lỜi cẢm Ơn - oxfamblogs.org»œi cẢm Ơn báo cáo tham vấn ... xã Đồng tâm và khoan...

70

Upload: vuthu

Post on 20-May-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng
Page 2: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo tham vấn và khuyến nghị Luật này được hoàn thành bởi nỗ lực chung

của nhiều cá nhân và tổ chức.

Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cấp chính quyền và người dân

các xã Quy Hậu và Thanh Hối huyện Tân Lạc, xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện

Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; phường Bà Triệu và xã Lộc Hòa thành phố Nam Định,

xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; xã Triệu Nguyên và thị trấn

Kroong –Klang huyện Đakrông, thành phố Đông Hà tỉnh Quảng trị; xã Láng Dài

huyện Đất Đỏ, xã Xuyên Mộc và Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-

Vũng Tàu; đã tham gia nhiệt tình trong các buổi tham vấn, chia sẻ những câu

chuyện thực tế và đóng góp những ý kiến quan trọng cho Dự thảo Luật Đầu tư

công.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn các chuyên gia và các tổ chức đã hỗ trợ tiến

trình tham vấn từ bước thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch

triển khai tham vấn và tổng hợp kết quả tham vấn, phân tích và xây dựng các

khuyến nghị Luật. Chúng tôi đặc biệt cám ơn Ủy ban tài chính ngân sách của

Quốc hội đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện tham vấn ở các tỉnh.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cam kết và nỗ lực của các tổ chức tham gia

phối hợp thực hiện tham vấn ở các tỉnh như Hội Nông dân Hòa Bình, Hội phụ nữ

Quảng Trị và tổ chức Hữu nghị Cộng Đồng Nam Định và Sở tài chính tỉnh Vũng

Tàu.

Chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn nhóm chuyên gia tham gia tổng hợp, phân tích

thông tin và viết báo cáo, bao gồm PGS TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài

chính), Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh (Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ), Thạc Sĩ

Nguyễn Bích Tâm và Thạc sĩ Đỗ Thị Bích Thủy (Trung tâm nâng cao năng lực

cộng đồng- CECEM), Thạc sĩ Nguyễn Thu Hương và Lê Thị Ngọc Liên (tổ chức

Oxfam tại Việt Nam). Những người đã nỗ lực tổng hợp những ý kiến khuyến nghị

của người dân, phân tích các văn bản pháp luật có liên quan và xây dựng những

khuyến nghị cụ thể cho Dự thảo Luật đầu tư công, dự kiến sẽ được đưa ra thảo

luận và phê duyệt tại kỳ họp Quốc hội thứ VII, tháng 5 năm 2014.

Chúng tôi cũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các chuyên gia TS Đoàn

Hồng Quang (Ngân hàng Thế giới), TS Tô Trung Thành (Trường Đại học Kinh Tế

Quốc Dân) và một số chuyên gia khác, đã giúp hoàn thiện hơn báo cáo này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014

Page 3: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

LỜI GIỚI THIỆU

Báo cáo Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng và góp ý cho Dự thảo Luật đầu tư

công được xây dựng từ việc tổng hợp và phân tích thông tin thu thập từ tiến trình

tham vấn cộng đồng về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham

gia của người dân trong quy trình ngân sách, trong đó có thu thập những thông

tin về các công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước.

Báo cáo nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm các bằng chứng và

căn cứ vững chắc để tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo

Luật đầu tư công, liên quan tới:

Công khai minh bạch các thông tin về các hoạt động đầu tư công

Trách nhiệm giải trình về các các hoạt động đầu tư công

Sự tham gia của người dân trong các hoạt động đầu tư công

Báo cáo được xây dựng trên cơ sở kết quả tham vấn người dân và chính quyền

địa phương tại các tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Quảng trị và Vũng Tàu và do sáu tổ

chức thực hiện, gồm Trung tâm Hành động Phát triển vì Cộng đồng (ACDC),

Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng

đồng (CECEM), Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ

(CEPEW), Nhóm hợp tác Thúc đẩy Quản trị và Cải cách Hành chính công

(GPAR) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Ủy ban tài chính ngân

sách của Quốc hội.

Nội dung Báo cáo gồm sáu phần chính: i) Giới thiệu chung; ii) Tổng hợp và phân

tích kết quả tham vấn cộng đồng; iii) Khuyến nghị của cộng đồng và nhóm tham

vấn; iv) Nhận diện vấn đề và nguyên nhân; v) Khuyến nghị Dự thảo Luật đầu tư

công dựa trên kết quả tham vấn cộng đồng; vi) Kết luận.

Hoạt động tham vấn cộng đồng này đã phản ánh chân thực những trải nghiệm và

nguyện vọng sâu sắc của người dân tại các địa phương nơi tiến hành tham vấn

đối với các hoạt động đầu tư công. Vì vậy, những khuyến nghị đưa ra trong Báo

cáo được mong đợi là sẽ giúp các Đại biểu Quốc hội và cơ quan nhà nước có

thẩm quyền tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật đầu tư công trong quá trình

thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII. Việc phản ánh trung

thực tâm tư, nguyện vọng của người dân sẽ là một trong các điều kiện tiên quyết

để Luật đầu tư công sau khi được thông qua có thể đi vào cuộc sống và có tính

khả thi cao.

Page 4: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

MMỤỤCC LLỤỤCC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................... 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................... 2

1.1. Bối cảnh ...................................................................................................................... 2

1.2. Giới thiệu về đợt tham vấn .......................................................................................... 2

1.3. Phạm vi và Hạn chế của báo cáo ................................................................................ 4

PHẦN II: TÓM TẮT CÁC PHÁT HIỆN TỪ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẦU TƯ CÔNG .................................................................................................................. 6

2.1. Có sự khác nhau trong việc công khai minh bạch thông tin giữa các chương trình dự

án đầu tư công 100% vốn Ngân sách nhà nước và những công trình “Nhà nước và nhân

dân cùng làm” .................................................................................................................... 6

2.2. Người dân thiếu các thông tin về người hay cơ quan chịu trách nhiệm giải trình về

các công trình đầu tư công tại địa phương ........................................................................ 7

2.3. Công trình đầu tư công, đặc biệt các công trình sử dụng 100% ngân sách nhà nước

chưa khuyến khích và có cơ chế phù hợp để có được sự tham gia một cách hiệu quả của

người dân. .......................................................................................................................... 8

2.4. Các cơ quan, tổ chức đại diện cho người dân (Ban GSCĐ, MTTQ, HĐND) chưa phát

huy hiệu quả vai trò đại diện cho người dân trong các quyết định đầu tư công và giám sát

thực hiện đầu tư công ........................................................................................................ 9

2.5 Các công trình, chương trình không có sự tham gia của người dân dẫn đến không

hiệu quả và lãng phí, không đáp ứng đúng nhu cầu và hoàn cảnh thực tế tại địa phương,

thậm chí gây thiệt hại cho người dân ............................................................................... 11

2.6. Người dân mong muốn được cung cấp thông tin, được lấy ý kiến và tham gia giám

sát các công trình đầu tư công ở địa phương nơi họ sinh sống ...................................... 13

2.7. Sự tham gia của người dân vào các công trình đầu tư công (lập kế hoạch, xây dựng

dự toán, thiết kế, giám sát thực hiện) góp phần mang lại sự hài lòng của người dân và

đảm bảo hiệu quả đầu tư công ........................................................................................ 14

PHẦN III: CÁC KHUYẾN NGHỊ TỪ CỘNG ĐỒNG VÀ NHÓM THAM VẤN ..................... 17

3.1. Khuyến nghị của cộng đồng ...................................................................................... 17

3.2. Kết luận và khuyến nghị của nhóm tham vấn ........................................................... 18

PHẦN IV: NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................... 20

4.1. Vấn đề 1: Tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công còn hạn chế, chưa

bảo đảm sự tham gia của người dân, dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng phí, chưa đáp

ứng được nhu cầu của người dân. .................................................................................. 20

4.2. Vấn đề 2: Trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tư công chưa rõ ràng để

làm căn cứ cụ thể hóa trách nhiệm của từng chủ thể có thẩm quyền. ............................ 24

4.3. Vấn đề 3: Người dân chưa tham gia một cách thực chất và có hiệu quả vào các hoạt

động đầu tư công; hoạt động của các ban giám sát đầu tư cộng đồng còn hình thức. ... 27

Page 5: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

PHẦN V: KHUYẾN NGHỊ VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG DỰA TRÊN KẾT QUẢ

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ............................................................................................... 30

5.1 Mục tiêu 1: Mở rộng phạm vi, nội dung và hình thức thực hiện công khai, minh bạch

trong đầu tư công nhằm bảo đảm sự tham gia của người dân. ....................................... 30

5.2. Mục tiêu 2: Tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, người có

thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong các hoạt

động đầu tư công. ............................................................................................................ 37

5.3. Mục tiêu 3: Quy định rõ phương thức và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của

người dân vào các hoạt động đầu tư công. ..................................................................... 39

PHẦN VI: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 46

PHỤ LỤC BÁO CÁO ........................................................................................................ 49

A. Các câu chuyện điển hình về các công trình đầu tư công có người dân tham gia quản

lý nên đạt hiệu quả sử dụng cao ...................................................................................... 49

B. Các câu chuyện điển hình về đầu tư công không có sự tham gia của người dân dẫn

đến việc đầu tư lãng phí, không hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu cộng đồng, thậm chí

ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. ................................................................................ 57

Page 6: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

1

CCÁÁCC CCHHỮỮ VVIIẾẾTT TTẮẮTT

ACDC Trung tâm Hành động Phát triển vì Cộng đồng

CDI Trung tâm Phát triển và Hội nhập

CECEM Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng

CEPEW Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ

GPAR Nhóm hợp tác Thúc đẩy Quản trị và Cải cách Hành chính công

GSĐTCĐ Giám sát đầu tư cộng đồng

UBND Ủy ban Nhân dân

HĐND Hội đồng Nhân dân

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NSNN Ngân sách nhà nước

PCTN Phòng chống tham nhũng

PTKTXH Phát triển kinh tế - xã hội

Page 7: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

2

PPHHẦẦNN II:: GGIIỚỚII TTHHIIỆỆUU CCHHUUNNGG

1.1. Bối cảnh

Trong thời gian qua, dự thảo Luật đầu tư công được xây dựng, lấy ý kiến của

nhân dân, được Quốc hội khóa XIII cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu và tiếp tục

thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ bảy diễn ra tại Hà Nội từ ngày 20/5 đến

24/6 năm 2014.

Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014 một nhóm các tổ chức phát triển Việt Nam

bao gồm ACDC, CECEM, CDI, GPAR, CEFEW và Oxfam tại Việt Nam được

sự hỗ trợ của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội khóa XIII, đã tiến

hành đợt tham vấn người dân nhằm thu thập ý kiến từ người dân và chính

quyền địa phương về thực thi Luật ngân sách nhà nước 2002, tập trung vào

một số nội dung: công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của

các bên liên quan và người dân trong qui trình ngân sách, bao gồm việc quản

lý và sử dụng ngân sách của các công trình đầu tư công, nhằm đóng góp ý

kiến cho việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước. Trong quá trình tham vấn

này, chúng tôi đã phát hiện, thu thập được nhiều ý kiến và câu chuyện điển

hình từ người dân liên quan đến các công trình đầu tư công.

Với mong muốn góp phần bảo đảm Luật đầu tư công sau khi được thông qua

sẽ thực sự đóng góp vào nâng cao hiệu quả đầu tư công, chống lãng phí thất

thoát, nhóm các tổ chức thực hiện tham vấn và nhóm chuyên gia đã cùng

nhau viết một bản báo cáo để chia sẻ những phát hiện, ý kiến và câu chuyện

nói trên, đồng thời đưa ra các khuyến nghị liên quan đến tăng cường công

khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân trong các

hoạt động đầu tư công.

1.2. Giới thiệu về đợt tham vấn

Mục đích của đợt tham vấn

Tham vấn cộng đồng hướng đến việc thực hiện hai mục đích sau:

i. Cung cấp bằng chứng từ các câu chuyện thực tế của người dân và chính

quyền địa phương để hỗ trợ cho các khuyến nghị về:

Sự tham gia của ngƣời dân, trực tiếp hoặc gián tiếp qua các cơ quan

tổ chức đại diện, vào quản lý ngân sách, trong đó bao gồm các công

trình đầu tƣ công

Cơ chế để người dân tham gia giám sát ngân sách và các công trình

đầu tư công.

Đảm bảo công khai minh bạch thông qua việc cung cấp thông tin phù

hợp và đưa ra cơ chế để người dân được giải đáp các thắc mắc liên

Page 8: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

3

quan đến ngân sách và các công trình đầu tư công trên địa bàn sinh

sống của họ.

ii. Góp phần thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo quyền tham gia của

người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong xây dựng luật pháp chính

sách nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ.

Nội dung tham vấn

Công khai minh bạch các thông tin về ngân sách nhà nước, bao gồm các chương trình dự án đầu tư công

Trách nhiệm giải trình trong quy trình ngân sách nhà nước, bao gồm đối với các chương trình dự án đầu tư công

Sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách nhà nước và các hoạt động đầu tư công

Phạm vi thực hiện tham vấn

Tham vấn cộng đồng được thực hiện tại 4 tỉnh: Hòa Bình, Nam Định, Quảng

Trị, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại mỗi tỉnh, hoạt động tham vấn được tiến hành tại

cấp tỉnh, cấp huyện (2 huyện) và cấp xã (3 – 4 xã thuộc 2 huyện).

Tổng số người được tham vấn trực tiếp là 350 người bao gồm người dân và

các cán bộ UBND, HĐND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở ba cấp tỉnh,

huyện, xã.

Đã có khoảng 40 công trình đầu tư công ở các địa phương tham vấn được

khảo sát, trong đó thông tin thu thập từ 19 công trình được tổng hợp dưới

dạng câu chuyện, được đính kèm trong phần Phụ lục của báo cáo này.

Phƣơng pháp tham vấn

Tham vấn cộng đồng kết hợp hai phương pháp Tham vấn trực tiếp với cộng

đồng và Lấy ý kiến chuyên gia. Tham vấn trực tiếp được sử dụng để nghe và

ghi lại các câu chuyện thực tế và điển hình liên quan đến quản lý và sử dụng

ngân sách, đặc biệt sử dụng ngân sách của các công trình đầu tư công. Ý

kiến chuyên gia được sử dụng khi nghiên cứu một số tài liệu thứ cấp nhằm

thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và kế hoạch triển khai tham vấn

cũng như phân tích các câu chuyện và tình huống điển hình để xác định

những điểm chưa hợp lý, bất cập trong các quy định của văn bản pháp luật

liên quan đến quản lý ngân sách và hoạt động đầu tư công - nguyên nhân

dẫn đến những vấn đề được cộng đồng phản ánh, sau đó đối chiếu với những

điều chỉnh trong Dự thảo Luật ngân sách nhà nước sửa đổi và Dự thảo Luật

đầu tư công để đưa ra những kiến nghị cụ thể.

Báo cáo này chỉ tập trung vào những thông tin, phân tích và khuyến nghị liên

quan đến Dự thảo Luật đầu tư công. Một báo khác cũng được xây dựng với

các thông tin, phân tích và khuyến nghị liên quan trực tiếp đến Dự thảo Luật

ngân sách nhà nước sửa đổi.

Page 9: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

4

Các hoạt động tham vấn trực tiếp được thử nghiệm tại một tỉnh (Nam Định),

sau đó được điều chỉnh về mặt phương pháp và nội dung, và triển khai rộng

trên 4 tỉnh. Quá trình được thực hiện bắt đầu từ cấp tỉnh, sau đó triển khai tới

cấp huyện và xã. Cách làm này cho phép nhóm tham vấn tìm hiểu các thông

tin chung trước khi thu thập các thông tin cụ thể của từng địa bàn, đặc biệt để

có được một số thông tin thực tế về các chương trình, công trình, đề án làm

cơ sở để thảo luận với người dân.

Khi tham vấn cộng đồng, đầu tiên người tham gia được yêu cầu liệt kê các

công trình đầu tư công ở địa phương, bao gồm cả các công trình nhà nước

thực hiện toàn bộ và các công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm”, người

dân cung cấp các thông tin liên quan đến các công trình đó như xây khi nào,

hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình. Dựa trên những thông tin này,

người dân cùng nhau đưa ra những đánh giá về mức độ hiệu quả và sự hài

lòng của cộng đồng đối với các công trình dựa trên các tiêu chí: chất lượng,

hiệu quả đồng vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Sau khi tham

vấn, người dân nêu các kiến nghị, mong muốn của mình liên quan đến các

công trình nói trên cũng như các công trình dự án đầu tư công nói chung trên

địa bàn họ sinh sống.

Sau khi hiểu rõ về các công trình đầu tư trên địa bàn, nhóm tham vấn cùng

một số người dân đi thăm thực địa và phỏng vấn người dân tại khu vực các

công trình dự án đầu tư công để bổ sung thêm thông tin và làm rõ các câu

chuyện đã được các bên liên quan trong quá trình tham vấn chia sẻ.

Các câu chuyện được người dân chia sẻ trong các cuộc họp dân trực tiếp tại

cộng đồng cũng được làm rõ, bổ sung và kiểm chứng qua các cuộc phỏng vấn

cán bộ cấp xã, phường và cấp huyện, và được thống nhất trong cuộc họp

tổng kết cấp xã trước khi đưa ra chia sẻ trong Hội thảo Tổng kết kết quả tham

vấn cấp tỉnh. Cách làm này đảm bảo thông tin ở mỗi địa bàn được làm rõ và

thống nhất giữa chính quyền địa phương với người dân trước khi đưa lên cấp

cao hơn. Bên cạnh tính thống nhất về thông tin, cách làm này còn nhằm tạo ra

sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền, và khẳng định vai trò của

người dân trong tiến trình tham vấn.

1.3. Phạm vi và Hạn chế của báo cáo

Như đã nói ở trên, các thông tin liên quan đến đầu tư công được trình bày trong báo cáo được thu thập từ một chuỗi các hoạt động tham vấn về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia trong quy trình ngân sách; trong đó có thu thập các bằng chứng liên quan đến hiệu quả của các công trình đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương. Qua hình thức này, thông tin trực tiếp từ người dân được lắng nghe và thu thập, thay vì ý kiến của họ được thu thập theo cách điều tra xã hội học thông thường. Như vậy, phương pháp này chú trọng việc tìm ra những câu chuyện thực tế làm bằng chứng xác thực. Các câu chuyện đó được chứng kiến tại địa phương và được sử dụng như bằng chứng và cơ sở để nhận diện và phân tích những bất

Page 10: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

5

cập trong pháp luật liên quan quản lý các hoạt động đầu tư công, chứ không quan tâm đến số lượng ý kiến cũng như tỷ lệ người có ý kiến tương tự. Do vậy, những phát hiện được đưa ra trong Báo cáo không mang tính thống kê, mà tập trung vào những bằng chứng cụ thể và điển hình từ thực tế.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là tạo cơ hội thuận lợi cho người dân dễ dàng tham gia đóng góp xây dựng pháp luật, đặc biệt là những người ít có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình như người nghèo, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người nông dân sản xuất nhỏ, dù là những người còn rụt rè, nhút nhát, chưa quen nói trước đám đông cũng sẽ nói lên được những gì mình suy nghĩ và mong muốn.

Tuy nhiên, do những giới hạn về thời gian, kinh phí và yêu cầu đối với năng

lực của cán bộ thực hiện tham vấn nên các hoạt động tham vấn cộng đồng chỉ

có thể thực hiện được ở 4 trong số 63 tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó

tham vấn về các công trình đầu tư công chỉ là một trong những nội dung trong

quá trình tham vấn. Do đó, các câu chuyện được tập hợp có thể chưa phản

ánh hết mọi vấn đề nảy sinh trong việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt

động đầu tư công. Các kiến nghị đưa ra trong báo cáo này, do vậy, chỉ hạn

chế trong phạm vi những điểm cần điều chỉnh, bổ sung trong Dự thảo Luật

đầu tư công phù hợp với những phát hiện từ tham vấn cộng đồng.

Page 11: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

6

PPHHẦẦNN IIII:: TTÓÓMM TTẮẮTT CCÁÁCC PPHHÁÁTT HHIIỆỆNN TTỪỪ TTHHAAMM VVẤẤNN

CCỘỘNNGG ĐĐỒỒNNGG LLIIÊÊNN QQUUAANN ĐĐẾẾNN ĐĐẦẦUU TTƯƯ CCÔÔNNGG

2.1. Có sự khác nhau trong việc công khai minh bạch thông tin giữa

các chƣơng trình dự án đầu tƣ công 100% vốn Ngân sách nhà nƣớc

và những công trình “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”

Những công trình đầu tư 100% từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là

những công trình do “cấp trên” (huyện và tỉnh) làm chủ đầu tư thì hầu

như người dân không có thông tin cả về kế hoạch cụ thể, thiết kế công

trình, dự toán và quyết toán chi phí. Thông tin đến người dân về các công

trình này là rất hạn chế, chỉ có những thông tin về tên công trình, thời gian dự

kiến thực hiện, tên cơ quan chủ đầu tư. Khi trao đổi với nhóm tham vấn, ông

Nguyễn Đình Trung, Phó Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết:

“Hiện giờ theo quy định thì chủ đầu tư phải công khai thông tin về công trình.

Trên thực tế thì chủ đầu tư thường chỉ có pano thông báo về công trình ở nơi

thực hiện công trình. Nhưng thông tin trên pano rất ít, thường chỉ có tên công

trình, thời gian dự kiến thực hiện, tên cơ quan chủ đầu tư,… chứ không có

thông tin về thiết kế công trình”. Đối với những công trình mà phải di dời, giải

phóng mặt bằng, thì những hộ gia đình thuộc diện phải di dời, giải phóng mặt

bằng chỉ được cung cấp những thông tin có liên quan đến di dời và giải phóng

mặt bằng. “Khi xây dựng con đường (liên xã Bình Ba – Đá Bạc) người dân

không được tham gia lấy ý kiến. Con đường chạy qua ấp Nhân Tâm- Nhân

Tiến – Nhân Đức, người dân tại 3 ấp đều không biết gì về lập kế hoạch, xây

dựng con đường. Chỉ có hộ nào bị giải toả, thì được gọi ra họp thống nhất giá

đền bù đất (Bác Hòa, ấp Nhân Tiến, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu).

Các công trình: con đường liên xã Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu, nước sạch tại xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, Hòa Bình,

(xem câu chuyện số 5, 6 - phụ lục báo báo) là những ví dụ điển hình về tình

trạng này.

Người dân không chỉ không có thông tin về từng công trình đầu tư công

cụ thể mà họ còn không nắm rõ được các thông tin về kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương mình nói chung và do vậy không có

thông tin về các kế hoạch đầu tư công hoặc không biết về chủ trương

đầu tư, đặc biệt của cấp huyện và tỉnh. Tại các xã thuộc địa bàn tham vấn,

việc công khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán quyết toán ngân

sách xã, dự toán quyết toán các công trình đầu tư do xã làm chủ đầu tư đã

được thực hiện, tuy nhiên đa số người dân vẫn không rõ về những thông tin

này. Mặc dù có nghe nói hoặc có thấy, người dân không nhớ được hoặc

không hiểu được những thông tin này. Bên cạnh đó, người dân không có các

Page 12: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

7

thông tin về chủ chương, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công của cấp

tỉnh và huyện.

