m möøng xuaân - ninhthuan.gov.vn tin/2018/ky 02.pdf · năm 2017, kim ngạch xuất nhập...

20
Mc lc Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-06 : Tin trong tỉnh Trang 07-09 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 10-12 : Xuất nhập khẩu Trang 13-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 16-17 : Tin thế giới Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 02 T01-2018 Möøng Xuaân Möøng Xuaân Maäu Tuaát m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Muc lucTrang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-06 : Tin trong tỉnh

Trang 07-09 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 10-12 : Xuất nhập khẩu

Trang 13-15 : Sản xuất kinh doanh

Trang 16-17 : Tin thế giới

Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biếtSOÁ 02

T01-2018

Möøng XuaânMöøng XuaânMaäu Tuaát

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHCHÀO ĐÓN 2018

NĂM BẢN LỀ CHO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘITỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:

LỰA CHỌN NÀO CHO ĐỊA PHƯƠNG

Nhìn từ hoạt động thời gian qua

Nên chăng, “Hành động tự tin” là lựa chọn cho năm 2018 – Năm bản lề cho Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2020!

(Ảnh: Công ty TNHH Phú Thủy)

Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam dự kiến đạt 410 tỷ USD, gấp 4 lần so với 10 năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO1. Điều này khẳng định, chỉ có con đường hội nhập quốc tế mới mang lại con số đó.

Với địa phương Ninh Thuận, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO - (năm 2007) đến nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được một số kết quả nhất định. Các ngành, địa phương và các doanh nghiệp đã

1 Ninh Thuận dự kiến đạt 107 triệu USD, gấp hơn 2 lần so năm 2007.

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

nhận thức được chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO và là xu hướng tất yếu để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh. Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh được công khai minh bạch hơn, công tác cải cách hành chính được cải thiện, tạo môi trường thu hút đầu tư công bằng, thông thoáng hơn; đảm bảo an ninh quốc phòng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế. Hình ảnh và thương hiệu mới của tỉnh được tạo dựng, cải thiện; tiềm năng và lợi thế của tỉnh bước đầu được phát huy, nhất là lợi thế về kinh tế biển, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), du lịch nghĩ dưỡng cao cấp, công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, đào tạo và dạy nghề, y tế với nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đăng ký đầu tư hoặc đã và đang triển khai. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác hội nhập quốc tế được nâng lên rõ nét; doanh nghiệp đã chủ động hơn trong hội nhập quốc tế, nhận thức rõ hơn những cơ hội và thách thức do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với địa

phương, doanh nghiệp. Kết quả phát triển kinh tế-xã hội đạt khá, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015, thể hiện ở một số mặt như sau:

- Tăng trường kinh tế giai đoạn 2011-2015 cao hơn so với giai đoạn 2006-2010, tổng sản phẩm nội tỉnh tăng bình quân 11,2% (giai đoạn 2006-2010 là 10,3%) và từng bước nâng cao về chất lượng, quy mô nền kinh tế tăng lên, GDP tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 27,75 triệu đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010, rút ngắn nhanh hơn khoảng cách chênh lệch so với cả nước.

- Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng từ 22% năm 2010 lên 24,8% năm 2015, cơ cấu ngành dịch vụ tăng từ 36,1% năm 2010 lên 39,8% năm 2015, cơ cấu ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 41,9% xuống còn 33,8% GDP tỉnh vào năm 2015.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 60 triệu USD, tăng 2,29 lần so năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 5,25%; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tăng từ 6 doanh nghiệp năm 2006 lên 19 doanh nghiệp năm 2015;

cơ cấu mặt hàng thủy sản cải thiện theo chiều hướng tăng từ 15,6% năm 2010 lên 49,4% năm 2014, góp phần đưa hoạt động xuất khẩu tỉnh nhà ổn định theo tiềm năng thế mạnh của tỉnh về biển.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 tăng gấp 1,95 lần giai đoạn 2006-2010; cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm dần, từ chiếm 41,8% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 xuống còn 35,2% năm 2015; số dự án được cấp giấy chứng nhận 5 năm qua chiếm trên 50% tồng số dự án được cấp từ trước đến nay (đến nay toàn tỉnh có 284 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm đầu tư, riêng giai đoạn 2011-2014 có 165 dự án, chiếm 58,1%).

- Thu ngân sách bình quân tăng khá, bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 15,3%/năm, năm 2011 thu ngân sách vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng, năm 2015 đạt 1.818 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010, trong đó thu nội địa 1.500 tỷ đồng gấp 2,3 lần 2010. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 9,7%.

- Giải quyết việc làm mới trong 5 năm ước đạt 79 ngàn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 50,4%, trong

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

đó đào tạo nghề 33,5%.- Giảm tỷ lệ hộ nghèo

bình quân 1,95%/năm, đến cuối năm 2015 còn 5,73%; tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh 87%; tỷ lệ thu gom rác thải đô thị 94%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế, tồn tại: công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân còn hạn chế, nội dung chưa thật phong phú và đi vào chiều sâu, nhất là những kiến thức về pháp luật quốc tế; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh chưa cao; công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, nhất là các thị trường lớn còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu chưa có sự đột phá để phát triển nhanh và vững chắc; cơ cấu mặt hàng ít có sự thay đổi, chủ yếu vẫn là nhân điều, thủy sản; thương hiệu và năng lực của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh vẫn còn rất hạn chế cả về quy mô cũng như năng lực, chưa có doanh nghiệp mạnh làm đầu tàu tác động kích thích chung; các thành phần kinh

tế đầu tư vào sản xuất, chế biến xuất khẩu còn hạn chế, dừng lại ở những sản phẩm thô, sản phẩm lại chưa đa dạng, việc đầu tư chiều sâu để sản xuất xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao còn gặp khó khăn.

Những hạn chế, tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó cần nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan, đó là: việc triển khai một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế vào điều kiện cụ thể của địa phương có mặt còn hạn chế; hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; năng lực dự báo, phân tích ở các ngành và địa phương chưa tốt, thiếu chủ động và chưa lường hết được những khó khăn tác động trong quá trình tổ chức thực hiện; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc còn chưa đồng bộ, kịp thời.

Nhằm (1) khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên; (2) khẳng định “Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EAEU (FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu), EVFTA (FTA Việt Nam – Liên minh

Châu Âu)… sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; doanh nghiệp có cơ hội để phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn; người tiêu dùng có thêm cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường” và “Việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc nhiều vào thể chế, chính sách của nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp”; (3) đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh trong thời gian đến theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Tỉnh uỷ Ninh Thuận đã ban hành Chương trình hành động số 100-CTr/TU ngày 06/01/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 06, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 100-CTr/TU, trong đó đề ra nhiều giải pháp cụ thể như là: tăng

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức; hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật; nâng cao năng lực cạnh tranh; tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế của tỉnh; bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; giải quyết tốt các vấn đề môi trường.

Năm 2017 đã khép lại với nhiều thành công, trong đó APEC là sự kiện quan trọng trong hoạt động hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của Việt Nam.

Năm 2018, những vấn

đề như nợ xấu, nợ công, tỉ giá, dự trữ quốc gia mặc dù được cải thiện, vẫn còn khá mong manh; tình hình địa chính trị khu vực như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cùng với biến đổi khí hậu và chủ nghĩa dân túy, bảo hộ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong năm mới.

