luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾtueba.edu.vn/content/tueba/files/luan an.pdf · trong những công...

212
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ THANH TÂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017

Upload: others

Post on 05-Feb-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI THỊ THANH TÂM

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI THỊ THANH TÂM

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Đình Hòa

2. TS. Lê Quang Dực

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố

trong những công trình để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.

Tác giả luận án

Bùi Thị Thanh Tâm

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận

tình và lời chỉ bảo nhiệt tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài

trƣờng Đại học KT&QTKD, ĐH Thái Nguyên.

Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Đình Hòa và TS. Lê Quang Dực

là các nhà khoa học trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận

án tiến sĩ kinh tế này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học KT&QTKD,

trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế trƣờng ĐH KT&QTKD.

Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ,

cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

một số sở ngành, huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, các chủ trang trại … đã tạo điều kiện

cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết và thực thi các giải pháp mà luận án

đƣa ra nhằm đạt hiệu quả cao.

Tôi rất cảm ơn bố mẹ, chồng và ngƣời thân trong gia đình, trong những năm

qua đã động viên chia sẻ khó khăn giúp tôi có niềm tin và sức mạnh để hoàn thành

luận án tiến sĩ kinh tế này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Bùi Thị Thanh Tâm

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. xi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án ......................................................... 3

5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế trang

trại theo hƣớng bền vững ........................................................................................ 4

6. Bố cục của luận án .................................................................................................. 8

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG

TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ....................................................................... 9

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững .................... 9

1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại .......................................................................... 9

1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững .......................................... 14

1.1.3. Các tiêu chí về kinh tế trang trại ..................................................................... 19

1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững ... 22

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ....................................................... 29

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới ...... 29

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ......................................... 32

1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................. 43

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 44

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 45

2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ......................................................................... 45

iv

2.2. Khung phân tích của luận án .............................................................................. 45

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 47

2.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận ...................................................................................... 47

2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................................... 48

2.3.3. Tổng hợp thông tin .......................................................................................... 50

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin .................................................................... 50

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 54

2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ .......................... 54

2.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại ........................... 54

2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh KQSX kinh doanh của trang trại ........................... 55

2.4.4. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các nguồn lực sản xuất của trang trại ....... 56

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 56

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .................... 58

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 58

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 58

3.1.2. Điều kiện kinh tê - xã hội của tỉnh Phú Thọ ................................................... 63

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại

theo hƣớng bền vững ...................................................................................... 67

3.2. Thực trạng phat triên kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ ........................................................................................................... 67

3.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế trang trại ơ tỉnh Phú Thọ .................................... 67

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững giai đoạn 2007-2014 .. 69

3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại năm 2014 ........... 77

3.2.4. Ý kiên cua chu trang trai về việc mở rộng quy mô sản xuất trang trại ........... 92

3.3. Phân tich cac y ếu tô anh hƣơng tơi phát tri ển kinh tê trang trai theo hƣ ớng

bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................... 93

3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên ................................................................................ 93

3.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 94

v

3.3.3. Yếu tố thị trƣờng ............................................................................................. 95

3.3.4. Yếu tố về vốn ................................................................................................... 99

3.3.5. Yếu tố về khoa học công nghệ ...................................................................... 101

3.3.6. Yếu tố về môi trƣờng sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm ...................... 102

3.3.7. Yếu tố về chính sách Nhà nƣớc ..................................................................... 105

3.3.8. Yêu tô về rủi ro đối với phát triển kinh tê trang trai ..................................... 108

3.3.9. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới KQSX kinh doanh của trang trại băng

hàm sản xuât Cobb-Douglass ....................................................................... 109

3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế

trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................... 114

3.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 117

3.5.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 117

3.5.2. Nhƣng han chê va nguyên nhân .................................................................... 120

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 124

Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ................................ 126

4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú

Thọ theo hƣớng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 .......................... 126

4.1.1. Quan điêm vê phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững ................. 126

4.1.2. Cơ sở xây dựng định hƣớng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ

theo hƣớng bền vững ...................................................................................... 128

4.1.3. Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền

vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ........................................................... 129

4.1.4. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững

đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030........................................................... 131

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền

vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 133

vi

4.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển nông

nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh ................................................................ 133

4.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch đ ể lựa chọn loại hình kinh tế trang trại

phù hợp với từng vùng sinh thái, tự nhiên của tỉnh theo hƣớng phát triển

bền vững ......................................................................................................... 134

4.2.3. Hoàn thiện công tác giao đất, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tạo

điều kiện tích tụ đất đai để phát triển kinh tế trang trại .................................. 136

4.2.4. Giải pháp về nguồn vốn tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại ............... 137

4.2.5. Giải pháp về thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng phát

triển kinh tế trang trại ..................................................................................... 138

4.2.6. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế trang

trại theo hƣớng bền vững ................................................................................ 139

4.2.7. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế trang trại 141

4.2.8. Giải pháp về hoàn thiện môi trƣờng sản xuất kinh doanh và tƣ pháp để

phát triển kinh tế trang trại ............................................................................. 141

4.2.9. Giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại

để phát triển kinh tế trang trại ........................................................................ 142

4.2.10. Giải pháp tăng cƣờng mối liên kết để phát triển kinh tế trang trại ............. 143

4.2.11. Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng ............................................. 144

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 146

1. Kết luận ............................................................................................................... 146

2. Một số kiến nghị .................................................................................................. 147

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 156

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ

Tiếng Việt

1. ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

2. BQ Bình quân

3. BVTV Bảo vệ thực vật

4. CC Cơ cấu

5. CN Công nghiệp

6. CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

7. CPSX Chi phí sản xuất

8. DHMT Duyên hải miền trung

9. DT Diện tích

10. DTNN Diện tích nông nghiệp

11. ĐBS Đồng bằng Sông

12. ĐVT Đơn vị tính

13. FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

14. GCN Giấy chứng nhận

15. GTSX (GO) Giá trị sản xuất

16. HCM Hồ chí minh

17. HĐND Hội đồng nhân dân

18. HQKT Hiệu quả kinh tế

19. HQMT Hiệu quả môi trƣờng

20. HQXH Hiệu quả xã hội

21. HTX Hợp tác xã

22. IC Chi phí trung gian

23. KQSX Kết quả sản xuất

24. KT – CN Kỹ thuật - Công nghệ

25. KTTT Kinh tế trang trại

26. KT-XH Kinh tế - xã hội

27. KH – CN Khoa học - Công nghệ

28. KH-KT Khoa học - Kỹ thuật

29. KH-KT-CN Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ

30. LĐ Lao động

31. LN Lâm nghiệp

32. MI Thu nhập hỗn hợp

viii

STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ

33. MNPB Miền núi phía bắc

34. NLN - TS Nông lâm nghiệp - thủy sản

35. NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

36. NQ-CP Nghị quyết chính phủ

37. NS Năng suất

38. NTTS Nuôi trồng thuỷ sản

39. NH Ngân hàng

40. PTBV Phát triển bền vững

41. PTNT Phát triển nông thôn

42. PTNT-KTHT Phát triển nông thôn - kinh tế hợp tác

43. QĐ Quyết định

44. SL Sản lƣợng

45. SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

46. SX Sản xuất

47. SXKD Sản xuất kinh doanh

48. SXNN Sản xuất nông nghiệp

49. TB Trung bình

50. TCN Tiểu thủ công

51. TCV Tổng chi phí sản xuất

52. TD - MNPB Trung du - Miền núi phía Bắc

53. TT Trang trại

54. THPT Trung học phổ thông

55. Tr.đ Triệu đồng

56. UBND Ủy ban nhân dân

57. VA Giá trị gia tăng

58. XD CSHT Xây dựng cơ sở hạ tầng

59. XDCB Xây dựng cơ bản

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Số lƣợng trang trại ở Việt Nam năm 2014 ............................................................ 34

Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của các loại hình trang trại ở Việt Nam

năm 2014 ............................................................................................................. 35

Bảng 1.3: Tổng vốn đầu tƣ bình quân một loại hình trang trại ở Việt Nam năm 2014 ...... 36

Bảng 1.4: Lao động bình quân của các loại hình trang trại ở Việt Nam năm 2014 ............ 37

Bảng 2.1. Kết hợp trong ma trận SWOT cho phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ............ 51

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2010 - 2014) ................. 60

Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2010 - 2014) ..................... 63

Bảng 3.3. Tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014 .................................... 65

Bảng 3.4: Tình hình phát triển loại hình kinh tế trang trại giai đoan 2007 - 2014 ......... 70

Bảng 3.5: Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại giai đoan 2010 - 2014 ......... 71

Bảng 3.6: Các loại hình trang trại đƣợc phân bổ theo đơn vị hành chính của tỉnh Phú

Thọ năm 2007 - 2014 ........................................................................................... 72

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất đai của các loại hình trang trại giai đoan 2007 - 2014 .......... 74

Bảng 3.8: Tình hình lao động của các loại hình trang trại giai đoan 2007 - 2014 ............... 75

Bảng 3.9: Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại giai đoan 2007 - 2014 ..................... 76

Bảng 3.10: Thông tin cơ bản của chủ trang trại năm 2014 ................................................... 77

Bảng 3.11: Tình hình đất đai trong các loại hình trang trại năm 2014 ................................. 78

Bảng 3.12: Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất năm 2014 .................................... 79

Bảng 3.13: Lao động binh quân cua cac loai hinh trại trang năm 2014 ............................... 80

Bảng 3.14: Loại hình trang trại phân theo quy mô sử dụng lao đông năm 2014 ................ 81

Bảng 3.15: Tình hình đầu tƣ vốn của các loại hình trang trại năm 2014 ............................. 82

Bảng 3.16: Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại năm 2014 ....................................... 83

Bảng 3.17: Loại hình trang trai phân theo quy mô gia tri san xuât bình quân trên

trang trại năm 2014 ............................................................................................... 84

Bảng 3.18: Chi phí trung gian của các loại hình trang trại năm 2014 .................................. 85

Bảng 3.19: Giá trị tăng thêm của các loại hình trang trại năm 2014 .................................... 86

Bảng 3.20: Tông chi phi san xuât của các loại hình trang trại năm 2014............................. 87

Bảng 3.21: Thu nhâp hôn hơp của các loại hình trang trại năm 2014 .................................. 88

Bảng 3.22: Hiêu qua kinh tê của các loại hình trang trại năm 2014 ..................................... 89

Bảng 3.23. Ý kiên cua cac chu trang trai vê phat triên kinh tê trang trại .............................. 93

x

Bảng 3.24. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2014........................................................................... 94

Bảng 3.25: Mức độ tiêp cân thi trƣơng đầu vào và đầu ra cua cac loai hinh trang trai

ở tỉnh Phu Tho năm 2014 .................................................................................... 95

Bảng 3.26: Hình thức tiêu thụ và giá bán sản phẩm của loại hình trang trại ở tỉnh Phú

Thọ năm 2014 ....................................................................................................... 96

Bảng 3.27: Mƣc đô tiêp cân thi trƣơng cua cac loai hình trang trại năm 2014 .................... 97

Bảng 3.28: Kênh tiêp cân thông tin cua cac loai hinh trang trai năm 2014 .......................... 98

Bảng 3.29: Các yêu tô liên quan đên thi trƣơng đâu ra cua loại hình trang trai

năm 2014 ............................................................................................................. 99

Bảng 3.30: Những khó khăn khi huy động vốn của kinh tế trang trại ............................... 100

Bảng 3.31: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về mức độ bảo vệ môi trƣờng của các loại

hình trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................... 103

Bảng 3.32: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về nguyên nhân trang trại chƣa thực hiện tốt

việc bảo vệ môi trƣờng....................................................................................... 104

Bảng 3.33: Mƣc đô rui ro đôi vơi kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ ................................... 108

Bảng 3.34 : Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong ƣớc lƣợng hàm Cobb-Douglass ............... 110

Bảng 3.35: Kết quả ƣớc lƣợng hàm Cobb-Douglasss các yếu tố ảnh hƣởng tới tổng

giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại ................................................................ 111

Bảng 3.36: Hiệu suất biên của các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng giá trị sản xuất bình

quân/trang trại ..................................................................................................... 113

Bảng 3.37: Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế trang theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 115

Bảng 4.1: Dự báo về phát triển kinh tế kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020..... 132

xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển của kinh tế nông hộ thành kinh tế trang trại ............ 13

Sơ đồ 1.2: Ba yếu tố cơ bản hình thành và phát triển kinh tế trang trại ...................... 14

Sơ đồ 1.3: Tác động của yếu tố chính sách đến kinh tế trang trại ............................ 23

Sơ đồ 1.4: Tác động của nền kinh tế thị trƣờng tới kinh tế trang trại ...................... 25

Sơ đồ 4.1. Mô hình liên kết giữa các trang trại và các công ty ............................... 144

Hình 2.1. Khung phân tích ........................................................................................ 46

Biểu đồ 3.1: Sự biến động về các loại hình KTTT giai đoạn 2007-2014 ................. 71

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trang trại phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ

năm 2014 ................................................................................................. 73

Biểu đồ 3.3: Hiệu quả kinh tế trên đồng chi phí trung gian của các loại hình KTTT......... 90

Biểu đồ 3.4: Hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích của các loại hình KTTT ........... 90

Biểu đồ 3.5: Hiệu quả kinh tế trên lao động của các loại hình KTTT ...................... 90

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trang trại (TT) và kinh tế trang trại (KTTT) là một loại hình sản xuất nông

nghiệp (SXNN) đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh tế hộ. Ở nhiều

quốc gia trên thế giới có nền sản xuất nông nghiệp(SXNN) tiên tiến, TT là loại hình

tổ chức sản xuất phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

Ở Việt Nam, TT đã hình thành và phát triển từ rất sớm và đã có những đóng

góp tích cực cho nền nông nghiệp của nƣớc nhà. Đặc biệt kể từ khi Chính phủ có

Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 về KTTT; số lƣợng TT tăng lên

nhanh chóng, năm 2010 có 145.880 TT [9] theo tiêu chí phân loại TT cũ và đến năm

2014 có 29.498 TT theo tiêu chí phân loại TT mới [10]. Đặc biệt khi Việt Nam mở

rộng cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các Hiệp

định thƣơng mại tự do đã có nhiều doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài quan tâm

đến đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và TT nói riêng.Nhờ đó hình thức tổ

chức sản xuất và cơ cấu thành phần TT cũng ngày càng đa dạng, bức tranh về KTTT

đã đƣợc thay đổi rõ rệt và mô hình KTTT đã khẳng định đƣợc vị thế của nó trong

công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn của nƣớc nhà.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT đã nảy sinh nhiều vấn đề lý luận

và thực tiễn về nhận thức; về cơ chế chính sách có liên quan đến TT nhƣ: chính

sách đất đai, lao động, vốn đầu tƣ, tƣ cách pháp nhân của TT, quyền lợi và nghĩa vụ

của chủ TT trƣớc pháp luật; về tính bền vững trong phát triển của KTTT và đâu là

các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT đang cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu để

KTTT đƣợc phát triển ngày càng bền vững.

Phú Thọ là một tỉnh nằm ở trung tâm của mƣời bốn tỉnh vùng Trung du miền núi

phía Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển

nông lâm ngƣ nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài lĩnh vực

nông nghiệp, điều kiện tự nhiên của tỉnh phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi

đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng, có giá trị kinh tế cao, là nền tảng cơ

bản để phát triển KTTT với quy mô lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác

một cách hiệu quả những lợi thế này. Trong những năm gần đây, nông nghiệp của

tỉnh Phú Thọ đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, trong đó phải kể đến vai trò

của KTTT. Ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang từng bƣớc khẳng định vai trò

của mình trong việc xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Mặc dù vậy, KTTT tỉnh Phú

Thọ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của mô hình tổ

chức sản xuất này. Nhìn chung các TT của tỉnh Phú Thọ đều phát triển mang tính tự

phát, chƣa theo quy hoạch và cũng chƣa chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả tối đa

2

các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, do vậy chƣa đáp ứng đƣợc

yêu cầu phát triển KTTT theo hƣớng bền vững và chƣa đóng góp nhiều cho nền

kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả chọn vấn đề “Phát

triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề

tài luận án tiến sỹ của mình với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển KTTT

của tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát

triển KTTT theo hƣớng bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ

trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn

về KTTT, phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KTTT theo hƣớng bền vững của tỉnh

Phú Thọ.

- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT theo hƣớng bền vững

của tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đƣa KTTT tỉnh Phú Thọ phát triển theo

hƣớng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững.

- Các chỉ tiêu biểu hiện thực trạng phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ.

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

* Phạm vi về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

* Phạm vi thời gian:

- Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2007 đến năm 2014.

3

- Số liệu sơ cấp của đề tài đƣợc thu thập vào năm 2014.

- Các giải pháp luận án đề xuất thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

* Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung sau đây:

- Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững của các

nƣớc và các địa phƣơng để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội( KT-XH) của tỉnh

Phú Thọ.

- Nghiên cứu quy mô, cơ cấu, trình độ và kết quả sản xuất kinh doanh

(SXKD) của TT cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm của các

loại hình TT, từ đó nêu rõ năng lực SXKD của các loại hình TT ở tỉnh Phú Thọ.

- Đánh giá về hiệu quả KT-XH và môi trƣờng của các loại hình KTTT của tỉnh

Phú Thọ.

- Xác định yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án

4.1. Đóng góp về lý luận

Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận

và thực tiễn về phát triển KTTT theo hƣớng bền vững, rút ra những bài học kinh

nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển KTTT theo hƣớng

bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

4.2. Đóng góp về thực tiễn

- Luận án đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng phát

triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Luận án xac đinh đƣợc cac yêu tô anh hƣơng đên phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Luận án góp phần làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với

việc phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ở tỉnh Phú Thọ.

4

- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh

hƣởng, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hƣớng và những giải pháp nhằm

phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và

tầm nhìn 2030.

4.3. Ý nghĩa của luận án

- Kết quả của đề tài luận án sẽ là tài liệu tham khảo có luận cứ khoa học

vững chắc giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các chủ TT,

các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản và những ngƣời quan tâm đến KTTT

tỉnh Phú Thọ.

- Luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong giảng dạy tại các trƣờng

chuyên nghiệp và là tài liệu tham khảo của các sinh viên, học viên và các nghiên cứu

sinh về KTTT.

5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế trang

trại theo hƣớng bền vững

5.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

KTTT phát triển từ rất lâu đời và có rất nhiều các công trình nghiên cứu vì

KTTT có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển ngành nông nghiệp hàng

hóa. Khái niệm, loại hình và quy mô của TT ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Vì

vậy trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, TT luôn là một chủ

đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý, cả về phƣơng diện lý

luận và thực tiễn. Đã có rất nhiều tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu khá công phu về

KTTT, các nghiên cứu tập trung làm rõ sự tồn tại của loại hình TT gia đình trong

điều kiện cạnh tranh toàn cầu; mối quan hệ giữa quy mô và năng suất, hiệu quả của

TT; mối quan hệ chặt chẽ giữa TT với thị trƣờng.

Tác giả Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia

đình” công bố năm 1993 [87], tác giả đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quá

trình quản lý, điều hành nông trại gia đình theo mô hình sản xuất hàng hóa. Nghĩa là

quản lý nông trại về cơ bản không khác quản lý một doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc

thù của sản phẩm trong quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên

và do sản phẩm nông sản thƣờng nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp

hơn rất nhiều so với việc điều hành một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, tác giả

cho rằng, các cơ quan quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo

và tập huấn về kỹ năng quản lý cho chủ TT.

Hai tác giả Carter và Michael R, tác phẩm “Sự gắn kết chặt chẽ của mối quan

hệ ngược giữa kích thước TT với năng suất: một hướng phân tích theo kinh nghiệm

5

chủ nghĩa về SXNN” công bố năm 1998 [14]; tác giả Gillian, Daniel O tại hội thảo

hàng năm của Hiệp hội KTTT Mỹ tác phẩm “Kích thước TT, năng suất và hiệu quả

kinh tế: sự khác nhau về hiệu quả dựa trên quy mô TT ở Honduras” công bố năm

1998 [37]. Các tác giả cùng quan điểm nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa quy

mô với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả TT.

Khía cạnh phát triển KTTT bền vững cũng đƣợc các nhà khoa học trên thế

giới nghiên cứu từ đó cho thấy phát triển KTTT gắn với bền vững đang là một yêu

cầu bức thiết đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới. Muốn KTTT phát triển bền vững

(PTBV), cần phải có sự tham gia rộng rãi của các chủ TT vào việc bảo vệ và phát

triển vốn rừng, chống sa mạc hóa, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học, … Tiêu

biểu nhƣ nghiên cứu của tác giả Goldschmidt và Walter, tác phẩm “Các cộng đồng

cư dân ở vùng San Joaquin Valley: mối quan hệ giữa quy mô TT, việc sử dụng nước

và chất lượng cuộc sống” công bố năm 1978 [38] hay tác giả Netting và Robert

Mcc tác phẩm “TT gia đình và sinh thái học về nông nghiệp bền vững, mạnh mẽ”

công bố năm 2003 [89].

Tác giả Ellis, Frank, tác phẩm “Kinh tế nông nghiệp: Hộ TT và sự phát triển

nông nghiệp” tái bản lần 2, công bố năm 2005 của Trƣờng Đại học Cambrige, tác giả

đã cho thấy sự tất yếu khách quan về phát triển mô hình KTTT từ kinh tế hộ gia đình

trong quá trình phát triển nông nghiệp ở các nƣớc trên thế giới [85].

Trong những năm gần đây, tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) đã có một số

công trình nghiên cứu về KTTT. Đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt

Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển KTTT, hỗ trợ nông

dân phát triển KTTT theo hƣớng bền vững kết hợp phát triển TT với xóa đói giảm

nghèo ở địa phƣơng.

Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả về phát triển KTTT theo hƣớng

PTBV ở một số nƣớc ta thấy: một số tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát

triển KTTT ở một số quốc gia trên thế giới nhƣ: số lƣợng, quy mô và cơ cấu; mô hình

TT và phƣơng thức điều hành sản xuất; vốn, tƣ liệu sản xuất và nguồn lao động có

khác nhau tùy thuộc vào hƣớng SXKD và thu nhập của các chủ TT; thị trƣờng đầu

vào, thị trƣờng đầu ra của các TT. Từ đó đúc rút đƣợc bài học kinh nghiệm để xác

định vị trí, vai trò của KTTT gia đình trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa

(CNH-HĐH) nông nghiệp nông thôn; các yếu tố tác động đến sự phát triển KTTT

theo hƣớng bền vững ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.

5.2. Nghiên cứu trong nước

KTTT phát triển rất lâu và đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu trong nƣớc về

cơ sở lý luận, tình hình phát triển của TT. KTTT đƣợc phát triển mạnh vào đầu năm

6

1990 đến nay, ở nƣớc ta KTTT là chủ đề nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức

khoa học và đƣợc sự chỉ đạo thực tiễn của các nhà khoa học thực sự quan tâm. Đã

có rất nhiều cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh này, nhiều nhà xuất bản, tạp

chí đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về lĩnh vực KTTT nhƣ:

Trần Đức (1995, 1997, 1998); Phạm Minh Đức (1997) cùng cộng sự; Nguyễn Điền

(1993, 1997, 1999, 2001) Nguyễn Đình Hƣơng (2000); Lê Trọng (2000); Lê Văn

Thăng (2006); Phạm Văn Khôi (2010) cùng cộng sự, TS. Bùi Đình Hòa (2012) …

Ngoài ra còn có rất nhiều luận văn và luận án nghiên cứu khác. Sau đây tác giả xin

trình bày những nét chính của các luận án cùng nghiên cứu về TT nhƣ sau:

- Tạ Thị Yến (2003), “Các giải pháp tài chính để phát triển KTTT Việt

Nam”. Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội [84]; Tác giả Nguyễn Thị Tằm

(2006), “Các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển KTTT trên địa bàn Tây

Nguyên”, Luận án tiến sĩ Học viện chính trị - Hành chính quốc gia HCM [70]. Tất

cả các công trình nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng phát triển KTTT ở các

vùng, địa phƣơng khác nhau trong cả nƣớc. Tiến hành phân tích một cách công phu,

cụ thể tình hình phát triển KTTT trên tất cả các lĩnh vực từ các yếu tố SX, kết quả

SXKD nhất là các phân tích đã có sự so sánh với các hộ gia đình nông dân trên cùng

địa bàn. Từ đó các nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt các vấn đề phát sinh cần phải giải

quyết từ nhận thức đến thái độ đối với TT nhƣ trình độ của chủ TT, chất lƣợng hiệu

quả và khả năng SXKD… các tác giả đều sử dụng phƣơng pháp phân tích luận giải

để đánh giá thực trạng hình thành và phát triển KTTT, từ đó đƣa ra đƣợc những nhận

định về xu hƣớng phát triển cũng nhƣ đề xuất các giải pháp chung, giải pháp cụ thể,

giải pháp ở tầm vĩ mô, tầm vi mô nhằm phát triển KTTT.

- Phạm Luận Bằng (2007), “Phát triển KTTT và vai trò của nó đối với xây

dựng tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta hiện

nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quân sự [3]. Tác giả đã phân tích kĩ 4 vai

trò phát triển KTTT đối với xây dựng tiềm năng quốc phòng ở nƣớc ta, đó là: 1)

Góp phần tăng cƣờng các nguồn lực của tiềm lực kinh tế trong khu vực nông nghiệp

nông thôn; 2) Phát triển KTTT là bƣớc tiến mới về quan hệ sản xuất trong nông

nghiệp nông thôn, là cơ sở quan trọng nâng cao tiềm lực chính trị - tinh thần cho

nền quốc phòng toàn dân; 3) Phát triển KTTT góp phần thúc đẩy nghiên cứu ứng

dụng Khoa học công nghệ (KH-CN) của đất nƣớc; 4) Phát triển KTTT góp phần to

lớn vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, là yếu tố duy trì, hoàn thiện năng

lực chiến đấu của các lực lƣợng vũ trang.

- Đào Hữu Hòa (2009), “Phát triển KTTT vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

trong quá trình CNH-HĐH”. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh (HCM). Tác giả cho rằng phát triển KTTT bao gồm 3 nội dung:

7

Phát triển về mặt số lƣợng; chất lƣợng; cơ cấu. Trên cơ sở đó tác giả đã đƣa ra hệ

thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển KTTT bao gồm 7 chỉ tiêu, bƣớc đầu kết

hợp đƣợc 3 nội dung cơ bản của phát triển bền vững( PTBV). Điều nổi bật hơn cả là

tác giả đƣa ra 7 vấn đề yêu cầu KTTT PTBV cần giải quyết nhƣ (Chống đói nghèo,

sử dụng đất bền lâu, bảo vệ rừng xanh và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cuộc chiến

chống sa mạc hóa và hạn hán, thúc đẩy phát triển KT-XH miền núi, PTBV nông

nghiệp nông thôn, bảo vệ và phát triển sự đa dạng sinh thái (44, tr31-37).

- Một trong những đề tài gần với vấn đề nghiên cứu của luận án và đƣợc

hoàn thành trong thời gian gần đây nhất là của tác giả Lê Xuân Lãm (2011), “Phát

triển KTTT tỉnh Gia Lai theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện

chính trị - Hành chính quốc gia HCM. Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài phân tích,

luận giải những vấn đề lý luận về phát triển KTTT tỉnh Gia Lai theo hƣớng bền vững

luận án đã đƣa ra khái niệm Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là “Phát triển

KTTT một cách hiệu quả trong hiện tại nhưng không làm cản trở hay tổn hại đến sự

phát triển KTTT trong tương lai; là sự phát triển KTTT không những không làm tổn

hại mà còn tác động tích cực đến sự PTBV của từng vùng, địa phương và cả nước xét

trên cả 3 mặt: KT-XH và môi trường” từ khái niệm trên tác giả đã phân tích rất kỹ 3

vấn đề để góp phần cho KTTT PTBV [51, tr27]. Nội dung của luận án đã phân tích

thực trạng KTTT của tỉnh Gia Lai, nhận định những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

để đạt đƣợc kết quả đó, tác giả đƣa ra đƣợc 6 nguyên nhân chính nhƣ: “Tỉnh có nhiều

tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình KTTT nhất là tiềm năng về đất đai; năng lực

nội tại của TT đã ngày càng phát triển hơn; phát triển mạnh các nhà máy chế biến

trên địa bàn; môi trường pháp lý và môi trường kinh tế đã tạo ra những điều kiện

thuận lợi; có định hướng chiến lược quy hoạch phát triển vùng nguyên vật liệu nông

sản; chính quyền địa phương tích cực vận dụng và phát triển khai thác có hiệu quả

các chính sách khuyến khích phát triển KTTT” [51]. Đề tài đã đề xuất đƣợc những

nhóm giải pháp để thúc đẩy KTTT phát triển theo hƣớng bền vững.

Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Phát

triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” bƣớc đầu

có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Chủ đề phát triển KTTT ở Việt Nam đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của

nhiều cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và bản thân các

nhà khoa học. Đồng thời một số nghiên cứu sinh và học viên cao học cũng đã lựa

chọn chủ đề KTTT làm đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các công trình

nói trên là cơ sở quan trọng cung cấp những luận cứ cho việc hoạch định chủ

chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển KTTT ở nƣớc ta.

8

Đồng thời là những tài liệu quý báu hỗ trợ quan trọng cho các nghiên cứu sinh nói

riêng và những ngƣời quan tâm nói chung có thể kế thừa.

- Các công trình nghiên cứu về KTTT ở các cấp độ khác nhau và ở khắp các

vùng, miền trong cả nƣớc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu ra và đều

mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTTT để tìm ra hƣớng đi, đề

xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc, phát huy vai trò

của KTTT trong nền nông nghiệp của nƣớc ta hiện nay. Mặc dù vậy, các công trình

nghiên cứu vẫn chƣa đề cập nhiều đến yếu tố bền vững trong phát triển KTTT, chƣa

đặt KTTT vào vị trí thỏa đáng trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và

chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của các địa phƣơng.

Tất cả các tác giả trên mới chỉ nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá hiệu quả

thực tiễn các hoạt động của TT chủ yếu thông qua số liệu và nhận xét mang tính

định tính ở một số vùng, tỉnh khác nhau, song chƣa có tác giả nào nghiên cứu về

phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ở tỉnh Phú Thọ và nghiên cứu kết hợp giữa

phân tích định lƣợng và định tính, đồng thời đề cập một cách toàn diện tới tác động

của tất cả các yếu tố đến phát triển KTTT. Những câu hỏi lớn về phát triển KTTT

cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu là: KTTT đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển

ngành nông nghiệp, nông thôn của nƣớc nhà? Đâu là những nút thắt đã cản trở

KTTT phát triển theo hƣớng bền vững? Để KTTT phát triển tƣơng xứng với tiềm

năng sẵn có cần phải thực hiện các giải pháp mang tính đột phá nào?

Đó chính là cơ hội để nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát

triển kinh tế TT theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ

lục, luận án đƣợc chia làm 4 chƣơng cụ thể nhƣ sau:

Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững.

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 4: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo

hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

9

Chƣơng 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững

1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại

KTTT ra đời và phát triển từ rất lâu, các chuyên gia về sử học và kinh tế học

thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các TT đã hình thành, trong đó lực

lƣợng sản xuất chủ yếu là các nô lệ, ở Trung Quốc TT có từ đời nhà Đƣờng. TT trên

thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tƣ bản chủ nghĩa ra đời [41]. Ở Việt

Nam TT đã xuất hiện nhiều thế kỷ, trong thời kỳ lịch sử của đất nƣớc, quá trình

hình thành và phát triển của TT cũng có sự khác nhau. TT thực sự phát triển là sau

khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), Đảng và Nhà nƣớc đã ban

hành nhiều nghị quyết, Luật Đất đai, Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ

và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tƣ nhân trong nông

nghiệp, cho đến năm 2000 Chính phủ ban hành nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày

02/02/2000 về KTTT đã nhấn mạnh chủ trƣơng của Chính phủ trong việc phát triển

KTTT tạo hành lang pháp lý cho loại hình KTTT phát huy năng lực SXKD thông

qua các chính sách ƣu đãi về nhiều mặt đối với KTTT. Mặt khác, hình thành các

tiêu chí KTTT nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích phát triển KTTT

trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Các tiêu chí thực hiện lần

lƣợt theo các thông tƣ sau: Thông tƣ Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày

23/6/2000 của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê hƣớng dẫn tiêu chí để xác

định KTTT; Thông tƣ Số 74/2003/TT-BNN, ngày 04 tháng 07 năm 2003 của Bộ

NN&PTNT sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tƣ liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-

TCTK và hiện tiêu chí TT đang thực hiện theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT

ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.

1.1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

a. Khái niệm trang trại

Để biểu đạt loại hình TT, các nƣớc đều có ngôn từ dùng để chỉ các hình thức

tổ chức sản xuất tập trung (Farm, Farm stedd, Farm house (Anh); Ferme (Pháp);

Oepma…) khi chuyển sang tiếng Việt dịch là TT hay nông trại [39].

- Theo PGS-TS Lê Trọng: “TT là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông

nghiệp của một hoặc một số nhóm nhà kinh doanh” [75]. Qua đó “TT” là thuật ngữ

10

dùng để mô tả, chỉ tên và gắn liền với hình thức SXNN tập trung trên một diện tích

đủ lớn, với quy mô hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của

nền kinh tế thị trƣờng.

- Trần Đức (1995) cho rằng: “TT là chủ lực của tổ chức làm nông nghiệp ở

các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển và theo các nhà khoa học khẳng

định đó là tổ chức SXKD của nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 21” [34].

- Theo tác giả Phạm Minh Đức (1997): “TT là một loại hình SXNN hàng hoá

của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó

huy động thêm vốn, lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất

thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và kinh doanh dịch vụ những sản phẩm theo

yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao” [35].

- Nguyễn Thế Nhã (1999): “TT là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong

nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất

thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến

hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,

hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [55].

- Nguyễn Phƣợng Vỹ (1999): “TT là một hình thức tổ chức kinh tế nông-lâm-

ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ, nhưng mang tính sản

xuất hàng hoá” [83].

Các quan khái niệm trên xem xét TT ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng tựu

chung đều thống nhất cho rằng: TT là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa,

trong đó: ngƣời đầu tƣ vào TT với mục đích sản xuất hàng hoá để cung ứng cho thị

trƣờng với quy mô mức độ tập trung các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, trình độ kỹ

thuật sản xuất, năng lực quản lý điều hành) tƣơng đối lớn hơn so với các hình thức

tổ chức sản xuất thông thƣờng của các hộ nông dân. Nhƣ vậy có thể khái quát khái

niệm TT nhƣ sau: “TT là loại hình cơ sở SXKD nông-lâm-ngư nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu

trong điều kiện kinh tế thị trường với quy mô lớn” là phù hợp hơn cả. Trong thực tế

nói đến phát triển TT và phát triển kinh tế TT theo nghĩa đồng nhất. Tuy nhiên, về

mặt thuật ngữ đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Nhƣ trên đã nêu, nói

TT là nhấn mạnh đến hình thức tổ chức sản xuất, còn nói KTTT là nhấn mạnh đến

loại hình kinh tế.

b. Khái niệm kinh tế trang trại

- Theo Lê Trọng (2000): “KTTT là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh

nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và

11

phân công lao động xã hội, được chủ TT đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu

hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu

của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định” [75tr112].

- Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về

KTTT: “KTTT là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông

thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản

xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản

xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Có quy mô đất đai, vốn, lao động,

thu nhập tương đối cao hơn mức trung bình của kinh tế hộ gia đình tại địa phương,

tương ứng với từng ngành nghề cụ thể” [21].

Theo một số tác giả khác có cùng chung một quan điểm đó là “KTTT là một

loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô

lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công

để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng

lớn cho thị trường”.

Xuất phát từ các khái niệm và quan điểm trên theo tôi, ta có thể hiểu về

KTTT nhƣ sau: “KTTT là một hình thức tổ chức kinh tế SXKD hàng hóa về nông -

lâm - ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ, có sự tập trung cao về các

yếu tố sản xuất, có nhu cầu lớn về thị trường và khoa học công nghệ, có giá trị sản

phẩm hàng hoá và thu nhập cao hơn so với mức bình quân của hộ gia đình trong

vùng. Cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao”.

1.1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại

Phát triển KTTT ở nhiều nƣớc trên thế giới và nƣớc ta trong những năm gần

đây cho thấy vai trò quan trọng của KTTT trong quá trình phát triển kinh tế thị

trƣờng nói chung và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Phát triển

KTTT một cách tất yếu, cũng có nhu cầu về hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu,

cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Nó cũng cần có cả một hệ thống chính sách, biện

pháp ở tầm quản lí vĩ mô, đóng vai trò là bà đỡ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự

phát triển nhanh chóng, lành mạnh theo hƣớng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, để

trở thành nền nông nghiệp sản xuất lớn đủ sức, là cơ sở nông nghiệp cho quá trình

CNH-HĐH. Điều quan trọng hơn nữa của KTTT đã thể hiện rõ nét cả về mặt kinh

tế cũng nhƣ về mặt xã hội và môi trƣờng, đặc biệt là khai thác tiềm năng về đất

đai, lao động, vốn. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, vai trò của KTTT

thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây:

12

- Về mặt kinh tế: TT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại

cây trồng và vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất

phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và

thâm canh cao. Mặt khác thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển

công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn.

Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi

liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong

nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát triển KTTT sẽ góp

phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế của nông nghiệp và nông thôn.

- Về mặt xã hội: Phát triển KTTT giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho

nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Mặt khác, phát triển KTTT còn góp phần

thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gƣơng tốt cho các hộ

nông dân sở tại và vùng lân cận về cách tổ chức và quản lý SXKD. Do đó, phát

triển KTTT góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ

mặt nông thôn.

- Về mặt môi trường: Do SXKD mang tính tự chủ và lợi ích thiết thực, lâu dài

của mình cho nên các chủ TT luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ

môi trƣờng, trƣớc hết là trong phạm vi không gian sinh thái TT đến phạm vi từng

vùng. Tại các tỉnh trung du Miền núi thì TT đã góp phần quan trọng vào việc trồng

rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất

đai, những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trƣờng sinh thái

trên các vùng, miền trong cả nƣớc.

1.1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại

Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, KTTT có các đặc trƣng sau [21].

- Thứ nhất, mục đích chủ yếu của KTTT là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng

hoá với quy mô lớn.

- Thứ hai, mức độ tập trung chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất

cao hơn so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất nhƣ đất đai, qui mô

đàn gia súc gia cầm, lao động, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hoá.

- Thứ ba, Chủ TT có ý thức làm giàu, có nghị lực và quyết tâm làm giàu cho

bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chủ TT là ngƣời có năng lực và kinh

nghiệm tổ chức, quản lý điều hành sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật (KHKT), tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao

động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập

vƣợt trội so với kinh tế hộ.

Quy mô sản xuất hàng hoá đƣợc thể hiện qua tỷ suất hàng hoá, là đặc trƣng cơ

bản nhất của KTTT. KTTT thực hiện hoạt động sản xuất với quy mô lớn nhờ sự tập

13

trung cao hơn so với mức bình quân chung của kinh tế hộ ở từng vùng về các nguồn

lực và điều kiện sản xuất. Quy mô của KTTT lớn hơn nhiều so với mức bình quân

của kinh tế hộ không chỉ đƣợc thể hiện bằng quy mô của các yếu tố đầu vào (đất đai,

lao động, vốn…) mà cả quy mô về thu nhập vv... Vì mục đích sản xuất KTTT là sản

xuất hàng hoá với quy mô lớn nên thƣờng phát triển sản xuất theo hƣớng chuyên môn

hoá hoặc chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp nhằm tận dụng tối đa ƣu

thế của vùng và tránh rủi ro. Nhu cầu và khả năng áp dụng các thành tựu của KHKT

vào sản xuất của KTTT lớn hơn các nông hộ nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của

sản phẩm trên thị trƣờng và hiệu quả thu đƣợc ngày càng cao hơn.

Một số tác giả cho rằng, sở hữu tài sản gia đình và quản lý điều hành trực tiếp

cũng là một đặc điểm chung của KTTT, những đặc điểm này phần nào phù hợp với mô

hình KTTT hiện nay của Việt Nam. Nhƣng qua nghiên cứu cho thấy vẫn có những chủ

TT hoàn toàn không có tƣ liệu sản xuất mà phải đi thuê toàn bộ cơ sở vật chất của một

TT để sản xuất, từ đất đai, mặt nƣớc đến máy móc, thiết bị… ngoài các chủ TT trực

tiếp điều hành hoạt động SXKD nhƣng trong thực tế có nhiều chủ TT sống một nơi

nhƣng lại thuê hoặc uỷ thác cho ngƣời quản lý điều hành TT ở một nơi khác. Vì vậy,

không nên coi hình thức sở hữu tài sản gia đình và quản lý điều hành trực tiếp của chủ

TT là đặc điểm chung của KTTT.

Những đặc trƣng trên cho thấy kinh tế TT khác với loại hình kinh tế hộ nông

dân tự cấp, tự túc.

1.1.1.4. Quá trình hình thành kinh tế trang trại

KTTT hình thành và phát triển đƣợc quyết định bởi ba yếu tố cơ bản nhƣ sau:

- Kinh tế nông hộ là điều kiện tiền đề cho sự hình thành KTTT.

+ Yếu tố kinh tế nông hộ. Cùng với quá trình phát triển của nền KTTT, kinh

tế nông hộ ngày càng phát triển. Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn, lao

động, tri thức khoa học kỹ thuật... đến một quy mô nhất định sẽ hình thành KTTT.

Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển của kinh tế nông hộ thành kinh tế trang trại

Kinh tế

Trang trại

Kinh tế

hộ

Tích tụ, tập trung

- Đất đai

- Vốn

- Tri thức, kinh nghiệm

- Bản lĩnh kinh doanh

- Ý chí tham vọng làm giàu

Trong điều kiện của

Việt Nam, chủ yếu là

trang trại gia đình Bƣớc đầu KTTT vẫn bị chi phối từ kinh tế

nông hộ

- Sản xuất dựa vào kinh nghiệm

- Tƣ tƣởng sản xuất nhỏ

- Hạn chế về kiến thức KHKT, kinh

nghiệm thƣơng trƣờng

- Thiếu vốn và lao động

14

- Cơ chế chính sách chung của Nhà nƣớc tạo ra định hƣớng và môi trƣờng

cho sự tồn tại và phát triển của KTTT.

- Kinh tế thị trƣờng là điều kiện có tính chất quyết định cho sự hình thành và

phát triển KTTT, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của KTTT.

Chúng ta có thể hình dung ba yếu tố cơ bản cho sự hình thành và phát triển KTTT

qua sơ đồ.

Chính sách chung

- Xác định địa vị pháp lý

- Tạo môi trƣờng thuận lợi

Sản xuất hàng hoá

Tính phù hợp của KTTT với

kinh tế thị trƣờng

KTTT

sản xuất

hàng hoá

Kinh tế

thị trƣờng

Sản xuất hàng hoá

Các quy luật kinh tế

Kinh tế nông hộ

Tập trung ruộng đất

và các yếu tố khác

- Kinh tế nông hộ là tiền đề vật chất ban đầu

- Kinh tế TT đã thoát khỏi vỏ bọc kinh tế hộ

nhƣng bƣớc đầu vẫn bị ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng

và phong cách.

- Chính sách chung: sự vận dụng quy luật của

Nhà nƣớc và mang tính chủ quan

- Kinh tế thị trƣờng: điều kiện tất yếu cho sự hình

thành và phát triển kinh tế TT.

Sơ đồ 1.2: Ba yếu tố cơ bản hình thành và phát triển kinh tế trang trại

1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

1.1.2.1. Khái niệm về phát triển

Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn

ra trong thế giới: phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và

hiện tƣợng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái bất biến mà trải

qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát triển

một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một sự

vật, một hiện tƣợng trong một hệ thống nào, cũng nhƣ cả thế giới nói chung không

đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là

những trạng thái trƣớc đây chƣa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính

xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sự vật hay hiện nào cũng đều

đƣợc quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên

15

hệ bên ngoài. Nguồn gốc của phát triển là chuyển hóa những thay đổi về lƣợng

thành những thay đổi về chất. Chiều hƣớng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc.

Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo

Raaman Weitz cho rằng "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng

trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng

trưởng trong xã hội" [56]. Theo Lƣu Đức Hải cho rằng “Phát triển là một quá trình

tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ

thuật, văn hóa…”[40]. Còn theo Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: “Phát triển

bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con

người, đó là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị, quyền tự do về công

dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong mối quan hệ với cộng

đồng, với Nhà nước…. Phát triển là nâng cao các tiêu chuẩn của cuộc sống, hạnh

phúc của nhân dân, cải thiện sức khoẻ, giáo dục, bình đẳng về cơ hội… tất cả

những điều đó là phần cốt yếu của sự phát triển” [50].

Nhìn chung các ý kiến đều nhất trí cho rằng mục tiêu chung của phát triển

là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do

của con ngƣời. Do vậy khái niệm phát triển đƣợc khái quát nhƣ sau: “Phát triển là

sự thay đổi theo hướng tích cực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường đảm

bảo quyền lợi của con người” .

1.1.2.2. Khái niệm về phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) đƣợc xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi

trƣờng từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987 Báo cáo

"Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển

(WCED) của Liên hợp quốc, "PTBV" đƣợc định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng

được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu

cầu của các thế hệ mai sau"[43, tr16].

PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã

hội loài ngƣời. Vì vậy, đã đƣợc các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng

thành chƣơng trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị

Thƣợng đỉnh trái đất về Môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức năm 1992 ở Rio de

Janeiro (Braxin), 179 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua tuyên bố Rio de Janeiro

về môi trƣờng và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chƣơng trình nghị sự

21 về các giải pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Mƣời năm sau,

tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức năm 2002 ở Johannesburg

(Cộng hoà Nam Phi), 166 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua bản tuyên bố

16

Johannesburg và bản kế hoạch thực hiện về PTBV. Hội nghị đã khẳng định lại các

nguyên tắc đã đề ra trƣớc đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ chƣơng trình

nghị sự 21 về PTBV [43].

Từ sau Hội nghị Thƣợng đỉnh trái đất về môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ

chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nƣớc trên thế giới xây

dựng và thực hiện chƣơng trình Nghị sự 21 về PTBV cấp quốc gia và 6.416 Chƣơng

trình Nghị sự 21 cấp địa phƣơng, đồng thời tại các nƣớc này đều đã thành lập các cơ

quan độc lập để triển khai thực hiện chƣơng trình này. Các nƣớc trong khu vực nhƣ

Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây dựng và thực hiện chƣơng

trình Nghị sự 21 về PTBV [43].

Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nƣớc nhƣ Nghị quyết của Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam

ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" (Chương trình Nghị sự 21 của

Việt Nam) [47].

Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về

tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự

hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà

đƣợc ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Gồm: phát

triển kinh tế (nền tảng là tăng trƣởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi

trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lƣợng môi

trƣờng; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trƣởng kinh tế ổn định;

thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng sống.

Mục tiêu PTBV đƣợc thể hiện ở ba mặt sau:

1) Kinh tế: là đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp

ứng đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh đƣợc sự suy thoái hoặc

đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

2) Xã hội: là đạt đƣợc kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân; duy trì và phát huy đƣợc

tính đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc nhƣng không ngừng nâng cao trình độ văn minh.

3) Môi trường: là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên

thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi

trƣờng; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng.

17

Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, trong quá trình phát triển KTTT theo hƣớng

bền vững chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc chính sau đây:

Thứ nhất: con ngƣời là trung tâm của PTBV.

Thứ hai: coi phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là nhiệm vụ trọng tâm

của giai đoạn phát triển sắp tới đồng thời từng bƣớc thực hiện nguyên tắc "mọi mặt

kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi".

Thứ ba: bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng phải đƣợc coi là một yếu

tố không thể tách rời của quá trình phát triển KTTT.

Thứ tư: quá trình phát triển KTTT phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng

nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tƣơng lai.

Thứ năm: KH-CN là nền tảng và là động lực cho CNH-HĐH thúc đẩy KTTT

phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Thứ sáu: PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ,

ngành và địa phƣơng; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng

đồng dân cƣ và mọi ngƣời dân.

Thứ bảy: gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

Thứ tám: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ

môi trƣờng với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

1.1.2.3. Khái niệm về phát triển kinh tế trang trại

KTTT là tổng thể các yếu tố vật chất của TT và những mối quan hệ kinh tế

nảy sinh trong quá trình hoạt động SXKD của TT. Nhƣ vậy có thể hiểu phát triển

KTTT là quá trình tăng cƣờng các yếu tố vật chất của TT cả về mặt số lƣợng và chất

lƣợng, đồng thời giải quyết hài hoà hơn các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt

động SXKD của TT. Phát triển KTTT phải đƣợc đặt trong mối quan hệ hài hoà giữa

ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng là cơ sở bảo đảm cho sự PTBV của KTTT.

Nhƣ vậy có thể nói “Phát triển KTTT là một quá trình lớn lên về mọi mặt của

KTTT trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô và sự

thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của TT”.

1.1.2.4. Khái niệm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

Khái niệm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững đƣợc hiểu trên cơ sở khái

niệm PTBV nhƣ sau:

18

“Phát triển KTTT theo hướng bền vững là phát triển KTTT một cách hiệu

quả trong hiện tại nhưng không làm cản trở hay tổn hại đến sự phát triển KTTT

trong tương lai; sự phát triển KTTT không làm tổn hại mà còn có tác động tích cực

đến sự PTBV của từng vùng, từng địa phương và cả nước, xét trên 3 mặt như: kinh

tế - xã hội - môi trường”.

Phân tích 3 mặt của vấn đề phát triển KTTT theo hƣớng bền vững nhƣ sau:

1) Mặt kinh tế: phát triển KTTT theo hƣớng bền vững về mặt kinh tế chính là

không ngừng làm gia tăng năng lực SXKD của KTTT đƣợc thể hiện thông qua các

nội dung sau:

- Số lƣợng TT của địa phƣơng không ngừng tăng lên qua các năm.

- Quy mô các yếu tố nguồn lực SXKD không ngừng tăng lên nhƣ: (đất đai,

lao động, vốn đầu tƣ, KH-CN, nguồn nƣớc) tất cả đƣợc kết hợp một cách khoa học,

hợp lý, hài hòa và hiệu quả.

- Nâng cao sự liên doanh liên kết 4 nhà (TT với Nhà nƣớc; TT với nhà khoa

học; TT với doanh nghiệp; TT với TT) tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa hạn chế đƣợc

sự biến động về giá thị trƣờng và góp phần vào ứng phó với sự biến đổi khí hậu.

Đó chính là cơ sở để đảm bảo cho sản lƣợng hàng hóa, giá trị sản xuất

(GTSX) trong TT đƣợc tăng lên, đóng góp tích cực vào tăng trƣởng bền vững của

ngành nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế nói chung.

2) Mặt xã hội: Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững về mặt xã hội là trong

quá trình thực hiện và phát triển thì phải giải quyết tốt mối quan hệ sở hữu và quan

hệ lao động nhƣ mối quan hệ giữa chủ TT và ngƣời lao động làm thuê; mối quan hệ

giữa chủ TT với Nhà nƣớc nhƣ ngƣời chủ TT làm tốt nghĩa vụ của mình với Nhà

nƣớc và cũng đƣợc hƣởng những chính sách, lợi ích mà Nhà nƣớc đƣa ra; chủ TT

xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt giữa chủ TT với doanh nghiệp cung ứng đầu vào và

chế biến tiêu thụ đầu ra. Mục đích phát triển KTTT tạo công ăn việc làm cải thiện

đời sống của ngƣời dân và xóa đói giảm nghèo cho ngƣời lao động ở khu vực nông

thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở các vùng miền góp phần ổn định an ninh

trật tự xã hội và an toàn xã hội.

3) Mặt môi trường: Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững về mặt môi

trƣờng, thể hiện trƣớc hết ở việc khai thác sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài

nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nƣớc); không ngừng cải thiện và làm gia tăng độ

màu mỡ của đất, chống ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí; không làm suy

kiệt nguồn nƣớc ngầm.

19

1.1.3. Các tiêu chí về kinh tế trang trại

1.1.3.1. Tiêu chí phân loại trang trại

Mỗi quốc gia có tiêu chí nhận dạng KTTT không hoàn toàn giống nhau,

quan điểm của các nƣớc về KTTT đƣợc nhận dạng theo các đặc trƣng của TT.

Ở Việt Nam KTTT đƣợc hình thành và phát triển với thời gian không dài,

nền tảng phát triển của KTTT là kinh tế hộ cho nên sự khác nhau giữa kinh tế hộ

với KTTT không nhiều. Do vậy từ đầu những năm 1990 một số địa phƣơng đã tự

quy định các tiêu chí về KTTT để phân biệt giữa KTTT với kinh tế hộ. Trong quá

trình hoạt động và phát triển của KTTT của từng vùng, từng địa phƣơng có đặc

điểm khác nhau nên xác định tiêu chí nhận dạng KTTT khác nhau, để có cơ sở tổng

kết, đánh giá về KTTT và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT, ngày 23

tháng 6 năm 2000, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê đã có Thông tƣ Liên tịch

số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hƣớng dẫn tiêu chí để xác định KTTT; Thông tƣ Số

62/2003/TTLT/BNN-TCTK, ngày 20 tháng 05 năm 2003 của Bộ BNN-TCTK sửa

đổi, bổ sung Mục III của Thông tƣ liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, xác định:

Một hộ SXNN, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đƣợc xác định theo tiêu chí định

lƣợng xác định là KTTT bao gồm [7]:

1) Giá trị sản lƣợng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm:

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: Từ 40 triệu đồng trở lên.

- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Từ 50 triệu đồng trở lên.

2) Quy mô sản xuất phải tƣơng đối lớn và vƣợt trội so với kinh tế nông hộ

tƣơng ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.

* Đối với TT trồng trọt.

- TT trồng cây hàng năm.

+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.

+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

- TT trồng cây lâu năm.

+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.

+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

+ TT trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.

* Đối với TT lâm nghiệp: từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nƣớc.

20

* Đối với TT chăn nuôi

- Chăn nuôi đại gia súc, trâu bò .v.v.: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thƣờng

xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thƣờng xuyên từ 50 con trở lên.

- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê .v.v.: chăn nuôi sinh sản có thƣờng xuyên đối

với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có

thƣờng xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.

- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... có thƣờng xuyên từ 2000 con

trở lên (không tính số đầu con dƣới 7 ngày tuổi).

* Đối với TT nuôi trồng thuỷ sản: diện tích mặt nƣớc để nuôi trồng thuỷ sản

có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).

* Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính

chất đặc thù nhƣ: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ

đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lƣợng hàng hoá (chỉ tiêu 1).

* Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá

của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định TT là giá

trị sản lƣợng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm.

Hơn 10 năm thực hiện theo Thông tƣ Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-

TCTK đã thấy sự bất cập về tiêu chí xác định KTTT nhất là tiêu chí về giá trị sản

lƣợng hàng hóa trong năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên là quá thấp so với kinh tế

hộ. Để xác định rõ hơn về KTTT phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay, ngày

13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tƣ số 27/2011/TT-

BNN&PTNT quy định tiêu chí mới của TT. Theo đó, TT đƣợc xác định theo lĩnh

vực sản xuất nhƣ sau: TT trồng trọt; TT chăn nuôi; TT lâm nghiệp; TT nuôi trồng

thủy sản và TT tổng hợp. TT chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,

nuôi trồng thủy sản) là những TT có tỷ trọng giá trị sản lƣợng nông sản hàng hóa

của ngành chiếm 50% cơ cấu giá trị sản lƣợng hàng hóa của TT trong năm. Trong

trƣờng hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lƣợng hàng hóa

thì đƣợc gọi là TT tổng hợp.

Theo Thông tƣ này, cá nhân, hộ gia đình SXNN, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy

sản đạt tiêu chuẩn TT phải thỏa mãn các điều kiện sau [10]:

1, Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam bộ

và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

- Giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

21

2, Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm.

3, Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá

trị sản lƣợng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm.

Thực hiện theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm

2011 thì tổng số TT của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng giảm gần

90%, nhìn chung ảnh hƣởng bởi tiêu chí giá trị sản lƣợng hàng hóa là chính vì

GTSX từ 40 triệu đồng lên tối thiểu 500 triệu đồng và TT chăn nuôi là 1 tỷ đồng ,

còn tiêu chí mức hạn điền có thay đổi nhƣng không đáng kể.

1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế trang trại theo hướng vền vững

Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là vấn đề phức tạp và không phải lúc

nào cũng có thể giải quyết một cách tối ƣu. Bởi trong thực tế, con ngƣời thƣờng

đứng trƣớc một sự lựa chọn không phải dễ dàng giữa nhiều vấn đề cùng phát sinh.

Vì vậy, việc thiết lập nội dung tiêu chí để đánh giá phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững là việc làm khó khăn chƣa hẳn đạt đƣợc sự đồng thuận của các chủ TT. Song

đây là việc làm cần thiết, làm cơ sở để tổ chức đánh giá, quản lý phát triển KTTT

theo hƣớng bền vững.

* Tiêu chí về góc độ kinh tế:

- Số lƣợng TT tăng theo thời gian.

- Quy mô các nguồn lực sản xuất của TT không ngừng tăng lên.

- Cơ cấu KTTT chuyển dịch theo hƣớng tích cực.

- Kết quả hoạt động SXKD của KTTT ngày càng cao, đƣợc đánh giá thông

qua các chỉ tiêu (GTSX, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp …).

- Hiệu quả của các hoạt động SXKD của KTTT ngày càng cao, đƣợc đánh

giá thông qua các chỉ tiêu (GTSX, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp)/(chi phí trung

gian, đơn vị diện tích, lao động).

Khi đánh giá phát triển KTTT theo hƣớng bền vững theo góc độ về kinh tế

nêu trên cần phải lƣu ý, xu hƣớng chung là giá trị các chỉ tiêu đều tăng liên tục theo

thời gian (năm sau cao hơn năm trƣớc) thì đánh giá phát triển KTTT theo hƣớng

bền vững đạt đƣợc về mặt kinh tế. Song riêng chỉ tiêu về số lƣợng TT không nhất

thiết phải liên tục tăng theo thời gian vì thay đổi tiêu chí qui mô của TT mà chủ yếu

dựa vào quy mô các nguồn lực của TT để đánh giá sự phát triển TT về quy mô. Nếu

các chỉ tiêu không thống nhất (có chỉ tiêu biến động tăng, có chỉ tiêu biến động

giảm theo thời gian) thì dựa vào từng chỉ tiêu cụ thể để đánh giá sự phát triển KTTT

về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng… Trong đó, phát triển KTTT về chất lƣợng sẽ ảnh

22

hƣởng quyết định đến việc đánh giá mức độ đạt đƣợc của phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững về kinh tế.

* Tiêu chí về góc độ xã hội:

- Tổng số lƣợng lao động làm việc trong khu vực KTTT trên địa bàn.

- Thu nhập của ngƣời lao động trong khu vực KTTT trên địa bàn.

- Đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

trên địa bàn.

- Quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ KTTT với địa phƣơng.

- Góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.

* Tiêu chí về góc độ môi trƣờng

- Tỉ lệ TT có ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng sinh thái trên tổng số TT hoạt

động trên địa bàn.

- Tỉ lệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tổng số TT hoạt động trên địa bàn.

Ngoài ra, việc đánh giá phát triển KTTT theo hƣớng bền vững còn đƣợc

thông qua các yếu tố nhƣ mức độ hài hòa, thống nhất giữa các mục tiêu: KT-XH và

môi trƣờng. Ba mục tiêu phát triển KTTT bền vững có tính hệ thống, kết hợp chặt

chẽ với nhau.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

1.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

* Yếu tố chính sách của Nhà nước

- Sự tác động của Nhà nƣớc có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát

triển KTTT, chỉ có Nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quản lý nền kinh tế, chủ thể

quản lý xã hội mới có thể chủ động tạo ra môi trƣờng kinh tế và pháp lý cho KTTT

hình thành và phát triển.

- Sự hình thành và phát triển của KTTT khác với kinh tế nông hộ; Kinh tế

nông hộ vốn là kinh tế sinh tồn, kinh tế tự cấp tự túc của nông dân dù môi trƣờng

kinh tế và pháp lý thế nào hộ nông dân vẫn duy trì, tìm cách phát triển kinh tế để

đảm bảo những điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết cho cuộc sống của hộ. Ngƣợc

lại, KTTT ngay từ khi ra đời đã mang tính hàng hoá, ngƣời nông dân phát triển

KTTT là nhằm có thu nhập cao và tiến tới làm giàu từ nghề nông, nông nghiệp vốn

là nghề có tính sinh lợi không cao và rủi ro lớn. Nếu các điều kiện kinh tế và pháp

lý bất thuận thì có vốn họ sẽ đầu tƣ sang ngành khác. Để họ yên tâm đầu tƣ vào

23

SXNN theo phƣơng thức TT cần cải tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho phát triển

KTTT, yếu tố chính sách trong mối quan hệ đến KTTT đƣợc tóm lƣợc ở sơ đồ sau:

Cơ chế chính sách

Quy định

- Địa vị pháp lý TT

- Quyền lợi, nghĩa vụ

- Tiêu chí xác định TT

Đất đai

- Luật đất đai

- Mức hạn điền

- Định canh định cƣ

- Giao đất giao rừng

Đầu tƣ

- Cho vay vốn

- Xây dựng cơ

sở hạ tầng

Khuyến khích

phát triển

- Thuế

- Xuất nhập khẩu

- Khai hoang

- Khuyến nông, ngƣ

Cơ chế chính sách phù hợp và

việc thực thi chính sách đúng

sẽ thúc đẩy kinh tế TT phát

triển vững chắc

Kinh tế

trang trại

Cơ chế, chính sách không

phù hợp sẽ kìm hãm sự phát

triển kinh tế TT, gây lãnh

phí nguồn lực xã hội

Sơ đồ 1.3: Tác động của yếu tố chính sách đến kinh tế trang trại

+ Nhà nƣớc thừa nhận địa vị pháp lý của KTTT, thừa nhận TT là một hình

thức tổ chức sản xuất cơ sở, một bộ phận hợp thành của hệ thống nông nghiệp. Các

văn bản pháp quy, quy định rõ khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các TT hoạt động, tạo

điều kiện cho KTTT ra đời và phát triển, điều đó có ý nghĩa quan trọng.

