luật kinh tế - 6

28
 Bài 6: Pháp lut v  ề gii thể và phá sn doanh nghip [ơ  141 Bài 6: PHÁP LU  ẬT V  Ề GI  ẢI THỂ VÀ PHÁ S  ẢN DOANH NGHIP  Ni dung  Pháp lut vgii thdoanh nghi  p  Pháp lut vphá sn Mc tiêu Hướng dn hc Giúp hc viên hi u đượ c :  Sging và khác nhau gi a gii th phá sn;  Bn cht và vai trò c a pháp lut phá sn trong hot động kinh doanh;  Trình ttiến hành gi i thvà phá sn doanh nghi  p. Thi lượng  8 tiết Để hc tt bài này, h c viên cn thc hin các công vi c sau:  Đọc k Bài 6: Pháp lu t vgii th phá sn doanh nghi  p.  Tích cc tho lun vớ i giáo viên và h c viên qua mng Internet.  Đọc Lut Phá sn 2004 và Lu t Doanh nghi  p 2005.

Upload: qt-kadick

Post on 07-Apr-2018

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 1/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp[ơ  

141

Bài 6: PHÁP LU ẬT V  Ề GI ẢI THỂ VÀ PHÁ S ẢN DOANH NGHIỆP 

Nội dung 

• 

Pháp luật về giải thể doanh nghiệ p•  Pháp luật về phá sản

Mục tiêu  Hướng dẫn họcGiúp học viên hiểu đượ c :

•  Sự giống và khác nhau giữa giải thể và phá sản;

•  Bản chất và vai trò của pháp luật phá sảntrong hoạt động kinh doanh;

•  Trình tự tiến hành giải thể và phá sảndoanh nghiệ p.

Thời lượng 

•  8 tiết

Để học tốt bài này, học viên cần thực hiệncác công việc sau:

•  Đọc k ỹ Bài 6: Pháp luật về giải thể và phá sản doanh nghiệ p.

•  Tích cực thảo luận vớ i giáo viên và họcviên qua mạng Internet.

•  Đọc Luật Phá sản 2004 và Luật Doanhnghiệ p 2005.

Page 2: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 2/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

142

TÌNH HUỐNG KHỞ I ĐỘNG BÀI

Tình huống

Công ty BTN bán hàng cho công ty XYZ. Mặc dù đãnhiều lần gửi công văn đề nghị XYZ thanh toán tiền hàngnhưng công ty này vẫn khất lần không thanh toán. Bathành viên Bắc, Trung, Nam đã cùng nhau họ  p và thảoluận các phươ ng án đòi nợ .

Bắc cho r ằng cố gắng thuyết phục XYZ thêm một thờ igian, nếu không đượ c thì có thể dùng sức mạnh bạo lựcđể đòi nợ . Bắc có thể thuê đượ c một số đối tượ ng giang hồ chuyên đòi nợ thuê để bắt nợ hoặcsiết nợ công ty XYZ.

 Nam đề xuất nhờ  đến sự can thiệ p của công an phườ ng nơ i công ty XYZ có tr ụ sở chính.

Ý kiến của Trung cho r ằng, đưa công ty XYZ ra tòa để tòa án tuyên bố phá sản công ty này.Các thành viên nhất trí vớ i phươ ng án khở i kiện XYZ ra tòa. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bắc và Nam thì chỉ có thể yêu cầu tòa án xét xử liên quan đến việc đòi nợ mà không thể yêu cầu tòamở  thủ tục phá sản công ty này như đề xuất của Trung bở i họ biết chắc r ằng công ty XYZkhông gặ p khó khăn về tài chính. Việc không tr ả nợ chỉ nhằm mục đích chiếm dụng vốn củaBTN mà thôi.

Câu hỏi gợ i mở  

Anh (chị) đồng ý vớ i ý kiến của Trung hay ý kiến của Bắc và Nam?

Page 3: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 3/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

143

6.1.  Pháp luật v ề giải thể doanh nghiệp

Cũng giống như các sự vật, hiện tượ ng trong đờ isống xã hội, doanh nghiệ p có “đờ i sống” riêng của

nó. Doanh nghiệ  p ra đờ i, phát triển, thay đổi và

cũng có thể sẽ mất đi ở một thờ i điểm nhất định.Doanh nghiệ p có thể chấm dứt sự tồn tại dướ i hai

hình thức giải thể hoặc phá sản. Việc chấm dứt sự 

tồn tại bằng hình thức nào đượ c quyết định bở i khả năng thanh toán nợ  của chính doanh nghiệ  p. Nếu

doanh nghiệ p không có khả năng thanh toán nợ  đếnhạn thì sẽ chấm dứt theo hình thức phá sản. Ngượ c

lại, nếu các khoản nợ  đến hạn đượ c doanh nghiệ p

thanh toán đầy đủ thì doanh nghiệ p sẽ chấm dứt sự 

tồn tại theo hình thức giải thể.

6.1.1.  Khái niệm giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệ p là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệ p khi doanh nghiệ p

vẫn bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và ngh ĩ a vụ tài sản đến hạn.

Giải thể doanh nghiệ p xảy ra trong các tr ườ ng hợ  p sau đây:

•  Thứ nhất, theo quyết định của chủ doanh nghiệ p đối vớ i doanh nghiệ p tư nhân; của

tất cả thành viên hợ  p danh đối vớ i công ty hợ  p danh; của hội đồng thành viên, chủ 

sở hữu công ty đối vớ i công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đốivớ i công ty cổ phần.

Việc chủ sở hữu doanh nghiệ p không muốn tiế p

tục kinh doanh nữa có thể bắt nguồn từ nhiều lý

do khác nhau, chẳng hạn như tỷ suất lợ i nhuậnkhông cao, có mâu thuẫn trong nội bộ doanh

nghiệ  p hoặc triển vọng kinh tế trong l ĩ nh vực

doanh nghiệ p đang hoạt động không có nhiều

hứa hẹn trong tươ ng lai…

Trong tr ườ ng hợ  p này, chủ sở hữu doanh nghiệ pcó thể đi đến quyết định giải thể doanh nghiệ pđể thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh ở  

những loại hình doanh nghiệ p khác, vớ i những

chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang

tính cá nhân của các chủ sở hữu doanh nghiệ p.

•  Thứ hai, k ết thúc thờ i hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không cóquyết định gia hạn. Việc quy định thờ i hạn hoạt động của doanh nghiệ p có thể 

là do thỏa thuận của các thành viên sáng lậ p, có thể do quy định của pháp luật

hoặc do sự cấ p phép của cơ  quan nhà nướ c có thẩm quyền trong một số l ĩ nh

vực nhất định.

Page 4: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 4/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

144

INDOVINABANK XIN RA H ẠN HỢ P ĐỒNG

 Ngân hàng Nhà nướ c Việt Nam vừa chấ  p thuận cho Indovinabank gia hạn thờ i gianhoạt động là 20 năm theo Quyết định số 1525/2009/QĐ-NHNN, do Thống đốc Ngânhàng Nhà nướ c ký ngày 24/6/2009.

Quyếtđị

nh có hiệu l

ực k 

ểtừ

ngày ký (24/6/2009) và là mộ

t phần không th

ểtách r 

ờ i củ

aGiấy phép hoạt động chi nhánh Ngân hàng nướ c ngoài số 08/NH-GP ngày 29/10/1992do Ngân hàng Nhà nướ c Việt Nam cấ p cho Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina.

Indovinabank là ngân hàng đượ c thành lậ p năm 1990 theo hình thức liên doanh giữangân hàng Cathay United và Ngân hàng Công thươ ng Việt Nam vớ i thờ i hạn hoạt độngđượ c quy định trong giấy phép do Ủy ban nhà nướ c về hợ  p tác đầu tư (nay là Bộ K ế hoạch và đầu tư) là 20 năm.

Đượ c biết, đến 2010, ngân hàng này sẽ hết thờ i gian hoạt động. Do đó, Indoviabank đãchủ động xin đượ c gia hạn thờ i gian hoạt động tại Việt Nam.

(Nguồn: InfoTV đ iện t ử  

http://en.infotv.vn/ngan-hang-tai-chinh/tin-tuc/10791-indovinabank-xin-gia-han-99-

nam-duoc-chap-thuan-20-nam 

•  Thứ ba, công ty không còn đủ số lượ ng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thờ i hạn sáu tháng liên tục. Số lượ ng thành viên tối thiểu theo quyđịnh của pháp luật đối vớ i công ty cổ phần là 3, con số này là 2 đối vớ i công tytrách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên tr ở  lên. Đối vớ i công ty hợ  p danh, phápluật quy định phải có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợ  p danh.

•  Thứ tư, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong tr ườ ng hợ  p này

doanh nghiệ p phải tiến hành thủ tục giải thể chậm nhất là 6 tháng k ể từ ngày giấychứng nhận đăng ký kinh doanh bị thu hồi.

THEO QUY ĐỊNH CỦ A PHÁP LU ẬT, DOANH NGHIỆP BỊ THU HỒI GI Ấ  Y CHỨ NG NH ẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG CÁC TR ƯỜ NG HỢ P SAU:

•  Nội dung kê khai trong hồ sơ  đăng ký kinh doanh là giả mạo;

•  Doanh nghiệ p do ngườ i bị cấm thành lậ p doanh nghiệ p thành lậ p;

•  Không đăng ký mã số thuế trong thờ i hạn một năm k ể từ ngày đượ c cấ p Giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh;

•  Không hoạt động tại tr ụ sở  đăng ký trong thờ i hạn sáu tháng liên tục, k ể từ ngày đượ c

cấ p Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi tr ụ sở chính;

•  Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ p vớ i cơ quan đăng ký kinh

doanh trong mườ i hai tháng liên tục;

•  Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo vớ i cơ quan đăng

ký kinh doanh;

•  Doanh nghiệ p không gửi báo cáo tình hình kinh doanh khi có yêu cầu theo quy định

của pháp luật đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thờ i hạn ba tháng, k ể từ ngày có

yêu cầu bằng văn bản;•  Kinh doanh ngành, nghề bị cấm. 

