möøng xuaân bính thaân mục lục 2016 tin 2016/ky 04 2016.pdf · mạnh thực hiện việc...

20
Mc lc m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-05 : Tin trong tỉnh Trang 06-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-10 : Xuất nhập khẩu Trang 11-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 16-18 : Tin thế giới Trang 19-20 : Doanh nghiệp cần biết SOÁ 04 T02-2016 Bính Thaân 2016 Möøng Xuaân Möøng Xuaân

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Muc luc

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùngquan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-05 : Tin trong tỉnh

Trang 06-08 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 09-10 : Xuất nhập khẩu

Trang 11-15 : Sản xuất kinh doanh

Trang 16-18 : Tin thế giới

Trang 19-20 : Doanh nghiệp cần biết

SOÁ 04T02-2016

Bính Thaân2016

Möøng XuaânMöøng Xuaân

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHCHI BỘ SỞ CÔNG

THƯƠNG NINH THUẬN SINH HOẠT ĐẦU NĂM 2016

Thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Ngày 29/01/2016, chi bộ Sở Công Thương tổ chức sinh hoạt đầu năm 2016. Nội dung sinh hoạt đảm bảo theo quy định, việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắn với đẩy mạnh thực hiện việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của cấp ủy cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu để chi bộ thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng đảng viên;

Nội dung sinh hoạt, chủ yếu tập trung triển khai một số vấn đề trọng tâm như: Thông qua Nghị quyết chuyên đề về việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2016; nghị quyết thực hiện nhiệm vụ tháng 01 và phương hướng, nhiệm vụ tháng 02/2016. Về công tác quán triệt, học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Chi bộ triển khai đến toàn thể đảng viên: Thông

tin nhanh các văn kiện Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 12/10/2015 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đảm bảo thực hiện thắng

lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020; quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết

Đồng chí Nguyễn Thanh Hoan – Bí thư Chi bộ trao Quyết địnhTặng Huy hiệu 30 năm tuổi đảng cho đồng chí Nguyễn Bá Đoán

Đồng chí Nguyễn Thanh Hoan – Bí thư Chi bộ trao Quyết địnhcông nhận đảng viên chính thức và Quyết định phát thẻ đảng viên

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

của Đảng. Về công tác phổ biến, tuyên truyền: Thông tin nhanh kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; phổ biến Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 21/12/2015 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân tái định cư các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; phổ biến Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 23/12/2015 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc tổ chức các hoạt động Mừng Đảng-Mừng Xuân và đón tết Nguyên đán Bính Thân 2016; tiếp tục đẩy

mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TU ngày 03/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh;

Cũng tại buổi sinh hoạt, chuẩn bị Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2016) gắn với kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941- 28/1/2016) và

đón Tết Bính Thân. Chi bộ Sở Công Thương đã công bố Quyết định số 198-QĐ/TU ngày 14/01/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về Tặng Huy hiệu 30 năm tuổi đảng đợt 03/02/2016 cho đảng viên Nguyễn Bá Đoán. Đồng thời, chi bộ công bố và trao Quyết định công nhận đảng viên chính thức và Quyết định phát thẻ đảng cho 4 đồng chí: Nguyễn Đức Thuận, Bùi Thị Thúy Nga, Huỳnh Hữu Tinh, Nguyễn Thị Kim Toàn./.

Phòng QLCN

LÃNH ĐẠO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THĂM VÀ CHÚC TẾT NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẦU NĂM BÍNH THÂN 2016

Sáng ngày 15/02/2016 (Mùng 8 Tết) ngày làm việc đầu tiên sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán Bính Thân 2016, đồng chí Phạm Văn Hậu-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã đến thăm và chúc Tết đầu năm với Lãnh đạo và toàn thể công chức Sở Công Thương, đồng chí cũng đã xác định vai trò, vị trí quan trọng của ngành đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, yêu cầu Sở Công Thương cần chỉ đạo quán triệt công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay sau những ngày nghỉ Tết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản

xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp,... đặc biệt năm 2016, là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020, là tiền đề quan trọng cho những năm tiếp theo nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ XIII đã đề ra. Tiếp theo chương trình

thăm và chúc Tết đầu năm, đồng chí Phạm Văn Hậu-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với Lãnh đạo Sở Công Thương đến thăm và tặng quà các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và thương mại trong tỉnh sau thời gian nghỉ

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnhthăm, chúc Tết Sở Công Thương Ninh Thuận

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnhthăm, chúc Tết Công ty Cổ phần Thương mại Bia

Sài Gòn Nam Trung Bộ

tết Nguyên đán Bính Thân 2016, gồm một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa Phan Rang, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Nam Trung Bộ, Nhà máy Nước Tháp Chàm thuộc Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận, Công ty Cổ phần FOCOCEV Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ông và Công ty Cổ phần Thủy điện Quảng Sơn.

Đến thăm tại các đơn vị, đồng chí Phạm Văn Hậu đã

nghe đại diện một số doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 và kế hoạch năm 2016; tiến độ triển khai dự án đầu tư dự kiến hoàn thành và thực hiện trong năm 2016. Đồng chí Phạm Văn Hậu-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm qua; đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc đầu tư đổi mới

thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh để hoạt động sản xuất-kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn; chăm lo tốt đời sống người lao động,…

Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh gửi lời chúc sức khỏe và thành công trong năm mới đến toàn thể lãnh đạo, nhân viên và người lao động các doanh nghiệp; chúc doanh nghiệp phát triển bền vững, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong năm 2016./.

PHÒNG QLCN

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnhthăm, chúc Tết Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn -

Ninh Thuận

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc Tết Nhà máy nước Tháp Chàm

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc Tết Công ty CP Fococev Ninh Thuận

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

THĂM TẶNG QUÀ VÀ CHÚC TẾT CÁN BỘ HƯU TRÍ NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Ngày 26/01/2016, Sở Công Thương tổ chức 02 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà và chúc Tết 23 cán bộ hưu trí ngành công thương tỉnh Ninh Thuận do ông Phạm Đăng Thành Phó Giám đốc sở làm Trưởng đoàn.

Tại mỗi nơi đến, Đoàn đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, thông tin đến các đồng chí cán bộ hưu trí về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ngành công thương tỉnh nhà trong năm 2015 và những định hướng trọng tâm trong năm 2016. Cũng trong dịp Tết đến Xuân về, ông Phạm Đăng Thành Phó Giám đốc Sở

Công Thương thay mặt Đoàn gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới mỗi cán bộ hưu trí và gia đình đón Tết nguyên đán Bính Thân 2016 thật vui tươi, ấm áp và mong các đồng chí tiếp tục có nhiều ý kiến đóng

góp, giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy truyền thống cách mạng, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và của ngành công thương tỉnh nhà nói riêng./.

VĂN PHÒNG SỞ

Bà Trần Kim Yến – Phó Chánh Văn phòngđại diện trao quà cho cán bộ hưu trí

THĂM HỎI, TẶNG QUÀ TẾT CHO ĐỒNG BÀO XÃ PHƯỚC THẮNG HUYỆN BÁC ÁI TỈNH NINH THUẬN

Sáng ngày 02/02/2016, Sở Công Thương Ninh Thuận phối hợp Hội nông dân tỉnh và với nguồn ủng hộ, đóng góp của 07 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (Công ty điện lực

Ninh Thuận, Công ty CP mía đường Phan Rang, Công ty CP xây dựng Ninh Thuận, Công ty thuốc lá Hiệp Tâm, Chi nhánh ngân hàng Công Thương, Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh ngân hàng Liên việt (Postbank) tổ chức Đoàn thăm hỏi, chúc Tết và tặng 180 suất quà cho

đồng bào Raglai thuộc diện hộ chính sách, hộ nghèo, khó khăn và 07 suất quà cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc và Chi hội nông dân xã Phước Thắng.

