muÏc viii - sách hiếm · web viewchương này sẽ nói về một vài hậu quả không...

296
* HOWARD B. WILDER * ROBERT P. LUDLUM * HARRIETT Mc.CUNE BROWN Dịch giả : GS. NGUYỄN MẠNH QUANG Hiệu đính: KS. NGUYỄN THỊ PHÚC Thực hiện bản in: TRỊNH NHƯ HOA LỊCH SỬ HOA KỲ 333

Upload: others

Post on 18-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

* HOWARD B. WILDER* ROBERT P. LUDLUM* HARRIETT Mc.CUNE BROWN

Dịch giả : GS. NGUYỄN MẠNH QUANGHiệu đính: KS. NGUYỄN THỊ PHÚCThực hiện bản in: TRỊNH NHƯ HOA

LỊCH SỬ HOA KỲ

QUYỂN HẠ

333

Page 2: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

MỤC VIIINƯỚC HOA KỲ MỚIĐANG HÌNH THÀNH

Năm 1876, đúng 100 năm sau khi 13 thuộc địa tuyên bố độc lập, một cuộc triển lãm mệnh danh là "Cuộc triển làm lục địa" được tố chức tại Philadelphia. Cuộc triển lãm này lôi cuốn gần 10 triệu du khách đến xem. Trong thế kỷ đầu của lịch sử, Hoa Kỳ đã tiến được một đoạn đường dài. Lãnh thổ được mở rộng, vươn ra bao trùm từ Đại Tây Dương chạy dài đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Dân số gi tăng gấp bội phần. Tuy nhiên, những that đổi của Hoa Kỳ trong thế kỷ đầu của lịch sử nếu đem so với những thay đổi khác của những năm sau này thì quả là không có nghĩa lý gì.

Một lý do mà Hoa Kỳ đã cho ta thấy là một quốc gia bất khả phân đã phải chiến đấu trong cuộc chiến để bảo toàn nền thống nhất. Ngay sau khi đại pháo không còn gầm thét nữa là khi phái xúc tiến vấn đề tái thiết, đặc biệt rất là trầm trọng ở miền Nam. Bây giờ toàn thể đất nước được rảnh tay thiết lập kế hoạch xây dựng tương lai.

Hơn nữa, Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn phát triển kỹ nghệ. Những phát minh khoa học gần đây đã làm cho công việc truyền tin giao thông tử vùng này sang vùng khác được mau chóng. Những máy móc mới như đã được trưng bày trong kỳ triển làm lục địa, đã giúp cho các xí nghiệp sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa. Giải đất rộng mênh mông bát ngát ở bên kia bờ sông Mississippi rất hấp dẫn và lôi cuốn dân đi định cư lập nghiệp. Không biết bao nhiêu cơ hội tốt đẹp đang chờ đợi những người can đảm và có khả năng. Nước Hoa Kỳ mới đang thành hình.

Mục VII sẽ bàn về những tiến bộ của Hoa Kỳ từ năm 1865 cho đến ngày nay. Chương 21 sẽ bàn về những người tiên phong đi định cư tiến về các vùng đất hoang vu ở miền Tây như thế nào. Chương 22 sẽ bàn về những phát minh khoa học đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ dẫn hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển kỹ nghệ ở Hoa Kỳ đã mang lại rất nhiều lợi điểm nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới. Chương 23 sẽ nói về một vài vấn đề này và một vài giải pháp cho vấn đề đó. Sau hết, chương 24s sẽ bàn về những gì xảy ra vào khi mà người ta áp dụng những máu móc mới vào công việc canh tác.

CHƯƠNG XXICÔNG VIỆC ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN CƯƠNG CHÓT

Ở MIỀN TÂY

"Miền Tây" đã từng là một từ ngữ ảo thuật trong lịch sử Hoa Kỳ. Một mặt, miền Tây đối với rất nhiều người Hoa Kỳ có nghĩa là một cái gì khổ cực, nguy hiểm và phiêu lưu. Nhưng mặt khác, thì nó lại là tự do, là nơi mà người ta có thể sống cuộc đời tự do thỏa đáng. Một người Hoa Kỳ danh tiếng đã khuyên thanh niên khi mới khởi lập cuộc đời rằng "Thanh niên hãy đi về miền Tây, đi về miền Tây và trưởng thành với đất nước". Trải qua biết bao nhiêu năm rồi, giải đất rộng mênh mông của miền Tây hầu như là vô tận. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ XIX thì không còn những vùng đất rộng lớn vô tận để đón nhận dân định cư đến lập nghiệp nữa. Như các bạn đã đọc trong chương trước, ngay từ khi khởi đầu của lịch sử Hoa Kỳ, những người dân đi lập

334

Page 3: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nghiệp phiêu lưu kéo nhau đi về miền Tây. Phần lớn nững cuộc Tây tiến này đi từng đợt một, và mỗi đợt lại tiến xa hơn về phía Tây. Trước hết là giải đất rộng mênh mông nằm giữa Đại Tây Dương và dãy núi Appalachians được định cư kín cả. Rồi thì dân đi lập nghiệp vượt dãy núi này đua nhau tiến vào thung lũng sông Ohio màu mỡ. Sau đó thì vùng biên cương mở rộng tới sông Mississippi và sang tới cả bên kia bờ sông này. Tới giữa thế kỷ thứ XIX, vàng và đất đai màu mỡ đã lôi cuốn dân đi lập nghiệp đua nhau tiến ới tận bờ biển Thái Bình Dương để định cư ở các vùng California và Oregon. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn là miền Tây, và còn cả một vùng đất rộng bao la chưa có người tới định cư. Giải đất này chạy dài từ tiểu bang Minnesota ngày nay xuôi về Nam tới Texas, và mở rộng miền Tây tới mãi phía bên kia dãy núi đá Rockies. Giải đất này là vùng biên cương chót của Hoa Kỳ.

Từ lâu, nhiều người Hoa Kỳ đã ngỡ rằng phần đất miền Tây này đã có người ở. Hàng ngàn dân Da đỏ sống bằng nghề săn bắn trên giải đất này là chướng ngại vật cản đường đối với Dân da trắng đến đây lập nghiệp. Tuy nhiên, vào những năm hậu chiến, dân đi lập nghiệp dồn dập tiến đến những khu đất trống chưa có người định cư ở phía Tây sông Mississippi. Cuộc Tây tiến lớn lao này đã làm cho vùng đất biên cương biến mất vào những năm 1890.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những người thợ mỏ, những nhà chăn nuôi và các nhà nông đã di chuyễn về miền Tây như thế nào. Đồng thời chúng ta cũng tìm hiểu về những gì đã xảy ra.

1/ Tại sao người ta lại di chuyển đến vùng đất chót cùng chưa có người định cư ở miền Tây ?

2/ Những gì xẩy ra cho dân Da đỏ, những người chống lại công cuộc định cư ở miền Tây ?

3/ Những người thợ mỏ, những người chăn bò và các nhà nông đã góp phần vào công cuộc định cư ở vùng biên cương chót cùng này như thế nào ?

PHẦN ITẠI SAO NGƯỜI TA LẠI DI CHUYỂN ĐẾN VÙNG ĐẤT

CHÓT CÙNG CHƯA CÓ NGƯỜI ĐỊNH CƯ Ở MIỀN TÂY ?

- Luật Homestead trợ giúp công cuộc định cư ở miền Tây

Trong thập niên 1860 có hai biến cố khích lệ người Hoa Kỳ đến định cư ở phía Tây sông Mississippi. Thứ nhất là luật homestead được Quốc hội thông qua vào năm 1862. Luật này quyết định về các ruộng đất công, nghĩa là quyết định những đất đai thuộc về chính phủ Trung ương. Trước kia, chính phủ Hoa Kỳ bán đất đai công cho dân định cư với giá 1.25 Mỹ kim một mẫu. Nhưng dù bán với giá hạ như vậy, thì các gia đình nghèo vẫn không đủ tiền để mua đất để định cư lập nghiệp ở miền Tây. Luật Homestead đã giúp cho dân chúng mua đất được dễ dàng hơn. Theo luật này, thì mỗi trưởng gia đình có thể làm chủ một khu đất rộng tới 160 mẫu. Chỉ cần có một điều kiện là người chủ gia đình phải sống và canh tác khu đất này 5 năm.

335

Page 4: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Vài lúc đó luật Homestead có những kết quả rất lớn. Ngay cả trong thời kỳ trước khi chiến tranh N

am Bắc chấm dứt, đã có hàng ngàn gia đình di chuyển đến lập nghiệp ở các tiểu bang Wisconsin, Illinois, Minnesota và Iowa. Tới khi chiến tranh chấm dứt, số lớn quan nhân được giải ngũ. Trước kia, họ là những người phải bỏ công ăn việc làm để tòng quân, và phải sống cuộc đời nguy hiểm nhưng rất thích thú ở ngoài chiến trường. Nhiều người muốn cố gắng thử vận trong cuộc đời phiêu lưu gan dạ mới còn hơn là trở về quê cũ với nếp sống của ngày xưa. Luật Homestead đã giúp cho các cựu chiến binh dễ dàng khởi lập lại cuộc đời. Nhờ luật Homestead mà có nhiều cựu chiến binh đến định cư và lập nghiệp ở miền Tây.

- Thiết lập đường xe lửa xuyên lục địa.

Biến cố quan trọng thứ hai tiếp theo luật Homestead là việc thiết lập đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên. Đã từ nhiều năm về trước, có một số người hằng mơ ước thiết lập đường hỏa xa nối liền miền Đông với miền Tây. Năm 1862, giấc mơ này đã đi vào dự án. Hai công ty Union Pacific và Central Pacific được thiết lập để kiến tạo một đường xe lửa nối liền miền Trung Tây (Middle West) với vùng duyên hải Thái Bình Dương. Công ty Union Pacific lo thiết lập đoạn đường từ Omaha, Nebraska chạy về miền Tây, trong khi ấy công ty Central Pacific lo làm quãng đường từ Sacramento, California chạy về phía Đông. Hai đoạn đường này sẽ nối liền với nhau tại một địa điểm ở trong vùng rộng lớn chưa có dân đến định cư. Chính phủ Trung ương sẽ cố gắng hoạt động để khích lệ dự án này. Chính phủ cho những người xây cất đường hỏa xa vay những món tiền khổng lồ, đồng thời còn cấp cho học giải đất ở hai bên đường rày, mỗi bên rộng chừng một dặm. Như vậy công ty hỏa xa nào thiết lập được đoạn đường dài nhất sẽ nhận được nhiều tiền và nhiều đất nhất.

Hai công ty này khởi sự một cuộc chạy đua. Các công nhân cần cù làm việc làm đường băng qua cánh đồng cỏ rộng lớn và vượt qua các đèo hẹp. Trong thời kỳ chạy đua hăng say nhất, con số công nhân được huy động làm việc lên đến 20 ngàn người. Họ phái gánh chịu biết bao nhiêu cơ cực, nguy hiểm. Nào là phải trần mình dưới trời nóng bỏng cả da người, rồi thì mùa Đông tới, tuyết rơi mù mịt. Ngoài ra, người Da đỏ còn đến tấn công bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, dần dần mỗi ngày làm xong từng một đoạn đường và hai đoạn đường... Lần lần càng ngày tới gần nhau hơn. Ngày 10 tháng 5 năm 1869, hai đầu tàu xe lửa – một chiếc tàu số 119 của công ty Union Pacific, và một chiếc tàu Jupiter của hãng Central Pacific gặp nhau tại Promontory Point gần Ogden, thuộc tiểu ban Utah. Công ty Union Pacific đã thắng cuộc thi đua này. Vì được làm phần lớn đoạn đường chạy qua đồng bằng nên công ty này đã thành công vẻ vang trong công việc hoàn thành được 1086 dặm đường rày. Công ty Central Pacific, vì phải vượt núi, cho nên chỉ đạt được 689 dặm. Thật là vui mừng khôn xiết khi tin Thống đốc Lelan Stanford của tiểu bang California đóng chiếc đinh vàng vào chỗ đường xe lửa chót. Điện tín loan báo tin này đi toàn quốc. Giấc mơ vượt lục địa của người Hoa Kỳ đã trở thành sự thật.

- Đường xe lửa xuyên lục địa trợ giúp công cuộc định cư ở miền Tây.

Nhờ có phương tiện di chuyển bằng xe lửa mà số người vượt những khu đồng ruộng trống rộng mênh mông để đến miền Tây lập nghiệp ngày càng gia tăng lên

336

Page 5: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nhiều. Họ gửi tin tức và những gì học đã thấy cho bạn bè và bà con của họ ở miền Đông, trong đó có nhiều người cũng nối gót họ lên đường đi miền Tây lập nghiệp. Sau khi thiết lập xong đường hỏa xa xuyên lục, những người muốn đi sinh sống ở miền Tây cảm thấy rằng việc di chuyển gia đình và các đồ dùng của họ dễ dàng hơn, an toàn và thoải mái hơn. Đồng thời đường xe lửa cũng giúp cho việc gởi các sản phẩm của nông dân miền Tây đến thị trường được dễ dàng hơn, và người ta cũng có thể gởi các súc vật đến thẳng các trung tâm kỹ nghệ đóng thịt hộp. Vào khoảng năm 1884, lại có thêm 3 đường xe lửa nữa chạy tới bờ biển Thái Bình Dương. Đó là đường Northen Pacific, đường Southern Pacific và đường Santa Fe. Những đất đai do chính phủ ban cấp cho các công ty hỏa xa được đem bán cho dân định cư với giá rẻ. Vì thế cho nên nhiều thị trấn được phát triển dọc theo các đường hỏa xa.

Nhờ có các đường xe lửa xuyên lục cũng như đạo luật Homestead mà torng những thập niên 1870 và 1880 có làn sóng người di chuyển về miền Tây lập nghiệp. Không phải chỉ có riêng người Hoa Kỳ mà còn có cả những người ở mãi Âu Châu cũng ồ ạt kéo đến miền Tây để kiếm đất lập nghiệp. Làn sóng người hăng hái đi lập nghiệp này đã đẩy vùng biên cương ngày càng xa hơn về phía Tây.

- Dân tiền phong đi lập nghiệp phải gánh chịu nhiều gian khổ khó khăn.

Tuy nhiên, công cuộc đẩy vùng biên cương càng ngày càng xa hơn về phía Tây không phải là dễ dàng. Những người tiền phong đi định cư lập nghiệp đã phải khắc phục không biết bào là nhiêu là nguy hiểm cơ cực. Những trận bão tuyết dữ dội trong những thánh mùa Đông rất có thể giết hại gia súc và tàn phá mùa màng của họ. Nhiều người đã chết cóng torng những mùa Đông giá lạnh. Trong những tháng hè nóng nực, họ thường phải tuyệt vọng đứng nhìn đàn gia súc chết khát, hay mùa màng khô héo vì thiếu nước. Có khi nước lũ tiêu hủy tất cả công trình làm ăn của họ. Tuy nhiên, sự nguy hiểm lớn nhất vào những năm đầu đối với người đi lập nghiệp là phải đối phó với các cuộc tấn công thường trực của người Da đỏ.

PHẦN IINHỮNG GÌ XẨY RA CHO DÂN DA ĐỎ, NHỮNG NGƯỜI

CHỐNG LẠI CÔNG CUỘC ĐỊNH CƯ Ở MIỀN TÂY ?

- Người da đỏ chống lại bước tiến của người da trắng.

Khi các nhà thám hiểm và những người đi lập nghiệp đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Mỹ châu thì học thấy rằng ở đây đã có người da đỏ sinh sống. Người da đỏ vố là chúa tể của những khu rừng xan cũng như những khu đồng ruộng mênh mông trước khi người da trắng đặt chân đến vùng đất này.Dĩ nhiên là người da đỏ coi những giải đất này là của họ và là của riêng họ thôi. Nhưng tới khi người da trắng đến định cư lập nghiệp càng tiến xa về miền Tây thì người da đỏ bị dồn ra khỏi quê hương và địa bàn săn bắn của họ. Tuy nhiên, không phải thế có nghĩa là người da đỏ đã chịu nhường bước một cách dễ dàng như vậy. Mỗi bước tiến của dân định cư da trắng đều bị họ chống đối mãnh liệt, và thường thì họ đánh nhau với người da trắng.

Năm 1805, một vị tù trưởng Da đỏ đã nói với người da trắng để giảng giải câu chuyện về phía họ như thế này :

337

Page 6: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

"Anh em ! Hãy nghe chúng tôi nói. Có một thời ông cha chúng tôi làm chủ hòn đảo vĩ đại này (ý ông ta muốn nói là toàn thể lục địa này). Đất đai của ông cha chúng tôi chạy dài từ nơi mặt trời mọc đến nơi mặt rời lặn. Thượng đế đã tạo ra hòn đảo này cho người Da đỏ sử dụng. Đồng thời Thượng đế cũng sinh ra trâu bò, hươu nai và các loài súc vật khác để làm thực phẩm. Thượng đế cũng sinh ra gấu, hải ly. Da của những loài thú này để cho chúng tôi làm quần áo. Thượng đế để cho thú vật rải rác khắp nơi trong nước và dạy chúng tôi cách thức bắt thu vật. Thượng đế cũng làm cho Trái đất này sinh hóa ra bắp để làm bánh. Thượng đế đã làm tất cả cho những đứa con Da đỏ của ngài, vì rằng ngài thương yêu chúng lắm. Nếu chúng tôi có vài vụ tranh chấp về địa bàn săn bắn thì thường thường những vụ tranh chấp này đều được giải quyết ổn thảo mà không có đổ máu. Nhưng cái ngày tội ác đã đến với chúng tôi. Tổ tiên các ông đã vượt đại dương đổ bộ vào hòn đảo này. Tính con số thì chẳng có bao nhiêu. Họ đến đây được chúng tôi coi như bạn chứ không phải kẻ thù. Họ nói với chúng tôi rằng họ phải bỏ trốn nước họ vì sợ những người độc ác, và tới đây để vui hưởng tự do tín ngưỡng. Họ yêu cầu để được một ít đất đai. Chúng tôi thương hại họ, đáp lại nguyện vọng của họ, và học đã được chúng tôi hân hoan tiếp nhận. Chúng tôi trao tặng họ bắp và thịt, đổi lại họ tặng cho chúng tôi thuốc độc (Rượu Rhum và rượu Wishkey).

Anh em người da trắng bấy giờ đã thấy rõ đất nước của chúng tôi. Tin tức đã được gửi về quê nhà của họ, rồi lại có nhiều người đến với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không sợ họ. Chúng tôi coi họ như bạn. Họ coi chúng tôi là anh em. Chúng tôi tin ở họ và cho họ một vùng đất rộng lớn. Sau cùng, càng ngày càng có nhiều người da trắng đến. Họ muốn có thêm đất đai. Họ muốn chiếm thêm nước tôi. Mắt chúng tôi mở rộng mà tâm trí chúng tôi đã trở thành bối rối. Chiến tranh đã xảy ra. Người ta thuê người Da đỏ để chiến đấu chống lại người Da đỏ. Dân chúng tôi bị giết hại rất nhiều. Họ mang cả rượu mạnh đến cho chúng tôi. Rượu đó rất mạnh và đã giết hại hàng ngàn người của chúng tôi.

Người anh em ! Đất nước của chúng tôi đã một lần rất là rộng lớn, và những đất đai của các bạn thì rất là nhỏ hẹp. Các bạn bây giờ thì đã trở nên một dân tộc vĩ đại, và chúng tôi chỉ còn lại một miếng đất đủ cho trải những tấm chăn của chúng tôi. Các bạn đã chiếm được đất nước của chúng tôi mà vẫn chưa hài lòng..."

Trong nhiều trận đánh giữa người Da trắng và người Da đỏ, đôi khi người Da đỏ thắng trận. Nhưng thường thường thì người Da trắng chiến thắng, vì họ đông hơn và có vũ khí tối tân hơn. Dần dần người Da đỏ bị đẩy sâu vào nội địa. Thực ra vào đầu thế kỷ thứ XIX, người Da đỏ đã bị đẩy dồn ra khỏi vùng đất ở phía Đông dãy núi Appalaches. Tuy nhiên, ngay cả sau khi dân Da trắng tiến vào vùng đất ở phía bên kia (phía Tây) dãy núi Appalaches, một vài bộ lạc Da đỏ còn đòi quyền chiếm hữu những khu đất rộng lớn ở phía Đông sông Mississippi. Có khi họ chiếm cả những vùng đất màu mỡ mà người Da trắng ao ước thèm muốn.

338

Page 7: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đường ray xe lửa ngày xưa được thiết lập

- Chính phủ lựa riêng một vùng đất cho người Da đỏ.

Những năm sau cuộc chiến tranh 1812, chính phủ thi hành một chính sách mệnh danh là chính sách di tản. Đây là một kế hoạch di chuyển những người Da đỏ sang những vùng đất ở Tây ngạn sông Mississippi. Muốn thi hành chính sách di tản này, Chính phủ Hoa Kỳ phải lý một số hòa ước với nhiều bộ lạc Da đỏ. Các bộ lạc Da đỏ ở Đông ngạn sông Mississippi đồng ý là từ bỏ đất đai của họ để lấy tiền và được hứa là sẽ có đất mới cho bộ lạc của họ ở miền Tây ngạn sông Mississippi. Hòa ước này qui định rằng những vùng đất mới này sẽ mãi mãi thuộc về các bộ lạc Da đỏ này. Vào lúc mà không ai tin rằng sẽ có những người Hoa Kỳ đến định cư ở những vùng đất nằm bên Tây ngạn sông Mississippi, nơi mà chính phủ đã dành làm địa bàn mới cho những người Da đỏ thì chính phủ Hoa Kỳ thành thực thi hành các hòa ước này. Hầu hết những người Da đỏ từ phía Đông ngạn sông Mississippi được đưa đến định cư ở phía Tây và phía Nam chỗ sông Missouri uốn khúc lượn về phía Bắc. Vì rằng ở phía Tây sông Missouri đã có nhiều bộ lạc Da đỏ khác vốn đã sinh sống ở đó, cho nên chính phủ Hoa Kỳ lại phải ký hòa ước với những bộ lạc này để yêu cầu họ di chuyển xa hơn về phía Tây.

339

Page 8: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Vùng Đại đồng bằng nằm bên phía Tây sông Mississippi quả là quê hương tốt đẹp cho những người Da đỏ này. Tuy nhiên, ở đây có một vài khu định cư của người Da trắng. Thật ra, ở đây có những cánh đồng bát ngát với từng đàn, từng đàn trâu rừng. Những đàn súc vật to lớn lông lá bù xù này rất là quan trọng đối với người Da đỏ. Thịt trâu rừng dùng làm thực phẩm, da trâu dùng làm quần áo và làm lều cho người Da đỏ. Người Da đỏ còn dùng xương trâu để làm nhiều thứ đồ dùng.

- Người Da trắng xâm lấn vào địa bàn săn bắn của người Da đỏ.

Nếu người Da đỏ được yên ổn để sinh sống ở phía Tây ngạn sông Mississippi thì có lẽ đã xảy ra ít chiến tranh với người Da trắng. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ XIX, có những dấu hiệu cho thấy là sự việc đã không như vậy.

1/ Những người Da trắng đi tìm đất lập nghiệp theo con đường mòn Oregon đi sâu vào trung tâm địa bàn hoạt động của người Da đỏ. Nhiều người 49 (những người đi tìm vàng) cũng vượt vùng đại đồng bằng. Đôi khi có nhiều nhóm người Da trắng bỏ dự định của họ rồi đi lang thanh khắp vùng duyên hải miền Tây. Thực ra là họ muốn định cư lập nghiệp ở dọc hai bên con đường mòn Santa Fe, và đường mòn Oregon, nơi mà ngày nay là các tiểu bang Arkansas và Nebraska.

2/ Năm 1847, có một số người theo đạo Mormons khởi hành đi tìm đất hứa. Những người Mormons này đã liều mình đương đầu với mọi nguy hiểm, băng qua các vùng địa bàn của người Da đỏ tiến đến định cư lập nghiệp ở vùng thung lũng Đại Hồ Muối "Great Salt Lake", nơi mà ngày nay thuộc tiểu bang Utah.

3/ Những người chuyên môn săn thú rừng đi lang thang khắp các khu rừng miền Bắc để bắt thú và lấy da. Những người săn bắn này tràn cả vào địa bàn của người Da đỏ, giết hại hàng ngàn trâu rừng của họ để lấy da, vì da trâu này bán rất được cao giá ở miền Đông.

4/ Sau khi ban hành sắc luật Homestead và việc thiết lập đường xe lửa xuyên lục xong rồi thì có nhiều dân đổ xô đi kiếm đất lập nghiệp.

- Người Da đỏ quyết định bảo vệ quê hương và địa bàn săn bắn của họ.

Khi mà càng ngày càng có nhiều người Da trắng di chuyển đến miền Tây thì người Da đỏ càng ngày càng trở nên tuyệt vọng. Nhiều trường hợp đã xảy ra là có dân định cư chiếm đất đai nằm trong các hiệp ước, theo đó thì chính phủ Hoa Kỳ đã long trọng trao cho người Da đỏ. Chính quyền Hoa Kỳ không chấp thuận việc vi phạm các hào ước đã lý với người Da đỏ, nhưng không thể nào kiểm soát được hàng làn sóng người tiến về miền Tây đi kiếm đất để lập nghiệp. Tệ hơn nữa là người Da đỏ phải đương đầu với cảnh mất quê hương nhà cửa, mất cả phương tiện kiếm kế sinh nhai. Sự phát triển mau chóng các làng định cư của người Da trắng lại càng làm giảm địa bàn săn bắn của người Da đỏ, và giết hại một số rất lớn trâu thịt của họ. Trong vòng chưa đầy hai năm, ông William F.Cody hay còn gọi là Bill trâu rừng , đã giết hại hơn 4 ngàn con thú để làm thực phẩm cho công nhân làm việc tại các công trường thiết lập đường xe lửa chạy về miền Tây. Có nhiều nhà săn bắn người Da trắng giết hại trâu rừng rồi vứt bỏ chỉ cốt để thỏa mãn thú thể thao. Các đàn trâu càng ngày càng trở nên ít hơn, và có nghĩa là gây sự đói khổ cho người Da đỏ. Đứng trước cảnh đói khổ và trước cảnh

340

Page 9: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

kẻ thù người Da trắng bao vây, dân Da đỏ phải liều đứng lên võ trang cứu nguy đất nước của họ.

- Những cuộc tấn công của người Da đỏ biến thành những cuộc chiến tranh.

Có nhiều quân lính Da đỏ tấn công các đoàn toa xe và xe ngựa. Mạnh hơn nữa, họ còn tấn công các đoàn xe lửa. Đồng thời, họ còn tấn công vào các nông trại lẻ loi, vào các làng định cư nhỏ bé và các thương điếm. Đương nhiên là người Da trắng phải chống trả lại. Để có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của người Da đỏ, chính phủ Liên bang cho thiết lập các đồn ải quân sự ở ngay trong địa bàn quê hương của người Da đỏ. Tuy nhiên, người Da đỏ vẫn tiếp tục tấn công người Da trắng và cuối cùng biến thành chiến tranh.

Những trận chiến tranh với người Da đỏ là những tranh sử đau buồn trong lịch sử Hoa Kỳ. Số lớn quân sĩ Da trắng cũng nư Da đỏ đã bị giết hại. Biết bao gia đình ly tán, nhà cửa bị thiêu hủy, đàn bà trẻ con bị tàn sát. Cả hai bên đều thiêu hủy và giết hại một cách tàn ác. Điều không may là hình như không có cách gì để ngăn chặn được các cuộc chiến tranh với người Da đỏ này, vì rằng bên nào cũng cho rằng mình phải. Người Da đỏ phải chi61n đấu cho sự sống còn và bảo vệ miếng ăn của họ. Mặt khác, người Da trắng lại cho rằng chừng nào chưa đập tan được sức mạnh của người Da đỏ thì không thể nào có hòa bình được. Người Da đỏ đã sinh sống ở Bắc Mỹ này từ bao thế kỷ rồi, nhưng họ vẫn chưa cải thiện được cho đất nước và lối sinh sống của họ là bao nhiêu. Người Da trắng đặt vấn đề là liệu rằng người Da đỏ có được phép chặn đứng công cuộc định cư và tiến bộ không ? Người Da trắng càng bị người Da đỏ tấn công thì người sinh sống ở miền cương càng cho rằng "Chỉ có những người Da đỏ đã chết rồi mới là người tốt".

- Người Da trắng đập tan công cuộc kháng chiến của người Da đỏ.

Vì rằng mỗi bên đều tin tưởng vào chính nghĩa của mình cho nên cuộc chiến tranh với người Da đỏ phải kéo dài torng nhiều năm. Dân định cư người Da trắng sống trong lo sợ, nhất là vào những khi có tiếng kêu báo hiệu có người Da đỏ đến tấn công. Thỉnh thoảng lại có quân Da đỏ đến tấn công bất ngờ, tàn phá hết các khu định cư. Không phải chỉ có người Da đỏ đã phạm tội tàn sát hàng loạt như vậy, chẳng hạn như người Da đỏ ở Colorado cho rằng họ đã ký hòa ước với người Da trắng, nhưng rồi họ lại bị tấn công và lại bị giết hại bất kể đàn ông, hay đàn bà hoặc con nít.

Một torng những chiến thắng lẫy lừng nhất của người Da đỏ là chiến thắng trong vùng thung lũng sông Little Big Horn ở Montana. Người Da trắng tràn vào vùng đất đã được trao cho người Da đỏ thuộc bộ lạc Sioux qua một thỏa hiệp. Dân Sioux quyết định phải chiến đấu. Tháng 6 năm 1876, một nhóm quân sĩ Da đỏ Sioux phục kích đoàn quân gồm 200 kỵ binh dưới quyền chỉ huy của tướng George A.Custer. Ngay khi đó, hai bên kịch chiến dữ dội, chính tướng Custer bị giết và đoàn quân của ông bị quét sạch. Tuy nhiên, người Da đỏ không phải là luôn luôn chiến thắng như vậy. Quân sĩ da trắng đã chứng tỏ rất mạnh đối với quân sĩ Da đỏ. Nhiều vị tù trưởng đã chết ở tại trận chiến, nhiều vị tù trưởng khác phải xin hòa. Khoảng năm 1877, hầu như các trận đánh không còn nữa, dù là đó đây vẫn còn những vụ đụng độ lẻ tẻ.

- Chính phủ Hoa Kỳ thiết lập những khu vực dành riêng cho người Da đỏ.

341

Page 10: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Trong thập niên năm 1870, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cho thiết lập các khu dành riêng cho người Da đỏ. Những khu dành riêng này là những khu đất dành riêng cho nhiều bộ lạc Da đỏ khác nhau. Đồng thời cũng vào khoảng thời gian này, chính phủ Hoa Kỳ không còn coi các bộ lạc Da đỏ như các quốc gia riêng rẽ nữa, và cũng không còn ký thỏa hiệp với học nữa. Một cơ quan lo các dịch vụ cho người Da đỏ được thiết lập ngay trong bộ Nội vụ. Ủy viên đặc trách cơ quan này ở Hoa-thịnh-đốn điều khiển tất cả các viên chức và các nhân viên trông coi người Da đỏ. Ngày nay, rải rác khắp trong nước có chừng 300 khu vực dành riêng cho người Da đỏ. Hầu hết các khu vực này nằm ở Tây ngạn sông Mississippi.

Chính phủ Hoa Kỳ hứa là bảo vệ người Da đỏ sống trong các khu vực dành riêng cho họ, và cung cấp cho họ lương thực và các đồ tiếp liệu. Nhưng hệ thống các khu vực dành riêng cho người Da đỏ đã không tiến hành tốt đẹp. Những người Da đỏ bị bắt vẫn còn khao khát sống tự do ở các vùng đồng bằng, vì sống ở các khu dành riêng cho họ, họ cảm thấy bị kềm hãm, tù túng. Hơn nữa có nhiều người Da trắng lừa dối họ, khinh rẻ họ và đối xử tàn ác đối với họ.

- Người Da trắng thay đổi thái độ với người Da đỏ.

Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ nhìn văn phòng trông coi người Da đỏ một cách khác nhau. Những cuộc điều tra của chính phủ cho thấy dân Da trắng thường qui tội cho người Da đỏ về những xáo trộn giữa các chủng tộc. Thái độ của người dân ở vùng biên cương cũng bắt đầu thay đổi. Càng ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ lấy làm xấu hổ khi đọc những câu chuyện về những người Da trắng đã đánh lừa người Da đỏ và đối xử với học một cách tàn ác. Người Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu các chuyện lịch sử về người Da đỏ cũng như tìm những phương cách mới để đối xử với họ.

- Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi thái độ đối với dân Da đỏ.

Chính phủ Hoa Kỳ quyết định đảm nhiệm trách vụ bảo vệ đất đai của người Da đỏ, và giúp đỡ họ học hỏi sống theo lối sống của người Da trắng. Bác sĩ, y tá được

342

Page 11: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

phái đến để hướng dẫn họ sống cho hợp với vệ sinh. Chính phủ cho thiết lập các trường học và gửi các giáo viên đến các khu vực dành riêng cho người Da đỏ. Có tới hàng ngàn nam nữ trẻ em Da đỏ đi học. Trường học dành riêng cho các trẻ em Da đỏ cũng tương tự như các trường tiểu học khác. Đối với trẻ em lớn tuổi hơn thì có trường nội trú để cho học sinh có thể ăn ở luôn trong trường. Nữ sinh thì học nấu ăn, may cắt và học về các công việc trong gia đình. Nam sinh thì học về canh nông, thợ mộc và các công việc buôn bán. Đồng thời cũng có nhiều sinh viên Da đỏ ghi danh học tại các trường công lập và đại học.

Chính phủ cũng cố gắng tạo điều kiện dễ dàng để cho người Da đỏ có thể làm chủ ruộng đất. Năm 1887, Quốc hội cho thông qua luật Dawes. Theo luật này thì một người chủ gia đình Da đỏ có thể được cấp cho 160 mẫu đất để canh tác. Họ chỉ cần phải tuân hành một điều kiện là họ phải từ bỏ lòng trung thành đối với bộ lạc của họ. Nếu họ đồng ý như vậy thì họ có thể trở thành công dân Hoa Kỳ. Sau 25 năm, họ sẽ hoàn toàn làm chủ ruộng đất này. Năm 1924, Quốc hội cho thông qua một đạo luật khác theo đó thì tất cả mọi người Da đỏ đều là công dân Hoa Kỳ.

- Ngày nay dân Da đỏ sinh sống ra sao ?

Ngày nay ở Hoa Kỳ có tất cả chừng 800 ngàn người Da đỏ, và chừng 2/3 số dân này sinh sống ở trong những khu vực dành riêng cho họ. Nhiều người sinh sống ở torng những khu vực dành riêng cho họ. Nhiều người sinh sống bằng nghề trồng trọt, nhưng cũng có nhiều làm công việc thủ công nghệ và nghệ thuật. Dân da đỏ sinh sống trong các khu vực dành riêng cho họ thường cũng làm việc trong các nhà máy kỹ nghệ gần đó. Thí dụ trong thời Đệ Nhị Chiến, nhiều người Da đỏ đã làm việc trong các cơ xưởng kỹ nghệ, sản xuất vật liệu chiến tranh, và cũng có nhiều người Da đỏ khác phục vụ torng quân đội Hoa Kỳ. Tình trạng sinh sống trong các khu vực dành riêng cho người Da đỏ khác phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Tình trạng sinh sống trong các khu vực dành riêng cho người Da đỏ cũng khác biệt rất nhiều. Một số vùng đất dành cho người Da đỏ rất có giá trị vì ở đó có những tài nguyên như gỗ rừng, mỏ dầu hay các khoáng sản khác. Trong 20 năm qua, bộ lạc Apache ở New Mexico đã nhận được mỗi năm hàng triệu Mỹ Kim lợi tức lấy từ gỗ rừng và các khoáng sản khác ở trong vùng đất dành riêng họ. Tuy nhiên cũng có một số bộ lạc khác không được may mắn và phải sống cuộc đời cơ cực và khó nhọc.

343

Page 12: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Chính phủ giúp đỡ dân Da đỏ để họ có thể sống tự lực.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giúp đỡ dân Da đỏ. Chính phủ tài trợ chương trình săn sóc y tế miễn phí cho họ. Các trường học được thiết lập cho họ cũng như giúp đỡ họ tìm kiếm công ăn việc làm. Đồng thời, chính phủ cũng cho thiết lập những chương trình dài hạn để cải thiện lề lối sinh hoạt của họ. Năm 1950, Quốc hội cho thông qua kế hoạch thập niên dành cho cho 2 bộ lạc Navaho và Hopi để xây thêm trường học và thiết lập các đường xá tốt đẹp hơn, cũng như du nhập các phương pháp canh tác để gia tăng sản lượng mùa màng và gìn giữ ruộng đất cho phì nhiêu. Mặt khác, cũng có nhiều bộ lạc khác đã trở nên hăng hái góp phần vào việc giảm thiểu thời kỳ chính phủ Hoa Kỳ điều khiển và kiểm soát công việc của họ. Các Hội đồng Bộ lạc đã quyết định sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hữu ít hơn. Những đất đai ở khu vực dành riêng cho dân Da đỏ nào mà bị trưng thu để thực hiện chương trình chống lụt hay được sử dụng vào các kế hoạch khác, thì chính phủ sẽ bồi thường bằng tiền cho các bộ lạc đó để cho họ có phương tiện đi định cư nơi khác, hay dùng tiền đó trợ giúp cho các gia đình đã bị bắt buộc phải di chuyển khỏi vùng. Tóm lại, dân Da đỏ mong muốn trở thành công dân Hoa Kỳ nhưng đồng thời họ cũng muốn ở lại trong các đoàn thể trong bộ lạc của họ.

PHẦN IIINHỮNG NGƯỜI THỢ MỎ, DÂN CHĂN BÒ VÀ CÁC NHÀ NÔNG

344

Page 13: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

ĐÃ GÓP PHẦN VÀO CÔNG CUỘC ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN CƯƠNG CHÓT CÙNG NÀY NHƯ THẾ NÀO

Năm 1890, một bản báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ loan báo ằng vùng biên cương không còn nữa. Lời tuyên bố này không có nghĩa là vùng đất nằm giữa sông Mississippi và bờ biển Thái Bình Dương đã dày đặt những người đến lập nghiệp định cư với những nông trại trù phú, đô thị và thành phố nhộn nhịp. Bản thông báo đó chỉ có ý nói là lằn ranh chặn đứng người Da trắng đi tìm đất định cư không còn nữa. Những người tiền phong định cư đã dồn dập đến lập nghiệp ở hết các vùng đất ở miền Tây. Nhưng trước khi miền Tây trở thành như ngày nay thì người dân định cư đã phải làm biết bao công việc nặng nhọc. Ba nhóm người thợ mỏ, giới chăn bò và anh em nông dân đã giữ vai trò quan trọng trong công việc khó khăn năng nhọc này. Những người này đã sống cuộc đời lầm than, nguy hiểm, và cũng đã từng gánh chịu những thất bại đắng cay và phải hết sức liều mạng phiêu lưu.

- Những người đi tìm vàng mở đường tới vùng núi Rockies.

Trước hết là những người thợ mỏ dẫn đầu. Chúng ta trở lại thời kỳ mà người ta khám phá ra vàng ở California. Lúc đó những người đi tìm kiếm vàng đầu tiên đổ dồn về miền Tây để làm giàu ở California. Hình như lúc bấy giờ người ta chỉ lấy đất ở sông ngòi, lạch hay ở mặt đất rồi đem đãi hay lọc vàng bằng những cái rõ. Tuy nhiên, khi mà số người đổ xô đến hàng ngàn thì việc kiếm vàng dễ dàng như vậy không còn nữa. Sau này chỉ những người đủ tiền mua sắm những máy móc đắt tiền mới có thể đào được vàng ở sâu trong lòng đất. Nhưng nếu trước kia người ta đã dễ dàng kiếm ra vàng ở các vùng đồng quê ở California thì tại sao không có vàng ở các vùng núi đá Rockies ? Có nhiều người lại từ California quay ngược trở lại vùng núi lởm chởm. Ngoài ra còn có những nhóm người đang trên đường đi California lại dừng lại ở ngay vùng núi đá này. Họ đi lang thang hết nơi này đến nơi khác vì bị ám ảnh bởi tin đồn về mỏ kim quý. Họ là những người đi tìm vàng.

- Tìm được vàng và bạc ở vùng núi đá Rockies.

Vào những thập niên 1850 và 1860, hy vọng của những người đi tìm vàng đã được thỏa mãn. Người ta tìm thấy mỏ bạc rất lớn ở nơi mà ngày nay thuộc tiểu ban Nevada. Đồng thời cũng vào thời gian này, người ta lại tìm ra vàng ở Colorado. Đặc biệt nhất là ở vùng gần đỉnh núi Pike. Những người đi kiếm vàng chen chúc lên xe, mang khẩu hiệu "Pike's Peak or Bust" (đi đến núi Pike hay là phá sản). Nhiều người may mắn tìm được vàng, nhiều người khác không may mắn, thất vọng đổi khẩu hiệu trên đây thành "Bust by Gosh" (phá sản kỳ quá) và di chuyển đến hững nơi khác. Sau này người ta lại đi tìm vàng và bạc ở các nơi khác mà ngày nay thuộc về các tiểu bang Idaho, Montana, Wyoming. Người ta cũng khám phá ra vàng ở Arizona, New Mexico, và trong vùng Black Hills thuộc tiểu bang South Dakota.

- Đời sống ở trong các thị trấn trong vùng mỏ thật là thô bạo.

Khi mà có những dân phiêu lưu để xô tới đi tìm vàng thì chỉ torng một hai hay hai tuần lễ là đã có nhiều thị trấn xuất hiện. Những thị trấn của dân đi tìm vàng lúc đầu rất là khác biệt với các thị trấn Hoa Kỳ ngày này. Du khách có thể tìm thấy những đường phố đầy những bùn lầy hay đầy ngập cát bụi. Nhà cửa thì thật là thô sơ và xấu

345

Page 14: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

xí. Ngoài đường đầy những người thô bạo ồn ào chỉ nhằm có một mục đích là tìm cách làm giàu cho mau chóng. Vào lúc đầu, trong những thị trấn ở vùng có mỏ vàng rất ít có quyền lực của chính quyền. Những quân bất hảo thường lẻn trốn trước khi ib5 mang ra vành móng ngựa.

Dưới đây là một đoạn văn viết về một thị trấn ở vùng có mỏ vàng :

"Chỉ trong vòng 90 ngày thôi mà dân chúng ở đây đã lên tới ít nhất là 10 ngàn người. Đây thật là một xã hội của những phần tử ồn ào thô bạo. Người ta thấy có hàng ngàn căn nhà gỗ và lều vải. Từng tấc đất trong vùng thung lũng này đã được bới lên hàng đống kếch xù sỏi và sỏi. Ở đây có rất nhiều vàng và quân cờ bạc. Người buôn bán và bọn dân hạ cấp cũng dùng đủ mọi cách để được vàng. Cứ khoảng chừng 3 căn lều thì lại có một quán rượu và mỗi ly rượu bán tới giá 50 xu tính bằng bụi vàng. Nhiều quán đầy nhóc những người đánh bạc với những bàn bạc... Có rất nhiều tiệm đàn hát và nhảy đầm. Chỉ trong một ngày một đêm, đã xảy ra đầy những tội lỗi, cãi lộn, đả thương và giết người. Bên cạnh những giờ vui hưởng đàn nhạc, người ta thường nghe thấy tiếng súng lục nổ. Đánh lộn ở ngoài phố xảy ra rất thường, và không ai biết chắc giờ nào và ở đâu sẽ có đánh nhau. Ai cũng phải đề cao cảnh giác tự vệ chống lại súng bắn bất ngờ."

- Việc khai thác một cách dồn dập đưa đến việc phát triển các tiểu bang miền núi một cách mau lẹ.

Ngày nay, ngoại trừ mấy thành phố hoang vắng, rất ít có miền núi nào ở miền Tây còn sót lại những gì nhắc nhở lại những ngày xô bồ (reckless) của thuở xưa. Sự thay đổi này đã xảy ra như thế nào? Ngay khi những mỏ vàng hay bạc cạn hết thì những người đi tìm vàng di chuyển đi nơi khác. Những người tử tế thành lập những đội để mang bọn du thủ du thực và trộm cướp ở miền Tây hoang dã ra trước vành móng ngựa. Việc khai thác vàng trở nên công việc do các công ty lớn điều khiển. Với những máy móc đắt tiền, người thợ mỏ vàng ngày càng phải đào sâu vào trong lòng núi, và không những chỉ tìm lấy vàng hay bạc mà còn phải đào lấy đồng, chì và kẽm nữa. Nhiều người đi lập nghiệp thất bại trong công việc tìm kiếm vàng bây giờ quay ra buôn bán hay canh tác. Dầu sao, sớm muộn thì các vùng núi cũng được định cư. Phong trào ồ ạt đi kiếm vàng trong những thập niên 1850 và 1860 đã đẩy mạnh việc thành lập tiểu bang Navada (1864) và Wyoming (1890)...

VIỆC CHĂN NUÔI SÚC VẬT BÀNH TRƯỚNG ĐẾN CÁC ĐỒNG BẰNG MIỀN TÂY.

Giống như công việc đi tìm vàng đã giúp cho việc định cư ở các vùng núi ởmiền viễn Tây thì việc chăn nuôi cũng đã giúp cho việc mở mang các vùng đồng bằng ở miền Tây. Khi người Tây Ban Nha đến định cư ở Mexico, và sau này ở những vùng đất màn ngày nay gọi là Tây Nam thì họ du nhập súc vật và cả ngựa nữa vào các vùng đất này. Được thả rong cho ăn tự do ở các vùng đồng cỏ rộng mênh mông, các thú vật này dần dần biến thành gần như thú rừng. Ngựa biến thành hàng đàn ngựa hoang nhỏ nhắn nhưng rất dẻo dai và rất nhanh. Khi những người Hoa Kỳ đến lập nghiệp ở Texas, New Mexico và California thì đã có nhiều người chú ý đến việc chăn nuôi súc vật. Súc vật được Tây Ban Nha lấy giống từ miền Đông. Tuy nhiên, vì công việc

346

Page 15: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

chuyển vận ở miền Đông khó khăn nên việc chăn nuôi súc vật không hứa hẹn sẽ mang lại được nhiều lợi.

- Việc chăn nuôi súc vật bắt đầu bành trướng mạnh.

Vào thời kỳ đó có hai sự việc xảy ra :

1/ Việc giết hại những đàn trâu đã tạo nên những cánh đồng cỏ rộng bao la bát ngát chạy dài từ Texas đến Gia-Nã-Đại. Những nhà chăn nu6oi thấy rằng các đồng cỏ này quả là thực phẩm rất tốt cho gia súc của họ. Không bao lâu có hàng ngàn đàn súc vật ở trên cánh đồng này.

2/ Khi các đường xe lửa được thiết lập băng qua các cánh đồng cỏ, các nhà chăn nuôi thấy rằng họ có thể đem súc vật của họ về phía Bắc qua các cánh đồng tới các trạm xe lửa trong tiểu bang Kansas và Nebraska.

Mỗi năm các nhà chăn nuôi ở Texas tập trung các đàn súc vật vĩ đại để đem về phía Bắc theo đó mà người ta gọi là cuộc viễn hành. Thường thường, một đàn súc vật như vậy có tới hàng hai ngàn hay ba ngàn con. Bò của họ được thả rông cho ăn băng qua các cánh đồng cỏ và cuối cùng tới "Thị trấn bò" ở dọc theo đường rày. Chúng ta hãy tưởng tượng những sự thích thú và ồn ào khi hàng hàng lớp lớp bò dồn vào thị trấn để cho lên xe lùa đi Kansas City hay Chicago. Đôi khi bò được đưa lên phía Bắc tới Wyoming hay Montana để cho ăn. Sự thành công của những "chuyến viễn hành" đã làm cho việc chăn nuôi bò được phát đạt ở khắp trong các cánh đồng cỏ miền Tây.

- Người chăn bò Hoa Kỳ giữ một vai trò quan trọng trong khng cảnh miền Tây.

Nếu không có người chăn bò thì người ta không thể nào thực thiện được những cuộc trường du của những đàn bò đi từ Texas đến tận những cánh đồng cỏ ở Kansas và Nebraska. Công việc của người chăn bò là để bảo vệ bò chống lại bọn người Da đỏ và thú rừng cũng như giữ cho bò khỏi đi lạc. Những bò non được tập trung lại và đánh dấu với dấu hiệu của ông chủ, và bò thuộc những trại khác nhau thì được phân loại. Tất cả những công việc này là những công việc nặng nhọc, nhưng là một cuộc sống tự do sung sướng đối với người chăn bò. Tập quán nổi tiếng của người chăn bò là không ăn mặc chưng diện. Mỗi khía cảnh có phần ích lợi của nó. Dưới đây là một đoạn văn nói về cách ăn mặc của người chăn bò, và tại sao họ lại ăn mặc như vậy :

"Chiếc áo len dầy rộng và hở cổ là lối ăn mặc rất thông thường cho tất cả các mùa trong năm ngoại trừ mùa Đông. Vào mùa Đông, người ta thường thấy những người chăn bò ở trong đám súc vật trong trại chăn nuôi không mặc gì khác hơn trừ một hay hai cái áo dầy... Giày của người chăn bò thì được làm bằng da thú rất khít, đế thì thực là rất nhỏ và cao gót. Nếu chúng ta cưỡi ngựa đi bên cạnh anh ta và nhìn vào chỗ ngồi của anh ta ở trên yên ngựa thì chúng ta sẽ thấy rằng gót giày cao và hẹp của anh ta cũng là đế ngăn chặn cho khỏi chìa ra trước bàn đạp, nếu có té thì chân anh ta không bao giờ vướng tòong-ten ở trên bàn đạp.

Người chăn bò rất cẩn thận trong việc chọn lựa gang tay. Găng tay của họ được làm bằng da hoẵng thuộc thứ tốt nhất. Loại da này nếu chẳng may bị ướt thì cũng không làm cho người mang bị đau. Thường thường những da này đã được thuộc và

347

Page 16: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nhuộm trắng, và các găng tay còn được viền tua làm cho khi chạy những tua này sẽ rung rinh.

Mũ của những người chăn bò đúng là một kiểu độc đáo điển hình. Đó là chiếc mũ có vành rộng, dày, lại có một giải bằng dava có khóa. Vành mũ hơi uốn cong lên hay cuốn thẳng lên và được buộc bằng một sợi giây da. Người chăn bò có thể dùng chiếc mũ này cho luôn cả những khi nắng, khi mưa, khi tuyết rơi, khi gió thổi. Khi trời mưa thì chiếc mũ này sẽ được dùng như là cái dù (ô). Khi trời nắng thì dùng mũ để che nắng như một tấm mộc; vào những ngày mùa Đông tháng lạnh mũ mũ được bịt chặt qua hai lỗ tai bằng một chiếc khăn mặt.

Chiếc khăn choàng bằng lụa buông lỏng choàng qua cổ và được buộc bằng một nút ở đằng trước. Mặc dầu là khó có thể nói được rằng chiếc khăn chòang này chỉ là chiếc khăn choàng để trang trí nhưng nó rất tiện để che phía sau cổ khi phải cưỡi ngựa chạy trong những luồng gió nóng. Thường thường, những chiếc khăn này là màu đỏ, đôi khi cũng là màu đỏ tươi.

Vẻ đặc biệt độc đáo nhất trong y phục của người chăn bò là chiếc quần da. Quần da của người chăn bò có hai ống rộng làm bằng da bò dày cộm và được may liền với nhau bằng một miếng da. Đường cắt ở phiá trước là chỉ cốt để che đùi và ống quyển mà không làm nóng mình nư các bộ quần áo da khác. Chiếc quần này hình như có mục đích là để cho các cành cây và các loại cây gai như cây tầm xuân khỏi đâm vào người. Tuy nhiên, nó cũng rất có giá trị vài những ngày trời mưa lạnh hay ẩm ướt. Đôi khi ở các trại miền Nam người ta còn thấy những người chăn bò mặc những chiếc quần da còn dày đặc những lông là lông. Đối với những người chăn bò ở miền Tây Nam thì quần bằng da dê có lông sẽ chống chọi được với các loại gai xương rồng hơn là các quần áo bằng các loại vải hay da khác.

Ăn mặc quần áo như vậy và được trang bị bằng súng lục, roi đinh thúc ngựa, và một cuộn dây thừng, người chăn bò quả là một bộ mặt sống động khi họ lùa bò ở ngoài đồng cỏ hay đi vào các đô thị."

- Việc chăn nuôi bò ở ngoài đồng cỏ bị giới hạn.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi súc vật ở trong cánh đồng cỏ kéo dài không được bao lâu. Đó cũng là vì có nhiều lý do :

1/ Các khu đồng cỏ đầy nhóc những bò gặm cỏ hàng ngày cho nên đất đai càng trở nên hiếm. Ở các vùng chân đồi bên cạnh rặng núi đá Rockies, những người chăn cừu chiếm những khu đất mà ngày xưa người ta dùng để nuôi bò. Cừu đã ăn hết sạch cả cỏ không còn để lại cho bò ăn. Cũng đã từng xảy ra nhiều vụ đánh nhau dữ dội giữa những người chăn nuôi bò và người chăn cừu để giành giật đồng cỏ.

2/ Có nhiều nông dân từ miền Đông đến chiếm đất trong các đồng cỏ để làm ấp trại. Họ thiết lập hàng rào dây kẽm gai để không cho bò tràn vào phá hại mùa màng của họ. Những nhà chăn nuôi đã phải dùng đủ mọi cách để chống lại các ông chủ trại, nhưng dù sao thì các vùng đồng cỏ để cho bò ăn này cũng càng trở nên nhỏ hơn.

3/ Việc xuất hiện máy quay gió khiến cho người ta có thể bơm nước từ dưới sâu trong lòng đất. Các ông chủ trại nuôi súc vật trước kia đã phải thiết lập các trại chăn

348

Page 17: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nuôi và các căn nhà khác ở gần giếng nước hay sông suối. Nhưng với máy quay gió, nông dân không cần phải định cư lập nghiệp ở dọc theo các dòng sông hay suối nữa.

4/ Càng có nhiều đường xe lửa đi tới miền Tây thì việc đưa các đàn bò đi băng qua một đoạn đường dài không còn cần thiết nữa.

Hậu quả của những sự thay đổi này đã làm cho việc chăn nuôi bò bị giới hạn rất nhiều. Tuy vẫn còn rất nhiều người chăn bò làm việc trong các trại chăn bò, nhưng hình ảnh người chăn bò sặc sỡ của thời thập niên 1870 đã biến mất torng các cành đồng cỏ.

THEO LUẬT HOMESTEAD, NHIỀU NGƯỜI ĐI ĐỊNH CƯ ĐÃ LÀM BIẾN ĐỔI VÙNG ĐẠI ĐỒNG BẰNG THÀNH MỘT MIỀN TRỒNG NGŨ CỐC VÀ CHĂN NUÔI

Cả dân phu mỏ và những người chăn bò đều là những người góp công vào công việc khai phá miền Tây hoang vu này. Họ đều là những người hiếu động, không muốn dừng bước ở lâu tại một nơi nào. Nhưng khi mà người nông dân đến chiếm đất canh tác thì họ ở lại định cư. Vì sự khan hiếm các cây gỗ nên những người định cư phải ở trong những nơi có hang hầm hay ở torng những căn nhà làm bằng tranh vách đất. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều gia đình đến chiếm đất lập ấp trại cho nên những đất tốt để canh tác càng ngày càng trở nên khan hiếm.

- Vùng biên cương chót được định cư.

Năm 1889, vùng đất của người Da đỏ xưa kia mà ngày nay thuộc về tiểu bang Oklahoma được chính phủ mở rộng cho dân đến định cư lập nghiệp. Việc này gây ra một phong trào đi chiếm đất. Có tới hàng trăm ngàn người để xô đến túc trực chờ lệnh. Khoảng trưa vào một ngày mùa xuân, khi hiệu lệnh ban hành họ ào tới vượt biên giới nhào vào tranh giành chiếm những khu đất nào đã được chia thành từng lô mà họ thích hơn. Sau ít năm, lại có thêm đất đai của người Da đỏ được sát nhập vào lãnh thổ Oklahoma. Năm 1907, lãnh thổ này trở thành tiểu bang. Đồng thời, nhờ việc định cư vùng biên cương chót này mà có nhiều tiểu bang khác ở miền Tây cũng gia nhập Cộng đồng Liên bang. Đó là các tiểu bang Nebraska (1867), North và South Dakota (1889), Utah (1896), New Mexico và Arizona (1912).

- Ngũ cốc trở thành nông phẩm chính ở vùng đại đồng bằng.

Nhiều nông dân nhận ra rằng mối bận tâm của họ phần lớn là đất đai ở miền Tây không được màu mỡ và quá khô không thể canh tác như thường lệ được. Sau này, chúng ta sẽ được biết rằng người ta cũng đã vượt được trở ngại thiếu nước mưa. Tuy nhiên, vùng đất màu mỡ ở North và South Dakota cũng như ở Nebraska có nhiều nông trại lớn được phát triển. Ở đây hầu hết người ta trồng ngũ cốc. Nhiều nơi trồng lúa mì và nhiều nơi khác trồng bắp.

- Miền Tây cũ biến mất.

Những người thợ mỏ, dân chăn bò và các nhà nông không phải chỉ đến khai phá miền Tây, mà họ còn là những người hoàn thành trang sử quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ. Khi mà vùng biên cương biến mất thì cái lối sống độc lập và hiếu động đã có ảnh

349

Page 18: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

hưởng lớn lao vào đời sống Hoa Kỳ, đồng thời cũng bắt đầu lần lần biến mất. Khi mà sự di chuyển được dễ dàng hơn và các phương tiện giao thông càng ngày càng được giám bớt. Dù rằng vẫn còn có một vài phong tục ngày xưa của vùng này lưu lại, nhưng "miền Tây" không còn có nghĩa là một lối sống hao2n toàn khác biệt nữa.

CHƯƠNG XXIIHOA KỲ THÀNH ĐẠI CƯỜNG KỸ NGHỆ

Có bao giờ bạn nghĩ rằng lối sống ở Hoa Kỳ đã thay đổi quá nhiều trong một trăm năm vừa qua không? Năm 1865, khi cuộc nội chiến sắp chấm dứt, dân chúng lúc bấy giờ sinh sống như những thế hệ của cha mẹ và ông bà họ. Dĩ nhiên là họ có một ít tiện nghi ở trong nhà, và có thể di chuyển nhanh hơn, và cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Nhưng vào thời đó, đa số người Hoa Kỳ còn sinh sống bằng nghề nông. Lúc bấy giờ có ít thành phố hơn, và thành phố cũng nhỏ hơn các thành phố ngày nay rất nhiều. Không có một chút gì là tiện nghi như đèn điện, tủ lạnh, máy hút bụi, máy điều hòa không khí, máy vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình, điện thoại và máy giặt, những thứ mà ngày nay chúng ta cho là một điều kiện tự nhiên phải có. Lúc bấy giờ cũng không có xe hơi, không có tàu hỏa hay máy bay phản lực lướt nhanh như gió để chuyên chở hành khách từ nơi này đến nơi khác. Và lúc bấy giờ, nếu có ai nói rằng chỉ trong vòng một năm nữa, con người có thể dùng phi thuyền lao vào không gian bay vòng quanh trái đất, thì người ta sẽ bảo rằng người đó quả là điên khùng.

Sự phát triển kỹ nghệ một cách quá mau chóng ở Hoa Kỳ này đã đưa đến những thay đổi lớn lao trong gia đình từ miếng ăn, cái mặc cho đến các công việc làm cũng như việc giải trí hằng ngày. Trong những năm sau thời nội chiến, người ta lại khám phá ra các nguồn năng lực mới. Các nàh phát minh đã hoàn thành được những máy móc tân kỳ. Các nhà doanh thương đã mạnh dạng ủng hộ các công cuộc này torng giai đoạn thử thách. Từ năm 1900 khao học và kỹ nghệ đã tiến mạng hơn bao giờ hết. Với mức độ tiến bộ này, ai mà biết được những già kỳ lạ mà người ta không bao giờ mơ ước tới, thế mà trong một vài năm sau lại có thể trở thành một vai trò chiếm một phần trong đời sống hàng ngày.

