lỜi mỞ ĐẦui.vietnamdoc.net/data/file/2015/thang08/07/phan-tich... · web view“phân tích...

62
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có một sự chuyển mình từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đồng thời là sự mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với những ưu thế đó, rất nhiều loại hình doanh nghiệp đã không ngừng mọc lên và phát triển. Nhưng các doanh nghiệp này muốn phát triển một cách mạnh mẽ, vững chắc thì không thể thiếu được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các hoạt động kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng, được xem là xương sống của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Thực tế đã chứng minh rằng đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào thì việc tìm hiểu mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường, đang cần trang bị cho mình những kiến thức thực tiễn. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị ở nhà trường và SVTH: Nguyễn Thị Thủy Lớp: K36 ĐHLT - QTKD

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

LỜI MỞ ĐẦU

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có một sự chuyển mình từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đồng thời là sự mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với những ưu thế đó, rất nhiều loại hình doanh nghiệp đã không ngừng mọc lên và phát triển. Nhưng các doanh nghiệp này muốn phát triển một cách mạnh mẽ, vững chắc thì không thể thiếu được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các hoạt động kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng, được xem là xương sống của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thực tế đã chứng minh rằng đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào thì việc tìm hiểu mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường, đang cần trang bị cho mình những kiến thức thực tiễn.

Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị ở nhà trường và căn cứ vào thực tế ở công ty, em đã chủ động chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Báo cáo thực tập này gồm 3 phần chính:

Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam

Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.

Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam, em nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân đã giúp em hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Em xin trân trọng cảm ơn Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hiên đã trực tiếp hướng dẫn, khắc phục và điều chỉnh bài báo cáo thực tâp tốt nghiệp của em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn tới các anh chị phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là chị Kiều Thị Hương đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến bài báo cáo của em trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo của quý công ty đã tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Do có nhiều hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên báo cáo của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của Giảng viên - Cô Nguyễn Thị Thanh Hiên, các thầy, cô giáo trong khoa cùng các anh chị phòng kinh doanh của Công ty Cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thuỷ

MỤC LỤC

Trang

5

LỜI CẢM ƠN

1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1

1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp

1

1.1.2 Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển

2

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

2

1.2.1 Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

2

1.2.1.1 Chức năng

2

1.2.1.2 Nhiệm vụ

2

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp

3

1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịnh vụ chủ yếu

3

1.3.1 Công nghệ sản xuất băng tải công nghiệp

4

1.3.2 Công nghệ sản xuất bàn khớp nối

5

1.3.3 Công nghệ sản xuất giàn con lăn

5

1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

5

1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp

6

1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

7

1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

7

1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

7

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

9

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

9

CỦA DOANH NGHIỆP

9

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing

9

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây

10

2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường

12

2.1.3 Chính sách giá

12

2.1.4 Chính sách phân phối

13

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán

14

2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp

15

2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

16

2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp

17

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương

17

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

18

2.2.2 Định mức lao động

19

2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động

20

2.2.4 Năng suất lao động

20

2.2.5 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động

22

2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương

23

2.2.7 Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân

24

2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp

25

2.3 Phân tích chi phí và giá thành

25

2.3.1 Các loại chi phí của doanh nghiệp

26

2.3.2 Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp

27

2.3.3 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của doanh nghiệp

28

2.3.4 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

28

2.3.5 Phân tích sự biến động của giá thành thực tế

29

2.3.6 Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp

30

PHẦN 3

30

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

30

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp

30

3.1.1 Các ưu điểm

31

3.1.2 Nhược điểm

32

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp

33

KẾT LUẬN

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp

Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Tên công ty viết bằng tiếng anh: VIET NAM INDUSTRIAL AND TECHNICAL JOINT STOCK COMPANY

Tên công ty viết tắt: INTECH VIET NAM.,JSCĐịa chỉ: Số nhà 188 – Đường Phúc Diễn – Huyện Từ Liêm – TP Hà Nội

Website: www.intechvietnam.com - Mail: [email protected]: 04 66 806 795 - Fax: 043 765 3875Hotline : 0988 808 795

1.1.2 Các mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển

Ngày 18 tháng 11 năm 2007, tại Số nhà 188, Đường Phúc Diễn, Huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam ra đời. Công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0105655405 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 18/11/2007. Tên giao dịch quốc tế là Viet Nam industrial and technical jont stock company. Mức vốn điều lệ ban đầu là 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng).

Tháng 12 năm 2010, công ty đã xây dựng một nhà máy hoàn thiện với đầy đủ các phân xưởng sản xuất, nhiều phòng ban chức năng trực thuộc giúp ban giám đốc điều hành sản xuất, kinh doanh.

Năm 2011, INTECH VIET NAM đã đạt giải thưởng “Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” do hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng. Sản phẩm băng tải, băng chuyền của công ty đoạt cúp vàng “Sản phẩm ưu tú hội nhập WTO” do liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tặng, được cấp chứng nhận ISO và được bình chọn là hàng Topten năm 2011.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

1.2.1 Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Chức năng

- Tư vấn thiết kế, sản xuất và lắp đặt các loại băng tải, băng chuyền phục vụ công nghiệp

- Sản xuất các cấu kiện kim loại

- Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp

- Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

- Lắp đặt máy móc và các thiết bị công nghiệp

- Thiết kế, thi công các công trình công nghiệp, công trình xây dựng

- Sản xuất các máy chuyên dụng phục vụ công nghiệp

- Sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp

- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống xây dựng

- .................................................................

1.2.1.2 Nhiệm vụ

Công ty được thành lập với nhiệm vụ là sản xuất và thi công các công trình, máy móc phục vụ công nghiệp, giúp giải quyết việc làm cho người lao động, tăng lợi nhuận cho công ty và giữ vững vị thế của mình trên thương trường.

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp

Công ty cung cấp tất cả các sản phẩm về công nghiệp và thiết bị công nghiệp. Tuy nhiên, thế mạnh của công ty là:

1. Tư vấn thiết kế, sản xuất và lắp đặt các loại Băng tải như: Băng tải công nghiệp, Băng tải cao su, Băng tải xích, Băng tải PU, Gầu tải, Băng tải đai, Băng tải chịu nhiệt, Băng tải PVC, Băng tải lõi thép...

2. Tư vấn thiết kế, sản xuất, sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt các Hệ thống băng tải, băng chuyền cho các khu công nghiệp, xưởng sản xuất, các nhà máy, các ngành may mặc, thực phẩm, điện tử, khai thác khoáng sản, quặng, các khu công nghiệp cao, ...

3. Cung cấp, thay thế các loại Con lăn, giàn con lăn đơn hướng, giàn con lăn đa hướng, bàn thao tác, Rulo,...

4. Tư vấn, thiết kế, triển khai lắp đặt các hệ thống băng tải, dây chuyền sản xuất lớn, nhà máy lắp ráp công nghiệp, khai thác mỏ, khoáng sản.

