mục lục - hdll.vnhdll.vn/fileupload/documents/hoi dong 10-2018 ok.pdf · 14 chủ tịch...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII 12 Đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta 14 Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 16 LÊ HỮU NGHĨA: Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 62 (196) - 2018

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Mục lục

SỰ KIỆN

3 Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghịlần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII

12 Đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn củaĐảng, Nhà nước và nhân dân ta

14 Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Nhà lãnh đạo có nhiều cống hiếncho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, vì hạnh phúccủa nhân dân

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 LÊ HỮU NGHĨA:

Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 62 (196) - 2018

24 TRẦN QUỐC TOẢN:

Thể chế phát triển nhanh, bền vững và những vấn đề đặt ra đốivới Việt Nam trong giai đoạn mới

39 NGUYỄN VĂN THẠO:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững ở Việt Nam trong giaiđoạn mới

50 HOÀNG THẾ LIÊN:

Xây dựng thể chế nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triểnnhanh và bền vững trong giai đoạn mới

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61 HOÀNG THỊ THÚY LAN:

Vĩnh Phúc với việc xây dựng thể chế đảm bảo cho sự phát triểnnhanh, bền vững

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

67 Hội thảo khoa học quốc gia: “Thể chế phát triển nhanh, bền vững:Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam tronggiai đoạn mới”

70 Khảo sát thực tế, Tọa đàm khoa học tại Thái Bình

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 62 (196) - 2018

3SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

Thưa các đồng chí Trung ương,Thưa các đồng chí tham dự Hội

nghịSau 5 ngày làm việc khẩn trương,

nghiêm túc, dân chủ và tráchnhiệm, Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành Trung ương đã hoànthành toàn bộ nội dung chươngtrình đề ra. Các đồng chí Uỷ viênTrung ương và các đồng chí thamdự Hội nghị đã nghiêm túc nghiêncứu và chuẩn bị, sôi nổi thảo luận,đóng góp nhiều ý kiến quan trọngvào các báo cáo, đề án. Bộ Chính trịđã tiếp thu tối đa và giải trìnhnhững vấn đề còn có ý kiến khácnhau. Ban Chấp hành Trung ươngđã thống nhất cao thông qua các

nghị quyết, kết luận và quy địnhcủa Trung ương. Để kết thúc Hộinghị, tôi xin thay mặt Bộ Chính trịphát biểu, làm rõ thêm một số vấnđề và khái quát lại những kết quảchủ yếu của Hội nghị.

1. Về kinh tế - xã hộiBan Chấp hành Trung ương nhất

trí cho rằng, trong 9 tháng đầu năm2018, nhờ có sự nỗ lực phấn đấucủa toàn Đảng, toàn dân, toànquân, kinh tế - xã hội nước ta tiếptục có những chuyển biến tích cực,toàn diện trên các lĩnh vực. Dự báo,đến cuối năm 2018, có thể hoànthành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạchđề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoànthành vượt mức. Nổi bật là: Tốc độ

Phát biểu của tổng bí thư nguyễn Phú trọng

bế mạc Hội ngHị lần tHứ tám ban chấP hành trung ương Đảng

khoá Xii

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 62 (196) - 2018

tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mứccao, đạt 6,6 - 6,8%, quy mô GDPkhoảng 240,5 tỉ đô la Mỹ. Chấtlượng tăng trưởng ngày càng đượccải thiện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổnđịnh. Lạm phát được kiểm soát; chỉsố giá tiêu dùng duy trì ở mức dưới4%. Các cân đối lớn của nền kinh tếcơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷcương tài chính - ngân sách nhànước được tăng cường; bội chi ngânsách ở mức 3,67% GDP; nợ công cóxu hướng giảm và ngày càng thấpxa hơn mức trần do Quốc hội quyđịnh. Thị trường tiền tệ ổn định;cán cân thanh toán quốc tế tiếp tụcđược cải thiện. Xuất khẩu ước đạt238 tỉ đô la, tăng 11,2% so với năm2017; xuất siêu hơn 3 tỉ đô la Mỹ.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đượcquan tâm đầu tư phát triển, đạtđược nhiều kết quả quan trọng, gópphần tích cực vào việc duy trì ổnđịnh chính trị, bảo đảm trật tự, antoàn xã hội, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân. Kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cảthành thị và nông thôn được cảithiện rõ rệt. Phong trào xây dựngnông thôn mới đạt được nhiều kết

quả tích cực, đã có gần 40% số xãcủa cả nước đạt chuẩn nông thônmới. Các chính sách, chế độ đối vớingười có công, các đối tượng chínhsách, bảo trợ xã hội được quan tâmthực hiện; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩnmới giảm xuống còn 5,2 - 5,7%.Công tác đào tạo nghề, giải quyếtviệc làm tiếp tục được đẩy mạnh,năng suất lao động được cải thiện;tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thịgiảm; cơ cấu lao động chuyển dịchtheo hướng tích cực. Sự nghiệp y tế,thể dục, thể thao, bảo vệ, chăm sócsức khoẻ nhân dân, bảo đảm ansinh xã hội; đổi mới giáo dục và đàotạo, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, xây dựng con người; quảnlý tài nguyên, bảo vệ môi trường,phòng, chống thiên tai, ứng phó vớibiến đổi khí hậu; phát triển khoahọc và công nghệ, phong trào khởinghiệp, đổi mới, sáng tạo đạt đượcnhiều kết quả tích cực. Công tácphòng, chống tham nhũng, lãngphí, tiêu cực tiếp tục được đẩymạnh, đạt được nhiều kết quả cụthể rõ rệt, được cán bộ, đảng viênvà nhân dân hoan nghênh, đồngtình, đánh giá cao. Tiềm lực quốc

phòng, an ninh được tăng cường;an ninh chính trị, trật tự, an toàn xãhội được giữ vững; môi trường hoàbình, ổn định cho phát triển đượcbảo đảm. Hoạt động đối ngoại vàhội nhập quốc tế được đẩy mạnh vàmở rộng, góp phần nâng cao uy tínvà vị thế của nước ta trên trườngquốc tế.

Trung ương khẳng định, nhữngkết quả, thành tích đạt được trongnăm 2018 đã góp phần thực hiện tốtcác nhiệm vụ và kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội trong nửa đầunhiệm kỳ khoá XII, tạo đà và độnglực mới, khí thế mới cho việc hoànthành các mục tiêu, nhiệm vụ đề racho năm 2019 và 5 năm 2016 - 2020.

Tuy nhiên, Trung ương cũng chỉrõ, bên cạnh những kết quả, thànhtích đã đạt được, kinh tế - xã hộicủa đất nước vẫn đứng trước nhiềukhó khăn, thách thức, còn tiềm ẩnmột số yếu tố có thể tác động tiêucực đến ổn định kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát, an ninh, trật tựxã hội. Tình hình trong nước, quốctế còn tiếp tục diễn biến phức tạp,khó lường. Từ nay đến cuối năm vàtrong những năm tới, toàn Đảng,

toàn dân, toàn quân ta cần phải tiếptục nỗ lực phấn đấu để hoàn thànhthắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đềra cho cả năm 2018. Trong năm2019, tiếp tục củng cố nền tảngkinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,nâng cao năng lực ứng phó vớinhững biến động bất thường củathị trường, nhất là thị trường thếgiới. Duy trì đà tăng trưởng trên cơsở cải thiện thực chất hơn nữa môitrường đầu tư kinh doanh, nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quảvà sức cạnh tranh của nền kinh tếgắn với đẩy mạnh thực hiện ba độtphá chiến lược, cơ cấu lại nền kinhtế và đổi mới mô hình tăng trưởng.Đẩy mạnh cải cách hành chính, cảicách tư pháp, tinh giản bộ máy tổchức, biên chế, bảo đảm hoạt độnghiệu lực, hiệu quả. Chú trọng pháttriển văn hoá, xã hội, bảo vệ môitrường; bảo đảm an sinh, nâng caophúc lợi xã hội, cải thiện đời sốngnhân dân. Củng cố quốc phòng, giữvững an ninh quốc gia, ổn địnhchính trị, trật tự, an toàn xã hội.Chủ động, tích cực hội nhập quốctế, mở rộng và nâng cao hiệu quảhoạt động đối ngoại, nâng cao vị

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 62 (196) - 2018

thế và uy tín của Việt Nam trongkhu vực và trên thế giới.

Để có thể hoàn thành thắng lợicác mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đãđề ra, cần tiếp tục phát huy nhữngkết quả, thành tích và kinh nghiệm,bài học đúc rút được từ thực tế đổimới, tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước, nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt độngcủa toàn hệ thống chính trị; pháthuy dân chủ xã hội chủ nghĩa,quyền làm chủ của nhân dân, sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân, tinhthần năng động, sáng tạo, quyết liệttrong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thựchiện của tất cả các cấp, các ngành từTrung ương đến địa phương, cộngđồng các doanh nghiệp và các tầnglớp nhân dân.

2. Về Chiến lược phát triển bềnvững kinh tế biển

Ban Chấp hành Trung ương đãthống nhất cao với những nhậnđịnh, đánh giá về kết quả của việcthực hiện Nghị quyết số 09, đồngthời nhất trí ban hành Nghị quyếtmới về Chiến lược phát triển bềnvững kinh tế biển Việt Nam đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

để từng bước đưa nước ta trở thànhquốc gia mạnh về biển, giàu lên từbiển, dựa vào biển và hướng ra biển.Phấn đấu đến năm 2030 đạt các mụctiêu cơ bản về phát triển bền vữngkinh tế, xã hội và môi trường biển,vùng ven biển và hải đảo. Tăngtrưởng kinh tế biển và thu nhậpbình quân đầu người của các tỉnh,thành phố ven biển ngày càng cao sovới mức tăng trưởng chung của cảnước; đóng góp của các ngành kinhtế thuần biển chiếm khoảng 10%GDP cả nước; đóng góp GRDP củacác tỉnh, thành phố ven biển chiếm65 - 70% GDP cả nước. Chỉ số pháttriển con người (HDI) các tỉnh,thành phố ven biển cao hơn mứctrung bình của cả nước; đáp ứngđược các yêu cầu thiết yếu của ngườidân sống trên các đảo... Kiểm soátchặt chẽ, ngăn ngừa, giảm thiểu ônhiễm môi trường biển, nhất là chấtthải nhựa đại dương. Ở các tỉnh,thành phố ven biển, chất thải nguyhại, chất thải rắn sinh hoạt được thugom và xử lý đạt quy chuẩn môitrường; các khu kinh tế, khu côngnghiệp và khu đô thị ven biển có hệthống xử lý nước thải tập trung, bảo

đảm đáp ứng các quy chuẩn, tiêuchuẩn về môi trường và được quyhoạch, xây dựng theo hướng bềnvững, thích ứng với biến đổi khí hậu,nước biển dâng.

Chú ý kết hợp chặt chẽ giữa pháttriển bền vững kinh tế biển với xâydựng xã hội gắn kết hài hoà vớibiển; bảo tồn, phát triển bền vữngđa dạng sinh học, hệ sinh thái biển,bảo vệ môi trường, phòng, chốngthiên tai, ứng phó với biến đổi khíhậu, nước biển dâng phù hợp vớiquy luật tự nhiên; mở rộng và nângcao hiệu quả hoạt động đối ngoại vàhợp tác quốc tế về biển. Bảo đảmcân bằng sinh thái và hài hoà cácmối quan hệ giữa bảo tồn và pháttriển, liên kết và hỗ trợ giữa cácvùng nội địa đất liền, vùng ven biểnvà hải đảo, đại dương. Kiên quyết,kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập,chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợiích quốc gia - dân tộc trên các vùngbiển, đảo thuộc chủ quyền, quyềnchủ quyền và quyền tài phán quốcgia, giải quyết các tranh chấp bằngbiện pháp hoà bình trên cơ sở luậtpháp quốc tế, trong đó có Công ướcLuật Biển năm 1982 của Liên hợp

quốc; giữ vững môi trường hoàbình, ổn định, an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội trên các vùngbiển, đảo để phát triển bền vữngkinh tế. Trong bối cảnh cả thế giớiđang thực hiện cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ 4, cần quantâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếudựa vào vốn đầu tư, khai thác tàinguyên, gây ô nhiễm môi trườngsang kinh tế dựa trên nền tảng trithức, khoa học công nghệ, phát huycó hiệu quả tiềm năng, lợi thế củabiển Việt Nam. Cơ cấu lại, pháttriển đồng bộ và bền vững cácngành, lĩnh vực kinh tế biển, cácvùng biển, ven biển và hải đảo theohướng nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.Chú trọng phát triển các trung tâmkinh tế ven biển, đầu tư có trọngtâm, trọng điểm; phát huy lợi thế vềđiều kiện địa chiến lược, kinh tế,chính trị và tự nhiên. Khai thác, sửdụng và phát triển bền vững tàinguyên biển, làm động lực cho pháttriển kinh tế đất nước. Chủ độngthích ứng với biến đổi khu vực vàtoàn cầu, trong đó có biến đổi khíhậu, nước biển dâng; tăng cường

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 62 (196) - 2018

quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường dựa trên cơ sở quy hoạch, kếhoạch cụ thể, sát hợp với thực tế.Hết sức coi trọng công tác điều tracơ bản, thực hiện phương châmnắm chắc, quản chặt, khai thác, sửdụng có hiệu quả tài nguyên biển,bảo tồn đa dạng sinh học biển. Huyđộng và sử dụng có hiệu quả mọinguồn lực nhà nước và xã hội,trong nước và nước ngoài để thựchiện các mục tiêu, định hướngchiến lược về phát triển bền vữngkinh tế biển. Chú trọng đào tạonguồn nhân lực, phát triển khoahọc - công nghệ, lấy khoa học -công nghệ tiên tiến và nguồn nhânlực chất lượng cao làm khâu độtphá để phát triển kinh tế biển.Đồng thời khẩn trương hoàn thiệnthể chế, chính sách tạo môi trườngvà điều kiện thuận lợi thu hút cácnhà đầu tư có công nghệ, trình độquản lý tiên tiến, hiện đại phát triểnkết cấu hạ tầng và kinh tế biển.

Trong quá trình triển khai thựchiện Nghị quyết, cần hết sức chútrọng công tác giáo dục, tuyêntruyền, quán triệt, nâng cao nhậnthức, thống nhất tư tưởng trong

toàn Đảng, toàn dân. Đồng thời,tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cácthể chế, chính sách, bổ sung, điềuchỉnh các quy hoạch, kế hoạch,chương trình, dự án đầu tư sát hợpvới thực tế để thực hiện có hiệuquả. Chú trọng các lĩnh vực theothứ tự ưu tiên: Phát triển du lịchbiển, đảo; kinh tế hàng hải; khaithác dầu khí và các tài nguyênkhoáng sản khác; nuôi trồng, khaithác thuỷ hải sản và phát triển hạtầng nghề cá; phát triển côngnghiệp đóng tàu; phát triển nănglượng tái tạo và các ngành kinh tếmới. Tập trung đầu tư có hiệuquả  các khu kinh tế, khu côngnghiệp, đô thị ven biển và hệ thốngkết cấu hạ tầng kết nối vùng đồngbộ làm nền tảng đột phá để pháttriển vùng biển, ven biển trở thànhđiểm đến của thế giới đồng thời làcửa ngõ vươn ra thế giới.

3. Về công tác xây dựng ĐảngTại Hội nghị lần này, sau khi xem

xét các Tờ trình của Bộ Chính trị,Ban Chấp hành Trung ương đãquyết định một số vấn đề quantrọng sau đây:

Một là, thống nhất cao việc ban

hành Quy định về trách nhiệm nêugương của cán bộ, đảng viên, trướchết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viênBan Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng. Trung ương chorằng, trong những năm qua, nhờ cónhững chủ trương, quy định đúngđắn, kịp thời của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bíthư về trách nhiệm nêu gương chonên ý thức trách nhiệm của cán bộ,đảng viên từng bước được nâng lên,từ đó có những hành động thiếtthực trong công tác và cuộc sống,tạo được sự chuyển biến tích cực vềtư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống, tác phong làm việc; ý thức tổchức kỷ luật và đoàn kết nội bộ.Việc thực hiện các chủ trương, quyđịnh về nêu gương của Đảng đãgóp phần tăng cường kỷ luật, kỷcương của Đảng; nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức đảng, đảng viên; góp phầnngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái,tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềmtin của cán bộ, đảng viên và nhândân đối với sự lãnh đạo của Đảng.Nhiều đồng chí đã có ý thức rènluyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức,

lối sống, hết lòng, hết sức tận tuỵvới công việc, được quần chúng yêumến, tín nhiệm.

Tuy nhiên, những kết quả thuđược còn hạn chế, chưa đạt đượcyêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo,chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triểnkhai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệuquả chưa cao, chưa tạo được sức lantoả lớn. Một số cán bộ, đảng viên,trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủchốt các cấp chưa xác định rõ tráchnhiệm và chưa thật sự gương mẫutrong việc rèn luyện, giữ gìn phẩmchất, đạo đức, lối sống..., gây dưluận xấu trong cán bộ, đảng viên vànhân dân.

Ban Chấp hành Trung ương cơbản thống nhất với các nội dungtrong dự thảo Quy định, cho rằngdự thảo đã được chuẩn bị công phu,vừa có tính khái quát, vừa cụ thể, cótrọng tâm, trọng điểm, có tính khảthi; giao cho Bộ Chính trị tiếp tụctiếp thu các ý kiến đóng góp bằngvăn bản của Trung ương để hoànthiện và sớm ban hành Quy định.Trung ương nhấn mạnh, nếu gần200 Uỷ viên Trung ương khoá XII,từng đồng chí thật sự soi vào bản

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 62 (196) - 2018

thân mình, đề cao trách nhiệm nêugương và gương mẫu đi đầu thựchiện thì sẽ có sức lan toả rất lớn, sẽtạo được sự chuyển biến mạnh mẽtrong toàn Đảng, toàn hệ thốngchính trị, góp phần củng cố, tăngcường niềm tin của cán bộ, đảngviên, nhân dân vào Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bộ Chính trị vàBan Bí thư. Bác Hồ đã dạy: “Mộttấm gương sống có giá trị hơn cảtrăm bài diễn văn tuyên truyền”.Tuy nhiên, cách viết phải rất trongsáng, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ thựchiện, dễ kiểm tra, giám sát, khôngđể cho các thế lực xấu, thù địch lợidụng xuyên tạc, kích động chốngphá chúng ta.

Hai là, thống nhất quyết địnhthành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đạihội XIII của Đảng gồm: Tiểu banVăn kiện; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội;Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu banNhân sự và Tiểu ban Tổ chức phụcvụ Đại hội. Khi xem xét, quyết địnhthành lập các Tiểu ban, Trung ươngđã thảo luận và thống nhất cao vớiTờ trình của Bộ Chính trị, đồngthời yêu cầu các Tiểu ban cần khẩntrương xây dựng chương trình, kế

hoạch để sớm đi vào hoạt động.Đặc biệt là Tiểu ban Văn kiện vàTiểu ban Kinh tế - Xã hội cần tăngcường phối hợp với các cơ quannghiên cứu, tham mưu của Đảng vàNhà nước, chắt lọc, kế thừa các kếtquả nghiên cứu trong những nămgần đây và căn cứ vào tình hìnhthực tế của đất nước để đề xuất vớiBan Chấp hành Trung ương, vớiĐại hội XIII của Đảng những chủtrương, chính sách tiếp tục đẩymạnh đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc vàđồng bộ hơn, tạo xung lực mới chophát triển đất nước nhanh và bềnvững, xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh.

Ba là, Ban Chấp hành Trungương đã xem xét và quyết định giớithiệu đồng chí Tổng Bí thư để Quốchội bầu làm Chủ tịch nước khoáXIV; bầu bổ sung 2 đồng chí Uỷviên Uỷ ban Kiểm tra Trung ươngkhoá XII. Ban Chấp hành Trungương cũng đã xem xét, thi hành kỷluật đồng chí Nguyễn Bắc Son,nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng,nguyên Bí thư Ban cán sự đảng,nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin vàTruyền thông bằng hình thức cách

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 62 (196) - 2018

chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trungương khoá XI và Bí thư Ban cán sựđảng Bộ Thông tin và Truyền thôngnhiệm kỳ 2011 - 2016; kỷ luật đồngchí Trần Văn Minh, nguyên Uỷ viênTrung ương Đảng, nguyên PhóTrưởng Ban Tổ chức Trung ương,nguyên Phó Bí thư Thành uỷ,nguyên Bí thư Ban cán sự đảng,nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dânthành phố Đà Nẵng bằng hình thứckhai trừ ra khỏi đảng (Theo Quyđịnh số 30, ngày 26/7/2016 của BanChấp hành Trung ương Đảng, BộChính trị, Ban Bí thư sẽ tiếp tục chỉđạo thực hiện quy trình xử lý kỷluật về hành chính đối với đồng chíNguyễn Bắc Son và đồng chí TrầnVăn Minh bảo đảm đồng bộ, kịpthời, tương ứng với kỷ luật đảng).Việc xem xét, quyết định về côngtác cán bộ và thi hành kỷ luật đãđược tiến hành rất chặt chẽ, dânchủ, đúng quy định của Đảng vớisự thống nhất rất cao của Ban Chấphành Trung ương.