Page 5: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 5/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

145

Trong bốn tr ườ ng hợ  p giải thể nói trên, hai tr ườ ng hợ  p đầu gọi là giải thể tự nguyện,ngượ c lại, hai tr ườ ng hợ  p sau gọi là giải thể bắt buộc vì đây là những tr ườ ng hợ  p giảithể nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệ p.

6.1.2.  Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệ p sau khi giải thể sẽ không còn tồn tạitrên thực tế. Việc giải thể doanh nghiệ  p làm phátsinh hai mối quan hệ: thứ nhất là quan hệ giữa cácthành viên trong nội bộ doanh nghiệ p và thứ hai làquan hệ giữa doanh nghiệ p vớ i các chủ thể khác,

  bao gồm bạn hàng, đối tác, ngườ i lao động trongdoanh nghiệ  p và nhà nướ c. Đây là những quan hệ liên quan đến tài sản và liên quan đến hoạt độngquản lý nhà nướ c trong l ĩ nh vực đăng ký kinh doanh.

Hoạt động giải thể chỉ đượ c coi là hoàn thành nếu doanh nghiệ p đã xử lý xong mốiquan hệ vớ i tất cả các chủ thể nói trên.

•  Xử lý mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệ p

Công việc này đòi hỏi phải có một quyết địnhgiải thể doanh nghiệ p. Nếu là doanh nghiệ p mộtchủ thì chủ sở  hữu doanh nghiệ p tự mình raquyết định. Trong tr ườ ng hợ   p doanh nghiệ pnhiều chủ thì phải tiến hành họ p toàn thể thànhviên doanh nghiệ p để thông qua quyết định giảithể. Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan

đến lý do giải thể; thờ i hạn, thủ tục thanh lý hợ  p đồng và thanh toán các khoản nợ ; phươ ng án xử lý các ngh ĩ a vụ phát sinh từ hợ  p đồng lao động và việc thành lậ p tổ thanh lý tài sản.

•  Xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệ p vớ i các chủ thể khác

Công việc này đòi hỏi doanh nghiệ p phải thực hiện ba bướ c như sau:

o  Thứ nhất, thông báo cho tất cả các bên có quyền và ngh ĩ a vụ liên quan đến hoạtđộng giải thể doanh nghiệ p biết về quyết định giải thể. Việc thông báo đượ cthực hiện đồng thờ i bằng ba cách, cụ thể là:

  Gửi tr ực tiế p quyết định giải thể đã đượ c doanh nghiệ p thông qua tớ i nhữngngườ i liên quan. Cùng vớ i quyết định này là thông báo về phươ ng án giảiquyết nợ như thờ i hạn, địa điểm và phươ ng thức thanh toán nợ ; cách thứcvà thờ i hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ ;

   Niêm yết quyết định đó tại tr ụ sở chính của doanh nghiệ p;

  Đăng báo địa phươ ng hoặc báo ngày của trung ươ ng trong 3 số liên tiế p.

o  Thứ hai, tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ  theo đúng phươ ng án giải quyết nợ như đã đượ c thông báo.

o  Thứ ba, gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệ p đến cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ  quan này xóa tên doanh nghiệ p khỏi sổ đăng ký kinh doanh.

Sau khi thực hiện xong các thủ tục nói trên, việc giải thể đượ c coi là hoàn tất vàdoanh nghiệ p chấm dứt sự tồn tại trên thực tế.

Page 6: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 6/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

146

6.2.  Pháp luật v ề phá sản

6.2.1.  Cơ sở lý thuyế t của pháp luật v ề phá sản

Phá sản là một hiện tượ ng tất yếu và bình thườ ng

của nền kinh tế thị tr ườ ng. Trong quá trình cạnhtranh vô tận và khốc liệt của hoạt động kinh doanh,r ủi ro không tr ả đượ c nợ có thể đến vớ i bất cứ chủ thể nào. Vấn đề đặt ra là chúng ta nhìn nhận phá sảntheo quan điểm nào để có cách thức tác động nhằmgiải quyết phá sản sao cho có lợ i nhất đối vớ i chủ nợ , ngườ i mắc nợ và đối vớ i toàn bộ nền kinh tế.

Có hai quan điểm chính liên quan đến vấn đề phá sản:

•  Quan điểm thứ nhất cho r ằng, phá sản là do lãnh đạo doanh nghiệ p hoặc do chủ thể 

kinh doanh bất tài. Sự yếu kém trong quản lý doanh nghiệ p và kinh doanh dẫn đếnhệ quả là những chủ thể này không thể thanh toán đượ c các khoản nợ  đến hạnkhiến cho doanh nghiệ p phải phá sản.

Khi doanh nghiệ p phá sản sẽ để lại những hậuquả như bạn hàng, đối tác không đượ c nhận lạihoặc đượ c nhận lại nhưng không đủ tài sản đãcho vay. Hơ n nữa, doanh nghiệ p phá sản sẽ để lại một số lượ ng nhất định ngườ i làm công bị thất nghiệ p và tạo thành gánh nặng cho xã hội.Đổi lại vớ i những hậu quả này, xã hội cần cónhững biện pháp tr ừng phạt những ngườ i lãnh đạo trong doanh nghiệ p bị phá sản.

Xuất phát từ lý do đó mà quan điểm này cho r ằng luật phá sản đượ c ban hànhnhằm hướ ng đến mục đích tr ừng phạt con nợ , loại bỏ con nợ ra khỏi cuộc chơ i củathị tr ườ ng. Chính vì vậy, nếu con nợ không thanh toán những khoản nợ  đến hạn sẽ 

 bị tuyên bố phá sản ngay mà không cần quan tâm đến lý do của việc không tr ả đượ c nợ . Khi doanh nghiệ p bị phá sản tức là doanh nghiệ p sẽ mất đi và cơ hội kinhdoanh đối vớ i các chủ sở hữu doanh nghiệ p cũng không còn nữa.

•  Quan điểm thứ hai cho r ằng, việc không tr ả nợ bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhaunhư tình hình kinh tế không thuận lợ i, tác động của thiên tai, dịch bệnh, năng lựcquản tr ị yếu kém...

Chính vì vậy, pháp luật phá sản không nên chỉ nhằm vào việc tr ừng tr ị con nợ mànên thừa nhận thực tế phá sản là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây làquan điểm đượ c sử dụng r ộng rãi trong pháp luật phá sản ở hầu hết các quốc giahiện nay.

•  Xuất phát từ quan điểm thứ hai này, việc xây dựng pháp luật phá sản cần đảm bảonhững yêu cầu sau:

o  Tr ướ c hết, nếu coi phá sản là tr ườ ng hợ  p doanh nghiệ p “chết” thì khở i đầu của

quá trình đó là doanh nghiệ p bị “ốm”, giống như quy luật vốn có của cuộcsống: “sinh, lão, bệnh, tử”. Do đó, nếu doanh nghiệ p không tr ả nợ  đến hạn thìcần xác định xem lý do nào dẫn đến tình tr ạng đó, cũng giống như một ngườ i

Page 7: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 7/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

147

có bệnh thì cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa tr ị phù hợ  p.

o  Doanh nghiệ p hoàn toàn có thể thoát ra khỏitình tr ạng không thanh toán đượ c nợ nếu cónhững biện pháp tái cơ cấu phù hợ  p. Việc tái

cơ cấu doanh nghiệ p đượ c ví như cho bệnhnhân uống thuốc để  điều tr ị bệnh. Thẩm

 phán chỉ quyết định tuyên bố thanh lý tài sảncủa doanh nghiệ p và tuyên bố phá sản chừngnào doanh nghiệ  p thực sự không còn khả năng phục hồi. Như vậy, mục đích của phápluật phá sản không phải là để tr ừng phạt chủ sở hữu hoặc ngườ i quản lý, điều hành doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sảnmà là để tái cơ  cấu doanh nghiệ p nhằm giúp doanh nghiệ p thoát khỏi r ủi ro

trong kinh doanh.o  Khi tình tr ạng mất khả năng thanh toán đượ c khắc phục thì sẽ mang lại lợ i ích

cho tất cả các bên, đó là chủ nợ  của doanh nghiệ p sẽ nhận đượ c đầy đủ cáckhoản nợ , ngườ i lao động không bị thất nghiệ p, doanh nghiệ p mắc nợ  tiế p tụcđượ c kinh doanh để tạo ra của cải cho bản thân họ và cho xã hội.

ORION – HANEL SẼ TUYÊN BỐ PHÁ S ẢN

Orion - Hanel, liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc chuyên sản xuất đèn hình

và phụ kiện cho tivi, máy tính vớ i thờ i hạn hoạt động 50 năm tính từ năm1993, sẽ 

tuyên bố phá sản trong tháng 12 năm 2008 sau nhiều năm dẫn đầu ngành sản xuất

điện tử của Hà Nội.Các doanh nghiệ p điện tử Việt Nam cần rút ra bài học từ vụ phá sản của Orion – Hanel. Tiến s ĩ Lê Đăng Doanh khuyến cáo như vậy tại Hội thảo tổng k ết ngành

điện tử - viễn thông sau hai năm Việt Nam vào WTO, diễn ra ở Hà Nội ngày 25

tháng 12.

Orion - Hanel đã đưa ra quyết định mở  r ộng hoạt động sản xuất đèn hình màu

trong bối cảnh thị tr ườ ng tivi xuất hiện sự thoái trào của công nghệ này vớ i sự thay

thế của dòng LCD và Plasma, cộng vớ i suy thoái kinh tế, khiến khó khăn của

Orion - Hanel tăng thêm bội phần và không thể tháo gỡ .

Từ tr ườ ng hợ  p Orion - Hanel, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói các doanhnghiệ p Việt Nam không nên duy trì y hệt chiến lượ c cũ trong bối cảnh suy thoái

kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệ p cần “tự cứu mình, chủ động đối

 phó tình hình”.