+ Định hƣớng cho sự hình thành và phát triển KTTT thông qua quy hoạch

phát triển và ban hành các chính sách KT-XH.

+ Khuyến khích phát triển KTTT thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế và phát

triển các hình thức liên kết kinh tế nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTTT.

+ Hỗ trợ nguồn lực cho sự hình thành và phát triển của KTTT nhƣ hỗ trợ

vốn, phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo chủ TT, hỗ trợ chuyển giao

tiến bộ KHKT….

- Nhà nƣớc đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến nông

sản phát triển: Mục đích trực tiếp của KTTT là sản xuất hàng hoá. Việc tiêu thụ sản

phẩm nông sản là điều kiện cơ bản để TT ra đời và phát triển, sản phẩm nông sản

sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc hoặc tiêu thụ khó khăn sẽ là rào cản đối với sự ra

đời và phát triển của KTTT. Thực tế cho thấy công nghiệp chế biến nông sản có vai

24

trò hết sức to lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chỉ khi công nghiệp chế biến phát

triển thì mới tạo thị trƣờng rộng lớn và ổn định cho các TT. Nhƣ vậy, để hình thành

và phát triển KTTT tất yếu cần có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến. Tuy nhiên,

phải là công nghiệp chế biến xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp và phù

hợp với nhu cầu của thị trƣờng về chủng loại, chất lƣợng và quy cách nông sản

phẩm chế biến.

- Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trƣớc hết là đƣờng giao thông

và các công trình thuỷ lợi:

+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ SXNN bao gồm: Đƣờng giao thông, công

trình thuỷ lợi, công trình điện… đó là những điều kiện vật chất kỹ thuật rất cần cho

hoạt động SXNN, chúng góp phần quan trọng giúp ngƣời sản xuất khắc phục những

tác động tiêu cực của tự nhiên, đáp ứng yêu cầu sinh học của SXNN và yêu cầu

giao lƣu, trao đổi hàng hoá.

+ Sản xuất hàng hoá là đặc trƣng cơ bản nhất của KTTT. Sản xuất hàng hoá

đòi hỏi hoạt động SXKD của TT phải đƣợc tiến hành trên cơ sở một hệ thống kết

cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển ở trình độ nhất định.

- Có sự hình thành các vùng SXNN chuyên môn hoá: Sự hình thành các vùng

chuyên môn hoá SXNN có ảnh hƣởng trực tiếp và tích cực tới sự hình thành và phát

triển của các TT vì các vùng chuyên canh tập trung luôn gắn liền với công nghiệp chế

biến với các điều kiện thuận tiện cho việc giao lƣu, trao đổi hàng hoá, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của TT. Đồng thời, các vùng chuyên canh tập

trung còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ KHKT và hợp tác SXKD

giữa các TT.

Các chính sách nêu trên là những biện pháp tác động trực tiếp đến các hoạt

động của các TT, tạo điều kiện thuận lợi cho các TT, hỗ trợ TT trong các điều kiện

khó khăn.

* Yếu tố thị trường:

Trong nền kinh tế thị trƣờng, tất cả các hoạt động của TT phụ thuộc nhu cầu

của thị trƣờng. Cầu về yếu tố sản xuất là cầu thứ phát, tức là nó phát sinh sau và

chịu ảnh hƣởng bởi cầu về hàng hóa dịch vụ tiêu dùng. Thị trƣờng hàng hóa, dịch

vụ có phát triển, ngƣời tiêu dùng có tiêu thụ thì nhu cầu để sản xuất các loại hàng

hóa dịch vụ này mới tăng và ngƣợc lại. Thị trƣờng buộc chủ TT phải nắm bắt các

25

quy luật để lựa chọn và đƣa ra phƣơng án SXKD tối ƣu. Rõ ràng kinh tế thị trƣờng

vừa tạo ra thách thức vừa tạo ra cơ hội phát triển KTTT.

Kinh tế thị trƣờng

Những thách thức từ thị

trƣờng

- Nhu cầu thay đổi nhanh

- Đòi hỏi chất lƣợng, mẫu mã,

độ an toàn sản phẩm cao

- Hội nhập khu vực và quốc tế

(cạnh tranh trực tiếp với sản

phẩm của Thái Lan, Trung

Quốc, Malaixia...)

- Hàng nhập lậu, hàng giả, hàng

nhái

- Xây dựng thƣơng hiệu

Nhu cầu

thị trƣờng

Khó khăn mà TT gặp

phải

- Chủ TT thiếu kinh nghiệm

và kiến thức về thƣơng

trƣờng

- Hệ thống thị trƣờng chƣa

hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ.

- Giá cả yếu tố đầu vào cao,

giá đầu ra thấp, bấp bênh

- Thiếu liên kết kinh tế

- Cấu trúc, hành vi và hiệu

quả thị trƣờng còn nhiều

bấp cập

Kinh tế trang trại

Sơ đồ 1.4: Tác động của nền kinh tế thị trường tới kinh tế trang trại

Nhƣ vậy kinh tế thị trƣờng là điều kiện tất yếu cho sự hình thành và phát

triển kinh tế TT, vì vậy ảnh hƣởng tác động của kinh tế thị trƣờng đối với kinh tế

TT là rất mạnh mẽ trên tất cả mọi phƣơng diện của thị trƣờng. Kinh tế TT phát triển

nhƣ thế nào rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào kinh tế thị trƣờng nhƣ là một điều kiện khách

quan, quá trình nhận thức và vận dụng kinh tế thị trƣờng của các chủ TT nhƣ là một điều

kiện chủ quan.

- Kinh tế thị trƣờng tác động một cách toàn diện trên cả thị trƣờng đầu vào và

đầu ra của KTTT.

+ Đối với thị trƣờng đầu vào (tƣ liệu sản xuất, vốn, lao động), chủ TT với tƣ

cách là ngƣời sử dụng các yếu tố đầu vào để hoạt động SXKD một cách trôi chảy.

Với thị trƣờng đầu vào rộng lớn phong phú chủ TT có nhiều cơ hội để lựa chọn giá

cả, chất lƣợng các yếu tố đầu vào và chính các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến

giá thành của sản phẩm và quy mô sản xuất của sản phẩm. Có thể nói với sự phát

triển đồng bộ và vận hành tốt thị trƣờng đầu vào tạo điều kiện thuận lợi để các TT

hoạt động hiệu quả và ổn định bền vững.

26

+ Thị trƣờng đầu ra là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, chủ TT với tƣ cách là

ngƣời bán, các sản phẩm sản xuất của TT đƣợc chuyển đến tay ngƣời tiêu dùng thông

qua kênh thị trƣờng. Vì vậy các yếu tố, thông tin thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh… tác

động rất lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của TT. Từ đó mới có câu

hỏi về chuỗi giá trị hàng hóa của TT: Sản phẩm bán ở đâu? Bán cho ai? Bán theo

kênh nào? Giá bán bao nhiêu?.... đƣợc các chủ TT tìm ra câu trả lời ngay khi bắt đầu

sản xuất và chủ TT giải quyết khi tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Vậy các chủ TT cần

phải nắm đƣợc đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về thị trƣờng từ đó đƣa ra các

quyết định có liên quan về tiêu thụ sản phẩm.

Nhìn chung trong thực tế thì bản thân chủ TT tự giải quyết các vấn đề về thị

trƣờng không đƣợc nhiều mà cần phải có sự trợ giúp đắc lực của Nhà nƣớc, các tổ

chức, các Hiệp hội… Nền kinh tế nƣớc ta càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế

giới, thị trƣờng rộng lớn thì diễn biến càng phức tạp sự cạnh tranh càng gay gắt. Vì

vậy cần có nghiên cứu, dự báo, khuyến cáo về thị trƣờng, hỗ trợ cho KTTT phát

triển có hiệu quả và bền vững.

* Yếu tố điều kiện tự nhiên

Lĩnh vực hoạt động SXKD của TT là nông nghiệp, đối tƣợng sản xuất chủ yếu

là sinh vật sống nên chịu sự tác động lớn bởi điều kiện tự nhiên nhƣ: vị trí, địa hình, khí

hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nƣớc... Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ

sở xác định cây trồng và vật nuôi phù hợp với từng vùng.

- Vị trí, địa hình, đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu đƣợc

trong hoạt động sản xuất TT, SXNN phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít,

tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc cao hay thấp,... đều ảnh hƣởng đến

KQSX và tác động đến thu nhập của TT.

- Khí hậu, thời tiết: Yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hƣởng trực tiếp đến SXNN và

điều kiện sinh hoạt của con ngƣời. Nhiệt độ bình quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng,

lƣợng mƣa, độ ẩm, số giờ nắng,... trực tiếp ảnh hƣởng tới sự phân bố, sinh trƣởng và

phát triển của cây trồng, vật nuôi. Lƣợng mƣa có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ

nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng nhƣ khả năng đảm bảo cung cấp nƣớc cho quá trình

sinh trƣởng của cây trồng và vật nuôi. Cũng chính yếu tố khí hậu và thời tiết tạo rủi

ro thiên tai trong hoạt động SXKD của TT.

* Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện về kinh tế nhƣ: sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng

hoá; cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất; các điều kiện phát triển công nghiệp - nông

nghiệp - thƣơng mại; giao thông vận tải; thủy lợi, điều kiện đầu tƣ trang thiết bị vật

chất cho hoạt động sản xuất của TT, ...

27

- Điều kiện xã hội: dân số và lao động; trình độ dân trí sẽ ảnh hƣởng nhiều đến

thông tin truyền thông; trình độ quản lý sử dụng lao động; an ninh - quốc phòng; sự

phát triển của KHKT; đầu tƣ cho công tác phát triển nguồn nhân lực,... Trong đó, các

yếu tố xã hội thƣờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc hoạt động sản xuất của

TT nói riêng, các hộ nông dân nói chung.

* Yếu tô hôi nhâp kinh tê quôc tê

Viêt Nam k hi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các Hiệp định

mậu dịch tự do đã ký kết của ngành NN&PTNT đa có nhiều tác động tích cực.

Trong đó, tạo điều kiện để tăng trƣởng thƣơng mại và đa dạng hóa thị trƣờng, sản

phẩm xuất khẩu; tạo cơ hội việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông

dân nói chung và trang trại nói riêng. Bên cạnh đó, hội nhập đã giúp Việt Nam bƣớc

đầu vƣợt qua rào cản thuế quan đối với một số nông sản mà Việt Nam có thế mạnh

xuất khẩu nhƣ gạo, thủy sản,... Việc gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

cũng giúp Việt Nam tiếp cận với nguồn nguyên liệu ổn định hơn cho sản xuất, có

chất lƣợng tốt và giá cả cạnh tranh, thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất

để xuất khẩu, trong khi đo các loại hình trang trại của tỉnh Phú Thọ chƣa phát triên

mạnh vê các sản phâm hƣơng tơi xuât khâu mà chỉ tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh

lân cân. Ngoài nhƣng măt tích cƣc thì khi hôi nhâp vân có nhƣng rào cản nhƣ: Về

tác động bất lợi, quá trình hội nhập cũng đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh và

áp lực, làm thu hẹp một số lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranh thấp. Với sự

cắt giảm rào cản thuế quan, gỡ bỏ rào cản kỹ thuật và hành chính đã tạo ra tăng

trƣởng sức ép cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nƣớc. Sự hạn

chế về vốn, công nghệ, năng lực sản xuất và trình độ quản lý khiến các nhà sản xuất

và doanh nghiệp trong nƣớc phải đối mặt với nguy cơ bị các tập đoàn toàn cầu và

các doanh nghiệp lớn thâu tóm. Khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới,

hàng hoá nông lâm thủy sản có xu thế đối mặt với nhiều rào cản thƣơng mại đƣợc

các nƣớc nhập khẩu đặt ra để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Với các yêu cầu ngày

càng khắt khe về chất lƣợng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các yêu cầu

về bảo vệ môi trƣờng, các vụ kiện chống trợ cấp, chống bán phá giá và tranh chấp

thƣơng mại là thực tế mà các doanh nghiệp và cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ

phải đối mặt. Đây là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam. Mặt khác,

chúng ta vẫn còn chậm điều chỉnh cơ cấu sản xuất để khai thác cơ hội thị trƣờng và

phát huy lợi thế so sánh của các vùng. Cơ cấu sản xuất vẫn nặng về các sản phẩm

truyền thống có giá trị thấp nên chƣa tận dụng đƣợc hết các cơ hội thị trƣờng các

sản phẩm mới có giá trị cao hơn. Tăng trƣởng sản xuất chủ yếu dựa vào các yếu tố

đầu vào, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng khoa học

kỹ thuật và công nghệ mới. Thiếu các quy hoạch vùng và các chính sách đầu tƣ phù

hợp vào ngành nghề cụ thể mà thị trƣờng trong nƣớc và thế giới có nhu cầu cao.

28

Thực tế, năng lực cạnh tranh thấp ở cấp quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm dẫn

đến hiệu quả chƣa cao, chƣa bền vững.

1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

Để phát triển KTTT thì những yếu tố nội lực nhƣ đất đai, lao động, vốn và

ứng dụng khoa học công nghệ là các yếu tố cấu thành nên TT. Nó chính là những

tiêu chí để phân loại TT thành các loại hình TT khác nhau. Đứng ở góc độ PTBV

đây là nhóm yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến sự phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững.

* Yếu tố năng lực nội tại của trang trại

- Đất đai của TT: Qui mô và chất lƣợng đất sẽ ảnh hƣởng đến kế hoạch sản

xuất và hiệu quả SXKD của TT. Thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và vật nuôi hợp

lý với từng loại đất của từng loại hình TT cũng theo từng mùa vụ là biện pháp tăng

sản lƣợng, tăng năng suất cây trồng khai thác tốt tiềm năng của đất. Đồng thời phải có

kế hoạch khai thác hợp lý, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật canh tác đảm bảo

tính bền vững của đất, góp phần vào sự phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

- Lao động của TT: Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình

SXKD của TT. Chất lƣợng lao động đƣợc biểu hiện qua trình độ kỹ thuật chuyên

môn, trình độ tổ chức sản xuất, ý thức chấp hành pháp luật, sức khỏe, độ tuổi... chất

lƣợng nguồn lao động tác động lớn tới sự PTBV của KTTT khi nó đáp ứng đƣợc

nhu cầu SXKD của TT trong điều kiện sản xuất hàng hóa. Vì vậy chủ TT phải có kế

hoạch sử dụng lao động hợp lý, chế độ thù lao thỏa đáng, ngƣời lao động gắn bó ổn

định, lâu dài với TT; đồng thời có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên

môn cho ngƣời lao động thì năng suất lao động cao đồng nghĩa với việc hiệu quả

SXKD của TT sẽ không ngừng tăng lên.

- Vốn của TT: Vốn là yếu tố quan trọng để hoạt động sản xuất và mở rộng

quy mô của TT nói riêng, các hộ nông dân nói chung. Vì vậy vốn là yếu tố không

thể thiếu đƣợc để hình thành và phát triển KTTT.

- Trình độ quản lý và ý chí của chủ TT quyết định lớn trong sự tồn tại và

phát triển của TT. Ngƣời chủ TT phải có ý chí, có sự tích lũy nhất định về kinh

nghiệm sản xuất và có năng lực nhất định về tổ chức SXKD. Thông thƣờng quá

trình tạo lập phát triển KTTT là một quá trình đầy khó khăn và rủi ro, nhất là trong

các trƣờng hợp thiếu vốn và khó khăn về các điều kiện sản xuất, để vƣợt qua những

khó khăn đó đòi hỏi ngƣời chủ TT phải có ý chí, có sự kiên trì có quyết tâm làm

giàu từ nghề nông. Mặt khác, để tổ chức các hoạt động SXKD của TT ngƣời chủ TT

còn phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, đồng thời có hiểu biết nhất định về

kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng. Chủ TT thực hiện tốt giữa mối liên kết trong

hoạt động SXKD.

29

* Yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ

Khoa học KT-CN áp dụng vào trong hoạt động SXKD của TT có ảnh hƣởng

rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Nhƣ chúng ta đã biết, đổi mới KH-KT-CN

trong nông nghiệp có thể hƣớng vào việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triển các công

nghệ đòi hỏi mức đầu tƣ thấp, ít sử dụng chất hóa học trong hoạt động SXKD của TT

và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các KH-CN đƣợc áp dụng trọng trong SXNN nhƣ:

KH-CN sinh học, KH-CN cơ điện tử và tự động hóa, KH-CN thủy lợi...

Sự phát triển của KH-CN sẽ giúp cho các hộ nông dân và TT tạo ra các loại

giống cây trồng và vật nuôi sạch bệnh cho năng suất cao, ứng dụng công nghệ vi

sinh để sản xuất các loại phân bón thuốc trừ sâu, thuốc thú y, chế biến thức ăn gia

súc gia cầm... để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra KH-CN sau thu hoạch và

chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm hạn chế rủi ro. Chủ TT đầu

tƣ trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất làm cho quá trình SXKD của TT mang

tính hiện đại hóa, sản phẩm đạt chất lƣợng cao, tối thiểu đƣợc chi phí, tối đa đƣợc

lợi nhuận và PTBV.

Qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững trên cho thấy có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau: Với tiềm năng

về tự nhiên và nguồn lực sản xuất dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng thêm

năng lực nội tại của TT nhƣ: (Tăng quy mô tích tụ đất, tăng khả năng huy động vốn,

tăng chất lƣợng lao động trong TT, tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng …); là điều

kiện để phát triển cơ cấu hạ tầng, mở rộng thị trƣờng, đẩy nhanh tiến trình CNH-

HĐH nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện; cơ cấu hạ tầng, thị trƣờng phát

triển mạnh tạo điều kiện tăng năng lực nội tại của TT, khai thác tốt tiềm năng về

điều kiện tự nhiên góp phần làm tăng các nguồn lực sản xuất của TT nói riêng và

của xã hội nói chung. Nhà nƣớc thực hiện tốt vai trò quản lý tác động tích cực đến

phát triển của cơ cấu hạ tầng, năng lực nội tại của TT và thị trƣờng tiêu thụ…. Từ

đó cùng tác động làm cho KTTT phát triển theo hƣớng bền vững và ngƣợc lại yếu

kém của các yếu tố này sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến yếu tố khác và làm cho sự phát

triển KTTT thiếu tính bền vững.

1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển kinh tế trang trại

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số quốc gia trên thế giới

Trên thế giới, KTTT hình thành và phát triển cách đây hơn hai thế kỷ và giữ vai

trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện và đặc

điểm của từng nƣớc mà số lƣợng cũng nhƣ quy mô của các TT có sự khác nhau.

* Kinh nghiệm phát triển trang trại ở Mỹ

Mỹ là một nƣớc có nền nông nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại bậc nhất

trên thế giới; có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao. TT gia đình ở Mỹ chiếm

30

87% trong tổng số TT, 65% diện tích đất đai và 70% giá trị nông sản sản xuất ra,

năm 2012 có tổng là 2.109.363 TT đã sản xuất ra khoảng 50% sản lƣợng ngô, đậu

tƣơng…, tổng giá trị mà các TT tạo ra năm 2012 đạt 394,6 tỷ Đô la Mỹ, Diện tích

đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 174 ha/TT. Lao động làm thuê trong các TT ở

Mỹ rất ít. Các TT gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nên

sản lƣợng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp đủ nuôi đƣợc 80 ngƣời.

Các TT nông nghiệp của Mỹ có trình độ chuyên môn hóa rất cao với 20 chuyên

ngành phân bố trên 10 vùng sản xuất khác nhau nhƣ vành đai ngô, đậu tƣơng, lúa

mì, vành đai sữa… Nhằm tạo ra ƣu thế cạnh tranh về chất lƣợng và giá thành sản

phẩm. Các TT của Mỹ không hoạt động đơn độc mà nằm trong hệ thống liên ngành

mang tên AGRIBUSINEESS, bao gồm các ngành chế tạo vật tƣ, thiết bị phục vụ

nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, mạng lƣới các TT nông nghiệp, hệ

thống dịch vụ và lƣu thông sản phẩm nông sản có mối liên hệ chặt chẽ thông qua lợi

ích kinh tế. Thực tế TT qui mô nhỏ ở Mỹ tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với TT quy

mô lớn đƣợc tính trên đơn vị diện tích, ngƣợc trở lại thì các TT có quy mô lớn hơn

thƣờng có xu hƣớng sản xuất độc canh vì chúng thuận lợi cho việc sử dụng các máy

móc thiết bị lớn hơn nên có thể thu đƣợc lợi nhuận cao hơn vì chi phí thấp [92].

- Kinh nghiệm phát triển trang trại ở Nhật Bản

Từ những năm 1950 đến nay, nhờ cải cách ruộng đất, Nhật Bản đã hình

thành các TT gia đình sản xuất nông sản hàng hoá, TT gia đình giảm dần về số

lƣợng và tăng dần về quy mô ruộng đất. Số lƣợng TT của Nhật Bản năm 1995 của

Nhật bản là 3.640.000 TT, trong đó có 2.830.000 TT sản xuất nông sản hàng hoá,

chiếm gần 80%. Quy mô bình quân TT năm 1995 là 1,5 ha, TT lớn nhất không vƣợt

quá 10 ha. Riêng đảo Hokkaido ở miền bắc nƣớc Nhật, là vùng đất đồi, nên ruộng

đất của các TT có từ 1 ha đến 30 ha, các TT ở đây có diện tích từ 10 ha đến 30 ha

trở lên chiếm khoảng 40% tổng số TT. Đặc điểm nổi bật của TT ở Nhật Bản là quy

mô TT nhỏ, chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí lao động cao, giá nông sản cao,

không tạo đƣợc ƣu thế cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Nhật

Bản đã thực hiện cuộc cải cách rộng lớn về phƣơng thức và quy mô sản xuất trong

nông nghiệp, tạo ra những vùng chuyên canh về trồng trọt và thực hiện việc

khuyến khích tích tụ đất để mở rộng diện tích các TT trồng trọt. Nhật Bản bắt đầu

công cuộc hiện đại hóa và vƣơn đến vị thế cƣờng quốc trên thế giới. Số lƣợng TT

của Nhật Bản năm 2010 chỉ còn 2.528.000 TT và giảm dần qua các năm mặc dù

diện tích rất hạn chế chỉ có 1,81ha/TT sử dụng nguồn lao động tham gia là

6.503.000 ngƣời đã bảo đảm lƣơng thực và thực phẩm cho khoảng 125 triệu ngƣời,

trong đó gạo 70%, thịt 80%, sữa 89%, rau quả 76-95% và đƣờng 84%, bình quân

một TT sử dụng gần 3 lao động [91]. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp

chiếm khoảng 68% tổng thu nhập của TT, còn lại 32% là từ nông nghiệp. Nhật Bản

31

đi vào con đƣờng hợp tác hóa rất cao, hơn 90% số lƣợng TT tham gia vào HTX

nông nghiệp ở các làng xã và có hệ thống xuyên suốt lên huyện, tỉnh và cả nƣớc.

Các HTX đảm bảo cung cấp vốn, vật tƣ kỹ thuật và tiêu thụ nông sản cho các TT.

Nhà nƣớc quản lý TT thông qua hệ thống pháp luật nhƣ ban hành Luật nông nghiệp,

Luật cơ giới hóa nông nghiệp và thực hiện những chính sách hỗ trợ TT nhƣ bảo hộ

TT, đầu tƣ cho nông nghiệp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao

thông, sản xuất vật tƣ, thiết bị phục vụ nông nghiệp nhƣ tổ chức nghiên cứu máy

móc nhỏ phục vụ trồng lúa nƣớc, tuyển chọn giống cây trồng và vật nuôi chất lƣợng

cao phục vụ cho TT, Chính phủ cho vay vốn để sản xuất và mua sắm trang thiết bị

cho TT. Nhà nƣớc quy định TT và HTX có tính tự chủ độc lập không can thiệp vào

hoạt động SXKD của họ. Việc mở rộng thêm quy mô của Nhật bằng cách tích tụ

ruộng đất, cho phép các TT ngoài phần đất của gia đình mình còn đƣợc lĩnh canh

phần đất của TT khác không còn SXNN nữa [86].

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng mạnh mẽ chính sách

hỗ trợ nhƣ trợ giá, hỗ trợ trực tiếp cho KTTT, khuyến khích tích tụ ruộng đất để

tăng quy mô TT, phát triển những thành tựu công nghệ sinh học, phát triển và ứng

dụng KH-KT chuyên môn hoá.

- Kinh nghiệm phát triển trang trại ở Thái Lan

Thái Lan là một nƣớc vùng Đông Nam Á, nằm trong khối ASEAN, về KT-

XH có nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam. Với tổng diện tích hơn nửa triệu km2,

diện tích đất nông nghiệp có 19.620.000 ha và 15 triệu ha rừng.

Năm 2003 Thái Lan có 5.792.519 TT với số nhân lực tham gia là 22.192.938

ngƣời, với diện tích bình quân rất lớn là 3,16 ha/TT, lao động bình quân một TT là

gần 4 lao động. SXNN ở Thái Lan chủ yếu theo hình thức TT với trình độ sản xuất

cao đã đƣợc cơ giới hóa cao với tổng số 110.000 máy kéo lớn và 515.000 máy kéo

nhỏ. Ngoài ra TT cơ giới hóa luôn khâu chế biến nông sản, do vậy Thái Lan hiện

nay đang là nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm dứa hộp (chiếm 1/3 sản

lƣợng thế giới). TT ở Thái Lan phát triển theo hƣớng bền vững đã có hiệu quả nhất

định, sản lƣợng nông sản cao và có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và thế

giới [91].

+ Chính phủ Thái Lan luôn luôn có sự hỗ trợ tích cực đến TT thông qua hệ

thống chính sách hỗ trợ phát triển nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sản lƣợng

của 12 mặt hàng nông sản nhƣ (gạo, dứa, tôm sú, gà, cà phê…) và khuyến khích phát

triển công nghệ chế biến nông sản. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị nông sản đƣợc

khuyến khích trong chƣơng trình “One Tambon, One Product - OTOP” là mỗi làng

một sản phẩm và chƣơng trình quỹ làng (Village Fund Program). Ngoài ra chính phủ

32

còn thƣờng xuyên thực hiện chƣơng trình quảng bá về vệ sinh an toàn thực thẩm nhằm

giúp cho các chủ TT kiểm soát đƣợc vệ sinh thực thẩm, đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu

dùng trong nƣớc và thế giới. Do vậy các sản phẩm nông sản chế biến của Thái Lan

đƣợc thị trƣờng các nƣớc khó tính nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU chấp nhận.

+ Để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ở Thái Lan đã áp dụng một số

chiến lƣợc nhƣ tăng cƣờng công tác bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân, giải quyết

tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm

rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm TT chính phủ hỗ trợ để tăng sức cạnh

tranh với hình thức nhƣ tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông sản, đẩy mạnh công tác

tiếp thị… Ngoài ra Thái Lan còn tính toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên

một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài

nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên bị suy thoái; giải

quyết tốt các mâu thuẫn về tƣ tƣởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng

tài nguyên. Về kết cấu hạ tầng trong nông thôn bố trí hợp lý và khoa học.

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

KTTT Việt Nam tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn của đất nƣớc,

KTTT phát triển theo các định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. KTTT có các bƣớc

phát triển vƣợt bậc và tăng mạnh qua các năm, tuy nhiên để phù hợp với kinh tế thị

trƣờng, Nhà nƣớc đã điều chỉnh về tiêu chí của TT, số lƣợng TT biến động giảm

mạnh nhƣ sau: theo Thông tƣ số 74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003, Thông tƣ sửa đổi, bổ

sung Mục III của Thông tƣ liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000

hƣớng dẫn tiêu chí để xác định KTTT năm 2010 cả nƣớc có 145.880 TT vơi diên tich

đât sƣ dung khoang 8.074 ha, theo thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT năm 2011

giảm còn 20.065 TT tƣơng đƣơng giảm 86% so với tổng số lƣợng TT năm 2010,

trong đó (TT trồng trọt chiếm 43%; TT chăn nuôi chiếm 30,9%; TT thủy sản chiếm

22,1%; TT tổng hợp chiếm 3,7% và TT lâm nghiệp chiếm 0,3%); cho đến 2014 thì

toàn quốc có tổng số là 29.498 TT giảm gần 80% so với năm 2010, nhƣng tăng 47%

so với năm 2011 [11]. Năm 2014 TT sử dụng tổng diện tích đất là 131.137 ha, so với

diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trong cả nƣớc chiếm 0,6% (cả nƣớc

22.913.000 ha), trong đó: TT trồng trọt 8.798 TT chiếm 29,83%, TT chăn nuôi

10.974 TT chiếm 37,20%, TT lâm nghiệp 430 TT chiếm 1,46%, TT thủy sản 5.268

TT chiếm 17,86%, TT tổng hợp 4.028 TT chiếm 13,66% [10]. Nhƣ vậy sự phân bổ

các TT khá đa dạng nhƣng tập trung nhiều nhất ở 4 loại hình là TT chăn nuôi, trồng

trọt, thuỷ sản và tổng hợp. Chính sự đa dạng của các loại hình KTTT trên đây cũng

đang đặt ra yêu cầu phải xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù và phù hợp với từng

loại hình SXKD của các TT ở mỗi lĩnh vực cụ thể.

33

Việc cấp giấy chứng nhận (GCN) cho KTTT đạt tiêu chí TT đã triển khai

nhƣng còn rất chậm ở nhiều địa phƣơng, đã gây không ít khó khăn và thiệt thòi cho

các chủ TT trong việc huy động nguồn lực, mở rộng quy mô sản xuất.

Sau khi có Thông tƣ 27/2011/TT-BNNPTNT về quy định tiêu chí và thủ tục

cấp GCN KTTT thì số lƣợng TT đƣợc cấp GCN đến nay đạt 6.274/29.498 TT

(chiếm 21,27%). Sở dĩ hiện nay các địa phƣơng không cấp đƣợc GCN cho các TT

đạt tiêu chí, một mặt các chủ TT không mặn mà trong việc làm hồ sơ cấp giấy

chứng nhận vì giá trị của giấy chứng nhận không đủ cơ sở để vay đƣợc vốn của

ngân hàng. Mặt thứ hai là tiêu chí quy định trong Thông tƣ 27 chƣa phù hợp với các

địa phƣơng và các vùng miền đó là tiêu chí về giá trị sản lƣợng hàng hóa, tiêu chí về

diện tích đối với các TT sản xuất rau, hoa, nấm ...

34

Bảng 1.1: Số lƣợng trang trại ở Việt Nam năm 2014

Đơn vị tính: Trang trại

Số

TT

Khu vực

Tổng Loại hình trang trại

Tổng số

trang

trại

Đƣợc

cấp

giấy

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy Sản Tổng hợp

Tổng

số

Đƣợc

cấp

GCN

Tổng số

Đƣợc

cấp

GCN

Tổng

số

Đƣợc

cấp

GCN

Tổng

số

Đƣợc

cấp

GCN

Tổng

số

Đƣợc

cấp

GCN

Cả nƣớc 29.498 6.274 8.798 1.215 10.974 3.267 430 114 5.268 565 4.028 1.113

1 Đồng bằng Sông Hồng 5.775 1.117 80 18 3.555 734 15 3 1.231 167 894 195

2 Trung du và MNPB 2.036 1.231 87 58 1.303 855 39 21 37 19 570 278

3 Bắc trung bộ và DHMT 5.963 1.504 1.353 125 1.896 716 313 89 573 202 1.828 372

4 Tây Nguyên 2.698 918 2.006 730 509 142 9 1 13 2 161 43

5 Đông Nam Bộ 6.115 864 3.138 254 2.625 504 54 - 71 13 227 93

6 Đồng bằng Sông Cửu Long 6.911 640 2.134 30 1.086 316 - - 3.343 162 348 132

Nguồn số liệu: Báo cáo thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Bộ NN&PTNT [11]

34

35

Mỗi loại hình TT thuộc mỗi vùng miền trong cả nƣớc có quy mô về diện tích

đất đai, lao động và vốn khác nhau đƣợc cụ thể nhƣ sau:

* Đất đai dành cho phát triển kinh tế trang trại

Diện tích đất đai ở khu vực Nam bộ nơi sản xuất hàng hoá tập trung đã phát

triển khá mạnh so với các vùng khác trong cả nƣớc, tuy nhiên diện tích TT vẫn phổ

biến dao động từ 1-10 ha (86%), TT có qui mô diện tích lớn hơn 31 ha chiếm tỷ lệ

không đáng kể (1,34%).

Theo số liệu báo cáo năm 2014 của 51/63 tỉnh thành cả nƣớc có tổng diện

tích đất đang sử dụng cho KTTT là 131.137 ha, so với diện tích đất nông nghiệp

đang sử dụng trong cả nƣớc chiếm 0,6% (cả nƣớc 22.913.000 ha).

Diện tích đất đai dùng cho TT trồng trọt là 89.430 ha, bình quân 10,2 ha/TT;

chăn nuôi 16.777 ha, bình quân 1,5 ha/TT; tổng hợp 12.636 ha, bình quân 3,1

ha/TT; lâm nghiệp 6.739 ha, bình quân 15,7 ha/TT; thủy sản 6.442 ha, bình quân

1,2 ha/TT.

Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của các loại hình trang trại ở Việt Nam

năm 2014

Số

TT Khu vực

Tổng diện tích đất của các loại hình trang trại (ha)

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

Sản

Tổng

hợp ∑DT

Cả nƣớc 86.684,8 16.966,9 7.573,5 6.548,1 13.153,3 131.137

1 ĐBS Hồng 335,8 2.967,2 110,9 2.208,5 2.808,1 8.714

2 Trung du và MNPB 510,7 1.167,4 1.289,6 174,9 3.366,3 6.509

3 Bắc trung bộ và DHMT 5.422,2 5.994,4 5.721,6 1.730,1 4.351,5 23.220

4 Tây Nguyên 11.665,5 2.561,8 335,4 188,2 1.360,4 16.111

5 Đông Nam Bộ 47.101,5 3.519,7 116,0 416,4 471,1 51.625

6 ĐBS Cửu Long 21.649,0 756,6 - 1.830,0 796,1 24.959

Nguồn số liệu: Báo cáo thực trạng phát triển KTTT của Bộ NN&PTNT [11]

Nguồn gốc đất đai của các loại hình TT chủ yếu là diện tích của gia đình

đƣợc cấp và khai hoang còn diện tích đất thuê và chuyển đổi là không đáng kể. Đặc

điểm đất đai của các loại hình TT manh mún, quy mô nhỏ lẻ, không tập trung. Do

vậy trong thời gian tới Nhà nƣớc cần phải có chính sách đất đai phù hợp tạo điều

kiện để các nông hộ hoặc TT tích tụ đất đai, mở rộng thêm qui mô sản xuất. Các

36

chính sách này cần ổn định lâu dài giúp cho hộ nông dân và TT yên tâm đầu tƣ và

cải tạo đất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

* Vốn và tiếp cận vốn trong phát triển kinh tế trang trại

Hiện nay nguồn vốn để SXKD của các chủ TT chủ yếu là vốn tự có và vốn

vay. Một số địa phƣơng đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho chủ TT, tuy nhiên tỷ lệ

này vẫn còn thấp. Thực tế việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đối với TT vẫn

gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách cho vay tín chấp quy định trong Nghị định

41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ít có tác dụng do các ngân hàng vẫn e ngại mức độ

rủi ro cao của SXNN. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã có kế hoạch sửa đổi Nghị

định 41/2010/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới Chính phủ

cần có chính sách nâng mức vay tín dụng tín chấp và bổ sung chính sách bảo lãnh

tín dụng trong trƣờng hợp sản xuất gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh đối với các TT

thuộc lĩnh vực trồng trọt, còn lĩnh vực chăn nuôi đã có quy định trong Quyết định

719/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ phòng chống

dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Bảng 1.3: Tổng vốn đầu tƣ bình quân một loại hình trang trại ở Việt Nam

năm 2014

Số

TT

Khu vực

Tổng vốn đầu tƣ bình quân

(triệu đồng/TT)

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

Sản

Tổng

hợp

Cả nƣớc 3.289 3.226 2.350 4.002 3.599

1 ĐBS Hồng 781 913 281 1.120 1.078

2 Trung du và MNPB 1.345 11.485 881 2.432 12.394

3 Bắc trung bộ và DHMT 11.090 6.623 10.596 15.249 10.221

4 Tây Nguyên 5.765 6.577 836 3.267 3.705

5 Đông Nam Bộ 1.158 1.276 77 823 552

6 ĐBS Cửu Long 148 212 - 270 54

Nguồn số liệu: Báo cáo thực trạng phát triển KTTT của Bộ NN&PTNT [11]

Qua bảng 1.3 cho thấy số vốn đầu tƣ bình quân của các loại hình TT, ta thấy

đầu tƣ vốn lớn nhất loại hình TT thủy sản ở Bắc trung bộ và DHMT là 15,25 tỷ

đồng/TT, đầu tƣ vốn lớn thứ 2 loại hình TT tổng hợp ở Trung du và MNPB là 12,4

tỷ đồng/TT, vốn đầu tƣ thấp nhất loại hình TT tổng hợp ở vùng Đồng Bằng Sông

Cửu Long là 54 triệu đồng/TT.

37

* Lao động và trình độ lao động

Nguồn gốc xuất thân của chủ TT chủ yếu là thành phần nông dân, hình thành

TT xuất phát từ kinh tế hộ SXNN tại địa phƣơng, một số chủ TT xuất thân từ các

thành phần kinh tế khác nhƣ công nhân, doanh nhân, kỹ sƣ… là những ngƣời có điều

kiện về vốn, kiến thức phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung,

đồng thời tích cực tham gia thành viên hợp tác xã nông nghiệp, điển hình nhƣ các chủ

TT trồng chè, cây ăn quả, cà phê. Đặc trƣng của các chủ TT là những ngƣời có ý chí

vƣơn lên làm giàu, cần cù chịu khó lao động, nỗ lực, tích cực nghiên cứu học hỏi kinh

nghiệm sản xuất thực tế, có hiểu biết nhất định về thị trƣờng.

Bảng 1.4: Lao động bình quân của các loại hình trang trại ở Việt Nam

năm 2014

ĐVT: người/trang trại

Số

TT

Khu vực

Loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy Sản Tổng hợp

gia

đình

thuê

ngoài

LĐ gia

đình

thuê

ngoài

LĐ gia

đình

thuê

ngoài

LĐ gia

đình

thuê

ngoài

LĐ gia

đình

thuê

ngoài

Cả nƣớc 4 6 4 5 3 3 5 6 4 5

1 ĐBS Hồng 3 5 2 3 2 3 2 2 3 3

2 Trung du và MNPB 2 4 2 2 2 2 2 2 2 3

3 Bắc trung bộ và DHMT 2 4 2 4 2 4 2 4 2 4

4 Tây Nguyên 21 25 19 21 14 14 24 27 20 26

5 Đông Nam Bộ 5 5 4 5 2 3 6 7 4 5

6 ĐBS Cửu Long 1 1 1 1 0 0 1 2 2 0

Nguồn số liệu: Báo cáo thực trạng phát triển KTT của BộNN&PTNT [11]

- Theo báo cáo của các tỉnh, cơ cấu lao động của TT trong cả nƣớc nhƣ sau:

+ Lao động là chủ hộ trực tiếp tham gia sản xuất chiếm 43,32%.

+ Lao động làm việc thƣờng xuyên bình quân 6-11 ngƣời/TT.

+ Lao động làm việc có tính chất thời vụ bình quân từ 5-6 ngƣời/TT.

- Trình độ lao động:

38

+ Lao động chƣa qua đào tạo: 57%

+ Lao động đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ: 6%

+ Lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp: 24%

+ Lao động có trình độ cao đẳng, đại học: 13%

+ Thu nhập bình quân của các TT đạt 2,5-5 triệu/tháng.

- Lực lƣợng lao động của chủ TT chiếm 43,32% gồm các thành viên trong

gia đình, đây là những ngƣời có quan hệ huyết thống, gần gũi nhƣ: cha mẹ, vợ

chồng, anh em. Lao động đƣợc tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, quản lý điều hành linh

hoạt, dễ dàng, hiệu quả lao động cao. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu SXKD, TT

gia đình còn phải thuê mƣớn lao động bên ngoài nhất là vào thời vụ gieo trồng, thu

hoạch. Quy mô thuê mƣớn lao động trong TT tùy thuộc vào quy mô SXKD của TT.

Có hai hình thức thuê mƣớn lao động trong các TT gia đình, đó là: thuê lao động

thƣờng xuyên và thuê lao động theo thời vụ.

- Hiện nay, việc đào tạo nghề cho lao động của TT vẫn bị bỏ trống. Theo

Quyết định 1956/QĐ-TTg thì đối tƣợng đƣợc đào tạo nghề cho lao động nông thôn

trong những năm qua chủ yếu là các đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng, hộ

nghèo, hộ cận nghèo, ngƣời tàn tật và ngƣời dân tộc thiểu số, do vậy TT chƣa đƣợc

đào tạo theo chƣơng trình này. Bên cạnh đó Nghị định 210/2013/NĐ-CP chỉ quy định

về đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp (Khoản 1, Điều 9). Vì vậy các lao

động của TT (kể cả lao động thƣờng xuyên) không tiếp cận đƣợc các chính sách này.

Nhìn chung trong những năm gân đây , kinh tê Viêt Nam co mƣc tăng trƣơng

khá và ổn định khoảng trên 6%/năm, đơi sông cua nhân dân , nhât la nông dân đƣơc

cải thiện , trong đo KTTT co đong gop đáng kể. KTTT ra đơ i va phat triên đa tao

điêu kiên đê nhƣng ngƣơi nông dân tƣ lam giau trên manh đât cua minh . Trên cơ sơ

đo, họ góp phần giúp quê hƣơng mình ngày càng phát triển . Đồng thời, nhơ sƣ giao

lƣu, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau giữ a cac chu trang trai , các hộ còn khó khăn đã có

điêu kiên gia tăng san xuât.

Phát triển KTTT đang là một trong những hƣớng đi tích cực trong quá trình

phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, đời

sống cho ngƣời dân ở khu vực nông thôn. TT đã sử dụng hiệu quả (đất đai, lao

động, máy móc thiết bị) vƣợt trội so với kinh tế hộ.

Phát triển KTTT đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh

nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; thu hút và tạo việc làm

ổn định cho nhiều lao động tại chỗ, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với

xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cƣ góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thông qua phát triển KTTT đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển

dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn,

39

từng bƣớc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp,

thúc đẩy tiến trình CNH trong nông nghiệp và nông thôn.

* Những thành quả đạt được của kinh tế trang trại ở nước ta

- KTTT nƣớc ta với quy mô nhỏ nhƣng đã góp phần phát huy nội lực, khơi

dậy đƣợc tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân cƣ, cho đầu tƣ phát triển sản

xuất nông lâm, ngƣ nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ cấu vốn của TT chủ yếu là

vốn tự có của chủ TT chiếm 85%. Phần còn lại là vay ngân hàng 8%, vay thân nhân

6% và 1% là do liên kết với doanh nghiệp Nhà nƣớc [11].

- KTTT góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,

tạo ra các vùng tập trung, chuyên canh, sản xuất hàng hóa làm tiền đề cho phát triển

công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; tạo thuận lợi cho việc đƣa công nghiệp,

dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi

trƣờng sinh thái. Đến nay nhiều vùng sản xuất tập trung về cây công nghiệp và cây

ăn quả nhƣ: Cà phê, điều, hồ tiêu, mía, vải thiều... về chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dê,

cừu, nuôi tôm,... đƣợc hình thành phát triển dựa vào phát triển KTTT.

- KTTT tạo thêm việc làm, góp một phần giải quyết số lao động dƣ thừa

trong nông thôn, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cƣ, góp phần thúc đẩy việc

nâng cao dân trí và đời sống văn hóa ở nông thôn, đặc biệt là ở vùng trung du, miền

núi, vùng đồng bào dân tộc.

- KTTT đã gắn với thị trƣờng có cạnh tranh quyết liệt, chính vì vậy các TT

có yêu cầu hợp tác, liên kết lại với nhau và kết hợp với kinh tế nhà nƣớc về nhiều

mặt để có sức cạnh tranh trên thị trƣờng và cùng nhau chung sức giải quyết các nhu

cầu xã hội của ngƣời lao động. Mối quan hệ hợp tác sẽ giúp cho các TT vƣợt qua

nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tƣ cho sản xuất là một trong những yếu tố quan

trọng thúc đẩy sự phát triển KTTT trong điều kiện hiện hiện nay.

* Những khó khăn của kinh tế trang trại ở nước ta

- Đối với hầu hết các loại hình KTTT có trình độ quản lý còn nhiều hạn chế,

sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chƣa chú trọng nhiều vào việc áp dụng các

tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hầu hết lao động làm thuê cho các TT có trình độ

văn hóa thấp và thiếu kiến thức về KH-KT, hầu nhƣ lao động đƣợc thuê vào làm

trong TT chƣa đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp.

- Chủ TT thiếu tƣ cách pháp nhân phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt, do đó họ

chƣa yên tâm và không có điều kiện để mở rộng SXKD.

- Quan hệ giữa TT với chính quyền địa phƣơng, các chủ thể kinh tế (nông

trƣờng, lâm trƣờng, hợp tác xã nông nghiệp) và các hội nông dân trên địa bàn còn

40

chƣa rõ ràng, cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Ranh giới giữa TT và hộ nông dân sản xuất

giỏi chƣa đƣợc phân định đúng với thực tế và nói chung là chƣa rõ ràng.

- Nhiều TT và gia trại còn thiếu vốn nghiêm trọng nhƣng Nhà nƣớc chƣa có

chính sách tín dụng để hỗ trợ các TT nhất là trong những năm đầu thành lập.

- Thiếu kỹ thuật, hoạt động sản xuất của TT còn dựa chủ yếu vào kinh

nghiệm hơn là áp dụng khoa học kỹ thuật, thiếu máy móc, nông cụ và thiếu lao

động lành nghề, nhƣng bản thân các TT không có điều kiện đào tạo, bồi dƣỡng

trong khi Nhà nƣớc chƣa quan tâm.

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, gây khó khăn cho phát triển và mở rộng sản xuất.

Hầu hết các trạng trại hiện nay đƣợc hình thành ở vùng trung du, miền núi đất xấu,

địa hình phức tạp, giao thông thủy lợi, điện đều khó khăn. Do đó sản phẩm làm ra

nhiều đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển chế biến và tiêu thụ.

- Thị trƣờng và giá cả nông sản chƣa ổn định nên nhiều chủ TT không muốn

mở rộng qui mô sản xuất.

1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương

* Kinh nghiệm phát triển kinh tế TT theo hƣớng bền vững ở tỉnh Bắc Giang:

Bắc Giang trƣớc đây là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc bây giờ

thuộc vùng Đông Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm địa hình giống với địa bàn tỉnh Phú

Thọ. Bắc Giang là một tỉnh có KTTT phát triển mạnh và tăng lên rất nhanh. Theo

báo cáo của cục PTNT năm 2011 tổng số TT của tỉnh là 137 TT đến năm 2013 có

454 sau 2 năm số lƣợng TT của tỉnh tăng 3,31 lần, trong đó có 04 TT cây ăn quả

chiếm 0,9%; 02 TT lâm nghiệp chiếm 0,45%; 406 TT chăn nuôi chiếm 89,4%; 6 TT

thủy sản chiếm 1,32%; 36 trang trai tổng hợp chiếm 7,93%; trong 454 TT thì có 325

TT đƣợc cấp giấy chứng nhận KTTT chiếm gần 72% tổng số TT. Các loại hình

KTTT tập trung nhiều ở Yên Thế, Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Lục Nam. Các TT tạo việc

làm thƣờng xuyên cho 2000-3000 lao động. Quy mô, số lƣợng TT ngày càng tăng,

nhất là các TT chăn nuôi và TT thuỷ sản. Mức đầu tƣ bình quân 1,5 tỷ đồng/TT,

diện tích đất sử dụng bình quân là 17,45 ha/TT, GTSX đạt bình quân hơn 1,6 tỷ

đồng/TT, trong tỉnh có TT GTSX đạt gần 23 tỷ đồng/năm [20].

Để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững Chính quyền các cấp của tỉnh Bắc

Giang đã thực hiện nhƣ sau:

- Đã triển khai xây dựng quy hoạch các vùng KTTT chuyên trồng cây ăn quả

ở huyện Lục Ngạn, các TT kết hợp giữa trồng cây ăn quả với các cây trồng và vật

nuôi khác ở hai huyện Yên Thế và Lục Nam. Trên cơ sở đó, tỉnh đã hỗ trợ hình

41

thành các TT chuyển đổi về phƣơng hƣớng kinh doanh và ứng dụng công nghệ phù

hợp với từng loại hình TT.

- Thực hiện các chƣơng trình chuyển giao kết quả nghiên cứu KH-CN, nhất là

các chƣơng trình triển khai sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng

cao độ an toàn trong sản xuất, đặc biệt tạo sự an toàn của sản phẩm. Nhờ đó, các vùng

chuyên canh cây ăn quả đã hình thành và phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm. Ở Lục Ngạn, năm 2005 đã triển khai thí điểm trên diện tích 5 ha sản xuất vải

theo tiêu chuẩn VietGap, năm 2007 mở rộng đến 150 ha và năm 2010 đã mở rộng đến

4.000 ha. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nên chất lƣợng quả vải nâng lên đồng

thời giá bán cao hơn, sản phẩm tiêu thụ mạnh hơn.

- Chính quyền khuyến khích xây dựng các mô hình kết hợp giữa trồng cây ăn

quả, chủ yếu là cây vải đƣợc trồng trƣớc đây với chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà.

Mô hình này đƣợc triển khai ở 2 huyện Lục Nam và Yên Thế, trong đó mô hình kết

hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi gà thả vƣờn, đồi của huyện Yên Thế đã tạo

dựng thƣơng hiệu “Gà đồi Yên Thế” có hiệu quả và tính bền vững cao.

- Khuyến khích các hộ gia đình đã có đủ quy mô về mặt diện tích canh tác

nhƣng chƣa đạt tiêu chuẩn về thu nhập của TT, tăng cƣờng đầu tƣ vốn, ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý để thực sự trở thành TT có giá trị và tỷ suất

hàng hóa cao. - Tổ chức sắp xếp lại vùng nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày, cây

ăn quả, cây rau và cây hoa theo hƣớng lấy TT gia đình làm đơn vị SXKD tự chủ,

đồng thời phát triển kinh tế hợp tác làm dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến

và hoạt động thƣơng mại để hỗ trợ TT gia đình, TT của hộ nông trƣờng viên, hộ xã

viên hợp tác xã phát triển hiệu quả và bền vững.

* Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc bộ tiếp

giáp với tỉnh Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2 dân số trung bình

đến hết năm 2013 là 1,16 triệu ngƣời. Thái Nguyên là một trong những trung tâm

kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền

Đông Bắc nói riêng. Ngoài việc phát triển vùng chè nổi tiếng của cả nƣớc Thái

Nguyên còn phát triển về nông lâm ngƣ nghiệp rất mạnh cả về quy mô và giá trị

hàng hóa. Năm 2011 tổng số TT của tỉnh Thái Nguyên là 270 TT trong đó có 269

TT là loại hình chăn nuôi, 01 TT là loại hình tổng hợp và đƣợc tăng dần qua các

năm. Năm 2014 toàn tỉnh có 548 TT chăn nuôi, trong đó có 253 TT chăn nuôi lợn

với tổng số 58 nghìn con; 295 TT chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con…

Các TT mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ

phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…

42

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, số TT chăn nuôi tăng nhƣ vậy là một

tín hiệu tích cực vì trong vòng 5 năm trở lại đây, trong tỉnh có nhiều TT chăn nuôi

mới đƣợc đầu tƣ hệ thống chuồng trại chăn nuôi, mỗi TT phải đầu tƣ từ 2 đến 6 tỷ

đồng. Do đó, những TT mới đều có cơ sở vật chất hiện đại, quy mô chăn nuôi lớn,

lên đến hàng nghìn con lợn và hàng chục nghìn con gà/TT [19].

Từ thực tiễn phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây,

có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Thứ nhất, chủ trƣơng chính sách của tỉnh Thái Nguyên là yếu tố quyết định

sự phát triển của KTTT. Trên cơ sở đƣờng lối đổi mới, các chính sách phát triển

KTTT của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quyết định giải phóng các

lực lƣợng sản xuất, huy động các nguồn lực vào phát triển KTTT trên địa bàn.

Trong quá trình đó, tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách và cơ chế hỗ trợ cụ

thể cho sự phát triển KTTT nhƣ:

+ Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp lồng ghép các chƣơng trình dự án

giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, cung cấp điện, giúp cho nhiều TT có đƣờng giao

thông thuận lợi cho việc đi lại cũng nhƣ vận chuyển hàng hóa, có điện thắp sáng.

+ Hỗ trợ tạo nguồn vốn vay cho các chủ TT thông qua các dự án xoá đói

giảm nghèo, quỹ hộ trợ phát triển, các dự án phát triển vật nuôi cây trồng. Tuy tỷ lệ

và mức vay từ các dự án này còn thấp, nhƣng nhờ đó đã giải quyết đƣợc một phần

vốn cho nhiều chủ TT.

+ Chính quyền địa phƣơng các cấp đã thực hiện một số chính sách cụ thể hỗ

trợ phát triển KTTT nhƣ cấp đất, cho thuê đất, mặt nƣớc có thời hạn lâu dài; đối với

những vùng đất khai hoang phục hoá, miễn tiền thuê đất lâu dài, tạo cơ sở pháp lý

để các chủ TT yên tâm đầu tƣ SXKD.

+ Sở NN&PTNT đã tổ chức các lớp bồi dƣỡng về quản lý, kỹ thuật trồng

trọt, chăn nuôi cho các chủ TT.

- Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất, lai tạo các giống

vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng cho năng suất cao.

Nhiều TT đã áp dụng các công nghệ mới, học tập các mô hình làm giàu ở những

vùng và địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Nhất là công nghệ sinh học, lai, chọn, tạo

giống cây con đã đƣợc tỉnh Thái Nguyên chú trọng trong các khâu của quá trình sản

xuất nhƣ ƣơm trồng, nhân giống, chăm sóc và bảo quản chế biến sau thu hoạch.

Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng đã đƣợc Sở KH&CN Thái Nguyên triển khai có

hiệu quả ở các TT.

43

- Thứ ba, phát triển KTTT gắn với quy hoạch đồng bộ, từng bƣớc khắc phục

tính tự phát. Mặc dù tỉnh có chủ trƣơng và đã thực hiện một số biện pháp để khuyến

khích và tạo điều kiện cho TT phát triển, nhƣng các TT phát triển chủ yếu còn mang

tính tự phát theo nhu cầu chuyển đổi từ mô hình kinh tế hộ, kinh tế vƣờn đồi và

chuyển hƣớng SXKD của ngƣời nông dân.

1.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Qua nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT trên thế giới và ở Việt Nam, cụ

thể là bài học kinh nghiệm từ 2 tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên tác giả rút ra bài

học kinh nghiệm có thể ứng dụng cho tỉnh Phú Thọ trong phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững đó là:

- Xác định rõ vị trí và vai trò của KTTT: Dù ở Việt Nam hay một số các

nƣớc trên thế giới để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững thì phải đánh giá đƣợc

vị trí và vai trò quan trọng của nó trong phát triển CNH-HĐH nông nghiệp nông

thôn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, tạo cơ hội giảm

sự chênh lệch về thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị.

- Lao động sử dụng trong KTTT: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát

triển của KTTT, thì nền tảng để hình thành TT là kinh tế hộ, đặc điểm của kinh tế hộ

còn có một số hạn chế cho sự phát triển KTTT nhƣ là: trình độ văn hóa và chuyên

môn của lao động làm trong TT còn hạn chế cho nên việc lập kế hoạch và hạch toán

SXKD còn kém, ứng dụng KH-KT còn thấp dẫn tới hiệu quả của hoạt động SXKD

doanh nghiệp còn chƣa cao. Do vậy muốn phát triển KTTT theo hƣớng bền vững thì

đầu tiên tỉnh phải chú trọng đến việc đầu tƣ và bồi dƣỡng kiến thức về văn hóa và

chuyên môn nâng cao chất lƣợng lao động trong TT.

- Phát triển KTTT phải xây dựng, hoàn thiện quy hoạch và rà soát phƣơng án

SXKD và đánh giá phát triển KTTT theo hƣớng bền vững: Đối với KTTT vẫn mang

nặng tính tiểu nông, phát triển theo kiểu tự phát, thiếu tính bền vững. Vì vậy, trên cơ

sở quy hoạch phát triển KT-XH; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch vùng nguyên liệu

kết hợp với các khu nhà máy chế biến …, cần xây dựng, hoàn thiện theo hƣớng bền

vững của tỉnh và ở địa phƣơng. Đồng thời bản thân của mỗi TT cần xây dựng quy

hoạch, phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển TT khi hình thành TT; cũng nhƣ rà soát

phƣơng hƣớng kinh doanh để chuyển đổi mô hình TT kinh doanh, chủ động huy động

nguồn lực, có loại hình quản lý phù hợp, … nhằm tổ chức hoạt động SXKD của TT

đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững.

- Ứng dụng KH-CN vào trong phát triển KTTT: Các chủ TT đẩy mạnh việc

đầu tƣ có hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN vào phát triển KTTT,

44

góp phần PTBV kinh tế - xã hội. KTTT luôn gắn liền với trình độ KH-CN, kỹ thuật

sản xuất và trình độ quản lý cao, vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện để ứng dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật sản xuất và quản lý. Trong các TT gia đình, trình độ quản lý

và hiệu quả sản xuất là quan hệ tác động qua lại với nhau. Để đảm bảo phát triển

KTTT bền vững ngoài mục tiêu kinh tế trƣớc mắt, các TT cần đầu tƣ cải tạo đất đai,

có kế hoạch luân canh cây trồng, nâng cao độ màu mỡ của đất góp phần bảo tồn các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển tính đa dạng

của nông nghiệp nông thôn.

- Qua nghiên cứu của một số nƣớc trên thế giới và hai tỉnh cho thấy vai trò

quản lý của Nhà nƣớc đến phát triển KTTT là rất quan trọng, các chính sách và

quyết định của Nhà nƣớc có thể tác động thúc đẩy cho phát triển KTTT mạnh hay

yếu. Để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững ngoài nỗ lực bản thân của mỗi loại

hình TT thì đi song song với đó là các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc

cho chủ TT phát huy quyền tự chủ đồng thời quản lý TT bằng hệ thống pháp luật và

cơ chế chính sách hỗ trợ KTTT phát triển theo hƣớng bền vững.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của Luận án đã hệ thống hóa và xác định rõ cơ sở lý luận và thực

tiễn liên quan đến đề tài và đã làm rõ các khái niệm nhƣ: trang trại, phát triển, phát

triển kinh tế, phát triển KTTT, PTBV. Luận án đã xác định đƣợc vai trò, đặc điểm

của phát triển KTTT theo hƣớng bền vững và tiêu chí xác định KTTT; Tiêu chí

đánh giá phát triển KTTT theo hƣớng bền vững bao gồm tiêu chí phản ánh thực

hiện mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực

phẩm. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển KTTT ở một số nƣớc và địa

phƣơng trong nƣớc, trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.

45

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra của luận án, đề tài của luận án trả lời các

câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:

- Một là: Khái niệm, những vấn đề cơ sở khoa học liên quan đến phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững?

- Hai là: Các bài học kinh nghiệm về phát triển KTTT theo hƣớng bền vững

đƣợc rút ra từ các nƣớc trên thế giới và Việt Nam?

- Ba là: Thực trạng phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, để

đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân làm cho phát triển

KTTT chƣa bền vững?

- Bốn là: Để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

cần phải thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Khung phân tích của luận án

Trên cơ sở khung lý thuyết tác giả tiến hành xác định các yếu tố và xây dựng

khung phân tích của luận án:

46

Hình 2.1. Khung phân tích

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thọ

Cơ sở lý luận và thực tiễn

* Cơ sở lý luận:

- Khái niệm trang trại và KTTT

- Khái niệm phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững

+ Phát triển

+ Phát triển KTTT

+ Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững

- Tiêu chí xác định KTTT, KTTT

theo hƣớng bền vững

- Xác định nhóm yếu tố ảnh hƣởng

đến phát triển KTTT theo hƣớng

bền vững.

* Cơ sở thực tiễn

- Phát triển KTTT trên thế giới

- Phát triển KTTT ở Việt Nam

- Rút ra bài học kinh nghiệm

Thực trạng phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ

* Nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên

- Kinh tế xã hội

* Thực trạng phát triển KTTT theo hướng bền vững

- Đặc điểm địa phát triển KTTT của tỉnh.

