kỷ yếu: hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/ky yeu hn xt...

171

Upload: lamthien

Post on 06-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG
Page 2: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG
Page 3: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL Mục lục

3

MỤC LỤCTrang

PHẦN 1: NHÀ QUẢN LÝ VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰCNÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN......................................................................................................................5

- TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐBSCL NĂM 2014.................................6

- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP LỢI THẾ VÙNG ĐBSCL..............................24

- PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL....................................32

- VCCI VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÙNG ĐBSCL...........................................................35

- GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KHU VỰC ĐBSCL................................................................37

- THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.......................................................................................................................... .....40

- TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA HÀ NỘI......................................................................................................................................................................44

PHẦN II: TIẾNG NÓI DOANH NGHIỆP.....................................................................................................................55

- KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN XUẤT KHẨU - CẢI THIỆN THU NHẬP BỀN VỮNG CHO NÔNG DÂN......................56

- CỎ MAY: MANG HẠT GẠO VƯƠN RA THẾ GIỚI.............................................................................................62

- HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP EVERGROWTH – NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN..................................63

- GIẢI PHÁP ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CHO VIỆC LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM...............66

- GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU.................................................................................................................70

- DỪA BẾN TRE - NÂNG TẦM GIÁ TRỊ VIỆT.......................................................................................................75

- NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG & AEC 2015........................................................................79

- MÔI LIÊN KẾT GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.............................................................................................................................88

- XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG NGHIỆP ĐBSCL........................................................................................................91

- KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÚA GẠO.....................................................................................................94

- XI MĂNG TÂY ĐÔ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRÊN NỀN TẢNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI.............................................................................................................................................98

- LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT – TIÊU THỤ LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO VÀ TỪNG BƯỚC KHẲNG ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HẠT GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUÔC TẾ...............................104

- ĐẠM CÀ MAU – 3 NĂM HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN.................................................................................109

- ỨNG DỤNG TÔT KHOA HỌC – KỸ THUẬT TRONG KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN PHỤC VỤ HIỆU QUẢ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI KIÊN GIANG.....................................................................112

- THỰC HIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÔ HÀ NỘI....................................................................................................................................................................115

- THÚC ĐẨY TIÊU THỤ NÔNG SẢN ĐBSCL VÀO THỊ TRƯỜNG PHÍA BẮC THÔNG QUA SÀN GIAO DỊCH RAU QUẢ & THỰC PHẨM HÀ NỘI..............................................................................................118

Page 4: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL Mục lục

4

- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH............................................................................................................120

- MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP GẮN VỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU LÚA......................................126

PHẦN III: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG ĐBSL............................................................ ...131

- TỈNH AN GIANG....................................................................................................................................................132

- TỈNH BẠC LIÊU.....................................................................................................................................................135

- TỈNH BẾN TRE.......................................................................................................................................................138

- THÀNH PHÔ CẦN THƠ........................................................................................................................................140

- TỈNH CÀ MAU........................................................................................................................................................146

- TỈNH ĐỒNG THÁP.................................................................................................................................................149

- TỈNH HẬU GIANG.................................................................................................................................................151

- TỈNH KIÊN GIANG................................................................................................................................................153

- TỈNH LONG AN......................................................................................................................................................155

- TỈNH TIỀN GIANG.................................................................................................................................................157

- TỈNH TRÀ VINH.....................................................................................................................................................160

- TỈNH SÓC TRĂNG.................................................................................................................................................164

- TỈNH VĨNH LONG.................................................................................................................................................167

Page 5: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

5

PHẦN I

NHÀ QUẢN LÝ VỚI HOẠT ĐỘNGXÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯTRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN

Page 6: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

6

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 20141- Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

a) Về tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước:Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 6 tháng

đạt 8,0 - 8,5% (cùng kỳ năm 2013 là 8,5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khu vực I chiếm 35,35%, khu vực II chiếm 26,2%, khu vực III chiếm 38,45%). GDP bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 42.788 nghìn đồng.

Vùng Kinh tế trọng điểm tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 8,0%, cơ cấu kinh tế: khu vực I chiếm 27,95%, khu vực II chiếm 24,99%, khu vực III chiếm 47,06%.

Tăng trưởng của Vùng đạt khá trong bối cảnh kinh tế của Vùng còn nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết chuyển biến bất thường, các đợt không khí lạnh xuất hiện đầu năm kéo dài và nắng nóng khá gay gắt trong tháng 4, làm phát sinh dịch bệnh song độ mặn xuất hiện chậm và không lấn sâu vào nội đồng nên mực nước và chất lượng nước nội đồng cơ bản đảm bảo yêu cầu phục vụ cho sản xuất nên năng suất ngành nông nghiệp vẫn tăng khá cao, xuất khẩu đạt khá mặc dù nhiều mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng nhiều về mặt xuất khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc như khoai lang ở Vĩnh Long, dừa Bến Tre, trái cây Đồng Tháp... nhìn chung tỷ trọng thị trường xuất khẩu chính ngạch hàng nông thủy sản vùng ĐBSCL sang Trung Quốc không lớn (chiếm khoảng 10%) song người nông dân chịu nhiều thiệt hại khi các tin đồn “đóng cửa khẩu với Trung Quốc” lan rộng làm cho giá cả các mặt hàng sụt giảm, hàng hóa ứ đọng tại nhiều địa phương. Tình trạng tôm nuôi nhất là tôm nuôi công nghiệp ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... bị chết do dịch bệnh vẫn xảy ra, giá tôm nguyên liệu thường xuyên biến động, tạo tâm lý hoang mang cho người nuôi tôm. Thu ngân sách đạt thấp nhất là các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu thủy sản và sản lượng lúa, đây là các tỉnh bị ảnh hưởng chính đến thu ngân sách do thay đổi chính sách thuế theo Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến. Mặc dù vậy vẫn có những tín hiệu đáng mừng như ngành nông nghiệp đã thực hiện theo nguyên tắc hợp tác - liên kết - thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng thu nhập cho nông dân, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ được nhân rộng ở các lĩnh vực nuôi trồng như cá, tôm, trái cây... là những thành tựu đáng được ghi nhận trong việc áp dụng mô hình liên kết nói riêng và trong việc thực hiện bước đầu Đề án tái cơ cấu

Page 7: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

7

ngành nông nghiệp nói chung ở nhiều địa phương. Các chính sách hỗ trợ nông dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, thu mua tạm trữ lúa gạo, hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa... đã giúp nông dân ổn định sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được cải thiện, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Các công trình thủy lợi được đầu tư phát huy tác dụng, tổ chức vận hành hợp lý, bảo đảm nước cung cấp đủ cho sản xuất và dân sinh, đem lại hiệu quả thiết thực. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện và chuyển biến tích cực, nhất là chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

b) Về sản xuất công nghiệp:

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã chủ động tìm thị trường, cơ cấu lại tổ chức và thúc đẩy sản xuất phù hợp với tình hình, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 6,6% so cùng kỳ, giá trị sản xuất đạt 223.310 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), một số địa phương có chỉ số phát triển công nghiệp khá như Long An, Tiền Giang, Cần Thơ. Các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Vùng là xi măng, gạo xay xát, thủy hải sản đông lạnh, thức ăn chăn nuôi...

Mặc dù chế biến thủy sản là ngành công nghiệp mũi nhọn, luôn chiếm tỷ trọng và có tốc độ tăng trưởng cao trong vùng, nhưng sản phẩm chế biến chỉ dừng lại ở mức là cá tra phi lê, tôm đông lạnh, mực đông lạnh...ngoài ra hệ số sử dụng công suất chế biến thủy sản đông lạnh và chế biến rau quả đạt thấp; các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chưa phát triển... Ngành công nghiệp sản xuất chủ yếu là sản phẩm sơ chế, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu. Công suất xay xát và chế biến gạo xuất khẩu chưa tương ứng với nguồn nguyên liệu của địa phương, công nghệ xay xát lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng, tỷ lệ hao hụt cao.

Nguyên nhân công nghiệp chế biến ở đồng bằng sông Cửu Long chậm phát triển và không thu hút được các nhà đầu tư là do cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi, chất lượng nguồn nhân lực thấp, chi phí đầu tư cao, chất lượng quy hoạch và định hướng chung cho phát triển mang tính kinh tế vùng còn thấp; thiếu chiến lược chung, thiếu đồng bộ và tính liên kết, làm cho việc khai thác các nguồn lực, nhất là các nguồn lực đất đai sử dụng chưa hợp lý. Bên cạnh đó còn là hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, năng lực cạnh tranh thấp...

c) Về sản xuất nông nghiệp:

- Về lúa, gạo: Toàn vùng đã thu hoạch được 740.000 ha lúa Hè Thu, chiếm 43,5% diện tích đã gieo sạ, năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha. Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm. Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập đã kịp thời phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, thực hiện các biện pháp tích nước, tiết kiệm nước,

Page 8: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

8

sử dụng hợp lý nguồn nước, bảo đảm canh tác hết diện tích. Nhờ đó, dù xuống giống vụ lúa Hè Thu trong thời điểm nước mặn xâm nhập sâu, khô hạn gây hại khó khăn cho 600.000 ha nhưng lúa vẫn phát triển tốt.

Trái ngược với những tháng đầu năm, những ngày cuối của tháng 6 giá lúa ĐBSCL tiếp tục tăng thêm và hiện đang đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 cao hơn giá gạo Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia... việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á, châu Phi cùng với lệnh cấm xuất khẩu của Thái Lan vẫn còn đang có hiệu lực và diện tích gieo trồng ở Ấn Độ tiếp tục sụt giảm, nhu cầu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch đang tăng cao đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động.

Tuy nhiên do từ đầu năm 2014 đến cuối tháng 6 giá lúa luôn ở mức thấp, đa số nông dân bán lúa trong vụ đông xuân và một phần vụ hè thu thu lãi rất ít, không đảm bảo lãi 30% như quy định của Chính phủ do không nắm bắt được thông tin. Dự báo với đà xuất khẩu hiện nay, Việt Nam có thể xuất khẩu đạt 07 triệu tấn trong năm 2014, giá lúa gạo tăng và đà tăng sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới.

- Thủy sản: sản lượng ước đạt 1,42 triệu tấn, tăng 3,7% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 901 ngàn tấn, tăng 4,5%; khai thác 518 ngàn tấn, tăng 2,3% so cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra khoảng 3,1 ngàn ha, bằng 98,4%; sản lượng gần 442 ngàn tấn, bằng 90,52% so cùng kỳ. Hiện nay giá cá dao động ở mức 25.000 đồng/kg, tuy nhiên sản lượng thu hoạch trong dân không nhiều do trong những tháng đầu năm giá cá giảm trong thời gian dài, người nuôi thua lỗ phải ngừng hoạt động. Diện tích nuôi tôm đã thu hoạch ước đạt 125 ngàn ha, sản lượng 147 ngàn tấn. Nhìn chung, sản lượng tôm nuôi đạt khá, nhất là tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên tình hình mở rộng, cải tạo đất trồng trọt sang nuôi tôm đang có xu hướng tăng (kể cả nuôi trong môi trường nước ngọt tại một số địa phương), ảnh hưởng đến quy hoạch, ô nhiễm nguồn nước và làm giá tôm nguyên liệu giảm.

- Chăn nuôi: những tháng đầu năm dịch cúm gia cầm xuất hiện ở các tỉnh, thành: Long An, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chăn nuôi, nhất là gia cầm. Đến nay, các địa phương đã khống chế được dịch, chủ động tái đàn, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định trở lại.

d) Về khu vực dịch vụ:Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 280.206 tỷ đồng, tăng 13,7%

so cùng kỳ. Trong đó, mức bán lẻ hàng hóa đạt 262.467 tỷ đồng, tăng 6,5%, ngành dịch vụ tăng khoảng 15%. Vùng kinh tế trọng điểm đạt 124.812 tỷ đồng chiếm 44,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Vùng, tăng 13,5% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng toàn vùng đạt 8,157 tỷ USD, xuất siêu 3,232 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,694 tỷ USD, tăng 10,3% so cùng kỳ, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, thủy sản, hàng dệt may; nhập khẩu đạt 2,462 tỷ USD, tăng 10,09% so cùng kỳ, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, sắt thép, thiết bị phụ tùng máy móc.

Page 9: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

9

Trong lĩnh vực du lịch, 6 tháng đầu năm, có gần 11 triệu lượt khách du lịch đến các địa phương trong vùng, tương đương cùng kỳ, trong đó có trên 800 ngàn lượt khách quốc tế. Mặc dù lượng khách quốc tế sụt giảm (gần 100 ngàn người so với cùng kỳ) nhưng lượt khách và doanh thu du lịch của Vùng vẫn tăng. Việc mở mới đường bay trực tiếp từ Nga sang Phú Quốc và từ Cần Thơ đi Đà Nẵng, tăng thêm tần suất bay là cơ hội cho Vùng ĐBSCL mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Dịch vụ thông tin và truyền thông đã thực hiện thông tin kịp thời đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các hoạt động chính trị xã hội, phản ánh tình hình kinh tế xã hội của Vùng, tích cực cập nhật tình hình kinh tế - chính trị thế giới, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của nước ta trên biển Đông.

e) Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, cồ phần hóa doanh nghiệp:

Do một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, cùng với việc khó tiếp cận nguồn vốn vay mới để mở rộng sản xuất... đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong 6 tháng đầu năm 2014, số doanh nghiệp đến đăng ký giải thể và ngừng hoạt động còn cao. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã phối hợp với các các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.

Kinh tế tập thể tiếp tục được quan tâm, củng cố nâng chất lượng hoạt động và thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Các tổ hợp tác tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng, phát huy vai trò giúp các thành viên từ khâu đầu vào đến đầu ra sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo.

g) Liên kết vùng và xây dựng các quy định về liên kết vùng:Vùng đã triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ

Vũ Văn Ninh tại Công văn số 400/TB-VPCP ngày 12 tháng 12 năm 2012, xây dựng Quy chế thí điểm liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2014- 2020 và trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 2515/TTr-BKHĐT ngày 25/4/2014.

Trong tương lai nếu Quy chế về liên kết Vùng được phê duyệt, Vùng ĐBSCL sẽ có cơ sở pháp lý để triển khai các quy định về liên kết trong phát triển, tránh tư duy tự phát, manh mún như hiện nay.

2- Về ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát:a) Về giá cả, lạm phát:Mặt bằng giá cả hàng hóa không tăng nhiều, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng

khoảng 4% so với cùng kỳ. Giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu trong 6 tháng đầu năm 2014 tương đối bình ổn, không tác động nhiều đến giá cả thị trường và đời sống người lao động, tuy nhiên dự báo giá cả một số mặt hàng thiết yếu, dịch vụ sẽ điều chỉnh theo xu hướng tăng vào các tháng cuối năm.

Page 10: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

10

b) Về tiền tệ, tín dụng:

Một số tỉnh có tỷ lệ huy động vốn tăng cao so với đầu năm, các ngân hàng thương mại đã tăng cường cho vay đối với các đối tượng nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy nhiều tỉnh trong Vùng ĐBSCL có mức dư nợ tăng khá và cao hơn mức trung bình cả nước như Bến Tre, Tiền Giang song còn một số tỉnh mức tín dụng tăng trưởng đạt thấp là do tình hình tài chính doanh nghiệp khó khăn nhưng hầu hết tài sản đã được thế chấp để đảm bảo cho khoản vay cũ nên không có tài sản đảm bảo cho khoản vay mới, một số doanh nghiệp có số nợ tồn đọng lớn, quy mô vốn đối ứng thấp, ý thức về sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu kinh doanh kém hiệu quả, hộ nuôi tôm, chăn nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh chậm phục hồi nên chưa có khả năng trả nợ.

c) Về thu chi ngân sách nhà nước:

Tổng thu ngân sách toàn Vùng 6 tháng đầu năm là 24.555,8 tỷ đồng, đạt 51,4% kế hoạch. Trong đó, thu nội địa không kể dầu thô 18.647 tỷ đồng, đạt 48,9% kế hoạch. Dự báo kế hoạch 2014 tổng thu toàn vùng chỉ đạt 91% kế hoạch và bằng 98% năm 2013, dự kiến không đạt kế hoạch 4.306 tỷ đồng. Kế hoạch 2014 toàn vùng chỉ có 7 địa phương thu bằng và vượt kế hoạch là Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang. Tổng thu ngân sách nhà nước của Vùng KTTĐ 6 tháng đầu năm là 10.805 tỷ đồng, đạt 46,5% kế hoạch, trong đó thu nội địa là 14.555,7 tỷ đồng đạt 46,2% kế hoạch (tổng thu của 4 tỉnh Vùng KTTĐ chiếm 44% tổng thu cả Vùng). Hầu hết các tỉnh nằm trong Vùng KTTĐ dự báo thu không đạt kế hoạch nguyên nhân là do thay đổi chính sách thuế VAT ngành thủy sản theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP như Cà Mau hụt thu 1.770 tỷ đồng, An Giang 1.060 tỷ đồng, Đồng Tháp 1.332 tỷ đồng, Kiên Giang 315 tỷ đồng do đây là các tỉnh trọng điểm của Vùng về chế biến nông thủy sản nên mức độ ảnh hưởng rất lớn, ngoài ra có tỉnh Cà Mau bị hụt thu khoảng 750 tỷ do Tổng cục Thuế áp giá khí khi làm dự toán cao hơn giá bán thực tế. Những địa phương khác cũng ảnh hưởng do thay đổi chính sách thuế VAT nhưng do tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế không lớn nên không bị ảnh hưởng rõ rệt. Hiện Chính phủ đã tạm cấp 500 tỷ cho tỉnh Cà Mau để tạm thời xử lý hụt thu trước mắt, các tỉnh khác cũng đang rất cần ngân sách trung ương hỗ trợ kịp thời.

d) Về đầu tư phát triển:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: đạt 109.100,719 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ. Thực hiện đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đến cuối tháng 5/2014 các địa phương đã giải ngân được 2.230,6 tỷ đồng, đạt 34,2% kế hoạch (thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước 43,9%). Nguyên nhân tiến độ giải ngân thấp so với kế hoạch là do các địa phương phải rà soát, hoàn chỉnh các thủ tục theo đúng danh mục đầu tư. Ngoài ra, ngày 10/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 890/QĐ-TTg giao kế hoạch bổ sung kế hoạch 2014 thêm 1.345,7 tỷ đồng bố trí cho các địa phương trong vùng để thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi, y tế. Vùng ĐBSCL có đặc thù 5 tháng mùa lũ từ tháng 7

Page 11: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

11

đến tháng 11 rất khó khăn trong công tác thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ thi công được 6 tháng mùa khô. Tuy nhiên các tháng đầu năm mùa khô thì lại thường phải chuẩn bị thủ tục đầu tư, đấu thầu, nên công tác giải ngân khó khăn, hay phải xin kéo dài thời gian thực hiện đầu tư hơn so với các Vùng khác.

3. Về thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và các lĩnh vực xã hội khác:

a) Về lao động, việc làm, an sinh xã hội: Công tác quản lý lao động, tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm được các

địa phương quan tâm thực hiện, 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm mới cho trên 203.000 lao động. Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời. Riêng dịp Tết Nguyên đán, các địa phương trong vùng đã thăm hỏi, tặng quà cho 517.837 hộ nghèo, gia đình chính sách với số tiền khoảng 456 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 271 tỷ đồng.

b) Về bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo:Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của Vùng ĐBSCL tương ứng là 5,63% và 5,26%, tỷ

lệ hộ nghèo trong Vùng giảm nhanh, tốc độ giảm 1,65% so với năm 2013, song số hộ cận nghèo nhiều tương đương số nghèo (hơn 233,11 nghìn hộ). Số liệu này cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của Vùng tương đương với mức trung bình của cả nước nhưng tổng số hộ nghèo và cận nghèo lại nhiều thứ 2 (chỉ sau Vùng Bắc Trung Bộ).

Điều này cho thấy việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giải quyết việc làm chưa thật sự vững chắc, khả năng hộ tái nghèo, người lao động mất việc làm ổn định còn cao, chất lượng nguồn nhân lực, mặt bằng học vấn, tay nghề công nhân lao động của Vùng vẫn còn thấp hơn mặt bằng chung cả nước.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về một số chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản giải quyết số hộ dân tộc thiểu số Khmer nghèo (theo tiêu chí mới) thuộc đối tượng được thụ hưởng theo QĐ 74/TTg nhưng chưa được hỗ trợ.

c) Về giáo dục - đào tạo: Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: toàn vùng

hiện có 42 trường đại học, cao đẳng; 30 trường trung cấp chuyên nghiệp; có 03 dự án thành lập trường đại học tư thục được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập; quy mô sinh viên hệ chính quy cấp đại học là 83.962 sinh viên, cao đẳng là 51.547 sinh viên, trung cấp chuyên nghiệp là 38.212 sinh viên; tỷ lệ sinh viên/vạn dân là 169. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014, cụm thi Cần Thơ có 79.327 thí sinh đăng ký dự thi, giảm 9.378 thí sinh so với năm 2013.

Về giáo dục mầm non, phổ thông: mạng lưới trường, lớp học cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và phù hợp với quy hoạch dân cư, một số trường có quy mô nhỏ được sáp nhập để phù hợp với thực tế tại địa phương. Toàn vùng có 6.961 trường mầm non,

Page 12: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

12

phổ thông; trong đó, có 1.514 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 21,7% tổng số trường, tăng 2,7% so với năm học trước. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013 - 2014, tỷ lệ đậu tốt nghiệp trung bình ở cả hai hệ trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên là 97,66%.

d) Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: được quan tâm thực hiện, các địa phương tăng cường giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, tích cực phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch như: sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A H5N1. Thực hiện các phong trào thi đua do ngành y tế phát động. Đến nay, có 80,7% số xã có bác sỹ, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí cũ) là 88,85%; về nhân lực y tế trung bình có 4,8 bác sỹ và 0,41 dược sỹ/vạn dân. Khó khăn chính của vùng là trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác y tế tại địa phương còn hạn chế; chất lượng khám chữa bệnh ở nhiều cơ sở y tế còn thấp, tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ trên vạn dân còn thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước.

e) Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thăm viếng, đền ơn đáp nghĩa nhân các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của ngành, địa phương, đặc biệt là tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam. Sự kiện nổi bật diễn ra trong vùng là nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và tỉnh Bạc Liêu tổ chức thành công Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất...

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:1- Về ODA:

Trong thời gian qua, nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xóa đói, giảm nghèo của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Trong giai đoạn 1993-2014, tổng giá trị vốn ODA cho vùng ĐBSCL được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt khoảng 5.760 triệu USD, chiếm 8,2% so với tổng nguồn vốn ODA ký kết của cả nước. Trong số các dự án ODA đã được ký kết, có khoảng hơn 500 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, có 2 dự án ODA của IFAD giá trị 34 triệu USD đầu tư cho lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu ở hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.

Căn cứ tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua, định hướng thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ 2011-2020 cần tập trung vào những nhà tài trợ cung cấp nhiều vốn ODA và vốn vay ưu đãi, đặc biệt Nhóm 6 Ngân hàng phát triển để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tạo ra những “cú huých” và “tác động lan tỏa” thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, các vùng và khu vực phát triển trọng điểm đồng thời tận dụng hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác (một số nhà tài trợ Bắc Âu, Ôxtrâylia, Ca-na-đa,...) để hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, hỗ trợ phát triển các địa phương trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, xóa đói giảm nghèo,...

Page 13: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

13

- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015 và 2016-2020), trong đó tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn; hỗ trợ thực hiện Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020.

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại.

- Sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi như nguồn vốn bổ trợ nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình và phương thức khác nhau trong đó có hợp tác công - tư (PPP).

- Một phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi có thể được sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy thương mại, góp phần tạo công ăn việc làm và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng, các địa phương.

2- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Tính lũy kế đến tháng 9 năm 2014 trên địa bàn vùng ĐBSCL đã có 903 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 11,8 tỷ USD, chiếm gần 5,3% về số dự án và 4,9% về vốn đăng ký, đứng thứ 4/7 vùng của cả nước.

Vốn FDI trên địa bàn vùng ĐBSCL tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 717 dự án, tổng vốn đăng ký là 7,59 tỷ USD, chiếm 79,4% về số dự án và 64% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 14 dự án với tổng vốn đăng ký 1,94 tỷ USD, chiếm 1,55% về số dự án, 16,4% vốn đầu tư. Tiếp đến là lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 2/14 lĩnh vực của vùng về số dự án với 52 dự án, tuy nhiên vốn đăng ký chỉ đạt 242,5 triệu USD.

Đứng đầu là tỉnh Long An với 536 dự án, tổng vốn đầu tư là 4,09 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng số dự án và 34,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng. Tiếp đến là Kiên Giang có 36 dự án, tổng vốn đăng ký là 2,92 tỷ USD, chiếm 4,0% tổng số dự án và 24,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Vùng. Đứng thứ 3 là Tiền Giang, thu hút 63 dự án với tổng vốn đầu tư 1,38 tỷ USD, chiếm 7% số dự án và 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của vùng.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn vùng ĐBSCL đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, đáng kể là các doanh nghiệp ở Long An, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang.

3- Về Khu công nghiệp:

Toàn vùng hiện có 51 Khu công nghiệp và khoảng 200 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy và thuê đất mới chiếm khoảng trên 50%. Số KCN có tỷ lệ lấp đầy nằm tại tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ. Long An là địa phương dẫn đầu Vùng ĐBSCL

Page 14: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

14

với 28 KCN với tổng diện tích 10.216 hecta, 16 khu đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 46,64%. 6 tháng đầu năm các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút được 821 dự án gồm 282 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 2.006,6 triệu USD và 539 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 29.554,7 tỷ đồng. Đứng thứ hai là thành phố Cần Thơ có 8 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 3 khu công nghiệp cơ bản đã lấp đầy (Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Thốt Nốt), 5 khu công nghiệp đang triển khai xây dựng. Nhìn chung ngành công nghiệp của Vùng chưa có sản phẩm lõi, có giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại mà hiện tại chỉ chủ yếu là công nghiệp chế biến.

4- Về đầu tư của doanh nghiệp trong nước:

Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các địa phương, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong vùng tính đến 6 tháng đầu năm 2014 là khoảng 38.000 doanh nghiệp, 5 tỉnh trong khu vực có số doanh nghiệp đang hoạt động nhiều nhất là Cần Thơ (9800 DN), An Giang (5625 DN), Long An (5350 DN), Tiền Giang (4812 DN), Kiên Giang (4027 DN)1.

Trong các khu vực kinh tế, đồng bằng sông Cửu Long có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh so với các khu vực khác. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong vùng, sau là doanh nghiệp FDI (1,4%) và cuối cùng là DNNN (0,6%). Tuy nhiên, doanh nghiệp trong vùng vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức cạnh tranh còn yếu.

Đóng góp của doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long vào thuế và các khoản nộp ngân sách địa phương tính đến 7 tháng đầu năm 2014 là khoảng 4.000 tỷ đồng.

Trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng vẫn phải đối mặt với những khó khăn chung của kinh tế trong và ngoài nước. Những khó khăn từ năm 2011 và 2012 như lạm phát, lãi suất tăng cao, giá các nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp... khiến hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng.

Tuy nhiên, đáng chú ý là lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trong khu vực này phát triển khá hiệu quả và bền vững. Các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản đã tận dụng được những lợi thế thuận lợi của vùng để phát triển. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là khu vực có tỷ lệ số doanh nghiệp thua lỗ ít hơn so với các khu vực khác (cao nhất là thương mại và dịch vụ, sau là công nghiệp và xây dựng). Số lượng doanh nghiệp kinh doanh có lãi của 5/13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 9.385 DN, chiếm khoảng 57,94% tổng số doanh nghiệp của 5 tỉnh báo cáo về DN có lãi.

1 Nguồn: Tổng hợp báo cáo SXKD của các địa phương

Page 15: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

15

III. MỘT Số ĐịNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ:

1- Thuận lợi và khó khăn:

a) Thuận lợi:

Theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm 2014 tiếp tục phục hồi tăng trưởng nhưng thấp hơn dự báo đầu năm. Tình hình thế giới và khu vực ở một số nước còn diễn biến phức tạp từ đó làm ảnh hưởng đến xuất khẩu chung của cả nước và Vùng ĐBSCL; Chính phủ chưa có giải pháp hiệu quả và căn cơ để giải quyết tình trạng được mùa mất giá, mất mùa được giá mà chỉ có giải pháp tình thế là tạm trữ theo thời vụ.

Các ngành, lĩnh vực khác, tăng trưởng kinh tế duy trì mức tăng ổn định nhưng kết quả chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm, sản phẩm cạnh tranh còn thấp. Việc kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ nông nghiệp còn hạn chế nên chưa tạo ra giá trị gia tăng cho khu vực công nghiệp. Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước còn rời rạc, bị cắt khúc và thiếu đồng bộ; chậm hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Nguồn lực thúc đẩy các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng tăng trưởng còn yếu; hàng hóa tồn kho các doanh nghiệp vẫn chưa xử lý tốt; hàng tồn kho dùng xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ cao nên chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho khu vực công nghiệp.

Xuất khẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế, các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, nhất là mặt hàng thủy sản xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đối với mặt hàng xuất khẩu nông thủy sản của Vùng ĐBSCL do không quá tập trung, lệ thuộc vào một vài thị trường nên tác động không lớn, do tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, dự báo xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2013, song vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

b) Khó khăn:

- Kinh tế của Vùng phát triển chưa bền vững, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chưa ổn định. Tăng trưởng kinh tế toàn Vùng trong 6 tháng đầu năm đạt thấp hơn so với kế hoạch, chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh phản ánh sự suy giảm sức mua của thị trường, sức ép hàng tồn kho của doanh nghiệp tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế còn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp chưa cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chưa ổn định, sức cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực chưa cao.

- Về sản xuất lúa gạo: Trong thời gian qua, sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 1997, diện tích canh tác toàn vùng chỉ có 3,4 triệu lượt ha, tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên

Page 16: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

16

4,2 triệu lượt ha; năng suất lúa từ 3,98 tấn/ha tăng lên 5,86 tấn/ha; sản lượng lúa từ 14 triệu tấn tăng lên gần 25 triệu tấn. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp khó nhiều mặt như sản xuất còn nhỏ, manh mún với diện tích trung bình 0,87 ha/hộ. Hợp tác hóa trong sản xuất lúa chưa đạt yêu cầu, đến nay chỉ lập được 1.100 hợp tác xã và 33.000 tổ hợp tác, quy tụ chưa tới 30% số nông dân trong vùng; diện tích cánh đồng mẫu lớn đến nay chỉ có 134.000 ha; cơ giới hóa sản xuất lúa vẫn khó khăn, nhất là trong khâu gặt, sấy, bảo quản.

Ngoài ra, trong tiêu thụ lúa gạo, chỉ có 10% số lượng được bao tiêu qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp. Một số vùng như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của lũ, phèn, mặn, khô hạn cục bộ. Nhìn chung, thu nhập của người trồng lúa còn thấp, chưa tương xứng với công sức đã đầu tư.

- Công nghiệp còn dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ hoặc từ các tỉnh lân cận như công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản thực phẩm, công nghiệp hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng... Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu.

Cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm công nghiệp chưa có sự chuyển biến đáng kể, chưa tạo ra đột phá theo hướng phát triển các ngành có giá trị tăng thêm cao hơn như cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, hóa dược, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp...

- Sản xuất nông nghiệp có phát triển nhưng chưa bền vững (giống lúa kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao, giá lúa thấp, không có đầu mối thu mua tiêu thụ kịp thời trong dân), phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập. Tình trạng giá cả, thị trường bấp bênh, nhỏ lẻ, không có kế hoạch, thiếu quy hoạch, dự báo, định hướng. Sản xuất nông nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; dịch bệnh gia súc, gia cầm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao;

- Chỉ số giá tiêu dùng mặc dù tăng thấp nhưng chủ yếu tăng ở những mặt hàng tiêu dùng, còn nông sản của nông dân giảm, làm giảm thu nhập của người sản xuất.

- Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chiến lược của Vùng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá cả thiếu ổn định, chi phí đầu vào tăng mạnh đã tác động nhiều đến đời sống người dân, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp vẫn còn bấp bênh.

- Tín dụng đạt mức tăng trưởng khá so cả nước, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn tín dụng gia tăng trong thời gian qua chủ yếu tăng cường cho vay đối với các đối tượng nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư trong ngắn hạn.

- Công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, tình trạng ô nhiễm ở nhiều lưu vực sông, khu công nghiệp, làng nghề, những vùng nuôi thủy sản tập trung; quản lý tài nguyên chưa chặt chẽ, đất đai chưa được khai thác tốt để tạo nguồn lực cho phát triển.

Page 17: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

17

- Trong lĩnh vực xã hội: Công tác an sinh xã hội tuy có bước tiến bộ, nhưng đời sống của người dân nhất là ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, số hộ cận nghèo cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo lớn. Việc làm của người dân không ổn định, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao, dẫn đến khả năng đảm bảo cho bữa ăn, sức khỏe, học tập của con em trong gia đình bị sụt giảm, còn nhiều trẻ em phải bỏ học (ở cấp III) để tham gia lao động, phụ giúp gia đình... Tội phạm hình sự vẫn còn đứng mức cao, đặc biệt tội phạm lứa tuổi thanh thiếu niên xu hướng gia tăng; tình hình an ninh - trật tự xã hội vùng nông thôn ngày càng phức tạp. Công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều khó khăn, nhiều vụ khiếu nại trước đây đã giải quyết, nay tiếp tục khiếu nại kéo dài. Công tác nâng cao dân trí của Vùng ĐBSCL chưa đáp ứng yêu cầu ngang bằng với các vùng khác trong cả nước.

- Tranh chấp, khiếu kiện vẫn còn phức tạp, đơn khiếu nại còn tồn đọng nhiều. Tội phạm về trật tự xã hội chưa giảm.

2- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2015:

Mục tiêu phát triển: xây dựng Vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; phát triển mạnh kinh tế biển và phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; là địa bàn cầu nối để chủ động hội nhập, giao thương, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực; bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2015 như sau:

a) Các chỉ tiêu kinh tế:- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 9,46% so với năm 2014;

trong đó vùng KTTĐ tăng 9,49%;

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 19.733,88 triệu USD; trong đó vùng KTTĐ đạt 5.317 triệu USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Vùng đạt 13.673 triệu USD, Vùng KTTĐ đạt 4.527 triệu USD.

- Thu ngân sách dự kiến 44.327,1 tỷ đồng; trong đó vùng KTTĐ 19.991 tỷ đồng; trong đó thu tiền sử dụng đất 2.141 tỷ đồng, xổ số kiến thiết 8.293 tỷ đồng;

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 262.591.647 tỷ đồng; trong đó vùng KTTĐ ước đạt 112.090.478 tỷ đồng;

b) Các chỉ tiêu xã hội:- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,39%, Vùng KTTĐ giảm 2,41%

- Tạo việc làm cho khoảng 687 nghìn lao động.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,5%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10,9%

Page 18: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

18

c) Các chỉ tiêu môi trường:- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12,56%

- Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 17,11 giường bệnh

- Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt 86,08%

3- Định hướng phát triển:a) Phát triển các ngành kinh tế:Phát triển nông, lâm, thủy sản: Tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực của Vùng như: Lúa, trái cây và

thủy sản trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng chất lượng cao, gắn sản xuất với chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường. Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung.

Nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng chủ lực của vùng như: lúa - gạo, cây ăn trái, cá da trơn và tôm. Vì vậy, trong năm 2015 và những năm tới cần tiếp tục xây dựng mối liên kết hợp tác nhịp nhàng giữa “4 nhà” bằng những việc làm cụ thể để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn bền vững hơn trong chiến lược cạnh tranh với các nước.

Phát triển nền nông nghiệp sinh thái nhiệt đới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm theo lợi thế vùng, hình thành các vùng cây chuyên canh năng suất cao, bảo đảm chất lượng.

Về sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và góp phần xuất khẩu là mục tiêu mà nông nghiệp vùng ĐBSCL hướng đến; vì vậy, trong năm 2014 vùng ĐBSCL vẫn tiếp tục giữ ổn định diện tích đất trồng lúa. Tập trung phát triển mô hình “cánh đồng mẫu” về lúa sạch, rau sạch, cây ăn quả đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Về phát triển lâm nghiệp: Vận động nhân dân trồng cây chắn sóng ở các vùng ngập lũ, ven sông, kênh rạch, nhất là ở 100% các cụm tuyến dân cư mới thành lập. Tập trung trồng rừng phòng hộ ven biển và các nơi có điều kiện.

Phát triển nuôi trồng, đánh bắt và khai thác thủy sản là ngành mũi nhọn, theo nhiều hình thức đa dạng tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa có sản lượng lớn, tạo ra sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn cho ngành.

Phát triển công nghiệp:Tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu của ngành

nông nghiệp song song với đẩy nhanh tiến độ phát triển các cụm công nghiệp Điện, Đạm, vật liệu xây dựng đã và đang được đầu tư trong Vùng; Trong đó, ưu tiên cho đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hàng nông lâm thuỷ hải sản và công nghiệp cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; chú ý đầu tư mạnh cho những ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh cao để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.

Page 19: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

19

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng trong sản xuất một cách hiệu quả. Phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch để giữ vững và mở rộng thị trường. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến nông sản ở nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở các khu công nghiệp. Đưa các nhà máy, xí nghiệp mới thành lập và các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường hiện đang ở trong các khu dân cư, nội thị ra khỏi nội ô thị xã, thành phố. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở 100% các khu, cụm, điểm công nghiệp mới; gắn xây dựng phát triển các khu công nghiệp với bảo vệ môi trường sống, nhất là bảo vệ môi trường nguồn nước mặt.

Phát triển các ngành dịch vụ:Các địa phương có đường biên giới với Campuchia ưu tiên phát triển kinh tế cửa

khẩu và chợ vùng biên, đồng thời mở rộng mạng lưới thương mại nội địa để tiêu thụ hàng hóa nông sản và hàng công nghệ.

Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tôm, cá nước ngọt để cung ứng đủ cho nhu cầu sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu đang ngày càng cao. Đối với lương thực, nông sản hoa quả và một số loại nông lâm thủy sản khác trên cơ sở có quy hoạch, có kế hoạch phát triển để đầu tư có trọng tâm trọng điểm, hướng đến chất lượng giống để tạo ra chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu mang nhãn hiệu sản phẩm vùng ĐBSCL có chất lượng ngày càng cao.

Phát triển mạnh khu vực dịch vụ, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, giá trị gia tăng lớn, sức cạnh tranh cao và có tác động đến cả vùng; đặc biệt chú trọng dịch vụ tài chính, ngân hàng; đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, nhất là các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Phát triển du lịch dựa theo đặc thù của vùng ĐBSCL (miệt vườn sông nước), tạo ra nhiều mô hình mới trong kinh doanh du lịch cho vùng, gắn du lịch sinh thái với thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa dân tộc và hiện đại... phát triển du lịch vùng rừng ngập mặn Cà Mau, vùng Đồng Tháp Mười, phát triển du lịch biển, đảo, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Đưa sản phẩm du lịch quảng bá ra thế giới, tạo ra một phong cách, sắc thái, sản phẩm du lịch riêng của vùng ĐBSCL.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng:Phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi:Tập trung xây dựng các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi của vùng.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng đảo Phú Quốc theo QĐ 178/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Page 20: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

20

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải cả đường bộ, đường thủy và hàng không, đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn.

Tập trung triển khai từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL theo Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 2/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Vùng ĐBSCL.

Tập trung vốn nhà nước vào đầu tư đồng bộ các công trình, dự án trọng điểm, bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Đầu tư từ NSNN theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp.

Đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục và tiến độ thi công các công trình thuộc nguồn vốn ODA, trong bố trí vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách phải dành một phần vốn để làm vốn đối ứng ODA. Triển khai thí điểm các dự án kêu gọi đầu tư bằng các hình thức BOT, BOO, PPP. Tăng cường huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo các chính sách đã ban hành.

Phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông:- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực điều hành, quản lý

của cơ quan nhà nước; Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghiệp điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin. Thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, mở rộng mạng băng rộng đến các xã, phường, ấp, khu vực phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công tác chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, làm tốt chức năng truyền thông, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân và đáp ứng nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tăng phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tới các vùng sâu, vùng xa.

c) Các lĩnh vực văn hóa, xã hội:Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục triển khai các chương

trình y tế quốc gia, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn các hộ nghèo tái nghèo trở lại. Quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, mặt bằng học vấn, tay nghề công nhân lao động đảm bảo đạt cho được các chỉ tiêu chủ yếu cơ bản của vùng ĐBSCL ngang bằng với mức bình quân chung cả nước. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, có cơ chế, chính sách thông thoáng khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia.

Tiếp tục tập trung ưu tiên, phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, các trạm trại thực nghiệm về nhân giống cây trồng, vật nuôi (tôm, cá nước ngọt) và tăng cường các nghiên cứu về khoa học dự báo phục vụ cho phát triển sản xuất vùng.

Page 21: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

21

4- Kiến nghị một số giải pháp:

a) Về giải pháp chung:

- Đối với sản xuất lúa: để tạo mô hình liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 về Kinh doanh xuất khẩu gạo; trong đó, quy định doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu. Các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu kết nối bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân thì sẽ được hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ lúa của Chính phủ.

- Đối với sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản: cần xác định là ngành kinh doanh có điều kiện, có vùng nguyên liệu theo quy hoạch hoặc có hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân mới được xuất khẩu nhằm ổn định và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước.

- Việc triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế: Hiện nay, các tỉnh, thành phố đang gặp lúng túng trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên hình thức triển khai giữa các tỉnh, thành phố không giống nhau; có tỉnh xây dựng đề án, có tỉnh xây dựng Chương trình hành động hoặc Kế hoạch thực hiện. Do đó, cần có hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để việc thực hiện được thống nhất và mang lại hiệu quả cao.

- Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi tín dụng đối với hợp tác xã, tổ hợp tác: Đề nghị cần có chính sách hỗ trợ các Hợp tác xã tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng vì hiện nay việc vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp, trong khi đó đa số các Hợp tác xã không có tài sản thế chấp để vay vốn.

- Về quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đến năm 2020: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 26/8/2013 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đến năm 2020. Kiến nghị Bộ Ngoại giao xúc tiến đàm phán với Campuchia ký kết Hiệp định về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quy hoạch, đồng thời sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục mở và nâng cấp cửa khẩu để thống nhất triển khai thực hiện.

- Sửa đổi Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ: đề nghị nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu theo hướng tăng điểm ưu tiên cho các tỉnh trọng điểm lúa, lương thực, xuất khẩu. Không quy định tỷ lệ % hỗ trợ cho từng dự án. Nâng tỷ lệ Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương trong Vùng có mức hỗ trợ dưới 80% (theo QĐ 60/TTg) lên 80% để thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA bảo đảm đúng tiến độ.

Page 22: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

22

b) Về đầu tư phát triển:- Vùng có 2 huyện mới tách năm 2013 và 2014 nhưng chưa có dòng vốn bố trí

trong kế hoạch trung hạn. Kiến nghị phân bổ vốn giai đoạn 2014-2015 từ nguồn Hỗ trợ tỉnh huyện mới tách đối với một số huyện mới tách đã có Nghị định nhưng chưa được cập nhật (huyện Mộc Hóa tỉnh Long An và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang).

- Toàn Vùng có 24 đường ô tô đến trung tâm xã chưa được đầu tư do không nằm trong Nghị quyết 881, kiến nghị có cơ chế riêng để đầu tư nốt các tuyến đường này (trình Quốc hội bố trí từ dự phòng TPCP vì mục tiêu ban đầu phát hành trái phiếu để thực hiện đầu tư các tuyến đường này), trong đó có 2 đường ô tô đến trung tâm xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ.