Thưa các đồng chí,Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá XIIđã thành công tốt đẹp. Trong năm

2018 và nửa đầu nhiệm kỳ khoáXII, sự nghiệp phát triển đất nướcđã có những chuyển biến tích cực,toàn diện trên các lĩnh vực, nămsau tốt hơn năm trước. Tuy nhiên,chúng ta tuyệt nhiên không đượcchủ quan, thoả mãn, bởi vì trướcmắt chúng ta vẫn đang có rất nhiềukhó khăn, thách thức, vẫn cònnhiều việc lớn, việc khó phải làm vàphải làm tốt hơn nữa mới có thểthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đạihội XII của Đảng.

Tôi đề nghị từng đồng chí Trungương, trên cương vị công tác củamình, ngay sau Hội nghị này, phảitập trung lãnh đạo, chỉ đạo triểnkhai thực hiện quyết liệt và có hiệuquả các nghị quyết, kết luận, quyđịnh của Hội nghị, góp phần hoànthành tốt mục tiêu, nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội quý IV, cả năm2018 và các năm tiếp theo.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bếmạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá XII. Chúccác đồng chí mạnh khoẻ, hoàn thành tốttrọng trách của mình trước Đảng, nhândân và đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 62 (196) - 2018

“Hôm nay, trong niềmxúc động và tiếcthương vô hạn, Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam, Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủtịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Chính phủ nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ

Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cùng đồng bào, đồng chícả nước, bạn bè và gia đình tổ chứctrọng thể Lễ truy điệu và tiễn đưađồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạoxuất sắc, có uy tín lớn của Đảng,Nhà nước và nhân dân ta; ngườiđảng viên cộng sản kiên trung, suốtđời cống hiến, hy sinh vì lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,vì hạnh phúc của nhân dân, về nơian nghỉ cuối cùng. Đồng chí ĐỗMười mất đi là một tổn thất to lớnđối với Đảng, Nhà nước và nhândân ta, đối với gia quyến đồng chíĐỗ Mười, để lại niềm tiếc thươngđối với bạn bè quốc tế...

Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12năm 1997, trên cương vị Tổng Bí thưBan Chấp hành Trung ương Đảng, Bíthư Quân uỷ Trung ương, bằngnhững kinh nghiệm thực tiễn phongphú, đồng chí Đỗ Mười đã cùng tậpthể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ

Đồng cHí Đỗ mười - nhà lãnh Đạo Xuất sắc, có uy tín lớncủa Đảng, nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 62 (196) - 2018

Chính trị, Ban Bí thư luôn nêu caotinh thần kiên định, vững vàng, đoànkết, thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạotoàn Đảng, toàn dân và toàn quân tavượt qua nhiều thách thức, tiếp tụcthực hiện đường lối đổi mới, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thànhtốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước vànhân dân giao phó.

Trọn cả cuộc đời với hơn 80 nămhoạt động cách mạng, đồng chí ĐỗMười đã có nhiều công lao to lớn vàcống hiến xuất sắc đối với sựnghiệp cách mạng của Đảng ta, dântộc ta, gắn liền với sự nghiệp đấutranh giành độc lập dân tộc, thốngnhất đất nước và kiên định conđường đi lên chủ nghĩa xã hội màĐảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựachọn. Là cán bộ lão thành cáchmạng, được tôi luyện, trưởng thànhqua các cuộc kháng chiến, tù đày vàtrong công cuộc xây dựng và bảo vệTổ quốc, đồng chí luôn giữ vững ýchí, phẩm chất của người chiến sĩcộng sản, hết lòng phụng sự Tổquốc, phục vụ nhân dân; khôngngừng rèn luyện, ham học tập, traudồi đạo đức cách mạng, nâng caotri thức, tìm tòi, sáng tạo, có bản

lĩnh chính trị vững vàng, sắc sảo,quyết đoán và hành động quyết liệttrong mọi công việc.

Là một trong những nhà lãnh đạochủ chốt tiêu biểu của Đảng, dù ởcương vị nào, đồng chí cũng manghết nhiệt huyết đóng góp nhiều ý kiếnquan trọng vào những vấn đề lớn củađất nước. Đồng chí luôn quan tâm tớivấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng,thường xuyên nhấn mạnh phải xâydựng Đảng ta thật trong sạch, vữngmạnh, giữ vững nguyên tắc tổ chức,sinh hoạt đảng, kiên quyết đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu,xa rời quần chúng; chống thamnhũng, lãng phí, tiêu cực...

Với 102 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng,đồng chí Đỗ Mười đã trọn đời phấnđấu, cống hiến cho sự nghiệp cáchmạng vẻ vang của Đảng và nhân dânta. Đồng chí đã được trao tặng nhiềuphần thưởng cao quý: Huân chươngSao Vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi đảngvà nhiều huân, huy chương cao quýkhác của Việt Nam và quốc tế” n

(Trích Lời điếu tại Lễ truy điệunguyên Tổng bí thư Đỗ Mười do TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng banlễ tang đọc)

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 62 (196) - 2018

“Đồng chí Trần ĐạiQuang, Ủy viên BộChính trị BCH Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủtịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốcphòng và An ninh, Trưởng ban chỉđạo cải cách tư pháp Trung ương,Đại biểu Quốc hội, nhà lãnh đạo có

nhiều cống hiến cho sự nghiệp cáchmạng vẻ vang của Đảng và dân tộc,vì hạnh phúc của nhân dân đã vĩnhbiệt chúng ta. Đây là một tổn thất lớnđối với Đảng, Nhà nước, nhân dân tavà gia quyến đồng chí...

Từ sau kỳ họp thứ XI, Quốc hộikhóa XIII tháng 4/2016 đến nay, trêncương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ

cHủ tịcH nước trần Đại Quang, nhà lãnh Đạo có nhiều cống hiếncho sự nghiệP cách mạng vẻ vang

của Đảng và dân tộc, vì hạnh Phúccủa nhân dân

tịch nước CHXHCN Việt Nam, đồngchí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng,Nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạotoàn Đảng, toàn dân, toàn quân thựchiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hộiđại biểu toàn quốc thứ XII của Đảng,các Nghị quyết của BCH Trung ương,của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ vớicác cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp, MTTQ Việt Nam và các tổ chứcchính trị -xã hội thực hiện nhiệm vụvà quyền hạn của Chủ tịch nước, Chủtịch Hội đồng Quốc phòng và Anninh, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tưpháp Trung ương theo đúng chủtrương đường lối của Đảng, quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật. Qua đóđã tích cực góp phần đẩy mạnh côngcuộc đổi mới, phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN, mở rộngquan hệ đối ngoại và hội nhập quốctế, tăng cường tiềm lực quốc phòng,an ninh, giữ vững ổn định chính trị -xã hội, nâng cao vai trò, vị thế, uy tíncủa Việt Nam trên trường quốc tế.

Là một trong những nhà lãnh đạochủ chốt của Đảng, Nhà nước, đồngchí luôn nêu cao tinh thần tráchnhiệm, ý thức tổ chức, gương mẫu vàgiữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của

Đảng; thương yêu đồng chí, đồngbào; thực sự cầu thị, khiêm tốn, họchỏi, trân trọng lắng nghe, tiếp thu cácý kiến đóng góp; luôn đặt lợi ích củaĐảng, của dân tộc lên trên hết; đượcđồng chí, đồng bào quý mến, bạn bèquốc tế trân trọng.

Trong công tác, đồng chí là cán bộlãnh đạo có bản lĩnh chính trị vữngvàng, kiên định mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trungthành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh,đường lối của Đảng và lợi ích quốc gia,dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, kiênquyết đấu tranh bảo vệ Đảng, chế độXHCN, bảo vệ Nhà nước và nhân dân...

Với 63 tuổi đời, 38 năm tuổi đảng,đồng chí Trần Đại Quang đã cốnghiến trọn đời mình cho sự nghiệpcách mạng vẻ vang của Đảng, dântộc và hạnh phúc của nhân dân.

Đảng và Nhà nước đã ghi nhận,trao tặng đồng chí nhiều huân, huychương cao quý và Huy hiệu 30 nămtuổi Đảng” n

(Trích Điếu văn tại Lễ truy điệuChủ tịch nước Trần Đại Quang doTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,Trưởng ban lễ tang đọc)

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 SỐ 62 (196) - 2018

Chủ nghĩa Mác do C.Mác vàPh.Ăng ghen sáng lập vào giữathế kỷ XIX, đến cuối thế kỷ

XIX, đầu thế kỷ XX đã được V.I.Lêninphát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin.Từ thời C.Mác cho đến thời Lênin vàcho đến ngày nay, khi nhân loại đã bướcvào hai thập niên đầu thế kỷ XXI, thếgiới đã trải qua biết bao biến cố thăngtrầm, quanh co, phức tạp, song đời sốngxã hội vẫn không nằmngoài những quyluật phổ biến đã được C.Mác tổng kết.Khẳng định giá trị, sức sống của chủnghĩa Mác - Lênin, đồng thời phải đấutranh phê phán các quan điểm xuyêntạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin,nhằm bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong tình hình mới.

1. Trong quá trình xây dựng và pháttriển học thuyết của mình, C.Mác và

Ph.Ăng ghen đã phải đấu tranh chốnglại các quan điểm, duy tâm, siêu hình,các quan điểm giáo điều, xét lại. Cácông đã từng phê phán quan điểm củaphái Hêghen trẻ, của Pru đông, củaĐuy rinh, của Látxan và nhiều quanđiểm tư sản khác. ông qua sự phêphán quan điểm phản diện các ông đãtrình bày quan điểm chính diện củamình, đã phát triển, hoàn thiện họcthuyết của mình. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định rằng, họcthuyết của các ông có tính phê phán vàcách mạng, nó không đội trời chungvới chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ, vớiquan điểm duy tâm, siêu hình, cơ hội,xét lại. Có thể nói, thông qua đấu tranhtư tưởng, lý luận để bảo vệ, phát triểnchủ nghĩa Mác là tính quy luật trongsự tồn tại của chủ nghĩa Mác.

bẢO VỆ cHủ ngHĨa mác - lÊ nin trong tình hình mới

l GS, TS Lê Hữu NGHĩaNguyên Phó Chủ tịch HĐLL TW

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Để bảo vệ và phát triển chủ nghĩaMác trong điều kiện lịch sử mới V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh, kịch liệtphê phán những quan điểm cơ hội, xétlại của các nhà lãnh đạo Quốc tế II nhưBecxtanh, Cauxki..., đã đấu tranh vớinhững quan điểm sai lầm củaPlêkhanốp, Bukharin, Tơrốtxki, đã phêphán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phánvới các đại biểu như E.Makhơ, Avênar-iut... Vận dụng chủ nghĩa Mác mộtcách sáng tạo vào thực tiễn nước Nga,Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạogiai cấp công nhân và nhân dân Ngatiến hành cuộc Cách mạng thángMười vĩ đại, mở ra thời đại mới trongsự phát triển của loài người - thời đạiquá độ từ CNTB lên CNXH trênphạm vi toàn thế giới. Vận dụng phépbiện chứng mác xít vào xây dựngCNXH ở nước Nga, Lênin đã đề raChính sách kinh tế mới, với chủ trươngthực hiện nhiều bước quá độ nhỏ vềkinh tế - xã hội, thay thế chế độ trưngthu lương thực bằng thuế lương thực,áp dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ,phát triển thương mại, sử dụng chuyêngia tư sản, áp dụng CNTB nhà nước,học tập kinh nghiệm của CNTB...Chính sách kinh tế mới của Lênin đã

đưa nước Nga thoát khỏi cuộc khủnghoảng kinh tế - xã hội mùa xuân năm1921, bước sang một giai đoạn pháttriển mới.

Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩaMác - Lênin vẫn là học thuyết khoahọc và cách mạng duy nhất đáp ứngđược nhiệm vụ lịch sử mà không mộthọc thuyết nào có thể thay thế được.Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lêninđược thể hiện ở chỗ nó soi sáng cácnhiệm vụ lịch sử đã chín muồi củanhân loại. Nhiệm vụ giải phóng conngười khỏi mọi hình thức áp bức, bóclột, bất công, tha hóa. ời đại ngàynay có nhiều nội dung, đặc điểm rấtmới so với thời C.Mác và V.I.Lê ninsống và hoạt động. Song các giá trịbền vững trong tư tưởng, quan điểmvà phương pháp của Mác, Ăngghen,Lênin đã và đang là lý luận và phươngpháp luận khoa học để nhận thức vàcải tạo thế giới, còn những hạn chếlịch sử trong một số luận điểm cụ thểnào đó của các ông thì lại đặt ra yêucầu phải bổ sung, phát triển cho phùhợp với điều kiện lịch sử mới. Chínhbản chất khoa học và cách mạng củachủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi phảinhư vậy. Giá trị, sức sống của học

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 62 (196) - 2018

thuyết Mác - Lê nin không phải ở chỗmọi câu nói của các ông là nhữngchân lý vĩnh cửu, những người cáchmạng cứ thế mà áp dụng không cầnxem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đãnhiều lần tuyên bố: Học thuyết củachúng tôi không phải là giáo điều màlà kim chỉ nam cho hành động.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Namra đời cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh tiếp thu, vận dụng và phát triểnsáng tạo phù hợp với điều kiện thựctiễn Việt Nam và thời đại. Chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhđã trở thành nền tảng tư tưởng củaĐảng, kim chỉ nam cho cách mạng.

ắng lợi của các cuộc khángchiến chống ngoại xâm, giải phóngđất nước, thống nhất Tổ quốc, nhữngthành tựu trong công cuộc đổi mới,xây dựng CNXH hơn 30 năm qua đãkhẳng định sức sống, ý nghĩa thời đạicủa chủ nghĩa Mác - Lê nin đối vớicách mạng Việt Nam.

Trong công cuộc đổi mới, ViệtNam đã đạt được những thành tựu tolớn, có ý nghĩa lịch sử cả về nhận thứclý luận và thực tiễn. Nhận thức về

CNXH và con đường đi lên CNXH ởViệt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, ngàycàng được bổ sung, phát triển qua cáckỳ đại hội đảng. Trên cơ sở lý luận củaChủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễnbiến đổi của tình hình thế giới. ĐảngCộng sản Việt Nam đã có cách tiếpcận tình hình quốc tế và thời đại ngàycàng phù hợp hơn và sâu sắc hơn;nhận thức đầy đủ hơn tính chất lâudài, quanh co phức tạp của thời đạiquá độ lên CNXH và đánh giá đúnghơn những mâu thuẫn cũng như tiềmnăng phát triển của CNTB hiện đại,thấy rõ hơn các xu hướng biến đổi củatình hình thế giới và khu vực, từ đóđưa ra chính sách phù hợp.

Những thành tựu về lý luận vàthực tiễn của Việt Nam qua hơn 30năm đổi mới đã khẳng định đườnglối đổi mới của Đảng là đúng đắn,hợp lòng dân, con đường đi lênCNXH là phù hợp với thực tiễn ViệtNam và xu thế phát triển của thờiđại, phù hợp với chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vìvậy Văn kiện Đại hội XII của ĐảngCộng sản Việt Nam (01/2016) yêucầu toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảngviên phải “Kiên định chủ nghĩa Mác

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 62 (196) - 2018

- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vậndụng sáng tạo và phát triển phù hợpvới thực tiễn Việt Nam”(1).

2. Từ sau khi chế độ XHCN ở LiênXô và Đông Âu sụp đổ, phe CNXHtan rã, tình hình thế giới diễn biếnnhanh chóng, phức tạp khó lường,nhất là trong những năm gần đây.

Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫnlà xu thế lớn, song đấu tranh dân tộc,đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ,xung đột vũ trang, xung đột dân tộc,tôn giáo, khủng bố, chủ nghĩa ly khai,chiến tranh mạng, xâm phạm chủquyền quốc gia tiếp tục diễn ra gay gắtở nhiều khu vực trên thế giới.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếtiếp tục được đẩy mạnh, từ đó thúcđẩy các nước tham gia ngày càng sâuvào mạng sản xuất và chuỗi giá trịtoàn cầu. Tuy nhiên, xu thế toàn cầuhóa đang bị nhiều rào cản do tác độngcủa những nhân tố phản toàn cầu hóanhư sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộthương mại, sự nổi lên của chủ nghĩadân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoannhất là của một số nước lớn.

Cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ, đặc biệt cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư (cách mạng công

nghiệp 4.0) phát triển mạnh mẽ, tạora nhiều đột phá trong các lĩnh vực,tác động sâu sắc và nhiều chiều đếnkinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.

Cục diện thế giới từ chỗ tồn tại haiphe, hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô,giờ đây lại theo xu hướng đa cực, đatrung tâm diễn ra nhanh chóng. Hợptác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùythuộc lẫn nhau giữa các nước, nhấtlà giữa các nước lớn ngày càng tăng.

Cùng với những diễn biến trênđây, những vấn đề toàn cầu như anninh tài chính, an ninh năng lượng,an ninh lương thực, an ninh nguồnnước, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịchbệnh... có nhiều diễn biến phức tạp.Cộng đồng quốc tế phải tăng cườngđối phó với những thách thức anninh truyền thống, phi truyền thống,đặc biệt là an ninh mạng và các hìnhthái chiến tranh kiểu mới...

Có thể nói, tình hình thế giới haithập niên đầu thế kỷ XXI với những xuthế và đặc điểm nổi bật trên đây rấtkhác so với thời kỳ C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin sống và hoạt động.Tình hình đó tác động đến các đảngcộng sản, các cán bộ, đảng viên của cácđảng trong đó có ĐCSVN, nó đặt ra

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 62 (196) - 2018

nhiều vấn đề mới trong việc nhận thức,nghiên cứu để vận dụng, bảo vệ và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ở đây, theo chúng tôi, phải giảiquyết đúng đắn mối quan hệ biệnchứng giữa kiên định và sáng tạo, giữabảo vệ và phát triển. Kiên định Chủnghĩa Mác - Lênin không có nghĩa làkhư khư nắm giữ những câu chữ củaMác, Ăng ghen, Lênin mà phải nắmvững bản chất khoa học và cách mạngcủa nó, phải vận dụng và phát triểnsáng tạo nó. Kiên định và sáng tạo đốivới chủ nghĩa Mác - Lênin là 2 mặtcủa một vấn đề thống nhất với nhau,kiên định phải trên cơ sở sáng tạo, cònsáng tạo phải trên cơ sở kiên định.Cũng với tinh thần đó có thể coi bảovệ và phát triển là hai mặt của một vấnđề. Cách tốt nhất để bảo vệ một họcthuyết khoa học và cách mạng Chủnghĩa Mác - Lênin là phải phát triểnsáng tạo nó cho phù hợp với điều kiệnlịch sử mới. Bảo vệ bằng cách pháttriển và thông qua sự phát triển làcách tốt nhất để bảo vệ một họcthuyết khoa học. Ngày nay, sự biến đổicủa tình hình thế giới cũng đặt ranhiều thách thức cho việc bảo vệ vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin mà

những người mác - xít phải nỗ lựcvượt qua bằng bản lĩnh chính trị, bằngnăng lực tư duy lý luận sáng tạo, bằngviệc tăng cường tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận, khắc phục cả bệnhgiáo điều, bảo thủ cũng như chủnghĩa cơ hội, xét lại lẫn phương pháptư duy siêu hình, cực đoan.

Như trên đã nói, sự sụp đổ chế độXHCN ở Liên Xô và Đông Âu, sự tiếptục tồn tại và phát triển, nhất là về kinhtế của CNTB, sự xuyên tạc tấn côngcủa các thế lực thù địch, cơ hội chínhtrị vào ý thức hệ XHCN đã làm chomột số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnhchính trị vững vàng, giảm sút niềm tinvào chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH.Có quan điểm vin vào sự sụp đổ củachế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âuđể phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.Chúng ta thấy rằng sự sụp đổ của chếđộ XHCN ở Liên Xô là sự sụp đổ củamột mô hình CNXH - mô hìnhCNXH tập trung quan liêu, bao cấpchứ không phải là sự sụp đổ củaCNXH nói chung, đó là mô hình cũcủa CNXH. Sự sụp đổ của nó cónguyên nhân khách quan và chủ quan,bên trong và bên ngoài, nguyên nhânsâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Chính

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 62 (196) - 2018

những khuyết tật của mô hình CNXHđó không được phát hiện và khắc phụckịp thời, tồn tại kéo dài, tích tụ lại, đãđẩy xã hội xô viết đến nguy cơ sụp đổ.Sự sai lầm về đường lối cải tổ của lãnhđạo Đảng và Nhà nước Liên Xô - cảđường lối kinh tế, chính trị, tư tưởng,tổ chức, đối ngoại, sự phản bội lý tưởngXHCN của những người lãnh đạo caonhất trong Đảng và Nhà nước cộng vớisự chống phá, âm mưu và hoạt động“diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đếquốc. Không thể qui sự sụp đổ củaLiên Xô vào chủ nghĩa Mác - Lênin.Chính sự nhận thức sai, vận dụng sai,sự phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lênincủa lãnh đạo ĐCS Liên Xô là mộtnguyên nhân trực tiếp quan trọng.Kinh nghiệm cải cách, mở cửa củaTrung Quốc, đổi mới của Việt Nam làminh chứng cho điều đó. Cải tổ là tấtyếu, nhưng sự thất bại của cải tổ khôngphải là tất yếu, nếu đảng cộng sản cóđường lối cải tổ đúng đắn, trung thànhvà sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩaMác - Lênin, trung thành với lý tưởngXHCN, có bản lĩnh chính trị vữngvàng, cảnh giác với âm mưu và hoạtđộng chống phá CNXH của các thế lựcthù địch, xây dựng Đảng và Nhà nước

vững mạnh, chống được quan liêu,tham nhũng, huy động được sức mạnhcủa toàn dân để bảo vệ chế độ XHCN.Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô tuyđã trôi qua gần 30 năm song vẫn là lờicảnh báo thường xuyên đối với cácĐảng cộng sản đang cầm quyền ở cácnước XHCN để phòng, tránh đi vào“vết xe đổ” của Liên Xô.

