mỤc lỤc - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/bdkh 05.pdf · Đề tài: nghiên...

36
Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Báo cáo tóm tắt i MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 1 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 1 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 Chương 1 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL ................................. 2 1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3 1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo ................................................................................... 3 1.3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ........................................................................... 3 1.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn .............................................................................. 4 1.4.1. Mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn và tình hình số liệu ............................. 4 1.4.2. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 4 1.4.3. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ 6 1.5. Công trình khai thác sử dụng nước, kiểm soát lũ và triều, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ........................................................................................................................ 7 Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM XÂM NHẬP MẶN VÙNG ĐBSCL.................................... 8 2.1. Mạng lưới trạm đo mặn ........................................................................................ 8 2.2. Phân bố độ mặn trên các sông và chiều dài xâm nhập mặn ................................. 9 2.3. Đặc điểm xâm nhập mặn ở các vùng thuộc ĐBSCL............................................ 9 2.4. Diến biến độ mặn trong các năm điển hình........................................................ 10 2.4.1. Năm 1993 .................................................................................................... 10 2.4.1.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 10 2.4.1.2. Diễn biến mặn....................................................................................... 11 2.4.2. Năm 1998 .................................................................................................... 12 2.4.2.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 12 2.4.2.2. Diễn biến mặn....................................................................................... 13 2.4.3. Năm 2004 .................................................................................................... 13 2.4.3.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 13 2.4.3.2. Diễn biến mặn....................................................................................... 14 2.4.4. Năm 2005 .................................................................................................... 15 2.4.4.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 15

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................i

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 1

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 1

4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2

5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2

Chương 1 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL ................................. 2

1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3

1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo ................................................................................... 3

1.3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ........................................................................... 3

1.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn .............................................................................. 4

1.4.1. Mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn và tình hình số liệu ............................. 4

1.4.2. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 4

1.4.3. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ 6

1.5. Công trình khai thác sử dụng nước, kiểm soát lũ và triều, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ........................................................................................................................ 7

Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM XÂM NHẬP MẶN VÙNG ĐBSCL .................................... 8

2.1. Mạng lưới trạm đo mặn ........................................................................................ 8

2.2. Phân bố độ mặn trên các sông và chiều dài xâm nhập mặn ................................. 9

2.3. Đặc điểm xâm nhập mặn ở các vùng thuộc ĐBSCL............................................ 9

2.4. Diến biến độ mặn trong các năm điển hình........................................................ 10

2.4.1. Năm 1993 .................................................................................................... 10

2.4.1.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 10

2.4.1.2. Diễn biến mặn ....................................................................................... 11

2.4.2. Năm 1998 .................................................................................................... 12

2.4.2.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 12

2.4.2.2. Diễn biến mặn ....................................................................................... 13

2.4.3. Năm 2004 .................................................................................................... 13

2.4.3.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 13

2.4.3.2. Diễn biến mặn ....................................................................................... 14

2.4.4. Năm 2005 .................................................................................................... 15

2.4.4.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 15

Page 2: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt ii

2.4.4.2. Diễn biến mặn ....................................................................................... 15

2.4.5. Năm 2008 .................................................................................................... 16

2.4.5.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 16

2.4.5.2. Diễn biến xâm nhập mặn ...................................................................... 16

2.4.6. Năm 2009 .................................................................................................... 16

2.4.6.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 16

2.4.6.2. Diễn biến xâm nhập mặn ...................................................................... 17

2.4.7. Năm 2010 .................................................................................................... 17

2.4.7.1.Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................. 17

2.4.7.2. Diễn biến xâm nhập mặn ...................................................................... 18

2.4.8. Năm 2011 .................................................................................................... 18

2.4.8.1. Tình hình mưa và dòng chảy ................................................................ 18

2.4.8.2. Diễn biến mặn ....................................................................................... 19

Chương 3 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN VÙNG ĐBSCL .......................................................................................................................... 20

3.1. Dòng chảy thượng nguồn và phân bố dòng chảy trên các sông thuộc ĐBSCL . 20

3.1.1. Dòng chảy từ thượng nguồn vào ĐBSCL................................................... 20

3.1.2. Phân phối dòng chảy giữa dòng chính và các phân lưu.............................. 20

3.1.3. Dòng chảy trên sông, kênh rạch nội đồng .................................................. 21

3.2. Chế độ thủy triều vùng ĐBSCL ......................................................................... 21

3.3. Mưa và bốc hơi nội đồng ................................................................................... 21

3.4. Khai thác, sử dụng nước ..................................................................................... 21

3.5. Quan hệ giữa xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng ...................................... 22

Chương 4 - XU THẾ THAY ĐỔI XÂM NHẬP MẶN Ở ĐBSCL TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ....................................................................................... 24

4.1. Các kịch bản BĐKH lưu vực sông Mê Công .................................................... 24

4.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công .............. 24

4.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Viện KHKTTV&MT .. 24

4.2. Thay đổi của lượng mưa trong điều kiện BĐKH ............................................... 24

4.3. Thay đổi của bốc thoát hơi tiềm năng ................................................................ 25

4.4. Mực nước biển dâng ........................................................................................... 25

4.5. Thay đổi của dòng chảy do BĐKH .................................................................... 25

4.6. Thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu .......................... 26

Chương 5 - CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI XÂM NHẬP MẶN Ở ĐBSCL TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................ 27

5.1. Những tác động của xâm nhập mặn ở ĐBSCL .................................................. 27

5.2. Hệ thống công trình kiểm soát mặn ở ĐBSCL .................................................. 27

Page 3: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt iii

5.3. Xâm nhập mặn và một số giải pháp ứng phó tại một số địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây ............................................................................ 28

5.3.1. Tại Kiên Giang............................................................................................ 28

5.3.2. Bến Tre ....................................................................................................... 28

5.3.3. Cà Mau ........................................................................................................ 28

5.3.4. Sóc Trăng .................................................................................................... 28

5.4. Đề xuất một số giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều kiện BĐKH ................................................................................................................ 28

5.4.1. Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn ............... 28

5.4.2. Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc ...................................................................................................................... 29

5.4.3. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực ...... 29

5.4.4. Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, lợ.............................................................................................. 29

5.4.5. Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác................................ 29

5.4.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng ....................................................................................................................... 29

5.4.7. Xây dựng đập ngầm .................................................................................... 29

5.4.8. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao ................................................................... 29

Chương 6 – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................... 30

1. Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính......................................................... 30

2. Kết quả bài báo được công bố ............................................................................... 30

3. Kết quả tham gia đào tạo trên đại học ................................................................... 30

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 31

I. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 31

II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 31

Page 4: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vùng ĐBSCL .......................................................................................... 3

Hình 1.2 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV vùng ĐBSCL .................................................. 4

Hình 1.3 Phân bố lượng mưa năm và lượng mưa tháng trong năm tại một số trạm đo mưa ở ĐBSCL ................................................................................................................. 6

Hình 2.1 Mạng lưới đo trạm mặn ở ĐBSCL ................................................................... 9

Hình 2.2 Tổng lượng dòng chảy mùa cạn trên sông Tiền tại Tân Châu ....................... 11

Hình 2.3 Tổng lượng dòng chảy mùa cạn chảy vào ĐBSCL ........................................ 11

Hình 2.4 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 1993 ................................................... 12

Hình 2.5 Lưu lượng trung bình 03 tháng II - IV tại Tân Châu thời kỳ từ 1993-2012 .. 12

Hình 2.6 Mực nước trung bình năm tại Vũng Tàu thời kỳ 1979 - 2012 ....................... 13

Hình 2.7 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 1998 ................................................... 13

Hình 2.8 Lưu lượng trung bình 03 tháng II - IV tại Châu Đốc thời kỳ từ 1993 - 2012 14

Hình 2.9 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2004 ................................................... 14

Hình 2.10 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2005 ................................................. 15

Hình 2.11 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2008 ................................................. 16

Hình 2.12 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2009 ................................................. 17

Hình 2.13 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2010 ................................................. 18

Hình 2.14 Lưu lượng trung bình tháng I tại Tân Châu thời kỳ 1993-2012 ................... 18

Hình 2.15 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2011 ................................................. 19