- Kiến nghị không tính phần bổ sung hỗ trợ cấp bách của một số tỉnh được bố trí vốn năm 2014 vào Chương trình Nghị quyết Vùng (An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre). Các địa phương này được hỗ trợ vốn thêm sau khi đã phân bổ vốn kế hoạch 2014, nếu trừ vào kế hoạch trung hạn sẽ khiến các tỉnh bị âm vốn từ Chương trình Nghị quyết Vùng trong kế hoạch 2015.

- Kiến nghị tăng hơn mức hỗ trợ bình thường (khoảng 15-20%) cho 4 tỉnh Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ (nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Điểm 3, Điều 1, Quyết định 492/QĐ-TTg ban hành ngày 16/4/2009 về Vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

- Kiến nghị có dòng ngân sách riêng để hỗ trợ thành phố Cần Thơ thực hiện Nghị quyết 45/NQ-BTC “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

- Kiến nghị bố trí vốn từ Chương trình hỗ trợ bảo vệ biên giới đất liền Đồng Tháp có biên giới giáp tỉnh Prayveng của Campuchia, gần đây đối mặt với rất nhiều phức tạp vùng biên giới nhưng lại là tỉnh duy nhất không được bố trí vốn từ Chương trình hỗ trợ bảo vệ biên giới đất liền.

- Kiến nghị đối với danh mục dự án có ý kiến Lãnh đạo Đảng, nhà nước được bố trí dòng ngân sách riêng (ý kiến Lãnh đạo Đảng, nhà nước) theo đúng tinh thần Nghị quyết 53 của Quốc hội: hỗ trợ đầu tư các dự án, công trình theo Quyết định của cơ quan lãnh đạo cao nhất (điểm 4, Điều 4, NQ 53/2010/QH12)

- Kiến nghị hỗ trợ xây dựng hạ tầng ở các địa phương nuôi cá nước ngọt có sản lượng xuất khẩu hàng năm lớn như: Đồng tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau....

- Kiến nghị hỗ trợ cho địa phương vốn đầu tư hạng mục giải phóng mặt bằng của Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang vì các dự án thuộc chương trình này có tổng mức vốn đầu tư lớn nhưng nguồn vốn đầu tư phân bổ hàng năm rất hạn chế nên hiệu quả đầu tư không cao. Mặt khác, NSTW không bố trí vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và các giải pháp phi công trình, vì vậy rất khó khăn cho các địa phương để thực hiện đúng theo Quyết định 667/QĐ-TTg của Chính phủ, nhất là đối với các địa phương nghèo, chưa cân đối được ngân sách.

Page 23: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

23

c) Về đầu tư trực tiếp nước ngoài:- Các địa phương Vùng ĐBSCL cần chủ động xây dựng rà soát chính sách, tạo

thuận lợi môi trường đầu tư thông thoáng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho nhà đầu tư bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai, xây dựng, tạo điều kiện tốt hơn nữa để các chủ đầu tư thực hiện nhanh các dự án đã được cấp phép.

- Tăng cường liên kết vùng trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Xác định cụ thể những ngành, lĩnh vực, dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài nhất là trong các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp...

- Xây dựng đề xuất đưa các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có đủ điều kiện (quy mô hợp lý, có tính khả thi, có khả năng thu phí hoàn vốn) vào danh mục PPP, BOT.... để thu hút đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; tăng cường liên kết vùng trong hoạt động xúc tiến đầu tư để nâng cao hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực.

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nhằm tạo “đòn bẩy” hỗ trợ vùng ĐBSCL liên kết và phát triển.

d) Về vôn hô trợ phát triển chính thức (ODA):- Tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện để triển khai việc trao đổi thông tin với các

nhà tài trợ và xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Thực hiện hiệu quả các dự án ODA hiện có, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tích cực phối hợp với các nhà tài trợ trong việc triển khai thực hiện dự án để xây dựng niềm tin, quan hệ đối tác vững mạnh. Việc thực hiện hiệu quả các dự án ODA là cơ sở quan trọng để các nhà tài trợ xem xét, tài trợ những dự án tiếp theo.

- Phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ trong quá trình phê duyệt các văn bản quan trọng của dự án và trong quá trình triển khai các dự án, đảm bảo các dự án được thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ. Thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống theo dõi và đánh giá ODA ở cấp bộ, ngành và địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền

- Các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đảm bảo bố trí kịp thời và đầy đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tạo thuận lợi cho công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn dự án.

e) Về tăng cường thu hút đầu tư vào KCN, KKT:- Cần tập trung tăng cường thu hút các dự án lớn, có tính chất động lực, thúc đẩy

sự phát triển của toàn vùng cũng như các dự án phụ trợ đi kèm.- Tranh thủ các nguồn vốn để tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN,

KKT hiện có. Chủ động liên kết, hợp tác xúc tiến đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển mạnh về các lĩnh vực mà vùng có tiềm năng, lợi thế như nông nghiệp, thủy sản...

Page 24: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

24

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨMNÔNG NGHIỆP LỢI THẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

I. Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn:1- Về Chiến lược và quy hoạch:

- Từ chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của đất nước, Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể ngành Nông nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 899/QĐ-BNN-KH ngày 10/6/2013 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Về quy hoạch phát triển các ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển như đối với thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản trong phạm vi cả nước và đối với các vùng. Ví dụ đối với lĩnh vực thủy lợi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1397/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050; Đối với sản xuất cá tra, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2033/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra đến năm 2020; Đối với cây ăn trái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 7/7/2013 phê duyệt quy hoạch cây ăn trái đến 2020.

2- Về kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn:Trên cơ sở chiến lược phát triển các ngành, được sự chỉ đạo của Thủ tướng

Chính phủ Bộ đã cùng với UBND các tỉnh và thành phố tiến hành xúc tiến đầu tư từ nhiều nguồn để đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm Ngân sách, trái phiếu chính phủ và nguồn ODA đầu tư vào phát triển nông nghiệp, xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn.

3- Một số cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn:a) Đôi với nông nghiệp, nông dân- Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 28KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Page 25: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

25

- Quyết định số 1397/2012/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Chính phủ về ban hành một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa

b) Đôi với ngư nghiệp và ngư dân:

Để hỗ trợ ngư dân đầu tư phát triển khai thác hải sản ở các vùng biển, nhất là vùng biển xa, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thể hiện qua các quyết định của Thủ tướng Chính phủ hiện vẫn đang còn hiệu lực thi hành:

- Quyết định 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong đó, Nhà nước đã đầu tư điều tra nguồn lợi biển, dự báo ngư trường, nguồn lợi hải sản, giúp bà con ngư dân tổ chức khai thác hải sản có hiệu quả.

- Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Chính phủ về ban hành một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa;

- Quyết định số 39/2011/QĐ-TTg; số 38/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 sửa đổi, bổ sung Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.

- Quyết định số 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ cho Quảng Ngãi.

- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.

Page 26: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

26

- Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Trong đó, chính sách này điều chỉnh cả giảm tổn thất sau thu hoạch trên các tầu cá.

c) Chính sách đôi với một sô sản phẩm chủ lực của ngành:

- Chính sách xuất khẩu gạo, thực hiện chính sách xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Chính sách tạm trữ lúa gạo, tổ chức mua tạm trữ lúa, gạo theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với vùng sản xuất lúa gạo tập trung theo kế hoạch hàng năm.

- Chính sách sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra thực hiện theo Quyết định số 2033/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra đến năm 2020 và Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

d) Một sô quy định cụ thể trong cơ chế chính sách đã ban hành:

Triển khai thực hiện các Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, nhiều quy định đã hỗ trợ nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đơn cử có một số chính sách được tổ chức thực hiện đối với các sản phẩm chủ lực của Vùng như sau:

- Đối với sản xuất lúa:

+ Tập trung giải quyết khó khăn về nước tưới (hỗ trợ kinh phí củng cố đê bao sản xuất lúa vụ Thu Đông, kinh phí bơm tát nước cho vụ Đông Xuân để đảm bảo xuống giống kịp thời vụ). Chỉ đạo các địa phương theo dõi sát tình hình sản xuất, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, nhất là “3 giảm, 3 tăng”.

+ Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 về tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn sau khi sửa đổi theo hướng tăng mức vốn vay.

+ Về xây dựng cánh đồng lớn, Ngân sách Nhà nước:

Đầu tư 100% kênh mương cấp 1, cấp 2;

Hỗ trợ 50% giống lúa 01 vụ đầu;

Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm máy móc nông nghiệp (làm đất, cấy, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch), sấy lúa;

Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, huấn luyện nông dân các kỹ năng sản xuất và phối hợp tiêu thụ sản phẩm;

+ Hỗ trợ lãi suất xây dựng kho và thu mua lúa gạo tạm trữ.

- Đối với cây ăn quả:

+ Hỗ trợ giống cây trồng cho chuyển đổi, xây dựng vùng chuyên canh tập trung cây ăn quả chủ lực.

Page 27: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

27

+ Đối với cây ăn quả có múi, dừa đề nghị hỗ trợ kinh phí cho tập huấn kỹ thuật, đốn bỏ cây nhiễm bệnh trước khi trồng lại bằng cây sạch bệnh, trợ giá giống cây sạch bệnh.

+ Hỗ trợ, giảm giá cước vận chuyển trái cây xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ để tăng tính cạnh tranh và sản lượng hàng hóa xuất khẩu.

- Đối với sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra:

- Đối với sản xuất và tiêu thụ cá tra/ba sa vùng ĐBSCL:

+ Cho vay lãi suất 0,65%/tháng đối với các hộ đang nuôi cá tra, tôm thương phẩm chưa đến kỳ thu hoạch (thời hạn vay 6 tháng, mức vay tối đa 60% chi phí tính từ thời điểm vay nuôi đến kỳ thu hoạch);

+ Cho các doanh nghiệp chế biến có nuôi cá tra thương phẩm chưa đến kỳ thu hoạch vay với lãi suất 0,9%/tháng (thời hạn vay 6 tháng, mức vay tối đa 40% chi phí tính từ thời điểm vay nuôi đến kỳ thu hoạch);

+ Cho các doanh nghiệp chế biến thu mua cá tra nguyên liệu vay lãi suất 0,9%/tháng, thời hạn vay 6 tháng, mức vay 100% giá trị hợp đồng mua bán đã triển khai thực tế.

+ Đối với hộ nuôi cá tra bị thiệt hại dịch bệnh: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất cho vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

- Đối với hộ nuôi tôm bị thiệt hại dịch bệnh: Quyết định 142/QĐ-TTg, ngày 31/12/2009 về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất cho vùng bị thiên tai, dịch bệnh, mức hỗ trợ cho người nuôi tôm là quá thấp so với thực tế thiệt hại do dịch bệnh. Đề nghị tăng mức hỗ trợ lên 20 triệu đồng/ha cho diện tích nuôi tôm bị thiệt hại từ 70% trở lên; cơ chế, điều kiện hỗ trợ thực hiện theo Quyết định 142/QĐ-TTg.

- Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

+ Đầu tư theo các Chương trình mục tiêu và mục tiêu quốc gia đã được giao kế hoạch gồm Chương trình nông thôn mới, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đê sông, đê biển, định canh, định cư, bảo vệ và phát triển rừng...

+ Đầu tư hạ tầng thủy lợi theo Quyết định số 1397/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đầu tư hạ tầng phát triển nuôi trồng thủy sản gồm cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá, vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản tập trung.

+ Đầu tư các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa theo Quyết định 742/QĐ-TTg, Quyết định 485/QĐ-TTg và Quyết định 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

e) Cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm phát triển và tăng cường liên kết giữa người sản xuất nông nghiệp với đơn vị cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, tiêu thụ.

Page 28: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

28

f) Đôi với doanh nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ với người sản xuất trong vùng nguyên liệu:

- Ưu tiên áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp quy định tại nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Hỗ trợ bằng nguồn vốn và thủ tục theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bao gồm:

+ Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng công trình xử lý môi trường đối với doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.

+ Hỗ trợ kinh phí xây dựng mới, nâng cấp, tu sửa công trình giao thông nội đồng và công trình thủy lợi nội vùng, mức hỗ trợ không quá 30% tổng kinh phí các công trình đối với các mặt hàng nông, thủy sản thuộc danh mục đặc biệt ưu tiên và 20% đối với các mặt hàng nông, thủy sản thuộc danh mục ưu tiên.

- Định kỳ hàng năm tổ chức đối thoại giữa các cơ quan quản lý Nhà nước để đánh giá tác động chính sách, giải pháp và hướng dẫn, bổ sung chính sách.

- Hỗ trợ củng cố các Hiệp hội ngành hàng đủ mạnh để điều phối hoạt động giữa các thành viên.

- Chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh phân bón theo hướng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện: có giấy phép kinh doanh phân bón; có kho chứa hoặc kho thuê; có bảng công bố công khai giá phân bón; có thiết bị kiểm soát thu gom và xử lý chất thải; các loại phân bón kinh doanh phải có nguồn gốc rõ ràng; thiết lập mạng lưới cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV,... để bán thẳng cho nông dân, hạn chế trung gian.

g) Đôi với hợp tác xã, tổ hợp tác:- Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày

12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.- Hỗ trợ 100% kinh phí cho đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý HTX và tổ trưởng

tổ hợp tác trong nông nghiệp; 50% kinh phí xúc tiến thương mại (gồm: quảng cáo, tiếp thị trong nước, tham gia hội chợ triển lãm, xây dựng xuất xứ sản phẩm). Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ theo quy định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

h) Đôi với nông dân:- Áp dụng chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày

12/4/2010.- Áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông tại Đề án “Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.i) Đối với các tổ chức khoa học, nhà khoa học, áp dụng chính sách ưu đãi quy định

tại Nghị định 80/2007/NĐ-CP, ngày 19/5/2007 của Chính phủ.k) Hướng dẫn chế tài xử lý vi phạm hợp đồng trong liên kết sản xuất, chế biến,

tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp.

Page 29: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

29

II. ĐịNH HƯỚNG ĐIềU CHỉNH CHÍNH SÁCH TĂNG CƯờNG LIêN KẾT SẢN XUấT LÚA VÀ NÔNG SẢN, THủy SẢN CHủ yẾU:

1- Một số điều chỉnh cơ chế chính sách trước mắt:

a) Đôi với doanh nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ với người sản xuất trong vùng nguyên liệu:

- Sửa đổi theo hướng ưu tiên hơn nữa doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/6/2010 của Chính phủ.

- Hỗ trợ bằng nguồn vốn và thủ tục theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bao gồm:

+ Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng công trình xử lý môi trường đối với doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.

+ Hỗ trợ kinh phí xây dựng mới, nâng cấp, tu sửa công trình giao thông nội đồng và công trình thủy lợi nội vùng, mức hỗ trợ 30% tổng kinh phí các công trình đối với các mặt hàng nông, thuỷ sản thuộc danh mục đặc biệt ưu tiên và 20% đối với các mặt hàng nông, thủy sản thuộc danh mục ưu tiên.

- Định kỳ hàng năm tổ chức đối thoại giữa các cơ quan quản lý Nhà nước để đánh giá tác động chính sách, giải pháp và hướng dẫn, bổ sung chính sách.

- Hỗ trợ củng cố các Hiệp hội ngành hàng đủ mạnh để điều phối hoạt động giữa các thành viên.

- Chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh phân bón theo hướng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện: có giấy phép kinh doanh phân bón; có kho chứa hoặc kho thuê; có bảng công bố công khai giá phân bón; có thiết bị kiểm soát thu gom và xử lý chất thải; các loại phân bón kinh doanh phải có nguồn gốc rõ ràng; thiết lập mạng lưới cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV,... để bán thẳng cho nông dân, hạn chế trung gian.

- Nghiên cứu báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật đầu tư theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư lâu dài phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

b) Đôi với hợp tác xã, tổ hợp tác:

- Báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Hỗ trợ 100% kinh phí cho đào tạo, tập huấn các bộ quản lý HTX và tổ trưởng tổ hợp tác trong nông nghiệp; 50% kinh phí xúc tiến thương mại (gồm: quảng cáo, tiếp thị trong nước, tham gia hội chợ triển lãm, xây dựng xuất xứ sản phẩm). Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ theo quy định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Page 30: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

30

- Nghiên cứu báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng coi dịch vụ tiêu thụ nông sản là dịch vụ kỹ thuật trực tiếp sản xuất nông nghiệp để miễn không thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho HTX làm nhiệm vụ cầu nối tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp.

c) Đôi với nông dân:- Báo cáo Chính phủ sửa đổi chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định

41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ theo hướng ưu đãi hơn.

- Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật trợ giúp pháp lý theo hướng hỗ trợ 100% phí tư vấn pháp lý cho nông dân trong việc thương thảo ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

d) Đôi với các tổ chức khoa học, nhà khoa học:- Báo cáo Chính phủ ra Nghị định mới sửa đổi chính sách ưu đãi quy định tại

Nghị định 80/2007/NĐ-CP, ngày 19/5/2007 của Chính phủ.

- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cho tổ chức khoa học, nhà khoa học có hợp đồng liên kết nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thủy sản với doanh nghiệp, trang trại, HTX, tổ hợp tác.

e) Hướng dẫn để có chế tài xử lý các tình huống vi phạm hợp đồng trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

2- Một số cơ chế chính sách thực hiện lâu dài:a) Ứng phó tích cực với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu:- Các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ tiến hành nghiên cứu, chọn tạo

giống lúa thích nghi với môi trường biến đổi, chịu ngập, chịu mặn, giảm thiểu thải khí các bon.

- Từng bước xây dựng các công trình giảm thiểu tác hại của nước biển dâng, lũ lụt và khô hạn.

b) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản:- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh: áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới

trong sản xuất; kiểm soát giá vật tư đầu vào của sản xuất và chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống...)

- Về chất lượng: Điều chỉnh và ban hành đầy đủ các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm nông, thủy sản; quy định thống nhất tiêu chuẩn từng loại sản phẩm vào từng thị trường (trước mắt đối với thị trường lớn) tránh để đối tác lợi dụng ép mua hàng giá thấp với chất lượng sản phẩm thấp, tạo cớ cho gian lận thương mại nảy sinh và hậu quả dẫn đến tranh chấp thương mại và làm mất uy tín, mất thị trường; có cơ chế kiểm soát chất lượng chặt chẽ, nhất là đối với những đơn vị có nhiều lô hàng bị cảnh báo.

Page 31: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

31

- Đặc biệt quan tâm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các biện pháp quản lý theo hệ thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu như áp dụng GAP, CoC, HACCP, tổng kết nhân rộng mô hình áp dụng Global GAP trong một số lĩnh vực (thủy sản, rau quả...).

- Các doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành hàng cần hợp tác, thông tin cho nhau về diễn biến cung cầu trên từng thị trường để thống nhất về lượng xuất khẩu và giá bán từng thời điểm, hạn chế tình trạng đối tác chia rẽ ép giá và tạo cớ cho tranh chấp thương mại xảy ra. Đồng thời cần có chế tài tăng cường kiểm soát đối với các doanh nghiệp xuất khẩu với giá thấp (giao các Hiệp hội ngành hàng theo dõi và đề xuất mức giá định hướng).

c) Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông thủy sản hàng hóa và mục tiêu an ninh lương thực lâu dài:

- Đối với các địa phương thuộc vùng quy hoạch chuyên sản xuất lúa gạo: điều tiết ngân sách Trung ương cho địa phương sản xuất lúa, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương chuyên lúa với các vùng sản xuất các mặt hàng khác và vùng lúa chuyển đổi sang vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Xây dựng chương trình về hợp tác công tư giữa các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp trong xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”;

- Hoàn thành quy hoạch giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, làm cơ sở triển khai các dự án giống, vùng sản xuất giống tập trung.

- Chính sách hỗ trợ cho người sản xuất: Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nông dân; Tăng cường đào tạo nghề; Tăng hỗ trợ bù thủy lợi phí cho diện tích đất trồng lúa có hệ thống thủy lợi, không phân biệt nguồn vốn đầu tư; Hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác sản xuất trên cơ sở liên kết sản xuất với tiêu thụ.

- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi trồng thủy sản với các đối tượng xuất khẩu chủ lực đảm bảm an toàn vệ sinh thực phẩm; Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu và sản phẩm cá tra vùng ĐBSCL.

- Chính sách liên quan đến lưu thông: Duy trì hệ thống dự trữ chuyên môn hóa thuộc Nhà nước như hiện nay, nhưng cần đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại hóa các cơ sở kho chứa, kho trữ đông lạnh; hỗ trợ cho công tác truyền thông, hệ thống giám sát mất an ninh lương thực, công tác dự báo mùa màng,...

- Rà soát, sửa đổi điều chỉnh các chính sách về thuế và phí đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, nhập khẩu phân bón cho phù hợp.

d) Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:Đầu tư theo các Chương trình mục tiêu và mục tiêu quốc gia kế hoạch 2016-2020

gồm Chương trình nông thôn mới, Chương trình phát triển thủy sản và Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp.

Page 32: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

32

PHÁT TRIỂN THị TRƯờNGCHO CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL

Bộ Công thương

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của Tổ quốc, phía đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Đông và nam giáp biển Đông, Bắc giáp Campuchia, Tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan; là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của vùng Đông Nam Á và thế giới. Diện tích tự nhiên là 39.763 km2 và 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước.

Ngày 12 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 245/QĐ-TTg. Quy hoạch là cơ sở cho việc lập điều chỉnh, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng.

Với mục tiêu phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong Vùng, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển theo chiều sâu gắn với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà vùng có lợi thế cạnh tranh như sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao,... từ đó hoàn thành các mục tiêu cụ thể mà Chính phủ đã đề ra, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, các cơ quan liên quan nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2014, Bộ Công thương triển khai, hỗ trợ các địa phương trong vùng thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường như sau:

1- Triển khai chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia:

Triển khai Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã phê duyệt 244 đề án với tổng kinh phí 96,19 tỷ đồng.

Riêng lĩnh vực nông, thủy sản là thế mạnh của khu vực Tây Nam Bộ, chương trình xúc tiến thương mại đã phê duyệt 17 đề án với kinh phí là 21,69 tỷ đồng, chiếm 25,55% kinh phí dành cho Chương trình. Trong đó, thủy sản được phê duyệt 2 đề án với tổng kinh phí là 6,19 tỷ đồng để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại với quy mô lớn,

Page 33: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

33

mang tính chuyên nghiệp cao, đạt được hiệu quả thiết thực tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm gồm Mỹ, EU, Trung Đông và Châu Phi. Hiệp hội Lương thực Việt Nam được phê duyệt 2 đề án với kinh phí là 1,04 tỷ đồng. Đối với nhóm ngành nông sản, thực phẩm, các đơn vị chủ trì chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cũng đã tổ chức tham gia nhiều hội chợ triển lãm chuyên ngành quốc tế có uy tín tại các thị trường quan trọng như: tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống Nhật Bản 2014 - Foodex Japan 2014; tham gia Triển lãm thực phẩm SEOUL 2014 tại Hàn Quốc,...

Đối với các đề án xúc tiến thương mại do các địa phương thuộc khu vực Tây Nam Bộ chủ trì đề xuất, Bộ Công thương đã phê duyệt 30 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí hỗ trợ trên 8,4 tỷ đồng.

2- Xây dựng thương hiệu gạo, cá tra:

Trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nội dung hỗ trợ cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng nông sản bao gồm cả gạo. Đồng thời, Bộ Công thương cũng hỗ trợ Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc thông qua việc Tổ chức đoàn giao thương kết hợp tham dự Hội chợ triển lãm gạo tại Quảng Châu (năm 2013) và Đoàn giao thương tại Thành phố Bắc Kinh, Hạ Môn.

Đối với cá tra, Bộ Công thương đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai quá trình đàm phán, khơi động dự án nhằm tăng giá trị gia tăng của cá tra xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc cải thiện khả năng đáp ứng với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật quốc tế cũng như phát triển thương hiệu. Đến nay, Bản đề xuất Dự án đã được Nhóm công tác trình lên SECO và đang được thẩm định bởi UNIDO và SECO. Sau khi đề xuất được thông qua trong nội bộ, UNIDO sẽ bắt đầu với quy trình phê duyệt tại Việt Nam (song song với quá trình phê duyệt của SECO).

3- Các hoạt động hỗ trợ khác:

Trong năm 2014, Bộ Công thương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hoạt động phối hợp, hỗ trợ các địa phương trên cả nước trong đó có các địa phương thuộc khu vực Tây Nam Bộ triển khai thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể:

- Tư vấn, hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.

- Nâng cao sự phối hợp với các địa phương thông qua việc tăng cường cung cấp, trao đổi thông tin; Tổ chức các buổi họp giao ban giữa Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương với các Sở Công thương/ Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh trong khu vực nhằm cung cấp trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa Cục xúc tiến

Page 34: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

34

thương mại và các Trung tâm và giữa các Trung tâm với nhau nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại cũng như tăng cường liên kết vùng, miền trong hoạt động xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Các địa phương trong khu vực tự tổ chức, phối hợp tổ chức các sự kiện, các hoạt động xúc tiến thương mại (Hội chợ, triển lãm thương mại, các lớp đào tạo và tập huấn...).

- Phối hợp với các tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ ngoại thương, kỹ năng về tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, về công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã tổ chức được 35 lớp tập huấn đào tạo và trên 40 cuộc hội thảo, hội nghị, tạo cơ hội cho hơn 5.000 lượt doanh nghiệp tham gia hưởng lợi.

- Hỗ trợ các địa phương mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.

4- Kế hoạch triển khai công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ đối với mặt hàng nông, thủy sản khu vực ĐBSCL trong thời gian tới:

Trong năm 2014 và các năm tiếp theo, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tăng cường hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương tập trung khai thác các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, mang lại hiệu quả cao như tổ chức, tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành tại nước ngoài, tổ chức hội thảo, đoàn giao dịch thương mại trong và ngoài nước. Đồng thời, Bộ Công thương cũng chỉ đạo các đơn vị chủ trì tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước giúp duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng.

Page 35: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

35

VCCI VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ts. Đoàn Duy Khương Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của Việt Nam có diện tích hơn 40 ngàn km2, với vị trí địa lý chiến lược phía bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan và phía đông nam là Biển Đông rất thuận lợi cho giao thương với các nền kinh tế khác qua đường thủy, đường bộ và đường hàng không. ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào năm 2015.

Bên cạnh đó, với dân số hơn 17,5 triệu người, ĐBSCL có lợi thế về một số lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể nghiên cứu cùng hợp tác với triển vọng kinh tế cao như các mỏ dầu khí trong thềm lục địa, khoáng sản vật liệu xây dựng trong vùng đồng bằng, ngành du lịch tiềm năng những nét văn hóa đặc sắc lâu đời, với những bãi biển, hệ thống sông ngòi, hệ thống rừng ngập mặn ven biển và những cánh rừng tràm ...

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần xem ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa của cả nước mà còn là cái nôi của thủy sản, vương quốc trái cây, vùng luôn giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế các tỉnh, thành vùng ĐBSCL phát triển nhanh và ổn định, tăng trưởng GDP đạt 9,1% vào năm 2013, cao gần gấp đôi so với mức 5,42% cả nước. ĐBSCL là vùng chiếm hơn 40% sản lượng nông nghiệp, thủy sản cả nước.

Trong những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh thành trong vùng đã tăng cường công tác đối ngoại cũng như tích cực đẩy mạnh các mối liên kết hợp tác vùng Tây Nam Bộ và giữa ĐBSCL với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tiếp xúc với các đoàn khách quốc tế và thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính đến năm 2013 có 836 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 12 tỷ USD (khoảng 5% của cả nước).

Mặc dù có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy vậy nền kinh tế khu vực ĐBSCL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn nhiều khó khăn về điều kiện để phát triển như: giao thông, giáo dục, thương mại và dịch vụ... ĐBSCL đang rất cần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt về giao thông, năng lượng, đào tạo, và bảo vệ môi trường.

Page 36: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

36

Đối với ĐBSCL, vùng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực của cán bộ các tỉnh thành, khuyến khích đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực vùng có thế mạnh như du lịch, nông sản, thủy sản, trái cây, kêu gọi các nhà đầu tư vào hạ tầng cơ sở và các khu công nghiệp theo hình thức vận động BOT, BT.

Với vai trò là tổ chức xúc tiến thương mại đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cam kết sẽ:

Phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ để triển khai các hoạt động tuyên truyền và giới thiệu tiềm năng kinh tế, triển vọng phát triển của vùng ĐBSCL qua các kênh truyền thông của VCCI.

Vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ĐBSCL đặc biệt là hạ tầng cơ sở.

Cung cấp các giải pháp, kinh nghiệm tốt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Phối hợp nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống các chính sách ưu đãi đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Phối hợp với các tổ chức nước ngoài tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của vùng về thông tin quan trọng của các thị trường giàu tiềm năng như cách tiếp cận thị trường, tập quán kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng.... đặc biệt với các mặt hàng thế mạnh của vùng là nông thủy sản.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 51 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 10% trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Ngày hôm nay đã có rất nhiều doanh nghiệp tại ĐBSCL, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước tới Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL Sóc Trăng 2014, cùng với các diễn giả là lãnh đạo tỉnh, thành phố, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng thảo luận sâu về những cơ hội và những khó khăn thách thức cũng như các giải pháp để tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư của vùng. Những ý kiến đóng góp của quý vị tại Hội nghị này sẽ xây dựng ĐBSCL thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động nhất của Việt Nam và khu vực.

Page 37: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

37

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯờNG ĐẦU TƯKHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

UBND tỉnh Kiên Giang

ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á, thế giới; là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và là vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Tuy nhiên, với tiềm năng và lợi thế sẵn có, nhưng kinh tế ĐBSCL tăng trưởng chưa ổn định và chưa vững chắc, kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất còn chậm, nên chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân. Do điều kiện địa hình không thuận lợi, nên suất đầu tư lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong vùng còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Dân số đông, một bộ phận dân cư có cuộc sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là những vùng ngập lũ sâu và trong đồng bào Khơ Me. Có thể nói, ĐBSCL được xem là “vùng trũng” về nhiều mặt so với cả nước, trong đó nổi bật là mặt bằng dân trí và điều kiện hạ tầng kinh tế.

Thế nhưng, kết quả công bố Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 cho thấy, hầu hết các tỉnh khu vực ĐBSCL đều nằm trong nhóm đầu. ĐBSCL chỉ chiếm hơn 20% số tỉnh thành trong cả nước (13/64), nhưng trong bảng xếp hạng PCI 2013 chiếm 3/7 số địa phương nằm trong nhóm “rất tốt”. Trong số 13 địa phương xếp đầu cả nước, thì ĐBSCL có đến 05, chiếm 38,46%. Toàn vùng có 03 tỉnh đạt rất tốt, 02 tỉnh đạt tốt, 07 tỉnh đạt khá và 01 tỉnh đạt mức tương đối thấp. Các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp và Bến Tre nằm trong nhóm rất tốt, sự thăng hạn của các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, góp phần quan trọng làm cho bức tranh PCI 2013 của ĐBSCL trở nên sáng hẳn lên. Tỉnh Kiên Giang đã vượt qua 03 bậc, từ hạng 06 của năm 2012, lên hạng 03 cả nước trong năm 2013, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, cùng với cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Kiên Giang, đã tích cực triển khai những giải pháp lớn của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 đạt 60.368,2 tỷ đồng, tăng 9,4%. Tuy có nhiều cố gắng trong cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư - kinh doanh ngày một thông thoáng, minh bạch hơn, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp dân doanh. Tuy nhiên, Kiên Giang vẫn còn một số chỉ số PCI thấp, cần phải thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa các chỉ số tính minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động.

Page 38: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

38

Là vùng đất đầy tiềm năng, nhưng ĐBSCL vẫn có nguy cơ tiếp tục tụt hậu so với các vùng khác trong cả nước, nếu ĐBSCL không được đầu tư và có bước phát triển cao hơn mức trung bình của cả nước. Tại diễn đàn này, tỉnh Kiên Giang nêu một số vấn đề cần được quan tâm để giữ vững và phát triển chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, cũng như góp phần đưa ĐBSCL vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển.

Một là, Trung ương và các tỉnh cần tập trung đầu tư, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng để biến lợi thế so sánh của vùng ĐBSCL thành lợi thế cạnh tranh. Về lợi thế so sánh, ĐBSCL sẵn có nhiều tiềm năng như biển, đảo, khoáng sản, đồng bằng, rừng, núi,... là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được thừa hưởng để phát triển kinh tế. Chúng ta, có 700 km bờ biển với khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, trên 150 hòn đảo lớn nhỏ, trên 400 km biên giới trên bộ, nhưng không có cảng nước sâu, hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng quá yếu kém.

Hai là, xây dụng và triển khai một sô cơ chế, chính sách về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề phù hợp với đặc thù ĐBSCL. Cùng với nền kinh tế phát triển, yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp vùng ĐBSCL về tay nghề và kỹ năng đối với người lao động gần như không được đáp ứng. Do đó, việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động chất lượng cao. Trong quá trình phát triển, việc mất cân đối về số lượng và chất lượng giữa cung và cầu trên thị trường lao động ngày càng trở thành vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, vì lợi thế về nguồn lao động dồi dào, với chi phí nhân công thấp sẽ ngày càng mất dần lợi thế cạnh tranh theo xu thế phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao...; thay vào đó là việc cải thiện chất lượng nguồn lao động, sẽ tăng sức hấp dẫn trong môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư.

Ba là, hô trợ để doanh nghiệp ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin phục vụ họat động sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quôc tế và đẩy mạnh tin học hóa công tác hành chính công. Thiếu thông tin đang là một trong những rào cản lớn cho việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư ở vùng ĐBSCL. Vì vậy, cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và đẩy mạnh tin học hóa công tác hành chính công phục vụ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại, khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, trường kỹ thuật với doanh nghiệp trong vùng.

Bốn là, cần mở rộng hợp tác giữa vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phô Hồ Chí Minh để phát huy tôi đa và có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của vùng. Phát huy các điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong phát triển công nghiệp, đào tạo, y tế, du lịch, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp lao động với vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

Page 39: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

39

Năm là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Các Bộ ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ KHĐT cần hình thành bộ máy xúc tiến đầu tư thống nhất, có cơ quan chủ quản ở Trung ương để tránh tình trạng mỗi tỉnh có một mô hình tổ chức khác nhau; mặt khác, thông qua các Tham tán đầu tư ở nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần giúp các địa phương ĐBSCL giới thiệu tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, giúp các tỉnh liên kết xúc tiến, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, có giá trị cao, tạo sức hấp dẫn nhà đầu tư, tránh tình trạng xúc tiến trùng lắp, tốn kém chi phí của Nhà nước.

Tại diễn đàn này, Kiên Giang kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển, cảng sông; cấp điện, cấp nước; xử lý nước thải; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; khai thác, nuôi trồng, chế biển thủy hải sản; xây dựng vùng chuyên canh lúa, cây công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong các khu, cụm công nghiệp; đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch; đầu tư phát triển các ngành giáo dục, y tế, thể thao,...

Kiên Giang cam kết sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ; tạo lập môi trường đầu tư công khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các nhà đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người,... của tỉnh, qua đó huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực trong đầu tư phát triển.

Page 40: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

40

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨy MẠNHTHU HÚT ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

UBND tỉnh Long An

Long An có diện tích tự nhiên đứng thứ 2 trong số các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; diện tích đất nông nghiệp trên 360.000 ha đứng thứ 03, sau Kiên Giang, Cà Mau; bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 0,25 ha, đứng thứ 4 sau Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. Nông sản chủ yếu gồm: lúa với sản lượng trên 2,8 triệu tấn/năm (sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp); mía nguyên liệu gần 900.000 tấn/năm, đậu phộng khoảng 15.000 tấn/năm; thanh long 90.000 tấn/năm; chanh 80.000 tấn/năm; rau thực phẩm 150.000 tấn/năm.

Về chăn nuôi: đàn bò của tỉnh được duy trì với khoảng 80.000 con; trong đó có gần 8.000 con bò sữa; đàn heo khoảng 300.000 con, trâu gần 15.000 con; gần 10 triệu con gia cầm và gần 37.000 tấn sản phẩm thủy sản (cả đánh bắt và nuôi trồng).

Long An đã hình thành, phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng sản xuất lúa hàng hóa đặc sản phía Nam (30.000 ha), vùng lúa cao sản Đồng Tháp Mười (180.000 ha); vùng rau thâm canh Cần Đước - Cần Giuộc (2.400 ha); vùng thanh long - Châu Thành (6.000 ha); vùng đậu phộng (8.000 ha), vùng mía (12.000 ha), vùng chanh - Đức Hoà, Đức Huệ (5.700 ha), khoai mỡ - Thạnh Hóa (3.500 ha) nuôi bò sữa, bò thịt - Đức Hoà (48.000 con), nuôi thủy sản vùng Hạ (4.000 ha)... từng bước phát triển theo định hướng thị trường. Nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu kể trên, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh Long An vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa cao, thiếu bền vững, công nghiệp chế biến nông sản chưa gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng vùng nguyên liệu nên việc tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, tính rủi ro cao; hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhất là mạng lưới điện 03 pha chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; tình trạng sản xuất thiếu liên kết của người nông dân nhất là khâu công nghiệp chế biến, bảo quản chưa phát triển nên chưa đủ sức cạnh tranh, thường bị động trong tiêu thụ sản phẩm. Đây là trở ngại lớn để tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trong thời gian qua, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cũng đạt kết quả chưa cao. Đến nay, ngoài 31 dự án công nghiệp phục vụ nông nghiệp (như sản xuất thức ăn, chế biến lương thực, thực phẩm) với vốn đăng ký 500 triệu USD; tỉnh Long An mới tiếp nhận 05 dự án trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp (như trang trại, sản xuất hạt giông, chăn nuôi gia công) với số vốn đăng ký

Page 41: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

41

9,4 triệu USD. Nguyên nhân thu hút đầu đầu vào nông nghiệp gặp khó khăn là do hoạt động đầu tư vào nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, dịch bệnh; sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn mang tính chất nông hộ, quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các nhà đầu tư FDI trong nông nghiệp mặc dù đã có nhưng chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi, nhất là chính sách về đầu tư, thuế, đất đai, vốn tín dụng; hệ thống hạ tầng (điện, nước, giao thông,...) còn yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; chất lượng giống cây trồng vật nuôi, khâu chế biến và bảo quản chưa phát triển; đầu ra sản phẩm chưa cao...

Thấy được lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên trong đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (vừa được UBND tỉnh Long An phê duyệt vào tháng 8/2014) đã xác định nông nghiệp là 01 trong 03 lĩnh vực trọng tâm cần tái cơ cấu (bên cạnh việc rà soát các khu, cụm công nghiệp và tái cơ cấu đầu tư công). Trong đó, đặt trọng tâm vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng, tính cạnh tranh, độ ổn định và bền vững của các ngành hàng chủ lực trên cơ sở cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - kinh doanh nông sản phẩm.

Đối với mặt hàng lúa gạo sẽ phát triển theo chuỗi giá trị nông nghiệp - chế biến - thương mại trên cơ sở liên kết sản xuất - tiêu thụ - chế biến - kho vận - kinh doanh giữa doanh nghiệp và nông dân. Các giải pháp chủ yếu đó là:

- Triển khai vùng lúa chất lượng cao và vùng lúa năng suất cao theo quy hoạch. Xác định hệ thống canh tác thích ứng với chuyên canh và luân canh.

- Kêu gọi và tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa, bao gồm: tạo điều kiện mặt bằng cho doanh nghiệp thu mua, tồn trữ, chế biến lúa gạo; phát triển hệ thống giao thông thủy bộ từ địa bàn sản xuất đến các điểm thu mua, tồn trữ, chế biến; hỗ trợ doanh nghiệp và các hợp tác xã, tập đoàn, nông hộ đối với hành lang pháp lý trong hợp đồng liên kết hợp tác giữa 2 bên.

- Phát triển các tuyến xay xát - lau bóng - kho vận lúa gạo.

- Kết nối với các kênh tiêu thụ theo thương hiệu và tiêu chuẩn hóa.

Ngoài ra Long An còn xác định các giải pháp phát triển các ngành hàng nông thủy sản đặc trưng của tỉnh như rau màu, chanh, thanh long, bò sữa, tôm nước lợ. Ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại và khu nông nghiệp công nghệ cao.

Xác định kêu gọi đầu tư (cả trong và ngoài nước) là động lực quan trọng để phát triển nông nghiệp nên tỉnh Long An đã và sẽ triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

- Bên cạnh các quy hoạch của ngành nông nghiệp đã được phê duyệt như Quy hoạch phát triển vùng lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười; quy hoạch phát triển vùng rau an toàn; quy hoạch phát triển chăn nuôi, phát triển thủy sản; quy hoạch thủy lợi; quy hoạch sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành; sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện

Page 42: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

42

các quy hoạch còn lại của ngành. Từ đó sẽ tiến hành xây dựng danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư với các ưu đãi cụ thể làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình vận động doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thu hút đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định 210/2013/NĐ-CP.

- Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập 04 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gồm: Dự án đầu tư sản xuất và xây dựng các nhà máy chế biến khoai mỡ (vùng nguyên liệu khoảng 3.000ha), dự án đầu tư cơ sở sấy, xay xát, chế biến, kho trữ lúa gạo tỉnh Long An, dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, dự án đầu tư xây dựng kho trữ lạnh xử lý thanh long xuất khẩu. Sau khi các dự án được lập xong, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến để kêu gọi các nhà đầu tư.

- Đối với các dự án nông nghiệp đang triển khai, địa phương cần hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để dự án triển khai có hiệu quả, xem đây là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài ra, để tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Long An cũng đã xây dựng Đề án phát triển kinh tế tập thể đến năm 2020, trọng tâm là phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều giải pháp đột phá từ việc hỗ trợ thành lập, hỗ trợ về đất đai, vốn, đào tạo đến hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Để nền nông nghiệp vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển, tiến đến ngang tầm và đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, ngoài những giải pháp trước mắt của từng địa phương đề ra, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL rất cần sự quan tâm đặc biệt hơn nữa của Đảng, Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên cho vùng. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Long An kiến nghị, đề xuất Trung ương có những chính sách ưu đãi trong đầu tư lĩnh vực nông nghiệp như ưu đãi về thuế, đất đai, vốn vay tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, nước,...) để ngày càng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, từng bước cải thiện môi trường đầu tư vùng ĐBSCL, qua đó thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của vùng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần TW hỗ trợ:

- Có chính sách hỗ trợ vốn để người nông dân đầu tư giống mới, mua máy móc thiết bị; hỗ trợ về giá cho nông dân yên tâm sản xuất;

- Đưa nguồn nhân lực chất lượng cao về địa phương, từng bước chuyển giao công nghệ tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp;

Page 43: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

43

- Có giải pháp hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp nước ta vào thị trường khó tính, qua đó khẳng định, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định;

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nhất là việc đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ phục vụ ngành chế biến, xay xát, bảo quản nông sản;...

Vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam đã được khẳng định trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thời gian qua, do đó định hướng tăng cường thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp hiện nay và thời gian tới là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Với các thế mạnh, tiềm năng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, sự nhìn nhận đúng đắn, quyết liệt thực hiện các giải pháp, và được sự hỗ trợ của TW, tin chắc rằng trong thời gian tới Long An cùng cả vùng sẽ có những bước phát triển mới, táo bạo hơn trong lĩnh vực nông nghiệp.

