market strength và momentum

15
A. Market strength 1. Advance/Decline Advance/Decline là một chỉ số so sánh số lượng stocks của thị trường lên (advance) và số lượng stocks của thị trường xuống (decline) trong ngày Người ta bắt đầu bằng cách chọn một khoảng thời gian, chẳng hạn như 20 ngày, 50 ngày, hay 200 ngày. Vào ngày đầu tiên, người ta so sánh số lượng stocks lên so với số lượng stocks xuống Thông thường người ta sẽ tính trung bình của chỉ số chứ ít khi sử dụng chỉ số thô lúc đầu. Ở thị trường Việt Nam thường sử dụng trung bình di động hàm mũ 5 ngày (EMA 5 days) Cách sử dụng: Nếu EMA 5 > 1 thì thị trường đang trong xu hướng giảm giá và Market Strength yếu Nếu EMA 5 > 1 thì thị trường đang trong xu hướng giảm giá và Market Strength yếu 2. ARMS index Vietstock giới thiệu Chỉ số đo lường Độ rộng thị trường (Market Breadth) 3.(Vietstock) - Bộ chỉ số này bao gồm Chỉ số Arms (Arms Index), A/D Line và U/D Line nhằm phục vụ

Upload: banchattotnhung-dongdoixoday

Post on 26-Oct-2015

40 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: market strength và momentum

A. Market strength1. Advance/Decline

Advance/Decline là một chỉ số so sánh số lượng stocks của thị trường lên (advance) và số lượng stocks của thị trường xuống (decline) trong ngày

Người ta bắt đầu bằng cách chọn một khoảng thời gian, chẳng hạn như 20 ngày, 50 ngày, hay 200 ngày. Vào ngày đầu tiên, người ta so sánh số lượng stocks lên so với số lượng stocks xuống

Thông thường người ta sẽ tính trung bình của chỉ số chứ ít khi sử dụng chỉ số thô lúc đầu. Ở thị trường Việt Nam thường sử dụng trung bình di động hàm mũ 5 ngày (EMA 5 days)

Cách sử dụng:Nếu EMA 5 > 1 thì thị trường đang trong xu hướng giảm giá và Market Strength yếuNếu EMA 5 > 1 thì thị trường đang trong xu hướng giảm giá và Market Strength yếu

2. ARMS index

Vietstock giới thiệu Chỉ số đo lường Độ rộng thị trường (Market Breadth)3. (Vietstock) - Bộ chỉ số này bao gồm

Chỉ số Arms (Arms Index), A/D Line và U/D Line nhằm phục vụ việc phân tích độ rộng thị trường. Độ rộng thị trường gia tăng mạnh trong một đợt tăng trưởng có nghĩa là các chỉ số đang tăng lên cùng với sự dịch chuyển của nhiều cổ phiếu.

4. Độ rộng thị trường (Market Breadth)

5. Độ rộng thị trường là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả mức độ dịch

chuyển lên xuống của thị trường trong điều kiện có bao nhiêu cổ phiếu đi theo một chiều hướng lên hoặc xuống.

Page 2: market strength và momentum

Nói cách khác, các chỉ số này cung cấp cho nhà phân tích cái nhìn sâu sắc rằng sự gia tăng của thị trường đến từ một nhóm cổ phiếu cụ thể quan trọng hay từ tổng thể toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường.

Độ rộng thị trường được đo lường bằng cách sử dụng dữ liệu bao gồm tổng khối lượng các cổ phiếu tăng, tổng khối lượng các cổ phiếu giảm, số lượng các cổ phiếu tăng, giảm...

Market Breadth giúp đánh giá sức mạnh của thị trường và xác định được hướng di chuyển của chỉ số. Độ rộng thị trường gia tăng mạnh trong một đợt tăng trưởng có nghĩa là các chỉ số đang tăng lên cùng với sự dịch chuyển của nhiều cổ phiếu.

Các chỉ số độ rộng có thể cung cấp tín hiệu phân kỳ tương tự như các chỉ báo dao động (Stochastic Oscillator, Relative Strength Index...) hoặc cảnh báo những thay đổi khi thái cực đạt được tương tự như đo cảm tính thị trường.

Nếu chưa sử dụng chúng, hãy xem xét thêm vào những công cụ này để làm tăng sự chính xác của quyết định đầu tư.

Chỉ số Arms (Arms Index)

Không thể đánh giá xu hướng thị trường hiện tại có duy trì được lâu hay không nếu chỉ đơn thuần nhìn trên phương diện giá và khối lượng của thị trường.