Hình 3.1 Tổng lượng dòng chảy năm và ba tháng kiệt nhất tại Tân Châu và Châu Đốc 20

Hình 3.2 Phân phối dòng chảy kiệt giữa các phân lưu .................................................. 20

Hình 3.3 Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và mực nước trung bình năm tại Vũng Tàu................................................................................ 22

Hình 3.4 Quan hệ giữa lưu lượng trung bình tháng tại Tân Châu và mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh ......................................................................................... 22

Hình 3.5 Quan hệ giữa lưu lượng trung bình năm tại Châu Đốc và mặn lớn nhất năm tại Rạch Giá ................................................................................................................... 23

Hình 3.6 Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và tổng lượng dòng chảy mùa cạn vào ĐBSCL ......................................................................... 23

Hình 3.7 Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và tổng lượng dòng chảy năm vào ĐBSC .................................................................................. 23

Page 5: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân phối dòng chảy trong năm ....................................................................... 7

Bảng 1.2 Thống kê các công trình ĐBSCL ..................................................................... 7

Bảng 2.1 Chiều dài xâm nhập mặn trên các sông............................................................ 9

Bảng 3.1 Dịch chuyển của ranh giới mặn ứng với một số cấp lưu lượng nước dùng để tưới 22

Bảng 4.1 Các kịch bản BĐKH của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công......................... 24

Bảng 4.2 Mực nước biển dâng theo các kịch bản.......................................................... 25

Page 6: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Nằm ở cuối hạ lưu sông Mê Công, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện

tích tự nhiên là 39.763 km2, là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của vùng

Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực trọng điểm có tính chất quyết

định đối với đất nước.

Những năm gần đây, diễn biến mặn ở ĐBSCL ngày càng gia tăng độ mặn và về

phạm vi ảnh hưởng. Ngoài sự chi phối mạnh của chế độ dòng chảy thượng nguồn sông

Mê Công đổ vào Việt Nam, chế độ mưa nội đồng, ĐBSCL còn chịu tác động của chế

độ triều biển Đông, biển Tây và các điều kiện địa hình thuận lợi khác như: Độ dốc

lòng sông nhỏ, sông rộng và sâu, địa hình khá bằng phẳng tạo điểu kiện thuận lợi cho

nước mặn xâm nhập sâu vào dòng chính và kênh rạch nội đồng.

Tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu vào các sông rạch

khiến các dòng sông bị nhiễm mặn sớm. Nhằm đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ

sở hạ tầng cho khoảng 39 triệu dân và chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí

hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu đến sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL càng trở nên cấp thiết.

Việc nghiên cứu, tính toán XNM ở nước ta đã được quan tâm từ những năm 60

(quan trắc độ mặn ở 02 vùng: ĐB sông Hồng và sông Cửu Long), đặc biệt là sau năm

1976. Các công trình nghiên cứu, tính toán về xâm nhập mặn của Ủy hội sông Mê

Công, viện khoa học KTTV, và các cá nhân trong nước như: GS Nguyễn Như Khuê,

GS.TSKH Nguyễn Ân Niên và KS Nguyễn Văn Lân, PGS.TS Lê Sâm....

Bằng việc kế thừa các nghiên cứu, tính toán XNM ở nước ta, đề tài sẽ phân tích

xu thế thay đổi xâm nhập mặn, nguyên nhân gây gia tăng xâm nhập mặn và đề xuất

các giải pháp giảm thiểu.

2. Mục tiêu của đề tài

+ Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn dựa trên chuỗi số liệu đến năm 2012.

+ Xác định nguyên nhân gây xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận:

- Tiếp cận hệ thống;

- Tiếp cận lãnh thổ;

- Tiếp cận nhân quả;

- Tiếp cận định tính và định lượng.

Page 7: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 2

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

- Phương pháp điều tra, khảo sát;

- Phương pháp kế thừa;

- Phương pháp phân tích, thống kê;

- Phương pháp chuyên gia, hội thảo.

4. Nội dung nghiên cứu

1) Điều tra, thu thập thông tin dữ liệu về xâm nhập mặn vùng ĐBSCL

2) Phân tích đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, sông suối và nguồn nước

ĐBSCL

3) Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn vùng ĐBSCL

4) Phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, cơ chế xâm nhập

mặn ở ĐBSCL

5) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá xu thế thay đổi xâm nhập mặn trong

điều kiện BĐKH

6) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện

biến đổi khí hậu

5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm phần đất

thuộc 13 tỉnh thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến

Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố

Cần Thơ.

Đề tài chỉ tập trung đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn dựa trên số liệu đến năm

2012 thu thập tại Trung tâm Tư liệu KTTV thuộc Trung tâm KTTV quốc gia. Các số

liệu này đã được đánh giá chất lượng. Trên cơ sở phân tích hiện trạng và xu thế thay

đổi trong điều kiện biến đổi khí hậu, xác định nguyên nhân làm gia tăng xâm nhập

mặn, từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi

khí hậu.

Page 8: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 3

Chương 1 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL

1.1. Vị trí địa lý

Có diện tích lưu vực 795.000 km2, là phần cuối giáp biển của đồng bằng châu thổ

sông Mê Công (từ hạ lưu Phnom Pênh đến biển), được giới hạn bởi:

+ Phía Tây Nam là vịnh Thái Lan

+ Phía Nam và Đông Nam là biển Đông

+ Phía Bắc tiếp giáp với Cam Pu Chia

+ Phía Đông Bắc là sông Vàm Cỏ Tây

Hình 1.1 Sơ đồ vùng ĐBSCL

1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo

ĐBSCL được hình thành qua một quá trình địa chất lâu dài, chủ yếu do phù sa

sông Mê Công bồi đắp. ĐBSCL khá bằng phẳng, có độ cao thấp, không quá 2 m. Trên

bề mặt xuất hiện các giồng đất ven sông và cồn cát ven biển tương đối cao. Trong đồng

bằng cũng hình thành 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

1.3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch

Ngoài 2 con sông lớn bắt nguồn từ nước ngoài là sông Tiền và sông Hậu, còn

một số sông nội địa chảy vào sông Tiền, sông Hậu hay ra biển Đông, biển Tây và hệ

thống các kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dọc ngang, dày đặc, nối liền các sông và

Page 9: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 4

kênh rạch tạo thành mạng lưới đan xen có vai trò rất lớn trong việc tiêu thoát lũ, thau

chua rửa mặn, bổ sung nguồn nước ngọt.

1.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn

1.4.1. Mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn và tình hình số liệu

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn vùng ĐBSCL, bao gồm:

+ Trạm khí tượng: 11 trạm

+ Trạm đo mưa: 90 trạm

+ Trạm đo mực nước: 38 trạm

+ Trạm đo lưu lượng nước: 5 trạm

Tình hình số liệu tại các trạm khí tượng chủ yếu đo mưa và bốc hơi, tại các trạm

thủy văn quan trắc mực nước, những năm về sau mới bổ sung đo lưu lượng. Nhìn

chung tình hình số liệu khu vực ĐBSCL còn hạn chế.

Hình 1.2 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV vùng ĐBSCL

1.4.2. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu ở ĐBSCL thuộc loại nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều,

quanh năm nhiệt độ cao và về cơ bản trong năm có hai mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng

V - XI; mùa khô từ tháng XII - IV năm sau. Sự tương phản về mưa ẩm giữa hai mùa

rất sâu sắc.

Page 10: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 5

- Bức xạ: Bức xạ mặt trời khá dồi dào và tương đối ổn định, ít biến đổi trong năm và

trong vùng. Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 150 Kcal/cm2. Cân bằng bức xạ

trung bình năm khoảng 85 - 100 Kcal/cm2.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.400 - 2.800 giờ.

- Nhiệt độ không khí: Do nền bức xạ cao, địa hình bằng phẳng nên nhiệt độ

không khí cao và phân bố tương đối đều trong vùng. Nhiệt độ không khí trung bình

năm khoảng 27 - 280C, ít biến đổi trong năm, tương đối thấp trong các tháng XII, I - II

(24 - 270C), tương đối cao trong mùa xuân hè (28 - 290C).

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm khoảng 79 -

84%, cao trong mùa mưa 83 - 88% và thấp trong mùa khô 75 - 83%.