Page 44: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

44

TIềM NĂNG VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CủA HÀ NỘI

UBND Hà Nội

I. TÌNH HÌNH SẢN XUấT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.345,0 km2, gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, với 575 phường, xã và thị trấn trong đó có: 386 xã; 21 thị trấn; 168 phường, diện tích đất nông nghiệp là 188.601 nghìn ha, dân số ở khu vực nông thôn có 3.763.313 người là địa bàn dồi dào nguồn nhân lực với 2,4 triệu lao động trong độ tuổi chiếm 63% dân số nông thôn, là nơi cung cấp nguồn nhân lực xây dựng Thủ đô, đất đai cho phát triển, xây dựng hạ tầng và đô thị, cung cấp lương thực, thực phẩm, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Thành phố nên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.

1- Về phát triển sản xuất nông nghiệp:Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 38 nghìn tỷ đồng (giá thực tế. Giá trị sản xuất

nông, lâm, thủy sản (giá thực tế) ước đạt 231 triệu đồng/ha.Tổng diện tích gieo trồng cả năm 296.065,5ha, trong đó lúa: 204.353,04 ha;

ngô: 20.739,2 ha; rau, đậu, hoa, cây cảnh: 35.881 ha; cây ăn quả: 13.857 ha; chè: 3.093,3 ha. Diện tích trồng rau 30.033,34 ha, trong đó diện tích sản xuất RAT được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đạt 5.000 ha, diện tích giám sát sản xuất theo VietGAP đạt 171,5 ha và 12 ha sản xuất rau hữu cơ.

Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn lợn ước đạt 1,4 triệu con, đàn trâu bò 150 nghìn con, tổng đàn gia cầm 24 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 392.830 tấn. Sản lượng sữa tươi ước đạt 22.800 tấn, sản lượng trứng các loại ước đạt 1.005,029 triệu quả.

Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản 20.800 ha, trong đó diện tích nuôi trồng hàng năm 16.000 ha, diện tích thâm canh đạt 10.720,7 ha, tổng số hộ nuôi trồng thủy sản 18.483 hộ, tổng sản lượng thủy sản 76.042 tấn.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: Trồng trọt 42,4%; Chăn nuôi, thủy sản 54,4%; Dịch vụ nông nghiệp 3,2%.

2- Về phát triển nông thôn:a) Xây dựng nông thôn mới Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân,

Page 45: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

45

nông thôn và 3 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015, đến nay thực hiện xây dựng nông thôn mới kết quả đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Hiện 100% các huyện đã lập xong đề án cấp huyện, cấp xã. Hiện đã có 50 xã nông thôn mới (trong đó có 12 xã thuộc huyện Từ Liêm cũ); 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí (trong đó có 03 xã thuộc huyện Từ Liêm cũ); 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí; 50 xã đạt từ 5-9 tiêu chí.

Kết quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới: Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đạt 75%; trạm y tế được kiên cố hóa đạt chuẩn quốc gia trên 97% theo chuẩn cũ và đạt chuẩn khoảng 30% theo chuẩn mới; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 91,56%; trong đó, tỷ lệ được dùng nước sạch 35,26%. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 57,8%; tỷ lệ thôn xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa - thể thao đạt 45%; 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

b) Công tác dồn điền đổi thửa và nâng cao đời sông nhân dân:

Công tác dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả nổi bật. Đến nay, toàn Thành phố đã thực hiện đạt 73.569,97ha trong tổng số 76.365,07 ha đạt 96,34% kế hoạch.

Đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao, thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2013 đạt 23,7 triệu đồng/ người/ năm; Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn; lao động nông nghiệp qua đào tạo 42,1%. Năm qua thành phố đã giải quyết việc làm cho 135.800 người.

c) Phát triển kinh tế hợp tác và trang trại:

Phát triển kinh tế hợp tác: Hiện toàn thành phố có 995 Hợp tác xã, trong đó: 953 HTX dịch vụ Nông nghiệp; 11 HTX chăn nuôi; 06 HTX Thủy sản; 25 HTX chuyên trồng trọt, đã thu hút trên 1 triệu xã viên tham gia.

Phát triển kinh tế trang trại: Tổng số trang trại hiện có: 1.233 trang trại, trong đó có 11 trang trại trồng trọt; 01 trang trại lâm nghiệp; 919 trang trại chăn nuôi; 188 trang trại nuôi trồng thủy sản; 114 trang trại kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Công tác phát triển Kinh tế hợp tác và trang trại đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.

d) Phát triển làng nghề:

Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề chiếm 50% tổng số làng nghề của cả nước, sản xuất trên 40 loại sản phẩm thủ công truyền thống (gốm sứ, dệt may, da dầy, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài,...) và giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động ở nông thôn. Năm 2013 giá trị sản xuất của khu vực làng nghề đạt 12.200 tỷ đồng. Sản phẩm làng nghề Hà Nội được tiêu thụ ở trên 100 nước trên thế giới, trong đó có thị trường Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.

Page 46: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

46

3- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và phát triển nông thôn:Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm và triển khai thực hiện việc

ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới và cơ giới hóa trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay đã có nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có hiệu quả như chăn nuôi bò sữa Ba Vì, Gia Lâm, trồng hoa cây cảnh Tây Tựu - Từ Liêm, Quảng Bá - Tây Hồ, nuôi trồng thủy sản Đông Mỹ - Thanh Trì, sản xuất RAT Lĩnh Nam - Hoàng Mai, Nam Hồng, Vân Nội - Đông Anh, Văn Đức - Gia Lâm.

Thành phố hiện cũng đang xây dựng các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Nam Hồng - Đông Anh với diện tích 30 ha; Kim Sơn - Gia Lâm 15 ha. Dự án hỗ trợ vùng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao Đông Mỹ - Thanh Trì 60ha; mô hình hoa chất lượng cao Mê Linh 170 ha. Hiện đang lập dự toán xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích 150 ha tại phường Yên Nghĩa - quận Hà Đông.

4- Khái quát về công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp:Công tác Xúc tiến thương mại Nông nghiệp của thành phố đặc biệt được chú trọng.

Hàng năm tổ chức và tham gia nhiều Hội chợ mang tính chuyên nghiệp cao. Đồng thời tổ chức nhiều đoàn đi và nhiều Hội thảo với các tỉnh thành trong cả nước về hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt ngày 01/10/2013, thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số: 5969/QĐ-UBND thành lập trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội.

Trong năm 2014, đã tổ chức được 02 Hội chợ chuyên ngành: Hội chợ giống vật tư, thiết bị và sản phẩm nông nghiệp năm 2014. Quy mô 200 gian hàng; Hội chợ nông nghiệp và làng nghề năm 2014, quy mô 200 gian hàng; tham gia Hội chợ thương mại Đông Bắc bộ năm 2014; Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ X năm 2014; kế hoạch tham gia Hội chợ AgroViet; Hội chợ hoa xuân...; Đã tổ chức các đoàn công tác đi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh Hải Dương, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Các nội dung hợp tác đã được ký kết bao gồm: Phối kết hợp trong việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa hai Sở công tác quản lý nhà nước; kinh nghiệm xây dựng các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, kết nối chuỗi liên kết nông sản; phối hợp định kỳ lấy mẫu phân tích chất lượng nông sản của thành phố Hồ Chí Minh đưa về Hà Nội và ngược lại, thông tin 2 chiều với thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp quản lý, chỉ đạo ở đầu mối sản xuất; phối hợp trong việc kiểm tra, kiểm soát quản lý vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như lưu thông tới Hà Nội; Thường xuyên trao đổi thông tin về quản lý dịch bệnh và các chính sách đối với lực lượng làm công tác thú y, chính sách khuyến khích đối với chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; phối hợp trong công tác Xúc tiến thương mại xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hà Nội và các tỉnh thành phố trong cả nước.

Page 47: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

47

5- Dịch vụ nông nghiệp & tiêu thụ sản phẩm:Hà Nội có số dân 6,9 triệu người và thường xuyên có khoảng 02 triệu lao động,

học sinh sinh viên ngoại tỉnh cư trú và làm việc. Để đáp ứng cho gần 9 triệu người thị trường Hà Nội tiêu thụ một năm khoảng: 780 nghìn tấn gạo, 578.233 nghìn tấn thịt các loại, 1.028 triệu quả trứng gà vịt, 214.401 tấn hải sản tươi sống và chế biến, 972 nghìn tấn rau... Hiện nay sản xuất nông nghiệp của Hà Nội chỉ đáp ứng được: 67,9 % nhu cầu thịt các loại, 35,5% cá các loại, 23,4% sữa, 58,7% rau củ tươi và 17,6% quả tươi các loại... còn lại là từ các tỉnh khác cung cấp cho Thành phố.

Đến nay trên địa bàn thành phố có 411 chợ, bình quân 1 quận, huyện, thị xã có 14 chợ phục vụ khoảng 15.165 người phân bố mạng lưới chợ ở 10 quận có 103 chợ (chiếm 25,06%), thị xã có 11 chợ (chiếm 2,68%), các huyện có 297 chợ chiếm (72,26%). Hà Nội có 20 Trung tâm thương mại chiếm 15% số trung tâm thương mại của cả nước, chủ yếu tập trung ở các quận Hà Nội. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố có 110 siêu thị đang hoạt động, chiếm 19% số siêu thị của cả nước, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành. Trong đó có 30 siêu thị chuyên doanh còn lại là siêu thị tổng hợp. Lượng thịt gia súc, gia cầm, rau quả thực phẩm tiêu thụ qua mạng lưới siêu thị tổng hợp và các cửa hàng thực phẩm của Haprofood, 190 cửa hàng gia cầm sạch chỉ chiếm 20%, số còn lại được tiêu thụ qua chợ dân sinh.

6- Các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội:

a) Các chính sách của Trung ương:Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đã quy định các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và PTNT ở Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 2/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có dự án đầu tư, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam.

Quyết định số 61/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Quyết định số 1895/2012/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

b) Các chính sách của thành phô Hà Nội:Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng

sản phẩm nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội. Trong đó có:

Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020.

Page 48: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

48

Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật.Hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.Hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm.Hỗ trợ xây dựng hạ tầng.Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 03 tháng đến 01 năm.Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề.Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề.Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sạch.Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 (được sửa đổi, bổ sung một số

điều theo Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ban hành ngày 11 tháng 03 năm 2013) quy định thí điểm: một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016 gồm:

Đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sảnĐầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:Đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:Xây dựng kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới: Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 về chính sách ưu đãi đối với

tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của thủ đô.

Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và dịch vụ khoa học công nghệ của Thủ đô.

Chính sách ưu đãi đối với các tổ chức đầu tư phát triển công nghệ Thủ đô nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm.

Chính sách ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô.

II. TIềM NĂNG, CƠ HỘI HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CủA HÀ NỘI:

1- Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến 2030:

a) Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội đến năm 2020:Mục tiêu chung:Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Page 49: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

49

Ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Chuyển mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; Theo hướng ổn định tổng đàn lợn và gia cầm, tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn 2011-2020 là 1,5-2,0%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 1,2-1,5%/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 là 1,85/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 1,5%/năm; Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong GDP Thành phố năm 2020 khoảng 2-2,5%; Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2020: Trồng trọt 34,5%; chăn nuôi 54,0%, thủy sản 11,5%; Giá trị sản xuất nông nghiệp 01 ha đất nông nghiệp (giá thực tế): năm 2020 đạt trên 340 triệu đồng.

b) Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội tới năm 2030:

Tiếp tục tăng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Mở rộng diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Tăng nhanh nông sản qua chế biến để đạt giá trị gia tăng cao; Công nghiệp hóa hoàn toàn chăn nuôi, gia cầm, lợn; đẩy mạnh công nghiệp hóa chăn nuôi bò, thủy sản và một số vật nuôi khác; phấn đấu không còn chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; Phát triển nông nghiệp gắn với hình thành vành đai xanh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn: Vùng rau sạch, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người dân. Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản xuất trồng trọt trên đơn vị diện tích đất canh tác nông nghiệp; Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn (rau, hoa, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, thủy sản tập trung thâm canh.

2- Tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư:Thành phố Hà Nội có điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn về tự nhiên, kinh tế,

xã hội và thị trường để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hà Nội có 188.601 ha đất sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, được trải rộng trên nhiều vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng đất bãi, vùng đồi gò,... rất phù hợp cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi để cung cấp nông sản, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng ở Thủ đô và xuất khẩu.

Trong thời gian qua, một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh đã được hình thành như: vùng sản xuất hoa tại các huyện Từ Liêm, Mê Linh; vùng Cam canh, bưởi Diễn ven sông Đáy (ở Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai), vùng rau an toàn

Page 50: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

50

(ở Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Trì, Phúc Thọ), vùng chăn nuôi bò tập trung (ở Ba Vì), vùng chăn nuôi gia cầm (ở Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên), vùng chăn nuôi lợn (ở Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Chương Mỹ), vùng nuôi trồng thủy sản (ở Thanh Trì, Ứng Hòa),...

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Hà Nội nhiều năm qua luôn quan tâm và thúc đẩy đầu tư trên mọi phương diện từ cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, tiến bộ khoa học kỹ thuật đến giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nên nông nghiệp và nông thôn Hà Nội đã có những bước phát triển quan trọng. Hiện tại, sản xuất nông nghiệp Hà Nội có những tiềm năng và thế mạnh chính được thể hiện rõ nét qua cơ cấu sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp của Thành phố như sau:

a) Tiềm năng về đất đai:Tổng diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Hà Nội

là 188.601,1 ha chiếm 56,7% diện tích đất tự nhiên; trong đó đất nông nghiệp là 152.378,6 ha; đất lâm nghiệp là 29.200 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 10.720,7 ha và đất nông nghiệp khác là 1.244,1 ha.

b) Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn:Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố với gần 10,4 nghìn km

kênh mương; có 1.834 trạm bơm (trong đó có 1.267 trạm do các xã quản lý và 567 trạm do các công ty khai thác công trình thủy lợi Thành phố quản lý), thường xuyên được đầu tư hoàn thiện có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, tiêu thoát lũ, hạn chế úng ngập.

Mạng lưới giao thông nông thôn Hà Nội cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp: đã làm đường trục xã, liên xã 2.526,96 km, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông 1.816,33 km; đường trục thôn, xóm 2.756,55 km, trong đó 1.710,6 km đã được cứng hóa; đường ngõ, xóm 6.876,76 km, trong đó có 3.817,72 km đã được bê tông hóa; đường trục chính nội đồng có 5.051,36 km, trong đó có 291,18 km đã được cứng hóa.

Hệ thống đường dây hạ thế có 6.507,98 km, trong đó 3.955,02 km (60,77%) đảm bảo yêu cầu, 2.553 km (39,23%) cần cải tạo, nâng cấp. Hệ thống điện nông thôn về cơ bản đạt các yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và 100% số xã nông thôn đã có điện lưới.

c) Tiềm năng về Khoa học và công nghệ:Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhiều cán bộ khoa học và quản lý

có bằng cấp cao, tiềm lực khoa học kỹ thuật lớn mạnh nhất trong cả nước. Đây là một thế mạnh đang được đầu tư khai thác có định hướng trong giai đoạn mới của nông nghiệp Hà Nội để cung cấp các dịch vụ bao gồm: Tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sinh học, cung cấp giống cây trồng vật nuôi và thức ăn gia súc.

d) Tiềm năng về thị trường:Theo quy hoạch của thủ đô Hà Nội, dự kiến đến năm 2015, dân số Hà Nội đạt trên

9 triệu người, nhu cầu thực phẩm đến 2015 dự kiến sản lượng sản xuất tại chỗ chỉ cung cấp được 52% thịt các loại, 64% cá, 65% trứng gia cầm, 20% nhu cầu sữa, 44% gạo tẻ, 55% rau củ tươi và 17% quả tươi.

Page 51: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

51

Số lượng lương thực phẩm phải nhập từ các tỉnh thành trong cả nước dự kiến năm 2015 là: 372 ngàn tấn thịt các loại, 112 ngàn tấn cá các loại, 138 ngàn tấn sữa, 455 ngàn tấn rau củ tươi, 330 ngàn tấn quả tươi từ các tỉnh thành trong cả nước và từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của Hà Nội.

3- Các lĩnh vực và dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT trong thời gian tới:

a) Lĩnh vực trồng trọt:Đề án phát triển rau an toàn vùng tập trung ứng dụng công nghệ cao. Quy mô

6.000 ha, tại 18 huyện, 3 quận: Hoàng Mai, Hà Đông, Long Biên;Đề án phát triển hoa cây cảnh, vùng tập trung ứng dụng công nghệ cao. Quy mô

2.165 ha, tại Mê Linh, Từ Liêm, Tây Hồ, Thường Tín, Đan Phượng;Đề án phát triển lúa chất lượng cao vùng tập trung. Quy mô 40.000 ha, tại 18 huyện

và thị xã Sơn Tây;Đề án phát triển cây ăn quả đặc sản tập trung gắn với môi trường đô thị và du lịch

sinh thái 2.000 ha, tại 18 huyện và 1 thị xã ngoại thành Hà Nội.Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn

2012-2016, định hướng đến năm 2020, tại Ba Trại, Minh Quang, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Vì, Vân Hòa, Nông trường Việt Mông (Ba Vì), Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ (Sóc Sơn), Thạch Hòa, Tiến Xuân (Thạch Thất), Hòa Thạch (Quốc Oai).

b) Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:Các dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung.

Quy mô 1.400 ha, tại 18 huyện và 1 thị xã ngoại thành;Đề án nâng cấp các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, tại 18 huyện và 1 thị xã

ngoại thành;Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Quy mô

4.020 ha, tại Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì, Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì, Quốc Oai, Sóc Sơn;

c) Lĩnh vực giết mổ, chế biến và tiêu thụ nông sản:Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm;Đề án phát triển chăn nuôi lợn gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,

quy mô toàn thành phố;Dự án xây dựng hệ thống cơ sở xét nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm

thực vật và động vật, tại huyện Từ Liêm;

d) Lĩnh vực phát triển nông thôn:

Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020, toàn địa bàn của nông thôn thành phố;

Page 52: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

52

Đề án xây dựng nông thôn mới của thành phố hà Nội giai đoạn 2011-2030, tại 401 xã trên địa bàn nông thôn của thành phố;

Dự án phát triển làng nghề kết hợp du lịch Hà Nội giai đoạn 2012-2015, tại 14 làng nghề.

e) Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Dự án xây dựng hạ tầng khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy mô 150ha, tại phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội;

Dự án xây dựng Trung tâm giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại huyện Chương Mỹ.

4- Xây dựng và phê duyệt các quy hoạch của ngành đến 2020, định hướng đến 2030:

a) Quy hoạch phát triển đến năm 2020:

Trồng trọt:

Diện tích đất canh tác trồng lúa khoảng 92 nghìn ha; diện tích gieo trồng trên 150 nghìn ha, tập trung chủ yếu tại các vùng thuận lợi về tưới, tiêu, đất đai màu mỡ, vùng truyền thống. Trong đó Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 40 nghìn ha canh tác (chiếm khoảng 43% diện tích canh tác lúa), tập trung tại 8 huyện trọng điểm lúa; Diện tích trồng ngô khoảng 23 nghìn ha, trong đó vụ đông 17-18 nghìn ha. Phấn đấu đến năm 2015 năng suất ngô bình quân đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng đạt 115 nghìn tấn; năm 2020 năng suất bình quân trên 55 tạ/ha, sản lượng khoảng 126 nghìn tấn. Tập trung chủ yếu tại vùng bãi ven sông; Cây đậu tương gieo trồng khoảng 31-33 nghìn ha; sản lượng 59-62 nghìn tấn. Vùng sản xuất tập trung đậu tương chủ yếu tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín; Diện tích cây ăn quả 17 nghìn ha, sản lượng 260 nghìn tấn. Phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, trong đó ưu tiên phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao, lợi thế như: bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối nuôi cấy mô... Tập trung chủ yếu tại vùng đồi gò, vùng bãi ven sông (Không ưu tiên vùng đồng bằng); Xây dựng các vùng trồng hoa tại một số xã ở các huyện: Từ Liêm, Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, Gia Lâm... Trong đó từng bước hiện đại hóa các vùng sản xuất hoa định hướng xuất khẩu quy mô 50 ha/vùng tại huyện Mê Linh, Từ Liêm và Đan Phượng...; Diện tích chè ở các huyện vùng gò đồi ổn định diện tích 3 nghìn ha. Đầu tư cải tạo vườn chè cũ bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè, vùng tập trung ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn.

Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng đến năm 2020 là 26,707 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 7,3% hiện nay lên 8,0% vào năm 2020; trong đó: Rừng phòng hộ: Tổng diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường là 9 nghìn ha, chủ yếu tập trung tại các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây và Chương Mỹ; Rừng đặc dụng: Tổng diện tích rừng đặc dụng là: 13,546 nghìn ha

Page 53: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

53

bao gồm: bao gồm khu K9, Vật Lại, vườn Quốc gia Ba Vì và khu Hương Sơn (Mỹ Đức); Rừng sản xuất: Tổng diện tích rừng sản xuất là 4.161 nghìn ha, trồng rừng thay thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu rừng kinh tế bằng các loài cây đa tác dụng. Phân bố tại 5 huyện, thị là: Ba Vì, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, Quốc Oai và Chương Mỹ.

Chăn nuôi: Định hướng: Phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; Đàn lợn: Chăn nuôi theo hướng sản xuất giống; Phát triển chăn nuôi vùng tập trung xa khu dân cư tại các huyện có điều kiện về đất đai như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Đông Anh; Bò thịt: Tập trung. Chăn nuôi bò thịt trọng điểm ở vùng đồi gò, vùng bãi ven sông; Bò sữa: Chăn nuôi bò sữa chủ yếu ở Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Đông Anh; Gia cầm: Áp dụng biện pháp nuôi thâm canh tập trung; Địa bàn trọng điểm chăn nuôi gia cầm là các huyện vùng gò đồi và một số huyện có điều kiện đất rộng như Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hoà, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thạch Thất; Đối với các khu chăn nuôi tập trung đã xây dựng, tiến hành rà soát tiến tới xóa bỏ và di dời các khu chăn nuôi nằm gần khu dân cư, khu vực dự kiến quy hoạch khu đô thị khu công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch nâng cấp mở rộng quy mô những khu chăn nuôi tập trung có điều kiện; Xây dựng mới các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư ở các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Sóc Sơn.

Thủy sản: Đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng đầu tư thâm canh để tăng nhanh năng suất, sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường; Tận dụng diện tích mặt nước các hồ chứa để kết hợp nuôi thủy sản; Phát triển sản xuất thủy sản tập trung chủ yếu tại các vùng trũng, thấp thuộc các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn, Quốc Oai.

b) Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2030:

Tiếp tục tăng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Mở rộng diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Tăng nhanh nông sản qua chế biến để đạt giá trị gia tăng cao; Công nghiệp hóa hoàn toàn chăn nuôi, gia cầm, lợn; đẩy mạnh công nghiệp hóa chăn nuôi bò, thủy sản và một số vật nuôi khác; phấn đấu không còn chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; Phát triển nông nghiệp gắn với hình thành vành đai xanh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn: Vùng rau sạch, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người dân. Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản xuất trồng trọt trên đơn vị diện tích đất canh tác nông nghiệp; Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn (rau, hoa, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, thủy sản tập trung thâm canh).

Page 54: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 1: Nhà quản lý với hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

54

III. ĐẦU MốI TIẾP NHậN, CUNG CấP THÔNG TIN CHO CÁC Tổ CHỨC CÁ NHâN, ĐẦU TƯ, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI:

Ngày 01/10/2013, Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số: 5969/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Xúc Tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội. Có chức năng làm đầu mối giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, có những nhiệm vụ và quyền hạn như:

Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại nông nghiệp hàng năm, các đề án, chương trình liên quan đến xúc tiến thương mại nông nghiệp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thu thập, phân tích và cung cấp thông tin trong và ngoài nước liên quan đến thương mại nông nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản và sản phẩm làng nghề, phục vụ hộ nông dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong ngoài nước, hiệp hội và công tác quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng, thực hiện các chương trình hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện, ký hợp đồng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp; Trưng bày, giới thiệu, tổ chức giao dịch hàng hóa, thành tựu khoa học công nghệ về nông, lâm nghiệp, thủy sản; Truyền thông, quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, sự kiện và văn hóa ngành ở trong và ngoài nước có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp; Xây dựng mô hình trình diễn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tạo chuỗi giá trị đối với sản phẩm nông nghiệp; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tham gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại nông nghiệp và dự báo thị trường hàng hóa nông, lâm, thủy sản, sản phẩm làng nghề;

Cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Dịch vụ tư vấn và chuyển giao kỹ năng xúc tiến thương mại liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xúc tiến thương mại nông nghiệp. Dịch vụ giới thiệu khách hàng và đối tác đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các tổ chức cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin, đầu tư về lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp xin liên hệ:

Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Hà NộiĐịa chỉ: Tầng 3 chợ Hà Đông - Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà NộiĐiện thoại: 0433 524628; Fax: 0433 524626Email: [email protected]

Website: agritradehanoi.com.vn

Page 55: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

55

PHẦN II

TIẾNG NÓI DOANH NGHIỆP

Page 56: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

56

KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Về MỘT CÁCH TIẾP CậN MỚI ĐỂ NâNG CAO CHUỖI GIÁ TRị

NÔNG SẢN XUấT KHẨU - CẢI THIỆN THU NHậP BềN VỮNG CHO NÔNG DâN

Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh Toàn cầu (GCF)

Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh Toàn cầu (GCF) là một trong năm hợp phần thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, thực hiện từ năm 2006 đến năm 2014.

GCF là một quỹ hỗ trợ không hoàn lại (không phải vốn vay hoặc vốn đóng góp) cung cấp tài trợ có vốn đối ứng và có điều kiện cho việc thực hiện các ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN)/tổ chức ngoài quốc doanh (TCNQD).

Hỗ trợ của GCF nhằm giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho các DNTN/TCNQD trong việc cung cấp:

- Các dịch vụ kinh doanh mang tính sáng tạo.

- Các công nghệ mới.

- Tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới.

- Thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN I (2006 - 2010):

Trong 5 năm 2006 - 2010 đã tài trợ 135 tỷ VNĐ cho 52 đơn vị tại 4 tỉnh (Hà Tây, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng), với những kết quả đáng khích lệ như sau:

- Tạo ra 6.396 số việc làm mới (trực tiếp và gián tiếp).

- Đầu tư tăng thêm mới là 135 tỷ đồng VNĐ.

- Xuất khẩu tăng thêm là 58 tỷ VNĐ.

- Đào tạo kỹ năng mới cho 8.115 người lao động.

- 14 lần chia sẻ bài học kinh nghiệm dự án.

II. THÔNG TIN CƠ BẢN Về CHƯƠNG TRÌNH GCF GIAI ĐOẠN II (2011-2014):

Trên cơ sở đánh giá tác động tích cực của Chương trình trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch quyết định thực hiện tiếp giai đoạn 2011-2013 (sau đó gia hạn đến cuối 2014).

Page 57: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

57

Mục tiêu cụ thể: Nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực định hướng xuất khẩu tại các tỉnh mục tiêu thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ thương mại thích hợp và đưa ra các mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo.

Các tỉnh hỗ trợ: Được mở rộng lên 8 tỉnh (Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắc Lắc, An Giang và Cần Thơ).

Ngân sách: Tổng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đan Mạch cho Chương trình trong giai đoạn 2011-2013 là 216 tỷ VNĐ.

Đối tượng hưởng lợi trung gian (trực tiếp): Là các DNTN/TCNQD Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ/các hộ kinh doanh/nông dân đang tham gia vào các chuỗi giá trị theo hướng xuất khẩu.

Đối tượng hưởng lợi mục tiêu (gián tiếp): Bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và nông dân.

Lĩnh vực ưu tiên: Các hoạt động của GCF đặt trọng tâm vào các ngành nghề và các chuỗi giá trị có tiềm năng xuất khẩu tại mỗi tỉnh trên cơ sở ưu tiên phát triển của từng Ủy ban nhân dân tỉnh. Các lĩnh vực được ưu tiên bao gồm: nông nghiệp và chế biến nông sản, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nghề thủ công mỹ nghệ và du lịch. Ưu tiên các ngành nghề có chủ doanh nghiệp và người lao động chiếm đa số là nữ giới.

Tiêu chí, điều kiện để được GCF hỗ trợ:* Ý tưởng dự án: GCF là một công cụ giúp doanh nghiệp giảm thiểu một số rủi ro

tài chính trong việc đưa ra các sáng kiến đổi mới về giới thiệu công nghệ và phát triển thị trường, tăng cường liên kết và nâng cao chuỗi giá trị. Vì vậy, GCF sẽ tập trung tài trợ vào các dự án sáng tạo, tạo ra các dịch vụ và triển khai thí điểm các mô hình kinh doanh mới để có thể sau này, ở mức độ rủi ro ít hơn, sẽ được nhân rộng bởi doanh nghiệp/tổ chức khác. Do đó điều quan trọng là ý tưởng dự án phải thỏa mãn được 3 yếu tố tiên quyết sau đây:

- Cung cấp giải pháp/dịch vụ cho các thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh gia đình và nông dân đang phải đối mặt.

- Các sáng kiến và dịch vụ mới chưa có tại 8 tỉnh mục tiêu. Các sáng kiến này phải có tính khả thi thương mại cao và bền vững về cơ chế tài chính để cung cấp các dịch vụ kinh doanh bền vững cần thiết cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia đình và nông dân..., mang lại tác động lâu dài tích cực trong việc phát triển chuỗi giá trị theo hướng xuất khẩu.

- Nâng cao khả năng xuất khẩu cho những nhà sản xuất nhỏ, đặc biệt là trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

* yêu cầu về doanh nghiệp thực hiện dự án:- Phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn và sẵn sàng chịu các rủi ro.- Có năng lực quản lý và nguồn nhân lực.

Page 58: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

58

- Chứng tỏ đã có những thành tích trong ngành lựa chọn.- Có khả năng tài chính để đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo yêu cầu và đóng góp

đối ứng cho dự án đề xuất.- Sẵn sàng học hỏi những kinh nghiệm quốc tế tốt nhất.

* Tiêu chí thẩm định dự ánViệc thực hiện thẩm định dự án tài trợ sẽ được tiến hành dựa trên các tiêu chí:- Định hướng thị trường xuất khẩu.- Tăng cường khu vực tư nhân.- Định hướng xóa đói giảm nghèo.- Định hướng theo nhu cầu. - Tăng cường thị trường. - Khả thi về mặt tài chính.- Tính bền vững của mô hình kinh doanh và dịch vụ cung cấp.- Hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nữ. - Quan tâm đến các vấn đề môi trường, an toàn và vệ sinh lao động, trách nhiệm

xã hội, phòng chống HIV/AIDS, v.v...

* Các hoạt động được tài trợ

25-75% chi phí cho các hoạt động sau đây sẽ được tài trợ không hoàn lại:

- Hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia trong nước, quốc tế hoặc từ các đơn vị tư vấn hay các tổ chức khác (như các trường đại học...);

- Đào tạo, xây dựng năng lực cho người lao động và nông dân trong chuỗi giá trị liên kết;

- Các nỗ lực phát triển hệ thống như mua hoặc phát triển phần mềm;

- Mô hình trình diễn, đầu tư thử nghiệm các thiết bị có đóng góp trực tiếp vào cung cấp các dịch vụ mới;

- Các hoạt động quảng cáo, thâm nhập thị trường trong nước và quốc tế;

- Các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) như phòng chống AIDS, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CủA GIAI ĐOẠN 2011-2014:

Trong 4 năm đã tài trợ 173 tỷ VNĐ cho 45 dự án tại 8 tỉnh mục tiêu (Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắc Lắc, An Giang và Cần Thơ), trong 16 chuỗi giá trị: lúa gạo, rau quả, thủy sản, trồng rừng, thủ công mỹ nghệ, mật ong, cà phê, ca cao, tiêu, đậu phộng, cây thuốc dược liệu, du lịch, v.v...

Các dự án đã được thiết kế theo dạng hỗ trợ từng mắt xích trong chuỗi giá trị như:

- Phát triển, nuôi trồng các giống lai (lúa, đậu phộng, bắp non, đậu nành rau)

Page 59: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

59

- Nuôi cấy mô các loại giống cho năng suất cao (Keo lai, Tre, Ca cao, Hoa kiểng, Rau màu)

- Phát triển giống thủy sản (cua, sò lông, cá tra, tôm)- Dịch vụ đào tạo, khuyến nông (cho hầu hết các chuôi giá trị nêu trên)- Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Chứng nhận quy trình chất lượng (cho hầu

hết các chuôi giá trị nêu trên)- Giảm thất thoát sau thu hoạch (Ca cao, cà phê, lúa gạo, lục bình)- Sản phẩm giá trị gia tăng (cho hầu hết các chuôi giá trị nêu trên)- Phát triển thị trường xuất khẩu (cho hầu hết các chuôi giá trị nêu trên)

* Tổng hợp các chỉ số chung đã đạt được của toàn bộ các dự án gồm:- Tạo ra 27.918 số việc làm mới (trực tiếp và gián tiếp) - Đào tạo kỹ năng mới cho 62.584 người lao động (trực tiếp và gián tiếp).- Đầu tư tăng thêm mới là 502 tỷ đồng VNĐ (cho các hoạt động của dự án GCF bên

cạnh việc sử dụng cơ sở vật chất, nhà xưởng và nguồn nhân lực vốn có).- Xuất khẩu tăng thêm là 4.603 tỷ VNĐ.- Tạo thu nhập tăng thêm từ 10-200% bình quân cho mỗi hộ nông dân tham gia

mạng lưới của các chuỗi giá trị.

IV. TÍNH BềN VỮNG VÀ SỰ KẾ THừA:

- Tất cả các dự án của GCF đều có tính bền vững cao nhờ vào tính chất liên kết mang tính thương mại và lợi ích chung giữa các đối tác trong chuỗi giá trị (doanh nghiệp và nông dân).

- Tính bền vững trong việc ứng dụng những công nghệ, sáng kiến và các mô hình kinh doanh mới từ các dự án của GCF còn được thể hiện thông qua sự tiếp nối của một số tổ chức và các chương trình sau đây:

+ Quỹ Thách thức kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Challenge Fund) - do UKAid tài trợ (7 triệu Bảng Anh).

+ Tiếp cận thị trường cho hộ nghèo nông thôn (Market Access for the Rural Poor) - thông qua Chương trình tăng cường chuỗi giá trị do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ (4.95 triệu Franc Thụy Sĩ).

+ Chương trình đổi mới sáng tạo (IPP) do Chính phủ Phần Lan tài trợ (11 triệu USD).

+ Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng đến người thu nhập thấp” (VIIP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ (55 triệu USD).

+ Dự án Phát triển nông nghiệp ở Hà Tĩnh do Canada tài trợ (10 triệu CAD)

Page 60: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

60

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

- Công nghệ xử lý sau thu hoạch hiệu quả về mặt chi phí vận hành có thể được phát triển tại bản địa thông qua việc hỗ trợ sáng kiến của các doanh nghiệp nhỏ.

- Việc hỗ trợ giới thiệu công nghệ cải tiến thông qua các doanh nghiệp tư nhân có thể giúp gia tăng thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân nhỏ.

- Những yếu kém trong dịch vụ khuyến nông của Nhà nước có thể được bổ sung và thay thế hiệu quả bởi những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, tạo nên sự cải thiện thu nhập cho nông dân.

- Việc giới thiệu giống mới cao sản và thực hành nông nghiệp tốt cho nông dân cần phải có sự hỗ trợ và hợp tác tốt của các cấp, các ngành có liên quan.

- Một khi có sự quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có thể giới thiệu công nghệ mới và giống mới cho nông dân trên cơ sở hợp tác thương mại bền vững 2 bên cùng có lợi.

- Các cơ sở đào tạo tư nhân khi cung cấp dịch vụ đào tạo và khuyến nông cho nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tận dụng cơ sở hạ tầng công cộng sẵn có tại địa phương để có thể vừa đảm bảo chất lượng cao với mức chi phí thấp nhất, phù hợp với thu nhập của đối tượng.

VI. MỘT Số HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC:

- Các doanh nghiệp có tiềm năng để phát triển các chuỗi giá trị có thể không muốn hợp tác với sự hỗ trợ của nhà tài trợ vì không thích những ràng buộc về trách nhiệm cũng như quy định và thủ tục tài chính nghiêm ngặt.

- Những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và phân phối quan trọng trong chuỗi giá trị có thể không quan tâm tới việc kết hợp chặt chẽ với mạng lưới nông dân và hộ gia đình.

- Doanh nghiệp thường tiếp cận các dự án hỗ trợ nhằm trước hết phát triển năng lực bản thân hơn là phát triển mạng lưới nông dân và hộ gia đình.

- Ít doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để trang trải trước các chi phí cho các hoạt động can thiệp vào chuỗi giá trị và đợi được nhà tài trợ giải ngân hoàn lại sau 6 tháng.

- Năng lực quản lý và/hoặc nhân sự yếu kém của doanh nghiệp thường xuyên là yếu tố hạn chế chủ yếu trong phát triển chuỗi giá trị.

- Các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi ưu tiên trong quá trình thực hiện dự án do một vài nguyên nhân không lường trước.

- Không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức rõ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngay từ đầu, cũng như tầm quan trọng của sự hợp tác thương mại bền vững giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị.

Page 61: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

61

- Ít có sự tham gia phối hợp của chính quyền địa phương và nông dân ngay từ khâu doanh nghiệp đề xuất ý tưởng dự án.

- Cần tránh lựa chọn các doanh nghiệp có nguồn lực yếu (tài chính, nhân sự,...) cho dù ý tưởng đề xuất của họ thật sự hấp dẫn vì rủi ro ngừng dự án sẽ rất cao.

- Một số dự án “Rủi ro thấp, dễ thành công” dẫn đến bóp méo thị trường, đặc biệt là khi bán sản phẩm vào thị trường nội địa.

- Các doanh nghiệp cần ít nhất 3-5 năm để có thể tạo ra kết quả theo yêu cầu, đặc biệt là các sáng kiến phát triển và địa phương hóa các giống vật nuôi và cây trồng mới.

- Không phải tất cả các dự án trong số các dự án phát triển chuỗi giá trị có thể tác động tới nhóm nông dân và hộ gia đình “nghèo nhất”.

Trên đây chỉ là những thông tin tóm tắt về kết quả thực hiện, bài học kinh nghiệm và những hạn chế, thách thức trong quá trình thực hiện dự án. Để có thêm thông tin đầy đủ và chi tiết về hoạt động của Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh Toàn cầu (GCF), vui lòng truy cập địa chỉ: www.gcf-vn.org.

Page 62: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

62

CỎ MAy: MANG HẠT GẠO VƯƠN RA THẾ GIỚI

Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May

Gần 30 năm về trước, khi Nhà nước cho phép tư nhân tham gia kinh doanh lương thực, Nhà máy chế biến gạo Cỏ May ra đời chuyên phục vụ thị trường nội địa. Với kinh nghiệm làm gạo nội địa cùng sự sâu sát với người nông dân, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May đã nhanh chóng tạo nên sự tín nhiệm và giành được nhiều giải thưởng chất lượng như Sao vàng Đất Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Từ thành công nói trên, DNTN Cỏ May theo đà lớn mạnh của thị trường trong nước đã đầu tư thêm Nhà máy thức ăn thủy sản, Nhà máy sản xuất bao bì, Nhà máy thức ăn gia súc gia cầm và hiện đang đầu tư vào lĩnh vực khách sạn du lịch.

Tâm huyết với giá trị hạt gạo, trân trọng với công sức của người nông dân một nắng hai sương nhưng Cỏ May cũng trăn trở với tình cảnh của hạt gạo Việt Nam. Chúng ta tự hào với Việt Nam là đất nước sản xuất gạo đứng đầu thế giới với trên 30 triệu tấn/năm, xuất ra thị trường thế giới 7 triệu tấn/năm nhưng nghịch lý là chúng ta chưa có thương hiệu gạo. Chúng ta chủ yếu chạy theo số lượng mà chất lượng còn bỏ ngỏ. Cũng chính những yếu tố đó mà thị trường thế giới chỉ biết đến gạo Việt Nam là gạo 5% tấm hay 10% tấm mà chưa có thương hiệu nào là gạo Việt Nam. Từ suy nghĩ làm sao nâng cao giá trị sản phẩm hạt gạo địa phương để vươn ra thị trường thế giới. DNTN Cỏ May vừa cho ra mắt dòng sản phẩm mới gạo sạch theo mùa mang thương hiệu NOSAVINA với các nhãn hàng đặc trưng như Lài Đông Xuân, Sen Hè Thu, Cúc Thu Đông với đặc điểm là gạo mới, dẻo và thơm.

Về xây dựng thương hiệu, Cỏ May bắt đầu từ cách làm cụ thể bằng việc tạo ra nhãn hiệu, hình ảnh đặc trưng riêng cho từng sản phẩm.

Về điều kiện cơ sở vật chất, Cỏ May đã đầu tư 5 triệu USD cho dự án này bao gồm xây dựng nhà máy chế biến mới được xem là hiện đại nhất hiện nay với qui trình đạt chuẩn HACCP - một chứng chỉ nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nhà máy này có hệ thống máy tách màu để loại bỏ những hạt gạo không đủ tiêu chuẩn trước khi đóng gói. Đồng thời đầu tư chi phí cũng như hỗ trợ nông dân sử dụng bộ giống thuần chủng để canh tác trên những cánh đồng mẫu lớn, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sắp tới, DNTN Cỏ May kỳ vọng từ vùng đất phù sa này sẽ là nơi cho ra đời sản phẩm gạo hữu cơ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cao trong cũng như ngoài nước, kiến tạo giá trị thương hiệu gạo quốc gia và nâng cao đời sống người nông dân.

Hiện nay, các sản phẩm gạo mới theo mùa mang thương hiệu NOSAVINA đang được tiêu thụ mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trung tâm trong nước, được triển khai sang thị trường Singapore vì đây là thị trường tiềm năng, ngoài ra còn định hướng thị trường Malaysia, châu Mỹ, châu Âu.

Page 63: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

63

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP EVERGROWTH - NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Trần Hoàng An, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth

I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CủA HỢP TÁC XÃ

1- Tóm tắt quá trình thành lập Hợp tác xã (HTX)

HTX Nông nghiệp Evergrowth thành lập vào ngày 29 tháng 03 năm 2004, giai đoạn mới thành lập có 171 xã viên tham gia, vốn góp quy định tối thiểu 300.000 đồng/người, tổng số vốn điều lệ đã đăng ký là 51,3 triệu đồng.

Cơ sở: Được xây dựng vào 29/3/2004. Tọa lạc tại ấp Chắc Tưng xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Diện tích đất xây dựng trụ sở là 1.100 m2.

- Giám đốc: Trần Hoàng An ĐTDĐ: 0915 650 050- Điện thoại: (079) 3 660 393 Fax: (079) 3 665 055- Email: [email protected]

2- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:- Dịch vụ thu mua và chế biến sữa tươi nguyên liệu.- Dịch vụ mua bán thuốc thú y và thức ăn gia súc.- Dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật thú y: điều trị bệnh, phối giống nhân tạo,

sinh sản...

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHủ LỰC TRONG CUNG CấP DịCH VỤ CủA HTX

1- Tổ chức dịch vụ đầu vàoHTX tìm những công ty uy tín chất lượng cung ứng các dịch vụ thức ăn, thuốc thú y

và nhiều dụng cụ khác để phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa của nông dân.

2- Dịch vụ đầu raHTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm là sữa tươi chỉ do xã viên sản xuất tìm đầu ra

ổn định và giao bán với giá tốt nhất có thể được.

3- Cung cấp dịch vụ tập huấn- Hướng dẫn quy trình thành lập Tổ Hợp tác cho xã viên.- Hướng dẫn quy trình tổ chức cuộc họp, quản lý điều hành cuộc họp.- Cung cấp dịch vụ tập huấn về vai trò trách nhiệm của xã viên đối với HTX và

ngược lại.

Page 64: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

64

4- Hình thức cung cấp dịch vụ

- Xã viên bán sữa cho HTX ngày hai buổi sáng và chiều.

