kẾt thc giỚi ĐÀn phÁp loa - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng...

42
PHẦN IV KẾT THÖC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA P L 2 5 6 1 D L 2 0 1 7

Upload: others

Post on 07-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

PHẦN IV

KẾT THÖC

GIỚI ĐÀN PHÁP LOA P L 2 5 6 1 – D L 2 0 1 7

Page 2: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

136

BÀI LUẬN VĂN

Giới tử Tỳ-kheo Thích Trúc Bổn Pháp

ĐỀ THI:

Tổ Pháp Loa dạy: “Trên từ chƣ Phật dƣới đến các bậc Thánh hiền đều do giới này, định

này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận

lời dạy trên.

BÀI LÀM:

Mục tiêu cứu cánh của đạo Phật là giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau, phiền não,

thoát ly sanh tử chứng ngộ Niết-bàn. Trong đó ba môn học vô lậu Giới, định, tuệ chính

là phương tiện tối thắng để đạt được mục tiêu đó. Giới, định, tuệ là con thuyền đưa

chúng sanh từ bờ mê đến bến giác, từ phàm phu đến quả vị thánh. Chư Phật trong ba

đời cũng đều nương ba môn học này được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên

tổ Pháp Loa mới dạy rằng: “Trên từ chư Phật dưới đến các bậc Thánh hiền đều do giới

này định này, tuệ này mà được chứng ngộ, thật không có pháp nào khác.”

Giới tiếng Phạn là Thi-la, nghĩa là “Phòng phi chỉ ác”, là ngăn ngừa ba nghiệp

thân, khẩu, ý không phạm những điều sai quấy và dứt tất cả các điều ác. Giới còn có

nghĩa là biệt giải thoát, tức là giải thoát từng phần, giữ giới nào thì sẽ được giải thoát và

an lạc của giới đó, giữ càng nhiều giới thì lợi ích càng nhiều. Ngoài ra giới còn có nghĩa

“Tùy thuận giải thoát, xứ xứ giải thoát, dứt ác hành thiện,…”

Tuy có nhiều định nghĩa như vậy, nhưng tựu trung Giới là những quy tắc, luật lệ

đức Phật chế ra nhằm kiểm thúc thân tâm của các đệ tử, ngăn ngừa các điều ác, khuyến

khích các hạnh lành và giữ gìn tâm ý trong sạch. Giới chính là hàng rào ngăn giữa thiện

và ác, là bức tường kiên cố ngăn cản bọn giặc tham ái, dục vọng, si mê tấn công vào.

Giới chính là căn bản của Phật pháp, là mạng sống của tăng già. Cho nên mới có câu:

“Giới luật còn thì Phật pháp còn”, “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp”…

Chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay đã đắm chìm trong sự nhiễm ô của phiền não, tập

khí nên phải trôi lăn trong luân hồi sanh tử, chịu nhiều đau khổ. Muốn thoát khỏi sự trói

buộc này cần có giới luật. Giới luật chính là một thần dược bảo hộ chúng ta trên con

đường thoát ly sinh tử, có công năng chiến thắng được sự cám dỗ của ngũ dục, lục

trần,…

Chính vì tầm quan trọng đó, cho nên đức Phật đã nhiều lần dặn dò các đệ tử phải

nghiêm trì giới luật. Trong kinh Di Giáo đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ-kheo, sau khi ta

diệt độ các thầy phải trân trọng, tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa như người mù được mắt

sáng, người nghèo được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới ấy chính là bậc thầy cao cả của

các ông. Như Lai còn ở đời cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Định tiếng Phạn là Samādhi, Trung Hoa phiên âm là tam-muội. Định là tập trung

tâm ý vào một đề mục, đối tượng duy nhất, không cho tán loạn, để tâm thể được vắng

Page 3: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

137

lặng, tâm dụng được mạnh mẽ, hầu thông suốt các vấn đề. Định chính là tâm thể vắng

lặng nhất như của thực tại.

Hàng ngày tâm ý của chúng ta luôn rong ruổi theo sáu trần, các vọng tưởng lăng

xăng trong tâm thức, như khỉ vượn không lúc nào dừng nghỉ. Chỉ trong một tích tắc có

thể có cả trăm cả ngàn ý nghĩ đua nhau sanh khởi. Tệ hại nhất là những ý nghĩ bất thiện

như tham lam, sân hận, tật đố,… Thiền định chính là phương pháp hiệu nghiệm để kiểm

soát tâm ý, là kỷ luật tâm linh cần thiết để thanh lọc thân tâm.

Khi tâm trí chúng ta tập trung vào một đối tượng, sẽ tránh được sự lôi kéo của sáu

trần bên ngoài, cũng như những vọng tưởng nổi lên trong nội tâm. Như lu nước đục

được lắng trong, trí tuệ từ đây phát sanh, chúng ta sẽ thấy được mặt trăng sáng ngời.

Tuệ tiếng Phạn là Prajñā (Bát-nhã), có nghĩa là phân biệt sự lý, lựa chọn các pháp,

dứt sự nghi ngờ, chứng lý chân thật. Tuệ chính là thể tánh sáng suốt của tự tâm, nhận

biết sự vật một cách chính xác, không sai lầm. Bản tánh sáng suốt này mỗi chúng sanh

đều có đủ, chỉ vì mê mờ nên không nhận biết được.

Chính đức Phật sau bốn mươi chín ngày đêm ngồi thiền định dưới cây Tất-bát-la,

trí tuệ tỏ ngộ thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Trí tuệ này không do học hỏi từ

bên ngoài mà được, mà chính là do hành trì giới luật và thiền định miên mật mới đạt

được. Trí tuệ có ba công năng chính là dứt trừ phiền não, soi sáng sự vật và chứng lý

chân thật.

Kinh Di Giáo đức Phật đã dạy: “Tuệ là con thuyền lớn đưa chúng sanh vượt khỏi

biển sanh tử, là ngọn đèn lớn chiếu sáng phá tan vô minh hắc ám, là liều thuốc hay chữa

khỏi mọi bệnh tật, là cái rìu bén để chặt cây phiền não,…”

Tóm lại, tuy đạo Phật có rất nhiều pháp môn, nhưng chung quy đều thuộc về giới,

định, tuệ. Ba môn học này đều quan trọng, cần thiết như nhau, bổ sung cho nhau, như

kiềng ba chân không thể thiếu một. Là người xuất gia tu hành, là bậc xuất trần thượng sĩ

chúng ta phải tinh tấn tu hành, siêng năng hành trì giới, định, tuệ. Từ đó thoát khỏi dục

vọng phiền não, chứng đắc Niết-bàn. Có như vậy mới không phụ lòng đức Phật, của

chư vị Tổ sư đã dìu dắt chúng ta trên con đường thoát ly sanh tử, không cô phụ tấm

lòng của chư Tôn đức đã vì hàng hậu học khai mở giới đàn truyền thụ giới pháp. Và

chính là không cô phụ chí nguyện xuất gia của chính mình.

Page 4: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

138

BÀI LUẬN VĂN

Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích Nữ An Lộc

ĐỀ THI:

Tổ Pháp Loa dạy: “Trên từ chƣ Phật dƣới đến các bậc Thánh hiền đều do giới này, định

này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận

lời dạy trên.

BÀI LÀM:

Đức Thế Tôn đã thị hiện trên cõi Ta-bà hơn hai mươi lăm thế kỷ, là đấng toàn

giác, toàn trí, toàn năng. Với ánh sáng tuệ giác vô biên, ngài đã cứu vớt muôn vạn sinh

linh ra khỏi vô minh tăm tối. Thế Tôn phương tiện lập giáo, hình thành nên tam tạng

giáo điển với vô lượng nghĩa lý thâm sâu. Trong hệ thống giáo lý ấy, Tam vô lậu học

(Giới - Định - Tuệ) là ba môn học căn bản nhất, vượt thoát sự trói buộc của phiền não

khổ đau, đưa đến Niết-bàn an lạc. Tổ Pháp Loa cũng đã dạy: “Trên từ chư Phật dưới

đến các bậc Thánh hiền đều do giới này, định này, tuệ này mà được chứng ngộ, thật

không có pháp nào khác”.

Trong Tam vô lậu học, giới là nấc thang đầu tiên để thành tựu mọi công đức trí

tuệ, là hành trang không thể thiếu trên bước đường giác ngộ giải thoát của một hành giả

tu Phật. Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật cũng đã dạy, “Giới luật còn là Phật pháp

còn, tăng chúng phải lấy giới làm thầy chỉ đạo, lấy giới làm đuốc soi đường,… bởi vì

dẫu Như Lai có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, cũng không ngoài mục đích răn

dạy hàng đệ tử về giới luật ấy”.

Giới là những điều răn cấm do đức Phật chế định, nhằm ngăn ngừa tội lỗi từ ba

nghiệp phát sinh ra. Giới được chế theo nguyên tắc “tùy phạm tùy chế”, phạm tội tới

đâu chế giới tới đó, mỗi khi Thế Tôn nhận thấy các pháp hữu lậu vượt khỏi khuôn khổ

của thiền định và sự tỉnh giác, làm ảnh hưởng đến tinh thần lục hòa trong tăng đoàn.

Nhờ sự chế ngự mà hành giả thúc liễm được thân tâm, từ đó phát sinh các thiện pháp.

Lại cũng nhờ giữ giới mà hành giả trang nghiêm hình tướng bên ngoài, bên trong tâm

được an định, không dao động, rõ ràng thường biết, định tánh hiển bày, cũng như khi

mây tan gió lặng thì mặt trời chiếu sáng giữa hư không.

Định là giữ tâm ở trạng thái vắng lặng, không tán loạn. Trước nhờ Giới tạo ra sự

phòng hộ, là bờ đê ngăn không cho những dòng nước lũ hư vọng tràn vào tâm, để tâm

không bị xao động. Cho nên, “nhân giới sanh định” là hệ quả tất yếu khi hành giả tu

tập.

Tuệ là nói gọn của hai từ „trí tuệ‟. Thông đạt sự tướng hữu vi là trí. Thông đạt

không tướng vô vi là tuệ. Trí tuệ có đặc tính thấu nhập vào các pháp, là con đường đưa

đến giải thoát an lạc ngay trong hiện tại. Trí tuệ giúp hành giả thấu rõ nhân sinh và vũ

trụ đúng như thật, thể nghiệm thiền tập, đi vào chánh định. Do vậy, có thể nói hành

thiền mới đưa đến trí tuệ vô lậu. Thiền sư Pháp Loa dạy: “Cửa giới cửa định cửa tuệ,

mỗi người vốn không thiếu sót, cần phải phản quán nơi mình”. Trong hai mươi bốn giờ,

Page 5: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

139

giữ cho sáu căn không dính với sáu trần thì giới tự tròn đủ. Không khởi lên ý niệm hơn

thua phải quấy, không chấp trước phân biệt thì định tuệ hiện tiền. Đây là tinh thần giới

đại thừa, giới vô thượng, giới vô đẳng đẳng mà Nhị tổ Pháp Loa đã chỉ dạy cho hàng

hậu học chúng ta, mỗi người đều nên phải gìn giữ.

Chúng ta đang đi trên con đường tịnh hóa ba nghiệp (thân khẩu ý) mà ba công cụ

này đang bị vọng tưởng điên đảo bủa vây. Có sự đình chỉ vọng tưởng mới thực sự là

giới. Không vọng tưởng là an trú trong chánh định. Thân tâm nhuần nhuyễn trong giới

thì định càng sâu, mà chiều sâu của định lực chính là chiều rộng của trí tuệ. Tuệ có

được từ sự huân tu giới, định, mới thấu suốt chân tướng của vạn pháp, vượt thoát luân

hồi trong ba cõi, thẳng tiến đến đạo vô thượng. Thế nên nói, tu Phật là tu Giới - Định -

Tuệ.

Ngày nay, chúng con đủ duyên xuất gia tu hành, lại được Chư tôn thiền đức Tăng

Ni từ bi thương tưởng, mở Đại giới đàn Pháp Loa, truyền trao cho chúng con giới pháp

cao quý của đức Phật. Chúng con nguyện sẽ đem hết thân tâm này lãnh thọ, nghiên cứu

thấu triệt tinh thần của giới luật. Nguyện dũng mãnh đi theo bước chân hoằng pháp của

Như Lai, ngõ hầu đền đáp phần nào thâm ân của đức Phật, của chư Tôn thiền đức Tăng

Ni, cùng vô lượng thiện hữu tri thức đã vì chúng con mà tác thành đạo nghiệp. Kính

chúc nguyện Đại giới đàn thành tựu viên mãn. Kính chúc chư Tôn thiền đức Tăng Ni

pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên thành.

Page 6: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

140

BÀI LUẬN VĂN

Giới tử Sa-di Thích Viên Tịnh

ĐỀ THI:

Giới tử có cảm tƣởng nhƣ thế nào khi đƣợc xuất gia và đăng đàn thọ giới?

BÀI LÀM:

Từ khi sinh ra đến khi biết Phật pháp, cuộc sống của con chỉ là những ngày sống

tùy duyên. Có gì con ăn đấy, có việc gì con làm việc đó theo hoàn cảnh gia đình. Bởi

với con không có gì làm con thật vui. Chỉ khi con biết được giáo pháp của đức Phật và

được Sư cô tặng cho con cuốn kinh Pháp Hoa, từ đó ngày ngày cứ tụng không cần giải

thích. Một thời gian trong tâm con có một niềm hạnh phúc gì đó mà cả con cũng không

hiểu. Cứ thế mà con cũng không biết bao giờ mình lại tin chuyện xuất gia.

Từ đó con được gần gũi thân cận với hình bóng ông Phật bằng tượng, hình bóng

chư vị Bồ tát… hơn nữa con được thân cận chư tăng, nhờ đó con được hiểu biết sao là

vô thường, sao là khổ, sao là chánh là tà, rồi giáo lý nhân quả…

Tuy mới hiểu sơ về chút ít giáo lý căn bản, mà nó đã làm con có gì đó cung kính

Tam bảo. Vậy là hễ đến chùa là con lạy Tam bảo ba lạy rồi mới làm mọi việc. Trong

cuộc sống của con cũng như mọi người, chỉ là con chẳng muốn làm gì vì không có gì

làm con ưa thích. Giờ thì đã con đã thích đi chùa, thân cận Tam bảo, khi đi học hay đi

làm con luôn mong có thời gian rảnh để lên chùa. Nhớ lại có lần đi làm không được

tham dự lễ rước Xá lợi làm con buồn lắm, đến nỗi tủi thân phát khóc. Lúc đó con còn

bận công việc ngoài đời. Đến lúc xuất gia vì gia đình rất thương nên không chấp thuận,

con đành trốn đi. Tuy hoàn cảnh là vậy nhưng con thấy mình thật là hạnh phúc. Có gì

hơn được đầy đủ duyên lành xuất gia, có gì hơn được đứng vào hàng ngũ chư Tăng.