- Thực trạng phát triển KTTT giai đoạn 2007-2014.

- Tình hình sản xuất kinh doanh của KTTT

nhƣ: Thông tin chung của chủ TT, đất đai,

lao động, vốn.

- Đánh giá kết quả SXKD của TT nhƣ: GO,

IC, VA, MI.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của KTTT.

- Đánh giá hiệu quả về xã hội.

- Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng.

Các yếu tố ảnh hƣởng

- Yếu tố về điều kiện

tự nhiên

- Chính sách

- Cơ sở hạ tầng

- Thị trƣờng

- Đất đai, lao động,

vốn

- KH-CN

- Môi trƣờng sinh thái

và vệ sinh an toàn

thực phẩm.

Các giải pháp phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

46

47

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

* Phương pháp tiếp cận KTTT theo hướng nâng cao hiệu quả KT-XH và bảo

vệ môi trường theo xu hướng PTBV

- Tiếp cận theo loại hình KTTT: gồm có 5 loại hình KTTT ( TT trồng trọt, TT

chăn nuôi, TT lâm nghiệp, TT thủy sản, TT kinh doanh tổng hợp).

- Tiếp cận KTTT theo hƣớng liên kết doanh nghiệp và thị trƣờng: Mối quan hệ

giữa chủ TT với doanh nghiệp kinh doanh và chế biến nông sản hoặc thị trƣờng bao

gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra; xem xét, xác định thế mạnh là gì? Lợi thế so sánh

cụ thể là so sánh về mức độ gắn bó với thị trƣờng, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để từ

đó có hƣớng khắc phục; định hƣớng đầu tƣ để phát triển KTTT nhƣ thế nào? chọn

hƣớng SXKD dịch vụ nào cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng? vấn đề liên doanh

liên kết, cạnh tranh trong sản xuất TT…

- Tiếp cận KTTT theo hƣớng liên kết Nhà nƣớc: từ các nghiên cứu các nhà

hoạch định chính sách đƣa ra các quyết định và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp.

- Tiếp cận KTTT theo hƣớng kinh tế hộ, đây là phƣơng pháp tiếp cận cơ bản

và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu KTTT. KTTT chủ yếu đƣợc hình thành từ

nền tảng kinh tế hộ. Do vậy tiếp cận để nghiên cứu, phân tích nó phải vận dụng các

lý thuyết liên quan đến kinh tế hộ.

* Phương pháp tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận các vấn đề phát triển KTTT là hệ thống

(hệ thống chính với nhiều hệ thống phụ, các giới hạn của các hệ thống, mỗi liên hệ

giữa các hợp phần trong hệ thống. Việc giải quyết các vấn đề phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững phải theo quan điểm hệ thống. Xem xét mối liên hệ của vấn đề này

với vấn đề khác.

- Tiếp cận hệ thống dọc: Tiếp cận theo hệ thống dọc ở đây chủ yếu là theo

quản lý xã hội gồm: Trung ƣơng - tỉnh - huyện - xã - làng, bản, thôn, xóm - hộ gia

đình...; theo hệ thống chính sách có: hệ thống các chủ trƣơng, chính sách vĩ mô của

Nhà nƣớc có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, TT; hệ thống các chính

sách, quy định của các bộ ngành Trung ƣơng để triển khai các chủ trƣơng chính sách

vĩ mô nêu trên; hệ thống các chủ trƣơng, quy định của địa phƣơng có liên quan...

- Tiếp cận hệ thống ngang: Chủ yếu là hệ thống các TT có cùng một ngành

nghề sản xuất; hệ thống các TT có trong cùng một thời điểm, một giới hạn địa lý

nhất định nhƣ một xã, một huyện, hay trong toàn tỉnh.

48

* Tiếp cận có sự tham gia

- Các tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các

hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều

tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả KTTT của tỉnh đến việc phân tích xu hƣớng biến

động của chúng, xác định các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững. Trong đó sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia và các TT đóng

vai trò quan trọng. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử

dụng linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết và nhận định hiện tƣợng một

cách chuẩn xác hơn.

- Dự kiến phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và chuyên viên một số sở, ban, ngành,

địa phƣơng liên quan đến việc phát triển KTTT theo hƣớng bền vững. Thông qua

phƣơng pháp này sẽ thu thập các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia,

những ngƣời am hiểu vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ Bộ NN & PTNT và các cơ quan trong

tỉnh Phú Thọ , trong các huyện nhƣ: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,

phòng NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục Thống kê. Sử dụng các

báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tác giả cập nhật những vấn đề

phục vụ cho từng nội dung đề tài: Bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài,

những thông tin chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hóa tài liệu trong vùng

nghiên cứu, làm cơ sở đƣa ra định hƣớng và giải pháp.

Bên cạnh việc thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố từ các

nguồn đã nêu tác giả còn thu thập tài liệu thứ cấp qua các tài liệu, số liệu từ các ấn

phẩm và các websites chuyên ngành.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến

hành điều tra toàn bộ các loại hình KTTT và điều tra đại diện một số cán bộ thuộc cơ

quan quản lý Nhà nƣớc về thực hiện bảo vệ môi trƣờng của chủ TT.

Để thu thập đƣợc thông tin sơ cấp tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:

+ Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân

(PRA) trực tiếp tiếp xúc với chủ TT và những ngƣời có liên quan tạo điều kiện để

họ tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn

và những mong đợi để thu thập đƣợc thông tin. Thông tin thu thập đƣợc dùng để

49

phân tích đánh giá các tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của các loại hình

KTTT và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đƣa ra.

+ Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn từng chủ TT và 165 cán bộ quản lý Nhà

nƣớc: Trƣớc hết xây dựng phiếu điều tra, sau đó điều tra thử và điều tra thật cho phù

hợp với thực tế.

a. Chọn mẫu nghiên cứu

- Điều tra TT: toàn tỉnh có tổng là 136 TT. Tác giả lựa chọn phƣơng pháp

điều tra toàn bộ 136 TT để phỏng vấn và thu thập thông tin các dữ liệu có liên quan

đến đề tài luận án.

- Mẫu điều tra là cán bộ: Chọn phỏng 165 cán bộ công chức liên quan đến

lĩnh vực KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ở 3 cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã) theo

phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng

bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc và in sẵn.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Mục tiêu của hoạt động điều tra: Nhằm thu thập chính xác các thông tin về

sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến việc phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững. Cùng với phiếu điều tra, ngƣời điều tra kết hợp với những quan

sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các chủ trang TT về việc phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đề tài đề xuất các nhóm giải

pháp làm cơ sở phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

trong thời gian tới.

* Quy trình điều tra:

Bƣớc 1: Thiết kế phiếu điều tra, việc thiết kế phiếu điều tra tác giả tham khảo

qua nhiều công trình nghiên cứu, điều tra về KTTT và các cán bộ thống kê ở địa

phƣơng, nhằm thu thập hệ thống thông tin một cách đầy đủ, phản ánh tƣơng đối

toàn diện về thực trạng phát triển SX-KD của TT. Nội dung phiếu điều tra gồm: Tên

chủ TT, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa của chủ TT, số lao động của TT, ngƣời cung

cấp thông tin, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin áp dụng công nghệ

thông tin trong việc SX-KD, …. liên quan đến phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Bƣớc 2: Xây dựng phƣơng án điều tra căn cứ vào danh sách các TT và cán bộ

quản lý cấp nhà nƣớc cùng với phiếu điều tra đã xây dựng phƣơng án điều tra nhƣ:

Mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vi, đơn vị và đối tƣợng điều tra; thời điểm,

thời gian điều tra; phƣơng pháp điều tra; lực lƣợng tiến hành điều tra; kinh phí và các

điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân liên quan; tổng

hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra.

50

Bƣớc 3. Thực hiện điều tra thực tế tại 136 TT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và 165

cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.

2.3.3. Tổng hợp thông tin

- Thông tin, số liệu thu thập đƣợc sàng lọc, phân loại, sắp xếp theo phƣơng

pháp thống kê một cách có hệ thống qua việc phân tổ và đƣa vào các bảng, đồ thị.

- Phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các

tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên

cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng nhƣ các đặc điểm chung của tổng thể.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong luận án đặc biệt trong việc phân

chia các nhóm loại hình TT đầu tƣ cao đến thấp.

- Phƣơng pháp trình bày số liệu:

+ Trình bày dạng bảng: Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm biểu

hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc giúp mô tả cụ thể, rõ ràng các

đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng trong việc phát triển KTTT theo hƣớng

bền vững. Bảng thống kê đƣợc sử dụng một cách khoa học, có tác dụng quan trọng

trong phân tích thống kê. Phƣơng pháp này nhằm chủ yếu giải quyết mục tiêu thứ

hai của đề tài là phân tích thực trạng phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ.

+ Trình bày dạng đồ thị: Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong luận án với sự

kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động

các đặc trƣng về số lƣợng và xu hƣớng phát triển về mặt lƣợng của việc phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững.

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên

máy tính bằng các phần mềm Excel, phần mềm SPSS.

2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này tác giả sử dụng để phân tích đặc điểm về đất đai, nhân khẩu,

lao động, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ 2010 - 2014, phân tích tình hình biến động

của KTTT. Giải quyết mục tiêu thứ hai của đề tài là nghiên cứu phân tích thực trạng

phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Bên cạnh phƣơng pháp thống kê mô tả so sánh qua các chỉ số phát triển liên

hoàn, phát triển bình quân… nhằm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển

51

KTTT theo hƣớng bền vững qua các năm, tìm ra nguyên nhân để đề xuất giải pháp

phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

2.3.4.2. Phương pháp so sánh

- So sánh sự biến động về các điều kiện KT-XH của tỉnh Phú Thọ qua 5 năm.

- So sánh sự biến động của các loại hình TT qua các năm.

- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của các loại hình TT trong cùng một

thời điểm và điều kiện sản xuất để rút ra kết luận.

2.3.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

a. Lý thuyết về mô hình SWOT

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách

thức của các TT từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng

bền vững. Để thực hiện phân tích SWOT cho phát triển KTTT theo hƣớng bền vững

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm mạnh: Lợi thế của các TT là gì? Công việc nào các TT làm tốt nhất?

Nguồn lực nào các TT đang có và có thể sử dụng đƣợc?

- Điểm yếu: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào các TT làm kém hiệu

quả nhất? Cần tránh làm gì? Vì sao các TT ở địa phƣơng khác lại làm tốt hơn?

- Cơ hội: Các TT đang đƣợc hƣởng lợi ích gì từ các chính sách vĩ mô mang

lại? Sự thay đổi về KH-CN và thị trƣờng, hệ thống chính sách đã tạo ra điều kiện

thuận lợi gì cho các TT phát triển?

- Thách thức: Các yếu tố vĩ mô, môi trƣờng bên ngoài gây ra những trở ngại

nào hạn chế sự phát triển của các TT?

b. Vận dụng phân tích ma trận SWOT

Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu,

phƣơng hƣớng, chiến lƣợc trong việc phát triển KTTT theo hƣớng PTBV trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ trong điều kiện hiện nay.

Bảng 2.1. Kết hợp trong ma trận SWOT cho phát triển KTTT theo hƣớng bền vững

Phân tích Môi trƣờng bên ngoài

Nội bộ kinh tế

TT

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Phối hợp S/O: Thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các

cơ hội trong việc phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

52

- Phối hợp W/O: Là sự kết hợp giữa mặt yếu của việc SX-KD của KTTT theo

hƣớng bền vững, sự kết hợp này mở ra khả năng vƣợt qua mặt yếu để phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững.

- Phối hợp W/T: Là sự kết hợp giữa các mặt yếu và thách thức trong việc

SX-KD của KTTT theo hƣớng bền vững. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho việc

phát triển KTTT theo hƣớng bền vững cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt

yếu và tránh đƣợc thách thức bằng cách đề ra các giải pháp chiến lƣợc trong việc

phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

- Phối hợp S/T: Thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ

thách thức của việc phát triển SX-KD của KTTT. Sự kết hợp này giúp cho việc

phát triển KTTT vƣợt qua đƣợc những thách thức bằng cách tận dụng những điểm

mạnh trong việc SX-KD của KTTT theo hƣớng bền vững.

2.3.4.4. Phương pháp phân tích hàm Cobb-Douglass (CD)

Giá trị sản xuất của trang trại chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố đầu vào nhƣ:

điều kiện tự nhiên, vốn, giống, phân bón, lao động và trình độ lao động... Sử dụng

hàm sản xuất Cobb – Douglas phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào

tới kết quả sản xuất của trang trại là cơ sở để đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao giá trị

sản xuất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại ở Phú Thọ. Kết quả phân

tích hàm sản xuất Cobb-Douglas giúp lƣợng hóa các hệ số co giãn, thể hiện mối

quan hệ định lƣợng giữa các yếu tố đầu vào sản xuất và giá trị sản xuất của trang

trại. Trong nghiên cứu này, để phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố, tác giả

có sử dụng hàm tuyến tính đa biến có sử dụng biến giả định, hàm phân tích Cobb-

Douglas, hàm trên đƣợc chạy trên phần mềm Stata để phân tích ảnh hƣởng của các

yếu tố.

Sử dụng hàm Cobb-Douglass để uớc lượng ảnh hưởng của các yếu tố tới giá

trị sản xuất

Trong hoạt động sản xuất có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho phát triển đó

là lao động (L), công cụ máy móc và nguyên nhiên vật liệu (vốn, K), đất đai và khả

năng tổ chức quản lý của TT nói riêng và toàn xã hội nói chung (các yếu tố tổng

hợp, A). Kết quả SXKD của TT phụ thuộc vào việc sử dụng từng yếu tố sản xuất,

đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố tổng hợp. Để đánh giá tác động của các

yếu tố này tới kết quả sản xuất, mô hình Cobb-Douglass (CD) đƣợc sử dụng rộng

rãi. Dạng cơ bản của mô hình CD có thể viết dƣới dạng:

)α1(α tttt KLAQ (1)

Trong đó: L, K tƣơng ứng là lao động và vốn

53

Các hệ số và 1- phản ánh mức độ đóng góp tƣơng đối của lao động và

vốn vào kết quả sản xuất. 0< < 1. Với giả thiết 0 < . Hàm Cobb-Douglass coi giá

trị sản xuất tỷ lệ thuận với lao động và vốn.

Với giả thiết hàm Cobb-Douglass là hàm liên tục theo thời gian và dƣới góc

độ toán học có thể biểu diễn tốc độ phát triển theo thời gian của Qt nhƣ sau:

dt

dFA)K,L(F

dt

dA

dt

dQttt

dt

dK

K

FA

dt

dL

L

FA)K,L(F

dt

dAtttt

(2)

Chia hai vế phƣơng trình (2) cho Q và sau khi biến đổi có:

K

1

Q

K

dt

dK

K

Q

L

1

Q

L

dt

dL

L

Q

A

1

dt

dA

Q

1

dt

dQ

K

1

dt

dK

Q

K

K

Q

L

1

dt

dL

Q

L

L

Q

A

1

dt

dA

(3)

Vế trái của công thức (3) chính là tốc độ tăng của giá trị sản xuất (Qt). Vế

phải của công thức này gồm có ba thành phần: thành phần thứ nhất là tốc độ tăng

năng suất các nhân tố tổng hợp; thành phần thứ hai là tốc độ tăng năng suất cận biên

của lao động (Q

L

L

Q

); thành phần thứ ba là tốc độ tăng năng suất biến chuyển của

vốn (Q

K

K

Q

). Mục đích của việc phân tích tốc độ tăng của năng suất biên là để giải

thích các hệ số ƣớc lƣợng trong mô hình Cobb-Douglas là các hệ số co giãn, phản

ánh mối quan hệ định lƣợng giữa các yếu tố sản xuất đầu vào và giá trị sản xuất của

trang trại. Có nhiều phƣơng pháp ƣớc lƣợng các thông số của hàm Cobb-Douglass.

Phƣơng pháp thông thƣờng nhất là sử dụng phƣơng pháp hồi quy. Để ứng dụng

phƣơng pháp này ngƣời ta đƣa mô hình (1) về dạng tuyến tính bằng cách Logarit

hóa hai vế của công thức (1).

Ứng dụng hàm CD vào sản xuất của TT, ngoài các yếu tố cơ bản nhƣ lao

động (LDONG), vốn (VON) và đất đại (DAT), trình độ chuyên môn (CMON), giới

tính (GIOI), tuổi (TUOI), giới tính (D_GIOI) của chủ TT và lĩnh vực sản xuất kinh

doanh chính của TT (D_CN) là những yếu tố tiềm năng có thể ảnh hƣởng tới KQSX

của TT. Hàm CD mở rộng đƣợc chuyển về dạng tuyến tính nhƣ sau:

LnGTSX = β0 + β1(TUOI) + β2(D_CMON) + β3 Ln(LDONG) +

β4Ln(DAT) + β5Ln(VON_VAYNH) + β6Ln(VON_VAYNGUOITHAN) + β7

(D_GIOI) + β8 ( D_CN) + ui. (4)

54

Trong đó: β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 , β7 β8 là các hệ số cần ƣớc lƣợng. Những hệ số này

cũng chính là hệ số co giãn của giá trị sản xuất theo các yếu tố ảnh hƣởng.

2.3.4.5. Phương pháp dự báo thống kê

Phƣơng pháp này giúp dự báo đƣợc hiện tƣợng kinh tế xảy ra trong tƣơng lai

thông qua số liệu thống kê của hiện tƣợng đã xảy ra trong những năm qua. Tác giả

sử dụng phƣơng pháp này để dự kiến các chỉ tiêu phát triển KTTT trong tƣơng lai.

Ngoài sử dụng phƣơng pháp dự báo định tính nhƣ phƣơng pháp ngoại suy, kết hợp

với tham khảo ý kiến các chuyên gia để dự báo các chỉ tiêu phát triển KTTT đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Mô hình dự báo định lƣợng có dạng sau .m

n m nY Y t với 1

1

nn

yt

y

Trong đó: t : là tốc độ phát triển bình quân

nY : là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian

n mY : Là mức độ dự báo thời kỳ n+m

m: Là tầm xa năm dự báo

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú

Thọ, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu

nghiên cứu phù hợp với phát triển KTTT theo phƣớng vền vững.

2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

- GDP của tỉnh Phú Thọ.

- Cơ cấu GDP của các ngành nông lâm nghiệp; công nghiệp tiểu thủ công

nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

- Tốc độ phát triển kinh tế qua các năm.

- Số lƣợng nhân khẩu, hộ, lao động của tỉnh.

- Cơ cấu hộ và lao động theo ngành nghề.

- Diện tích đất đai và sự phân bổ sử dụng từng loại đất của tỉnh.

- Tốc độ phát triển nhân khẩu, hộ và lao động qua các năm.

2.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại

- Diện tích đất bình quân/TT.

- Số nhân khẩu bình quân/TT.

- Số lao động bình quân/TT.

55

- Trình độ văn hóa của chủ TT.

- Vốn đầu tƣ sản xuất bình quân//TT.

2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh KQSX kinh doanh của trang trại

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ giá trị sản

phẩm thu đƣợc trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

GO = 1

n

i i

i

p xq

GO: Tổng giá trị sản xuất

qi : Là số lượng sản phẩm thứ i

pi: Giá trị của sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch

vụ đƣợc sử dụng cho quá trình sản xuất không tính khấu hao tài sản cố định. Chỉ

tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

IC = 1

n

i i

i

p xq

IC: Chi phí trung gian

qi : Số lượng nguyên vật liệu, dịch vụ đầu tư vào cây thứ i

pi: Giá trị đầu tư thứ i

- Giá trị gia tăng (VA): Là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi

chi phí trung gian và đƣợc tính bằng công thức sau:

VA = GO – IC VA: Giá trị gia tăng

GO: Tổng giá trị sản xuất

IC: Chi phí trung gian

- Tổng chi phí sản xuất (TCV): Là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền của chi

phí trung gian cộng thêm vào khoản chi phí khấu hao tài sản cố định và khoản thuế.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): đây chính là thu nhập thuần tuý của ngƣời sản

xuất trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp đƣợc tính nhƣ sau:

MI = GO - TCV MI: Thu nhập hỗn hợp

GO: Tổng giá trị sản xuất

TCV: Tổng chi phí sản xuất

Hay là phần thu nhập của TT nhận đƣợc sau khi lấy phần giá trị gia tăng

(VA) trừ đi phần khấu hao tài sản cố định (A) và thuế (T).

Công thức tính: MI = VA-(A+T)

56

Giá trị sản phẩm hàng hoá: là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của

TT. Hơn nữa phản ánh trình độ chuyên môn hoá của TT, nếu chỉ tiêu càng cao thì

mức độ chuyên môn hoá càng cao. Với công thức:

Tỉ suất sản phẩm

hàng hoá =

Giá trị sản phẩm hàng hoá

Giá trị sản xuất

2.4.4. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các nguồn lực sản xuất của trang trại

- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất đai:

+ Giá trị sản xuất/diện tích.

+ Giá trị gia tăng/diện tích.

+ Thu nhập hỗn hợp/diện tích.

Các chỉ tiêu này nói lên việc các TT sử dụng đất có hiệu quả hay không?

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:

+ Giá trị sản xuất/chi phí trung gian.

+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian.

+ Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động : Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản

xuất đƣợc tạo ra do một lao động trong một năm. Chỉ tiêu này cho thấy một lao

động trong một năm sử dụng đồng vốn để tạo ra bao nhiêu thu nhập. Cách tính chỉ

tiêu này nhƣ sau:

+ Giá trị sản xuất/lao động.

+ Giá trị gia tăng/lao động.

+ Thu nhập hỗn hợp/lao động.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng và quyết định sự thành

công hay thất bại trong nghiên cứu của bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Do vậy

trong nghiên cứu đề tài luận án đã sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận theo hệ thống

ngang, hệ thống dọc; tiếp cận có sự tham gia…, xây dựng đƣợc khung phân tích

nghiên cứu phát triển KTTT tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững. Đề tài sử dụng các

phƣơng pháp thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích thông tin và hệ thống các chỉ

tiêu biểu hiện phát triển KTTT theo hƣớng bền vững cả chiều rộng và chiều sâu.

Ngoài ra luận án sử dụng phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp định tính bằng công

cụ SWOT và phƣơng pháp định lƣợng sử dụng mô hình kinh tế lƣợng với biến phụ

thuộc là thu nhập của TT và các biến độc lập là các yếu tố đầu vào cho sản xuất của

57

KTTT, các yếu tố ảnh hƣởng quyết định tới sự phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ

theo hƣớng bền vững; Dự báo đƣợc các chỉ tiêu phát triển KTTT trong năm 2020

tầm nhìn đến năm 2030. Nhằm xác định đƣợc các nội dung nghiên cứu từ đó đƣa ra

quan điểm, định hƣớng và đƣa ra các giải pháp phát triển KTTT ở tỉnh Phú Thọ

theo hƣớng bền vững.

58

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam đƣợc tái lập

ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10. Điều kiện tự

nhiên của tỉnh ảnh hƣởng đến phát triển KTTT bao gồm: Vị trí địa lý, đặc điểm khí

hậu, địa hình, thổ nhƣỡng, tài nguyên đất, tài nguyên rừng và khoáng sản.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ

20055’ đến 21

043’ vĩ độ Bắc, 104

048’ đến 105

027’ kinh độ Đông. Địa giới hành

chính của tỉnh tiếp giáp với:

- Phía Bắc: tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang;

- Phía Nam: tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình;

- Phía Đông: tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc;

- Đông Nam: tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội;

- Phía Tây: tiếp giáp với tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và

đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, là

nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu, cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hóa - KH-KT

giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh Trung du miên núi Bắc Bộ.

Vị trí địa lý đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn

để SXKD, giao lƣu, phát triển kinh tế với cả trong nƣớc và nƣớc ngoài.

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu

* Địa hình: Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt và

đƣợc chia thành hai tiểu vùng sau:

- Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó

khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển TT

lâm nghiệp và TT tổng hợp ngoài ra còn khai thác khoáng sản.

- Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng

bằng ven sông Hồng, sông Lô, sông Tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các

loại cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển cây lƣơng thực và chăn nuôi.

59

* Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nắng,

nóng, mƣa nhiều, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam; mùa đông lạnh, khô,

lƣợng mƣa ít, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân 230C,

tổng lƣợng mƣa trung bình biến đổi từ 1.600 - 2.000 mm/năm tập trung chủ yếu vào

mùa mƣa chiếm 86 - 87% tổng lƣợng mƣa trong năm; độ ẩm không khí trung bình

hàng năm là 80 - 90%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1.520 giờ, tổng lƣợng bốc hơi

trung bình năm khoảng 800 mm. Nhìn chung khí hậu của tỉnh Phú Thọ tƣơng đối thuận

lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng và vật nuôi [25].

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

* Tài nguyên đất của tỉnh Phú Thọ đƣợc chia theo các nhóm sau:

- Đất phù sa ven sông: Loại đất này đƣợc bồi đắp phù sa hàng năm, cho nên

độ phì nhiêu khá, nghèo lân, bị ngập úng thƣờng xuyên, đất chua, phân bố tập trung

chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng đồng bằng nằm ngoài hoặc ven sông trong đê

vùng ven sông Lô, sông Đà, sông Hồng, loại đất này rất thích hợp với các loại cây

công nghiệp, cây nông nghiệp ngắn ngày.

- Đất vùng trũng: Loại đất này tập trung ở các vùng trũng, ngập úng quanh

năm, nghèo chất dinh dƣỡng, đất chua, có hàm lƣợng mùn cao, dễ tiêu, giây ở mức

trung bình đến mạnh, yếm khí, đất này thích hợp với lúa một vụ chiêm.

- Đất tầng mỏng: Loại đất này không bồi đắp hàng năm, tập trung ở nơi có

địa hình trung bình hoặc thấp, tầng đất canh tác mỏng, mức độ giây xảy ra mạnh,

hàm lƣợng mùn ở cấp độ nghèo, phân bố tập trung ở các vùng ven sông.

- Đất cát: Loại đất này do bị rửa trôi, xói mòn nhiều nên độ phì nhiêu

kém, đất nghèo dinh dƣỡng, bị khô hạn, thích hợp với các cây hoa màu (đậu, đỗ

tƣơng, khoai lang…).

- Đất xám: Tầng dày đất là 50-70 cm, đất ít kết vón đá ong, đất chua, nghèo

lân, phân bố ở các địa hình trung bình và cao ở các xã trong tỉnh thuộc tiểu vùng

trung du, thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm, cây lâm nghiệp lâu năm.

- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét. Đất thƣờng có độ cao

trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại

đất này thƣờng sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dƣới 25o có thể sử dụng trồng

cây công nghiệp.

Đánh giá các loại đất đai của tỉnh Phú Thọ cho thấy, đất đai ở đây có thể

trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn

60

đầu tƣ và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất sử dụng đất; đƣa hệ số sử dụng đất

lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2 lần), đồng thời bảo

vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên; tạo đà phát triển cho công nghiệp và đô thị.

* Tình hình đất đai của tỉnh Phú Thọ

Cùng với sự phát triển KT-XH của tỉnh, trong 5 năm qua (2010 - 2014) mục

đích sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ cũng đƣợc thay đổi theo hƣớng tích cực cụ thể

đƣợc thể hiện chi tiết bảng 3.1 nhƣ sau:

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2010 - 2014)

ĐVT: ha

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ

phát triển

BQC (%)

Tổng DT đất tự nhiên 353.330,47 353.330,47 353.330,47 353.330,47 353.456,09 100,01

I. Đất nông nghiệp 98.764,31 98.533,10 98.917,30 98.370,37 118.529,78 104,67

1.1.Cây hàng năm 57.089,74 56.908,76 56.642,40 56.788,17 63.127,44 102,55

1.2.Cây lâu năm 41.674,57 41.624,34 42.274,90 41.582,20 55.402,34 107,38

II. Đất mặt nước NTTS 4.994,06 4.989,47 4.974,50 5.018,91 8.003,24 112,51

III. Đất lâm nghiệp 178.340,69 178.592,96 178.732,60 178.723,50 170.764,60 98,92

IV. Đất NN khác 58,57 58,77 54,50 65,71 107,32 116,35

V. Đất chuyên dùng 45.230,41 45.403,45 45.472,56 45.868,32 42.913,04 98,69

VI. Đất ở 9.411,94 9.470,37 9.895,44 9.665,17 10.446,73 102,64

VII.Đất phi NN khác 42,72 40,56 40,56 55,45 25,94 88,27

VIII. Đất chưa sử dụng 16.487,77 16.241,79 15.243,01 15.563,04 2.665,44 63,41

1. BQ DTTN/ngƣời 0,27 0,26 0,26 0,26 0,24 -

2. BQ DTNN/ngƣời 0,07 0,07 0,07 0,07 0,08 -

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ [25]

Qua bảng nghiên cứu về tình hình sử dụng đất đai ta thấy tổng diện tích đất đai

năm 2014 của tỉnh Phú Thọ là 353.456,09 ha tăng 125,65 ha so với năm 2010.

Nguyên nhân tăng diện tích đất là do Sở tài nguyên thực hiện việc kiêm kê đât đai xác

định lại gianh giới với các tỉnh lân cận, diên tich tƣ nhiên đƣơc tông hơp tƣ cac

khoảnh đât trên cơ sơ dung ban đô đia chinh, bản đồ giải thửa, bản đồ hiện trạng sử

dụng đất để điều tra thực địa, chỉnh lý biến động, xây dƣng ban đô điêu tra kiêm kê, tƣ

đo tông hơp diên tich tƣ nhiên cua tƣng đơn vi hanh chinh, các biểu kiểm kê theo quy

đinh, cũng nhƣ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Tổng diện tích đất của tỉnh Phú Thọ đƣợc chia thành 8 nhóm đất cụ thể nhƣ sau:

- Diện tích đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp phục vụ vào sản xuất trồng các

loại cây hàng năm và lâu năm có sự biến động trong giai đoạn 2010-2014 nhƣ sau:

61

+ Năm 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp là 98.764,31 ha chiếm gần 28%

tổng diện tích đất tự nhiên trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm nhiều

nhất là 58% chủ yếu trồng các cây nông nghiệp và công nghiệp ngắn ngày nhƣ: lúa,

ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ …, diện tích đất cây lâu năm chiếm 42% chủ yếu là diện

tích đất vƣờn tạp trồng các loại cây ăn quả nhƣ vải, nhãn, bƣởi và cây chè…

+ Năm 2011, tổng diện tích đất nông nghiệp là 98.533,1 ha so với năm 2010

giảm 231,21 ha tƣơng ứng giảm 0,23% do dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất trong

năm, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang diện tích đất ở và đất chuyên

dùng, một số ít chuyển sang đất trồng cây lâm nghiệp.

+ Năm 2012, tổng diện tích nông nghiệp tăng lên 384,2 ha tăng 0,39% so với

năm 2011 do khai thác các phần đất chƣa sử dụng vào sản xuất chủ yếu là cải tạo đất

trồng cây chè, cây ăn quả và phần nhỏ diện tích chuyển từ diện tích đất thủy sản sang.

+ Năm 2013 so với năm 2012, diện tích đất nông nghiệp giảm 546,93 ha

tƣơng ứng giảm 0,55%, trong đó giảm nhiều nhất là diện tích đất trồng cây lâu năm

giảm 692,7 ha do diện tích trồng cây ăn quả, cây chè và cây sơn bị già cỗi phá đi để

chuyển sang cây trồng khác và trồng mới làm cho diện tích đất chƣa sử dụng tăng lên.

+ Năm 2014 so với năm 2013, diện tích đất nông nghiệp tăng 20.159,41 ha

tƣơng ứng tăng 20,5%, trong đó tăng nhiều nhất là diện tích cây lâu năm tăng

33,24%, diện tích cây hàng năm tăng 11,16%, tăng một phần nhỏ do sự dịch chuyển

cơ cấu mục đích sử dụng đất, tăng phần lớn là do kiểm kê lại đất đai của tỉnh.

- Diện tích mặt nƣớc NTTS giai đoạn 2010-2012 số lƣợng diện tích giảm dần

qua 3 năm, năm 2011 so với năm 2010 giảm 4,59 ha, năm 2012 so với năm 2011 giảm

14,97 ha do khí hậu khô hạn nguồn nƣớc khan hiếm kết hợp với hiệu quả nuôi thủy

sản thấp cho nên đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cây hàng năm và đất

ở…. Đến giai đoạn năm 2013-2014 diện tích mặt nƣớc NTTS tăng lên đáng kể, năm

2013 tăng so với năm 2012 là 44,41 ha tăng gần 1%; năm 2014 tăng so với năm 2013

là 2.984,33 ha tƣơng ứng 59,5% do khôi phục lại một phần diện tích đất NTTS năm

trƣớc và do điều tra chỉnh lý lại bản đồ.

- Loại đất lâm nghiệp: Đây là diện tích đất chiếm nhiều nhất của tổng diện

tích đất tự nhiên của tỉnh trong đó đƣợc phân bổ ra làm 3 loại (rừng sản xuất, rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng); diện tích đất lâm nghiệp biến động trong giai đoạn 2010-

2014 nhƣ sau:

+ Năm 2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 178.340,69 ha chiếm 50,47%

tổng diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm gần 69%, diện

tích rừng phòng hộ chiếm gần 25%, diện tích rừng đặc dụng chiếm trên 6%.

62

+ Năm 2011 so với năm 2010 tổng diện tích lâm nghiệp tăng lên 252,27 ha

tƣơng ứng tăng 0,14% do khai thác diện tích đất chƣa sử dụng vào trồng rừng và

chuyển một phần diện tích trồng cây hàng năm và lâu năm kém hiệu quả sang trồng

keo, xoan…, nhƣng đối với diện tích rừng phòng hộ bị giảm 34,05 ha do bị cháy và

bị khai thác trộm.

+ Năm 2012 so với năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp tăng lên 139,64 ha

chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ, ngƣợc lại diện tích đất rừng đặc dụng

giảm nguyên nhân do bị cháy, chết và khai thác trộm.

+ Năm 2013 so với năm 2012 diện tích đất lâm nghiệp giảm 9,1 ha do một phần

diện tích rừng chƣa bổ sung trồng mới khi khai thác.

+ Năm 2014 so với năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp giảm đi 7.959 ha, do

thống kê đánh giá đúng loại đất lâm nghiệp và do điều tra chỉnh lý.

- Diện tích đất chƣa sử dụng của tỉnh Phú Thọ đƣợc đƣa vào sử dụng hàng

năm, năm 2011 đƣa 246 ha vào sản xuất chủ yếu chuyển vào nhóm đất nông lâm

đặc biệt là trồng cây lâu năm, nhƣng đến năm 2013 tổng diện tích chƣa sử dụng lại

bị tăng lên là do chuyển dịch cơ cấu một số diện tích đất lâm nghiệp và đất nông

nghiệp chƣa xác định đƣợc trồng loại gì nên bỏ hoang 1 đến 2 vụ. Đất này giảm

nhất là năm 2014 giảm gần 13.000 ha tƣơng ứng giảm 17,13%, nguyên nhân do

chuyển dịch sang nhóm đất khác và xác định đúng diện tích chƣa sử dụng của việc

đo đạc lại diện tích đất đai của tỉnh.

- Còn 4 nhóm đất nhƣ (đất nông nghiệp khác, đất chuyên dùng, đất ở, đất phi

nông nghiệp) cũng biến động không nhiều, 4 nhóm đất này chiếm trên 15% trong

tổng diện tích đất tự nhiên đây là tỷ lệ quá thấp.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Diện tích lƣu vực của 3 con sông lớn (Sông Hồng, sông

Đà, sông Lô) trên địa bàn là 14.575 ha, chứa một khối lƣợng nƣớc mặt rất lớn và

130 sông suối nhỏ và 1.341 hồ, đập, phai dâng lớn nhỏ phân bố đều khắp địa bàn.

- Nguồn nƣớc ngầm: Trữ lƣợng nƣớc ngầm có thể khai thác trên 1,4 triệu

m3/ngày, trong đó phần trữ lƣợng đã đƣợc đánh giá ở một số khu vực cấp A, B là

140.000 m3/ngày, cấp C1 là 98.000 m

3/ngày [25].

c. Tài nguyên rừng

Phú Thọ đƣợc xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (gần 50% diện

tích tự nhiên) năm 2014. Tổng diện tích rừng hiện có 170.764,6 ha, trong đó rừng tự

nhiên chiếm gần 30% diện tích đất lâm nghiệp, rừng sản xuất chiếm hơn 70%, cung

cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm [25]. Các loại cây chủ yếu

nhƣ bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang phát triển (đáng chú ý

nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).

63

d. Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhƣng lại có một

số loại khoáng sản có giá trị kinh tế nhƣ đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nƣớc

khoáng. Cao lanh có tổng trữ lƣợng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận

lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lƣợng

khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác còn

khoảng 3,9 triệu tấn, nƣớc khoáng có tổng trữ lƣợng khoảng 48 triệu lít, điều kiện

khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác còn khoảng 46 triệu lít [25].

3.1.2. Điều kiện kinh tê - xã hội của tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Phú Thọ, năm 2014 có tổng số nhân khẩu 1,36 triệu ngƣời với 21 tộc ngƣời

đang sinh sống và làm việc, tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh 60,4%, dân tộc Tày

9,3%, dân tộc Mƣờng 8,5%. Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 375,9 ngƣời/km2, số

hộ sống ở vùng nông thôn chiếm 83,5%. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 736.200

ngƣời, chiếm 51% dân số. Việc phân bố dân cƣ giữa các vùng trong tỉnh không đồng

đều: nhƣ Tân Sơn là huyện mới đƣợc tách ra từ huyện Thanh Sơn là huyện xa nhất và

nghèo nhất của tỉnh, diện tích lớn nhất là 689,8 km2, dân cƣ tập trung ít. Nơi tập trung

dân cƣ nhiều nhất là thành phố Việt Trì với dân số là 187.282 ngƣời, mật độ dân số

lên tới 1.675,2 ngƣời/km2 cao gấp 5 lần so với toàn tỉnh.

Nhân khẩu và lao động của tỉnh đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 3.2 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2010 - 2014)

Năm

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Tốc độ phát

triển BQC

(%)

I. Tổng nhân khẩu ngƣời 1.322.652 1.329.342 1.340.813 1.351.224 1.360.228 100,70

II. Tổng số hộ hộ 351.041 358.770 362.442 367.180 398.583 101,51

1. Hộ NLN TS hộ

300.833 293.893 281.110 277.001 287.418 97,22

2. Hộ phi NLN TS hộ

50.208 64.877 81.332 90.180 111.165 119,95

III. Phân bổ lao động Lđ 705.100 715.000 723.100 728.200 736.200 101,08

1. Nông lâm nghiệp Lđ

447.400 442.000 437.400 434.400 429.900 99,01

2. CN - TCN - XDCB Lđ

133.700 140.600 145.900 150.900 156.900 104,08

3.Thƣơng mại-dịch vụ Lđ

124.000 132.400 139.800 142.900 149.400 104,77

IV. Một số chỉ tiêu

1. BQ nhân khẩu/hộ ngƣời/hộ 3,77 3,71 3,70 3,68 3,65 -

2. BQ LĐ/hộ ngƣời/hộ 2,01 1,99 2,00 2,02 2,04 -

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [25]

64

- Trong giai đoạn 2010-2014, dân số tăng bình quân là 0,7%/năm tƣơng ứng

tăng 9.394 ngƣời/năm kéo theo mật độ dân số bình quân là 385 ngƣời/km2.

- Tổng số hộ của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2010 - 2014 biến động nhƣ

sau: Năm 2011 tổng hộ là 358.770 hộ trong đó hộ NLN-TS chiếm 82%, hộ phi

NLN - TS chiếm 18%. Năm 2011 so với năm 2010 tổng số hộ tăng 2,2% tƣơng ứng

tăng 7.729 hộ trong đó hộ phi NLN - TS tăng 29,22% cụ thể tăng 14.669 hộ, hộ

NLN - TS giảm 2,31% tƣơng ứng giảm 6.940 hộ; năm 2012 so với năm 2011 tổng

số hộ tăng 3.672 hộ tƣơng ứng tăng 1,02%, trong đó hộ phi NLN - TS tăng 16.455

hộ tƣơng ứng tăng 25,36%, số hộ NLN - TS giảm 12.783 hộ tƣơng ứng giảm

4,45%; năm 2013 so với năm 2012 tổng số hộ tăng lên 1,31% cụ thể tăng 4.738 hộ

trong đó sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề chậm hơn nên số lƣợng hộ NLN - TS

giảm ít hơn và ngành phi NLN - TS tăng ít hơn so với năm 2011, 2010; năm 2014

so với năm 2013, tổng số hộ tăng lên 5.485 hộ tăng 1,49% trong đó hộ ngành NLN -

TS giảm 2,99%, ngành phi NLN - TS tăng 15,25%. Trong 5 năm tốc độ tăng

bình quân là 1,51%/năm tƣơng ứng tăng 5.406 hộ/năm. Nhìn chung số lƣợng hộ

tăng tự nhiên không cao và có sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề là chính theo

hƣớng CNH-HĐH trong NLN - TS nông thôn, số lƣợng làm NLN - TS giảm

chuyển sang làm các ngành nghề dịch vụ và đa số là chuyển sang ở các khu công

nghiệp trong tỉnh.

- Tổng lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014 tăng đều qua các năm

bình quân tăng 1,08%/ năm tƣơng ứng tăng 7.775 ngƣời/năm; cơ cấu lao động trong ba

ngành (NLN, CN-TTCN-XDCB, TMDV) có sự chênh lệch lớn, lao động trong NLN -

TS nông thôn chiếm tỷ lệ trên 60%, tuy nhiên có sự giảm dần qua các năm, năm 2014

số lƣợng lao động chiếm 59,65%, cả giai đoạn giảm 0,09% tƣơng ứng giảm 4.375

ngƣời do dịch chuyển sang 2 ngành CN-TCN-XDCB và ngành TM-DV, Ngành TM-

DV bình quân tăng 4,77%/năm cụ thể tăng 6.350 ngƣời/năm, ngành CN-TCN-XDCB

tăng bình quân 4,08%/năm cụ thể tăng 5.800 ngƣời/năm. Nhìn chung trình độ nguồn

nhân lực của Phú Thọ vào loại thấp so với mức bình quân chung của cả nƣớc. Trong

đó, lao động chƣa qua đào tạo nghề là chủ yếu. Lao động nông nghiệp giảm chứng tỏ

hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã có hƣớng chuyển biến tích cực, tạo

việc làm cho lao động sang các ngành SXKD khác nhƣ: Chế biến, khai thác, xây

dựng…, làm diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng tạo điều kiện mở

rộng quy mô canh tác.

3.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

Tình hình kinh tế của tỉnh Phú Thọ thể hiện thông qua GDP của toàn tỉnh,

trong đó một số ngành chính thể hiện rất rõ nét qua bảng số liệu 3.3 nhƣ sau:

65

Bảng 3.3. Tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2014

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Tốc độ

phát triển

BQC (%)

Tổng GDP 20.910,5 26.177,7 29.051,1 31.931,6 35.869,7 114,4

1. Nông - Lâm - Thủy sản 5.368,2 7.379,0 8.130,5 8.716,4 9.387,7 115,0

2. CN-TTCN-XDCB 7.263,3 9.145,1 10.349,7 11.634,5 13.031,7 115,7

3.Thƣơng mại - dịch vụ 8.279,0 9.653,6 10.570,9 11.580,7 13.450,3 112,9

Ghi chú: Tính theo giá thực tế

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [25]

Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010-2014 phân chia cho ba ngành có sự

khác nhau và biến động qua các năm; GDP ngành thƣơng mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ

nhiều nhất từ 36,3% - 40%; đứng thứ 2 là ngành CN-TTCN-XDCB chiếm 34,7% -

36,4%, thấp nhất là ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm từ 25,7% đến 28,2%. GDP

ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhƣ vậy là do điều kiện sản xuất

Nông - Lâm - Thủy sản của tỉnh còn nhiều khó khăn mang nặng tính tự cấp tự túc,

sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu,

cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch. Giai

đoạn 2010 - 2014, cơ cấu kinh tế đã có bƣớc dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang

ngành công nghiệp và dịch vụ, song trong thực tế, ngành công nghiệp và dịch vụ phát

triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh; chƣa có những sản phẩm đạt chất

lƣợng cao; thiếu hụt lực lƣợng lao động có chất lƣợng cao, giá trị kim ngạch xuất

khẩu hàng hóa chƣa cao, hoạt động du lịch phát triển chậm, chƣa khai thác đƣợc tiềm

năng của tỉnh. Dịch vụ ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh tốc độ gia

tăng các dịch vụ và nâng cao chất lƣợng phục vụ vì thu nhập của dân cƣ nhìn chung

không cao, trình độ dân trí thấp, đối tƣợng thuộc diện ƣu đãi tín dụng lại nhiều.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2014, theo Báo cáo của tỉnh và

số liệu của Cục Thống kê Phú Thọ GDP biến động nhƣ sau: GDP tăng mạnh nhất là

năm 2011 tăng 25,2% tƣơng ứng 5.267,2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là ngành nông

lâm thủy sản tăng trên 37,4%, còn lại là công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng gần

26%, ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng 16,6%, năm 2014 GDP toàn ngành tăng

12,3% tƣơng ứng tăng 3.938,1 tỷ đồng. Nhìn chung tốc độ phát triển của các ngành

đều tăng dần qua các năm; bình quân GDP toàn ngành tăng 3.739,8 tỷ đồng/năm

tƣơng ứng tăng 14,4% khá cao nhƣng chƣa bền vững. Tăng trƣởng kinh tế còn phụ

thuộc nhiều vào các yếu tố nhƣ: vốn, tài nguyên thiên nhiên, lao động thủ công và sự

trợ giúp từ bên ngoài chứ không phải do năng suất lao động cao hay do tiến bộ KH-

CN. Muốn nâng cao năng suất lao động thì cần có rất nhiều điều kiện nhƣ: những

66

chính sách gắn với nâng cao chất lƣợng lao động; chính sách liên quan đến đất đai;

đầu tƣ vào trang thiết bị, máy móc;... trong điều kiện thu nhập thấp, nhiều hộ làm

không đủ ăn, do vậy không có tích lũy, không có tiết kiệm để đầu tƣ vào sản xuất,

nên hoạt động sản xuất chỉ mang tính manh mún, không thể sản xuất hàng hóa và

không thể hƣớng tới đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, vì thế cần phải thúc đẩy loại

hình sản xuất kinh doanh TT và gia trại góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển xứng

tầm với tiềm năng phát triển của tỉnh.

3.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ

- Giao thông đƣờng bộ: Toàn tỉnh có 11.532 km giao thông đƣờng bộ (liên

tỉnh, liên huyện, liên xã). Hệ thống giao thông thuận tiện cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt

và đƣờng thủy. Có các đƣờng quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh nhƣ quốc lộ 2, quốc lộ

32A, 32B, 70, cao tốc Hà Nội Lào Cai, đƣờng sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Phú

Thọ mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đƣờng xuyên Á và đƣờng Hồ Chí Minh

đang khởi công xây dựng, đƣờng liên thôn và liên xã đƣợc đổ bê tông 48,5% nên

việc đi lại trong thôn bản còn khó khăn [25].

- Giao thông đƣờng thủy: Cả tỉnh có tổng là 302km do Trung Ƣơng và cấp

tỉnh quản lý, có cảng Việt Trì trên sông Lô, sông Hồng, cảng Yến Mao trên sông

Đà, cảng Bãi Bằng trên sông Lô lƣu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng. Nhìn chung

tỉnh có hệ thống giao thông đƣờng thủy khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc lƣu thông, buôn bán và vận chuyển sản phẩm hàng hóa đi tiêu thụ.

- Điện lƣới: Hiện nay 100% các xã đã có điện lƣới, bên cạnh đó để cung cấp

thông tin liên lạc hàng ngày và sách báo cho nhân dân trong tỉnh, các huyện và các

xã đều có điểm bƣu điện văn hóa xã và 100% xã có đài truyền thanh tại thôn.

Nhìn chung hệ thống giao thông cấp tỉnh, huyện và điện lƣới của tỉnh Phú

Thọ những năm gần đây cũng tƣơng đối thuận tiện và là tiền đề tạo động lực cho

phát triển ở khu vực nông thôn. Nhƣng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn vẫn còn

nhiều khó khăn nhất là đƣờng xá và hệ thống kênh mƣơng do trình độ phát triển

kinh tế còn thấp, nguồn ngân sách thu hẹp, nên việc đầu tƣ cho xây dựng cơ ở hạ

tầng nói chung và khu vực nông thôn nói riêng còn thấp, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng

đầu tƣ thuận lợi để phát triển KTTT cũng nhƣ thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài vào

phát triển KTTT. Nhiều khu vực TT ở miền núi khá xa khu dân cƣ cho nên đƣờng

xá chủ yếu là đƣờng cấp phối và đƣờng đất, việc đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa

mƣa gió (có TT ô tô không thể vào tận nơi). Hệ thống điện ở khu vực này cũng hay

bị mất điện vào mùa khô, điện rất yếu vào giờ cao điểm cho nên ảnh hƣởng không

nhỏ tới việc hoạt động SXKD của TT do vậy các TT chủ yếu chỉ sử dụng các máy

móc đơn giản, thô sơ, xây dựng chuồng trại không đúng kỹ thuật, hệ thống xử lý

chất thải còn thiếu và yếu.

67

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại

theo hướng bền vững

* Nhưng thuân lơi

Phú Thọ có những thuận lợi cơ bản sau:

- Điều kiện tự nhiên nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về

cây trồng và vật nuôi.

-Tài nguyên đất còn có thể đƣa vào sử dụng với hệ số cao để nâng cao sản

lƣợng cây trồng và vật nuôi.

- Tài nguyên rừng là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng.

- Giao thông đi lại và vị thế của vùng tƣơng đối thuận lợi cho việc giao lƣu

văn hóa, kinh tế hàng hóa với các tỉnh lân cận.

- Kinh tế tỉnh có xu hƣớng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trƣởng khá với

nguồn lao động dồi dào và trẻ.

* Những khó khăn

- Địa hình miền núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc triển khai KH-

CN với quy mô của sản xuất lớn ở vùng nông thôn.

- Trình độ nguồn nhân lực của Phú Thọ không cao.

- Phong tục tập quán của ngƣời dân vùng cao vẫn còn lạc hậu.

- Cơ sở hạ tầng ở khu vực vùng sâu trong nông thôn vẫn còn thấp.

Những yếu tố thuận lợi cũng nhƣ khó khăn về các điều kiện tự nhiên và con

ngƣời của Phú Thọ là những thông tin đầu vào quan trọng cho việc cân nhắc lựa

chọn ƣu tiên phát triển KT-XH nói chung và KTTT nói riêng. Nghiên cứu lựa chọn

loại hình KTTT phù hợp với điều kiện của Phú Thọ là hết sức quan trọng để phát

huy hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh đồng thời giảm bớt những khó khăn cho

phát triển kinh tế của Phú Thọ.

3.2. Thực trạng phat triên kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ

TT tỉnh Phú Thọ đƣợc hình thành tự phát là chủ yếu và đƣợc phát triển khá rõ

nét từ sau khi có chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà nƣớc. Đặc biệt từ

khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Tháng 4/1988) và nghị quyết số 03 năm

2000 của Chính phủ về KTTT, các hộ dân đƣợc giao quyền sử dụng đất lâu dài có

68

sự hỗ trợ vốn, giống cây trồng thông qua các dự án KH-CN, các dự án có vốn đầu

tƣ của nƣớc ngoài... nhờ đó họ có điều kiện trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu

năm, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tạo ra SPHH, từ đó hình thành các TT.

Theo Thông tƣ số 69/2000/TTLT/BNN-TCKT của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, đến năm 2007 cả tỉnh có 470 TT, năm 2010 tăng lên 935 TT, nhƣng

theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ

NN&PTNT năm 2011 tổng số TT của cả tỉnh còn 65 đến năm 2014 tăng lên là 136 TT

trong đó có: 93 TT chăn nuôi chiếm 68%, 28 TT tổng hợp chiếm 21%, 09 TT thủy sản

chiếm 7%, 03 TT trồng trọt chiếm 2% và 03 TT lâm nghiệp chiếm 2%.

- TT của tỉnh Phú Thọ chủ yếu phát triển theo hƣớng TT gia đình, sử dụng lao

động gia đình là chính. Chỉ thời vụ căng thẳng các TT mới nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ

lao động của anh em trong nội tộc sau đó đến xóm làng hoặc đi thuê ngoài. Bình

quân mỗi TT phải thuê mƣớn lao động bình quân 1.400-2.000 công lao động/năm;

lao động trong các TT là cán bộ, công nhân đang làm việc hoặc đã nghỉ hƣu ở các

nông, lâm trƣờng, bộ đội xuất ngũ thƣờng có trình độ tay nghề cao hơn vì họ đã có

thời gian làm việc nhiều năm và đƣợc hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn nên dễ

dàng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới. Lao động trong các TT của nông dân thƣờng

ít hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi nhất là các loại cây, con đòi hỏi thâm

canh và chuyên môn hoá ở trình độ cao.

- Trình độ văn hoá, trình độ tổ chức quản lý kinh tế, ứng dụng KH-KT của các

chủ TT không cao. Phần lớn các chủ TT chƣa qua đào tạo, chỉ một số chủ TT đƣợc đào

tạo qua các trƣờng lớp dài hạn, ngắn hạn, họ có kiến thức và sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực để làm giàu cho gia đình, đồng thời tham gia các tổ chức khuyến nông, hội

làm vƣờn và giúp đỡ các chủ TT khác với các hộ nông dân ở địa phƣơng.

- TT tỉnh Phú Thọ có vốn đầu tƣ ở mức trung bình, trong đó nguồn vốn tự có

chiếm tỉ lệ khá cao, còn lại là nguồn vốn huy động từ bên ngoài nhƣ anh em, bạn bè,

họ hàngkhi không đủ mới vay ngân hàng. Bình quân một TT có vốn tự có chiếm

hơn 70% trong tổng số vốn đầu tƣ cố định vào TT, vốn vay chỉ chiếm 30%. Nguồn

vốn vay chiếm tỷ lệ thấp là do hạn chế về nguồn tín dụng và thủ tục vay còn nhiều

phiền hà. Mặt khác, số TT chƣa đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất chiếm một tỷ lệ

lớn, do đó các TT và ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục thế chấp tài

sản để vay vốn.

- TT tỉnh Phú Thọ do hình thành và phát triển ở những vùng sâu, vùng xa

không thuận lợi nhiều về đƣờng giao thông vận tải, xa các trung tâm kinh tế, văn

hoá - xã hội của tỉnh vì có rất nhiều TT ở xa đƣờng quốc lộ. Các chủ TT không có

vốn để mua sắm các phƣơng tiện giao thông chuyên chở vật tƣ hàng hoá nên việc

69

tiêu thụ sản phẩm của các TT thƣờng gặp khó khăn, chủ yếu thông qua tƣ thƣơng

hoặc các nhà máy chế biến, bị ép giá nên ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của các TT.

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững giai đoạn 2007-2014

Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05/4/1988, SXNN bƣớc vào

giai đoạn mới đã khơi dậy truyền thống lao động của nông dân, tạo nên tiền đề cho

sự ra đời của KTTT của nƣớc ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Khẳng định

hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, ngƣời nông dân thực sự gắn bó với ruộng đất.

Sức sản xuất tiềm tàng đƣợc giải phóng và khai thác, các hộ nông dân bắt đầu đầu

tƣ mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh và tìm thêm việc làm. Kinh tế hộ thực

sự trở thành hình thức kinh tế năng động đặt nền móng cho KTTT phát triển. Sau

khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai năm 1993 giao quyền sử dụng đất lâu dài cho

hộ nông dân, cùng với nông dân cả nƣớc trong những năm qua nông dân tỉnh Phú

Thọ cũng bắt đầu cuộc chạy đua làm giàu từ nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế

bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch ngay trong từng hộ nông dân. Từ đây, nhiều hộ

nông dân đã vƣơn lên thoát khỏi kiểu sản xuất tiểu nông tự cấp, tự túc phát triển

lên sản xuất hàng hoá theo loại hình KTTT với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau.

Năm 2007 toàn tỉnh có 470 TT đến năm 2010 tổng số TT tăng lên là 935, tiêu chí

xác định GTSX của TT đạt từ 40 triệu đồng trở lên, với mức quy định này là rất

thấp vì đối với nông hộ cũng đạt đƣợc mức GTSX đó, cho nên năm 2011

BNN&PTNT đã đƣa ra Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT quy định tiêu chí

GTSX của TT thay đổi cao gấp 12,5 lần so với trƣớc, đã cho thấy sự khác biệt

giữa kinh tế hộ với KTTT, ngoài ra còn tiêu chí về mức tối thiểu hạn điền nâng

cao. Vì vậy số lƣợng TT của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng

giảm đi đáng kể, năm 2011 toàn tỉnh còn 65 TT và đƣợc tăng dần qua các năm.

3.2.2.1. Số lượng kinh tế trang trại giai đoạn 2007-2014

Trong quá trình nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ

qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2007-2010 là xác định TT theo Thông tƣ số

69/2000/TTLL-BNN-TCTK của Bộ NN&PTNT tổng cục thống kê (*); Giai đoạn 2

Giai đoạn từ năm 2011-2014 là xác định TT theo Thông tƣ số 27/2011/TT-

BNNPTNT (**).

70

Bảng 3.4: Tình hình phát triển loại hình kinh tế trang trại giai đoan 2007 - 2014

Đơn vị tính: trang trại

STT Loại hình

trang trại

Năm

2007

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2014

So sánh (%)

2010/2007 2011/2010 2014/2011

1 TT Trồng trọt 35 59 3 3 168,57 5,08 100,00

2 TT Lâm Nghiệp 126 190 2 3 150,79 1,05 150,00

3 TT Chăn nuôi 87 202 43 93 232,18 21,29 216,28

4 TT Thủy sản 137 194 11 9 141,61 5,67 81,82

5 TT Tổng hợp 85 290 6 28 341,18 2,07 466,67

Tổng TT 470 935 65 136 198,94 6,95 209,23

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [24,25]

Trong quá trình nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ

qua 2 giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn từ năm 2007-2010 (*), số lƣợng TT tăng lên đáng kể năm 2007 có

tổng là 470 TT đến năm 2010 tăng lên là 935 TT, tăng 99% cụ thể tăng 465 TT trong

đó tăng nhiều nhất là loại hình TT tổng hợp tăng gấp 3,41 lần cụ thể tăng 205 TT, thứ 2

là loại hình TT chăn nuôi tăng gấp 2,32 lần; hai loại hình này tăng nhanh do việc đầu tƣ

và mở rộng quy mô dễ vì không vƣớng nhiều trong tiêu chí hạn điền, tăng ít nhất là loại

hình TT thủy sản qua 4 năm chỉ tăng 42% cụ thể tăng 57 TT loại hình này tăng ít là do

khó khăn trong việc mở rộng diện tích mặt nƣớc và chi phí đầu tƣ nhiều.

- Giai đoạn từ năm 2011-2014 (**) năm 2011 toàn tỉnh còn 65 TT, giảm 93%

so với năm 2010, nguyên nhân do sửa đổi tiêu chí mức hạn điền cao và nâng cao

GTSX hàng hóa lên trên 11 lần. Trong 65 TT năm 2011, trong đó loại hình TT chăn

nuôi chiếm hơn 66%, TT thủy sản chiếm 17%, loại hình TT trồng trọt, lâm nghiệp,

tổng hợp chiếm dƣới 10%; Nguyên nhân loại hình TT chăn nuôi tăng nhanh và

chiếm tỷ lệ lớn trong tỉnh là việc đầu tƣ mới hoặc mở rộng từ mô hình kinh tế hộ lên

KTTT. Năm 2012 số lƣợng TT tăng lên 47 TT tƣơng ứng tăng 72% so với năm 2011

trong đó tăng chủ yếu là TT chăn nuôi tăng gấp đôi và cũng chiếm là chủ yếu; năm

2013 số TT tăng 11% so với năm 2012, tăng gần gấp đôi so với năm 2011 và số TT

tăng nhiều nhất là TT tổng hợp tăng lên 37 TT gấp gần 8 lần, sau đó là TT lâm

nghiệp tăng 50%, còn lại 3 loại hình TT trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi giảm 21-

24%; năm 2014 số lƣợng TT tăng lên gần 10% so với năm 2013 và tăng trên 2 lần so

với năm 2011, các loại hình TT biến động nhƣ sau: loại hình TT chăn nuôi tăng gần

41%, TT tổng hợp giảm 32%, thủy sản giảm 18%, còn 2 loại hình trồng trọt và lâm

nghiệp vẫn giữ nguyên.

