m mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các...

20
Mc lc m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Tin trong tỉnh Trang 05-07 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 08-10 : Xuất nhập khẩu Trang 11-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 15-16 : Tin thế giới Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 23 T12-2017

Upload: others

Post on 23-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Muc luc

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-04 : Tin trong tỉnh

Trang 05-07 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 08-10 : Xuất nhập khẩu

Trang 11-15 : Sản xuất kinh doanh

Trang 15-16 : Tin thế giới

Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 23

T12-2017

Page 2: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHChỉ số sản xuất công

nghiệp Ninh Thuận tháng 10/2017 tiếp tục giữ ổn định và tăng 9,7% so cùng kỳ năm 2016

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2017 tăng 9,7% so cùng kỳ năm 2016. Cụ thể: công nghiệp khai khoáng tăng 4,7% so cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,7%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện,… tăng 19,8%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 5,2%. Cộng dồn 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,09% so cùng kỳ năm 2016.

Sản phẩm công nghiệp tháng 10 tiếp tục ổn định sản xuất và tăng khá so cùng kỳ năm 2016, cụ thể: gạch không nung tăng 1,8 lần so với cùng kỳ; gel nha đam tăng 21,3%; điện thương phẩm tăng 20,3%; điện sản xuất tăng 20,2%; xi măng tăng 19,2%; gạch nung tăng 19,2%; phân hữu cơ vi sinh tăng 17,7% muối chế biến tăng 14,6%; nhân hạt điều tăng 14% và một số sản phẩm khác tăng so cùng kỳ như: khăn bông tăng 8,3%; nước uống được tăng 5,9%; bao bì giấy tăng 2,3%; bia đóng lon tăng 1,8% (riêng sản phẩm bia Sagota sản xuất đạt 4 triệu

lít chỉ đạt 8,8% công suất sản xuất); quần áo may sẵn tăng 0,7%. Riêng muối biển trong tháng 10 tiếp tục khai thác do nhu cầu tiêu thụ và giá bán muối đang ở mức cao (1.200 - 1.300 đồng/kg), ước đạt 6.477 tấn (tháng 10 năm 2016 không khai thác).

Ngoài ra, còn có một số sản phẩm trong tháng giảm so cùng kỳ năm 2016 đã làm ảnh hưởng tốc độ tăng của ngành như: đá xây dựng ước đạt 76.299,2 m3, giảm 16,5% so cùng kỳ do nhu cầu công trình giao thông, xây dựng hạn chế; tôm đông lạnh ước đạt 550 tấn, giảm 0,9% do chất lượng nguồn nguyên liệu đạt thấp, thiếu nguyên liệu phải nhập khẩu;

đá granite ước đạt 22.400 m2, giảm 9,1% do thị trường tiêu thụ hạn chế; bột rau câu do nguyên liệu trong nước kém hiệu quả, giá nguyên liệu nhập ngoại cao, đồng thời tiếp tục hiệu chỉnh, sản xuất thử dây chuyền thạch rau câu và nước rau câu nên không hoạt động; tinh bột mỳ đã đi vào hoạt động ngày 10/10/2017, nhưng do đầu vụ nguồn mỳ thu hoạch ít nên chỉ hoạt động khoảng 50% công suất, dự kiến sản lượng sản xuất đạt 700 tấn, giảm 1,7% so cùng kỳ; đường RS chưa vào vụ sản xuất.

Nhìn chung, tháng 10/2017 hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là các sản phẩm chủ yếu tiếp tục ổn

Kho thành phẩm bia sagota của Công ty CP bia Sài Gòn-Ninh Thuận

Page 3: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

định sản xuất và tăng khá so cùng kỳ, tuy nhiên do gặp một số khó khăn nhất định: thiếu nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu thấp, thị trường hạn chế nên một số sản phẩm giảm so cùng kỳ, đồng thời do một số sản phẩm trong tháng giảm so tháng trước như: muối biển, muối tinh, đá xây dựng, gạch nung, đá ốp lát,... đã ảnh hưởng giảm chỉ số sản xuất công nghiệp so tháng trước 0,2%.

Về công tác quản lý nhà nước về công nghiệp tháng 10 đã triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm như: (1) Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận các sản phẩm đạt giải và cấp Giấy Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017; (2) Tham mưu ban hành các Kế hoạch: Kế hoạch triển khai thực hiện

Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 06-NQ/TU và Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND về phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; Kế hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ven biển tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; (3) Tiếp tục phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hoàn thành thực hiện nghiệm thu cơ sở, thanh quyết toán các đề án khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương năm 2017; (4) Nghiên cứu triển khai thực hiện: Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31/8/2017 của Bộ Công Thương quy định,

hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 25/9/2017 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; (5) Ban hành các văn bản: Ý kiến chỉ đạo điều kiện về diện tích đầu tư trồng cây thuốc lá; Thông báo kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017; Góp ý dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; (6) Tổng hợp báo cáo phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ven biển./.

PHÒNG QLCN

Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH XD & TTNT Vạn Gia

Page 4: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

TIN TRONG TỈNH

“Nước mắm Cà Ná” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tọa lạc tại vị trí ranh giới giữa hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm. Các loại sản phẩm nước mắm ở đây được thương lái trực tiếp đến mua hàng mà không cần phải đưa đến nơi khác tiêu thụ.

Với điều kiện thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng biển Cà Ná rất nhiều thứ thuận lợi cho nghề làm nước mắm. Nguồn nguyên liệu chế biến nước mắm truyền thống có từ nguồn đánh bắt hải sản, nhất là sản lượng cá cơm rất lớn được đánh bắt tại địa phương. Bên cạnh đó, đồng muối Cà Ná được xem là loại muối tốt nhất Đông Nam Á với tỉ lệ Clorua Natri (muối nguyên chất) lên tới 95% rất thuận lợi cho chế biến nước mắm. Ngoài ra, Cà Ná có số ngày nắng và nhiệt độ cao nên rất tốt cho quá trình hấp thụ và giữ nhiệt để tạo ra nước mắm ngon. Để cho ra những giọt nước mắm hảo

hạng là cả sự công phu và đó là những bí kíp gia truyền của mỗi gia đình làm nước mắm ở Cà Ná.

Xác định được những ưu điểm sẵn có, ngày 15/9/2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội đồng tư vấn, xét duyệt thuyết minh dự án xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cà Ná” do Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam làm chủ dự án. Kinh phí dự kiến khoảng hơn 600 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ của địa phương. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2017 và đã chuyển giao một đơn vị nghiên cứu độc lập nghiên cứu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cà Ná”.

Ngày 24/01/2017, Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam đại diện đơn vị chủ dự án đã nộp đơn đề nghị cấp Giấy Chứng nhận về Cục Sở hữu trí tuệ và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số

285120 cho Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (VN), thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận cấp theo Quyết định số 50291/QĐ-SHTT ngày 26/7/2017 có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm từ ngày nộp đơn.

Như vậy, từ ngày 26/7/2017 các loại “Nước mắm Cà Ná” thơm ngon, hợp vệ sinh được các ngành chức năng kiểm tra thường xuyên và chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay lại được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là điều kiện để “Nước mắm Cà Ná” nâng cao tỷ lệ xuất bán sản phẩm ra thị trường, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế, nâng công suất, chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường. Quy mô các hộ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống sẽ được nâng lên, mở rộng các kênh tiếp thị, phân phối để hoạt động và phát triển “Nước mắm Cà Ná” ngày càng hiệu quả./.

PHÒNG QLCN

Nguyên liệu cá cơm và Thùng chượp nước mắm Ảnh: Sưu tầm

Page 5: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Đồng Tháp: Giá lúa tăngSau một thời gian giảm

xuống mức thấp, hiện giá lúa vụ thu đông 2017 tại Đồng Tháp tăng trở lại khoảng 400 - 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng.

Theo nhiều nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, hiện lúa khô giống IR 50404 có giá 5.300 – 5.400 đồng/kg; OM 4900 giá 6.700 – 6.800 đồng/kg; OM 6976 giá 6.500 đồng/kg; lúa thơm 6.700 – 6.800 đồng/kg...

Qua tìm hiểu, vụ thu đông năm nay thời gian thu hoạch vào thời điểm mưa nhiều khiến nhiều diện tích lúa bị đổ, ngã, ngập úng. Vì vậy, theo tính toán của nông dân, chi phí sản xuất cho vụ lúa thu đông năm nay khoảng 2 – 3 triệu đồng/công, trong khi năng suất chỉ đạt khoảng 700kg/công, giảm 40% so với các năm trước. Do đó, dù giá lúa tăng nhưng nông dân vẫn không còn lời nhiều.

