m möøng xuaân - ninhthuan.gov.vn tin/2018/ky 01.pdf · bá các sản phẩm công nghiệp...

20
Mc lc Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnh Trang 04-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-12 : Xuất nhập khẩu Trang 13-16 : Sản xuất kinh doanh Trang 17 : Tin thế giới Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 01 T01-2018 Möøng Xuaân Möøng Xuaân Maäu Tuaát m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Muc lucTrang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-03 : Tin trong tỉnh

Trang 04-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 09-12 : Xuất nhập khẩu

Trang 13-16 : Sản xuất kinh doanh

Trang 17 : Tin thế giới

Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 01

T01-2018

Möøng XuaânMöøng XuaânMaäu Tuaát

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHQuyết định phê duyệt

Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2018

Ngày 19/12/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 2419/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2018 của ngành Công Thương, với tổng kinh phí 296,997 triệu đồng cho 5 Đề án. Cụ thể gồm các đề án:

(1) Đề án tổ chức tham gia hội chợ giới thiệu quảng bá các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, làng nghề và ngành nghề định hướng phát triển tại tỉnh Phú Yên, kinh phí thực hiện 33.700.000 đồng. Nhằm tạo điều kiện các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh được tiếp cận thị trường, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làm cầu nối liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

(2) Đề án tham dự Hội nghị công tác khuyến công khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2018 tại Phú Yên, kinh phí thực hiện 25.740.000 đồng. Nhằm hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ công tác khuyến công nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch,

đề án khuyến công chất lượng, hiệu quả và công tác tổ chức triển khai thực hiện, quản lý hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả.

(3) Đề án xây dựng chương trình khuyến công trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, kinh phí thực hiện 49.577.000 đồng. Nhằm triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Thuận về phát triển công nghiệp nông thôn,

nhằm động viên, khuyến khích các nhân tố mới, hỗ trợ các mô hình tiên tiến, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền và các nội dung có tính thời sự là phương thức chuyển tải có hiệu quả nhất những thông tin, chính sách mới đến với các doanh nghiệp về tầm quan trọng của đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để các tổ chức, cá nhân góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh.

Một số hình ảnh thực hiện chương trình khuyến côngđịa phương

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

(4) Đề án hỗ trợ cơ sơ công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ tại các tỉnh, thành phố trong nước, kinh phí thực hiện 149.600.000 đồng. Năm 2018, hỗ trợ 16 lượt doanh nghiệp, cơ sơ công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ tại các tỉnh, thành phố trong nước, tạo điều kiện cho các cơ sơ công nghiệp nông thôn tham gia, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác để mơ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm,

cải tiến mẫu mã bao bì, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

(5) Đề án tổ chức Tập huấn chính sách khuyến công, kinh phí thực hiện 38.380.000 đồng. Nhằm tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và đại diện các doanh nghiệp, cơ sơ công nghiệp nông thôn, làng nghề trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Thuận Nam, nắm bắt các nội dung về chính sách khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công và các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công để các cơ quan

phối hợp doanh nghiệp, cơ sơ công nghiệp nông thôn, làng nghề hỗ trợ xây dựng các chương trình, kế hoạch và đề án, tạo điều các doanh nghiệp, cơ sơ, làng nghề phát triển theo định hướng của tỉnh, đồng thời góp phần phát triển công nghiệp nông thôn.

Sơ Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Thuận khẩn trương tổ chức triển khai các Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đảm bảo tiến độ, đạt hiệu quả và đúng quy định./.

PHÒNG QLCN

Sở Công Thương tổ chức nghiệm thu 02 Đề án Khuyến công quốc gia năm 2017

Ngày 30/11 và ngày 12/12 năm 2017, Sơ Công Thương tổ chức nghiệm thu cơ sơ kết quả thực hiện lần lượt 02 Đề án, gồm: (1) Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến nông sản cho Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận - Ninh Thuận, Địa chỉ: Thôn Lương Cang 2, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận theo Hợp đồng số 125/HĐ-CNĐP ngày 27/3/2017 giữa Cục Công Thương địa phương (Cục CTĐP) với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Trung tâm);

(2) Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất bánh nếp chiên cho Hộ kinh

doanh Nguyễn Chính, Địa chỉ: Thôn Triệu Phong 2, xã Quảng Sơn, huyện Ninh

Ông Phạm Đăng Thành - Giám đốc Sơ Công Thươngchủ trì nghiệm thu Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị

trong chế biến nông sản

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Sơn, tỉnh Ninh Thuận theo Hợp đồng số 29/HĐ-CTĐP ngày 15/11/2017 giữa Cục CTĐP với Trung tâm, về việc thực hiện Đề án Khuyến công quốc gia năm 2017 do Sơ Công Thương chủ trì.

Tham gia đoàn nghiệm thu gồm có Ông Phạm Đăng Thành - Giám đốc Sơ Công Thương, ông Võ Viết Hiếu - Giám đốc Trung tâm; đại diện các phòng chuyên môn thuộc Sơ Công Thương: Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật An toàn-Môi trường; đại diện phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ninh Sơn, Ủy ban nhân dân xã Nhơn Sơn, xã Quảng Sơn; đại diện đơn vị thụ hương: Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận - Ninh Thuận; Chủ Hộ kinh doanh Nguyễn Chính cùng với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh phối hợp thực hiện.

Mục tiêu của 2 Đề án nhằm giúp cho các cơ sơ công nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, giảm chi phí về thời gian và nhân công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần CNH-HĐH công nghiệp nông thôn của tỉnh.

Đề án (1) Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị

Máy sấy táo Model: ST4, công suất: 1000 kg nguyên liệuđầu vào/mẻ Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị

trong chế biến nông sản

Máy hấp bánh nếp Model: A28; công suất 100 kg gạo nếp/mẻĐề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất

bánh nếp chiên

Máy sấy bánh nếp Model: A15; công suất 150kg/mẻĐề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất

bánh nếp chiên

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

trong chế biến nông sản được Bộ trương Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4869/QĐ-BCT ngày 12/12/2016 từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) năm 2017 với tổng kinh phí thực hiện Đề án là 400,4 triệu đồng; trong đó: nguồn kinh phí KCQG hỗ trợ 200 triệu đồng, nguồn đơn vị thụ hương là 200,4 triệu đồng;

Ngay từ tháng 4 năm 2017, Trung tâm cùng với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận-Ninh Thuận triển khai thực hiện ký kết hợp đồng về việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến nông sản (Hợp đồng số 02/HĐ-TTKC, ngày 11/4/2017); đồng thời hướng dẫn đơn vị thụ hương triển khai khảo sát, lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị;

Ngày 10/5/2017, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận-Ninh Thuận đã ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng là Trung tâm Nghiên cứu Chế biến Nông sản Thực phẩm (Hợp đồng số 04-2017/TTCB-NSTT/HĐKT ngày 10/5/2017). Cuối tháng 7/2017, đơn vị cung ứng đã cung cấp đầy đủ máy móc thiết bị là 01 Máy sấy táo Model: ST4; công suất: 1000 kg nguyên liệu đầu vào/mẻ (thời gian sấy

xong 01 mẻ từ 12 giờ - 14 giờ); xuất xứ: Việt Nam; máy mới 100%.