Tiến s ĩ Lê Đăng Doanh cho r ằng hiện các mặt hàng điện tử Việt Nam đang cạnh

tranh không cân xứng vớ i hàng Trung Quốc. “Theo tôi biết, Trung Quốc đang tậ p

k ết hàng không xuất đi EU và Mỹ đượ c vì suy thoái kinh tế ở các thị tr ườ ng này.

Có thể hàng đó sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Nếu vậy, thiệt hại sẽ không nhỏ”.

(Nguồn: Báo Tuổ i tr ẻ đ iện t ử  )

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ChannelID=11&ArticleID=294552

Page 8: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 8/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

148

Trong thực tế, bên cạnh lý do doanh nghiệ p không tr ả nợ  đến hạn do gặ p r ủi ro trongkinh doanh dẫn đến khó khăn về tài chính như trên thì còn có tr ườ ng hợ   p doanhnghiệ p cố tình không tr ả nợ nhằm chiếm dụng vốn của chủ thể khác.

Trong tr ườ ng hợ  p này, nhu cầu đòi nợ phát sinh và đòi hỏi phải có sự can thiệ p củanhà nướ c nhằm làm cho việc đòi nợ trong xã hội diễn ra một cách có tr ật tự. Pháp luật

 phá sản sẽ thực hiện vai trò như một công cụ để đòi nợ và thanh toán nợ , theo đó nếudoanh nghiệ p cố tình không tr ả nợ  đến hạn thì sẽ bị tòa án mở thủ tục phá sản.

Đứng tr ướ c nguy cơ mất cơ hội kinh doanh do bị tuyên bố phá sản và có thể bị xử  phạt theo quy định của pháp luật nên doanh nghiệ p buộc phải thanh toán nợ k ị p thờ i.Đây là một vai trò r ất quan tr ọng của pháp luật phá sản và đượ c đặc biệt thể hiện trongquy định của pháp luật liên quan đến việc xác định thờ i điểm doanh nghiệ p lâm vàotình tr ạng phá sản. Theo đó, pháp luật phá sản phải quy định sao cho bất cứ khi nàonhu cầu đòi nợ chính đáng phát sinh thì pháp luật phải can thiệ p ngay nhằm làm choviệc đòi nợ  đượ c đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nướ c, qua đó đảm bảo ổn định vàtr ật tự xã hội.

Không chỉ chủ nợ mong muốn có sự hỗ tr ợ của pháp luật trong việc đòi nợ mà ngay cả doanh nghiệ p mắc nợ , đặc biệt là những doanh nghiệ p mà chủ sở hữu đượ c hưở ng quychế trách nhiệm hữu hạn cũng mong muốn có sự can thiệ p của nhà nướ c để giải quyếtnhững quan hệ nợ  đã phát sinh. Pháp luật phá sản sẽ là công cụ thực hiện mong muốnnày nhằm giúp doanh nghiệ p giải phóng khỏi quan hệ nợ cũ và xây dựng lại hoạt độngkinh doanh.

6.2.2.  Khái niệm phá sản

Phá sản là một hình thức chấm dứt sự tồn tại củadoanh nghiệ p. Như phần trên đã phân tích, nếu coi

 phá sản là tr ườ ng hợ  p doanh nghiệ p “chết” thì khở iđầu của quá trình đó là doanh nghiệ p bị “ốm”. Khidoanh nghiệ p “ốm” tức là doanh nghiệ p bị “lâm vàotình tr ạng phá sản”. Nếu tình tr ạng này đượ c khắc

 phục thì sẽ không dẫn đến phá sản, ngượ c lại nếudoanh nghiệ p không thể “bình phục” thì phá sản sẽ 

diễn ra. Như vậy, mọi quá trình phá sản đều bắt đầu từ việc doanh nghiệ p lâm vào tìnhtr ạng phá sản, nhưng ngượ c lại, doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sản thì chưa chắc

 bị phá sản trên thực tế.

6.2.2.1.  Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Dấu hiệu đầu tiên để quyết định việc mở thủ tục phá sản đối vớ i một doanh nghiệ p làdoanh nghiệ p có lâm vào tình tr ạng phá sản hay không. Việc xác định thờ i điểm doanhnghiệ  p lâm vào tình tr ạng phá sản r ất có ý ngh ĩ a đối vớ i khả năng phục hồi doanhnghiệ p. Cũng giống như một ngườ i bị ốm, nếu phát hiện bệnh và điều tr ị sớ m thì khả năng bình phục sẽ cao. Doanh nghiệ p sớ m xác định đượ c thờ i điểm lâm vào tình tr ạng

 phá sản thì cũng sẽ có nhiều cơ hội để phục hồi nhờ vào sự can thiệ p của tòa án và cácchủ nợ .

Page 9: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 9/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

149

Pháp luật phá sản của Việt Nam hiện nay quy định về vấn đề này như sau :

Doanh nghiệ p, hợ  p tác xã không có khả năng thanh toán đượ c các khoản nợ  đến hạnkhi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình tr ạng phá sản

Thờ i điểm để xác định doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sản là ngay khi khoản nợ  đến hạn và chủ nợ có yêu cầu mà con nợ không thanh toán. Tuy nhiên, cần lưu ý lànếu khoản nợ  đến hạn nhưng chủ nợ chưa có yêu cầu thì cũng chưa đủ cơ sở  để khẳngđịnh con nợ lâm vào tình tr ạng phá sản.

 Như vậy, doanh nghiệ p bị coi là lâm vào tình tr ạng phá sản nếu đồng thờ i thỏa mãnhai dấu hiệu: Không có khả năng thanh toán nợ  đến hạn và Chủ nợ có yêu cầu.

Việc không có khả năng thanh toán nợ  đến hạn của doanh nghiệ p có thể xảy ra tronghai tr ườ ng hợ  p sau :

•  Thứ nhất, doanh nghiệ p thực sự có khó khăn về tài chính khiến cho đến hạn màkhông thể thực hiện đượ c ngh ĩ a vụ tr ả nợ . Tr ườ ng hợ   p này đượ c gọi là doanh

nghiệ p “mấ t khả nă ng thanh toán” nợ  đến hạn. Nếu doanh nghiệ p mất khả năngthanh toán nợ dẫn đến phá sản thì gọi là phá sản trung thực.

•  Thứ hai, doanh nghiệ  p không có khó khăn về tài chính nhưng dây dưa khôngmuốn tr ả nợ nhằm chiếm dụng vốn của bạn hàng, đối tác. Nói cách khác, doanhnghiệ  p không “mấ t khả nă ng thanh toán” nhưng cố tình không tr ả nợ  đến hạn.Trong tr ườ ng hợ  p, doanh nghiệ p cố tình làm sai lệch số liệu k ế toán, tài chính để đượ c phá sản nhằm hưở ng quy chế trách nhiệm hữu hạn, qua đó chiếm dụng tàisản của bạn hàng thì gọi là phá sản gian trá.

 Nếu phá sản gian trá bị phát hiện, doanh nghiệ p vẫn phải tr ả tất cả các khoản nợ và

 phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý khác như bị xử phạt hành chính và chủ doanh nghiệ p có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong tr ườ ng hợ  p hành vi giantrá đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

 Nếu doanh nghiệ p dây dưa cho đến khi bị mở  thủ tục phá sản mớ i tr ả nợ  thì lúcnày Luật phá sản đóng vai trò là công cụ đòi nợ hữu hiệu trong kinh doanh.

 Như vậy, không phải mọi tr ườ ng hợ  p doanh nghiệ plâm vào tình tr ạng phá sản đều là thờ i điểm tài sảncó của doanh nghiệ p nhỏ hơ n tài sản nợ . Bất cứ khinào khoản nợ  đến hạn và có yêu cầu thanh toán từ 

chủ nợ nhưng con nợ không thực hiện thì đều bị coilà lâm vào tình tr ạng phá sản. Pháp luật không yêucầu phải xác định giá tr ị khoản nợ và nguyên nhândoanh nghiệ  p không thanh toán nợ . Quy định nàyxuất phát từ cơ sở  lý thuyết cho r ằng pháp luật phásản là công cụ đòi nợ  và thanh toán nợ mà không

 phải là công cụ để tr ừng phạt con nợ .

Phân biệt phá sản và giải thể 

Phá sản và giải thể đều là các hình thức dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của một chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, hai hiện tượ ng này khác nhau về bản chất, thể hiện ở lý dodẫn đến giải thể và phá sản, chủ thể có thẩm quyền giải quyết và những hạn chế về 

Page 10: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 10/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

150

quyền tự do kinh doanh đối vớ i chủ sở hữu và ngườ i lãnh đạo trong doanh nghiệ p bị giải thể và phá sản.

Tiêu chí Phá sản Giải thể 

Lý do Doanh nghiệ p không có khả 

năng thanh toán nợ  đến hạnkhi chủ nợ có yêu cầu.

Có thể giải thể theo quyết định của

chủ doanh nghiệ  p hoặc theo quyđịnh của pháp luật. Việc giải thể chỉ  đượ c thực hiện khi doanhnghiệ p vẫn còn khả năng thanhtoán nợ  và các ngh ĩ a vụ tài sảnđến hạn.

Chủ thể cóthẩm quyềngiải quyết

Tòa án là chủ thể có thẩmquyền giải quyết phá sản theocác quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệ  p hoặc ngườ i cóthẩm quyền thành lậ  p doanhnghiệ  p quyết định. Sau khi giải

thể, doanh nghiệ p phải làm thủ tụcxóa tên đăng ký kinh doanh tại cơ  quan hành chính nhà nướ c.

Hạn chế  đốivớ i quyền tự do kinh doanhcủa cá nhân

Chủ sở hữu hoặc ngườ i quảnlý, điều hành doanh nghiệ p

 bị phá sản không thành lậ pdoanh nghiệ p trong thờ i giantừ một đến ba năm sau khidoanh nghiệ p bị phá sản.