“Ở đây là dân thì làm sao biết được. Nghe thì cũng có lúc nghe nói nhưng

không nhớ được. (Nguyễn Tấn Đạt, gấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất

Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Tại tỉnh Hòa Bình, người dân cũng cho biết rằng họ được biết, nhưng biết

một số thông tin về các chương trình cho xã làm chủ đầu tư và chỉ biết

“phần phê duyệt, còn các phần khác không biết gì” hay “có đọc nhưng

cũng không hiểu được vì không có ai giải thích”(Bác Kỷ, người dân xã

Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình)

Cách cung cấp thông tin là một trong những lý do chính khiến người dân

không biết hoặc biết không đầy đủ về chủ trương đầu tư công cũng như không

biết về từng công trình cụ thể. Vị trí để các tờ thông tin về kế hoạch hoặc công

trình không dễ thấy, thuật ngữ sử dụng quá kỹ thuật và không thân thiện v.v.

là những lý do khiến thông tin dù có được công khai nhưng lại không giúp

người dân hiểu được.

Trong khi đó những công trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có

đóng góp của người dân về sức lao động, tiền mặt hay hiến đất thì người

dân có thông tin đầy đủ về dự toán, thiết kế, và quyết toán công trình.

Người dân biết rõ công trình làm khi nào, tiến độ ra sao, cách thức đóng góp

và giám sát v.v.(Xem chi tiết tại các câu chuyện từ số 1 đến số 4 - phụ lục báo

cáo).

2.2. Ngƣời dân thiếu các thông tin về ngƣời hay cơ quan chịu trách

nhiệm giải trình về các công trình đầu tƣ công tại địa phƣơng

Kết quả tham vấn cho thấy, không địa phương nào cung cấp cho người

dân các thông tin về địa chỉ mà người dân có thể đến để tìm hiểu thêm

thông tin, cũng như đưa ra các ý kiến phản hồi liên quan đến các công

trình, dự án đầu tư công. Nhiều người dân khi có thắc mắc thì cũng không

biết hỏi ai, đặc biệt khi những thắc mắc đó liên quan đến các công trình do cấp

trên (huyện, tỉnh) làm chủ đầu tư. Không chỉ người dân, mà cả chính quyền

địa phương và MTTQ tại cơ sở (thôn, xã) không có đầy đủ thông tin về các

công trình do cấp trên làm chủ đầu tư. Do vậy, chính quyền địa phương hay

MTTQ cũng không thể cung cấp thông tin hay giải đáp các thắc mắc cho

người dân. Thậm chí người dân và có cả cán bộ của MTTQ cũng chưa hiểu

được vai trò đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của người dân của MTTQ là

như thế nào. Điều này khiến người dân không được đáp ứng nhu cầu giải đáp

thông tin, ngoài ra cũng hạn chế vai trò của các cơ quan đại diện trong việc hỗ

trợ người dân tham gia vào giám sát các công trình đầu tư công sử dụng vốn

nhà nước.

Page 13: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

8

“Chúng tôi đâu có biết hỏi ai đâu, ra UBND xã thì ủy ban cũng không có biết,

vì đó là của trên đưa xuống” (Ông Ty, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu nói về việc tìm hiểu thông tin liên quan đến con đường liên

xã Bình Ba – Đá Bạc)

“Lúc người dân có ý kiến, họ chạy đến gặp trưởng thôn, có cả mình là MTTQ

đứng đó nhưng họ không hỏi mình mà chỉ hỏi trưởng thôn thôi. Mà cho đến

giờ mình mới hiểu rõ là MTTQ có vai trò đại diện cho người dân như thế nào”

(Chị Nguyễn Thị Châm, cán bộ MTTQ xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh

Hòa Bình)

“Nếu người dân có hỏi gì thì cứ chạy đến trưởng thôn, nếu trưởng thôn không

biết thì phải đưa lên trên” (Bà Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa

Bình)

Khi khảo sát thực tế các công trình đầu tư công tại các tỉnh tham vấn, thực tế

này diễn ra ở tất cả các công trình đầu tư công được khảo sát, như công trình

Trung tâm học tập cộng đồng xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình;

Đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, Tân Lạc, Hòa Bình; công trình cầu khe nước

Lặn tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị; con

đường Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Nhà

sinh hoạt cộng đồng tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công

trình nhà sinh hoạt cộng đồng thị trấn Klông, huyện Đakrông tỉnh Quảng trị

(xem chi tiết các câu chuyện số trong phần B phụ lục báo cáo).

Việc không có thông tin về người hay cơ quan có trách nhiệm giải trình dẫn

đến việc không phát huy được hiệu quả giám sát của người dân với các công

trình đầu tư công. Người dân không có được thông tin phản hồi kịp thời và

hiệu quả khi một công trình nào đó đang thi công và có vấn đề về tính phù

hợp, chất lượng và hiệu quả.

2.3. Công trình đầu tƣ công, đặc biệt các công trình sử dụng 100%

ngân sách nhà nƣớc chƣa khuyến khích và có cơ chế phù hợp để có

đƣợc sự tham gia một cách hiệu quả của ngƣời dân.

Kết quả tham vấn cộng đồng cho thấy người dân tại các địa bàn tham vấn đều

chưa được tham gia thực chất và hiệu quả vào các hoạt động đầu tư công.

Tất cả các công trình có vốn đầu tư 100% từ ngân sách nhà nước được

khảo sát đều không có sự tham gia của người dân trong quá trình lựa

chọn ưu tiên đầu tư/ra quyết định đầu tư công, thiết kế và giám sát thực

hiện công trình. Các công trình đó bao gồm các loại công trình xây dựng đập

hồ, cầu cống, đường xá, công trình nước sạch, công trình xây dựng nhà/trung

tâm sinh hoạt cộng đồng, và công trình xây dựng thuộc Chương trình nông

thôn mới. Cụ thể: công trình Đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, Huyện Tân Lạc,

tỉnh Hòa Bình; công trình xây dựng trung tâm học tập cộng đồng xã Khoan Dụ,

huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng

Page 14: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

9

Riệc, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình con đường liên

xã Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; công trình

nước sạch tại xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình Nhà sinh

hoạt cộng đồng xã Thanh Hối, huỵên Tân Lạc; các công trình thuộc Chương

trình xây dựng nông thôn mới, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu; công trình Đập Đồng Nội tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh

Hòa Bình; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng thị trấn Klông Kla, huyện

Đakrông, tỉnh Quảng Trị; và công trình nhà văn hóa thuộc mô hình Nông thôn

mới tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (xem chi tiết các

câu chuyện trong phần B phụ lục báo cáo).

Hiện nay người dân mới chỉ có thể tham gia đóng góp ý kiến và giám sát

các công trình mà người dân có tham gia đóng góp - “nhà nước và nhân

dân cùng làm”. Người dân ở các địa bàn tham vấn cho biết họ chỉ tham gia

đóng góp ý kiến, tham gia thực hiện và giám sát đối với các công trình đầu tư

công ở địa phương mà có sự đóng góp tiền, sức lao động và đất đai của

mình.

Chỉ có con đường nhà nước và nhân dân cùng làm thì mới thực hiện

họp dân, bàn về các khoản đóng góp, sau đó công khai dự toán,

quyết toán” (Bác Sơn, khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu,

huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

(xem chi tiết các câu chuyện trong phần A – và câu chuyện về xây đập Hồ

Tràm trong phần B phụ lục báo cáo).

Các công trình đầu tư công chưa có được sự tham gia hiệu quả của người dân

có thể vì cán bộ địa phương và chủ công trình chưa thấy sự tham gia của

người dân là quan trọng. Chính vì không thấy việc đó là quan trọng nên họ

không tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và cũng không khuyến khích

sự tham gia.

2.4. Các cơ quan, tổ chức đại diện cho ngƣời dân (Ban GSCĐ, MTTQ,

HĐND) chƣa phát huy hiệu quả vai trò đại diện cho ngƣời dân trong

các quyết định đầu tƣ công và giám sát thực hiện đầu tƣ công

Ban giám sát đầu tư cộng đồng và MTTQ chưa được tạo điều kiện để

phát huy vai trò đại diện cho cộng đồng tham gia và giám sát các công

trình đầu tư công. Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng được Thủ tướng ban

hành theo quyết định số 80/2005/QĐ-TTg quy định quyền và trách nhiệm giám

sát các công trình đầu tư của cộng đồng thông qua Ban GSĐTCĐ là đại diện

cho người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định này còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, Ban GSĐTCĐ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm

vụ của mình, do họ không được cung cấp hồ sơ công trình hoặc cung cấp

không kịp thời để có thể theo dõi tiến độ và chất lượng công trình. Năng lực

giám sát của các thành viên trong Ban cũng còn hạn chế. Ngoài ra, vai trò của

Page 15: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

10

Ban này không được làm rõ trong các hợp đồng với nhà thầu, cũng như với

các bên liên quan khác kể cả người dân, dẫn đến tình trạnh “hữu danh vô

thực” – các thành viên của Ban hầu như không có tiếng nói với chủ đầu tư

cũng như nhà thầu. Còn với người dân thì họ cũng không tìm đến với Ban khi

có nhu cầu cần được giải đáp thắc mắc hoặc cần phản hồi ý kiến vì chưa biết,

chưa hiểu hoặc chưa thấy được vai trò thực chất và hiệu quả của Ban giám

sát đầu tư cộng đồng. Tương tự như vậy, MTTQ cũng không có thông tin về

thiết kế và dự toán các công trình đầu tư công và điều này gây khó khăn cản

trở cho MTTQ khi muốn tham gia và tổ chức cho người dân tham gia giám sát

các công trình đầu tư công.

“MTTQ và các đoàn thể có tham gia giám sát chương trình xây dựng nông

thôn mới… Không có thiết kế và dự toán công trình chúng tôi không giám

sát được” – (MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội huyện Nghĩa Hưng,

tỉnh Nam Định)

“BGSĐTCĐ chỉ giám sát phần vốn dân góp… Phụ nữ khó đọc thiết kế, khó

nắm chắc” – (MTTQ và các đoàn thể xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng,

tỉnh Nam Định)

“Mình chưa bao giờ nghe ban giám sát đầu tư cộng đồng.” - (Bà Lý, Ấp

Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ)

Kênh tiếp xúc cử tri chưa đủ để hội đồng nhân dân có thể nắm bắt được

hết nhu cầu, các mối quan tâm và các vấn đề cần ưu tiên giải quyết tại địa

phương, làm cơ sở cho xây dựng chủ chương và kế hoạch đầu tư công.

Tại các địa phương tham vấn, chính quyền địa phương đều cho rằng việc lập

kế hoạch PTKTXH và dự toán ngân sách hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu

người dân, được nắm bắt thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu

HĐND. Các cuộc tiếp xúc cử tri này cũng được coi là kênh để người dân phản

hồi những vấn đề bức xúc của địa phương. Trên thực tế, kênh tiếp xúc cử tri

không đảm bảo để HĐND có thể nắm bắt được hết nhu cầu, các mối quan tâm

và các vấn đề cần ưu tiên giải quyết tại địa phương. Mỗi năm HĐND chỉ có

nhiều nhất là 4 lần tiếp xúc cử tri, nội dung thường đề cập đến nhiều vấn đề

cùng một lúc, trong khi thời gian cho mỗi cuộc tiếp xúc cử tri không dài để có

thể lắng nghe hết ý kiến của người dân một cách đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh

đó, số lượng người tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri này cũng không nhiều nên

khó có thể đảm bảo tính đại diện và đầy đủ của các ý kiến.

“Mỗi cuộc tiếp xúc cử tri nhiều nhất là khoảng 50 người tham gia”

(một người dân tại phường Bà Triệu, thành phố Nam Định)

Ở các địa phương khác như tỉnh Hòa Bình, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

cán bộ UBND xã cho biết mỗi cuộc tiếp xúc cử tri chỉ có khoảng

10% người dân tới tham dự.

Page 16: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

11

Bên cạnh đó, đại biểu HĐND khó đưa ra các ý kiến độc lập do tình trạng không

chuyên trách, nhiều đại biểu HĐND đồng thời cũng là cán bộ công chức các cơ

quan hành pháp. Ví dụ, Chủ tịch HĐND đồng thời cũng có thể là Phó CT

UBND xã hoặc Bí thư/Phó Bí thư Đảng ủy. Do vậy, việc đưa ra các ý kiến độc

lập trong vai trò phản biện là khá thách thức, do bản thân đại biểu HĐND khó

phân định vai trò của mình ở mỗi vị trí.

2.5 Các công trình, chƣơng trình không có sự tham gia của ngƣời dân

dẫn đến không hiệu quả và lãng phí, không đáp ứng đúng nhu cầu và

hoàn cảnh thực tế tại địa phƣơng, thậm chí gây thiệt hại cho ngƣời

dân

Kết quả tham vấn cho thấy việc khi người dân không được hỏi ý kiến trong

quá trình khảo sát thiết kế công trình, lập dự toán và không được tham

gia giám sát thực sự trong quá trình thực hiện đã dẫn đến tình trạng

lãng phí nguồn lực do các công trình không đảm bảo chất lượng, không

phù hợp hoàn cảnh thực tế hoặc không đáp ứng nhu cầu sử dụng của

người dân. Kết quả khảo sát các công trình cụ thể, điển hình là 10 công

trình đầu tư công tại 4 tỉnh tham vấn minh chứng nhận định này.

(1) Công trình đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

được xây dựng với mục đích đảm bảo tưới tiêu cho cánh đồng của xã,

với số vốn đầu tư khoảng 40 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Công trình

được hoàn thành và đi vào sử dụng năm 2012, nhưng khi xây xong thì

van xả nước bị hỏng, không trữ nước được và tới vụ mùa bà con cần

nước thì đập không có nước. Bà con phản ảnh rất nhiều nhưng không có

kết quả, thậm chí nhận được câu trả lời “đã làm theo thiết kế rồi”. Cuối

cùng người dân đành phải góp sức góp công để đắp bờ mương để đảm

bảo tưới tiêu cho mùa vụ.

(2) Con đường Bình Ba - Đá Bạc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

được đầu tư từ ngân sách nhà nước và do tỉnh làm chủ đầu tư. Bên chủ

đầu tư khi thiết kế và thi công công trình không lấy ý kiến người dân dọc

tuyến đường nên một số cống đặt sai vị trí, dẫn đến việc ngập lụt và làm

chết vườn tiêu của một số hộ gia đình – người dân mất kế sinh nhai. Bên

cạnh đó nền đường cao hơn nền nhà dân xây dựng hai bên đường, gây

cản trở khó khăn cho việc đi lại cho người dân và ngập lụt nhà dân hai

bên đường mối khi mưa xuống. Người dân và chính quyền địa phương

cơ sở đều không hài lòng về con đường này, họ kiến nghị chủ đầu tư cần

tham khảo ý kiến các hộ dân và chính quyền cơ sở khi thiết kế và thi

công công trình này.

(3) Công trình nước sạch tại xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, Hòa Bình được

nhà nước hỗ trợ xây dựng năm 2010. Đối tượng hưởng lợi công trình này

là người dân 4 thôn Khang 1, Khang 2, Cộng 1 và Cộng 2. Kinh phí xây

dựng công trình khoảng 998 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện công

Page 17: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

12

trình, bà con chỉ biết là nhà nước làm đường nước, chứ không được biết

ai là chủ đầu tư, công trình hết bao nhiêu tiền, đơn vị thi công là ai và

cũng không được đóng góp ý kiến hay tham gia giám sát. Đến nay, công

trình đã hoàn thành nhưng vẫn để đó, chất lượng xuống cấp nghiêm

trọng, người dân không sử dụng được.

(4) Công trình xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Thanh Hối, huyện

Tân Lạc được xây dựng năm 2008 do huyện làm chủ đầu tư. Mục đích

của việc xây dựng Nhà sinh hoạt cộng đồng này nhằm để bà con có nơi

tổ chức các chương trình sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Cả quá trình xây

dựng (từ việc thiết kế tới việc chọn lựa nguyên vật liệu và thi công) toàn

bộ do Huyện thực hiện, chính quyền xã và người dân không được tham

gia vào bất kỳ khâu nào. Xây cất xong từ năm 2008 nhưng 3 năm trở lại

đây, công trình xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí hiện giờ không ai dám

trèo lên nhà sàn này vì nó có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

(5) Công trình đập Đồng Nội xã Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình được xây

dựng năm 2010. Người dân không được hỏi ý kiến khi khảo sát nên thiết

kế công trình không phù hợp. Sau khi xây xong xảy ra tình trạng nước

tràn vào vườn nhà dân gây ngập úng, nguyên nhân là do chiều cao của

mặt tràn cao hơn so với quy định, đặc biệt lại cao hơn nhà dân.

(6) Công trình nhà sinh hoạt cộng đồng Khóm 1, thị trấn Klông Kla, huyện

Đakrông, Quảng Trị do Ban Quản lý dự án giảm nghèo của huyện làm

chủ đầu tư. Người dân Khóm 1 cho rằng chất lượng công trình không

đảm bảo, mới sử dụng năm 2010 mà nay đã xuống cấp nhanh chóng do

chất lượng kém. Ông Cương, đại diện người dân nói rằng: “Với số tiền

140 triệu khi đó nếu giao cho dân làm thì sẽ làm được cái nhà tốt hơn nhà

hiện tại rất nhiều”..

(7) Công trình Cầu khe nước Lặn tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện

Dakrong, tỉnh Quảng Trị được xây dựng năm 2009, với ngân sách là 25

triệu đồng. Mục đích của công trình là để giao thông đi lại thuận tiện, nhất

là vào mùa mưa. Nhưng do người dân không được tham gia vào khảo

sát, dự toán và giám sát thi công nên hậu quả là công trình tuy đã hoàn

thành nhưng chẳng những đã không giúp người dân đi lại thuận tiện như

mong đợi, mà còn gây cản trở ngược lại. Công trình hiện trở thành nơi đổ

và chứa rác của bà con. Người dân đã nhiều lần kiến nghị phá bỏ cầu

này nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính quyền.

(8) Công trình Trung tâm học tập cộng đồng xã Khoan Dụ, Lạc Thủy, Hòa

Bình được xây dựng năm 2005 với vốn đầu tư 4 tỷ đồng. Trước khi xây

dựng công trình này, cán bộ xã đã trình bày rất nhiều lần về điều kiện

thực tế ở địa phương là vùng ngập lụt và đề nghị cần khảo sát kỹ, cụ thể

phải đảm bảo chiều cao công trình, giảm tối đa ảnh hưởng của lũ lụt. Tuy

nhiên, các cơ quan cấp trên vẫn giữ nguyên thiết kế theo mẫu của tỉnh và

xã nhận được một câu trả lời “Có nhận thì nhận, không nhận thì chúng tôi

Page 18: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

13

mang đi xã khác”. Kết quả là sau khi hoàn thành, vào các mùa lũ công

trình này thường bị ngập nước, đỉnh điểm là năm 2007, mực nước ngập

lên đến ngang cửa chính. Việc xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng

không tiếp thu ý kiến chính quyền cơ sở và tham vấn ý kiến người dân đã

tạo ra bức xúc của chính quyền cơ sở và người dân địa phương.

Bên cạnh những công trình được minh chứng ở trên, còn có các công trình

khác được khảo sát cho thấy người dân không được hỏi ý kiến trong quá

trình khảo sát thiết kế, lập dự toán và không được tham gia giám sát thực sự

trong quá trình thực hiện đã dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực do không

đáp ứng được nhu cầu ưu tiên của người dân, hoặc không đảm bảo chất

lượng, không phù hợp hoàn cảnh thực tế, như việc phân bổ nguồn lực cho

các công trình xây dựng thuộc Chương trình nông thôn mới tại xã Bưng

Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và việc đầu tư công trình ở

xã Minh Nghĩa, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. (xem chi tiết tại câu

chuyện số 8 và các câu chuyện khác ở phần B – Phụ lục báo cáo).

Quá trình tham vấn cũng ghi nhận những phản ứng không hài lòng và thậm

chí mất lòng tin của ngƣời dân và các cấp chính quyền điạ phƣơng khi các

quyết định đầu tư công và việc sử dụng tiền (ngân sách) dành cho các công trình

đầu tư công không hiệu quả và lãng phí. Đơn cử, chị Dự, một trong những người

hưởng lợi từ công trình nước sạch xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

chia sẻ “thấy bảo công trình này là công trình của nhà nước tới làm cho, thấy vui

lắm. Nghĩ chắc chắn là công trình của nhà nước thì kiểu gì cũng rất tốt, rất yên

tâm. Ai chứ nhà nước mà đã giám sát thì chắc chắn rồi. Ai dè đâu công trình của

nhà nước mà giờ dân chả được hưởng gì…”, hoặc bác Lâm tại Đồng Tâm, huyện

Lạc Thủy chia sẻ “Trước đây tôi rất tâm huyết với chủ trương của nhà nước,

nhưng quá trình thực hiện đã làm mất lòng tin của tôi và của người dân. Tôi chỉ

mong có quyền xây dựng, giám sát, kiểm tra và có quyền được biết tất cả thông

tin”. Ông Nguyễn Ái Ba, một người dân Khóm 1 thị trấn Klông Kla nói: “Luật có chỉ

ở trên giấy tờ, thực tế người dân không tham gia, không biết”; hay một đại diện

người dân xã Hòa Lộc, TP Nam Định đã chia sẻ “Các công trình cứ làm xong mà

không sử dụng được hoặc nhanh xuống cấp thì người dân cũng thấy xót vì tiền bị

lãng phí. Nếu cứ như thế mãi thì người dân mất lòng tin vào Đảng, vào chính

quyền”.

2.6. Ngƣời dân mong muốn đƣợc cung cấp thông tin, đƣợc lấy ý kiến

và tham gia giám sát các công trình đầu tƣ công ở địa phƣơng nơi họ

sinh sống

Kết quả tham vấn cho thấy, người dân có ý kiến và mong muốn được cung

cấp thông tin và được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và giám sát các

công trình đầu tư công ở địa phương nơi mình sinh sống.

Page 19: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

14

“Tôi rất muốn tham gia giám sát công trình xây đập (Hồ Tràm) này để đảm

bảo chất lượng của công trình”. (Anh Ninh, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc,

tỉnh Hòa Bình).

Ông Hà Văn Nam trưởng phòng TCKH huyện cho biết: “con đường Đá Bạc

– Bình Ba được xây dựng xong thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bà con

nhân dân dọc theo tuyến đường đi qua. Nhưng đúng là BQL dự án nên

tham khảo ý kiến của xã và chính người dân địa phương khi thiết kế và thi

công con đường thì sẽ tránh được những điều đáng tiếc như vậy và công

trình do nhà nước đầu tư sẽ hiệu quả cao hơn”

Bác Lâm người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cho

biết “Trước đây tôi rất tâm huyết với chủ trương của nhà nước, nhưng quá

trình thực hiện đã làm mất lòng tin của tôi và của người dân. Tôi chỉ mong

có quyền xây dựng, giám sát, kiểm tra và có quyền được biết tất cả thông

tin”.

Các câu chuyện được liệt kê tại phần B Phụ lục báo cáo cũng là những minh

chứng cụ thể về mong muốn này của người dân, cụ thể: Câu chuyện về công

trình Đập Hồ Tràm ở xã Thanh Hối, Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình

cầu khe nước Lặn tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Dakrong, tỉnh

Quảng Trị; con đường Đá Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu; công trình nước sạch tại xã Quy Hậu, Tân Lạc, Hòa Bình; Nhà sinh

hoạt cộng đồng tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc; công trình Đập Đồng nội tại

xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, công trình nhà sinh hoạt cộng

đồng trấn Klông, huyện Đakrông tỉnh Quảng trị.

