tỷ USD/ năm của Mỹ đồng thời là nơi

có nhiều mục tiêu an ninh quan trọng bởi vì tiếp cận vùng biển này sẽ là một đảm

bảo cho khả năng triển khai sức mạnh quân sự và quyền lực của Mỹ cũng như kiềm

chế tham vọng bá chủ biển Đông của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, từ sau Đại

hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2012), Trung Quốc đã đề ra

chiến lược xây dựng cường quốc biển, chính thức đưa vấn đề phát triển biển trở

thành chiến lược phát triển quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là

Page 131: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

124

sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung

Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm "Chiến lược hải

dương xanh" với hàm ý lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển và trở

thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế

giới của Trung Quốc. Đối với Nhật Bản, biển Đông không đơn giản chỉ là liên quan

đến các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ven biển, nó còn đặt ra một vấn đề lớn có

thể gây ra một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, làm xói mòn sự ổn định cũng như

có khả năng đưa khu vực châu Á và thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhật bản lo

ngại các hoạt động cải tạo đảo và tăng cường quân sự của Trung Quốc đối với các

tuyến đường giao thông trên biển và lo ngại những căng thẳng tiềm tàng giữa Trung

Quốc và Mỹ, đồng minh chủ chốt của Nhật Bản, gây ra một mối đe doạ đối với sự

ổn định khu vực… Có thể nói, căng thẳng và tranh chấp trên biển Đông vẫn luôn

thường trực, diễn biến khó lường. Nổi bật là các sự kiện gần đây như: Vụ dàn khoan

Hải Dương 981, dàn khoan Đông Phương, đụng độ quân sự ở Bãi Tư Chinh và mới

đây nhất là tàu khảo sát Hải Dương 8 Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng đặc

quyền kinh tế của Việt Nam. Các sự kiện trên đã gây ra những phản ứng của các

nước có liên quan tranh chấp, đặc biệt là sự phản ứng của các nước lớn và cả cộng

đồng quốc tế. Với vị thế đặc thù là "ban công" hướng ra biển Thái Bình Dương, có

nhiều thuận lợi cho hoạt động giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế nhưng cũng

là vị trí xung yếu về mặt an ninh, quốc phòng ở khu vực và vì thế chúng ta chắc

chắn sẽ chịu ảnh hưởng từ các cuộc tranh chấp, căng thẳng giữa các nước lớn cũng

như không tránh khỏi những tranh chấp, căng thẳng với các nước ở trong khu vực

có tiếp giáp với biển Đông chẳng hạn như Philippines. Để bảo vệ chủ quyền quốc

gia trên biển cũng như đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế biển ở khu vực

này, Việt Nam cần phải có những sự chuẩn bị chắc chắn. Chúng ta phải có nhiều

chủ trương, chính sách về biển sao cho khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế trên

biển, vùng ven biển và hải đảo nhưng vẫn bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi

trường, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành "quốc gia mạnh về biển,

giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn" như Chiến lược

phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

do Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã đề ra. Trên thực

Page 132: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

125

tế, chúng ta đã có các hiệp định được ký kết với nhiều quốc gia và tổ chức lớn trên

thế giới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương thế hệ mới CPTPP, tham gia

Diễn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC, ký kết các hiệp định thương mại

song phương với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Những sự hợp tác này không chỉ

nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển mà còn nhằm tạo ra môi trường ổn

định, an toàn trên biển cho đất nước. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục tham

gia sâu rộng hơn nữa vào các sân chơi quốc tế, cam kết tham gia đầy đủ, nghiêm túc

và có uy tín vào các hiệp định song phương, đa phương, quốc tế.

Thứ hai, ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển

dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu và Việt Nam cũng như thành phố ven

biển như Đà Nẵng được dự báo là một trong những nơi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề,

từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển kinh tế biển. Du lịch là một trong

những ngành dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu bởi hầu hết hoạt động khai

thác du lịch của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Biến đổi khí

hậu tác động trực tiếp đến kết cấu hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là

tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch. Biến đổi khí hậu cũng ảnh

hưởng tới giao thương trên biển, ảnh hưởng tới hoạt động đánh bắt hải sản, đóng

tàu… tóm lại, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân ven biển nói chung.

Từ đó sẽ dẫn tới sự mất ổn định về trật tự QP, AN. Do đó, chúng ta không thể xem

nhẹ những giải pháp về vấn đề môi trường, khí hậu. Chúng ta còn cần phối hợp với

các nước liên quan để cùng kết hợp cho vấn đề bảo vệ môi trường, chống biến đổi

khí hậu cũng như tạo dựng môi trường trật tự, an toàn cho giao thương trên biển.

Thứ ba, phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển với bảo tồn biển trở

thành xu thế chủ đạo trên thế giới. Xu thế này còn được gọi với cái tên "kinh tế biển

xanh". Phát triển nền kinh tế biển xanh nghĩa là bảo đảm hài hoà giữa phát triển và

bảo tồn biển dựa trên phương thức quản lý tổng hợp về biển, đại dương và thúc đẩy

mạnh mẽ hợp tác giữa các bên liên quan, giữa các nước. Bảo đảm hài hoà giữa các

hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của các thế

hệ; lấy khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực là hạt nhân cho phát triển bền vững

biển. Thực chất, phát triển bền vững là xu thế chung về phát triển cho mọi ngành

nghề, lĩnh vực mà nếu nằm ngoài xu thế ấy thì bất cứ sự phát triển nào cũng không

lâu bền. Công cuộc hướng ra biển ngày càng phổ biến nhưng kèm với nó là nhiều

Page 133: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

126

thách thức cho cả nhân loại. Việc bảo tồn biển có lẽ không chỉ quan trọng với quy

mô quốc gia mà còn với quy mô toàn cầu, ảnh hưởng tới sự tồn tại của nhân loại.

Các nước phải tuân thủ "luật chơi chung" là Công ước Luật biển 1982, bảo đảm an

ninh, an toàn, tự do hàng hải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau. Trên thực tế,

Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện phát triển kinh tế biển

xanh theo xu hướng chung của thế giới. Điều này cũng góp phần vào hoạt động làm

ổn định QP, AN trên biển.

Thứ tư, toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội

và thách thức cho sự phát triển của kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP,

AN. Về mặt cơ hội, tất cả các ngành nghề của kinh tế biển đều mở ra khả năng phát

triển lớn hơn. Ví dụ, đối với ngành du lịch biển, đó là cơ hội tiếp cận thị trường

khách du lịch rộng lớn, là cơ hội việc làm, phát triển ngành nghề dịch vụ du lịch…

Đối với ngành nuôi trồng thuỷ hải sản là cơ hội đối tác xuất khẩu, thị trường xuất

khẩu lớn, cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất kinh doanh thuỷ hải sản hiện đại… Xu

hướng mở của hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế về biển ngày càng

phát triển, kèm theo đó là việc nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào các tổ

chức kinh tế như ASEM, AKFT, APEC, AFTA, WTO… Những định chế đó, một

mặt đòi hỏi sự mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tự do hoá thương mại trên nhiều lĩnh

vực của nền kinh tế quốc dân, mặt khác quá trình di chuyển các nguồn lực và quá

trình phân công lao động khu vực và quốc tế diễn ra sâu sắc, toàn diện tác động đến

cả nền kinh tế nói chung và các phân ngành kinh tế biển nói riêng. Do đó, về mặt

thách thức, ngoài những khó khăn về sự cạnh tranh với bên ngoài, có lẽ thách thức

đối với sự ổn định về trật tự, an ninh ở các vùng biển là thách thức lớn nhất. Toàn

cầu hoá là mở cửa, mở cửa càng rộng thì nguy cơ mất an toàn, an ninh càng cao.

Cách mạng khoa học công nghệ để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn nhưng khi

không đủ trình độ để theo kịp thì nó cũng như con dao hai lưỡi, trở thành công cụ

cho thế lực bên ngoài dung đó để thăm dò, đe doạ khai thác, làm ảnh hưởng tới chủ

quyền quốc gia, dân tộc.

4.1.1.2. Dự báo tình hình trong nước và tác động tới phát triển kinh tế

biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Tình hình trong nước trong thời gian tới sẽ có những vấn đề tác động tới phát

triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN như sau:

Page 134: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

127

Thứ nhất, giai đoạn từ nay tới 2025, Việt Nam tiếp tục tham gia vào các cam

kết về hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng với các nước trong khu vực và

quốc tế. Từ đó, chúng ta sẽ ngày càng củng cố được vị thế và sức mạnh của mình

trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực

hiện tái cấu trúc kinh tế biển theo hướng tiến bộ, tăng cường kết hợp phát triển kinh

tế biển với QP, AN, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong điều kiện hội nhập quốc tế

phải ở trình độ cao hơn.

Thứ hai, ngành kinh tế biển của Việt Nam nói chung, của thành phố Đà Nẵng

nói riêng sẽ phải đối mặt với các hậu quả do vấn đề về môi trường, khai thác, sử

dụng tài nguyên biển và ven biển gây ra. Thực trạng tài nguyên biển bị khai thác

lãng phí; môi trường bị ô nhiễm; việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên

biển, bảo tồn môi trường sinh thái biển và vùng bờ còn nhiều hạn chế; tỉnh hiệu quả

của hoạt động khai thác các nguồn lợi từ thuỷ sản chưa hiệu quả cao, thiếu bền

vững; chưa kiểm soát được hạn mức cấp phép khai thác hải sản cho từng vùng biển

dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt dần hải sản ở vùng ven bờ; các hệ sinh thái ven

bờ biển (rừng ngập mặn, vùng triều, rạn san hô...) có xu hướng suy giảm nghiêm

trọng do tác động của hoạt động kinh tế, xây dựng; hay tình trạng ô nhiễm môi

trường nước biển ven bờ, vùng cửa sông, vũng, vịnh do hoạt động kinh tế và đời

sống (sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động

cảng biển, nước thải từ đô thị ven biển,...) xảy ra ở nhiều nơi chưa giải quyết được...

của thành phố Đà Nẵng sẽ đặt ra rất nhiều thách thức cho thành phố. Muốn phát

triển kinh tế biển mà vẫn đảm bảo QP, AN thì Đà Nẵng không thể bỏ qua các vấn

đề về môi trường, tài nguyên biển. Đây sẽ là bài toán cần chú trọng hơn nữa trong

thời gian tới.

Thứ ba, đất nước hội nhập kinh tế sâu rộng với khu vực và thế giới khiến cho

áp lực cạnh tranh đối với các ngành kinh tế biển tăng lên nhiều hơn trong thời gian

tới. Đối với lĩnh vực cảng biển, thách thức cạnh tranh trong thời gian tới của Đà Nẵng

là về kết cấu hạ tầng. Hội nhập quốc tế đòi hỏi kết cấu hạ tầng phải tăng về công suất,

và phải đổi mới, các dịch vụ hậu cần phải đáp ứng được nhiều nhu cầu đa dạng, nếu

không sẽ khó theo kịp các nước trong khu vực và thế giới. Còn đối với ngành vận tải

biển thì thành phố Đà Nẵng sẽ gặp khó khăn về trang thiết bị, về mức độ hiện đại và

khả năng tải trọng, vận chuyển hàng hoá. Hiện nay, mức độ hiện đại hoá và sức cạnh

Page 135: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

128

tranh của ngành này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn thấp, nhất là vận tải viễn

dương. Đội tàu biển phần lớn là tàu đã cũ, chủ yếu hoạt động trên các tuyến gần. Cơ

cấu đội tàu chưa hợp lý, dư thừa tàu chở hàng bách hoá, hàng rời, thiếu tàu container,

tàu chuyên dùng. Trong khi đó, ngành khai thác và chế biến dầu khí sẽ phải chịu tác

động của giá dầu thế giới giảm sút cùng với sự sụt giảm về sản lượng khai thác cũng

như những vấn đề về an ninh trên biển Đông, an ninh ở quần đảo Hoàng Sa…

Thứ tư, sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến mọi lĩnh vực,

ngành nghề cũng như mọi địa phương sẽ ngày càng nhiều và chắc chắn tác động

không nhỏ tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo QP, AN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Công nghiệp 4.0 sẽ đòi hỏi những mô

hình sản xuất mới với kỹ thuật khoa học và công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ nhân

lực chất lượng cao cả về chất lượng và số lượng. Do đó, áp lực về phát triển đồng

bộ từ con người tới tiến bộ khoa học kỹ thuật cho Đà Nẵng là rất lớn, đòi hỏi phải

có chính sách phù hợp, có sự đầu tư toàn diện.