- Gió: Do địa hình trong ĐBSCL tương đối bằng phẳng nên gió ít biến đổi giữa

các khu vực, nhưng biến đổi theo mùa. Tốc độ gió trung bình năm khoảng 2,0 - 3,9

m/s, tương đối lớn ở các khu vực ven biển; tốc độ gió lớn nhất có thể tới 25 - 30 m/s

xuất hiện trong các trận bão, lốc xoáy.

- Bão: ĐBSCL ít chịu ảnh hưởng của bão hàng năm. Tuy nhiên, trong một số

năm (1997, 2006, 2007) đã xuất hiện bão ở vùng này, gây ra thiệt hại đáng kể về người

và tài sản.

- Mưa: Lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm biến đổi trong phạm vị từ

khoảng 1.300 mm đến trên 2.500 mm, lớn ở vùng bán đảo Cà Mau và nhỏ ở khu vực sông

Tiền - sông Hậu, giáp biên giới Việt Nam – Cămpuchia

Page 11: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 6

Hình 1.3 Phân bố lượng mưa năm và lượng mưa tháng trong năm tại một số trạm đo mưa ở ĐBSCL

1.4.3. Đặc điểm thủy văn

Tổng lượng dòng chảy năm của ĐBSCL khoảng 507 km3, bao gồm 23,5 km3

được hình thành trong vùng và 483,5 km3 từ ngoài vùng chảy vào. Lượng nước mặt

bình quân đầu người trong một năm khoảng 30.679 m3/người năm đối với toàn bộ

lượng nước và 1.420 m3/người năm đối với lượng nước nội địa (tính theo dân số đến

30/IX/2012 là 16.531.200 người, thuộc loại căng thẳng về nguồn nước theo chỉ tiêu

Fallennmank - 1989. Dòng chảy sông biến đổi trong năm theo hai mùa: Mùa lũ và mùa

cạn: mùa lũ thường kéo dài 5 tháng (từ VII - XI ), mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ XII - VI).

Trong đó:

- Dòng chảy mùa lũ ở ĐBSCL phụ thuộc chủ yếu vào lũ của sông Mê Công ở

thượng, trung lưu. Nhìn chung, hàng năm từ cuối tháng IV, đầu tháng V gió mùa Tây

Nam đã bắt đầu gây mưa trên lưu vực và tạo nên lũ đầu mùa. Những hình thái thời tiết

gây mưa lớn trên lưu vực sông Mê Công gồm: Dải hội tụ nhiệt đới, bão và áp thấp

nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và dải áp thấp xích đạo.

- Trong thời gian mùa cạn, dòng chảy ở thượng nguồn sông Mê Công đưa về nhỏ,

chế độ dòng chảy trên sông Cửu Long hoàn toàn bị chi phối bởi chế độ thủy triều ở biển

Đông. Riêng bộ phận tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi chế

Page 12: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 7

độ nhật triều của Vịnh Thái Lan. Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều và

triều biển Tây có chế độ nhật triều không đều. Thủy triều luôn dao động theo chu kỳ, từ

ngắn (ngày) đến trung bình (nửa tháng, tháng) và dài (năm, nhiều năm).

Bảng 1.1 Phân phối dòng chảy trong năm

Đặc trưng dòng chảy năm Tân Châu (sông Tiền) Châu Đốc (sông Hậu)

Mùa lũ (VII-XI) 67,7% - 75,1% 70% - 81%

Mùa cạn (XII – VI) 24,9% - 32,3% 19% - 30%

3 tháng cạn nhất (II-IV) 4,4% - 9,9% 3,7% - 7%

TB tháng (min: III, IV; max: IX)

2,4% - 19,6% 0,8% - 23,7%

1.5. Công trình khai thác sử dụng nước, kiểm soát lũ và triều, xâm nhập mặn ở

ĐBSCL

Hệ thống công trình thuỷ lợi ở ĐBSCL được hình thành từ hàng trăm năm trước

đây và được phát triển mạnh mẽ trong hơn 30 năm gần đây. Các công trình thủy lợi ở

ĐBSCL có các nhiệm vụ tưới tiêu, cấp nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn và triều

cường:

- Tưới tiêu, cấp nước: Toàn ĐBSCL hiện có trên 15.000 km kênh trục và kênh

cấp I, gần 27.000 km kênh cấp II, khoảng 50.000 kênh cấp III và nội đồng, 80 cống

rộng trên 5 m (lớn nhất là cống - đập Láng Thé 100 m và cống - đập Ba Lai 84 m), trên

800 cống rộng 2 - 4 m và hàng vạn cống, bọng nhỏ, trên 1.000 trạm bơm điện lớn và

vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để chủ động tưới, tiêu.

- Kiểm soát lũ: Để kiểm soát lũ, hiện vùng ngập lũ ĐBSCL đã hình thành hệ

thống đê và bờ bao với tổng chiều dài khoảng 13.000 km, trong đó có 7.000 km bờ bao

chống lũ tháng 8 để bảo vệ lúa Hè - Thu. Ngoài ra còn có hơn 200 km đê bao giữ nước

chống cháy cho các Vườn Quốc gia và rừng tràm sản xuất tập trung.

- Kiểm soát mặn và triều cường: Vùng ven biển ĐBSCL đã xây dựng 450 km đê

biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để

ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển.

Bảng 1.2 Thống kê các công trình ĐBSCL

Công trình Số lượng Đơn vị

Tưới têu, cấp nước

Kênh trục và kênh cấp I 15.000 cái cái Kênh cấp II 27.000 cái

Kênh cấp III và nội đồng 50.000 cái Cống (Ф > 5m) 80 cái Cống (Ф < 5m) 800 cái

Trạm bơm điện lớn và vừa 1.000 cái

Page 13: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 8

Kiểm soát lũ Đê, bờ bao 13.000 km

Kiểm soát mặn và triều cường

Đê biển 450 km

Đê sông 1.290 km

Bờ bao 7000 km

Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM XÂM NHẬP MẶN VÙNG ĐBSCL

2.1. Mạng lưới trạm đo mặn

Hiện nay, trong mạng lưới mặn cơ bản có trên 30 trạm (trước đây do Tổng cục

KTTV quản lý và hiện nay do Bộ NN&PTNT quản lý). Ngoài ra còn có các trạm đo

mặn do các ngành khác và địa phương xây dựng và tổ chức đo.

Chế độ đo mặn: Tại các trạm đo mặn thuộc lưới trạm cơ bản, tiến hành đo mặn

theo chế độ đặc trưng vào các ngày triều cường và triều kém. Đối các trạm do các địa

phương quản lý, đo mặn theo chế độ 12 lần hoặc 24 lần trong ngày trong suốt mùa

khô. Từ năm 2003, tại các trạm trong mạng lưới cơ bản, đo mặn theo chế độ 12 lần

trong ngày vào các ngày triều cường và triều kém. Chế độ đo mặn có thể thay đổi tùy

thuộc theo các yêu cầu khi độ mặn diễn biến phức tạp (đo từng giờ trong ngày; đo vào

các giờ lẻ).

Page 14: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 9

Hình 2.1 Mạng lưới đo trạm mặn ở ĐBSCL

2.2. Phân bố độ mặn trên các sông và chiều dài xâm nhập mặn

- Với vùng cửa sông, hiện tượng phân tầng độ mặn rất ít xảy ra. Trong mùa kiệt,

độ mặn mặt và đáy gần như bằng nhau trong suốt quá trình triều.

- Phía trong sông: Độ mặn ở khu vực sát bờ cao hơn ở khu vực giữa dòng. Độ

mặn tăng dần theo độ sâu.

- Độ mặn thay đổi dọc sông: Độ mặn cũng giảm dần về phía thượng lưu.