- Xã viên sử dụng các dịch vụ do HTX cung cấp và nợ trừ dần vào các kỳ thanh toán tiền sữa trong tháng (02 lần/tháng) đặc biệt là không tính lãi phát sinh trong công nợ dịch vụ.

5- Hình thức chia lãi cho xã viên

HTX chia lãi cho xã viên 60% trên tổng lãi theo tỉ lệ sử dụng dịch vụ của xã viên đối với HTX, 40% còn lại được trích lập theo luật HTX (20% quỹ tái đầu tư phát triển, 10% quỹ rủi ro, 10% còn lại là quỹ phúc lợi khen thưởng và khuyến học).

III. TÓM TẮT TÌNH HÌNH SẢN XUấT KINH DOANH CủA HTX

- Tổng nguồn vốn của HTX trên 30 tỉ VNĐ.

- Tổng số lao động tham gia: 80 lao động trực tiếp và 2.054 xã viên lao động gián tiếp.

- Tổng doanh thu sữa: năm 2013 là 104 tỉ VNĐ/tổng đàn bò sữa là 5.000 con.

- Thặng dư (lãi ròng) năm 2013: 6,6 tỉ VNĐ.

- Dự kiến thặng dư cuối năm 2014 đạt 12 tỉ đến cuối tháng 8 năm 2014 đã đạt 7,5 tỉ VNĐ.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều thử thách trước thị trường có nhiều cạnh tranh và biến động, đời sống của người chăn nuôi còn nhiều khó khăn, chưa thật sự ổn định, do đó HTX cần cải thiện nhiều trong hoạt động hiện tại cụ thể hơn là phải đạt được mục tiêu chế biến sữa trong thời gian tới.

IV. KẾ HOẠCH NâNG CAO CHUỖI GIÁ TRị TRONG NGÀNH SỮA ĐốI VỚI HTX ĐANG SẢN XUấT SỮA TƯƠI NGUyêN LIỆU

HTX luôn giữ mối quan hệ tốt với nông dân và địa phương đồng thời giữ vững hoạt động từ khi thành lập đến nay, quy trình chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa của nông dân luôn được quan tâm hướng dẫn tích cực nhằm đảm bảo uy tín về chất lượng sữa cho đơn vị vượt qua những thử thách khác trong quá trình phát triển. Trong năm 2014 HTX đã xây dựng hoàn tất kế hoạch sữa với tầm nhìn 10 năm kể từ 2014 đến 2023, mục đích của việc xây dựng kế hoạch dài hạn này nhằm để HTX hiểu rõ hơn về những điều kiện cần phải thực hiện trong tương lai để có sự chuẩn bị thật tốt.

HTX cũng biết rằng đối với nghề sản xuất sữa tươi nguyên liệu còn gặp nhiều rủi ro trắc trở, công việc chăn nuôi bò của người nông dân rất gian nan khi làm ra giọt sữa, họ là những người đứng đầu trong chuỗi sản xuất nhưng lại đứng cuối trong chuỗi giá trị sản phẩm cuối cùng. Trong giai đoạn phát triển của HTX hiện nay gặp nhiều thuận lợi là do mấy năm gần đây ngành sữa ít biến động, đồng thời nhờ có sự phối hợp hỗ trợ rất mạnh của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là Dự án chăn nuôi bò sữa của tỉnh đã thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2014, đây là cơ hội rất tốt cho HTX

Page 65: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

65

và nông dân đang chăn nuôi bò sữa, chính vì điều này HTX đã mạnh dạn kêu gọi sự ủng hộ của nông dân là những xã viên đã tham gia, và HTX cũng đã đề xuất ý kiến của mình đến quý cơ quan địa phương, cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh hỗ trợ HTX thành lập nhà máy chế biến sữa để nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất sữa và giá trị gia tăng cho sản phẩm chế biến từ sữa ngay trong địa phương tỉnh nhà, để từng bước thực hiện kế hoạch đó, hiện nay HTX đang kêu gọi sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn về quy trình chế biến sữa để HTX có thể xây dựng một kế hoạch cụ thể rõ ràng hơn trong năm 2015, 2016 sắp tới.

Trên đây là báo cáo tóm tắt quá trình hoạt động cũng như tiềm năng có khả năng phát triển mạnh hơn đối với HTX Evergrowth, chúng tôi luôn rất trân trọng sự quan tâm ủng hộ của tất cả những đơn vị trong và ngoài nước để xây dựng thành công nhà máy chế biến sữa, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế HTX cho địa phương và tỉnh nhà và tăng thêm lợi nhuận cho nông dân chăn nuôi bò sữa, nâng cao giá trị gia tăng, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Page 66: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

66

GIẢI PHÁP ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CHO VIỆC LIêN KẾT SẢN XUấT VÀ TIêU THỤ SẢN PHẨM

Công ty Lương thực Sông Hậu

Là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty Lương thực Sông Hậu kinh doanh trên 4 lĩnh vực là kinh doanh xuất khẩu gạo, kinh doanh dịch vụ cảng biển với tên thương hiệu Cảng Trà Nóc - Cần Thơ, sản xuất kinh doanh bao bì PP, kinh doanh phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm nội địa tại thị trường thành phố Cần Thơ và các vùng lân cận.

Trong đó lĩnh vực chính là kinh doanh xuất khẩu gạo với số lượng hàng năm gần 200.000 tấn gạo các loại được gia công chế biến từ 3 xí nghiệp trực thuộc gồm: XN Chế biến Lương thực Trà Nóc, XN Chế biến Lương thực Thới Lai, XN Chế biến Lương thực Cái Răng với công suất gần 1.200 tấn gạo nguyên liệu/ngày.

Để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, những năm vừa qua, Công ty Lương thực Sông Hậu đã không ngừng nỗ lực vươn lên về mọi mặt như: đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự tại Công ty, cải tiến công nghệ sản xuất chế biến.

Song song đó là việc đảm bảo chất lượng và số lượng lúa gạo nguyên liệu phục vụ cho việc xuất khẩu theo yêu cầu trên. Từ vụ đông xuân 2013 - 2014 Công ty đã triển khai thực hiện theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 và Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, qua hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa chất lượng cao kết quả đạt được là 4.827 tấn lúa các loại. Hiện nay Công ty đang hoàn thiện và đưa vào áp dụng các phương thức liên kết đầu tư như:

Phương thức 1: Đầu tư toàn bộ giống, phân, thuốc.

Phương thức 2: Đầu tư một phần, giống hoặc phân, hoặc thuốc.

Phương thức 3: Chỉ ký hợp đồng tiêu thụ.

Công ty Lương thực Sông Hậu còn được Tổng Công ty Lương thực Miền Nam chỉ đạo tham gia bình ổn thị trường lương thực, thực phẩm nhất là từ năm 2008 đến nay và Công ty đã được UBND thành phố Cần Thơ chọn là một trong những đơn vị thực hiện chương trình bình ổn thị trường tại địa phương.

Để triển khai nhiệm vụ trên, Công ty đã thành lập Trung tâm phân phối hàng lương thực, thực phẩm Sông Hậu và đến nay Trung tâm phân phối Sông Hậu đã tổ chức được 1 hệ thống bán hàng gồm 7 cửa hàng trực thuộc và 23 đại lý liên kết bán 6 mặt hàng thiết yếu, bình ổn theo giá quy định của Công ty gồm: gạo, dầu ăn, đường, sữa, bột ngọt,

Page 67: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

67

mì gói với giá thấp hơn thị trường từ 5% đến 10% và hơn 2.000 đại lý mua đứt, bán đoạn với khoảng hơn 2.000 mặt hàng lương thực, thực phẩm từ 18 nhà sản xuất là các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng lương thực, thực phẩm trong nước với doanh thu trung bình hiện tại 1.200 triệu đồng/ngày.

Qua thành tích trên, thời gian qua Công ty Lương thực Sông Hậu đã được các cơ quan bộ ngành trao các giải thưởng như: “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2012-2013 của Bộ Công thương, Bằng khen của UBND thành phố Cần Thơ về việc “có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương”, được cấp quyền sử dụng dấu hiệu sản phẩm Vàng Hội Nhập WTO 2013, giấy chứng nhận Công ty Lương thực Sông Hậu đạt “Trusted Quality supplier - Nhà Cung cấp chất lượng 2012”, được cấp quyền sử dụng dấu hiệu chứng nhận top 10 thương hiệu Việt Uy tín 2013.

Được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3, được Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương tặng bằng khen qua sơ kết 2 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2011 và được UBND thành phố Cần Thơ tặng bằng khen qua sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ năm 2009-2012.

Có được những kết quả nói trên trong thời gian qua Công ty Lương thực Sông Hậu đã chung sức, chung lòng, dám nghĩ, dám làm để tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm, dịch vụ mà Công ty đang kinh doanh, nhằm len lỏi vào các ngách thị trường còn bỏ ngỏ để mở rộng thị phần và tăng doanh thu hiệu quả hoạt động và chúng tôi luôn tâm niệm rằng phải gắn bó chặt chẽ với người nông dân để tạo cơ sở vững chắc cho việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình.

Đồng thời, Công ty đã được các bộ ngành TW, Thành ủy, UBND và sở ngành các cấp tại thành phố Cần Thơ tạo mọi điều kiện cho Công ty Lương thực Sông Hậu tổ chức triển khai các hoạt động tổ chức thu mua lúa gạo trên địa bàn và đã chỉ đạo sâu sát giải quyết những khó khăn phát sinh của đơn vị trong công tác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh như: kho chứa lúa gạo 2.400 tấn và dây chuyền máy xay xát lau bóng gạo 16 tấn/h tại huyện Thới Lai, kho chứa lúa gạo 13.350m2 tại Trà Nóc, bãi chứa Container 10.000m2 đã đi vào hoạt động đúng tiến độ.

Đồng thời Đảng và chính quyền thành phố Cần Thơ đã tích cực cải cách các thủ tục hành chánh, rút ngắn thời gian giải quyết, qui trình giải quyết và bãi bỏ nhiều thủ tục không phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các thông tin một cách nhanh chóng dễ dàng và không tốn chi phí theo qui trình cơ chế một cửa, một cửa liên thông, doanh nghiệp chúng tôi chỉ đến hai lần để nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND và các sở ngành thành phố cũng đã đi khảo sát thực tế, gặp gỡ đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp chúng tôi để thông tin các chủ trương chính sách mới của thành phố và lắng nghe các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để có biện pháp chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ kịp thời.

Để có thể phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được và phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo, nhân diễn đàn này Công ty Lương thực Sông Hậu

Page 68: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

68

xin đề xuất giải pháp đem lại hiệu quả cho việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm vượt qua những khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, đặc biệt là xuất khẩu như sau:

1- Vai trò của chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp quyết định cho quá trình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp

+ Vận động nông dân tổ chức lại sản xuất lúa ở từng xã, ấp theo hướng xây dựng các hợp tác xã kiểu mới hoặc các tổ hợp tác để doanh nghiệp thông qua các tổ chức này ký kết các hợp đồng liên kết đầu vào (giống, phân, thuốc...) hoặc đầu ra (tiêu thụ lúa).

+ Cùng chủ động phối hợp với doanh nghiệp tổ chức lại lực lượng vận chuyển, lực lượng thu gom thành các tổ chức hợp tác xã vận tải hoặc các tổ vận chuyển, mua lúa kết hợp làm ăn lâu dài với doanh nghiệp.

+ Tổ chức các cánh đồng lớn liền kề về địa lý để doanh nghiệp thuận lợi trong việc tổ chức tiêu thụ lúa, hàng hóa cho bà con nông dân.

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuê hoặc mua đất để đầu tư xây dựng lò sấy tại chỗ nhằm giải quyết việc sấy lúa tại cánh đồng lớn để doanh nghiệp có thể mua lúa tươi tại ruộng cho bà con nông dân.

2- Thể hiện chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này

+ Chưa thu tiền thuế thu trên diện tích mặt nước tại bến mua và xuất hàng của các nhà máy chế biến gạo.

+ Nhà nước cần tích cực đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn.

+ Cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo được vay ngoại tệ để đầu tư nâng cấp kho, dây chuyền sản xuất gạo, lò sấy, vì các doanh nghiệp này có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.

+ Có chính sách ưu đãi về vốn vay đối với doanh nghiệp trong vay ngắn hạn để mua lúa tại cánh đồng lớn.

+ Xin đề nghị với Chính phủ, bộ ngành Trung ương tăng cường công tác xúc tiến thương mại, khai thông các thị trường mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp thị mở rộng thị phần xuất khẩu gạo của doanh nghiệp mình một cách vững chắc, bền vững và đầu ra là yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp mình.

+ Kiến nghị với các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng phương pháp kiểm tra chất lượng lúa gạo, nhất là gạo thơm (trong đó tiêu chí độ thuần của gạo thơm) nhanh nhất để quá trình mua bán giữa doanh nghiệp và nông dân một cách tốt nhất.

+ Ngoài chính sách mua tạm trữ với thời gian quy định của vụ Đông Xuân vừa qua, Nhà nước hỗ trợ thêm gì cho doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Page 69: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

69

+ Tiêu thụ tại thị trường nội địa cần có chính sách miễn thuế cho các doanh nghiệp.+ Việc thay đổi giống chất lượng cao nhất là các giống lúa thơm cần thận trọng,

vì lúa thơm là lúa đặc sản, mà đặc sản thì phụ thuộc vào yếu tố; điều kiện thổ nhưỡng đặc thù từng địa phương.

VD: Gạo Nàng thơm chợ đào chỉ có ở Mỹ Lệ, Cần Đước, Long An. Bây giờ là Jasmine, nếu không khéo thì trồng đại trà sẽ cho ra chất lượng không chuẩn, rất ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu gạo của VN. Đề nghị đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng cụ thể từng địa phương.

Page 70: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

70

GIẢI PHÁP ĐẨy MẠNH XUấT KHẨU

Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1- Đặc điểm, tình hình

- Địa điểm trụ sở chính: 69-71-73, Nguyễn Huệ, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

+ Điện thoại: 076 3841460, Fax: 076 3843009.

+ Địa chỉ trang tin điện tử: www.antesco.com.

- Quá trình thành lập và phát triển: Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) được thành lập từ cổ phần hóa Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (tháng 6/2011); có vốn điều lệ là 60 triệu đồng, trong đó Nhà nước giữ 49,04%. Từ sau cổ phần hóa đến nay, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục được phát triển.

- Những đặc điểm chính:

+ Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả nhiệt đới đông lạnh và đóng hộp. Thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật, Canada, Úc và Asean. Tỉ trọng xuất khẩu trên 90% sản lượng sản xuất.

+ Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp; làm tăng sản lượng sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm, đem lại thu nhập tốt cho nhiều lao động ở địa phương.

+ Hiện tại, Công ty có 02 nhà máy chế biến rau quả công suất 14.000 tấn/năm, với các thiết bị hiện đại được nhập từ châu Âu và Mỹ đang chuẩn bị xây dựng nhà máy thứ ba có công suất 10.000 tấn/năm.

+ Đảng bộ Công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; Công đoàn, Đoàn Thanh niên cơ sở liên tục đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc; doanh nghiệp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp văn hóa” liên tục nhiều năm liền.

2- Chức năng, nhiệm vụ

Chế biến, bảo quản rau quả, thủy sản, thịt và các sản phẩm từ thịt; sản xuất thực phẩm đồ uống, thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; mua bán nông, lâm sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm và giống cây trồng các loại.

Page 71: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

71

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

- Năm 2011, 2012, 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục bị tác động bất lợi lớn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn. Mặt khác, năm 2011 là năm Công ty đã thực hiện cổ phần hóa Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang. Sau cổ phần hóa tổ chức nhân sự, tổ chức Đảng, đoàn thể của doanh nghiệp được giữ vững; đơn vị đã có rất nhiều nỗ lực để duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống người lao động; thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và có trách nhiệm đối với xã hội, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp luôn hoạt động đúng pháp luật Nhà nước. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty đạt và vượt kế hoạch và năm sau cao hơn năm trước, không có nợ đọng về thuế, không có nợ phải trả quá hạn và nợ phải thu khó đòi. Kết quả SXKD của Công ty trong 03 năm (2011-2013) như sau:

Chỉ tiêu Đvt

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thựchiện

% So cùng kỳ

Thựchiện

% So cùng kỳ

Thựchiện

% So cùng kỳ

- Sản lượng XK Tấn 4.402 86,3 4.764 108,22 8.786 184,4- Kim ngạch XK USD 5.384 101,9 5.734 106,5 10.967 191,26- Doanh thu Triệu đ 141.000 111 164.000 116,3 267.700 163,2- Lợi nhuận Triệu đ 12.980 109,54 15.010 115,64 19.554 130,27- Nộp ngân sách (*) Triệu đ 3.128 109,90 2.740 87,59 3.900 142,34- TNBQ/ người/ tháng Triệu đ 4,63 101,10 4,85 104,75 5,975 123,20

(*) Năm 2012, doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách hô trợ của Nhà nước.

- Chăm lo phát triển nguồn nhân lực: Công ty luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đối với người lao động; có chính sách đào tạo cán bộ, công nhân lao động, có kế hoạch đào tạo hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp; không có đình công, bãi công. Đảng bộ, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Công ty liên tục đạt trong sạch vững mạnh hàng năm. Trang bị, sử dụng các phương tiện thiết bị, công nghệ tin học tiên tiến trong quản lý, kiểm tra giám sát trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Luôn đổi mới sáng tạo: Trong quá trình sản xuất, Công ty luôn nghiên cứu áp dụng công nghệ, phương thức sản xuất mới, có nhiều cải tiến kỹ thuật để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần làm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong 03 năm qua giá trị làm lợi

Page 72: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

72

từ sáng kiến cải tiến và tiết kiệm trên 3 tỷ đồng, nhưng điều quan trọng hơn là nhờ vậy mà Công ty duy trì và phát triển được sản xuất kinh doanh trong thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế.

- Về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng: Hiện nay, Công ty đã xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000-2005; HACCP, BRC Food, Global GAP có hiệu quả, góp phần làm nên thương hiệu và hiệu quả của đơn vị.

- Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và an toàn tiêu dùng: Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm, có nhiều lao động, tại 02 nhà máy chế biến có nhiều máy móc thiết bị lạnh, áp lực, cơ khí và điện..., Công ty luôn đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước bằng những việc làm cụ thể thiết thực như: Tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng cho người lao động; xây dựng và áp dụng các nội quy, quy chế, quy trình quy phạm; trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện, kiểm tra, giám sát thường xuyên; sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ kịp thời..., kết quả trong những năm qua không xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động, không có người mắc bệnh nghề nghiệp; môi trường làm việc luôn đạt tiêu chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp.

- Thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện: Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng rau quả thực phẩm, Công ty có 02 nhà máy chế biến rau quả với nhiều công nhân lao động, phần lớn công nhân lao động là dân nghèo thành thị và xuất thân từ gia đình nông dân, nhiều công nhân lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong những năm qua, Công ty đã tập trung chăm lo hỗ trợ cho các công nhân, lao động của đơn vị, nhất là việc hỗ trợ cho con công nhân lao động được đi học để giảm bớt khó khăn cho các gia đình, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho cha mẹ cao tuổi của cán bộ, công nhân nhân dịp lễ Vu Lan hàng năm, cũng là việc làm thiết thực có ý nghĩa về hoạt động xã hội từ thiện.

Bà con nông dân tiêu biểu, đồng bào dân tộc vùng núi đăng ký trồng bắp non kết hợp nuôi bò vỗ béo theo mô hình 2B được Công ty chúng tôi hỗ trợ tiền mua bò không lãi suất, ngoài ra các chương trình hỗ trợ, tặng vật dụng sinh hoạt (tivi, máy quạt, nồi cơm điện,...) giúp cải thiện đời sống rất được công ty quan tâm.

- Về chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn hướng tới phát triển bền vững: Với mục tiêu xây dựng và giữ vững thương hiệu để trở thành nhà sản xuất rau quả thực phẩm hàng đầu ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời mở rộng và phát triển đồng bộ các lĩnh vực hoạt động khác mà Công ty đang có ưu thế. Công ty có chiến lược là tạo nền tảng phát triển một cách ổn định, lâu dài và vững chắc, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước bằng các việc làm cụ thể như: sản xuất kinh doanh đúng chủ trương, chính sách, luật định và hội nhập; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng có liên quan đến sản xuất kinh doanh

Page 73: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

73

và người lao động; hợp tác, gắn kết với nông dân, các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước về việc xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo sản lượng, chất lượng cho sản xuất kinh doanh; thực hiện thật tốt việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Trong 03 năm 2011-2013, Công ty chúng tôi đã được sự ghi nhận và khích lệ với nhiều huân chương, cờ thi đua, bằng khen, thư khen từ các cấp lãnh đạo Trung ương và tỉnh An Giang.

III. Đề XUấT GIẢI PHÁP ĐẨy MẠNH XUấT KHẨU

Các giải pháp chủ yếu đã được các bộ ngành Trung ương nêu ra như giải pháp về qui hoạch sản xuất nông nghiệp - chế biến bảo quản - khoa học công nghệ và khuyến nông - tổ chức tiêu thụ sản phẩm - chính sách hỗ trợ...

Chúng tôi đề suất thêm một số giải pháp như sau:Quan điểm chủ đạo:- Để tăng giá trị, cần ưu tiên cơ cấu rau quả xuất khẩu theo thứ tự: tươi - chế biến

đông lạnh - chế biến đóng hộp - chế biến nước ép và sấy khô.- Phát triển xuất khẩu đi đôi với phát triển thị trường nội địa. Thị trường nội địa là

chỗ dựa cho thị trường xuất khẩu khi gặp khó khăn.- Công nghiệp chế biến giải quyết khó khăn đầu ra mỗi khi thời vụ rộ.- Tận dụng đất đai manh mún của nông dân để hình thành nên vùng nguyên liệu

tập trung sản xuất lớn đủ sức cung ứng ổn định cho doanh nghiệp.Giải pháp kiến nghị: 1- Có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ

dài hạn đặc biệt đối với các loại cây xuất khẩu vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tạo an tâm và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài.

2- Điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với sản phẩm chế biến rau quả từ thuế suất 10% xuống còn 5%. (Hiện nay có tình trạng chưa luộc thì 5% nhưng đã luộc, qua chế biến là 10%.)

3- Cần thu thập số liệu thống kê chi tiết về xuất nhập khẩu rau hoa quả theo từng chủng loại cụ thể.

4- Cần có chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả, nhất là đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng.

5- Khuyến khích, hỗ trợ hình thành nhiều HTX, nhiều cơ sở xuất khẩu theo vùng trên cơ sở liên kết quyền lợi chặt chẽ giữa những người trồng rau quả, tăng cường mối quan hệ liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp)

6- Chuyển sang cơ chế đấu thầu khi giao công trình nghiên cứu, tạo chủ động liên kết giữa các viện, trường, trung tâm với các nhà xuất khẩu, nhà vườn... nhằm ứng dụng các nghiên cứu có tính thực tiễn cao.

Page 74: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

74

7- Tổ chức nhiều khoá tập huấn nâng cao nhận thức và các kỹ năng về tiếp thị, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, canh tác và công nghệ sau thu hoạch, kỹ thuật canh tác trái mùa... đối với nhà xuất khẩu, nhà chế biến và nhà vườn.

8- Có chính sách và cơ chế hỗ trợ nhà vườn khi chuyển đổi giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng ưu việt hơn theo quy hoạch chung (hỗ trợ giá mua giống mới, hỗ trợ đời sống trong thời gian chờ thu hoạch cây trồng mới...).

9- Tiếp tục hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường nội địa cần quảng bá, hướng dẫn thị hiếu và tạo nhu cầu, thói quen tiêu dùng sản phẩm rau quả Việt Nam.

10- Đề nghị các ngành Trung ương làm việc với hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam, các hãng vận tải có chương trình hỗ trợ để ngành rau quả Việt Nam có giá cước tốt hơn khi vận chuyển rau quả từ Việt Nam đi các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ để tăng tính cạnh tranh cũng như tăng về sản lượng hàng hóa xuất khẩu.

Ngành rau quả Việt Nam có nhiều khó khăn, thách thức như trên, nhưng tiềm năng và triển vọng xuất khẩu còn rất lớn. Với những giải pháp kiến nghị nêu trên chúng tôi quyết tâm cùng các ngành, các cấp, nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam khai thác tiềm năng, phát huy tối đa lợi thế để rau quả Việt Nam đạt chỉ tiêu phát triển kim ngạch xuất khẩu đến 2020 và trở thành nước xuất khẩu rau quả mạnh trong khu vực và thế giới.

Ông bà ta đã dạy “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Hội nhập kinh tế thế giới là đi ra biển. Nhà nước và nhà khoa học đã tạo ra cho doanh nghiệp và nông dân chiếc thuyền (Nhà nước giúp cơ chế, nhà khoa học giúp kỹ thuật).

Vậy thì cộng đồng doanh nghiệp và nhà nông là một, cùng đi chung chiếc thuyền này, cùng nhau bơi để vượt qua biển cả trong thời hội nhập. Cho nên tôi nghĩ doanh nghiệp và nông dân là một, nông dân tạo ra nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất, không có nông dân trồng nguyên liệu thì doanh nghiệp không tồn tại, không có doanh nghiệp thì nông dân không phát triển được sản xuất từ nhu cầu như vậy nên doanh nghiệp và nông dân phải gắn kết nhau xem như là một. Chúng ta phải xác định doanh nghiệp và nông dân cùng đi chung một con thuyền chở đầy trái cây Việt Nam ra biển lớn.

Trong năm 2014 này Công ty Antesco sẽ khởi công xây dựng nhà máy chế biến rau quả thứ 3 với công suất trên 10.000 tấn/năm. Dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6/2015, khi đó chính thức tăng gấp đôi công suất sản xuất của toàn Công ty. Như vậy, tổng nhu cầu nguyên liệu rau quả nhiệt đới các loại cho Công ty khoảng 200.000 tấn/năm. Nên chúng tôi cần liên kết với nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Qua hội thảo này, Công ty chúng tôi rất mong được đi chung thuyền với bà con nông dân, cùng thuyền với các doanh nghiệp bạn để cùng nhau tồn tại và phát triển, thực hiện “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Để nâng cao giá trị cho rau quả Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Page 75: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

75

DừA BẾN TRE - NâNG TẦM GIÁ TRị VIỆT

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre

“Thấy dừa thì nhớ Bến TreThấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”

Bến Tre có nhiều loại cây trái khác nhau, loại nào cũng thơm ngon ngọt lành như tấm lòng người mẹ, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây dừa. Trong kháng chiến, dừa “từng che bộ đội từng vây quân thù”. Nay hòa bình, dừa cùng đất, cùng người Bến Tre hun đúc một tượng đài mới trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Nói đến lịch sử phát triển thương hiệu dừa của Bến Tre, ngay cả sử sách cũng không rành rõ cây dừa đến với Bến Tre từ thuở nào. Có giả thuyết rằng nó theo người miền Trung vào “lập nghiệp” trên vùng đất mới, lại có người bảo từ những quả dừa tận các quốc gia ngoài khơi xa Thái Bình Dương bị dồn theo sóng biển dạt vào... Nhưng bất kể từ đâu, đã “nhập gia phải tùy tục”, giống dừa nào cư ngụ tại mảnh đất này đều tươi tốt, mang cốt cách của Bến Tre. Có lẽ vậy nên cây dừa trở thành nét khắc họa tượng đài “Dáng đứng Bến Tre” trên quê hương Đồng Khởi.

Nhiều năm qua, những sản phẩm từ cây dừa là nguồn thu ngoại tệ rất đáng kể. Cây dừa của Bến Tre đã đóng góp nhiều vào tên tuổi thương hiệu của xứ sở, tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, kim ngạch xuất khẩu 160 triệu USD, chiếm khoảng 33% giá trị xuất khẩu của Bến Tre.

Page 76: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

76

Không đơn thuần mang lại giá trị về kinh tế, cây dừa còn có khả năng phát triển trên đất mặn - lợ của tỉnh, cũng như những đánh giá gần đây thì dừa là một trong những cây có nhiều ưu thế nhất để thích nghi với các điều kiện biến đổi khí hậu. Ngoài tính năng thích nghi tốt với môi trường tự nhiên, cây dừa còn chịu mặn trên 10%. Cây dừa được xem là cây công nghiệp có độ che phủ cao và rất tốt trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sống cho con người trước sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa.

Những bài toán khó

Việt Nam có khoảng 150.000 ha dừa được trồng tập trung ở Trung - Nam Bộ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 76% với khoảng 115.000 ha. Riêng Bến Tre được xem là thủ phủ dừa, là cây kinh tế nông nghiệp chủ lực, diện tích trên 63.000 ha. Toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 163.082 hộ trồng dừa, chiếm 40% dân số. Hiện các sản phẩm chế biến từ dừa đa số là sản phẩm thô và bán thành phẩm. Việc phát triển xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Tuy không gặp rào cản, nhưng dừa Việt Nam nói chung, Bến Tre nói riêng đã và đang phải cạnh tranh rất lớn với các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Sri Lanka, Philippine,...

Những bất ổn trên thị trường thế giới năm 2008 và 2012 đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính toàn cầu. Khủng hoảng tài chính nhanh chóng tác động vào các ngành sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ, không một ngành hàng nào nằm ngoài vùng ảnh hưởng của nó. Bên cạnh nỗi lo về sản xuất, thiên tai, kỹ thuật, thì đầu ra bấp bênh từ lâu đã trở thành nỗi lo thường trực của nông dân Bến Tre và người dân đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra những vụ mùa đắng vì bão giá.

Vì vậy việc xây dựng, phát triển thương hiệu “Dừa Việt Nam”, nâng cao chuỗi giá trị cây dừa, ổn định đời sống người nông dân vẫn còn đang ở phía trước - một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài. Việc Bến Tre là tỉnh chủ lực về sản phẩm dừa, đứng ra làm đầu mối phối hợp với các địa phương khác hoàn thành nhiệm vụ là hợp với tình đất, tình người.

Biến thách thức thành cơ hội

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre thành lập từ năm 1976 cổ phần hóa năm 2006 với tên giao dịch là BETRIMEX. Công ty sở hữu thương hiệu các sản phẩm từ dừa đã trở nên uy tín và ở vị trí cao trong lòng khách hàng. Với bề dày 38 năm không ngừng phát triển, Betrimex tự hào là doanh nghiệp đồng hành cùng cây dừa Bến Tre liên tục tạo nên những bước ngoặt quan trọng. Với kim ngạch xuất khẩu trên 48 triệu USD/năm, tổng sản lượng xuất khẩu trên 20.000 tấn/năm.

Sản phẩm dừa của Betrimex có mặt rộng khắp trên 40 quốc gia, ngoài các thị trường truyền thống như: các nước Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc,... hiện nay sản phẩm dừa Betrimex đã xuất khẩu đến: Pháp, Nga, Nhật, Italia, Hà Lan, Hy Lạp, Đài Loan, U.E.A, Uruguay... và liên tục được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính. Bất kỳ một sản phẩm nào tại Betrimex đều mang trong nó sự cam kết tuyệt đối về chất lượng, số lượng và thời gian nhằm đảm bảo Betrimex luôn là

Page 77: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

77

thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam và khu vực. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu tiên quyết và cam kết vững chắc nhất mà Betrimex theo đuổi, nhằm mang lại những sản phẩm hoàn hảo nhất.

Các sản phẩm chính của Betrimex

Để phát huy thế mạnh cây dừa của Bến Tre và dừa của đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, hiện nay Betrimex đang tiến hành dự án xây dựng nhà máy nước dừa, sữa dừa tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, đầu tư trên 20 triệu USD với công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao hứa hẹn tung ra thị trường sản phẩm mang tính đột phá như nước dừa, sữa dừa, dầu dừa tinh luyện, than hoạt tính... tiêu thụ dừa của bà con trồng dừa Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là ổn định giá dừa, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân - nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Qua đó cũng góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị, đưa cây dừa Bến Tre nói riêng, Việt Nam nói chung lên một tầm cao mới.

Nhà máy Nước dừa - Sữa dừa

Page 78: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

78

Để ổn định và phát triển theo chiến lược, Betrimex đã chủ động xây dựng mô hình liên kết Bốn nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ dừa Bến Tre đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong hơn một năm xây dựng, cho tới thời điểm này doanh nghiệp đã liên kết được 73 tổ với 993 hộ gia đình, 1.350 ha đất trồng dừa, giải quyết khoảng 400 lao động cho địa phương. Dự kiến đến năm 2020, sẽ thực hiện 12.300 ha.

Đồng hành giữa doanh nghiệp và nông dân trồng dừa là mục tiêu chiến lược nhằm phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, là nhiệm vụ trọng yếu của doanh nghiệp hiện nay. Là công ty hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm dừa, Betrimex hoàn toàn tin tưởng vào sự kết hợp tinh tế, khéo léo, hợp lý giữa doanh nghiệp, người nông dân và cây dừa Bến Tre sẽ hoàn thiện giá trị kinh tế, giá trị tinh thần, phát triển bền vững trong tương lai.

Page 79: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

79

NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG &

AEC 2015

Vũ Đức Thắng Phó Tổng Giám đốc SGS Việt Nam

I. VIỆT NAM TRONG ASEAN(Năm 2012)

Quốc gia GDP thực tế(%)

GDP danh nghĩa(tỷ USD)

GDP bình quân đầu người

(USD)

Dân số(triệu người)

Myanmar 6,3 53,1 835 63,7

Malaysia 5,6 304 10.304 29,5

Indonesia 6,2 878 3.592 244

Thailand 6,4 366 5.678 64,4

Singapore 1,3 277 51.162 5,4

Lao 8,3 9,2 1.446 6,4

Vietnam 5,0 138 1.528 90,4

Philippines 6,6 250 2.614 95,8

Combodia 6,5 14,2 934 15,3

Brunei 1,3 16,6 41.703 0,4

ASEAN-10 5,4 2.300 3.745 616

Thứ 8 về tốc độ tăng trưởng GDP thực tếThứ 7 về GDP bình quân đầu ngườiThứ 6 về GDP danh nghĩaNước đông dân thứ 3 trong cộng đồng ASEAN

Page 80: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

80

1- Vị trí phát triển kinh tế trong ASEAN* Theo WEF / 2013:

Level 3: Giai đoạn dựa trên sáng tạo – SingaporeMalaysia

Level 2: Giai đoạn dựa trên hiệu quả – Thailand, IndonesiaBrunei, Philippines

Level 1: Giai đoạn dựa trên các yếu tố cơ bản – Vietnam, Cambodia, Myanmar, Lao

* Theo ILO / 2013: năng suất lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất APEC- 2/5 so với Thailand- 1/5 so với Malaysia- 1/15 so với Singapore

2- Giao dịch thương mại Việt Nam - ASEAN

2013 9 tháng đầu năm 2014

Xuất khẩu (triệu USD) 21,4 17Nhập khẩu (triệu USD) 18,5 14Tổng 39,9 31Cân bằng - 2,9 - 3

(Nguồn: Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thông kê Việt Nam)

* Bẫy thu nhập trung bình:- Malaysia: 2020- Thái Lan: 2031- TQ: 2026- VN: 2058

(ADB và Bộ KHĐT: 19-9-2014/Hà Nội)

II. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NÔNG THủy SẢN, THỰC PHẨM1- Lúa gạo

* Chi phí nông nghiệp cao - Chi phí sử dụng phân bón của Việt Nam cao trên 1,5 lần so với Trung Quốc và

2,8 lần so với Thái Lan.- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam lên tới 502 USD/ha (Ấn Độ:

118 USD và Thái Lan: 410 USD).

Page 81: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

81

* Giá xuất khẩu gạo thấp

2- Cá tra* Dự án SUPA:Ngày 2/8/2013, Thông cáo báo chí của EU hỗ trợ chuỗi giá trị cá tra bền vững ở

Việt Nam: gần 2,4 triệu EUR (2013-2017).- Nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.- Hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra: khâu ươm, sản xuất thức ăn

nuôi, chế biến, xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng.Muốn dự án thành công, cần phải có “Giải pháp Tích hợp” và “Liên kết

Nhóm - Vùng”

GIẢI PHÁP CHO THủy HẢI SẢN- Một sự tiếp cận thống nhất cho việc quản lý các kênh dây chuyền cung cấp.- Một hệ thống chất lượng an toàn thực phẩm sẽ dẫn tới: Quản lý một cách hiệu quả những vấn đề an toàn thực phẩm thủy hải sản.Đáp ứng những yêu cầu về luật lệ và yêu cầu về thị trường.Những giải pháp hiệu quả về chi phí.Cung cấp sự hiệu quả về sản xuất và sự đảm bảo ổn định.Tạo một tập quán đáng tin cậy linh hoạt, chính trực và độc lập.

Dựa trên “Mô hình Liên kết Tổng lực”:

Page 82: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

82

Page 83: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

83

CHỨNG NHậN NHÓM CHO Dây CHUyềN THủy HẢI SẢN Ở VIỆT NAM (CHỌN LỰA 1)

CHỨNG NHậN NHÓM CHO Dây CHUyềN THủy HẢI SẢNỞ VIỆT NAM (CHỌN LỰA 2)

Page 84: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

84

CHỨNG NHậN NHÓM CHO Dây CHUyềN THủy HẢI SẢNỞ VIỆT NAM (CHỌN LỰA 3)

III. NềN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM* Nông nghiệp: 1 trong 4 trụ cột nền kinh tế * 3 vấn đề lớn

- Nguồn nguyên liệu - Nguồn giống - Công nghệ

{ Công nghệ thì lạc hậu, năng suất thấp, chi phí cao thì chết là đúng rồi. Cứ làm nông nghiệp như Việt Nam làm sao giàu được.

(Ông Đoàn Nguyên Đức)

Kết quả bước đầu áp dụng công nghệ Israel:

- True Milk: nâng giá trị canh tác mỗi hecta đất lên hơn 20 lần (Ms. Thái Dương).

- Hoàng Anh Gia Lai “phân tích đất, chỉ số dinh dưỡng, nước, làm ẩm, bón phân...”: 6 tháng đầu năm 2014, doanh số từ Nông nghiệp chiếm 60% tổng doanh thu.

- Đặng Lê Nguyên Vũ và Cà phê Trung Nguyên với mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2016.

Page 85: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

85

IV. TậP ĐOÀN SGS CÓ THỂ LÀM GÌ? CAM KẾT ĐỒNG HÀNHMạng lưới toàn cầu SGS: Biểu tượng Quốc tế về Uy tín và Chất lượng

1- Dịch vụ cho sự phát triển nông nghiệp có vị trí độc đáo trong chuỗi giá trị

2- Có mặt xuyên suốt chuỗi giá trị sản phẩm

3- Cộng thêm giá trị cho sản phẩm của bạn* Giải pháp bảo vệ thương hiệu và tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng * Dịch vụ theo dõi vụ mùa * Dịch vụ nghiên cứu thị trường * Đầu tư vào các dự án đất nông nghiệp

4- Bảo vệ thương hiệu và giải pháp toàn bộ cho chuỗi cung ứngNhững dịch vụ thử nghiệm độc lập - So sánh vật liệu tham khảo và vật liệu giả - Chuỗi các tài liệu chứng minh sự chăm sóc.Giám sát chuỗi cung ứng - Audit, giám sát và thẩm định toàn bộ chuỗi cung ứng (từ khâu sản xuất đến bán lẻ) - Giám sát trước khi xuất khẩu và đánh giá sản phẩm phù hợp trước khi xuất khẩu Mã hiệu sản phẩm/Chương trình xác nhận - Mã hiệu được đưa vào sản phẩm ngay thời điểm sản xuất để nhận diện (giống

như dấu vân tay)

Page 86: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

86

- Kiểm tra ngẫu nhiên thường xuyên tại những điểm tới hạn của nhà sản xuất với những phép thử nhanh bằng những thiết bị ngay cánh đồng.

- Thường xuyên báo cáo hoặc cảnh báo ngay nếu phát hiện sự gian lận - Bảo vệ chăm sóc chuỗi các bằng chứng cho việc quản lý về mặt pháp lý (có thể

kiểm tra lại toàn bộ hệ thống) Mạng lưới các trạm thư nghiệm thực địa phạm vi địa ly

KẾT LUậN

- Khi AEC 2015 chuyển động, nhóm 4 nước “Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar” gặp nhiều khó khăn hơn thuận lợi: Bị tác động cao/ảnh hưởng mạnh bởi các chu kỳ kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa/nguyên vật liệu và những biến đổi tỷ giá hối đoái. Đổi mới sáng tạo liên tục để “phát triển bền vững và bao quát” cho toàn dân.

- Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò đặc biệt trong Nông nghiệp Việt Nam: Xây dựng “Nông thôn mới” phải thể hiện thành công ở đây.

- “Nông thôn mới” ĐBSCL: phải liên kết thực sự: Nông Dân, Doanh Nghiệp, Nhà Nước, Nhà Khoa học (Viện - Trường), Nhà Chất lượng Quốc Tế và hơn thế nữa!

- Biến Đổi Khí Hậu và các Đập Nước Thượng nguồn MeKong có thể “San Bằng Tất Cả”!

Page 87: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

87

THÔNG ĐIỆP CủA TổNG THƯ KÝ ASEANLê Lương Minh

Tổng Thư ký ASEAN

Page 88: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

88

MốI LIêN KẾT GIỮA NÔNG DâN VÀ DOANH NGHIỆPTRONG CHUỖI SẢN XUấT NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Nhà máy Chế biến lương thực Vinh Lộc - Bạc Liêu

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và hướng đến mục tiêu của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang về mở rộng sản xuất, vùng nguyên liệu, hỗ trợ nông dân về kiến thức khoa học, xác lập vùng nguyên liệu tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, nâng chất lượng sản phẩm lúa, gạo và mang lại hiệu quả cao.

Được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, dự án nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc do Công ty TNHH MTV lương thực Vĩnh Lộc, thành viên của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang đã được triển khai và đi vào họat động từ vụ Đông Xuân 2013-2014.

Với mục tiêu chính của dự án là nhằm giảm tổn thất sau thu họach, khép kín đồng bộ chuỗi cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho nông dân, Dự án nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu hoàn thành và tổ chức sản xuất, đã đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho bà con nông dân trong vùng. Mặt khác, tăng cường tiêu thụ kịp thời lúa từ các mô hình cánh đồng liên kết, góp phần bình ổn giá cả thị trường theo hướng có lợi cho người nông dân. Đồng thời, nâng cao chuỗi giá trị lúa, gạo tại địa bàn huyện Hồng Dân, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.

Với tổng mức đầu tư 212 tỷ đồng, nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 15 ha tại vùng nông thôn Vĩnh Lộc thuộc huyện Hồng Dân. Đây là dự án trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô tương đối lớn từ trước đến nay của tỉnh Bạc Liêu, với công suất chế biến 200.000 tấn lúa/năm; có công suất thiết kế cho cả 2 giai đoạn là 10.000 KVA; vận hành trên một hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại với các khâu: sấy lúa, xay xát, bóc võ; lau bóng; tách màu; các thiết bị đo, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu... và quá trình chạy thử thời gian qua đã đủ điều kiện đưa vào vận hành chính thức ổn định.

