kinh tẾ viỆt nam 2008 suy giảm và thách th đổi mới thuong nien ktvn 2009.pdftrung tâm...

37
KINH TVIT NAM 2008 Suy gim và thách thc đổi mi

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Suy giảm và thách thức đổi mới

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN KINH TẾ VIỆT NAM CỦA CEPR 2009

Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Thành

KINH TẾ VIỆT NAM 2008 SUY GIẢM VÀ THÁCH THỨC ĐỔI MỚI

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

4

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR 2009

KINH TẾ VIỆT NAM 2008: SUY GIẢM VÀ THÁCH THỨC ĐỔI MỚI

Bản quyền © 2009 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) và Báo Sài Gòn Tiếp thị.

Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của cả hai bên là vi phạm bản quyền.

Liên lạc:

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng 704, Nhà E4, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy

Địa chỉ:

Hà Nội, Việt Nam Tel: (84) 4 3754 7506/ext 704 -714 Fax: (84) 4 3704 9921 Email: [email protected] Website: www.cepr.org.vn

5

Lời giới thiệu

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR là các báo cáo được xuất bản hằng năm nhằm tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn ở mức chuyên sâu. Các vấn đề kinh tế đó được ngụ ý là những vấn đề quan trọng của năm đó và/hoặc có vai trò quan trọng trong những năm tới. Các vấn đề này được nhóm tác giả lựa chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến của giới chuyên gia kinh tế trên một cơ sở rộng rãi và khoa học.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số báo cáo kinh tế thường niên được các cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền xuất bản. Đây là những báo cáo có giá trị tham khảo cao, với số liệu được cập nhật chi tiết và hệ thống. Tuy nhiên, các báo cáo này đều có khuynh hướng bao quát những vấn đề lớn của nền kinh tế trong một cấu trúc tương đối ổn định, mà không đi chuyên sâu vào từng chủ đề theo từng năm hay từng thời kỳ. Thêm vào đó, đa phần các báo cáo này đều do các cơ quan chức năng của chính phủ xây dựng, mà không phải do một tổ chức học thuật trong trường đại học xuất bản.

Do đó, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR được xây dựng với những đặc thù mới và khác biệt như sau:

1. Có cấu trúc khác với cấu trúc của các báo cáo truyền thống. Nội dung được tổ chức theo cơ cấu gồm một hoặc hai chương đầu tiên đánh giá tổng quan nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm nghiên cứu. Tiếp đó, là các chương đi sâu vào từng chủ đề quan trọng của năm hoặc trong năm tới. Nội dung của mỗi chương mang tính độc lập tương đối, có đầy đủ các thành phần của một bài nghiên cứu hướng tới giải quyết vấn đề được nêu.

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

6

Vì vậy, mỗi chương không chỉ đơn thuần mang tính thống kê hoặc phân tích hiện tại, mà còn cung cấp cơ sở lý luận, hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm lịch sử của vấn đề. Trên cơ sở đó, đưa ra những thảo luận và gợi ý chính sách trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do các chủ đề được chọn sẽ thay đổi theo từng năm, tập hợp của Báo cáo qua các năm được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa tham khảo mang tính hệ thống, và có ý nghĩa nhiều hơn một năm.

2. Cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR), là một tổ chức nghiên cứu thuộc trường đại học, do đó, có ý thức duy trì những nhận định và thảo luận mang tính khách quan và độc lập nhất có thể (trong mối tương quan với các cơ quan chức năng của chính phủ hoặc cơ quan lập chính sách.) CEPR cũng không chịu sự chi phối của một hay một nhóm doanh nghiệp, hoặc các tổ chức quốc tế.

3. Nhóm tác giả được CEPR mời tham gia đều là các nhà kinh tế hoặc chuyên gia kinh tế có tư duy và tiếng nói độc lập. Thành phần nhóm tác giả có thể thay đổi theo từng năm, phụ thuộc vào các chủ đề chuyên sâu trong mỗi năm. Tuy nhiên, về tổng thể, toàn bộ các tác giả đều thuộc thế hệ các nhà kinh tế trẻ của Việt Nam, được đào tạo chuyên sâu tại các nước phát triển, sử dụng công cụ nghiên cứu hiện đại, giàu kinh nghiệm với thực tiễn kinh tế Việt Nam, và tâm huyết với quá trình phát triển của đất nước. Trong quá trình xây dựng Báo cáo, nhóm tác giả cũng thực hiện các buổi toạ đàm chuyên sâu để lấy ý kiến đóng góp và phản biện từ các nhà kinh tế hàng đầu trong và ngoài nước.

4. Ngoài mục đích cung cấp thông tin, tri thức cho người đọc là doanh nghiệp, tổ chức và giới nghiên cứu, Báo cáo còn được kỳ vọng như một kênh thảo luận và đối thoại chính sách hữu hiệu với Chính phủ và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) mong muốn các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp cùng tham gia đồng tổ chức việc thực hiện Báo cáo hằng năm, trên cơ sở đóng góp nguồn trí tuệ, tài chính và các nguồn lực cần thiết khác. Trong sản phẩm đầu tiên của loạt báo cáo này, Báo Sài Gòn Tiếp thị đã cùng CEPR hợp tác đồng tổ chức thực hiện dự án

Lời giới thiệu

7

báo cáo cho năm 2009. Ấn phẩm mà độc giả đang cầm trên tay là kết quả của chương trình hợp tác đó.

Chúng tôi hy vọng rằng dự án Báo cáo Thường niên Kinh tế của CEPR sẽ lôi cuốn được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong những năm tiếp theo, để Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) có thể cho ra đời những báo cáo khoa học và kịp thời về nền kinh tế Việt Nam.