Chương này sẽ nói về Hoa Kỳ làm thế nào đã trở thành một cường quốc kỹ nghệ lớn nhất thế giới. Đồng thời cũng nói về những phát minh mới đã đẩy mạnh công cuộc mở mang kỹ nghệ, và cũng bàn về những điều kiện và hoàn cảnh đã trợ giúp cho công cuộc mở mang này, cũng như sẽ nói về những người đã góp phần tạo nên công trình tiến bộ của đất nước Hoa Kỳ. Chương này được chia làm các phần dưới đây :

1/ Những điều kiện căn bản nào đã tạo cho Hoa Kỳ thành một quốc gia đứng vào hàng đầu về kỹ nghệ ?

2/ Việc sản xuất hàng loạt và các việc phát triển các công ty kinh doanh đã trợ giúp kỹ nghệ như thế nào ?

3/ Hệ thống giao thông và chuyển vận được cải thiện đã ảnh hưởng đến đời sống Hoa Kỳ ra làm sao ?

4/ Những phương pháp kinh doanh đã thay đổi theo sự phát triển kỹ nghệ nư thế nào ?

350

Page 19: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

PHẦN I NHỮNG ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN NÀO ĐÃ TẠO CHO HOA KỲTHÀNH MỘT QUỐC GIA ĐỨNG HÀNG ĐẦU VỀ KỸ NGHỆ.

Việc phát triển kỹ nghệ ở Hoa Kỳ khởi đầu vào khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ ở Anh Quốc, và lan tràn tới Hoa Kỳ vào cuối thể kỷ thứ XVIII, (chương 14). Hẳn các bạn còn nhớ rằng lúc bấy giờ người ta đã phát minh ra những máy móc chạy bằng thủy lục mà thời thuộc địa người ta còn làm bằng tay. Nhiều nhà máy kỹ nghệ được thiết lập, đặc biệt nhất là ở miền Đông Bắc, và các nông dân từ các nông trại ở các vùng kế cận cũng như những người từ Châu Âu mới di cư tới đổ xô đến làm việc ở các thành phố Kỹ nghệ.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, người ta đã bắt đầu xử dụng hơi nước thay cho sức nước để chạy các máy móc. Những phát minh mới, việc lập thêm các cơ sở xí nghiệp và việc mở rộng hệ thống hỏa xa, tất cả đã làm cho kỷ nghệ tiếp tục bành trướng. Hơn nữa, như chúng ta đã đọc ở chương XX , nhu cầu đòi hỏi đủ mọi thứ vật liệu chiến tranh trong thời nội chiến lại càng đẩy mạnh mức độ sản xuất.

- Cuộc cách mạng kỹ nghệ hướng vào việc sản xuất nhanh.

Khi cuộc nội chiến chấm dứt thì nền kỹ nghệ Hoa Kỳ còn bị Anh quốc bỏ xa rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ 35 năm sau, Hoa Kỳ không những đuổi kịp Anh quốc, mà hàng hóa Hoa Kỳ còn vượt hẳn hàng hóa Anh nữa. Tới khoảng thập niên 1920 thì Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia kỹ nghệ vào bậc nhất trên thế giới.

Kỹ nghệ Hoa Kỳ không còn bị giới hạn trong miền Đông Bắc nữa. Nhiều nhà máy kỹ nghệ được thiết lập ở miền Nam và miền Tây; nơi nào đã có đường xe lửa là ở đó kỹ nghệ được mở mang một cách mau chóng. Vì rằng sau năm 1900, việc sử dụng máy móc đã gia tăng hết sức mạnh mẽ cho nên người ta thường gọi thời kỳ này là thời đại máy móc. Chỉ cần nhìn chung quanh, bạn sẽ thấy biết bao nhiêu vật dụng do các nhà máy ở Hoa Kỳ sản xuất. Máy móc đã làm cho đời sống trong gia đình được thoải mái , làm cho việc di chuyển được mau chóng dễ dàng, và tránh cho chúng ta khỏi phải làm những công việc nặng nề cực nhọc.

Làm thế nào mà Hoa Kỳ đã trở thành một đại cường kỹ nghệ như vậy ? Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta hãy tìm hiểu dưới đây :

- Hoa Kỳ có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Khi mới đặt chân lên Bắc Mỹ này, các vị tiền bối của chúng ta thấy rằng lục địa mênh mông rộng lớn này là một lục địa chưa được mở mang. Giá trị lớn lao của cái lục địa vĩ đại này là những vùng đất bao la màu mỡ rất thích hợp cho việc canh tác trồng trọt. Tuy nhiên, khi mà kỹ nghệ trở nên quan trọng thì Hoa Kỳ lại là một kho tàng nguyên liệc cần thiết cho kỹ nghệ. Thí dụ như về các loại khoáng sản thì Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều may mắn hơn nhiều quốc gia khác. Trong lòng đất xứ sở này là một kho tàng than đá. Người ta ước lượng rằng diện tích các mỏ than Hoa Kỳ rộng tới 500 ngàn dặm vuông, gần bằng nửa tổng số than đá trên thế giới. Hầu hết những mỏ than này nằm trong vùng núi Appalaches thuộc tiểu bang Pennsylvania, và các tiểu bang trong vùng thung lũng sông Mississippi. Than đá vốn là nhiên liệu vô cùng quan trọng torng kỹ nghệ luyện thép và luyện sắt và để chạy máy trong các nhà máy kỹ

351

Page 20: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nghệ khác, cũng như torng việc sản xuất điện lực. Triền miên torng bao nhiêu thế kỷ than đá đã từng được để sưởi ấm ở trong các gia đình cũng như ở trong các tòa nàh công và tư sở.

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng có nhiều quặng sắt, nhờ đó mà chế tạo ra thép. Rải rác nhiều nơi trong đất nước đều có quặng sắt, nhưng phần lớn loại quặng sắt này nằm ở phái Tây Thượng Hồ (Lake Superior). Hoa Kỳ cũng có rất nhiều mỏ đồng, chì và mỏ bâu xít (người ta lấy nhôm từ bâu xít ra). Thực ra, Hoa Kỳ chỉ thiếu một vài khoáng sản cần thiết như Manganese (dùng để làm sắt cho cứng hơn), thiếu thiếc, nickel và plantium. Khi dầu hỏa trở nên quan trọng trong kỹ nghệ thì Hoa Kỳ cũng lại là một quốc gia có nhiều mỏ dầu nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vì những tài nguyên này đã được khai thác qúa nhiều cho nên ngày nay Hoa Kỳ phải mua của các quốc gia khác một khối lượng vô cùng lớn các lại nguyên liệu này để thỏa mãn cho nhu cầu đất nước.

Không phải tất cả tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ đều nằm trong lòng đất. Những khu rừng cây rộng lớn là những nguồn cung cấp gỗ cho kỹ nghệ. Điều không may là việc đốn cây bừa bãi đã thiêu hủy mất đi phần lớn tài nguyên gỗ rừng. Tuy nhiên, rừng gỗ vẫn còn rất nhiều, và ngày này các công ty khai thác lâm sảnh đã bắt đầu trồng những cây mới để thay thế cho những cây đã bị đốn. Chúng ta biết rằng đất đai màu mỡ đã giúp cho việc sản xuất nông phẩm cần thiết để nuôi sống dân chúng.

Ngày nay, ngoài những tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm được chế tạo trực tiếp từ các tài nguyên thiên nhiên này ra, lại có những sản phẩm hóa học tổng hợp và những sản phẩm bằng plastic được chế tạo ở torng các nhà thí nghiệm háo học và các nhà máy kỹ nghệ. Sợi hóa học tổng hợp như nylon, orlon và dacron được sử dụng rất nhiều vì những loại hàng này có rất nhiều tiện lợi . Thuốc nhuộm, đá quý, chất cao su xốp và da hóa học đều làn hững sản phẩm tổng hợp. Chất plastic nguyên gốc lấy từ than đá, đá vôi, dầu hỏa, nước và không khí. Nhưng trước hết những vật liệu trên đây được các nhà máy chế tạo thành "nguyên liệu trung gian" rồi sau đó người ta mới chế tạo ra nhiều thứ hàng háo khác để sử dụng trong đời sống hàng ngày. Đó là những phim ảnh, keo để gắn các loại gỗ, chất cách điện, áo mưa, ổng dẫn nước, đĩa hát, và các loại chai, hộp cùng các vật liệu để nhồi nệm giường, nệm ghế.

- Hoa Kỳ có rất nhiều công nhân.

Hoa Kỳ cũng là một quốc gia may mắn có nhiều nhân công chuyên môn cung ứng cho các nhà máy kỹ nghệ. Từ năm 1860, dân số Hoa Kỳ đã tăng từ 31 triệu đến hơn 200 triệu. Phần lớn sự gia tăng dân số này là do số lớn người di cư từ Châu Âu tới.

Hầu hết những người Hoa Kỳ tương lai này không được giàu có. Họ tới đất nước này để khởi lập cuộc đời mới. Đa số họ đi tìm những khu đất phì nhiêu để trồng trọt, nhưng cũng có nhiều người đến các thành phố ở miền Đông và miền Trung Tây định cư lập nghiệp. Họ chấp nhận làm cả những công việc nặng nhọc. Nguồn nhân lực này đã đáp ứng được nhu cầu công nhân ở trong các công trường khai thác quặng mỏ cũng như ở trong các nhà máy kỹ nghệ để biến chế các nguyên liệu thành những hàng hóa kỹ nghệ.

- Vốn của người ngoại quốc đã giúp cho Hoa Kỳ phát triển kỹ nghệ.

352

Page 21: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tuy nhiên những nguyên liệu và những nhân công này cũng không đủ để mở mang nền kỹ nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ. Việc thiết lập các nhà máy kỹ nghệ rất tốn kém. Năm 1865 có rất ít người Hoa Kỳ có đủ tiền để đầu tư vào các cơ sở kỹ nghệ. Nhưng may mắn là lúc đó lại có nhiều người Âu Châu giàu có sẵn sàng đầu tư vào kỹ nghệ Hoa Kỳ với hy vọng là sẽ thu về được nhiều lời. Vào khỏang năm 1910, có tới hơn 6 tỷ Mỹ kim vốn ngoại vốn ngoại quốc mà đa số là của người Anh đã được đầu tư vào các cơ sở kỹ nghệ cũng như các công trường khai thác quặng mỏ và xí nghiệp kinh doanh khác của Hoa Kỳ. Những khoảng tiền đầu tư lớn lao này đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ. Từ đầu thế kỷ thứ 20, vốn ngoại quốc càng ngày càng trở nên ít quan trọng trong nền kỹ nghệ Hoa Kỳ.

- Tinh thần sáng tạo cũng góp phần vào việc phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ.

Người Hoa Kỳ đã luôn luôn tỏ ra có tài phát minh. Trong một chương trước chúng ta đã thấy rằng việc phát minh ra máy cán bông của ông Eli Whitney đã tạo nên việc phát triển mạnh mẽ trong ngành bông vải. Tương tự như vậy, việc phát minh ra máy khâu của ông Elias Howe đã đã mở đường cho việc phát triển kỹ nghệ may mặc. Sau năm 1865, những phát minh của người Hoa Kỳ còn giữ vai trò quan trọng hơn trong việc tạo nên Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ vào bậc nhất. Do những phát minh này mà các nhà máy kỹ nghệ sẵn có được mở rộng, và người ta còn thiết lập thêm nhiều cơ sở kỹ nghệ mới nữa.

- Nhà phát minh Thomas A. Edison.

Không ai có thể tưởng tượng được tinh thần sáng tạo nào của người Hoa Kỳ hơn được tinh thần sáng tạo của ông Thomas Alva Edison. Ông Edison chào đời vào năm 1847 trong một gia đình trung lưu ở Ohio. Ngay từ khi còn trẻ ông đã có một tâm hồn sắc bén, hiếu động và chú tâm vào khoa học. Thuở nhỏ ông đi bán báo trên xe lửa và đã thành công một cách mau chóng cho nên chẳng bao lâu ông lại điều khiển một số trẻ em khác làm việc cho ông. Phần lớn những thời giờ nah2n rỗi ông đọc báo ở torng thư viện và cặm cụi trong phòng thí nghiệm riêng ở ngay tại nhà.

Khi còn là một thanh niên trẻ, ông Edison đã làm rất nhiều công việc nhưng vẫn luôn luôn chú ý đến khoa học, đặc biệt nhất là khoa học về điện. Năm 1868, ông nhận lãnh được bằng sáng chế đầu tiên của ông. Từ đó cho đến khi ông từ giã cõi đời vào năm 1931, tinh thần hoạt động và nghị lực ghê gớm của ông đã tìm ra không biết bao nhiêu là phát minh. Thiên tài của ông là sở trường về việc chuyển biến các lý thuyết khao học sang phạm vi ứng dụng hơn là khám phá ra những nguyên lý mới về khoa học. Ông đã đoạt được 1200 bằng phát minh, và phòng thí nghiệm của ông tại Menli Park, thuộc tiểu bang New Jersey quả thực là một kho tàng ảo thuật.

Có lẽ món quà vĩ đại nhất của i6ng Edison để lại cho loài người là việc phát minh ra đèn điện. Bóng đèn điện đầu tiên mà ông phát minh ra vào năm 1879 chỉ có một tia sáng yếu ớt, nhưng qua nhiều lần được cải thiện nên kết quả đã trở thành ánh đèn kì diệu như chúng ta dùng ngày nay. Dù là phát minh hay cải tiến đi nữa thì tên tuổi của ông Edison cũng đã gắn liền với máy hát, máy điện tín tự động, may điện báo, máy phát điện, trạm phát điện, xe điện, cinema và microphone.

Với những tài nguyên thiên nhiên phong phú, với hệ thống tư hữu cùng với kỹ năng và sự cần cù làm việc cũng như tinh thần sáng tạo của người Hoa Kỳ, tất cả đã

353

Page 22: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

giúp cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ vĩ đại. Tuy nhiên, những phương pháp sản xuất mới và những tổ chức doanh thương mới cũng là những yếu tốt không kém phần quan trọng.

PHẦN IIVIỆC SẢN XUẤT HÀNG LOẠT VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC TỔ HỢP

ĐÃ TRỢ GIÚP CHO NỀN KỸ NGHỆ HOA KỲ NHƯ THẾ NÀO ?

- Phương pháp sản xuất mới đưa đến việc sản xuất hàng loạt hàng hóa.

Nếu không khám phá ra phương cách sản xuất hàng loạt hàng hóa để bán với giá hạ, giá rẻ thì có lẽ Hoa Kỳ đã chẵng bao giờ trở thành quốc gia kỹ nghệ vĩ đại như ngày nay. Sở dĩ được như vậy vì Hoa Kỳ đã phát minh ra một hệ thống mới gọi là sản xuất hàng loạt. Muốn sản xuất hàng loạt thì phải làm như thế nào ?

1/ Phân công : Trước thời cách mạng kỹ nghệ thì thường thường tất cả mọi công việc biến chế từ nguyên liệu cho đến khi món đồ được hoàn thành đều do một

354

Page 23: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

mình người thợ chuyên nghiệp làm. Thí dụ như người thợ đóng giày chẳng hạn, chính anh ta phải làm tất cả mọi công việc cần thiết cho đến khi hoàn thành đôi giày. Nhưng khi người ta sử dụng máy móc thì có sự thay đổi. Công việc sản xuất một món hàng được phân chia cho nhiều người làm. Mỗi công nhân sẽ chỉ giới hạn làm một hay hai công việc. Thí dụ như người bấm lỗ giày thì chỉ làm lại việc bấm lỗ hàng mấy trăm lần trong một ngày. Người thợ hàn thì chỉ có việc hàn hai đầu mối của hai miếng kim loại vào với nhau , chứ không phải làm việc gì khác hơn. Việc phân công này đã làm cho việc sản xuất được mau chóng và cũng là làm cho giá bán được rẻ hơn, vì rằng mỗi một người công nhân rất dễ dàng và mau chóng trở thành khéo léo trong việc chuyên môn của anh ta.

2/ Định chuẩn hóa các bộ phận : Việc sử dụng hàng định chuẩn đồng thời cũng giúp cho việc đẩy mạnh sản xuất. Ông Eli Whitney đã góp rất nhiều công vào việc này. Sau khi phát minh ra máy cán bông, ông bắt đầu chú ý đến việc chế tạo súng ống. Ông quyết định sử dụng những kiểu mẫu hay những phần có thể that đổi được ở trong những khẩu súng do ông chế tạo. Nói cách khác, tất cả các cò súng, nòng súng và các bộ phận khác của một khẩu súng được chế tạo cho một kiểu súng nào thì sẽ được đúc theo đúng một kích thước và cùng một hình dạng. Ông Whitney cho rằng nếu tất cả các bộ phận chế tạo theo kiểu này thỉ súng có thể được ráp mau hơn và hữu hiệu hơn. Và nếu có một bộ phận nào đó bị hư hại thì lấy ngay bộ phận đó giống như vậy để thay thế vào. Như thế thì việc sửa chữa các khẩu súng hư sẽ trở nên rất dễ dàng. Đến đầu thế kỷ thứ XX, ông Henry Ford phát triển tư tưởng định chuẩn hóa các bộ phận trong kỹ nghệ xe hơi.

3/ Sắp hàng làm việc : Quan trọng nhất trong công cuộc phát triển việc sản xuất hàng loạt là việc áp dụng xếp hàng làm việc vào đầu thế kỷ XX. Ông Henry Ford là người đầu tiên áp dụng cái phương cách quan trọng này vào công việc chế tạo xe hơi. Việc xếp hàng làm việc là tổng hợp trên toàn diện việc sử dụng các bộ phận được định chuẩn và giới hạn mỗi công nhân chỉ phụ trách nỗi một việc thôi. Chẳng hạn như trong một xưởng chế tạo xe hơi, một dãy dài chuyển động từ từ bên cạnh đó có những công nhân đứng rải rác ở các vị trí đã được ấn định. Động cơ được ráp từng bộ phận một, khung xe được ráp thêm vào, rồi những bộ phận khác được ráp theo sau đó. Khi chiếc xe đang ráp này được nằm ở trên dây chuyển động chạy tới cuối hàng thì tất cả động cơ, khung xe, bánh xe và những gì khác cũng đã được làm xong. Mọi người thợ chỉ phải làm có một việc nào đó khi chiếc xe hơi di chuyển qua người thợ này. Áp dụng phương pháp này, thời gian cần thiết để chế tạo một chiếc xe hơi được rút giảm đi rất nhiều.

- Phương pháp sản xuất hàng loạt được mở rộng.

Sự phân công, việc tiêu chuẩn hóa các bộ phận và việc xếp hàng làm việc, tất cả đã đóng góp phần lớn vào việc sản xuất hàng loạt. Qua phương pháp sản xuất hàng loạt, công nhân hãng Ford có thể sản xuất mỗi ngày hàng mấy ngàn chiếc xe hơi, và nhờ đó giá xe hơi được giảm hạ đi rất nhiều. Những phương pháp này của ông Ford không những được áp dụng trong ngành sản xuất xe hơi, mà còn được áp dụng sang nhiều ngành khác nữa.

Trong những năm gần đây lại có thêm một sự tiến bộ nữa trong phương pháp làm việc ở các nàh máy kỹ nghệ. Những phương pháp này gọi là máy tự động đã làm

355

Page 24: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

cho việc tiến bộ lại càng thêm tiến xa hơn nữa. Trong phương pháp tự động này, các máy móc sản xuất đã được điều hành và kiểm soát bằng một loại máy móc khác chứ không cần do công nhân phụ trách nữa. Đồng thời việc sử dụng máy tự động còn có thể dùng một hệ thống mang sẵn món đồ từ một máy này đến một máy khác cho đến khi món đồ này được hoàn toàn chế tạo xong. Những loại máy móc tự động khác với tốc độ cao hơn gọi là Computer (máy tính) đang làm đảo lộn các phương thức kinh doanh và sưu tầm. Những máy móc này có thể làm công việc giữ hồ sơ, tính sổ lương nhanh hơn cả một nhóm người làm việc rất nhiều. Máy móc cũng có thể dịch một tờ báo từ Nga ngữ sang Anh ngữ. Dù rằng máy móc tự động có khuynh hướng cắt giảm một số công việc của những công nhân bán chuyên môn, nhưng nó cũng tạo ra một nhu cầu khác là các công nhân phải được huấn luyện công phu để có thể bảo trì và sửa chữa các loại máy móc này.

KỸ NGHỆ HOA KỲ TẠO NÊN VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO HÀNG HÓA.

Chúng ta thấy rằng những phương pháp sản xuất mới đã làm cho năng suất sản xuất của các nhà máy kỹ nghệ Hoa Kỳ gia tăng ghê gớm. Đồng thời các nhà kinh doanh cũng bắt đầu đi tìm thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa cũng như những phương pháp mới để bán hàng hóa.

- Tìm được những thị trường mới.

Khi mà dân số Hoa Kỳ gia tăng nhảy vọt thì lại càng có nhiều người sốt sắng mua hàng hóa. Và vì những phương pháp sản xuất hàng loạt đã giúp cho người ta sản xuất được rất nhiều hàng hóa với giá hạ hơn, cho nên dân chúng có thể mua được nhiều hơn. Đồng thời, hình thức chuyển vận mới hơn cũng mở đường đến những thị trường mới. Việc mở mang các đường hỏa xa ở trong nước đã giúp cho các hà kinh doanh dễ dàng bán được hàng hóa ở khắp mọi nơi trong đất nước, chứ không còn giới hạn trong các khu vực ở gần các cơ sở kỹ nghệ. Tàu thuyền chạy bằng hơi nước có thể đem các hàng hóa do Hoa Kỳ chế tạo đến các nơi, các phần đất nước khác ở trên thế giới, đặc biệt nhất là ở Âu Châu.

- Phát triển phương pháp bán hàng hóa.

Trước khi mở mang các đại xí nghiệp, khắp trong nước đã có những cửa hàng nhỏ mà dân chúng có thể đến đó mua vài thứ đồ dùng cần thiết. Nhưng tới thời kỳ sau cuộc nội chiến, các thương gia đã tìm ra được phương pháp mới hữu hiệu hơn để bán hàng hóa. Họ cũng bắt đầu nhận ra rằng sức mạnh của quảng cáo làm cho khách hàng muốn mua thêm hàng hóa của họ. Đồng thời họ cũng mở mang nhiều loại cửa hàng mới để bán hàng hóa.

1/ Cửa hàng đặc biệt : Cửa hàng ngày xưa bán đủ mọi thứ quần áo, thực phẩm cũng như các vật dụng khác. Bây giờ người ta bắt đầu thiết lập các cửa hàng chỉ chuyên bán một loại là quần áo hoặc là thực phẩm. Các cửa hàng này có thể bán một số lượng rất lớn nhưng chỉ có một thứ loại hàng hóa mà thôi.

2/ Ở trong các thành phố lớn có sự phát triển nhưng gian hàng lớn bán đủ mọi thứ hàng. Trong gian hàng này, có nhiều khu bán, mỗi khu bán từng loại hàng và khách hàng có thể mua được hầu hết những loại hàng họ cần. Nhờ sự điều hành cẩn

356

Page 25: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thận và việc mua một số lớn hàng hóa nên các gian hàng lớn có thể giảm giá hàng và như vậy có thể lôi cuốn được rất nhiều khách hàng. Ông John Wanamaker là một trong những người tiên phong thiết lập được gian hàng như vậy ở Philadelphia vào năm 1875, và ông Marshall Field cũng là người đã tạo dựng được gian hàng nổi tiếng của ông ở Chicago vào năm 1881.

3/ Công ty tổ hợp nhiều gian hàng lớn cũng bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ thứ XIX. Những gian hàng lớn này ở rải rác trong nhiều thị trấn và nhiều thành phố cùng thuộc quyền điều khiển của một ban quản trị. Những gian hàng này giống hệt như những gian hàng lớn có thể bán hàng với giá hạ vì rằng các công ty này có thể mua rất nhiều hàng hóa, và họ có một ban quản trị rất giỏi. Đi tiền phong trong tổ chức bán hàng theo kiểu này là đại công ty trà Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (The Great Atlantic and Pacific Tea Company) (1859) và công ty F.W. Woolworth (1879).

4/ Còn một hình thức bán hàng hàng loạt có thể bán giá hạ cho dân chúng ở các làng quê hay ở các nông trại. Đây là loại nhà hàng bán theo đơn gửi mua. Những công ty như công ty Montgomery Ward (1872) và công ty Sears Roebuck (1884) gửi đi những cuốn sách trong đó có liệt kê những món hàng kèm theo hình và những lời chỉ dẫn cho khách hàng biết cách mua bằng cách viết thư. Ở các nông trại trong khắp đất nước, khi người chạy thư tới mang theo những cuốn sách liệt kê các món hàng đến là những biến cố vô cùng thích thú vào lúc bấy giờ. Ngày nay vẫn còn hàng ngàn gia đình Hoa Kỳ đặt mua hàng theo sách liệt kê các món hàng.

MỘT HÌNH THỨC KINH DOANH MỚI TRỢ GIÚP VIỆC PHÁT TRIỂN

Lúc đầu công việc kinh doanh ở Hoa Kỳ thật là dễ dàng điều khiển. Không cần phải có nhiều tiền hay các đồ trang bị để khởi lập một cơ sở kinh doanh, người ta chỉ cần mướn một số ít nhân công giúp việc thôi. Chỉ cần một người hay một nhóm người hùn hạp làm chủ và điều khiển một cơ sở kinh doanh như vậy. Khi mà càng ngày càng có nhiều hàng hóa kỹ nghệ đem ra thị trường bán thì những hình thức tư hữu cơ sở kinh doanh như vậy càng trở nên không được thỏa mãn. Muốn khởi lập một hệ thống thiết lộ hay một cơ sở xí nghiệp với những máy móc đắt tiền thì cần phải có thật nhiều tiền. Một người không thể nào có đủ khả năng để khởi lập một cơ sở kinh doanh như vậy, và cũng không thể nào đảm trách được công việc điều hành. Dần dần xuất hiện một loại tổ chức mới gọi là công ty hay tổ hợp.

Một công ty có nhiều người cùng làm chủ. Những người cùng làm chủ này đóng góp tiền bạc để khởi lấp xí nghiệp và cũng đảm trách việc điều hành. Khi có một công ty được thành lập thì người ta chia số vốn ra thành nhiều phần để bán, mỗi phần gọi là một cổ phần hay cổ đông. Những người mua cổ phần này gọi là cổ đông viên. Các cổ đông viên thật sự là chủ nhân của công ty. Những ông chủ này thường tuyển chọn một ban quản trị để điều hành các công việc của công ty. Các cổ đông viên cũng có quyền bỏ phiếu để giải quyết những vấn đề quan trọng. Nếu công ty thất bại thì các cổ đông viên chỉ mất một số tiền mà họ đầu tư vào đó thôi. Nếu công ty thành công thì các cổ đông viên sẽ nhận được một phần tiền lời gọi là tiền lời cổ phần.

Tổ chức một cơ sở kinh doanh lớn như một công ty thì có nhiều điểm lợi. Nhờ bán được nhiều cổ phần nên người ta có thể thâu nhập được số tiền rất lớn để có thể thiết lập được các nhà máy kỹ nghệ vĩ đại. Đồng thời các cổ đông viên cũng được tự

357

Page 26: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

do tùy ý bất cứ lúc nào cũng có thể đem bán lại phần vốn hùn của mình cho người khác. Như vậy, công việc làm ăn của công ty có thể tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác khác, trong khi đó nếu chỉ có một người làm chủ thì xí nghiệp rất có thể bị ngưng trệ hay bị xáo trộn nếu chẳng may người làm chủ đó từ trần.

Sau năm 1865, tại Hoa Kỳ con số công ty gia tăng rất nhanh. Vì có thể mua được số lượng nguyên liệu khổng lồ với giá rẻ, và điều hành một cách hữu hiệu nên các công ty này có thể phát triển rất mau chóng. Sự phát triển này được tiến triển mạnh mẽ là nhờ công ty có thể mua được số lượng khổng lồ nguyên liệu rẻ hơn và có thể điều hành một cách hữu hiệu hơn.

PHẦN IIIVIỆC CẢI THIỆN NGÀNH GIAO THÔNG VÀ

CHUYỂN VẬN ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG HOA KỲ NHƯ THẾ NÀO ?

Những người Hoa Kỳ ở vào thời kỳ trước đây chừng 100 năm, nếu có thể nào thấy được những phương tiện giao thông di chuyển của ngày nay thì có lẽ họ đã phải ngạc nhiên đến giật mình. Họ hẳn phải sững sờ ngơ ngẩn ngắm nhìn những xa lộ với vô số đường chạy đầy những xe hơi xùng những xe chở hàng, và những phản lực cơ sáng loáng vút bay băng qua các đại dương tiến vào các lục đại Phi Châu, Châu Âu và Châu Á. Thực ra sự kiện phi thường kỳ lạ mà ngày nay chúng ta cho là thường tình tự nhiên thì đó cũng chỉ được phát triển torng vòng 50 năm mà thôi. Chẳng hạn như phim ảnh và phim màu mới có trong thập niên 1920, và vô tuyến truyền hình mới được thông dụng từ năm 1945. Hầu hết dân chúng đã được những tiến bộ này cũng là nhờ ở sự phát triển kỹ nghệ một cách quá mau chóng.

NGÀNH TRUYỀN TIN GIÚP CHO VIỆC NỐI LIỀN CHÂU MỸ VỚI CÁC NƠI TRÊN THẾ GIỚI

- Các ngành điện tín làm cho thế giới trở nên nhỏ hẹp hơn.

Như chúng ta đã biết ở chương XIV là điện tín đã được sử dụng từ thập niên 1840. Từ đó các đường điện tín gia tăng rất mau chóng, và nhờ có những phát minh mới mà người ta có thể gửi được nhiều điện tín cùng một lúc trên cùng một đường dây. Sau đó người ta lại cho rằng có thể sử dụng các đường điện tín để nối liền Hoa Kỳ với các nước khác trên thế giới.

Một người Hoa Kỳ tên là Cyrus Field nghiên cứu một kế hoạch đặt mộ đường dây băng qua lòng đại dương. Đường dây này gọi là cable, là một cuộn dây do hai chiếc tàu, mỗi chiếc tàu đều khởi sự giăng một đầu dây từ giữa Đại Tây Dương, một tiến vào quần đảo Anh quốc, và một tiến về Hoa Kỳ. Lúc đầu, ông Field bị thất vọng nhiều lần vì đường dây nặng nề này cứ bị đứt hoài. Có một lần ông đã hoàn thành được việc đặt đường dây xuyên qua Đại Tây Dương, nhưng sau một tháng sử dụng, đường dây này cũng bị đứt. Cuối cùng, vào năm 1866, sau bao nhiêu lần cố gắng, người ta hoàn thành được đường dây nối liền Châu Mỹ với Châu Âu. Người ta không còn phải sử dụng tàu thuyền để gửi những thư từ quan trọng nữa, mà trái lại những bức thư quan trọng có thể gởi đi trong vòng vài phút là có thể đến tay người nhận ở cách xa hàng nhiều ngàn dặm đường biển.

358

Page 27: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Cũng vào thời kỳ đó, người ta lại đặt thêm nhiều đường dây khác băng qua Đại Tây Dương nối liền Hoa Kỳ với các phần đất khác ở trên địa cầu. Các nhà báo, các nhà kinh doanh và các viên chức của nhà nước thường hay dùng các đường dây điện tín để gửi các thư từ điện tín của họ.

- Người ta có thể truyền tiếng nói của loài người qua các đường dây.

Ngay sau khi cuộc nội chiến vừa chấm dứt, có một thanh niên người Tô Cách Lan tên là Alexander Graham Bell tới Hoa Kỳ dạy những người câm và điếc. Ông Bell chú tâm nghiên cứu việc truyền tiếng nói của loài người qua các đường dây điện. Ông cặm cụi nghiên cứu công trình này trong nhiều năm. Một hôm, người phụ tá của ông Bell nghe được tiếng nói của ông qua một đường dây từ một văn phòng ở trên gác : "Tôi yêu cầu ông lại đây". Đây là lần đầu tiên tiếng nói của loài người được truyền qua một đường dây.

Trong một cuộc triển lãm ở Philadelphia vào năm 1876, ông Bell trình bày chiếc điện thoại của ông với hình chóp trông thật kỳ lạ. Hầu hết những người đến xem cuộc triển lãm này đều coi công trình phát minh của ông là một đồ chơi thích thú. Tuy nhiên, ông Bell đã quyết định biến chế nó thành một chiếc máy hữu dụng. Ngay sau đó, ông Bell và người phụ tá của ông có thế nói chuyện với nhau qua một đường dây dài chừng hai dặm từ Boston đến Cambridge thuộc tiểu bang Massachusetts. Hai năm sau, tức vào năm 1878, lần đầu tiên người ta thật sự sử dụng điện thoại ở Hoa Kỳ, đó là ở New Haven, Connecticut. Giấc mơ của ông Bell đã được biến thành sự thật. Ông đã thực hiện được một chiếc máy thực dụng để truyền tiếng nói của loài người. Những chiếc máy điện thoại lúc ban đầu chỉ là những chiếc máy tầm thường nếu đem so sánh với những chiếc máy điện thoại của ngày nay. Đó cũng chính là những điểm mà một văn sĩ viết về những khó khăn trong việc nói chuyện bằng điện thoại torng cái thuở ban đầu :

"Trước hết, bạn phải ghé mồm vào một vật hình ống khói để nói, rồi để ống đó sát vào tai để nghe. Muốn cho người đối thoại có thể nghe được, bạn phải la lớn giống như vị thuyền trưởng của chiếc tàu Gloucester gặp khi trời bão lớn. Không phải có tiếng nói của người sử dụng điện thoại truyền qua đường dây, mà hình như có hàng triệu âm thanh ghê gớm khác nữa cũng truyền qua đường dây. Nào là những tiếng than van rên rỉ những tiếng gào, thét, tiếng thì thầm, và đủ loại tiếng động ồn ào che lấp cả tiếng nói.

Muốn gọi người đối thoại, không phải là bạn chỉ cần nhấc ống nghe lên như ngày nay, mà bạn phải dùng bút chì hay một vật gì khác gõ nhẹ vào cái màn chắn của ống nói. Cũng không có điện thoại riêng biệt. Việc nói chuyện trước hết là phải qua đường dây điện. Cảnh tượng ở tổng đài lúc đầu nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người ở trong nhà thương điên, cái thời không còn có những cô gái nói lễ phép, nói nhỏ nhẹ ở nơi đây. Mà thật ra có những thanh niên đổ xô vào đây rối rít cặm cụi cắm các đầu dây vào các lỗ đường dây gọi tới để nối các đường dây cho người ta nói chuyện với nhau.

- Điện thoại trở nên quan trọng torng đời sống hàng ngày của Hoa Kỳ.

Máy điện thoại lúc đầu thật kỳ lạ, và sau đó luôn luôn được cải thiện, và sử dụng điện thoại càng ngày càng được mở rộng nhiều hơn. Mỗ năm, người ta lại đặt

359

Page 28: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thêm nhiều đường dây điện thoại, và tại các gia đình cũng như ở các công tư sở càng ngày càng sử dụng điện thoại nhiều hơn. Đầu thế kỷ thứ XX, điện thoại trở nên rất quan trọng trong đời sống Hoa Kỳ. Đối với đa số dân chúng, điện thoại không còn là một thứ xa xỉ nữa, mà trái lại nó trở thành những thứ nhu cầu cần thiết.

Người ta có thể gọi nói chuyện với những người ở thật xa. Ngay từ năm 1915, đã có đường điện thoại nối liền New York với San Francisco. Khi phát minh ra được điện thoại tự động, người ta có thể nói chuyện với người đối thoại mà không cần sự giúp đỡ của người làm ở tổng đài nữa. Vào đầu thập niên 1960, những người ở các vùng khác nhau có thể quay tự động nói chuyện với nhau cũng như nói chuyện với những người ở trong các thành phố xa xăm. Ngày nay, chúng ta có thể quay điện thoại nói chuyện với bất kì nơi nào ở trên thế giới một cách rõ ràng hơn là vào thời kỳ cách đây một thế kỷ, thuở đó người ta phải la thật lớn để nói chuyện với một người chỉ cách xa chừng một trăm thước thôi.

- Hoa Kỳ và thế giới sử dụng máy vô tuyến điện.

Ngày nay chúng ta rất khó mà tưởng tượng được rằng một nơi nào lại không có máy vô tuyến điện. Thật ra mãi tới năm 1920 đài phát thanh đầu tiên của Hoa Kỳ là KDKA mới được thiết lập ở Pittsburgh, và mãi tới nhiều năm sau đó thì các máy thâu thanh mới trở thành thông dụng.

Tuy nhiên, lịch sử về vô tuyến điện đã bắt đầu từ thập niên 1890. Ông Marconi, một người Ý, khám phá ra một cách chuyển thư từ qua những làn sóng điện truyền đi trong bầu khí quyển. Chẳng bao lâu, ông có thể nói chuyện qua hệ thống vô tuyến điện giữa Anh quốc và Newfoundland. Trong một thời gian, thư từ chuyển qua đường vô tuyến điện bằng một hệ thống ký hiệu giống như những bức điện tín. Công trình phát minh nay được sử dụng nhiều nhất là các tàu đi biển, đặc biệt nhất là khi các tàu này gặp tai nạn. Rồi không bao lâu, các nhà khoa học cố gắng tìm cách truyền tiếng nói của loài người và âm nhạc qua không gian. Kết quả thành công tốt đẹp như chúng ta thấy như là vô tuyến điện ngày nay.

Vô tuyến điện không những chỉ là điều thích thú mà còn có nhiều mục đích hữu ích nữa. Vô tuyến điện có thể chuyển âm nhạc, tin tức, kịch nghệ, tin thể thao và những tin tức khác đến với hàng triệu gia đình, Những báo cáo về thời tiết , thị trường, tin tức về an ninh, y tế, những lời lẽ kêu gọi lòng bác ái, diễn văn vận động chính trị cũng như các quảng cáo đều được truyền đi bằng vô tuyến điện cả. Một vài cơ sở kỹ nghệ có những hệ thống nói chuyện với dân chúng cũng dùng vô tuyến điện để truyền thanh. Những chiếc điện thoại hai hiều ở trong các xe taxi, xe hơi, tàu thuyền, máy bay hay điện thoại xách tay mà quân đội thường sử dụng đều làn hững hình thức quan trọng khác của vô tuyến điện trong ngành truyền tin cả. Những sử dụng đặc biệt khác là tín hiệu vô tuyến điện như radar ( mắt thân ) hay sonar (máy dò tiếng động) được các máy bay, tàu thuyền và tàu ngầm sử dụng để khám phá ra bất kỳ vật gì tới gần trước khi có thể nhìn thấy được. Việc di chuyển bằng đường hàng không được an toàn hơn vì rằng tín hiệu vô tuyến điện có thể giúp cho các phi cơ đi đúng đường, và đáp xuống các phi trường được an toàn vào những khi sương mù phủ kín cả phi trường. Những làn sóng vô tuyến điện có thể chuyển những hình ảnh cho báo chí cũng như phim ảnh mà ngày nay chúng ta gọi là vô tuyến truyền hình.

360

Page 29: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Vô tuyến truyền hình được phát triển mau chóng.

Người ta đã phát minh ra vô tuyến truyền hình từ trước khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Nhưng mãi tới sau năm 1945 vô tuyến truyền hình mới trở nên thông dụng trong các gia đình. Vào đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ đã có tới hơn 100 triệu máy vô tuyến truyền hình. Vô tuyến truyền hình chuyển các báo cáo, tin tức và các chương trình giải trí đến với mọi gia đình. Đồng thời, vô tuyến truyền hình cũng trở nên quan trọng ở trong các lớp học. Vô tuyến truyền hình cũng đã giúp cho việc tiến bộ kỹ nghệ ở Hoa Kỳ rất nhiều, vì rằng các công việc chế tạo, bán hàng, sửa chữa cũng như việc chuẩn bị các chương trình, tất cả đã tạo nên những cơ sở kỹ nghệ mới vĩ đại sử dụng biết bao nhiêu là nhân công.

CÁC ĐƯỜNG XE LỬA NỐI LIỀN CÁC VÙNG CỦA ĐẤT NƯỚC LẠI VỚI NHAU.

- Gia tăng việc thiết lập đường hỏa xa.

Trong khi việc truyền tin được phát triển mạnh thì việc di chuyển cũng được dễ dàng hơn. Các bạn đã học về các đường hỏa xa lúc đầu trong chương XIV. Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, hòa bình được tái lập thì có việc đẩy mạnh công cuộc thiết lập các đường hỏa xa. Các đường xe lửa ở miền Nam bị phá hoại trong thời chiến được sửa sang lại và mở rộng thêm. Miền Bắc và miền Trung cũng thiết lập thêm những đường xe lửa mới.

Vì rằng Hoa Kỳ, là quốc gia đang bành trướng mau lẹ nên nhu cầu cần có đường hỏa xa lại càng lớn lao hơn bao giờ hết. Những làng mạc và đô thị mới suốt ngày inh ỏi với những hoạt động hỏa xa. Các nông trại càng ngày càng sản xuất nhiều nông phẩm, vá các nhà máy càng ngày càng chế tạo nhiều hàng hóa. Nhưng khởi lập một đường hỏa xa thì rất tốn kém. Phải làm lớp đường móng trước rồi mới đặt các đường rây, phải xây các nhà ga, rồi lại phải mua đầu máy xe lửa và các toa xe. Dầu sao thì cũng có một số người thấy rằng điều hành xe lửa là một cơ hội để làm giàu. Nhiều công ty được thành lập, và người ta khuyên dân chúng nên đầu tư vào việc mở mang đường hỏa xa. Phần lớn những người thiết lập các đường hỏa xa và những người bõ tiền ra đầu tư vào ngành đều được trả những số tiền lời khác lớn.

- Các đường xe lửa ở miền Đông nối liền thành một hệ thống hỏa xa lớn.

Những đường hỏa xa lúc đầu thì rất ngắn, chỉ là những đường nối liền hai hay ba thành phố lớn với nhau thôi. Và cũng có rất ít đường như vậy. Như vậy có nghĩa là việc chuyển vận hàng hóa và hành khách đi rất xa là trì trệ và bất tiện. Nếu phải đi những đường khác nhau thì người ta phải bốc dỡ dàng hóa chuyển từ những toa xe này sang những toa xe khác. Nếu phải chuyển vận hàng hóa đi xa thì người ta phải mất nhiều lần bốc dỡ hàng hóa sang các toa xe khác. Chẳng hạn như khi mới có đường xe lửa, nếu phải chuyển vận hàng hóa từ New York đến Chicago người ta phải mất 19 lần bốc dỡ hàng hóa chuyển qua các toa xe khác.

Người đầu tiên nối liền nhiều đường hỏa xa ngắn lại thành một đường chính là là ông Cornelius Vanderbilt, một vị cựu thuyền trưởng. Bằng cách mua và thống nhất nhiều đường xe lửa ngắn ở trong tiểu bang New York, ông Varderbilt đã phát triển thành một hệ thống lớn các đường hỏa xa gọi là hệ thống New York Trung ương. Gần

361

Page 30: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

tương tự như vậy, các đường hỏa xa ở Pennsylvania cũng được hợp nhất lại thành một hệ thống thiết lộ Pennsulvania. Đường hào xa Baltimore và Ohio cũng là một hệ thống thiết lộ quan trọng vào lúc đầu.

- Đường hỏa xa phải đương đầu với sự cạnh tranh của các ngành chuyển vận mới.

Thời kỳ cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX hỏa xa là phương tiện giao thông quan trọng nhất ở Hoa Kỳ. Và cũng từ đó hỏa xa luôn luôn được cải tiến. Những đầu máy to lớn chạy bằng hơi nước phùn phụt phun khói được thay thế bằng những đầu máy chạy bằng dầu hay bằng điện. Xe hỏa chuyển vận không biết bao nhiêu là hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Trong vòng 50 năm vừa qua khả năng chuyên chở của xe lửa đã gia tăng ghê gớm. Xe lửa đã góp phần rất nhiều cho đất nước vào việc phục vụ trong cả hai cuộc thế chiến. Nhưng sau này xe hơi với những xa lộ tối tâm và sự chuyên vận bằng đường hàng không càng ngày càng được mở rộng đã làm giảm bớt rất nhiều khách hàng của ngành hỏa xa.

XE HƠI XUẤT HIỆN Ở HOA KỲ

- Loại xe không có ngựa kéo thay thế các loại xe ngựa.

Không thế nào torng một ngày lại có thể phát minh ra xe hơi được. Một số người ở Hoa Kỳ cũng như ở Châu Âu đã từng nghiền ngẫm nghiên cứu một loại xe không có ngựa kéo, một kiểu xe chạy được là do sức đẩy của động cơ. Một vài chiếc xe đã chạy được bằng cách dùng hơi nước đẩy. Có những chiếc xe khác chứng tỏ thành công hơn nhờ áp dụng những phát minh mới, đó là việc sử dụng đầu máy chạy bằng ét săng. Trong thập niên 1890, Hoa Kỳ có những nhà thí nghiệm khoa học như các ông George Selden, Charles Duryea, Elwood Haynes, Alexander Winton, và Henry Ford.

Ngay sau năm 1900, người ta đã thấy xe hơi bắt đầu xuất hiện ở trên các đường xá. Lúc đầu xe hơi được coi như một sự kỳ lạ và nó cũng gây ra nhiều rắc rối phiền toái. Mỗi lần xe trục trặc là có nhiều người đến xem và la ó "Thôi hãy kiếm một con ngựa cho rồi". Người lái chiếc xe kỳ lạ này là một tay phù thủy có biệt tài về máy móc, vì rằng lúc đó không có trạm xăng ở dọc đường để cung cấp xăng nhớt, và sửa vá bánh xe hay các bộ phận hư. Đường xá thì rất tệ, gặp khi thời tiết khô ráo thì đầy những cát bụi khiến cho người đi xe phải mặc áo choàng và đeo kính để che bớt bụi bặm khỏi bám vào người và vào mắt. Tuy nhiên, nhờ hàng loạt các phát minh mới nên người ta đã có thể chế tạo được những chiếc xe hơi tốt đẹp và bán với giá rẻ hơn. Xe hơi không còn là một thứ đồ chơi nữa, mà là một thứ nhu cầu thiết dụng hàng ngày trong đời sống Hoa Kỳ.

- Những thí nghiệm của ông Goodyear về cao su đã làm cho việc chế tạo bánh xe hơi được thành công.

Nếu không có biết bao nhiêu là công trình phát minh và phát triển thì không thể nào có được những chiếc xe hơi như ngày nay. Loại thép đặc biệt, crom và những loại kim loại khác đã được chế biến để chế tạo các bộ phận xe hơi. Hệ thống điện cũng được cải thiện để thắp sáng và sưởi ấm cũng như hâm nóng xe để cho động cơ chạy cho êm. Người ta lại còn biến chế ét săng để chạy với loại động cơ mạnh. Một trong

362

Page 31: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

những nhu cầu lớn nhất là phải có bánh xe co dãn được thì xe mới có thể chạy nhanh và êm được.

Chúng ta phải nhớ tới một người ở vùng Tân Anh tên là Charles Goodyear, vì nhờ có công trình khám phá của ông mà ngày nay xe hơi của chúng ta mới có những chiếc bánh xe dễ dàng chạy được như vậy. Dù rằng ông Goodyear đã chết vào năm 1860, nhưng trước khi người ta khám phá xe hơi thỉ chính ông đã tìm ra được phương pháp làm cho cao su rắn chắc. Từ thời Columbus, người Da trắng đã biết cao su nguyên chất. Nhưng lúc bấy giờ người ta không sử dụng cao su vì thời tiết và nhiệt độ thay đổi thì cao su cũng bị ảnh hưởng theo. Trời lạnh thì nó trở nên giòn và rất dễ bể vỡ, và mùa hè thì nó lại hóa ra dẻo và nhớp nháp.

Ông Charles Goodyear gần như tận tụy suốt đời để thí nghiệm cao su với hy vọng vượt qua những nhược điểm này. Vì phải tiêu pha nhiều tiền trong các cuộc thí nghiệm mà ông lâm vào cảnh nghèo túng. Ông phải vay tiền của các bạn bè để tiếp tục các cuộc thí nghiệm. Có một lần ông đã phải bán hết đồ đạc trong nhà để lấy tiền, rồi lại một lần khác, ông phải bán cả sách học của đàn con ông. Ông chế tạo giày cao su và dùng nó. Rồi ông lại chế tạo một chiếc áo choàng bằng cao su để mặc khiến cho ngoài phố người ta nhìn ông bằng đôi mắt chể giễu. Dù gặp phải nhiều khó khăn, ông vẫn tiếp tục tiến hành. Ông biết rằng nếu chế thêm sulfur vào cao su thì cao su không còn trở thành dính nhớp nháp vào những khi tăng nhiệt độ. Một hôm, ông nhỏ vài vài giọt cao su lên bếp nấu, ngẫu nhiên ông khám phá ra rằng sức nóng sẽ làm cho cao su trở nên rắn hơn và tốt đẹp hơn. Ông cố gắng thí nghiệm với những nhiệt độ khác nhau cho tới khi ông có được một loại cao su không còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ nữa. Phương pháp này gọi là phương pháp lưu hóa, và đã trở nên rất có giá trị để chế tạo bánh xe, khi mà xe hơi ra đời. Công trình này đã đưa đến việc phát triển kỹ nghệ cao su ở Hoa Kỳ.

Trong thời Đệ nhị Thế chiến, nguồn cung cấp cao su thiên nhiên của Hoa Kỳ bị quốc gia thù địch ngăn chặn, các nhà khoa học và kỹ nghệ Hoa Kỳ phái biến chế cao su tổng hợp. Sau chiến tranh, cao su thiên nhiên lại được nhập cảng, nhưng người ta lại chế tạo nhiều vật dụng bằng cao su tổng hợp.

PHI CƠ LÀM CHO VIỆC DI CHUYỂN ĐƯỢC MAU CHÓNG.

- Loài người học bay.

Xe lửa và xe hơi cũng vẫn không làm cho nhân loại dừng lại trên đường đi tìm phương tiện di chuyển mau chóng hơn. Đã từ mấy trăm năm loài người hằng mơ ước có thể bay lượn được ở trên không trung. Đầu thế kỷ thứ XIX, người ta đã biết sử dụng khinh khí cầu. Người Anh, người Đức và người Hoa Kỳ đã thí nghiệm để chế tạo phi cơ. Nhưng mãi tới khi phát minh ra đầu máy chạy bằng ét săng thì người ta mới chế tạo được phi cơ tân kỳ.

Nhìn chim muông bay lượn trên không trung, ông Samuel Langley, một nhà khoa học Hoa Kỳ tự hỏi "Tại sao loài người lại không bay lượn như loài chim?" Ông cố gắng chế tạo nhiều loại máy bay nhưng không có cái nào bay được cả. Qua nhiều cố gắng thí nghiệm nhưng đều thất bại, ông Langley đành bỏ cuộc. Sau đó những nhà phát minh khác cũng thí nghiệm với những loại máy nặng hơn. Nhưng cái vinh dự của công trình chế tạo máy bay đầu tiên lại thuộc về hai anh em thợ máy trẻ tuổi Wilbur và

363

Page 32: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Orville Wright ở Dayton, Ohio. Hai nhà chuyên viên cơ khí này đã chú ý nghiên cứu thí nghiệm máy bay từ thuở thiếu thời. Tháng Chạp năm 1903, hai anh em ông thành công trong việc thí nghiệm cho bay một chuyến bay ở Kittyhawk thuộc North Carolina. Trong lần thí nghiệm thứ tư, ông Wilbur Wright cho bay một chuyến bay lâu 59 giây và bay được một đoạn đường dài 852 bộ. Giấc mơ bay lượn của loài người đã trở thành sự thật.

- Những người tiên phong trong ngành hàng không đã chứng tỏ rằng loài người có thể bay lượn được.

Loài người phải mất nhiều năm cố gắng nghiên cứu để hoàn thành một chiếc máy bay. Cuối cùng, người ta cho rằng dù cho không lao vào không gian thì ở dưới đất loài người cũng có thể bị giết hại hay bị thương bằng nhiều cách. Nhưng việc phát minh ra xe lửa và xe hơi đã làm cho công việc di chuyển được mau chóng, thì còn cố gắng chế tạo máy bay để làm gì ? Tuy nhiên, Đệ nhất Thế chiến, phi cơ đã được sử dụng để do thám và chiến đấu. Trong thập niên 1920, người ta cho thiết lập nhiều pho trường và xếp đặt những chuyến bay chạy như thường lệ.

Nhiều chuyến bay gây nên nhiều thích thú đã khiến cho người ta chú ý nhiều đến việc có thể di chuyển bằng đường hàng không. Tháng 5 năm 1927, một thanh niên phi công chạy thư tên là Charles Lindburgh một mình bay một chuyến bay không ngừng lâu hơn 30 giờ từ Long Island đi Paris. Bốn năm sau, các ông Wiley Post và Harold Gatty làm mọi người ngạc nhiên bằng một chuyến bay vòng quanh thế giới trong 8 ngày. Cô Amelia Earhart là người phụ nữ đầu tiên một mình bay vượt Đại Tây Dương, và 3 năm sau tức là vào năm 1935, cô lại một mình bay từ Honolulu tới California. Cuộc đời bay của cô chấm dứt một cách bi thảm vào năm 1937, chiếc máy bay của cô đã biến mất trong một chuyến bay vượt Thái Bình Dương.

- Phi cơ đã làm thay đổi rất nhiều torng công việc chuyển vận.

Trong thập niên 1930, việc di chuyển bằng đường hàng không đã trở nên rất thông dụng. Tuy nhiên, mãi đến thời Đệ nhị thế chiến người ta mới thực hiện được những tiến bộ ghê gớm ở trong ngành hàng không. Những cơ xưởng vĩ đại sản xuất hàng ngàn chiến đấu cơ và oanh tạc cơ. Càng ngày người ta lại càng chế tạo ra nhiều kiểu phi cơ mới. Và mỗi kiểu mới ra lại lớn hơn và bay nhanh hơn kiểu cũ. Người ta xử dụng Rocket (hỏa tiễn) để làm cho việc cất cánh được mau chóng hơn, và bây giờ thì người ta tiến đ61n việc sử dụng phi cơ phán lực.

Sau năm 1945, người ta áp dụng những phương thức mới để bay trong thời bình. Các đường hàng không điều hành những chuyến bay thường lệ vận chuyển hành khách đi khắp nơi trong đất nước Hoa Kỳ cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Những con số hành khách dưới đây cho ta thấy việc di chuyển bằng đường hàng không trở nên rất là thông dụng.

Tính đến năm 1950, mới khoảng chừng 20 năm hoạt động, các đường hàng không Hoa Kỳ đã chuyên chở tới người hành khách thứ 100 triệu. Bốn năm sau, con số hành khách lên tới 200 triệu, và ngày nay, hàng năm hàng không Hoa Kỳ chuyên chở tới 60 triệu hành khách. Nhờ việc sử dụng phi cơ phản lực với tốc độ 600 dặm một giờ mà thời gian bay trên các quãng đường dài đã được rút giảm đi nhiều.Trong thập niên 1970, nhiều quốc gia đã bắt đầu cho dùng loại máy bay siêu thanh để chuyển vận

364

Page 33: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

trong ngành hàng không. Dùng loại phi cơ này sẽ bay nhanh hơn các loại phi cơ đang dùng ngày nay gấp nhiều lần, và mỗi chiếc máy bay có thể chở được hơn 300 hành khách.

NHỮNG CẢI THIỆN TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VÀ CHUYỂN VẬN ĐÃ GIÚP CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ HOA KỲ.

Thật là dễ dàng cho ta nhận thấy rằng những hình thức mới về chuyển vận, giao thông và truyền tin đã ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân trung bình ở Hoa Kỳ. Nhưng tại sao những thay đổi torng ngành chuyển vận, giao thông và truyền tin lại rất quan trọng trong việc mở mang kỹ nghệ của Hoa Kỳ? Ta hãy lấy một nàh kinh doanh ở Detroit làm thí dụ. Ông ta là một viên chức của một công ty lớn sản xuất xe hơi ở đây. Muốn chế tạo xe hơi, ông ta phải đặt mua thép ở Pittburgh hay Chicago, cao su ở Akron, các đồ điện ở Toledo. "Các cơ sở ráp máy", nơi mà người ta ráp xe hơi, ở rải rác khắp mọi nơi trên địa cầu. Những nơi đó có thể là ở Los Angeles, New York.

Nhà kinh doanh này cần phải được người ta giao cho các vật liệu một cách mau chóng. Xe lửa tốc hành và các xe vận tại hạng nặng đảm nhận việc này. Máy đánh chữ (xuất hiện vào thập niên 1870) có thể giúp cho các nhà kinh doanh lưu giữ hồ sơ và giao dịch với các nàh kinh doanh khác. Nhưng nếu ông ta phải làm nhanh chóng mau lệ, ông ta có thể dùng điện thoại nói chuyện với hành khách hay những nhà kinh doanh khác ở mãi nơi xa xăm. Thường thì ông ta phải đi thăm các nhà máy của ông ta hay các nhà máy của công ty cung cấp vật liệu cho ông ta. Những chuyến xe lửa tốc hành hay phi cơ có thể giúp cho ông ta di chuyển đến các thành phố khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Không có hệ thống giao thông truyền tin và chuyển vận vĩ đại như vậy thì nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ chắc sẽ không thể nào điều hành được như vậy.

Những cải tiến về chuyển vận truyền tin và giao thông đồng thời cũng tạo nên một số kĩ nghệ mới. Chúng ta hãy suy nghĩ về tất cả những nguyên liệu cần để chế tạo xe lửa, xe hơi, máy bay, điện thoại và vô tuyến điện. Chúng ta hãy nghĩ đế những nhà máy vĩ đại và những máy móc để biến chế những nguyên liệu thành các bộ phận. Chúng ta hãy nghĩ đến toàn công nhân được huấn luyện để ráp các bộ phận, để điều hành xe lửa, xe vận tải, máy bay, và để sửa xe hơi, điện thoại và vô tuyến điện. Khi các bạn tổng kết tất cả những người tham dự vào việc chế tạo và điều hành tất cả những phương tiện mới trong ngành giao thông, truyền tin và chuyển vận, thì các bạn có thể thấy rằng một số lớn nhân công Hoa Kỳ làm việc ở trong các ngành này.

PHẦN IVNHỮNG PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH ĐÃ THAY ĐỔI THEO

SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ NHƯ THẾ NÀO?

CÁC NHÀ KINH DOANH THIẾT LẬP NHỮNG NHÀ MÁY KỸ NGHỆ VĨ ĐẠI

Chúng ta thấy rằng sua năm 1865, ở Hoa Kỳ nhờ có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhờ việc hàng hóa được sản xuất hàng loạt, nhờ việc chuyển vận và giao thông được nhanh chóng, và nhờ có sự phát triển tổ hợp công ty, tất cả đã làm cho việc phát triển kỹ nghệ được thuận lợi. Trong những năm vào cuối thế kỷ thứ XIX, những hoạt

365

Page 34: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

động của một số nàh kinh doanh cũng đã giúp cho việc ở mang kỹ nghệ ở Hoa Kỳ rất nhiều. Thường thì chỉ cần có một trong các nàh kinh doanh này với sự khôn ngoan và can đảm cũng có thể đứng ra thành lập và điều khiển một công ty to lớn, và làm nên một sự nghiệp vĩ đại. Chúng ta hãy nhìn vào cuộc đời của ba nhà kỹ nghệ thành công nhất ngày nay.

- Ông James J. Hill, một nhà kinh doanh thiết lập đường xe lửa.

Mộ trong những người đáng kể nhất trong ngành kỹ nghệ xe lửa là ông James J. Hill. Ông James Hill ra đời vào năm 1838 trong một căn nhà gỗ tại một tiểu nông trại ở Gia Nã Đại. Trong một nông trại nhỏ như vậy, ông James phải tham dự làm nhiều công việc nặng nhọc. Sau khi thân phụ ông từ trần, ông James quyết định thử thời vận. Ông đến Hoa Kỳ bằng một chuyến tàu chở hàng hóa. Ông đã làm rất nhiều công việc và dần dần đi đến ST. Paul thuộc Minnesota. Ở đây ông làm cho công ty tàu chạy biển và hảo xa.

Tới khi chừng 40 tuổi, ông cũng không làm gì khác hơn thường lệ. Ông có những tư tưởng rất vĩ đại, nhưng không ai chịu nghe theo ý kiến của ông cả. Mộ trong những tư tưởng của ông là mở mang vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Chính ông Hill đã dùng xe lửa và xe có chó kéo đặt chân lên hầu hết các nơi ở trong các vùng này. Sau cùng, ông thuyết phục một số người chiếm được đường hỏa xa, nơi mà ông đang làm việc và ông được bầu làm tổng quản lý đường xe lửa này. Lúc bấy giờ, tình trạng của con đường này rất tệ và chẳng có gì là hứa hẹn cả. Ấy thế mà từ cái khởi đầu khiêm tốn này, ông James Hill đã thiết lập được thành một đế quốc hỏa xa.