Bên cạnh việc thu mua, chế biến gạo xuất khẩu của nhà máy, dự án nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Lộc huyện Hồng Dân còn hướng đến việc xây dựng vùng nguyên liệu từ 15.000 đến 20.000 ha gieo sạ lúa cho 3 vụ/năm, không chỉ trong phạm vi một số huyện của tỉnh Bạc Liêu mà còn mở rộng sang vùng lúa giáp ranh của các tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng. Với bề dầy kinh nghiệm và đội ngũ kỹ thuật viên nông nghiệp đã bám địa bàn thời gian qua, Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang đã và

Page 89: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

89

đang triển khai một kế hoạch khép kín từ khâu cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đến bao tiêu sản phẩm lúa cho bà con trong vùng ảnh hưởng của dự án, việc này sẽ giúp bà con nông dân hưởng lợi trực tiếp, không còn nổi lo “được mùa, mất giá” như vẫn thường xuyên xảy ra thời gian trước đây; đồng thời, hiệu quả của dự án sẽ tạo điều kiện cho tỉnh triển khai, mở rộng sự liên kết 4 nhà, xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất nông nghiệp và từng bước thực hiện có kết quả chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

Trong hoạt động, nhà máy thực hiện các giải pháp tích cực như sau:- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất và dịch bệnh trên đồng ruộng.Trong đó, đầu tư Trung tâm thu thập, phân tích Hệ thống dữ liệu nông nghiệp

online (Web base online) để thực hiện các nhiệm vụ:- Quản lý diện tích canh tác.- Quản lý tình hình dịch hại.- Quản lý quá trình sinh trưởng – tuổi lúa.- Quản lý tình hình thu hoạch.- Tình hình giá lúa tại các địa phương.Thông tin trực tuyến online dưới hình thức số liệu, biểu đồ và hệ thống thông tin

địa lý (GIS).- Tất cả thông tin được hệ thống xử lý tự động online vào mỗi ngày.- Dữ liệu đầu vào được cập nhật từ cán bộ BA cùng qua hệ thống tin nhắn.- Các báo cáo phục vụ cho các chuyên gia kỹ thuật của công ty phối hợp với cơ

quan quản lý tại địa phương để có hướng xử lý kịp thời trong quá trình canh tác.- Nghiên cứu mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín tạo điều kiện

cho ứng dụng công nghệ.- Tổ chức nhiều cụm dịch vụ mỗi cụm thu mua tồn trữ bảo quản, có công suất

200.000 tấn lúa mỗi năm.- Tổ chức vùng nguyên liệu từ 10.000 ha đến 12.000 ha canh tác, với tối đa 5 loại

giống.- Hình thành các tổ hợp tác dịch vụ làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, mỗi trưởng

sản xuất do nông dân cử đại diện quản lý khoảng 120ha/tổ để cùng với cán bộ BA cùng quản lý canh tác theo quy trình.

- Sử dụng giống xác nhận trong toàn bộ vùng nguyên liệu.- Ký hợp đồng gia công với từng nông dân, đảm bảo bao tiêu lúa để nông dân

an tâm sản xuất.- Lực lượng BA cùng tổ chức lịch xuống giống và lịch thu hoạch cho nông dân.- Sử dụng máy gặt đập liên hợp trong quá trình thu hoạch.

Page 90: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

90

+ Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch- Sấy lúa:- Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Lúa được

sấy khô, đồng đều với quy trình phù hợp sẽ đảm bảo thời gian lưu trữ được lâu mà không làm giảm chất lượng gạo đồng thời làm tăng tỷ lệ thu hồi gạo trong quá trình chế biến.

- Để đạt được mục tiêu chất lượng như mong muốn chúng tôi phải quản lý từ khâu thu hoạch ngoài đồng ruộng, tổ chức nhận lúa tươi tại ruộng, bốc xếp, vận chuyển về nhà máy sấy miễn phí, cho gửi kho khi nông dân yêu cầu. Cách làm này đã giải phóng được nỗi cực nhọc lao động, chủ động trong khâu bán lúa, cái khó mà người nông dân lâu nay không khắc phục được, cũng từ đó Công ty có được nguồn nguyên liệu tốt chất lượng cao.

- Giải pháp nghiên cứu mới của quá trình làm khô hạt lúa. Nâng cao hiệu quả hơn bằng cải tiến HT sấy thế hệ thứ 3 đạt kết quả tốt hơn các thế hệ trước:

+ Chiếm diện tích nhỏ.+ Sử dụng ít nhân công.+ Rất phù hợp lúa dơ, lúa ướt.+ Chất lượng lúa khô đồng đều.+ Độ rạn gãy phát sinh trong quá trình sấy trung bình 4,5%.Sau khi đi vào họat động, nhà máy đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau:- Trong vụ Đông Xuân 2013-2014, Công ty đầu tư 3.700 ha vùng nguyên liệu,

thu mua được 22.500 tấn lúa.- Vụ Hè Thu 2014, đầu tư 2.100 ha, thu mua 21.200 tấn lúa.- Vụ Thu Đông 2014, đầu tư 2.100 ha, sắp thu họach.Đến nay, đã xuất được 14.500 tấn gạo. Doanh thu từ đầu năm là 188 tỷ đồng.Đề xuất, kiến nghị:- Hỗ trợ giá giống cho nông dân.- Ưu đãi đầu tư cho hệ thống chế biến tồn trữ lúa gạo.Hỗ trợ chi phí khuyến nông cho các họat động đào tạo nghề phục vụ sản xuất nông

nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn (nông dân trong vùng dự án của Công ty).

Page 91: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

91

Xây DỰNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆPGIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHCủA NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Kỹ sư Nguyễn Thể Hà Chuyên viên tư vấn đầu tư

Công ty Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy sản, những nông sản hàng hóa xuất khẩu chính với khối lượng lớn.

Để hàng hóa nông, thủy sản vào được các thị trường chất lượng cao, đem lại giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi sản xuất, cần phải khắc phục những mặt yếu của sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Một là quy hoạch lại sản xuất nông ngư nghiệp theo hướng cơ giới hóa trong canh tác, hiện đại hóa công nghiệp chế biến, làm tốt các giải pháp thị trường theo phương châm hiện đại, thích nghi và hiệu quả, đòi hỏi nổ lực lớn, sự hợp tác đồng bộ và toàn diện của nền kinh tế, trên cơ sở tổ chức hoạch định chính sách, cơ cấu đầu tư, các biện pháp thực hiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông thôn, một cách cơ bản vững chắc.

Hai là cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa công nghiệp chế biến xây dựng ngành cơ khí nông nghiệp đủ mạnh. Chủ động trang bị máy móc thiết bị sản xuất chế biến nông sản là giải pháp căn cơ.

Hiện nay mức độ cơ giới hóa ở đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, khoảng 1/3 so với Thái Lan và 1/4 so với Trung Quốc, hiện vào khoảng 1,6 CV/ha đến 1,8 CV/ha.

Chất lượng máy cày kéo, máy động lực cho ngư dân là có vấn đề, hầu hết sử dụng máy cũ. Hệ số tiêu tốn nhiên liệu, độ bền, độ ổn định hoạt động không đảm bảo, thường hư hỏng máy động lực, gây nguy hiểm cho ngư dân, khi khai thác thủy sản trên biển.

Tổn thất sau thu hoạch lúa còn ở mức cao, mấy năm gần đây việc sử dụng máy sấy tĩnh vĩ ngang đã tăng năng lực làm khô lúa vào vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long đạt mức 40% -> 50%, có nơi tỷ lệ lúa sấy cao hơn, lên đến 70%. Nhưng theo các chuyên gia, tổn thất sau thu hoạch lúa vẫn còn ở mức 13% -> 14% về số lượng và hơn 12% về giá trị.

Nguyên nhân là do phương pháp sấy và năng lực tồn trữ lúa. Các máy sấy tĩnh vĩ ngang cần làm khô lúa khối lượng lớn đã đưa công suất sấy mỗi mẻ ngày một tăng.

Page 92: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

92

Độ dày của lớp lúa sấy cũng tăng theo, chế độ sấy không đúng quy trình, chênh lệch độ ẩm trong khối lúa sấy lớn hơn 4% giữa các lớp lúa, làm gia tăng độ gãy hạt gạo. Đưa nhiệt độ cao tăng nhanh vào khối lượng lúa cũng giảm chất lượng hạt gạo về hương vị, đặc trưng của từng giống lúa thơm.

Trong các kỳ hội thi máy gặt đập liên hợp ở đồng bằng sông Cửu Long, các xưởng cơ khí nhỏ đã được các giải cao do đã làm được bộ phận vơ lúa để cắt lúa đỗ ngã, cải tiến các giải pháp kỹ thuật để giảm độ gặt sót, độ rơi rụng hạt thóc và cải tiến các bộ phận truyền động để di chuyển máy gặt đập liên hợp trên nền đất yếu.

Do năng lực chế tạo hạn chế, không được hỗ trợ kịp thời và đúng mức. Những cải tiến nêu trên được các công ty chế tạo máy nước ngoài áp dụng.

Trên cơ sở thế mạnh của ngành công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp phụ trợ cho ngành cơ khí nông nghiệp, các công ty xuyên quốc gia đã áp dụng những sáng kiến của các xưởng cơ khí nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long để thích nghi hơn thiết bị của họ đối với đồng lúa Nam Bộ và đã chiếm lĩnh thị trường máy gặt đập liên hợp của các xưởng cơ khí nhỏ, trong cuộc cạnh tranh không tương xứng.

Ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp đã thua ngay trên sân nhà bằng chính những sáng kiến kỹ thuật của mình.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, ngư nghiệp phải trên cơ sở chủ động trang bị máy móc thiết bị để cơ giới hóa trong canh tác, hiện đại hóa công nghiệp chế biến bằng cách xây dựng nền công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, đủ sức trang bị cho nông nghiệp nông thôn các dòng máy nông nghiệp hiện đại, thích nghi và hiệu quả. Ngành cơ khí chế tạo máy xay xát chế biến lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đã làm tốt mục tiêu này. Chủ động trang bị cho đồng bằng các hệ thống sấy, tồn trữ xay xát lúa gạo đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, thay thế thiết bị nhập khẩu và xuất khẩu cạnh tranh có hiệu quả.

Tính thích nghi của máy nông nghiệp trong canh tác, chế biến nông sản là rất quan trọng. Nhiều sáng kiến của nông dân đã suy nghĩ làm ra nhiều mẫu máy phù hợp với điều kiện sản xuất chế biến, cần phải thương mại hóa những sáng kiến này.

Nâng chất lượng máy nông nghiệp, cần phải đầu tư căn cơ để tiêu chuẩn hóa và thương mại hóa các sáng kiến nêu trên, bằng giải pháp là xây dựng và phát triển ngành cơ khí nông nghiệp.

Do đặc thù của việc phát triển ngành cơ khí nông nghiệp đối với nền kinh tế và phục vụ động viên quốc phòng, tự chủ phát triển cơ khí nông nghiệp là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long.

Tổn thất sau thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức 12% về khối lượng và 13% về giá trị thương mại. Tổng tổn thất ở mức 25% tương đương với 5 triệu tấn lúa, trị giá 25.000 tỷ đồng. Tổn thất về trái cây và thủy sản ở mức cao. Giảm tổn thất này sẽ tạo ra nội lực từ nền kinh tế nông nghiệp, để từ đó chủ động phát triển.

Page 93: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

93

Thông qua thực tiễn của ngành cơ khí sản xuất thiết bị chế biến lúa gạo, đã thay thế thiết bị nhập khẩu và xuất khẩu cạnh tranh có hiệu quả - khẳng định rằng, đất nước đã có đủ nguồn lực, trình độ công nghệ, tiền vốn phát triển ngành cơ khí nông nghiệp, để chủ động trang bị cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và hiện đại hóa công nghiệp chế biến nông sản.

Khuyết điểm chủ yếu là việc điều hành kinh tế vĩ mô, coi nhẹ vai trò của nông nghiệp nông thôn, và không có các giải pháp hữu hiệu trong cơ cấu đầu tư, và các chính sách tài chính tiền tệ cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư để cơ giới hóa nông nghiệp và hiện đại hóa công nghiệp chế biến nông sản.

Để chủ động phát triển nông nghiệp một cách bền vững, đồng bằng sông Cửu Long phải phát triển ngành cơ khí nông nghiệp, để trang bị công cụ sản xuất cho chính mình, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:

- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cơ khí nông nghiệp.- Xây dựng các nhà máy cơ khí nông nghiệp của đồng bằng bằng chính nguồn lực

của mình. Tranh thủ sự hỗ trợ một cách có hiệu quả từ chính sách của Nhà nước và các nguồn lực khác.

- Xây dựng công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí nông nghiệp trong các lĩnh vực vật liệu mới, kim loại nhiệt luyện, điều khiển thủy lực, tự động hóa phát triển các ngành nhựa, cao su làm phụ tùng máy nông nghiệp.

- Có các chính sách hợp lý, huy động các nguồn vốn xã hội từ các thành phần kinh tế để phát triển nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Cải tiến cơ sở hạ tầng nông nghiệp thuận lợi cho cơ giới hóa, có các giải pháp tài chính, tiền tệ và kỹ thuật, hỗ trợ nông dân, để nông dân đầu tư mua máy phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Hợp lý hóa việc sử dụng máy nông nghiệp và chế biến nông sản trong toàn vùng và các khu vực, để nông dân đầu tư máy nông nghiệp có lời.

Trong một nền kinh tế mà 70% dân cư sống ở nông thôn, 50% là lao động nông nghiệp. Sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao, tạo ra giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi, tăng năng suất chất lượng lao động nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn, theo hướng cơ giới hóa trong canh tác, hiện đại hóa công nghiệp chế biến, tăng thu nhập của nông hộ phải là nội dung chính trong chương trình xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là những việc phải tập trung làm ngay.

Hiện thực hóa các chủ trương và chính sách đối với nông nghiệp nông thôn, sẽ đem lại ổn định cho nông hộ và bền vững cho nền kinh tế.

Xây dựng phát triển ngành cơ khí nông nghiệp là giải pháp cơ bản để tăng sức cạnh tranh của nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.

Page 94: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

94

KIẾN NGHị PHÁT TRIỂN NGÀNH LÚA GẠO

Công ty Lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD)

Công ty Lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1984 và vươn lên trở thành doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ lực của tỉnh Tiền Giang từ năm 1989. Hiện là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và là hội viên của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:

- Kinh doanh, chế biến lương thực xuất khẩu và nội địa: 250.000 - 300.000 tấn/năm

- Sản xuất và kinh doanh: Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai nhãn hiệu Suối Xanh: 20.000.000 lít/năm

- Bánh tráng xuất khẩu nhãn hiệu Thuận Bình: 1.700 tấn/năm.

Những năm qua, TIGIFOOD đã nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn và từng bước khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường xuất khẩu lúa gạo. Tuy vậy, để có thể phát triển ổn định và bền vững, TIGIFOOD đã và đang thực hiện một số giải pháp đột phá nhằm tìm ra lối đi riêng trong chiến lược kinh doanh lúa gạo của mình:

1- Chủ động trong kinh doanh, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu gạo diễn biến phức tạp, TIGIFOOD vẫn luôn chủ động tìm kiếm khách hàng và khai thác thị trường xuất khẩu mới, nhất là khi hợp đồng xuất khẩu tập trung - vốn chiếm chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu trước đây đang ngày càng giảm (từ 83.000 tấn năm 2011 chỉ còn 16.400 tấn năm 2013).

Tỷ lệ xuất qua hợp đồng trực tiếp tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng cao nhất vào năm 2013 với 83.114 tấn - chiếm 83,49% tổng lượng gạo xuất khẩu. Đây là tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay trong cơ cấu hợp đồng xuất khẩu gạo của TIGIFOOD (so với giai đoạn trước 2011, tỷ lệ này chỉ từ 25-30%).

Bên cạnh những thị trường truyền thống như Philippin, Indonesia, Malaysia, Trung quốc, hàng năm đều phát triển tìm kiếm thêm nhiều khách hàng và thị trường mới. Đến nay, TIGIFOOD đã xuất gạo cho 42 thị trường và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, châu Âu, Hongkong, Singapore, Hàn Quốc... (trong đó chủ yếu là châu Á chiếm 60,11%, châu Mỹ chiếm 32,58%.. thị phần)

Page 95: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

95

2- Điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời và hợp ly: chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu gạo chất lượng cao

Trước tình hình mặt hàng gạo thông dụng chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn Độ, Myanma, Pakistan... Công ty đã kịp thời chuyển hướng kinh doanh hợp lý và chuyển dịch mạnh sang thị trường gạo chất lượng cao, gạo thơm, nếp... Trong đó, đặc biệt khai thác lợi thế của Công ty là nhóm gạo có nhãn hiệu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất bằng container và đóng gói bao bì loại nhỏ, đa dạng trong các phòng đóng gói đạt tiêu chuẩn HACCP... góp phần đem lại hiệu quả cao. Nếu giai đoạn trước 2010, chỉ xuất bình quân dưới 20% gạo chất lượng cao thì hiện nay tỷ trọng này luôn đạt trên 80% (năm 2013, xuất khẩu được 83.114 tấn, chiếm 83,49% - là tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay trong cơ cấu gạo xuất khẩu của TIGIFOOD).

3- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng hệ thống quản ly chất lượng tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt về chất lượng và giá cả, Công ty đã tập trung nguồn lực để đầu tư theo chiều sâu (tổng mức chi cho đầu tư 3 năm qua lên đến 197 tỷ đồng). Đặc biệt, với ưu thế nổi bật của TIGIFOOD là được trang bị 03 Phòng đóng gói gạo chất lượng cao - đạt tiêu chuẩn HACCP - đóng gói được nhiều dạng bao bì với kích cỡ khác nhau, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của những thị trường khó tính (Mỹ, Hongkong, EU...)

Công ty hiện đang áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: Hệ thống ISO 9001:2008; Hệ thống HACCP; Hệ thống ISO 22000:2005, sản phẩm gạo thương hiệu TIGIFOOD luôn được duy trì theo tiêu chuẩn Halal - một điều kiện cần để xuất khẩu vào các thị trường Hồi giáo và đặc biệt Công ty đã đạt Giải Vàng Chất lượng quốc gia năm 2012, đồng thời là một trong 25 doanh nghiệp xuất sắc cả nước lần thứ ba liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc Gia.

4- Liên kết xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao - tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định

Công ty luôn quan tâm và đi đầu trong việc thực hiện mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với mô hình đặt hàng giống lúa sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ theo giá thị trường có mức giá bảo hiểm và ứng vốn (không tính lãi) cho bà con đầu tư phân bón, giống sản xuất... Riêng năm 2013 đã mua lúa, sấy lúa đạt trên 40.000 tấn - mức cao nhất từ trước đến nay - đã tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho chế biến xuất khẩu gạo chất lượng cao.

Đặc biệt, từ vụ đông xuân 2013-2014 năm nay, Công ty thí điểm nhiều mô hình mới như: đầu tư sản xuất lúa thơm ST20 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại xã Tân Điền - Gò Công Đông; thí điểm 52 ha lúa IR504 tại xã Phú Cường sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài với quy trình sản xuất “lúa sạch”, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất khác theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là những mô hình mới, mở ra hướng đi cho liên kết sản xuất tiêu thụ lúa sạch, xuất đi các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu.

Page 96: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

96

5- Về chương trình Cánh đồng lớn

Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và chủ trương của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam về việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, TIGIFOOD đã thành lập 01 Tổ chuyên trách chương trình Cánh đồng lớn, trước mắt tập trung cho kế hoạch triển khai vụ đông xuân 2014-2015 và xây dựng phương án Cánh đồng lớn giai đoạn 2015-2020. Đến nay, đã hoàn tất Phương án cánh đồng lớn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Theo đó, quy mô cánh đồng lớn sẽ tăng dần qua các năm, từ 2.300 ha vào 2015 tăng lên 18.000 ha vào năm 2020 với nhiều hình thức liên kết đầu tư đa dạng như: đầu tư toàn bộ theo chuỗi giá trị lúa gạo; đầu tư một phần và chỉ liên kết bao tiêu đầu ra theo giá thị trường kèm theo giá sàn bảo hiểm.

6- Một số giải pháp và kiến nghị

- Hỗ trợ tín dụng đầu tư máy sấy lúa: Việc nâng cao năng lực sấy lúa để bảo quản sau thu hoạch là điều kiện tiên quyết để mở rộng mô hình liên kết (vùng đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết bà con nông dân có thói quen bán ngay lúa tươi tại ruộng). Do vậy, trong gói chính sách hỗ trợ, ưu tiên gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện đầu tư mạnh mẽ các loại máy sấy công nghiệp, phù hợp với các vùng trọng điểm sản xuất; trong đó cần chú ý đơn giản hóa các thủ tục để có tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng, giải ngân thuận lợi. Chẳng hạn, trong thời gian nhà đầu tư lập thủ tục, đề án chờ duyệt, có thể ứng các nguồn vốn khác để đầu tư lắp máy sấy kịp thời vụ; sau đó trên cơ sở thủ tục được duyệt, hợp đồng lắp đặt, chứng từ hóa đơn và kiểm tra tại hiện trường, Ngân hàng sẽ cho vay bù đắp, giải ngân hoàn lại nguồn vốn doanh nghiệp đã đầu tư.

Ngoài ra, nghiên cứu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có hợp đồng liên kết, được vay ưu đãi đối với nhóm thiết bị chế biến gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như: máy tách màu điện tử, máy tách đá sạn, máy đóng gói tự động... tạo điều kiện đổi mới thiết bị công nghệ chế biến lương thực theo hướng tiên tiến.

- Vai trò “Nhạc trưởng” của Nhà nước trong mối liên kết: Trong mô hình liên kết nêu trên, cần nhấn mạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước. Nhà nước nên định hướng, tổ chức sản xuất lớn theo các qui trình đạt chuẩn, theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu... Phải quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra. Trong mô hình, phải khuyến cáo chỉ sử dụng từ 1-2 loại giống cấp xác nhận phù hợp với thị trường xuất khẩu và đơn đặt hàng của DN.

Thực tế cho thấy, sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã là hết sức quan trọng cũng như cần phát huy vai trò nòng cốt của ngành nông nghiệp, của các đoàn thể, của cơ quan truyền thông để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân thấy được lợi ích lâu dài, làm quen tập quán sản xuất lớn, sản xuất theo thị trường và đề cao tính trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp.

Page 97: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

97

- Củng cố xây dựng các HTX, Tổ sản xuất đảm bảo năng lực điều hành, thật sự là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng nhiều nơi, hợp tác xã chỉ mang tính hình thức, chỉ là nơi tập hợp các hộ sản xuất riêng lẻ nên còn manh mún, tự phát, không thống nhất về quy trình sản xuất, chất lượng kém lại không ổn định.

- Hỗ trợ giải quyết hàng rào kỹ thuật khi xuất gạo vào thị trường Mỹ: Gần đây, việc xuất khẩu gạo qua thị trường Mỹ gặp rất nhiều khó khăn do vướng phải quy định khắt khe về dư lượng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân chính là do nhiều chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phổ biến ở Việt Nam nhưng lại không được đăng ký để đưa danh mục kiểm soát của cơ quan FDA Mỹ. Điều này, dẫn tới khó khăn rất lớn là hàng hóa khi nhập vào sẽ bị cơ quan FDA áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhất, với mức quy định rất nhỏ (gần như bằng 0%). Những khó khăn này, bản thân từng doanh nghiệp sẽ không thể tự giải quyết được. Kiến nghị Nhà nước cần có những đàm phán, làm việc ở cấp cao hơn để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

- Tăng cường các mối liên kết vùng: Với các doanh nghiệp trong vùng, TIGIFOOD hết sức quan tâm đến việc thiết lập mối liên kết giữa các doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ nắm được thị trường, liên kết phát triển công nghệ chế biến, đề ra các chương trình, giải pháp hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng bằng những chiến lược cụ thể và thiết thực. Chúng tôi cho rằng, đây là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn sôi động của vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất nước, có lực lượng nông dân đông đảo. Các doanh nghiệp cần phải liên kết lại để đầu tư công nghệ chế biến theo quy trình khép kín từ sản xuất lúa, thu hoạch, bảo quản, chế biến... nhằm tập trung xuất khẩu gạo có chất lượng, có thương hiệu, đem lại giá trị gia tăng cao:

- Cần hợp tác quy hoạch vùng nguyên liệu; tổ chức liên kết sản xuất và giải pháp về thị trường, hỗ trợ chia sẻ thông tin thị trường; xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu thụ thông qua mô hình Cánh đồng lớn, liên kết các viện trường nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ theo chuẩn GlobalGap, hợp tác xây dựng thương hiệu gạo...

- Với các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng tin học hóa quản lý, nghiên cứu ứng dụng giải pháp tự động hóa quá trình sản xuất; trong đào tạo tay nghề và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu ứng dụng các giải pháp bảo quản bằng khí trơ, CO2..., giải pháp xông trùng lúa gạo theo công nghệ hiện đại; kỹ thuật đóng gói, vật liệu bao bì; các phương pháp phân tích kiểm tra chất lượng lúa gạo tiên tiến; các giải pháp sử dụng hiệu quả phế thải trấu...

(Hiện tại, TIGIFOOD đang liên kết với Trung tâm Nghiên cứu & phát triển công nghệ máy công nghiệp - Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh triển khai đề tài khoa học cấp Nhà nước KC05.02/11-15: “Nghiên cứu chế tạo dây chuyền công nghệ sử dụng trấu để cung cấp năng lượng cho tổ hợp sấy - xay xát lúa 6-10 tấn/giờ”).

Page 98: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

98

XI MĂNG Tây ĐÔ Xây DỰNG THƯƠNG HIỆU TRêN NềN TẢNG:BẢO VỆ MÔI TRƯờNG VÀ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI

Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC Về XI MĂNG Tây ĐÔCông ty Cổ phần Xi măng Tây Đô tọa lạc tại km 14, phường Phước Thới,

quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Vị trí nhà máy nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi cả đường bộ và đường thủy (Sông Hậu).

Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô tiền thân là Công ty Liên doanh xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ được thành lập vào cuối năm 1995. Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Cần Thơ, ngày 21-7-2004 Công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ. Ngày 10-10-2008, nhân dịp kỷ niệm 10 năm khánh thành nhà máy, chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô.

II. NHỮNG LỢI THẾ CủA XI MĂNG Tây ĐÔXi măng Tây Đô là một trong những thương hiệu mạnh hàng đầu của đồng bằng

sông Cửu Long với 06 điểm khác biệt nổi trội sau đây:

1- Xi măng Tây Đô là đơn vị sản xuất kinh doanh xi măng chất lượng cao của người dân Nam Bộ, có năng lực cung cấp cho thị trường 01 triệu tấn xi măng các loại như: Xi măng Tây Đô PCB30, xi măng Tây Đô PCB40, xi măng đa dụng PCB40, xi măng dân dụng PCB30, xi măng Tây Đô Export và xi măng công nghiệp PCB50.

2- Xi măng Tây Đô là đơn vị có trạm trộn bê tông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long chuyên sản xuất và cung cấp bê tông chất lượng cao với cát, đá tiêu chuẩn đã qua sàng, rửa, có các ưu điểm nổi trội sau:

- Công ty có vị trí trung tâm thành phố Cần Thơ.- Trạm đôi công suất 240 m3/h.- Máy phát điện dự phòng 500 KVA.- Hệ thống làm lạnh, sản xuất bê tông lạnh với nhiệt độ ≤ 300C.- Đá xây dựng được gia công đạt tiêu chuẩn tại mỏ khai thác.- Hệ thống sàng rửa cát.- Sử dụng xi măng công nghiệp Tây Đô cao cấp.- Hệ thống bơm cần, bơm ngang mới 100%.- Xe trộn và vận chuyển bê tông đầy đủ.- Phòng thử nghiệm bê tông đạt chuẩn quốc tế.

Page 99: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

99

3- Xi măng Tây Đô là đơn vị phía Nam đầu tiên trong ngành xi măng đạt chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.

4- Xi măng Tây Đô là đơn vị đầu tiên áp dụng và duy trì cùng lúc 05 hệ thống quản ly theo tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất kinh doanh, đó là: Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001.

- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.

- Hệ thống quản lý phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025.

- Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp và an toàn OHSAS 18001.

- Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000.

5- Xi măng Tây Đô là đơn vị sản xuất xi măng đầu tiên có cam kết bảo hành về chất lượng sản phẩm.

6- Thương hiệu xi măng Tây Đô là thương hiệu xi măng chất lượng cao và ổn định, được xây dựng dựa trên nguyên tắc trung thành về chất lượng.

III. XI MĂNG Tây ĐÔ Xây DỰNG THƯƠNG HIỆU TRêN NềN TẢNG BẢO VỆ MÔI TRƯờNG

Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô với phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh là đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và cộng đồng. Do đó, trong những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao thì việc bảo vệ môi trường cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng và cũng nhờ bảo vệ tốt môi trường mà xi măng Tây Đô đã tạo hình ảnh đẹp đối với xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng; nhờ đó sản phẩm Xi măng Tây Đô luôn được tín nhiệm, góp phần rất lớn vào sự phát triển bền vững của Công ty.

Để tạo dựng được cảnh quan xanh - sạch - đẹp và môi trường làm việc trong lành thân thiện như ngày hôm nay, xi măng Tây Đô đã trải qua quá trình phấn đấu, xây dựng từng bước đưa các chương trình bảo vệ môi trường ngay từ khi nhà máy đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh như:

1- Đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại (Công nghệ sản xuất sạch)

Nhận thức tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và việc bảo vệ môi trường cuộc sống trong sự phát triển bền vững của xã hội, từ khi thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất xi măng, xi măng Tây Đô đã quyết định chọn lựa phương án đầu tư với dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất hiện đại, việc này cũng đồng nghĩa với việc phải tốn chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành sản xuất xi măng và thực tế tại các nhà máy xi măng khác, thì công nghệ sản xuất hiện đại sẽ cho chất lượng sản phẩm cao và ổn định, bên cạnh đó với hệ thống khép kín và thiết bị thu hồi bụi hiện đại sẽ giảm thiểu tổn thất nguyên liệu và bụi xi măng ra môi trường bên ngoài, giữ gìn được môi trường trong sạch và giảm lượng hao hụt trong sản xuất, giảm chi phí giá thành và tăng hiệu quả kinh doanh.

Page 100: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

100

2- Chương trình “Xanh - Sạch - Đẹp”Trong suốt quá trình hoạt động của xi măng Tây Đô, bên cạnh việc đặt mục tiêu

sản xuất kinh doanh lên hàng đầu với chính sách hướng đến người tiêu dùng, xi măng Tây Đô luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường với một chính sách mà toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty luôn cam kết thực hiện là “Môi trường làm việc của Công ty luôn Xanh - Sạch - Đẹp”.

Nhằm thực hiện cam kết đó, từng bước xi măng Tây Đô đã đầu tư trồng cây xanh và cây cảnh trên toàn mặt bằng còn lại của nhà máy. Với cây xanh không chỉ làm tăng vẽ đẹp mỹ quan cho nhà máy mà còn tác dụng lọc bụi, ngăn sự lan truyền của bụi, tiếng ồn và bão hòa lượng oxy trong không khí làm không khí trong lành hơn.

3- Chương trình “5-S”Xi măng Tây Đô đã triển khai thực hiện chương trình “5 S” (Sàng lọc - Sắp xếp -

Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng), đây là một trong những nguyên tắc quản lý trong hệ thống quản ly toàn diện TQM của người Nhật, cũng góp phần tạo môi trường làm việc khoa học và giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp.

Với chương trình này, tất cả các vật tư, thiết bị, dụng cụ, phòng làm việc... đều phải được sàng lọc, phân loại, sắp xếp khoa học, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ và người lao động phải luôn có ý thức tự giác cao, sẵn sàng thực hiện các yêu cầu trên.

Chương trình này đã được xi măng Tây Đô duy trì áp dụng từ năm 2000 cho đến nay, hàng tháng công ty đều thực hiện việc kiểm tra và cải tiến liên tục, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người lao động trong việc giữ gìn môi trường.

4- Chương trình “Sản xuất sạch hơn”Chương trình do Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam kết hợp Viện Khoa học

Công nghệ & Môi trường thực hiện trong khuôn khổ dự án “Chương trình Sản xuất Sạch hơn” của UNIDO/UNEP (Tổ chức Phát triển Công nghệ Liên Hợp quốc/Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc), xi măng Tây Đô là một trong bốn đơn vị đầu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chương trình này, với sự kết hợp thực hiện của Trường Đại học Cần Thơ.

“Sản xuất Sạch hơn” là áp dụng chiến lược môi trường tổng hợp và phòng ngừa trong các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường. Mục đích của việc kết hợp thực hiện chương trình “Sản xuất sạch hơn” của xi măng Tây Đô với Trường Đại học Cần Thơ là để giúp Công ty có thể tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm tiêu hao tài nguyên. Hơn nữa, chương trình tạo điều kiện đào tạo của Đại học Cần Thơ về lĩnh vực “Sản xuất sạch hơn” cho các sinh viên của trường.

Xi măng Tây Đô đã cùng với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam phân tích, đánh giá thực trạng của nhà máy thông qua việc thống kê và xác định bảng cân bằng nguyên vật liệu và năng lượng để định giá cho các dòng thải. Từ đó tìm ra nguyên nhân và xác định các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp để thực hiện.

Page 101: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

101

Các giải pháp sản xuất sạch hơn của xi măng Tây Đô được xác định thông qua các nội dung như: thay đổi nguyên liệu, tăng cường quản lý nội vi, kiểm soát dây chuyền sản xuất, cải tiến thiết bị, điều chỉnh công nghệ, thu hồi và tái sử dụng phế thải, cải tiến sản phẩm.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, chương trình đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho xi măng Tây Đô, nhưng quan trọng nhất vẫn là lợi ích về môi trường và con người. Các nguồn thải được hạn chế tối đa, định mức tiêu thụ năng lượng và hao hụt giảm đáng kể, sản xuất an toàn và hiệu quả.

Đặc biệt, chương trình là nền tảng cho việc xây dựng áp dụng hệ thống quản lý môi trường của xi măng Tây Đô theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001.

5- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản ly môi trường theo tiêu chuẩn Quốc tếThành công của các chương trình trên, cùng với việc xi măng Tây Đô đã xây dựng

và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 trong năm 2000 và hệ thống quản lý phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17025 trong năm 2001. Đầu năm 2002, Công ty đã mạnh dạn đi tiên phong trong ngành sản xuất xi măng phía Nam thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001.

Thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Quốc tế, xi măng Tây Đô đã đầu tư xây dựng rất nhiều hạng mục nhằm cải thiện các chỉ tiêu môi trường phù hợp theo các điều luật và tiêu chuẩn cho phép của các cơ quan chức năng, giảm thiểu nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người lao động và không ngừng tuyên truyền, kêu gọi sự đồng lòng góp sức của các đối tác và cộng đồng cùng nhau giữ gìn môi trường của cuộc sống.

6- Xi măng Tây Đô với ngành vật liệu xây không nung và thân thiện với các công trình xây dựng

Trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh xi măng và đầu tư xây dựng công trình, yếu tố giá thành trên một tấn sản phẩm hoặc trên đơn vị khối lượng vật liệu quyết định đến lợi nhuận của đơn vị sản xuất hoặc của các nhà thầu như: nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước, bao bì... Trong đó bao bì dùng đóng bao xi măng chiếm một phần chi phí không nhỏ trong các chi phí đầu vào của thành phẩm và giá trị đầu tư xây dựng công trình.

Mặt khác, trong quá trình vận chuyển hoặc thi công xây dựng phát sinh một lượng bụi đáng kể trong không khí làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và môi trường xung quanh. Ngoài ra, sau khi hoàn thành công trình lượng vỏ bao phế liệu thải ra rất lớn trong cộng đồng. Việc thu gom và xử lý các loại bao phế liệu không phân hủy này gây nhiều tốn kém và phức tạp.

Để tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất và đầu tư xây dựng, đồng thời không phát sinh bụi trong quá trình vận chuyển, thi công xây dựng cũng như trong việc sản xuất các loại vật liệu xây không nung, góp phần cùng với ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam gìn giữ và bảo vệ môi trường chung cho toàn xã hội, xi măng Tây Đô đã có

Page 102: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

102

sáng kiến gia công và lắp đặt các loại bồn bằng thép chứa xi măng xá (có sức chứa từ 01 đến 03 tấn) thay thế cho các loại bao bì PP hiện hữu để phục vụ cho các nhà thầu thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long. Loại bồn thép này rất tiện lợi trong việc sử dụng, vận chuyển và lắp đặt trong mọi điều kiện địa hình của công trình.

IV. XI MĂNG Tây ĐÔ Xây DỰNG THƯƠNG HIỆU TRêN NềN TẢNG CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI

Xi măng Tây Đô đã triển khai xây dựng và áp dụng thêm hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 và hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo SA 8000. Nhằm xây dựng một môi trường sống và làm việc trong lành, an toàn và thân thiện hơn cho người lao động, tạo dựng hình ảnh một doanh nghiệp vì cộng đồng, không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay kết quả sản xuất kinh doanh mà còn quan tâm sâu sắc đến mọi khía cạnh của cuộc sống như an toàn, sức khỏe, đời sống của người lao động, môi trường làm việc, môi trường xung quanh và các vấn đề về trách nhiệm xã hội đối với con người, với cộng đồng xã hội.

Trong các năm qua, đồng hành với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các cấp chính quyền và doanh nghiệp đối với cộng đồng, xi măng Tây Đô đã thực hiện tài trợ các chương trình vì cộng đồng như: Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, đường giao thông nông thôn; hỗ trợ các chương trình bảo vệ môi trường cho các tầng lớp xã hội; thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp có thương hiệu Tây Đô để tạo sự gắn kết cùng xây dựng và phát triển thương hiệu; Tài trợ kinh phí cho các chương trình khuyến học, nghiên cứu khoa học cho học sinh và sinh viên; tài trợ học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học; Tài trợ kinh phí cho các lễ hội truyền thống dân tộc, trùng tu xây dựng đình, chùa ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long...

Trong suốt quá trình duy trì áp dụng và không ngừng cải tiến, các hệ thống quản lý của xi măng Tây Đô ngày càng được hoàn thiện và tích hợp thành một hệ thống quản lý chung cho toàn hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường của Công ty.

Đặc biệt với các hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 và trách nhiệm xã hội SA 8000, xi măng Tây Đô đã tạo được cái nhìn mới đối với xã hội về ngành sản xuất xi măng nói riêng và trong ngành vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung, uy tín của xi măng Tây Đô ngày càng được khẳng định trên thương trường, sản phẩm xi măng Tây Đô của công ty ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm.

V. CHIẾN LƯỢC Xây DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU XI MĂNG Tây ĐÔ BềN VỮNG TRONG THờI GIAN TỚI

Phát huy và kế thừa những thành quả đã được qua 19 năm xây dựng và phát triển bền vững, trong thời gian tới cùng với ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, xi măng Tây Đô sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu trên nền tảng bảo vệ môi trường và cộng đồng xã hội, đồng thời tiếp tục duy trì ưu thế về chất lượng sản phẩm - dịch vụ, phương thức

Page 103: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

103

phân phối linh hoạt các sản phẩm xi măng Tây Đô để cung cấp cho các công trình dân dụng, công nghiệp, đặc biệt ưu tiên cung cấp xi măng xá chất lượng cao cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung và các công trình của đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, sẽ đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bê tông Tây Đô với chiến lược phát triển bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt trội.

Công ty sẽ duy trì và phát huy chính sách trung thành về chất lượng để xi măng Tây Đô trở thành xi măng chất lượng cao của người dân Nam bộ và là sự lựa chọn tối ưu cho những công trình công nghiệp, dân dụng và cho người tiêu dùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếp tục xây dựng thương hiệu xi măng Tây Đô bền vững theo mô hình Tổ hợp công nghiệp bê tông Tây Đô thân thiện với môi trường và hướng đến cộng đồng.

Page 104: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

104

LIêN KẾT TRONG SẢN XUấT - TIêU THỤ LÚA GẠOCHấT LƯỢNG CAO VÀ TừNG BƯỚC KHẲNG ĐịNH

CHấT LƯỢNG HẠT GẠO VIỆT NAM TRêN THị TRƯờNG QUốC TẾ

Thạc si Lê Thị Tú Anh Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp GAP

Gạo là lương thực chính trong bữa ăn người Việt bao đời nay và trên 1/3 tổng lượng gạo sản xuất ra được xuất khẩu. Cùng với Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, một thực tế đắng lòng là giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước, lợi ích kinh tế thu được rất thấp dù xuất khẩu số lượng lớn.

Trung Quốc là một trong những khách hàng mua gạo Việt nhiều nhất, chiếm 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu. Một số thị trường cao cấp khác như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... cũng là một quốc gia nhập khẩu gạo nhiều trong khu vực, nhưng đáng tiếc, hầu hết các loại gạo Việt Nam không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của các thị trường này. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng, vần đề chất lượng hạt gạo Việt Nam không chỉ nằm ở vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu. Trong khi Thái Lan, láng giềng của Việt Nam, ưu tiên trồng nhiều loại gạo phẩm chất cao và có giá xuất khẩu cao nhất qua Mỹ, Châu Âu, Úc và Nhật, thì ngược lại, người nông dân Việt Nam tập trung trồng các loại gạo chất lượng thấp. Điều này làm cho thế giới chỉ biết đến Việt Nam là quốc gia xuất khẩu các loại gạo kém chất lượng, giá rẻ. Một số mặt hàng gạo thơm như Jasmine, VD20... cũng bị các thương lái quốc tế ép bán giá rẻ vì chất lượng kém và không có thương hiệu. Đây chính là câu chuyện liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm và thương hiệu của gạo Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu của gạo Việt Nam, là một Công ty đang xuất khẩu các sản phẩm nông sản chất lượng cao bao gồm gạo, thanh long tươi, thanh long sấy sang thị trường Mỹ, Úc, Nhật... Công ty xin trình bày tham luận về vấn đề: “Liên kết trong sản xuất - tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao và từng bước khẳng định chất lượng hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Trong những năm gần đây, việc thực hiện mô hình liên kết 04 nhà trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung.

Page 105: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

105

Tuy nhiên, mô hình cánh đồng mẫu lớn sau nhiều năm triển khai cũng đã bộc lộ những bất cập, không phát triển đúng như mong đợi của Nhà nước. Chất lượng gạo, dư lượng thuốc trừ sâu trong gạo chưa được cải thiện. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, nhìn nhận các mắt xích trong chuỗi, tôi có một số nhận định như sau:

1- Thực trạng canh tác lúa của người nông dân hiện nay

- Người nông dân thường chỉ nhìn thấy những lợi nhuận trước mắt, không tính đến các vấn đề về môi trường, sức khỏe, hay chất lượng. Vì vậy, để đạt được năng suất họ sẵn sàng lạm dụng phân bón hóa học và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng hạt một cách vô tội vạ và hầu như họ không quan tâm về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hạt gạo sẽ ảnh hưởng đến đầu ra sản phẩm của họ khi xuất khẩu và bán nội địa như thế nào.

- Người nông dân thường canh tác chạy theo phong trào và chạy theo năng suất mà không nghĩ đến giá trị, dù rằng đó là một giống lúa giá bán rất thấp nhưng miễn năng suất cao là họ cũng sẽ đua nhau trồng.

- Người nông dân thường có thói quen tâm lý ngán ngại với cái mới, bảo thủ và có tập quán canh tác theo kinh nghiệm bản thân nên việc tuyên truyền vận động nông dân thay đổi, ứng dụng theo phương thức canh tác mới là rất khó khăn, đòi hỏi đơn vị triển khai phải kiên trì.

2- Thực tế về vai trò của Nhà nước trong chuỗi liên kết

- Hiện nay đã có nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững được ban hành nhưng hầu hết các đối tượng được thụ hưởng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào nông nghiệp hết sức khó khăn khi tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách về hỗ trợ về nguồn vốn. Điều này làm hạn chế sự đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ.

- Nhà nước chưa thực sự can thiệp được với người nông dân trong việc trồng giống gì? Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?... Tất cả mới chỉ dừng lại ở vấn đề khuyến cáo, chưa có sự quyết liệt trong triển khai, tuyên truyền, vận đồng, chính sách ban hành.