Đề án (2) Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất bánh nếp chiên được Bộ trương Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3966/QĐ-BCT ngày 17/10/2017 từ nguồn kinh phí KCQG năm 2017 với tổng kinh phí thực hiện Đề án là 410 triệu đồng; trong đó: nguồn kinh phí KCQG hỗ trợ 200 triệu đồng, nguồn đơn vị thụ hương là 210 triệu đồng. Ngày 17/11/2017, Trung tâm cùng với Hộ kinh doanh Nguyễn Chính đã tiến hành ký kết Hợp đồng số 30/HĐ-TTKC; đồng thời hướng dẫn đơn vị thụ hương triển khai khảo sát, lựa chọn đơn vị cung ứng thiết bị;

Ngày 22/11/2017, Hộ kinh doanh Nguyễn Chính đã ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Long Nhung (Hợp đồng số 45/HĐKT-CT). Đầu tháng 12/2017, đơn vị cung ứng đã cung cấp đầy đủ 02 máy móc thiết bị, gồm: Máy sấy bánh nếp Model: A15; công suất 150kg/mẻ; thời gian sấy 4 giờ/mẻ; xuất xứ Việt Nam; máy mới 100% và Máy hấp bánh nếp Model: A 28; công suất 100 kg gạo nếp/mẻ; thời gian hấp 1 giờ/mẻ; xuất xứ Việt Nam,

máy mới 100%.Hai Đề án trên được thực

hiện lắp đặt, chạy thử, đưa vào sản xuất và nghiệm thu đạt hiệu quả, phù hợp với nội dung yêu cầu của Hợp đồng số 125/HĐ-CNĐP ngày 27/3/2017 và Hợp đồng số 29/HĐ-CTĐP ngày 15/11/2017 về việc thực hiện đề án khuyến công quốc gia năm 2017 giữa Cục Công Thương địa phương với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận.

Được sự quan tâm của Cục Công Thương địa phương, sự chỉ đạo kịp thời của Sơ Công Thương; đến ngày 30/11 và ngày 12/12 năm 2017, Trung tâm và 02 đơn vị thụ hương đã hoàn thành 02 Đề án KCQG năm 2017 theo đúng nội dung Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, đơn vị đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục, triển khai đúng tiến độ, báo cáo tiến độ đầy đủ, báo cáo kết quả thực hiện đề án theo đúng quy định.

Việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, giảm chi phí về thời gian và nhân công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần CNH-HĐH công nghiệp nông thôn của tỉnh./.

Phòng QLCN

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Liên Đoàn Công nghiệp Ấn Độ trao đổi giữa các tỉnh, thành phố về xúc tiến dự án đầu tư

Để tìm hiểu khả năng kinh doanh, thương mại và đầu tư tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp trao đổi giữa phái đoàn Liên Đoàn Công nghiệp Ấn Độ và đại diện các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tại Phòng họp Saigon Dalat, Tầng 2, Khách sạn Sheraton, số 88, Đồng Khơi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 18h00 đến 20h30 ngày 19/12/2017.

Chủ trì buổi họp có Ông Dr. K Srikar Reddy - Tổng Lãnh sự Ấn Độ và Ông Mr. P. Harish - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam. Tham dự có các Đại biểu Liên Đoàn Công nghiệp Ấn Độ cùng Sơ Kế hoạch và Đầu tư, Sơ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại các tỉnh, thành phố: Hồ Chí

Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Long An, Trà Vinh, Bình Phước, Sóc Trăng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên.

Tại buổi họp, các đại biểu được nghe các bài phát biểu của Ông Dr. K Srikar Red-dy - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh; Ông Mr. P. Harish - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; Ông Indronil Sengupta – Giám đốc điều hành Vietnam Tata Sons Ltd,… giới thiệu về tiềm năng, lợi thế phát triển các ngành công nghiệp của Ấn Độ, đặc biệt tiềm năng ngành năng lượng tái tạo để đóng góp cho việc nâng cao đầu tư và thương mại song phương. Trong phát biểu đã nhấn mạnh sự gia tăng về xuất khẩu và nhập khẩu đều đặn trong những năm qua đã dẫn đến thương mại song phương kỷ lục 10 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2017. Thương mại vẫn giữ được ưu thế đáng kể đối với Ấn

Độ với xuất khẩu chiếm hơn 60% tổng số. Những dữ liệu này nêu rõ tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN cũng như đối tác thương mại của Ấn Độ. Trong năm 2017, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016. Hai nước tiếp tục cố gắng nâng mức giá trị kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD trong năm 2020.

Buổi họp trao đổi được nghe bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Huyền Ngọc - Đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giới thiệu tổng quan đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua và đặc biệt đầu tư từ các doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam. Đồng thời, các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang đã lần lượt giới thiệu cơ hội và chính sách khuyến khích đầu tư

Các Đại biểu tham dự Hội nghị

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Đại Sứ Ấn Độ tại Việt Nam

Tổng Lãnh Sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh

của từng địa phương, trong đó nhấn mạnh vào các dự án năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Đề xuất mong muốn được giao thương, giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp của Ấn Độ.

Xác định đây là cơ hội tốt để các tỉnh giới thiệu tiềm năng, lợi thế mời gọi đầu tư giúp Liên Đoàn Công nghiệp Ấn Độ cập nhật những thông tin tiềm năng, cơ hội đầu tư tại các tỉnh, thành phố cũng như nắm bắt, gặp gỡ trao đổi

trực tiếp về những lĩnh vực mà Liên Đoàn Công nghiệp Ấn Độ và các tỉnh, thành phố cùng quan tâm để tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư, mơ rộng quan hệ kinh doanh và phát triển./.

PHÒNG QLCN

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá lúa gạo miền Nam giảm, miền Bắc tăng

Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, sau khi tăng lên ơ mức giá cao kỷ lục trong năm, giá nhiều loại lúa đang giảm nhẹ. Lý do là nhiều tiểu thương và doanh nghiệp giảm thu mua lúa gạo vì cơ bản đã đủ hàng theo các hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, giá nhiều loại lúa vẫn đang ơ mức cao hơn từ 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL như Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp… lúa tươi IR 50404 có giá khoảng 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa khô khoảng 6.000 - 6.200 đồng/kg. Các loại lúa dài (tươi) có giá 5.300 - 5.600 đồng/kg, lúa khô khoảng 6.300 - 6.600 đồng/kg.

Trong khi đó, từ giữa tháng 10 đến nay, giá lúa gạo tại thị trường miền Bắc tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là các loại gạo chất lượng. Theo khảo sát, giá thu mua lúa gạo đều tăng. Loại gạo có chất lượng trung bình như IR50404, Khang Dân, BC15... tăng từ 800 - 1.000 đồng/kg, hiện được bán với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg; giá gạo chất lượng như Bắc thơm, Tám thơm Hải Hậu, Nếp cái

hoa vàng… tăng từ 2.000 - 5.000 đồng/kg.

Theo nhiều doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, hiện đầu ra xuất khẩu gạo của nước ta vẫn đang khá tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp thận trọng trong ký các hợp đồng xuất khẩu gạo mới vì lo không có đủ hàng để giao do nông dân tại ĐBSCL đã thu hoạch gần hết lúa thu đông 2017 và đã bán lúa ngay sau thu hoạch.

Giá thanh long chong đèn giảm sâu khiến nông dân lỗ nặng

Thanh long chong đèn phải chi phí đầu tư rất lớn nhưng năng suất cùng giá thu mua giảm thấp khiến người trồng thua lỗ nặng.