Dù vậy, mỗi năm qua đi chúng ta lại có những giấc mơ mới được xây dựng trên nền những giấc mơ đã thành và vô số những giấc mơ bất thành, và rồi, chúng ta phải lao động vất vả hơn, thông minh hơn, hành động tự tin hơn, mới mong ước mơ trở thành hiện thực bền vững lâu dài.

Vâng, HÀNH ĐỘNG, HÀNH ĐỘNG VÀ HÀNH ĐỘNG!

Nhưng phải dứt khoát,

không được nửa vời, bởi vì trên thực tế, nửa vời nghĩa là không làm gì cả, kể cả “nửa vời” khi mơ như lới nhắc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị hội nhập kinh tế quốc tế trong tuần lễ cuối của năm 2017: “Chúng ta phải hành động, không được nửa vời”.

Vậy, nên chăng “Hành động tự tin” là lựa chọn cho năm 2018 – Năm bản lề cho Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2020!

Dù rằng lựa chọn nào chăng nữa thì rất rõ ràng, Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình chuyển biến lâu dài và Ninh Thuận đã và đang nỗ lực từng ngày minh chứng cho sự chuyển biến ấy./.

Thanh Vâng – PQLTM

HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC NĂM 2018

Chiều ngày 29 tháng 12 năm 2017, Sở Công Thương tổ chức Hội nghị công chức năm 2018. Tham dự hội nghị có ông Phạm Đăng Thành – Bí thư Chi bộ - Giám đốc sở; ông Phan Văn Luông – Chủ tịch Công đoàn; đại diện lãnh đạo 2 đơn vị trực thuộc và toàn thể công chức và người lao động của cơ quan sở.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo kết (Hình ảnh hội nghị)

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị công chức năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018; Báo cáo công khai tài chính năm 2017; Báo cáo hoạt động Công đoàn năm 2017 và phương hướng thực hiện năm 2018; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Trong hội nghị này, công chức sở đã tích cực tham gia ý kiến làm rõ thêm những tồn tại về chỉ tiêu phát triển công nghiệp và công tác cải cách hành chính năm 2017.

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Đoàn Chủ tịch Ông Phạm Đăng Thành - Giám đốc sở ghi nhận, giải trình ý kiến đóng góp và đánh giá cao những thành quả đạt được trong năm 2017 như: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 ước tăng 6,38% so cùng kỳ. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,5%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 28,35%; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác... tăng 3,55%; riêng công nghiệp khai khoáng giảm 18,1% (chủ yếu muối biển giảm 44,5%); Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 5.740 tỷ đồng, tăng 9,38% so cùng kỳ năm 2016 và đạt 88,7% kế hoạch. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến tăng 11,9%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện

tăng 10,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng nhẹ 0,3%; công nghiệp khai khoáng giảm 23,5% so cùng kỳ năm 2016; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên toàn tỉnh năm 2017 ước đạt: 17.586,9 tỷ đồng, tăng 13,34% so với năm 2016.Trong đó, thương nghiệp đạt 13.486 tỷ đồng, chiếm 76,68% (tăng 13,10%); Khách sạn, Nhà hàng, du lịch lữ hành đạt 2.581,4 tỷ đồng, chiếm 14,64% (tăng 13,38%); Dịch vụ đạt 1.519,5 tỷ đồng, chiếm 8,64% (tăng 15,50%); Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 ước đạt 75,7 triệu USD giảm 5,6% so cùng kỳ 2016 và đạt 94,6% so kế hoạch. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 32 triệu USD, giảm gần 9% so cùng kỳ; nhân điều ước đạt 40,9 triệu USD, giảm 6,5%; hàng TCMN ước đạt 0,23 triệu USD, giảm 12%; riêng mặt hàng khăn bông ước đạt gần 2,6 triệu USD tăng mạnh 149,4% so cùng kỳ năm 2016, đây là sản phẩm xuất khẩu đang phát huy tiềm lực, điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh năm 2017; Kim ngạch nhập khẩu năm 2017 ước đạt 27,5 triệu USD, tăng 22,5% so cùng kỳ và vượt 37,5% kế hoạch năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hạt điều nguyên liệu ước

đạt 13,87 triệu USD; rượu ước đạt 6 triệu USD.

Tại Hội nghị, Toàn thể công chức đã biểu quyết thông qua 8 nội dung, với các chỉ tiêu lớn như: Phấn đấu hòan thành tốt mục tiêu chung của ngành và các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại chủ yếu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010): Giá trị sản xuất ước đạt 6.660 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng khoảng 16% so cùng kỳ năm 2017; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) dự ước tăng 14% so cùng kỳ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 19-20% so cùng kỳ 2017.

Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2017, ông Phạm Đăng Thành phát động thi đua – khen thưởng năm 2018, đề nghị toàn thể công chức, người lao động của Sở Công Thương luôn đoàn kết, thống nhất, tiếp tục tập trung thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018. Nhân dịp năm mới 2018, ông Phạm Đăng Thành cũng gửi lời chúc tới toàn thể công chức, viên chức người lao động cơ quan Sở Công Thương năm mới sức khỏe, an khang, hạnh phúc./.

Vạn Niên - Văn phòng sở

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Dự báo giá cá tra tăng mạnh trong tháng cuối năm

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, giá cá tra thương phẩm tăng so với tháng trước, dao động ở mức 26.000 – 28.000 đồng/kg, tăng 20% so với cùng thời điểm năm 2016.

Theo Bộ NN&PTNT, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 10-11/2017 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong tháng 10/2017, sản xuất cá tra vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh, nhiều diện tích đang được thu hoạch để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến. Giá cá tra thương phẩm tăng so với tháng trước, dao động ở mức 26.000 – 28.000 đồng/kg, tăng 20% so với cùng thời điểm năm 2016.

Sản xuất cá tra tháng cuối năm tiếp tục tăng do nhu cầu thị trường xuất khẩu đang hút hàng. Giá cá tra thương phẩm ổn định so với tháng trước, dao động ở mức 26.000 – 28.000 đồng/kg. Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 11 tháng đầu năm 2017 đạt 5.822 ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch 11 tháng đạt 1.207,5 ngàn tấn (tăng 4,3%). Trong đó, các

tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra lớn vẫn phát triển nuôi mạnh là Đồng Tháp với sản lượng 435,9 ngàn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ, An Giang với sản lượng 257,7 ngàn tấn (tăng 0,5%), Cần Thơ với sản lượng đạt 171,5 ngàn tấn (tăng 12,6%).

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng qua tiếp tục duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng lên ở một số vùng, dao động ở mức 26.000 - 28.500 đ/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ và phương thức thanh toán, có vùng giá cá lên tới 29.000 - 30.000 đ/kg như Đồng Tháp, Vĩnh Long vì khan hiếm nguyên liệu. Tại An Gi-ang cá tra nguyên liệu trọng lượng từ 0,8-0,9 kg/con, cá thịt trắng đứng ở mức cao 26.000-27.000 đ/kg.

Tại Vĩnh Long, giá trung bình cá tra thịt trắng trong size tuần này đã lên mức cao nhất là 29.500 đ/kg, tăng 1.500 đ/kg so với tháng trước. Đồng thời, giá cá tra giống cũng đang ở mức cao gấp 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 40.000 - 60.000 đ/kg (loại 20 con/kg) và 30.000 - 45.000 đ/kg (loại 30-35 con/kg). Nguyên nhân khiến giá cá giống tăng mạnh là do nhiều hộ đã chủ động thả nuôi khiến nhu cầu

tăng mạnh trong khi nguồn cung lại hạn chế.

