mã số: profed nuffic/vnm/058 -...

103

Upload: others

Post on 24-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện
Page 2: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058Nhóm dự án Trường Đại học Vinh

TÀI LIỆUXÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Vinh, tháng 10 năm 2009

Page 3: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện
Page 4: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

iTrường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

LờI GIỚI THIỆU

Tháng 11 năm 2005, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt nam từ 2006 đến 2020 nhằm đưa giáo dục nước ta phát triển lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng với giai đoạn đào tạo đội ngũ những người lao động phục vụ cho giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết cũng chỉ rõ, vào những năm 20 của thế kỷ XXI, giáo dục đại học nước ta sẽ đạt được tỉ lệ 70% đào tạo theo định hướng nghề nghiệp, 30% sẽ đào tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện chủ trương trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) đã phát động một phong trào sâu rộng trong tất cả các trường đại học với tiêu đề: “nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”.

Kể từ tháng 9 năm 2005, được sự chỉ đạo của BGD&ĐT, Trường Đại học Vinh cùng với 7 trường đại học khác trong cả nước đã tiến hành dự án xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, BGH Trường Đại học Vinh, Khoa Công nghệ đã thực hiện cải cách xây dựng chương trình đào tạo mới theo định hướng nghề nghiệp cho ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong quá trình xây dựng chương trình mới, Khoa Công nghệ luôn được sự hỗ trợ về nội dung và kinh nghiệm đào tạo của các chuyên gia có trình độ của Hà Lan từ Trường Đại học Hanze và từ Ban quản lý Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà lan. Cho đến nay, sau 4 năm thực hiện dự án, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Chúng tôi đã áp dụng chương trình giảng dạy trên cho 500 sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Tài liệu này là sự đúc kết những kết quả đã đạt được trong suốt thời gian thực hiện dự án, bước đầu đã và đang phát huy những ưu điểm của một chương trình đào tạo mới thực sự có tính cách mạng và đổi mới, góp phần xứng đáng vào sự phản biện cho chương trình, nội dung đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.

Trường Đại Học Vinh và Khoa Công nghệ xin cảm ơn sau sắc đến tổ chức HBO-rad và Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan đã tài trợ tài chính và nội dung, kế hoạch hoạt động của dự án trong từng giai đoạn. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Hà Lan đến từ Trường Đại học Khoa học ứng dụng Hanze và Trường Đại học Khoa học ứng dụng Saxion về những kiến thức và kinh nghiệm, tấm lòng nhiệt huyết trong thời gian công tác tại trường. Chúng tôi cũng xin cảm ơn giúp đỡ của các chuyên gia, các giáo sư của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp phản biện về nội dung đào tạo.

Chúng tôi cũng cảm ơn sâu sắc đến sự chỉ đạo thường trực và ủng hộ nhiệt tình của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện tốt việc xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp và mong rằng chương trình này sẽ tiếp tục được nhân rộng và áp dụng cho các chương trình đào tạo khác. Cuối cùng xin cám ơn tất cả các thầy cô giáo và các em sinh viên đã tham gia chương trình, góp phần thành công cho dự án trong thời gian qua.

Nhóm dự án Khoa Công Nghệ

Page 5: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

ii Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 6: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

iiiTrường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Mục lục

Chương I. Khảo sát thế giới việc làm ........................................................................ 1

I. Khảo sát thế giới việc làm ......................................................................................... 1

II. Kết quả khảo sát ....................................................................................................... 3

Chương II. Hồ sơ nghề nghiệp ................................................................................... 7

I. Xây dựng hồ sơ nghề nghiệp ..................................................................................... 7

II. Mô tả cấu trúc của hồ sơ nghề nghiệp ...................................................................... 8

III. Một số phân tích về nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng ............................................ 9

Chương III. Hồ sơ năng lực ..................................................................................... 10

I. Chuyển đổi từ hồ sơ nghề nghiệp sang hồ sơ năng lực ........................................... 10

II. Định dạng hồ sơ năng lực ....................................................................................... 12

Chương IV. Chương trình đào tạo .......................................................................... 23

I. Thiết kế chương trình đào tạo .................................................................................. 23

II. Chương trình khung và chương trình chi tiết ......................................................... 28

Chương V. Tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả ................................................... 32

I. Giới thiệu về chương trình ....................................................................................... 32

II. Chương trình học tập .............................................................................................. 33

III. Thực hiện một học kỳ ........................................................................................... 38

IV. Phương pháp giảng dạy và học tập ....................................................................... 39

V. Phương pháp đánh giá kết quả ................................................................................ 47

VI. Các tổ chức thực hiện chương trình ...................................................................... 48

VII. Vai trò và trách nhiệm.......................................................................................... 50

Chương VI. Đảm bảo chất lượng ............................................................................ 53

I. Quy trình đào tạo ..................................................................................................... 53

Page 7: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

iv Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

II. Sản phẩm đào tạo ................................................................................................... 58

III. Cơ sở vật chất và thiết bị yêu cầu ......................................................................... 60

Chương VII. Hợp tác với thế giới việc làm ............................................................. 62

I. Thế giới việc làm ..................................................................................................... 62

II. Cựu sinh viên ......................................................................................................... 64

III. Công cụ giao tiếp .................................................................................................. 65

IV. Duy trì, thúc đẩy mối quan hệ ............................................................................... 68

Phụ lục

Phụ lục 1. Bản mẫu câu hỏi trắc nghiệm ................................................................ 71

Phụ lục 2. Bản mẫu mô tả nội dung các nhiệm vụ và đồ án.................................. 81

Phụ lục 3. Khung chương trình đào tạo ngành kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp ......................................................................................................................... 87

Phụ lục 4. Bản mẫu đề cương chi tiết môn học/mô-đun (phần kiến thức giáo dục chuyên ngành) ........................................................................................................... 91

Page 8: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

1Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương I KHảO sáT THế GIỚI VIỆC LÀM

I. Khảo sát thế giới việc làm1. Mục đích

Với mục đích sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sau khi ra trường có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động. Chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát tìm hiểu thế giới việc làm, qua đó phân tích những ý kiến phản hồi của thế giới việc làm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua phương thức giáo dục đại học theo định hướng chuyên ngành. Hình thành nên mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với thế giới việc làm.

Với với mục đích trên chúng tôi mong muốn đạt được kết quả sau khi điều tra thế giới việc làm là:

Sau cuộc điều tra phải biết được thực trạng sinh viên sau khi ra trường, những -yếu kém đang tồn tại.Sinh viên sau khi ra trường sử dụng các kiến thức học được ở nhà trường vào -những công việc thực tế như thế nào? Việc vận dụng kiến thức vào thực tế công việc còn bất cập thì nguyên nhân do đâu.Sau cuộc điều tra thì cần phải rút ra được chương trình đào tạo, phương thức đào -tạo hiện nay cần thay đổi như thế nào.

Từ những điều đó chúng ta mới đi xây dựng được một chương trình mới đáp ứng được đòi hỏi của thế giới việc làm.2. Đối tượng khảo sát

Trong đợt điều tra lần này, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra các công ty và các cơ quan quản lý ngành xây dựng tại khu vực Bắc Trung Bộ.

Các đối tượng phỏng vấn phải trải đều trên toàn bộ các môi trường làm việc của ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, như các công ty tư vấn thiết kế, công ty thi công công trình, đơn vị quản lý dự án, đơn vị quản lý nhà nước.

Ngoài ra đối tượng phỏng vấn phải đại diện được cho mọi đối tượng có số năm công tác khác nhau.

Và một mục tiêu quan trọng nhất đó là các đối tượng được phỏng vấn được chúng tôi chọn lựa cẩn thận với yêu cầu là đạt được độ tin cậy về ý kiến phản hồi của thế giới việc làm.

Đối tượng được phỏng vấn cụ thể như sau:Quá trình điều tra đã thực hiện tại 7 tỉnh thành ( Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, -Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định).Số công ty điều tra là 24 công ty -12 công ty nhà nước. +8 công ty cổ phần. +

Page 9: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

2 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

4 công ty tư nhân. +Quá trình điều tra đã thực hiện trên 159 đối tượng bao gồm: -Phân loại theo đối tượng nơi công tác: +* 48 đối tượng là nhà quản lý.* 111 đối tượng là tại các đơn vị sản xuất. Phân loại theo năm công tác của đối tượng: +* 59 đối tượng có số năm công tác từ 1 – 3 năm.* 49 đối tượng có số năm công tác từ 4 – 10 năm.* 51 đối tượng có số năm công tác trên 10 năm.

3. Xây dựng ngân hàng câu hỏiSau khi tiến hành phân tích, chúng tôi chọn phương án bảng câu hỏi trắc nghiệm

kết hợp với phỏng vấn để tiến hành khảo sát.Để đảo bảo chất lượng câu hỏi chúng tôi tiến hành các cuộc hội thảo, cùng với sự

góp ý xây dựng của các chuyên gia trong và ngoài nước với mục tiêu câu hỏi phải đạt được mục đích đã đề ra.

Mục đích của khảo sát thế giới việc làm:Biết được tình hình hoạt động của ngành xây dựng trên khu vực khảo sát: Các +loại hình tổ chức doanh nghiệp, các dạng nghề nghiệp.Biết được thực trạng làm việc của sinh viên sau khi ra trường: Sự đáp ứng với +yêu cầu công việc, những hạn chế.Qua cuộc điều tra biết được thái độ hợp tác của các thế giới việc làm với hoạt +động của cơ sở đào tạo nguồn nhân lực. Cũng qua đó chúng tôi đặt vấn đề tạo dựng mối quan hệ hợp tác giữa Công giới với Nhà trường.

Về câu hỏi trắc nghiệm:Phải xác định được nội dung của câu hỏi như thế nào là hợp lý để phù hợp với +đối tượng được hỏi có thể hiểu và trả lời được một các dễ dàng?Câu hỏi phải được thiết kế sao cho việc thu thập thông tin sau khảo sát là thuận +lợi nhất.Các câu hỏi trắc nghiệm phải mang tính mở, đa dạng và hợp lý cho việc lựa +chọn các phương án trả lời.Số lượng câu hỏi vừa phải, dài quá sẽ gây phiền phức trong việc hỏi và trả lời, +nhưng ngắn quá sẽ không thu thập hết được thông tin cần thiết.Mục tiêu của các câu hỏi phải thực sự hợp lý và khoa học. Các chủ đề dài trải, +không nên tập trung quá nhiều trong một chủ đề.

Bảng câu hỏi được hình thành trên 6 chủ đề chính:Năng lực nghề nghiệp, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế công việc. +Kỹ năng giao tiếp. +Kỹ năng quản lý, tổ chức công việc. +

Page 10: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

3Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Phương thức đào tạo. +Nội dung đào tạo. +

( Các bảng câu hỏi điều tra xem ở phụ lục 1)4. Tiến hành khảo sát

Tổng số có 11 cán bộ giảng dạy ngành xây dựng của Khoa Công Nghệ tham gia quá trình khảo sát.

Cán bộ tham gia vào quá trình khảo sát được học tập để nắm vững các yêu cầu, mục đích của công tác điều tra, được điều tra thử tại các cuộc tập huấn trước các cán bộ khác sau đó nhóm đưa ra các ý kiến góp ý sao cho quá trình điều tra được thuận lợi và tốt nhất. Mặt khác các cán bộ điều tra cũng được tập các tình huống xảy ra khi phỏng vấn.

Để thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi chia thành các địa bàn thuộc các tỉnh gần nhau. Cụ thể quá trình thực hiện của từng địa bàn như sau:

Các tỉnh Nghệ An- Hà tĩnh +Thời gian thực điều tra các tỉnh này bắt đầu từ ngày 23/2/2006 đến ngày 3/3/2006.Kết quả điều tra trên địa bàn Nghệ An – Hà Tĩnh:

Số công ty thực hiện: 12 -Số người được phỏng vấn : 74. -Các tỉnh Thanh Hoá - Ninh Bình – Nam Định +

Thời gian thực hiện điều tra trên 3 tỉnh này bắt đầu từ ngày 6/3/2006 đến ngày 11/3/2006.

Kết quả:Số công ty : 6 -Số người phỏng vấn: 38. -Các tỉnh Huế – Quảng Bình +

Thời gian thực hiện điều tra trên 2 tỉnh này bắt đầu từ ngày 13/3/2006 đến ngày 18/3/2006.

Kết quả thực hiện được: Số công ty: 6 -Số người được phỏng vấn : 47 -

II. Kết quả khảo sát1. Kết quả về môi trường làm việc

Các môi trường làm việc của kỹ sư xây dựng dân dụng, bao gồm:Các tổ chức tư vấn xây dựng.a. Các tổ chức thi công xây lắp công trình xây dựng.b. Các ban quản lý dự án xây dựng.c. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.d.

Page 11: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

4 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

2. Kết quả theo nội dung câu hỏi đã được chia ra thành 6 loạiNội dung câu hỏi về - Năng lực nghề nghiệp, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế công việc.Nội dung câu hỏi về - Kỹ năng giao tiếp của kỹ sư trẻ.Nội dung câu hỏi về - Kỹ năng Quan lý, tổ chức công việc.Nội dung câu hỏi về - Phương thức đào tạo.Nội dung câu hỏi về - Nội dung đào tạo.Nội dung câu hỏi về - Sự hợp tác giữa Nhà trường với Doanh Nghiệp.

Cách thức phân tích thống kê số liệu tính trọng số phần trăm (%) giữa các phương án trả lời.

Qua kết quả số liệu thống kê được, kết hợp với các cuộc phỏng vấn trực tiếp chúng tôi có những kết luận sau:a. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế công việc

Thực trạng - : Theo kết quả điều tra thì việc vận dụng các kiến thức đã được học tại nhà trường +vào công việc thực tế chỉ đạt ở mức trung bình (>50%). Khả năng vận dụng kiến thức thiết kế vào công việc tốt hơn kiến thức thi công.Nguyên nhân. -Nội dung nặng lý thuyết, tỷ trọng phần thực hành ít +Đồ án không gắn với các vấn đề thực tế. +Đồ án không được triển khai tại các cơ sở sản xuất. +Tính cân đối giữa kiến thức thiết kế và thi công chưa hợp lý. +Phương thức đào tạo giữa hai phần kiến thức trên mất cân đối. +Công tác chỉ đạo các hoạt động nâng cao năng lực thực tế của sinh viên. +Giải pháp - :Nội dung chương trình nên tăng tính thực tế, tăng thực hành thực tập. +Nội dung đồ án nên lấy đề tài từ thực tế. +Đồ án nên được triển khai tại các cơ sở sản xuất với sự kèm cặp hướng dẫn của +cán bộ có kinh nghiệm. Cần có sự hợp tác giữa nhà trường với Doanh Nghiệp.Tăng cường các công tác chỉ đạo, thăm quan công trình trên thực tế. +Cân đối nội dung giảng dạy giữa đào tạo thiết kế với thi công: +

b. Kỹ năng giao tiếpKỹ năng giao tiếp là khả năng trao đổi thông tin chuyên ngành trong ngành XD,

chỉ các quan hệ giao tiếp giữa các đồng nghiệp, nhân viên với quản lý, giữa người kỹ sư với công nhân, các quan hệ này phần nhiều thiên về công việc, hợp tác làm việc.Thể hiện trong các lĩnh vực như: giao tiếp để giải quyết công việc, khả năng trình bày một vấn đề với cấp trên và ngoài xã hội, giao tiếp với đối tác....

Page 12: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

5Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Thực trạng - : Qua kết quả điều tra thấy rằng đa số người được hỏi cho rằng + Kỹ năng giao tiếp của Kỹ sư trẻ chưa đạt yêu cầu(76%).Nguyên nhân - :Việc giao tiếp của sinh viên xây dựng ít được giảng dạy. +Giải pháp - : Để giải quyết vấn đề kỹ năng còn yếu cho sinh viên, kết hợp với một số ý kiến +từ thị trường lao động (WoW) chúng tôi đưa ra giải pháp sau:Tăng cường các hoạt động ngoại khoá tiếp xúc với Doanh nghiệp, hoạt động +Marketing, tăng thêm tâm lý giao tiếp.Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể thông qua các hoạt động đoàn.Phương thức thực hiện đồ án môn học cho sinh viên dưới hình thức chia ra thành +nhiều nhóm nhỏ. Tổ chức các báo cáo nhóm giữa các thành viên trong nhóm.Tăng cường thêm các hoạt động hội thảo khoa học, điều này vừa tăng thêm kiến +thức vừa hình thành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.Khi đánh giá điểm cho đồ án cần có một sự đánh giá về + Kỹ năng giao tiếp trong quá trình làm.

c. Kỹ năng về năng lực quản lý, tổ chức công việcĐề cập đến khả năng tổ chức quản lý công việc trên công trường và công ty. Thế

giới việc làm đánh giá kỹ năng này chưa được trang bị tốt trong nhà trường và họ phải học nhiều ở thực tế công tác.

Thực trạng: -Đa số ý kiến (64,3%) từ WoW cho rằng Kỹ sư trẻ thường không được giao +nhiệm vụ quản lý. Nếu được giao làm quản lý thì thường là quản lý về “ tổ chức sản xuất” (89,3%).Tiêu chuẩn để chọn làm công tác quản lý thì ngoài có năng khiếu về quản lý cần +phải có kết hợp với giỏi về nghề nghiệp và có kinh nghiệm làm việc.Nguyên nhân - :Nguyên nhân khiến kỹ sư trẻ ít được giao nhiệm vụ quản lý là do thiếu kinh +nghiệm công tác. Quá trình học trong nhà trường chưa hình thức được cho người học kiến thức quản lý công việc.Giải pháp - : Với thực trạng kỹ sư trẻ ít được giao làm công tác quản lý, nếu được thì giao +quản lý tổ chức sản xuất. Kỹ năng tổ chức quản lý phụ thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn, khả năng vận dụng kiến thức vào trong công việc cụ thể và kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, bao quát, xử lý vào công việc. Cũng kết hợp với ý kiến từ WoW để giải quyết vấn đề này ta có giải pháp sau: Đây là hình thức quản lý tổ chức công việc, tổ chức quản lý thi công trên công +trường. Như vậy đối với đồ án môn học tổ chức thi công cần cho sinh viên làm thực hành thật với công trình thật. Trong quá trình làm có sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ Doanh nghiệp lâu năm, có sự kèm cặp của giáo viên phụ trách.

Page 13: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

6 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Các môn học có đồ án cần chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ cử ra một +sinh viên làm chức năng điều hành nhóm. Vị trí này cần được luân chuyển giữa các sinh viên để làm quen với chức năng điều hành công việc.Cũng cần có điểm đánh giá về kỹ năng quản lý nhóm đồ án khi đánh giá đồ +án.

d. Phương thức và nội dung đào tạoThực trạng: -Qua kết quả điều tra thấy rằng đa số người được hỏi cho rằng phương thức và +nội dung đào tạo còn chưa được sát với yêu cầu của thế giới việc làm.Nguyên nhân - :Phương thức đào tạo và nội dung đào tạo ít thay đổi, công việc sau này khi ra +trường làm một kiểu trong khi đó trong quá trình đào tạo lại chưa tiếp cận với thực tế bên ngoài.Giải pháp - : Thay đổi thường xuyên cả phương thức và nội dung đào tạo sao cho phù hợp +với yêu cầu thực tế.

e. Sự hợp tác giữa nhà trường với thế giới việc làmThực trạng - : Sự hợp tác giữa nhà trường với thế giới việc làm gần như chưa có, các đại diện +của thế giới việc làm chưa đóng vai trò trong hoạt động đào tạo.Nguyên nhân - :Mối liên hệ giữa nhà trường với thế giới việc làm chưa tìm ra được lợi ích chung +của nhau qua đó sự hợp tác của hai bên không có.Giải pháp - : Tổ chức các buổi hội thảo nhằm lấy ý kiến của thế giới việc làm, qua các buổi +hội thảo này ghi nhận những ý kiến đóng góp của công giới, tiến tới thành lập một trung tâm liên hệ giữa thế giới việc làm và nhà trường. Ngoài ra có thể mời các đại diện công giới tham gia vao quá trình đánh giá sinh viên ….

3. Tính pháp lý và khả năng áp dụng.Mặc dù đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành khảo sát thế giới việc làm để đưa ra

những thay đổi trong phương pháp giảng dạy cũng như chương trình đào tạo đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục thông qua phương thức giáo dục Đại học theo định hướng chuyên ngành. Nhưng với sự chuẩn bị chu đáo chúng tôi tin tưởng rằng những ý kiến phản hồi của thế giới việc làm là rất chính xác và phù hợp với xu hướng phát triển của ngành giáo dục đào tạo theo định hướng nghề.

Mỗi hoạt động trong quá trình thực hiện khảo sát đều được tập huấn cẩn thận và lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước nên kết quả khảo sát thế giới việc làm là rất tin cậy. Các kết quả sau khi phân tích sẽ là căn cứ cơ bản để thực hiện các công việc tiếp theo để xây dựng một chương trình đào tạo và phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

Page 14: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

7Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương II Hồ sƠ NGHỀ NGHIỆP

I. Xây dựng hồ sơ nghề nghiệp1. Khái niệm

Nghề nghiệp đặc trưng mô tả trong tài liệu này được hiểu là những công việc đặc trưng của một người kỹ sư, cái mà được chuyên môn hóa thành một công việc chuyên nghiệp mà một dạng kỹ sư nào đó thường làm, để tạo ra một dạng sản phẩm đặc trưng của nghề nghiệp đó trong chuỗi các sản phẩm thuộc lĩnh vực xây dựng. Ví dụ, nghề tư vấn thiết kế là một công việc đặc trưng mà kỹ sư thiết kế thường xuyên làm đến mức trở thành chuyên nghiệp. Nghề tư vấn thiết kế tạo ra sản phẩm là các hồ sơ thiết kế (bao gồm có bản vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế, tổng dự toán) ở các giai đoạn khác nhau của dự án.2. Các môi trường làm việc của kỹ sư xây dựng

Để mô tả được các công việc đặc trưng của một kỹ sư xây dựng sẽ phải tham gia, chúng tôi đã phải tiến hành khảo sát tìm hiểu từ các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Qua việc tìm hiểu đó, chúng tôi đã phân loại ra được 4 môi trường cơ bản hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm các môi trường như sau:

Các tổ chức tư vấn xây dựng: - ví dụ các công ty tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn lập và quản lý dự án v.v… Các tổ chức tư vấn xây dựng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Họ tham gia hầu hết vào việc lập dự án, quản lý dự án, lập hồ sơ thiết kế, tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng. Các tổ chức thi công xây lắp (còn gọi là nhà thầu xây lắp xây dựng): - Đây là các tổ chức mà các kỹ sư xây dựng tham gia hoạt động trong đó chiếm tỷ lệ đông nhất trong các môi trường hoạt động xây dựng. Các tổ chức thi công thường là các tổng công ty xây dựng, các công ty trực thuộc các tổng công ty, các xí nghiệp trực thuộc công ty và các tổ đội thi công trực thuộc các xí nghiệp… Để có thể hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, họ phải có những nguồn lực mạnh mẽ như số lượng kỹ sư, số lượng công nhân, số lượng máy móc thiết bị, nguồn tài chính dồi dào…Các Ban Quản lý dự án (PMU): - Ban Quản lý dự án được chủ đầu tư thành lập và thay mặt chủ đầu tư để quản lý các dự án xây dựng mà chủ đầu tư đang thực hiện. Thông thường khi có dự án, chủ đầu tư sẽ thành lập Ban Quản lý dự án. Khi dự án kết thúc, chủ đầu tư cũng tiến hành giải thể Ban Quản lý dự án. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn mà thường xuyên phải đầu tư xây dựng các công trình thì Ban Quản lý dự án của họ sẽ hoạt động quản lý từ dự án này sang dự án khác.Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng: - Các cơ quan quản lý này thay mặt nhà nước để thực hiện việc giám sát, quản lý nhà nước ngành xây dựng. Từ trung ương đến địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm có:

Page 15: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

8 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản +lý nhà nước về xây dựng.Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối +hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây +dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. Đối với UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Sở xây dựng là cơ quan trực tiếp quản lý xây dựng, đối với cấp huyện có phòng xây dựng cơ bản thực hiện quản lý xây dựng. Ngoài ra còn có thể có tổ quản lý xây dựng, các ban quản lý các dự án của chủ đầu tư, vv... trực tiếp quản lý các hoạt động xây dựng cơ bản thuộc phạm vi tương ứng.