Có quan điểm dựa vào yếu tố thờiđại để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin.Quan điểm đó cho rằng, chủ nghĩaMác - Lênin chỉ phù hợp với thế kỷXIX hoặc cùng lắm là đầu thế kỷ XX -thời đại văn minh cơ khí, còn bây giờlà thế kỷ XXI - thời đại của cách mạngkhoa học - công nghệ, cách mạng côngnghiệp 4.0, văn minh tin học, kinh tếtri thức, kinh tế số, toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế nên không còn thích hợpnữa, nó đã bị lỗi thời (!). Cũng có quanđiểm dựa vào yếu tố địa lý, vào trìnhđộ phát triển của quốc gia để phủ nhậntính phổ biến của chủ nghĩa Mác -Lênin. Quan điểm đó cho rằng chủnghĩa Mác được xây dựng trên cơ sởthực tiễn các nước tư bản phát triểnnên không phù hợp với các nước lạchậu, kém phát triển như Việt Nam, đókhông phải là sản phẩm của Việt Nam

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 62 (196) - 2018

mà du nhập từ phương Tây nên khôngphù hợp với điều kiện Việt Nam. Quanđiểm đó đã không thấy sức mạnh củasự trừu tượng hóa, khái quát hóa lýluận của chủ nghĩa Mác, những quyluật của chủ nghĩa Mác vạch ra khôngchỉ đúng với các nước phát triển màđúng cả với các nước kém phát triển.Về mặt phương pháp luận, C.Mác đãtừng chỉ ra rằng trong cái phát triển caochứa đựng cái phát triển ở trình độthấp hơn dưới dạng lọc bỏ.

Những ý kiến trên đây không thấyrằng đứng trên quan điểm khách quanmà xem xét có một số luận điểm cụ thểcủa C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lêninkhông còn phù hợp với điều kiện lịchsử mới hiện nay, đã bị thực tiễn lịch sửvượt qua hoặc bị nhận thức sai mà bâygiờ phải nhận thức lại cho đúng, songnhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, trong bản chất khoa họcvà cách mạng của nó, vẫn giữ nguyêngiá trị cần phải bảo vệ. Chẳng hạn cácquy luật của phép biện chứng duy vật,của lý luận nhận thức mác - xít, của họcthuyết về hình thái kinh tế - xã hội, họcthuyết giá trị thặng dư, học thuyết về sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân,những tư tưởng khoa học về nhà nước,

cách mạng xã hội, về CNXH... Hoàncảnh lịch sử - cụ thể luôn luôn thay đổi,song những quy luật phát triển cơ bản,phổ biến của lịch sử loài người mà chủnghĩa Mác - Lênin nêu lên là khôngthay đổi, có giá trị bền vững lâu dài...

Trong thời kỳ đổi mới, ĐCSVN đãcó nhiều đổi mới về tư duy lý luận, đãnhận thức lại chủ nghĩa Mác - Lênintheo tinh thần khẳng định sức sống,giá trị bền vững của những nguyên lýcơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin,đồng thời loại bỏ những nhận thứckhông đúng, ấu trĩ, giáo điều, duy ý chívề chủ nghĩa Mác - Lênin, về CNXH,phân biệt những nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin với những luậnđiểm cụ thể của các nhà kinh điển gắnliền với những hoàn cảnh cụ thể lúc đómà sau này đã bị lịch sử vượt qua.ĐCSVN đã vận dụng và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin chophù hợp với điều kiện lịch sử mới củaVN và thời đại trên một loạt vấn đềnhư mục tiêu, đặc trưng và phươnghướng cơ bản của xây dựng CNXH,vấn đề phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, vấn đề xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 62 (196) - 2018

đó là những vấn đề không có sẵn trongdi sản kinh điển mác xít. Không có sựvận dụng, phát triển sáng tạo đó thìkhông có những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử mà nhân dân Việt Namđạt được qua hơn 30 năm đổi mới.

Có một thực tế là trong khi cónhững người xuyên tạc, phủ nhận chủnghĩa Mác thì cũng tại các nước tư bảnphát triển, nhiều học giả tư sản nhưGiắc cơ Đêriđa, Tery Igơletơn, DiđiêÊribông... vẫn thừa nhận chủ nghĩaMác, đề cao C.Mác, kêu gọi nhân loạihãy “trở về với Mác”, “nhân loại khôngthể thiếu Mác”, “không có tương lainếu không có Mác, nếu không có cácdi sản của Mác”(2): Trong thời kỳ khủnghoảng kinh tế - tài chính những năm2008 - 2009 ở các nước tư bản pháttriển, bộ “Tư bản” của C.Mác đã đượcin và tái bản với số lượng tăng vọt, trởthành sách bán chạy ở các nước tư bảnnhư Anh, Đức, Pháp, Italia, Nhật Bản...Sở dĩ có hiện tượng đó vì người tamuốn tìm câu trả lời từ trong tác phẩmvĩ đại của C.Mác về những vấn đề củaxã hội tư bản hiện đại. Nhà sử học

người Anh Êrích Hôxbon nhận xétrằng “việc quay trở lại đọc Mác cónghĩa là thế giới cần phải nghiên cứuhọc thuyết của ông về CNTB và về vịtrí của học thuyết đó trong sự pháttriển của xã hội loài người”.

Những ý kiến phủ nhận chủ nghĩaMác - Lênin đã không nhận thức đúngbản chất, nội dung của chủ nghĩa Mác- Lênin, có ý kiến đem quy chủ nghĩaMác - Lênin về đấu tranh giai cấp,chuyên chính vô sản, bạo lực trấn áp;hoặc đem đối lập chủ nghĩa Mác -Lênin với lợi ích của dân tộc, hoặc đốilập với tư tưởng Hồ Chí Minh... để phủnhận, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đãcoi chủ nghĩa Mác - Lênin là “chủnghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,cách mạng nhất”. Người coi chủ nghĩaMác - Lênin là “cái cẩm nang thầnkỳ”, “mặt trời chói lọi” soi sáng conđường cách mạng Việt Nam. Vì vậyĐảng Cộng sản Việt Nam luôn yêu cầu“phải nắm vững, vận dụng sáng tạo,góp phần phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 62 (196) - 2018

(1) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, HN, 2016, tr.199.(2) Giắc cơ Đêriđa: Những bóng ma của Mác, Nxb CTQG, HN, 1994, tr.16.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 62 (196) - 2018

1. Yêu cầu về phát triển nhanh,bền vững đối với Việt Nam

Qua hơn 30 năm đổi mới, ViệtNam đã có những bước phát triển vàđạt được những thành tựu có ý nghĩalịch sử. Tuy nhiên, vẫn là nước mớithoát ra khỏi các nước kém pháttriển và bước vào nhóm nước đangphát triển có thu nhập trung bìnhthấp chưa lâu; tiềm lực tổng thể cònhạn chế, GDP năm 2017 mới đạt 220tỷ USD; nguy cơ tụt hậu xa hơn vàrơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫncòn hiện hữu; thể chế và mô hìnhtăng trưởng theo chiều rộng đã gầnhết động lực phát triển; bối cảnhquốc tế rất phức tạp, cơ hội và tháchthức đều lớn. Vì vậy, vấn đề pháttriển nhanh, bền vững đất nước làmột yêu cầu khách quan, bức thiết.

Để đạt được mục tiêu phát triểnnhanh, bền vững, Thể chế phát triển

cần được xây dựng phù hợp với điềukiện và trình độ phát triển của đấtnước, đồng thời đáp ứng các yêu cầucao của hội nhập quốc tế trong từnggiai đoạn.

2. Những đặc trưng cơ bản củaThể chế phát triển nhanh, bền vững

Có thể khái quát các đặc trưng cơbản của thể chế phát triển nhanh,bền vững như sau :

1). Đó phải là một thể chế vượttrội, có khả năng đón nhận được cáccơ hội, những xu hướng phát triểnmới, thay đổi với tốc độ nhanh,mang tính đột biến, như cuộcCMCN 4.0; “hóa giải” được cácthách thức, thúc đẩy đổi mới sángtạo, huy động được tất cả các nguồnlực và sử dụng có hiệu quả các môhình và trình độ công nghệ để tạonên động lực phát triển mạnh mẽ.Thể chế phát triển nhanh, bền vững

tHỂ cHế PHát triỂn nHanH, bỀn VỮng và nhỮng vấn Đề ĐẶt ra Đối vớiviệt nam trong giai Đoạn mới

lPGS, TS TrầN Quốc ToảN

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 62 (196) - 2018

phải là thể chế “dung hợp” cao,đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữathể chế chính trị, thể chế kinh tế vàthể chế xã hội đáp ứng yêu cầu pháttriển của giai đoạn mới.

2). Thể chế chính trịthể hiện tập trung ởnhà nước pháp quyềnđưa ra định hướngđường lối, chiến lược,mục tiêu phát triểnđúng đắn; đề caonguyên tắc phápquyền với hệ thốngluật pháp, cơ chế,chính sách phù hợp;thể chế hành chínhminh bạch, đơn giản,hiệu quả; thể chế kinh tế thị trườnghiện đại, hiệu quả, thúc đẩy pháttriển nhanh, bền vững.

3). Thể chế lãnh đạo, quản lý sángsuốt, năng động, hiệu lực, hiệu quả;phát huy sáng tạo, dân chủ; chỉ đạotriển khai tập trung, thống nhất; tậptrung nguồn lực phát triển chonhững lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn.

4). Xây dựng hệ thống tổ chức, bộmáy hệ thống chính trị, nhất là bộmày nhà nước, tinh gọn, họat động

hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ,công chức liêm chính, kỷ cương, dấnthân, sáng tạo.

5). Đề cao vai trò chủ thể của nhândân, các thành phần kinh tế, các tổ

chức trong xã hội trongsự phát triển; coi trọngnhân tố con người, đổimới, sáng tạo.

6). Phân phối thànhquả, lợi ích phát triểnhài hòa, tương đối côngbằng giữa các tầng lớp,thành viên xã hội; quantâm thích đáng đến cácđối tượng yếu thế.

7). Quy tụ đượcnhân tâm của nhân

dân, gắn kết được các lợi ích cánhân với lợi ích xã hội, lợi ích dântộc, tạo được niềm tin và ý chí chấnhưng quốc gia của dân tộc - đó làđộng lực cốt lõi của thể chế pháttriển nhanh, bền vững.

8). Trong thể chế có những chếđịnh mang tính nguyên tắc chiphối chung, lâu dài; có những chếđịnh mang tính thời đoạn, thíchứng với những điều kiện cụ thể,lĩnh vực cụ thể.

Để đạt được mục tiêuphát triển nhanh,bền vững, Thể chếphát triển cần đượcxây dựng phù hợpvới điều kiện và trìnhđộ phát triển của đấtnước, đồng thời đápứng các yêu cầu caocủa hội nhập quốc tếtrong từng giai đoạn.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 62 (196) - 2018

3. Vấn đề trung tâm của thể chế:tạo động lực phát triển

Vấn đề trung tâm, cốt lõi của thểchế là phải tạo được động lực pháttriển trong mỗi con người, mỗi tổchức, mỗi cộng đồng, kết nối thànhđộng lực phát triển của cả dân tộc.Động lực đó phải được tạo lập đồngbộ cả về mặt lợi ích kinh tế, lợi íchchính trị, lợi ích tinh thần, giá trị xãhội, giá trị dân chủ và pháp quyền, giátrị đạo đức, của tất cả các chủ thểtrong xã hội. Trong đó mỗi thể chếthành phần cần hướng tới tạo lập cácgiá trị đặc trưng cơ bản của mình,đồng thời tương tác với các thể chếkhác để tạo động lực tổng hợp cho sựphát triển, cụ thể là:

- Thể chế chính trị cần xây dựngvà thực thi các giá trị chủ yếu sau : giátrị quyền lực chân chính, thúc đẩyphát triển, đặt lợi ích quốc gia, dântộc, lợi ích của nhân dân lên hàngđầu, chống tha hóa quyền lực, thamnhũng; giá trị pháp quyền và dânchủ; giá trị quyền con người vàquyền công dân; giá trị lý tưởng, giátrị dân tộc - chấn hưng dân tộc.

- Thể chế kinh tế cần xây dựngvà thực thi các giá trị chủ yếu sau :

tôn trọng và bảo vệ quyền tài sảnchính đáng; lợi ích kinh tế chínhđáng gắn với trách nhiệm xã hội;môi trường sản xuất kinh doanhcông khai, minh bạch, bình đẳng,lành mạnh; xác lập và bảo vệ lợi íchliên kết, hợp tác, chia sẻ; thúc đẩyđổi mới - sáng tạo.

- Thể chế xã hội cần xây dựng vàthực thi các giá trị chủ yếu sau : côngbằng và bình đẳng xã hội; cố kết cộngđồng và đồng thuận xã hội; trật tự vàan toàn xã hội; chia sẻ hài hòa thànhquả phát triển.

- Thể chế hội nhập quốc tế : cầnxác định những giá trị cốt lõi tronghội nhập quốc tế, đó là những giá trịtổng hợp cả về kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, như: lợi ích quốc gia -dân tộc; giá trị hợp tác, liên kết, cộngđồng trách nhiệm, cùng có lợi; đấutranh vì những giá trị chung củanhân loại...

Để tạo nên động lực phát triểnhiện thực, thể chế có hai phươngthức tác động vào các chủ thể : Tạonên ý thức tự nguyện, tự giác; và“áp đặt”. Ý thức tự nguyện, tự giácđược hình thành trong một quátrình nhất định; còn “áp đặt” đòi

hỏi phải thực thi theo pháp luật.Phương thức “áp đặt” được sử dụngtrong các trường hợp phải xác lậpnhững thể chế, quy định tiên tiến,có hiệu quả hơn đáp ứng với yêucầu về chất lượng và trình độ pháttriển cao hơn, thúc đẩy nhanh sựphát triển. Phương thức “áp đặt”đặc biệt có ý nghĩa đối với nhữngnước còn kém phát triển, nhưngmuốn phát triển nhanh, “rút ngắn”;tuy nhiên phải tránh duy ý trí vàcần phải xử lý tốt phản ứng xã hội.Phương thức tự nguyện cũng cầncó cơ sở pháp lý bảo vệ. Cần lưu ýđặc biệt tới vai trò liên kết của thểchế giữa các chủ thể, các yếu tố vậtchất và phi vật chất theo một trật tựhay mô hình nào đó, nếu phù hợpvới yêu cầu và điều kiện kháchquan, quy luật khách quan sẽ tạonên động lực lớn theo “cấp số nhân”thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển,còn nếu tạo sự liên kết - cấu trúckhông phù hợp sẽ làm suy yếu, triệttiêu động lực phát triển.

4. Những vấn đề đặt ra trong giaiđoạn mới

4.1. Nhận thức rõ bản chất của quátrình đổi mới thể chế phát triển:

Ngay khi thành lập chính thể“Nước Việt Nam dân chủ công hòa”,thể chế phát triển đất nước, vềnguyên tắc, đã mang bản chất “dunghợp”. Tuy nhiên, khi miền Bắc bướcvào xây dựng CNXH, cũng như côngcuộc xây dựng CNXH trên cả nướcsau năm 1975, với những nhận thứcsai lệch về CNXH, thể chế phát triểnđược chế định có những nội dungkhông phù hợp với quy luật kháchquan, thể hiện tập trung ở cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp, tuyệt đốihóa vai trò của Nhà nước, của sở hữutoàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữutập thể, coi sở hữu tư nhân và sở hữucá thể của hộ nông dân là không phùhợp với bản chất của CNXH; khôngchấp nhận sản xuất hàng hóa và kinhtế thị trường... Trên thực tế, thể chếđó đã hình thành một dạng thể chế“kìm hãm” khác (so với quan niệmcủa Acemoglu và Robinson), trongđó là sự chế định không đúng quyềntài sản, quyền làm chủ và tự do sảnxuất kinh doanh của các chủ thể,không nhận thức đúng và tôn trọngquy luật kinh tế thị trường, khôngtôn trọng đầy đủ lợi ích kinh tế chínhđáng của các chủ thể sản xuất kinh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 62 (196) - 2018

doanh. Chính điều này đã làm triệttiêu động lực phát triển - nguyênnhân cơ bản của cuộc khủng hoảngnghiêm trọng về kinh tế - xã hội vàocuối những năm 1970 - đầu nhữngnăm 1980, dẫn đến khởi đầu côngcuộc đổi mới toàn diện đất nước vàonăm 1986.

Công cuộc đổi mới do Đảng khởixướng và lãnh đạo từ năm 1986 đãđặt những nguyên tắc mang tínhnền móng xây dựng một thể chếphát triển mới, trọng tâm là đặt mụctiêu xây dựng đất nước “dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” làm nội dung cốt lõi của thểchế phát triển. Về phương diệnchính trị, từ hệ thống chuyên chínhvô sản, nhà nước chuyên chính vôsản chuyển sang hệ thống chính trị,xây dựng nhà nước pháp quyền “củadân, do dân, vì dân”; tôn trọng vàbảo vệ quyền con người, quyền côngdân, quyền tự do, dân chủ; côngnhận và bảo vệ quyền tài sản chínhđáng của các chủ thể trong xã hội;xác lập chế độ đa sở hữu... Vềphương diện kinh tế, xác lập và bảovệ quyền tự do sản xuất kinh doanh,tôn trọng và bảo vệ lợi ích kinh tế

chính đáng; xác lập thể chế kinh tếthị trường; phát triển nền kinh tếnhiều thành phần... Thể chế kinh tếnày đặt mỗi con người, mỗi đơn vịsản xuất kinh doanh trở thành chủthể của chính mình. Về pương diệnxã hội, thực hiện phân phối theo laođộng và theo các nguồn chính đángkhác; thực hiện công bằng và bìnhđẳng xã hội phù hợp với điều kiện vàtrình độ phát triển của từng giaiđoạn; thực hiện các chương trìnhphúc lợi xã hội và an sinh xã hội phùhợp với điều kiện kinh tế thị trường,ưu tiên cho những đối tượng yếuthế... Những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử đạt được trong hơn 30năm đổi mới cho thấy thể chế pháttriển được xây dựng và từng bướchoàn thiện trong quá trình đổi mớiđã thực hiện có hiệu quả nhiều đặctrưng của thể chế “dung hợp” (ởnhững mức độ khác nhau). Tuynhiên, cũng từ thực tiễn phát triểncủa đất nước, cho thấy đang cònnhiều yếu kém, bất cập trong xâydựng và thực thi thể chế phát triểnđất nước, đang tồn tại không ít“điểm nghẽn” cần phải tiếp tục đẩymạnh đổi mới khi chuyển sang phát

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 62 (196) - 2018

triển theo chiều sâu và hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

4.2. Những trọng tâm đổi mới thểchế phát triển

Từ thực tiễn, cũng như những yêucầu mới đặt ra đối vớisự phát triển nhanh,bền vững của đất nướctrong giai đoạn mới, vềphương diện thể chế,xin nêu lên một số vấnđề chủ yếu sau:

(1). Cần xác địnhxây dựng thể chế pháttriển nhanh, bền vữnglà một đột phá chiếnlược : Đại hội XI củaĐảng đã xác định“Hoàn thiện thể chếkinh tế thị trườngđịnh hướng xã hộichủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môitrường cạnh tranh bình đẳng và cảicách hành chính” là một đột pháchiến lược. Xác định đó là đúngđắn, song trước bối cảnh và yêu cầuphát triển của đất nước trong giaiđoạn mới cho thấy rằng điều đóđúng nhưng chưa đủ. Thực tiễn chothấy không thể hoàn thiện được thể

chế kinh tế thị trường nếu khôngđược triển khai đồng bộ với hoànthiện thể chế phát triển đất nước vềphương diện chính trị và phươngdiện xã hội; giữa đổi mới hệ thống

chính trị, xây dựng nhànước pháp quyền, xãhội công dân, pháttriển nền dân chủ vớithể chế kinh tế thịtrường. Đại hội XI củaĐảng đã chỉ rõ quanđiểm phải “Đổi mớiđồng bộ và phù hợp vềkinh tế và chính trị”.Đến nghị quyết Hộinghị lần thứ nămBCHTW khóa XII củaĐảng về hoàn thiện thểchế kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN đã

nhấn mạnh phải “Hoàn thiện thểchế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thểchế chính trị”; phải “Cơ bản bảođảm tính đồng bộ giữa thể chế kinhtế và thể chế chính trị, giữa Nhànước và thị trường; sự hài hoà giữatăng trưởng kinh tế với phát triểnvăn hóa, phát triển con người, thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo

Công cuộc đổi mới doĐảng khởi xướng vàlãnh đạo từ năm 1986đã đặt những nguyêntắc mang tính nềnmóng xây dựng mộtthể chế phát triểnmới, trọng tâm là đặtmục tiêu xây dựng đấtnước “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh” làmnội dung cốt lõi củathể chế phát triển.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 62 (196) - 2018

đảm an sinh xã hội, bảo vệ môitrường, phát triển xã hội bền vững”.Vì thế, thể chế phát triển đất nướctrong giai đoạn mới phải là thể chếtổng hợp, đồng bộ giữa chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn phát triểncủa đất nước đến nay cho thấy môhình tăng trưởng - phát triển theochiều rộng (dựa chủ yếu vào nguồnlực đất đai, tài nguyên, lao động giárẻ, vốn, sản xuất sản phẩm thô, giacông là chủ yếu) đã gần “cạn kiệt”động lực phát triển. Một yêu cầu tấtyếu khách quan và cấp thiết đặt ralà đất nước phải chuyển đổi từ pháttriển theo chiều rộng là chủ yếusang mô hình tăng trưởng - pháttriển theo chiều sâu. Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 cũng nhấn mạnh “Phát triểnnhanh gắn liền với phát triển bềnvững, phát triển bền vững là yêu cầuxuyên suốt trong Chiến lược”. Muốnvậy, thể chế phát triển phải được đổimới làm nền tảng cho phát triển vàứng dụng KH - CN, nhất là côngnghệ cao, trên cơ sở phát huy tốtnhân tố con người, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao. Vì vậy

trong giai đoạn mới không chỉ làhoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường, mà đột phá chiến lược làxây dựng và hoàn thiện đồng bộ thểchế phát triển đất nước nhanh, bềnvững theo chiều sâu.