71

Biểu đồ 3.1: Sự biến động về các loại hình KTTT giai đoạn 2007-2014

Tình hình cấp GCN KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thể hiện qua bảng 3.5

nhƣ sau:

Bảng 3.5: Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại giai đoan 2010 - 2014

Đơn vị tính: trang trại

Loại hình

TT

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số TT

TT

đƣợc

cấp

GCN

Số

TT

TT

đƣợc

cấp

GCN

Số TT

TT

đƣợc

cấp

GCN

Số

TT

TT

đƣợc

cấp

GCN

Số

TT

TT

đƣợc

cấp

GCN

Trồng trọt 59 23 3 0 4 0 3 0 3 0

Lâm Nghiệp 190 30 2 1 2 1 3 2 3 2

Chăn nuôi 202 65 43 20 86 31 66 12 93 37

Thủy sản 194 72 11 3 14 4 11 6 9 6

Tổng hợp 290 96 6 2 6 6 41 35 28 21

Tổng số 935 286 65 26 112 42 124 55 136 66

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [24,25]

Bảng 3.5 cho thấy số TT đƣợc cấp giấy chứng nhận năm 2010 rất cao có 286

TT chiếm gần 31% tổng số TT trong đó: loại hình TT trồng trọt đƣợc cấp GCN cao

nhất chiếm gần 39%, đứng thứ 2 loại hình TT thủy sản chiếm 37,11%; đứng thứ 3

là loại hình TT tổng hợp chiếm 33,1%, đứng thứ 4 loại hình TT chăn nuôi chiếm

32,18%, còn lại loại hình TT lâm nghiệp chiếm thấp nhất chiếm gần 16% do nhiều

yếu tố, thứ nhất là loại hình TT ở vùng sâu, thứ hai là giấy chứng nhận cũng không

có vai trò nhiều trong hoạt động và phát triển cho nên các chủ TT không mặn mà

72

với việc xin cấp GCN. Năm 2011 số lƣợng TT giảm 93% so với năm 2010 do thay

đổi tiêu chí xác định TT theo thông tƣ mới, vì vậy tất cả giấy chứng nhận TT theo

tiêu chí cũ đều hủy bỏ, các TT đạt yêu cầu theo tiêu chí mới đăng ký để đƣợc cấp

GCN nhƣng vì vừa mới thay đổi một thời gian ngắn cùng với nhiều thủ tục nên chỉ

có 26 TT đƣợc cấp giấy chiếm 40% tổng số TT; năm 2012 có 112 TT thì 42 TT

đƣợc cấp GCN chiếm gần 38%, năm 2013 có 55 TT đƣợc cấp GCN trên tổng số

124 TT chiếm gần 44,4% đến năm 2014 có 66 TT đƣợc cấp GCN có 136 TT chiếm

gần 48,53% trong tổng số là 136 TT.

Nhìn chung tỷ lệ TT đƣợc cấp GCN đƣợc tăng dần qua các năm nhƣng ở mức

thấp dƣới 50%. Nguyên nhân do Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tƣ hƣớng dẫn cấp

GCN cho TT có thay đổi về chỉ tiêu giá trị rất lớn gấp 12,5 lần và ba năm liền không

đạt đƣợc theo tiêu chí thì bị thu hồi lại GCN. Mặt khác chủ TT cũng không mặn mà

nhiều với việc đƣợc cấp GCN vì thủ tục rƣờm rà.

3.2.2.2. Loại hình trang trại phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ

KTTT của tỉnh Phú Thọ đƣợc phân bổ theo đơn vị hành chính của tỉnh giai

đoạn 2007-2014 thể hiện bảng 3.6 nhƣ sau:

Bảng 3.6: Các loại hình trang trại đƣợc phân bổ theo đơn vị hành chính

của tỉnh Phú Thọ năm 2007 - 2014

Đơn vị tính: trang trại

STT Loại hình

trang trại

Năm

2007

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2014

So sánh (%)

2010/2007 2011/2010 2014/2011

Toàn tỉnh Phú Thọ 470 935 65 136 198,94 6,95 209,23

1. TP. Việt Trì 42 44 2 9 104,76 4,55 450,00

2. TX. Phú Thọ 21 27 8 12 128,57 29,63 150,00

3. Huyện Đoan Hùng 21 62 3 10 295,24 4,84 333,33

4. huyện Hạ hòa 20 22 - 1 110,00 - -

5. Huyện Thanh Ba 42 62 4 24 147,62 6,45 600,00

6. Huyện Yên Lập 46 60 - 4 130,43 - -

7. Huyện Cẩm Khê 62 88 1 6 141,94 1,14 600,00

8. Huyện Phù Ninh 30 53 - - 176,67 - -

9. Huyện Tam Nông 42 149 13 24 354,76 8,72 184,62

10. Huyện Lâm Thao 69 220 28 39 318,84 12,73 139,29

11. Huyện Thanh Thuỷ 39 39 5 5 100,00 12,82 100,00

12. Huyện Thanh Sơn 31 27 - - 87,10 - -

13. Huyện Tân Sơn 5 82 1 2 1640,00 1,22 200,00

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [24,25]

73

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014 [25]

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu trang trại phân theo đơn vị hành chính

của tỉnh Phú Thọ năm 2014

Tính đến thời điểm 01/7/2014, tổng số TT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 136

TT, tăng 12 TT so với năm 2013. Số lƣợng TT năm 2014 tăng trên 2 lần so với năm

2011 tập trung chủ yếu là ở các huyện Lâm Thao, TX Phú Thọ, Phù Ninh, Yên Lập,

Thanh Thuỷ, TP Việt Trì,... Qua nghiên cứu tình hình phát triển KTTT nhiều nhất là

huyện Lâm Thao có số lƣợng TT chiếm gần 45% tổng số TT toàn tỉnh, trong đó

phát triển loại hình TT chăn nuôi chiếm 93,4%, còn lại là TT thủy sản và tổng hợp

cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣng chiếm tỷ lệ thấp; cùng với chính sách

chuyển đổi những chân ruộng thấp cho năng suất, sản lƣợng bấp bênh sang nuôi

trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi cũng góp phần làm tăng số lƣợng TT của tỉnh.

Hiện nay, toàn tỉnh có 5 loại hình trang trại nhƣ sau:

+ TT trồng trọt có 3 TT, chiếm 2% tổng số TT toàn tỉnh, huyện Tam Nông

có 2 TT, huyện Cẩm Khê có 1 TT.

+ TT chăn nuôi có 93 TT, chiếm 68% tổng số TT toàn tỉnh đƣợc phân bổ chủ

yếu là huyện Lâm Thao có 57 TT chiếm 61,3%, đứng thứ hai là thị xã Phú Thọ có 14

TT chiếm 15,1% trong tổng số TT chăn nuôi, còn lại phân bổ rải rác cho các huyện.

Trong đó có tổng số 37 TT đƣợc cấp GCN chủ yếu tập trung ở huyện Lâm Thao

chiếm 47%, còn lại phân bổ cho các huyện.

+ TT lâm nghiệp có 3 TT, chiếm 2% tổng số TT toàn tỉnh. Đƣợc phân bố ở 2

huyện; huyện Tân Sơn có 2 TT, huyện Đoan Hùng có 01 TT trong đó cả 3 TT đều

đƣợc cấp giấy chứng nhận.

+ TT nuôi trồng thuỷ sản có 9 TT, chiếm 7% tổng số TT toàn tỉnh, thành phố

Việt Trì 03 TT, còn lại là huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao đều có 02 TT.

74

Trong đó có 06 TT đƣợc cấp GCN, thành phố Việt Trì có 01 TT, Lâm Thao có 02

TT, Tam Nông có 01 TT, Thanh Thủy có 02 TT.

+ TT SXKD tổng hợp có: 28 TT, chiếm 21% tổng số TT toàn tỉnh. Loại hình

TT này đƣợc phân bổ đều cho các huyện thị trong đó có tỷ lệ TT đƣợc cấp GCN cao

nhất chiếm 75%.

3.2.2.3. Nguồn lực và giá trị sản xuất của trang trại

a. Nguồn lực đất đai trong trang trại

Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình thành

và phát triển KTTT, nhất là khi muốn mở rộng hoặc thành lập TT mới thì hạn điền

là yếu tố quyết định. Vì vậy để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững cần khắc

phục tình trạng manh mún ruộng đất và tạo điều kiện cho nông dân đƣợc thực hiện

quyền về ruộng đất theo quy định của luật đất đai.

Theo Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2014 diện tích đất sử dụng trong TT

hiện nay là 1.008 ha, chiếm 0,34% diện tích đất nông lâm ngƣ nghiệp của toàn tỉnh.

Quy mô diện tích sử dụng trong TT đang ở mức rất thấp là do tổng số lƣợng TT ít

và chủ yếu là loại hình TT chăn nuôi.

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất đai của các loại hình trang trại giai đoan 2007 - 2014

Đơn vị tính: ha

STT Loại đất Năm

2007

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2014

So sánh (%)

2010/

2007

2011/

2010

2014/

2011

1 Đất nông nghiệp 766,7 1.219,7 22,0 132,5 159,08 1,80 602,27

2 Đất lâm nghiệp 2.839,6 4.607,0 70,0 186,1 162,24 1,52 265,86

3 Đất nuôi trồng TS 1.398,5 2.212,6 33,0 668,7 158,21 1,49 2026,36

4 Đất khác - 34,7 11,6 20,5 - 33,43 176,72

Tổng cộng 5.004,8 8.074,0 136,6 1.007,8 161,33 1,69 737,77

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ [24,25]

Tổng diện tích đất sử dụng trong TT tăng dần trong các năm theo 2 giai

đoạn. Năm 2007 tổng diện tích sử dụng trong TT là 5.004,8 ha, năm 2010 là 8.074

ha tăng 61%, đến năm 2011 số lƣợng TT giảm nên tổng diện tích giảm xuống còn

136,6 ha, giảm gần 98%, đến năm 2014 số lƣợng TT tăng lên làm cho tổng diện tích

đất sử dụng trong TT tăng lên 1.007,8 ha tăng gấp 7,34 lần; mặc dù tổng diện tích

đất sử dụng giảm nhƣng diện tích đất bình quân trên một TT tăng lên. Nguồn gốc

75

đất đai của các loại hình TT phần lớn diện tích đƣợc cấp, tỉ lệ chuyển nhƣợng và đất

đấu thầu chiếm ít. Diện tích đất thuê cũng không nhiều và cũng do thời gian thuê

đất ngắn nên các chủ TT không dám đầu tƣ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật

chất kĩ thuật cho sản xuất. Trong 5 loại hình TT thì diện tích đấu thầu chủ yếu là

loại hình TT thủy sản, các chủ TT tận dụng thuê và đấu thầu những ao, hồ, đầm ở

địa phƣơng, các loại hình TT còn lại thì đƣợc Nhà nƣớc giao và cấp.

b. Nguồn lực lao động trong trang trại

Lao động là một trong ba yếu tố cần thiết trong quá trình sản xuất, trong thời

đại ngày nay khi các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó đƣợc xem xét là yếu tố

quan trọng nhất, vai trò của lao động nói chung và lao động trong TT nói riêng có

tính chất quyết định trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Mặc dù số lƣợng TT

khá khiêm tốn nhƣng cũng giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao

động ở khu vực nông thôn. Số lƣợng lao động đƣợc sử dụng trong sản xuất của các

loại hình TT giai đoạn 2007 - 2014 đƣợc thể hiện trong bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8: Tình hình lao động của các loại hình trang trại giai đoan 2007 - 2014

Đơn vị tính: lao động

STT Loại hình

TT

Năm

2007

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2014

So sánh (%)

2010/

2007

2011/

2010

2014/

2011

1 Trồng trọt 402 626 29 26 155,72 4,63 89,66

2 Lâm Nghiệp 462 686 16 18 148,48 2,33 112,50

3 Chăn nuôi 659 2.226 258 416 337,78 11,59 161,24

4 Thủy sản 962 1.856 55 80 192,93 2,96 145,45

5 Tổng hợp 1.030 1.794 30 76 174,17 1,67 253,33

Tổng số 3.515 7.188 388 616 204,50 5,40 158,76

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [24,25]

Bảng 3.8 cho thấy sử dụng số lƣợng lao động thƣờng xuyên sử dụng trong TT

từ năm 2007 đến năm 2010 con số này từ 3.515 đến 7.188 lao động, đến năm 2011

số lƣợng lao động sử dụng trong TT giảm xuống còn 388 lao động, là do xác định

76

lại tiêu chí TT, đến năm 2014 là 616 lao động, tăng lên 59%, trong đó lao động

phục vụ cho loại hình TT chăn nuôi là chủ yếu, ngoài ra TT còn thuê lao động thời

vụ để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhìn chung lực lƣợng lao động đƣợc sử dụng

trong TT phần lớn là lao động chƣa qua đào tạo, chất lƣợng lao động của TT không

khác nhiều so với lao động của hộ nông dân.

c. Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại

GTSX của các loại hình TT là chỉ tiêu xác định giá trị của KQSX của TT,

GTSX này biến động qua các năm phụ thuộc vào qui mô sản lƣợng hàng hóa của

TT và giá cả thị trƣờng, đƣợc thể hiện nhƣ sau.

Bảng 3.9: Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại giai đoan 2007 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Loại hình

TT

Năm

2007

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2014

So sánh (%)

2010/

2007

2011/

2010

2014/

2011

1 Trồng trọt 2.430 7.777 2.700 3.513 320,04 34,72 130,11

2 Lâm Nghiệp 6.466 11.196 2.400 1.624 173,15 21,44 67,67

3 Chăn nuôi 30.281 68.226 140.238 262.827 225,31 205,55 187,41

4 Thủy sản 16.704 39.620 7.800 10.194 237,19 19,69 130,69

5 Tổng hợp 34.060 71.050 4.200 21.941 208,60 5,91 522,40

Tổng số 89.941 197.869 157.338 300.100 220,00 79,52 190,74

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [24,25]

Bảng 3.9 cho thấy GTSX của các TT giai đoạn 2007-2014 tăng đều qua các

năm, năm 2007 tổng GTSX của các TT đạt 90 tỷ đồng, năm 2010 tăng 120% tƣơng

ứng tăng gần 198 tỷ đồng, giai đoạn 2007-2010 số lƣợng TT nhiều nhƣng GTSX

đạt đƣợc vẫn còn khiêm tốn; năm 2011 mặc dù số lƣợng TT giảm 93% nhƣng

GTSX đạt khá cao với hơn 157 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng mạnh lên tới 300,1 tỷ

đồng. Mặc dù GTSX của TT không ngừng tăng lên qua các năm song chỉ chiếm

3,2% tổng GTSX nông lâm ngƣ nghiệp toàn tỉnh và sự phát triển về KTTT vẫn ở

mức khiêm tốn.

77

3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại năm 2014

3.2.3.1. Thông tin cơ bản của chủ trang trại

Chủ TT là ngƣời quyết định hƣớng SXKD và quản lý cho nên tình hình về

giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn ảnh hƣởng rất nhiều. Những

chủ TT có trình độ chuyên môn, học vấn cao, trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp

dụng KH-KT vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách khoa học, hợp

lý và có hiệu quả hơn.

Bảng 3.10: Thông tin cơ bản của chủ trang trại năm 2014

Đơn vị tính: người

Tên chỉ tiêu Tổng số Giới tính

Nam Nữ

1. Thành phần dân tộc của chủ TT 136 123 13

- Kinh 132 119 13

- Mƣờng 4 4 0

II Trình độ chuyên môn kỹ thuật 136 123 13

1. Chƣa qua đào tạo 59 54 5

2. Đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ 35 31 4

3. Sơ cấp nghề 9 9 -

4. Trung cấp nghề 25 23 2

5. Cao Đẳng nghề 2 1 1

6. Cao Đẳng 1 1 -

7. Đại học trở lên 5 4 1

III. Nhóm tuổi 136 123 13

20-30 1 1 -

30-40 19 19 -

40-50 56 50 6

50-55 31 28 3

55-60 22 18 4

60 trở lên 7 7 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.10 cho thấy: Chủ TT chia theo giới tính: Trong 136 chủ TT có 13

chủ TT là nữ chiếm 10%; có 123 chủ TT là nam chiếm 90%. Chủ TT chia theo dân

tộc: có 132 chủ TT là dân tộc Kinh chiếm 97%; có 04 chủ TT là dân tộc Mƣờng

chiếm 3%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật có 59 chủ TT chƣa qua đào tạo chiếm

43,38%; có 35 chủ TT đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ, chiếm 25,74%; có

78

9 chủ TT đạt trình độ sơ cấp nghề, chiếm 6,61%; có 25 chủ TT đạt trình độ trung

cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, chiếm 18,38%; có 3 chủ TT đạt trình độ cao

đẳng, chiếm 2,2% và có 5 chủ TT đạt trình độ đại học trở lên, chiếm 3,69%. Nhìn

chung trình độ chuyên môn của chủ TT vẫn ở mức khiêm tốn; nhóm tuổi của chủ

trang trai chu yêu la nhom 40-50 tuôi chiêm 41%, nhóm tuổi 50-55 tuôi chiêm 23%

còn lại là các nhóm khác ; vê nhom tuôi cua chu trang trai anh hƣơng đên viêc điêu

hành của trang trại rất nhiều nhƣ phải có kinh nghiệm tổ chức sản xuất , tiêp cân vơi

thị trƣờng, dám nghĩ dám làm ….

3.2.3.2. Đất đai của các loại hình trang trại

Đất đai đƣợc sử dụng trong các loại hình TT đƣợc phỏng vấn và tổng hợp

trong bảng 3.11 nhƣ sau:

Bảng 3.11: Tình hình đất đai trong các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: ha

Các loại đất BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Diện tích đất TT 4,14 4,71 2,64 41,06 10,82 2,95

1. Đất nông nghiệp 1,97 4,71 1,85 0,16 0,50 2,71

1.1. Đất cây hàng năm 0,95 1,85 0,64 - 0,35 2,16

1.2. Đất cây lâu năm 1,02 2,86 1,21 0,16 0,15 0,55

2. Đất lâm nghiệp 1,05 - 0,18 40,90 - 0,12

3. Đất nuôi thuỷ sản 1,12 - 0,61 - 10,32 0,12

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Diện tích đất bình quân một TT trên địa bàn tỉnh là 4,14 ha, trong đó diện

tích đất nông nghiệp chiếm 47,45% và đƣợc chia đều cho cây hàng năm và cây lâu

năm; diên tich đât lâm nghiêp chiêm 25,37% phân bổ vào loại hình trang trai lâm

nghiêp là chính; diên tich đât nuôi trông thuy san chiêm 27,18% phân bổ cho 4 loại

hình TT nhƣ (trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, tổng hợp) trong đó diện tích của loại

hình TT thủy sản là chính chiếm 95,4%. Quy mô diên tich đât phu thuôc vao tƣng

loại hình trang trại . Các trang trại chăn nuôi và tổng hợp có diện tích đất thâp nhât

tƣ 2,64 - 2,95 ha/trang trai. Diên tich đât cua loai hinh trang trai lâm nghiêp 41ha la

rộng nhât do đăc thu cua loai hinh này. Nhìn chung diên tich đât đai cua cac loai

hình trang trại của tỉnh Phú Thọ là nhiều hơn theo tiêu chi về đất đai của Thông tƣ

79

27/2011/BNN&PTNT, đƣơc phân bổ cho các mô hình TT tƣơng đối phù hợp với

điều kiện đất đai của tỉnh.

Trang trai đƣơc phân theo quy mô đât đai cu thê ơ tinh Phu Tho năm 2014

đƣơc thê hiên thông qua bang 3.12 nhƣ sau:

Bảng 3.12: Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất năm 2014

Đơn vị tính: trang trại

Diên tich đât

Loại hình TT

< 5 ha 5-10 ha 10-20 ha 20-31 ha ≥ 31 ha Tông

sô TT

Trồng trọt 2 - 1 - - 3

Chăn nuôi 81 11 - - 1 93

Lâm nghiệp - - - - 3 3

Thuỷ sản 1 - 2 3 3 9

Tổng hợp 16 6 4 2 - 28

Tông công 100 17 7 5 7 136

Ty lệ (%) 73,53 12,50 5,15 3,68 5,15 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Quy mô sử dụng đất đai của các loai hinh trang trai năm 2014 nhƣ sau:

Nhóm 1, có quy mô diện tích nhỏ hơn 5 ha: Chiêm gân 74% trong tông sô

trang trai chu yêu la loai hinh trang trai chăn nuôi co 81 trang trai chiêm 81% và 34

trang trai không co diên tich đât san xuât nông lâm ngƣ nghiêp ; đứng thứ 2 là loại

hình TT tổng hợp có 16 TT chiếm 16%, còn lại là loại hình TT trồng trọt chiếm 2%

và thủy sản chiếm 1%.

Nhóm 2, có quy mô diện tích 5-10 ha: Có 17 trang trai chiêm gân 12,5%

tông sô trang trai trong đo chi co 2 loại hình đó là tran g trai chăn nuôi chiêm gân

65%, trang trai tông hơp chiêm 35%.

Nhóm 3, có quy mô diện tích 10-20 ha: có 7 TT chiêm 5,15% trong tông sô

trang trai co 3 loại hình TT nhƣ trồng trot, thủy sản, tông hơp.

Nhóm 4, có quy mô diện tích 20-31 ha: có 5 trang trai chiêm 3,7% trong tông

sô, trong đó có 3 TT thủy sản chiếm 60% và 2 TT tông hơp chiếm 40%.

Nhóm 5, có quy mô diện tích t ừ 31 ha trở lên có tổng 7 TT chiếm 5,15%

tổng số TT, số lƣợng TT đƣợc phân bổ cho 3 loại hình TT nhƣ 1 TT chăn nuôi, 3

80

TT lâm nghiệp, 3 TT thủy sản có diện tích cao nhất là TT của ông Trần Phƣơng

Thanh xã Đào Xá huyện Thanh Thủy có diện tích lên tới 208 ha; thứ hai là TT của

ông Dƣơng Hữu Thu xã Đào Xá huyện Thanh Thủy có diện tích đầm lên tới 51,28

ha; thấp nhất là TT xã Dị Nậu huyện Tam Nông là 43,5 ha.

3.2.3.3. Lao động của các loại hình trang trại

Tình hình sử dụng lao động của các loại hình TT: Lao động là yếu tố quan

trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất no se phu thuôc vao tƣng loại

hình sản xuất và trình độ trang bị tƣ liệu sản xuất để quyết định sử dụng qui mô lao

động. Lao động sử dụng trong các loại hình TT đƣợc thể hiện trong bảng 3.13:

Bảng 3.13: Lao động binh quân cua cac loai hinh trại trang năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT BQC

Bình quân theo loại hình TT

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

1. Lao động BQ 1 TT lđ 4,3 14 3,6 6,0 8,6 4,2

1.1. Lao động của TT lđ 2,6 6 2,4 2,7 3,8 2,5

1.2. Lđ thuê thƣờng xuyên lđ 1,7 8 1,2 3,3 4,8 1,7

2. Lđ thuê lúc thời vụ cao điểm lđ 4,8 17 3,6 16,0 7,8 5,4

3. Tiên thuê lđ BQ/ngƣời/ngày 1000đ 171,4 130 180,0 180,0 160,0 150,0

4. Trình độ chuyên môn của LĐ trong TT

4.1. Chƣa qua đào tạo % 74,4 78,6 66,7 55,0 84,9 90,5

4.2. Sơ cấp % 18,6 7,1 25,0 21,7 8,1 4,8

4.3. Trung cấp % 4,7 7,1 5,6 16,7 3,5 2,4

4.4. Cao đẳng % 2,3 7,1 - 5,0 2,3 2,4

4.5. Đại học % 2,3 - 2,8 - 1,2 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.13 cho thấy quy mô lao động bình quân trên một loại hình TT là 4,3

lao động trong đo phần lớn lao động chƣa qua đào tạo chiêm trên 74%, lao đông co

trình độ sơ cấp chiếm trên 19%, còn lại gần 10% là trình độ từ trung cấp trở lên .

Nhìn chung lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tiến hành SXKD .

Qua nghiên cƣu cho thấy lao động bình quân của loai hình TT trồng trọt

nhiều nhất la 14 ngƣời/TT chủ yếu là lao động chƣa qua đào tạo chiếm 79% và lao

động đi thuê chiếm gần 60% vì lao động trồng trọt cần rất nhiều nhân công chăm

sóc, ngoài ra mùa vụ bình quân mỗi TT thuê thêm 17 lao động với giá bình quân là

130 nghìn đồng/công. Đứng thứ hai là loai hình TT thủy sản lao động bình quân là

8,6 ngƣời/TT, trong đó lao động của TT chiếm 44%, còn lại là lao động đi thuê

thƣờng xuyên chiếm 56%, lao động thuê theo mùa vụ bình quân là 7,8 lao động với

tiền công là 160 nghìn đồng /công; sử dụng lao động ít nhất là trang trai chăn nuôi

chỉ có 3,6 lao động trong đó lao động TT chiếm 67%, còn lại là 33% lao động thuê

81

thƣờng xuyên, lúc vào mùa vụ thuê lao động thời vụ bình quân là 3,6 lao động với

giá bình quân là 180 nghìn đồng/công do TT chăn nuôi ứng dụng KH-KT vào trong

quy trình chăn nuôi nên sử dụng lao động rất ít.

Đặc điểm lao động của trang trại chủ yếu là lao động đi thuê cụ thể thuê trực

tiêp ngƣơi dân đia phƣơng quen biêt, trình độ thấp với giá khoảng 130-180 nghìn

đông/công, có công việc nặng nhọc hoặc vào thời vụ cao thì lên tới 200-230 nghìn

đông/công. Lao đông đƣơc cac trang trai thuê lam cac công viêc trƣc tiêp san xuât co

cả thuê làm kỹ thuật, không co TT nào thuê lao động làm quản lý. Viêc thuê mƣơn lao

đông chi đƣơc thoa thuân băng miêng giƣa ngƣơi lao đông vơi chu trang trai, ngoài tiền

công thi ngƣơi lao đông không đƣơc hƣơng bât cƣ môt chê đô nào khác.

Vê quy mô sƣ dung lao đông cua cac trang trai đƣơc phân bô cu thê cua tƣng

loại hình trang trại thể hiện qua bảng 3.14 nhƣ sau:

Bảng 3.14: Loại hình trang trại phân theo quy mô sử dụng lao đông năm 2014

Đơn vi tinh: trang trai

Lao đông

Loại hình TT <5 lđ 5-9 lđ 10-14 lđ ≥ 15 lđ Tổng

1. Trông trot - - 2 1 3

2. Chăn nuôi 75 15 2 1 93

3. Lâm nghiêp 1 2 - - 3

4. Thủy sản 2 4 1 2 9

5. Tông hơp 22 3 2 1 28

Tông công 100 24 7 5 136

Tỷ lệ (%) 73,53 17,65 5,15 3,68 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua kêt quả bảng 3.14 phân loại hình TT theo nhóm lao động sử dụng cho thấy

số lƣợng lao động sử dụng trong TT chủ yếu là nhóm dƣới 5 lao động chiếm gần 74%,

thứ hai là nhóm 5-9 lao động chiếm gần 18% còn lại là 2 nhóm từ 10-14 lao động và

nhóm trên 15 lao động với tỷ lệ thấp chủ yếu tập trung ở các loại hình thủy sản vì loại

hình này có tổng diện tích sử dụng lớn và công việc chăm sóc thƣờng xuyên.

3.2.3.4. Vốn của các loại hình trang trại

Vốn đƣợc hiểu là toàn bộ những giá trị đầu tƣ vào các quá trình hoạt động

SXKD của TT. Nhƣ vậy vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các TT sản

xuất, có vốn các trang trai mới mở rộng SXKD , mua sắm các trang thiết bị hay triển

khai các kế hoạch khác trong tƣơng lai. Yêu cầu đặt ra đối với các trang trai là cần

82

phải có sự quản lý và sử dụng hiệu quả đồng vốn bỏ ra nhằm bảo toàn và phát triển

đồng vốn, đảm bảo cho các loại hình TT ngày càng phát triển và vững mạnh.

Bảng 3.15: Tình hình đầu tƣ vốn của các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp Thủy sản

Tổng

hợp

Tổng vốn đầu tƣ của TT 1177,46 767,18 1180,15 961,58 1153,69 1243,25

1. Vốn cố định 523,74 438,39 505,80 549,47 459,25 610,43

- Vốn chủ TT 315,00 263,03 300,06 302,21 320,03 369,93

- Vốn vay 208,74 175,36 205,74 247,26 139,22 240,50

+ Vay NH, tổ chức TD 100,63 80,00 100,00 85,00 90,00 110,00

+ Vốn khác 108,12 95,36 105,74 162,26 49,22 130,50

2. Vốn lưu động 653,72 328,79 674,35 412,11 694,44 632,82

- Vốn chủ TT 351,39 174,26 356,31 255,51 460,94 329,11

- Vốn vay 302,33 154,53 318,04 156,60 233,50 303,71

+ Vay NH, tổ chức TD 205,99 120,00 220,00 145,00 160,00 190,00

+ Vốn khác 96,33 34,53 98,04 11,60 73,50 113,71

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.15 cho thây tông vôn đầu tƣ bình quân của một loại hình TT là 1,17

tỷ đồng , trong đo loai hinh TT tổng hợp có vốn đầu tƣ nhiều nhất là 1,243 tỷ đồng

và ít nhât la loai hinh TT trồng trọt chỉ với 767,2 triêu đông. Nhƣ vậy mƣc vôn đâu

tƣ binh quân môt loại hình TT nhƣ vây la tƣơng đôi cao, là lợi thế cho các chủ trang

trại mở rộng đầu tƣ phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Trong tông sô vôn SXKD cua TT thì vốn cố định chiếm 44% tông sô vôn và

vốn lƣu động chiếm 56%. Nguôn hinh thanh vôn cua các loại hình TT chủ yếu là

của TT còn lại nguồn vốn vay thì chủ yếu là huy động từ anh chị em bạn bè thân

thiêt, phần còn lại vay tƣ ngân hang , tô chƣc tin dung con han chê . Nguyên nhân la

môt sô năm gân đây viêc san xuât trong nông nghiêp gặp nhiều rủi ro nên các thủ

tục và quy định để TT tiêp cân đƣơc vôn con găp nhiêu kho khăn . Măt khac Nhà

nƣơc tập trung các chính sách cho vay thông qua ngân hang NN&PTNT ƣu tiên cho

các hộ nông dân nhằm xóa đói giảm nghèo , khăc phuc thiên tai… chƣa co chính

sách hỗ trợ vốn vay lớn cho môi TT trong tỉnh.

83

3.2.3.5. Đánh gia kêt qua và hiệu quả sản xuất kinh doanh cua loai hinh trang trai

Đê đanh gia thƣc trang vê tình hình SXKD cua các loại hình TT tác giả

nghiên cƣu các chỉ tiêu về quy mô, cơ câu GTSX, chi phi san xuât trung gian, giá trị

tăng thêm, tông chi phi san xuât va thu nhâp hôn hơp , số liệu đƣợc khảo sát từ 136

TT tỉnh Phú Thọ ở thời điểm năm 2014.

a. Giá trị sản xuất của các loại hình kinh tế trang trại

GTSX cua trang trai co sƣ khac nhau đang kê vi no phu thuôc vao qui mô ,

đăc điêm, tính chất cua loai nganh nghê, sản phẩm SXKD, măt khac cung phu thuôc

vào năng lực quản lý của chủ TT.

GTSX cua cac loai hinh TT ở tỉnh Phú Thọ đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng

3.16 nhƣ sau:

Bảng 3.16: Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu BQC

Bình quân theo loại hình TT

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp Thủy sản

Tổng

hợp

Giá trị sản xuất 1612,36 814,66 1692,00 1428,49 1648,11 1366,80

I. NLN- TS 1461,26 793,11 1614,60 1094,79 1617,61 937,80

1. Nông nghiệp 1244,83 793,11 1530,90 54,79 177,80 738,80

1.1. Trồng trọt 196,57 591,95 149,40 12,68 11,30 315,40

1.2. Chăn nuôi 1048,26 201,16 1381,50 42,11 166,50 423,40

2. Lâm nghiệp 43,00 - 16,20 1040,00 - 43,60

3. Thuỷ sản 173,43 - 67,50 - 1439,81 155,40

II. Hoạt động khác 151,11 21,55 77,40 - - 429,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.16 cho thấy: Nguồn thu chủ yếu của các TT năm 2014 là nông lâm

nghiệp thủy sản và phân bố tùy thuộc vào từng loại hình TT. Loại hình TT chăn

nuôi có GTSX cao nhất, cụ thể là 1,692 tỷ đồng thu từ nông lâm nghiệp, thủy sản

chiếm 95,43% trong đó thu từ việc chăn nuôi chiếm 90,24% trong tông sô nganh

nông nghiêp, còn lại là trông trot . GTSX đứng thứ hai là loại hình TT thủy sản đạt

1,648 tỷ đồng, chủ yếu là thu nhập từ ngành thủy sản chiếm gần 90%, còn lại ngành

nông nghiệp chiếm 10%. Tiếp theo là loại hình TT lâm nghiệp có GTSX là 1,429 tỷ

đồng trong đó ngành nông lâm thủy sản chiếm gần 77%, chủ yếu là thu từ lâm

nghiệp chiếm 95% tổng GTSX ngành nông lâm thủy sản và có kết hợp cả các hoạt

động khác chiếm 23% tổng giá trị. Thấp nhất là loại hình TT trồng trọt có tổng

GTSX là 814,66 triệu đồng, trong đó 97,3% là thu từ nguồn nông lâm thủy sản còn

thu nhập khác không có.

84

Từ số liệu trên cho thây tinh chuyên môn hoa trong SXKD cua trang trai kha

cao phù hợp theo tƣng loai hinh TT. Điêu nay chƣng to trinh đô va quy mô SXKD

của trang trại cao hơn nhiều so với kinh tế hộ và gia trại . Loại hình TT chăn nuôi

chiếm nhiều nhất trong tổng số lƣợng TT của tỉnh và cũng là loại hình TT có GTSX

cao nhất là do việc quay vòng vốn nhanh và không phụ thuộc vào tiêu chí quy mô

về han điên cho nên hƣớng mở rộng về loại hình TT chăn nuôi nhiều, đứng thứ 2 là

TT tổng hợp có xu hƣớng phát triển nguôn thu đa dang va phong phu , loại hình

trang trai nay đang co chiêu hƣơng gia tăng cung se la hƣơng mơ cho cac gia trai

phát triển để đạt đƣợc tiêu chí về GTSX.

Các loại hình trang trai đƣơc phân theo quy mô GTSX kêt quả tính toán đƣợc

thê hiên qua bang 3.17 nhƣ sau:

Bảng 3.17: Loại hình trang trai phân theo quy mô gia tri san xuât bình quân

trên trang trại năm 2014

Đơn vi tinh: trang trai

GTSX

Loại hình TT

<1

Ty đông

1-<2

Ty đông

2-<3

Ty đông

3-<5

Ty đông

≥5

Ty đông

Tông

sô TT

Trồng trọt 2 1 - - - 3

Chăn nuôi - 43 30 11 9 93

Lâm nghiệp 2 - - 1 - 3

Thuỷ sản 3 2 1 1 2 9

Tổng hợp 12 10 4 2 - 28

Tông công 19 56 35 15 11 136

Tỷ lệ (%) 13,97 41,18 25,74 11,03 8,09 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.17 cho thây tông GTSX binh quân cua cac loai hinh trang trai phô

biên ơ mƣc tƣ 1-2 tỷ đồng chiếm trên 41% trong đó có 43 TT chăn nuôi với quy mô

nhỏ chiếm 77% trong tổng số TT của nhóm này; đứng thứ hai là nhóm 2-3 tỷ đồng

chiếm gần 26% tổng số TT, chủ yếu vẫn là TT chăn nuôi; nhóm thứ 3 là từ dƣới 1

tỷ đồng chiếm 14% tổng số TT trong đó loại hình TT tổng hợp là chính vì quy mô

sản xuất loại hình này nhỏ; thấp nhất là nhóm trên 5 tỷ đồng chiếm trên 8%, trong

đó có 9 loại hình chăn nuôi điển hình, 2 loại hình thủy sản có quy mô lớn trong đó

có một TT đat mƣc GTSX hơn 10 tỷ đồng.

85

b. Chi phí trung gian của các loại hình kinh tế trang trại

Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của GTSX, bao gồm toàn bộ

chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ phuc vu cho sản xuất . Trong chi phí trung

gian không bao gồm khấu hao tài sản cố định va công cua TT.

Chi phi trung gian trong trang trai rât kho xac đinh môt cach chinh xac , môt

măt do đăc điê m SXKD nông nghiêp trinh đô SXKD cua trang trai con la trang trai

gia đinh, măt khac do trinh đô hạch toán SXKD cua cac trang trai con đơn sơ do vây

rât kho đê tach đƣơc từng loại chi phí trung gian môt cach chinh xac .

Kêt qua điêu tra vê chi phi trung gian la chi phi vât chât đƣơc thê hiên cu thê

qua bang 3.18 nhƣ sau:

Bảng 3.18: Chi phí trung gian của các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Chi phí trung gian 893,84 408,49 922,33 512,21 922,78 882,81

I. Nông, lâm, thuỷ sản 771,22 392,63 864,97 382,73 898,84 501,00

1. Nông nghiệp 660,06 392,63 821,50 26,84 92,54 402,77

1.1. trồng trọt 108,28 297,22 94,31 6,07 6,10 178,25

1.2. Chăn nuôi 551,78 95,41 727,19 20,77 86,44 224,53

2. Lâm nghiệp 14,03 - 5,67 355,89 - 11,20

3. Thuỷ sản 97,12 - 37,80 - 806,29 87,02

II. Hoạt động khác 122,62 15,86 57,36 129,48 23,94 381,81

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Chi phí trung gian bình quân của một loại hình TT là 893,84 triệu đồng trong

đó chi cho ngành nông lâm thủy sản chiếm 86,28% còn lại chi cho ngành khác. Chi

phí trung gian cao nhất là loại hình TT thủy sản là 922,78 triêu đồng với t ổng quy

mô lớn việc đầu tƣ tiền thuê diện tích mặt nƣớc, chi phí mua cá giống, thức ăn…

cao; đứng thứ 2 là loại hình TT chăn nuôi có mức chi phí 922,33 triêu đồng do chi

phí giống và thức ăn của lợn tăng cao, thứ 3 là loại hình TT tông hơp là 882,81 triệu

đồng, thấp nhất là loại hình TT trông trot với 408 triêu đồng. Nhìn chung là chi phí

86

trung gian cho SXKD của các loại hình TT tƣơng đôi cao , do vậy các chủ hộ hoặc

chủ gia trại muốn đầu tƣ thành TT cần lƣợng vốn lớn.

c. Giá trị tăng thêm của các loại hình kinh tế trang trại

Giá trị tăng thêm của các loại hình TT đƣợc tính toán thể hiện qua bảng 3.19

nhƣ sau:

Bảng 3.19: Giá trị tăng thêm của các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Giá trị tăng thêm 718,52 406,17 769,67 916,28 725,33 483,99

I. Nông, lâm, thuỷ sản 690,03 400,48 749,63 712,06 718,77 436,8

1. Nông nghiệp 584,76 400,48 709,40 27,95 85,26 336,03

1.1. Trồng trọt 88,29 294,73 55,09 6,61 5,20 137,15

1.2. Chăn nuôi 496,48 105,75 654,31 21,34 80,06 198,87

2. Lâm nghiệp 28,96 - 10,53 684,11 - 32,40

3. Thuỷ sản 76,31 - 29,70 - 633,52 68,38

II. Hoạt động khác 28,48 5,69 20,04 204,22 6,56 47,19

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.19 cho thấy giá trị tăng thêm của từng loại hình TT có sự khác nhau

nó không chỉ phụ thuộc vào GTSX mà còn phục thuộc vào cả chi phí trung gian,

nếu loại hình TT đạt GTSX lớn nhƣng chi phí trung gian cao thì phần giá trị tăng

thêm thấp và ngƣợc lại. Do vậy đối với các loại hình TT của tỉnh Phú Thọ, loại hình

TT lâm nghiệp có giá trị tăng thêm cao nhất là 916 triệu đồng, mặc dù GTSX cao

thứ 3 trong 5 loại hình TT nhƣng các chi phí trung gian của loại hình này gần thấp

nhất; thứ hai là loại hình TT chăn nuôi đạt 770 triệu đồng/năm mà với GTSX và chi

phí trung gian cao nhất, giá trị gia tăng thấp nhất vẫn là loại hình TT trồng trọt vì

87

loại hình này có GTSX và chi phí trung gian thấp nên phần chênh lệch thấp nhất

trong 5 loại hình TT.

d. Tổng chi phí sản xuất của các loại hình kinh tế trang trại

CPSX của các loại hình TT ở tỉnh Phú Thọ đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng

3.20 dƣới đây:

Bảng 3.20: Tông chi phi san xuât của các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Tông chi phi san xuât 1.172,39 423,61 1.292,10 661,77 980,71 971,34

I. Nông, lâm, thuỷ sản 1.047,35 407,41 1.233,87 500,15 956,03 584,37

1. Nông nghiệp 928,34 407,41 1.187,25 34,48 125,27 478,07

1.1. Trồng trọt 110,04 304,53 95,89 6,17 6,27 180,68

1.2. Chăn nuôi 818,30 102,88 1.091,36 28,31 119,00 297,39

2. Lâm nghiệp 18,94 - 7,67 465,67 - 16,63

3. Thuỷ sản 100,07 - 38,95 - 830,77 89,67

II. Hoạt động khác 125,04 16,20 58,23 161,62 24,68 386,97

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.20 cho thây tông chi phi cua cac loai hinh trang trai la tƣơng đối cao,

bình quân chung đạt 1.172,39 triêu đông/TT, do chi phí cho loại hình TT chăn nuôi

cao va sô lƣơng TT này chiêm đa sô trong 5 loại hình TT, làm cho tông chi phi binh

quân chung của các loại hình TT là khá cao . Tông chi phi cao nhât la loai hinh TT

chăn nuôi la gân 1,3 tỷ đồng , đƣng thứ 2 là TT thủy sản gần 981 triệu đông, thâp

nhât vân la TT trông trot gân 424 triêu đông . Nhìn chung tông chi phi cua cac loai

hình TT là cao , chủ yếu là chi phí trung gian , còn chi phí khấu hao tài sản cố định

và công cu dung cu là không đang kê, các TT không phai nôp thuê vi cac san phâm

88

không qua chê biên . Do vậy các chủ TT cần nghiên cứu giảm chi phí trung gian để

giảm giá thành thích nghi với sự biến động của giá cả thị trƣờng nhằm tối đa hóa

thu nhập của TT.

e. Thu nhâp hôn hơp của các loại hình kinh tế trang trại

Bảng 3.21: Thu nhâp hôn hơp của các loại hình trang trại năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp Thủy sản

Tổng

hợp

Tổng thu nhâp hôn hơp 439,96 391,05 422,40 766,72 667,40 395,46

I. Nông, lâm, thuỷ sản 413,90 385,70 403,23 594,64 661,58 353,43

1. Nông nghiệp 316,49 385,70 366,15 20,31 52,53 260,73

1.1. Trồng trọt 86,53 287,42 76,01 6,51 5,03 134,72

1.2. Chăn nuôi 229,96 98,28 290,14 13,80 47,50 126,01

2. Lâm nghiệp 24,05 - 8,53 574,33 - 26,97

3. Thuỷ sản 73,36 - 28,56 - 609,04 65,73

II. Hoạt động khác 26,06 5,35 19,17 172,08 5,82 42,03

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bang 3.21 cho thây thu nhâp hôn hơp bình quân của các loại hình TT đạt

440 triệu đồng, trong đó loại hình trang trai lâm nghiêp có thu nhập hỗn hợp cao nhất

là 767 triệu đồng, thứ hai là loại hình TT thủy sản có thu nhập hỗn hợp đạt trên 667

triêu đông, thƣ 3 là loại hình trang trại chăn nuôi là 422 triêu đông, thâp nhât la loai

hình trang trại trồng trọt và loại hình TT tổng hợp chỉ đạt gần 400 triêu đông. Tuy thu

nhâp hôn hơp cua TT chăn nuôi thâp hơn so với TT trồng lâm nghiệp và TT thủy sản

nhƣng lai đƣơc phat triên nhiêu vì đôi vơi loại hình TT này không cân yêu tô vê han

điên va sƣ quay vong vôn trong năm nhanh hơn so vơi 4 loại hình TT còn lại.

g. Đanh gia hiêu qua kinh tê cua cac loai hinh trang trai

Hiêu qua kinh tê (HQKT) thuôc pham tru kinh tê phan anh chât lƣơng cua qua

trình sản xuất, đƣợc xác định bằng cách so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra.

HQKT quyêt đinh lơi ich cua chu TT nhƣ sau: trong san xuât kêt qua thu đƣơc

trƣ đi chi phi bo ra, kêt qua cang cao thi san xuât co hiêu qua va ngƣơc lai, chính phần

dƣ đo la lơi ich cua chu trang trai. Ngoài ra, việc xác định HQKT qua sô tƣơng đôi đê

biêt đƣơc sƣ hơn kem giƣa các loại hình trang trại với nhau.

89

Đê xac đinh HQKT của TT thì có nhiều cách xác định khác nhau nhƣng

trong bang 3.22 tác giả xin so sanh hiêu qua cua cac chi tiêu sau:

- Hiệu quả đồng vốn (GO, VA, MI/IC): Là chỉ phản ánh GTSX, giá trị tăng thêm

hay thu nhâp hôn hơp do 1 đồng chi phí (IC) tạo ra, chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ hiệu

quả đồng vốn càng cao, tình hình sử dụng vốn càng tốt. Công thức tính chỉ tiêu (ở

phần tổng quan tài liệu). Từ công thức tính, ta tính cho từng sản phẩm rồi tổng hợp

chung cho từng loại hình trong từng TT.

- Tỷ suất sư dung đât (GO, VA, MI/DT): Là chỉ phản ánh GTSX, giá trị tăng

thêm hay thu nhâp hôn hơp do 1 đơn vi diên tich tạo ra , chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ

hiệu quả sƣ dung đât càng cao, tình hình khai thac đât càng tốt.

- Tỷ suất sư dung lao đông (GO, VA, MI/LĐ): Đây là chỉ tiêu phản ánh GTSX,

giá trị tăng thêm , thu nhâp hôn hơp thu đƣợc do lao động tạo ra trong năm , là cơ

sở để đánh giá mức sống TT.

Bảng 3.22: Hiêu qua kinh tê của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT BQC Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

1. GO/IC lân 1,80 1,99 1,83 2,79 1,79 1,55

2 VA/IC lân 0,80 0,99 0,83 1,79 0,79 0,55

3. MI/IC lân 0,49 0,96 0,46 1,50 0,72 0,45

4. GO/DT Trđ/ha 130,03 172,96 687,80 34,79 152,32 463,32

5. VA/ DT Trđ/ha 57,95 86,24 312,87 9,16 67,04 164,06

6. MI/ DT Trđ/ha 35,48 83,03 171,71 7,67 6,67 134,05

7. GO/lđ Trđ/lđ 371,79 58,19 470,00 238,08 191,64 325,43

8. VA/ lđ Trđ/lđ 165,68 29,01 213,80 152,71 84,34 115,24

9. MI/ lđ Trđ/lđ 101,45 27,93 117,33 127,79 77,60 94,16

10. Tỷ suất giá trị

hàng hóa % 97,00 98,00 99,00 97,00 98,00 95,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Hiệu quả của các chỉ tiêu đƣợc mô tả qua các biểu đồ sau:

90

Biểu đồ 3.3: Hiệu quả kinh tế trên đồng chi phí trung gian của các loại hình KTTT

Biểu đồ 3.4: Hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích của các loại hình KTTT

Biểu đồ 3.5: Hiệu quả kinh tế trên lao động của các loại hình KTTT

Qua bang 3.22 cho thây đánh giá hiệu quả từng chỉ tiêu nhƣ sau:

91

Tính hiệu quả trên đồng chi phí trung gian thì đối với loại hình TT lâm

nghiêp la cao nhât , nghĩa là bỏ ra 1 đông chi phi trung gian thu đƣơc 2,79 đông

GTSX, thu đƣơc gia tri tăng thêm la 1,79 đông, thu nhâp hôn hơp la 0,46 đông,

nguyên nhân là đối với loại hình TT lâm nghiệp đầu tƣ chi phí thấp do đặc điểm của

loại cây lâm nghiệp nên hiệu quả trên đồng vốn cao ; hiêu qua thƣ 2 là loại hình TT

trồng trọt cƣ bo ra 1 đông chi phí trung gian thu đƣợc 1,99 đông GTSX, 0,99 đông

giá trị tăng thêm và 0,96 đông thu nhâp hôn hơp là do việc đầu tƣ giống và phân

bón của các loại cây trồng thấp và trong đó chƣa tính yếu tố lao động của chủ TT;

hiêu qua trên đông chi phi trung gian đứng thứ 3 là loại hình TT thủy sản khi bỏ ra

một đồng chi phí trung gian thu đƣợc 1,79 đồng GTSX, thu đƣợc 0,79 đồng GTSX

trị tăng thêm và thu nhập hỗn hợp là 0,72 đồng; thứ 4 là loại hình TT chăn nuôi, cứ

bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì TT chăn nuôi thu đƣợc 1,83 đồng GTSX, 0,83

đồng giá trị tăng thêm và 0,46 đồng thu nhập hỗn hợp, thu nhập hỗn hợp của loại

hình chăn nuôi bằng một nửa của giá trị tăng thêm là do trong chăn nuôi tính khấu

hao tài sản cố định nhiều. Hiệu quả trên đồng chi phí trung gian thâp nhât la loai hinh

trang trai tông hơp, cƣ bo ra 1 đông chi phi trung gian thu đƣơc gia tri san xuât la 1,55

đông, giá trị tăng thêm đƣợc 0,55 đông, thu nhâp hôn hơp thu đƣơc 0,45 đông nguyên

nhân đạt đƣợc hiệu quả trên đồng chi phí trung gian thấp là loại hình TT tổng hợp sản

xuất đa dạng các loại cây con không tập trung chuyên môn hóa cao nên tất cả các chi

phí vào sản xuất đều cao hơn so với các loại hình TT chuyên môn khác.

Mặt khác cho thây năng suât sƣ dung đât trong TT chăn nuôi co hiêu qua cao

nhât, cụ thể GTSX thu đƣơc 687,8 triêu đông /ha, giá trị tăng thêm 312,87 triêu

đông/ha, thu nhâp hôn hơp đat cao nhât la 171,71 triêu đông/ha, do các loại hình TT

này có diện tích đất sản xuất thấp; Hiệu quả sử dụng đất đứng thứ 2 là loại hình TT

tổng hợp, thu nhập trên 463 triệu đồng/ha, giá trị tăng thêm thu đƣợc 164 triệu/ha,

thu nhập hỗn hợp thu đƣợc 134 triệu đồng/ha nguyên nhân đạt hiệu quả cao cũng

gần giống với loại hình TT chăn nuôi là do diện tích đất sản xuất ít, thu nhập từ

chăn nuôi và các loại khác nhiều nên hiệu quả cao; Đối với loại hình TT trồng trọt

có diện tích đất sản xuất tƣơng đối cao nhƣng biết kết hợp cả với chăn nuôi và các

hoạt động khác nên hiệu quả trên đơn vị diện tích khá cao, cụ thể thu nhập là 172,96

triệu đồng/ha, giá trị tăng thêm là trên 86 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp đạt đƣợc là

trên 58 triệu đồng/ha. Năng suất sử dụng đất thấp nhất là loại hình TT lâm nghiệp, vì

loại hình này có diện tích đất sản xuất lớn, ít nhất sau 5 năm mới đƣợc thu hoạch, do

vậy GTSX chia bình quân cho các năm đạt rất thấp, dẫn đến năng suất đất thấp,

92

GTSX chỉ đạt đƣợc gần 35 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 9,16 triệu đồng/ha, thu

nhập hỗn hợp đạt đƣợc là gần 8 triệu đồng/ha.

Đối với hiệu quả lao động trong TT cụ thể nhƣ sau: Loại hình TT chăn nuôi

có hiệu quả sử dụng lao động là cao nhất mỗi năm một lao động thu đƣợc GTSX là

470 triệu đồng, giá trị tăng thêm là 214 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp là trên 117

triệu đồng, hiệu quả lao động của loại hình này cao là số lao động bình quân đƣợc

sử dụng là thấp nhất mà GTSX đạt cao nhất, mặt khác trong loại hình này còn sử

dụng nhiều dụng cụ máy móc tự động, do vậy mà tinh giảm đƣợc lao động thủ

công. Hiệu quả thứ 2 là loại hình TT tổng hợp, cứ mỗi một lao động thu đƣợc

GTSX là trên 325 triệu đồng, giá trị tăng thêm là trên 115 triệu đồng, thu nhập hỗn

hợp là trên 94 triệu đồng, vì trong loại hình này thu nhập từ ngành chăn nuôi cao nên

số lƣợng lao động đƣợc giảm đáng kể. Hiệu quả thấp nhất là loại hình TT trồng trọt,

vì trong trồng trọt với địa thế đất đai của TT ở tỉnh Phú Thọ chƣa áp dụng đƣợc nhiều

máy móc vào trong quá trình sản xuất nên phải sử dụng nhiều lao động thủ công dẫn

đến hiệu quả trên đồng chi phí thì cao nhƣng đối hiệu quả lao động thấp.

Qua điêu tra va phân tich sô liêu còn cho thây ty suât gia tri hang hoa cua TT

đat rât cao, thê hiên sƣ chuyên môn hoa cua cac loai hinh TT, giá trị đạt đƣợc từ 95-

98% điêu đo co nghĩa rằng các TT đa va đang tƣ minh giai quyêt phân lơn cac nhu

câu SXKD cua TT.

Nhìn chung đánh giá ở các góc độ khía cạnh HQKT cho thây môi loai hinh

đều đạt đƣợc một mặt hiệu quả nhất định , nhƣng hiêu qua đông đê u ca vê sƣ dung

đông vôn, sƣ dung diên tich đât canh tac va sƣ dung lao đông thi loai hinh TT chăn

nuôi la hiêu qua cao nhât , đat đƣơc 2 trong 3 chỉ tiêu , đƣng thƣ 2 là loại hình TT

tông hơp. Hiệu quả có 2 trong 3 tiêu chí thấp nhất là loại hình TT thủy sản. Do vây

các hộ và các gia trại đang hƣớng phát triển TT chăn nuôi va TT tông hơp.

3.2.4. Ý kiên cua chu trang trai về việc mở rộng quy mô sản xuất trang trại

Đê phat triên KTTT theo hƣớng bền vững cân p hải chú trọng đến việc mở

rộng quy mô SXKD của TT, việc mở rộng quy mô của mỗi loại hình TT có sự khác

nhau đƣơc tông hơp thông qua bang 3.23. Để phát triển KTTT thì việc giải quyết

các khó khăn tồn tại là hết sức quan trọng. Theo các chủ TT, vấn đề khó khăn nhất

trong phát triển KTTT là chỉ tiêu về tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ sản xuất , đào tạo

kiến thức vê KH-KT và kỹ năng quản lý . Măc du sơ nông nghiêp va trung tâm

93

khuyên nông tinh Phu Tho cung đa co nhiêu chƣơng trinh tâp huân cho cac hộ nông

dân trong linh vƣc san xuât nông nghiêp nhƣng chƣa co cac lơp tâp huân riêng vê

kỹ thuật cho các chủ TT trong toan bô ca tinh. Đê phat triên va mơ rông TT, chủ TT

mong muôn Nha nƣơc va cac cơ quan chƣc năng co liên kêt 4 nhà (Nhà nƣớc, khoa

học, doanh nghiệp, TT) làm sao giúp cho nguyện vọng của chủ TT vê nhƣng vân đê

KH-KT, khâu tiêu thu san phâm đê yên tâm mơ rông quy mô SXKD.

Bảng 3.23. Y kiến của các chủ trang trại về phát triên kinh tê trang trại

Chỉ tiêu

Tổng

số

(TT)

Ty lệ

(%)

Số lƣợng theo loại hình TT (%)

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Tổng số trang trại 136 100,00 2,21 68,38 2,21 6,62 20,59

1. Đầu tư mở rộng SX

- Nông nghiệp 6 4,41 50,00 - - - 50,00

- Thuỷ sản 64 47,06 1,56 43,75 3,13 14,06 37,50

- Lâm nghiệp 6 4,41 - - 33,33 - 66,67

- Chăn nuôi 127 93,38 1,57 73,23 2,36 7,09 15,75

2. Nguyện vọng

- Đào tạo kiến thức KHKT

và kỹ năng quản lý 135 99,26 2,22 68,89 1,48 6,67 20,74

- Đƣợc cấp GCN quyền

SD đất 24 17,65 - 37,50 8,33 33,33 20,83

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

3.3. Phân tich cac yếu tô anh hƣơng tơi phát triển kinh tê trang trai theo

hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên

KTTT có 5 loại hình rất đa dạng về loại cây con có đặc tính khác nhau lại có

tính thích ứng với từng tiểu vùng khí hậu, tính chất đất đai khác nhau. Điều kiện tự

nhiên ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển KTTT theo hƣớng bền vững. Tỉnh Phú

Thọ có diện tích 353.456,09 ha, trong đó diện tích đất đƣợc khai thác sử dụng để

phát triển KTTT là 84,11% trong đó đất nông nghiệp chiếm 33,53%, đất lâm nghiệp

là 48,31%, diện tích mặt nƣớc phát triển thủy sản rất khiêm tốn chiếm 2,26%.

Các yếu tố đất đai, nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí, và các hiện tƣợng

đặc biệt của thời tiết nhƣ giông bão, sƣơng muối, mƣa đá ảnh hƣởng lớn đến sinh

trƣởng của các loại cây và con trong loại hình TT, làm giảm năng suất, sản lƣợng

và mẫu mã, phẩm chất bên trong của sản phẩm thu hoạch đƣợc.

94

Khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trƣởng và phát triển đa dạng hóa các

loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng suất và

chất lƣợng cao. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa tập trung vào mùa hè là điều kiện hình

thành lũ cƣờng ở những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống nhân

dân. Vùng miền núi phía Tây thƣờng xuất hiện sƣơng muối vào mùa đông nên tác

động xấu tới sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống con ngƣời.

3.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn và kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan

trọng tác động và ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển KTTT trên các phƣơng diện

nhƣ: Hạn chế giao lƣu hàng hóa, cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua

bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin thị trƣờng của các

TT. Phú Thọ là tỉnh có diện tích rộng, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các huyện

miền núi còn nhiều yếu kém, chƣa đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, hệ thống

thông tin liên lạc, điện lƣới đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn bất cập.

Kết quả đánh giá của chủ TT về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn đƣợc

thể hiện ở bảng 3.24 nhƣ sau:

Bảng 3.24. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu cơ sở hạ tầng Tốt Bình thƣờng Yếu

- Đƣờng giao thông 25,74 30,14 44,12

- Hệ thống điện 33,82 38,24 27,94

- Hệ thống thủy lợi 30,88 35,30 33,82

- Hệ thống chợ 44,12 31,62 24,26

- Hệ thống thông tin 58,82 36,03 5,15

- Xử lý rác thải 17,65 30,15 52,20

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả phỏng vấn các chủ TT năm 2014, cho thấy hệ thống cơ sở hạ

tầng phục vụ cho sản xuất của TT đƣợc phân đều ở ba mức tốt, bình thƣờng và yếu.

Theo đánh giá của 136 TT đƣợc phỏng vấn về cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở nông

thôn bao gồm 6 chỉ tiêu. Chỉ tiêu đƣợc đánh giá cao nhất là hệ thống thông tin có

59% ý kiến TT đánh giá tốt 5% ý kiến đánh giá yếu; chỉ tiêu hệ thống chợ cũng

đƣợc đánh giá cao vì hiện nay mỗi xã đều xây dựng chợ để hoàn thiện tiêu chí của

chƣơng trình nông thôn mới nhƣng với quy mô chợ bé cũng không đáp ứng đƣợc

với khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn của TT; chỉ tiêu về hệ thống thủy lợi thì đối với

các TT ở vùng bằng phẳng đƣợc đánh giá là tốt còn lại đánh giá ở mức bình thƣờng

và số ít TT ở vùng sâu thì đánh giá là yếu; chỉ tiêu về điện lƣới nhìn chung cũng

95

bình thƣờng và tốt nhƣng 28% số TT ở khu vực xa trung tâm thì điện yếu và thƣờng

xuyên mất ở mùa khô hạn đánh giá là yếu do đó các TT này chỉ sử dụng các máy

móc thô sơ; chỉ tiêu về xử lý rác thải ở khu vực nông nghiệp nông thôn vẫn là vấn

đề nan giải mà vẫn chƣa có hƣớng giải quyết, hầu nhƣ chƣa có hệ thống xử lý rác

thải nên mục này 52% số TT đƣợc đánh giá là yếu.

3.3.3. Yếu tố thị trường

Thị trƣờng là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những ngƣời mua và

ngƣời bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Việc xác định nên mua hay bán hàng hoá và

dịch vụ với khối lƣợng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định.

* Cách tiếp cận thông tin thị trƣờng đầu vào và đầu ra

Thông tin thi trƣơng vê cac yêu tô liên quan đên tiêu thu san phâm cua trang

trại có ý nghĩa rất quan trọng. Đê nghiên cƣu vân đê nay chung ta co thê xem xet cac

sô liêu ơ bang 3.25 vê mƣc đô cac trang trai tiêp cân cac loai thông tin thi trƣơng.