Đức Phật có dạy được thân người là khó, biết chánh pháp là khó, xuất gia càng

khó, nay con đã hội đủ nhân duyên đi thọ giới thì không còn gì hơn. Từ những cái khó

đó, con thấy mình nhất định phải hướng tới sự thành tựu trong tu hành để trước báo ơn

cha mẹ, chư Phật, tổ quốc, chúng sanh… Nếu chúng con mà sống ở đời chưa chắc đã

báo được chút ơn mà có khi còn vì vợ, vì con, vì bạn mà ngỗ nghịch với cha mẹ. Phật

dạy, chỉ có xuất gia mới cứu độ được cha mẹ hiện tiền và vãng lai để trả ơn một cách

đầy đủ. Do vậy con rất tự hào và hạnh phúc khi chọn con đường xuất gia

Đã biết là mọi thứ trên đời đều vay mượn, thì không có gì làm con thấy có giá trị

mà cố chấp giữ. Đời này có cố gắng tích lũy bao nhiêu thứ thì cũng không đem được

qua đời sau. Nhưng với người tu hành thì khác hẳn. Những gì chúng con nghĩ tới là

tăng trưởng phước huệ, sự nghiệp đó thì không bao giờ mất đi mà ngày một thêm lớn

nếu người tu có ý chí nghị lực, có tâm huyết với đạo.

Khi đi vào tìm hiểu và học hỏi giáo lý đã mở ra cho con con đường lý tưởng. Đó

là sự nghiệp mang lại an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, nó cho con nghị lực, làm

cuộc sống của con có ý nghĩa hơn. Đức Phật đã dạy giới pháp còn, Phật pháp còn…

Page 7: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

141

Điều đó đã khẳng định giá trị của giới luật. Người tu hành lấy giới làm căn bản. Bởi có

giới thì thân tâm không loạn, định huệ mới tăng trưởng. Mà định huệ là kim chỉ nam

cho con đường thành Phật. Từ sự hiểu biết đó mà con đến đây với tâm thành tha thiết

hướng về Tam bảo cần cầu giới pháp, vì sự thành tựu giới sẽ giúp con tăng tiến trên

đường tu. Chỉ có tinh tấn tu tập mới có thể mang lại an lạc hạnh phúc cho chính mình

và cho tất cả chúng sanh.

Với lòng khao khát muốn thực thấy giá trị của xuất gia và thọ giới, mong nhờ sự

gia hộ và oai đức của quý ngài mà con được thành tựu giới pháp, và mở ra một trang

mới trong đời tu của con. Bởi tâm nguyện của con khi đi xuất gia là được giải thoát,

đem lại an lạc hạnh phúc, thành tựu Phật đạo cho tất cả chúng sanh. Con mong giới

pháp sẽ chắp thêm cho con đôi cánh để thăng tiến trên đường tu, để có giá trị hơn trong

vai trò một người xuất gia.

Page 8: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

142

BÀI LUẬN VĂN

Giới tử Thức-xoa-ma-na Thích Nữ Liên Vinh

ĐỀ THI:

“Xả bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật pháp” là lời dạy ở đâu trong Luật học Sa-di-

ni? Hãy giải thích và phân tích lời dạy này.

BÀI LÀM:

“Xả bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật pháp” là một trong năm đức của Sa-di thuộc bộ

luật Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu. Là người đệ tử Phật đang đi trên lộ trình giải thoát cần

phải phát tâm dõng mãnh và hạnh nguyện cao cả. Vì Phật pháp quên thân, vì chúng

sanh mà phụng hiến. Đúng với tinh thần của người đệ tử Phật và noi gương hạnh của

đức Thế Tôn khi xưa.

Vì tìm cầu đạo giác ngộ an vui chắc thật mà đức Phật đã trải qua năm năm tầm

đạo, sáu năm tu khổ hạnh đến đỗi chỉ còn lại da bọc xương, với nguyện lực nếu không

thành đạo chẳng hề rời khỏi cội bồ đề. Đối với chúng ta ngày nay được thân người đã

khó, gặp được Phật pháp lại càng khó hơn cho nên mỗi người cần phải sống trọn lành

trong giáo pháp, hy sinh thân mình, xả bỏ thân mạng này vì tôn sùng Phật pháp. Xả bỏ

thân mạng ở đây có nghĩa là mỗi người xuất gia đều mang tâm nguyện rộng lớn vì tiền

đồ Phật pháp. Cố gắng cần tu, siêng năng công phu, tự độ lấy mình và hóa độ chúng

sanh. Dùng thân tạm này để lên đường cứu khổ không ngại chướng duyên, khó khăn,

đem ánh sáng từ bi và trí tuệ chiếu khắp muôn nơi. Và gương hạnh rạng ngời mà chúng

ta phải kính ngưỡng chính là hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu. Ngọn lửa bất

diệt ấy đã đẩy lùi mọi tà kiến, khơi dậy niềm tin nơi Phật pháp của người dân nước

Việt, là dấu ấn bước phát triển hanh thông của Phật giáo thời bấy giờ. Đây là sự xả bỏ

thân mạng mà khó ai có thể làm được. Vì chúng ta thường xem trọng, yêu thương bản

thân mình, cái tự ngã ấy chi phối khiến mỗi người cứ mãi luân hồi sanh tử. Cho nên đức

Phật pháp quán “Vô ngã”, không có ta, không có cái gì là ta, là tự ngã của ta. Để mỗi

người đều có thể tìm ra đạo giác ngộ vẹn toàn.

Ngày nay khi đứng trước cuộc sống quá đỗi đầy đủ và xa hoa này chúng ta thường

hay quên mất chí nguyện ban đầu, không còn dám “Xả bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật

pháp” nữa. Sự an vui nơi thành thị đã phần nào làm chúng ta mai một ý muốn dấn thân;

về với vùng sâu, hay cao nguyên lạnh giá để truyền trao giáo pháp mầu nhiệm của Như

Lai. Nói thì dễ nhưng để làm được thì khó lắm. Vì sự hy sinh ấy cần mỗi người phải có

tâm nguyện rất lớn. Không ngại khổ, không ngại gặp chướng duyên, như thiền sư Pháp

Loa có phát lời thệ nguyện “Chư Phật và Bồ tát có những hạnh nguyện gì, con nguyện

tha thiết cầu học và làm theo. Dù cho có ai bị chúng sanh khen chê, khinh trọng, dù bố

thí hay chiếm đoạt khi mắt thấy tai nghe đều xin cứu độ. Đưa tất cả lên nấc thang của

giác ngộ”. Với nguyện lực cao cả, sự xả bỏ thân mạng vì Phật pháp ngài đã để lại nhiều

công trình, trước tác to lớn đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Page 9: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

143

Nói tóm lại, đã là người đệ tử Phật dù xuất gia với nguyên nhân gì thì khi đã vào

ngôi nhà chánh pháp cần phải dốc chí tu hành. Từ những việc nhỏ như giữ chánh niệm

trong đời sống thường nhật, công phu, sống lục hòa, nghiêm trì giới - định - tuệ là nền

tảng để nguyện lực được trưởng dưỡng. Chúng ta không còn yêu lấy cái thân giả tạm

này nữa, tâm thức hướng đến chí nguyện sâu dày thiêng liêng “Xả bỏ thân mạng vì tôn

sùng Phật pháp”. Đừng để lý tưởng thì bay bổng trên hư không và việc thực hành lại

chìm sâu trong lòng đất. Nói xả bỏ thân mạng ở đây không phải là chúng ta tu rồi thấy

gì đó, chứng gì đó mà tự ý cắt đứt mạng sống chính mình rồi cho rằng đây là hành động

vì Phật pháp, sai lầm biết mấy. Sự xả bỏ thân mạng ở đây có thể hiểu đơn giản là:

“Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn đạo pháp cho tình quê hương”

Ni trưởng Huỳnh Liên

Chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ khi xưa đều đã “Xả bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật

pháp”, còn chúng ta thì sao? Đây là câu hỏi mà chúng ta đều phải tự trả lời bằng hành

động của mình.

Page 10: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

144

BÀI LUẬN VĂN

Giới tử Sa-di-ni Bảo Châu

ĐỀ THI:

Giới tử có cảm tƣởng nhƣ thế nào khi đƣợc xuất gia và đăng đàn thọ giới?

BÀI LÀM:

Thật là một phước đức lớn khi ngày hôm nay giới tử chúng con được trở về nơi

Tuyển Phật trường – Đại giới đàn Pháp Loa. Và riêng con thật là hạnh phúc và may

mắn khi con được ngồi tại nơi đây cầm bút viết lên những dòng tâm tưởng của mình khi

bước chân vào đạo, được xuất gia, thọ giới, trở thành thích tử Như Lai. Đó cũng là một

chút phước duyên mà con đã gieo trồng từ nhiều kiếp, để rồi hôm nay được như sở

nguyện. Và giờ phút này con được phép thành tâm viết lên những dòng cảm tưởng của

mình.

Lần đầu tiên khi bước vào cửa chùa, lòng con thật là bỡ ngỡ vì cảnh vật xung

quanh con đều rất khác lạ. Đặt bàn chân đầu tiên lên mảnh đất già lam dường như đã có

sự linh cảm trong tâm thức của con. Cảnh chùa thanh tịnh trang nghiêm, với hình ảnh

của quý Thầy, quý Sư cô trong chùa làm hiện lên trong con hình ảnh của đức Như Lai

dường như đang còn trụ thế. Tất cả những ấn tượng đầu tiên khi con bước vào ngôi

chùa đã thôi thúc con nuôi lớn chí nguyện xuất trần. Và từ đó con phát nguyện rằng:

“Nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho con đầy đủ phước duyên, không dính mắc tục

trần được theo gót chân của Như Lai”.

Và từ ngày đó trở về lòng con vừa vui mừng vừa lo sợ. Mừng vì con đã gặp được

Tam bảo, nhưng lo sợ vì sự ngăn cản của bố mẹ. Rồi từng đêm từng đêm thao thức, với

ý chí xuất trần mãnh liệt, một sáng bình minh khi gia đình tề tựu đầy đủ, con mạnh dạn

bước ra cúi đầu sụp lạy hai đấng sinh thành xin được phép xuất gia. Khi lạy xuống con

không dám ngẩng đầu lên vì sợ bố mẹ không cho phép. Nhưng rồi cũng phải ngẩng đầu

lên để nghe kết quả. Thật vô cùng cảm động! Hạnh phúc biết bao khi bố mẹ con đồng ý,

cho phép con được theo con đường mình đã chọn.

Tuy sanh ra trong một gia đình không biết Phật pháp, nhưng tâm con đã có hoài

bão xuất gia từ nhỏ và mong rằng một ngày nào đó mình cũng trở thành người con dòng

họ Thích. Rồi một ngày con cất bước ra đi đến với mảnh đất già-lam, như một chú chim

non tập tễnh bay vào một khoảng trời rộng lớn, bắt đầu một cuộc sống mới mẻ và khác

lạ. Con được quý Sư cho công quả ba tháng tại thiền viện Giác Tâm. Thời gian này con

được chỉ dạy, tập tu thúc liễm thân tâm, giữ tâm thanh tịnh. Ba tháng trôi qua, hồng ân

Tam bảo đã ai mẫn gia hộ cho con được như sở nguyện xuất gia của mình. Giờ phút

thiêng liêng đã đến

Hồi Bát Nhã ngân vang thăm thẳm

Mái tóc dài nguyện hướng quy y.

Page 11: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

145

Và con đã thật sự là một người xuất gia. Từ ngày ấy gia đình con cũng hướng về

Tam bảo nhiều hơn, khiến lòng con rất vui mừng khi bố mẹ biết đến Phật pháp. Điều

này nhắc con luôn nhớ phải tinh tấn tu học, để trước độ mình sau độ muôn loài chúng

sanh.

Khi bước vào hàng xuất gia con luôn nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho con tâm

bồ đề kiên cố, luôn thấm nhuần trong giáo pháp của Như Lai. Mặc dầu con luôn nguyện

cầu như vậy, nhưng trong cuộc sống không ai không gặp điều bất như ý, đôi khi gặp

chuyện vui lẫn chuyện buồn tâm con hơi xao lãng; nhưng khi được nghe quý Thầy, quý

Sư cô chỉ dạy nhắc nhở, con như được rót vào tâm thức những dòng sữa pháp, mới thấu

hiểu “Vạn sự khởi đầu nan”.

Trải qua thời gian, giờ đây con được Thầy Tổ cho đi thọ giới Sa-di-ni, quả thật là

niềm mong ước bấy lâu nay trong lòng con. Vì có giới luật thì việc hoằng dương chánh

pháp sẽ được hưng thạnh và trường cửu. Giới Sa-di-ni là giới đầu tiên của người xuất

gia, để giữ thân tâm thanh tịnh không cô phụ công ơn sinh thành của bố mẹ, sư trưởng,

đàn-na, đất nước,… con luôn nguyện tinh tấn tu tập, luôn được gội nhuần trong giáo

pháp của Như Lai, nguyện đi theo con đường chân lý, giác ngộ của Ngài.

Và giờ này con thành tâm kính nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho quý Hòa

thượng, quý Ni trưởng, quý Sư được pháp thể khinh an, mãi mãi là bóng cây đại thọ che

mát và dẫn dắt cho chúng con trên bước đường tu đạo giải thoát. Ngưỡng nguyện Phật

pháp trường tồn chúng sanh an lạc.

Page 12: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

146

NGƢỠNG VỌNG

Tâm lành chan trải khắp muôn phương,

Thành tựu bao người được giới hương,

Kính lễ chư Tôn đức thanh tịnh,

Chúc hàng giới tử được an tường.

Chư hạnh vô thường luôn để dạ,

Tôn Sư Trọng Đạo tiếng đồn xa,

Đức hạnh vun bồi gìn giới luật,

Ni lưu Thích nữ rạng danh nhà.

Trong kiếp phù sinh ngắn ngủi này,

Đại đạo Phật đà đáng quý thay,

Giới pháp truyền trao luôn tiếp nối,

Đàn tràng rộng mở khắp đông tây.

Thân người mây nổi chẳng dài lâu,

Tâm thiết tha đền bốn ân sâu,

Thường trụ tòng lâm thêm vững mạnh,

Lạc đạo nhờ tuân giới nhiệm mầu.