Theo thông tin từ một số DN nuôi, chế biến cá tra, hiện nay, nguồn nguyên liệu cá tại ĐBSCL thiếu, sản lượng nuôi giảm, chất lượng cá giống không cao. Các DN tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong những quý cuối năm. Với tình hình như hiện nay, Vasep dự báo, cuối năm giá cá tra còn tiếp tục tăng.

Giữ ổn định giá xăng, dầu

Tại kỳ điều chỉnh ngày 20/12/2017, giá các mặt hàng xăng dầu được giữ nguyên so với ngày 5/12/2017. Theo đó, giá xăng RON 92 ổn định ở mức 18.580 đồng/lít, xăng E5 là 18.243 đồng/lít, dầu hoả là 13.617 đồng/lít, dầu mazut giữ giá ổn định ở mức 12.382 đồng/kg, dầu diesel không cao hơn 15.169 đồng/lít.

Theo tính toán, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 5/12 là 72,963 USD/thùng xăng RON 92; 74,435 USD/thùng dầu diesel 0.05S.

Giá etanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 theo công văn số 1456/BTC-QLG ngày 19/12 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu là 14.208,11 đồng/lít (chưa

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

có thuế GTGT). So với giá bán tối đa kỳ trước liền kề (ngày 5/12), giá cơ sở kỳ này (ngày 20/12) chênh lệch tăng 523 đồng/lít xăng RON 92, tăng 546 đồng/lít xăng E5, tăng 417 đồng/lít dầu diesel 0.05S.

Thực hiện quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT; căn cứ khoản 1 Công văn số 172/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ ngày 18/1/2017 về áp dụng biện pháp trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5; Thông báo 255/TB- VPCP ngày 6/6/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về thực hiện Đề án nhiên liệu sinh học về Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống; Căn cứ Công văn số 1072/BTC-QLG của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu, Công văn số 14108/BTC- QLG ngày 20/10/2017 của Bộ Tài chính ngày về thuế nhập khẩu bình quân trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, Công văn số 1456/BTC-QLG ngày 19/12/2017 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu.

Nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, góp phần

kiểm soát lạm phát, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Xăng khoáng (523/đồng/lít), xăng E5 (546 đồng/lít), dầu die-sel (417 đồng/lít), dầu hỏa (460 đồng/lít), dầu mazut (80 đồng/kg).

Thời gian trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu được áp dụng từ 15 giờ ngày 20/12. Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quy định, áp dụng thực hiện từ 15 giờ 00 phút ngày 20/12 đến trước 00h00 ngày 1/1/2018.

Cá tra tăng giá mạnh, thị trường cá giống nhộn nhịp hẳn

Với mức giá cá tra thương phẩm 28.000 - 30.000 đồng/kg, người nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp vô cùng phấn khởi chuẩn bị thả nuôi vụ mới.

Hiện tỉnh Đồng Tháp có hơn 1.500 ha nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu được cấp mã số nhận diện theo quy định với tổng số 1.675 ao; trong đó, diện tích nuôi của các doanh nghiệp hơn 968 ha, còn lại là hộ

nuôi cá thể, bình quân năng suất đạt 350 tấn/ha. Diện tích nuôi cá tra áp dụng và được chứng nhận hơn 809 ha với các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC. Giá cá tra đang ở mức 28 - 30 nghìn đồng/kg, tăng 5 - 7 nghìn đồng/kg so với vài tháng trước, người nuôi có thể thu lợi nhuận từ 3 - 5 nghìn đồng/kg.

Tân Hồng là địa phương có diện tích nuôi thủy sản khá lớn với tổng diện tích hơn 580ha, trong đó, cá tra thương phẩm hơn 179 ha và cá tra giống hơn 236 ha... Trong 9 tháng đầu năm huyện đã thả nuôi và thu hoạch 38.029/36.000 ha, đạt 106% kế hoạch, gồm: cá tra 35.923 tấn, các loại khác 999 tấn.

Theo phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, để phát triển ngành cá tra cần làm tốt công tác sản xuất đến tiêu thụ phải đạt chuẩn có chứng nhận mới là hướng đi bền vững. Huyện đã hỗ trợ các hộ nuôi thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật nuôi không sử dung kháng sinh, ao nuôi sạch có xử lý môi trường và phải ghi sổ tay để quản lý. Nhiều hộ đã thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo người nuôi có lãi.

Thị trường cá tra giống cũng nhộn nhịp hẳn lên. Toàn huyện Hồng Ngự có 53 cơ sở sản xuất cá tra bột (giảm trên 20 cơ sở so với năm 2015), trong đó có 31

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trung tâm TTCN&TM

cơ sở nuôi cá bố mẹ được chuyển giao công nghệ chất lượng di truyền cao. Hàng năm cung ứng ra thị trường gần 500 triệu con giống và 10 tỷ con cá tra bột phục vụ cho các doanh nghiệp và hộ nuôi trong, ngoài tỉnh. Hiện giá cá tra giống loại 30 - 40 con/kg, được thu mua khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Với mức giá này người nuôi có lãi trên 10.000 đồng/kg.

Rau tăng giá, nông dân Bình Định hồ hởi

Theo Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, Bình Định), cho biết, tại thời điểm này giá các loại rau đều tăng so với giá bình quân trong năm.

Các loại rau cải như cải xanh, cải ngọt… trước đây chỉ 15-16 ngàn đồng/kg thì hiện có giá đến 24 ngàn đồng/kg. Các loại rau ăn quả như khổ qua, dưa leo, đậu cô ve… cũng đều tăng so với trước đây khoảng 5-7 ngàn đồng/kg.

Rau ở Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) cũng đang sốt giá và cho biết, trước đây rau muống chỉ có giá hơn 10 ngàn đồng/kg thì hiện nay đã tăng đến 23-24 ngàn đồng/kg, rau ngò trước đây chỉ 20-30 ngàn đồng/kg thì nay tăng đến 40 ngàn đồng/kg. Các loại rau ăn quả cũng đang có

giá rất cao, tăng bình quân 5-7 ngàn đồng/kg. Với giá cả hiện nay, nông dân trồng rau trên địa bàn có lãi từ 2,5-3 triệu đồng/sào/vụ (từ 25 đến 30 ngày), riêng ai trồng rau muống có lãi nhiều hơn. Lãi cao nhất là những hộ trồng hành ăn lá, hơn 5 triệu đồng/sào/vụ.

Cũng theo Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa trồng được 36 ha rau các loại, trong đó có 4 ha rau an toàn. Riêng diện tích rau an toàn mỗi năm hợp tác xã cung ứng ra thị trường khoảng 700 tấn rau các loại.

Về giá heo (lợn) hơi trong nước hiện nay

Hôm 27/12, Bộ NN&PTNT đã công bố chính thức về diễn biến giá lợn tư đầu tháng 12 đến hôm nay. Theo đó, giá lợn hơi trên địa bàn cả nước biến động tăng trong tháng qua, phổ biến trong khoảng 27.000 - 35.000 đồng/kg.

Tại khu vực phía Bắc, giá lợn hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam tăng 5.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại Thái Bình, Quảng Ninh tăng 4.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 32.000 – 34.000 đồng/kg. Tại một số nơi, giá lợn móc hàm đã được thương lái trả từ 47.000 - 50.000 đồng/kg.