2.7. Sự tham gia của ngƣời dân vào các công trình đầu tƣ công (lập kế

hoạch, xây dựng dự toán, thiết kế, giám sát thực hiện) góp phần

mang lại sự hài lòng của ngƣời dân và đảm bảo hiệu quả đầu tƣ công

Kết quả tham vấn cho thấy rõ các công trình được khảo sát có sự tham gia

của người dân trong lập kế hoạch, xây dựng dự toán, thiết kế và giám

sát thực hiện thì các công trình đều mang lại sự hài lòng và hiệu quả cao

vì đáp ứng được nhu cầu của người dân và chi phí hiệu quả. Điển hình là

công trình đèn đường tại thôn Xuân Lâm và Na Nẫm, xã Triệu Nguyên, huyện

Dakrông, tỉnh Quảng Trị; công trình xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Riệc, xã

Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; công trình điểm sinh hoạt cộng

đồng của khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

công trình đường nhánh Đón Lang tại thôn Cộng 2, xã Quy Hậu, tỉnh Hòa

Bình; công trình đường bê tông Kim Đồng tại Khu phố 6, phường 2, Thành

phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; xây dựng hệ thống mương tưới tiêu tại Thôn

Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; công trình làm đường tại tổ

4, phường Tràng Thi, thành phố Nam Định (xem chi tiết các câu chuyện điển

trong phần A phụ lục báo cáo).

Page 20: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

15

Với những công trình này, khi có chủ trương xây dựng, chính quyến cơ sở

(xã, thôn) họp dân, thông báo về chủ trương, kế hoạch đầu tư, lấy ý kiến

người dân về thiết kế và dự toán ngân sách của công trình và kêu gọi, đề xuất

các khoản đóng góp của người dân (ngày công lao động, tiền mặt hay hiến

đất). Người dân thấy được sự cần thiết của các công trình đối với cá nhân và

cộng đồng của mình, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia

xây dựng công trình. Họ phần khởi và tích cực tham gia đóng góp ý kiến và

nguồn lực vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát các công trình.

“Chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi, hài lòng về chất lượng công trình vì có

sự tham gia của người dân và mong muốn các công trình trên địa bàn đều

có sự tham gia của người dân”(Một người dân tại thôn Xuân Lâm, xã Triệu

Nguyên, huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị ).

“Vì tài chính công khai, minh bạch, và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân

nên mới có thể làm được công trình này” (Chị Tâm, người dân thôn Đồng

Riệc, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình)

“Tôi vẫn nhớ mãi cái ngày hôm ấy, trời mưa to lắm, nhưng là ngày đầu tiên

ban vận động bắt đầu đi gặp các hộ dân để huy động tiền đóng góp.

Chúng tôi đi một mạch đến đêm mới về nhưng chúng tôi huy động được

ngay lập tức của bà con hơn 30 triệu. Dân tôi đúng là có tấm lòng vàng. Có

việc gì khó dân làm xong ngay”. (ông Lê Thanh Sơn – thành viên ban

giám sát cộng đồng khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu)

Qua tham vấn và khảo sát cũng thấy rõ một yếu tố quan trọng quyết định sự

thành công của các công trình này - chính là sự quyết tâm của cán bộ chính

quyền địa phương trong việc tổ chức cho người dân tham gia và giám sát các

công trình này.

“Khi có người dân tham gia công trình đảm bảo chất lượng hơn, họ có

trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình, thi công mà người dân thì giảm

được chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, có sự đồng thuận của người

dân thì việc gì cũng có thể làm được. Cái gì xuất phát từ nhu cầu của

người dân, lắng nghe người dân, có được sự đồng thuận của dân thì sẽ đạt

hiệu quả cao”. (ông Đặng Mai Sơn, phó bí thư tỉnh đoàn tỉnh Hòa Bình)

Các minh chứng này cho thấy người dân hoàn toàn có thể tham gia thực chất

và hiệu quả vào quản lý các công trình đầu tư công tại địa phương. Bên cạnh

đó cũng cho thấy rõ ràng khi chính quyền địa phương có quyết tâm thì họ

hoàn toàn có thể tổ chức cho người dân tham gia và giám sát các công trình

đầu tư công tại địa phương một cách thực chất và hiệu quả.

Thậm chí cộng đồng hoàn toàn có thể tham gia đấu thấu và quản lý xây

dựng công trình đầu tư công tại địa phương với 100% vốn đầu tư từ

Page 21: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

16

ngân sách nhà nước. Cộng đồng xây dựng kế hoạch và tham gia đấu thầu

cho công trình mương tưới tiêu tại thôn Bảo, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc

tỉnh Hòa Bình. Họ bầu các thành viên ban giám sát đầu tư cộng đồng để quản

lý và giám sát công trình, lập dự toán, tổ chức họp dân bàn bạc và thống nhất

kế hoạch xây dựng, thuê thợ và chia sẻ công khai minh bạch các thông tin về

tài chính với người dân của địa phương. Kết quả là, công trình được hoàn

thành chất lượng tốt, đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu ứng cho nông nghiệp

và chi phí hiệu quả. Trong khi đó cũng ở thôn này, trước đó huyện làm chủ

đầu tư và thuê thợ về xây dựng hệ thống mương tưới tiêu cho thôn, nhưng

sau khi nghiệm thu con mương thì gần như không sử dụng được, chỉ ít lâu

sau khi hoàn thành nhiều chỗ đã bị vỡ, nứt, sụt và bục cả mảng lớn, nước

không thoát ra được. Đặc biệt, mương cao hơn đồng ruộng, không tưới được

cho đồng và cũng khó tiêu úng trong mùa mưa (xem chi tiết câu chuyện số 1

về xây dựng hệ thống mương tưới tiêu tại Thôn Bào, xã Thanh Hối, huyện

Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình).

Cộng đồng cũng hoàn toàn có thể tham gia vào việc lập kế hoạch phát

triên kinh tế xã hội và quản lý ngân sách nhà nước của xã/phường và

các công trình đầu tư công ở địa phương. Phường Tràng Thi, thành phố

Nam Định áp dụng mô hình mới để người dân tham gia vào việc lập kế hoạch

và quản lý ngân sách nhà nước, đại diện tổ dân phố được tham gia cuộc họp

lựa chọn ưu tiên những việc, những công trình sẽ làm trong năm tới, việc

nâng cấp con đường tại tổ 4 đã được đưa vào danh sách ưu tiên đầu tư của

phường. Sau khi được phổ biến về nguồn ngân sách hỗ trợ từ phường và quỹ

Sáng kiến cộng đồng, cán bộ tổ dân phố đã họp xin ý kiến người dân và cùng

nhau quyết tâm sửa con đường để cải thiện điều kiện đi lại và cảnh quan khu

dân cư. Người dân được xin ý kiến về thiết kế con đường, ngân sách và

phương án đóng góp và họ bầu ra một tổ tự quản để tổ chức thực hiện, giám

sát công trình và quản lý việc thu chi của công trình. Biên bản họp ghi chép nội

dung thảo luận và các điểm thống nhất trong các cuộc họp dân đều được gửi

tới toàn bộ hộ dân trong tổ để xem xét kỹ lưỡng và ký xác nhận đồng ý. (Xem

chi tiết câu chuyện số 2 về công trình làm đường tại tổ 4, phường Tràng Thi,

thành phố Nam Định tại phụ lục báo cáo)

Qua các cách làm công khai minh bạch và có sự tham gia của người dân,

người dân nhận thức được rõ lợi ích và nghĩa vụ của mình. Người dân hài

lòng với chất lượng và hiệu quả của công trình. Quy chế dân chủ cơ sở “dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được áp dụng hiệu quả, sự hiểu biết

giữa chính quyền điạ phương và người dân được tăng cường, và người dân

tin tưởng hơn vào chính quyền địa phương.

Page 22: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

17

PPHHẦẦNN IIIIII:: CCÁÁCC KKHHUUYYẾẾNN NNGGHHỊỊ TTỪỪ CCỘỘNNGG ĐĐỒỒNNGG VVÀÀ NNHHÓÓMM

TTHHAAMM VVẤẤNN

3.1. Khuyến nghị của cộng đồng

Về công khai minh bạch thông tin và cơ chế phản hồi thông tin

Công khai thiết kế, dự toán và mức đầu tư của các công trình xây dựng cơ

sở hạ tầng và công trình công cộng xây dựng trên địa bàn địa phương, và

công khai sử dụng ngân sách và vốn vay từ các ngân hàng phát triển tới

người dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng để thực hiện giám sát hiệu

quả hơn

Nâng cao nhận thức của người dân về các công trình đầu tư công và ngân

sách cho công trình thông qua tuyên truyền

Tăng cường cơ chế phản hồi thông tin giữa người dân, chính quyền địa

phương và chủ đầu tư, đơn vị thi công các công trình đầu tư công tại địa

phương

Bổ sung quy định nêu rõ chủ đầu tư phải công bố công khai những thông

tin sau đối với mọi công trình: Tên công trình, thời gian thực hiện, tổng dự

toán, đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thực hiện, đơn vị giám sát, và tên cũng như

số điện thoại liên hệ của người chịu trách nhiệm giải đáp thông tin cũng

như tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân

Về sự tham gia của người dân

Tất cả các công trình công cộng trên địa bàn địa phương cần phải phải

xuất phát từ nhu cầu của người dân. Cần lấy ý kiến người dân về khoản

chi đầu tư để đảm bảo chi đúng nhu cầu của người dân.

Cần tham khảo ý kiến của chính quyền cơ sở (thôn và xã) và chính người

dân địa phương khi lập kế hoạch, thiết kế và thi công các công trình, đặc

biệt là đường xá

Đảm bảo cơ chế giám sát của người dân thông qua ban giám sát đầu tư

cộng đồng: nâng cao năng lực cho ban giám sát, có cơ chế giám sát hiệu

quả; khẳng định vai trò của ban giám sát đầu tư cộng đồng trong tất cả các

công trình và chương trình tại địa phương

Về chế tài thực hiện

Quy định chế tài đối với việc chủ đầu tư không cung cấp, không cung cấp

đầy đủ hồ sơ công trình cho Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.

Page 23: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

18

3.2. Kết luận và khuyến nghị của nhóm tham vấn

Sự tham gia giám sát của cộng đồng thực sự mang lại hiệu quả cho các

công trình đầu tư và niềm tin trong nhân dân

Các minh chứng cụ thể trên đã khẳng định khi có sự tham gia của người

dân thì những công trình đầu tư sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của người

dân từ đó sẽ tránh được lãng phí. Sự tham gia của người dân cũng làm

tăng tính sở hữu của họ với công trình và từ đó tăng trách nhiệm khi sử

dụng công trình. Sự tham gia của người dân cũng giúp củng cố sự hiểu

biết và niềm tin giữa người dân và chính quyền địa phương.

Đặt yêu cầu “minh bạch, giải trình và sự tham gia” thành một điều kiện

bắt buộc trong đầu tư công

Thực tế từ các công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” có thể thấy

các Bộ, ngành và địa phương hoàn toàn có thể thực hiện minh bạch và giải

trình cũng như tạo điều kiện để người dân tham gia đóng góp ý kiến, trao

đổi, thảo luận nếu họ thấy cần và bắt buộc phải làm như vậy.

Những băn khoăn/nghi ngờ về khả năng tham gia của người dân sẽ được

giải quyết khi sự tham gia của người dân là một yếu tố bắt buộc (hay nói

một cách khác là nếu đó là một điều kiện tiên quyết để một công trình nào

đó được thực hiện).

Cán bộ địa phương cần được hiểu rõ sự khác biệt giữa công khai với minh

bạch và ý nghĩa của trách nhiệm giải trình. Khi ý thức được công khai chưa

phải đã là minh bạch và nếu được yêu cầu phải đạt được sự minh bạch thì

các bên thực thi nhiệm vụ đầu tư công sẽ tìm được giải pháp để thực hiện

việc minh bạch

Sử dụng hiệu quả các kênh thông tin hiện có để đảm bảo sự công khai

minh bạch

Hiện giờ tại địa phương đã có rất nhiều các kênh thông tin khác nhau bao

gồm kênh thông tin trực tiếp (họp tiếp xúc cử tri, họp thôn/xóm) và kênh

gián tiếp (bảng tin, loa phóng thanh, trang web). Các kênh này cần được

sử dụng hiệu quả hơn để thông tin về các công trình đầu tư công trên địa

bàn đến với người dân. Các thông tin cần được trình bày rõ ràng, chi tiết

để người dân dễ hiểu.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin, cũng cần có một chỉ dẫn rõ ràng về vai

trò trách nhiệm giải trình của các bên liên quan đến các công trình đầu tư

công. Cụ thể chỉ dẫn này phải đảm bảo người dân biết được với mỗi vấn

đề thì gặp ai, ở đâu, khi nào.

Page 24: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

19

Phát huy vai trò của các tổ chức đại diện cho tiếng nói của người dân

trong tham gia và giám sát các công trình đầu tư công

Về mặt lý thuyết, người dân có thể tham gia và giám sát các công trình đầu

tư công thông qua các tổ chức đại diện của mình, tuy nhiên cần có các quy

định cụ thể về các nguyên tắc và qui trình đảm bảo sự tham gia.

Cần xem xét và điều chỉnh bổ sung Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-

BKHĐT-UBTƯMTTQVN-BTC hướng dẫn quyết định 80/2005/QĐ-TTg quy

định việc thành lập Ban GSĐTCĐ, vì trên thực tế trong quá trình triển khai

thực hiện thông tư vẫn chưa đảm bảo người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp

tham gia và giám sát các công trình đầu tư công và chưa tạo điều kiện để

phát huy được vai trò thực chất của Ban GSĐTCĐ.

Các cơ quan đại diện, cụ thể là MTTQ, các tổ chức thành viên của MTTQ

và Ban GSĐTCĐ cần hiểu được vai trò đại diện của mình là làm gì và làm

như thế nào. Các cơ quan đại diện cần tích cực hỗ trợ và tổ chức cho

người dân tham gia và giám sát các hoạt động đầu tư công.

Cần huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quá

trình tổ chức, hỗ trợ và hướng dẫn người dân tham gia và giám sát các

hoạt động đầu tư công.

Page 25: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

20

PPHHẦẦNN IIVV:: NNHHẬẬNN DDIIỆỆNN VVẤẤNN ĐĐỀỀ VVÀÀ NNGGUUYYÊÊNN NNHHÂÂNN

Trên cơ sở các kết quả tham vấn cộng đồng để góp ý cho dự thảo Luật NSNN

sửa đổi tại các tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa Vũng Tàu, nhóm

chuyên gia và nhóm thực hiện tham vấn đã cùng tiến hành phân tích và nhận diện

các vấn đề, phân tích nguyên nhân liên quan đến chủ đề tham vấn về tăng cường

công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân trong các hoạt động đầu tư

công. Nội dung phân tích tập trung vào các quy định pháp luật hiện hành có liên

quan và các quy định tương ứng trong dự thảo Luật đầu tư công.

4.1. Vấn đề 1: Tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tƣ công

còn hạn chế, chƣa bảo đảm sự tham gia của ngƣời dân, dẫn đến còn

tình trạng đầu tƣ lãng phí, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời

dân.

Các biểu hiện của vấn đề này:

Những công trình đầu tư 100% vốn từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là do

cấp trên như cấp huyện, cấp tỉnh làm chủ đầu tư trên địa bàn, thì hầu hết

người dân không có hoặc không có đủ thông tin cần thiết và việc triển khai

thực hiện công trình không phù hợp với nhu cầu địa phương (vụ việc công

trình nước sạch ở xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc, Hòa Bình, con đường Đá

Bạc – Bình Ba, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các công

trình khác – xem thêm các câu chuyện trong phần B phụ lục báo báo).

Thông tin về các chương trình, dự án đầu tư công thường không đầy đủ,

khó hiểu, khó nhớ và khó tham gia để biết đâu là đúng hoặc sai, cũng như

để nhận diện được vi phạm xảy ra (ý kiến tham vấn tại hầu hết tất cả các

tỉnh Quảng Trị, Hòa Bình, Nam Định, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Người dân thường không nắm rõ được các thông tin về kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương mình và không có thông tin về các kế

hoạch đầu tư công hoặc không biết về chủ trương đầu tư (điển hình vụ

việc xây dựng đường liên xã Bình Ba – Đá Bạc tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu, công trình đập Hồ Tràm xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc,

Hòa Bình, – xem thêm các câu chuyện trong phần B phụ lục báo báo).

Nhận diện các nguyên nhân:

Thứ nhất, việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công mặc dù

đã được quy định tương đối toàn diện, song còn nằm trong nhiều văn bản

quy phạm pháp luật khác nhau, hiệu lực pháp luật chưa cao, dẫn đến quá

trình áp dụng còn hạn chế.

Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công chủ yếu được quy định trong

Page 26: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

21

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 (sau đây gọi tắt là

Pháp lệnh) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan1. Tuy nhiên, thực

hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công chỉ là một trong các nội dung công

khai ở cấp cơ sở để người dân có ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết

định. Theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 19 Pháp lệnh, các nội dung công

khai bao gồm: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh

tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; dự thảo quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất

của cấp xã; dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp

xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở

hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư. Như vậy, các nội dung

công khai chưa bao gồm chủ trương đầu tư công, dự thảo các chương trình, dự

án, kế hoạch đầu tư công. Đồng thời, Pháp lệnh cũng chưa đề cập đến việc công

khai các thông tin, tài liệu mang tính hỗ trợ cho quá trình lấy ý kiến của người dân

(như thuyết minh các phương án đầu tư công hoặc phương án tính toán, phân bổ

nguồn vốn cho các chương trình, dự án đầu tư công...) và đặc biệt là chưa quy

định về các hành vi vi phạm, hình thức xử lý đối với thủ trưởng các ngành, các

cấp hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan khi vi phạm việc thực hiện công khai,

minh bạch. Tương tự như vậy, các quy định về giám sát đầu tư của cộng đồng

cũng chưa quy định rõ về các biện pháp và điều kiện bảo đảm hiệu quả giám sát

đầu tư cộng đồng, xử lý kết quả giám sát và xử lý vi phạm. Ngoài ra, ở cấp độ

pháp lệnh, hiệu lực của các quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong đầu

tư công không được đảm bảo khi có sự khác biệt với quy định của các đạo luật2.

Đối chiếu với dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, các quy định về công khai, minh

bạch trong Dự thảo vẫn chưa khắc phục được những bất cập ở trên. Không chỉ

có vậy, Dự thảo còn chưa luật hóa được những quy định trong các văn bản quy

phạm pháp luật hiện hành đã được khẳng định là phù hợp trên thực tế như quy

định về trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, các cấp hoặc của các tổ chức, cá

nhân trong việc cung cấp thông tin, giải trình làm rõ các vấn đề có liên quan đến

đầu tư công; quy định về các hình thức thực hiện công khai, minh bạch tương

ứng với từng nội dung hoặc hoạt động đầu tư công cụ thể.

1 Đặc biệt là Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KHĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg; 2 Luật phòng, chống tham nhũng (Luật PCTN), Luật đấu thầu, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng

phí có một số quy định có liên quan như tại các Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 (Luật PCTN) về công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; trong quản lý dự án đầu tư xây dựng; trong tài chính và ngân sách nhà nước; trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; trong quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ. Tuy nhiên, các yêu cầu về công khai, minh bạch chưa bao trùm hết các hoạt động đầu tư công và có những khác biệt so với Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Vì vậy, dự thảo Luật đầu tư công với vai trò là đạo luật chuyên ngành cần quy định thống nhất về nội dung này cho phù hợp với yêu cầu đặc thù trong hoạt động đầu tư công.

Page 27: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

22

Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa quy định về công khai, minh bạch trong

quá trình lập kế hoạch đầu tư công, đặc biệt là việc lập, phê duyệt chủ

trương đầu tư công; hoặc việc lập, thẩm định và phê duyệt các chương

trình, dự án đầu tư công.

Hiện tại Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh về lập kế

hoạch, do vậy việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được quy định trong

Luật ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Luật NSNN) và các văn bản quy

phạm pháp luật khác có liên quan3. Tuy nhiên, qua tham chiếu tới các quy định

pháp luật có liên quan, thì việc công khai, minh bạch các thông tin, dữ liệu trong

quá trình lập kế hoạch đầu tư công, việc phê duyệt chủ trương đầu tư công hoặc

lập, thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư công chưa được làm

rõ, đặc biệt là dự thảo các quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chương trình, dự án,

cũng như kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của người dân. Vì vậy, trong rất nhiều

trường hợp, người dân không biết hoặc không tham gia được vào quá trình hình

thành chủ trương, xây dựng chương trình, dự án đầu tư công và do đó dẫn đến

tình trạng các chương trình, dự án đầu tư công chưa phù hợp với các ưu tiên

phát triển của địa phương.

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, việc thực hiện công khai, minh

bạch trong lĩnh vực đầu tư công chủ yếu được thực hiện qua việc công bố thông

tin, làm rõ và giải thích về các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt (như quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất, kế hoạch đầu tư...); các chương trình, dự án đã được quyết định

(như quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tiến độ và kế hoạch đầu

tư, diện tích thu hồi đất và sử dụng đất...). Như vậy, các thông tin, dữ liệu có liên

quan đến việc lập, phê duyệt chủ trương đầu tư; việc lập, thẩm định, quyết định

các chương trình, dự án đầu tư công đều không phải bắt buộc công khai.

Dự thảo Luật đầu tư công được xây dựng mới hoàn toàn đã bổ sung quy định về

việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, lập và phê duyệt chủ

trương chương trình, dự án đầu tư công và các quy định về công khai, minh

bạch. Tại Khoản 5 Điều 12 Dự thảo quy định về bảo đảm tính công khai, minh

bạch trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; Điều 14 về công khai, minh bạch

trong đầu tư công và Điều 48 về nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch và

công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Tuy nhiên, Dự

thảo vẫn chưa thể hiện được cụ thể các yêu cầu về thực hiện công khai, minh

bạch trong quá trình xây dựng chủ trương đầu tư, lập, thẩm định chương trình,

dự án và lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công.

Thứ ba, hình thức công khai còn mang tính chiếu lệ mà chưa thực sự tạo

3 Đặc biệt là Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội về việc ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

Page 28: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

23

thuận lợi cho người dân tiếp cận các thông tin về đầu tư công.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc công khai các thông tin có liên quan

đến đầu tư công ở cấp cơ sở chủ yếu dựa trên các hình thức, bao gồm: họp cử tri

hoặc đại diện các hộ gia đình; phát phiếu lấy ý kiến; qua hòm thư góp ý; thông

báo tại hội nghị nhân dân hoặc của MTTQ; thông báo trên các phương tiện thông

tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở chính quyền địa phương hoặc nhà văn hóa xã.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định mang tính “chỉ dẫn”, “hỗ trợ” cho

người dân về việc công khai để thu hút sự quan tâm của họ. Ví dụ: quy định trách

nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thông báo cho người dân về việc công

khai các thông tin về đầu tư công bằng những phương thức, nội dung đơn giản,

dễ hiểu như công bố địa chỉ giải đáp hoặc cung cấp thông tin hỗ trợ về đầu tư

công.

Tham chiếu đến dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, các phương thức nhằm “chỉ

dẫn”, “hỗ trợ” cho người dân tiếp cận đến các thông tin đầu tư công được công

khai vẫn chưa rõ và do vậy chưa khắc phục được những bất cập phân tích ở trên,

như chưa quy định về trách nhiệm phải thông báo cho người dân và các chủ thể

có liên quan về việc công khai thông tin đầu tư công (công khai ở đâu, khi nào

công khai, công khai trong thời gian bao lâu và đơn giản hóa nội dung công

khai)4. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 14 Dự thảo có quy định về trách nhiệm của người

đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện công khai theo quy định của

pháp luật, tuy nhiên quy định này vẫn còn chưa cụ thể. Cơ quan, tổ chức, đơn vị

ở đây được hiểu là có liên quan đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư công hay có liên

quan đến hoạt động đầu tư công nói chung?