Chương trình tổ chức thăm hỏi, tặng quà đồng bào Raglai xã Phước Thắng nhân dịp Tết cổ truyền là hoạt động

Ông Nguyễn Thanh Hoan Giám đốc Sở Công Thương chúc Tết lãnh đạo, cán bộ xã Phước Thắng

Ông Nguyễn Thanh Hoan Giám đốc Sở Công Thương và lãnh đạo các doanh nghiệp trao quà

cho đồng bào xã Phước Thắng

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT BÍNH THÂN: GIÁ TĂNG TỪNG NGÀY

Tuần cuối cùng trước Tết, thực phẩm tăng giá chóng mặt. Rau xanh tăng giá gấp đôi, gấp 3 lần. Các loại thịt gà, lợn cũng loạn giá theo ngày. Nguyên nhân tăng giá thực phẩm chủ yếu do trời rét, nguồn cung giảm và do người bán lẻ nghỉ bán về quê, tiểu thương tha hồ hét giá.

Giá rau tăng gấp đôi, gấp 3 lần

Khảo sát ngày 2/2, tại các chợ truyền thống ở Hà Nội như chợ Hôm (Hai Bà Trưng), chợ Yên Phụ (Tây Hồ), chợ Cầu Giấy, chợ Nghĩa Đô… giá thực phẩm tăng chóng mặt khiến người tiêu dùng ngỡ ngàng. Tại chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội), giá cà chua tăng lên 35.000 đồng/kg, tăng gần 3 lần so với trước đó 1 tuần. Giá rau cải bắp tăng từ 8.000

đồng lên 19.000 đồng/kg. Giá rau muống từ 5.000 đồng tăng lên 13.000 đồng/bó. Rau cải cúc 6.000 đồng/bó; su hào lên 10.000 đồng/củ. Cải ngọt tăng lên 30.000 đồng/kg.

Một tiểu thương bán rau chợ Cầu Giấy cho biết, ra chợ Long Biên lấy hàng mà giật mình, bởi giá tăng gần gấp đôi ngày thường, nguồn cung cấp rau cũng giảm. Không dám nhập nhiều hàng, rau đắt, người dân mua ít lắm. Nguyên nhân, do đợt rét kéo dài, rau không phát triển, nhiều loại chịu lạnh kém như rau muống, mùng tơi… chết gần hết. Rau chủ yếu do các gia đình trồng trong nhà kính, phủ túi ni lông nên giá cao hơn thường ngày. Nhiều tiểu thương sau tết ông Công, ông Táo nghỉ bán hàng để sắm tết, bù lại một năm bận rộn, khiến nguồn cung rau giảm, đại lý rau tha hồ hét giá.

Tại các chợ dân sinh, dù đã thành thông lệ cứ gần tết rau

sẽ tăng giá nhưng chưa năm nào giá cao như năm nay khiến người tiêu dùng ngỡ ngàng.

Gia cầm, đồ khô tăng giá theo ngày

Những năm gần đây, người dân có xu hướng mua gà thịt trước tết khoảng 1 tuần, tự nuôi nhốt đề chờ dư lượng thực phẩm tăng trọng còn lại trong gà tiêu hết. Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, tiểu thương “hét” giá bán gà theo từng ngày. Tại chợ Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội), giá gà ta là 150.000 đồng/kg, tăng 20.000 -30.000 đồng/kg; giá gà công nghiệp lên 90.000 đồng/kg; vịt 85.000 đồng/kg…

Một tiểu thương chuyên bán gà thả vườn tại chợ Linh Đàm (Hoàng Mai) cho biết, chủ yếu bán cho khách quen nhưng lượng đặt hàng tăng lên đột biến. Để giữ khách, gia đình chị phải tìm mua ở quê mới đủ. Giá gà bán tại chuồng tăng lên nhưng tôi không dám

thường niên của Sở Công Thương nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phát huy truyền thống nhân ái, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ đồng bào nghèo Raglai thuộc xã Phước Thắng huyện Bác Ái đón Tết, vui xuân Bính Thân 2016 trong không khí tươi vui, hạnh phúc.

Tại buổi trao quà và gặp gỡ lãnh đạo, cán bộ xã Phước Thắng, ông Katơ Phương Chủ

tịch UBND xã Phước Thắng đã cảm ơn tình cảm sự quan tâm, chia sẻ của các doanh nghiệp trong nhiều năm qua đã cùng với Sở Công Thương giúp bà con có thêm niềm vui mỗi khi Tết đến, Xuân về và chia sẽ thông tin tình hình kinh tế-xã hội, đời sống của đồng bào raglai xã Phước Thắng. Thay mặt Đoàn đi thăm chúc Tết và tặng quà, ông Nguyễn Thanh Hoan Giám đốc Sở Công Thương

gửi lời chúc sức khỏe đến bà con, lãnh đạo và cán bộ xã Phước Thắng đón Tết nguyên đán Bính Thân 2016 thật vui tươi, ấm áp và cũng mong các doanh nghiệp cùng gắn bó, đồng hành với Sở Công Thương tiếp tục thể hiện tính nhân văn, tinh thần tương thân tương ái, nghĩa cử cao đẹp đối với cộng đồng xã hội nói chung và đồng bào xã Phước Thắng nói riêng./.

VĂN PHÒNG SỞ

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

tăng giá nhiều để giữ uy tín và mối quen. Gà bán được nhiều nhưng không lời lãi bao nhiêu.

Các loại thịt lợn, giò chả cũng tăng giá từng ngày với mức tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg. Mức tăng giá tùy thuộc vào lượng khách mua hàng. Càng đông khách mua, giá càng tăng thêm.

Một tiểu thương chợ Đồng Xuân cho biết, nắm bắt nhu cầu mua dự trữ các mặt hàng khô như mộc nhĩ, nấm hương, miến… nhiều tiểu thương chợ đầu mối ở Hà Nội như Long Biên, Đồng Xuân, nói thách giá cao. Lượng khách buôn, khách quen lấy hàng trước tết cả tháng. Thời điểm này chủ yếu là khách vãng lai, cả năm đến mua 1 lần, tôi bán giá cao bằng với giá bán ở các chợ. Năm nay, các mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc, đóng trong bao tải rồi về chia nhỏ bán cho khách như mọi năm.

Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán, người dân có truyền thống mua sắm, tích trữ hàng hóa khiến nhu cầu tăng lên. Nhiều người bán hàng (phổ biến ở chợ dân sinh) ép giá, đội giá tăng cao so với ngày thường. Để mua được hàng đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, người dân nên chọn các siêu thị, cửa hàng uy tín, điểm bán hàng bình ổn giá.

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ TRONG NƯỚC TUẦN QUA: MIỀN BẮC THỜI TIẾT BẤT THƯỜNG GIÁ RAU XANH TĂNG MẠNH

Dẫn nguồn tin từ Bộ Nông Nghiệp, diễn biến thời tiết bất thường, mưa to kèm rét đậm đến mức kỷ lục trong những ngày qua tại Hà Nội và một

số tỉnh phía Bắc khiến nhiều loại rau xanh đội giá tăng gấp 2-3 lần so với trước. Mặc dù, giá rau đắt, nhưng người tiêu dùng vẫn phải tranh nhau vì nguồn cung không đủ cầu. Cụ thể, rau cải xanh tăng giá từ 12.000 đ/kg lên 22.000 đ/kg, bắp cải cũng tăng từ 10.000 đ/bắp lên 22.000 đ/bắp, rau cần tăng thêm 12.000 đ/kg lên mức giá 21.000 đ/kg; khoai tây được bán với giá 17.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg); su hào tăng 6.000 đ/củ) hiện được bán 10.000 đ/củ, rau cải cúc có giá 10.000 đ/mớ tăng gấp 3 lần so với trước.

Tuy nhiên, thị trường rau củ trong tuần qua tại Lâm Đồng có xu hướng giảm do nguồn cung khá ổn định trong khi nhu cầu không tăng mạnh với điều kiện thời tiết thuận lợi trong thời gian qua. Cụ thể, giá hoa lơ giảm 1.000 đ/kg xuống 7.000 đ/kg, cà rốt giảm 1.000 đ/kg xuống 6.000 đ/kg, củ dền giảm 1.000 đ/kg xuống 5.000 đ/kg và cải bó xôi giảm 1.000 đ/kg xuống 8.000 đ/kg.