5. Sản xuất và cung cấp các loại Giá kệ, xe đẩy hàng, xe đẩy, bàn thao tác cho công nhân, giá kệ, giá để sản phẩm trong nhà máy sản xuất và lắp ráp.

6. Sản xuất và cung cấp các loại nhôm định hình, nhôm hình, các khớp nối mềm, phụ kiện công nghiệp, phụ kiện ghép nối.

7. Chuyên lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa Robot - Tay Máy trong các nhà máy sản xuất công nghiệp như: Robot nhặt sản phẩm, Robot chuyển sản phẩm, tay máy gắp sản phẩm, Robot hàn,...

1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịnh vụ chủ yếu

1.3.1 Công nghệ sản xuất băng tải công nghiệp

Băng tải công nghiệp là mặt hàng chính của công ty. Dưới đây là sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm này:

Hình 1.1 Quy trình sản xuất băng tải công nghiệp

Phân xưởng cắt phôi: Có nhiệm vụ cắt gọt kim loại đã mua về thành phôi, làm chi tiết gia công cơ.

Phân xưởng gia công: Bao gồm các công việc là tiện, phay, bào, mài, đột dập, khoan... thành các chi tiết máy để có thể mang đi lắp ráp thành sản phẩm.

Phân xưởng hàn: Sau khi các chi tiết đã được hoàn thành, phân xưởng hàn có nhiệm vụ hàn các chi tiết này lại với nhau để thành chi tiết phức tạp, hoàn thiện hơn rồi đem các chi tiết này đi sơn mạ điện.

Phòng KCS: Đây là phòng kiểm soát chất lượng. Các sản phẩm đã hoàn thành cần phải thông qua phòng kiểm soát chất lượng. Khi đã đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi lắp ráp, chạy thử. Tất cả đã hoàn tất thì có thể mang các chi tiết này đến lắp đặt tại nhà máy của khách hàng và nghiệm thu.

1.3.2 Công nghệ sản xuất bàn khớp nối

Hình 1.2 Quy trình sản xuất bàn khớp nối công nghiệp

Phân xưởng cắt phôi: Có nhiệm vụ cắt gọt kim loại đã mua về thành phôi, làm chi tiết gia công cơ.

Phân xưởng lắp ráp: Toàn bộ các linh kiện mua về cùng với phôi do phân xưởng cắt phôi tạo ra sẽ được đưa đi lắp ráp thành bàn khớp nối hoàn chỉnh theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Phòng KCS: Đây là phòng kiểm soát chất lượng. Các sản phẩm đã hoàn thành cần phải thông qua phòng kiểm soát chất lượng. Khi đã đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi lắp ráp, chạy thử. Tất cả đã hoàn tất thì có thể đưa sản phẩm nhập kho.

1.3.3 Công nghệ sản xuất giàn con lăn

Hình 1.3 Quy trình sản xuất giàn con lăn

Phân xưởng cắt phôi: Có nhiệm vụ cắt gọt kim loại đã mua về thành phôi, làm chi tiết gia công cơ.

Phân xưởng gia công: Bao gồm các công việc là tiện, phay, bào, mài, đột dập, khoan... thành các chi tiết máy để có thể mang đi lắp ráp thành sản phẩm.

Phân xưởng hàn: Sau khi các chi tiết đã được hoàn thành, phân xưởng hàn có nhiệm vụ hàn các chi tiết này lại với nhau để thành chi tiết phức tạp, hoàn thiện hơn rồi đem các chi tiết này đi sơn mạ điện.

Phân xưởng lắp ráp: Toàn bộ các linh kiện mua về cùng với phôi do phân xưởng cắt phôi tạo ra sẽ được đưa đi lắp ráp thành bàn khớp nối hoàn chỉnh theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Phòng KCS: Đây là phòng kiểm soát chất lượng. Các sản phẩm đã hoàn thành cần phải thông qua phòng kiểm soát chất lượng. Khi đã đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi lắp ráp, chạy thử. Tất cả đã hoàn tất thì có thể mang sản phẩm nhập kho.

1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp

Sự phát triển của chuyên môn hóa sản xuất trong công nghiệp là hình thức biểu hiện cụ thể của sự phát triển xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội. Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng hợp lý các hình thức chuyên môn hóa sản xuất góp phần thiết thực vào tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng năng suất lao động và lợi nhuận,... Đối với INTECH VIET NAM, công ty đã áp dụng hình thức sản xuất theo kiểu chuyên môn hóa kết hợp bởi các sản phẩm mà công ty làm ra đều có mối liên hệ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nên kiểu chuyên môn hóa này là hoàn toàn đúng đắn.

Chuyên môn hóa kết hợp là sự kết hợp giữa 2 hình thức chuyên môn hóa theo sản phẩm và chuyên môn hóa theo công nghệ. Hình thức này mang đầy đủ ưu điểm của cả 2 hình thức trên và khắc phục được nhược điểm của chúng. Hình thức này có ưu điểm là góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, kỹ sảo của người lao động, làm cho công tác quản lý được tập trung và chuyên sâu hơn, đơn giản hóa các quan hệ nội bộ doanh nghiệp và các quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường. Những ưu điểm này của chuyên môn hóa kết hợp được thể hiện đặc biệt rõ khi điều kiện kinh doanh của chúng ổn định, phương án kinh doanh được xác định có luận chứng khoa học và các quan hệ giữa các doanh nghiệp được tổ chức hợp lý và ổn định.

1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Mỗi công ty có một kết cấu sản xuất khác nhau. Dưới đây là sơ đồ kết cấu sản xuất sản phẩm của INTECH VIET NAM:

Hình 1.4 Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty

- Bộ phận sản xuất chính là bộ phận gia công, cắt phôi để tạo thành các chi tiết của sản phẩm. Bộ phận lắp đặt cũng là một trong những bộ phận sản xuất chính ở công ty.

- Bộ phận sản xuất phụ bao gồm: bộ phận điện nước, máy phát điện, máy móc thiết bị,... đóng vai trò hỗ trợ bộ phận sản xuất chính. Hai bộ phận này luôn hỗ trợ lẫn nhau nên không thể thiếu một trong hai bộ phận này được.

1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Bộ máy tổ chức của công ty do Giám đốc quy định theo điều lệ của công ty, được sắp xếp rất khoa học, đảm bảo gọn nhẹ, có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của công ty như việc tổ chức triển khai và quản lý các mặt công tác trong công ty, quản lý tài sản và con người của công ty, là đại diện trước pháp luật của công ty. Đồng thời giám đốc còn có nhiệm vụ kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định lương, thưởng và các khoản phụ cấp đối với công nhân viên trong công ty.