Thích nữ Thuần Trí

Page 13: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

147

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI GIỚI ĐÀN PHÁP LOA

Do BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức 05 ngày tại Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức

Từ ngày 19 đến 23 tháng 08 năm Đinh Đậu nhằm ngày 08 – 12/10/2017

---------------------

NAM MÔN BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch: ……

Kính thưa: ……

Thưa quý liệt vị,

Hòa trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh của những ngày truyền trao giới

pháp cho Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni, giới Bồ Tát (đạo tục thông

hành giới: người xuất gia và tại gia đều thọ được) và giới Thập thiện dành riêng cho

hàng cư sĩ tại gia. Hơn 3000 giới tử khắp cả nước về đây lãnh thọ giới pháp. Có lẽ

Đồng Nai là Đất lành chim đậu, Thiên nhiên ưu đãi. Đây là bắt nguồn từ truyền thống

thời cố Đại Lão Hòa Thượng thượng Huệ hạ Thành, nguyên Tăng Thống GHPG Cổ

Truyền Việt Nam – Phó Pháp chủ GHPGVN – Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng

Nai nhiệm kỳ đầu tiên đã tổ chức nhiều giới đàn và rất đông giới tử so với các nơi. Tiếp

theo truyền thống tốt đẹp đó cố Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Thiện hạ Khải nguyên

Thành viên HĐCM, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh khóa II, III, IV đã tổ chức nhiều

giới đàn lấy tôn danh “Huệ Thành” v.v… số lượng giới tử càng ngày càng đông. Đến

Đại Lão Hòa Thượng thượng Minh hạ Chánh – Thành viên HĐCM ủy viên HĐTS,

Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, khóa V và VI đã tái khai Đại giới đàn: “Nguyên

Thiều”, “Nguyên Thiều – Siêu Bạch”, “Minh Vật – Nhất Tri”, “Thiện Khải” và truyền

giới cho hằng ngàn giới tử. Đặc biệt năm nay (2017), Hòa Thượng thượng Nhật hạ

Quang - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, người lãnh đạo trong

Môn phong Thiền Phái Trúc Lâm xin kiến khai Đại giới đàn tại Thiền Viện Trúc Lâm

Trí Đức đặt tôn danh giới đàn hiệu “Pháp Loa” là vị tổ thứ hai của dòng Thiền phái

Trúc Lâm, nhằm đánh dấu lại bước ngoặt lịch sử và khôi phục lại dòng Thiền nhập thế

của Phật giáo thời nhà Trần thế kỷ thứ XIII, đã có công đóng góp cho Đạo Pháp và Dân

tộc cách nay 700 năm. Hôm nay Môn hạ Thiền phái Trúc Lâm tổ chức Đại giới đàn là

tâm nguyện đền đáp thâm ân đức Đại lão Hòa Thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ,

người có công lao khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm và chú nguyện cho Ngài có nhiều

sức khỏe, sống lâu để làm bóng cây đại thọ che mát cho hàng hậu bối tương lai.

Kính bạch chư tôn đức,

Kính thưa quý liệt vị,

Trong 05 ngày tổ chức đại giới đàn là biết bao sự quan tâm giúp đỡ chư tôn giáo

phẩm Trung ương giáo hội, VP2, tập thể BTS tỉnh và các huyện, thị xã Long Khánh,

Page 14: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

148

Tp. Biên Hòa, nhất là sự nhiệt tình ủng hộ của quý cấp lãnh đạo Chính quyền từ trung

ương, tỉnh và huyện Long Thành, xã Tam Phước.

Điều đặc biệt là ngày khai mạc Đại Giới đàn, Ban tổ chức, Ban kiến đàn, Hội đồng

thập sư Tăng Ni cùng hằng ngàn giới tử và Phật tử vô cùng hạnh phúc được đủ duyên

lành cung đón, diện kiến và đảnh lễ Đại lão Hòa thượng Thiền sư thượng Thanh hạ Từ,

Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm. Và cung nghinh Đại lão Hòa Thượng thượng Trí hạ

Quảng, Phó pháp chủ GHPGVN đến chứng minh, đạo từ ban lời huấn thị giới tử. Buổi

lễ trân trọng nghinh tiếp Đức Hòa Thưọng thượng Thiện hạ Nhơn – Chủ tịch HĐTS

GHPGVN, dù Ngài Phật sự đa đoan, chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc

vào tháng 11 âl trong năm nay, nhưng Ngài không ngại khó khăn dành thời gian quý

báu quang lâm về đây chứng minh và thay mặt Ban thường trực HĐTS GHPGVN tặng

hoa chúc mừng giới đàn…Sự chứng minh của quý Ngài là điều khích lệ cho các tân

giới tử bước lên từng bước thang trên con đường làm Phật.

Ban tổ chức chúng con, thành tâm tri ân đức Chư Tôn Đức giáo phẩm Ban

Thường trực HĐTS, Thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BTS các tỉnh thành bạn, các

huyện thị thành. Nhất là Quý Ni trưởng, Ni sư Phân ban Ni giới trung ương, Phân ban

Ni giới các tỉnh bạn, các huyện thị thành và trụ trì các tự viện trong tỉnh Đồng Nai.

Ban tổ chức Giới đàn xin trân trọng tri ân chư Tôn Đức giáo phẩm Hội đồng Thập

sư Tăng và Thập sư Ni của các đàn. Vì quý Ngài tôn kính giới luật và thương tưởng

đến hàng hậu học, cho nên quý Ngài về đây cấm túc 05 ngày đêm để truyền trao giới

đức cho các giới tử, nhờ đó mà các giới tử được đắc giới thanh tịnh.

BTC chân thành cám ơn Quý Tăng Ni giáo thọ học viện PGVN tại Tp. Hồ Chí

Minh, Trường Trung cấp Đồng Nai, Tp. HCM, tỉnh Bình Dương và các tỉnh bạn đến

đây để khảo hạch giới tử.

Thay mặt BTC, xin chân thành tri ân Ban Dân vận trung ương Ủy Ban MTTQTƯ,

Ban Tôn giáo Chính Phủ… Và cám ơn quý cấp lãnh đạo Đảng, HĐND, UBND,

UBMTTQ, Công An và các ban ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai, huyện Long

Thành, xã Tam Phước đã nhiệt tình ủng hộ chúng tôi tổ chức đại giới đàn Pháp Loa

hôm nay được thành công tốt đẹp.

Chúng tôi cũng chân thành cám ơn quý Phật tử, mạnh thường quân và các vị chịu

trách nhiệm các khâu Tổ chức đã hoàn thành nhiệm vụ của mình thật chu đáo.

Thay mặt BTC, kính chúc Chư Tôn Đức giáo phẩm TƯ, BTS các tỉnh thành bạn,

BTS các huyện thị, thành, Chư Tôn Đức giáo phẩm Phân Ban Ni giới, các trụ trì chùa

am tự viện trong tỉnh Đồng Nai pháp thể khinh an, Phật sự viên thành. Kính chúc quý vị

khách quý và quý Phật tử vạn sự kết tường như ý.

Cuối cùng thay mặt ban tổ chức tuyên bổ bế mạc đại giới đàn “Pháp Loa”

PL.2561 – DL.2017 bằng một lời chúc tụng “CHÚC THỌ GIỚI ĐÀN”

Trân trọng cám ơn.

NAM MÔ VIÊN MÃN BÁO THÂN LÔ XÁ NA PHẬT

Page 15: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

149

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐẠI GIỚI ĐÀN “PHÁP LOA” - 2017

Được sự nhất trí của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại

công văn số 385/CV.HĐTS ngày 10 tháng 7 năm 2017 và sự chấp thuận của Uỷ ban

Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh tại công văn số 497/BTG-PG,

ngày 24/07/2017, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại Giới đàn “Pháp

Loa” năm 2017.

Thời gian: 5 ngày, từ ngày 19-23/08/Đinh Dậu (nhằm ngày 08-12/10/2017).

Đại điểm: Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức, ấp 5, xã An Phước, huyện Long Thành.

Giới đàn Pháp Loa 2017 là Đại Giới đàn đầu tiên của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

Đồng Nai khóa VIII tổ chức, được sự tín nhiệm của chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự

viện trong và ngoài tỉnh đã gửi đệ tử đăng ký thọ giới.

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC:

Ban tổ chức cung thỉnh Ban Chứng minh: Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa

thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Giác Giới,

Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Hoà thượng Thích Giác Toàn, Hoà thượng Thích Minh

Thông, Hòa thượng Thích Minh Chánh đương vi chứng minh Đại Giới đàn; cung thỉnh

Hòa thượng Thích Minh Thông đương vi Tuyên Luật sư; Hòa thượng Thích Trí Quảng,

Hòa thượng Thích Giác Toàn đương vi Pháp sư.

Chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo Ban Thường trực Ban Trị sự, các Ban ngành Trường

lớp trực thuộc; chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thị, thành; Quý vị Viện

chủ, Trụ trì các tự viện trong tỉnh, Chư tôn giáo phẩm Tăng Ni, quý vị Phật tử đã phát

tâm tham gia vào Ban Tổ chức, Ban Chức sự, Ban Thập sư nhị bộ, Tứ Dẫn thỉnh, Ban

Giám khảo, Ban Quản Giới tử, các Tiểu ban phục vụ cho Đại Giới đàn.

Sáng ngày 18 al, Ban Tổ chức và Văn phòng Thường trực đã quang lâm về Thiện

viện Trúc Lâm Trí Đức chính thực chuẩn bị mọi công tác tổ chức, các giới tử lần lượt

đến giới trường nhận phù hiệu làm thủ tục nhập Đàn giới. Vào lúc 7 giờ ngày 19 al,

Hòa thượng Tuyên Luật sư, Hội đồng thập sư và Ban Nghi lễ, cùng chư Tôn đức Ban

Tổ chức chính thức kiết giới tràng tại giới trường.

II. LỄ KHAI MẠC:

Thời gian: 8 giờ, ngày 20/08/ Đinh Dậu (nhằm ngày 10/10/2017) tại Lễ trường

Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức. Quang lâm về chứng minh và tham dự có: Hòa thượng

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG NAI

BAN TRỊ SỰ

Số: /BC/BTS-PGT

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 11 tháng 10 năm 2017

Page 16: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

150

Thích Thanh Từ - Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm; Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó

Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch

Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng

Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương; Hòa thượng Thích Nhật Quang - Ủy viên

Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tổ chức Đại giới đàn; Chư Tôn

đức Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Ban Trị sự GHPGVN Thủ

đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Nam,

Long An, Yên Bái; Hội đồng Thập sư Tăng Ni nhị bộ; chư Tôn đức Ban Trị sự

GHPGVN thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện trực thuộc; Trụ trì các

Tự, viện và trên 2500 giới tử đồng tham dự.

Về phía chính quyền có ông Trần Tấn Hùng – Phó ban Tôn giáo Chính phủ (phía

nam); ông Lương Hòa Nhân – Phó ban công tác phía nam UBTWMTTQVN; ông Đỗ

Văn Hớn – Vụ trưởng phụ trách cơ quan Thường trực Ban Dân vận TW tại TP. Hồ Chí

Minh; ông Thiếu tướng Huỳnh Đức Mạnh – Cục An ninh Tây Nam Bộ; ông Trà Quang

Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo chính phủ (phía nam); ông Nguyễn

Văn Khang – Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai; ông Lý Quang Dũng – Phó

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai; ông Nguyễn Quốc Vũ – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh

Đồng Nai; Đại diện Đảng, chính quyền Mặt trận các ban ngành đoàn thể tỉnh Đồng Nai,

thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và chính quyền sở tại; các cơ quan thông tấn

báo chí và hơn 2000 Phật tử đồng về tham dự.

III. SINH HOẠT GIỚI ĐÀN:

a. Số lƣợng giới tử:

Giới đàn quy tụ được 2502 giới tử chính thức và thính giới xin đăng ký thọ các

giới và được xét duyệt, gồm: 456 giới tử Tỳ Kheo, 474 giới tử Sa Di, 477 giới tử Tỳ

Kheo Ni, 475 giới tử Thức Xoa, 620 giới tử Sa Di Ni và trên 100 giới tử dự thính giới,

1743 giới tử đăng ký thọ Bồ tát, Thập thiện giới.

Đàn giới năm 2017 năm nay được tập trung tại 2 tụ điểm: Thiền Viện Trúc Lâm

Trí Đức, Giới tử Tỳ Kheo, Sa Di được truyền giới tại Viện Tăng; Giới tử Tỳ Kheo Ni,

Thức Xoa Ma, Sa Di Ni được truyền giới tại Viện Ni. Về Phật sự tác pháp trong Đàn

giới, chư vị Hội đồng Thập Sư nhị bộ rất tận tâm trao truyền giới pháp, làm việc

nghiêm túc đúng theo nguyên tắc tòng lâm quy chế của các bậc tôn túc trưởng lão và

thực hiện đúng theo kế hoạch chương trình quy định. Do đó, mặc dù số lượng đông,

nhưng tất cả các giới tử rất thanh tịnh nhất tâm thọ trì giới pháp.

b. Về thi cử:

Thành phần Hội đồng Giám khảo do Hòa thượng Thích Nhật Quang, đương vi

Chánh Chủ khảo; quý Chư Tôn Đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, quý vị Giáo Thọ

Tăng Ni thuộc Lớp Cao đẳng Phật học, Trường Trung Cấp Phật Học tỉnh Đồng Nai

thực hiện. Tất cả giới tử trước khi thọ giới đều phải trải qua 3 cuộc thi gồm: luận văn,

vấn đáp (Kinh, Luật, Giáo lý và Lịch sử) và thi tụng Luật Trường Hàng, Kết quả như

sau:

Page 17: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

151

Giới tử Tỳ kheo :

Hạng nhất: Thích Trúc Bổn Pháp, Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng.

Hạng nhì: Thích Đạt Ma Thiền Tuệ Hoằng, Thiền Viện Trúc Lâm Thanh Nguyên.

Hạng ba: Thích Tâm Thiện Đạo, Trường Trung cấp Phật học Đồng Nai.

Giới tử Sa Di :

Hạng nhất: Thích Phổ Ân, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai.

Hạng nhì: Thích An Hạnh, Chùa Trúc Lâm.

Hạng ba: Thích Đồng An, Tổ đình Hương Tích.

Giới tử Tỳ Kheo Ni :

Hạng nhất: Thích Nữ An Lộc, Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức (Viện Ni).

Hạng nhì: Thích nữ An Thịnh, Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức (Viện Ni) .

Hạng ba: Thích nữ Viên Tuyền, Thiền Viện Viên Chiếu.

Giới tử Thức Xoa :

Hạng nhất: Thích nữ Viên Diễn, Thiền Viện Viên Chiếu.

Hạng nhì: Thích nữ Liên Vinh, Tịnh xá Ngọc Phú.

Hạng ba: Thích nữ Linh Thiền, Thiền Viện Linh Chiếu

Giới tử Sa Di Ni :

Hạng nhất: Thích nữ An Trung, Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức (Viện Ni).

Hạng nhì: Thích nữ Diệu Bổn, Chùa Long Vân.

Hạng ba Thích nữ Bảo Châu, Trường Trung cấp Phật học Đồng Nai.

c. Lễ Khai Đạo: vào lúc 14 giờ ngày 20 âm lịch, theo lời thỉnh cầu của Ban Tổ

chức, Hòa thượng Thích Minh Thông, Tuyên luật sư đã quang lâm khai đạo giới tử.

d. Lễ Truyền Giới:

Vào lúc 17 giờ, ngày 19 al, Hội đồng Thập sự Tăng và Ni chính thức đăng đàn

truyền trao giới pháp cho 474 giới tử thọ giới Sa Di và 620 giới tử thọ giới Sa Di Ni.

Vào lúc 19 giờ, Hội đồng Thập sự Ni chính thức đăng đàn truyền giới cho 475 giới tử

thọ giới Thức xoa Ma na.