Thứ tư, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định rõ các hình thức

xử lý đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ công khai, minh bạch trong hoạt

động đầu tư công.

Như đã phân tích ở trên, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định về việc

xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc, các quy định về công khai, minh bạch trong

hoạt động đầu tư công hoặc không tiếp thu ý kiến tham gia của người dân. Đây là

một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiệu lực thực thi của các quy

định này còn hạn chế và trên thực tế người dân vẫn không có thông tin về các

chương trình, dự án đầu tư công hoặc người dân cũng không quan tâm đến vì

cho rằng ý kiến của mình không được tính đến một cách nghiêm túc.

Đối chiếu với dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, bất cập phân tích trên chưa

được khắc phục. Mặc dù Dự thảo tại Điều 16 quy định về các hành vi bị cấm

trong đầu tư công; Điều 103 quy định về xử lý vi phạm, tuy nhiên cả hai điều này

đều không quy định về hành vi vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch trong

4 Điều 12 Luật PCTN có quy định về các hình thức công khai, tuy nhiên vẫn chưa bao quát được

hết các hình thức đã quy định trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Bên cạnh đó, Luật PCTN và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành vẫn chưa có các quy định cụ thể về phương thức thực hiện các hình thức công khai dẫn đến việc áp dụng còn hình thức, khó thống nhất.

Page 29: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

24

đầu tư công để làm cơ sở cho việc đưa ra các hình thức xử lý phù hợp, bao gồm

cả xử lý kỷ luật và xử phạt hành chính trong các văn bản quy định chi tiết, hướng

dẫn thi hành.

4.2. Vấn đề 2: Trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tƣ công

chƣa rõ ràng để làm căn cứ cụ thể hóa trách nhiệm của từng chủ thể

có thẩm quyền.

Các biểu hiện của vấn đề này:

Người dân thường không biết hỏi ai để được làm rõ về các thông tin có liên

quan đến các chương trình, dự án đầu tư công ở địa bàn mình sinh sống

(đơn cử trường hợp vụ việc của ông Ty ở Vũng Tàu).

Trong một số trường hợp, người dân bị mất lòng tin vào các cấp chính

quyền do việc sử dụng ngân sách không hiệu quả trong các chương trình,

dự án đầu tư công (đơn cử trường hợp chị Dự ở Hòa Bình, hay bác Lâm

tại Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, xem thêm chi tiết các câu chuyện trong

phần B phụ lục báo báo).

Kênh tiếp xúc cử tri chưa đủ để HĐND nắm bắt được hết nhu cầu, mối

quan tâm và vấn đề cần ưu tiên giải quyết tại địa phương, đặc biệt là trong

việc phê duyệt chủ trương đầu tư công (ý kiến ở các địa phương tổ chức

tham vấn.

Đại biểu HĐND các cấp khó đưa ra các ý kiến độc lập do tình trạng không

chuyên trách, một người đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau (ý kiến ở các

địa phương tổ chức tham vấn).

Nhận diện các nguyên nhân:

Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm

giải trình và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong việc thực hiện trách

nhiệm giải trình về hoạt động đầu tư công5.

Xét ở một khía cạnh nhất định, việc phê duyệt chủ trương đầu tư công; lập, thẩm

định và quyết định chương trình, dự án đầu tư công có liên quan chặt chẽ đến

quá trình lập, phê duyệt dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước. Vì vậy, khi xem

xét về trách nhiệm giải trình trong đầu tư công cần nhìn nhận cả từ góc độ pháp

5 Hiện tại, “trách nhiệm giải trình” mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của

Việt Nam như tại Điều 32a, Luật PCTN; từ Điều 73 đến Điều 76, Luật đấu thầu. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước đã thực hiện trách nhiệm giải trình thông qua các hình thức “báo cáo”, “trả lời chất vấn” hoặc “giải thích, làm rõ”... trong quá trình thông qua các chủ trương, chính sách hoặc pháp luật... Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn chưa được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư công, chưa gắn kết được với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời, các quy định trong Luật PCTN, Luật đấu thầu cũng không thay thế được trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tư công.

Page 30: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

25

luật về NSNN và các quy định pháp luật về đầu tư công.

Chương II Luật NSNN năm 2002 về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch

nước, Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của

tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước (từ Điều 15 Đến Điều 29) đã có một số

quy định liên quan trách nhiệm giải trình như trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy

ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thức hiện ngân sách nhà nước... (Khoản 5

Điều 20); nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách

thuộc ngành, lĩnh vực quản lý (Khoản 4 Điều 24, Khoản 7 Điều 26); hoặc trách

nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm thuộc phạm vi quản lý (Điều 29).

Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về việc thực

hiện nghĩa vụ giải trình trong tất cả các giai đoạn của quy trình ngân sách và chưa

trả lời được câu hỏi cụ thể là Ai sẽ phải giải trình trước ai? Tương tự như vậy,

quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến đầu tư công

cũng không làm rõ được những vấn đề này như Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg

ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-

KHĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện

Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg

Tham chiếu đến dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, khái niệm “trách nhiệm giải

trình” tiếp tục chưa được ghi nhận chính thức. Dự thảo Luật đã dành hẳn Chương

V quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong hoạt động đầu tư công. Tuy nhiên, mối quan hệ giải trình giữa các cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, kế hoạch đầu tư

công; đề xuất chương trình, dự án đầu tư công; quyết định chương trình, dự án

đầu tư công; quản lý và thực hiện chương trình, dự án đầu tư công; thanh tra,

kiểm tra hoạt động đầu tư công và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên

quan vẫn chưa được làm rõ. Đồng thời, mặc dù có quy định tại Mục 2 Chương V

về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong đầu tư công, song còn

thiếu cụ thể, chưa phân định được giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tổ

chức, đặc biệt là khi để xảy ra các sai phạm trong hoạt động đầu tư công.

Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ nội dung giải trình về các

vấn đề có liên quan trong phê duyệt chủ trương, các chương trình, dự án

đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công.

Về nguyên tắc, nội dung giải trình được xác định căn cứ vào yêu cầu thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo luật định đối với các cơ quan, tổ chức, đơn

vị, cá nhân có liên quan trong các hoạt động đầu tư công, bao gồm: lập đề xuất,

thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư công; lập, thẩm định và phê duyệt

chương trình, dự án; lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công;

thực hiện kế hoạch đầu tư công hằng năm và các chương trình, dự án đầu tư

công; việc thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư công. Vì vậy, hiệu quả thực hiện

trách nhiệm giải trình không được đảm bảo khi Luật NSNN năm 2002 chỉ quy định

chung chung như “báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các dự án

Page 31: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

26

và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các

dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác” (Khoản 5 Điều 20) hoặc

“báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực

phụ trách theo chế độ quy định” (Khoản 4 Điều 24).

Tham chiếu đến dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, Dự thảo đã bước đầu quy

định về trình tự, thủ tục và yêu cầu thẩm định, phê duyệt chủ trương, chương

trình, dự án và kế hoạch đầu tư công. Tuy nhiên, Dự thảo còn thiếu nhiều nội

dung giải trình trong một số giai đoạn của hoạt động đầu tư công như: giải trình

về phương án đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; giải trình về các bên liên

quan trong chương trình, dự án đầu tư công; giải trình về năng lực và kinh

nghiệm của cơ quan đề xuất chương trình, dự án đầu tư công (Điều 33 về nội

dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công hoặc Điều 35

về nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C);

tương tự như vậy trong giai đoạn lập, thẩm định, quyết định đầu tư (Điều 39 về

căn cứ lập, thẩm định); lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công

(Điều 47 về căn cứ lập kế hoạch đầu tư công; Điều 48 về nguyên tắc lập kế

hoạch; Điều 49 và Điều 50 về nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư)... Đồng thời, dự

thảo Luật đầu tư công cũng chưa đề cập rõ về trách nhiệm giải trình của các cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc chấp hành kế hoạch đầu tư

công trước các cơ quan dân cử (Quốc hội và HĐND các cấp) và trước người dân

(với vai trò là người thụ hưởng của các chương trình, dự án đầu tư công và

người đóng góp nguồn thu cho việc thực hiện các chương trình, dự án), bao gồm

cả việc phê duyệt chương trình, dự án đầu tư công; việc giao kế hoạch đầu tư

công, việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công.

Thứ tư, các quy định pháp luật hiện hành chưa thể hiện rõ hình thức thực

hiện trách nhiệm giải trình về các vấn đề liên quan đến việc phê duyệt,

quyết định chủ trương đầu tư công, các chương trình, dự án đầu tư công

và việc tổ chức thực hiện.

Như phân tích ở trên, mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định riêng về

trách nhiệm giải trình, tuy nhiên vấn đề này vẫn ít nhiều được thực hiện chủ yếu

thông qua cơ chế “báo cáo”, “thuyết minh” hoặc “làm rõ” về đề xuất chủ trương

đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hằng năm.... Trên

thực tế, việc giải trình các nội dung có liên quan đến ngân sách nhà nước nói

chung và việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công trong thời gian qua

còn được thực hiện thông qua hình thức trình bày hoặc trả lời chất vấn theo yêu

cầu trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy

ban của Quốc hội, cũng như gửi văn bản trả lời các câu hỏi chất vấn của các đại

biểu Quốc hội hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội (tương tự như vậy đối với HĐND các

cấp). Như vậy có thể thấy, việc thực hiện trách nhiệm giải trình vẫn chưa trở

thành một nhiệm vụ “đương nhiên”, mang tính chủ động của các cơ quan quản lý

nhà nước khi trình chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công, các kế

hoạch đầu tư công hoặc việc chấp hành các kế hoạch đầu tư công.

Page 32: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

27

Vì vậy, các hình thức giải trình cần được quy định cụ thể trong dự thảo Luật đầu

tư công. Tương tự như vậy, nếu khái niệm giải trình như phân tích ở trên được

ghi nhận, thì các hình hình thức thực hiện cũng cần được quy định rõ trong Luật

nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của chế định này trong thực tế. Tuy nhiên,

khi tham chiếu đến dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, các hình thức giải trình

vẫn chưa được quy định cụ thể.

4.3. Vấn đề 3: Ngƣời dân chƣa tham gia một cách thực chất và có hiệu

quả vào các hoạt động đầu tƣ công; hoạt động của các ban giám sát

đầu tƣ cộng đồng còn hình thức.

Các biểu hiện của vấn đề này là:

Người dân thường không nắm được thông tin, ít quan tâm hoặc không

được tham gia vào các chương trình, dự án 100% vốn ngân sách nhà

nước, trừ tại các địa phương đã triển khai đổi mới phương pháp lập kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì người dân có tham gia vào xây dựng kế

hoạch phát triển của xã/phường (trường hợp ở tỉnh Nam Định ).

Người dân thường không tham gia vào việc triển khai các chương trình, dự

án mà không có sự đóng góp của nhân dân địa phương (ý kiến của ở các

địa phương tham vấn).

Các công trình theo mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và với sự

tham gia quản lý (trong lập dự toán, thiết kế, giám sát thực hiện) của

người dân thường mang lại hiệu quả bền vững (điển hình về các công

trình được mô tả chi tiết trong phần A phụ lục báo cáo) .

Các công trình, chương trình hoặc dự án không có sự tham gia của người

dân thường đạt hiệu quả thấp và lãng phí do không đáp ứng đúng nhu cầu

và hoàn cảnh thực tế, thậm chí gây thiệt hại cho người dân (xem thêm chi

tiết về các công trình trong các câu chuyện điển hình ở phần B phụ lục báo

cáo).

Việc sử dụng tiền (ngân sách) trong các chương trình, dự án đầu tư công

kém hiệu quả khiến người dân mất lòng tin vào các cấp chính quyền (điển

hình 3 công trình sau trong tổng số các công trình được khảo sát: công

trình nước sạch tại Quy Hậu, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, công trình đập đồng

nội xã Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hòa Bình, công trình nhà sinh hoạt cộng đồng

Khóm 1, thị trấn Klông Kla, huyện Đakrông, xem thêm chi các câu chuyện

trong phần B phụ lục báo cáo).

Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về sự tham gia trực

tiếp của người dân vào các hoạt động đầu tư công.

Page 33: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

28

Sự tham gia trực tiếp của người dân vào các hoạt động đầu tư công được thể

hiện thông qua hai phương thức chính, bao gồm: (i) tham gia ý kiến hoặc tham

vấn, thảo luận trong quá trình đề xuất, phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư

công, chương trình, dự án đầu tư công, kế hoạch đầu tư công và (ii) giám sát việc

triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công (bao gồm cả các chương trình, dự án

đầu tư công). Cụ thể hơn, người dân ở cấp cơ sở cần được tham gia vào việc lựa

chọn các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội đề cập trong kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội và kế hoạch đầu tư công ở địa phương mình sinh sống và có ý kiến về

việc phân bổ vốn, nguồn lực cho các nhiệm vụ đó; đồng thời, họ cũng chính là

người giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển và hiệu quả sử dụng ngân

sách trong quá trình thực hiện.

Sự tham gia trực tiếp của người dân vào các hoạt động đầu tư công xuất phát từ

việc họ vừa là chủ thể đóng góp tạo nguồn vốn triển khai các nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội, vừa là đối tượng thụ hưởng những kết quả phát triển kinh tế - xã

hội ở địa phương. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các phương thức tham

gia trực tiếp của người dân trong một số hoạt động đầu tư công như tham gia ý

kiến vào dự thảo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch thực hiện

chương trình, dự án đầu tư công6 và giám sát đầu tư công7. Tuy nhiên hiệu quả

thực hiện các hình thức này còn hạn chế do thiếu thông tin, hạn chế về năng lực

hoặc nguồn lực thực hiện.

Tham chiếu đến dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, những hạn chế phân tích ở

trên vẫn chưa được khắc phục. Mặc dù tại các Điều 80 và Điều 81 Dự thảo có

quy định về việc hình thức giám sát đầu tư cộng đồng, tuy nhiên còn chung chung

và chủ yếu ghi nhận tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về

giám sát đầu tư cộng đồng. Khoản 1 Điều 80 quy định các chương trình, dự án

đầu tư công chịu sự giám sát của cộng đồng. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 80 lại quy

định cơ quan chủ quản tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án

đối với việc quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, các

dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, có nguy cơ tác động lớn đến

môi trường. Như vậy, còn có sự thiếu nhất quán giữa Khoản 2 với Khoản 1 Điều

80 khi giới hạn phạm vi các dự án mà cơ quan chủ quản tham khảo ý kiến của

người dân. Quy định này chưa phản ánh đúng nguyên tắc công khai, minh bạch

khi mọi chương trình, dự án có liên quan trực tiếp đến người dân (như triển khai

tại địa phương hoặc có liên quan, tác động trực tiếp đến người dân ở địa phương),

thì đều phải lấy ý kiến của họ. Ngoài ra, Dự thảo cũng chưa ghi nhận việc tham

vấn hoặc lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung phức tạp, mang tính chuyên

ngành trong quá trình thẩm định chương trình, dự án hoặc kế hoạch đầu tư công.

Thứ hai, các hình thức tham gia gián tiếp thông qua đại biểu Quốc hội và

6 Theo quy định tại Điều 19, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007.

7 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007; Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg

ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng.

Page 34: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

29

đại biểu HĐND trong các hoạt động đầu tư công vẫn còn những hạn chế

về hiệu lực, hiệu quả thực hiện.

Căn cứ vào Luật NSNN năm 2002 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên

quan, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến

việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, HĐND các cấp có liên quan

đến hoạt động đầu tư công8. Quốc hội cũng đã thông qua Luật về hoạt động giám

sát của Quốc hội năm 2003. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống về pháp luật

trong việc phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

với tư cách là những người đại diện cho nhân dân ở cấp cơ sở khi có ý kiến về

lập, phê duyệt chủ trương đầu tư công; lập, phê duyệt và thực hiện các chương

trình, dự án đầu tư công. Điều này thể hiện ở chỗ các văn bản hiện hành đều

không quy định về việc yêu cầu các đại biểu lấy ý kiến của người dân địa phương

về chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư công trước khi tham gia quyết định các

vấn đề có liên quan đến họ. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của các cơ quan

dân cử cũng không thể đảm bảo thường xuyên, liên tục và bao quát được hết các

chương trình, dự án hoặc nhiệm vụ chi có sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt

là các chương trình, dự án quy mô trung bình hoặc nhỏ ở cấp xã. Chính vì vậy,

hiệu lực và hiệu quả tham gia gián tiếp của người dân thông qua đại biểu các cơ

quan dân cử vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đối chiếu với các quy định của dự thảo Luật đầu tư công cho thấy, thực trạng nêu

trên vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Việc quyết định chủ trương đầu tư,

thông qua kế hoạch đầu tư công và giám sát việc chấp hành kế hoạch đầu tư

công, chương trình, dự án đầu tư công vẫn chưa đặt ra yêu cầu lấy ý kiến của

người dân ở cấp cơ sở thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri hoặc hoạt động

của các Đoàn đại biểu Quốc hội.

8 Đáng chú ý là Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 ban hành Quy chế lập,

thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán địa phương...

Page 35: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

30

PPHHẦẦNN VV:: KKHHUUYYẾẾNN NNGGHHỊỊ VVỀỀ DDỰỰ TTHHẢẢOO LLUUẬẬTT ĐĐẦẦUU TTƯƯ

CCÔÔNNGG DDỰỰAA TTRRÊÊNN KKẾẾTT QQUUẢẢ TTHHAAMM VVẤẤNN CCỘỘNNGG ĐĐỒỒNNGG

Trên cơ sở kết quả tham vấn cộng đồng và khuyến nghị của người dân về công

khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý ngân sách và các công

trình đầu tư công tại các tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa Vũng

Tàu, nhóm thực hiện tham vấn và nhóm chuyên gia đã cùng phân tích, nhận diện

các vấn đề, đánh giá và đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật

đầu tư công. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã đưa ra một số khuyến nghị dựa trên

các yêu cầu trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và so sánh, đối chiếu

với các quy định của pháp luật khác, qua đó giúp bảo đảm tính minh bạch, tính

thống nhất và tính đồng bộ của dự thảo Luật đầu tư công trong tổng thể hệ thống

pháp luật.

5.1 Mục tiêu 1: Mở rộng phạm vi, nội dung và hình thức thực hiện

công khai, minh bạch trong đầu tƣ công nhằm bảo đảm sự tham gia

của ngƣời dân.

Phạm vi các vấn đề khuyến nghị sửa đổi:

Sắp xếp lại, chỉnh lý và hoàn thiện các quy định về thực hiện công khai,

minh bạch (tại Khoản 2 Điều 12, Điều 14 và Khoản 5 Điều 48 dự thảo Luật)

nhằm bảo đảm tính nhất quán, cụ thể và rõ ràng trong tất cả các hoạt động

đầu tư công (dự kiến đưa các quy định về công khai, minh bạch vào

Chương I dự thảo Luật đầu tư công về Những quy định chung).

Bổ sung quy định về nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm

thực hiện công khai, minh bạch của các tổ chức, cá nhân trong lập, thẩm

định, phê duyệt chủ trương đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt chương

trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, thông qua và giao kế hoạch đầu

tư công; chấp hành kế hoạch đầu tư công, bao gồm cả trách nhiệm thông

báo về việc công khai và thực hiện việc công khai (Chương V dự thảo Luật

đầu tư công).

Bổ sung thêm quy định cung cấp thông tin về đầu tư công, đặc biệt là về

chương trình, dự án và kế hoạch đầu tư công sau khi đã được phê duyệt

hoặc thông qua theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

(dự kiến đưa vào Chương I dự thảo Luật đầu tư công về Những quy định

chung).

Bổ sung quy định về nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra về đầu tư công,

trong đó quy định việc thực hiện công khai về đầu tư công (Điều 75, Điều

80 dự thảo Luật đầu tư công); bổ sung hành vi vi phạm nguyên tắc công

khai, minh bạch trong đầu tư công vào các hành vi bị cấm đầu tư công

(Điều 16 dự thảo Luật NSNN sửa đổi).

Page 36: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

31

Các khuyến nghị cụ thể:

Khuyến nghị 1: Chỉnh lý Khoản 5 Điều 12 (về nguyên tắc quản lý đầu

tư công) theo hướng quy định chung cho các hoạt động đầu tư công,

bao gồm cả việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

(Khoản 5 Điều 48 về nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn

và hằng năm).

Sau khi chỉnh lý, Khoản 5 Điều 12 được coi là một quy định mang tính

nguyên tắc về thực hiện công khai, minh bạch về đầu tư công được đặt

trong Chương I về Những quy định chung, dự thảo Luật đầu tư công. Trên

cơ sở đó, các yêu cầu về công khai trong các hoạt động đầu tư công sẽ

được làm rõ trong các chương tiếp theo. Phương án này sẽ giúp nhấn

mạnh tầm quan trọng của tính công khai, minh bạch và coi đó như là một

yêu cầu mang tính xuyên suốt trong toàn bộ các hoạt động đầu tư công.

Đồng thời, qua đó cũng tránh việc nhắc lại hoặc bỏ sót nguyên tắc này

trong các chương cụ thể của dự thảo Luật.

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

CHƢƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

.......

Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tƣ công

1. ...

.........

5. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong

quản lý và sử dụng vốn đầu tư công

CHƢƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

........

Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tƣ công

1. ...

.........

5. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong

các hoạt động đầu tư công(*).9

(*) Việc thay thế cụm từ “quản lý và sử dụng vốn đầu tư công” bằng “các hoạt động

đầu tư công” nhằm bảo đảm tính xuyên suốt của nguyên tắc công khai, minh

bạch; đồng thời bảo đảm tính nhất quán với quy định tại Khoản 2 Điều 4 Dự thảo

Luật về giải thích từ ngữ. Theo đó, “hoạt động đầu tư công” được hiểu bao gồm

lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương

trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai

thực hiện, theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra, thực hiện kế hoạch đầu tư

công.

9 Khuyến nghị này đã được tiếp thu trong Dự thảo chính thức trình Quốc hội xem xét, thông qua

tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII (Khoản 5 Điều 12).

Page 37: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

32

Khuyến nghị 2: Chỉnh lý Điều 14, Dự thảo Luật theo mở rộng các nội

dung công khai, quy định hình thức công khai và trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thực hiện công

khai, minh bạch.

Sau khi chỉnh lý, Điều 14 được coi là một quy định chung, mang tính bao

trùm và làm rõ một bước nguyên tắc được ghi nhận tại Khoản 5 Điều 12.

Phương án này sẽ giúp bảo đảm việc thực hiện công khai, minh bạch trong

các hoạt động đầu tư công nhất quán và cụ thể hơn. Đồng thời, quy định

này cũng giúp xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ

chức, đơn vị có liên quan đến các hoạt động đầu tư công trong việc thực

hiện công khai, minh bạch và làm căn cứ để giám sát, thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm và bảo đảm hiệu lực thực tế.

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

CHƢƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

.......