Phó giám đốc: Là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc điều hành về lĩnh vực sản xuất, xây dựng các kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhằm hoàn thành tiến độ giao hàng, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn sản xuất, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban liên quan để đảm bảo cung ứng các nguyên vật liệu và các trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Trợ lý TGĐ: Là người tư vấn, giúp đỡ tổng giám đốc thực hiện công việc hàng ngày.

Phòng kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo theo sự phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn, có nhiệm vụ tổ chức và công tác kế toán trong công ty nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác phục vụ quản trị nội bộ và cho những người quan tâm khác, theo dõi tình hình sản xuất của nhà máy, hiệu quả hoạt động và tình hình hoạt động nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước. Kiểm tra và ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực.

Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm tổ chức và nhân sự, giám đốc điều hành và sử dụng lao động phù hợp với từng khả năng theo từng lĩnh vực. Quản lý theo số lượng lao động, ngày công lao động và việc quản lý sử dụng, quản lý tiền lương trong công ty, tổ chức đào tạo, nâng bậc công nhân và theo dõi nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên, đóng bảo hiểm cho người lao động.

Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng, có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận đơn hàng của khách hàng và xử lý các thông tin trả lời khách hàng, xem xét lỗi do đâu hoặc doanh nghiệp có đáp ứng được đơn đặt hàng của khách hàng hay không, sau đó mới đi đến ký hợp đồng hoặc thông báo với khách hàng về các yêu cầu mà khách hàng đòi hỏi.

Phòng điều phối sản xuất: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, dự trù nguyên vật liệu sản xuất cho đơn đặt hàng của phòng kinh doanh chuyển sang. Giám sát, đôn đốc quy trình sản xuất đảm bảo hàng hóa ra kho đúng với tiến độ giao hàng cho khách hàng.

Phòng KCS: Thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập vào và chất lượng của sản phẩm từ khi sản xuất đến khi giao hàng.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây

Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam chủ yếu là cung cấp các sản phẩm về băng tải, băng chuyền, các sản phẩm này chiếm gần như toàn bộ sản lượng tiêu thụ của công ty. Dưới đây là bảng phân tích cụ thể tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty qua 2 năm gần đây 2011, 2012:

Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm sản phẩm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tên sản phẩm

Năm

So sánh 2012 với 2011

2011

2012

Doanh thu

Tỷ trọng

Doanh thu

Tỷ trọng

Mức tăng

Tỷ lệ tăng (%)

Băng tải 

7.25

37.57

10.06

37.91

2.81

 38.76

Băng chuyền

5.05

26.17

7.78

29.31

 2.73

54.06

Xe đẩy hàng

1.72

8.91

1.52

5.73

-0.2

-11.63

Con lăn

2.17

11.24

1.93

7.27

-0.24

-11.06

Bàn thao tác 

1.46

 7.56

 3.68

 13.87

 2.08

142.46

Sản phẩm khác 

1.65

 8.55

 1.57

5.91

 -0.08

-4.85

Tổng 

19.3

 100

26.54

100

7.24

 207.74

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2012)

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy năm 2012 doanh thu của công ty tăng lên khá rõ rệt, tăng 7,24 tỷ đồng so với năm 2011 do doanh thu của mặt hàng băng tải, băng chuyền và bàn thao tác tăng lên. Tuy nhiên, mặt hàng xe đẩy hàng, con lăn và các sản phẩm khác doanh thu giảm xuống. Điều này cho thấy khi đất nước càng phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp ngày càng cao. Do đó, công ty cần phát huy hơn nữa và tích cực tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty.

Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Khu vực

Năm

So sánh 2012 với 2011

2011

2012

Doanh thu

Tỷ trọng

Doanh thu

Tỷ trọng

Mức tăng

Tỷ lệ tăng (%)

Hà Nội

6.58

 34.09

9.2

34.67 

2.62

39.82 

Bắc Ninh

4.5

 23.32

 7.1

26.75 

 2.6

57.78

Nghệ An

 2.41

 12.49

2.2

8.29 

-0.21

-8.71

KV khác

5.81

 30.1

8.04

30.29 

 2.23

38.38

Tổng

19.3

100

26.54

100.00 

7.24

127.27

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2012)

Nhận xét: Nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng hóa theo khu vực địa lý của công ty qua các năm tăng tương đối tốt. Tuy nhiên, khu vực Nghệ An có giảm đi đôi chút, thay vào đó là ở các khu vực khác có xu hướng tăng lên chứng tỏ công ty tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội, Bắc Ninh và đang tiến hành mở rộng ra nhiều khu vực khác trên cả nước.

2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường

Đặc điểm về sản phẩm của công ty:

Công ty chủ yếu sản xuất và phân phối hệ thống băng tải, băng chuyền phục vụ công nghiệp. Đây là một hệ thống đang được sử dụng nhiều trong các nhà máy, cơ sở sản xuất giúp tiết kiệm sức lao động, nhân công, thời gian và tăng hiệu quả rõ rệt trong sản xuất kinh doanh.

Công dụng của băng tải, băng chuyền:

Hệ thống băng tải, băng chuyền là thiết bị chuyển tải có tính kinh tế cao nhất trong ứng dụng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong sản xuất với mọi khoảng cách.

Các loại băng tải, băng chuyền:

STT

Tên sản phẩm

Ký hiệu SP

Đặc điểm sản phẩm

1

Băng tải cao su

BT01LCS

Mặt băng tải làm bằng cao su dùng trong các nhà máy khai thác khoáng sản như than, đá, gạch, quặng...

2

Băng tải xích

BT01LXV

Là loại băng tải được ứng dụng rất hiệu quả trong các nhà máy bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm...

3

Băng tải con lăn

BT01LCL

Là loại băng tải được dùng để vận chuyển hàng hóa, kho bãi, thùng carton,...

4

Băng tải PVC, PU

BT01LCU

Là băng tải phục vụ các nhà máy sản xuất công nghiệp như: điện tử, dệt may, bánh kẹo, giày dép...

5

Băng chuyền công nghiệp

BC02XCN

Là loại băng chuyền dùng để vận chuyển hàng hóa chuyên dụng trong ngành sản xuất công nghiệp.

6

Băng chuyền nhiều tầng

BC02XNT

Dùng để vận chuyển đồng thời nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng một dây chuyền tải.

7

Băng chuyền bằng nhôm

BT02XBN

Bề mặt được làm bằng chất liệu nhôm cũng dùng để chuyền tải hàng hóa trong các nhà máy chế xuất.

Tất cả các sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, rất được các nhà máy, các khu công nghiệp ưa thích.