Qua việc khảo sát thế giới việc làm, chúng tôi thấy số lượng kỹ sư xây dựng chủ yếu nằm trong hai tổ chức hoạt động xây dựng là tổ chức tư vấn và tổ chức thi công. Hai môi trường làm việc còn lại (gồm các Ban Quản lý dự án và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thì số lượng kỹ sư chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều. Hơn nữa, kỹ sư làm việc trong hai loại môi trường này thường được yêu cầu phải có 3-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, họ ít khi tuyển chọn kỹ sư mới ra trường vào các vị trí quản lý.3. Các loại công việc/nghề nghiệp đặc trưng cơ bản của kỹ sư xây dựng

Từ việc tìm hiểu và phân loại theo các môi trường làm việc, chúng tôi tiếp tục mô tả các loại công việc đặc trưng/các nghề nghiệp đặc trưng của kỹ sư xây dựng hoạt động trong các môi trường của họ, bao gồm như sau:

Các tổ chức tư vấn xây dựng - gồm có các nghề nghiệp đặc trưng: Kỹ sư tư vấn lập và quản lý dự án (gọi chung là kỹ sư quản lý dự án) +Kỹ sư tư vấn khảo sát +Kỹ sư tư vấn thiết kế +Kỹ sư tư vấn giám sát thi công. +

Các tổ chức thi công - có nghề nghiệp đặc trưng là Kỹ sư thi côngCác ban quản lý dự án - có nghề nghiệp đặc trưng là quản lý dự án, đặc trưng nghề nghiệp này giống với kỹ sư tư vấn quản lý dự án trong môi trường tư vấn xây dựng.Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng - có các nghề nghiệp đặc trưng sau:

Kỹ sư quản lý nhà nước về xây dựng +Kỹ sư quản lý dự án +Kỹ sư giám sát thi công +

II. Mô tả cấu trúc của hồ sơ nghề nghiệpHồ sơ nghề nghiệp được mô tả ở đây là tập hợp những công việc/nghề nghiệp đặc

trưng mà một kỹ sư xây dựng có thể sẽ tham gia giải quyết trong cuộc đời kỹ sư của họ. Như đã mô tả ở mục I.3 ở phần trên, có các nghề nghiệp đặc trưng tương ứng với các mội trường làm việc của chúng. Sau đây là cấu trúc hồ sơ nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng trong các môi trường tương ứng.

Page 16: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

9Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Môi trường làm việc của ksxd Kỹ

sư q

uản

lý d

ự án

Kỹ

sư k

hảo

sát

Kỹ

sư t

hiết

kế

Kỹ

sư th

i côn

g

Kỹ

sư g

iám

sát t

hi c

ông

Kỹ

sư q

uản

lý n

hà n

ước

về

xây

dựng

1 Tổ chức tư vấn xây dựng 2 Tổ chức thi công 3 Ban quản lý dự án 4 Cơ quan quản lý nhà nước

Nghề nghiệp đặc trưng

Hình II.1: Các môi trường làm việc và các nghề nghiệp đặc trưng tương ứngIII. Một số phân tích về nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng

Nghề khảo sát không phải là nghề chính của kỹ sư ngành xây dựng dân dụng. 1. Nhưng kỹ sư Xây dựng có thể tham gia công tác khảo sát địa hình để thu thập số liệu cho bước lập hồ sơ thiết kế trong những trường hợp khảo sát trên một khu đất hiện trạng không quá phức tạp, và số liệu thu thập chỉ phục vụ cơ bản cho việc thiết kế bố trí công trình. Như đã trình bày ở phần trên, một số dạng kỹ sư có thể làm trong 2 hoặc nhiều 2. môi trường khác nhau, ví dụ kỹ sư giám sát thi công có thể làm trong tổ chức tư vấn xây dựng, Ban Quản lý dự án hoặc làm trong cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (ví dụ Sở xây dựng). Một số dạng kỹ sư còn lại chỉ chuyên nghiệp trong một môi trường nhất định, ví dụ kỹ sư thiết kế chỉ làm trong môi trường thiết kế, hoặc kỹ sư thi công chỉ làm trong các đơn vị thi công xây lắp công trình. Các ô bôi đen là để chỉ kỹ sư có thể làm trong các môi trường làm việc tương ứng.Một số loại công việc chỉ dành cho những kỹ sư đã có kinh nghiệm công tác từ 3. 3-5 năm trở lên, ví dụ kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư quản lý dự án (theo quy định của Luật Xây dựng Việt Nam).

Page 17: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

10 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương III Hồ sƠ NăNG LỰC

I. Chuyển đổi từ hồ sơ nghề nghiệp sang hồ sơ năng lực1. Khái niệm

Năng lực của kỹ sư xây dựng mô tả trong tài liệu này được hiểu là những khả năng người kỹ sư đó có thể giải quyết các công việc/nhiệm vụ cụ thể mà họ sẽ được giao trong suốt quá trình làm việc của họ. Các năng lực khác nhau về tính chất công việc nhưng có thể cùng trong một nghề đặc trưng.

Ví dụ, kỹ sư thi công có thể được giao nhiệm vụ lập biện pháp thi công cho một công trình nào đó, hoặc họ cũng có thể được giao lập tiến độ tổ chức thi công cho công trình đó. Các nhiệm vụ vừa nêu trên đây được coi là các năng lực cụ thể của người kỹ sư xây dựng.2. Xây dựng các năng lực từ hồ sơ nghề nghiệpa. Các năng lực cốt lõi

Trong chương II, chúng tôi đã mô tả các nghề nghiệp đặc trưng mà một kỹ sư xây dựng có thể sẽ phải thực hiện trong quá trình hành nghề sau khi ra trường. Tiếp tục phân tích các nghề nghiệp đặc trưng đó, chúng tôi đã xây dựng các năng lực cốt lõi của kỹ sư xây dựng, cái mà họ thực hiện trong các nghề nghiệp đặc trưng của họ.

Code Các năng lực cốt lõi của nghề KSXD Kỹ

sư q

uản

lý d

ự án

Kỹ

sư k

hảo

sát

Kỹ

sư t

hiết

kế

Kỹ

sư th

i côn

g

Kỹ

sư g

iám

sát t

hi c

ông

Kỹ

sư q

uản

lý n

hà n

ước

về x

ây d

ựng

B01 Lập dự án đầu tư B02 Quản lý dự án B03 Khảo sát B04 Thiết kế B05 Kỹ thuật thi công B06 Tổ chức thi công B07 Giám sát thi công B08 Quản lý nhà nước về xây dựng B09 Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao CN

Nghề nghiệp đặc trưng

Hình II.2: Các năng lực cốt lõi của nghề kỹ sư xây dựngChú thích:

Ô bôi đen thể hiện đây là năng lực chính của nghề nghiệp tương ứng. Ô bôi màu mờ hơn thể hiện sự liên quan ở mức trung bình về kiến thức của năng

lực đó đối với nghề nghiệp tương ứng. Các ô để trắng thể hiện mức độ liên quan ít về kiến thức của năng lực đó đối với

nghề nghiệp tương ứng, tất cả các nghề nghiệp đều có liên quan đến các năng lực.

Page 18: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

11Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

b. Các năng lực chungNgoài các năng lực cốt lõi có tính chất đặc trưng của nghề nghiệp, chúng tôi còn

mô tả các năng lực chung, là những năng lực cần thiết cho tất cả các ngành nghề khác nhau, để giúp họ giải quyết tốt hơn các công việc của mình. Các năng lực chung đó bao gồm có:

Code Các nNăng lực chung (generic competence) A01 Năng lực giao tiếp A02 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc A03 Năng lực làm lãnh đạo, điều hành nhóm A04 Năng lực cộng tác, làm việc nhóm

Ngoài các năng lực trên đây còn có những loại năng lực khác nữa như năng lực tự học/tự phát triển bản thân, năng lực suy nghĩ và dự báo… Trong khuôn khổ chương trình này, chúng tôi chưa đề cập đến chúng mà sẽ dần dần bổ sung vào chương trình trong thời gian tiếp theo.3. Một số thảo luận/phân tích về hồ sơ năng lực

Để xây dựng được hồ sơ năng lực của kỹ sư xây dựng, chúng tôi đã phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau như: cán bộ giảng dạy của chúng tôi; các các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm của Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội; các chuyên gia đại diện thế giới việc làm. Chúng tôi đã nhận ra rằng việc mô tả tập hồ sơ năng lực của người kỹ sư xây dựng là rất phức tạp vì tính chất ngành nghề của họ rất đa dạng, hơn nữa, mỗi một công việc có thể sẽ phải có nhiều đối tượng ngành nghề khác nhau tham gia vào. Ví dụ trong nghề thiết kế công trình, khi thực hiện phải có ít nhất 5 loại nghề khác nhau tham gia cùng thiết kế, đó là kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện, kỹ sư cấp thoát nước và kỹ sư kinh tế xây dựng. Như vậy, kỹ sư xây dựng chỉ làm một phần việc trong chuỗi các công việc của giai đoạn thiết kế.

Sau các đợt thảo luận nói trên, chúng tôi đã đi đến một số thống nhất trước khi xây dựng tập hồ sơ năng lực cho nghề kỹ sư xây dựng như sau:

Các năng lực đặc trưng của nghề kỹ sư xây dựng thì rất nhiều và đa dạng về -tính chất công việc. Với khuôn khổ chương trình đào tạo trong khoảng 4,5 đến 5 năm, chúng ta sẽ không thể đào tạo hết được tất cả những năng lực đó. Một số năng lực sinh viên sẽ phải tự bổ sung trong quá trình làm nghề của họ bằng nhiều cách khác nhau.Căn cứ trên thực tế của Khoa Công Nghệ hiện nay như đội ngũ cán bộ, thiết bị -máy móc và cơ sở vật chất hiện có, chúng tôi phải lựa chọn và chỉ đào tạo các năng lực cơ bản, cốt lõi của nghề kỹ sư xây dựng. Việc đào tạo các năng lực lựa chọn này một mặt vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thị trường lao động, mặt khác giúp người học có thể tự cập nhật và phát triển tiếp các năng lực cần thiết khác khi họ có nhu cầu để giải quyết các công việc của họ sau này. Hàng năm, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các năng lực vào mục tiêu và chương trình đào tạo để càng ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.Các năng lực chung được đề cập trên đây (ví dụ năng lực giao tiếp, năng lực -cộng tác làm việc nhóm…) là những vấn đề còn rất mới mẻ đối với đào tạo đại học ở Việt Nam nói chung và ở Khoa Công Nghệ chúng tôi nói riêng. Các năng

Page 19: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

12 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

lực này cần phải được đưa vào trong các mục tiêu đào tạo, lồng ghép vào các nhiệm vụ và đồ án.Các năng lực nghề nghiệp được lựa chọn để đưa vào mục tiêu đào tạo trong -chương trình này bao gồm có 5 năng lực như sau:

Khảo sát +Thiết kế +Kỹ thuật thi công +Tổ chức thi công +Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ +

II. Định dạng hồ sơ năng lực1. Định dạng hồ sơ năng lực

Để mô tả hồ sơ năng lực đối với các năng lực đã lựa chọn, chúng tôi dùng định dạng như bảng sau:

Mã số Tên năng lực

A Bối cảnh Phần này giới thiệu về giai đoạn thực hiện dự án•

B Mô tả công việcPhần này mô tả nhiệm vụ của năng lực tương ứng. Đó là •những nhiệm vụ cụ thể là kỹ xư xây dựng được yêu cầu phải thực hiện.

C Kết quả/sản phẩmPhần này mô tả những kết quả/sản phẩm của năng lực •tương ứng tạo ra. Ví dụ sản phẩm có thể là bản vẽ kỹ thuật, bản tính toán…

D Tiêu chuẩn so sánhPhần này mô tả các tiêu chuẩn so sánh, cái mà người ta •dùng để so sánh, đánh giá xem kết quả/sản phẩm tạo ra có đạt hay không đạt, đạt ở mức thấp hay cao…

E Năng lực cần thiết

Phần này sẽ mô tả chi tiết năng lực tổng hợp (bao gồm có •kiến thức, kỹ năng và thái độ) của người kỹ sư xây dựng khi họ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Đây chính là mục tiêu của quá trình đào tạo cần phải đạt được.

2. Mức độ của năng lựcHồ sơ năng lực được mô tả nhằm mục đích kết nối giữa học và làm. Căn cứ vào hồ

sơ năng lực sẽ xây dựng các nhiệm vụ/đồ án và các mô-đun/môn học sao cho phù hợp với yêu cầu của thế giới việc làm, cái mà đã được phản ánh vào trong hồ sơ năng lực này.

Năng lực có các mức độ phức tạp của nó, trong hồ sơ này chúng tôi phân biệt ra 3 mức độ phức tạp từ dễ đến khó:

Mức độ đơn giản -Mức độ phức tạp vừa -

Page 20: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

13Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Mức độ phức tạp lớn. -Để đánh giá độ phức tạp của các năng lực, hồ sơ này phân biệt mức độ phức tạp

theo một số các khía cạnh như sau:Độ khó/khả năng ứng dụng của sản phẩm -Độ khó của quy trình thực hiện -Nhiều hay ít nguyên tắc/tiêu chuẩn đánh giá -Nhiều hay ít người/đối tác tham gia vào -Vị trí của công việc trong chuỗi mắt xích của nó. -

Để đánh giá sự nhận thức/tiếp thu của sinh viên, trong hồ sơ này phân biệt 5 mức độ của hành vi nhận thức/tiếp thu như sau:

Biết -Hiểu -Áp dụng -Tổng hợp -Đánh giá -

III. Hồ sơ năng lực cơ bản của nghề kỹ xư xây dựngTừ các trang sau đây sẽ mô tả các năng lực cốt lõi cơ bản của nghề kỹ sư xây dựng

theo định dạng như đã trình bày ở phần trên.

B01 Lập dự án đầu tư

A Bối cảnh Giai đoạn chuẩn bị đầu tư•

B Mô tả công việcLập một dự án đầu tư xây dựng công trình với các yêu cầu •của chủ đầu tư. Các số liệu cần thiết do chủ đầu tư cung cấp.

C Kết quả/sản phẩm Thuyết minh dự án hoặc báo cáo đầu tư•

D Tiêu chuẩn so sánhLuật xây dựng và các văn bản dưới luật•

Các yêu cầu của chủ đầu tư•

E Năng lực cần thiết

Thu thập các số liệu liên quan đến dự án, lập bản yêu cầu •cung cấp số liệu cần thiết từ phía chủ đầu tư.

Phân loại các loại số liệu thu thập được.•

Viết thuyết minh dự án, kết hợp với bộ phận thiết kế cơ sở •để xác định quy mô, tính toán các khối lượng xây lắp chính và tính khái toán tổng mức đầu tư…

Tính toán tài chính: tính các khoản doanh thu, các khoản •chi phí hằng năm của dự án.

Tính toán các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư.•

Hoàn thành và báo cáo dự án•

Page 21: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

14 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

B02 Quản lý dự án

A Bối cảnh Toàn bộ dự án•

B Mô tả công việcThay mặt chủ đầu tư để triển khai các dự án xây •dựng trong khuôn khổ quy định của pháp luật xây dựng Việt Nam

C Kết quả/sản phẩm Dự án được thực hiện có hiệu quả và đúng pháp •luật

D Tiêu chuẩn so sánh

Luật xây dựng,•

Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành,•

Các thông tư, nghị định,•

Phù hợp với điều kiện địa phương,•Yêu cầu của Chủ đầu tư•

E Năng lực cần thiết

Lập kế hoạch triển khai dự án,•

Nắm vững các nguyên tắc quản lý các hoạt động •của dự án như: lập dự án, khảo sát thiết kế, thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.Nắm vững các nguyên tắc quản lý vốn, chi tiêu tài •chính để thực hiện dự án.

B03 Khảo sát

A Bối cảnh Giai đoạn chuẩn bị đầu tư•

B Mô tả công việc

Khảo sát và lập bản đồ địa hình khu trên khu đất •đơn giản (diện tích bé hơn 5000m2, ít địa vật)Đánh giá tài liệu khảo sát địa hình•Đánh giá tài liệu khảo sát địa chất công trình•

C Kết quả/sản phẩmBản đồ hiện trạng khu đất•

Lấy số liệu để thực hiện các hoạt động tiếp theo: •thiết kế, thi công, giám sát công trình...

D Tiêu chuẩn so sánh Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành•

E Năng lực cần thiết

Nắm được quy trình để thực hiện lập bản vẽ hiện •trạng một khu đất, có thể thực hiện đo vẽ và lập bản đồ hiện trạng một khu đất đơn giản.Có thể đọc và sử dụng hồ sơ khảo sát địa chất, •địa hình cho các hoạt động khác như: thiết kế, thi công...Có hiểu biết để có thể tham gia giám sát, xử lý quá •trình khảo sát công trình.

B04 Thiết kế

A Bối cảnh Giai đoạn lập hồ sơ thiết kế•

Page 22: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

15Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

B Mô tả công việc

Khi kiết trúc sư (KTS) thiết kế phương án kiến •trúc, kỹ sư xây dựng phải nêu các giải pháp kết cấu phù hợp, phân tích và lựa chọn phương án kết cấu.Sau khi kiến trúc sư thiết kế xong hồ sơ bản vẽ •phần kiến trúc công trình, kỹ xư xây dựng tiến hành một số việc sau:

Tính toán kết cấu và thể hiện bản vẽo

Tính dự toán công trìnho

C Kết quả/sản phẩmPhương án kết cấu hợp lý•

Hồ sơ thiết kế KT (thuyết minh+bản vẽ)•Bản tiên lượng dự toán•

D Tiêu chuẩn so sánhLuật xây dựng•

Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành•

Các nghị định, thông tư•

E Năng lực cần thiết

Kết hợp với KTS để phân tích và đưa ra các •phương án kết cấu, đánh giá và lựa chọn ra phương án hợp lý. Có thể đề xuất với KTS để điều chỉnh phương án kiến trúc cho phù hợp với kết cấu công trình. Từ hồ sơ thiết kế kiến trúc, tiến hành lập sơ đồ •kết cấu, lựa chọn kích thước cấu kiện, tính toán tải trọng, phân tích và tính toán nội lực, tính toán kết cấu cho các loại cấu kiện, cấu tạo, viết thuyết minh tính toán và các yêu cầu thi công. Thể hiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quy định. Tính toán khối lượng, sử dụng các thông báo giá •và áp các định mức phù hợp, lập bảng dự toán công trình. Phát hiện các sai sót trong hồ sơ thiết kế để yêu cầu chỉnh sửa lại.

B05 Kỹ thuật thi công

A Bối cảnh Giai đoạn thi công công trình•

B Mô tả công việc

Lập và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật để thi công •các hạng mục công trình như: thi công phần ngầm, thi công phần thân, thi công lắp ghép, thi công hoàn thiện công trình.

C Kết quả/sản phẩmĐề xuất được các biện pháp thi công các hạng •mục công trình đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn và tiết kiệm

D Tiêu chuẩn so sánhLuật xây dựng và các văn bản dưới luật•

Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành•

Page 23: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

16 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

E Năng lực cần thiết

Đọc bản vẽ thiết kế. Nắm được các tính năng của •các loại thiết bị máy móc.Lập các biện pháp thi công các bộ phận, hạng mục •công trình từ phần ngầm, phần thân, phầm mái, phần hoàn thiện và các bộ phận khác của công trình.Phải biết tổ chức công việc và điều hành các đội •thợ để thi công đúng kỹ thuật.

B06 Tổ chức thi công

A Bối cảnh Giai đoạn thi công công trình•

B Mô tả công việc

Tính toán khối lượng xây lắp•

Lên tiến độ, nhân lực, triển khai, chỉ đạo và điều •hành quá trình thi công trên công trường.Lập tổng mặt bằng thi công•

Điều phối việc cung cấp vật tư.•Kiểm tra, duyệt kế hoạch và tiến độ triển khai xây •dựng công trình.

C Kết quả/sản phẩm

Biểu đồ tiến độ, kế hoạch về nhân lực và kế •hoạch về vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho thi công.Tổng mặt bằng thi công•Kế hoạch thi công được thực hiện tốt.•

D Tiêu chuẩn so sánhLuật xây dựng và các văn bản dưới luật•Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành•

E Năng lực cần thiết

Đọc bản vẽ thiết kế, nắm được tiên lượng dự toán, •nắm được nguồn cung cấp vật liệu. Nắm được các tính năng của các loại thiết bị máy móc.Phân tích và lập ra kế hoạch thi công công trình, •bao gồm kế hoạch về nhân lực, vật tư, máy móc thiết bị và thời gian để thi công từng hạng mục và toàn bộ công trình. Vẽ biểu đồ tiến độ thi công và vẽ tổng mặt bằng thi công.Chỉ đạo điều hành các hoạt động thi công trên •công trường theo đúng kế hoạch và biện pháp kỹ thuật đã đề ra.

B07 Giám sát thi công

A Bối cảnh Giai đoạn thi công công trình•

B Mô tả công việc

Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán và các điều kiện •khởi công, điều kiện thi côngGiám sát kỹ thuật, chất lượng và kế hoạch thi •công,Giám sát khối lượng thi công thực tế.•

Page 24: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

17Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

C Kết quả/sản phẩm

Các biên bản nghiệm thu xác nhận về kết quả thi •công của nhà thầu,Các văn bản kiến nghị hoặc xử lý các tình huống, •sự cố xảy ra trong quá trình thi công

D Tiêu chuẩn so sánh

Luật xây dựng•

Các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành•

Các nghị định, thông tư•

Phù hợp với điều kiện địa phương•Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và các bên.•

E Năng lực cần thiết

Nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật.•

Kiểm tra các hồ sơ thiết kế, dự toán, kiểm tra điều •kiện thi công của nhà thầu, kiểm tra điều kiện hiện trường thi công và các điều kiện khác liên quan trước khi ra văn bản cho phép nhà thầu tiến hành thi công.Đọc hồ sơ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật, xem xét •biện pháp kỹ thuật thi công và kế hoạch thi công của nhà thầu. Trên cơ sở đó giám sát quá trình thực hiện thi công của nhà thầu đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, kế hoạch thực hiện và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư.Phối hợp chặt chẽ với nhà thầu và chủ đầu tư để •bàn bạc và xử lý các tình huống, sự cố cũng như các vi phạm (nếu có) của nhà thầu.Soạn thảo các biên bản xác nhận kết quả và khối •lượng thực tế thi công.

B08 Quản lý nhà nước về xây dựng

A Bối cảnh Toàn bộ các hoạt động đầu tư xây dựng công •trình

B Mô tả công việc

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm

Ban hành luật và các văn bản dưới luật, các văn •bản hướng dẫn thi hành luật.

Lập quy hoạch phát triển vùng và địa phương•

Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá•

Giám sát, quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng•

Page 25: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

18 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

C Kết quả/sản phẩm

Luật và các văn bản dưới luật được ban hành kịp •thời.

Quy hoạch phát triển vùng và địa phương theo •từng giai đoạn được thực hiện.

Các chủ trương, chính sách pháp luật về xây dựng •được phổ biến đến từng đối tượng.

Các báo cáo, xử lý vi phạm•

D Tiêu chuẩn so sánh

Pháp luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực •hiện

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành•

Các cơ chế, chính sách của địa phương và khu vực•

Quy hoạch phát triển vùng, địa phương đã được •phê duyệt trước đó.

E Năng lực cần thiết

Tham mưu cho chính quyền cấp tương ứng ban •hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực quản lý xây dựng.

Tham mưu cho chính quyền ở cấp tương ứng về •quy hoạch phát triển vùng, địa phương trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thi hành luật •và các quy định pháp luật xây dựng, lập các văn bản báo cáo tình hình với cấp trên.

Giám sát, quản lý quá trình thực hiện việc đầu tư •xây dựng về các mảng:

Quản lý về xây dựngo

Quản lý về vật liệu xây dựngo

Quản lý về nhà ở và công sởo

Quản lý về kiến trúc, quy hoạcho

Quản lý về hạ tầng kỹ thuật, đô thịo

Quản lý các hoạt động của các tổ chức dịch vụ o công.

Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt o động xây dựng.

B09 Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng

A Bối cảnh Tất cả các giai đoạn•

Page 26: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

19Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

B Mô tả công việc

Đề xuất và tham gia thực hiện các đề tài khoa học, •sáng kiến, cải tiến.ứng dụng phương pháp khoa học, công nghệ •mới. Chuyển giao công nghệ mới.•

C Kết quả/sản phẩm

Phát hiện được vấn đề mới, cần nghiên cứu, đặt •được nhiệm vụ nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra.Có phương pháp làm việc khoa học, có được những •sáng kiến cải tiến trong công việc.

D Tiêu chuẩn so sánhSo sánh cách làm khoa học, có hiệu quả với cách •làm thông thường.

Phù hợp với quy định của pháp luật xây dựng.•

E Năng lực cần thiết

Nắm vững kiến thức chuyên môn,•

Năm được phương pháp nghiên cứu khoa học,•Có niềm say mê tìm tòi khám phá, phát hiện và áp •dụng kỹ thuật mới.

A01 Năng lực giao tiếp

A Bối cảnh Cho tất cả các quá trình làm việc•

B Mô tả công việc Trình bày các vấn đề chuyên môn bằng lời hoặc •văn bản với cấp trên, cộng sự và chủ đầu tư

C Kết quả/sản phẩm Giao tiếp hiệu quả: hiểu và được người khác hiểu •qua việc trình bày bằng lời cũng như bằng văn bản.