Nhiều nông dân cho biết, giá lúa tăng là do gần đây đầu ra xuất khẩu gạo có nhiều khởi sắc và nguồn cung lúa gạo hàng hóa trong vụ thu đông 2017 tại nhiều địa phương cũng giảm, do nông dân đã thu hoạch và bán lúa cho tiểu thương và doanh nghiệp.

Bình Định: Cuối vụ, giá tôm thẻ chân trắng, tôm sú tăng mạnh

Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm ở các xã khu Đông Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đang tập trung thu hoạch dứt điểm vụ nuôi tôm thứ 2/2017 trước khi mùa mưa lũ đến.

Hiện, tôm thẻ chân trắng được thương lái thu mua tại bờ ở mức 120 ngàn đồng/kg (tôm 90 con/kg); tôm sú 235 ngàn đồng/kg (30 con/kg), tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với chính vụ thu hoạch. Không những được giá cao, vụ tôm năm nay, hầu hết các vùng nuôi tôm trong tỉnh đều trúng mùa lớn.

Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 1.500 ha/2.200 ha tôm nuôi, với sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng hơn 1.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là tôm thẻ chân trắng đạt năng suất bình quân tới 12,6 tấn/ha.

Giá thịt cừu tăng, người nuôi lãi khá

Giá cừu hơi ở tỉnh Ninh Thuận bất ngờ tăng mạnh sau hơn 2 năm giảm sâu. Cừu thịt xuất bán tại chuồng hiện ở mức 93.000 - 95.000 đồng/kg, tăng trên 30% so với trước đây.

Những hộ nông dân

chuyên nuôi cừu vỗ béo cho biết sau khoảng 4 tháng, một con cừu thịt từ 5 kg lên hơn 20 kg có thể mang lại lợi nhuận 1 triệu đồng. Vài tháng trở lại đây, thị trường trong nước tiêu thụ mạnh thịt cừu tươi, trong khi đó sau đợt hạn hán kéo dài trong 2 năm (2016-2017), không ít hộ chăn nuôi cừu đã tạm bỏ nghề, khiến số lượng cừu thịt giảm đáng kể. Đây là những nguyên nhân chính khiến giá cừu thịt tăng mạnh. Ông Thành Thanh ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, cho biết: "Đàn cừu 37 con của gia đình tôi có 25 con cừu thịt. Tôi vừa xuất bán 12 con cừu thịt. Trừ chi phí sau 4 tháng rưỡi nuôi, lãi cũng khá, trên 11 triệu đồng".

Theo giới thương lái gia súc ở Ninh Thuận, ngoài thịt cừu vỗ béo tăng giá, giá cừu cái nuôi sinh sản cũng tăng bình quân trên 1 triệu đồng/con (khoảng 20-25 kg).

Cùng dê và bò, cừu là một trong 3 giống gia súc chủ lực ở Ninh Thuận với tổng đàn trên 90.000 con.

Giá lúa Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao những tháng cuối năm

Nhu cầu xuất khẩu gạo những tháng cuối năm tăng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nguồn

Page 6: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

nguyên liệu để cung ứng cho các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết.

Trong khi đó, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vụ lúa Thu Đông 2017 chuẩn bị hoàn thành thu hoạch. Hiện giá lúa tăng mạnh và rất khó tìm mua.

Tại thành phố Cần Thơ, tổng diện tích sản xuất vụ lúa Thu Đông là gần 74.000ha. Hiện nông dân cơ bản đã thu hoạch xong còn lại vài nghìn ha tại huyện Vĩnh Thạnh. Nguồn cung khan hiếm nên hầu hết diện tích lúa hoàn thành thu hoạch đều được thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giá lúa tại thời điểm này tăng trên dưới 500 đồng/kg so với vụ trước.

Nhờ vậy, lợi nhuận vụ này đạt được khá cao, khoảng 20 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, những năm gần đây, nông dân có thói quen bán lúa tươi tại ruộng nên khi giá tăng cao nhiều nông dân thu hoạch sớm không còn lúa để bán, những hộ thu hoạch muộn bán được giá cao và thu nhiều lợi nhuận hơn.

Tại các địa phương lân cận Cần Thơ như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang..., phần lớn nông dân phấn khởi trước tình hình giá lúa tăng cao nhưng nhiều hộ cũng tiếc vì thu hoạch sớm, bán sớm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ, giá lúa gần đây tăng cao bởi phần lớn diện tích lúa trong vùng cơ bản đã hoàn thàn thu hoạch, nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tiêu thụ của các doanh

nghiệp tăng cao. Năm nay, ngoài việc ký

được các hợp đồng xuất khẩu gạo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn ký kết xuất khẩu gạo sang các thị trường mới như Bangladesh, Iran, Philip-pines... Vì vậy, nhu cầu gạo nguyên liệu hiện tại cũng như trong thời gian tới sẽ còn tăng mạnh.

Nhu cầu gạo nguyên liệu tăng cao nên hiện tại các quận huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận, dù nông dân chưa xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2017-2018 nhưng thương lái đã tới địa phương để ký hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân với giá khá cao, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 400-600 đồng/kg.

Cụ thể, giá lúa tươi giống IR 50404 được thương lái đặt cọc thu mua với giá trên dưới 5.000 đồng/kg, giống OM 5451 và Jasmine có giá từ 5.400-5.500 đồng/kg...

Việc các doanh nghiệp và thương lái đặt cọc thu mua lúa với giá cao từ sớm giúp nông dân phấn khởi và tích cực đầu tư sản xuất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thương lái và nông dân bởi từ trước đến nay, các hợp đồng trên thường ít được thực hiện nghiêm túc. Khi giá lúa tăng cao hoặc giảm mạnh, thương lái hoặc nông dân sẵn sàng phá vỡ hợp đồng.

Theo các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần

Thơ, hiện trên 90% diện tích sản xuất lúa của nông dân trên địa bàn đã được các thương lái đặc cọc mua trước dù đến cuối tháng 10, các địa phương chưa thực hiện xuống giống.

Việc các doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo mới với giá tốt nên cạnh tranh thu mua nguyên liệu thời gian tới khả năng còn tiếp diễn và hơn ai hết người hưởng lợi là nông dân.

Giá rau xanh ‘hạ nhiệt’ trở lại

Nếu như cách đây gần 1 tháng, nguồn cung rau củ quả trong tình trạng khan hiếm và giá cả đắt đỏ bởi ảnh hưởng của mưa bão, thì vài ngày trở lại đây giá cả những mặt hàng này đã bình ổn hơn và có xu hướng giảm trở lại, không còn tình trạng khan hiếm.

Khảo sát của người viết tại một số chợ đầu mối và chơ dân sinh tại Hà Nội cho thấy giá rau xanh những ngày gần đây đồng loạt giảm khoảng 20- 30% so với 2 – 3 tuần trước đó.

Cụ thể, rau cải xanh có giá 6.000 đồng/mớ, cải thảo chỉ còn từ 12.000 – 15.000 đồng/kg; rau muống 8.000 đồng/mớ; cải ngồng 10.000 – 12.000 đồng/kg; cải cúc 5.000 đồng/mớ; cà chua giá 20.000 đồng/kg; rau bắp cải 12.000 – 15.000 đồng/kg, su hào 8.000 đồng/củ; súp lơ xanh có giá từ 12.000 – 15.000 đồng/kg, rau xà lách 20.000 đồng/kg…

Các loại rau gia vị như bạc

Page 7: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

hà, tía tô, kinh giới giá cũng giảm do nguồn cung dồi dào, có giá từ 2.000-3.000 đồng/mớ nhỏ. Hành lá, vốn là loại gia vị tăng giá đột biến sau bão, lên đến 70.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn 40.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Hoa, bán rau tại chợ Nhổn cho biết, về cơ bản các loại rau đều đã giảm khoảng 3.000-4.000 đồng/ kg. Nếu như vài tuần trước khi đi lấy hàng tại chợ đầu mối các chủ cửa hàng rau phải tranh giành nhau thì nay không còn xảy ra hiện tượng này. Như tháng trước, các loại rau xanh giá cả đắt là do khan hiếm, còn bây giờ thời tiết khá thuận lợi nên rau củ cũng phát triển nhanh, làm tăng nguồn cung trở lại.

Anh Lê Văn Tâm chuyên trồng rau màu tại xã Song Phương – Hoài Đức – Hà Nội thì cho biết, thời gian gần đây lượng rau cung ứng ra thị trường của gia đình anh tăng lên đáng kể, các mặt hàng rau ngắn ngày như cải xanh, cải cúc, cải ngọt, bắp cải đang trong thời gian thu hoạch. Rau bán buôn cho chợ đầu mối mỗi ngày một nhiều do các nơi rau đều trong thời gian thu hoạch lượng rau cung ứng cho thị trường mỗi ngày một dồi dào.