Thị trường mục tiêu của công ty:

Trong thời gian tới, mục tiêu của INTECH VIET NAM là mở thêm 1 chi nhánh ở khu vực phía Nam nên thị trường mục tiêu sẽ là các khu công nghiệp, khu chế xuất ở khu vực Miền Nam. Đây là thị trường tương đối phát triền ở hiện tại và tương lai.

2.1.3 Chính sách giá

Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới số lượng hàng hóa bán ra của công ty và quyết định mua của khách hàng. Để đưa ra một mức giá hợp lý, công ty phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận mong muốn, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, thời điểm bán và mức giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh bằng giá là công cụ của công ty nhưng không phải vì giá thấp mà công ty không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của công ty có giá tương đối thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường mà chất lượng không thua kém, đôi khi còn cao hơn. Dưới đây là bảng giá một số sản phẩm của công ty:

Bảng 2.3 Giá một số sản phẩm chính của công ty

Đơn vị tính: đồng

STT

Tên sản phẩm

Giá bán 1 sản phẩm

1

 Băng tải

162.000.000 

2

 Băng chuyền

176.000.000 

3

Con lăn

1.600.000 

4

 Bàn thao tác

5.900.000 

5

 Xe đẩy hàng

16.000.000 

6

 Giá để sản phẩm

3.800.000 

7

 Bàn khớp nối

1.900.000 

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2012)

2.1.4 Chính sách phân phối

Đối với mặt hàng băng tải, băng chuyền này, trước hết cần phải có đơn đặt hàng. Khi đã có đơn hàng rồi, công ty sử dụng 2 loại kênh phân phối như sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ của công ty

Thứ nhất, kênh trực tiếp, từ công ty đến thẳng tay của khách hàng luôn. Do mặt hàng của công ty có phân khối lớn nên công ty tiêu thụ mặt hàng này chủ yếu qua kênh trực tiếp, lợi nhuận nằm chủ yếu ở kênh này. Sản lượng tiêu thụ chiếm 70%.

Thứ 2, kênh thông qua người bán lẻ, đây là các cửa hàng bán lẻ có doanh số lớn hoặc người môi giới cho công ty. Sản lượng tiêu thụ ở kênh này chiếm 30%. Cửa hàng hoặc người môi giới sẽ được hưởng ưu đãi với mức hoa hồng từ 2 – 3% giá trị sản phẩm của công ty.

Để việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn, Công ty còn áp dụng nhiều hình thức giao dịch, thanh toán thuận lợi như: bán hàng qua điện thoại, vận chuyển hàng đến tận nơi, có áp dụng mức hỗ trợ chi phí vận chuyển…

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán

Công ty thường xuyên tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các chương trình lấy ý kiến khách hàng. Điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng còn rất hạn chế, chưa gây được ấn tượng sâu sắc. Công ty quảng cáo sản phẩm chủ yếu ở trên mạng, qua tạp chí, tờ rơi, báo, truyền hình. Dưới đây là bảng chi phí hàng năm dành cho các hoạt động quảng cáo của công ty:

Bảng 2.4 Chi phí cho hoạt động quảng cáo

Đơn vị tính: đồng

STT

LOẠI HÌNH QUẢNG CÁO

CHI PHÍ NĂM 2011

CHI PHÍ NĂM 2012

CHÊNH LỆCH (2012/2011)

1

Báo, tạp chí

150.000.000

167.000.000 

17.000.000 

2

Mạng internet

50.000.000

57.000.000 

7.000.000 

3

Tờ rơi

70.000.000

85.000.000 

15.000.000 

4

Truyền hình

180.000.000

200.000.000 

20.000.000 

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2012)

Nhận xét: Nhìn chung, chi phí cho các phương tiện quảng cáo sản phẩm của công ty đều tăng lên do nền kinh tế thị trường có sự biến động về giá cả nhưng qua bảng trên ta thấy được rằng công ty quảng cáo có hiệu quả nhất là trên truyền hình và trên báo, tạp chí do đó chi phí dành cho 2 hoạt động này năm 2012 tăng nhiều hơn so với năm 2011.

2.1.6 Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp

Khi môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và thị trường rộng hơn, công ty không thể ra quyết định chỉ dựa trên trực giác của mình mà cần có những thông tin cần thiết một cách chính xác và nhanh chóng. Vì vậy, INTECH VIET NAM cũng cần phải thu thập thông tin về nội bộ công ty, nhu cầu khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô.

Thông tin nội bộ:

+ Các đơn đặt hàng (số lượng đơn, số lượng hàng trên từng đơn vị)

+ Doanh số bán hàng theo thị trường, theo thời gian

+ Lượng tồn kho

+ Dòng tiền mặt

+ Khoản phải thu

+ Đặc điểm sản phẩm,…

Những thông tin này công ty thu thập từ hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo bán hàng qua sự nối mạng giữa nhà máy, phòng ban với ban giám đốc của công ty.

Thông tin thường ngày về bên ngoài:

+ Khách hàng (nhu cầu, phản ứng,…)

+ Các bước phát triển của đối thủ cạnh tranh (sản phẩm mới, giá bán mới, mở điểm bán mới,…)

+ Các biến động của môi trường vĩ mô (các quy định pháp lý mới, các tiến bộ công nghệ,…)

+ Những thay đổi liên quan đến các kênh phân phối (sự xuất hiện những loại hình bán sỉ và bán lẻ mới,….)

+ Những thay đổi khác.

Để thu thập được những thông tin này, công ty đã theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng (internet, truyền hình, báo chí,…), những cuộc gặp gỡ, khảo sát và qua các nhân viên bán hàng. Ngoài ra công ty còn thu thập thông tin qua các nhà trung gian (những nhà phân phối, đại lý, người bán lẻ, môi giới); những người là cổ đông của đối thủ cạnh tranh; các nhân viên cũ và mới của đối thủ cạnh tranh và mua thông tin từ những công ty dịch vụ thông tin marketing chuyên nghiệp.

2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối với bất kỳ công ty nào, nếu muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì ngoài tiềm lực vốn có của mình, môi trường cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh lớn luôn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động này. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh lớn của công ty:

1. Công ty TNHH SX – TM băng tải Trung Thành Phát

2. Công ty TNHH SX TMDV băng tải Trực Quan

3. Công ty cổ phần sản xuất và cung ứng Ecotech Vina

Mặc dù đây là những đối thủ cạnh tranh của công ty nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể đe dọa đến sự phát triển của công ty. Sau đây là những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh:

Điểm mạnh:

- Đây đều là những công ty đã có uy tín, thương hiệu trên thị trường.

- Mạng lưới phân phối của các công ty này rộng hơn

Điểm yếu:

- Do giá cả ngày càng cao và tất cả đều vì mục tiêu lợi nhuận nên các công ty này đã nhập nguồn nguyên liệu có chất lượng kém nên chất lượng đầu ra của sản phẩm giảm đi đáng kể dẫn đến mất dần niềm tin của khách hàng.