Chủ sở  hữu hoặc ngườ i quản lý,điều hành doanh nghiệ p bị giảithể không bị hạn chế quyền tự dokinh doanh

6.2.2.2.  Quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình phá sản

Giải quyết phá sản luôn liên quan đến vấn đề tài sảncủa doanh nghiệ p, tức là liên quan đến vấn đề đòinợ và thanh toán nợ . Việc đòi nợ làm phát sinh quanhệ giữa con nợ và chủ nợ . Bên cạnh đó, giải quyết

 phá sản còn có sự can thiệ p của các chủ thể khácnhư tòa án, cơ quan thi hành án... Do đó, giữa chủ nợ và con nợ còn phát sinh quan hệ vớ i các chủ thể có thẩm quyền giải quyết phá sản.

Quan hệ giữ a con nợ và chủ nợ  

•  Con nợ  

Về nguyên tắc, mọi chủ thể kinh doanh đều cóthể gặ p r ủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toánnợ  đến hạn. Chính vì vậy, phá sản có thể xảy rađối vớ i bất cứ chủ thể kinh doanh nào. Nói cáchkhác mọi chủ thể kinh doanh đều có thể tr ở thànhcon nợ và tham gia vào quá trình phá sản.

Chủ thể kinh doanh có thể là doanh nghiệ p, hợ  p tác xã, cá nhân kinh doanh hoặchộ kinh doanh cá thể. Ở nhiều nướ c, pháp luật phá sản đượ c áp dụng đối vớ i mọichủ thể kinh doanh, không k ể chủ thể đó là cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, hiện

Page 11: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 11/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

151

nay pháp luật phá sản của Việt Nam chưa áp dụng đối vớ i phá sản cá nhân mà mớ ichỉ áp dụng đối vớ i doanh nghiệ p, hợ  p tác xã và liên hiệ p hợ  p tác xã (để tiện choviệc trình bày, doanh nghiệ p, hợ  p tác xã và liên hiệ p hợ  p tác xã đượ c gọi chung làdoanh nghiệ p).

•  Chủ nợ  

Chủ nợ  có thể là bất cứ cá nhân, tổ chức nào có tài sản đang đượ c chiếm hữu bở i con nợ nhưng chưa đòi đượ c. Chủ nợ thườ ng là các chủ thể sau :

o  Đối tác, bao gồm tất cả các bạn hàng, k ể cả các doanh nghiệ p cung cấ p dịch vụ điện, nướ c, điện thoại và các ngân hàng thươ ng mại cho con nợ vay.

o   Ngườ i lao động, trong tr ườ ng hợ   p doanh nghiệ p nợ  lươ ng và các khoản bảohiểm xã hội.

o   Nhà nướ c, trong tr ườ ng hợ  p doanh nghiệ p nợ thuế, phí, lệ phí.

Thông thườ ng, trong quan hệ vay và cho vay, các bên thườ ng sử dụng những biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấ p hoặc bảo lãnh... Căn cứ vào tiêu chí giao dịchcó đượ c thực hiện cùng vớ i các biện pháp bảo đảm ngh ĩ a vụ hay không mà chủ nợ  đượ c chia thành ba nhóm như sau :

o  Chủ nợ có bảo đảm toàn phần là chủ nợ có tài sản cho vay đượ c bảo đảm toàn bộ giá tr ị bằng một tài sản khác hoặc bằng một hình thức bảo đảm theo quyđịnh của pháp luật.

o  Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có tài sản cho vay đượ c bảo đảm một phần giá tr ị bằng một tài sản khác hoặc bằng một hình thức bảo đảm theo quyđịnh của pháp luật.

o  Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có tài sản cho vay không đượ c bảo đảmgiá tr ị bằng bất cứ hình thức nào theo quy định của pháp luật.

Chú ý:

 Như vậy, pháp luật phá sản của nướ c ta chưa áp dụng đối vớ i các cá nhân và hộ kinhdoanh cá thể. Trong tr ườ ng hợ  p cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể bị phá sản thìviệc đòi nợ  đượ c thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dânsự. Có thể trong tươ ng lai, pháp luật phá sản của nướ c ta cũng sẽ mở r ộng đối tượ ngđiều chỉnh, theo đó cá nhân kinh doanh cũng bị tuyên bố phá sản chứ không chỉ dừng lại áp dụng đối vớ i doanh nghiệ p và hợ  p tác xã như hiện nay.

Page 12: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 12/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

152

Trong ba loại chủ nợ trên, chỉ có hai loại chủ nợ tham gia vào quá trình phá sảnlà chủ nợ  có bảo đảm một phần và chủ nợ  không có bảo đảm; chủ nợ  có bảođảm toàn phần không tham gia vào quá trình phá sản. Sở  d ĩ  vậy là do, nếukhoản nợ  đến hạn nhưng con nợ không thanh toán thì chủ nợ có bảo đảm toàn

 phần có quyền sử dụng các hình thức bảo đảm để thực hiện quyền đòi nợ  của

mình, chẳng hạn như phát mại tài sản đã đượ c sử dụng để cầm cố, thế chấ phoặc yêu cầu chủ thể bảo lãnh thực hiện ngh ĩ a vụ tr ả nợ thay.

Quan hệ tố tụng giữ a chủ nợ và con nợ vớ i các chủ thể có thẩm quyền giải quyếtphá sản

Pháp luật của hầu hết các nướ c trên thế giớ i đều quy định tòa án là cơ quan có thẩmquyền giải quyết phá sản. Vấn đề đặt ra là cần xác định cấ p tòa án nào chịu tráchnhiệm giải quyết phá sản. Theo nguyên lý chung, cấ p tòa án có thẩm quyền giải quyết

 phá sản tươ ng ứng vớ i cấ p cơ quan đã cấ p giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chochủ thể kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi doanh nghiệ p có vốn đầu tư trong nướ cđều đăng ký kinh doanh tại Sở K ế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơ i doanh nghiệ p đặt tr ụ sở chính. Vì vậy, phá sản doanh nghiệ p sẽ do Tòa án nhân dân cấ p tỉnh giải quyết.

Trong khi đó, hợ  p tác xã có thể đăng ký kinh doanh tại cấ p tỉnh hoặc cấ p huyện. Theonguyên tắc trên, nếu hợ  p tác xã đăng ký kinh doanh tại cấ p huyện thì sẽ do Tòa án cấ phuyện giải quyết phá sản và Tòa án cấ p tỉnh sẽ thực hiện công việc này nếu hợ  p tác xãđã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấ p tỉnh.

Tuy nhiên, đối vớ i doanh nghiệ p có vốn đầu tư nướ c ngoài thì không áp dụng nguyêntắc này. Theo đó cho dù giấy phép đầu tư của chủ doanh nghiệ p đượ c cấ p bở i cơ quantrung ươ ng hay tỉnh thì khi phá sản đều do Tòa án cấ p tỉnh nơ i doanh nghiệ p đặt tr ụ sở  chính giải quyết.

Bên cạnh tòa án, quản tài viên cũng là một chủ thể tham gia vào quá trình phá sản. Quản tài viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện chức năng thốngkê, quản lý tài sản cũng như hỗ tr ợ tòa án trong việcthực hiện thanh lý tài sản và các khoản nợ . Quản tàiviên có thể là một tổ chức tư nhân tồn tại dướ i dạngmột văn phòng ủy thác. Trong tr ườ ng hợ  p này, quản

tài viên là tổ chức thườ ng tr ực đượ c lậ p ra để kinh doanh các hoạt động liên quan đếnquản lý và phân chia tài sản.

Bên cạnh đó, quản tài viên cũng có thể là một tổ chức lâm thờ i (vụ việc) chỉ đượ cthành lậ p khi có nhu cầu và sẽ tự giải thể khi các vấn đề liên quan đến quản lý và phân

Page 13: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 13/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

153

chia tài sản đượ c thực hiện xong. Trong tr ườ ng hợ  p này, quản tài viên đượ c lậ p ra bở itòa án dướ i dạng tổ quản lý và thanh lý tài sản. Thành viên của tổ này do thẩm phán

 phụ trách giải quyết phá sản chỉ định trên cơ sở quy định của pháp luật.

Mỗi mô hình quản tài viên có những ưu điểm và hạn chế nhất định:

Ở mô hình tổ chức thườ ng tr ực, quản tài viên có tính chuyên nghiệ p hơ n nên những

công việc liên quan đến thống kê, quản lý và phân chia tài sản sẽ  đượ c thực hiệnnhanh chóng vớ i độ chính xác cao.

Đối vớ i quản tài viên do tòa án lậ  p ra thườ ng không có đượ c k ỹ năng như vậy dothành viên của tổ quản lý tài sản có những l ĩ nh vực chuyên môn khác nhau, thậm chíkhông liên quan đến nghiệ p vụ k ế toán thống kê. Tuy nhiên, chi phí thuê quản tài viênthườ ng tr ực là cao hơ n nhiều so vớ i việc chỉ định thành lậ p quản tài viên.

6.2.3.  Trình tự giải quyế t phá sản doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Phá sản 2004, quá trình phá sản doanh nghiệ p đượ c diễn ra theo các bướ cnhư sau :

•   Nộ p đơ n yêu cầu và mở thủ tục phá sản;

•  Phục hồi hoạt động kinh doanh;

•  Thanh lý tài sản, các khoản nợ ;

•  Tuyên bố doanh nghiệ p bị phá sản.

6.2.3.1.  Nộp đơn yêu c ầu và mở thủ tục phá sản

Nộp đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đây là bướ c đầu tiên mở  ra một quá trình phá sản.Việc nộ p đơ n yêu cầu mở  thủ tục phá sản có thể đượ c tiến hành từ hai phía, hoặc từ chính con nợ  hoặc từ chủ nợ . Nếu đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản đượ c đệ trình từ phía con nợ thìkhi đó phá sản mang tính chất tự nguyện và đượ c gọi là phá sản tự nguyện. Ngượ c lại,

nếu đơ n yêu cầu mở  thủ tục phá sản đượ c đệ trình từ phía chủ nợ  thì khi đó phá sảnmang tính bắt buộc và đượ c gọi là phá sản bắt buộc.