Bảng 3.25: Mức độ tiêp cân thi trƣơng đầu vào và đầu ra cua cac loai hinh

trang trai ở tỉnh Phu Tho năm 2014

ĐVT: %

Loại hình TT Mƣc đô

phản ánh

Mua vât

tƣ nông

nghiêp

Mua may

móc thiết

bị NN

Thuê lao

đông

Thông

tin thi

trƣơng

Thông

tin khoa

học

Tiêu thu

sản phẩm

1.Trông trot Dê 100,0 100,0 66,7 96,8 100,0 95,7

Khó - - 33,3 3,2 - 4,3

2.Chăn nuôi Dê 100,0 100,0 73,1 96,8 100,0 95,7

Khó - - 26,9 3,2 - 4,3

3. Lâm Nghiêp Dê 100,0 100,0 33,3 100,0 100,0 100,0

Khó - - 66,7 - - -

4.Thủy sản Dê 55,6 100,0 44,4 66,7 33,3 66,7

Khó 66,7 - 55,6 33,3 66,7 33,3

5. Tông hơp Dê 89,3 92,9 89,3 71,4 57,1 57,1

Khó 10,7 7,1 10,7 28,6 42,9 42,9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.25 cho thây, các chủ TT ý kiến răng vơi cơ chê thi trƣơng nhƣ hiện

nay thì việc mua vật tƣ nông nghiệp , thuê lao đông va tim kiếm thông tin KH-KT là

rât thuân lơi , điêu nay thê hiên tinh săn co va mƣc đô canh tranh cao ơ thi trƣơng

này. Tuy chi co 2 loại hình TT là thủy sản và tổng hợp có một số ý kiến cho rằng

găp kho khăn đôi vơi viêc tiêu thu sản phẩm nông nghiệp, viêc tiêp cân thông tin thi

trƣơng, các thông tin trên thị trƣờng bị pha loãng và không xác định đƣợc nguồn

thông tin tin cây. Do vây thi trƣơng đâu ra cua san phâm nông nghiêp anh hƣơng rât

mạnh đến phát triển KTTT.

96

* Hình thức tiêu thụ , phƣơng thƣc ban hang va thi trƣơng tiêu thu cua TT

đƣơc cac chu TT đanh gia va thê hiên thông qua bang 3.26 nhƣ sau:

Bảng 3.26: Hình thức tiêu thụ và giá bán sản phẩm của loại hình trang trại

ở tỉnh Phú Thọ năm 2014

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu

Số lƣợng theo loại hình TT

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

1 Mƣc đô chê biên SP đê ban

- Bán thô 100 100 67 100 100

- Sơ chế - - 33 22 36

- Tinh chê - - - - -

2 Phƣơng thức bán

- Trực tiếp 33 11 33 28 100

- Qua trung gian 67 89 67 78 100

3 Giá bán

- Hợp lý 33 15 33 22 29

- Chƣa hợp lý 67 85 67 78 71

4 Thị trƣờng tiêu thụ

- Trong huyên 100 15 33 100 100

- Trong tinh 100 25 67 100 100

- Ngoài tỉnh 100 38 33 67 100

- Xuât khâu - 65 - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.26 cho thấy sản phẩm sản xuất ra của các TT về cơ bản là sản phẩm

hàng hoá, điều đáng nói ở đây: sản phẩm đem bán chủ yếu là sản phẩm thô chƣa qua

chế biến còn sản phẩm qua sơ chế thì chiếm tỷ trọng ít. Tỷ lệ sản phẩm bán gián tiếp

chiêm tỷ lệ cao va tuy thuôc vao từng loại hình TT. Điêu nay chƣng to cac TT vân

còn rất bị động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm , trong nhiêu trƣờng hợp sản phẩm

của TT bị bên mua ép giá thƣờng xuyên xẩy ra, hơn nữa giá bán còn thấp, điều này

97

ảnh hƣởng đáng kể đến thu nhập của TT. Phạm vi tiêu thụ sản phẩm của các loại hình

TT chiếm 50% thị trƣờng trong tinh, còn lại tiêu thụ ở các tỉnh lân cận, số lƣợng sản

phẩm xuât khâu còn rât han chê, chỉ một số sản phẩm của loại hình TT chăn nuôi lơn.

Qua đanh gia tinh hinh tiêu thu san phâm đa phản ánh một thực trạng đó là

khả năng sản xuất sản phẩm đủ về sô lƣơng đê xuât khâu là rât nho. Mặt khac vân

đề tổ chức các hoạt động tiêu thụ , hê thông kênh phân phôi va sƣ trơ giup cua Nha

nƣơc tƣ Trung ƣơng đên đia phƣơng trong viêc tô chƣc tiêu thu san phâm cho cac

trang trai chƣa đƣợc quan tâm đúng tầm.

* Mức độ tiếp cận thông tin thị trƣờng của các loại hình trang trại đƣợc thể

hiện bảng 3.27.

Bảng 3.27: Mƣc đô tiêp cân thi trƣơng cua cac loai hinh trang trai năm 2014

Đơn vị tính:%

STT Loại thông tin Đầy đủ Có mức độ Không tiêp cận đƣơc

1 Giá cả hàng hóa 73,53 14,71 11,76

2 Nơi tiêu thu 38,24 52,94 8,82

3 Quy mô thi trƣơng 25,74 58,82 14,71

4 Chât lƣơng san phâm đoi hoi 60,29 22,06 17,65

5 Phƣơng thƣc mua ban 84,56 8,09 7,35

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bang 3.27 cho thấy việc tiếp cận thông tin về phƣơng thức mua bán của chủ

TT nắm đầy đủ nhất đạt gần 85%, thông tin về chất lƣợng sản phẩm đòi hỏi tiếp cận

tƣơng đối đầy đủ. Còn thông tin về nơi tiêu thụ, quy mô thị trƣờng tiếp cận thông tin có

mức độ trung bình. Do vây cac chu TT chƣa biêt phai quyêt đinh mơ rông quy mô nhƣ

thê nao cho phu hơp vơi nhu câu ngƣơi tiêu dung.

* Các nguồn thông tin mà chủ trang trại tiếp cận ở kênh thông tin nào là chủ

yêu thi đƣơc khao sat va tông hơp trong bang 3.28 nhƣ sau:

98

Bảng 3.28: Kênh tiêp cân thông tin cua cac loai hinh trang trai năm 2014

Đơn vị tính:%

STT Kênh thông tin

Ty lệ trang

trại tiêp cận

nguôn thông

tin

Đanh gia mƣc đô va chât lƣơng

thông tin

Đầy đủ Có mức độ Ngheo nàn

1 Truyên hinh 39,71 44,44 48,15 7,41

2 Sách báo, tạp chí 34,56 34,04 42,55 23,40

3 Đài 30,15 19,51 41,46 39,02

4 Internet 89,71 90,16 8,20 1,64

5 Khuyên nông 80,88 33,64 39,09 27,27

6 Thƣơng lai 42,65 25,86 44,83 29,31

7 Bạn bè, họ hàng 22,06 70,00 16,67 13,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Nguôn tiêp câ n thông tin cua chu TT rât đa dang phong phu , trong đo cao

nhât la thông tin tƣ internet chiếm 90%, thông qua phƣơng tiện này cho biêt cac

thông tin môt cach nhanh nhất, đây đu nhât , thƣ 2 là kênh từ khuyến nông , tiêp theo

là truyên hình, thƣơng lai… Khi đanh gia vê chất lƣơng của thông tin phân đa cac

chủ TT cho răng lƣơng thông tin ơ mƣc đô chƣa đây đu lăm , có nhiều kênh thông

tin con ngheo nan đăc biêt la đài, thƣơng lai, bạn bè, họ hàng. Nhìn chung cá c chủ

TT tiêp cân kênh thông tin thi trƣơng chu yêu la tƣ internet, khuyên nông la kênh

thông tin trƣc tiêp chinh thông . Vơi mƣc đô tiêp cân cac kênh thông tin nhƣ vây đã

ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động SXKD của các loại h ình TT. Rõ ràng tính chất đa

dạng và mức độ đầy đủ của thông tin đã trở thành nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến

các quyết định trong SXKD của TT.

* Các yếu tố liên quan đến sản phẩm ảnh hƣởng rất nhiều đến thị trƣờng đầu

ra của TT, đƣơc phan anh thông qua bang 3.29 nhƣ sau:

99

Bảng 3.29: Các yếu tố liên quan đến thị trƣờng đầu ra của

loại hình trang trai năm 2014

Đơn vị tính: %

STT Yêu tô nghiên cƣu

Mƣc đô quan tâm đên cua

trang trai

Cao Trung binh Thâp

1 Chât lƣơng san phâm 83,09 10,29 6,62

2 Độ an toàn của sản phẩm 61,03 25,74 13,24

3 Chê biên, bảo quản sản phẩm 50,00 35,29 14,71

4 Bao bi, mâu ma san phâm 50,74 49,26 -

5 Ghi chep sô sach va tinh toan CPSX 80,88 11,76 7,35

6 Thông tin thi trƣơng 100,00 - -

7 Thông tin KHKT nông nghiêp 86,76 8,82 4,41

8 Tìm kiếm sản phẩm mới 78,68 11,76 9,56

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua bang trên cho thây cac TT đa rât quan tâm đên chât lƣơng san phâm , các

thông tin thi trƣơng, KH-KT, viêc ghi chep sô sach đê hach toan CPSX và tìm kiếm

sản phẩm mới. Đây la măt tich cƣc cua cac loai hinh TT trong đo phải kể đến là yếu

tố tiêp cân vơi thông tin thị trƣờng . Tuy nhiên ty lê sô trang trai it quan tâm hoăc

thơ ơ vơi khâu chê biên san phâm va hinh thƣc bao bi san phâm , các chủ TT chƣa

thực sự quan tâm nhiều đến mức độ an toàn sản phẩm, đây cung la những hạn chế

của các loại hình TT điều này khiến cho các sản phẩm của các loại hình TT không

xuât khâu đƣơc sản phẩm.

3.3.4. Yếu tố về vốn

Trong phát triển KTTT theo hƣớng bền vững thì vốn có vai trò đặc biệt và

cũng là yếu tố quyết định cho các gia trại và TT mở rộng thêm quy mô để PTBV tức

là các trang trại cần phải có vốn để đầu tƣ áp dụng KH-KT mới để phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Do vậy nhiều chủ TT đã tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín

dụng, góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn. Tuy nhiên, cho đến nay số lƣợng

TT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi không nhiều; số lƣợng

vốn đƣợc vay ít bình quân khoảng 20 triệu đồng/TT, thời hạn vay vốn từ 6 - 12 tháng

100

phải đáo hạn một lần. Theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP, các chủ TT đƣợc vay tối

đa 500 triệu đồng để tiến hành SXKD, nhƣng hầu nhƣ không có TT nào tiếp cận

đƣợc với số lƣợng vốn nhƣ trên: Lý do là những TT mới thì không có gì để thế chấp,

trừ loại hình TT chăn nuôi thì việc quay vòng vốn rất khó để đáo hạn. Cho nên vốn

đầu tƣ của các loại hình TT chủ yếu tự có, phần còn thiếu huy động nhiều kênh,

kênh huy động ở ngân hàng chiếm rất ít trong tổng số vốn TT, do thời gian vay vốn

ngắn và mức vay không nhiều.

Theo kết quả phỏng vấn năm 2014, hầu hết các chủ TT đều có nhu cầu tiếp tục

mở rộng SXKD nhƣng khó tiếp cận các nguồn vốn vay ƣu đãi. Mặt khác số tiền vay

vốn không nhiều nên việc mở rộng sản xuất của chủ TT gặp nhiều khó khăn. Mức độ

khó khăn trong huy động vốn đƣợc thể hiện qua bảng 3.30 nhƣ sau:

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những khó khăn cũng tƣơng đối đồng

đều nhau, ở mức độ khó khăn tƣơng đối cao. Nhìn chung loại hình TT tổng hợp và

lâm nghiệp gặp khó khăn nhiều hơn việc thu hồi vốn lâu nên ảnh hƣởng đến việc trả

lãi suất và khó tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi. Nguyên nhân trên là do đặc thù của

ngành nông nghiệp gặp rủi ro cao, diện tích đất đai của TT lớn hầu nhƣ là thuê hoặc

chƣa đƣợc cấp sổ đỏ để thế chấp do vậy số lƣợng vốn huy động từ ngân hàng của

các loại hình TT là rất thấp ảnh hƣởng lớn tới việc phát triển và mở rộng sản xuất

của loại hình TT.

Bảng 3.30: Những khó khăn khi huy động vốn của kinh tế trang trại

Đơn vị tính: điểm

Khó khăn

Loại hình TT

BQC Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Khó khăn do không có tài sản thế chấp 2,7 2,8 3,3 2,1 2,9 2,8

Khó vay vốn NH do thủ tục phức tạp 2,7 2,0 2,3 2,3 2,6 2,2

Khó thu hồi vốn để trả lãi suất NH do lãi suất cao 2,7 1,9 4,3 2,7 2,5 2,1

Khó quản lý và bảo toàn vốn 2,7 4,0 2,7 2,8 3,0 3,6

Khó trả vốn do thời gian vay ngắn 4,3 1,4 3,3 3,1 3,1 2,0

Khó tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ƣu đãi 4,0 3,2 4,0 2,9 3,2 3,2

(Ghi chú: Đánh giá theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, 1 là gặp khó khăn rất thấp, 5

là mức khó khăn cao)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

101

3.3.5. Yếu tố về khoa học công nghệ

Cho đến nay các chủ TT đều biết ứng dụng thành công nhiều tiến bộ KH-KT

và công nghệ để làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra, tăng hiệu quả kinh doanh

và tạo sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên,

trình độ KH-KT của nhiều chủ TT còn rất hạn chế. Việc cung ứng giống và dịch vụ

nông nghiệp do nhiều cơ sở hỗ trợ nhƣ: Viện nghiên cứu rau quả, các cơ quan khuyến

nông, các trạm, trại giống cây trồng, giống gia súc; trung tâm chuyển giao kỹ thuật

nông nghiệp; trung tâm học tập cộng đồng; các cửa hàng vật tƣ, thuốc bảo vệ thực

vật, thuốc thú y; các trung tâm ƣơm giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trung tâm

nghiên cứu thủy sản… có khả năng cung cấp đủ giống cây trồng, vật nuôi có chất

lƣợng cao cho vùng. Hiện nay chƣa có nghiên cứu cây con phù hợp với từng vùng mà

vẫn mang tính chất chung nên trong quá trình sản xuất gặp nhiều rủi ro.

Trong thực tế các loại hình KTTT rất quan tâm đầu tƣ vào việc ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật, công nghệ mới và đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có chất lƣợng cao

vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị sản phẩm nông sản, kết

quả cụ thể.

- Loại hình TT chăn nuôi đã đầu tƣ xây dựng chuồng trại đồng bộ, khép kín,

sử dụng thức ăn công nghiệp, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến theo

hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp. Đƣa vào sản xuất bằng các giống lợn ngoại

có từ 2 máu trở lên, giống bò laisind, Zebu… và gia cầm giống nhƣ: Gà ri lai,

Lƣơng Phƣợng, Kabir, Ai Cập,... Các chủ TT chăn nuôi đã quan tâm và có biện

pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, thải xuống bể chứa xử lý tập

trung, công nghệ đệm lót sinh học và các phụ phẩm khác đƣợc thu gom xử lý phục

vụ trồng trọt và nuôi thủy sản. Tuy nhiên, do một số TT sản xuất với quy mô lớn,

nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn hạn chế nên chất thải

chăn nuôi chƣa đƣợc xử lý triệt để, vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng. Bên

cạnh đó một số TT do phát triển tự phát, mở rộng quy mô sản xuất gần khu dân cƣ

gây ô nhiễm môi trƣờng, làm bức xúc trong nhân dân.

- Các TT thủy sản đã áp dụng phƣơng pháp nuôi thâm canh và bán thâm

canh, một số TT sử dụng thức ăn công nghiệp và một phần thức ăn tự chế biến

nhằm giảm chi phí đầu vào. Đƣa vào sản xuất bằng các giống thủy sản đặc sản, thủy

sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng (Cá chép lai V1, cá Diêu

hồng, cá Lăng, cá Chiên,…).

- Một số TT tổng hợp bƣớc đầu đã áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản

xuất: Công nghệ tƣới nhỏ giọt, tƣới phun mƣa; xây dựng nhà lƣới, hệ thống điều

chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phục vụ sản xuất rau an toàn, hoa chất lƣợng cao,.... Qua

đó, năng suất, chất lƣợng nông sản hàng hóa đƣợc nâng lên.

102

Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 01 TT tổng hợp đƣợc chứng nhận theo tiêu

chuẩn VietGAP, 01 TT chăn nuôi đang làm thủ tục đề nghị chứng nhận sản xuất

theo tiêu chuẩn VietGAP; Trong thời gian tới, cần tiếp tục chỉ đạo, hƣớng dẫn các

TT trên địa bàn thực hiện quy trình thực hành SXNN tốt để đảm bảo sản phẩm đầu

ra của TT đƣợc tiêu thụ ổn định và hiệu quả hơn.

3.3.6. Yếu tố về môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm

Môi trƣờng sinh thái là một hệ thống chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với

nhau giữa đất, nƣớc, không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Các đối

tƣợng sản xuất của KTTT đều là sinh vật sống do vậy nếu môi trƣờng sinh thái bị ô

nhiễm và suy thoái tầng ozon sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển KTTT bền

vững và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trƣờng sinh thái, trƣớc

hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công

nghiệp gây ô nhiễm, sự phát triển ngành nông lâm nghiệp không theo hƣớng bền

vững, nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Một nguyên

nhân nữa là do sự mất cân bằng giữa tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi

hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn

dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng xẩy ra.

Trong quá trình phát triển KTTT chủ TT biết rất rõ vai trò của việc bảo vệ môi

trƣờng và an toàn thực phẩm nhƣng vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt mà nông dân nói

chung và chủ TT nói riêng đã không ngừng áp dụng các tiến bộ KH-KT trong sản

xuất bằng nhiều biện pháp nhƣ: chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, sử dụng phân

bón, thuốc BVTV, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên các loại rau, hoa (màng

phủ nông nghiệp, nhà kính, nhà lƣới, tƣới tự động...) đa dạng. Hằng năm số lƣợng

thuốc BVTV đƣợc lƣu thông và sử dụng để phòng trừ dịch hại trung bình khoảng 83

tấn/năm. Tính đến năm 2014, có 703 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; 525 cơ sở kinh

doanh phân bón; lƣợng hóa chất BVTV hiện đang còn tồn lƣu trong các kho chứa

trên địa bàn tỉnh là 577,021 kg và 2,08 lít tại 03 kho chứa (trạm BVTV huyện Lâm

Thao, Trạm BVTV thị xã Phú Thọ và Công ty Chè Phú Đa). Năm 2014 Sở

NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục BVTV phối hợp với Thanh tra Sở tiến hành thanh tra,

kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, đã thu hồi 574,475 lít

và 116,951 kg thuốc BVTV; 891,302 kg và 127,115 lít phân bón vi phạm nhãn mác,

không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng công bố.

Hiện nay, theo thống kê của Chi cục BVTV, lƣợng thuốc BVTV cần tiêu hủy

trên địa bàn tỉnh gồm: Thuốc BVTV hết hạn sử dụng và thuốc ngoài danh mục đã

thu giữ: Thuốc dạng rắn: 2,021 kg, thuốc dạng lỏng: 3,08 lít. Thuốc hết hạn sử

dụng, bao bì phát sinh trong hoạt động SXKD của các đơn vị (có chủ): Tổng số:

103

155,783 kg thuốc dạng rắn và 8,5 lít thuốc dạng lỏng, 4.065 kg bao bì sau sử dụng.

Tổng lƣợng thuốc tồn đọng cần tiêu hủy và bao bì thuốc đã qua sử dụng hiện đã

thống kê thu gom là:157,804 kg, 11,58 lít thuốc BVTV, 4.065 kg vỏ bao bì thuốc.

Việc sử dụng không đúng quy trình liều lƣợng hoá chất BVTV và lạm dụng

phân hoá học trong SXNN dẫn đến sự tồn lƣu một lƣợng hoá chất BVTV trong môi

trƣờng và đều biết trong các sản phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng không

khí, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ của nhân dân.

Lƣợng chất thải (nƣớc thải, chất thải rắn) từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia

cầm ở tỉnh Phú Thọ rất lớn. Tỷ lệ chất thải trong quá trình chăn nuôi đƣợc xử lý còn

rất thấp hầu hết đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc,

không khí, ảnh hƣởng đến cảnh quan và sức khỏe ngƣời nhân dân. Do hầu hết các

hộ chăn nuôi trong tỉnh đều nằm xen kẽ với khu dân cƣ tập trung nên việc quy

hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung và nhân rộng mô hình xử lý chất thải chăn

nuôi bằng hầm biogas là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Qua khảo sát ý kiến của nhà quản lý ở địa phƣơng về mức độ thực hiện việc

bảo vệ môi trƣờng của các TT đƣợc tổng hợp qua bảng 3.31 nhƣ sau:

Bảng 3.31: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về mức độ bảo vệ môi trƣờng của các

loại hình trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính:%

Mức độ bảo vệ môi

trƣờng Tỉnh Huyện Xã

Ty lệ ý

kiện

1. Dƣới 10 20 28 27,7 26,8

2. Từ 10 đến 50 50 44 46,8 46,3

3. Từ 50đến 80 20 20 17,0 18,3

4. Từ trên 80 10 8 8,5 8,5

Ty lệ ý kiện 100 100 100,0 100,0

(Ghi chú: Đánh giá theo các cấp bậc: mức dưới 10% bảo vệ môi trường rất thấp gây ra

ô nhiễm môi trường; mức từ 10 đến 50% bảo vệ môi trường ở mức độ trung bình; mức

từ 50 đến 80% bảo vệ môi trường tốt; mức đến 80% bảo vệ môi trường rất tốt)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng trên cho ta thấy các ý kiến của cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ đánh giá việc các loại hình TT đã thực hiện đảm bảo đƣợc yếu tố bảo vệ

môi trƣờng ở mức độ nhƣ sau: 27% tổng số cán bộ các cấp đánh giá các chủ TT

mức độ bảo vệ môi trƣờng dƣới 10%; có 46% tổng số ý kiến cho rằng đảm bảo ở

mức trung bình, có 18% ý kiến cho rằng TT bảo vệ môi trƣờng tốt và có 9% cho

104

rằng các loại hình TT bảo vệ môi trƣờng rất tốt. Nguyên nhân chƣa thực hiện tốt

đƣợc việc bảo vệ môi trƣờng đƣợc tổng hợp ý kiến của cán bộ các cấp đƣợc thể

hiện ở bảng 3.32.

Bảng 3.32: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về nguyên nhân trang trại chƣa thực

hiện tốt việc bảo vệ môi trƣờng

Đơn vị tính: %

Nguyên nhân Tỉnh Huyện Xã Ty lệ ý

kiện

1. Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế 25 22 29,8 26,8

2. Chính quyền địa phƣơng chƣa có biện pháp cụ thể 45 22 14,9 21,3

3. Chủ TT chƣa có ý thức bảo vệ môi trƣờng 15 24 45,7 42,0

4. Chủ TT chƣa hiểu về việc cần bảo vệ môi trƣờng 10 46 5,3 5,5

5. Nguyên nhân khác 5 6 4,3 4,3

Tỷ lệ ý kiện từng cấp 100 100 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Nguyên nhân là do số lƣợng loại hình TT chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao gần 70%

tổng số TT nên các loại hình TT đa số đã sử dụng các biện pháp xử lý nƣớc thải nhƣng

chƣa triệt để và một số TT thì vẫn chƣa ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng, ý kiến

cao nhất là ý thức của chủ TT về bảo vệ môi trƣờng thấp chiếm 42% tổng số ý kiến.

Mặt khác một số ý kiến cho rằng do chính quyền địa phƣơng chƣa có biện pháp mạnh

trong việc xử lý các loại hình TT vi phạm làm ô nhiễm môi trƣờng (chiếm 21%). Có

27% ý kiến các cấp là không có chế tài nên nhiều TT chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn

ở các vùng nhƣ Lâm Thao, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ đã gây ra ô nhiễm môi

trƣờng đất, nƣớc, không khí. Một số TT chăn nuôi còn chƣa ý thức vào việc xử lí chất

thải mà thải trực tiếp xuống ao hồ để nuôi cá, vịt hoặc thải ra bên ngoài làm ô nhiễm

nghiêm trọng môi trƣờng xung quanh. Thêm vào đó việc dọn dẹp chuồng trại bằng

nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi tạo ra khối lƣợng nƣớc thải khá lớn chứa nhiều hợp chất

hữu cơ, virut, vi trùng, gây ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí ảnh

hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng ngƣời dân xung quanh. Do chủ TT chăn nuôi cắt

giảm chi phí, bằng cách giảm chi phí xử lý chất thải vì chi phí này trong chăn nuôi rất

cao, chẳng hạn nhƣ chi phí đầu tƣ một bể biogas khoảng 13-15 triệu đồng, xử lý chất

thải cho khoảng 50 con lợn, đối với TT chăn nuôi lớn thì không áp dụng biện pháp

này mà phải xây dựng hệ thống thu mùi và chất thải hiện đại mới đảm bảo đƣợc vấn

đề môi trƣờng. Một số TT vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, thức ăn tăng trọng

do đó chất lƣợng sản phẩm không cao, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng

và môi trƣờng.

105

Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay đang đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, giải

quyết; đặc biệt những bức xúc nổi cộm từ hoạt động sản xuất ngành trồng trọt, chăn

nuôi nhƣ nguồn nƣớc tƣới, loại phân bón ngoài danh mục, tồn dƣ thuốc bảo vệ thực

vật trong rau, quả, lạm dụng kháng sinh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi... Để

tạo ra những thực phẩm an toàn đến với ngƣời tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xã hội,

bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng thì trƣớc hết cần kiểm soát sản phẩm an toàn từ

khâu sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Đồng thời giáo dục, tuyên truyền về an toàn

thực phẩm cho ngƣời sản xuất. Tỉnh Phú Thọ xác định cần tích cực giám sát, kiểm

soát nội bộ giữa các hộ nông dân và TT trong hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn

nuôi. Tổ chức thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm để các hộ xã

viên và chủ TT biết chấp hành các quy định của Nhà nƣớc về ATTP nông, lâm,

thủy sản từ đó thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu, gây mất an

toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con ngƣời. Bên cạnh đó, đảm

bảo công bằng quyền, nghĩa vụ trong việc chấp hành an toàn thực phẩm cho tất cả

các hộ xã viên và chủ TT trong vùng sản xuất. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo

an toàn thực phẩm cho các hộ và chủ TT đủ điều kiện, phát hiện, công bố danh sách

và xử lý nghiêm các hộ hoặc TT vi phạm về an toàn thực phẩm. Nhƣng nhìn chung

chƣa hiệu quả lắm đối với các hộ nông dân nói chung và chủ TT nói riêng vì các hộ

Nông dân và nhiều TT vẫn không thực hiện theo trừ một số sản phẩm nhƣ bƣởi,

mía, đỗ, lạc…

3.3.7. Yếu tố về chính sách Nhà nước

Cũng nhƣ các loại hình TT trong cả nƣớc, KTTT ở Phú Thọ cũng đƣợc sự hỗ

trợ lớn thông qua các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững, các chính sách cụ thể nhƣ sau:

- Chính sách hỗ trợ thành lập mới TT: Đối với TT đƣợc cấp có thẩm quyền cấp

giấy chứng nhận kinh tế TT theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày

13/4/2011 của Bộ BNN&PTNT về ban hành quy định về tiêu chí và thủ tục cấp

GCN KTTT thì đƣợc hỗ trợ 05 triệu đồng/TT.

- Chính sách đầu tƣ: Các TT đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng:

Giao thông, thủy lợi, điện, ... phục vụ phát triển sản xuất, chế biến (nông, lâm, thủy

sản) và TT có đủ điều kiện sản xuất giống cây, con đảm bảo giống tốt, giống có chất

lƣợng cao cung ứng cho các TT và cho hộ nông dân trong vùng quy hoạch TT sản

xuất hàng hóa tập trung đã đƣợc UBND các huyện, thành, thị phê duyệt mức hỗ trợ áp

dụng theo Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Phú

Thọ về việc hỗ trợ các chƣơng trình SXNN giai đoạn 2012-2015, cụ thể: Hỗ trợ tối đa

50% giá trị công trình và không quá 200 triệu đồng/dự án. UBND tỉnh sẽ xem xét

quyết định mức hỗ trợ cụ thể từng dự án.

106

- Chính sách tín dụng: Các chủ TT khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát

triển KTTT còn đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay của tỉnh, cụ thể nhƣ sau:

+ Các nguồn vốn vay đƣợc hỗ trợ lãi suất: Các TT vay vốn tại các tổ chức tín

dụng có đủ các điều kiện tƣ cách pháp nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

+ Điều kiện đƣợc hƣởng hỗ trợ lãi suất vốn vay: (i) Các TT có dự án đầu tƣ cải

tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ phát

triển sản xuất, chế biến (nông, lâm, thủy sản) đƣợc UBND cấp huyện phê duyệt. (ii)

Các TT có phƣơng án SXKD: đầu tƣ mua giống cây, con, vật tƣ đầu vào phục vụ

cho sản xuất của TT đƣợc UBND cấp huyện phê duyệt.

+ Mức hỗ trợ lãi suất vốn vay là 50% lãi suất vốn vay thực tế của các ngân hàng,

tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện tƣ cách pháp nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

+ Mức vốn vay đƣợc hỗ trợ lãi suất: Áp dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP

ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn.

- Thời gian hỗ trợ lãi suất tiền vay:

+ Đối với dự án đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng và mua sắm

máy móc thiết bị phục vụ phát triển sản xuất, chế biến (nông, lâm, thủy sản): Thời

gian hỗ trợ lãi suất vốn vay 36 tháng kể từ khi đƣợc vay.

+ Đối với TT chăn nuôi gia súc lấy thịt, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, TT tổng

hợp: Thời gian hỗ trợ lãi suất vốn vay 12 tháng kể từ khi đƣợc vay.

+ Đối với TT chăn nuôi gia súc sinh sản, lấy sữa: Thời gian hỗ trợ lãi suất vốn

vay 24 tháng kể từ khi đƣợc vay.

+ Đối với TT trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp: Thời gian hỗ trợ lãi suất vốn

vay 60 tháng kể từ khi đƣợc vay.

* Chính sách khuyến nông: các loại hình TT đƣợc ƣu tiên hƣởng các chính

sách theo Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Phú

Thọ về việc hỗ trợ các chƣơng trình SXNN giai đoạn 2012-2015.

- Trang TT đƣợc ƣu tiên hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc về

khuyến nông, lâm, ngƣ và phát triển nông thôn do NN&PTNT, Sở KH&CN quản lý

và triển khai thực hiện hàng năm.

- TT đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành.

* Chính sách khoa học, công nghệ, môi trƣờng:

- TT đƣợc hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN cấp

tỉnh theo các quy định hiện hành của UBND tỉnh.

107

- TT đƣợc hỗ trợ mua bản quyền tác giả, quy trình công nghệ mới gắn với mô

hình, dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua

bản quyền công nghệ (không bao gồm kinh phí mua nhà xƣởng, nhà kính, nhà lƣới,

thiết bị công nghệ) nhƣng tổng mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/mô hình, dự án.

Quy mô, mức hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh xem xét quyết định.

- TT chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đƣợc hỗ trợ 01 lần

kinh phí xây hầm Biogas để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng

dân cƣ, tạo nguồn năng lƣợng phục vụ sản xuất và sinh hoạt; mức hỗ trợ 10 triệu

đồng/hầm/TT.

* Chính sách về thị trƣờng:

- TT sản xuất hàng hóa đƣợc hỗ trợ 50% kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa,

xây dựng website, tƣ vấn cho việc lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại

Sở KH&CN, mức hỗ trợ tối đa 80 triệu đồng/sản phẩm.

- TT đƣợc hỗ trợ cung cấp thông tin thƣơng mại, thị trƣờng, kỹ thuật, các

chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại; đƣợc ƣu tiên mời tham dự các hội thảo về thƣơng

mại, dự báo thị trƣờng, dịch vụ KH-KT tiên tiến trong sản xuất (trồng trọt, lâm

nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ tổng hợp trong nông nghiệp).

- TT đƣợc hỗ trợ 100% chi phí tham gia hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm,

xúc tiến thƣơng mại theo chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại của tỉnh Phú Thọ hàng

năm từ nguồn kinh phí xúc tiến thƣơng mại.

* Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:

- Chủ TT, lao động sử dụng trong TT đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí tham dự các

lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý TT do các cơ quan, đơn vị Nhà nƣớc tổ chức

theo quy định.

- Chủ TT, lao động sử dụng trong TT đƣợc hỗ trợ chi phí đào tạo nghề lao động

nông thôn theo Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Phú

Thọ về phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với 15 ngành nghề cho lao động nông thôn

theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ.

* Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tƣ của TT: Tài sản và vốn đầu tƣ hợp pháp

của TT không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong

trƣờng hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích Quốc gia, Nhà nƣớc cần thu hồi

đất đƣợc giao, đƣợc thuê của TT,chủ TT đƣợc bồi thƣờng theo giá thị trƣờng tại thời

điểm công bố quyết định thu hồi.

108

3.3.8. Yêu tô về rủi ro đối với phát triển kinh tế trang trại

3.3.8.1. Tổng hợp các yêu tô rui ro đôi vơi phát triển kinh tê trang trai

Trong viêc SXKD thì đối với tất cả ngành nghề đều chịu sự rủi ro nhất định

nhƣng ở các mức độ khác nhau, riêng đôi SXKD trong lĩnh vực nông nghiêp thì yếu

tố rủi ro không thể tránh khỏi, bị ảnh hƣởng thƣờng xuyên do điều kiện tƣ nhiên va

kinh tê . Nghiên cƣu vân đê nay tác giả phỏng vấn tình hình rủi ro đối với KTTT

đƣơc thê hiên qua bang 3.33 nhƣ sau:

Bảng 3.33: Mƣc đô rui ro đôi vơi kinh tế trang trại ở tinh Phu Tho

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

Cao Trung

bình Thâp Cao

Trung

bình Thâp Cao

Trung

bình Thâp Cao

Trung

bình Thâp Cao

Trung

bình Thâp

1. Lũ lụt, hạn hán 33 67 - 3 10 87 33 67 - - 67 33 11 82 7

2. Sâu, chuôt, bênh 100 - - - 97 3 - 100 - - 67 33 100 - -

3. Chât lƣơng giông

chƣa cao 100 - - 96 4 - 100 - - 100 - - - 100 -

4. Giá bán sản

phâm chƣa ôn đinh 100 - - 93 6 1

- 67 33 33 67 - 96 4 -

5. Giá mua các loại

đâu vao cao 100 - - 97 2 1

- 67 33 67 33 - 100 - -

6. Môi trƣơng ô

nhiêm 100 67 33 96 3 1

- 67 33 67 33 - 14 25 61

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.33 cho thây môi loai hinh TT găp nhƣng yêu tô rui ro khac nhau ,

mƣc đô quan trong hay trung binh cung khac nhau . Trên thƣc tê co rât nhiêu yêu tô

gây thiệt hai đôi vơi hoat đông SXKD của TT, ở đây tác giả chỉ xét đ ến 6 yêu tô

chính ảnh hƣởng nhiều đến GTSX của TT. Đối với TT trông trọt bị ảnh hƣởng

nhiêu nhât la cac yêu tô sâu bênh , chât lƣơng giông, giá bán sản phẩm , giá mua đầu

vào đƣợc đánh giá mức độ ảnh hƣởng cao 100%, TT chăn nuôi trƣ yêu tô sâu bênh ,

chuôt bo va môi trƣơng ô nhiêm , thì các yếu tố khác đều đánh giá ở mức ảnh hƣởng

cao trên 90%; TT tông hơp do SXKD tông hơp nên 6 yêu tô đêu anh hƣơng rât cao .

Nhìn chung các yếu tô anh hƣơng nhiêu nhât tơi tât ca cac loai hinh TT là chất

lƣơng giông, giá bán sản phẩm và giá cả đầu vào tăng . Qua nghiên cƣu cho thây thi

trƣơng san phâm nông nghiêp co sƣ canh tranh manh me va nhiều biên đông vi thê

đa lam cho các loại hình TT găp không it kho khăn.

109

3.3.9. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới KQSX kinh doanh của trang trại băng

hàm sản xuất Cobb-Douglass

* Mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Bảng 3.34 trình bày tên biến, định nghĩa và ảnh hƣởng kỳ vọng của từng biến

tới giá trị sản xuất bình quân TT.

- Tuổi của chủ TT (TUOI) là một biến số quan trọng, đại diện cho sức khỏe,

kinh nghiệm quản lý sản xuất và sự năng động trong tiếp cận thông tin. GTSX đƣợc

kỳ vọng là tăng cùng với tuổi của chủ TT. Tuy nhiên, rất có thể ở độ tuổi cao hơn

của chủ TT, GTSX của TT lại có xu hƣớng giảm đi do sức khỏe cũng nhƣ khả năng

nắm bắt thông tin thị trƣờng của chủ TT giảm đi. Do vậy, ảnh hƣởng của tuổi chủ

TT tới kết quả SXKD cũng khó dự đoán trƣớc và phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực sản

xuất của TT cũng nhƣ địa bàn nghiên cứu.

- Trình độ chuyên môn của chủ TT (CMON) đƣợc dự đoán là có mối quan hệ

tỷ lệ thuận tới khả năng tạo ra GTSX của TT, yếu tố cần thiết để các chủ TT thành

công trong việc quản lý các hoạt động SXKD là trình độ chuyên môn. Trình độ

chuyên môn giúp chủ TT tiếp cận dễ dàng hơn với kiến thức nhƣ: thông tin thị

trƣờng, quản lý tài chính, tiếp cận KH-CN mới trong SXNN. Do vậy, GTSX của TT

đƣợc dự đoán là tăng tỷ lệ thuận với trình độ chuyên môn của chủ TT. Trong mô hình

Cobb-Douglas, biến trình độ chuyên môn đƣợc đƣa vào mô hình dƣới dạng biến giả,

với D_CMON=0 nếu chủ trang trại chƣa qua đào tạo chuyên môn và D_CMON=1

nếu chủ trang trại đã qua đào tạo chuyên môn.

- Lao động của TT (LDONG) là toàn bộ những ngƣời đang tham gia làm

việc vào SXKD trong TT, gồm lao động trong và ngoài tuổi lao động, lao động gia

đình và thuê ngoài. Số lƣợng và chất lƣợng lao động đƣợc kỳ vọng là có ảnh hƣởng

tích cực đến GTSX của TT.

- Đất đai (DAT) đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất chủ yếu để tạo ra nông sản. TT có

diện tích đất nông nghiệp càng lớn đƣợc kỳ vọng là tạo ra GTSX càng cao, với điều

kiện các yếu tố khác không đổi.

- SXNN của các loại hình TT đặc thù là ngành sản xuất sinh vật sống, phụ

thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và kinh tế, vốn đầu tƣ vào SXKD của TT lớn.

Do vậy, kết quả SXKD của TT phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tƣ vốn của TT, đặc

biệt là các khoản vốn vay từ ngân hàng (VON_VAYNH) và vốn vay từ bạn bè,

ngƣời thân (VON_VAYNGUOITHAN) đƣợc kỳ vọng có ảnh hƣởng tích cực đến

GTSX của TT. Chúng tôi cũng rất quan tâm xem xét các loại hình tín dụng khác

nhau sẽ tác động nhƣ thế nào đối với kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Các

khoản vay khác nhau có đặc điểm (lãi suất, kỳ hạn, lƣợng vốn vay, hình thức trả nợ,

chi phí giao dịch…), mục đích sử dụng, và đặc biệt là khả năng tiếp cận (tín chấp,

thế chấp…) khác nhau. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp của trang trại có tính

thời vụ nên các đặc điểm khác biệt về nguồn vốn chính thức và phi chính thức đƣợc

giả định là có ảnh hƣởng tới đầu tƣ, tới kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

110

Bảng 3.34 : Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong ƣớc lƣợng hàm Cobb-Douglass

Tên biến Định nghĩa

Kỳ vọng ảnh

hưởng tới kết

quả sản xuất

GTSX Tổng GTSX của TT (triệu đồng) X

TUOI Tuổi của chủ TT (năm) +/-

CMON Biến giả, phản ánh trình độ chuyên môn của chủ

TT (0=chƣa qua đào tạo; 1 = đã qua đào tạo chuyên

môn, có hoặc không có chứng chỉ; sơ cấp nghề;

trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng

nghề; cao đẳng; hoặc đại học trở lên.

+

LDONG Số lao động của TT gồm cả lao động gia đình và lao

động thuê ngoài (lao động)

+

DAT Tổng diện tích đất nông, lâm, thủy sản của TT (ha) +/-

VON_VAYNH Tổng vốn vay ngân hàng của TT (triệu đồng) +

VON_VAYNGU

OITHAN

Tổng vốn vay từ bạn bè, ngƣời thân của TT

(triệu đồng)

+

GIOI Giới tính của chủ TT (1= nam; 0 = nữ) +/-

D_CN Lĩnh vực SXKD của TT (1= mô hình TT chuyên

chăn nuôi; 0= mô hình khác)

+/-

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên dữ liệu điều tra)

Giới tính của chủ TT (GIOI) có thể ảnh hƣởng tới KQSX của TT. Tuy nhiên,

hƣớng tác động của giới tính chủ TT tới GTSX là khó dự đoán. TT có chủ là nam

KQSX tốt hơn so với chủ TT là nữ giới. Nguyên nhân có thể là do đặc điểm sản xuất ở

TT hiện nay vẫn sử dụng nhiều lao động để đáp ứng yêu cầu SXNN, ngành đƣợc coi

là đòi hỏi sức khỏe và sự linh hoạt trong việc tiếp cận thị trƣờng các yếu tố đầu vào

cũng nhƣ thị trƣờng nông sản. Ngoài ra, nam giới cũng có thể năng động hơn trong

các giao dịch nhƣ vay vốn, có nhiều thời gian hơn để tham gia các khóa tập huấn

chuyển giao KH-CN trong nông nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ

thông tin qua mạng internet, các chủ TT là nam giới có thể nhanh nhạy hơn trong việc

tiếp cận các kiến thức về khoa học nông nghiệp để vận dụng vào sản xuất của TT. Tuy

nhiên, cũng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới có xu hƣớng sử dụng thu nhập để

tăng phúc lợi gia đình và cho các khoản tái đầu tƣ sản xuất của TT. Do đó, chủ TT là

nữ thƣờng đƣợc tin tƣởng hơn trong các giao dịch tín dụng và tham gia các khóa tập

huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Nhìn chung, ảnh hƣởng của giới tính chủ TT đến

kết quả SXKD là khó dự đoán.

Việc lựa chọn lĩnh vực sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản

hay tổng hợp) cũng có ảnh hƣởng tới sự thành công của TT. Chẳng hạn, những TT áp

dụng mô hình tổng hợp nhƣ chăn nuôi, kết hợp với nuôi cá, trồng rau, cây ăn quả có

thể giúp TT tránh và hạn chế đƣợc dịch bệnh cho vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi

trƣờng, tăng GTSX. Các TT chuyên chăn nuôi theo mô hình tập trung, quy mô lớn

111

(chẳng hạn chuyên nuôi lợn thịt) đầu tƣ chuyên sâu theo thế mạnh của mình để gia

tăng hiệu quả sản xuất. Việc tiếp cận với lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời,

tuân thủ nghiêm ngặt công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại và đặc biệt

chú trọng tới khâu lựa chọn con giống, TT thành công nhờ mô hình nuôi lợn tập

trung. Vì vậy, ảnh hƣởng của lĩnh vực SXKD của TT (D_CN) đến tổng GTSX là khó

dự đoán. Trong nghiên cứu này, TT chăn nuôi chiếm khoảng 68% (n=93) tổng số TT,

còn lại là các TT theo các mô hình khác nhƣ trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp hay mô

hình sản xuất tổng hợp. Sự phân bổ số lƣợng mẫu khảo sát trong các mô hình này là

chuyên trồng trọt n=3, chuyên thủy sản n=9, chuyên lâm nghiệp n=3 và mô hình TT

tổng hợp n=28. Trong phân tích thống kê, để đảm bảo biến cần phân tích tuân theo

quy luật phân phối chuẩn và tăng độ tin cậy của các giá trị thống kê, số mẫu tối thiểu

là 30 mẫu. Đối với bộ dữ liệu trong nghiên cứu này, số mẫu TT khảo sát chia từng

lĩnh vực sản xuất là khá nhỏ, ngoại trừ các TT chăn nuôi. Do đó, việc phân nhóm chi

tiết cho từng mô hình sẽ không phù hợp để cho kết quả tin cậy trong phân tích thống

kê. Vì vậy nghiên cứu này chỉ phân chia loại hình TT theo 2 nhóm: TT chăn nuôi và

4 loại hình TT còn lại.

Kết quả ƣớc lƣợng của mô hình (4) ở phần phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc

thể hiện qua Bảng 3.35.

Bảng 3.35: Kết quả ƣớc lƣợng hàm Cobb-Douglasss các yếu tố ảnh hƣởng tới

tổng giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại

Tên biến Hệ số ƣớc

lƣợng

Sai số

chuẩn

Thống

kê t

Mức ý

nghĩa

thống kê

TUOI 0,0041787 0,0043733 0,96 0,341

D_CMON 0,1624086**

0,0718912 2,26 0,026

lnLDONG 0,1573915***

0,0573562 2,74 0,007

lnDAT 0,0303929 0,0363889 0,84 0,405

lnVON_VAYNH 0,1589356***

0,0277405 5,73 0,000

lnVON_VAYNGUOITHAN 0,1130036***

0,0131144 8,62 0,000

D_GIOI 0,1910717 0,1172502 1,63 0,106

D_CN 0,578738***

0,1148234 5,04 0,000

Hằng số 4.991543***

0,286374 17,43 0,000

R2 0,7207

N (Số quan sát) 136

R2 điều chỉnh 0,7031

F( 8, 127) 40,95

Prob > F 0,0000

Breusch-Pagan / Cook-

Weisberg test (chi2)

3,02

Prob > chi2 0,827

Ghi chú: ** p<0,05; *** p<0,01

(Nguồn: Kết quả ước lượng hàm CD bằng Stata từ số liệu điều tra)

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, thống kê F có giá trị bằng 40,95 với mức ý

nghĩa thống kê p<0,01, mô hình hồi quy phù hợp về mặt thống kê. Các hệ số VIF

112

của từng biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10, điều này cho thấy mô hình không có

hiện tƣợng đa cộng tuyến. Kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg với kết quả p-

value > 0,05, phƣơng sai của sai số trong mô hình không thay đổi. Kết quả của mô

hình cho thấy việc sử dụng các biến độc lập nêu trên là phù hợp để giải thích sự

biến động của giá trị sản xuất TT. Cụ thể, tất cả các biến độc lập trong mô hình giải

thích 70,31% sự biến động của tổng giá trị sản xuất bình quân TT. Các hệ số ƣớc

lƣợng từ mô hình chính là hệ số co giãn, phản ánh mức độ biến động bằng phần

trăm của giá trị sản xuất khi giá trị của các biến giải thích biến động 1%.

Hệ số ƣớc lƣợng của các biến nhƣ tuổi (TUOI) và giới tính chủ TT (GIOI) có

dấu dƣơng, phù hợp với kỳ vọng. Những TT mà chủ có độ tuổi lớn hơn và là nam

giới thì GTSX của TT cao hơn. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, những

trang trại mà chủ là nam giới có GTSX cao hơn 19,11% GTSX của những trang trại

mà chủ TT là nữ giới. Tuy nhiên, nhận định này là chƣa có cơ sở tin cậy vì hệ số

ƣớc lƣợng của những biến này không có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.

Tổng diện tích đất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) của TT (DAT) có ảnh

hƣởng thuận chiều tới tổng GTSX. TT có diện tích đất nông nghiệp càng lớn có

GTSX càng cao. Tuy nhiên, hệ số ƣớc lƣợng của biến này không có ý nghĩa thống

kê ở mức p<0,05. Do vậy, không có cơ sở rõ ràng để khẳng định chiều hƣớng tác

động của diện tích đất đến GTSX bình quân của TT. Nguyên nhân là do trong cơ

cấu TT chủ yếu là TT chăn nuôi (chiếm khoảng 68%). Khác với các loại hình TT

lâm nghiệp hay trồng trọt, những loại hình TT chăn nuôi cần ít hơn, diện tích đất đai

sử dụng cho thiết kế chuồng trại. Mặc dù đất đai là một yếu tố quan trọng ảnh

hƣởng đến sự thành công của TT, nhƣng không phải TT nào có quy mô diện tích

đất lớn là những TT SXKD hiệu quả. Yếu tố quan trọng khác là trình độ quản lý của

các chủ TT phải phù hợp với quy mô của TT, phù hợp với định hƣớng sản xuất

hàng hóa.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến trình độ chuyên môn (CMON) có dấu dƣơng, phù

hợp với giả định nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Với điều kiện

các yếu tố khác không đổi, những trang trại mà chủ trang trại đã qua đào tạo chuyên

môn trình độ có tăng giá trị sản xuất cao hơn 16,24% những trang trại mà chủ chƣa

qua đào tạo chuyên môn. Chủ TT có trình độ chuyên môn càng cao thì GTSX của

TT càng lớn và ngƣợc lại. Điều này cho thấy vai trò của quá trình đào tạo, bồi

dƣỡng chuyên môn trong PTBV của TT. Thực tế chỉ ra rằng để tạo đƣợc những

thành quả tốt trong quá trình SXKD, các chủ TT phải là những ngƣời quản lý, điều

hành giỏi, biết tận dụng những nguồn lực hiện có và nhanh chóng nắm bắt những cơ

hội thị trƣờng, cơ hội tiếp cận các nguồn lực và công nghệ sản xuất. Chủ TT có

trình độ chuyên môn cao thành công hơn trong hoạt động SXKD và tăng GTSX.

113

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hƣởng khá lớn và có ý nghĩa thống kê của

các khoản vốn vay từ khu vực chính thức (ngân hàng..) và từ khu vực phi chính thức

(từ bạn bè, ngƣời thân..). Ngoài ra, giới tính của chủ TT cũng là một yếu tố ảnh

hƣởng tới KQSX của TT. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lƣợng vốn

vay ngân hàng tăng thêm 1% thì GTSX tăng thêm 0,1589%; khi lƣợng vốn vay bạn

bè, ngƣời thân tăng thêm 1% thì GTSX tăng thêm 0,113%.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến đại diện cho lĩnh vực sản xuất của TT (D_CN) có giá

trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05. Theo kết quả ƣớc lƣợng, trong điều

kiện các yếu tố khác không đổi, GTSX bình quân của các TT chuyên chăn nuôi cao

hơn 57,87% GTSX trung bình của các mô hình khác. Kết quả này phù hợp với thực tế

phát triển các loại hình TT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hiện nay loại hình TT chăn nuôi

lợn khép kín đang là xu hƣớng chủ yếu của các loại hình TT trên địa bàn. Loại hình

này giúp ngƣời nông dân và chủ TT mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển sản xuất và

tăng thu nhập. Chủ TT chăn nuôi nắm bắt đƣợc kinh nghiệm, từng khâu kỹ thuật chăn

nuôi lợn hiệu quả nhƣ: cách xây dựng chuồng trại, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng, cung

cấp thức ăn cũng nhƣ phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, ở Phú Thọ có nhiều chủ TT

đã thành công với quy mô TT lớn và đƣợc xây dựng một cách khoa học. Với quy trình

chăn nuôi khoa học, chủ động con giống và có khu vực chuồng trại chăn nuôi nằm

cách xa khu dân cƣ nên công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn đƣợc thực hiện

hiệu quả. Ngoài ra, do nhu cầu thị trƣờng lớn về lợn thƣơng phẩm đã giúp các TT

chăn nuôi đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập.

Ở góc độ can thiệp chính sách và sự quan tâm của các chủ TT, hiệu suất biên

của các yếu tố đầu vào đƣợc quan tâm nhiều hơn (Bảng 36). Trong phần này, đề tài

chủ yếu giải thích ý nghĩa hiệu suất biên của những biến độc lập mà hệ số ƣớc

lƣợng của những biến này có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.

Bảng 3.36: Hiệu suất biên của các yếu tố ảnh hƣởng đến

tổng giá trị sản xuất bình quân/trang trại

Tên biến Hệ số hồi quy Hiệu suất biên

lnLDONG 0,1573915 34,08**

lnVON_VAYNH 0,1589356 1,01***

lnVON_VAYNGUOITHAN 0,1130036 1,66***

Hằng số 4,991543

R2 0,7207

N (Số quan sất) 136

R2 điều chỉnh 0,7031

F( 8, 127) 40,95

Prob > F 0,0000

** p<0,05; *** p<0,01. hiệu suất biên chỉ tính cho những biến giải thích liên tục và có ý

nghĩa thống kê ở mô hình ước lượng CD

(Nguồn: Kết quả tính hiệu suất biền từ hàm CD)

114

Bảng 3.36 chỉ ra rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lao động

tăng thêm 1 ngƣời sẽ làm tổng GTSX tăng thêm 34,08 triệu đồng/TT/năm. Kết quả

phân tích ở hàm CD đã chỉ ra rằng trình độ chuyên môn của chủ TT có tác động

thuận tới KQSX của TT. Những kết quả này hàm ý rằng những chính sách phát

triển thị trƣờng lao động nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các TT tiếp cận với

nguồn lao động này sẽ có tác động tích cực đến KQSX của TT. Bên cạnh đó, chính

sách phát triển nguồn nhân lực cho các TT trên địa bàn cần tập trung vào việc đào

tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng lao động cho nông nghiệp nông thôn nói chung và TT nói

riêng. Phát triển TT trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay yêu cầu lao động có

sức khỏe, có trình độ chuyên môn tốt, có ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao để phát

triển TT một cách bền vững.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lƣợng vốn vay có ảnh hƣởng khá lớn tới GTSX

của TT. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi lƣợng vốn vay ngân hàng tăng

thêm 1 triệu đồng sẽ làm GTSX của TT tăng lên 1,01 triệu đồng. Lƣợng vốn vay từ

bạn bè, ngƣời thân tăng thêm 1 triệu đồng sẽ làm tổng GTSX của TT tăng thêm

1,66 triệu đồng/năm. Các hệ số hiệu suất biên này đều có ý nghĩa thống kê ở mức

p<0,05. Kết quả này khẳng định đầu tƣ vốn vào SXKD của TT cũng là yếu tố then

chốt để sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác của TT nhƣ đất đai, sức lao động và

KH-CN là điều kiện để TT gia tăng GTSX. Đặc biệt, trong bối cảnh vốn tự có của

các loại hình TT còn hạn chế, việc tăng cƣờng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay

chính thức và phi chính thức là một kênh quan trọng để TT đầu tƣ mở rộng SXKD.

Từ góc độ chính sách nhà nƣớc, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các TT tiếp cận

đƣợc với các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay chính thức từ các ngân hàng.

Vốn tín dụng là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho đầu tƣ mở rộng, tăng cƣờng đầu tƣ

thâm canh của TT. Do đó, việc tháo gỡ những rào cản để tăng cƣờng khả năng tiếp

cận với nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là vốn vay ngân hàng sẽ có tác dụng tích cực

đến kết quả SXKD của TT.

3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế

trang trại theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đê phân tich đƣơc nhƣng điêm manh , điêm yêu , nhƣng cơ hôi va thach thƣc

của KTTT theo hƣớng bền vững trong qua trinh phat triên tac gia đa phân tich trinh

bày theo dạng lƣới gồm 4 phân se cung câp nhƣng căn cƣ đê quyêt đinh lƣa chon

giải pháp phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững.

115

Bảng 3.37: Phân tích SWOT trong phát triển kinh tế trang theo hƣớng bền

vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Thị trƣờng đầu vào cho SX-

KD của TT đa dạng, chủ TT

dễ dàng lựa chọn.

- Thị trƣờng tiêu thụ sản

phẩm mở cửa, tạo điều kiện

để xuất khẩu hàng hóa ra thị

trƣờng quốc tế.

- Nhiều cơ hội tiếp thu với

những tiến bộ KH-KT mới,

tiên tiến.

- Có nhiều chính sách hỗ trợ

phát triển KTTT nhƣ chính

sách (đất đai, tín dụng, KH-

KT, khuyến nông) thu hút

các doanh nghiệp đầu tƣ

vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Tiềm năng đất đai còn khá

lớn để mở rộng quy mô

SXKD để tăng số lƣợng TT.

- Giá các nguyên vật liệu đầu

vào tăng mạnh trong khi giá

đầu ra bấp bênh, không ổn

định.

- Nhu cầu đời sống của

ngƣời dân tăng cao, nên yêu

cầu chất lƣợng sản phẩm

ngày càng cao.

- Cạnh tranh với các mặt

hàng nhập khẩu ngay trên

sân nhà khi Việt Nam gia

nhập WTO, chúng ta không

còn đƣợc bảo hộ nông

nghiệp và thuế nhập khẩu

giảm.

- Biến đổi khí hậu làm cho

thời tiết, khí hậu diễn biến

phức tạp ảnh hƣởng lớn đến

phát triển KTTT.

- Nguy cơ dịch bệnh trên cây

trồng, vật nuôi cao.

- Cơ sở hạ tầng công cộng

còn yếu.

- Hệ thống quản lý chất

lƣợng đầu vào còn lỏng lẻo

và nhiều bất cập.

- Các chính sách hỗ trợ của

Nhà nƣớc cho lĩnh vực

SXNN bị cắt giảm.

11

4

116

Điểm mạnh (S)

- Các chủ TT có nhiều

kinh nghiệm trong

SXKD.

- KTTT bƣớc đầu đã

đem lại những HQKT

nhất định.

- Nguồn lực sản xuất

của các loại hình TT

ngày càng đƣợc nâng

cao.

SO

- Đẩy mạnh việc mở rộng

quy mô SXKD của các TT.

- Sản xuất nhiều sản phẩm có

chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc

nhu cầu của thị trƣờng. Tiến

tới xây dựng thƣơng hiệu

cho các mặt hàng nông sản

để bảo hộ sản phẩm của

mình.

ST

- Tăng cƣờng áp dụng khoa

học kỹ thuật mới, máy móc

vào sản xuất nhằm tạo ra

những sản phẩm có chất

lƣợng cao, đảm bảo tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm.

- Các loại hình TT đẩy mạnh

việc ký kết hợp đồng tiêu thụ

sản phẩm và hợp tác trong

sản xuất để hạn chế những

rủi ro về giá bán.

- Nhà nƣớc cần có biện pháp

hỗ trợ ngành nông nghiệp

trong khuôn khổ cho phép của

WTO nhƣ đầu tƣ cơ sở hạ

tầng, hệ thống thông tin,… để

hỗ trợ phát triển KTTT.

- Chủ TT càn chủ động tiêm

phòng thƣờng xuyên, xây dựng

hệ thống chuồng kín, có hệ

thống tiêu độc khử trùng cho

TT để hạn chế dịch bệnh.

Điểm yếu (W)

- Quy mô đất đai còn hạn

chế, thiếu vốn sản xuất,

hệ thống trang thiết bị sản

xuất còn thiếu và yếu.

- Trình độ chuyên môn,

trình độ quản lý, năng

lực của các chủ TT còn

yếu (đàm phán, tiếp cận

thị trƣờng, quản lý, tiếp

cận thông tin).

WO

- Thực hiện dồn điền đổi

thửa, tích tụ ruộng đất nhƣ

góp đất, góp vốn sản xuất

để hình thành các TT với

quy mô lớn.

- Cần có các tổ chức đứng

ra tín chấp cho các loại hình

TT vay vốn với số lƣợng

lớn và thời gian vay dài để

chủ TT yên tâm đầu tƣ mở

WT

Chủ TT cần phải kiểm tra,

giám sát và đăng ký chất

lƣợng vệ sinh an toàn thực

phẩm cho các sản phẩm.

11

5

117

- Các loại hình TT sản

xuất chủ yếu dựa vào

kinh nghiệm là chính, sản

xuất tự phát chƣa theo

quy hoạch của địa

phƣơng.

- Các sản phẩm của TT

chƣa đƣợc cấp GCN về

vệ sinh an toàn thực

phẩm.

- Hợp tác và liên kết

trong SXKD của các TT

còn yếu nhất là trong

khâu tiêu thụ sản phẩm.

- Các chủ TT nhận thức

chƣa cao về tầm quan

trọng của phát triển

nông nghiệp theo hƣớng

bền vững.

- Các loại hình TT chƣa

có hệ thống xử lý chất

thải, vẫn còn xây dựng

TT trong khu dân cƣ,

tiềm ẩn nhiều nguy cơ

gây ô nhiễm môi

trƣờng.

rộng quy mô SXKD.

- Các chủ TT cần tự tìm tòi,

học hỏi hoặc tham gia các

lớp tập huấn, các khóa đào

tạo nhằm nâng cao trình độ,

kỹ năng chuyên môn cũng

nhƣ quản lý, nắm bắt thông

tin, …

- tỉnh và địa phƣơng cần có

quy hoạch vùng sản xuất TT,

di dời các TT chăn nuôi

trong khu dân cƣ ra xa và

đƣa các quy hoạch này đến

đƣợc với ngƣời dân để họ

biết và thực hiện.

- Tỉnh cần có chính sách thu

hút các doanh nghiệp đầu

tƣ, xây dựng nhà máy chế

biến để tiêu thụ sản phẩm

cho TT, tăng giá trị của sản

phẩm và hạn chế rủi ro về

giá cả.

- Các loại hình TT cần xây

dựng hệ thống xử lý rác thải

nhằm bảo vệ môi trƣờng

sinh thái.

Nguồn: Tác giả xây dựng

3.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.5.1. Kết quả đạt được

3.5.1.1. Về mặt kinh tế

Qua phân tích thực trạng phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai

đoạn 2007-2014 có thể kết luận phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ đạt đƣợc sự bền

vững về mặt kinh tế trên một số khía cạnh sau:

11

6

118

* Phân tích phát triển KTTT chia làm 2 giai đoạn giai đoạn 2007-2010 và

giai đoạn 2011-2014 vì 2 giai đoạn thực hiện 2 tiêu chí xác định TT của Bộ

NN&PTNT khác nhau.