- Chính quyền tại các địa phương chưa có sự hỗ trợ cần thiết, chưa tạo được sự liên kết mạnh mẽ giữa các nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Hầu như doanh nghiệp và người nông dân tự bơi trong chuỗi liên kết này.

3- Hệ quả từ thực trạng canh tác lúa hiện nay

- Sản xuất manh mún nhỏ lẻ, mạnh ai người ấy làm.

- Đất đai ngày càng bạc màu, làm cho lượng phân hóa học ngày càng tăng, kèm theo sâu bệnh tăng theo khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm.

Page 106: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

106

- Chất lượng gạo giảm: Gạo thơm ngày càng mất thơm, mất dẻo. Gạo xuất khẩu không đạt các chỉ tiêu về lượng thuốc bảo vệ thực vật, không xuất qua được các thị trường Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật... Ngay cả Công ty Kitoku của Nhật đang đầu tư tại An Giang cũng đang gặp khó khăn bởi lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong gạo Nhật do nông dân trồng cho họ.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là gạo giá rẻ.

Tất cả như cái vòng luẩn quẩn: Phân hóa học nhiều ð thuốc bảo vệ thực vật nhiều ð đất xấu, bạc màu hơn ð tăng phân hóa học ð tăng thuốc BVTV... ð chi phí sản xuất ngày càng tăng, môi trường ngày càng ô nhiễm, chất lượng hạt gạo ngày càng giảm ðgiá trị hạt gạo Việt Nam ngày càng giảm.

4- Đề xuất hướng khắc phục- Có 02 vấn đề được đặt ra khi bàn đến chất lượng của hạt gạo Việt Nam đó là dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật và đặc tính/phẩm chất của hạt gạo. Như vậy, để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam chúng ta cần canh tác lúa để đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời hạn chế các giống lúa phẩm chất thấp thay vào đó là các giống lúa có phẩm chất cao, thơm dẻo hơn.

- Muốn có được sản phẩm nông nghiệp sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật phải giải quyết tận gốc của vấn đề đó chính là:

+ Thay đổi tư duy của người nông dân bằng cách định hướng trồng trọt (trồng giống lúa gì, sử dụng phân thuốc ra sao) và quan trọng nhất là phải bao tiêu đầu ra cho nông dân, đảm bảo thu nhập cho họ.

+ Thay đổi hình thức canh tác, ứng dụng hữu cơ trong trồng trọt, giảm dần phân hóa học trong canh tác thì đất đai mới được phục hồi, cây trồng mới khỏe mạnh, tăng đề kháng và không cần hoặc chỉ sử dụng rất ít thuốc bảo vệ thực vật.

+ Chính quyền địa phương cần khuyến cáo các công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật khi triển khai dự án có bao tiêu lúa, không được ép người nông dân phải phun thuốc ngừa bệnh định kỳ để gia tăng doanh thu bán hàng, bất chấp có xuất hiện sâu bệnh hay không. Nếu không kiên quyết xử lý tình trạng này thì không thể hạn chế được việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên gạo xuất khẩu và việc ô nhiễm môi trường.

+ Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, sáng tạo và sản xuất ra các thuốc bảo vệ thực vật ssinh học, có nguồn gốc từ thảo mộc.

5- Thế mạnh của Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAPCông ty Cổ phần Nông nghiệp GAP có các sản phẩm phân bón hữu cơ cao cấp từ

Mỹ đã được thực tiễn chứng minh có thể thay thế hoàn toàn phân bón hóa học mà vẫn đảm bảo được năng suất và tăng chất lượng nông sản thu hoạch.

Với nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, Công ty đã lập nên kỳ tích: năng suất lúa hữu cơ 100% không thua kém lúa trồng bằng phân hóa học, chất lượng gạo được tăng lên bất ngờ, rau quả và trái cây trồng bằng phân hữu cơ chất lượng ngon hơn hẳn và

Page 107: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

107

đạt năng suất cao. Tất cả thành công này đã giúp Công ty có giá thành tốt, đảm bảo giá đến tay người tiêu dùng không quá cao, đảm bảo được chất lượng sản phẩm xuất khẩu, bảo vệ uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam.

Trong 03 năm qua Công ty triển khai 02 dự án trồng hữu cơ 100% trên cây lúa (dự án “Tốt Lúa - Lợi Tôm”) và dự án trồng thanh long hữu cơ tại Long An và Tiền Giang. Toàn bộ sản phẩm trong dự án đều được Công ty bao tiêu, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, Úc và Nhật Bản và được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng. Trong đó, hạt gạo thơm ST5 thu được trong dự án “Tốt Lúa - Lợi Tôm” ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu còn được đánh giá cao về phẩm chất như: thơm, dẻo, ngọt đậm đà. Một số khách hàng ở Mỹ nhận xét gạo ST5 Lúa Tôm (Gạo Ngọc Trai) có chất lượng cao hơn gạo Thái Lan đang bán ở thị trường Mỹ.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP được sự hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ từ các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Nông nghiệp sạch đang là hướng đi đúng đắn, có lợi cho cộng đồng vì vậy Công ty nhận được sự cố vấn kỹ thuật từ GSTS. Võ Tòng Xuân trong việc đưa ra Quy trình bón phân cân đối theo tiêu chuẩn Global GAP, GSTS. Trần Kim Qui trong việc nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ thảo mộc, thuốc chống mối mọt từ thảo mộc và sự tư vấn đặc biệt của các nhà khoa học Mỹ (GSTS. Lary và GSTS. Ron Danis) của Công ty Vermitechnology trong việc điều chỉnh chất lượng phân bón hữu cơ phù hợp với môi trường và khí hậu Việt Nam, giảm nấm bệnh và cải tạo đất trồng.

6- Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP đang cần sự liên kết mở rộng vùng trồng tại các tỉnh đồng bằng sông Cưu Long

- Hợp tác sản xuất và bao tiêu lúa sạch - chất lượng cao:

Từ năm 2013, Công ty đã triển khai dự án “Tốt Lúa - Lợi Đất” qua việc cung ứng vật tư trả chậm và hướng dẫn kỹ thuật, canh tác lúa theo hướng bổ sung phân hữu cơ cho bà con nông dân với diện tích trên 1.000 ha tại các tỉnh: Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu và An Giang. Hiện nay Công ty đang mở rộng vùng trồng sang Long An, Kiên Giang... Dự án được bà con hưởng ứng, nhưng diện tích chưa nhiều vì diện tích bao tiêu của Công ty còn hạn chế.

Do vậy Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP mong muốn được liên kết với các đơn vị xuất khẩu gạo trực thuộc Nhà nước và tư nhân trong việc tổ chức vùng trồng lúa sạch. Trong liên kết này Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP sẽ chịu trách nhiệm trong việc đưa ra quy trình canh tác lúa theo hướng bổ sung phân hữu cơ, giảm 50% phân hóa học, giảm trên 80% thuốc bảo vệ thực vật hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Công ty có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp thăm đồng, nông dân ghi chép Nhật ký đồng ruộng. Công ty cam kết sản phẩm lúa thu hoạch không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng gạo sẽ cao hơn. Đặc biệt chi phí trồng lúa sạch không cao hơn trồng theo phương thức canh tác thông thường. Các công ty liên kết sẽ thu mua lúa sạch cho bà con tham gia dự án.

Page 108: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

108

- Hợp tác xây dựng vùng trồng lúa, rau màu, trái cây, café, hồ tiêu... đạt chuẩn hữu cơ đối với các tỉnh thành, tiến tới việc xin cấp giấy chứng nhận hữu cơ của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), tăng cao giá trị xuất khẩu.

- Hợp tác tổ chức sản xuất đậu trắng Mexico xuất khẩuHiện tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP đang nhận được đơn hàng của

khách hàng tại Mỹ về sản phẩm đậu trắng Mexico với số lượng không hạn chế. Đầu ra, thị trường có sẵn, Công ty chúng tôi cần tìm các đối tác liên kết tổ chức sản xuất để cung cấp cho khách hàng.

7- Một số kiến nghịNhằm để giúp Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP cũng như các doanh nghiệp tư

nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khác có thể vững bước trên con đường phát triển sản phẩm lương thực - thực phẩm sạch theo hướng hữu cơ, tăng cường mối liên kết trong tổ chức sản xuất, từng bước khẳng định và nâng cao giá trị cho thương hiệu nông sản Việt Nam nói chung và ngành hàng lúa gạo nói riêng, Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP có một số đề xuất như sau:

- Việc tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn là rất khó. Trong khi đó, nhà tiêu thụ bao giờ cũng yêu cầu sản phẩm phải đạt tiêu chí về số lượng và chất lượng. Vì vậy, Nhà nước cần phải tạo cầu nối và tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy thành lập các mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ hợp tác, hợp tác xã để tập hợp nhiều thành viên cùng liên kết sản xuất, đồng thời có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân có dự án tốt tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp trong và ngoài nước một cách hiệu quả.

- Chính quyền các địa phương, đội ngũ cán bộ các cấp cần thay đổi tư duy, cách làm, bỏ cơ chế “Xin - Cho” để các doanh nghiệp có tâm huyết hết lòng cống hiến, triển khai các chương trình nông nghiệp hiệu quả cho địa phương.

- Trong thời kỳ hội nhập, thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng, là “vũ khí” cạnh tranh, nhưng muốn xây dựng được thương hiệu, trước hết chúng ta cần xây dựng chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này cần sự định hướng mạnh mẽ và quyết liệt của các cấp chính quyền. Nếu không có sự tham gia quyết liệt, mạnh mẽ hơn của Nhà nước thì việc liên kết sản xuất nông sản chất lượng cao sẽ rơi vào thế bế tắc.

Page 109: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

109

ĐẠM CÀ MAU - 3 NĂM HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN

Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau

Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) là đơn vị thành viên 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập ngày 09/03/2011 hiện đang quản lý và vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau (đặt tại xã Khánh An, U Minh, Cà Mau) với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Hàng năm, nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất 800 ngàn tấn sản phẩm phân đạm hạt đục với thương hiệu Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng. Sau 03 năm ra đời và hoạt động, PVCFC đang từng bước chứng tỏ năng lực, khẳng định giá trị và tiềm năng phát triển to lớn, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của ngành phân bón nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung; góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà máy đạm Cà Mau được khởi công xây dựng vào ngày 26/07/2008, hoàn thành vào tháng 2/2012 với tổng vốn đầu tư được phê duyệt đạt 900,2 triệu USD. Là nhà máy mới nên ngay từ khi đặt đầu bài cho thiết kế và mua sắm, công nghệ áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, bao gồm: Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA - Đan Mạch; Công nghệ sản xuất Urê của SAIPEM - Italy; Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp - Nhật Bản. Toàn bộ các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7, các tiêu chuẩn áp dụng cho Nhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS...) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, phòng cháy chữa cháy của Việt Nam. An toàn, ổn định với 100% công suất, cung cấp liên tục cho bà con nông dân lượng lớn phân bón chất lượng cao, giá thành lại hợp lý, giúp giải quyết tình trạng chênh lệch cung cầu tại thị trường phân bón Việt Nam.

Tháng 01/2012, Nhà máy cho ra đời sản phẩm thương mại đầu tiên và ghi nhận dấu ấn quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam. Qua 02 năm sản xuất và kinh doanh, PVCFC từng bước tập trung xâm nhập các thị trường mục tiêu theo chiến lược đề ra: thị trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây nguyên và thị trường Campuchia; xây dựng hệ thống phân phối; tích cực triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm Đạm Cà Mau.

PVCFC triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ thiết bị hiện đại của nhà máy và hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm tận dụng, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khác biệt hóa về chất lượng, tính năng sản phẩm vượt trội; cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững.

Page 110: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

110

Kết quả kinh doanh năm 2012 ghi nhận với khối lượng tiêu thụ cả năm đạt gần 450.000 tấn, doanh thu đạt 4.076 tỷ đồng.

Bước sang năm 2013, khi nguồn cung ure trong nước vượt cầu, cộng với khối lượng lớn ure giá rẻ nhập khẩu (do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc) gây áp lực lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, trong đó có PVCFC. Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, PVCFC tập trung và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, các hoạt động tiếp thị truyền thông nhằm giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng hiệu quả. Kết quả đạt được thật đáng khích lệ, chỉ sau 02 năm sản xuất kinh doanh thương hiệu Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng của PVCFC đã và đang trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân.

Bên cạnh đó, công tác quản trị doanh nghiệp được PVCFC đặc biệt chú trọng, nhờ vậy việc áp dụng các phương pháp quản trị tiên tiến giúp PVCFC tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh; không ngừng ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đổi mới sáng kiến, cải tiến hệ thống nhằm hạ giá thành sản phẩm; xây dựng, triển khai, giám sát quá trình bán hàng chi tiết theo kế hoạch tháng/quý/năm ở từng thị trường gắn với nhu cầu, năng lực tiêu thụ của từng đại lý; chủ động điều hành giá bán linh hoạt trên cơ sở giá thế giới và trong nước nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh; thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống phân phối nhằm kiện toàn, phát triển hệ thống phân phối theo hướng bền vững.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 tiếp tục ghi nhận khả quan với khối lượng tiêu thụ gần 750.000 tấn, doanh thu đạt 6.259 tỷ đồng.

Kế thừa những thành tựu đạt được, năm 2014, PVCFC đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao. Kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện 09 tháng đầu năm 2014 hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra cả về khối lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, PVCFC tiếp tục tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, duy trì vị thế vững chắc trên thị trường, nhất là các thị trường mục tiêu, duy trì và phát triển mạng lưới phân phối; hoạch định chính sách bán hàng hợp lý, hiệu quả để duy trì, gắn bó quyền lợi giữa nhà sản xuất với khách hàng; đẩy mạnh các giải pháp có tính khả thi cao để nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới nhằm tạo giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch nhằm sớm chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng cho cộng đồng nhà đầu tư, tiến tới niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán; tăng cường phối hợp với các đối tác chiến lược trong việc hợp tác phát triển nông nghiệp bền vững; hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu của Công ty. Đồng thời, PVCFC không ngừng nỗ lực triển khai kiện toàn, nâng cao

Page 111: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

111

công tác quản trị theo hướng chuyên nghiệp, khoa học nhằm thích ứng với sự phát triển của môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút, gìn giữ nhân tài, tạo điều kiện phát triển bền vững, ổn định trong tương lai.

Có thể khẳng định, khoảng thời gian qua chưa phải là dài trong chu kỳ phát triển của doanh nghiệp, song những thành tựu đạt được của PVCFC đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành phân bón, nông nghiệp nước nhà. Đồng thời, PVCFC cam kết cùng với cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong đó có việc thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội với cộng đồng; phấn đấu hơn nữa vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, duy trì, bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp lý của chủ sở hữu, cổ đông, khách hàng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội trong hiện tại và tương lai.

Page 112: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

112

ỨNG DỤNG TốT KHOA HỌC - KỸ THUậTTRONG KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN PHỤC VỤ HIỆU QUẢ

CHO SẢN XUấT NÔNG NGHIỆP TẠI KIêN GIANG

Công ty TNHH Thanh Xuân

Việt Nam ta có nhiều tài nguyên khoáng sản được xếp vào những nước có tiềm năng kinh tế với sự phong phú, đa dạng. Trong nhiều năm liền việc khai thác khoáng sản đã đóng góp đến 25% GDP của quốc gia, cụ thể như dầu khí, than đá, đá vôi,... Thu nhập từ tài nguyên khoáng sản góp phần đáng kể và cũng là thế mạnh kinh tế của đất nước.

Tỉnh Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở Tây Nam của tổ quốc. Là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản so với nhiều tỉnh lân cận như đá vôi, sét, than bùn,... với trữ lượng khá lớn đã được khai thác sản xuất xi măng, gạch ngói, phân bón hữu cơ,... góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. Nhiều năm qua với hàng chục triệu tấn xi măng, hàng trăm triệu viên gạch cho xây dựng và hàng vạn tấn phân bón hữu cơ mỗi năm, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước là một minh chứng cho ưu thế của tài nguyên khoáng sản của một tỉnh.

Bên cạnh thành quả đạt được, phát huy được tài nguyên khoáng sản vẫn còn hạn chế trong quá trình quản lý, khai thác, chế biến như: sản xuất còn bị động đầu ra, chịu áp lực cạnh tranh lớn, tiêu hao nguyên liệu từ tài nguyên còn nhiều, còn lãng phí. Đặc biệt, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất sản phẩm tinh chế phục vụ thiết thực ngành sản xuất kế tiếp có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu giảm chi phí đầu vào, gia tăng năng suất và lợi nhuận đầu ra góp phần sản xuất ổn định đời sống và thúc đẩy kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, chưa được phát huy cao. Đó là một thực tế rõ nhất mà mỗi người Việt Nam yêu nước rất quan tâm!

Trên danh nghĩa là một nước khai thác được dầu khí nhưng sản phẩm chính của chúng ta là dầu thô và khí đốt. Việc lọc dầu tạo ra những sản phẩm phong phú đa dạng từ mỏ dầu theo hình thức liên hợp hiện tại chúng ta đầu tư còn quá khiêm tốn, Việt Nam tự hào là một nước có nền nông nghiệp lớn với diện tích canh tác hơn 33 triệu hecta, xuất khẩu gạo thuộc hàng đầu thế giới. Nhưng nhìn chung năng suất lao động rất thấp, nông sản làm ra chủ yếu là xuất thô như gạo, rau củ quả. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm còn yếu và không kết hợp được vùng nguyên liệu, chuyên canh, không hỗ trợ tác động được giữa các vùng miền, ngành với nhau để thúc đẩy cùng nhau phát triển.

Nếu so sánh với nông nghiệp Mỹ thì ta thua rất xa về các mặt nói trên, thí dụ: ngô là loại nông sản phục vụ cho ngành chăn nuôi và sản xuất metanol để pha xăng làm giảm ô nhiễm môi trường; lúa mạch đậu nành mỗi năm được sản xuất tại Mỹ phục vụ cho ngành chăn nuôi heo, gà, bò cừu để đáp ứng chỉ tiêu thịt theo đầu người hơn

Page 113: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

113

100 kg/người/năm, v.v... Còn ở Việt Nam việc liên kết để phát huy hiệu quả tài nguyên khoáng sản còn rất hạn chế từ đó hạn chế sử dụng lao động trong nước, còn phải nhập nhiều những mặt hàng đúng ra không phải nhập. Từ việc phát huy tài nguyên sẵn có, hiện nay nước ta còn phải nhập dầu khí, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, và nhiều sản phẩm khác,... chỉ vì ứng dụng khoa học - kỹ thuật còn quá ít, sự phối kết hợp giữa các ngành còn hạn chế.

Về phần mình, doanh nghiệp chúng tôi: Công ty TNHH Thanh Xuân - Nhà máy phân bón Đại Nông - Kiên Giang là một doanh nghiệp nhỏ tại địa phương và là Doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhưng từ khi mới thành lập đã được sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng nên đã có một bước phát triển, mặc dù khá khiêm tốn nhưng qua nhiều năm đã khẳng định được hướng đi đúng và tạo nên sức bật tự chính mình là chủ yếu.

Từ một doanh nghiệp vừa mới thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng chúng tôi mạnh dạn phối hợp liên kết với các cơ quan khoa học, các Viện trường trong và ngoài tỉnh chọn cho mình một số sản phẩm phù hợp với địa phương và khu vực như chọn sản phẩm chuyên dùng cho vùng nuôi tôm trồng lúa, những sản phẩm phục vụ cho vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn,... chủ yếu vùng U Minh Thượng, tứ giác Long Xuyên. Chúng tôi xem đây là nhiệm vụ chính trị của đơn vị, được các ngành, các địa phương quan tâm và ủng hộ, phối hợp động viên chúng tôi trong quá trình hoạt động.

Khẩu hiệu hành động của chúng tôi là “Hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững” với niềm tự hào chính đáng là “Phân bón Đại Nông đã thật sự đi vào đời sống nông nghiệp nông thôn”. Hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, chúng tôi cho ra đời gần 20 đơn vị sản phẩm các loại. Trong đó có 4 sản phẩm được tặng huy chương vàng, một sản phẩm tôn vinh là “Tinh hoa Việt Nam hội nhập WTO”, được tặng 3 giải “Bông lúa vàng Việt Nam”, giải “Thương hiệu Việt Nam bền vững” năm 2010 và còn nhiều giải thưởng khác.

Mục tiêu chúng tôi bám chặt là các phong trào xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi tôm sú và lúa. Khắc phục vùng đất có môi trường không thuận lợi như nhiễm phèn, nhiễm mặn. Đối với vùng sản xuất cây trồng ổn định thì tìm ra quy trình thích hợp với tiêu chí “Giảm chi phí, tăng năng suất hợp lý” có hiệu quả khá cao đặc biệt qua việc tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” của tỉnh Kiên Giang với diện tích hàng ngàn hecta mỗi năm được xem là mô hình có quy trình phân bón Đại Nông mang lại hiệu quả tích cực, mang hàm lượng chất xám vượt trội. Chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng, sản xuất nông sản an toàn giúp nông dân tăng lợi nhuận - mô hình mang tích cực và được phổ biến rộng rãi.

Là một đơn vị với quy mô doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, chịu áp lực rất lớn cạnh tranh về sản phẩm, phân bón được sản xuất và nhập khẩu rất rộng rãi. Điều đáng chú ý là hàng ngàn sản phẩm phân bón đang có mặt trên thị trường nông nghiệp Việt Nam - nhiều sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền hiện đại, tiên tiến, bao bì mẫu mã đẹp, có phương thức và nghệ thuật thương mại chuyên nghiệp lại được nhập khẩu bởi thuế suất bằng 0%.

Page 114: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

114

Vì vậy để giúp được sản phẩm còn tồn tại qua cạnh tranh là vô cùng khó khăn đã là rất khó, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu lại càng khó gấp bội lần. Tuy nhiên, từ việc quyết tâm vượt khó có sự động viên và phối hợp với các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý, nhiều đơn vị chức năng, với sự hỗ trợ của các nhà khoa học chúng tôi đã vượt qua bằng tâm huyết, trí tuệ, nghị lực và sức sống của chính mình đã bám chắc địa bàn với nhiều vùng, khu vực những sản phẩm cụ thể, tác dụng tích cực được làm ra từ than bùn địa phương, có nhiều sản phẩm được sản xuất với quy trình và công nghệ phù hợp mang tính chất tinh chế nhưng giá thành rất thấp như sản phẩm Đại Nông 3, Đại Nông 5 (1000ml) sử dụng trên diện tích 25.000m2 với giá là 135.000 đồng, 158.000 đồng. Tính ra mỗi hecta chỉ với chi phí dưới 100.000 đồng cho một lần bón. Hay với sản phẩm trung vi lượng Đại Nông N999 một kg giá 120.000 đồng sử dụng một trên 1 hecta (1 vụ 2 lần bón), Premix - BiO-B sử dụng trên diện tích nuôi tôm 1 hécta với khối lượng gọn nhẹ chỉ có chi phí là 300.000 đồng đến 600.000 đồng cho một vụ nuôi tôm nhưng làm cho môi trường nuôi ổn định lâu dài diệt được rong nhớt nhưng bảo đảm môi trường nuôi ổn định, tốt lâu dài.

Tóm lại, qua thời gian dài bám địa bàn, bám các địa phương có nhu cầu, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp chúng tôi đã sử dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật để khai thác tốt tài nguyên khoáng sản quốc gia phục vụ ngành nông nghiệp có hiệu quả cao về mặt tăng năng suất, giảm chi phí hợp lý làm gia tăng lợi nhuận, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt với sự đóng góp của quy trình phân bón Đại Nông đảm bảo được sản xuất nông sản an toàn nông sản sạch góp phần phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội hàng trăm ngàn hecta nuôi tôm trồng lúa vùng bán đảo Cà Mau, hàng chục ngàn hecta tại Tây sông Hậu về năng suất và chất lượng làm thay đổi năng suất theo hướng tích cực, vùng nhiễm phèn mặn tại tứ giác Long Xuyên.

Từ hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhiều năm liền đạt lợi nhuận, năm sau cao hơn năm trước làm tốt nhiệm vụ thuế và các khoản nộp ngân sách địa phương, tích cực tham gia - ủng hộ gần nửa tỷ đồng - chương trình biển đảo biên giới, sản xuất rau sạch an toàn trong môi trường khắc nghiệt ở biên giới và quần đảo Trường Sa.

Hiện nay, những kết quả sản xuất nói trên đã và đang được ứng dụng tốt, sẽ được nhân rộng ra nhiều năm tới với diện tích lớn hơn nhiều, chúng tôi mong muốn cống hiến tốt hơn, nhiều hơn với mục đích “Hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững”, từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất nông sản an toàn theo hướng VietGap với ý nghĩa chi phí thấp, hiệu quả cao, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”.

Để sản xuất sản phẩm có công nghệ cao từ khoáng sản phục vụ ngày càng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, Công ty chúng tôi mong rằng sẽ nhận được liên kết đầu tư mở rộng sản xuất từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh đồng thời nhận được sự hợp tác tiêu thụ hàng hóa góp phần phát triển không ngừng của ngành nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang và khu vực theo hướng bền vững.

Page 115: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

115

THỰC HIỆN CHUỖI GIÁ TRị LIêN KẾT SẢN XUấT NÔNG NGHIỆP TRêN ĐịA BÀN THÀNH PHố HÀ NỘI

Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương

Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương là một doanh nghiệp xuất phát từ làng nghề chế biến nông sản thực phẩm truyền thống của huyện Hoài Đức mà tiền thân là một Hợp tác xã mua bán Minh Khai được chuyển đổi năm 1989. Đến năm 1994 chuyển đổi thành Liên hiệp Hợp tác xã Công nghiệp Thương mại Minh Dương. Năm 2000, chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp và có tên gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, 25 năm chúng tôi có quan hệ gắn bó với nhiều sản phẩm từ nông nghiệp như củ sắn, hạt gạo, củ dong... và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm như Mạch Nha, Đường Glucoza, Maltodextrin, Bột sữa dừa, Sirup Fructoza, Bột kem Nondairy-creamer, Miến dong, Bún, phở, hủ tiếu khô các loại.

Trong 24 năm qua, chúng tôi luôn được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Sở ban ngành tỉnh Hà Tây cũ và nay là thành phố Hà Nội và đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương ngày càng phát triển bền vững và có thương hiệu trên thị trường.

Từ một doanh nghiệp hoạt động ban đầu chỉ hoạt động kinh doanh thương mại, Công ty đã chuyển sang vừa sản xuất vừa kinh doanh. Năm 1993, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất Nha Công nghiệp tại xã Minh Khai - Huyện Hoài Đức với công suất thiết kế 1.500 tấn/năm 1994, sau một năm nâng công suất là 5.000 tấn sản phẩm/năm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề và giải quyết đầu ra cho nông sản qua sơ chế của nông dân trong vùng chế biến, hiện tại chúng tôi đã có 1 dây chuyền sản xuất Nha có công suất 18.000 tấn/năm, 1 dây chuyền sản xuất Maltodextrin công suất 3.000 tấn/năm, 1 dây chuyền sản xuất Đường Glucoza công suất 1.500 tấn/năm, và dây chuyền sản xuất Miến Dong, Bún, phở, hủ tiếu khô cao cấp công suất 3.000 tấn/năm tại cụm Công nghiệp Di Trạch - Hoài Đức.

Nguyên liệu chính của Công ty sử dụng vào sản xuất là sản phẩm chủ yếu của làng nghề nông thôn tại thành phố Hà Nội, với sản lượng 25.000 tấn/năm. Công ty giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động gián tiếp và hàng trăm lao động trực tiếp tại Công ty và trên 90% lao động xuất phát từ nông thôn, với mức thu nhập ổn định hiện nay từ 5 - 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hiện nay của Công ty đó là: Các sản phẩm Nông nghiệp như củ sắn, củ dong, hạt thóc... sẽ được các cơ sở sản xuất nhỏ tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Nghệ An... thực hiện sơ chế cấp 1 tạo ra sản phẩm tinh bột sắn ẩm, tinh bột dong ẩm

Page 116: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

116

và hạt gạo. Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương đã kết nối với các cơ sở tại các làng nghề đó thông qua các đơn vị trung gian thực hiện việc vận chuyển về Công ty để tiếp tục chế biến lại bước 2 trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất ra các sản phẩm của Công ty. Trong quá trình liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ tại các làng nghề, Công ty đã phải cử cán bộ đi thăm, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện sơ chế cho đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Công ty. Bên cạnh đó giới thiệu các đơn vị vận chuyển trung gian để họ tin tưởng và chế biến các loại sản phẩm theo yêu cầu của Công ty. Việc liên kết này, hàng năm Công ty Minh Dương đã có nguồn nguyên liệu chủ động đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Công ty.

Nguyên liệu có chất lượng ổn định thì chất lượng sản phẩm của Công ty cũng đạt được chất lượng mà khách hàng của Công ty mong muốn. Những năm qua, sản phẩm của Công ty sản xuất ra đến đâu được khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng và tiêu thụ hết đến đó. Các đơn vị sử dụng sản phẩm truyền thống của Công ty như Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Công ty Liên doanh Hải Hà - Kotobuki, Công ty Bánh kẹo Tràng An, Công ty Bánh kẹo Hải Châu, Công ty Bánh kẹo Đức Hạnh... Hệ thống khách hàng tiêu dùng sử dụng sản phẩm miến, bún của Công ty trải rộng trên toàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ Bắc vào Nam. Khách hàng tin dùng đã tạo được sự phát triển bền vững của Thương hiệu Minh Dương trên thị trường...

Nhờ nguồn nguyên liệu sản xuất là các sản phẩm từ nông nghiệp dồi dào của nước ta hiện nay như cây sắn, cây lúa, cây dong... Công ty đã chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đề ra hàng năm. Cụ thể như sau:

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đến tháng 9 năm 2014

1 Tổng số CB-CNV (người) 110 113 115 170

2 Doanh thu (tỷ đồng) 137,44 141,46 162,081 96

3 Nộp Ngân sách NN (tỷ đồng) 6,14 5,1 6,016 4,2

4 Thu nhập bình quân (trđ/người/tháng) 4,2 5,0 5,35 5,5

5 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 6,138 6,212 6,420 -

Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều Cờ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Đầu năm 2014, Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương đã tổ chức đoàn đi khảo sát về nguồn gạo đã qua sơ chế, tinh bột gạo, tinh bột sắn đã sản xuất từ các làng nghề tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Long An... Bên cạnh việc khảo sát về chất lượng nguồn nguyên liệu, công ty còn khảo sát giá cả sản xuất và giá cước vận chuyển. Trong tương lai, Công ty sẽ tiến hành thu mua nguyên liệu ở đây để tiến hành sản xuất nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Page 117: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

117

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương là một minh chứng cho việc thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện về chính sách nông nghiệp - nông thôn và nông dân của Đảng.

Trong quá trình triển khai chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông sản, thực phẩm công ty gặp một số khó khăn như sau:

- Các làng nghề của chúng ta, người lao động hầu như xuất phát từ thuần nông, kiến thức am hiểu về nông sản chế biến sạch còn hạn chế, nên việc kiểm soát quá trình sơ chế của các cơ sở sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm đưa vào sản xuất của Công ty chất lượng đôi lúc không ổn định như quá nhiều cát sạn, bã và độ màu, nên Công ty phải đầu tư mất nhiều công sức cho quá trình sơ chế lại trước khi đưa vào sản xuất tại Công ty.

- Các đơn vị trung gian cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, giá thành nguyên liệu bị biến động theo từng thời điểm trong năm, giá cả thường xuyên bị tăng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Công ty làm nguyên liệu của họ. Điều này rất khó khăn cho Công ty đối với việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại hiện nay của nước ta từ nhiều nước và đặc biệt là các sản phẩm tương đương nhập từ Trung Quốc đang được lưu hành trên thị trường nước ta...

Do vậy Công ty có một số kiến nghị, đề xuất như sau:- Công ty rất mong muốn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố

Hà Nội thúc đẩy vai trò của xúc tiến thương mại, vừa kích thích được sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng nông sản, giá cả cho người tiêu dùng và cho các doanh nghiệp.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cần tổ chức các lớp đào tạo về chế biến các sản phẩm nông sản sạch. Phổ biến các quy trình, công nghệ, phương pháp chế biến ngay từ ban đầu với giá trị đầu tư thấp, liên kết khoa học công nghệ để những cơ sở sản xuất nhỏ có thể ứng dụng vào quá trình sơ chế của họ.

- Tổ chức cho các doanh nghiệp, các cơ sở đi tham quan học tập, tham gia hội chợ; nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước... nâng cao hiểu biết trong quá trình chế biến ra sản phẩm và thực phẩm sạch cung cấp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, từ đó nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm của Việt Nam. Từ đó giúp các doanh nghiệp có các mặt hàng sản xuất từ nông sản tìm được thị trường tiêu thụ phù hợp, tự tin với định hướng của doanh nghiệp...

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cần đi sâu sát vào thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về tài chính trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các chính sách, kinh phí để tham gia hội chợ, xây dựng thương hiệu... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội liên kết, tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để có giải pháp hỗ trợ về tài chính đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Page 118: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

118

THÚC ĐẨy TIêU THỤ NÔNG SẢN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀO THị TRƯờNG

PHÍA BẮC THÔNG QUA SÀN GIAO DịCH RAU QUẢ & THỰC PHẨM HÀ NỘI

Nguyễn Thành Lưu, Tổng Giám đốc Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội

I. SỰ RA ĐờI VÀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CủA SÀN

Do tồn tại của lịch sử ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với ba thách thức rất lớn:

(1) Đại bộ phận các nhà sản xuất rất nhỏ lẻ, manh mún, năng lực quản trị sản xuất kinh doanh và tiếp cận thị trường rất thấp, nguồn lực hạn hẹp nên rất yếu thế trên thị trường và ít có cơ hội kết nối vào các chuỗi giá trị lớn, ổn định và có giá trị gia tăng cao cần có một hệ thống giao dịch giúp họ kết nối dễ dàng và nhanh chóng với rất nhiều đầu mối tiêu thụ trên thị trường với chi phí không đáng kể.

(2) Trong các chuỗi giá trị tồn tại quá nhiều khâu trung gian, cả ở đầu vào và đầu ra, dẫn đến hậu quả là người sản xuất phải mua vật tư đầu vào giá cao và bán sản phẩm đầu ra giá thấp trong khi giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng lại rất cao cần có một hệ thống giao dịch cho phép loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết.

(3) Việc giao dịch giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị kém minh bạch nên gần như không thể truy xuất nguồn gốc, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng vật tư đầu vào giả hoặc kém chất lượng vẫn tồn tại phổ biến gây hại cho người sản xuất trong khi sản phẩm đầu ra không kiểm soát được chất lượng tràn lan gây hại cho người tiêu dùng cần có một hệ thống giao dịch cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng và hiệu quả.

Xuất phát từ nhận thức đó, được sự ủng hộ của UBND thành phố Hà Nội và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội, Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội đã được thành lập và chính thức vận hành giao dịch từ tháng 10/2011 theo mô hình sau:

Page 119: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

119

Việc mua vật tư nông nghiệp đầu vào qua Sàn giao dịch đầu vào sẽ giúp các hợp tác xã/trang trại/nhà sản xuất mua được vật tư tốt từ các nhà cung cấp uy tín (vì chỉ có các nhà cung cấp “đạt chuẩn” mới được tham gia giao dịch) với giá bán thấp hơn nhờ kết nối trực tiếp bỏ qua các khâu trung gian không cần thiết. Đối với các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp tham gia giao dịch qua sàn sẽ vừa khẳng định được uy tín thương hiệu vừa cắt giảm chi phí phát triển thị trường nhờ được hỗ trợ kết nối rộng khắp tới các hợp tác xã/trang trại/nhà sản xuất ở các tỉnh.

Sau khi sản xuất ra sản phẩm an toàn, các hợp tác xã/trang trại/nhà sản xuất tham gia giao dịch trên Sàn giao dịch đầu ra để kết nối trực tiếp và bán hàng đến nhiều đầu mối tiêu thụ khác nhau trên thị trường. Tham gia giao dịch trên sàn đầu ra các hợp tác xã/trang trại/nhà sản xuất vừa xây dựng được thương hiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, thúc đẩy bán hàng với giá bán tốt hơn vừa được hỗ trợ tiếp nhận thông tin thị trường để điều chỉnh sản xuất phù hợp. Tham gia giao dịch qua Sàn để kết nối đến nhiều đầu mối tiêu thụ khác nhau không những giúp nông dân lựa chọn được đối tác phù hợp nhất mà còn tránh được rủi ro lệ thuộc vào hợp đồng bao tiêu của một doanh nghiệp phòng khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá hợp đồng (2).

II. KẾT QUẢ HỖ TRỢ KẾT NốI NÔNG DâN - DOANH NGHIỆPĐể mang lại hiệu quả cao nhất, Sàn hỗ trợ đồng thời cả nông dân (thông qua tổ hợp

tác/nhóm sản xuất của họ) và các doanh nghiệp liên kết với nông dân. Đối với các tổ hợp tác/nhóm sản xuất của nông dân, các hoạt động hỗ trợ bao gồm:(1) Đào tạo tăng cường năng lực lập kế hoạch và tổ chức sản xuất định hướng thị

trường theo chuẩn giao dịch chung của Sàn cho các tổ hợp tác/nhóm sản xuất;

2 Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại rủi ro do đó nếu để nông dân lệ thuộc vào hợp đồng bao tiêu sản phẩm của một doanh nghiệp thì sẽ rất nguy hiểm khi doanh nghiệp thua lô hoặc phá hợp đồng (ở Việt Nam tình trạng này xảy ra rất phổ biến). Cách giảm thiểu rủi ro tôt nhất là hô trợ nông dân tham gia giao dịch trên Sàn, khi hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một doanh nghiệp gặp rủi ro thì dễ dàng kết nôi tiêu thụ sản phẩm qua các đầu môi khác

Đào tạo & Huấn luyện

Các nhà cung cấp VTNN uy tín

- Giống cây, con- Phân bón, thức ăn

chăn nuôi- Thuốc BVTV,

thú y- Máy móc, công nghệ

Các đầu mối tiêu thụ sản phẩm

- Các nhà xuất khẩu- Các nhà chế biến- Các đầu mối bán

buôn- Siêu thị, cửa hàng- Nhóm tiêu dùng

SÀNGIAO DỊCH ĐẦU VÀO

SÀNGIAO DỊCH

ĐẦU RA

Thu xếp vốn

Hợp tác xã/Nhóm sản xuất

Page 120: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

120

(2) Kết nối các tổ hợp tác với các doanh nghiệp liên kết hợp tác đầu tư và/hoặc tiêu thụ sản phẩm (các nhà bán buôn, bán lẻ, chế biến, xuất khẩu, siêu thị, cửa hàng v.v...) thông qua Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Sàn (đầu ra);

(3) Kết nối giao dịch mua vật tư nông nghiệp qua Sàn (đầu vào) để mua vật tư tốt, có nguồn gốc rõ ràng với giá cạnh tranh;

(4) Cung cấp thông tin thị trường và tư vấn các biện pháp điều chỉnh sản xuất và tiếp thị phù hợp cho các tổ hợp tác/nhóm sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp kết nối giao dịch với các tổ hợp tác/nhóm sản xuất của nông dân, Sàn cũng triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển bao gồm:

- Hỗ trợ tìm kiếm, liên hệ và kết nối đến đúng các tổ hợp tác/nhóm sản xuất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp;

- Hỗ trợ hai bên trong quá trình triển khai hợp tác đặc biệt khi xảy ra các sự cố phát sinh ngoài ý muốn;

- Giúp các doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới các điểm kết nối bán sản phẩm trực tiếp tới các khu dân cư do Sàn phát triển.

Với các hoạt động như vậy, trong vòng 03 năm hoạt động Sàn đã có bước phát triển vượt bậc và hỗ trợ hiệu quả cho rất nhiều tổ hợp tác/nhóm sản xuất.

Từ xuất phát điểm ban đầu chỉ có 8 hợp tác xã ở Hà Nội được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hỗ trợ tham gia giao dịch tại Trung tâm giao dịch Hà Nội đến nay đã có 625 tổ hợp tác ở 11 tỉnh tham gia giao dịch qua cả Trung tâm Giao dịch Hà Nội và Văn phòng đại diện giao dịch của Sàn tại thành phố Hồ Chí Minh (sẽ được nâng cấp thành Trung tâm giao dịch thành phô Hồ Chí Minh trong thời gian tới). Các tổ hợp tác/nhóm sản xuất tham gia giao dịch trên Sàn đều đạt kết quả tốt, đặc biệt những đơn vị có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh thường không có đủ hàng để giao.

Sắp tới trong khuôn khổ hợp tác với các Dự án tài trợ quốc tế ở các tỉnh như Tuyên Quang, Quảng Bình v.v... số lượng các tổ hợp tác của nông dân tham gia giao dịch trên Sàn sẽ tăng lên vừa giúp nông dân phát triển sản xuất vừa đưa sản phẩm an toàn, chất lượng cao đến người tiêu dùng góp phần đẩy lùi sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc.

III. HỢP TÁC THÚC ĐẨy TIêU THỤ NÔNG SẢN AN TOÀN CủA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG RA THị TRƯờNG HÀ NỘI VÀ CÁC TỉNH PHÍA BẮC.

Hiện nay, tại thị trường Hà Nội nói chung và phía Bắc nói riêng nổi lên hai vấn đề cơ bản liên quan đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long

Thứ nhất: Do các chi phí trung gian quá nhiều nên giá bán sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Điều này dẫn đến một thực tế là sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long chưa khai thác hết tiềm năng thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc mà lẽ ra có thể khai thác.

Page 121: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

121

Thứ hai: Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng lớn nhưng sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long không đáp ứng thì tất yếu dẫn đến sự xâm nhập của hàng hóa nhập lậu độc hại từ Trung Quốc.

Thị trường Hà Nội với khoảng 9 triệu dân và các tỉnh phía Bắc là một thị trường rất lớn và có nhu cầu cao về các sản phẩm nông nghiệp an toàn của đồng bằng sông Cửu Long. Do đó nếu được tổ chức tốt thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng các sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long tại thị trường vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa góp phần đẩy lùi hàng nhập lậu kém chất lượng từ Trung Quốc.

Với khả năng và lợi thế của mình, Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội hoàn toàn có thể hợp tác với các nhà sản xuất nông sản an toàn ở đồng bằng sông Cửu Long đưa mục tiêu này trở thành hiện thực nếu nhận được sự hợp tác/hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan trong ba vấn đề sau:

Một là: Hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác sản xuất sản phẩm an toànTrong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay trừ một số các doanh nghiệp và trang

trại qui mô lớn có thể phát triển và cạnh tranh tốt trên thị trường đa số còn lại là các hộ sản xuất nhỏ lẻ và yếu cả về nguồn lực và năng lực tiếp cận thị trường. Các hộ nông dân này cần phải liên kết thành tổ hợp tác/nhóm sở thích mới đủ qui mô sản phẩm để giao dịch. Do đó rất cần sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành thúc đẩy liên kết nông dân thành các tổ hợp tác để họ có thể tham gia giao dịch qua sàn.

Hai là: Kiểm tra, đánh giá, chứng nhận nguồn gốc và chất lượng sản phẩm của tổ hợp tác và giới thiệu cho Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội

Điều kiện để tổ hợp tác/trang trại tham gia giao dịch qua Sàn là sản phẩm có nguồn gôc rõ ràng và đáp ứng đầy đủ các qui định của Nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh giấy tờ chứng chỉ an toàn thực phẩm giả vẫn còn tràn lan như hiện nay Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội đã lựa chọn giải pháp an toàn là dựa vào sự kiểm tra, đánh giá, xác nhận và giới thiệu của các cơ quan chức năng thuộc ngành nông nghiệp địa phương.