Bảng 2.1 Chiều dài xâm nhập mặn trên các sông

2.3. Đặc điểm xâm nhập mặn ở các vùng thuộc ĐBSCL

- Nguồn gốc gây xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL theo các hướng chủ yếu từ

biển Đông, và biển Tây (vùng ven biển Tây và một số tỉnh thuộc vùng bán đảo Cà

Mau)

- Đặc điểm xâm nhập mặn có những đặc trưng sau:

Sông Chiều dài Xâm nhập măn (km)

Độ mặn 1 ‰ Độ mặn 4 ‰ II III IV V II III IV V

Cửa Tiều 43 51 59 38 23 32 37 32 Hàm Luông 46 51 57 54 23 30 34 26

Cổ Chiên 44 58 55 51 22 31 35 27 Hậu 44 54 58 51 25 32 33 26

Page 15: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 10

+ Độ mặn trung bình tháng và độ mặn lớn nhất trong năm thường xuất hiện

trong tháng III hoặc tháng IV. Độ mặn cao nhất trong mỗi tháng và độ mặn lớn nhất

trong thời gian quan trắc tại các vị trí khác nhau trên một dòng sông có thể xuất hiện

không đồng thời trong cùng một năm.

+ Chiều dài xâm nhập trên sông phụ thuộc vào cường độ thủy triều khi triều

lên và lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về, ở các nhánh sông phụ thuộc vào tỉ lệ

phân nước.

+ Trong nội đồng các vùng, xâm nhập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các

hoạt động khai thác sử dụng nước, chế độ vận hành các công trình kiểm soát lũ, triều

và các công trình ngăn mặn.

2.4. Diến biến độ mặn trong các năm điển hình

Năm điển hình được lựa chọn để phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến

xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Năm điển hình được lựa chọn theo các tiêu chí sau:

- Mặn xâm nhập sâu và lớn trên toàn hệ thống sông, kênh, rạch; diện tích bị ảnh

hưởng mặn lớn;

- Xuất hiện một số công trình thủy lợi dẫn nước hoặc các cống ngăn mặn ở một

số địa điểm;

- Có tương đối đủ số liệu đo mặn.

Các năm điển hình lựa chọn, bao gồm: 1993, 1998, 2004, 2005, 2010, 2011, ngoài

ra, cũng lựa chọn phân tích hiện trạng mặn của các năm gần đây như 2008, 2009.

2.4.1. Năm 1993

2.4.1.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Tổng lượng mưa ba tháng II-IV (XII-IV) phổ biến dưới 50 mm

+ Lượng mưa trung bình tháng I đến tháng V tại các trạm nhỏ hơn so với TBNN

thời kỳ 1991-2012 , có nơi đến 60,3% (trạm Ba Tri).

+ Tổng lượng dòng chảy mùa cạn chảy vào ĐBSCL năm 1993 chỉ đạt 79 tỷ m3,

nhỏ nhất từ năm 1993 đến 2012.

+ Mực nước triều trung bình tại Vũng Tàu là 2,68 m, cao hơn TBNN. Mực nước

tại các trạm nội đồng đều ở mức thấp, mực nước trung bình nhỏ hơn so với TBNN thời

kỳ 1991-2012.

Page 16: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 11

Hình 2.2 Tổng lượng dòng chảy mùa cạn trên sông Tiền tại Tân Châu

Hình 2.3 Tổng lượng dòng chảy mùa cạn chảy vào ĐBSCL

2.4.1.2. Diễn biến mặn

Năm 1993, mặn xâm nhập vào đồng bằng sâu nhất trong suốt thời kỳ 1991-2012.

Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 58 km ở sông Ba Lai, 59 km ở sông

Hàm Luông, gần 53 km ở sông Tiền, 59 km ở sông Cổ Chiên, 60 km ở sông Hậu, 77

km ở sông Vàm Cỏ Đông và 65,5 km ở sông Vàm Cỏ Tây.

Page 17: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 12

Hình 2.4 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 1993

2.4.2. Năm 1998

2.4.2.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Do chịu ảnh hưởng của đợt El Ninô hoạt động mạnh nhất, lượng mưa trong

mùa khô năm 1998 khá nhỏ. Lượng mưa trong ba tháng II-IV ở phần lớn các nơi trong

ĐBSCL không quá 20 mm.

+ Lưu lượng trung bình ba tháng II-IV trên các sông trong năm 1998 gần giống

với năm 1993, và được đánh giá là năm có lượng dòng chảy chỉ lớn hơn năm 1993

trong chuỗi số liệu từ năm 1993 đến 2012.

Hình 2.5 Lưu lượng trung bình 03 tháng II - IV tại Tân Châu thời kỳ từ 1993-2012

+ Mực nước triều trung bình tại Vũng Tàu đều ở mức thấp nhỏ hơn so với TBNN

thời kỳ 1991-2012. Trong năm này, xảy ra hạn hán nghiêm trọng nên lượng nước tưới

khá cao làm cho mực nước kênh rạch nội đồng giảm.

Page 18: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 13

Hình 2.6 Mực nước trung bình năm tại Vũng Tàu thời kỳ 1979 - 2012

2.4.2.2. Diễn biến mặn

Năm 1998, mặn xâm nhập vào đồng bằng sâu tương đương năm 1993, thậm chí

mặn xâm nhập vào sông Hậu sâu nhất trong suốt thời kỳ 1991-2012. Chiều dài xâm

nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 59 km ở sông Ba Lai, 58 km ở sông Hàm Luông, 54

km ở sông Tiền, 54 km ở sông Cổ Chiên, 62 km ở sông Hậu, 76 km ở sông Vàm Cỏ

Đông và 61 km ở sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.7 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 1998

2.4.3. Năm 2004

2.4.3.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Trong các tháng đầu mùa khô (II, III) hầu như không có mưa. Lượng mưa các

tháng mùa cạn giảm so với TBNN, tổng lượng 05 tháng mùa cạn hụt so với TBNN có

nơi đến 75,4% (trạm Rạch Giá).

Page 19: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 14

+ Lưu lượng trung bình 03 tháng II –IV năm 2004 là 2190 m3/s tại Tân Châu, chỉ

lớn hơn so với cùng kỳ năm 1999, tại Châu Đốc là 350 m3/s nhỏ nhất so với cùng kỳ

trong thời kỳ 1993-2012

Hình 2.8 Lưu lượng trung bình 03 tháng II - IV tại Châu Đốc thời kỳ từ 1993 - 2012

+ Mực nước triều tại Vũng Tàu ở mức TBNN. Mực nước trong kênh rạch nội

đồng thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

2.4.3.2. Diễn biến mặn

Năm 2004, độ mặn lớn xuất hiện vào đầu tháng III và đầu tháng IV. Mặn xâm

nhập vào đồng bằng vùng phía biển Tây và BĐCM không sâu như năm 1993, nhưng

vùng từ sông Tiền sang Vàm Cỏ thì tương tự năm 1993. Chiều dài xâm nhập lớn nhất

của độ mặn 4‰ là 61 km ở sông Hàm Luông, 46 km ở sông Tiền, 60 km ở sông Cổ

Chiên, 50 km ở sông Hậu, 76 km ở sông Vàm Cỏ Đông và 62 km ở sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.9 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2004

Page 20: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 15

2.4.4. Năm 2005

2.4.4.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Do ảnh hưởng của El Ninô kéo dài từ VI-2004 đến II-2005, vào đầu năm 2005,

hầu như không có mưa ở ĐBSCL, tổng lượng mưa các tháng II-IV chỉ đạt khoảng 5

mm tại Cần Thơ và Cà Mau. Tổng lượng mưa 05 tháng mùa cạn (tháng I-V) nhỏ hơn

so với TBNN có nơi đến gần 71.6% (trạm Cao Lãnh).

+ Lưu lượng trung bình 3 tháng II-IV năm 2005 tại Tân Châu và Châu Đốc gần ở

mức dòng chảy đến của năm 2004.

+ Mực nước triều tại Vũng Tàu năm 2005 đều thấp hơn TBNN. Mực nước tại các

trạm nội đồng xấp xỉ với trung bình nhiều năm.

2.4.4.2. Diễn biến mặn

Độ mặn lớn nhất xuất hiện vào đầu tháng II và kéo dài đến tháng V trên các sông

thuộc ĐBSCL.