Cái bí mật của sự thành công của ông là : ở nơi ông hiểu rõ rằng nếu con đường xe lửa của ông có thành công được thì rải rác ở khắp miền Đông Bắc phải có những nông trại trù phú. Cho nên ông thu xếp để cho những người muốn đi lập nghiệp đi thăm viếng các vùng đồng quê. Ông cho nhập cảng các nông súc và ngựa ở Âu Châu để khuyến khích việc chăn nu6oi nông súc và trợ giúp nông dân mua hạt giống và nông cơ với giá cả và điều kiện phải chăng. Ông thu xếp để gởi hàng trăm thiếu niên đi học về khoa canh nông.

Vào khoảng năm 1893, dưới quyền điều khiển của ông, hệ thống Đại Bắc Hỏa Ca chạy từ ST. Paul Minnesota đến Seatle, Washington. Trong những năm sau này, ông James Hill năm quyền kiểm soát hầu hết các đường hỏa xa ở Tây Bắc. Tổng số đường xe lửa lên đến 20 ngàn dặm.

- Ông Andrew Carnegie, nhà chế tạo thép.

Hoa Kỳ trở thành quốc gia kỹ nghệ phần lớn là do khả năng sản xuất những khối lượng tháp khổng lồ. Đường rày xe lửa, xe hơi, đủ các loại máy móc và các tòa nhà cao rộng, tất cả đều làm bằng thép cả. Từ bao nhiêu thế kỷ, người ta đã biết rằng sắt không có tính chất cứng và bền như thép, nhưng thép thì mắc quá nên không được sử dụng rộng rãi. Người ta biết rằng có thể lọc một số chất bẩn ở sắt ra để biến thành thép, nhưng người ta lại chưa tìm được những phương pháp rẻ tiền để lọc những chất bẩn ở sắt ra. Trong thập niên 1850, một người Anh tên là William Kelly, mỗi người tìm ra được một phát minh, làm nhiều người phải ngạc nhiên. Cùng thí nghiệm trên cùng một chất liệ giống nhau nhưng ở những nơi cách biệt nhau, hai ông này đã khám phá ra rằng nếu thổi một luồng không khí vào một dung dịch sắt nấu chảy thì có thể

366

Page 35: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

loại bỏ được những chất bẩn trong sắt. Phương pháp chế tạo thép này rất dễ dàng và ít tốn kém, cho nên người ta có thể sản xuất được những khối lượng thép khổng lồ với giá rất rẻ.

Tuy nhiên, biệc phát triển mau chóng trong ngành kỹ nghệ théo ở Hoa Kỳ phần lớn là do công ơn của một người buôn bán thép chứ không phải của những người chế tạo thép. Ông Andrew Carnegie là một thiếu niên nghèo người Tô Cách Lan. Năm 1848, lúc đó ông mới 13 tuổi, ông theo cha mẹ sang Hoa Kỳ. Khởi đầu, ông làm việc cho một nhà máy dệt ở Pennsylvania, với số lương một tuần chỉ có một Mỹ kim và 20 xu. Rồi ông vào làm việc tại một phòng điện tín của một công ty hỏa xa. Ông làm thư ký cho một viên chức hỏa xa. Nhờ chịu khó làm việc và thông minh, ông Carnegie đã thành công mau lẹ trong giới kinh doanh. Từ phạm vi thiết lập các đường xe lửa, ông tiến sang lãnh vực xây cầu. Vì thép giữ vai trò quan trọng trong cả hai ngành kỹ nghệ này nên ông quay ra chú ý tới kỹ nghệ thép.

Carnegie là người can đảm và thông minh. Ông quyết định đem hết sự nghiệp và tương lai đầu tư vào kỹ nghệ sản xuất thép bằng phương pháp mới do các ông Kelly và Bessemer khám phá ra. Ông Carnegie đã thành công ghê gớm. Vào khoảng năm 1900, công ty thép Carnegie, tổng hành dinh ở Pittburgh, Pennsylvania, là một công ty sản xuất thép nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Muốn giữ cho các lò nấu thép này chạy đều, ông Carnegie phải mua một khu mỏ sắt ở vùng Thượng Ngũ Hồ. Đồng thời ông cũng kiểm soát một đoàn tàu chuyên chở quặng sắt từ hồ Erie đến lò nấu sắt ở Pittburgh.

367

Page 36: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Năm 1901, ông Andrew Carnegie về hưu. Ông đem bán hết các cơ sở kinh doanh thép đang phát triển mạnh của ông, đó là công ty thép Hoa Kỳ (The United State Steel Corporation) một công ty sảnh xuất thép lớn nhất. Ngày nay, người ta còn nhớ đến ông Carnegie không phải chỉ vì sự thành công vĩ đại của ông torng công việc kinh doanh mà còn vì những món quà to lớn lấy từ gia tài kếch xù của ông để hiến cho dân chúng. Nhiều đô thị, thành phố Hoa Kỳ dùng tiền của ông Carnegie để thiết lập thư viện công cộng.

- Ông John D. Rockefeller, người sáng lập công ty Standard Oil.

Trong khi việc chế tạo sắt đang được ông Carnegie cách mạng thì nền kỹ nghệ tân kỳ khác ở Hoa Kỳ cũng được khởi lập. Dầu hỏa có rất nhiều ở Pennsylvania. Ở một vài nơi dầu rỉ ra thấm qua các lớp đất hoặc là tạo thành một lớp bọt váng ở trên mặt các nhánh sông. Đôi khi nông dân ở trong vùng hớt những lớp bọt váng này để dùng làm mỡ bôi vào trục các toa xe; và một số người khôn ngoan còn đem đóng thành chai đem bán như bán thuốc. Tuy nhiên, mãi cho tới khi nhà khoa học Benjamin Silliman thí nghiệm thì không có ai hiểu được giá trị của dầu hỏa. Ông Silliman thấy rằng người ta có thể lọc được dầu hỏa và có thể dùng dầu hỏa để thắp sáng.

Năm 1839, người ta đào được giếng dầu đầu tiên ở Titusville, Pennsylvania. Tin tức về sự thành công trong việc đào các giếng dầu cũng có rất nhiều ảnh hưởng như việc khám phá ra vàng ở California. Đây là một cơ hội giúp cho người ta làm giàu lớn. Dân chúng torng khắp nước sẽ dùng dầu hỏa để thắp sáng thay vì dùng đèn cày và dầu cá voi. Cho nên có cả hàng ngàn người đổ xô tới Pennsylvania để đi tàm dầu. Chưa đầy nửa tháng đã thấy có nhiều giếng dầu và các giàn giếng dầu rải rác khắp trong vùng. Vùng phía Tây Pennsylvania trở thành trung tâm của nền kỹ nghệ mới này. Các thị trấn và thánh phố mọc lên như ảo thuật, và các nhà máy lọc dầu bắt đầu xuất hiện.

Cũng vào thời kỳ này, ông Joh D. Rockefeller, một thương gia ở Cleveland, lúc đó mới 25 tuổi, chú ý tới dần hỏa. Ông muốn kiểm soát toàn thể công việc lọc dầu. Khởi đầu với một nhà máy lọc dầu, ông Rockefeller và các cộng sự viên hoạt động cho đến thập niên 1880 đã kiểm soát được tới 90 phần trăm các cơ sở lọc dầu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Rockefeller vẫn chưa chịu nhưng lại ở đây. Ông mua các nàh máy làm thùng. Ông kiểm soát hầu hết các ống dẫn dầu từ giếng dầu về, ông cho xây các nhà kho chứa dầu từ giếng dầu về, ông cho xây các nhà kho chứa dầu. Đồng thời, ông tổ chức một lực lượng lượng hùng mạnh để bán các sản phẩm dầu của công ở hầu hết mọi nơi trong nước. Vào khỏang thập niên 1900, ông Rockefeller và công ty Standard Oil thực tế đã kiểm soát tất cả các công việc kinh doanh dầu hỏa ở Hoa Kỳ.

Ông Rockefeller có thể độc quyền về dầu hỏa nhờ khả năng tài chánh của công ty dầu của ông. Trong những năm đầu, thay vì đem chi tiêu hết các khoản tiền lời thì ông lại cố gắng giữ lại nhiều tiền. Ông khuyên các cộng sự viên của ông cũng nên làm như vậy. Ông nói "Hãy lấy ra những gì bạn kiếm được để các bạn sống và để lại những khoản tiền còn lại trong đó. Đừng mua quần áo mới, đừng tậu ngựa chạy nhanh, hãy để cho bà xã của bạn mang chiếc mũ năm rồi". Nhờ sự tằn tiện này mà ông Rockefeller đã có tiền mua hết được các cơ sở lọc dầu của các công ty khác. Thực ra đã có nhiều người cố gắng mở mang kỹ nghệ dầu, nhưng rốt cuộc cũng phải bán hết cho ông Rockefeller. Nếu họ từ chối không bán cho ông thì ông sẽ bán dầu với giá hạ

368

Page 37: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

khiến cho đối phương của ông phải phá sản. Những món tiền mà ông dành dụm được mang sẵn bên ông dù rằng ông chấp nhận phải bán dầu lỗ. Vào cái thời kỹ nghệ Hoa Kỳ đang phát triển mạnh này thì sự cạnh tranh cắt cổ như vậy rất là thông dụng. Dù rằng việc sử dụng đèn điện đã làm giảm mức tiêu thụ dầu hỏa, nhưng ở Hoa Kỳ, kỹ nghệ dầu hỏa vẫn mở mang đều đều. Việc phát minh ra động cơ chạy bằng ét săng đã làm cho nhu cầu dầu hỏa càng trở nên quan trọng. Trong những năm gần đây, người ta lại càng sử dụng dầu hỏa để sưởi ấm trong gia đình cũng như ở trong các tòa nhà ở trong các công tư sở. Vào khoảng đầu thập niên 1970, số dầu lửa do các công ty dầu hỏa của Hoa Kỳ sản xuất lên tới 12 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

Những gì mà các ông Hill, Carnegie và ông Rockefeller đã làm để mở mang và phát triển kỹ nghệ Hoa Kỳ chỉ là một phần trong câu chuyện về vấn đề kinh doanh và kỹ nghệ. Các nhà kinh doanh khác cũng đã khởi nghiệp từ một hoàn cảnh và địa vị rất khiêm tốn để mở mang kỹ nghệ và đạt được sự nghiệp và danh vọng không kém gì các nhà kinh doanh trên đây... Đôi khi họ sử dụng những phương pháp tàn ác và ích kỷ mà luật lể của chúng ta ngày nay không cho phép làm như vậy. Dầu sao thì chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng nhờ vào khả năng nghị lực và lòng can đảm của các nhà kinh doanh trên đây mà chúng ta mới có được một nền lỹ nghệ như ngày nay.

THẾ KỶ CỦA CHÚNG TA (THẾ KỶ XX) LÀM THAY ĐỔI NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH.

Trong thế kỷ thứ XX này, nền kỹ nghệ Hoa Kỳ còn đang tiếp tục mở mang. Phần lớn, việc phát triển này là do sự thay đổi nhiều torng những phương pháp kinh doanh. Chúng ta hãy nói sơ lược một vài trường hợp dưới đây.

- Con số tổ hợp (công ty) đã gia tăng.

Không phải chỉ có kỹ nghệ sản xuất thép và dầu hỏa, mà hầu hết các tổ chức vĩ đại về các ngành kỹ nghệ khác cũng đã phát triển mạnh. Sư việc phải như vậy vì rằng những công ty vĩ đại với số vốn khổng lồ có thể sản xuất hàng loạt một cách hữu hiệu để bán với giá rẻ, và còn tìm cách sản xuất những sản phẩm mới. Đôi khi những tổ chức kinh doanh vĩ đại này mua hết các công ty nhỏ. Có khi thì lại có hai hay ba công ty nhỏ liên kết lại để thành lập một công ty lớn hơn. Ngày nay cũng vậy, càng ngày càng có nhiều tổ hợp khổng lồ, không phải chỉ có sản xuất một thứ hàng hóa mà còn sản xuất nhiều thứ hàng hóa khác nữa. Mặc dù có chiều hướng tiến đến những tổ chức kinh doanh lớn hơn, nhưng có điều đáng ghi nhận rằng vào cuối thập niên 1950, 90 phần trăm các công ty kỹ nghệ sản xuất trong các ngành kỹ nghệ lớn lại chỉ sử dụng không tới một trăm công nhân.

- Công việc điều hành kinh doanh cũng đã thay đổi.

Ngày nay, một người mà thiết lập và điều khiển một tổ chức kinh doanh lớn là một chuyện bất thường. Như các bạn đã biết rằng các công ty cần phải có người mua cổ phần. Vào khoảng năm 1973, có chừng 31 triệu người Hoa Kỳ mua cổ phần của các công ty. Thí dụ như công ty điện thoại và điện tín Hoa Kỳ có tới hơn 2 triệu cổ đông viên. Những người thực sự điều hành các tổ chức kinh doanh lớn là những người quản lý được huấn luyện rất kỹ và được trả lương. Họ đem hết tâm trí và khả năng nghề nghiệp ra để cải tiến xí nghiệp và làm tăng gia lợi tức cho xí nghiệp.

369

Page 38: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Các xí nghiệp tài trợ các công cuộc khảo cứu khoa học.

Các nhà kinh doanh và kỹ nghệ nhận thức được tầm quan trọng của khoa học torng thời đại của chúng ta ngày nay. Nhiều công ty đã tài trợ cho các trường đại học và các tổ chức khoa học để nghiên cứu khoa học. Nhiều cơ sở kỹ nghệ lớn có các phòng thí nghiệm riêng để các nhà khoa học nghiên cứu phương cách cải thiện các sản phẩm hiện hữu để chế biến những sản phẩm mới. Thí dụ như các nhà khoa học chuyên môn về khảo cứu làm việc torng một công ty sản xuất nylon, một loại hàng tổng hợp dùng để may quần áo, dù, bàn chải, dây thừng, chỉ và các sản phẩm khác. Nhờ việc phát minh ra nylon, mà nhiều hàng vải tổng hợp hữu dụng khác cũng được biến chế tại các phòng thí nghiệm ở trong các cơ sở kỹ nghệ.

Việc khảo cứu của một ngành của môn điện là điện tử cũng đã mở ra một nền kỹ nghệ mới. Vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình chỉ là những phát minh quen thuộc torng ngành điện tử. Trong những phương thức về điện tử khác như mắt thần (radar), tia X và máy tính với bộ óc điện tử có thể giải quyết được những bài toán rắc rối, phức tạo trong vài giây đồng hồ. Những vũ khí mới và các vệ tinh nhân tạo phần lớn tùy thuộc vào các phương thức điện tử. Các nhà khoa học và kỹ sư luôn luôn nghiên cứu những phương cách mới để áp dụng kiến thức về điện tử, và phát minh ra những đồ dùng mới để sử dụng kiến thức này. Vì thế mà một số lớn tổ chức kinh doanh trong ngành điện tử được thiết lập.

- Phát triển những phương pháp bán hàng mới.

Trong những năm gần đây, nhiều cơ sở bán hàng mới đã hiến cho khách hàng những dịch vụ thuận tiện hơn. Các siêu thị được thiết lập ở các khu bán thực phẩm và các sản phẩm khác trên một dãy dài, nơi mà khách hàng đi qua và có thể dễ dàng nhìn thấy những món hàng dễ lựa. Trong những thập niên 1940, 1950 người ta thấy xuất hiện những trung tâm mua bán, nơi mà người ta tập trung nhiều loại tiệm bán hàng lại như siêu thị, tiệm thuốc và tạp hóa, tiệm quần áo... Những trung tâm mu bán này thường ở vùng ngoại ô thành phố để có thể có nhiều chỗ đậu xe. Như vậy các gia đình có thể lái xe đến đó và có thể mua đủ mọi thứ hàng cùng một lúc. Các tiệm bán hạ giá và nhiều nhà hàng khác bán một vài loại hàng hóa với giá thấp hơn giá liệt kê ở trên giấy tờ. Thường thường thì họ đòi phải trả bằng tiền mặt để tránh né phải phục vụ khách hàng những gì khác ngoài việc chỉ bán những sản phẩm đồ thôi, và cũng là để loại bõ việc trả lại hàng hóa.

- Quảng cáo đã phát triển mạnh.

Cùng với những phương pháp bán hàng mới, người ta lại thấy có sự gia tăng sử dụng quảng cáo. Muốn bán được thật nhiều hàng hóa, nhà kỹ nghệ phải quảng cáo sản phẩm kỹ nghệ của ông ta với khách hàng. Năm 1900, chỉ có một số ít công ty quảng cáo sản phẩm với toàn quốc. Lúc đó có lẽ không quá 12 hay 15 công ty điều hành các công việc quảng cáo, và hầu hết việc quảng cáo được giới hạn ở trong các nhật báo và tạp chí. Ngày nay, quảng cáo tự nó là một kỹ nghệ lớn. Quảng cáo ở trên nhật báo, tạp chí, cũng như ở vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình đã đi sâu rộng vào trong quảng đại quần chúng.

CHƯƠNG XXIII

370

Page 39: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ VÀ KINH DOANH ĐƯA ĐẾN VIỆC PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI

Sống trong một quốc gia kỹ nghệ tân tiến như Hoa Kỳ thì chỉ có kỹ nghệ mới đáp ứng được nhu cầu của mọi người dân. Những nhu cầu này bao gồm cả nàh cửa, quần áo và các dịch vụ về chuyển vận như hàng không, xe buýt và xe lửa, các thứ giải trí và hàng ngàn thứ khác. Các công ty sản xuất các thứ hàng hóa để đáp ứng với nhu cầu của chúng ta hàng ngày thường thường được mang danh là kỹ nghệ. Mặt khác, các công ty lo mang các sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cho dân chúng cần đến thường được gọi là kinh doanh. Đây là những tiệm bán sỉ, bán lẻ, nhà ngân hàng, các công ty thủy điện và hơi đốt... Như các bạn đã biết, kinh doanh và kỹ nghệ làm việc sát cánh với nhau để đáp ứng nhu cầu cho dân chúng trong thời đại tên tiến ngày nay.

Từ năm 1865, nếu không có sự mở mang mau chóng về kỹ nghệ và kinh doanh thì có lẽ không thể nào thỏa mãn được các nhu cầu của thị trấn của các bạn cũng như của tất cả các nơi khác trong toàn quốc. Người Hoa Kỳ ngày nay có mức sống cao phần lớn là nhờ ở những phát minh mới, những máy móc mới và những phương tiện sản xuất và vận chuyển mới.

Nhưng việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh đồng thời cũng làm cho dân chúng Hoa Kỳ phải đương đầu với một số vấn đề mà các bậc tiền nhân của chúng ta ngày xưa không gặp phải. Đó là vấn đề thất nghiệp và những cuộc khủng hoảng về công cuộc kinh doanh. Muốn hiểu rõ những vấn đề như vậy và những cố gắng phải thực hiện để giải quyết những vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây :

1/ Trong thời đại máy móc này đã xuất hiện những vấn đề quan trọng nào ?

2/ Lao động và kinh doanh đã làm những gì để giải quyết các vấn đề của thời đại máy móc này ?

3/ Chính phủ đã cố gắng giải quyết vài vấn đề kinh doanh và kỹ nghệ như thế nào ?

PHẦN I TRONG THỜI ĐẠI MÁY MÓC ĐÃ XUẤT HIỆN MỘT VÀI

VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG NÀO ?

Trong chương XXII, chúng ta đã thấy rằng sự phát triển kỹ nghệ và kinh doanh ở Hoa Kỳ đã mang lại nhiều tiện nghi làm cho đời sống của chúng ta ngày nay được thoại mái dễ chịu. Chương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang kế tiếp dưới đây các bạn sẽ được đọc chuyện về ông Charles Jackson, một nhà kinh doanh Hoa Kỳ vào thập niên 1890. Ông Jackson không phải là một nhân vật thật, nhưng câu chuyện về ông ta dưới đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ việc phát triển kỹ nghệ đã đem lại cho chúng ta nhiều lợi điểm cũng như những điểm bất lợi vậy.

- Những máy móc mới cám dỗ ông Jackson tăng gia sản xuất.

371

Page 40: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Ông Jackson là giám độc công ty sản xuất Jackson, một công ty chuyên chế tạo các đồ bằng sắt và gỗ. Ông Jackson đang ngồi ở trong văn phòng theo dõi các con số sản xuất của công ty của ông. Ông vừa đặt mua một cái máy mới. Hiện tại, xí nghiệp của ông có thể sản xuất 25 cái ghế mỗi ngày. Tuy nhiên, với một cái máy mới, mỗi ngày công ty của ông có thể sản xuất tới 100 chiếc ghế. Ông Jackson rất hài lòng vì hai lý do :

1/ Nhờ xử dụng máy mới này mà số nhân công dùng để chế tạo một cái ghế sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy ông có thể trả ít tiền nhân công hơn cho một cái ghế. Như vậy, ông hy vọng có thể kiếm được nhiều lợi hơn.

2/ Số lượng kiếm được cũng tăng thêm nhiều hơn vì rằng công ty của ông mỗi ngày có thể chế tạo số ghế nhiều hơn gấp 4 lần trước

Bây giờ ông Jackson viết thư cho các công ty mà ông mua thép và gỗ. Ông viết rằng "Tôi mua nhiều gỗ và nhiều thép hơn trước". Ông nói đúng số lượng mà ông cần mua. Khi những bức thư này đến các công ty gỗ và thép, các công ty này cũng rất lấy làm hài lòng, vì đây là cơ hội cho họ bán được nhiều hàng hơn và như vậy sẽ kiếm được nhiều lợi hơn. Công ty thép này lại đặt mau thêm quặng sắt và thêm than. Công ty này nói với các nhà khai mỏ rằng "Hãy mướn thêm thợ, đào thêm thanh và quặng sắt". Công ty gỗ lại gởi thư đi các nhàm áy cưa để mua thêm gỗ.

- Việc gia tăng sản xuất sử dụng hết tài nguyên thiên nhiên.

Giống như ông Jackson, các ông chủ, các xí nghiệp khác cũng sử dụng các máy móc mới và cố gắng sản xuất cho thật nhiều hàng hóa. Cho nên người thợ làm gỗ, người thợ khai mỏ, nếu có thể họ sẽ bán tất cả những quặng sắt và gỗ mà họ sản xuất được. Với những đoàn người nhiều hơn và những dụng cụ tốt hơn, họ sẽ khai thác cho được nhiều hơn. Người thợ mỏ sẽ tìm đào những quặng mỏ phong phú nhất và dễ đào nhất. Người thợ làm gỗ sẽ tìm nơi nào dễ đốn hết ít công mà được nhiều gỗ để khai thác. Họ phải cung cấp một số lớn quặng mỏ và gỗ cho các xí nghiệp của ông Jackson và hàng ngàn các xí nghiệp khác để có đủ nguyên liệu cho nhu cầu. Tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ đã phải gặp cảnh như vậy vào đầu thời kỳ chiến tranh Nam Bắc chấm dứt. Khắp nơi đều tràn ngập những đơn đặt mua hàng. Khắp nơi cùng hành động theo cùng tư tưởng "Phải lẹ làng mau chóng", "Cung cấp vật liệu một cách mau chóng", cho nên những người thợ mỏ hăng say đào quặng sắt mà không bao giờ tìm các mỏ khác để thay thế. Họ đào sâu tới mạch có nhiều than nhất, mà không cần quan tâm đến nhu cầu của ngày mai. Họ đốn cây bừa bãi không cần biết đến nhu cầu của con cháu mai sau. Cứ theo cách này, tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ đã bị sử dụng một cách vô cùng bừa bãi, cẩu thả. Trong những năm gần đây, đã có những ý kiến là phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nghĩa là phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khôn ngoan hơn. Dù vậy đi nữa, Hoa Kỳ cũng phải nhập cảng từ nhiều nơi trên thế giới một số lớn nguyên liệu như quặng sắt chẳng hạn.

- Ông Jackson mở mang công việc kinh doanh của ông quá xa.

Chúng ta lại quay trở lại câu chuyện của ông Jackson. Ông ta hằng mơ ước rằng sẽ có những máy móc mới mỗi ngày sản xuất được thêm nhiều ghế và làm tăng thêm số lợi tức của ông rất nhiều cho nên ông quyết định mau thêm nhiều máy móc. Ông đặt mua thêm nhiều gỗ và thép, ông mướn thêm nhân công để điều hành các máy móc mới

372

Page 41: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

và cũng để gia tăng năng xuất sản xuất ghế của ông. Ông không có tiền để trả các khoản tiền mua này. "Nhưng" ông suy nghĩ rằng "Điều đó phải làm thế nào ? Với giá cả quá cao và số lợi quá lớn, ta có thể vay tiền và sau này ta trả lại bằng tiền lời của ta".

Các nhà kỹ nghệ khác cũng có cùng tư tưởng như vậy . Họ mở rộng xí nghiệp, mua thêm vật liệu, mướn thêm nhân công và chế tạo thêm hàng hóa. Giống như ông Jackson, họ cũng đi vay tiền . Nhưng sau một thời gian, người chủ nợ trỡ nên lo ngại, vì rằng họ đã cho vay mất quá nhiều tiền và các nhà kỹ nghệ đã chế tạo quá nhiều hàng hóa. Thí dụ ông Smith là chủ ngân hàng bắt đầu lo ngại về việc ông Jackson đã vay của ông một số tiền nhiều hơn là xí nghiệp của ông ta có thể trả được trong nhiều năm. Ông Smith có dịp ăn trưa với một ông chủ ngân hàng khác là ông John, và thấy rằng ông John cũng lo ngại như vậy. Ông Smith tự nghĩ "Ta sẽ phải làm gì nếu ông Jackson nợ ta quá nhiều tiền mà không có đủ khách hàng để mua hàng hóa của ông ?", "Làm sao ông ta có thể trả hết tiền cho ta được?"

Ông Smith thật là lo ngại, và ông quyết định giảm bớt số tiền của nhà ngân hàng của ông đã cho vay. Ông bắt đầu tiếp xúc với các xí nghiệp mà ngân hàng của ông đã cho vay tiền. Thế là ông Jackson, người vay tiền của ông Smith phải trả nợ. Nhưng số nợ này quá lớn khiến cho ông Jackson không thể mua thêm máy móc mới được nữa, và phải mua ít thép, ít gỗ hơn, và mướn ít công nhân hơn. Ông ta phải cho công ty sản xuất thép và công ty sản xuất gỗ hay rằng đừng gửi các vật liệu theo đơn ông đã mua. Làm việc với số vật liệu ít hơn, ông phải đi torng xưởng thợ nói với các công nhân như thế này : "Anh Joe, tôi rất lấy làm buồn, nhưng sau ngày thứ bảy này, tôi không còn có việc cho anh làm nữa. Tôi sẽ kêu anh lại ngay khi có việc."

- Lo sợ lan tràn ra khắp nước.

Toàn quốc đều cảm thấy lo sợ. Ngay khi ông Jackson cắt giảm đơn đặt hàng mua thép và gỗ, thì đến lượt các công ty sản xuất thép và công ty sản xuất gỗ cũng bắt buộc cắt giảm mua các nguyên liệu. Những nhà khai thác mỏ và khai thác gỗ đều nói rằng : "Anh Jin ! Tôi lấy làm buồn", "Anh Tom ! Tôi lấy làm buồn", "Ít quặng hơn", "Ít than hơn", "Ít gỗ hơn". Và công nhân trở về nói với vợ rằng "Mary ! Tôi lấy làm buồn, ông chủ bào rằng sau ngày thứ bảy thì sẽ không còn việc làm nữa. Tốt hơn hết là đừng mua giày cho con nữa. Tốt hơn hết là hãy mua ít thực phẩm hơn ". Khắp nơi trong toàn quốc đều xảy ra những tình trạng như vậy. Người thợ đóng giày, người bán thực phẩm cùng các thương gia khác đều phải cắt giảm công việc làm. Họ bắt đầu phải đặt mua đồ ít hơn và cho những người giúp việc nghỉ làm. Nhiều xí nghiệp vỡ nợ chỉ vì không thể bán được hàng hóa. Nhiều gia đình lâm vào cảnh đói khổ vì các ông chồng, các người cha đã mất công ăn việc làm.

- Hoa Kỳ trải qua các thời kỳ thịnh vượng cũng như các thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Dòng biến cố này đã tái diễn nhiều lần torng lịch sử Hoa Kỳ. Trước hết là có một thời kỳ tin tưởng, và công việc kinh doanh phát triển; rồi đến thời kỳ lo sợ và công việc kinh doanh suy sụp. Thời kỳ trước là thời kỳ thịnh vượng. Và thời kỳ lo sợ là thời kỳ khủng khoảng. Thời kỳ trước là thời kỳ thịnh vượng. Và thời kỳ lo sợ là thời kỳ khủng khoảng. Thời kỳ mà các công việc kinh doanh sụp và có nhiều người thất

373

Page 42: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nghiệp, tiếp theo là sự lo sợ được gọi là thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Các bạn đã thấy ở trong chương XVII, nói về cuộc khủng hoảng xảy ra khi ông Van Buren giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ.

Vào thời kỳ mà đa số người Hoa Kỳ là người nông dân canh tác thì những lo sợ và khủng hoảng không gây khó khăn cho nhiều người như những năm sau này. Sinh sống ở các nông trại dù cho công việc kinh doanh của đất nước có tồi tệ đi nữa thì người ta cũng có thể tự lo liệu được hầu hết những nhu cầu của họ. Tuy nhiên, khi mà công việc kinh doanh và kỹ nghệ phát triển thì lại càng có nhiều người Hoa Kỳ có công ăn việc làm ở trong các cơ sở kinh doanh và kỹ nghệ. Một công nhân của nhà máy kỹ nghệ hay của một nhà kinh doanh hoàn toàn tùy thuộc vào số tiền mà anh ta kiếm được để mua những thứ gì mà anh ta cần có. Thực ra, anh ta không chế tạo hay trồng trọt được những gì cho gia đình anh ta để ăn, mặc và sử dụng. Vậy thì thời đại máy móc nếu gặp phải thời kỳ lo sợ và khủng hoảng thì càng có nhiều người cơ cực.

Từ năm 1865 đã có nhiều cuộc khủng hoảng. Đặc biệt là có 3 cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất. Những cuộc khủng hoảng này đều xảy ra sau những năm lo sợ 1873, 1893, và 1929. Lịch sử của mọi cuộc khủng hoảng hầu như rất giống nhau. Công việc kinh doanh phát triển nhanh chóng, lương công nhân cao, giá cả cũng lên cao. Người ta đầu tư bừa bãi vung vít với hy vọng để kiếm được nhiều lời. Trong những năm trước năm 1873 và 1893, người ta cho vay tiền để thiết lập các đường xe lửa; trước năm 1929, người ta đầu tư tiền bạc để mua các cổ phần và chứng khoáng. Trong mỗi một vụ, khi cái bong bóng của thời kỳ tốt đẹp bị tan vỡ là sự lo sợ và đau khổ xẩy đến. Thời kỳ lo sợ vào năm 1929 và cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra sau đó là một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất ở Hoa Kỳ từ trước tới giờ. Tới chừng 10 năm các cơ sở xí nghiệp vẫn không thâu hồi tiền bạc như bình thường. Rồi tới thời Đệ Nhị Thế chiến, các cơ sở xí nghiệp lại phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu quân sự. Trong thập niên 1950, một danh từ mới được dùng là "recession" để chỉ những cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hạn và cũng là để ám chỉ về việc giảm sút các công việc kinh doanh nhưng không quá dài và cũng không quá trầm trọng.

- Ông Jackson dự định độc quyền.

Một lần nữa, chúng ta hãy quay trở lại câu chuyện của ông Jackson để hiểu rõ một vấn đề khác do các cơ sở kỹ nghệ và kinh doanh gây nên. Một hôm, ngay sau khi ông Jackson đang suy nghĩ về công việc làm ăn của ông, bỗng nhiên ông dậm chân kêu lên một cách thích thú : "Ta vừa nghĩ ra được một cách, cách này sẽ làm cho ta giàu. Tại sao trước kia ta lại không nghĩ đến nó ? Ta sẽ cố gắng kiểm soát hầu hết tất cả các cơ sở sản xuất ghế ở Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, ta sẽ cần rất nhiều tiền, vì rằng ta sẽ mua hết tất cả các xưởng sản xuất đồ đạc khác. Ta có thể bán ghế thật rẻ để cho các nhà sản xuất đồ đạc không thể nào tiếp tục chịu đựng được nữa. Nhưng khi nào ta kiểm soát được tất cả các xí nghiệp chế tạo ghế, thì mọi người muốn mua ghế phải mua của ta. Rồi khi đó sẽ không có cái ghế nào khác cho họ mua nữa, ta có thể định giá ghế theo ý ta muốn. Dân chúng sẽ buộc phải mua như vậy, chứ không có cách gì khác."

- Sau năm 1865, con số những công ty độc quyền gia tăng.

374

Page 43: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Thực ra thì cũng không có một ông Jackson tưởng tượng hay một người nào khác đã từng kiểm soát tất cả các cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ. Nhưng một vài hình thức kinh doanh hay kỹ nghệ thực tế đạ bị một người hay một số các công ty kiểm soát hết cả. Các bạn đã thấy rằng ông John D. Rockefeller đã thâu gồm kiểm soát hầu hết các cơ sở lọc dầu ở Hoa Kỳ. Như các bạn đã biết, muốn thao túng một sản phẩm nào là phải độc quyền thứ sản phẩm đó. Khi một nhóm các công ty có quyền lợi chung độc quyền một sản phẩm nào đó thì nhóm công ty này gọi là Trust (doanh nghiệp đồng minh). Từ năm 1865, những Trust thế lực đôi khi nắm độc quyền về các thứ như thép, thuốc lá, đường, thịt bò và nhiều sản phẩm khác.

- Những ưu khuyết điểm của các công ty độc quyền.

Nói chung thì các Trust hay các công ty độc quyền là những tổ chức khổng lồ. Những tổ chức kinh doanh lớn như vậy có những điểm lợi như sau :

1/ Họ có thể mua được rất nhiều nguyên liệu.

2/ Họ có thể chi phí cho các nhà khoa học để tìm ra các sản phẩm mới, và mướn các chuyên viên để điều hành các cơ sở xí nghiệm một cách hữu hiệu hơn.

3/ Họ có thể đủ khả năng mua các loại máy móc đắt tiền.

4/ Họ có thể tìm ra các cách sử dụng được những vật liệu đã bị phế bỏ.

Những lợi điểm, này có thể giúp cho biệc làm gia tăng số sản phẩm với gái rẻ hơn để bán cho quần chúng.

Mặt khác, các công ty độc quyền cũng có những vấn đề trầm trọng :

1/ Có những cám dỗ các công ty độc quyền bán giá cao để kiếm lời cho nhiều. Một khi đã xảy ra như vậy thì dân chúng không thể mua được hàng với giá rẻ.

2/ Công ty độc quyền đồng thời cũng gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, và các công ty nhỏ không thể nào cạnh tranh được với các công ty độc quyền lớn này.

3/ Nếu các công ty độc quyền kiểm soát tất cả các cơ sở của một ngành nào thì nhiều tư tưởng mới không thể phát sinh nảy nở được. Như vậy sẽ không có phương pháp mới và cũng không có sản phẩm mới xuất hiện ở thị trường.

Trong phần cuối của chương này, các bạn sẽ thấy chính quyền sẽ hành động như thế nào để ngăn chặn những sự độc quyền tai hại như vậy.

PHẦN IILAO ĐỘNG VÀ KINH DOANH ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI MÁY MÓC ?

Cho tới đây, chúng ta đã bàn về ba vấn đề do việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh gây nên.

1/ Tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng một cách phung phí.

375

Page 44: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

2/ Đất nước đã phải trải qua những thời kỳ thịnh vượng và những thời kỳ khủng hoảng.

3/ Một số vấn đề các cơ sở kinh doanh còn cố gắng thiết lập các công ty độc quyền.

Ba vấn đề trên đây đã ảnh hưởng đến mọi người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, còn những vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp đến anh em công nhân kỹ nghệ.

ANH EM CÔNG NHÂN ĐÒAN KẾT ĐỂ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ SINH SỐNG

Các bạn đã thấy rằng việc sử dụng máy móc và việc phát triển kỹ nghệ đã làm thay đổi điều kiện sinh sống và việc làm của phần lớn anh em công nhân như thế nào. Điều khiển một chiếc máy thường thường có nghĩa là làm đi làm lại nhiều lần một công việc đó. Công việc này không còn trở nên thích thú như công việc chân tay, cái công việc mà người công nhân phải làm nhiều phần việc khác nhau. Hơn nữa, nếu chỉ thực hiện có một hay hai động tác hay phần việc của một chiếc máy thì không cần phải khéo léo bằng những công việc khác làm bằng tay chân. Hậu quả là người công nhân sẽ dễ dàng bị thay thế, và như vậy công việc của học ít được bảo đảm. Việc sử dụng máy móc đồng thời cũng có ảnh hưởng đến đồng lương của anh em công nhân. Muốn hiểu rõ hơn, một lần nữa chúng ta hãy quay trở lại xí nghiệp của ông Jackson trong thời thập niên 1890.

- Ông Jackson giữ cho giá nhân công ít tốn phí.

Ông Jackson rất thích những người làm việc trong xí nghiệp của ông. Đồng thời, đồng lương mà ông trả cho học là một phần quan trọng trong việc định giá cả ghế của ông chế tạo. Cho nên ông Jackson trả họ với số lương rẻ nhất mà họ có thể chấp nhận được để họ còn có thể tiếp tục làm việc cho ông ta. Vì lý do này mà họ phải chịu khó làm việc đều đều nhiều giờ torng một ngày. Về phần anh em công nhân, họ kính trọng ông Jackson. Tuy nhiên, bây giở xí nghiệp của ông trở nên rộng lớn, sử dụng nhiều công nhân hơn, họ ít có dịp gặp ông Jackson hơn như ngày xưa.

Anh em công nhân có cảm tưởng rằng ông Jackson không còn để tâm chú ý đến đời sống của họ như ngày xưa khi mà xí nghiệp của ông còn nhỏ bé. Đồng thời, họ họ cũng cho rằng họ phải làm việc quá nhiều giờ trong một ngày mà đồng lương của họ thì quá ít.

- Nhân công bất mãn kết hợp lại với nhau để tranh đấu hầu cải thiện điều kiện làm việc.

Giống như ông Jackson, hầu hết các chủ nhà máy vào lúc đó đều trả lương cho công nhân càng hạ càng tốt. Nhiều xí nghiệp cũng rất ít chú ý đến vấn đề sức khỏe và an ninh nghề nghiệp của an ninh công nhân. Nhiều tai nạn thường gây thương tật cho anh em công nhân khiến họ khó có thể kiếm kế sinh nhai. Những tình trạng như vậy khiến cho anh em công nhân bất mãn. Vào những khi khủng hoảng kinh tế, họ bị mất công ăn việc làm, họ còn cằn nhằn hơn nữa. Họ nói : "Thật là bất công, chúng ta tận tâm chịu khó làm việc cho ông chủ của chúng ta trong những khi ông ta làm ăn khá

376

Page 45: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

giả. Ấy thế mà ngay khi công việc làm ăn của ông ta suy sụp ông ta lại nỡ sa thải chúng ta."

Một mình người công nhân ở trong các hầm mỏ, nhà máy hay ở torng xưởng thợ, phải làm thế nào để được trả lương cao hơn ? Điều không may là có rất ít hy vọng cho anh ta có thể làm gì để được như vậy. Ông chủ anh ta sẽ dễ dàng sa thải anh ta và mướn người khác thay thế anh ta. Nhưng nếu có một số lớn công nhân kết hợp lại với nhau để cùng đòi hỏi những thay đổi thì họ rất có thể thành công trong việc đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ông chủ không thể dễ dàng thay thế một số lớn công nhân như việc tìm một người làm việc để that thế cho một công nhân. Như câu ngân ngữ thường nói : "Đoàn kết là sức mạnh". Tư tưởng đoàn kết đưa đến việc thành lập nghiệp đoàn lao động.

Một số nghiệp đoàn lao động được thành lập ngay từ đầu thập niên 1830 (chương XIV), nhưng những cố gắng lúc đầu này không kéo dài được bao lâu. Hầu hết dân chúng lúc bấy giờ là nông dân cho nên con số công nhân lãnh lương rất ít ỏi, và phải làm việc trong những tình trạng tồi tệ cũng rất là giới hạn. Hơn nữa, hầu hết các nghiệp đoàn lúc đầu có tính cách địa phương, không kết hợp được số lớn công nhân trong toàn quốc.

- Tổ chức lao động Knight of Labor được thành lập.

Sau năm 1865, khi mà kỹ nghệ và kinh doanh bành trướng, thì càng ngày càng có nhiều anh em công nhân cảm thấy rằng cần phải liên kết với nhau để tranh đấu đòi cải thiện điều kiện làm việc. Năm 1869, một người thợ may ở Philadelphia tên là Uriah S. Stephens thành lập một nghiệp đoàn với danh xưng là Knight of Labor. Nghiệp đoàn Knight là một nghiệp đoàn lớn độc nhất đón nhận tất cả các công nhân gồm những người làm nhưng công việc cần phải được huấn luyện lâu dài và luôn cả những người chỉ biết làm có một phần việc, và cũng không phân biệt nam nữ, da trắng hay da đen.

Lúc đầu, nghiệp đoàn Knight of Labor phát triển một cách chậm chạp. Tuy nhiên, nghiệp đoàn này tranh đấu được một số các ông chủ đối xử đẹp tốt hơn với anh em công nhân thì có hàng trăm ngàn anh em công nhân khác cũng xin gia nhập. Nhưng nghiệp đoàn Knight of Labor vẫn không được dìu dắt một cách khéo léo. Và thật là vô cùng khó khăn mà kết hợp quá nhiều loại người làm việc trong những công việc khác nhau lại với nhau trong một nghiệp đoàn độc nhất. Vì thế cho nên nghiệp đoàn Knight of Labor mất sức mạnh và mất uy thế một cách mau chóng. Vào khoảng thập niên 1890, nghiệp đoàn này đã biến mất trong thực tế.

- Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ được thành lập.

Trong một cửa tiệm thành phố New York có một thanh niên làm thợ thuốc xì gà tên là Samuel Gompers. Ông Samuel Gompers và ba má ông từ Anh quốc sang Hoa Kỳ để mưu sinh từ thuở ông còn nhỏ tuổi. Là người khéo léo lẹ làng trong công việc, ông Gompers thường suy nghĩ và bán tính nhiều vấn đề của giới lao động. Ông Gompers cho rằng thay vì có một tổng công đoàn lớn như Knight Of Labor thì tổ chức lại thành một nghiệp đoàn tiêng biệt cho các công nhân riêng biệt trong mỗi ngành. Thí dụ như là nghiệp đoàn lao động xì gà, nghiệp đoàn lao động thợ mỏ, nghiệp đoàn lao động làm mũ, nghiệp đoàn lao động thợ ráp nối ống dẫn hơi. Công nah6n chuyên

377

Page 46: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nghiệp là những người được huấn luyện đặc biệt và có những kinh nghiệm đặc biệt. Vho nên họ khó bị thế hơn là các công nhân không chuyên nghiệp. Ông Gompers cho rằng các ông chủ đã chịu đáp ứng những đòi hỏi của các nhóm có nhiều công nhân chuyên nghiệp.

Năm 1886, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ được thành lập. Liên đoàn này được tổ chức dựa trên một phần lớn tư tưởng của ông Gompers. Các nghiệp đoàn lao động chuyên nghiệp địa phương được thành lập trong nhiều ngành xí nghiệp. Những nghiệp đoàn địa phương của mọi ngành trong tiểu bang và trong toàn quốc kết hợp lại với nhau. Ông Gompers là chủ tịch đầu tiên của nghiệp đoàn lao động Hoa Kỳ, và ông đã giữ chức vụ này trong gần 40 năm.

- Tổ chức lao động CIO được thành lập dựa trên tư tưởng mới.

Liên đoàn lao động Hoa Kỳ (thường được viết tắt là AFL) là một tổ chức lao động chính ở Hoa Kỳ torng một thời gian khá lâu. Số hội viên lên tới hàng triệu. Sau đó tới thập niên 1930, một tổ chức lao động khác mạnh hơn ra đời, đó là nghiệp đoàn có danh xưng là "The Congress of Industrial of Organizations" hay là CIO, một nhiệp đoàn các tổ chức kỹ nghệ.

Tại sao tổ chức CIO lại phát triển như là địch thù của tổ chức lao động AFL ? Như các bạn đã biết, tổ chức AFL bao gồm các nghiệp đoàn công nhân chuyên nghiệp. Như vậy có nghĩa là một số lớn các công nhân không chuyên nghiệp không thuộc tổ chức AFL. Tổ chức CIO căn cứ trên tư tưởng kỹ nghệ hơn là những nghiệp đoàn chuyên nghiệp. Nghiệp đoàn kỹ nghệ đón nhận tất cả những công nhân thuộc một kỹ nghệ nào đó. Tổ chức CIO thâu nhận tất cả các hội viên torng cơ sở kỹ nghệ sản xuất hàng loạt sử dụng rất nhiều công nhân như các nhà máy kỹ nghệ thép, kỹ nghệ cao su và kỹ nghệ xe hơi. Vị lãnh đạo lúc đầu của tổ chức CIO là ông John L. Lewis, một vị lãnh tụ rất có thế lực của Liên Hiệp Nghiệp đoàn Công nhân Hầm mỏ.

Hai tổ chức AFL và CIO trở thành những địch thủ cạnh tranh dữ dội. Trong nhiều năm, mỗi bên đều cố gắng lôi kéo thu nhận thêm nghiệp đoàn để có thêm nhiều hội viên. Một số công nhân là hội viên của những nghiệp đoàn độc lập nhỏ, giống như "Bốn nghiệp đoàn huynh đệ hỏa xa" (The Four Railroad Brotherhoods). Nhưng có nhiều công nhân lại không thuộc một tổ chức nghiệp đoàn nào cả. Rồi thì năm 1955, hai tổ chức lao động lớn này kết hợp thành một tổ chức AFL – CIO. Vào khi tổ chức này thành lập xong, tổ chức nghiệp đoàn thế lực hùng mạnh này có tới 15 triệu hội viên.

378

Page 47: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

CÁC NGHIỆP ĐOÀN LAO ĐỘNG ĐÃ TRANH ĐẤU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐOẠT NHIỀU ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TỐT ĐẸP HƠN ?

- Các nghiệp đoàn lao động trông cậy vào trọng tài điều đình hòa giải và đình công để đạt được mục đích.

Khi các vị lãnh tụ đại diện một nhóm công nhân yêu cầu chủ nhân trả lương cao hơn, giàm giờ làm việc hay là để có điều kiện làm việc được tốt đẹp hơn, thì rất có thể vị chủ nhân đó sẽ từ chối. Gặp trường hợp như vậy thì nghiệp đoàn đó có thể thuyết phục ông ta rằng những đòi hỏi của họ là rất công bằng và hợp lý, và rất đáng được chấp thuận. Thường thì các đại diện của các nghiệp đoàn và ông chủ ngồi lại với nhau để thảo luận các điều khoản trong bảng yêu sách đó. Họ có thể cùng tiến đến một thỏa hiệp. Như vậy gọi là một cuộc điều đình tập thể.

Nếu nghiệp đoàn và ông chủ không thể thỏa thuận được với nhau, nghiệp đoàn có thể đem những yêu cầu của họ ra một hội đồng gồm những người có tinh thần vô tư để phân giải. Sau khi đã nghiên cứu tất cả các thắc mắc của hai bên, các nhân viên của hội đồng này sẽ cố gắng để đi đến một quyết định mà cả ông chủ lẫn nghiệp đoàn đều có thể chấp nhận được. Phương pháp giải quyết một cuộc tranh chấp lao động như vậy gọi là hòa giải hay trọng tài. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tiến đến một thỏa hiệp nào thì nghiệp đoàn công nhân có thể làm gì được khác để buộc ông chủ phải chấp nhận các đòi hỏi của họ không ? Dĩ nhiên là ông chủ rất cần sức lao động của anh em công nhân nếu ông ta còn muốn tiếp tục cho các xí nghiệp của ông ta chạy đều. Và nếu

379

Page 48: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

những biện pháp khác cũng thất bại thì anh em công nhân có thể từ chối không làm việc. Khi mà có nhiều người cùng một lúc đều không chịu làm việc thì gọi là đình công. Đình công là một thứ vũ khí mạnh nhất mà anh em công nhân có thể sử dụng đến. Đã có một vài cuộc đình công nh ỏ và không quan trọng. Nhưng cũng có nhiều cuộc đình công khác rộng lớn và gây ra hậu quả rất tốn kém. Chúng ta hãy theo dõi câu chuyện của một vài cuộc đình công lúc đầu.

- Cuộc đình công của anh em công nhân của ngành hỏa xa xảy ra vào năm 1877.

Sau cuộc khủng kinh tế vào năm 1873, người ta khó mà tìm kiếm được công ăn việc làm. Nhiều gia đình của các anh em công nhân phải chịu đau khổ. Các công ty hỏa xa cho rằng người ta sẽ phải chấp nhận làm việc với đồng lương dù hạ mấy đi nữa cũng còn hơn là ngồi không mà nhịn đói. Cho nên vào mùa hè năm 1877, công ty hỏa xa miền Đông sông Mississippi loan báo rằng lương của tất cả các anh em công nhân ngành hỏa xa sẽ bị cắt giảm đi 10 phần trăm. Ngay sau đó anh em công nhân liền đình công .

Đây là lần đầu tiên có cuộc đình công lớn xảy ra ở Hoa Kỳ, và cũng là cuộc đình công cay đắng nhất. Khi cuộc đình công bắt đầu, xe lửa không thể chạy được nữa, vì thiếu người điều hành. Nhưng ngay những người đình công kéo ra chặn xe lửa thì các công ty quyết định đập bể cuộc đình công này. Từ hết thành phố này đến thành phố khác – Baltimore – Pittsburgh – Reading – Buffalo, Columbus, Chicago và ST. Louis – đều xảy ra hỗn loạn. Chẳng hạn như ở Pittsburgh có tới 25 người bị thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Cuối cùng, cuộc đình công này bị thất bại. Anh em công nhân lại phải mất việc để lấy tiền nuôi sống gia đình, cho nên họ không thể đình công lâu dài được. Khi quân đội Liên bang được phái đến để tái lập trật tự thì anh em công nhân hỏa xa buồn rầu chấp nhận trở lại làm việc với đồng lương bị cắt giám hạ hơn. Tuy nhiên, một cuộc thất bại như vậy chỉ làm cho anh em công nhân càng vững tin rằng họ cần phải có những nghiệp đoàn hùng mạnh để cải thiện tình trạng làm việc của họ.

- Các nghiệp đoàn tiếp tục tranh đấu để cải thiện điều kiện làm việc.

Sau cuộc đình công của anh em công nhân hảo xa vào năm 1877 thì lại có nhiều cuộc đình công khác lâu dài hơn, cay đắng hơn và gây nhiều thiệt hại hơn. Năm 1886, vụ nổi loạn ở Haymarket khởi đầu cho công cuộc tranh đấu đòi làm 8 giờ một ngày. Một trái bom nổ tại công viên Haymarket ở Chicago gây thương vong cho nhiều người. Một vụ đình công khác ở tại nhà máy chế tạo thép tại Homestead, thuộc tiểu bang Pennsylvania vào năm 1892 cũng gây tổn thất cho một số sinh mạng.

Muốn cho các cuộc đình công được hữu hiệu hơn, các nghiệp đoàn thường tổ chức các nhóm người mang biểu ngữ đứng vây quanh hay tuần hành, nghĩa là những người đình công xếp hàng vây quanh cửa tiệm hay nhà máy nơi mà họ đang tranh đấu. Những biểu ngữ này khuyến khích hay yêu cầu các công nhân khác hay khách hàng không nên vượt qua hàng rào của những người tuần hành để vào tiệm hay nhà máy. Khi mà ông chủ mướn những người chống đình công để vượt hàng rào công nhân mang biểu ngữ thì thường xảy ra đánh lộn. Đôi khi ông chủ kêu gọi cảnh sát đến để

380

Page 49: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đàn áp cuộc đình công. Những cuộc đình công ngày nay cũng vẫn còn có thể gây ra nhiều chua xót não nề, nhưng hầu như ít xảy ra bạo động.

Từ thập niên 1930, các nghiệp đoàn đã trở nên mạnh hơn. Họ đã gây được một số ngân quỹ lớn để trợ giúp cho hội viên. Họ tiếp tục tranh đấu đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và cải thiện điều kiện làm việc. Các nghiệp đoàn cũng đã tìm cách cưỡng bách ông chủ phải mướn công nhân trong nghiệp đoàn. Họ đã tranh đấu chống lại các cơ sở xí nghiệp "mở" nghĩa là xí nghiệp mướn cả công nhân ở torng nghiệp đoàn cũng như công nhân không ở trong nghiệp đoàn. Một xí nghiệp chỉ mướn công nhân trong nghiệp đoàn thì gọi là xí nghiệp "đóng". Trong một xí nghiệp có nghiệp đoànm công nhân phải gia nhập nghiệp đoàn torng một thời gian sau khi được làm việc.

- Các ông chủ thực hiện nhiều cải thiện tình trạng làm việc của anh em công nhân.

Dù là các nghiệp đoàn lao động đã tranh đấu rất nhiều để cái thiện điều kiện làm việc của các hội viên nhưng việc này thành công được là do sự đóng góp của các ông chủ nữa. Càng ngày càng có nhiều ông chủ nhận thức được rằng công nhân mà được hài lòng thì họ sẽ làm việc được nhiều hơn và tốt hơn những công nhân phải lo lắng và bất mãn. Những ông chủ như vậy đã lắng tai nghe theo tiếng nói của anh em công nhân, và chấp nhận những yêu sách của họ đòi tăng lương, giảm giờ làm việc cũng như cải thiện điều kiện làm việc. Họ thiết lập các phòng ăn cũng như sân vận động thể thao cho anh em công nhân giải trí. Họ bảo vệ sức khỏe cho anh em công nhân bằng cách mướn bác sĩ và y tá trong xưởng thợ để săn sóc sức khỏe cho công nhân. Công nhân được làm việc ở những nơi thoáng khí và có đủ ánh sáng. Những bộ phận an toàn được gắn vào máy móc để ngăn chặn tai nạn.

PHẦN IIICHÍNH QUYỀN ĐÃ CỐ GẮNG GIẢI QUYẾT MỘT VÀI VẤN ĐỀ

CỦA KINH DOANH VÀ LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?

Trong một chế độ dân chủ, dân chúng đòi hỏi chính phủ làm những gì mà họ muốn, nhưng chính họ không làm được. Khi mà kỹ nghệ và công việc kinh doanh phát triển một cách mau chóng thì dĩ nhiên là gây ra một số vấn đề mà cả chính quyền Trung ương lẫn chính quyền tiểu bang đều phải lo giải quyết.

- Những công ty độc quyền gây hại bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Như chúng ta đã thấy là một trong những vấn đề này là việc thành lập các công ty độc quyền. Để ngăn chặn các công ty khởi lập các công ty độc quyền lớn, năm 1890, Quốc hội cho thông qua đạo luật gọi là luật Sherman Anti-Trust. Luật Sherman cấm các xí nghiệp thiết lập các công ty độc quyền để chuyên chở các sản phẩm hàng hóa từ tiểu bang khác, hay từ các quốc gia khác tới. Thế có nghĩa là không có công ty nào có thể kiểm soát dầu, đường, thịt bò hay các sản phẩm khác ở ngoài một tiểu bang.

Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm chính quyền đã không thi hành chặt chẽ đạo luật Sherman. Ngay cả khi chính phủ cố gắng phá tan những công ty độc quyền, thì những cố gắng này cũng không phải là luôn luôn được thành công. Thường thường các công ty mà chính phủ tố cáo là các công ty độc quyền, nhưng khi đem ra tòa xử thì

381

Page 50: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

các công ty đó lại thắng kiện. Cho nên những năm sau này, Quốc hội lại cho thông qua nhiều đạo luật khác để đè bẹp các công ty độc quyền. Đạo luật Clauton (1914) ấn định rõ ràng những công ty nào là bất hợp pháp.

- Chính quyền điều hành một vài sự độc quyền.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng nếu các công ty chỉ vĩ đại không thôi thì không có gì tai hại cả. Nhưng vì các công ty này đã lợi dụng sức mạnh của mình mà làm những điều không chính đáng cho quần chúng. Trong vài ngành kinh doanh, chính phủ đã phải nhìn nhận rằng cấm các công ty độc quyền trong phạm vi này là không được khôn ngoan. Thí dụ như ngành điện và điện thoại nếu để cho một tổ chức kinh doanh khai thác thì sẽ được hữu hiệu hơn là để nhiều công ty nhỏ rời rạc điều hành. Trong những trường hợp như vậy, thay vì cấm độc quyền thì Quốc hội quyết định kiểm soát họ. Năm 1887, Quốc hội thông qua đạo luật mậu dịch giữa các tiểu bang (The Interstates Commerce Act) để điều hành về giá cả cước phí chuyên chờ bằng xe lửa từ tiểu bang này qua tiểu bang khác. Sau này, Quốc hội lại cũng chấp nhận những luật lệ điều hành các công ty độc quyền không những không bị tan vỡ, mà họ còn phải phục vụ dân chúng với giá phải chăng, đồng thời cũng có lợi cho giới chủ nhân.

- Những luật lệ điều hành các sản phẩm có hại.

Chính phủ cũng nhận thấy rằng cần phải thông qua những đạo luật để ngăn chặn việc chế tạo và bán các sản phẩm có hại. Thí dụ như đầu thế kỷ XX, Quốc hội thông qua một đạo luật cho phép các viên chức chính phủ thanh tra việc buôn bán thịt ăn giữa các tiểu bang, và những tình trạng gói thịt và đóng hộp. Thịt nào đã được thanh tra đều mang dấu hiệu của chính phủ. Một đạo luật khác, đạo luật về dược phẩm và thực phẩm lành mạnh (The pure Food and Drugs Act), cấm chế tạo và bán những dược phẩm mà thực phẩm không sạch sẽ hay có dán nhãn hiệu không đúng sự thực. Khi ban hành đạo luật này là khi Tổng thống Roosevelt đang tại chức. Ông nói : "Không ai được phép đầu đọc dân chúng vì lợi riêng cả".

- Các tiểu bang thông qua các luật lệ về lao động.

Chính phủ cũng thông qua các đạo luật bảo vệ công nhân. Hầu hết các luật lệ lao động lúc đầu không phải do chính phủ Trung ương ban hành mà là do các tiểu bang. Luật pháp tiểu bang cũng ấn định các điều lệ dưới đây :

1/ Phụ nữ và trẻ em làm việc. – Chị em phụ nữ và trẻ em chỉ có thể điều khiển những máy móc cần ít sức khỏe và ít khéo léo hơn các công việc bằng tay. Nếu có máy móc trợ giúp, phụ nữ và trẻ em cũng có thể làm việc như đàn ông. Nhưng đối với phụ nữa và trẻ em, nếu phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày như đàn ông làm việc torng một nhà máy kỹ nghệ thì rất tai hại và nguy hiểm cho họ. Cho nên có nhiều tiểu bang đã thông qua các luật lệ giới hạn số giờ làm việc trong một ngày đối với chị em phụ nữa và trẻ con.

2/ Các điều kiện làm việc. – Các công nhân thường phải làm việc torng những tình trạng không được lành mạnh và nguy hiểm – trong những nơi không khí không được trong sạch , hầm mỏ không được an toàn, hay với những vật kiệu có thể gây tổn thương cho sức khỏe. Họ có thể được mướn làm ở torng những xưởng kỹ nghệ không đủ ánh sáng hay không đủ sưởi ấm, hay quá nóng, hay thiếu vệ sinh. Nhiều luật lệ đã

382

Page 51: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

được thông qua để bảo vệ anh em công nhân và chị em phụ nữ khỏi phải chịu những tình trạng như vậy.