Ba là: Thu xếp kinh phí hỗ trợ phí giao dịch qua Sàn trong thời gian đầu cho các tổ hợp tác nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực không thể tự thanh toán phí giao dịch

Các tổ hợp tác của nông dân nhỏ lẻ rất cần sự hỗ trợ phí giao dịch từ các cơ quan tổ chức cả trong và ngoài nước trong thời gian đầu (khoảng 2 năm). Sau đó họ sẽ mở rộng được sản xuất, xác lập được thị trường và tự thanh toán phí giao dịch.

Page 122: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

122

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Nhà máy Phân bón Cửu Long

Nhà máy Phân bón Cửu Long được khởi công xây dựng từ tháng 5 năm 1977 và hoàn thành cuối năm 1979; Nhà máy được thành lập ngày 03/11/1979 và chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1980. Vị trí tọa lạc của Nhà máy ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Nhà máy Phân bón Cửu Long là một trong các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam; với chức năng chuyên sản xuất kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp trong nước và xuất khẩu.

Quá trình đầu tư xây dựng và phát triển nhà máy Phân bón Cửu Long có thể chia ra làm 04 giai đoạn theo sự phát triển chung của nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Giai đoạn 1 (1980-1990): Ngoài việc tập trung sản xuất các sản phẩm bột quặng giàu lân và can xi như bột đá vôi, bột apatit, bột phosphorit... đáp ứng nhu cầu cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác của nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, Nhà máy bắt đầu sản xuất phân supe lân dạng bột và các loại phân NPK dạng hạt có hàm lượng dinh dưỡng thấp theo nhu cầu của thị trường.

Giai đoạn 2 (1990-2003): Nhà máy chuyển đổi công nghệ từ nghiền bột quặng sang sản xuất phân NPK; đây là giai đoạn Nhà máy đầu tư nhiều cho công nghệ sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp như NPK 5-10-3G; NPK 6-6-3.., Nhà máy còn đầu tư sản xuất các loại phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn như NPK 10-10-5; NPK 16-16-8..., Nhà máy đã chủ động vừa đầu tư mới vừa nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất phân một hạt theo cơ chế “tạo hạt bằng đĩa quay” hiện có từ công suất 16.000 lên 40.000 tấn/năm; đầu tư 01 dây chuyền sản xuất phân NPK hỗn hợp với công suất 60.000 tấn/năm và 01 dây chuyền sản xuất phân bón lá công suất 500.000 lít/năm; nâng khả năng đáp ứng cho thị trường lên 100.000 tấn/năm. Ngoài ra nhà máy còn đầu tư hiện đại hóa phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng, hiện đại hóa hệ thống xuất - nhập hàng, nâng cao năng lực của hệ thống kho tàng, bến bãi, nâng khả năng đáp ứng lên hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.

Để phát triển bền vững, Nhà máy tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chương trình đa dạng hóa sản phẩm đi đôi với chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón tới bà con nông dân và mở rộng hệ thống phân phối, phát triển thị trường. Vì vậy, hệ thống phân phối không ngừng được mở rộng. Tăng trưởng bình quân của Nhà máy ở giai đoạn này là 22,04% về sản lượng và 23,80% về doanh thu.

Page 123: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

123

Giai đoạn 3 (2003-2010): Từ tháng 6 năm 2003, cùng các thành viên khác trong Công ty Phân bón Miền Nam, Nhà máy sử dụng logo “Con Ó” làm biểu tượng Thương hiệu đồng thời xúc tiến chương trình mở rộng hệ thống phân phối và phát triển thị trường lên các tỉnh Đông Nam Bộ - Tây Nguyên, thị trường Miền Bắc và xuất khẩu sang khối Asean. Mặc dù khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, song năm 2009 Nhà máy tiếp tục đầu tư xây dựng 01 dây chuyền sản xuất phân NPK một hạt thế hệ mới công nghệ “tạo hạt bằng hơi nước thùng quay”, công suất 60.000tấn/năm.

Giai đoạn 4 (tháng 10/2010 trở lại đây): Công ty Phân bón Miền Nam tiến hành cổ phần hóa, nhà máy Phân bón Cửu Long được đổi tên thành “Chi nhánh Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam - Nhà máy Phân bón Cửu Long”. Để phát huy ưu thế của công nghệ mới, tiến tới phát triển bền vững, ngoài việc không ngừng cải tiến thiết bị và đầu tư công nghệ tiên tiến đi đôi với đổi mới phương thức quản lý, Nhà máy tiến hành cơ cấu lại thị trường tiêu thụ cho phù hợp, theo đó: Thị trường đồng bằng sông Cửu Long: 35% (trước đây khoảng 80%); thị trường Đông Nam Bộ - Tây Nguyên: 35%; thị trường Xuất khẩu: 30%.

Nhờ tích cực thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, từ năm 2010 đến nay; khi nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn do khủng hoảng, song Nhà máy luôn duy trì được mức tăng trưởng hợp lý, đạt lợi nhuận cao trong sản xuất kinh doanh.

Suốt chặng đường 35 năm đầu tư xây dựng và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, từ chỗ chỉ sản xuất các loại bột quặng phục vụ quá trình thau chua, rửa phèn, Nhà máy đã đứng vững và phát triển ngày càng vững chắc, sản xuất được nhiều loại sản phẩm phân bón chất lượng cao phục vụ nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Có được những thành tựu ấy, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, nhân viên và người lao động trong đơn vị; sự đúng đắn trong định hướng đầu tư, sâu sát trong chỉ đạo điều hành của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam; phải kể đến sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của quý Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Long.

Ngoài những ưu ái của quý Lãnh đạo các cấp của tỉnh Vĩnh Long đã dành cho chúng tôi; lý do mà Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam, Nhà máy phân bón Cửu Long kiên trì đầu tư phát triển tại tỉnh Vĩnh Long chính là vị trí địa lý của tỉnh. Với vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, lại có giao thông đường thủy thuận lợi, Nhà máy Phân bón Cửu Long có điều kiện rất phù hợp để sản xuất và cung ứng phân bón cho canh tác nông nghiệp của vùng và xuất khẩu sang các nước thuộc lưu vực sông Mekông; mặt khác tỉnh Vĩnh Long còn có sẵn nguồn lao động dồi dào, có chính sách thu hút đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết giữa các đơn vị sản xuất phân bón đầu vào với các đơn vị chế biến lương thực đầu ra trong chuỗi giá trị của hạt gạo, tạo ổn định cho sự phát triển nông nghiệp của vùng.

Page 124: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

124

Quá trình đầu tư xây dựng và phát triển ở tỉnh Vĩnh Long mấy chục năm qua, bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý và môi trường đầu tư như đã nêu, Nhà máy Phân bón Cửu Long cũng gặp không ít những khó khăn nội tại của chính doanh nghiệp, một vấn đề quan trọng nhất của đầu tư, phát triển. Đầu tư thiết bị công nghệ gì, ở mức nào, khả năng làm chủ kỹ thuật công nghệ và vận hành sau đầu tư ra sao... tất cả phải được quyết định trong một khoảng thời gian rất hạn hẹp; nếu không quyết định kịp thời sẽ mất cơ hội; nếu vội vàng quyết định sau khi đầu tư công trình đưa vào sử dụng không được, sẽ lãng phí và gây thất thoát vốn của doanh nghiệp, nhất là ở những thời điểm doanh nghiệp đang khó khăn ở thời điểm năm 2008-2009.

Đầu tư đổi mới, nói cho đúng đã khó, nhưng khi bắt tay vào thực tế còn khó hơn nhiều, nó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải sáng suốt, có tầm nhìn xa, phải dám làm và dám chịu trách nhiệm trước tập thể, trước cộng đồng.

Từ thực tiễn quá trình đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy Phân bón Cửu Long trong suốt 35 năm qua, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm, xin được chia sẻ như sau:

1. Trước khi đầu tư thiết bị công nghệ mới, cần xác định chắc chắn được thị trường cốt lõi cho sản phẩm của công nghệ mới đó tồn tại và phát triển; sau khi xác định được thị trường cốt lõi; phải tận dụng thời cơ để quyết định đầu tư ngay, vì càng chậm càng mất cơ hội trong cạnh tranh. Từ năm 2006, khi chưa có công nghệ tạo hạt Hơi nước Thùng quay, Nhà máy Phân bón Cửu Long đã bắt đầu triển khai công tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Tây Nguyên để cảm nhận và đánh giá về nhu cầu sản phẩm; từ đó định hướng chiến lược phát triển ở khu vực này; sau khi đã có những giải pháp phù hợp cho chiến lược phát triển toàn vùng; năm 2008, Nhà máy quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất với công nghệ “tạo hạt Hơi nước Thùng quay” và từ 2009 sản phẩm từ công nghệ mới của Nhà máy chính thức đã có mặt ở thị trường Tây Nguyên đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực Asean và các nước khác.

2. Để sớm làm chủ được công nghệ mới, nhà đầu tư nên tổ chức huấn luyện cho đội ngũ cán bộ quản lý; điều hành và công nhân sản xuất, nhất là công nhân kỹ thuật về quy trình vận hành trước khi thiết bị mới được đưa vào sử dụng. Năm 2008, khi bắt đầu triển khai đầu tư dây chuyền sản xuất mới, Nhà máy Phân bón Cửu Long cũng đồng thời gửi cán bộ và công nhân đi học tập và làm việc trực tiếp ở một dây chuyền tương tự của một đơn vị thành viên trong công ty, 6 tháng sau khi dây chuyền sản xuất mới của Nhà máy đi vào hoạt động, cũng là lúc lực lượng lao động gửi đào tạo đã thuần thục quy trình vận hành của thiết bị, vì vậy giảm thiểu được thời gian làm quen và vận hành thử nghiệm.

3. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện tốt phương châm “Bốn bên cùng có lợi” là đối tượng sử dụng sản phẩm, nhà phân phối sản phẩm, nhà sản xuất ra sản phẩm và Nhà nước; đó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với sản xuất kinh doanh phân bón, người hưởng lợi đầu tiên phải là nông dân và được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, thứ hai là hệ thống đại lý phân phối

Page 125: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

125

được thể hiện qua giá cả hợp lý và sự đồng thuận trong quan điểm kinh doanh, thứ ba là doanh nghiệp sản xuất phân và cuối cùng là Nhà nước phải thu được thuế qua quá trình sản xuất kinh doanh của cả chuỗi.

4. Trong sản xuất kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực luôn là tài sản vô giá và quyết định rất nhiều đến sự tồn vong của đơn vị, vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách huy động và sử dụng hợp lý những lao động chất lượng cao; kết hợp với việc thường xuyên tự đào tạo cũng như gửi bồi dưỡng ở những khóa đào tạo ngắn hạn do địa phương tổ chức. Thực tiễn ở nhà máy Phân bón Cửu Long cho thấy, sau khi đào tạo hoặc đào tạo lại, nhận thức của người lao động được cải thiện và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp.

Về định hướng cho phát triển tương lai, nhà máy Phân bón Cửu Long còn phải giải quyết nhiều vấn đề mới có thể hướng tới sự phát triển bền vững; tuy nhiên có hai nội dung quan trọng mà chúng tôi đang ưu tiên thực hiện trong thời gian tới là:

- Vận hành thành công hai mô hình quản trị cùng lúc trong doanh nghiệp, quản trị theo quá trình (MBP) và quản trị theo mục tiêu (MBO), để tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh, thân thiện với môi trường và có khả năng thích ứng nhanh trước những biến động của thị trường. Để làm được điều đó, chúng tôi coi chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng của quá trình phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam và nhà máy Phân bón Cửu Long đang ý thức cao và có nhiều giải pháp, từ huy động, bồi dưỡng, khuyến khích đến đào tạo, tự đào tạo...

- Đẩy mạnh việc xúc tiến các chương trình hợp tác liên kết đầu tư giữa Nhà máy với các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất nông sản, có khả năng để đầu tư và bao tiêu đầu ra cho nông dân nhằm giảm thiểu các đầu mối trung gian, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà nông.

Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội; vì vậy ở các tỉnh, thành phố, việc xúc tiến chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hết sức cần thiết và cấp bách; có như vậy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có điều kiện để phát triển.

Điều sau cùng mà nhà máy Phân bón Cửu Long muốn chia sẻ là một doanh nghiệp, doanh nhân, nếu chúng ta có tâm, làm ăn chân chính, đàng hoàng, đúng pháp luật; nếu chúng ta chịu khó học hỏi và chịu khó phấn đấu không ngừng thì nhất định sự nghiệp của chúng ta sẽ thành công.

Page 126: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

126

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP GẮN VỚI VÙNG NGUyêN LIỆU LÚA

Hồ Minh Khải, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ

1- Giới thiệu chung

Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (tiền thân là Nông trường Cờ Đỏ, được thành lập từ năm 1977). Hiện nay thuộc huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Nguồn nước ngọt được dẫn từ sông Hậu qua kinh Bò Ót đến kinh Thắng Lợi nối với kinh KH1 đổ vào 08 kinh số của Công ty. Độ cao trung bình 0,2 - 0,4m, mùa lũ hằng năm độ ngập sâu của mặt ruộng từ 1,0 - 1,3m, thời gian ngập nước kéo dài 2 - 3 tháng/năm, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 10 hằng năm.

Tổng diện tích tự nhiên 5.960 ha. Diện tích canh tác lúa 5.624 ha.

2- Mục tiêu chung

Công ty đã định hướng mục tiêu ngắn hạn và trung hạn đến năm 2020, đó là: Tổ chức phát triển vùng sản xuất lúa giông và vùng nguyên liệu lúa thơm, lúa chất lượng cao; Tổ chức sản xuất heo giông, heo thịt gắn với ổn định thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu lúa gạo có uy tín về chất lượng; bảo tồn và tích lũy đồng vôn, gia tăng lợi nhuận trong sản xuất, dịch vụ, chế biến, kinh doanh lương thực.

3- Quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất lúa

Công ty Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa căn cứ vào vị trí địa lý hiện nay vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích 5.624 ha, được phân chia thành 08 lô, chiều dài mỗi lô là 01 km, chiều ngang 08 km, mỗi lô có một con kinh nước ngọt. Nước được nhận từ sông Hậu đổ về kinh Bò Ót, đến kinh KH1 đổ vào 08 kinh số của công ty. Với vùng nước ngọt quanh năm, rất thích hợp cho việc sản xuất lúa 2 vụ đông xuân và hè thu. Công ty đã bố trí 2.527 hộ nông dân với diện tích sản xuất lúa gần giống nhau bình quân 2,25 ha/hộ (chiều ngang khoảng 45m x 500m chiều dài).

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đê bao thủy lợi trong những năm qua Công ty đã đầu tư nạo vét 08 tuyến kinh số với chiều ngang 08 km, chiều dài 01 km là những tuyến kinh cung cấp nước, đồng thời ở giữa các tuyến kinh, đào mới các tuyến kinh 500 với chức năng tiêu thoát nước, xả phèn và chất độc hữu cơ. Kết hợp với thủy lợi, Công ty xây dựng đê bao chống lũ và đường giao thông nông thôn bê-tông hóa các tuyến kinh số với chiều ngang 2m và tổng chiều dài 64km. Từ những đê bao này

Page 127: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

127

Công ty chủ động tổ chức bố trí lịch gieo sạ tập trung vụ đông xuân thời gian gieo sạ từ 25 - 30 ngày, vụ hè thu 35 - 40 ngày. Từ việc đầu tư thủy lợi tưới tiêu chủ động công ty cùng bà con nông dân đầu tư san ủi đồng ruộng tạo mặt bằng tương đối tốt nên đã ứng dụng thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp chiếm tỷ lệ 90 - 95%. Mặt khác Công ty đã xây dựng tuyến đường trục trung tâm dài 08km, xe bốn bánh có thể lưu thông dễ dàng.

Đối với hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp & bảo quản sau thu hoạch trên tuyến kinh trục trung tâm và thị trấn Cờ Đỏ, Công ty bố trí 03 cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp và trại chăn nuôi thủy sản, cùng với 4 điểm kho chứa lúa, nhà máy xay xát và các sân phơi lò sấy để thu mua lúa trực tiếp cho nông dân và một điểm thu mua chế biến tồn trữ lúa giống riêng biệt. Tổng sức chứa khoảng 35.000 tấn và 63 lò sấy tĩnh vỉ ngang với công suất 12 - 15 tấn/mẻ. Công ty có thể bảo quản từ 800 - 900 tấn/ngày.

Đối với các nhà máy chế biến gạo Công ty đã đầu tư hệ thống chế biến gạo, lau bóng tách màu ở ba nhà máy thuộc địa bàn Thành phố Cần thơ, với công suất chế biến 300 - 400 tấn/ngày và kho chứa khoảng 20.000 tấn.

4- Tổ chức sản xuất lúa

Công ty có hệ thống sản xuất lúa nguyên chủng tập trung với diện tích 50 ha. Hằng năm có khả năng sản xuất từ 500 - 600 tấn lúa giống nguyên chủng và Công ty hiện đang hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ ứng dụng công nghệ điện di protein trong việc phục tráng, chọn lọc các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20; hợp tác với Viện lúa ĐBSCL nhân các giống lúa OM đầu dòng có triển vọng. Đặc biệt Công ty tổ chức sản xuất lúa giống nguyên chủng, xác nhận trong vụ đông xuân sau đó đóng kín tồn trữ trong bao PE để cung cấp vụ sau.

Các chủng loại lúa giống hiện đang sản xuất tại Công ty chủ lực là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85 chiếm 70% diện tích, VD20 chiếm 5% và 25% còn lại sản xuất một số loại giống lúa khác như OM5451, OM 6162, OM 4218, OM6976...

Từ nguồn lúa giống nguyên chủng Công ty tiếp tục sản xuất lúa giống xác nhận với quy mô 600 - 700 ha, với sản lượng 3.000 - 3.500 tấn/năm. Bình quân mỗi năm cung cấp cho nông dân của công ty 1.460 tấn và cho 10 công ty, đại lý bán lúa giống và doanh nghiệp có đầu tư cho “Cánh đồng lớn” giống lúa nguyên chủng và xác nhận các loại.

Công ty tổ chức sản xuất lúa hàng hóa đông xuân và hè thu chủ yếu với các giống lúa thơm đặc sản, trong đó vụ đông xuân sản xuất lúa thơm Jasmine 85 khoảng 5.000 ha chiếm 95% diện tích. Sản lượng hằng năm từ 60 - 65 ngàn tấn lúa kể cả các giống lúa chất lượng cao.

Đồng thời Công ty đã chủ động điều hành bố trí lịch thời vụ gieo sạ tập trung né rầy, tổ chức làm đất, bơm nước cung cấp vật tư đầu vào đầy đủ cho nông dân, như lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, tiền vay tín dụng... Tổ chức sấy lúa bảo quản sau thu hoạch cho nông dân với số luợng 800 - 900 tấn lúa/ngày.

Page 128: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

128

Mặt khác ở mỗi vụ mùa Phòng Dịch vụ - Sản xuất nông nghiệp của Công ty đều triển khai tập huấn huớng dẫn kỹ thuật canh tác như quy trình 3 giảm 03 tăng, 1 phải 5 giảm. Tổ chức các điểm trình diễn khuyến nông, dự báo tình hình sâu bệnh cho bà con nông dân. Đặc biệt Công ty đã hình thành 4 đội sản xuất. Mỗi đội quản lý từ 1.300 - 1.600 ha với nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật canh tác cho nông dân; đồng thời cung cấp trực tiếp lúa giống, vật tư nông nghiệp, tín dụng tiền vay... cho bà con nông dân.

5- Tiêu thụ lúa gạo

Sản phẩm lúa giống, lúa hàng hóa của bà con sau khi thu hoạch được đem đến 05 cụm nhà máy, lò sấy để làm khô hạt lúa và Công ty mua lúa trực tiếp người nông dân theo giá thị trường ngay thời điểm nhập kho. Sản phẩm lúa được tồn trữ trong bao đay và được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp. Do tồn trữ lúa khô và tiến hành xay xát chế biến gạo theo yêu cầu từng thời điểm của khách hàng nên sản phẩm lúa gạo của Công ty luôn ổn định và đảm bảo về chất lượng. Hàng năm Công ty tổ chức thu mua lúa từ 45.000 - 48.000 tấn/năm.

Mặt khác, Công ty sử dụng nguồn nguyên liệu “Cánh đồng lớn” cho 03 nhà máy chế biến gạo thành phẩm để xuất khẩu lúa thơm Jasmine 85. Đồng thời Công ty cũng tổ chức thu mua gạo nguyên liệu dài thường để chế biến thành phẩm được tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Bình quân tiêu thụ hằng năm từ 25.000 - 30.000 tấn gạo thành phẩm. Kim ngạch xuất khẩu từ 06 - 10 triệu USD mỗi năm.

6- Mối quan hệ với bà con nông dân trong vùng nguyên liệu

Về trách nhiệm của Công ty đối với bà con nông dân được cam kết thông qua hợp đồng Dịch vụ - Sản xuất Nông nghiệp. Trong đó trách nhiệm của Công ty là đầu tư toàn bộ chi phí đầu vào của sản phẩm thông qua việc cho vay theo quy định Nhà nước, giá cả vật tư đầu tư theo thị trường ở từng thời điểm. Công ty đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, như thủy lợi, đê bao, lò sấy, sân phơi, tổ chức thu mua... Mặt khác Công ty phải tìm đầu ra cho sản phẩm, lợi thế của Công ty là lúa gạo thơm Jasmine 85 với độ thuần trên 94%. Công ty tổ chức thu mua theo giá thị trường của khu vực xung quanh ở từng điểm và đảm bảo giá sàn thu mua thấp nhất với mức lợi nhuận tối thiểu cho nông dân theo Nhà nước quy định là 30%. Tiêu chuẩn quy định chất lượng sản phẩm lúa được công bố ngay từ đầu vụ.

Mặt khác, Công ty có chính sách hỗ trợ đầu vào cho bà con như giá lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, tín dụng tiền vay và giá sấy lúa. Bình quân mỗi hộ tham gia được hỗ trợ từ 1.400.000 - 1.600.000 đồng/ha.

Về trách nhiệm của bà con nông dân phải sản xuất lúa theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn của Công ty về lịch thời vụ, giống lúa, làm đất, chăm sóc, bón phân,

Page 129: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

129

phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đúng độ chín. Sản phẩm lúa của bà con được mang đến các địa điểm phơi sấy của Công ty và bán sản phẩm tại đây theo giá thị trường. Bà con sẽ nhận phần tiền lúa dư sau khi trả các khoản nợ vay mà Công ty đã đầu tư. Hằng năm Công ty mua từ 70 - 80% sản lượng lúa của bà con.

Trường hợp không thực hiện hợp đồng giữa Công ty và bà con không thống nhất với nhau về giá cả cũng như tiêu chuẩn chất lượng thì bà con tự tiêu thụ sản phẩm. Sau đó hoàn trả phần tiền mà bà con đã vay của Công ty. Hợp đồng được thanh lý theo từng mùa vụ.

7- Hiệu quả kinh tế

Với mô hình tổ chức sản xuất lúa của Công ty từ khâu đầu tư đầu vào đến khâu đầu ra mà phần lớn là sản xuất lúa thơm Jasmine (giá trị cao hơn lúa thường 15 - 20%). Nên đối với bà con hợp đồng viên mức lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 35 - 50%. Cụ thể năm 2010-2014 năng suất bình quân cả năm là 12,50 tấn/ha; lợi nhuận từ 36 - 45 triệu đồng/ha/năm.

Đối với Công ty có được sản phẩm ổn định về chất lượng. Khách hàng đánh giá cao về tổ chức hoạt động của Công ty nên sản phẩm tiêu thụ có rất nhiều thuận lợi. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt khá tốt và bền vững.

8- Những bài học kinh nghiệm

Công ty đã định hướng và thực hiện đúng mục tiêu ngắn hạn và trung hạn đến năm 2015. Do đó từ 2008 đến nay Công ty tập trung phát triển. Lợi thế cạnh tranh của Công ty là tổ chức sản xuất ở vùng lúa nguyên liệu được kiểm soát và chế biến kinh doanh lương thực, nên hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty đạt khá tốt, phù hợp với chính sách của Chính phủ hiện nay là hạn chế các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ở lĩnh vực ngoài ngành khó kiểm soát.

Trong những năm qua Công ty đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật từ khâu quy hoạch hệ thống đê bao thủy lợi gắn với giao thông. Đầu tư cung ứng dịch vụ đầu vào tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Do đó lợi nhuận người trồng lúa đạt khá cao từ 35 - 50%. Mô hình này đã và đang rất phù hợp với chính sách của nhà nước hiện nay đó là xây dựng “Cánh đồng lớn” có sự đồng thuận chia sẻ về thuận lợi cũng như khó khăn giữa nông dân và doanh nghiệp.

Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu chuyên canh trồng lúa rất quan trọng, nó đã tạo ra giá trị gia tăng đáng kể cho người trồng lúa (chi phí sản xuất giảm đi, giá cả cao hơn. Đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, vì chất lượng và số lượng sản phẩm lúa gạo luôn được kiểm soát và ổn định.

Lợi thế cạnh tranh của Công ty là tổ chức sản xuất và tồn trữ chế biến lúa thơm theo quy trình “xuôi” nên sản phẩm gạo thơm luôn ổn định về chất lượng. Nghĩa là lúa

Page 130: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 2: Tiếng nói doanh nghiệp

130

sau khi thu hoạch được đem về sấy ngay không tồn trữ nhiều ngày trong bao, khi lúa khô với ẩm độ 15 - 16% được tồn trữ trong bao đay, do đó lúa thơm Jasmine Đông xuân của Công ty có thể bảo quản từ 07 - 08 tháng mà vẫn giữ được chất lượng gạo. Mặt khác Công ty có đủ thời gian để đàm phán với khách hàng ở đầu ra của sản phẩm.

9- Nhu cầu hợp tác sản xuất - kinh doanh

Công ty có khả năng cung cấp lúa giống nguyên chủng, xác nhận với số lượng 2.500 - 3.000 tấn/năm cho các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố Cần Thơ có đầu tư “Cánh đồng lớn” với phương thức hợp tác ổn định lâu dài.

Công ty có nhu cầu liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để cung cấp, tiêu thụ lượng lúa gạo thơm Jasmine 85 có độ thuần cao trên 94%, số lượng khoảng 40.000 tấn được trồng trong vùng nguyên liệu của Công ty và lúa dài thường CLC.

Page 131: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

131

PHẦN III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG ĐBSCL

Page 132: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

132

TỈNH AN GIANG: 05 dự án, tổng số tiền: 1.050 tỷ đồng

Dự án 1 Cánh đồng lớn hay chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ

Địa điểm Các xã: Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Nhơn Mỹ, Kiến Thành, huyện Chợ Mới

Quy mô 1.780 ha, đất nông nghiệp chưa bồi hoàn

Tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng

Mục tiêu của dự ánTạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo, hình thành mối liên kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm bền vững

Hiệu quả kinh tế

Đây là phương thức sản xuất mới, người nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt theo đúng kỹ thuật, giúp cải thiện năng suất và hiệu quả cao hơn. Việc chăm sóc thuận lợi hơn, lúa chín tập trung nên có thể ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, làm giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả

Đầu mối liên hệ

UBND huyện Chợ Mới, Phòng NN& PTNTẤp Hòa Hạ, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, An GiangĐiện thoại: 0763 611888Email: [email protected]

Dự án 2 Xây dựng “Cánh đồng lớn” để sản xuất lúa thơm, lúa đặc sản, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Địa điểm Tiểu vùng ấp Tây An - Tây Thạnh, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Quy mô 315 ha

Tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án

- Gia tăng chất lượng lúa gạo bằng cách sản xuất theo những yêu cầu và đòi hỏi của quy trình GAP

- Đảm bảo được năng suất và sản lượng lúa ổn định và giữ được sự bền vững về môi trường canh tác trong điều kiện thâm canh cao, tăng vụ tại thành phố Long Xuyên.

- Xây dựng vùng nguyên liệu lúa và mô hình sản xuất lúa thơm, lúa đặc sản, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật giảm giá thành, tăng chất lượng để chủ động cạnh tranh với việc tiêu thụ lúa trên thị trường trong và ngoài nước

Page 133: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

133

Hiệu quả kinh tế

Đây là phương thức sản xuất mới, người nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt theo đúng kỹ thuật, giúp cải thiện năng suất và hiệu quả cao hơn. Việc chăm sóc thuận lợi hơn, lúa chín tập trung nên có thể ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, làm giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả

Đầu mối liên hệ

UBND huyện Chợ Mới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thônẤp Hòa Hạ, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, An GiangĐiện thoại: 0763 611888Email: [email protected]

Dự án 3 Mở rộng Khu Công nghiệp Bình Long (hướng tây)Địa điểm Xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An GiangQuy mô 150 haTổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án

Tận dụng tối đa và hiệu quả diện tích đất quy hoạch, các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, vận tải cung ứng nguyên vật liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Châu Phú nói riêng và tỉnh An Giang nói chung theo hướng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương

Hiệu quả kinh tế

- Dự án là đòn bẩy phát triển công nghiệp của tỉnh, là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến

- Góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ

Đầu mối liên hệ

Ban Quản lý Khu Kinh tế An GiangĐịa chỉ: 35 - 45 Nguyễn Văn Cưng, Mỹ Long, Long Xuyên, An GiangĐiện thoại: 0763 952507. Fax: 0763 952655Email: [email protected] Website: www.angiangbusiness.gov.vn

Page 134: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

134

Dự án 4 Trung tâm công nghệ sinh họcĐịa điểm Tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An GiangQuy mô 36,87 haTổng vốn đầu tư 280 tỷ

Mục tiêu của dự án

Xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị, nguồn nhân sự nhằm đảm bảo các điều kiện để thực hiện các công trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ

Hiệu quả kinh tế Hình thành mô hình kinh tế phát triển phù hợp với xu thế hiện đại hóa

Đầu mối liên hệ

Sở Khoa học và Công nghệ An GiangSố 5/2 Ngô Quyền, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An GiangĐiện thoại: 0763 852212. Fax: 0763 854598Email: [email protected]: sokhcn.angiang.gov.vn

Dự án 5 Trung tâm giống sản xuất rau an toàn công nghệ cao

Địa điểm 9 huyện: Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Long Xuyên, Chợ Mới, Châu Phú, An Phú

Quy mô 5.302 haTổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án

- Phục vụ giống rau màu chất lượng cao cho nông dân, nhằm tăng thu nhập cho nông dân trồng rau màu thông qua việc xây dựng chất lượng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP- Nâng cao ý thức người dân và cộng đồng trong việc thực hành sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo an toàn chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường cộng đồng dân cư khu vực sản xuất- Tăng vòng quay sử dụng đất, nâng cao hiệu suất lao động và thu nhập của nông dân thông qua việc trồng và phân phối sản phẩm sạch, an toàn

Hiệu quả kinh tế

- Hình thành mô hình kinh tế phát triển phù hợp với xu thế hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Tạo được mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau màu an toàn có tính đến lợi ích trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ

Page 135: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

135

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An GiangSố 4 Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An GiangĐiện thoại: 0763 954706. Fax: 0763 856759Email: [email protected]: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn

TỈNH BẠC LIÊU: 05 dự án, tổng số tiền: 730 tỷ đồng

Dự án 1 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng nông sản

Mục tiêu Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ nông sản (rau, củ, quả,...) được sản xuất trong tỉnh và các địa phương lân cận

Hình thức Đầu tư mới, trực tiếp 100% vốn của nhà đầu tư

Địa điểm Khu công nghiệp Trà Kha, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Quy mô 02 haCông suất 20.000 tấn sản phẩm/nămTổng vốn dự kiến 100 tỷ đồng Nguồn nguyên liệu Trong tỉnh và trong vùng đồng bằng sông Cửu LongThị trường tiêu thụ Trong nước và xuất khẩuCơ sở hạ tầng, các tiện ích phục vụ dự án

Sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích trong Khu Công nghiệp Trà Kha

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc LiêuĐịa chỉ: Số 8, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuĐiện thoại: 07813 823826. Fax: 07813 823944Email: [email protected]

Dự án 2 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng hải sảnMục tiêu Chế biến hàng hải sản khô, cá biển đóng hộp, chả cá...Hình thức Trực tiếp, 100% vốn của nhà đầu tưĐịa điểm Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc LiêuQuy mô 02 ha Công suất 30.000 tấn sản phẩm/nămTổng vốn dự kiến 90 tỷ đồng Nguồn nguyên liệu Trong tỉnh và các tỉnh trong vùng Thị trường tiêu thụ Trong nước và xuất khẩu

Page 136: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

136

Cơ sở hạ tầng, các tiện ích phục vụ dự án Đáp ứng đủ theo nhu cầu của dự án

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc LiêuĐịa chỉ: Số 8, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuĐiện thoại: 07813 823826. Fax: 07813 823944 Email: [email protected]

Dự án 3 Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp

Mục tiêuSản xuất các loại chế phẩm sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết trong nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp của người dân trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng

Hình thức Trực tiếp, 100% vốn của nhà đầu tư

Địa điểm Khu công nghiệp Trà Kha, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Quy mô 05 ha Công suất 1.000 tấn sản phẩm/nămTổng vốn dự kiến 70 tỷ đồng Nguồn nguyên liệu Trong nước và nhập ngoạiThị trường tiêu thụ Trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu LongCơ sở hạ tầng, các tiện ích phục vụ dự án

Sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích trong Khu Công nghiệp Trà Kha, phường 8, thành phố Bạc Liêu

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc LiêuĐịa chỉ: Số 8, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuĐiện thoại: 07813 823826. Fax: 07813 823944 Email: [email protected]

Dự án 4 Dự án đầu tư nhà máy thuộc da cá sấu, trăn, rắntrên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Mục tiêu dự án

Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm giá thành sản xuất, tạo nên khả năng cạnh trạnh trên thị trường thuộc da trong và ngoài nước. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cá sấu, trăn, rắn thương phẩm, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế và an tâm đầu tư phát triển ngành gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh

Hình thức đầu tư Vốn đầu tư 100% của nhà đầu tư và huy động hợp pháp khác

Page 137: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

137

Qui mô đầu tưTổng vốn đầu tư dự kiến 50 - 70 tỷ đồng

Diện tích đất sử dụng 05 ha

Địa điểm dự án Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Hạ tầng tại địa điểm Đáp ứng được các yêu cầu của dự án

Khả năng cung ứng lao động

Khả năng cung cấp nhân lực của địa phương về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu

Hiệu quả dự ánGiúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế và an tâm đầu tư phát triển ngành gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc LiêuĐịa chỉ: Số 8, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuĐiện thoại: 07813 823826. Fax: 07813 823944 Email: [email protected]

Dự án 5 Dự án đầu tư khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại thị trấn Gành Hào

Mục tiêu dự ánXây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá gồm các khâu: Chế biến hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền; sản xuất và cung ứng vật tư khai thác thủy sản...

Hình thức đầu tư Xây dựng mới, vốn nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác (kể cả hỗ trợ của Chính phủ - nếu có)

Qui mô đầu tưTổng vốn đầu tư dự kiến 300 - 400 tỷ đồng

Diện tích đất sử dụng 150 ha

Địa điểm dự án Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải

Hạ tầng tại địa điểm Cần đầu tư xây dựng thêm, nhất là giao thông đường bộ đấu nối từ đường Giá Rai - Gành Hào vào dự án

Khả năng cung ứng lao động Đáp ứng được nhu cầu

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc LiêuĐịa chỉ: Số 8, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1,thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuĐiện thoại: 07813 823826. Fax: 07813 823944 Email: [email protected]

Page 138: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

138

TỈNH BẾN TRE: 05 dự án, tổng số tiền: 235 tỷ đồng và 50 triệu USD

Dự án 1 Đầu tư mở rộng khu sản xuất tôm giống tập trung Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Địa điểm Xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến TreQuy mô 10 haTổng vốn đầu tư 20 tỷHình thức đầu tư Hợp tác đầu tư

Mục tiêu dự án

- Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho những người nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh có giống tôm biển đạt chất lượng cao- Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất giống tôm biển để tăng năng suất và nâng cao chất lượng tôm giống- Kiểm soát chất lượng và bệnh của tôm giống trước khi cung cấp cho người nuôi- Tiếp nhận và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống tôm biển cho các chủ trại sản xuất giống tôm biển trong và ngoài tỉnh- Đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư

Hiệu quả kinh tế - Phát triển mạnh kinh tế biển và tạo diện mạo mới cho việc hình thành khu sản xuất giống tập trung ven biển- Khai thác thế mạnh, tiềm lực của ngành thủy sản

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến TreĐịa chỉ: số 26 đường 3/2, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến TreĐiện thoại: 0753 822101. Fax: 0753 825601Email: [email protected]

Dự án 2 Dự án đầu tư Làng cá An Thủy Ba TriĐịa điểm Xã An Thủy và xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Quy mô

- Diện tích dự kiến sử dụng: 200 ha- Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục: Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, xây dựng hệ thống cấp điện, hệ thống thoát nước

Tổng vốn đầu tư 50 triệu USDHình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài

Page 139: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

139

Mục tiêu dự án

- Xây dựng khu tiếp nhận, bảo quản chế biến và phân phối tiêu thụ sản phẩm đánh bắt thủy sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá- Tạo ra một khu dân cư mới ổn định phù hợp với xu thế hiện đại, mang tính chất làng nghề truyền thống và được quy hoạch phát triển thành thị trấn- Thúc đẩy hoạt động khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hiệu quả kinh tế - Phát triển mạnh kinh tế biển và tạo diện mạo mới cho việc hình thành khu dân cư ven biển- Khai thác thế mạnh, tiềm lực của ngành thủy sản

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến TreĐịa chỉ: số 26, đường 3/2, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến TreĐiện thoại: 0753 822101. Fax: 0753 825601Email: [email protected]

Dự án 3 Đầu tư hạ tầng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bến Tre

Địa điểm

Tổng diện tích tự nhiên 37,3 ha, gồm 2 khu tách biệt:- Khu thứ nhất tại Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành - 5,3 ha - Khu thứ hai cách Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 600m về phía tây nam, tại ấp Phước Hậu, xã Tam Phước, huyện Châu thành - 32 ha

Quy mô

- Đầu tư cơ sở hạ tầng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 32 ha (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, rào bảo vệ)- Doanh nghiệp đầu tư thứ cấp theo các lĩnh vực: sản xuất hoa, cây cảnh; trái cây; nấm thực phẩm, nấm dược liệu; giống cây trồng; rau an toàn; chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chọn tạo, nhân giống, quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến; thực nghiệm và trình diễn các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp- Hợp tác nghiên cứu ứng dụng, đào tạo tập huấn và chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước

Page 140: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

140

Quy mô

- Hợp tác đào tạo nhân lực cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (gồm nhân lực trình độ cao, công nhân chuyên ngành làm việc trong Khu và nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh)- Xây dựng vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngoài Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao- Hình thành du lịch sinh thái: tạo môi trường, cảnh quan sinh thái phục vụ tham quan du lịch, tham quan khoa học

Tổng vốn đầu tư

185 tỷ đồng, gồm có:+ Chi phí giải phóng mặt bằng: 73 tỷ đồng.+ Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng: 75 tỷ đồng.+ Chi phí xây dựng Khu nghiên cứu, trình diễn mô hình: 32 tỷ đồng (tỉnh đã đầu tư)+ Chi phí hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chi phí đào tạo nhân lực: 5 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Hợp tác đầu tư

Mục tiêu dự án

- Tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng những công nghệ tiên tiến, làm cơ sở cho việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao- Tác động tích cực vào việc chuyển nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, an toàn cho con người và môi trường

Hiệu quả kinh tế

- Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ trở thành một trong những trung tâm khoa học công nghệ về nông nghiệp của tỉnh- Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là đầu mối về tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp, đồng thời đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp

Đầu mối liên hệ

Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ caotỉnh Bến TreĐịa chỉ: ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiện thoại: 0918 307090. Fax: 0753 860345Email: [email protected]

Page 141: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

141

Dự án 4 Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá Thạnh Phú

Địa điểm Dự án thuộc xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (kết nối với cảng cá Thạnh Phú đang sử dụng)

Quy mô Công suất thiết kế: 20.000 tấn/năm

Tổng vốn đầu tư Tùy theo khả năng nhà đầu tư

Hình thức đầu tư Đầu tư xây dựng mới 100%

Mục tiêu dự án

- Hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Thạnh Phú- Tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ, bao gồm sản phẩm khai thác và nuôi trồng thủy sản

Hiệu quả kinh tế

- Về mặt kinh tế, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động, ngoài ra về mặt hạ tầng đã được Nhà nước đầu tư tương đối hoàn chỉnh, vì vậy chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm đáng kể so với đầu tư ở những nơi khác- Về mặt xã hội, góp phần cùng với địa phương giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cùng với các hoạt động khác của cảng cá sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến TreĐịa chỉ: số 26, đường 3/2, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến TreĐiện thoại: 0753 822101. Fax: 0753 825601Email: [email protected]

Dự án 5 Dự án Đầu tư xây dựng khu sản xuất tôm giống tập trung Cồn Bửng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Địa điểm Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Quy mô

- Diện tích dự kiến sử dụng: 15 ha- Công suất thiết kế: Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục: San lắp mặt bằng; Xây dựng đường nội bộ; Xây dựng hệ thống điện; Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở

Tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Đầu tư mới 100%

Page 142: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

142

Mục tiêu dự án

- Xây dựng khu sản xuất giống thủy sản xã Thạnh Hải huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có trình độ công nghệ sản xuất giống tiên tiến, sản phẩm giống thủy sản đạt chất lượng cao, kiểm soát được chất lượng sản phẩm giống thủy sản trước khi cung cấp cho người nuôi; kiểm soát dịch bệnh bằng công nghệ mới- Áp dụng và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản tiên tiến, sạch bệnh vào thực tế sản xuất giống thủy sản trong tỉnh - Góp phần thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2011-2015 và định hướng 2020 của tỉnh Bến Tre

Hiệu quả kinh tế

- Phát triển mạnh kinh tế biển và tạo diện mạo mới cho việc hình thành khu sản xuất giống tập trung ven biển- Khai thác lợi thế vị trí của vùng: Khai thác thế mạnh, tiềm lực của ngành thủy sản

Đầu mối liên hệ

Sở NN & PTNT tỉnh Bến TreĐịa chỉ: số 26, đường 3/2, phường 3, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến TreĐiện thoại: 0753 822101. Fax: 0753 825601Email: [email protected]

THÀNH PHỐ CẦN THƠ: 05 dự án, tổng số tiền: 474,1 triệu USD

Dự án 1 Khu Nông nghiệp công nghệ cao 1 - tại xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai

Địa điểm Xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

Quy mô Dự kiến diện tích 45ha, trong đó quy hoạch mới 20 ha

Tổng vốn đầu tư 7.900.000 USD

Hình thức đầu tư Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu dự án

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, nhân giống cây trồng và vật nuôi; Xây dựng khu thực nghiệm (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản). Bao gồm: Hệ thống nhà kính, nhà lưới với màng lọc quang phổ cản tia nhiệt chống nóng, nhà lưới,... vừa phục vụ ươm cây giống, cấy mô “invitro”,...; Xây dựng phòng thí nghiệm: nuôi cấy mô, kiểm định chất lượng sản phẩm,...; Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo và nhân giống cây

Page 143: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

143

Mục tiêu dự án

- Tổ chức đào tạo và huấn luyện kỹ thuật mới; chuyển giao công nghệ; trình diễn công nghệ; chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa, làm công tác thông tin, quảng bá và thương mại hóa các sản phẩm của mạng lưới

Hiệu quả kinh tế

Góp phần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Cần Thơ, qua đó đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu vật nuôi và cây trồng; Đồng thời giữ gìn và bảo vệ phòng ngừa phát triển hệ sinh thái, phát triển môi trường sống

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần ThơĐịa chỉ: Số 61/21, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần ThơĐiện thoại : 07103 830630. Fax: 07103 830570 Email: [email protected]

Dự án 2 Khu Nông nghiệp công nghệ cao 2 - tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ

Địa điểm Nông trường Sông Hậu, ấp 8, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Quy mô Xây dựng mới kết hợp cải tạo khoảng 244,17 haTổng vốn đầu tư 26.000.000 USDHình thức đầu tư Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu dự án

- Xây dựng hệ thống nhân giống và sản xuất giống cây, con được tiêu chuẩn hóa bằng ứng dụng công nghệ cao; hoàn thiện quy trình công nghệ cao trong bảo quản và chế biến các mặt hàng nông - thủy sản chủ lực có thương hiệu cho thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL- Tập hợp và xây dựng mạng lưới vệ tinh cho Khu Nông nghiệp công nghệ cao nhằm thương mại hóa và chuyển giao công nghệ ra sản xuất đại trà các sản phẩm - dịch vụ của Tổ hợp khu - trạm Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ, hướng đến hình thành các khu vực sản xuất nông - thủy sản quy mô lớn có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế- Kết hợp với ngành du lịch của thành phố Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL xây dựng hệ thống các điểm và tour tham quan sinh vật cảnh, nghỉ dưỡng kết hợp du lịch sinh thái và trình bày giới thiệu các mặt hàng nông - thủy sản chất lượng cao của Khu Nông nghiệp công nghệ cao

Page 144: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

144

Hiệu quả kinh tế

- Hoàn chỉnh các quy trình phục hồi, nhân và sản xuất giống cây trồng - vật nuôi chủ lực của thành phố Cần Thơ; tập trung vào các loại cây ăn quả, rau màu, thủy sản nước ngọt- Hoàn chỉnh các qui trình ứng dụng công nghệ cao vào thu hoạch, bảo quản, chế biến các hàng nông - thủy sản chính (rau, quả, thủy sản) đạt tiêu chuẩn quốc tế- Lựa chọn và giới thiệu các mô hình ứng dụng công nghệ trong nhân giống và sản xuất giống sinh vật cảnh (chủ yếu hoa và cây kiểng, chim, cá cảnh) đặc trưng của vùng ĐBSCL, hướng đến xây dựng ngành hàng xuất khẩu của nông nghiệp đô thị- Hình thành “Khu sinh vật cảnh” tiêu biểu toàn vùng, làm địa điểm du lịch và nghiên cứu, học tập

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần ThơĐịa chỉ: Số 61/21, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần ThơĐiện thoại: 07103 830630. Fax: 07103 830570 Email: [email protected]

Dự án 3Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao 3 - xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ

Địa điểm Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Quy mô Xây dựng mới kết hợp cải tạo khoảng 70 - 100 ha

Tổng vốn đầu tư 10.200.000 USD

Hình thức đầu tư Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu dự án

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ cao cho hệ thống nhân và sản xuất giống lúa nguyên chủng và giống xác nhận để cung cấp cho sản xuất đại trà phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, sản xuất và cung cấp lượng giống thủy sản nước ngọt đạt tiêu chuẩn an toàn, sạch bệnh cho địa bàn thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL- Hình thành khu tham quan, học tập của mạng lưới du lịch sinh thái ở vành đai tuyến lộ Bốn Tổng - Một Ngàn, bao gồm trình diễn mô hình ứng dụng công nghệ cao trong các hệ thống canh tác dựa trên cây lúa

Page 145: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

145

Hiệu quả kinh tế

- Hoàn chỉnh qui trình nhân, sản xuất giống theo công nghệ cao, đưa ra sản xuất đại trà số lượng lớn cây con giống (lúa, thủy sản nước ngọt), sản phẩm ước: + Giống cây trồng (giống lúa): Giống nguyên chủng: 160 tấn/năm, giống xác nhận: 2.000 - 2.500 tấn/năm+ Giống thủy sản: Cá bột 2 tỷ con/năm, tôm càng xanh post-larvae 300 triệu con/năm- Xây dựng hoàn chỉnh quy trình chế biến gạo cao cấp: Ước đạt 10.000 tấn gạo/năm, chuyển giao được cho các doanh nghiệp

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần ThơĐịa chỉ: Số 61/21, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần ThơĐiện thoại: 07103 830630. Fax: 07103 830570 Email: [email protected]

Dự án 4 Trung tâm nghề cá vùng đồng bằng sông Cửu Long

Địa điểm Phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, nằm trong Khu Công nghiệp Hưng Phú I

Quy mô Dự kiến diện tích khoảng 110 haTổng vốn đầu tư 400.000.000 USD

Hình thức đầu tư Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài (theo hình thức BOT, BT, PPP...)