Hà Nội, ngày 27/04/2009

TS. Nguyễn Đức Thành Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

8

9

Nhà tổ chức

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (CEPR) được thành lập ngày 07/07/2008, là trung tâm nghiên cứu trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. CEPR có tư cách pháp nhân, đặt trụ sở chính tại hiệu bộ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tại Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Mục tiêu của CEPR là thực hiện các nghiên cứu kinh tế và chính sách nhằm giúp nâng cao chất lượng ra quyết định của các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích, dựa trên sự thấu hiểu bản chất của những vận động kinh tế và quá trình điều hành chính sách vĩ mô ở Việt Nam. Hoạt động chính của CEPR bao gồm phân tích định lượng các vấn đề của nền kinh tế và tác động của chúng tới các nhóm lợi ích; tổ chức các hội thảo đối thoại chính sách với mục đích tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức xã hội cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm đề xuất giải pháp cho các vấn đề chính sách nổi cộm; đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nâng cao về kinh tế, tài chính và phân tích chính sách.

BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ được thành lập ngày 15/04/1999, là cơ quan ngôn luận của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, có trụ sở chính tại 25 Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

11

Các tác giả

TS. Phạm Thế Anh: tốt nghiệp TS kinh tế ở Anh, chuyên gia về kinh tế vĩ mô và dự báo, từng tham gia Nhóm Tư vấn Chính sách của Bộ Tài chính, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, kiêm Nghiên cứu viên cao cấp của CEPR.

TS. Từ Thuý Anh: tốt nghiệp TS kinh tế ở Mỹ, chuyên gia kinh tế quốc tế, giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, cộng tác viên của CEPR.

TS. Phạm Văn Hà: tốt nghiệp TS kinh tế tại Australia, chuyên gia kinh tế vĩ mô và mô hình hóa (CGE), hiện đang làm việc trong một dự án của UNDP, cộng tác viên của CEPR.

TS. Lê Hồng Giang: tốt nghiệp TS kinh tế ở Australia, chuyên gia kinh tế vĩ mô, tài chính quốc tế và mô hình hóa, nguyên giảng viên Chương trình Kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Quỹ Ngoại hối của công ty đầu tư Tactical Global Management, Australia.

Th.S Jago Penrose: tốt nghiệp ở Anh, nguyên là chuyên gia kinh tế của UNDP Việt Nam, chuyên gia về tổ chức doanh nghiệp và các ngành công nghiệp, nghiên cứu viên cao cấp của CEPR.

TS. Nguyễn Đức Thành: tốt nghiệp TS kinh tế ở Nhật, chuyên gia về kinh tế vĩ mô, từng tham gia Nhóm Tư vấn Chính sách của Bộ Tài chính, là giảng viên Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng của CEPR.

TS. Tô Trung Thành: tốt nghiệp TS kinh tế ở Anh, giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia kinh tế vi mô và kinh tế lượng, các mô hình dự báo, cộng tác viên của CEPR.

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

12

13

Lời cảm ơn

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) với khối lượng công việc đồ sộ đã có thể được hoàn thành trong một thời gian ngắn là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tổ chức.

Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất mà nhóm tác giả muốn gửi đến là Báo Sài Gòn Tiếp thị, đơn vị đồng tổ chức của dự án. Sự ủng hộ của Báo Sài Gòn Tiếp thị không chỉ giới hạn ở việc huy động một khoản tài trợ hào phóng dành cho việc triển khai các nghiên cứu, mà còn ở sự theo dõi và tổ chức một cách chu đáo những sự kiện liên quan, tạo cho nhóm tác giả một bầu không khí học thuật tự do và cởi mở.

Một đóng góp khác không kém phần quan trọng và không thể không kể tới là sự góp sức của những chuyên gia đã tham dự các cuộc trao đổi, toạ đàm góp ý trong những giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng Báo cáo, từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thiện. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Nguyễn Quang A (Viện Nghiên cứu Phát triển IDS), TS. Lê Đăng Doanh (IDS), TS. Vũ Quốc Huy (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Trần Viết Ký (Quỹ Đầu tư An Phú), PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh (Văn phòng Quốc Hội), ThS. Đinh Tuấn Minh (CEPR), TS. Lê Hồng Nhật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Lê Lệ Thủy (Quỹ Đầu tư An Phú), TS. Võ Trí Thành (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), PGS. TS. Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Việt Nam), và chuyên gia Bùi Trinh (Tổng cục Thống kê và CEPR), vì những phân tích sâu sắc, tầm nhìn bao quát, và góy ý thẳng thắn dành cho từng cá nhân trong nhóm tác giả. Những gì nhóm tác giả thu nhận được và bổ sung vào kết quả nghiên cứu từ những đóng góp tinh tế ấy, là một minh chứng sống động về hiện tượng lợi suất tăng theo quy mô trong hợp tác tri thức.

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

14

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các đại biểu tham dự cuộc Hội thảo công bố Báo cáo vào ngày 8/5/2009 tại Đại học Kinh tế, ĐHQG HN vì những ý kiến đóng góp và thảo luận sâu sắc, gợi mở ra nhiều vấn đề nghiên cứu mới cho dự án.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: Phạm Tuyết Mai, Vũ Thị Hải Anh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thu Hương và Tôn Minh Nguyệt. Sự nhiệt tình và tận tâm của họ là một phần không thể thiếu trong việc mang lại sự thành công của báo cáo này.

Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, và tập thể giảng viên của trường đã tạo mọi điều kiện cho nhóm tác giả, về mặt vật chất, cơ chế và tinh thần, trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Nhóm tác giả Hà Nội, ngày 18/5/2009

15

Mục lục

Lời giới thiệu 5

Nhà tổ chức 9

Các tác giả 11

Lời cảm ơn 13

Mục lục 15

Danh mục hình và đồ thị 19

Danh mục bảng 23

Danh mục hộp 23

Danh mục các chữ viết tắt 27

Tóm tắt 29

TS. LÊ HỒNG GIANG 39

Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008 Dẫn nhập 39 Khủng hoảng địa ốc 42 Khủng hoảng thanh khoản và hệ thống ngân hàng 47 Khủng hoảng giá dầu và các loại nguyên liệu thô 53 Suy thoái kinh tế 55 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo 64 Phụ lục Chương 1 65

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

16

TS. PHẠM VĂN HÀ 75

Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam 2008 Dẫn nhập 75 Diễn biến kinh tế vĩ mô 75 Thị trường tài chính 97 Chính sách kinh tế vĩ mô 101 Một số thách thức kinh tế vĩ mô năm 2009 107 Tài liệu tham khảo 108

TS. PHẠM THẾ ANH 111

Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô Dẫn nhập 111 Diễn biến lạm phát năm 2008 111 Đánh giá chính sách tiền tệ 117 Ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả của các chính sách quản lý tổng cầu 122 Kết luận 131 Tài liệu tham khảo 133

TS. TỪ THÚY ANH 135

Chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu

Dẫn nhập 135 Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2008 136 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu: thương mại nội ngành hay liên ngành 140 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 146 Chính sách thương mại 151 Kết luận 158 Tài liệu tham khảo 160 Phụ lục Chương 4 162

Mục lục

17

TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH 169

Biến động của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô

Dẫn nhập 169

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 171

Những nền tảng được xây dựng trong giai đoạn 2006-2008 176

Ảnh hưởng của kỳ vọng tới trạng thái thị trường 191

Kết luận 197

Tài liệu tham khảo 198

Phụ lục Chương 5 200

TS. TÔ TRUNG THÀNH 211

Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế thế giới

Dẫn nhập 211

Chặng đua không cân sức – Việt Nam tụt hậu quá xa và dễ bị tổn thương 214

Chưa có một chiến lược xây dựng năng lực cạnh tranh hiệu quả, rõ ràng và nhất quán 226

Kết luận 241

Tài liệu tham khảo 243

THS. JAGO PENROSE 245

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tăng cường thu hút hay tăng cường quản lý?

Dẫn nhập 245

Những đóng góp của FDI 246

Những hạn chế của FDI 252

Kết luận 257

Tài liệu tham khảo 258

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

18

TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH 261

Viễn cảnh kinh tế năm 2009 và hàm ý chính sách

Viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2009 261

Khuyến nghị chính sách 272

Tài liệu tham khảo 278

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN 279

Phụ lục Báo cáo

Phụ lục 1: Phụ lục Thống kê 281

Phụ lục 2: Những chính sách vĩ mô nhằm bình ổn nền kinh tế trong năm 2008 và đầu 2009 341

Tài liệu tham khảo 358

19

Danh mục hình và đồ thị

Hình 1.1. Chỉ số giá nhà đất thực, 1880-2020 43

Hình 1.2. Chỉ số chứng khoán S&P 500, 1966-2008 44

Hình 1.3. Chênh lệch Libor-OIS, 01/2007-03/2008 46

Hình 1.4. Lãi suất cho vay bất động sản, 03/2007-09/2008 47

Hình 1.5. Tổng tài sản có của FED, 04/2007-12/2008 51

Hình 1.6. Giá dầu thô WTI, 06/2007-01/2008 53

Hình 1.7. Giá nhôm FOB giao tại Trung Quốc, 06/2007-02/2009 54

Hình 1.8. Dự báo và thống kê tăng trưởng kinh tế các nước phát triển 55

Hình 1.9. Kỳ vọng người tiêu dùng, 2001-2008 57

Hình 1.10. Kỳ vọng doanh nghiệp, 2001-2008 57

Hình 1.11. Tỷ lệ thất nghiệp, 2001-2008 58

Hình 1.12. Tổng đầu tư nội địa 59

Hình 1.13. Tăng trưởng xuất khẩu quý IV/2008 60

Hình 1.14. Tăng trưởng GDP toàn cầu 2008 61

Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP từng quý giai đoạn 2000-2008 76

Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP từng quý giai đoạn 2000-2008 (loại bỏ xu thế và tính chất mùa vụ) 77

Hình 2.3. Tỷ trọng đầu tư xã hội theo GDP và thành phần đầu tư (theo giá so sánh năm 1994) 84

Hình 2.4. Mức tăng xuất, nhập khẩu lũy kế hàng tháng so với cùng kỳ năm trước, 01/2006-12/2008 87

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

20

Hình 2.5. Diễn biến lạm phát hàng tháng giai đoạn 2007-2008 90

Hình 2.6. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn một tháng năm 2008 94

Hình 2.7. Diễn biến tỷ giá năm 2008 95

Hình 2.8. Diễn biến chỉ số VN Index và khối lượng giao dịch năm 2008 98

Hình 2.9. Diễn biến chỉ số giá bất động sản năm 2008 101

Hình 3.1. Tăng trưởng và lạm phát 1994 -2008 113

Hình 3.2. Lạm phát các tháng trong năm 2008 114

Hình 3.3. Đóng góp vào lạm phát các tháng năm 2008 (so với cùng kì năm trước) 115