(2). Thể chế phát triển đất nướcnhanh, bền vững theo chiều sâu đòihỏi sự đồng bộ cao giữa thể chế chínhtrị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội.

Khi chuyển sang phát triển theochiều sâu, động lực phải dựa chủyếu vào nguồn lực con người chấtlượng cao và khoa học - công nghệ,sự phát triển thể hiện ở năng suất,chất lượng và hiệu quả cao. Điềunày không thể đạt được hiệu quảcao và bền vững nếu chỉ đổi mới thểchế kinh tế. Bản thân sự phát triểntheo chiều sâu đặt trọng tâm vàonhân tố con người với trí tuệ và sứcsáng tạo, liên quan trực tiếp đếnmục tiêu, tiêu chí mới của hệ thốngchính trị (khác với trong phát triểntheo chiều rộng).

Nếu như khi bắt đầu công cuộcđổi mới, Đảng ta xác định đúng đắnlà đổi mới kinh tế phải đi trước mộtbước, đồng thời từng bước đổi mớichính trị đảm bảo ổn định chính trị

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 62 (196) - 2018

- xã hội, tạo môi trường ổn định chophát triển kinh tế; rồi tiến tới phải“bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chếkinh tế và thể chế chính trị”. Khichuyển sang phát triển theo chiềusâu (nhất là trong bối cảnh hiện nay),đổi mới thể chế chính trị về một sốphương diện đòi hỏi phải có “tínhvượt trước”, tính định hướng dẫnđường, thể hiện ở nắm bắt xu thếphát triển của thế giới, nhu cầu pháttriển khách quan của đất nước, đểđịnh ra đường lối, chiến lược, mụctiêu, mô hình phát triển (chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội) có luận cứkhoa học - thực tiễn đúng đắn, đảmbảo cho đất nước phát triển nhanh -bền vững, không bị tụt hậu. Thể chếchính trị với vai trò “lãnh đạo” trongđịnh hướng sự phát triển phảichuyển từ “dò đá quan sông”, “thửnghiệm - sửa sai”, sang “chủ động địnhhướng”, “điều chỉnh - thích ứng”. Đâylà yêu cầu rất cao đối với thể chếchính trị khi chuyển sang mô hìnhphát triển theo chiều sâu và hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng. Khichuyển sang phát triển theo chiềusâu, nhất là ứng dụng công nghệ cao,và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

đang tăng tốc, sẽ đặt ra nhiều vấn đềxã hội mới, như lao động việc làm,thất nghiệp cơ cấu, phân hóa thunhập... Thể chế phát triển xã hội vàquản lý phát triển xã hội sẽ phải đổimới để góp phần “hóa giải” hiệu quảcác tác động tiêu cực này, thích ứngvới các yêu cầu mới, đảm bảo cho sựphát triển bền vững. Như vậy, trongbối cảnh hiện nay, sự phát triểnnhanh - bền vững, đòi hỏi sự đồngbộ - phù hợp trong thể chế phát triểntheo mối quan hệ biện chứng nhưsau : Thể chế chính trị đóng vai tròđịnh hướng “vượt trước”, thể chế kinhtế đóng vai trò trung tâm, thể chế xãhội đóng vai trò điều tiết hài hòa xãhội. Thể chế chính trị đòi hỏi phảiđổi mới để đóng vai trò rất quantrọng trong việc định hướng pháttriển, thiết kế cấu trúc và cơ chế vậnhành của hệ thống chính trị, thể chếkinh tế, thể chế phát triển xã hội vớinhững giá trị mới, phát huy cao dânchủ, quyền con người, quyền côngdân, giải phóng và phát huy giá trịsáng tạo và trách nhiệm xã hội củamỗi con người và tất cả các chủ thểtrong sự phát triển mọi lĩnh vực củađất nước.

Chuyển sang phát triển theo chiềusâu là một quá trình không đơngiản, không thể duy ý chí; còn tùytheo điều kiện cụ thể của từng lĩnhvực, từng ngành, địa phương, đơnvị. Có những lĩnh vực, những“khâu” có thể đi nhanh vào hiện đại,ứng dụng công nghệ cao; có nhữnglĩnh vực, những “khâu” vẫn còn phảiphát triển theo chiều rộng với cáccông nghệ thấp hoặc trung bình donhững yếu tố kinh tế, nguồn lực đầutư, sử dụng lao động... quy định. Tuynhiên, nếu “níu kéo” quá mức cầnthiết phát triển theo chiều rộng, sẽlỡ mất thời cơ và luôn bị là “kẻ theosau”. Vì vậy, việc xây dựng thể chế đểkết hợp có hiệu quả quá trìnhchuyển sang phát triển theo chiềusâu với phát triển theo chiều rộng(còn ở mức nào) là một yêu cầuquan trọng đặt ra đối với việc xâydựng thể chế phát triển nhanh, bềnvững đất nước.

(3). Những nội dung chủ yếu về đổimới và hoàn thiện các thể chế pháttriển thành phần trong giai đoạn mới

(i). Về thể chế chính trị: Đổi mới vàhoàn thiện tập trung vào những nộidung chủ yếu sau :

- Tăng cường và giữ vững vai tròlãnh đạo của Đảng đối với hệ thốngchính trị, xây dựng thể chế phát triểnhiện đại, hiệu quả.

- Nâng cao năng lực định hướngvà hoạch định chiến lược, chính sáchphát triển, năng lực dự báo và điềuchỉnh chiến lược phát triển; gắn kếthữu cơ các mục tiêu ngắn hạn với cácmục tiêu trung và dài hạn, lấy mụctiêu dài hạn để chi phối quá trìnhphát triển.

- Xác định, xây dựng, thực thi, bảovệ và tôn vinh các giá trị con người,giá trị công dân, giá trị xã hội, giá trịcộng đồng, giá trị dân tộc; nhất là cácgiá trị dân chủ, sáng tạo, trách nhiệmxã hội, đáp ứng với yêu cầu phát triểnmới. Đây là động lực nội sinh cốt lõicủa sự phát triển bền vững.

- Trên cơ sở xác định rõ và hoànthiện chức năng, nhiệm vụ của từngtổ chức, kiên quyết xây dựng tổ chứcbộ máy hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhưNghị quyết Trung ương sáu khóa XIIđã xác định1.

- Về Đảng: Phải nâng cao nănglực lãnh đạo, định hướng chiếnlược phát triển, thật sự là lực lượng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 62 (196) - 2018

tiêu biểu về “đạo đức, văn minh”(Hồ Chí Minh), đây là nhân tốquyết định trong việc lãnh đạo xâydựng và thực thi có hiệu lực, hiệuquả thể chế phát triển nhanh, bềnvững. Phải hoàn thiện thể chế đểĐảng thực hiện tốt vai trò và sứmệnh đã được hiếnđịnh trong Hiến pháp2013: “Đảng đại biểutrung thành lợi íchcủa giai cấp côngnhân, nhân dân laođộng và của cả dântộc..., là lực lượnglãnh đạo Nhà nước vàxã hội; Đảng gắn bómật thiết với Nhândân, phục vụ Nhândân, chịu sự giám sátcủa Nhân dân, chịutrách nhiệm trướcNhân dân về nhữngquyết định của mình;các tổ chức đảng vàđảng viên phải hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.Điều đó đặt ra yêu cầu Đảng phảitiếp tục đẩy mạnh đổi mới nộidung, phương thức, cơ chế lãnh đạo

hệ thống chính trị, nhất là đối vớiNhà nước.

- Đảng cần tiếp tục hoàn thiện thểchế dân chủ trong đảng, thực hiệnnghiêm túc chế độ tập trung dânchủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụtrách, nhất là các cán bộ cao cấp,

những người đứng đầucấp ủy và chính quyền.Dân chủ trong Đảngphải trở thành biểutượng dân chủ trong hệthống chính trị và trongxã hội.

- Đảng phải lãnh đạoxây dựng được một độingũ cán bộ, đảng viên,công chức, nhất là độingũ cán bộ cấp chiếnlược, thực sự là “côngbộc của dân”, gắn bó vớinhân dân, đặt lợi ích củanhân dân, lợi ích quốcgia - dân tộc cao hơn lợiích cá nhân, có đủ phẩm

chất và năng lực thực thi có hiệu quảnhiệm vụ được giao (theo nghị quyếtTrung ương bảy, khóa XII).

- Về Nhà nước: Đẩy mạnh xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Đảng cần tiếp tụchoàn thiện thể chếdân chủ trong đảng,thực hiện nghiêm túcchế độ tập trung dânchủ, tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách,nhất là các cán bộcao cấp, những ngườiđứng đầu cấp ủy vàchính quyền. Dânchủ trong Đảng phảitrở thành biểu tượngdân chủ trong hệthống chính trị vàtrong xã hội.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 62 (196) - 2018

- nhà nước kiến tạo phát triển thựcsự “của dân, do dân, vì dân”,“thượng tôn pháp luật”, với bộ máytinh gọn, hiệu lực hiệu quả; hoànthiện thể chế kiểm soát quyền lực,kiên quyết đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, tha hóa quyền lực, “lợiích nhóm”, “chủ nghĩa tư bản thânhữu”, quan liêu, xa dân; xây dựngnền hành chính công khai, minhbạch, “liêm chính - kỷ cương - hànhđộng - sáng tạo - hiệu quả”. Nângcao năng lực xây dựng pháp luật, cơchế, chính sách, năng lực chỉ đạo tổchức thực hiện, năng lực “phảnứng” chính sách trong bối cảnh biếnđổi phức tạp và nhanh chóng củathế giới.

(ii). Về thể chế kinh tế: Tiếp tụchoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tếthị trường định hướng XHCN theoNghị quyết Trung ương sáu khóaXII, tập trung vào những nội dungquan trọng sau:

- Hoàn thiện thể chế về mối quanhệ giữa nhà nước, thị trường và xãhội theo nguyên tắc “nhà nướcmạnh - thị trường hiệu quả - xã hội(doanh nghiệp và người dân) năngđộng, sáng tạo”.

- Xây dựng và thực thi có hiệu quảmô hình và cơ chế, chính sáchchuyển đổi sang phát triển theochiều sâu (chung của cả nền kinh tếvà riêng từng ngành, lĩnh vực). Hoànthiện thể chế để đẩy mạnh và nângcao chất lượng, hiệu quả tái cơ cấunền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệpnhà nước, tái cơ cấu đầu tư (nhất làthể chế đầu tư công, sử dụng tài sảncông, hiện đang có nhiều bất cập,tiêu cực, tham ô, lãng phí, sử dụngkém hiệu quả).

- Hoàn thiện thể chế để nâng caochất lượng kinh tế vĩ mô, đây là yêucầu rất quan trọng đi liền với giữvững ổn định kinh tế vĩ mô.

- Xây dựng thể chế kết nối cácthành phần kinh tế (nhà nước, tưnhân, tập thể, FDI... vốn đang có rấtít kết nối với nhau) trở thành mộtthực thể hữu cơ, gắn kết với nhau,thúc đẩy phát triển mạnh nội lực nềnkinh tế dân tộc. Nâng cao tính độclập - tự chủ của nền kinh tế, giảm sựphụ thuộc quá lớn vào đầu tư FDI vàthị trường nước ngoài.

- Điều chỉnh định hướng, chiếnlược, cơ chế chính sách và tiêu chí thuhút FDI trong giai đoạn mới để nâng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 62 (196) - 2018

cao chất lượng và hiệu quả tổng hợpđóng góp vào sự phát triển chung củacả nước (trong những năm qua FDIcó đóng góp to lớn đối với sự pháttriển, nhưng đang bộc lộ những bấtcập không thể xem thường2). Vớithực trạng FDI như hiện nay, độ mởcủa nền kinh tế càng cao, thì quy môgia công ngày càng nhiều hơn, sự phụthuộc vào FDI ngày càng tăng lên.

- Hoàn thiện thể chế để đẩy mạnhphát triển kinh tế tư nhân3 cả về quymô và chất lượng, phát triển theochiều sâu, theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương 6 khóa XII.

- Hoàn thiện thể chế, khắc phụcnhững “điểm nghẽn” để phát triểnnông nghiệp, nông thôn theo hướnghiện đại (có những đặc điểm riêngcả về kinh tế, xã hội và môi trường).Theo các nhà khoa học và thực tiễnở các nước cho thấy thể chế, chínhsách, khoa học - công nghệ đóng vaitrò hơn 50% trong tăng trưởng củanông nghiệp hiện đại, đây là dư địachính để nâng cao tăng trưởng nôngnghiệp. Còn các yếu tố truyền thốngnhư đất, phân bón, máy móc, laođộng, dù rất quan trọng, nhưng vaitrò ngày càng giảm xuống.

- Xây dựng và thực thi có hiệu quảthể chế mang tính vượt trội để kịpthời đón nhận phát triển các phươngthức sản xuất kinh doanh mới (đanghình thành và phát triển rất nhanhnhư nền kinh tế số, nền kinh tế chiasẻ, ứng dụng Blockchain...), pháttriển và ứng dụng khoa học - côngnghệ, nhất là công nghệ cao, côngnghệ mới, cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0, để chủ động đón nhận,ứng dụng phù hợp, có hiệu quả vàotrong sản xuất kinh doanh và cáclĩnh vực khác của đời sống xã hội(không rơi vào tình trạng chạy theosau công nghệ, bị công nghệ hiện đạiloại ra khỏi sân chơi).

- Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế sởhữu, nhất là thể chế sở hữu và quảnlý tài sản công trong hệ thống chínhtrị, trong đó có thể chế đất đai (đangcó nhiều bất cập).

- Tiếp tục hoàn thiện môi trườngkinh doanh theo hướng công khai,minh bạch; đẩy mạnh việc cắt giảmđiều kiện và thủ tục sản xuất kinhdoanh (đang còn nhiều trở ngại)4.

- Hoàn thiện, thể chế, cơ chế,chính sách để thúc đẩy quá trình hợptác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa

các chủ thể, theo hướng có sự chia sẻvề trách nhiệm, quyền lợi, rủi ro... đểtạo lập các chuỗi sản xuất kinhdoanh, chuỗi giá trị bền vững.

(iii). Về thể chế xãhội: Trên cơ sở nhậnthức sâu sắc các biếnđổi về mặt xã hội dướitác động (tích cực vàtiêu cực) của các xuhướng thay đổi, pháttriển của xã hội hiệnđại trong quá trìnhphát triển kinh tế thịtrường, hội nhập quốctế, nhất là về văn hóa,thông tin truyền thông,khoa học - công nghệ..., để hoànthiện thể chế và thực hiện đồng bộcác cơ chế, chính sách phát triển xãhội, quản lý phát triển xã hội củaĐảng và nhà nước, tập trung vàonhững nội dung bức thiết sau:

- Xây dựng thể chế để thúc đẩyhình thành và phát triển các giá trịcon người - giá trị văn hóa - giá trị xãhội đáp ứng yêu cầu và làm động lựcnội sinh chủ đạo phát triển nhanh -bền vững, thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước. Xây dựng thể chế văn hóaphù hợp, nhân văn, hiện đại, hiệu quảtrong tất cả các lĩnh vực và đối với tấtcả các chủ thể trong xã hội, nhất là

trong hệ thống chínhtrị, trong kinh tế vàtrong đời sống xã hội.

- Đảm bảo sự phânphối, điều tiết tươngđối hài hòa thành quả,lợi ích phát triển giữacác tầng lớp xã hội,giữa các khu vực; chútrọng tới các đối tượngyếu thế, “không để aitụt lại phía sau”.

- Thực hiện có hiệuquả dân chủ xã hội, nhất là dân chủở cơ sở; xây dựng và thực thi có hiệuquả cơ chế giám sát và phản biện xãhội đối với hoạt động của các tổ chứcĐảng và Nhà nước, nhất là nhữngvấn đề liên quan trực tiếp đến quốckế dân sinh, đến quyền và lợi ích củangười dân.

- Thực hiện có hiệu quả quyền tiếpcận thông tin; các tổ chức đảng vàcác cơ quan nhà nước, các cán bộ vàđảng viên phải thực thi nghiêm túctrách nhiệm giải trình trước nhân

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 62 (196) - 2018

Trên cơ sở nhận thứcsâu sắc các biến đổivề mặt xã hội dướitác động (tích cực vàtiêu cực) của các xuhướng thay đổi, pháttriển của xã hội hiệnđại trong quá trìnhphát triển kinh tế thịtrường, hội nhậpquốc tế.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 62 (196) - 2018

dân; xử lý nghiêm, công khai, minhbạch các vi phạm pháp luật (khôngcó vùng cấm), để nâng cao lòng tincủa nhân dân, sự đồng thuận xã hộiđối với sự lãnh đạo của Đảng vàquản lý của Nhà nước.

(iv). Về thể chế hội nhập quốc tế:Hoàn thiện thể chế để đưa quan hệquốc tế, hội nhập quốc tế đi vàochiều sâu; tận dụng được các cơ hội,“hóa giải” được các thách thức, thựchiện có hiệu quả các hiệp định vàcam kết quốc tế. Vấn đề quan trọngđặt ra là, hiện nay, trong bối cảnhquốc tế và khu vực rất phức tạp,nhiều biến động khó lường, tác độngtrực tiếp, gián tiếp đến nhiều mặtphát triển của Việt Nam, đòi hỏi phảichủ động điều chỉnh chiến lược hợptác và hội nhập quốc tế, vừa có tầmnhìn dài hạn, vừa ứng phó có hiệuquả, giảm tác động tiêu cực của cácbiến động quốc tế và khu vực (nhưcuộc chiến tranh thương mại giữaMỹ và Trung Quốc đang diễn ra); cónhững đối sách để bảo vệ nền sảnxuất trong nước, không để bị lợidụng thành nơi “trung chuyển” hànghóa, bãi thải công nghệ, thành “quốcgia gia công”. Đẩy mạnh tham gia

vào các chuỗi sản xuất và chuỗi giátrị toàn cầu.

(5). Nâng cao năng lực và ý thứctrách nhiệm của tất cả các chủ thể:Xây dựng thể chế có chất lượng vàthực thi hiệu quả thể chế đòi hỏi phảithực hiện đồng bộ các giải pháp vàcơ chế, chính sách đề nâng cao nănglực của tất cả các chủ thể, nhất là đốivới thể chế phát triển theo chiều sâu(chủ thể ban hành thể chế, chủ thểlãnh đạo triển khai tổ chức thực hiệnthể chế, chủ thể trực tiếp thực thi thểchế). Phải chế định các cơ chế vàthiết chế thực thi thể chế nghiêm túc,“nói đi đôi với làm”, “thượng tônpháp luật”. Sự đồng bộ giữa ban hànhvà thực thi thể chế đòi hỏi phải nângcao năng lực và ý thức trách nhiệmcủa tất các chủ thể, từ người lao độngđến tầng lớp lãnh đạo các cấp. Chấtlượng của thể chế, năng lực của cácchủ thể và hiệu lực, hiệu quả thực thithể chế của tất cả các chủ thể là nhântố quyết định đảm bảo cho sự pháttriển nhanh, bền vững đất nướctrong giai đoạn mới.