Thứ năm, mặc dù hiện nay tình hình an ninh, chính trị, xã hội của nước ta

tương đối ổn định khiến cho Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng trở thành điểm

đến an toàn cho nhiều nhà đầu tư, tổ chức trên thế giới nhưng những nguy cơ tiềm

ẩn về mất trật tự an ninh, xã hội vẫn luôn hiện hữu và diễn biến khó lường. Đặc biệt

là những mối nguy tiềm ẩn từ những xung đột trên biển Đông, những mâu thuẫn về

lợi ích của Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới… Những điều

này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới và tác động rất lớn tới mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế biển tới đảm bảo QP, AN trên biển. Do đó, thành phố Đà Nẵng sẽ phải

cùng với nhiều địa phương trên cả nước nỗ lực xây dựng các hoạt động quốc phòng

toàn dân, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ quyền biển đảo của đất nước,

nâng cao tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho người dân vùng biển, ven biển, hải đảo…

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo

quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về

Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045, mục tiêu chung về phát triển kinh tế biển của nước ta là đưa Việt Nam

Page 136: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

129

trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế

biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu,

nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt

lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng.

Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc

đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

Riêng đối với vùng biển và ven biển Nam Trung Bộ, Đảng và Nhà nước ta đặt

mục tiêu phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên

dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công

nghiệp sạch; phát triển các trung tâm du lịch lớn; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải

sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá. Đồng thời với đó là xây dựng lực lượng vũ

trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ theo hướng hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một

số quân chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển; không ngừng củng

cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu

vực biển; bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ vững độc lập, chủ

quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển. Nâng

cao năng lực ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống,

bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu

lợi dụng các vấn đề về biển, đảo để chống phá. Kiên trì xây dựng và duy trì môi

trường hoà bình, ổn định và trật tự pháp lý trên biển, tạo cơ sở cho việc khai thác và

sử dụng biển an toàn, hiệu quả. Tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác

quốc tế, chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng

quốc tế trong việc bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương; tranh thủ tối đa các

nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác biển, trong đó

chú trọng các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tri thức và đào tạo nguồn nhân lực.

Hoà chung với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho mối quan hệ

giữa phát triển kinh tế với đảm bảo QP, AN trên biển, mục tiêu chung của thành

phố Đà Nẵng là xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển

có tốc độ phát triển cao đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thành

phố sẽ ưu tiên thích đáng để tập trung thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh

tế biển và bảo vệ môi trường biển, tạo chuyển biến mạnh trên các lĩnh vực kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời tranh thủ sự hợp tác quốc tế

Page 137: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

130

phát triển kinh tế biển trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vững chủ quyền

và an ninh trên biển; phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với QP, AN, bảo vệ toàn

vẹn chủ quyền vùng biển, bảo vệ Tổ quốc.

Biển tạo ra "thế và lực" trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc nói

chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng, cho nên việc xây dựng thế trận "kết hợp kinh tế

với QP, AN" trên biển và vùng ven biển phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của thành

phố Đà Nẵng. Việc bố trí các lực lượng, chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ

thuật cho các ngành kinh tế biển, của QP, AN trên biển và ven biển theo ý định, quy

hoạch và kế hoạch thống nhất, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong phạm vi cả

nước với địa phương. Mục đích chung là tạo thuận lợi, hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển

kinh tế biển nhanh và bền vững với tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn

lãnh thổ, chống lại mọi âm mưu và hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh quốc

gia trên biển đảo và vùng ven biển Đà Nẵng; bảo đảm hoà bình để phát triển kinh tế

biển và là cơ sở để khi cần chuyển sang thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng trong mối

quan hệ với đảm bảo QP, AN được xây dựng căn cứ theo những quyết định, kế

hoạch, đề án cụ thể của thành phố. Theo đó, thành phố Đà Nẵng đề ra mục tiêu phát

triển ngành du lịch biển đạt trình độ quốc tế. Thành phố đầu tư theo hướng tập trung

chất lượng cao, chuyên nghiệp, phát triển du lịch biển cao cấp và bền vững, tức là

vừa tập trung phát triển theo chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng các sản

phẩm du lịch biển và tính chuyên nghiệp, vừa phải kết hợp đa dạng hóa các loại

hình du lịch phù hợp, tạo nên thương hiệu riêng đặc trưng của Đà Nẵng. Bên cạnh

đó, phát triển du lịch cũng phải đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế -xã hội

cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo vệ chủ quyền đất nước.

Phát triển cảng Đà Nằng thành cảng tổng hợp quốc gia, cảng đầu mối khu

vực (loại I), đến năm 2025 đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền

Trung. Nâng cao số lượng lẫn chất lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

hàng hải trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ logistics giá trị gia

tăng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân thành phố Đà Nang;

giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng, bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn

Page 138: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

131

lợi, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của ngư dân. Đầu tư hoàn thiện kết cấu

hạ tầng nghề cá theo hướng trở thành 1 trong 5 trung tâm nghề cá của cả nước gắn

với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa theo hướng đảm bảo vừa phát triển kinh tế

vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Phát triển chuỗi giá trị nghề cá, xây dựng liên kết hiệu quả từ việc cung cấp

nhiên liệu cho các tàu đánh bắt xa bờ tới việc thu gom sản phẩm, bảo quản, cung

cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản cũng như phân phối

hải sản tới người tiêu dùng.

Tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng

cao của các phân ngành kinh tế biển. Đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học và

điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển.

Tăng cường đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc biển, đảm bảo an toàn cho

ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh biển Đông ngày càng phức tạp.

Trên tinh thần ấy, thành phố Đà Nẵng phấn đấu những mục tiêu cụ thể như sau:

+ Đóng góp của kinh tế biển vào Tổng sản phẩm trên địa bàn của Đà Nẵng

đạt 10% vào năm 2025 và 15% vào năm 2030. Trong đó:

Đối với KTDLB: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2016-

2025 đạt 13-14% và giai đoạn 2016-2030 đạt 13%. Tổng thu du lịch tăng bình quân

giai đoạn 2016-2025 đạt 20%; Đến năm 2025 số ngày lưu trú bình quân đối với

khách nội địa đạt 2,5 ngày, đối với khách quốc tế đạt 2,7 ngày và đến năm 2030 thời

gian lưu trú bình quân đạt 3 ngày.

Đối với kinh tế hàng hải: Khối lượng hàng hoá qua cảng đến năm 2025 đạt

12-13 triệu tấn/năm; tốc độ tăng trưởng hàng Container giai đoạn 2020-2025 đạt 10-

15%/năm; Phát triển đội tàu 90cv trở lên đạt khoảng 500 chiếc vào năm 2025 và 600

chiếc vào năm 2030; trong đó, đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển khoảng 15 chiếc vào

năm 2025 và 25 chiếc vào năm 2030; Không còn thuyền thúng gắn máy, ổn định số

lượng khoảng 150 tàu cá vỏ gô có công suất dưới 20cv, cấm khai thác tận diệt nguồn

lợi hải sản; 10% tàu cá từ 90cv trở lên sử dụng vật liệu vỏ thép, composite, gỗ bọc

composite vào năm 2025 và đạt 15% vào năm 2030; 15% tàu cá từ 90cv trở lên bảo

quản sản phẩm khai thác tiên tiến như: sử dụng thiết bị lạnh, thiết bị làm đá, bảo quản

bằng nước biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp Polyurethane (PƯ), lót hầm tàu cá bằng Inox,

composite,... vào năm 2025 và đạt 30% vào năm 2030.

Page 139: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

132

Đối với lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản: Sản xuất,

chế biến thuỷ sản đạt 70% tổng công suất thiết kế vào năm 2025 và 80% vào năm

2030; Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu đến năm 2025 đạt

12-13%/năm và đến năm 2030 đạt 8-10%/năm; Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng

trên khối lượng sản phẩm chế biến (VA/GO) đạt 25-30% vào năm 2025 và đạt 35%

vào năm 2030.

Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ về khai thác và quản lý kinh tế biển: Tốc

độ tăng vốn đầu tư ứng dụng đổi mới công nghệ đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2020-

2025; tỷ lệ trang bị tài sản cố định đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030.

4.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 tầm nhìn 2030

4.1.3.1. Phương hướng chung về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Với quan điểm biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc,

là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, tính bền vững phải trở thành điểm nhấn của thành phố Đà

Nẵng trong phương hướng chung về phát triển hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế biển

với đảm bảo QP, AN. Theo đó, tăng trưởng kinh tế biển của thành phố sẽ nhằm mục

tiêu gắn kết giữa phát triển kinh tế- xã hội- môi trường để tạo ra sự phát triển bền

vững và sự ổn định của thể chế, sự ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và chủ

quyền quốc gia trên biển.

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả

nước, đô thị biển quốc tế trên cơ sở phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, đảm bảo

an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững; chủ động thích

ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, suy thoái

môi trường biển, sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái

biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố

trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền

biển đảo. Phát huy lợi thế của vùng ven biển, tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế

nội địa, làm "bàn đạp" cho phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững, gắn

với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia được xác định là một trong những

phương hướng ưu tiên có tính đột phá chiến lược để đưa Đà Nẵng trở thành thành

phố mạnh về biển và làm giàu từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển.

Page 140: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

133

4.1.3.2. Phương hướng cụ thể về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, đối với lĩnh vực du lịch biển

Thành phố Đà Nẵng có tiềm năng du lịch biển rất lớn, do đó thành phố sẽ

phát triển du lịch theo hướng trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, thiên

đường nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, trung tâm của các cuộc thi sắc đẹp - nghệ

thuật và trung tâm giải trí không chỉ hàng đầu cả nước mà cả ở khu vực Đông Nam

Á, tiến xa hơn nữa tới khu vực châu Á, thu hút khách có mức chi tiêu cao. Cụ thể:

+ Thành phố chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch biển chính như: nhóm

sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; nhóm sản phẩm du lịch kết hợp chữa

bệnh bằng y học cổ truyền, du lịch kết hợp giáo dục và nghiên cứu thực địa; nhóm

sản phẩm du lịch sinh thái gắn với di sản văn hoá thế giới, du lịch tàu biển và các

tuyến đường sông; nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo.

+ Phát triển xây dựng sản phẩm phụ trợ: các hoạt động giải trí thể thao biển

phù hợp với thị hiếu của khách nước ngoài, các dịch vụ thể thao biển, dịch vụ du

thuyền đáp ứng nhu cầu của khách đam mê thể thao biển.

+ Phát triên một số khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời, đa dạng hoá các

hoạt động phù hợp với nhiều đối tượng, với các loại hình phong phú như: Festival

Biển, lễ hội ẩm thực, lễ hội âm nhạc, lễ hội ảo thuật; phát triển sản phẩm phục vụ giải

trí, thể thao trên biển; chú trọng phát triển các hoạt động vui chơi giải trí về đêm.

+ Hỗ trợ quảng bá hơn nữa các sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ và quà

lưu niệm địa phương để phát triển hoạt động mua sắm du lịch.