Những ngày qua, giá thanh long mua tại vườn ơ tỉnh Bình Thuận liên tục “tuột dốc” giảm sâu. Các nhà vườn thu hoạch thanh long vụ chong đèn trong đợt này buồn rầu vì thua lỗ nặng.

Thanh long khá đẹp, nhưng lái chỉ thu mua với giá 6.500 đồng/kg. Ngoài ra, cứ 1 tấn lại bị khấu hao 1 tạ hàng dạt. Tổng mức đầu tư cho lứa thanh long chong đèn hết 25 triệu đồng, nhưng số tiền bán thanh long chỉ thu được xấp xỉ 15 triệu khiến ông Tư bị lỗ đến

10 triệu đồng.Hiện tại, mức giá thu mua

tại vườn dao động trung bình từ 6.000-8.000 đồng/kg, so với vụ mùa cách đây 2 tháng, giảm từ 2-3 lần. Với mức giá này, nông dân chong đèn thanh long cho ra trái trong mùa nghịch vụ lỗ nặng.

Anh Nguyễn Hồng Đức ơ xã Mương Mán gần đó cũng vừa cắt bán 3 tấn thanh long với giá 7.000 đồng/kg cho rằng, thanh long chong đèn phải bán được giá từ 15.000 đồng/kg trơ lên người trồng mới có lãi. Với mức giá bán 7.000 - 8.000 đồng/kg là không đủ chi phí.

Theo các thương lái, thanh long vào giữa vụ chong đèn này xuống giá mạnh là do thời điểm này thị trường Trung Quốc giảm tiêu thụ vì thời tiết lạnh.

Ngoài việc người dân Trung Quốc ít dùng trái thanh long trong mùa Đông, vấn đề giao thông do tuyết rơi ơ các cửa khẩu tại biên giới Việt - Trung cũng ảnh hương đến giá thanh long trong đợt này.

Anh Lê Minh Trung, một thương lái ơ huyện Hàm Thuận Nam cho biết, hiện tại ơ Trung Quốc đang mùa lạnh và có tuyết, thanh long của Việt Nam xuất khẩu qua đó tiêu thụ chậm khiến giá

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

thanh long giảm thấp.Tỉnh Bình Thuận hiện có

khoảng 27.000 ha thanh long với tổng sản lượng trên 500.000 tấn/năm. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Do vậy, giá cả thanh long tùy thuộc rất lớn vào sức tiêu thụ của thị trường khổng lồ này.

Kiên Giang: Chuối, mía, khóm đều rớt giá

Nhiều hộ nông dân trồng chuối, mía, khóm (dứa) ơ huyện Gò Quao và U Minh Thượng cho biết, hiện giá đầu ra của các mặt hàng này đều giảm, trong đó có loại giảm khá sâu so với năm ngoái.

Cụ thể, giá chuối bán tại vườn thương lái thu mua chỉ còn 2.000 đồng/nải, tại vựa là 3.000 đồng/nải, giảm khoảng 3.000 đồng/nải so với cùng kỳ năm ngoái. Giá mía giống ROC 16 bán

tại rẫy 700 đồng/kg, giảm 400 đồng/kg so với niên vụ trước. Giá khóm loại I (từ 1 kg/trái trơ lên) từ 4.000 - 4.500 đồng/trái, giảm gần 3.000 đồng/trái so với lúc được giá.

Giá thanh long vụ nghịch giảm tới mức thấp nhất trong nhiều năm qua

Hiện tại, các thương lái thu mua thanh long với giá bình quân từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, có lúc xuống còn5.000 – 6.000 đồng/kg. “Mức giá này vào vụ chính thì còn vớt vát lại chút vốn chứ vụ nghịch này ai cũng thua lỗ cả”...

Dù thu hoạch trái vụ nhưng giá thu mua thanh long tại vườn ơ tỉnh Bình Thuận lại giảm mạnh kỷ lục. Có thời điểm giá chỉ đạt 5.000 – 6.000 đồng/kg, thấp nhất trong nhiều năm

qua khiến cho đa số hộ dân trồng loại cây này thua lỗ.

Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước với khoảng 27.000ha và hàng năm xuất ra thị trường sản lượng trên 500.000 tấn. Vào thời điểm này, người trồng thanh long ơ các địa phương trên địa bàn Bình Thuận bước vào thu hoạch vụ thanh long trái vụ. Tuy nhiên, hầu như đi đâu cũng nghe người dân than vãn vì giá cả thấp kỷ lục.

Theo một số thương lái thu mua thanh long ơ huyện Hàm Thuận Nam thì thanh long của Việt Nam chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc. Vấn đề giá cả là do thị trường này quyết định. Hơn nữa lúc này thời tiết ơ Trung Quốc đang lạnh, mặt hàng thanh long tiêu thụ chậm và vận chuyển khó khăn nên giá thấp đi.

Trung tâm TTCN&TM

Xuất khẩu gạo Thái Lan có thể vượt 10 triệu tấn trong năm nay

Xuất khẩu gạo của Thái Lan cán mức 10 triệu tấn trong năm nay, đạt mục tiêu chính phủ đã đặt ra. Tuy nhiên, Bộ trương Thương mại Thái Lan cho biết, các chuyến hàng dự kiến vẫn

tiếp tục tăng khi thỏa thuận với Bangladesh hoàn tất.

Thái Lan hiện là nhà cung cấp gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) hiện xuất khẩu gạo đã đạt 10.2 triệu tấn gạo trong năm nay, trị giá 150 triệu Baht (tương đương 6.1 tỷ USD) theo số liệu thống kê của Hải Quan Thái Lan.

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 10 triệu tấn gạo trong năm nay, nhưng Chính phủ nước này cho biết sẽ cố gắng đạt được mức 11 triệu tấn. Thỏa thuận cho đơn hàng Chính phủ với Bangladesh đang gần hoàn tất, theo đó Thái Lan sẽ bán 150,000 tấn gạo đồ 5% cho nước này, dự kiến khi thỏa

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

thuận hoàn tất, các chuyến hàng sẽ bắt đầu chuyển vào tháng sau.

Bộ trương thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn cho biết: “Đơn hàng lớn từ Bangladesh sẽ có tác động tốt tới giá gạo Thái Lan và giúp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Thái Lan vượt qua mức dự kiến 10 triệu tấn trong năm nay”.

Xuất khẩu tôm sang thị trường Australia nhiều triển vọng

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Australia chiếm 35,6% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Austral-ia.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, Australia là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 16 trên thế giới chiếm 1,4% tổng giá trị nhập khẩu tôm của toàn thế giới năm 2016.

Mỗi năm trung bình Aus-tralia nhập khẩu khoảng 40 nghìn tấn tôm từ các nguồn cung trên thế giới. Trong 5 năm (2012-2016) khối lượng nhập khẩu tôm vào Australia đạt cao nhất 45,5 nghìn tấn năm 2012 và đạt thấp nhất 38,3 nghìn tấn năm 2015.

Vasep cho biết, 9 tháng đầu năm 2017 giá trị nhập khẩu tôm của Australia đạt 207,9 triệu USD tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2016. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Australia chiếm 35,6% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Australia. Thái

Lan là nguồn cung lớn thứ hai chiếm 27,4%. Tiếp đó là Trung Quốc chiếm 24,5%. Trong 3 nguồn cung tôm lớn nhất cho Australia, nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng lần lượt 15,4% và28,4% trong khi Trung Quốc giảm 12,6%.