3/ Tai nạn. – Dù cho tình trạng làm việc đã được cải thiện, nhưng vẫn không hoàn toàn ngăn chặn được tai nạn xảy ra, cho nên nhiều tiểu bang đã thông qua những luật lệ trách nhiệm về chủ nhân hay luật lệ bồi thường cho công nhân (Employer's Liability or Workmen's Compensation Laws). Những luật lệ này đòi hỏi chủ nhân phải trả lương cho công nhân nếu chẳng may anh em công nhân bị thương vì công việc. Lúc đầu, luật lệ này chỉ áp dụng cho những nghề nghiệp hay công việc đặc việt nguy hiểm. Về sau luật lệ này cũng được mở rộng sang nhiều loại công việc khác.

- Chính phủ trung ương thông qua những đạo luật trợ giúp chông nhân.

Trong thời gian khủng hoảng trong thập niên 1930, chính phủ Trung ương thông qua nhiều đạo luật để trợ giúp anh em công nhân, trong đó có những luật sau đây :

1/ Luật về việc điều hành lao động quốc gia (The National Labor Relations Act). – Đã có nhiều cuộc đình công xẩy ra không chỉ vì lương công nhân ạh và tình trạng làm việc tồi tệ, mà chỉ vì các ông chủ đã từ chối không chịu cộng tác với các nghiệp đoàn lao động. Luật The National Labor Relations Act còn được gọi là luật Wagner, bảo vệ quyền lợi của anh em công nhân thành lập nghiệp đoàn và điều chỉnh tập thể với giới chủ nhân. Luật này cũng cho phép ban Quản trị Phối hợp Lao động Quốc gia (National Labor Relations Board) ngăn chặn giới chủ nhân "Không được làm những việc làm không chính đáng đối với anh em công nhân".

2/ Luật an ninh xã hội (The Social Security Act). – Luật này được thông qua vào năm 1935, đã có hiệu quả rất rộng lớn. Luật này được thông qua vào năm 1935, đã có hiệu quả rất rộng lớn. Luật này ấn định việc trả tiền cho anh em công anha6n đau ốm và thất nghiệp, và cho những người già cả nam cũng như nữ khi đến tuổi về hưu. Khoản tiền này do sự đóng góp của cả chủ nhân và của chính anh em công nhân nữa. Những khoảng tiền an ninh xã hội này làm cho người ta phải bớt lo lắng vào những khi mất công ăn việc làm hay bị đau yếu, hay chính họ sau này không còn đủ khả năng kiếm đủ tiền để sinh sống hằng ngày. Luật an ninh xã hội cũng đã có một hiệu quả khác. Ví dụ rằng ngay cả khi dân chúng không thể đi làm được, họ vẫn dùng được tiền để mua bán chi dùng. Như luật này ngăn chặn để cho công việc kinh doanh khỏi bị suy sụp và làm cho ít bị khủng hoảng.

3/ Luật về lương bổng và giờ làm việc. - Luật này ấn định số giờ làm việc và số lương tối thiểu cho các công nhân làm việc chế tạo hàng hóa được đem từ tiểu bang này sang bán ở các tiểu bang khác. Từ thập niên 1930, cả hai luật về lương tối thiểu và giờ làm việc, và luật an ninh xã hội đã được sửa đổi nhiều lần để giúp cho anh em công nhân được hưởng lợi thêm.

- Chính phủ Trung ương thông qua các đạo luật điều hành các nghiệp đoàn lao động.

Vào khoảng giữa thế kỷ XX, các nghiệp đoàn lao động đã trở nên rất mạnh. Các nghiệp đoàn có thêm nhiều hội viên và các vị lãnh đạo nghiệp đoàn rất có nhiều thế lực. Cũng như những năm đầu, chính phủ Trung ương đã thông qua những luật lệ để

383

Page 52: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

điều hành các cơ sở kinh doanh lớn, thì bây giờ chính phủ Trung ương cũng thông qua những luật lệ để điều hành các nghiệp đoàn lao động. Năm 1947, luật Taft – Hartley giới hạn mộ số hoạt động của các nghiệp đoàn lao động, trong đ1o có những điều khoản khác :

1/ Đặt ra ngoài vòng pháp luật việc vây kín cửa tiệm hay xí nghiệp (Vây kín bằng cách công nah6n xếp hàng mang biểu ngữ không cho người ngoài đi vào).

2/ Trước khi nghiệp đoàn có thể đình công phải có một thời kì hòa dịu là 60 ngày.

3/ Cả hai giới chủ nhân và nghiệp đoàn đều phải yêu cầu nhau hủy bỏ những giao kèo trước.

Mười hai năm sau đó, Quốc hội lại thông qua đạo luật Landrum Griffin để bảo vệ các quyền tự do của nghiệp đoàn như quyền bầu cử nghiệp đoàn và tiền niêm liễm. Luật này cũng cấm những người cộng sản, những quân phóng đãng và những người đã bị kết án tù không được bầu làm đại diện nghiệp đoàn.

Khi luật Wagner được thông qua, thì các nhà lãnh tụ kinh doanh phản đối rằng luật này đã tạo cho các nghiệp đoàn lao động những quyền lợi không chính đáng. Mặt khác, các nàh lãnh tụ nghiệp đoàn lao động cũng chỉ trích luật Taft-Hartley và luật Landrum Griffin. Chúng ta nên nhớ rằng trong một chế độ dân chủ thì quyền lợi của tất cả mọi người , chủ nhân, công nhân, và qần chúng phải được bảo vệ. Muốn giải quyết vấn đề do thời đại máy móc tạo nên, anh em công nhân, các nhà kỹ nghệ và kinh doanh cũng như chính quyền phải cùng nhau góp phần xây dựng và cùng có trách nhiệm chung.

CHƯƠNG XXIVNHỮNG PHƯƠNG PHÁP CANH TÁC MỚI TẠO NÊN

NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI.

Việc canh tác trồng trọt là quan trọng đối với mọi quốc gia lớn cũng như nhỏ. Một quốc gia không thể sản xuất đủ thực phẩm cho dân chúng thì phải tùy thuộc vài các quốc gia khác để mua thực phẩm. Một chính khác Hoa Kỳ là ông William Jennings Bryan đã một lần nói lên sự quan trọng của việc canh tác bằng những lời lẽ sau đây :

"Những thành phố lớn nằm trong những cánh đồng phì nhiêu rộng lớn của chúng ta. Hãy đốt hết các thành phố của các bạn và để lại các nông trại của chúng tôi, thì thành phố của các bạn sẽ xuất hiện trở lại như một trò ảo thuật; nhưng hết phá hủy các nông trại của chúng tôi thì cỏ sẽ mọc ở khắp các đường phố trong khắp các đô thị ở khắp trong đất nước này."

Ngay từ những ngày mới đầu, Hoa Kỳ đã được đã được may mắn hơn nhiều quốc gia khác, vì rằng Hoa Kỳ có nhiều vùng đất đai phì nhiêu rộng lớn, nông dân có thể sản xuất cung cấp đủ thực phẩm cho dân số đang gia tăng một cách nhanh chóng. Ngay cả trước thời nội chiến đã có những thay đổi về tầm vóc của các nông trại, về những cây mùa, và về cả những dụng cụ cũng như phương pháp canh tác của nông

384

Page 53: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

dân. Tuy nhiên, từ năm 1865 về sau, những máy móc và những phương pháp canh tác đều được cải thiện và đã có ảnh hưởng đến việc canh tác vô cùng sâu rộng.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu torng một trăm năm vừa qua nông dân Hoa Kỳ đã thay đổi như thế nào, và họ phải đương đầu với những vấn đề mới như thế nào. Muốn tìm hiểu những vấn đề và những thay đổi xảy ra vào những năm gần đây, chúng ta hãy đặt những vấn đề dưới đây :

1/ Những máy móc mới và những phương pháp canh tác mới đã làm thay đổi việc sản xuất nông phẩm ra sao ?

2/ Những thay đổi trong việc canh tác đã mang lại những vấn đề mới như thế nào ?

3/ Nông dân đã cố gắng vượt những khó khăn của họ ra làm sao ?

4/ Chính quyền đã cố gắng giúp đỡ nông dân như thế nào ?

PHẦN INHỮNG MÁY MÓC MỚI VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CANH

TÁC MỚI ĐÃ LÀM THAY ĐỔI VIỆC SẢN XUẤT NÔNG PHẨM NHƯ THẾ NÀO ?

Muốn hiểu biết về những thay đổi lớn đã xảy ra ở các nông trại Hoa Kỳ từ năm 1865, trước hết chúng ta hãy có hình ảnh về việc canh tác vào thập niên 1840.

- Các nông trại tự cung tự túc.

Như các bạn đã biết, ở miền Nam có những đồn điền lớn trồng bông và các loại cây mùa khác để xuất cảng (chương XV). Tuy nhiên, hầu hết các nông trại ở Hoa Kỳ vào thập niên 1840 đều nhỏ cả. Ngoại trừ một vài trường hợp đặt biệt mới có bà con láng giềng đến phụ giúp, còn thường thì nông dân và gia đình phải làm hết các công việc hàng ngày. Thường thường nông dân chỉ có một số dụng cụ thô sơ để làm ruộng. Đó là 1 cái cày, 1 cái liềm, và 1 giàn khung bằng gỗ để làm hạt và một vài dụng cụ khác. Ngoài sức mạnh của con người, người nông dân còn rông cậy vào sự trợ giúp của lừa, ngựa và bò.

Việc canh tác của người nông dân không phải là những phương tiện mưu sinh đúng như nghĩa mưu sinh của chúng ta ngày nay. Ngày nay, hầu hết người ta làm việc được trả lương và dùng đồng lương đó để mua những gì cần thiết. Nhưng trong các nông trại nhỏ trong thời thập niên 1840 chỉ đem lại cho nông dân rất ít tiền. Thật ra nông trại chỉ cung cấp phương tiện cho họ và gia đình để sinh sống. Nông dân phải trồng mùa để lấy thực phẩm nuôi gia đình cũng như phải sản xuất các vật liệu để may quần áo. Họ bán mộ vài con heo thịt, bò, gà và một ít lúc mì hoặc lúa mạch hay bắp. Được một số tiền nhỏ này, người nông dân có thể dùng nó để mua một vài thứ mà họ không thể trồng hay làm được ở nhà.

- Có những cải thiện về nông cụ.

385

Page 54: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng người nông dân vào thời thập niên 1840 đã dùng những phương cách canh tác mà trước kia ông cha họ đã làm thì thật là lầm lẫn. Đã có một vài cải thiện về nông cụ. Chiếc cày gỗ của thời thuộc địa đã được bọ bằng sắt ở mũi, và viền sắt ở các cạnh. Người ta đã chế tạo ra một vài loại cày mà lưỡi cày hoàn toàn được làm bằng sắt. Người ta cũng có thấy một chút ít thay đổi về hình dáng của cái cày. Với loại cày này, người thợ cày có thể cày dễ dàng những luống cày thẳng, sâu và sạch sẽ hơn. Ngoài ra người ta lại chế tạo những cái cày có những bộ phận riêng, nếu chẳng may bị hư hại hay bị bể thì dễ dàng thay thế.

Cũng có những cải thiện về nông cụ khác cụng như có một vài loại nông cụ mới. Vào thập niên 1820, người ta đã sử dụng những cái cào có ngựa kéo có thể làm công việc tương đương với 8 hay 10 người. Người ta cũng chế tạo được một vài loại máy gieo hạt, một phát minh rất quan trọng có thể giúp cho người ta gặt lúa làm mùa mau chóng hơn nhiều. Trong thập niên 1830, một người ở Virginia tên là Cyrus McCormick đã thành công chế tạo ra một chiếc máy giặt. Dùng ngựa kéo máy, các cây lúa ngã vào lưới sắt và lúa bị cắt rời ra rồi gom lại thành những bó lớn. Nông dân chỉ việc đi theo máy gặt bó lại thành những bó. Người ta lại còn chế tạo ra máy đập lúc. Máy này có thể tách rời hạt ra khỏi rơm nhanh hơn làm bằng tay rất nhiều.

- Sau năm 1865, người ta tiến đến việc sử dụng các nông cơ.

Mặc dù đã có những máy móc mới và những máy móc mới và những cải thiện như đã nói ở trên, nhưng hầu hết các nông dân ở các nông trại nhỏ vào thập niên 1840 vẫn còn phải làm việc rất cực nhọc để sinh nhai. Tuy nhiên, torng 10 năm kế đó, những cải tiến rộng lớn về nông cụ và máy móc đã hoàn toàn thay đổi việc canh tác. Năm 1869, ông James Oliver hòan thành được chiếc cày bằng thép, một loại vệt kiệu khỏe hơn và cứng hơn sắt rất nhiều. Các nhà tồngng tỉ có thề cày những luống cày, đập bể đất và trồng được nhiều luống cùng một lúc. Những chiếc máy gieo hạt có thể gieo hạt phủ kín mặt ruộng, và rải phân trên một mặt đất rộng cùng một lúc.

Lại còn có thể thay đổi quan trọng máy gặt nữa. Vào khoảng năm 1860, người ta đã sử dụng những loại máy gặt không những chỉ cắt được lúa, àm còn tự động bó lại thành từng bó nữa. Sau này, người ta lại sử dụng loại máy vũ đại bằng gần như hầu hết các sức khỏe của loài người, có thể băng qua cả một khu đồng lúa, cắt, đập, quạt cho sạch, và đóng vào bao. Khi chiếc máy tổng hợp này mới bắt đầu làm việc thì cánh đồng lúa chỉ là một cánh đồng của làn sóng hạt lúc. Và khi chiếc máy tổng hợp này đã làm việc xong thì lúa đã sẵn sàng đem ra thị trường bán.

- Nhưng nguồn năng lượng mới trợ giúp cho nông dân.

Sau năm 1865, công việc làm ăn của nông dân được làm nhẹ đi, không phải chỉ nhờ có máy móc mà thôi, mà lại còn nhờ có những năng lực mới để chạy máy nữa. Lúc đầu, người ta dùng ngựa để kéo các máy cày làm ruộng, sau này lại có một vài loại máy kéo, máy ủi, đầu tiên chạy bằng ét săng, và sau này lại có các đầu máy chạy bằng dầu cặn để kéo máy cày hay máy gieo hạt, máy tổng hợp. Dù rằng các đường dây điện không đi tới nông thôn như ở các thành phố, nhưng nông dân cũng tìm ra được nhiều cách để sử dụng điện lực. (Tuy nhiên, vào khoảng năm 1955, hầu hết các nông trại đã sử dụng điện lực). Ngoài ra, việc phát triển kỹ nghệ một cách mau chóng khiến cho người ta có thể chế tạo được những nông cơ mới tốt hơn và giá rẻ hơn. Mặc dù

386

Page 55: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

việc mua các nông cơ vẫn còn đòi hỏi phải có nhiều tiền, nhưng càng ngày lại càng có thêm nhiều nông dân có thể mua sắm được nông cơ. Không phải chỉ có nông dân ít làm bằng tay hơn mà các máy móc đã làm các công việc một cách nhanh chóng và tốt đẹp hơn nhiều.

VIỆC CẢI THIỆN CÁC NÔNG CƠ ĐÃ MANG LẠI NHIỀU THAY ĐỔI

- Có thể sản xuất được rất nhiều

Ngòai việc làm cho công việc của người nông dân được dễ dàng hơn, các nông cơ còn giúp cho nông dân làm được việc gấp nhiều lần hơn xưa. Một người nông dân chịu khó sử dụng cái liềm có khung gỗ cổ xưa có lẽ chỉ có thể cắt một mẫu rưỡi lúa trong một ngày. Nếu sử dụng một chiếc máy gặt, anh ta có thể cắt được tới 10 hay 12 mẫu trong một ngày. Muốn sản xuất được một thùng lúa mì vào năm 1840, người ta phải mất 3 giờ lao động; nhưng vào năm 1890 thì mất có 10 phút thôi. Đối với bắp cũng rất giống vậy. Vào khoảng năm 1840, người ta phải mất tới 4 giờ rưỡi nhân công để sản xuất một thùng bắp, trong khi chỉ cần 40 phút vào năm 1894.

- Dễ dàng thiết lập các nông trại lớn hơn.

Với những máy móc mới, một nông dân có thể chăm sao1c các nông trại nhỏ của mình mà vẫn có thì giờ nhàn rỗi. Tuy nhiên, vì máy móc mới thì đắt tiền nên chỉ có một số ít nông dân có đủ khả năng để mua các loại máy móc này. Và như vậy là họ sẽ có rất ít giờ nhàn rỗi. Nếu một người nông dân trồng trọt nhiều hơn thì cần phải sử dụng các đồ trang bị nhiều hơn, họ có thể kiếm được nhiều lợi hơn và như vậy thì dễ dàng cho họ có tiền để mua sắm dụng cụ và máy móc mới. Cho nên những nông dân có thể làm như vậy, họ quyết định mua thêm đất, và tầm vóc nông trại của họ càng ngày càng trở nên lớn hơn. Dù rằng con số nông trại ngày nay ít hơn con số nông trại hồi năm 1900 vào khoàng 2 ngàn, nhưng một nông trại trugn bình ngày nay lớn hơn nông trại trung bình vào năm 1900 khoảng chừng 200 mẫu.

- Người nông dân trở thành nhà kinh doanh.

Khi mà các nông dân đã mở rộng thêm các nông trại của họ và phải mua máy móc đắt tiền, thì trong số họ có nhiều người cho rằng nên tận dụng ruộng đất và thì giờ để trồng một loại cây mùa để bán như lúa mì và bông vải. Việc trồng một loại cây mùa để bán lấy tiền như vậy gọi là "Money cash crop". Với số tiền họ thâu được do việc bán nông phẩm của loại cây mùa này, họ sẽ mua những gì họ cần. Đôi khi học cũng phải mua những thứ mà ngày xưa chính họ đã trồng trọt ở trong nông trại ruộng đất của họ. Cho nên việc canh tác trồng trọt ngày càng trở nên một phương tiện sinh sống hơn là tự cung cấp những thực phẩm cần dùng. Thực ra, việc canh tác đã trở nên một việc kinh doanh, và người kinh doanh về nông nghiệp cũng tùy thuộc vào lợi tức để sinh sống.

NÔNG DÂN MỞ MANG RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN TÂY.

Những năm sau cuộc nội chiến, có hàng ngàn nông dân mua máy móc và tính toán làm thế nào để họ có đủ đất cho việc sử dụng máy móc cho có lợi. Tự nhiên là họ nghĩ đến những vùng đất chưa có người đến định cư ở phía Tây sông Mississippi. Như

387

Page 56: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

các bạn đã được biết ở chương XXI, nông dân đã đổ xô đến những vùng đất này đông đến nỗi vùng biên cương đã biến mất vào khoảng những năm 1890.

- Một vài vùng đất ở miền Tây không có đủ nước mưa.

Trong vùng đại đồngbằng, nơi nào đầy đủ nước mưa thì người ta có thể sản xuất được lúa mì và bắp một cách tốt đẹp. Nhưng nông dân đã thất vọng khi họ càng đi xa hơn về miền Tây. Phần lớn đất đai ở miền Tây Hoa Kỳ có nhiều năm không đủ nước mưa để trồng mùa. Đôi khi những người tiền phong đi định cư gặp phải những năm có nhiều nước mưa hơn thường lệ khiến cho họ lầm lẫn màu xanh của ruộng đất. Nhưng vào những năm khô hạn sau đó thì các cây mùa khô héo rồi tàn lụi, và gia đình họ phải bồng bế nhau lìa khỏi những vùng đất khô hạn này.

- Những vùng đất khô trở thành những nông trại phì nhiêu.

Trong những vùng này có rất nhiều đấi đai phì nhiêu. Tất cả chỉ là cần có nước. Giống như những người tài giỏi đã phát minh ra các nông cơ mới, thì cũng có những người khác cũng khắc phục được công cuộc trồng trọt ở các vùng đất khô . Phần lớn là họ thực hiện được những công cuộc dẫn thủy nhập điền, nghĩa là mang nước từ các nơi có nhiều nước vào đồng ruộng qua các con kênh hay các ống dẫn nước. Nước lại được dẫn vào ruộng tưới lên các luống cày. Người Mormone ở Utah đặc biệt đã thành công trong việc dẫn nước vào các vùng đất khô, và sau này, dân đi định cư đã theo gương họ. Dĩ nhiên là nông dân phải trả tiền chi phí cho công việc dẫn thủy nhập điền; và có nhiều người sẵn sàng trả chi phí cho việc này còn hơn là phải tủy thuộc vào nước mưa một cách bếp bênh.

Muốn có đủ nước dẫn vào các vùng đất rộng lớn, chính phủ Trung ương phải cho xây các đập nước và hồ chứa nước. Một số những đập nước này là những kỳ công về kiến trúc. Đập Hoover nằm giữ Nevada và Arizona chứa nước của con sông Colorado để dẫn vào vùng đất rộng lớn ở miền Tây Nam. Đập Grand Coolee ở trên sôn Columbi cung cấp nước cho nhiều vùng ở miền Tây Bắc. Đập Fort Peck và nhiều đập khác ở trên sông Missouri chứa nước để dẫn vào các vùng ruộng đất Nebraska, Dakota và Montana. Ở nhiều tiểu bang miền Tây, nhiều nơi ngày xưa là sa mạc thì bây giờ phủ kín những cây trái và các loại cây mùa khác.

Nông dân cũng nghĩ ra một phương pháp gọi là trồng khô. Phương pháp này được áp dụng nhiều nhất ở những nơi có ít nước mưa. Trước khi trồng, người ta phải cày đất cho thật sâu. Ngay sau khi có mưa một lần, người ta dọn cho đất lọng. Đất lỏng giữ cho nước mưa khỏi bốc hơi. Thường thường mỗi năm nông dân bọ đất hoang một nửa (hưu canh) do mỗi vụ mùa họ có hai lần nước mưa của hai năm.

PHẦN IINHỮNG THAY ĐỔI TRONG VIỆC CANH TÁC TRỒNG TRỌT

ĐÃ TẠO NÊN NHỮNG KHÓ KHĂN MỚI NHƯ THẾ NÀO?

Ngay cả khi ở trong hoàn cảnh canh tác tốt đẹp nhất người ta cũng có thể chán nản. Nông dân thường phải tùy thuộc vào thiên nhiên để hy vọng trúng mùa, nhưng thiên nhiên thường rất tàn ác. Các bạn đã thấy rằng nông dân đã từng gặp khó khăn khi họ đến lập nghiệp ở các vùng đất ở miền Tây, nơi mà không có đủ nước mưa. Đôi khi

388

Page 57: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thì lại mưa nhiều quá khiến cho mùa màng cũng bị hư hại. Mùa màng cũng có thể bị giá lạnh, mưa đá, bão tuyết, bão cát, sâu bọ tàn phá hết sạch. Tóm lại, nông dân phải thường xuyên tranh đấu với sức mạnh ở ngoài vòng kiểm soát của họ.

- Giá cả thay đổi dữ dội cũng ảnh hưởng đến nông dân.

Vào cuối thập niên 1880 thì lại có những khó khăn bắt đầu làm buồn lòng anh em nông dân. Nhiều nông dân đã gặp khó khăn về giá cả. Nông dân thời thập niên 1840 không gặp những khó khăn về giá cả. Họ có ít ruộng đất chỉ đủ cung cấp phần lớn nhu cầu của họ. Tuy nhiên, đối với thế hệ con cháu họ thì vấn đề giá cả hoàn toàn khác hẳn. Là nông dân của thời đại tân tiến, họ chỉ trồng một loại cây mùa để bán lấy tiền. Nếu giá nông phẩm của họ cao, họ sẽ được nhiều lời. Nhưng nếu giá nông phẩm của họ rẻ thì họ cảm thấy là học đang gặp phải thời kì khó khăn.

- Phải quyết định giá cả như thế nào ?

Có nhiều lý do cho việc trồi sụp của giá cả. Nhưng không có gì quan trọng hơn cho vấn đề giá cả là điều mà ta gọi là luật cung cầu. Các bạn không thể ngờ rằng luật này hữu hiệu như thế nào. Giả thử rằng một thiếu niên ở trường học của bạn mà có một cái gì ai cũng có, một cái áo len, một cái mát đánh dã cầu tự động, một dĩa nhạc mới. Nếu chỉ có một mình cậu ta có một thứ trong các thứ trên đây thì một số bạn học của cậu ta sẽ mua của cậu ta với giá cao. Nhưng nếu những thứ này nhan nhản ở đâu cũng có thì sẽ chẳng có ai chịu trả giá cao cho cậu ta nữa. Nói một cách khác, khi số cung ít mà số cầu nhiều hơn thì giá sẽ cao. Nhưng khi số cung bằng với số cầu hay lớn hơn số cầu thì giá sẽ hạ hẳn xuống. Luật cung cầu này cũng hữu hiệu với các loại hàng hóa khác. Thí dụ như khi những trái dâu tươi đầu tiên xuất hiện vào mùa hè và dân chúng thì rất thèm ăn dâu thì giá sẽ cao. Nhưng khi có nhiều dâu thì giá dâu sẽ giám sút.

- Nông dân phải đương đầu với giá hạ và giá cao.

Bây giờ chúng ta hãy xem luật cung cầu này đã ảnh hưởng đến nông dân Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ thứ XIX như thế nào. Vì rằng họ sản xuất ất nhiều lúa mì, lúa mạch, bắp và bông vải cho nên giá cả mỗi thứ nông phẩm này đều giảm hạ. Vì rằng càng ngày càng có nhiều nông dân tùy thuộc vào loại cây mùa trồng để bán lấy tiền, cho nên khi giá hạ lại càng gây cho học khó khăn nhiều hơn. Đồng thời như các bạn đã biết người ta đổ xô đi mua đất để trồng trọt. Nói một cách khác là số cung về đất đai để trồng thực phẩm đã giảm bớt ngay khi đó thì nhu cầu về đất đai lại càng tăng. Vì vậy cho nên giá đất đã tăng đều đều. Còn tệ hơn nữa là một số nông dân không có đủ tiền để chi phí cho mọi việc canh tác trong nông trại của họ. Họ buộc phải vay tiền, và trả một số lời khá cao. Nếu không, họ sẽ không thể nào mua được những máy móc đắt tiền . Cho nên một mặt nông dân đi vay một số tiền rất lớn; trong khi đó mặt khác, nếu giá nông phẩm càng hạ, họ càng thâu hoạch được ít tiền hơn. Việc canh tác của họ càng trở nên thua lỗ. Nông dân nào không trả được nợ sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm, mất máy móc và ruộng đất của họ.

- Giá chuyên chở lên cao.

Các bạn có thể nghĩ rằng giá cả nông phẩm giảm hạ, lại thêm mang nợ những khoảng tiền lớn về máy móc và ruộng đất. Tất cả đã tạo khó khăn cho nông dân trong

389

Page 58: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thời thế kỷ thứ XIX. Ấy thế mà họ vẫn còn những khó khăn khác nữa. Lúc bấy giờ người ta chưa sử dụng loại xe vận tải, cho nên nông dân hầu như hoàn toàn tùy thuộc vào xe lửa để chuyên chở nông phẩm đến thị trường tiêu thụ. Cánh đồng lúc trông thật là xinh mắt, nhưng số lúa thu hoạch về chỉ có giá trị là khi nào khách hàng muốn mua lúa. Cho nên khi công ty chuyên chở đòi gái chuyên chở nông phẩm cao mấy đi nữa thì nông dân cụng phải trả. Nông dân, đặc biệt là nông dân ở miền Tây, cho rằng các công ty hỏa xa đã tính tiền cước phí chuyên chở nông phẩm cao hơn thường lệ. Nhiều nông dân đã phải bán rẻ lúa mùa, và phải trả tiền cước phí chuyên chở mắc để rồi tính ra công lao động cả năm của họ không có gì hay có chăng chỉ là chút ít.

- Nông dân cố gắng sản xuất nhiều hơn.

Phải đương đầu với những khó khan như vậy, lúc đầu người nông dân tự nhủ : "Thật là dễ dàng cho mình nhìn thấy phải làm gì gặp khi giá cả nông phẩm giảm hạ. Nếu giá bán một thùng bắp hay lúa mì là một đồng rưỡi thì bán trăm thùng sẽ có được 150 Mỹ kim. Nếu giá hạ xuống 1 Mỹ kim một thùng thì khi bán 100 thùng, ta chỉ có được 100 Mỹ kim thôi. Để bù lại cho việc giá hạ này, ta sẽ sản xuất 150 thùng. "Nông dân Hoa Kỳ ở khắp nơi đều nghĩ như vậy". Kết quả là họ sản xuất rất nhiều nông phẩm hơn bao giờ hết. Nhưng họ càng sản xuất nhiều hơn thì số cung càng lớn, và số cung càng lớn thì giá hạ càng thấp hơn. Sự việc này không phải chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ, mà còn phải xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Như vậy việc càng sản xuất nhiều hơn không những đã không làm tăng lợi tức mà ngược lại còn làm cho giá cả hàng hạ xuống nhiều hơn.

- Việc sản xuất nhiều làm kiệt quệ ruộng đất.

Tư tưởng sản xuất nhiều nông phẩm hơn có một hậu quả không hay khác. Nó làm kiệt quệ ruộng đất cũng giống như người ta làm việc vậy. Một người có thể làm

390

Page 59: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

việc cực nọc và đều đều torng một thời gian dài, nhưng rồi cũng phải thay đổi và phải nghĩ ngơi. Nếu người ta cứ cố gắng làm việc lâu dài mà không nghỉ ngơi thì sẽ kiệt quệ và bị lâm bệnh. Đất đai cũng vậy, nếu người nông dân cứ trồng đi trồng lại một thứ cây mùa, và nếu anh ta không chịu bón phân hay săn sóc đất bằng những cách nào khác thì đất đai của anh ta sẽ bị cằn cỗi kiệt quệ. Cuối cùng sẽ tới một lúc nào đó mảnh đất của anh ta sẽ không còn có thể trồng được gì nữa.

Nông dân Hoa Kỳ có thói quen là không chăm sóc đất đai được cẩn thận. Khi những người dân đi lập nghiệp đầu tiên đặt chân lên Mỹ châu này thì rước mặt họ là cả một lục địa rộng vô tận. Tại sao họ lại phải rầu rĩ nếu có một chút đất bị kiệt quệ? Luôn luôn và mãi mãi còn nhiều đất ở miền Tây; ngay cả khi hầu hết các vùng đất đã có người chiếm giữ mà nông dân vẫn còn canh tác tối đa cho đến khi đất đai bị kiệt quệ rồi lại bỏ đi để di chuyển đến khai phá ở một nơi khác.

Việc sử dụng đất đai một cách cẩu thả như vậy gây ra những hậu quả rất là tai hại. Chúng ta đã thấy rằng đất đai ở một vài nơi của miền Nam đã bị kiệt quệ như thế nào chỉ vì người ta trồng bông vải hết năm này qua năm khác trên cùng một thửa đất. Dù chúng ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một quốc gia giàu có nhưng có nhiều vùng đất mà người ta đã khai thác không đúng cách. Khách du lịch có thể nhìn thấy nhiều dải đất rộng mênh mông đã bị kiệt quệ nên đành bỏ hoang. Người ta đã đốn hết tất cả cây cối, đất đai thì trơ trụi. Những vết tích của một căn nhà xác xơ còn lại có thể nhắc nhở du khách về những ngày xưa đã liều lĩnh làm tàn hại đất đai. Người ta thấy những vũng, vết, dấu tích xấu xí ở những nơi đất đai bị hao mòn. Ngày nay, những khi có mưa lớn thì không còn có gì để ngăn chặn những dòng nước lũ tàn phá nữa. Các chuyên viên ước lượng rằng Hoa Kỳ có ít nhất 100 triệu mẫu đất bị kiệt quệ và bị tàn phá theo kiểu này.

PHẦN IIINÔNG DÂN ĐÃ CỐ GẮNG VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN

NHƯ THẾ NÀO?

Nợ nần thì phải trả lời cao, cước phí chuyên chở bằng xe lửa thì mắc, sản xuất nông phẩm cho thật nhiều để rồi giá nông phẩm thì giảm hạ, đất đai thì bị kiệt quệ, tất cả bao nhiêu là khó khăn ! Hàng ngàn nông dân ai cũng rầu rĩ lo lắng về những khó khăn của mình, và cho rằng những khó khăn này đối với họ lớn quá. Mình họ không thể nào giải quyết được. Nhưng nếu họ liên kết với nhau chẳng lẽ họ lại không vượt qua được một vài thứ khó khăn hay sao?

- Nông dân lo tổ chức.

Người mạnh tin tưởng rằng nông dân phải liên kết với nhau để giải quyết những khó khăn là ông Oliver H. Kelly. Năm 1867, ông Kelly và một số bạn của ông tổ chức một hội đoàn với danh xưng là "The National Grange of the Patrons of Husbandry" thường được gọi là "Grange" (Vựa lúa). Lúc đầu có rất ít nông dân lưu tâm đến Grange nhưng ông Kelly không nản lòng. Ông đi chu du khắp nước để nói chuyện với nông dân và cỗ võ họ nên thành lập nhưng Grange địa phương. Trong thập niên 1870, tổ chức Grange lan rộng sang nhiều tiểu bang, và đặc biệt rất mạnh ở miền Trung Tây Indiana, Illinois, Wisconsin, Minnesota và Iowa.

391

Page 60: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tổ chức vựa lúa (Grange) có thể giúp được gì cho nông dân hội viên của hội? Hội hướng dẫn cho họ biết cách lập chương trình cải thiện công việc làm ăn. Hội có thể cho học biết rằng họ có thể bán nông phẩm được giá cao hơn nếu họ liên kết thành nhóm để bán chứ đừng bán nông phẩm tùy ý từng mỗi người. Hội cũng nói cho nông dân hay rằng nếu cứ tùy thuộc vào một loại cây mùa là không khôn ngoan. Hội cũng cho họ biết rằng họ nên đoàn kết lại thành một khối thì họ có thể tranh đấu được hữu hiệu hơn trong việc đòi giảm hạ giá cước phí chuyên chở bằng xe lửa. Đoàn kết lại thành một khối để đòi các nhà ngân hàng giảm giá lời cho vay tiền để mua đất đai và máy móc. Tổ chức vựa lúa đã làm tất cả và làm hơn nữa.

- Nông dân quay sang cầu cứu đến chính trị.

Tổ chức các vựa lúa và các tổ chức khác giống như vậy thuyết phục anh em nông dân rằng họ phải nên đoàn kết lại thành những khối hay nhóm thì họ sẽ có thể thâu đoạt được thêm nhiều sức mạnh. "Nhưng" có nhiều anh em nông dân lại nghũ rằng "Cái cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của chúng ta là được Quốc hội thông qua những luật lệ giúp chúng ta những gì mà chúng ta mong muốn." Cho nên sau năm 1870, anh em nông dân ở nhiều tiểu bang thành lập nhiều hội đoàn chính trị. Họ chỉ bỏ phiếu bầu ủng hộ các vị thống đốc và các vị đại biểu vào cơ quan lập pháp tiểu bang nếu những người này quan tâm đến những khó khăn của họ; và họ đã thành công trong việc bầu một số ứng cử viên có lòng lo lắng giúp đỡ họ.Kết quả là cơ quan lập pháp của nhiều tiểu bang thông qua nhiều luật lệ bắt buộc các công ty hỏa xa phải giảm hạ cước phí chuyên chở nông phẩm đến các thị trường tiêu thụ. Cuối thập niên 1870, các công ty hỏa xa tranh đấu chóng lại các luật lệ này bằng cách đưa ra tòa án phân xử, nhưng họ không thành công.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty hỏa xa lại hoạt động ở nhiều tiểu bang. Năm 1866, Tối cao pháp viện quyết định rằng giá chuyên chở từ tiểu bang này sang tiểu bang khác là công việc để cho chính phủ Liên bang kiểm soát chứ không phải là do các tiểu bang. Anh em nông dân lại dùng áp lực đối với các vị dân biểu Quốc hội để có hành động về vấn đề cước phí chuyên chở bằng xe lửa. Như các bạn đã biết năm 1877, Quốc hội cho thông qua đạo luật The Intestate Commerce Act (Luật về điều hành thương mại giữa các tiểu bang). Luật này cấm các công ty hỏa xa không được tính giá cước phí chuyên chở một cách hợp lý hay là có những hành động không chính đáng gây tai hại cho nông dân. Luật này ấn định một ủy ban gọi là Ủy ban Thương mại của các tiểu bang. Dân chúng ai có điều gì chống lại các công ty hỏa xa sẽ đem ra ủy ban này phân xử. Năm 1920, Uỷ ban này được trao quyền ấn định giá cước phí chuyên chở xe lửa.

- Nông dân miền Tây gia nhập các đảnh phái chính trị.

Đồng thời cũng có nhiều nông dân gia nhập các đảng phái chính trị nào hứa sẽ ủng hộ nguyện vọng của họ. Một trong những chính đảng này là đảng National Greenback. Đảng viên của đảng này tiếp tục sử dụng một số tiền giấy do chính phủ Trung ương phát hành torng thời kỳ nội chiến. Những tờ giấy bạc này gọi là Greenback vì được in bằng mực xanh. Nông dân miền Tây ủng hộ đãng Greenback vì họ cho rằng càng có nhiều tiền lưu hành thì giá nông phẩm càng cao và họ càng dễ trả nợ. Tuy nhiên, đảng Greenback đã không có người ủng hộ để hực hiện chương trình.

392

Page 61: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đồng thời, cũng có nhiều nông dân ủng hộ đảng Populist (Đảng Nhân dân) , đảng này xuất hiện vào năm 1890. Đảng Populist hứa là sẽ cho đúc một số lớn tiền bạc và thực hiện chương trình cải cách có lợi cho anh em nông dân. Đảng Populist đã thành công bầu được nhiều đảng viên vào Quốc hội. Năm 1896, một vài tư tưởng của đảng Populist được đảng Dân chủ kết nạp vào chương trình. Cho nên trong kỳ bầu cử năm đó, nhiều nông dân, đặc biệt là anh em nông dân ở miền Tây và miền Nam nhiệt liệt ủng hộ ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ là ông William Jennings Bryan. Ông Bryan có cảm với anh em nông dân miền Tây và đã nói chuyện rất hùng hồn về các khó khăn của họ. Bài diễn văn sôi nổi của ông đã khiến cho người ta gán cho ông biệt danh " Nhà hùng biện lưỡi bạc của miền Tây". Kỳ vận động tranh cử Tổng thống vào năm 1896 là một trong những kỳ vận động sôi nổi và hào hứng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng ông lại bị ông William McKinley, ứng cử viên của Đảng cộng Hòa đánh bại.

- Trong thập niên 1920, nông dân gặp khó khăn.

Đầu thế kỷ thứ XX, tương lai của anh em nông dân có vẻ sáng sủa hơn một chút. Các quốc gia Âu châu bắt đầu mua nhiều nông phẩm như lúa ,ì và thịt bò của Hoa Kỳ hơn. Cho nên người Hoa Kỳ bán được nông phẩm giá cao hơn. Khi Đệ Nhất Thế chiến bùng nổ vào năm 1914, anh em nông dân Âu châu phải lìa bỏ ruộng vườn để lên đường chiến đấu bảo vệ quê hương. Cho nên nhu cầu mua nông phẩm Hoa Kỳ lại càng cao hơn. Nhưng ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt thì nhu cầu này giảm sút một cách ghê gớm. Anh em nông dân Âu châu lại quay trở về với đồng ruộng. Đồng thời các quốc gia Âu châu cũng bắt đầu mua nhiều lúa mì của Argentina và của Canda, mua bông vải và thịt bò ở các nơi khác. Lại một lần nữa, anh em nông dân Hoa Kỳ lại gặp khó khăn. Họ sản xuất được nhiều nông phẩm dư thừa cung ứng cho nhu cầu toàn quốc. Gía nông phẩm hạ xuống không còn bằng 1/3 so với thời Đệ Nhất Thế Chiến. Nông dân không còn đủ khả năng đóng thuế hay trả nợ. Trong thập niên 1920 nhiều nông dân mất hết ruộng đất chỉ vì họ không đủ khả năng dù là chỉ để trả những khoảng tiền của các món nợ thôi.

- Anh em nông dân lại trông cậy vào chính trị để giải quyết những khó khăn của họ.

Ngoài "Tổ chức vựa lú" ta, còn có nhiều tổ chức nông dân mới được thành lập vào đầu thế kỷ thứ XX. Tổ chức Hiệp Hội Nông dân (Fmer's Union) khởi lập ở Texas, sau này trở thành một tổ chức rộng lớn trong toàn quốc. Tổ chức The American Farm Bureau Federation phát triển mau lẹ vào năm 1920, tổ chức này có tới hơn 2 triệu hội viên. Các tổ chức này ủng hộ các luật lệ giúp đỡ anh em nông dân. Còn một tổ chức khác nữa, đó là tổ chức Non-Partisan League (Liên đoàn không đảng phái) tích cực hoạt động để các tiểu bang ban hành luật lệ có lợi cho anh em nông dân.

Dân biểu Quốc hội thuộc các tiểu bang mà căn bản kinh tế là nông nghiệp tự động tổ chức thành một nhóm gọi là "Khối nông dân". Họ có đủ phiếu ở tại Quốc hội để thông qua những luật lệ trợ giúp nông dân. Một đạo luật có thể giúp cho nông dân căn cứ vào ruộng đất của họ để mượn tiền và trả lại trong một thời gian dài hạn. Một đạo luật khác cho phép nông dân được tố chức thành những tổ chức lớn gọi là Hiệp Hội Hợp Tác Xã (Cooperative Associations), các hiệp hội hợp tác xã này có thể bán nông phẩm với gái cao hơn là nông dân bán riêng rẽ. Hiệp Hội Hợp Tác Xã của nông

393

Page 62: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

dân ngày nay có chừng 6 triệu hội viên. Dân chúng đã bắt đầu nhận thức được rằng những khó khăn của anh em nông dân là quan trọng đối với tòan thể đất nước, và rằng vấn đề xã hội của anh em nông dân là mối quan tâm của chính quyền.

PHẦN IVCHÍNH QUYỀN ĐÃ CỐ GẮNG GIÚP ĐỠ ANH EM NÔNG DÂN

NHƯ THẾ NÀO?

Các bạn vừa được biết chính quyền đã thông qua một số đạo luật để giúp đỡ anh em nông dân. Thực ra, từ nhiều năm nay chính quyền đã nhận thức được những khó khăn của anh em nông dân, và đã có nhiều hành động để giúp họ giải quyết những khó khăn đó.

-Chính quyền giúp đỡ anh em nông dân cải thiện việc canh tác và sản xuất thêm niều nông phẩm.

Dưới đây là một vài việc mà chính quyền Trung ương đã thực hiện để giúp đỡ anh em nông dân :

1/ Lập trường cao đẳng công nông. – Năm 1862, Quốc hội thông qua luật Morrill. Theo luật này, chính phủ dành ra một số đất đai để dùng làm các trường đại học hay cao đẳng để dạy ngành canh nông và đào tạo kỹ sư. Kết quả là trong các tiểu bang trong toàn quốc đều có các trường cao đẳng canh nông. Các trường này đã thực hiện được rất nhiều việc để canh tác theo khoa học. Các trường này mở các lớp học cho các anh em nông dân trẻ. Chẳng hạn như trong các lớp này, nông dân được học về phân loại nên trồng loại cây nào, làm thế nào để tăng năng xuất, phải cho bò ăn gì để sản xuất được nhiều sữa, và phải ngăn ngừa bệnh tật cho các nông súc ra làm sao. Trong các phòng thí nghiệm ở các trường cao đẳng và đại học, có các nhà khoa học thực hiện các cuộc thí nghiệm. Họ nghiên cứu việc cải thiện thổ nhưỡng, nghiên cứu các loại bệnh tật có hại cho cây mùa và gia súc, và biết bao nhiêu công việc kha1cn ữa. Các trường này cũng có những trại ương cây thí nghiệm tại đó được áp dụng phương pháp mới về trồng cây, về cách xử dụng phân bón, về cách cho n6ong súc ăn, và còn cố gắng thí nghiệm nhiều công trình khác nữa. Lúc đầu, có nhiều anh em nông dân còn nghi ngờ những tư tưởng mới lạ này. Nhưng ngày nay, hầu hết anh em nông dân đã nhận thức được rằng họ cần phải biết một vài điều về phương pháp canh tác theo khoa học thì mới thành công được.

2/ Thành lập bộ canh nông. – Một cơ quan trợ giúp khác nữa cho anh em nông dân là Bộ Canh Nông Hoa Kỳ. Vị Bộ Trưởng của Bộ này là nhân viên trong Hội đồng Nội các của Tổng thống. Bộ này được thành lập vào năm 1862. Công việc của bộ này rất cí giá trị đối với anh em nông dân. Nhiều phòng của bộ này thực hành các công trình nghiên cứu về đủ các vấn đề liên hệ đến ngành canh nông. Bộ Canh nông và các viên chức của bộ liên tiếp làm việc để diệt trừ các loại bệnh tật của các loại cây mùa và súc vật, và tìm cách làm thế nào để sử dụng được nhiều nông phẩm hơn. Bộ Canh Nông còn xuất bản các tờ tin tức loan báo những tin mới nhất về không biết bao nhiêu đề tài có lợi cho anh em nông dân. Hàng năm, bộ cũng phát hành một cuốn niên lịch tóm tắt những sưu khảo mới nhất về các vấn đề thuộc về canh nông. Đây cũng chỉ là một vài dịch vụ mà bộ canh nông thực hiện cho anh em nông dân. Văn phòng khí tượng mà ngày xưa là một cơ quan nằm trong Bộ Canh Nông có các đài khí tượng ở

394

Page 63: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

khắp mọi nơi trên toàn quốc, cung cấp tin tức khí tượng như bão, sương lạnh, nước lụt cho dân chúng. Bây giờ văn phòng này nằm trong Bộ Thương Mại.

3/ Trợ giúp cho các tiểu bang. – Ngoài việc trợ giúp cho anh em nông dân qua các dịch vụ của Bộ Canh nông, chính phủ Trung ương còn trả cho các tiểu bang tiền bạc để khuyến khích anh em nông dân trong việc học hỏi về canh nông. Trong nhiều tiểu bang, công trình này được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng canh nông. Đồng thời, hính phủ cũng dành ngân khoản để gửi các chuyên viên về canh nông gọi là Country Agent (nhân viên tỉnh) về làm việc sát cánh với anh em nông dân về đủ mọi vấn đề canh nông.

4/ Cho anh em nông dân vay tiền làm ruộng. – Chính phủ Trung ương cũng dễ dàng hóa cho anh em nông dân được vay tiền để mua đất hay hạt giống cùng máy móc. Nhiều cơ quan của chính phủ được thiết lập để giúp đỡ cho anh em được vay tiền và trả lời nhẹ.

- Giá cả trồi sụt vẫn còn làm cho anh em nông dân lo ngại.

Chính phủ đã thực hiện nhiều dịch vụ để giúp đỡ cho anh em nông dân Hoa Kỳ cải thiện và gia tăng sản xuất nông phẩm. Nhưng điều khó khăn là làm thế nào để bán nông phẩm được giá cao vẫn là điều làm cho anh em nông dân lo ngại. Giá cả nông phẩm khi tăng khi giảm vì những tình trạng nằm ở ngoài vòng kiểm soát của anh em nông dân. Các bạn hẳn còn nhớ rằng anh em nông dân đã gặp thời kỳ khó khăn vào những năm sau khi Đệ nhất Thế chiến chấm dứt. Trong những năm khủng hoảng kinh tế lớn lao vào thập niên 1930, tình trạng của anh em nông dân còn tệ hơn nhiều. Giá cả nông phẩm còn xuống thấp hơn nhiều và càng ngày càng có nhiều nông dân mất hết ruộng đất vì rằng họ không thể trẻ được nợ nần. Rồi tới thời Đệ nhị Thế chiến, nhu cầu cần đến nông phẩm Hoa Kỳ tăng vọt, nông dân Hoa Kỳ lại trở lại thời kỳ làm ăn thịnh vượng. Nhưng đến thập niên 1950, giá nông phẩm lại giảm hạ, một lần nữa, lợi tức của anh em nông dân lại giảm sút.

- Quốc hội giải quyết những vấn đề giá cả nông phẩm.

Khởi đầu bằng đạo luật Agricultural Adjustment Act được ban hành vào năm 1933 1, Quốc hội cho thông qua một số những luật lệ khác để trực tiếp trợ giúp anh em nông dân Hoa Kỳ. Những luật lệ này có nhiều hình thức và tư tưởng giống nhau.

1/ Hỗ trợ giá cả. – Muốn bảo vệ anh em nông dân, chính phủ phải định giá tối thiểu cho các loại nông phẩm chính như bắp, bông vải và lúa mì. Giá cả này thường căn cứ vào giá cả mà nông dân đã phải mua các vật dụng và các thứ khác. Nếu giá cả và các vật dụng cùng các thứ khác mà họ mua với giá cao thì theo đó giá cả nông phẩm của họ cũng gia tăng theo.

2/ Kiểm soát sản xuất. – Chính phủ cũng có những cố gắng làm nông dân nản lòng để khỏi sản xuất quá nhiều lúa mì, quá nhiều bắp cũng như quá nhiều thứ khác.

1 Năm 1936, Tối cao pháp viện tuyên bố luật The Agricultural Adjustment Act là bất hợp hiến. Hai năm sau, đạo luật Agricultural Adjustment Act thứ hai trở thành luật. Luật này giống như luật trước nhưng được soạn thảo để tránh những phản đối của Tối cao Pháp viện.

395

Page 64: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Thí dụ như nếu anh em nông dân trồng ít lúa mì hơn khi trước, theo luật cung cầu sẽ giữ cho giá lúa mì lên cao.

3/ Bảo vệ đất đai. – Chính phủ khuyến khích anh em nông dân phục hồi những đất đai đã bị kiệt quệ bằng cách bón phân đúng cho thích hợp với các loại đất và trồng một vài loại cây mùa để bồi dưỡng đất đai. Muốn làm như vậy thì anh em nông dân phải làm cho đất đai màu mỡ trở nên phì nhiêu hơn, và phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đồng thời, chương trình bảo vệ đất đai của chính phủ cũng trợ giúp việc giảm rút diện tích trồng các loại cây mùa chính.

- Công việc trợ giúp của chính phủ cho anh em nông dân đã được tiến hàng tốt đẹp như thế nào ?

Luật Agricultural Adjustment vàn hững luật lệ khác về canh nông đã đưa đến những dư luận khác nhau. Một vài người cho rằng khuyến khích anh em nông dân trồng trọt ít hơn khả năng của họ là một điều lầm lẫn. Đồng thời cũng có những chống đối về việc thực hiện những chương trình tốn kém chỉ có lợi cho một số ít dân chúng. Đặc biệt nhất là vào năm 196 khi đó chương trình trợ giúp có lợi cho các ông chủ nông trại lớn hơn là lợi cho các ông chủ nông trại nhỏ. Những người khác thì lại cho rằng đã từ lâu chính phủ đã trợ giúp cho các nhà kỹ nghệ bằng cách cho thông qua các đạo luật về thuế bảo vệ mậu dịch. Những người ủng hộ các chương trình về canh nông của chính phủ đã cho biết rằng lợi tức về canh nông đã gia tăng và anh em nông dân Hoa Kỳ có thể đáp ứng được nh cầu của đất nước torng thời Đệ nhị Thế chiến, và nuôi biết bao người đói lạnh ở khắp nơi trên thế giới.

Năm 1973, Quốc hội chấp thuận một chính sách về canh nông hoàn toàn mới với hy vọng rằng sẽ cung ứng đủ nông phẩm để giữ cho giá hạ cho những người phải đóng thuế. Theo chính sách mới này, họ có thể trồng trọt tất cả các loại mễ cốc và bông vải, nếu muốn. Hơn nữa, họ có thể bán nông phẩm của họ với bất cư giá nào. Cho nên trong nhiều trường hợp họ chỉ có thể đạt được giá cả chi phối bởi luật cung cầu. Tuy nhiên, chính phủ Trung ương lại ngưng hẳng việc hỗ trợ giá cả. Luật bảo vệ nông nghiệp và người tiêu thụ năm 1973 (The Agricultural And Consumer Act of 1973) ấn định giá cả cho mỗi loại nông phẩm. Nếu giá cả trung bình mà anh em nông dân thấy ở thị trường tự do cao hơn giá ấn định thì chính phủ sẽ trả cho anh em nông dân chỗ sai biệt dó. Nếu giá cả ở thị trường tự do cao hơn giá ấn định thì chính phủ không trả thêm tiền cho anh em nông dân nữa.

Khi kế hoạch canh nông mới được đem ra áp dụng thì chi phí của chính phủ tài trợ cho anh em nông dân bấy giờ giảm xuống còn dưới 2 tỷ Mỹ kim thay vì hơn 4 tỷ như trước. Hơn nữa, trong thời kỳ này sản lượng nông phẩm tăng lên rất nhiều, và số nông phẩm Hoa Kỳ xuất cảng sang các quốc gia khác tăng lên tới 50 phần trăm. Các bạn nên nhớ rằng việc thay đổi kiểm soát sản xuất đã thực hiện vào đúng lúc khắp nơi trên thế giới đều khan hiếm thực phẩm.

MỤC VIIINHỮNG HOÀN CẢNH MỚI LÀM THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG HOA KỲ

Các bạn đã theo dõi những tiến bộ của Hoa Kỳ ở trong các mục đầu của sách này. Các bạn đã được biết về việc khám phá ra Mỹ Châu cũng như công cuộc định cư

396

Page 65: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

lập nghiệp ở miền đất này, và sự cách biệt với cựu thế giới. Các bạn đã thấy rằng quốc gia trẻ này phát triển mạnh và được các quốc gia khác kính nể. Sau cuộc chiến tranh phân ly tàn hại lan rộng khắp lục địa, quốc gia Hoa Kỳ lại thống nhất trở lại. Các bạn cũng đã được biết những thay đổi về giao thông, chuyển vận, kỹ nghệ và canh nông đã biến đổi Hoa Kỳ thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới.

Nhưng quốc gia là gì ? Một quốc gia được tạo thành bởi những cá nhân nam nữa từ những người lớn tuổi cho đến những thanh thiếu niên như chúng ta. Cái gì đã làm cho quốc gia được hùng mạnh và vĩ đại ? Các nhà lãnh đạo khôn ngoan và tài đức không thôi cũng chưa đủ, mà còn phải cần có một dân tộc biết nhìn về tương lai và phải có ý chí để biến một giấc mơ thành sự thật. Lịch sử của một quốc gia đúng ra là lịch sử của những công trình mà dân tộc đó đã tích lũy tạo nên.

Mục này nói về dân tộc Hoa Kỳ. Chương 25 sẽ bàn về một vài ảnh hưởng và hậu quả của thời đại máy móc đối với dân chúng. Các bạn sẽ thấy rằng từ năm 1865, dân số Hoa Kỳ đã gia tăng một cách nhanh chóng. Trong những năm vào thời kỳ cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, nhu cầu cần nhiều nhân công cho các nhà máy và các hầm mỏ đã lôi cuốn một số lớn người di cư đến đất nước này. Sự lớn rộng và ồn ào của các thành phố lớn vào bậc nhất của Hoa Kỳ đã làm cho những người mới di cư đến Hoa Kỳ phải kinh sợ. Nhà chọc trời, xe hơi, xe chạy trên cao, tất cả là những dấu hiệu của thời đại máy móc đã làm cho các đô thị của Hoa Kỳ phát triển về cả tầm vóc cũng như về số lượng. Sư phát triển về kỹ nghệ đồng thời cũng làm thay đổi lối sống ở thành thị cũng như ở nông thôn.

Không phải tất cả những thay đổi những lối sống đều tốt cả. Chương 26 sẽ bàn về những cố gắng để vượt qua một vài khó khăn torng đời sống Hoa Kỳ. Đồng thời chương này cũng nói về những thay đổi về giáo dục, văn chương, khoa học, nghệ thuật, vàn hững cách tiêu khiển trong giờ nhàn rỗi.

CHƯƠNG XXVTHỜI ĐẠI MÁY MÓC LÀM BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG

Ở THÀNH THỊ CŨNG NHƯ Ở NÔNG THÔN

Mãi tới tháng 8 năm 1956, người cựu chiến binh cuối cùng của quân đội Liên bang trong thời nội chiến mới từ giã cõi đời này. Ông Albert Woolson, người cựu chiến binh già đó chào đời vào năm 1847 và thọ được 109. Hình như điều làm cho chúng ta ngạc nhiên là cuộc đời của ông Woolson dài hơn một nửa lịch sử Hoa Kỳ này.

Chúng ta hãy suy nghị về những biến đổi mà ông Woolson đã chứng kiến trong lối sống của chúng ta ! Khi ông chào đời, lúc đó quốc gia này mới có 29 tiểu bang. Dân số Hoa Kỳ lúc đó chỉ có khoảng chừng 23 triệu dân, và thành phố lớn nhất trong toàn quốc chỉ có chừng 500 ngàn dân. Đồng thời vào khi ông Woolson sinh ra đời lúc bấy giờ không có đèn điện, không có điện thoại và dĩ nhiên không có vô tuyến truyền thanh cũng như truyền hình. Khoảng chừng 45 năm sau, người ta mới phát minh ra xe hơi. Và 22 năm sau mới có một đội chơi bóng bầu dục (football) đầu tiên của đại học. Khi ông Woolson được 50 tuổi, người ta mới phát minh ra bóng rổ. Chúng ta còn có thể kể thêm được rất nhiều những biến đổi khác nữa.

397

Page 66: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Chương này chúng ta sẽ bàn về việc phát triển kỹ nghệ đã lôi cuốn một số người nhập cư vào quốc gia này. Chúng ta cũng sẽ được biết thời đại máy móc đã làm cho đời sống Hoa Kỳ ở thành thị cũng như ở nông thôn thay đổi rất nhiều. Chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây :

1/ Việc phát triển kỹ nghệ đã lôi cuốn dân nhập cư vào quốc gia này như thế nào ?

2/ Từ khi nội chiến, tại sao các thành phố đã phát triển quá mau như vậy?

3/ Lối sống ở trong các thành phố Hoa Kỳ đã thay đổi như thế nào ?

4/ Lối sống ở trong nông thôn cũng như tại các thị trấn nhỏ đã thay đổi ra làm sao ?

PHẦN IVIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ ĐÃ LÔI CUỐN DÂN NHẬP CƯ

VÀO QUỐC GIA NÀY NHƯ THẾ NÀO ?

- Hoa Kỳ là một quốc gia của những người di cư.

Tất cả chúng ta là những người di cư hay là con cháu của những người di cư. Thật ra, giấc mơ Châu Mỹ được coi là "Mảnh đất của dịp may thứ hai" đã đóng một vài trò rất quan trọng trong việc phát triển quốc gia Hoa Kỳ này. Từ thời kỳ đầu tiên cho đến những người từ các quốc gia khác nhập cư vào Hoa Kỳ trong những những ngày gần đây đều hiểu được những lời lẽ trong những câu thơ dưới đây của William Culln Bryant

"Tự do ở ngay cổng vào của các bạnĐây là nơi dừng chân của những người bị áp bức,Nơi tá túc của những người tù tội đang bị truy lùng,Nơi cung cấp ruộng đất và bánh mì cho những người đói khổ."

Bị thúc đẩy bởi những giấc mơ này, những người di cư từ nhiều nơi trên thế giới đã đến đây để mưu tìm tư do, nơi ẩn náu cũng như công ăn việc làm.

- Lúc đầu không có nhiều người di cư đến Mỹ Châu.

Trong thế kỷ thứ XVIII, người ta phải can đảm lắm mới dám vượt đại dương và đến lập nghiệp ở miền hoang vu thảo dã. Khi mà vùng duyên hải Đại Tây Dương càng ngày càng có nhiều người di cư đến lập nghiệp thì lại càng có nhiều người từ Âu châu đến định cư ở các thuộc địa Anh. Tuy nhiên, kể từ khi có khu định cư đầu tiên của người Anh cho đến 200 năm sau đó, con số những người mới tới đất Mỹ châu này vẫn còn rất ít. Hầu hết những người di cư đến đây lúc đầu đều là những người làm ruộng. Nhưng khi mà các đô thị càng phát triển thì càng có nhiều người quay ra làm nghề buôn bán, thủ công nghiệp, làm luật sư, làm mục sư...