Sau đợt mưa bão, ngập úng hàng loạt ruộng rau xanh bà con nông dân nơi đây hư hỏng thối nát hết, các hộ nông dân đã chủ động làm đất gieo trồng các luống rau mới ngắn ngày nhằm kịp thời cung ứng lượng rau xanh ra

thị trường tiêu thụ tăng lên đáng kể.

Gia đình anh Tâm là hộ quanh năm trồng rau cung cấp ra thị trường nội thành Hà Nội với đủ các loại rau như bắp cải, cà chua, súp lơ, su hào…Anh cho biết gia đình anh trồng 4 sào bắp cải, mỗi sào cho năng suất khoảng 5 tạ với giá bán buôn cho các thương lái tại ruộng như hiện nay từ 10.000 – 12.000 đồng/kg thì mỗi sào trừ chi phí cây giống, vật tư chăm sóc thu nhập cũng được cả triệu đồng.

Dừa Xiêm mất giá mạnhNhu cầu thị trường giảm,

đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc và Mỹ, khiến dừa xiêm Bến Tre vấp phải sự cạnh tra-nh cả về giá lẫn mẫu mã với dừa xiêm Thái Lan. Vì thế, giá dừa xiêm Bến Tre đồng loạt giảm mạnh.

Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, trong tháng 10, thị trường rau quả biến động thất thường do tác động của thời tiết cũng như thay đổi cung cầu. Cụ thể, giá dừa xiêm xanh ở Bến Tre giảm từ 80.000 đồng/chục (12 trái, loại 1,3 kg/trái) xuống còn dưới 60.000 đồng/chục. Tương tự, dừa khô cũng giảm khoảng 20.000 đồng/chục, xuống mức 140.000 đồng/chục.

Trước đó, vào thời điểm tháng 8, tại Bến Tre, giá dừa xiêm đã tăng cao kỷ lục lên mức 125.000-150.000 đồng/chục quả.

Nguyên nhân khiến giá dừa xiêm nói riêng và giá dừa tươi

nói chung giảm mạnh thời gian qua là do do thị trường miền Trung, miền Bắc giảm cầu vì thời tiết chuyển lạnh, trong khi đó, thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc gặp sự cạnh tranh về mẫu mã, trọng lượng, giá cả với dừa xiêm xanh của Thái Lan.

Cũng thời điểm này, tại Nghệ An, giá chanh giảm mạnh xuống mức 1.000-4.000 đồng/kg. Theo Bộ NN-PTNT, đây là mức giá thấp lỷ lục từ nhiều năm nay. Nguyên nhân là do nguồn cung tăng vào thời điểm thu hoạch trong khi không có biến động về nhu cầu.

Trái ngược với giá chanh, dừa, trong tháng, do ảnh hưởng của những cơn mưa lớn kéo dài liên tiếp khiến diện tích rau ngoài trời bị ngập úng, dập nát, thối hỏng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam khiến giá tăng mạnh, thậm chí nhiều loại giá tăng gần gấp đôi, gấp 3 lần.

Đơn cử, trên địa bàn Hà Nội, các loại rau xanh đều tăng giá mạnh, mức tăng trung bình từ 2.000-40.000 đồng/kg/mớ tùy loại, thậm chí có loại giá còn tăng gần gấp đôi ,gấp 3.

Tương tự, tại Đà Lạt (Lâm Đồng) và TP.HCM nhiều loại rau củ tăng phi mã như súp lơ xanh tăng từ 20.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg tùy loại; cà chua tăng từ 10.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg; xà lách từ 12.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg.

Trung tâm TTCN&TM

Page 8: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu cá tra sang Ảrập Xê ut tăng 4%

9 tháng đầu năm 2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xê ut đạt 40,48 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2017, Ảrập Xêut là 1 trong 4 “thị trường thay thế” có mức tăng trưởng khá tốt nhằm nỗ lực bù đắp cho sự sụt giảm XK của của thị trường EU và Mỹ.

Ảrập Xêut là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Theo thống kê mới nhất của ITC, năm 2014, Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất và duy nhất của Ảrập Xêut. Nhưng năm vừa qua, giá trị NK cá tra của nước này không ổn định, giá NK trung bình cũng lên xuống thất thường, dao động từ 1,55-1,75 USD/kg. So với một số thị trường Trung Đông khác, đây là mức giá cao.

Năm 2014, khối lượng NK cá tra đông lạnh của Ảrập Xêut khá lớn, lớn hơn nhiều so với sản phẩm cá rô phi đông lạnh. Theo tính toán của ITC, hàng tháng nước này NK từ 800 - 1.725 tấn cá tra từ Việt Nam, trong đó phần lớn dạng phi lê đông lạnh (HS 030462). Ngoài ra, khách hàng cũng NK sản phẩm cá tra ướp lạnh

(HS 030432) với khối lượng trung bình từ 50 - 200 tấn/tháng.

Theo số liệu tính toán của ITC, năm 2012, Ảrập Xêut chỉ NK khoảng 192 tấn cá tra, basa đông lạnh (HS 030324) với giá trị khoảng 365 nghìn USD. Sau 5 năm, khối lượng NK sản phẩm này từ Việt Nam của Ảrập Xêut đã tăng 57 lần và giá trị NK đã tăng 49 lần đạt gần 11 nghìn tấn và 17,7 triệu USD.

Từ thống kê của ITC cho thấy, tốc độ tăng trưởng NK sản phẩm cá tra của Ảrập Xêut khá tốt tuy hai năm trước đây có dấu hiệu giảm dần. Năm 2016, cá tra, basa chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu NK cá thịt trắng của Ảrập Xêut, tiếp đó là thịt cá rô phi (HS 030493); cá rô phi đông lạnh (HS 030323), cá rô phi tươi, ướp lạnh (HS 030271). Ngoài ra, thị trường này cũng NK một số sản phẩm cá thịt trắng khác như: cá hake tươi, ướp lạnh (HS 030254), cá cod đông lạnh (HS 030363), thịt cá Alaska pollock (HS 030494)…

Năm 2016, Việt Nam là thị trường nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất của Ảrập Xêut chiếm 43% tổng NK, tiếp đó là thị trường Myanmar, Ai Cập, Đài Loan, Bangladesh,

Thái Lan… Ngoài NK cá tra, basa và cá rô phi từ Việt Nam, Ảrập Xêut cũng NK cá tra đông lạnh (HS 030324), cá rô phi (HS 030461) từ Myanmar; cá rô phi đông lạnh (HS 030323) từ Thái Lan, cá rô phi tươi, ướp lạnh (HS 030271) từ Ai Cập. Tuy nhiên, năm 2016, giá NK cá tra, basa của Ảrập Xêut giảm từ 1,65 – 1,8 USD/kg (2015) xuống còn 1,45 - 1,5 USD/kg. Với mức giá thấp hơn so với các thị trường NK Châu Á khác nên trong năm vừa qua, nhiều DN XK cá tra Việt Nam cũng giảm XK sang thị trường này.

Dấu hiệu tăng giá trị XK trong quý I đầu năm 2017 cho thấy sự chuyển dịch rõ hơn thị trường XK của DN XK cá tra Việt Nam. Sự khó khăn, rào cản kỹ thuật, thương mại tai các thị trường lớn như: Mỹ, EU khiến các nhà XK chuyển hướng mạnh mẽ hơn sang thị trường Châu Mỹ, Châu Á, trong đó có Ảrập Xêut.

Dự báo, từ nay tới cuối năm, giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xêut tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trung bình từ 5-10%. Cho dù, 9 tháng đầu năm nay, giá NK cá tra trung bình của thị trường này chưa được như kỳ vọng

Page 9: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

của các DN cá tra Việt Nam, dao động từ 1,5 - 1,75 USD/kg nhưng đây vẫn được coi là “thị trường bù đắp” khá tốt cho các DN XK.

9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn

9 tháng đầu năm 2017, XK cá tra gặp rất nhiều khó khăn. Cho dù tính đến hết tháng 9/2017, giá trị XK vẫn tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,3 tỷ USD nhưng tại hai thị trường quan trọng là Mỹ và EU giá trị XK vẫn trên đà sụt giảm.

Trung Quốc - Hồng KôngTính đến hết tháng

9/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 288,1 triệu USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng XK, giá trị cá tra sang thị trường này liên tục tăng, điều đó cho thấy sự chuyển hướng và tham gia tích cực của số lượng đông đảo DN cá tra sang thị trường này.

Xuất khẩu sang Mỹ, EU giảm do các rào cản thương mại và kỹ thuật là một lý do khiến các DN XK cá tra chuyển hướng xuất sang thị trường láng giềng Trung Quốc. Trong quý III/2017, giá trị trung bình XK sang thị trường này tương đối ổn định, từ 34-41 triệu USD/tháng. Dự báo từ nay tới hết năm 2017, XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông tiếp tục giữ tốc độ tăng

trưởng hơn hai con số so với năm 2016.