- Các công ty này còn chưa chú trọng đến khâu quảng cáo sản phẩm, đạt được ít các tiêu chuẩn đo lường như tiêu chuẩn về môi trường nên chưa thực sự chiếm được niềm tin của khách hàng.

2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp

Nhìn chung tình hình tiêu thụ của công ty qua các năm tăng đều trong những năm gần đây. Công ty vẫn luôn chú trọng tới tình hình tiêu thụ hàng hóa trong nước, luôn cố gắng để đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ mà thị trường này vẫn chưa khai thác hết.

Điểm mạnh: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý vững vàng, giàu kinh nghiệm. Qua số liệu thực tế thu được ở Công ty ta thấy việc tổ chức lao động của Công ty đạt trình độ chuyên môn hoá cao, dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm có tính cơ giới hoá. Việc bố trí sắp xếp nhân lực khâu sản xuất trong dây chuyền hợp lý.

Tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định và có dấu hiệu khả quan hơn trong những năm tiếp theo. Doanh thu hàng năm của công ty tăng lên rõ rệt cho thấy công ty ngày càng phát triển hơn.

Tất cả các sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, rất được các nhà máy, các khu công nghiệp ưa thích.

Điểm yếu: Trong những năm qua mặc dù đã rất cố gắng trong công tác hỗ trợ tiêu thụ đặc biệt là các biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty song kết quả mang lại chưa nhiều, hoạt động nhìn chung còn yếu.

Về quảng cáo sản phẩm: Từ khi thành lập đến nay, công ty ít có các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy các thông tin về đặc tính sản phẩm trên các phương tiện thông tin còn hạn chế, khách hàng ít biết đến sản phẩm của công ty.

Về thị trường tiêu thụ: Công ty còn hạn chế về thị trường tiêu thụ của mình, chưa có thêm nhiều chi nhánh nhỏ ở các tỉnh thành khác để khách hàng trên cả nước biết đến sản phẩm của công ty.

Các phương tiện quảng cáo còn hạn chế, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chi phí dành cho hoạt động này còn thấp.

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

Lao động có vai trò quan trọng, là nguồn tiềm năng lớn tạo ra của cải vật chất. Do vậy, khi nói đến yếu tố lao động không chỉ đơn thuần đề cập đến số lượng và chất lượng mà còn cả việc tuyển chọn, đào tạo lao động, bố trí sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động để đem lại hiệu quả cao đó mới là vấn đề phức tạp. Là công ty sản xuất sản phẩm nên chủ yếu đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động. Chất lượng lao động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5.a Cơ cấu đội ngũ Quản lý - sản xuất gián tiếp

STT

PHÒNG BAN

SỐ LƯỢNG

TRÌNH ĐỘ

GIỚI TÍNH

Trên ĐH

ĐH

CĐ/TC

PT

Nam

Nữ

1

Ban Giám đốc

3

1

2

-

-

2

1

2

Phòng HC - NS

4

1

2

1

-

1

3

 

Tổ bảo vệ

3

-

-

-

3

3

-

Nhà bếp

5

-

-

2

3

2

3

3

Phòng Vật tư

2

-

1

1

-

2

-

4

Phòng Điều phối sản xuất

2

-

1

1

-

2

-

5

Phòng Kế toán

5

-

5

-

-

-

5

6

Phòng KCS

2

-

2

-

-

1

1

7

Phòng Kinh doanh

3

1

2

-

-

1

2

8

Bộ phận kế hoạch

3

-

3

-

-

2

1

Bộ phận chăm sóc khách hàng

3

-

2

1

-

-

3

Đội xe vận tải

2

-

-

2

-

2

-

Tổng cộng

37

3

20

8

6

18

19

Tỷ lệ (%)

100

8

54

22

16

49

51

(Nguồn: Phòng HC – NS năm 2012)

Bảng 2.5.b Cơ cấu đội ngũ Sản xuất trực tiếp

STT

BỘ PHẬN

SỐ LƯỢNG

BẬC THỢ

GIỚI TÍNH

PT

3

4

5

6

7

Nam

Nữ

1

Xưởng gia công

25

2

3

4

15

1

-

15

10

2

Xưởng đột, dập

35

5

4

14

9

3

-

25

10

3

Xưởng hàn

15

-

-

5

6

2

2

7

8

4

Xưởng Sơn

35

12

5

5

6

2

5

35

-

5

Xưởng mạ điện

50

5

10

8

15

5

7

25

25

6

Xưởng lắp ráp

20

9

-

4

5

2

-

1

19

Tổng cộng

180

33

22

40

56

15

14

108

72

Tỷ lệ (%)

100

18

12

22

31

9

8

60

41

(Nguồn: Phòng HC – NS năm 2012)

Nhận xét: Tổng số lao động của INTECH VIET NAM thời điểm này là 217 người, trong đó bộ phận gián tiếp là 37 người, chiếm 17,05%, còn khối sản xuất trực tiếp là 180 người, tương đương với 82,95%. Tỷ lệ nữ chiếm 41,94% tổng số lao động, nam chiếm 58,06% tổng số lao động.

Do đặc thù của ngành, của công việc mà hiện nay số lao động phổ thông trong INTECH VIET NAM tương đối cao (tỷ lệ gần bằng với thợ có chuyên môn cao), nhưng trong tương lai, khi nhu cầu của công việc đòi hỏi những công việc có hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao thì Công ty rất có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.

2.2.2 Định mức lao động

Định mức lao động là quá trình đi xác định mức lao động. Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo ra một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.

Hiện nay công ty đang áp dụng các loại mức đó là mức sản lượng, mức biên chế, mức thời gian.

Mức thời gian được áp dụng cho lao động quản lý (thời gian để người lao động hoàn thành công việc của mình). Đơn vị tính là công của từng tháng mà tính lương.

Mức sản lượng đang được áp dụng cho công nhân sản xuất, lương của công nhân sẽ phụ thuộc vào sản phẩm của mình làm ra là bao nhiêu.

Hiện tại, công ty áp dụng hình thức trả lương này đối với những công nhân sản xuất ở phân xưởng cắt phôi và phân xưởng sơn. Bình quân mỗi ngày, mỗi công nhân cần phải sản xuất được 130 sản phẩm phôi và sơn được 100 sản phẩm.

Mức biên chế được áp dụng cho công việc vận hành máy móc thiết bị của công ty trong dây chuyền sản xuất.

