lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

46
GV Trn Quang Khánh 1 1 *LCH SPHÁT TRIN VĂN HÓA VIT NAM 1. Nguoàn goác vaø baûn chaát cuûa vaên hoaù _ Thi đim phát minh ra "la" là du mc quan trng ban đầu cho sra đời và phát trin ca văn hoá.Nói như vy có nghĩa văn hoá là sn phm chriêng có loài người, đi lin vi sphát trin ca xã hi loài người. _ Nhìn li lch s: "Thm trước" ca nn văn minh la đốt là mt bc tranh sinh hot mang tính sinh hc thun tuý ca động vt bc thp; Còn "sân sau" ca nn văn minh la đốt là ánh sáng tư duy ca động vt bc cao. Văn hoá chính là thành quđằng sau chui tiến hoá lâu dài ca loài người, gn lin vi phương thc sng nht định. _ Khai mnhư trên là nhm chng minh ngun gc ca văn hoá ttrong lao động. Lao động va là điu kin cho sxut hin ca văn hoá, nhưng đồng thi cũng là phương thc duy trì stn ti và phát trin ca văn hoá. Cũng chính lao động là du hiu để phân bit loài người vi loài vt, vì tlao động là tin đề vt cht tiên quyết cho sra đời ca tư duy-Cái chloài người (còn loài vt thì không có). _ Xét vmt quan h: Tư duy là sn phm ca tiến trình tiến hoá lâu dài bi stác động ca con người vào gii tnhiên. Nói mt cách khác, "tư duy chính là thc tin được ci biến đi trong bóc con người". Song, tư duy không phi là mt hin tượng thđộng, bt biến. Nó mang "ni dung thc tin", va có chc năng lưu trtri thc, va có nhim vtruyn ti tri thc. Cho nên, ngôn ngvi bn cht là "cái võ vt cht ca tư duy" đã trthành mt xích quan trng trong quá trình trao đổi thông tin, duy trì và phát trin các quan hgia con người vi con người trong quá trình ci biến tnhiên, xã hi và chính bn thân con người. _ Sáng to là thuc tính ca tư duy nhưng sáng to cũng chcó thđược thhin thông qua nhng điu kin vt cht nht định. Nhưng điu kin vt cht đáp ng sáng to phi thông qua lao động vì, "nếu phương din kinh tế ca lao động là ssn xut ra ca ci vt cht, thì phương din văn hoá ca lao động chính là ssáng to-biu hin ca các lc lượng bn cht người. Quá trình biu hin ca các lc lượng bn cht người y chính là quá trình sc sáng to được vt thhoá trong hot động chiếm lĩnh và ci to thế gii, trong đó có bn thân con người". Cũng chính ssáng to văn hoá là động lc tiến bca loài người; Sđa dng ca văn hoá là kho tàng quý báu nht ca văn hoá nhân loi và là mt yếu tcn thiết ca phát trin" *Như vy, cùng vi lao động, tư duy, sáng to và ngôn nglà ci ngun là điu kin nhưng cũng là phương thc tn ti và phát trin ca văn hoá. Tthc tin vt cht và tinh thn ca văn hoá cho thy, văn hoá là mt lĩnh vc có ni hàm và ngoi diên rt rng ln: Vô cùng đa dng và phong phú nhưng cũng không kém phn phc tp. _ Cho đến nay đã tn ti nhiu định nghĩa vvăn hoá. Tutheo quan đim, góc độ tiếp cn khác nhau mà các nhà văn hoá đưa ra các định nghĩa khác nhau vvăn hoá: HChí Minh-Mt danh nhân văn hoá thế gii cho rng "Vì lsinh tn cũng như mc đích ca cuc sng, loài người mi sáng to và phát minh ra ngôn ng, chviết, đạo đức, pháp lut, khoa hc, tôn giáo, văn hc, nghthut, nhng công ccho sinh hot hàng ngày văn, mc, và các phương thc sdng. Toàn bnhng sáng to và phát minh đó tc là văn hoá" _ Tchc văn hoá thế gii định nghĩa: "Trong ý nghĩa rng nht, văn hoá là tng thnhng nét riêng bit tinh thn và vt cht, trí tuvà xúc cm quyết định tính cách ca mt xã hi hay ca mt nhóm người trong xã hi. Văn hoá bao gm nghthut và văn chương, nhng li sng, nhng quyn cơ bn ca con người, nhng hthng các giá tr, nhng tp tc và nhng tín ngưỡng. Văn hoá đem li cho con người nhng khnăng suy xét vbn thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trthành nhng sinh vt đặc bit nhân bn, có lý tính, có óc phê phán và dn thân mt cách đạo lý. Chính nhvăn hoá mà con người tthhin, tý thc được bn thân, tbiết mình là mt phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét nhng thành tu ca bn thân, tìm tòi không biết mt nhng ý nghĩa mi mvà sáng to nên nhng công trình mi mvà to nên nhng công trình vượt tri lên bn thân". _ Tlp trường duy vt bin chng truy cu vvăn hoá thy rng: Xét theo nghĩa rng, Văn hoá là "trình độ phát trin lch snht định ca mt xã hi, sc sáng to và năng lc ca con người trong xã hi, biu hin các kiu và hình thc tchc đời sng và hot động, cũng như trong các giá trvt cht và tinh thn do con người to ra.....Văn hoá bao gm nhng kết qukhách quan ca hot động con người (sn xut, máy móc, thiết b, kết qunhn thc, tác phm nghthut, chun tc đạo đức và Pháp lut) cũng như ca sc sáng to và năng lc con người được thhin trong hot động (tri thc, knăng, thói quen, trình độ trí tu, Tài liu Môn hc Cơ sVăn Hóa Vit Nam

Upload: truong-hoc-so

Post on 17-Jan-2015

2.887 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh 1

1

*LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM 1. Nguoàn goác vaø baûn chaát cuûa vaên hoaù _ Thời điểm phát minh ra "lửa" là dấu mốc quan trọng ban đầu cho sự ra đời và phát triển của văn hoá.Nói như vậy có nghĩa văn hoá là sản phẩm chỉ riêng có ở loài người, đi liền với sự phát triển của xã hội loài người. _ Nhìn lại lịch sử: "Thềm trước" của nền văn minh lửa đốt là một bức tranh sinh hoạt mang tính sinh học thuần tuý của động vật bậc thấp; Còn "sân sau" của nền văn minh lửa đốt là ánh sáng tư duy của động vật bậc cao. Văn hoá chính là thành quả đằng sau chuỗi tiến hoá lâu dài của loài người, gắn liền với phương thức sống nhất định. _ Khai mở như trên là nhằm chứng minh nguồn gốc của văn hoá từ trong lao động. Lao động vừa là điều kiện cho sự xuất hiện của văn hoá, nhưng đồng thời cũng là phương thức duy trì sự tồn tại và phát triển của văn hoá. Cũng chính lao động là dấu hiệu để phân biệt loài người với loài vật, vì từ lao động là tiền đề vật chất tiên quyết cho sự ra đời của tư duy-Cái chỉ có ở loài người (còn loài vật thì không có). _ Xét về mặt quan hệ: Tư duy là sản phẩm của tiến trình tiến hoá lâu dài bởi sự tác động của con người vào giới tự nhiên. Nói một cách khác, "tư duy chính là thực tiễn được cải biến đi ở trong bộ óc con người". Song, tư duy không phải là một hiện tượng thụ động, bất biến. Nó mang "nội dung thực tiễn", vừa có chức năng lưu trữ tri thức, vừa có nhiệm vụ truyền tải tri thức. Cho nên, ngôn ngữ với bản chất là "cái võ vật chất của tư duy" đã trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình trao đổi thông tin, duy trì và phát triển các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình cải biến tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. _ Sáng tạo là thuộc tính của tư duy nhưng sáng tạo cũng chỉ có thể được thể hiện thông qua những điều kiện vật chất nhất định. Nhưng điều kiện vật chất đáp ứng sáng tạo phải thông qua lao động vì, "nếu phương diện kinh tế của lao động là sự sản xuất ra của cải vật chất, thì phương diện văn hoá của lao động chính là sự sáng tạo-biểu hiện của các lực lượng bản chất người. Quá trình biểu hiện của các lực lượng bản chất người ấy chính là quá trình sức sáng tạo được vật thể hoá trong hoạt động chiếm lĩnh và cải tạo thế giới, trong đó có bản thân con người". Cũng chính sự sáng tạo văn hoá là động lực tiến bộ của loài người; Sự đa dạng của văn hoá là kho tàng quý báu nhất của văn hoá nhân loại và là một yếu tố cần thiết của phát triển" *Như vậy, cùng với lao động, tư duy, sáng tạo và ngôn ngữ là cội nguồn là điều kiện nhưng cũng là phương thức tồn tại và phát triển của văn hoá. Từ thực tiễn vật chất và tinh thần của văn hoá cho thấy, văn hoá là một lĩnh vực có nội hàm và ngoại diên rất rộng lớn: Vô cùng đa dạng và phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp. _ Cho đến nay đã tồn tại nhiều định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau mà các nhà văn hoá đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hoá: Hồ Chí Minh-Một danh nhân văn hoá thế giới cho rằng "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá" _ Tổ chức văn hoá thế giới định nghĩa: "Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người những khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ và tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân". _ Từ lập trường duy vật biện chứng truy cứu về văn hoá thấy rằng: Xét theo nghĩa rộng, Văn hoá là "trình độ phát triển lịch sử nhất định của một xã hội, sức sáng tạo và năng lực của con người trong xã hội, biểu hiện các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hoạt động, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.....Văn hoá bao gồm những kết quả khách quan của hoạt động con người (sản xuất, máy móc, thiết bị, kết quả nhận thức, tác phẩm nghệ thuật, chuẩn tắc đạo đức và Pháp luật) cũng như của sức sáng tạo và năng lực con người được thể hiện trong hoạt động (tri thức, kỷ năng, thói quen, trình độ trí tuệ,

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

Page 2: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

2

2

sự phát triển đạo đức và thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và hình thức giao tiếp giữa con người với nhau). Xét theo nghĩa hẹp, văn hoá là lĩnh vực đời sống tinh thần của con người"Tóm lại, văn hoá là một trong những căn cứ để phân biệt con người với loài vật. Nguồn gốc lao động của văn hoá khẳng định một cách khách quan, duy vật về một hình hình thái ý thức xã hội. Từ trong văn hoá, chúng ta tìm thấy được những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. 2. Tieán trình phaùt trieån cuûa vaên hoaù Vieät Nam _ Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng của mình. Văn hoá dân tộc là thành tựu của cả dân tộc đi cùng lịch sử của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình đằng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn về lãnh thổ, có lịch sử dựng nước và giữ nước, do đó có nền văn hoá riêng, mang phong cách, bản sắc độc đáo của khu vực Á-Đông. Văn hoá dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống xâm lược ngoại bang và thực tiễn lao động sản xuất. _ Văn hoá Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trước hết là nền văn hoá thời Tiền sử với những thành tựu ban đầu của người nguyên thuỷ ở núi Đọ (Thanh Hoá) và sau đó là nền văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt, hái lượm, dùng đá làm công cụ sản xuất. Theo dấu tích khảo cổ học, thời kỳ này "người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn người ngay nơi cư trú. Thức ăn chủ yếu là nguyễn thể, những cây, quả, hạt và một số các loại động vật vừa và nhỏ". Từ thế giới quan triết học phải thừa nhận rằng, hành vi chôn người chết của người nguyên thuỷ biểu hiện một quan niệm duy tâm-tôn giáo. Chính việc chôn người chết kèm theo những vật dụng ngay nơi cư trú là thể hiện niềm tin về một thế giới khác sau khi lìa bỏ thế giới sống trần tục. Đây cũng được xem là một quan niệm nhân văn, nhân đạo sâu sắc bước đầu của tổ tiên người Việt. Thời kỳ đá mới (cách đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lối sống của con người. Thời kỳ này con người đã nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, đất sét, sừng, xương, tre, nứa, gỗ,.. để làm công cụ sản xuất. Đặc biệt hơn, họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật, biết trồng cây, biết quy hoạch định cư thành từng nhóm, dân số theo đó cũng tăng lên,..Chính phương thức sống này đã đẩy văn hoá phát triển lên một tâm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ đó là những đặc trưng của nền văn hoá Hoà Bình. Văn hoá thời Sơ sử với ba trung tâm lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam: -Văn hoá Đông Sơn hình thành ở các lưu vực sông (Sông Hồng, Sông Cả, Sông Mã). Đặc trưng của phương thức sống thời kỳ này vẫn là sự chuyển tải nội dung của nền văn hoá Hoà Bình nhưng ở một trình độ cao hơn. Vào thời kỳ này, cư dân tiền Đông Sơn đã biết trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc làm thức ăn, làm phương tiện chuyên chở hàng hoá,... Tuy nhiên việc tìm thấy vật liệu đồng thau đã gây ra sự tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế-xã hội thời kỳ này. Chính nguyên vật liệu từ đồng đã thúc đẩy nghề đúc đồng phát triển. Phần lớn những công cụ sản xuất, vũ khí được đúc bằng đồng với kỷ thuật tinh xảo. Đặc biệt những chiếc trống đồng là sản phẩm đằng sau kỷ thuật đỉnh cao của nghệ nhân thời Đông Sơn đã trở thành biểu tượng của văn hoá dân tộc. Từ các di chỉ khảo cổ cho thấy, thời kỳ Đông Sơn đã có sự phân khu, phân tầng văn hoá, đồng thời cũng diễn ra sự giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc bởi vì đã có hoạt động trao đổi kinh tế, tặng vật phẩm tín ngưỡng tôn giáo,... Và cũng chính những hoạt động này là căn cứ thừa nhận tư duy sáng tạo trong đời sống tín ngưỡng cũng như nghệ thuật của một nền văn hoá non trẻ. Trong lĩnh vực nghệ thuật, thời kỳ này, con người đã biết trang trí với những hoạ tiết có tính đối xứng chặt chẽ. Cho nên, về mặt triết học phải thấy được rằng đó là "tư duy phân đôi", ít nhiều mang tính biện chứng của người Sơ sử. Văn hoá, nghệ thuật thời kỳ này cũng rất đa dạng và phong phú với những huyền thoại, thần thoại mang tính sử thi ("Đẻ đất đẻ nước") cùng những nhạc cụ âm nhạc sinh động từ vật liệu thiên nhiên, đặc biệt là đồng với những chiếc trống có âm thanh vang xa, vọng. Nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân Đông Sơn gắn liền với nghề trồng lúa nước. Vì vậy, thần Mặt trời là vị thần chủ đạo được thờ phụng nhằm cầu may cho mùa màng tốt tươi để cư dân được no ấm, an bình,... -Văn hoá Sa Huỳnh có không gian phân bố rộng lớn, từ Bình Trị Thiên kéo dài tới lưu vực sông Đồng Nai. Nếu văn hoá Đông Sơ với đặc trưng lớn nhất là những cộng cụ, vật dụng bằng đồng, phục vụ cho sản xuất thì nền văn hoá Sa Huỳnh lấy sắt làm nguyên liệu chủ yếu để chế tạo ra những cộng cụ phụ vụ cho nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, cùng các loại cây ăn quả, củ khác. Cũng đặt trong so sánh, nếu cư dân Đông Sơn hãnh diện về kỷ thuật đúc đồng thì cư dân Sa Huỳnh cùng tự hào về kỷ thuật đúc sắt. Những công cụ bằng

Page 3: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

3

3

sắt của cư dân Sa Huỳnh nhiều không kém công cụ bằng đồng của cư dân Đông Sơn, Thậm chí còn nhiều hơn. Ngoài ra cư dân Sa Huỳnh còn nổi tiếng với truyền thống dệt vải, đúc đồ gốm, làm trang sức bằng nhiều chất liệu từ thiên nhiên. Điều đó chứng tỏ tư duy của người Sa Huỳnh đã phát triển ở tâm cao, tạo ra một nền văn hoá tiến bộ, chủ động khai phá, cải biến tự nhiên. -Văn hoá Đồng Nai là nền văn hoá của cư dân vùng Nam Bộ. Đặc điểm của nền văn hoá này gắn liền điều kiện tự nhiên (sông nước miệt vườn). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nếu cư dân Đông Sơn dùng nguyên liệu đồng, cư dân Sa Huỳnh dùng Sắt để chế tạo cộng cụ sản xuất là chủ yếu, thì cư dân Đồng Nai sử dụng đá làm nguyên liệu chính thống chế tác ra những công cụ sản xuất và thậm chí cả những hàng trang sức để phụ vụ đời sống tinh thần. _ Đời sống tín ngưỡng của cư dân vùng này còn dừng lại ở cấp độ "Bái vật giáo", song họ vẫn tin có một thế giới khác ngoài thế giới hiện thực của con người người sống. Nhìn chung, cư dân Đông Nai sống ven cửa sông, rạc, biển nên từ lâu đời đã có truyền thống "ăn to nói lớn", khoáng đảng, bổ bả, ít suy tư trầm lắng như người vùng ngoài. Văn hoá Bắc thuộc là nền văn hoá phụ thuộc vào sự thống trị của Phong kiến Trung Hoa ở phương Bắc. Thời kỳ này đã đặt văn hoá Việt Nam vào thế cam go phải đấu tranh với sự đô hộ của phong kiến xâm lược chống lại sự đồng hoá dân tộc. _ Văn hóa Việt Nam vốn dĩ độc lập trong sự cởi mở, rộng lượng của truyền thống người Việt cổ sau quá trình tiếp biến thiên nhiên và cuộc sống lâu dài nay có nguy cơ bị Hán hóa, biến thành một tiểu khu của Trung Hoa đại lục.Phong kiến phương Bắc đưa chân đến đất Nam không chỉ chuyên chở ý đồ chính trị mà còn kéo theo văn hoá bản địa. Hành trang chủ yếu của văn hoá bản địa là đạo Nho, Lão-Trang với những nội dung phục vụ cho mục đích đồng hoá.Không chịu khuất phục trước sức mạnh về số lượng, dân tộc Việt Nam trương cao ngọn cờ: Đấu tranh để bảo vệ bản sắc, bảo vệ dân tộc, chống đồng hóa, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giải phóng đất nước. Tuy nhiên, từ giác độ xã hội học phải thừa nhận rằng: Những nội dung máng đậm tính nhân văn của đạo Nho Trung Quốc (nhân-lễ-nghĩa-chính danh) rất gần gũi trong nếp ăn, thói ở của người Việt. Cho nên, Phong kiến Trung Hoa đã biết lợi dụng điều đó mà khuyếch trương, truyền giáo. Nếu có thể đặt ra ngoài vấn đề chính trị mà nhìn sâu vào đời sống tinh thần thì có thể thấu rõ được một sự thực là: Bản thân những giá trị nhân văn, nhân bản của Nho giáo đã tồn tại trong lòng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng với những chuẩn giá trị đạo đức của các tôn giáo Trung Hoa, mà chủ yếu là đạo Nho. Phật Giáo (một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới) cũng có mặt ở Việt Nam. Những kỷ cương, luân lý của đạo Phật đã góp phần không nhỏ xiết chặt lối sống buông thả của con người trần tục. Xét về mặt ý nghĩa, nó phù hợp với tâm can hướng thiện của người Việt. Cho nên văn hoá Việt Nam tiếp biến đạo Phật là góp thêm phần đa dạng, phong phú và nhân đạo của một truyền thống lâu đời. Trước khi bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, văn hoá Việt Nam ghi nhận dấu ấn của nền văn hoá champa và Óc Eo. Với sự thống trị của các triều đình phong kiến Việt Nam (đặc biệt là triều đình nhà Nguyễn), vào thế kỷ thứ XVI một tôn giáo có nguồn gốc từ Phương tây đã xâm nhập vào văn hoá Việt Nam. Đó là Thiên Chúa Giáo-tôn giáo làm nên văn minh phương Tây. Nội dung của Thiên Chúa giáo tập trung chủ yếu ở phúc âm. Giáo lý dạy: Con người là một sinh linh vô cùng nhỏ bé, khi sinh ra đã mang nặng tội tổ tông. Vì vậy, sống kiếp làm người phải ăn năn, xám hối, chuộc lỗi với Chúa, cầu mong Chúa cứu rỗi, ban ơn,...Sự nghiệp trần thế của con chiên là phụng dưỡng ý đồ cứu độ của Thiên Chúa để khi chết không bị đầy xuống tuyền đài mà được trở về với Thiên đường sống hạnh phúc bên Thiên Chúa vô vàn tôn kính. _ Lý tưởng của Kinh Thánh sớm ăn nhập vào tâm tri của một bộ phận không nhỏ dân chúng có cuộc sống khổ đau, bần hàn. Nó đã được dân tộc việt Nam tiếp biến, cải biên phần nào cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Từ đây, văn hoá Việt Nam được bổ một nội dung văn hoá tôn giáo mới, tăng thêm phân đa dạng và sâu sắc. Nửa sau thế kỷ XIX, văn hoá Việt Nam đặt dưới sự thống trị của thực dân. Dưới sự chèo lái của triều đình nhà Nguyễn,"dân tộc Việt Nam đã đánh mất hành động độc lập trong lịch sử”, làm cho con thuyền văn hoá dân tộc chỉu nặng ý đồ chính trị thực dân Phương tây. Lúc này, văn hoá Việt Nam mang hai nội dung chủ yếu là: “Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp; và giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông tây”. _ Đặc biệt lĩnh vực văn hoá vật chất được thực dân Pháp phát triển ồ ạt trên lãnh thổ Việt Nam, làm phai nhạt tính đậm đà, bản sắc của văn hoá dân tộc và thay vào đó bằng văn hoá ngoại lai, xa lạ với cư dân nông nghiệp lúa nước.