Mỹ - EU9 tháng đầu năm 2017,

giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 258,3 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi nhận được thông tin Mỹ tiến hành kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam từ ngày 02/8/2017 và quyết định sơ bộ của POR13, Bộ thương mại Hoa Kỳ công bố mức thuế 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12, các DN XK cá tra hết sức hoang mang. Riêng tháng 8 và 9/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ giảm đột đột lần lượt 54,6% và 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Cho đến tháng 9/2017, giá trị XK cá tra Việt Nam sang Mỹ đang tiến gần tới giá trị XK cá tra sang thị trường EU.

Còn tại thị trường EU, sau nhiều tháng XK giảm, tháng 8 và 9/2017, giá trị XK sang thị trường này giảm lần lượt 8,4% và 23,7% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị XK trung bình trong 3 tháng quý III/2017 đạt từ 15 - 19,4 triệu USD. Hiện tại, sản phẩm cá tra Việt Nam bị cạnh tranh áp đảo từ các sản phẩm cá thịt trắng tại khu vực EU. Mặc dù 9 tháng đầu năm nay, tại một số thị trường lớn như: Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... giảm NK cá thịt trắng nhưng giá trị NK sản phẩm cá tra từ Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn.

Brazil, Mexico, Colombia và Ảrập Xêut

Bốn thị trường này giúp bù đắp phần nào mức sụt giảm giá trị XK tại hai thị trường quan trọng là Mỹ và EU. Tuy nhiên, giá trị XK trong quý III/2017 sang các thị trường này chưa ổn định.

Brazil là thị trường tiềm năng nổi bật. Riêng tháng 9/2017, giá trị XK cá tra sang Brazil đạt 6,73 triệu USD, tăng 103,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 9/2017, tổng giá trị XK cá tra sang Bra-zil đạt 77,1 triệu USD, tăng 66,7% so với 9 tháng đầu năm 2016. Đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 quý đầu năm nay.

Ngoài ra, giá trị XK sang Mexico, Colombia và Ảrập Xêut cũng tăng trưởng khá tốt, lần lượt 22,6%; 1,4% và 4% so với cùng quý III/2016.

Dự báo XK cá tra năm 2017 có thể vẫn tăng khoảng 6% so với năm 2016. Tuy nhiên, XK của phần lớn DN cá tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Dù các DN vẫn đang nỗ lực xoay sở tại các thị trường nhưng nhiều DN sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra, thậm chí khó có thể tiếp tục tham gia vào sản xuất và XK.

Việt Nam xuất khẩu đường sang 28 thị trường

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, đến

Page 10: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

tháng 9/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 43.000 tấn đường các loại sang 28 thị trường với giá trị trên 20,6 triệu USD.

Đường Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Australia, Thụy Điển, Đức, Hà Lan… Ngoài đường trắng, đường tinh luyện, đường vàng, Việt Nam còn xuất khẩu đường phèn, đường thốt nốt, mía cây cắt khúc.

Doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là Công ty cổ phần Đường Biên Hòa với gần 23.000 tấn xuất sang các thị trường Myanma, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ…, đạt giá trị trên 12 triệu USD. Tiếp đến là Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh với 27 lần xuất sang các thị trường Philippines, Myanma, Trung Quốc, SriLanka…

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước đã kết thúc vụ sản xuất đường năm 2016 - 2017. Trong niên vụ này, các nhà máy ép được 13.122.227 tấn mía, sản xuất 1.236.131 tấn đường. Các nhà máy đường đang trong giai đoạn duy tư, bảo dưỡng để chuẩn bị vụ ép chính bắt đầu từ tháng 11/2017.

Cả nước hiện có 41 nhà máy đường với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấnmía/ngày.

Nhập khẩu thực phẩm của Algeria tăng trong 9 tháng đầu năm 2017

Theo Hải quan Algeria, nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm của nước này đã đạt 6,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính trên toàn bộ nhóm hàng thực phẩm thì chỉ có nhập khẩu ngũ cốc và thịt là giảm nhẹ. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc (lúa mì cứng, mềm), bột mì chỉ ở mức 2,11 tỷ USD, giảm 0,72%.

Liên quan đến sữa và sản phẩm sữa, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,15 tỷ USD, tăng 58,23%, đường và sản phẩm đường đạt 827,96 triệu USD, tăng 22,06%.

Kim ngạch nhập khẩu cà phê và chè đạt 323,54 triệu USD, tăng 8,86%, rau khô đạt 264,34 triệu USD, tăng 27,8%. Ngược lại, nhập khẩu thịt chỉ đạt 168,23 triệu USD, giảm 9,2%.

Kim ngạch nhập khẩu dầu ăn phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm tăng lên 612,2 triệu USD, tăng 13,4%. Nếu tính cả dầu ăn thì tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng thực phẩm lên tới 7,11 tỷ USD (so với 6,64 tỷ USD cùng kỳ năm 2016).

Mới đây, Bộ trưởng Thương mại Algeria, ông Mohamed Benmeradi, đã tuyên bố Algeria sẽ quyết tâm giảm kim ngạch nhập

khẩu từ 41 tỷ USD năm 2017 xuống còn 30 tỷ USD năm 2018 để bảo vệ nguồn dự trữ ngoại tệ cũng như nền sản xuất trong nước. Theo Bộ trưởng, một số mặt hàng sẽ phải tạm ngừng nhập khẩu hoặc cấm nhập vĩnh viễn.

Dự thảo Luật tài chính năm 2018 đang được Quốc hội nước này xem xét có nội dung áp dụng thuế hải quan đối với 32 sản phẩm và thuế tiêu thụ trong nước đối với những sản phẩm khác. Hiện nay, có khoảng 20 mặt hàng chiếm tới 51% hóa đơn nhập khẩu của Al-geria. Ông Mohamed Ben-meradi khẳng định một số mặt hàng không thiết yếu sẽ bị cấm nhập khẩu giống như hạt hướng dương (hiện nhập khẩu 25 triệu USD mỗi năm), sốt mayonnaise (20 triệu USD/năm) và kẹo cao su (25 triệu USD/năm).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đã đạt 240,88 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước trong đó xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch 91,72 triệu USD, tăng 3%, gạo đạt 13,34 triệu USD, tăng 145%. Algeria hiện thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại Châu Phi sau Nam Phi và Ai Cập.

Page 11: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

Sản lượng tôm thế giới dự kiến tăng trong vài năm tới

Trình bày kết quả khảo sát tại hội nghị GOAL, giáo sư James Anderson tại Đại học Florida dự kiến sản lượng tôm thế giới tăng mạnh trong vài năm tới, đặc biệt trong năm 2018 và 2019.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng năm 2017 nhanh hơn năm 2016. Ấn Độ và Ecua-dor dự kiến là những nước sản xuất có sản lượng tôm tăng trưởng tốt nhất. Sản lượng tại Đông Nam Á cũng dự kiến tăng.

Năm nay, Ấn Độ-nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ-dự kiến sản xuất khoảng 500.000 tấn. Ecuador dự kiến sản xuất hơn 420.000 tấn.

Năm 2018-2019, sản lượng tôm Ấn Độ dự kiến tăng lên khoảng 540.000 tấn năm 2018, và 575.000 tấn năm 2019. Ecuador dự kiến sản lượng tăng lên 450.000 tấn năm 2018 và 470.000 tấn năm 2019.

Việt Nam và Indonesia cũng dự kiến tăng sản lượng. Sản lượng tôm Việt Nam dự kiến đạt 700.000 tấn năm 2019. Indonesia dự kiến đạt 600.000 tấn năm 2019, tăng khoảng 100.000 tấn.

Sản lượng tôm Thái Lan dự kiến tăng lên 340.000 tấn năm 2018, sau đó 350.000 tấn năm 2019. Năm nay, Thái Lan dự kiến sản lượng đạt 320.000 tấn.

Sản lượng tôm Trung Quốc khó dự đoán, dao động từ 600.000 tấn lên 1,7 triệu tấn năm 2016 tuy nhiên sản lượng tôm Trung Quốc dự kiến ổn định hoặc giảm.

Tại châu Mỹ, sản lượng tôm Brazil dự kiến vượt mức 100.000 tấn năm 2019 nhờ tăng trưởng tốt. Sản lượng tôm của Mexico tăng từ 110.000 tấn năm 2017 lên khoảng 130.000 tấn năm 2019.

Sản lượng của Honduras dự kiến tăng mạnh, tăng lên khoảng 45.000 tấn năm 2019. Tại Nicaragua, dự kiến sản lượng đạt 23.000 tấn năm 2019

Sản lượng tôm tại Ven-ezuela dự kiến tăng lên 35.000 tấn năm 2019, tăng từ 25.000 tấn năm nay.