Vào lúc 6giờ, ngày 20 al, Hội đồng Thập sư Tăng và Ni chính thức đăng đàn

truyền giới 456 giới tử thọ giới Tỳ kheo và 477 giới tử thọ giới Tỳ Kheo Ni. Vào lúc 16

giờ 30 cùng ngày, Thập Sư Ni hướng dẫn giới tử Ni đến cầu Đại Tăng Yết ma truyền

Chánh pháp.

Vào lúc 17giờ, ngày 22 al, Chư tôn Đức truyền giới Bồ Tát cho hơn 2700 Tăng Ni

và Phật tử. Lễ truyền Bồ Tát giới và tấn hương được kết thúc vào lúc 19 giờ cùng ngày.

Page 18: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

152

Vào lúc 7 giờ, ngày 22 al, Ban tổ chức cung thỉnh Hòa thượng Thích Giác Toàn -

Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương quang lâm

thuyết giảng nội dung “Về ý nghĩa công đức thọ giới, giữ gìn giới, hộ giới”.

đ. Kinh phí tổ chức:

Tại Đại giới đàn Pháp Loa 2017 này, Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử môn hạ của

Thiền phái Trúc Lâm đã hoan hỷ phát tâm cúng dường toàn bộ kinh phí tổ chức cho

Giới đàn, chính vì thế Ban Tổ chức không thu bất cứ kinh phí nào của Giới tử.

IV. PHẦN KẾT:

Giới đàn Pháp Loa 2017 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai khóa VIII tổ

chức, được chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật Tử rất hoan hỷ, phát tâm phụng sự tích cực cho

giới đàn. Trong mỗi khâu Phật sự được chư Tăng Ni nhị bộ nhất quán trong công tác,

tạo cho bầu không khí trong các ngày Đại giới đàn thật thanh tịnh và uy nghiêm, xứng

đáng là chổ quy kính của giới tử gần xa.

Về phần giới tử, các vị cũng đã chấp hành nghiêm túc nội quy của Đàn giới, tuân

thủ sự hướng dẫn của quý vị Quản Giới Tử, sinh hoạt có trật tự, giữ gìn đạo hạnh rất

tốt, không ai vi phạm thanh qui giới đàn. Về thi cử, đa số giới tử có trình độ thật tu, thật

học, nên số giới tử trúng tuyển và được thọ giới pháp đạt chất lượng.

Phần công đức trong Đàn giới, Ban Tổ chức xin ghi nhận công đức của chư Tăng

Ni và Phật tử mô hạ Thiền phái Trúc Lâm, đặc biệt là Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức

(viện Tăng và viện Ni) đã phát tâm cúng dường nơi nghỉ ngơi, thiết đãi ăn uống cho

giới tử, tích cực tham gia khâu quản giới tử, trật tự, tiếp tân, tiếp lễ, thị giả, khánh tiết

trong các ngày Đàn giới..

Ngoài ra, Ban tổ chức còn được sự hổ trợ của cơ quan chính quyền tỉnh Đồng Nai,

huyện Long Thành, xã An Phước nhiệt tình hổ trợ về mặt an ninh trật tự tại Đàn giới.

Tuy vẫn còn một vài thiếu sót trong quá trình diễn ra đại giới đàn Pháp Loa 2017,

nhưng nhìn chung thì giới đàn Pháp Loa 2017 kết thúc thành công tốt đẹp.

Nay, Ban Thư ký kính báo cáo.

Page 19: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

153

VĂN PHÁT NGUYỆN GIỮ GIỚI TU HỌC

Nam-mô Thập phương thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.

Nam-mô Ta-bà Giáo chủ Bổn sư Thích-ca-mâu-ni Phật.

Nam-mô Tây thiên Đông độ Việt Nam lịch đại truyền giáo, truyền giới Tổ sư

tác đại chứng minh.

Nam-mô Giới đàn Vô lượng Thánh Hiền, hiện tiền Đại tăng, Thập phương

thiền đức tác đại chứng minh.

Nam-mô Già-lam Chơn Tế, Hộ Giáo, Hộ Giới nhất thiết thiện thần đồng

thùy minh chứng.

Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,

Chúng con hằng nghe Phật dạy: Vì một đại sự nhân duyên mà đức Phật xuất

hiện nơi thế gian, mục đích để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến nên nói

ra vô lượng diệu nghĩa, tám mươi bốn ngàn pháp môn, nhưng tóm lại không

ngoài ba môn: Giới, Định, Tuệ. Song Tuệ cần phải có Định mới phát, Định lại

nhờ Giới mới sanh. Công năng sanh ra Giới lại do lòng chí thành lãnh thọ. Cho

nên Giới là căn bản của ba môn học này, là nền tảng của các pháp môn tu hành.

Trong kinh đức Phật có dạy:

Giới như đất bằng, muôn giống lành từ đất mà sanh.

Giới như vị lương y hay trị bệnh tam độc.

Giới như thuyền từ bi có thể độ người qua bể khổ.

Giới như chuỗi Anh Lạc để trang nghiêm pháp thân.

Ngày nay, vì muốn duy trì mạng mạch đạo pháp, vì tấm lòng từ bi thương

tưởng đến hàng hậu học, nên chư tôn Hòa thượng, chư vị Giáo phẩm trong Ban

Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai đã khai đàn giới Pháp Loa, mở tuyển Phật trường

cho hàng giới tử chúng con lãnh thọ giới pháp để tấn tu Tam vô lậu học.

Trải qua năm ngày nơi giới trường trang nghiêm thanh tịnh, chư tôn Hòa

thượng Giới sư vô cùng thanh tịnh, Giới tử chúng con cầu mong lãnh thọ Giới

pháp. Giờ đây giới thể đã được châu viên, giới trường sắp hoàn mãn, toàn thể

giới tử chúng con một dạ chí thành hồ quỳ đảnh lễ niệm ân chư tôn Hòa thượng,

chư tôn Thượng tọa, chư Đại đức đã dành cho tất cả chúng con.

Trước đạo tràng thanh tịnh, Tam bảo trang nghiêm, với niềm hoan hỷ vô

biên và tâm niệm dõng mãnh của người con Phật, toàn thể giới tử chúng con

Page 20: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

154

đồng tâm phát nguyện, suốt đời gìn giữ giới thể thanh tịnh hầu tiến đạo nghiêm

thân, để xứng đáng là một tu sĩ xuất gia chân chính. Dù gặp bao trở ngại chướng

duyên, khó khăn nghịch cảnh, chúng con nguyện suốt đời học giới và trì giới, xin

nguyện sống và tu tập trên nền tảng của giới luật oai nghi, khép mình trong Thiền

môn quy củ.

Vâng theo lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt, hàng đệ tử chúng

con nguyện trọn đời tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa, luôn lấy giới luật làm thầy

hướng đạo, xem giới tướng như tròng con mắt của mình, ra sức giữ gìn trang

nghiêm để có thể thanh tịnh nhập vào giới thể, tăng trưởng đạo tâm, trở nên

người hữu dụng lợi đạo ích đời, thành tựu ý nguyện cao đẹp, thượng cầu Phật đạo

hạ hóa chúng sanh, ngõ hầu đền đáp tứ trọng ân trong muôn một.

Trước khi dứt lời, một lần nữa, chúng con xin thành kính đảnh lễ cảm niệm

tri ân chư tôn Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự

Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, chư tôn đức Ban

Kiến đàn, Ban Hộ đàn, Ban Chức sự, Thập sư nhị bộ Tăng Ni. Các ngài đã vì sự

nghiệp xương minh đạo pháp, tiếp dẫn hậu lai đã tổ chức Đại giới đàn Pháp Loa

2017 để truyền trao giới pháp cho hàng hậu học chúng con.

Ngưỡng nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho quý Ngài pháp thể khinh an,

tuệ đăng thường chiếu, cửu trụ Ta-bà, cho hàng giới tử chúng con tựa nương tiến

tu giải thoát.

Xin được chân thành tri ân quý cơ quan chức năng, các cấp chính quyền đã

giúp đỡ về mặt an ninh trật tự trong suốt thời gian thọ giới.

Và cũng xin chân thành biết ơn sự hỗ trợ về trí lực, tài lực và vật lực từ phía

quý Phật tử gần xa, góp phần cho sự thành công của đàn giới.

Kính chúc quý vị vô lượng an lạc, vô lượng kiết tường, vô biên thắng phước.

Ngưỡng nguyện trên chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni

thùy từ minh chứng.

Nam-mô Thƣờng Tinh Tấn Bồ-tát Ma-ha-tát tác đại chứng minh.

Page 21: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

155

CẢM TẠ BẾ MẠC

ĐẠI GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - 2017

Nam-mô Bổn sư Thích-ca-mâu-ni Phật

Kính bạch: ……

Kính thưa: ……

Thưa quý liệt vị,

Với trọng trách cao cả tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Vừa qua, hội đủ duyên

lành, Ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Đồng Nai hiệp cùng Ban Quản Trị

Thiền phái Trúc Lâm tổ chức Đại giới đàn Pháp Loa năm 2017 tại Thiền viện Trúc Lâm

Trí Đức để trao truyền Tam đàn đại giới.

Đại giới đàn mang danh hiệu một vị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam để

tưởng nhớ, noi gương, học theo công hạnh một bậc Tổ đức. Ngài vừa là người kế thế

Tổ vị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vừa được xem là vị đầu tiên lập sổ bộ Tăng ni,

thành lập Giáo Hội, đã đưa Phật giáo Trúc Lâm lên một đỉnh cao mới.

Đại giới đàn lần này có trên 2.600 giới tử Tăng Ni đăng ký thọ giới. Tuy số lượng

giới tử khá đông, tiền lệ chưa từng có, nhưng giới đàn đã diễn ra suôn sẻ, trang nghiêm,

trọng thể, thanh tịnh ngoài sức suy tính của nhiều người. Đạt được thành quả này là nhờ

vào sự hộ trì Tam Bảo, phúc trí của Hòa thượng Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm, sự

quang lâm hộ niệm của chư Tôn Giáo phẩm Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo Hội

Phật Giáo Việt Nam, sự quan tâm sâu sắc đã thân lâm chứng dự của chư Tôn Hòa

Thượng Giới sư trang nghiêm thanh tịnh. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Chánh

quyền các cấp, sự hỗ trợ tận tâm tận lực của chư Tôn Thiền đức Tăng Ni và Phật tử các

nơi đã trở về công quả; sự ủng hộ tịnh tài, tịnh vật của quý vị Tăng Ni và Phật tử gần

xa... Và còn nhiều nhân duyên thầm lặng nhất tâm thầm niệm hộ đàn nữa không thể kể

hết. Tất cả đã kết thành duyên lành, tạo nên một kỳ tổ chức Đại Giới Đàn thành tựu

viên mãn.

Năm ngày Đàn giới trôi qua, tam đàn đại giới viên mãn, chư vị Tôn đức sẽ trở về

bổn xứ của mình, nhưng khung cảnh trang nghiêm thanh tịnh rợp bóng y vàng thấp

thoáng trong chốn Trí Đức Tùng Lâm sẽ còn in mãi trong lòng mỗi giới tử. Nhờ vào ân

đức quý Ngài mà giới tử được thọ nhận giới pháp để tu hành, giới thể thành tựu. Từ

đây, trong lòng mỗi một giới tử như có một vị Thầy luôn dõi theo từng tâm niệm và

hành vi của mình để nhắc nhở mỗi khi phóng tâm, bất giác, lần tiến đạt đến giới châu

tâm địa ấn.

Thay mặt Ban tổ chức Đại Giới Đàn Pháp Loa - 2017, chúng con thành tâm niệm

ơn chư tôn Giáo phẩm Hội Đồng Trị sự Trung Ương GHPG Việt Nam, chư tôn Giới sư,

cùng chư tôn Thiền đức Tăng ni các nơi đã không quản ngại bì quyện, trở về chứng dự

Page 22: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

156

khiến cho Giới đàn được trọng thể, trang nghiêm, thanh tịnh. Chúng tôi xin cảm ơn sâu

sắc đến các cấp Chánh quyền đã tạo điều kiện và tận tâm giúp đỡ để Giới đàn được diễn

ra an toàn, thuận lợi. Chúng tôi cám ơn các đơn vị báo đài truyền thông đã đến tác

nghiệp và đưa tin kịp thời. Đặc biệt, chúng tôi cảm niệm chư vị Phật tử đã không quản

ngại vất vả, có người cúng dường đóng góp tiền của, có vị đóng góp công sức của

mình, đã trở về tùy duyên nhiệt tâm công quả hộ đàn trong suốt thời gian Đàn giới diễn

ra. Xin thành tâm cảm niệm tất cả duyên lành đã tạo nên một Đại Giới Đàn Pháp Loa

năm 2017 thành tựu viên mãn.

Muôn duyên luôn ở mức tương đối. Trong thời gian Giới đàn diễn ra, tuy đã cố

gắng hết sức mình, nhưng không sao tránh khỏi những sơ thất. Kính mong chư Tôn

Thiền đức Tăng Ni niệm tình tha thứ. Kính chúc quý Ngài vô lượng an lạc, Phật sự viên

thành. Kính chúc quý vị lãnh đạo chánh quyền và quan khách được nhiều sức khỏe,

may mắn. Thành tâm chúc nguyện cho quý vị Phật tử xa gần được thân tâm an lạc, gặp

nhiều thuận duyên trong cuộc sống và nhiều thắng duyên trên bước đường tu học.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ban tổ chức

Đại giới đàn Pháp Loa - 2017

Page 23: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

157

DÒNG CHẢY THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ Thích Tâm Hạnh - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

A- TRƢỚC KHI THIỀN PHÁI TRÖC LÂM YÊN TỬ RA ĐỜI

Phật giáo được truyền vào Việt Nam rất sớm. Theo nhiều sử liệu còn sót lại cho

thấy Phật giáo có mặt tại Việt Nam trong khoảng năm 300 trước Tây lịch. Theo đà tiến

triển của đất nước, Phật giáo cũng được phát triển mạnh lên theo thời gian. Đến thời Lý,

Phật giáo Việt Nam thịnh hành bởi ba dòng Thiền chính: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn

Thông và Thảo Đường.

B- SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI TRÖC LÂM YÊN TỬ - Thế kỷ XIII

I- Tổ sƣ sáng lập: Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Lúc còn bé, vua cha Thánh Tông đã trao thái tử Trần Khâm (Trần Nhân Tông) cho

Tuệ Trung thượng sĩ dạy đạo. Khi hỏi về tông chỉ của việc bổn phận, Thượng sĩ nói:

“Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại chính mình là việc bổn phận,

chẳng từ nơi khác để được), liền đó Thái tử nhận được tông chỉ Thiền, mở sáng mắt

đạo, biết được lối vào. Có lần Thái tử trốn lên núi Yên Tử xuất gia, nhưng bị triều đình

đi tìm và phải về làm vua.

Trong lúc trị vì đất nước, vua Trần Nhân Tông đã khéo léo sắp xếp thời gian để tu

hành và có kết quả. Công phu tu tập của ngài thể hiện rõ trong bài phú Cư Trần Lạc

Đạo khi còn là Thái thượng hoàng.