- Giai đoạn 2007-2010:

+ Năm 2007 toàn tỉnh có 470 TT đến năm 2010 có 935 TT tăng lên 465 TT

tƣơng ứng tăng 99%.

+ GTSX của các TT năm 2007 đạt 90 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 198 tỷ đồng

tăng lên 108 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 120%.

+ Nguồn lực sử dụng trong các loại hình TT cũng tăng lên đáng kể nhƣ: số

lƣợng lao động sử dụng thƣờng xuyên trong năm 2007 là 3.515 lao động đến năm 2010

là 7.188 lao động tăng 3673 lao động cụ thể tăng gấp 2 lần; diện tích đất đai đƣợc sử

dụng trong TT năm 2007 là 5.005 ha đến năm 2010 là 8.074 ha tăng 3069 ha cụ thể

tăng 61%.

+ Cơ cấu KTTT biến động nhƣ sau: giai đoạn này tỷ trọng của loại hình TT

thủy sản giảm mạnh nhất năm 2007 chiếm 29% năm 2010 chiếm gần 21%, nhƣng

tốc độ tăng 41,61%; giảm thứ hai là tỷ trọng loại hình TT lâm nghiệp năm 2007

chiếm 27% năm 2010 chiếm gần 20,3%, tốc độ tăng 50,7%; giảm thứ ba là loại hình

TT trồng trọt năm 2007 chiếm 7,45% năm 2010 chiếm gần 6,3%, nhƣng tốc độ tăng

65,7%. Loại hình TT dịch chuyển tăng nhiều nhất là loại hình TT tổng hợp năm

2007 chiếm 18,1% năm 2010 chiếm gần 31%, nhƣng tốc độ tăng 2,41lần.

- Giai đoạn 2011-2014:

+ Số lƣợng TT toàn tỉnh năm 2011 là 65 TT đến năm 2014 là 136 TT tăng

gấp 2,1 lần cụ thể tăng 71 TT.

+ GTSX của tổng số TT năm 2011 đạt 157,34 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt

300,1 tỷ đồng tăng lên 142,76 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 91%.

+ Năm 2011 GTSX bình quân trên một TT đạt 2,4 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt

1,6 tỷ đồng giảm 800 triệu đồng là do số lƣợng TT năm 2011 đáp ứng vƣợt các tiêu

chí về GTSX trong đó TT chăn nuôi là chủ yếu, nên GTSX bình quân trên một loại

hình TT cao, còn các năm sau TT phát triển từ một số TT mới còn lại từ các TT cũ

đáp ứng sát với tiêu chí của TT làm cho GTSX bình quân của các loại hình TT thấp.

+ Nguồn lực sử dụng trong TT cũng tăng lên rất nhanh: số lƣợng lao động sử

dụng thƣờng xuyên trong TT năm 2011 là 388 lao động đến năm 2014 là 616 lao động

tăng 228 lao động tƣơng ứng tăng 59%; diện tích đất đai đƣợc sử dụng trong TT năm

2011 là 137 ha đến năm 2014 là 1009 ha tăng 872 ha tăng cụ thể tăng gấp 7,4 lần.

119

+ Cơ cấu KTTT biến động nhƣ sau: giai đoạn này tỷ trọng của loại hình TT

thủy sản giảm mạnh nhất, năm 2011 chiếm 17% năm 2014 chiếm gần 6,6% và tốc

độ giảm 18%; giảm thứ hai là tỷ trọng loại hình TT trồng trọt năm 2011 chiếm 4,6%

năm 2014 chiếm gần 2,2%, tổng số TT không thay đổi; giảm thứ ba là loại hình TT

lâm nghiệp năm 2011 chiếm 3,1% năm 2014 chiếm 2,2%, nhƣng tốc độ tăng 50%.

Loại hình TT dịch chuyển tăng nhiều nhất là loại hình TT tổng hợp năm 2011 chiếm

9,2% năm 2014 chiếm gần 20,6%, nhƣng tốc độ tăng 3,67 lần.

3.5.1.2. Về mặt xã hội

KTTT ở tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung thực sự trở thành động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy quy mô số lƣợng của TT trong tỉnh không lớn

nhƣng số lƣợng gia trại trong tỉnh khá lớn. Sự phát triển KTTT và gia trại là chủ thể

chủ yếu cho sự phát triển KT-XH của vùng, KTTT đã đóng góp đáng kể trong việc

tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động và góp phần

quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo làm cho số lƣợng hộ giàu tăng lên.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm TT còn là nơi cung cấp các kiến thức kinh tế - kỹ

thuật cần thiết cho các hộ nông dân SXKD cùng ngành nghề, giúp các hộ tăng

GTSX, giải quyết công ăn việc làm cho lao động của hộ và tăng thu nhập góp phần

nâng cao giá trị cuộc sống của ngƣời dân đảm bảo an ninh xã hội.

- Giai đoạn 2007-2010: Năm 2007, GTSX bình quân/TT đạt 191,36 triệu

đồng; GTSX bình quân/lao động đạt 25,59 triệu đồng; Thu nhập bình quân/TT đạt

52,97 triệu đồng, thu nhập bình quân/lao động đạt 7,08 triệu đồng. Năm 2010 so với

năm 2007, GTSX bình quân/TT đạt 211,62 triệu đồng tăng 10,6% tƣơng ứng tăng

20,26 triệu đồng; GTSX bình quân/lao động đạt 27,53 triệu đồng tăng 7,6% cụ thể

tăng 1,94 triệu đồng; Thu nhập bình quân/TT đạt 89,92 triệu đồng tăng 69,8% tƣơng

ứng tăng 36,95 triệu đồng, thu nhập bình quân/lao động đạt 11,7 triệu đồng tăng 65%

cụ thể tăng 4,61 triệu đồng.

- Giai đoạn 2011-2015: Năm 2011, GTSX bình quân/TT đạt 2420,58 triệu

đồng; GTSX bình quân/lao động đạt 405,51 triệu đồng; Thu nhập bình quân/TT đạt

533,95 triệu đồng, thu nhập bình quân/lao động đạt 89,45 triệu đồng. Năm 2014 so

với năm 2011, GTSX bình quân/TT đạt 2,9 tỷ đồng tăng 20,31% tƣơng ứng tăng 492

triệu đồng; GTSX bình quân/lao động đạt 643 triệu đồng tăng 59% cụ thể tăng

237,52 triệu đồng; Thu nhập bình quân/TT đạt 670 triệu đồng tăng 25,5% cụ thể tăng

136 triệu đồng, thu nhập bình quân/lao động đạt 147,9 triệu đồng tăng 65,34% tƣơng

ứng tăng 58,45 triệu đồng.

- Số lƣợng lao động sử dụng trong TT đã có sự tăng lên đáng kể , giải quyết

công ăn viêc lam cho lao đông ơ đia phƣơng . Thƣc tê phat triên KTTT tinh Phu Tho

trong nhƣng năm qua ta thây lao đông thuê ngoai thƣơng xuyên của các loại hình

120

KTTT tƣơng đối lớn, trong đó chủ yếu là lao động ở địa phƣơng, còn số ít là thuê ở

nơi khac đên.

- Kết cấu cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ do sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thông qua các

chƣơng trình hỗ trợ phát triển KTTT và sự đóng góp của các chủ TT do thu nhập

của TT tăng lên, bộ mặt nông thôn thay đổi, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo

trong khu vực, an ninh trật tự và an toàn xã hội đƣợc nâng cao do ngƣời dân có

công ăn việc làm thu nhập của ngƣời dân ổn định.

3.5.1.3. Về mặt môi trường

Phát triển KTTT chủ yếu ở vùng đồi núi góp phần phủ xanh đất trống đồi núi

trọc, chống xói mòn cho đất. Một số TT đã tận dụng tối đa các phế liệu để sản xuất,

giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tạo ra các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm, nhƣng cũng không ít TT vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, thức

ăn tăng trọng làm cho chất lƣợng sản phẩm không cao, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe

của ngƣời tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trƣờng.

3.5.1.4. Đánh giá chung

Qua kết quả đạt đƣợc về mặt kinh tế - xã hội – môi trƣờng của KTTT tác giả

có nhận xét sau: Mặc dù GTSX bình quân/TT năm 2014 giảm hơn so với năm 2011

là 800 triệu đồng vì năm 2011 là năm đầu tiên thay đổi tiêu chí xác định nên có

nhiều TT đạt giá trị cao, từ năm 2012 một số TT cũ vừa đạt mức GTSX qui định

của tiêu chí mới cho nên GTSX bình quân giảm, còn xét về số lƣợng TT cũ của năm

2011 thì GTSX đều tăng qua các năm. Về nguồn lực của TT và gia trại cũng đóng

góp nhiều vào việc phát triển KT-XH của tỉnh. Phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ

đƣợc đánh giá là phát triển theo hƣớng bền vững về mặt KT-XH. Sự phát triển

KTTT trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ đƣợc đánh giá không bền vững về mặt môi

trƣờng vì sự đóng góp tích cực vào cải thiện môi trƣờng rất ít, ngƣợc lại làm tăng

thêm ô nhiễm môi trƣờng.

3.5.2. Nhưng han chê va nguyên nhân

Trong qua trinh nghiên cƣu va phân tich cac yếu tô anh hƣơng đên sƣ phat

triên KTTT, tác giả rút ra những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng để làm cơ sở

đề xuất giải pháp nhằm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững.

3.5.2.1. Nhưng han chê

- Nhƣng han chê vê mặt kinh tê:

+ Đa sô cac loai hinh KTTT phat triên vơi quy mô nho , khai thac cac nguôn

lƣc con han chê , hiêu quả chƣa cao . Phú Thọ là tỉnh đƣợc đánh giá có nhiều tiềm

năng, lơi thê đê phat triên KTTT , song phat triên KTTT vơi sô lƣơng nhỏ. Các loại

hình KTTT chƣa khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng , thê manh cua đia

121

phƣơng nhât la tiêm năng đât đai va tiêm năng rƣng . Vì vậy , đong gop cua KTTT

đôi vơi sƣ phat triên kinh tê cua tinh ơ mƣc kha khiêm tôn vi sô lƣơng TT quá ít.

+ Năng lƣc canh tranh cua TT còn yếu : Hâu nhƣ cac chu TT chƣa quan tâm

nhiêu đên viêc xây dƣng thƣơng hiêu cho san phâm . Mƣc đô đâu tƣ trang thiêt bi va

ứng dụng KH-CN vào trong sản xuất vẫn còn hạn chế .

+ Môi liên kêt hơp tac SXKD, tiêu thu san phâm con long leo . Sƣ liên kêt

giƣa cac TT sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn yếu , do lôi tƣ duy cu la “ mạnh ai

ngươi lo”, cho nên thiêu tinh liên kêt đê tao thanh nguôn hang hoa lơn co chât lƣơng

cao đê hƣơng tới xuât khâu sản phẩm. Môi liên kêt giƣa TT vơi Doanh nghiêp chê

biên chƣa nhiêu, tỷ lệ sản phẩm đƣợc đƣa vào chế biến không đáng kể .

+ Chuyển dịch cơ cấu TT theo hƣớng tích cực nhƣng còn chậm chạp, KTTT

phát triển còn mang nặng tính tự phát, phá vỡ quy hoạch của địa phƣơng, thiếu tính

ổn định. Theo quy hoạch của tỉnh, huyện ở Phú Thọ là đẩy mạnh phát triển loại hình

trồng trọt và tổng hợp để phát huy lợi thế của từng vùng trong tỉnh và cân bằng với

loại hình TT chăn nuôi, hiện tại loại hình TT này chiếm gần 70%.

- Nhƣng han chê vê mặt xã hôi:

+ Khả năng thu hút lao động , tạo việc làm của các loại hình TT còn hạn chế ,

do sô lƣơng TT ít, quy mô TT nhỏ (sô lao đông sử dụng trong TT chiêm 0,14% tông

sô lao đông trong nganh nông lâm thuy san ). Công viêc va thu nhâ p cua lao đông

trong TT chủ yếu là theo thời vụ không thƣờng xuyên , trƣ lao đông cho TT chăn

nuôi, do vây mƣc thu nhâp cua ngƣơi lao đông cung chƣa ổn định.

+ Hâu hết các chủ TT đều chƣa chú trọng đến bảo vệ quyền lợi ngƣời lao

đông; việc thuê và tra lƣơng theo thoa thuân băng miêng , không co ky kêt hơp đông

băng văn ban , ngƣơi lao đông lam thuê chu yêu chi đƣơc nhân công theo thơi gian

ngày làm việc nhân với đơn giá thỏa thuận , họ không đƣợc chủ TT đong bao hiêm.

+ Phát triển KTTT với số lƣợng ít , nên việc đong gop vao viêc thu hep

khoảng cách giàu nghèo ở địa phƣơng còn khiêm tốn , nhƣng đa gop phân vao viêc

truyên thông đến các chủ hô vê viêc ƣng dung KH-CN vào sản xuất , vê kinh

nghiêm san xuât, quản lý, hô trơ vôn, ...

- Nhƣng han chê vê mặt môi trƣơng: Phát triển KTTT tỉnh Phú thọ làm cho

môi trƣơng bi ô nhiêm nhiêu vi sô lƣơng TT chăn nuôi va TT thủy sản chiếm 75%

trong tông sô TT, măc du c hủ TT luôn đƣơc nhăc đên la không lam ô nhiêm môi

trƣơng đê phat triên theo hƣơng bên vƣng , loại hình TT trông trot sƣ dung nhiêu

phân bon vô cơ , thuôc kich thich , thuôc bao vê thƣc vât ,… đa lam cho đât nhan h

chóng bạc màu ; nguồn nƣớc bị khai thac tran lan , chƣa khoa hoc nên bi can kiêt va

122

ô nhiêm nặng; do số lƣợng TT chăn nuôi nhiều không xử lý chất thải tốt làm ô

nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí.

3.5.2.2. Nguyên nhân cua han chê

Nhƣng ha n chê vê phat triên KTTT cua tinh Phu Tho trong thơi gian qua

xuât phat tƣ môt sô nguyên nhân chu yêu :

- Môt la, năng lƣc nôi tai cua TT: là yếu tô quan trong anh hƣơng đên sƣ phat

triên KTTT, có thể nói nội lực là môt trong nhƣng nguyên nhân quan trong lam cho

KTTT tinh Phu Thọ phát triển chƣa bền vững.

+ Gân 50% tông sô TT đều thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu SXKD , mua săm

máy móc thiết bị , chuyên đôi cơ câu cây trông và vât nuôi hay dƣ trƣ nô ng san khi

có biến động giá.

+ Lao đông sử dụng trong TT chủ yếu là lao động phổ thông chƣa qua đào

tạo; kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp cận KH-CN thấp; trình độ chuyên môn

của chủ TT chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm , chƣa qua cac lơp đao tao kiên thƣc

sâu vê nông nghiêp , kiên thƣc quan ly SXKD. Hâu hêt cac TT chƣa co sô kê toan ,

chỉ có sổ ghi chép bình thƣờng.

+ Khâu công nghê chê biên va bao quan sau thu hoach chƣa đƣơc chu TT

quan tâm đâu tƣ đê tăng thêm gia tri san phâm . Thƣc tê co môt sô TT trên đia ban

đâu tƣ phƣơng tiên , máy móc thực hiện quy trình chế biến nông sản nhƣng qui mô

nhỏ, công nghê thô sơ , hiêu qua thâp . Vì vậy , hâu hêt san phâm cua TT phải bán

ngay sau khi thu hoach (măc du gia thâp , bị tƣ thƣơng ép giá ), dẫn đến sƣc canh

tranh cua san phâm thâp.

+ Các chủ TT vân đang phat triên theo phong trao la chinh, phát triển cac san

phâm đa đƣơc thi trƣơng châp nhân nhiêu. Đa sô chu TT chƣa co kha năng xây dƣng

đƣơc phƣơng an SXKD, vẫn thụ động trong việc ứng pho vơi biên đông của thị trƣờng.

- Hai la, đia hinh va thơi t iêt khi hâu cua tinh Phu Tho phƣc tap anh hƣơng

đến hiệu quả của KTTT : Nhìn chung điều kiện thời tiết của Phú Thọ có mùa khô

hạn kéo dài , đât khô anh hƣơng nhiêu đên viêc hoat đông san xuât cua trang trai cụ

thể nhƣ: các loại cây ăn quả trong giai đoạn ra hoa thì lƣợng nƣớc để tƣới ít nên anh

hƣơng nhiêu đên năng suât cua cây trông , diên tich nuôi thuy san cung bi thu hep vì

không co nƣơc . Mùa mƣa lƣợng nƣớc sông Hồng và sông Lô dồn về gây ngập úng

nhiêu cũng ảnh hƣởng nhiều đến TT trồng trọt và TT thủy sản.

- Ba la, Các chính sách phát triển còn thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, nhƣng

chậm điều chỉnh, bổ xung kịp thời. KTTT chƣa đƣợc tạo điều kiện phát triển và đƣợc

123

hƣởng các chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc, việc triển khai thực hiện các chính

sách hỗ trợ phát triển KTTT còn chậm. Trong nhƣng năm qua Đang va Nha nƣơc đa

có nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm thúc đẩy KTTT phát triển song vẫn còn nhiều

vƣơng măc trong qua trình triển khai thực hiện cụ thể:

+ Chính sách về quy hoạch phát triển KTTT theo hƣớng bền vững thiếu đồng

bộ nhƣ công tác lập kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp huyện và cấp xã. Kế

hoạch sử dụng đất cấp tỉnh chƣa sát với định hƣớng phát triển KTTT ở địa phƣơng

và một số địa phƣơng trong tỉnh còn chƣa có kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cho

các loại hình TT, làm chủ TT chƣa yên tâm đầu tƣ sản xuất.

+ Chính sách về đất đai trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập nhƣ :

Câp GCN quyên sƣ dung đât con châm, nguyên nhân la do môt sô can bô đia phƣơng

trình độ vẫn còn hạn chế , lúng túng khi thực hiện và sợ trách triệm , môt sô đia

phƣơng chƣa tich cƣc chi đao , chƣa quan tâm đây đu va thƣơng xuyên ; chƣa co

phƣơng phap tuyên truyên cho ngƣơi dân tham gia chƣơng trinh “dôn điên, đôi thưa

để tạo ra những cánh đồng mâu lớn” cho nên diên tich đât vân manh mun nho le han

chê viêc phat triên KTTT nhât la loai hinh TT trông trot va TT lâm nghiêp.

+ Cơ chê huy đông tin dung cua TT: Măc du bây giơ cơ chê huy đông cua

ngân hang đa giảm bớt thủ tục nhƣng không có tài sản thế chấp số tiền đƣợc vay ít,

không đủ để đầu tƣ cho phát triển KTTT , ngoài ra thời hạn tiền vay quá không phù

hợp với sự quay vòng vốn của các loại hình TT. Với thực tế đó , viêc ap dung cho

vay ngăn han đôi vơi cac loại hình TT rõ ràng là một bất cập rất lớn trong chính

sách tín dụng của hệ thống ngân hàng , nhƣng Nhà nƣớc cũng không can thiệp sâu

đƣợc vì hầu hết các ngân hàn g đêu cô phân hoa va ho cung phai han chê nơ xâu ,

nhât la trong lĩnh vực nông nghiêp.

+ Chính sách hỗ trợ TT tiêu thu san phâm chƣa đat đƣơc kêt qua cao . Các cơ

quan chinh quyên đia phƣơng cung co cac chinh sach lam hanh lang phap ly đê hô trơ

cho cac hô nông dân noi chung va TT nói riêng, nhƣng không phat huy đƣơc tac dung

nhƣ muc tiêu cua chinh sach, dân đên chu TT tƣ bƣơn chai la chinh, sản phẩm của TT

tiêu thụ chủ yếu qua trung gian, cụ thê qua thƣơng lai.

- Bốn là, công tac kiêm soat hoat đông cua TT chƣa đƣơc cac câp cac nganh

quan tâm đung mƣc. Đa sô cac chu TT xuât thân tƣ nông dân quen vơi kiêu lam viêc

tùy tiện , theo y muôn chu quan cua ban thân , mang tính ích kỷ chỉ biết lo đến lợi

nhuân cua minh ma chƣa chu trong đên vân đê ô nhiêm môi trƣơng , gây tac hai đên

sƣc khoe cua ban thân va sƣc khoe cua công đông. Trong đo la do thiêu sâu sat trong

hƣơng dân, kiêm tra, giám sát hoạt động của các cấp , các ngành địa phƣơng đối với

hoạt động của KTTT, nhƣ tuân thu theo quy hoach phat triên KT-XH cua đia phƣơng.

124

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi Phía Bắc có điều kiện về

thời tiết, khí hậu, giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy tƣơng đối thuận lợi cho phát

triển kinh tế của tỉnh nói chung và ngành nông lâm ngƣ nghiệp nói riêng trong đó

tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTTT.

Số lƣợng TT đƣợc biến động theo thời gian, giai đoạn nghiên cứu từ năm

2007 đến 2014 qua 8 năm áp dụng 2 thông tƣ qui định tiêu chí xác định TT khác

nhau; theo thông tƣ cũ thì toàn tỉnh có tổng số 935 TT nhƣng đến năm 2011 áp

dụng thông tƣ mới số lƣợng TT giảm đáng kể, toàn tỉnh còn có 65 TT nguyên nhân

là do 2 thông tƣ có tiêu chí về hạn điền và GTSX khác nhau, để đáp ứng việc phân

biệt sự khác nhau giữa kinh tế hộ với KTTT nên tiêu chí mới qui định mức GTSX

cao gấp 12,5 lần so với tiêu chí cũ, tùy theo loại hình TT, tiêu chí về mức hạn điền

của loại hình TT lâm nghiệp, thủy sản và trồng trọt tăng cao nên 870 TT năm 2010

không đáp ứng đƣợc tiêu chí chuyển thành gia trại. Đến năm 2014 tổng số TT của

tỉnh đã tăng lên là 136 TT đƣợc chia thành 5 loại hình TT nhƣng không đồng đều,

số lƣợng loại hình TT chăn nuôi chiếm gần 70%, TT tổng hợp chiếm 21%, còn lại 3

loại hình thì chiếm rất ít là 9%.

* Về hiệu quả kinh tế của KTTT:

- Hiệu quả trên đồng chi phí có loại hình TT lâm nghiệp đạt hiệu quả cao nhất

vì các chi phí cho lâm nghiệp thấp, thứ hai là loại hình TT chăn nuôi.

- Hiệu quả trên đơn vị diện tích đất sử dụng: loại hình TT chăn nuôi đạt hiệu

quả cao nhất, đứng thứ 2 loại hình TT tổng hợp vì sử dụng rất ít diện tích đất mà thu

GTSX từ chăn nuôi là chủ yếu.

- Sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất là loại hình TT chăn nuôi, thứ 2 là

loại hình TT tổng hợp vì trong lĩnh vực chăn nuôi áp dụng nhiều ứng dụng KH-KT

vào trong sản xuất đã giải phóng lao động thủ công.

* Về hiệu quả môi trƣờng của KTTT: Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình

TT trồng trọt và TT lâm nghiệp có ảnh hƣởng tốt đến sinh thái môi trƣờng góp phần

cải tạo đƣợc chất đất và tạo môi trƣờng xanh, hạn chế sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra

loại hình TT chăn nuôi và TT tổng hợp lại ảnh hƣởng không tốt đến sinh thái môi

trƣờng vì chủ TT tiết kiệm chi phí vào việc xử lý chất thải.

* Về hiệu quả xã hội: Trong phát triển TT ta thấy đã sử dụng số lƣợng lao

động chƣa nhiều nhƣng đƣợc tăng dần qua các năm tùy thuộc vào từng qui mô của

KTTT tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động góp phần cải

thiện đời sống văn hóa xã hội của ngƣời dân ở khu vực nông thôn. Vì tạo việc làm

ổn định cho ngƣời lao động góp phần đảm bảo an ninh chính trị xã hội.

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ

theo hƣớng bền vững cho thấy.

125

Theo phƣơng pháp định lƣợng sử dụng phần mềm SPSS luận án đã phân tích

đƣợc 8 yếu tố nội hàm của TT ảnh hƣởng đến GTSX của TT.

Phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thác thức để phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Kết quả nghiên cứu chƣơng 3 đã chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn

chế và nguyên nhân của hạn chế về việc phát triển KTTT theo hƣớng bền là cơ sở

đƣa ra định hƣớng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững trong những năm tiếp theo.

126

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh

Phú Thọ theo hƣớng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

4.1.1. Quan điêm vê phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

4.1.1.1. Khẳng định vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình tái cơ cấu ngành

nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

KTTT là hình thức tổ chức SXKD tiến bộ dựa trên nền tảng phát triển từ

kinh tế hộ. Mặc dù số lƣợng TT trên địa bàn tỉnh hiện tại không nhiều, đóng góp

vào sự tăng trƣởng nông nghiệp của địa phƣơng chƣa lớn, song về lâu dài đây sẽ là

hƣớng cần phải đạt tới của nền kinh tế hộ nhỏ lẻ hiện nay. Chỉ có nhƣ vậy sản phẩm

nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ sản xuất ra mới đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng

trong và ngoài nƣớc. Bởi vậy, luận án cho rằng KTTT sẽ là một thành tố không thể

thiếu trong quá trình triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo

hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV của tỉnh Phú Thọ . Mặc dù vậy , luận án

cũng khuyến nghị cân tranh nhin nhân thai qua dân đên tinh trang hinh thanh trang

trại bằng mọi giá , theo phong trao chay đua sô lƣơng ma bo qua chât lƣơng hoăc

phủ nhận các loại hình SXKD khác.

4.1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững phải dựa

vào sự bền vững của cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội, môi trường

PTBV nói chung và phát triển KTTT theo hƣớng bền vững nói riêng phải kết

hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa đƣợc ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội

và bảo vệ môi trƣờng.

Mục tiêu PTBV về kinh tế của KTTT là đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định với cơ

cấu kinh tế của mỗi loại hình TT hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao giá trị gia

tăng, tránh đƣợc sự rủi ro trong SXKD và quy mô sản xuất của TT ngày càng mở rộng.

Mục tiêu PTBV về xã hội của KTTT là phát triển KTTT nhằm hƣớng tới góp

phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, mọi ngƣời đều có cơ hội đƣợc học hành

và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa

các tầng lớp trong xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa

dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời

sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân.

127

Mục tiêu PTBV về môi trƣờng của KTTT là khai thác hợp lý, sử dụng tiết

kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ: Tài nguyên đất, tài nguyên

nƣớc, tài nguyên rừng…; đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có

hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng làng nghề,

môi trƣờng trong chăn nuôi.

Luận án cho rằng, phát triển KTTT vừa phải theo cơ chế thị trƣờng, vừa phải

chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lƣợng làm mục tiêu sang nâng cao

chất lƣợng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị sản xuất, lợi nhuận; đồng thời chú trọng

đáp ứng các yêu cầu về xã hội và môi trƣờng.

4.1.1.3. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở Phú Thọ cần gắn với

phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Sau 30 năm đổi mới, đặc biệt kể từ khi có Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp,

nông dân ở nông thôn. Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những thành tích

quan trọng, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và chƣa bền vững. Cơ cấu nông

nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, năng suất, chất lƣợng, khả năng

cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, phần lớn các sản phẩm tiêu

thụ và xuất khẩu ở dạng thô nên giá trị gia tăng chƣa cao. Đời sống KT-XH nông

thôn chƣa có chuyển biến rõ nét, thu nhập của nông dân vẫn còn thấp so với các

ngành khác, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn thuộc

vùng sâu, vùng xa. Ô nhiễm môi trƣờng có xu hƣớng tăng, nhất là ở vùng chăn nuôi

tập trung và các làng nghề. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc

kích thích tăng trƣởng trong trồng trọt và chất cấm trong chăn nuôi còn xảy ra tràn

lan và chƣa kiểm soát đƣợc.

Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và PTBV” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 kèm theo quyết định Số 92/KH-UBND ngày

08 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu: Phát triển nông nghiệp,

nông thôn toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng

địa phƣơng. Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh thông

qua liên kết mở rộng quy mô SXKD, tăng năng suất, tăng chất lƣợng các sản phẩm

nông nghiệp. Xây dựng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp

chế biến sâu. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp.

Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập của lao động, cải thiện mức sống của ngƣời

dân nông thôn; đảm bảo an ninh lƣơng thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quản lý, sử dụng

có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng

chống thiên tai đảm bảo an toàn, phát triển sản xuất bền vững [61].

128

Phát triển KTTT tỉnh Phú Thọ trong những năm tới chính là nhằm góp phần

quan trọng thực hiện thành công chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và Đề án

trên. Vì vậy, luận án cho rằng: Phát triển KTTT ở Phú Thọ trong những năm tiếp

theo phải gắn với mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp

PTBV, đồng thời phải gắn với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Phải coi đây

vừa là quá trình, vừa là quan điểm phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

và tầm nhìn 2030.

4.1.1.4. Phát triển kinh tế trang trại phải dựa trên nội lực của kinh tế trang trại

Phát triển KTTT phải dựa trên nội lực của TT là chủ yếu, Nhà nƣớc và cộng đồng

chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện để TT phát huy nội lực tạo đà cho KTTT phát triển.

Luận án đƣa ra quan điểm này để tiếp tục khẳng định: Sự thành công hay thất

bại của mỗi TT hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực của bản thân TT. Nhà nƣớc khi đó

chỉ giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh

tế trong đó có TT; Bên cạnh đó Nhà nƣớc còn hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển

giao KH-CN, phát triển thị trƣờng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cung

cấp thông tin, dịch vụ. Các tổ chức KT-XH khác sẽ tạo phong trào và là cầu nối để

các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ngoài TT đóng góp, hỗ trợ thêm về KH - CN,

vốn, kinh nghiệm sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả SXKD và sử

dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của TT.

4.1.2. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ

theo hướng bền vững

Qua nghiên cứu thƣc tiên cho thây, phát triển KTTT là bƣớc đột phá trong

quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp , nông thôn theo hƣơng “Hiên đai hoa nông

nghiêp, văn minh hoa nông thôn , tri thưc hoa nông dân” , phù hợp với quy luật

khách quan của nền sản xuât hang hoa nhiêu thanh phân trong nên kinh tê thi

trƣơng. Viêc xac đinh đung đăn đinh hƣơng phat triên KTTT phu hơp vơi điêu kiên

chung cua tỉnh và điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng trong từng giai đoạn có ý

nghĩa hêt sƣc quan trong trong viêc đƣa ra cac giai phap hƣu hiêu nhăm phat huy

hơn nƣa nhƣng ƣu thê cua KTTT.

Để phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững thì các chủ

trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc từ Trung Ƣơng đến Địa phƣơng có ảnh

hƣởng rất lớn, để đề ra định hƣớng của sự phát triển KTTT tôi căn cứ vào các văn

bản chính sách sau:

- Hôi nghi trung ƣơng VI (khóa VIII) đa khăng đinh: “Nhà nước khuyến khích

phát triển trang trại gia đình, riêng vơi trang trai tư nhân (kê ca tư nhân ơ nơi khac

hoăc thanh phô) đươc khuyên khich phat triên theo quy đinh cua phap luât đê khai

thác đất trống đồi núi trọc, đât hoang hoa ơ trung du, miên nui va ven biên”. [47]

129

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ

cũng đã nhấn mạnh : “Cân giai quyêt môt sô vân đê vê quan điêm , vê chinh sach

nhăm tao môi trương va điêu kiên thuân lơi hơn cho sư phat triên manh me kinh tê

trang trai trong thơi gian tơi”. [21]

- Nghị quyết số 02/2010/NQ-CP 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ cũng

đa nhân manh: “Cân giai quyêt môt sô vân đê vê quan điêm , vê chinh sach nhăm hỗ

trợ cho ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm

nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông

thôn; các dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật

tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ

sinh môi trường nông thôn”. [22a].

- Nghị quyết số 41/2010/NQ-CP 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ cũng

đa nhân manh : “Cân giai quyêt môt sô vân đê vê chính sách tín dụng phục vụ phát

triển, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. [22b]

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tƣớng Chính

phủ về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu

thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”. [23]

- Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND ngày 15/12/2014 của Hội đồng nhân

dân tỉnh về việc “Quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động để phát triển sản xuất và

dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng

nông thôn mới tỉnh Phú Thọ”. [46]

4.1.3. Định hướng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ theo hướng bền

vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Để thực hiện tốt các quan điểm phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ đã nêu ở phần trên, luận án đƣa ra định hƣớng phát triển

KTTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 nhƣ sau:

* Một là, duy trì mức tăng trƣởng kinh tế của các TT nhanh và ổn định trên

cơ sở nâng cao tính hiệu quả, hàm lƣợng KH-CN, sử dụng tiết kiệm tài nguyên

thiên nhiên. Thay đổi loại hình và công nghệ sản xuất theo hƣớng sạch hơn và thân

thiện với môi trƣờng dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên nhƣ:

(đất đai, nƣớc, rừng và đa dạng sinh học) của mỗi địa phƣơng trong tỉnh.

* Hai là, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện các

vùng sinh thái của tỉnh:

- Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng kinh tế Trung du, miền núi phía Bắc, có

diện tích đất nông lâm nghiệp đa dạng cho phép phát triển các loại hình TT phong

phú nhƣ: TT trồng trọt, TT chăn nuôi hoặc kết hợp trồng trọt và chăn nuôi ở vùng

130

trung du; vùng miền núi chủ yếu là phát triển TT lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.

Vì vậy trong định hƣớng phát triển KTTT nên phát triển theo hƣớng chuyên môn

hóa phù hợp với từng vùng sinh thái.

- Vùng núi thấp của tỉnh rất thích hợp với phát triển các TT trồng trọt, trồng

cây công nghiệp, cây lâu năm nhƣ: (chè, sơn, cây ăn quả...) và cây hàng năm nhƣ

(sắn, ngô...); TT chăn nuôi nhƣ (gia súc, gia cầm...). Vùng núi cao phía Tây và phía

Nam của tỉnh cần đẩy mạnh phát triển các trang trai lâm nghiệp và TT tổng hợp, TT

chăn nuôi đại gia súc nhƣ: (Trâu, bò, dê…). Cần đẩy mạnh phát triển các TT ở vùng

này do còn nhiều tiềm năng nhƣng số lƣợng TT còn ít và hiệu quả kinh tế của các

TT chƣa cao, nhất là ở các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập….

Phát triển loại hình TT này sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt môi trƣờng, đảm bảo cho

sự phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Song cần đặc biệt quan tâm đến

việc chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

- Vùng gò, đồi thấp của tỉnh bao gồm các huyện: Huyện Phù Ninh, thị xã

Phú Thọ, huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông, huyện Thanh Thủy và thành phố Việt

Trì,…. Vùng này do diện tích đất nông nghiệp không nhiều và đang có xu hƣớng

thu hẹp dần để phục vụ cho việc hình thành các khu công nghiệp và đô thị. Định

hƣớng phát triển KTTT của vùng là phát triển các loại hình TT chăn nuôi gia súc và

gia cầm, các TT trồng rau an toàn, trồng hoa trên cơ sở chuyển theo hƣớng phát

triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp công nghệ cao.

* Ba là, phát triển kinh tế trang trại theo hướng hình thành các chuỗi cung

ứng nông sản có chất lượng cao và an toàn từ trang trại đến người tiêu dùng:

- Tình trạng KTTT đƣợc hình thành tự phát, thiếu quy hoạch và không có

mối liên kết dọc và liên kết ngang trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhƣ

lâu nay đã làm yếu đi những lợi thế của loại hình kinh tế này. Để khắc phục tình

trạng trên, luận án cho rằng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần sớm hình thành các chuỗi

cung ứng theo từng ngành hàng của các TT và các vùng nguyên liệu về cây, con có

thế mạnh của tỉnh để cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,gắn sản

xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Trong phát triển KTTT ở Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cần chú

trọng việc kết hợp phát triển chiều rộng với chiều sâu, trong đó lấy phát triển chiều sâu

làm định hƣớng chính. Khuynh hƣớng sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có đã

mất dần ƣu thế và kém hiệu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu

trên phạm vi quốc tế; do vậy, nếu chỉ phát triển theo chiều rộng, không gắn với công

nghiệp chế biến, các TT của Phú Thọ sẽ không thể tồn tại và phát triển do sản phẩm

làm ra của các TT không thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Vì vậy, trong giai đoạn

131

hiện nay và những năm tiếp theo các TT tỉnh Phú Thọ cần gắn với công nghiệp chế

biến, tăng cƣờng liên kết hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

* Bốn là, phát triển kinh tế trang trại gắn với ứng dụng nông nghiệp công

nghệ cao:

Nông nghiệp công nghệ cao là bƣớc đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam

trong những năm tiếp theo. Trong điều kiện tổ chức sản xuất theo kiểu nông hộ

đang là kiểu tổ chức sản xuất chủ yếu, trong khi đó các mô hình sản xuất khác nhƣ:

Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác… đang còn quá ít,

khi đó TT sẽ là điểm đến của các tiến bộ KH-KT trong nông nghiệp theo hƣớng ứng

dụng công nghệ cao. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống

cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lƣợng và sức chống chịu sâu bệnh cao,

không thoái hoá, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học; sử dụng phân bón sinh

học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh

thái; mở rộng việc áp dụng SXNN hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ

sâu bệnh tổng hợp (IPM); Ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ; quy trình thâm

canh lúa cải tiến (SRI); ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt và phát triển các

vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, mở rộng diện tích trồng rau, hoa

trong nhà lƣới và nhà kính; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực

hành sản xuất tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tƣới tiết kiệm, tƣới cây vùng

đồi; ứng dụng quy trinh chăn nuôi lợn , gà theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an

toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công

nghiệp; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men

vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.... Phát triển chăn nuôi bò theo quy mô

TT tập trung hiện đại từ khâu giống, sản xuất chế biến thức ăn, chăm sóc, giết mổ.

Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi của địa phƣơng là việc có thể làm tốt ở

các loại hình TT. Bởi vậy luận án cho đây là một định hƣớng quan trọng trong phát

triển KTTT ở tỉnh Phú Thọ.

4.1.4. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững

đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

Trên cơ sở định hƣớng phát triển KTTT ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững

đến năm 2020, mục tiêu phát triển đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:

* Mục tiêu chung:

Tỉnh Phú Thọ phát triển nhanh về KTTT nhằm tận dụng tối đa và phát huy

có hiệu quả lợi thế nông nghiệp, góp phần phân công lại lao động, giải quyết việc

làm, tăng thu nhập cho lao động trong nông thôn, ứng dụng KH-CN vào sản xuất

nông lâm ngƣ nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. KTTT trở thành một

132

trong những hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn, gắn

với SXNN hàng hóa tập trung với quy mô lớn có chất lƣợng cao; hình thành những

vùng SXNN và công nghệ cao, gắn với công nghệ dịch vụ, đáp ứng yêu cầu không

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tình thần của nông dân, góp phần xây dựng

nông thôn mới.

* Mục tiêu cụ thể:

- Nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đất đai, lao động của tỉnh để phát triển đa

dạng 5 loại hình TT. Phát triển và mở rộng loại hình kinh tế gia trại, KTTT; lấy TT

chăn nuôi, TT tổng hợp, TT nuôi trồng thuỷ sản làm đột phá về hiệu quả kinh tế.

Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị

diện tích. Gắn phát triển KTTT với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm vệ sinh an

toàn thực phẩm; xây dựng các thƣơng hiệu nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực

của Phú Thọ nhƣ: Bƣởi, chè, cá…

- Về quy mô số lƣợng của TT đƣợc dự báo đến năm 2020 nhƣ sau:

Bảng 4.1: Dự báo về phát triển kinh tế kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Dự báo

2011 2014 2015 2020

1. Số lƣợng TT Trang trại 65,0 136,0 167,0 430,0

2. Tổng số lao động Lao động 388,0 616,0 766,0 1.512,0

3. Tổng đất đai Ha 136,6 1.007,6 1.161,6 9.877,9

4. Tổng vốn Tỷ đồng 41,1 159,1 265,5 1.715,8

5. Tổng GTSX Tỷ đồng 105,4 220,6 373,9 1.326,3

6. Tỷ suất GTHH % 95,2 95,8 98,7 99,2

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

- Số lƣợng TT: Dự báo đến năm 2020 tổng số TT là 430 TT căn cứ theo xu

hƣớng biến động giai đoạn (2011-2015) trong đó có (264 TT chăn nuôi, 130 TT

tổng hợp, 28 TT thủy sản, 05 TT lâm nghiệp, 03 TT trồng trọt), trong đó có trên

80% TT hoạt động đạt tiêu chí đƣợc cấp giấy chứng nhận KTTT theo quy định.

- Tổng số lao động sử dụng trong TT năm 2020 TT tạo việc làm thƣờng

xuyên cho khoảng 1.512 lao động nông thôn. Tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao trình

độ chuyên môn, kỹ năng quản lý cho 430 lƣợt chủ TT và đào tạo nghề cho 1.512 lao

động làm việc trong TT. Đã góp phần tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống của

ngƣời dân ở khu vực nông thôn.

- Tổng số vốn đầu tƣ của các TT có tốc độ tăng trƣởng lớn nên dự báo năm

2020, tổng số vốn là 1.515,8 tỷ đồng, vì năm 2011 ít TT nên tổng số vốn đầu tƣ ít,

133

đến năm 2015 số TT tăng lên 102 TT nên tổng số vốn đầu tƣ lớn trong các năm

2012-2014 sự tăng không đồng đều theo phân phối chuẩn dẫn đến dự báo lƣợng vốn

đầu tƣ đến 2020 rất cao.

- Giá trị sản xuất: Năm 2020 dự báo GTSX đạt 1.326,3 tỷ đồng tăng 3,5 lần so

với năm 2015. Sản phẩm nông sản của các TT đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu

thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Giá trị sản phẩm hàng hóa đạt trên 99%.

- Trên 20% số TT thực hiện hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm ổn định với các đối tác.

- Trên 40% TT áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo các tiêu

chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.

- Mỗi huyện, thành, thị xây dựng từ 1-2 loại hình TT về hợp tác, liên kết theo

chuỗi giá trị, mô hình TT ứng dụng công nghệ cao để tổng kết đánh giá, chỉ đạo

nhân rộng.

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền

vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phát triển KTTT đã dần khẳng định vị trí rõ nét trong quá trình phát triển

nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đã giải quyết đƣợc những vấn đề mà kinh tế hộ

gia đình trƣớc đây khó có thể làm đƣợc. Đó là, áp dụng nhanh tiến bộ KH-KT vào

sản xuất hàng hoá lớn; tạo sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng nhƣ thu hút

nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, chủ động tiếp cận thị

trƣờng, tìm đầu ra cho sản phẩm… Thực tế cho thấy, mô hình KTTT đã góp phần

tăng nguồn thu nhập cho nông dân, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao

giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp

nông dân vƣơn lên làm giàu; giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho hàng nghìn lao

động, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm khắc phục những bất cập về phát triển KTTT và đảm bảo thực hiện

thành công các định hƣớng về phát triển KTTT của tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền

vững đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính

và cụ thể nhƣ sau:

4.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển nông

nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh

Phát triển KTTT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới có ý nghĩa rất quan trọng

trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần

thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về chiến lƣợc phát triển KT-XH đến năm 2020.

134

Chính vì vậy, chƣơng trình phát triển KTTT cần nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo,

chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở

một cách đồng bộ để thực hiện thành công, tạo sự đột phá quan trọng trong sự

nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

4.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoach để lựa chọn loại hình kinh tế trang trại phù

hợp với từng vùng sinh thái, tự nhiên của tỉnh theo hướng phát triển bền vững

Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3 cho thấy KTTT của tỉnh Phú Thọ đa phat

triên theo hƣớng tự phát là chủ yếu , không dựa vào quy hoạch. Phát triển KTTT

trên địa bàn tỉnh chƣa dựa trên cơ sở quy hoạch một cách bài bản, mang tính chiến

lƣợc lâu dài của địa phƣơng, chƣa thực sự dựa trên thế mạnh về điều kiện KT-XH

của từng vùng sinh thái và chƣa gắn kết với định hƣớng phát triển kinh tế nông

nghiệp của tỉnh. Vai trò của chính quyền các cấp trong định hƣớng hình thành TT

thông qua công tác quy hoạch còn mờ nhạt. Đây cũng là vấn đề phổ biến chung của

nhiều địa phƣơng trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng.

Theo khảo sát của đề tài, hầu hết các loại hình TT đều do chủ TT lựa trọn

theo một mẫu hình thực tế mà họ biết qua thông tin trên các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng hoặc qua bạn bè ngƣời thân giới thiệu. Vì lẽ đó, trong cùng một đia

bàn, có cùng một điều kiện tự nhiên, sinh thái và khả năng đầu tƣ nhƣ nhau nhƣng

đã hình thành các loại hình TT rất khác nhau.

Do phát triển thiếu quy hoạch nên KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không

hội tụ đủ điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh, không thể tạo ra những

chuyển biến về KT-XH của từng vùng sinh thái đặc thù của tỉnh theo hƣớng CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn, chƣa tạo thành các chuỗi cung ứng trong sản xuất và

tiêu thụ nông sản trong tổng thể phát triển KT-XH của địa phƣơng. Vì vậy, luận án

cho rằng để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhất

thiết cần phải có quy hoạch phát triển KTTT một cách bài bản, khoa học. Nếu vẫn

tiếp tục phát triển thiếu quy hoạch nhƣ vừa qua tất yếu sẽ dẫn tới sự phát triển

KTTT không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều quy hoạch ngành và sản phẩm

có liên quan đến nông nghiệp đƣợc phê duyệt nhƣ: quy hoạch phát triển nông, lâm

nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; quy hoạch

tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; quy hoạch bảo vệ và phát triển

rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2020. Quy hoạch phát triển ngành nghề

nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2015, định hƣớng đến năm 2020; quy hoạch

phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; quy hoạch nông, lâm, nghiệp -

thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2020; quy hoạch bố trí dân

cƣ vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, vùng quản lý nghiêm ngặt trên địa bàn tỉnh giai

135

đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Phú Thọ

đến năm 2020. Quy hoạch vùng SXNN ứng dụng công nghệ cao… Bên cạnh đó, hầu

hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể

phát triển KT-XH đến năm 2020.

Tỉnh đã có quá nhiều quy hoạch, song các bất cập trong công tác quy hoạch vẫn

đƣợc bộc lộ nhƣ: tính liên kết giữa các quy hoạch còn thấp; quy hoạch chồng lên quy

hoạch; nhiều quy hoạch thiếu tính khả thi và điều kiện thực hiện; một số quy hoạch địa

phƣơng còn đi trƣớc cả quy hoạch tổng thể. Riêng về quy hoạch phát triển KTTT trên

địa bàn tỉnh mới đang trong giai đoạn khảo sát để lập đề án quy hoạch.

Luận án cho rằng tỉnh Phú Thọ cần sớm hoàn thành việc công bố quy hoạch

KTTT của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Để thực hiện đƣợc điều đó các đơn

vị có liên quan đến việc lập và công bố quy hoạch cần triển khai các nhiệm vụ cụ

thể sau đây:

- Các ngành chức năng trong tỉnh cần sớm chủ động rà soát quy hoạch về

qũy đất của tỉnh theo hƣớng phân bổ quỹ đất giành cho nông nghiệp đến năm 2020.

Các nhóm đất có liên quan nhiều đến việc hình thành và phát triển các loại hình TT

chủ yếu của tỉnh nhƣ: Quỹ đất trồng cây lâu năm để phát triển cây công nghiệp và

cây ăn quả, đây là thông tin đầu vào rất quan trọng đối với các nhà đầu tƣ vào lĩnh

vực TT trồng cây lâu năm vùng chuyên canh tập trung trồng cây ăn quả tại các

huyện nhƣ (Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập);Tƣơng tự nhƣ vậy đối với đất lâm

nghiệp, cần sớm công bố việc tỉnh dự kiến chuyển khoảng 5 nghìn ha đất rừng phòng

hộ ít xung yếu sang đất rừng sản xuất để các nhà đầu tƣ vào xem xét hình thành các

TT lâm nghiệp để khai thác có hiệu quả quỹ đất này tại các huyện nhƣ (Tân Sơn,

Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng); để hình thành các TT chăn nuôi theo hƣớng tập

trung cần sớm triển khai diện tích đất xây dựng chuồng trại cho các TT chăn nuôi tập

trung khoảng 450 ha đã đƣợc phê duyệt… Việc công bố quỹ đất là căn cứ quan trọng

để triển khai các loại hình KTTT phù hợp với từng vùng sinh thái của tỉnh.

- Các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cần chủ động rà soát lại các quy

hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, xác định rõ vùng tập trung ƣu tiên

phát triển KTTT, công bỗ quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển KTTT,

chủ yếu là vùng đất trống, đồi núi chọc, đất hoang hóa, ao hồ, đầm, bãi bồi ven

sông. Việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể

phát triển KT- XH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030 và các quy

hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các huyện,

thành phố thị xã giai đoạn 2016 - 2020 có tính đến năm 2030.

- Quy hoạch phát triển KTTT phải đảm bảo thời gian đủ dài từ 20 đến 25

năm để các chủ TT có định hƣớng SXKD lâu dài và ổn định. Sau khi hoàn thành

136

quy hoạch, tỉnh cần tổ chức công bố công khai để chính quyền các cấp, ngƣời dân

và chủ TT biết và thực hiện. Đồng thời, cần thành lập Ban chỉ đạo các cấp trực

thuộc sở NN&PTNT và Phòng NN&PTNT các huyện, thành phố, thị xã để theo dõi

và chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch tránh tình trạng quy hoạch treo.

4.2.3. Hoàn thiện công tác giao đất, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tạo

điều kiện tích tụ đất đai để phát triển kinh tế trang trại

Trong quá trình hình thành và phát triển KTTT theo hƣớng bền vững của

tỉnh Phú Thọ cho thấy, đất đai là yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên các loại

hình TT, nhất là giai đoạn mới thành lập, khi phát triển KTTT mới thƣờng phát triển

theo chiều rộng. Trong những năm gần đây các cấp Ủy Đảng và Chính quyền địa

phƣơng đã thực hiện một số biện pháp tạo điều kiện cho các hộ nông dân mở rộng,

khai thác đất đai, hình thành nên các TT có quy mô diện tích tƣơng đối lớn. Để tiếp

tục khuyến khích những hộ nông dân sản xuất giỏi khai thác hiệu quả tiềm năng đất

đai và thực sự có đủ điều kiện về đất đai, hình thành nên các TT có quy mô diện

tích đủ lớn vƣợt qua mức bình quân hiện nay cần có các giải pháp cụ thể sau đây:

- Một là, khuyến khích các hộ chuyển đổi ruộng đất trƣớc khi cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, khuyến khích các hộ dân chuyển nhƣợng, dồn điền, đổi thửa

tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang TT chuyên canh hoặc kết

hợp theo hƣớng tập trung, quy mô diện tích lớn. Tỉnh sớm hoàn thiện việc giao đất,

cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện để chủ hộ hoặc

chủ TT yên tâm đầu tƣ phát triển SXKD.

- Hai là, khuyến khích những ngƣời có vốn đầu tƣ phát triển KTTT theo hợp

đồng sử dụng đất. Hộ gia đình SXNN có nhu cầu và khả năng sử dụng đất vƣợt hạn

điền cần đƣợc cấp địa phƣơng có thẩm quyền xét cho thuê đất phát triển KTTT theo

luật đất đai hiện hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng

đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các TT. Thực hiện đầy

đủ các chính sách khuyến khích của các ngành về lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra

Nhà nƣớc ta phải coi đất là hàng hóa đặc biệt, đƣợc mua bán theo luật, tạo điều kiện

cho các hộ nông dân có thể dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, có thể

thế chấp vay vốn ngân hàng, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và có thể chuyển

nhƣợng quyền sử dụng đất hợp pháp cho các TT.

- Ba là, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ

TT, hộ gia đình đƣợc giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng

nhận KTTT đối với số TT đạt tiêu chuẩn theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT

ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận

KTTT, nhằm tạo điều kiện cho các chủ TT yên tâm đầu tƣ và vay vốn sản xuất.

137

- Bốn là, khắc phục tình hình sử dụng đất chƣa hiệu quả hiện nay, khi giao

đất cho các hộ và các TT cần có sự hƣớng dẫn cụ thể, gắn liền giữa quy hoạch các

vùng phát triển cho từng loại hình TT, quy hoạch cơ sở chế biến và tiêu thụ sản

phẩm sau thu hoạch.

- Năm là, các TT cần đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp

luật về đất đai khi thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng, trồng

cây lâu năm và khi thuê diện tích các vùng nƣớc tự nhiên chƣa có đầu tƣ cải tạo vào

mục đích nuôi trồng thuỷ sản.

4.2.4. Giải pháp về nguồn vốn tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng nguồn vốn đầu tƣ

từ ngân sách Nhà nƣớc cho nông dân nói chung, KTTT nói riêng còn thấp, chƣa đáp

ứng đƣợc yêu cầu chuyển đổi cơ cấu SXNN và kinh tế nông thôn. Nguồn vốn hỗ trợ

KTTT không đáng kể. Trong khi đó nguồn vốn tự có của các chủ hộ còn quá ít để đầu

tƣ từ kinh tế hộ phát triển lên KTTT. Đối với nông dân nói chung và TT nói riêng

hiện nay vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy

đổi mới chính sách đầu tƣ và chính sách tín dụng phục vụ KTTT cũng đang đặt ra cấp

thiết ở tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp về đầu tƣ tín dụng và phục vụ phát triển KTTT

trong những năm tiếp theo cần đƣợc quan tâm là:

- Các ngân hàng thƣơng mại cần xem xét giảm các thủ tục hành chính để các

chủ TT dễ dàng đƣợc vay vốn. Đặc biệt là quy định về thế chấp tài sản khi vay vốn.

Thời hạn vay vốn phải phù hợp với chu kỳ SXKD của từng loại cây trồng và vật

nuôi theo mùa vụ, theo sản phẩm. Tăng thêm vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu của

TT trồng cây lâu năm và trang trai lâm nghiệp. Nên có chính sách ƣu đãi về lãi xuất

nhiều hơn hiện nay đối với các trang trai. Chính phủ cần xây dựng các chƣơng trình

cho vay đầu tƣ nông nghiệp trung và dài hạn, ủy thác vốn của các chƣơng trình cho

các ngân hàng thƣơng mại tham gia.

- Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát

triển KTTT nhƣ: thành lập quỹ cho KTTT vay từ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi

trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho

vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Thực

hiện Quyết định số 423/QĐ/NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nƣớc về quy định chính sách tín dụng ngân hàng đối với KTTT [57]. Triển khai

thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tƣớng Chính

phủ về quyền hƣởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất, thuê,

nhận, khoán rừng và đất lâm nghiệp [58].

138

- Phối hợp với các chƣơng trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải quyết

việc làm để cho vay phát triển KTTT. Các tổ chức chính trị xã hội (hội nông dân,

hội phụ nữ…) bố trí một phần kinh phí từ các nguồn vốn cho vay để phát triển theo

mô hình TT.

- Phát triển tín dụng phi chính thức (gồm cho vay vốn thông qua các tổ chức

nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân,…) nhằm bổ sung vào mảng khuyết của hệ thống tín

dụng chính thức cũng là giải pháp khả thi để tháo gỡ về vốn cho các TT. Kinh

nghiệm nhiều chƣơng trình tín dụng nông thôn trên thế giới đã thành công nhờ biết

phối hợp cả hai khu vực chính thức và phi chính thức trong việc cung cấp dịch vụ

tài chính cho nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện hỗ trợ thu hút doanh nghiệp theo Nghị định số

210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ và Nghị quyết số 15/2014/NQ-

HĐND ngày 15/12/2014 của HĐND tỉnh Phú Thọ để thu hút doanh nghiệp đầu tƣ

vào nông nghiệp trong đó có TT.

4.2.5. Giải pháp về thị trường, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng phát

triển kinh tế trang trại

- Nâng cao năng lực của các tác nhân trong việc tiếp cận thị trƣờng thông

qua đào tạo và phổ biến kiến thức. Xác định các thị trƣờng tiềm năng và thị trƣờng

mục tiêu trên cơ sở phân tích đầy đủ thực trạng về thị trƣờng và ngành hàng.

- Mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm, điểm bán hàng cố định tại các thị

trƣờng trên để ngƣời tiêu dùng dễ tiếp cận. Trong thời gian tới, tiếp tục nghiên cứu

khả năng đƣa sản phẩm của TT tới các thị trƣờng Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dƣơng,

Hải Phòng... Đẩy mạnh quảng bá thƣơng hiệu của một số mặt hàng mũi nhọn trên

nhiều phƣơng tiện đại chúng để khẳng định chất lƣợng cũng nhƣ giới thiệu tiêu

chuẩn sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng. Đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng tiêu

thụ sản phẩm vào các siêu thị lớn ở Hà Nội, Việt Trì, nhằm tạo lập đầu ra và mạng

lƣới phân phối ổn định và có uy tín. Muốn cho sản phẩm của TT có bảo hộ chỉ dẫn

địa lí của Nhà nƣớc, có năng suất chất lƣợng ổn định thâm nhập vào thị trƣờng thế

giới đòi hỏi sản phẩm phải tuân thủ vƣợt qua các rào cản thƣơng mại chủ yếu vẫn là

công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình từ tạo

giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản và phân phối phải thực hiện theo

quy trình đƣợc quốc tế và các tổ chức có uy tín công nhận.

- Đầu tƣ xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản để thu hút sản phẩm của

KTTT. Khuyến khích các doanh nghiệp mua bán tiêu thụ sản phẩm cho các TT. Đồng

thời hƣớng dẫn các chủ TT áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và chế biến nông sản.

- Cung cấp thông tin thị trƣờng chính xác và kịp thời để các TT tiêu thụ sản

phẩm. Mở rộng mạng lƣới tiêu thụ nông - lâm- thủy sản chế biến để tạo động lực

cho các chủ TT phát triển sản xuất.

139

- Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng; trong đó, ƣu tiên thuỷ lợi để mở rộng

sản xuất, thâm canh. Trƣớc mắt hỗ trợ một phần kinh phí để nâng cấp, sửa chữa

công trình đầu mối, hệ thống kênh dẫn; các TT bỏ vốn đầu tƣ phần còn lại.

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng cho các TT nhƣ:

+ Đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao những hiểu biết của chủ TT về kỹ

thuật nông lâm ngƣ nghiệp, về thị trƣờng và marketing trong sản phẩm của mình.

+ Hình thành liên hiệp hoặc câu lạc bộ TT để tăng cƣờng sức mạnh kinh tế

tiến tới liên kết hợp tác SXKD và bảo vệ quyền lợi lẫn nhau nhằm chống lại các rủi

ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

4.2.6. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế trang

trại theo hướng bền vững

Triển khai xây dựng các đề án, dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông

nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề

án, dự án có hoạt động triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp

công nghệ cao; xây dựng mô hình và đầu tƣ sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản

phẩm có chất lƣợng, tính năng vƣợt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi

trƣờng, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu, cụ thể cho từng lĩnh vực nhƣ sau:

* Đối với các trang trại thuộc lĩnh vực trồng trọt

- Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất

cao, chất lƣợng tốt và khả năng chống chịu cao, tập trung vào các đối tƣợng cây

trồng chủ lực phục vụ cho an ninh lƣơng thực, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu;

từng bƣớc áp dụng trong sản xuất giống cây trồng biến đổi gen; sản xuất các sản

phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý

cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại cây lƣơng thực, cây

thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực; sản xuất rau an toàn, hoa cao

cấp trong nhà lƣới, nhà kính…

- Cụ thể đối với một số cây trồng có thế mạnh của tỉnh nhƣ: Đối với TT trồng

lúa cần quan tâm đến chủ trƣơng hình thành các vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao tập

trung với diện tích 6,5 nghìn ha tại các huyện: Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm

Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập và Thị xã Phú Thọ. Đối với TT

SXKD cây chè cần đi theo hƣớng phát triển chè chất lƣợng cao gắn với xây dựng

thƣơng hiệu. TT cây ăn quả, đặc biệt là bƣởi Đoan Hùng phát triển tại 18 xã thƣợng

huyện Đoan Hùng. Bƣởi Diễn: Phát triển ở một số huyện nhƣ: (Phù Ninh, Yên Lập,

Thanh Thủy, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tam Nông) và 10 xã phía Nam huyện Đoan

Hùng là các thông tin đầu vào quan trọng để các chủ TT quyết định phƣơng án đầu

tƣ vào các vùng sản xuất tập trung của tỉnh.

140

* Đối với các trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi: Để có thêm cơ hội đƣa

các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi của các TT cần định hƣớng để các chủ trang TT

phát triển tại các vùng chăn nuôi tập trung nhƣ: vùng đầu tƣ TT chăn nuôi lợn tập

trung quy mô lớn tại 130 xã thuộc 10 huyện nhƣ: (Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập,

Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh).

Chủ động sản xuất, cung ứng cơ bản các giống bố, mẹ chủ lực chất lƣợng cao tại

các địa phƣơng trong tỉnh; hình thành 03 - 04 cơ sở khai thác tinh lợn chất lƣợng

cao tại các huyện nhƣ: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê; vùng đầu tƣ TT chăn nuôi

gà thịt, gà trứng tập trung tại 126 xã thuộc 10 huyện có thế mạnh về đất đồi, rừng,

vƣờn gồm các huyện nhƣ: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ

Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh. Sản xuất giống gà Ri lai tại

Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh, khuyến khích 2-3 cơ sở đầu tƣ sản xuất giống gà

Ri lai; bảo tồn và phát triển giống gà nhiều cựa Tân Sơn;Vùng chăn nuôi bò sinh

sản, bò thịt tập trung và sản xuất, cung ứng giống bò cái nền lai Zebu trên địa bàn

80 xã thuộc 10 huyện nhƣ: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ

Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh.