Tại Bangladesh, sau một vài năm sụt giảm, sản lượng dự kiến tăng lên 85.000 tấn năm 2019. Sản lượng của Malaysia dự báo tăng lên 53.000 tấn năm 2019. Năm nay, sản lượng dự kiến đạt 45.000 tấn.

Philippines và Myanmar

dự kiến giảm sản lượng xuống lần lượt 50.000 tấn và 42.000 tấn năm 2019 mặc dù gần đây tăng.

Ả Rập Saudi dự kiến sản lượng tăng lên 45.000 tấn năm 2019, tăng từ khoảng 33.000 tấn năm nay. Năm 2013, Ả Rập Saudi hầu như không sản xuất tôm.

Tôm chân trắng chiếm khoảng 76% sản lượng tôm thế giới với gần 5 triệu tấn. Tôm chân trắng chiếm 71% sản lượng tôm châu Á. Trong thập kỷ qua, sản lượng tôm nuôi chiếm khoảng 53% sản lượng tôm thế giới.

Giá lợn hơi có thể hồi phục vào cuối năm

Xu hướng giảm đàn, nuôi cầm chừng, mưa kéo dài ở miền Bắc và bắc Trung Bộ làm nguồn cung thiếu hụt, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dự báo tăng để phục vụ thị trường Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán có thể tác động làm tăng giá trở lại vào cuối năm.

Theo đánh giá của bộ NNPTNT, giá lợn hơi trong tháng 9/2017 biến động giảm nhẹ tại các vùng chăn nuôi cả nước. Cụ thể, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam như Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Đồng Nai…

Page 12: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

giá lợn đã giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, xuống còn khoảng trên dwois 30.000 đồng/kg.

Tại miền Trung, giá lợn hơi tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế giảm khoảng 500 đồng/kg, giá trung bình toàn miền chỉ dao động trong khoảng 29.000 – 32.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 500 đồng/kg ở Tiền Giang, giảm 1.000 đồng/kg ở Long An và giảm 1.500 đồng/kg ở Hậu Giang.

Giá lợn hơi tại nhiều tỉnh miền Nam nằm trong khoảng 28.500 – 30.500 đồng/kg. Tại một số vùng chăn nuôi lớn của Đồng Nai, hiện giá lợn cũng đã giảm từ 1.000 – 2.000 đ/kg xuống còn khoảng trên dưới 31.000 đồng/kg tùy thuộc vào chất lượng và quy mô nuôi.

Trong 9 tháng qua, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh vào giữa tháng 7/2017, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Trong khi đó, nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc lại không ổn định. Hiện nay, do giá lợn hơi thấp nên có tình trạng người dân không còn mặn mà với việc tái đàn dù vào thời điểm này mọi năm, các ngành đã rục rịch chuẩn bị nguồn cung hàng cho thị trường tết.

Dự báo, giá lợn hơi có thể phục hồi vào cuối năm nay khi xu hướng giảm đàn hoặc nuôi cầm chừng diễn ra

trên diện rộng, bên cạnh đó mưa lớn kéo dài ở miền Bắc và bắc Trung Bộ vừa qua đã làm trang trại bị ngập úng trong nước lũ, ảnh hưởng đến việc vận chuyển đàn lợn ra ngoài. Tính đến nay đã có khoảng 6.000 con lợn bị chết do ngập nước, hiện số lợn sống chỉ còn chừng 300 con. Như vậy, thời gian tới nguồn cung sẽ bị thiếu hụt trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dự báo tăng để phục vụ thị trường Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Về thị trường Trung Quốc, nước tiêu dùng thịt lợn nhiều nhất trên thế giới, nhưng trong tháng 9/2017 quy mô đàn lợn đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, giảm 6,1% so với cùng kỳ 2016 - mức giảm mạnh kể từ tháng 1/2016. Để đạt được kết quả trên Chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến dịch đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, một trong những ngành quan trọng của nông nghiệp nước này.

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc không công bố số liệu chi tiết về quy mô đàn lợn thịt, nhưng thông tin chính thức về quy mô cả đàn lợn nái và lợn thịt đều giảm liên tục kể từ đầu năm 2016 (lợn nái giảm 5% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2016), nhưng tốc độ giảm bắt đầu tăng nhanh từ tháng 7/2017 do các nỗ lực thực thi những quy định mới (đàn

lợn thịt giảm 4,8%, đàn lợn nái giảm 4,2%).

Hiện Bắc Kinh đã đóng cửa hàng ngàn trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ trên khắp cả nước để đặt ra các quy chuẩn ô nhiễm mới đến tháng 12/2017, đẩy giá lợn tăng và mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất thịt lợn tại nước này.

Trung Quốc sản xuất khoảng 55 triệu tấn thịt lợn hàng năm, tương đương một nửa sản lượng thịt lợn toàn cầu.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2018 giá thịt lợn tại Trung Quốc có thể tăng 20%, khi tác động toàn diện của hoạt động đóng cửa cơ sở chăn nuôi được thể hiện rõ thông qua chỉ số quy mô đàn lợn nái. Mặc dù giá lợn được dự báo tăng, nhưng nguồn cung thịt lợn lại không đáng lo ngại, quy mô đàn lợn thịt sẽ giảm nhẹ từ nay đến cuối năm 2018 nhưng năng lực sản xuất và tính hiệu quả sẽ tiếp tục tăng.

Là quốc gia có vị trí địa lý gần và vận chuyển hàng hóa thuận lợi, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lợn chính của Việt Nam. Hiện nước bạn chưa mở cửa cho thịt lợn xuất theo đường chính ngạch nên chủ yếu xuất tiểu ngạch. Tuy nhiên xuất khẩu tiểu ngạch gặp phải khó khăn khi nước này hạn chế nhập khẩu lợn sống. Như vậy, triển vọng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Trung Quốc

Page 13: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

thời gian tới không mấy khả quan và từ nay tới cuối năm thị trường nội địa tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm thịt lợn.

Argentina: Sản lượng khai thác tôm đông lạnh trên bờ tăng

Sản lượng tôm đông lạnh trên bờ của Argentina tăng mạnh trong năm 2017 dẫn tới khối lượng tôm chế biến ở Mỹ Latinh và châu Á tăng và các sản phẩm giá trị gia tăng tại các hãng bán lẻ và dịch vụ thực phẩm cũng tăng theo.

Sản lượng khai thác tôm năm 2017 của Argentina dự kiến đạt gần 200.000 tấn và vụ khai thác tôm đông lạnh trên biển dự kiến sẽ sớm kết thúc.

Tôm đông lạnh trên bờ được bán cho các nhà chế biến tại Thái Lan, Việt Nam, Peru, Guatemala và Ấn Độ, sau đó được chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng và bán cho Mỹ, EU và một số thị trường châu Á.

Bảy tháng đầu năm nay, Thái Lan NK 4.089 tấn tôm Argentina, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đó Trung Quốc và Tây Ban Nha, NK 6.482 tấn (tăng 22%) và 5.467 tấn (tăng 20%). Thái Lan là thị trường NK lớn thứ 3 của Argentina. Trong khi Trung Quốc và Tây Ban Nha là những nước tiêu thụ tôm của Argentina, Thái Lan NK chủ yếu để chế biến và tái XK.

Việt Nam NK 3.454 tấn tôm đỏ trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái. Peru NK 3.229 tấn, tăng 213%. XK tôm Argentina sang Guate-mala giảm 3% đạt 1.343 tấn.

Indonesia và Ấn Độ cũng đã bắt đầu nhập nhiều hơn tôm từ Argentina với 507 tấn và 218 tấn, tăng lần lượt 354% và 194%.

Đối với tôm HOSO đông lạnh trên biển, thị trường khá ổn định với mức giá cho 3 cỡ chính L1 (10-20 con/kg), L2 (20-30 con/kg), và L3 (30-40 con/kg) đạt khoảng 7 USD/kg. Năm nay, Argentina bán tất cả các cỡ với giá gần tương đương nhau.

Năm 2016, giá tôm cỡ L1 cao hơn cỡ L2-3 tuy nhiên năm 2017, giá trung bình cỡ L2 và L3 cao hơn và giá cỡ L1 giảm 10%.

Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha ở châu Âu và Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Á là các thị trường NK chính tôm HOSO của Argentina.

Giá gạo thế giới dự báo tiếp tục tăng mạnh

Lũ lụt nghiêm trọng tại Bangladesh khiến nước này thiệt hại khoảng 1 triệu tấn gạo, đã đưa quốc gia Nam Á này trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn trong năm 2017, với lượng nhập khẩu được dự báo lên tới 1,5 triệu tấn.