Vì rằng lúc bấy giờ 13 thuộc địa nằm trong vòng kiểm soát của Anh quốc, cho nên hầu hết những người di cư trong thế kỷ thứ XVII là những người từ Anh quốc đến. Tới thế kỷ thứ XVIII có một sốc người Tô Cách Ái Nhĩ Lan và người Đức đến các

398

Page 67: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thuộc địa Anh quốc. Như chúng ta đã được biết trước đây, người Tô Cách Ái Nhĩ Lan trở thành những người nổi tiếng ở vùng biên cương. Họ đi sâu vào trong lục địa ở các vùng như Pennsylvania, Virginia, Carolina, và họ có thể tiến sang cả bên kia dãy núi Appalaches tới tận vùng Kentucky và Tenneessee. Có nhiều người đến định cư ở miền Nam Pennsylvania. Những người Pennsylvania gốc Dutch này thiết lập những căn nhà đá chắc chắn và các nhà kho chứa lúa to lớn ở trong các trại ấp phì nhiêu sầm uất của họ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng có một số người không tự ý đến Mỹ Châu này. Đã từ lâu, có nhiều người từ Phi châu bị cưỡng bách đem đến Châu Mỹ. Thay vì đến đây để tìm tự do và mưu tìm một đời sống tốt đẹp hơn thì thực ra họ bị bọn buôn bán nô lệ bắt họ từ Phi Châu đem bán cho người ta làm nô lệ ở Mỹ châu.

- Châu Mỹ phát triển lôi cuốn thêm nhiều người di cư đến.

Không ai biết đúng là có bao nhiêu người đã tới nơi mà ngày nay gọi là Hoa Kỳ. Thực ra là cho đến năm 1820, đã không thực hiện một cố gắng nào để kiểm tra xem có bao nhiêu người di cư đến. Tuy nhiên, từ năm 1820 trở đi có khoảng chừng 45 triệu người gồm cả nam nữ, người lớn và trẻ em đã nhập cư vào quốc gia này.

Tại sao vào đầu thế kỷ thứ XIX chỉ có một số người di cư đến đây mà đến cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX này, con số những người di cư lại trở thành một làn sóng tràn vào đất nước Hoa Kỳ ? Câu trả lời là Mỹ châu đang được phát triển càng ngày càng hiến cho người ta có cơ hội tốt. Một điều nữa là trong thời gian này rất dễ cho người di cư đến Châu Mỹ để tìm kiếm đất canh tác. Khi mà vùng biên cương càng tiến xa hơn về phía Tây thì có nhiều gia đình mà đa số họ là những người di cư đến lập trại ấp ở các vùng đất mà ngày xưa còn là một khu rừng hay cánh đồng cỏ mênh mông vô tận.

Còn một điều quan trọng hơn nữa torng việc lôi cuốn người di cư đến Hoa Kỳ là việc phát triển k ỹ nghệ. Các bạn còn nhớ rằng trong nửa đầu thế kỷ thứ XIX, các nhà máy kỹ nghệ và các xưởng máy đã mọc lên như nấm ở các miền Đông Bắc. Cần phải có nhiều công nhân để điều hành máy móc trong các xưởng kỹ nghệ. Cũng cần phải có những người khác để chuyên chở và bán các hàng hóa kỹ nghệ này. Việc thành lập và điều hành các đường xe lửa cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm. Sau năm 1865, con số công nhân cần để cung ứng cho các nhà máy kỹ nghệ cũng gia tăng dữ dội. Lúc đó, Hoa Kỳ phải cần tới 2 triệu công nhân đến làm việc trong các hầm mỏ, xây nhà cửa, cầu đường, thiết lập các nhà máy kỹ nghệ và điều hành máy móc cũng như chuyên chở các hàng hóa từ các nhà máy đế nơi người ta có thể sử dụng được.

- Trong thế kỷ thứ XIX, hầu hết dân di cư là người từ Âu châu đến.

Dân từ nhiều nước đổ xô nhập cư vào quốc gia này. Cho đến thập niên 1890, phần lớn những làn sóng của người mới tới là những người từ các quốc gia Bắc Âu và Tây Âu. Tuy nhiên, dần dần cũng có thêm người di cư từ những nơi khác đế nữa.

+ Một số lớn người Ái Nhĩ Lan di cư đến – Từ thời thuộc địa cho tới sau này đã có nhiều người từ Ái Nhĩ Lan di cư đến. Chẳng hạn như ông John Barry, người gốc Ái Nhĩ Lan, đã từng là một sĩ quan Hải quân xuất sắc trong thời chiến tranh cách mạng. Nhiều người Ái Nhĩ Lan phải rời bỏ quê hương để trốn khách thống trị hà khắc của

399

Page 68: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

người Anh. Cũng có nhiều người phải lìa bỏ Ái Nhĩ Lan vào thập niên 1840 vì nạn đói tàn phá quê hương đất nước của họ. Từ năm 1820 đến năm 1850, số người Ái Nhĩ Lan đến Hoa Kỳ lập nghiệp nhiều hơn bất cứ từ quốc gia nào khác.

Phần lớn những người di cư Ái Nhĩ Lan này thích sống ở trong các thành phố Hoa Kỳ. Nhiều người làm các công việc ở nhà máy kỹ nghệ như là cảnh sát và lính cứu hỏa. Vì họ rất chú ý đến các vấn đề chính trị nên có những người khác đã chiếm được những địa vị có ảnh hưởng lớn và bước lên hàng lãnh đạo trong chính quyền Trung ương. Hàng ngàn công nhân Ái Nhĩ Lan làm việc trong các công việc đào kênh, lập đường xe lửa, và như vậy họ là những người đã đóng góp công lao đáng kể vào công cuộc xây dựng nước Hoa Kỳ tân tiến của ngày nay.

+ Những người Đức di cư đến. – Làn sóng di cư khác nữa đến từ nước Đức. Sự bất ổn về chính trị và những thất bại về cách mạng vào cuối thập niên 1840 đã khiến cho nhiều người Đức đi tìm tự do ở Mỹ châu. Ông Carl Schuz, người sau này trở thành một nàh báo và một chính khách, là một trong những người Đức di cư này. Có hàng ngàn người Đức khác tới đây để mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ năm 1850 đến năm 1900, người Đức dẫn đầu các nước khác về con số người di cư đến Mỹ châu. Phần lớn những người từ Đức di cư đến lập nghiệp ở miền Trung Tây. Họ trở thành những nhà nông giàu có, và cũng là những người có công trong việc mở mang các tiểu bang mới ở vùng này.

+ Những người từ các quốc gia Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch di cư đến. – Trong khi vẫn có nhiều người từ Đức di cư đến thì cũng có một số lớn người từ các quốc gia Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch di cư đến. Những người từ các quốc gia trên đây đến Hoa Kỳ đông nhật vào thập niên 1880. Giống như những người từ Đức đến, những người từ Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch đến cũng rất thích trồng trọt. Hầu hết họ lập ngiệp ở các tiểu bang miền Trung Bắc, đặc biệt là tiểu bang Minnesota và Dakota. Những người Hoa Kỳ mới cần cù này đã đến định cư ở đây và tạo nên những ấp trại trù phú.

- Làn sóng người di cư từ miền Đông và miền Nam Âu châu đến

Từ khoảng năm 1890 đến thập niên 1920, hầu hết người di cư đến Hoa Kỳ không phải từ miền Tây và Bắc Âu châu nữa mà từ miền Đông và miền Nam Âu châu đến. Những người mới tới này là những người từ các quốc gia Ý, Nga, Ba Lan và những miền thuộc các quốc gia Áo và Hung Gia Lợi cùng những quốc gia torng vùng bán đảo Balkan. Trong những năm này có nhiều người di cư đến Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.

Hầu hết những người từ miền Nam và miền Đông Âu châu đến kiếm công ăn việc làm ở trong các hầm mỏ và ở trong các nhà máy kỹ nghệ. Như vậy là họ đến lập nghiệp ở trong các thành phố kỹ nghệ. Đây là những năm mà Hoa Kỳ trở thành cường quốc kỹ nghệ.

Không phải tất cả những người mới di cư đều kiếm xông ăn việc làm ở trong các xưởng máy kỹ nghệ. Cũng có nhiều người hoạt động torng ngành kinh doanh ở trong các thành phố lớn, giúp ích cho công cuộc phát triển ngành thương mại của Hoa Kỳ.

400

Page 69: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Người Do Thái ở Hoa Kỳ.

Sau năm 1890, nhiều người từ miền Đông Âu châu đến là những người Do Thái trốn bỏ nước Nga đến. Đã từ mấy trăm năm, những người Do Thái không có quê hương sống thành từng nhóm nhỏ ở rải rác nhiều nước. Vì rằng thỉnh thoảng họ bị hết nước này đến nước khác ngược đãi cho nên ngay từ thuở ban đầu người Do Thái đã đến định cư ở Châu Mỹ này.

Thật sự những người Do Thái đầu tiên đã đến đây từ thời trước chiến tranh cách mạng ở Hoa Kỳ. Thời thuộc địa đã có một số người Do Thái đến Rhode Island để được tự do tín ngưỡng. Trong thời chiến tranh cách mạng, ông Haym Salomon, một nhà ngân hàng ở Philadelphia, đã góp một số tiền lớn (Phần lớn số tiền này là của ông) để trợ giúp cho công cuộc chiến đấu giành độc lập cho Hoa Kỳ. Hầu hết họ đến định cư lập nghiệp ở trong các thành phố. Họ trở thành bác sĩ, luật sư, hay các nhà kinh doanh và đã làm cho nghệ thuật, văn chương, âm nhạc và sân khấu Hoa Kỳ trở nên phong phú.

Những người Do Thái di cư đến Hoa Kỳ không đại diện cho một chủng tộc riêng biệt nào. Trải qua bao nhiêu thế kỷ bị ngược đãi, họ đoàn kết chặt chẽ với nhua và kiên quyết trung thành với đạo Hebrew cổ xưa của tổ tiên họ.

PHẦN IITẠI SAO TỪ THỜI NỘI CHIẾN, CÁC THÀNH PHỐ ĐÃ PHÁT

NHANH CHÓNG NHƯ VẬY ?

Hậu quả rất quan trọng của việc phát triển kỹ nghệ là việc mở mang các thành phố của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên là trước năm 1865, đã có nhiều thành phố, và nhiều thành phố đã có từ khi lịch sử của quốc gia này mới bắt đầu. Tuy nhiên, khi mà Hoa Kỳ trở thành quốc gia dẫn đầu về kỹ nghệ thì các thành phố đã phát triển một cách rất mau lẹ về cả con số lẫn tầm vóc.

Mỗi một cộng đồng địa phương có một lịch sử riêng biệt, nhưng trong nhiều phương diện, việc phát triển các thành phố và thị trấn hầu như gần giống nhau. Các đoạn văn dưới đây sẽ cho các bạn thấy việc mở mang một thị trấn ra làm sao.

- Làng mạc được thành lập trên bờ sông.

Trong hậu bán thế kỷ thứ XVIII, người tiền phong đi lập nghiệp vượt qua những khu rừng rậm dừng lại trên bờ một dòng sông. Anh ta phải tìm một nơi để dựng nhà. Sau một ít ngày thăm dò những vùng chung quanh, anh ta quyết định lập một căn lều ở gần dòng sông đó.

Không bao lâu, có thêm một số gia đình mới đến đây lập nghiệp và nơi này phát triển thành một làng. Làng này, ngoài nhà cửa của người định cư ra, còn có một tiệm bán hàng hóa, và các tiệm bán hàng khác. Lại có các nhà máy xay bột, nhờ sức nước của dòng sông này để quay bánh xe quay nước của nhà máy. Đồng thời cũng có một nhà máy cưa được thành lập.

- Tàu chạy bằng hơi nước và một kênh đào đã giúp cho làng được mở mang.

401

Page 70: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Vào khoảng năm 1825, người ta thường đào một con kênh để nối liền khu định cư này với khu định cư khác, và với một con sông lớn hơn chạy tới Đại Tây Dương. Trên con sông lớn này, có những giang cảng nơi mà các tàu thuyền lớn có thể bốc dỡ hàng hóa được. Nững tàu thuyền nhỏ hơn có thể đi lại trên sông này chạy qua làng. Dân làng nói chuyện về những chiếc tàu chạy bằng hơi nước có thể chạy ngược xuôi qua lại dễ dàng trên nhiều con sông. Họ tự hỏi "Tại sao lại không có tàu chạy bằng hơi nước chạy trên con sông của chúng ra ?" Không bao lâu, tàu chạy bằng hơi nước nhộn nhịp phùn phụt nhả khói, xuôi ngược giữa hai bên bờ sông có hàng cây rủ bóng. Khi mà có nhiều tàu thuyền buôn bán đi lại trên ocn sông này, thì hầu hết các tàu thuyền này ghé bến tàu của làng thôn để bốc dỡ hàng hóa để chuyển vện qua kênh. Rồi thì người ta thiết lập các nhà kho. Càng ngày càng có nhiều người hoạt động về buôn bán mậu dịch.

- Làng trở thành thị trấn, một trung tâm hỏa xa và trung tâm kỹ nghệ.

Sau khi khánh thành con kênh này được mười lăm năm, người ta thấy xuất hiện những người công nhân vạm vỡ ồn ào. Họ khởi công đặt đường xe lửa chạy qua thành phố. Không bao lâu, họ làm xong quãng đường này và họ mở rộng con đường rầy này càng xa hơn về phía Tây. Mọi người đàn ông, đàn bà, và trẻ em trong thành phố kéo đến tụ tập ở nhà ga xe lửa đầu tiên từ miền Đông phùn phụt phun khói quát tháo ầm ầm chạy đến rồi dừng lại ở nhà ga mới. Tuy nhiên, không bao lâu, các đường xe lửa từ tỉnh này chạy tỏa ra khắp mọi nơi, và xe lửa trở thành một cảnh rất thông thường.

Có thêm nhiều gia đình kéo đến tỉnh này lập nghiệp. Lúc này nơi đây có thể gọi là một thị trấn. Dần dần người ta thiết lập các khu nhà máy chế tạo hàng hóa và các nhà máy khác, vì thị trấn đã có rất nhiều phương tiện chuyên chở. Có hàng trăm công nhân làm việc ở các nhà máy kỹ nghệ. Vì rằng thành phố là nơi nối liền của nhiều đường xe lửa chạy qua, cho nên người ta phải thiết lập một sân ga để bốc dỡ hàng hóa, các tàu nối toa và sửa chữa. Nhiều người làm việc ở torng sân ga xe lửa này. Mỗi một kỹ nghệ mới lại lôi cuốn một số người khác vì rằng một kỹ nghệ mới lại có ích lợi cho những người liên hệ ở gần đó. Khi mà con số công nhân gia tăng thì thành phố cụng tiếp tục phát triển.

- Các thành phố Hoa Kỳ gia tăng về cả tầm vóc lẫn con số.

Việc phát triển thành phố mà chúng ta nói trên đây chỉ là một thí dụ đã xảy ra ở khắp nơi trong đất nước Hoa Kỳ này. Đặc biệt là việc này đã rất đúng trong vòng một trăm năm qua. Chúng ta sẽ thấy một vài nguyên do quan trọng rại sao torng thời kỳ này các thành phố đã phát triển nhanh chóng hơn thời kỳ trước. Những nguyên nhân này có liên hệ đến việc xuất hiện của thời đại máy móc

- Dân số gia tăng góp phần vào việc phát triển các đô thị

Có một điều là việc gia tăng dân số có ảnh hưởng đến các thành phố. Vào năm 1870, chỉ có 38 ½ triệu dân sinh sống ở Hoa Kỳ. Năm 1950, con số này lên đến 150 ½ triệu. Ngày nay chúng ta có hơn 200 triệu dân. Những gì đã tạo nên sự gia tăng nhanh chóng như vậy ? Một phần là do sự sinh đẻ mà ra. Đồng thời lại có một số lớn người Hoa Kỳ mới từ các quốc gia khác di cư đến.

- Phần lớn việc phát triển kỹ nghệ đều ở trong các thành phố.

402

Page 71: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Bởi sự lối cuốn của nhu cầu quân đội Liên bang trong thời nội chiến, nhiều nhà kinh doanh đã thiết lập các cơ sở kỹ nghệ mới và các nhà kho mới. Khi mà kỹ nghệ Hoa Kỳ càng phát triển có thêm các đường xe lửa tỏa ra tới các thành phố thì con số các nhà máy và cơ sở kinh doanh càng gia tăng gấp bội. Các thành phố trở nên ồn ào và bận rộn hơn. Có những cột khói đặc sệt phun ra từ các cột ống khói của các nhà máy. Từ sáng sớm, trên các đường phố đã có đầy những người vội vã đi đến sở làm. Các buổi chiều, dòng lưu thông trên các đường phố cuồn cuộn chảy từ các nhà máy tỏa về các gia đình. Lẽ tự nhiên là những người làm việc ở trong các nhà máy và các cửa tiệm là phải sống ở trong các thành phố, nơi mà các nhà máy kỹ nghệ được thiết lập ở đó. Sau này, phần lớn các công việc kinh doanh và cơ sở kỹ nghệ không những được mở mang ở miền Đông Bắc, mà còn được mở rộng ở khắp nơi trong đất nước Hoa Kỳ nữa.

- Người di cư và dân ở nông thôn đến định cư ở thành phố.

NNhững công ăn việc làm mới ở các nhà máy kỹ nghệ càng ngày càng lôi cuốn thêm dân chúng đến đô thị để sinh sống. Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên, những người di cư từ Ái Nhĩ Lan tới lập nghiệp ở trong các thành phố. Giống như vậy, hầu hết những người từ miền Đông và Nam Âu châu đến lập nghiệp ở các thành phố kỹ nghệ như Chicago, Cleveland, và Buffalo. Thêm vào đó lại có dân chu1nf từ các vùng nông thôn kéo đến cư ngụ ở trong các thành phố. Những phát minh và những phương pháp canh tác mới giúp cho nông dân có thể sản xuất được nhiều nông phẩm hơn mà lại ít tốn công hơn. Kết quả là nhu cầu canh tác cần ít nhân công hơn mà vẫn sản xuất cho đất nước đủ lúa mì, bắp, gia súc cũng như các loại thực phẩm khác.

- Những phát minh mới cũng giúp cho việc mở mang các thành phố.

Các thành phố lớn không thể tồn tại được nếu không xử dụng nhiều tư tưởng mới có từ năm 1865. Thí dụ như một trong những bộ mặt quen thuộc của thành phố của chúng ta là các tòa "nhà chọc trời". Khi mà người ta chưa có thể sử dụng được sắt và thép một cách rộng rãi vào công việc kiến trúc thì không thể tạo nên được những tòa nhà cao chọc trời như vậy được. Lại nữa, dân chúng không ai muốn trèo lên trèo xuống những cầu thang có quá nhiều bậc. Cho nên những tòa nhà cao chọc trời như vậy cần phải có thang máy. Năm 1857, người ta thiết lập một chiếc thang máy với những đặc tính an toàn và được đặt trong một tòa nhà trong thành phố Nữu Uớc. Mười lăm năm sau, người ta phát minh ra được chiếc thang náy hoàn hảo hơn, và những tòa nhà cao trở nên thực dụng hơn .

Khi mà các thành phố được mỡ mang rộng lớn thì cũng cần phải có những phương tiện giao thông hoàn hảo hơn. Những công trình phát minh của người Hoa Kỳ đã cung ứng được cho nhu cầu này. Thành phố có những xe lửa chạy bằng hơi nước kéo các toa xe chạy trên các đường rây ở bên trên đường phố. Chẳng bao lâu, người ta dùng điện thay thế cho hơi nước để chạy xe. Các xe lửa chạy ở bên trên thành phố không còn tỏa tàn lửa xuống những người đi bộ ở dưới nữa, cũng như nó không còn phun khói thổi vào các cửa sổ những căn nhà lân cận. Một công trình sáng chế quan trọng khác nữa là điện thoại được phát minh vào thập niên 1870. Nhờ vậy mà dân thành phố có thể trực tiếp nói chuyện với nhau. Người ta không cần phải tùy thuộc vào các cậu thiếu niên chạy thư nữa.

403

Page 72: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Hoa Kỳ trở thành một quốc gia của những người dân thành thị.

Đã từ nhiều năm, Hoa Kỳ vốn là một quốc gia của nông dân và của người dân tỉnh nhỏ. Hồi năm 1880, chỉ có hai trong số 10 người sống sống ở trong các thành phố lớn có 2 ngàn 500 dân. Nhưng tới cuối thế kỷ thứ XIX, số người sinh sống ở thành thị bắt đầu gia tăng. Vào khoảng năm 1920, đã có tới 5 trong mỗi 10 người sinh sống trong các thị trấn đông hơn 2 ngàn 500 dân. Ngày nay có tới hơn 7 trong mỗi 10 người sống trong những cộng đồng đông đúc như vậy.

Dân số gia tăng trong các thành phố

PHẦN IIINHỮNG LỐI SỐNG Ở TRONG CÁC THÀNH PHỐ HOA KỲ

ĐÃ BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO ?

Đối với các du khách, hình như là các thành phố luôn luôn giống nhau : bận rộn, ồn ào, và đông đúc. Tuy nhiên, từ thập niên 1880 đến nay, các thành phố đã thay đổi nhiều. Để có ý miện về những sự thay đổi này, chúng ta hãy đến thăm một thành phố vào năm 1880 và một thành phố của ngày nay. Cuộc viếng thăm một thành phố vào thập niên 1880 sẽ được đặt giả thử với một du khách tưởng tượng tên là ông John Nhà Quê.

MỘT THÀNH PHỐ VÀO THẬP NIÊN 1880

- Du khách đi đến thành phố bằng xe lửa.

Ông Nhà Quê chưa bao giờ được ở thành thị. Lần này, ông quyết định đi thăm thành phố. Một hôm, ông khởi hành chuyến đi bằng xe lửa. Ông phải đi một chặng đường dài nhiều dặm. Ông đã dành chỗ sẵn ở trong một toa Pullman có sẵn những ghế có thể biến thành những giường ngủ về ban đêm. Loại toa Pullman này rất thông dụng trong những năm trước đó. Những toa Pullman này rất rộng rãi, tiện nghi và có đèn sáng đầy đủ.

Khi ông Nhà Quê vẫn còn ở trên lộ trình xe chạy, ông có thể lựa các món ăn của ông. Xe lửa sẽ ngừng lại ở các nhà ga chừng 20 phút để ăn sáng hay ăn trưa và ăn chiều. Hoặc nếu muốn, ông cũng có thể ăn những bữa ăn thong thả hơn ở ngay trong toa phòng ăn ở trên xe lửa.

404

Page 73: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Sau cùng ông Nhà Quê tới thành phố. Từ trên xe lửa, ông bước xuống một nàh ga rộng lớn. Đây là một trong những nơi trưng bày của thành phố, với những tường đá có trang hoàng và trần nhà cao hơn thường. Đối với ông Nhà Quê thì hình như hầu hết hành khách đều kinh ngạc. Ông ta đi ra khỏi nhà ga và đáp chiếc xe có ngựa kéo đi đến khách sạn.

- Người du khách từ đồng quê nhìn thấy những cảnh lạ của thành phố vào năm 1880.

Đối với ông Nhà Quê thì thành phố hơn 100 ngàn dân có vẻ như quá rộng lớn. Ngày nay, một thành phố vào cỡ này hình như là không rộng. Nhưng vào năm 1880, toàn quốc chỉ có 19 thành phố có độ 100 ngàn dân. Trong số đó thì chỉ có ba thành phố là có dân số lên tới hơn nửa triệu. Đó là New York, Philadelphia và Chicago.

Ông du khách Nhà Quê vào năm 1880 chắc chắn là phải kêu lên ngạc nhiên về những tòa nhà cao. Tòa nhà cao nhất lúc bấy giờ có thể tới 12 tầng lầu. Ông ta cũng thấy rằng đường phố đông đúc có đủ loại xe ngựa kéo. Những chiếc xe có ngựa kéo chạy trong các đường phố, (lúc bấy giờ chưa phát minh ra xe điện) và những xe hàng chuyên chở hàng hóa.

Ở bên trên các xe cộ và người ta thì có các dây thép chằng chịt. Nếu ông Nhà Quê lùi cuộc du lịch này trong ít năm sau thì ông có thể đã nhìn thấy những đường dây điện thoại và dây điện. Nào là những cột mọc lên tua tủa với những cây chắn ngang và những đường dây thép như muốn che kín cả mặt trời. Thật ra trong ít năm sau, một số thành phố đã đòi rằng các đường dây thép phải được chôn xuống đất. Nếu ông Nhà Quê đến viếng thành phố New York thì có lẽ ông còn được xem cái gì khác hơn ở trên đầu người. Xe lửa chạy ở bên trên đầu người, mà người ta thường gọi là "EL". Loại xe này đầu tiên được chế tại vào năm 1869/

- Nhiều người sống trong những khu nhà ổ chuộc.

Khi vào torng thành phố, ông Nhà Quê được thưởng thức những ngọn đèn dầu thắp sáng con đường ông đi vào khi mặ trời lặn. Ban ngày ông nhận thấy rằng có những khu vực tốt đẹp của thành phố chỉ có một gia đình trong một căn nhà. Tuy nhiên, ở trong những khu vực khác khi nhìn thấy tình trạng của người ta sinh sống ông phải kinh ngạc.Trongn hững khu này, có những khu chung cư rộng lớn, bẩn thỉu, dơ dáy. Đây thường là những tòa nhà ọp ẹp chứa rất nhiều gia đình. Những khu chung cư đông đúc của các thành phố biến thành những căn nhà ổ chuột, nơi của những người nghèo khó, chen chúc, túm tụm sống với nhau.

Muốn biết rõ ông Nhà Quê đã thấy được những gì ở trong những khu nhà ổ chuột, chúng ta hãy đọc vài đoạn văn của một người đã tích cực hoạt động để báo động với dân chúng Hoa Kỳ thời thế kỷ thứ XIX về vấn đề này. Ông Jacob Riis, từ Đan Mạch đến Hoa Kỳ sinh sống từ khi ông mới 21 tuổi. Khi mới khởi lập ở quê hương mới này, ông sinh sống trong những căn nhà ổ chuột trong thành phố New York. Không những trở thành phóng viên nhà báo, mà ông còn viết khá nhiều sách về các vấn đề ở trong các thành phố lúc bấy giờ. Dưới đây là một bài điển hình mà ông viết về những tình trạng trong các khu nhà ổ chuột.

405

Page 74: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

"Vào nửa đêm ... Khi tôi đi dạo trong các khu phố Essex, Hester và Ludlow... tôi đã đếm thường có tới 4, 5, có khi tới 6 trẻ em nằm trên một cái giường... Tring một gia đình mà tôi đến thăm vào lúc rất khuya, toàn thể gia đình nằm ngộn ngang trên một cái giường, ba đứa nằm ở dưới giường, tất cả nằm trên giường ngoại trừ một cậu nhỏ chừng 10 hay 12 tuổi là không có chỗ cho cậu ta. Với tất cả quần áo, cậu ta chui vào trong đống giẻ rách ở sát phía bên trong cửa vào. Hàng ngày cũng như hàng đêm, tôi thường đến thăm gia đình này, hình như tôi vẫn nghĩ rằng cái gia đình đầy nhóc trẻ em này không thể sống được trong một căn nhà lụp xụp bẩn thỉu như vậy. "

Đồng thời ông Jacob cũng viết những điều dưới đây :

" Có tới 360 người ở trong một dãy chung cư (vào năm 1888) và trong đó có tới 40 người là con nít mới sinh. Tôi không biết rõ có bao nhiêu trẻ em đang nô đùa ầm ĩ ở đây, còn cái sân mà bọn trẻ thường chơi rộng chừng 5 bộ chiều dài và 10 phân Anh chiều rộng, và phải bước hơn chục bậc để đi xuống con đường ở dưới đó. Ngăn đựng quần áo của toàn thể dãy nhà là cái hầm ở đằng sau nhà, trông ra cái sân chơi của trẻ em. Cái hầm này luôn luôn tối tăm ẩm thấp như là hầm chứa tù vậy."

THÀNH PHỐ HOA KỲ NGÀY NAY

- Ngày nay chúng ta có nhiều thành phố lớn.

Ngày nay thành phố của chúng ta khác hẳn với thành phố ngày xưa mà ông Nhà Quê đi thăm viếng hồi năm 1880 biết chừng nào. Dĩ nhiên là có sự khác biệt rõ ràng, nhất là các thành phố của chúng ta ngày nay rộng rãi hơn nhiều. Năm 1970, Hoa Kỳ có 6 thành phố có hơn một triệu dân, 20 thành phố có từ 5 trăm ngàn dân tới một triệu dân. Tất cả có tới 153 thành phố có hơn 100 ngàn dân.

- Các khu ngoại ô được mở mang ở gần các thành phố.

Một sự khác biệt nữa là thành phố của chúng ta ngày nay thường được mở rộng về các vùng ở chung quanh. Các thành phố bành trướng mau chóng vào cuối thế kỷ thứ XIX rất là đông đúc, ồn ào đầy những khói dơ bẩn. Chúng ta có thể nào nghĩ rằng có một số người dân thành thị làm việc ở trong các cơ sở ở trong thành phố mà vẫn sống ở nơi đồng quê xanh mướt êm đềm ở vùng lân cận được không ? Vào giữa thế kỷ thứ XIX đã có mười lăm người, sau giờ làm việc đáp xe lửa từ New York về Greenwick, Connecticut. Khi xe lửa chầm chậm băng qua cầu gần nhà họ, họ nhảy tọt xuống đất. Sáng sáng họ lại đáp xe lửa đi New York để làm việc.

Từ nơi nhỏ lúc khởi đầu này đã mở mang thành khu ngoại ô rất quan thuộc đối với Hoa Kỳ ngày nay. Các cộng đồng đã được phát triển ở chung quanh các thành phố lớn. Sáng sáng các công nhân từ các vùng ngoại ô đi vào thành phố để làm việc, và chiều chiều lại trở về nhà. Lúc đầu người ta đi về bằng xe lửa, sau này người ta dùng xe điện; và những năm gần đây người ta dùng xe buýt và xe hơi. Sáng chiều xe cộ tấp nập đi về trên các con đường xa lộ mới hoàn thành xong, hàng hàng lớp lớp xe cộ ngược xuôi đi tỉnh, và về nhà.

Nói một cách khác, các thành phố Hoa Kỳ ngày nay đã phát triển đến độ mà chúng ta gọi là "Metropolitan areas" (Những vùng trung tâm thành phố). Trung tâm của những khu vực này nằm trong giới hạn của thành phố lúc đầu. Các vùng ở ngoài

406

Page 75: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đường biên giới đó là các khu ngoại ô ở khắp mọi ngã chung quanh thành phố. Ngày nay số dân sống ở trong thành phố ít hơn so với số dân sống ở trong các vùng ngoại ô. Thành phố New York là thành phố lớn nhất và cũng là thành phố có các khu ngoại ô rộng lớn có tới 2 triệu 2 trăm ngàn dân sinh sống ở trong thành phố có nhà ở các khu ngoại ô. Nhưng ở Boston và Pittburgh cứ một người có nhà ở trong thành phố thì có tới hơn 4 người có nhà ở các vùng ngoại ô.

- Các thành phố cung cấp các dịch vụ cần thiết.

Những thành phố nhỏ của ngày xưa không đòi hỏi phái có những dịch vụ mà ngày nay chúng ta cho là dĩ nhiên phải có. Tuy nhiên, khi mà các thành phố càng trở nên rộng lớn hơn thì cần phải có một số lớn nước trong sạch, hệ thống cống rãnh hoàn hảo, và đường phố phải được trải đá và tráng nhựa cẩn thận. Thành phố cũng cần phải có những phương tiện điều hành và tiêu thụ rác, cần phải có cảnh sát và đoàn quân cứu hỏa. Một vài dịch vụ sau này mới có. Thí dụ như nước thường được dẫn từ các hồ nước hay từ các dòng sông ở nơi xa xăm qua các ống dẫn vào thành phố. Công việc dẫn nước này không những cung cấp nước uống cho dân thành phố, mà còn cung cấp cả nước tắm rửa, nước để cứu hỏa và nước để dùng trong các nhà máy kỹ nghệ nữa.

- Người ta cho xây những tòa nhà cao hơn.

Nhiều thành phố tân kỳ của ngày nay có những tòa nhà chọc trời cao vọt lên hẳn với những thành phố ngày xưa. Khi ông Nhà Quê đi thăm thành phố vào năm 1880, thì các tòa nhà rộng lớn được xây bằng đá hay gạch. Việc sử dụng những loại vật liệu này giới hạn chiều cao các tòa nhà. Tòa nhà Monadnock ở Chicago hoàn thành vào thập niên 1890 có bức tường dày 15 bộ để chịu đựng chống đỡ sức nặng của 16 tầng nhà.

Khi mà càng có thêm các cơ sở kinh doanh tập trung ở trong các thành phố thì đất đai ở trong thành phố càng trở nên hiếm và càng trở nên mắc mỏ. Chỉ có một cách để có thêm nhà cho các cơ sở kinh doanh là phải thiết lập những tòa nhà cao hơn. Tới khi người ta sử dụng các vật liệu kiến trúc mới như như sắt và thép thì người ta mới có thể kiến trúc được những tòa nhà cao hơn mà không cần phải có những bức tường dày. Ngày nay chúng ta có những tòa nhà chọc trời cao tới hơn một trăm tầng lầu.

- Thay đổi về các phương tiện chuyên chở và đèn chiếu sáng.

Giống như ông Nhà Quê, du khách ngày nay có thể dùng xe lửa để đi tới thành phố, nhưng người ta cũng có thể đi bằng máy bay hay dùng xe hơi của mình và tự mình lái đi đến tỉnh. Khi tới thành phố, người ta sẽ thấy hàng hàng lớp lớp xe hơi cuồn cuộn chạy trong dòng lưu thông. Xe lửa chạy trên cao mà ngày nay là xe điện vẫn còn sử dụng chạy ở trên đầu. Ngoài ra, trong các thành phố lớn, người ta còn có thể thấy các xe lửa chạy ở bên dưới các thành phố (subway). Ở trong thành phố, người tta đã dùng xe buýt thay thế các thành phố của ngày xưa.

Trong các thành phố của chúng ta ngày nay được chiếu sáng bằng đèn điện. Tiệm hàng có đèn chiếu sáng các quầy hàng trưng bày cho tới khuya. Những dấu hiệu quảng cáo có hệ thống chớp điện hay chiếu sáng như đập hẳn vào mắt những người qua lại. Mãi tới thập niên 1920, người ta mới phát minh ra loại đèn Nê-ông. Tất cả đèn

407

Page 76: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

này đều trắng cả. Ngày nay, các bạn thấy có đủ loại màu sắc của các dấu hiệu bằng đèn điện : màu đỏ, màu xanh nước biển, màu xanh lá cây, và các màu khác.

- Các thành phố đang được sửa sang.

Trong những năm gần đây, nhiều thành phố đã cố gắng nghiên cứu và giải quyết nhiều vấn đề. Những khu nhà ọp ẹp được thay thế bằng những tòa nhà mới. Mỗi khi có việc sửa sang thành phố (còn được gọi là tân trang) đôi khi có những tranh chấp dữ dội. Dân chúng trong những vùng được sửa sang này phải tháo dỡ nhà cửa thường chống đối, không chịu rời bỏ nhà cửa của họ. Có khi có những người đã đi khỏi căn nhà cũ của họ mà không thể nào có đủ khả năng tìm được một căn nhà mới. Kinh nghiệm với những khó khăn như vậy đã giúp cho những người soạn thảo ra kế hoạch tân trang thành phố phải để tâm nhiều hơn đến nhu cầu của dân chúng.

Chính quyền Liên bang cũng như chính quyền tiểu bang và các tòa đô chính thường chi rất nhiều tiền cho các chương trình tân trang. Một vài thành phố có tới toàn thể khu ổ chuột bị triệt hạ để xây các tòa nhà và các cơ sở theo kiếu mới. Người ta cho mở rộng các đường phố, và cho làm những dải đất trồng cỏ, trồng hoa trông rất đẹp mắt. Những căn nhà có giá trị lịch sử được sửa sang để cho du khách đến thưởng lãm. Người ta cũng đã cố gắng hoạt động để cho thành phố không còn bị những làn khói ở các nhà máy kỹ nghệ quấy rày nữa. Với t6at1 cả những thay đổi này, thành phố, những nơi mà chúng ta ngày nay sinh sống ở đó trở thành những nơi thích thú hơn nhiều.

- Các thành phố phải vật lộn với vấn đề lưu thông.

Xe hơi là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người ta phải sứa sang thành phố. Lúc đầu xe hơi không gây khó khăn gì cả, ngoại trừ tiếng kêu của động cơ làm cho ngựa đi qua phải sợ thôi. Tuy nhiên, ngày nay ở đâu cũng có xe hơi. Biết bao nhiêu triệu xe hơi của chúng ta cần phải có không biết bao nhiêu dặm đường rộng rãi và phải được lót đá, trải nhựa cho phẳng nhẵn. Ngoài ra, xe hơi còn gây ra vấn đề tắc nghẽn lưu thông. Người ta đang thiết lập xa lộ tốc hàng để cho các xe hơi chạy vào cũng như đi ra khỏi các thành phố được mau lẹ hơn. Thường thường có nhiều tòa nhà bị triệt hạ để làm thêm đường mới và các khu vực cho xe hơi đậu. Dù sao thì vấn đề lưu thông vẫn còn là một vấn đề khó khăn.

PHẦN IVLỐI SỐNG Ở NÔNG THÔN VÀ CÁC TỈNH NHỎ

ĐÃ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO ?

Ngay khi mà những phát minh mới làm thay đổi lối sống ở các thành phố thì lối sống ở nông thôn cũng thay đổi. Trong chương XXIV, chúng ta đã thấy rằng những máy móc mới và những phương pháp canh tác mới đã ảnh hưởng đến tình trạng làm việc ở nông thôn như thế nào. Nhưng thời đại máy móc đã làm thay đổi đời sống hàng ngày của những người nông dân và gia đình họ ra sao ? Nó đã ảnh hưởng đến đời sống của họ trong những giờ nhàn rỗi như thế nào ? Muốn có ý miện về sự khác biệt này, ta hãy so sánh đời sống ở nông thôn vào thập niên 1880 cùng với đời sống ở một nông trại ngày nay.

- Một nông trại ở Iowa trong thập niên 1880.

408

Page 77: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đó là lúc ban đêm ở trong vùng Iowa. Bóng tối dày đặc đã làm ngăn cách hẳn một nông trại với gia đình lối xóm. Nông trại hình như cô quạnh lạnh lùng lẻ loi như một con tàu lênh đênh ngoài biển cả. Trong nhà ông Jones và gia đình ngồi quanh ngọn đèn dầu ít phút rồi đi ngủ. Chính ông Jones thì đọc tờ báo nông dân. Sau một ngày làm việc cực nhọc, chỉ có mấy con ngựa và vài cái máy phụ giúp, ông cảm thấy mệt nhọc. Bà Jones ngồi bên cạnh ông. Bà đang cặm cụi bên đống quần áo lo việc khâu vá. Nhà chỉ có một cái bếp đốt củi gỗ. Sau những giờ nấu ăn chính bà cũng cảm thấy mệt nhọc. Bà ta mệt là vì phải lấy nước đun nóng để tắm giặt trong một cái chậu bằng gỗ. Lũ con ông ta đang cặm cụi để chuẩn bị cho ngày mai đi học.

Ông John Jones và gia đình thường không gặp các bạn bè. Muốn đi thăm họ, ông phải buộc ngựa vào xe rồi cho ngựa kéo đi chậm cháp qua những con đường gồ ghề. Gia đình ông thường gặp các bạn láng giềng ở nhà thờ vào mỗi buổi sáng chủ nhật. Đôi khi ông đi đến tỉnh gần bên để bán các nông phẩm ở các tiệm hàng hóa và mua vài món cần thiết. Đôi khi ông dự buổi họp của hội vựa lúc. Những khi có bầu cử thì gia đình ông đến dự các buổi đại hội để nghe người ta nói chuyện.

- Một nông trại ở Iowa vào thập niên 1970.

Giờ đây cũng là chiều tối ở Iowa vào khoảng 90 năm sau. Ông Albert Jones cháu nội của ông John Jones ngày xưa, cùng với gia đình ngồi trong phòng ăn đầy đủ tiện nghi. Đèn điện sáng choang ở trong nhà, và hai đứa cháy con của ông con trong tuổi thiếu niên đang mải coi vô tuyến truyền hình. Trước đó ông bà Jones đã nghe Tổng thống nói về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, sau đó ông lại nghe bản tin giờ chót. Và giờ thì ông Jones đang đọc tờ tin tức nông dân nói về công chức mới cho bò ăn. Bà Jones đang gọi điện thoại nói chuyện với nhân viên ủy ban dự thảo cho buổi họp kỳ tới của hội giáo chức và phụ huynh tại trường trung học địa phương. Bà có thì giờ để tham gia hoạt động như vậy là vì nhà bà có máy hâm nước nóng, có ống dẫn nước nóng và nước lạnh, có các đồ dùng bằng điện để làm các công việc cực nhọc ở trong nhà.

Đời sống ở nông thôn không còn lẻ loi, hiu quạnh lạnh lùng như 90 năm về trước. Điện thoại đã giúp cho gia đình ông Jones được dễ dàng tiếp xúc với bà con lối xóm. Đi mua bán ở Des Moines hay ở Chicagocu4ng không còn là một sự khó khăn nữa, vì gia đình có xe hơi. Thứ bảy tuần này cả gia đình sẽ đi Iowa City để xem football.

Về phần ông Jones, radio mang đến cho ông những bản báo cáo thị trường và tin tức tiên đoán thời tiết hàng ngày. Các xe vận tải, xe máy kéo, máy cày, máy hái bắp và các máy móc khác giúp cho ông có thể điều hành một nông trại rộng 480 mẫu còn dễ hơn là ông nội của ông điề hành một nông trại rộng chỉ có 160 mẫu. Sự thật, ông Albert Jones ngày nay cũng có những khó khăn mà ông nội của ông ngày xưa không bào giờ gặp phải. Ông phải lưu giữ hồ sơ sổ sách một cách cẩn thận để còn báo cáo thuế lợi tức với tiểu bang và chính quyền Liên bang. Nhưng ngày nay còn có phân bón tốt và hạt giống tốt hơn để cải thiện nông phẩm của ông. Đồng thời các máy móc cũng đã làm cho công việc nông trại được dễ dàng hơn nhiều.

- Có nhiều thay đổi ở các tỉnh nhỏ.

409

Page 78: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Giống như ở các thành phố và ở nông thôn, trong thế kỷ này, ở các tỉnh nhỏ cũng đã thay đổi rất nhiều. Muốn biết có những thay đổi nào, chúng ta hãy tượng là đi thăm một tỉnh nhỏ. Chúng ta sẽ cùng đi với cô Lisberth Brown về thăm bà nội của cô ta ở quê nhà, người đã sống suốt đời ở tỉnh nhỏ này. Khi họ vừa ngồi xuống, cô Lisberth yêu cầu bà nội Brown kể chuyện về đời sống ở trong tỉnh từ khi bà còn trẻ đã thay đổi như thế nào.

Bà Brown nói : "Khi tôi còn là một thiếu nữa trẻ, tỉnh Waterville nhỏ hơn bây giờ. Tỉnh này đã không phát triển quá nhiều như các tỉnh lớn, nhưng cũng mở mang ít nhiều. Nhưng sự thay đổi lớn nhất là ngày nay chúng ta có những tiện nghi...

... Khi tôi còn trẻ, tôi phải làm những công việc cực nhọc. Một căn nhà giữa một bãi cỏ. Chúng tôi phải bơm nước ở giếng lên bằng bơm tay. Chỉ có một ít người mới có hệ thống sưởi ở trong nhà. Phần lớn các gia đình chỉ có bếp nấu và lò sưởi đốt bằng củi gỗ. Ngay dù chúng tôi có hệ thống sưởi đi nữa, chúng tôi cũng phải xúc than đổ vào lửa (làm bằng tay). Đèn soi sáng ban đêm là đèn dầu."

- Đường phố thì gồ ghề, công việc thì khó khăn.

Bà già Brown lại nói tiếp : "Đường phố của chúng tôi lúc bấy giờ không được rải đá. Mùa hè rất là dơ bẩn, mùa xuân và mùa đông thì nhơ nhớp. Nếu chúng tôi phải đi ban dêm thì ở ngoài đường chỉ có một vài ngọn đèn dầu để soi đường đi thôi. Trong các vùng quê ở ngoài tỉnh thì tối đến dày đặc. Về vấn đề giải trí thì chúng tôi tự lo liệu giải trí lấy. Chúng tôi tập trung với nhau trong những bữa tiệc vui và ca hát hay cùng chơi một vài trò chơi. Khi nào có đoàn xiếc hay đoàn trình diễn nào về tỉnh thì khi đó thật là vĩ đại đối với chúng tôi."

Cô Lisberth hỏi : "Bà ơi, lúc đó bà không thấy lẻ loi và buồn tẻ sao?"

Bà Brown trả lời : "Không, thật vậy, nhưng dù sao thì sự thực là đời sống ở trong tỉnh ngày nay thích thú hơn thuở tôi còn là con gái. Ngày nay chúng ta có vô tuyến truyền hình, máy thâu thanh và chúng ta có thể cùng xem hay cùng nghe những thứ tiêu khiển như những người sinh sống ở trong các tỉnh lớn. Chúng ta và những người khác cũng được coi một loại phim ảnh. Thưở tôi còn là con gái, ngoại trừ xe lửa ra, tôi không thể nào đi xa được...

... Khi tôi còn là con gái, muốn may quần áo, tôi phải cần đến nhiều thợ may ở trong tỉnh. Họ tới nhà để may quần áo cho chúng tôi. Ngày nay, nhà hàng ở các nơi bán cùng thứ quần áo cho mọi người mua, hoặc là chúng ta có thể đi đến thành phố lớn để mua quần áo."

Bà già Brown ngồi yên lặng một lúc rồi lại nói : "Đời sống đã thay đổi rất nhiều ở Waterville này. Đời sống chúng ta ngày nay được thoải mái hơn ngày xưa nhiều. Chúng ta có tất cả mọi tiện nghi mà dân ở thành phố lớn có. Tuy nhiên những người trẻ này có khuynh hướng đi xa. Họ đi đến sinh sống ở các thành phố lớn. Họ nghĩ rằng ở đây họ sẽ tìm được nhiều dịp may, hoặc là đời sống ở đó sẽ thú vụ hơn. Tôi lo ngại không biết tỉnh nhỏ này của chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta không tìm cách cầm giữ những người trẻ ở lại."

CHƯƠNG XXVI410

Page 79: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

HOA KỲ CUNG CẤP NHIỀU DỊP MAY CHO THÊM NHIỀU NGƯỜI

Như chúng ta đã thấy phần lớn lịch sử Hoa Kỳ là những câu chuyện về việc mở mang và thay đổi. Đất nước chúng ta đã được mở mang cả về diện tích lẫn cả dân số. Điều chắc chắn là những thay đổi này cũng đã tạo nên một số khó khăn. Những người đến Mỹ châu định cư vào thời thuộc địa không phải lo ngại về vấn đề thất nghiệp và về giá cả nông phẩm ở thị trường như dân chúng ngày nay. Tuy nhiên, những sự thay đổi cũng đã mang lại cho dân chúng ở thành thị có thêm thì giờ nhàn rỗi cũng như có thêm những cơ hội mới. Thí dụ như rất ít người trong chúng ta muốn phải làm việc cực nhọc như người dân thời thuộc địa. Cũng chẳng có ai trong chúng ta còn muốn làm việc mà lại không có những tiện nghi tân kỳ cũng như không có máy móc tối tân làm tiết kiệm sức lao động và có thể làm giảm thời giờ làm việc của chúng ta.

Hơn nữa, việc có thêm những cơ hội và có nhiều thời giờ nhàn rỗi còn giúp cho đời sống của người dân Hoa Kỳ được tốt đẹp và phong phú hơn. Như chúng ta đã học ở chương XIX, giữa thế kỷ thứ XIX đã có một số người Hoa Kỳ cảm thấy sung sướng được đem hết thời giờ và năng lực ra giúp đỡ những người kém may mắn để xóa bỏ chế độ nô lệ, và tranh đấu cho chị em phụ nữ được thêm quyền tự do. Đồng thời, người ta cũng chú ý đến nhiều vấn đề giáo dục, đến các việc đọc sách và viết sách.

Trong thế kỷ vừa qua, đặc biệt nhất là từ năm 1900, những thay đổi trong đời sống Hoa Kỳ càng ngày càng ảnh hưởng tới nhiều người hơn. Việc gia tăng sử dụng máy móc đã làm giảm số giờ làm việc cho hầu hết mọi người Hoa Kỳ. Từ đó, có thêm nhiều cơ hội để học hỏi và giải trí, có thêm nhiều người Hoa Kỳ lưu tâm đến văn chương, âm nhạc và văn nghệ. Muốn hiểu rõ trong phạm vi này, người ta đã hoàn thành được những gì và những công trình đã hoàn thành được ở trong phạm vi này đã làm thay đổi đời sống xã hội ở Hoa Kỳ như thế nào, chúng ta hãy theo dõi những vấn đề dưới đây.

1/ Những sự thay đổi quan trọng nào về xã hội đã xảy ra trong những năm gần đây ?

2/ Những cơ hội cho vấn đề bạo hành và tiêu khiển gia tăng như thế nào ?

3/ Những tiến bộ nào đã thực hiện được ở trong phạm vi khoa học, văn chương và nghệ thuật ?

PHẦN INHỮNG SỰ THAY ĐỔI QUAN TRỌNG NÀO VỀ XÃ HỘI

ĐÃ XẢY RA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ?

THAY ĐỔI QUAN TRỌNG VỀ DÂN SỐ.

Như chúng ta đã biết ở chương XXV, trong vòng 100 năm vừa qua, dân số Hoa Kỳ đã gia tăng ghê gớm. Từ khi nội chiến chấm dứt, dân số có 36 triệu người; ngày nay dân số tăng lên 200 triệu, tăng gấp 5 lần. Một vài thay đổi khác vw62 dân số cũng không kém phần quan trọng.

411

Page 80: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Từ thập niên 1940 số sinh gia tăng nhiều.

Quốc gia chúng ta đã không phát triển theo một nhịp đều đặn. Trong thập niên 1930, dân số Hoa Kỳ gia tăng ít hơn rất nhiều nếu so với những năm trước. Có sự thy đổi như vậy một phần là do luật giới hạn nhập cư và một phần do số sinh giảm hạ. Hẳn các bạn còn nhớ thập niên 1930 là những năm xảy ra khủng hoảng kinh tế, là những năm ít có công ăn việc làm và đồng lương công nhân lại rẻ. Trong hoàn cảnh như vậy, rất ít người muốn lập gia đình và như vậy con số trẻ sơ sinh chào ra đời rất ít. Các nhà nghiên cứu về dân số trong những năm này cho rằng tới năm 1985 toàn thể Hoa Kỳ chỉ có chừng 160 triệu dân. Tuy nhiên trong những thập niên 1940 và 1950, số sinh nhảy vọt hẳn lên làm tăng số người trong gia đình trung bình của người Hoa Kỳ. Vào khoảng năm 1960, khi mà dân số Hoa Kỳ vượt hơn 180 triệu, người ta ước lượng trong vòng 25 năm tới, dân số Hoa Kỳ hẳn phảu thay đổi nhiều lắm.

- Gia tăng số người già.

Trong những năm gần đây, không những có thêm nhiều trẻ em sơ sinh mà lại có sự gia tăng số người già. Những sự khám phá quan trọng về y học đã làm giảm số người chết vì bệnh tật. Dân chúng Hoa Kỳ đã được hiểu biết về cách dùng thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hơn. Họ lại có thêm thì giờ để nghỉ ngơi trong những ngày cuối tuần và các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép. Người ta cũng chú ý nhiều hơn đến vấn đề phòng bệnh.

- Phần đông người Hoa Kỳ hay di chuyển và hay thay đổi nơi cư trú.

Người Hoa Kỳ vốn từng là một dân tộc hiếu động và có nghị lực. Nếu không như vậy, thì họ đã không đến lập nghiệp ở khắp nơi trên toàn lục địa này, hoặc là đã không mở mang khai thác được tài nguyên thiên nhiên, đất nước đã không thiết lập được các nhà máy kỹ nghệ. Chừng 100 năm về trước, tỷ lệ số người lớn lên rồi lập gia đình và sống suốt đời của họ ở một chổ lớn hơn nhiều.

Ngày nay, nhiều gia đình người Hoa Kỳ thường hay di chuyển, thay đổi địa chỉ thường hơn ngày xưa. Có lẽ các bạn sinh ra ở một tỉnh nhỏ hay ở một thành phố lớn, lớn lên đi học ở một nơi khác, và bây giờ lại sống ở một nơi khác nữa. Chúng ta sẽ bàn về một vài nguyên do hay di động của người Hoa Kỳ ở dưới đây :

1/ Chừng nào mà phần đông người Hoa Kỳ còn làm chủ ruộng đất mà họ canh tác thì còn có nhiều gia đình muốn ở yên một chỗ. Nhưng ngày nay vì có những nông cụ tối tân giúp cho người ta có thể sử dụng ít nhân lực để sản xuất thực phẩm cung ứng cho nhu cầu của đất nước. Cho nên nhiều người ở nông thôn đã lìa bỏ "Ấp trại của ngày xưa" để ra thành thị kiếm công ăn việc làm.

2/ Ngày nay việc di chuyển của một gia đình đi xa là một việc rất dễ dàng. Thêm vào phương tiện di chuyển bằng xe lửa của thời 1865, người ta lại có thể di chuyển bằng máy bay và xe hơi của gia đình. Hệ thống xa lộ rộng lớn của chúng ta đã gúp cho việc di chuyển của một gia đình đến một nơi khác ở trong nước được mau lẹ và thuận tiện, thoải mái.

3/ Có nhiều chủ gia đình làm việc trong các công ty lớn có các nhà máy, văn phòng và cơ sở ở nhiều nơi khác nhau. Thường thường những người này được thuyên

412

Page 81: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

chuyển từ một cơ sở ở một địa phương ở trong nước đến một cơ sở ở một địa phương khác.

4/ Khi mà càng có nhiều người sống lâu hơn thì lại có nhiều người già về hưu muốn di chuyển đến các tiểu bang có khí hậu và đời sống dễ chịu thoải mái hơn.

- Nhiều người da đen di chuyển lên các tiểu bang miền Bắc.

Một phong trào di chuyển đặc biệt nữa nên được bàn ở đây là phong trào di chuyển của người da đen lên miền Bắc. Trước cuộc nội chiến , hầu hết dân da đen sống ở miền Nam. Sau cuộc nội chiến, họ bắt đầu di chuyển về miền Bắc để mưu tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, mãi đến thời Đệ Nhất Thế Chiến mới có nhiều người da đen di chuyển lên miền Bắc. Đất nước lúc này đang dồn hết nỗ lực để chiến thắng. Với các nhà máy sản xuất những khối lượng khổng lồ hàng hóa và hàng triệu người phải phục vụ trong quân đội, cho nên có rất nhiều công ăn việc làm. Vì thế mà lúc này có hàng ngàn người da đen đi lên miền Bắc để kiếm việc làm. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, câu chuyện cũng xảy ra tương tự như vậy. Sau các trận chiến này, những người da đen di chuyển lên miền Bắc để kiếm việc làm rồi họ ở lại sinh sống trong các thành phố lớn miền Bắc để kiếm việc làm rồi họ ở lại sinh sống trong các thành phố lớn ở miền Bắc. Từ Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày nay, người da đen vẫn còn tiếp tục di chuyển lên miền Bắc. Vào khoàng năm 1970, có tới một nửa trong số 22 triệu dân da đen người Hoa Kỳ sinh sống ở trong các tiểu bang miền Bắc.

- Mặc dù gặp nhiều trở ngại, người Hoa Kỳ da đen cũng đã có những thành tích tốt đẹp

Việc người da đen di chuyển lên sinh sống ở trong các thành phố miền Bắc là một phần cố gắng để cải thiện số phận của họ, và cũng là để họ được hưởng những tự do, và quyền công dân đã bào đảm cho họ từ sau cuộc nội chiến. nhưng phần đông người da đen ở miền Nam là những người lãnh canh vẫn còn nghèo nàn. Hơn nữa, vào những năm cuối thế kỷ thứ XIX, các quyền tự do của họ bị bắt giảm bằng nhiều cách. Phần lớn những người da đen ở miền Nam bị các luật lệ địa phương và luật lệ tiểu bang ngăn chặn không cho đi bầu. Đồng thời, họ phải sử dụng những trường học riêng, những nhà thương riêng, xe lửa, xe buýt riêng và phải sống trong những khu vực riêng. Cũng là để tránh thoát những luật lệ "Jim Crow" mà người da đen phải di chuyển lên miềng Bắc trong thời đầu thế kỷ thứ XX này. Tuy nhiên, trong các thành phố ở miền Bắc họ cũng gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm nàh cửa hẳn hoi và việc làm tốt đẹp. Để giúp họ vượt qua những tình trạng như vậy, Hiệp hội Quốc gia Thăng tiến Dân Da Màu (KNNCP) ra đời vào năm 1909 và Liên Minh Thành Thị Quốc gia ra đời vào năm 1911, tích cực hoạt động giúp đỡ họ.

Tuy nhiên, dù gặp phải những khó khăn như vậy, dân Hoa Kỳ da đen cũng đã ghi được những thành tích đáng kể. Ngày này có nhiều bác sĩ, luật sư, thẩm phán, kịch sĩ và các nhà kinh doanh người da đen. Họ cũng đã thành lập các nhà ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các cơ sở kinh doanh khác. Từ năm 1900, con số những người da đen tố nghiệp da đen đại học đã tăng lên nhanh chóng. Người da đen đã trở nên xuất sắc trong nhiều lãnh vực. Dưới đây chỉ là một số người tượng trưng : Trong ngành giáo dục có Mary Mcleod Bethune; ngành khoa học có Percy Julian, ngành quốc tế vụ có Ralph Bunche, âm nhạc có Leontyne Price và Duke Ellington; thể thao

413

Page 82: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thể dục có Jackie Robinson và Willie Mays, và một số ngôi sao thế vận hỗi; Tổ chức chính quyền có Thurgood Marshall và Edward Brooke; Báo chí có Carl Rowan, và điện ảnh thì có Sidney Poitier và Cicely Tyson.

GIỚI HẠN VIỆC NHẬP CƯ.

- Những người di cư phải đương đầu với những khó khăn.

Từ năm 1800 đến 1930 có nhiều triệu người di cư đến Hoa Kỳ để mưu sinh. Nhiều người mới tới lại không gặp được lúc dễ dàng. Phần đông những người mới di cư tới rất ít hay không biết nói tiếng Anh. Dù thế nào đi nữa, nhưng muốn kiếm được công việc làm, có thể mua được thực phẩm, quần áo, cũng như có thể tìm đường đi di chuyển từ nơi này đến nơi khác, họ cần phải biết ít nhất một số tiếng Anh. Những người mới tới cũng cần phải làm quen với những phong tục mới lạ đối với họ. Dĩ nhiên là có nhiều người tìm đến sinh sống ở những nơi có nhiều người cùng quốc gia gốc của họ đã đến đây từ trước. Ở đây họ không những có thể nói chung một thứ tiếng mà còn có cùng phong tục tập quán và quá khứ về đất nước của họ. Cho nên toàn thể của nhiều khu vực của thành phố lớn hay các tỉnh thường có những người có cùng quốc tịch cũ định cư sinh sống với nhau. Họ tạo thành một cộng đồng trong thành phố.

Phần đông những người mới di cứ tới Hoa Kỳ có rất ít hay không có tiền. Kiếm được một việc làm là một việc rất khó đối với người mới tới, trừ những trường hợp họ có một khả năng đặc biệt mà các ông chủ cần mườn. Thường thì họ chấp nhận làm những công việc nặng nhọc, nhiều giờ mà lại ít lương. Vì người di cư cần phải mất nhiều thì giờ để học hỏi về lối sống Hoa Kỳ cho nên có nhiều người tham lam và ích kỷ đã lợi dụng họ.

- Càng ngày nhưng người mới di cư tới càng không được tiếp đón ân cần như trước.

Không phải tất cả mọi người đều niềm nở với những người di cư (Một vài người không thích người nào hay cái gì hình như xa lạ đối với họ). Dù sao thì vào buổi ban đầu Hoa Kỳ thường tiếp đón ân cần những người di cư mới tới.