Page 4: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

4

4

Vì vậy, trước khi cách mạng tháng 8 thành công, năm 1943 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xây dựng bản Đề cương văn hoá, vạch ra tình trạng "Văn hoá Việt Nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản. Chiến tranh và xu trào văn hoá hiện nay: Ảnh hưởng của văn hoá Phát xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hoá Việt Nam mạnh lên, những đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hoá tân dân chủ, xu trào văn hoá mới của Việt Nam đang cố vượt hết mọi trở lực để nẩy nở". Xuất phát từ thực trạng văn hoá này, đảng ta đã đề ra nhiệm vu xây dựng nền văn hoá mang nội dung: Dân tộc, Khoa học và Đại chúng. Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bức vào kỷ nguyên của độc lập, tự chủ, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Từ đây, những nội dung của bản Đề cương văn hoá dân dần được bổ sung, phát triển theo tỉnh hình cách mạng của dân tộc. _ Sau năm 1955, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền: Miền bắc xây dựng, phát triển kinh tế-chính trị, văn hoá-xã hội xã hội chủ nghĩa; Miền nam còn chịu ách thống trị của thực dân-đế quốc Mỹ, do đó văn hoá Miền nam bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống của văn hoá Phương tây. Năm 1975, Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, giang sơn thu về một mối, văn hoá Việt Nam thống nhất phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. _ Trải qua một thời kỳ văn hoá bao cấp, năm 1986 Đẳng ta đổi mới tư duy phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đời sống mới. Từ đây, cùng với các lĩnh vực khác, văn hoá được Đảng ta trú trọng quan tâm bằng những quyết sách cụ thể. _ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá V) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: "Công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng. Mỗi hoạt động văn hoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi". _ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII vạch ra nhiệm vụ của cách mạng văn hoá Việt Nam là: "Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự. Phổ biến rộng rãi trong nhân dân những kiến thức văn hoá cần thiết cho sản xuất và đời sống. Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ. Phát động phong trào quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác". _ Đại Hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các hoạt động văn hoá, văn nghệ có vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đậm không chỉ trong công tác văn hoá-văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam". Do đó, "Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội". Đồng thời, "kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc". Tiếp tục đường hướng nói trên, năm 1998 Đảng ta tổ chức Hội Nghị TW V, chuyên bàn về vấn đề văn hoá. Xác định xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn phát triển mới. _ Nền văn hoá tiên tiến không có nghĩa là xoá bỏ truyền thống mà nó là nền văn hoá mang những đặc trưng cụ thể như: Yêu nước, tiến bộ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí minh; nhân văn; phong phú cả về nội dung và hình thức. _ Tính chất tiên tiến phải đảm bảo được nội dung nhân văn, nhân đạo sâu sắc, nhưng đồng thời phải thể hiện sự đa dạng và phong phú về hình thức. Tính chất đậm đà của nền văn hoá dân tộc đảm bảo giữ gìn và phát huy những giá trị mang bản sắc dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, sự bao dung, độ lượng, quý trọng nghĩa tình, đạo lý, dũng cảm và đặc biệt giữ gìn tinh thần đoàn kết dân tộc. Để xây dựng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà, Hội Nghị TW V đã xác định: -Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hộ; -Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; -Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

Page 5: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

5

5

-Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; -Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. _ Nhìn lại 20 năm đất nước đổi mới, văn hoá Việt Nam đang "thăng hoa", tiến bước cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc. Bên cạnh sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định về chính trị, phát triển về giáo dục,...văn hoá nghệ thuật đã gặt hái được nhiều thành tựu góp phần đưa đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lên một tầm cao mới. _ Tuy nhiên, thì đại ngày này được xem là thời đại vũ bảo, guồng máy phát triển của thế giới được bôi trơn bởi nền tri thức vượt bậc của nhân loại. Xu hướng toàn cầu hoá đã cuốn hút tất cả các nền văn hoá dân tộc trên thế giới vào quỷ đạo chúng. Chính quá trình này đã diễn ra sự "đụng độ" giữa các nền văn minh, và văn hoá của các dân tộc có cơ hội được "cọ sát". _ Toàn cầu hoá là cơ hội để Việt Nam tham gia vào sân "chơi trí tuệ" của thế giới, từ đó học hỏi, thu nhận có chắt lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại. Nhưng toàn cầu hoá cũng là một thách thức không nhỏ, bởi vì nếu không vững lập trường sẽ rất dễ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, phải xác định: "Hoà nhập nhưng không hoà tan". Văn hoá là tấm thẻ căn cước để tham gia vào quá trình hội nhập, nhưng bằng mọi giá phải giữ cho được tấm thẻ đó, nếu mất nó là đánh mất quyền lợi trong "cuộc chơi" và cũng đồng nghĩa với việc đánh mất mình. _ Tóm lại, văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần của con người được hình thành sau lịch sử đấu tranh mạnh mẽ với thiên nhiên, với xã hội. Mỗi một dân tộc đều có lịch sử văn hoá của riêng mình biểu hiện tính cách, bản sắc độc đáo không lặp lại hay đồng nhất với bất kỳ văn hoá của dân tộc nào trên thế giới. Vì vậy, "giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá" không chỉ là sự lựa chọn mà còn là nhiệm vụ, là mục tiêu của cả dân tộc Việt nam trong thời đại mới.

*KHAÙI QUAÙT NEÀN VAÊN HOAÙ VIEÄT NAM _ Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm gần giống với những dân tộc của miền Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. _ Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt. _ Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam. _Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng rất nhỏ hơn của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương tây (Pháp, Nga, Mỹ). Đất nước _ Văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa miền Bắc rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở cá dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những dôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn,hát Đối... _ Dân số Việt Nam năm 2003 là 83.666.356, mật độ dân số 987 người trên km vuông (665 dặm vuông). Đa số dân cư sống trong hoặc gần khu vực các châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long đông đúc. Tổ chức cộng đồng _ Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre làng và có cổng làng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền. Làng

Page 6: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

6

6

thường có những luật tục. Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như không hay của văn hóa Việt Nam thời phong kiến. _ Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên _ Vì nền tảng văn hóa là nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung quanh. _ Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp cho nông nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để phát triển nông nghiệp, điển hình là". _ Trong bất cứ một môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi điều kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, con người không thể chống lại nó, cải tạo nó một cách thuần thuc mà phải thích nghi vớ môi trường sống để điều hòa nhịp sống của mình Với môi trường tự nhiên đắp đê phòng lũ lụt được phản ánh rõ nét trong truyện cổ tích "Sơn Tinh, Thủy Tinh, không chỉ con người Việt Nam, mà hầu như tất cả các cộng đồng dân tộc quốc gia trên thế giới đều phải tìm hiểu, lựa chọn thích nghi để tồn tại. Và quá trình đó đã nảy sinh những yếu tó văn hóa mà ta gọi là " văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên". Và những yếu tố văn hóa đó đã thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của con người. _ Đó là việc con người đã sử dụng những sản phẩm của tự nhiên như: tre nứa, gỗ lạt, mây tre măng trúc để làm nhà, thức ăn, thức uống khai thác ở sông suối, đánh bắt ở biển để chế biến thức ăn trong bữa ăn. Đặc biệt, có những sản vật nổi tiếng được chế biến từ cá, tôm, canh cua.... Trong kiến trúc nhà cửa: con người đã biết nhắm hướng nhà, hướng đất, tránh hướng gió độc, đón lấy hướng mắt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt, trồng trọt _ Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa, là các kiến trúc đều thuận theo thuật phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước...Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc kinh thành như thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế...hay trong thuyết tam tài của người dân là : "thiên - địa - nhân" _ Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người còn được thể hiện trong cách ăn mặc của người dân. Đó là cách ứng xử mùa nào thức nấy, mùa hè mặc chất liệu vải mát, mùa đông màu áo chất liệu vải giữ nhiệt... _ Hay trong kinh nghiệm sản xuất, trị thủy. Dự báo thời tiết, mùa nào thì nên trồng cây nào cho thích hợp ... Tuy nhiên, hiện nay, do môi trường cơ chế thị trường, con người đã xâm hại tự nhiên quá lớn, để rồi tự nhận lãnh hậu quả là những trận lũ lụt khủng khiếp, động đất, sóng thần... Vì thế, để được thiên nhiên giúp đỡ, mọi người hãy tự nhận thức sự cần thiết của môi trường tự nhiên, hãy bảo vệ và xây dựng để môi trtường ngày càng tốt đẹp hơn Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội _ Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia đình. Đến thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng các quan điểm đạo đức xa xưa lên một tầm cao mới, với các lời căn dặn như: "Trung với nước, hiếu với dân" (ngày xưa là "Trung quân ái quốc"). _ Người Việt Nam có tinh thần "tôn sư trọng đạo". Người Việt xem cha mẹ có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết chú, mồng ba Tết thầy". Những nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ "sư" (thầy) là những nghề nghiệp được người Việt tôn kính: võ sư, thầy thuốc...Việt Nam có Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. _ Việt Nam thời phong kiến "trọng nam khinh nữ", điều này gây nhiều bất hạnh cho người phụ nữ. Phụ nữ phải thực hiện "tam tòng tứ đức". Sau khi lập nước năm 1945, Chính phủ công nhận chính thức quyền bình đẳng nam nữ. Hồ Chí Minh viết tặng chị em phụ nữ 8 chữ vàng "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".và câu danh ngôn "trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng"

Page 7: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

7

7

Xã hội • Nông nghiệp

Khoảng 74% người Việt Nam hiện sống tại các vùng nông nghiệp, và mặc dầu nhiều vùng đang bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và toàn cầu hoá, các phong tục nông nghiệp và các truyền thống hiện vẫn đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành văn hóa Việt Nam. Trên tổng số dân 83.535.576 sẽ có 66.828.460 người sống ở các vùng nông thôn và 16.707.115 người sống ở các vùng đô thị. Trong tương lai không xa nữa, với tốc độ đô thị hóa và hoàn cảnh đất nước hội nhập WTO thì các đô thị mới sẽ mọc lên, vùng nông thôn được thu hẹp lại, kéo theo là đời sống nhân dân tăng cao.

• Tổ chức Nói về các thuật ngữ phản ánh các mức độ tổ chức xã hội, hai đơn vị quan trọng nhất là làng và nước. Người Việt thường nói rằng làng liên quan chặt chẽ với nước. Các đơn vị tổ chức trung gian như huyện và tỉnh có nhiều tầm quan trọng thấp hơn.

• Quan hệ dòng tộc: _ Ở nước Việt Nam nông nghiệp, quan hệ dòng tộc đóng một vai trò quan trọng. Nếu có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân, thì cũng có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Đông coi trọng những vai trò gia đình và dòng họ. So sánh với văn hóa Phương Tây, văn hóa Trung Quốc đề cao gia đình hơn dòng họ trong khi văn hóa Việt Nam đề cao dòng họ hơn gia đình. Mỗi dòng họ có một trưởng họ, nhà thờ họ và những ngày giỗ họ. _ Đa số dân cư có liên hệ với nhau về huyết thống. Sự thực này hiện vẫn còn có thể bắt gặp trong những tên làng ví dụ Đặng Xá (làng của người họ Đặng), Châu Xá, Lê Xá,... vân vân. Ở Tây Nguyên truyền thống nhiều gia đình thuộc một họ ở chung với nhau trong những ngôi nhà dài hiện vẫn phổ biến. Ở đa số các vùng nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thấy ba tới bốn thế hệ sống dưới cùng mái nhà. _ Bởi vì quan hệ dòng tộc đóng vai trò quan trọng trong xã hội nên có một hệ thống quan hệ thứ bậc rất phức tạp. Trong xã hội Việt Nam, có chín kiểu quan hệ họ hàng gần xa riêng biệt (cửu tộc). _ Hầu như mọi ngày giỗ và các ngày lễ bên trong một họ đều tuân thủ các nguyên tắc thế hệ. Những người trẻ tuổi có thể có vị trí cao hơn theo cấp bậc triều đình so với người lớn tuổi nhưng vẫn phải tôn trọng người lớn tuổi kia. Ẩm thực _ Ẩm thực Việt Nam dựa chủ yếu trên gạo, tương và nước mắm. Mùi vị đặc trưng của nó là ngọt, cay, và rất nhiều loại rau thơm khác. Món ăn cơ bản trên mâm cơm hằng ngày là: canh, mặn và món xào. _ Việt Nam cũng có nhiều kiểu mì. Các vùng khác nhau sáng tạo ra các kiểu mì khác nhau, về hình dạng, mùi vị, màu sắc vân vân. Một trong những món mì nổi tiếng nhất là Phở, gồm các sợi bánh phở và nước dùng, thịt bò, thịt gà. Món này có nguồn gốc từ miền bắc Việt Nam. _ Miền trung Việt Nam cũng nổi tiếng với nhiều món ẩm thực ngon miệng và có những hương vị rất riêng. Trang phục _ Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, có những quy định khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kỳ màu gì ngoài đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết rất là tầm thường và đơn sơ, đễ hợp với số phận trong xã hội (ngoài những dịp lể quan trọng hoạc đắm cưới vân vân). Một trong những y phục cổ xưa nhất mà đã được phụ nữ bình dân mặc từ xưa đến đầu thế kỷ 20 là bộ Áo tứ thân. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là Áo tứ thân có thể đã ra đời từ thế kỷ 12. _ Vào thế kỷ 18, người bình dân ở hết 3 vùng chính Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ (có thể có nguồn gốc ở miền nam), được gọi là áo cánh ở miền bắc và Áo bà ba ở miền nam. Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một đôi guốc. Những dịp trọng đại đàn ông mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và một khăn xếp, thường màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm. _ Trang phục của cung đình, khác biệt hẳn từ trang phục đơn sơ của nông dân, rất rắc rối và gồm cố tới bao chục kiểu áo khác nhau đễ hộp với mổi hoàn cảnh và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc đồ đỏ hay màu tía. Còn làm rắc rối hơn là mổi triều đại có thể thích thú hoạc coi khinh

Page 8: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

8

8

kiểu áo hòang gia của triều đại trước, hèn chi thời trang ở trong cung đình nhiều lúc thay đổi với mổi triều đại. _ Trang phục truyền thống Việt Nam mà được quí nhất ngày nay là chiếc "Áo Dài", thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi,tang tế v.v... Trang phục này có thể là đã có nguồn gốc từ thế kỷ 18 hoạc ở trong cung đình Huế. Từ lúc đó, Áo dài đã trải qua bao nhiêu sự phát triển, từ bộ áo ngũ thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay, cho tới bao nhiêu cải tiến khác nhau để hợp với những thay đổi trong thế giới thời trang. Cũng có người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc Áo dài mình có hôm nay. _ Áo dài trắng đã trở thành bắt buộc tại nhiều trường cấp ba Việt Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo Dài mọi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Và theo đánh gia của một tờ báo của Nhật thi dường như chỉ có dáng của người con gái Việt Nam là mặc áo dài đẹp nhất _ Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam. _ Trong đời sống hàng ngày, kiểu ăn mặc truyền thống viên nay hiện đã theo phong cách phương tây. Trang phục truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Phụ nữ có thể không mặc váy và cả hai giới hiếm khi mặc các loại quần sóc. Tôn giáo _ Tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam là Tam Giáo đặc trưng bởi sự phức tạp pha trộn tôn giáo ở vùng Đông Á giữa Phật giáo đại thừa, Khổng giáo, và Đạo giáo là các tôn giáo ngoại nhập. Ngoài các tôn giáo trên, còn có hai tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo- là các tôn giáo nội sinh. Các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo chiếm khoảng 8% và đa số theo Thiên chúa giáo La Mã, nhưng có một thiểu số nhỏ gồm những nhóm Tin Lành mới về sau này. Những nhà thờ Tin lành lớn nhất là Nhà thờ phúc âm Việt Nam và Nhà thờ phúc âm Degar. _ Một tập hợp lẫn lộn dòng Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Bashi đã bản địa hóa cũng được thi hành tín ngưỡng phần lớn bên trong dân tộc thiểu số Chàm, nhưng cũng có một số người thiểu số Việt Nam theo Đạo Hồi ở phía tây nam Văn hóa vùng lãnh thổ _ Văn hóa vùng thuộc dạng thức văn hóa lãnh thổ, mang tính chất liên văn hóa. Văn hóa vùng (hay văn hoá địa phương) là một thực thể văn hóa, hình thành và tồn tại trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại vận chuyển; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng; về tín ngưỡng, phong tục và lễ hội; về các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lí của cư dân..., từ đó có thể phân biệt với các đặc trưng văn hóa của vùng khác. Những đặc trưng văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa họ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết. Trên cơ sở những quan niệm lí thuyết nêu trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã tiến hành phân vùng văn hóa ở Việt Nam thành 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng như vậy lại có thể phân chia thành các tiểu vùng văn hóa nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng.

*VAÊN HOAÙ GOÁC NOÂNG NGHIEÄP

1. Caùc ñaëc tröng cuûa vaên hoùa goác noâng nghieäp theå hieän trong quan heä giao tieáp cuûa ngöôøi Vieät

_Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Người Trung Quốc viết chữ “nhân” với nghĩa là “tính

người” 仁bằng cách ghép chữ “nhị” với bộ “nhân đứng” tính người bộïc lộ trong quan hệ giữa hai người.

Nhà triết học người Đức L. Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người trong mình… Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế” (dẫn theo Kagan [1988: 24]).

1.1. Trước hết, xét về THÁI ĐỘ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè.

Page 9: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

9

9

_ Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ: Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng quen (tục ngữ). Sự giao tiếp củng cố tình thân: Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân (tục ngữ). Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người, ca dao có câu:

- Vàng thì thử lửa, thử than, Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

- Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…

Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:

_ Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. Đối với phương Tây, người ta chỉ đi thăm viếng những người mà bình thường mình ít có điều kiện gặp gỡ.

_ Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ Đói năm, không ai đói bữa. GS. Phan Ngọc [1996: 38] nhận xét: “Bạn đi công tác, đến đâu có dân là ở đấy có sự che chở. Người ta nhường cho bạn nơi nào? Gian thờ. Gian nhà được xem là trang trọng nhất. Mà bạn nào giúp đỡ gì cho họ đâu, nào có bà con gì với họ đâu? Họ nghèo thì chịu nghèo, đói thì chịu đói chứ không để cho bạn đói. Tôi có gặp một anh bạn người Đức. Anh ta không sao hiểu được chuyện này. Nếu là ở Đức, vào nhà người ta là rất khó, ngủ lại càng khó, đừng nói ngủ ở nơi trang trọng nhất”. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi. “Người đàn bà – A. Pazzi [1970: 47] nhận xét – dầu có nhan sắc đến đâu, tài giỏi đến đâu cũng bị người Việt Nam coi là người vợ xấu nết nếu làm mất lòng khách đến thăm nhà, tỏ ra thái độ không mấy lịch thiệp, hoặc là ích kỷ, khó tính đối với bà con, bạn hữu”.

_ Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính gần như ngược lại là rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách dường như trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè) này chính là bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị:

_ Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam, ngược lại, bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy lại không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất. Là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.

1.2. Xét về QUAN HỆ GIAO TIẾP, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm – lấy sự yêu sự ghét – làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp: Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo… (tục ngữ), và:

Page 10: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

10

10

- Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau, ghét cả tông ty họ hàng.

- Yêu nhau cau sáu bổ ba, Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

- Yêu nhau mọi việc chẳng nề, Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.

(ca dao)

_ Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lý chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lý thì tình được đặt cao hơn lý: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình (tục ngữ); Đưa nhau đến trước cửa quan, Bên ngoài là lý, bên trong là tình (ca dao)… Vẫn biết rằng tiền của là quý, là quan trọng (Có tiền mua Tiên cũng được - tục ngữ), nhưng người Việt Nam còn biết rõ hơn rằng: Có tình có nghĩa hơn cả của tiền (tục ngữ); Của tiền có có không không, Có tình có nghĩa còn mong hơn tiền (ca dao).

_ Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Trong gia đình thì Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn (ca dao). Ngoài xã hội, ai giúp mình một chút gì đều phải nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý gì cũng đều tôn làm thầy: Ở Việt Nam, khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng – thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý, thầy phù thủy, thầy cãi, thầy rắn (người giỏi về các loại rắn, chữa rắn cắn ở Nam bộ), v.v. và v.v.

1.3. Với ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá… Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này – dù gọi bằng tên gì đi chăng nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.

_ Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi ly các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, mà muốn chọn được từ xưng hô cho thích hợp thì cần phải có đủ các thông tin cần thiết về cá nhân người đối thoại.

_ Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú: chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi, con mắt… là đã biết được tính cách con người. Chẳng hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm như:

- Trên trời Phạm Nhan, thế gian một mắt (tục ngữ) - Đàn bà con mắt lá dăm,

Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. - Người khôn con mắt đen sì,

Người dại con mắt nửa chì nửa thau. - Con lợn mắt trắng thì nuôi,

Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi. - Những người ti hí mắt lươn,

Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người… (ca dao).

Page 11: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

11

11

_ Biết tính cách, biết người để lựa chọn chọn đối tượng giao tiếp thích hợp: Tùy mặt gởi lời, tùy người gởi của; Chọn mặt gởi vàng (tục ngữ). Trong trường hợp không được quyền lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặt áo cà sa, đi với ma mặt áo giấy (tục ngữ).

1.4. Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ CHỦ THỂ GIAO TIẾP, có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng (tục ngữ). Như đã nói, danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ “tiếng” trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là “ngôn ngữ” (ví dụ: tiếng Việt), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ (ví dụ: Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên đó là “danh dự, uy tín” (ví dụ: nổi tiếng).

Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện

- Ở đời muôn sự của chung,

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.

- Đem chuông đi đấm nước người,

Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.

(ca dao)

- Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng.

(tục ngữ)

_ Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng ở tục lệ ngôi thứ nơi đình trung là tục chia phần. Các cụ già bảy tám mươi, tuy ăn không ăn được, nhưng vì danh dự (sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện này đã được Lưu Quang Vũ lấy làm đề tài riêng cho một vở kịch là Bệnh sĩ: “Người Việt Nam coi trọng cái tiếng hơn bất cứ thứ gì trên đời” đó là lời một nhân vật trong vở kịch. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại “cá gỗ” nổi tiếng về ông đồ xứ nghệ che dấu cái nghèo của mình bằng cách làm những con cá bằng gỗ để bày ra mỗi bữa ăn. Thói sĩ diện buộc người ta phải sống và hành động khác mình, nhiều khi giả dối với chính mình.

_ Lối sống trọng danh dự, trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư luận như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã. Người Việt Nam sợ dư luận tới mức nhà văn Lê Lựu đã viết trong tiểu thuyết Thời xa vắng: “Người ta chỉ dám lựa theo dư luận mà sống chứ ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình”. “Ở đời này người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con mình tai qua nạn khỏi, con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu sỉ nhục để con mình được tự do theo ý nó”.

1.5. Về CÁCH THỨC GIAO TIẾP, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.

_ Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt

Page 12: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

12

12

Nam trước đây có truyền thống “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Với thời gian, trong chức năng “mở đầu câu chuyện” này, “miếng trầu” từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, ly bia…

_ Để biết người đối thoại với mình còn cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi: Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ hỏi: Chị về muộn thế liệu anh nhà (hay ông xã) có phàn nàn không? Còn đây là lời tỏ tình rất vòng vo của người con trai Nam Bộ (nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả) qua một bài ca dao:

Chiếc thuyền giăng câu,

Đậu ngang cồn cát,

Đậu sát mé nhà,

Anh biết em có một mẹ già,

Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không?