Được biết tôm nước ấm nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhập khẩu tôm vào Australia, tiếp đó là tôm chế biến. 9 tháng đầu năm 2017, tôm nước ấm nguyên liệu đông lạnh chiếm39,8% tổng nhập khẩu tôm vào Australia trong khi tôm chế biến chiếm 35%.

Trên thị trường Australia, tôm Việt Nam không phải cạnh tranh về giá với nước đối thủ. Năm 2016, giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Australia đạt 7,4 USD/kg trong khi tôm Trung Quốc và Thái Lan có giá lần lượt 7,5 USD/kg và 7,2 USD/kg tôm nhập khẩu từ Ấn Độ vào Aus-tralia đạt 11,8 USD/kg. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Australia lựa chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ các nước châu Á như Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện.

Được biết, Australia đang có xu hướng thu hẹp số lượng thị trường nhập khẩu và tập trung nhập khẩu vào một số thị trường chính. Bên cạnh đó, yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản nhập khẩu vào

Australia rất khắt khe nên ít nhà cung cấp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn này.

Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với thủy sản nhập khẩu cũng được cho là một biện pháp bảo hộ của chính phủ Australia đối với ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước. Do các rào cản quá khắt khe nên Australia gần như không phải là thị trường “hấp dẫn” đối với nhiều nhà cung cấp trên thế giới.

Xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 10, xuất khẩu (XK) mực và bạch tuộc sang Trung Quốc đã tăng 168%. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm 6,8% tổng giá trị XK mặt hàng này tới tháng 10 năm nay.

Trái với xu hướng giảm những năm gần đây (2012-2016), bước sang năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng trương. Tính tới tháng 10/2017, Việt Nam đã XK sang thị trường này 35,5 triệu USD mực, bạch tuộc, tăng 168% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là thị trường có tốc độ tăng trương cao nhất trong top các thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc của Việt Nam trong thời gian này.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Từ tháng 5 đến tháng 9/2017, XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trương 3 con số. Riêng trong tháng 8/2017, XK sang thị trường này tăng trương 400% so với tháng 8/2016. Đây là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay.

Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc thứ 20 sang thị trường Trung Quốc và là nước đứng thứ 4 XK mực sống, tươi, ướp lạnh sang thị trường này, sau Triều Tiên, Nhật Bản và Indone-sia. Trong 4 nước XK mực sống, tươi, ướp lạnh sang Trung Quốc, chỉ có Việt Nam và Indonesia có thuế suất là 0%, 2 nước còn lại có thuế suất lên tới 6%. Đây được coi là thế mạnh. Việt Nam cũng là nước đứng thứ 3 XK bạch tuộc đông lạnh sang Trung Quốc.

Trung Quốc có nhu cầu NK lớn sản phẩm mực và bạch tuộc để tiêu dùng trong nước và tái xuất. Bên cạnh đó, nước này NK chủ yếu dạng nguyên liệu thô, giá trị không cao và đa số người dân Trung Quốc có thu nhập trung bình lại chỉ cần hàng ơ mức bình dân, không khắt khe về chất lượng. Do vậy mà mặt hàng mực đông lạnh được NK nhiều vào thị trường này.

Theo đánh giá của VASEP, ngoài thị trường Trung Quốc, mực và bạch tuộc

cũng là nhóm ngành hàng có tăng trương XK tương đối mạnh, duy trì ơ mức trên 55% trong những tháng đầu năm, góp phần tích cực trong việc giữ đà tăng trương kim ngạch XK thủy sản nói chung. Trong bối cảnh tôm, cá tra gặp phải một số vụ kiện thương mại tại các thị trường XK chủ lực thì mức tăng của XK mực, bạch tuộc, cá ngừ và hải sản đã góp phần bù đắp và giúp kim ngạch XK thủy sản giữ đà tăng trương gần 18% trong những tháng qua. VASEP dự báo, trong những tháng cuối năm, sản lượng khai thác mực, bạch tuộc trên thế giới vẫn thấp, dẫn tới giá mặt hàng này tăng. XK mặt hàng này của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục thuận lợi cả về sản lượng và giá.

Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha giảm hơn 70%

Hiệp hội chế biết xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, do ảnh hương từ thông tin truyền thông bôi nhọ, xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam sang Tây Ban Nha trong 10 tháng qua đã giảm trên 70% và dự đoán cả năm sẽ giảm khoảng 60-75% so với năm 2016.

Sau khủng hoảng truyền thông tại thị trường Tây Ban Nha vào đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra sang thị trường này liên tục sụt giảm. Theo số liệu từ cơ quan tư vấn

Nielsen, doanh thu bán hàng trong các khu vực thương mại đã giảm một nửa tính từ tháng 8/2016 đến hết tháng 7/2017.

Được biết nhập khẩu cá tra vào quốc gia này chủ yếu từ Việt Nam, đặc biệt vào tháng 4 và tháng 5 giảm mạnh, khi tổng khối lượng nhập khẩu chỉ khoảng 500 tấn so với mức trung bình hàng tháng trong những năm gần đây là 2.000 tấn.

Từ thị trường lớn thứ 3 tại EU sau Hà Lan và Anh, đến nay Tây Ban Nha tụt xuống vị trí thứ 6 với giá trị xuất khẩu cá tra của nước ta sang thị trường này giảm rất mạnh 72,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê cập nhật mới nhất của Tổ chức Thông tin Ngư nghiệp Toàn cầu (Globefish), lượng cá tra phile đông lạnh nhập khẩu của Tây Ban Nha từ Việt Nam giảm từ 12.000 tấn (6 tháng đầu năm 2016) xuống còn trung bình 6.000 tấn trong nửa đầu năm nay.

Ngoài nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, trong thời gian này, Tây Ban Nha cũng nhập cá tra phile trong nội khối từ thị trường Hà Lan, Đức, Pháp và Bồ Đào Nha. Với giá trị sụt giảm mạnh và liên tiếp trong 10 tháng đầu năm 2017 ,Vasep dự báo, giá trị xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha trong năm 2017 sẽ giảm sâu 60-75% so với cùng kỳ năm trước.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 11 ngàn tấn gạo sang Hàn Quốc

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng Công ty Nông thủy sản và Thương mại Thực phẩm Hàn Quốc vừa tổ chức mơ thầu mua 118.889 tấn gạo lứt. 4 quốc gia trúng thầu gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và Úc.

Theo đó, Việt Nam được trao thầu 11.111 tấn gạo lứt hạt ngắn; Trung Quốc 80.000 tấn gạo lứt hạt ngắn; Úc10.000 tấn gạo lứt hạt trung bình; Mỹ 17.778 tấn gạo lứt hạt trung bình. Hàn Quốc đang dự tính mua nhiều hơn do thu hoạch giảm.

Quý 3, xuất khẩu cá tra sang Singapore tăng từ 10 - 20%

10 tháng đầu năm 2017, giá trị XK cá tra sang thị trường ASEAN đạt 113,3 triệu USD, chiếm 7,7% tổng XK cá tra và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số DN XK cá tra, năm nay xuất khẩu đi thị trường này chững.