Tại miền Trung, Tây Nguyên: Hiện đang ở mức 27.000 – 33.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 2.000 đồng

kg so với tháng trước. Tại miền Nam, giá lợn hơi biến động tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 26.000 - 29.000 đồng/kg.

Trái ngược với xu hướng của giá thịt lợn, giá thu mua gà thịt lông trắng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2.000 – 3.000 đồng/ kg so với tháng 11/2017. Giá gà thịt lông màu tại 2khu vực này cũng giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg xuống mức 32.000 – 33.000 đồng/kg so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ đang chậm lại.

Giá trứng gà tăng 50 đồng/quả lên 1.750 – 1.850 đồng/quả; giá trứng vịt tăng 100 đồng/ quả lên 2.100 – 2.300 đồng/quả.

Dự báo giá lợn Tết sẽ tăngBộ NN&PTNT đánh giá:

Nhìn chung trong cả năm 2017, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng 7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến.

Tuy nhiên, giá lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 11 với các đợt tăng giá lần này diễn ra khá từ từ.

Dự báo đến tết, giá lợn tết nhiều khả năng sẽ tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết của người dân.

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu rau quả xác lập kỷ lục mới

Ước tính đến hết 2017 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 12 ước đạt 335,862 triệu USD. Tính chung, năm 2017 xuất khẩu mặt hàng này ước đạt hơn 3,514 tỷ USD, tăng 43,02% so với cùng kỳ 2016.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu ngành rau củ quả đã vượt lúa gạo và cả dầu khí. Để đạt được kết quả này, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã cố gắng đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện, top 10 thị trường xuất khẩu rau quả trong năm 2017 của Việt Nam gồm: Trung Quốc chiếm 75,6%, Nhật Bản (3,64%), Mỹ (2,94%), Hàn Quốc (2,59%), các quốc gia còn lại là Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, UAE, Nga.

Trong năm 2017, rất nhiều loại trái cây Việt Nam đã xuất được sang Mỹ như vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm...

Nhiều chuyên gia nhận định tiềm năng thị trường cho xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn còn lớn. Từ 2011 đến nay, giá trị thị trường

nhập khẩu rau quả trên thế giới đã vượt mức 200 tỷ USD một năm. Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chiếm chưa đến 1% mức tiêu thụ của toàn cầu. Hơn nữa, Việt Nam xuất khẩu trái cây mới chỉ ở dạng tươi là chủ yếu. Nếu mở rộng được trái cây chế biến thì giá trị xuất khẩu có thể tăng gấp 10 lần.

Xuất khẩu cá tra đạt 1,62 tỷ USD

Tính đến hết tháng 11/2017, XK cá tra tiếp tục tăng trưởng chậm chạp với giá trị đạt 1,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK sang thị trường Mỹ và EU vẫn chìm dưới mức tăng trưởng âm, các DN chuyển hướng phát triển sang Trung Quốc - Hồng Kông và một số thị trường tiềm năng khác như: Brazil, Mexico, Ảrập Xêut.

Trung Quốc - Hồng Kông11 tháng đầu năm 2017,

giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 373,3 triệu USD, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm gần 23% tổng XK cá tra. Cho dù 3 tháng trở lại đây, tốc độ tăng trưởng XK cá tra sang thị trường này đã dần “hạ nhiệt” nhưng đây là thị trường XK lớn nhất của các DN Việt Nam trong năm nay.

Trên thực tế, Trung Quốc vừa là thị trường XK thủy sản khổng lồ trên thế giới nhưng cũng là thị trường có sức tiêu thụ mạnh mẽ không kém. Hơn nữa, khách hàng Trung Quốc mua đa dạng về sản phẩm với rất nhiều phân khúc trong thị trường. Với lợi thế có chung biên giới, Việt Nam có thể vận chuyển thủy sản cả đường bộ và đường biển trong thời gian và quãng đường ngắn sang Trung Quốc, thuận lợi cho hoạt động XK của DN. Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thiếu tính ổn định với những quy định về hải quan, kiểm dịch không rõ ràng và thường xuyên thay đổi. Do đó, có thể trong năm 2017, đây là thị trường cứu cánh cho DN cá tra Việt Nam nhưng rất khó dự đoán cho mức tăng trưởng tại thị trường này trong năm 2018.

MỹVốn là thị trường XK hàng

đầu của DN cá tra Việt Nam, nhưng năm 2017, giá trị XK sang thị trường này sụt giảm trong nhiều tháng do hàng rào kỹ thuật và thương mại. Tính đến hết tháng 11/2017, giá trị XK sang thị trường Mỹ đạt 319,7 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những năm gần đây, kết quả thuế CBPG của các đợt xem xét hành chính đều

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

ở mức cao, mới nhất, kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 cao gấp 3 lần kết quả thuế của đợt xem xét hành chính lần thứ 12 và thậm chí tương đương mức thuế xuất toàn quốc, khiến số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này ngày càng giảm. Với 62 DN đăng ký xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ nhưng thực tế chưa tới 10 DN tham gia xuất khẩu và chỉ có 3 DN xuất khẩu với sản lượng đáng kể.

Một số ít doanh nghiệp có được mức thuế suất thấp thì lại phải đối mặt với rào cản kỹ thuật là chương trình thanh tra cá da trơn Farm Bill. Kể từ ngày 2/8/2017, FSIS đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm và bao bì tất cả các lô hàng cá tra xuất khẩu vào Mỹ tại các I-house. Việc kiểm tra các lô hàng của FSIS khiến cho hoạt động xuất khẩu cá tra vào Mỹ của các doanh nghiệp gặp khó khăn do phát sinh chi phí và thời gian cho việc tái kiểm tra tại Mỹ.

Brazil, Mexico, Ảrập Xêut11 tháng đầu năm 2017,

XK cá tra không bị giảm quá sâu nhờ vào việc chuyển hướng linh hoạt và đẩy mạnh xuất sang một số thị trường tiềm năng như Brazil, Mexico, Ảrập Xêut. Trong thời gian này, giá trị XK cá tra sang 3 thị trường lần lượt đạt 93,8 triệu USD; 93,2 triệu USD và 50,2 triệu USD, tăng 69,2%; 21,9% và 7,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Riêng tháng 11/2017, giá trị XK cá tra sang 3 thị trường này đều tăng mạnh từ 10,6%

- 78,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Có thể nói, năm 2017 là năm với nhiều rào cản tại các thị trường lớn đối với cá tra Việt Nam. Nhiều DN, đặc biệt là nhỏ phải sản xuất và XK cầm chừng hoặc thua lỗ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các DN tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm phù hợp với từng thị trường và yêu cầu của nhà NK.

Những mặt hàng đang tạo dấu ấn mạnh trên thị trường xuất khẩu Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm đã có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Bao gồm, điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.

Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 11 tháng /2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 385,77 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 194,47 tỷ USD, tăng 21,5% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 191,3 tỷ USD, tăng 21,2%.

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 11/2017 với 26 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, đạt kim ngạch 157,29 tỷ USD, chiếm 90,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.

Điện thoại các loại và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng năm đạt 41,38 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 11 tháng dẫn đầu thị trường EU (28) đạt kim ngạch xuất khẩu 11,31 tỷ USD; tiếp đến là Trung Quốc với 5,47 tỷ USD, tăng hơn 6 lần; UAE; thị trường Hàn Quốc; Hoa Kỳ...