D Tiêu chuẩn so sánhNgôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, đúng ngữ pháp.•

Phù hợp với văn hóa •

Tiêu chuẩn về văn nói, văn viết.•

E Năng lực cần thiết

Trình bày (oral) các vấn đề, kế hoạch, dự án...•

Biết sử dụng Multi-media trong báo cáo•

Biết các cách giao tiếp, truyền đạt như:•

Kỹ năng tư vấn, cố vấn, tham mưuo

Kỹ năng thông báo, thông tino

Kỹ năng thăm dò, tìm hiểu thông tino

Soạn thảo văn bản•

Viết báo cáo•

Làm rõ vấn đề•

Hội ý song phương•

Đưa ra ý kiến, tiếp thu ý kiến phản hồi.•

Page 27: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

20 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

A02 Ứng dụng công nghệ thông tin

A Bối cảnh Cho tất cả các quá trình làm việc•

B Mô tả công việc ứng dụng các phầm mềm máy tính để giải quyết •các công việc

C Kết quả/sản phẩm Công việc đạt chất lượng và hiệu quả tốt hơn làm •bằng thủ công

D Tiêu chuẩn so sánh

Kết quả làm bằng thủ công•

Các quy định cụ thể tưng ứng (ví dụ tiêu chuẩn •về trình bày văn bản, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật...)

E Năng lực cần thiết

Sử dụng thành thạo phần mềm AutoCAD để thực •hiện các bản vẽ kỹ thuật xây dựng đạt tiêu chuẩn.Sử dụng phầm mềm kết cấu (ví dụ Sap2000) để •tính kết cấu, xác định nội lực...Sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft Word để •soạn các văn bản, các báo cáo, thuyết minh, viết thư...Sử dụng thành thạo phầm mềm Microsoft Excel •để tính toán và xử lý thông tin.Sử dụng thành thạo phầm mềm Microsoft power •point để trình bày báo cáo (presentation).Khuyến khích sử dụng các loại phầm mềm khác để •hỗ trợ cho quá trình làm việc.

Page 28: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

21Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

A03 Năng lực lãnh đạo, điều hành nhóm – leadership

A Bối cảnh Cho tất cả các quá trình làm việc•

B Mô tả công việc Quản lý, điều hành, xử lý các công việc theo đúng •trật tự, đúng vị trí và vai trò của mình.

C Kết quả/sản phẩm Một sự làm việc say mê, nhịp nhàng của cả tập •thể

D Tiêu chuẩn so sánhMột nhóm làm việc lộn xộn•

Sức ép về thời gian•

E Năng lực cần thiết

Một người lãnh đạo thể hiện được các hành vi •sau:

Có những mục tiêu rõ ràngo

Có kế hoạch hoạt động cụ thểo

Biết suy nghĩ, phân tích tinh huốngo

Sử dụng đa dạng thông tin, dữ liệu liên quano

Dành được sự bầu chọno

Biết khuyến kích, cổ vũ nhân viên, biết tha thứ •lỗi lầm và giúp nhân viên rút kinh nghiệm qua lỗi lầm.Khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến cá nhân của •họ.Tạo ra điều kiện, môi trường làm việc khoa học:•

Có trách nhiệm với công việco

Chia sẻ công việc hợp lýo

Tạo động lực làm việc cho mọi người o

Phân bổ tài nguyên và nhân sự đúng đối tượng, •đúng vị trí và vai trò của họ.Có khả năng chủ trì các cuộc học hoặc các cuộc •hội thảo.

Page 29: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

22 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

A04 Năng lực cộng tác, làm việc nhóm

A Bối cảnh Cho tất cả các quá trình làm việc•

B Mô tả công việc

Cộng tác, làm việc trong nhóm với nhiều đối tác •khác. Xử lý công việc độc lập cũng như cộng tác với đồng nghiệp.

Làm việc dưới sự chỉ đạo của người quản lý cấp •trên.

C Kết quả/sản phẩm Cống hiến kết quả tối ưu của mình trong kết quả •tổng thể của cả nhóm.

D Tiêu chuẩn so sánhMột nhóm làm việc đa dạng về thành phần•

Có những tình huống xung đột•

E Năng lực cần thiết

Tham gia tích cực vào các cuộc họp, chủ trì, ghi •chép.

Biết đưa ra ý kiến phản hồi của mình•

Biết tiếp thu ý kiến người khác•

Biết thương lượng, đàm phán•

Biết tranh luận có khoa học•

Có khả năng cộng tác•

Page 30: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

23Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương IVCHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. Thiết kế chương trình đào tạo1. Một số căn cứ pháp lý liên quan

Trước khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận, trao đổi trong khuôn khổ ban chủ nhiệm khoa cũng như giữa lãnh đạo khoa và Phòng đào tạo, lãnh đạo khoa và lãnh đạo Nhà trường để đưa ra các thống nhất về chủ trương cho việc xây dựng khung chương trình và chương trình chi tiết. Sau các thảo luận đó, chúng tôi đã đưa ra được các thống nhất mang tính chủ trương như sau:

Chương trình đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ được xây -dựng theo học chế tín chỉ, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT cũng như chủ trương của Nhà trường.Thời gian đào tạo cho ngành kỹ sư xây dựng là 4.5năm (rút ngắn so với chương -trình hiện tại là 0.5 năm).Tổng số tín chỉ tối đa là 164 tín chỉ (trung bình mỗi học kỳ 18 đến 19 tín chỉ). -Chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng phải tuân theo một số quy định chung của -Nhà trường, bao gồm:Các môn học chung được quy định toàn trường cho tất cả các ngành thuộc khối +kỹ thuật gồm có 24 môn (bao gồm các môn về chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và một số môn chung khác như ngoại ngữ, tin học, khoa học giao tiếp... (xem khung chương trình đào tạo phần sau).Mẫu mô tả chương trình khung và chương trình chi tiết phải tuân theo mẫu +chung của nhà trường.Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo mới này, chúng tôi căn cứ theo -Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ra ngày 15 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sắp xếp đào tạoCăn cứ vào hồ sơ năng lực đã được mô tả ở phần trước, căn cứ vào các chủ trương

đã thống nhất như trình bày ở mục trên đây, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu chung cho toàn bộ chương trình đào tạo. Từ mục tiêu chung, chúng tôi phân bố mục tiêu đào tạo cho từng học kỳ. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cho từng học kỳ, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung đào tạo cho từng học kỳ đó.

Theo cách sắp xếp như trên, mỗi học kỳ đều có một chủ đề bao gồm một hoặc một số nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này được thiết kế sao cho đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo trong học kỳ đó. Các môn học/mô-đun sẽ được thiết kế phù hợp với nhiệm vụ và đồ án trong từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện để ứng dụng kiến thức của các môn học một cách tổng hợp vào việc giải quyết các nhiệm vụ/đồ án.

Chúng tôi coi mỗi học kỳ là một BLOCK. Trong mỗi block gồm có:Các nhiệm vụ/đồ án: - được thiết kế như là các nhiệm vụ thực tế của một kỹ sư xây dựng khi họ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng. Các nhiệm

Page 31: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

24 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

vụ này được thiết kế theo các mức độ từ dễ đến khó để phù hợp với khả năng của sinh viên: Hai học kỳ đầu tiên, các nhiệm vụ có mức độ phức tạp nhỏ. Ba học kỳ tiếp theo, các nhiệm vụ và đồ án có mức độ phức tạp trung bình. Ở các học kỳ còn lại, các nhiệm vụ và đồ án được thiết kế với mức độ phức tạp cao, giúp sinh viên đạt được mức năng lực tổng hợp.Các môn học/mô-đun - : được lựa chọn và bố trí phù hợp với nội dung của các nhiệm vụ và đồ án, giúp sinh viên có điều kiện áp dụng kiến thức các môn học đó vào việc giải quyết các nhiệm vụ/đồ án.

Với cách thiết kế chương trình đào tạo như trên, chúng ta có thể đạt được một số mục đích sau:

Sinh viên không những có thể tiếp thu được kiến thức các môn học ở hai mức -độ biết, mà còn có điều kiện để áp dụng các kiến thức của các môn học một cách tổng hợp.Sinh viên có cơ hội để - thực hành nghề nghiệp của mình với vai trò là các kỹ sư xây dựng.Sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với các công việc/nhiệm vụ - thực tế ngay khi còn trên ghế nhà trường, cái mà họ sẽ phải thực hiện sau khi họ tốt nghiệp ra trường.

Hình VI.1: Sơ đồ thiết kế chương trình

Page 32: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

25Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Bảng VI.1sắp xếp đào tạo cho từng học kỳ(Chương trình đào tạo 4,5 năm)

Năm học

Học kỳ

Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứ năm

Học kỳ I

Định hướng nghề nghiệp

Tìm hiểu và định hướng về nghề nghiệp

Kiến trúc

công trình

Mô tả, thiết kế kiến trúc công trình

Kết cấu

sàn nhà

- Thiết kế dầm sàn toàn khối

- Thiết kế mái BTCT

Nhà công nghiệp

(Nhà thép)

Thiết kế nhà thép-

Thi công lắp ghép-

Tổ chức thi công-

------------------

Tham quan khu công nghiệp

Thực tập tốt nghiệp

-------------

Đồ án tốt nghiệp

Học kỳ II

Khảo sát

Đo đạc/vẽ bản đồ hiện trạng

Tính toán

cấu kiện

Phân tích/tính toán phần tử

----------------

Thực tập công nhân

Nhà dân dụng

(4-5 Tầng)

Thiết kế - khung

Thiết kế - móng

Thi công - toàn khối

Chuyên đề tự chọn

- Chuyên đề thiết kế: Đồ án nền móng đặc biệt

- Chuyên đề thi công: Tổ chức thi công

Ghi chú: Hai học kỳ đầu tiên phân bổ các năng lực ở mức độ đơn giản.

Các học kỳ này phân bố các năng lực ở mức độ trung bình

Các học kỳ cuối được phân bố các năng lực có mức độ phức tạp lớnTương ứng với mục tiêu đào tạo đã được sắp xếp cho từng học kỳ ở trên đây, nội

dung đào tạo đã được thiết kế cho phù hợp. Cụ thể như trong bảng VI.2

Page 33: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

26 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Bảng

VI.2

Nội

dun

g cá

c ch

uyên

đề

và đ

ồ án

(Chư

ơng

trìn

h đà

o tạ

o 4,

5 nă

m)

Năm

học

Học

kỳ

Năm

thứ

nhất

Năm

thứ

hai

Năm

thứ

baN

ăm th

ứ tư

Năm

thứ

năm

Học

kỳ

I

Chu

yên

đề 1

:

Địn

h hư

ớng

nghề

ngh

iệp

Tiểu

luận

:

Tìm

hiể

u về

ng

hề n

ghiệ

p

Chu

yên

đề 3

:

Kiế

n tr

úc

côn

g tr

ình

Đồ

án 2

:

Thiế

t kế

kiến

trúc

nhà

n dụ

ng

Chu

yên

đề 5

:

Kết

cấu

sàn

nhà

Đồ

án 3

: Thi

ết k

ế sà

n

Đồ

án 4

: Thi

ết k

ế m

ái

Chu

yên

đề 7

:

Nhà

côn

g ng

hiệp

(Nhà

thép

)

Đồ

án 8

: Đồ

án th

iết k

ế th

ép

Đồ

án 9

: Đồ

án th

i côn

g lắ

p gh

ép

Đồ

án 1

0: Đ

ồ án

tổ c

hức

t.côn

g

----

----

----

----

--

Tham

qua

n kh

u cô

ng n

ghiệ

p

Thực

tập

tốt n

ghiệ

p

Đồ

án 1

3

Đồ

án tố

t ngh

iệp

Học

kỳ

II

Chu

yên

đề 2

:

Đo

vẽ h

iện

trạn

g kh

u đấ

t

Đồ

án 1

: Đo

vẽ h

iện

trạng

Chu

yên

đề 4

:

sở tí

nh to

án

cấu

kiện

Bài

tập

lớn:

Sức

bền

vậ

t liệ

u

Chu

yên

đề 6

:

Nhà

dân

dụn

g

(4-5

Tần

g)

Đồ

án 5

: Thi

ết k

ế kh

ung

Đồ

án 6

: Thi

ết k

ế m

óng

Đồ

án 7

: Thi

côn

g to

àn k

hối

Chu

yên

ngàn

h hẹ

p :

Chu

yên

đề tự

chọ

n 1:

- Đ

ồ án

11

thiế

t kế

nền

món

g (m

óng

cọc,

m

óng

cọc

nhồi

...)

Chu

yên

đề tự

chọ

n 2:

- Đ

ồ án

12

tổ c

hức

thi c

ông

(Sơ

đồ m

ạng,

tổ

ng m

ặt b

ằng)

Tổng

hợp

:

Tổng

số c

h.đề

: -

9

Tổng

số

đ.

án:

- 13 Tổ

ng

số

BTL

: -

1 Tiểu

lu

ận:

- 1

Page 34: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

27Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

3. Thiết kế các chuyên đề và đồ ánCác nhiệm vụ/đồ án trong các chuyên đề của từng học kỳ được mô tả chi tiết theo

định dạng sau đây. Phần mô tả này có liên quan mật thiết với “hồ sơ năng lực”.Bảng VI.3: Định dạng mô tả chuyên đề/đồ án

Chuyên đề số ...(theo số đã đặt ở bảng VI.2): (TÊN CHUYÊN ĐỀ)

Tên nhiệm vụ/đồ án1. : (phần này nêu tên của nhiệm vụ/đồ án thuộc chuyên đề)

Mục tiêu:2. Phần này nêu những mục tiêu của nhiệm vụ/đồ án. Mục tiêu của đồ án nêu ở đây - phải đáp ứng nội dung và mục tiêu đào tạo của từng học kỳ đã mô tả ở các bảng VI.1 và VI.2. Năng lực:3. Phần này mô tả các năng lực ở mức độ tương ứng để đạt được các mục tiêu ở mục 2.- Tình huống:4. Phần này mô tả tình huống của nhiệm vụ. Tình huống của nhiệm vụ được mô tả phù hợp với “hồ sơ năng lực”. Nhiệm vụ yêu cầu:5. Phần này giải thích cho sinh viên các nhiệm vụ cụ thể mà họ sẽ phải thực hiện trong - một khoảng thời gian nhất định (thường là một học kỳ).Điều kiện thực hiện đồ án:6. Phần này nêu các điều kiện để có thể thực hiện được các nhiệm vụ nêu phần trên, ví - dụ tài liệu giáo trình, thiết bị thực hành...Tiêu chuẩn so sánh:7. Phần này nêu các tiêu chuẩn so sánh dùng để đánh giá kết quả đạt được. Các tiêu - chuẩn so sánh này phải phù hợp với “hồ sơ năng lực”.Kiến thức liên quan:8. Phần này nêu các kiến thức cần thiết mà sinh viên cần phải sử dụng để giải quyết - các nhiệm vụ được giao. Kỹ năng:9. Phần này nêu các kỹ năng mà sinh viên cần phải rèn luyện để thực hiện nhiệm vụ - này.sản phẩm:10. Phần này mô tả những sản phẩm cụ thể mà sinh viên phải nộp cho giáo viên để tiến - hành đánh giá.Tổ chức thực hiện:11. Phần này nêu một số hướng dẫn, một số quy định về thời gian, cách thức triển khai - đồ án và các hướng dẫn, quy định khác liên quan.Đánh giá:12. Phần này nêu rõ cho sinh viên biết quy trình đánh giá kết quả của họ.-

Các mô tả chi tiết các chuyên đề và đồ án xem ở phụ lục 2

Page 35: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

28 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

II. Chương trình khung và chương trình chi tiết1. Chương trình khung

Căn cứ vào nội dung các phần kiến thức và kỹ năng cần thiết đã mô tả trong các mục 8 và mục 9 của các chuyên đề/đồ án theo định dạng ở bảng VI.3. Trên đây, chúng tôi xây dựng các môn học và mô-đun cho khung chương trình đào tạo. Như đã trình bày ở phần trên, các môn học chuyên môn trong bảng VI.4 là các kiến thức cần thiết liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ và đồ án.

Bảng VI.4Các môn học/mô-đun chuyên ngành phân bố trong từng học kỳ

(Chương trình đào tạo 4,5 năm)Năm học

Học kỳ

Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứ năm

Học kỳ I

Nhập môn 1. xây dựng

Hình họa2.

Vẽ kỹ thuật3.

1. Cơ học sơ sở

2. Vật liệu xây dựng

3. Kiến trúc công trình

1. Cơ học đất

2. Sức bền vật liệu 2

3. Cơ kết cấu 1

4. Kết cấu bêtông cốt thép1

5. Kết cấu gạch đá

1. Kết cấu thép

2. Kỹ thuật thi công 2

3. Tổ chức thi công

------------------

Tham quan khu công nghiệp

Thực tập tốt nghiệp

-------------

Đồ án tốt nghiệp

Học kỳ II1. Đo đạc

1. Địa chất công trình

2. Sức bền vật liệu 1

----------------

Thực tập công nhân

1. Cơ kết cấu 2

2. Kết cấu bêtông cốt thép 2

3. Nền móng công trình

4. ứng dụng tin học trong thiết kế

5. Máy xây dựng

6. Kỹ thuật thi công 1

1. Luật xây dựng

2. An toàn lao động

3. Kinh tế xây dựng

4. Cấp thoát nước

5. Chuyên đề tự chọn

Ghi chú:Chuyên đề tự chọn gồm có:1. Chuyên đề thiết kế:

Kết cấu công trình đặc biệt•

Kết cấu móng đặc biệt•

Động lực học ổn định công trình•

Đồ án móng đặc biệt•

Page 36: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

29Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

2. Chuyên đề thi công:Thi công đặc biệt•

Sơ đồ mạng và tin học trong thi công•

Thí nghiệm công trình•

Đồ án sơ đồ mạng và tổng mặt bằng•

Bảng VI.5Các môn học chung (theo quy định của trường)

Năm học

Học kỳNăm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứ

năm

Học kỳ I

1. Ngoại ngữ 1

2. Tin học cơ sở

3.Toán A1

4. Vật lý ĐC A1

5. Toán A2

6. Hóa ĐC

7.GDTC

1. Ngoại ngữ 3

2. Nhập môn khoa học giao tiếp

3. Xác suất thống kê

4. Kinh tế CT Mác –Lênin

5. Môi trường và con người

1. Lich sử ĐCSVN

2. Tư tưởng HCM

1. PP nghiên cứu khoa học

Học kỳ II

1. Vật lý đại cương A2

2. Triểt học M-LN

3. Ngoại ngữ 2

4. Toán cao cấp nâng cao

1. Tiếng Việt thực hành

2. Kỹ thuật điện

3. CNXH khoa học

4. Địa phương học

Ghi chú:- Môn học Giáo dục Quốc phòng được bố trí theo lịch chung của nhà trường vào

các dịp hè hoặc đầu các học kỳ, không tính vào các kỳ học chính.Từ các môn học chung và các môn học chuyên môn như mô tả ở trên, chúng tôi xây

dựng chương trình khung cho ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Chương trình khung này đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ký phê duyệt theo Quyết định số 2250/ĐT ngày 30/10/2007. Xem ở bảng trong phụ lục 3.2. Đề cương chi tiết

Đề cương chi tiết là bản mô tả về môn học/mô-đun. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của từng học kỳ, nội dung và cấu trúc của môn học được thiết kế sao cho phù hợp. Đề cương chi tiết mô tả tên môn học, số tín chỉ, loại môn học (ví dụ tự chọn hay bắt buộc), mục tiêu của môn học, nội dung chi tiết (có bao nhiêu chương, đề cương chi tiết của từng chương…), yêu cầu của môn học, phương pháp giảng dạy/học

Page 37: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

30 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

tập, đánh giá môn học…Đề cương chi tiết là cơ sở để giảng viên lập kế hoạch giảng dạy, sinh viên lập kế

hoạch học tập. Căn cứ theo yêu cầu của đề cương chi tiết này, giảng viên triển khai biên soạn bài giảng môn học.

Sau khi hoàn thành khung chương trình đào tạo, chúng tôi đã tổ chức thiết kế đề cương chi tiết cho từng môn học và từng mô-đun. Đề cương chi tiết của từng môn học và từng mô-đun được giao cho các giảng viên phụ trách môn đó biên soạn và được thẩm định bởi Hội đồng Khoa học Khoa. Tập đề cương chi tiết được môt tả theo mẫu (format) chung của trường Đại học Vinh như sau.

Bảng VI.6Mẫu đề cương chi tiết môn học theo quy định chung của Trường Đại học Vinh

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.

Chương trình đào tạo trình độ đại họcNgành đào tạo: Xây dựng Dân Dụng & Công nghiệp.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIếT MÔN HỌC

1. Họ và tên:

Chức danh, học hàm, học vị: .................................

Hướng nghiên cứu chính: ....................................

Địa chỉ: ............................................................ Điện thoại: ........................

Phần này ghi tên và các thông tin về giảng viên trực tiếp biên soạn đề cương này.

2. Tên môn học:...............................................

Tên môn học được ghi đúng với tên đã mô tả trong khung chương trình đào tạo

3. Mã môn học: ...............................................

Mã môn học do Nhà trường đặt lên thống nhất để quản lý

4. số tín chỉ: .....................................................

Số tín chỉ của môn học được tính theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về quy đổi giờ chuẩn thành số lượng tín chỉ.

5. Loại môn học:...............................................

Phần này ghi môn học này thuộc loại môn bắt buộc hay môn tự chọn

6. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

- Giảng lý thuyết:................................

Page 38: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

31Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

- Bài tập thực hành trên lớp:...............

- Tự học:..............................................

Phần này ghi rõ số giờ lên lớp, giờ làm bài tập và giờ tự học đã được quy đổi thành tiết chuẩn (một tiết chuẩn =50phút lên lớp).

7. Mục tiêu của môn học:

Mục tiêu của môn học được mô tả một cách rõ ràng và chi tiết ở mục này. Mục tiêu phải nói rõ cả mục tiêu chung và mục tiêu chi tiết từng chương, từng bài giảng. Sau khi học xong môn học này, sinh viên phải được kiến thức, kỹ năng gì?

8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Nội dung của môn học được mô tả vắn tắt ở đây để giúp giảng viên và sinh viên nắm được tổng quan về môn học, giúp họ có được định hướng, kế hoạch cũng như những sự chuẩn bị cần thiết để giảng dạy và học tập.

9. Nội dung chi tiết môn học:

Phần này nêu cụ thể đề cương môn học, bao gồm tên từng chương, từng mục và tên từng bài giảng của môn học.

10. Tài liệu tham khảo:

Phần này nêu tên và thông tin kèm theo của những tài liệu tham khảo mà giảng viên và sinh viên có thể tìm hiểu nội dung của môn học này qua các tài liệu đó.

11. Hình thức tổ chức dạy học:

Phần này trình bày kế hoạch giảng dạy và học tập môn học cho từng tuần, mỗi bài học có bao nhiêu tiết lý thuyết, bao nhiêu tiết bài tập, thực hành, bao nhiêu tiết tự học...

12. Quy định đối với môn học và yêu cầu đối với giảng viên:

Phần này quy định các yêu cầu đối với sinh viên và giảng viên để đạt được mục tiêu của môn học.

13. Phương thức kiểm tra đánh giá kết quả môn học:

Kế hoạch đánh giá và phương pháp đánh giá được nêu cụ thể ở phần này

14. Ngày phê duyệt:...................................15. Cấp phê duyệt:.....................................

Tập đề cương chi tiết môn học của chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp của Trường Đại học Vinh được trình bày ở phụ lục 4.

Page 39: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

32 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương VTổ CHứC ĐÀO TẠO VÀ ĐáNH GIá KếT QUả

I. Giới thiệu về chương trình1. Cơ sở của chương trình

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, ngành Xây dựng Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy các dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia triển khai rầm rộ. Đời sống của nhân dân ngày một nâng cao kéo theo nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt ngày càng nhiều hơn. Các khu đô thị mới, các chung cư, biệt thự, trung tâm thương mại được xây dựng khắp nơi ở khắp các tỉnh thành của đất nước.

Cùng với đó, nhu cầu về một đội ngũ cán bộ kỹ thuật vừa đủ về số lượng, vừa có đủ trình độ năng lực để tham gia thực hiện các dự án xây dựng ngày một tăng. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với các trường đại học nói chung, và đối với các cơ sở đào tạo Kỹ sư Xây dựng trong cả nước nói riêng.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của bộ GD&ĐT ngày càng quan tâm đến việc nâng cao các tiêu chí học thuật ở cấp độ bộ ngành và trên toàn quốc để đạt được mức độ có thể so sánh với các tiêu chuẩn của những cơ sở đào tạo trên thế giới. Bộ GD&ĐT cũng đang có những biện pháp, chủ trương nhằm thay đổi các phương pháp sư phạm trong các trường đại học, trong đó có việc chuyển sang hệ thống học tập mà sinh viên là trung tâm, giảm thiểu thời gian tiếp xúc chính thức trên lớp và chú trọng phát triển các kỹ năng học tập mang tính trưởng thành hơn.