So với năm 2016, nhu cầu NK cá tra của một số

thị trường lớn trong khu vực như: Thái Lan, Singapore và Philippines không tăng. Thái Lan vẫn là thị trường XK lớn nhất, đạt 39,5 triệu USD, chiếm 35% giá trị NK của toàn khối, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Mười tháng đầu năm 2017, giá NK cá tra trung bình của Thái Lan cũng tăng nhẹ, dao động từ 1,65 – 1,95 USD/kg so với mức 1,65 - 1,8 USD/kg của năm trước.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Singapore và Philip-pines cũng tăng nhẹ về giá trị, lần lượt 1,6% và 2,9% so với 10 tháng đầu năm 2016. Phần lớn sản phẩm NK là cá tra phile đông lạnh (HS 030462). Trong đó, từ quý 3/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Singapore tăng trương tốt, từ 10 - 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu không tăng, trong khi nhiều DN tăng lượng bán cá sang thị trường láng giềng Trung Quốc. Với giá nhập tốt hơn nên đây cũng là một trong những lý do khiến giá trị XK sang thị trường ASEAN không tăng cao.

Dự báo, hai tháng cuối năm, giá trị XK cá tra sang thị trường ASEAN giữ mức tăng trương ổn định 2-5% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ: Giá nhập khẩu cá ngừ chế biến tăng

Chín tháng đầu năm 2017, Mỹ NK 139 nghìn tấn cá ngừ chế biến với giá trị đạt hơn 662,5 triệu USD, tăng 1,5% về lượng và tăng 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị NK sản phẩm cá ngừ chế biến của thị trường này khá ổn định trong 9 tháng đầu năm nay, từ 55 - 90 triệu/tháng.

Ngoài thị trường nguồn cung cá ngừ lớn nhất của Mỹ là Thái Lan, sản phẩm cá ngừ chế biến Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh từ một số thị trường khác như: Ecua-dor, Trung Quốc và Fiji.

Theo số liệu thống kê của ITC, 9 tháng đầu năm 2017, sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp (HS160414) chiếm tỷ lệ NK lớn nhất trong cơ cấu NK cá ngừ của Mỹ, từ 54 - 57,5% tổng giá trị NK.

Thái Lan, Ecuador, Trung Quốc, Việt Nam và Fiji là 5 nguồn cung sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp (HS160414) của Mỹ. Trong đó, tỷ trọng NK cá ngừ chế biến của Mỹ từ Thái Lan cao hơn gấp 2-2,5 lần so với các nguồn cung lớn trong top 5 thị trường nguồn cung lớn.

Còn theo thống kê mới nhất của Globefish, 7 tháng

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

đầu năm nay, khối lượng NK cá ngừ chế biến của Mỹ từ Thái Lan giảm khoảng 1.000 tấn so với năm trước, trong khi khối lượng NK sản phẩm này từ Ecuador, Trung Quốc và Việt Nam lại tăng.

Giá NK trung bình sản phẩm cá ngừ chế biến,

đóng hộp của Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2017 cũng cao hơn so với cùng kỳ năm 2016, dao động từ 4,5 - 5,5 USD/kg. Dự báo, trong quý cuối năm 2017, giá NK cá ngừ chế biến, đóng hộp của Mỹ tăng lên mức từ 5 - 6,5 USD/kg.

Cũng trong 7 tháng đầu năm nay, Mỹ gia tăng NK cá ngừ chế biến, đóng hộp từ một số nguồn cung như: Trung Quốc, Indonesia, Mex-ico. Hiện nay, có sự cạnh tra-nh gay gắt giữa các nguồn cung cá ngừ chế biến, đóng hộp tại Mỹ.

Thị trường gạo 2018 sẽ sôi động hơn

Hết tháng 11, XK gạo của Việt Nam đã cao hơn cả năm ngoái. Điều này cho thấy XK trong năm nay đã có sự khơi sắc nhất định. Các dự báo cho thấy năm 2018, thị

trường gạo thế giới còn sôi động hơn nữa.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến hết tháng 11, lượng gạo đã XK được là 5,196 triệu tấn, trị giá 2,272 tỷ USD. Như vậy, XK gạo trong 11 tháng đầu năm nay đã cao hơn so với

lượng gạo XK được của cả năm ngoái là 4,9 triệu tấn.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 11 tháng qua, cả nước đã XK được 5,52 triệu tấn gạo, trị giá 2,49 tỷ USD. Sơ dĩ 2 số liệu lệch nhau là bơi một bên căn cứ trên hợp đồng đăng ký, một bên dựa

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

vào số lượng XK đăng ký XK qua cửa hải quan. Nhưng dù là số liệu nào cũng đều thể hiện rằng lượng gạo XK được của cả năm nay sẽ cao hơn hẳn so với năm ngoái.

Vào thời điểm này, XK gạo của Việt Nam đang có phần trầm lắng. Nguyên nhân chính là do nguồn cung hạn hẹp, dù vụ thu đông ơ ĐBSCL đã thu hoạch được trên 600 ngàn ha. Bằng chứng là dù thị trường thế giới vẫn đang có nhu cầu NK, nhưng trong tháng 11 vừa rồi, lượng gạo XK của Việt Nam chỉ đạt hơn 371 ngàn tấn, giảm mạnh so với hơn 437 ngàn tấn của tháng 10. Dù vậy, nhiều khả năng trong cả năm nay, XK gạo vẫn có thể đạt xấp xỉ mục tiêu đã điều chỉnh là 5,6 triệu tấn.

Trong năm 2018, một số dự báo cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ sôi động hơn. Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2018, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trương ơ mức 1% và đạt 42,3 triệu tấn. Nếu đúng như dự báo của USDA thì đây là lượng gạo giao dịch cao thứ ba trong lịch sử thương mại gạo thế giới, và 2018 là năm thứ hai liên tiếp mà giao dịch gạo toàn cầu có mức tăng trương dương.

Cũng theo dự báo của USDA, 2 nước XK gạo lớn nhất trong năm 2018 sẽ tiếp tục là Ấn Độ và Thái Lan. Riêng với Việt Nam, lượng gạo XK năm 2018 có thể tăng thêm 400 ngàn tấn so năm 2017 để đạt mức 6 triệu tấn. Gạo

XK của Việt Nam sẽ tăng lên chủ yếu nhờ nhu cầu ơ Đông Nam Á, nhất là tại Philippines. Mới đây, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã đề xuất nhập khẩu 350.000 tấn gạo trước khi bước vào vụ thu hoạch đầu tiên của năm 2018. Mục tiêu của đề xuất này là làm tăng lượng gạo dự trữ của Chính phủ Philippines khi mà lượng dự trữ của NFA hiện còn rất ít, chỉ đủ dùng trong khoảng 6 ngày, tức là thấp hơn nhiều so với mức quy định (15 ngày sử dụng trong lúc bình thường và 30 ngày vào thời điểm giáp hạt). Nếu được chấp thuận, 350 ngàn tấn nói trên sẽ giúp lượng gạo dự trữ trong kho của NFA đảm bảo được 11 ngày sử dụng.

Dù mới là đề xuất, nhưng thông tin nói trên của NFA, cộng với việc nước này đang triển khai NK tư nhân hơn 805 ngàn tấn gạo theo quy chế MAV (quy chế tiếp cận thị trường tối thiểu) đang làm cho thị trường gạo thế giới, nhất là những nước trong khu vực, sôi động hơn lên trong những ngày cuối năm.

Cá tra Việt Nam kiên trì cạnh tranh tại Mỹ

Tính đến nửa đầu tháng 11/2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, giá trị XK giảm nhưng có thể nói năm 2017, cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục kiên trì cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Riêng tháng 8 và 9/2017, giá trị XK cá tra sang thị

trường Mỹ giảm đột đột lần lượt 54,6% và 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Cho đến tháng 9/2017, giá trị XK cá tra Việt Nam sang Mỹ đang tiến gần tới giá trị XK cá tra sang thị trường EU. Tuy nhiên, từ tháng 10/2017, mức sụt giảm XK sang thị trường Mỹ bắt đầu chững lại.