_ Lối giao tiếp “vòng vo tam quốc” kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi “chào” đi liền với “hỏi”: “Bác đi đâu đấy?”, “Cụ đang làm gì đấy?”… Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi đi đằng này một cái” hoặc trả lời bằng cách hỏi lại, chẳng hạn, với câu hỏi: Cụ đang làm gì đấy?, có thể trả lời: Vâng, bác đi đâu đấy?

_ Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy tổng hợp, biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng:

- Ăn có nhai, nói có nghĩ.

- Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói.

- Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.

- Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống…

(tục ngữ)

- Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Trăm người bán, vạn người mua,

Lựa lời mà trả cho vừa lòng nhau.

- Ở sao cho vừa lòng người,

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

- Người khôn ăn nói nửa chừng,

Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo…

Page 13: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

13

13

(ca dao)

_ Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất. “Suy từ nụ cười, chúng ta thấy người Việt Nam có một sự quân bình đặc biệt suốt trong mọi ngành sinh hoạt khiến họ chấp nhận hợp lý được mọi quan niệm, dung hòa đuợc mọi ý kiến dị đồng. Đời sống của dân tộc họ dù có chiến thắng vẫn không có những hân hoan tột độ, và dù chiến bại vẫn không có những bi đát tột cùng” [Pazzi 1970: 12-13].

_ Tâm lý trọng sự hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn nhau: Một sự nhịn là chín sự lành (tục ngữ); Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê (ca dao)…

1.6. Người Việt Nam có một hệ thống NGHI THỨC LỜI NÓI rất phong phú.

_ Trước hết, đó là sự phong phú trong HỆ THỐNG XƯNG HÔ tiếng Việt: Trong khi các ngôn ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng (mà số lượng cũng rất phong phú do có nhiều biến thể), còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu, con…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý, ông huyện, ông đội…) để thay thế cho đại từ, chúng trở thành các từ đại từ hóa, những từ đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.

Trong tiếng Việt có tổng cộng trên 60 từ xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong phú này thể hiện rất rõ các đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:

a) Có tính chất thân mật hóa cao (đặc tính trọng tình cảm). Với cách xưng hô này, tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.

b) Có tính chất cụ thể hóa cao (tính linh hoạt). Trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái “tôi” chung chung: với mỗi người đối thoại khác nhau, người nói ở vào những cương vị khác nhau, những vai khác nhau. Trong hệ thống từ xưng hô này, cũng không có cái “anh” chung chung, cái “nó” chung chung; quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp: Cùng là một cặp đối thoại, lúc ở trường học thì người này gọi người kia là thầy, nhưng khi về nhà thì lại gọi là em, vì người thầy kia chính là em trai (hoặc em họ) của người này. Tục ngữ Việt Nam có câu: Chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người nam nữ, nhưng khi nhỏ thường gọi nhau bằng mày-tao; lớn lên gọi nhau là cậu-tớ; lấy nhau rồi gọi nhau là anh-em, là nhà nó; có con rồi gọi nhau là bố nó - mẹ nó, ba nó - má nó; có cháu rồi gọi nhau là ông nó - bà nó. Còn nhớ, vào những năm 60, có một vị lãnh đạo từng kêu gọi mọi người dùng các đại từ tôi, nó trong giao tiếp, xưng hô như ở các ngôn ngữ khác cho giản tiện và dân chủ, thế nhưng truyền thống văn hóa vẫn mạnh hơn: không một người Việt Nam nào có thể xưng “tôi” với một người cao tuổi, một người bậc trên; cũng như không một người Việt Nam nào có thể gọi một người cao tuổi, một người bậc trên là “nó”.

c) Có tính xã hội hóa cao (tính cộng đồng). Hai người nói chuyện với nhau đấy, xưng hô với nhau đấy, nhưng thực ra vẫn luôn luôn kéo cả những người thứ ba, thứ tư… vào cuộc. Đó là những lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên vợ, tên chồng… Hai vợ chồng gọi nhau là bố nó - mẹ nó, ba nó - má nó, ông nó - bà nó… chẳng là đã lôi cả những người thứ ba là con mình, cháu mình vào cuộc đấy ư? Hai người nói chuyện với nhau đấy nhưng cũng chính là đang thông báo, đang tự giới thiệu cho những người ngoài những người

Page 14: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

14

14

thứ tư biết rằng mình đã có con, có cháu; đã lên bậc cha, bậc mẹ; lên bậc ông, bậc bà…, để những người này nếu muốn nói chuyện với mình thì còn biết đường mà xưng hô!

d) Có tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp). Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có thể đồng thời tổng hợp được các quan hệ khác nhau: Lối xưng hô ông-con, chú-con, bác-em… vừa thể hiện quan hệ “ông-cháu”, “chú-cháu”, “bác-cháu”, vừa thể hiện quan hệ “cha-con”, “anh-em”; vừa thể hiện được sự cách biệt về tuổi tác (gọi “ông” là cách biệt rất lớn, ngang tuổi ông mình; gọi “bác” là cách biệt nhiều, ngang tuổi anh bố mình; gọi “chú” là cách biệt ít hơn, ngang tuổi em bố mình), sự cách biệt về vai vế (“ông” bằng vai với ông mình, “chú”, “bác” bằng vai với bố mình), vừa thể hiện được sự gần gũi, thân mật như cha con, anh em. Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng là em và đều cùng gọi nhau là chị lối xưng hô ấy không có gì mâu thuẫn, bởi lẽ một người xưng là “em” vì ít tuổi hơn, còn người kia xưng “em” vì có vai vế thấp hơn. Những quan hệ phức tạp khác nhau trong cuộc sống đều được thể hiện rất tài tình trong hệ thống xưng hô của người Việt Nam.

e) Có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất dân chuû. Tôn ty đây là sự thể hiện đúng quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong họ hàng, ngoài xã hội…, và vì thể hiện đúng, cho nên rất dân chủ, công bằng. Dân chủ cho nên mới có chuyện cả hai cùng là chị và cùng là em. Dân chủ cho nên mới có cách gọi theo tên chồng tên vợ: Trong khi ở phương Tây chỉ có cách gọi theo tên chồng thể hiện quyền sở hữu của người chồng, thì ở Việt Nam, bạn bè của chồng có thể gọi vợ là chị Thanh (= “vợ anh Thanh”), bạn bè của vợ có thể gọi chồng là anh Nga (= “chồng chị Nga”).

f) Thể hiện tâm lý nhường nhịn, trọng sự hòa thuận (hiếu hòa). Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (tự xưng thì khiêm nhường còn gọi đối tượng giao tiếp với mình thì tôn kính). Tính khiêm nhường này gắn liền với tính xã hội hóa: khiêm nhường đến mức không có một đại từ ngôi thứ nhất chung chung mà có rất nhiều cách tự thể hiện mình khác nhau: với người ngang hàng thì xưng là tôi, tớ, tao, mình…, với người trên thì xưng là em, con, cháu…, với người dưới thì xưng là anh/chị, cô/chú, bác, ông/baø… Khiêm và tôn đến mức hai trong số các đại từ dùng để tự xưng với người ngang hàng là tôi và tớ vốn bắt nguồn từ hai danh từ tôi và tớ có nghĩa là kẻ hầu người hạ (so sánh các cách nói bầy tôi, kẻ tôi tớ này…). Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: tên riêng xưa kia không phải là cái dùng để gọi nhau (trái với chức năng bẩm sinh của nó!); gọi đến tên riêng, nhất là tên riêng của bố mẹ nhau (tên cái), là một sự xúc phạm ghê gớm – người ta chỉ lôi tên cái ra để “réo” khi chửi nhau. Đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong họ hàng cũng như xung quanh hàng xóm. Cũng vì kiêng tên riêng mà người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy: vào nhà ai, phải hỏi tên chủ nhà trước để khi nói chuyện nếu có dùng đến từ đó thì phải nói chệch đi (người phương Tây thì, ngược lại, gặp nhau phải hỏi tên nhau để còn dùng tên ấy mà gọi).

Có trường hợp hai người quen nhau mấy chục năm mà chỉ khi một trong hai người mất, người kia mới biết được tên thật của bạn qua cáo phó; và không phải ngẫu nhiên mà trong một cuộc thi “Ở nhà chủ nhật” của Đài truyền hình VTV3 có câu đố yêu cầu các cháu tham gia cuộc thi nói được tên thật của bà nội mình. Trong cuộc sống, trẻ em luôn giấu tên bố mẹ vì sợ bị các bạn lôi ra chửi.

Một hệ thống xưng hô quá tinh tế và linh hoạt như vậy chỉ gặp trong tiếng Việt và một vài ngôn ngữ Đông Nam Á chứ không có trong các ngôn ngữ phương Tây, Trung Hoa, kể cả những ngôn ngữ mà sự kính trọng người trên đã được ngữ pháp hóa như tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nghi thức lời nói trong lĩnh vực CÁC CÁCH NÓI LỊCH SỰ cũng rất phong phú.

Page 15: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

15

15

Do truyền thống nặng về tình cảm và tính linh hoạt nên người Việt Nam truyền thống không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát có thể dùng chung cho mọi trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người, ta có một cách xưng hô khác nhau thì trong việc cảm ơn, xin lỗi, mỗi trường hợp có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú! (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá!, Anh tốt quá! (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá! (cảm ơn khi được tiếp đón chu đáo), Quý hóa quá! (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen! (cảm ơn khi được khen), Cậu đã cứu cho tớ một bàn thua trông thấy!, Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy! (cảm ơn khi được giúp đỡ)…; Nói vô phép, Nói khí không phải (xin lỗi khi nói điều gì sơ xuất), Tôi sơ ý (vô ý) quá, Tôi lỡ tay, Mong bác bỏ quá đi cho (xin lỗi khi làm hỏng)…

Tiếng Việt thậm chí còn không có từ nào tương ứng với các khái niệm please, s’il vous plait, ïỵỉàëĩéđịà của các tiếng Anh, Pháp, Nga; khi cần thể hiện nghĩa này, người Việt Nam thường nói: Phiền ông (bà), Ông bà làm ơn, Xin phép cụ, Xin gởi ông, Không dám, Có gì đâu… tùy từng trường hợp.

Trong lĩnh vực NGHI THỨC CHÀO HỎI thì trong khi người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo không gian (hệ thống xưng hô đã nói ở trên) và theo sắc thái tình cảm (Cháu chào ông ạ!; Xin phép ông cháu về; Ông ở lại, cháu về!…) thì người phương Tây lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay (tiếng Anh: How do you do, Good-bye; tiếng Pháp: Salut, Au revoir; tiếng Nga: Здравствуйте, Досвидание); chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối… (tiếng Anh: Good morning, Good afternoon, Good night; tiếng Pháp: Bonjour, Bonsoir, Bonne nuit; tiếng Nga: Доброе утро, Добрый день, Добрый вечер,……). Điều đó cho thấy rõ sự khác biệt giữa văn hóa gốc nông nghiệp ưa sống ổn định (nên vị trí xã hội và tình cảm là quan trọng) với văn hóa gốc du mục ưa hoạt động (nên thời gian là quan trọng). Người Việt Nam nông nghiệp chú trọng quan hệ không gian nhiều hơn, người phương Tây công nghiệp chú trọng quan hệ thời gian nhiều hơn.

2. Tính bieåu tröng, bieåu caûm vaø tính linh hoaït trong ngheä thuaät ngoân töø Vieät Nam

_Công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. W. Humboldt, nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói rằng ngôn ngữ là “linh hồn của một dân tộc”. Nhìn vào tiếng Việt, có thể thấy đúng là nó phản ánh rõ hơn đâu đâu hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.

2.1. Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có TÍNH BIỂU TRƯNG cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa.

Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Trong khi người Pháp nói de toutes parts (từ tất cả các phía), người Anh nói he opens his eyes (nó mở những con mắt của nó) thì người Việt nói từ ba bề bốn bên, từ khắp bốn phương trời; nó mở to đôi mắt. Ở những trường hợp, khi người châu Âu dùng từ “tất cả” thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ [Phan Ngọc 1989: 24]: ba thu, nói ba phải, ba mặt một nhời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, ngàn thu… Nguyễn Bính viết:

Nhà em cách bốn quả đồi,

Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng,

Nhà em xa cách quá chừng,

Em van anh đấy, anh đừng thương em!

Page 16: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

16

16

_ Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt.

_ Theo nguyên lý cấu trúc loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể song tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngôn từ, lời nói Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có hai vế đối ứng: trèo cao / ngã đau; ăn vóc / học hay; một quả dâu da / bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt / không biết dựa cột mà nghe…

_ Tiếng Việt rất phát triển hình thức câu đối là một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, nó vừa công phu tỷ mỷ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm “mini” ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông. Ở Việt Nam xưa kia, nhà nhà, đình đình, chùa chùa… nơi nào cũng đều có treo câu đối. Và trong mọi dịp, người ta đều làm câu đối từ việc hiếu cho đến việc hỷ. Câu đối chữ Hán có, chữ Nôm có,vừa Hán vừa Nôm cũng có.

_ Đây là đôi câu đối của Nguyễn Khuyến làm cho một người vợ khóc chồng làm nghề thợ nhuộm với đủ mọi kỳ công: vế trước nói về vợ, vế sau nói về chồng; vế trước nói về người sống, vế sau nói về về người chết; nghĩa đen với tình cảm vợ chồng thắm thiết, nghĩa bóng với đủ mọi sắc màu của nghề thợ nhuộm:

Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, lúc vận tía, buổi cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ;

Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

_ Kurn Stern trong lời tựa một tập thơ Việt Nam dịch ra tiếng Đức có nhận xét rằng “Việt Nam là đất nước của thơ ca và chiến tranh”. Người Việt Nam, hầu như ai cũng biết làm thơ. Văn hóa gốc nông nghiệp trọng âm, trọng tình cảm tất yếu sẽ có khuynh hướng thiên về thơ; văn hóa gốc du mục trọng dương, trọng lý trí tất yếu dẫn đến khuynh hướng thiên về văn xuôi: truyền thống văn chương phương Tây mạnh về văn xuôi. Trung Hoa cũng thiên về văn xuôi hơn thơ<!--[if !supportFootnotes]-->[iii]<!--[endif]-->. Trong khi đó, suốt cả lịch sử mấy nghìn năm văn chương của Việt Nam đều là lịch sử của thơ ca – một thứ thơ ca có cấu trúc chặt chẽ (lục bát, song thất lục bát) và có vần điệu nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối hài hòa.

_Thống kê trên hai tập Từ điển văn học (NXB KHXH, Hà Nội, 1983-1984) cho thấy trong 198 mục từ về các tác phẩm văn học phương Tây (Châu Âu và Nga) thì có 43 tác phẩm thơ và 155 tác phẩm văn xuôi, tức là văn xuôi chiếm 78,3%. Trong khi đó, trong 95 mục từ tác phẩm văn học Việt Nam (không kể các chuyện cổ tích được nhắc đến riêng rẽ như Trầu Cau, Thánh Gióng…) thì có 69 tác phẩm thơ và 26 tác phẩm văn xuôi, tức là thơ chiếm 72,6% (trong số 26 mục từ văn xuôi này có rất nhiều tác phẩm thuộc các thể loại hịch, chèo, tuồng… là những thể loại mang đậm chất thơ).

Đây là một sự khác biệt mang tính nguyên lý, nó bắt nguồn từ chính sự khác biệt gốc rễ giữa hai loại hình văn hóa: Văn hóa gốc DU MỤC với bản tính ĐỘNG tất thiên về trình bày các nội dung tình tiết, sự kiện với bút pháp tả thực và lối diễn đạt tự do phóng túng – tất cả những đặc trưng đó chỉ có thể tìm thấy sự biểu hiện tập trung trong văn xuôi (ngay cả thơ phương Tây chủ yếu cũng là thơ tự do). Văn hóa gốc NÔNG NGHIỆP với bản tính TĨNH tất thiên về trình bày các nội dung tâm lý, tình cảm với bút pháp biểu trưng và lối diễn đạt cân xứng nhịp nhàng – tất cả những đặc trưng đó chỉ có thể tìm thấy sự biểu hiện tập trung trong thơ.

Page 17: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

17

17

_So sánh Truyện Kiều (TK) của Nguyễn Du là tác phẩm thơ nổi tiếng của Việt Nam với Kim Vân Kiều truyện (KVKT) của Thanh Tâm Tài Nhân là một tác phẩm văn xuôi Trung Hoa mà Nguyễn Du đã mượn làm cốt truyện để sáng tác, ta thấy rất rõ đối lập này: Trong khi KVKT là văn xuôi thì TK là thơ. Những đoạn tả sự kiện, hành động trong KVKT chi tiết, dài dòng bao nhiêu thì trong TK, chúng ngắn gọn, đơn giản bấy nhiêu; với những đoạn tả tâm lý, tình cảm thì diễn ra một tình hình ngược lại: Chẳng hạn, đoạn tả sự kiện Thúc Sinh chuộc Kiều trong KVKT dài trên 1600 chữ thì trong TK chỉ vỏn vẹn có 8 dòng thơ; trong khi đó, đoạn tả nỗi lòng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích ở KVKT chỉ có khoảng chưa đầy trăm chữ thì ở TK Nguyễn Du đã thể hiện nó dài tới 22 dòng thơ!

_Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là một thứ văn xuôi thơ, thế mạnh đó còn do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân các thanh điệu đã tạo nên tính nhạc cho câu văn rồi. Từ những bài văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, hoặc viết theo lối tự do như thơ dụ hàng của Nguyễn Trãi gửi địch, cho tới những lời văn nôm bình dân … khắp nơi, ta đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu vần điệu.

_Đây là một vài câu trong thư của Nguyễn Trãi gửi Vương Thông: “Nhà lớn gần xiêu, một cây gỗ khôn hay chống đỡ; đê dài sắp vỡ, một vốc đất khó thể duy trì. Nếu không lượng sức mà cứ cưỡng làm, thì ít khi không thất bại…”. Còn đây là lời cầu trong trò phụ đồng chổi của trẻ em: “Phụ đồng cái chổi, mau nổi mà lên. Ba bề bốn bên, đồng lên cho chóng. Nhược bằng cửa đóng, cũng phá mà vào; cách sông cách ao, phải vào cho được. Hoặc đồng còn đi quét lá đa, hoặc đồng còn đi xa về gần, hoặc đồng còn đi ân về ái, nghe lời thầy gọi, cũng phải về ngay. Ông chổi đi trước, bà chổi đi sau, dắt díu lấy nhau, nhập vào cái chổi…”.

_Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau một cách có bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ (không chỉ lời chửi, mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi… cũng mang đầy tính nhịp điệu, xem hình 15.1). Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ dân gian Việt Nam vẫn gọi đùa việc chửi bằng các từ chỉ các loại hình nghệ thuật diễn xướng như ca, hát, tế… (ta thường nghe thanh niên nói với nhau: Mày nói vậy, bà ấy tế cho một trận bây giờ; Tao vừa bị mẹ tao ca cho một bài…). Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đây là một “nghệ thuật chửi” độc nhất vô nhị mà có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có được. “Nghệ thuật” này, xưa không ai truyền cho ai, nhưng những cô con gái Việt, do đã nghe mẹ, nghe hàng xóm láng giềng chửi nhiều lần nên ngẫu nhiên đã nhập tâm, sau này khi đi lấy chồng, có gia đình riêng, hễ va chạm với xã hội là cái “nghệ thuật” chửi này lại được dịp phô bày và hoàn thiện.

_Ở Việt Nam, văn chương truyền thống là văn chương thơ; và thơ truyền thống là thơ có vần điệu, cấu trúc cân đối, nhịp nhàng. Chỉ có sau này, từ đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phương Tây, thơ tự do và tiểu thuyết mới xuất hiện. Nhưng ngay trong thể loại tiểu thuyết mới xuất hiện do ảnh hưởng của văn xuôi phương Tây này cũng vẫn bộc lộ rất đậm nét dấu ấn của truyền thống cân đối nhịp nhàng, biểu trưng ước lệ. Đây là những câu văn tả người của Tản Đà: Tiếng nói nhẹ bao nhiêu, dáng người mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu; chín bao nhiêu, tươi bấy nhiêu; tươi bao nhiêu, tình bấy nhiêu. Như ghét, như yêu, như chiều, như ngượng. Lông mày ngài, đôi mắt phượng, cô chờ ai? (Giấc mộng con).

_Không chỉ tiểu thuyết mà ngay cả văn chính luận Việt Nam cũng có thể mang đầy chất thơ nhờ sự cấu tạo cân đối nhịp nhàng. Đọc Tuyên ngôn độc lập hay những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc những câu sau đây của Người, ta thấy rất rõ chất thơ đó: “Nếu không có nhân dân thì không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì không ai dẫn đường”; “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.”

Page 18: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

18

18

2.2. Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó rất GIÀU CHẤT BIỂU CẢM – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình cảm.

_Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè, xanh lét… Bên cạnh màu đỏ trung tính thì có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe…

_Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt (ở phần lớn các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, tuy có phương thức láy, nhưng số lượng từ láy thì hết sức ít ỏi, tới mức không đáng kể): không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca của ta có thể gặp rất nhiều từ láy. Ở trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó. Chính nhờ sức biểu cảm của các từ láy mà thơ Nguyễn Du đã khắc họa rất đạt một Tú Bà với hình ảnh Nhác trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao… Một Mã Giám Sinh với hình ảnh Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, Trước thầy sau tớ lao xao… Còn ai đã từng đọc thơ Hồ Xuân Hương rồi thì quên làm sao được những hình ảnh: Cầu trắng phau phau…, Nước trong leo lẻo…, Cỏ gà lún phún…, Cá diếc le te…

_Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ… Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc thái đánh giá (sách siếc, bàn biếc…) cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.

_Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đã nói đến ở trên không chỉ là sản phẩm của tính biểu trưng mà rõ ràng cũng đồng thời là sản phẩm của tính biểu cảm. Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống không có những tác phẩm anh hùng ca ca ngợi chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng thì chỉ là nói đến nỗi buồn của nó (ví dụ: Chinh phụ ngâm, một truyện thơ Nôm dài nói về nỗi lòng của người vợ có chồng đi chinh chiến).

2.3. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam còn có đặc điểm thứ ba là TÍNH ĐỘNG và LINH HOẠT.

_ Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa.

_ Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo các thể, các ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống, các số, các cách…; phải đặt tính từ vào những hình thái phù hợp với danh từ…; tóm lại là phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi tai quái nhất mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu (ngay cả khi ý nghĩa ngữ pháp đó đã được thể hiện năm bảy lần trong câu bằng những hình thái khác rồi cũng vậy). Còn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Chẳng hạn, để diễn đạt ý nghĩa thời tương lai, tiếng Việt có thể có các cách nói: (Ngày mai) tôi đi Hà Nội; (Ngày mai) tôi sẽ đi Hà Nội, trong khi tiếng Anh chỉ có thể nói: I’ll go to Ha Noi (tomorrow). Để truyền đạt ý nghĩa giống cái, câu tiếng Việt “Coâ giáo trẻ người Nga dạy tôi viết” chỉ cần thể hiện một lần; trong khi câu tiếng Nga tương ứng bắt buộc phải thể hiện tới bốn lần (hai lần bằng tính từ, một lần bằng danh từ và một lần bằng động từ): Ìỵëỵäàÿ ðĩđđêàÿ ĩ÷èịåëüíèưà íàĩ÷èëà ìåíÿ ïèđàịü. Tiếng phương Tây gán ghép giống cho cả những danh từ biểu thị các sự vật không hề có “giống”,

Page 19: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

19

19

còn tiếng Việt thì cho phép diễn đạt cả những khái niệm có giống dưới dạng không giống chung chung (so sánh: giáo viên, giám đốc với thầy giáo - cô giáo, nữ giám đốc).

_ Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao: Chẳng hạn, trong khi người Việt có thể nói một câu không thời, không thể, không ngôi như Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (tục ngữ), thì người Anh và Pháp bắt buộc phải nói: Near the ink, you are black; near the light, you will shine; Près de l’encre, on se tache; près de la lampe, on bénéficie de sa lumière. Khả năng diễn đạt khái quát, mơ hồ của tiếng Việt chính là điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển thơ ca đã nói đến ở trên.

_ Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. Trong khi đó thì các ngôn ngữ phương Tây có xu hướng ngược lại – rất thích dùng danh từ. Trong khi người Việt nói: Cảm ơn anh đã tới chơi; Anh ta không bao giờ quên những chi tiết nhỏ nhặt cho nên đã trở thành một điệp viên tài giỏi thì người Anh nói: Thank you for your coming (Cảm ơn về sự đến chơi của anh); Never forgetting these small details made him a good secret agent (Sự không bao giờ quên những chi tiết nhỏ nhặt này làm anh ta trở thành một điệp viên giỏi).

_ Người phương Tây không chỉ danh hóa các động từ mà còn danh hóa cả các tính từ, các cụm chủ vị: The brilliance of his satires was such as to make even his victims laugh (Sự sắc sảo của những lời châm biếm của ông ấy làm cho đến cả các nạn nhân của ông ta cũng phải cười); Him being a Jesuit was a great surprise (Việc ông ta là một giáo sĩ dòng Tên làm nên một sự ngạc nhiên lớn) – trong những trường hợp như thế này, người Việt Nam sẽ nói đơn giản hơn rất nhiều: Những lời châm biếm của ông ta sắc sảo đến mức ngay cả các nạn nhân cũng phải bật cười; Mọi người rất ngạc nhiên khi biết ông ta là một giáo sĩ dòng Tên.

_Khuynh hướng thích dùng danh từ trong các ngôn ngữ châu Âu chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện lan tràn các từ dùng làm công cụ để danh từ hóa như sự, việc, cuộc, cái, thứ… trong các bài mà người Việt Nam dịch từ các tiếng phương Tây và hiện tượng dùng thừa danh từ ở những người phương Tây học tiếng Việt (kiểu như: Tôi nhớ ngày khi tôi đến Việt Nam).

_ Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động: Những câu tiếng Anh như Linda was punished by the teacher; These chairs were made by Jhon mà dịch thành “Lin-đa bị phạt bởi thầy giáo”, “Những cái ghế này được làm bởi Giôn” như ta thường gặp là rất dở. Người Việt Nam không bao giờ nói thế, họ nói một cách đơn giản hơn: Lin-đa bị thầy giáo phạt; Những cái ghế này do Giôn đóng – “thầy giáo phạt”, “Giôn đóng” chính là những cấu trúc chủ động. Cấu trúc bị động thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng ngoại, khách quan (tách rời khỏi người nói) của người Phương Tây, còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng nội, chủ quan (gắn bó mật thiết với người nói) của văn hóa nông nghiệp phương Đông.

_ Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ).

Page 20: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

20

20

Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa!

Phụ lục:

NGƯỜI VIỆT CHỬI

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa róc”, chửi “như vặt thịt” người ta. Thực ra thì “nói vậy mà không phải vậy”!

Cuộc sống phức tạp vốn nhiều quan hệ nên hay có va chạm, xung đột. Mà đã có xung đột thì cần giải quyết. Người ta có thể hòa giải bằng “đối thoại”, song cũng không ít người sử dụng “đối đầu”. Mà đối đầu “hiền lành” nhất có lẽ là “đấu võ mồm”, tức là chửi nhau.

Việc chửi (nhau) thì dân tộc nào cũng có, thậm chí có từ rất lâu đời.

Lối chửi phổ biến ở mọi dân tộc, mà người Việt cũng biết, là sử dụng các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục, bài tiết, quan hệ tình dục… mà “ném” vào mặt đối phương. Họ gán cho đối phương là "họ hàng" của các loài vật mà theo họ có những đặc tính xấu, bị xã hội chỉ trích: chó, bò, lợn (heo), rắn rết, giòi bọ, dê (xồm)… Một số người mát tính hơn, họ chỉ hạ thấp đối phương một cách tương đối. Họ hạn chế ở mức độ ví đối phương với những thứ như: giả nhân, ngợm, quỷ quái, yêu tinh… Họ nêu những khiếm khuyết hoặc gán ghép cho đối phương những khiếm khuyết vật chất, tinh thần, xã hội, ví dụ: (đồ, con, quân, lũ, bọn) què, mù…; ngu, ngốc, điên, khùng…; đểu cáng, ác độc, vô luân, bất hiếu…; lừa đảo, ăn cắp…. Các cách chửi này phổ biến nhưng không phải là tiêu biểu cho người Việt.

Với bản chất của một dân tộc có nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị, truyền thống chửi của Việt Nam là chửi có bài bản, có văn vẻ, có vần điệu và đặc biệt là có thể kéo dài tùy ý. Chúng tôi nhớ có một bài thơ châm biếm ra đời vào khoảng năm 1974 mở đầu bằng mấy câu như sau:

Chỉ vì mất một con gà,

Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền.

Chỉ sang tứ phiá láng giềng,

Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời…

Chỉ bốn câu này cũng đã đủ cho ta thấy phần nào lối chửi thâm thúy của người Việt!

Phụ nữ Việt Nam vốn rất hiền lành, nết na, nhưng cũng không chịu để ai bắt nạt (ăn hiếp). Mất một con gà không phải là chuyện lớn, nhưng nếu cứ tiếp tục mất như thế thì không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà phải ra tay “dằn mặt” để cho kẻ có tính xấu kia từ nay đừng có động đến gia đình “bà”. Với một dân tộc luôn coi trọng uy tín và danh dự hơn hết thảy mọi cái ở đời thì cách tốt nhất là phải làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng. Thông thường, người ta tức lúc nào thì chửi lúc đó. Người Việt Nam truyền thống thì không như vậy, họ chờ khi có thật đông người thì mới chửi và khi chửi lại cố tình đệm thêm “ới làng trên xóm dưới” hoặc “ới trời cao đất dày” như mời gọi thêm mọi người trong cả cộng đồng đến nghe.

Trong lối chửi của người Việt, cái hấp dẫn người nghe không phải là những lời tục tĩu, mà là những lời xưng hô không theo lẽ thông thường. Bình thường người ta “xưng khiêm hô tôn”, còn khi chửi thì

Page 21: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

21

21

người ta cố tình làm ngược lại: “Cha bố tiên nhân thằng Cò! Cha bố tiên nhân thằng Cốc! Cha họ nội họ ngoại, họ gần họ xa, họ năm đời giở lên, họ ba đời giở xuống nhà thằng Cò, thằng Cốc! Cha tam đại, tứ đại, ngũ đại mai thần chủ thằng Cò, thằng Cốc! Cha đứa già đứa trẻ, đứa nhớn đứa bé, đứa mẹ đứa con, đứa đỏ như son, đứa vàng như nghệ nhà thằng Cò, thằng Cốc, bảo nhau định vỗ nợ của bà!” (Trích truyện Khao của Đồ Phồn).

Trong đoạn trên, không có từ ngữ tục tĩu nào mà ta vẫn nhận ngay ra đây là lời chửi. Người chửi đã tự tôn mình lên mức ngang hàng với cha của “bố tiên nhân” dòng họ nhà đối phương. Người Việt vốn rất kính trọng ông bà tổ tiên (thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên), nên không thể nào chịu được khi bị chửi “tên cái” (tên của bố mẹ, ông bà… hoặc các từ thay thế kiểu như tam đại, tứ đại…). Có thể nói, đây là một nguyên nhân dẫn đến thói quen giấu tên của người Việt (xem ở trên, §12.1.6).

Cái hay của các bài chửi kiểu này còn ở chỗ các ý được liên kết với nhau một cách hợp lý, lặp kèm với đối, đi với nhau chan chát: họ nội họ ngoại, họ gần họ xa, họ năm đời giở lên, họ ba đời giở xuống; đứa già đứa trẻ, đứa nhớn đứa bé, đứa mẹ đứa con, đứa đỏ như son, đứa vàng như nghệ.

Và đây nữa là lời chửi của một người đàn bà mất gà được ghi lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan:

“Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông tha thả bỏ nó ra, không thì tôi chửi cho đơới!

Chém cha đứa nào bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó nó hãy còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem!

Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra…”

Ở đây người chửi vẫn dùng nghệ thuật lặp và đối là chủ yếu: Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi; đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái; nó ở nhà bà - nó về nhà mày … tất cả tạo nên một nhịp điệu như những bài thơ văn xuôi đầy cảm hứng sáng tạo và luôn được người chửi thay đổi, biến báo tùy theo đối tượng nghe.

Tuy rủa xả như vậy, nhưng đối phương vẫn không chửi lại hoặc dùng “võ tay chân” với người chửi, bởi vì toàn bộ bài chửi chỉ là những lời cạnh khóe, bóng gió, chả ai dại gì mà ra mặt. Mặt khác, việc chửi tuy không nêu đích danh nhưng nhờ một số chi tiết ám chỉ nên ai cũng hiểu người chửi muốn ám chỉ ai, nhờ vậy mà vẫn đạt được mục đích là làm cho đối phương mất mặt trước cộng đồng và hả cơn giận trong lòng.

Với cách diễn đạt bóng gió, đầy tính ám chỉ về nội dung và có cấu trúc chặt chẽ, vần điệu, nhịp nhàng về hình thức, lối chửi của người Việt Nam đã bước vào hàng “nghệ thuật”; nó có lẽ không những không còn thuộc loại hiện tượng “vô văn hóa” nữa, mà đã trở thành một hiện tượng độc đáo góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam cổ truyền. Tuy rằng ngày nay ‘nghệ thuật chửi” này đang mai một dần, nhưng không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này nơi khác nó đang được “sân khấu hóa”. Nó là một bằng chứng độc đáo và hùng hồn rằng ngay cả trong lúc giận dữ, chửi nhau, con người cũng có thể giận dữ, chửi nhau “một cách có văn hóa”.

Page 22: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

22

22

3. Daáu aán cuûa vaên hoaù Vieät theå hieän trong ngheä thuaät 3.1 Daáu aán vaên hoaù vieät trong kinh Thi _ Kinh Thi là tuyển tập những bài dân ca và ca dao đẹp nhất, hay nhất xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ VI TCN trở về trước trên lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Theo Tư Mã Thiên viết trong Sử ký thì ban đầu có tới 3000 bài, Khổng tử san định đã bỏ đi 9 phần 10, chỉ giữ lại có 311 bài. Ðấy là tác phẩm văn học cổ điển có ảnh hưởng sâu rộng đến tâm hồn và trí tuệ phương Ðông, quan trọng đến mức Khổng tử nói bất học thi vô dĩ ngôn! (Không học Thi biết gì mà nói). Thời nhà Tần nó cũng bị đốt nhưng sau đó được khôi phục và xếp vào Ngũ kinh. _ Hàng nghìn năm nay, kinh Thi mặc nhiên được coi như sản phẩm đặc hữu của Hán tộc, không có ai nghi ngờ hay bàn cãi. Vì vậy, ba chục năm trước, khi học giả Lương Kim Ðịnh cho rằng Kinh Thi là quyển kinh điển của Việt tộc (1) đã gây nên sự phản ứng của không ít người. Dễ hiểu thôi, thay đổi một thói quen từng hằn vào cân não hàng nghìn năm đâu phải là việc một sớm một chiều! _ Ðiều dễ nhận ra là kinh Thi đã bị Hán nho rối Tống nho đánh tráo một cách trơ trẽn: Những sáng tác dân gian sinh ra nơi ruộng lúa nương dâu bị biến thành sản phẩm cung đình, một thứ văn chương xu phụ chuyên ca tụng ông vua này ông vua khác cùng bà hậu phi nào đó! Chính ở đây, tầng lớp Hán nho đã ăn cắp tác quyền của dân gian trao cho vương triều. Ðiều này dễ thấy. Còn cách đánh tráo, ăn cắp tác quyền khác tinh vi hơn thì khó nhận ra. Khó về học thuật và càng khó hơn trong tâm lý: đứng trước nền văn hóa khổng lồ của người láng giềng phương bắc, chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé đi, đến mức chỉ còn là cậu học trò ngu ngơ trước ông thầy vĩ đại! Tâm lý ấy khiến chúng ta hèn đi, không dám nghĩ đến cái điều bị coi là hoang tưởng thậm chí phạm thượng: kinh Thi là quyển kinh điển của Việt tộc! _ Ðể phân định điều này, ta phải xét từ cội nguồn: Tìm về lịch sử hình thành kinh Thi. Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tồn tại 2 giả thuyết về cội nguồn dân tộc Việt. Một cho rằng, tổ tiên người Việt từ cao nguyên Thiên Sơn di cư vào đất Trung Hoa sau đó bị người Hán chèn ép nên tràn xuống Việt Nam tiêu diệt người bản địa, lập ra nước Văn Lang. Giả thuyết thứ hai cho rằng tổ tiên người Việt đã từ Mã Lai đi lên. _ Ngày nay, với những thành tựu mới nhất của di truyền học, lần đầu tiên chúng ta có bản viết chính xác về tiền sử Đông Á: Người hiện đại Homo Sapiens đã từ châu Phi lên Trung Đông rồi từ đây theo bờ biển Nam Á đến Việt Nam khoảng 60-70000 năm trước. Dừng lại đây trong khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hoà huyết tạo ra những chủng lai. Những chủng người này sinh sôi nảy nở lan khắp lục địa, hải đảo Đông Nam Á rồi sang châu Úc. Khoảng 40.000 năm trước, khi băng hà tan, người từ Đông Nam Á đi lên phía bắc, chiếm lĩnh lục địa Trung Hoa rồi sau đó vượt qua eo Bering tới châu Mỹ. _ Cho đến thiên niên kỷ thứ IV TCN, người Đông Nam Á mà sau này sử sách gọi là Bách Việt sống khắp duyên hải Đông Á với nhân số chiếm khoảng 54% nhân loại. Trong đó người Lạc Việt có khoảng 15-20% và giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Người Bách Việt Đông Nam Á kiến tạo nền văn minh nông nghiệp tiến bộ nhất thế giới: Nghề trồng lúa phát triển với giống lúa được tuyển chọn tốt, biết cày bằng trâu bò, đắp bờ giữ nước. Nghề chăn nuôi gia súc trở thành nghề sản xuất chính, biết nuôi tằm dệt lụa. Nghề đúc đồng ra đời. Khoa thiên văn quan sát tượng trời tượng đất dự báo thời tiết ở trình độ cao. Kiến thức âm dương ngũ hành, dịch số được tích luỹ. Từ kết nút để ghi nhớ đã có chữ Khoa đẩu. Là cộng đồng nông nghiệp nên sinh hoạt văn hoá phát triển với ca dao, dân ca, đồng dao, nhạc múa, trái gái luyến ái tự nhiên theo tục dã hợp… _ Cũng trong khoảng thời gian trên, có phần chắc là muộn hơn, một số nhóm người Mongoloid từ Đông Nam Á đi lên miền đồng cỏ phía Tây Bắc Trung Hoa, sinh sống bằng du mục, tách biệt với khối dân cư còn lại. _ Khoảng 2600 năm TCN, những bộ lạc du mục thiểu số này vượt Hoàng Hà chiếm đất của dân Bách Việt nông nghiệp, lập ra thời đại Hoàng Đế. (2)

Page 23: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

23

23

_ Tuy chiến thắng về quân sự nhưng do số người ít và văn hoá kém phát triển nên kẻ chiến thắng bị đồng hoá cả về di truyền cả về văn hoá. Người Mongoloid vốn có nước da sáng hơn người Australod lại sống ở phía bắc từ lâu nên nước da càng trắng hơn. Vì vậy kẻ thống trị gọi người bản địa là lê dân – dân đen - để phân biệt. _ Vào đất Bách Việt, người Hán Mông Cổ choáng ngợp trước số dân đông đúc và kinh tế sung túc nên lập tức bỏ nghề du mục, chuyển sang làm quan, làm công nghiệp, nhà buôn - những công việc đặc quyền của kẻ thống trị. _ Không lâu sau, chỉ một vài trăm năm, toàn bộ người Hán Mông Cổ xuống Trung Nguyên bị hoà huyết với dân đen bản địa thành chủng người mới, khoa học gọi là Mongoloid phương Nam hay nhóm loại hình Đông Nam Á. Trong quá trình hoà huyết thì văn hoá cũng hoà đồng: Trước hết là tiếng nói. Lớp con lai dùng trộn trạo từ vựng của bố của mẹ. Với thời gian, hai hệ tiếng nói bổ sung cho nhau, hoà vào nhau tạo nên tiếng nói chung phong phú của lớp dân mới. Tuy nhiên, tiếng nói của một vùng, một quốc gia bao giờ cũng theo cách nói của trung tâm, của thủ đô. Người Hán Mông tập trung ở đô thị nên trong khi học thêm từ vựng Việt thì họ cố giữ cách nói-văn phạm truyền thống Hán. Dần dần toàn bộ dân cư chuyển sang dùng cách nói thống nhất như các đô thị, kết quả là trong giao tiếp cùng nói theo cách của người Hán. Đồng thời trong quá trình chung sống, các phong tục tập quán của hai tộc người ban đầu cũng hoà vào nhau. _ Người Hán Mông Cổ bỏ vật tổ truyền thống của mình là con cọp trắng để chuyển sang thờ vật tổ của dân bách Việt là con cá sấu được thần hoá thành con rồng. Người Hán Mông Cổ cũng nhận những ông tổ xa xưa của người Việt là Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông làm tổ của mình (3). Điều này không có gì sai trái mà hợp lý vì do hoà huyết nên về huyết thống, những thế hệ người Hán từ sau Hoàng Đế như Đế Cốc, Đế Chí đều là con cháu của Thần Nông. Họ có toàn quyền nhận tổ tiên cũng như văn hoá nông nghiệp làm của mình, bình đẳng với những người Bách Việt mới thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Từ lịch sử đó, chúng ta thử tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của kinh Thi.: _ Từ thời vua Vũ nhà Hạ (2205-1783 TCN), các nước chư hầu dâng cống vật cho thiên tử thì trong phương vật, có cả những câu ca của dân quê nơi thôn dã. Thiên tử xem những câu ca ấy để hiểu thuần phong mỹ tục trong thiên hạ, để đánh giá sự cai trị của vua chư hầu. Cái lễ cống tồn tại dài dài mãi sau này nhưng việc cống những câu ca nơi thôn cùng xóm vắng chỉ tồn tại đến thời nhà Chu (1134-247 TCN). _ Nhưng thử hỏi thiên hạ Trung Hoa thời Xuân Thu là ai? Lúc này đã 2000 năm qua đi từ trận Trác Lộc Hoàng Đế chiến Si Vưu. Trong cương thổ nhà Chu rộng khoảng 115.000 km2 với 15 tiểu quốc, hai chủng tộc chính ban đầu là Hán Mông Cổ và Bách Việt đã hoà huyết thành chủng mới Mongoloid phương Nam. Cùng với máu huyết, giữa người Việt và người Hán cũng có sự hoà đồng về văn hoá. Trong cộng đồng Hán tộc mới này, lực lượng đông đảo nhất là lê dân, là dân đen tức những người gốc Tam Miêu. Chính do số đông áp đảo, chính xuất phát từ nền văn hoá cao hơn nên những người gốc Bách Việt giữ vai trò chủ đạo trong nền văn hoá. _ Đặc điểm nổi bật của dân Miêu Việt là sống hồn nhiên vui vẻ, ưa ca múa, khá thoải mái trong chuyện luyến ái gái trai. Kinh Thư ghi nhận, khi vì bất bình mà người Miêu Việt nổi dậy, dẹp không được, vua Thuấn phải sai ông Quỳ dùng ca múa phủ dụ mới yên. Từ kinh nghiệm trên, các ông vua hiền thời cổ ở Trung Quốc đã phần nào dựa vào những lời ca cất lên nơi thôn cùng xóm vắng mà biết nguyện vọng của dân để kịp thời điều chỉnh chính sách của mình. Chính những lời ca dân dã ấy được thu thập lưu giữ trong tàng thư của nhà vua. Và từ những thư tịch trong cung vua nhà Chu, Khổng tử (551- 479 TCN) đã đem ra san định thành kinh Thi. _ Những nguyên nhân trên đã tạo nên tinh thần nông nghiệp Việt tộc bàng bạc trong kinh Thi ngay từ bài đầu tiên và quan trọng nhất: Quan thư. Quan quan thư cưu Tại hà tri châu Yểu điệu thục nữ Quân tử hảo cầu.