Tổng khối lượng các mã giảm giá và các mã tăng giá, cũng như số lượng các mã tăng giá (advancers) và giảm giá (decliners) thường cung cấp nhiều manh mối quan trọng.

Hầu hết các trader sẽ nghiên cứu thị trường hoặc một biểu đồ chỉ số với mục tiêu phát hiện ra động lực tăng trưởng tiềm ẩn của thị trường. Phương pháp này đi thẳng vào vấn đề chính nhưng nó không giải quyết tất cả mọi thứ.

Một biểu đồ không chỉ ra những đợt sóng của thị trường hoặc nền tảng của xu hướng. Chỉ số Arms, được đặt tên theo Richard Arms - đôi khi được gọi là Trading Index (TRIN) - là một trong những phương pháp để phát hiện ra đợt sóng của thị trường một cách đáng tin cậy.

Chỉ số Arms được tính theo công thức sau:

Page 3: market strength và momentum

Trong đó:

Advances: Số lượng cổ phiếu tăng giá (giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa ngày trước)

Declines: Số lượng cổ phiếu giảm giá (giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa ngày trước)

UpVolume: Khối lượng giao dịch của tất cả cổ phiếu tăng giá

DownVolume: Khối lượng giao dịch của tất cả cổ phiếu giảm giá

Tử số là tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá và số cổ phiếu giảm giá. Mẫu số là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tăng giá và khối lượng cổ phiếu giảm giá.

Chỉ số Arms cho thấy sự cân bằng tương đối giữa chiều sâu thị trường (tổng khối lượng của các mã tăng

giá và giảm giá) và chiều rộng thị trường (số lượng các mã tăng giá và giảm giá).

Page 4: market strength và momentum

Phương pháp sử dụng Arms Index

Sử dụng vùng overbought/oversold: Thay vì cố gắng sử dụng các dữ liệu hàng ngày, có thể dùng đường trung bình động để dữ liệu phản ứng hiệu quả hơn và dễ dàng phát hiện ra một xu hướng. Mặc dù điều này có thể khiến sự phản ứng của Arms trở nên chậm hơn, lợi ích của việc tính trung bình thường nhiều hơn hạn chế rất nhiều.

Chiều dài của đường trung bình phụ thuộc vào khoảng thời gian ưa thích của trader, và các vùng overbought/oversold cũng thay đổi theo.

Một trader ngắn hạn có thể chọn một mức trung bình trong 10 ngày. Theo chuẩn quốc tế thì khi trung bình của chỉ số Arms đạt 1.35 hay lớn hơn, là một điềm báo xu hướng giảm. Khi đường trung bình của chỉ số Arms đạt 0.9 hay thấp hơn, đó là một điềm báo lạc quan.

Page 5: market strength và momentum

Kinh nghiệm sử dụng chỉ số này tại thị trường Việt Nam của chúng tôi cho thấy vùng quá mua

(overbought) thường là 5 – 15, còn vùng quá bán (oversold) thường là 0 – 0.6. Có thể thấy tại các thị

trường mới nổi như Việt Nam, sự biến động của Arms nhanh và mạnh hơn thị trường Mỹ, Châu Âu...

Sử dụng thêm đường signal line: Trong một số trường hợp có thể vẽ thêm đường MA (thường là EMA ) để làm đường signal line (hay trigger) cho đường Arms.

Đôi khi người ta kết hợp cả hai kỹ thuật lại với nhau. Chẳng hạn những tín hiệu bán của Arms và signal line trong vùng overbought sẽ có độ tin cậy cao hơn là những tín hiệu nằm dưới vùng này...

A/D Line và U/D Line

Đường A/D (Advance / Decline) là một chỉ số kỹ thuật được sử dụng để đo lường các cổ phiếu trên thị trường đang trong trạng thái tăng hay giảm giá, được tính bằng cách lấy số lượng cổ phiếu tăng giá chia cho số lượng cổ phiếu giảm giá. Khi

Page 6: market strength và momentum

giá của các cổ phiếu lớn thay đổi bất thường tạo nên sự thay đổi lớn trong A/D, nó có thể cho thấy sự đảo chiều của thị trường sắp đến.

Còn Đường U/D (Up / Down Volume) cũng là một dạng tương tự như A/D Line nhưng nó đo lường về khối lượng.