•  Đơ n yêu cầu mở  thủ tục phá sản tự nguyện có thể đượ c đệ trình bở i các chủ thể sau :

o  Đại diện hợ  p pháp của doanh nghiệ p.

o  Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệ p nhà nướ c nếu doanh nghiệ p nhà nướ c khôngtự nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản.

o  Chủ sở hữu doanh nghiệ p, bao gồm các chủ thể sau:

  Chủ sở hữu doanh nghiệ p tư nhân;

  Thành viên hợ  p danh của công ty hợ  p danh;

  Cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần.

Chú ý

Quản tài viên ở Việt Nam hiện nay tồn tại dướ i dạng tổ quản lý và thanh lý tài sản, tức làmô hình vụ việc. Tổ này đượ c lậ p ra để giúp tòa án thống kê tài sản nợ và tài sản có của

doanh nghiệ p, quản lý và thanh lý tài sản theo quyết định của tòa án.

Page 14: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 14/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

154

•  Đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc có thể đượ c đệ trình bở i các chủ thể sau :

o  Các chủ nợ không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm một phần.

o   Ngườ i lao động. Quyền nộ p đơ n yêu cầu mở  thủ tục phá sản của ngườ i laođộng chỉ phát sinh trong tr ườ ng hợ  p doanh nghiệ p nợ lươ ng hoặc bảo hiểm xãhội đối vớ i họ và ngườ i lao động nhận thấy doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng

 phá sản.

Mở thủ tục phá sản

Sau khi thụ lý đơ n và có đủ các căn cứ thì toà án raquyết định mở thủ tục phá sản. Doanh nghiệ p bị mở  thủ tục phá sản không có ngh ĩ a là đã bị phá sản.Chính vì vậy, ở  giai đoạn này, mọi hoạt động củadoanh nghiệ p vẫn đượ c diễn ra bình thườ ng. Tuynhiên, lúc này doanh nghiệ p kinh doanh trong điềukiện đặc biệt nên phải chịu sự kiểm tra giám sát củatòa án và tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Sau khi thủ tục phá sản đã đượ c mở , các công việc chính tòa án phải thực hiện là lên

danh sách chủ nợ , thống kê tài sản nợ và tài sản có của doanh nghiệ p.Thực hiện những công việc này đòi hỏi phải có nghiệ p vụ về tài chính, k ế toán và cóhiểu biết nhất định về quản tr ị doanh nghiệ p. Để giúp cho tòa án thực hiện những việcnói trên đượ c nhanh chóng và chính xác, thẩm phán phụ trách vụ việc sẽ quyết địnhthành lậ p tổ quản lý và thanh lý tài sản (gọi tắt là tổ quản tài viên). Thành viên của tổ này bao gồm một chấ p hành viên của cơ quan thi hành án (làm tổ tr ưở ng), một đạidiện của tòa án, một đại diện chủ nợ , một đại diện hợ  p pháp của con nợ . Ngoài ra, tổ này có thể có thêm thành phần là đại diện ngườ i lao động, đại diện công đoàn và đạidiện các cơ quan chuyên môn.

•  Quản tài viên sẽ giúp thẩm phán thực hiện các công việc như đăng thông báo về việc mở thủ tục phá sản trên báo hàng ngày.

Chú ý

 Như vậy, thành viên góp vốn trong công ty hợ  p danh và các thành viên của công ty tráchnhiệm hữu hạn không có quyền nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Điều này có thể đượ c lý giải dựa trên bản chất pháp lý của hai loại hình doanh nghiệ p này.Đối vớ i công ty hợ  p danh, thành viên góp vốn không đượ c quyền quản lý công ty và không

đượ c nhân danh công ty hoạt động do vậy pháp luật không trao cho họ quyền nộ p đơ n yêucầu mở thủ tục phá sản công ty hợ  p danh. Đối vớ i công ty trách nhiệm hữu hạn, vì số lượ ngthành viên của công ty là không lớ n (không quá 50 ngườ i) nên quyền nộ p đơ n của các chủ thể này đượ c thực hiện thông qua cuộc họ p hội đồng thành viên và sau đó sẽ đượ c thực hiệnthông qua đại diện hợ  p pháp của công ty.

Đối vớ i công ty cổ phần, thông thườ ng cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định thì mớ i có quyền này. Tỷ lệ đó có thể đượ c quy định tại điều lệ công tyhoặc theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Trong tr ườ ng hợ  p bản thân công ty khôngcó những quy định này thì áp dụng quy định của pháp luật, theo đó quyền này chỉ phát sinhđối vớ i cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thờ i gian

liên tục ít nhất 6 tháng.

Page 15: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 15/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

155

•  Đối vớ i các chủ nợ , khi biết đượ c thông báo này phải gửi giấy đòi nợ  đến tòa án cóthẩm quyền giải quyết. Mọi chủ nợ  đều có quyền gửi giấy đòi nợ mà không phân

 biệt đó là chủ nợ  đến hạn hay chưa đến hạn. Vấn đề cần lưu ý đối vớ i các chủ nợ làtheo quy định của pháp luật, thờ i hạn gửi giấy đòi nợ chỉ là 60 ngày k ể từ ngày cuốicùng đăng báo. Quá thờ i hạn này nếu chủ nợ không gửi giấy đòi nợ  thì coi như là

từ bỏ quyền đòi nợ của mình, tr ừ tr ườ ng hợ  p bất khả kháng.•  Bên cạnh đó, quản tài viên sẽ cùng vớ i doanh

nghiệ  p tiến hành kiểm kê tài sản còn lại củadoanh nghiệ  p. Tài sản của doanh nghiệ p đượ cxác định trên cơ  sở  các quy định của pháp luậtliên quan đến k ế toán và tài chính doanh nghiệ p.Tài sản có của doanh nghiệ p bao gồm cả nhữngtài sản mà doanh nghiệ p đang cho vay. Trongtr ườ ng hợ  p này, quản tài viên phải lậ p cả danh sách những chủ thể đang mắc nợ  

doanh nghiệ p.•  Giám sát tài sản còn lại: Tài sản còn lại của doanh nghiệ p có vai trò r ất quan tr ọng

trong việc đảm bảo khả năng cho doanh nghiệ p có thể phục hồi hoặc trong tr ườ nghợ  p không thể phục hồi đượ c thì tài sản này có ý ngh ĩ a r ất lớ n cho việc thanh toánnợ cho chủ nợ . Chính vì vậy, tài sản còn lại của doanh nghiệ p cần phải đượ c giámsát chặt chẽ dướ i các hình thức như:

o  Cấm tẩu tán, cất giấu tài sản, cấm doanh nghiệ p từ bỏ hoặc giảm bớ t quyền đòinợ . Nếu doanh nghiệ p thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán tài sản như tặng,cho tài sản, thanh toán nợ  chưa đến hạn thì các giao dịch đó sẽ bị tuyên vô

hiệu. Việc hạn chế các hoạt động tẩu tán tài sản này áp dụng đối vớ i cả cácgiao dịch đượ c thực hiện tr ướ c khi mở  thủ tục phá sản ba tháng.

o  Đình chỉ thực hiện thi hành án dân sự về tàisản mà doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phásản là chủ thể phải thi hành án.

o  Các chủ thể có hoạt động liên quan đến tàisản của doanh nghiệ  p như ngân hàng nơ idoanh nghiệ p mở  tài khoản, nhân viên và

ngườ i lao động của doanh nghiệ p cũng cóngh ĩ a vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệ p.

o  Đối vớ i tòa án, nếu cần thiết có thể áp dụngcác biện pháp khẩn cấ p tạm thờ i liên quanđến tài sản của doanh nghiệ p như:

  Cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắ p hết thờ i hạn sử dụng,hàng hoá không bán đúng thờ i điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; 

  Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệ p ; 

  Phong toả tài khoản của doanh nghiệ p tại ngân hàng; 

 

 Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ k ế toán, tài liệu liên quan củadoanh nghiệ p; 

Page 16: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 16/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

156

  Cấm hoặc buộc doanh nghiệ  p, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thựchiện một số hành vi nhất định.

MỞ THỦ TỤC PHÁ S ẢN CÔNG TY VINA HAENG WOON

 Ngày 3-7-2009, Liên đoàn lao động quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đượ c quyết

định thành lậ p tổ quản lý, thanh lý tài sản Công ty Vina Haeng Woon (100% vốn HànQuốc, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Tr ướ c đó, vào tháng 4 năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có quyếtđịnh mở  thủ tục phá sản công ty theo yêu cầu của Liên đoàn lao động quận 8. Theo quyếtđịnh trên, trong thờ i hạn 60 ngày, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án nêu rõ cáckhoản nợ và tài liệu chứng minh các khoản nợ . Hết thờ i hạn trên, Tòa án nhân dân thành

 phố Hồ Chí Minh đã thành lậ p tổ quản lý, thanh lý tài sản do đại diện Thi hành án Dân sự TPHCM làm tổ tr ưở ng; các thành viên gồm đại diện Tòa án nhân dân thành phố, Liên đoànlao động quận 8 và các chủ nợ ... Tổ có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy địnhtại điều 10 và điều 11 của Luật Phá sản.

Vào tháng 10 năm 2008, bà Noh Yeon Hong, Giám đốc Công ty Vina Haeng Woon, đã bỏ tr ốn trong khi còn nợ tiền lươ ng, tr ợ cấ p thôi việc, bảo hiểm xã hội của công nhân hơ n 3,5 tỉ đồng. Liên đoàn lao động quận 8 đã đượ c công nhân ủy quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phásản công ty để có cơ sở giải quyết quyền lợ i công nhân.

(Nguồn: Báo Ngườ i Lao động điện tử 

http://www.nld.com.vn/2009070402184126P0C1010/mo-thu-tuc-pha-san-cong-ty-vina-haeng-woon.htm

Hội nghị chủ nợ  

Sau khi có quyết định mở  thủ tục phá sản và lậ p xong danh sách chủ nợ , thẩm phán

triệu tậ p hội nghị chủ nợ  để thông báo về tình hình tài sản của doanh nghiệ p, xem xét

các phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán và thờ i hạn thanh

toán nợ .