2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động

Trong quá trình làm việc, người lao động phải hao phí thời gian. Việc nghiên cứu tình hình sử dụng lao động trong quá trình lao động nhằm xác định những hao phí thời gian có ích cũng như thời gian lãng phí. Thời gian làm việc là độ thời gian làm việc được giao. Người ta thường xác định thời gian làm việc trong ngày, trong tuần, tháng, năm…

Với INTECH VIET NAM, công ty chỉ quy định thời gian làm việc là 1 ca/ngày, thời gian làm việc như sau:

- Với lao động gián tiếp: làm việc từ 8h00 – 17h15, nghỉ ăn trưa từ 12h00 đến 13h20.

- Với lao động trực tiếp: làm việc từ 7h00 – 17h00, nghỉ ăn trưa từ 11h30 đến 13h30.

1 năm công ty quy định có 360 ngày, công nhân viên cần làm là 291 ngày, số ngày còn lại là ngày nghỉ, trong đó:

- 9 ngày nghỉ lễ, tết

- 12 ngày nghỉ phép theo quy định

- 48 ngày chủ nhật

2.2.4 Năng suất lao động

Bảng 2.6: Lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: đồng

Năm

Sản lượng tiêu thụ (chiếc)

Doanh thu (đồng)

2010

5.500

18.250.000.000

2011

6.200

19.300.000.000

2012

7.700

26.540.000.000

(Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2012)

Trên thực tế, năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tại INTECH VIET NAM, năng suất lao động chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau :

- Thời gian ngừng nghỉ ngoài dự kiến của máy móc, dây chuyền sản xuất…

- Kỹ năng, thao tác làm việc của người lao động.

Để có thể xác định được năng suất lao động tại công ty, ta có thể áp dụng công thức:

Doanh thu 19.300.000.000

Năng suất lao động = = = 88.94trđ/người (2011) Tổng số lao động 217

Doanh thu 26.540.000.000

Năng suất lao động = = = 122.3trđ/người (2012) Tổng số lao động 217

Như vậy, năng suất lao động chung tại công ty năm 2012 đã tăng 33,36trđ/người tương ứng so với năm 2011.

2.2.5 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động của công ty. Chiến lược đề ra hay đến đâu và có khả thi đến đâu đi chăng nữa thì lao động vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự thành công hay thất bại trong công ty.

Hiện nay, trong INTECH VIET NAM, số lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. Do đó, công ty sẽ áp dụng phương pháp tuyển dụng nội bộ gồm các bước như sau:

Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng

Phân tích vị trí cần tuyển: tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình độ, kinh nghiệm

Thông báo xuống các phân xưởng

Phân xưởng lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn

Phòng tổ chức hành chính sẽ bố trí theo từng trường hợp sau:

+ Những công nhân cần phải đào tạo thì gửi trường dạy nghề tổ chức thi tuyển trình độ cho những công nhân đòi hỏi trình độ cao, nếu ai đạt sẽ được chọn vào học. Khi học xong học viên phải thi qua một lần thi, nếu qua thì được nhận vào làm.

+ Nếu người đã có tay nghề, khi vào cũng phải qua một vòng thi tuyển tay nghề tại công ty hoặc kết hợp với trường dạy nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.

+ Trong trường hợp cần thiết thì đào tạo tại công ty khoảng 6 tháng sẽ được thi ra nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng.

Về đào tạo, công ty luôn có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến.

Chương trình đào tạo bao gồm:

Đào tạo công nhân mới

Đào tạo lại công nhân cũ

Đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ

Ngoài ra còn có chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như: bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; đào tạo tại chức.

2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương

Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của công ty. Hay nói cách khác, tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

Công thức tính tổng quỹ lương kế hoạch như sau:

Tổng quỹ lương theo kế hoạch

=

Quỹ lương theo cấp bậc công việc

+

Tổng quỹ phụ cấp KH

+

Tổng quỹ lương thêm giờ KH

+

Tổng quỹ lương bổ sung

Tổng quỹ lương thực tế của INTECH VIET NAM bao gồm các thành phần sau:

Tiền lương năng suất lao động hàng tháng

Các khoản phụ cấp

Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, hoàn thành nhiệm vụ…

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty xác định nguồn tổng quỹ tiền lương thực hiện để chi trả cho người lao động như sau:

Tổng quỹ lương thực hiện

=

Đơn giá tiền lương

*

Doanh thu từ hoạt động SXKD

+

Khoản phụ cấp lương & chế độ khác (nếu có)

+

Quỹ tiền lương bổ sung (nếu có)

+

Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang

Trong đó: Đơn giá tiền lương được Giám đốc Công ty duyệt theo từng giai đoạn cụ thể căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty.

Bảng 2.7 :Tình hình tổng quỹ tiền lương trong công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng quỹ lương

Năm

Chênh lệch (%) 2012/2011

2011

2012

Kế hoạch

6.500

10.500

161.54

Thực hiện

9.570

13.800

 144.20

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2012)

Nhận xét: Qua bảng ta thấy tổng quỹ lương kế hoạch các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này là do số lượng lao động bình quân hàng năm đều tăng và lợi nhuận hàng năm của công ty tăng nên thu nhập bình quân của công nhân viên được ngày càng ổn định và cao hơn năm trước.

2.2.7 Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân

Hình thức trả lương cố định:

Hình thức trả lương cố định áp dụng đối với các chức danh cán bộ quản lý cấp cao: Giám đốc, Phó giám đốc, các phòng ban trong công ty hoặc trong các trường hợp đặc biệt nhằm thu hút, trưng dụng người tài cho Công ty do HĐQT quyết định.

Ngoài ra hình thức trả lương cố định còn đuợc áp dụng trong một số trường hợp thực hiện các công việc như Bảo vệ, tạp vụ, nhà bếp, nhân viên hành chính trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động và phải được cụ thể trong Hợp đồng lao động do Giám đốc công ty quyết định.

Công thức:

Lương thực lĩnh

=

Lương cơ bản

+

Lương sản phẩm

+

Phụ cấp (nếu có)

+

Tiền ăn ca

-

Các khoản phải nộp khác

Trong đó :

• Lương cơ bản = Hệ số cơ bản (gồm cả phụ cấp chức vụ) x Mức lương cơ bản

• Lương sản phẩm có thể giữ nguyên hoặc chia thành 2 phần 60/40 do giám đốc công ty quyết định.

• Lương SP cá nhân = 60% Tổng quỹ lương SP

• Lương HTCV cá nhân = 40% x Tổng quỹ lương SP

• Quỹ lương SP = Tổng Hệ số lương sản phẩm x lương sản phẩm bình quân

• Tiền ăn ca = Mức phụ cấp tiền ăn ca mỗi ngày x ngày công đi làm thực tế

• Các chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo quy định của nhà nước.

Hình thức trả lương khoán

Là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tại các xưởng sản xuất của công ty.