Page 24: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

24

24

_ Bài ca là hình ảnh một bãi nổi trên sông với những loài chim nước cặp đôi cùng người trai người gái tình tự phản ánh cuộc sống hồn nhiên của dân cư nông nghiệp miền sông nước. Hảo cầu là từ đa nghĩa. Tản Ðà dịch là tốt đôi vợ chồng nhưng theo Kim Ðịnh, một bản Latinh lại dịch là giao cấu (copulary). Dịch như vậy mới phản ánh đúng cái thần câu ca: quan hệ tính giao tự nhiên như vậy chỉ có ở văn hóa phồn thực của Viêm Việt nông nghiệp. Dịch như Tản Ðà là dịch theo quan điểm thanh giáo mà Hán nho rồi Tống nho áp đặt để xuyên tạc kinh Thi. Một bài khác cũng mang cái phong vị trữ tình như vậy, bài Hán Quảng : Trên bờ sông Hán ai ơi, Có cô con gái khó ai mơ màng Mênh mông sông Hán sông Giang Lặn sang chẳng được, bè sang khó lòng. _ Sông Hán là chi lưu của sông Dương Tử, miền đất châu Kinh, châu Dương, châu Hoài... địa bàn cư trú lâu đời của người Bách Việt, một bằng chứng cho thấy người Việt là chủ nhân những câu ca trên. Một bài khác Thảo trùng: người con gái lên núi hái rau, nhìn thấy châu chấu theo nhau bay nhảy liền mong tưởng đến chồng trở về: Diệc ký kiến chỉ, diệc ký cấu chỉ, ngã tâm đắc di. Tản Ðà dịch: bao giờ cho thấy mặt chàng, Cho ta vui vẻ nở nang tấm lòng. _ Dịch vậy là quá khéo, bởi chữ cấu có nghĩa là giao hoan. Nở nang tấm lòng vừa có nghĩa vui mừng lại có nghĩa thai nghén sinh nở! Bài Dã hữu tử huân (con nai chết trên đồng) có câu: Có cô con gái xuân tình, Cậu giai tốt đẹp dỗ dành muốn ve cũng là bằng chứng của lối sống phồn thực Viêm Việt. Cuộc sống phồn thực luyến ái tự nhiên là đặc điểm của văn hóa Việt tộc. Ta thấy điều này trong sinh hoạt hội mùa xuân: đến hội xuân, tất cả trai gái làng này đến hát đối với trai gái làng bên cạnh (là hai bộ lạc). Trai chưa vợ gái chưa chồng xem mặt nhau rồi chọn lựa trong lúc hát hò. Tan đám hát, họ chia nhau từng đôi, tặng nhau kỷ vật rồi dẫn nhau vào những lùm cây bãi cỏ giao hoan, gọi là dã hợp. Không ai chê bai ngăn cản việc này. Những đứa trẻ sinh ra trong cuộc hôn phối tự nhiên ấy là điềm may. Chỉ khi các thánh hiền phương Bắc xuất hiện mới coi là xướng ca vô loại, chê là dâm bôn, ra sức cấm đoán rồi vỗ ngực ca ngợi công việc ấy của mình là cải hóa phong tục của man di! Nếu trong cuộc đời thực, Hán nho, Tống nho tiếp tay cho vương triều phong kiến xóa bỏ văn hóa Việt tộc thì trên phương diện chữ nghĩa, họ cũng một mặt ăn cắp tác quyền những dân ca và ca dao Việt trao cho vua chúa, mặt khác chú giải Thi theo hướng có lợi cho vương triều, cổ xúy chủ nghĩa thanh giáo. Kim Ðịnh phát hiện ra mưu đồ này nhưng có lẽ ông đã quá lời khi nói: "Có thể xẩy ra những cuộc tráo trộn do chính Viêm tộc làm ra: nó ở tại đem vào những bài ca của dân gian một ít lời để lái một bài thơ phương Nam ra vẻ của phương Bắc, hoặc để nguyên cả một bài hay một chuỗi bài như Châu Nam, Thiệu Nam mà đặt vào vùng núi Kỳ ở Thiểm Tây để cho người phương Bắc dễ chấp nhận." (VLTN 135) Có lẽ không phải vậy. Người dân quê hồn hậu không nghĩ rằng những câu ca nơi đồng nội của mình sẽ thành kinh điển nên phải tự sửa mình đi cho vừa khẩu vị kẻ xâm chiếm thống trị. Họ chỉ tự nhiên nhi nhiên hát lên lời hát của lòng mình mà vì nó hay nên vương triều không thể bỏ phải lượm lặt đem về. Nhưng rồi việc biên tập, nhuận sắc, chú giải diễn ra, nội dung nhiều bài thay đổi đồng thời tác quyền bị chuyển cho người khác. _ Việc làm này của Hán nho là có ý thức. Tuy nhiên, cái việc vụng trộm ấy cũng không hoàn toàn vô tang mà đã để lại dấu vết. Không những không thể xóa hết tinh thần Viêm Việt bàng bạc trong khắp tập kinh mà ở nhiều bài còn lộ rõ dấu vết trong cách đặt câu, trong cú pháp. Ta biết, so với tiếng Việt, cú pháp chữ Hán nói ngược: Việt nói trong lòng là trung tâm thì Hán nói tâm trung. Nhưng trong kinh Thi, có hiện tượng rất lạ là nhiều câu vẫn giữ cấu trúc ngữ pháp Việt: Túc túc thỏ ta, thi vu trung lâm (Thỏ ta: Lưới thỏ mà căng giữa rừng.) Ðúng ra giữa rừng viết theo cú pháp chữ Hán phải là lâm trung mà ở đây lại là trung lâm. Hay Hước lãng tiếu ngạo, trung tâm thị niệu (Chung phong: Cũng là bỡn cợt mà thôi, chỉ thêm đau ruột cho người xót thương). Có thể kể ra nhiều nữa: - Hồ vi hồ trung lộ (Thức vi: trong sương) - Trung tâm rạng rạng (Nhị tử thừa chu: trong lòng áy náy )

Page 25: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

25

25

- Trung tâm hữu vi (Cốc phong: trong lòng băn khoăn) - Di vu trung cốc (Cát đàm: trong hang) - Trung tâm dao dao (thử ly: trong lòng nao nao) - Tại bỉ trung hà (Bách châu: giữa dòng sông) - Trung cấu chi ngôn (Tường hữu từ: lời nói trong buồng kín ) Những "hòn sạn" chữ nghĩa kia nói lên điều gì? Phải chăng là sự vô tình? Phải chăng là những người biên tập, san định, chú giải vì "dốt" nên không thấy cái "sai" ấy? Mấy nghìn năm nay chưa ai giải thích điều này. Trong bài Dẫn nhập in ở đầu cuốn kinh Thi, ông Trần Văn Chánh nhận xét: "Trong kinh Thi, chữ "trung" (ở trong, ở giữa) thường đặt sau danh từ, thay vì ngược lại, so với văn ngôn các đời Hán, Ðường... về sau."(4) Ông cho rằng đó là một trong những nguyên tắc, những mô hình cấu trúc cần nhận biết khi đọc Thi. Ðiều này đã hẳn nhưng nó cũng gợi lên thắc mắc: vì sao lại có hiện tượng khác thường đó? Và vì sao qua hàng nghìn năm phấn đấu xa đồng quỹ, thư đồng văn, qua biết bao lần nhuận sắc, chú giải, những đại nho của muôn đời không sửa chữa, không lượm đi những "hạt sạn"? Ðúng là chữ nghĩa thời kinh Thi chưa ổn định và có khác thời Hán thời Ðường. Nhưng thử hỏi, nguyên nhân của sự không ổn định ấy là gì? Theo thiển ý, ở chính trong lịch sử hình thành ngôn ngữ Trung Hoa. Ngôn ngữ thời kinh Thi nằm trên đường chuyển hóa từ cách nói của người Việt sang cách nói của người Hán. Cách nói của người Hán cuối cùng đã thắng nhưng trong ca dao, dân ca vẫn tồn tại cách nói Việt phản ánh tư duy Việt. Khi ca dao dân ca của người Việt được đưa vào kinh điển, người san định tuy đã nhuận sắc sửa đổi nhưng không thể sửa chữa tất cả vì buộc phải tôn trọng vần điệu của thơ. Trong 2700 bài thơ bị loại bỏ, ai biết có bao nhiêu bài của Việt tộc? Những bài còn lại là những bài không thể bỏ. Những cấu trúc ngữ pháp không bình thường trong các bài đó cũng là không thể sửa đổi! Cái không thể sửa đổi đã trở thành những "hòn sạn" trong ngôn ngữ của Thi. Nhưng chính những "hòn sạn" tưởng như ngẫu nhiên này lại là những hóa thạch ngôn ngữ chứng minh về sự đóng góp của tiếng Việt vào kinh Thi, vào ngôn ngữ Trung Hoa! Không chỉ trong Thi, cách nói Việt này cũng để lại dấu ấn trong một số tên gọi: Nữ Oa, Thần Nông, Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn, Ðế Chí rồi Ðế Minh, Ðế Lai... Cách nói đó không thể phủ nhận được là cách nói Việt. Có lẽ cũng do những nguyên nhân lịch sử bất khả kháng mà người ta không thể sửa thành Nông Thần, Nghiêu đế... theo cách nói của người Hán! _ Nói như ông Kim Ðịnh Kinh thi là quyển kinh điển của Việt tộc e rằng quá lời. Bởi lẽ không hiểu những bài bị loại bỏ ra sao, còn căn cứ vào những bài hiện có, ta thấy trong đó nhiều bài mang đặc tính chung của con người, cái chất uy-manh chả của riêng ai, thật khó tách bạch. Trong đó bên cạnh những bài đậm sắc thái Việt lại có những bài mang tố chất Hán tộc như bài Thạc nhân: Người đâu dong dỏng như ai, Trong mặc áo gấm phủ ngoài áo lương. Ấy người con gái họ Khương, Em ông thái tử cưới sang vua Vệ hầu. Còn như bề giượng là đâu? Có Ðàm công với Hình hầu hai vua. _ Từ phục sức đến nhân thân cho thấy đó là người đàn bà quý tộc. Nhân vật này không phải đối tượng của văn chương dân gian. Nhiều khả năng đây là sản phẩm của nhà thơ cung đình nào đó mượn phong cách dân gian làm thơ phục vụ vương quyền. Không phải trong tầng lớp vương giả không có người Việt nhưng người đàn bà này đích thực là người Hán: Tay ai như cái cỏ gianh non, Da như mỡ đọng, cổ như con nhậy dài, Hạt bầu thời như thể răng ai, Ðầu trăn mà lại mày ngài thêm xinh... _ Tay, da, đầu có thể là cái đẹp chung của người Hán người Việt nhưng rõ ràng, cái răng: hạt bầu như thể... cũng như đầu trăn (Tản Đà giảng con trăn như con ve mà bé) là vẻ đẹp theo chuẩn mực thẩm mỹ Hán tộc. Thời ấy, vẻ đẹp của người Việt là nhuộm răng đen, xăm mình. Trong Sở từ, đau vì thân phận dòng Việt của mình, Khuất Nguyên than: răng đen mình trổ dọc ngang! _ Nhưng điều thú vị là, ngay ở đây cũng hiển lộ yếu tố văn hoá Việt: mày ngài! Trồng dâu nuôi tằm là bản nghệ của dân nông nghiệp phương Nam. Do chăm chút con tằm từ ăn một ăn hai đến ra né, chọn giống, cho ngài đẻ… mà người nuôi tằm nhận ra vẻ đẹp kỳ diệu của cặp râu con ngài. Sự so sánh tuyệt vời nảy sinh: râu con ngài được ví với lông mày con gái. Thành ngữ mày ngài ra đời! Đấy là sản phẩm của văn hoá nông nghiệp Bách Việt.

Page 26: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

26

26

_ Khi đưa nghề tằm tang từ Văn hoá Hoà Bình lên Trung Nguyên, người Việt cũng đưa luôn thành ngữ mày ngài lên quê hương mới. Thành ngữ này, cũng như những từ vựng khác, nhập tịch ngôn ngữ Trung Hoa rồi một cách vô thức phát lộ trong câu ca dao mang nhiều sắc thái Hoa tộc nhất. Điều này là ví dụ tuyệt vời chứng tỏ sự đóng góp của văn hoá Bách Việt vào văn hoá Trung Hoa. Như vậy, có lẽ sẽ công bằng hơn khi nói rằng, kinh Thi là đứa con lai giữa hai nền văn hóa Hán và Việt mà trong đó phần hồn phần cốt là văn hóa của Bách Việt nông nghiệp. 4.Ngheä thuaät caûi löông

_ Cùng với sự ra đời của tiểu thuyết, kịch nói, thơ mới... sự ra đời Cải lương được xem như là sản phẩm

mang tính tất yếu của lịch sử. Nó hình thành từ sự tiếp xúc giữa nền văn hóa nông nghiệp lúa nước và nền

văn hóa công nghiệp phương Tây. Nếu như kịch nói có lịch sử lâu đời và nguồn gốc từ phương Tây, chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa, của quan điểm thẩm mỹ phương Tây thì sự ra đời của Cải lương đầu

thế kỷ XX có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống dân tộc và sự du nhập lối biên kịch Châu Âu. Yếu tố

đầu tiên mang tính cội nguồn của nghệ thuật cải lương là âm nhạc tài tử Nam Bộ.

_ Những năm đầu thế kỷ XX, vào khoảng năm 1917 có những bậc tiền bối làm nên sân khấu Cải lương như

Nguyễn Tống Triều, André Thận, Thầy Năm Tú... Đầu tiên là hình thức ca nhạc tài tử. Thời ấy,Tuồng (Hát

bội) không còn giữ vị trí độc tôn trong thưởng thức nghệ thuật trình diễn của đồng bào miền Nam, nên từ

các vùng nông thôn bắt đầu phong trào đờn ca tài tử phục vụ trong các cuộc vui như lễ cưới, lễ hỏi, đám

tiệc, đám giỗ... Sau đó là hình thức ca ra bộ. Sự khởi đầu của hình thức này được đánh dấu tại cuộc trình

diễn của nhóm ca nhạc tài tử trên sân khấu hộp trong đó có cô Ba Đắc tại Hội chợ thuộc địa tại Pháp. Sau

này ca ra bộ phát triển như một trào lưu tại Nam bộ. Tiết mục được trình diễn rất thô sơ trên một bộ ván gõ,

diễn viên vừa ca, vừa diễn với điệu bộ, động tác minh họa. Ca ra bộ chính là gạch nối giữa hình thái âm

nhạc và hình thái sân khấu. Sau đó nhờ những soạn giả như ông Trương Duy Toản, Mộc quán Nguyễn

Trọng Quyền... viết lại từng mảng các chuyện tích xưa để diễn ca ra bộ, với hình thức đối ca, liên ca rồi kết

hợp lại thành những vở tuồng Cải lương đầu tiên như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều... Cải lương hình thành

và phát triển rất mau nhờ những đóng góp của những bậc tài danh như Năm Phỉ, Năm Châu, Trần Hữu

Trang, Tư Chơi, Năm Nở, Phùng Há...

_ Bước đầu hình thành, Cải lương giống như tên gọi cũng chịu ảnh hưởng đủ thứ nghệ thuật (đầu Ngô mình

Sở). Tình trạng hỗn độn trong trang phục,hay phong cách diễn vẫn thường xảy ra; chẳng hạn diễn viên đóng

Lữ Bố mang giày bốt, đóng Điêu Thuyền mặc áo dài, cột dây ngang lưng, đầu thắt bánh lái, cũng hát đủ

kiểu tích Tàu, chuyện Tây. Tuy nhiên, những gì phi nghệ thuật làm mất bản sắc dân tộc dần dần bị đào thải.

Nhờ các tác giả có tri thức, có tài năng mà sân khấu cải lương hình thành hai dòng: tuồng Tàu và tuồng Tây

mà sau này các nhà nghiên cứu sân khấu khẳng định là Cải lương có hai phương pháp:phương pháp hiện

thực tâm lý và phương pháp biểu hiện tả ý.

Trong bối cảnh văn hóa Việt nam đầu thế kỷ,nếu nói hát Bội là loại hình nghệ thuật cũ, Kịch nói là loại hình

nghệ thuật mới thì Cải lương lại đứng giữa cái cũ và cái mới. Tính dân tộc qua phương pháp biểu hiện tả ý

và tính hiện đại qua phương pháp tả thực tâm lý. Sân khấu Cải lương vừa dân tộc vừa hiện đại là do kết hợp

Page 27: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

27

27

một cách tài tình hai phương pháp hiện thức tâm lý và biểu hiện tả ý.

_ Đã nói đến sân khấu Cải lương, không thể nào không nói đến bản nhạc "đinh" trong các vở tuồng. Đó là

bản vọng cổ. Có người cường điệu "không có bản vọng cổ không thể trở thành một đêm hát cải lương...

"Lời khẳng định trên có phần hơi quá đáng, nhưng nghĩ kỹ lại cũng không sai. Tính hấp dẫn của một đêm

diễn Cải lương không thể không nói tới sức thu hút kỳ diệu của bản vọng cổ.

Được biết vào năm 1918 ông Cao Văn Lầu đã sáng tác bản Dạ Cổ Hoài Lang, sau này trở thành bản vọng

cổ. Dạ Cổ Hoài lang tiền thân của bản vọng cổ đã tạo ra một không khí mới cho nền ca nhạc cổ miền Nam.

Từ đó trở đi, bất kỳ trong một vở Cải lương nào, bản vọng cổ vẫn là bản nhạc chủ đạo, thể hiện một cách đa

dạng qua tất cả tình huống, trong một vở Cải lương.

Theo nhà nghiên cứu Tuấn Giang dựa theo một số công trình nghiên cứu thì ngoài âm nhạc tài tử Nam bộ ra

có một dòng hình thành nên nghệ thuật Cải lương là cải cách nghệ thuật hát Bội .Theo chúng tôi việc làm đó

không tránh khỏi khiên cưỡng và áp đặt. Đúng là trong thực tế Cải lương có một số điệu thức phương thức

biểu đạt của Tuồng, nhưng nếu chỉ dựa vào đó coi đó là yếu tố hình thành Cải lương là chưa đúng về mặt

thực tế và chưa thuyết phục về mặt khoa học. Cũng như có một thời gian dựa vào sự kiện Lý Nguyên Cát bị

bắt làm tù binh, dạy múa hát cho người nước Nam mà chúng ta cho rằng nghệ thuật Tuồng có nguồn gốc từ

Trung Quốc. Đó là sự ngộ nhận đáng tiếc. Dù Lý Nguyên Cát có tài giỏi đến đâu cũng chỉ góp phần thúc

đẩy sự hình thành sân khấu Tuồng được nhanh chóng hơn, chứ không thể nào quyết định việc có hay không

của Tuồng. Ở Cải lương cũng vậy. Nếu nói cải cách hát Bội là sự dịch chuyển, đổi mới từ hình thức cũ sang

hình thức mới mà không phá bỏ nền móng, mô hình của hát Bội thì ở Cải lương nó đã phá bỏ mô hình hát

Bội. Các điệu thức , phương thức biểu đạt của hát Bội có trong Cải lương là một sự thật không ai có thể chối

cãi nhưng nó không phải là điệu thức chính. Điệu thức oán, lý và bài vọng cổ mới là điệu thức chính của Cải

lương mới là chất men làm say lòng người. Đó là sự khác xa mà các nhà nghiên cứu đã khẳng định. Hay nói

chính xác hơn Cải lương đã vay mượn các điệu thức ,các phương thức biểu đạt của Tuồng để làm giàu thêm

cho mình và để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của tầng lớp công chúng thị dân mới.

Khẳng định Cải lương không hình thành từ dòng cải cách hát Bội mà từ phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ,

không những không làm giảm phẩm chất và tổn thương danh giá của nó mà còn trả lại tính khách quan lịch

sử cho nó.

Ngay từ lúc mới ra đời Cải lương đã thể hiện tinh thần ái quốc theo kiểu riêng của mình. Tầng lớp trí thức

,tiểu tư sản có nền học vấn Tây học thể hiện lòng yêu nước ,lòng tự tôn dân tộc dưới nhiều hình thức nhiều

vẻ. Trong đó nhu cầu giải phóng cá nhân, nhu cầu tự khẳng định mình thóat khỏi sự o ép, quản thúc của xã

hội – là một nhu cầu bức bách của giới này. Trào lưu lãng mạn chi phối tất cả các lĩnh vực văn chương,

nghệ thuật lúc đó. Thực chất đó là một thái độ một cách phản ứng với xã hội đương thời. Nếu báo chí đầu

thế kỷ với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đi đầu trong việc tuyên truyền lòng tự tôn dân tộc bằng chữ

quốc ngữ; nếu sân khấu kịch nói được nhập vào Việt Nam qua những bản dịch kịch Molie và sản phẩm

“nội” đầu tiên là “Chén thuốc độc” (Vũ Đình Long); nếu văn học với “tiểu thuyết mới” với “ Tự lực văn

Page 28: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

28

28

đoàn”, phong trào thơ mới với Tản Đà (cái tôi ngông nghênh được xuất hiện, trưng bày như một nhu cầu

của con người thời đại) thì Cải lương thể hiện ái quốc theo cách của mình. Khuynh hướng giải phóng cá

nhân được đề cao, và mau chóng trở thành chủ đạo trong toàn bộ công tác biên kịch của nghệ thuật cải

lương. Trong tiến trình xã hội Việt Nam nói chung, nghệ thuật sân khấu Việt Nam nói riêng, đặt ra vấn đề

giải phóng cá nhân, đề cao cái tôi là một bước tiến, một bước ngoặt. Đó là một mặt của tinh thần dân chủ, là

sự đổi mới của hệ suy luận mà ở châu Au ngay từ thế kỷ Khai sáng thế kỷ XVIII đã đề ra. Với một xã hội

nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm, với tinh thần truyền thống luôn đề cao cái “ta” – một cái “ta” mang

tính trung quân của nho giáo, một cái “ta” mang tính cộng đồng làng xã, thì chuyển sang cái “tôi” cá nhân

với bản sắc riêng, một cái “tôi” muốn tự khẳng định, muốn vùng vẫy với tinh thần tự do – lãng mạn là cả

một bước ngoặt. Tuồng hát bội đã có một loại nhân vật trung quân: từ tâm tư đến hành động luôn bị đạo

trung quân chi phối, và cũng bởi vậy cái con người cá nhân với cái riêng sống động của nó hoàn toàn bị con

người theo chất lý tưởng Nho giáo che khuất. Ơ cải lương cái “tôi” đã mang đậm bản sắc rất riêng của con

người. Đó là những con người muốn thóat khỏi ràng buộc của lễ giáo, muốn tự giải phóng mình, muốn sống

vì tinh yêu, đi theo tiếng gọi của tình yêu mà rũ bỏ công danh, địa vị và đôi khi tự vẫn. “Khi người điên biết

hát”, “Nỗi lòng người bếp”, “Tô Anh Nguyệt”, “Đời cô Lựu” và rất nhiều những vở thuộc loại này. Đó là

cái “tôi” biết hát vang lên khúc ca tình yêu, biết thổn thức, biết xả thân vì tình yêu, không vì một tư tưởng

trung quân nào ràng buộc. Chất lãng mạn, nhu cầu giải phóng cá nhân… là một nhu cầu mang tính thời đại,

một nhu cầu có tính tiên tiến đối với con người của văn hóa lúa nước vốn bị “phương thức sản xuất châuA”

đã ngàn năm trói buộc. Đó cũng là những vấn đề lớn, là nội dung mà nghệ thuật Cải lương quan tâm thể

hiện.