Mục tiêu dự án

- Là động lực cho ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững; thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và phát huy thế mạnh của từng địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; hình thành chuỗi giá trị thủy sản- Cung ứng các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất như phát triển và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa, quản lý xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ- Hình thành Trung tâm trung chuyển hàng hóa thủy sản, hệ thống kho chứa,...- Phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao như cụm công nghiệp công nghệ cao (chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, phát triển vật tư nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác), gắn kết các cụm vệ tinh/vệ tinh,...- Phát triển trung tâm đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển thủy sản chuyên sâu của vùng

Page 146: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

146

Hiệu quả kinh tế

- Góp phần phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu suất lao động; bảo vệ và phát triển hệ sinh thái, phát triển môi trường sống

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần ThơĐịa chỉ: Số 61/21, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần ThơĐiện thoại: 07103 830630. Fax: 07103 830570 Email: [email protected]

Dự án 5 Nhà máy sản xuất động cơ và lắp ráp máy nông nghiệpĐịa điểm Một trong các khu công nghiệp Cần Thơ

Quy mô

Diện tích đất sử dụng: 15 haCông suất/sản lượng:- 100.000 động cơ (5 - 30HP)/năm- 500 - 600 máy nông nghiệp/năm

Tổng vốn đầu tư 30.000.000 USDHình thức đầu tư Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài

Mục tiêu dự án

Sản xuất động cơ nổ và các máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, từng bước thay thế các sản phẩm cùng loại phải nhập khẩu tiến tới xuất khẩu

Hiệu quả kinh tế

- Từng bước cơ giới hóa nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long; Giảm tổn thất sau thu hoạch của hàng nông sản; Nâng cao giá trị hàng nông sản của vùng; Giảm sức lao động người nông dân; Tăng năng suất lao động; Tăng thu nhập người dân; Ứng phó hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần ThơĐịa chỉ: Số 61/21, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Điện thoại : 07103 830630. Fax: 07103 830570 Email: [email protected]

TỈNH CÀ MAU: 05 dự án, tổng số tiền: 8.580 tỷ đồng

Dự án 1 Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Địa điểm Khu Công nghiệp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Page 147: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

147

Quy mô dự kiến Diện tích: 02 ha. Công suất: 20.000 tấn sản phẩm/nămTổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng

Mục tiêu dự án

Đáp ứng nhu cầu thức ăn cho nghề nuôi trồng thủy sản tại địa phương, giảm giá thành sản phẩm, giảm kinh phí vận chuyển, tăng lợi nhuận; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương

Hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư tự huy động vốn

Đầu mối liên hệ

Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà MauĐịa chỉ: số 1B, An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 07803 817533 - 3817057. Fax: 07803 827893Email: [email protected] - [email protected]: www.camautravel.vn

Dự án 2 Nhà máy chế biến cá hộp Sông Đốc

Địa điểm Khu Công nghiệp Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc và xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Quy mô dự kiến Diện tích: 03 ha. Công suất: 10.000 tấn sản phẩm/nămTổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng

Mục tiêu dự ánNâng cao giá trị các mặt hàng thủy sản, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương

Hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư tự huy động vốn

Đầu mối liên hệ

Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà MauĐịa chỉ: số 1B, An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 07803 817533 - 3817057. Fax: 07803 827893Email: [email protected] - [email protected]: www.camautravel.vn

Dự án 3 Nhà máy sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học

Địa điểm Khu Công nghiệp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Quy mô dự kiến Diện tích: 02 ha. Công suất: 10.000 tấn sản phẩm/nămTổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng

Page 148: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

148

Mục tiêu dự ánPhát triển công nghiệp địa phương, phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương

Hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư tự huy động vốn

Đầu mối liên hệ

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà MauĐịa chỉ: số 1B, An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 07803 817533 - 3817057. Fax: 07803 827893Email: [email protected] - [email protected]: www.camautravel.vn

Dự án 4 Xây dựng hạ tầng Khu phi thuế quan khu kinh tế Năm CănĐịa điểm Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà MauQuy mô dự kiến 1.050 haTổng vốn đầu tư 8.000 tỷ

Mục tiêu dự án

Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu phi thuế quan đồng bộ, đáp ứng yêu cầu các dự án đầu tư thứ cấp vào khu kinh tế Năm Căn thuộc các ngành công nghiệp - thương mại - dịch vụ

Hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư tự huy động vốn

Đầu mối liên hệ

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà MauĐịa chỉ: số 1B, An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 07803 817533 - 3817057. Fax: 07803 827893Email: [email protected] - [email protected]: www.camautravel.vn

Dự án 5 Khu công viên văn hóa du lịch Mũi Cà MauĐịa điểm Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauQuy mô dự kiến 157 haTổng vốn đầu tư 848 tỷ đồng

Mục tiêu dự ánTạo nên khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tại điểm cực Nam trên đất liền Việt Nam

Hình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư hoặc hợp tác đầu tư

Page 149: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

149

Đầu mối liên hệ

Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà MauĐịa chỉ: số 1B, đường An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 07803 817533 - 3817057. Fax: 07803 827893Email: [email protected] - [email protected]: www.camautravel.vn

TỈNH ĐỒNG THÁP: 05 dự án, tổng số tiền: 154 tỷ đồng và 28 triệu USDDự án 1 Nhà máy chế biến bột gạo, tinh bột gạoĐịa điểm Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnhQuy mô 30.000 tấn/nămTổng vốn đầu tư 08 triệu USD

Hình thức đầu tư 100% vốn nhà đầu tư hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong tỉnh

Mục tiêu dự ánSản xuất bột gạo chất lượng cao cung cấp cho các ngành chế biến thực phẩm, hóa dược, các ngành công nghiệp khác ở trong và ngoài nước

Hiệu quả kinh tế Giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, đóng góp vào ngân sách địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Công Thương tỉnh Đồng ThápĐịa chỉ: Số 21, đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng ThápĐiện thoại: 0673 851187 hoặc 0673 851647Fax: 0673 853098Email: [email protected]: www.sct.dongthap.gov.vn

Dự án 2 Nhà máy sản xuất thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệpĐịa điểm Các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh

Quy mô

Máy gặt đập liên hợp: 1.000 máy/năm; Các loại máy làm đất: 5.000 máy/năm; Các loại máy bơm nước: 10.000 sản phẩm/năm; Các loại máy xạ, phun thuốc: 5.000 máy/năm. Diện tích: theo thỏa thuận của Nhà đầu tư

Tổng vốn đầu tư 20 triệu USD

Hình thức đầu tư 100% vốn nhà đầu tư hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong tỉnh

Page 150: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

150

Mục tiêu dự án Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp trong tỉnh và khu vực ĐBSCL

Hiệu quả kinh tế Giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, đóng góp vào ngân sách địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Công Thương tỉnh Đồng ThápĐịa chỉ: Số 21, đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng ThápĐiện thoại: 0673 851187 hoặc 0673 851647Fax: 0673 853098Email: [email protected]: www.sct.dongthap.gov.vn

Dự án 3 Nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm từ senĐịa điểm Cụm Công nghiệp Trường Xuân, huyện Tháp MườiQuy mô Diện tích: 5 ha. Công suất 400 tấn/nămTổng vốn đầu tư 22 tỷ đồng

Hình thức đầu tư 100% vốn nhà đầu tư hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong tỉnh

Mục tiêu dự án Chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu sen của địa phương đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường

Hiệu quả kinh tế Giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Đầu mối liên hệ

UBND huyện Tháp MườiĐịa chỉ: Khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng ThápĐiện thoại: 06738 26111 - 0918316209Fax: 0673 824297Email: [email protected]: www.thapmuoi.dongthap.gov.vn

Dự án 4 Nhà máy chế biến rau quả tại chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp

Địa điểm Huyện Cao Lãnh

Quy môBảo quản 7.000 tấn/ năm; chế biến trái cây đóng hộp 5.000 tấn/ năm; nước ép trái cây 2.500.000 lít/năm.Diện tích: 9,6 ha

Tổng vốn đầu tư 72 tỷ đồng

Hình thức đầu tư 100% vốn nhà đầu tư hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong tỉnh

Page 151: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

151

Mục tiêu dự án Chế biến trái cây, sản xuất nước ép trái cây, trái cây đóng hộp đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của người dân

Hiệu quả kinh tế Giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao mức sống cho người dân

Đầu mối liên hệ

UBND huyện Cao LãnhĐịa chỉ: Đường 30/4, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng ThápĐiện thoại: 0673 822127. Fax: 0673 822362Website: www.caolanh.dongthap.gov.vn

Dự án 5 Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung An BìnhĐịa điểm Xã An Bình, huyện Cao LãnhQuy mô Heo: 500 con/ngày; trâu, bò: 50 con/ngày, diện tích: 2,4 haTổng vốn đầu tư 60 tỷ đồngHình thức đầu tư 100% vốn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Mục tiêu dự án Xây dựng cơ sở giết mổ bán tự động tập trung trên địa bàn huyện

Hiệu quả kinh tế của dự án

Cung cấp thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Đầu mối liên hệ

UBND huyện Cao LãnhĐịa chỉ: Đường 30/4, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng ThápĐiện thoại: 06738 22127. Fax: 0673 822362Website: www.caolanh.dongthap.gov.vn

TỈNH HẬU GIANG: 05 dự án, tổng số tiền: 580 triệu USDDự án 1 Chế biến gạo xuất khẩu gắn với vùng lúa chất lượng caoĐịa điểm Huyện Châu Thành Quy mô công suất 10 tấn gạo/giờTổng vốn đầu tư 95 triệu USDHình thức đầu tư FDIMục tiêu dự án Nâng cao chất lượng và giá thành hạt gạo trong vùng

Hiệu quả kinh tế Tạo thu nhập cho bà con trong vùng, góp phần phát triển kinh tế địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu GiangĐịa chỉ: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu GiangĐiện thoại: 07113 877977

Page 152: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

152

Dự án 2 Nhà máy bảo quản, chế biến cây ăn quả tỉnh Hậu GiangĐịa điểm Thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã BảyQuy mô 11.700 haTổng vốn đầu tư 50 triệu USDHình thức đầu tư FDI

Mục tiêu dự án Tăng cường công nghệ sau thu hoạch trái cây, làm phong phú sản phẩm từ trái cây

Hiệu quả kinh tế Nâng cao chất lượng bảo quản trái cây, làm đa dạng sản phẩm từ trái cây, nâng cao thu nhập cho nhà vườn

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu GiangĐịa chỉ: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu GiangĐiện thoại: 07113 877977

Dự án 3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị thành phố Vị ThanhĐịa điểm Thành phố Vị ThanhTổng vốn đầu tư 150 triệu USDHình thức đầu tư FDIMục tiêu dự án Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho thành phố

Hiệu quả kinh tế Phát triển đô thị của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tưĐịa chỉ: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Điện thoại: 07113 504493

Dự án 4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị thị xã Ngã BảyĐịa điểm Thị xã Ngã BảyTổng vốn đầu tư 125 triệu USDHình thức đầu tư ODAMục tiêu dự án Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho thị xã

Hiệu quả kinh tế Phát triển đô thị của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu GiangĐịa chỉ: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu GiangĐiện thoại: 07113 504493

Page 153: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

153

Dự án 5 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu đô thị công nghiệp Sông Hậu

Địa điểm Huyện Châu Thành Quy mô Công suất 50.000 - 100.000 m3/ngày đêmTổng vốn đầu tư 160 triệu USDHình thức đầu tư ODA

Mục tiêu dự án Nâng cao chất lượng hạ tầng tại khu đô thị công nghiệp Sông Hậu

Hiệu quả kinh tế Phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tại vùng dự án

Đầu mối liên hệBan Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Hậu GiangĐịa chỉ: Xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu GiangĐiện thoại: 07113 949515

TỈNH KIÊN GIANG: 05 dự án, tổng số tiền: 4.860 tỷ đồng

Dự án 1 Di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Hòn Đất - Hòn Me - Hòn Quéo

Địa điểm Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangQuy mô dự kiến 640 haTổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồngHình thức đầu tư Đầu tư trực tiếpMục tiêu dự án Khu du lịch - di tích lịch sử

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên GiangĐịa chỉ: Số 29, Bạch Đằng, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, Kiên GiangLiên hệ: Trần Lưỡng ToànĐiện thoại: 0974 733371

Dự án 2 Nuôi trồng trên biểnĐịa điểm Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên GiangQuy mô dự kiến 10.000 haTổng vốn đầu tư 20 tỷ đồngHình thức đầu tư Đầu tư trực tiếpMục tiêu dự án Nuôi hải sản

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên GiangĐịa chỉ: Số 29, Bạch Đằng, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, Kiên GiangLiên hệ: Trần Lưỡng ToànĐiện thoại: 0974 733371

Page 154: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

154

Dự án 3 Nuôi tôm công nghiệpĐịa điểm Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên GiangQuy mô dự kiến 1.200 haTổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồngHình thức đầu tư Đầu tư trực tiếpMục tiêu dự án Nuôi hải sản

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên GiangĐịa chỉ: Số 29, Bạch Đằng, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, Kiên GiangLiên hệ: Trần Lưỡng ToànĐiện thoại: 0974 733371

Dự án 4 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Thuận YênĐịa điểm Xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên GiangQuy mô dự kiến 141 haTổng vốn đầu tư 1.140 tỷ đồngHình thức đầu tư Đầu tư trực tiếpMục tiêu Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Đầu mối liên hệ

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Kiên GiangĐịa chỉ: 531 Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa,thành phố Rạch Giá, Kiên GiangLiên hệ: Trần Chí TrườngĐiện thoại: 0908 489009

Dự án 5 Khu xử lý nước thải tập trung Bãi TrườngĐịa điểm Xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên GiangQuy mô dự kiến Bãi TrườngTổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồngHình thức đầu tư Đầu tư trực tiếpMục tiêu dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu xử lý nước thải

Đầu mối liên hệ

Ban Quản lý Đầu tư phát triển đảo Phú QuốcĐịa chỉ: Số 17 Nguyễn Chí Thanh, Dương Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên GiangLiên hệ: Nguyễn Văn LậpĐiện thoại: 0939 737487

Page 155: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

155

TỈNH LONG AN: 05 dự án, tổng số tiền: 43,05 triệu USD

Dự án 1 Đầu tư sản xuất và xây dựng các nhà máy chế biến Khoai Mỡ

Địa điểm Các huyện: Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Mộc Hóa, Tân Thạnh Quy mô 05 haTổng vốn đầu tư 15 - 20 triệu USDHình thức đầu tư 100% vốn doanh nghiệp

Mục tiêu của dự án

- Mời gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến khoai mỡ và xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy - Nâng cao hiệu quả sản xuất khoai mỡ, tạo việc làm cho nông dân nông thôn- Áp dụng khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm chất lượng cao cạnh tranh với các thị trường khác nhắm đến mục tiêu là thị trường EU và Mỹ- Có những chính sách để góp phần làm tăng lợi nhuận và phát triển bền vững

Hiệu quả kinh tế

- Xây dựng được vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khoai mỡ- Sản phẩm của dự án là tinh bột khoai mỡ, rượu Zayo, mì Soba xuất khẩu sang Nhật Bản, và những sản phẩm khác như bánh snack, bánh ngọt,...- Thị trường: thị trường trong nước và xuất khẩu

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long AnĐịa chỉ: Quốc lộ 1A, thành phố Tân An, tỉnh Long AnĐiện thoại: 0723 826409Email: [email protected]: www.longan.gov.vn

Dự án 2 Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Long AnĐịa điểm Các huyện: Đức Hòa, Châu Thành, Tân Trụ và Thủ Thừa Tổng vốn đầu tư 10 triệu USDHình thức đầu tư 100% vốn doanh nghiệp

Mục tiêu và quy mô của dự án

- Xây dựng chuỗi giá trị sản xuất sữa nhằm cung ứng sữa sạch và đạt chất lượng- Phát triển cơ cấu đàn bò sữa HF năm 2015 là bò lai hướng sữa từ F2 trở lên; đến năm 2020 khoảng 85% là bò lai hướng sữa từ F2 trở lên

Page 156: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

156

Mục tiêu và quy mô của dự án

- Nâng cao năng suất sữa lên 4.600 kg/chu kỳ (năm 2015) và 4.800 kg/chu kỳ (năm 2020). Từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi bò sữa- Xây dựng mô hình trồng giống cỏ cao sản để đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa.- Sử dụng các dòng tinh bò sữa cao sản

Hiệu quả kinh tế - Tăng nguồn nguyên liệu sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa- Tăng đàn bò sữa chất lượng cao

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long AnĐịa chỉ: Quốc lộ 1A, thành phố Tân An, tỉnh Long AnĐiện thoại: 0723 826409Email: [email protected]: www.longan.gov.vn

Dự án 3 Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ caoĐịa điểm Tỉnh Long An

Quy mô

- Trên cơ sở nhu cầu của thị trường, tạo dựng được mô hình nhà kính/plastic ứng dụng công nghệ thủy sinh, tiên tiến để sản xuất và cung cấp các loại rau có lựa chọn phục vụ cho các Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn tại các thành phố lớn, đô thị- Thiết lập được mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở sản xuất và cơ sở tiêu thụ thông qua mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại trên thị trường thành phố

Tổng vốn đầu tư 40.000 - 50.000 USD/nhà kínhHình thức đầu tư 100% vốn doanh nghiệpMục tiêu của dự án Phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghệ cao

Hiệu quả kinh tế Phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long AnĐịa chỉ: Quốc lộ 1A, thành phố Tân An, tỉnh Long AnĐiện thoại: 0723 826409Email: [email protected]: www.longan.gov.vn

Dự án 4 Sản xuất bột giấy, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu tràm

Địa điểm Huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Page 157: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

157

Quy mô Đầu tư sản xuất bột giấy, ván nhân tạo từ gỗ tràm với diện tích khoảng 40 ha

Tổng vốn đầu tư 10 triệu USDHình thức đầu tư 100% vốn doanh nghiệp

Mục tiêu của dự án Đầu tư sản xuất bột giấy, ván nhân tạo từ gỗ tràm để cung cấp trong nước và xuất khẩu

Hiệu quả kinh tế

- Thúc đẩy phát triển trồng cây tràm trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ rừng trồng- Tăng thu nhập cho người trồng tràm, giải quyết việc làm cho người lao động

Đầu mối liên hệ

Sở Công thương tỉnh Long AnĐịa chỉ: số 112, đường Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Tân An, Long AnĐiện thoại: 0723 826336Email: [email protected]: sct.longan.gov.vn

Dự án 5 Vườn ươm công nghệ sinh họcĐịa điểm Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long AnQuy mô 05 haTổng vốn đầu tư 03 triệu USDHình thức đầu tư 100% vốn doanh nghiệp

Mục tiêu của dự ánNghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh họcCung cấp nguồn nguyên liệu giống chất lượng cao cho sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế - Nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp- Tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi

Đầu mối liên hệ

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long AnĐịa chỉ: số 365, Quốc lộ 1A, phường 4, thành phố Tân An, Long AnĐiện thoại: 0723 826249Email: [email protected]: www.longan.gov.vn

TỈNH TIỀN GIANG: 05 dự án, tổng số tiền: 1.000 tỷ đồng

Dự án 1 Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông sản

Địa điểm Xã Thanh Hòa - Long Khánh, thị xã Cai Lậy

Page 158: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

158

Quy mô Tổng diện tích: 50 ha Tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồngHình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu của dự án- Chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, trái cây các loại.- Nhằm phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn

Hiệu quả kinh tế

- Tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh góp phần nâng cao giá trị của nông sản hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng- Tạo thêm việc làm cho người lao động

Đầu mối liên hệ

UBND thị xã Cai LậyĐịa chỉ: Đường 30/4, phường 1, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền GiangNgười liên hệ: Ông Hà Thanh HữuChức vụ: Chủ tịchĐiện thoại: 0733 917515 - 0733 917510

Dự án 2 Chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệpĐịa điểm Xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước

Quy mô Tổng diện tích 200 haSản lượng dự kiến: 146.700 tấn

Tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồngHình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu của dự án

Cải tiến nâng cao chất lượng giống vật nuôi, tạo ra những giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu Việt NamPhát triển hình thức chăn nuôi tập trung quy mô trang trại nhằm tạo lượng sản phẩm đồng nhất, đảm bảo tránh gây ô nhiễm môi trường, dễ kiểm soát trong chăn nuôi

Hiệu quả kinh tế

- Giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động ở địa phương- Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, đảm bảo về môi trường- Cung cấp nguồn heo thịt, heo giống đảm bảo chất lượng

Đầu mối liên hệ

Ủy ban nhân dân huyện Tân PhướcĐịa chỉ: Khu IV, thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước Người liên hệ: Ông Nguyễn Văn MẫnChức vụ: Chủ tịch Điện thoại: 0733 848053

Page 159: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

159

Dự án 3 Cảng cá Vàm Láng (kết hợp trú bão)

Địa điểm Xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (cách thị xã Gò Công khoảng 10 km)

Quy môDiện tích đất sử dụng 14 haCông suất: 110 lượt/ngày/400 CV. Lượng thủy sản qua cảng: 25.000 tấn/năm

Tổng vốn đầu tư 265 tỷ đồngHình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu của dự án

Tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và phân phối các sản phẩm thủy sản đánh bắt và cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền đánh bắt; tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt trong khu vực vào neo đậu tránh trú bão

Hiệu quả kinh tế

- Hỗ trợ đánh bắt tầm xa cho đội tàu đánh bắt của tỉnh cũng như các địa phương khác đến hoạt động đánh bắt trong ngư trường khu vực: tiếp nhận, bảo quản và phân phối các sản phẩm đánh bắt và thực hiện các dịch vụ cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho tàu đánh bắt hải sản có thể đi biển dài ngày; tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt trong khu vực vào neo đậu tránh trú bão, nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá đang hoạt động trên biển khi xảy ra bão- Là cơ sở vật chất để triển khai các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hướng dẫn ngư trường

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Tiền GiangĐịa chỉ: Khu phố Trung Lương, P.10, thành phố Mỹ ThoNgười liên hệ: Ông Nguyễn Thanh CẩnChức vụ: Giám đốc Điện thoại: 0733 855686Fax: 0733 856008

Dự án 4 Các nhà máy chế biến hàng nông, thủy sản Địa điểm Xã Bình Tân, huyện Gò Công TâyQuy mô Tổng diện tích 30 haTổng vốn đầu tư 200 tỷ đồngHình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu của dự án

- Chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, vật nuôi cho xuất khẩu.- Chế biến sản phẩm từ dừa, trái cây các loại- Chế biến các sản phẩm từ thủy sản nuôi trồng

Page 160: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

160

Hiệu quả kinh tế Giải quyết việc làm cho 2.000 lao động ở địa phươngTạo ra điểm nhấn cho huyện về phát triển công nghiệp

Đầu mối liên hệ

UBND huyện Gò Công Tây Địa chỉ: Đường Thiện Chí, thị trấn Vĩnh BìnhĐại diện: Ông Mai Thanh TuyềnChức vụ: Phó Chủ tịch Điện thoại: 0733 838333

Dự án 5 Nhà máy chế biến súc sản xuất khẩuĐịa điểm Xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo

Quy mô Diện tích: 02 haCông suất: 10.000 tấn/năm

Tổng vốn đầu tư 135 tỷ đồngHình thức đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

Mục tiêu của dự án Cung cấp các sản phẩm súc sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho chăn nuôi

Hiệu quả kinh tế

- Góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi Tiền Giang và khu vực phát triển mạnh, bền vững- Tạo việc làm cho lao động địa phương; nâng cao đời sống nhân dân nông thôn

Đầu mối liên hệ

Sở Công Thương tỉnh Tiền GiangĐịa chỉ: Số 17, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 4, thành phố Mỹ ThoĐại diện: Ông Ngô Văn TuấnChức vụ: Giám đốcĐiện thoại: 0733 882891

TỈNH TRÀ VINH: 07 dự án, tổng số tiền: 5.980 tỷ đồngDự án 1 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Cổ Chiên

Địa điểm dự án

Xã Đại Phước, huyện Càng Long, nằm dọc theo Quốc lộ 60 và Tỉnh lộ 915B, cách cầu Cổ Chiên 01 km hướng về thành phố Trà Vinh, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km theo Quốc lộ 60 và Quốc lộ 1A

Quy mô 200 haTổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồngHình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nướcMục tiêu Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cổ Chiên

Page 161: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

161

Đầu mối liên hệ

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà VinhĐịa chỉ: Số 40, đường Bạch Đằng, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.Điện thoại: 0743 746681 - 3746600. Fax: 0743 746686Email: [email protected]: teza.travinh.gov.vn

Dự án 2 Đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu

Địa điểm dự án Các huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang

Quy mô 50.000 ha/nămTổng vốn đầu tư 500 tỷ đồngHình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Mục tiêu

Xây dựng vùng lúa chất lượng cao, gồm lúa cao sản chất lượng cao xuất khẩu và lúa mùa đặc sản năng suất cao; nâng cao sức cạnh tranh, tăng thu nhập ổn định cho người trồng lúa và vị thế của lúa gạo xuất khẩu của tỉnh

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà VinhCơ quan hỗ trợ nhà đầu tư:Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Trà VinhĐịa chỉ: số 19A, đường Nam Kỳ Khởi nghĩa, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: 0743 753839 - 3753849 Fax: 0743 753848Email: [email protected]: xuctientravinh.com.vn

Dự án 3 Đầu tư xây dựng khu sản xuất giống thủy - hải sản tập trung tại xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải

Địa điểm dự án Huyện Duyên HảiQuy mô 120 haTổng vốn đầu tư 280 tỷ đồngHình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Mục tiêu

Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cung ứng đủ giống có chất lượng phục vụ cho nuôi thủy - hải sản của tỉnh trong những năm sắp tới, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Page 162: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

162

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà VinhCơ quan hỗ trợ nhà đầu tư:Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Trà Vinh.Địa chỉ: số 19A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: 0743 753839 - 3753849. Fax: 074. 3753848Email: [email protected]: xuctientravinh.com.vn

Dự án 4Xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm

Địa điểm dự án Các huyện Châu Thành, Tiểu Cần

Quy mô Heo: 8.000 - 10.000 tấn/năm; Gia cầm 2.000 - 3.000 tấn/năm

Tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Mục tiêuTận dụng nguồn nguyên liệu, giải quyết đầu ra cho người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người dân địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà VinhCơ quan hỗ trợ nhà đầu tư:Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Trà Vinh.Địa chỉ: số 19A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: 0743 753839 - 3753849. Fax: 0743 753848Email: [email protected]: xuctientravinh.com.vn

Dự án 5 Xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ đậu phộng

Địa điểm dự ánCác xã Long Sơn, Hiệp Mỹ Tây, Mỹ Long Bắc huyện Cầu Ngang

Quy mô 3.000 - 5.000 tấn sản phẩm/năm

Tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Mục tiêuKhai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, giải quyết đầu ra cho nông dân, mở rộng diện tích canh tác, thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người dân địa phương

Page 163: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

163

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà VinhCơ quan hỗ trợ nhà đầu tư:Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Trà Vinh.Địa chỉ: số 19A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: 0743 753839 - 3753849. Fax: 0743 753848Email: [email protected]: xuctientravinh.com.vn

Dự án 6 Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

Địa điểm dự án Các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh

Quy mô 10.000 tấn/năm

Tổng vốn đầu tư dự kiến

150 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Mục tiêuTận dụng nguồn nguyên liệu, giải quyết đầu ra cho nông dân nuôi thủy sản, mở rộng diện tích, thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người dân địa phương

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà VinhCơ quan hỗ trợ nhà đầu tư:Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Trà VinhĐịa chỉ: số 19A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: 0743 753839 - 3753849. Fax: 0743 753848Email: [email protected]: xuctientravinh.com.vn

Dự án 7Đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh

Địa điểm dự án Các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú

Quy mô Trên 100 tấn/dự án/năm

Tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Vốn đầu tư trong và ngoài nước

Mục tiêuMở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Page 164: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

164

Đầu mối liên hệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà VinhCơ quan hỗ trợ nhà đầu tư:Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp Trà Vinh.Địa chỉ: số 19A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà VinhĐiện thoại: 0743 753839 - 3753849. Fax: 0743 753848Email: [email protected]: xuctientravinh.com.vn

TỈNH SÓC TRĂNG: 05 dự án, tổng số tiền: 154 triệu USD

Dự án 1 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Long PhúĐịa điểm Huyện Long Phú, tỉnh Sóc TrăngQuy mô 100 haTổng vốn đầu tư 100 triệu USDHình thức đầu tư Liên doanh hoặc 100 % vốn của nhà đầu tư

Mục tiêu của dự án

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn- Nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tăng nhanh năng suất, chất lượng cao, khả năng cạnh tranh, gia tăng hiệu quả sản xuất của nông dân một cách bền vững; dịch vụ cung ứng đối với cây lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây cảnh

Hiệu quả kinh tế

Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh cao, không ngừng tăng trưởng; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc TrăngNgười liên hệ: Ông Nguyễn Thành Phước, Điện thoại: 0908 341345Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồngĐịa chỉ: số 08, đường Hùng Vương, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc TrăngĐiện thoại: 0793 821913. Fax: 0793 826086Email: [email protected]: www.sonnptnt.soctrang.gov.vn

Page 165: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

165

Dự án 2 Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trần Đề

Địa điểm Ấp Ngan Rô I, thị trấn Trần Đề, huyện Trần ĐềQuy mô 120 haTổng vốn đầu tư 24 triệu USD

Hình thức đầu tư

Liên doanh hoặc 100 % vốn của nhà đầu tưNhà đầu tư tự đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp và tổ chức xây dựng nhà máy, nhà xưởng, kho tàng cho thuê, thuê mua hoặc cho nhà đầu tư khác thuê lại đất để đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch được duyệt

Mục tiêu của dự án

Khai thác yếu tố hạ tầng cơ sở có sẵn quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản thực phẩm; cơ khí chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản; sản xuất thức ăn, chế phẩm phục vụ chăn nuôi

Hiệu quả kinh tế

Phát triển các ngành nghề: Chế biến nông sản, thủy hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gỗ, thiết bị nội thất; sản xuất bao bì các loại; công nghiệp phụ trợ cho ngành đánh bắt thủy hải sản; đóng, sửa chữa tàu thuyền; dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp...

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Sóc TrăngĐịa chỉ: Km 2126+500 Quốc lộ 1A, tỉnh Sóc TrăngĐường N2 khu công nghiệp An NghiệpĐiện thoại: 079. 3 611 936 Fax: 079. 3 611 936 Email: [email protected]: www.kcn.soctrang.gov.vn

Dự án 3 Nhà máy chế tạo thiết bị, sản xuất máy nông nghiệpĐịa điểm Khu công nghiệp An NghiệpQuy mô 05 haTổng vốn đầu tư 18 triệu USDHình thức đầu tư Liên doanh hoặc 100 % vốn của nhà đầu tưMục tiêu của dự án Chế tạo 2.000 sản phẩm /năm

Hiệu quả kinh tế Cung cấp các thiết bị máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng các loại nông sản

Page 166: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

166

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Sóc TrăngNgười đại diện: Ô. Lâm Hùng Kiện Chức vụ: Trưởng banĐịa chỉ: Km 2126+500 Quốc lộ 1A, tỉnh Sóc TrăngĐường N2 khu công nghiệp An NghiệpĐiện thoại: 0793 611936. Fax: 0793 611936 Email: [email protected]: www.kcn.soctrang.gov.vn

Dự án 4 Nhà máy chế biến sữaĐịa điểm Khu Công nghiệp An NghiệpQuy mô 02 ha, sản xuất 25.000 tấn sữa/nămTổng vốn đầu tư 6 triệu USDHình thức đầu tư Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư

Mục tiêu của dự án- Tiêu thụ hết sản lượng sữa bò tươi của toàn tỉnh- Cung cấp sữa thành phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng

Hiệu quả kinh tế - Tăng giá trị gia tăng sữa bò của tỉnh - là tỉnh duy nhất của đồng bằng sông Cửu Long có đàn bò sữa trên 4.500 con

Đầu mối liên hệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc TrăngĐịa chỉ: số 08, đường Hùng Vương, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc TrăngĐiện thoại: 0793 821913. Fax: 0793 826086Email: [email protected]: www.sonnptnt.soctrang.gov.vn

Dự án 5 Giết mổ gia súc theo hướng công nghiệp và kỹ thuật cao

Địa điểmKhu Công nghiệp An Nghiệp, thành phố Sóc Trăng và các huyện, thị xã

Quy môXây dựng hệ thống giết mổ ở thành phố Sóc Trăng và trung tâm các huyện, thị xã với quy mô 2 ha ở các điểm lớn, khoảng 0,5 - 01 ha ở các điểm thị trấn nhỏ hơn

Tổng vốn đầu tư 06 triệu USDHình thức đầu tư Liên doanh hoặc 100 % vốn của nhà đầu tư

Mục tiêu của dự ánKhắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động vận chuyển và giết mổ động vật thủ công như hiện nay

Hiệu quả kinh tế Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc quy mô công nghiệp, hiện đại đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Page 167: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

167

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Sóc TrăngNgười đại diện: Ông Lâm Hùng KiệnChức vụ: Trưởng banĐịa chỉ: Km 2126+500 Quốc lộ 1A, tỉnh Sóc TrăngĐường N2 khu công nghiệp An NghiệpĐiện thoại: 0793 611936. Fax: 0793 611936 Email: [email protected]: www.kcn.soctrang.gov.vnSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc TrăngNgười đại diện: Ông Quách Văn Nam. Chức vụ: Giám đốcĐịa chỉ: Số 08, đường Hùng Vương, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.Điện thoại: 0793 821913. Fax: 0793 826086Email: [email protected]: www.sonnptnt.soctrang.gov.vn

TỈNH VĨNH LONG: 73 triệu USDDự án 1 Khu thương mại dịch vụ và du lịch Mỹ Thuận Địa điểm Xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongQuy mô 20 haTổng vốn đầu tư Dự kiến 29 triệu USD ≈ 600 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện dự án

Mục tiêu của dự ánXây dựng khu thương mại hiện đại phục vụ nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của nhân dân, gắn với dịch vụ du lịch và các dịch vụ công cộng

Hiệu quả kinh tế

Ổn định và nâng cao được giá trị cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng, góp phần củng cố sức khỏe cho nhân dân và làm tăng năng suất lao động xã hội. Kết hợp du lịch với thương mại là cơ hội để thu hút ngày càng nhiều hơn du khách trong và ngoài nước đến Vĩnh Long tham quan, mua sắm,....

Đầu mối liên hệ

Trung tâm xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp Vĩnh Long (Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long)Địa chỉ: Số 205/5, đường Phạm Hùng, phường 09, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: 0703 834031 - 3836145. Fax: 0703 823499Email: [email protected]: www.ipbc.vinhlong.gov.vn

Page 168: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

168

Dự án 2 Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị cơ giới nông nghiệp

Địa điểm Trong Khu Công nghiệp Bình Minh thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Quy mô 05 haTổng vốn đầu tư Dự kiến 12 triệu USD ≈ 250 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện dự án

Mục tiêu của dự ánSản xuất các thiết bị cơ giới, phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Hiệu quả kinh tế

Cung cấp các loại thiết bị cơ giới, phụ tùng phục vụ cho ngành nông nghiệp giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh LongĐịa chỉ: Số 85, đường Trưng Nữ Vương, phường 01, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: 0703 820972. Fax: 0703 820972Email: [email protected];Website: www.khucongnghiep.vinhlong.gov.vn

Dự án 3 Nhà máy chế biến các sản phẩm khoai lang

Địa điểmTrong Khu công nghiệp Hòa Phú thuộc xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long hoặc Khu Công nghiệp Bình Minh thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Quy mô 05 - 07 ha

Tổng vốn đầu tư Dự kiến10 ~ 14 triệu USD ≈ 210 ~ 300 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện dự án

Mục tiêu của dự án

Thu mua khoai lang để sản xuất, chế biến phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, tạo đầu ra ổn định cho các loại khoai lang của tỉnh Vĩnh Long và các vùng lân cận

Hiệu quả kinh tế của dự án

Góp phần tiêu thụ cũng như nâng cao giá trị củ khoai lang, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long

Page 169: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

169

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh LongĐịa chỉ: Số 85, đường Trưng Nữ Vương, phường 01, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: 0703 820972. Fax: 0703 820972Email: [email protected]: www.khucongnghiep.vinhlong.gov.vn

Dự án 4 Nhà máy chế biến phụ phẩm - phế phẩm thủy sản

Địa điểmKhu Công nghiệp Hòa Phú thuộc xã Hòa Phú, huyện Long Hồ và Khu Công nghiệp Bình Minh thuộc xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Quy mô - 02 nhà máy với công suất 90.000 tấn nguyên liệu/năm- Diện tích đất sử dụng: 01 ha

Tổng vốn đầu tư Dự kiến 12 triệu USD ≈ 250 tỷ đồng

Hình thức đầu tư Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện dự án

Mục tiêu của dự ánĐầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến phụ phế phẩm thủy sản để sản xuất dầu cá, bột cá, sản phẩm khác... tăng giá trị và hiệu quả sản xuất ngành thủy sản của tỉnh

Hiệu quả kinh tế

Tận dụng các nguồn phụ phẩm - phế phẩm thủy sản để tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như nâng cao chuỗi giá trị cho ngành thủy sản của tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Vĩnh LongĐịa chỉ: Số 85, đường Trưng Nữ Vương, phường 01, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: 0703 820972. Fax: 0703 820972Email: [email protected];Website: www.khucongnghiep.vinhlong.gov.vn

Dự án 5 Nhà máy sản xuất vacxin cho động vật - thủy sản

Địa điểm Trong Khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn II thuộc xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Quy môCông suất 02 tỷ liều vaccine các loại/năm

phòng các bệnh cho cá tra và tôm.Diện tích đất sử dụng 02 ha

Tổng vốn đầu tư dự kiến 06 triệu USD ≈ 130 tỷ đồng

Page 170: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL

Phần 3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư

170

Hình thức đầu tư Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện dự án

Mục tiêu của dự ánSản xuất Vaccine phòng bệnh cho các đối tượng thủy sản (cá tra, tôm...) để phục vụ cho nghề nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo anh toàn dịch bệnh.

Hiệu quả kinh tế

Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất, đa dạng hoá các loại vaccine phòng bệnh cho các loài thủy sản. Tạo nguồn vaccine ổn định, dồi dào, đảm bảo cung cấp kịp thời cho các dự án nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Đầu mối liên hệ

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh LongĐịa chỉ: Số 85, đường Trưng Nữ Vương, phường 01, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: 0703 820972. Fax: 0703 820972Email: [email protected];Website: www.khucongnghiep.vinhlong.gov.vn

Page 171: Kỷ yếu: Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tưmdec.vn/file_mdec/files/Ky yeu HN XT TM DT NN NT.pdf · ... DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG

171

In............. cuoán, khoå 20 x 29cm, taïi Coâng ty CP In Toång hôïp Caàn Thô.Soá 500, ñöôøng 30/4, P. Höng Lôïi, Q. Ninh Kieàu, TP. Caàn Thô.

Giaáy pheùp xuaát baûn soá: .........................., do......................................................caáp ngaøy .........-..........-2014. In xong vaø noäp löu chieåu thaùng........-2014.