Mặn xâm nhập vào các cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Vàm Cỏ sâu nhất

trong chuỗi số liệu 1991-2012. Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 64 km

ở sông Hàm Luông, 47 km ở sông Tiền, 61 km ở sông Cổ Chiên, 55 km ở sông Hậu,

79 km ở sông Vàm Cỏ Đông và 82 km ở sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.10 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2005

Page 21: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 16

2.4.5. Năm 2008

2.4.5.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Tổng lượng mưa 05 tháng mùa cạn lớn hơn so với mưa TBNN nhưng lượng

dòng chảy trung bình mùa cạn thấp hơn so với dòng chảy trung bình mùa cạn nhiều

năm nên đã gây hạn hán và xâm nhập mặn sâu trên toàn vùng.

+ Mực nước triều tại Vũng Tàu năm 2008 cao hơn TBNN. Mực nước tại các

trạm nội đồng năm 2008 xấp xỉ và cao hơn mức TBNN.

2.4.5.2. Diễn biến xâm nhập mặn

Năm 2008 chưa phải là năm mặn xâm nhập sâu trong chuỗi số liệu. Chiều dài

xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 39 km ở sông Hàm Luông, 34 km ở sông Tiền,

49 km ở sông Cổ Chiên, 50 km ở sông Hậu, 70 km ở sông Vàm Cỏ Đông và 48 km ở

sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.11 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2008

2.4.6. Năm 2009

2.4.6.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Lượng mưa trong mùa cạn tại ở ĐBSCL vào năm 2009 cao hơn so với 2008

cùng kỳ, tuy nhiên hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra khá bất thường.

+ Thủy triều tại Vũng Tàu năm 2009 tương đương với triều năm 2008, cao hơn

TBNN. Mực nước tại các trạm nội đồng năm 2009 xấp xỉ với TBNN.

Page 22: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 17

2.4.6.2. Diễn biến xâm nhập mặn

Năm 2009 tương tự như năm 2008, không phải là năm mặn xâm nhập sâu trên cả

đồng bằng, nhưng mặn xâm nhập rất sâu ở cửa Hàm Luông và Cổ Chiên. Chiều dài

xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 62 km ở sông Hàm Luông, 36 km ở sông Tiền,

60 km ở sông Cổ Chiên, 56 km ở sông Hậu, 61 km ở sông Vàm Cỏ Đông và 32 km ở

sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.12 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2009

2.4.7. Năm 2010

2.4.7.1.Tình hình mưa và dòng chảy

+ Do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các tháng II, III, IV và những

ngày đầu tháng V năm 2010 hầu như không có mưa hoặc mưa rất ít. Lượng mưa 05

tháng mùa cạn từ tháng I đến tháng V hụt so với TBNN thời kỳ 1991-2012 có nơi đến

71% (trạm Cà Mau).

+ Dòng chảy trên toàn hệ thống sông Mê Công ở mức thấp hơn trung bình nhiều

năm, lượng dòng chảy sông Mê Công chảy vào ĐBSCL cũng giảm đáng kể. Tổng lưu

lượng trung bình ba tháng II-IV tại Tân Châu và Châu Đốc khoảng 3080 m3/s, bằng

khoảng 91 % tổng lưu lượng trung bình thời kỳ 1993-2012 của ba tháng này.

+ Thủy triều tại Vũng tàu năm 2010 tương đương năm 2008 và 2009, mực nước

đỉnh triều là 4,28 m và mực nước triều trung bình là 2,70 m, cao hơn TBNN. Mực

nước tại các trạm nội đồng đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ TBNN.

Page 23: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 18

2.4.7.2. Diễn biến xâm nhập mặn

+ Đợt mặn kéo dài từ giữa tháng II đến cuối tháng IV, độ mặn lớn nhất phổ biến

xuất hiện vào cuối tháng III hoặc giữa tháng IV.

+ Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 62 km ở sông Hàm Luông, 35

km ở sông Tiền, 45 km ở sông Cổ Chiên, 49 km ở sông Hậu, 79 km ở sông Vàm Cỏ

Đông và 55 km ở sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.13 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2010

2.4.8. Năm 2011

2.4.8.1. Tình hình mưa và dòng chảy

+ Lượng mưa 05 tháng đầu năm 2011 hầu hết ở 8 tỉnh ven biển ĐBSCL đều lớn

hơn so với lượng mưa TBNN thời kỳ 1991-2011.

+ Trong năm 2010, lũ đầu nguồn không đáng kể, do đó ngay từ tháng I/2011, lưu

lượng nước sông Tiền đã xuống thấp hơn so với cùng kỳ từ 2006-2011.

Hình 2.14 Lưu lượng trung bình tháng I tại Tân Châu thời kỳ 1993-2012

Page 24: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 19

+ Thủy triều tại Vũng tàu năm 2011 tương tự các năm 2008, 2009 và 2010, cao

hơn TBNN. Mực nước trên sông rạch ở ĐBSCL ở mức thấp.

2.4.8.2. Diễn biến mặn

+ Diễn biến mặn có những khác biệt so với những năm trước đây: Độ mặn hầu

hết ở các trạm tăng từ tháng I-II hoặc tháng III và giảm vào tháng IV và giảm với trị số

lớn vào tháng V.

+ Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 41 km ở sông Hàm Luông, 36

km ở sông Tiền, 52 km ở sông Cổ Chiên, 48 km ở sông Hậu, 60 km ở sông Vàm Cỏ

Đông và 33 km ở sông Vàm Cỏ Tây.

Hình 2.15 Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2011

Page 25: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 20

Chương 3 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN VÙNG

ĐBSCL

3.1. Dòng chảy thượng nguồn và phân bố dòng chảy trên các sông thuộc ĐBSCL

3.1.1. Dòng chảy từ thượng nguồn vào ĐBSCL

Theo số liệu từ 1993 đến 2012, dòng chảy sông Mê Công vào ĐBSCL có xu thế

tăng lên, tuy nhiên xu thế tăng có sự khác nhau về mức độ và thời gian tại Tân Châu

và Châu Đốc.

Các năm 1993, 1998, 2004, 2005, 2010 đều là những năm khô hạn nên độ mặn

lớn nhất cũng phần lớn xuất hiện trong những năm này.

Hình 3.1 Tổng lượng dòng chảy năm và ba tháng kiệt nhất tại Tân Châu và Châu Đốc

3.1.2. Phân phối dòng chảy giữa dòng chính và các phân lưu

Phân phối lượng dòng chảy giữa sông chính và cá phân lưu ảnh hưởng đáng kể

đến độ mặn tại các vùng cửa sông. Cho đến nay, chưa có số liệu đo đạc lưu lượng

nước đồng thời tại các cửa sông, vì vậy không có căn cứ để xác định tỷ lệ phân phối

dòng chảy vào đồng bằng qua các cửa sông. Tuy vậy, có thể tham khảo kết quả tính

toán phân phối lưu lượng theo mô hình triều, như: mô hình bán nhật triều của Đoàn

khảo sát Hà Lan năm 1974, mô hình VRSAP, SALO 89, Nguyễn Văn Sở,....

Hình 3.2 Phân phối dòng chảy kiệt giữa các phân lưu

Page 26: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 21

Theo thời gian tỷ lệ phân phối dòng chảy giữa sông chính và các phân lưu cũng

đã thay đổi theo địa hình lòng sông và tác động của các công trình thủy lợi.

3.1.3. Dòng chảy trên sông, kênh rạch nội đồng

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch nội đồng vùng ĐBSCL chằng chịt, dòng chảy

trên sông, kênh rạch nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng nước ngọt từ

thượng lưu truyền về, độ lớn của thủy triều, các yếu tố khí tượng (chủ yếu là mưa và

bốc hơi), hoạt động kinh tế xã hội như công trình dẫn nước ngọt, hệ thống kênh rạch

chuyển nước ngọt và hệ thống cống, chế độ vận hành của các công trình đập ngăn

mặn, lượng nước lấy từ sông ngòi, kênh rạch cho các nhu cầu (chủ yếu là cho tưới) tạo

nên chế độ dòng chảy, thủy lực trong sông, kênh phức tạp.

3.2. Chế độ thủy triều vùng ĐBSCL

Phần lớn vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng của thủy triều từ biển Đông với chế độ

bán nhật triều không đều và biển Tây với chế độ triều hỗn hợp.