Do tồn kho gạo chính phủ giảm thấp và giá gạo nội địa tăng cao kỷ lục, chính phủ

Bangladesh đã liên tục tổ chức các đợt đấu thầu nhập khẩu, đàm phán các hợp đồng với hàng loạt chính phủ các nước sản xuất - xuất khẩu gạo lớn và hạ thuế nhập khẩu xuống 2 lần chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng để khuyến khích nhập khẩu gạo tư nhân. Hiện Bangladesh đã chốt các thỏa thuận nhập khẩu 250.000 tấn gạo đồ từ Thái Lan và Ấn Độ. Bang-ladesh cũng đã phê chuẩn mua 100.000 tấn gạo từ Myanmar, gác sang một bên căng thẳng ngày càng tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn Rohingya.

Dự trữ gạo chính phủ của Philippines cũng giảm thấp, buộc chính phủ nước này phải tăng cường nhập khẩu gạo. Sri Lanka được dự báo sẽ mua 650.000 tấn gạo, so với mức chỉ 60.000 tấn trong năm 2016. Trong khi đó, thị trường gạo Châu Phi cũng khởi sắc trở lại, giúp ngành gạo thoát khỏi nỗi ám ảnh xuất khẩu gạo tồi tệ trong năm 2016.

Nhu cầu quốc tế đối với gạo Thái Lan tăng mạnh được cho là sẽ giúp giá gạo thế giới tiếp tục tăng cao, ngay cả khi có thêm nguồn cung khoảng 25 triệu tấn sau đợt thu hoạch vụ chính niên vụ 2017 - 2018 của Thái Lan sẽ diễn ra trong tháng 11 tới. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laot-hammatas cho rằng, nhu cầu cao trên thị trường quốc

Page 14: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

SẢN XUẤT KINH DOANH

tế sẽ đẩy xuất khẩu gạo Thái Lan trong năm 2017 lên 10,8 triệu tấn, gần đạt mức cao kỷ lục 10,9 triệu tấn đạt được trong năm 2014.

Xuất khẩu gạo thậm chí có thể đạt 11 triệu tấn trong năm 2017 nếu Thái Lan có thể xuất khẩu trung bình 900.000 tấn gạo trong 3 tháng cuối năm 2017.

Tình hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản 10 tháng 2017

Sản lượng thủy sản tháng 10 ước tính đạt 677,3 nghìn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 476,5 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 93,9 nghìn tấn, tăng 8,7%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước tính đạt 366,9 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 242,5 nghìn tấn, tăng 2,9%; tôm đạt 80 nghìn tấn, tăng 9,9%.

Nuôi cá tra đang có xu hướng tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích nuôi cá tra ước tính tăng từ 1%-2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cá tra trong tháng ước tính đạt 100,2 nghìn tấn, tăng 2,8%, trong đó An Giang đạt 25,5 nghìn tấn, tăng 1%; Đồng Tháp 22,4 nghìn tấn, tăng 38%; Cần Thơ 12,4 nghìn tấn, tăng 24%.

Nuôi tôm nước lợ khá thuận lợi do thời tiết đang vào mùa mưa, độ mặn giảm giúp tôm phát triển tốt, các

vùng sản xuất tôm - lúa đang tiếp tục thu hoạch để cải tạo rửa mặn chuẩn bị diện tích cho vụ lúa. Sản lượng tôm nước lợ trong tháng ước tính đạt 77,6 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Tôm sú đạt 22 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm thẻ chân trắng đạt 55,6 nghìn tấn, tăng 15,1%. Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng của cả nước ước tính đạt 310,4 nghìn tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Tính chung 10 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 5.800,7 nghìn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.040,5 nghìn tấn, tăng 4,3%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.760,2 nghìn tấn, tăng 4,7% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 2.597 nghìn tấn, tăng 4,9%).

Sơ bộ xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2017

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước

Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng so với tháng trước: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 8%; điện thoại và linh kiện tăng 3,1%; thủy sản tăng 1,7%; hạt điều tăng 1,5% (lượng

tăng 2,4%); gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,4%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm: Cao su giảm 21,8% (lượng giảm 20,2%); gạo giảm 19,6% (lượng giảm 22,4%); rau quả giảm 14,3%; dệt, may giảm 3,3%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười tăng 26,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 24,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 26,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ năm 2016: Điện thoại và linh kiện tăng 76,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 21,6%; dệt, may tăng 19,6%.

Tính chung 10 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,2 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125,5 tỷ USD, tăng 22,1%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp (với tỷ trọng lớn thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 36,5 tỷ USD, tăng 28,8%; dệt may đạt 21,5 tỷ USD, tăng 9,5%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21 tỷ USD, tăng 38,8%; giày dép đạt 11,7 tỷ USD, tăng 11,9%; máy móc thiết bị,

Page 15: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

dụng cụ phụ tùng đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28%; thủy sản đạt 6,8 tỷ USD, tăng 18,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,2 tỷ USD, tăng 10,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,7 tỷ USD, tăng 15,6%; hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, tăng 24,4% (lượng tăng 0,7%); rau quả đạt 2,9 tỷ USD, tăng 42,7%. Một số mặt hàng nông sản và nguyên liệu thô

có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Cà phê đạt 2,7 tỷ USD, giảm 1,8% (lượng giảm 22%); hạt tiêu đạt 1 tỷ USD, giảm 20,6% (lượng tăng 21,4%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 798 triệu USD, giảm 2,4% (lượng tăng 4,6%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 10 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với

34,7 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp đến là EU đạt 31,8 tỷ USD, tăng 15,7%; Trung Quốc đạt 25,6 tỷ USD, tăng 48%; thị trường ASEAN đạt 18 tỷ USD, tăng 26,8%; Nhật Bản đạt 13,7 tỷ USD, tăng 14,7%; Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD, tăng 28,6%.

Lúa gạo thế giới tuần qua: Giá tăng ở Ấn Độ và Việt Nam do mưa

Giá gạo tuần này tăng tại Ấn Độ và Việt Nam do do mưa kéo dài đe dọa ảnh hưởng tới nguồn cung ở những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 4 USD lên 404 – 407 USD/tấn do mưa lớn ở những khu vực trồng lúa chính làm cho việc thu hoạch bị chậm lại.

Sản lượng lúa vụ Hè của Ấn Độ chắc chắn sẽ giảm 2% xuống 94,48 triệu tấn, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp nước này.

Tại Việt Nam, giá cũng tăng do nguồn cung khan hiếm vì mưa kéo dài, ảnh hưởng tới cả chất lượng lúa và làm chậm lại việc thu hoạch lúa Đông Xuân.

“Tôi không chắc vụ Hè

Thu sẽ cho sản lượng bao nhiêu. Vụ này sẽ thu hoạch vào tháng 11, nhưng mưa lớn chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng”, Reuters dẫn lời một thương nhân cho biết.

Ngoài ra, “việc gieo cấy vụ Đông Xuân có thể sẽ bị muộn vì mưa nhiều và kéo dài gây ngập lụt”.

Tại miền Bắc Việt Nam, hơn 22.000 ha lúa đã bị thiệt hại bởi lũ lụt vừa qua. Các thương nhân ước tính thiệt hại khoảng trên 120.000 tấn.

Do tồn trữ thấp, các thương nhân Việt đang phải tích cực thu gom hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký, đẩy giá tăng lên 390-400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm của Việt Nam (FOB cảng Sài Gòn), từ mức 390 – 395 USD/tấn tuần trước.

Tại Thái Lan, giá gạo giảm do nhu cầu yếu từ khách hàng nước ngoài, trong

bối cảnh nguồn cung có xu hướng tăng mặc dù mưa lũ ở một số khu vực.

Gạo 5% tấm của Thái Lan hiện giá 375 – 386 USD/tấn, FOB Bangkok, giảm so với 380 – 388 USD/tấn tuần trước.

“Mưa lũ không gây thiệt hại nhiều với sản lượng, trái lại làm tăng độ màu mỡ của đất, có thể có lợi cho những vụ mùa sau, do đó xu hướng nguồn cung sẽ tăng”, Reu-ters dẫn lời một thương nhân ở Bangkok cho biết.

Các thương nhân cho rằng việc giá gạo Thái giảm trong khi gạo Việt tăng đang làm tăng sức cạnh tranh của gạo Thái Lan.

Bangladesh đã nhập khẩu hơn 1 triệu tấn gạo trong giai đoạn tháng 7-10, theo số liệu của Bộ Lương thực nước này.

Mặc dù nhập khẩu nhiều song giá gạo tại Bangladesh

Page 16: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

vẫn chưa hạ nhiệt được bao nhiêu, và các thương gia cũng như nhà chức trách dự kiến sẽ tăng nhập thêm nữa trong những tháng tới.