Kể từ 2002, Khoa Công Nghệ, Trường Đại học Vinh đã thực hiện việc đào tạo chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp. Năm 2005, với sự hỗ trợ của Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan và các chuyên gia từ Trường Đại học Hanze, Đại học Saxion - Hà Lan, Khoa Công Nghệ của Trường Đại học Vinh bắt đầu phát triển một chương trình đào tạo ở bậc đại học cho chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, trong đó có xét đến các yêu cầu đặt ra do nhu cầu sử dụng. Năm 2007, khoá học đổi mới này được đưa vào áp dụng.2. Mục tiêu chung và đặc trưng của chương trình POHE

Chương trình Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp bậc đại học ở Trường Đại học Vinh được xây dựng và đưa vào thực hiện với các tiêu chí sau:

Đạt và phản ánh được trình độ học thuật và đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật •được quốc tế công nhận (đó là tính tương thích và tính so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế);

Phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay và có khả năng đáp ứng được các •nhu cầu thực tế và các áp lực trong ngành Xây dựng và phát triển bền vững;

Page 40: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

33Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Đáp ứng được các mong đợi, yêu cầu trong chính sách giáo dục và phương pháp •giảng dạy lấy học sinh là trung tâm và việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả;

Tập trung phát triển các năng lực như là một phương thức hiệu quả để đào tạo •ra các Kỹ sư xây dựng có năng lực trong tương lai.

3. Mục tiêu đầu ra

Cấu trúc của khoá đào tạo kỹ sư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp bậc đại học tại Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở vận dụng khái niệm về các năng lực.

Năng lực được coi là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên phải có khi tốt nghiệp để trở thành những Kỹ sư xây dựng tốt.

Để đảm bảo được chất lượng quốc tế của chương trình giảng dạy, hệ thống năng lực của các Kỹ sư xây dựng đã được phát triển dựa trên sự tham khảo hồ sơ các năng lực do các trường đại học Hà Lan xây dựng, áp dụng như là một cơ sở ban đầu cho năng lực của Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp theo bối cảnh của Việt Nam trong tương lai.4. Thời lượng của chương trình

Khoá học được cấu trúc như một chương trình 4,5 năm với tổng số tín chỉ là 164 chia thành 9 học kỳ, mỗi học kỳ có từ 14 đến 22 tín chỉ.

5. Yêu cầu đầu vàoCác sinh viên phải trúng tuyển trong kỳ thi đại học với mức điểm chuẩn theo quy

định của Trường Đại học Vinh áp dụng cho ngành đào tạo Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp. Đối với các sinh viên đang theo học chương trình Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp ở các trường khác, khi muốn theo học chương trình này ở Trường Đại học Vinh thì cần phải làm các thủ tục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự cho phép của Trường Đại học Vinh.

Các sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể tham dự kỳ thi sát hạch do Nhà trường tổ chức để tham gia học liên thông chương trình này.6. Cấp bằng tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành số tín chỉ cần phải tích luỹ và hoàn thành đồ án tốt nghiệp sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ sư xây dựng theo hệ thống văn bằng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.II. Chương trình học tập1. Tổng quan về chương trình

Cấu trúc, nội dung khoá học và các phương pháp giảng dạy của chương trình đào tạo nhằm khuyến khích sinh viên tư duy, ngẫm nghĩ sâu về lĩnh vực xây dựng công trình, các vấn đề và thực tiễn, cũng như tương tác giữa chúng. Đồng thời với những tri thức này, khoá học cũng cung cấp cho sinh viên một tổ hợp các kỹ năng.

Mục tiêu mà khoá học muốn đạt đến là: Vào cuối khoá học, các sinh viên sẽ trở thành những Kỹ sư xây dựng có năng lực chuyên môn và đủ tự tin để có thể đáp ứng một cách năng động và hiệu quả trước những thách thức và cơ hội nghề nghiệp sẽ đến

Page 41: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

34 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

với họ: Khoá học có một số đặc trưng chính sau đây:

Khoá học được thiết kế nhằm phát triển Các Năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) cho sinh viên tương thích với vai trò tương lai của họ là các kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Toàn bộ khoá học được thiết kế theo Hệ thống các môđun chứa đựng sự linh hoạt và cơ hội cho việc phát triển các hướng nghiên cứu chuyên sâu:

Việc sắp xếp các môn học trong suốt khoá học được dựa trên tính trình tự lô-gíc của phát triển tri thức và kỹ năng (trình tự phát triển theo chiều ngang), đồng thời dựa trên các nhóm môn học bổ sung cho từng học kỳ (trình tự phát triển theo chiều dọc);

Cấu trúc khoá học gồm tám (08) học kỳ học tập và một (01) học kỳ làm đồ án tốt nghiệp. Trong học kỳ đầu tiên, sinh viên học định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu về nghề nghiệp, từ học kỳ thứ 2 đến học kỳ thứ 7, sinh viên sẽ được học một số môn lý thuyết và các môn Đồ án, các kiến thức và kỹ năng được giới thiệu trong các môn học lý thuyết sẽ được áp dụng thực hành trong môn Đồ án. Học kỳ thứ 8 là học kỳ lựa chọn chuyên ngành, sinh viên có thể lựa chọn một trong các chuyên ngành hẹp như thiết kế, thi công hay quản lý dự án. Trong học kỳ thứ 4, sinh viên sẽ được đi thực tập với vai trò là công nhân xây dựng trong 3 tuần. Trong học kỳ cuối cùng, trước khi làm đồ án tốt nghiệp, sinh viên được đi thực tập 4 tuần với vai trò là một kỹ sư.

Các môn học được xây dựng để đảm bảo:Các môn lý thuyết chú trọng đến việc hấp thụ kiến thức;

Các môn đồ án nhấn mạnh đến khám phá, thực hành;

Các môn nghiên cứu nhấn mạnh đến việc tiếp thu kiến thức thông qua nghiên cứu.

Trong khi cấu trúc thiết lập một khung chương trình cho toàn bộ khoá học, các môn học biểu đạt từng nội dung cụ thể của khoá học này. Vị trí của các môn học trong cấu trúc toàn bộ khoá học được tổ chức theo hướng xây dựng một cơ sở lô-gíc trong việc chuyển tải kiến thức, phát triển các kỹ năng và thái độ, đồng thời tạo được hệ thống các môn học tự chọn theo các chuyên ngành ở giai đoạn sau của khoá học.

Các phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm bao gồm: Bài tập nhóm, bài tập cá nhân, thăm quan thực địa, thảo luận và hội thảo sẽ được sử dụng trong suốt khoá học. Các môn đồ án được thực hiện thông qua việc học nhóm, giúp sinh viên áp dụng các tri thức và kỹ năng đã được dạy trong các môn lý thuyết. Trình tự của các môn đồ án trong suốt khoá học cũng được sắp xếp theo cách thức như là một chuỗi mức độ khó từ thấp đến cao.2. Hệ thống tín chỉĐặc trưng của tín chỉ

Các tín chỉ phản ánh: i) khối lượng thông tin-công việc đầu vào mà sinh viên được yêu cầu phải thu nhận và thực hiện để hoàn thành môn học (gọi chung là khối lượng công việc của sinh viên); ii) sự cân đối trong sản phẩm đầu ra giữa tri thức, kỹ năng và quan điểm mà sinh viên đã hấp thụ được sau khi kết thúc môn học.

Hệ thống tín chỉ này tương hợp với các hướng dẫn của Bộ Giáo và Đào tạo, phản ánh sự cân bằng rõ rệt giữa các dung lượng thời gian được phân bổ cho lý thuyết, thực

Page 42: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

35Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

hành và tự nghiên cứu, theo đó, hoàn toàn có khả năng chuyển đổi các tín chỉ được cấp ở Việt Nam sang các hệ thống tín chỉ khác và ngược lại.Khối lượng công việc của sinh viên theo tín chỉ được phân bổ theo các hoạt động theo tín chỉ như sau:

Nghe giảng lý thuyết,1. trong đó giáo viên giảng bài là trung tâm, kiểu như truyền đạt tri thức một chiều, trình bày nghiên cứu trường hợp, hỏi đáp, và thảo luận có hướng dẫn. Trọng tâm ở đây là truyền đạt thông tin và tri thức.Thực hành2. là những giờ tiếp xúc trực tiếp giáo viên - sinh viên, sử dụng các phương pháp lấy sinh viên làm trung tâm và có cơ hội áp dụng các kỹ năng: làm các bài tập thực hành, thảo luận hay hội thảo, lập kế hoạch hoạt động, bài tập nhóm, thực hành ở xưởng hay trên máy tính, tham quan.Tự học3. là các hoạt động học tập và làm việc của cá nhân sinh viên: đọc tài liệu, viết bài, làm bài tập, làm đồ án.

sự phân bố tín chỉ cho mỗi môn học Trong các môn học, khối lượng làm việc của sinh viên cho 1 tín chỉ được tính toán

thống nhất cho tất cả các môn học. Việc phân bổ tín chỉ nhằm cân bằng kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên cũng được thống nhất giữa các môn học. Sự rõ ràng về khối lượng công việc của 1 tín chỉ và việc phân bổ tín chỉ giúp sinh viên có thể lên kế hoạch hiệu quả cho việc học tập của mình (xem bảng trên).3. Mô tả tổng quan cấu trúc chương trình

Trong 4,5 năm chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp bậc đại học, sinh viên phải học 69 môn học (gồm cả đồ án và thực tập). Trong đó có: 23 môn là bắt buộc chung của nhà trường, 42 môn học chuyên ngành bắt buộc và 4 môn lựa chọn chuyên ngành hẹp thiết kế hoặc thi công.

Trong kỳ đầu tiên, sinh viên chưa phải thực hiện đồ án. Thay vào đó, sinh viên -phải thực hiện một bài tìm hiểu về nghề nghiệp, điều này sẽ giúp sinh viên trong việc định hướng học tập và chuẩn bị cho tương lai. Các môn học lý thuyết kèm theo là: nhập môn xây dựng, hình họa và vẽ kỹ thuật giúp sinh viên trang bị những công cụ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo trong toàn khóa học.Từ học kỳ thứ 2,3,5,6,7 và 8, mỗi học kỳ đều có từ 1 đến 3 đồ án. Các đồ án -được thiết kế nhằm giúp sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực hành nghề nghiệp. Từ đó tiếp cận với các hoạt động thực tế của nghề nghiệp trong tương lai. Các môn học cũng được sắp xếp phù hợp cho từng học kỳ để sinh viên có sự liên hệ và vận dụng giữa lý thuyết và thực hành.Trong học kỳ thứ 4, sinh viên sẽ tham gia một đợt thực tập với vai trò là công -nhân xây dựng. Đợt thực tập này giúp sinh viên làm quen với 4 nghề chính là thợ nề, thợ mộc, thợ sắt và thợ bê tông.Trong học kỳ cuối cùng, sinh viên sẽ tham gia một đợt thực tập với vai trò là -kỹ sư xây dựng, tham gia vào việc tổ chức, điều hành các hoạt động trên công trường, hoặc tham gia với vai trò là kỹ sư thiết kế tại các đơn vị tư vấn, ngoài ra họ cũng có thể tham gia các hoạt động nghề nghiệp khác như giám sát, quản

Page 43: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

36 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

lý… Sau đợt thực tập kỹ sư, sinh viên sẽ trở lại trường để thực hiện đồ án tốt nghiệp cuối khóa học trước khi được cấp bằng tốt nghiệp.

(Cấu trúc chương trình xin xem thêm ở chương IV và VI)4. Mô tả tổng quan về về đồ án từng học kỳ

Dưới đây là nội dung tóm lược của các đồ án khác nhau trong khoá học. Mỗi đồ án tương đương với một tín chỉ.

NăM THứ NHẤT

Học kỳ 1

Bài tiểu luận: tìm hiểu nghề nghiệp giúp sinh viên tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai của mình. Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 3 chủ đề để tìm hiểu: tìm hiểu về công trình xây dựng, tìm hiểu về một dự án xây dựng hoặc tìm hiểu về một tổ chức xây dựng. Qua bài báo cáo tìm hiểu này, sinh viên còn có cơ hội thực hành các kỹ năng được học ở các môn học lý thuyết giảng dạy trong học kỳ đó như: vẽ kỹ thuật, hình học họa hình.

Học kỳ 2

Đồ án đo vẽ hiện trạng khu đất: Nhằm giúp sinh viên tiếp cận với quy trình thực hiện một công tác khảo sát hiện trạng, cái mà sẽ cung cấp các số liệu thực địa cho công tác thiết kế, thi công và sử dụng công trình sau này. Đồ án này còn giúp sinh viên bước đầu làm quen với các năng lực như cộng tác, làm việc nhóm, lập kế hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin… để hoàn thành một công việc cụ thể của nghề nghiệp.

NăM THứ HAI

Học kỳ 1

Đồ án kiến trúc: giới thiệu các nguyên lý thiết kế và cấu tạo các công trình dân dụng và công nghiệp. Trong đó, chú trọng đến các nguyên tắc thiết kế và nguyên lý cấu tạo kiến trúc cho các loại công trình phổ biến như nhà ở (biệt thự, chung cư) hoặc công trình công cộng (trường học, bệnh viện, nhà trụ sở…). Đồ án này cũng giúp sinh viên nắm được quy trình để thiết kế phần kiến trúc của một công trình cụ thể. Các bộ phận chịu lực và cấu tạo của công trình cũng được tìm hiểu một cách có hệ thống thông qua việc thực hiện đồ án này.

Học kỳ 2

Thực tập công nhân: tạo ra một cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp. Sinh viên, với vai trò là công nhân xây dựng, sẽ phải thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như công tác xây tường, công tác làm ván khôn, công tác làm cốt thép, công tác đổ bêtông. Những trải nghiệm thực tế này sẽ giúp họ hoàn thiện các năng lực cần thiết trước khi trở thành một kỹ sư xây dựng.

Page 44: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

37Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

NăM THứ BA

Học kỳ 1

Đồ án kết cấu sàn và mái bê tông cốt thép: Sàn và mái chứa đựng các cấu kiện chịu uốn điển hình của kết cấu bằng bê tông cốt thép. Trọng tâm của đồ án này là giúp sinh viên biết cách lập sơ đồ kết cấu cho sàn và mái từ bản vẽ kiến trúc của công trình. Lập sơ đồ tính, xác định tải trọng và tính toán, tổ hợp nội lực cho các cấu kiện. Từ đó tiến hành tính toán tiết diện, chọn và bố trí thép cho cấu kiện. Hoàn thành các bản vẽ thiết kế kết cấu sàn. Đồ án này giúp sinh viên bước đầu biết cách vận dụng tổng hợp các lý thuyết khác nhau của cơ học, sức bền vật liệu, kết cấu bê tông cốt thép và các kiến thức cơ sở khác để giải quyết bài toán thiết kế kết cấu công trình.

Học kỳ 2

Đồ án thiết kế khung bêtông cốt thép: Cùng với mục đích như đồ án sàn bê tông cốt thép, nhưng đồ án khung có mức độ khó cao hơn. Thay vì phải giải bài toán kết cấu tĩnh định hoặc dầm liên tục trong đồ án sàn, thì đồ án khung đòi hỏi sinh viên phải giải bài toán khung siêu tĩnh, có sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán kết cấu. Tính toán tiết diện cột chịu nén lệch tâm cũng là nội dung quan trọng của đồ án này.

Đồ án kết cấu móng: Đồ án này trang bị cho sinh viên những khả năng về thiết kế kết cấu phần móng cho các loại công trình khác nhau. Dựa vào các điều kiện cụ thể về tải trọng, địa chất thủy văn, sinh viên sẽ phải đề xuất các giải pháp móng phù hợp, trên cơ sở đó tính toán và thiết kế kết cấu móng cho công trình. Các loại móng phổ biến như móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc và các phương pháp gia cố nền đất yếu được trang bị cho sinh viên qua môn học lý thuyết kết cấu móng. Các kiến thức liên quan như địa chất công trình, cơ học đất… cũng được vận dụng một cách tổng hợp trong đồ án này.

Đồ án kỹ thuật thi công 1 (toàn khối): Phương pháp thi công toàn khối là phương pháp phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Đồ án này giúp sinh viên biết cách lập các biện pháp kỹ thuật thi công cho các cấu kiện cơ bản của công trình như móng, cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép toàn khối. Sinh viên còn được làm quen với các công việc như tổ chức về không gian, thời gian, tính toán các khối lượng công tác thi công. Qua đồ án này, năng lực về lập biện pháp kỹ thuật thi công sẽ được trang bị.

NăM THứ TƯ

Học kỳ 1

Đồ án kết cấu thép: Trong đồ án này, sinh viên sẽ được trang bị khả năng thiết kế các kết cấu công trình bằng thép. Các vấn đề trọng tâm của kết cấu thép là tính toán nội lực, lựa chọn tiết diện, kiểm tra ổn định (tổng thể và cục bộ), tính toán và thiết kế liên kết bằng liên kết hàn, bu lông hoặc đinh tán. Các cấu kiện điển hình của kết cấu thép là cấu kiện chịu kéo hoặc nén, cấu kiện chịu uốn, cắt, và các thiết kế chống phá hoại cục bộ. Các dạng công trình bằng thép chủ yếu là các nhà công nghiệp như nhà máy,

Page 45: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

38 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

xưởng sản xuất…

Đồ án kỹ thuật thi công 2 (lắp ghép): Trang bị cho sinh viên khả năng lập biện pháp kỹ thuật thi công các kết cấu lắp ghép. Các công việc như tính toán lựa chọn máy thi công, tính toán khối lượng các công tác, thiết kế trình tự thi công cũng được thực hành qua đồ án này.

Đồ án tổ chức thi công: Tổ chức thi công bao gồm tổ chức về thời gian, không gian và tài nguyên. Trong đồ án này, sinh viên sẽ chủ yếu tập trung vào việc tổ chức thời gian và lập tiến độ thi công cho một công trình cụ thể. Các tính toán về tài nguyên và nhân lực tham gia vào quá trình thi công cũng được thực hiện. Năng lực về tổ chức thi công được trang bị và củng cố qua đồ án này.

Học kỳ 2

Đồ án móng đặc biệt: Là một hướng lựa chọn của sinh viên để đi sâu vào chuyên ngành thiết kế. Sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành này sẽ thực hiện đồ án thiết kế kết cấu các loại móng đặc biệt cho các nhà cao tầng, chịu các tải trọng đặc biệt lớn hoặc trong các điều kiện địa chất khá phức tạp. Đây là những vấn đề về thiết kế có thể sẽ gặp phải trong thực tế sản xuất.

Đồ án sơ đồ mạng và tổng mặt bằng: Nếu sinh viên lựa chọn chuyên ngành thi công, họ sẽ phải thực hiện đồ án này. Sơ đồ mạng là một phương pháp dùng để tính toán và thể hiện cách thức tổ chức thi công các công trình xây dựng một cách đầy đủ và toàn diện. Trong đó có kể đến khả năng điều chỉnh linh hoạt các hoạt động diễn ra trên công trường sao cho tận dụng được các tài nguyên và nhân lực thi công, mang lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình cũng là một trong những nội dung quan trọng của công tác tổ chức thi công, giúp cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và khoa học. Hai vấn để nêu trên chính là nội dung của đồ án này.

NăM THứ NăM

Học kỳ 1

Đồ án tốt nghiệp: Là một công trình khoa học thể hiện trong khoảng 100 trang giấy A4 và 12-14 tờ bản vẽ khổ A1. Đây là sự tổng hợp tất cả các năng lực đã được trang bị cho sinh viên trong suốt 4 năm học, dưới dạng đầy đủ nhất và ở mức độ cao nhất. Thông qua đó nhằm đánh giá một cách tổng hợp khả năng của sinh viên trong việc tiếp thu, rèn luyện các năng lực nghề nghiệp, để khẳng định mức độ và chất lượng đào tạo trước khi họ tham gia vào thực tế sản xuất.III. Thực hiện một học kỳ1. Hệ thống tín chỉ của một học kỳ

Mỗi một năm học, khối lượng công việc của sinh viên trung bình khoảng 36 tín chỉ. Mỗi học kỳ sinh viên sẽ có 18 tuần trong đó có 15 tuần lên lớp và 3 tuần cho các kỳ kiểm tra và hoàn thành các bài tập.

Page 46: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

39Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

2. Hệ thống tín chỉ và khối lượng học tập

Theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về hệ thống tín chỉ của bậc đại học, 01 tín chỉ tương đương với:

01 buổi học lý thuyết (50 phút) mỗi tuần, (như vậy tổng cộng có 15 tiết học lý thuyết), cộng 02 giờ tự học mỗi tuần (tổng cộng 30 giờ 1 học kỳ); và/hoặc.02 buổi học thực hành 1 tuần (tổng cộng 30 tiết), cộng 02 giờ tự học mỗi tuần (tổng cộng 30 giờ 1 kỳ); và/hoặc3,33 giờ học đồ án và luận văn 1 tuần. Giờ học đồ án và luận văn sẽ tiếp tục trong tuần ôn thi cuối kỳ, như vậy tổng cộng có 16 tuần x 3,33 giờ là 53,3 giờ/tín chỉ). (Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là 46-60 giờ)

3. Học liệu học tập

Đối với mỗi môn học đều có chương trình chi tiết cho sinh viên. Chương trình chi tiết về cơ bản bao gồm:

Đề cương môn học cung cấp thông tin về sự phân phối giữa tín chỉ môn học, các -điều kiện tiên quyết, yêu cầu đầu ra, các nghĩa vụ của sinh viên, các giáo trình cơ bản và việc đánh giá.Phân bổ thời gian học trong tuần. -Các tài liệu học tập, bao gồm các giáo trình căn bản cả tài liệu giới thiệu về các -bài tập.

Đối với môn đồ án, cần phải có tài liệu hướng dẫn thực hiện đồ án.

Trong quá trình học, giảng viên có thể cung cấp thêm các tài liệu như các bản copy bài trình bày hay các bài giảng bổ sung.4. Hệ thống thiết bị dạy học

Hệ thống thiết bị dạy học Khoa Công nghệ - Trường Đại học Vinh bao gồm: Phòng thí nghiệm Vật liệu, Phòng thí nghiệm Cơ học đất, Phòng thực hành Máy tính xây dựng, Xưởng thực hành Công nhân. Hệ thống thiết bị dạy học là tương đối đầy đủ và phù hợp với các bài thực hành các môn học.IV. Phương pháp giảng dạy và học tập1. Đội ngũ giáo viên

Sẽ có nhiều giảng viên của nhiều lĩnh vực tham gia vào việc giảng dạy của khóa học, chủ yếu là từ Khoa Công Nghệ của Trường Đại học Vinh, nhưng cũng có những giảng viên từ các khoa khác và các trường đại học khác. Ngoài ra, cũng có các chuyên gia được mời từ chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu và khu vực tư nhân đến nói chuyện để cung cấp thêm các thông tin đầu vào cho khóa học, bắc cầu kinh nghiệm của “thế giới hiện thực” với khóa học.

Sinh viên nên biết cách sử dụng tốt nhất những tri thức của các giảng viên cung cấp. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các môn đồ án và luận án. Sinh viên được khuyến khích duy trì mối liên hệ thường xuyên với giáo viên hướng dẫn và yêu cầu sự trợ giúp

Page 47: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

40 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

từ các giảng viên phụ trách các môn học nếu cần. Nếu các giáo viên đi vắng sinh viên có thể viết giấy để lại hoặc gửi email, họ sẽ trả lời sớm nhất có thể.

Hoàn toàn là hợp lí khi sinh viên yêu cầu các giảng viên: Trình bày và giảng dạy một cách thích hợp về môn học. -Cung cấp những hướng dẫn thích hợp về các tài liệu đọc, về các công việc mà -sinh viên phải làm.Trả các bài tập sớm nhất có thể, trong vòng 3 tuần kể từ ngày nộp bài, có đầy đủ -các nhận xét giải thích hợp lí các điểm số mà các bài tập đó nhận được.Tạo cơ hội cho sinh viên đánh giá môn học (nặc danh), coi như đó là ý kiến phản -hồi để xem xét lại và chỉnh sửa môn học.

2. Dạy học lấy sinh viên là trung tâm

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT khuynh hướng chung hiện nay đó là không chỉ cải tiến nội dung đào tạo mà còn cải tiến phương thức, phương pháp dạy học. Sự thay đổi trong phương pháp đào tạo ở đây là chuyển từ phương pháp giáo viên là trung tâm sang phương pháp đào tạo lấy sinh viên là trung tâm.

Quá trình học tập càng tập trung vào sinh viên, và sinh viên càng tham gia chủ động vào quá trình học tập thì sinh viên càng thu được nhiều thông tin và càng cảm thấy thú vị về những điều được khám phá trong khóa học. Việc sử dụng phương pháp dạy học kiểu tương tác như vậy có thể đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên bao gồm:

Sinh viên trở nên chủ động hơn chứ không đơn thuần chỉ là những người tham •gia thụ động trong quá trình học tập

Sinh viên duy trì được các thông tin lâu hơn•

Các kỹ thuật dạy học kiểu tương tác là những quá trình mang tính dân chủ, vì •vậy tạo cho sinh viên những kinh nghiệm trong việc phối hợp và hợp tác với những người khác.