* CAÙC PHONG TUÏC TAÄP QUAÙN,TÍN NGUÔÕNG TRUYEÀN THOÁNG CUÛA DAÂN TOÄC VIEÄT NAM 1/ Phong tuïc,taäp quaùn : 1.1 Tục mừng nhà mới _ Ngày xưa, người nông dân Việt Nam quan niệm làm nhà là một trong ba việc lớn của cả cuộc đời. “An cư mới lạc nghiệp” nghĩa là chỗ ở có yên ổn mới lo được sự nghiệp. Quan niệm ấy đến nay vẫn gắn bó với người dân Việt Nam. Bởi thế ai ai cũng phấn đấu để có được một chỗ ở, một cơ ngơi riêng. Nhiều người có khi đến cuối đời mới cố xây được một ngôi nhà mặc dù sống chẳng được bao lâu nhưng sau này để lại cho con cháu. Có người khi chết vẫn chưa có chỗ nương thân thì rất khổ tâm. _ Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên một phong tục rất phổ biến ở người Việt Nam là tục mừng nhà mới. Chủ nhân khi làm xong một ngôi nhà mới (thậm chí chỉ sửa chữa, nâng cấp nhà hay di chuyển đến nơi ở mới) đều sắm một lễ cúng. Hàng xóm, bạn bè, họ hàng được mời đến uống chén rượu, chén trà mừng cho gia chủ, chúc cho gia chủ bình yên, làm ăn gặp may, phát đạt. *Tục lệ này đến nay vẫn còn khá phổ biến đối với người Việt Nam 1.2 Tục đeo vòng vía của người Mông - Lào Cai _ Việc trẻ ốm yếu cúng giải hạn hoặc gửi cửa theo số của nó đều không được thì thầy cúng sẽ xem số và đeo vòng vía cho trẻ. Nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của người Mông hoa ở Cát Cát tương tự như nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của nhóm người Mông trắng ở Bảo Phố - Bắc Hà. Nghi lễ và sự chuẩn bị diễn ra như sau: _ Gia đình phải chuẩn bị 3 chiếc vòng cuốn bằng tre có đường kính 1,5m. Họ dựng ngoài cửa 1 vòng, giữa nhà 1 vòng và phần giáp bàn thờ 1 vòng. Họ dùng một tấm vải trắng dài 12m đặt lên trên vòng tre từ cửa

Page 29: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

29

29

chính vào tới bàn thờ. Mâm cúng đặt ở góc phải, phía dưới bàn thờ bao gồm: 3 đôi đũa, 3 bát cơm, 3 chén rượu, 3 chén nước, 1 con gà luộc, 1 gói muối. Trên bàn còn có chiêng, kiếm của thầy cúng. Người nhà còn mời, nhờ một người trung tuổi, con cái khoẻ mạnh đến bế đứa trẻ để tiến hành nghi lễ đeo vòng vía. _ Khi thầy cúng bắt đầu việc cúng thì đứa trẻ đứng ở ngoài cửa trên mép vải đặt từ giữa cửa đến bàn thờ. Đầu tiên, thầy cúng cho mời tổ tiên của gia đình về chứng kiến việc làm tốt của thầy cúng cho đứa trẻ. Sau đó thầy cúng mời sư tổ của mình về và xin cho phép mầu để trừ tà diệt ma. Tiếp đó, thầy cúng gõ một hồi chiêng dồn dập, vừa gõ vừa gọi các âm binh đến. Thầy cúng uống một hớp rượu sau đó múa xung quanh nhà. Mỗi khi rú lên một tiếng, thầy cúng lại đâm thẳng kiếm xuống đất, tượng trưng cho việc trừ ma xấu làm hại trẻ. Khi thầy cúng đi ra cửa và đâm thẳng kiếm ra ngoài tức là ma đã bỏ ra khỏi nhà, khỏi đứa trẻ. _ Người phụ cúng sẽ cho đứa trẻ bước vào qua vòng tre thứ nhất. Khi đứa trẻ bước vào trong vòng (qua cửa) thầy cúng bước ra ngoài và chém kiếm xuống đất chỗ đứa trẻ vừa đứng với ý nghĩa là chém ma xấu. Sau đó, thầy cúng đi vào trước bàn cúng, đặt kiếm xuống bàn và cầm chai rượu đổ ra tay tung vào đứa trẻ, tượng trưng nước phép vừa trừ ma, vừa rửa hồn vía đã bị ma xấu làm ô uế. Sau đó, đứa trẻ được người phụ cúng cho bước qua vòng thứ hai. Thầy cúng ngậm một ngụm rượu phun mạnh vào nơi đứa trẻ vừa đứng. Tiếp đến, thầy cúng đọc lời dồn hồn vía cho trẻ từ nay vía không được theo ma xấu. Một tiếng thét của thầy cúng tức là ma đã bỏ chạy và vía đã nhập vào đứa trẻ. Người phụ cúng hai tay đỡ hai vai trẻ và trẻ nhảy qua vòng tre cuối cùng, thầy cúng lập tức cầm vòng vía (cổ, tay, tai) đeo ngay cho trẻ với ý nghĩa là rào vía cho trẻ. Từ nay, hồn vía trẻ sẽ không bỏ đi chơi và ma xấu cũng sẽ không dám bén mảng Sau phần làm lễ, thầy cúng, phụ cúng và gia đình cùng ăn cơm, uống rượu bình thường. Khi ra về, thầy cúng được bắt một con gà trống và một lít rượu. Vòng vía được đeo suốt đến lúc già. Trường hợp vòng vía đã đeo tự nhiên rơi hoặc bị mất thì được. Còn nếu người đeo tự tháo ra thì rất có thể họ sẽ bị ốm trở lại. 1.3 Xên bản - Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái _ Trong truyền thống văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, cúng giỗ, lễ hội đã trở thành một phong tục, tập quán truyền từ đời này qua đời khác, trong đó có Xên bản của dân tộc Thái. _ Tiếng Thái, “Xên” có nghĩa là cúng, rộng hơn là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ tốt tươi. Hằng năm, Xên bản được tổ chức vào ngày Bính của tháng 4 (theo lịch 10 ngày của dân tộc Thái gồm: canh, tân, nhâm, quý, giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ), năm nay được tổ chức vào ngày 17/4 dương lịch. _ Theo phong tục của dân tộc Thái, tháng 4 là thời gian gieo mạ lúa mùa (trước đây chỉ sản xuất một vụ lúa, phụ thuộc rất nhiều vào nước mưa), đầu mùa hè, trời nắng nhiều nên dân bản tổ chức lễ Xên để cầu mưa. Chuẩn bị cho lễ hội, dân bản cử đại diện là người nối dõi của dòng họ đầu tiên đến khai phá, xây dựng bản. Người đại diện bản mời thầy mo về cúng. _ Từ sáng sớm, ở hai lối vào và ra của bản người ta dựng hai cổng tre, cử người canh gác nghiêm ngặt không cho khách vào bản trong thời gian tế lễ. 8 giờ sáng, thầy mo bắt đầu làm lễ cúng dưới gốc cây đa cổ thụ trong bản. _ Lễ vật gồm một đầu lợn (phải là lợn đen), hai con gà, một quả trứng, bát gạo, hương, nến. Thầy mo lấy một bung thóc, một chiếc chài quăng cá, một chiếc búa đặt lên bàn cúng rồi đọc tục mo (lời cúng) cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe, cuộc sống ấm no cho mọi nhà. Sau đó, thầy mo lấy một đoạn tre, bổ đôi rồi tung lên. _ Khi hai mảnh tre rơi xuống nếu được Xiếng (một úp một ngửa) đó là điềm tốt – lời cầu khấn đã được Giàng chấp nhận. Lễ cúng kéo dài khoảng 30 phút, sau đó mâm lễ sẽ đem mời thầy mo, Chảu Xửa (người đại diện cho bà con trong bản, tương đương với chủ tế). Lễ xong người đại diện mang mâm lễ vật về nhà, lấy một chung rượu cần mời thầy mo và bà con dân bản cùng ngồi ăn uống vui vẻ. Lễ Xên bản thường kèm theo hội đánh trống, ném còn, chơi tó má lẹ. _ Thanh niên nam nữ chia hai bên, ai ném còn vào vòng tròn buộc trên ngọn một cây tre dựng giữa sân sẽ được thưởng một chén rượu. Sau lễ Xên, bà con trong bản ra đồng cày bừa, xuống mạ, bắt đầu một vụ lúa mới. _ Xên bản là một phong tục còn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, tiếc rằng truyền

Page 30: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

30

30

thống này đang dần bị mai một. Đây là một tập tục văn hóa cần lưu giữ cho muôn đời sau. 1.4 Nuôi nghĩa tử _ Người không có con, thường nuôi con nhà anh em hay là người ngoài làm nghĩa tử. Nghĩa tử ấy cũng như con đẻ ra. _ Cha mẹ nuôi con phải vun trồng dạy dỗ, con nuôi ở với cha mẹ cũng phải hiệu kính phụng dưỡng coi như cha mẹ đẻ, mai sau cũng được thừa hưởng gia tài. _ Người phú quí có nhiều con lại, thường cũng có nuôi nghĩa tử. Nghĩa tử này một là vì người nuôi thương kẻ cơ hàn mà nuôi, hai là vì người muốn nương thân vào cửa quyền quí mà tình nguyện làm con nuôi. Những con nuôi ấy có người ở hết lòng trung nghĩa, như Quan Bình ở với Quan Công, có người ở phản trắc bất nhân như Lộc Sơn ở với Đường Minh Hoàng. _ Nhiều người nuôi con nuôi từ khi đứa trẻ còn thơ bé, hoặc vì cha mẹ nó mất sớm, thấy trẻ mồ côi mà nuôi, hoặc vì cha mẹ nó nghèo khó đem bán, người hiếm hoi thì nuôi cho nó đứng đầu đứng số. Đứa con ấy lớn lên, nhiều khi không nhớ đến bản thân phụ mẫu là đâu. Mà dẫu có nhớ cũng không có phép coi cha mẹ đẻ trọng hơn cha mẹ nuôi được, vì cha sinh không bằng mẹ dưỡng, nếu quên ơn người nuôi thì bất nghĩa. _Ta trọng nhất là việc kế tự, nếu không có người kế tự cho mình tức là người bất hiếu với tổ phụ. Cho nên không có con thì phải nuôi, chủ ý là để mai sau có người giữ hương hỏa cho nhà mình. _Cứ cái bổn tâm đối với tổ tiên như thế thì cũng phải, nhưng xét cho kỹ thì cũng có điều nên bàn: Giá thử người bất hạnh mà không có con: nuôi được con anh em hoặc con nuôi dòng họ, để mà nối dõi tông đường, thì dẫu là con nuôi nhưng cũng là huyết mạch trong một nhà, chẳng hại gì. Còn những người nuôi con người ngoài, mà thường lại yêu thương quí trọng hơn con anh em, thì tưởng cũng là không phải. _ Về phần người con nuôi, người ta đã có công nuôi dạy mình như con thì mình cũng phải nên mong mà đền báo cái ơn ấy chớ đừng nên nghĩ người ta không phải là người sinh ra mình mà ăn ở phụ bạc. _ Còn như những người thấy người ta có quyền thế mà hạ cái mình qúi báu để xin vào làm con nuôi người ta thì là một thói du mị nịnh đời, để cầu lấy các sự ước ao của mình, ấy là một cách rất đê tiện. 1.5 Cầu tự _ Nhà nào hiếm muộn thì cầu tự. Cầu tự có nhiều cách. Người thì uống thuốc cho bổ khí huyết, người thì cho tại đất tuyệt đinh, nhờ thần địa lý dịch mả, người thì đi lễ bái chùa này miếu nọ đê cầu Phật Thánh độ cho có con. _ Về tháng giêng, tháng hai, vợ chồng thiên hạ thường dắt dìu nhau vào lễ chùa Hương Tích (thuộc phủ Mỹ Đức tỉnh Hà Nội) cầu tự. Trong chùa có một hang đá thạch nhu mọc lổm chổm hai bên, tục gọi là núi Cô, núi Cậu. Các người cầu tự đem vàng hương oản lễ đến chùa, rồi thì đem quà bánh đến chỗ hang thạch nhũ ấy coi hòn nào thích mắt. thi xoa tay vào đầu mà khấn: Cậu về ở với vợ không thà tôi nhá. Ai nhiều con trai rồi muốn có con gái thì sang dãy núi Cô cũng nói như vậy. Khấn xong lúc trở ra về, ăn thì thêm bát thêm đũa, đi đò thì trả thêm một xuất tiền cho người lái đò, làm như đã có một người đi theo vậy. _ Nếu về nhà mà sau vợ có mang sinh con thì mỗi năm phải đem con về chùa lễ tạ ơn Phật. _ Có người về lễ đền Kiếp Bạc (đền thờ ông Thần Hưng Đạo: thuộc tỉnh Hải Dương) cầu tự. Hạng người này thì phần nhiều là sinh con khó nuôi, cho là có tiền oan nghiệp chướng, cho nên đến lễ bái trừ tà thì về sau đẻ con mới nuôi được. _ Xét cái tục cầu tự của ta, cũng bởi tin sự quỉ thần mà ra. Tục này từ thượng cổ đã có, như vua Đế Cốc cầu tự ở đền Cao Môi mà sinh ra ông Hậu Tắc, ông Thúc Lương Ngột cầu tự ở núi Ni Sơn mà sinh ra Đức Khổng Tử. Nhưng thiết tưởng toàn là đo bụng tin tưởng mà ra, chớ không có lẽ gì cho đích đáng tin được. _ Cứ lấy sự hiển nhiên mà nói thì người không có con hay là đẻ con mà không nuôi được, hoặc là vì người đàn ông hay đàn bà có tật bệnh gì, hoặc là vì đẻ con ra: tiên thiên suy nhược khó nuôi, hay là nuôi trái phép vệ sinh thì không nuôi được.

Page 31: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

31

31

_ Còn như người chỉ sinh con gái mà không sinh con trai, cũng bởi có một lẽ riêng nào đó, quyết không có thần thánh nào chủ trương về việc sinh đẻ con cái gì đâu. _ Có người nói rằng: Sự cầu tự cũng nhiều khi linh nghiệm, xem như các người vợ chồng đã ngoài bốn mươi tuổi chưa có con, đi cầu tự rồi mới có, mà cũng nhiều khi người con ấy làm nên thế này thế khác, nếu không nghiệm thì sao thế được. _ Thiết tưởng sự ấy cũng là một ngẫu nhiên, dẫu chẳng cầu đâu cũng có. Vả lại muốn sự thường hay nên ở lòng người tin tưởng. Cái bụng người ta đã tin mê ở điều gì thì lại hay cố sức làm cho điều ấy phải nghiệm, vậy thì lại có một lẽ chắc được, chớ cũng không phải có chi lạ hết. _ Còn như con hay con dở, bởi ở cách dạy dỗ, con thọ, con yểu, bởi ở cách dưỡng sinh, không nên cho là con trời con phát mà nhàm quá. 1.6 Vợ lẽ _ Phận lấy lẽ.- Người giàu có hoặc người hiếm hoi thường có vợ lẽ. Người chịu lấy lẽ là người một là vì nghèo hèn, hai là vì sa cơ thất thế, ba là vì tham giàu, tham danh giá, bốn là vì tuổi trẻ goá chồng, chưa có con, phải đi bước nữa thì mới chịu lấy, chớ con nhà tử tế không mấy người chịu.Lấy vợ lẽ không mấy người cưới xin như khi lấy vợ cả, chì dùng lễ cưới sơ sài. đưa ít tiền bạc và nộp cheo cho làng mà thôi. _ Người phú quí có khi lấy năm, lấy bảy vợ lẽ, mỗi người có riêng một dinh cơ, phận ai người nấy. Người bình thường vì hiếm hoi mà lấy hoặc là vợ cả lấy cho, hoặc là tự mình lấy, nhưng cũng phải nói cho vợ cả bằng lòng mới được. Có khi vợ cả ghen tuông không cho lấy thì chồng lại lấy dấu mà để ở riêng một nơi. _ Đối với chồng.- Vợ lẽ đối với chồng thì trọng về sự nâng khăn sửa túi, hoặc người thì trọng về sự kế tự, chớ không có trách nhiệm đảm đang công việc nhà chồng như người vợ cả.Khi nào người vợ cả hèn yếu, không cáng đáng nổi công kia việc nọ, thì cũng cậy vợ lẽ nhiều. _ Vợ lẽ ở với chồng, cũng nhiều người rất trọng hậu, hết lòng lo cho chồng, biết chiều chuộng chồng, biết phân trách nhiệm cho vợ cả. Có người chỉ cốt lấy chỗ nương nhờ, chẳng biết lo lắng cho nhà chồng một tí gì. _ Đối với vợ cả. - Vợ lẽ không có quyền bằng người vợ cả, phải phục tùng vợ cả như là chồng. Được người vợ cả có lượng khoan dung thì coi vợ lẽ như chị em một nhà. Nếu phải người vợ cả cay nghiệt, thì sai bảo hành hạ như kẻ ăn người ở, vợ lẽ cũng phải chịu. _ Nhiều khi vợ lẽ can cường: không chịu người vợ cả áp chế thì thường sinh ra sự cãi nhau. Đàn ông thì có người ở công bình, mà phần nhiều thì hay bêng vực vợ lẽ. Có khi vợ lẽ cậy được thế chồng yêu mà lăng ngược người vợ cả. Có khi vợ lẽ cậy giàu có của, lo được cho chồng nên danh phận thì lại khinh bỉ vợ cả mà tranh lấy quyền trên. _ Đối với con chồng. - Con chồng gọi vợ lẽ của cha là dì ghẻ, nếu mẹ mất rồi, phải nương nhờ dì ghẻ, thì người vợ lẽ ấy có quyền làm kế mẫu, coi được con chồng như con mình, thì con chồng cũng phải coi mình như mẹ đẻ. Nhưng ít được người hiền hậu, nhiều người không thương đến con chồng. _ Tục vợ lẽ cũng là một tục trái với văn minh đời nay. Vì là làm cho loài người mất tự do, mất bình đẳng thì là trái với đạo công bằng của tạo hóa, tức là không hợp cách văn minh. Vả lại vợ cả vợ lẽ, ít người biết lấy cách hòa thuận ở với nhau, còn phần nhiều thường hay ghen tuông nhau. _ Người chồng cũng ít người khéo khu xử, mà cũng rất khó khu xử cho vừa lòng cả đôi bên. Có câu rằng : "Cai trăm quân không khó bằng cai bốn vó đàn bà". Vì thế trong nhà hay sinh ra lục đục, chồng ở giữa thật là khó nghĩ, bênh vợ cả thì vợ lẽ oán. bênh vực vợ lẽ thì vợ cả giận, thành ra gia đình giảm mất sự vui vẻ. Mà lắm khi người vợ cả ác nghiệt, thì vại giấm chua cũng khá ghê thay? Hoặc gặp phải người vợ lẽ tai ngược, thì cũng khó chịu! Cầu lấy lớn ra phận lớn, nhỏ ra phận nhỏ hồ dễ đã được mất người. _ Song cứ suy cái tình thế trong phong tục ta thì chưa có thể bỏ được. Ta trọng nhất là việc thừa tự, nếu

Page 32: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

32

32

người vợ cả không có con mà không lấy vợ lẽ thì không nghĩ đến việc thừa tự tục cho là bất hiếu. Vả người nước ta, đàn bà thì nhiều mà lại lắm người nghèo khó vất vả. Có cái tục lấy vợ lẽ cũng giúp được cho nhiều người có chỗ nương nhờ. _ Cứ như thế thì lấy vợ lẽ cũng là phải. Song thiết tưởng có người nên lấy, có người không nên lấy. Ai mà lượng cái sức mình có thể bao dong được vợ lẽ và đàn con của vợ lẽ hãy nên lấy, chớ lấy mà để cho người ta khổ sở và để cho đàn con nheo nhóc thì đừng. Ai mà tin cái tài mình có thể giữ được hòa mục trong gia đình hãy lấy chớ lấy mà nay tiếng này mai tiếng khác, sinh ra tan cửa nát nhà thi đừng. Mà lấy thì phải coi người ta là một người vợ khác của mình, chớ đừng coi là kẻ sai khiến của nhà mình, đừng để cho vợ lẽ đê tiện, mà cũng đừng để cho vợ cả mất lòng. _ Sau nữa là cái đạo vợ lẽ ở với chồng, ở với vợ cả, cũng phải giữ hai chữ kính thuận mới được. Mình đã chẳng may sa cơ thất thế, phận hẩm duyên hôi, thân cát đằng đã phải nương đến bóng tùng quân thì đừng có nên cậy nhan sắc, cậy có con, cậy chồng yêu mà hoành hành với người vợ cả, dẫu ở chung riêng mặc lòng, phải cho trên thuận dưới hòa thì mới vui vẻ. _ Người vợ cả ở với vợ lẽ, nên giữ lấy lượng bao dong chớ đừng giữ thói ghen tuông mà mang tiếng nhỏ nhen làm bia cho miệng cười. 1.7 Vợ chồng _ Tiếng gọi - Vợ chồng con nhà sang trọng gọi bằng cậu mợ, thầy thông thầy phán thì gọi nhau bằng thầy cô, nhà thường gọi nhau bằng anh chị. Có con rồi thì gọi nhau bằng thầy em, đẻ em, nhà thô tục thì gội nhau bằng bố cu đĩ, có người thì gọi bố nó, mẹ nó, có người cả hai vợ chồng gọi lẫn nhau bằng nhà ta. ở Quảng Nam thì vợ chồng là anh, chồng gọi vợ là em. ở nghệ tĩnh vợ chồng gọi nhau là gấy nhông. _ Đạo vợ chồng - Đạo vợ chồng cư sử với nhau, trọng nhất là hai chữ thuận hoà. Tục có câu rằng" thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn "nghĩa là có hoà thuận với nhau thì việc có khó đến đâu, cũng làm nên được. Người chồng lại trọng nhứt là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết với chồng. Nghĩa vụ của người vợ - Người vợ trên phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, có khi phải nuôi cả chồng; giữa thì giúp chồng lo lắng công việc kia việc khác, gánh vác giang sơn cho nhà chồng; dưới thì chăn sóc nuôi con, thế mới gọi là nội chợ. _ Tứ đức - Lại phải đủ cả tứ đức mới gọi là hiền. Tứ đức là : Phụ dung, phụ công, phụ ngôn, phụ hạnh. Phụ dung: là dáng người đàn bà, dang phải chính đính hoà nhã, nhưng cũng phải chải chuốt cho gọn gàng sạch sẽ. Phụ công là nghề khéo của người đàn bà, nghề khéo thì chẳng qua trong việc vá may thêu dệt, và biết buôn bán mà thôi, ai giỏi nữa thì biết đủ các việc cầm kỳ thi hoạ là cùng. Phụ ngôn là lời ăn tiếng nói của người đàn bà, ăn nói phải khoan thai, dịu dàng; đừng câu cẩu mà cũng đừng the thé, quí hồ mềm mỏng cho ai cũng dễ nghe. Phụ hạnh là nết na người đàn bà, nết na thì đến trên kính, dưới nhường, ở trong nhà chiều chồng thương con, và lấy nết hiền hậu mà ở với anh em họ hàng nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh mà cũng không cay nhiệt với ai. Ấy là tứ đức, có đủ chừng ấy mới là đáng khen. Tam tòng - đàn bà lại có tam tòng nữa. Tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nghĩa là khi người đàn bà còn ở nhà thì theo cha mẹ khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng mất thì theo con. _ Cho nên tục ta đi lấy chồng thì dù hay, dở, sống, chết thế nào cũng là người nhà chồng, chỉ nương nhờ về chồng con, chớ không ai được nữa. Cũng vì nghĩa ấy mà người đàn bà phải hết lòng hết sức lo cho chồng con, tức là lo cho mình. Nghĩa vụ của người chồng đối với vợ thì chỉ ở cho đúng đắn, biết thương yêu vợ, biết quý trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ có được nương nhờ sung sướng là hơn cả. Thứ nhì là vợ chồng đồng tâm hiệp lực, kẻ lo việc ngoài, người lo việc trong, cho việc gia đình chỉnh đốn đâu ra đấy, mà đừng để khổ sở vất vả riêng cho một mình vợ. Còn người quanh năm chí tối, chỉ trông cậy về vợ thì gọi là người hèn.