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 11 đầu năm đạt 23,58 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 11,15 tỷ USD, tăng 8%; tiếp đến là sang EU(28); Nhật Bản; Hàn Quốc.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng đầu năm là 23,68 tỷ USD, tăng mạnh 38,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong 11 tháng 2017 là: Trung Quốc với 6,18 tỷ USD, tăng mạnh 74,5%; tiếp đến là thị trường EU 4,24 tỷ USD, tăng 22,7%; Hoa Kỳ 3,19 tỷ USD, tăng 18,6%; …so với cùng kỳ năm trước.

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Giày dép các loại: Xuất khẩu giầy dép các loại trong 11 tháng đầu năm đạt 13,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 tháng/2017 giày dép các loại chủ yếu được xuất khẩu đến các thị trường: Hoa Kỳ với 4,6 tỷ USD, tăng 14,1%; thị trường EU (28 nước) đạt 4,18 tỷ USD, tăng 10,7%, thị trường Trung Quốc 1,04 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: Xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 11 tháng/2017 đạt 11,64 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong 11 tháng đầu năm chủ yếu được xuất khẩu qua các thị trường Hoa kỳ; Nhật Bản; EU(28)...

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng 11/2017 là 7,6 tỷ USD hàng thủy sản, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ nhiều nhất với 1,3 tỷ USD, tiếp sau là Nhật Bản; EU(28)...

Gỗ và sản phẩm từ gỗ: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng đầu năm đạt 6,9 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam 11 tháng chủ yếu gồm: Hoa Kỳ; Trung Quốc; Nhật Bản.

Phương tiện vận tải và phụ

tùng: Xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng/2017 đạt 6,37 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam 11 tháng/2017 chủ yếu gồm Nhật Bản với 1,97 tỷ USD, tăng 14,4%; Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 49,6%, Thái Lan với 302 triệu USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Xơ sợ dệt các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng/2017 đạt 1,23 triệu tấn, trị giá 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Trung Quốc; Hàn Quốc....

Hàng rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 312 triệu USD, tăng 30% so với tháng trước. Trong 11 tháng/2017, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,18 tỷ USD tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam trong 11 tháng /2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD tăng mạnh 54,9% so với cùng kỳ năm 2016; Tiếp theo là Nhật Bản; Hoa Kỳ...

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chính thức thu về trên 36 tỷ USD

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTTN: Kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản tháng 12 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị XK năm 2017 đạt

36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, giá trị XK thuỷ sản ước đạt 8,32 tỷ USD và giá trị XK các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng lần lượt của các nhóm hàng trên là 15,7%; 18% và 9,2%.

Nhìn chung, năm 2017, thời tiết có những biến đổi bất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa cả năm ước đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha và bằng 99,7% so với cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 55,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha và bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về lâm nghiệp, tình hình sản xuất năm qua tiếp tục tăng trưởng khá do thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển trồng và khai thác rừng. Nhiều năm trở lại đây, ngành lâm nghiệp có dấu hiệu khởi sắc, trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, năm 2017 cũng ghi nhận kết quả khả quan cả ở nuôi tôm và cá nhờ áp dụng cải tiến trong kỹ thuật nuôi, chủ động phòng chống dịch bệnh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12 ước đạt 315 nghìn tấn, tăng 16,5% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm nay đạt 3.833 nghìn tấn.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Bờ Biển Ngà

Thông tin từ các cơ quan chức năng của Bờ Biển Ngà, cho hay, gạo là thức ăn cơ bản của người dân nước này, nhất là tại các thành phố lớn. Mỗi năm, Bờ Biển Ngà tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn gạo.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Al-geria, mới đây, một đoàn gồm đại diện đại diện của Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương), Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT), Sở Công thương Sóc Trăng, Sở Công thương Trà Vinh và 8 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đã đi xúc tiến thương mại gạo tại Bờ Biển Ngà.

Thông tin từ các cơ quan chức năng của Bờ Biển Ngà, cho hay, gạo là thức ăn cơ bản của người dân nước này, nhất là tại các thành phố lớn. Mỗi năm, Bờ Biển Ngà tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn gạo. Trong đó 900 ngàn tấn phải nhập khẩu, chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.

Nhằm giảm bớt nhập

khẩu lương thực, trong giai đoạn 2012-2015, Chính phủ Bờ Biển Ngà đã quyết định dành 3,9 tỷ USD cho lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 8,9% để bảo đảm an ninh lương thực tại Bờ Biển Ngà và góp phần đáng kể cho an ninh lương thực của tiểu vùng Tây Phi. Bờ Biển Ngà đang phấn đấu có thể tự túc lương thực vào năm 2018. Tuy nhiên, điều này không phải dễ dàng bởi đầu tư phát triển lúa nước tại Bờ Biển Ngà khá tốn kém, năng suất thấp và sản xuất lúa vẫn chủ yếu dựa vào nước mưa.

Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà 190.961 tấn gạo, với kim ngạch 91,15 triệu USD. Trong 11 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 207.552 tấn, trị giá 92,24 triệu USD. Gạo 5% tấm và gạo thơm Jasmine của Việt Nam rất được người dân nước này ưa chuộng và đã có mặt khá nhiều tại các siêu thị lớn.

Giá táo tại Trung Quốc tăng 4%

Giá táo kỳ hạn tại Trung

Quốc tăng hơn 4% trong phiên giao dịch ngày 22/12, do nhu cầu tăng mạnh mẽ.

Sở giao dịch hàng hóa Trịnh Châu cho rằng, táo là sản phẩm hoa quả tươi giao kỳ hạn đầu tiên trên thế giới. Trung Quốc chiếm hơn 1/2 sản lượng táo toàn cầu, với hơn 43 triệu tấn trong năm ngoái.

Giá táo giao kỳ hạn tháng 5/2018 tại Sở giao dịch Trịnh Châu đóng cửa tăng 4,1%, lên 8.117 NDT (tương đương 1.234,96 USD)/tấn trong ngày thứ sáu (22/12), tăng gần 5,5% trong đầu phiên giao dịch. Sở giao dịch thiết lập giá mở cửa ở mức 7.800 NDT/tấn.

“Giao dịch trầm lắng đối với 1 sản phẩm hàng hóa trong phiên giao dịch đầu tiên, đặc biệt so với các sản phẩm khác như bông và sợi bông”, Xu Jie, nhà phân tích tại COFCO Futures Co.

Hoạt động giao dịch ở mức cao chủ yếu do phí giao dịch ở mức tương đối thấp và mức dao động tối thiểu do việc trao đổi trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng.

Phí giao dịch cố định ở mức 0,5 NDT/lot đến tháng 7/2018, trong khi mức dao

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

động tối thiểu là 1 NDT/tấn.Giá táo giao kỳ hạn tháng

7/2018 cũng tăng nhưng với hợp đồng tháng 10 và tháng 11 giảm hơn 7%, xuống còn khoảng 7.000 NDT/tấn.

Giá táo Fuji tại Sở giao dịch kỳ hạn Trịnh Châu chịu ảnh hưởng thị trường tháng 10.

“Giá táo thường ở mức cao từ tháng 5 đến tháng 7, nếu thêm chi phí vận chuyển và lưu kho” nhà quản lý tại phía đông tỉnh Sơn Đông Trung Quốc cho biết.

1 USD = 6,5727 NDT

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc tăng mạnh nhất

Liên tục từ đầu năm tới nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 11/2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 570,8 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị XK sang top 9 thị trường chính đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn cung tăng nhờ sản lượng khai thác và lượng NK tăng cùng với sự linh hoạt của doanh nghiệp xuất khẩu trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường đã hỗ trợ XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay.