Mức khoán do giám đốc công ty ban hành sau khi thông qua Hội đồng lương, căn cứ tình hình cụ thể hàng năm hoặc khi có thay đổi về lương của cả hệ thống lương công ty. Tình hình cụ thể như sau :

+ Số ngày công và số giờ làm thêm thực tế ;

+ Hệ số bình bầu cho từng tháng của cá nhân người lao động (phân theo loại, hệ số bình bầu trong tổ đội )

+ Trị giá sản lượng trong tháng

Tổng quỹ lương sản phẩm

Lương sản phẩm = * (số ngày công + làm thêm giờ)

Tổng hệ số lương bình bầu trong đội

2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp

INTECH VIET NAM luôn coi con người là yếu tố đưa đến mọi thành công trong hiện tại và tương lai. Do đó, để đáp ứng yêu cầu kinh doanh mới và từng bước hiện đại hóa nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh, công ty đã thường xuyên đầu tư vào công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ưu điểm:

Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực khá chặt chẽ, chắc chắn, giúp cho công ty có thể chọn đúng người, đúng việc, làm tăng năng suất lao động và công ty ngày càng phát triển hơn.

Công ty có đội ngũ quản lý – sản xuất gián tiếp đa số có trình độ từ đại học trở lên, nên sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu hơn, hiểu biết rộng rãi, là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển bền vững.

Bộ máy tổ chức của công ty gọn nhẹ, được sắp xếp khoa học, có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Những chính sách tiền lương, trả lương, khen thưởng khá phù hợp, giúp động viên, khuyến khích kịp thời cũng là những động lực khiến cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc và đạt thành tích cao.

Nhược điểm:

- Chất lượng của khối sản xuất trực tiếp còn tương đối thấp, tỷ lệ số công nhân lành nghề bậc 6 – 7 chiếm tỷ lệ thấp trong khi đó số lao động phổ thông chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số lao động.

- Tình hình sử dụng thời gian lao động tại công ty chưa thật sự rõ ràng, chi tiết

- Năng suất lao động tại công ty chưa cao, làm cho doanh thu có tăng nhưng tăng hơi chậm.

2.3 Phân tích chi phí và giá thành

2.3.1 Các loại chi phí của doanh nghiệp

Với INTECH VIET NAM, công ty áp dụng cách phân loại chi phí theo khoản mục.

Phân loại chi phí theo khoản mục của công ty bao gồm 5 yếu tố như sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm giá cả thực tế của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng, bán thành phẩm,…

Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Chi phí sản xuất chung: là những chi phí quản lý chung phát sinh ở phân xưởng gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định máy móc thiết bị sản xuất, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí quản lý chung phát sinh ở công ty, gồm chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định máy móc thiết bị quản lý, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,…

Chi phí bán hàng: chi lương bán hàng, hoa hồng, khấu hao thiết bị, tiền thuê cửa hàng, điện, điện thoại, nước,…

2.3.2 Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký - chứng từ, bao gồm những sổ sách như sau:

- Nhật ký chứng từ

- Bảng kê

- Sổ cái

- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Hình 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký - chứng từ

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Trình tự ghi sổ kế toán như sau:

(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

Đối với các chứng từ liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.

2.3.3 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của doanh nghiệp

Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch là do phòng kỹ thuật đầu tư và tổ chức hành chính kết hợp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của công ty, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của công ty.

Phương pháp tính giá thành kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, được tính theo 3 khoản mục sau:

Phương pháp tính chi phí NVL trực tiếp:

CF NVLKH = ( Định mức tiêu hao/ đơn vị sản phẩm) * GiáKH của NVL

Phương pháp tính chi phí nhân công trực tiếp:

+ Tiền lương CNSX = số SPKH * đơn giá lương 1 SP

+ Bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế tính theo quy định của nhà nước

Phương pháp tính chi phí sản xuất chung:

Vì công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên chi phí này được công ty đưa vào theo phương thức phân bổ, gồm 3 bước sau :

Bước 1 : Lập dự toán chi phí kế hoạch theo yếu tố cho cả năm: Chi phí nhân công; chi phí vật liệu: khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Bước 2 : Phân bổ tổng chi phí cho từng loại sản phẩm

Công thức phân bổ theo tiền lương:

CFsxc = (∑CFSXC/∑(SLSPi * TLSPi)) * TLSPi

Bước 3: Chia tổng chi phí đã phân bổ cho tổng sản lượng kế hoạch trong năm. Các chi phí này đều được tính toán trên cơ sở các định mức tiêu hao và kế hoạch.

Công thức tính

ZKHĐVSP =CF NVLKH + BH + CF SXCKH

ZKH toàn bộ sp= ZKHĐVSP * SLKH

2.3.4 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty tính giá thành định kỳ hàng tháng để phù hợp với kỳ kế toán, tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất, tiết kiệm chi phí.

2.3.5 Phân tích sự biến động của giá thành thực tế

Mỗi sản phẩm đều có một giá thành khác nhau. Dưới đây là bảng giá thành một số sản phẩm chính của công ty:

Bảng 2.8 Giá thành một số sản phẩm chủ yếu của công ty

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tên sản phẩm

Năm

Chênh lệch ZTT(2013/2012)

2012

2013

Giá thành

Giá thành

KH

TT

KH

TT

Băng tải

150.000

155.000

160.000

162.000

7.000 

Băng chuyền

170.000

172.000

175.000

176.000

4.000 

Con lăn

1.300

1.500

 1.550

 1.600

100 

Bàn thao tác

5.500

5.700

5.800

5.900

200 

Xe đẩy hàng

13.000

 15.000

15.000

 16.000

1.000 

(Nguồn: Phòng kế toán năm 2013)

Nhận xét: Do giá cả mỗi năm một khác nên giá thành của mỗi sản phẩm cũng có sự biến động theo từng năm. Nhìn chung các sản phẩm của INTECH VIET NAM đều có sự chênh lệch về giá thành. Giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm đều tăng so với giá thành kế hoạch đã đặt ra trước đó, điều này cho thấy giá cả thị trường ngày càng leo thang ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.

2.3.6 Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp

Nhìn chung, công ty đã có công tác quản lý chi phí và giá thành rất tốt, việc ghi chép trên cơ sở thường xuyên và theo nề nếp, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu, hệ thống ghi sổ chặt chẽ, chắc chắn góp phần thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, kịp thời, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược lâu dài cho công ty.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi phí và giá thành của công ty cũng có những bất cập như: Hệ thống ghi sổ kế toán còn hạn hẹp: do công ty chỉ sử dụng một hình thức ghi sổ là Nhật ký – chứng từ trong khi đang có rất nhiều công ty hiện nay sử dụng đồng thời nhiều hình thức ghi sổ khác nhau nên hệ thống ghi sổ hạn hẹp hơn.