Vấn đề đặt ra là phải xây dựngđược thể chế phát triển nhanh, bềnvững theo chiều sâu đồng bộ trên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 62 (196) - 2018

tầm vĩ mô của cả nước, trên cơ sởđó cụ thể hóa xây dựng thể chế phát

triển phù hợp đối với từng ngành,từng lĩnh vực, từng địa phương n

1 Hiện nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang rất cồng kềnh, trùng chéo vềchức năng, nhiệm vụ từ trung ương xuống cơ sở. Hiện nay cả nước có khoảng 200quận, huyên, Tp. trực thuộc tỉnh và 6.000 xã, phường có 1 trong 2 hoặc cả hai tiêu chívề dân số và đất đai không đạt 50% tiêu chuẩn. Nếu sáp nhập có thể giảm hơn 60.000cán bộ, công chức...2 Những bất cập của FDI như : công nghệ trung bình chiếm tới 80%, công nghệ caochỉ khoảng 6%, còn lại là công nghệ thấp; đối với Việt Nam chủ yếu là gia công vàđược hưởng giá trị gia tăng thấp; tình trạng chuyển giá khá nghiêm trọng; xu hướnghình thành “nền kinh tế vãng lai”, rất ít kết nối với các thành phần kinh tế trong nước,nhất là rất hạn chế về chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao; xếphạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ FDI ở Việt Nam chỉ đạt điểm số 4,1,thấp hơn cả Campuchia - 4,7 và Philippines - 4,5, trong khi đó Singapore - 5,9 vàMalaysia - 5,4 điểm. 3 Trong hơn 10 năm qua, kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 7- 8% trong GDP, tỷ trọngnày năm 2016 khoảng 8,21%, thấp hơn 10,46% của năm 2009; doanh nghiệp tư nhânchủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về nguồn lực, vốn, công nghệ, tiếpcận thị trường, ít có khả năng tham gia vào các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị gia tăng;các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, bất độngsản, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào chế tạo phát triển các sản phẩm...4 Vấn đề cắt giảm điều kiện và thủ tục kinh doanh rất quan trọng, nhưng đang gặpnhiều trở ngại: Theo Nghị quyết của Chính phủ đến 31/10/2018 phải cắt giảm 50%điều kiện và thủ tục kinh doanh, nhưng cho đến hết tháng 7/2018 mới cắt giảm được16%, tư duy về thể chế “quản” còn rất phổ biến ở các bộ ngành và địa phương, có xuhướng “biến tướng” chuyển điều kiện kinh doanh sang các dạng quy định khác...

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 62 (196) - 2018

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa cho phát triển nhanh, bềnvững ở Việt Nam những năm qua

a- Những kết quảTrong hơn 30 năm qua, quan điểm

của Đảng về phát triển nhanh, bềnvững đã được thể chế hóa thành hệthống luật pháp, cơ chế, chính sáchđể xây dựng, hình thành nên thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; thể chế đó ngày càngđược hoàn thiện, tạo ra môi trường,động lực phát triển kinh tế, đồng thờigắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế vớithực hiện tiến bộ, công bằng xã hộivà bảo vệ môi trường. Có thể tóm tắtmột số kết quả trong việc xây dựng,

hoàn thiện thể chế kinh tế cho pháttriển nhanh, bền vững đất nướctrong những năm qua như sau:

- Luật pháp, chính sách của ViệtNam đã thừa nhận sự tồn tại lâu dài,khuyến khích phát triển nhiều hìnhthức sở hữu: sở hữu tư nhân, sở hữutập thể, sở hữu toàn dân, sở hữu hỗnhợp (mà nhà nước là đại diện); nhiềuthành phần kinh tế. Điều này đã tạora động lực mạnh mẽ để huy động,khai thác, sử dụng các nguồn lực củatoàn xã hội vào phát triển kinh tế.

- Việc đổi mới thể chế kinh tế đãtạo ra khuôn khổ, môi trường phápluật ngày càng hoàn thiện để mọi chủthể trong xã hội tuân thủ, duy trì trậttự, sự ổn định kinh tế - xã hội; tạo ra

HOÀn tHiỆn tHỂ cHế KinH tế tHị trườngĐịnH Hướng XÃ Hội cHủ ngHĨa ĐáP ứng

yÊu cẦu Phát triển nhanh, bền vỮng Ở việt nam

trong giai Đoạn mớilPGS, TS NGuyễN VăN THạo

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 62 (196) - 2018

môi trường đầu tư kinh doanh ngàycàng thông thoáng công khai, minhbạch. Quyền tự do kinh doanh ngàycàng được thực hiện đầy đủ.

- Những đổi mới thể chế đã hìnhthành và ngày càng hoàn thiện cơchế giá thị trường và hoạt động củacác loại thị trường.

- Thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra cơ chếphân phối mới giữa những ngườitham gia, có đóng góp vào kết quảcủa các hoạt động kinh tế.

- Thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ranhững đổi mới trong chức năng,phương thức quản lý kinh tế củaNhà nước, phù hợp với yêu cầu củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa.

- Thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã quan tâmtạo sự gắn kết chặt chẽ giữa pháttriển kinh tế với phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội, bảo vệ môi trường

- Nhờ những đổi mới thể chế đó,trong những năm qua Việt Nam đãđạt những thành tựu lớn trong cả 3trụ cột của phát triển bền vững là

kinh tế, xã hội và môi trường. Quymô GDP và GDP bình quân đầungười tăng lên. Việt Nam từ vị trítrong nhóm nước nghèo kém pháttriển trở thành nước đang phát triểncó thu nhập trung bình thấp.

b- Những vấn đề đặt ra cần tiếptục hoàn thiện

Bên cạnh khẳng định những kếtquả tích cực đạt được, cần thấy rằngthể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa còn nhữnghạn chế, làm ảnh hưởng tới sự pháttriển bền vững của đất nước.

- Hiệu lực, hiệu quả quản lý kinhtế của Nhà nước còn hạn chế. Hệthống luật pháp, cơ chế chính sáchcòn thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếuổn định; việc thực hiện chưa nghiêmtúc, còn nhiều vi phạm từ cả phíangười dân, doanh nghiệp và các cơquan quản lý nhà nước, cán bộ, côngchức nhà nước. Cải cách hành chínhcòn chậm; nhiều thủ tục hành chínhtrong việc thành lập doanh nghiệp,cấp phép kinh doanh, điều chỉnhlĩnh vực kinh doanh, thủ tục thanhtra, kiểm tra, thuế, hải quan, phòngchống cháy nổ, vệ sinh môi trường,...còn gây khó khăn cho doanh nghiệp.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 62 (196) - 2018

Tổ chức bộ máy các cơ quan quản lýkinh tế của Nhà nước cồng kềnh,chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền,trách nhiệm chồng chéo, phân công,phân cấp chưa hợp lý. Một bộ phậncán bộ, công chức yếu cả phẩm chấtvà năng lực, gây khó khăn, cản trởhoạt động của doanh nghiệp. Việcxét xử, giải quyết các vụ tranh chấp,khiếu kiện kinh tế còn chậm, gặpnhiều vướng mắc.

- Quyền sở hữu, quyền tài sản,quyền tự do kinh doanh chưa đượcthực hiện đầy đủ, môi trường đầu tưkinh doanh chưa thật thông thoáng,công khai, minh bạch. Độc quyềnnhà nước vẫn còn trở thành độcquyền của doanh nghiệp nhà nước.Việc tham gia thị trường của doanhnghiệp tư nhân còn nhiều rào cản.Doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế chưa thật sự bình đẳng tiếpcận các nguồn lực, các cơ hội pháttriển. Việc sắp xếp lại, đổi mới,chuyển doanh nghiệp nhà nước sangcơ chế tự chủ, hoạt động theo cơ chếthị trường còn gặp nhiều vướng mắcvề thể chế. Mặc dù đã có luật phá sản,nhưng việc thực hiện phá sản doanhnghiệp còn rất khó khăn. Thể chế

thu hút đầu tư nước ngoài FDI chậmsửa đổi, bổ sung; doanh nghiệp FDIvẫn còn đầu tư nhiều vào lĩnh vực giacông, lắp ráp, khai thác nguồn lực laođộng rẻ và tài nguyên, tỷ lệ nội địahóa thấp; ít liên kết, chuyển giaocông nghệ cho doanh nghiệp trongnước, gây ô nhiễm môi trường. Thểchế chưa thúc đẩy đổi mới mô hìnhtăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế,chưa thúc đẩy doanh nghiệp đổi mớicông nghệ, đầu tư vào các lĩnh vựccông nghệ cao...

- Việc huy động, phân bổ, sử dụngcác nguồn lực (vốn, đất đai, tàinguyên, lao động...) còn chưa theođúng cơ chế thị trường. Cơ chế xin -cho, sự can thiệp hành chính của cáccơ quan quản lý nhà nước vào phânbổ nguồn lực, vào hoạt động củadoanh nghiệp còn nhiều. Đất công bịxâm lấn, giao cho doanh nghiệpkhông qua đấu thầu cạnh tranh, gâythất thoát lớn tài sản nhà nước. Vốnnhà nước đầu tư phân tán, dàn trải,thi công kéo dài, xin điều chỉnh tăngvốn nhiều lần, thất thoát, lãng phílớn. Nguồn lực khoa học - công nghệvà nguồn nhân lực chất lượng caochưa được quan tâm phát triển, đóng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 62 (196) - 2018

góp vào phát triển kinh tế còn hạnchế. Nhiều nguồn lực xã hội chưađược huy động, sử dụng có hiệu quả.

- Giá cả một số hàng hóa, dịch vụquan trọng còn chưa được xác địnhtheo cơ chế thị trường; các thị trườngcòn nhỏ, chưa phát triển, vận hànhchưa thông suốt, còn nhiều vướngmắc. Lãi suất chưa được tự do hóa;giá đất, xăng dầu, điện, nước giá cácdịch vụ y tế, giáo dục vẫn theo khunggiá do nhà nước quy định. Tiềnlương chưa linh hoạt, theo thỏathuận của người lao động và ngườisử dụng lao động, chưa gắn với năngsuất lao động, vẫn bị quy định bởimức lương tối thiểu theo vùng, đượcđiều chỉnh hàng năm của nhà nước.Thị trường hàng tiêu dùng khôngkiểm soát được chất lượng hàng hóa,không ngăn chặn được tình trạngbuôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái,không bảo đảm được vệ sinh, antoàn thực phẩm. Thị trường tàichính, tiền tệ còn sơ khai, nhiều loạidịch vụ còn chậm phát triển, thịtrường chứng khoán chưa trở thànhkênh huy động vốn dài hạn có hiệuquả cho doanh nghiệp. Thị trườngquyền sử dụng đất, thị trường khoa

học - công nghệ chưa phát triển,thiếu những tổ chức tư vấn phápluật, đánh giá chất lượng hàng hóa,định giá sản phẩm...

- Thể chế gắn kết phát triển kinhtế với thực hiện tiến bộ, công bằng xãhội và bảo vệ môi trường còn chưađồng bộ, chặt chẽ. Đổi mới thể chếphát triển khoa học - công nghệ, giáodục - đào tạo y tế còn chậm, lúngtúng. Việc chuyển các tổ chức nghiêncứu khoa học - công nghệ, giáo dục-đào tạo, bệnh viện, cơ sở y tế cônglập sang cơ chế tư nhân và huy độngcác nguồn lực xã hội phát triển cáclĩnh vực này còn nhiều vướng mắc.Xóa nghèo chưa bền vững; cơ chế,chính sách chưa khuyến khích ngườinghèo vươn lên thoát nghèo mà tạotâm lý ỷ lại, dựa vào hỗ trợ của Nhànước. Vẫn còn biểu hiện chạy theotốc độ tăng trưởng kinh tế, chưa chúý đúng mức tới phát triển xã hội vàmôi trường bền vững...

Đây là nguyên nhân trực tiếp làmcho sự phát triển của Việt Namnhững năm qua chưa thật sự bềnvững cả về kinh tế, xã hội và môitrường. Tốc độ tăng trưởng kinh tếkhông ổn định, có xu hướng chậm

dần1. Kinh tế vẫn chủ yếu phát triểntheo chiều rộng; dựa vào khai thác tàinguyên và người lao động giá rẻ;trình độ công nghệ, năng suất, chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp,chậm được cải thiện. Kinh tế vĩ môchưa ổn định; thâmhụt cán cân thươngmại, bội chi ngân sáchnhà nước cao, kéo dài;nợ công đã ở mức báođộng, tiềm ẩn nhiềunguy cơ mất ổn định.Giảm nghèo chưa bềnvững; phân hóa giàunghèo, bất bình đẳngxã hội có xu hướng giatăng; chất lượng giáodục - đào tạo, bảo vệ vàchăm sóc sức khỏenhân dân còn nhiều hạn chế; tỷ lệ laođộng thiếu việc làm còn cao; đờisống của nhân dân, nhất là ở vùngsâu, vùng xa, đồng bào các dân tộcthiểu số, còn nhiều khó khăn. Tìnhtrạng quản lý lỏng lẻo, khai thác, sửdụng tài nguyên kém hiệu quả, gây ônhiễm môi trường, chậm được khắcphục. Tình trạng công nghệ sản xuấtlạc hậu, thiếu các biện pháp xử lý

chất thải ở các làng nghề, cơ sở sảnxuất, các doanh nghiệp, các khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, các bệnhviện; việc sử dụng phân hóa học,thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảoquản không kiểm soát được... đã gây

nên nhiều điểm ônhiễm, nhiều sự cố môitrường nghiêm trọng,làm suy thoái chấtlượng đất, nước, khôngkhí, ảnh hưởng xấu đếnsản xuất và sức khỏe,đời sống của nhân dân.

2. Một số địnhhướng hoàn thiện thểchế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa đáp ứng yêu cầuphát triển nhanh, bền

vững của đất nước trong nhữngnăm tới

(1) Cần phải thể chế hóa đầy đủquyền sở hữu quyền tài sản của Nhànước, tổ chức và cá nhân theo quyđịnh của Hiến pháp năm 2013 đểquyền sở hữu, quyền tài sản của Nhànước, các tổ chức, cá nhân đượcpháp luật bảo vệ. Cần phải hoànthiện thể chế phân bổ các nguồn lực,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 62 (196) - 2018

Cần phải thể chế hóađầy đủ quyền sở hữu,quyền tài sản củaNhà nước, tổ chức vàcá nhân theo quyđịnh của Hiến phápnăm 2013 để quyềnsở hữu, quyền tài sảncủa Nhà nước, các tổchức, cá nhân đượcpháp luật bảo vệ.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 62 (196) - 2018

nhất là các nguồn lực của Nhà nước,để các nguồn lực được sử dụng cóhiệu quả. Hoàn thiện pháp luật về đấtđai, tài nguyên, các tài sản của Nhànước để đất đai, tài nguyên, các tàisản này được quản lý, sử dụng hợp lý,có hiệu quả, khắc phục tình trạngtham nhũng, lãng phí, tranh chấp,khiếu kiện trong lĩnh vực này nhữngnăm qua. Nhà nước giao quyền sửdụng đất đai, quyền khai thác tàinguyên cho doanh nghiệp theo cơchế thị trường, thông qua đấu thầucạnh tranh. Hoàn thiện thể chế vềđầu tư vốn nhà nước, xóa bỏ cơ chếxin - cho, khắc phục tình trạng đầutư dàn trải, phân tán, thi công kéodài, xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư;việc quản lý và sử dụng tài sản côngphù hợp với cơ chế thị trường đểvốn, tài sản nhà nước được sử dụngcó hiệu quả.

(2) Hoàn thiện thể chế bảo đảmquyền tự do kinh doanh; khuyếnkhích và tạo điều kiện thuận lợi nhấtcho khởi nghiệp, tạo môi trường chodoanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế đều hoạt động theo cơ chế thịtrường, bình đẳng, cạnh tranh lànhmạnh theo pháp luật. Hoàn thiện thể

chế cơ cấu lại, đổi mới và nâng caohiệu quả doanh nghiệp nhà nước,tách chức năng đại diện chủ sở hữuvốn nhà nước tại doanh nghiệp khỏicác bộ, ngành; không biến độc quyềnnhà nước thành độc quyền của cácdoanh nghiệp nhà nước; doanhnghiệp nhà nước có quyền tự chủ,hoạt động theo cơ chế thị trường,cạnh tranh bình đẳng với doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế.Nhà nước có cơ chế, chính sáchkhuyến khích phát triển các tổ hợptác, hợp tác xã, các tổ chức kinh tếtập thể; hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cậnnguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực,chuyển giao công nghệ, phát triển thịtrường. Xây dựng, hoàn thiện hệsinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ, khuyếnkhích doanh nghiệp khởi nghiệp đổimới, sáng tạo. Tiếp tục hoàn thiệnthể chế gỡ bỏ những rào cản; phânbiệt đối xử trong tiếp cận các nguồnlực, các thủ tục hành chính phiền hà,tạo thuận lợi cho phát triển kinh tếtư nhân; khuyến khích hình thànhnhững tập đoàn kinh tế tư nhânmạnh để kinh tế tư nhân thực sự trởthành một động lực quan trọng củanền kinh tế. Có chính sách định

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 62 (196) - 2018

hướng, khuyến khích doanh nghiệpđổi mới công nghệ, đầu tư vào cáclĩnh vực công nghệ cao, những lĩnhvực tiêu biểu của cách mạng côngnghiệp lần thứ tư. Nâng cao hiệu quảthu hút đầu tư nước ngoài, chủ độnglựa chọn các dự án đầu tư có côngnghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, cócam kết liên kết, hỗ trợ doanh nghiệpViệt Nam tham gia chuỗi giá trị toàncầu. Xây dựng thể chế liên kết vùngtrên cơ sở phát huy lợi thế so sánhcủa từng địa phương; ưu tiên pháttriển vùng kinh tế động lực, đồngthời, có chính sách hỗ trợ vùng cònnhiều khó khăn.

(3) Hoàn thiện thể chế phát triểnđồng bộ các yếu tố thị trường, cácloại thị trường, phát huy đầy đủ vaitrò của cơ chế thị trường. Thực hiệnnhất quán cơ chế giá trị trường, đểquan hệ cung - cầu, cạnh tranh quyếtđịnh giá cả hàng hóa dịch vụ; giảmtối đa những giá cả hàng hóa do nhànước quyết định; không lồng ghépcác chính sách xã hội trong giá hànghóa, dịch vụ. Xác định giá trị quyềnsử dụng đất theo cơ chế thị trườngthông qua đấu giá, đấu thầu côngkhai, minh bạch, công bằng. Thực

hiện bình đẳng giữa các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế trong tiếp cận các nguồn lực công,mua sắm và đầu tư công.

Phát triển thị trường hàng hóa,dịch vụ trong nước theo hướng vănminh, hiện đại, nhất là tại các đô thịvà trung tâm thương mại; quản lýchặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩnchất lượng hàng hóa, vệ sinh, an toànthực phẩm và môi trường; sử dụngcác hàng rào kỹ thuật bảo vệ hợp lýthị trường trong nước phù hợp vớicác cam kết quốc tế. Phát triển đồngbộ, nâng cao hiệu quả hoạt động cácthị trường tài chính, tiền tệ, thịtrường chứng khoán, thị trường tráiphiếu, thị trường bảo hiểm, thịtrường mua bán nợ, thị trường dịchvụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế,thẩm định giá, áp dụng các tiến bộkhoa học - công nghệ, các công cụhiện đại vào lĩnh vực này để các giaodịch tài chính, tiền tệ thực hiệnnhanh chóng, chính xác, an toàn, thịtrường chứng khoán trở thành kênhhuy động vốn quan trọng cho doanhnghiệp và nền kinh tế.