•  Thành phần tham gia hội nghị chủ nợ :

Chủ thể tham gia hội nghị chủ nợ  gồm những

ngườ i có ngh ĩ a vụ, tức là bắt buộc phải tham gia

và những ngườ i có quyền tham gia. Đối vớ inhững chủ thể có ngh ĩ a vụ, sự vắng mặt của họ 

khiến cho hội nghị không thể tiến hành đượ c,trong khi đó những ngườ i có quyền không bắt

 buộc phải tham gia nhưng sự vắng mặt của họ có thể ảnh hưở ng đến k ết quả của hội nghị.

o  Chủ thể có ngh ĩ a vụ dự họ p hội nghị chủ nợ là bản thân doanh nghiệ p, cổ đôngcủa công ty cổ phần, thành viên hợ  p danh của công ty hợ  p danh và đại diện chủ 

sở hữu nhà nướ c trong tr ườ ng hợ  p những chủ thể này đã nộ p đơ n yêu cầu mở  

thủ tục phá sản doanh nghiệ p.

o   Những chủ thể có quyền tự do họ p hội nghị chủ nợ bao gồm các chủ nợ , k ể cả những ngườ i bảo lãnh đã tr ả nợ  thay cho doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá

sản và đại diện ngườ i lao động, đại diện trong công đoàn mắc nợ .

Page 17: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 17/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

157

 Như vậy, chủ thể có ngh ĩ a vụ tham dự hội nghị chủ nợ chỉ phát sinh trong tr ườ nghợ  p phá sản tự nguyện mà không có trong phá sản bắt buộc.

•  Điều kiện họ p hội nghị chủ nợ  

Hội nghị chủ nợ  chỉ  đượ c tiến hành nếu thỏamãn đồng thờ i hai điều kiện sau:

o  Điều kiện thứ nhất: Có sự tham gia củangườ i có ngh ĩ a vụ dự họ p;

o  Điều kiện thứ hai: Có quá nửa số chủ nợ  không có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3tổng số nợ không có bảo đảm tham gia.

Hội nghị chủ nợ  đượ c triệu tậ p nhưng có thể bị hoãn hoặc có thể không tổ chứcđượ c (hội nghị chủ nợ không thành). Việc hoãn hội nghị chủ nợ xảy ra nếu có mộttrong ba tình huống sau :

o   Ngườ i có ngh ĩ a vụ dự họ p vắng mặt có lý do chính đáng ;

o  Không thỏa mãn điều kiện họ p thứ hai ;

o  Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn hội nghị chủ nợ .

Trong tr ườ ng hợ  p hoãn, hội nghị chủ nợ sẽ đượ c triệu tậ p lại sau đó 30 ngày.

Hội nghị chủ nợ  đượ c coi là không thành nếu có các tình huống sau :

o   Ngườ i có ngh ĩ a vụ dự họ p vắng mặt không có lý do chính đáng ;

o  Hội nghị chủ nợ  đượ c triệu tậ p họ p đến lần thứ hai nhưng điều kiện thứ hai vẫnkhông đượ c thỏa mãn.

o   Ngườ i nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơ n yêu cầu.

Hội nghị chủ nợ không thành sẽ dẫn đến hai hệ quả, hoặc là chấm dứt thủ tục phásản hoặc là chuyển sang giai đoạn thanh lý tài sản, các khoản nợ .

o  Về nguyên tắc thủ tục phá sản sẽ bị đình chỉ nếu những ngườ i nộ p đơ n yêu cầumở  thủ tục phá sản không đến dự họ  p mà không có lý do chính đáng hoặcngườ i đó rút lại đơ n yêu cầu. Nguyên nhân đình chỉ là vì vụ việc phá sản phátsinh từ đơ n yêu cầu của chính những chủ thể này nên việc họ không đến họ ptức là họ từ bỏ quyền đượ c giải quyết quan hệ nợ thông qua thủ tục phá sản.

o  Bên cạnh đó, thủ tục phá sản sẽ chuyển sang giai đoạn thanh lý tài sản, cáckhoản nợ nếu hội nghị chủ nợ không thành là do sự vắng mặt của những chủ thể không phải là ngườ i đã nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định này nhằm

 bảo đảm quyền lợ i cho những ngườ i đã nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Ví dụ 

Trong danh sách chủ nợ có 50 chủ nợ không có bảo đảm vớ i số nợ  tươ ng ứng là 90 đồng.Để hội nghị chủ nợ  đượ c tiến hành thì phải có ít nhất 25 chủ nợ không có bảo đảm tham gia

và tổng số nợ tươ ng ứng của 25 ngườ i này ít nhất phải là 60 đồng. Như vậy, điều kiện họ phội nghị chủ nợ trong tr ườ ng hợ  p này chỉ tính đến các chủ nợ không có bảo đảm mà khôngtính đến chủ nợ có bảo đảm một phần. Tính hợ  p lý của quy định này vẫn là vấn đề đangđượ c tranh luận trong giai đoạn hiện nay.

Page 18: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 18/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

158

•  Cách thức họ p hội nghị chủ nợ  

Hội nghị chủ nợ  đượ c họ p làm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những nhiệm vụ riêngvà có thể đượ c tổ chức thành nhiều phiên họ p :

o  Hội nghị chủ nợ  lần thứ nhất có nhiệm vụ xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệ pmắc nợ  và thảo luận về khả năng phục hồicủa doanh nghiệ p ấy. Hội nghị chủ nợ  lầnthứ nhất sẽ ra Nghị quyết về doanh nghiệ p:

   Nếu Hội nghị cho r ằng doanh nghiệ pkhông có khả năng phục hồi hoạt độngkinh doanh thì sẽ chuyển sang giai đoạn thanh lý tài sản và các khoản nợ .

   Nếu Hội nghị cho r ằng doanh nghiệ p có khả năng phục hồi thì sẽ giao chodoanh nghiệ p tự xây dựng phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanh và

trình ra hội nghị chủ nợ lần thứ hai.o  Hội nghị chủ nợ lần thứ hai có nhiệm vụ xem xét và thảo luận phươ ng án phục

hồi đượ c đệ trình bở i con nợ hoặc bở i các chủ nợ (trong tr ườ ng hợ  p chủ nợ cóxây dựng phươ ng án cho con nợ ).

   Nếu không có phươ ng án phục hồi nào đượ c hội nghị chủ nợ thông qua thìchuyển sang giai đoạn thanh lý tài sản, các khoản nợ .

   Ngượ c lại, nếu có phươ ng án phục hồi đượ c thông qua thì chuyển sang giaiđoạn phục hồi hoạt động kinh doanh.

6.2.3.2.  Phục h ồi hoạt động kinh doanh

Đây chính là thủ tục tái cơ cấu doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sản. Nếu xem xét phá sản là quá trình chữa "bệnh không có khả năng thanh toán" của doanh nghiệ p thì phục hồi hoạt động kinh doanh là giai đoạn điều tr ị bệnh sau khi đã xác định đượ cnguyên nhân gây bệnh. Đây là giai đoạn r ất quan tr ọng quyết định đến khả năng phụchồi của doanh nghiệ p trong tươ ng lai.

Tuy nhiên, đây không phải là giai đoạn bắt buộc phải có đối vớ i mọi tr ườ ng hợ  p giải quyết phá sản.Thực vậy, nếu tình hình tài chính của doanh nghiệ p

gặ  p khó khăn tr ầm tr ọng vớ i số tài sản còn lạikhông đáng k ể và không thể cứu vãn đượ c thì giaiđoạn phục hồi hoạt động kinh doanh là không cầnthiết. Hơ n nữa, trong một số tr ườ ng hợ  p ở giai đoạn

họ p hội nghị chủ nợ như đã phân tích ở trên, thủ tục phá sản cũng đượ c chuyển ngaytừ bướ c mở thủ tục phá sản sang thanh lý tài sản mà không cần phải thực hiện phươ ngán phục hồi hoạt động kinh doanh

Khi một phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanh đã đượ c thông qua thì doanhnghiệ p phải triệt để tuân thủ phươ ng án này.

 Nếu trong quá trình áp dụng biện pháp phục hồi có phát sinh các tình huống mớ i đòihỏi phải thay đổi hoặc điều chỉnh phươ ng án đã đượ c thông qua thì doanh nghiệ p phảithỏa thuận vớ i chủ nợ . Việc thay đổi chỉ đượ c thực hiện nếu có quá nửa số chủ nợ  

Page 19: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 19/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

159

không có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm đồng ý. Đồngthờ i, thỏa thuận này phải đượ c sự công nhận của thẩm phán chịu trách nhiệm giảiquyết vụ việc.

Thờ i hạn thực hiện phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanh tối đa là ba năm, k ể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án công nhận nghị quyết của hội nghị 

chủ nợ về phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệ p. Thờ i hạn cụ thể trong từng tr ườ ng hợ  p do hội nghị chủ nợ quyết định.

 Nếu sau khi áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh và doanh nghiệ p đủ khả năng thanh toán nợ  đến hạn thì doanh nghiệ p không còn bị coi là lâm vào tìnhtr ạng phá sản và khi đó thủ tục phá sản chấm dứt. Ngượ c lại, nếu doanh nghiệ p ápdụng phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanh không thành công thì chuyển sanggiai đoạn thanh lý tài sản, các khoản nợ .

6.2.3.3.  Thanh lý tài sản, các khoản nợ 

• 

Các tr ườ ng hợ  p dẫn đến thanh lý tài sản, các khoản nợ : 

 Như đã phân tích ở các phần trên, việc thanh lý tài sản, các khoản nợ có thể đượ cthực hiện trong tr ườ ng hợ  p hội nghị chủ nợ  không thành do sự vắng mặt củanhững chủ thể không phải là ngườ i đã nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản.