Nếu nhìn vào công thức tính chỉ số Arms, chúng ta sẽ thấy nó bao hàm cả A/D và U/D. Vì vậy, những kỹ

thuật dùng được cho Arms đều có thể áp dụng cho hai chỉ số này.

3. On blance volume – OBV

Chỉ số Khối lượng cân bằng được giới thiệu bởi Joe Granville trong cuốn sách của ông năm 1963 “Granville’s New Key to Stock Market Profits” . Đây là một trong những chỉ báo đầu tiên và phổ biến nhất để đo lường luồng khối lượng âm hay dương. Giả định bên cạnh chỉ số OBV là: khối lượng đi trước giá cổ phiếu. OBV là một chỉ báo đơn giản, nếu giá đóng cửa hôm nay tăng so với ngày hôm trước thì khối lượng ngày hôm đó được cho là khối lượng tăng và được cộng vào OBV

Page 7: market strength và momentum

phiên trước, nếu giá đóng cửa hôm nay thấp hơn hôm trước, khối lượng của ngày hôm đó được cho là giảm và được trừ đi từ OBV phiên trước đó. Lũy kế tổng của những thay đổi đó tạo nên đường OBV. Chúng ta có thể so sánh đường OBV với đồ thị giá cổ phiếu để tìm kiếm những phân kỳ hay những dấu hiệu xác nhận.

Phương Pháp Tính Toán

Như đã nói ở trên, OBV được tính bằng cách cộng khối lượng của ngày tăng giá đóng cửa vào OBV phiên trước và trừ đi nếu giá đóng cửa hôm đó giảm so với giá đóng của của phiên liền trước.

- Nếu hôm nay giá đóng cửa cổ phiếu cao hơn giá đóng cửa ngày hôm quá:

OBV = OBV hôm qua + Khối lượng ngày hôm nay

- Nếu giá đóng cửa hôm nay thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm qua:

OBV = OBV hôm qua – Khối lượng ngày hôm nay

- Nếu giá đóng cửa hôm nay bằng với giá đóng cửa hôm qua:

OBV = OBV ngày hôm qua

Cách Sử Dụng

Giả định bên cạnh chỉ báo OBV là thay đổi trong OBV sẽ có trước thay đổi giá. Việc khối lượng tăng lên có thể dự báo luồng tiền hiện tại vào cổ phiếu đang mạnh và giá cổ phiếu có thể tăng lên.

Giống như nhiều chỉ báo khác, chỉ báo OBV sẽ có phương hướng. Đường OBV tăng lên cho thấy rằng khối lượng tăng những ngày sắp tới. Nếu giá cổ phiếu cũng tăng thì OBV có thể đưa ra dấu hiệu xác nhận về xu hướng tăng giá. Trong trường hợp như vậy, giá tăng lên là kết quả của sự tăng cầu về cổ phiếu, nó là điều kiện cần thiết cho một xu hướng tăng giá mạnh.

Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu chuyển động lên cao hơn trong khi khối lượng giảm xuống, một phân kỳ âm hình thành. Phân kỳ này cho thấy xu hướng tăng giá không mạnh và nên xem đó là dấu hiệu cảnh báo rằng xu hướng sẽ không tiếp tục.

Page 8: market strength và momentum

Giá trị bằng số của OBV không quan trọng mà là xu hướng của đường OBV. Người dùng nó nên chú ý vào xu hướng của OBV và mối quan hệ của xu hướng đó với giá cổ phiếu.

Ví Dụ

Đồ thị trên biểu diễn cách mà đường OBV được sử dụng để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Đỉnh của OBV vào tháng 9 được theo sau bởi chuyển động giá đi xuống, điều đó tương ứng với đỉnh nhọn của khối lượng, như vậy điều đó ngụ ý rằng xu hướng đi xuống đang tiếp diễn.

B. Momentum 1. Chỉ báo Price – ROC

Tổng quan

Chỉ báo tỷ lệ thay đổi giá (“ROC”) cho biết sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá của x phiên trước đó. Sự khác biệt có thể được thể hiện bằng cả giá trị lẫn tỷ lệ phần trăm.

Page 9: market strength và momentum

Giải thích

Một vấn đề được thừa nhận ở đây là giá cả có xu hướng đi lên và chuyển động trong một chu kì sóng. Hoạt động chu kì này là kết quả của sự thay đổi kì vọng khi những người mua và những người bán đều cố gắng kiểm soát giá.