+ Quy hoạch khu phố, chợ ẩm thực địa phương dọc tuyến đường biển; quy

hoạch đất và không gian cho việc xây dựng khu phố ẩm thực trong sự kết hợp hài

hoà khu vực kinh doanh một số dịch vụ vui chơi giải trí, và một số loại hình kinh

doanh mua sắm khác.

Thứ hai, đối với lĩnh vực hàng hải

Thành phố Đà Nẵng chủ trương phấn đấu đến năm 2025 sẽ có các chuyên

biệt: Cảng Tiên Sa trở thành cảng chuyên cho du lịch tàu biển; Cảng Thọ Quang

chuyên dịch vụ hậu cần cảng, chủ yếu là hậu cần nghề cá; Cảng Liên Chiểu là cảng

hàng hoá. Đến năm 2025, Cảng Đà Nẵng phát triển theo 2 trụ cột:

Page 141: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

134

+ Trụ cột thứ nhất là những hoạt động dịch vụ trong cảng, phát triển cảng Đà

Nẵng theo hướng phục vụ tàu Container, tàu khách, tàu chuyên dụng có trọng tải

lớn (trong đó lấy tàu Container là dịch vụ cốt lõi, thị trường mục tiêu của cảng là tàu

Container, tàu khách, tàu có trọng tải lớn).

+ Trụ cột thứ hai là dịch vụ ngoài cảng - dịch vụ logistics gồm: hệ thống kho bãi

và các dịch vụ như đóng gói, dịch vụ phụ trợ vận tải, Container, kho thuê hải quan,

dịch vụ phân phối hàng đến kho thu hàng... Bên cạnh đó, chú trọng phát triển dịch vụ

cảng và vận tải biển theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hướng tới

cung cấp các dịch vụ trọn gói; nâng cao thị phần của các doanh nghiệp trên địa bàn

thành phố trên thị trường; Phát triển theo hướng hiện đại hoá cả về số lượng và chất

lượng đội tàu dịch vụ chuyên dụng: công vụ, hoa tiêu, lai dắt, bảo đảm hàng hải, tìm

kiếm cứu - nạn, cứu hộ hàng hải, nghiên cứu thăm dò - khảo sát tài nguyên biển, du

lịch, thể thao, giải trí và các loại tàu dịch vụ chuyên dụng khác. Và đầu tư xây dựng các

cảng cạn nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Cảng biển Đà Nẵng.

Thứ ba, đối với lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản

Thành phố sẽ hạn chế khai thác gần bờ để tái tạo nguồn lợi hải sản đang bị

cạn kiệt, tập trung nhân lực và nguồn vốn cho các tàu lớn để tăng cường năng lực,

hiệu quả khai thác hải sản xa bờ và hiệu quả dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển

khai thác hải sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá vừa tạo nguyên liệu cho chế

biến, vừa góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển của quốc gia. Bên cạnh đó,

với lợi thế về du lịch, khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển theo

hướng lồng ghép, kết hợp và phục vụ du lịch. Đẩy mạnh phát triển và nâng công

suất chế biến thuỷ sản theo hướng hiện đại và bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế

từ các nhóm sản phẩm chủ lực có dung lượng thị trường lớn, có lợi thế cạnh tranh

và giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời chú trọng phát triển chế biến tiêu thụ nội địa đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nước. Cụ thể:

+ Phát triển chế biến thuỷ sản bền vững theo quy hoạch, gắn với phát triển

vùng nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo ổn định và kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu,

khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản.

+ Tăng cường chế biến sâu, chú trọng đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ

mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng và sản phẩm sử

Page 142: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

135

dụng ít nguyên liệu thuỷ sản. Giảm dần thu hút đầu tư các dự án mới về chế biến xuất

khẩu sản phẩm thô; thúc đẩy đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường trong các nhà máy chế

biến hiện có; phát triển chế biến thuỷ sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; thúc đẩy hình thành và phát

triển các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhanh chóng đưa các doanh nghiệp

trong ngành tham gia sâu vào chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu.

Thứ tư, đối với việc xây dựng các liên kết vùng trong lĩnh vực kinh tế biển

Thành phố sẽ đẩy mạnh công tác liên kết vùng Duyên hải miền Trung, vùng

Bắc trung bộ và cả nước để sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thuỷ sản, gia

tăng sản lượng chế biến.

Liên kết, phối hợp với các địa phương trong vùng phát triển công nghiệp và

các khu công nghiệp gắn với biển và dịch vụ cảng.

Liên kết, phối hợp nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, du lịch nói chung,

ngành du lịch biển nói riêng. Phối hợp với các tỉnh trong vùng nhằm phát triển du

lịch biển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với sản

phẩm đa dạng, hấp dẫn, đặc thù.

Phối hợp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển

kinh tế biển; gắn việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầu của thị trường

lao động trong lĩnh vực kinh tế biển.

Liên kết, phối hợp với các địa phương trong vùng thực hiện chính sách

phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong phát triển kinh tế biển.

Thứ năm, đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học ­ công nghệ về khai thác và

quản lý kinh tế biển

Thành phố thường xuyên khảo sát, điều tra, thu thập thông tin về KT-XH, tài

nguyên, sinh vật cảnh và dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường trên vùng biển.

Điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên: địa hình, địa mạo, địa chất, khoáng sản,

tài nguyên, năng lượng sạch, địa động lực biển và bờ biển phục vụ cho việc quản lý

tổng hợp thống nhất biển và hải đảo. Lựa chọn, đầu tư các trang thiết bị chuyên

dụng, mời các chuyên gia cùng tham gia thực hiện điều tra khảo sát, cập nhật bổ

sung đối với một số đối tượng cần thiết để bảo tồn và quản lý sử dụng như rạn san

hô, thảm cổ biển, rong biển, các nguồn lợi hải sản có giá trị kinh tế cao.

Page 143: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

136

4.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI

QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và phân định chức năng,

nhiệm vụ của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ

với đảm bảo quốc phòng, an ninh

4.2.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhân thức về vị trí,

vai trò, sự cần thiết và yêu cầu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với

đảm bảo quốc phòng, an ninh

Nhận thức đầy đủ về biển và việc bảo vệ biển cũng như bảo vệ QP, AN trên

biển thì việc cần làm trước tiên là thành phố Đà Nẵng cần thực hiện tốt công tác

tuyên truyền cho nhân dân nói chung và ngư dân nói riêng về vị trí, vai trò của

chiến lược phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo an ninh, quốc

phòng nhằm tạo ra sự chuyển biến sâu, rộng trong nhận thức của cán bộ, nhân dân

và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố. Việc tuyên truyền để xây

dựng ý thức về biển cần thực hiện thường xuyên và có sự vào cuộc của tất cả các

ban, ngành, cấp ủy và chính quyền từ thành phố tới các xã, phường, thị trấn. Phải

hình thành cho người dân ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của biển và

kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN mà công tác tư tưởng chính trị

là điều phải được quan tâm và lên kế hoạch một cách hợp lý. Theo đó phải tập trung

làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, vùng

bờ biển, hải đảo đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc nói

chung, sự nghiệp phát triển của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Việc đẩy mạnh tuyên

truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trong thực thi pháp luật là

một điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm

1982 là văn bản pháp luật cần tuyên truyền và công bố rộng rãi không chỉ trong

phạm vi những ngành, những lĩnh vực có liên quan đến biển mà bên cạnh đó còn

phải tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên

truyền về biển, đảo phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực, thường xuyên,

liên tục. Nội dung và hình thức tuyên truyền đòi hỏi phải được đổi mới, đa dạng phù

hợp với từng đối tượng và từng thời điểm, có sự phối hợp giữa các lực lượng làm

công tác này. Nội dung công tác tuyên truyền cũng cần giới thiệu những thành tựu

Page 144: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

137

phát triển kinh tế biển, đảo, vai trò của các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào

việc phát triển kinh tế biển, đảo. Tuyên truyền về điều tra môi trường biển, phát

triển khoa học - công nghệ biển; bảo vệ môi trường biển, công tác dự báo, phòng

chống và cảnh báo thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ đấu

tranh chống các hiện tượng sai trái, tiêu cực, chống buôn lậu trên biển đảo, phê phán

các hành vi đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản, phá hoại môi

trường sinh thái biển, tàu, thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền, đấu tranh phản

bác các luận điệu sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch xuyên tạc về chủ quyền

biển, đảo của Việt Nam; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của các tầng lớp

nhân dân đối với các lực lượng đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền

biển, đảo của đất nước nói chung, của thành phố Đà Nẵng nói riêng.

4.2.1.2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ để nâng cao năng lực, hiệu lực

của các cơ quan có thẩm quyền trong phát triển kinh tế biển

Thành phố Đà Nẵng cần nâng cao hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền

trong việc quản lý và định hướng sự phát triển kinh tế biển của thành phố. Các cơ

quan có thẩm quyền liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế biển phải thực hiện

đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Ví dụ như Sở NN&PTNT Đà Nẵng là cơ quan

chuyên môn thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp; lâm nghiệp, diêm nghiệp;

thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Vì thế, điều đặc biệt quan trọng là Sở

phải có những đề án, biện pháp trong những thời kỳ và tình huống khác nhau để

phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản trong quá trình sản xuất đến

khi đưa ra thị trường. Chi cục thuỷ sản Đà Nẵng thực hiện chức năng QLNN về thuỷ

sản ở thành phố bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản và bảo vệ, phát triển

nguồn lợi thuỷ sản trong nội địa và trên biển; Chi cục cần đưa chiến lược, quy hoạch

phát triển ngắn hạn và dài hạn các chương trình, dự án về hoạt động thuỷ sản trên địa

bàn thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thành phố. Vì

đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản là lĩnh vực kinh tế biển trọng yếu của

thành phố nên Chi cục thuỷ sản cần tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy

định hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác

thuỷ sản, công bố bổ sung những nội dung quy định của Bộ NN&PTNN về danh mục

các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác, các phương pháp khai

thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng, chủng loại, kích

Page 145: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

138

cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác cũng như mùa vụ khai thác, khu vực

cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn cho phù hợp với hoạt động khai

thác nguồn lợi thuỷ sản của thành phố.

Nhìn chung, việc thực hiện quản lý tổng hợp về biển là nội dung mới và hết

sức phức tạp do liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Chính vì

vậy, các cơ quan nhà nước có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế biển của thành phố

phải gắn quy trình phát triển kinh tế biển với quy trình quy hoạch phát triển đô thị,

quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và các loại sản phẩm chủ lực của địa

phương. Xây dựng chiến lược kinh tế biển cần thể hiện rõ hướng đầu tư trọng điểm,

trung tâm. Các cơ quan có thẩm quyền phải thấy được vai trò của phát triển khoa

học - công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao là định hướng chủ yếu cho phát

triển tất cả các lĩnh vực kinh tế biển của thành phố, đưa kinh tế biển của thành phố

dần dần phát huy được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.

4.2.1.3. Hoàn thiện quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN hiện nay ở cấp

Trung ương chưa có một cơ quan QLNN chuyên biệt mà các bộ phận thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này trực thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau. Kế

theo đó, thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện phân cấp quản lý theo ngành dọc. Việc

xây dựng cơ quan nhà nước thống nhất, đủ mạnh để quản lý biển ở nước ta và đặc

biệt là có chương trình hành động về phát triển toàn diện các lĩnh vực liên quan đến

biển và kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là một điều hết sức quan

trọng và cần thiết. Kinh nghiệm của Nhật Bản đã chỉ ra, khi yêu cầu phát triển kinh tế

biển đặt ra những vấn đề liên quan đến đảm bảo quốc phòng, an ninh cấp thiết đã

thành lập ra hội đồng Chính phủ (thông qua Sở Kế hoạch Kinh tế) mà nhân sự gồm

các thành viên của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cùng với chính quyền quận

xem xét và quyết định.