Hình 3.4. Tốc độ tăng của các chỉ số giá 118

Hình 3.5. Tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu 119

Hình 3.6. Tăng trưởng cung tiền, tín dụng, GDP và lạm phát 1994 – 2008 119

Hình 3.7. Cung tiền, GDP thực tế và GDP danh nghĩa 1994 -2008 120

Hình 3.8. Lãi suất và lạm phát năm 2008 121

Hình 4.1. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 137

Hình 4.2. Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 139

Hình 4.3. Thương mại quốc tế hàng dệt may. 141

Hình 4.4. Dệt may: nội ngành hay liên ngành 143

Hình 4.5. Thương mại ngành điện tử 143

Hình 4.6. Điện tử: nội ngành hay liên ngành 144

Hình 4.7. Mức độ tập trung thương mại với các thị trường lớn 149

Hình 4.8. Tác động của thuế quan nhập khẩu 163

Hình 4.9. Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt 164

Danh mục hình và đồ thị

21

Hình 4.10. Tác động của trợ cấp sản xuất 165

Hình 5.1. Mức độ giảm điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và một số nước châu Á, 2008 170

Hình 5.2. Diễn biến của thị trường chứng khoán với những sự kiến chính, 2008 172

Hình 5.3. Giá trị tích luỹ mua ròng cổ phiếu của NĐTNN trên HOSE, 2008 175

Hình 5.4. Diễn biến của VN Index, 2006-2008 177

Hình 5.5. Tổng giá trị giao dịch HOSE, 2006-2008 178

Hình 5.6. Giá trị tích luỹ mua ròng của NĐTNN trên HOSE, 2006-2008 179

Hình 5.7. Sự tăng trưởng của số công ty niêm yết tại sàn HOSE 181

Hình 5.8. Tổng lượng cổ phiếu niêm yết trên hai sàn cho tới hết năm 2008 182

Hình 5.9. Dự trữ ngoại hối quốc gia (không kể vàng), 2006-2008 183

Hình 5.10. Những giai đoạn chính của thị trường, 2006-2008 184

Hình 5.11. Thay đổi hằng năm của các chỉ tiêu tài chính cơ bản cho toàn thị trường HOSE, 2006-2008 187

Hình 5.12. Tỷ trọng khối lượng cổ phiếu niêm yết của các ngành trên HOSE, 2008 188

Hình 5.13. Tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, 2006-2008 192

Hình 6.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam 218

Hình 6.2. Cơ cấu công nghệ trong xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam 220

Hình 6.3. Cơ cấu cân bằng sản xuất và xuất khẩu ngành hàm lượng công nghệ trung-cao 221

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

22

Hình 6.4. So sánh cơ cấu xuất khẩu ngành công nghiệp 222

Hình 6.5. Cơ cấu xuất khẩu các ngành công nghiệp ở thời điểm phát triển tương đương 223

Hình 6.6. Vị thế thị trường của một số ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, 2002-2007 225

Hình 6.7. Chỉ tiêu số nhà nghiên cứu/triệu dân 233

Hình 6.8. Cơ cấu vốn đầu tư FDI 235

Hình 6.9. Tỷ lệ % GDP cho R&D 238

Hình 7.1. Sản lượng theo khu vực, 1996 – 2006 246

Hình 7.2. Sản lượng công nghiệp theo loại hình sở hữu (theo giá so sánh 1994) 247

Hình 7.3. Việc làm theo ngành 248

Hình 7.4. Việc làm theo loại hình sở hữu 249

Hình 7.5. Tỷ trọng của FDI trong tổng hình thành vốn 251

Hình 7.6. Xuất khẩu của khu vực nội địa và khu vực nước ngoài (theo giá hiện hành) 252

Danh mục bảng

23

Danh mục bảng

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2008 79

Bảng 2.2. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các thành phần tổng cầu theo GDP, 1997-2008 (giá so sánh 1994) 81

Bảng 2.3. Cán cân vốn thời kỳ 2000-2008 88

Bảng 2.4. Giá cả một số loại vật tư thiết yếu trên thế giới giai đoạn 2007-2008 92

Bảng 2.5. Chỉ số tỷ giá thực tế so với đồng đô la Mỹ của một số đồng tiền (kỳ gốc 2001 = 100%) 96

Bảng 2.6. Tổng hợp các phiên giao dịch phát hành lần đầu trái phiếu chính phủ trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội năm 2008 99

Bảng 3.1. Kết quả ước lượng 130

Bảng 4.1. So sánh thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp sản xuất 156

Bảng 4.2. So sánh chi tiết các công cụ chính sách 167

Bảng 5.1. Một số chỉ số tài chính gộp cho toàn thị trường HOSE, 2006-08 186

Bảng 5.2. Thay đổi của một số chỉ tiêu tài chính cơ bản cho toàn thị trường HOSE, 2006-08 186

Bảng 5.3. Tỷ trọng tài sản và vốn CSH của các ngành trên HOSE, 2006-08 189

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

24

Bảng 5.4. Thông số tài chính cơ bản của các ngành trên HOSE, 2006-08 190

Bảng 5.5. Các kịch bản khác nhau của VN Index năm 2007 194

Bảng 5.6. Các kịch bản khác nhau của VN Index năm 2008 195

Bảng 5.7. Các kịch bản khác nhau của VN Index năm 2009 197

Bảng 6.1. Giá trị gia tăng công nghiệp và GDP (giá so sánh năm 2000) 216

Bảng 6.2. So sánh tỷ trọng MVA/GDP với các nước ở thời điểm phát triển tương đương (năm gốc 2005) 217

Bảng 6.3. Cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam 219

Bảng 6.4. Ma trận vị thế thị trường 224

Bảng 6.5. Một số chỉ tiêu hành chính thương mại quốc tế, 2006-2007 229

Bảng 6.6. Xếp hạng theo chỉ tiêu “dễ dàng đầu tư kinh doanh” 230

Bảng 6.7. Chỉ tiêu nguồn lực con người 232

Bảng 6.8. Cơ cấu chi tiêu R&D 240

Bảng 7.1. Độ co giãn việc làm theo loại hình doanh nghiệp 249

Bảng 7.2. Tiền lương tối thiểu của lao động không có kỹ năng tại các doanh nghiệp nước ngoài ở thành thị 254