Các sản phẩm mực tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam trong năm nay, chiếm 57% tổng giá trị XK trong 11 tháng đầu năm. Trong các dòng sản phẩm mực, bạch tuộc XK; mực tươi, sống và đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 37%. Tiếp đến là các sản phẩm bạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh chiếm 36%.

Trong các dòng sản phẩm mực, bạch tuộc XK; giá trị XK mực chế biến khác (HS 16) tăng mạnh nhất 71%; tiếp đó là mực sống/tươi/đông lạnh (HS 03) và bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (HS 03) đều tăng 57% so với cùng kỳ năm 2016.

Hiện Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang 62 thị trường. Trong đó, tổng giá trị XK sang 9 thị trường chính chiếm 99% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay.

Hàn Quốc vẫn tiếp tục nối đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc trong tháng 11/2017 đạt trên 20 triệu USD; tăng 7% so với tháng 11/2016. Lũy kế 11 tháng đầu năm, XK sang thị trường này đạt 198,4 triệu USD; tăng 34,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường NK mực, bạch tuộc số 1 của Việt Nam, chiếm 34,8%

tổng giá trị XK dòng sản phẩm này của Việt Nam đi các thị trường.

Tại Nhật Bản, liên tục từ đầu năm XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đều tăng trưởng tốt theo từng tháng. Giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong tháng 11/2017 đạt 12,9 triệu USD, tăng 3,6% so với tháng 11/2016, nâng tổng giá trị XK trong 11 tháng đầu năm nay lên 135,9 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23,8%. Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu trên thế giới giảm; tỷ giá đồng yên tăng một phần là nguyên nhân khiến các nhà NK Nhật Bản tăng cường NK mặt hàng này từ Việt Nam.

EU tiếp tục là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong giai đoạn này. Giá trị XK sang EU trong tháng 11/2017 giảm 8,7% đạt 6,2 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị XK sang thị trường này tính tới tháng 11 năm nay vẫn tăng mạnh 63,6% đạt 98,7 triệu USD. Italy, Tây Ban Nha và Pháp tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối EU. XK sang 3 thị trường này hiện đều tăng trưởng tốt. Tính tới tháng 11 năm nay, XK sang Italy và Tây Ban

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Nha tăng lần lượt 46% và 78%. Đáng chú ý, XK sang Pháp tăng trưởng 3 con số 160%.

ASEAN tiếp tục giữ vững ở vị trí thứ 4. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong 11 tháng đầu năm nay đạt 66,2 triệu USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan và Malaysia là 2 thị trường NK chính mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối ASEAN. Trong đó, NK mực, bạch tuộc của khối ASEAN từ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Thái Lan. Hiện giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang khối thị trường này đang ngày càng tăng tốc.

Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường chính NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong giai đoạn này. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong đạt 37,8 triệu USD, tăng 145,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Hong Kong đạt giá trị 6,3 triệu USD, tăng 25,3%.

Mỹ là thị trường NK đứng thứ 6 của mực, bạch tuộc Việt Nam. Mặc dù XK tôm và cá tra từ Việt Nam sang Mỹ sụt giảm những XK mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn tăng 93,7% đạt 8,8 triệu USD tính tới tháng 11 năm nay.

Dự báo, sản lượng khai

thác mực, bạch tuộc trên thế giới vẫn thấp, dẫn tới giá mặt hàng này tăng. XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong năm 2017 dự kiến đạt 655 triệu USD, tăng 49% so với năm 2016.

Việt Nam chiếm trên 50% tổng nhập khẩu tôm của Thụy Sỹ

Thụy Sỹ, chiếm 0,5% tổng giá trị NK tôm của toàn thế giới, chủ yếu NK tôm để tiêu thụ trong nước. Mỗi năm, nước này NK khoảng 8.500 tấn tôm.

NK tôm của Thụy Sỹ không ổn định tôm trong 10 năm (2007-2016) với giá trị NK đạt thấp nhất năm 2007 với 81,4 triệu USD và đạt cao nhất vào năm 2014 với 144,6 triệu USD. Năm 2014, giá trị NK tôm vào nước này đạt cao nhất do giá tôm thế giới tăng đột biến. Từ 2014-2016, giá trị NK tôm vào nước này có xu hướng giảm dần.

Trên thị trường Thụy Sỹ , Việt Nam phải cạnh tra-nh giá với Ecuador và các nguồn cung ở châu Á như Bangladesh, Thái Lan và Ấn Độ trong khi tôm Việt Nam có giá phải chăng hơn so với các nguồn cung ở châu Âu như Đức, Đan Mạch, Pháp.

Trong 10 năm (2007-2016), Việt Nam luôn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Thụy Sỹ, chiếm tỷ trọng áp đảo khoảng 50% tổng

giá trị NK tôm của Thụy Sỹ. Tiếp đó lần lượt là Đức, Đan Mạch, Ecuador và Bangla-desh.

Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) là 2 sản phẩm chính NK vào Thụy Sỹ. Việt Nam đều là nguồn cung lớn nhất về cung cấp 2 mặt hàng này cho Thụy Sỹ.

Thụy Sỹ miễn thuế NK mặt hàng tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) cho tất cả 5 nguồn cung chính (Việt Nam, Đức, Đan Mạch, Ecuador và Bangladesh).

Ba quý đầu năm nay, NK tôm vào Thụy Sỹ đạt 87,6 triệu USD; tăng 17% so với cùng kỳ năm 2016. Việt Nam vẫn là nguồn cung lớn nhất, chiếm 59% tổng giá trị NK tôm của Thụy Sỹ; tiếp đó lần lượt là Đức, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan.

Thụy Sỹ đứng thứ 10 trong số các thị trường NK tôm chính của Việt Nam, hiện chiếm 1,03% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường.

Tính tới ngày 15/11/2017, XK tôm của Việt Nam sang Thụy Sỹ đạt 34,3 triệu USD; tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam nên tận dụng lợi thế là nguồn cung tôm lớn nhất và thuế suất 0% về cung cấp tôm cho Thụy Sỹ để duy trì và đẩy mạnh XK sang thị trường này.

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Bangkok, Manta: Giá cá ngừ vằn giảm

Giá cá ngừ vằn của Ecua-dor đã giảm nhanh chóng trong những tuần qua, bằng với mức giá ở Bang-kok, Thái Lan.

Giá cá ngừ vằn giao dịch trong tháng 12/2017 tại Bangkok tiếp tục giảm so với mức cao trong tháng 11/2017.

Theo các nguồn tin, phần lớn sản lượng cá ngừ vằn giao dịch trong tháng 12/2017 là từ vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, có giá 1.700-1.750 USD/tấn.

Một số nhà NK của Mỹ cho biết, mức giá trong tháng 12/2017 ở Bangkok là 1.700-1.750 USD/tấn, có một số hợp đồng giao dịch trong tháng 1/2018 được thực hiện ở mức dưới 1.600 USD/tấn. Phần lớn hợp đồng trong tháng 12/2017 thực hiện ở mức 1.700 USD-1.750 USD/tấn.

Các nhà cung cấp Thái Lan cho biết, giá cá ngừ vằn ở Bangkok giảm liên tiếp.

Giá cá cá ngừ vây vàng của châu Á XK sang châu Âu hiện tại có giá 2.250 Euro/tấn.