Theo thống kê của Data-myne, tháng 7/2017, giá trị NK cá tra, cá da trơn (HS 030462) đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, xấp xỉ 60 triệu USD.

Theo thống kê mới nhất của ITC, trong 10 tháng đầu năm 2017, NK cá thịt trắng của Mỹ tiếp tục tập trung ơ một số mặt hàng chủ lực như: cá rô phi phile đông lạnh (HS 030461); cá Cod phile đông lạnh (HS 030471); cá Tra và cá da trơn phile đông lạnh (HS 030462); cá Haddock phile đông lạnh (HS 030472)...

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, cũng có những tháng như tháng 3 và 4/2017, giá trị NK cá Tra, cá da trơn phile đông lạnh giảm đột ngột 30-40% so với các tháng trước. Nhưng trong tháng 7 và 8/2017, NK cá tra của Mỹ tăng mạnh, thậm chí giá trị NK còn cao gấp từ 1,5 - 2 lần so với cá rô phi phile đông lạnh và cá Cod phile đông lạnh.

Giá NK cá tra, cá da trơn phile đông lạnh của Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2017 được đánh giá là chưa ổn định và tương đương so với cùng kỳ năm trước, dao động ơ mức từ 3 - 3,25 USD/kg.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Thị trường lúa gạo thế giới: Giá tăng do nhu cầu từ Bangladesh

Giá gao Ấn Độ tuần này tăng do nhu cầu mạnh từ nước láng giềng Bangladesh mặc dù nguồn cung gia tăng theo tiến độ vụ thu hoạch mới.

Gạo đồ 5% tấm giá tăng 4 USD/tấn lên 406-409 USD/tấn.

“Nhu cầu từ Bangladesh giúp cải thiện xu hướng giá. Điều đó bù lại cho tác động từ nguồn cung tăng do thu hoạch vụ m ới”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ơ Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh – miền nam Ấn Độ – cho biết.

Bangladesh sẽ nhập khẩu 150.000 tấn gạo Ấn Độ theo hợp đồng liên chính phủ với giá 440 USD/tấn, theo một hợp đồng sắp ký. Liên đoàn Marketing hợp tác xã nông nghiệp Ấn Độ (NAFED) sẽ đảm nhận viện cung cấp gạo cho Bangladesh theo hợp đồng này. Hàng sẽ được giao trong vòng 60 ngày kể từ khi ký.

Bangladesh cũng đã ký một hợp đồng với một công ty quốc doanh khác của Ấn Độ – PEC – để nhập khẩu 100.000 tấn gạo với mức giá 455 USD/tấn.

Trong khi đó tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá khoảng 401-405 USD/tấn, FOB Bangkok, tăng so với 395-400 USD/tấn cách đây một tuần.

Thị trường khá trầm lắng trong bối cảnh nguồn cung ơ mức vừa phải mặc dù sản lượng bị ảnh hương bơi lũ lụt.

“Tôi không cho rằng giá sẽ tăng mạnh hơn nữa trước khi kết thúc năm. Tuy nhiên, năm tới giá có thể tăng do tác động từ chương trình can thiệp của Chính phủ”, Reuters dẫn lời một thương gia ơ Bangkok cho biết.

Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm 2017, và các thương gia lạc quan rằng mục tiêu này sẽ đạt được với biên độ +/- 5%.

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cùng nhiều đơn vị khác sẽ phối hợp tổ chức Festival gạo Thái 2017 tại Bangkok trong những ngày 15-20/12/2017. Các thương gia nhận định sự kiện này sẽ có tác động tích cực tới nhu cầu.

Tại Việt Nam, thị trường tiếp tục trầm lắng vì lượng dự trữ còn rất ít.

Gạo 5% tấm giá hiện 395 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, gần như không thay đổi so

với 395-398 USD/tấn cách đây một tuần.

“Chúng tôi bán (gạo 5% tấm) giá 395 USD/tấn theo hợp đồng tư nhân”, Reuters dẫn lời một thương gia ơ TP HCM cho biết, nhưng ông này không nói thông tin về người mua.

Các thương gia chưa biết khi nào sẽ có thêm những hợp đồng liên chính phủ, nhưng việc thực hiện những hợp đồng liên chính phủ đã ký từ trước sẽ giúp đưa khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam lên sát mục tiêu 5,6 triệu tấn trong năm 2017.

Một số thông tin liên quanPhilippines: NFA muốn

nhập khẩu 350.000 tấn gạo

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã đề xuất nhập khẩu 350.000 tấn gạo trước khi bước vào vụ thu hoạch đầu tiên của năm 2018 để làm tăng lượng dự trữ của Chính phủ.

Đề xuất này sẽ được Uỷ ban NFA xem xét, nếu được thông qua gạo nhập khẩu sẽ cập cảng Philippines vào khoảng tháng 1 – tháng 2/2018, và gạo đó sẽ không được bán ra thị trường mà để sử dụng khi cần thiết vào giai đoạn giáp hạt 0 – tháng 5,6,7 và 8.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Cơ quan Thống kê Phil-ippines (NFA) ngày 21/11 đưa ra dự báo sản lượng lúa nước này quý 1/2018 sẽ tăng 2,58%so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,533 triệu tấn.

Tuy nhiên,Giám đốc phụ trách marketing ngũ cốc của NFA, ông Rocky L. Valdez cho biết lượng dự trữ của NFA hiện còn rất ít, chỉ đủ dùng trong khoảng 6 ngày, tức là thấp hơn nhiều so với mức quy định, và dự kiến sẽ giảm tiếp xuống tương đương 4 ngày dùng vào cuối năm nay.

Theo quy định, dự trữ gạo của NFA luôn phải tương đương ít nhất 15 ngày sử dụng, vào những giai đoạn giáp hạt (đầu quý 1) phải tương đương 30 ngày sử dụng.

Theo tính toán, nhập khẩu 350.000 tấn sẽ làm tăng lượng dự trữ thêm 11 ngày sử dụng

Ông Valdez cho biết, dự trữ của NFA còn ít nhưng tổng dự trữ gạo toàn quốc – bao gồm cả dự trữ của các gia đình và các doanh nghiệp – ơ mức cao, khoảng 61 ngày sử dụng.

Sản lượng lúa nước này trong quý cuối năm 2017 dự báo tăng 6,26% so với cùng kỳ năm trước lên 7,45 triệu tấn, nhờ năng suất tăng bù lại cho diện tích trồng lúa giảm.

Ngoài ra, từ 20/12/2017 đến 28/2/2018 sẽ có

805.200 tấn gạo được lĩnh vực tư nhân mua về, sẽ giúp làm tăng lượng dự trữ gạo của nước này.

Năm 2016, Chính phủ đã thông qua nhập khẩu 500.000 tấn gạo nhưng lượng mua chỉ đạt một nửa số đó.

Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 11 ngàn tấn gạo sang Hàn Quốc

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, TCty Nông thủy sản và Thương mại Thực phẩm Hàn Quốc vừa tổ chức mơ thầu mua 118.889 tấn gạo lứt. 4 quốc gia trúng thầu gồm Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và Úc.