Cơ quan quản lý tổng hợp về biển phải là cơ quan có quyền lực để phối hợp

một cách có hiệu quả giữa các ngành và các địa phương. Vì vậy, để quản lý và khai

thác biển có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Biên giới quốc gia và

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Nhiệm vụ của Tổng cục là tham gia xây dựng

chiến lược, chính sách về QP, AN, ngoại giao liên quan đến chủ quyền, quyền chủ

Page 146: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

139

quyền và các quyền tài phán Quốc gia của Việt Nam trên biển và hải đảo; tham gia

đàm phán về các điều ước, thoả thuận quốc tế về biển, hải đảo, đại dương và tổ chức

thực hiện theo phân công hoặc uỷ quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khảo sát, thăm dò, nghiên cứu khoa

học biển, hải đảo và đại dương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia

thẩm định các dự án khảo sát, thăm dò tài nguyên dưới đáy biển theo phân công của

Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế biển đồng thời

đảm bảo vấn đề QP, AN trên biển thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Văn

phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, Bộ

Tài nguyên và Môi trường, Quân chủng Hải quân và các đơn vị liên quan. Cần tổ

chức đoàn kiểm tra, khảo sát nắm tình hình tổ chức, biên chế và thực hiện chức

năng QLNN tổng hợp về biển, đảo tại thành phố Đà Nẵng.

Thế giới đang chứng kiến những sự xoay chuyển mới với sự xuất hiện của

những liên kết mới. Ở châu Á, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và đáng

gờm khiến cho các nước lân cận, trong đó có Việt Nam luôn luôn phải dè chừng.

Bên cạnh đó, khoa học công nghệ mà đặc biệt là cách mạng 4. 0 diễn ra như vũ bảo

đem đến những cơ hội và cả thách thức khó lường. Quá trình tái cấu trúc các nền

kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên

hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ vẫn

sẽ là rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi

nhưng đà tăng trưởng trong những năm đầu còn yếu, độ rủi ro và tính bất định còn

lớn. Dó đó, mà kinh tế biển càng phải vượt qua nhiều thách thức, khó khăn. Để giàu

lên từ biển, mạnh lên từ biển đồng thời đảm bảo QP, AN trên biển thì thành phố Đà

Nẵng cần phải xây dựng một nền khoa học - công nghệ biển hiện đại; phát triển

được một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế và ổn

định, an toàn để luôn là điểm đến thu hút trong khu vực và trên thế giới.

4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm giải quyết hài hoà giữa

phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

4.2.2.1. Đà Nẵng phải xây dựng chính sách thống nhất, đặc thù của vùng

biển miền Trung theo hướng mở và hội nhập

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có về đất và người của miền Trung, với đà tăng

trưởng nhanh về kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã và đang đặt ra cho thành phố yêu

Page 147: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

140

cầu mới để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN trong

những năm tới.Vấn đề đặt lên hàng đầu về việc hoàn thiện và đổi mới chính sách

phát triển tạo sự bứt phá nhanh trong thập kỷ tới là: Hệ thống chính sách trong mỗi

phân ngành phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng phải được xây dựng thống

nhất,có nhấn mạnh đến yếu tố đặc thù là trung tâm kinh tế biển khu vực miền

Trung. Vừa đảm bảo tính hoàn thiện theo hướng mở, hội nhập được với kinh tế

quốc tế, vừa đảm bảo quan hệ tương tác với các tỉnh lân cận và có sự điều phối

thống nhất từ Trung ương; gắn tăng trưởng kinh tế biển với giải quyết các vấn đề xã

hội và môi trường. Để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP,

AN thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển ngành, sản phẩm

có lợi thế từ biển cần đi trước một bước. Bên cạnh đó, để những chính sách hỗ trợ,

phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN được thực thi một

cách hiệu quả, nhanh chóng, đòi hỏi phải có hướng triển khai đồng bộ, đầy đủ.

4.2.2.2. Các chính sách về đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động kinh tế

trên biển

Do tính đặc thù của các hoạt động kinh tế trên biển là dễ gặp rủi ro do những

diễn biến bất thường của thời tiết nên cần có các hoạt động hỗ trợ tốt cho lĩnh vực

này như: công tác dự báo thời tiết và cung cấp kịp thời các thông tin về dự báo thời

tiết cho ngư dân khi đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó cần xây dựng lực lượng cứu hộ,

cứu nạn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và được trang bị đầy đủ những

trang thiết bị cần thiết cho công tác cứu hộ, cứu nạn. Ngoài ra cần chủ động xây

dựng các phương án cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng đáp ứng khi có sự cố xảy ra. Đây

phải được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển các ngành sản xuất có liên quan

tới khai thác tài nguyên biển. Cùng với đó cần đẩy mạnh các loại hình bảo hiểm cho

các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế biển

4.2.2.3. Có chính sách khuyến khích ngư dân bám biển phát triển kinh tế

Việc khuyến khích ngư dân bám biển phát triển kinh tế sẽ giúp cho việc xây

dựng một "thế trận lòng dân" vững chắc trên biển, hay nói cách khác là tạo ra một

lực lượng phòng thủ vững chắc trên biển. Từ đó, tạo nên nền tảng để phát huy vai

trò của nhân dân trong giữ vững QP, AN, chính trị, trật tự và an toàn xã hội để thúc

đẩy phát triển kinh tế không chỉ cho thành phố Đà Nẵng mà còn cho cả nước. Ở

Page 148: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

141

thành phố Đà Nẵng hiện nay, số lượng người dân làm kinh tế biển chiếm một tỷ lệ

rất lớn trong tổng lực lượng lao động. Chính vì thế, các hoạt động để hỗ trợ cho loại

hình chính sách này cần được quan tâm, nghiên cứu:

Thứ nhất: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

vùng biển, hải đảo. Các lĩnh vực như: Giao thông đường bộ, bến cảng, sân bay, cấp

điện, cấp nước sinh hoạt, bưu chính viễn thông và CNTT (xây dựng mới các chính

sách phát triển hạ tầng viễn thông biển, xây dựng mạng cáp quang biển, thông tin

liên lạc biển hiện đại) phải được bảo đảm phát triển kinh tế biển ngang tầm khu vực

và quốc tế. Có chính sách phù hợp để thực hiện các hoạt động kết nối đất liền với

hải đảo, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh, bền vững. Đảm bảo tính kết nối giữa

các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch và tuyến du lịch để hỗ trợ nhau phát

triển. Phát triển mạnh hệ thống cảng biển thành phố, xây dựng đồng bộ một số cảng

đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu, tạo những

cửa mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. Đầu tư một cách có chiều sâu

vào khoa học kỹ thuật để làm sao cải tiến và dần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, vật chất

kỹ thuật ở các cảng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Có chính sách đặc thù nhằm xây dựng các vùng nông thôn ven biển

và hải đảo trên ba mặt: dân trí, dân sinh và dân chủ. Đặc biệt là chính sách đưa dân

ra đảo vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo vừa phối hợp và bảo đảm hậu

cần vững chắc cho các lực lượng vũ trang bảo vệ, kiểm soát trên biển.

Thứ ba: Ban hành các chính sách và có cơ chế để thu hút nhân dân làm ăn,

sinh sống trên các đảo. Trước mắt là định kỳ từ 2 đến 3 năm, sau ổn định điều kiện

sống sẽ khuyến khích người dân định cư trên các đảo và tham gia các hoạt động

kinh tế dài ngày trên biển, từ đó góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

4.2.2.4. Thực hiện hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển trong mối

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hợp tác quốc tế, trong đó hoạt động ngoại giao giữ vai trò quan trọng đối với

việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Thông qua hợp tác kinh tế như khai thác

dầu khí, khai thác các nguồn tài nguyên biển, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa

học, chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác cảnh báo thiên tai và

bảo đảm an ninh trên biển… Cần tận dụng học hỏi, giao lưu và hợp tác với các

Page 149: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

142

nước trên thế giới và các nước trong khu vực, nhất là các nước ven biển Đông để có

thêm tiếng nói trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo và chủ quyển quốc gia.

Thông qua các cuộc giao lưu, hợp tác cũng như việc tham gia tích cực vào các diễn

đàn, hội nghị thế giới và khu vực để bảo vệ biển, đảo. Một mặt sẽ giúp hoạt động

bảo vệ chủ quyền biển đảo có được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, mặc khác cũng là

cơ hội để chúng ta tìm kiếm đối tác để cùng phát triển kinh tế và thương mại.

4.2.2.5. Các chính sách về đầu tư

Đầu tư giữ vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Do đó cần nhanh chóng tập trung mọi nguồn lực để đưa vào hoạt động các khu công

nghiệp, cảng biển, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan tới phát triển kinh tế biển.

Thực hiện xã hội hóa các hoạt động đầu tư và có cơ chế chính sách để khuyến khích

tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho phát

triển kinh tế biển như: cảng biển, các khu công nghiệp chế xuất, các ngành dịch vụ

biển…Việc phát triển kinh tế biển đòi hỏi sự phát triển và đi trước về hệ thống hạ

tầng giao thông ven biển. Cùng với việc ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

phát triển kinh tế, thành phố Đà Nẵng cần quan tâm thực hiện các chính sách, giải

pháp nhằm bảo tồn tài nguyên, môi trường biển. Bảo vệ và phát triển dải rừng ngập

mặn ven biển để làm đẹp cảnh quan, cải tạo môi trường sống, bảo vệ nguồn lợi ven

biển, bờ và hộ đê. Bảo tồn, xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá của các vùng

biển của thành phố.

4.2.3. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh

tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

4.2.3.1. Sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát

sinh đối với các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển

Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên của thành phố Đà Nẵng có bờ biển dài

khoảng 150km, lại nằm cận kề tuyến hành trình quốc tế quan trọng từ châu Á đi các

nước và từ các nước đến Đông Nam Á… Đây là khu vực biển nhộn nhịp vào ra, là

nơi các hoạt động của ngư dân, hoạt động khai thác đánh bắt hải sản, khai thác các

nguồn tài nguyên biển diễn ra sôi động nên có nhiều loại hình phương tiện thuộc

nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, đây là cũng là

khu vực có nhiều thiên tai. Hàng năm, trên biển Đông thường xuất hiện khoảng từ

Page 150: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

143

10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5 - 7 cơn ảnh hưởng trực tiếp

đến vùng biển Việt Nam nói chung, trong đó có vùng biển Đà Nẵng… Vì vậy, tình

hình tai nạn, sự cố trên biển và các nguy cơ dẫn đến tai nạn, sự cố trên biển luôn

xảy ra và có chiều hướng tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng

rất lớn tới không chỉ hoạt động phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng mà còn là những nguy cơ đe doạ tới QP, AN trên biển của thành phố và của

đất nước.

Những sự cố thường xuyên xảy ra có thể kể đến những va chạm giữa tàu

thuyền của ngư dân nước ta với các nước láng giềng, những vụ tai nạn trên biển,

cướp biển, các sự cố tràn dầu, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt cá và khai thác tài

nguyên biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đe doạ nghiêm

trọng tới vấn đề QP, AN trên biển… Trước những tình hình đó, sự phối hợp trong

hoạt động phòng chống và đối phó với các sự cố trên biển giữa các lực lượng

chuyên trách đóng vai trò quan trọng là điều không còn cần phải bàn cãi.