Khi thấy con là vua Anh Tông lo toan việc nước ổn định, ngài lên núi Yên Tử xuất

gia tu hành. Trải qua thời gian công phu tu tập, ngài đã sáng đạo, lập nên dòng thiền

Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

II- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đƣợc sáng lập dựa trên ba tiêu chí chính yếu:

Dựa trên trí tuệ giác ngộ, từ đó có trí tuệ sáng tạo; dung nhiếp ba dòng thiền đang

có, đó là trí tuệ tái tạo, Sơ tổ Trúc Lâm đã sáng lập nên một dòng thiền phù hợp với căn

cơ người Việt Nam để giúp chúng ta ứng dụng tu hành dễ tiến bộ hơn. Cho thấy, Thiền

phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời căn cứ trên trí tuệ chân thật mà Sơ tổ đã giác ngộ, vận

dụng thành trí tuệ sáng tạo và tái tạo để có được một dòng thiền thích hợp cho người

Việt Nam chúng ta, chứ không phải là một sự kết hợp, vá víu những gì đã có.

C- SỰ KẾ THỪA, TIẾP NỐI

I- Thời kỳ mới thành lập:

Page 24: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

158

Sư tư tương khế. Khi nhận ra ngài Pháp Loa là một bậc pháp khí, chỗ tham cứu đã

thấu tột, Sơ tổ Trúc Lâm trao truyền y bát và tâm kệ cho thiền sư Pháp Loa kế thế Tổ

vị, làm vị Tổ thứ hai Thiền phái Trúc Lâm. Không cô phụ chỗ nhìn và công giáo dưỡng

của thầy mình, tổ Pháp Loa đã hoàn thành sứ mạng của một vị Tổ sư được giao phó vô

cùng xuất sắc. Vừa tự mình nắm vững tông phong Yên Tử, vừa đào tạo tăng tài kế thế,

vừa định chức và cấp sổ bộ cho tăng ni, vừa giáo hóa độ khắp, tứ chúng hướng về, cho

đến khắc in Kinh, Luật, Luận và các công trình văn hóa, kiến trúc,… Tất cả đã đưa Phật

giáo Thiền tông đời Trần lên một đỉnh cao mới. Cuối đời, ngài đã truyền trao trách

nhiệm lại cho Tam tổ Huyền Quang. Sau do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách

quan khác nhau, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bị chìm lắng.

II- Thời kỳ trung hƣng (khoảng TK XVII - XVIII):

Trong khoảng TK XVII - XVIII, Thiền sư Chân Nguyên và Thiền sư Hương Hải

là hai vị đi đầu trong việc trung hưng lại Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

1/ THIỀN SƢ CHÂN NGUYÊN

Thuộc tông Lâm Tế, dòng Trí Bản Đột Không ở Trung Hoa, thiền sư Viên Văn

Chuyết Chuyết sang vùng đất Quảng Nam Việt Nam (Đàng Trong) hoằng hóa tám năm.

Năm 1633, theo lời thỉnh cầu của thương gia Nguyễn Tề, Sư ra Đàng Ngoài (đất Bắc)

để giáo hóa. Sư có hai đệ tử xuất sắc là ngài Minh Hành Tại Tại và thiền sư Minh

Lương. Ngài Minh Hành Tại Tại có đệ tử là thiền sư Tuệ Nguyệt Chân Trú trụ trì chùa

Hoa Yên, Yên Tử. Ngài Chân Nguyên ban đầu xuất gia với ngài Tuệ Nguyệt Chân Trú

và được pháp danh Tuệ Đăng. Không lâu sau thiền sư Tuệ Nguyệt Chân Trú viên tịch,

ngài Tuệ Đăng sang tham học với thiền sư Minh Lương. Qua đối đáp được tỏ ngộ, ngài

Minh Lương ban cho pháp hiệu Chân Nguyên.

Thiền sư Chân Nguyên tỏ ngộ Thiền. Là người Việt Nam nên ngài đã nghĩ đến

người dân nước Việt, do đó ngài đã nghĩ đến Thiền tông Việt Nam. Mà Trúc Lâm Yên

Tử là một dòng Thiền Việt Nam vĩ đại bởi Ngữ lục (văn hóa), Tăng đoàn (con người, tổ

chức) và có những vị tu hành có kết quả. Từ đó, ngài Chân Nguyên bắt đầu khôi phục

lại Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

2/ THIỀN SƢ HƢƠNG HẢI

Cũng từ tông Lâm Tế, dòng Trí Bản Đột Không ở Trung Hoa, thiền sư Lục Hồ

Viên Cảnh và Đại Thâm Viên Khoan sang vùng đất phủ Triệu Phong Việt Nam (Đàng

Trong, gồm Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hiện nay) hoằng hóa. Ngài Hương Hải đang

làm quan ở phủ Triệu Phong và đến học đạo với hai vị thiền sư này. Sau đó xuất gia tu

hành tại am tranh ở đảo Tim Bút La, cù lao Chàm (tại Hội An, Quảng Nam bây giờ).

Đạo phong lan tỏa, chúa Nguyễn Phúc Tần xây chùa Vinh Hòa trên núi Rùa (Quy Sơn)

ở cửa Tư Dung (Tư Hiền, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) và thỉnh về Trụ trì. Sau bị nghi

Page 25: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

159

oan là có mưu phản, Sư đã trở về Tim Bút La rồi ra Đàng Ngoài (đất Bắc). Sư ở ngoài

đảo một thời gian để quan quân theo dõi rồi mới được thỉnh về Trụ trì ở Cổ Nguyệt

Đường (Hưng Yên) giáo hóa thịnh hành. Ngài đã cùng với thiền sư Chân Nguyên trung

hưng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

3/ TÓM KẾT

Thầy tổ của Thiền sư Chân Nguyên (phái Bút Tháp) và thiền sư Hương Hải (phái

Nguyệt Đường) đều xuất thân từ dòng Trí Bản Đột Không của tông Lâm Tế ở Trung

Hoa, cùng sang Đàng Trong của Việt Nam giáo hóa. Để rồi cùng gặp nhau ở Đàng

Ngoài (đất Bắc). Hai phái Nguyệt Đường và Bút Tháp đã cùng nhau trung hưng lại

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam trong khoảng thế kỷ XVII - XVIII.

Thời gian sau, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử lại

một lần nữa bị chìm lắng, mất hút.

III- Thời kỳ khôi phục, tiếp nối: Khoảng năm 1970 của thời đƣơng đại, thế kỷ

XX - XXI.

Khởi đầu cho sự khôi phục và tiếp nối: Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ.

1/ Điểm đặc biệt của vị Thiền sƣ khôi phục và tiếp nối:

- TÚC DUYÊN:

Sanh ra đời không có người tu Thiền, không ai biết đến Thiền, nhưng ngay từ buổi

đầu xuất gia, không biết vì sao trong lòng Hòa thượng lại tự nung nấu thích tu Thiền, có

tâm nguyện muốn khôi phục lại Thiền tông Việt Nam.

- TÌM ĐỌC NGỮ LỤC, NHẬP THẤT, SÁNG TÂM, KHÔI PHỤC THIỀN:

Song song với việc tu học và làm Phật sự, Hòa thượng đã gia tâm tìm đọc thêm

các bộ Luận và Ngữ lục để ứng dụng công phu. Khi sắp xếp được Phật sự, Ngài nhập

thất chuyên tu. Tại Pháp Lạc Thất, Núi Lớn, Vũng Tàu, Hòa thượng đã sáng lại nguồn

tâm, suốt tột hết những chỗ uyên áo của Thiền. Năm 1970, tại Pháp Lạc Thất này, Ngài

khai sáng Thiền viện Chơn Không và mở khóa Thiền đầu tiên.

2/ Hòa thƣợng đã khôi phục và tiếp nối Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam nhƣ

thế nào?

2.1/ Tông chỉ Thiền:

Từ nguồn tâm đã sáng tỏ, trên nguồn trí giác ấy làm căn bản, Hòa thượng đã uyển

chuyển tùy duyên, khéo léo hướng dẫn để hành giả trở về nhận được nguồn tâm chính

mình. Đây chính là tinh thần “Phản quan tự kỷ”, là tông chỉ của Thiền phái Trúc Lâm

Việt Nam, xoay về nhận lại tâm Phật xưa nay chưa từng sanh diệt nơi mỗi người.

2.2/ Văn hóa:

Page 26: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

160

Hòa thượng đã sưu tầm các sách Sử, Ngữ lục, tư liệu của chư vị Thiền sư Việt

Nam còn sót lại, Ngài dịch và giảng giải cho Tăng Ni và Phật tử thông hiểu, ứng dụng

tu hành.

2.3/ Ứng dụng thực hành:

Hòa thượng đã trích dịch trong Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối của thời Trần để

làm Kinh tụng sám hối hàng đêm trong các thiền viện. Thiền sinh tại các thiền viện lấy

tọa thiền làm chính trong thực hành công phu tu tập. Ngoài ra, các thiền sinh còn có

thời khóa lao động để rèn luyện và điều phục thân tâm. Tọa thiền là tu trong cảnh tịnh.

Lao tác và sinh hoạt đi lại là tu trong cảnh động. Nhất cử nhất động, thiền sinh luôn

sáng tỏ tâm mình tại đây và bây giờ. Động tịnh không hai, ngay đó tâm thiền tỏ rạng.

2.4/ Tổ chức tu hành:

Mỗi thiền viện đều có Khu ngoại viện và Nội viện riêng biệt. Có khu nhập thất

chuyên tu. Có chương trình tu học rõ ràng, tuân thủ theo Thanh quy. Hạn chế tối thiểu

sự đi lại (gần như không đi ra ngoài trong thời gian dụng công). Các thiền sinh đều

không có tài sản riêng, chỉ có những vật dụng cần thiết do thiền viện sắm cho, không có

những phương tiện khác như điện thoại riêng, ti-vi, đài, báo,… làm loạn tâm ý. Mỗi

mỗi đều tạo điều kiện để hành giả chuyên nhất tu tập.

2.5/ Tóm kết:

Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ đã khôi phục Thiền tông Việt Nam đời Trần

một cách cụ thể, từ lý thuyết đến thực hành, từ nắm vững đường lối công phu cho đến

kết quả - ngộ tâm.

Theo duyên pháp hóa, tăng ni Phật tử nhận chân được giá trị đích thực của Thiền

tông Việt Nam nên quy hướng, quay về tu tập ngày càng đông. Từ nhân duyên đó, các

thiền viện lần lượt ra đời trên khắp mọi miền đất nước, lan tỏa ra các nước khác trên thế

giới. Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam một lần nữa được khởi sắc, sống lại mạnh mẽ

trong thời hiện đại.

D- KẾT LUẬN

Thiền vốn là bản tâm chân thật nơi chính mỗi người. Nếu vô tri thì đồng với cây

đá. Hễ ai có biết thì đều có thiền, có bản tâm. Còn trong mê mờ thì sống bằng tâm hiểu

biết sanh diệt, tâm thiền tạm thời bị che khuất. Nhận lại nguồn tâm thì vô minh mê mờ

nhiều đời nhất thời tan biến, mười phương thế giới thênh thang, tâm thiền hiển hiện rờ

rỡ, suốt thông liễu biệt tất cả rõ ràng mà không hề có biến thiên sanh diệt. Mới thấy, dù

rằng dòng đời có vô thường sanh diệt, Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam theo đó cũng có

lúc tỏ lúc lu mờ, nhưng dòng chảy mạch nguồn Thiền tông Việt Nam không bao giờ bị

dừng dứt. Hôm nay tại đây, chúng ta vẫn đang sáng tỏ rõ ràng.

Page 27: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

161

KÝ SỰ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

ĐẠI GIỚI ĐÀN PHÁP LOA

Tháng 05/2017

Đại hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai kết thúc mỹ mãn với sự ra đời của một tân Ban

Trị sự nguyện hết lòng vì đạo pháp, trang nghiêm giáo hội, hòa hợp tăng già, lợi lạc

quần sanh. Lịch sử Phật giáo tỉnh nhà sang trang, mang dấu ấn của các bậc Tổ sư tiền

bối, hòa vào bầu nhiệt huyết của Chư tôn tiếp nối, luân lưu chảy vào đời. Chân dung và

tâm hạnh cao vời của các bậc sứ giả Như Lai, vĩnh viễn không phai nhòa trong lòng

Tăng Ni Phật tử hậu lai.

Đại Giới Đàn năm nay (PL 2561 - DL 2017) được Chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo

Giáo hội đương nhiệm đặt ra ngay từ những ngày đầu tháng tư Vesak. Tháng của ánh

sáng mặt trời Phật ra đời.

Tháng 06/2017

- Ngày 26/06

Hòa thượng Thích Nhật Quang - Trưởng ban Trị sự chủ trì phiên họp đầu tiên bàn

về việc tổ chức Đại Giới đàn.

Tham dự buổi họp còn có Hòa thượng Thích Minh Chánh – nguyên Trưởng ban

Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng Thích Thiện Đạo – Cố vấn Ban Trị sự

tỉnh và toàn thể Chư Tôn đức ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh. Qua trao đổi bàn bạc,

hội nghị thống nhất thỉnh Danh hiệu thiền sư Pháp Loa định tên cho Đại giới đàn này.

Thiền sư Pháp Loa là đệ Nhị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một Đại danh tăng

nước Việt, người đầu tiên đứng ra tổ chức đại giới đàn, cấp độ điệp cho tăng sĩ nước

nhà. Nay chúng ta thỉnh tôn danh của Ngài định tên cho Đại giới đàn chính là thể hiện

tấm lòng uống nước nhớ nguồn của thế hệ con cháu kế thừa. Tưởng niệm công đức Tổ

sư, noi gương hạnh nguyện người xưa, Tăng Ni Phật tử Việt Nam nguyện suốt đời gìn

giữ giới pháp của đức Phật đã dạy, nỗ lực tinh tấn không ngừng, tự lợi lợi tha không

mệt mỏi, như chính cuộc đời hành hóa của Đệ nhị tổ Pháp Loa.

Hội nghị cũng thống nhất thời gian diễn ra đại giới đàn từ ngày 08-12/10/2017

(19-23/08 Đinh Dậu) tại thiền viện Trúc Lâm Trí Đức, xã An Phước, huyện Long

Thành, tỉnh Đồng Nai.

Vì tiền đồ Phật pháp, vì chấn chỉnh tăng già, vì thọ mạng đạo pháp, Hòa thượng

Trưởng ban kêu gọi sự đoàn kết hòa hợp, Giáo hội cùng hợp tác với thiền phái Trúc

Lâm tổ chức Đại giới đàn thật trang nghiêm thanh tịnh, như pháp như luật. Tuyển Phật

trường mở ra, cửa ba đường khép lại, một tòa Tam vô lậu học sừng sững uy nghi, cung

đón Chúng trung tôn trở về.

Tháng 07/2017

Page 28: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

162

- Ngày 03/07

Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai gửi tờ trình lên Thường trực Hội

đồng Trị sự Trung ương xin phép tổ chức Đại giới đàn Pháp Loa PL.2561 – DL 2017.