Tại Đồng Nai, sản lượng bưởi loại 1 và 2 (từ 0,9 kg trở lên) phục vụ Tết Nguyên đán năm nay giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó số lượng trái nhỏ chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân là trong đợt ra trái vụ Tết cho cây bưởi đã gặp bất lợi về thời tiết, người dân cũng đã có các biện pháp xử lý nhưng sản lượng không đạt như kỳ vọng. Hiện giá bưởi Tân Triều bán ra tương đương với cùng kỳ năm ngoái, trong đó bưởi đường lá cam giá 800.000 đồng/chục (12 trái), bưởi da xanh giá 1-1,2 triệu đồng/chục.

Về tình hình nhập khẩu, theo số liệu Tổng cục Hải quan,

tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả năm 2015 đạt 1,842 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2014. Ước giá trị này trong tháng đầu năm 2016 đạt 170 USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2015. Mặt hàng rau quả được xuất khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc với tỷ lệ thị phần chiếm 64,9%, kế tiếp là Nhật Bản chiếm 4%, Hàn Quốc chiếm 3,6% và Hoa kỳ chiếm 3,2%.

Mặc dù là quốc gia nhiệt đới với nguồn cung trái cây lớn, song lượng nhập khẩu trái cây của Việt Nam trong năm 2015 cũng tăng lên so với năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu rau quả trong năm 2015 đạt 622 USD, tăng 19,3% so với năm 2014. Ước trong tháng 1/2016, con số này là 60 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2015.

THỊ TRƯỜNG HOA CÂY CẢNH: GIÁ ĐÀO TẾT TĂNG MẠNH DO THẤT MÙA

Tại khu vực Quân khu 7, phần lớn cành đào vẫn được bọc kín trong bao nilông để tránh sốc nhiệt. Đây là năm thứ hai điểm bán này được chuyển từ công viên Hoàng Văn Thụ qua. Theo các chủ vựa, năm nay lượng đào mang vào TP ít hơn một nửa so với mọi năm.

Chủ vựa đào tại Gia Lộc, Hải Dương chi biết, hơn 70% gốc đào nằm lại vườn do thời tiết lạnh, bông không nở đúng dịp tết. Cả vườn hơn 2.000 gốc nhưng chỉ tuyển được gần 400 gốc đem vào TP phục vụ bà con.

Do khan hiếm, giá đào năm nay tăng mạnh so với những năm trước. Mọi năm, khách chỉ cần bỏ ra 500.000 - 600.000

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

đồng là mua được một chậu đào đẹp, nhưng năm nay hầu hết chậu đào có giá khoảng 1 triệu đồng/chậu.

Theo quan sát, những chậu có giá thấp đã được khách đặt mua từ sớm. Hiện khách muốn chơi đào dịp tết phải bỏ ra 3-5 triệu đồng mới có thể chọn được gốc đào ưng ý.

Các giống đào vẫn phong phú như đào bụp siêu nụ, đào rừng, đào phai hồng phớt cánh sen... đáp ứng nhu cầu chưng tết. Còn tại công viên 23-9, đa số gốc đào có giá từ 5 triệu đồng trở nên. Mặc dù tăng giá nhưng khách vẫn chọn mua khá tấp nập.

Trong khi đó, mai kiểng từ các tỉnh miền Trung và miền Tây cũng tập kết về TP, trong đó các chậu mai cỡ nhỏ dạng bonsai có giá 300.000 - 1 triệu đồng được khách chọn mua nhiều.

Tại Hà Nội, giá hoa tăng theo sức mua. Sau hơn chục ngày rét đậm rét hại, đến hôm 2-2, nắng đã lên khiến không khí tết ở Hà Nội rộn ràng hẳn lên. Giá hoa tại một số điểm bán hoa trong nội thành Hà Nội tăng mạnh so với mấy ngày qua.

Như cành đào bích ở chợ Bưởi mấy hôm trước giá chỉ khoảng 120.000 – 150.000 nhưng nay giá đã lên tới 200.000 đồng.

Chủ cửa hàng cây cảnh trên phố Lê Văn Lương, cho hay nếu trời cứ rét đậm, rét hại kèm mưa như mấy hôm trước thì người trồng hoa trắng tay sau cả năm vất vả. May mà trời có nắng, hoa nở đẹp và người đi mua nhộn nhịp. Sức mua tăng vọt. Như gốc đào thế 5 năm

tuổi, mấy hôm rét thì 2 triệu đồng là bán ngay, nhưng hôm nay thì 3 triệu mới bán, còn thuê thì phải 2,5 triệu đồng.

Quất năm nay được xem là được giá. Tùy theo thế cây và cây to hay bé nhưng giá cũng tăng 20-30% so với đầu vụ.

Cùng với đào và quất giá hoa tại Đà Lạt ở mức khá cao.

Tại làng hoa Hà Đông - làng hoa đầu tiên của Đà Lạt, các nhà vườn cũng gấp gáp chọn cắt những cành hoa cúc đẹp nhất cung cấp ra thị trường. Nào cúc kim cương, cúc đại đóa, cúc saphia, tua xanh… đủ cả loại màu sắc khác nhau, mỗi loại một vẻ khoe sắc chào Xuân.

Giá hoa Tết Đà Lạt đang ở mức khá cao nên nhiều nhà vườn rất phấn khởi. Hoa lyly bán tại vườn dao động từ mức 170.000-200.000 đồng/bó 5 cành, hoa cát tường 55.000-65.000 đồng/kg, hoa cúc các loại dao động từ 2.500-3.500 đồng/cành…

Đặc biệt hoa layơn tại Hiệp An, vùng trồng layơn Tết lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, mấy ngày nay giá tăng cao đáng kể, dao động từ 3.000-5.000 đồng/cành (một bó 10 cành khoảng 30.000-50.000 đồng), cao gấp 10 lần so với hơn một tuần trước. Nguyên nhân do trước đó có đến một nửa diện tích hoa Tết ở Hiệp An đã bung nở sớm khiến lượng hoa bị sụt giảm đáng kể khi vào cao điểm như hiện nay.

Trái ngược với không khí nhộn nhịp của Đà Lạt, các chợ hoa trước khu vực Phu Văn Lâu, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh và nhiều đường phố ở thành phố Huế, tỉnh Thừa

Thiên-Huế, đến thời điểm hiện tại vẫn thưa vắng người mua.

Ở các chợ Bến Ngự, An Cựu, Đông Ba, nhiều loại hoa giá rẻ chưa từng thấy. Điển hình là hoa layơn nhập từ Đà Lạt, Phú Yên chỉ có giá từ 10.000-15.000 đồng/10 bông. Đã công tác ở Huế mấy chục năm bây giờ chị Vân mới thấy lần đầu tiên có tình trạng hoa rẻ như vậy, chứ mấy năm trước 10 bông hoa layơn có giá xấp xỉ 100.000 đồng.

TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM GIẢM GIÁ XĂNG DẦU TỪ 15 GIỜ 00 NGÀY 03/02/2016

Ngày 03/02/2016, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) chính thức giảm giá các mặt hàng xăng dầu;

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 ngày 03 tháng 02 năm 2016 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.

Giá xăng dầu do Petrolimex công bố tại đây áp dụng tại hệ thống phân phối của Petrolimex trên lãnh thổ Việt Nam; gồm: Các cửa hàng xăng dầu (CHXD) Petrolimex; CHXD của các thương nhân làm đại lý, tổng đại lý bán xăng dầu của Petrolimex và CHXD của các thương nhân nhận quyền bán lẻ dưới hình thức nhượng quyền thương mại từ Petrolimex.

Giá xăng dầu do Petrolimex công bố tại đây không áp dụng đối với các CHXD thuộc hệ thống phân phối của thương nhân phân phối xăng dầu và không có dấu hiệu nhận diện thương hiệu Petrolimex.