Điều 14. Công khai, minh bạch

trong đầu tƣ công

1. Nội dung công khai, minh bạch

trong đầu tư công bao gồm:

a) Chính sách, pháp luật và việc tổ

chức thực hiện chính sách, pháp luật trong

quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

b) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác

định, lựa chọn danh mục dự án đầu tư công;

tác động của dự án tới địa bàn đầu tư;

c) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức

phân bổ vốn đầu tư công cho các dự án theo

từng nguồn vốn;

d) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công

trung hạn và hằng năm theo từng nguồn vốn;

đ) Tình hình và kết quả thực hiện kế

hoạch, chương trình, dự án đầu tư công;

e) Tình hình huy động các nguồn lực

và nguồn vốn khác tham gia thực hiện các

dự án đầu tư công;

g) Quy hoạch, kế hoạch, các chương

trình đầu tư trên địa bàn, bao gồm: vốn bố trí

cho từng chương trình theo từng năm, tiến

độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình;

CHƢƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

........

Điều 14. Công khai, minh bạch

trong hoạt động đầu tƣ công(*)

1. Nội dung công khai, minh bạch

trong hoạt động đầu tư công bao gồm:

a) Chính sách, pháp luật và việc tổ

chức thực hiện chính sách, pháp luật trong

quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

b) Việc xác định các nNguyên tắc,

tiêu chí, căn cứ xác định, lựa chọn danh mục

dự án đầu tư công; tác động của dự án tới

địa bàn đầu tư;

c) Việc xác định các nNguyên tắc, tiêu

chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công

cho các dự án theo từng nguồn vốn;

d) Dự kiến phương án và kKế hoạch

phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng

năm theo từng nguồn vốn;

đ) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và

tình hình, kết quả Tình hình và kết quả thực

hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư

công;

e) Kế hoạch và Ttình hình thực hiện

kế hoạch huy động các nguồn lực và nguồn

vốn khác tham gia thực hiện các dự án đầu

tư công;

Page 38: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

33

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

h) Danh mục dự án đầu tư công được

quyết định chủ trương đầu tư và được quyết

định đầu tư trên địa bàn, bao gồm: quy mô,

tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm;

i) Danh mục dự án đầu tư công được

bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm

theo từng nguồn vốn;

k) Mức vốn đầu tư công bố trí cho

từng dự án;

l) Tiến độ thực hiện và giải ngân các

dự án theo từng nguồn vốn;

m) Kết quả nghiệm thu, chất lượng

dự án đầu tư công.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

phải thực hiện việc công khai các nội dung

đầu tư công theo quy định của pháp luật.

g) Quy hoạch, kế hoạch, các chương

trình đầu tư trên địa bàn, bao gồm: quá trình

lập, thẩm định, phê duyệt và vốn bố trí cho

từng chương trình theo từng năm, tiến độ

thực hiện và giải ngân vốn chương trình và

thuyết minh về chương trình;

h) Danh mục dự án đầu tư công được

đề xuất, bản thuyết minh về các dự án kèm

theo và Ddanh mục dự án đầu tư công được

quyết định chủ trương đầu tư và được quyết

định đầu tư trên địa bàn, bao gồm: quy mô,

tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm;

i) Danh mục dự án đầu tư công được

đề xuất, bản thuyết minh về các dự án kèm

theo và Ddanh mục dự án đầu tư công được

bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm

theo từng nguồn vốn;

k) Mức vốn đầu tư công được bố trí

cho từng dự án;

l) Tiến độ thực hiện và giải ngân theo

kế hoạch đã được phê duyệt và trên thực tế

đối với các dự án theo từng nguồn vốn;

m) Kết quả nghiệm thu, kết quả thẩm

định, đánh giá chất lượng, tác động của các

chương trình, dự án đầu tư công.;

n) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

công, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo

cáo nghiên cứu khả thi đối với các chương

trình, dự án đầu tư công, báo cáo kế hoạch

đầu tư công trung hạn và hằng năm;

o) Kết quả giám sát, kiểm tra, đánh

giá việc thực hiện các chương trình, dự án,

kế hoạch đầu tư công.

2. Việc công khai trong hoạt động đầu tư

công phải được thực hiện bằng các hình

thức: niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ

quan, đơn vị, tổ chức; thông báo bằng văn

bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá

nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin

điện tử. Ngoài hình thức công khai bắt buộc,

cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn

thêm một trong các hình thức công khai, bao

gồm: phát hành ấn phẩm; thông báo trên các

phương tiện thông tin ðại chúng; công bố

trong các kỳ họp thường niên; cung cấp theo

yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Page 39: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

34

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

4. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn

vị có trách nhiệm xác định nội dung công

khai và thực hiện công khai đầu tư công theo

quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và

các quy định của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết về việc thực

hiện công khai, minh bạch trong lĩnh vực đầu

tư công.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

phải thực hiện việc công khai các nội dung

đầu tư công theo quy định của pháp luật.

(*) Việc chỉnh lý Điều 14 nhằm bảo đảm quy định cụ thể về nội dung, hình thức và

trách nhiệm công khai của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến các hoạt

động đầu tư công. Mặc dù các hình thức công khai đã được ghi nhận tại Điều 12

Luật PCTN, tuy nhiên còn thiếu cụ thể. Vì vậy, dự thảo Luật đầu tư công cần quy

định về việc áp dụng các hình thức công khai cho phù hợp với yêu cầu trong lĩnh

vực này, qua đó góp phần nâng cao tính khả thi của các quy định pháp luật.

Phương án đề xuất cũng mở rộng nội dung công khai, bao gồm cả các tài liệu có

liên quan trong đề xuất, lập, thẩm định hoặc phê duyệt để tăng cường sự tham gia

của người dân.

Khuyến nghị 3: Bổ sung nhiệm vụ “cung cấp thông tin, thực hiện

công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công theo quy định của

Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan” của các cơ

quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến các hoạt động đầu tư công

trong Dự thảo.

Phương án này sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện công khai, minh bạch

trong đầu tư công được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và thực

chất. Đồng thời, quy định này cũng giúp các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, đặc biệt là cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra có căn cứ xử lý vi

phạm về công khai, minh bạch trong đầu tư công.

Nhiệm vụ này cần được bổ sung vào các điều tại Chương V Dự thảo, bao

gồm: Điều 85 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; Điều 86 về nhiệm

vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Điều 87 về nhiệm vụ, quyền

hạn của Bộ Tài chính; Điều 88 về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ

quan trung ương; Điều 90 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh; Điều 91 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện,

cấp xã; Điều 96 về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư; Điều 99 về quyền

và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến tư vấn thiết kế chương

trình...

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Page 40: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

35

Chƣơng V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CÔNG

Điều...

........

x) Cung cấp thông tin, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công theo

quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Khuyến nghị 4: Bổ sung hành vi vi phạm chế độ công khai, minh bạch

theo quy định của pháp luật vào các hành vi bị cấm trong đầu tư

công.

Coi không thực hiện chế độ công khai, minh bạch như một trong các vi

phạm pháp luật nói chung là rất quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho

việc xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người

có thẩm quyền khi không thực hiện các quy định của Luật đầu tư công và

quy định của pháp luật khác có liên quan đến công khai, minh bạch trong

các hoạt động đầu tư công. Quy định như vậy cũng thể hiện tính phòng

ngừa và răn đe đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc

đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch trong

đầu tư công.

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

.......

Điều 16. Các hành vi bị cấm trong

đầu tƣ công

1....

....

11. Cản trở, đe dọa, quấy rối việc phát hiện

các hành vi vi phạm việc thực hiện pháp luật

về đầu tư công.

Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

.......

Điều 16. Các hành vi bị cấm trong

đầu tƣ công

1....

....

11. Cản trở, đe dọa, quấy rối việc phát hiện

các hành vi vi phạm việc thực hiện pháp luật

về đầu tư công.

12. Không thực hiện công khai, minh bạch

theo quy định của Luật này và các văn bản

pháp luật khác có liên quan đến hoạt động

đầu tư công.

Khuyến nghị 5: Bổ sung việc thực hiện công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình là nội dung của hoạt động giám sát, thanh tra về đầu

Page 41: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

36

tư công theo quy định tại Khoản 3 Điều 80 và Điều 83 dự thảo Luật

đầu tư công.

Quy định việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là

nội dung của hoạt động giám sát, thanh tra sẽ giúp tạo ra cơ chế bảo đảm

các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền trong các cơ

quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh chế độ công khai, minh bạch

và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Phương án

này cũng sẽ khắc phục tính hình thức trong việc thực hiện công khai, minh

bạch về đầu tư công như đã phân tích trong phần nhận diện vấn đề. Qua

đó giúp nhấn mạnh đến nỗ lực nhằm minh bạch hóa hoạt động đầu tư

công.

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

CHƢƠNG IV

THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH ĐẦU

TƢ CÔNG

MỤC 2. THEO DÕI, KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH,

CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG

Điều 80. Giám sát đầu tƣ của cộng

đồng

1...

2.

3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng

đồng:

a) ;

...

d) Giám sát tình hình triển khai và tiến

độ thực hiện các dự án;

...

CHƢƠNG IV

THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH ĐẦU

TƢ CÔNG

MỤC 2. THEO DÕI, KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH,

CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG

Điều 80. Giám sát đầu tƣ của cộng

đồng

1...

2.

3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng

đồng:

a) ;

....

d) Giám sát tình hình triển khai và tiến

độ thực hiện các dự án; việc thực hiện công

khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

trong các hoạt động đâu tư công10;

....

Điều 83. Thanh tra quản lý và sử

dụng vốn đầu tƣ công

1. Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư

công chịu sự thanh tra của các cơ quan chức

Điều 83. Thanh tra quản lý và sử

dụng vốn đầu tƣ công11

1. Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư

công chịu sự thanh tra của các cơ quan chức

10

Khuyến nghị này đã được tiếp thu trong Dự thảo chính thức trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII (Khoản 3 Điều 80). 11

Chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật thanh tra năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về hoạt động thanh tra.

Page 42: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

37

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

năng nhà nước theo quy định của Luật này

và quy định của pháp luật liên quan theo

từng lĩnh vực quản lý.

2. Công tác thanh tra về đầu tƣ

thực hiện theo quy định của pháp luật về

thanh tra.

năng nhà nước theo quy định của Luật này

và quy định của pháp luật liên quan theo

từng lĩnh vực quản lý.

2. Công tác thanh tra về đầu tƣ

thực hiện theo quy định của pháp luật về

thanh tra.

1. Thanh tra đầu tư công bao gồm thanh tra

việc chấp hành pháp luật về đầu tư công;

việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công và

việc thực hiện chế độ công khai, minh bạch,

trách nhiệm giải trình trong các hoạt động

đầu tư công.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra đầu

tư công được thực hiện theo các quy định của

Luật thanh tra và các văn bản pháp luật khác

có liên quan.

3. Chính phủ quy định chi tiết

Khoản 1 Điều này.

5.2. Mục tiêu 2: Tăng cƣờng trách nhiệm giải trình của các cơ quan

nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan nhà nƣớc và các cơ

quan, tổ chức, đơn vị khác trong các hoạt động đầu tƣ công.

Phạm vi các vấn đề khuyến nghị sửa đổi:

Bên cạnh những khuyến nghị sửa đổi về công khai, minh bạch có liên quan đến

thực hiện trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tư công, nhóm chuyên

gia và các tổ chức thực hiện tham vấn tiếp tục khuyến nghị sửa đổi một số vấn đề

khác có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm giải trình như sau:

Bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình vào phần quy định chung nhằm

tạo cơ sở pháp lý chung cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các

cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và các

cơ quan, tổ chức, đơn bị khác trong các hoạt động đầu tư công (Chương I

về Những quy định chung, dự thảo Luật).

Bổ sung nội dung giải trình về kết quả chấp hành kế hoạch đầu tư công và

các chương trình, dự án đầu tư công theo thẩm quyền vào các quy định về

nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ

của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước (Chương V dự thảo Luật).

Bổ sung các quy định về nội dung, phương thức và các yêu cầu thực hiện

trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tư công, đặc biệt là trong

quá trình thẩm định chủ trương đầu tư; thẩm định chương trình, dự án sử

dụng vốn đầu tư công; thẩm định, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra

Page 43: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

38

việc thực hiện kế hoạch đầu tư công (tại các Chương II, Chương III và

Chương IV dự thảo Luật).

Các khuyến nghị cụ thể:

Khuyến nghị 6: Bổ sung điều khoản giải thích và quy định về trách

nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân về hoạt

động đầu tư công.

Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước

và các tổ chức, cá nhân về hoạt động đầu tư công mặc dù đã thể hiện

trong nhiều điều khoản của dự thảo Luật, tuy nhiên chưa được ghi nhận

chính thức với tính chất là một chế định quan trọng nhằm minh bạch hóa

hoạt động đầu tư công. Vì vậy, Dự thảo cần quy định 01 khoản giải thích

về khái niệm “trách nhiệm giải trình” và bổ sung các quy định cụ thể về

trách nhiệm giải trình theo 02 phương án. Phương án 1 là bổ sung 01 điều

riêng quy định về trách nhiệm giải trình và phương án 2 là bổ sung nội

dung “giải trình” vào các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của

các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công (Chương V Dự

thảo).

Phương án đề xuất cụ thể như sau12:

Phương án 1:

Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

.......

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

......

....x. Trách nhiệm giải trình về đầu tư công là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền,

theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cung cấp thông tin, làm rõ các vấn đề có

liên quan đến việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt

chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai

thực hiện kế hoạch đầu tư công và quản lý nhà nước về đầu tư công trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn theo luật định.

Điều .... Trách nhiệm giải trình về đầu tƣ công

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư công có trách nhiệm

giải trình trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đề xuất, lập chủ

trương đầu tư; đề xuất, lập chương trình, dự án đầu tư công; đề xuất, lập, phê duyệt, giao,

triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công (giải trình chủ động của các cơ quan, tổ chức,

đơn vị đề xuất, lập chủ trương đầu tư; đề xuất, lập chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư

12

Đề xuất trên căn cứ vào kinh nghiệm quốc tế về trách nhiệm giải trình, cũng như quy định về trách nhiệm giải trình tại Điều 32a Luật PCTN, Nghị định số 90/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trách nhiệm giải trình và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Page 44: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

39

công; đề xuất, lập kế hoạch đầu tư công với các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc

thông qua; của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao kế hoạch đầu tư công, được phân bổ vốn

đầu tư công với cơ quan giao và phân bổ).

2. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có yêu cầu, cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình về việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương

đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án có sử dụng vốn đầu tư công; lập,

thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công (giải trình theo yêu

cầu của cá nhân, tổ chức là những đối tượng chịu tác động hoặc thụ hưởng trực tiếp từ việc

thực hiện các hoạt động đầu tư công).

3. Trách nhiệm giải trình có thể được thực hiện trực tiếp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân giải

trình và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu giải trình. Trong trường hợp yêu cầu giải trình

bằng văn bản, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình phải thực hiện giải trình bằng văn

bản. Kết quả giải trình phải được công khai theo quy định pháp luật (làm rõ hình thức giải

trình).

4. Thời hạn thực hiện việc giải trình là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc

thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp phức tạp, có thể gia hạn một lần,

nhưng không quá 15 ngày. Trường hợp vì lý do khách quan mà không thể thực hiện trách

nhiệm giải trình, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình phải có trách nhiệm thông báo bằng

văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu giải trình và nêu rõ lý do.

5. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình và thực hiện trách nhiệm

giải trình về ngân sách nhà nước.

Phương án 2:

Chƣơng V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CÔNG

Điều...

........

x) Cung cấp thông tin, thực hiện công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình

trong hoạt động đầu tư công theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có

liên quan (ghép thêm vào điều khoản đề xuất mới trong Khuyến nghị 3)(*).

(*) Bổ sung khoản trên vào: Điều 85 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; Điều 86 về

nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Điều 87 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ

Tài chính; Điều 88 về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương; Điều 90 về

nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điều 91 về nhiệm vụ, quyền hạn của

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Điều 96 về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư; Điều

99 về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến tư vấn thiết kế chương

trình...

5.3. Mục tiêu 3: Quy định rõ phƣơng thức và các biện pháp bảo đảm

sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động đầu tƣ công.

Phạm vi các vấn đề khuyến nghị sửa đổi:

Ghi nhận nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của người dân vào các hoạt

động đầu tư công, đặc biệt là lập chủ trương đầu tư, chương trình, dự án

đầu tư và kế hoạch đầu tư công (Chương I về Những quy định chung, dự

Page 45: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

40

thảo Luật).

Bổ sung, sửa đổi các quy định nhằm làm rõ các biện pháp bảo đảm sự

tham gia của người dân vào các hoạt động đầu tư công (tham gia ý kiến

trong quá trình lập chủ trương đầu tư, lập chương trình, dự án đầu tư, lập

kế hoạch đầu tư; giám sát việc chấp hành kế hoạch đầu tư công quy định

tại các Chương II, III và IV).

Các khuyến nghị cụ thể:

Khuyến nghị 7: Chỉnh lý Điều 12 dự thảo Luật về nguyên tắc quản lý

đầu tư theo hướng bao quát tất cả các nguyên tắc được quy định

trong hoạt động đầu tư công tại các chương cụ thể của Dự thảo.

Trong các chương cụ thể của dự thảo Luật đầu tư công đưa ra nhiều

nguyên tắc như trong lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập,

thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án đầu tư... Xuất phát từ tầm

quan trọng của các quy định này, Dự thảo cần chỉnh lý theo hướng đưa

vào Điều 12 và đặt trong Chương I Dự thảo về Những quy định chung và

bổ sung thêm nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của người dân trong các

hoạt động đầu tư công.

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Chƣơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

.......

Điều... Các nguyên tắc trong hoạt động đầu tƣ công

....x. Khuyến khích và bảo đảm sự tham gia hiệu quả của người dân trong các hoạt động

đầu tư công.

Khuyến nghị 8: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong dự thảo

Luật nhằm quy định rõ về các biện pháp bảo đảm sự tham gia của

người dân vào các hoạt động đầu tư công.

Để hiện thực hóa nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của người dân, Dự

thảo cần có các quy định về các biện pháp bảo đảm cụ thể. Các biện pháp

này tập trung vào: (i) quy định rõ hơn về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam trong việc giám sát, tổ chức giám sát các hoạt động đầu tư công

ở cấp cơ sở; (ii) quy định về việc tham vấn xã hội trong các hoạt động đầu

tư công, đặc biệt là quá trình lập, thẩm định chủ trương đầu tư; lập, thẩm

định chương trình, dự án đầu tư công; (iii) điều chỉnh thời gian lập, thẩm

định và thông qua kế hoạch đầu tư công cho phù hợp với lập dự toán ngân

sách nhà nước và tạo điều kiện cho quá trình tham vấn.

Phương án đề xuất cụ thể như sau:

Page 46: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

41

Chƣơng II

CHỦ TRƢƠNG ĐẦU TƢ VÀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG

(i) Bổ sung nhiệm vụ “lấy ý kiến của người dân là các đối tượng có liên quan trực tiếp ở địa

bàn thực hiện chương trình, dự án đầu tư công” trong quá trình xây dựng báo cáo đề xuất

chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia hoặc xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi đối với các dự án đầu tư công khác và nhiệm vụ “tổ chức thảo luận hoặc tham vấn ý

kiến chuyên gia gia độc lập”13 trong quá trình thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án đầu tư

công có tác động lớn về mặt xã hội và môi trường ở các địa bàn triển khai quy định tại Điều

19 và từ Điều 21 đến Điều 32. Đồng thời, bổ sung báo cáo tổng hợp ý kiến tham vấn vào hồ

sơ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia tại Điều 20; nội dung báo cáo

đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công tại Điều 33 và báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi tại Điều 34, Điều 35.

(ii) Bổ sung nhiệm vụ “lấy ý kiến nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan ở

các địa bàn thực hiện chương trình, dự án đầu tư công” trong quá trình xây dựng báo cáo

nghiên cứu khả thi đối với các chương trình, dự án đầu tư công khác và nhiệm vụ “tổ chức

thảo luận hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia lập”14 trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên

cứu khả thi đối với các chương trình, dự án đầu tư công có tác động lớn về mặt xã hội và

môi trường ở các địa bàn triển khai tại các điều từ 40 đến 45.

Chƣơng III

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ CÔNG

(iii) Bổ sung 01 khoản tại Điều 55 và Điều 56 quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước về kế

hoạch và đầu tư các cấp tổ chức lấy ý kiến của người dân, các cơ quan, tổ chức và đơn vị

có quyền và nghĩa vụ liên quan trên địa bàn triển khai chương trình, dự án công về dự thảo

kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự thảo kế hoạch đầu tư công hằng năm”.

(iv) Điều chỉnh các mốc thời gian trong trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng

năm cho phù hợp với Luật NSNN và xu hướng kiến nghị sửa đổi. Theo đó, trước 31 tháng 3

năm trước15, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành văn bản về lập kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, bao gồm mục tiêu, định hướng chủ yếu và

giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư năm sau. Các

mốc thời gian tiếp theo cũng cần có những điều chỉnh nhằm bảo đảm thời gian cần thiết để

lấy ý kiến về các dự thảo kế hoạch.

.......

Chƣơng IV

THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, THANH TRA KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ

CÔNG

(v) Sửa đổi tên chương nhằm làm rõ nội dung giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công

13

Đồng thời, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp cụ thể phải tổ chức thảo luận hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia độc lập và quy định về trình tự, thủ tục và kinh phí tổ chức tham vấn, lấy ý kiến. 14

Như trên (footnote 11). 15

Hiện tại, theo dự thảo Luật NSNN sửa đổi (Dự thảo trình xin ý kiến của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7), thì mốc thời gian này là 31 tháng 5 năm trước. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, mốc thời gian này không phù hợp và cần điều chỉnh bắt đầu trước ngày 31 tháng 3 năm trước.

Page 47: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

42

tại Điều 80 và Điều 81, cụ thể: “Chương IV: Thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám

sát, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công”.

(vi) Bổ sung 01 khoản tại Điều 4 về giải thích từ ngữ: Giám sát đầu tư của cộng đồng là việc

cộng đồng dân cư nơi thực hiện chương trình, dự án đầu tư công thu thập, tổng hợp, phân

tích thông tin và đánh giá việc chấp hành pháp luật; tình hình triển khai chương trình, dự án

của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trình tự, thủ tục và nội dung do pháp

luật quy định.

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý(*)

Điều 80. Giám sát đầu tƣ của

cộng đồng

1. Các chương trình, dự án đầu tư

công chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt

trận Tổ quốc Việt nam các cấp chủ trì tổ

chức thực hiện việc giám sát cộng đồng.

2. Cơ quan chủ quản tham khảo ý

kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án

đối với việc quyết định đầu tư các dự án

quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, các dự

án có quy mô di dân, tái định canh, định cư

lớn và có nguy cơ tác động lớn đến môi

trường.

3. Nội dung giám sát đầu tư của

cộng đồng:

a) Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư

chấp hành các quy định của pháp luật về

chấp hành quy hoạch xây dựng, chỉ giới đất

đai và sử dụng đất; xử lý chất thải, bảo vệ

môi trường;

b) Giám sát công tác đền bù, giải

phóng mặt bằng và phương án tái định

canh, định cư bảo đảm quyền lợi của nhân

dân;

c) Giám sát toàn diện các chương

trình, dự án đầu tư công sử dụng một phần

vốn đóng góp của người dân;

d) Giám sát tình hình triển khai và

tiến độ thực hiện các dự án;

đ) Phát hiện những việc làm xâm hại

đến lợi ích của cộng đồng; những tác động

tiêu cực của dự án đến môi trường sinh

sống của cộng đồng trong quá trình thực

hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc

làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản

thuộc dự án.