- Ngày 10/07

Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương, Ban Tăng sự Trung ương gửi công văn

chấp thuận cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại giới đàn Pháp Loa từ

ngày 08-12/10/2017 (19-23/08/Đinh Dậu).

- Ngày 18/07

Hòa thượng Trưởng ban Trị sự dẫn đoàn Tăng Ni Ban Quản trị thiền phái Trúc

Lâm về chùa Huệ Nghiêm, thỉnh Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Ban Tăng sự

Trung ương, Trưởng ban Tăng sự TP. Hồ Chí Minh làm Tuyên Luật sư và cùng chung

lo Phật sự tổ chức Đại giới đàn. Hòa thượng Minh Thông hoan hỷ nhận lời. Chung trà

chung đạo, ôn cố tri tân. Quẩn quanh bên câu chuyện giới đàn là hồi ức của những năm

tháng tăng sĩ trẻ tại Học viện Huệ Nghiêm, bây giờ các ngài đã già hết rồi. Tuổi đời có

qua đi nhưng tâm thành vẫn ở lại. Hoài bão, cảm xúc, hạnh nguyện,… tất cả đều vì đạo

pháp và tương lai Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tương lai của thế hệ tăng sĩ kế thừa.

Giới Đài viện hôm nay hay mái Học viện xưa song vẫn còn nguyên vẹn bóng Lăng

Già:

Huệ Nghiêm núi báu chất Lăng Già,

Báu tự không tâm chẳng độ tha,

Khỉ chúa voi rồng đầy trong đó,

Thánh tăng Bồ-tát hiện thăng tòa.

Vô sanh đâu ngại ba đường khổ,

Giải thoát sá gì sáu nẻo qua,

Tự tại thân tâm An dưỡng địa,

Huệ Nghiêm núi báu chất Lăng Già. HT. Thích Nhật Quang

Về Huệ Nghiêm đối với Hòa thượng Trưởng ban là về lại nhà. Buổi đàm đạo để

lại nhiều cảm xúc cho mọi người. Tùy duyên lắng đọng.

- Ngày 24/07

Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai gửi công văn thừa ủy nhiệm UBND tỉnh Đồng Nai

chấp thuận cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại Giới đàn Pháp Loa.

Khi đã có quyết định của Trung ương Giáo hội và UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Ban

Trị sự khai mở Đại giới đàn Pháp Loa, bộ phận văn phòng ra đề cương thi giáo lý,

thông báo phát hồ sơ thọ giới, thời gian nhận hồ sơ từ tháng 8 đến 25/9/2017.

Tăng ni thiền viện Trúc Lâm Trí Đức bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị cho Đại

giới đàn. Toàn cảnh già-lam từ Chánh điện đến các liêu phòng đều được chỉnh trang

sạch sẽ gọn gàng. Đại chúng hân hoan lao tác quên cả sáng chiều. Thiền sinh phần đông

là giới tử, vừa làm việc vừa ôn bài, đâu đâu cũng nghe lời của giới: “Tâm thanh tịnh

không tỳ không bợn, thân kim cương chẳng trước chẳng sau”,…

Page 29: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

163

Phật sự tái khai Tam đàn giới thể lần này, tất cả chi phí của Đại giới đàn, tăng ni

Phật tử thiền phái Trúc Lâm xin được phát tâm hỷ cúng để hồi hướng phước báo dâng

lên Hòa thượng Tông sư thượng Thanh hạ Từ, nguyện ngài thọ mạng miên trường, lợi

lạc quần sanh. Kính nguyện Phật pháp xương minh, tăng già hòa hợp, đất nước thanh

bình, nhân dân an lạc.

- Ngày 27/07

Hòa thượng Trưởng ban dẫn đoàn về Huệ Nghiêm lần thứ hai. Cùng đi có Thượng

tọa Thích Huệ Khai - Phó Thường trực Ban Trị sự, Ni trưởng Thích nữ Huệ Hương -

Trưởng Phân ban Ni giới Đồng Nai và Chư Tôn đức trong ban Trị sự, Ban Quản trị

thiền phái Trúc Lâm. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai chính thức mời Hòa thượng

Thích Minh Thông và Thượng tọa Thích Lệ Trang tham dự vào Ban Kiến đàn Đại Giới

đàn Pháp Loa. Cả hai vị tôn đức đều nhất tâm tùy hỷ trong Phật sự này. Ngoài ra

Thượng tọa Lệ Trang còn được thỉnh giữ vị trí chủ đạo trong ban Tứ dẫn thỉnh của Đại

giới đàn.

Buổi nói chuyện chuyên đề về giới luật, uy nghiêm chuẩn mực,... Hòa thượng

Minh Thông cho biết điều quan trọng nhất quyết định cho sự thành công của một Đại

giới đàn là: Giới sư thanh tịnh, giới tử tha thiết, giới trường trang nghiêm. Ngài mong

mỏi Ban Kiến đàn có thể thực hiện đầy đủ các điều kiện này. Được vậy, Đại giới đàn

Pháp Loa thực sự là một tòa núi báu, không chỉ trong lòng Giáo hội Phật giáo Đồng Nai

mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nền Luật tông Phật giáo nước nhà. Dòng sinh mệnh

tăng già mãi mãi cộng sinh trong lòng bản thể Giới-định-tuệ.

Hòa thượng Trưởng ban cùng đoàn vô cùng hoan hỷ, trân trọng những ý kiến đóng

góp đầy nhiệt tâm của Chư Tôn thiền đức. Hòa thượng mời Hòa thượng Minh Thông và

Thượng tọa Lệ Trang đến thăm thiền viện Trúc Lâm Trí Đức cùng tham gia sắp xếp cụ

thể công tác tổ chức Đại Giới đàn. Với lời mời gần gũi thi thiết, Chư Tôn đức làm sao

không nhận lời cho được.

Rời Huệ Nghiêm - khung trời Ba-la-đề-mộc-xoa vàng ánh giới luật, nguồn năng

lượng tăng già hòa hợp phổ nhuận khắp thân tâm. Thanh tịnh, trong lành.

- Ngày 28/07

Đáp lời mời của Hòa thượng Trưởng ban, 7giờ sáng ngày hôm sau, Hòa thượng

Minh Thông và Thượng tọa Lệ Trang đã có mặt tại thiền viện Trúc Lâm Trí Đức. Đón

quý ngài vẫn là Hòa thượng Trưởng ban, Thượng tọa Phó ban thường trực, Chư Tôn

đức tăng ni thiền phái Trúc Lâm, Tổ đình Thường Chiếu, ban Điều hành và Chức sự hai

viện tăng ni Trí Đức.

Đoàn khảo sát một vòng Trí Đức tăng, Thượng tọa Lệ Trang hoan hỷ với cảnh

quan nơi đây. Quý ngài hội ý thêm về một vài nghi thức tác pháp yết-ma, tứ dẫn thỉnh,

cung an chức sự v.v… rồi qua thăm viện Ni.

Hai viện tăng ni Trí Đức giống hệt nhau, không có gì để giới thiệu với thượng

khách. Ni chúng thỉnh quý Hòa thượng và Chư Tôn đức tham quan các khu vực nghỉ

ngơi của Thập sư ni, Ban chức sự, Ban giám khảo, chư giới tử ni và sau cùng thỉnh quý

Page 30: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

164

ngài thọ trai. Kết thúc một buổi viếng thăm vui vẻ, hòa hợp, dấu hiệu nhân duyên khởi

đầu của Đại đàn giới Pháp Loa tươi sáng.

Tháng 8/2017

- Ngày 02/08

Ni trưởng Thích nữ Huệ Hương - Trưởng Phân ban Ni giới Đồng Nai triệu tập

buổi họp bên Ni tại chùa Tỉnh Hội - Văn phòng Ban Trị sự tỉnh, bàn về việc cung thỉnh

Thập sư Ni cho cả ba đàn: Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni.

- Ngày 07/08

Hòa thượng Trưởng ban chủ trì buổi họp với sự có mặt của Chư Tôn đức Thường

trực Ban Trị sự tỉnh và Thường trực Ban Trị sự các huyện, thị, thành. Sau khi tham

khảo ý kiến của Chư Tôn đức, hội nghị thống nhất danh sách cung thỉnh Thập sư Tăng

và Ni, thống nhất danh sách Ban tổ chức và các tiểu ban liên quan.

- Ngày 14/08 – Ba giờ chiều

Họp nội bộ Thiền phái Trúc Lâm tại thiền viện Trúc Lâm Trí Đức. Thành phần

tham dự gồm Ban Lãnh đạo các thiền viện trực thuộc thiền phái Trúc Lâm, quý Phật tử

đạo tràng Thường Chiếu, Trí Đức. Chư Tôn đức phân công tác cụ thể cho Tăng Ni

trong ban tổ chức.

Sơ đồ tổ chức đã lên khung. Chỉ còn từng bước tiến hành.

- Ngày 28, 29, 30/08

Chư Tôn đức đại diện Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai thỉnh Thập sư Tăng

đàn Tỳ-kheo và đàn Sa-di.

NT. Thích nữ Như Thuận, NT. Thích nữ Như Đức, NS. Thích nữ Hạnh Huệ thỉnh

quý Ni trưởng trong ban Chứng minh và Thập sư Ni đàn Tỳ-kheo Ni.

NT. Thích nữ Như Tịnh, NS. Thích nữ Hạnh Chiếu thỉnh Thập sư Ni đàn Thức-

xoa-ma-na và Sa-di Ni.

Tháng 9/2017

- Ngày 02/09

Đoàn chư Tăng do TT. Thích Thiện Pháp - Trụ trì chùa Pháp Thường dẫn đầu, đến

thiền viện Trúc Lâm Trí Đức thỉnh ý Hòa thượng Trưởng ban về công tác trần thiết giới

trường.

- Ngày 06/09

Chư Tăng ban trần thiết Thường Chiếu trình Hòa thượng Trưởng ban Sơ đồ tổ

chức giới trường.

- Ngày 12/09

Hạ nhà vòm Lễ trường, liêu giới tử, Phật tử,… cho cả hai giới trường tăng và ni.

- Ngày 18/09

Page 31: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

165

Thượng tọa Lệ Trang ra thăm giới trường, phụ sắp xếp các vị trí sinh hoạt giới

trường.

- Ngày 21/09

Ban Trị sự tỉnh họp mở rộng Tăng Ni trong toàn tỉnh, tổng kết công tác chuẩn bị

Đại giới đàn Pháp Loa. Tất cả mọi việc tiến hành thuận lợi tốt đẹp, Chư Tôn thiền đức

tăng ni vô cùng hoan hỷ với Phật sự trọng đại này. Thiệp thỉnh, thiệp mời cũng đã được

gửi đến Chư tôn Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Trung ương, Chư Tôn thiền đức các nơi,

quý vị khách quý đại diện các cấp Chánh quyền và chư Phật tử. Mọi người đều chờ

ngày hội Tăng già diễn ra xem thử thế nào.

Kể từ khi được tin Đại giới đàn tổ chức tại viện nhà, niềm vui lớn đan xen với

những nỗi lo cũng không nhỏ cứ nhấp nhô trong tim gan toàn dân Trí Đức. Mọi việc

tăng ni nơi đây đều có thể cố gắng tận lực bình sinh, để chư giới tử từ các nơi về an ổn

vui vẻ, chỉ một việc bất khả, đó là ý trời. Mong ngài thương, đừng có mưa!

- Ngày 22/09

Hòa thượng Minh Thông và Thượng tọa Lệ Trang về Trí Đức tập huấn ban Tứ dẫn

thỉnh và các ban liên quan. Hôm ấy thật đông đủ, có cả chư tăng chùa Huệ Nghiêm,

chùa Định Thành, Thượng tọa Phó ban Trị sự GHPGVN và tăng ni các thiền viện. Một

nhà hòa hợp xướng khúc Phật gia: chuông, trống, mõ, tăng bạt, kiền chùy, pháp loa,…

được Thượng tọa Lệ Trang chỉ dẫn hết sức cặn kẽ. Tăng ni trong ban Tứ dẫn thỉnh bị

bắt thử giọng, người mắc cỡ hay không mắc cỡ gì cũng chẳng được tha. Có thêm vài

giọng mới phát tâm. Thượng tọa Lệ Trang nghe xong cười mỉm chi. Chỉ có trời mới

hiểu! Tới thổi ốc, nhà mình không quen, thổi ốc ra chàng hiu. Đại chúng được một trận

cười hả hê. Vui ghê!

Thượng tọa Lệ Trang nói: “Giới tử bước vào giới trường cần phải đầy đủ oai nghi

tế hạnh, lý sự viên dung. Nét đẹp của người tu là nét đẹp trang nghiêm của giới đức

phẩm hạnh, chớ không phải tô son dồi phấn. Nội cung ngoại kính, bên trong có cung

cách thì bên ngoài mới cảm kính. Muốn một giới đàn thành công thì giới tử phải giữ

mình nghiêm chánh, oai nghi cử chỉ mỗi mỗi đều như pháp. Cho nên vai trò của điển lễ

rất quan trọng, nhằm hỗ trợ giới tử hoàn chỉnh tư cách phẩm hạnh của người xuất gia.

Có thế mới xứng đáng thọ nhận giới pháp cao quý của Phật”. Nhận được sự chia sẻ tận

tình của Thượng tọa rồi, Hòa thượng Trưởng ban Trị sự hết sức hoan hỷ, chư tăng ni ai

cũng vui vẻ lắng nghe và ghi nhớ thực tập.

Hòa thượng nói: “Hy vọng Đại Giới đàn Pháp Loa 2017 dựng lại tinh thần giới

luật của Giáo hội Trúc Lâm hơn 700 năm về trước”. Được tin giới tử từ các nơi về thọ

giới đông đảo, ngài tưởng nhớ đến rừng thiền một thuở xa xưa. Hòa thượng cảm động

khi nhắc lại mấy từ “mẫn cố, đại từ mẫn cố” của cố Hòa thượng Trí Thủ và hình ảnh

Chư tổ Việt Nam đời Trần đã xả thân vì đạo pháp và dân tộc. Chúng ta là con cháu,

phải gầy dựng lại môn phong sự nghiệp của tổ tiên. Ngài nhấn mạnh Giáo hội thời Trần

là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là giáo hội của tăng ni Phật tử Việt Nam.

Ngày nay thế hệ kế thừa nguyện đi theo dấu chân Tổ tông, nỗ lực tu hành và

truyền bá dòng thiền nước Việt, thắp sáng ngọn tâm đăng Phật Tổ trong lòng người

Page 32: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

166

Phật tử Việt Nam. Tăng ni thiền phái Trúc Lâm thọ ân giáo dưỡng của Hòa thượng

Tông sư rất sâu nặng, nghĩ nhớ đến thâm ân Thầy tổ, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều

hơn. Phụng sự, cúng dường Đại giới đàn lần này cũng không ngoài bản ý ấy.

Hòa thượng kết luận, đây là một buổi tập huấn về giới luật mang tính truyền thống

cả lý thuyết lẫn thực hành, rất có giá trị. Nhân duyên này vô cùng quý báu, cho thấy sự

thành công của Đại giới đàn Pháp Loa là điều nằm trong tầm tay chúng ta.