Các kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán được nâng cao trong các cuộc •thảo luận

Có nhiều sinh viên sẽ học tập tốt trong môi trường nhóm•

Tính tự trọng được củng cố thông qua việc tham gia trong lớp học•

Sinh viên có nhiều cơ hội xác định rõ niềm tin và các giá trị của mình•

Động cơ học tập trong tương lai được nâng cao•

3. Lựa chọn phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp

Khi xây dựng một môn học, giai đoạn lập kế hoạch về cơ bản là bao gồm các bước sau đây:

Lựa chọn các mục đích của môn học và xác định kết quả học tập mà sinh viên 1. đạt tới trong môn học

Page 48: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

41Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Quyết định cách đánh giá học tập của sinh viên2.

Chọn một lộ trình thích hợp qua đó các mục đích môn học được thực hiện3.

Chọn tài liệu và phương pháp học để giúp sinh viên đạt được trình độ theo yêu 4. cầu.

Các phương pháp dạy học được lựa chọn phụ thuộc trực tiếp vào mục đích môn học. Nếu mục đích là làm cho sinh viên có khả năng vận dụng các tài tiệu môn học, thì không những trình bày các nội dung thông qua việc giảng dạy và đọc tài liệu, mà còn chỉ cho sinh viên cách xây dựng những khái quát từ nền tảng (thảo luận nghiên cứu các trường hợp và bài tập). Hơn nữa, cần phải tạo cho sinh viên nhiều cơ hội đa dạng để vận dụng kiến thức vào các tình huống mới (chẳng hạn thông qua các bài viết, nghiên cứu tổng hợp, đồ án nhóm, các bài kiểm tra…).

Việc đối chiếu phương pháp dạy học và tìm ra một phương pháp thích hợp để đạt được các mục đích là một yếu tố tương đối quan trọng cho việc lập kế hoạch môn học. Tự trả lời các vấn đề sau đây có thể là hữu ích trong việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp:

Lựa chọn các phương pháp dạy học

1 Khi nào thì tôi nên nói với sinh viên một điều gì đó và khi nào tôi nên để cho họ tự khám phá?

2 Khi nào thì tôi nên giảng bài và khi nào thì tôi nên tổ chức một cuộc thảo luận hoặc một hoạt động khác?

3 Khi nào tôi nên hướng dẫn cho sinh viên cách làm một việc nào đó và khi nào thì tôi để học tự thử làm?

4 Khi nào thì tôi nên yêu cầu sinh viên làm một việc gì đó một mình và khi nào thì tôi nên yêu cầu học làm việc theo nhóm?

5 Khi nào thì tôi nên trả lời câu hỏi của sinh viên (đưa ra thông tin) và khi nào tôi nên khuyến khích sinh viên tự trả lời câu hỏi đó? (tạo điều kiện cho sinh viên thực hành kỹ năng)

6 Nếu tôi thấy sinh viên mắc lỗi trong học tập khi nào tôi sửa cho sinh viên và khi nào thì tôi yêu cầu họ tự sửa lỗi của họ?

7 Khi nào tôi nên trình bày miệng và khi nào tôi nên phát tài liệu cho sinh viên?

8 Khi nào tôi nên dựa vào trình độ chuyên môn của mình và khi nào tôi nên dựa vào các tài liệu chuyên môn khác (phim, băng/đĩa, …)

Chứng tỏ rằng bạn (giảng viên) biết nhiều hơn sinh viên của bạn là điều dễ lắm, nhưng dạy học thì khó hơn nhiều. Luôn ghi nhớ rằng việc bạn kết nối các nội dung và tài liệu giảng dạy cho sinh viên như thế nào sẽ quyết định ảnh hưởng của bạn với tư cách là người thầy chứ không ở khả năng bạn đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho mọi vấn đề mà sinh viên thắc mắc. Bằng cách xem xét câu hỏi nêu ra ở trên, bạn có thể bắt đầu hình thành phương pháp và kỹ thuật thích hợp với mục đích mà bạn vạch ra cho môn học và chọn ra một sự pha trộn thú vị trong phương pháp giảng dạy phù hợp.4. Lên lớp/ giảng bài

Giảng bài thường được xem là việc dạy học ở bậc đại học. Tuy nhiên, nhiều giảng viên bắt đầu nhận thấy rằng không phải mọi sinh viên đều có lợi từ giảng bài. Hoặc các

Page 49: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

42 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

bài giảng không phải là cách hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin. Cho dù giảng bài là truyền đạt thông tin, điều đó mặc nhiên không có nghĩa là quá trình học tập của sinh viên diễn ra. Sinh viên đào sâu vào tài liệu để có được kiến thức

Tuy vậy, giảng bài vẫn có một vị trí quan trọng trong kỹ thuật dạy học. Bài giảng vẫn có giá trị cung cấp cấu trúc và cách tổ chức các học liệu phân tán liên quan đến môn học; Giảng bài giúp sinh viên học từng bước một củng cố thêm tài liêu đọc những khía cạch nhìn nhận khác nguồn thông tin khác. Và giảng bài là cơ hội trình bày trước lớp để khuyến khích việc học tập của sinh viên.

Lên kế hoạch cho giảng bài

Khi bạn lên kế hoạch giảng bài, trước tiên nên lưu ý đến đối tượng nghe giảng. Nền tảng kiến thức của sinh viên đại học khá đa dạng và do đó sinh viên có các mức năng lực khác nhau. Bài giảng của bạn sẽ trở nên hiệu quả nếu bạn cố gắng giới thiệu và kinh nghiệm và sinh viên ít nhiều đã có để đưa vào chủ đề môn học.

Khi bạn đã quyết định chọn chủ đề và khối lượng kiến thức là phù hợp với một bài giảng và bạn đã xem xét kỹ mục đích của bài giảng cũng như trình độ của sinh viên, bạn vẫn muốn đảm bảo rằng nội dung của bài giảng phù hợp với thời lượng được ấn định cho bài giảng đó. Lời phàn nàn thường được thấy ở các giảng viên là nội dung kiến thức cần truyền đạt thì quá nhiều trong khi thời lượng thì quá ít. Vì thế, việc tổ chức tốt bài giảng sẽ cho phép bạn loại trừ những nội dung không thích hợp và chỉ tập trung vào vấn đề quan trọng nhất. Nhìn chung, sinh viên học từng chút sẽ tốt hơn là để cho họ ngập trong kiến thức quá nhiều.

Khi đã xác định được chủ đề và các nhu cầu của sinh viên, nên hình thành một câu hỏi tổng quát bao hàm được nội dung cốt yếu của bài giảng - một câu hỏi mà bạn có thể trả lời trong một bài giảng, dành thời gian để viết câu hỏi đó. Sau đó phát triển ba hay bốn luận điểm có thể triển khai để trả lời. Lúc này bạn chú tâm đến đề cương bài giảng.

Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xác định các yếu tố của các nội dung chính yếu và phát triển các ví dụ hiệu quả cho yếu tố đó. Các ví dụ có thể minh hoạ một vấn đề cụ thể và vừa mới mở rộng sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề đó. Nên suy nghĩ kỹ về các ví dụ bạn đưa ra và cách thức minh hoạ chúng bằng các công cụ khác nhau miễn là làm sao tăng sự hiểu biết của sinh viên.

Để diễn giải các khái niệm một cách hiệu quả, chúng ta phải cho sinh viên biết tính khái quát (hoặc nguyên tắc) cùng với các ví dụ đã dược xem xét một cách cẩn thận. Nếu sinh viên học các cách khái niệm theo một cách thức có thể vận dụng được, nên tạo cho sinh viên các cơ hội để vận dụng các khái niệm đó. Giá trị của bài thực hành là ở chỗ nó giúp sinh viên phát triển khả năng kết nối các ý tưởng và tạo ra một cấu trúc mới về ý nghĩa thực tiễn từ hàng loạt các dự liệu tưởng chừng như nó không liên quan gì với nhau.

Page 50: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

43Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Trình bày bài giảng

Bài giảng của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu bạn lưu ý đến một vài kỹ thuật trình bày bài giảng. Những khuyến nghị sau đây có thể giúp bài giảng bạn trở nên rõ ràng và dễ tiếp thu hơn.

Nêu các mục đích của bài giảng ngay từ đầu giờ•

Phác hoạ nội dung chính của bài giảng• . Viết ra bảng, hoặc sử dụng máy chiếu, phát tài liệu cho sinh viên sau đó lướt qua nội dung chính của bài giảng

Chỉ ra các điểm quan trọng của bài giảng• . điều này có thể được được nói nhấn mạnh, rõ ràng, chẳng hạn như “hãy ghi chép”, “điều này quan trọng”, “phần này sẽ có kiểm tra”…

Nhắc lại điểm quan trọng 2 hoặc 3 cách khác nhau• . Sinh viên có thể chưa nghe rõ lần đầu, hoặc chưa hiểu, hoặc không đủ thời gian để ghi chép. Nên lồng các ví dụ hoặc lồng các ý tưởng cụ thể làm cho sinh viên dễ hiểu và dễ nhớ. Nên sử dụng các câu ngắn gọn.

Thay đổi các hoạt động một cách thường xuyên• . Trung bình sự tập trung trí óc con người thường từ 15 – 20 phút vì thế nên thay đổi hoạt động nhiều lần trong một buổi lên lớp, dừng lại và đặt câu hỏi yêu cầu sinh viên thảo luận với nhau về một vấn đề nào đó rồi yêu cầu một vài nhóm báo cáo trước lớp; dành chút thời gian cho sinh viên ghi chép; hoặc yêu cầu sinh viên thử vận dụng phương pháp vừa trình bày để giải quyết vấn đề.

Nêu câu hỏi trên lớp

Bằng cách sử dụng các câu hỏi một cách hiệu quả trên lớp, giảng viên có thể có thể đạt được một số mục tiêu quan trọng. Thứ nhất, qua việc làm cho Sinh viên tham dự vào quá trình hỏi – đáp, quá trình truyền đạt theo kiểu “một chiều” trở thành quá trình tương tác tích cực hơn. Sinh viên trở thành những người tham gia chủ động trong chính quá trình học tập của mình. Hơn nữa, việc nêu câu hỏi một cách có kỹ năng có thể giúp Sinh viên phát triển năng lực tư duy phê phán. Có nhiều kỹ năng giúp giảng viên cải thiện nêu câu hỏi trong giờ giảng.

sau khi nêu câu hỏi, nên chờ câu trả lời từ sinh viên. • Không nên tự đưa ra câu trả lời, tối thiểu phải chờ 3 – 5 giây rồi mới nhắc lại, đặt hoặc điều chỉnh lại câu hỏi, gọi sinh viên khác trả lời hoặc nêu câu hỏi khác. Sinh viên có thời gian suy nghĩ lại câu hỏi hoặc câu trả lời. Với thời gian chờ đợi 3 -5 giây sẽ có nhiều sinh viên trả lời hơn, sử dụng đầu óc tư duy phức tạp hơn bắt đầu nêu thêm câu hỏi hơn.

Tại mỗi thời điểm chỉ nên nêu một câu hỏi. • Không nên đưa ra một chuỗi câu hỏi trong một câu nói.

Thu thập các câu trả lời. • Ngay cả khi sinh viên trả lời đầu tiên đã có câu trả lời khá hoàn hảo, quá trình tư duy của sinh viên là nhanh chậm khác nhau, vì thế

Page 51: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

44 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

nên để sinh viên trả lời tiếp nối câu trả lời đầu tiên. Các câu trả lời sau thường bổ sung khiếm khuyết câu trả lời đầu tiên.

Chỉ rõ cho sinh viên thấy rằng các câu hỏi chẳng có chút nào là ngớ ngẩn •cả - mà đó là những suy nghĩ nghiêm túc về chủ đề bài giảng. Điều đặc biệt là không được hạ thấp hoặc chế nhạo một sinh viên yêu cầu làm rõ hoặc nêu lại một vấn đề đã nêu rõ trong bài giảng hoặc trong sách giáo khoa.

Để cho sinh viên nêu ra những câu trả lời bằng cách cho họ thảo luận •nhanh chóng từng cặp với nhau hoặc cho họ chút thời gian để họ viết ra câu trả lời. Sinh viên sẽ sẵn sàng hơn nếu cho học cơ hội như vậy.

5. Thảo luận

Trong một môn học, thảo luận là yếu tố quan trọng giúp sinh viên nắm vững những thông tin chứ không đơn thuần là chỉ tiếp nhận nó. So với giảng viên và sinh viên có sự khác biệt chính, đó là: Sinh viên có thể tích cực hơn và có thể có nhiều liên hệ trong lớp hơn. Sinh viên có thể trao đổi với nhau và với giảng viên trong một lớp đông cũng như các lớp có quy mô nhỏ va trung bình. Các buổi thảo luận tốt sẽ có cơ hội cho sinh viên định hình các nội dung kiến thức theo ngôn ngữ của riêng họ và đưa ra các khả năng ứng dụng những kiến thức này, làm cho sinh viên có ý thức và nhận diện được các vấn đề tiềm ẩn trong các bài giảng và các tài liệu đọc, nâng cao tính nhạy cảm của sinh viên đối với các quan điểm khác và các cách giải thích khác.

Chuẩn bị cho các buổi thảo luận

Để có một buổi thảo luận tốt nên chú ý lập kế hoạch và xem xét các vấn đề thảo luận từ trước. Tuy nhiên, chỉ biết về nội dung thảo luận là chưa đủ. Chỉ ra các tài liệu cho sinh viên đọc là chưa đủ. Nếu bạn chỉ nghĩa rằng ” Tôi muốn sinh viên biết” thì thực sự bạn vẫn chưa suy nghĩ đầy đủ về những gì cần được giảng dạy. bạn phải có khả năng khớp nối những gì mà sinh viên có khả làm với những thông tin và ý tưởng được nêu ra. Hãy nêu một vấn đề kiểu mở đóng cho sinh viên giải quyết. Một nhận định cần phải đạt tới một quyết định cần phải đưa ra, hoặc một bảng liệt kê cần được tạo lập.

Các buổi thảo luận có thể được tổ chức cho sinh viên nhằm chia sẻ ý kiến của nhóm nhỏ với toàn thể lớp.

Luôn luôn hỗ trợ sinh viên trong việc tóm lược các nội dung đã thảo luận, đây là phần quan trọng của nội dung cuộc thảo luận.

Hỗ trợ thảo luận

Để điều hành một cuộc thảo luận cần có những kỹ năng khác với kỹ năng giảng bài. mục đích của thảo luận là làm cho sinh viên tham gia vào việc trao đổi các mục đích về các nội dung môn học. Vai trò của bạn là vai trò của người hỗ trợ Bạn phải đóng vai trò người dung hoà cuộc thảo luận hơn là vai trò người chuyển ải các thông tin. Nếu bạn muốn duy trì một cuộc thảo luận không nên độc thoại, không lên lớp chỉ cho một nhóm hoặc nó chuyện với một sinh viên nên lưu ý rằng bạn càng nói nhiều nói dài thì

Page 52: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

45Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

sinh viên không cong cơ hội để nói.

Một vài khuyến nghị cho việc hỗ trợ thảo luận

Hình thành một bầu không khí an toàn. Trong đó, sinh viên cảm thấy dễ chịu với •nhau và không có những nhận xét gây hiềm khích.

Tạo ra được sự mong muốn tham gia. bằng cách sắp xếp phòng học sao cho sinh •viên có thể trông thấy mặt nhau.

Đưa ra những hướng dẫn và kỳ vọng rõ ràng cho việc thảo luận, giải thích vai •trò của bạn là người hỗ trợ chứ không phải là người trình bày các thông tin.

Đưa ra vấn đề cần giải quyết, một câu hỏi cần trả lời, một nhiệm vụ cần phải •thực thi hoặc một phân vai cần phải đóng

Giám sát thảo luận, bằng cách lắng nghe và quan sát. Phải đảm bảo rằng sinh •viên hiểu được nhiệm vụ của mình. Trợ giúp cho các nhóm có dấu hiệu mất tập trung bằng cách khởi xướng một vấn đề để khôi phục sự chú ý (ngay cả trong một cuộc tự do thảo luận)

Tóm tắt cuộc thảo luận: Bạn nên sử dụng thời gian này để bổ sung sự cần thiết •mà sinh viên đã bỏ qua.

6. Đồ án và vấn đề học tập

Đồ án là một đề tài khoa học mà sinh viên phải thực hiện nó thể hiện sự tích luỹ của sinh viên về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên phải được tích luỹ trong thời gian học ở trường. Mỗi đồ án tương đương với 01 tín chỉ

Phương pháp là đồ án:Làm việc nhóm -Sinh viên tự nghiên cứu ở nhà -Giáo viên hỗ trợ sinh viên thông qua các buổi thông qua đồ án. -

7. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm sẽ giúp sinh viên thảo luận với nhau. Yêu cầu sinh viên phát biểu trước cả lớp và trước thầy giáo có thể làm sinh viên đó căng thẳng và sợ hãi. Vì thế nên phân sinh viên thành các nhóm nhỏ, tạo điều kiện cho họ phát huy hết các kỹ năng xã hội hữu ích trong môi trường chuyên môn đang được đào tạo

Các phương pháp phân nhóm

Nên lưu ý đến các yếu tố sau đây về làm việc nhóm khi bạn tiến hành phân nhóm trong lớp học:

Quy mô nhóm• : Nhóm gồm hai đến sáu người là tốt nhất, nhóm càng nhỏ thì sinh viên càng có nhiều cơ hội để đóng góp. Nhóm hai đến ba người là đủ đối với các nhiệm vụ đơn giản và có thể đi đến thống nhất nhanh chóng. Nhóm từ 4 -6 người thì nhiệm vụ phức tạp hơn, trong đó cần có nhiều ý kiến đi đến kết

Page 53: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

46 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

luận cuối cùng

Lựa chọn• : Bạn có thể phân nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc phân nhóm sao cho các nhóm có tương đồng về năng lực

Thời hạn• : Phân nhóm có thể cho các cuộc thảo luận ngắn hoặc cho cả học kỳ. Nhóm định hình lâu dài sẽ hoạt động có thực chất hơn vì thế tránh được sự hời hợt.

Để tránh những va chạm tích cực giữa các nhóm bạn nên giành chút thời gian để nói •rõ về các vai trò của các nhóm và những kết qủa được trông đợi của từng nhóm

Phân định các vai trò trong nhóm•

Trưởng nhóm• : có trách nhiệm duy trì nhóm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đúng lich trình, đảm bảo các thông tin liên hệ cần thiết (tel, mail)

Người kích hoạt• : kích thích các cuộc tranh luận và định hướng các cuộc tranh luận đi đến thông nhất

Người điều chỉnh• : đảm bảo các giả thiết đưa ra phải đúng và giải pháp phải có đày đủ cơ sở.

Thư ký• : ghi chép giải pháp và nhóm để họp.

Mặc dù có thể thương xuyên một sinh viên sẽ đóng vai trò nhóm trưởng và có người thường xuyên đóng vai trò thành viên. Mọi người nên thống nhất về vai trò vì lợi ích của nhóm

Nếu nhóm phải làm việc trong một giai đoạn dài và phức tạp, bạn có thể điều chỉnh vai trò tạo sự cạnh tranh. Sinh viên có thể luân phiên thay nhau đóng vai trò khác nhau

Báo cáo kết quả nhóm

Sinh viên nên chia sẻ kết quả hoạt động nhóm với cả lớp. Có thể trình bày miệng bảng treo hoặc máy chiếu, vv…ngay cả khi họ sử dụng các văn bản in ấn hoặc văn bản điện tử cũng nên có sự trình bày miệng trước lớp bạn không nhất thiết phải nghe tất cả, có thể gọi một vài nhóm một cách ngẫu nhiên để cho các nhóm có tư thế chuẩn bị trong trường hợp được gọi trình bày. Nên sử dụng thời gian để đóng góp ý kiến cho các nhóm và tóm tắt cho sinh viên bài học có thể học được từ công việc của các nhóm8. Thực tập, thăm quan

Là những giờ tiếp xúc trực tiếp sinh viên và thế giới việc làm, sử dụng các phương pháp lấy sinh viên làm trung tâm và có cơ hội áp dụng các kỹ năng: làm các công việc như: Thăm quan học hỏi, là những việc thực tế từ thế giới việc làm như một kỹ sư xây dựng9. Đồ án tốt nghiệp

Là một công trình khoa học thể hiện trong khoảng 100 trang giấy A4 và 12-14 tờ bản vẽ khổ A1. Đây là sự tổng hợp tất cả các năng lực đã được trang bị cho sinh viên

Page 54: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

47Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

trong suốt 4 năm học, dưới dạng đầy đủ nhất và ở mức độ cao nhất. Thông qua đó nhằm đánh giá một cách tổng hợp khả năng của sinh viên trong việc tiếp thu, rèn luyện các năng lực nghề nghiệp, để khẳng định mức độ và chất lượng đào tạo trước khi họ tham gia vào thực tế sản xuất.V. Phương pháp đánh giá kết quả1. Phương pháp đánh giá

Mục tiêu của việc đánh giá sinh viên cũng như các phương pháp đánh giá sinh viên được xây dựng dựa trên mục tiêu của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra cũng như tập hồ sơ năng lực đã được thiết kế. Chi tiết về phương pháp đánh giá xin xem thêm ở chương 6. 2. Hệ thống thang điểm

Hệ thống thang điểm dùng cho đánh giá từng môn học là hệ thống thang điểm 10, được mô tả như sau:

Điểm Xếp loại

8,5-10 Đặc biệt

7,0-8,4 Xuất sắc

5,0-6,9 Đạt

4,0-4,9 Trượt/nộp lại bài

0,0-3,9 Trượt/học lại

Chi tiết về tiêu chí đánh giá bài thi và kiểm tra, thực hành thực tập xin xem chi tiết ở chương 6.3. Đạt và không đạt

Điểm đạt yêu cầu tối thiểu cho một môn học là 5,0 điểm. Nếu không đạt điểm này sinh viên không được phép làm đồ án.

Tất cả các hợp phần của điểm cuối cùng (bài tập, bài kiểm tra, bài trình bày, thảo luận,…) phải được hoàn thành và sinh viên phải đạt được tối thiểu là 3,0 điểm cho mỗi hợp phần thì mới có điểm đạt cho toàn môn. Mọi việc không nộp bài hoặc vắng mặt không có lý do chính đáng trong hợp phần nào sẽ dẫn đến điểm không đạt trong hợp phần đó.

Những sinh viên trượt lần đầu sẽ được đánh giá lại một lần duy nhất. Những sinh viên không qua lần hai bất kỳ môn học nào sẽ không được đánh giá lại nếu không học lại môn đó.

Khi một sinh viên cần phải thi lại nhiều hợp phần của môn học. Hội đồng khoa học sẽ xác định các hợp phần nào sẽ phải thi lại, ngày thi và hạn chót nộp bài.

Thông thường, một sinh viên không được Hội đồng khoa học cho phép học lại một môn hoặc ở vào vị thế không thoả mãn các điều kiện để được cấp bằng sẽ phải thôi

Page 55: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

48 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

học. Những sinh viên như thế sẽ được nhận một bảng điểm, trong đó đã chỉ rõ tất cả các chứng chỉ đã đạt và chứng nhận trình độ ở mức độ đó nếu thoả mãn các điều kiện được nói đến trong quyết định của Hội đồng khoa học.

Sinh viên phải đạt tất cả các môn học tiên quyết và có số điểm trung bình chung tích lũy từ 5,0 điểm trở lên mới được giao đề tài tốt nghiệp. Sinh viên chỉ được cấp bằng khi đã trả hết tất cả các môn, điểm trung bình chung tích lỹ và điểm đồ án tốt nghiệp từ 5,0 trở lên, và phải đạt được các chứng chỉ về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và các điều kiện khác theo quy định.4. Quy trình hỗ trợ sinh viên

Khi sinh viên có những vấn đề như: Khiếu nại điểm thi, kiểm tra, đồ án:Khiếu nại đồ án phải kèm theo đồ án, nộp cho Hội đồng Đào tạo của Khoa trong -vòng 2 tuần kể từ ngày công bố điểm.Khiếu nại bảng điểm làm đơn theo mẫu của phòng đào tạo. -Giải quyết chấm phúc khảo thi: bài thi dưới 5, chỉ phúc khảo bài thi lý thuyết và -được sự đồng ý của chủ nhiệm khoa.Trong khi chờ phúc khảo, sinh viên phải được thực thi lần hai theo lịch của -trường (nếu phúc khảo điểm lần 1).