Điều 81. Trình tự, thủ tục, quy

Điều 80. Giám sát đầu tƣ của cộng

đồng

1. Các hoạt động đầu tư công đều chịu

sự giám sát của cộng đồng dân cư cấp cơ sở

tại nơi triển khai. Mặt trận Tổ quốc Việt nam

các cấp chủ trì tổ chức thực hiện việc giám sát

cộng đồng. (bỏ vì chuyển lên Điều 93 về

nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam để tránh trùng lặp và tại Điều 93 sẽ

dẫn chiếu trở lại; bổ sung thêm nơi thực hiện

để xác định phạm vi giám sát).

2. Cơ quan chủ quản, chủ chương

trình, dự án đầu tư công và các cơ quan, tổ

chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tiếp

nhận tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư nơi

triển khai hoạt động đầu tư công đối với việc

quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc

gia, dự án nhóm A, các dự án có quy mô di

dân, tái định canh, định cư lớn và có nguy cơ

tác động lớn đến môi trường, giải trình, làm rõ

hoặc tiếp thu để có giải pháp phù hợp trong

quá trình thực hiện. Trường hợp không tiếp

thu, thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản trong

thời hạn.... ngày theo quy định tại Điều... Luật

này (điều quy định trách nhiệm giải trình về

đầu tư công –chỉnh lý theo hướng mở rộng

phạm vi giám sát và quy định rõ biện pháp

thực hiện).

3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng

đồng:

a) Chủ trương, quyết định đầu tư các

chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn;

ab) Việc chấp hành pháp luật của chủ

đầu tư về chấp hành quy hoạch xây dựng, chỉ

giới đất đai và sử dụng đất; xử lý chất thải,

bảo vệ môi trường về đầu tư công, đất đai,

xây dựng, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực

khác có liên quan đến hoạt động đầu tư công

(mở rộng nội dung giám sát);

Page 48: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

43

trình giám sát đầu tƣ của cộng đồng

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ

trì, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội hằng năm lập kế hoạch giám

sát cộng đồng chương trình, dự án đầu tư

trên địa bàn theo các nội dung quy định tại

khoản 3, Điều 80 Luật này; ra Quyết định

thành lập Tổ giám sát cộng đồng cho từng

chương trình, dự án; Thông báo cho các

chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản

lý chương trình, dự án trước 45 ngày làm

việc về kế hoạch giám sát và thành viên Tổ

giám sát.

2. Chủ các chương trình, dự án và Ban

Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm

cung cấp cho Tổ giám sát đầy đủ, trung

thực, kịp thời các tài liệu liên quan đến việc

triển khai thực hiện chương trình, dự án để

thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2

Điều 80 Luật này và tạo điều kiện thuận lợi

cho Tổ giám sát thực hiện việc giám sát

theo quy định của pháp luật; chịu trách

nhiệm tiếp thu các ý kiến giám sát cộng

đồng và tăng cường các biện pháp thực

hiện dự án.

bc) Công tác đền bù, giải phóng mặt

bằng và phương án tái định canh, định cư bảo

đảm quyền lợi của nhân dân;

cd) Các chương trình, dự án đầu tư

công sử dụng một phần vốn đóng góp của

người dân;

dđ) Tình hình triển khai và tiến độ thực

hiện các chương trình, dự án đầu tư công trên

địa bàn;

đe) Phát hiện những việc làm xâm hại

đến lợi ích của cộng đồng; những tác động

tiêu cực của chương trình, dự án đến môi

trường sinh sống của cộng đồng trong quá

trình thực hiện đầu tư và vận hành chương

trình, dự án; những việc làm gây lãng phí, thất

thoát vốn, tài sản thuộc chương trình, dự án.

4. Hình thức giám sát đầu tư của cộng

đồng:

a) Tổ chức lấy ý kiến của người dân về

các nội dung giám sát quy định tại Điểm a,

Điểm c Khoản 3 Điều này;

b) Thành lập tổ giám sát đối với các nội

dung giám sát quy định tại Điểm b và từ Điểm

c đến Điểm e Khoản 3 Điều này.

Điều 81. Trình tự, thủ tục, quy trình

giám sát đầu tƣ của cộng đồng

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì,

phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội hằng năm lập kế hoạch giám sát cộng

đồng chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn

theo các nội dung quy định tại kKhoản 3, Điều

80 Luật này; ra Qquyết định thành lập Ttổ

giám sát cộng đồng cho từng chương trình, dự

án; Tthông báo cho các chủ chương trình, dự

án, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình,

dự án trước 415 ngày làm việc về kế hoạch

giám sát và thành viên Ttổ giám sát.

Trường hợp phát sinh việc giám sát

ngoài kế hoạch đã được phê duyệt, thì Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam ra quyết định thành lập

tổ giám sát và thông báo cho các chủ chương

trình, dự án, chủ đầu tư và Ban quản lý

chương trình, dự án trong thời hạn quy định ở

trên.

2. Chủ các chương trình, dự án, chủ đầu tư và

Ban Qquản lý chương trình, dự án có trách

nhiệm hợp tác, cung cấp đầy đủ, trung thực,

Page 49: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

44

kịp thời các thông tin, tài liệu có liên quan và

giải thích, làm rõ khi có yêu cầu của cho Tổ

giám sát; giải đầy đủ, trung thực, kịp thời các

tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện

chương trình, dự án để thực hiện các nội dung

quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật này và tạo

điều kiện thuận lợi cho Tổ giám sát thực hiện

việc giám sát theo quy định của pháp luật; chịu

trách nhiệm tiếp thu các ý kiến giám sát cộng

đồng và tăng cường các biện pháp thực hiện

dự án.

(*) Việc chỉnh lý các Điều 81 và 82 nhằm:

- Thứ nhất là bảo đảm tính nhất quán, lô-gíc trong các quy định, đặc biệt là xác định rõ nội

dung giám sát của cộng đồng dân cư cấp cơ sở đối với các hoạt động đầu tư công được

triển khai trên địa bàn. Như phân tích ở trên, quy định giữa Khoản 2 và Khoản 1 Điều 80

chưa có sự nhất quán. Quy định tại Khoản 2 Điều 80 Dự thảo chưa thể hiện rõ là quy định

về hình thức, nội dung hay trách nhiệm giám sát?

- Thứ hai là mở rộng phạm vi giám sát đối với hoạt động đầu tư công nói chung mà không

chỉ giới hạn đối với các chương trình, dự án đầu tư công như trong Dự thảo.

- Thứ ba là khắc phục hạn chế của Dự thảo khi chưa quy định về hình thức giám sát. Căn

cứ vào quy định tại Điều 80 và Điều 81, thì hình thức giám sát bao gồm cả việc tổ chức lấy ý

kiến của người dân.

- Thứ tư là giảm thời gian thông báo trước kế hoạch giám sát xuống 15 ngày nhằm tạo

thuận lợi và tính khả thi cho hoạt động giám sát; quy định về trường hợp giám sát phát sinh

ngoài kế hoạch và lược bớt một số quy định tại Khoản 2 Điều 81 do đã được đề cập trong

các điều khoản ở trên theo phương án chỉnh lý.

Chƣơng V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CÔNG

Dự thảo Luật đầu tƣ công Phƣơng án chỉnh lý

.....

Điều 93. Nhiệm vụ, quyền hạn của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng

chủ trương đầu tư các chương trình, dự án

đầu tư công trên địa bàn theo quy định tại

điểm a, d khoản 3, Điều 80 Luật này.

2. Tổ chức giám sát cộng đồng các chương

trình, dự án đầu tư công.

....

......

Điều 93. Nhiệm vụ, quyền hạn của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng chủ

trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư

công trên địa bàn theo quy định tại điểm a, d

khoản 3, Điều 80 Luật này.

2. Tổ chức giám sát cộng đồng các chương

trình, dự án đầu tư công.

Điều 93. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên

của Mặt trận

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức

thành viên của Mặt trận các cấp có trách

nhiệm giám sát hoạt động đầu tư công theo

Page 50: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

45

quy định của Luật này và các văn bản pháp

luật khác có liên quan; tổ chức và hướng dẫn

cho cộng đồng dân cư ở địa phương thực hiện

giám sát đầu tư công theo quy định tại Điều

80, Điều 81 Luật này.

2. Trong quá trình giám sát, Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận

có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu

cần thiết và giải trình về các vấn đề có liên

quan đến hoạt động đầu tư công. (nâng cao

vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

tổ chức thành viên trong giám sát đầu tư

công).

.....

Page 51: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

46

PPHHẦẦNN VVII:: KKẾẾTT LLUUẬẬNN

Hoạt động tham vấn cộng đồng về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và

sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách, bao gồm quản lý và sử

dụng ngân sách các công trình đầu tư công đã phản ánh chân thực những trải

nghiệm và nguyện vọng sâu sắc của người dân tại các địa phương nơi tiến hành

tham vấn đối với quy trình ngân sách và các hoạt động đầu tư công. Trên cơ sở

các kết quả tham vấn cộng đồng, nhóm chuyên gia và các tổ chức thực hiện tham

vấn đã cùng tiến hành phân tích và nhận diện các vấn đề, phân tích nguyên nhân

liên quan đến chủ đề tham vấn về tăng cường công khai, minh bạch và sự tham

gia của người dân trong các hoạt động đầu tư công. Cụ thể như sau:

Vấn đề 1: Tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tƣ công còn hạn

chế, chƣa bảo đảm sự tham gia của ngƣời dân, dẫn đến còn tình trạng đầu

tƣ lãng phí, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân.

Nhận diện các nguyên nhân:

Thứ nhất, việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công mặc dù

đã được quy định tương đối toàn diện, song còn nằm trong nhiều văn bản

quy phạm pháp luật khác nhau, hiệu lực pháp luật chưa cao, dẫn đến quá

trình áp dụng còn hạn chế.

Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa quy định về công khai, minh bạch trong

quá trình lập kế hoạch đầu tư công, đặc biệt là việc lập, phê duyệt chủ

trương đầu tư công; hoặc việc lập, thẩm định và phê duyệt các chương

trình, dự án đầu tư công.

Thứ ba, hình thức công khai còn mang tính chiếu lệ mà chưa thực sự tạo

thuận lợi cho người dân tiếp cận các thông tin về đầu tư công.

Thứ tư, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định rõ các hình thức

xử lý đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ công khai, minh bạch trong hoạt

động đầu tư công.

Vấn đề 2: Trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tƣ công chƣa rõ

ràng để làm căn cứ cụ thể hóa trách nhiệm của từng chủ thể có thẩm quyền.

Nhận diện các nguyên nhân:

Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm

giải trình và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong việc thực hiện trách

nhiệm giải trình về hoạt động đầu tư công16.

16

Hiện tại, “trách nhiệm giải trình” mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như tại Điều 32a, Luật PCTN; từ Điều 73 đến Điều 76, Luật đấu thầu. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước đã thực hiện trách nhiệm giải trình thông qua các hình thức “báo cáo”, “trả lời chất vấn” hoặc “giải thích, làm rõ”... trong quá trình thông qua các chủ trương, chính sách hoặc pháp luật... Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn chưa được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư công, chưa gắn kết được với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời, các quy định

Page 52: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

47

Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ nội dung giải trình về các

vấn đề có liên quan trong phê duyệt chủ trương, các chương trình, dự án

đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công.

Thứ ba, các quy định pháp luật hiện hành chưa thể hiện rõ hình thức thực

hiện trách nhiệm giải trình về các vấn đề liên quan đến việc phê duyệt,

quyết định chủ trương đầu tư công, các chương trình, dự án đầu tư công

và việc tổ chức thực hiện.

Vấn đề 3: Ngƣời dân chƣa tham gia một cách thực chất và có hiệu quả vào

các hoạt động đầu tƣ công; hoạt động của các ban giám sát đầu tƣ cộng

đồng còn hình thức.

Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về sự tham gia trực

tiếp của người dân vào các hoạt động đầu tư công.

Thứ hai, các hình thức tham gia gián tiếp thông qua đại biểu Quốc hội và

đại biểu HĐND trong các hoạt động đầu tư công vẫn còn những hạn chế

về hiệu lực, hiệu quả thực hiện.

Từ thực trạng phân tích trên, nhóm tham vấn và tƣ vấn đã đƣa ra một số

khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật đầu tƣ công cụ thể

nhƣ sau:

Mở rộng phạm vi, nội dung và hình thức thực hiện công khai, minh bạch

trong đầu tƣ công nhằm bảo đảm sự tham gia của ngƣời dân.

Khuyến nghị 1: Chỉnh lý Khoản 5 Điều 12 (về nguyên tắc quản lý đầu tư

công) theo hướng quy định chung cho các hoạt động đầu tư công, bao

gồm cả việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm17 (Khoản 5

Điều 48 về nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm).

Khuyến nghị 2: Chỉnh lý Điều 14, Dự thảo Luật theo mở rộng các nội dung

công khai, quy định hình thức công khai và trách nhiệm của người đứng

đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc thực hiện công khai, minh bạch.

Khuyến nghị 3: Bổ sung nhiệm vụ “cung cấp thông tin, thực hiện công khai,

minh bạch trong hoạt động đầu tư công theo quy định của Luật này và các

quy định pháp luật khác có liên quan” của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có

liên quan đến các hoạt động đầu tư công trong Dự thảo (các Điều 85 đến

Điều 88; Điều 90, Điều 91, Điều 96 và Điều 99).

Khuyến nghị 4: Bổ sung hành vi vi phạm chế độ công khai, minh bạch theo

quy định của pháp luật vào các hành vi bị cấm trong đầu tư công (Điều 16,

Điều 80 và Điều 83).

trong Luật PCTN, Luật đấu thầu cũng không thay thế được trách nhiệm giải trình trong các hoạt động đầu tư công. 17

Khuyến nghị này đã được tiếp thu trong Dự thảo chính thức trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII (Khoản 5 Điều 12).

Page 53: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

48

Khuyến nghị 5: Bổ sung việc thực hiện công khai, minh bạch và trách

nhiệm giải trình là nội dung của hoạt động giám sát18, thanh tra về đầu tư

công theo quy định tại Khoản 3 Điều 80 và Điều 83 dự thảo Luật đầu tư

công.

Tăng cƣờng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm

quyền trong cơ quan nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong

các hoạt động đầu tƣ công.

Khuyến nghị 6: Bổ sung điều khoản quy định về trách nhiệm giải trình của

cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân về hoạt động đầu tư công (các

Điều 85 đến Điều 88; Điều 90, Điều 91, Điều 96 và Điều 99).

Quy định rõ phƣơng thức và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của ngƣời

dân vào các hoạt động đầu tƣ công.

Khuyến nghị 7: Chỉnh lý Điều 12 dự thảo Luật về nguyên tắc quản lý đầu tư

theo hướng bao quát tất cả các nguyên tắc được quy định trong hoạt động

đầu tư công tại các chương cụ thể của Dự thảo.

Khuyến nghị 8: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong dự thảo Luật

nhằm quy định rõ về các biện pháp bảo đảm sự tham gia của người dân

vào các hoạt động đầu tư công (Điều 19 và các Điều từ 21 đến 32; Điều

20, Điều 33 đến Điều 35; từ Điều 40 đến Điều 55; Điều 56; Điều 80, Điều

81 và Điều 93)

Hoạt động tham vấn cộng đồng này đã phản ánh chân thực những trải nghiệm và

nguyện vọng sâu sắc của người dân tại các địa phương nơi tiến hành tham vấn

đối với các hoạt động đầu tư công. Vì vậy, những khuyến nghị đưa ra trong Báo

cáo được mong đợi là sẽ giúp các Đại biểu Quốc hội và cơ quan nhà nước có

thẩm quyền tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật đầu tư công trong quá trình

thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII. Việc phản ánh trung

thực tâm tư, nguyện vọng của người dân sẽ là một trong các điều kiện tiên quyết

để Luật đầu tư công sau khi được thông qua có thể đi vào cuộc sống và có tính

khả thi cao.

18

Khuyến nghị này đã được tiếp thu trong Dự thảo chính thức trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII (Khoản 3 Điều 80).

Page 54: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

49

PPHHỤỤ LLỤỤCC BBÁÁOO CCÁÁOO

Một số câu chuyện điển hình về các công trình đầu tư công được nhóm tham vấn

đi khảo sát

A. Các câu chuyện điển hình về các công trình đầu tƣ công có ngƣời

dân tham gia quản lý nên đạt hiệu quả sử dụng cao

CCââuu cchhuuyyệệnn 11:: HHệệ tthhốốnngg mmưươơnngg ttưướớii ttiiêêuu ttạạii TThhôônn BBààoo,, xxãã TThhaannhh HHốốii,, hhuuyyệệnn TTâânn

LLạạcc,, ttỉỉnnhh HHòòaa BBììnnhh..

Hai hệ thống kênh mương nằm ngay cạnh nhau nhưng hiệu quả sử dụng

hoàn toàn trái ngược nhau. Con mương có người dân tham gia quản lý đầu

tư thì hoạt động tốt và đáp ứng như cầu sản xuất nông nghiệp của bà con.

Con mương còn lại, không có sự tham gia của người dân, chưa xong đã

hỏng, bị bỏ không và lãng phí của công.

Thôn Bào thuộc xã Thanh Hối huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình, là thôn miền núi, tình

hình kinh tế chưa phát triển. Với 80% dân sinh sống bằng nghề nông, thôn được

coi là vùng phát triển nông nghiệp trọng điểm của toàn xã cả về diện tích và sản

lượng. Do vậy, việc cải tạo cơ sở vật chất để phát triển nông nghiệp được coi là

ưu tiên hàng đầu. Địa phương đã có nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành

nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư

vào hệ thống kênh mương tưới tiêu trên

địa bàn xã.

Ra đồng ruộng thôn Bào có thể phát hiện

ngay một điều “lạ” – có tới hai hệ thống

mương dẫn nước tưới tiêu được xây

dựng rất gần nhau. Trong đó, chỉ có một

hệ thống hoạt động – có nước dẫn tới

ruộng của bà con.

Kênh mương thứ nhất – hiện giờ không

hoạt động, là công trình ngân sách huyện

đầu tư và thuê thợ về xây dựng. Người

dân không được biết và cũng không được

tham gia ý kiến. Kết quả là, con mương ấy

sau khi nghiệm thu thì gần như không sử dụng được. Mương được làm cao hơn

đồng ruộng, nên nước không tưới được cho đồng và cũng khó tiêu úng trong mùa

mưa.. Chỉ ít lâu sau khi hoàn thành, nhiều chỗ đã bị vỡ, nứt, sụt và bục cả mảng

lớn nước không thoát ra được. Chưa kể đến ở mặt mương các tấm lưới đan

bằng thép quá thưa và không đảm bảo kỹ thuật của công trình.

Do tình trạng kênh mương như vậy nên người dân gặp nhiều khó khăn để cung

cấp nước cho sản xuất, để bảo đảm sản lượng và năng suất canh tác. Trước tình

Công trình mương không có sự tham gia

của người dân bị bỏ hoang vì không sử

dụng được

Page 55: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

50

hình này, huyện lại phải cấp tiếp ngân sách để xây dựng hệ thống kênh

mƣơng khác cho xã chạy song song với con mương kia. Nhưng lần này, huyện

khoán về cho xã và người dân các thôn tự đứng ra đấu thầu và quản lý công

trình.

Người dân thôn Bào kể lại rằng họ được

tham gia ngay từ trong trong quá trình xây

dựng hệ thống kênh mương thứ hai này.

Các cán bộ chủ chốt của thôn đã cùng

nhau lập dự toán về công trình với các

hạng mục chi cụ thể, rồi họp dân để báo

cáo và xin ý kiến thống nhất những điểm

cơ bản cho việc xây dựng công trình như

thiết kế tổng thể, dự toán các hạng mục,

thời gian thực hiện, v.v. Trong các cuộc

họp này, người dân trong thôn cũng đưa

ra ý kiến của mình để bàn bạc và cuối

cùng thì thống nhất. Việc thuê thợ cũng do

người dân tự quyết định. Một ban giám sát

tại cộng đồng đã được bầu ra trong cuộc họp thôn để quản lý và giám sát công

trình.

Con mương được xây dựng nhanh chóng với chất lượng đúng như yêu cầu của

người dân. Khi con mương hoàn thành, cán bộ thôn cùng ban giám sát cộng

đồng đã tổ chức họp để báo cáo lại kết quả chi tiêu tài chính với người dân trong

thôn.

Tới nay, sau hai năm sử dụng, con mương vẫn hoạt động rất tốt. Trên thực tế,

hoạt động canh tác, sản xuất của bà con thôn Bào chủ yếu dựa vào nguồn nước

do hệ thống mương này cung cấp.

CCââuu cchhuuyyệệnn 22:: CCôônngg ttrrììnnhh llààmm đđưườờnngg ttạạii ttổổ 44,, pphhưườờnngg TTrràànngg TThhii,, tthhàànnhh pphhốố NNaamm

ĐĐịịnnhh

Việc thực hiện đúng quy chế dân chủ cơ sở trong quản lý đầu tư đã giúp

người dân tổ 4, phường Tràng Thi, thành phố Nam Định nhanh chóng cải

thiện chất lượng hạ tầng đường giao thông, đồng thời tăng cường sự đoàn

kết và hiểu biết giữa chính quyền và người dân.

Tổ 4 là một trong những tổ nghèo trên địa bàn phường Trường Thi. Con đường

dẫn vào tổ 4 vốn rất gập ghềnh, khó đi. Cống rãnh không có, các nhà ở mặt

đường đổ thẳng nước ra đường. Người dân thường xuyên kêu ca, cãi cọ nhau vì

con đường. Người dân ở nơi khác cũng ngại tới thăm bạn bè, người thân của

mình tại tổ 4 vì đường quá xấu.

Trước đây theo cơ chế cũ, ngân sách phân bổ xuống thế nào thì được hưởng thế

đó, người dân không có quyền chủ động gì nên con đường mãi cứ trong tình

Còn con mương được xây dưới sự quản lý

của người dân vẫn hoạt động hiệu quả

Page 56: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

51

trạng như vậy. Năm 2009, áp dụng mô hình mới để người dân tham gia vào việc

lập kế hoạch và quản lý ngân sách nhà nước, đại diện tổ dân phố được tham gia

cuộc họp lựa chọn ưu tiên những việc sẽ làm trong năm tới, việc nâng cấp con

đường tại tổ 4 đã được đưa vào danh sách ưu tiên đầu tư của phường. Sau khi

được phổ biến về nguồn ngân sách hỗ trợ từ phường và quỹ Sáng kiến cộng

đồng, cán bộ tổ dân phố đã họp xin ý kiến người dân và cùng nhau quyết tâm sửa

con đường để cải thiện điều kiện đi lại và cảnh quan khu dân cư.

Để triển khai, tổ dân đã thực hiện qua các bước sau. Bước 1 - thực hiện khảo sát

giá cả; đo chiều dài, độ cao; lên ngân sách và phương án đóng góp. Bước 2 - họp

dân xin ý kiến của người dân, công bố số tiền dự trù cần phải chi, trong đó nêu rõ

số tiền mà phường có thể hỗ trợ, số tiền quỹ Sáng kiến ủng hộ, số còn thiếu

người dân sẽ phải tự đóng góp. Mức đóng góp được xác định theo các nhóm hộ

hưởng lợi trực tiếp (ở ngoài mặt đường) và hưởng lợi gián tiếp (ở trong xóm).

Theo đó, các hộ ở ngoài mặt đường đóng góp 1.000.000 đồng/hộ, các hộ trong

ngõ đóng 300.000 đồng/hộ, hộ nghèo được đóng theo khả năng.