Tuy nhiên, những năm vào cuối thế kỷ thứ XIX, nhiều người Hoa Kỳ bắt đầu nghi ngờ không biết rằng thái độ này đối với người di cư như vậy có khôn ngoan hay không. Khi mà số người di cư càng ngày càng nhiều thì sự nghi ngờ càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Có thể đem lối sống Hoa Kỳ dạy được con số lớ người di cư như vậy được không ? Họ có làm cho chế độ dân chủ chúng ta mguy hại không? Đặt ra các câu hỏi này, một số người Hoa Kỳ muốn ám chỉ những khu định cư của những người ngoại quốc ở trong các thành phố của chúng ta. Họ nói rằng đây là chứng cớ cho thấy rằng người di cư không chịu chấp nhận lối sống và cách suy tư của chúng ta. Những người chống làn sóng di cư cũng lý luận rằng vì người di cư sẵn sàng làm việc với những đồng lương ít ỏi cho nên họ là những người làm giảm hạ đồng lương của anh em công nhân Hoa Kỳ.

- Giới hạn con số những người nhập cư.

Hậu quả của những sự sợ hãi này là họ kêu gào phải nên giới hạn việc nhập cư. Ngay từ năm 1882, Quốc hội đã thông qua một đạo luật cấm cho những nhập cư

414

Page 83: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

những công nhân người Trung Hoa, đặc biệt là dân tiểu bang California phản đối việc cho người Trung Hoa và người Nhật Bản nhập cư, vì họ sẵn sàng chấp nhận làm việc với đồng lương rẻ mạt. Dần dần lại có những luật lệ khác giới hạn việc nhập cư. Thí dụ như năm 1917, Quốc hội thông qua một đạo luật không cho nhập cư những người không biết đọc. Năm 1924, lại thông qua một đạo luật giới hạn nhập cư một cách tộng quát. Luật này cấm hầu hết những người từ các quốc gia Á châu di cư đến và giới hạn những người di cư khác hàng năm không quá sốn 150 ngàn người.

Con số ấn định người di cư từ mỗi nước đến được gỏi là quota (chỉ tiêu). Những chỉ tiêu được căn cứ vào số những người có cùng quốc tịch cũ ở Hoa Kỳ. Hệ thống chỉ tiêu không cắt giảm con số những người từ các quốc gia Tây Âu di cư đến như những người từ các nơi khác ở Âu châu đến. (Vì rằng mãi tới năm 1900 mới bắt đầu có nhiều người từ Đông và Nam Âu châu di cư đến Hoa Kỳ). Luật này đã giảm hạ con số những người nhập cư vào Hoa Kỳ hằng năm.

Sau Đệ nhị Thế chiến, nhiều triệu người mất quê hương vì chiến tranh đi tìm quê hương mới. Kết quả là từ năm 1948 đến năm 1952 Hoa Kỳ cho nhập cư hơn 400 ngàn người từ Âu châu vào Hoa Kỳ. Hầu hết những người tỵ nạn này được kể như là một phần chỉ tiêu tương lại thuộc về quốc gia của họ. Luật MaCarran, một đạo luật nhập cư mới được thông qua vào năm 1952 . Dù rằng luật này bãi bỏ luật cấm cho phép nhập cư những người từ các quốc gia Á châu tới, nhưng vẫn còn tiếp tục áp dụng hệ thống chỉ tiêu. Luật McCarran giới hạn số chỉ tiêu nhập cư lên đến 155 ngàn người trong một năm.

- Hệ thống chỉ tiêu giảm hạ.

Nhiều người cho rằng hệ thống chỉ tiêu có ý kì thị chống lại những người thuộc các quốc gia Đông và Nam Âu châu muốn nhập cư vào Hoa Kỳ. Những cố gắng để hủy bỏ hệ thống chỉ tiêu này đã thành công vào năm 1965. Năm đó Quốc hội chấp thuận một đạo luật mới về nhập cư. Theo luật này thì tổng số người ở Tây Bán Cầu nhập cư vào Hoa Kỳ hàng năm được ấn định là 170 ngàn người, số người từ mỗi quốc gia " Ngoài Tây Bán Cầu" sẽ không được quá 20 ngàn người "mỗi năm". Tuy nhiên luật này cũng qui định rằng những người trong gia đình của những người có quốc tịch Hoa Kỳ có thể nhập nội Hoa Kỳ mà không tính vào con số nhập cư trên đây. Đồng thời, luật này cũng ấn định con số tối đa mỗi năm cho những người thuộc các quốc gia ở Tây Bán Cầu nhập cư vào Hoa Kỳ là 120 ngàn. Trước kia việc nhập cư từ các quốc gia Tây Bán Cầu không bị giới hạn.

VẤN ĐỀ CÁC KHU NHÀ Ổ CHUỘT.

Trong chương XXV, các bạn đã thấy rằng việc mở mang các đô thị một cách mau chóng vào cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX đã tạo nên các khu nhà ổ chuột. Số đông những dân nghèo mà đa số là những người di cư mới tới chen chúc trong những khu nhà chung cư chật chội và bẩn thỉu trong các khu phố đông đúc. May mắn là quốc gia Hoa Kỳ còn có nhiều người nam cũng như nữ cương quyết phải làm một cái gì để xóa bỏ tình trạng của các khu nhà ổ chuột như vậy. Một trong những người này là Jacob Riis qua những cuốn sách và những bài báo mà ông viết rất sống động đã làm chi người Hoa Kỳ nhận thức thực tình trạng sinh sống trong các khu nhà ổ chuột.

415

Page 84: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Jane Addame tranh đấu cải thiện tình trạng trong các khu nhà ổ chuột.

Một người khác nữa đã tận hiến đời mình để giúp đỡ những người dân kém may mắn sống trong các thành phố là cô Jane Addams. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả ở miền Trung Tây, cô Addams rất lấy làm xúc động khi lần đầu cô thấy tình trạng sinh sống trong các khu nhà ổ chuột ở Chiacago. Mặc dù thân thể không được cường tráng khỏe mạnh, như cô quyết phải làm cái gì để cải tiến tình cảnh của người dân nghèo.

Sau khi du học ở Âu châu trở về Chiacago, cô Addams cho thiết lập viện Hull Hous ngay ở trong tòa lâu đài cổ xưa ở ngay trung tâm chung cư trong thành phố Chicago. Ở đây cô cố gắng làm việc giúp cho các gia đình lối xóm. Các bà mẹ phải đi làm hay đau yếu ban ngày có thể đem con cái vào các nhà trông nom trẻ em, và sẽ được trông nom chu đáo. Các trẻ em lối xóm thiếu ăn được phân phát cho những loại thức ăn bổ dưỡng. Đồng thời cô cho thiết lập những phòng ở rẻ tiền ở vùng kế cận cho chị em phụ nữ lao động.

Tấm gương của cô Jane Addams khiến cho nhiều người khác cũng noi theo hoạt động. Họ liên kết với nhau để hoạt động cải thiện tình trạng sinh sống của dân nghèo ở trong các thành phố khác. Họ tổ chức nhiều khu nhà giống như viện Hull House, và thành lập các đoàn thiếu niên, thiếu nữ hướng dẫn những hoạt động lành mạnh như Bowling (Bóng gỗ), bơi lội, đi bộ, leo núi, và các môn thể thao khác cùng các nhóm học tập,

- Tình trạng các khu nhà ổ chuột được cải thiện.

Đồng thời, các nhà cải cách này cũng yêu cầu chính phủ giúp đỡ để xóa bỏ những khu nhà ổ chuột. Như các bạn đã biết rằng khi có đủ số người nhận thức được tình trạng này thì họ đòi chính phủ phải hành động. Tòa Đô chính, chính quyền tiểu bang và chính phủ Liên bang cũng hành động để cải thiện những tình trạng đáng ghét này ở trong các thành phố đông đúc. Các chính quyền này ban hành nhiều đạo luật kiểm soát mọi phương cách xây cất nhà cửa. Luật lệ cũng qui định rằng các phòng ở trong các căn nhà phải có đủ ánh sáng, không khí và phải có lối chạy để phòng khi xảy ra hỏa hoạn. Việc cung cấp xem nước có được thanh khiết trong sạch hay không. Hệ thống cống rãnh cũng được sửa sang. Các cơ quan vệ sinh trong thành phố đã làm cho các đường phố được sạch sẽ không có rác rến nữa (chính quyền cho triệt hạ các căn nhà ọp ẹp cũ để thay thế bằng những căn nhà tân kỳ cho dân chúng thuê rẻ tiền).

VẤN ĐỀ RƯỢU

- Nhiều nhóm người cải cách tranh đấu chống lại việc uống rượu

Cuối thế kỷ thứ XIX, còn một vấn đề khác nữa khiến cho các nhà cải cách phải bận tâm, đó là vấn đề rượu. Trong chương XVII, các bạn đã được biết có sự phát khởi phong trào tiết độ. Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, lại càng có nhiều người tranh đấu chống lại việc sử dụng rượu. Họ cảm thấy là phải làm cái gì để ngăn chặn những tội lỗi, khổ cực nghèo khó do việc uống rượu gây nên. Mục đích tranh đấu của các nàh cải cách là nhằm cấm sản xuất rượu và bán rượu.

416

Page 85: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đầu năm 1872, một chính đảng mới gọi là đảng Prohibition Party (Cấm đảng) được thành lập. Tuy nhiên, trong việc thức tỉnh quần chúng thì đảng này lại không thành công bằng những hoạt động riêng rẽ của tư nhân. Qua các giáo hội, hội đoàn và các tổ chức như Hội Phụ Nữ Tiết Độ Cơ đốc (The Women's Christian Temperance), gọi tắt là W.C.T.W và Hiệp hội Chống Các Phòng trà (The Anti-Salon League), người ta tổ chức các buổi họp mặt, xuất bản các bài báo cổ võ việc cấm rượu. Chị em phụ nữ còn kéo đến các phòng bán rượu tổ chức các buổi tập thể cầu nguyện. Một trong những nhà tranh đấu có công nhiều nhất trong việc chống rượu là bà Frances E. Willard, một vị lãnh tụ đầy sinh lực của Hiệp hội Phụ Nữ Tiết độ Cơ đốc trong nhiều năm.

- Việc cấm rượu được cố gắng thực hiện trong toàn quốc.

Nhờ những cố gắng hoạt động trên đây mà nhiều tiểu bang đã ban hành luật cấm bán rượu. Các tiểu bang này gọi là các tiểu bang :khô". Tuy nhiên, lại có nhiều thoái bộ trong việc cấm rượu ở các tiểu bang này. Người ta vẫn có thể đem rượu từ các tiểu bang không cấm vào bán lậu ở các tiểu bang "khô". Cho nên lại có một chiến dịch tranh đấu để đòi cấm rượu trong toàn quốc. Năm 1919, Quốc hội ban hành tu chính án thứ XVIII thêm vào hiến pháp. Tu chính án này cấm sản xuất, chuyên chở và bán rượu trong lãnh thổ Hoa Kỳ.

Việc cấm rượu trong toàn quốc đưa đến một cuộc tranh chấp dữ dội. Những người ủng hộ việc cấm rượu cho rằng càng ít người uống rượu thì càng ít người bị bắt vì say sưa, và số tiền ký trong chương mục tiết kiệm là bằng chứng thành công của việc cấm rượu. Việc cấm rượu trong toàn quốc rất khó thi hành được, vì rằng có nhiều người không muốn cấm rượu. Những quân vô luật lệ và những người chuyên buôn rượu lậu lại đem rượu từ các quốc gia khác vài bán. Việc cấm rượu kéo dài được 14 năm, và năm 1933, Quốc hội lại ban hành tu chính án thứ 21, hủy bỏ việc cấm rượu. Vấn đề kiểm soát rượu trả về cho các tiểu bang.

PHỤ NỮ TRANH ĐẤU ĐỂ ĐÒI QUYỀN BÌNH ĐẲNG.

- Phụ nữa tham gia những hoạt động ở ngoài xã hội.

Công cuộc tranh đấu của chị em phụ nữ để đòi được quyền bình đẳng với nam giới về các quyền tự do cũng như quyền lợi đã bắt đầu từ thập niên 1830 và 1840. Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, chị em phụ nữ lưu tâm nhiều đến việc cải thiện tình trạng sinh sống của những người nghèo và những công việc công cộng. Thí dụ như cô Jane Addams đã tranh đấu để giải thoát các khu nhà ổ chuột. Bà Clara Barton, người đã hy sinh trông nom săn sóc cho anh em binh sĩ đau ốm và bị thương trong thời chiến tranh, và cũng là người sáng lập ra Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ vào năm 1881. Bà là một nhà lãnh đạo có tài và rất hăng say hoạt động trong nhiều năm.

Việc mở mang kỹ nghệ cũng làm thay đổi những tư tưởng ngày xưa về các quyền tự do của các chị em phụ nữ. Khi mà càng mở mang nhiều các nhà máy kỹ nghệ và cơ sở kinh doanh thì chị em phụ nữ lại càng có nhiều cơ hội để hoạt động ở ngoài phạm vi gia đình. Đi làm có tiền, nhờ vậy mà chị em có thêm tự do. Các nhà máy kỹ nghệ mới làm lại sản xuất các máy móc mới giúp chị em tiết giảm được sức lao động trong công việc gia đình – Các bếp nấu bằng hơi điện hay hơi đốt, máy hút bụi, tủ lạnh và máy giặt.

417

Page 86: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Ngày xưa nhiều trường đại học chỉ dành cho nam sinh thì bây giờ lại thâu nhận các nữ sinh nữa. Năm 1901 đã có hơn 120 trường đại học dành cho chị em phụ nữ. Vì có nhiều cơ hội để theo học đại học, chị em phụ nữ có thể bước vào hoạt động trong những ngành luật và y khoa.

- Chị em phụ nữ giành được quyền đi bầu

Khi mà chị em đã tích cực hoạt động ở ngoài xã hội thì hình như càng có ít lý do để phủ nhận quyền đi bầu của chị em. Các bà Susan B. Anthony và Elizabeth Candy Stanton là các nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Phụ Nữ Bầu Cử Quốc Gia. Họ đã phải đương đầu với những chống đối và khinh thường để tranh đấu đòi cho chị em được quyền bình đẳng với nam giới. Vào năm 1900, đã có 4 tiểu bang ở phía Tây sông Mississippi chấp nhận quyền bầu cử của chị em phụ nữ, nghĩa là các tiểu bang này đã bang hành quyền bầu cử cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo trong cuộc tranh đấu đòi quyền tự do cho chị em phụ nữ còn phải tranh đấu lâu dài mới giành được quyền bầu cử cho toàn thể chị em phụ nữ Hoa Kỳ. Chị em phụ nữ còn viết báo, đi diễn thuyết, thuyết trình. Chị em còn tổ chức diễn hành trước tòa Bạch Ốc để thức tỉnh quần chúng ý thức được sự cần thiết của việc cải tổ này. Năm 1920, Quốc hội ban hành tu chính án thứ XIX, mở rộng cho chị em phụ nữ được hưởng quyền bầu cử. Chị em phụ nữ khắp nơi trong nước đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử 1920. Từ đó chị em phụ nữ càng ngày càng tham dự nhiều hơn vào chính quyền. Ngày nay, chị em phụ nữ không những được đi bầu mà còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan thuộc chính quyền Trung ương cũng như trong chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương nữa.

PHẦN IICÁC CƠ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ

ĐÃ ĐƯỢC TĂNG THÊMNHƯ THẾ NÀO ?

Theo dõi lịch sử, lúc đầu Hoa Kỳ chỉ có một số ít trường trung, tiểu học và đại học, và phần đông người Hoa Kỳ cũng không có nhiều thời giờ để học hỏi hay giải trí. Họ phải làm việc từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mới kiếm đủ tiền mua thực phẩm, may quần áo và chi phí cho nhà cửa cùng các thứ cần thiết khác. Tuy nhiên, sang thế kỷ thức XX, nhờ việc sử dụng máy móc và các nguồn năng lực mới đã làm giảm số giờ làm việc hằng ngày. Có thêm thì giờ nhàn rỗi, người Hoa Kỳ mới có thể có thêm thì giờ để học hỏi thêm và thưởng thúc các trò giải trí.

VIỆC HỌC HÀNH

- Việc mở mang các trường công lập.

Vào khoảng giữ thế kỷ thứ XIX, người ta đã lưu tâm nhiều đến việc học hành hơn thời thuộc địa rất nhiều. Chính quyền đã cho dùng tiền thuế để thiết lập các trường tiểu học công lập và một số trường trung học công. Tuy nhiên, thời gian học vẫn còn ngắn, và các trẻ em nam cũng như nũ vẫn không bị bắt buộc phải đi học. Nhiều trẻ em đã đi học được vài năm rồi lại bỏ học để đi làm.

418

Page 87: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Ngày nay, việc học hành của các em hoàn toàn khác hẳn. Khi dân số trong nước gia tăng thì số trường học cũng được thiết lập nhiều gấp bội và số học sinh cũng tăng vọt lên. Ngày nay, cứ 9 trong số 10 em ở tuổi học sinh cắp sách đến trường. Mục đích của hầu hết mọi người Hoa Kỳ là ít nhất phải học hết chương trình trung học. Cái "Học đường nhỏ bé màu hồng" chỉ có một phòng, một ông giáo dạy nhiều trẻ em thuộc nhiều lớp của ngày xưa đã biến mất. Ngày nay, trong hầu hết các địa phương, người ta cho xây cất những trường học mới mẻ tân kỳ. Nhiều nơi, người ta cho thiết lập các trường trung học địa phương để thay thế cho nhiều trường trung học nhỉ trong các tỉnh nhỏ và trong các vùng nông thôn.

- Số sinh viên ghi tên đại học gia tăng.

Khi mà có thêm nhiều trẻ em đi học thì cũng có thêm nhiều sinh viên học đại học. Thật ra, con số ghi nhận cho biết trong những năm sau này, có nhiều thanh thiếu niên nam nữ muốn ghi tên đại học, trong khi các trường đại học không còn đủ chỗ cho sinh viên. Hầu hết các trường đại học ở Hoa Kỳ ngày xưa là các trường tư, nghĩa là các tư nhân hào hiệp góp tiền bạo để thiết lập các trường này. Tuy nhiên, trong những năm sau này các tiểu bang và các thành phố đứng ra thiết lập các trường cao đẳng và các trường đại học. Luật Morill được ban hành đã giúp cho các tiểu bang thiết lập các trường cao đẳng chuyên về canh nông và kỹ sư. Ngày nay, có hơn 2/3 sinh viên đại học trong toàn quốc theo học tại các trường cao đẳng hay đại học công lập.

- Việc học hành rất quan trọng đối với người Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một quốc gia tiến xa hơn bất kỳ quốc gia nào khác về việc tạo cơ hội dễ dàng cho dân chúng đi học. Có lẽ các bạn đã từng nghĩ rằng đi học chỉ là một cách kiếm được công ăn việc làm tốt đẹp hơn, và để hưởng thụ cuộc đời đầy đủ và giàu có hơn. Những vấn đề giáo dục cũng rất quan trọng cho tương lai của đất nước. Chế độ dân chủ tự do không thể nào tồi tại được trừ khi mọi người dân trong nước đều hiểu rõ mọi vấn đề, suy nghĩ một cách sáng suốt, và có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo một cách khôn ngoan. Hoa Kỳ cũng không thể nào thành công trong việc đương đầu với Liên Xô và Trung Cộng được trừ khi chúng ta có những nhà lãnh đạo khôn ngoan, các kỹ sư và khoa học gia tài giỏi.

VIỆC GIẢI TRÍ.

- Việc giải trí và thể thao chiếm phần quan trọng trong đời sống của người Hoa Kỳ.

Như chúng ta đã biết, lúc đầu người Hoa Kỳ có rất ít cơ hội để giải trí và tham dự thể thao. Đầu thế kỷ thứ XIX, dân chúng bắt đầu tìm cách có thêm thì giờ để giải trí. Tuy nhiên, hầu hết các trò giải trí lúc bấy giờ còn đơn giản và còn qui tụ trong phạm vi gia đình. Dân chúng vẫn còn không bằng lòng về những tổn phí mất nhiều thời giờ để tham dự các môn thể thao và các trò giải trí kah1c.

Từ thời nội chiến trở đi, các môn thể thao và các trò giải trí đã giữ một địa vị quan trọng trong đời sống người dân Hoa Kỳ. Việc phát triển các thành phố, nơi mà có nhiều người sống gần nhau, và việc có thêm nhiều thời giờ nhàn rỗi đã thuận tiện cho việc có thêm những hình thức giải trí mới. Các trường học và các trường đại học cũng tài trợ cho các chương trình điền kinh. Kết quả là ngày nay, có nhiều triệu người Hoa

419

Page 88: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Kỳ thường thức các môn bóng bầu dục (football), bóng chầy (dã cầu), côn cầu, đánh gôn, bơi lội, quần vợt, bơi thuyền, bóng rổ, đô vật, quyền Anh, bóng gỗ (Bowling) và các môn thể thao khác.

- Mông bóng chầy (còn được gọi là dã cầu hay Baseball) trở thành một môn thể thao quốc gia.

Hầu hết người Hoa Kỳ coi môn dã cầu là môn thể thao quốc gia. Môn thể thao này khởi đầu vào đầu thế kỷ thứ XIX là các trò chơi như "Old cat" và "Rounders". Dưới đây là một đoạn văn viết về môn Rounders cho ta thấy trò chơi này khác hẳn với trò chơi dã cầu ngày nay :

"Chúng tôi thường đào một cái lỗ để làm vị trí nhà và đặt 4 hòn đá trong một vòng tròn để làm căn cứ mà chọn bên. Chúng tôi nhớ lại các trò chơi tiền thân của môn bóng chày. Khi người ta ném trái banh tới người cầm chầy thì trái banh bị đánh trả lại đằng sân. Cầu thủ phải chạy chung quanh căn cứ và khi đó trở thành cái đích cho người fielder. Nếu không bắt được trái banh thì họ sẽ phải cố gắng hướng trái banh bằn trúng vào cầu thủ. Nếu không làm được như vậy họ sẽ cố gắng ném trái banh vào lỗ ở "nhà"."

Vào khoảng năm 1840 người ta đề nghị những luật áp dụng cho môn bóng chầy như chúng ta thấy ngày nay. Người ta dùng sân chơi hình quả chám và mỗi bên giới hạn chỉ có 9 cầu thủ. Hội bóng chầy Knickerbocker của thành phố New York có lẽ là hội đầu tiên chơi theo luật lệ này. Đồng thời, hội Knickerbocker cũng chọn đồng phục quần xanh áo trắng và mũ nan.

Cuối thế kỷ thứ XIX môn bóng chầy được phát triển một cách mau lẹ. Nhiều thành phố đều thành lập hội bóng chầy. Đoàn cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên được trả lương là đoàn Cincinnati Red Stockings xuất hiện vào năm 1869. Năm 1900 có hai đoàn cầu lớn là Liên Đoàn Cầu Thủ Quốc Gia và Liên Đoàn Cầu Thủ Hoa Kỳ được thành lập. Ba năm sau, hai liên đoàn cầu thủ đầu tiên này tổ chức những cuộc đấu tranh giải quán quân. Ngày nay thanh thiếu niên Hoa Kỳ trong toàn quốc cũng như ở các trường trung học và đại học đều chơi và xem môn bóng chầy. Hàng triệu người theo dõi sự tiến bộ của các đoàn cầu lớn cũng như các đoàn cẩu thủ nhỏ. Dù rằng những người ái mộ của mọi đoàn đều có cầu thủ mến chuộng nhất riêng của họ, nhưng ai cũng phải công nhận các ngôi sao bất tử trong làng bóng chầy như Honus Wagner, Christy Mathewson, Ty Cobb, Tris Speaker, Cy Young, Lou Gehrig, Babe Ruth, Joe DiMaggio, Ted Williams, Stan Musial và Willie Mays.

- Môn bóng bầu dục (Football) được nhiều người ưa thích.

Còn môn thể thao nữa được nhiều người ưa thích là môn Football. Môn thể thao này bắt nguồn từ môn thể thao Rugby của người Anh. Lúc đầu học sinh, sinh viên Hoa Kỳ chơi môn thể thao này như là môn đá banh. Môn thể thao Football thực sự được hai trường đại học Princeton và Rutgers đấu đầu tiên vào năm 1869. Sau này môn Football lan rộng mau chóng sang các trường đại học khác.

Ngày nay trong những ngày mùa thu của lá vàng, người ta thấy khắp nơi trong đất nước ở đâu cũng có chơi Football, và ở đâu cũng có đám đông khán giả cổ võ hoan hô những dàn cầu thủ mà họ hâm mộ. Những qui luật mới và việc sử dụng lối chuyền

420

Page 89: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

banh và đội hình chữ T đã làm cho môn Football tân kỳ ngày nay khác hẳn với môn Football của ngày xưa. Nhà huấn luyện viên danh tiếng như Knute Rockne của trường đại học Notre Dame đã đào tạo được những đội banh nổi tiếng, Những đoàn cầu chuyên nghiệp ngày nay đều có tham dự chung với các đội của các trường trung học và đại học.

- Môn bóng rổ cũng được dân chúng ưa thích như mông Football và baseball.

Cho mãi đến thập niên 1890, môn bóng rổ mới xuất hiện ở Hoa Kỳ. Tiến sĩ James Naismith muốn rằng các cầu thủ Football và Baseball phải được sung sức ngày cả vào mùa Đông. Ông đặt ra những qui luật mới hco môn thể thao chơi ở trong nhà gọi là mông bóng rổ. Ở mỗi đầu của một phòng, ông cho dựng lên một cây sào có mắc một cái lưới như cái rổ. Nếu banh được ném trúng vào trong rổ lưới thì trọng tài phải trèo lên lên một cái thang đứng để lấy banh ra. Vì cần ít đồ trang bị, nên môn bóng rổ phát triển nhanh chóng và được rất nhiều người ưa thích. Ngày nay, các cuộc đấu của các đội banh chuyên nghiệp cũng như của các trường trung và đại học lôi cuốn rất nhiều người.

- Số người thưởng lãm các môn thể thao và các môn giải trí gia tăng ghê gớm.

Các môn thể thao không phải chỉ là thú tiêu khiển cho những người tham dự mà còn cho cả những người xem các cuộc tranh tài thể thao nữa. Mỗi năm có hàng triệu khán giả xem các cuộc đấu baseball, football, bóng rổ, khúc côn cầu, quyền anh, đô vật và các cuộc tranh tài thể thao khác. Trong những năm gần đây những hình thức giải trí khác để cho dân chúng xem lại càng trở nên thông dụng.

+ Phim ảnh : Phim ảnh đã tạo nên một phạm vi giái trí mới rộng lớn cho người dân Hoa Kỳ. Ông Thomas Edison là người đi tiên phong trong ngành phim ảnh ở Mỹ châu này. Phim ảnh lúc đầu rất khác biệt với phim ảnh ngày nay. Phim ảnh ngày xưa thì rung rinh và mờ. Sự di động của các tài tử nghệ sĩ trong phim ảnh thì quá nhanh và giật giật, và những sự diễn tả về tình cảm như vui, buồn, sợ hãi, giận dữ qua nét mặt đối với chúng ta ngày nay thì hình như rất là ngớ nẩn. Nhưng phim ảnh đã được cải thiện rất là nhanh chóng. Năm 1915, phim "The Birth of a Naion" thành công đã làm cho người ta hăng hái thiết lập các rạp chiếu bóng chiếu các phim câm ở trong các thành phố và ở các tỉnh. N8am 1927 người ta lại đạt được sự thành công thứ hai về phim ảnh. Năm ấy ông Al Jolson đã thành công trong việc cho ra phim nói "The Jazz Singer" của ông. Trong thập niên 1930, người ta lại sản xuất được loại hình màu cho thêm vào phim ảnh. Trong những năm gần đây, số người đi coi phim ảnh đã giảm đi nhiều, nhưng mỗi tuần vẫn có hàng triệu người đi coi phim chiếu ở ngoài trời, mặc dù là vô tuyến truyền hình đã làm giảm một số lớn những người đi coi phim ảnh.

+ Máy thâu thanh và vô tuyến truyền hình : Từ thập niên 1920, con số thính giả theo dõi các chương trình âm nhạc, tin tức thể thao và nhiều chương trình khác của đài phát thanh càng ngày càng đông đảo. Từ Đệ Nhị Thế Chiến, lại có thêm vô tuyến truyền hình, dù là không hoàn toàn thay thế cho vô tuyến truyền thanh nhưng cũng đã thêm được hình ảnh vào âm thanh cho các chương trình trên đây. Ngày nay vô tuyến

421

Page 90: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

truyền thanh và vô tuyến truyền hình nắm giữ hầu hết các công việc truyền phát các chương trình giải trí và tin tức cho khán thính giả trong tòa quốc.

- Những ngày nghỉ lễ và nghỉ phép thường niên trở thành thói quen của người Hoa Kỳ.

Những ngày nghĩ lễ và nghỉ phép thường niên là một thí dụ về việc người Hoa Kỳ sử dụng thì giờ nhàn rỗi như thế nào. Cuối thế kỷ thứ XIX chỉ có những người giàu có mới có thể rời nhà đi nghỉ mát. Họ đi đến những địa điểm du lịch để nghỉ ngơi và sống trong những khách sạn đắt tiền ở trong các vùng núi hay ở vùng bờ biển. Một số gia đình đi về các nông trại hay các trại nghỉ mát của họ ở nơi đồng quê.

Bảy mươi lăm năm vừa qua tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Càng ngày càng có thêm nhiều gia đình có thì giờ nhàn rỗi và có đủ khả năng để đi nghỉ mát. Đồng thời, càng ngày càng có thêm nhiều gia đình có xe hơi đi đến những nơi mà họ thích. Ngày nay có hàng triệu gia đình đi xa nghỉ mát. Họ đi đến những nơi nào có hồ , hoặc là đi đến vùng núi hay bờ biển. Có lẽ họ chỉ cần lái xe qua một quãng đường ngắn để đi thăm các công viên ở rải rác khắp nơi trong toàn quốc. Các công viên Grand Canyon ở Arizon, Yellowstone, Yosemite và nhiều công viên khác là những nơi mà hị thường đi thăm.

PHẦN IIIHOA KỲ ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC NHỮNG TIẾN BỘ NÀO TRONG

NHỮNG LÃNH VỰC KHOA HỌC, VĂN CHƯƠNG VÀ NGHỆ THUẬT ?

KHOA HỌC.

422

Page 91: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Hoa Kỳ trở thành cường quốc dẫn đầu về khoa học và nghiên cứu.

Hàng trăm năm về trước, các trường đại học Âu châu là các trung tâm lớn về học hỏi và nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ XIX, một số các giáo sư ở các trường đại học Hoa Kỳ đã được nổi tiếng trong một vài lãnh vực kiến thức. Các ông Benjamin Silliman và Louis Agassiz đã có công rất nhiều trong bước tiến về khoa học và địa chất. Ông Agassiz cũng còn nổi tiếng về cong trình nghiên cứu về môn động vật học, trong khi đó thì ông Gasa Gray trở nên nổi tiếng về các loài cây cỏ và hoa quả. Sau thời nội chiến, con số các nhà khoa học giỏi nổi tiếng trong các trường đại học Hoa Kỳ đã tăng thêm rất nhiều. Sau này, vào những năm trước Đệ Nhị Thế Chiến, khi các nhà độc tài lên cầm quyền ở Đức vá Ý Đại Lợi thì có nhiều học giả Âu châu chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn. Một trong các nhà học giả này là ông Albert Einstein mà lý thuyết khoa học của ông đã mở đường cho thuyết nguyên tử. Ngày nay, các trường đại học Hoa Kỳ có những ban giáo sư dẫn đầu thế giới về mọi lãnh vực nghiên cứu và học hỏi.

- Người Hoa Kỳ sinh sống trong xã hội khoa học kỳ diệu.

Chúng ta đã biết rằng từ thời nội chiến, khoa học vàn hững phát minh mới đã làm thay đổi hẳn các công cuộc di chuyển và giao thông, kỹ nghệ và canh tác. Nhưng những năm gần đây, các công cuộc nghiên cứu khoa học còn có ảnh hưởng sâu rộng hơn vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Thí dụ như việc sử dụng các điện đã làm thay đổi hoàn toàn trong đời sống gia đình. Công cuộc nghiên cứu về háo học cho biết phương cách chế tạo sản phẩm mới, và phương cách chế tạo sản phẩm cũ bằng những nguồn tài nguyên, vật liệu mới. Các loại sản phẩm háo học plastic và các loại vải khác đều phát xuất từ các ống thí nghiệm của các nhà hóa học mà ra. Khoa học đã làm cho ta biết cách làm thuốc nhuộm, dầu thơm và chất nổ bằng nhựa đường lấy từ than đá ra. Nhà khoa học da đen George Washington Carver khám phá ra rằng người ta có thể dùng đậu phộng để chế tạo ra hơn 100 sản phẩm khác nữa. Đây chỉ là thí dụ về ảnh hưởng của khoa học vào miếng ăn cái mặc và những đồ dùng mà chúng ta sử dụng hằng ngày.

- Y khoa chỉ cho ta cách kéo dài sự sống và sống đời sống tốt đẹp hơn.

Đồng thời, trong những năm gần đây cũng có những tiến bộ quan trọng trong lãnh vực y khoa. Triền miên bao nhiêu thế kỷ, con người đã từng là nạn nhân vô vọng của các bệnh tật ghê gớm. Ngày nay, người ta đã khắc phục được nhiều loại bệnh. Bệnh lao, nếu khám phá được ngay từ giai đoạn đầu thì có thể khắc phục được. Việc lan tràn các loại bệnh đậu mùa, sốt rét vàng da, thương hàn, bạch hầu có thể ngăn ngừa được bằng cách chủng ngừa. Ngày nay, dù rằng chưa khám phá cách trị bệnh tiểi đường, nhưng những người bị bệnh này có thể sống bình thường bằng cách dùng chất Isulin. Những loại thuốc kì lạ như thuốc Penicillin đã làm giảm đi rất nhiều những sự nguy hiểm của bệnh sưng phổi và các bệnh nhiễm độc khác. Thời Đệ Nhị Thế Chiến có hàng ngàn người được cứu sống nhờ truyền máu và việc sử dụng huyết tương. Tử xuất của các em sơ sinh đã giảm hạ đi nhiều. Ngày xưa người ta coi việc mổ xẻ là một chuyện hiếm và bất thường, thì bây giờ người ta mổ xẻ hằng ngày. Việc sử dụng thuốc chủng mới đã làm giảm hạ số người bị bệnh bại liệt, và chẳng bao lâu có thể diệt trừ được hẳn chứng bệnh gây ra què quặt này. Trong khi đó, các bác sĩ và các nhà khoa học vẫn còn miệt mài nghiên cứu để khắc phục bệnh tim và bệnh ung thư. Nhờ kết quả

423

Page 92: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

của những công trình của ngành y học và ngành mổ xẻ, người ta hy vọng có thể sống lâu hơn.

- Đi vào thời đại nguyên tử.

Mùa hè năm 1945, hai trái bom nguyên tử thả xuống hai thah2nh phố Hirishima và Nagasaki ở Nhật. Biến cố này đã sớm kết thúc trận Đệ Nhị Thế Chiến đồng thời cũng hiến cho loài người một năng lực mới rất đáng sợ.

Những phần tử nhỏ bé tạo thành tất cả những vật thể ở trên thế giới này được gọi là nguyên tử. Khi một nguyên tử bị tách ra hay bị đập mạnh thì sẽ phóng ra nguồn năng lượng vô cùng lớn. Thí dụ như bằng cách tách những hạt nguyên tử của một cân Anh Uranium, các nhà khoa học có thể sản xuất được một số năng lượng tương ứng với số năng lượng của hàng ngàn tấn than. Nếu được sử dụng vào chiến tranh, năng lượng nguyên tử trở thành một thứ vũ khí đáng sợ có thể tiêu diệt cả loài người. Nhưng nếu được sử dụng như một nguồn năng lực trong thế giới hòa bình thì năng lực nguyên tử có nhiều hứa hẹn cho cuộc sống phong phú hơn và đầy đủ hơn.

SÁCH ĐỌC VÀ VĂN CHƯƠNG.

- Văn chương Hoa Kỳ nói về đời sống Hoa Kỳ.

Trong vòng 100 năm vừa qua, có nhiều thay đổi trong lãnh vực sách báo và văn chương Hoa Kỳ. Không phải chỉ có con số sách báo phát hành ngày càng nhiều ,mà các nhà văn Hoa Kỳ còn càng ngày càng chú ý đến việc viết về Hoa Kỳ. Trong các tác phẩm, họ viết về Hoa Kỳ – dân chúng, phong ục, và tất cả mọi vấn đề khác.

+ Các văn sĩ mang màu sắc địa phương : Trong hậu bán thế kỷ thứ XIX, số tác giả gọi là các văn sĩ mang màu sắc địa phương càng ngày càng nhiều. Các tác giả này đều viết về địa phương mà họ sinh sống hay quen thuộc với họ. Một số các tác giả viết về miền Trung Tây, có những người khác thì lại viết về miền Nam, và lại có những người viết về miền Tân Anh. Có lẽ nhà văn mang màu sắc địa phương nổi tiếng nhất là ông Bret Harte, ông đã viết về những câu chuyển rất sống động như truyện "The Luck og Roaring Camp", nói về các trại làm hầm mỏ tại California.

+ Những văn hào chuyên viết về thuật chuyện : Nhà văn hào Hoa Kỳ lớn nhất chuyên viết về thuật chuyển và tiểu thuyết trong thế kỷ thứ XIX và cũng là một trong những tác giả lớn nhất trong nền văn chương Hoa Kỳ là ông Mark Twain mà tên thật của ông là Samuel Langhorne Clemens. Ông đã tô vẽ những bức tranh về cuộc đời của những người sống dọc theo sông Mississippi mà chúng ta không thể nào quên được. Người Hoa Kỳ ở mọi lớp tuổi đều ưa thích đọc truyện "Adventure of Tom Sawyer", "Adventure of Huckliberry Finn" và "Life on the Mississippi". Một nhà văn thuật truyện nữa là ông Jack London chuyên viết những truyện hấp dẫn về biển cả, và những truyện về các miền đất lạnh Alaska và Gia Nã Đại. Ông O. Henry (tên thật là William Sydney Porter) cũng là người có công vun đắp nền văn chương Hoa Kỳ trong lãnh vực viết truyện ngắn. Ông chuyên viết về những câu chuyện chấm dứt bằng những đoạn kết ngạc nhiên hay bất ngờ.

+ Miền Tây trong nền văn chương : Điểm quan trọng trong nền văn chương mới của Hoa Kỳ là các văn sĩ viết về miền Tây và vùng biên cương. Trong những tác

424

Page 93: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

giả viết một cách thực tế về đời sống của những người đi tiền phong lập nghiệp có bà Willa Cather. Trong những cuốn tiểu thuyết "My Antonia" và "O Pioneers !" bà nói rõ cuộc đời và dân chúng ở trong các vùng đồng cỏ ở miền Tây.

+ Miền Nam trong văn chương : Miền Nam là đề tài cho nhiều tác phẩm của các văn sĩ. Một vài tác giả viết lịch sử tiểu thuyết nói rõ về sự thành lập và lịch sử đối đầu của miền Nam. Ellen Glasgowo ở Virginia viết về truyện những biến cố ở miền Nam từ sau thời nội chiến. Magaret Mitchell viết cuốn tiểu thuyết "Gone with the wind" (Cuốn theo chiều gió) là một tác phẩm bán chạy nhất trong thập niên 1930. Cuốn này nói về thời nội chiến theo quan điểm của một gia đình ở Georgia, và những cố gắng để xây dựng một miền Nam mới sau thời nội chiến. Có lẽ các bạn đã đọc cuốn "The Yearling" của Majorie Kinnan Rawlings, nói về một thiếu niên lớn lên trong một vùng quê thuộc tiểu bang Florida.

- Văn sĩ Hoa Kỳ viết về đời sống thời đại tân tiến và các khó khăn của thời đại này.

Nhiều văn sĩ trong những năm gần đây hằng quan tâm đến đời sống ở Hoa Kỳ. Một số người đã đưa ra nhiều vấn đề xã hội ở Hoa Kỳ mà họ cho rằng cần phải chú ý đến. Những người khác như John P. Marquand và Sinclair Lewis nói về những cách phản ứng của người Hoa Kỳ với những thay đổi và những hỗn loạn của thời đại ngày nay. Thí dụ như Sinclair Lewis, người được giải thưởng Nobel về văn chương trong cuốn tiểu thuyết của ông, ông đã nói lên một cách vô cùng sp61ng động về những người dân sống trong một tình nhỏ ở miền Trung Tây về đời sống điền hình của một nàh kinh doanh, về một vị bác sĩ và vân vân... Trong những năm gần đây lại có một người được giải Nobel về văn chương nữa là văn hào Ernest Hemingway.

- Người Hoa Kỳ hãnh diện về các nhà soạn kịch và thi sĩ nổi tiếng của họ.

Hoa Kỳ đã từng có những nhà soạn kịch, thi sĩ cũng như các văn sĩ tiểu thuyết. Eugene O' Neuill, nhà viết kịch nổi danh của Hoa Kỳ, chuyên viết những vở kịch một hồi về biển cả cũng như các trường bi kịch. Một trong những vở kịch của ông viết với thiện cảm về những khó khăn của một thiếu niên là vở "Ah Wilderness".

Walt Whitman là một trong những đại thi hào thế giới. Và có lẽ các bạn đã đọc bài "O Capitain ! My Capitain !" nói lên lên niềm thương tiếc của ông về cái chết của Tổng thống Lincoln. Whitman phấn khởi về quá khứ của Hoa Kỳ, và vui mừng trong những hứa hẹn của ngày mai. Qua các bài thơ của ông, ta thấy ông nhiệt liệt tin tưởng vào chế độ dân chủ và nhân dân Hoa Kỳ. Phần lớn thơ văn của ông là thơ tự do, không âm điệu và cũng không có âm vận như các thờ vần thường. Thí dụ rõ nhất đó là bài "Pioneer ! Oh Pioneers !" một phần của bài này đã được trích dẫn ở trong một trang trước đây ở trong cuốn sách này.

Trong số các thi hào quan trọng nhất vào những năm gần đây của Hoa Kỳ ta phải kể đến hai nhà thơ Carl Sandburg và Robert Frost. Giống như những thi văn của thi hào Whitnam, những tác phẩm của nhà thơ Carl Sandburg cho ta thấy sự hiểu biết và tình yêu của ông đối với Hoa Kỳ. Mặc dù thơ văn của ông viết về dân chúng và phong cảnh miền Tân Anh, nhưng cũng nói cho chúng ta biết rất nhiều về dân chúng ở các nơi khác. Bài thơ "Stopping by Wood on a Snowy Evening" là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

425

Page 94: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Báo chí cũng thay đổi để thích nghi với thời đại tân tiến.

Từ năm 1865 báo chí đã trải qua nhiều thay đổi, và càng ngày càng có nhiều người đọc báo. Nhờ có điện thoại , điện tín và máy phát và thâu thanh mà ngày nay người ta có thể đang tải những tin tức này được thâu thập bởi những cơ quan chuyên môn thâu lượm tin tức như The Associated Press và The United Press. Các mục tin tức dân chúng "gồm cả trng thể thao, mục hài hước và trang phụ nữ", và việc sử dụng nhiều hình ảnh khiến cho càng ngày càng có thêm độc giả. Các nhà bình bút thì bình luận về các tin tức, hay viết các bài báo đăng tải trên các báo chí trong toàn quốc. Lại có một sự thay đổi khác nữa là sự phát triển về ngành dây chuyền báo chí, nghĩa là cùng một công ty nắm quyền kiểm soát nhiều tờ báo trong nước. Vì có rất nhiều người đọc báo nên báo chí có ảnh hưởng rất lớn vào dư luận quần chúng.

Ngày nay có hàng trăm tạp chí và các loại tuần san, và nguyệt san lưu hành ở Hoa Kỳ. Một trong những chiến sĩ tiền phong có công mở mang một tạp chí có hàng triệu độc giả trong toàn quốc là ông Edward Bok. Ông Bok từ Hòa Lan đi tới Hoa Kỳ vào năm 1870, lúc ấy ông còn là một thiếu niên nhỏ tuổi, sau này ông trở thành nhà xuất bản tờ báo Home Journal.

Dù là có ý thích thế nào đi nữa thì khi đứng trước một sạp báo, người Hoa Kỳ cũng có thể tìm được một tạp chí mà họ ưa thích. Một vài tạp chí chuyên đăng tải những tin tức. Và có những tờ lại chuyên đăng tải những quan điểm của các ông chủ bút hay của những người quan tâm đến thời cuộc về những vấn đề mà đất nước và thế giới đang phải đối phó. Lại có những tờ chỉ đăng tải những bài báo và các truyện ngắn. Lại cũng có một vài tạp chí chỉ đăng tải những bài viết hay nhất của các tác giả Hoa Kỳ ngày nay. Trong những năm gần đây có hai biến đổi lớn trong các tạp chí ở Hoa Kỳ là sự phát triển các loại tạp chí có hình và loại tạp chí phổ thông chuyên đăng tải các bài tóm lược trích từ các tờ báo khác.

- Thiết lập thêm nhiều thư viện công.

Việc mở mang thiết lập các thư viện công có ảnh hưởng đến việc học hành và đọc sách của dân chúng Hoa Kỳ. Ngay từ thời thuộc địa đã có một số thư viện công, nhưng mãi tới sau thời thời nội chiến mới có nhiều tài sản lớn lao của ông Andrew Carnegie hiến tặng được dùng để mau không biết bao nhiêu là sách báo cho độc giả. Bước sang thế kỷ thứ XX, số thư viện công tăng lên rất nhanh chóng. Cho tới ngày nay, các thành phố dù là nhỏ bé đến đâu đi nữa cũng có thư viện. Gần đây, người ta lại sử dụng thư viện lưu động hay sách báo lưu động để mang sách báo đến những nơi không có thư viện công.

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC.

- Nghệ thuật Hoa Kỳ diễn tả về đời sống Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây, ở Hoa Kỳ người ta lại càng chú ý đến tất cả mọi hình thức nghệ thuật. Càng ngày càng có nhiều trường Mỹ thuật mở các lớp dạy về mỹ thuật. Các viện bảo tàng nghệ thuật và những người giàu có đã mang về Hoa Kỳ một số lớn họa phẩm quí giá nhất và các tác phẩm nghệ thuật mà hàng triệu người Hoa Kỳ phải say sưa thưởng lãm. Trong một năm trước đó có tới 4 triệu người đến thăm viện bảo tàng Metropolitan Museum ở thành phố New York.

426

Page 95: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Trong số các nhà điêu khắc tên tuổi ở Hoa Kỳ, ta phải kể đến Daniel Chester và Augustus Saint-Gaudens. Pho tượng Tổng thống Lincoln trong đài kỷ niệm Licoln ở Washington D.C và pho tượng người lính dân quân ở Concord, Massachusetts của nhà điêu khắc French đã làm cho hàng triệu con tim phải xúc động. Người ta cùng tìm thấy những pho tượng và các đài kỷ niệm của Saint Gaudens ở Boston, New York, Philadelphia và nhiều thành phố khác.

Hoa Kỳ cũng có rất nhiều họa sĩ danh tiếng. Hai họa sĩ nổi tiếng của thế kỷ XIX là Frederic Remington và Jmaes McNeill Whistler. Remington đã sáng tác những bức họa nổi tiếng về đời sống ở miền viễn Tây trông thật là vô cùng thích thú. Có lẽ các bạn đã có dịp được nhìn thấy những bức họa thân mẫu của ông Whistler.

Đặc biệt là 3 nhà họa sĩ trong những năm gần đây đã sáng tác được nhiều bức họa nói về phong cảnh xã hội Hoa Kỳ. Đó là các ông Thomas Benton, John Curry và Grant Wood. Cả ba người đều ở miền Trung Tây. Thưở thiếu thời ông Benton sống ở Missouri giống như những nhân vật nổi danh Huck Finn và Tom Sawyer của nhà văn hào Mark Twain. Các tác phẩm của ông đã nói lên những màu sắc và sức sống mãnh liệt của đời sống Hoa Kỳ. Tác phẩm của ông cho ta thấy ông thiên về đề tài liên quan đến lịch sử Hoa Kỳ. Curry vốn là một thiếu niên sinh trưởng trong một nông trại, khi trưởng thành ông chuyển sang sáng tác những bức họa nói về dân chúng và đồng ruộng nơi quê nhà Kansas của ông. Grant Wood còn gọi là nhà họa sĩ của đồng ruộng đã vẽ lên từng chi tiết đúng như sự thật về những phong cảnh và đời sống của dân chúng và các ấp trại ở vùng Iowa.

- Kiến trúc của Hoa Kỳ mang đặc tính độc đáo của Hoa Kỳ,

Hoa Kỳ góp phần vô cùng quan trọng vào ngành kiến trúc trong nền nghệ thuật tân tiến ngày nay. Nhất là trong công trình kiến tạo các cầu cống và các tòa nhà chọc trời. Cây cầu Golden Gate ở San Francisco là một th1i dụ điển hình nhất về công trình kiến trúc tài giỏi tân kỳ này. Để có thể có thêm chỗ ở cho những thành phố quá đông đúc, các kiến trúc sư và kỹ sư Hoa Kỳ đã nghĩ ra cách dùng thêm những vật liệu bằng thép và sắt để kiến tạo những tòa nhà chọc trời. Đây là kỹ xảo về kiến trúc xây cất. Cuối thế kỷ thứ XIX, Louis Henry Sullivan cố gắng tìm cách kiến tạo những tòa nhà gọn gàng không cần những trang trí vô ích mà chẳng cần những gì cần thiết thôi. Ông được người đời tặng cho biệt danh là "Người cha đẻ của các tòa nhà chọc trời tân kỳ ngày nay".

Kiến trúc sư Hoa Kỳ Frank Lloyd Wright có lẽ là người góp phần lớn nhất vào nền kiến trúc Hoa Kỳ. Ông mạnh bạo vứt bỏ những kiểu nhà cổ xưa mà thường là không được nghiên cứu cẩn thận và họa ra những kiểu nhà mới. Những kiểu nhà ông phác họa rất thích hợp với nhu cầu của đời sống tân tiến ngày nay.

ÂM NHẠC.

- Hoa Kỳ phát triển âm nhạc mang sắc thái Hoa Kỳ.

Âm nhạc luôn luôn là một phần trong đời sống Hoa Kỳ. Người ta ca hát khi làm việc. Những bài hát tôn giáo của người da đen, bài hò của người thủy thủ, bài hát của chú chăn bò, những bài ca về các sông ngòi của những người đi tiên phong lập nghiệp cũng như các bài vè, tất cả đã thành những bản dân ca của dân tộc Hoa Kỳ. Trong thế

427

Page 96: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

kỷ thứ XIX, cách giải trí thích thú nhất vào những buổi chiều là có một nhóm túm tụm lại chung quanh cây dương cầm mà ca hát. Gìa cũng như trẻ thường tham dự các đám hát ở các nơi công cộng. Những bài ca êm dịu như bản "My Old Kentucky Home" và "Old Folks at Home" là những bản đầu tiên được mọi người ưa thích.

Sau thời nội chiến, âm nhạc Hoa Kỳ thay đổi hơn trước. John Phillip Sousa, một nhạc trưởng nổi danh đã sáng tác những bản nhạc tiến quân rất được mọi người ưa chuộng. Edward McDowell là một trong những nhạc sĩ tài giỏi về sáng tác những bài nhạc nghiêm trang. Ông đã soạn những bài nhạc rất thích thú về đủ mọi đề tài của Hoa Kỳ. Nhạc sĩ Victor Herbert nổi tiếng nhất về ngành nhạc kịch. Là một người từ Ái Nhĩ Lan tới, ông Herbert đã sáng tác gần 40 bản nhạc loại Opera (nhạc kịch) mà ngày nay người ta còn trình diễn những giai điệu lôi cuốn của ông.

- Có nhiều cơ hội để thưởng thức âm nhạc.

Sang thế kỷ thứ XX, người ta càng ngày càng có nhiều cơ hội để thưởng thức âm nhạc. Âm nhạc đã trở thành môn học trong học đường. Tại các trường Trung học Đệ nhất và Đệ nhị cấp đều có các ban nhạc, các cuộc hòa nhạc và các hội hát bè. Các công ty Opera như The Metropolitan Opera Company của thành phố New York có những hý viện lớn nhất và có nhiều thính giả nhất trên thế giới. Có những buổi hòa nhạc dưới quyền hướng dẫn của các vị nhạc sư nổi tiếng, trình bày nhiều chương trình cho những người yêu thích âm nhạc. Không phải chỉ những thành phố cổ xưa ở miền Đông như Philadelphia, Boston và New York mới có những buổi trình diễn nhạc, mà hầu hết các thành phô lớn ở khắp trong nước đều có những buổi hòa nhạc và Opera như vậy.

Với sự xuất hiện của máy hát và vô tuyến truyền thanh, người Hoa Kỳ lại càng dùng nhiều thời giờ hơn để thưởng thức âm nhạc. Ngày nay, trong phòng ngồi chơi, khi vặn máy hát, chúng ta có thể thưởng thức tiếng dương cầm của Rubinstein, hay vĩ cầm của Heiftz, cũng như giọng ca của Marian Anderson và những danh ca khác của ngày xưa cũng như của ngày nay. Chỉ cần cầm nút mở máy thâu thanh hay vô tuyế truyền hình là chúng ta có thể thưởng thức những gia điệu đàn của các đại dàn nhạc hòa tấu.

- Những hình thức âm nhạc mới hơn càng được người Hoa Kỳ ưa thích.

Đầu thế kỷ thứ XX, người ta hay xuất hiện một loại nhạc mới gọi là Ragtime (loại nhạc này của người da đen). Đây là một loại nhạc có sắc thái Hoa Kỳ rõ rệt, và nói lên sức mạnh của sự di động nhanh chóng trong nhịp sống tân tiến ngày nay. Nhạc Ragtime trước tiên được người da đen thưởng lãm, chẳng bao lâu lại được khắp trong nước đều yêu thích. Có một bản mà toàn quốc đều ái mộ, đó là bài "Alexander's Ragtime". Ông Irving Berlin, tác giả bài nhạc này đã trở thành một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất về môn nhạc bình dân. Có lẽ bài ca được mọi người ưa thích nhất của Berlin là "White Christmas".

Sau Đệ Nhất Thế Chiến, hình thức mới của nhạc Ragtime được gọi là nhạc Jazz. Một trong những dàn nhạc Jazz lớn nhất vào lúc đầu là dàn nhạc do Duke Ellington điều khiển. Paul Whiteman "Ông vua nhạc Jazz" cũng là một nhạc trưởng danh tiếng. Một chi nhánh của nhạc Jazz là nhạc Swing (nhạc nhún nhảy) mà thường hay dùng nhạc khí độc diễn. Dàn nhạc Swing thường hay dùng nhạc đệm trong khi

428

Page 97: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

người độc diễn thường hay ứng biến ra những âm điệu du dương. Dàn nhạc Swing của Benny Goodman trong thập niên 1930 rất là độc đáo. Nhạc sĩ Geoge Gerahwin đã vay mượn âm điệu của nhạc Jazz để sáng tác những bản nhạc cho các dàn nhạc hòa âm. Bản "Rhapsody in Blue" và bản nhạc "Opera Porgy and Bess" thường được trình diễn ở trong nước cũng như ở các nơi khác ngoài Hoa Kỳ.

Nhiều bản nhạc bình dân nhất được sáng tác cho nhạc hài hước là sự kết hợp của âm nhạc khiêu vũ với nghệ thuật truyện. Trong những nhạc kịch vui mà ngày nay còn được ưa thích nhiều nhất là bản "Showboat" của Jerome Kern, "Kiss me, Kate" của Cole Porter, "Of Three I sing" của George Gershrin. Một số nhạc sĩ danh tiếng như các ông Richard Rodgers và Oscar Hammerstein II đã sáng tác nhiều kiệt tác như "Oklahoma ! South Pacific" và "The King and I". Vở kịch "Pygmalion" do kịch gia George Bernard Shaw soạn, nói về chuyện My Fair Lady. Loại nhạc kịch vui này do Frederic Loewe và Alan Jay Lorner phát minh ra, là một trong những loại nhạc thành công nhất trong những năm gần đây.

Khi tìm hiểu về những công trình khoa học, văn chương nghệ thuật, và âm nhạc Hoa Kỳ, chúng ta được biết tên tuổi của nhiều danh nhân Hoa Kỳ. Những nhân vật danh tiếng này cũng có mặt trongca1c lãnh vực hoạt động khác như hoạt động trong chính quyền, kinh doanh và kỹ nghệ, kiến trúc, thể thao, vân vân. Chúng ta tôn vinh những nhân vật này vì học có công góp phần vào việc xây dựng đời sống của người Hoa Kỳ cho được đầy đủ và phong phú hơn.

Tuy nhiên, khi chúng ta hãnh diện về các danh nhân trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta cũng đừng nên quên rằng những người dân tầm thường của Hoa Kỳ này mới chính là những người xây dựng Hoa Kỳ. Đã có hàng ngàn người nam cũng như nữ từ các tiểu bang vùng ven biển Đại Tây Dương tiến về Miền Tây, khắc phục cả vùng đất mênh mông hoang dã để kiến tạo nên các khu dân cư đông đúc như ngày nay. Đi đến đâu là họ mang theo những tư tưởng Hoa Kỳ đến đó. Lại còn có những nhóm người từ những nơi xa lạ ở khắp nơi trên thế giới đến dây kết hợp với họ. Tất cả những người Hoa Kỳ vô danh từ khắp mọi nơi trên địa cầu này của tất cả mọi chủng tộc và mọi tôn giáo làm việc trong niềm tin mãnh liệt vào chế độ dân chủ tự do ở Mỹ châu này. Chính họ mới là những người đã tạo dựng nẹn đất nước Hoa Kỳ ngày nay.

MỤC IXHOA KỲ MỞ RỘNG TẦM HOẠT ĐỘNG

Trong những mục VII và VIII, chúng ta đã học về những thay đổi trong đời sống của người Hoa Kỳ từ năm 1865. Kết quả của những thay đổi này là người Hoa Kỳ có mức sống cao hơn mức sống của bấy kỳ quốc gia nào khác. Chúng ta cũng được biết rằng đôi khi có những vấn đề khó khăn mà chính quyền phải đứng ra tìm cách giải quyết một số vấn đề. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta đã nói rất ít về các vị Tổng thống của Hoa Kỳ từ năm 1865, hay nói về Hoa Kỳ càng ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cộng đồng thế giới.

Sau khi thiết lập chính quyền vào năm 1789, kể ra có hàng trăm năm rồi, người Hoa Kỳ chỉ chú trọng đến các công việc ở trong nước, mở rộng biên cương về phía Tây, khắc phục các vùng đất hoang vu, lo cho người đi định cư ở trên khắp các lục địa. Nhưng cuối cùng bước đi oai hùng băng qua đại lục đã tới đích. Đất hoang càng ngày

429

Page 98: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

càng trở nên hiếm, và càng ngày càng có nhiều thành phố và thị trấn. Các nhà máy kỹ nghệ và nông trường Hoa Kỳ sản xuất dư thừa hàng hóa và thực thẩm cho nhu cầu của dân chúng. Những phương tiện giao thông và vận chuyển nhanh chóng hơn đã làm cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới gần nhau hơn. Kết quả là từ cuối thế kỷ thứ XIX, Hoa Kỳ càng ngày càng tham dự tích cực vào các công việc quốc tế. Ngày nay, có nhiều biến cố ở các vùng xa xăm mà ngày xưa có lẽ không làm cho chúng ta phải quan tâm chút nào, thì bây giờ có thể ảnh hưởng đến toàn thể đất nước và đến từng người trong chúng ta. Quyền lợi và ảnh hưởng mới của Hoa Kỳ vào các công việc quốc tế đã trở thành lớn lao từ năm 1907, khi Tổng thống Theodore Roosevelt gửi hạm đội đi vòng quanh thế giới thực hiện các cuộc viếng thăm thiện chí tại nhiều quốc gia trong đó có nước Nhật.

Trong hai mục cuối của cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc Hoa Kỳ càng ngày càng tham dự nhiều vào các công việc quốc tế. Mục IX này sẽ bàn về giai đoạn từ năm 1865 đến năm 1920. Chương XXVII sẽ nói về một vài vị Tổng thống Hoa Kỳ trong những năm này đã phải hành động như thế nào để giải quyết những vấn đề quan trọng. Chương XXV III sẽ nói về việc Hoa Kỳ càng ngày càng quan tâm đến những công việc ở ngoài lãnh thổ, và đã thâu đoạt được nhiều đất đai mới như thế nào. Đầu thế kỷ thứ XX, Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách đối ngoại mới đặc biệt là đối với các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ cũng như đối với các quốc gia ở Viễn Đông. Chương XXIX sẽ nói về những biến cố xảy ra trong thời gian này, và đặc biệt nhất là về Đệ Nhất Thế Chiến, và các Hòa Ước theo sau đó.