Chính phủ Hàn Quốc thu mua 370.000 tấn gạo để bình ổn giá

Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/10 thông báo đã bắt đầu thu mua 370.000 tấn gạo của năm nay nhằm ổn định giá của loại nông sản này trên thị trường trong nước.

Theo thông báo trên, chính quyền các địa phương đã được thông báo về kế hoạch của chính phủ trung ương về việc tích trữ riêng gạo của năm nay và chi tiết liên quan đến kế hoạch thu mua này.

Ngoài lượng gạo mua từ nông dân với mục đích bình ổn giá trên thị trường nói trên, bộ này cũng sẽ để dành thêm 350.000 tấn gạo làm dự trữ quốc gia trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy, lượng gạo tích trữ của năm nay sẽ là 720.000 tấn và đây là khối lượng lớn nhất mà Chính phủ Hàn Quốc có được trong vụ thu hoạch mùa Thu cũng như mỗi năm kể từ năm 2010.

Một quan chức của bộ trên cho biết họ sẽ nỗ lực mua gạo càng sớm càng tốt và mong muốn giữ giá của mỗi bao gạo 80kg ở mức khoảng 150.000 won (khoảng 132 USD).

Lượng gạo mua vào sẽ không được tung ra thị trường trừ trường hợp có

những diễn biến bất ngờ như giá tăng đột ngột hay có vấn đề trong nguồn cung.

Hiện tượng cung vượt quá cầu trên thị trường gạo ở Hàn Quốc chủ yếu là do người dân nước này đang giảm tiêu thụ gạo và đa dạng hóa các loại lương thực, chuyển sang dùng một số loại ngũ cốc khác như lúa mỳ, lúa mạch, đậu và ngô.

Sản lượng thủy sản toàn cầu dự kiến tăng 1% năm 2017

Sản lượng cá và các sản phẩm thủy sản toàn cầu dự kiến tăng nhẹ khoảng 1,1% trong năm nay, so với năm 2016.

Theo FAO, sự tăng trưởng phần lớn là nhờ hiện tượng El Nino kết thúc và sản lượng khai thác một số loài chính phục hồi, đặc biệt là cá cơm ở Nam Mỹ.

Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tương tự như năm 2016. FAO dự báo sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn trong tổng sản lượng thủy sản chung toàn cầu tính đến năm 2022.

Do nhu cầu tăng mạnh trên toàn thế giới, phần lớn sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ được XK, với giá trị thủy sản thương mại toàn cầu dự kiến tăng khoảng 5,8% lên 150,9 tỷ USD trong năm nay.

Nhu cầu mạnh mẽ đã tác động lên giá, chỉ số giá cá của FAO trong tháng 4/2017

tăng 7 điểm so với năm trước.

Giá cá hồi salmon đã tăng lên mức kỷ lục. Nhu cầu tôm cao ở cả hai thị trường Tây Á và Châu Á cùng với sản lượng tăng, trong khi giá mực, bạch tuộc và nhuyễn thế hai mảnh vỏ tăng cũng ảnh hưởng đến giá các loài “cá khác”.

Cá thịt trắng là chủng loại duy nhất mà giá giao dịch tổng hợp giảm (-5 điểm), chủ yếu là do nhu cầu thấp ở các thị trường chính đối với cá tra/cá rô phi.

Ấn Độ và Chile dự kiến trở thành những nhà XK thủy sản lớn trong năm 2017. Tôm chân trắng nuôi dự kiến sẽ là sản phẩm XK chính của Ấn Độ trong năm nay với giá trị XK đạt 2,3 tỷ USD (+ 41%).

XK cá hồi salmon của Chile dự kiến đạt 1,6 tỷ USD (+ 30%) nhờ sự phục hồi trong sản lượng và mức giá cao. Ecuador (chủ yếu là tôm và cá ngừ), Peru (chủ yếu là bột cá và dầu cá) và Na Uy (chủ yếu là cá hồi, cá đáy và cá nổi) cũng dự báo tăng trưởng đáng kể trong XK năm nay.

Về phía các nhà NK, các nước phát triển và đang phát triển đều hoạt động tốt trong năm 2017 với giá trị NK tăng trưởng đáng kể, đặc biệt ở các thị trường mới nổi trong khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nhu cầu thủy sản tại 3 thị trường truyền thống (Mỹ, EU và Nhật Bản ) đều phục hồi nhờ điều kiện kinh tế được cải thiện.

Page 17: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Xuất khẩu hải sản vào EU: Quyết liệt để không bị thẻ vàng

EU là một trong những thị trường XK hải sản quan trọng, nhiều tiềm năng. Để không bị “cản chân”, thậm chí “cấm cửa” tại thị trường này, Việt Nam đã và đang nỗ lực nhằm khắc phục 5 nhóm khuyến nghị của EU liên quan đến chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Vấn đề cấp báchLiên quan tới IUU, hiện

nay trong khu vực ASEAN, Campuchia đã bị EU rút thẻ đỏ, Philippines và Thái Lan đã bị EU rút thẻ vàng. Đối với Việt Nam, EU đã khuyến cáo từ năm 2012-2013, trong năm 2016 và 2017 EU liên tiếp cử các đoàn sang kiểm tra và cảnh báo. Gần đây nhất, EU có cảnh báo: Đến ngày 30/9/2017, nếu Việt Nam không khắc phục được 5 nhóm khuyến nghị của EU liên quan đến IUU thì EU sẽ rút thẻ vàng.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP): Bị nhận thẻ vàng của EU, có thể xảy ra nhiều hệ lụy. Trước hết, XK hải sản sang EU sẽ giảm do khi một nước bị nhận thẻ vàng, các khách hàng tại EU sẽ rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của Ủy ban châu Âu

(EC) nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị thẻ vàng (không hợp tác). Bên cạnh đó, tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được công khai trên các tạp chí và web-site chính thức của EU. Điều này ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu của ngành hải sản nước đó. Ngoài ra, các thị trường khác có thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho nước bị EU giơ thẻ vàng.

Nhiều chuyên gia nhận định: Bị rút thẻ vàng là một thiệt hại nặng nề đối với XK hải sản của Việt Nam vào EU. Hiện nay, mỗi năm tổng kim ngạch XK các mặt hàng hải sản của Việt Nam đạt 1,9-2,2 tỷ USD, trong đó EU và Hoa Kỳ, mỗi thị trường chiếm tới 16-17%. Bởi vậy, nếu bị EU rút thẻ vàng, không chỉ ở EU, Việt Nam cũng sẽ gặp khó khi XK hải sản sang thị trường quan trọng như Hoa Kỳ khi nước này áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản NK nhằm chống lại nạn khai thác IUU từ ngày 1/1/2018.

Mặc dù đã qua thời điểm 30/9, phía EU vẫn chưa có động thái gì. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTTN Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Đây là vấn đề không phải xa xôi mà rất cấp bách. Đến nay, sau khi liên hệ với các cơ quan chức

năng phía EU, câu trả lời nhận được là EU đang xem xét. Tuy nhiên, đang xem xét không có nghĩa EU sẽ không rút thẻ vàng với Việt Nam. “Chúng ta có đề nghị kéo dài thời hạn khắc phục đến ngày 31/12, song kể cả trường hợp EU cho phép chúng ta lùi thời điểm đến 31/12 thì cũng phải hành động quyết liệt, coi đây là một cơ hội để tổ chức lại sản xuất, xây dựng một nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững”, Thứ trưởng Tám nói.

Quyết liệt khắc phụcThực tế, thời gian qua,

Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT đã khá quyết liệt trong khắc phục những khuyến cáo mà EU nêu ra. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám: 5 nhóm EU cảnh báo và yêu cầu Việt Nam phải khắc phục, tập trung vào trọng tâm phải hoàn thiện các thể chế, các quy định của Việt Nam từ Luật trở xuống đến các văn bản hướng dẫn nhằm đảm bảo được hệ thống pháp luật nghiêm khắc với vấn đề này cũng như có những chế tài xử lý nghiêm minh…

Một vấn đề quan trọng khác EU cảnh báo là tàu cá, ngư dân của Việt Nam đi đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển các nước. Đây là vấn đề mà EU, các nước liên quan cảnh báo, nhắc nhở Việt Nam

Page 18: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

nhiều, thậm chí tại các diễn đàn quốc tế hoặc các cuộc gặp song phương, Việt Nam cũng bị các nước, tổ chức lên án. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất của bà con ngư dân, XK hải sản mà còn ảnh hưởng đến uy tín, sự hợp tác của Việt Nam đối với các nước. “Phải nói rằng, trước hết về mặt quan điểm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT đã tuyên bố và trao đổi với các nước: Việt Nam không dung túng và không khuyến khích hành vi vi phạm này. Chúng ta vừa vận động thuyết phục, nhưng nếu vi phạm thì xử lý nghiêm”, Thứ trưởng Tám nói.