Cũng trong ngày này, chư tăng Thường Chiếu, Trí Đức, Pháp Thường bắt đầu

dựng cổng Tam quan Đại giới đàn Pháp Loa, treo cờ dựng phướn… Qua hôm sau, các

dãy pano, cờ Phật giáo phất phới màu ngũ sắc chạy dài từ quốc lộ 51 vào khu công

nghiệp Long Đức. Một trời Pháp Loa làm rạo rực lòng người con Phật - Đồng Nai.

Tăng ni Trí Đức khẩn trương lại càng khẩn trương hơn, khi được tin số giới tử lên

đến 2.300 vị, và vẫn còn nữa. Hòa thượng Trưởng ban ra lệnh cất thêm nhà vòm, nhà vệ

sinh,… làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm. Lễ trường lên khung, đường sá mở rộng.

Tăng ni tay cào tay cuốc, hệt như thuở mới lập quốc của Trí Đức.

BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU

Page 33: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

167

KÝ SỰ DIỄN TIẾN

ĐẠI GIỚI ĐÀN PHÁP LOA

Giới luật là mạng sống của Phật pháp, là sinh mạng của người xuất gia, nếu thiếu

nó thì Phật pháp sẽ lụi tàn, người xuất gia không thành người tu giải thoát. Thế nên

trong tạng Luật ghi: “Tỳ-ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ; Tỳ-ni tạng diệt, Phật pháp diệc

diệt”.

Chính vì ý này, nên chư Tôn thiền đức trong Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai

quyết tâm tổ chức Đại Giới đàn Pháp Loa, nhằm mục đích tiếp dẫn hậu lai thọ nhận giới

pháp cao quý của Phật, cũng là để làm nền tảng cho các giới tử tu hành, cầu trí tuệ giải

thoát của chư Phật. Tâm ý các Ngài muốn đào tạo tăng ni trẻ trở thành người có tu, có

học, có giới luật, để Phật pháp xương minh nơi đời, chúng sanh có nơi nương tựa.

Đại Giới đàn Pháp Loa được tổ chức tại Thiền viện Trúc lâm Trí Đức, diễn ra

trong năm ngày, từ ngày 08/10/2017 (nhằm ngày 19/8 Đinh Dậu) đến ngày 12/10/2017

(nhằm ngày 23/8 Đinh Dậu). Trong mỗi ngày có những diễn biến như sau:

1. Ngay 08/10/2017 (nhằm ngay 19/08/Đinh Dậu)

Khi mặt trời vừa lên, chư giới tử tăng ni ở khắp nơi lần lượt vân tập về Thiền viện

Trúc Lâm Trí Đức, trên gương mặt của mỗi vị đều cảm nhận niềm phúc lạc vô biên,

giống như những cùng tử lưu lạc nơi đất khách quê người, nay được trở về trong ngôi

nhà chánh pháp, được chính thức tiếp nhận thánh giới cao quí thiêng liêng của Phật, để

vun đắp cho sự nghiệp tâm linh của mình. Chư giới tử đã hết lòng giữ tâm thanh tịnh,

tuân thủ nghiêm chỉnh nội qui giới trường.

Buổi chiều, chư giới tử đã dốc hết trí lực để thi môn luận văn và vấn đáp, ngõ hầu

dâng tấc lòng thành kính lên cúng dường mười phương chư Phật, chư Bồ-tát, chư hiền

thánh tăng. Đồng thời chư giới tử tăng ni nhất tâm phát nguyện: “Xin trọn đời vâng giữ

những lời giáo huấn của chư Tôn thiền đức, tinh tấn tu học và nghiêm trì giới luật mà

mình đã thọ.

Tối đến là thời thuyết giảng của TT. Lệ Trang, nói về “Giáo giới hạnh nghi” của

hàng Thích tử, để dạy cho giới tử thấu hiểu đã là người xuất gia thì phải gìn giữ giới

luật như thế, hạnh nghi như thế. Được vậy mới không cô phụ chí nguyện xuất gia cao

cả của mình, và cũng chính là cách thức báo ơn đền ơn thiết thực nhất.

2. Ngay 09/10/2017 (nhằm ngay 20/08 Đinh Dậu)

Hôm nay là ngày tràn đầy hoan hỷ, vì chính thức cung nghinh Chư Tôn giáo phẩm

quang lâm khai mạc đại giới đàn Pháp Loa. Sự hiện diện của Chư Tôn giáo phẩm đã

làm cho giới trường vô cùng trang nghiêm thanh tịnh, đồng thời cũng để sách tấn chư

giới tử noi theo gương hạnh của các Ngài, có tu, có học, có giới luật, thì nhất định là

Phật pháp sẽ được xương minh, tùng lâm vững như thạch trụ.

Page 34: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

168

Trong lễ khai mạc, Chư tôn Hòa thượng đã dạy: “Yếu tố căn bản và quan trọng

nhất để tạo nên sự thành tựu trong việc tu học của mỗi hành giả chính là giới luật. Giới

luật là tiếng chuông tỉnh thức, là bậc thầy sáng dẫn dắt mọi người khỏi sa vào hố thẳm.

Thế nên đức Thế Tôn dạy: “Này các Tỳ-kheo! Nên biết giới pháp này là thầy của các

ông, dù ta trụ ở đời cũng không khác gì giới pháp này”. Lời dạy này đã minh chứng

rằng: Giới luật là hiện thân của đức Phật, nơi nào, thời đại nào, giới luật được trân kính,

hành trì, thì khi ấy đức Phật và giáo pháp đang hiện hữu tồn tại. Vì vậy muốn cho Phật

pháp được an trụ và phát triển trong nhân gian, thì yếu tố tiên quyết là phải nghiêm trì

giới luật.

Buổi chiều là thời thuyết giảng “Khai đạo giới tử” của HT. Minh Thông. Hòa

thượng dạy cho chư vị giới tử biết có 8 loại Tỳ-kheo: 1- Danh tự Tỳ-kheo, 2- Tương tợ

Tỳ-kheo, 3- Tự xưng Tỳ-kheo, 4- Cát triệt Tỳ-kheo, 5- Khất cầu Tỳ-kheo, 6- Thiện lai

Tỳ-kheo, 7- Phá kiết sử Tỳ-kheo, 8- Bạch tứ Yết-ma thành tựu xứ sở đắc giới Tỳ-kheo.

Năm loại Tỳ-kheo đầu không được thanh tịnh, không đắc giới Tỳ-kheo, chỉ có ba loại

Tỳ-kheo sau mới là Tỳ-kheo thanh tịnh, đắc giới Tỳ-kheo và sanh ra vô tác giới thể.

Đồng thời Hòa thượng dẫn trong Luật Thiện Kiến ghi: Có 5 điều khiến chánh

pháp trụ thế lâu dài.

1- Giới luật còn sự kính trọng của người đệ tử Phật

2- Còn Luật sư ở đời

3- Trú xứ nào đủ 5 vị Tỳ-kheo thanh tịnh

4- Trú xứ nào đủ 10 vị Tỳ-kheo thanh tịnh

5- Trú xứ nào đủ 20 vị Tỳ-kheo thanh tịnh

Những lời vàng ngọc của Hòa thượng nhằm động viên sách tấn chư vị giới tử, sau

khi đắc giới rồi, phải hết lòng trân quí như mạng sống của mình, hãy vì tiền đồ Phật

pháp, vì những huynh đệ tiếp bước theo sau mà cố gắng gìn giữ cho được thanh tịnh,

chớ có vi phạm.

Tối đến chư vị giới tử tăng ni y hậu chỉnh tề, vân tập về Lễ trường, ổn định trang

nghiêm chuẩn bị cho phần thi tụng luật trường hàng. Đây là bốn quyển luật căn bản của

người xuất gia khi mới bước chân vào đạo, cho nên chư vị giới tử phải thuộc nằm lòng,

để hiểu rõ những oai nghi phép tắc trong chốn thiền môn, nhằm tạo cho mình một nền

tảng căn bản trên con đường tu học, giác ngộ, giải thoát.

Thế nên chư Tôn thiền đức vừa cất giọng xướng lên, chư giới tử hòa theo tụng

đọc, âm thanh trầm bổng du dương, quyện cùng tiếng mõ tiếng chuông, tạo nên những

tiết tấu trầm hùng thanh tịnh. Đây là thành quả đầu tiên mà chư vị giới tử đồng nhất tâm

dâng lên cúng dường mười phương Tam Bảo, chư Hiền thánh tăng và hiện tiền chư vị

Giới sư tại Đại Giới đàn Pháp Loa này. Nguyện cầu cho quí Ngài sống mãi nơi đời, để

hướng dẫn chúng con trên con đường tu học.

3. Ngay 10/10/2017 (nhằm 21/08 Đinh Dậu)

Page 35: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

169

Như thường lệ mỗi ngày, vào lúc 3g30 khuya là giờ thức chúng, chư giới tử chuẩn

bị y hậu chỉnh tề vân tập về ngôi điện Phật để tác lễ sám hối, ngõ hầu giúp cho chư vị

giới tử được thân tâm thanh tịnh, để chuẩn bị lãnh thọ giới pháp cao quí của Phật.

Tiếp theo là thời giảng dạy của TT. Lệ Trang, lại nói về “Giáo giới hạnh nghi”, đủ

để thấy giới luật và hạnh nghi quan trọng như thế nào đối với người xuất gia tu học.

Chiều 2g, họp hội đồng thập sư, để thống nhất ý kiến đưa đến sự hòa hợp thanh

tịnh, chuẩn bị cho việc đăng đàn truyền trao giới pháp cao quí của Phật. Bởi vì muốn

cho các giới tử được đắc giới thanh tịnh, thì cần phải hội đủ ba yếu tố: Giới trường

thanh tịnh, giới sư thanh tịnh và giới tử chí thành.

Tối đến là đàn truyền giới Sa-di. Ban cung nghinh và Điển lễ cung thỉnh Hội đồng

thập sư đàn truyền giới Sa-di quang lâm, dưới sự phủ phục một dạ chí thành cầu thọ

giới pháp của các giới tử. Sau khi cung thỉnh Hội đồng thập sư đảnh lễ Tam bảo, sám

hối ba nghiệp cho thanh tịnh, quý thầy trong ban điển lễ hướng dẫn các giới tử cung

thỉnh Chư Tôn thiền đức làm Tam sư và Thất chứng để tiến hành truyền giới.

Sau khi đại tăng vấn hòa, HT. Thích Huệ Chí làm Giáo thọ A-xà-lê đã thực hiện

vấn nạn các giới tử. Hòa thượng Thích Huệ Tâm làm Yết-ma A-xà-lê đã làm lễ tác pháp

Yết-ma truyền giới. Hòa thượng Thích Liêm Chính làm Hòa thượng Đàn đầu đã khai

thị cho các giới tử về tầm quan trọng của giới luật và mong các giới tử hãy vâng giữ

những giới pháp mà mình đã thọ để tiến xa hơn trên đường đạo.

Lễ tấn đàn Sa-di được diễn ra trong niềm hỷ lạc vô biên và lòng tràn đầy khát

ngưỡng cầu thọ giới pháp của các giới tử. Lần đầu tiên được khoác lên mình chiếc y

giới pháp cao quí của Phật, trên khuôn mặt của mỗi vị đều cảm thấy vô cùng hoan hỷ.

Mong rằng niềm vui này, các giới tử hãy nhớ mãi trong suốt lộ trình tu học của mình.

4. Ngay 11/10/2017 (nhằm ngay 22/08 Đinh Dậu)

Hôm nay là ngày vô cùng trọng đại, ngày mà các giới tử được chính thức đăng đàn

tác thành giới thể Tỳ-kheo.

Chư Tôn đức trong Hội đồng Thập sư cung thỉnh HT. Thích Nhật Quang (TV.

Thường Chiếu) làm Đàn đầu truyền giới ; HT. Thích Minh Thông làm Yết -ma A-xà-lê;

HT. Thích Giác Quang và TT . Thích Lệ Trang làm Giáo thọ A -xà-lê; HT. Thích Hải

Mẫn, HT. Thích Thiện Cảnh , HT. Thích Thiện Đạo , HT. Thích Trí Chơn , HT. Thích

Giác Văn, TT. Thích Thông Phương, TT. Thích Huệ Quang làm tôn chứng tăng già.

Vào lúc 6g30 sáng, quý thầy trong ban dẫn thỉnh đã hướng dẫn các giới tử đê đầu

đảnh lễ cung thỉnh chư Tôn thiền đức Hội đồng Thập sư. Sau lời tác bạch cung thỉnh,

chư Tôn đức giới sư quang lâm giới đài, hai bên giới tử chí thành phủ phục nghinh đón.

Sau khi đảnh lễ Tam bảo, tác pháp yết ma tại giới trường, Chư Giới sư được cung

thỉnh quang lâm an tọa nơi đài truyền giới. Lễ tác pháp thỉnh sư xong, giới tử lui ra khỏi

giới trường. Hòa thượng Yết-ma tác pháp vấn hòa và sau đó Thượng tọa Giáo thọ đã ra

trước Đại Tăng để tác pháp xin cho các giới tử được thọ giới.

Page 36: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

170

Đại Tăng thuận tác pháp để cho Giáo thọ hỏi các già nạn của giới tử. Sau khi đã

hỏi các già nạn, giới tử không phạm thì Giáo thọ A-xà-lê ra trước Tăng bạch để đem

các giới tử đến thọ giới.

Trong buổi sáng hôm nay có hơn 450 Sa-di được đăng đàn thọ Tỳ-kheo giới chia

làm trên 150 đàn (mỗi đàn 3 vị).

Sau khi Hòa thượng Yết-ma bạch tứ Yết-ma rồi, vô tác giới thể của giới tử được

phát sanh. Kế đến, Hòa thượng Đường đầu đã khuyến tấn và trao giới tướng Tỳ-kheo

cho các giới tử. Từ đây giới tử đã đầy đủ giới tướng và giới tánh.

Sau khi các giới tử đã được tác pháp Yết ma và truyền giới xong, tiếp theo là nghi

thức xả Mạn y và truyền Tam y, bình bát, đãy lọc nước, toạ cụ, đây là những báu vật

của người xuất gia mang theo suốt cuộc đời mình.

Nhìn những mảnh y ruộng phước được các giới tử trân trọng khoác lên mình,

trong niềm hân hoan đầy hỷ lạc khi vừa lãnh thọ giới pháp, từ đây, giới thể đã châu

viên, các giới tử đã chính thức dự vào hàng ngũ Chúng trung tôn, là đống lương của

Phật pháp, là bậc ứng cúng của nhân gian. Các giới tử bắt đầu bước vào con đường dấn

thân phụng sự, thừa hành mạng mạch của Như Lai, “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam

đồ khổ”.

Chiều 13g30 Thâp sư Ni đưa giơi tư Ni đên Đai Tăng cầu Chánh pháp yết ma . HT.