Biên độ triều giảm dần từ cửa sông vào trong sông theo khoảng cách xa biển và

dòng chảy từ thượng lưu chảy về càng lớn thì giảm càng nhanh; trong những ngày có lũ

lớn, triều tắt hẳn khi lên đến Tân Châu, Châu Đốc. Đầu mùa cạn, dòng chảy thượng

nguồn giảm dần, chỉ còn trên dưới 2000 m3/s, biên độ triều tại Tân Châu (cách biển 200

km) có thể đạt 1,0 m và đến Phnom Penh (cách biển 300 km) chỉ còn khoảng 0,40 m.

3.3. Mưa và bốc hơi nội đồng

Khí hậu ở ĐBSCL có sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích

đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm, mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) về cơ bản

là mùa hè, mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV) xuất hiện vào các tháng giữa và cuối

mùa đông, đầu mùa hè. Sự tương phản về mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất sâu sắc.

+ Lượng mưa trung bình năm trên cả ĐBSCL tính từ 1991 đến 2012 có xu thế

giảm nhẹ, nhưng lượng mưa 5 tháng từ tháng I đến tháng V lại có xu thế tăng tương

đối rõ rệt.

+ Bốc hơi cũng biến đổi theo mùa trong năm với lượng bốc hơi trong các tháng

mùa khô cao hơn so với các tháng trong mùa mưa.

3.4. Khai thác, sử dụng nước

Các công trình khai thác, sử dụng nước, hệ thống công trình thủy lợi như kênh

rạch, cống ngăn triều, ngăn mặn... ngăn giảm đáng kể mặn từ biển xâm nhập vào nội

đồng, tuy nhiên cũng làm giảm lượng nước ngọt chảy về hạ du và mặn sẽ cơ hội xâm

nhập vào trong sông sâu hơn.

Page 27: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 22

Bảng 3.1 Dịch chuyển của ranh giới mặn ứng với một số cấp lưu lượng nước dùng để tưới

Cấp lưu lượng (m3/s) Độ dịch chuyển của ranh giới mặn ứng với các cấp lưu

lượng dùng để tưới (km) 100 m3/s 200 m3/s 300 m3/s

Cửa Tiểu Mặn hoàn toàn Mặn hoàn toàn Mặn hoàn toàn Của Đại 10 Mặn hoàn toàn

Hàm Luông 10 Mặn hoàn toàn Cổ Chiên 1,5 3,5 5 Định An 1 2,5 4 Trần Đề 1 2 3

3.5. Quan hệ giữa xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng

Xâm nhập mặn trong sông ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: các yếu tố khí tượng:

mưa, bốc hơi; dòng chảy thượng lưu, tỷ lệ phân chia nước trên các sông, dao động

thủy triều, địa hình sông (sông uốn khúc quanh co, độ dốc lòng sông nhỏ xâm nhập

mặn sâu); nhu cầu khai thác, sử dụng nước và các hoạt động của hệ thống các công

trình thủy lợi phục vụ cấp nước, ngăn triều - mặn.

Các hình 3.3 đến 3.7 thể hiện một số mối tương quan xây dựng quan hệ giữa xâm

nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng chính, chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ nghịch khi yếu tố

ảnh hưởng là lưu lượng thượng nguồn và mối quan hệ tỷ lệ thuận khi yếu tố ảnh hưởng

là mực nước triều.

+ Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất và mực nước triều trung bình tại Vũng Tàu:

Hình 3.3 Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và mực nước trung bình năm tại Vũng Tàu

+ Quan hệ tuyến tính giữa lưu lượng trung bình năm trên sông Tiền tại Tân

Châu với độ mặn lớn nhất năm tại một số trạm ở vùng cửa sông:

Hình 3.4 Quan hệ giữa lưu lượng trung bình tháng tại Tân Châu và mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh

Page 28: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 23

Mối tương quan giữa lưu lượng trung bình năm trên sông Hậu tại Châu Đốc và

độ mặn lớn nhất năm tại các trạm phía biển Tây và BĐCM.

Hình 3.5 Quan hệ giữa lưu lượng trung bình năm tại Châu Đốc và mặn lớn nhất năm tại Rạch Giá

Mối tương quan giữa độ mặn lớn nhất năm và tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL

trong mùa cạn.

Hình 3.6 Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và tổng lượng dòng chảy mùa cạn vào ĐBSCL

Mối tương quan giữa độ mặn lớn nhất năm và tổng lượng dòng chảy năm về

ĐBSCL.

Hình 3.7 Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và tổng lượng dòng chảy năm vào ĐBSC

Page 29: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 24

Chương 4 - XU THẾ THAY ĐỔI XÂM NHẬP MẶN Ở ĐBSCL TRONG

ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.1. Các kịch bản BĐKH lưu vực sông Mê Công

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH)

và phát triển nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công đưa ra xu thế thay đổi của xâm

nhập mặn dưới tác động của BĐKH ở ĐBSCL.

4.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công

Tác động của BĐKH và phát triển tài nguyên nước đến tài nguyên nước lưu vực

Mê Công đã được đánh giá theo 3 nhóm với 6 kịch bản (S1-S6) dưới đây:

Bảng 4.1 Các kịch bản BĐKH của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công

Kịch bản Hiện trạng LV Điều kiện khí tượng

S1 Nền Thực đo: 1985-2000

S2 Nền Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho thời kỳ

1985-2000

S3 Kế hoạch phát triển hạ du

20 năm tới Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho thời kỳ

1985-2000

S4 Nền Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho kịch bản A2 và B2 (thời kỳ 2010-2050)

S5 Kế hoạch phát triển hạ du

20 năm tới Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho kịch bản A2 và B2 (thời kỳ 2010-2050)

S6 Kế hoạch phát triển hạ du 20 năm tới và Chiến lược

thích ứng

Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho kịch bản A2 và B2 (thời kỳ 2010-2050)

Ghi chú: RCM -Region Climate Model: mô hình khí hậu vùng.

4.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Viện KHKTTV&MT

Thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2100 được đánh giá theo ba kịch bản phát thải khí

nhà kính, thời kỳ nền là 1980-1999:

+ Kịch bản phát thải thấp (B1).

+ Kịch bản phát thải trung bình (B2).

+ Kịch bản phát thải cao (A2, A1FI).

4.2. Thay đổi của lượng mưa trong điều kiện BĐKH

Với các kịch bản BĐKH đưa ra, thay đổi các đặc trưng lượng mưa (mưa năm,

mưa mùa và mùa cạn) sông Mê Công trong tương lai sẽ thay đổi với mức độ khác

nhau theo các kịch bản. Nhìn chung, lượng mưa năm có xu hướng tăng khoảng 1,5-

Page 30: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 25

7%; lượng mưa mùa mưa tăng từ 2-8% và lượng mưa mùa khô giảm từ 4-20%. Lượng

mưa phần thượng lưu tăng nhiều hơn phần hạ du. Các thời kỳ khác nhau, mức tăng của

các đặc trưng mưa cũng khác nhau và theo không gian cũng xuất hiện các xu hướng

tăng giảm khác nhau.

4.3. Thay đổi của bốc thoát hơi tiềm năng

Lượng bốc thoát hơi tiềm năng (ETo) trung bình năm trên lưu vực có xu thế tăng

lên trong thế kỷ 21, mức tăng khác nhau ở các kịch bản và ở các thời kỳ.

Trong thời kỳ nửa đầu thế kỷ 21, mức tăng của ETo theo các kịch bản không khác

nhau nhiều, sau năm 2050, mức tăng của ETo có sự khác biệt rõ rệt giữa các kịch bản.

Đến thời kỳ 2080-2099, kịch bản A2 cho kết quả ETo tăng cao nhất lên đến trên 20%

so với thời kỳ 1980-1999. Một số trạm như Cần Thơ, Ba Tri, Càng Long có mức tăng

ETo cao nhất từ 15-25% vào cuối thế kỷ 21. Trạm Rạch Giá, Mỹ Tho có mức tăng ETo

thấp nhất, không quá 12% vào thời kỳ 2080-2099.

4.4. Mực nước biển dâng

+ Mực nước biển dâng có thể dâng từ 60-100cm vào cuối thế kỉ 21.