Page 33: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

33

33

_ Quyền người chồng - Tục ta trong nam khinh nữ, quyền người chồng bao giờ cũng nặng hơn quyền người vợ. Một là tiền của. Tiền của hai vợ chồng làm ra, hoặc của ngơươì chồng hay người vợ làm ra, cũng gọi là của chồng cả. Có câu rằng: "Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng". _ Hai là việc giao thiệp. Ta chỉ người đàn ông có quyền giao thiệp với người ngoài, chớ đàn bà thì không được dự gì đến việc nọ việc kia cả. Cho nên từ trong họ, đến ngoài làng, cho đến việc tiếp khách, các việc ứng tiếp xã hội, cũng không việc gì dự đến đàn bà. ta vì tục ấy mà đàn bà ít kiến thức, tựa như một phần người vô dụng ở đời. _ Ba là quyền tự do. Ta chỉ người đàn ông được tự do, nghĩa là muốn chơi bời gì thì chơi, muốn đi lại đâu thì lại, người vợ không có quyền ngăn cấm được, mà vợ hơi có điều gì trái gia pháp thì chồng có thể chửi được. Chồng có thể lấy năm bảy vợ , ma vợ chỉ được phép lấy một chồng. _ Có câu rằng: "tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng". Đây là nói đại khái , chớ quyền gì chồng vẫn hơn. Thất xuất - Đàn bà ở với chồng, bảy đều nên phải đuổi gọi là xuất thất: 1- Không con 2- Dâm vật 3- Không thờ cha mẹ chồng 4- Lắm điều 5- Trộm cắp 6- Ghen tuông 7- Có ác tật. Đàn bà lấy chồng trọng nhất là việc nối dõi tông đường, không có con thì chồng phải lấy vợ khác, cho nên phải bỏ. Dâm tật là một nết hư. Không thoè phụng được cha mẹ chồng là bất hiếu. Lắm điều thì chua ngoa khó chịu. Trộm cắp thì có ính gian phi. Ghen tuông thì mất tính hiền hậu. Có ác tật thì không đương nổi việc nhà, và e truyền nhiễm cho người trong nhà chăng. Các điều ấy cũng khó dung, cho nên phải đuổi. Tam bất khả xuất - Trong đó có ba điều không được đuổi: 1- Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng 2- Trước nghèo sau giàu 3- Ở nhà chồng thì được mà về nhà mình thì không có chỗ nào nương tựa. Đàn bà để tang cha mẹ chồng ba năm là đã giúp chồng trong sự báo hiếu ấy rồi, ấy cũng là có công với chồng, nếu bỏ thì chẳng những bạc tình, mà lại là người bất hiếu với cha mẹ nữa. Trước mới lấy ngau thì nghèo, mà sau rồi moei giàu có, thì là dường sinh lý cũng có nhờ giúp đỡ mới nên. Nếu bỏ đi thì là phụ công. Đàn bà chỉ nhờ chồng và nhờ cha mẹ được thôi. Nếu cha mẹ người vợ mất rồi mà đuổi đi thì người ta nương nhờ vào đâu, thế là bất nghĩa, cho nên không đuổi Cái đạo vợ chồng, cũng là một mối cương thường rất hệ trọng trong ngũ luân. ở với nhau mà biết thương yêu nhau, quý trọng nhau, thì rất là phải đạo lắm. Nhưng tục ta trọng nm khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh. Sao vậy? Tạo hoá sinh ra có trai thì phải có gái, có người coi việc ngoài thì phaỏi có người coi việc trong, người cứng gân khoẻ thịt phải làm việc năng nề, người yếu chân mềm tay thì dã có việc nhẹ nhàng, chẳng qua cũng là giúp nhau thì mới được công này việc nọ, chớ thiếumột bề nào cũng không được, vậy thì công việc của đàn bà có kém gì công việc của đàn ông đâu? Vả lại trời sinh ra người đàn bà cái màu hoa bóng bẩy kia, có thể vui vẻ cho ta những khi bực dọc; cái giọng oanh thỏ thẻ kia có thể khuây giải cho ta những lúc buồn rầu. Lúc ruột gan ta nóng nảy bồn chồn, nhờ có đôi mắt thu ba làm cho ta được êm dịu mát mẻ, khi tinh thần ta lo nghĩ mỏi mệt, nhờ có hai vừng đào kiểm làm cho ta được khoan khoái thư nhàn. Vậy thì chẳng những là nên thương cái phận người yếu đuối, mà lại nên kính nên trọng nữa. Cho nên cứ lấy đạo công bình mà nói thì đáng lẽ quí đàn bà hơn đàn ông mới phải, chớ nên cày mình khỏe mạnh mà khinh bỉ đàn bà, mà ức chế đàn bà. Tục ngữ châu Âu có câu rằng : "On ne doit pas battre les femmes même avec des fleurs", nghĩa là dẫu cái hoa cũng không nên dùng mà đánh đàn bà. Câu ấy ngẫm la có lý thú lắm.

Page 34: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

34

34

_ Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dưng nước tiến: nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá thì không sao, vợ xỉnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi, chồng phim chuột như quỉ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc đã sinh ra ngờ vực, ấy là điều trái với đạo công bằng. _ Tục ta buộc cho đàn bà một chứ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành rằng trinh tiết là một nết rất quí ở Á Đông ta, không có thể sao bỏ được, nhưng chữ trinh với chồng cốt ở trong bụng, chứ giữ gìn từng tí thì tựa như đàn ông quá khắc. Tục Âu châu, vợ chồng thủ tín với nhau thì thôi, ngoài ra dẫu dắt tay nhẩy đầm với kẻ khác cũng chẳng sao, dẫu ngồi tiếp chuyện với khách, bắt tay với khách cũng chẳng sao. Ta thì kỹ kiêng quá : nào ngồi nói chuyện với đàn ông cũng kiêng, đụng tay nào đàn ông cũng kiêng, đến cả vợ chồng đi với nhau ở ngoài đường cũng kiêng nốt. Sao mà kỹ kiêng quá thế? Mà người đàn bà đã hư, dẫu kiêng thế nào cũng hư, thì kiêng có ích gì đâu. Vả lại một bước không dám ra đến ngoài, một người lạ không dám đáp chuyện, thì sao cho rộng kiến văn mà giúp chồng nên việc lớn được? Đàn bà con gái nước ta, ít người tài trí anh hùng như các nước, cũng có lẽ vì câu nệ nghĩa chữ trinh quá nữa. _ Đến như trong tội thất xuất, thì lại có mấy điều lạ lùng! ừ, như tội dâm dật, cứ theo luân lý ta thì không thể nào thứ được Tội bất hiếu, phạm vào đạo luân thường, tội trộm cắp, phạm phải thói gian phi, các tội ấy thì bỏ đi cũng còn có lẽ phải. Còn như tội không có con, chẳng qua bởi tại khí huyết, hoặc bởi tại đâu người đàn bà có làm sao được; lắm điều, ghen tuông thì là thói thường của đàn bà, có không thể chịu được thì lựa lời uốn nắn dần cũng phải được, sao nỡ vì một lỗi nhỏ mà tuyệt tình ân nghĩa? Còn tói có ác tật là một sự bất hạnh của đàn bà chớ nào ai muốn. Nên phải hết lòng thuốc men cho người ta, nếu chữa không được mà sợ truyền nhiễm thì nên kiếm cách giữ gìn, chớ nỡ nào bỏ người ta cầu vơ cầu vất. Thế mà bỏ đi thì quá khắc! Tưởng Thánh hiền đời xưa, chắc có vì một cớ riêng gì nữa chăng? _ Tuy vậy, có tội thất xuất, lại có ba điều bất khả xuất, thì lại là một lòng rất trung hậu. _ Nói tóm lại thì đàn ông chớ nên khinh bỉ đàn bà, chớ nên tranh hết quyền đàn bà, và chớ nên dùng cách áp chế mà ngược đãi đàn bà. Song nghĩa vụ của đàn ông đối với đàn bà thì như thế, mà nghĩa vụ của đàn bà đối với đàn ông thì cũng phải kính trọng không phải một lòng một dạ mà lo công việc nhà chồng, phải giữ gìn cái danh trong sạch để đừng phụ tấm lòng thương yêu của chồng. Chớ nên lấy nê rằng minh là người của chồng đáng quý đáng mến mà bè nheo làm rầy chồng, hoặc say đắm đường ăn chơi làm hại của nhà chồng, hoặc mắng chó chửi mèo nói chồng chẳng ra gì, thấy chồng yêu xỏ chân lỗ mũi, lại không trách chồng là phàm phu được. Sách có chữ rằng: "Phu phụ tương kính như tân " nghĩa là vợ chồng kính trọng nhau như khách. Lại có câu rằng: "Phu phụ hòa nhi hậu gia đạo thành " nghĩa là vợ chồng có hòa thuận thì mới nên gia đạo. Hai câu ấy đủ làm gương trong đạo vợ chồng. 1.8 Dòng họ - nguồn mạch truyền thống _ Ở Việt Nam, dòng họ bền vững trong nếp sống cộng đồng. Lịch sử của một làng có khi từ một gia đình sinh cơ lập nghiệp. gia đình lớn dần thành chi, thành phái. Tổ họ đồng thời là Thành hoàng, thành tổ nghề và họ truyền cho con cháu hậu duệ giữ lấy nghiệp lấy nghề, giữ lấy truyền thống làng xã, tổ phụ. Bởi thế mối liên kết dòng họ tưởng như không thành văn, thành luật nhưng vô cùng chặt chẽ, không chỉ một vài đời con cháu mà nhiều nơi hội đồng gia tộc truyền đời tới vài ba chục thế hệ. Trong cuốn tộc phả dòng họ Nguyễn Ðình ở Nghệ An, mở đầu trang trọng truyền lại cháu con: "Muôn vật sinh ra là nhờ có đất trời, con người sinh ra là nhờ có Tổ tiên. Lòng biết ơn Tiên tổ từ bao đời nay đã là nét cao đẹp trong nhân cách con người. Biết ơn Tổ tiên, con người có thêm sức mạnh tinh thần để yêu giang san, xã tắc, có thêm hạnh phúc bền lâu với đời...". Mới hay việc lập đền, thờ cúng Tổ tiên chứa đựng trong đó tâm thức hướng tới đạo nghĩa làm người ở trong trời đất. _ Mối liên kết tộc họ bằng nhiều cách riêng, tùy tập quán địa phương, những quy thức của từng họ mà lâu đời trở thành nền nếp, thành tập quán và truyền thống. Tuy nhiên tính tương đồng mang tính phổ quát. Dòng họ có nhà thờ Tổ. Ngày giỗ, con cháu thập phương tìm đường về thắp hương, dâng lễ tạ ơn Tiên tổ, trời đất. Ðây cũng là dịp các chi xa chi gần tìm về nhận họ hàng, phân định trên dưới, anh em. Những cuộc đoàn tụ như vậy thường diễn ra vào ngày giỗ tổ, hoặc tháng 3, tháng 7 âm lịch, nhằm vào tiết Thanh Kinh hằng năm.

Page 35: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

35

35

Ðó là những dịp gặp gỡ ấm tình huyết thống và cảm động. Cháu con chung sức xây dựng tôn tạo nhà tờ, sửa sang phần mộ. Ðây cũng là dịp để họ đương chi phái kiểm điểm lại những việc cháu con đã làm, những công tích đáng ghi. Theo đó cuốn gia phả, tộc phả có dịp ghi thêm vào truyền thống của dòng họ mình đời này qua đời khác. _ Hằng năm, cứ đến ngày 28 tháng 2 âm lịch tại làng Kim Ðôi tỉnh Bắc Ninh dù ai đi đâu về đâu cũng nhớ về giỗ Tổ để tự hào về tổ tiên dòng họ. Trong số 25 tiến sĩ của làng mà bia đá còn ngời ngời nơi Quốc Tử Giám, có tới 18 vị tiến sĩ dòng họ Nguyễn với 13 đời nối tiếp đỗ đại khoa. Ðặc biệt trong đó có 1 gia đình 5 anh em đỗ tiến sĩ trong 4 khoa thi Ðình liên tiếp. Hiếu học là một bằng chứng của truyền thống văn hóa dòng họ. Nhưng không chỉ có thế. Trong gia đình, họ đương nhiều đời truyền lại cháu con nghề truyền thống mà nay thường gọi là nghề gia truyền. Nghề ươm tơ dệt vải, nghề rèn, nghề mộc, nghề chạm khảm, nghề đúc đồng, nặn tượng v.v... Khởi thủy của dòng nghề đó là từ một gia đình, một dòng họ. _ Dòng họ trong cuộc sống cộng đồng người Việt mang đậm bản sắc văn hóa. Cây có gốc có rễ, người có nguồn có cội. Bởi thế mà nhiều người Việt, dù đã sống xa Tổ quốc nhưng vẫn hướng lòng về xứ sở, về nguồn cội thiêng liêng của mình. Mấy năm về trước, dòng họ Lý đã đón tiếp hậu duệ một quân vương họ Lý phiêu bạt sang Hàn Quốc. Tính đến nay đã ngót 9 thế kỷ mà con cháu họ Lý vẫn không nguôi nhớ về Tổ tiên xa xưa của mình. Nhiều Việt kiều xa nước, chưa có điều kiện về lại quê hương, đã gửi tiền về cho Hội đồng tộc họ để góp phần mình tu tạo nhà thờ, phần mộ Tổ tông. _ Nhiều người tâm huyết với văn hóa dòng họ đã để công trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, sưu tầm hệ thống những tinh hoa, truyền thống của dòng họ Việt Nam nói chung cũng như của một số dòng họ đặc sắc trong lịch sử, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển văn hóa dân tộc. Cuốn sách công phu "Tìm hiểu di sản văn hóa gia đình Việt Nam", hay "Cuộc hành trình trở về cội nguồn" v.v... Ðặc biệt có những cuốn gia phả như trong "Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu ký" chép lại một dòng họ từ giữa thế kỷ 17 lại nay. _ Tại câu lạc bộ UNESCO, thông tin các dòng họ Việt Nam cách đây không lâu đã tổ chức thành công hội thảo mang tên "Dòng họ với truyền thống văn hóa dân tộc". Nhiều tham luận có giá trị như một công trình nghiên cứu văn hóa đặc thù Việt Nam. _ Họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê, họ Phan, họ Ðặng... trăm họ tạo nên dân tộc. Trăm ngàn nhà tạo nên làng xã, làm nên Ðất Nước. Nhà có yên thì nước mới vững. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Quan niệm về Dân-Nước, về Làng-Nước quyện vào trong hình tượng Tổ quốc, Dân tộc. Dân tộc trường tồn trong nguồn mạch văn hóa cộng đồng. Dòng họ đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dựng nước và giữ nước. Gìn giữ bản sắc dân tộc, truyền thống cùng với phong tục tập quán văn minh, tạo nên nếp sống của dân tộc. Tìm về dòng họ, tìm về cội nguồn chính là tìm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc của đất nước mình

1.9 Gioã oâng baø _ Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng. 1.10 Maáy ñôøi toáng gioã _ Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo. _ Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha

Page 36: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

36

36

mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ. 1.11 Cuùng doã ngöôøi cheát yeåu _ Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự. _ Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất. 1.12 Cöôùi hoûi _ Nam nữ thụ thụ bất thân, đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ tiêm trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ có đôi mắt là thầm lén nhìn nhau! Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải có môi giới. Nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách. Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì trở thành ân nhân suốt đời. Ở xã hội mới, ngày nay vẫn còn có các bà mối, các bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. Các bà mối chính là phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ người độc thân, các công ty dịch vụ... * Tục thách cưới_ Thách cưới là một lệ tục lạc hậu, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại xui nên thân phận hẩm hiu. Ðáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình nhưng gặp phải ông bác bà cô bên nhà gái khó tính, thách cưới nào là quần áo, nón dép, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, cỗ cưới... nên nhà trai phải bỏ cuộc hoặc phải chạy ngược chạy xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ, song ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau. Cũng có trường hợp nhà gái túng thiếu không thể tự lực cung cấp cho đủ lệ làng, đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần, và sau khi thành thân, còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu rằng con gái mình dở duyên rồi, nên phải cho không. Hay các gia đình có học thì lại không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con gái mình còn được "võng anh đi trước, võng nàng theo sau". * Tiền "cheo"_ Tiền "cheo" là khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nộp cheo nhưng có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "nạp cheo" là tục "lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Ðầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng. Ðể đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần dần có nhiều người lợi dụng vòi tiền, sách nhiễu, trở thành lệ tục xấu, triều đình ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nộp cheo cho làng, tức là đám cưới được công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng cho việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng... Ðã hơn nửa thế ký, lệ làng này bị bãi bỏ rồi.

Page 37: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

37

37

*Thủ tục trước khi cô dâu về nhà chồng _ Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Lễ xong, hai người đi mời chào thân nhân, khách khứa, trước hết là những người bề trên, cao tuổi, khách trước, người nhà sau. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô. Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ. Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở phía cao hơn. Thời xưa đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính xin phép ông bà, cha mẹ. Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỷ niệm. * Ý nghĩa của lễ xin dâu và thủ tục _ Lễ này rất đơn giản, trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay: mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đón dâu, song để đề phòng mọi bất trắc nên mới định ra lễ này để cẩn trọng trong hôn lễ. Thời gian này chú rể và bố mẹ chú rể rất bận rộn nên không thể sang nhà gái, nên uỷ thác cho người đại diện sang báo như bộ phận "tiền trạm". Trong trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận để miễn lễ nay, hoặc nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau: Khi đoàn vào đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn chỉnh đốn lại y trang, sắp xếp lại thứ tự đi trước đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu cùng một người đội lễ (mâm quả trong đựng trầu cau, rượu) vào trước, đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn đoàn vào chính thức làm lễ đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cũng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào. * Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà? Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay. Ví dụ như: ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu. Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu... 1.13 Teát nguyeân Ñaùn _Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng... *Giao thöøa _ Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch * Lễ trừ tịch _Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ

Page 38: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

38

38

trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. * Sửa lễ giao thừa _ Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. _ Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà. * Cúng ai trong lễ giao thừa và tại sao cúng giao thừa ngoài trời _ Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Các cụ quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. * Lễ cúng Thổ Công _ Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Một số tục lệ trong đêm giao thừa Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện. + Lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. + Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. + Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần, Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. + Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà

Page 39: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

39

39

mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm. + Xông nhà: thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi. Một số lễ đầu xuân * Lễ Ðộng thổ Lễ Ðộng thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Ðộng thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới. Hàng năm, sau ngày mồng ba tết, các làng thường làm lễ Ðộng thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, "tường trình" với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. * Lễ Khai hạ Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng Gia tiên, cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại. * Lễ Thần Nông Thần Nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần Nông giầy dép chỉnh tề, còn năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập xuân tại triều đình xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu và tượng Thần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế, trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn. * Lễ Tịch điền Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như các nghi lễ khác, lễ Tịch điền của người Tàu đã du nhập sang ta. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ Tịch điền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức sắc, bộ lão sở tại cũng ra cày. Tại các tỉnh, các xã cũng có lễ Tịch điền... Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ Tịch điền bằng việc cày và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng triều đại việc cử hành lễ Tịch điền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những tục lệ riêng. * Lễ Khai ấn

Page 40: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

40

40

Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ cũng được chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ. Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày khai ấn và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn. Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) _ Tết Thượng nguyên vào ngày rằm tháng giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng". Tục ta tin rằng ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng đông người tới lễ bái. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ. Tết Thanh minh Thanh minh _ Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết thanh minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm). Lễ thanh minh _ Nhân ngày thanh minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ thanh minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng. Trong ngày tảo mộ, bãi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên đông đúc. Mọi người đi tảo mộ đều ăn vận rất chỉnh tề, lo khấn vái nơi phần mộ. Cả trẻ em cũng có thể theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa. Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết thanh minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày tết. Nhiều làng ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn. _ Cúng lễ trong ngày tết thanh minh: Tết thanh minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày thanh minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với

Page 41: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

41

41

hương hoa, trà rượu, vàng mã. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp. Tết Hàn thực _ Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức tết Hàn thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vương) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình. Tết Ðoan Ngọ _ Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Ðoan Dương còn nhiều tục truyền đến nay. Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp. Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy) _ Rằm tháng bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức. Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) _ Trung thu là giữa mùa thu, tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới) _ Tết Hạ nguyên vào rằm hay mồng một tháng mười. Ở nông thôn, tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy. Tết Trùng thập _ Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dước lễ thì ngày mười tháng mười (âm lịch), cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân-Hạ-Thu-Ðông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến cây thuốc, thầy thuốc). Tết Táo quân _ Tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Cứ phiên chợ 23 tháng chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông... _ Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

1.14 Tang Leã

Page 42: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

42

42

_ Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm. Sau đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan niệm "từ đất sinh ra lại trở về với đât"). Tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đua thi hài vào quan tài). Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang. Con trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối (hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng, thân thích chít khăn để tang. Những ngày quàn người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm, chiều. Phường nhạc cử nhạc ai, bà con, bạn bè, làng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày, giờ tốt làm lễ đưa tang. Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi đặt linh cữu). Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi (bằng giấy). Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ. Chôn cất xong về nhà làm lễ tế. _ Ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả), được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi cúng cơm cho người chết). Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Sau mộ năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là hai năm) làm lễ hết tang. _ Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ. Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn trắng hoặc đeo băng tang đen. 2/ Tín ngöôõng, toân giaùo

_ Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình

2.1 Tín ngưỡng dân gian

_ Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me.

_ Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng. Tục thờ thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam. Thần thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công "khai công lập quốc", chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công…

2.2 Tín ngöôõng phoàn thöïc

_ Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo có tính toàn thế giới. Hầu như ở đâu ngày nay người ta cũng bắt gặp những vết tích của nó, như những hình vẽ trong hang động, những tượng đá cổ sơ hình người đàn bà đầu nhỏ, mặt mũi không rõ nét, nhưng mông, vú, âm vật thì rất to...

_ Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực không mang tính biểu tượng cao và xa như ở Trung Hoa và Ần Độ. Trước hết, nó biểu hiện ở tục thờ sinh thực khí, biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài. Linga-yoni thấp thoáng có mặt ở khắp nơi như cái cày cày xuống lòng đất mẹ, chày và cối, bánh chưng (gói vuông) và bành dày (gói dài), chiếc chìa vôi cắm vào bình vôi, đũa bông cắm vào bát cơm quả trứng trên quan tài người chết... Mỗi biểu tượng này đều có những ý vị riêng biệt, nhưng chung một triết lý phồn thực. Cái cày là biểu tượng dương vật giao hợp với đất mẹ để sinh sản ra hoa trái. Bình vôi cắm chìa có mặt trong

Page 43: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

43

43

mỗi gia đình là biểu hiện của sự hòa hợp, động tác rút ra đút vào khi lấy vôi tiêm trầu nhất là trầu cưới, chỉ sự giao hợp.

_ Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình). Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mỗi tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau.

Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng văn hóa - tôn giáo, có một sức sống mãnh liệt trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

2.3 Ñaïo giaùo

_ Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo. Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật (xem thêm Phật giáo Việt Nam). _ Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo rất phát triển ở Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều thích phương thuật, ví dụ Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch" để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới. _ Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan. _ Vào thế kỷ thứ 18, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có tên Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn quê ở Thanh Hóa, đạo có đến 10 vạn tín đồ và Trần Toàn được coi là Thượng sư. Tương truyền, vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú mà chữa khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc đến tận Hà Nội. Khoảng đầu những năm 1920, hàng vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng Võ, Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh. _ Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ.

*Ñaëc ñieåm cuûa ñaïo giaùo Vieät Nam Tính tổng hợp _ Tổng hợp là một đặc điểm quan trọng của tín ngưỡng truyền thống nên giống như các tôn giáo khác khi du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo bị hòa trộn với tín ngưỡng truyền thống. Đối với Đạo giáo thì rất đặc biệt, Đạo giáo phù thủy rất tương đồng với tín ngưỡng ma thuật nên sự hòa trộn xảy ra rất mãnh liệt đến không thể phân biệt nổi đâu là Đạo giáo, đâu là tín ngưỡng. Rất nhiều nhà nghiên cứu quy hết cho mọi tín ngưỡng Việt Nam là Đạo giáo, còn đối với người dân thích đồng bóng, bùa chú,... thì lại không biết Đạo giáo là gì. _ Đạo giáo còn hòa trộn với các tôn giáo khác như Phật giáo. Chử Đồng Tử là người vừa tu đắc đạo thành Phật, vừa được coi là tổ sư của Đạo giáo Việt Nam. Đạo giáo còn ảnh hưởng đến các nhà Nho, các nhà nho khi gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường thì hay lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên, sống cuộc sống an bình thanh thản, đó là các tu của Đạo giáo. Các nhà Nho còn tổ chức phụ tiên (cầu tiên) để hỏi trời đất về chuyện thời thế, tốt, xấu,... Nhiều đàn phụ tiên nổi tiếng như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên),... Nhiều nhà Nho còn lập đàn phụng tiên ngay tại tư gia và nơi làm việc như Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền.

Page 44: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

44

44

Tính linh hoạt và âm dương hòa hợp _ Sau tính tổng hợp là tính linh hoạt và âm dương hòa hợp là những đặc tính của Đạo giáo Việt Nam. Đạo giáo phù thủy thờ các vị thần là Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan Công), người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình. Câu tục ngữ, "Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ" là để chỉ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh Công chúa). Việc thờ đức Thánh Trần với tam phủ (nữ thần trời-đất-nước) và tứ phủ (nữ thần mây-mưa-sấm-chớp) đi liền với tín ngưỡng đồng bóng. Người thờ đức Thánh Trần được gọi là ông đồng; người thờ tam phủ, tứ phủ thì gọi là bà đồng. Các ông đồng, bà đồng có thể cho người khác mượn thân xác của mình, trạng thái này gọi là lên đồng. Ngoài ra Đạo giáo Việt Nam còn thờ các vị thần khác như: Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông Năm Dinh, Quan Lớn Tuần Tranh,... _ Đạo giáo chủ trương không tham gia vào đời sống xã hội (xuất thế) nhưng khi vào đến Việt Nam thì Đạo giáo còn được dùng làm vũ khí chống áp bức (nhập thế). Ví dụ, đời Hồ Quý Ly, có Trần Đức Huy dùng pháp thuật để thu hút đông đảo người theo chống lại triều đình sau đó bị dẹp.

2.4 KiTo giaùo

NGƯỜI TÂY PHƯƠNG ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT VIỆT NAM

_ Âu và Á châu cùng ở trên cựu lục địa, từ đời thượng cổ đã giao thông với nhau, việc giao thông đó không phải thường thường có luôn. Sử Tàu chép: năm 166 (sau Thiên Chúa giáng sinh) đã có những lái buôn La Mã, mà người Tàu gọi là sứ thần, đến triều đình Trung Quốc sau khi qua nước ta. Đến năm 226, trong đời Tam quốc, lại có một lái buôn La Mã đến thủ đô quận Giao chỉ, viên thái thú quận đó cho thủ hạ đưa người này đến kinh đô nước Ngô vì lúc đó đất Giao chỉ thuộc về Đông Ngô cai trị.

_ Ở thế kỷ thứ 7, mấy người theo đạo Giatô về phái Cảnh giáo (Nestoriens) đã sang Tàu. Người thứ nhất mà người Tàu gọi là Olopen từ Ba Tư sang Tàu, nhưng chắc hẳn những người về phái Cản giáo đó không đi qua nước Đại Cồ Việt và kinh đô Hoa Lư của vua Đinh và vua Lê Hoàn.

_ Đến thế kỷ 13, vì quân Mông Cổ sang xâm lược Âu châu, đến tận miền Trung Âu, nên Đức Giáo Hoàng1 mới phái người sang Tàu để điều đình với các vua Mông Cổ 2. Năm 1271, hai người trong họ Polo ở thành Venise là Nicolo và Mattéo đã sang Trung Quốc đến tận kinh đô của nguyên Thế Tổ tức Hốt Tất Liệt. Lại đến năm 1275, Marco Polo3 là con Nicolo cùng cha và chú lại do đường bộ qua miền Cận Đông và Trung Á, cao nguyên Parmir sang nước Tàu đến kinh đô của Hốt Tất Liệt hồi đó là Cambaluc ở gần Bắc Kinh. Marco Polo rất được Nguyên chúa tin dùng, giao cho nhiều công việc trọng đại. Khi thì Marco Polo ở trong triều giúp các việc chính trị và hành chính, khi thì được vua phái đi sứ ở các miền Hoa trung, Hoa nam cùng Vân Nam và các nước lân cận Trung Hoa như Chiêm Thành, Ba Tư, có khi lại được cử làm tổng trấn một tỉnh lớn. Chắc hẳn trong khi từ Vân Nam sang Chiêm Thành, viên “sứ thần Mông Cổ”, Marco Polo, có đi qua nước Việt Nam vì trong cuốn “Thế giới kỳ quan” (Les Merveilles du monde) Marco Polo cũng có nói qua xứ Bắc Kỳ. Sau 17 năm ở Tàu, ba người trong họ Polo mới có dịp về Âu Châu. Năm 1291, Nguyên Thế Tổ sai ba người này đi đường bể đưa một công chúa Mông Cổ sang Ba Tư để gả cho vua Mông Cổ ở xứ Ba Tư là Arghoun vừa mới góa vợ. Marco Polo từ giã Nguyên chúa và mang theo thư của ngài gửi cho Đức Giáo Hoàng và vua các nước Pháp, Anh cùng Castille rồi xuống tàu qua bể Trung Quốc, Ấn Độ dương đến Ormuz (Ba Tư). Marco Polo chắc hẳn có ghé lại kinh đô Đồ Bàn của người Chàm và vì ngược gió nên phải dừng ở bờ bể Sumatra trong năm tháng. Khi Marco Polo đưa công chúa Mông Cổ đến nơi thì vua Ba Tư đã chết, người con vừa lên nối ngôi lại thay cha lấy công chúa. Ba người trong họ Polo từ Ba Tư đi đường bộ Tanris, Azerbeidjan và Trébizonde đến Constantinople và năm 1295 mới về đến Venise.4

_ Đến thế kỷ 15, ông Kha Luân Bố (Christophe Colomb) mới dùng địa bàn chỉ nam5 định đi qua Đại Tây Dương để tìm đường thuỷ sang Ấn Độ, nhưng lại tìm thấy A-mỵ-lợi-gia (Amérique) tức Tân Thế giới 6. Năm 1497, người Bồ Đào Nha (Portugal) là ông Vasco de Gama đi vòng qua Hải Vọng giác (Cap Bonne Esperance) ở phía nam Phi châu sang Ấn Độ Dương vào đất Ấn Độ. Năm 1521, lại có người Tây Ban Nha (Espagne) là Magellan đi qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đến quần đảo Phi luật tân. Chính nhà thám hiểm này đã đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên và tìm ra eo biển Magellan ở phía Nam Mỹ châu, nhưng sau ông bị giết ở Phi luật tân.

Page 45: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

45

45

_ Từ đó về sau người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha và người Hà Lan mới tranh nhau sang Á Đông lấy đất thuộc địa và mở cửa hàng buôn bán ở nhiều nơi. Năm quý hợi (1563) về đời Gia Tĩnh nhà Minh, người Bồ Đào Nha đến đất Áo Môn (Macao) ở bờ bể nước Tàu. Năm mậu thìn (1568), người Tây Ban Nha sang chiếm quần đảo Phi luật tân. Năm 1596, người Hà Lan lấy đất Chà-và (Java) làm thuộc địa. Về sau dần dần người Bồ Đào Nha, người Anh-cát-lợi và người Pháp-lan-tây mới đến Ấn Độ.

_ Ngay từ thế kỷ 15, 16, người Âu châu đã biết bờ bể của nước ta, nhưng mãi đến đầu thế kỷ 17 thì người Tây phương mới bắt đầu giao thiệp với người Việt Nam ta. Lẽ tự nhiên là những người Âu đã ở cõi Á Đông trong hồi đó để chân lên đất Việt Nam trước tiên. Người Bồ Đào Nha thì từ Áo Môn đến trong khi có gió mùa đông bắc, người Tây Ban Nha từ Manille đến, người Hà Lan từ Chà-và và người Pháp và người Anh thì từ Ấn Độ sang. Người Âu châu bắt đầu tiếp xúc với người nước Nam ở xứ Đàng Trong (Cochinchine) trước 7, rồi sau mới dần dần ra Bắc. Chỗ người Âu đến buôn bán và mở cửa hàng trước hết là ở Hội An (Faifo), một nơi người Tàu và người Nhật đã đến từ trước. Mỗi lần đến, họ đem nhiều hàng hóa đến bán, rồi lại mua các sản vật của nước ta chở về nước.

_ Các chúa Nguyễn cai trị trong Nam hồi đó đang đánh nhau với chúa Trịnh, tưởng có thể lợi dụng được người Âu giúp mình đánh kẻ thù, nên tiếp đãi họ rất tử tế, lại cho phép được thương đi lại buôn bán. Chúa Nguyễn hay giao thiệp với người Bồ Đào Nha. Một người nước đó tên là Jean de la Croix năm 1614 (?) đã đến ở gần Huế mở lò đúc súng tại đấy, ngày nay vẫn gọi là Thợ Đúc hay là phường Đúc8 và được chúa Sãi cho phép mở nhà thờ và tiếp giáo sĩ trong nhà 9. Về việc đóng tàu, thì người Đàng Trong cũng học người Âu Châu nhiều. Có sách lại nói chính nhờ người Bồ Đào Nha giúp đỡ, nên quân chúa Nguyễn mới thắng nổi quân Trịnh. Sau đó ít lâu người Tây phương mới đến Bắc Kỳ và các tàu của người Âu châu mới vào cửa Thái Bình và cửa Luộc.

_ Người Bồ Đào Nha không lập nhà buôn ở trong xứ, chỉ vào khoảng hai tháng décembre và janvier thì tàu buôn của họ từ Áo Môn đến Bắc Kỳ chỉ ở lại ít lâu để bán hàng hóa và mua các sản vật trong xứ để chở về. Khác với người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh, người Pháp lại xin phép mở hiệu buôn ở Phố Hiến hay là Phố Khách gần tỉnh lỵ Hưng Yên ngày nay. Người Anh và người Hà Lan lại được phép mở cả hiệu buôn ở phố bờ sông kinh đô Kẻ Chợ tức Hà Nội ngày nay. Người Hà Lan được phép mở hiệu buôn từ năm 1637 dưới đời vua Lê Thần Tôn và chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng. Đến năm 1672, đời vua Lê Hi Tôn chiếc tàu Zant của người Anh do Andrew Parrick làm hạm trưởng, mới đến Bắc Kỳ, có cả người lái buôn tên là William Gifforp và năm người làm cho công ty Ấn Độ của người Anh cũng đáp tàu đến. Chúa Trịnh Tạc cho phép người Anh ở Hiến Nam.

_ Về người Pháp thì từ năm 1669 mới có tàu của Pháp vào xin mở cửa hàng ở Phố Hiến. Mấy năm sau 1682, lại có chiếc tàu Saint Joseph ở Xiêm La sang đem phẩm vật và thư của vua Louis XIV dâng vua Lê Hi Tôn và chúa Trịnh.

_ Ở miền Nam, năm 1686, có người Pháp tên là Verret được phép mở cửa hàng ở cù lao Côn Lôn. Đến hơn 50 năm sau, 1749, lại có một người Pháp là Pierre le Poivre vừa là giáo sĩ, vừa là một công chức ở đảo France, vừa là nhà buôn do công ty Ấn Độ của người Pháp phái sang xứ Đàng Trong để giao thiệp, gây tình thân thiện và mở thêm một đường thông thương mới cho người Pháp. Pierre Poivre trước đã từng có ở bên Tàu. Ngày 29 tháng tám 1749, ông đáp tàu Machault đến Hội An (Faifo). Poivre ở Hội An ít lâu rồi đi đường bộ đến Thuận Hóa vào yết kiến Võ vương để dâng lễ vật và thư xin thông thương. Võ vương tiếp P.Poivre rất tử tế và cho phép được đi lại buôn bán. Nhưng về sau vì công ty Ấn Độ của Pháp bãi đi và nhiều việc khó khăn khác nên việc thông thương cũng không thể tiếp tục được.

_ Các công ty thương mãi của người Âu lập ra hồi đầu thập thất thế kỷ vẫn để ý đến nước Việt Nam và việc mở mang sự buôn bán với nước ta, nhưng sau cả người Anh và người Hà Lan đã mở cửa hàng cũng phải bỏ đi, có lẽ là vì việc buôn bán ở ta hồi đó không được lợi lắm.

_ Trong các người Anh đến Nam kỳ về hồi cuối thế kỷ 17, nên kể đến Thomas Bouyear là người đã đến kinh đô Thuận Hóa vào năm 1695 dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chu hay là Quốc chúa niên hiệu là Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế, người Âu thường gọi là Minh Vương, vị chúa Nguyễn thứ sáu. Người Anh này cũng đem phẩm vật đến dâng chúa Nguyễn để điều đình việc thông thương; nhưng sau cuộc điều đình không có kết quả mấy.

Page 46: Lịch sử phát triển văn hóa việt namtruonghocso.com

GV Trần Quang Khánh

Tài liệu Môn học Cơ sở Văn Hóa Việt Nam

46

46

Đồng thời với các tàu buôn Âu châu, ngay từ thế kỷ 16 đã có một vài giáo sĩ Tây phương đến xứ ta; nhưng cũng chỉ đến, rồi ở ít lâu lại cùng đi với các tàu đó. Bước sang đầu thế kỷ thứ 17, số giáo sĩ sang nước ta mới càng ngày càng nhiều, việc truyền giáo mỗi ngày mỗi thịnh và số giáo dân trong nước ở Bắc Kỳ cũng như ở trong Nam càng ngày càng nhiều thêm. Trong số các giáo sĩ không những là người Âu châu mà lại có cả các giáo sĩ và các thầy giáo lý người Nhật Bản… vì đạo Thiên Chúa bắt đầu truyền từ giữa thế kỷ 16 và đã có hồi rất thịnh hành ở xứ đó.

Xem thế ta biết rằng các giáo sĩ đi truyền đạo sang Á Đông không phải đã đến nước ta trước hết.

_ Người Việt Nam ta vốn tính tình nhã nhặn, trung hậu, không hề có ý ác cảm với người ngoài như các giáo sĩ và các người Tây phương đầu tiên đã công nhận. Vì thế mà khi các giáo sĩ mới vào nước ta đều được dân ta tỏ vẻ hoan nghênh. Cả đến các vua quan nước ta, trong hồi bấy giờ cũng có ý muốn thân thiện với người ngoại dương, để bắt chước những điều khôn ngoan của họ, để mở mang việc buôn bán trong nước và có khi cũng để lợi dụng sức mạnh và sự tài giỏi của người vào việc mình. Nhưng về sau chỉ vì nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc mà gây nên một mối nghi kỵ giữa người ngoài và người Việt Nam ta. Hồi đó cả các giáo sĩ và các nhà buôn Tây phương vẫn thường bị coi là những kẻ do thám hoặc những người đưa đường dẫn lối cho các nước thực dân Âu châu, có ý muốn dòm dõi nước ta.

_ Đạo Thiên Chúa thì bị coi lầm là một tà đạo, có thể làm hại đến thuần phong mỹ tục và những tập quán cổ truyền trong nước; còn những kẻ theo đạo thì cũng bị người khác cho là những kẻ đã đi ngược với luân thường đạo lý, có thể làm đảo lộn trật tự cựu truyền và lay chuyển cả nền tảng luân lý và có thể đưa nước nhà đến sự nguy vong. Một ít việc bất ngờ xảy ra và một số người ghen ghét, đố kỵ hoặc cạnh tranh về vấn đề tôn giáo lại càng giúp cho mối ngờ vực đó tăng thêm, để đến nỗi đã phải gây ra bao cảnh thê thảm, bao cuộc xung đột lưu huyết như ta đã thấy. Cũng do mối nghi kỵ đó mà sau này gây nên nhiều vấn đề chính trị và tôn giáo có quan hệ đến cuộc giao thiệp của nước ta với các nước Âu châu và đến vận mệnh cả một dân tộc hơn 20 triệu người ở trên bán đảo Ấn độ China này.

Chú thích

(1) Giáo hoàng Nicolas IV. Lúc ấy nước ta thuộc về đời vua Trần Nhân Tôn Thiệu Bảo, bên Tàu thuộc về đời nhà Nguyên vua Thế Tổ.

(2) Dân Mông Cổ vào thế kỷ XIII đã thâu nhập cả Á châu, phá tan Nga, đi đến trung tâm Âu Châu và trận đại thắng ở Lignitz (1241) đã đem dân Mông Cổ lên làm bá chủ một phần lớn ở cựu lục địa.

(3) Marco Polo sinh tại thành Venise (Ý) năm 1254, sau mấy năm làm thượng quan cho Hoàng đế nhà Nguyên, Marco Polo trở về tổ quốc, và đến năm 1325 ông chết tại Venise.

(4) Do người Tàu biết dùng từ 1000 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, sau dạy cho người Ả Rập và đến thế kỷ 13 người Ả Rập mới truyền cho người Âu châu.

(5) Sau 24 năm sống ở nước Trung Quốc, lúc ấy Venise với Gênes đương kịch liệt cạnh tranh để dành ngôi bá chủ ở Địa Trung Hải.

(6) Cha dòng Dominicô Diègo Déza làm phụ cánh cho Infant de Castille đã giúp Christophe Colomb một cách đắc lực trong việc này. Tối ngày 11 rạng ngày 12

Octobre 1492, đoàn tàu Kha Luân Bố tới đảo Guanahamt.

(7) Gaspard de Santa Crux tới Cần Cao năm 1550 (theo Déb.du Christ par Bonifacy).

(8) Ở Dương Xuân Hạ, hiện nhà thờ phường Đúc là nhà thờ xưa nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế và có lẽ cứ theo anh Thanh Tịnh, là nhà thờ đầu tiên của Hội Thánh dựng nên ở đất Đàng Trong. Nhà thờ này năm 1905 Đức cha Lý và cố Kính đã tu bổ lại. Ở tại họ thợ Đúc ngày 30 Novembre 1835 cố Du (Joseph Marchaud) đã chịu xử bá đao. Chính tại chỗ nhà thờ Thợ Đúc, ngày 23 Octobre 1833 ông đội Paul Bường xin chịu chém, nhưng đoàn lính dẫn ông thấy trời tối (lúc ấy vào khoảng 8 giờ) bèn ngừng lại trước nhà con gái ông… rồi hạ đao. Hiện nay có hai cái bia của Đức cha Gaspar xây ghi nhớ hai nơi các thánh tử đạo.

(9) Chuyện người thợ đúc Jean de la Croix sẽ kể rõ sau. Người lái Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha này đến Thuận Hóa từ năm nào sử không chép rõ, nhưng có lẽ là sau năm 1614 như cuốn Nam sử của C.Maybon đã chép