 Ngoài ra, việc thanh lý tài sản, các khoản nợ  cũng có thể đượ c thực hiện trongtr ườ ng hợ  p hội nghị chủ nợ thành nhưng có các tình huống sau:

o  Hội nghị chủ nợ  lần thứ nhất ra nghị quyết về doanh nghiệ p cho r ằng doanhnghiệ p không có khả năng phục hồi;

o  Doanh nghiệ p không xây dựng đượ c phươ ngán phục hồi kinh doanh để trình hội nghị chủ nợ lần thứ hai;

o  Không có phươ ng án phục hồi hoạt động

kinh doanh nào đượ c thông qua tại hội nghị chủ nợ lần thứ hai;

o  Doanh nghiệ p không thực hiện đúng phươ ngán phục hồi hoạt động kinh doanh;

o  Doanh nghiệ  p thực hiện phươ ng án phụchồi hoạt động kinh doanh nhưng khôngthành công.

•  Thứ tự ưu tiên thanh toán 

Việc thanh toán tài sản phá sản đượ c thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bìnhđẳng và bảo vệ lợ i ích của ngườ i lao động.

Xuất phát từ quan điểm này nên thứ tự phân chia tài sản phá sản như sau:

Ví dụ 

Trong tr ườ ng hợ  p phá sản bắt buộc, chủ doanh nghiệ p hoặc ngườ i đại diện hợ  p pháp củadoanh nghiệ p không tham gia hội nghị chủ nợ sau khi hội nghị đã đượ c hoãn một lần

Hoặc trong tr ườ ng hợ  p phá sản tự nguyện, hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ theo quy định.

Page 20: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 20/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

160

o  Thứ nhất, tr ả phí phá sản cho tòa án. Trong tr ườ ng hợ  p chủ thể nộ p đơ n không phải là doanh nghiệ p mắc nợ và chủ thể này đã nộ p tạm ứng phí phá sản thìkhoản tạm ứng đượ c tr ả cho ngườ i đã nộ p

o  Thứ hai, thanh toán các khoản nợ lươ ng, tr ợ cấ p thôi việc, bảo hiểm xã hội vàcác quyền lợ i khác cho ngườ i lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả 

ướ c lao động tậ p thể và theo hợ  p đồng lao động đã ký k ếto  Thứ ba, các khoản nợ không có bảo đảm phải tr ả cho các chủ nợ không có bảo

đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần trong danh sách chủ nợ . Các khoản nợ thuế, phí, lệ phí đối vớ i nhà nướ c cũng đượ c xế p vào hàng thanh toán thứ ba này.

Việc thanh toán tài sản cho các chủ nợ  (bao gồm cả Nhà nướ c) đượ c thực hiệntheo nguyên tắc:

o   Nếu giá tr ị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ  thì mỗi chủ nợ  đượ c thanhtoán đủ số nợ của mình.

 Ngượ c lại, nếu tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ đượ c thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tươ ng ứng.

o  Hơ n nữa, việc thanh toán tài sản cho các chủ thể thuộc đối tượ ng ưu tiên k ế tiế p chỉ đượ c thực hiện nếu đã thanh toán đủ cho chủ thể thuộc hàng tr ướ c đó.

6.2.3.4.  Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

•  Các tr ườ ng hợ  p tuyên bố phá sản

Theo tuần tự các bướ c của một quá trình phá sản thì sau khi thực hiện xong các côngviệc liên quan đến thanh lý tài sản và các khoản nợ ,doanh nghiệ p sẽ bị tuyên bố phá sản. Việc tuyên bố doanh nghiệ p bị phá sản sẽ đượ c thực hiện bằngmột quyết định của tòa án.

Bên cạnh tr ườ ng hợ   p tuyên bố phá sản nói trên,doanh nghiệ p còn có thể bị tuyên bố phá sản tronghai tr ườ ng hợ  p đặc biệt như sau:

o  Trong tr ườ ng hợ  p doanh nghiệ p tư nộ p đơ nyêu cầu mở  thủ tục phá sản thì doanh nghiệ p có ngh ĩ a vụ nộ p tiền tạm ứng

 phí phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệ  p không còn tiền và tài sản hoặc cònnhưng không đủ để nộ p tạm ứng phí thì tòa án ra quyết định tuyên bố phá sảnngay mà không cần thực hiện các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh chodoanh nghiệ p nữa.

Page 21: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 21/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

161

o  Trong tr ườ ng hợ  p chủ thể nộ p đơ n yêu cầu mở  thủ tục phá sản không phải làdoanh nghiệ p mắc nợ và chủ thể này đã nộ p tạm ứng phí phá sản nhưng sau khithống kê tài sản còn lại của doanh nghiệ p, tòa án nhận thấy số tài sản đó khôngđủ để thanh toán phí phá sản sau này thì tòa án cũng ra ngay quyết định tuyên

 bố phá sản doanh nghiệ p.

•  Trách nhiệm tài chính của chủ doanh nghiệ  p sau khi doanh nghiệ p bị tuyên bố  phá sản

Trong nhiều tr ườ ng hợ  p phá sản, đặc biệt là phá sản trung thực, có những khoản nợ  không đượ c thanh toán hết ngay cả khi vụ việc đã đượ c giải quyết xong.

Khi đó, những chủ thể đượ c miễn tr ừ ngh ĩ a vụ tài chính đối vớ i các khoản nợ chưathanh toán hết bao gồm: Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầnvà thành viên góp vốn của công ty hợ  p danh. Lý do là vì những chủ thể này đượ chưở ng quy chế trách nhiệm hữu hạn khi tham gia góp vốn vào công ty.

 Ngượ c lại, chủ doanh nghiệ p tư nhân và thành viên hợ  p danh của công ty hợ  p danhkhông đượ c miễn tr ừ ngh ĩ a vụ tài chính đối vớ i những khoản nợ  còn thiếu donhững chủ thể này hưở ng quy chế trách nhiệm vô hạn đối vớ i các khoản nợ phátsinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệ p. Điều đó có ngh ĩ a là chủ doanhnghiệ p tư nhân và thành viên hợ  p danh của công ty hợ  p danh vẫn phải tr ả nợ  đếncùng về mọi khoản nợ ngay cả khi doanh nghiệ p mà họ là chủ sở hữu đã đượ c tòaán tuyên bố phá sản.

Thủ tục phá sản phứ c tạp: Doanh nghiệp số ng lay lắt

 Nền kinh tế thị tr ườ ng giống như một cơ thể sống, những tế bào mớ i sinh ra, những tế  bào già chết đi, tươ ng tự trong đờ i sống kinh tế, bên cạnh nhiều doanh nghiệ p mớ i đượ cthành lậ p ngày một đông đảo cũng sẽ có doanh nghiệ p đóng cửa và một trong nhữngcách giải thoát là nộ p hồ sơ  lên tòa án xin phá sản. Thế nhưng, theo đánh giá của cácchuyên gia Công ty Tài chính quốc tế IFC - tr ực thuộc Ngân hàng Thế giớ i, các số liệuhọ thu thậ p đượ c đã chỉ ra sự yếu kém trong Luật Phá sản hiện hành và các vướ ng mắcvề thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện phá sản.

Cụ thể, thờ i gian để thực hiện thủ tục phá sản của một doanh nghiệ p ở Việt Nam là 5năm, trong khi ở khu vực chỉ 2,7 năm; chi phí để thực hiện phá sản tại Việt Nam chiếm15% tổng tài sản. Đặc biệt, tỷ lệ thu hồi (mô tả theo cách thức là ngườ i đòi nợ có thể 

thu hồi đượ c bao nhiêu cent trên 1 USD họ bỏ ra từ công ty không có khả năng tr ả nợ )chỉ đượ c 18 cent trên 1 USD. Trong số 178 nền kinh tế đượ c IFC tiến hành đánh giá,mức độ dễ dàng về thực hiện thủ tục phá sản tại Việt Nam đứng thứ 121.

Đánh giá của IFC cũng phù hợ  p vớ i những con số mà báo chí thu nhận đượ c từ khi cókhung pháp lý về thủ tục phá sản (năm 1993), toàn ngành tòa án thụ lý đượ c khoảng200 đơ n yêu cầu phá sản so vớ i hàng tr ăm ngàn doanh nghiệ p mớ i đượ c thành lậ p, hơ nnữa trong số hồ sơ xin phá sản trên cũng chỉ có vài chục vụ thực hiện thành công.

R ắc r ối thứ nhất, có thể k ể đến là chuyện thờ i gian mở  thủ tục thụ lý. Luật quy định,thờ i hạn để tòa án ra quyết định mở  thủ tục là 30 ngày, k ể từ ngày thụ lý đơ n yêu cầumở thủ tục phá sản của doanh nghiệ p. Thế nhưng, hồ sơ phải đi qua các bộ phận thụ lý

theo luật định r ất phức tạ p, thờ i gian để tòa án triệu tậ p làm việc vớ i doanh nghiệ p yêucầu phá sản và những cá nhân, tổ chức liên quan; nghiên cứu các báo cáo tình hình hoạt

Page 22: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 22/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

162

động của doanh nghiệ p, những biện pháp khắc phục nhưng không thoát khỏi sự phá sảnlà quá ít ỏi.

Theo Luật, doanh nghiệ p xin phá sản phải lậ p hội nghị chủ nợ  để trình phươ ng án khắc phục và hội nghị này phải ra nghị quyết để làm căn cứ giúp thẩm phán ra quyết địnhthanh lý tài sản. "Tr ườ ng hợ  p việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệ p, hợ  p tác xã lâm

vào tình tr ạng phá sản k ết thúc tr ướ c ngày lậ p xong danh sách chủ nợ thì trong thờ i hạn30 ngày, k ể từ ngày lậ p xong danh sách chủ nợ , thẩm phán phải triệu tậ p hội nghị chủ nợ ; nếu việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệ p, hợ  p tác xã k ết thúc sau ngày lậ p xongdanh sách chủ nợ thì thờ i hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệ p,hợ  p tác xã - Luật Phá sản 2004". Tuy nhiên, trên thực tế, khi đã muốn phá sản, doanhnghiệ p cũng chẳng thiết hợ  p tác vớ i thẩm phán lậ p hội nghị chủ nợ khiến nhiều thẩm

 phán ở thế tiến thoái lưỡ ng nan. Cũng theo Luật Phá sản 2004, tổ quản lý và thanh lý tàisản cùng vớ i thẩm phán phải có k ết luận là doanh nghiệ p đã hết tài sản cũng như quyềnsở hữu tài sản đó tr ướ c khi ra quyết định phá sản, song trên sổ sách tài sản bằng hiệnvật vẫn tồn tại như hàng hóa, vật tư, máy móc, thiết bị... nhưng không còn giá tr ị sử 

dụng và cũng không có giá tr ị thươ ng mại khiến cho việc ra quyết định hết sức khókhăn. Đó là chưa k ể  đến việc doanh nghiệ  p có tr ụ sở   ở   địa phươ ng này nhưng chinhánh, tài sản lại nằm ở  địa phươ ng khác, tổ thanh lý tài sản chỉ có 3 ngườ i, thử hỏi họ có cách nào để quản lý, đảm bảo tài sản của doanh nghiệ p trong quá trình xử lý hồ sơ  không bị thất thoát, hư hại.