+ Kết quả tính toán mực nước biển dâng cho hai khu vực bờ biển Việt Nam: Mũi

Kê Gà - Mũi Cà Mau và Mũi Cà Mau - Kiên Giang theo 02 kịch bản: Phát thải trung

bình (B2) và phát thải cao (A1F1), mực nước biển dâng ở khu vực Mũi Cà Mau-Kiên

Giang cao hơn khu vực Mũi Kê Gà-Cà Mau.

Bảng 4.2 Mực nước biển dâng theo các kịch bản

4.5. Thay đổi của dòng chảy do BĐKH

+ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực đến dòng chảy, tùy thuộc

vào kịch bản biến đổi khí hậu và vị trí trạm.

+ Hai kết quả tính toán theo các kịch bản BĐKH của Ban thư ký Ủy hội sông Mê

Công và Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường xấp xỉ nhau, vì vậy đề tài sẽ sử dụng

kết quả của Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường tính đến năm 2100 để đánh giá

Kịch bản

Khu vực

Mực nước biển dâng ứng với các mốc thời giantrong thế kỷ 21(cm)

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

B2 Mũi Kê Gà 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75

Mũi Cà Mau 9-10 13-15 19-22 25-30 32-39 39-49 47-59 55-70 62-82

A1F1 Mũi Kê Gà 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99

Mũi Cà Mau 9-10 14-15 20-23 28-32 38-44 48-57 60-72 72-88 85-105

Page 31: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 26

tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn, xu thế thay đổi dòng chảy giữa 2 kịch bản A2

và B2 có sự khác nhau trong giai đoạn 2010 - 2019 và 2040 – 2049:

- Theo kịch bản A2, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ giảm trong giai đoạn

2010-2019, sau đó sẽ gia tăng; dòng chảy mùa cạn liên tục tăng.

- Theo kịch bản B2, dòng chảy năm, mùa lũ, mùa cạn cũng giảm trong giai đoạn

2010 - 2019. Trong giai đoạn 2020 - 2039, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ tăng

và sau đó giảm trong giai đoạn 2040 - 2049. Trong khi đó, dòng chảy mùa cạn liên tục

tăng trong giai đoạn 2040 -2049.

4.6. Thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu

Sử dụng kết quả tính mực nước biển dâng và sự thay đổi của dòng chảy ở hạ lưu

sông Mê Công để đánh giá sự thay đổi của xâm nhập mặn ở hạ lưu sông Mê Công, kết

quả cho thấy có sự gia tăng về chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰:

+ Theo kịch bản A2: Chiều dài xâm nhập mặn của độ mặn 1‰ tăng từ 4,6 đến

9,9km và của độ mặn 4‰ tăng từ 4,2 đến 9,5km, trong đó mức tăng trên sông Mĩ Tho

cao nhất.

+ Theo kịch bản B2: Mức tăng chiều dài xâm nhập mặn của độ mặn 1‰ và 4‰

xấp xỉ so với kịch bản A2.

Như vậy, theo các kịch bản BĐKH, dòng chảy mùa cạn ở ĐBSCL có khả năng

liên tục tăng. Về nguyên tắc, điều này sẽ có tác dụng hạn chế sự xâm nhập mặn. Trong

khi đó, mực nước biển dâng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình gia tăng chiều dài

xâm nhập của các độ mặn 1 và 4‰.

Trong 50 năm tới, khoảng 47% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng bởi độ

mặn 4‰ và có tới 64% diện tích ảnh hưởng bởi độ mặn 1‰. Hầu hết Bán đảo Cà Mau

bị nhiễm mặn trừ bộ phận ở phía Tây sông Hậu.

Page 32: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 27

Chương 5 - CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI XÂM NHẬP MẶN Ở

ĐBSCL TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5.1. Những tác động của xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Xâm nhập mặn có xu hướng gia tăng về diện tích và độ mặn. Diện tích bị nhiễm

mặn ở ĐBSCL trong mùa khô bình thường thay đổi từ 1,4 và 2,0 triệu ha. Năm xuất

hiện khô hạn trầm trọng, như năm 1998, diện tích nhiễm mặn có thể lên tới 2,8 triệu ha.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất gieo trồng các giống lúa tại các tỉnh ven biển

như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Độ mặn tăng ở các năm gần đây kéo theo hiện tượng thực vật thông thường có

dấu hiệu suy thoái hay bị chết (khi độ mặn trên 0,36 ‰), lúa thông thường không thể

canh tác (khi nước có độ mặn quá 4 ‰).

5.2. Hệ thống công trình kiểm soát mặn ở ĐBSCL

ĐBSCL được chia thành bốn vùng, 22 tiểu vùng và 120 khu thủy lợi. Bốn vùng

chính thuộc hệ thống thuỷ lợi là Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau, giữa sông

Tiền và Hậu và tả sông Tiền, có tất cả 45 công trình thủy lợi, hầu hết là kênh đào và đê

mục đích giảm thiểu lũ lụt và ngăn mặn, nhằm bảo đảm cho việc trồng lúa.

+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp.

+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre: Cống đập Ba Lai,

Ngọt hóa Gò Công, Công trình ngọt hóa Nam Măng Thít, Công trình thủy lợi Ô Môn-

Xà No.

+ Đê biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre), Hiệp Thạnh (Trà Vinh),

Long Phú (Sóc Trăng)..., và nhiều tuyến đê tại Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang được

xây dựng để bảo vệ bờ biển trước tác động của sóng biển, thủy triều cao và ngăn mặn.

Ngoài các lợi ích ngăn mặn lấn sâu vào nội đồng, bảo vệ diện tích trồng lúa, các

công trình kiểm soát mặn đang có những tác động tiêu cực nhất định:

+ Xảy ra mâu thuẫn trong chuyển đổi sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế

của bộ phận dân cư sống trong vùng như hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp.

+ Ảnh hưởng đến giao thông thủy; hiệu quả ngăn mặn xâm nhập vào vùng ngọt

hóa thấp; nhiều kênh rạch bị bồi lắng.

+ Ngăn chặn sự lưu thông của dòng chảy, nguồn nước bị ô nhiễm, điển hình là

sông Ba Lai ở Bến Tre.

Page 33: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 28

5.3. Xâm nhập mặn và một số giải pháp ứng phó tại một số địa phương vùng

ĐBSCL trong những năm gần đây

5.3.1. Tại Kiên Giang

Nếu nước biển dâng cao hơn mực thủy chuẩn 0,5m thì có hơn 50% diện tích

đồng bằng của Kiên Giang bị chìm, dâng cao hơn 1m thì có tới 66% diện tích đồng

bằng bị chìm. Các giải pháp được đưa ra, bao gồm:

+ Đắp đập ngăn mặn, nạo vét kênh mương nội đồng.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm đối với khí hậu và nước

biển dâng.

5.3.2. Bến Tre

Đây là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.

Các năm 2000, 2002, 2004, 2005, 2007, 2009, 2010, độ mặn 4‰ đã xuất hiện. Đặc

biệt các năm 2004, 2005, 2010 độ mặn 4‰ đã xuất hiện tại Vàm Mơn, cách cửa sông

Hàm Luông khoảng 60 km. Những năm này, độ mặn 1‰ hầu như xâm nhập toàn bộ

tỉnh Bến Tre. Tác động của xâm nhập mặn đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong sản

xuất nông nghiệp.

5.3.3. Cà Mau

Đất nhiễm mặn có phạm vi phân bố rộng khắp các huyện: Vĩnh Châu, Mỹ

Xuyên, Long Phú, Kế Sách, Mỹ Tú và thành phố Sóc Trăng ảnh hưởng đã lên đến

29.644 ha đất sản xuất nông nghiệp.

5.3.4. Sóc Trăng

Mùa mưa, hiện tượng ngập úng xảy ra cho các vùng trũng của các huyện Thạnh

Trị, Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên. Ngược lại về mùa khô, phần lớn diện tích của tỉnh

đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn (ranh giới mặn 1g/l thường ở An Lạc Thôn -

Kế Sách). Các giải pháp được đưa ra, bao gồm:

+ Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý cho hệ thống cống ngăn mặn

+ Kiểm soát việc khai thác nước ngầm hạn chề nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn

+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn

5.4. Đề xuất một số giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều

kiện BĐKH

5.4.1. Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn

Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc gia đến

năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 16 ngày

29/01/2007.