Bảng 8.2: Các kịch bản khác nhau để huy động nguồn tài trợ cho ngân sách 268

Bảng 8.3: Các kịch bản về cán cân thanh toán 270

Danh mục hộp

25

Danh mục hộp

Hộp 3.1: Các thước đo lạm phát 116

Hộp 3.2: Các thước đo cung tiền 118

Hộp 3.3: Cú sốc danh nghĩa và hiệu ứng thực 125

Hộp 6.1: Định nghĩa hàm lượng công nghệ trong

các ngành công nghiệp 214

27

Danh mục các chữ viết tắt

BoE : Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) BRIC : Bốn nước: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (Brazil,

Russia, India, China) CDO : Collateralized-Debt-Obligations CDS : Credit Default Swap CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumption Price Index) DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ECB : Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central

Bank) EU : Liên minh châu Âu (European Union) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct

Investment) FDIC

: Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation)

FED : Cục Dữ trự Liên bang Mỹ (Federal Reserve System) GSE : Doanh nghiệp có vốn nhà nước (Government

Sponsored Enterprise) GSO : Tổng cục thống kê Việt Nam (General Statistics

Office) HASTC : Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour

Organization)

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

28

IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) MBS : Chứng khoán có thế chấp (Mortgage-Backed

Securities) NBER : Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (National

Bureau of Economic Research) NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation

for Economic Co-operation and Development) OMO : Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations) OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of

Petroleum Exporting Countries) PDCF : Primary Dealer Credit Facility R&D : Nghiên cứu và phát triển (Research and

Development) RBA : Ngân hàng Trung ương Australia (Reserve Bank of

Australia) SCIC : Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước (State Capital

Investment Corporation) SDR : Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right) TARP : Chương trình giải cứu tài sản (Troubled Assets Relief

Program) UBND : Uỷ ban Nhân dân WB : Ngân hàng Thế giới (World Bank) WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade

Organization)

29

Tóm tắt

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR 2009 bao gồm tám chương và hai phụ lục.

Mở đầu báo cáo, trong bài viết tổng quan về: “Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới năm 2008”, TS. Lê Hồng Giang tập trung phân tích các nguyên nhân, cũng như đưa ra các nhận định về diễn biến và hệ quả có thể của cuộc khủng hoảng này. Bài viết được chia thành năm phần. Tác giả phân tích trình tự của cuộc khủng hoảng, đi từ khủng hoảng địa ốc tới khủng hoảng thanh khoản và hệ thống ngân hàng, tiếp đó là khủng hoảng giá dầu và các mặt hàng nguyên liệu thô.

Nhiều nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đã được tác giả mổ xẻ, tựu chung có thể phân thành ba nhóm chính. Thứ nhất là mất cân bằng quốc tế do hệ quả gián tiếp và trực tiếp của quá trình toàn cầu hóa diễn ra sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Thứ hai là sự đan xem và phụ thuộc lẫn nhau của các định chế tài chính với tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao và sự bùng nổ các sản phẩm tài chính càng ngày càng phức tạp và khó định giá. Thứ ba là một số sai lầm về chính sách tiền tệ của một số nước phát triển mà điển hình là Mỹ trong giai đoạn 2002-2004 đã làm nền kinh tế thế giới phát triển quá nóng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.

Cuộc khủng hoảng địa ốc dưới chuẩn bùng phát đã làm đóng băng thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ, tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và rút chạy khỏi các hạng mục đầu tư rủi ro. Quá trình tháo chạy đó đã đẩy nhiều tổ chức tài chính đến chỗ phá sản, buộc phải bán lại

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

30

cho các địch thủ của mình, hoặc bị quốc hữu hóa. Khi cuộc khủng hoảng thanh khoản chuyển thành khủng hoảng ngân hàng, cộng thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng giá dầu và nguyên liệu thô, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã nhanh chóng rơi vào suy thoái, kéo theo hàng loạt các nước nhỏ phụ thuộc vào xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Tổng cầu toàn thế giới giảm đã làm mặt bằng giá cả giảm theo, đẩy thế giới vào nguy cơ giảm phát.

Đối phó với tình hình khủng hoảng và suy thoái, các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất với tốc độ kỷ lục và đưa ra nhiều công cụ tiền tệ mới để khôi phục lại thanh khoản và giảm bớt rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, những nỗ lực tài khóa, mà điển hình là các chương trình kích cầu khổng lồ, mới là tâm điểm của giới hoạch định chính sách. Theo tác giả, sự bành trướng tài khóa ở mọi nơi trên thế giới cho thấy vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lý kinh tế đang quay trở lại sau một giai đoạn dài thị trường tự do được đề cao. Nhu cầu phối hợp kích cầu và ngăn cản chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đòi hỏi một cuộc cải tổ các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế - một Bretton Woods thứ hai.

Theo nhận định của tác giả, thế giới sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, nhưng cấu trúc của hệ thống tài chính quốc tế sẽ có nhiều thay đổi. Dòng vốn quốc tế sẽ được quản lý chặt hơn, các định chế tài chính sẽ chịu nhiều giám sát và quy định hơn, nhiều sản phẩm tài chính sẽ được xem xét lại. Toàn cầu hóa và các chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu sẽ được các nước nhìn nhận và thiết kế lại để tránh những mầm mống khủng hoảng trong tương lai.

Tiếp theo phần tổng quan về diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Chương 2 của báo cáo, bài viết về: “Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam 2008” của TS. Phạm Văn Hà đưa ra nhận định về năm 2008 như một năm đánh dấu nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn thu hẹp của chu kỳ kinh tế. Chương này gồm ba phần: phần đầu phân tích diễn biến kinh tế vĩ mô, phần hai phân tích thị trường tài chính và phần cuối cùng thảo luận về các chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2008.