Có một thực tế là cơ chế phối hợp giữa các lực lượng này trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng chưa thực sự chặt chẽ. Trên biển Đà Nẵng hiện có rất nhiều lực lượng

tham gia bảo vệ chủ quyền nhưng đồng thời cũng nhiều lực lượng thực hiện nhiệm

vụ QLNN trên biển. Đối với quân đội có ba lực lượng: hải quân, BĐBP, cảnh sát

biển. Về mặt QLNN có lực lượng kiểm ngư. Ngoài ra còn có lực lượng cứu hộ, cứu

nạn hàng hải. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là cương quyết bảo vệ chủ quyền

biển đảo trên cơ sở phát triển kinh tế biển, tạo tiềm lực QP, AN, đồng thời tạo thế

trận quốc phòng an ninh trên biển. Do đó, sự hiện diện của tất cả các lực lượng trên

biển đều góp phần khẳng định chủ quyền của chúng ta. Tuy nhiên, chính vì có nhiều

lực lượng chuyên trách cùng tham gia hoạt động trên biển nên bài toán về cơ chế

phối hợp giữa các bên là không đơn giản.

Cẩn phải xây dựng cơ chế rõ ràng giữa các lực lượng chuyên trách theo từng

vấn đề cụ thể. Đối với sự cố liên quan tới tài nguyên, môi trường, cần có quy chế

phối hợp giữa lực lượng BĐBP và cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường thành

phố. Quy chế này sẽ được xây dựng từ cấp trung ương nhưng cũng cần có sự linh

hoạt khi áp dụng ở cấp địa phương, cấp tỉnh, thành phố. Cần phối hợp trong quản lý

tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, bảo đảm các nguyên tắc

Page 151: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

144

và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng; phối hợp trong quản lý, chỉ đạo, kiểm soát bảo

đảm yêu cầu về quốc phòng trong các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa

học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phối hợp

trong đấu tranh, xử lý vi phạm đối với các hành vi mang vào vùng biển như mang

vũ khí, vật liệu nổ, hoá chất độc hại, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây

thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển; phối hợp trong

phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật quản lý tổng hợp tài

nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phối hợp bảo đảm cung cấp kịp thời

những thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ nhiệm vụ

quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đối với các sự cố về xâm phạm chủ quyền

quốc gia, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm nguồn lực và thực hiện

công tác điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thành hệ thống bản đồ biển phục

vụ cho quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo, thềm lục địa, công tác quản lý tổng

hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; đảm bảo hoạt động của các lực

lượng thuộc hai bộ thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn; thực hiện

pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về biển có liên quan mà Việt Nam là thành

viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam theo luật định; phối hợp tuyên

truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, gắn kinh tế biển với xây dựng

thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc khu vực biển, đảo và thềm lục địa.

4.2.3.2. Sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển với

chính quyền thành phố và lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh trong

hoạt động kinh tế trên biển

Bên cạnh sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách với nhau thì còn phải

kể đến giải pháp cho sự phối hợp giữa người dân, ngư dân, các doanh nghiệp trên

địa bàn thành phố với các lực lượng chuyên trách của nhà nước.

Trong lĩnh vực KTDLB, cần xây dựng những bộ quy tắc phối hợp giữa lực

lượng chuyên trách với các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh khách

sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lực lượng lao động của các doanh

nghiệp này. Các doanh nghiệp và người lao động này thường là những người đầu

tiên phát giác các hành vị sai trái, gây mất ổn định, an ninh, trật tự. Họ cần thông

báo kịp thời cho các lực lượng chuyên trách để có phương án xử lý thích hợp. Cần

Page 152: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

145

thiết lập các đường dây liên lạc nhanh chóng giữa các bên. Cần có các buổi toạ đàm,

giao lưu, tuyên truyền được tổ chức bởi các lực lượng chuyên trách về các kiến thức

như các vi phạm về luật biển, vi phạm chủ quyền quốc gia… cho các đối tượng là

doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên… đồng thời đưa ra các chỉ dẫn cụ

thể cho họ về các bước thực hiện khi họ phát hiện sai phạm. Tổ chức các buổi diễn

tập để mọi người dễ hình dung và thích ứng nhanh khi có vấn đề xảy ra…

Trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, mỗi tàu, thuyền

đánh bắt hải sản của ngư dân trên các vùng biển, đảo chính là những cột mốc sống

khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; các tổ, đội đánh bắt hải sản như những

"làng, bản" trên biển; mỗi ngư dân trên biển là những chiến sĩ trực tiếp bảo vệ chủ

quyền biển đảo. Họ là tai, là mắt để thông báo, phối hợp với các lực lượng chức năng,

cấp uỷ, chính quyền nắm chắc tình hình trên biển; tham mưu cho Đảng, Nhà nước,

Quân đội giải quyết, xử lý kịp thời và đúng phương châm, đối sách các tình huống trên

biển. Chính ngư dân sẽ là lực lượng trực tiếp hỗ trợ cùng các lực lượng chức năng,

trong đó có Lực lượng Cảnh sát biển đấu tranh trên thực địa để bảo vệ chủ quyền an

ninh trên biển. Chính vì vậy, các lực lượng chức năng phải coi như dân như "tai, mắt"

của mình. Muốn vậy, cần xây dựng một mối liên kết gắn bó giữa các lực lượng chuyên

trách với ngư dân thông qua việc tăng cường tình đoàn kết quân - dân, củng cố lòng

yêu nước, yêu biển, đảo quê hương; xây dựng hình ảnh của Lực lượng Cảnh sát biển

thực sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

4.2.4. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh liên kết vùng về phát triển kinh tế

biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

4.2.4.1. Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng

Tình hình biển Đông hiện nay ngày càng phức tạp, các tranh chấp có chiều

hướng gia tăng vì lợi ích kinh tế và địa chính trị của các quốc gia ven bờ là quá lớn,

trước tình hình đó liên kết vùng để phát triển kinh tế biển trở thành một trong những

giải pháp quan trọng, không thể thiếu để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa ổn

định QP, AN và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước nói chung, của thành phố

Đà Nẵng nói riêng.

Liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển sẽ không chỉ giúp cho thành phố

Đà Nẵng có thêm những sức mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế biển mà còn giải quyết

Page 153: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

146

được công tác quy hoạch phát triển các vùng ven biển, xây dựng một hệ thống

phòng thủ trên biển vững chắc, tạo môi trường ổn định thu hút người dân ra biển

đảo làm ăn, sinh sống. Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 9 tỉnh, thành phố là

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng có diện tích 49.400 km2, chiếm gần

14,9% diện tích tự nhiên của cả nước; dân số trung bình năm 2016 là 10,4 triệu

người, bằng 11,2% dân số cả nước. Tổng GRDP của 9 tỉnh, thành phố trong Vùng

năm 2016 là 465,7 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 10,3% cả nước. Hầu hết các tỉnh,

thành phố đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2016,

cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước.

Để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN thông qua

giải pháp liên kết vùng trong phát triển kinh tế được hiệu quả thì thành phố Đà

Nẵng cần tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế của địa phương và

vùng để thúc đẩy kinh tế. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong

đó chú trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ

có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Ưu tiên phát triển kinh tế biển

(hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và

xuất khẩu thuỷ hải sản), góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống cho nhân dân.

Bên cạnh đó, ưu tiên liên kết nhằm phát triển mạnh lĩnh vực hạ tầng giao thông,

nhất là tuyến đường ven biển, đường cao tốc nhằm kết nối liên vùng. Xây dựng hạ

tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân

công chuyên môn hoá sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư...

nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất toàn vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh

tranh trong bối cảnh hội nhập. Thiết lập các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp

ngành kinh tế biển sản xuất, kinh doanh các chuối giá trị của toàn vùng.

4.2.4.2. Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố của các vùng khác

Phát triển kinh tế biển trên cơ sở đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ QP, AN cũng

như chủ quyền quốc gia đòi hỏi sự phối hợp, liên kết của toàn Đảng, toàn dân, của

tất cả các thành phần xã hội tới tất cả mọi vùng miền của Tổ quốc. Đà Nẵng muốn

đạt được mục tiêu phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN thì không chỉ

tăng cường, đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng duyên hải miền trung

Page 154: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

147

mà còn cả các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, có như vậy mới tạo thành một

khối đại đoàn kết, thống nhất trong cả nước, thúc đẩy cả đất nước tiến lên và gìn giữ

được nền QP, AN quốc gia ổn định. Đồng thời việc liên kết với các tỉnh, thành phố

khác cũng là cách Đà Nẵng thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực để từ đó phát

triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả.

Có một thực tế hiện nay là sự liên kết trong phát triển kinh tế biển giữa Đà

Nẵng với kinh tế vùng cũng như với các tỉnh, thành phố khác chưa thực sự đi vào

chiều sâu. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn không mấy mặn mà với

việc liên kết với các địa phương khác do họ cảm thấy chưa có nhu cầu hay chưa

thấy rõ được lợi ích của việc liên kết. Do đó, đẩy mạnh liên kết phải đi từ nâng cao

nhận thức. Thành phố Đà Nẵng sẽ cần phải triển khai việc tuyên truyền, nâng cao

nhận thức cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực kinh tế biển về vai trò, lợi ích

lâu dài của liên kết trong phát triển và bảo vệ QP, AN. Để từ đó các doanh nghiệp

tự thân tìm cách liên kết với các doanh nghiệp của địa phương khác để phát triển.

Cần triển khai thành lập các ban chỉ đạo điều phối để tạo ra mối liên hệ, hợp tác cho

Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố khác (chẳng hạn như với thủ đô Hà Nội và thành

phố Hồ Chí Minh - hai đầu tàu lớn của cả nước - để tạo ra mối liên kết xuyên suốt

chiều dài Tổ quốc, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi và thu hút đầu tư…).

4.2.5. Nhóm các giải pháp khác

Phát triển bền vững kinh tế biển với đảm bảo QP, AN tức là ngoài chỉ tiêu

tăng trưởng kinh tế còn phải giải quyết cho được các vấn đề xã hội bức xúc của

"người lao động biển" nói chung và lao động nghề cá nói riêng, cũng như bảo vệ

môi trường, sinh thái và nguồn lợi biển; tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho đảm bảo

quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo và vùng ven biển. Việc thực hiện phát

triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cần phải chú trọng tới lực

lượng lao động trên biển. Lực lượng lao động trên biển, đặc biệt là ngư dân trở

thành lực lượng chủ yếu trong thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc

phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên biển, góp phần "dân sự hóa" các

hoạt động của Việt Nam trên biển, gắn với bảo vệ an ninh, các quyền và lợi ích của

nước ta trên Biển Đông. Tuy nhiên, người lao động trên biển luôn sống và làm việc

trong môi trường khắc nghiệt và đầy rủi ro, luôn chịu tác động của thiên tai và nhân

Page 155: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

148

tai, nên Nhà nước và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, trong đó, gần dân

nhất là lực lượng Biên phòng phải có trách nhiệm bảo đảm an sinh cho họ trước các

rủi ro trên biển.

Để phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

vùng biển trong tình hình mới, còn phải tiến hành phân vùng chức năng biển dựa

trên hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển phục vụ quản lý khai thác, sử dụng

biển, đảo bền vững. Trên cơ sở đó, xác định rõ những khu kinh tế - quốc phòng và

quốc phòng - kinh tế biển, đảo và vùng ven biển... Ngoài ra, lực lượng BĐBP cần

tăng cường hỗ trợ hơn nữa đối với chính quyền huyện đảo, xã đảo trong phát triển

bền vững kinh tế biển, bảo đảm an ninh trật tự, việc bố trí dân cư và tổ chức lực

lượng bảo vệ "chủ quyền dân sự" đối với các vùng biên giới biển, đảo cần có sự kết

hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, quy định, cơ chế phối

hợp về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với bảo đảm QP, AN như: quy

định về phát triển kinh tế biển ở các khu vực ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, các

khu vực nhạy cảm về an ninh chính trị; về sự tham gia của đơn vị Quân đội, Công

an với các quy hoạch phát triển kinh tế biển, lựa chọn đối tác đầu tư, xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng "lưỡng dụng"; về trách nhiệm của các doanh

nghiệp lĩnh vực kinh tế biển, các nhà đầu tư trong chấp hành, thực hiện các quy

định về bảo đảm QP, AN; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành liên quan với

với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong phát triển kinh tế biển. Từng bước đổi mới

cơ chế, chính sách di dân từ đất liền ra sinh sống ổn định, lâu dài tại các đảo và

quần đảo xa bờ. Có thể huy động cả vợ, con của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

đang công tác tại các đảo để hợp lý hoá gia đình, chiến sĩ hải quân sau khi hết hạn

nghĩa vụ quân sự tình nguyện ở lại định cư, sinh sống lâu dài tại các đảo.