Page 34: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 29

+ Bổ sung phù hợp các vị trí quan trắc mặn.

+ Tăng cường chế độ quan trắc.

5.4.2. Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung

Quốc

Trên cơ sở Hiệp định Mê Công 1995, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước

trong lưu vực sông Mê Công, đặc biệt cùng với Campuchia thiết lập đập trên sông Tonle

Sap và giải quyết vấn đề chuyển nước vào/ra Biển Hồ trong mùa lũ/mùa cạn.

5.4.3. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát

triển công nghiệp.

Quy định lại vùng ngọt hóa, vùng nước lợ và vùng mặn hóa du lịch và nông

nghiệp, phù hợp với môi trường và tập quán của địa phương.

5.4.4. Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường

nước mặn, lợ

5.4.5. Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác

+ Nhân rộng mô hình thành công ở Tứ giác Long Xuyên và ngọt hoá Gò Công.

+ Hệ thống đê phải kết hợp với đường giao thông.

5.4.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng

+ Thiết lập hệ thống cống đầu kênh.

+ Nạo vét sông, kênh và rạch.

+ Xây dựng hồ chứa nước.

+ Tận dụng nguồn nước mưa.

5.4.7. Xây dựng đập ngầm

Một giải pháp thích hợp (mang tính tham khảo), vừa chống mặn xâm nhập trên

sông, vừa duy trì ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Biển Đông, vừa duy trì sinh môi

mặn của vùng duyên hải, vừa thuận lợi cho tàu bè lớn lưu thông.

5.4.8. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng

phó với mực nước biển dâng cao

+ Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông bằng tường đá, cọc gỗ hay đất đắp kết hợp

với đường giao thông.

+ Trồng rừng ngập mặn nhằm ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa biển.

Page 35: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 30

Chương 6 – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính

(1) Báo cáo đánh giá hiện trạng, phân tích xác định các nguyên nhân làm gia tăng xâm nhập mặn trong điều kiện Biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL: Có số liệu minh họa chính xác và có độ tin cậy cao, đưa ra được các nguyên nhân gây gia tăng xâm nhập mặn.

(2) Báo cáo phân tích, đánh giá sự thay đổi xâm nhập mặn theo các yếu tố ảnh hưởng trong điều kiện biến đổi khí hậu: Phân tích đầy đủ các tác động, có cơ sở khoa học và có độ tin cậy cao.

(3) Các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu: Đưa ra giải pháp có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu.

(4) Cơ sở dữ liệu về xâm nhập mặn, bộ bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn, bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước: CSDL được thiết kế phù hợp với các nguồn số liệu, dễ khai thác sử dụng, bộ bản đồ rõ.

(5) Báo cáo tổng kết đề tài: Đầy đủ các nội dung đã thực hiện. Trình bày rõ ràng và làm nổi bật các kết quả mới đạt được của đề tài.

2. Kết quả bài báo được công bố

“Thay đổi xâm nhập mặn do Biến đổi khí hậu ở Đồng Bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Môi trường số 12.

“Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của Biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu”. Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 634.

“Xu thế thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 635.

3. Kết quả tham gia đào tạo trên đại học

Đề tài đã hỗ trợ số liệu và kết quả khoa học cho hai nghiên cứu sinh và 02 thạc sĩ, cụ thể:

- 02 nghiên cứu sinh: NCS Đỗ Hồng Hải với đề tài “Đánh giá biến động tài nguyên nước dưới đất dưới tác động biến đổi khí hậu và khai thác khu vực bán đảo Cà Mau” tại Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và NCS Nguyễn Thị Xuân Thắng với đề tài “Coastal vulnerability assessment; A case study in Kien Giang, the western part of the Mekong river delta in Vietnam” tại School of Earth and Environmental Sciences, Faculty of Science, Medicine, and Health, University of Wollongong, Northfields Avenue, Wollongong, NSW 2522, Australia.

- 02 thạc sĩ: Nguyễn Quốc Khánh với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, dự báo xâm nhập mặn, đề xuất các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do xâm nhập mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu” tại trường Đại học Thủy lợi và Bùi Thanh Kim Vân với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các nội dung quy hoạch tài nguyên nước vùng bán đảo Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng” tại trường Đại học Thủy lợi.

Page 36: MỤC LỤC - kttvqg.gov.vnkttvqg.gov.vn/lib/ckfinder/files/BDKH 05.pdf · Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập

mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tóm tắt 31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích số liệu KTTV, độ mặn đến năm 2012 và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước về điều kiện KTTV, xâm nhập mặn ở ĐBSCL cũng như các kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT, đề tài đã đạt được các kết quả mới như sau:

1. Đánh giá xu thế diễn biến mặn theo thời gian và không gian (diễn biến mặn dọc theo dòng chính, trong nội đồng theo 4 vùng: vùng sông Vàm Cỏ, vùng sông Tiền - sông Hậu, vùng ven biển Tây và vùng Bán đảo Cà Mau); Đã xây dựng các bản đồ xâm nhập mặn lớn nhất tháng, lớn nhất năm của một số năm điển hình về độ mặn lớn nhất thời kỳ 1991- 2012.

2. Thông qua phân tích diễn biến mặn ở các sông, các vùng trong những năm điển hình (1993, 1998, 2004, 2005, 2008, 2009, 2010 và 2011) đã xác định được rằng, sự giảm nhỏ của dòng chảy từ thượng lưu đổ về (dựa vào lượng dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc) có ảnh hưởng quyết định đến độ lớn và chiều dài xâm nhập mặn trong những năm mặn xâm nhập sâu, ảnh hưởng trên diện rộng ở ĐBSCL.

3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng chính đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL, bao gồm dòng chảy từ thượng nguồn và phân phối dòng chảy giữa các nhánh sông, thủy triều ở biển Đông và biển Tây, lượng mưa mùa cạn và bốc hơi nội đồng, tình hình khai thác, sử dụng nước cho sản xuất và đời sống, trong đó thủy triều là yếu tố có tính động lực, dẫn mặn vào trong sông, dòng chảy từ nguồn đóng vai trò là nhân tố kiềm chế sự xâm nhập của mặn. Đó là 2 nhân tố quyết định tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông. Việc tác động đến 2 nhân tố này (như xây dựng các công trình lấy nước, các công trình ngăn triều - mặn) sẽ làm thay đổi căn bản động thái mặn ở toàn bộ vùng cửa sông cũng như trên toàn đồng bằng.

4. Phân tích sự thay đổi của xâm nhập mặn do thay đổi của chế độ dòng chảy trên sông Mê Công - Cửu Long trong bối cảnh của BĐKH. Từ đó đề xuất một số giải pháp ứng phó.

Với các nội dung trên, các mục tiêu của đề tài về cơ bản đã được thực hiện.

II. KIẾN NGHỊ

Diễn biến mặn ở vùng cửa sông ven biển là một vấn đề khó do tính chất phức tạp của quá trình, được chi phối bởi tương tác giữa dòng chảy từ nguồn đưa về và độ lớn của thủy triều biển. Trong khi đó, số liệu đo đạc về mặn chưa đủ chi tiết để có thể phân tích cụ thể về sự thay đổi của độ mặn trên mặt cắt (theo độ sâu và chiều ngang sông) và dọc sông trong quá trình truyền triều - mặn, đặc biệt trong giai đoạn chuyển triều cũng như khi chưa có sự xáo trộn hoàn toàn giữa nước sông và nước biển.

Do tính không chắc chắn của các kịch bản BĐKH còn cao nên những đánh giá về mức độ thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH cũng mới chỉ là những dự đoán bước đầu và chắc chắn sẽ phải liên tục cập nhật cùng với sự cập nhật của các kịch bản BĐKH và nước biển dâng.

Để nâng cao một bước độ tin cậy trong công tác nghiên cứu xâm nhập mặn ở toàn đồng bằng, cần thiết phải tổ chức những đợt đo đạc toàn diện đồng bộ trên các cửa sông cũng như từng bước hoàn thiện các mô hình tính toán mặn.