Đổi mới, phát triển thị trườngkhoa học - công nghệ. Tăng cường

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 62 (196) - 2018

đầu tư nhà nước cho khoa học - côngnghệ; thực hiện cơ chế tự chủ, nângcao chất lượng hoạt động của cácviện nghiên cứu khoa học, cáctrường đại học; đồng thời khuyếnkhích các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân đầu tư nghiên cứu, phát triển,chuyển giao công nghệ, tạo nhiềusản phẩm có chất lượng cao cho thịtrường. Hoàn thiện thể chế tạokhung pháp luật cho các hoạt độngmua bán, chuyển nhượng, ký kết hợpđồng giao dịch sản phẩm khoa học -công nghệ. Thành lập các tổ chức tưvấn pháp luật, đánh giá chất lượng,định giá các sản phẩm khoa học -công nghệ... để thúc đẩy các giaodịch trên thị trường. Phát triển vàvận hành thông suốt thị trường bấtđộng sản, phù hợp với quan hệ cung- cầu; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đấtđai, ngăn ngừa lãng phí, chống pháđầu cơ đẩy giá lên cao; bảo đảm thịtrường quyền sử dụng đất hoạt độngcông khai, minh bạch, có trật tự. Pháttriển đồng bộ, liên thông thị trườnglao động; nâng cao chất lượng hoạtđộng của các tổ chức dịch vụ tư vấnviệc làm; tiếp tục hoàn thiện chínhsách tiền lương, tiền công, bảo hiểm

xã hội, hoàn thiện các thiết chế hòagiải, trọng tài giải quyết tranh chấplao động.

(4) Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh,nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tếquốc tế. Rà soát, điều chỉnh, bổ sunghệ thống pháp luật và các cơ chế,chính sách đáp ứng yêu cầu thựchiện các cam kết quốc tế. Nâng caochất lượng sản phẩm, cải tiến mẫumã, xây dựng thương hiệu, nghiêncứu thị trường; quan tâm đầy đủ, đápứng yêu cầu của các nước nhập khẩuvề chất lượng sản phẩm; về vệ sinhan toàn thực phẩm; về xuất xứ hànghóa, về quy trình sản xuất; về sửdụng lao động... để đẩy mạnh xuấtkhẩu, giảm thâm hụt thương mại,tiến tới xuất siêu. Nâng cao chấtlượng thu hút đầu tư. Đẩy mạnh hợptác quốc tế trong lĩnh vực khoa học -công nghệ, giáo dục - đào tạo,chuyển giao công nghệ. Đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ kinh tế,tránh lệ thuộc vào một đối tác, mộtthị trường. Nâng cao tiềm lực của cácdoanh nghiệp trong nước, năng lựccạnh tranh quốc gia, năng lực phòngngừa, giải quyết các tranh chấpthương mại, đầu tư quốc tế, phản

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 62 (196) - 2018

ứng nhanh nhạy trước các diễn biếnbất lợi từ bên ngoài.

(5) Hoàn thiện thể chế kết hợpchặt chẽ phát triển kinh tế với pháttriển xã hội bền vững. Có chính sáchkhuyến khích đầu tư xã hội, tạo cơhội để mọi người có việc làm, nângcao thu nhập; chú trọng đào tạonghề, phát triển các ngành nghề phicông nghiệp để giải quyết việc làmcho lao động nông thôn. Huy độngcác nguồn lực xây dựng, phát triểnhệ thống bệnh viện, cơ sở khám,chữa bệnh, hệ thống y tế dự phòng,nâng cao chất lượng bảo vệ, chămsóc sức khỏe nhân dân; giảm chênhlệch trong tiếp cận dịch vụ chăm sócsức khỏe nhân dân giữa các địa bàn,các nhóm đối tượng. Hoàn thiện thểchế xây dựng môi trường văn hóa,đời sống văn hóa lành mạnh, nếpsống văn hóa văn minh; nâng caochất lượng, hiệu quả các hoạt độngvăn hóa trong các cộng đồng dân cư.Phát triển hệ thống an sinh xã hội đadạng, đa tầng; huy động sự tham giacủa cộng đồng xã hội, trợ giúp cóhiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ bịtổn thương, những người gặp rủi rotrong cuộc sống. Tổ chức tốt hơn

việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơbản thiết yếu cho các đối tượngchính sách, người nghèo, nhân dânở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.Tập trung nguồn lực thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia vềgiảm nghèo bền vững; tích cực thựchiện “Chương trình nghị sự 2030 vềphát triển bền vững” của Liên hợpquốc để mọi người dân được hưởngthành quả phát triển đất nước.

(6) Hoàn thiện thể chế để pháttriển mạnh mẽ khoa học - công nghệ,giáo dục - đào tạo để khoa học - côngnghệ, giáo dục - đào tạo thực sự làquốc sách hàng đầu, là động lực quantrọng nhất để phát triển nhanh, bềnvững đất nước, nhất là trong bối cảnhcuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục - đào tạo; đổi mớichương trình, nội dung, phươngpháp dạy và học, phương pháp đánhgiá kết quả, chất lượng đào tạo theohướng hiện đại; đẩy mạnh xã hội hóa,tăng quyền tự chủ và trách nhiệm củacác cơ sở giáo dục - đào tạo, trước hếtđối với giáo dục nghề nghiệp và giáodục đại học, nâng cao chất lượng giáodục - đào tạo toàn diện. Tiếp tục đổi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 62 (196) - 2018

mới cơ chế quản lý hoạt động khoahọc - công nghệ. Thực hiện cơ chế tựchủ của các tổ chức khoa học - côngnghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vàcó chính sách đãi ngộ xứng đáng vớicác tài năng. Ưu tiên tập trung nguồnlực quốc gia xây dựng các việnnghiên cứu, các phòng thí nghiệmtrọng điểm quốc gia, thực hiện cácchương trình khoa học và công nghệtrọng điểm của đất nước; đồng thờihuy động mạnh mẽ các nguồn lực xãhội trong và ngoài nước đầu tư chophát triển khoa học - công nghệ.Định hướng nghiên cứu, tiếp thukhoa học công nghệ vào những lĩnhvực nền tảng của cuộc cách mạng lầnthứ tư như công nghệ số, trí tuệ nhântạo, công nghệ thông tin, Internet kếtnối vạn vật, công nghệ in 3D, chế tạoRobot, công nghệ sinh học...; nângcao trình độ khoa học công nghệ củacác ngành kinh tế. Tăng cường liênkết giữa các tổ chức khoa học - côngnghệ với doanh nghiệp; có chínhsách khuyến khích các doanh nghiệptham gia nghiên cứu, chuyển giao,ứng dụng tiến bộ khoa học - côngnghệ, đổi mới công nghệ theo hướnghiện đại, thân thiện với môi trường.

(7) Tiếp tục hoàn thiện hệ thốngpháp luật, cơ chế, chính sách gắn kếtchặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội vớibảo vệ môi trường. Có các chínhsách, các chế tài đủ mạnh để bảo vệmôi trường. Mọi dự án đầu tư đềuphải có đánh giá tác động môitrường; ngăn chặn các dự án, côngnghệ, máy móc, thiết bị gây tác hạimôi trường, sử dụng các hóa chất độchại. Tăng cường việc phòng ngừa,kiểm soát, ngăn chặn các nguồn gâyô nhiễm môi trường; xử lý nghiêmcác doanh nghiệp, tổ chức, cá nhângây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặnvà từng bước khắc phục sự xuống cấpcủa môi trường tự nhiên, bảo đảmchất lượng môi trường sống. Nângcao trách nhiệm quản lý, khai thác, sửdụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên củađất nước, đặc biệt là tài nguyênkhoáng sản, tài nguyên đất, nước,rừng, tài nguyên biển. Quản lý chặtchẽ việc khai thác khoáng sản; lựachọn phương pháp khai thác ít gâytác hại tới môi trường. Thực hiệnnghiêm ngặt các biện pháp phục hồimôi trường sau khai thác; bảo vệnguồn nước, các lưu vực sông; chủđộng hợp tác với các nước, các tổ

chức quốc tế bảo vệ các nguồn nướcxuyên quốc gia. Có chính sách quảnlý sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả;ngăn chặn tình trạng đánh bắt mangtính hủy diệt, bảo vệ nguồn lợi thủysản, đặc biệt là vùng gần bờ. Có cơchế, chính sách thúc đẩy việc đổi mớicông nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệuquả năng lượng, vật tư, nguyên liệu,giảm chất thải và mức phát thải khínhà kính; thúc đẩy phát triển cácnguồn năng lượng mới, năng lượngtái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vậtliệu mới ít gây ô nhiễm; phát triển cácngành, lĩnh vực, công nghệ sản xuấtxanh, tiêu dùng xanh; đẩy mạnh việctrồng và bảo vệ rừng, tăng tỷ lệ chephủ và chất lượng rừng. Có cơ chế,chính sách, chương trình, kế hoạchtập trung xử lý các điểm ô nhiễm môitrường, chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, phòng, chống thiên tai,hạn chế tác động của nước biển dâng,bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, xâmnhập mặn...

(8) Yếu tố then chốt, có ý nghĩaquyết định nhất đối với hoàn thiệnthể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa để phát triểnnhanh, bền vững đất nước là nângcao năng lực hoạch định đường lối,chủ trương của Đảng và nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhànước. Nâng cao chất lượng xâydựng, hoàn thiện hệ thống luậtpháp, cơ chế, chính sách để thể chếhóa đường lối của Đảng; cơ cấu lạibộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ,công chức tinh gọn, tăng cường kỷluật, kỷ cương thực thi pháp luật;nâng cao vai trò, chức năng Nhànước kiến tạo, phát triển. Xây dựngChính phủ điện tử, quản trị nhànước thông minh. Phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, vai trò giámsát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị, xã hộiđối với việc hoàn thiện thể chế tạomôi trường cho sự phát triển nhanh,bền vững đất nước n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 62 (196) - 2018

1 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 bình quân là 7,31%, giai đoạn 2006-2010 là 6,32%, giai đoạn 2011-2015 là 5,91%.

1. Kinh nghiệm thực tiễn củanhiều nước trên thế giới cho thấy,trình độ phát triển của một quốc giacó mối quan hệ mật thiết với chấtlượng thể chế nhà nước, vì thể chếnhà nước đảm bảo an ninh, điều tiếthoạt động kinh tế - xã hội, thực thinguyên tắc pháp quyền và bảo vệ,bảo đảm quyền con người, quyềncông dân, tạo khả năng cho ngườidân thực hiện dân chủ, tham gia vàoquá trình hoạch định chính sách củaNhà nước. Chất lượng thể chế nhànước đặt ra yêu cầu cần phải có mộtbộ máy nhà nước gắn kết với nhautrên cơ sở quy định của pháp luật vìmục tiêu chung, có kỷ cương, kỷ luậtvà trọng dụng người tài; tuân thủ cácnguyên tắc pháp quyền và đảm bảodân chủ, sự tham gia rộng rãi củangười dân trong quá trình hoạch

định chính sách, giám sát quyền lựcnhà nước và việc thực hiện chínhsách nhà nước. Xét ở góc độ này, thìthể chế nhà nước ở nước ta phải đápứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bằng cơ chế pháp lý bảođảm quyền lực của nhân dân thực sựtối cao, chi phối và quyết định quyềnlực nhà nước chứ không phải làngược lai. Quyền lực nhà nước phảibị giới hạn một cách rõ ràng bằngpháp luật (chủ yếu là bằng Hiến phápvà luật) hay như Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng nói một cách hình ảnhhơn là phải tìm cách “nhốt” quyềnlực nhà nước vào trong cái lồng phápluật. Thượng tôn pháp luật phải đượcđảm bảo trong mọi hành vi ứng xửcủa nhà nước đối với xã hội và đốivới thị trường. Bảo đảm mọi hành viứng xử của nhà nước, của các cơ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 62 (196) - 2018

XÂY DỰng tHỂ cHế nHÀ nước ViỆt nam ĐáP Ứng yÊu cẦu Phát triển nhanh

và bền vỮng trong giai Đoạn mới

l GS, TS HoàNG THế LiêNNguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp

quan nhà nước, của các quan chứcnhà nước đều được kiểm soát và cóthể chịu sự tài phán của toàn án độclập, không thiên vị. Không có vùngcấm trong xử lý các hành vi vi phạm.Cơ chế tài phán Hiến pháp đượcthiết lập và vận hành một cách hiệuquả. Độc lập trong hoạt động xét xử(độc lập tư pháp) được bảo đảm mộtcách đầy đủ và thực chất. Pháp luậtvừa là công cụ để nhà nước quản lýxã hội, đồng thời là công cụ hữu hiệuđể nhân dân trao quyền cho nhànước và kiểm soát việc thực thiquyền lực nhà nước. Vì vậy, yêu cầuđặt ra ở đây là cần phải tạo dựng chođược cơ chế kiểm soát quyền lực từbên trong, giữa các cơ quan nhànước với nhau nhằm (1) bảo đảmcác chính sách của nhà nước và việcthực hiện chính sách được thảo luậnvà theo dõi sát sao hơn, làm chochính sách phù hợp hơn và đáp ứngyêu cầu thực tiễn cao hơn; (2) nângcao trách nhiệm giải trình đối với cáchoạt động do các cơ quan nhà nướcvà công chức nhà nước tiến hành,chủ yếu là về mặt hành pháp, và từđó khuyến khích đạt kết quả hoạtđộng tốt hơn; (3) làm giảm các cơ hội

hoặc sự tồn tại của các mối quan hệđặc biệt giữa các chủ thể nhà nướcvới các chủ thể thị trường và xã hộinào đó để hình thành nên các nhómlợi ích.

Thứ hai, Chính phủ và các cơquan hành chính nhà nước phảichuyên nghiệp hóa công tác hoạchđịnh và thực thi chính sách, phápluật phục vụ sự phát triển kinh tế -xã hội; tăng cường năng lực phântích chính sách, đảm bảo trao đổithông tin với các chủ thể bị tác độngtrong quá trình xây dựng chính sách.Cân đối lại vai trò của Chính phủ vàcác cơ quan hành chính nhà nướctrong việc thực hiện ủy quyền lậppháp và xử lý vi phạm hành chính.Khắc phục được những mâu thuẫn,chồng chéo trong việc phân địnhthẩm quyền giữa các cơ quan hànhchính nhà nước, giữa chính quyềntrung ương và chính quyền địaphương theo hướng tăng quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm của chínhquyền địa phương. Xây dựng đội ngũcán bộ, công chức có cơ cấu, nănglực, trình độ chuyên môn, kỹ năngnghề nghiệp phù hợp, thiết lập đượchệ thống công vụ theo vị trí việc làm,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

51SỐ 62 (196) - 2018

chế độ công vụ thực tài, trên cơ sởthiết lập hệ thống thi tuyển cạnhtranh người tài trong các ngành, khuvực toàn xã hội vào các vị trí việc làmở cả trung ương và địa phương.

Thứ ba, phải có giải pháp đủmạnh để nâng tầm vị thế của Toà ántrong xã hội, tạo niềm tin của xã hộiđối với toà án; tư pháp hoá việc xử lýcác vi phạm hành chính có mức phạtcao, trực tiếp liên quan đến quyềncon người, quyền cơ bản của côngdân, bảo đảm Tòa án đủ năng lực đểxử lý hầu hết các vi phạm và tranhchấp trong xã hội một cách nhanhchóng, hiệu quả, đặc biệt là các tranhchấp dân sự, đầu tư, kinh doanh,thương mại, sở hữu trí tuệ. Bảo đảmtranh tụng dân chủ và sự độc lập củatoà án trong xét xử.

Thứ tư, trong mối quan hệ vớikinh tế thị trường, Nhà nước cần tậntụy thực hiện tốt các chức năng vốncó trong một nền kinh tế thị trườnghiện đại, không thực hiện nhữngcông việc mà người dân (khu vực tưnhân) có thể làm được (nhất là kinhdoanh trong những ngành, lĩnh vựcmà khu vực tư nhân đã đủ sức đảmnhận) đồng thời thực hiện các nhiệm

vụ phục vụ đắc lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội, cụ thể như sau:

Một là, ban hành pháp luật, duytrì trật tự công trên thị trường vàtrong xã hội, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, doanhnghiệp, tổ chức xã hội. Nhà nướcxây dựng và thực thi có hiệu quả cácquy tắc pháp lý về sở hữu, tự do hợpđồng, tự do kinh doanh, tự do lậphội, giải quyết tranh chấp để mọingười dân, doanh nghiệp thực hiệntốt quyền tự do kinh doanh, tự dolập hội nhằm giải phóng mọi nănglực sản xuất, hình thành hệ thốngthị trường đồng bộ. Nhà nước xâydựng và thực thi có hiệu quả cácquy tắc pháp lý điều tiết các hoạtđộng kinh tế nhằm khắc phụcnhững trục trặc, khuyết tật của cơchế thị trường như kiểm soát độcquyền, bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, khắc phục tình trạng thôngtin bất cân xứng trên thị trườngchứng khoán, thị trường bảo hiểm,thị trường vốn tín dụng, bảo đảm antoàn lao động, duy trì quan hệ laođộng lành mạnh. Nhà nước cầnphải xây dựng được một hệ thốngpháp luật đầy đủ, thiết lập hệ thống

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52 SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

53SỐ 62 (196) - 2018

tư pháp có tính độc lập cao, có đủthẩm quyền và năng lực giải quyếtvà phân xử các dạng tranh chấpngày càng phức tạp giữa các tổ chức,cá nhân trong xã hội (bao gồm cảgiữa cơ quan nhà nước và các tổchức, cá nhân).

Hai là, bảo đảm sự ổn định kinh tếvi mô: (i) thực hiện chính sách tiềntệ, (ii) kiểm soát lạm phát, (iii) đảmbảo cán cân thanh toán ổn định tỷgiá hối đoái, (iv) kiểm soát nợ công.

Ba là, tái phân phối, điều tiết thunhập, tạo công bằng xã hội thôngqua việc thiết lập và duy trì (1) mạnglưới an sinh xã hội; (2) chính sáchthuế đáp ứng nhu cầu chi tiêu củanhà nước và (3) hệ thống thuế thunhập cá nhân lũy tiến.

Bốn là, có trách nhiệm cung cấphàng hóa, dịch vụ công. Phát triểnnguồn vốn con người (thông quaviệc bảo đảm duy trì hệ thống y tế,giáo dục, đào tạo, khoa học và côngnghệ có chất lượng cao, dễ tiếp cậnđối với người dân). Quản lý rủi rotổng thể đối với thảm họa thiênnhiên (nhất là trong bối cảnh ViệtNam bị tác động mạnh mẽ của biếnđổi khí hậu) và các thảm họa do con

người (các sự cố kỹ thuật v.v.). Xâydựng chế độ sở hữu tài sản đối vớiđất đai, tài nguyên, khoáng sản và cácloại tài sản công theo hướng bảo đảmmọi mảnh đất, mọi tài nguyên,khoảng sản và tài sản công đều cóchủ thể quản lý, sử dụng và chịutrách nhiệm cụ thể.

Thứ năm, trong mối quan hệ vớixã hội, Nhà nước bảo đảm tiếng nóicủa người dân, của xã hội ngày càngmạnh mẽ và có trọng lượng trongcông việc của Nhà nước. Muốn vậy,cần phải phát huy vai trò của các tổchức xã hội đại diện cho người dânvới tư cách là đối tác quan trọng củaNhà nước trong việc thực hiện cácmục tiêu phát triển. Nhà nước cầntạo khung pháp lý và đảm bảo khônggian đầy đủ cho người dân thực hiệncác quyền cơ bản, bao gồm quyềntiếp cận thông tin, quyền lập hội,quyền biểu tình và các quyền dânchủ trực tiếp khác, đồng thời, buộccơ quan công quyền phải đảm bảominh bạch, có trách nhiệm tạo điềukiện để công dân tương tác hiệu quảvới Nhà nước.

2. Xét theo các yêu cầu nêu trên, thìthể chế nhà nước ta, bên cạnh những

thành tựu quan trọng đã đạt được,cũng còn một số bất cập sau đây:

Một là, bộ máy nhà nước ta khácông kềnh, nhiều tầng nấc, phâncông chưa rành mạch, phân quyềnchưa đủ mạnh dẫn đến tình trạngthẩm quyền vừa bị phân mảnh,manh mún vừa có sự trùng giẫm,chồng chéo. Trong khi đó, lại thiếucơ chế kết nối để tạo nên sức mạnhchung và ở Chính phủ còn thiếumột thiết chế trung tâm đủ mạnh đểbảo đảm sự nhất quán, thông suốttrong thực hiện chính sách; thiếu sựgiám sát chặt chẽ, giám sát chủ yếudừng lại ở giám sát tuân thủ (kếtluận giám sát đúng quy trình đang làphổ biến), chưa giám sát kết quảthực hiện. Do đó, các hiện tượngtrên bảo dưới không nghe, chínhsách bị cản trở, bị bẻ ghi, bị biếndạng, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhánh,lợi ích cá nhân đang là một thực tế.Vì vậy, việc phải làm là tập trung cảicách làm giảm sự cát cứ, manh múntrong khu vực công, xóa bỏ tìnhtrạng chồng chéo về thẩm quyềngiữa các cơ quan (cả dọc và ngang)trong bộ máy nhà nước, phân công,phân cấp về quyền thật rõ ràng.