Giá công bố tại đây được

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

công khai tại trang tin điện tử (website) www.petrolimex.com.vn, các công ty xăng dầu thành viên Petrolimex và bảng đèn LED tại trụ sở Tập đoàn - số 1 Khâm Thiên, Hà Nội.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 của Liên bộ Công Thương - Tài chính(Petrolimex gọi tắt là “Vùng 2”); Tổng giám đốc Petrolimex trao quyền Giám đốc các công ty xăng dầu thành viên Petrolimex trực tiếp quyết định giá bán thực tế tại địa bàn tổ chức kinh doanh nhưng không được vượt mức giá vùng 2 nêu trên.

Lãnh đạo Petrolimex cho biết: Việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Quyết định về giá bán xăng dầu số 039/PLX-QĐ-TGĐ do Phó tổng giám đốc Petrolimex Phạm Đức Thắng ký ban hành đã được gửi đến tất cả các đơn vị thành viên Petrolimex và báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Tổ liên ngành điều hành giá xăng

dầu.Các đơn vị thành viên

Petrolimex khi ban hành quyết định giá bán lẻ xăng dầu trên hệ thống phân phối của mình phải gửi Quyết định giá đã ban hành về Sở Công Thương tỉnh/thành phố và Tập đoàn để báo cáo.

Theo văn bản số 1273/BCT-TTTN của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 15 giờ 00 ngày 03/02/2016 không thay đổi so với văn bản số 564/BCT-TTTN ngày 19/01/2016 của Bộ Công Thương về điều hành kinh doanh xăng dầu.

Trung tâm TTCN&TM

NHỮNG THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHÍNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2015

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, có 29 thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tổng kim ngạch 147,36 tỷ USD, chiếm 90,9% tổng trị giá xuất khẩu cả nước.

Trong khi đó, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đối với nhập khẩu là 19 thị trường, tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á

năm 2015 đạt 214,9 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhất.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79 tỷ USD, giảm tới 16,2%.

Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn

đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD tăng 13.9% so với năm 2014.

Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại 5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%...

Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

5,1% của năm 2014.Các mặt hàng chính nhập

khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện 3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ sắt thép 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...

Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% so với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với trị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,…

Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD.

Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm 32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,…

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ, (tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014.

Bên cạnh đó xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.

XUẤT KHẨU GẠO 2016: CẦN CHỦ ĐỘNG HƠN TRONG CÁC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Năm 2016, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức do quá phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và các thị trường truyền thống. Để tránh phụ thuộc, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm hợp đồng thương mại.

Theo phân tích của Cơ sở dữ liệu thương mại (UN Comtrade) - Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD) từ 2016 phân khúc gạo cấp thấp có xu hướng dư thừa nguồn cung. Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Indonesia và Philippines đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp gạo và giảm nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Campuchia và Myanmar lại gia tăng bán gạo ở thị trường châu Á, châu Phi. Hiện lượng gạo tồn khocủa Thái Lan, Ấn Độ còn rất lớn, trong khi đó đồng Bath (Thái Lan) và Rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh hơn so với VND vì thế áp lực giảm giá bán để tranh thầu ở các hợp đồng tập trung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn.

Phân tích cụ thể, chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho rằng, nhiều năm nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng tập trung cấp Chính phủ và các thị trường truyền thống.

Thời điểm 5-7 năm trước các thị trường Malaysia, Indonesia và Philippines nhập khẩu mạnh các loại gạo phẩm cấp trung

bình và thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, các quốc gia này thực hiện chính sách tự túc lương thực khiến cho nhu cầu bị thu hẹp. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam chuyển sang bán gạo chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Nhưng thị trường này lại thường xuyên “nóng- lạnh” khiến hoạt động xuất khẩu gạo trở nên bấp bênh.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trung Kiên (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp - ISPARD) cho rằng, nếu tiếp tục phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và các bạn hàng truyền thống thì nguy cơ cả khối lượng và giá bán của gạo Việt Nam tiếp tục giảm là không tránh khỏi. Bởi những năm qua việc bỏ thầu ở các thị trường Philippines, Indonesia ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Gạo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với Thái Lan mà còn chịu áp lực buộc phải hạ giá bán mới có thể trúng thầu trước những đối thủ khác là Ấn Độ, Pakistan thậm chí cả Campuchia. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất hiện nay là Trung Quốc thì liên tiếp các năm qua thị phần gạo Việt Nam đều sụt giảm. Thời điểm 2012-2013 gạo Việt chiếm tới 65% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này, nhưng sang năm 2014 giảm xuống còn 53%, đến năm 2015 khả năng chỉ còn dưới 40%.

Là địa phương có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước, ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết, từ kinh nghiệm của Long An, để tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường hay hợp đồng

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

tập trung, những năm qua các đơn vị xuất khẩu gạo của Long An rất tích cực trong việc chủ động tìm kiếm các hợp đồng thương mại riêng. Thực tế cho thấy, trong tổng sản lượng trên 6 triệu tấn gạo mà Việt Nam xuất khẩu mỗi năm thì chỉ riêng Long An đã chiếm trên 1 triệu tấn.

Ông Hồng cho biết thêm, trong năm 2016 Long An vẫn chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng thương mại và tập trung vào sản xuất các sản phẩm gạo có chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, để

không phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và một số thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xóa bỏ tâm lý ỉ lại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và phải nâng cao chất lượng hạt gạo để tăng giá bán, lợi nhuận.

Trung tâm TTCN&TM

THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ NGUYÊN LIỆU NĂM 2016 VÀ DỰ BÁO 2016Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới năm 2015 biến động theo xu hướng giảm

dần, tăng nhẹ vào giữa năm sau đó giảm trở lại. Tính chung, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới năm 2015 vẫn giảm mạnh so với năm 2014, do nguồn cung dồi dào và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Cùng với xu hướng giá thế giới thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước năm 2015giảm không đáng kể, 1,6% so với năm ngoái, do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có quá nhiều phí.Trong đó phí vận chuyển của Việt Nam luôn tăng cao hơn các nước trong khu vực và đồng đô la Mỹ gia tăng.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNGDiễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu năm 2015Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới tháng 12/2015 tăng trở lại so với tháng

trước đó, nhưng giảm mạnh so với cùng tháng năm ngoái, do nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – gia tăng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, so với năm ngoái, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới trung bình tháng trong năm 2015 vẫn giảm mạnh. Cụ thể, giá đậu tương trung bình năm 2015 giảm 24,1%; ngô giảm 11,8%, lúa mì giảm 15,4%, đồng thời giá bột cá cũng giảm 8,2%, tất cả đều so với cùng kỳ năm 2014.

Giá ngô trên thị trường thế giới tháng 12/2015 tăng nhẹ trở lại, lên 168,6 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 18/12/2015, tăng 1,55% so với tháng trước đó nhưng giảm 5,64% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân, một phần là do Bộ nông nghiệp Mỹ đã giảm mức dự báo về sản lượng ngô thế giới niên vụ 2015-2016 xuống còn 973,87 triệu tấn, giảm mạnh 22,25 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết bất lợi ở những nước trồng chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất ngô. Tuy nhiên, nhu cầu suy giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế toàn cầu cũng hỗ trợ giá.

Triển vọng sản lượng vụ thu hoạch lúa mì toàn cầu niên vụ 2015/16 sẽ đạt mức cao 734,93 triệu tấn, tăng 0,27% so với dự đoán của USDA hồi tháng 11/2015 và tăng 1,17% so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng lúa mì tại Australia và EU. Tuy nhiên, giá lúa mì trong tháng 12/2015 vẫn tăng nhẹ, lên 204,5 USD/tấn, tăng 0,54% so với tháng trước đó nhưng giảm 21,9% so với cùng tháng năm ngoái.

Giá đậu tương trong tháng 12 đã tăng nhẹ 1,23% so với tháng trước đó song giảm mạnh 14,7% so với cùng tháng năm ngoái. Mặc dù, dự kiến sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2015/16 sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 320,11 triệu tấn, tăng mạnh 2,86 triệu tấn so với niên vụ trước.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

Trong tháng 12/2015, giá bột cá cũng tăng nhẹ lên 1.756 USD/tấn, tăng 0,13% so với tháng 11 nhưng giảm mạnh 26,5% so với tháng 12/2014. Nguyên nhân là do hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương gây ảnh hưởng tiêu cực đến khai thác cá cơm Peru nửa cuối năm nay, trong khi nhu cầu bột cá tăng cao vào những tháng cuối năm.

Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam phụ thuộc vào 50% nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Brazil… Do vậy, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước không những chịu ảnh hưởng bởi biến động giá thế giới mà còn bởi tỉ giá hối đoái, đặc biệt đồng đô la Mỹ trong năm 2015 tăng mạnh.

Hiện tại, so với cùng kỳ năm ngoái, giá cám gạo ổn định ở mức 5.800 đ/kg; khô đậu tương giảm 100 đ/kg, xuống còn 13.300 đ/kg; giá ngô giảm 100 đ/kg, xuống còn 5.200 đ/kg và giá bột cá dao động từ 18.000 đến 24.000 đ/kg tùy loại. Tính chung, giá TĂCN và nguyên liệu trong nước năm 2015 giảm không đáng kể 1,6% so với năm 2014.

II. CUNG – CẦU1. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu năm

2016NgôDự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2015/16 giảm xuống còn 973,87 triệu tấn, giảm 22,25

triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết bất lợi ở những nước trồng chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất ngô. Dự trữ ngô cuối vụ của thế giới đạt 211,85 triệu tấn, tăng 3,66 triệu tấn so với đầu vụ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng – nước có thời tiết thuận lợi đã hậu thuẫn đến khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 1,36 triệu tấn lên 45,34 triệu tấn. Hầu hết các quốc gia kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có lượng dự trữ cuối vụ giảm so với đầu vụ. Duy chỉ Trung Quốc có lượng dự trữ cuối vụ vượt trội so với đầu vụ, tăng 13,95 triệu tấn, nước có lượng dự trữ tăng nhẹ như Canada tăng 0,25 triệu tấn.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2015/16 sẽ đạt 346,82 triệu tấn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này sẽ còn dư thừa khoảng 45,05 triệu tấn. Brazil giữ vị trí thứ hai với lượng dư thừa 22,5 triệu tấn, tiếp đến là FSU-12 với lượng dư thừa 18,3 triệu tấn, Argentina với lượng dư thừa 15,6 triệu tấn, Ukraine với lượng dư thừa là 14,6 triệu tấn. Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, EU-27 có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 18,25 triệu tấn cho niên vụ 2015/16, tiếp đến là Nhật Bản với 14,7 triệu tấn, Mexico với 10,8 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 10,24 triệu tấn, và Hàn Quốc với 10,02 triệu tấn, sau cùng là Ai Cập với 8,5 triệu tấn … Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới năm 2016ĐVT: triệu tấn

2015/16 Dự trữ đầu vụ

Cung Tiêu thụDự trữ cuối vụSản lượng Nhập

khẩuNgành TACN Nội địa Xuất khẩu

Thế giới 208,19 973,87 123,34 596,12 970,2 117,69 211,85Mỹ 43,98 346,82 0,76 134,63 301,77 44,45 45,34Các nước còn lại 164,22 627,05 122,58 461,49 668,44 73,24 166,52Nước XK chủ yếu 13,98 119,1 0,81 62 80,4 42 11,49Argentina 1,51 25,6 0,01 6,5 10 16 1,12Brazil 10,57 81,5 0,6 50 59 25 8,67Nam Phi 1,9 12 0,2 5,5 11,4 1 1,7Nước NK chủ yếu 22,18 115,62 73,9 139,9 192,23 2,15 17,33Ai Cập 2,27 6 8 12,1 14,5 0,01 1,76EU-27 9,35 57,75 16 57,5 76 1 6,1

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

Nhật Bản 0,5 0 14,7 10,4 14,7 0 0,5Mexico 4,21 23,5 10,5 17,5 34,3 0,5 3,41Đông Nam Á 3,6 28,16 10,6 30,4 38,4 0,64 3,33Hàn Quốc 1,92 0,08 10 8 10,1 0 1,9Nước khác Canada 1,4 13,6 1 8 13,35 1 1,65Trung Quốc 100,46 225 3 150 214 0,05 114,41FSU-12 2,95 39,91 0,49 18,74 21,61 19,13 2,61Ukraine 1,75 23 0,05 7 8,4 15 1,4

Nguồn: USDAĐậu tươngBảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới năm 2016ĐVT: triệu tấn

2015/2016

Dự trữ đầu vụ

Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối vụSL NK Nghiền ép Nội địa XK

Thế giới 77,66 320,11 126,76 273,73 312,32 129,62 82,58Mỹ 5,21 108,35 0,82 51,44 55,06 46,68 12,65Các nước khác 72,45 211,75 125,94 222,29 257,26 82,95 69,93Nước XK chính 50,59 168,91 0,32 86,3 94,63 75,7 49,49Argentina 31,66 57 0 42 47,05 11,25 30,36 Brazil 18,86 100 0,3 40 43,1 57 19,06Paraguay 0,06 8,8 0,01 4,1 4,2 4,6 0,06Nước NK chính 19,2 14,98 108,15 105,24 124,24 0,33 17,75Trung Quốc 17,98 11,5 80,5 80,25 93,2 0,2 16,58EU-27 0,45 2,05 13,7 14,8 15,67 0,1 0,43Nhật Bản 0,22 0,22 2,9 2,02 3,1 0 0,24 Mexico 0,08 0,36 4,05 4,35 4,39 0 0,1

Nguồn: USDADự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2015/16 sẽ đạt 320,11 triệu tấn, tăng

4,48 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 312,32 triệu tấn, cung vượt cầu khoảng 7,79 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Brazil với 56,9 triệu tấn, vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng đậu tương, Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai, với lượng dư thừa là 53,29 triệu tấn, Argentina với 9,95 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2015/16 những quốc gia có lượng thiếu hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 81,7 triệu tấn, tăng 10,6 triệu tấn so với niên vụ trước do nước này mở rộng đàn gia súc dẫn đến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng mạnh; thứ hai là EU-27 với 13,62 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 4,03 triệu tấn và sau cùng là Nhật Bản với 2,88 triệu tấn, tăng 0,077 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp hơn 7 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp gần 11 lần, Mexico gấp gần 14 lần và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 80,5 triệu tấn, EU-27 là 13,7 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 4,05 triệu tấn, Nhật Bản là 2,9 triệu tấn.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

Lúa mìBảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới năm 2016ĐVT: triệu tấn

2015/16 Dự trữ đầu vụ

Cung Tiêu thụDự trữ cuối vụSL NK Ngành

TACN Nội địa XK

Thế giới 212,07 734,93 159,2 138,29 717,14 161,66 229,86Mỹ 20,5 55,84 3,4 4,9 33,18 21,77 24,79Các nước khác 191,57 679,09 155,8 133,4 683,97 139,89 205,07Nước XK chính 28,09 221,76 6,67 64,9 148,33 77 31,19Argentina 3,18 10,5 0,03 0,1 6,15 6 1,56Australia 4,27 26 0,15 4 7,43 18 5Canada 7,11 27,6 0,49 3,8 9 20,5 5,69EU-27 13,53 157,66 6 57 125,75 32,5 18,95Nước NK chủ yếu 109,8 203,56 85,47 30,62 268,27 6,91 123,65Brazil 0,87 6 6,3 0,6 10,6 1,5 1,07Trung Quốc 74,11 130 2 15 118 1 87,11Trung Đông 13,03 17,86 20,65 4,85 37,49 0,83 13,21Bắc Phi 12,35 20 25,6 2,68 44,33 0,65 12,97Pakistan 3,22 25 0,1 1 24,6 0,6 3,12Đông Nam Á 4,23 0 20,63 5,59 19,85 0,96 4,04Các nước khác Ấn Độ 17,2 88,94 0,5 4,8 93,94 0,8 11,9FSU-12 19,71 117,03 7,34 25,33 77,63 46,16 20,3Nga 6,28 60,5 0,35 13,5 36,5 23,5 7,13Kazakhstan 3,25 14 0,08 2,1 6,9 6,5 3,92Ukraine 5,18 27 0,05 4,5 12,5 15,5 4,23

Nguồn: USDADự báo, trong niên vụ 2015/16, tổng sản lượng lúa mì thế giới sẽ đạt 734,93 triệu tấn, tăng

mạnh 8,48 triệu tấn so với niên vụ trước, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn sự phát triển cây trồng lúa mì vụ đông. Trong khi, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sẽ đạt 717,14 triệu tấn, lượng dư thừa lúa mì thế giới sẽ vào khoảng17,79 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là FSU với 39,4 triệu tấn, thứ hai là EU-27 với 31,91 triệu tấn, thứ ba là Nga với 24 triệu tấn, thứ tư là Mỹ với 22,66 triệu tấn, Canada với 18,6 triệu tấn, Australia với 18,57 triệu tấn, Ukraine với 14,5 triệu tấn; Trung Quốc với 12 triệu tấn; Kazakhstan với 7,1 triệu tấn, sau cùng là Argentina với 4,35 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu trên toàn cầu.

Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là Bắc Phi với 24,33 triệu tấn, thứ hai là các nước Đông Nam Á với 19,85 triệu tấn, tiếp theo là Trung Đông với 19,63 triệu tấn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, sau cùng là Brazil với 4,6 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2015/16, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 25,6 triệu tấn; 20,63 triệu tấn; 20,65 triệu tấn; và 6,3 triệu tấn.

Bột cáPeru là nước xuất khẩu bột cá lớn nhất thế giới, chiếm 30% tổng sản lượng bột cá toàn cầu. Do

hiện tượng El Nino, dòng biển gần Peru trở nên ấm hơn và do đó ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cá cơm của nước này trong nửa cuối năm nay và có thể sẽ còn ảnh hưởng đến tận nửa đầu

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

năm sau. Vì vậy, giá bột cá sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong những năm tới. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu bột cá hàng đầu của Peru, chiếm gần 60% thị phần trong năm 2015, Việt Nam là thị trường xuất khẩu bột cá lớn thứ 4 của Peru sau Đức, Nhật Bản.

2. Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu trong nước tháng 11/2015 và 11 tháng đầu năm 2015

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 11/2015 đạt 233 triệu USD, giảm 12,72% so với tháng trước đó và giảm 4,25% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung, 11 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã chi hơn 3 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Áo với hơn 108 triệu USD, tăng 7.343,03% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Tây Ban Nha với gần 35 triệu USD, tăng 226,38% so với cùng kỳ; Hà Lan với hơn 24 triệu USD, tăng 49,6% so với cùng kỳ, sau cùng là Anh, với hơn 2 triệu USD, tăng 33,83% so với cùng kỳ.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 11/2015 vẫn là Achentina, Hoa Kỳ, Áo... Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 98 triệu USD, giảm 20,26% so với tháng trước đó và giảm 11,83% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 11 tháng đầu năm 2015 lên gần 1,3 tỉ USD, chiếm 42,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 8,14% so với cùng kỳ năm trước – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 11 đạt gần 30 triệu USD, tăng 17,27% so với tháng 10/2015 nhưng giảm 29,83% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung, 11 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 400 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong 11 tháng đầu năm 2015, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 11/2015 là Áo với trị giá 19 triệu USD, tăng 9,21% so với tháng trước đó và tăng 6.003,09% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2015 lên 108 triệu USD, tăng 7.343,03% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia với kim ngạch đạt 256 triệu USD, 168 triệu USD, 101 triệu USD; 98 triệu USD; và 71 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 11/2015 và 11 tháng đầu năm 2015

ĐVT: nghìn USD

KNNK 11T/2014 KNNK T11/2015 KNNK 11T/2015

+/- so với T10/2015

(%)

+/- so với T11/2014

(%)

+/- so với 11T/2014

(%)Tổng KN 2.980.472 233.696 3.052.774 -12,7 -4,3 2,4Achentina 1.198.595 98.463 1.296.108 -20,3 -11,8 8,1Ấn Độ 121.317 9.491 101.889 28,4 22,4 -16,0Anh 1.524 83 2.039 -57,7 -14,6 33,8Áo 1.452 19.640 108.144 9,2 6003,1 7343,0Bỉ 7.798 599 8.235 -58,1 1,0 5,6Brazil 211.988 6.561 256.433 -64,5 26,7 21UAE 49.371 6.059 48.853 4,7 174,1 -1,1

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

Canada 25.601 593 26.137 -77,9 -92 2,1Chilê 16.943 1.400 16.227 -54,6 458,1 -4,2Đài Loan 65.562 6.140 62.822 -5,1 70,0 -4,2Đức 6.326 443 5.665 -42,1 -58,6 -10,4Hà Lan 16.482 1.588 24.657 60,4 2,5 49,6Hàn Quốc 29.094 2.614 30.570 25,5 -6,5 5,1Hoa Kỳ 374.698 29.927 400.534 17,3 -29,8 6,9Indonesia 68.893 4.967 71.883 -33,1 30,3 4,3Italia 203.888 482 68.521 -67,0 -97,3 -66,4Malaysia 20.697 2.192 22.471 60,1 20,1 8,6Mêhicô 1.418 163 1.582 -27,4 419,5 11,6Nhật Bản 2.945 368 2.373 30,2 172,4 -19,4Australia 13.831 1.144 16.292 -30,2 -5,5 17,8Pháp 16.319 1.816 18.924 -2,7 -1,5 16Philippin 16.698 1.908 21.119 58,5 18,4 26,5Singapore 13.832 1.706 15.321 45,0 26,6 10,8Tây Ban Nha 10.683 2.124 34.870 -12,9 175,5 226,4Thái Lan 92.540 4.943 98.049 42,1 -25,5 6Trung Quốc 250.598 13.099 168.038 7,5 4,8 -33

Nguồn: TCHQIII. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG NĂM 2016Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới năm 2016 sẽ tiếp tục giảm, do nền kinh tế

ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – không mấy khả quan, khi nước này đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình dựa vào sản xuất và đầu tư sang dịch vụ và tiêu dùng, khiến nhu cầu nguyên liệu chế biến TĂCN như đậu tương, ngô, lúa mì…suy giảm.

Nguồn cung thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy, việc Fed tăng lãi suất đã khiến đồng đô la Mỹ tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước năm 2016. Dự kiến giá TĂCN và nguyên liệu năm 2016 sẽ duy trì ở mức ổn định, mặc dù nhu cầu không tăng.

THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU Á TUẦN QUA: GIÁ GẠO THÁI TĂNG BỞI NHU CẦU BỐC XẾP CAO, GIÁ GẠO VN GIẢM

Giá gạo Thái Lan tăng trong tuần qua do nhu cầu bốc xếp cao và hy vọng sẽ ký được hơp đồng với Iran, trong khi nhu cầu mua chậm khiến giá gạo Việt Nam giảm nhẹ.

Giá gạo Việt Nam –nước

xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan – đã giảm xuống thấp hơn so với gạo Thái lần đầu tiên trong vòng 3 tháng.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giá tăng lên 365-372 USD/tấn, FOB Bangkok, từ mức 355 – 360 USD/tấn, tron khi gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm xuống 350-355 USD/tấn.

Tại Thái Lan, một số tàu

đang chờ ở cảng để bốc xếp gạo chở đi.

Thái Lan có kế hoạch xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm nay, giảm 8% so với năm 2015 do hạn hán, chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái, ông Chookiat Opaswong cho biết.

Ông Opaswong cho biết, trong khối lượng đó, dự kiến có 4,9 triệu tấn gạo trắng, giảm

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN THẾ GIỚI

6,8% so với năm ngoái, bởi sẽ phải cạnh tranh với gạo mới từ vụ Đông Xuân của Việt Nam. Ông tính toán rằng “Vụ lúa đông – xuân của Việt Nam sẽ cho khoảng 3,5 triệu tấn xuất khẩu.

Thái Lan kế hoạch bán 300.000 tấn gạo cho Iran và sẽ cử một phái đoàn tới quốc gia Trung Đông này để thương lượng trong tuần này.