Theo đó, Việt Nam được trao thầu 11.111 tấn gạo lứt hạt ngắn; Trung Quốc 80.000 tấn gạo lứt hạt ngắn; Úc 10.000 tấn gạo lứt hạt trung bình; Mỹ 17.778 tấn gạo lứt hạt trung bình. Hàn Quốc đang dự tính mua nhiều hơn do thu hoạch giảm. - Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 11 ngàn tấn gạo sang Hàn Quốc. - Nông nghiệp

Italy muốn hạn chế nhập khẩu gạo vào EU

Italy và 7 nước EU ngày 24/11 đã đề nghị Uỷ ban châu Âu (EC) cho phép họ hạn chế nhập khẩu gạo Cam-puchia để “bảo vệ ngành lúa gạo Italy nói riêng và châu Âu nói chung”.

Theo đó, trong 5 năm qua, nhập khẩu gạo Cam-puchia vào châu Âu đã tăng

gấp hơn 2 lần, ảnh hương tới cán cân thương mại của EU.

Theo luật của EC, khi nhập khẩu từ một nước thứ 3 làm ảnh hương tới can cân thương mại của bất cứ nước thành viên EU nào thì có thể đề nghị EC đưa ra những rào cản để “làm thay đổi tình hình”.

Ngoài Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary, Hy Lạp và Rumani đều đang đề nghị phải kiểm soatgs nhập khẩu gạo Campuchia.

Bộ Nông nghiệp Italy cho biết, việc tăng nhập khẩu gạo Indica (gạo hạt dài) từ Campuchia đã khiến nông dân EU chuyển sang sản xuất gạo Japonica (hạt ngắn), gây dư cung và khiến giá giảm 60%.

Sản lượng gạo Mali 2017/18 sẽ tăng 5%

Bộ Nông nghiệp Mali đưa tin, sản lượng gạo nước này tăng gần 5% trong mùa này, nhờ những khoản trợ cấp phân bón của Chính phủ và sử dụng thêm các giống lúa năng suất cao.

Sản lượng vụ 2017/18 của nước sản xuất gạo lớn thứ 2 Tây Phi này tăng lên 2,92 triệu tấn, từ mức 2,78 triệu tấn của vụ trước, tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu 3 triệu tấn mà Chính phủ đặt ra do thiếu mưa.

Mali dự kiến sẽ dư thừa 584.000 tấn gạo năm nay, so với mức 565.000 tấn năm ngoái.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Quy định chung đối với dán nhãn hàng nhập khẩu vào Úc

Khi nhập khẩu, bạn có thể cần dán nhãn hàng hoá nhập khẩu theo một cách nhất định. Ngoài các quy định ghi nhãn chung của Đạo luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng năm 2010. Thương vụ Việt Nam tại Úc tổng hợp hai yêu cầu cụ thể đối với hàng nhâp khẩu vào Úc, để doanh nghiệp tham khảo.

Có hai yêu cầu cụ thể đối với hàng nhập khẩu mà bạn nên xem xét:

1. Mô tả thương mại:Đạo luật Thương mại (Mô

tả Thương mại 1905) quy định rằng một số mặt hàng không thể được nhập khẩu trừ khi chúng được dán nhãn chính xác với mô tả thương mại được yêu cầu (mô tả đúng về hàng hoá bằng tiếng Anh). Để biết liệu hàng hóa bạn đang nhập cần có mô tả thương mại và hướng dẫn xung quanh họ, hãy xem thông tin của Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới về nhãn hiệu thương mại đối với hàng nhập khẩu.

Theo quy định của pháp luật Úc, có những mặt hàng nhất định phải gắn nhãn đúng cách, có nội dung mô tả thương mại trung thực thì mới được nhập khẩu vào Úc.

Không phải tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải gắn

nhãn. Những mặt hàng nhập khẩu có gắn nhãn những không đáp ứng yêu cầu quy định về nhãn hàng thì vẫn không được phép nhập khẩu vào Úc.

Đạo luật Thương mại 1905 và Luật Thương mại 2016 quy định (i) loại hàng hoặc nhóm hàng phải có nhãn hàng khi nhập khẩu vào Úc, (ii) nội dung thể hiện trên nhãn hàng, và (iii) vị trí của nhãn hàng.

Nhãn hàng có mô tả trung thực nghĩa là nội dung mô tả, thông báo, chỉ dẫn hay khuyến cáo, trực tiếp hay gián tiếp về việc hàng hóa đã được sản xuất như thế nào, do ai sản xuất, đóng gói hàng hóa đó.

Nhãn hàng phải viết bằng tiếng Anh rõ chữ, rõ nét

Nêu rõ tên nước sản xuấtĐối với một mặt hàng

nào đó, nếu nội dung “mô tả trung thực” không được pháp luật quy định thì cũng phải có mô tả chính xác về hàng hóa đó

Trừ trường hợp hàng hóa đã được đóng gói sẵn, nói chung nhãn hàng phải được gắn chắc vĩnh viễn vào sản phẩm, ơ vị trí dễ nhận biết. Nếu không tiện để gắn nhãn thì cũng cần có một nhãn chung cho cả lô hàng.

2. Nhãn xuất xứĐạo luật Cạnh tranh và

Người tiêu dùng năm 2010

cấm việc đưa ra các tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về nơi xuất xứ của hàng hoá. Trang gốc của Ủy ban Cạnh tranh và Cạnh tranh Úc (ACCC) qui định cách sử dụng nhãn hiệu nước xuất xứ và các quy định về biểu tượng “Australian Made”.

Bài học kinh nghiệm về phía doanh nghiệp của một số nước ASEAN về tận dụng ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA có thể tận dụng cho Việt Nam

Theo kinh nghiệm của Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a – những nước đã và đang tận dụng hiệu quả những ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang Úc và Niu Di Lân. Doanh nghiệp của các nước này tìm hiểu kỹ thông tin về Hiệp định, những ưu đãi mà hàng xuất khẩu được hương và yêu cầu đối với xuất xứ hàng hóa, TBT, SPS.

Tìm hiểu kỹ thông tin về Hiệp định AANZFTA, những ưu đãi mà hàng xuất khẩu được hương trong Hiệp định

Theo kinh nghiệm của Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a – những nước đã và đang tận dụng hiệu quả những ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang Úc và Niu Di Lân. Doanh nghiệp của các

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

nước này tìm hiểu kỹ thông tin về Hiệp định, những ưu đãi mà hàng xuất khẩu được hương và yêu cầu đối với xuất xứ hàng hóa, TBT, SPS. Doanh nghiệp hiểu nội dung Hiệp định, từng điều khoản đối với lĩnh vực mình quan tâm, nắm được những ưu đãi trong Hiệp định, lộ trình giảm thuế của Úc và Niu Di Lân đối với từng nhóm hàng và những yêu cầu để được hương ưu đãi có liên quan đến mặt hàng và ngành hàng mà mình kinh doanh.

Doanh nghiệp của ba nước ASEAN chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về Hiệp định AANZFTA, cũng như các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng liên quan đến việc thực thi Hiệp định. Doanh nghiệp tìm hiểu thông tin trên website của các cơ quan chức năng liên quan đến việc thực thi Hiệp định và thông qua việc tham gia các cuộc hội thảo giới thiệu về Hiệp định, đánh giá tình hình thực thi Hiệp định.

Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp tra cứu Phụ lục thuế kèm theo Hiệp định AANZFTA để xem mặt hàng xuất khẩu của mình được giảm thuế như thế nào theo Hiệp định. Dựa vào mức thuế ưu đãi và xuất xứ nguyên liệu để làm giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng xuất khẩu sang Úc và Niu Di Lân.