Hai là, cơ chế kiểm soát quyền lựcnhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến tìnhtrạng lạm dụng quyền lực công vì lợiích tư gây bức xúc lớn trong xã hội.Hiến pháp năm 2013 của nước ta đãbổ sung yếu tố kiểm soát quyền lựcnhà nước vào nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của Nhà nước (khoản 3,Điều 2). Sự bổ sung này làm chonguyên tắc tổ chức và hoạt động củaNhà nước ta đầy đủ, toàn diện hơn,sát với yêu cầu của nhà nước phápquyền, bảo đảm cho các cơ quan lậppháp, hành pháp, tư pháp thực thi cóhiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình theo Hiếnpháp và pháp luật, góp phần giữvững quyền lực nhà nước trong taynhân dân, tránh được lợi dụng, lạmdụng quyền lực, phòng chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí. Yêu cầuđặt ra ở đây là khẩn trương xây dựngcho được một cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước đủ mạnh, có thểđồng thời kiểm soát quyền lực nhànước từ ba phía: (1) kiểm soát quyềnlực giữa các cơ quan nhà nước vớinhau (cơ chế kiểm soát từ bêntrong); (2) kiểm soát quyền lực từphía nhân dân với tư cách là chủ thể

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

54 SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

55SỐ 62 (196) - 2018

quyền lực nhà nước thông qua việcbảo đảm thực hiện các quyền dânchủ trực tiếp và đề cao vai trò của cáctổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội; (3) kiểm soát quyền lực thôngqua việc tăng cường năng lực của cácthiết chế kiểm soát chuyên nghiệp.Tuy nhiên, cho đến nay một cơ chếnhư vậy vẫn còn trong tình trạngchưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và vì vậychưa đạt được kết quả kiểm soátquyền lực nhà nước như mong đợi.

Ba là, thực thi pháp luật chưanghiêm. Bảo đảm tuân thủ pháp luâtvẫn là khâu hạn chế lớn nhất ở nướcta hiện nay do thiếu cơ chế bảo đảmthi hành pháp luật một cách hiệuquả. Kỷ cương, kỷ luật trong thi hànhcông vụ còn rất lỏng lẻo, dẫn đếntình trạng coi thường kỷ cương, phápluật đang ở mức báo động. Thượngtôn pháp luật chưa trở thành thóiquen thường trực của đội ngũ cánbộ, công chức và của tổ chức, cánhân trong xã hội.

Bốn là, tình trạng ôm đồm về chứcnăng của nhà nước thể hiện rõ ở sựhiện diện trực tiếp của nhà nướctrong sản xuất, kinh doanh ở quánhiều lĩnh vực của nền kinh tế1.

Chức năng quản lý nhà nước và chứcnăng kinh doanh của doanh nghiệpnhà nước vẫn còn nhiều điểm chưađược phân định rõ. Chức năng kinhdoanh của doanh nghiệp nhà nướcvà chức năng thực hiện các nhiệm vụcông ích, an sinh xã hội, quốc phòng,an ninh chưa được phân định rànhmạch2. Bộ máy và cách thức thựchiện quyền chủ sở hữu chưa chuyênnghiệp, hiệu quả chưa cao, tính chịutrách nhiệm thấp. Việc triển khaithực hiện các quy định về quyền vànghĩa vụ của chủ sở hữu doanhnghiệp nhà nước còn nhiều lúngtúng, nhiều nơi còn tồn tại hiệntượng lấn sân từ quản lý nhà nướcsang quản lý của chủ sở hữu vàngược lại. Cơ chế giám sát, đánh giáhiệu quả hoạt động của doanhnghiệp nhà nước còn mang tínhhình thức, chưa hiệu quả.

Việc Nhà nước trực tiếp tham giavào hoạt động kinh tế, tuy đã giảmđáng kể nhưng vẫn còn nhiều đếnmức các chuyên gia của Ngân hàngthế giới gọi là nhà nước bị thươngmại hóa, thông qua doanh nghiệpnhà nước, thông qua doanh nghiệptư nhân có mối quan hệ thân hữu

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

56 SỐ 62 (196) - 2018

với quan chức nhà nước, thông quaviệc phân bổ một số nguồn lựcquan trọng bằng quyết định hànhchính. Vì vậy, trên thực tế, Nhànước ta vừa là nhà quản lý, vừa lànhà sản xuất, công tư không đượcphân biệt rõ ràng tạo dư địa chotiêu cực, tham nhũng làm méo mócơ chế thị trường. Nếu không thúcđẩy mạnh mẽ việc giải quyết vấn đềnày thì đây là lực cản lớn cho sựphát triển.

Năm là, Nhà nước ta chưa chútrọng đúng mức đến việc xây dựngmột hệ thống hành chính dựa trênnguyên tắc chức nghiệp thực tài.Đây là yếu tố cơ bản thể hiện nănglực đảm bảo hiệu lực, hiệu quả củanhà nước. Việc tuyển dụng, sử dụng,đánh giá công chức chưa thực sựtheo nguyên tắc chức nghiệp thựctài mà vẫn còn dựa trên quan hệthân hữu, dòng tộc, thậm chí quanhệ tư lợi (tham nhũng, tiêu cực) thayvì dựa trên năng lực của cán bộ.Kinh nghiệm của một số nước chothấy, không có gì hủy hoại năng lựcbộ máy hành chính bằng hình thứctuyển dụng, sử dụng, đề bạt cán bộdựa trên quan hệ thân hữu, đỡ đầu

và hối lộ. Cuộc điều tra chỉ số nănglực hành chính công gần đây pháthiện rằng, có đến 60% người đượcđiều tra cho biết, phải hối lộ thì mớiđược tuyển vào làm việc trong bộmáy nhà nước3. Một cuộc điều trakhác cho thấy, quan hệ cá nhân làyếu tố đảm bảo thành công hàngđầu, sau đó là lợi ích vật chất4. Cácthảo luận gần đây trên báo chí về sựxuất hiện hiện tượng “con ông cháucha” trong việc bổ nhiệm vào cácchức vụ cao trong bộ máy nhà nướcđang làm dấy lên quan ngại về chấtlượng cán bộ trong bộ máy nhànước. Bộ máy nhà nước với chấtlượng cán bộ như vậy thì thực hiệncho được các chức năng truyềnthống của Nhà nước cũng đã chậtvật lắm rồi, làm sao đủ năng lực đểphát huy vai trò kiến tạo phát triển.Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thiết lậpmột cơ chế để người giỏi nhất đượctuyển chọn sử dụng và đề bạt, đảmbảo mức độ liêm chính cao hơntrong nền công vụ bằng việc sắp xếpcông việc theo vị trí việc làm, cảicách tiền lương và cải cách về tổchức đánh giá cán bộ dựa vào thànhtích công tác.

Sáu là, trách nhiệm giải trình củaNhà nước trước dân còn hình thức,chưa thực chất do:

- Quy định về trách nhiệm củaNhà nước, từng cơ quan nhà nước vàcán bộ nhà nước chưa cụ thể, rõ ràngđến mức nhân dân có thể kiểm đếmđược trách nhiệm đó.

- Tính minh bạch về trách nhiệmchưa cao, đang cản trở người dântrong việc truy cứu trách nhiệm củanhà nước, của công chức.

- Các tổ chức xã hội ở nước tađược phát triển mạnh về số lượngnhưng năng lực vẫn còn nhiều hạnchế, tác động còn rất hạn chế đếnviệc hoạch định chính sách công vàtruy cứu trách nhiệm của cơ quannhà nước.

- Các cơ quan có trách nhiệmgiám sát, thanh tra, kiểm tra chưa đủmạnh, chủ yếu là giám sát, thanh tra,kiểm tra tuân thủ, chưa thực hiện tốtviệc giám sát kết quả thực hiện.

- Trách nhiệm tập thể, trách nhiệmcá nhân chưa được phân biệt rõ ràngdẫn đến tình trạng trách nhiệm tậpthể trở thành nơi ấn náu, trà trộn củatrách nhiệm cá nhân, gây nhiều khókhăn cho việc truy cứu trách nhiệm

cá nhân. Thêm vào đó, cũng còn lẫnlộn giữa trách nhiệm pháp lý và tráchnhiệm chính trị, hầu như chưa có cơchế truy cứu trách nhiệm chính trị.

Vì vậy, đề cao trách nhiệm giảitrình của Nhà nước trước dân cầnđược đẩy mạnh, coi đây là yếu tốquan trọng nâng cao hiệu lực, hiệuquả của thể chế nhà nước.

4. Để khắc phục được những bấtcập nêu trên và đáp ứng yêu cầu pháttriển nhanh, bền vững trong giaiđoạn mới, thể chế nhà nước cầnđược đổi mới và hoàn thiện mộtcách mạnh mẽ trên cơ sở tiếp tục đẩymạnh thực hiện các cuộc cải cách lậppháp theo tinh thần của Nghị quyếtsố 48 của Bộ Chính trị về chiến lượcxây dựng pháp luật; cải cách hànhchính theo chương trình tổng thể cảicách hành chính từ 2010-2020 củaChính phủ và cải cách tư pháp theotinh thần của Nghị quyết số 49 củaBộ chính trị về chiến lược cải cách tưpháp. Nhiệm vụ trọng tâm và baotrùm trong thời gian tới là tập trungxây dựng nhà nước ta thực sự đượctổ chức và vận hành theo nguyên tắcpháp quyền. Làm thế nào để nhànước ta thể hiện một cách mạnh hơn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

57SỐ 62 (196) - 2018

nữa trên thực tế bản chất dân chủ,tính ưu việt của mình, theo đó chủquyền nhân dân được bảo đảm,quyền con người với tư cách là quyềntự nhiên vốn có của con người,quyền công dân được tôn trọng, bảovệ và bảo đảm từ chính Nhà nước;tinh thần thượng tôn pháp luật, tráchnhiệm pháp lý, trách nhiệm phục vụcủa nhà nước trước nhân dân đượcđề cao và được hiện thực hoá trongđời sống xã hội. Pháp luật cũng phảithực sự của nhân dân, vì nhân dân,được xây dựng bằng dân chủ với nộidung minh bạch, rõ ràng và có tínhthân thiện để mọi người trong xã hộidễ tiếp cận, dễ thực hiện. Pháp luậtphải thực sự là môi trường an toàn,lành mạnh, đủ rộng về không gianpháp lý để người dân làm ăn và sinhsống. Pháp luật là cơ sở để tổ chức,thực hiện quyền lực nhà nước, đượccác cơ quan nhà nước nghiêm chỉnhchấp hành, áp dụng công bằng, nhấtquán và không thiên vị (tinh thầnnày đã được thể hiện rõ ràng tại Điều8, Hiến pháp 2013 của nước ta). Làmthế nào để thể chế nhà nước khắcphục được tình trạng làm ăn tráipháp luật, tham nhũng, tiêu cực đang

là quốc nạn, đấu tranh tiến tới xóa bỏđược những thói xấu như cục bộ, cửaquyền, cát cứ, lãng phí của công, lạmdụng của công... Những hiện tượngnày đang cản trở hiệu lực của chínhthể chế nhà nước.

Theo tinh thần đó, xin nêu một sốkiến nghị cụ thể như sau:

Thứ nhất, thể chế lập pháp cầnđược đổi mới theo hướng: (1) Quốchội hoạt động chuyên trách; nângcao chất lượng đại biểu trên cơ sở đổimới chế độ bầu cử theo hướng thiếtkế lại bản đồ bầu cử, theo đó mỗimột khu vực bầu cử chỉ bầu một đạibiểu, khuyến khích ứng cử, bảo đảmtính cạnh tranh cao và thực chấttrong bầu cử; thiết lập Văn phòng đạibiểu tại khu vực bầu cử để phục vụhoạt động của đại biểu, gắn đại biểuvới cử tri ở khu vực bầu cử; (2) hạnchế tiến tới bỏ việc uỷ quyền lậppháp cho Ủy ban thường vụ Quốchội và cho Chính phủ để bảo đảmquyền lập pháp chỉ thuộc về Quốchội (tiến tới bỏ thẩm quyền banhành pháp lệnh của Ủy ban thườngvụ Quốc hội và bỏ thẩm quyền banhành nghị định độc lập của Chínhphủ); (3) xây dựng cơ chế bảo hiến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

58 SỐ 62 (196) - 2018

để kiểm soát hoạt động lập pháp củaQuốc hội.

Thứ hai, thể chế hành pháp cầnđược đổi mới theo hướng: (1) giao đủthẩm quyền, cơ cấu lại bộ máy tổchức của Chính phủ nhằm bảo đảmđể Chính phủ phát huy tốt nhất tráchnhiệm là cơ quan thực hiện quyềnhành pháp, có quyền chủ động khởixướng và hoạch định chính sách,thực hiện chức năng quản lý và điềuhành vĩ mô, tổ chức và bảo đảm việcthi hành pháp luật trên phạm vi toànquốc; (2) với trách nhiệm bảo đảmthi hành pháp luật trên phạm vi toànquốc, Chính phủ rất cần được giaoquyền công tố để nhân danh quyềnlực công yêu cầu toà án xét xử mọihành vi vi phạm phát luật và thựchiện nguyên tắc công tố trực tiếp chỉđạo điều tra góp phần khắc phục tìnhtrạng cắt khúc trong tố tụng hình sự;(3) chuyển nhiệm vụ quản lý hànhchính, tổ chức, nhận sự, tài chính củatoà án sang cho Chính phủ nhằm bảođảm nguyên tắc độc lập trong xét xửcủa toà án; (4) cho phép Chính phủđược bảo vệ tới cùng trước Quốc hộiđối với dự án luật mà Chính phủtrình; (5) quy định Chủ tịch nước có

quyền yêu cầu Quốc hội xem xét lạidự án luật đã được thông qua trướckhi công bố trên cơ sở đề nghị củaChính phủ (Hiến pháp năm 1946 đãcó quy định này, hiện nay theo Hiếnpháp năm 2013 thì Chủ tịch nước chỉcó quyền yêu cầu Uỷ ban thường vụQuốc hội xem xét lại dự án pháp lệnhtrước khi công bố).

Thứ ba, thể chế tư pháp cần đượctiếp tục đổi mới theo hướng: (1) xácđịnh tư pháp là xét xử, từ đó khẳngđịnh cơ quan tư pháp là toà án; (2)bỏ chức năng kiểm sát hoạt động tưpháp của viện kiểm sát (chuyển việnkiểm sát thành viện công tố thuộcChính phủ); (3) Tòa án phải đượcgiao đủ thẩm quyền và tăng cườngnăng lực để đủ khả năng xem xét,giải quyết hầu hết các tranh chấp xẩyra trong xã hội; (4) giao cho tòa ánthẩm quyền giải quyết khiếu kiệncủa cá nhân, tổ chức đối với văn bảnquy phạm pháp luật của cơ quan nhànước từ cấp Chính phủ trở xuốngnếu những văn bản đó xâm phạm tớilợi ích của cá nhân, tổ chức; (5) cơquan điều tra cần được tổ chứcthành một hệ thống riêng và chịu sựchỉ đạo trực tiếp của cơ quan công tố,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

59SỐ 62 (196) - 2018

đảm bảo và mở rộng dân chủ trongtranh tụng.

Thứ tư, thể chế về chính quyền địaphương cần được đổi mới theohướng: (1) giảm mạnh cấp chínhquyền địa phương (Chính quyền địaphương ở nông thôn nên chỉ 2 cấp,chính quyền địa phương ở đô thịnên là một cấp thống nhất); (2) thựchiện sự phân quyền mạnh mẽ chochính quyền địa phương nhằm bảo

đảm tính tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của chính quyền địa phươngđi đôi với việc tăng cường sự kiểmsoát của cơ quan nhà nước cấp trên;(3) xác định uỷ ban nhân dân vừa làcơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, vừa là cơ quan thường trựccủa hội đồng nhân dân cùng cấpnhằm bảo đảm sự gắn kết chặt chẽhơn nữa giữa HĐND và UBND trênđịa bàn n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

60 SỐ 62 (196) - 2018

1 Nhiều lĩnh vực khu vực kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể đảm nhiệm như dệt may,giày da, xây dựng dân dụng, xây dựng thương mại, một số lĩnh vực khai khoáng v.v.tuy nhiên sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực này vẫn rất lớn.2 Ví dụ: DNNN ngành bưu chính viễn thông phải duy trì và đảm bảo cung cấp cácdịch vụ bưu chính công ích, điện thoại cố định vùng xa; đảm bảo thông tin liên lạccho quốc phòng, an ninh khi được yêu cầu. Mạng lưới điện quốc gia do Tập đoàn điệnlực (EVN) quản lý phải phủ sóng tới các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng biêngiới, hải đảo. Tập đoàn dầu khí thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội với trị giáhàng trăm tỷ đồng/năm.3 Nguồn: Chỉ số hành chính quản trị công 2001-2014.4 Nguồn: Ngân hàng thế giới và thanh tra Chính phủ, kiểm soát, xung đột lợi ích trongkhu vực công.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 62 (196) - 2018

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lậptừ tháng 01/1997, hiện có 9đơn vị hành chính cấp

huyện, trong đó, gồm 2 thành phố làVĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện; vớitổng diện tích tự nhiên khoảng1.271km2, có cả vùng đồng bằng,trung du và miền núi; dân số hơn 1triệu người. Là tỉnh nằm trong vùngkinh tế trọng điểm bắc bộ, vùng thủđô Hà Nội.

Vĩnh Phúc được biết tới là nơikhởi nguồn của đổi mới tư duy quảnlý trong nông nghiệp, với phươngthức “khoán hộ” từ những năm 60của thế kỷ XX. Nghị quyết của Tỉnhủy được ban hành khi đó mang tính

đột phá và táo bạo, là một trong cáctiền đề về cơ sở thực tiễn và lý luậncho Đảng ta ban hành các chỉ thị,nghị quyết đổi mới cơ chế quản lýkinh tế nông nghiệp, nông thôn vànông dân sau này.

ực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về đổi mới kinh tế và hộinhập quốc tế, với tinh thần chủđộng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnhVĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo vàođiều kiện thực tiễn của tỉnh, đề racác chủ trương, cơ chế chính sáchtoàn diện trên mọi lĩnh vực tạo tiềnđề và đảm bảo cho sự phát triểnnhanh, bền vững.

VĨnH PHúc Với ViỆc XÂY DỰng tHỂ cHế ĐẢm bẢOcHO sỰ PHát triỂn nHanH, bỀn VỮng

l HoàNG THị THúy LaNỦy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 62 (196) - 2018

Khi tỉnh mới được tái lập, điềukiện kinh tế, kết cấu hạ tầng và đờisống của người dân gặp rất nhiềukhó khăn. Từ thực tiễn đó, Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII(tháng 11/1997) ngay sau tái lậptỉnh đã xác định: “Tập trung mọinguồn lực tạo điều kiện khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tưphát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp trên địa bàn. Hướng chủ yếulà phát triển công nghiệp có vốn đầutư nước ngoài và công nghiệp ngoàiquốc doanh”. Từ đó tới nay, qua cáckỳ đại hội, tỉnh Vĩnh Phúc nhấtquán quan điểm: Lấy phát triểncông nghiệp làm nền tảng, tạo

nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp,nông thôn và nâng cao đời sốngnông dân; phát triển dịch vụ, phấnđấu phát triển du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn. Nghịquyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnhlần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020đã xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa; xây dựng Vĩnh Phúc trở thànhmột trong những trung tâm côngnghiệp, du lịch của Vùng và cả nước.Phấn đấu đến năm 2020, cơ bảnhoàn thành hạ tầng khung đô thịtiến tới trở thành thành phố VĩnhPhúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.”

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 62 (196) - 2018

Sau hơn 20 năm kể từ khi tái lậpđến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng, toàndiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, xâydựng Đảng, thậm chí trên nhiềuphương diện được xem là vượt trộiđi đầu trong cả nước:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế củatỉnh qua các giai đoạn luôn đạt ởmức cao, bình quân giai đoạn (1997-2016) đạt 15,3%, đặc biệt có năm đạttrên 20%, cao hơn gấp 2,4 lần so vớimức tăng trưởng bình quân chung cảnước cùng giai đoạn.

- Tổng sản phẩm GRDP bình quânđầu người của Vĩnh Phúc, năm 2017đạt 79,4 triệu đồng/người, ước năm2018 đạt 84 triệu đồng/người (thuộcnhóm đầu cả nước). Đặc biệt quy mônền kinh tế Vĩnh Phúc khi tái lậptỉnh chỉ chiếm khoảng 0,7% GDPcủa cả nước thì sau 20 năm đã tănglên chiếm 1,8% GDP của cả nước.