Giá gạo Việt Nam có teher giảm thêm nữa khi vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, trong tháng này.

Cơ quan quản lý lương thực Philippines cho biết, quốc gia thuộc nhóm nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới này có thể hoãn kế hoạch mua thêm 400.000 tấn gạo bởi nguồn cung trong nước vẫn còn đủ dùng.

Một số thông tin liên quanGiá gạo xuất khẩu Thái Lan

quý I/2016 dự đoán tăng 10%Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái

Lan (TREA) dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2016 giảm xuống 9 triệu tấn so với 9,8 triệu tấn năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2016 ước đạt 4,3 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo năm 2016 dự báo đạt mức thấp nhất kể từ năm 2013. Chủ tịch danh dự TREA cho biết, giá gạo có thể tăng 10% trong quý I/2016 do khô hạn khiến sản lượng giảm. Sản lượng gạo của Thái Lan năm 2016 dự báo giảm 4-5 triệu tấn.

Sản lượng gạo của Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Indonesia và Philippines cũng có thể giảm do thời tiết khô hạn. Chủ tịch TREA cho rằng sự cạnh tranh giữa các nước

xuất khẩu gạo sẽ ngày càng khốc liệt do nhu cầu và sản lượng đều giảm.

Trong khi đó, chính phủ Thái Lan đang xem thời tiết khô hạn là cơ hội để xả bán 4-5 triệu tấn gạo lưu kho. Hiện Thái Lan còn 13 triệu tấn gạo lưu kho.

Thái Lan nâng mục tiêu sản xuất gạo

Thái Lan nâng mục tiêu sản xuất lúa niên vụ 2016/17 lên 27 triệu tấn, tăng so với mục tiêu trước đây là 25 triệu tấn, theo thư ký thường trực Bộ Thương mại.

Động thái này xuất phát từ việc các quan chức chính phủ và đại diện của lĩnh vực tư nhân xem xét lại dự báo về nhu cầu đối với gạo Thái Lan.

Thái Lan dự kiến sản xuất 27,06 triệu tấn gạo trong niên vụ 2015/16.

Thái Lan hiện đang giữ khoảng 13 triệu tấn gạo trong kho dự trữ.

Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan dự kiến quốc gia này sẽ xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm nay, thấp hơn mức 9,79 triệu tấn của năm 2015.

Thái Lan dự định xả bán 570.000 tấn gạo lưu kho vào tháng 2/2016

Thái Lan sẽ bán 570.000 tấn gạo lưu kho phục vụ tiêu dùng của người và sử dụng trong ngành công nghiệp, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết hôm 1/2.

Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ - hiện còn 13 triệu tấn gạo lưu kho.

Hoạt động mở bán gạo của chính phủ quân sự sẽ diễn ra vào ngày 16-17/2 tới đây, Thư ký thường trực Bộ

Thương mại Thái Lan Chutima Bunyapraphasara cho biết.

Tổng giám đốc Tổng cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphaya, cho biết, chính phủ đã cho phép Bộ Thương mại bán đấu giá 570.000 tấn gạo lưu kho do tình hình hiện đã thuận lợi.

Thái Lan sẽ mở cửa kho gạo cho người tham gia đấu thầu kiểm tra từ 2-10/2.

Lô đấu giá đầu tiên là 204.000 tấn gạo “chất lượng tốt” phục vụ tiêu dùng của người và lô đấu giá thứ 2 là 360.000 tấn Hạng C phục vụ các ngành công nghiệp.

Thái Lan dự định xuất khẩu 300.000 tấn gạo sang Iran

Thái Lan đang lên kế hoạch bán 300.000 tấn gạo cho Iran, Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan (TREA) cho biết hôm thứ Tư 27/1 trước chuyến đi đến Trung Đông để thương thuyết thỏa thuận.

Chookiat Opaswong, chủ tịch danh dự TREA, cho biết, việc bán gạo sang Iran không nằm trong mục tiêu xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2016 mà đây là một “phần thưởng”.

Một đoàn đại biểu gồm đại diện TREA và Bộ Thương mại Thái Lan sẽ đến Iran vào tuần tới để thảo luận hợp đồng. Gạo xuất khẩu sang Iran sẽ là gạo thu hoạch từ vụ mới.

Thái Lan hiện đang nỗ lực xả bán hết 13 triệu tấn gạo lưu kho vào năm 2017 - một phần trong số đó được đánh giá là không đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng của người.

Thời tiết khô hạn đang gây khó khăn cho nhiều vùng trồng lúa của Thái Lan. Thực tế,

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

TIN THẾ GIỚI

chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 thấp hơn 1 triệu tấn so với năm 2015 . Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, hạn hán sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng gạo năm 2016.

Sản lượng gạo Philippines 2016 sẽ đạt ít nhất 18 triệu tấn

Philippines có thể thu hoạch ít nhất 18 triệu tấn lúa trong năm nay, bởi sự can thiệp của Chính phủ sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của khô hạn đối với mùa vụ, Bộ trưởng Nông nghiệp Proceso Alcala cho biết.

Sản lượng lúa năm qua đạt 18,15 triệu tấn, thấp hơn dự báo của Chính phủ là 18,3 triệu tấn, và thấp hơn 4% so với mức kỷ lục ca 19 triệu tấn của năm trước đó.

Philippnes, một trong những nước nhập khẩu gạo thế giới, dự tính sản lượng lúa trong nửa đầu năm sẽ giảm khoảng 1,5% so với năm trước, xuống mức 8,2 triệu tấn, theo Cơ quan Thống kê nước này.

Philippines hoãn kế hoạch nhập khẩu gạo

Chính phủ Philippines đã quyết định hoãn kế hoạch nhập khẩu 400.000 tấn gạo, giao hàng vào quý II/2016 do nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu, tờ Manila Times dẫn lời Giám đốc Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cho biết.

NFA cho biết, Ủy ban An ninh Lương thực đã quyết định hoãn kế hoạch nhập khẩu gạo. Như vậy, NFA có thể không nhập khẩu thêm gạo trong năm nay do lượng gạo dự trữ và sản lượng từ vụ thu hoạch sắp tới đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Hiện tại, với tốc độ phân

phối như hiện nay, lượng gạo lưu trữ của NFA đủ dùng trong 29 ngày. Hơn nữa, Ủy ban An Ninh Lương thực có thể nhóm họp để thảo luận việc cho phép nhập khẩu 805.000 tấn gạo theo Khối lượng Tiếp cận Tối thiểu (MAV).

Theo quy định, lượng gạo lưu kho của NFA phải đủ dùng trong ít nhất 15 ngày trong những tháng thông thường và 30 ngày trong những tháng giáp hạt (tháng 7 - tháng 9).

Trước đó, NFA cho biết, Ủy ban An ninh Lương thực có thể thông qua việc nhập khẩu thêm 400.000 tấn gạo ngoài 500.000 tấn gạo đã thông qua nhập khẩu trong quý I/2016.

Chính phủ Philippines ước tính sản lượng lúa của nước này trong năm 2016 đạt 20,69 triệu tấn, cao hơn so với 18,15 triệu tấn năm 2015.

Ấn Độ “soán ngôi” Thái, Việt Nam xếp thứ 3 xuất khẩu gạo

Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammathat ngày 27/1 cho biết Ấn Độ đã “soán ngôi” Thái Lan, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Hiện Thái Lan đã tụt xuống vị trí thứ hai trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với 9,8 triệu tấn gạo được xuất ra thị trường thế giới trong năm 2015, con số này trong năm trước đó là 10,9 tấn.

Trong khi đó, Ấn Độ đứng đầu bảng với 10,2 triệu tấn, và Việt Nam đứng thứ ba với 6,4 triệu tấn.

Năm ngoái, xuất khẩu gạo của Thái Lan ước tính đã đem về cho đất nước 4,6 tỷ USD, thấp hơn so với mức 5,4 tỷ USD

trong năm 2014.Năm 2016, Thái Lan dự báo

xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo ra thế giới, thu về khoảng 4,3 tỷ USD.