Dựa trên thế mạnh của các loại cây trồng, vật nuôi nêu trên tỉnh cần sớm xây

dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hƣớng phấn đấu

đến năm 2020: hình thành một khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Phú Hộ - thị

xã Phú Thọ. Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào khu

nông nghiệp công nghệ cao Phú Hộ; phát triển một số vùng nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Cần chú trọng công tác thông tin KH-CN cho các chủ TT. Hiện nay ngành

nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho nông dân cả nghèo lẫn giàu. Đã

đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân - TT sản

xuất hàng hóa là lực lƣợng xung kích, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KH-CN, tổ

chức các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ TT theo ngành sản xuất, nhƣ các TT

sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất chè, cây ăn quả, nuôi gà, nuôi vịt, nuôi lợn, nuôi trâu

bò, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng với qui mô vừa và lớn, khối lƣợng hàng hóa

nhiều ở từng địa phƣơng, đi vào từng chuyên đề thiết thực.

- Tiếp tục đầu tƣ thoả đáng cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến

ngƣ, khuyến công để chuyển giao tiến bộ KH-CN cho TT, đƣa các giống cây trồng

và vật nuôi có chất lƣợng tốt đƣa vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công

nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các

hình thành KTTT điển hình.

141

- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng

KH-CN nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên

cứu ở trong và ngoài tỉnh với các TT hạt nhân trên từng vùng để nghiên cứu tạo ra

những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhƣỡng và chịu đƣợc

điều kiện khí hậu ở địa phƣơng cũng nhƣ chuyển giao tiến bộ KH-CN cho các TT.

4.2.7. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế trang trại

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của TT trong đó đặc biệt là trình độ

quản lý SXKD và trình độ KH-KT của chủ TT cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng về quản lý, quy trình và cách thức

làm giàu từ KTTT không chỉ cho các chủ trại mà còn cho cả những ngƣời có

nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trại.

- Về nội dung đào tạo bồi dƣỡng cần hƣớng vào những vấn đề của KTTT, xu

hƣớng phát triển TT; các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách về phát triển KTTT; đặc

biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các TT nhƣ xác định

phƣơng hƣớng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và thị

trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại,

hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Đào tạo bằng nhiều hình thức nhƣ mở lớp tại địa phƣơng, tham quan,

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan nhƣ Sở Nông

nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân…

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của các TT bằng cách hƣớng vào tổ

chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ

phận lao động kỹ thuật.

4.2.8. Giải pháp về hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh và tư pháp để

phát triển kinh tế trang trại

Tiến hành cấp đăng ký SXKD cho các TT có đủ điều kiện. Đăng ký SXKD cho

TT gia đình là một việc làm hợp lý và hết sức cần thiết (hiện tại tỉnh Phú Thọ chƣa có

TT nào đăng ký hoạt động SXKD). Thông qua đó, giúp cho Nhà nƣớc thực hiện tốt

chức năng quản lý của mình đối với loại hình TT gia đình. Mặt khác, để đảm bảo

quyền tự do SXKD và tinh thần cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Việc thỏa mãn

các tiêu chí của TT gia đình sẽ đƣợc các hộ gia đình chứng minh thông qua các giấy tờ

cần thiết trong hồ sơ đăng ký SXKD (ví dụ nhƣ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất,

142

đề án SXKD,...). Giấy chứng nhận đăng ký SXKD là cơ sở pháp lý chứng minh tƣ cách

pháp lý của chủ TT.

Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trƣờng; khuyến khích các thành phần kinh tế

cùng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng

hóa. Xây dựng HTX theo mô hình mới là một giải pháp quan trọng giúp cho kinh tế

hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá ổn định vững chắc tiến tới hình thành

KTTT. Xây dựng HTX kiểu mới vừa là giải pháp vừa là xu thế và mục tiêu của phát

triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại.

Phân vùng kinh tế và phân bổ lại lao động dân cƣ. Trong điều kiện đặc điểm

điều kiện tự nhiên không đồng nhất, cần có những tiêu chuẩn phân vùng nhỏ cho

các huyện thị. Tuy không tạo thành vùng chuyên canh lớn thì cũng tạo ra một lƣợng

sản phẩm đủ lớn cho kinh tế hàng hoá phát triển, thúc đẩy phân bố lại lao động dân

cƣ hiện nay cƣ trú rất phân tán, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Tổ chức công tác truyền thông giúp cho các hộ vƣợt qua tâm lý an phận, tâm

lý tự ti, phong tục tập quán sản xuất tự túc, tự cấp, sản xuất manh mún nhỏ lẻ để

tăng cƣờng nghị lực vƣợt qua khó khăn trƣớc mắt, tích cực nỗ lực trong SXKD.

Tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng về phát

triển KTTT trong giai đoạn tới. Phổ biến quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng

KTTT trong tỉnh cho tất cả các đối tƣợng có nhu cầu làm TT để thu hút đầu tƣ.

Thông tin, phổ biến kinh nghiệm SXKD của các TT điển hình tạo ra động lực trong

đầu tƣ vào SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bằng các phƣơng thức cụ

thể: tổ chức hội thảo; phát sóng trên đài truyền hình, trên báo địa phƣơng, phát tờ

rơi, tờ bƣớm.

4.2.9. Giải pháp tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại để

phát triển kinh tế trang trại

- Thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với quá trình SXKD của TT, nhằm định

hƣớng phát triển và đảm bảo công bằng trong SXKD, khuyến khích mặt tích cực và

hạn chế những tiêu cực của loại hình KTTT, khắc phục tình trạng phát triển mang

tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan.

- Xác định các loại hình TT và hình thức SXKD để có sự quản lý thống nhất và

phù hợp với từng loại hình TT, nhất là loại hình TT có thuê mƣớn nhiều lao động mà

chủ trại không trực tiếp tham gia sản xuất trong TT.

143

- Thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với đầu ra, chất lƣợng sản phẩm nhằm đảm

bảo lợi ích chung của Nhà nƣớc, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng sinh thái.

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với KTTT, đảm bảo các chủ TT

thực hiện đầy đủ qui trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu cho đất, bảo vệ môi

trƣờng; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc theo pháp luật. Đồng thời, bảo vệ

quyền lợi chính đáng của chủ TT về tài sản và các lợi ích khác.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản

xuất, du nhập giống chất lƣợng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây

trồng, vật nuôi. Đƣa các đối tƣợng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản

xuất để đa dạng hoá các đối tƣợng nuôi, trồng.

4.2.10. Giải pháp tăng cường mối liên kết để phát triển kinh tế trang trại

Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 13 TT có hoạt động hợp tác, liên kết với các

doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (theo hình thức chăn nuôi gia công,

doanh nghiệp đầu tƣ kỹ thuật, giống, vật tƣ và bao tiêu sản phẩm cho TT). Giá trị sản

lƣợng hàng hóa năm 2015 đạt 42 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng giá trị sản lƣợng hàng

hóa của TT trên địa bàn tỉnh. Loại hình sản xuất này lợi nhuận đem lại cho chủ TT

không cao nhƣng ổn định, hạn chế đƣợc rủi ro.

Khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế hợp tác

trên nguyên tắc tự nguyện của các chủ thể nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động trong

việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cung ứng vật tƣ đủ cho các TT. Chuyển hình thức

câu lạc bộ TT thành hình thức hiệp tác, liên kết khăng khít theo từng loại hình TT

để liên doanh, liên kết trong SXKD, tạo sức cạnh tranh và sự ổn định trong tiêu thụ

sản phẩm trên thị trƣờng, hạn chế tình trạng ép giá của các tƣ thƣơng và rủi ro trong

SXKD. Ý tƣởng đề xuất và gải pháp về hình thành các mô hình liên kết hiệp tác

kinh tế tăng cƣờng hiệu quả SXKD và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thƣơng

trƣờng của các TT thể hiện qua sơ đồ 4.1. nhƣ sau:

144

Sơ đồ 4.1. Mô hình liên kết giữa các trang trại và các công ty

- Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các TT nhằm trao đổi kinh

nghiệm, trình độ quản lý, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức hợp tác, chủ TT với các hộ dân để các

chủ TT, tổ hợp tác là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản.

4.2.11. Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do các TT gây ra, trong thời

gian tới chúng ta cần triệt để làm tốt một số nội dung sau:

- Tuyên truyền rộng rãi về tác hại do ô nhiễm môi trƣơng nông nghiệp gây

ra đối với con ngƣời hôm nay và các thế hệ mai sau để tìm kiếm sự đồng thuận cao

từ các nhà SXNN,trong đó có các chủ TT.

- Tăng cƣờng công tác truyền thông và có chế tài đủ mạnh để xử lý các

trƣờng hợp vi phạm về môi trƣờng nhƣ: xả thải từ các TT chăn nuôi không qua xử

lý; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt

không đúng quy trình …

- Sau khi có quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, cần di dời các TT chăn

nuôi về các khu chăn nuôi tập trung và phải có chế tài đủ mạnh để thực hiện đƣợc

công việc này.

- Phải thay đổi nhận thức về quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn

thuần là áp dụng các công nghệ để xử lý những chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra

để hạn chế ô nhiễm môi trƣờng mà nó phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn,

Thị trƣờng các yếu tố đầu vào

Công ty cung cấp dịch vụ

đầu vào

TT

trồng trọt

TT KD

tổng hợp

TT

chăn nuôi

TT

lâm nghiệp

TT

thủy sản

Công ty dịch vụ tiêu thụ

sản phẩm

Thị trƣờng tiêu thụ SP trong

nƣớc và xuất khẩu

145

đến việc xem xét các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao đổi chất để cho con vật có

thể sử dụng đƣợc tối đa các chất dinh dƣỡng ăn vào và thải ra môi trƣờng ít chất

thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải chăn

nuôi còn bao hàm cả việc sử dụng các chất thải kể cả đƣợc xử lý và không xử lý vào

các mục đích có ích nhƣ làm làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng

thuỷ sản, làm chất đốt, sản xuất biogas, điện v.v… nhằm vừa hạn chế đƣợc việc sử

dụng tài nguyên đồng thời hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng.

- Cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa các Bộ, Ngành liên quan và các cấp

quản lý địa phƣơng để triển khai công tác bảo vệ môi trƣờng trong SXNN đƣợc

hiệu quả hơn. Nhà nƣớc cần tăng ngân sách đối với các hoạt động điều tra, khảo sát

về môi trƣờng nông nghiệp để có các giải pháp khắc phục kịp thời các tình trạng ô

nhiễm do các TT gây ra.

- Các địa phƣơng cần khuyến khích các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

và tầm ảnh hƣởng lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất của các TT, mặt

khác phải kịp thời báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên về các vùng, cơ sở ô nhiễm

môi trƣờng để sớm có phƣơng án quản lý và khắc phục hiệu quả… có nhƣ vậy tình

trạng ô nhiễm môi trƣờng trong nông nghiệp, nông thôn mới đƣợc khắc phục.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Sau khi nghiên cứu và phân tích thực trạng sự phát triển của KTTT theo

hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tác giả đã đƣa ra đƣợc những quan điểm,

xác định đƣợc cơ sở hình thành nên các định hƣớng phát triển KTTT của tỉnh theo

hƣớng bền vững căn cứ vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

đồng thời căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để đƣa ra các định

hƣớng phát triển KTTT của tỉnh theo hƣớng bền vững đến năm 2020. Để thực hiện

đƣợc các định hƣớng đó tỉnh cần thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp sau : 1) Đổi mới

nhận thức về vai trò của KTTT trong phát triển nông nghiệp , nông thôn trên địa bàn

tỉnh; 2) Hoàn thiện công tác quy hoach để lựa chọn loại hình KTTT phù hợp với

từng vùng sinh thái, tự nhiên của tỉnh theo hƣớng phát triển bền vững; 3) Hoàn

thiện công tác giao đất, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện tích tụ

đất đai để phát triển KTTT; 4) Giải pháp về nguồn vốn tạo điều kiện phát triển

KTTT; 5) Giải pháp về thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng

phát triển KTTT; 6) Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển

KTTT theo hƣớng bền vững; 7) Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để

phát triển KTTT; 8) Giải pháp về hoàn thiện môi trƣờng SXKD và tƣ pháp để phát

triển KTTT; 9) Giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với KTTT để

phát triển KTTT; 10) Giải pháp tăng cƣờng mối liên kết để phát triển KTTT; 11)

Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là yêu cầu cấp thiết trong phát triển

KT-XH tỉnh Phú Thọ nói chung và quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng

nâng cao giá trị gia tăng nói riêng nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án đã rút ra một số kết luận sau:

1.1. Nghiên cứu lý luận về phát triển KTTT theo hƣớng bền vững cho thấy,

bên cạnh việc đảm bảo kế thừa các khái niệm và nội dung về phát triển KTTT, luận

án đã khẳng định cần phải bổ xung và hoàn thiện thêm về quan điểm, nội hàm, tiêu

chí đánh giá sự phát triển KTTT theo hƣớng bền vững là hoàn toàn cần thiết và phù

hợp với bối cảnh nghiên cứu về KTTT trong giai đoạn hiện nay.

1.2. KTTT của tỉnh Phú Thọ trong thời gian gần đây đã bƣớc đầu chuyển

dịch theo chiều hƣớng phát triển bền vững thông qua các chỉ tiêu về số lƣợng và

chất lƣợng của các TT. Nhƣ năm 2011, năm đầu tiên áp dụng tiêu chí mới về TT

toàn tỉnh có 65 TT, đến năm 2014 đã tăng lên 136 TT. KTTT tỉnh Phú Thọ đã phát

huy đƣợc các nguồn lực của địa phƣơng nhƣ khai thác và sử dụng tốt hơn quỹ đất

đai, đƣa đƣợc đất trống đồi núi trọc vào sản xuất, thu hút vốn đầu tƣ vào nông

nghiệp, giải quyết đƣợc một số việc làm tạo thêm thu nhập cho ngƣời lao động

trong tỉnh. Thực tế cho thấy các TT của tỉnh đã tạo ra đƣợc một khối lƣợng giá trị

nông sản hàng hoá cao hơn hẳn kinh tế hộ nông dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tạo tiền đề

thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Đánh giá đƣợc sự tác động tích cực của phát triển KTTT theo hƣớng bền

vững đến sự bền vững của địa phƣơng ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trƣờng có thể

khẳng định phát triển KTTT là loại hình phù hợp trong nông nghiệp nông thôn của

tỉnh Phú Thọ. Song tính bền vững đạt đƣợc chƣa cao, mỗi loại hình TT chỉ đạt đƣợc

ở từng khía cạnh; hiệu quả về xã hội và môi trƣờng đạt đƣợc với mức độ không

đáng kể vì các chủ TT chƣa ý thức và chƣa thực sự quan tâm đến những khía cạnh

này ngoài ra chế tài của Nhà nƣớc chƣa đủ mạnh để răn đe, nhất là lĩnh vực môi

trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.4. Phát triển KTTT tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững chịu sự tác động

của các yếu tố khách quan gồm: yếu tố chính sách của Nhà nƣớc; yếu tố thị trƣờng;

điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH; hội nhập kinh tế quốc tế và nhóm yếu tố chủ

quan gồm các yếu tố nội tại của TT nhƣ đất đai, lao động, vốn, trình độ quản lý…,

ứng dụng khoa học kỹ thuật.

1.5. Bảy yếu tố ảnh hƣởng đến tổng giá trị sản xuất bình quân của KTTT

nhƣ: Tuổi, trình độ chuyên môn, lao động, đất, vốn vay ngân hàng, giới tính của chủ

TT là các yếu tố ảnh hƣởng đến các tiêu chí hiệu quả của KTTT. Luận án đã chỉ ra

147

rằng: lao động tăng thêm 1 ngƣời sẽ làm tổng GTSX tăng thêm 31,89 triệu

đồng/TT/năm; kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi lƣợng vốn vay ngân hàng

tăng thêm 1 triệu đồng sẽ làm GTSX của TT tăng lên 1,04 triệu đồng. Lƣợng vốn

vay từ bạn bè, ngƣời thân tăng thêm 1 triệu đồng sẽ làm tổng GTSX tăng thêm 1,65

triệu đồng. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả của TT, các chủ TT cần quan tâm đến

các yếu tố trên.

1.6. Các giải pháp đƣợc đề xuất theo hƣớng: 1) Đổi mới nhận thức về vai trò

của KTTT trong phát triển nông nghiệp , nông thôn trên địa bàn tỉnh ; 2) Hoàn thiện

công tác quy hoach để lựa chọn loại hình KTTT phù h ợp với từng vùng sinh thái, tự

nhiên của tỉnh theo hƣớng phát triển bền vững; 3) Hoàn thiện công tác giao đất, cấp

giấy chúng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện tích tụ đất đai để phát triển KTTT;

4) Giải pháp về nguồn vốn tạo điều kiện phát triển KTTT; 5) Giải pháp về thị trƣờng,

tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KTTT; 6) Giải pháp về khoa

học kỹ thuật và công nghệ để phát triển KTTT theo hƣớng bền vững; 7) Giải pháp

nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển KTTT; 8) Giải pháp về hoàn thiện

môi trƣờng SXKD và tƣ pháp để phát triển KTTT; 9) Giải pháp tăng cƣờng vai trò

quản lý Nhà nƣớc đối với KTTT để phát triển KTTT; 10) Giải pháp tăng cƣờng mối

liên kết để phát triển KTTT; 11) Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với Nhà nước, các cấp, các ngành Trung ương

Trên cơ sở chủ trƣơng, định hƣớng cho TT phát triển, Nhà nƣớc nên tiếp tục

hoạch định các chiến lƣợc và các chính sách cụ thể hơn về đầu tƣ phát triển KTTT.

Đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, chế biến nông lâm sản, thị

trƣờng tiêu thụ sản phẩm và các cơ sở cung ứng vật tƣ, thiết bị, phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật và giống cây trồng, vật nuôi.

- Nhà nƣớc nên có chỉ đạo tập trung để đẩy mạnh liên kết bốn nhà cùng nhau

nghiên cứu, bàn bạc và hoàn thiện các dự án phát triển KTTT cho từng địa phƣơng.

- Nhà nƣớc nên có các chính sách hợp lý để KTTT phát triển ổn định, bền

vững nhƣ chính sách đất đai, chính sách đầu tƣ, tín dụng, chính sách thuế, chính

sách giá cả…

- Tăng cƣờng hoạt động các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến

chế độ chính sách, các điển hình tiên tiến, các mô hình TT SXKD có hiệu quả.

- Nhà nƣớc nên thành lập các Hiệp hội TT.

- Kiến nghị BNN&PTNT tham mƣu Chính phủ sớm ban hành chính sách khuyến

khích phát triển KTTT, nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển KTTT theo

hƣớng bền vững. Hỗ trợ kinh phí đào tạo tập huấn chủ TT và xây dựng mô hình các TT

điển hình, hoạt động có hiệu quả để chỉ đạo, triển khai nhân rộng.

148

2.2. Đối với các cấp, ngành địa phương của tỉnh

- Kiến nghị UBND tỉnh hàng năm cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện cơ

chế, chính sách khuyến khích phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ

cho các chủ TT đầu tƣ SXKD.

- Kiến nghị UBND các huyện, thành thị chỉ đạo đẩy nhanh việc giao đất, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ TT, hộ gia đình theo quy định; cấp

giấy chứng nhận TT cho các hộ đủ tiêu chuẩn theo quy định để các chủ TT đƣợc

hƣởng những chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.

- Đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản nông , lâm sản theo quy mô

nhỏ và vừa để nâng cao giá trị hàng hoá.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết của chủ TT về KHKT

và quản lý kinh doanh, tổ chức phối hợp tham quan, học tập trong và ngoài tỉnh

giúp các TT nâng cao kiến thức, tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trƣờng.

- Tiếp tục rà soát, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù

hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng trong tỉnh.

- Hình thành các quỹ bảo hiểm sản phẩm cho các TT phát triển theo quy

hoạch của vùng để họ yên tâm sản xuất lâu dài.

- Mỗi địa phƣơng nên thành lập chi hội các TT để tạo điều kiện sản phẩm

nông lâm sản của các TT sản xuất ra đƣợc tiêu thụ trực tiếp, không phải qua khâu

trung gian, giảm tình trạng ép cấp, ép giá…

2.3. Đối với các chủ trang trại

- Nên xác định rõ mục tiêu và định hƣớng phƣơng thức SXKD của mình, loại

bỏ những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả, đầu tƣ thâm canh để tăng năng suất chất

lƣợng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.

- Chủ TT phải tích cực học hỏi trau dồi thêm kiến thức, tiếp thu các thông tin

thị trƣờng để có khả năng nắm bắt đƣợc cơ hội, KH-KT mới.

- Để đáp ứng đƣợc tiêu chí GTSX của Thông tƣ số 27/2011/TT-

BNN&PTNT thì chủ TT phải biết kết hợp SXKD tổng hợp.

- Các chủ TT cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc tổ chức ghi chép, theo

dõi, hạch toán quá trình SXKD của TT để từ đó đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất

(lỗ, lãi) của TT, tránh tình trạng lỗ thật lãi giả mà không biết.

- Để khắc phục hạn chế về hạn điền, các TT nên liên kết với nhau lại để

thành lập TT liên doanh nhằm tích tụ ruộng đất, đồng thời tạo điều kiện cho việc ký

kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là lâm sản. Đó là cơ sở giúp cho Nhà

nƣớc xét, cấp chứng chỉ rừng và cấp giấy phép khai thác cây đứng của các TT có

tính khả thi hơn.

149

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Bùi Thị Thanh Tâm (2009), "KTTT Việt Nam: Thực trạng và những khuyến

nghị", Tạp chí khoa học & công nghệ Đại học Thái Nguyên, ISSN 1859-2171

số 2(50).

2. Bùi Thị Thanh Tâm, (2012),"Lựa chọn mô hình KTTT phù hợp trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ",Đề tài nghiên cứu khoa học cấp đại học đã nghiệm thu tháng 4

năm 2013, Đại học Thái Nguyên.

3. Bùi Thị Thanh Tâm (2013)"Thực trạng và những khuyến nghị phát triển

KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ",Tạp chí khoa học & công nghệ Đại học Thái

Nguyên, ISSN 1859-2171 số 5(105).

4. Bùi Thị Thanh Tâm, Bùi Đình Hòa (2015), "Tình hình phát triển KTTT trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ", Tạp chí khoa học & công nghệ Đại học Thái Nguyên,

ISSN 1859-2171 số 15(145).

5. Bùi Thị Thanh Tâm, Lƣu Thị Thùy Linh (2016),"Giải pháp phát triển KTTT

của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020", Tạp chí khoa học & công nghệ Đại

học Thái Nguyên, ISSN 1859-2171 số 05(150).

150

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban vật giá chính phủ (2000), Tư liệu về KTTT, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ban Tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng (1993), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, tập I, Nxb Hà Nội.

3. Phạm Luận Bằng (2007), Phát triển KTTT và vai trò của nó đối với xây dựng

tiềm lực quốc phòng ở các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc nước ta hiện nay,

Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quân sự.

4. Trịnh Xuân Báu (2004), "PTBVKTTT, thực trạng và giải pháp". Tạp chí nông

nghiệp và phát triển nông thôn, số 1 năm 2005.

5. Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội (2000), Thông tư hướng dân áp dụng một

số chế độ làm việc trong các TT, Hà Nội.

6. Bộ NN&PTNT-Tổng cục Thống kê (2000), Thông tư Liên tịch số

69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 về hướng dân tiêu chí xác định

KTTT, Hà Nội.

7. Bộ NN&PTNT-Tổng cục Thống kê (2003), Thông tư Liên tịch số

62/2003/TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 về hướng dân tiêu chí xác định

KTTT, Hà Nội.

8. Bộ NN&PTNT (2006), Hội nghị phát triển bền vững lần thứ 2, Hà Nội.

9. Bộ NN&PTNT (2010), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai

đoạn 2011-2020, Hà Nội.

10. Bộ NN&PTNT-Tổng cục Thống kê (2011), Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT

ngày 13 tháng 4 năm 2011 về hướng dân tiêu chí xác định KTTT, Hà Nội.

11. Bộ NN&PTNT (2014), Báo cáo số 1540/bc-KTHT-HTTT, ngày 20 tháng 11

năm 2014 về thực trạng trang phát triển KTTT hiện nay, HN.

12. Bộ NN&PTNT (2015), Dự thảo số 7110/BNN-KTHT, ngày 31 tháng 08 năm

2015, về việc góp ý dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về chính

sách khuyến khích phát triển KTTT, HN.

13. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính

trị về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, Hà Nội.

14. Carter và Michael R (1998), Tác phẩm “Sự gắn kết chặt chẽ của mối quan hệ

ngược giữa kích thước TT với năng suất: Một hướng phân tích theo kinh

nghiệm chủ nghĩa về SXNN” công bố năm 1998.

15. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2011) Báo cáo kết quả điều tra

KTTT năm 2011, Phú Thọ.

16. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2012) Báo cáo kết quả phát triển

KTTT năm 2012, phương hướng và nhiệm vụ phát triển năm 2013, Phú Thọ.

151

17. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2013) Báo cáo kết quả phát triển

KTTT năm 2013, phương hướng và nhiệm vụ phát triển năm 2014, Phú Thọ.

18. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2014) Báo cáo kết quả phát triển

KTTT năm 2014, phương hướng và nhiệm vụ phát triển năm 2015, Phú Thọ.

19. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2014), báo cáo số 820/BC-

PTNT, Thái nguyên ngày 28/03/2014, Báo cáo tình hình phát triển KTTT của

tỉnh Thái Nguyên.

20. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (2014) báo cáo số 731/BC-

PTNT, Bắc Giang ngày 31/03/2014, Báo cáo tình hình phát triển KTTT

của tỉnh Bắc Giang.

21. Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về KTTT.

22. a. Chính phủ (2010), Nghị quyết s ố 02/2010/NQ-CP 08 tháng 01 năm 2010

của chính phủ cũng đã nhấn mạnh : Cân giai quyêt môt sô vân đê vê chính

sách nhằm hỗ trợ cho các ngành liên quan đến nông nghiệp phát triển”.

22b. Chính phủ (2010), Nghị đ ịnh số 41/2010/NĐ-CP 12 tháng 04 năm về việc

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”.

22c. Chính Phủ (2010), Nghị quyết s ố 41/2010/NQ-CP 02 tháng 02 năm 2010 của

chính phủ cũng đã nhấn mạnh : “Cân giai quyêt môt sô vân đê vê chính sách

tín dụng phục vụ phát triển, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.

23. Chính Phủ (2013), Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, Hà Nội 19 tháng 12 năm 2013

Về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

24. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2007-2010), Niên giám thống kê năm 2007-2010,

Nxb Thống kê.

25. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011-2015), Niên giám thống kê năm 2011-2015,

Nxb Thống kê.

26. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tình hình KTTT

tỉnh Phú Thọ.

27. Đại học quốc gia Hà Nội (2006), PTBV - Lý thuyết và khái niệm, ĐH quốc gia HN.

28. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), KTTT gia đình trên thế giới

và châu á, Nxb Thống kê.

29. Nguyễn Điền (1997), "KTTT gia đình ở các nƣớc Tây âu trong quá trình công

nghiệp hóa", Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới (số 2), tháng 4/1997.

30. Nguyễn Điền (1999), "Tổ chức quản lý KTTT trên thế giới và Việt Nam", Tạp

chí nghiên cứu kinh tế số 4, tr 37- 43.

31. Nguyễn Điền (2001), KTTT gia đình ở các nước Tây âu và Mỹ, Học viện

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Trần Đức (1997), KTTT sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp, Nxb Thống kê

- Hà Nội.

152

33. Trần Đức (1998), Mô hình KTTT vùng đồi núi, Nxb Nông nghiệp, HN.

34. Trần Đức (1995), TT gia đình ở Việt Nam và Thế giới, Nxb Chính trị quốc

gia, HN

35. Phạm Minh Đức và cộng sự (1997), Báo cáo khoa học về nghiên cứu xu thế

phát triển của kinh tế hộ nông dân và mô hình KTTT ở Miền Bắc, Viện Kinh

tế nông nghiệp - Hà Nội.

36. Nguyễn Duy Gia (2002), "Bàn về mâu thuẫn và định hƣớng phát triển trong

quản lý kinh tế", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Học viện chính trị - Hành chính

quốc gia HCM, HN.

37. Gillian, Daniel O (1998), Hội thảo hàng năm của Hiệp hội KTTT Mỹ tác

phẩm “Kích thước TT, Năng suất và Hiệu quả kinh tế: Sự khác nhau về hiệu

quả dựa trên quy mô TT ở Honduras” công bố năm 1998.

38. Goldschmidt và Walter (1978), tác phẩm “Các cộng đồng cư dân ở vùng San

Joaquin Valley: Mối quan hệ giữa quy mô TT, việc sử dụng nước và chất

lượng cuộc sống” công bố năm 1978.

39. Trần văn Hà, Nguyễn Khánh Quắc (1999), Kinh tế nông nghiệp gia đình nông

trại, Nxb NN, Hà Nội.

40. Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho phát triển

bền vững, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

41. Đinh Văn Hải (2004), Các giải pháp tài chính để phát triển KTTT trên địa

bàn vùng trung du miền núi phía Bắc. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị -

Hành chính Quốc gia, HN.

42. Hoàng Văn Hoa, Hoàng Thị Quý, Phạm Huy Vinh (1999), Quá trình phát

triển kinh nghiệm TT ở Việt nam và một số nước trên thế giới - Bài học kinh

nghiệm; Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở Việt nam, Trƣờng đại học KTQD, Hà Nội.

43. Đào Hữu Hoà (2005), Vai trò của KTTT trong quá trình phát triển một nền

nông nghiệp bền vững, Trƣờng đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

44. Đào Hữu Hòa (2009), Phát triển KTTT vùng duyên hải nam trung bộ trong quá

trình CNH-HĐH. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia HCM.

45. Bùi Đình Hòa (2012), Lựa chọn mô hình KTTT phù hợp với tỉnh Bắc Kạn,

Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp tỉnh.

46. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (2014) Nghị quyết số 14/2014/NQ-HĐND

ngày 15/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ cho

các hoạt động để phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã

thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ.

47. Hội nghị trung ƣơng lần thứ 6 (khóaVIII), khuyến khích phát triển TT gia đình

để khai thác đất trống đồi núi chọc.

153

48. Trần Văn Hƣng, Hoàng Văn Chính (2000), KTTT gia đình nông lâm nghiệp, HN.

49. Nguyễn Đình Hƣơng (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong

thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, HN.

50. Phạm Văn Khôi (2010), Nghiên cứu các mô hình PTBV TT ở vùng cây ăn quả

tỉnh Bắc Giang. Chủ nhiệm đề tài khoa học ĐHKTQD, HN.

51. Lê Xuân Lãm (2011), Phát triển KTTT tỉnh Gia Lai theo bền vững, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia HCM.

52. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (2006), Giáo trình “Triết học Mác - Lê

Nin”, tái bản lần 3, Nxb chính trị quốc gia, HN.

53. Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND, Phú Thọ ngày 15/12/2014, Quyết định

chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,

nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.

55. Nguyễn Thế Nhã (1999), Phát triển KTTT ở Việt Nam thực trạng và giải

pháp, Hội thảo Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội.

56. Vũ Ngọc Phùng và tập thể tác giả (1997), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

57. Quyết định số 423/QĐ/NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nƣớc về quy định chính sách tín dụng ngân hàng đối với KTTT

58. Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ

về quyền hƣởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất, thuê,

nhận, khoán rừng và đất lâm nghiệp

59. Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 12/04/2012.

Phê duyệt chiến lƣợc PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

60. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ

về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu

thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

61. Quyết định Số 92/KH-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh

Phú Thọ về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá

trị gia tăng và PTBV” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

62. Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về

“chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020”

63. Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ ngày 12 tháng 5 năm 2015, Báo cáo

“Tình hình phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2014, Phương

hướng, nhiệm vụ năm 2015”.

64. Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ (2015), Số 197/BC-SNN&PTNT, Phú Thọ ngày

12/05/2015; Báo cáo tình hình phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.

154

65. Lê Trƣờng Sơn (2004), TT gia đình - một loại hình doanh nghiệp mới trong

nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý.

66. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – Hôm

nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, HN.

67. Trần Nguyên Sơn (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả KTTT huyện Phú

Lương tỉnh Thái Nguyên” luận văn trƣờng ĐH KT&QTKD Thái Nguyên.

68. Nguyễn Văn Sử (2006), Phát triển KTTT trong thời kỳ CNH-HĐH nông

nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ kinh tế.

69. Trần Tác (2001), “Một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTTT

ở Việt nam”, KTTT sau một năm thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP, Trƣờng Đại

học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

70. Nguyễn Thị Tằm (2006), Các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển

KTTT trên địa bàn Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ Học viện chính trị - Hành

chính quốc gia HCM.

71. Lê Văn Thăng (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất

các chính sách, giải pháp bảo vệ môi trường và PTBVKTTT tại Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nƣớc

72. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá,

Nxb NN, Hà Nội.

73. Tổng cục thống kê (2011), Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản, Hà nội 2012.

74. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo sơ bộ kết quả cuộc Tổng điều tra NT,

nông nghiệp năm 2011, Hà Nội.

75. Lê Trọng (2000), Phát triển và quản lý TT trong kinh tế thị trường, Nxb NN -

Hà Nội.

76. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn (2000), Tư duy mới về phát triển thế

kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2013.

77. Trƣờng ĐH kinh tế quốc dân (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ trọng điểm

“Nghiên cứu các mô hình PTBV ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang” Hà Nội.

78. Nguyễn Văn Tuấn (2000), Quản lý TT trong nền kinh tế thị trường, Nxb Nông

nghiệp, Hà nội.

79. Nguyễn Văn Tuấn (2001), Giáo trình quản lý TT nông lâm nghiệp, Nxb Nông

nghiệp, Hà nội.

80. Trần Văn Tùng (2012), Cơ sở khoa học và thực tiễn của PTBV, Viện khoa

học thống kê, vienthongke.vn.

81. Hoàng Việt (2000), Quản lý SXKD trong TT, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

82. Phạm Viết Vƣợng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb ĐH

quốc gia Hà Nội.

155

83. Nguyễn Phƣợng Vỹ (1999) Quản lý SXKD trong TT, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

84. Tạ Thị Yến (2003), Các giải pháp tài chính để phát triển KTTT Việt Nam.

Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

85. Ellis, Frank (1993) Peasant Economics: Farms Households and agrarian

Development, 2nd

edition, Cambridge University Press.

Kinh tế nông nghiệp: các hộ tt và phát triển nông nghiệp

86. Eurostat (ef_kvaareg) (ef_ov_kvaa)(demo_pjan) and FSS 2000 and 2010.

87. Maurice Buckett (1993), “Organise the manage of household farming”

Tổ chức quản lý nông hộ và nông trại

88. Micheal Lipton (2005), the family Farm in a globalizing Word, International

Food Policy Research Institue, 2033 kstreet, NW washington,DC 20006-1002

USA.

89. Netting, Robert Mcc (2003), Smallholders, Householders: Farm Families and

the Ecology of Intensive, sustainable Agriculture. Stanford: Stanfond

University Press. Sobhan, Rehman, Agrarian Reform and Social

Transformation: Preconditions for Development, London: Zed.

90. Solimano, Andrés, "Beyond Unequal Development: An Overview."

Forthcoming in E. Aninat and N. Birdsall (eds), Distributive Justice and

Economic Development. Ann Arbor: University of Michigan Press, 1999.

91. Statistics Department, Minister's Secretariat, Ministry of Agriculture, Forestry

and Fisheries/

92. USDA NASS, 2012 Census of Agriculture, Preliminary Report.

Trang Web

93. http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=35667 Phát triển

KTTT - hƣớng đi bền vững.

94. http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=406&TS_ID=21

95. http://www.nongnghiepvietnam.org/dinh-huong-phat-trien-kinh-te.html

96. http://www.vca.org.vn/lienminhHTX Việt Nam ngày 22/7/2008

97. http://www.uef.edu.vn/resources/newsletter_uef/thang12_2010/04_kinhtetran

gtrai_pgsts_dph.pdf.

98. http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=19555 KTTT -

một mô hình PTBV trong SXNN

99. http://nongthonmoiphutho.vn/Document/Detail?ID=114. Tình hình phát triển

KTTT trên địa bàn tỉnh Phú thọ năm 2013, nhiệm vụ năm 2014

100. http://www.vacvina.org.vn/..../Kinhtetrangtrai/..../365.html TT nƣớc mĩ

101. http://web.nso.go.th/eng/en/agriculture/agr_census2003.htm. National

Statistic office/ Ministry of Information and Communication Technology.

156

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Hình 1.1. Sơ đồ các bƣớc thực hiện luận án về phát triển kinh tế TT

của tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Điều tra tình hình cơ

bản của tỉnh

Nghiên cứu lý luận và

thực tiễn về KTTT

Thu thập tài liệu

điều tra

Đặc điểm tự nhiên,

kinh tế - xã hội.

Thực trạng SX

nông lâm nghiệp.

Tổng quan về phát

triển KTTT

Cơ sở đánh giá

HQKT của các

loại hình KTTT

HQKT các

loại hình

KTTT

Một số tác

động về

mặt xã hội

Một số tác

động về mặt

môi trƣờng

Định hƣớng:

Phát triển KT-XH; phát

triển KTTT của tỉnh

Tham khảo ý kiến:

Lãnh đạo, các chuyên gia, các

loại hình KTTT điển hình.

Giải pháp thúc đẩy phát triển các loại

hình KTTT theo hƣớng PTBV trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ đến 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030.

157

PHỤ LỤC 2

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ TRANG TRẠI PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁN BỘ QUẢN LY KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH PHÚ THỌ

1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA Ở TỈNH PHÚ THỌ

Để đề xuất giải pháp phát triển KTTT ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng bền vững, xin

Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin sau, các thông tin này sẽ đƣợc giữ bí mật, chỉ

nhằm phục vụ cho mục đích nghiêncứu của luận án. Xin cảm ơn sự đóng góp ý kiến của

quý Ông/ Bà.

ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA TT ĐỊA CHỈ CỦA CHỦ TT

Tỉnh Phú Thọ ................................................

Huyện, thị xã: ................................................

Xã, phƣờng, thị trấn: .....................................

Thôn, bản: .....................................................

TT số: ............................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

Hộ số của phiếu 1/DTH(nếu có) .................

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ TT

1. Họ và tên chủ TT:………………………………………………………

1.1. Năm sinh:…………. 1.2. Giới tính: Nam ; Nữ 1.3. Dân tộc:……….

1.4. Chủ TT là: Nông dân ; Khác

1.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ TT:

Chưa qua đào tạo=1

Chưa qua đào tạo và không có bằng/chứng chỉ chuyên môn = 2

Sơ cấp nghề = 3 ; Trung cấp = 4 ; Cao đẳng = 5 ; Đại học trở lên = 6

1.6. Số điện thoại:

2. Năm thành lập:

3. Giấy chứng nhận trang trại:Có = 1; Không = 2

4. Loại hình sản xuất của trang trại:(Đánh dấu x vào các ô thích hợp)

158

4.1. Trồng trọt

* Trồng cây hàng năm

* Trồng cây CN lâu năm

Trong đó: - Chè hái búp

- Cây khác

* Trồng cây ăn quả

Trong đó - Vải

- Nhãn

- Bƣởi

4.2. Chăn nuôi

Trong đó: - Bò thịt

- Lợn thịt

- Gia cầm

4.3. Lâm nghiệp

4.4. Nuôi trồng thủy sản

Trong đó: - Nuôi cá

- Nuôi tôm

4.5. SXKD tổng hợp

5. Trang trại của Ông (Bà) kinh doanh theo định hƣớng nào ?

5.1. Theo quy hoạch của chính quyền: 5.2. Theo phong trào chung:

5.3. Theo truyền thống của gia đình: 5.4. Theo dự án:

5.5. Theo hướng khác (Xin ghi cụ thể)……………………………………………

6. Lao động tham gia sản xuất trong trang trại năm 2014:

Đơn vị tính: người

số

Tổng

số

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Chƣa qua

đào tạo

Sơ cấp,

CNKT

Trung

cấp

Cao

đẳng

Đại học

trở lên

A B 1 2 3 4 5 6

1. Tổng số lao động thƣờng xuyên 01

- Lao động của hộ chủ TT 02

- Lao động thuê mƣớn 03

2. LĐ thuê mƣớn thời vụ ở thời

điểm cao nhất trong 12 tháng qua 04

Sở hữu Của trang trại

Nuôi gia công

159

PHẦN II: DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRANG TRẠI ĐANG SỬ DỤNG

NĂM 2014

Mã số

Tổng

diện tích

(m2)

Trong đó

Đất thuê,

mƣợn, đấu

thầu

Đất

chuyển

nhƣợng

A B 1 2 3

Tổng diện tích đất

1. Đất trồng cây hàng năm 01

Trong đó: - Đất trồng lúa 02

- Đấy trồng cây CN hàng năm 03

2. Đất trồng cây lâu năm 04

Trong đó: - Đất trồng cây CN lâu năm 05

- Đất trồng cây ăn quả 06

3. Đất lâm nghiệp 07

Trong đó: - Đất rừng trồng 08

4. Đất nuôi trồng thủy sản 09

5. Đất thổ cƣ 10

6. Đất khác 11

PHẦN III: MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHỦ YẾU CỦA TRANG TRẠI NĂM 2014

Tên máy móc, thiết bị Mã số Số lƣợng

(cái)

1. Máy kéo lớn (từ 35 CV trở lên) 01

2. Máy kéo trung (trên 12 CV đến dưới 35 CV) 02

3. Máy kéo nhỏ (từ 12 CV trở xuống) 03

4. Ô tô (tổng số) 04

Trong đó: ô tô vận tải hành khách và hàng hóa

5. Máy phát điện 05

6. Máy tuốt lúa có động cơ 06

7. Lò, máy sấy sản phẩm nông, lâm, thủy sản 07

8. Máy chế biến lƣơng thực (xay xát, đánh bóng, phân loại…) 08

9. Máy chế biến gỗ (cưa, xẻ, phay, bào…) có động cơ 09

160

10. Bình phun thuốc trừ sâu có động cơ 10

11. Máy bơm nƣớc dùng cho sản xuất nông, lâm, thủy sản 11

12. Máy chế biến thức an gia súc (nghiền, trộn, phân loại…) 12

13. Máy chế biến thức ăn thủy sản (nghiền, trộn, ép đùn…) 13

14. Tàu, thuyền, xuồng vận tải (hàng hóa, hành khách) có động cơ 14

15. Máy gặt đập liên hợp 15

16. Máy gặt khác (MÁY GẶT XẾP HÀNG, MÁY GẶT CẦM TAY…) 16

17. Máy cắt, xén (MÁY CẮT CỎ, CẮT CÀNH, XÉN CÀNH…) 17

18. Máy tuốt lúa có động cơ 18

19. Lò, máy sấy sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản 19

20. Máy khác (ghi rõ: ........................................................) 20

PHẦN IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA

TRANG TRẠI

1. TT có sử dụng máy vi tính phục vụ SXKD không? Có ; Không

Nếu có thì hỏi tiếp câu 1.1, nếu không thì chuyển hỏi phần V.

1.1. Số máy vi tính hiện có tại thời điểm 1/10/2011:…………. Chiếc

2. TT có mạng cục bộ (LAN) không? Có ; Không

Nếu có thì hỏi tiếp câu 2.1, nếu không thì chuyển hỏicâu 3.

2.1. Số máy vi tính kết nối mạng cục bộ (LAN)…………. Chiếc

3. Máy vi tính có kết nối Internet không? Có ; Không

Nếu có thì hỏi tiếp câu 3.1, nếu không thì chuyển hỏi phần V..

3.1. Số máy vi tính kết nối Internet:…………… Chiếc

4. TT có trang thông tin điện tử (Website) không? Có ; Không

Nếu có thì hỏi tiếp câu 4.1, nếu không thì chuyển hỏi phần V.

4.1. Địa chỉ Website: http://.............................................................................

5. TT có giao dịch thƣơng mại điện từ không? Có ; Không

Nếu có thì hỏi tiếp câu 5.1, nếu không thì chuyển hỏi phần V.

5.1. Tổng trị giá bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng Internet: (trong 12 tháng qua) 1000đ.

5.2. Tổng giá trị mua hàng hóa và dịch vụ qua mạng Internet: (trong 12 tháng qua) 1000đ.

161

PHẦN V: VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI NĂM 2014

Đơn vị tính: 1000 đồng

Nội dung Mã số Tổng số

A B C

I. TỔNG SỐ VỐN SXKD (mã 02 + 03 + 05) 01

1. Vốn của chủ TT 02

2. Vốn vay 03

Trong đó: Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng 04

3. Vốn khác 05

II. VỐN ĐẦU TƢ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2014 (= mã 07 =

12 = 35) 06

A. Phân theo nguồn vốn(mã 08 + 09 + 11) 07

1.1. Vốn của chủ TT 08

1.2. Vốn vay 09

Trong đó: Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng 10

1.3. Vốn khác 11

B. Phân theo khoản mục đầu tƣ 12

1. Vốn đầu tư cho tài sản cố định (mã 14 + 19 + 27) 13

1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (gồm xây lắp và thiết bị) (mã 15 + 16 +

17 + 18) 14

- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà xƣởng, kho 15

- Xây dựng ao nuôi trồng thủy sản 16

- Trồng mới, chăm sóc vƣờn cây lâu năm, rừng lâm nghiệp 17

- Đầu tƣ XDCB khác 18

1.2. Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XD cơ bản (mã 21+ 22 + 23 + 24

+ 25 + 26) 19

162

Nội dung Mã số Tổng số

Trong đó: TSCĐ mới (chưa qua sử dụng) 20

Vốn đầu tƣ mua sắm không qua xây dựng chia theo loại TSCĐ

- Chi phí nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất (trừ tiền thuê đất) 21

- Mua chuồng trại chăn nuôi, nhà xƣởng, kho tang 22

- Mua vƣờn cây lâu năm, rừng lâm nghiệp 23

- Mua gia súc, gia cầm cơ bản 24

- Mua máy móc thiết bị không qua xây dựng 25

- Mua tài sản cố định khác dùng cho sản xuất 26

1.3. Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định (mã 28 + 29 + 30) 27

- Sửa chữa lớn chuồng trại chăn nuôi, nhà xƣởng, kho tàng 28

- Sửa chữa lớn, nâng cấp máy móc thiết bị 29

- Sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định khác 30

2. Vốn đầu tư bổ sung tài sản lưu động (mã 32 + 33 + 34) 31

- Vốn đầu tƣ thêm cho sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 32

- Vốn đầu tƣ thêm cho mua sắm nguyên nhiên vật liệu các ngành

phi lâm nghiệp, thủy sản 33

- Vốn đầu tƣ bổ sung các tài sản lƣu động khác 34

C. Phân theo ngành kinh tế(mã 36 + … + 41) 35

1. Nông nghiệp 36

2. Lâm nghiệp 37

3. Thủy sản 38

4. Công nghiệp – Xây dựng 39

5. Thƣơng nghiệp và khách sạn, nhà hàng 40

6. Hoạt động dịch vụ khác 41

163

PHẦN VI: CHĂN NUÔI VÀ DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TT

NĂM 2014

1. Chăn nuôi

số

Số

lƣợng

(con)

Trọng

lƣợng

(kg/con)

số

Số

lƣợng

(con)

Trọng

lƣợng

(kg/con)

A B 1 2 A B 1 2

1. Trâu 01 4. Gà 11

2. Bò 02 Tr. TS: - Gà công nghiệp 12

Trong

tổng số

- Bò lai 03 - Gà đẻ trứng 13

- Bò sữa 04 5. Vịt 14

- Bò cái sữa 05 Tr. đó: Vịt đẻ trứng 15

3. Lợn (không thống

kê lợn sữa) 06

6. Ngan, ngỗng 16

3.1. Lợn nái 07 7. Dê 17

3.2. Lợn đực giống 08 8. Ong (đàn) 18

3.3. Lợn thịt 09 9.

Tr. Đó: lợn lai 10 10.

2. Nuôi trồng thủy sản trong 12 tháng qua

số

Đơn vị

tính Tổng số

Trong tổ số

Nuôi trong

ruộng lúa

Thâm

canh, bán

thâm canh

A B C 1=2+3 2 3

1. Diện tích nuôi cá 01 m2

2. Diện tích nuôi tôm 02 m2

3. DT nuôi thủy sản khác 03 m2

4. DT nuôi giống thủy sản 04 m2

5. Thể tích bể, bồn nuôi giống thủy sản 05 m3

164

3. Nuôi thủy sản lồng, be trong 12 tháng qua

Loại Thủy sản Mã số Số lồng, be nuôi

(cái)

Thể tích lồng, be

nuôi (m3)

1. Cá 01

2. Tôm 02

3. Thủy sản khác 03

PHẦN VII: KẾT QUẢ SXKD CỦA TT TRONG NĂM 2014

A. THU-CHI TỪ NÔNG NGHIỆP

(mã 01 cột 4 mục 1 + mã 01 cột 3 mục 2 + ô 1 mục 3) Thu 1A Chi 3A

Trong đó: Giá trị sản phẩm và dịch vụ bán ra, chi phí sản xuất, đơn vị tính (1000

đồng) 2A (mã 01 cột 5 mục 1 + mã 01 cột 4 mục 2 + ô 2 mục 3)

1. Thu - chi từ trồng trọt

Nội dung

số

Diện

tích thu

hoạch

(m2)

Sản lƣợng thu

trong 12 tháng

qua (kg)

Giá trị thu trong

12 tháng qua

(1000 đồng)

Chi phí để

sản xuất sản

lƣợng trong

12 tháng qua

(1000 đồng) Tổng

số

Trong

đó: bán

ra

Tổng

số

Trong

đó: bán

ra

A B 1 2 3 4 5 6

Cộng thu - chi từ trồng trọt

(mã 02+10+19+20) 01

1. Cây hàng năm

(mã 03+…+ 09) 02

- Lúa đông xuân 03

- Lúa hè thu 04

- Lúa mùa (gồm cả vụ 3) 05

- Ngô 06

- Mía 07

- Hoa, cây cảnh 08

- Cây hàng năm khác 09

165

số

Diện tích

hiện có

(m2)

Sản lƣợng thu trong

12 tháng qua (kg)

Giá trị thu

trong 12 tháng

qua (1000

đồng)

Chi phí để SXSP

trong 12 tháng

qua (1000 đồng) Tổng

số

T. đó:

bán ra

Tổng

số

T. đó:

bán ra

A B 1 3 4 5 6 7

2. Cây lâu năm

(11+…+18) 10

- Chè hái búp 11

- Cam, quýt 12

- Nhãn 13

- Vải 14

- Bòng, bƣởi 15

- Dứa 16

- Cây lâu năm khác 17

3. Giống cây trồng 18

4. SP trồng trọt 19

5. Dịch vụ trồng trọt 20

Bảng chi phí cho trồng trọt của TT

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các khoản chi

Loại cây trồng

Giống Phân

hóa học

Phân

chuồng

Thuốc

BVTV

Chi phí

nhiêu liệu,

máy móc..

Chi

phí lao

động

Chi

phí

khác

1 ..........................

2 ..........................

3 ..........................

4 ..........................

5 ..........................

6 ..........................

7 ..........................

8 ..........................

166

2. Thu từ chăn nuôi

số

Tổng

số

con

(con)

Sản lƣợng thu

trong 12

tháng qua

(kg)

Giá trị thu

trong 12 tháng

qua (1000

đồng)

Chi phí để

SXSP trong 12

tháng qua

(1000 đồng) Tổng

số

Trong

đó: bán

ra

Tổng

số

Trong

đó:

bán ra

A B 1 2 3 4 5 6

Cộng thu từ chăn nuôi

(mã 02+12+15+16+17) 01

1. Sản phẩm chăn nuôi

bán, giết thịt (mã 03 + …

+ 11)

02

- Thịt trâu hơi 03

- Thịt bò hơi 04

- Thịt lợn hơi 05

- Thịt gia súc hơi khác 06

- Gà 07

- Vịt 08

- Ngan, ngỗng 09

- Gia cầm khác 10

- Chăn nuôi khác 11

2. Sản phẩm chăn nuôi

không qua giết thịt (mã 13

+ 14)

12

- Trứng (1000 quả) 13

- SP chăn nuôi khác 14

3. Giống gia súc, gia cầm, vật

nuôi 15

4. Sản phẩm phụ chăn nuôi 16

5. Dịch vụ chăn nuôi 17

167

Bảng chi phí cho chăn nuôi của trang trại

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các khoản chi

Loại vật nuôi

Giống Thức ăn Thuốc

thú y

Chi phí

nhiêu liệu,

máy móc..

Chi phí

lao

động

Chi

phí

khác

1 ..........................

2 ..........................

3 ..........................

4 ..........................

5 ..........................

6 ..........................

7 ..........................

8 ..........................

9 ..........................

3. Thu từ săn bắt, đánh bẫy, thuần dƣỡng thú (1000 đồng) 1

Trong đó: bán ra (1000 đồng)

B. THU - CHI TỪ LÂM NGHIỆP(1000 đồng) 2

(mã 01 + 05 cột 3) Thu 1B Chi 3B

Trong đó: Giá trị sản phẩm và dịch vụ bán ra(1000 đồng) 2B

(mã 01 + 05 ở cột 4)

số

Sản phẩm

thu trong 12

tháng qua

Giá trị thu trong

12 tháng qua

(1000 đồng)

Chi phí sản

xuất sản

phẩm

(1000đồng) Tổng

số

T.đó:

bán ra Tổng số

T.đó:

bán ra

A B 1 2 3 4

Cộng thu từ lâm nghiệp(mã 02+06) 01

1. Khai thác lâm sản (mã 03+04+05) 02

- Gỗ (m3) 03

- Củi (tấn) 04

- Khai thác lâm sản khác 05

2. Thu từ dịch vụ lâm nghiệp (mã 07+…+11) 06

- Ƣơm giống cây lâm nghiệp 07

- Trồng rừng tập trung 08

- Chăm sóc rừng 09

- Khoanh nuôi tái sinh 10

- Bảo vệ rừng 11

168

Bảng chi phí cho cây lâm nghiệp của trang trại

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các khoản chi

Loại cây gỗ

Giống

Phân

hóa

học

Phân

chuồng

Thuốc

BVTV

Chi phí

nhiêu liệu,

máy móc..

Chi

phí

lao

động

Chi

phí

khác

1 ............................

2 ............................

3 ............................

C. THU – CHI TỪ THỦY SẢN (1000 đồng)

(mã 01 + 05 + 06 + 07 cột 3): Thu 1C Chi 3C

Trong đó: Giá trị sản phẩm và dịch vụ bán ra(1000 đồng) 2C

(mã 01 + 05 + 06 + 07 cột 4)

số

Sản phẩm thu

trong 12 tháng

qua (kg)

Giá trị thu trong

12 tháng qua

(1000 đồng)

Chi phí để

SXSP trong 12

tháng qua

(1000 đồng) Tổng

số

T.đó:

bán ra

Tổng

số

T.đó:

bán ra

A B 1 2 3 4 5

1. Nuôi trồng thủy sản (mã

02 + 03 + 04) 01

- Cá 02

- Tôm 03

- Thủy sản khác 04

2. Đánh bắt thủy sản 05

3. Giống thủy sản 06

4. Thu dịch vụ thủy sản 07

169

Bảng chi phí cho nuôi cá của trang trại

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các khoản chi

Loại vật nuôi

Giống Thức ăn Thuốc

thú y

CP nhiên

liệu, máy

móc..

Chi phí

lao

động

Chi

phí

khác

1 ..........................

2 ..........................

3 ..........................

4 ..........................

5 ..........................

D. THU - CHI TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

(1000 đồng) (mã 01 + 02 + 03 + 04 + 05+06): Thu 1D Chi 3D

số

Tổng thu trong 12

tháng qua

(1000 đồng)

Tổng chi trong

12 tháng qua

(1000 đồng)

A B 1 2

1. Công nghiệp 01

2. Xây dựng 02

3. Dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô,

xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 03

4. Khách sạn và nhà hàng 04

5. Vận tải 05

6. Hoạt động dịch vụ khác 06

TỔNG THU SXKD CỦA TT (1000 đồng)

(ô 1A + ô 1B + ô 1C + ô 1D)

Trong đó: Thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản (1000 đồng)

(ô 1A + ô 1B + ô 1C)

TỔNG CHI SXKD CỦA TT (1000 đồng)

(ô 3A + ô 3B + ô 3C + ô 3D)

170

Trong đó: Chi từ nông, lâm nghiệp và thủy sản (1000 đồng)

(ô 3A + ô 3B + ô 3C)

GIÁ TRỊ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ NÔNG, LÂM, THỦY SẢN BÁN RA (1000 đồng)

(ô 2A + ô 2B + ô 2C)

THU NHẬP TRƢỚC THUẾ (1000 đồng)

SỐ THUẾ ĐÃ NỘP CHO NHÀ NƢỚC (1000 đồng)

Phần VIII: Thông tin thị trƣờng đầu vào và đầu ra của TT năm 2014

1. Yếu tố đầu vào

Các yếu tố đầu vào của TT đƣợc sử dụng năm 2014 là từ nguồn nào? Mỗi nguồn

khoảng bao nhiêu%? (xin ghi % vào từng nguồn theo loại đầu vào?

TT Loại đầu vào

Từ các

hộ

KDDV

(%)

Từ

thƣơng

lái

(%)

Từ hợp đồng

với doanh

nghiệp

(%)

Từ hợp tác

xã (%)

Nguồn

khác (%)

1.1 Giống cây lâu năm

1.2 Giống cây hàng năm

1.3 Giống thủy sản

1.4 Giống đại gia súc

1.5 Giống lợn

1.6 Giống gia cầm

1.7 Phân bón, thuốc trừ sâu

1.8 Thức ăn gia súc, thủy sản

* Nguồn thông tin kỹ thuật sản xuất mà TT có được là từ tổ chứcnào?

171

TT

Nguồn

Loại kỹ thuật

Cơ quan

khuyến

nông

Hội nông

dân

Hợp tác

Tự

mình

Nguồn

khác

1.9 Kỹ thuật trồng trọt

1.10 Kỹ thuật chăn nuôi

1.11 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

1.12 Kỹ thuật tƣới tiêu

1.13 Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh

1.14 Kỹ thuật chế biến

1.15 Bảo vệ môi trƣờng (xử lý rác

thải, nước thải, hóa chất, an

toàn vệ sinh sản phẩm )

- Khó khăn khi tìm kiếm yếu tố đầu vào hay gặp phải là gì? ......................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

2. Yếu tố đầu ra cho sản phẩm TT

TT của Ông (bà) bán sản phẩm dưới dạng nào?(% sản lượng đã bán bình quân những năm gần đây).

Thời điểm bán Tinh chế

(%) Sơ chế (%) Tƣơi sống (%)

2.1 Bán trƣớc khi thu hoạch

2.2 Bán ngay sau khi thu hoạch

2.3 Bán khi đƣợc giá

TT của Ông/Bà bán sản phẩm theo kênh nào dƣới đây

(ghi % sản lượng bình quân trong những năm gần đây)

TT Loại sản phẩm Trong huyện

(%)

Trong tỉnh

(%)

Ngoài tỉnh

(%)

Xuất khẩu

(%)

2.4 Sản phẩm cây ăn quả

2.5 Sản phẩm cây lâu năm khác

2.6 Sản phẩm cây hàng năm

2.7 Sản phẩm đại gia súc

2.8 Sản phẩm chăn nuôi lợn

2.9 Sản phẩm gia cầm

2.10 Sản phẩm thủy sản

2.11 Sản phẩm khác (ghi cụ thể)

172

* Ông/bà đánh giá mức độ khó khăn trong tiêu thụ các loại sản phẩm của TT?

(Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn).

TT Loại sản phẩm 1 2 3 4 5

2.12 Đối với sản phẩm cây ăn quả

2.13 Đối với sản phẩm cây dài ngày khác

2.14 Đối với sản phẩm các cây hàng năm

2.15 Đối với sản phẩm chăn nuôi đại gia súc

2.16 Đối với sản phẩm chăn nuôi lợn

2.17 Đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm

2.18 Đối với sản phẩm thủy sản

2.19 Sản phẩm khác (xin ghi cụ thể)

* Ông/bà đánh giá mức độ tác động của các nguyên nhân khó khăn đến việc tiêu thụ

sản phẩm TT bằng cách đánh dấu X theo mức độ tác động từ 1 đến 5, số 1 là tác động ít

nhất, số 5 là tác động với mức độ cao nhất)

TT Loại sản phẩm 1 2 3 4 5

2.20 Giá cả và tiêu dùng ở địa phƣơng thấp

2.21 Sản phẩm chƣa đƣợc chế biến

2.22 Chƣa liên kết với doanh nghiệp

2.23 Chƣa xuất khẩu đƣợc

2.24 Chƣa đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm

2.25 Chƣa có chợ đầu mối

2.26 Chƣa quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm

2.27 Thiếu thông tin về thị trƣờng tiêu thụ

2.28 Chƣa bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

2.29 Nguyên nhân khác (xin ghi cụ thể):

* Đánh giá mức giá bán sản phẩm ra thị thường hợp lý hay chưa hợp lý

□ Giá bán hợp lý: trình bày lý do .......................................................................................

□ Giá bán hợp lý: trình bày lý do .......................................................................................

* Sản phẩm hàng hóa của TT đã được đăng ký thương hiệu chưa?