Sử dụng các công cụ định lượng cơ bản, tác giả vạch ra rằng tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu nóng và lên đến đỉnh vào quý IV/2007. Giai đoạn thu

Tóm tắt 

31

hẹp chính thức bắt đầu từ quý I/2008. Suy thoái kinh tế toàn cầu chỉ đẩy sâu quá trình suy giảm chứ không phải là nhân tố kích hoạt giai đoạn thu hẹp.

Do nền kinh tế đi qua đỉnh cao của một chu kỳ tăng trưởng vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 nên các dấu hiệu tăng trưởng nóng vẫn tiếp tục tồn tại, như xu thế lạm phát cao. Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao trong việc thắt chặt chính sách tài chính, tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Đến cuối năm 2008, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại và do tình hình kinh tế thế giới suy thoái, chính phủ lại chỉ đạo nới lỏng có mức độ chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đối phó với tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cho đến cuối năm, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chìm sâu vào giai đoạn thu hẹp của một chu kỳ kinh tế đã thể hiện tương đối rõ: tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu suy giảm; giá cả đã âm liên tục trong ba tháng cuối năm; thị trường chứng khoán xì hơi; giảm giá và ảm đạm trên thị trường bất động sản. Theo TS. Phạm Văn Hà, hiện chưa có dấu hiệu gì nền kinh tế đã chạm đáy của thời kỳ thu hẹp.

Chương 3 của TS. Phạm Thế Anh có nhan đề: “Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô” tập trung giải quyết ba vấn đề chính: (1) điểm lại diễn biến và nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây nói chung và trong năm 2008 nói riêng; (2) đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá cả và duy trì tăng trưởng, và (3) trình bày các lý thuyết kinh tế về quản lý tổng cầu, đồng thời xây dựng mô hình ước lượng vai trò của các chính sách quản lý tổng cầu cho nền kinh tế Việt Nam.

Đầu tiên, tác giả đưa ra các phân tích để chỉ ra rằng lạm phát trong năm qua chủ yếu là do những nguyên nhân trong nước. Tăng trưởng tín dụng và cung tiền quá cao sau nhiều năm đã khiến cho tổng phương tiện thanh toán M2 vượt giá trị GDP danh nghĩa từ sau năm 2006, còn M1 xấp xỉ giá trị GDP danh nghĩa trong năm 2007. Tốc độ tăng trưởng tiền tệ vượt xa tốc độ tăng GDP thực tế trong một thời gian dài khiến lạm phát bùng nổ là điều không thể tránh khỏi.

Chính sách tiền tệ trong năm 2008 được nhận định là chậm trễ, thiếu linh hoạt và thiếu nhất quán trong phản ứng. Những lúng túng đầu năm trong việc lựa chọn giữa mục tiêu bình ổn giá cả với thúc đẩy tăng trưởng

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

32

và ổn định tỉ giá khiến cho các hành động chính sách trở nên bất nhất. Điều này một mặt làm cho việc kiềm chế lạm phát không đạt hiệu quả, mặt khác gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại. Vào cuối năm, các công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ lại quá cứng nhắc và thắt chặt quá mức, cùng với sự cộng hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đã khiến cho nền kinh tế càng thêm khó khăn. Các công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ xa rời và không có vai trò dẫn dắt thị trường.

Phần phân tích tiếp theo của báo cáo nhấn mạnh đến vai trò của chính sách tiền tệ nói riêng và các chính sách quản lý tổng cầu nói chung trong việc bình ổn những biến động trong ngắn hạn của nền kinh tế. Việc gia tăng tổng cầu, thông qua các biện pháp mở rộng tiền tệ hoặc tài khóa, một mặt có thể tạm thời làm tăng sản lượng, nhưng mặt khác có thể kéo theo những hiệu ứng tiêu cực như lạm phát và thâm hụt ngân sách và ảnh hưởng đến tăng trưởng trong tương lai. Do vậy, thay vì cố gắng thay đổi sản lượng một cách lâu dài, các chính sách tiền tệ và tài khóa tốt phải là những chính sách có vai trò trung hòa những biến động của tổng cầu, tức là: kích thích tổng cầu trong thời kì suy giảm và kiềm chế tổng cầu trong thời kì tăng trưởng quá nóng.

Từ việc phân tích thực nghiệm với số liệu của Việt Nam, tác giả rút ra những hàm ý chính sách quan trọng. Thứ nhất, các chính sách kích cầu, ví dụ như tăng trưởng cung tiền hoặc mở rộng tài khóa sẽ có hiệu quả thực lớn hơn trong những thời kì có lạm phát trung bình thấp và có tổng cầu ổn định. Do vậy, trong dài hạn, nhiệm vụ hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách quản lý tổng cầu phải là tạo ra được một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỉ lệ lạm phát trung bình thấp. Có như vậy, những chính sách quản lý tổng cầu mới phát huy hiệu quả cao khi đem sử dụng. Thứ hai, những biến động mạnh trong việc điều chỉnh các công cụ tiền tệ cũng như công cụ tài khóa là điều không có lợi đối với nền kinh tế. Khả năng dự báo và đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế là có giới hạn. Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ cần phải được thực hiện từng bước một. Những điều chỉnh đột ngột với biên độ lớn đối với những biến động của chu kì kinh doanh có thể làm tăng thêm tính bất ổn của nền kinh tế.