Theo ông Charoen, hạn hán tại nhiều khu vực đất nông nghiệp và tình trạng giảm sức mua từ các nước châu Phi trong bối cảnh sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới dự báo giảm về kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan.

GIÁ TÔM THẾ GIỚI ỔN ĐỊNH TỚI THÁNG 5/2016

Theo tìm hiểu từ nhiều nguồn của trang tin Undercurrent News, giá tôm thế giới dự kiến vẫn ổn định tính tới tháng 5/2016 sau một đợt giảm giá do sản lượng tôm thế giới tăng. Trong khi một nhà NK ở bờ biển phía đông của Mỹ cho biết, giá tôm có thể tăng từ 3-5%.

Một nhà NK sở hữu một chuỗi cửa hàng lớn ở Mỹ cho biết, nguồn cung năm 2016 sẽ tốt hơn 2 năm trước đó và giá tôm năm nay sẽ ổn định.

Năm nay, sản lượng tôm Thái Lan dự kiến tiếp tục phục hồi sau dịch tôm chết sớm (EMS). Gần đây, người nuôi tôm và các nhà kinh doanh tôm Thái Lan dự đoán sản lượng tôm trong nước năm nay có thể tăng 10% đạt hơn 300.000 tấn. Sản lượng tôm nước này năm 2015 đạt khoảng 230.000 tấn.

Giá tôm nguyên con Thái Lan từ 4-9/1/2016 đạt 180-185 bạt/kg đối với cỡ 60 con/kg; 160-175 bạt/kg đối với cỡ 70 con/kg và 150-160 bạt/kg đối với cỡ 80 con/kg.

Giá tăng nhẹ so với giá trong tuần cuối cùng của tháng

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

12/2015 với 170-180 bạt/kg đối với cỡ 60 con; 155-165 bạt/kg đối với cỡ 70 con; 145-155 bạt/kg đối với cỡ 80 con.

Sản lượng tôm Ấn Độ năm 2016 cũng có tác động lớn tới thị trường tôm thế giới tuy nhiên lũ lụt và thời tiết khắc nghiệt gần đây đang làm biến động nguồn cung tôm của nước này.

Sản lượng tôm của Ấn Độ dự báo chỉ tăng nhẹ so với năm 2015 do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá nguyên liệu thấp. Năm 2015, sản lượng tôm của nước này giảm 80.000 tấn xuống còn 280.000 tấn.

Công suất chế biến tôm ở Ấn Độ sẽ tăng mạnh trong năm 2016 với nhiều nhà máy mới được xây dựng, các nhà máy hiện tại mở rộng và nâng công suất chế biến. Theo đó, giá nguyên liệu có khả năng tăng. Do vậy, 6 tháng cuối năm 2016, sản lượng tôm nước này có thể tăng nếu người nuôi coi đây là lí do để mở rộng diện

tích nuôi.Giá tôm chân trắng Ấn Độ

đầu năm 2016 giảm do Lễ hội Thu hoạch Pongal khiến công suất chế biến giảm và nhu cầu tôm nguyên liệu thấp tuy nhiên giá tôm dự kiến tăng liên tục từ giữa tháng 1/2016.

Nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ năm 2016 dự kiến tăng do USD tăng giá, giá tôm giảm so với 2 năm trước đây và tăng trưởng kinh tế được cải thiện.

Các chương trình quảng cáo tôm bán lẻ ở Mỹ sôi động hơn do giá tôm bán buôn giảm. Xu hướng này sẽ giúp nhu cầu tôm tăng.

ẤN ĐỘ: MPEDA DỰ BÁO SẢN XUẤT TÔM TĂNG TRƯỞNG 10- 15%

Nhờ các chương trình đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản của Cục Xúc tiến thủy sản Ấn Độ (MPEDA), dự đoán sản lượng tôm Ấn Độ sẽ tăng trưởng 10- 15% trong năm tài chính này,

theo tờ The Hindu.Trong niên vụ 2014-15, sản

lượng tôm sú đạt 73.155 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 353.413 tấn.

MPEDA đã triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật ở các vùng ven biển, phục vụ cho nhu cầu của nông dân, thúc đẩy ngành thủy sản tăng trưởng.

Bang Tây Bengal dẫn đầu về sản xuất tôm sú, chiếm 73%, tiếp theo là Orissa (13,77%), Kerala (4,98%), Andhra Pradesh (4,04%) và Gujarat (2,98%). Về tôm chân trắng, Andhra Pradesh đứng đầu.

Ấn Độ đang khuyến khích đẩy mạnh sản lượng nuôi trồng thủy sản. 6 tháng đầu của năm tài khóa này, sản lượng đạt khoảng 300.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ của năm tài chính trước đó.

Năm tài chính của Ấn Độ kéo dài từ 1/4- 31/3 năm sau.

NAM PHI - ĐỐI TÁC LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM Ở CHÂU PHITheo số liệu thống kê, trong năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường

Nam Phi đạt 1,03 tỷ USD, tăng 30,98% so với cùng kỳ năm trước.Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi liên tục tăng trưởng dần đều qua các năm:

năm 2012 đạt 722,6 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 612,6 triệu USD, và nhập khẩu 110 triệu USD; năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 920 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 765 triệu USD, nhập khẩu đạt 155 triệu USD; năm 2014 kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi đạt 793,20 triệu USD.

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nam Phi rất đa dạng, chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê, gạo, sản phẩm đá quý và kim loại quý, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, mây tre đan, hải sản, sữa, hạt điều, than đá, gạo, mì ăn liền Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi chủ yếu các mặt hàng sắt thép, các loại kim loại thường, gỗ và các sản phẩm gỗ, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, bông, sợi các loại, phân bón

Trong năm 2015, dẫn đầu mặt hàng xuất khẩu sang Nam Phi là điện thoại các loại và linh kiện,

Soá 04 thaùng 02 naêm 2016

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Lê Văn Nguyên: Phó ban

Nguyễn Hoàng Lưu: Phó banPhạm Đăng Thành: Phó ban

* Thành viên: Đinh Thị Tường VânQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc ThôngNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông Nguyễn Bá Đoán

Đạo Văn RớtNguyễn Văn HuấnTrần Minh Khoa

Võ Viết HiếuNơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

02/GP-XBBTNgày cấp 8\12\2015

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

trị giá 575,27 triệu USD, tăng 29,42% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 55% tổng trị giá xuất khẩu

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai trong bảng xuất khẩu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 159,99 triệu, tăng 188,34%; giày dép các loại đứng ở vị trí thứ 3, thu về 109,42 triệu USD, tăng 18,97% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Nam Phi trong năm 2015: sản phẩm từ sắt thép tăng 47,51%; hạt điều tăng 33,02%. Trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng mạnh nhất, tăng 280,48% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của Tổng cục hải quan xuất khẩu sang Nam Phi năm 2015

Mặt hàng XK Năm 2015 Năm 2014 +/-(%)

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng

(tấn)Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Tổng 1.038.966.919 793.200.130 +30,98

Điện thoại các loại và linh kiện

575.272.333 444.488.427 +29,42

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

159.995.726 55.488.427 +188,34

Giày dép các loại 109.424.652 91.979.843 +18,97

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

22.123.906 5.814.663 +280,48

Gạo 45.165 17.058.626 41.148 17.327.655 +9,76

Hạt tiêu 1.689 16.609.027 1.726 14.341.403 2,14

Gỗ và sản phẩm gỗ 12809492 10.319.147 +24,13

Hạt điều 1.620 11.748.327 1.393 8.831.871 +16,3 +33,02

Cà phê 5.832 10.305.388 10.715 21.078.354 45,57

Hàng dệt may 10.166.792 21.067.280

Sản phẩm từ sắt thép 8.938.076 6.059.242 +47,51

Sản phẩm hóa chất 8.822.340 8.265.018 +6,74

P h ư ơ n g tiện vận tải và phụ tùng

4.837.830 5.814.663

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.778.687 2.861.918

Chất dẻo nguyên liệu 433 655.310 742 1.260.345 41,64