ROC diễn tả chuyển động sóng của chỉ báo được hình thành bằng việc đo lường lần giá thay đổi trong khoảng thời gian đưa ra. Khi giá tăng, ROC tăng; khi giá

giảm, ROC giảm. Độ thay đổi của giá càng lớn thì độ thay đổi trong ROC cũng càng lớn.

Thời kì được sử dụng để tính trong ROC có thể thay đổi từ 1 ngày ( sẽ đưa ra đồ thị kết quả biểu diễn thay đổi giá hàng ngày) tới 200 ngày (hoặc lâu hơn). Các thời kì phổ biến nhất là ROC 12 ngày và 25 ngày cho các khoảng giao dịch thời kì ngắn đến trung hạn.

ROC 12 ngày là một chỉ báo tuyệt vời cho các mức mua quá nhiều/bán quá nhiều thời kì ngắn đến trung hạn. ROC càng cao, thì chứng khoán càng ở trong trạng thái mua quá nhiều; ROC càng thấp thì khả năng phục hồi của chứng khoán càng rõ. Tuy nhiên, như với tất cả các chỉ báo về mua quá nhiều và bán quá nhiều, nên chờ tín hiệu khẳng định của thị trường (ví dụ: đảo chiều lên hoặc xuống) trước khi tiến hành giao dịch. Một thị trường xuất hiện trạng thái mua quá nhiều có thể giữ trạng thái này trong một thời gian. Thực tế, các giá trị cực điểm mua quá nhiều/ bán quá nhiều thường hàm ý một sự tiếp diễn của xu thế hiện tại.

Các mức mua quá nhiều/bán quá nhiều tối ưu (ví dụ:± 20)  thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại chứng khoán được phân tích và tuỳ vào các điều kiện thị trường.

Ví dụ

Đồ thị sau cho thấy giá cổ phiếu HAX và ROC 25 phiên (đường xanh lam) được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm. Đường tín hiệu (màu đỏ) là đường trung bình trượt 12 phiên của ROC.

Mũi tên “mua” (xanh) được vẽ ra mỗi khi ROC vượt lên trên đường tín hiệu và có giá trị trên -20. Mũi tên “bán” (đỏ) được vẽ ra khi ROC rơi xuống dưới đường tín hiệu và giá trị nhỏ hơn +20.

Page 10: market strength và momentum

Tính toán

Khi tỷ lệ thay đổi thể hiện giá trị thay đổi giá, thì nó được tính bằng cách lấy giá của ngày hôm nay trừ đi giá của x thời kì trước đó:

Khi tỷ lệ thay đổi thể hiện phần trăm thay đổi giá, nó được tính bằng cách chia thay đổi giá cho giá của x thời kì trước đó:

2. Chỉ báo momentum

Page 11: market strength và momentum

Chỉ số của tốc độ thay đổi giá (Momentum) - chỉ báo phân tích kỹ thuật, phản ánh xuhướng và đánh giá tốc độ thay đổi giá dựa trên sự so sánh các giá trị hiện tại và quá khứ.

Ứng dụng

Chỉ báo là một đường dao động khoảng 100, mỗi giá trị mới được xác định phụ thuộc vào các giá trị giá hiện hành và các giá trị của một số giai đoạn trước (thường là 10-14 giai đoạn). Chỉ số của tốc độ thay đổi giá cần được sử dụng kết hợp với phân tích chung của xu hướng hiện tại..

Các hành vi của chỉ báo được quan tâm trong các trường hợp sau đây:

Giao điểm với trục x (100). Nói chung, nếu chỉ báo này tăng trên 100 trong xu hướng tăng được xem là tín hiệu lạc quan. Nếu chỉ số này giảm xuống dưới 100, tín hiệu được coi là xu hướng xuống.

Thoát khỏi các vùng có sự dao động. Các trường hợp đạt chỉ báo rất cao hoặc thấp bất thường khẳng định sức mạnh của xu hướng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của tài sản vượt mua hoặc vượt bán..

Sự khác biệt của chuyển biến chỉ báo và giá cả. Nếu giá đạt đến mức cao mới, nhưng chỉ báo có xu hướng giảm, đó có nghĩa là sự suy yếu của xu hướng đi lên. Mặt khác, giảm giá đến mức tối thiểu, không xác nhận sự chuyển biến của chỉ báo có thể là một dấu hiệu của sự thay đổi sắp xảy ra của xu hướng đi xuống.

Page 12: market strength và momentum

Tính toán

Chỉ số của tốc độ thay đổi giá = (Giá đóng cửa hiện tại/ giá đóng cửa của 1 số giai đoạn trước) x 100