Tóm tắt 

33

Nền kinh tế có thể đạt được tính ổn định nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có những chiến lược lâu dài và cam kết thực hiện nó. Thứ ba, việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tổng cầu chỉ tạm thời làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. Theo thời gian, sự gia tăng cung tiền liên tục với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của sản lượng như ở Việt Nam trong thời gian vừa qua chắc chắn sẽ gây ra lạm phát cao. Từ đó, tác giả cho rằng, các chính sách quản lý tổng cầu nên ưu tiên thực hiện mục tiêu ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn; tức là phải chủ động phản ứng trung hòa những cú sốc bất lợi trong nền kinh tế. Những chính sách bình ổn nền kinh tế trong ngắn hạn không hề mâu thuẫn, mà trái lại, thường có vai trò thúc đẩy hoặc bổ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Trong Chương 4: “Chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu”, TS. Từ Thúy Anh tập trung vào phân tích tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008. Bài viết được tác giả chia thành bốn phần chính. Trong phần thứ nhất, tác giả xem xét tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung trong năm 2008. Theo tác giả, năm 2008, do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu hàng hóa trên thị trường toàn cầu bị suy giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn đạt thành quả là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá ổn định vào giai đoạn đầu năm.

Trong phần thứ hai, tác giả phân tích cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo tác giả, tuy kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng đều, nhưng cơ cấu xuất khẩu những năm qua bộc lộ một hạn chế lớn, đó là việc còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công, với biểu hiện thương mại nội ngành là chủ yếu. Nghĩa là doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, linh kiện, thực hiện gia công, lắp ráp rồi xuất khẩu. Điều này là hợp lý đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam cần có chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để chủ động trong nguồn nguyên liệu và phụ liệu phục vụ sản xuất. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ nhất thiết phải hướng đến cả thị trường nước ngoài để khai

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

34

thác tính lợi thế theo quy mô, từ đó giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của cả các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như các ngành công nghiệp thượng nguồn của Việt Nam.

Phần thứ ba, về cơ cấu thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua, tác giả cho rằng đã có những chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Thị trường quan trọng như Mỹ và EU nổi lên là những thị trường xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á, đặc biệt là tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng cao. Điều này dường như minh chứng rằng Việt Nam đang chịu nhiều tác động chuyển hướng thương mại hơn là tạo lập thương mại từ các thỏa thuận tự do hóa thương mại khu vực như AFTA và ACFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc). Thực tế này sẽ làm Việt Nam bị thiệt nhiều hơn là được lợi từ các liên kết kinh tế vùng.

Trong phần cuối của Chương 4, tác giả tập trung phân tích tính hợp lý của các điều chỉnh chính sách trong năm qua. Tác giả cho rằng, chính sách thương mại đã bộc lộ là thiếu tầm nhìn chiến lược, chưa nhanh nhạy, khó dự đoán và chưa có tác dụng định hướng của chính sách thương mại trong năm 2008. Chẳng hạn như việc quy định giảm xuất khẩu gạo trong khi giá thế giới tăng, rồi áp thuế xuất khẩu gạo khi giá thế giới đã giảm. Điều này khiến người xuất khẩu và đặc biệt là nông dân nghèo trồng lúa bị thiệt, đồng thời giảm thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Tương tự, như trường hợp thuế suất đối với ô tô nhập khẩu, giảm rồi lại tăng đã gây tâm lý bối rối, băn khoăn đối với người sản xuất, người tiêu dùng và nhà nhập khẩu. Tác giả thể hiện sự ủng hộ với một công cụ có tác dụng quản lý nhập khẩu là thuế tiêu thụ đặc biệt, được coi là ưu việt hơn một mức thuế nhập khẩu tương đương. Để minh họa cho lập luận này, tác giả sử dụng mô hình toán để mô phỏng tác động đối với ngành ô tô Việt Nam. Kết quả cho thấy, thuế tiêu thụ đặc biệt đem lại nguồn thu dồi dào hơn cho ngân sách, trong khi đòi hỏi phí bảo hộ thấp hơn.

Chủ đề của Chương 5 liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008, với nhan đề: “Biến động của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô”. TS. Nguyễn Đức Thành tổng kết những diễn biến

Tóm tắt 

35

trong năm của thị trường, đồng thời khảo sát những nguyên nhân sâu xa hơn tác động đến khuynh hướng lớn của toàn thị trường trong giai đoạn 2006-2008. Việc xem xét lại điều kiện lịch sử cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một cơ hội phát triển rất thuận lợi bắt đầu từ đầu năm 2006. Về phía cung, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường một cách chủ động của Chính phủ đã giúp tăng nguồn cổ phiếu một cách nhanh chóng. Đồng thời, về phía cầu, những điều kiện vĩ mô thuận lợi như sự kiện Việt Nam đuợc chấp nhận trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu tháng 11/2006, đã giúp tạo ra một môi trường tích cực, nâng nỡ niềm tin của nhà đầu tư. Kết quả là thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển nhảy vọt từ quý IV/2006 đến quý III/2007.

Tuy nhiên, những bất ổn vĩ mô tiềm tàng tích tụ trong nội tại nền kinh tế đã bùng phát vào quý IV/2007, cuốn đi nhiều thành tựu trước đó. Những khó khăn trong nước, thể hiện ra như là sự tương tác giữa các chính sách vĩ mô và điều kiện môi trường kinh tế bị sói mòn bởi lạm phát từ đầu đến giữa năm 2008, đã làm giảm nhiệt nền kinh tế nói chung, và làm thị trường suy giảm theo một khuynh hướng khó lòng đảo ngược. Cuối cùng, cơn gió lạnh của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thổi vào thị trường từ tháng 09/2008, tạo thêm một sức ép ghê gớm nữa lên thị trường.

Bài viết chỉ ra rằng kỳ vọng của nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của thị trường. Các kịch bản mô phỏng cho thấy các khuynh hướng thay đổi lớn của VN Index trong giai đoạn 2006-2008 là có thể hiểu được, trên cơ sở xem xét kỳ vọng chung về tương lai nền kinh tế. Do đó, tác giả cho rằng những điều kiện thực tiễn và chính sách vĩ mô có khả năng thay đổi kỳ vọng của nhà đầu từ sẽ là tác nhân tiên quyết cho sự phục hồi của thị trường trong thời gian tới.