PHẦN 3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp

3.1.1 Các ưu điểm

Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và marketing:

Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý vững vàng, giàu kinh nghiệm. Qua số liệu thực tế thu được ở Công ty, ta thấy việc tổ chức lao động của Công ty đạt trình độ chuyên môn hoá cao, theo tính năng của dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp có tính cơ giới hoá. Việc bố trí sắp xếp nhân lực các khâu sản xuất trong dây chuyền hợp lý.

Tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định và có dấu hiệu khả quan hơn trong những năm tiếp theo. Doanh thu hàng năm của công ty tăng lên rõ rệt cho thấy công ty ngày càng phát triển hơn.

Tất cả các sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, rất được các nhà máy, các khu công nghiệp ưa thích.

Về công tác lao động, tiền lương:

Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực khá chặt chẽ, chắc chắn, giúp cho công ty có thể chọn đúng người, đúng việc, làm tăng năng suất lao động và công ty ngày càng phát triển hơn.

Công ty có đội ngũ quản lý – sản xuất gián tiếp đa số có trình độ từ đại học trở lên, nên sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu hơn, hiểu biết rộng rãi, là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển bền vững.

Bộ máy tổ chức của công ty gọn nhẹ, được sắp xếp khoa học, có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Những chính sách tiền lương, trả lương, khen thưởng khá phù hợp, giúp động viên, khuyến khích kịp thời cũng là những động lực khiến cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc và đạt thành tích cao.

Về quản lý chi phí và giá thành:

Nhìn chung, công ty đã có công tác quản lý chi phí và giá thành rất tốt, việc ghi chép trên cơ sở thường xuyên và theo nề nếp, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu, hệ thống ghi sổ chặt chẽ, chắc chắn góp phần thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, kịp thời, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược lâu dài cho công ty.

3.1.2 Nhược điểm

Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và marketing:

Về quảng cáo sản phẩm: Từ khi thành lập đến nay, công ty ít có các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy các thông tin về đặc tính sản phẩm trên các phương tiện thông tin còn hạn chế, khách hàng ít biết đến sản phẩm của công ty.

Về thị trường tiêu thụ: Công ty còn hạn chế về thị trường tiêu thụ của mình, chưa có thêm nhiều chi nhánh nhỏ ở các tỉnh thành khác để khách hàng trên cả nước biết đến sản phẩm của công ty.

Các phương tiện quảng cáo còn hạn chế, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chi phí dành cho hoạt động này còn thấp.

Về công tác lao động, tiền lương:

Chất lượng của khối sản xuất trực tiếp còn tương đối thấp, tỷ lệ số công nhân lành nghề bậc 6 – 7 chiếm tỷ lệ thấp trong khi đó số lao động phổ thông chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số lao động.

Tình hình sử dụng thời gian lao động tại công ty chưa thật sự rõ ràng, chi tiết.

Năng suất lao động tại công ty chưa cao, làm cho doanh thu có tăng nhưng tăng hơi chậm.

Về quản lý chi phí và giá thành:

Hệ thống ghi sổ kế toán còn hạn hẹp: do công ty chỉ sử dụng một hình thức ghi sổ là Nhật ký – chứng từ trong khi đang có rất nhiều công ty hiện nay sử dụng đồng thời nhiều hình thức ghi sổ khác nhau nên hệ thống ghi sổ hạn hẹp hơn.

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp

Là một sinh viên thực tập tại phòng kinh doanh của công ty Cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam, từ việc phân tích thực trạng của công ty, em nhận thấy những tồn tại của công tác tiêu thụ sản phẩm và marketing, cho nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp là “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm băng tải, băng chuyền tại công ty Cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt nam”. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị phòng kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam, em đã được đi sâu vào thực tế để tìm hiểu về chuyên ngành quản trị kinh doanh của mình. Với việc vận dụng những vấn đề lý luận đã học được ở trường vào thực tiễn, em đã nhận thức được đi đôi với việc học tập nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế công tác hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng. Đây chính là thời gian để sinh viên vận dụng các kiến thức đã học được trên ghế nhà trường vào công tác thực tiễn sản xuất. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện để sinh viên có được những kiến thức mà trong thời gian học tập nghiên cứu chưa tích lũy được, đồng thời hoàn thiện bổ sung thêm cho mình những kiến thức thực tế trong quá trình công tác sau này.

Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty, đối chiếu với những kiến thức đã học được để rút ra những ưu điểm và hạn chế quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do cũng có nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên báo cáo của em cũng không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự thông cảm và sự góp ý của các thầy cô cùng các anh chị phòng kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam.

Một lần nữa em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Hiên và các anh chị phòng kinh doanh của công ty đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH

3Hình 1.1 Quy trình sản xuất băng tải công nghiệp

4Hình 1.2 Quy trình sản xuất bàn khớp nối công nghiệp

5Hình 1.3 Quy trình sản xuất giàn con lăn

6Hình 1.4 Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty

7Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

26Hình 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký - chứng từ

9Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm sản phẩm

10Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý

12Bảng 2.3 Giá một số sản phẩm chính của công ty

13Bảng 2.4 Chi phí cho hoạt động quảng cáo

17Bảng 2.5.a Cơ cấu đội ngũ Quản lý - sản xuất gián tiếp

18Bảng 2.5.b Cơ cấu đội ngũ Sản xuất trực tiếp

20Bảng 2.6: Lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2010 – 2012

23Bảng 2.7 :Tình hình tổng quỹ tiền lương trong công ty

29Bảng 2.8 Giá thành một số sản phẩm chủ yếu của công ty

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Trần Ánh ( chủ biên), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống Kê, 2000

[2] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Quản trị marketing, 2003

[3] Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực, 2002

[4] Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam.

[5] Nguyễn Ngọc Hiến, Quản trị kinh doanh – NXB Lao động

Phân xưởng hàn

Phân xưởng gia công

Phân xưởng cắt phôi

Vật tư, nguyên liệu

Nghiệm thu

Lắp đặt tại nhà máy KH

Sơn mạ điện

KCS, chạy thử

Phòng KCS, nhập kho

Phân xưởng lắp ráp

Phân xưởng cắt phôi

Vật tư, nguyên liệu

Phân xưởng hàn

Phân xưởng gia công

Phân xưởng cắt phôi

Vật tư, nguyên liệu

Phòng KCS

Nhập kho

Sơn mạ điện

Phân xưởng lắp ráp

Kho vật tư

Kho vật liệu

Bộ phận gia công, cắt phôi

Kho thành phẩm

Bộ phận lắp đặt

Dây chuyền sản xuất chính

Đội bốc xếp, vận chuyển

Người tiêu dùng cuối cùng

Công ty CP kỹ thuật và Công nghiệp VN

Người bán lẻ

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Bảng kê

Nhật ký chứng từ

Sổ, thẻ chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

SVTH: Nguyễn Thị Thủy Lớp: K36 ĐHLT - QTKD