Một khó khăn nữa là quy định về phá sản của doanh nghiệ p trong Luật quá r ộng, thànhra lại khó xác định. Đơ n cử như quy định không có khả năng thanh toán đượ c cáckhoản nợ  đến hạn khi chủ nợ  có yêu cầu thì coi là lâm vào tình tr ạng phá sản. Vớ inhững hợ  p đồng lắt léo, vòng vèo cộng vớ i thờ i gian thực hiện hợ  p đồng khá dài, cũngnhư vô vàn lý do bất khả kháng của doanh nghiệ p thì chưa hẳn doanh nghiệ p không cókhả năng thanh toán đượ c nợ là lâm vào tình tr ạng phá sản.

Cũng chính vì ít thực hiện đượ c, nên bên cạnh những hình thức như giao, bán, khoán,cho thuê, cổ phần hóa, phá sản cũng là một trong những phươ ng thức thực hiện đổimớ i, sắ p xế p lại doanh nghiệ p nhà nướ c mà tuyệt nhiên chẳng thấy cơ quan nào đề cậ ptại các hội nghị liên quan đến vấn đề này. Có luật sư lên tiếng, vớ i Luật Phá sản hiệnhành, nhiều doanh nghiệ p phá sản sẽ không thể phá sản. “Chết” mà không đượ c “chôn”,khiến cho doanh nghiệ p tồn tại một cách hình thức, khó nhọc, đờ i sống, việc làm củangườ i lao động bấ p bênh vớ i đồng lươ ng eo hẹ p hoặc tình tr ạng nợ lươ ng kéo dài, ngoàira doanh nghiệ p lay lắt cũng kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có khác.

(Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file- 

article-sid-27569.htm )

Page 23: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 23/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

163

TÓM LƯỢ C CUỐI BÀI

•  Các bài tr ướ c đã đề cậ p đến sự ra đờ i, bản chất pháp lý của các loại hình doanh nghiệ p. Bàinày nghiên cứu các tr ườ ng hợ   p chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệ p trong quá trìnhkinh doanh.

•  Doanh nghiệ  p có thể chấm dứt sự tồn tại dướ i hai hình thức, đó là giải thể hoặc phá sản.Doanh nghiệ p chỉ đượ c giải thể nếu vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ  đến hạn, nếu khôngdoanh nghiệ p sẽ chấm dứt sự tồn tại dướ i hình thức phá sản.

•  Thủ tục giải thể đượ c tiến hành bở i các chủ sở hữu doanh nghiệ p trên cơ sở xử lý các khoảnnợ và giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệ  p. Sau khi xử lý xong các mốiquan hệ nói trên, chủ sở hữu doanh nghiệ p phải nộ p hồ sơ giải thể cho cơ quan đăng ký kinhdoanh để xóa tên doanh nghiệ p khỏi sổ đăng ký kinh doanh.

•  Phá sản doanh nghiệ p là một quá trình đượ c bắt đầu bằng việc xác định doanh nghiệ p lâmvào tình tr ạng phá sản. Xuất phát từ quan điểm pháp luật phá sản là công cụ để đòi nợ vàthanh toán nợ nên Luật phá sản 2004 quy định doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sản làdoanh nghiệ p không có khả năng thanh toán nợ  đến hạn khi chủ nợ  có yêu cầu. Hơ n nữa,

 pháp luật phá sản không nhằm mục đích tr ừng phạt doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sảnmà là công cụ để tái cơ cấu con nợ vớ i mục đích nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệ p một cách tối đa nên khi tiến hành thủ tục phá sản, việc tìm ra các phươ ng án để 

 phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệ p có vai trò đặc biệt quan tr ọng để thực hiệnmục đích này. Chỉ khi nào doanh nghiệ p thực hiện phươ ng án phục hồi hoạt động kinh doanhkhông thành công thì tòa án mớ i tuyên bố doanh nghiệ p bị phá sản.

•  Tuy nhiên, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh không bắt buộc phải thực hiện trong tất cả 

các tr ườ ng hợ  p giải thể. Nếu tình tr ạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệ p quá tr ầmtr ọng thì tòa án có thể tuyên bố doanh nghiệ p bị phá sản ngay mà không cần nhất thiết phảitiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh.

•  Sau khi doanh nghiệ p bị tuyên bố phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệ p sẽ đượ c giải phóng khỏingh ĩ a vụ nợ nếu đó là chủ thể đượ c hưở ng quy chế trách nhiệm hữu hạn khi còn là thành viêndoanh nghiệ p. Ngượ c lại, những thành viên doanh nghiệ p hưở ng quy chế trách nhiệm vô hạnthì không đượ c giải phóng ngh ĩ a vụ này ngay cả khi doanh nghiệ p đã tuyên bố phá sản.

Page 24: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 24/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

164

CÂU HỎI CUỐI BÀI

1. Phân tích cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh.

2. Chủ thể nào có quyền nộ p đơ n yêu cầu mở thủ tục phá sản?

3. Phân tích các bướ c tiến hành thủ tục phá sản.

Page 25: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 25/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

165

CÂU HỎI ÔN T ẬP

1.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: Sau khitoà án thụ lý hồ sơ  yêu cầu mở  thủ tục phá sản, doanh nghiệ  p không còn tài sản hay cònnhưng không đủ thanh toán phí phá sản.

a) 

Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

 b)  Quyết định thanh lý tài sản

c)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

2.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: Hết thờ ihạn thực hiện phươ ng án tổ chức lại hoạt động SXKD mà không có hiệu quả.

a) Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

  b) Quyết định thanh lý tài sản

c) Quyết định giải thể doanh nghiệ p

3.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ  p tình huống sau: Chủ hoặc đại diện hợ  p pháp của doanh nghiệ p không có mặt tại hội nghị chủ nợ  để trình bàynhững phươ ng án và tr ả lờ i những câu hỏi do hội nghị chủ nợ  đưa ra.

a)  Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

 b)  Quyết định thanh lý tài sản

c)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

4.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: Trong

quá trình thực hiện phươ ng án hoà giải và tổ chức lại hoạt động SXKD phát hiện thấy doanhnghiệ p có những vi phạm nghiêm tr ọng những thoả thuận đã ký k ết.

a)  Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

 b)  Quyết định thanh lý tài sản

c)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

5.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: Tại hộinghị chủ nợ , doanh nghiệ p không đưa ra phươ ng án hoà giải và tổ chức lại hoạt động SXKD.

a)  Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

 b) 

Quyết định thanh lý tài sảnc)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

6.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: Hội nghị chủ nợ triệu tậ p lần 2 mà không đủ số đại biểu đại diện cho 2/3 tổng nợ không bảo đảm.

a)  Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

 b)  Quyết định thanh lý tài sản

c)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

7.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: K ết thúcthờ i hạn hoạt động ghi trong điều lệ, doanh nghiệ p không có đơ n xin gia hạn.

a)  Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p

Page 26: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 26/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

166

 b)  Quyết định thanh lý tài sản

c)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

8.  Cơ quan Nhà nướ c có thẩm quyền thực hiện Quyết định nào khi gặ p tình huống sau: Công tykhông đủ số lượ ng thành viên theo quy định trong 6 tháng liên tục.

a) 

Tuyên bố phá sản doanh nghiệ p b)  Quyết định thanh lý tài sản

c)  Quyết định giải thể doanh nghiệ p

Page 27: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 27/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

167

CÂU HỎI THƯỜ NG G ẶP

1. Phá sản và giải thể doanh nghiệ p giống và khác nhau như thế nào?

2. Khi doanh nghiệ p lâm vào tình tr ạng phá sản thì doanh nghiệ p mất khả năng thanh toán nợ  

đến hạn.3. Phục hồi hoạt động kinh doanh có phải là thủ tục bắt buộc thực hiện trong mọi tr ườ ng hợ  p

giải quyết phá sản doanh nghiệ p hay không?

4. Doanh nghiệ p bị tuyên bố phá sản thì chủ doanh nghiệ p có đượ c giải phóng khỏi các ngh ĩ avụ nợ không?

Page 28: Luật kinh tế - 6

8/3/2019 Luật kinh tế - 6

http://slidepdf.com/reader/full/luat-kinh-te-6 28/28

  Bài 6: Pháp luật v ề giải thể và phá sản doanh nghiệp 

BÀI T ẬP TÌNH HUỐNG

Ông A có hùn vốn vớ i 2 ông B và C vớ i tỷ lệ sau:Ông A: 30%Ông B: 38%

Ông C: 32%

để thành lậ p một công ty TNHH. Công ty đã đượ c cấ p giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đãcó mã số thuế. Công ty do ông B đại diện làm giám đốc.

Trong quá trình làm việc, ông B có một số cử chỉ gian lận trong công việc, cả 2 ông A và ông Cđều không hài lòng. Ông A có ý định muốn làm giám đốc thay cho ông B nhưng có quy định nàonói về việc thay đổi giám đốc đượ c không? Ông A và ông C muốn phá sản công ty hoặc rút vốnra khỏi Công ty, nhưng ông B không đồng ý.

Có quy định nào để ràng buộc ông B chịu phá sản không? Nếu muốn phá sản thì phải có sự đồng

ý của mấy bên?