Các thủ tục khiếu nại khác làm theo mẫu và hướng dẫn của phòng đào tạo5. Sinh viên đánh giá chương trình đào tạo

Vào cuối mỗi môn học, sinh viên được yêu cầu hoàn thành bảng đánh giá môn học làm thông tin cơ sở cho các giáo viên cải tiến môn học tốt hơn. Dựa vào những đánh giá này, các giáo viên có những điều chỉnh phù hợp.VI. Các tổ chức thực hiện chương trình1. Hội đồng khoa học nhà Trường Đại học Vinh

Hội đồng khoa học và nghiên cứu (HĐKHNC) của trường có trách nhiệm đảm bảo chất lượng học thuật nói chung của tất cả các khoá học trong Trường Đại học Vinh. HĐKHNC quyết định việc áp dụng hệ thống tín chỉ vào cấu trúc khoá học mới. HĐKHNC cũng phê chuẩn tất cả các đề cương và nội dung các môn học. Chỉ trong trường hợp đề cương môn học khác nhiều hơn 20% so với đề cương đã được phê duyệt thì mới cần phải có sự đánh giá về phê duyệt lại. Hội đồng khoa học và nghiên cứu do hiệu trưởng đứng đầu. Sau khi đã hoàn tất việc đánh giá 5 năm, HĐKHNC sẽ có kết luận về khoá đào tạo trong tính tổng thể của nó.2. Hội đồng khoa học Ngành xây dựng

Các thành viên của hội đồng khoa học của khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp là những người xem xét chi tiết tất cả các đề cương môn học và hỗ trợ các chủ nhiệm môn học trong quá trình thực hiện khoá học.

Page 56: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

49Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

3. Hội đồng công giới

Bên cạnh hệ thống giảng viên thông thường như được trình bày ở trên, một số cán bộ hoặc chuyên gia tư vấn bên ngoài có thể được mời hỗ trợ cho quá trình xây dựng và thực hiện môn học.4. Người quản lý chương trình

Trưởng khoa Công nghệ Trường Đại học Vinh có trách nhiệm quản lý chương trình5. Trưởng Bộ môn

Các môn học là những đơn vị tạo nên một khoá học. Mỗi môn học được điều hành bởi một cán bộ phụ trách gọi là chủ nhiệm môn học. Mỗi chủ nhiệm môn học được hỗ trợ bởi một sổ tay giảng viên trong quá trình xây dựng và thực hiện môn học. Các chủ nhiệm môn học chịu trách nhiệm và nội dung chất lượng của môn học và báo cáo cho chủ nhiệm khoá học.6. Giảng viên và kỹ thuật viên

Do mỗi môn học được thực hiện trong toàn bộ học kỳ và rất nhiều buổi giảng trên lớp (đôi khi sinh viên của một khoá học được chia thành mỗi nhóm nhỏ hoặc lớp tuỳ theo môn học), chủ nhiệm môn học cần được hỗ trợ bởi một số giảng viên khác7. Hội đồng đánh giá

Hội đồng đánh giá sinh viên được thành lập từ hội đồng khoa học Ngành xây dựng dân dụng và công nghệ Khoa Công nghệ - Trường Đại học Vinh nhằm mục đích đánh giá sinh viên qua mỗi môn học hoặc đồ án8. Hội đồng hỗ trợ sinh viên

Hội đồng hỗ trợ sinh viên và các hoạt động hỗ trợ sinh viên bao gồm:

CÁC PHONG TRÀOKhoa thường xuyên tổ chức các cuộc thi tài năng về chuyên ngành (Olimpic -chuyên ngành, tạp chí ngành,…), văn thể mỹ,….Hội sinh viên trường: các câu lạc bộ đội nhóm,… -Đoàn trường: thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào đoàn, các giải -thưởng cuộc thi quy mô trường và trong nước,Trung tâm hỗ trợ sinh viên: giúp đỡ sinh viên các vấn đề về nhà ở, làm thêm, -giao lưu,…

TRUYỀN THỐNGLễ truyền thống (nhập môn) -Truyền thống: phát huy, mở rộng mối quan hệ của sinh viên trong trường như -một cách giúp đỡ nhau trong học tậpPhát huy tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm hiệu quả của khoa. -

Page 57: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

50 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

THƯ VIỆNThư viện mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: từ 7h- 17h -Thủ tục làm thẻ đọc và thẻ mượn: liên hệ ban quản lý thư viện trong giờ làm -việc.Có thể mua sách, đĩa CD chuyên ngành ở thư viện hay ở các quầy sách. -

DỊCH VỤ KHÁCPhòng máy thư viện, tra sách, phòng lab, internet,… -Phòng y tế: hỗ trợ sinh viên về sức khoẻ, bảo hiểm -Ký túc xá sinh viên: ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc -biệt, hộ nghèo.Căng tin: mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật. -

GÓP ÝMọi góp ý sinh viên có thể góp ý qua thùng thư góp ý trong trường. -

VII. Vai trò và trách nhiệm1. Vai trò và trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT có ý kiến xác nhận cho cấu trúc chung của chương trình đào tạo -trên cơ sở những thông tin được trình bày trong đề cương môn học. Tham gia các cuộc đánh giá 5 năm một lần đối với việc thực hiện các chương -trình đào tạo

2. Vai trò trách nhiệm của Ban Giám hiệuHội đồng khoa học và nghiên cứu của trường phê duyệt cấu trúc tổng thể của -chương trình và hệ thống tín chỉ cho chương trình đó.Hội đồng khoa học và nghiên cứu của trường phê duyệt chương trình học dựa -trên đề cương các môn học.Tham gia các cuộc đánh giá hàng năm -Tham gia đánh giá 5 năm một lần -

3. Vai trò và trách nhiệm của Phòng Đào tạoXem xét đề cương các môn học được học bởi chủ nhiệm các môn học. Kiểm tra -tính thống nhất và tổng hợp giữa các môn học.Nộp đề cương các môn học cho hội đồng khoa học và nghiên cứu của trường -(chỉ áp dụng với những cấu trúc khoá học mới, các môn học mới và những môn học có nội dung tha đổi nhiều hơn 20%). Phê duyệt sổ tay giảng viên và sổ tay môn học cho sinh viên. -Xem xét những báo cáo tổng hợp của kết quả đánh giá môn học, quyết định việc -xây dựng các thay đổi trong các môn học hoặc xây dựng các phân ngành, và tư vấn cho chủ nhiệm môn về các bước tiếp theo.

Page 58: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

51Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Hướng dẫn tất cả các giảng viên về nội dung và phương pháp đào tạo sẽ áp dụng -nhằm đảm bảo tính thống nhất của khoá học.Tham gia đánh giá hàng năm -Tham gia đánh giá 5 năm -

4. Vai trò trách nhiệm của Hội đồng công giớiVai trò của cán bộ tư vấn trong nước và nước ngoài là hỗ trợ chủ nhiệm khoá -học, chủ nhiệm các môn học và các giảng viên hỗ trợ khác trong quá trình chuẩn bị và thực hiện khoá học và môn học. Các cán bộ tư vấn hiện nay đang hỗ trợ và huấn luyện các giảng viên Trường Đại học Vinh để cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ năng, thái độ và sự tự tin để thực hiện khoá học.

5. Vai trò và trách nhiệm của người quản lý chương trìnhXem xét đề cương các môn học được học bởi chủ nhiệm các môn học. Kiểm tra -tính thống nhất và tổng hợp giữa các môn học.Nộp đề cương các môn học cho hội đồng khoa học và nghiên cứu của trường -(chỉ áp dụng với những cấu trúc khoá học mới, các môn học mới và những môn học có nội dung tha đổi nhiều hơn 20%). Phê duyệt sổ tay giảng viên và sổ tay môn học cho sinh viên. -Xem xét những báo cáo tổng hợp của kết quả đánh giá môn học, quyết định việc -xây dựng các thay đổi trong các môn học hoặc xây dựng các phân ngành, và tư vấn cho chủ nhiệm môn về các bước tiếp theo.Hướng dẫn tất cả các giảng viên về nội dung và phương pháp đào tạo sẽ áp dụng -nhằm đảm bảo tính thống nhất của khoá học.Tham gia đánh giá hàng năm -Tham gia đánh giá 5 năm -

6. Vai trò và trách nhiêm của trưởng Bộ mônSoạn thảo đề cương môn học và chuyển những đề cương này đến chủ nhiệm -mônLập kế hoạch giảng dạy của các giảng viên, các bài tập, các hội thảo, kỳ thi và -bất kỳ hoạt động giáo dục nào khác liên quan đến môn học và có tham khảo ý kiến của chủ nhiệm môn. Soạn thảo sổ tay môn học cho sinh viên giáo trình của môn học và các bài trình -bày của môn học Thiết lập và duy trì quan hệ với các giảng viên, các giáo viên thỉnh giảng và các -giảng viên mới Điều hành việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và dự lớp của sinh viên. -Lập kế hoạch tổ chức các chuyến thăm hiện trường và thực hành. -Chuẩn bị thi và thi lại. -

Page 59: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

52 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Tiến hành thi hoặc báo cáo và thi lại hoặc viết lại báo cáo. -Chuyển kết quả thi (thi lại) cho chủ nhiệm khoá học -Soạn thảo và trình bày báo cáo tự đánh giá môn học cho chủ nhiệm khoá học -Cập nhật đề cương môn học trên cơ sở những kết quả đánh giá, xin ý kiến của -chủ nhiệm môn học.

7. Vai trò trách nhiệm của giảng viên, kỹ thuật viênHỗ trợ trong việc biên soạn nội dung, đề cương môn học, sổ tay môn học, giáo -trình môn học và cách trình bày của môn học.Thực hiện các bài giảng, bài tập, hội thảo, kỳ thi và các hoạt động học tập khác -theo phân công của chủ nhiệm môn học.Hỗ trợ quá trình chuẩn bị và thực hiện các kỳ thi và thi lại, thể hiện phản hồi -trong báo cáo tự đánh giá môn học và nộp cho cán bộ điều phối của bộ môn.

Page 60: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

53Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương VI ĐảM BảO CHẤT LƯợNG

I. Quy trình đào tạo1. Mục tiêu của chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương trình Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp bậc đại học ở Trường Đại học Vinh được xây dựng và đưa vào thực hiện với các tiêu chí sau:

Đạt và phản ánh được trình độ học thuật và đáp ứng các tiêu chuẩn học thuật -được quốc tế công nhận (đó là tính tương thích và tính so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế);Phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay và có khả năng đáp ứng được các -nhu cầu thực tế và các áp lực trong ngành Xây dựng và phát triển bền vững;Đáp ứng được các mong đợi, yêu cầu trong chính sách giáo dục và phương pháp -giảng dạy lấy học sinh là trung tâm và việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả;Tập trung phát triển các năng lực như là một phương thức hiệu quả để đào tạo -ra các Kỹ sư xây dựng có năng lực trong tương lai.

2. Chuẩn đầu ra và hồ sơ năng lựcTừ nhu cầu của các nhà tuyển dụng, đồng thời căn cứ trên mục tiêu và chiến lược

đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như của Trường Đại học Vinh, sau nhiều lần xây dựng hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ở khoa công nghệ, Trường Đại học Vinh, có sự góp ý kiến của các chuyên gia của Trường Đại học Hanze, Đại học Saxion (Hà Lan), chúng tôi đã xây dựng được hệ thống các chuẩn đầu ra (learning outcome) như sau:

Có khả năng áp dụng kiến thức cơ bản của các khoa học tự nhiên, xã hội…(toán 1. học, vật lý, hóa học…)Có khả năng tổ chức, cộng tác và làm việc theo nhóm2. Có khả năng lãnh đạo và quản lý3. Có khả năng nhận dạng, đề xuất và cung cấp các giải pháp sáng tạo, cải tiến và 4. năng động cho một vấn đề cụ thểCó khả năng giải thích các vấn đề nghề nghiệp chính xác và có căn cứ5. Có khả năng giao tiếp một cách linh hoạt với các đối tác, đồng nghiệp và cộng 6. đồngCó khả năng tổ chức thực hiện thí nghiệm, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử 7. lý số liệu thí nghiệmCó khả năng phân tích ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh xã hội, 8. văn hóa, toàn cầu hóa và môi trườngCó khả năng tự thúc đẩy và phát triển nghề nghiệp trong tương lai9. Có khả năng tranh luận các vấn đề mang tính thời đại10.

Page 61: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

54 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Có khả năng sử dụng các kỹ năng cần thiết và các công cụ kỹ thuật hiện đại 11. trong quá trình hành nghềGiải quyết những vấn đề trong thiết kế tiên tiến và phát triển12.

Qua kết quả khảo sát nhu cầu của công giới, một tập hồ sơ năng lực đã được thiết kế. Nó bao gồm các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp, được mô tả như sau:

Mã Các năng lực chung

A01 Khả năng giao tiếp trong công việc;A02 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giải quyết các công việc;

A03 Khả năng lãnh đạo, điều hành nhóm làm việc để đạt hiệu quả công việc tốt nhất;

A04 Khả năng cộng tác, làm việc nhóm.

Các năng lực cốt lõi của nghề nghiệp

B01 Lập các dự án đầu tư xây dựng công trình;

B02 Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình;

B03 Khả năng khảo sát hiện trạng để phục vụ thiết kế và thi công công trình;

B04 Khả năng thiết kế các loại kết cấu khác nhau như kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu nền móng và các loại kết cấu khác cho các dạng công trình dân dụng và công nghiệp;

B05 Khả năng đề xuất các biện pháp kỹ thuật để thi công các công trình;

B06 Khả năng tổ chức và điều hành các quá trình thi công công trình;

B07 Khả năng giám sát và đảm bảo chất lượng cho các công trình xây dựng, cái mà đang được thực hiện bởi nhà thầu.

B08 Khả năng quản lý Nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cũng như công trình.

B09Khả năng về phát triển ý tưởng, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động liên quan đến xây dựng công trình.

3. Xây dựng chương trình học và sắp xếp khóa họca. Sắp xếp đào tạo cho từng học kỳ

Page 62: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

55Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

sắp xếp đào tạo cho từng học kỳ(Chương trình đào tạo 4,5 năm)

Ghi chú:Hai học kỳ đầu tiên phân bổ các năng lực ở mức độ đơn giản.

Năm họcNăm thứ nhất Năm thứ hai

Định hướngnghề nghiệp

Khảo sát Nhà dân dụng(4-5 Tầng)

Chuyên đề tựchọn

- Chuyên đề thiếtkế: Đồ án nềnmóng đặc biệt

- Chuyên đề thi công: Tổ chức thi công

- Thiết kế khung- Thiết kế móng- Thi công toàn khối

Tính toáncầu kiện

Đo đạc/vẽ bảnđồ hiện trạng Phân tích/tính

toán phân tử.................

Thực tập côngnhân

Kiến trúccông trình

Kết cấusàn nhà

Tham quan khucông nghiệp

Tìm hiểu vàđịnh hướng vềnghề nghiệp

Mổ tả, thiết kếkiến trúc côngtrình

- Thiết kế dầm sàn toàn khối- Thiết kế mái BTCT

- Thiết kế nhà thép- Thi công lắp ghép- Tổ chức thi công.................

Thực tập tốtnghiệp

.................Đồ án tốt

nghiệp

Nhà công nghiệp(Nhà thép)

Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứnămHọc kỳ

Học kỳ I

Học kỳ II

Các học kỳ này phân bổ các năng lực ở mức độ trung bình.Các học kỳ cuối được phân bổ các năng lực có mức độ phức tạp lớn.

b. Các khóa học được thiết kế phù hợp như sauNội dung các chuyên đề và đồ án

(Chương trình đào tạo 4,5 năm)Năm học

Học kỳNăm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứ năm

Học kỳ I

Học kỳ II

Thực tập tốtnghiệp

Đồ án 13Đồ án tốt nghiệp

- Tổng số ch.đề: 9- Tổng số đ.án: 13- Tổng số BTL: 1- Tiêu luận: 1

Tổng hợp:

Chuyên đề 1:Định hướngnghề nghiệpTiêu luận:

Tìm hiểu vềnghề nghiệp

Đồ án 2:Thiết kế kiến trúc

nhà dân dụng

Đồ án 3: Thiết kế sànĐồ án 4: Thiết kế mái

Đồ án 8: Đồ án thiết kế thépĐồ án 9: Đồ án thi cônglắp ghépĐồ án 10: Đồ án tổ chức t.công................................................ Thăm quan khu công nghiệp

Chuyên đề 2:Đo vẽ hiện

trạng khu đất

Chuyên đề 4:Cơ sở tính toán

cầu kiện

Chuyên đề 6:Nhà dân dụng

(4-5 Tầng)

Chuyên ngành hẹp:- Chuyên đề tự chọn 1: Đồ án 11: Thiết kế nền móng (móng cọc, móng cọc nhồi...)- Chuyên đề tự chọn 2: Đồ án 12: Tổ chức thi công (Sơ đồ mạng, tổng mặt bằng)

Đồ án 1: Đo vẽhiện trạng

Bài tập lớn: Sứcbền vật liệu

Đồ án 5: Thiết kế khungĐồ án 6: Thiết kế móngĐồ án 7: Thi công toàn khối

Chuyên đề 3:Kiến trúccông trình

Chuyên đề 5:Kết cấusàn nhà

Chuyên đề 7:Nhà công nghiệp

(Nhà thép)

Page 63: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

56 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

4. Sự phân chia thời lượng cho từng học kỳ và từng năm họcChương trình đào tạo được thiết kế cho 4,5 năm với tổng số tín chỉ là 164. Mỗi học

kỳ, sinh viên sẽ phải học tối thiểu là 14 tín chỉ và tối đa là 25 tín chỉ. Các môn học bắt buộc thuộc các mô-đun/chuyên đề thường yêu cầu sinh viên phải đăng ký theo kế hoạch đã lập sẵn. Các môn học thuộc môn chung của nhà trường cho phép sinh viên đăng ký học vào những thời gian phù hợp, nhằm cân đối thời lượng học tập cho bản thân.

Sự phân bố các môn học và số lượng tín chỉ tương ứng trong từng học kỳ, từng môn học và toàn bộ chương tình xin xem ở phụ lục 3.5. Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giáa. Phương pháp dạy và học

Thiết kế khóa học và các phương pháp giảng dạy sẽ khuyến khích sinh viên phát triển nền tảng tri thức về lí thuyết xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các vấn đề và thực tiễn. Đồng thời, khóa học cũng giới thiệu một tổ hợp các kỹ năng và khuyến khích sinh viên biết đánh giá vai trò tương lai của mình với tư cách là một kỹ sư xây dựng .

Các phương pháp dạy và học được áp dụng trong suốt khóa học phản ánh một dải rộng các chủ đề và các vấn đề liên quan đến xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đó là: các bài giảng, đọc tài liệu theo hướng dẫn, hội thảo, đồ án và các công việc thực hành. Một số môn học củng cố bao gồm cả việc tham quan thực tế nhằm cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm trực tiếp về các vấn đề thời sự trong thực tiễn xây dựng công trình .

Vì kỹ sư xây dựng sẽ làm việc với nhiều cơ quan khác nhau, họ phải hiểu và làm việc phối hợp với nhiều chủ thể có những lợi ích khác nhau. Vì thế cần phải có là khả năng trao đổi thông tin rõ ràng và hiệu quả -tức là khả năng trình bày rõ ràng và hiệu quả về toàn bộ các công việc liên quan đến xây dựng công trình.b. Phương pháp đánh giá

Đánh giá và thông tin phản hồi là những công việc cốt lõi của quá trình học tập. Điều này sẽ định hướng hiểu biết và tri thức, tăng cường năng lực của chúng ta.

Điểm cuối cùng mà sinh viên nhận được sau khi kết thúc môn học chỉ là điểm tổng hợp của nhiều điểm khác cho các phần công việc khác nhau mà sinh viên đã thực hiện. Để thực sự tận dụng được những lợi thế từ môn học, sinh viên nên tiếp nhận những đóng góp của giáo viên về những điểm mạnh, điểm yếu của mình (cách tổ chức, chiều sâu hiểu biết, nhận xét độc lập và có phê phán). Những đóng góp của giáo viên cũng nên chỉ rõ ràng, các yêu cầu đầu ra của môn học ở mức độ nào.

Mỗi môn sẽ có kết quả đánh giá riêng của nó, dựa trên chất lượng của các bài viết hoặc các công việc được giao, và một phần nào đó của các bài trình bày miệng. Các phương pháp đánh giá có thể bao gồm: các bài viết (thuyết minh, báo cáo, tiểu luận), các bài thi viết, các bài kiểm tra trên lớp, các bài trình bày miệng, bài tập cá nhân và nhóm, hội thảo, chuyên cần.

Page 64: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

57Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Các chi tiết cụ thể cho việc đánh giá từng môn học được nói rõ trong từng cuốn sổ tay môn học trong đó ngoài các phần khác ra, số phần trăm của các cấu thành đánh giá cho điểm cuối cùng cũng được chỉ rõ.

Thang điểm:

Khi cho điểm, giáo viên sẽ đánh giá mức độ mà theo đó sinh viên – thông qua công việc được giao của mình – đã đáp ứng được các tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra cho chính công việc đó. Những hướng dẫn cho việc cho điểm sẽ cung cấp cơ sở để đối chiếu kết quả học tập của mình với chỉ số học thuật chung như: chất lượng của phân tích, tham khảo, ý thức phê phán, .. Sau đây là các tiêu chuẩn cho điểm được sử dụng:

Hệ thống thang điểm số:

Điểm Tiêu chuẩn Xếp loại

8,5-10“Xuất chúng”: chân thực hoàn hảo, tính độc đáo cao, định hướng rõ rệt, toàn diện và thấu đáo, chứng cứ bổ sung rộng rãi, hành văn rất tốt và độc đáo.

Đặc biệt

7,0-8,4 “Xuất sắc”: gần như chân thực hoàn hảo, định hướng rõ ràng, logic, chứng cứ bổ sung tốt, hành văn tốt và độc đáo. Xuất sắc

6,0-6,9 “Rất tốt” trình bày sáng sủa, lôgic, có đôi chút độc đáo trong tư duy và cách tiếp cận, chứng cứ bổ sung tốt, định hướng tốt và viết tốt. Đạt

5,5-5,9“Khá”: rõ ràng, lôgic, tính chân thực khá tốt (đủ các dữ kiện và/hoặc không có lỗi nghiêm trọng); có chứng cứ bổ sung và/hoặc dấu hiệu của tính độc đáo, viết tốt và định hướng tốt

Đạt

5,0-5,4“Đạt”: chính xác nhưng phần lớn bị khuôn vào sách vở, một vài lỗi hoặc thiếu một số dữ liệu căn bản, ít căn cứ bổ sung, hành văn và ngữ pháp còn nghèo nàn.

Đạt

4,0-4,9“Không hoàn thành”: hàm lượng thông tin mỏng, rải rác, nhìn chung là trả lời đúng câu hỏi nhưng không bao hàm được các tài liệu đã học, ít hoặc không có có chứng cứ bổ sung, hành văn ngữ pháp kém.

Tr ư ợ t / n ộ p lại bài

3,0-3,9“Không đủ khả năng”: thiếu định hướng đến vấn đề, nhiều lỗi tuy có vài dữ liệu thích hợp, xu hướng chung tỏ ra có vẻ hiểu biết nhưng thực ra tri thức nghèo nàn, hành văn và ngữ pháp kém.

Tr ư ợ t / h ọ c lại

0-3,0 “Không chấp nhận được”: không tương thích với vấn đề, ít hoặc không có dữ kiện, tài liệu, hành văn và ngữ pháp kém

Tr ư ợ t / h ọ c lại

6. Tính liên thông của chương trình đào tạoa. Yêu cầu đầu vào của khóa học

Các sinh viên phải trúng tuyển trong kỳ thi đại học với mức điểm chuẩn theo quy định của Trường Đại học Vinh áp dụng cho ngành đào tạo Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp. Đối với các sinh viên đang theo học chương trình Xây dựng Dân dụng và Công

Page 65: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

58 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

nghiệp ở các trường khác, khi muốn theo học chương trình này ở Trường Đại học Vinh thì cần phải làm các thủ tục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự cho phép của Trường Đại học Vinh.

Các sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể tham dự kỳ thi sát hạch do Nhà trường tổ chức để tham gia học liên thông chương trình này.

b. Liên thông lên chương trình sau đại học

Để đảm bảo quyền lợi cho người học, đồng thời đáp ứng nhu cầu về học tập và nghiên cứu, chương trình đào tạo này đã được thiết kế sao cho đảm bảo khối lượng kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành hợp lý, đủ điều kiện để sau khi sinh viên ra tốt nghiệp, họ hoàn toàn có thể tham gia các khóa đào tạo sau đại học như chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.

Các chuyên ngành sau đại học mà sinh viên tốt nghiệp chương trình này có thể tham gia học tiếp là:

Xây dựng dân dụng và công nghiệp, -

Kinh tế xây dựng, -

Quản lý dự án đầu tư xây dựng. -

Và một số chương trình khác -

II. sản phẩm đào tạo

1. Kết quả đào tạo (thực tế) theo chương trình POHE

Ở Trường Đại học Vinh, chương trình POHE đã đưa vào thực hiện được 2 năm, áp dụng đạo tạo cho khóa 48 (năm thứ 3) và khóa 49 (năm thứ 2) và hiện đang bắt đầu cho khóa 50 (năm thứ nhất). Sau hai khóa đào tạo, kết quả đào tạo thực tế được thống kê như sau.

a. Căn cứ đánh giá:

Kết quả đào tạo được đánh giá căn cứ vào “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ) ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo quy chế này, sinh viên sẽ bị buộc thôi học sau mỗi học kỳ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ của khóa học; -đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với hai học kỳ liên tiếp.

Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; -dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ 2; dưới 1,6 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa.

Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở -mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Page 66: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

59Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

(Điểm trung bình chung tích lũy trên đây là điểm đã quy đổi từ điểm chữ (A,B,C,D,F) về điểm số tương ứng (4,3,2,1,0).b. Kết quả thực tế:

Căn cứ vào quy định nói trên, kết quả đào tạo của sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 được thông kê như sau:

sTT Khóa học Tổng số sinh viên nhập học

số sinh viên phải thôi học sau năm thứ nhất

Tỷ lệ thôi học (%)

1 K48 (năm thứ 3) 214 24 11,2%

2 K49 (năm thứ 2) 184 18 9,8%

2. Việc làmThực hiện đào tạo theo định hướng nghề nghiệp sẽ cho sinh viên một sự đảm bảo

khá chắc chắn về cơ hội việc làm và công việc phù hợp với trình độ, năng lực của họ ngay sau khi ra trường. Sự đảm bảo đó được khẳng định căn cứ trên các lý do sau.a. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp trong vòng 5 năm tới là rất lớn. Các số liệu khảo sát ý kiến công giới cũng như các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy hằng năm, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng lớn hơn so với mức đáp ứng hiện có. Tuy nhiên, mức độ đòi hỏi của các công ty về trình độ của kỹ sư ngày càng cao. Hầu hết các công ty đều mong muốn tuyển dụng được các kỹ sư có thể giải quyết được công việc một cách hiệu quả. Muốn vậy, họ thường mong muốn tuyển dụng những người có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm trở lên. (Thông tin này được lấy từ kết quả khảo sát thế giới việc làm).b. Ngành nghề phù hợp

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (POHE) đã thiết kế được căn cứ trên tập hồ sơ năng lực, cái mà được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát nhu cầu của công giới. Các ngành nghề cụ thể đã được mô tả trong hồ sơ năng lực và được chuyển đổi vào thành nội dung chương trình đào tạo một cách tương đối đầy đủ và khoa học. Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể tìm được một ngành nghề phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo (trừ một số trường hợp đặc biệt khác).c. Khả năng thích ứng

Trong chương trình đào tạo POHE, sinh viên được trang bị cả những năng lực chung và các năng lực chuyên nghiệp. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn cung cấp cho sinh viên một khả năng chuyên môn tương đối rộng lớn. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị khả năng tự học tập và phát triển suốt đời. Nhờ vậy, sinh viên POHE sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng tích ứng với các môi trường làm việc và các công việc khác nhau. Khả năng giao tiếp, cộng tác làm việc theo nhóm cũng giúp sinh viên dễ dàng hơn khi tiếp cận với nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Page 67: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

60 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

d. Khả năng thực hành nghềSo với chương trình đào tạo truyền thống, chương trình POHE cung cấp cho sinh

viên nhiều cơ hội để thực hành nghề nghiệp, tiếp cận với công việc thực tế và nâng cao khả năng xử lý các tình huống cụ thể. Ở mỗi học kỳ, sinh viên đều được tham gia vào các đồ án/nhiệm vụ được xây dựng dựa trên các tình huống nghề nghiệp thực tế. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội được đi tham quan, thực tập tại các cơ sở sản xuất. Đó là những căn cứ để đảm bảo rằng, sinh viên POHE sau khi ra trường hoàn toàn có khả năng thực hành nghề rất tốt.

Thông tin thêm về cơ hội thực hành nghề của sinh viên POHE, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp:

Tổng số đồ án (mang tính thực hành): 9 -Tổng số bài tập lớn: 1 -Tổng số bài tiểu luận: 1 -Tổng số lần tham quan, thực tế: 3 (học kỳ 2 năm thứ hai, học kỳ 1 năm thứ 4 và -thực tập trước khi tốt nghiệp).

III. Cơ sở vật chất và thiết bị yêu cầu1. Cơ cấu và chi tiết hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạoa. Hệ thống phòng học:

Trường Đại học Vinh có một hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng tương đối khang trang, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về đào tạo cho tất cả các khoa/ngành đào tạo hiện có của Nhà trường. Trong đó, gần một nửa số phòng học đa năng đã được trang bị các thiết bị hỗ trợ đào tạo như máy chiếu projector, màn hính lớn, hệ thống loa máy.b. Hệ thống các phòng thực hành/Thí nghiệm:

Hệ thống các phòng thực hành, thí nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp gồm có:

Phòng thực hành thiết kế xây dựng: 1 phòng -Phòng thí nghiệm cơ đất – nền móng và khảo sát xây dựng: 1 phòng -Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng: 1 phòng -Xưởng thực hành thi công xây dựng: 1 xưởng -Phòng thí nghiệm kết cấu công trình: 1 phòng -

Tất cả các phòng thực hành, thí nghiệm đều được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại và đầy đủ, đáp ứng nhu cầu thực hành thí nghiệm của chuyên ngành đào tạo.c. Các cơ sở vật chất khác

Ngoài hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện có, khoa và trường còn liên hệ được với các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh. Qua đó có thể tận dụng được các trang thiết bị sẵn có của họ phục vụ cho công tác đào tạo thực hành thí nghiệm của khoa và trường.

Page 68: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

61Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

2. Trang thiết bị dạy họca. Tài liệu giảng dạy và học tập:

Tài liệu giảng dạy và học tập gồm có hai loại: bài giảng (giáo trình) và hệ thống tài liệu tham khảo.

Tài liệu giảng dạy: Được sự hỗ trợ của Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà -Lan, gần 70 cuốn tài liệu giảng dạy đã được biên soạn để phục vụ cho công tác đào tạo. Tất cả các học phần đều có tài liệu giảng dạy và học tập.Tài liệu tham khảo: Hiện tại, thư viện của Trường Đại học Vinh đã trang bị trên -500 cuốn sách (cả tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh) làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành xây dựng. Số lượng tài liệu đó đủ để cho sinh viên đọc và tham khảo một lượng kiến thức rộng lớn và hoàn thành khóa học một cách tốt nhất.

b. Trang thiết bị phục vụ đào tạo:Trang thiết bị mà giảng viên và kỹ thuật viên được trang bị để phục vụ cho quá trình

đào tạo gồm có:Máy tính xách tay: mỗi cá nhân tự trang bị -Máy tính để bàn: được trang bị ở các phòng học và xưởng thực hành -Máy chiếu projector: nhà trường trang bị ở phòng học -Hệ thông âm thanh: nhà trường trang bị ở phòng học -Màn hình lớn (LCD): nhà trường trang bị ở phòng học -Mạng Internet: được cung cấp mạng không giây (Wifi) miễn phí trong phạm vi -toàn trường.Các trang thiết bị phụ trợ khác do các cán bộ giảng dạy tự trang bị. -

3. Hỗ trợ sinh viênMột hệ thống hỗ trợ sinh viên gồm:

Cố vấn học tập: -Mỗi khoa đào tạo thường có một số cố vấn học tập cho các chuyên ngành đào tạo.

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ở khoa Công Nghệ có một cố vấn học tập. Cố vấn học tập có nhiệm vụ hỗ trợ sinh viên trong việc lực chọn chuyên ngành, lựa chọn môn học, đăng ký học tập, định hướng nghề nghiệp và các hoạt động cố vấn liên quan đến quá trình học tập khác của sinh viên.

Trung tâm hỗ trợ sinh viên: -Nhà trường có một trung tâm tư vấn hỗ trợ sinh viên. Sinh viên có thể tìm kiếm sự

hỗ trợ khi cần thiết bằng cách trực tiếp liên hệ với cán bộ phụ trách ở trung tâm. Ở đây, sinh viên còn được tư vấn về nghề nghiệp, cung cấp thông tin về cơ hội việc làm, tư vấn du học. Sinh viên cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn về sức khỏe, đời sống, tìm kiếm chỗ ở và các vấn đề liên quan khác.

Page 69: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

62 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Chương VII HợP TáC VỚI THế GIỚI VIỆC LÀM

I. Thế giới việc làm1. Thế giới việc làm là gì?

Thế giới việc làm (viết tắt là WoW) là một khái niệm dùng để chỉ bộ phận của xã hội mà ở đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tìm kiếm môi trường làm việc của mình. Nó bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, thậm chí là các cơ quan hành chính của nhà nước, các hợp tác xã sản xuất, các đơn vị hành chính sự nghiệp bao cấp hoặc có thu…

Nếu chúng ta đào tạo sinh viên để cung cấp cho thị trường lao động, chúng ta cần phải tìm hiểu về thế giới việc làm. Ví dụ một sinh viên ngành trồng trọt phải bắt đầu nghề nghiệp của họ ở một vườn rau, một công ty chế biến, một công ty lương thực hoặc là ở một siêu thị. Hiểu biết về những gì mà một doanh nghiệp cần về những kỹ sư hoặc nhà quản lý giúp chúng ta có thể xây dựng được chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cầu xã hội.2. Thế giới học tập là gì?

Thế giới học tập là một khái niệm dùng để chỉ bộ phận trong xã hội mà ở đó, sinh viên sẽ chuẩn bị những hành trang cần thiết như kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ, những yêu cầu về nghề nghiệp được đặt ra từ thế giới việc làm.

Đối với chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, các hoạt động học tập của sinh viên phải được kết nối một cách chặt chẽ với thực tế nghề nghiệp diễn ra ở thế giới việc làm. Như vậy, môi trường học tập không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các cơ sở đào tạo, các trường đại học, mà nó còn phải được kể đến cả các hoạt động học tập diễn ra ở thực tế sản xuất, cái mà sẽ hỗ trợ cực kỳ đắc lực cho sinh viên, giúp họ dành được mục tiêu học tập.3. Vai trò của thế giới việc làm

Sự tham gia của thế giới việc làm trong việc phát triển và thực thi chương trình đào tạo được thể hiện ở vai trò của họ trong các hoạt động liên quan đến đào tạo, bao gồm:

Cung cấp những thông tin đầu vào cho đợt khảo sát thế giới việc làm, tham gia -hoạch định và điều chỉnh khung nghề nghiệp cũng như khung chương trình đào tạo thuộc lĩnh lực nghề nghiệp.Trao đổi thường niên với các nhà quản lý/điều hành của các trường đại học/các -khoa đào tạo để thảo luận về nhu cầu hiện tại và tương lai thông qua các tổ chức như ban cố vấn, hội đồng tư vấn hoặc hội đồng giám sát đào tạo.Tiếp nhận sinh viên đến để thực hành, thực tập nghề nghiệp và hỗ trợ giám sát -sinh viên.Cung cấp các dự án thực tế hoặc các công việc bán thời gian cho giảng viên và -sinh viên.Trợ giúp trong việc phát triển các giải pháp hoặc các đề án mang tính thực tế, -

Page 70: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

63Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

cái mà kết nối với tình huống thực hành nghề nghiệp mang tính khả thi (ví dụ như mô hình sản xuất, bài tập tình huống…)Đề xuất các bài tập và nhiệm vụ thực tế, đồ án tốt nghiệp và ứng dụng các đề -tài nghiên cứu khoa học.Tham gia vào quá trình đánh giá các hoạt động thực hành của sinh viên với vai -trò là người đánh giá.Tham gia vào các hoạt động giảng dạy với vai trò là giáo viên thỉnh giảng. -

4. Các lợi ích được tạo ra từ mối quan hệ trường đại học – Công giớiSự tạo lập mối quan hệ giữa trường đại học và thế giới việc làm có thể tạo ra rất

nhiều lợi ích cho cả trường đại học, công giới và các bên liên quan đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Nó không chỉ là lợi ích của trường đại học trong việc phát triển chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, cũng không chỉ là lợi ích của sinh viên khi được đào tạo gắn kết với thực tế sản xuất, mà còn là lợi ích to lớn cho các bên lên quan khác. Các lợi ích đó có thể được liệt kê như sau:

Đối với trường đại học/cơ sở đào tạo:o

Có thể phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thế giới việc làm.Có thể xây dựng được một quy trình đào tạo phù hợp gắn kết với thực tế sản xuất.Có thể tận dụng tất cả các cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của thế giới việc làm vào trong đào tạo. Được cung cấp cơ sở tham quan, thực tập cho sinh viên thực hành nghề nghiệp của họ.Trường đại học sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình hợp tác.

Đối với sinh viên:o

Có thể được tiếp cận với tình huống nghề nghiệp thực tế của sản xuất. Có cơ hội tốt để phát triển kỹ năng nghề nghiệp ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Dễ dàng kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Có thể nhận được các nguồn tài trợ/học bổng cho học tập và nghiên cứu.

Có thể phát triển kế hoạch bản thân để chuẩn bị tốt cho nghề nghiệp tương lai.

Đối với công giới:o

Có cơ hội để tiếp nhận nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc.Có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất.Có thể tận dụng nguồn chất xám từ đội ngũ giảng viên của trường đại học thông qua các chương trình hợp tác.Có thể cải tiến quy trình công nghệ, cập nhật các thông tin khoa học.

Page 71: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

64 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Đối với xã hội:o

Xã hội không bị lãng phí nguồn nhân lực vì sản phẩm đào tạo luôn đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất và được sử dụng đúng mục đích.Hiệu quả sản xuất và chất lượng công việc được nâng cao bởi đội ngũ lao động có tay nghề là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

II. Cựu sinh viên1. Cựu sinh viên?

Cựu sinh viên là những người tốt nghiệp tại trường đại học ở các khoá khác nhau đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các công ty liên doanh và các công ty nước ngoài. Cựu sinh viên giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ giữa nhà trường và công giới. Hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, vui chơi…2. Vai trò của cựu sinh viên

Trong công tác đào tạo đại học, cựu sinh viên là “hạt nhân” gắn kết nhà trường với thế giới việc làm (WoW). Hầu hết các mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được xây dựng đều có sự tham gia và đóng góp tích cựu của cộng đồng cựu sinh viên. Một số vai trò của cựu sinh viên được liệt kê như sau:

Họ đã từng học tập tại trường nên hiểu được những thực tại (khó khăn, ước -vọng của sinh viên) trong học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí nên họ có những quyết định sáng suốt, thực dụng và táo bạo trong việc hỗ trợ sinh viênHọ có thể là cán bộ lãnh đạo các công ty nên dễ quyết định các vấn đề trọng -yếu

Họ là những các bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm nên hỗ trợ tích cực trong việc truyền đạt những kinh nghiệm làm việc cho các sinh viên của trường3. Xây dựng mối quan hệ với cựu sinh viên

Để có được những hỗ trợ từ phía cựu sinh viên cũng như từ phía WoW, nhà trường cần có các tổ chức cá nhân, những người có trách nhiệm duy trì và phát triển mối quan hệ đó.

Tổ chức các khoá liên kết đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ -và nâng cao kiến thức chuyên môn. Các cựu sinh viên của trường, những người có nhu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được hoan nghênh để trở về trường tham gia các khoá học ngắn hạn hoặc học cao hơn.Tổ chức hội chợ việc làm nhằm giải quyết việc làm cho tân kỹ sư. Tổ chức diễn -đàn sinh viên nhằm tăng cường giao lưu, chia sẻ, kết nối giữa Sinh viên – Nhà trường, giảng viên - Cựu Sinh viên. Diễn đàn là cầu nối sinh viên các thế hệ nhằm chia sẻ kinh nghiệm học tập, cơ hội thành công trong nghề nghiệp, cuộc sống, tạo điều kiện cho sinh viên sớm tiếp cận với các công ty/doanh nghiệp bên ngoài.Quỹ đồng hành cùng trường đại học. Quỹ học bổng được xây dựng nhằm hỗ -trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học, nâng cấp trang thiết bị giáo dục

Page 72: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

65Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Tổ chức hội thảo khoa học thường niên nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu và -chuyển giao khoa học công nghệ với cựu sinh viên và WoWHỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao do tổ chức đoàn phụ trách -Tăng cường hợp tác với cựu sinh viên, các doanh nghiệp thông qua các nghiên -cứu chuyên sâu về chuyên môn

Nguồn lực huy động là các cựu sinh viên, nhất là những người thành đạt, những người giữ chức vụ quan trọng ở các cơ quan/công ty, các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước quan tâm đến sự phát triển của trường đại học và nền giáo dục Việt Nam4. Duy trì mối quan hệ

Thông qua các ngày lễ lớn (ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập -trường), mời gọi sinh viên tham gia các buổi gặp mặt các thế hệ sinh viên của trường, từ đó cập nhật thông tin các cựu sinh viên: thông tin cá nhân, công ty, cơ quan, địa chỉ liên lạc, lĩnh vực nghề nghiệp phụ tráchĐề cao vai trò của tổ chức cựu sinh viên trong việc gắn kết thế giới việc làm với -trường đại học.Tạo dựng một mối quan hệ bền vững từ thế giới việc làm trong việc hỗ trợ sinh -viên học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động học tập khác.

III. Công cụ giao tiếp1. WoW newsletter

Newsletter là một tài liệu về các tin tức, sự kiện đã và sắp diễn ra...của một tổ chức được xuất bản để gửi tới những người quan tâm nhằm mục đích cung cấp thông tin. WoW newsletter là tài liệu cung cấp các thông tin của cơ sở đào tạo/trường đại học liên quan đến khoa học công nghệ, các hoạt động đào tạo và sinh viên gửi đến các tổ chức/doanh nghiệp, nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp.

Ngày nay thì Newsletter có thể được trình bày ở dạng văn bản điện từ và gửi đến các địa chỉ của người nhận qua email.

Để phát triển chương trình đào tạo POHE, trường đại học cần có một mối quan hệ mật thiết với WoW. Có rất nhiều thông tin của Nhà trường cần gửi tới WoW và cũng có rất nhiều WoW cũng muốn biết các thông tin này. Chúng ta phải tìm ra một công cụ hữu ích để xây dựng phát triển mối quan hệ này mà không mất quá nhiều chi phí. Dùng Newsletter để gửi tới các tổ chức công giới có thể nói là một giải pháp hiệu quả cho việc trao đổi thông tin, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ.

Để có thể sử dụng newsletter như một công cụ giao tiếp với công giới bạn cần phải thực hiện các công việc sau :

Xây dựng cơ sở dữ liệu về WoW bao gồm các thông tin về lĩnh vực hoạt động, -loại hình tổ chức, số lượng nhân sự, khả năng phát triển và đặc biệt là địa chỉ liên hệ của các cán bộ có trách nhiệm liên quan.Có một phòng/ban hoặc một nhóm biên soạn chuyên nghiệp trong nhà trường -để có thể biên tập nội dung và trình bày của WoW newsletter.

Page 73: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

66 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Có người xử lý kịp thời tất cả các thông tin khi có phản hồi từ phía WoW, các -thành viên của nhóm biên tập cũng có thể thực hiện công việc này.Biên tập và phát hành WoW newsletter đều đặn hàng tháng hoặc hàng quý. -

Thông tin trên newsletter là vô cùng quan trọng, bởi vậy cần hướng tới đối tượng đọc newsletter. Với đối tượng là các doanh nghiệp sử dụng lao động và ứng dụng khoa học công nghệ. WoW newsletter cần có các thông tin sau:

Các thông tin về công trình khoa học của nhà trường và tính ứng dụng của nó. -Các thông tin về sự kiện, hội thảo khoa học, trình bày các đề tài khoa học trong -nhà trường đã, đang và sẽ diễn ra.Các thông tin về sinh viên tốt nghiệp (số lượng, kết quả sinh viên, các ngành -nghề, thời gian tốt nghiệp...).Các sự kiện khác: có rất nhiều các sự kiện nhà trường tỏ chức liên quan đến -WoW (ví dụ như project week), tất cả các sự kiện này cần được đưa vào WoW newsletter.Năng lực đào tạo và các khóa học nâng cao mà nhà trường có thể cung cấp cho -doanh nghiệp.Các thông tin về chương trinhg tham quan, tìm hiểu công nghệ hoặc thực tập tại -các xí nghiệp của sinh viên (số lượng, thời gian, năng lực của các sinh viên).Thông tin liên hệ với nhà trường. -

Quy trình thực hiện một newsletter:Lập danh sách địa chỉ của WoW: Lập danh sách các tổ chức WoW có liên quan -và cập nhật danh sách này thường xuyên.Tổ chức biên soạn: Xác định tất cả các thông tin cần cung cấp, biên soạn, trình -bày và in ấn Gửi newsletter qua thư điện tử: Cần chú ý đặt tiêu đề cho thư điện tử phản ánh -được nội dung của newsletter đó.

2. Các văn bản thỏa thuận hợp tácXây dựng mối quan hệ với WoW là một công việc phải thực hiện thường xuyên,

bên cạnh các mối quan hệ đã có, Nhà trường cần phải chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp, đối tượng sử dụng sinh viên sẽ tốt nghiệp của trường và ký kết các văn bản thỏa thuận mới. Các văn bản thỏa thuận ngoài việc nhắc nhở hai bên những công việc phải làm để duy trì và phát triển hợp tác thì cũng là các ràng buộc pháp lý giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng các doanh nghiệp sẽ đánh giá cao và sẵn sàng ký kết nếu nhà trường chủ động xây dựng những mối quan hệ này. Sau đây sẽ giới thiệu một số văn bản có thể sử dụng trong việc ký kết các hợp tác với công giới.

Biên bản thỏa thuận hợp tác. -Biên bản ghi nhớ. -Hợp đồng thực tập sinh viên. -Hợp đồng thực hiện các dự án. -

Page 74: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

67Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

a. Biên bản thỏa thuận hợp tácBiên bản thỏa thuận hợp tác là mẫu văn bản mà hai bên có thể ký kết sau lần gặp gỡ

đầu tiên để ghi nhớ những vấn đề có thể hợp tác sau này. Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp có thể đề cập tới một số vấn đề sau:

Thăm quan công ty tìm hiểu về công nghệ. -Chuyển giao công nghệ. -Trao đổi sinh viên thực tập. -Trao đổi nhân viên công ty đến làm giảng viên khách mời của Nhà trường và -hội đồng tư vấn nghề nghiệp.Thực hiện các đề tài nghiên cứu tại công ty. -Tài trợ tài chính, cấp học bổng cho sinh viên. -Đào tạo nguồn nhân lực cho công ty -

Biên bản thỏa thuận hợp tác chỉ là bước đi đầu tiên giữa Nhà trường và doanh nghiệp, bởi vậy cần làm nổi bật được quyền lợi hai bên để tiến tới các bước chi tiết hơn trong quá trình hợp tác.b. Biên bản ghi nhớ

Cũng giống như biên bản thỏa thuận hợp tác thì biên bản ghi nhớ cũng là mẫu văn bản mà hai bên có thể ký kết sau lần gặp gỡ đầu tiên để ghi nhớ những vấn đề có thể hợp tác sau này. Biên bản ghi nhớ giữa Nhà trường và doanh nghiệp cũng có thể đề cập tới một số vấn đề như đã nêu trong phần biên bản thỏa thuận hợp tác.c. Hợp đồng thực tập cho sinh viên

Trong chương trình đào tạo POHE, sinh viên là những người chủ động và sáng tạo trong công việc, cần nhớ rằng sinh viên là những người đã trưởng thành, vì vậy họ có đủ khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm trước những công việc mình đã làm. Sinh viên phải là những người tự tìm kiếm nơi thực tập và ký kết hợp đồng thực tập theo kế hoạch đào tạo mà nhà trường đã cung cấp. Tuy nhiên việc soạn thảo hợp đồng phải do Nhà trường thực hiện, trong hợp đồng thực tập sinh viên cần có những nội dung sau (tham khảo phụ lục ... về hợp đồng chi tiết):

Thông tin về sinh viên: Họ tên, tuổi, địa chỉ, chuyên ngành đào tạo... -Thông tin về giáo viên hưởng dẫn: Họ tên, tuổi, địa chỉ, khoa... -Thông tin về người hướng dẫn tại nơi thưc tập: Họ tên, tuổi, địa chỉ, khoa... -Thông tin về người kiểm tra, đánh giá. -Các vấn đề liên quan đến sinh viên: Mục tiêu thưc tập; Loại hình thưc tập; Kiến -thức, kỹ nằng yêu cầu; Lý do sinh viên muốn thực tập; Các hoạt động thưc tập; Kế hoạch thực hiện các hoạt động đó; Điều kiện phụ trợ; Báo cáo thực tậpCác vấn đề liên quan đến giáo viên hướng dẫn và nhà trường: Vai trò giáo viên -hướng dẫn; nhiệm vụ giáo viên hướng dẫn; thời gian và tần xuất hướng dẫn. Các ý kiến đánh giá.Các vấn đề liên quan đến người hướng dẫn và công ty cung cấp nơi thực tập: Vai -

Page 75: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

68 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

trò người hướng dẫn; nhiệm vụ người hướng dẫn; thời gian và tần xuất hướng dẫn. Các ý kiến đánh giá;Các điều khoản liên quan đến đảm bảo an toàn lao động. -Các điều khoản khác. -

d. Hợp đồng thực hiện các dự ánThực hiện các dự án nghiên cứu cho các doanh nghiệp là một công việc mang lại

lợi ích cho cả Nhà trường và Doanh nghiệp. Khi thực hiện các dự án này cần có một hợp đồng thỏa thuận với các nội dung sau:

Thỏa thuận về công việc sẽ thực hiện, vai trò, nhiệm vụ mỗi bên. -Thỏa thuận về đóng góp tài chính. -Thỏa thuận về báo cáo kết quả. -Thỏa thuận về sử dụng kết quả. -Thỏa thuận về bảo mật thông tin -

IV. Duy trì, thúc đẩy mối quan hệTrường đại học/cơ sở đào tạo cần phải chủ động hơn trong việc xây dựng mối quan

hệ với thế giới việc làm cũng như tận dụng sự hỗ trợ của họ. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức các hoạt động cụ thể, nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thế giới việc làm có thể dễ dàng tham gia vào quy trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Thăm quan và khảo sát thế giới việc làm để thu thập các thông tin cần thiết liên -quan đến sự thay đổi chính sách, nội dung đào tạo cũng như quy trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất. Hoạt động này không chỉ thực hiện một lần khi bắt đầu của quy trình phát triển chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, mà nó cần phải được thực hiện định kỳ hằng năm hoặc vài năm một lần, tùy thuộc vào tình hình hình thực tế của phát triển công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội của khu vực và quốc gia.Tổ chức định kỳ các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo trường đại học và thế giới việc -làm bằng cách tổ chức các hội thảo, chuyên đề, hội thảo… Nội dung của các cuộc tiếp xúc này có thể là: hội thảo (với đại diện của công giới) để thảo luận về cấu trúc, chính sách và chiến lược phát triển đào tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp quan tâm (ở cấp độ quản lý). Thảo thuận về cách thức phát triển chương trình, phương pháp đào tạo, phát triển nội dung các chuyên đề, mô-đun và các môn học, các nội dung của nhiệm vụ đồ án, hoặc là để thông báo cho nhau về thực tế phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội trong thời gian hiện tại và tương lai. Thảo luận về cấu trúc và phương pháp để hướng dẫn và đánh giá sinh viên. Qua các cuộc tiếp xúc này, thế giới việc làm sẽ có cơ hội tốt để đưa ra các quan điểm của họ về sự thay đổi cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển lĩnh vực nghề nghiệp mà họ quan tâm. Hơn nữa, họ sẽ có cơ hội để tham gia sâu vào việc thiết kế, vận hành cũng như giám sát quy trình và chương trình đào tạo, cái mà sẽ cung cấp cho họ một lực lượng lao động có chất lượng, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của họ.