Page 156: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

149

KẾT LUẬN

Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Động lực kinh tế Đà Nẵng đang hướng ra biển. Tuy nhiên, biển là khu vực rất nhạy

cảm về chính trị, QP, AN. Do vậy, tăng cường gắn kết giữa phát triển kinh tế biển

với bảo đảm QP, AN là hết sức cần thiết. Có như vậy mới có thể đưa Đà Nẵng trở

thành thành phố mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền,

quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh như "Chiến lược Biển Việt

Nam đến năm 2020" đã xác định, nhất là trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông

đang có những diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

Thông qua việc tìm hiểu những lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển

gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án xin

đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, về mặt lí luận, luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh

tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Theo đó, phát triển kinh tế biển không chỉ

là phát triển các ngành kinh tế có hoạt động trên biển mà còn bao gồm cả những

ngành ở trên bờ nhưng gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp tới biển. Còn đảm bảo quốc

phòng, an ninh trên biển không chỉ bao hàm nội dung về vũ trang trên biển mà còn

bao gồm cả việc giữ vững ổn định cho các ngành kinh tế biển. Tóm lại, phát triển

kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng với nhau,

làm tiền đề cho nhau phát triển ổn định và bền vững, lâu dài.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ những điểm mạnh và yếu trong

phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng ở bốn ngành kinh tế biển cụ thể là kinh tế du lịch biển; kinh tế khai thác,

nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; kinh tế hàng hải và ngành kinh tế dịch vụ biển.

Đối với ngành kinh tế du lịch biển, Đà Nẵng có tiềm năng phát triển ngành du lịch

rất lớn. Đà Nẵng trở thành điểm đến tin cậy của nhiều quốc gia trong khu vực và

quốc tế, số lượt khách quốc tế và trong nước đến Đà Nẵng ngày càng tăng cao, tạo

ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người dân cũng như đóng góp rất lớn vào GRDP

của thành phố. Các vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đã được thành phố chú trọng

Page 157: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

150

qua từng năm. Thành phố cũng đã quan tâm củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng cho

ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt về vốn cho xây dựng cơ sở hạ

tầng vẫn còn tồn tại. Công tác tuyên truyền về giữ gìn chủ quyền biển đảo chưa thực

sự đi vào chiều sâu. Việc phối kết hợp giữa các cơ sở kinh doanh du lịch với người

lao động và chính quyền trong đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển còn chưa

chặt chẽ. Công tác gìn giữ môi trường biển chưa thực sự được chú trọng… Đối với

ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy hải sản, những năm qua, sản lượng

đánh bắt thủy hải sản của thành phố Đà Nẵng đã tăng cao và đóng góp nhiều giá trị

kinh tế cho thành phố. Tuy nhiên quản lý nhà nước đối với hoạt động đánh bắt và

khai thác thủy hải sản chưa thực sự hiệu quả. Việc môi trường biển bị ô nhiễm và

hủy hoại qua hoạt động khai thác, đánh bắt của ngư dân vẫn còn diễn ra. Sự phối kết

hợp giữa ngư dân đánh bắt xa bờ với các lực lượng chức năng còn chưa cao. Nhiều

doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này còn vì lợi nhuận mà xem thường việc

hủy hoại môi trường cũng như chưa thực sự coi trọng công tác giữ gìn, bảo vệ chủ

quyền biển đảo. Công tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân trong quá trình đánh bắt xa bờ

luôn được quan tâm nhưng cách thức thực hiện chưa chuyên nghiệp. Sự phối hợp

giữa ngư dân với các lực lượng vũ trang trên biển chưa được nhuần nhuyễn. Trong

khi đó, ở lĩnh vực kinh tế hàng hải, Đà Nẵng đã xây dựng được uy tín trong khu

vực. Giao thương qua cảng Đà Nẵng đã tăng nhanh chóng trong những năm qua.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Đà Nẵng hiện nay là việc xây dựng và củng cố cơ sở

vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở các cảng biển của thành phố. Điều này đòi hỏi không chỉ

vốn lớn mà còn đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu

kĩ thuật tiên tiến nhằm nâng cao vị thế cho các cảng biển của thành phố. Đối với

ngành dịch vụ biển, mặc dù đã được chú trọng nhưng chất lượng nguồn nhân lực

như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Việc tuyền truyền về chủ quyền biển đảo thường xuyên được các lực lượng này tổ

chức thực hiện song còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó,

còn có sự chồng chéo trong việc thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ quốc

phòng, an ninh trên biển giữa các lực lượng chức năng. Sự phối hợp giữa lực lượng

chức năng với nhau đôi khi còn bất nhất. Cơ chế quản lý từ trên xuống dưới còn

cồng kềnh, chưa gắn với thực tiễn và chưa tạo ra sự đoàn kết chặt chẽ.

Page 158: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

151

Thứ ba, về mặt giải pháp, luận án đề xuất các nhóm giải pháp như:

+ Về mặt cơ chế, chính sách: Cần ban hành các chính sách nhằm đảm bảo an

toàn cho các hoạt động kinh tế biển, khuyến khích ngư dân bám biển phát triển kinh

tế cũng như khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vốn để xây dựng cơ sở

hạ tầng cho các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, phải tăng cường hợp tác quốc tế

trong phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

+ Về nâng cao nhận thức và phân định chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể

tham gia phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an

ninh: Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò, vị trí, yêu cầu

và sự cần thiết về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng,

an ninh. Đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm

quyền về quản lý phát triển kinh tế biển để công tác quản lý không bị chồng chéo.

Ngoài ra, cần hoàn thiện quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế biển trong mối quan

hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

+ Về việc giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế biển

trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần có sự phối hợp giữa các

lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế biển,

sự phối hợp này phải được xây dựng trên cơ sở các cơ chế rõ ràng, gắn với thực

tiễn. Bên cạnh đó, nâng cao sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế

biển với chính quyền thành phố và lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh

đối với các hoạt động kinh tế biển.

+ Về đẩy mạnh liên kết vùng về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với

đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố trong

vùng và đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố của các vùng khác để tạo ra một

mối liên kết gắn bó sâu rộng trên cả nước, góp phần thúc đẩy, hỗ trợ không chỉ kinh

tế biển Đà Nẵng mà còn cả khu vực miền trung và cả nước, tạo thành một khối đại

đoàn kết để gìn giữ biển đảo Tổ quốc.

Tóm lại, xây dựng, phát triển kinh tế biển bền vững kết hợp song song với

giữ vững ổn định an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ

không phải chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà là nhiệm vụ của toàn

Đảng, toàn dân ta. Mỗi người sẽ đều có vai trò trong việc giữ vững ổn định an ninh,

Page 159: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

152

chính trị và đặc biệt là chủ quyền quốc gia. Để làm được điều đó, không gì hơn là

khẩu hiệu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành

công". Cần phải phối hợp tất cả các lực lượng lại với nhau: Phối hợp chặt chẽ giữa

các lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng, lực lượng làm kinh tế, thăm dò,

khai thác tài nguyên để hoạt động và bảo vệ biển. Kết hợp ngay trong từng cơ sở

nuôi trồng, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, dịch vụ và

thương mại; nghiên cứu khoa học biển; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của thành

phố, từng vùng biển, đảo nhằm phát huy thế mạnh của từng nơi, của các lực lượng

để nâng cao khả năng quản lý, làm chủ vùng biển, đối phó kịp thời với các tình

huống xảy ra, tạo nên sức mạnh tổng hợp của QP, AN trên biển, đảo.

Page 160: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Anh Thi (2015), "Tăng cường quản lý nhà nước về khai thác thủy

sản ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (16), tr.57-60.

2. Nguyễn Thị Anh Thi (2015), "Nâng cao năng lực khai thác hải sản cho ngư dân

thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (Số Chuyên đề), tr.44-46.

3. Nguyễn Thị Anh Thi (2016), "Để hưởng lợi từ TPP các doanh nghiệp thủy sản

phải cùng liên kết", Tạp chí Thuế nhà nước, (15), tr.18-19.

4. Nguyễn Thị Anh Thi (2016), "Fishery companies cooperate with one another to

benefit from TPP", Tạp chí Vietnam Taxation, (4), tr.19-21

5. Nguyễn Thị Anh Thi (2016), "Nghị định 67 với sự phát triển thủy sản ở Việt

Nam", Tạp chí Ngân hàng, (11), tr.44-46.

6. Nguyễn Thị Anh Thi (2019), "Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển kết hợp với

đảm bảo quốc phòng an ninh của một số nước Đông Bắc Á", Tạp chí Kinh tế

Châu Á ­ Thái Bình Dương, (01), tr.4-6.

7. Nguyễn Thị Anh Thi (2019), "Đảm bảo quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh

tế biển Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13), tr.84-86.

Page 161: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu trong nước

1. Lại Lâm Anh (2013), Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng

vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt

Nam, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết số 09­NQ/TW ngày

09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá X về chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 36­NQ/TW ngày

22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

4. Lê Quốc Bang (2018), ''Kinh tế biển'', Tạp chí Lý luận chính trị, (4).

5. Báo Mới (2014), ''Công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà

Nẵng'', tại trang https://baomoi. com/cong­bo­quyet­dinh­dieu­chinh­quy­hoach­

chung­thanh­pho­da­nang/c/13489942. epi, [truy cập ngày 02/02/2019].

6. Hà Thanh Biên (2017), ''Quy hoạch sử dụng biển: Giải pháp để phát triển kinh

tế biển bền vững'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững kinh tế biển:

Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị 20­CT/TƯ ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị (khoá

VIII) ban hành về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, Hà Nội.

8. Bộ đội Biên phòng (2018), Báo cáo tổng kết thực hiện công tác ứng phó sự cố,

thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố Đà

Nẵng, số 648/BC­BHC, ngày 21/6/2018, Đà Nẵng.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), "Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng",

tại trang http://www. mpi. gov. vn/Pages/tinhthanhchitiet. aspx?idTinhThanh=41,

[truy cập ngày 02/03/2019].

10. Vũ Thanh Ca (2017), ''Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng,

tiềm năng, thách thức và đề xuất giải pháp'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát

triển bền vững kinh tế biển: Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam

hiện nay, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 162: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

155

11. Cảng Đà Nẵng (2019), "Danh mục cơ sở hạ tầng Cảng Đà Nẵng đầu tư năm

2017", tại trang https://danangport. com/, [truy cập ngày 05/6/2019].

12. Chi Cục thủy sản thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo sản lượng khai thác

thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 ­ 2018, Đà Nẵng.

13. Trần Nam Chuân (2012), ''Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thế trận quốc

phòng toàn dân trên biển, đảo thời kỳ mới", tại trang http://tapchiqptd.

vn/vi/nghien­cuu­tim­hieu/giai­phap­nang­cao­hieu­qua­xay­dung­the­tran­

quoc­phong­toan­dan­tren­bien­dao­thoi­ky­moi/965.html, [truy cập ngày

03/5/2019].