CHƯƠNG XXVIICÁC NHÀ LÃNH ĐẠO HOA KỲ ĐI THEO CON ĐƯỜNG MỚI.

Khi nào các bạn có một giáo sư mới, một ông chủ tịch mới của một hội đoàn của các bạn, vị trưởng tràng của đoàn thể của các bạn, ngay cả khi bạn phải có quyết định cho năm mới vào ngày 31 tháng 12, bạn sẽ cảm thấy có một cái gì thay đổi. Bạn lại khởi sự bắt đầu làm những cộng việc cũ bằng một cách khác hoàn hảo hơn. Bạn tự nghĩ "Đây là một dịp may cho một cuộc khởi hành mới. Lần này ta sẽ cố gắng tránh những lỗi lầm cũ, lần này ta sẽ làm đúng."

Những biến cố trong lịch sử cũng xảy ra tương tự như vậy. Đôi khi có những biên cố xảy ra mà nhiều người cho rằng đây là một dịp may cho một cuộc hành trình mới. Tại Hoa Kỳ mỗi khi có một vị tân tổng thống đắc cử thì lại có một cơ hội cho một cuộc hành trình mới như vậy. Dân chúng thường nói : "Tổng thống sẽ định làm những gì ? Tổng thống sẽ thành công ra sao ?".

Chương này sẽ bàn về các vị Tổng thống và chính phủ Liên bang trong thời gian từ thập niên 1860 đến thập niên 1920. Chúng ta sẽ không bàn hết tất cả những hoạt động của các vị Tổng thống trong những năm này. Chúng ta chỉ đề cập tới một vài vị Tổng thống không thể hay có ý không thực hiện những thya đổi lớn lao. Nhưng chúng ta sẽ bàn về một vài trường hợp quan trọng hơn khi mà đất nước có một vị tân Tổng thống cho rằng đất nước cần phải có "một cuộc hành trình mới". Những phần quan trọng của chương này là :

1/ Các vị Tổng thống vào cuối thế kỷ thứ XIX đã phải đương đầu với những nhu cầu đang thay đổi như thế nào ?

430

Page 99: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

2/ Tổng thống Thedore Roosevelt đã phải chiến đấu để vượt qua những khó khăn nào ?

3/Tổng thống Wilson đã hoàn thành được những kế hoạch "Tự Do Mới" nào?

PHẦN ICÁC VỊ TỔNG THỐNG VÀO CUỐI THẾ KỶ THỨ XIX ĐÃ PHẢI

ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG NHU CẦU ĐANG THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO ?

TỔNG THỐNG JOHNSON VÀ TỔNG THỐNG GRANT RẤT ÍT HOẠT ĐỘNG ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI.

Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng nhìn thấy đằng sau năm 1865, Hoa Kỳ đang bước vào kỷ nguyên mới. Việc gia tăng sử dụng máy móc và những phương pháp mới để sản xuất hàng hóa khiến cho Hoa Kỳ trở thành cường quốc kỹ nghệ hàng đầu. Những máy móc mới và các phương pháp canh tác được cải thiện đưa đến việc chỉ cần có ít nông dân mà cũng có thể sản xuất được nhiều nông phẩm hơn. Việc mậu dịch buôn bán với các quốc gia khác cũng tăng lên nhiều. Khi mà dân số Hoa Kỳ càng ngày càng tăng vọt thì các thành phố Hoa Kỳ lại càng phát triển về tầm vóc cũng như về số lượng. Tất cả những công trình mở mang này không những làm thay đổi bộ mặt của Hoa Kỳ, mà còn tạo ra nhiều vấ nđề mới nữa.

- Cuộc nội chiến đã tạo cho đất nước nhiều vấn đề mới.

Những năm sau năm 1865, người Hoa Kỳ, thay vì hướng nhìn về tương lai, thì lại phải đương đầu với nhiều vấn đề bắt nguồn từ mấy năm trước. Bốn năm dài chinh chiến còn để lại những vết thương sâu thẳm, đặc biệt là miền Nam đã bị tàn phá ghê gớm. Hàng ngàn quân sĩ đã hy sinh cho chính nghĩa của miền Nam. Vì hầu hết các trận đánh đều xảy ra ở miền Nam cho nên sự thiệt hại vể tài sản ở miền Nam thật là lớn lao. Quân sĩ trở lại quê nhà chỉ còn thấy nàh cửa đã biến thành tro tàn gạch vụn , các đường xe lửa bị tháo gỡ, thành phố bị phá tan hoang, và thiếu thốn tất cả những gì cần thiết cho đời sống hằng ngày.

Chiến tranh cũng tạo nên nhiều vấn đề cấp bách ở miền Bắc. Con số quân sĩ bị thương vong ở miền Bắc còn lớn hơn con số tổn thất ở miền Nam. Có điều chắc chắn là miền Bắc thiệt hại rất ít về vật chất cũng như nhu cầu những vật liệu chiến tranh như súng đạn, quần áo cho binh sĩ vân vân.. tất cả đã giúp cho kỹ nghệ miền Bắc phát triển mạnh. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, các nhà máy kỹ nghệ phải chuyển sang sản xuất những hàng hóa cho thời bình. Nhiều quân nhân trở về gặp khó khăn trong việc thích hợp với đời sống thời bình, khác hẳn với đời sống trong thời chiến trước kia. Có lẽ việc khó khăn nhất do chiến tranh gây ra là việc phục hưng và tái thâu nhận các tiểu bang ở miền Nam (trước đã ly khai) cho vào Cộng đồng Quốc gia. Những biện pháp cứng rắn mà Quốc hội cưỡng bách miền Nam phải gánh chịu đã tạo nên nhiều bất bình chống đối.

- Các chính đảng thất bại trong việc giải quyết các vấn đề mới.

431

Page 100: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Những năm sau chiến tranh, các chính đảng lại hướng nhìn trở lại mấy năm trước chứ không hướng nhìn về tương lai. Chẳng hạn như đảng Cộng Hòa kiểm soát chính quyền Liên bang ở thủ đô Washington từ 1861 đến năm 1865. Trong khi bầu cử cũng như sau khi bầu cử xong, đảng Cộng Hòa thường nhắc nhở dân chúng rằng đảng Cộng Hòa đã có công cứu được đất nước. Nói một cách khác, các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa đã yêu cầu cử tri bỏ phiếu cho họ vì thành tích công trạng trong quá khứ của họ, chứ không phải những gì mà họ sẽ làm để giải quyết các vấ nđề mới. Hình như cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ đều lo việc xây dựng quyền hành chính trị hơn là thực thi ý nguyện của dân chúng.

Vì rằng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều rất chậm chạp trong việc đáp ứng nhu cầu của dân chúng, cho nên đôi khi có những người muốn hăng say cải cách quay ra tổ chức một đảng mới. Cuối thế kỷ thứ XIX, có nhiều đảng thứ ba được thành lập nhưng không có đảng nào có đủ người ủng hộ để đưa được ứng cử viên của đảng lên làm Tổng tống. Tuy nhiên cũng có một đảng thứ ba đã có thể ảnh hưởng vào một chính đảng lớn chấp thuận những chương trình cải cách của họ. Việc này xảy ra vào thập niên 1890, vào khi các nông dân miền Tây và miền Nam bất mãn, họ quay ra thành lập đảng Populist (đảng Nhân Dân). Trong kỳ tuyển cử 1896, đảng Dân Chủ đã chọn những chương trình cải cách chính yếu của đảng Populist.

- Những năm trong các nhiệm kỳ của hai Tổng thống Johnson và Grant là những năm phiền toái, rắc rối, khó khăn.

Cả hai Tổng thống Johson và Grant đều không theo Tổng thống Lincoln để đảm nhiệm một chương trình cải cách quan trọng nào. Trong kỳ tuyển cử năm 1864, đảng Cộng Hòa chọn ông Andrew Johnson làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Ông Johnson là người ở tiểu bang Tennessee, đảng viên đảng Dân Chủ, rất trung thành với Cộng đồng Liên bang. Đảng Cộng Hòa chọn ông là hy vọng chiếm được phiếu ở miền Nam ủng hộ ông. Khi Tổng thống Lincoln bị ám sát chết, ông Johnson trở thành Tổng thống. Trong những năm nhiệm kỳ Tổng thống của ông, ông và những người lãnh đạo đảng Cộng Hòa tranh chấp dữ dội. Sự tranh chấp này đã đưa đến việc có những kế hoạch trái ngược nhau về việc tái thâu nhận các tiểu bang miền Nam đã ly khai trước kia vào Cộng đồng Quốc gia. Ông Johnson là vị Tổng thống độc nhất của Hoa Kỳ bị Hạ viện tố cáo và đưa ra Thượng viện, nhưng ông đã không bị Thượng viện kết tội vì thiếu một phiếu để kết tội ông.

Vị Tổng thống kế tiếp là ông U.S. Grant, người đã từng là vị tướng lãnh tên tuổi trong thời nội chiến. Ông đắc cử hai nhiệm kỳ Tổng thống . Ông Grant là vị Tổng thống thành thực và liêm khiết nhưng thiếu kinh nghiệm về chính trị. Dù ông cố gắng thực hiện một vài cải cách, nhưng tám năm ở trong tòa Bạch Ốc của ông là tám năm đầy những vấn đề khó khăn và có nhiều việc sâu xa do chiến tranh để lại.

TỔNG THỐNG HAYES VÀ CLEVELAND THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH.

- Ông Hayes được ủy ban cử tri đoàn tuyển chọn làm Tổng thống.

Ngày mùng 4 tháng 3 năm 1887, tân Tổng thống nhậm chức trong một tình trạng khác thường. Nhiều người, có lẽ đến cả nước không tin rằng ông có quyền ở

432

Page 101: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

chức vụ cao như vậy. Trong các báo chí, người ta thấy xuất hiện các tranh hình hài hước ám chỉ rằng ông đã thắng cử một cách man trá. Sự việc xảy ra như thế nào ?

Ông Rutherford B. Hayes, tân Tổng thống, là một người thuộc Đảng Cộng Hòa ở Ohio. Ông đã từng là thống đốc phục vụ đắc lực của tiểu bang này. Trong kỳ tuyển cử Tổng thống 1876 có cuộc tranh tài hào hứng giữa ông Hayes và ứng viên của đảng Dân Chủ là ông Samuel J. Tilden. Cuộc tranh luận đặt ra về kết quả của cuộc bầu cử ở 4 tiểu bang. Ba trong bốn tiểu bang này là các tiểu bang miền Nam vẫn còn nằm trong quyền kiểm soát của các chính quyền tái thiết. Đảng Dân Chủ nhấn mạng rằng đa số nhân dân trong các tiểu bang này ủng hộ ông Tilden, nhưng họ đã bị ngăn chặn không được ghi danh bầu cử. Để giải quyết vấn đề tranh chấp này, Quốc hội chỉ định ủy ban cử tri toàn đặc biệt để quyết định việc này. Kết quả là ông Hayes đã đắc cử, nhưng chỉ hơn ông Tilden có một phiếu mà thôi.

- Tổng thống Hayes ra lệnh rút quân đội Liên bang ra khỏi miền Nam.

Dù là gặp phải khó khăn lúc đầu không may này, Tổng thống Hayes đã thực hiện được nhiều thay đổi quan trọng. Trước khi Ủy ban đặcbiệt của cử tri đoàn quyết định về cuộc bầu cử này thì chính quyền tái thiết đã chấm dứt ở Florida rồi. Tiểu bang này là một trong những tiểu bang có kết quả của cuộc bầu cử được đưa ra tranh luận. Tổng thống Hayes bấy giờ hạ lệnh cho quân đội Liên bang rút khỏi hai tiểu bang South Carolina và Louisiana. Hai tiểu bang này là hai tiểu bang còn thuộc quyền kiểm soát chính quyền tái thiết.

- Tổng thống Hayes bắt đầu tranh đấu để cải cách trong hàng ngũ công chức.

Đồng thời, Tổng thống Hayes cũng thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong phương cách chỉ định người vào làm việc torng các cơ quan công quyền. Hệ thống chia phần đã được sử dụng rộng rãi từ thời Tổng thống Andrew Jackson. Các vị Tổng thống mới đắc cử cho một số lớn công chức nghỉ việc để để đưa bạn bè và những người ủng hộ mình vào làm việc. Các ông thường trao cho bà con, thân nhân giữ các chức vụ trong chính phủ. Hậu quả là nhiều người không có khả năng và cũng không được huấn luyện gì hết nhảy vào nắm giữ nhiều chức vụ trong chính quyền. Phần đông những người này chỉ lo bảo vệ cho đảng của mình được đứng vừng ở trong chính quyền để họ tiếp tục được làm việc.

Tổng thống Hayes cho rằng việc sử dụng các cơ quan công quyền như là phần thưởng cho những người đã có công ủng hộ người thắng cử thì quả là một điều nhầm lẫn. Ông nghĩ rằng "Ông phải phục vụ đảng của ông với hết sức mình, và đảng của ông cũng phải phục vụ đất nước hết mình". Nói một cách khác là chỉ những người có tài hay đủ khả năng mới được vào làm việc tại các cơ quan công quyền. Cách hay nhất để có viên chức tốt làm ở các kỳ thi tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan công quyền. Các công chức được tuyển mộ vào làm việc theo cách này gọi là tuyển mộ theo hệ thống giá trị (Merit System). Phong trào thiết lập hệ thống giá trị được gọi là cuộc cải cách tuyển lựa công chức.

Dù rằng có nhiều người trong đảng của ông chống đối nhưng ông (Tổng thống Hayes) cũng vẫn cương quyết tranh đấu để cải tổ việc tuyển lựa công chức. Khi ông nhậm chức, ông không đem các bạn bè và những người ủng hộ ông vào thay thế cho

433

Page 102: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

các công chức đang làm việc tại các cơ quan công quyền. Ông bổ nhiệm ông Carl Schurz, một người từ Đức quốc di cư sang Hoa Kỳ từ hồi còn nhỏ, vào giữ một chức vụ trong hội đồng nội các. Như một chiến sĩ tranh đấu không ngừng để cải thiện chính phủ, ông Schurz được ghi nhận như là một trong những người nhiệt liệt ủng hộ hệ thống giá trị. Đồng thời, Tổng thống Hayes cũng cố gắng hoạt động để để được Quốc hội thiết lập một ủy ban tuyển lựa những người đã được huấn luyện cẩn thận để làm việc. Nhưng ông đã không thành công. Cuối cùng, ông thu xếp cho nhiều nhân vật lãnh đạo trong đảng Cộng Hòa từ nhiệm khỏi các chức vụ trong sở New York Custom. Họ là những người nhiệt liệt ủng hộ hệ thống chia phần.

- Cuộc cải cách việc tuyển lựa công chức được Quốc hội chấp thuận.

Dù rằng những công cuộc khởi đầu này không đáng kể, nhưng nó đã làm cho nhân dân toàn quốc phải chú ý. Sau đó, lại xảy ra một biến cố đau thương. Tổng thống Garfield, người kế nhiệm Tổng thống Hayes bị một người thất vọng vì không kiếm được chỗ làm trong các cơ quan công quyền ám sát chết. Sự kiện này khiến cho nhân dân lại càng cảm thấy rằng cần phải có hệ thống giá trị để tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan công quyền. Năm 1883, Quốc hội thiết lập ủy ban tuyển lựa công chức. Ủy ban này cho thiết lập một hệ thống thi cử cho tất cả các Bộ của chính phủ. Thí dụ như người làm việc tại bộ Bưu Điện , Sở Quan Thuế, vân vân... thì phải qua kỳ thi để chứng tỏ có đủ khả năng làm việc. Nhiều chức vụ chỉ được dành cho 3 thí sinh có điểm cao nhất. Từ năm 1883 cho đến nay, hệ thống giá trị đã được mở rộng sang nhiều công việc khác trong các cơ quan công quyền.

- Ông Cleveland trở thành Tổng thống.

Ngày mùng 4 tháng 3 năm 1885 còn đánh dấu một ngày nhậm chức khác thường nữa. Lần đầu tiên trong 25 năm qua mới có một vị Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ bước chân vào tào Bạch Ốc. Tân Tổng thống Grover Cleveland xuất thân từ cảnh nghèo nàn, nhưng nhờ chịu khó làm việc, thành thật và can đảm mà ông đã bước được lên đến tột đỉnh cao sang của danh vọng. Ông đã từng giữ các chức vụ quện trưởng cảnh sát, thị trưởng thành phố Buffalo, và thống đốc tiểu bang New York. Ông là người cương quyết, dù là bị mất hết cả tiếng tăm và mất hết cả sự được lòng dân thì ông cũng không ngần nại nói "không", nếu xét ra là ông không thể chấp nhận được.

- Tổng thống Cleveland tiến hành nhiều công cuộc cải tổ.

Tổng thống Grover Cleveland cho tăng cường mở rộng nhiều chỗ làm dành cho hệ thống giá trị. Trong nhiệm kỳ đầu của ông, Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có cả đạo luật về mậu dịch giữa các tiểu bang (The Interstate Commerce Act) để điều hành giá cả chuyên chở bằng đường xe lửa. Đồng thời Tổng thống Cleveland cũng cố gắng hoạt động để giảm hạ thuế mậu dịch, nhưng không thành công.

Từ khi có cuộc nội chiến, thuế đánh vào các hàng hóa nhập cảng càng trở nên cao hơn. Phải đánh thuế nhập cảng cao để bảo vệ hàng hóa kỹ nghệ, Hoa Kỳ khỏi phải cạnh tranh với hàng hóa ngoại quốc rẻ hơn. Tổng thống Cleveland thấy rằng việc đánh thuế cao như vậy đã mang lại cho chính phủ rất nhiều tiền và còn dư thừa ở trong ngân khố. Ông cũng cho rằng kỹ nghệ Hoa Kỳ bây giờ đã thừa sức mạnh cho nên không cần phải có thuế bảo vệ mậu dịch để bảo vệ hàng hóa Hoa Kỳ nữa. Ông cũng cho rằng việc

434

Page 103: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đánh thuế bảo vệ mậu dịch cao làm cho giá hàng hóa lên cao, và như vậy sẽ gây nên giá sinh hoạt mắc mỏ thiệt hại cho những người dân Hoa Kỳ trung bình. Dưới áp lực của Tổng thống Cleveland, một dự luật giảm thuế mậu dịch được đưa ra dề trình tại Quốc hội. Dù rằng dự luật này đã không được Quốc hội thông qua, Tổng thống Cleveland cũng vẫn tiếp tục tranh đấu để giảm hạ thuế bảo vệ mậu dịch.

- Ông Cleveland trở lại tòa Bạch Ốc.

Tổng thống Cleveland tái ứng cử vào năm 1888, nhưng thất bải. Tuy nhiên, bốn năm sau đó, ông lại tái đắc cử Tổng thống. Như vậy là có một sự đặc biệt về Tổng thống Cleveland. Sau khi rời ghế Tổng thống một nhiệm kỳ rồi, ông lại trở lại tòa Bạch Ốc. Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông gặp một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhưng những năm sau này ông đã sáng suốt thi hành nhiệm vụ và đã hoạt động đắc lực cho quyền lợi của nhân dân Hoa Kỳ.

PHẦN IITỔNG THỐNG THEODORE ROOSEVELT ĐÃ CHIẾN ĐẤU

ĐỂ VƯỢT NHỮNG KHÓ KHĂN NÀO ?

- Một thiếu niên đau yếu trở thành một người có đầy sinh lực.

Trong một căn nhà đầy đủ tiện nghi trong một khu sang trọng ở thành phố New York, có một người đàn ông rầu rĩ lo lắng bồng một đứa nhỏ. Trời đã khuya rồi àm bé vẫn không ngủ được. Nó phải cố gắng lắm mới thở được và còn phải vật lộn với những cơn ho. Đôi khi người cha đã phải gọi xe đưa nó đi ra ngoài đường phố. Ông không cần biết phải đi đâu, đi đâu cũng được miễn là có được cơn gió mát để cho đưa bé dễ thở. Cả hai cha con đều tên là Theodore Roosevelt. Theodore Jr. vẫn đau yếu cho tới khi ngoài 10 tuổi . Tuy niên, cậu ta rất chăm chỉ miệt mài đọc tất cả những gì mà cậu có. Môn vạn vật là một trong những môn mà cậu ta ưa thích. Khi sức khỏe của cậu trở nên khác hơn cậu lại càng tích cực theo đuổi môn thể thao, thể dục. Khi theo học tại đại học Harvard, cậu chọn môn quyền Anh. Và sau này, về sống trong ấp trại ở Dakota Bad Landa, cậu thường hay đi săn bắn và câu cá, cậu say mê yêu thích cuộc sống ở ngoài trời.

Thời gian qua, người thiếu niên gầy gò ốm yếu ấy trở thành một thanh niên đầy sinh lực. Thực vậy, Roosevelt quả thật đã trở thành một kho tàng đầy sinh lực.Ông đi lẹ, nói nhanh, cười lớn và cánh tay ông vươn lên ngoắc ngoắc trong không khí nhanh như ông nói. Hình như ông chạy xồng xộc vào trong phòng chứ không phải là ông đi vào phòng. Hình như ông la hét chứ không phải là ông nói; và cũng hình như là ông chạy chứ không phải là ông đi.

- Roosevelt chọn nghề phục vụ dân chúng.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Roosevelt dồn hết nghị lực vào ngành tổ chức hính quyền. Ông trở thành dân biểu trong quốc hội của tiểu bang New York. Sau này ông là một trong những ủy viên trong ủy ban tuyển chọn công chức của chính phủ Liên bang. Khi là giám đốc cảnh sát của thành phố New York, ông cổ võ cảnh sát phải chiến đấu chống lại mọi tội lỗi. Mùa xuân năm 1879, ông được chỉ định giữ chức vụ phụ tá Bộ Trưởng Bộ Hải quân

435

Page 104: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tháng 4 năm 1898, Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha; liền ngay khi đó ông xin từ chức để thành lập trung đoàn kỵ binh Rough Rider (Đoàn quân cỡi ngựa dữ). Đây là những người tình nguyện, bắn súng lẹ, hăng hái và chuyên cưỡi ngựa dữ. Trong những người này có cả những người chăn bò, cũng như các thanh niên con nhà sang trọng. Nhờ những thành tích chiến đấu mà Roosevelt được nhân dân vô cùng quý mến. Và chính vì vậy, ông được nhân dân bầu làm thống đốc tiểu bang New York. Sau đó, ông được Đảng Cộng Hòa chọn ông làm ứng cử viên Phó Tổng thống và kỳ này đảng Cộng Hòa thắng cử. Nhiều người cho rằng Roosevelt đã lầm lẫn nên mới nhận chức vụ Phó Tổng Thống, vì vào lúc đó chức vụ này không có trách nhiệm quyền hành lớn lao nào cả. Chính ông cũng đã một lần nói rằng ông thà làm một cái gì khác hơn là làm Phó Tổng thống. Nhưng năm 1901, Tổng thống Mc Kinley bị một người chủ trương vô chính phủ ám sát chết. Roosevelt trở thành Tổng thống khi chưa đầy 43 tuổi. Trong lịch sử Hoa Kỳ, ông là người trẻ nhất lên làm Tổng thống. 2

- Tổng thống Roosevelt theo đuổi chính sách cứng rắn về ngoại giao.

Là Tổng thống, Theodore Roosevelt là một người lanh trí, biết rõ hết mọi công việc và có ý chí muốn hoàn thành mọi công tác. Trong chương XX VIII và XXIX, chúng ta sẽ bàn về công việc ngoại giao của ông như việc dàn xếp cuộc chiến tranh Nga-Nhật, việc đào kênh Panama, và việc sử dụng quân lực để duy trì trật tự ở Trung và Nam Mỹ. Tổng thống Roosevelt cho rằng Hoa Kỳ phải mạnh. Ông tăng cười hải quân và gửi lực lượng đi khắp thế giới để làm áp lực với các quốc gia khác. Trong một bài diễn văn vào khi đảm nhận chức vụ Tổng thống, ông nói "Nhẹ nhàng và mang một cái gậy lớn, các bạn sẽ tiến xa."

- Roosevelt đấu tranh chống lại những tật xấu trong đời sống Hoa Kỳ.

Chính sách đối nội của Tổng thống Roosevelt cũng rất cứng rắn. Ông cho rằng dân chúng Hoa Kỳ cũng phải có những hành động đúng mực. Điều mà ông cho rằng trong đời sống Hoa Kỳ còn có những tình trạng cần phải sửa cho đúng. Ông khới xướng thay đổi những tình trạng này.

1/ Các tổ hợp và các công ty độc quyền : Theo Tổng thống Roosevelt thì có một vấn đề là tiền của và quyền lực nằm trong tay các công ty kinh doanh độc quyền lớn hay là các tổ hợp. Các công ty này không những kiểm soát phần lớn các công việc kinh doanh ở Hoa Kỳ mà còn có ảnh hưởng rất mạnh vào các công việc chính trị. Các công ty này đã chi tiền để chọn những công chức chịu làm theo ý họ – Roosevelt cho rằng một quốc gia Dân chủ mà một số ít người có quyền hành như vậy thì quả là một sự sai lầm. Ông khởi xướng việc đập tan các công ty độc quyền vĩ đại này. Quốc hội đã thông qua đạo luật Sherman chống các công ty tổ hợp; nhưng nếu không được thi hành thì đạo luật này cũng chỉ là vô dụng. Các vị Tổng thống trước kia đã rất ít hoạt động để ngăn chặn các công ty độc quyền. Tuy nhiên, tới thời Tổng thống Roosevelt, chính quyền đã đưa ra Tòa nhiều vụ bắt buộc các công ty độc quyền phải tuân hành luật Sherman. Vì công cuộc tranh đấu chống lại các tổ hợp của ông mà ông được người ta tặng cho biệt danh là "Bom phá các công ty".

2 Tuy nhiên người trẻ nhất đắc cử Tổng thống vào năm 1960 là ông John F. Kennedy lúc đó mới 43 tuổi.

436

Page 105: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

2/ Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : Tổng thống Roosevelt cũng rất lấy làm lo ngại về việc dân chúng Hoa Kỳ đã phung phí tài nguyên thiên nhiên như rừng cây, đất đai, thủy lực, than đá và các khóang sản khác. Các chuyên viên nghiên cứu về vấn đề này tiên đoán rằng trong vòng ít năm nữa, phần lớn các tài nguyên thiên nhiên Hoa Kỳ sẽ có thể không còn nữa. Tổng thống Roosevelt quyết định phải hành động để bảo vệ các nguồn tài nguyên này. Ông cho rằng phải thông qua những luật lệ để chính quyền kiểm soát tất cả đất rừng : Hàng chục triệu mẫu được dành riêng ra làm rừng và công viên quốc gia. Đồng thời Quốc hội cũng thông qua nhiều đạo luật khác qui định việc thiết lập các đập nước để sử dụng thủy lực và dẫn thủy nhập điền vào các vùng đất khô ở miền Tây. Ông còn cổ võ cho việc thông qua các đạo luật bảo vệ các nguồn khoáng sản. Tại một hội nghị vào năm 1908, ông kêu gọi các giới lãnh đạo trong nước hãy nghiên cứu các vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

3/ Cải thiện chính quyền : Tổng thống Roosevelt còn quan tâm đến một vấn đề khác nữa. Chính quyền Hoa Kỳ đã trở nên quá lớn và chỉ có thể điều hành được qua các đại diện của dân chúng chứ không phải là toàn thể dân chúng. Nếu các vị đại diện này thành thực tìm các thi hành ý nguyện của nhân dân thì hệ thống chính quyền này sẽ tiến hành tốt đẹp. Đầu thế Kỷ thứ XX, nhiều người trong đó có Tổng thống Roosevelt cho rằng hệ thống này không tiến hàng được tốt đẹp. Họ cho rằng nhiều vị đại diện, viên chức chính quyền chỉ biết nghe theo các vị lãnh tụ của các chính đảng hay những nhóm người đặc biệt nào đó có áp lực đối với họ để ủng hộ họ hay chống đối với các công việc làm.

Người ta đã đưa ra nhiều chương trình cải cách, đặc biệt nhất là ở các tiểu bang miền Tây. Một trong các cuộc cải cách này là kêu gọi mớ các kỳ tuyển cừ sơ khởi trực tiếp. Theo đề nghị này thì các đảng viên của đảng sẽ tuyển chọn ứng cử viên bằng cách bỏ phiếu kín thay vì mở hội nghị để các lãnh tụ đảng chọn ứng cử viên. Một vấn đề khác nữa là mở cuộc trừng cầu dân ý để thăm dò ý kiến dân chúng về các dự luật do các vị dân biểu Quốc hội đệ trình, và cũng là để xem cử tri có chấp thuận hay không trước khi đem thi hành đạo luật. Một cuộc cải cách thứ ba nữa là lấy sáng kiến để dân chúng nếu quan tâm đến vấn đề gì thì họ có thể đưa vấn đề đó ra Quốc hội bàn cãi. Lại còn một cuộc cải cách khác nữa gọi là Recall (Sự bãi miễn) cho phép cử tri được bãi chức, những viên chức nào không thi hành nhiệm vụ một cách tận tình hay thiếu khả năng dù là nhiệm kỳ của viên chức đó chưa chấm dứt.

Tổng thống Roosevelt rất quan tâm đến những cố gắng này để cho dân chúng có tiếng nói trực tiếp vào chính quyền. Ông đã làm hết sức để ủng hộ các cuộc cải cách này. Nhưng chính p hủ Liên bang ở Washington kể cả thời của ông, và từ đó đến nay đã không thi hành các cuộc cải cách này. Tuy nhiên, nhiều tiểu bang đã chấp thuận mở các kỳ tuyển cử sơ khởi trực tiếp, trưng cầu dân ý, lấy sáng kiến, và có hàng trăm thành phố đã sử dụng chương trình bãi miễn.

- Tổng thống Roosevelt đã thành công như thế nào ?

Chắc là Tổng thống Roosevelt đã thành công nhiều việc. Ông đã làm cho Hoa Kỳ có ảnh hưởng vào các công việc quốc tế. Các vị tổng thống sau này đã thi hành và mở rộng các kế hoạch của ông về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhưng trong một vài phạm vi, Tổng thống Theodore Roosevelt có thể như là nhắc nhở chúng ta như một người chạy đua với xe hơi. Đúng là con người dù cho chạy nhanh chạy khỏe đến đâuđi

437

Page 106: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nữa thì xe hơi càng ngày càng bỏ xa người chạy bộ. Tổng thống Roosevelt đã tìm cách đập bỏ các nhóm người kinh doanh quyền thế nhưng vào khi ông không còn là Tổng thống nữa thì lại có nhiều công ty độc quyền hơn là khi ông mới lên làm Tổng thống. Dù sao đi nữa, thì các hành động cương quyết và các bài diễn văn khuấy động lòng người của ông đã thức tỉnh cũng như làm cho nhân dân Hoa Kỳ hiểu rõ hơn những vấn đề mà đất nước đang phải đương đầu.

PHẦN IIITỔNG THỐNG WILSON ĐÃ HOÀN THÀNH ĐƯỢC

NHỮNG KẾ HOẠCH TỰ DO MỚI NÀO ?

Khi tới gần kỳ bầu cử năm 1908 thì Theodore Roosevelt đã hoàn thành được hai nhiệm kỳ tại tòa nhà Bạch Ốc. Dù ông đã tuyên bố rằng ông sẽ không ra tái cử nữa, nhưng ông vẫn còn đủ mạnh để ảnh hưởng vào đảng Cộng Hòa chọn người nào làm ứng cứ viên mà ông muốn. Người mà ông chọn là William Howard Taft thuộc tiểu bang Ohio rất khỏe mạnh và tự nhiên, một người đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ uan chính phủ, và cũng đã từng là Tổng trưởng Bộ Chiến Tranh thời ông Roosevelt. Với sự ủng hộ của ông Roosevelt, ông Taft thắng cử.

- Đảng Dân Chủ thắng kỳ bầu cử vào năm 1912.

Bằng nhiều cách, Tổng thống Taft đã tiếp tục công trình do Tổng thống Roosevelt khởi xướng. Thí dị như dưới thời Tổng thống Taft, chính phủ tiếp tục tranh đấu chống lại các công ty độc quyền. Nhưng Tổng thống Taft đã không đi nhanh hay tiến xa hơn để làm vừa lòng con người đầy sinh lực như ông Roosevelt. Thực ra chẳng bao lâu, ông Roosevelt cho rằng Taft không chịu thực thi chính sách mà ông ủng hộ. Sự nứt rạn giữ hai người bạn càng ngày càng trở nên trầm trọng đến nỗi rằng ông Roosevelt quyết định tìm cách để đảng Cộng Hòa chọn ông làm ứng cử viên trong kỳ bầu cử vào năm 1912. Không được đảng Cộng Hòa chọn, ông cũng ra tranh cử với tư cách là ứng viên của đảng Cấp Tiến. Mặc dù là đảng Cộng Hòa đã tái tuyển ông Taft làm ứng cử viên, nhưng lại có nhiều đảng viên đảng Cộng Hòa bỏ phiếu cho ông Roosevelt. Đảng ân chủ đoàn kết chặt chẽ cho nên đã đoạt được thắng lợi trong kỳ bầu cử này.

- Ông Woodrow Wilson trở thành tổng thống.

Người mà được đảng Dân Chủ tuyển chọn là ông Woodrow Wilson. Giống như ông Roosevelt, Tổng thống Woodrow Wilson cũng muốn giải quyết những vấn đề quan trọng mà đất nước đang phải đương đầu. Nhưng Tổng thống Wilson khác với ông Roosevelt về nhiều phương diện. Ông Roosevelt chào đời ở New York, ông Wilson thì sinh ra ở Virginia. Ông Roosevelt lùn, dáng người chắc nịch và có nhiều nghị lực. Ông Wilson thì cao, mảnh khảnh và dáng người có vẻ tôn quí hơn. Ông Roosevelt từng là một quân nhân, con người say mê cuộc sống ở ngoài trời và tin tưởng vào hành động. Ngược lại, ông Wilson là một tư tưởng gia mà vũ khí hữu hiệu nhất là lời nói. Ông Roosevelt hầu như là con nít trong lòng nhiệt thành sôi bỏng và thái độ hay thay đổi bất thình lình. Trái lại tính tình của ông Wilson thì rất trầm lặng và điểm tĩnh.

438

Page 107: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Ông Wilson hầu như đã trọn đời là một giáo sư và học giả. Ông đã từng là viện trưởng viện đại học Princeton rồi phục vụ một nhiệm kỳ Thống đốc ở tiểu bang New Jersey. Ngoại trừ ông Grover Cleveland ra, thì ông Wilson là đảng viên đảng Dân Chủ độc nhất được bầu ra làm Tổng thống kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến đến giờ. Ông Wilson đã đề ra khẩu hiệu trong chương trình vận động tranh cử là "Tự Do mới" cho nhân dân Hoa Kỳ.

- Tổng thống Wilson thực hiện nhiều cải cách quan trọng.

Chính Tổng thống Wilson thân hành ra Quốc hội đọc các bức thông điệp quan trọng của ông, một điều mà Tổng thống John Adams đến giờ không có ai làm. Khi tuyên thệ nhậm chức cũng như trong các thông điệp gửi cho Quốc hội, Tổng thống Wilson tuyên bố ủng hộ một số chương trình cải cách.

1/ Thuế mậu dịch : Tổng thống Wilson yêu cầu Quốc hội hạ thấp thuế mậu dịch đánh vào một số hàng hóa để cho việc buôn bán giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác điều hào một cách tự do. Ông cho rằng các nước ngoài không thể nào mua hàng hóa của Hoa Kỳ được, trừ ra khi nào họ có thể bán được hàng hóa của họ. Chúng ta còn nhớ Tổng thống Cleveland đã tranh đấu để giảm hạ thuế mậu dịch nhưng không thành công. Sự thật thì những đạo luật về thế mậu dịch đã được thông qua trong thập niên 1890 và đầu thế kỷ thứ XX đã ấn định thuế bảo vệ mậu dịch cao hơn. Nhưng quốc hội bây giờ lại nghe theo ý định của ông Wilson mà cho thông qua đạo luật Underwood Tariff qui định việc giảm hạ thuế mậu dịch.

2/ Những cải tổ về ngân hàng : Đồng thời, Tổng thống Wilson cũng yêu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng. Trong những năm khủng hoảng là những khi có nhiều người gửi tiền nhà băng lại muốn rút tiề nra, khiến cho nhiều nhà ngân hàng phải đóng cửa. Tổng thống Wilson mong muốn thiết lập một hệ thống ngân hàng mà các nhà ngân hàng có thể có tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp thì. Cho nên Quốc hội đã thông qua đạo luật Federal Reserve Act (Luật Liên bang Dự phòng). Theo luật này, thì toàn quốc có 12 vùng lớn, mỗi vùng sẽ thiết lập một Nhà Ngân Hàng Trung Ương. Tất cả đặt dưới quyền kiểm soát của ban quản trị của Liên bang. Các Nhà Ngân hàng Dự phòng Liên bang này có quyền hành rộng tãi để điều hành các công việc và giúp cho các nhà ngân hàng địa phương vào những khi gặp khó khăn.

3/ Thuế lợi tức : Đã từ nhiều năm, có nhiều người ủng hộ một hình thức thuế mới, một loại thuế đánh vào đồng lương hay lợi tức của mọi người. Họ lý luận rằng thuế lợi tức là loại thuế mà người nào có lợi tức cao thì trả thuế cao hơn người có lợi tức thấp. Trước đó, Quốc hội đã cố gắng thông qua một đạo luật đánh thuế lợi tức nhưng lại bị Tối Ca Pháp Viện tuyên bố là bất hợp hiến. Tuy nhiên, năm 1913, ngay trước khi Tổng thống Wilson tuyên thệ nhậm chức, thì tu chính án thứ XVI được thêm vào hiến pháp, cho phép Quốc hội được đặt ra một loại thế như vậy. Theo lời yêu cầu của Tổng thống Wilson, Quốc hội cho thông qua đạo luật về thuế lợi tức, và từ đó chúng ta có thuế lợi tức này.

4/ Công việc kinh doanh và các công ty độc quyền : Khi nào ông Wilson quay trở lại là khi ông thấy một vài vấn đề mà ông muốn giải quyết ngay. Giống như ông Theodore Roosevelt , ông Wilson cũng cho rằng các công ty độc quyền rất là nguy hiểm. Ông thôi thúc Quốc hội để thông qua các đạo luật hầu có thể kiểm soát các công

439

Page 108: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

ty độc quyền. Một trong những đạo luật này là luật Clayton. Luật này liệt kê ra một số món hàng mà các công ty lớn không nên làm. Một đạo luật khác qui định việc thiết lập Ủy ban Mậu dịch Liên bang (The Federal Trade Commission) có quyền tìm kiếm những dữ kiện về kinh doanh và ngăn chặn không cho các công ty thành lập các công ty độc quyền.

5/ Nông dân và công nhân : Dưới sự hướng dẫn của Tổng thống Wilson, chính phủ thu xếp để nông dân khi cần có thể vay tiền một cách dễ dàng, và có thể trả lại trong một thời gian dài. Chính phủ Hoa Kỳ cũng bắt đầu chi tiêu hàng triệu Mỹ kim hàng năm để huấn luyện cho nông dân biết cách canh tác một cách hữu hiệu hơn. Anh em công nhân ở trong các nàh máy kỹ nghệ cũng không bị bỏ quên. Quốc hội cũng cho thông qua một đạo luật cho giảm số giờ làm việc xuống còn 8 giờ một ngày tại các công ty hỏa xa chạy từ tiểu bang này qua tiểu bang khác. Trong khi đó, thì nhiều tiểu bang khác cũng thông qua các đạo luật ngăn ngừa không cho các trẻ em đi làm, cũng như đòi hỏi tình trạng làm việc phải được an toàn và không có hại cho sức khỏe của anh em công nhân.

- Chiến tranh chận đứng các việc cải cách tại Quốc hội.

Chúng ta sẽ chẳng bap giờ biết được chương trình "Tự Do mới" của Tổng thống Wilson sâu rộng như thế nào, vì rằng trận Đệ Nhất Thế Chiến đã cắt ngang chương trình này. Cuộc chiến tranh này bùng nổ vào khi ông Wilson nhậm chức vừa được hơn một năm, và biến thành cuộc chiến tranh lớn nhất từ trước đến lúc bấy giờ. Thực ra, Tổng thống, Quốc hội và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ càng ngày càng theo dõi cuộc chiến tranh này hơn.Cuối cùng, năm 1917, Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến, Tổng thống Woodrow Wilson phải bỏ chương trình cải cách tại quốc nội và dồn hết dồn hết nỗ lực vào các vấn đề do chiến tranh từ nơi xa xôi gây nên.

Khi Đệ Nhất chiến tranh chấm dứt, các vấn đề quốc tế vẫn còn đòi hỏi Tổng thống Wilson phải chú ý đến. Ông đi Âu châu để trợ giúp cho việc soạn thảo các hiệp ước hòa bình và đẩy mạnh các kế hoạch tổ chức hòa bình thế giới. Khi trở về Hoa Kỳ, ông lại phải khổ cực yêu cầu Quốc hội và đất nước ủng hộ kế hoạch thành lập hội Quốc Liên của ông. Năm 1921, khi chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai, ông trở thành một người ốm yếu và chán nản. Ba năm sau đó ông từ trần. Dù rằng ông không hoàn thành được giấc mơ tổ chức được thế giới hòa bình, nhưng ngày nay Tổng thống Wilson được mọi người coi ông như là một vĩ nhân của đất nước Hoa Kỳ.

Những năm từ năm 1865 đến 1920 ông Woodrow Wilson là vị Tổng thống độc nhất phải đương đầu với gánh nặng chiến tranh thế giới và cố gắng tìm cách kiến tạo một nền hòa bình cho toàn thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong những chương kế tiếp về các công việc ngoại giao làm tăng thêm nhiều trách nhiệm cho các vị Tổng thống Hoa Kỳ từ sau thập niên 1890.

CHƯƠNG XXVIIIHOA KỲ THÂU ĐOẠT ĐƯỢC ĐẤT ĐAI Ở HẢI NGOẠI

Suốt đời người, mọi hoạt động và sự chú ý của nam cũng như nữ đều thay đổi. Thưở còn nhỉ thì bận rộn với các công việc học hành, thể thao và các thú chơi cũng như bận rộn với các công việc bán thời gian. Lớn lên, người ta phải lo lập gia đình và

440

Page 109: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

kiếm công ăn việc làm. Sau đó lại lo đi tìm công việc làm khác hơn để cung ứng cho nhu cầu gia đình. Người ta cũng có thể tham dự vào các hoạt động địa phương, gia nhập các hội đoàn ở trong thông xóm, trở nên hăng say hoạt động trong chính quyền địa phương, hay dành thì giờ hoạt động và các sự chú ý lại khác hẳn với những hoạt động và sự chú ý của thuở tuổi 15.

Giống như người ta, quốc gia cũng phát triển và cũng thay đổi. Quốc gia nhược tiểu hoạt động theo một cách, nhưng một đại cường quốc lại hành động theo một cách khác. Khi còn là một quốc gia trẻ thì Hoa Kỳ chỉ lo chú ý đến chinh phục các vùng đất hoang vu, mở rộng lãnh thổ về phía Tây lục địa, lo thiết lập và mở mang kỹ nghệ. Nhưng giờ đây đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu chú ý hơn vào các công việc quốc tế. Việc chú ý này dĩ nhiên chỉ là một sự tự nhiên đối với một quốc gia đã phát triển thành một đại cường, khiến cho Hoa Kỳ chấp nhận việc kiểm soát những vùng đất đai ở ngoài vùng biên cương của đất nước.

Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về việc Hoa Kỳ bắt đầu hướng nhìn ra các nơi xa xăm ngoài biên giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề dưới đây :

1/ Tại sao Hoa Kỳ lại bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các công việc quốc tế ?2/ Làm thế nào Hoa Kỳ đã mua được Alaska mà vẫn giữ được chủ thuyết

Monroe ?3/ Làm thế nào Hoa Kỳ chiếm được các hòn đảo trong Thái Bình Dương và

trong vùng biển Caribbean ?4/ Hoa Kỳ đã giải quyết các vấn đề ở các vùng đất vừa mới thoát ách thống trị

của người Tây Ban Nha như thế nào ?5/ Làm thế nào mà Hoa Kỳ đã có thể thiết lập được kênh đào Panama ?6/ Hoa Kỳ đã chiếm thêm được các hòn đảo khác như thế nào ?

PHẦN ITẠI SAO HOA KỲ LẠI BẮT ĐẦU CHÚ Ý NHIỀU HƠN ĐẾN

CÁC CÔNG VIỆC QUỐC TẾ ?

- Chính sách đối ngoại là gì ?

Khi một quốc gia theo đuổi một kế hoạch hành động đối phó với các quốc gia khác trong một thời gian, một kế hoạch hành động như vậy gọi là chính sách đối ngoại đối với các quốc gia đó. Thí dụ như đầu thế kỷ thứ XIX, Hoa Kỳ quyết định rằng Hoa Kỳ không muốn bị lôi cuốn vào các công việc của các quốc gia Âu châu, và cũng không muốn các quốc gia Âu châu can thiệp vào Tây Bán Cầu (Mỹ châu). Cho nên Hoa Kỳ báo chủ thuyết Monroe, chủ thuyết : "Châu Mỹ của người Mỹ châu". Một thế kỷ sau đó, Hoa Kỳ quyết định cùng với các quốc gia khác ở Bắc và Nam Mỹ phải có những hành động cho quyền lợi chung. Vì vậy mà Hoa Kỳ đưa ra chính sách "thiện lân" (Good Neighbor Policy). Các trường hợp trên đây là những thí dụ về chính sách đối ngoại.

- Đầu tiền bán thế kỷ thứ XIX, Hoa Kỳ rất ít chú ý đến công việc đối ngoại.

Sau năm 1865 một thời gian, Hoa Kỳ không quan tâm đến chính sách đối ngoại. Lúc đó, người Hoa Kỳ còn bận rộn với các công việc trong nước, phải giải quyết biết

441

Page 110: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

bao nhiêu là vấn đề vào khi cuộc nội chiến chấm dứt. Phải thiết lập các đường xe lửa, các nông trường và phải khai thác các hầm mỏ. Một số những dữ kiện đã chứng tỏ Hoa Kỳ thành công trong việc hoàn thành các công trình trên đây, trong khoảng thời gian từ năm 1860 đến 1890. Thí dụ như năm 1860, chỉ có 31 triệu dân sinh sống ở Hoa Kỳ, và hầu hết là sinh sống ở miền Đông sông Mississippi. Năm 1890, ba mươi năn sau, dân số Hoa Kỳ tăng lên đến 63 triệu. Sáu mươi ba triệu dân này sống rải rác từ bờ biển Đại Tây Dương đến bờ biến Thái Bình Dương, và từ biên giới Gia Nã Đại đến biên giới Mễ Tây Cơ. Năm 1860 chỉ có chừng 30 ngàn dặm đường xe lửa ở Hoa Kỳ, và các đường xe lửa này chưa tỏa ra khắp lục địa. Năm 1890, con số đường xe lửa lên đến 160 ngàn dặm và đã có nhiều đường chạy dài đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Sản lượng nông phẩm như bắp, lúa mì và bông vải vào năm 1890 tăng lên đến gấp hai lần so với năm 1860. Gía trị hàng hóa kỹ nghệ Hoa Kỳ vào năm 1890 tăng lên gấp 5 lần so với năm 1860.

- Người Hoa Kỳ hướng nhìn ra quốc ngoại để tìm thị trường mới.

Tuy nhiên, sau một thời gian, sư thành công các công việc tại quốc nội đã khiến cho người Hoa Kỳ hướng nhìn ra quốc ngoại. Chẳng hạn như nông dân Hoa Kỳ sản xuất nhiều bông vải, lúc mì, thuốc lá, thịt heo, mỡ heo dư thừa cho nhân dân trong nước sử dụng. Thợ mỏ Hoa Kỳ cũng sản xuất nhiều đồng hơn, nhiều than hơn, đến nỗi nhân dân trong nước không thể tiêu thụ hết. Những người làm gỗ và các ông chủ các nhà máy cưa sản xuất gỗ nhiều hơn nhu cầu ở trong nước. Số hàng hóa không tiêu thụ hết này được gọi là thặng dư.

Vì những nhà sản xuất trên đây không thể bán được hàng hóa thặng dư ở Hoa Kỳ nên họ phải hướng nhìn ra ngoại quốc để tìm thị trường mới. các nhà kinh doanh Hoa Kỳ cũng thấy rằng lúc này họ có nhiều tiền hơn mà ở trong nước họ không còn có thể đầu tư được hơn nữa. Họ cũng bắt đầu trông ngóng ngoại quốc với hy vọng có cơ hội đem tiền đi đầu tư để sinh lời. Nhiều quốc gia thiếu tiền để khai thác tài nguyên , các nhà kinh doanh và ngân hàng người Hoa Kỳ có thể đem tiền đến các quốc gia này để đầu tư vào việc khai thác hầm mỏ, mở mang kỹ nghệ hay kinh doanh và thương mại để kiếm được nhiều lời. Một người Hoa Kỳ suy nghĩ về các công việc này đã có nhận xét rằng "Không biết họ sẽ ra sao, nhưng bãy giờ thì người Hoa Kỳ phải bắt đầu hướng nhìn ra ngoài lãnh thổ của đất nước."

- Việc mậu dịch làm tăng thêm sự chú ý của các quốc gia Hoa Kỳ vào các công việc quốc tế.

Khi mà người Hoa Kỳ càng gia tăng công việc buôn bán với người ngoại quốc hay đem tiền đầu tư ở quốc ngoại thì họ cũng theo dõi các công việc của các quốc gia khác. Các nhà kinh doanh luôn luôn chú ý đến các quốc gia mà họ làm ăn. Khi một nhà kinh doanh hoạt động, lẽ tự nhiên là họ muốn mở rộng thị trường hay tìm cách đầu tư thêm tiền bạc để kiếm được nhiều lời. Ngược lại, nếu công việc làm ăn của họ bị thua lỗ, họ phải hiểu là tại sao. Có lẽ vì tình trạng ở quốc gia này không được ổn định hay chính quyền của họ yếu kém, hay tỏ ra không được thân hữu. Cá nhân của một nhà kinh doanh không thể nào làm thay đổi được những tìn htra5ng như vậy. Họ phải yêu cầu chính phũ của họ trợ giúp. Trong nhiều trường hợp, Hoa Kỳ đã can thiệp vào các công việc của các nước khác là cốt để bảo vệ quyền lợi của người Hoa Kỳ.

442

Page 111: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Như vậy, việc phát triển giao thương của người Hoa Kỳ đưa đến việc Hoa Kỳ chú ý nhiều hơn vào các công việc của các quốc gia khác. Lúc đầu thì sự chú ý này còn từ từ, nhưng dần dần với thời gian sự chú ý này càng ngày càng trở nên mãnh liệt.

PHẦN IILÀM THẾ NÀO HOA KỲ ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC ALASKA MÀ VẪN

DUY TRÌ ĐƯỢC CHỦ THUYẾT MONROE ?

HOA KỲ MUA ALASKA.

Câu ngạn ngữ của người xưa thường nói : "Đừng cắn nhiều hơn bạn có thể nhai được". Như các bạn đã biết, sau năm 1865, hầu hết người Hoa Kỳ đều cho rằng họ có đủ điều kiện để dồn nỗ lực vào công việc ở quốc nội để kiến tạo quốc gia Hoa Kỳ cho được vừng mạnh . Họ nghĩ rằng nếu làm thêm một cái gì khác nữa thì sẽ là "Cắn nhiều hơn là họ có thể nhai được". Tuy nhiên lại có nhiều người Hoa Kỳ lại nghĩ khác. Một trong những người đó là ông William H. Seward.

- Tổng trưởng ngoại giao Seward tin tưởng vào việc bành trướng lãnh thổ.

Ông Seward đã từng làm Tổng trưởng Ngoại giao từ khi ông Abraham Lincoln lên làm Tổng thống vào năm 1861. Ông Seward vào năm 1867, dáng người mảnh khảnh, tóc đã bạc, lưng đã gù và có thói quen ngồi thườn thượn ra. Là Tổng trưởng Ngoại giao, ông có trách nhiệm giải quyết mọi công việc của chính phủ Hoa Kỳ có liên hệ đến các quốc gia khác. Ông biết rằng Hoa Kỳ đã bước một bước dài Tây tiến băng qua lúc địa. "Nhưng" ông nghĩ rằng "Tại sao Hoa Kỳ phải dừng lại ở bên bờ đại dương này ? Chúng ta đã tiến đến bờ biển Thái Bình Dương thì tại sao ta lại không tiến xa hơn ?"

- Mua được Alaska.

Vào một ngày trong tháng ba năm 1867, đại diện nước Nga đến văn phòng Tổng trưởng Ngoại giao Seward bàn về Alaska (như các bạn đã biết do ông Vitus Bering khám phá ra vùng này vào thế kỷ thứ XVIII mà nước Nga được làm chủ Alaska). Vị Bộ trưởng Nga phàn nàn rằng vùng đất rộng lớn này xa Nga Âu hơn. Hơn nữa việc bảo vệ và mở mang Alaska rất tốn kém. Phải chăng thế có nghĩa là ông Seward được cho biết là nước Nga có ý muốn bán Alaska cho Hoa Kỳ ? Vị Bộ trưởng nước Nga nói rằng nước Nga thực sự muốn bán Alaska. Ông Seward cho rằng đây là một cơ hội sẽ không bao giờ có nữa. Hành động mau lẹ, ông thuyết phục Thương viện chấp thuận việc mua bán này cùng với một hiệp ước cần thiết cho việc mua này. Gía bán Alaska được ấn định là 7.200.000 Mỹ kim, như vậy nghĩa là chưa tới 2 xu một mẫu cho cả vùng đất một nửa triệu dặm vuông này.

Có nhều người Hoa Kỳ chế nhạo việc ông Seward mua Alaska. Họ gọi Alaska là "Sự điên rồ của ông Seward" và "Hộp nước đá của ông Seward". Nhưng ông Seward là một người khôn ngoan hơn là họ nhận xét. Da của loài hải cẩu bắt được ở các vùng biển gần Alaska rất có giá trị. Sau này người ta lại còn khám phá ra vàng ở Alaska, và còn nhiều khoáng sản khác cũng được tìm thấy ở Alaska. Hoa Kỳ đã thiết lập căn cứ Hải quân ở Alaska, và bây giờ thời đại của máy bay. Ngày nay, không còn có ai nói rằng Alaska là "Sự điên rồ của ông Seward" nữa. Alaska tự nó đã có giá trị

443

Page 112: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

gấp nhiều lần, đặc biệt nhất là tài nguyên thiên nhiên và sự quan trọng về quân sự. Alaska trở thành một vùng đất nằm trong lãnh thổ của đất nước trong nhiều năm. Và năm 1959, Alaska trở thành tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ.

- Người Hoa Kỳ không muốn chú ý đến việc bành trướng xa hơn nữa.

Giấc mơ mở rộng lãnh thổ của ông Seward đã không chấm dứt với Alaska. Mùa thu năm 1867, cùng với năm mua được Alaska, Hoa Kỳ chiếm được Midways nằm ở giữa Thái Bình Dương phái Tây Bắc Hawaii. Nhưng tới đây thì ông William H. Seward ngừng lại, mặc dù ông vẫn còn mơ ước chiếm đượcthêm nhiều đất nữa nhưng Thượng viện lại không chịu chấp nhận kế hoạch bành trướng của ông.

HOA KỲ THI HÀNH CHỦ THUYẾT MONROE.

Mỗi quốc gia đều cố gắng bảo vệ quyền lợi sống còn như là nền độc lập an ninh và ngoại thương của mình. Hoa Kỳ cho rằng chủ thuyết Monroe sẽ giúp cho Hoa Kỳ bảo vệ được quyền lợi sống còn của Hoa Kỳ. Chủ thuyết Monroe tuyên bố rằng các quốc gia Âu châu không nên can thiệp vào các chính quyền ở các quốc gia Mỹ châu. Từ năm 1860 đến năm 1900, đã hai lần Hoa Kỳ phải sử dụng đến chủ thuyết Monroe để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ cũng như quyền lợi của các quốc gia khác ở Mỹ châu.

- Pháp quốc nhận thức được sức mạnh của chủ thuyết Monroe.

Dù rằng hoàng đế Nã Phá Luân Đệ I đã bán vùng đất Louisiana cho Hoa Kỳ, nhưng Pháp vẫn không từ bỏ hy vọng tái lập đế quốc ở Tây bán cầu. Trong thời kỳ Hoa Kỳ lâm vào cảnh nội chiến, hoàng đế Nã Phá III (con của người anh ruột đại đế Nã Phá Luân I) định thiết lập một chín quyền ở Mễ Tâu Cơ dưới quyền kiểm soát của nước Pháp. Ông cho rằng Hoa Kỳ còn quá bận rộn với cuộc nội chiến nên không phản đối việc làm của ông. Lấy cớ rằng Mễ Tây Cơ còn nợ nước Pháp, hoàng đế Nã Phá Luân III gửi một đạo quân tràn vào Mễ Tây Cơ. Cuộc xâm lăng của ông đã thành công, và ông đã đặt một hoàng thân Áo quốc tên là Maxillian lên làm hoàng đế nước Mễ Tây Cơ. Được quân đội Pháp trợ giúp và có nhiều người Mễ Tây Cơ chấp nhận, Maxillian cai trị nước Mễ Tây Cơ được ít năm. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ chấm dứt, chính phủ Hoa Kỳ cho biết rằng cần phải thi hành chủ thuyết Monroe. Vì Hoàng Đế Nã Phá Luân III không muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ cho nên ông hạ lệnh cho nên ông hạ lệnh cho rút quân đội của ông ra khỏi Mễ Tây Cơ. Dân Mễ Tây Cơ nổi loạn chống lại chính quyền Maxillian. Maxillian rơi vào tuyệt vọng và bị họ xử tử. Nhân dân Mễ Tây Cơ thâu hồi lại được chủ quyền của đất nước.

- Hoa Kỳ dùng chủ thuyết Monroe để chống lại Anh quốc.

Năm 1895, chủ thuyết Monroe lại gặp một thử thách khác nữa rất là trầm trọng. Nguyên do là cuộc tranh chấp giữa Venezuela và Anh quốc. Thuộc địa của Anh quốc là Guiana nằm trên bờ biển Nam Mỹ ở ngay phía Đông Venezuela. Đúng vào khi Anh quốc đã ổn định xong Guiana thì Venezuela vẫn chưa được định cư. Việc Anh quốc đề nghị vẽ lại đường biên giới cắt sâu vào lãnh thổ Venezuela hơn trước làm chi Hoa Kỳ cảm thấy không được yên tâm. Chủ thuyết Monroe cấm việc thiết lập các thuộc địa mới ở Mỹ châu. Nhưng liệu rằng chủ thuyết này có áp dụng cho trường hợp mở rộng thuộc địa đã có sẵn ở bán cầu này không ? Tin tưởng là chủ thuyết Monroe áp dụng vào trường hợp này, Tổng thống Cleveland yêu cầu Anh quốc phải để cho Hoa Kỳ làm

444

Page 113: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

trọng tài hào giải cho việc tranh chấp này. Tuy nhiên, Anh quốc lại cho rằng Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào việc này. Đã có lúc hình như có thể xảy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh quốc. Nhưng cuối cùng chính phủ Anh lại đồng ý để Hoa Kỳ làm trọng tài. Kết quả vụ này là Anh quốc nhận được phần lớn đất đai trong vùng tranh chấp. Dù sao đi nữa, Hoa Kỳ cũng đã làm cho Thế giới thấy rằng không thể không biết đến chủ thuyết Monroe được.

PHẦN IIILÀM THẾ NÀO HOA KỲ ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC CÁC HÒN ĐẢO Ở NGOÀI THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ Ở TRONG VÙNG BIỂN

CARIBEAN ?

- Người Hoa Kỳ đến lập nghiệp ở Hawaii.

Một nhóm hải đảo với những núi non lởm chởm nằm ở giữ Thái Bình Dương đầy nắng, cách xa về phía Tây Nam San Francisco chừng 2000 dặm. Những hòn đảo này được gỏi là Hawaii, diện tích tất cả hòn đảo này tương đương với diện tích của tiểu bang New Jersey. Trên những hòn đảo này vốn đã có những người dân hiền hòa sung sướng sống cuộc đời an nhàn và mộc mạc. Và ở đây vốn đã có chính quyền người bản xứ điều hành việc cai trị.