□ Chƣa đăng ký ;

□ Đã đăng ký:

- Tên thƣơng hiệu sản phẩm (nếu có): …………………………………

* Các kênh tiếp cận thị trường của chủ TT

- Đối tƣợng khách hàng: ...................................

- Cách tiếp cận của chủ TT với khách hàng...............................

- Cách thức khách hàng tìm đến TT

Quảng cáo truyền miệng

173

Tự tìm đến báo

Đài vô tuyến

- Cách xác định giá bán cho sản phẩm nhƣ thế nào? ..............................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

- Cách thức giao dịch sản phẩm của TT chủ yếu là hình thức nào

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

- Quản lý chất lượng sản phẩm

- TT có quản lý chất lƣợng sản phẩm hay không? Có không

- Nếu có thì cách quản lý chất lƣợng nhƣ thế nào?.......................................

Phần IX: Quản lý và điều hành TT

- TT có quản lý điều hành sản xuất theo mô hình quản lý DN không?

Có không

Nếu có thì giải thích cách thức quản lý?...........................

- TT có ghi sổ kế toán không? Có không

Nếu có thì giải thích cách thức cách hạch toán kế toán?............................

Phần X: Chủ TT tiếp cận chính sách của nhà nƣớc

Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không biết

- Tiếp cận với chính sách nhà nƣớc qua kênh nào? ………………………...

Phần XI: Xin ông (bà) vui lòng trả lời câu hỏi sau:

Cách đánh số: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Tốt; 5: Rất tốt

TT Các vấn đề/nội dung 1 2 3 4 5

I Chủ TT

1 Có kiến thức quản trị TT

2 Có kiến thức về quản lý tài chính

3 Có kiến thức quản lý lao động

4 Có kiến thức về thị trƣờng

5 Khả năng sử dụng ngoại ngữ của các chủ TT

6 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc

7 Khả năng quản trị TT

8 Kinh nghiệm quản lý của chủ TT

9

Sự năng động của các chủ TT (khả năng phản ứng và xử lý đối

với các vấn đề phát sinh trong quá trình SXKD nhƣ: sự thay

đổi của giá cả hàng hóa, thị trƣờng cung ứng các yếu tố đầu

vào…)

174

TT Các vấn đề/nội dung 1 2 3 4 5

10

Trình độ hiểu biết về pháp luật (pháp luật và các chính sách của

nhà nƣớc và địa phƣơng ban hành ảnh hƣởng đến sự tồn tại và

phát triển của TT)

11

Khả năng cập nhật thông tin (Mức độ tiếp cận nắm vững và

thƣờng xuyên cập nhật những chính sách mới của Nhà nƣớc,

của tỉnh và địa phƣơng để chủ động thực hiện, thụ hƣởng

những chính sách ƣu đãi).

12 Có năng lực xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

II Ngƣời lao động

1 Trình độ học vấn của ngƣời lao động

2 Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu

công việc

3 Ngƣời lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất

4 Khả năng ứng dụng ngoại ngữ của ngƣời lao động

5 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc

6 Khả năng tiếp cận và vận hành các loại máy móc hiện đại trong

sản xuất

7 Ý thức chấp hành kỷ luật lao động

III Cơ cấu tổ chức của các TT

1 Quy mô, hình thức tổ chức hoạt động SXKD của TT nhƣ hiện

nay là phù hợp

2 TT đã xác định cho riêng mình một chiến lƣợc kinh doanh phù

hợp (thể hiện đƣợc tầm nhìn, chuyên nghiệp,..)

3 Các chính sách ƣu đãi đối với ngƣời lao động, nhằm thu hút và

giữ chân ngƣời lao động nhƣ: chế độ lƣơng, thƣởng, đào tạo,…

4 Chiến lƣợc sử dụng lao động của TT là tốt

5 Mức độ quan tâm của TT đến vấn đề đào tạo lao động tại chỗ

IV Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

1 Nguyên liệu cho sản xuất là đa dạng

2 Nguồn nguyên liệu trong nƣớc là chính

3 Khả năng tìm kiếm nguồn cung nguyên vật cho sản xuất liệu

là tốt

4 Có nhiều nguồn cung thay thế

5 Có quan hệ tốt với nhà cung cấp

6 TT không chịu sức ép từ nguồn NVL cho sản xuất

7 Có thể linh hoạt trong việc thanh toán

8 Vận chuyển thuận lợi

V Trình độ công nghệ của TT

1 Các loại máy móc đƣợc trang bị là hiện đại

2 Các loại máy móc đƣợc trang bị là tiết kiệm lao động và nhiên liệu

3 Tỷ lệ các khâu, công đoạn sản xuất đƣợc trang bị máy móc

4 Các thiết bị, máy móc hiện tại đƣợc trang bị ít gây ô nhiễm,

175

TT Các vấn đề/nội dung 1 2 3 4 5

ảnh hƣởng tới môi trƣờng

5 Mức độ áp dụng tin học hóa trong quản lý sản xuất và kinh doanh

6 Các TT trú trọng việc đổi mới công nghệ

VI Năng lực tài chính của TT

1 Quy mô nguồn vốn của TT là lớn

2 Tiềm lực về nguồn vốn tự có của TT

3 Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của TT

4 Khả năng thanh toán nhanh của TT

5 Khả năng huy động vốn của TT

6 Khả năng đầu tƣ tài chính của TT

7 Khả năng thu hồi vốn của TT

VII Sản phẩm do TT sản xuất ra

1 Mức độ đa dạng SP (Thích hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng)

2 Chất lƣợng sản phẩm đáp ứng đƣợc các yêu cầu của khách hàng

3 Sự quan tâm, hình thức tiếp thị, giới thiệu về sản phẩm do các

TT sản xuất ra tới ngƣời tiêu dùng nhƣ hiện nay

4 Mức độ phù hợp trong tổ chức hệ thống phân phối SP của TT

5 Các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng: chăm sóc khách hàng, bảo

trì sản phẩm,…đƣợc các TT quan tâm hiện nay

6 Tính cạnh tranh so với các sản phẩm từ nơi khác

7 Thị trƣờng tiêu thụ SP của các TT là rộng và đa dạng

8 Mức độ chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng cho tiêu thụ

SP SX ra

9 Sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu

10 Sản phẩm chủ yếu cho thị trƣờng nội địa

11 Chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu SP hàng hóa

Phần XII: Xin ông (bà) vui lòng trả lời câu hỏi sau:

1. Ông/Bà có dự định đầu tƣ mở rộng quy mô SXKD không? Có ; Không

Nếu có thì đó là ngành SXKD gì? Nông nghiệp ; Lâm nghiệp ; Thủy sản

2. Những khó khăn chủ yếu của Ông/Bà hiện nay là gì? (Đánh dấu x vào ô thích hợp)

2.1. Thiếu đất

2.2. Thiếu vốn

2.3. Khó tiêu thụ sản phẩm

2.4. Thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật

2.5. Thiếu thông tin về thị trƣờng

2.6. Thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất

2.7. Khó khăn trong quản lý chất lƣợng sp

2.8.Những khó khăn khác

* Ông/bà đánh giá mức độ khó khăn của TT khi vay vốn kinh doanh

(Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn).

176

STT Loại khó khăn 1 2 3 4 5

1

Khó vay vốn từ ngân hàng do không có tài sản

thế chấp hợp pháp

2 Khó vay vốn từ ngân hàng do thủ tục phức tạp

3 Khó thu hồi vốn để trả lãi suất ngân hàng do lãi suất cao

4 Khó quản lý và bảo toàn vốn vay

5 Khó trả vốn do thời hạn vay ngắn

6 Khó tiếp cận các nguồn vốn vay ƣu đãi

7 Khó khăn khác (xin ghi cụ thể)

* Ông/bà đánh giá mức độ khó khăn về phòng trừ dịch bệnh trong quá trình sản xuất

(Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn).

STT Loại khó khăn 1 2 3 4 5

1 Khó phát hiện dịch bệnh

2 Không tìm đƣợc thuốc hữu hiệu

3 Không đủ vốn mua thuốc trừ sâu bệnh

4 Khó khăn khác (Xin ghi cụ thể)

* Ông/bà đã đƣợc đi học tập/bồi dƣỡng về kinh doanh TT chƣa ? (chỉ tính việc

tham dự các lớp học bồi dƣỡng từ 3 ngày trởlên)

- Đã tham dự: ; - Chƣa tham dự:

* Ông/bà có tham gia các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, hay HTX dịch vụ TT nào không ?

- Không tham gia: ; - Có tham gia:

- Nếu có, tên của câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, hay HTX dịch vụ TT là gì ?

.....................................................................................................................................................................

* Ông/bà đã đƣợc đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình tổ chức SXKD

giỏi ở trong và ngoài nƣớc chƣa?

- Chƣa đi:

- Đã đi: ; Nơi đi (nếu đã đi, ghi rõ địa điểm):…………………

* Ông/bà đánh giá mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng đối với hoạt dộng

SXKD của TT trong các vấn đề dƣới đây (Đánh dấu X theo mức độ hỗ trợ từ 1 đến 5, số 1

là hỗ trợ ít nhất; số 5 là hỗ trợ nhiều nhất)

STT Công việc 1 2 3 4 5

1 Hỗ trợ, hƣớng dẫn về giống cây trồng, vật nuôi

2 Hỗ trợ, hƣớng dẫn về kỹ thuật

3 Hỗ trợ về thông tin thị trƣờng, tìm thị trƣờng

177

4 Hỗ trợ tiếp cận về vay vốn

5 Hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm

6 Hỗ trợ, hƣớng dẫn về bảo đảm an toàn vệ sinh thực

phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

7 Hỗ trợ kinh phí xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm

8 Hỗ trợ đi tham quan học tập kinh nghiệm

9 Hỗ trợ tham gia hội chợ nông sản

10 Hỗ trợ bảo quản, chế biến sản phẩm

11 Hỗ trợ tham gia các câu lạc bộ, Hiệp hội, HTX ..

12 Hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp

13 Hỗ trợ chuyển nhƣợng, thuê đất, tích tụ đất

14 Hỗ trợ quy hoạch phát triển cây, con, vùng nguyên

liệu tập trung

15 Hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

16 Hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý TT

3. Nguyện vọng của Ông/Bà về các chính sách của nhà nƣớc: (Đánh dấu x vào ô thích hợp)

3.1. Đƣợc cấp GCN quyền sử dụng đất

3.2. Đƣợc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

3.3. Đƣợc vay vốn ngân hàng

3.4. Đƣợc hỗ trợ DV giống cây, con

3.5. Đƣợc hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý,

khoa học kỹ thuật

3.6. Ý kiến của chủ TT……………

4. Ông/Bà cho biết phát triển KTTT có ảnh hƣởng đến xã hội không? Có ; Không

Nếu có ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực? Tích cực ; Tiêu cực ;

Nếu tiêu cực thì TT có giải pháp gì khắc phục không? Có ; Không

Nếu có giải pháp cụ thể là gì:…………………………………………………………….

5. Ông/Bà cho biết PT KTTT có ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống không? Có ; Không

Nếu có ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực? Tích cực ; Tiêu cực ;

Nếu tiêu cực thì TT có giải pháp gì khắc phục không? Có ; Không Nếu có giải pháp cụ

thể là gì:…………………………………………………………….

6. Xin Ông/bà cho biết đánh giá xu hƣớng phát triển KTTT nhà mình trong những năm gần đây

Điều tra viên

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng... năm 2014

Chủ trang trại/Người quản lý

(Ký, ghi rõ họ tên)

178

2. MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LY VỀ TRANG TRẠI Ở TỈNH PHÚ THỌ

Để đề xuất giải pháp phát triển KTTT ở Phú Thọ theo hƣớng bền vững, xin Ông/Bà vui

lòng cung cấp một số thông tin sau, các thông tin này sẽ đƣợc giữ bí mật, chỉ nhằm phục vụ cho

mục đích nghiên cứu của luận án. Xin cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý Ông/Bà.

A- THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNGVẤN.

1- Họ và tên:…………………; 2- Số điện thoại:………………

3- Cơ quan công tác (Xin đánh dấu X vào ô thích hợp).

□ Cán bộ quản lý cấp tỉnh

□ Cán bộ quản lý cấp huyện

□ Cán bộ quản lý cấp xã

B- NỘI DUNG PHỎNG VẤN CỦA CÁN BỘ QUẢN LY VỀ TRANG TRẠI

Câu 1. Theo Ông (Bà), các trang trại ở địa phƣơng SXKD theo định hƣớng nào ?

(xin đánh dấu X vào ô thích hợp).

1.1. Theo quy hoạch của chính quyền: 1.2. Theo phong trào chung:

1.3. Theo truyền thống của gia đình: 1.4. Theo dự án:

1.5. Theo nhu cầu cá nhân/gia đình:

1.6. Theo hƣớng khác (Xin ghi cụthể)…………………………………………………

Câu 2: Theo Ông (Bà), chính sách hỗ trợ phát triển trang trại nào đã và đang đƣợc

áp dụng ở địa phƣơng? (Xin đánh dấu vào ô thích hợp, có thể chọn nhiều chính sách)

□ Chính sách cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi

□ Bảo lãnh để vay tín chấp

□ Hỗ trợ chuyển nhƣợng, chuyển đổi và tích tụ ruộng đất

□ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đƣờng, hệ thống tƣới tiêu…)

□ Đào tạo bồi dƣỡng chủ TT

□ Hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm

□ Hỗ trợ về giống cây trồng/vật nuôi

□ Hỗ trợ, tƣ vấn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới

□ Hỗ trợ tham quan, học tập các mô hình sản xuất giỏi

□ Hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trƣờng

□ Hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm

□ Hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp

□ Hỗ trợ đầu tƣ thiết bị bảo vệ môi trƣờng cho TT (xử lý rác thải, chất thải…)

□ Hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh

□ Hỗ trợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm của TT

□ Các hỗ trợ khác (xin ghi cụ thể)………………………………….

179

Câu 3: Theo Ông/bà, có khoảng bao nhiêu phần trăm trang trại ở địa phƣơng đã thực

hiện tốt việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái ? (đánh dấu X vào ô thích hợp):

- dƣới 10%: ; từ 10% đến 50%:

- từ 50% đến 80% ; từ trên 80%:

Câu 4: Theo ông/bà, lý do một số trang trại chƣa thực hiện tốt bảo vệ môi trƣờng là:

- Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế:

- Chính quyền địa phƣơng chƣa có biện pháp cụ thể:

- Chủ trang trại chƣa có ý thức bảo vệ môi trƣờng:

- Chủ trang trại chƣa hiểu về việc cần bảo vệ môi trƣờng:

- Nguyên nhân khác (xin ghi cụ thể):………………………………………….

Câu 5: Theo Ông (Bà), các trang trại ở địa phƣơng có muốn mở rộng quy mô sản

xuất không? (đánh dấu X vào ô thích hợp)

- Có - Không

Câu 6: Theo Ông (Bà), các trang trại tại địa phƣơng hiện nay có đóng góp nhƣ thế

nào đối với việc phát triển KT-XH địa phƣơng?

(đánh dấu X theo mức độ đóng góp, số 1 là đóng góp thấp nhất; số 5 là đóng góp cao nhất)

1 2 3 4 5

14.1 Góp phần xóa đói giảm nghèo

14.2 Khai thác tiềm năng vốn có của địa phƣơng

14.3 Bảo vệ và cải thiện tài nguyên đất đai

14.4 Bảo vệ và cải thiện tài nguyên nƣớc

14.5 Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng

14.6 Đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật

14.7 Đóng góp vào xây dựng nông thôn mới

14.8 Xây dựng mô hình SXKD mới

14.9 Bảo tồn các giống cây trồng vật nuôi quí, có giá trị

14.10 Góp phần thay đổi thói quen và cách thức sản xuất tiên tiến

14.11 Tăng thu nhập cho dân cƣ địa phƣơng

14.12 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng

14.13 Đóng góp vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế địa phƣơng

14.14 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sản trong nông nghiệp

14.15 Nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại ở địa phƣơng

14.16 Vai trò khác (xin nêu cụ thể)

180

Câu 7: Đề xuất của ông/bà về chính sách phát triển KTTT ở Phú Thọ bền vững trong

những năm tới:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Xin cảm ơn Ông (bà)

Ngày……tháng ….. năm 2014

Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời phỏng vấn

(ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên)

181

3. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ TRANG TRẠI Ở TỈNH PHÚ THỌ

Trình độ chuyên môn của chủ cơ sở

1: Chƣa qua đào tạo. 2. Đã qua đào tạo

nhƣng không có chứng chỉ 3. Sơ cấp nghề.

4. Trung cấp nghề, trung cấp chuyên

nghiệp. 5. Cao đẳng nghề. 6. Cao đẳng.

7.Đại học trở lên

Lĩnh vực sản xuất của trang trại

1. Trồng trọt. 2. Chăn nuôi.

3. Lâm nghiệp. 4. Thuỷ sản.

5. Tổng hợp

STT Xã, Phƣờng,

Thị trấn,

Huyện,

Thành, Thị,

Họ và tên chủ

Trang trại

Giới

tính

Dân

tộc

Năm

sinh

Trình độ

chuyên

môn chủ

trang trại

Lĩnh vực

SX của

trang trại

1 Chu Hoá Việt Trì Nguyễn Văn Quang nam Kinh 1969 1 2

2 Chu Hoá Việt Trì Đào Tiến Ninh nam Kinh 1962 1 5

3 Chu Hoá Việt Trì Nguyễn Thị Thơm nữ Kinh 1962 1 4

4 Tiên Cát Việt Trì Đinh Văn Quý nam Kinh 1955 1 4

5 Sông Lô Việt Trì Nguyễn Thị Kim Phú nữ Kinh 1964 7 5

6 Thanh Miếu Việt Trì Dƣơng Văn Ngân nam Kinh 1959 1 5

7 Thanh Miếu Việt Trì Trƣơng Văn Ái nam Kinh 1960 1 5

8 Thanh Miếu Việt Trì Trần Văn Qúy nam Kinh 1961 1 5

9 Thanh Miếu Việt Trì Nguyễn Ngọc Kiều nam Kinh 1964 1 2

10 Hà Lộc Phú Thọ Vũ Văn Hải nam Kinh 1975 3 2

11 Hà Lộc Phú Thọ Trần Văn Thọ nam Kinh 1962 2 2

12 Hà Lộc Phú Thọ Hà Đăng Mây nam Kinh 1968 4 2

13 Phú Hộ Phú Thọ Cấn Thị Thìn nữ Kinh 1958 4 2

14 Thanh Minh Phú Thọ Nguyễn Hùng Cƣờng nam Kinh 1960 2 2

15 Hà Thạch Phú Thọ Nguyễn Văn Phấn nam Kinh 1949 4 2

16 Hà Thạch Phú Thọ Chu Tiến Long nam Kinh 1962 4 2

17 Hà Thạch Phú Thọ Nguyễn Đức Học nam Kinh 1966 4 2

18 Hà Thạch Phú Thọ Nguyễn Văn Thân nam Kinh 1964 2 2

19 Hà Thạch Phú Thọ Phạm Huy Đông nam Kinh 1966 2 2

20 Hà Thạch Phú Thọ Lê Văn Thức nam Kinh 1966 4 2

21 Hà Thạch Phú Thọ Lê Đình Thanh nam Kinh 1961 1 2

22 Vụ Quang Đoan Hùng Phạm Hồng Khuyến nam Kinh 1959 1 2

23 Vụ Quang Đoan Hùng Đỗ Thanh Hùng nam Kinh 1966 4 2

182

STT Xã, Phƣờng,

Thị trấn,

Huyện,

Thành, Thị,

Họ và tên chủ

Trang trại

Giới

tính

Dân

tộc

Năm

sinh

Trình độ

chuyên

môn chủ

trang trại

Lĩnh vực

SX của

trang trại

24 Vụ Quang Đoan Hùng Vũ Đình Tuấn nam Kinh 1973 1 2

25 Vân Du Đoan Hùng Trần Văn Lƣợng nam Kinh 1972 7 2

26 Vân Du Đoan Hùng Lƣơng Sinh Quỳnh nam Kinh 1960 1 2

27 Vân Du Đoan Hùng Nguyễn Văn Tuấn nam Kinh 1968 2 2

28 Vân Du Đoan Hùng Phạm văn Hải nam Kinh 1973 2 2

29 Vân Du Đoan Hùng Nguyễn văn Sơn nam Kinh 1958 2 2

30 Vân Du Đoan Hùng Trần Thế Hoàn nam Kinh 1966 2 2

31 Ca Đình Đoan Hùng Nguyễn Văn Học nam Kinh 1957 4 3

32 Chuế lƣu Hạ Hòa Nguyễn Minh Hải nam Kinh 1980 1 3

33 Liên Hoa Phù Ninh Hà Ngọc Hạnh nam Kinh 1960 1 2

34 Liên Hoa Phù Ninh đỗ văn thiện nam Kinh 1980 1 2

35 Liên Hoa Phù Ninh Nguyễn Quốc Long nam Kinh 1964 2 2

36 Liên Hoa Phù Ninh Nguyễn Năng Đức nam Kinh 1976 1 2

37 Liên Hoa Phù Ninh Nguyễn Văn Trí nam Kinh 1960 1 2

38 Liên Hoa Phù Ninh Phạm xuân Thắng nam Kinh 1979 1 2

39 phú nham Phù Ninh Phạm thị Thu Hằng nữ Kinh 1973 2 2

40 Trung giáp Phù Ninh Trần Ngọc Hồi nam Kinh 1982 7 2

41 Trung giáp Phù Ninh Thạch Kim Thuần nam Kinh 1959 7 2

42 Hạ giáp Phù Ninh Trần quốc Minh nam Kinh 1954 2 2

43 Hạ giáp Phù Ninh Nguyễn quang Minh nam Kinh 1964 4 2

44 Hạ giáp Phù Ninh Nguyễn Văn Gia nam Kinh 1972 2 2

45 Hạ giáp Phù Ninh Nguyễn Văn Xuân nam Kinh 1974 1 2

46 Gia thanh Phù Ninh Hán Ba Đình nam Kinh 1974 1 2

47 Phù Ninh Phù Ninh Nguyễn Xuân Ngọc nam Kinh 1976 2 2

48 Phù Ninh Phù Ninh Nguyễn Ngọc Bảy nam Kinh 1980 7 2

49 Bình Bộ Phù Ninh Nguyễn Quốc Tuấn nam Kinh 1978 1 2

50 Phú Lộc Phù Ninh Nguyễn T.Nguyệt Liễu nữ Kinh 1969 6 2

51 Tiên Du Phù Ninh Trần Quang Thuật nam Kinh 1968 3 2

52 Phong Châu Phù Ninh Nguyễn Văn Đồng nam Kinh 1953 2 2

53 Phong Châu Phù Ninh Nguyễn Văn Bình nam Kinh 1972 2 2

54 Phong Châu Phù Ninh Trần Thị Cửu nữ Kinh 1961 2 5

183

STT Xã, Phƣờng,

Thị trấn,

Huyện,

Thành, Thị,

Họ và tên chủ

Trang trại

Giới

tính

Dân

tộc

Năm

sinh

Trình độ

chuyên

môn chủ

trang trại

Lĩnh vực

SX của

trang trại

55 Phong Châu Phù Ninh Nguyễn Quốc Dũng nam Kinh 1964 1 2

56 Phong Châu Phù Ninh Trần Xuân Mỹ nam Kinh 1960 2 2

57 Xuân viên Yên Lập Vũ Đình Trình nam Mƣờng 1968 1 2

58 Xuân viên Yên Lập Trần Xuân Hằng nam Mƣờng 1973 3 2

59 Xuân viên Yên Lập Đinh Quốc Văn nam Mƣờng 1966 7 2

60 Lƣơng Sơn Yên Lập Hà Văn Hạnh nam Mƣờng 1967 1 2

61 Phƣơng xá Cẩm Khê Trần Thị Việt nữ Kinh 1971 1 1,1

62 Sơn Tình Cẩm Khê Đào Thị Nhật nữ Kinh 1957 1 5

63 Tùng Khê Cẩm Khê Hoàng Văn Tứ nam Kinh 1975 3 5

64 Tùng Khê Cẩm Khê Hoàng quốc Chào nam Kinh 1977 2 5

65 Phú Lạc Cẩm Khê Nguyễn văn Xuân nam Kinh 1957 4 4

66 Phú Lạc Cẩm Khê Bùi thị Vƣợng nữ Kinh 1955 2 2

67 Cổ Tiết Tam Nông Đào T.Thanh Huyền nữ Kinh 1967 2 2

68 Cổ Tiết Tam Nông Hán Trung Kiên nam Kinh 1974 1 2

69 Cổ Tiết Tam Nông Hán Chí Định nam Kinh 1977 1 2

70 Hƣơng Nộn Tam Nông Nguyễn Văn Quang nam Kinh 1963 1 2

71 Hƣơng Nộn Tam Nông Đào Xuân Cƣờng nam Kinh 1981 1 2

72 Hƣơng Nộn Tam Nông Bùi Xuân Trƣờng nam Kinh 1965 1 2

73 Hƣơng Nộn Tam Nông Đặng Đình Đông nam Kinh 1955 1 2

74 Hƣơng Nộn Tam Nông Lê Huy Hoàng nam Kinh 1981 1 2

75 Hƣơng Nộn Tam Nông Nguyễn Văn Lực nam Kinh 1959 1 2

76 Hƣơng Nộn Tam Nông Đỗ Đình Chiều nam Kinh 1959 1 2

77 Hƣơng Nộn Tam Nông Lại Văn Thịnh nam Kinh 1968 1 2

78 Hƣơng Nộn Tam Nông Lại Văn Yên nam Kinh 1970 1 2

79 Hƣơng Nộn Tam Nông Lại Đình Cung nam Kinh 1973 1 2

80 Hƣơng Nộn Tam Nông Nguyễn Hoàng Mạnh nam Kinh 1958 1 1

81 Dị Nậu Tam Nông Tạ Diên Đồng nam Kinh 1969 1 2

82 Dị Nậu Tam Nông Tạ văn Long nam Kinh 1976 1 2

83 Dị Nậu Tam Nông Hán vinh Hải nam Kinh 1960 1 5

84 Dị Nậu Tam Nông Trần Quang Đồng nam Kinh 1966 1 5

85 Dị Nậu Tam Nông Tạ Đình Thau nam Kinh 1966 1 5

184

STT Xã, Phƣờng,

Thị trấn,

Huyện,

Thành, Thị,

Họ và tên chủ

Trang trại

Giới

tính

Dân

tộc

Năm

sinh

Trình độ

chuyên

môn chủ

trang trại

Lĩnh vực

SX của

trang trại

86 Dị Nậu Tam Nông Tạ Diên Mai nam Kinh 1954 1 5

87 Dị Nậu Tam Nông Tạ Công Hoàn nam Kinh 1989 4 5

88 Dị Nậu Tam Nông Tạ Trí Học nam Kinh 1973 1 5

89 Thƣợng Nông Tam Nông Đặng Văn Bút nam Kinh 1957 4 4

90 Thƣợng Nông Tam Nông Đào Văn Hiệp nam Kinh 1957 4 4

91 Kinh Kệ Lâm Thao Nguyễn Văn Lợi nam Kinh 1963 2 5

92 Tiên Kiên Lâm Thao Hoàng Văn Mƣời nam Kinh 1972 4 2

93 Tiên Kiên Lâm Thao Hoàng xuân Thọ nam Kinh 1976 7 2

94 Tiên Kiên Lâm Thao Vũ Văn Luyện nam Kinh 1956 4 2

95 Tiên Kiên Lâm Thao Bùi Quang Hiệu nam Kinh 1969 3 2

96 Tiên Kiên Lâm Thao Tạ Thị Hải Yến nữ Kinh 1973 1 2

97 Tiên Kiên Lâm Thao Lê Hữu Năm nam Kinh 1970 5 2

98 Sơn Dƣơng Lâm Thao Nguyễn Thị Oanh nữ Kinh 1963 1 2

99 Bản Nguyên Lâm Thao Hán Quang Khiêm nam Kinh 1984 1 2

100 Hợp Hải Lâm Thao Nguyễn Văn Sửu nam Kinh 1962 1 2

101 Tứ Xã Lâm Thao Nguyễn Thị Dung nữ Kinh 1959 4 2

102 Lâm Thao Lâm Thao Bùi Mạnh Hùng nam Kinh 1959 4 2

103 Lâm Thao Lâm Thao Vũ Văn Quang nam Kinh 1966 3 2

104 Lâm Thao Lâm Thao Nguyễn Đình Cung nam Kinh 1973 4 5

105 Lâm Thao Lâm Thao Triệu văn Hiền nam Kinh 1970 3 2

106 Vĩnh Lại Lâm Thao Lê Thành Đông nam Kinh 1975 2 2

107 Vĩnh Lại Lâm Thao Nguyễn Duy Tinh nam Kinh 1963 2 2

108 Cao Xá Lâm Thao Phạm Văn Thắng nam Kinh 1951 1 5

109 Cao Xá Lâm Thao Nguyễn Trọng Chiến nam Kinh 1983 1 2

110 Cao Xá Lâm Thao Cao Xuân Khoát nam Kinh 1954 3 5

111 Cao Xá Lâm Thao Nguyễn Văn Tân nam Kinh 1966 1 5

112 Cao Xá Lâm Thao Cao Văn Ngữ nam Kinh 1962 4 2

113 Cao Xá Lâm Thao Hoàng Đức Ngọc nam Kinh 1967 4 5

114 Cao Xá Lâm Thao Nguyễn Trọng Hữu nam Kinh 1959 1 2

115 Cao Xá Lâm Thao Lê Văn Hùng nam Kinh 1969 2 1,2

116 Cao Xá Lâm Thao Phạm Văn Đẩu nam Kinh 1962 2 5

185

STT Xã, Phƣờng,

Thị trấn,

Huyện,

Thành, Thị,

Họ và tên chủ

Trang trại

Giới

tính

Dân

tộc

Năm

sinh

Trình độ

chuyên

môn chủ

trang trại

Lĩnh vực

SX của

trang trại

117 Cao Xá Lâm Thao Lê Hồng Chất nam Kinh 1957 3 5

118 Sơn Vi Lâm Thao Triệu Văn Hồng nam Kinh 1963 4 2

119 Sơn Vi Lâm Thao Bùi Văn Hùng nam Kinh 1968 2 2

120 Sơn Vi Lâm Thao Tạ Văn Thắng nam Kinh 1968 4 5

121 Sơn Vi Lâm Thao Nguyễn Chí Tuệ nam Kinh 1961 2 5

122 Sơn Vi Lâm Thao Bùi Đức Luận nam Kinh 1957 2 2

123 Sơn Vi Lâm Thao Bùi Đức Hùng nam Kinh 1966 1 2

124 Sơn Vi Lâm Thao Nguyễn Khắc Tiệp nam Kinh 1971 2 2

125 Sơn Vi Lâm Thao Nguyễn Tiến Đức nam Kinh 1972 2 5

126 Sơn Vi Lâm Thao Triệu Quang Đồng nam Kinh 1977 2 2

127 Sơn Vi Lâm Thao Nguyễn Nam Hải nam Kinh 1969 2 2

128 Sơn Vi Lâm Thao Nguyễn Quang Tân nam Kinh 1962 2 5

129 Sơn Vi Lâm Thao Bùi Văn Luân nam Kinh 1960 1 2

130 Bảo Yên Thanh Thuỷ Nguyễn Hữu Huệ nam Kinh 1963 4 5

131 Bào Xá Thanh Thuỷ Dƣơng Hữu Thu nam Kinh 1967 1 4

132 Đào Xá Thanh Thuỷ Trần Phƣơng Thanh nam Kinh 1965 4 4

133 Đoan Hạ Thanh Thuỷ Nguyễn Văn Nam nam Kinh 1968 4 4

134 Đoan Hạ Thanh Thuỷ Lê Văn Sáu nam Kinh 1974 2 4

135 Thạch Kiệt Tân Sơn Hoàng đức Thịnh nam Kinh 1982 1 3

136 Minh Đài Tân Sơn Bùi Xuân Đông nam Kinh 1963 1 2

186

PHỤ LỤC 3

SỐ LIỆU KINH TẾ - XÃ HỘI

VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH PHÚ THỌ

Bảng 3.3a. Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá thức tế và cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú

Thọ giai đoạn 2010 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

SL Cơ

cấu

(%)

SL Cơ

cấu

(%)

SL Cơ

cấu

(%)

SL Cơ

cấu

(%)

SL Cơ cấu

(%) (ty đồng) (ty

đồng)

(ty

đồng)

(ty

đồng)

(ty

đồng)

Tổng GDP

(giá thực tế) 20.910,5 100,00 26.177,7 100,00 29.051,1 100,00 31.931,6 100,00 35.869,7 100,00

1. Nông - Lâm

- Thủy sản 5.368,2 25,67 7.379,0 28,19 8.130,5 27,99 8.716,4 27,30 9.387,7 26,17

2. CN. TTCN.

XDCB 7.263,3 34,74 9.145,1 34,93 10.349,7 35,63 11.634,5 36,44 13.031,7 36,33

3. Thƣơng mại

- dịch vụ 8.279,0 39,59 9.653,6 36,88 10.570,9 36,39 11.580,7 36,27 13.450,3 37,50

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ [14,15,16,17,18])

Bảng 3.3b. Tốc độ phát triển về cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2014

Chỉ tiêu

So sánh năm ( %)

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 BQC

± % ± % ± % ± % ± %

Tổng GDP (giá

thực tế) 5.267,2 125,2 2.873,4 111,0 2.880,5 109,9 3.938,1 112,3 3.739,8 114,4

1. GTSX Nông -

Lâm - Thủy sản 2.010,8 137,5 751,5 110,2 585,9 107,2 671,3 107,7 1.004,9 115,0

2. GTSX CN.

TTCN. XDCB 1.881,8 125,9 1.204,6 113,2 1.284,8 112,4 1.397,2 112,0 1.442,1 115,7

3.GTSX dịch vụ

thƣơng mại 1.374,6 116,6 917,3 109,5 1.009,8 109,6 1.869,6 116,1 1.292,8 112,9

187

Bảng 3.4. Tình hình phát triển loại hình kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ giai

đoan 2007- 2014

Đơn vị tính: trang trại

STT Loại hình

TT Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1 TT Trồng trọt 35 62 47 59 3 4 3 3

2 TT Lâm Nghiệp 126 126 200 190 2 2 3 3

3 TT Chăn nuôi 87 71 242 202 43 86 66 93

4 TT Thủy sản 137 134 185 194 11 14 11 9

5 TT Tổng hợp 85 162 202 290 6 6 41 28

Tổng TT 470 555 876 935 65 112 124 136

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [26,27,28,29,30]

188

Bảng 3.5. Các loại hình trang trại đƣợc phân bổ theo đơn vị hành chính

của tỉnh Phú Thọ năm 2011-2014

Đơn vị tính: trang trại

Loại hình TT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

SL CC

(%) SL

CC

(%) SL

CC

(%) SL

CC

(%)

2012/

2011

2013/

2012

2014/

2013 BQC

Phú Thọ 65 100,00 112 100,00 124 100,00 136 100,00 172,31 110,71 109,68 127,90

TP Việt Trì 2 3,08 7 6,25 7 5,65 9 6,62 350,00 100,00 128,57 165,10

Thị xã Phú Thọ 8 12,31 13 11,61 13 10,48 12 8,82 162,50 100,00 92,31 114,47

Huyện Đoan Hùng 3 4,62 3 2,68 3 2,42 10 7,35 100,00 100,00 333,33 149,38

Huyện Hạ hòa 0 0 0 0 1 0,81 1 0,74 0 0 100,00 0

Huyện Phù Ninh 4 6,15 8 7,14 26 20,97 24 17,65 200,00 325,00 92,31 181,71

Huyện Yên Lập 0 0 5 4,46 5 4,03 4 2,94 0 100,00 80,00 0

Huyện Cẩm Khê 1 1,54 1 0,89 1 0,81 6 4,41 100,00 100,00 600,00 181,71

Huyện Tam Nông 13 20,00 10 8,93 18 14,52 24 17,65 76,92 180,00 133,33 122,67

Huyện Lâm Thao 28 43,08 58 51,79 44 35,48 39 28,68 207,14 75,86 88,64 111,68

Huyện Thanh Thuỷ 5 7,69 5 4,46 5 4,03 5 3,68 100,00 100,00 100,00 100,00

Huyện Tân Sơn 1 1,54 2 1,79 1 0,81 2 1,47 200,00 50,00 200,00 125,99

Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Phú Thọ [26,27,28,29,30]

Bảng 3.6: Diện tích đất sử dụng trong trang trại giai đoạn 2007-2010

Đơn vị tính: ha

STT Loại đất Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

1 Đất nông nghiệp 766,7 700,0 400,3 1219,7 22,0

122,8 130,3 132,5

2 Đất lâm nghiệp 2839,6 3431,0 3983,2 4607,0 70,0 181,7 100,1 186,1

3 Đất nuôi trồng TS 1398,5 1449,0 1994,9 2212,6 33,0 653,3 742,2 668,7

4 Đất khác 0,0 0,0 663,6 34,7 11,6 19,9 24,1 20,5

Tổng cộng 5004,8 5580,0 7042,0 8074,0 136,6 977,7 996,7 1007,8

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ

189

Bảng 3.7: Lao động sử dụng thƣờng xuyên trong trang trại trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2007-2014)

ĐVT: lao động

STT Loại hình TT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Trồng trọt 402 511 596 626 29 20 26 16

2 Lâm Nghiệp 659 1.095 1.965 2.226 16 19 27 28

3 Chăn nuôi 462 446 660 686 258 333 376 416

4 Thủy sản 962 1.056 1.756 1.856 55 121 93 80

5 Tổng hợp 1.030 1.460 1.697 1.794 30 37 123 76

Tổng số 3.515 4.568 6.674 7.188 388 530 645 616

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.8: Giá trị sản xuất của tổng các trang trại trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ giai đoạn (2007-2014)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

1 GTSX của TT Trồng trọt 2.430 5.059 6.071 7.777 2.700 4.040 3.860 2.444

2 GTSX của TT Lâm nghiệp 6.466 18.393 21.344 11.196 2.400 1.220 1.959 4.286

3 GTSX của TT Chăn nuôi 30.281 39.930 55.902 68.226 140.238 156.986 120.456 157.356

4 GTSX của TT Thủy sản 16.704 25.385 37.806 39.620 7.800 13.418 11.360 14.833

5 GTSX của TT Tổng hợp 34.060 48.740 63.714 71.050 4.200 6.915 45.330 217.189

Tổng GTSX 89.941 137.507 184.837 197.869 157.338 182.579 182.965 396.108

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ

190

Bảng 3.9. Các loại hình trang trại đƣợc phân bổ theo đơn vị hành chính của

tỉnh Phú Thọ năm 2014

Đơn vị tính: trang trại

Địa Phƣơng Tổng

số

cấu

(%)

Loại hình trang trại

Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Phú Thọ 136 100 3 93 3 9 28

Thành phố Việt Trì 9 6,62 2 2 5

Thị xã Phú Thọ 12 8,82 12

Huyện Đoan Hùng 10 7,35 9 1

Huyện Hạ Hòa 1 0,74 1

Huyện Phù Ninh 24 17,65 0 23 0 0 1

Huyện Yên Lập 4 2,94 0 4 0 0 0

Huyện Cẩm Khê 6 4,41 1 1 0 1 3

Huyện Tam Nông 24 17,65 1 15 0 2 6

Huyện Lâm Thao 39 28,68 1 26 0 0 12

Huyện Thanh Thuỷ 5 3,68 0 0 0 4 1

Huyện Tân Sơn 2 1,47 0 1 1 0 0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2015 [30])

191

Bảng 3.10. Tình hình đầu tƣ vốn của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu

Bình quân chung Bình quân theo loại hình trang trại (triệu đồng)

(triệu đồng) Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

Số

lƣợng

cấu

(%)

Số

lƣợng

cấu

(%)

Số

lƣợng

cấu

(%)

Số

lƣợng

Cơ cấu

(%)

Số

lƣợng

cấu

(%)

Số

lƣợng

Cơ cấu

(%)

Tổng số vốn của TT 1170,39 100,00 767,18 100,00 1180,15 100,00 961,58 100,00 1153,69 100,00 1243,25 100,00

1. Vốn cố định 519,7 44,40 438,39 57,14 505,8 42,86 549,47 57,14 459,25 39,81 610,43 49,10

- Vốn chủ TT 312,78 60,18 263,03 60,00 300,06 59,32 302,21 55,00 320,03 69,69 369,93 60,60

- Vốn vay 206,92 39,82 175,36 40,00 205,74 40,68 247,26 45,00 139,22 30,31 240,5 39,40

+ Vay NH, tổ chức TD 100,00 48,33 80 45,62 100 48,61 85 34,38 90 64,65 110 45,74

+ Vốn khác 106,92 51,67 95,36 54,38 105,74 51,39 162,26 65,62 49,22 35,35 130,5 54,26

2.Vốn lƣu động 650,69 55,60 328,79 42,86 674,35 57,14 412,11 42,86 694,44 60,19 632,82 50,90

- Vốn chủ TT 349,52 53,72 174,26 53,00 356,31 52,84 255,51 62,00 460,94 66,38 329,11 52,01

- Vốn vay 301,17 46,28 154,53 47,00 318,04 47,16 156,6 38,00 233,5 33,62 303,71 47,99

+ Vay NH, tổ chức TD 100,00 33,20 120 77,65 220 69,17 145 92,59 160 68,52 190 62,56

+ Vốn khác 201,18 66,80 34,53 22,35 98,04 30,83 11,6 7,41 73,5 31,48 113,71 37,44

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Bảng 3.11. Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu

BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

Giá trị sản xuất 1612,36 100,00 814,66 100,00 1692,00 100,00 1428,49 100,00 1648,11 100,00 1366,80 100,00

I. Nông, lâm, thuy sản 1461,26 90,63 793,11 97,35 1614,60 95,43 1094,79 76,64 1617,61 98,15 937,80 68,61

1. Nông nghiệp 1244,83 85,19 793,11 100,00 1530,90 94,82 54,79 5,00 177,80 10,99 738,80 78,78

1.1. Trồng trọt 196,57 15,79 591,95 74,64 149,40 9,76 12,68 23,14 11,30 6,36 315,40 42,69

- Cây lúa 25,59 13,02 17,57 2,97 27,90 18,67 2,46 19,40 3,40 30,09 28,40 9,00

- Cây ngô 19,19 9,76 21,76 3,68 25,20 16,87 1,48 11,67 0 0 7,00 2,22

- Cây chè 71,87 36,56 43,51 7,35 49,50 33,13 0 0 0 0 180,00 57,07

- Cam, quýt, bƣơi 43,51 22,13 217,57 36,75 46,80 31,33 1,11 8,75 7,90 69,91 29,92 9,49

- Nhãn 10,98 5,58 110,23 18,62 0 0 2,09 16,48 0 0 41,28 13,09

- Vải 25,44 12,94 181,31 30,63 22,50 15,06 5,54 43,69 0 0 28,80 9,13

1.2. Chăn nuôi 1048,26 84,21 201,16 25,36 1381,50 90,24 42,11 76,86 166,50 93,64 423,40 57,31

- Trâu 188,66 18,00 100,58 50,00 229,50 16,61 18,04 42,84 71,50 42,94 118,40 27,96

- Bò 93,53 8,92 32,23 16,02 118,80 8,60 10,02 23,79 0,00 0,00 55,20 13,04

- Lợn 543,41 51,84 40,29 20,03 724,50 52,44 11,54 27,40 70,00 42,04 205,00 48,42

- Gà 222,65 21,24 28,06 13,95 308,70 22,35 2,51 5,96 25,00 15,02 44,80 10,58

2. Lâm nghiệp 43,00 2,94 0 0 16,20 1,00 1040,00 95,00 0 0 43,60 4,65

2.1. Gỗ 35,20 81,86 0 0 16,20 100,00 977,60 94,00 0 0 12,40 28,44

2.2. Củi 7,80 18,14 0 0 0 0 62,40 6,00 0 0 31,20 71,56

3. Thuỷ sản 173,43 11,87 0 0 67,50 4,18 0 0 1439,81 89,01 155,40 16,57

II. Hoạt động khác 151,11 9,37 21,55 2,65 77,40 0 0 0 0 1,85 429,00 31,39

1. CN, tiểu thủ công nghiệp 16,80 11,12 0 0 0 0 0 0 0 0 81,60 19,02

2. Thương nghiệp 13,33 8,82 7,54 34,99 0,00 0,00 100,11 30,00 20,00 65,57 46,80 10,91

3. Vận tải 58,72 38,86 0 0 22,50 29,07 166,85 50,00 0 0 192,60 44,90

4. Dịch vụ khác 62,25 41,20 14,01 65,01 54,90 70,93 66,74 20,00 10,50 34,43 108,00 25,17

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

192

Bảng 3.12. Chi phí sản xuất trung gian của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu

BQC Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

Chi phí trung gian 893,84 100,00 408,49 100,00 922,33 100,00 512,21 100,00 922,78 100,00 882,81 100,00

I. Nông, lâm, thuy sản 771,22 86,28 392,63 96,12 864,97 93,78 382,73 74,72 898,84 97,41 501,00 56,75

1. Nông nghiệp 660,06 85,59 392,63 100,00 821,50 94,97 26,84 7,01 92,54 10,30 402,77 80,39

1.1. trồng trọt 108,28 16,41 297,22 75,70 94,31 11,48 6,07 22,62 6,10 6,59 178,25 44,25

- Cây lúa 13,86 12,80 11,24 3,78 15,07 15,97 1,33 21,88 1,84 30,09 15,34 8,60

- Cây ngô 10,38 9,59 12,84 4,32 13,61 14,43 0,80 13,17 - - 3,78 2,12

- Cây chè 44,56 41,15 26,98 9,08 30,69 32,54 - - - - 111,60 62,61

- Cam, quýt, bƣơi 23,50 21,70 117,49 39,53 25,27 26,80 0,60 9,87 4,27 69,91 16,16 9,06

- Nhãn 5,05 4,66 50,71 17,06 - - 0,96 15,84 - - 18,99 10,65

- Vải 10,94 10,10 77,96 26,23 9,68 10,26 2,38 39,24 - - 12,38 6,95

1.2. Chăn nuôi 551,78 83,59 95,41 24,30 727,19 88,52 20,77 77,38 86,44 93,41 224,53 55,75

- Trâu 86,78 15,73 46,27 48,49 105,57 14,52 8,30 39,95 32,89 38,05 54,46 24,26

- Bò 39,28 7,12 13,54 14,19 49,90 6,86 4,21 20,26 - - 23,18 10,33

- Lợn 347,78 63,03 25,79 27,03 463,68 63,76 7,39 35,56 44,80 51,83 131,20 58,43

- Gà 77,93 14,12 9,82 10,29 108,05 14,86 0,88 4,23 8,75 10,12 15,68 6,98

2. Lâm nghiệp 14,03 1,82 - - 5,67 0,66 355,89 92,99 - - 11,20 2,24

2.1. Gỗ 12,32 87,77 - - 5,67 100,00 342,16 96,14 - - 4,34 38,74

2.2. Củi 1,72 12,23 - - - - 13,73 3,86 - - 6,86 61,26

3. Thuy sản 97,12 12,59 - - 37,80 4,37 - - 806,29 89,70 87,02 17,37

II. Hoạt động khác 122,62 13,72 15,86 3,88 57,36 6,22 129,48 25,28 23,94 2,59 381,81 43,25

1. CN, tiểu thủ công nghiệp 14,95 12,19 - - - - - - - - 72,62 19,02

2. Thƣơng nghiệp 11,68 9,53 6,33 39,91 - - 84,09 64,94 16,80 70,18 41,65 10,91

3. Vận tải 48,99 39,95 - - 20,03 34,92 - - - - 171,41 44,89

4. Dịch vụ khác 47,00 38,33 9,53 60,09 37,33 65,08 45,38 35,05 7,14 29,82 96,12 25,17

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Bảng 3.13. Giá trị tăng thêm của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu

BQC

Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

Giá trị tăng thêm 718,52 100,00 406,17 100,00 769,67 100,00 916,28 100,00 725,33 100,00 483,99 100,00

I. Nông, lâm, thuy sản 690,04 96,04 400,48 98,60 749,63 97,40 712,06 77,71 718,77 99,10 436,80 90,25

1. Nông nghiệp 584,76 84,74 400,48 100,00 709,40 94,63 27,95 3,93 85,26 11,86 336,03 76,93

1.1. Trồng trọt 88,29 15,10 294,73 73,59 55,09 7,77 6,61 23,65 5,20 6,10 137,15 40,82

- Cây lúa 11,73 13,29 6,33 2,15 12,83 23,30 1,13 17,12 1,56 30,09 13,06 9,53

- Cây ngô 8,80 9,97 8,92 3,03 11,59 21,04 0,68 10,30 0 0 3,22 2,35

- Cây chè 27,31 30,93 16,53 5,61 18,81 34,14 0 0 0 0 68,40 49,87

- Cam, quýt, bƣơi 20,01 22,67 100,08 33,96 21,53 39,08 0,51 7,73 3,63 69,91 13,76 10,03

- Nhãn 5,93 6,71 59,52 20,20 0,00 0,00 1,13 17,08 0 0 22,29 16,25

- Vải 14,50 16,42 103,35 35,06 12,83 23,28 3,16 47,78 0 0 16,42 11,97

1.2. Chăn nuôi 496,48 84,90 105,75 26,41 654,31 92,23 21,34 76,35 80,06 93,90 198,87 59,18

- Trâu 101,88 20,52 54,31 51,36 123,93 18,94 9,74 45,65 38,61 48,23 63,94 32,15

- Bò 54,25 10,93 18,69 17,68 68,90 10,53 5,81 27,23 0 0 32,02 16,10

- Lợn 195,63 39,40 14,50 13,72 260,82 39,86 4,15 19,47 25,20 31,48 73,80 37,11

- Gà 144,72 29,15 18,24 17,25 200,66 30,67 1,63 7,65 16,25 20,30 29,12 14,64

2. Lâm nghiệp 28,96 4,20 0 0 10,53 1,40 684,11 96,07 0 0 32,40 7,42

2.1. Gỗ 22,88 78,99 0 0 10,53 100,00 635,44 92,89 0 0 8,06 24,88

2.2. Củi 6,08 21,01 0 0 0 0 48,67 7,11 0 0 24,34 75,12

3. Thuỷ sản 76,31 11,06 0 0 29,70 3,96 0 0 633,52 88,14 68,38 15,65

II. Hoạt động khác 28,49 3,96 5,69 1,40 20,04 2,60 204,22 22,29 6,56 0,90 47,19 9,75

1. CN, tiểu thủ công nghiệp 1,85 6,49 0 0 0 0 0 0 0 0 8,98 19,03

2. Thương nghiệp 1,65 5,80 1,21 21,27 0 0 16,02 7,84 3,20 48,78 5,15 10,91

3. Vận tải 9,73 34,16 0 0 2,47 12,33 166,85 81,70 0 0 21,19 44,90

4. Dịch vụ khác 15,25 53,55 4,48 78,73 17,57 87,67 21,36 10,46 3,36 51,22 11,88 25,17

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

193

Bảng 3.14. Tông chi phi san xuât của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu

BQC Bình quân theo loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

SL

(triệu đồng) CC (%)

Tông chi phi san xuât 1.172,39 100,00 423,61 100,00 1.292,10 100,00 661,77 100,00 980,71 100,00 971,34 100,00

I. Nông, lâm, thuy sản 1.047,35 89,33 407,41 96,18 1.233,87 95,49 500,15 75,58 956,03 97,48 584,37 60,16

1. Nông nghiệp 928,34 88,64 407,41 100,00 1.187,25 96,22 34,48 6,89 125,27 13,10 478,07 81,81

1.1. Trồng trọt 110,04 11,85 304,53 74,75 95,89 8,08 6,17 17,89 6,27 5,00 180,68 37,79

- Cây lúa 13,93 12,66 11,30 3,71 15,14 15,79 1,34 21,64 1,85 29,43 15,41 8,53

- Cây ngô 10,44 9,48 12,90 4,24 13,68 14,26 0,80 13,02 - - 3,80 2,10

- Cây chè 45,00 40,90 27,25 8,95 31,00 32,33 - - - - 112,72 62,38

- Cam, quýt, bƣơi 24,37 22,14 121,84 40,01 26,21 27,33 0,62 10,07 4,42 70,57 16,76 9,27

- Nhãn 5,15 4,68 51,72 16,98 - - 0,98 15,89 - - 19,37 10,72

- Vải 11,16 10,14 79,52 26,11 9,87 10,29 2,43 39,38 - - 12,63 6,99

1.2. Chăn nuôi 818,30 88,15 102,88 25,25 1.091,36 91,92 28,31 82,11 119,00 95,00 297,39 62,21

- Trâu 88,10 10,77 46,73 45,42 107,15 9,82 8,38 29,60 33,55 28,19 55,34 18,61

- Bò 36,22 4,43 13,08 12,71 45,88 4,20 7,83 27,66 - - 21,32 7,17

- Lợn 504,49 61,65 36,57 35,55 675,81 61,92 9,92 35,04 63,53 53,39 180,32 60,64

- Gà 189,48 23,16 6,50 6,32 262,52 24,05 2,18 7,70 21,92 18,42 40,41 13,59

2. Lâm nghiệp 18,94 1,81 - - 7,67 0,62 465,67 93,11 - - 16,63 2,85

2.1. Gỗ 16,21 85,59 - - 7,67 100,00 443,83 95,31 - - 5,71 34,34

2.2. Củi 2,73 14,41 - - - - 21,84 4,69 - - 10,92 65,66

3. Thuỷ sản 100,07 9,55 - - 38,95 3,16 - - 830,77 86,90 89,67 15,34

II. Hoạt động khác 125,04 10,67 16,20 3,82 58,23 4,51 161,62 24,42 24,68 2,52 386,97 39,84

1. CN, tiểu thủ công nghiệp 14,97 11,97 - - - - - - - - 72,71 18,79

2. Thƣơng nghiệp 12,00 9,59 6,58 40,62 - - 87,45 54,11 17,47 70,79 42,58 11,00

3. Vận tải 50,80 40,62 - - 20,55 35,29 28,36 17,55 - - 175,44 45,34

4. Dịch vụ khác 47,27 37,81 9,62 59,38 37,68 64,71 45,81 28,34 7,21 29,21 96,24 24,87

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Bảng 3.15. Thu nhâp hỗn hơp của các loại hình trang trại năm 2014

Chỉ tiêu

BQC Bình quân theo loại hình TT

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Tổng hợp

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

SL

(triệu

đồng)

CC (%)

Thu nhâp hôn hơp 439,97 100,00 391,05 100,00 422,40 100,00 766,72 100,00 667,40 100,00 395,46 100,00

I. Nông, lâm, thuy sản 413,91 94,08 385,70 98,63 403,23 95,46 594,64 77,56 661,58 99,13 353,43 89,37

1. Nông nghiệp 316,49 76,46 385,70 100,00 366,15 90,80 20,31 3,42 52,53 7,94 260,73 73,77

1.1. Trồng trọt 86,53 27,34 287,42 74,52 76,01 20,76 6,51 32,05 5,03 9,58 134,72 51,67

- Cây lúa 11,66 13,48 6,27 2,18 12,76 16,79 1,12 17,28 1,55 30,91 12,99 9,64

- Cây ngô 8,75 10,11 8,86 3,08 11,52 15,16 0,68 10,40 - - 3,20 2,38

- Cây chè 26,86 31,05 16,26 5,66 18,50 24,34 - - - - 67,28 49,94

- Cam, quýt 19,14 22,12 95,73 33,31 20,59 27,09 0,49 7,50 3,48 69,09 13,16 9,77

- Nhãn 5,83 6,73 58,51 20,36 - - 1,11 17,04 - - 21,91 16,26

- Vải 14,28 16,50 101,79 35,41 12,63 16,62 3,11 47,78 - - 16,17 12,00

1.2. Chăn nuôi 229,96 72,66 98,28 25,48 290,14 79,24 13,80 67,95 47,50 90,42 126,01 48,33

- Trâu 100,56 43,73 53,85 54,79 122,35 42,17 9,66 70,00 37,95 79,90 63,06 50,05

- Bò 57,31 24,92 19,15 19,49 72,92 25,13 2,19 15,87 - - 33,88 26,89

- Lợn 38,92 16,93 3,72 3,79 48,69 16,78 1,62 11,74 6,47 13,62 24,68 19,59

- Gà 33,17 14,42 21,56 21,94 46,18 15,92 0,33 2,39 3,08 6,48 4,39 3,48

2. Lâm nghiệp 24,05 5,81 - - 8,53 2,12 574,33 96,58 - - 26,97 7,63

2.1. Gỗ 18,98 78,92 - - 8,53 100,00 533,77 92,94 - - 6,69 24,81

2.2. Củi 5,07 21,08 - - - - 40,56 7,06 - - 20,28 75,19

3. Thuỷ sản 73,36 17,72 0,00 0,00 28,56 7,08 - - 609,04 92,06 65,73 18,60

II. Hoạt động khác 26,06 5,92 5,35 1,37 19,17 4,54 172,08 22,44 5,82 0,87 42,03 10,63

1. CN, tiểu thủ công nghiệp 1,83 7,02 - - - - - - - - 8,89 21,15

2. Thƣơng nghiệp 1,34 5,13 0,96 17,94 0,00 0,00 12,66 7,36 2,53 43,47 4,22 10,04

3. Vận tải 7,92 30,40 - - 1,95 10,17 138,49 80,48 - - 17,16 40,83

4. Dịch vụ khác 14,97 57,45 4,39 82,06 17,22 89,83 20,93 12,16 3,29 56,53 11,76 27,98

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

194

Phụ lục 4

1. Bảng. Thống kê mô tả các biến gốc sử dụng trong mô hình CD

Tên biến (Variables)

Số

mẫu

(n)

Giá trị

trung bình

(Mean)

Độ lệch

chuẩn

Giá trị

nhỏ nhất

(Min)

Giá trị

lớn nhất

(Max)

GTSX 136 2206,596 2380,011 515 15500

TUOI 136 48,53676 7,856027 26 66

CMON 136 2,308824 1,62168 1 7

LDONG 136 10,19118 11,65651 1 108

DAT 136 7,568449 20,97673 0.1 208,2

VON_VAYNH 136 345,8603 417,3821 1 3000

VON_VAYNGUOITHAN 136 150,2721 194,1543 1 850

GIOI 136 0,9044118 0,2951127 0 1

D_CN 136 0,6838235 0,4667017 0 1

2. Kiểm định đa cộng tuyến (Multicollinearity test)

Tên biến VIF 1/VIF

lnTUOI 1.06 0.944071

lnCMON 1.10 0.907785

lnLDONG 2.01 0.497713

lnDAT 2.42 0.412705

lnVON_VAYNH 1.93 0.518627

lnVON_VAYNGUOITHAN 1.12 0.892205

D_GIOI 1.08 0.925320

D_CN 2.59 0.386760

Giá trị trung bình VIF 1.66

3. Kiểm định phƣơng sai của sai số thay đổi

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

Giả thuyết Ho: Constant variance (phƣơng sai của sai số không thay đổi)

Variables: fitted values of lnGTSX

Chi2(1) = 3.02

Prob > chi2 = 0,827

195

4. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình CD

lnTUOI lnCMON lnLDONG lnDAT lnVON_

VAYNH

lnVON_V

AYNGUOITHAN

D_GIO

I

D_CN

lnTUOI 1.0000

lnCMON 0.0356

(0.6809)

1.0000

lnLDONG 0.0892 (0.3018)

-0.1779 (0.5120)

1.0000

lnDAT 0.0339

(0.6953)

-0.0782

(0.3657)

0.4170

(0.1080)

1.0000

lnVON_VAYNH -0.1127

(0.1913)

0.0970

(0.2614)

-0.1793

(0.1036)

-0.1936

(0.0902)

1.0000

lnVON_VAYNGUOITH

AN

0.0911

(0.2915)

0.1407

(0.1024)

-0.0980

(0.2564)

-0.1466

(0.0886)

0.4597

(0.0651)

1.0000

D_GIOI 0.1077

(0.2119)

0.0453

(0.6002)

0.1772

(0.5113)

0.1164

(0.1772)

-0.1275

(0.1390)

0.0781

(0.3658)

1.0000

D_CN -0.1382

(0.1085)

0.0047

(0.9566)

-0.4461

(0.0831)

-0.4651

(0.0702)

0.4576

(0.0752)

0.3640

(0.1659)

-.0479

(0.5801)

1.0000

Chú thích: Giá trị trong ngoặc chỉ mức ý nghĩa thống kê

The Point-Biserial Correlation được sử dụng để tính tương quan giữa biến liên tục

và biến phân nhóm

5. Giá trị dự đoán của tổng giá trị sản xuất theo từng biến độc lập (twoway fpfit

calculates the prediction for GTSX from estimation of a fractional polynomial of

independent variables and plots the resulting curve).

0

50

00

10

00

015

00

0

30 40 50 60 70TUOI

GTSX predicted GTSX

196

0

50

00

10

00

015

00

0

0 2 4 6 8CMON

GTSX predicted GTSX

0

50

00

10

00

015

00

0

0 20 40 60 80 100LDONG

GTSX predicted GTSX

197

0

50

00

10

00

015

00

0

0 50 100 150 200DAT

GTSX predicted GTSX

0

50

00

10

00

015

00

0

0 1000 2000 3000VON_VAYNH

GTSX predicted GTSX

198

0

50

00

10

00

015

00

0

0 200 400 600 800VON_VAYNGUOITHAN

GTSX predicted GTSX

0

50

00

10

00

015

00

0

1 1.2 1.4 1.6 1.8 2GIOI

GTSX predicted GTSX

199

0

50

00

10

00

015

00

0

0 .2 .4 .6 .8 1D_CN

GTSX predicted GTSX