14. Trần Nam Chuân (2017), ''Định hướng chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Việt Nam trong tình hình mới'', tại trang http://tcnn. vn/news/detail/37014/

Dinh_huong_chien_luoc_bao_ve_chu_quyen_bien_dao_Viet_Nam_trong_tinh

_hinh_moiall. html, [truy cập ngày 10/5/2019].

15. Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng (2017), ''Báo cáo tổng kết kế hoạch hoạt động

sản xuất kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017'', tại trang

http://danangport. com/uploads/2017/T4. TGD_bc_cdn_05_4_2107.pdf, [truy

cập ngày 05/3/2019].

16. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010-2018), Niên giám thống kê năm

2010­2018, Đà Nẵng.

17. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến

lược phát triển bền vững, Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế (Khoa

Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Chu Đức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số

nước Đông Á ­ Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài khoa

học cấp nhà nước, Hà Nội.

19. Lê Quốc Dũng (2013), ''Xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển - mấy vấn đề

cần quan tâm'', tại trang http://tapchiqptd. vn/vi/nghien­cuu­tim­hieu/xay­

dung­the­tran­long­dan­tren­bien­%E2%80%93­may­van­de­can­quan­

tam/3804. html, [truy cập ngày 02/9/2018].

20. Nguyễn Tuấn Dũng (2016), ''Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo

đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay'', Tạp chí Phát

triển khoa học và công nghệ, tập 19,(X5), tr.20-26.

Page 163: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

156

21. Nguyễn Quang Dy (2019), ''Việt Nam có thể làm gì tại biển Đông'', Tạp chí

Nghiên cứu quốc tế, (7).

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

25. Đảng bộ tỉnh Đà Nẵng (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần

thứ VI (nhiệm kỳ 2015­2020), Đà Nẵng.

26. Trần Đơn (2018), ''Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ

vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo'', tại trang http://tcnn.

vn/news/detail/39361/Ket_hop_kinh_te_voi_quoc_phong_tao_lap_the_tran_p

hong_thu_vung_chac_bao_ve_chu_quyen_bien_daoall. html, [truy cập ngày

12/10/2018].

27. Nguyễn Hoàng Hà (2014), ''Định hướng phát triển kinh tế biển, đảo vùng Bắc

Trung Bộ đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030'', tại trang http://www.

tapchicongsan.org.vn/Home/Viet­nam­tren­duong­doi­moi/2014/25480/Dinh­

huong­phat­trien­kinh­te­bien­dao­vung­Bac­Trung­Bo. aspx, [truy cập ngày

12/10/2018].

28. Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và các giải pháp phát triển các khu du

lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp bộ, Viện Nghiên

cứu và Phát triển du lịch, Hà Nội.

29. Phạm Xuân Hậu (2011), ''Vấn đề phát triển kinh tế biển - đảo, ven biển Việt

Nam thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập'', Tạp chí trường đại học sư phạm

thành phố Hồ Chí Minh, (29), tr.76-86.

30. Phạm Thị Hoa (2018), Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc

tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Nguyễn Chu Hồi (2017), ''Các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền Trung

phát triển bền vững'', Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững kinh tế

biển: Từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 164: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

157

33. Vũ Diệu Ngân (2017), ''Phát triển kinh tế biển Đà Nẵng: Tiềm năng và thách

thức'', Tạp chí Kinh tế ­ xã hội Đà Nẵng, (6), tr.11-23.

34. Nguyễn Nhâm (2009), "Chiến lược biển của các nước lớn trên thế giới những quan

tâm từ góc độ kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí Quản lý Nhà nước, (3), tr.22-41.

35. Vũ Văn Phái (2008), Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện

tại và tương lai, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

36. Tô Thị Bích Phượng (2002), Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền

vững và có hiệu quả kinh tế biển Đà Nẵng, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học

cấp thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.

37. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo (2015), ''Phát triển kinh tế biển kết hợp

với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam'', Tạp chí Cộng sản, (103), tr.17-28.

38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật biển Việt

Nam năm 2012, Hà Nội.

39. Sở Công thương thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp

chế biến thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 ­ 2018, Đà Nẵng.

40. Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2018), Tổng hợp số liệu du lịch từ năm 2011­

2018 và dự báo số liệu năm 2019, Đà Nẵng.

41. Lê Thanh Sơn (2017), Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bà

Rịa ­ Vũng Tàu, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương, Hà Nội.

42. Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển thành

phố Đà Nẵng, đề tài khoa học cấp thành phố, nhà xuất bản Sở Kế hoạch và

Đầu tư Thành phồ Đà Nẵng, Đà Nẵng.

43. Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại

vùng ven biển Việt Nam 2010, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

44. Hà Tất Thắng (2007), ''Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam'',

Tạp chí Kinh tế và dự báo, (7), tr.23-32.

45. Nguyễn Thị Thơm (2014), ''Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc

chủ quyền biển, đảo'', tại trang https://www. bqllang. gov. vn/danh­sach­

khach­vieng.html?id=2741:phat­trien­kinh­te­bien­gan­voi­bao­ve­vung­chac

­chu­quyen­bien­dao, [truy cập ngày 03/02/2019].

Page 165: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

158

46. Ngô Bình Thuận (2016), ''Một số giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững'', tại

trang http://tapchitaichinh. vn/nghien­cuu­­trao­doi/trao­doi­binh­luan/mot­so­giai­

phap­phat­trien­kinh­te­bien­ben­vung­109159. html, [truy cập ngày 12/05/2019].

47. Đỗ Thị Hà Thương (2016), Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển

tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

48. Nguyễn Đồng Thụy (2011), ''Một số vấn đề về đấu tranh quốc phòng bảo vệ chủ

quyền biển, đảo trong tình hình mới'', tại trang http://tapchiqptd. vn/vi/nghien­

cuu­tim­hieu/mot­so­van­de­ve­dau­tranh­quoc­phong­bao­ve­chu­quyen­bien­

dao­trong­tinh­hinh­moi/656.html, [truy cập ngày 05/05/2019].

49. Thân Trọng Thụy, Phạm Xuân Hậu (2012), ''Phát triển các khu kinh tế ven biển -

bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam'', Tạp chí Khoa

học, Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, (41), tr.61-70.

50. Võ Xuân Tiến (2018), ''Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển

ở Đà Nẵng'', Tạp chí trường đại học kinh tế Đà Nẵng, (194), tr.74-80.

51. Quốc Toản, Mạnh Dũng (2010), ''Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng

cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia'', Tạp chí

Quốc phòng toàn dân, (12), tr.26-34.

52. Lưu Ngọc Trịnh và Cao Tường Huy (2013), ''Phát triển các khu kinh tế ven

biển Việt Nam, thực trạng và một số bài học'', Tạp chí Khoa học xã hội Việt

Nam, (9/70), tr.27-49.

53. Lê Anh Tuấn (2015), Giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững trước thách

thức của biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu

biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

54. Trương Minh Tuấn (2015), "Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế biển,

đảo bền vững tronmg "thế kỷ của đại dương", tại trang http//www. tuyengiao.

vn/Home/MagazineContent?ID=1672>, [truy cập ngày 15/8/2018].

55. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo phân tích tình hình kinh

tế ­ xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2018, Đà Nẵng.

56. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2019), Kế hoạch phát triển điểm đến,

sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng

giai đoạn 2019 ­ 2021,ngày 5/4/2019, Hà Nội.

Page 166: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

159

57. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2019), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy

hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm

2020, tầm nhìn dến 2030, Đà Nẵng.

58. Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2016), Chiến lược

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

59. Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố Đà Nẵng (2019), ''Báo cáo tổng hợp điều

chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng

đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030'', tại trang http://danangupi. vn/thong­tin­

quy­hoach­83058. aspx, [truy cập ngày 07/02/2019].

60. Đoàn Hải Yến (2016), Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng

bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

* Tài liệu nước ngoài

61. Ben Dolven, Mark E. Manyin, Shirley A. Kan (2014), Maritime Territorial

Disputes in East Asia: Issues for Congress Congressional Research Service

(Những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông).

62. Carlyle Thayler (2013), The capacity on the eastern sea, navy, marine

policefishery control of Vietnam (Các lực lượng trên biển Đông, hải quân,

cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam), Đại học New South Wales.

63. Costas Th. Grammenos (2010), The handbook of Maritime economics and business:

(Tổng quan về kinh tế hàng hài và thương mại), Nxb Lloyd's List, London.

64. Department of Fisheries and Oceans (DFO) (2002), Developing a common

methodology and approach for future ocean industries studies. Workshop

report, Ocean Industries Workshop; Halifax, Nova Scotia, Canada.

65. Dhara P. Shad (2017), China’s maritime security strategy: An assessment of

the white paper on Asia ­ Pacific security cooperation (Chiến lược an ninh

hàng hải Trung Quốc: Đánh giá Sách trắng về hợp tác an ninh châu Á­Thái

Bình Dương).

66. Katherine Morton (2016), China's Ambition in the South China Sea: Is a

Legitimate Maritime Order Possible (Tham vọng của Trung Quốc ở Biển

Đông:(Liệu có nằm trong trật tự pháp lý hàng hải?), The University of

Sheffield, July 2016.

Page 167: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

160

67. Lee Ki Suk (2010), East sea in the world map (Biển Đông trên bản đồ thế giới).

68. Malcolm Cook and Ian Storey (2019), The Trump Administration and Southeast Asia:

The Hanoi Summit and US Policy in Southeast Asia, Yusof Ishak Institute.

69. Nathan Associates (1974), Gross product originating from ocean­related

activities. Washington DC: Bureau of Ecsonomic Analysis, pp. 112.

70. New Zealand’s environmental statistics team (2006), New Zealand’s marine

economy 1997­2002 Statistics New Zealand, Environmental series, New Zealand.

71. Orapan Nabangchang (2017, Ocean Economy and Ocean Health in Thailand

(Phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển của Thái Lan), Nxb Trường

đại học Sukhothai Thammatirat, Thái Lan.

72. Rodolfo C. Severino (2001), "ASEAN and China-Partners In Competition",

Secretary-General of the Association of Southeast Asian Nations, at the

ASEAN Forum Sponsored by the Asean Consulates Guangzhou, 9 June 2001,

http://www.aseansec.org/3162.htm.

73. Ryan D. Martinson and Andrew Erickson (2018), "Re-Orienting American

Seapower for the China Challenge", War on the Rocks, May 10, 2018.

74. Shawn Lansing (2018), "A White Hull Approach to Taming the Dragon: Using the

Coast Guard to Counter China", War on the Rocks, February 22, 2018.

75. The United States Commission on National Security/21st Century (2000),

''Seeking a National Strategy: A Concert for Preserving Security and

Promoting Freedom'' (Washington: GPO, 15 April 2000), p. 9.

76. Dương Kim Thâm, Hoàng Minh Lỗ, Lương Hải Tâm (1990) Chiến lược khai

thác biển của Trung Quốc, Nxb Đại học Công nghiệp Vật lý Trung Hoa,

Trung Quốc.

77. The government of Japan (2013), National security strategy of Japan: Summary

overview (Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản: tổng quan tóm tắt).

78. U.S Energy Information Administration (2013), ''South China Sea Report'', tạ trang

http://www.eia.gov/countries/regions­topics. cfm?fips=scs, Accessed April 21, 2014.

79. United Nations conference on Trade and Development UNCTAD (Hội nghị

Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển), The Oceans Economy:

Opportunities and Challenges for Small Island Developing States (Kinh tế đại

dương: Những cơ hội và thách thức cho các nước ven biển đang phát triển),

New york and Geneva 2014.

Page 168: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

161

80. Watthew Krull (2018), "America’s Annual Naval Patrol Report and How to

Fix It", National Interest, May 29, 2018.