Thích Minh Thông đã thay Đại Tăng chấp nhận lời thỉnh cầu của giới sư Ni và quang

lâm giới đàn để trao truyền giới pháp cho các giới tử Ni.

Vào lúc 6g tối là lễ truyền Bồ-tát đạo tục thông hành giới. Đức Thế Tôn chế giới

luật, là giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa các hành động xấu ác,

làm mọi điều thiện để có được cuộc sống an vui lợi lạc. Nếu không hiểu ý nghĩa của

giới luật, xem giới luật là sự ràng buộc hay vì lòng hiếu kỳ mà thọ giới thì đó là điều sai

lầm. Bản chất của giới luật là đạo đức, kính trọng người giữ giới là kính trọng đạo đức.

Do vậy, giới là nếp sống thanh tịnh, là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát.

Thọ Bồ tát giới là đi trên con đường cao thượng, nuôi lớn lòng đại bi, thương

chúng sanh chìm nổi trong sanh tử tạo vô lượng ác nghiệp, thọ vô lượng tội báo mà xả

thân cứu độ. Đây là chánh nhân tu học để thành Phật đạo. Phát bồ-đề tâm, hành Bồ tát

đạo là công đức và phước báu to lớn nhất. Lấy đại bi tâm làm chủ, lấy bồ-đề tâm dẫn

đạo, thực hiện lý tưởng Đại thừa là điểm then chốt của người học Phật cần khắc cốt ghi

tâm.

Bồ tát giới phạm vi rất rộng, tư tưởng vô cùng khoáng đạt, vượt thoát mọi chấp

thủ và ước lệ đời thường, nó thuộc về thông giới. Ngoài thất chúng đệ tử ra còn có quỷ

thần, Bát bộ và những chúng sanh nào hiểu được ý nghĩa của Pháp sư thuyết giới mà

hành trì thì đắc giới. Trong Bồ tát giới kinh dạy rằng: “Chúng sanh trong lục đạo chỉ

cần nghe hiểu lời Pháp sư truyền giới Bồ tát giới mà trì giới thì được đắc giới”. Do vậy,

mọi người nam nữ, già trẻ và tất cả chúng sanh, trừ thành phần phạm bảy trọng tội: 1-

Giết cha; 2- Giết mẹ; 3- Làm thân Phật ra máu; 4- Giết A-la-hán; 5- Giết Hòa thượng;

6- Phá hòa hiệp Tăng; 7- Giết Thánh nhân đều có thể thọ Bồ tát giới.

Page 37: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

171

Buổi lễ được diễn ra vô cùng trang nghiêm thanh tịnh, với lòng chí thành cầu thọ

giới pháp của chư vị Phật tử. Mong rằng với sự phát Bồ-đề tâm cầu thọ giới pháp này,

chư vị Phật tử sẽ được giải thoát mọi khổ đau cho mình và người. Từ đó, gặt hái được

giá trị thiết thực của pháp vị, để thăng hoa đời sống con người, đây chính là mục đích

và ý nghĩa của việc thọ giới.

Tiếp theo, 8g là lễ Tấn hương. Tấn hương là một nghi thức biểu thị ý chí khao

khát học hạnh Bồ-tát, nguyện hiến trọn cuộc đời mình phục vụ cho đạo pháp và nhân

sinh. Những người xuất gia theo đạo Phật thường có những vết sẹo tròn trên đầu, đây là

vết tích của việc đốt hương cúng dường chư Phật, để nói lên sự chân thành, quyết tâm

tin Phật. Vết sẹo chấm hương đó không phải chỉ có ở trên đầu mà là ở bất kỳ nơi nào

trên cơ thể cũng đều có thể được. Số lượng chấm hương trên đầu cũng không nhất định,

có thể là một liều, ba liều, sáu liều, chín liều, mười hai liều, càng nhiều càng biểu hiện

tâm thành. Ngoài ra còn có người phát tâm đốt một hoặc hai ngón tay của mình.

Việc làm này được ghi lại từ trong Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm: “Sau

khi Như Lại diệt độ, giả như có Tỳ-kheo phát tâm quyết định tu tập thiền định mà có thể

đối trước hình tượng của Như Lai đốt một ngọn đèn, đốt một lóng tay, cho đến đốt một

chấm hương trên thân thể của mình thì Như Lai nói rằng tất cả những nghiệp chướng

nhiều đời của người này lập tức trả hết. Tuy thường sống ở thế gian, nhưng đã vĩnh

viễn thoát ly phiền não. Tuy chưa chứng được Vô thượng Bồ-đề, nhưng người này đối

với giáo pháp của Như Lai, tâm đã quyết định. Nếu như không làm được một chút nhân

nhỏ về sự xả thân như vậy thì cho dù có đạt được vô vi rồi cũng phải sanh trở lại làm

người hoàn trả nợ cũ”. (Lăng Nghiêm Kinh – quyển 6).

Lễ phát nguyện tấn hương diễn ra sau khi các đệ tử tu theo đạo Phật thọ giới Tỳ-

kheo và Bồ-tát giới. Lễ Tấn hương này chỉ thấy trong các Đại Giới đàn thuộc Phật giáo

Bắc tông; còn đối với Phật giáo Nam tông không có truyền thống tấn hương này. Việc

tấn hương cúng dường không phân biệt xuất gia, tại gia, nam, nữ… cứ ai phát nguyện

thọ giới Bồ-tát, phát tâm đốt một phần trên cơ thể mình để cúng dường thì đốt.

Lúc tấn hương người tu sĩ phải đắp y cà-sa, Phật tử thì mặc áo tràng, ngồi ngay

thẳng trang nghiêm trước bàn thờ Phật. Quý thầy hộ đàn cùng với nhân viên y tế đo và

đánh dấu trên đầu trước, để tránh những mạch máu và dây thần kinh gây nguy hiểm cho

người phát nguyện tấn hương.

Điều đặc biệt khiến người phát nguyện tấn hương quên đi nỗi đau xác thịt là nhờ

vào tâm kiên định và sự đồng thanh niệm Phật của chư Tăng ni, Phật tử, hòa cùng âm

thanh chuông trống Bát-nhã vang rền khắp gian phòng.

Buổi lễ diễn ra trong tinh thần dũng mãnh, quyết tâm xả bỏ những lầm chấp về

thân và tâm, ngõ hầu thẳng tiến trên con đường Phật đạo. Điều này, khiến cho người

tham dự cảm thấy thật vô cùng xúc động.

5. Ngay 12/10/2017 (nhằm ngay 23/08 Đinh Dậu)

Vào lúc 4g sáng là thời thuyết giảng về Đại cương giới luật của HT. Thích Minh

Thông.

Page 38: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

172

Hòa thượng dạy: Một vị Tỳ-kheo khi đã thọ giới, thì phải học giới và trì giới. Tỳ-

kheo phải biết giá trị của cương vị Tỳ-kheo. Bởi nghĩa gốc của Tỳ-kheo là Cận viên.

Cận là gần, viên là tròn đầy quả vị A-la-hán. Một vị Tỳ-kheo bước trên đường gần gũi

A-la-hán, nên xứng đáng nhận trời người cúng dường. Muốn được như vậy, thì Tỳ-kheo

phải có bốn điều thanh tịnh: 1. Căn thanh tịnh, 2. Giới thanh tịnh, 3. Mạng thanh tịnh, 4.

Niệm thanh tịnh.

Đồng thời Hòa thượng nhắc nhở các vị tân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni,

khi đã được lãnh thọ giới pháp cao quí của Phật rồi, thì phải biết trân quí coi như mạng

sống của mình, chớ có xem thường hủy phạm.

Tiếp theo, 6g sáng là buổi lễ truyền Tam quy ngũ giới và thập thiện, do chư tôn

Hòa thượng giới sư truyền trao. Chư vị thiện nam tín nữ từ các nơi vân tập về đại giới

đàn Pháp Loa, cầu xin lãnh thọ quy giới của Phật vô cùng đông đảo. Đây là bậc thang

đầu tiên để tiến vào con đường tu Phật. Người giữ được năm giới này, bản thân sẽ được

an vui, gia đình được hạnh phúc và cũng có thể tiến xa trên con đường tu học giác ngộ

giải thoát.

Cuối cùng, vào lúc 8g30 là lễ Bế mạc. Chư Tôn thiền đức trong Hội đồng Thập sư

tăng và ni tràn đầy hoan hỷ, vì đã làm được một Phật sự vô cùng to lớn, đó là truyền

thừa mạng mạch của Như Lai. Còn hơn 2.500 giới tử với lòng chí thành cảm đội ơn đức

trời biển mà chư vị Giới sư đã truyền trao giới pháp cao quý của Phật. Từ đó, mở ra một

chân trời thông thống trên con đường tu học, tìm về giác ngộ giải thoát của chư vị giới

tử. Nguyện cầu cho quí Ngài sống mãi trên đời, để chúng sanh có nơi nương tựa.

Đại Giới đàn Pháp Loa được thành công tốt đẹp, có bao nhiêu công đức xin thành

kính dâng lên cúng dường Hòa thượng Tôn sư Trúc Lâm, chúc nguyện Hòa thượng thân

tâm thường lạc, sống mãi trên đời với tất cả chúng con.

Page 39: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

173

LỜI BẠT

Đại Giới đàn Pháp Loa kết thúc, khép lại một thời và nơi chốn tinh cần nghiêm

mật. Hình ảnh giới tử trang trọng thọ nhận y bát, nhất nhất tuân theo huấn thị của Chư

tôn Giới sư, sẽ mãi mãi là dấu ấn khó phai. Người xưa nói:

Đăng đàn thọ cụ, tựu trung bỏ vọng về chơn,

Truyền thừa giới đức, ngay đó ngược trần hợp giác.

Để có được thành tựu này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai

cùng Chư tôn Giáo phẩm Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã chu đáo

chuẩn bị, tận tâm kiến lập giới tràng y pháp y luật.

Theo sự chỉ dạy của Ban Tổ chức, chúng con cố gắng thực hiện một ấn phẩm ghi

lại tất cả tiến trình, sự kiện tổ chức, những bài viết nằm trong chuyên đề Nhị tổ Pháp

Loa. Lời huấn thị thân thiết của Chư tôn Giới sư, những cảm xúc về giới đàn, những

hình ảnh trang nghiêm trong cuộc đời xuất gia tu học,… tất cả đều hướng về giới tử,

mong rằng khi giới đàn kết thúc, mỗi người sẽ có trên tay một tập Kỷ Yếu như món quà

lưu dấu.

Tuy thế do khả năng hạn chế, thời lượng rất cấp bách, chúng con không trình bày

tường tận hết từng chi tiết, có những phút giây lắng đọng quên mình mà không ghi chép

được, có những hình ảnh vô cùng quý giá mà máy ảnh thường tình chỉ là công cụ bên

ngoài. Chư tôn Giới sư, Ban Hộ đàn, Ban Điều hành và Ban Quản giới tử cùng chư vị

Phật tử công quả trong suốt giới đàn cũng có nhiều cảm nghĩ, nhiều ý tưởng trang trọng

để làm chuẩn mực, tiêu bản cho những kỳ tổ chức giới đàn về sau. Chúng con không

thể ghi chép, biên tập đầy đủ trong nội dung của Kỷ Yếu.

Chúng con xin thành tâm sám hối những sơ sót và bất cập khiến cho Kỷ Yếu Đại

Giới đàn Pháp Loa Phật lịch 2561 - Dương lịch 2017 không hoàn tất viên mãn. Chúng

con chân thành tri ân sự tùy hỷ hỗ trợ của Chư tôn Giáo phẩm, bộ phận Văn phòng Ban

Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai cùng Chư Tôn đức trong tông môn, các ngài luôn đồng

hành, theo dõi, chỉ dạy góp ý để công tác thực hiện Kỷ Yếu của chúng con được nhiều

thuận lợi, kết thúc đúng tiến trình của Giới đàn, như ý nguyện của Ban Tổ chức.

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.

Page 40: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

174

MỤC LỤC. .

- Lời nói đầu

- Các kỳ Đại giới đàn do Ban Trị sự GHPG tỉnh Đồng Nai tổ chức

Phần I: CHUẨN BỊ NỘI DUNG

- LƯỢC SỬ TỔ SƯ PHÁP LOA

TỔ THỨ HAI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ- VIỆT NAM

- TAM VÔ LẬU HỌC (Hòa thượng Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm)

- THIỀN SƯ PHÁP LOA VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

(Hòa thượng Thích Nhật Quang)

- TRÌ GIỚI THEO TINH THẦN THIỀN TÔNG

CỦA NHỊ TỔ PHÁP LOA Thích Thông Thiền - Thiền viện Chân Không

- BÀI HỌC TỪ TỔ SƯ PHÁP LOA

- TRÀNG HOA CỦA DI MẪU ĐẠI ÁI ĐẠO

Phần II: DIỄN TIẾN GIỚI ĐÀN

Kế hoạch tổ chức

- Kế hoạch về việc tổ chức Đại giới đàn Pháp Loa 2017

- Ban tổ chức Đại giới đàn Pháp Loa

- Ban Chức sự

- Hội đồng Thập sư

- Ban Giám khảo

- Ban Quản giới tử

- Ban Hộ đàn

- Nội dung Đại giới đàn

- Chương trình Đại giới đàn Pháp Loa

- Nội dung Đại giới đàn

- Chương trình khai mạc

Page 41: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

175

- Chương trình bế mạc

- Văn thư của Ban Tôn giáo

- Văn thư của Hội đồng trị sự GHPGVN

Lễ khai mạc Đại Giới đàn Pháp Loa

- Đạo từ của Hòa thượng đàn chủ

- Tuyên bố lý do

- Diễn văn khai mạc

- Đạo từ của Hòa thượng chứng minh

- Văn phát nguyện thọ giới

- Lời cảm tạ của Ban tổ chức

Phần III: HÌNH ẢNH GIỚI ĐÀN

Công tác chuẩn bị

Ngày thứ nhất

- Buổi sáng: giới tử tề tựu

- Buổi chiều: khảo hạch giới tử

Ngày thứ hai

- khai mạc Đại giới đàn Pháp Loa

- Bài phát biểu lễ khai mạc của Ban tôn giáo tỉnh

- Hòa thượng Ân sư quang lâm chứng minh

- Truyền giới Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na-ni

Ngày thứ ba

- Tấn đàn truyền giới Tỳ-kheo

- Khai đạo giới tử ni

- Tấn đàn truyền giới Tỳ-kheo-ni

- Thập sư ni đưa giới tử đến Đại tăng cầu chánh giới

Phần VI: KẾT THÚC GIỚI ĐÀN

- Các bài luận đạt điểm cao

- Thơ Ngưỡng vọng

Page 42: KẾT THC GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - truclamphucduc.org.au · này, tuệ này mà đƣợc chứng ngộ, thật không có pháp nào khác”. Giới tử hãy bình luận lời

176

- Diễn văn bế mạc

- Báo cáo kết quả

- Văn phát nguyện trì giới

- Cảm tạ

- Dòng chảy thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

- Ký sự chuẩn bị giới đàn

- Ký sự diễn tiến giới đàn

LỜI BẠT