Thời gian qua, Việt Nam đã có hàng loạt động thái nhằm khắc phục cảnh báo của EU. Điển hình như trong soạn thảo Luật Thủy sản (sửa đổi), đã có hẳn 1 mục về IUU; chính thức đưa chế định về lực lượng kiểm ngư vào trong Luật và nhấn mạnh đến việc phát triển ngành thủy sản hiệu quả, có trách nhiệm, bền vững... Hiện nay, trong thiết kế Luật Thủy sản cũng như các văn bản tới đây hướng dẫn Luật Thủy sản sẽ đi theo hướng, nhấn mạnh đến việc phát triển thủy sản bằng cách phát triển nuôi trồng trên đất liền, nuôi biển, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản. Đối với khai thác, Việt Nam cố gắng giữ ổn định sản lượng khai thác, tăng khai thác xa bờ, giảm ven bờ. Hiện, 70% lượng tàu thuyền khai thác

của Việt Nam đang tập trung ở vùng biển ven bờ. Đây là bất cập sẽ phải điều chỉnh lại. “Với nhận thức như vậy, tôi tin là dù EU có rút hay không rút thẻ vàng thì chúng ta vẫn quyết tâm theo hướng phát triển nghề khai thác cũng như ngành thủy sản theo hướng có trách nhiệm, bền vững”, ông Tám nhấn mạnh.

Sau đợt đánh giá từ 15-19/5/2017 tại Việt Nam, đoàn công tác của Tổng vụ các vấn đề Biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra 5 khuyến nghị liên quan đến chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), bao gồm:

- Đề nghị sửa đổi Luật Thủy sản, hướng tới xây dựng Luật Thủy sản phù hợp với các cam kết quốc tế tại các Điều ước, Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

- Phải quản lý đội tàu và cường lực khai thác dựa trên những đánh giá đúng đắn về nguồn lợi và trữ lượng loài, để giảm thiểu tác hại của hoạt động khai thác quá mức.

- Việt Nam cần thực hiện tốt hơn trách nhiệm của quốc gia mang cờ trong việc quản lý và thanh, kiểm tra các tàu khai thác mang cờ Việt Nam.

- Việt Nam cần sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chứng nhận khai thác thủy sản và quy trình/cơ chế chứng nhận để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường NK về truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác.

- Việt Nam cần thể hiện rõ hơn những nỗ lực trong

việc kiểm soát và ngăn chặn các tàu không được đăng ký tham gia vào hoạt động khai thác trên vùng biển quốc tế.

Cá tra Việt Nam sẽ tìm được thị trường có giá trị cao nhất

Khi được hỏi liệu việc chuyển đổi thanh tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ đối với cá tra Việt Nam NK vào Mỹ sẽ làm thay đổi xu hướng thương mại của loài này sang các thị trường NK như thế nào, các nhà phân phối Mỹ đều cho rằng Việt Nam sẽ không phải đấu tranh để tìm thị trường mới cho sản phẩm của mình.

Ông Eric Buckner thuộc tập đoàn Sysco cho biết, rõ ràng việc chuyển đổi này có ảnh hưởng đến XK cá tra của Việt Nam. Theo đó, trong thời gian này, sản phẩm cá tra đưa vào thương mại tăng lên đáng kể.

Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường có giá trị cao nhất cho sản phẩm cá tra. Và thị trường Mỹ vẫn là thị trường hàng đầu.

Ông Bob Yudovin thuộc công ty Harvest Meat Co. cho biết, giá cá tra tăng 20-30% trong vòng 2-3 tháng vừa qua, và các cuộc thanh tra chồng chéo làm tăng chi phí đáng kể trong việc NK mặt hàng này vào Mỹ.

Ông quan ngại rằng những loài NK nào tiếp theo sẽ bị chuyển đổi thanh tra từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm sang Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Derrick Guss, nhân viên

Page 19: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

tìm nguồn cung cấp thủy hải sản cho các công viên Dis-ney và các tuyến tàu hỏa, cho biết, việc chuyển đổi thanh tra gây ra những khó khăn chung cho cả nhà NK và XK. Chi phí tăng đẩy giá sản phẩm tăng. Các nhà phân phối tại Mỹ đang đẩy mạnh tiêu thụ thủy hải sản, và quy định mới làm tiêu thụ chung ảnh hưởng không ít.

Tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 (GOAL 2017) của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) được tổ chức tại Dublin, Iceland từ ngày 4 - 6/10 cho thấy, sản lượng cá tra của Ấn Độ và Bangladesh tăng thúc đẩy sản lượng toàn cầu trong hai năm tới. Đây là kết quả khảo sát của ông Ragnar Tveteras thuộc Đại học Stavanger.

Theo đó, năm 2017, sản lượng cá tra ở các quốc gia sản xuất chủ chốt dự kiến sẽ đạt 2,44 triệu tấn.

Việt Nam – nước sản xuất khoảng 50% cá tra toàn cầu - sẽ không tăng trưởng mạnh trong hai năm tới.

Tuy nhiên, Ấn Độ dự đoán sẽ tăng từ 550.000 tấn năm 2017 lên 625.000 tấn vào năm 2019, trong khi Bangla-desh có thể tăng từ 554.256 tấn năm 2017 lên 749.746 tấn năm 2019.

Việt Nam: Đầu tư chất lượng gạo xuất khẩu để vươn xa thế giới

Để phát triển xuất khẩu lúa gạo bền vững, cần tập

trung vào một số chủng loại gạo mang lại giá trị cao trong xuất khẩu, cũng như đáp ứng được nhu cầu các thị trường trọng điểm.

Xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch trên 2 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn 2010-2016 thị phần gạo Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo XK toàn thế giới, với thị trường tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực về số lượng xuất khẩu lớn ra chúng ta còn những bất cập, hạn chế gặp phải như chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong khi diễn biến thị trường gạo quốc tế ngày càng phức tạp. Thương hiệu gạo Việt Nam cũng không được người tiêu dùng biết tới.

Để phát triển xuất khẩu lúa gạo bền vững, cần tập trung vào một số chủng loại gạo mang lại giá trị cao trong xuất khẩu, cũng như đáp ứng được nhu cầu các thị trường trọng điểm.

Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030, diễn ra ngày 17/10 tại TPHCM do Bộ Công Thương tổ chức.

Với việc chúng ta đang có quá nhiều chủng loại gạo mà chưa tập trung vào một số chủng loại mang giá trị cao cho sản xuất cùng là một bất

cập cần phải thay đổi ngay lập tức.

Mới đây, Bộ Công Thương đã xây dựng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu; trong đó, đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường châu Mỹ chiếm 8%, thị trường châu Âu chiếm 5%. Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm khoảng 50%, thị trường châu Phi chiếm 25%, thị trường châu Mỹ chiếm 10%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%...

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gạo hàng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giảm dần lượng gạo hàng hóa và tăng giá trị xuất khẩu.

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng trực tuyến

Theo đó, doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ, được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký mà không cần đợi cơ quan quản lý xác nhận đã nộp hồ sơ.

Page 20: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin/2017/ky 23.pdf · dự thảo Đề án phát triển các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm đến năm 2020 và tầm nhìn

Soá 23 thaùng 12 naêm 2017

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 01/GP-XBBT, ngày cấp 24\11\2016 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

Liên quan tới thủ tục về đăng ký dán nhãn năng lượng cho các phương tiện thiết bị, Bộ Công Thương thông tin để các đơn vị liên quan được biết và thực hiện như sau:

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Quyết định số 3772/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (TKNL): các thủ tục hành chính về đăng ký công bố dán nhãn năng lượng, chứng nhận hoạt động thử nghiệm phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng sẽ do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì thực hiện (trước đây do Tổng cục Năng lượng thực hiện).

Đối với thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng:

Theo Điều 39, Luật Sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: “Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường”.

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gửi về Bộ Công Thương theo hình thức

(i) Nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ http://nhannan-gluong.dvctt.gov.vn; hoặc

(ii) Nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Vụ TKNL - Bộ Công Thương địa chỉ tại 54 Hai Bà Trưng, Phòng 307, Nhà B, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Để giảm thiểu thời gian và chi phí của doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng, cũng như thuận lợi trong quản lý nhà nước,

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp ưu tiên thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn trực tuyến.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký mà không cần đợi cơ quan quản lý xác nhận đã nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Các thông tin chi tiết cần làm rõ đề nghị liên hệ

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương;

Địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Phòng 307, Nhà B, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ 02422202358; Email: [email protected].