81. World bank Group (Ngân hang thế giới) (2014), The potential of the Blue

economy: Increasing Long­term Benefits of the Sustainable Use of Marine

Resources for Small Island Developing States and Coastal Least Developed

Countries (Tiềm năng của kinh tế biển: Lợi ích lâu dài của việc khai thác tài

nguyên biển ở các hòn đảo nhỏ và các vùng ven biển của các nước đang phát

triển và phát triển), United Nations.

82. Wric Sayers (2018), "Time to Launch a Combined Maritime Task Force for

the Pacific", War on the Rocks, June 1, 2018.

83. W. J. Mohan Malik (2002), "Dragon on Terrorism: Assessing China’s Tactical

Gains and Strategic Losses after 11 September", Contemporary Southeast

Asia, 24 (August 2002), 268.

84. W. June Teufel Dreyer (2002), "Encroaching on the Middle Kingdom?

China’s View of Its Place in the World", tại trang http://www3.baylor.edu/

Asian_Studies/dreyer.pdf.

85. Wtephen Bryen (2018), "How to Counter China’s Fortified Islands in South

China Sea", Asia Times, May 5, 2018.

86. Wely Ratner (2018), "Exposing China’s Actions in the South China Sea",

Council on Foreign Relations, April 6, 2018.

87. W J. Robert Kerrey and Robert A. Manning (2011), ''The United States and

Southeast Asia: A Policy Agenda for the New Administration'', Report of the

Independent Task Force Sponsored by the Council on Foreign Relations,

2001, p. 17, http://www.ciaonet.org/conf/cfr25/.

88. W. Richard Sokolsky, Angel Rabasa, and C. R. Neu, The Role of Southeast

Asia in U.S. Strategy Toward China (Santa Monica, Calif.: RAND, 2000).

89. Xu Zhibin (2003), Ba cấp độ của nền kinh tế biển, Khoa học kinh tế Bắc Kinh,

Trung Quốc.

90. Y. Dan Ewing (2002) "China’s Changing Security Calculus", Korea Herald, 21 January

2002, also in http://www.nixoncenter.org/publications/articles/011602China.htm.

91. Yal Brands (2018), "China Hasn’t Won the Pacific (Unless You Think It

Has)", Bloomberg, January 5, 2018.

Page 169: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

162

92. Yahuda, Michael (2014), "China's recent relations with maritime neighbours".

tại trang http://www.tandfonline.com/ doi/abs/10.1080/03932729.2012.683276

?journalCode=rspe20#preview, The International Spectator: Italian Journal of

International Affairs 47 (2): 30-44. Accessed October 05, 2014.

93. Yamaguchi (2016), ''Strategies of China's Maritime Actors in the South China

Sea'', Tạp chí China Perspectives, pp. 23-31.

94. Yang Jinsen (1984), Phát triển kinh tế biển phải thực hiện cách tiếp cận cân

bằng, Viện nghiên cứu Bắc Kinh, Trung Quốc.

95. Yulian Ku (2018), "It’s Time for South China Sea Economic Sanctions",

Lawfare, June 1, 2018.

96. Yoel Gehrke (2018), "Marco Rubio: US Must Develop Plan to 'Destroy'

Chinese Assets in South China Sea", Washington Examiner, June 4, 2018.

97. Yenny Roy (2002), "China and Southeast Asia: ASEAN Makes the Best of the

Inevitable", Asia Pacific Security Studies, 1 (November 2002), 2.

98. Zen Cipperley (2018), "In the Era of Great Power Competition, the US Needs

to Step Up Its Game", The Diplomat, May 8, 2018.

99. Zean Cheng (2018), "Wanted: A Strategy to Limit China’s Grand Plans for the

South China Sea", National Interest, January 30, 2018.

100. Zhao Hong (2012), Sino­Philippines relations: Moving beyond south China

sea dispute? (Quan hệ Trung Quốc ­ Philippines: Vượt xa khỏi tranh chấp

biển Đông?), The Journal of East Asian Affairs. Vol. 26,No. 2 (Fall/Winter

2012), pp. 57-76.Published by: Institute for National Security Strategy.

101. Zi Mingjiang (2011), "Non-Confrontational Assertiveness: China’s New

Security Posture", RSIS Commentaries, May 16, 2011.

102. Zuncan DeAeth, "Taiwan Should Invite US to Open Military Base on Taiping

Island, Says DPP Think-Tank", Taiwan News, June 4, 2018.

Page 170: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

163

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Bảng tổng hợp số liệu du lịch năm 2016, 2017, 2018 và dự báo số liệu năm 2019

So sánh% TT Chỉ tiêu ĐVT

TH

2017

KH

2018

TH

2018

KH

2019 2018/

2017

2018/

KH 2018

KH 2019/

2018

1 Tổng khách,

trong đó: LK 6.633.981 7.470.000 7.660.000 8.190.000 115,5% 102,5% 106,9%

Quốc tế LK 2.331.887 2.700.000 2.875.000 3.190.000 123,3% 106,5% 111,0%

Nội địa LK 4.302.094 4.770.000 4.785.000 5.000.000 111,2% 100,3% 104,5%

A Khách lưu trú LK 3.534.720 4.200.000 4.695.000 5.145.000 132,8% 111,8% 109,6%

Quốc tế LK 1.681.743 2.200.000 2.675.000 2.945.000 159,1% 121,6% 110,1%

Nội địa LK 1.852.977 2.000.000 2.020.000 2.200.000 109,0% 101,0% 108,9%

b Khách lữ hành LK 850.408 930.000 1.064.549 1.246.800 122,4% 114,5% 117,1%

Inbound LK 551.310 620.000 679.566 790.483 115,7% 109,6% 116,3%

Nội địa LK 262.944 270.000 334.655 386.939 135,1% 123,9% 115,6%

Outbound LK 36.154 40.000 50.328 69.378 147,3% 125,8% 137,9%

2 Tổng thu Du

lịch, trong đó: Tr đ 19.504.000 22.500.000 24.060.000 27.400.000 123,4% 106,9% 113,9%

a Doanh thu tại

CSLT Tr đ 8.945.054 9.600.000 11.414.000 12.187.000 127,6% 118,9% 106,7%

Dịch vụ lưu trú Tr đ 6.147.929 6.500.000 7.584.000 8.143.000 123,3% 116,6% 107,3%

Dịch vụ ăn

uống Tr đ 1.803.736 1.900.000 2.187.000 2.188.000 121,2% 115,1% 100,0%

Dịch vụ khác Tr đ 993.389 1.200.000 1.643.000 1.856.165 165,3% 136,9% 112,9%

b Doanh thu tại

đơn vị lữ hành Tr đ 2.480.412 2.635.000 2.788.398 3.134.957 112,4% 105,8% 112,4%

Dịch vụ lữ hành Tr đ 2.173.040 2.300.000 2.402.992 2.653.822 110,6% 104,5% 110,4%

Dịch vụ vận

chuyển Tr đ 184.894 200.000 242.595 315.205 131,2% 121,3% 129,9%

Dịch vụ khác Tr đ 122.478 135.000 142.811 165.930 116,6% 105,8% 116,2%

3 Chi tiêu BQ Tr đ 2,94 3,14

4 Ngày lưu trú

BQ Ngày 2,73 2,73

Quốc tế Ngày 3,1 3,0

Nội địa Ngày 2,4 2,4

5 Công suất

phòng % 52,5 50,0

6 Đóng góp

DL/GRDP % 24,4 26,8

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Du lịch Đà Nẵng [40].

Page 171: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

164

PHỤ LỤC 2

Bảng sản lượng khai thác thuỷ sản Đà Nẵng năm 2018

Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].

Page 172: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

165

PHỤ LỤC 3

Bảng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2018

Nguồn: Thống kê của Cảng Đà Nẵng [11].

Page 173: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

166

PHỤ LỤC 4

Bảng các danh mục cơ sở hạ tầng Cảng Đà Nẵng đầu tư năm 2017

1. Cầu bến Tổng số chiều dài bến 1.700m

Luồng vào cảng

6,3km từ điểm hoa tiêu, độ sâu -11m,

đê chắn song dài 450m

Tổng chiều dài bến 1.700m

Luồng vào cảng 6,3km từ điểm hoa tiêu, độ sâu -11m,

đê chắn sóng dài 450 mét.

Tổng diện tích bãi 18ha

Bãi Container 83,309m2

Bến 1 210m, độ sâu 11,5m

Bến 2 210m, độ sâu 10m

Bến 3 185m, độ sâu 10m

Bến 4 185m, độ sâu 11m

Bến 5 225m, 01 trụ tựa để tiếp nhận tàu dài

đến 335m, độ sâu: 12 mét

Bến 6 310m, độ sâu 14,3m

Bến 7a 93m, độ sâu 5m

Bến 7b 84m, độ sâu 5m

2. Khu vực

Tiên Sa

Bến 8 190m độ sâu 14,3m

Diện tích mặt bằng 30ha

Tổng diện tích kho 14.285m2

3.Kho bãi

Tổng diện tích bãi 178.603m2

Cẩu giàn (Quay side gantry crane)

chuyên dùng bốc dỡ container ở cầu

tàu, sức nâng

Sức nâng 36-40 tấn, 05 chiếc

Cẩu khung bánh lốp (RTG) chuyên

bốc dỡ container ở bãi sức nâng Sức nâng 36-40 tấn, 06 chiếc

Cẩu cảng cố định (Liebherr) Sức nâng 40 tấn, 04 chiếc

Cẩu cảng di động (Liebherr) Sức nâng 25 tấn, 02 chiếc

Xe nâng chuyên bốc dỡ Container Sức nâng 42-45 tấn, 05 chiếc

Xe cạp gỗ Sức nâng 5 tấn, 02 chiếc

4. Phương

tiện thiết

bị

Cẩu ô tô Sức nâng 25-80 tấn, 15 chiếc

Nguồn: Cảng Đà Nẵng năm 2017 [11].

Page 174: KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC … … · Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo ... Lực

167

PHỤ LỤC 5

Bảng thống kê số vụ tai nạn trên biển Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018

Thiệt hại

Về người Về phương tiện Về tài sản Thiệt hại khác

TT

Tháng/vụ/người/

phương tiện gặp thiên

tai, tai nạn Chết Mất

tích

Bị

thương Chìm

hỏng

Mất

tích

Nhà

sập

Nhà hư

hỏng

Nhà

cháy

Diện tích

rừng bị

cháy (ha)

1 Năm 2013: 48 vụ/21

người/37 phương tiện 06 12 07 25 05 ha

2 Năm 2014: 86 vụ/34

người/45 phương tiện 11 02 22 03 42 21 ha Mất 206 tấm lưới

3 Năm 2015: 97 vụ/45

người/58 phương tiện 09 04 32 16 42

Mất 33 tấm lưới

và 500 m lưới

4 Năm 2016: 173 vụ/79

người/89 phương tiện 43 05 31 11 78

5.320m2

cỏ tranh;

90 ha

Mất 71 tấm,

1.100m lưới, 91

lồng bẫy, 12.

300m dây, 1 neo

sắt

5

Năm 2017: 177 vụ/64

người/102 phương

tiện

23 41 20 80 2000m2

cỏ tranh

Mất 39 tấm,

1.100 m lưới, 700

bẫy

6 Năm 2018: 51 vụ/19

người/35 phương tiện 04 03 13 15 16

300m2

cỏ tranh Mất 37 tấm lưới

Tổng cộng: 632 vụ/262

người/366 phương tiện.

Thiệt hại: chết 96 người,

mất tích 14 người, bị

thương 151 người, chìm 68

phương tiện, hỏng 289

phương tiện; rách, mất 315

tấm lưới, 2,700m lưới, cháy

7.320m2 cỏ tranh, 116 ha

rừng

96 14 151 68 289

Cháy

7.320m2

cỏ tranh,

116 ha

rừng

Rách, mất 315

tấm lưới, 2700 m

lưới

Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm

cứu nạn 05 năm (2013 ­ 2018) của BĐBP thành phố Đà Nẵng [8].