Một số nguồn tin dự báo

giá tại Bangkok cho các giao dịch trong tháng 1/2018 sẽ tiếp tục giảm.

Mức giá trong tháng 1/2018 sẽ là 1.500 USD-1.600 USD/tấn do sản lượng khai thác phục hồi. Nguồn cung cho Bangkok tăng cũng như sản lượng khai thác ở các vùng Đông nhiệt đới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tăng.

Manta, EcuadorGiá cá ngừ Thái Lan sụt

giảm nhanh chóng đã gây áp lực lên giá cá ngừ vằn tại Manta, trung tâm thương mại cá ngừ của Ecuador.

Mặc dù thực tế là hầu hết các công ty khai thác của Ecuador đã ngừng đánh bắt trong 72 ngày, kể từ ngày 9/11/2017, giá cá ngừ vằn ở Ecuador đã giảm từ 2.000 USD/tấn xuống mức hiện tại là 1.800 USD/tấn.

Đây là mức giảm nhanh chóng kể từ quý 3/2017, khi giá ở Manta đạt mức cao nhất trong năm nay là 2.350 USD/tấn.

Mức giá giảm tại Bang-kok đã tác động lên giá cá ngừ ở Ecuador.

Theo các nguồn tin từ Ecuador, nhu cầu cá ngừ vằn dự kiến sẽ tăng vào tháng 1/2018 sau mức giá giảm trong tháng 12/2017.

Các nhà đóng gói ở Ecua-dor hiện đang mua nguyên liệu từ Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, trong khi một số nhà chế biến khác có nguồn dự trữ đủ cho sản xuất trong 2 tháng.

Thị trường lúa gạo châu Á: Nhu cầu tăng tại Ấn Độ, thị trường Thái Lan và Việt Nam trầm lắng

Giá gạo Ấn Độ tuần này tăng do nhu cầu mạnh từ Bangladesh, trong khi các thị trường Thái Lan và Việt Nam tiếp tục trầm lắng bởi thiếu vắng nhu cầu khi sắp tới kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 10 USD/tấn lên 416 – 419 USD/tấn.

“Xu hướng đã được cải thiện nhờ nhu cầu từ Bang-ladesh. Các thương gia đồn đoán rằng khách hàng này có thể sẽ còn mua thêm nữa trong quý 1 năm tới” Reuters dẫn lời một thương gia ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh miền Nam Ấn Độ cho biết.

Bangladesh sẽ nhập khẩu 150.000 tấn gạo Ấn Độ theo hợp đồng liên chính phủ với giá 440 USD/

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

tấn, thông tin từ lãnh đạo các Bộ Lương thực của hai nước cho biết.

Trong khi đó, cung lúa mới tại Ấn Độ đang tăng lên, nhưng Chính phủ Ấn Độ cũng tích cực thu mua để giữ giá vững.

Đồng rupee tăng giá đã buộc các nhà xuất khẩu Ấn Độ phải nâng giá bán ra nước ngoài.

Tại Thái Lan và Việt Nam, nhu cầu vẫn thấp vì sắp tới Giáng sinh và Năm mới – giai đoạn một số nước nhập khẩu thường tạm nghỉ mua, nhưng các nhà xuất khẩu vẫn lạc quan rằng sẽ có những hợp đồng mới.

“Do sắp hết năm nên khách hàng không mua vào lúc này”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.

Gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm xuống 390 – 400 USD/tấn (FOB Bang-kok), từ mức 401 – 405 USD/tấn tuần trước.

Ngày 12/12, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pra-mudwinai đã hoan nghênh quyết định của Liên minh châu Âu (EU) về việc nối lại các tiếp xúc chính trị “ở mọi cấp” với Bangkok. Ngoại trưởng Thái Lan nói rằng kể từ giờ tất các tiếp xúc chính trị chính thức cũng như các chuyến thăm của lãnh đạo và quan chức các quốc gia thành viên EU và Thái Lan sẽ được triển khai bình thường.

Ông nhận định, việc cải thiện quan hệ này sẽ có các tác động tâm lý tốt đối với giới đầu tư đồng thời nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa Thái Lan và EU về những vấn đề hợp tác kinh tế như thỏa thuận thương mại tự do sẽ được tiến hành “vào đúng thời điểm.”

Trước đó, ngày 11/12, EU đã nhất trí nối lại quan hệ chính trị “ở mọi cấp” với Thái Lan sau 3 năm đình chỉ các quan hệ này để phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo thông cáo của Hội nghị Ngoại trưởng EU cùng ngày, các diễn biến tại Thái Lan trong năm 2017, bao gồm việc thông qua hiến pháp mới và cam kết của Thủ tướng Prayut Chan-ocha về việc tiến hành bầu cử vào tháng 11/2018, khiến việc nối lại tiếp xúc chính trị giữa hai bên trở nên “thích hợp.” Tuy nhiên, các ngoại trưởng EU vẫn tiếp tục kêu gọi Thái Lan phục hồi hoàn toàn nền dân chủ và bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở nước này cũng như việc thiếu tự do ngôn luận.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá 390 – 400 USD/tấn, so với 395 USD/tấn một tuần trước đây.

Các thương gia cho biết một số nhà nhập khẩu Phil-

ippines đã tiếp xúc với các thương gia Việt Nam để bàn về hợp đồng gạo, vì Hiệp hội Lương thực Phil-ippines đã thông qua hạn ngạch nhập khẩu gạo theo Chương trình Khối lượng nhập khẩu tối thiểu 2017.

“Hạn ngạch năm nay có lẽ giảm so với năm trước. Tôi cho rằng các nhà nhập khẩu Philippines có thể mua khoảng 50.000 tấn”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.

Tuy nhyiên, một thương gia khác cho rằng khách hàng có thể sẽ chờ tới khi có nguồn cung mới và giá chào rẻ đi khi vụ chính – vụ Đông xuân – thu hoạch, khoảng tháng 2.

Ấn Độ xóa bỏ hạn chế khối lượng đường thương gia được dự trữ

Chính phủ Ấn Độ ngày 19/12 thông báo nước này đã xóa bỏ những hạn chế về khối lượng đường mà các thương gia được nắm giữ, và cho biết sản lượng sẽ tăng trong năm bắt đầu từ tháng 10/2017.

Ấn Độ - nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới – đã áp quy định về giới hạn lượng dự trữ đối với các thương gia trong niên vụ 2016/17 để kiểm soát giá vì sản lượng giảm do thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới vụ mùa mía.

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Nhiều mặt hàng tôm Việt Nam xuất sang EU hưởng thuế 0%

Theo cam kết, sau khi Hiệp định thương mại tự do FTA EU – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực dự kiến ngày 1-1-2018, hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, EU chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến từ Việt Nam ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu sẽ giảm về 0%. Cụ thể như mặt hàng tôm nguyên liệu mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm hùm xanh ướp đá; tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông lạnh…) sang EU sẽ về 0% từ mức hiện tại là 12,5%.

Thuế sản phẩm tôm mã HS 03061710 (tôm sú PD đông lạnh, tôm sú nguyên con HOSO đông lạnh, tôm sú lặt đầu còn vỏ, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú HLSO tươi đông lạnh, tôm sú đông IQF, tôm thẻ thịt đông lạnh…) giảm về 0% (hiện tại là 20%).