Trong cuộc họp này, người dân bầu ra một “tổ tự quản” để giám sát công trình, có

9 người bao gồm tổ trưởng kiêm kế toán, tổ phó phụ trách chuyên môn kỹ thuật,

2 người giám sát có trách nhiệm giao nhận vật liệu và đảm bảo về số lượng, thủ

quỹ giữ tiền, thu chi và lưu giữ hóa đơn, và nhóm phục vụ hậu cần. Cuối cùng,

mọi người thống nhất kế hoạch thu tiền và thi công. Tất cả nội dung họp đều

được văn bản hóa để cả những người dân đi họp và không đi họp đều có thể xem

xét kỹ lưỡng trước khi ký xác nhận đồng ý. Tiếp đến, hoàn tất bước 3 - triển khai

và giám sát, và bước 4 - nghiệm thu, quyết toán và báo cáo chi tiêu.

Số tiền thực tế sử dụng để làm đường là 92.120.000 đồng, trong đó tiền hỗ trợ

chỉ là 13.500.000 đồng – chiếm khoảng 15%, toàn bộ phần còn lại do người dân

đóng góp và tự huy động thêm từ các nguồn khác. Qua cách làm công khai minh

bạch, người dân tin tưởng, nhận thức rõ lợi ích và nghĩa vụ của mình trong việc

này, nên nhiệt tình đóng góp, nhiều hộ còn ủng hộ thêm kinh phí. Ngày đổ con

đường, toàn bộ người dân đổ ra xem, nhiều người tham gia hỗ trợ hậu cần.

Trong suốt quá trình quản lý công trình, tổ tự quản thực hiện nghiêm túc nhiệm

vụ. Thông tin thường xuyên được cập nhật, tuyên truyền qua loa đài. Nhiều người

dân không nằm trong tổ tự quản nhưng vẫn rất nhiệt tình và trách nhiệm tham gia

giám sát tiến độ và kỹ thuật công trình. Trong quá trình làm, bất kỳ ai có băn

khoăn, thắc mắc đều có thể đến gặp thủ quỹ cho xem sổ sách, chứng từ. Con

đường được hoàn thành chỉ sau hơn một tháng kể từ khi có ý tưởng, rộng 4m dài

hơn 100m. Người dân hết sức phấn khởi.

Đây cũng là công trình đầu tiên tại tổ 4 được áp dụng theo đúng quy chế dân chủ

cơ sở dân biết – dân bàn – dân kiểm tra. Nhờ đó, “sự hiểu biết giữa chính quyền

với người dân được tăng cường”, người dân vui vẻ, đoàn kết hơn và cảm thấy

“năng lực của mình khá hơn” vì đã biết tổ chức cùng nhau hoàn thành một việc

chung lớn, và tin tưởng “mình có thể cùng nhau làm nhiều việc lớn hơn nữa”. Sau

Page 57: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

52

công trình này, tổ 4 còn tiếp tục thực hiện nhiều công trình theo cách làm người

dân tham gia và đóng góp.

CCââuu cchhuuyyệệnn 33:: CCôônngg ttrrììnnhh đđiiểểmm ssiinnhh hhooạạtt ccộộnngg đđồồnngg ccủủaa kkhhuu pphhốố PPhhưướớcc HHòòaa,, tthhịị

ttrrấấnn PPhhưướớcc BBửửuu,, hhuuyyệệnn XXuuyyêênn MMộộcc,, ttỉỉnnhh BBàà RRịịaa –– VVũũnngg TTààuu..

Một công trình đầu tư xuất phát từ nguyện vọng của người dân và do chính

người dân lập dự toán, thiết kế, giám sát thực hiện không chỉ đem lại hiệu

quả sử dụng cao, mà còn là niềm tự hào của người dân và cán bộ trong khu

phố.

Khi vẫn còn thuộc xã Phước Bửu (chưa tách thành thị trấn Phước Bửu và xã

Phước Thuận), người dân của khu phố Phước Hòa sinh hoạt ở tụ điểm sinh hoạt

cộng đồng tại đường Huỳnh Minh Thạnh (địa điểm của xã). Đến năm 2004, do

mở rộng đường Huỳnh Minh Thạnh nên thị trấn lấy lại địa điểm. Người dân không

có tụ điểm sinh hoạt nên đã đề nghị với lâm trường cho đất để xây dựng. Năm

2005, giám đốc lâm trường là ông Nguyễn Xuân Quang đã cho một mảnh đất để

thị trấn xây nhà tạm cho dân sinh hoạt.

Nhà tạm là nhà cấp 4, rộng khoảng 50m. Tại khu phố, ngày Đại đoàn kết toàn dân

(18 tháng 11 hàng năm) là ngày hội của tất cả những người dân trong khu phố.

Trong ngày đó, khu phố sẽ tổ chức liên hoan văn nghệ. Mọi người dân đến sinh

hoạt rất đông. Tuy nhiên, nhà tạm chỉ chứa được tối đa 40 -50 người nên rất

đông bà con phải đứng ở bên ngoài sân, thậm chí là phải đứng tràn ra ở cả ngoài

bên đường. Tình trạng này cũng vẫn diễn ra ngay cả đối với những cuộc họp

thông thường của tổ dân phố. Trước tình hình đó, ban điều hành khu phố rất băn

khoăn và đau đáu muốn tìm được cách để cơi nới nhà tạm để có chỗ cho nhiều

người dân hơn đến sinh hoạt. Khu phố đã chủ động họp tổ dân phố để thành lập

ban sửa chữa cơi nới nhà tạm, tổ chức đi vận động sự đóng góp của người dân

và đến cuối năm 2009 thì đã hoàn thành việc làm mái tôn với diện tích 1.6m x

15m dọc theo bờ hiên của nhà tạm. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 25 triệu và

hoàn toàn do người dân trong tổ khu phố tự đóng góp.

Tuy nhiên, việc cơi nới thêm nhà tạm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người

dân trong tổ khu phố. Trong các cuộc họp người dân đến dự rất đông, mỗi lần có

hơn 100 người đến dự nên mỗi khi họp vẫn còn rất nhiều bà con phải đứng ở

ngoài theo dõi. Trước tình hình đó, tháng 4 năm 2013 chi bộ khu phố họp và

thông qua nghị quyết về việc nâng cấp tụ điểm sinh hoạt cộng đồng của khu phố

lần thứ 2. Ngay sau đó, các ban giám sát, ban vận động, ban tài chính được

thành lập để triển khai. Bác Lê Thanh Sơn – thành viên ban giám sát vẫn xúc

động khi nhớ lại :” Tôi vẫn nhớ mãi cái ngày hôm ấy, trời mưa to lắm, nhưng là

ngày đầu tiên ban vận động bắt đầu đi gặp các hộ dân để huy động tiền đóng

góp, chúng tôi đi một mạch đến đêm mới về nhưng chúng tôi huy động được ngay

lập tức của bà con hơn 30 triệu. Dân tôi đúng là có tấm lòng vàng. Có việc gì khó

dân làm xong ngay”.

Page 58: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

53

Người dân trong khu phố tích cực ủng hộ đóng góp việc nâng cấp không chỉ bằng

tiền mặt mà còn góp công, góp vật liệu. Tháng 9 năm 2013 thì bắt đầu khởi công.

Trong suốt quá trình thực hiện, ban giám sát thường xuyên có mặt ở đó. Bác Sơn

thậm chí còn mua cả bánh và sữa đến

cho thợ xây. Đến đầu tháng 11 thì công

trình hoàn thành bao gồm các hạng mục:

mở rộng mái tôn cho toàn bộ diện tích

sân, làm sân khấu ,cùng trang bị thiết bị

loa đài, làm nhà ở cho tổ bảo vệ. Toàn

bộ trang thiết bị bên trong như đài, tivi,

phích nước và các thiết bị khác hoàn

toàn do bà con đóng góp. Tổng kinh phí

thực hiện là 72.900.000 đồng.

Bà con khu phố vô cùng tự hào và vui

sướng vì tự mình đã xây dựng được một

tụ điểm sinh hoạt cộng đồng to đẹp và

khang trang. Chị Nguyễn Thị Xanh nói

“chúng tôi cũng không thể tin là tự chúng tôi lại làm được một cái nhà văn hóa

như vậy. Bây giờ đến sinh hoạt trong nhà văn hóa khang trang, có cả sân khấu

biểu diễn văn nghệ… tôi cũng thấy tự hào”

CCââuu cchhuuyyệệnn 44:: CCôônngg ttrrììnnhh xxââyy ddựựnngg nnhhàà vvăănn hhóóaa tthhôônn ĐĐồồnngg RRiiệệcc,, xxãã ĐĐồồnngg TTââmm,,

hhuuyyệệnn LLạạcc TThhủủyy,, ttỉỉnnhh HHòòaa BBììnnhh

Việc người dân được tham gia ý kiến và giám sát thực hiện giúp tạo ra sự

đồng thuận cũng như ủng hộ nhiệt tình của người dân trong quá trình xây

dựng công trình. Nhờ vậy, công trình nhà văn hóa thôn Đồng Riệc đảm bảo

chất lượng tốt và có hiệu quả sử dụng cao.

Xã Đồng Tâm là một trong những xã xa nhất của tình Hòa Bình, dân số gần 1600

dân, có 18 thôn, có 7 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm hơn 80% , còn lại là các dân

tộc: Mường, KơHo, … Người dân ở đây chủ yếu phát triển nông-lâm nghiệp-

chăn nuôi, trong đó lâm nghiệp và chăn nuôi chủ yếu. Thôn Đồng Riệc, trước đây

thuộc thông Đồng Nội. Để đảm bảo công tác quản lý tại cấp cơ sở.

Với nhu cầu cần một nơi hội họp, sinh hoạt tập thể, năm 2009, thôn Đồng Riệc đã

chủ trương xây dựng nhà văn hóa của thôn. Ý tưởng xây dựng nhà văn hóa thôn

được cả chính quyền huyện, xã và người dân nhất trí cao. Với ngân sách phân

bổ từ huyện 16 triệu cho mỗi nhà văn hóa, đại diện người dân trong thôn đã họp

xin ý kiến của dân và quyết tâm xây dựng.

Nhà văn hóa được xây dựng theo các bước:

Bà con tham gia sinh hoạt tại điểm sinh

hoạt cộng đồng khu phố Phước Hòa, thị

trấn Phước Bửu

Page 59: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

54

Bước 1: Họp dân thông báo chương

trình xây dựng nhà văn hóa thôn, thông

báo về địa điểm đặt nhà văn hóa để

người dân thảo luận và đưa ra ý kiến

nhất trí xây dựng.

Bước 2: Họp các hộ trong thôn có đất

liên qua tới nơi đặt nhà văn hóa để thông

tin và hai hộ có đất liên quan đều nhất trí

về kế hoạch xây nhà văn hóa, cũng như

việc không cần bồi thường về phần đất

của mình.

Bước 3: Lập kế hoạch cho việc xây dựng

công trình, thông tin tới toàn dân trong thôn. Dự thảo về tổng kinh phí cần thiết để

xây dựng nhà văn hóa, bầu ban kinh tế và ban giám sát công trình (do người dân

tự bầu ra) để giám sát tiến trình xây dựng công trình.

Bước 4: Mời các Ban và đại diện người dân đến nghiệm thu, quyết toán và báo

cáo chi tiêu. Toàn bộ chi tiêu được ghi rõ từng hạng mục, nếu người dân có thắc

mắc sẽ được giải đáp cặn kẽ và bằng chứng rõ ràng bằng văn bản.

Việc công khai minh bạch về quá trình cũng như ngân sách đã tạo ra sự đồng

thuận cao của người dân. Với sự tin tưởng của người dân, Ban kinh tế sau khi

được bầu đã thiết kế và lập dự toán số tiền cần phải chi cho công trình. Nhận

thấy với vốn phân bổ ban đầu của huyện (16 triệu) không đủ để xây dựng nhà

văn hóa như người dân mong muốn, Ban kinh tế đề xuất họp dân để công bố bản

thiết kế và dự toán kinh phí, đồng thời xin ý kiến của dân về việc đóng góp xây

dựng công trình. Bản thân người dân cũng đưa ra chính sách ưu tiên không thu

của người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên); không thu của người khuyết tật. Ban kinh

tế cũng đề xuất sử dụng 16 triệu để xây dựng móng trước nhằm tiết kiệm thời

gian.

Bác Nguyễn Thị Tâm chia sẻ: “Làm móng xong, chúng tôi cũng thông báo với dân

là đã làm hết bao nhiêu tiền, đề nghị bà con đóng tiếp để hoàn thiện. Khi làm

xong thì chúng tôi nghiệm thu, mời ban giám sát, ban kinh tế, mời đại diện của

dân nghiệm thu từng hàng mục của công trình. Trong quá trình làm, chúng tôi

cũng đã nghiệm thu từng hàng mục của công trình rồi. Khi kết thúc chúng tôi

nghiệm thu tổng thể. Khi làm nhà này là ban giám sát theo dõi thường xuyên. Thợ

chúng tôi lấy là người địa phương. Khi làm xong chúng tôi báo cáo kết quả thu chi

ngân sách của thôn, bao nhiêu khẩu đã nộp, còn lại bao nhiêu khẩu, chúng tôi

phải trình bày để bà con nhân dân nắm được. Tiền ngân sách là của dân, mình

thu về quản lý không tốt, chi không đúng thì dân sẽ không hài lòng. Người dân

nắm rất rõ về công trình nên không thể lừa người ta được, 1 xu cũng phải báo

cáo”.

Công trình nhà văn hóa thôn Đồng Riệc

Page 60: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

55

Trong quá trình xây dựng nhà văn hóa, nhiều người dân cũng đã tham gia đóng

góp ngày công, hỗ trợ hậu cần rất tích cực, khác hẳn với các công trình trước đây

mà dân không biết. Công trình được xây dựng xong vào tháng 9/2009. Tổng số

tiền đầu tư cho công trình là hơn 90 triệu, trong đó dân đóng góp hơn 70 triệu

(mỗi khẩu 225 nghìn, 330 khẩu).

Sau khi được tham gia tất cả các khâu và nhận bàn giao công trình, người dân vô

cùng phấn khởi. Sau khi xây dựng xong nhà văn hóa, thôn trưởng, các ban và

người dân tiếp tục họp bàn xây dựng thêm sân, khuôn viên và nhà bếp. Hiện nay,

sân và khuôn viên đã được xây xong, nhà bếp đang trong quá trình xây dựng.

Toàn bộ kinh phí đều do người dân đóng góp. Bác Đinh Công Thi, người dân

trong thôn cho biết: “Những công trình làm vì dân, công khai minh bạch thì sẽ

được người dân ủng hộ và tham gia nhiệt tình hết. Hiện nay, nhà văn hóa vẫn

được sử dụng và hầu như chưa có bất cứ vấn đề về mặt chất lượng. Khi nói tới

công trình nhà văn hóa của thôn, mỗi người chúng tôi nơi đây đều thấy như có

một phần công sức của mình ở đó. Chúng tôi càng tự đặt ra cho mình trách

nhiệm, bảo vệ và sử dụng công trình đúng mục đích”.

MMộộtt ssốố ccáácc ccôônngg ttrrììnnhh kkhháácc đđãã đđưượợcc kkhhảảoo ssáátt ccóó ssựự tthhaamm ggiiaa ccủủaa nnggưườờii ddâânn

mmaanngg llạạii hhiiệệuu qquuảả ssửử ddụụnngg cchhoo ccôônngg ttrrììnnhh

Công trình đường bê tông Kim Đồng tại Khu phố 6, phường 2, Thành phố

Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có chiều dài là 150 m với vốn đầu tư 100 triệu

đồng, trong đó nhà nước góp 50% và người dân đóng góp 50%. Công

trình này có sự tham gia của người dân từ đầu đến cuối. Người dân tự

quyết định mức đóng góp trong cuộc họp khu phố. Người dân cũng cử đại

diện tham gia Ban Quản lý công trình. Người dân giám sát tài chính thông

qua sổ sách cập nhật hàng ngày và công khai thu chi như mua bao nhiêu

xi măng, cát, sỏi, rồi tiền điện nước..v..v và giám sát thi công trực tiếp khi

làm đường. Con đường đã hoàn thành vào tháng 01/2014, người dân rất

hài lòng vì chất lượng công trình tốt, đường sá sạch sẽ, và giao thông đi lại

thuận tiện.

Công trình sân nhà sinh hoạt cộng

đồng Khóm 1 thị trấn Krông Klang,

huyện Đak rông, tỉnh Quảng Trị do

người dân có ý kiến đề xuất, sau

đó chính quyền thị trấn bố trí ngân

sách và cộng đồng họp quyết định

sẽ thực hiện như thế nào. Người

dân vui vẻ tham gia: đóng góp thêm

phần ngân sách còn thiếu, lập dự

toán và lên phương án thi công,

đồng thời giám sát toàn bộ quá

trình cho đến khi công trình hoàn

thành. Người dân tin rằng công Công trình sân nhà sinh hoạt cộng đồng

Khóm 1 thị trấn Krông Klang

Page 61: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

56

trình này có sự tham gia của họ nên chất lượng tốt hơn rất nhiều so với

các công trình không có sự tham gia của họ (như công trình xây nhà văn

hóa – được mô tả ở phần dưới)

Công trình đèn thắp

sáng cho đoạn đường

3km chạy qua thôn

Xuân Lâm và Na Nẫm,

xã Triệu Nguyên,

huyện Đakrông, tỉnh

Quảng Trị được Công

ty Bia Sài Gòn hỗ trợ

thông qua Huyện

Đoàn. Công ty hỗ trợ

bằng hiện vật như

dây, bóng đèn và cả

kỹ thuật với giá trị

khoảng 40 triệu. Do

phần hỗ trợ này chỉ đủ

thắp sáng dọc 2 bên trục đường chính mà không đủ đưa vào tới các gia

đình trong ngõ hẻm nên chính quyền đã tổ chức họp với người dân để xin

ý kiến về cách giải quyết. Người dân đã nhất trí sẽ góp tiền thêm để làm

hết các con đường ngõ hẻm. Thôn Xuân Lâm đóng góp 60 ngàn/hộ với

tổng số tiền là 9.240.000 đ và thôn Na Nẫm đóng 70 ngàn/hộ với tổng số

tiền là khoảng 8.000.000 đ. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và

người dân rất hài lòng vì chất lượng công trình tốt và có các lợi ích đem lại

như giảm bớt tai nạn, giúp người dân đi lại dễ dàng lúc trời tối. Công trình

được người dân đánh giá hiệu quả và chất lượng cao nhất trong số các

công trình gần đây tại địa phương.

Công trình đường nhánh Đón Lang tại thôn Cộng 2, xã Quy Hậu, huyện

Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nằm trong khuôn khổ dự án PSART (chương trình

cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa

Bình). Với cách làm của dự án, người dân được hỏi ý kiến khi khảo sát

công trình, được chia sẻ thông tin và tham gia đóng góp ý kiến vào thiết kế

và phương án huy động nguồn lực. Mọi người đều đồng ý đóng góp cho

công trình. Bà con rất hài lòng với con đường nhánh này vì đường được

hoàn thành nhanh, chất lượng tốt giúp bà con đi lại thuận tiện.

Công trình nhà văn hóa thôn Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa

Bình được xây dựng và đi vào sử dụng đã 10 năm mà chất lượng vẫn tốt

và chưa hề có dấu hiệu xuống cấp. Nguyên nhân là do công trình này

được xây dựng theo ý nguyện của người dân và có sự tham gia của người

dân từ khâu lập kế hoạch dự toán đến khâu giám sát thực hiện. Nhiều

cuộc họp thôn được tổ chức để xin ý kiến, thảo luận kế hoạch dự toán và

thống nhất phương án xây dựng cũng như đóng góp. Ban giám sát công

Công trình đèn đường tại thôn Xuân Lâm và

Na Nẫm

Page 62: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

57

trình được bầu ra gồm 1

trưởng xóm, 1 phó xóm,

thành viên của xóm. Mỗi

người chịu trách nhiệm một

công việc quản lý, giám sát,

kiểm tra hoạt động xây

dựng công trình. Khi khởi

công xây dựng chính người

dân là người trực tiếp đi

chọn từng cây cột gỗ, vật

liệu, thuê thợ để xây dựng

nhà văn hóa. Khi công trình

được hoàn tất, mọi người

đều hài lòng với chất lượng

công trình và vui mừng vì

có nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp để sử dụng.

B. Các câu chuyện điển hình về đầu tƣ công không có sự tham gia

của ngƣời dân dẫn đến việc đầu tƣ lãng phí, không hiệu quả, không

đáp ứng nhu cầu cộng đồng, thậm chí ảnh hƣởng tiêu cực đến cộng

đồng.

CCââuu cchhuuyyệệnn 55:: CCoonn đđưườờnngg lliiêênn xxãã ĐĐáá BBạạcc –– BBììnnhh BBaa,, hhuuyyệệnn XXuuyyêênn MMộộcc,, ttỉỉnnhh BBàà

RRịịaa –– VVũũnngg TTààuu

Con đường liên xã được đầu tư nhằm phục vụ lợi ích cho người dân, nhưng

lại đang gây trở ngại cho việc đi lại cũng như ảnh hưởng đến đời sống và

sinh kế của người dân hai bên đường, do thiết kế không phù hợp với thực

tế vì không tham khảo ý kiến người dân.

Con đường liên xã Đá Bạc- Bình Ba

là một công trình đầu tư hoàn toàn

từ ngân sách nhà nước, chạy qua

xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc,

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo người

dân ở đây phản ánh lại thì con

đường này do tỉnh làm chủ đầu tư,

ban quản lý dự án là ở cấp huyện,

xã và người dân chỉ tham gia trong

quá trình đền bù giải phóng mặt

bằng. Do chủ đầu tư và bên thi công

không tham khảo ý kiến của những

người dân dọc theo tuyến đường

nên lúc đầu đường được làm không

có hệ thống cống thoát nước, dẫn

Vườn tiêu ngập nước chết do đường xây quá

cao so với nhà dân mà không có cống thoát

nước

Công trình nhà văn hóa thôn Bào, xã Thanh

Hối

Page 63: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

58

đến việc ngập lụt và làm chết cây tiêu của một số gia đình.

Sau khi nhiều người dân có ý kiến, đơn

vị thi công đã làm thêm cống nhưng lại

không ăn khớp với mương dẫn nước và

đường cống cũ nên không có tác dụng

thoát nước. Phần cống này cũng chỉ

được làm ở một bên đường. Bên cạnh

đó nền đường cao hơn nền nhà dân xây

dựng hai bên đường, gây cản trở khó

khăn cho việc đi lại cho người dân và

ngập lụt nhà dân hai bên đường mỗi khi

mưa xuống

Bà Nương, ấp Nhân Tiến xã Xuyên Mộc

kể “Khi chúng tôi phát hiện ra, hỏi họ

(những người thợ ở đây) thì họ nói, họ

cứ thi công theo thiết kế! Mà giờ đây nhà bên kia đường họ không cho làm cống

thoát sang bên đó thì mùa mưa năm nay nước sẽ chảy đi đâu.”

Sau khi phải chịu đựng những nỗi khổ do con đường mang lại, người dân ở đây

đã có ý kiến với xã về việc ban quản lý dự án và bên thi công nên tham khảo kiến

của các hộ dân trước khi làm cống, vì “chỉ có người dân sinh sống ở đây mới biết

nước nó chảy thế nào, cống ra sao; chứ họ cứ bảo làm theo thiết kế; mà cái anh

thiết kế ở mãi trên tỉnh hay đâu đâu có nắm được địa bàn xã tôi đâu” (Bà Hoa, ấp

Nhân Tiến, xã Xuyên Mộc)

Chính quyền địa phương cũng ủng hộ ý kiến của bà con về việc thiết kế công

trình cần được thông tin và lấy ý kiến người dân. Ông Ngô Văn Hương – thường

trực HĐND xã Xuyên Mộc chia sẻ “chúng tôi (cấp xã) mong muốn được tham gia

nhiều hơn vào quá trình thiết kế chuẩn bị và thi công con đường này, chứ không

phải chỉ hỗ trợ BQL dự án trong quá trình giải phóng mặt bằng. Chúng tôi cũng bị

động, khi người dân có ý kiến về việc ngập lụt và cống đặt sai vị trí, chúng tôi

cũng chỉ biết báo cáo lên trên (huyện) để BQL dự án làm việc với bên thi công”.