- u ngân sách khi tái lập tỉnhchưa đầy 100 tỷ đồng, nay là mộttrong các tỉnh có số thu ngân sáchcao của cả nước, hiện đạt xấp xỉ30.000 tỷ đồng/năm, luôn đứng thứ2 miền Bắc về thu nội địa. Hiện nay,

Vĩnh Phúc là một trong 16 tỉnh,thành phố có đóng góp ngân sáchròng cho ngân sách Trung ươnghàng năm với tỷ lệ đóng góp lên đến50% nguồn thu phân chia (cao thứ 2khu vực phía Bắc chỉ sau Hà Nội).Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấpdẫn của các nhà đầu tư trong vàngoài nước, nhiều công ty lớn đầu tư,hoạt động tại Vĩnh Phúc như:Toyota, Honda, Piaggio... Hiện tại,Vĩnh Phúc được xem là một trongnhững cực tăng trưởng công nghiệpquan trọng của cả nước, đặc biệt đốivới Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Những thành quả phát triển trênđây là sự kết tinh của các nỗ lực và sựđóng góp của mỗi người dân VĩnhPhúc trong nhiều thế hệ, đặc biệt vaitrò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,công chức, viên chức của tỉnh trongnhiều nhiệm kỳ. Song, quan trọnghơn là từ đội ngũ ấy, nhiều thể chếquan trọng đã được xây dựng và banhành, trong đó, thể chế lãnh đạo củaTỉnh ủy, thể chế quản lý của chínhquyền tỉnh đã cơ bản đảm bảo kếthợp hài hòa lợi ích của Nhà nước,của doanh nghiệp, của nhân dân,phù hợp với thực tiễn địa phương,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 62 (196) - 2018

tạo động lực phát triển kinh tế - xãhội, là điểm sáng của cả nước về thựchiện sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, nhìn nhận khách quancho thấy động lực tăng trưởng củaVĩnh Phúc có dấu hiệu chậm lạitrong gần thập niên qua. Vĩnh Phúcdù vẫn là hạt nhân tăng trưởng củacả nước song nhiều yếu tố thiếu bềnvững bắt đầu nảy sinh, một số tỉnhkhác dần thu hẹp khoảng cách pháttriển với Vĩnh Phúc. Trước nhữngthách thức đó từ đầu nhiệm kỳ này,Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đãnhận thức rằng, nền kinh tế khôngthể tiếp tục vận hành theo quán tínhcũ vì quán tính đó đã không còn nữa.Nền kinh tế của tỉnh cần một độnglực mới để tăng trưởng và để tiếp tụcđóng vai trò tích cực dẫn dắt nềnkinh tế của khu vực.

Hơn nữa, trong bối cảnh cạnhtranh quốc tế ngày càng gay gắt,Vĩnh Phúc ý thức rằng những cảicách của Việt Nam nếu chậm sẽ dẫnđến bị tụt hậu trong cuộc chơi toàncầu, nhất là khi thế giới bước vàocuộc cách mạng công nghiệp lần thứ4. ế nhưng, sức cạnh tranh của

nền kinh tế không thể chỉ trông chờvào những cải cách từ Chính phủ, từcác bộ, ngành trung ương, mà phảitừ chính các địa phương, phải chủđộng, sáng tạo, cải cách chính mìnhtrước. Cũng với ý nghĩa đó, các nghịquyết mang tính cải cách của Đảngnhư: Nghị quyết 39 của Bộ Chính trịvề tinh giản biên chế và cơ cấu lại độingũ cán bộ, công chức, viên chức;Nghị quyết số 18 của Trung ươngĐảng khóa XII “Một số vấn đề vềtiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộmáy của hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Nghịquyết số 19-NQ/TW của Trungương Đảng khóa XII về tiếp tục đổimới và quản lý, nâng cao chất lượngvà hiệu quả hoạt động của các đơn vịsự nghiệp công lập... chỉ có thể thựchiện thành công khi các địa phươngý thức được trách nhiệm của mình,phải cụ thể hóa được thành hànhđộng và tạo ra kết quả cụ thể.

Phát huy truyền thống đi tiênphong trong nhiều cải cách, VĩnhPhúc đã mạnh dạn lựa chọn mộttrong những cải cách khó khăn nhất,phức tạp nhất, cam go nhất củachúng ta hiện nay đó chính là cải

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 62 (196) - 2018

cách thể chế và quản trị nhà nước,trong đó cải cách tinh giản biên chếvà cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức có thể xem là mộtnội dung trọng tâm, mục tiêu cuốicùng là nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, là đổi mới tư duy, tạo ra độnglực mới cho sự phát triển. Bởi vì:“Đổi mới gì cũng có thể bắt đầu,nhưng nếu không đổi mới tư duycon người thì khó có thể thành công”.Gọi đó là lựa chọn gai góc vì nó độngchạm đến vấn đề con người, đếnquyền lợi của nhiều đối tượng vớinhiều nhạy cảm, phức tạp, cùng vớisự phản ứng nhiều chiều của nhiềunhóm lợi ích.

Ban ường vụ Tỉnh ủy đã banhành rất sớm Đề án số 01- ĐA/TU,ngày 30/11/2016 về sắp xếp tổ chứcbộ máy, tinh giản biên chế và nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc giaiđoạn 2016-2021. Bằng quyết tâmchính trị rất lớn, được sự ủng hộ củangười dân, sự đồng thuận xã hội,tỉnh đã thực hiện nhiều biện phápmạnh mẽ, dứt khoát nhưng thậntrọng, dân chủ, khách quan, nhất làban hành các cơ chế, chính sách đặc

thù của tỉnh (đây là điểm nổi trội, điđầu cả nước) nhằm hỗ trợ, khuyếnkhích cho việc tinh giản biên chế, sắpxếp lại tổ chức bộ máy theo hướngtinh, gọn và hoạt động hiệu lực, hiệuquả, bước đầu mang lại nhiều kếtquả tích cực.

Sau 2 năm thực hiện, đến nay toàntỉnh đã giảm được 176 đầu mối cấpphòng và tương đương trực thuộccác cơ quan tham mưu, giúp việc cấptỉnh, cấp huyện; 39 đơn vị tự chủtoàn bộ chi thường xuyên, 176 đơnvị sự nghiệp công lập tự chủ mộtphần; sắp xếp lại 21 hội mang tínhchất đặc thù. Riêng khối chínhquyền: giảm 102 đầu mối trong đó có50 phòng ban và tương đương trựcthuộc các sở, ban, ngành, UBNDhuyện; 52 đơn vị sự nghiệp công lập;sáp nhập các trường trung cấp, caođẳng có quy mô nhỏ, địa điểm gầnnhau, nhiệm vụ tương đồng; giảm 55lớp học thuộc các khối phổ thông.Tinh giản 1.529/2.363 biên chế (đạt64,7% so với chỉ tiêu 10% đến 2021)và trên 10.700 người hoạt độngkhông chuyên trách cấp xã, thôn, tổdân phố được Trung ương đánh giácao trong triển khai thực hiện về sắp

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

66 SỐ 62 (196) - 2018

xếp tổ chức bộ máy. Đặc biệt, một sốmô hình tổ chức được tỉnh triển khailàm trước khi có hướng dẫn củaTrung ương.

Kết quả mang lại không đơnthuần chỉ là số lượng biên chế giảmđi mà quan trọng hơn là hoàn thiệnđược bộ máy tổ chức. Kết quả đó đãgóp phần chuẩn hóa và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ; thôngqua việc cơ cấu lại biên chế tỉnh đãchủ động giải quyết chính sách, loạidần những cán bộ không đáp ứngtiêu chuẩn, điều kiện về chuyênmôn, về đạo đức, lối sống ra khỏi bộmáy. Đồng thời cũng tuyển chọn vàđộng viên, giữ được những cán bộtâm huyết, trách nhiệm, có chuyênmôn phù hợp với yêu cầu và vị trícông tác.

Cải cách dù ở thời kỳ nào cũng gặpnhững khó khăn và thách thức củanó, nhưng đối với Vĩnh Phúc – mộttỉnh vốn đã ở giai đoạn tăng trưởngcao so với cả nước, với quy luật lợiích biên giảm dần, việc tạo ra thêmmột động lực tăng trưởng mới sẽ khókhăn hơn nhiều so với khi còn ở giaiđoạn tăng trưởng thấp. Sự chậm chễtrong cải cách sẽ khiến cho Vĩnh

Phúc mất dần đi các lợi thế, bỏ lỡ cáccơ hội và bị tụt hậu so với các địaphương khác. Đội ngũ lãnh đạo tỉnhVĩnh Phúc đã quyết tâm lựa chọnnhững vấn đề khó, những nút thắt đểcải cách. Trong đó, xem xét việc cảicách bộ máy, quản trị nhà nước, làmcho bộ máy đó thật sự tinh gọn,chuyên nghiệp, hiệu quả chính làđiều kiện đảm bảo cho việc xây dựngthể chế phát triển nhanh, bền vữngđược ưu tiên hàng đầu. Kết quả đạtđược hôm nay còn là tiền đề chonhững đồng thuận với những cảicách phức tạp hơn mà Vĩnh Phúc sẽtiến hành trong thời gian tới.

Hội thảo quốc gia về: “ể chế pháttriển nhanh - bền vững: Kinh nghiệmquốc tế và những vấn đề đặt ra đối vớiViệt Nam trong giai đoạn mới” đượctổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc, đây làmột cơ hội quý báu để học hỏi, thamvấn ý kiến, kinh nghiệm của các nhàquản lý, các nhà khoa học và cácchuyên gia trong việc xây dựng vàthực hiện thể chế lãnh đạo, quản lý,nhằm từng bước hoàn thiện thể chế,tạo ra những cơ chế, chính sách sángtạo, đột phá nhằm tạo sự phát triểnnhanh, bền vững của tỉnh n

Sáng 28-9, tại thành phố VĩnhYên, tỉnh Vĩnh Phúc, Hội đồngLý luận Trung ương, Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc, Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam, Tổ Tư vấn kinh tế của ủtướng Chính phủ và Trường Đại họcKinh tế Quốc dân, đã phối hợp tổchức hội thảo khoa học quốc gia:“ể chế phát triển nhanh - bền vững:Kinh nghiệm quốc tế và những vấnđề đặt ra đối với Việt Nam trong giai

đoạn mới”. Ðây là hoạt động khoa họctrong khuôn khổ Chương trìnhnghiên cứu khoa học cấp nhà nước“Nghiên cứu lý luận chính trị giaiđoạn 2016-2020” (Mã số KX.04/16-20), thực hiện nhiệm vụ tổng kết mộtsố vấn đề lý luận - thực tiễn phục vụcho việc xây dựng Dự thảo Văn kiệncủa Đại hội XIII của Đảng.

am dự hội thảo có đông đảo cácnhà khoa học, nhà quản lý đến từ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

67SỐ 62 (196) - 2018

hội thảo khoa học quốc gia:

“tHỂ cHế PHát triỂn nHanH - bỀn VỮng: kinh nghiệm quốc tế

và nhỮng vấn Đề ĐẶt ra Đối với việt nam trong giai Đoạn mới”

nhiều cơ quan khoa học, quản lý củacả nước. GS,TS Phùng Hữu Phú,Phó Chủ tịch ường trực Hội đồngLý luận Trung ương; GS.TS Tạ NgọcTấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương; đồng chí Hoàng ịúy Lan, Ủy viên Trung ươngĐảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúcđồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo,GS.TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: Nhưchúng ta đã biết, ngày nay, phát triểnnhanh - bền vững trở thành nhu cầubức thiết của nhiều quốc gia trên thếgiới, nhất là đối với các nước đangphát triển, để không bị tụt hậu xa hơnso với các nước tiên tiến. Đối với ViệtNam, sau hơn 30 năm đổi mới, nướcta đã đạt được những thành tựu tolớn, có ý nghĩa lịch sử. Về mặt thể chế,chúng ta đã từng bước đổi mới vàhoàn thiện thể chế kinh tế, thể chếchính trị và thể chế xã hội... Nhưngvề cơ bản đó là thể chế phát triển theochiều rộng, đến nay động lực pháttriển theo chiều rộng đã suy giảmmạnh. Đất nước đã bước vào giaiđoạn phát triển theo chiều sâu, nhiềunội dung của thể chế phát triển theochiều rộng đã không còn phù hợp, trở

thành lực cản đối với sự phát triển.Hơn nữa, bối cảnh quốc tế đang thayđổi nhanh chóng và phức tạp; cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội đang có những bước phát triểnmới, mang tính đột phá, cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc...tác động đến tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, đặt ra những cơ hộilớn và những thách thức không nhỏđối với sự phát triển của nước ta.

Để đất nước không bị tụt hậu xahơn, không rơi vào “bẫy thu nhậptrung bình”, bảo đảm phát triểnnhanh và bền vững, nâng cao đượcnăng lực cạnh tranh, nâng cao thế vàlực của đất nước, đòi hỏi chúng taphải đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiệnđồng bộ thể chế phát triển đất nước.Vì vậy, vấn đề xây dựng thể chế pháttriển nhanh - bền vững là cấp thiết đốivới Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, hiện nay, cả nhận thứclý luận cũng như thực tiễn cho thấycòn những ý kiến khác nhau, cònnhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõvề thể chế phát triển nhanh - bềnvững, về sự đồng bộ giữa đổi mới thểchế chính trị với thể chế kinh tế và thểchế xã hội, thể chế văn hóa, cũng như

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 62 (196) - 2018

những nội dung cần đổi mới và hoànthiện trong mỗi thể chế thành phần.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh uỷVĩnh Phúc Hoàng ị uý Lan chobiết: Vĩnh Phúc đã mạnh dạn lựachọn một trong những cải cách khókhăn nhất, phức tạp nhất, cam gonhất hiện nay đó chính là cải cách thểchế và quản trị nhà nước, trong đó tinhgiản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cánbộ, công chức, viên chức có thể xem làmột nội dung trọng tâm, mục tiêu cuốicùng là nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, là đổi mới cho sự phát triển...

Sau phát biểu của Bí thư Tỉnh ủyVĩnh Phúc Hoàng ị úy Lan vàbáo cáo đề dẫn PGS.TS Trần QuốcToản, các tham luận và ý kiến phátbiểu tại Hội thảo đã tập trung làm rõhơn một số vấn đề chủ yếu sau:

- Làm rõ hơn khái niệm, nội dung,bản chất, cấu trúc và vai trò của thểchế phát triển, thể chế phát triểnnhanh - bền vững. Làm rõ hơn vaitrò của thể chế và mối quan hệ giữathể chế chính trị với thể chế kinh tế,thể chế xã hội, thể chế văn hóa trongquá trình phát triển.

- Nêu lên những kinh nghiệm(thành công, không thành công)

trong xây dựng và thực thi thể chếphát triển của một số nước trên thếgiới, rút ra những gợi ý hữu ích đốivới Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá những hạnchế, bất cập, những “điểm nghẽn”trong thể chế phát triển hiện nay; chỉrõ những nguyên nhân.

- Nêu lên những yêu cầu, nộidung, định hướng giải pháp tiếp tụcđổi mới và xây dựng thể chế tổng thểphát triển nhanh - bền vững đấtnước nói chung và cụ thể đối với cácthể chế thành phần: thể chế chính trị,thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thểchế văn hóa trong giai đoạn mới.

Kết luận Hội thảo, GS.TS PhùngHữu Phú, Phó Chủ tịch ường trựcHội đồng Lý luận Trung ương đánhgiá cao kết quả của Hội thảo; đề nghịnhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ýkiến phát biểu và các tham luận gửitới Hội thảo để hoàn thiện các luậncứ lý luận khoa học và thực tiễn vềxây dựng thể chế phát triển nhanh -bền vững; hoàn thiện các đề xuất,kiến nghị liên quan, để góp phầnthiết thực vào phục vụ cho việc xâydựng dự thảo các văn kiện Đại hộiXIII của Đảng n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 62 (196) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 62 (196) - 2018

Trong khuôn khổ kế hoạchđợt khảo sát, nghiên cứuthực tế tại tỉnh ái Bình,

phục vụ cho nhiệm vụ “Tổng kếtmột số vấn đề lý luận - thực tiễn qua30 năm thực hiện Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội; trọng tâm là 10năm thực hiện Cương lĩnh 2011”,ngày 10-10-2018, tại thành phố áiBình, Hội đồng Lý luận Trung ương- Ban Chỉ đạo Tổng kết đã phối hợpvới Tỉnh ủy ái Bình tổ chức Tọađàm khoa học: “Tổng kết một số vấnđề lý luận, thực tiễn qua 30 năm thựchiện Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, trọng tâm là 10 năm thực hiệnCương lĩnh 2011”. GS, TS PhùngHữu Phú, Phó Chủ tịch ường trựcHội đồng Lý luận Trung ương, PhóTrưởng ban ường trực Ban Chỉđạo Tổng kết, Trưởng Nhóm Chínhtrị và xây dựng Đảng; GS, TS TạNgọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lýluận Trung ương, Ủy viên Ban Chỉđạo Tổng kết; TS Nguyễn HồngDiên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bíthư Tỉnh ủy ái Bình, Chủ tịchHĐND tỉnh đồng chủ trì Tọa đàm.

Dự tọa đàm có các đồng chí NgôĐông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung

KHẢO sát tHỰc tế, tọa ĐÀm KHOa Học tại tHái bìnH

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 62 (196) - 2018

ương Đảng, Phó Bí thư thường trựcTỉnh ủy; Đặng Trọng ăng, Phó Bíthư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;các đồng chí Ủy viên Ban ường vụTỉnh ủy; đại biểu các sở, ban, ngành,đoàn thể của tỉnh; thành viên Đoànnghiên cứu, khảo sát của Hội đồngLý luận Trung ương.

Sau Báo cáo tóm tắt tổng kết 30năm thực hiện Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, trọng tâm là 10năm thực hiện Cương lĩnh 2011 củaTỉnh ủy ái Bình, các đại biểu tậptrung thảo luận sâu các nội dung:Dân chủ xã hội chủ nghĩa và thựchành dân chủ ở địa phương; xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân ở địa phương; hoạtđộng cầm quyền của Đảng ở địaphương; xây dựng và phát huy sứcmạnh đoàn kết toàn dân tộc; vậndụng mối quan hệ giữa đổi mới kinhtế với đổi mới chính trị trong quátrình phát triển ở ái Bình...

Một số vấn đề liên quan ở áiBình như: Kinh nghiệm xây dựngnông thôn mới; chủ trương dân bầumột số chức danh lãnh đạo cấp xã;

kinh nghiệm xây dựng các mô hìnhtự quản; sáng kiến của địa phương vềbồi dưỡng, phát triển Đảng trong thếhệ trẻ; thực hiện mục tiêu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàntỉnh trong những năm tới...cũngđược các đại biểu quan tâm trao đổi.

Phát biểu tổng kết Tọa đàm, Giáosư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, đánh giácao những thành tựu tỉnh ái Bìnhđạt được từ sau khi thực hiện cáccương lĩnh; đồng thời khẳng định:Nhưng năm vừa rồi, ái Bình đãđứng dậy và đi lên một cách vữngchắc từ chính kinh nghiệm “vấp ngã”của mình. Chìa khóa thành công củaái Bình hôm nay chính nhờ sự pháthuy dân chủ, sáng tạo và đoàn kết.Trên cơ sở tin dân, dựa chắc vào dân,thực hiện công khai, dân chủ và minhbạch, phát huy tinh thần “Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, lấydân chủ là “điểm tựa” để phát triểnkinh tế - xã hội, ái Bình đã khaithác được nguồn lực mạnh mẽ từtrong dân, để lại dấu ấn tốt đẹp trongphong trào xây dựng nông thôn mới.Vai trò lãnh đạo của cấp ủy các cấptrong tỉnh bảo đảm theo đúng nguyêntắc của Đảng, kiên định và vận dụng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 62 (196) - 2018

sáng tạo vào điều kiện, tình hình thựctế của địa phương; phát huy tinh thầnđoàn kết thống nhất, thường xuyênchăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ, góp phần vận hành cơ chếlãnh đạo của cả hệ thống chính trị từtỉnh đến cơ sở một cách nhịp nhàng,đồng bộ. Những yếu tố căn bản đó đãgiúp ái Bình có những bước tiếnvượt bậc, trở thành hình mẫu của cảnước trong xây dựng nông thôn mới.

ay mặt Tỉnh ủy, Tiến sĩ NguyễnHồng Diên, Ủy viên Trung ươngĐảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịchHĐND tỉnh, đánh giá, việc Hội đồngLý luận Trung ương chọn ái Bìnhlàm điểm khảo sát, nghiên cứu phụcvụ cho Tổng kết Cương lĩnh là mộtdịp tốt để Tỉnh tiếp tục nghiên cứuvận dụng lý luận và những kinhnghiệm thực tiễn vào công việc củađịa phương một cách sáng tạo, linhhoạt, hiệu quả hơn. Đồng chí hy

vọng kết quả nghiên cứu, khảo sát từthực tế ái Bình sẽ góp phần giúpHội đồng Lý luận Trung ương hoànthành tốt hơn trọng trách được giao.

Cũng trong đợt công tác, trước đó,Đoàn đã có cuộc khảo sát thực tế vàlàm việc với Đảng ủy xã ĐôngPhương, huyện Đông Hưng; Huyệnủy Hưng Hà nhằm tìm hiểu sâu mộtsố vấn đề: Kinh nghiệm trong vậndụng các nghị quyết, chủ trương,chính sách của cấp trên ở địaphương; kinh nghiệm thực hiện dânchủ cơ sở, xây dựng nông thôn mới;kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu kinhtế, mô hình tăng trưởng; việc quản lýxã hội, xây dựng đời sống văn hóa, kếthừa, phát huy các giá trị văn hóatruyền thống; kinh nghiệm xây dựngĐảng, xây dựng bộ máy tinh gọn,hiệu lực, hiệu quả trong tình hìnhhiện nay n

NGuyễN TiếN