Đối với sản phẩm tôm chế

biến, tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) từ mức 20% hiện tại sẽ điều chỉnh về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; tôm mã HS 16052190 (tôm khác) từ 20% về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Hiện tại, mức thuế GSP mà EU dành cho Việt Nam đối với tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) là 4,2%; tôm chế biến đông lạnh (HS 160521) là 7%. Tuy nhiên, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ của EU để được hưởng mức thuế này. Việt Nam có lợi thế hơn so với 2 nước đối thủ là Thái Lan và Trung Quốc vì 2 nước này không được hưởng GSP của EU.

EU chiếm khoảng 30,6% tổng giá trị nhập khẩu tôm của toàn thế giới. Nhập khẩu tôm của EU dao động từ 6-8 tỉ USD mỗi năm. EU là thị trường nhập khẩu đáng chú ý của tôm Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 với mức tăng trưởng cao, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh. Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU tính tới hiện tại khá tích cực do người tiêu dùng EU ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi và tăng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu các lễ hội

cuối năm.11 tháng năm nay, EU

vươn lên là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm Việt Nam, chiếm 22,2% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Trong thời gian này, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 780,2 triệu USD; tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong quá trình EVFTA đang được phê chuẩn, doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và đối tác để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp.

EU là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… Các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng tốt các yêu cầu tiếp cận thị trường. Nhất là khi FTA có hiệu lực với cơ hội về thuế và tiếp cận thị trường, nhưng nếu không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thì hàng hóa của Việt Nam sẽ không vào được EU dù có lợi thế FTA.

Những điều cần biết về thị trường ô tô Việt Nam từ ngày 1/1/2018

Năm 2018 được dự đoán

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

sẽ là 1 năm đầy biến động của thị trường ô tô Việt Nam do áp dụng nhiều chính sách mớ.

Điều này sẽ khiến giá xe, lượng xe nhập khẩu, ô tô lắp ráp thay đổi và cả những dân buôn ô tô cũng phải chuyển đổi ngành nghề kinh doanh vì không thể cạnh

Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0%

Theo Hiệp định thương mại tự do (AFT) của các nước trong ASEAN, thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ năm 2017 và về 0% vào năm 2018.

Do đó, từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN (chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia) sẽ vào Việt Nam sẽ giảm về 0% với điều kiện áp dụng là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải đặt từ 40%. Điều này chỉ được các hãng công bố trong thông số kỹ thuật chi tiết của xe nên rất khó để xác định được điều đó và theo các chuyên gia rất ít mẫu xe đủ điều kiện này, thường thì một hãng sẽ chỉ có nhiều nhất là hai xe.

Bên cạnh đó, những xe được giảm giá nhiều nhất khi thuế nhập khẩu ô tô về 0% đều thuộc phân khúc xe cao cấp có dung tích xi-lanh trên 3.0L. Ước tính mức giảm từ 200 triệu/chiếc tùy từng mẫu.

Tác động của Nghị định 116/2017

Do thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% đi kèm lo ngại lượng xe nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào nước ta trong năm 2018 nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô áp dụng vào năm 2018. Để đáp ứng những điều kiện kinh doanh của Nghị định 116/2017, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều về chiến lược kinh doanh, giấy tờ, chứng từ để nhập khẩu xe.

Đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, các doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m trong đó phải có:đoạn thẳng tối thiểu 400m, đường dốc lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng, đường đá sỏi, đường trơn ướt, đoạn cua… Ngoài ra, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000 km và phải hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng.

Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu xe ô tô từ năm 2018 gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô

hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1/1/2018.

Nghị định số 125/2017/NĐ-CP

Mới đây, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (BTNKƯĐ).

Nghị định này được cho là dấu chấm hết với ngành ô tô cũ nhập khẩu với mức thuế mới khá cao, thậm chí cao gấp đôi so với hiện nay.

Đối với xe ô tô từ 10-15 chỗ gồm (gồm cả lái xe):

Đối với mức thuế hỗn hợp: Xe ô tô dưới 9 chỗ (gồm cả lái xe) có dung tích xi-lanh trên 1.000 cc

Thuế nhập khẩu linh kiện về 0%

Cũng trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, thuế nhập linh kiện ô tô về Việt Nam sẽ về 0% vào 1/1/2018.

Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, các doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt được những điều kiện cụ thể như sau:

Đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Soá 02 thaùng 01 naêm 2018

* Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh ThuậnĐc: Đường 16 tháng 4, Phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận * Trưởng Ban biên tập: Giám đốc sở* Phó Trưởng Ban biên tập: Phó Giám đốc sở phụ trách hoạt động Văn phòng* Thành viên thường trực: Chánh Văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng sở phụ trách công nghệ thông tin,

Chuyên viên quản trị mạng: Thư ký* Các Thành viên: Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Trưởng phòng

Quản lý công nghiệp, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Trưởng phòng Quản lý năng lượng.

Nơi in: Cty CP In Ninh Thuận. Giấy phép xuất bản số: 02/GP-XBBT, ngày cấp 19\12\2017 của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận. Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm, Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

Doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4 (giai đoạn từ 2018 – 2021) và mức EURO 5 từ 2022 trở đi và đạt đủ sản lượng sản xuất xe theo quy định.

Sản lượng xe sản xuất lắp ráp và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết phải đạt được hàng năm, để lắp ráp xe.

Doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ cùng dân buôn tháo chạy

Theo chia sẻ của nhiều dân buôn và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhỏ, những chính sách mới như Nghị định 116 và 125 mới đây khiến cho ngành công nghiệp ô tô chỉ còn là cuộc chơi của các "ông lớn". Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể áp dụng những điều kiện kinh doanh như có cơ sở bảo dưỡng bảo hành hay giấy chứng nhận chất lượng ô tô từ nhà sản xuất nước ngoài với những

xe nhập khẩu.Vì vậy, hầu hết các doanh

nghiệp nhỏ lẻ đã phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, những showroom, cửa hàng bán ô tô lẻ, ô tô cũ cũng vì thế mà thưa dần và tương lai sẽ bị xóa sổ. Điều này cũng đồng nghĩa người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm chất lượng, ô tô chính hãng.

Nhìn chung, những chính sách của Chính phủ áp dụng với ô tô từ 1/1/2018 chỉ nhằm mục đích bảo về người tiêu dùng và hạn chế xe mới, ô tô cũ nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về 0%.

Thông báo một số mặt hàng dệt may vượt ngưỡng QĐ trong Hiệp định VN-EAEU FTA

Khi đạt ngưỡng trigger levels, Liên minh có thể áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các mặt hàng liên quan trong khoảng thời

gian khoảng 6 tháng.Ngày 14 tháng 12 năm

2017 Ủy ban Liên minh kinh tế Á - Âu (Vụ Bảo vệ thị trường trong nước) có công hàm số 14-674 thông báo về việc số lượng mặt hàng đồ lót (mã HS 6107, 6108, 6207, 6208, 6112) và quần áo trẻ em (mã HS 6111 20, 6111 30, 6111 90, 6209), được nhập khẩu từ tháng 1 tới tháng 10 năm 2017 vào lãnh thổ Liên minh, đạt 173.330 kg và 112.732 kg và đã vượt ngưỡng trigger levels cho năm 2017 được quy định theo Phụ lục 2 của Hiệp định VN-EAEU FTA.

Theo cam kết trong Hiệp định EAEU FTA, khi đạt ngưỡng trigger levels, Liên minh có thể áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các mặt hàng liên quan trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng.

Bộ Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minh được biết.