Doanh nghiệp của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po trao đổi thông tin với doanh nghiệp cùng ngành thông qua việc tham gia các Hiệp hội ngành

hàng, các cuộc hội thảo, các hội chợ triển lãm. Việc trao đổi thông tin giữa nhóm doanh nghiệp có cùng mục tiêu thị trường sẽ đem lại cho doanh nghiệp những bài học và kinh nghiệm quý báu.

Chủ động nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu

Để tận dụng hiệu quả những ưu đãi từ Hiệp định AANZFTA đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Úc và Niu Di Lân, hàng xuất khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn về SPS, TBT. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a, doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất hàng xuất khẩu.

Đáp ứng quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a có thể dùng nguyên phụ liệu trong nước, hoặc nhập khẩu từ các nước tham gia Hiệp định nếu nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu và giá cả hợp lý. Khi nguyên phụ liệu có chất lượng tốt nhưng giá cả quá cao sẽ làm cho giá hàng xuất khẩu cao, cách tốt nhất có thể thực hiện là tự chủ động nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho các ngành hàng xuất khẩu.

Đối với các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ... xuất khẩu sang Úc và Niu Di Lân, các doanh nghiệp Thái Lan và Ma-lai-xi-a: (i) Chủ động tiến hành việc lập đề án xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu; (ii) Tích cực phối hợp

với các cơ quan chức năng trong dự án về phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; (iii) Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước có chất lượng để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào ổn định cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp xem xét việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài (các nước tham gia Hiệp định) để cung ứng những nguyên phụ liệu mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất nhưng chất lượng chưa tốt.

Đáp ứng tiêu chuẩn về SPS, TBT để tận dụng hiệu quả những ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang Úc và Niu Di Lân, theo kinh nghiệm của Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, chính phủ chú trọng: Xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý và chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt chuẩn. Các cơ quan quản lý có uy tín, giấy chứng nhận được chấp nhận ơ các nước nhập khẩu; Thường xuyên nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý chất lượng thông qua đào tạo nguồn nhân lực và trang bị máy móc hiện đại. Về phía doanh nghiệp tập trung: Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt, đáng tin cậy; Thiết lập mối quan hệ mật thiết, bền chặt với người nông dân, người nuôi trồng thủy sản để đảm bảo nguyên liệu đầu vào ổn định và có chất lượng.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po rất chú trọng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, sức cạnh tra-nh của sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn về SPS, TBT của các thị trường xuất khẩu thông qua việc đầu tư, đổi mới công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000, HACCP, ISO 14000).

Doanh nghiệp của ba nước ASEAN ngoài việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, còn tham gia tích cực các chương trình nâng cao năng lực về SPS, TBT của chính phủ, của các đối tác tham gia AANZFTA hỗ trợ. Qua đó, doanh nghiệp nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu sang thị trường Úc và Niu Di Lân.

Doanh nghiệp của ba nước này rất chủ động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, SPS và TBT đối với hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Họ không coi những yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và của các nước nhập khẩu là rào cản mà luôn suy nghĩ rất tích cực, coi đó là phương tiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp chú trọng đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu để chủ động trước những biến

động bất lợi của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tra-nh thông qua tận dụng ưu đãi FTA. Khi có lợi thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể mơ rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu lợi nhuận.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a rất chú trọng và tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau như tham gia hội chợ triển lãm, thông qua thương vụ ơ nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng.

Doanh nghiệp tích cực tìm hiểu thông tin về thị trường Úc và Niu Di Lân không chỉ thông qua thương vụ và các tổ chức xúc tiến thương mại của nước mình mà còn thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại và thương vụ của Úc và Niu Di Lân có văn phòng tại Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a, qua các trang web của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu bạch tuộc tươi, sống, đông lạnh sang Hàn Quốc

Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường NK số 1 mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm 34,3% tổng giá trị XK dòng sản phẩm này của Việt Nam đi các thị trường. Hàn Quốc cũng là thị trường NK

bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 59% tổng XK bạch tuộc của Việt Nam và là thị trường NK lớn thứ 2 mực của Việt Nam, chiếm 16,2% tổng giá trị XK mực của Việt Nam.

10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc chỉ giảm trong tháng 1 và tăng liên tục trong 9 tháng còn lại. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, giá trị XK sang thị trường này đạt 178,3 triệu USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Người Hàn Quốc có nhu cầu tiêu thụ nhuyễn thể chân đầu ơ mức cao, đặc biệt là sản phẩm khô. NK mực, bạch tuộc của Hàn Quốc những năm gần đây có xu hướng tăng do nhu cầu đối với nguồn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe tăng.

Theo số liệu của ITC, 9 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc giảm 48% đạt trên 230 triệu USD. Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Hàn Quốc; tiếp đó Peru và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3.

Chín tháng đầu năm nay, trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc chính NK vào Hàn Quốc; NK bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh (HS 030751), mực chế biến (HS 160554), bạch tuộc chế biến (HS 160555) tăng lần lượt 33,6%; 25,5% và 27,9% trong khi NK mực (HS 030749) và bạch tuộc đông lạnh/khô/muối hoặc ngâm muối (HS 030759) giảm mạnh, lần lượt

Soá 01 thaùng 01 naêm 2018

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 02/GP-XBBT, ngày cấp 19\12\2017 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

70,4% và 98,6%.Hàn Quốc tiêu thụ nhiều

bạch tuộc hơn mực, trong đó sản phẩm bạch tuộc đông lạnh/khô/muối chiếm trung bình 49 – 61% tổng giá trị NK, bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh chiếm gần 11-20%, trong khi mực đông lạnh chiếm 16-30%.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được XK nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực

khô, sản phẩm thứ 3 được XK nhiều sang Hàn Quốc là mực tươi/đông lạnh.

Với mức thuế XK sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759), Việt Nam có thể đẩy mạnh XK 2 sản phẩm này sang Hàn Quốc. Hiện nay Việt Nam đang giữ thị phần khiêm tốn trên thị trường Hàn Quốc đối với sản phẩm bạch tuộc tươi/sống (chưa đến 1%), trong khi Trung Quốc đang chi phối ơ

mức 91% và Thái Lan trên 8%, trong khi Trung Quốc đang chịu mức thuế NK 20%, vì vậy nếu có nguồn cung tốt, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.

Đối với sản phẩm bạch tuộc đông lạnh, thị phần xét về giá trị, Việt Nam chiếm 35%, trong khi Trung Quốc chiếm 45%. Tại phân khúc này, Việt Nam cũng có cơ hội tốt gia tăng XK thị phần, khi Trung Quốc bị áp thuế 20%, trong khi Việt Nam được hương 0%.

Sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Hàn Quốc (GT: nghìn USD; Nguồn: ITC)

Mã HSSản phẩm T1-T9/2016 T1-T9/2017 Tăng, giảm (%)

Tổng mực, bạch tuộc 442.524 230.043 -48

030751 Bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh

68.787 91.891 33,6

160554 Mực chế biến 69.816 87.624 25,5

160555 Bạch tuộc chế biến 20.760 26.550 27,9

030749 Mực nang và mực ống 70.935 20.966 -70,4

030759 Bạch tuộc đông lạnh/khô/muối/ngâm muối

212.220 3.012 -98,6

030741 Mực sống/tươi/ướp lạnh 6 - -100