Trong Chương 6 của báo cáo, TS. Tô Trung Thành hướng tới việc làm sáng tỏ: “Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới”. Tác giả nhận định rằng, trong khi các quốc gia khác như Trung Quốc và ASEAN đã có những nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng tầm cạnh tranh công nghiệp thông qua tăng cường giá trị gia tăng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tăng cường tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng

KINH TẾ VIỆT NAM 2008

36

công nghệ trung-cao, Việt Nam trong suốt gần một thập niên đầy những biến động về xu thế cạnh tranh toàn cầu, dường như không có bất kỳ một sự thay đổi nào về năng lực cạnh tranh công nghệ, vẫn dựa vào lợi thế cạnh tranh so sánh truyền thống trong những ngành công nghiệp hàm chứa ít công nghệ, có giá trị gia tăng thấp và năng lực cạnh tranh dễ bị tổn thương, và được bộc lộ rõ nét trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng sản xuất cũng như xuất khẩu những ngành hàm lượng công nghệ trung và cao rất thấp, thậm chí kém xa các nước khác trong khu vực ở thời điểm cách đây từ 10 đến 20 năm, với cùng trình độ phát triển và nguồn lực tương đương. Trong một thế giới thay đổi đến chóng mặt như hiện nay, điều đó cũng có nghĩa Việt Nam đã và đang bị tụt hậu rất xa về năng lực cạnh tranh về công nghệ.

Tác giả phân tích và chỉ ra rằng chiến lược xây dựng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã thất bại trong việc tạo ra ngành hiệu quả và có tính cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là về công nghệ. Theo tác giả, vấn đề mấu chốt là thiếu một chiến lược rõ ràng và nhất quán trong một thời gian dài, thể hiện ở việc không chú trọng đến những chính sách cơ bản (tạo môi trường sản xuất ổn định và cạnh tranh) và những chính sách hỗ trợ (phát triển nguồn lực con người, chính sách FDI và nhập khẩu công nghệ, chi đầu tư và phát triển,…) Với những chính sách hiện thời, Việt Nam khó có thể chuyển dịch cơ cấu công nghệ nhanh chóng và theo đó, sẽ vẫn chỉ dựa vào những ngành có lợi thế cạnh tranh dễ tổn thương, không ổn định và đầy rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu.

Dựa trên những phân tích của mình, tác giả đưa ra kết luận Việt Nam đang ở một vị trí tụt hậu rất xa so với các nước trong khu vực, và cần tìm đường tắt để rút ngắn dần khoảng cách. Chính sách thu hút FDI và nhập khẩu công nghệ tỏ ra tối ưu trong ngắn hạn. Trong dài hạn, cần phải có những nỗ lực khác xây dựng công nghệ nội địa, thông qua việc tạo môi trường động lực khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ. Nâng cao chất lượng nguồn lực con người, tăng cường và đổi mới hình thức chi đầu tư nghiên cứu và phát triển cũng cần được thực hiện để cải thiện khả năng hấp thụ những công nghệ mới và hiện đại, cũng như xây dựng được năng lực cạnh tranh công nghiệp quốc gia.

Tóm tắt 

37

Chương 7 của Th.S Jago Penrose thảo luận về vấn đề vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong bài viết có nhan đề: “Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: nên tăng cường thu hút hay tăng cường quản lý?” tác giả cho rằng trong giai đoạn gần đây nền kinh tế Việt Nam đã và đang dựa nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng cũng trong suốt thời gian đó, hiệu quả lan toả công nghệ của khu vực này sang các thành phần khác của nền kinh tế là chưa cao. Thêm vào đó, sự liên kết giữa khu vực kinh tế tư nhân nội địa tỏ ra thất bại trong việc xây dựng mối liên hệ tương hỗ với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, việc gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo quan điểm của tác giả, có thể không đem lại những cải thiện lâu dài cho phía cung của nền kinh tế, mà trong ngắn hạn có thể gây những xáo trộn hay tăng sự phụ thuộc về kinh tế trong các khu vực còn lại (như hiện tượng bong bóng tài sản, sự thâm hụt cán cân thương mại ở mức báo động, v.v…). Vì thế, tác giả cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần chú trọng tới việc các khoản đầu tư được sử dụng như thế nào thay vì chỉ tăng cường thu hút mà thôi.

Thay cho lời kết luận, Chương 8 của báo cáo thảo luận về viễn cảnh kinh tế của năm 2009, đồng thời phân tích những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô trong bối cảnh hiện thời. Nhóm tác giả chỉ ra rằng, các nhóm chính sách tài khoá, tiền tệ và cán cân thanh toán bị ràng buộc chặt chẽ với nhau và dư địa cho các chính sách này đều không còn nhiều. Lý do là vì nền kinh tế Việt Nam đã và đang trong tình trạng mất cân đối vĩ mô khá nghiêm trọng, thể hiện qua thâm hụt ngân sách cao, thâm hụt vãng lai cao và tình trạng đô la hoá cao. Trong chương này, các tác giả đưa ra một số nhận định và dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô năm 2009. Phần cuối cùng tổng hợp những kiến nghị chính sách đã được thảo luận và đề xuất trong toàn bộ báo cáo.

Phần Phụ lục của Báo cáo gồm hai phần do CN. Nguyễn Thị Thanh Huyền xây dựng, cung cấp cho độc giả hệ thống số liệu vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn gần đây và hệ thống các chính sách bình ổn vĩ mô đã được triển khai trong năm 2008 và đầu năm 2009.