Page 76: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

69Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Xây dựng kế hoạch và tổ chức cho sinh viên đến thực tập các cơ sở/xí nghiệp -sản xuất. Hằng năm, trường đại học cần xây dựng các chương trình thăm quan thực tập cho sinh viên. Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong đào tạo gắn kết với thực tế nghề nghiệp. Bằng cách này, sinh viên sẽ được tiếp cận với môi trường lao động, làm quen với nghề nghiệp và tình huống thực tế, nơi mà họ sẽ trực tiếp tham gia sản xuất sau khi tốt nghiệp ra trường.Trường đại học/cơ sở đào tạo cùng với thế giới việc làm đề xuất và thiết kế các -bài thực hành thí nghiệm, các nhiệm vụ đồ án dựa trên các tình huống thực thế của sản xuất. Số liệu đầu vào và tình huống nghề nghiệp do công giới cung cấp. Bằng cách đó, sinh viên sẽ được tiếp cận với các tình huống có thực và có cơ hội để giải quyết các vấn đề thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và như vậy, họ sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong tương lai.Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp và một quy trình hết sức rõ ràng để thu hút -sự tham gia của công giới vào việc đánh giá sinh viên dưới góc độ chất lượng và hiệu quả công việc, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn nghề nghiệp. Sản phẩm đào tạo phải được đánh giá từ hai phía, trường đại học và thế giới việc làm, để đạt được tính thực tế cao. Tất cả các ngành nghề đều phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của tiêu chuẩn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực liên quan, và công giới hơn ai hết, là người hiểu rõ nhất các quy định cụ thể cho lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Vì vậy, không ai khác, mà chính họ là người có thể đánh giá sinh viên tốt nhất về khía cạnh thực tế của công việc.Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, trường đại học cần phải xây -dựng cơ chế chính sách phù hợp và kế hoạch cụ thể để mời đại diện công giới tham gia vào quá trình giảng dạy với vai trò là giảng viên thỉnh giảng. Giảng viên thỉnh giảng được yêu cầu trình bày với sinh viên về những vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo nhưng xảy ra trong thực tế nghề nghiệp. Điều đó sẽ bổ sung cho những khiếm khuyết về kinh nghiệm thực tế mà đội ngũ giáo viên thường gặp phải. Hơn nữa, nó sẽ giúp sinh viên được cập nhật các thông tin mới nhất từ công giới và xã hội./.

Page 77: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

70 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 78: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

71Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058Nhóm dự án Trường Đại học Vinh

PHỤ LỤC 1

BảN MẪUCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Dùng để khảo sát thế giới việc làm)

Page 79: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

72 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 80: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

73Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

--- ♣♣♣ ---

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----- O0O-----

PHIếU ĐIỀU TRA NăNG LỰCKỸ sƯ XD DD & CN MỚI RA TRƯờNG

Họ và tên người được điều tra:……………………………......………….……….……

Địa chỉ công ty:…………………………………………………………...…………….

Chức vụ:…………………………………………………………………………..…….

Điện thoại: …………………………………………………………………………...…

E mail:…………………………………………………………………………..………

Công việc được đảm nhận:………………………………………………………...…...

Số năm công tác:………………………………………………………………..………

NỘI DUNG CÂU HỎI VỀ sỰ HợP TáC GIỮA NHÀ TRƯờNG VỚI DOANH NGHIỆP

1. Ông bà cho biết hiện nay hoặc trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng KSXD của doanh nghiệp ông (bà) như thế nào?

a. Nhiều �

b. ít �

2. Hiện nay doanh nghiệp ông (bà) sử dụng các hình thức tuyển dụng nào?

a. Tài trợ, cấp học bổng, cam kết cho những sinh viên học lực tốt đang học �

b. Tổ chức hội chợ việc làm sau mỗi khoá tốt nghiêp, phỏng vấn trực tiếp �

c. Thông báo rộng rãi, xét duyệt qua hồ sơ nộp tại doanh nghiệp �

d. Thông qua quen biết, mối quan hệ nội bộ �

e. Các hình thức khác �

3. Theo ông (bà), trường đại học và doanh nghiệp nên hợp tác trên lĩnh vực nào ?

a. Nghiên cứu khoa học �

b. Hợp tác đào tạo �

c. Thẩm định chương trình đào tạo �

4. Theo ông (bà), cách thức phối hợp đào tạo như thế nào sau đây là hợp lý?

a. Theo đơn đặt hàng �

Page 81: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

74 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

b. Tuyển dụng �

c. Gửi đào tạo, nâng cao trình độ �

5. Các kỹ sư ra trường có nhu cầu về bổ sung kiến thức và đào tạo tiếp hay không?

a. Có �

b. Không �

6. Theo ông (bà), nhà trường nên tổ chức đánh giá kết quả đào tạo theo hình thức nào sau đây ?

a. Giáo viên đánh giá 100% �

b. Giáo viên đánh giá 70%, doanh nghiệp đánh giá 30% �

c. Giáo viên đánh giá 50%, doanh nghiệp đánh giá 50% �

Page 82: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

75Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

--- ♣♣♣ ---

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----- O0O-----

PHIếU ĐIỀU TRA NăNG LỰCKỸ sƯ XD DD & CN MỚI RA TRƯờNG

Họ và tên người được điều tra:………………………………………………….…...…

Địa chỉ công ty:………………………………………………………………...……….

Chức vụ:………………………………………………………………………..……….

Điện thoại: ……………………………………………………………………...………

E mail:…………………………………………………………………………..………

Công việc được đảm nhận:……………………………………………………...……...

Số năm công tác:…………………………………………………………………..……

NỘI DUNG CÂU HỎI NăNG LỰC NGHỀ NGHIỆP, KHả NăNG VẬN DỤNG KIếN THứC VÀO THỰC Tế CÔNG VIỆC.

1. Sau khi được tuyển dụng, Ông (bà) đánh giá thế nào về khả năng làm việc của kỹ sư mới ra trường?

a. Biết làm việc �

b. Phải hướng dẫn � .

c. Phải đào tạo tiếp �

2. Xin Ông (bà) cho biết kỹ năng làm việc nào cần tiếp tục bồi dưỡng cho kỹ sư trẻ mới ra trường?

a. Kỹ năng làm việc bằng máy tính

b. Kỹ năng tính toán �

c. Kỹ năng tổng hợp �

d. Kỹ năng khác �

3. Theo Ông (bà), lý do còn thiếu những kỹ năng làm việc của kỹ sư trẻ hiện nay là gì?

a. Nặng lý thuyết, ít thực hành �

b. Không được tiếp cận với thực tế �

c. Các nguyên nhân khác �

Page 83: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

76 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về kỹ năng sử dụng máy tính trong công việc của kỹ sư trẻ?

a. Rất thành thạo � b. Thành thạo �

c. Biết làm � d. Chưa làm được �

5. Ngoài những kỹ năng sử dụng máy tính, theo ông (bà) kỹ sư xây dựng có nên biết thêm một vài ngôn ngữ lập trình hay không?

a. Có � b. Không �

6. Đánh giá về kiến thức lý thuyết được đào tạo trong nhà trường của kỹ sư trẻ hiện này, theo ông (bà) đã đạt đến trình độ nào dưới đây?

a. Rất vững chắc � b. Vững chắc �

c. Có hiểu biết � d. Không chắc chắn �

7. Ông (bà) đánh giá về khả năng làm việc độc lập của kỹ sư trẻ khi được giao một công việc ở mức độ nào dưới đây?

a. Rất tốt � b. Tốt �

c. Trung bình � d. Kém �

8. Ông (bà) đánh giá như thế nào về khả năng tính toán kết cấu của kỹ sư mới ra trường đối với tường loại công trình sau đây như thế nào (tốt, trung bình, yếu)?

Loại công trình Lập sơ đồ kết cấu

Tính toán tải trọng Tính toán kết cấu Tính toán cốt thép

Nhà cấp 4Nhà câp 3Nhà cấp 2Nhà cấp 1Cấp đặc biệt

9. Ông (bà) đánh giá như thế nào về khả năng thể hiện bản vẽ của kỹ sư trẻ?

a.Tốt � b. Trung bình � c. Yếu �

10. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc giải quyết các công việc trong khâu hoàn thiện hồ sơ thiết kế của kỹ sư trẻ?

Loại công việc Tốt Trung bình yếua. Các giấy tờ văn bảnb. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.c. Thuyết minh tính toán.

11. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc giải quyết các công việc trong thi công của kỹ sư trẻ?

Loại công việc Tốt Trung bình yếu

Page 84: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

77Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

a. Đọc bản vẽ.b. Kỹ thuật thi côngc. Tổ chức thi côngd. Xử lý hồ sơ, nghiệm thu, quyết toán

12. Ông (bà) đánh giá như thế nào về trình độ thi công của kỹ sư mới ra trường đối với tường loại công trình sau đây như thế nào (tốt, trung bình, yếu)?

Loại công trình

Công tác cốpha

Công tác cốt thép

Công tác bêtông

Công tác hoàn thiện

Công tác bảo dưỡng

Nhà cấp 4Nhà câp 3Nhà cấp 2 Nhà cấp 1Cấp đặc biệt

13. Ông (bà) đánh giá như thế nào về khả năng tiếp cận với công nghệ mới trong xây dựng của kỹ sư trẻ hiện nay?

a. Nhanh � b. Trung bình � c. Chậm �

14. Ông (bà) đánh giá như thế nào về khả năng làm hồ sơ dự thầu của kỹ sư mới ra trường?

Loại công việc Tốt Trung bình yếua. Biện pháp thi côngb. Tổ chức thi côngc. Kiểm tra dự toán

Page 85: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

78 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

--- ♣♣♣ ---

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----- O0O-----

PHIếU ĐIỀU TRA NăNG LỰCKỸ sƯ XD DD & CN MỚI RA TRƯờNG

Họ và tên người được điều tra:………………………………………….......…….……

Địa chỉ công ty:……………………………………………………..………………….

Chức vụ:……………………………………………………………….……………….

Điện thoại: ……………………………………………………………….…..…………

E mail:……………………………………………………………………..……………

Công việc được đảm nhận:…………………………………………………...………...

Số năm công tác:…………………………………………………………………..……

NỘI DUNG CÂU HỎI VỀ NăNG LỰC Tổ CHứC, QUảN LÝ

1. Xin Ông (bà) cho biết kỹ sư trẻ mới ra trường (từ 1 đến 3 năm) thường có được giao nhiệm vụ làm công tác tổ chức không?

a. Có � b. Không có �

2. Xin ông (bà) cho biết loại cụng việc quản lý nào mà kỹ sư trẻ thường được giao?

a. Quản lý tổng thể � b. Quản lý nhân sự �

c. Tổ chức sản xuất � d. Quản lý tài chính và CSVC �

3. Xin Ông (bà) cho biết tiêu chuẩn của một kỹ sư trẻ khi được chọn làm công tác tổ chức?

a. Giỏi về nghề nghiệp �

b. Có kinh nghiệm làm việc �

c. Có trình độ ngoại ngữ và vi tính �

d. Khả năng thuyết trình �

e. Tiêu chuẩn khác �

4. Ông (bà) đánh giá hiệu quả khi giao cho kỹ sư trẻ làm công tác tổ chức như thế nào (Chỉ đạo thi công, chỉ huy công trường)?

a. Rất tốt � b. Tốt �

c. Hiệu quả � d. Không hiệu quả �

Page 86: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

79Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

5. Ông (bà) cho biết phương thức hoạt động trong công ty có làm việc theo nhóm không?

a. Thường xuyên � b.Thỉnh thoảng � c. Không bao giờ �

6. Phương thức làm việc theo nhóm được tổ chức dưới hình thức nào sau đây?

a. Thảo luận, lấy ý kiến �

b. Phân công nhiệm vụ cho tường cá nhân �

c. Hình thức khác �

7. Khả năng phối hợp, cộng tác làm việc theo nhóm của kỹ sư trẻ được đánh giá như thế nào?

a. Rất tốt � b. Tốt �

c. Trung bình � d. Rất kém �

Page 87: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

80 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 88: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

81Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058Nhóm dự án Trường Đại học Vinh

PHỤ LỤC 2

BảN MẪU MÔ Tả

NỘI DUNG CáC NHIỆM VỤ VÀ Đồ áN

Page 89: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

82 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 90: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

83Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

--- ♣♣♣ ---

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----- O0O-----

Chương trình đào tạo trình độ đại họcNgành đào tạo: Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Chuyên đề 1: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Tên tiểu luận:1. Tìm hiểu về nghề nghiệp Mục tiêu:2.

Định hướng nghề nghiệp và tạo ra hứng thú học tập cho sinh viên theo học -chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Năng lực:3. Tiếp thu, tiếp cận, thu nhận -

Tình huống:4. Sinh viên lựa chọn các loại công trình mà sinh viên đã biết để tìm hiểu Nhiệm vụ yêu cầu:5. Sưu tầm, thể hiện hồ sơ một ngôi nhà sinh viên đã biết trong thực tế hoặc đã được

thiết kế.Phác thảo mặt bằng kiến trúc -Mô tả các bộ phận của nhà -Vật liệu để làm các bộ phận -Tìm hiểu hệ thống điện nước -Tìm hiểu quá trình thi công -

Điều kiện thực hiện đồ án:6. Hướng dẫn của giáo viên -

Tiêu chuẩn so sánh:7. Không -

Kiến thức liên quan:8. Hình học, vẽ kỹ thuật. -

Kỹ năng:9. Thu thập, sưu tầm, mô tả -

sản phẩm:10. 1 tập báo cáo tiểu luận khổ A4 -

Page 91: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

84 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Tổ chức thực hiện:11. Sinh viên có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm 2 đến 3 người -Thời gian giao nhiệm vụ: đầu học kỳ. -Thời gian thực hiện: từ tuần thứ 5 đến cuối kỳ. -

Đánh giá:12. Đánh giá qua báo cáo tiểu luận -Báo cáo được đánh giá điểm thực hành môn học -

Page 92: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

85Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

--- ♣♣♣ ---

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----- O0O-----

Chương trình đào tạo trình độ đại họcNgành đào tạo: Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Chuyên đề 5: KếT CẤU sÀN NHÀ(Đồ án 3)

Tên đồ án:1. Đồ án kết cấu sàn Bê tông cốt thépMục tiêu2.

Biết tính toán, thiết kế các cấu kiện dầm, sàn bê tông cốt thép toàn khối -Năng lực:3. Có kiến thức về cơ học kết cấu, sức bền vật liệu và kết cấu bê tông cốt thép (phần tính toán cấu kiện cơ bản)Tình huống:4. Cho sơ đồ sàn bê tông cốt thép toàn khối với các số liệu:

Mặt bằng kết cấu sàn với các kích thước kiến trúc -Các số liệu về vật liệu như mác bê tông, nhóm cốt thép -Số liệu về tải trọng hoạt tải tác dụng phân bố lên sàn. -

Nhiệm vụ yêu cầu 5. Vẽ mặt bằng kết cấu và đặt tên các cấu kiện -Xác định sơ bộ kích thước các cấu kiện -Xác định và tính toán các tải trọng tác dụng lên cấu kiện -Lập sơ đồ kết cấu, tính toán nội lực, tính toán và bố trí cốt thép, cấu tạo các cấu -kiện: dầm chính, dầm phụ, sànTính toán khối lượng vật liệu: Khối lượng bêtông, khối lượng cốt thép. -Thể hiện bản vẽ -

Điều kiện thực hiện đồ án:6. Các tài liệu hướng dẫn đồ án, tài liệu tham khảo -Phòng học để sinh viên làm đồ án và thảo luận theo nhóm -Mỗi đồ án được thực hiện bởi nhóm từ 3 đến 5 người -

Tiêu chuẩn so sánh7. Tiêu chuẩn TCVN -Hồ sơ thiết kế thực tế -

Page 93: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

86 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Kiến thức liên quan8. Sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, kết cấu bê tông cốt thép (phần cấu kiện cơ -bản)

Kỹ năng:9. Lập sơ đồ kết cấu và chọn sơ bộ kích thước các cấu kiện dầm sàn -Lập sơ đồ tính, tính toán kết cấu dầm sàn bê tông cốt thép và thể hiện bản vẽ -

sản phẩm10. 1 quyển thuyết minh (khổ giấy A4) -1 bản vẽ (khổ giấy A1) -

Tổ chức thực hiện11. Thời gian giao đồ án: đầu học kỳ -Thời gian thực hiện đồ án: Toàn bộ học kỳ (15 tuần) -

Đánh giá12. Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm (giáo viên hướng dẫn đánh giá): 20% -Đánh giá cá nhân (bảo vệ đồ án: vấn đáp) 80% -

Page 94: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

87Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058Nhóm dự án Trường Đại học Vinh

PHỤ LỤC 3

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠONGÀNH KỸ sƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ

CÔNG NGHIỆP

(4.5 năm)

Page 95: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

88 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 96: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

89Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 97: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

90 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Page 98: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

91Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058Nhóm dự án Trường Đại học Vinh

PHỤ LỤC 4

BảN MẪU ĐỀ CƯƠNG CHI TIếTMÔN HỌC/MÔ-ĐUN

(PHẦN KIếN THứC GIáO DỤC CHUYÊNNGÀNH)

Page 99: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

92 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

BỘ GIáO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯờNG ĐẠI HỌC VINH

--- ♣♣♣ ---

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----- O0O-----

Chương trình đào tạo trình độ đại họcNgành đào tạo: Xây dựng Dân Dụng & Công nghiệp.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIếT MÔN HỌC

1. Họ và tên: Nguyễn Đình Cống Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ.Hướng nghiên cứu chính: Kết cấu xây dựngĐịa chỉ: Trường Đại học XD Hà Nội Điện thoại: 04.8551178

2. Tên môn học: Nhập môn xây dựng 3. Mã môn học:4. số tín chỉ: 1 5. Loại môn học:

Bắt buộc -6. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giảng lý thuyết: 13 tiết -Bài tập thực hành trên lớp: 2 tiết -Tự học: 30 tiết -

7. Mục tiêu của môn học:Kiến thức: Định hướng nghề nghiệp, tạo sự hứng thú trong học tập.Kỹ năng: Nắm được khái niệm ngành nghề và chương trình đào tạo, phương pháp

học tập.Thái độ: Sau môn học này, sinh viên có thái độ yêu thích ngành học, có cái nhìn

tổng thể về ngành học để đặt mục tiêu và chiến lược học tập cho bản thân.8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Trình bày về các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng.9. Nội dung chi tiết môn học:I. Đại cương về xây dựng:

Các loại công trình xây dựng:1. Các yêu cầu đối với công trình xây dựng:2. Quá trình thực hiện công tác xây dựng:3.

Page 100: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

93Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

II. Dự án công trình xây dựngĐại cương về dự án1. Chủ đầu tư, chủ công trình2. Dự án tiền khả thi3. Dự án khả thi4. Lập dự án5. Phê duyệt dự án6.

III. Khảo sát xây dựngMục đích, nhiệm vụ khảo sát1. Khảo sát địa hình2. Khảo sát địa chất3. Các khảo sát khác: khí hậu, thủy văn, vật liệu…4. Các tổ chức khảo sát5. Yêu cầu đối với khảo sát6.

IV . Thiết kế công trình xây dựngMục đích, nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu đối với thiết kế1. Thiết kế quy hoạch2. Thiết kế kiến trúc 3. Thiết kế kết cấu, nền móng4. Thiết kế các hệ thống kỹ thuật: điện, nước…5. Các giai đoạn thiết kế6. Các tổ chức thiết kế7. Thẩm định thiết kế8.

V. Thi công công trình xây dựngMục đích, nhiệm vụ1. Điều kiện để khởi công2. Kỹ thuật thi công3. Tổ chức thi công4. An toàn và bảo hộ lao động5. Các đơn vị thi công6. Giám sát thi công7. Nghiệm thu, bàn giao công trình8.

VI. Quản lý nhà nước về xây dựngĐại cương về quản lý1. Các cơ quan quản lý2.

Page 101: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

94 Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Các văn bản pháp luật3. Các tiêu chuẩn, quy phạm4.

VII. Chương trình đào tạo kỹ sư xây dựngYêu cầu của chương trình đào tạo1. Hệ thống các môn học2. Các môn học cơ bản3. Các môn học cơ sở4. Các môn học chuyên ngành5. Đồ án, thực tập, đồ án tốt nghiệp…6. Phương pháp học tập7.

10. Tài liệu:Nguyễn Đình Cống – Bài giảng về Nhập môn xây dựng -

11. Hình thức tổ chức dạy học:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Lên lớp Thực hành, thí nghiện, tham quan

Tự học, tự nghiên cứu

TổngLý thuyết Bài tập Thảo luận

Mục I 2 0 0 0 4 6

Mục II 1 0 0 0 2 3

Mục III 2 0 0 0 4 6

Mục IV 3 1 0 0 8 12

Mục V 2 1 0 0 6 9

Mục VI 2 0 0 0 4 6

Mục VII 1 0 0 0 2 3

* Kế hoạch giảng dạy trong tuần:

Tuần

Giảng viên lên lớp Sinh viên nghiên cứu

Tổng (hàng tuần)

Lý thuyết cơ bản (tiết)

Minh hoạ, ôn tập, kiểm tra

(tiết)

Thực hành, bài tập (tiết)

Xêmina, thảo luận

Chuẩn bị,

Tự đọc (tiết)

B.tập ở nhà,

Bài tập lớn

(tiết)

Thứ 1 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 2 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 3 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 4 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 5 1 0 0 0 2 0 3

Page 102: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện

95Trường Đại học Vinh

Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp

Thứ 6 0 0 1 0 0 2 3

Thứ 7 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 8 0 1 0 0 2 0 3

Thứ 9 0 0 1 0 0 2 3

Thứ 10 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 11 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 12 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 13 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 14 1 0 0 0 2 0 3

Thứ 15 0 1 0 0 2 0 3

Tổng cộng 11 2 2 0 26 4 45

12. Quy định đối với môn học và yêu cầu đối với giảng viên:Sinh viên dự đầy đủ các giờ lên lớp, hoàn thành bài tập, báo cáo thu hoạch. -

13. Phương thức kiểm tra đánh giá kết quả môn học:Sinh viên được chia thành các nhóm 3 người, mỗi nhóm làm một báo cáo thu -hoạch theo nội dung do giáo viên hướng dẫn. Điểm báo cáo thu hoạch tính là điểm thực hành.Thi theo phương pháp tự luận -Đánh giá theo quy chế hiện hành. -

14. Ngày phê duyệt:15. Cấp phê duyệt:

Page 103: Mã số: PROFED NUFFIC/VNM/058 - dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/mau-xay-dung-chuong-trinh-cua-pohe.pdf · tạo theo định hướng nghiên cứu. Thực hiện