Ông Hà văn Nam trưởng phòng TCKH huyện thì cho biết: “con đường Đá Bạc –

Bình Ba được xây dựng xong thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bà con nhân dân

dọc theo tuyến đường đi qua. Nhưng đúng là BQL dự án nên tham khảo ý kiến

của xã và chính người dân địa phương khi thiết kế và thi công con đường thì sẽ

tránh được những điều đáng tiếc như vậy và công trình do nhà nước đầu tư sẽ

hiệu quả cao hơn”

CCââuu cchhuuyyệệnn 66:: CCôônngg ttrrììnnhh nnưướớcc ssạạcchh ttạạii xxãã QQuuyy HHậậuu,, hhuuyyệệnn TTâânn LLạạcc,, ttỉỉnnhh HHòòaa

BBììnnhh

Mặt đường quá cao gây nguy hiểm cho

người dân khi đi lại

Page 64: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

59

Gần một tỷ đồng ngân sách nhà nước đầu tư vào công trình nước sạch đã

hoàn toàn lãng phí, do thiếu sự giám sát của người dân dẫn đến việc công

trình kém chất lượng và không sử dụng được.

Năm 2010, xã Quy Hậu được đầu tư xây dựng công trình nước sạch sử dụng cho

người dân bốn thôn (Khang 1, Khang 2, Cộng 1 và Cộng 2) với tổng kinh phí

khoảng 998 triệu đồng, do UBND huyện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi thực hiện

công trình, bà con chỉ biết là nhà nước làm đường nước, chứ không được biết ai

là chủ đầu tư, công trình hết bao nhiêu tiền, đơn vị thi công là ai, v.v và cũng

không được đóng góp ý kiến hay tham gia giám sát.

Đến nay công trình hoàn thành

xong nhưng vẫn để đó, người dân

chưa được sử dụng ngày nào do

chất lượng công trình quá kém.

Người dân xã Quy Hậu phản ánh

“Công trình nước sạch này là nỗi

mong chờ của người dân chúng

tôi. Khi nghe tin có công trình, ai ai

cũng phấn khởi và chờ đợi để

được dùng nước sạch. Ai dè đâu

công trình bị hỏng, dân cả 4 thôn

đều không được hưởng. Đây là công trình do nhà nước đầu tư, người dân không

tham gia giám sát mà do cấp trên cử người giám sát. Công trình này gần 1 t

đồng (khoảng 998 triệu), xây dựng năm 2010 nhưng đến nay đường ống đã hỏng

hết” (Anh Luyện) và “…nhưng giờ vứt đó không sử dụng, các đường ống vỡ hết

rồi, ống nhựa kém chất lượng” (chị Dự)

Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến công trình không chất lượng là do công

trình không có sự tham gia giám sát của người dân, người dân không có quyền

giám sát. Chị Tương kể: “Có phát cho người dân 1 tờ nhưng không rõ cụ thể, có

bộ phận thi công giám sát riêng, dân không được giám sát, nếu bà con được giám

sát thì bây giờ bà con được sử dụng nước rồi , bà con không có quyền giám sát

nên công trình chưa sử dụng đã hỏng rồi, bà con phải chấp nhận thôi”. Bác n thì

cho rằng “Các công trình bà con tham gia giám sát thì đạt hiệu quả cao, các công

trình bà con tự tìm hiểu, tự biết thì không đạt hiệu quả mấy. Các công trình nhảy

dù xuống là những công trình kém chất lượng”.

Trong quá trình thi công và sau khi công trình đã hoàn thành, bà con đã liên tục

có ý kiến đến cấp trên nhưng không được giải quyết. Đến giờ đường ống đã hỏng

hết vì toàn ống nhựa kém chất lượng, và bà con 4 thôn xã Quy Hậu vẫn phải sử

dụng nước bẩn trong khi “mang tiếng” là đã được đầu tư đường nước sạch.

CCââuu cchhuuyyệệnn 77:: TTrruunngg ttââmm hhọọcc ttậậpp ccộộnngg đđồồnngg xxãã KKhhooaann DDụụ,, LLạạcc TThhủủyy,, HHòòaa BBììnnhh

Page 65: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

60

Một công trình công ích không phát huy được hiệu quả mà có thể còn mang

đến gánh nặng về quản lý cho địa phương, khi chủ đầu tư không “lắng

nghe” ý kiến của những người sẽ sử dụng công trình.

Xã Khoan Dụ là một xã vùng lũ, năm nào người dân và chính quyền địa phương

cũng phải đối mặt với lũ lụt. Theo lời kể của người dân và cán bộ xã mỗi năm họ

phải vài lần bơi thuyền vượt qua nước lũ còn cao hơn hàng rào (cao hơn 2m) ở

gần UBND xã để hỗ trợ người dân chống lũ. Còn việc nước cao đến đầu gối, thắt

lưng, ngập vào nhà dân, vào trụ sở ủy ban thì rất thường xuyên. Vì vậy, người

dân ở đây đã quen với việc sống chung với lũ và có kinh nghiệm đối phó với

những cơn lũ hằng năm. Các công trình nhà cửa của người dân đều được xây

dựng sao cho việc tránh lũ và thoát lũ trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất. Tuy

nhiên, các công trình công cộng thì không phải cái nào cũng đáp ứng được điều

đó.

Nhà văn hóa thôn Liên Hồng được xây dựng năm 2005 thường xuyên bị ngập

nước và mùa lũ, đỉnh điểm là năm 2007 mực nước ngập lên đến ngang cửa

chính. Bên cạnh đó, nhà văn hóa chỉ duy nhất có một cửa đi vào nên rất bất tiện

cho việc sử dụng. Nguyên nhân là do bên thiết kế công trình này tham khảo ý

kiến của người dân để nắm rõ thực tế và thiết kế phù hợp. Với thực tế như vậy,

công trình này hầu như bỏ không và nhanh chóng xuống cấp

Đến năm 2013 xã lại được trên đầu tư xây dựng công trình Trung tâm học tập

cộng đồng nằm ngay cạnh nhà văn hóa. Lúc nghe tin này, từ lãnh đạo đến người

dân ai cũng mừng, vì nghĩ rằng nó có thể thay thế nhà văn hóa thôn đang không

đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, với vốn đầu tư 4 tỷ thì xã kỳ vọng sẽ có

một ngôi nhà khang trang, không ngập lụt và trang thiết bị tốt hơn so với nhà văn

hóa thôn 500 triệu trước đó. Tuy nhiên, việc đáng mừng lại trở thành đáng lo và

gây bức xúc cho cả chính quyền và người dân ở đây.

Trước khi xây dựng công trình này, các ban ngành liên quan của huyện đã về xã

3 lần để cùng với lãnh đạo UBND xã bàn bạc những vấn đề liên quan như: thiết

kế, dự toán, quy trình xây dựng, v.v. Cán bộ xã đã trình bày về điều kiện thực tế ở

địa phương là vùng ngập lụt, vì vậy nếu xây dựng những công trình mới trên địa

bàn cần phải khảo sát kỹ, cuụ thể phải đảm bảo chiều cao công trình, giảm tối đa

ảnh hưởng của lũ lụt. Tuy nhiên, huyện vẫn quyết định xây dựng công trình theo

mẫu Trung tâm học tập cộng đồng của tỉnh, tức là nhà thấp một tầng - hoàn toàn

không phù hợp với điều kiện thực tế của xã.

Ông Bùi Kim Liêm, Chủ tịch UBND xã và ông Đinh Công Tiến, Phó CT UBND xã

cho biết xã đã trình bày rất nhiều lần với huyện là cần thiết kế lại cho phù hợp

thực tế. Cụ thể, có thể xây diện tích nhỏ lại với nền cao và làm thành 2 tầng, hoặc

có gác xép rộng để khi có lũ còn vận chuyển trang thiết bị lên tầng tránh lũ. Tuy

nhiên, sau nhiều lần họp đến mức căng thẳng, các cơ quan cấp trên vẫn giữ

nguyên thiết kế theo mẫu của tỉnh và xã nhận được một câu: “Có nhận thì nhận,

không nhận thì chúng tôi mang đi xã khác”.

Page 66: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

61

Vậy là chính quyền xã đành phải chấp nhận việc xây dựng công trình mà biết

chắc rằng nó sẽ bị nhấn chìm trong mùa lũ.

Hiện tại, công trình đang hoàn thiện phần thô và đang ngừng thi công vì phải chờ

vốn đối ứng của nhà nước. Nhìn bằng mắt thường cũng thấy rõ, nền nhà Trung

tâm sinh hoạt cộng đồng thấp hơn cả nền nhà văn hóa thôn khoảng 15m. Người

dân địa phương chia sẻ: “Công trình này làm xong thì cũng lụt mà thôi. Thấp hơn

nhà văn hóa cơ mà. Nhà văn hóa còn lụt huống hồ là những công trình khác thấp

hơn nó. Còn dây điện ở đây, chưa nói đến chịu tải mà chỉ 1 trận lụt thì bốc cháy

hết hoặc chỉ cần 1 trận lụt vào thì chập sạch.” Bà con cũng có ý kiến với nhà thầu

nhưng chỉ nhận được câu trả lời là họ làm đúng theo thiết kế.

Anh Lê Minh Đệ, chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã bức xúc: “Bây giờ mình ngồi đây

nói việc đã rồi. 4 tỉ ai mà dỡ ra được nữa. Họp ủy ban với chủ đầu tư, ông bí thư

còn đập bàn đập ghế định không nhận nữa. Lúc đó dân nghe thấy thì bảo mấy

ông này hâm rồi, người ta cho 4 tỉ làm cái nhà đẹp như thế thì không làm, đừng

bầu nữa, cho nghỉ. Đến lúc nhận xong thấy thế này thì dân lại bảo mấy ông hâm

rồi, nhà làm tối om om, kém hiểu biết như thế mà cũng làm được cán bộ mấy

chục năm. Cái này không phù hợp, người dân chỉ mong chóng hỏng để làm cái

khác. Lãng phí tiền của, tiền thì của dân chứ của ai. Cho nên người dân chúng tôi

không hài lòng.”

Việc xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng đang là bức xúc của tất cả người

dân ở đây. Bà con cho biết không biết nguồn vốn từ đâu và cũng không được

tham gia giám sát. Hiện tại bà con đang lo lắng vì nền thấp sẽ bị ảnh hưởng của

ngập lụt khi mùa mưa đến.

CCââuu cchhuuyyệệnn 88:: ĐĐầầuu ttưư ccơơ ssởở hhạạ ttầầnngg tthheeoo cchhưươơnngg ttrrììnnhh xxââyy ddựựnngg nnôônngg tthhôônn mmớớii

ttạạii xxãã BBưưnngg RRiiềềnngg,, hhuuyyệệnn XXuuyyêênn MMộộcc,, ttỉỉnnhh BBàà RRịịaa –– VVũũnngg TTààuu

Việc đầu tư phát triển hạ tầng theo chủ trương xây dựng nông thôn mới là

hoàn toàn phù hợp với đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên việc phân bổ đầu tư có thể không đạt hiệu quả cao nhất và thậm

chí trở nên lãng phí khi quá chú trọng các “chỉ tiêu” cứng mà không lắng

nghe mong muốn của người dân.

Bưng Riềng được lựa chọn là xã điểm để thực hiện chương trình nông thôn mới

của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1. Năm 2013 vừa qua, Bưng Riềng chính

thức trở thành một trong những xã nông thôn mới đầu tiên của Tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu vì đã đạt 19/19 tiêu chí của chương trình, với tổng vốn đầu tư đã thực hiện

trong giai đoạn 2011 – 2013 là 508,387 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh là

135,030 tỷ đồng, vốn huy động doanh nghiệp là 230,167 tỷ đồng, còn lại là các

nguồn khác như ngân sách xã, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, vốn tính

dụng, vốn huy động nhân dân đóng góp. Cơ sở vật chất của xã khang trang, sạch

sẽ với các con đường trục xã, liên xã, đường thôn, xóm được cứng hóa, và các

công trình mới như Trường Mầm non Bưng Riềng với dự toán 48,329 tỷ đồng,

Page 67: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

62

Trường tiểu học Bưng Riềng (giai đoạn 2) với dự toán 22,318 tỷ đồng, Trung tâm

Văn hóa – Học tập Cộng đồng xã với dự toán 33,601 tỷ đồng19.

Bên cạnh những công trình được

đầu tư một cách “thoải mái” và quá

mức so với nhu cầu sử dụng của

người dân tại đây, vẫn có những

nơi nhu cầu của người dân bị bỏ

qua, như con đường nhánh số 4

của ấp 3.

Bưng Riềng có 4 ấp dân cư. Về cơ

bản đường đi lại trong 3 ấp : 1, 2 và

4 đều đã được bê tông hoá. Tại ấp

3, con đường nhánh số 4 vẫn là

đường đất đỏ. Đoạn đường đất đỏ

duy nhất này của xã dài khoảng gần

500m, chạy qua hơn 30 hộ dân..

Cuộc sống của người dân ở trên con đường này gặp rất nhiều bất tiện do mùa

khô thì đường rất bụi còn mùa mưa thì đường lầy lội. Chị Nguyễn Thị Tuyết – 38

tuổi – người dân tại tổ 6 ấp 3 chia sẻ: “ cái đường này khô thì khói bụi, còn mưa

xuống thì cứ dính dính dính, trẻ con đi học bị té hoài. Cái bả nhà đối diện bên kia

năm rồi bị té xe máy ở đây phải khâu

tận mấy mũi” . Gia đình chị Cao Thị

Thiện – 33 tuổi –sống trên con

đường đã phải xây nhà lùi vào so

với mặt đường 2m để cho đỡ bụi

nhưng khi nhà lùi vào như vậy lại

cùng dãy với những nhà vệ sinh của

các hộ khác nên cũng gặp rất nhiều

vấn đề về hệ thống nước thải. Chị

nói vui :” Nhà mình sợ quá nên làm

lùi hẳn vào bên trong mà cũng

không xong”. Một số hộ dân ở đây

đã phản ứng lại bằng cách không

đóng các khoản quỹ do xã yêu cầu.

Khi được hỏi về việc các hộ dân tại

đây đã bao giờ “nói” những điều này cho chính quyền xã chưa thì người dân đều

khẳng định đã nói với xã rất nhiều lần nhưng xã luôn trả lời là “hết kinh phí” (chị

Nguyễn thị Tuyết, chị Cao Thị Thiện). Chị Tuyết chia sẻ “ Mình nói thì họ bảo là

hết kinh phí, mình có làm gì được đâu. Mình là người dân thì đi họp mình chỉ biết

nói thế thôi”.

19 Báo cáo chuyên đề Kết quả 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2013 của UBND xã Bưng Riềng, ngày 31/12/2013.

Trường mầm non Bưng Riềng với tổng dự toán

đầu tư hơn 48 tỷ đồng

Chị Tuyết chia sẻ về nỗi khổ mà con đường đất

mang lại cho gia đình chị và hàng xóm

Page 68: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

63

MMộộtt ssốố ccáácc ccôônngg ttrrììnnhh kkhháácc đđãã đđưượợcc kkhhảảoo ssáátt kkhhôônngg ccóó ssựự tthhaamm ggiiaa ccủủaa nnggưườờii

ddâânn ddẫẫnn đđếếnn llããnngg pphhíí vvàà tthhậậmm cchhíí ảảnnhh hhưưởởnngg đđếếnn ccuuộộcc ssốốnngg ccủủaa nnggưườờii ddâânn

Các công trình nhà sinh hoạt cộng đồng tại thị trấn Krông Klang do Ban

Quản lý dự án giảm nghèo của huyện làm chủ đầu tư và lấy từ nguồn vốn

vay giảm nghèo từ ngân hàng ADB. Người dân ở đây không được tham

gia vào bất cứ khâu nào trong quá trình thiết kế, lập dự toán cũng như

giám sát thực hiện. Mọi việc liên quan đến công trình đều do Ban Quản lý

giảm nghèo quyết định. Họ cho bên thi công vào làm và khi xong thì bàn

giao lại cho địa phương (Khóm) theo kiểu chìa khóa trao tay. Kết quả là,

người dân cho rằng thiết kế công trình không hợp lý, nhà sinh hoạt quá

nhỏ không đủ sử dụng (Khóm 1 có 220 hộ dân mà nhà sinh hoạt chỉ đủ

chỗ cho khoảng tầm 50 – 60 người), sử dụng bàn ghế học sinh khiến

người lớn dùng rất bất tiện. Thêm vào đó là chất lượng công trình không

đảm bảo, mới sử dụng năm 2010 mà nay đã xuống cấp. Người dân cũng

cho rằng những công trình này không tương ứng với số tiền đầu tư. Ông

Cường, đại diện người dân khóm 1 nói rằng : “Với số tiền 140 triệu khi đó

nếu giao cho dân làm thì sẽ làm được cái nhà tốt hơn nhà hiện tại rất

nhiều”.

Một loạt nhà văn hóa mới đã được xây dựng theo mô hình Nông thôn mới

tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, thành phố Nam Định. Xã có 9 xóm

thì 8 xóm có Nhà Văn Hoá mới. Các công trình ngoài việc lấy nguồn kinh

phí chính từ Ngân Sách Nhà Nước thì còn có cả sự đóng góp của người

dân. Trong khi xã được đầu tư xây dựng đến 8 Nhà văn hóa mới một lúc,

thì những nhu cầu bức thiết hơn của bà con thì lại chưa được đáp ứng.

Người dân ở đây thích có một cái cầu bắc qua con sông chảy qua địa bàn

xã để thuận tiện làm ăn, buôn bán phát triển kinh tế gia đình cũng như địa

phương hơn là nhà văn hoá hay là trung tâm thể thao liên hợp của xã,

nhưng họ không được hỏi ý kiến và cũng chẳng được lắng nghe về việc

lựa chọn ưu tiên những công trình đầu tư công tại địa bàn của mình. Thế

là ngoài đóng thuế, đóng phí – lệ phí, người dân còn phải đóng thêm các

khoản để góp khác để xây dựng những thứ không phải nhu cầu của mình.

Và điều này khiến Nông thôn mới có thể làm tăng gánh nặng cho người

nghèo thay vì giúp cải thiện cuộc sống của họ.

Công trình Đập Hồ Tràm được xây

dựng năm 2012 với vốn đầu tư 40

tỷ đồng nhằm đảm bảo tưới tiêu

cho cánh đồng xã Thanh Hối,

Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên sau khi đập được xây

xong thì van xả nước bị hỏng,

không trữ được nước, tới đúng

mùa vụ không có nước để đảm

bảo tưới tiêu. Người dân đã phản

Công trình Đập Hồ Tràm

Page 69: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

64

ánh rất nhiều thì nhận được câu trả lời “công trình đã được làm theo đúng

thiết kế”. Do công trình ảnh hưởng tới lịch mùa vụ của người dân, các hộ

dân đã phải góp sức góp công để đắp bờ mương mới đảm bảo cho tưới

tiêu. Người dân ở đây cho rằng do họ không được tham gia giám sát, và

ý kiến phản hồi cũng không được tiếp nhận nên công trình mới bị hỏng

như vậy. Mọi người đều có chung mong muốn được cung cấp thông tin,

được hỏi ý kiến và tham gia giám sát công trình.

Công trình Cầu khe nước Lặn

được xây dựng năm 2009, với

ngân sách là 25 triệu đồng, tại nội

đồng thôn Xuân Lâm, xã Triệu

Nguyên, huyện Dakrong, tỉnh

Quảng Trị với mục đích giúp giao

thông được thuận tiện, nhất là vào

mùa mưa. Nhưng thực tế, do thiết

kế thi công ẩu và do trong quá

trình đầu tư, thiết kế và thi công

người dân không được tham gia

vào khảo sát, dự toán, giám sát thi

công, đóng góp ý kiến hay được

tham gia trực tiếp thi công. Nên kết

quả công trình tuy được hoàn

thành nhưng đáng lẽ công trình phải giúp cho giao thông đi lại thuận tiện,

thì công trình lại gây cản trở giao thông trên địa bàn. Giờ đây tác dụng của

cầu khe nước Lặn, như ông Sỹ thôn trưởng thôn Xuân Lâm nhận định “cầu

chỉ còn dùng để chứa rác và cản lối đi của bà con”. Thậm chí người dân đã

nhiều lần kiến nghị phá bỏ cầu để đỡ bị trở ngại nhưng kiến nghị người

dân vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính quyền.

Công trình Đập Đồng Nội tại địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy được

xây dựng năm 2010. Do trong quá trình khảo sát thiết kế không hỏi và

cũng không tham khảo ý kiến của người dân nên công trình xây xong gây

thiệt hại cho người dân. Hiện giờ người dân ở gần khu vực công trình

đang phải chịu tình trạng nước tràn vào vườn nhà gây ngập úng, do chiều

cao của mặt tràn cao hơn so với quy định, đặc biệt lại cao hơn nhà dân,

trong khi lòng hồ ngày càng nhiều

bùn nên dẫn tới việc tràn nước vào

nhà dân. Điều này khiến người dân

mất lòng tin vào nhà nước. Bác Lâm

người dân tại xã Đồng Tâm, huyện

Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cho biết

“Trước đây tôi rất tâm huyết với chủ

trương của nhà nước, nhưng quá

trình thực hiện đã làm mất lòng tin

của tôi và của người dân. Tôi chỉ

Công trình Cầu khe nước Lặn có “tác

dụng” chứa rác và cản trở giao thông

Căn nhà của bà Hồ Thị Ưa được xây theo

chương trình 16

Page 70: LỜI CẢM ƠN - oxfamblogs.org»œI CẢM ƠN Báo cáo tham vấn ... xã Đồng Tâm và Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, ... dẫn đến còn tình trạng đầu tư lãng

65

mong có quyền xây dựng, giám sát, kiểm tra và có quyền được biết tất cả

thông tin”.

Các công trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc Chương trình 16 tại

huyện Đắk rông trước đây được giao cho Phòng kinh tế hạ tầng phụ trách.

Phòng KTHT đã thuê nhà thầu thiết kế và thi công mà thiếu sự tham gia

của dân. Kết quả là nhà xây xong dân không ưng ý, dân không đồng tình vì

chi phí cao và thiết kế không phù hợp và chất lượng kém. Chương trình

được đánh giá chưa được hiệu quả. Trường hợp cụ thể như căn nhà của

bà Hồ Thị Ưa hiện đang sinh sống với cô con gái Hồ Thị Thể tại khóm A

Ròng, thị trấn Krông Klang được xây dựng vào tháng 6/2003 do ông Hồ

Văn Xuân - để lại cho bà. Căn nhà thiết kế không hợp lý, mùa đông thì

lạnh, mùa hè thì nóng do lợp mái tôn, mưa to thì bị hắt ướt hết. Cách đây 4

năm, mái tôn bị hỏng, bà đã phải bỏ tiền ra lợp lại mái tôn mới. Bà Ưa cho

rằng giá trị căn nhà chỉ khoảng 5- 6 triệu đồng, trong khi theo thông tin từ

cán bộ xã ngôi nhà giá trị gần 29 triệu đồng từ các nguồn hỗ trợ khác

nhau.