Cuối thế kỷ thứ XVIII, thủy thủ đoàn người Hoa Kỳ của các tàu đánh cá và các tàu buôn ghé vào các hòn đảo này để lấy nước và các đồ cần thiết khác. Rồi thì các nhà truyền giáo, thương gia Hoa Kỳ đến lập nghiệp ở Hawaii. Nhiều dân thuộc các quốc gia khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Đức cũng đến đây sinh sống. Nhưng người Hoa Kỳ kiểm soát được hầu hết các hòn đảo này cũng như công việc kinh doanh ở đây.

- Chính phủ Hoa Kỳ chú ý đến Hawaii.

Vì rằng người Hoa Kỳ đã đến định cư ở Hawaii, cho nên chính phủ Hoa Kỳ rất tha thiết chú ý đến những hòn đảo nhỏ bé ở ngoài Thái Bình Dương này. Hoa Kỳ cùng với nhà cầm quyền Hawaii ký một thỏa hiệp theo đó thì :

1/ Không có một phần nào của các hòn đảo này được trao cho bất kỳ một quốc gia nào khác.

2/ Chỉ có người Hoa Kỳ mới có thể sử dụng Trân Châu Cảng, một hải cảng tốt vào bậc nhất thế giới.

Tuy nhiên, người Hoa Kỳ sinh sống ở Hawaii lại còn muốn có sự liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Hầu hết họ là những người sinh sống bằng nghề trồng mía, và hầu hết những mía này lại được đem bán cho Hoa Kỳ. Cho nên tài sản của người Hoa Kỳ ở Hawaii hoàn toàn tùy thuộc vào sự quan hệ giao thương giữ Hoa Kỳ và Hawaii.

- Hawaii bị sát nhập vào Hoa Kỳ.

445

Page 114: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Chừng nào mà Hawaii còn độc lập thì luôn luôn có sự nguy hiểm cho việc liên lạc giữa Hoa Kỳ và Hawaii. Ý nghĩa này đã làm cho các nhà trồng mía người Hoa Kỳ lo ngại. Họ hỏi lẫn nhau : "Tại sao Hawaii lại không trở thành một phần của lãnh thổ Hoa Kỳ ? Như vậy thì việc buôn bán và sự thịnh vượng của chúng ta sẽ không còn bị đe dọa nữa". Tư tưỡng này càng ngày càng được nhiều người ủng hộ. Cuối cùng vào năm 1893, các nhà trồng mía đã phát khởi một cuộc cách mạng. Nữ hoàng Liliuokalani người bản xứ ai trị Hawaii lúc bấy giờ, buộc phải thoái vị. Nhưng tới khi những người chủ xướng cuộc cách mạng này yêu cầu sát nhập Hawaii vào lãnh thổ Hoa Kỳ thì lại không được chấp nhận. Tổng thống Cleveland phản đối vì ông không tin rằng cuộc nổi loạn này được chính nhân dân Hawaii ủng hộ. Ông không đồng ý, một phần là vì có nhiều người Hoa Kỳ tham dự vào cuộc cách mạng này.

Việc thất bại thực hiện kế hoạch này khiến cho các nhà lãnh đạo cuộc cách mạng thất vọng. Họ liền tuyên bố nước Hawaii là một nước Cộng hào. Việc này kéo dài cho tới khi ông McKinley lên làm Tổng thống. Sau hết vào năm 1898, Quốc hội biểu quyết sát nhập Hawaii vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Hawaii được tổ chức thành lãnh địa của Hoa Kỳ, và mọi người dân sinh sống ở trên quần đảo này được hưởng quyền công dân Hoa Kỳ. Dưới quyền cai trị của Hoa Kỳ, Hawaii trở nên thịnh vượng. Đường, mía và trái thơm được đem vào lục địa bán, và ngược lại, Hawaii mua rất nhiều hàng hóa kỹ nghệ của lục địa.

Sau này nhân dân Hawaii lại biểu quyết để nộp đơn xin trở thành một tiểu bang trong Cộng đồng Quốc gia. Năm 1959, Quốc hội chấp thuận đơn xin này và Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.

CHIẾN TRANH VỚI TÂY BAN NHA MANG LẠI NHIỀU ĐẤT ĐAI CHO HOA KỲ.

Đối với nhiều người Hoa Kỳ thì việc sát nhập Hawaii hình như không quan trọng bằng những biến cố xảy ra cũng vào năm đó ở trên hòn đảo Cuba. Hòn đảo hình con thằn lằn này nằm ở trong vùng biển cách mũi Key West thuộc bán đảo Florida chừng 90 dặm về phía Nam. Hòn đảo này được ông Christopher Columbus khám phá ra vào năm 1492, và từ đó thuộc quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Trung và Nam Mỹ nổi loạn chống lại Tây Ban Nhà và giành được độc lập thì Cuba và một hòn đảo nhỏ bé khác ở trong vùng biển Caribbean này là Puerto Rico vẫn còn trung thành với Tây Ban Nha.

- Cuba nổi loạn chống lại Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, cuối thế kỷ thứ XIX, chính quyền Tây Ban Nha ở trên hòn đảo này lâm vào tình trạng bất ổn. Đã nhiều lần dân chúng Cuba nổi loạn tranh đấu giành lại chủ quyền độc lập Mỗi lần có nổi loạn như vậy thì quân sĩ Tây Ban Nha tràn đến đè bẹp. Dù vậy, năm 1895, nhân dân Cuba lại cố gắng thử thách một lần nữa.

Khi Tây Ban Nha từ chối không chịu trao trả tự do cho Cuba thì lửa loạn bừng bừng nổi lên ở khắp mọi nơi trên đất nước Cuba. Quân đội Tây Ban Nha tiến vào đánh bẹp nhân dân Cuba, nhưng lại bị quân đội nhân dân Cuba chặn đánh nhiều trận bất ngờ. Họ đốt hết tất cả các đồ tiếp liệu và thiêu rụi các khu đồng mía, một thứ nông phẩm chính của hòn đảo này.

446

Page 115: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Hoa Kỳ chú ý đến cuộc nổi loạn.

Hoa Kỳ vẫn theo dõi rất cẩn thận cuộc chiến giữa Tây Ban Nha và Cuba. Các nhà trồng tỉa và kinh doanh người Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều tiền vào các đồn điền mía, hầm mỏ và các công việc kinh doanh làm ăn khác. Đại sứ Hoa Kỳ ở Cuba cho hay là vì có cuộc nổi loạn này mà Hoa Kỳ đã mất đi một số lớn đường mía thường kệ nhập cảng từ Cuba. Và ngược lại, Hoa Kỳ không thể nào xuất cảng thịt, bột mì và các hàng hóa kỹ nghệ vào Cuba được.

Còn một lý do khác nữa là tại sao người Hoa Kỳ lại chú ý đến Cuba. Họ nhớ lại rằng, 13 thuộc địa ngày xưa đã nổi loạn chống lại Anh quốc và đã giành được độc lập như thế nào. Cho nên nhân dân Hoa Kỳ rất có thiện cảm với nhân dân của các quốc gia khác đang phải đấu tranh giành lại tự do.

Báo chí Hoa Kỳ đăng tải đầy đủ tin tức về cuộc nổi loạn này và những tựa đề về biến cố ở Cuba được làm cho lớn để lôi cuốn sự chú ý của mọi người.

- Chiến tàu Maine bị nổ.

Khi cuộc nổi loạn ở Cuba còn đang tiếp diễn thì chính phủ Hoa Kỳ lại cho rằng sinh mạng và tài sản của người Hoa Kỳ ở Cuba đang bị de dọa và nguy hiểm. Để bảo vệ các kiều dân Hoa Kỳ tại đây, cuối tháng giêng năm 1898, chính phủ Hoa Kỳ gởi chiến tàu Maine đến hải cảng Havana ở Cuba.

Ba tuần qua đi, vào một đêm nóng nực yên tĩnh, chiến tàu Maine nhẹ nhàng lướt tới chỗ thả neo. Vị thuyền trưởng còn đang ngồi trong phòng viết thư về cho vợ, bỗng nhiên có một tiếng rầm, một tiếng nổ làm raung chuyển cả thành phố. Chiến tàu Maine đã bị nổ và đắm chìm ngay sau đó, chỉ còn lại chiếc cột buồm nhô lên trên mặt nước. Hai trăm sáu mươi người trong số 350 sĩ quan và binh sĩ trong tàu bị giết hại vì chất nổ hay bị chết ngộp trong chiếc tàu chìm này.

- Cuộc chiến trở thành cuộc chiến giữ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.

Cho tới ngày nay, không ai biết chắc là ai hay cái gì đã làm cho tàu Maine nổ. Có thể chắc là có một người Tây Ban Nha điên rồ nào đó đã cho nổ chiến tàu này vì điều chót hết là Tây Ban Nha muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ. Dù sao đi nữa thì người Hoa Kỳ đã bị khích động và qui trách nhiệm cho Tây Ban Nha về cuộc phá nổ chiến tàu Maine và giết hại sinh mạng người Hoa Kỳ. Khắp nơi đều nghe thấy tiếng kêu "Hãy nhớ lấy chiến tàu Maine!" Ngươi Hoa Kỳ nói "Phải dạy cho Tây Ban Nha một bài học ! Nhân dân Cuba cũng như nhân dân các thuộc địa khác của Tây Ban Nha phải được giải thoát khỏi ách thống trị của chính quyền Tây Ban Nha !"

Tây Ban Nha cố gắng tránh né chiến tranh. Chính quyền Tây Ban Nha đã cố gắng đáp ứng những đòi hỏi của Hoa Kỳ về Cuba. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ lúc đó lại đang ở trong khí thế chiến đấu. Quốc hội quyết định rằng Cuba phải được độc lập, và Hoa Kỳ gửi quân đội đến giúp Cuba để giành lại tự do. Đồng thời Quốc hội cũng quyết định rằng sau khi Cuba được giải phóng, Hoa Kỳ sẽ để cho nhân dân Cuba đảm trách việc điều hành và kiểm soát chính quyền của Cuba. Lời loan báo này có ý nghĩa là Hoa Kỳ không có ý định chiếm Cuba cho Hoa Kỳ một cách ít kỷ. Ngày 25 tháng 4 năm 1898, Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha.

447

Page 116: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Hoa Kỳ chuẩn bị chiến tranh.

Hải quân Tây Ban Nha vừa yếu lại vừa không được chuẩn bị chu đáo. Hải quân Hoa Kỳ vừa hùng mạnh hơn lại vừa được chuẩn bị để chiến đấu. Ngược lại, toàn thể quân đội Hoa Kỳ chưa tới 30 ngàn kể cả sĩ quan và binh sĩ, trong khi đó thì ở hòn đảo Cuba không thôi, Tây Ban Nha đã có 80 ngàn quân sĩ. Cho nên ngay khi đó, quân đội Hoa Kỳ phải được tăng cường và phải chuẩn bị cho quân sĩ chiến đấu, Kế hoạch của Hoa Kỳ là cho quân tràn vào chiếm đóng các hòn đảo của Tây Ban Nha ở trong vùng biển Caribbean. Hải quân Hoa Kỳ sẽ phong tỏa các vùng bờ biển Cuba để ngăn chặn không cho Tây Ban Nha gửi quân sĩ cũng như các đồ tiếp liệu đến tăng viện tiếp tế cho Cuba. Đồng thời, hải quân Hoa Kỳ cũng có nhiệm vụ là tìm kiếm các tàu địch để tiêu diệt ở bất cứ nơi nào.

HOA KỲ TIẾN RA THÁI BÌNH DƯƠNG

- Dewey tiêu diệt hạm đội Tây Ban Nha ở Manila.

Trận đánh quan trọng đầu tiên của cuộc chiến lại xảy ra ở một nơi cách Cuba và Hoa Kỳ hàng ngàn dặm. Ngay khi tuyên chiến với Tây Ban Nha thì thiếu tướng Hải quân George Dewey cho đoàn chiến tàu của ông ở một hải càng thuộc Trung Hoa nhổ neo. Mục tiêu của ông là tiến đến quần đảo Phi Luât Tân dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha. Sáng ngày mùng 1 tháng 5 năm 1895, Dewey hạ lệnh tấn công vào đòan chiến tàu của Tây Ban Nha ở trong vịnh Manila, Phi Luật Tân. Chiến tàu Hoa Kỳ chạy đi chạy lại nả vào các chiến tàu Tây Ban Nha cho tới khi đoàn tàu này hoàn toàn bị thiêu hủy.

448

Page 117: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Dù là thiếu tướng Dewey đã đại thắng, nhưng phải đợi cho đến khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào đánh bại lực lượng chiến đấu trên bộ của Tây Ban Nha thì mới chiếm được quần đảo Phi Luật Tân này, thiếu tướng Dewey phong tỏa thành phố thủ đô Manila, nhưng phải đợi mất nhiều tháng, quân đội Hoa Kỳ mới tới được Phi Luật Tân. Sau cuộc tấn công của quân đội Hoa Kỳ hiệp cùng những nhà ái quốc Phi Luật Tân, nhưng người hăng say muốn giành lại tự do cho đất nước, Manila đầu hàng vào tháng 8 năm 1898.

- Chiến thắng mau lẹ ở Cuba.

Trong khi đó thì quân đội Hoa Kỳ cũng đang chiến thắng ở trên các hòn đảo thuộc Tây Ban Nha trong vùng biển Caribbean. Cuối tháng 6, một đạo quân Hoa Kỳ đổ bộ vào Cuba. Tại đây quân đội Hoa Kỳ phải chiến đấu trong những hoàn cảnh khó khăn. Khi họ từ giã Hoa Kỳ, họ mặc những bộ đồng phục bằng len nặng chịch, không thích hợp với khí hậu nóng bức ngột ngạt ở Cuba. Quân sĩ lại không tiếp nhận được thực phẩm một cách thích đáng. Hơn nữa lại có rất ít các biện pháp phòng ngừa các chứng bệnh sốt rét cũng như các bệnh khác thường có rất nhiều ở các vùng nhiệt đới. Thực sự là số quân sĩ Hoa Kỳ chết vì các chứng bệnh ở Cuba nhiều hơn số quân sĩ bị thương vong ở ngoài chiến trường. Dù sao đi nữa thì quân đội Hoa Kỳ cũng chuẩn bị tấn công thành phố Santiago ở phía Nam đảo Cuba.

Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất của cuộc chiến xảy ra ở ngay bên ngoài thành phố Santiago. Một đạo quân Hoa Kỳ, trung đoàn Rough Riders cùng với một vài đơn vị khác tấn chiếm ngọn đồi San Juan. Trung đoàn Rough Riders là những quân sĩ tình nguyện dưới quyền chỉ huy của đại tá Leonard Wood và trung tá Theodore Roosevelt. Sau khi quân sĩ Hoa Kỳ đã chiếm được ngọn đồi San Juna và các ngọn đồi khác ở chung quanh thành phố này, Santiago không thể nào đứng vững được nữa, và sau đó phải đầu hàng.

Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ ở hải phận Cuba cũng đoạt được chiến thắng vẻ vang gần như chiến thắng của thiếu tướng Dewey ở Manila. Ngay từ đầu cuộc chiến, Tây Ban Nha đã phái một số chiến tàu vượt Đại Tây Dương đến tăng viện, nhưng lại bị Hải quân Hoa Kỳ nhốt lại ở hải cảng Santiago. Vào một buổi sáng của một ngày trong tháng 7, đoàn chiến tàu Tây Ban Nha đã liều đánh mở đường thoát, nhưng lại bị Hải quân Hoa Kỳ tấn công và tiêu diệt từng chiếc một.

Sau khi Santiago đầu hàng, quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào đảo Puerto Rico, và chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hầu hết hòn đảo này bị quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng.

- Hòa bình mang lại thêm đất đai cho Hoa Kỳ.

Bị tấn công ở khắp mọi nơi, chính phủ Tây Ban Nha tìm cách chấm dứt chiến tranh. Hơn 4 tháng sau khi Quốc hội tuyên chiến với Tây Ban Nha, ngày 12 tháng 8 năm 1898, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đồng thỏa thuận chấm dứt chiến tranh. Nhưng ngừng chiến chưa có nghĩa là kiến tạo được hòa bình. Phải làm một cái gì với Cuba ? Với Pureto Rico ? Với Phi Luật Tân ?

Nhân dân Hoa Kỳ không đồng ý với nhau về việc phải làm gì cho các hòn đảo này. Một số người cho rằng Hoa Kỳ không nên đảm nhận trách nhiệm về các vùng đất ở ngoài lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ. Những người này cũng cho rằng chế độ dân chủ

449

Page 118: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

không nê áp đặt ách thống trị lên đầu lên cổ các nhân dân của các quốc gia khác. Nhưng những người khác thì cho rằng Hoa Kỳ phải có bổn phận đối với những dân tộc mà họ vừa giải thoát được ách thống trị của người Tây Ban Nha. Cuối cùng, Puerto Rico ở trong vùng biển Caribbean, Guam, và Phi Luật Tân ở trong vùng biển xa xôi Thái Bình Dương được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đổi lại để được Phi Luật Tân, Hoa Kỳ phải trả cho Tây Ban Nha 20 triệu Mỹ kim. Thêm vào đó, Tậy Ban Nha bằng lòng từ bỏ quyền kiểm soát ở Cuba.

PHẦN IVHOA KỲ ĐÃ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở

CÁC VÙNG ĐẤT VỪA MỚI GIẢI THOÁT ÁCH THỐNG TRỊ CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA NHƯ THẾ NÀO ?

- Hoa Kỳ trợ giúp Cuba.

Dù rằng qua cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ đã giải phóng được Cuba, nhưng Cuba hầu như chưa được chuẩn bị để điều hành các công việc của một quốc gia độc lập. Lúc bấy giờ, Cuba chưa có một tổ chức chính quyền nào cả. Nhiều người Cuba đang sống trong cảnh đói khổ, không nhà, thiếu cơm, thiếu áo. Bệnh tật, đặc biệt nhất là bệnh sốt rét vàng da lan tràn ở khắp nơi. Để mặc cho người Cuba phải vật lộn với các vấn đề này thì lại càng làm cho cảnh nghèo khó của họ càng trở nên trầm trọng hơn. Cho nên quân độiv Hoa Kỳ phải lưu lại ở Cuba để giúp họ một tay.

- Diệt trừ bệnh sốt rét vàng da ở Cuba.

Một trong những việc quan trọng mà người Hoa Kỳ đã giúp cho Cuba là diệt trừ được bệnh sốt rét vàng da. Từ bao nhiêu thế kỷ nay, bệnh sốt rét vàng da đã từng là một thứ bệnh ghê gớm ở các quốc gia nhiệt đới, nhưng không ai biết rõ những nguyên nhân gây ra thứ bệnh ghê gớm này. Một bác sĩ người Cuba cho rằng bệnh sốt rét vàng da là do một giống muỗi sinh sản ở các vùng nước đầm lầy hay các vũng ao tù sinh ra. Nhưng cho đến bây giờ ông ta cũng vẫn chưa thể chứng minh được lý thuyết của ông. Một thí nghiệm chắc chắc là để những người khỏe mạnh cho giống muỗi đã từng gây ra bệnh sốt rét vàng da này cắn. Một số quân nhân Hoa Kỳ tình nguyện hy sinh cho cuộc thí nghiệm này. Kết quả là Thiếu tá Walter Reed và một số bác sĩ quân y khác đã chứng tỏ được rằng bệnh sốt rét vàng da là đích thị do giống muỗi này gây ra.

Vậy thì muốn trị bệnh sốt rét vàng da là phải diệt trừ cho hết giống muỗi này ở bất cứ nơi nào. Phải tát cho cạn các vũng đầm lầy, và đem dầu nhớt thả xuống các vũng ao tù để tiêu diệt cho hết giống muỗi con. Trong thời gian 3 tháng, Thiếu tá William C. Gorgas, người trông coi về y tế ở Cuba, đã có thể giải thoát cho Havana khỏi bệnh sốt rét vàng da.

- Người Cuba chống lại sự bảo hộ của Hoa Kỳ.

Đồng thời Hoa Kỳ cũng giúp Cuba thiết lập chính quyền. Nhân dân Cuba soạn thảo hie61n pháp và bầu vị Tổng thống và cơ quan lập pháp. Năm 1902, quân sũ Hoa Kỳ rút khỏi hòn đảo này, nhưng vẫn còn nắm quyền kiểm soát một vài phạm vị ở Cuba. Hoa Kỳ và Cuba đã ký một hiệp ước đặc biệt, theo đó thì Hoa Kỳ được phép duy trì một số căn cứ hải quân ở Cuba. Đồng thời, hiệp ước này cũng cho phép Hoa

450

Page 119: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Kỳ được quyền can thiệp vào nội bộ Cuba trong trường hợp sinh mạng tài sản của người Hoa Kỳ hoặc là nền tự do của Cuba bị đe dọa. Như vậy thì theo hòa ước này, khi nào ở Cuba có cách mạng bùng nổ thì Hoa Kỳ sẽ trở lại để trợ giúp chính quyền Cuba tái lập trật tự. Tuy nhiên, người Cuba chống lại sự can thiệp của người Hoa Kỳ, vì rằng làm như vậy là nhắc nhở họ rằng Cuba vẫn còn chưa hoàn toàn độc lập.

- Phi Luật Tân, Guam, và Puerto Rico đặt ra nhiều vấn đề.

Ở quần đảo Phi Luật Tân, Guam và Peurto Rico, Hoa Kỳ còn phải đối phó với những vấn đề khó khăn hơn nhiều. Vì rằng Hoa Kỳ đã làm chủ các hòn đảo này cho nên Hoa Kỳ cho rằng trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với các hòn đảo này phải lớn lao hơn là đối với Cuba. Không như các vùng đất đai trước kia được sát nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ (Như là Florida, Louisiana, California và Oregon), các hòn đảo này cách xa lục địa Hoa Kỳ bằng cả một đại dương. Dân chúng ở trên các hòn đảo này lại rất xa lạ khác hẳn với ngôn ngữ, phong tục, và cả với hình thức chính quyền của người Hoa Kỳ. Dù cho Hoa Kỳ đã thành công trong công việc cải thiện tình trạng ở các vùng đất đai của Tây Ban Nha cũ, thì tương lai ở đây sẽ như thế nào ? Liệu rằng những hòn đảo này sẽ là thuộc địa của Hoa Kỳ không ? Hay là các hòn đảo này sẽ được độc lập ?

- Hoa Kỳ cải thiện tình trạng ở Phi Luật Tân.

Phi Luật Tân có những vấn đề đặc biệt của Phi Luật Tân. Dân chúng sinh sống trên quần đảo này gồm nhiều bộ lạc khác nhau và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Dân chúng ở hòn đảo lớn nhất là Luzon, và thủ đô Manila nằm trên hòn đảo này nói tiếng Tây Ban Nha. Các bộ lạc sinh sống trên các hòn đảo khác là dân bản địa. Hầu hết người Phi Luật Tân nghèo khó và thiếu học. Hơn nữa, họ không thích chính quyền Hoa Kỳ. Họ mong muốn Hoa Kỳ trao trả tự do cho họ như là Hoa Kỳ đã hứa trao trẻ tự do cho nhân dân Cuba. Sau khi người Tây Ban Nha đầu hàng, người Phi Luật Tân lại tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Hoa Kỳ để giành lại tự do và độc lập. Trước khi cuộc ổi loạn này bị đè bẹp, cuộc chiến ở trong rừng này đã gây cho cả hai bên cùng tổn thất, mất rất nhiều sinh mạng.

Sau khi tái lập được trật tự, Hoa Kỳ đã cải thiện được tình trạng ở Phi Luật Tân. Văn phòng y tế tích cực hoạt động để diệt trừ các bệnh tật và dạy người Phi Luật Tân sống theo quy luật đời sống lành mạnh. Nhiều giáo viên được huấn luyện để mở mang việc học hành. Cho tới thập niên 1930 có tới hơn 7000 trường học được thiết lập. Chính quyền được thành lập tạo các làng và các tỉnh. Nhiều đường xá tốt được hoàn thành. Chính quyền lại mua nhiều khu ruộng đất rộng lớn đem chia thành từng những lô nhỏ để phân phát cho nông dân nghèo. Lại cho du nhập những nông cụ mới cùng những phương pháp canh tác theo lối mới. Hầu hết những công trình trên đây rất là tốn kém và hầu hết là do Hoa Kỳ tài trợ.

Việc phát triển buôn bán cũng đem lại lợi ích chp nhân dân Phi Luật Tân. Hoa Kỳ mua của Phi Luật Tân rất nhiều đường mía, sợi, gai và thuốc lá. Sau 1909, những hàng hóa này được đem vào Hoa Kỳ bán mà phải đóng thuế nhập càng.

- Người Phi Luật Tân mong muốn được độc lập.

Tình trạng ở Phi Luật Tân đã được cải thiện. Hoa Kỳ để cho người Phi Luật Tân có nhiều cơ hội tham dự vào chính quyền. Bắt đầu từ năm 1907, họ được đi bầu

451

Page 120: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

tuyển chọn các đại biểu vào Quốc hội. Năm 1916, Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận một bản Hiến pháp cho quần đảo Phi Luật Tân. Theo Hiến pháp này thì nhân dân Phi Luật Tân sẽ có một Thượng viện và một Hạ nghị viện do dân chúng bầu lên. Tuy nhiên, các luật lệ do Quốc hội Phi Luật Tân thông qua vẫn có thể bị vị Toàn quyền người Hoa Kỳ phủ quyết, nếu ông ta nhận thấy các luật này không được thích hợp. Ngoại trừ chức vụ Toàn quyền và một số chức vụ khác là do người Hoa Kỳ nắm giữ, còn thì hầu hết các chức vụ khác trong chính quyền đều do người Phi Luật Tân nắm giữ cả. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng hứa là sẽ trao trả quyền kiểm soát chính quyền cho người Phi Luật Tân ngay khi họ chứng tỏ có đầy đủ khả năng đảm nhận công việc này.

Tuy nhiên, nhiều người Phi Luật Tân lại không thảo mãn với việc họ được hưởng nhiều quyền tự trị ở dưới quyền kiểm soát của người Hoa Kỳ. Họ cho rằng nhân dân Phi Luật Tân đã có đủ khả năng để tự đảm nhận công việc cai trị, cho nên họ tiếp tục yêu cầu Hoa Kỳ trao trả Độc lập cho Phi Luật Tân ngay tức thì.

- Chính quyền Hoa Kỳ mang lại một số lợi ích cho Puerto Rico.

Sau khi chiếm được Puerto Rico, Hoa Kỳ cho cải thiện tình trạng ở trên hòn đảo này. Hàng hóa sản phẩm từ Puerto Rico đem vào Hoa Kỳ bán không phải đóng thuế nhập cảng. Kết quả là lượng thuốc lá, đường và chuối tăng vọt hẳn lên. Đồng thời Hoa Kỳ cũng thiết lập đường xá, cải thiện tình trạng y tế và mở mang thêm nhiều trường học.

Mặc dù đã có những cải thiện và mở mang như trên nhưng Puerto Rico vẫn có nhiều vấn đề rất là trầm trọng. So với diện tích của hòn đảo này thì dân cư ở đây đông quá mức. Việc buôn bán với Hoa Kỳ đã mang lại tiền bạc cho Puerto Rico, nhưng người dân thường ở Puerto Rico hầu như không được hưởng gì cả. Dân chúng thì quá nghèo, và có rất nhiều thất nghiệp. Có hàng ngàn người đói khổ, bệnh tật.

Nhân dân Puerto Rico quyết định phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Họ phát khởi một chương trình gọi là "Tự giải thoát khỏi hầm chông" (Operation Bootstrap). Chương trình này khuyến khích người Hoa Kỳ đầu tư và thiết lập kỹ nghệ. Từ đó, có nhiều nhà máy kỹ nghệ xuất hiện tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân Puerto Rico, và cũng làm tăng thêm lợi tức của hòn đảo này. Nông phẩm cũng được gia tăng và nông dân cũng được khuyến khích trồng những loại cây mùa khác cũng như nên trồng mía. Hơn nữa, Puerto Rico là xứ ở vùng nhiệt đời nên đã lôi cuốn nhiều du khách đến đây nghỉ mát, và vì thế kỹ nghệ du lịch trở nên một nguồn lợi tức quan trọng. Tất cả những mở mang trên đây mang lại cho người dân trên hòn đảo này một đời sống tốt đẹp hơn trước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải được giải quyết. Nhưng dù sao đi nữa thì mức sống của người dân Puerto Rico ngày nay đã cao gấp hai lần cách đây 20 năm về trước.

Từ năm 1917, người dân Puerto Rico đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Họ có thể đi lại trên lãnh thổ Hoa Kỳ mà không phải chịu một sự giới hạn nào, và đã có nhiều người di chuyển đến các thành phố ở trong lục địa Hoa Kỳ. Nhưng ít nhất ở đây họ phải đương đầu với những vấn đề nhà cửa, công ăn việc làm và ngôn ngữ. Một số người phải quay trở lại Puerto Rico. Nhưng cũng có hiều người khác ở lại sinh sống trên lục địa Hoa Kỳ.

452

Page 121: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

PHẦN VLÀM THẾ NÀO MÀ HOA KỲ ĐÃ CÓ THỂ THIẾT LẬP

ĐƯỢC KÊNH ĐÀO PANAMA ?

Đầu thế kỷ thức XX, Hoa Kỳ đã nhận thức được rằng Hoa Kỳ đang ở vào một tư thế mới. Lãnh thổ Hoa Kỳ không phải chỉ vươn ra từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương mà là tới nửa đường băng qua trái đất. Tuy thế nhưng vẫn không có con đường tắt nào mà các thương thuyền cũng như các chiến tàu Hoa Kỳ có thể đi từ bờ biển Đại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương. Các tàu thuyền này phải đi dọc xuống Nam Mỹ, vòng qua mũi Horn và chạy ngược lên phía Bắc. Tính ra như vậy hải trình này dài tới 12000 dặm. Muốn bảo vệ các đất đai ở Thái Bình Dương và cũng là để trợ giúp cho nền thương mại Hoa Kỳ thì việc quan trọng là phải rút ngắn đoạn đường hành trình này. Nhìn vào bản đồ, các bạn sẽ thấy rằng chỗ eo đất mà Balboa băng qua hồi năm 1513 là chỗ hẹp nhất (eo đất Panama). Tại sao lại không cắt lục địa này ra làm hai phần ở chỗ hẹp nhất này bằng cách đào một con kênh xuyên qua eo đất này ?

- Hoa Kỳ quyết định đào kênh

Tư tưởng đào một con kênh xuyên qua Panama không phải là một tư tưởng mới mẻ. Đầu thế kỷ XIX, Pháp và Anh cũng như Hoa Kỳ đã nghiên cứu việc đào một con kênh như vậy. Nhưng tới năm 1898, chính phủ Hoa Kỳ nhận thấy rằng một con kênh như vậy rất là quan trọng cho việc phòng thủ duyên hải Hoa Kỳ. Khi cuộc chiến giữ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha bùng nổ vào năm 1898, thì chiến tàu Oregon của Hải quân Hoa Kỳ còn ở Thái Bình Dương. Được lệnh di chuyển đi Cuba, chiến tàu này phải đi con đường dài vòng quanh Nam Mỹ và khi tới được Cuba thì cuộc chiến ngắn ngủi này đã hầu như gần chấm dứt. Vì vậy mà chính phủ Hoa Kỳ cho rằng phải đào một con kênh, và Hoa Kỳ phải đào con kênh này.

Trong nhiều năm, Hoa Kỳ và Anh quốc đã cùng đạt được một thỏa hiệp theo đó thì không một quốc gia riêng rẽ nào được nắm quyền kiểm soát một con kênh nào băng qua Trung Mỹ. Năm 190, Hoa Kỳ ký với Anh quốc một thỏa hiệp mới. Thỏa hiệp này qui định rằng một mình Hoa Kỳ có thể đào và nắm quyền kiểm soát một con kênh như vậy, và tàu thuyền của các quốc gia khác, nếu muốn thì vẫn được phép sử dụng con kênh này.

453

Page 122: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Giai đoạn kết tiếp là phải quyết định đào kênh này ở đâu. Có hai nơi được cứu xét là :

1/ Con đường băng qua Nicaragua, đào theo con đường này thì dài hơn nhưng dễ hơn.

2/ Đào qua con đường khác băng qua Panama, con đường này ngắn hơn.

Sau hết, con đường ngắn hơn qua Panama được chọn lựa, mặc dù con đường này xuyên qua vùng núi sâu trong nội địa Panama. Một công ty của người Pháp đã cố gắng đào con kênh băng qua eo đất Panama này, nhưng không thành công. Công ty này đã không chuẩn bị để đối phó với các chứng bệnh sốt rét cũng như bệnh sốt rét vàng da. Cuối cùng công ty Pháp này thất bại, sau khi đã thiệt hại đến 40 ngàn công nhân và hàng triệu Mỹ kim. Hoa Kỳ mia lại công trình này của công ty Pháp.

- Hoa Kỳ bảo đảm vùng đào kênh.

Công việc kế tiếp lại phải thu xếp để được quyền đào kênh qua Panama. Lúc đó Panama là một phần của nước Cộng hòa Colombia ở Nam Mỹ. Colombia từ chối không cho phép Hoa Kỳ đào kênh ở Panama. Nhưng nhân dân Panama lại sốt sắng muốn có một con kênh đào ở đây, và lại sợ rằng Hoa Kỳ đào kênh ở Nicaragua. Năm 1903, với sự khuyến khích của Tổng thống Theodore Roosevelt, Panama nổi loạn chống lại Colombia và thành lập nước Cộng hòa Panama. Chiến tàu Hoa Kỳ ở ngoài khơi Panama ngăn chặn không cho quân đội Colombia đổ bộ vào Panama để dẹp loạn. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng vội vã ký thỏa hiệp với nước tân Công hòa Panama. Panama cho Hoa Kỳ thuê vĩnh viễn hay cho đến cùng một giải đất cắt ngang Panama mà chiều ngang rộng 10 dặm. Hoa Kỳ phải đặt cọc trả trước là 10 triệu Mỹ kim, và giá tiền thuê mỗi năm là 250 Mỹ kim 3.

- Diệt trừ các bệnh tật ở Panama.

Chính phủ Hoa Kỳ không quên những nguyên nhân thất bại của người Pháp ở Panama. Đại tá William Gorgas, người đã có công diệt trừ bệnh sốt rét ở Cuba, được gửi đến Panama. Trong giải đất rộng 10 dặm gọi là vùng kênh đào này, đại tá Gorgas cho tát cạn các vùng đầm lầy và các vùng nước ao tù khiến cho loài muỗi nguy hiểm này không còn sinh sản được nữa. Không phải chỉ có vùng kênh đào Panama, mà cả phần lớn Panama bao quanh vùng kênh đào này cũng được giải thoát khỏi nạn muỗi độc.

- Hoàn thành con kênh lớn.

Một vị kỹ sư trong quân đội Hoa Kỳ là Đại tá Công binh George Goethals đã được trao cho trách nhiệm nặng nề đào con kênh này. Vì có núi non ở trong nội địa nên phải quyết định rằng khúc giữ của con kênh này sẽ cao hơn mực nước biển là 85 bộ. Phải thiết lập các hệ thống khóa nước để có thể nâng cao và hạ thấp tàu, và phải xây đập trên các con sông ở gần đấy để lấy nước cung cấp cho thủy bộ đi vào nội địa. Phải dùng nhưng máy xúc khổng lồ chạy bằng hơi nước và các loại máy móc thuộc loại rất mạnh khác. Phải cho nổ mìn phá núi, đào rồi nạo, vét tất cả mất 7 năm trường

3 Năm 1955, hai chính phủ lại ký một thỏa hiệp mới, theo đó thì tiền thuê hàng năm của giải đất này tăng lên đến 1.930.000 Mỹ kim

454

Page 123: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

làm như vậy. Một công việc khó khăn nhất là phải đào thường xuyên qua các vùng núi toàn bằng đá chắc nịch dài 8 hay 9 dặm. Khúc kênh này được gọi là khúc kênh Gaillard, để tôn vinh ông David Gaillard, vị kỹ sư có công đào khúc kênh này.

Cuối cùng, đại công trình này được hoàn thành vào tháng 8 năm 1914 . Từ Washington, Tổng thống Wilson vặn nút mở đập cho nước tràn vào ngập con kênh vĩ đại này. Ngay sau đó, các tàu thuyền qua lại từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, và ngược lại. Tàu thuyền bấy giờ có thể đi từ duyên hải phía Đông Hoa Kỳ tới bờ biển phía Tây và rút ngắn được chừng 7 ngàn dặm. Nhiều hải cảng ở nhiều nơi trên thế giới nhờ vậy cũng được gần nhau hơn.

- Thiết lập việc kiểm soát vùng kênh đảo.

Vùng kênh đào rộng 10 dặm, và dài 40 dặm do Chính phủ Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát. Hầu hết những người Hoa Kỳ ở trong vùng này đều có liên hệ với con kênh này : Công nhân, kỹ sư, nhân viên trong quân đội vân vân ...

Các bạn có thể tưởng tượng con kênh này rất quan trọng trong công cuộc phòng thủ của Tây bán cầu như thế nào. Nếu quân địch phá hoại được con kênh này thì tàu thuyền Hoa Kỳ phải duy trì các căn cứ quân sự ở trong vùng biển Caribbean. Từ đó mới có thể canh chừng được kênh đào Panama.

Năm 1967, Panama và Hoa Kỳ soạn thảo nhiều thỏa hiệp mới theo đó thì Panama được trao cho nhiều quyền hành ở vùng kênh đào, và việc điều hành con kênh này. Tuy nhiên, sau vụ thay đổi chính quyền ở Panama vào năm 1970, Panama tuyên bố ằng các thỏa hiệp mới được đề nghị này không thể chấp nhận được. Việc thương thuyết giữa hai quốc gia vẫn còn tiếp tục, trong đó có cả đề nghị đào một con kênh thứ hai.

KEANH ĐÀO PANAMA

455

Page 124: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

PHẦN VILÀM THẾ NÀO HOA KỲ ĐÃ CHIẾM THÊM ĐƯỢC

CÁC HÒN ĐẢO KHÁC ?

Lịch sử về các đất đai Hoa Kỳ ở hải ngoại sẽ không được hoàn tia2n nếu không bàn tới những hòn đảo khác ớ Thái Bình Dương và ở vùng biển Caribbean do Hoa Kỳ làm chủ.

- Đảo Wake và đảo Guam thuộc về lãnh thổ Hoa Kỳ.

Trong phần đầu của chương này, chúng ta đã biết rằng Hoa Kỳ làm chủ các hòn đảo Midway. Các hòn đảo này được đặt tên như vậy vì nó nằm ở giữa đường từ Mỹ châu đi Á châu. Khi đường dây thép được đặt băng qua Thái Bình Dương thì nó được đặt chạy qua hòn đảo chính Midway. Đảo Wake cách xa Honolulu chừng 2 ngàn dặm về phía Tây và chỉ 3 dặm vuông diện tích. Năm 1898, hải quân Hoa Kỳ chiếm hòn đảo này. Cả hai đảo Midway và Wake đều là những hòn đảo đầy san hô, không có dân cư và được dùng để làm trạm ghé bến cho máy bay băng qua Thái Bình Dương.

Guam là một hòn đảo lớn nhất trong nhóm đảo gọi là Marianas, do Tây Ban Nha nhường lại cho Hoa Kỳ. Đảo này được kể như là quan trọng bậc nhất vì vai trò căn cứ Hải quân ở đây. Sau này lại có một đài vô tuyến điện của chính phủ được thiết lập ở đây nữa. Đồng thời, Guam cũng được dùng làm trạm ghé bến cho phi cơ đi Viễn Đông và ngược lại. Trong nhiều năm, công việc cai trị ở đảo Guam do một vị sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ phụ trách. Nhưng tới năm 1950 thì dân chúng Guam trở thành công dân Hoa Kỳ. Vị thống đốc của đảo này do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhậm, nhưng dân chúng được quyền bầu đại biểu vào các cơ quan lập pháp.

- Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát luôn cả các đảo Samoa, Virgin và nhiều hòn đảo khác.

Quần đảo Samoa nằm trên con đường hàng hải từ San Francisco tới Úc Đại Lợi. Vì hải cảng Pago Pago là một hải cảng vô cùng tốt, cho nên Hoa Kỳ rất để ý tới hòn đảo Tutuila, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Samoa. Năm 1899, Hoa Kỳ chiếm luôn hòn đảo Tutuila và 4 hòn đảo ở gần bên. Một đài vô tuyến điện rất mạnh được thiết lập ở Tutuila. Nhờ việc Hoa Kỳ cho mở mang các trường học ở đây, nên hầu hết người dân Samoa đều biết đọc biết viết. Vị thống đốc của đảo Samoa thuộc Hoa Kỳ do chính phủ Hoa Kỳ bổ nhậm, nhưng dân chúng Samoa có cơ quan lập pháp riêng. Họ vẫn còn chưa được hưởng quyền công dân Hoa Kỳ mặc dù họ rất mong muốn như vậy.

Vùng đất cuối cùng mà Hoa Kỳ chiếm được là vùng đất ở trong vùng biển Caribbean. Năm 1917, Hoa Kỳ phải trả cho Đan Mạch 25 triệu Mỹ kim để lấy 3 hòn đảo nằm trong quần đảo nhỏ Virgin. Trong thời kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, Hoa Kỳ muốn có các hòn đảo này để phòng thủ kênh đào Panama. Trong nhiều năm, công việc cai trị các hòn đảo này do một vị sĩ quan Hoa Kỳ đảm nhận. Ngày nay, vị thống độc cai trị các hòn đảo này do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm, và dân chúng ở đây cũng là công dân Hoa Kỳ.

Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XX, Hoa Kỳ đã có nhiều hòn đảo rải rác từ vùng biển Caribbean ở gần bên cho đến những nơi xa xôi trong Thái Bình Dương. Chấp

456

Page 125: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nhận trách nhiệm đối với các hòn đảo này cũng như đối với dân chúng ở đây, Hoa Kỳ đã đạt được một bước dài trên đường tiến đến vai trò lãnh đão Thế giới.

CHƯƠNG XXIXHOA KỲ GIỮ MỘT VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG

CÁC CÔNG VIỆC QUỐC TẾ.

Dòng lịch sử đã luôn luôn không di chuyển theo một đường thẳng. Các quốc gia cũng như các dân tộc luôn luôn thay đổi chính sách và kế hoạch. Một kế hoạch hay một chính sách hình như được coi là rất khôn ngoan và rất đáng được mong muốn vào một lúc nào đó thì cũng có thể vào một lúc khác lại được coi như là rất ít hấp dẫn, hay còn bị coi như là nguy hiểm nữa là khác. Chúng ta cũng nên nhớ rằng công việc của một quốc gia còn phức tạp hơn công việc của một người hay của một gia đình. Thí dụ như một người có thể tự quyết định để chấp nhận một việc làm hay mua một căn nhà mới, phần lớn là do chính họ quyết định. Tuy nhiên, trong một chế độ dân chủ như Hoa Kỳ, hàng triệu cử tri có những ý kiến về một vấn đề có ảnh hưởng đến toàn quốc, các cử tri và các chính đảng bàn luận vấn đề đó trước rồi cuối cùng đất nước mới quyết định nên làm gì.

Trong chương này chúng ta sẽ nói về thời kỳ mà Hoa Kỳ gặp một vài khó khăn trong việc quyết định phải hành động. Đầu thế kỷ thứ XX, Hoa Kỳ đã phát triển thành một quốc gia rộng lớn hơn và hùng mạnh hơn, nhưng vẫn chưa có thể hoàn toàn giữ được một vai trò nào trong các công việc quốc tế. Đã có lúc Hoa Kỳ nắm giữ một vai trò quan trọng trong các biến cố thế giới. Nhiều lúc khác Hoa Kỳ lại còn không thích tham dự vào các công việc quốc tế nữa. Thí dụ như sau thời kỳ trung lập từ 1914 đến năm 1917, Hoa Kỳ lại lao đầu nhập cuộc vào Đệ Nhất Thế Chiến.

Như các bạn đã biết, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã được thay đổi và được mở rộng như thế nào. Trong chương này chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây :

1/ Vào đầu thế kỷ thứ XX, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã được mở rộng như thế nào ?

2/ Hoa Kỳ đã giữ vai trò nào ở trong cuộc Đệ Nhất Thế Chiến ?

3/ Các quốc gia chiến thắng đã thất bại trong việc đặt căn bản cho nền hòa bình lâu dài như thế nào ?

PHẦN IĐẦU THẾ KỶ THỨ XX, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA

HOA KỲ ĐÃ ĐƯỢC MỞ RỘNG NHƯ THẾ NÀO ?

Trong chương vừa qua, các bạn được biết rằng cuộc chiến giữ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã đánh dấu một khúc quanh trong những quan hệ giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới. Cuộc chiến này đã khiến cho Hoa Kỳ chiếm thêm được nhiều đất đai ở hải ngoại và có những quyền lợi quan trọng ở mãi nơi các vùng biển Thái Bình Dương xa xăm cũng như tại các nơi khác ở Tây Bán cầu này. Như Tổng thống Theodore Roosevlt đã nói rằng giờ thì không còn là vấn đề mà chúng ta chúng ta có

457

Page 126: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nên tham dự vào các công việc quốc tế hay không, mà là một vấn đề liệu rằng chúng ta tham dự và giải quyết các công việc quốc tế giỏi hay dở. Dù vậy đi nữa thì người Hoa Kỳ vẫn còn có những ý kiến khác biệt về vấn đề là người Hoa Kỳ phải nên tích cực tham dự vào các công việc quốc tế như thế nào. Nhiều người cho rằng mọi trách nhiệm ở hải ngoại là rắc rối và tốn kém. Khi các nhà lãnh đạo chính phủ cổ võ rằng Hoa Kỳ nên chọn một chính sách đối ngoại tích cực thì họ cũng đã biết là có rất nhiều chống đối. Dù sao đi nữa thì Hoa Kỳ cũng phải mở rộng chính sách mới về ngoại giao.

HOA KỲ ĐỀ NGHỊ CHÍNH SÁCH KHAI PHÓNG CHO TRUNG QUỐC,

- Công việc mậu dịch đưa Hoa Kỳ đến tiếp xúc với nước Trung Hoa ở bên kia bờ Thái Bình Dương.

Giả sử rằng một sợi dây quấn chung quanh địa cầu và chạy qua Bắc và Nam cực, băng qua thủ đô Washington. Ở phía bên kia của quả địa cầu đối diện với Washington, sợi dây này sẽ chạy qua Trùng Khánh, một thành phố quan trọng của Trung Hoa.

Ở cách xa một nửa quả địa cầu. Chúng ta có thể nghĩ rằng dân chúng ở mỗi nửa nửa đối diệncủa quả địa cầu không có quyền lợi gì liên hệ với nhau. Điều này hoàn toàn không đúng với sự thật. Ngay từ đầu lịch sử Hoa Kỳ, tàu thuyền của người Hoa Kỳ cũng đã đến Trung Hoa và đã khởi lập công cuộc buôn bán phát đạt giữa hai quốc gia này. Đã có một thời những chiếc tàu buồm đẹp nhất, và chạy nhanh nhất là những chiếc tàu "China Clipper" chạy đi chạy về từ các hải cảng Hoa Kỳ đến các hải cảng Hoa Kỳ đến các hải cảng Trung Hoa. Sau những chiếc tàu buồm lúc đầu, vào những năm gần đây, một trong những chiếc phi cơ đầu tiên được đặt tên là "China Clipper" bay những chuyến bay thường lệ vượt Thái Bình Dương. Cho đến sau Đệ Nhị Thế Chiến, tính ra có tới 130 năm, Hoa Kỳ và Trung Hoa vẫn là quốc gia thân hữu.

- Các cường quốc Âu châu và Nhật Bản tiến vào Trung Hoa.

Tung Hoa vốn là một quốc gia hợp nhất từ lâu trước khi các quốc gia Âu châu được hình thành. Trảu qua nhiều thế kỷ, người Trung Hoa đã mở mang phát triển văn chương, nghệ thuật và lối sống riêng của họ. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã không theo kịp với đà tiến bộ mà các quốc gia Âu châu đã thực hiện được, đặc biệt nhất là về phương diện máy móc tân kỳ, vũ khí và các phương tiện giao thông và chuyển vận. Như vậy thì dù Trung Hoa có hàng mấy trăm triệu người cũng không thể nào đương đầu chống nổi với sức mạnh của các quốc gia mới này. Cho nên thế kỷ thứ XIX, các quốc gia Tây phương muốn chiếm thêm thuộc địa, và muốn được buôn bán nhiều hơn, họ có thể chiếm được nhiều hơn, họ có thể chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Trung Hoa.

Chẳng hạn như Anh quốc đã cưỡng bách Trung Hoa phải từ bỏ Hồng Kông và cho phép người Anh được sinh sống và buôn bán trong các thành phố khác ở Trung Hoa. Sau này người Pháp cũng chiếm một phần đất của Trung Hoa và đô hộ vùng này với danh xưng Trung Hoa thuộc Pháp (?). Nước Nga cũng buộc Trung Hoa phải trao cho quốc gia này những đặc quyền ở Mãn Châu và ở hải cảng Arthur. Trong thập niên 1890, Nhật B3n (một quốc gia Á châu độc nhất bắt kịp đà tiến bộ của Tây phương) tuyên chiến với Trung Hoa và buộc Trung Hoa phải nhường cho Nhật Bản một phần lãnh thổ.

458

Page 127: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Trung Hoa đánh trả lại.

Việc này làm cho các nhà ái quốc Trung Hoa rất căm giận. Họ đặt ra câu hỏi tại sao đất nước họ mỗi ngày lại bị người ngoại quốc chiếm thêm một ít ? Tại sao lại có quá nhiều người ngoại quốc đến sinh sống và kinh doanh ở Trung Hoa ? Chúng ta hãy tống cổ họ đi. Các nhà ái quốc Trung Hoa thành lập các hội kín với những tên kỳ lạ như "Đại Kiếm Hội" (Great Sword Society), "The Plum Blossom Firsts", "The Firsts of Public Harmony". Vì lầm lẫn, các người ngoại quốc nghĩ rằng các hội kín này nhằm việc luyện đánh quyền Anh nên gọi là Boxers. Trong các cuộc họp bí mật, các hội kín này bàn cãi để chuẩn bị ngày lịch sử đánh đổ người ngoại quốc ra khỏi Trung Hoa.

Sớm hay muộn thì tinh thần căm giận như vậy cũng đưa đến rối loạn. Năm 1900, nhiều dân Trung Hoa nổi loạn. Họ giết hại một số người ngoại quốc cũng như phá hủy tài sản của ngoại nhân. Các tòa đại sứ và các cơ sở kinh doanh của người ngoại quốc ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Hoa, bị bao vây. Vì các đảng, các hội kín đã giáo dục người Trung Hoa thù nghịch những người ngoại quốc xấu xa, cho nên cuộc nổi loạn này được gọi là "loạn quyền phỉ".

- Quân lính ngoại quốc đè bẹp loạn quyền phỉ.

Các ngoại cường Nga, Pháp, Anh, Đức, Nhật và Hoa Kỳ nhảy vào hành động để giúp đồng bào của họ ở Trung Hoa. Các quốc gia này gửi quân đội đến đè bẹp "loạn quyền phỉ" và tái lập trật tự. Chính phủ Trung Hoa buộc phài trả nhiều số tiền lớn để bồi thường thiệt hại cho người ngoại quốc do việc xáo trộn của loạn quyền phỉ gây ra. Các cường quốc Âu châu và Nhật Bản vẫn giữ phần tiền bồi thường này, nhưng Hoa Kỳ sau này lại trả lại Trung Hoa hơn một nửa phần tiền này. Món tiền trả lại này được gửi tặng cho học sinh, sinh viên ở các trường trung tiểu học và đại học ở Trung Hoa.

- Chính sách khai phóng do Hoa Kỳ đề nghị, khuyến khích đối xử công bằng đối với Trung Hoa.

459

Page 128: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Năm 1899, một năm xảy ra loạn quyền phỉ, bằng một cách khác, Hoa Kỳ đã chứng tỏ tinh thần thân thiện đối với Trung Hoa. Ông John Hay, Tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu các cường quốc khác cũng tuyên bố rằng kiều dân của tất cả mọi quốc gia sinh sống và buôn bán ở Trung Hoa phải được đối xử như nhau. Không một kiều dân nước nào được hưởng một đặc ân nào cả. Vì tư tưởng của ông Hay là mở cửa Trung Hoa cho tất cả mọi quốc gia nên được gọi là chính sách khai phóng. Chính sách này không những làm cho tất cả mọi người buôn bán một cách hòa bình với Trung Hoa được hưởng lợi, mà còn bảo vệ được nền độc lập của Trung Hoa nữa.

Lúc đó các cường quốc khác không thật tâm chấp nhận tư tưởng của ông Hay. Chính sách khai phóng đã trở thành nền tảng cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ở Trung Hoa và ở vùng Viễn Đông.

HOA KỲ GIÚP NHẬT BẢN NHƯNG CHỐNG LẠI VIỆC NHẬT BẢN CỐ GẮNG CHINH PHỤC TRUNG HOA.

- Tướng Perry mở cửa Nhật Bản cho Thế giới.

Năm 1854 là một năm quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Đã từ mấy trăm năm, Nhật Bản rất ít tiếp xúc với người ngoại quốc. Nhật Bản đã không để một tàu thuyền ngoại quốc nào (ngoại trừ một số tàu thuyền của người Hòa Lan) được vào hải cảng Nhật để buôn bán.

Năm 1854, Thiếu tướng Mathew C. Perry (Người anh em của ông Oliver H. Perry, người anh hùng hải quân trong cuộc chiến 1812) hướng dẫn một số chiến tàu đến thăm Nhật Bản. Sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ đã làm cho chính phủ Nhật Bản phải sợ hãi. Cho nên Nhật nhận lời yêu cầu tướng Perry rằng Nhật Bản phải cùng Hoa Kỳ ký một thỏa hiệp cho phép người Hoa Kỳ được vào buôn bán ở các hải cảng Nhật. Hòa ước này đã gây ra hậu quả là Nhật Bản phải mở cửa cho Thế giới.

- Nhật Bản trở thành một quốc gia tân tiến hùng cường.

Trước khi tướng Perry viếng thăm Nhật Bản, dân chúng Nhật sinh sống gần giống như dân chúng Âu châu vào thời Trung cổ (1500). Nhưng người Nhật đã học hỏi một cách mau chóng. Một khi đã tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ cương quyết biến nước Nhật thành một quốc gia kỹ nghệ tân tiến. Không giống như Trung Hoa, Nhật Bản đã thực hiện được nhiều tiến bộ một cách mau lẹ trong chấp nhận đường lối tiến bộ của Hoa Kỳ và Âu châu. Trong vòng chưa đầy 50 năm, Nhật Bản đã trở thành một trong các đại cường ở trên thế giới, và là một quốc gia rất mạnh về kỹ nghệ và thương mại.

- Tổng thống Theodore Roosevelt trợ giúp giải quyết cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

Sau cuộc viếng thăm của Thiếu tướng Perry, Hoa Kỳ và Nhật Bản trở thành các quốc gia thân hữu torng nhiều năm. Nhật Bản đã từng là một trong những đại cường đánh chiếm Trung Hoa. Hình như Nhật Bản chấp nhận chính sách khai phóng của Hoa Kỳ, và đã cùng Hoa Kỳ cùng với các cường quốc khác đem quân đi dẹp loạn quyền phỉ ở Trung Hoa.

460

Page 129: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đầu thế kỷ thứ XX, quốc gia sốt sắng bành trướng sang lãnh thổ Trung Hoa là nước Nga. Nước Nga cố gắng vươn gọng kềm kẹp chặt Mãn Châu, một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phái Bắc Trung Hoa. Nưng Nhật Bản lại không muốn có một quốc gia nào khác được hưởng đặc quyền ở Mãn Châu. Mãn Châu có rất nhiều quặng sắt và các loại khoáng sản khác mà Nhật Bản đang cần, những loại khoáng sản mà Nhật Bản rất cầ nđể trở thành quốc gia kỹ nghệ mạnh. Vì thế cho nên năm 1904, Nhật Bản đi đến chiến tranh với Nga. Người Hoa Kỳ thường có cảm tình với Nhật Bản, một nước nhỏ hơn hai nước Nga và Trung Hoa rất nhiều.

Nhiều người rất ngạc nhiên về việc Nhật Bản thắng Nga hết trận này đến trận khác ở cả trên bộ lẫn trên mặt biển. Khi Tổng thống Theodore Roosevelt đề nghị trợ giúp sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh thì nước Nga vui vẻ nhận lời ngay. Những cố gắng của Tổng thống Theodore Roosevelt đưa đến kết quả là đại biểu của hai nước Nga và Nhật đến Portsmouth, New Hampshire họp hội nghị và cùng tiến đến thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh. Theo hòa ước này thì Nhật Bản được hưởng đặc quyền ở Mãn Châu mà trước kia thuộc về Nga. Hòa ước này cũng công nhận rằng Nhật Bản có đặc quyền ở Triều Tiên. Nhưng người Nhật vẫn thất vọng. Họ hy vọng rằng chiến thắng của họ sẽ đem lại cho họ nhiều lợi lớn hơn.

- Tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản không còn nữa.

Sau khi cuộc chiến tranh Nga – Nhật chấm dứt thì có sự thay đổi trong sự liên lạc giữ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Một mặt người Nhật cho rằng Tổng thống Theodore Roosevelt đã thiên vị người Nga trong hội nghị hòa bình vừa rồi. Đồng thời, người Nhật cũng bất bình vể việc Hoa Kỳ hạn chế người Nhật nhập cư vào Hoa Kỳ. Mặc khác, người Hoa Kỳ e ngại rằng nếu nước Nhật hùng mạnh thì rất có thể quốc gia này tấn chiếm Phi Luật Tân của Hoa Kỳ.

- Nhật Bản không ủng hộ chính sách khai phóng ở Trung Hoa.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất về mối quan hệ ngoại giao giữ Hoa Kỳ và Nhật Bản trở nên lạnh nhạt là vì thái độ của Nhật đối với Trung Hoa. Hình như Nhật Bản có ý định chinh phục Trung Hoa và thi hành chính sách bế môn đối với các quốc gia khác. Năm 1910, Nhật Bản công khai sát nhập Triều Tiên. Nhiều người Nhật đã nói đến "Chủ thuyết Monroe cho Châu Á". Chủ thuyết này sẽ đẩy lui người Hoa Kỳ và người Châu Âu ra khỏi Châu Á. Trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, Nhật Bản đã yêu sách quá nhiều ở Trung Hoa. Khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác phản kháng mạnh mẽ thì Nhật Bản mới chịu rút lại những yêu sách này.

HOA KỲ DÙNG THUYẾT MONROE ĐỂ CAN THIỆP VÀO CHÂU MỸ LA TINH.

Chúng ta hãy quay trở lại Châu Mỹ. Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách ngoại giao nào đối với các quốc gia ở phía Nam sông Rio Grande ?

Trong chương X trước đây, các bạn đã được biết cuộc tranh đấu trường kỳ của nhân dân châu Mỹ La Tinh để giành độc lập. Tuy nhiên, khi các quốc gia này được độc lập rồi thì lại có những vấn đề mới được đặt ra. Trước kia, khi còn nằm dưới ách thống trị của người Tây Ban Nha, nhân dân Trung Hoa và Nam Mỹ rất ít có cơ hội được học hỏi và tham dự vào công việc tự trị. Sau khi giành được độc lập rồi thì vùng

461

Page 130: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

này biến thành nhiều nước Cộng hòa và nhân dân các nước cộng hòa này không được chuẩn bị để điều hành việc cai trị. Các nhà lãnh đạo đầy tham vọng của các quốc gia này nắm quyền kiểm soát chính quyền chỉ nhằm thỏa mãn mục đích ích kỷ của họ. Rồi lại luôn luôn xảy ra cách mạng lật đổ các nhà lãnh đạo cách mạng ích kỹ này để rồi thay thế bằng những người khác cũng ít kỷ không kém, không một chút quan tâm đến công việc dân sinh, hạnh phúc của dân chúng.

- Nhân dân Trung và Nam Mỹ trở nên ngờ vực chủ thuyết Monroe.

Năm 1823, đúng vào khi nhân dân Trung và Nam Mỹ vừa giải thoát được ách thống trị của người Tây Ban Nha thì Tổng thống Monroe loan báo chủ thuyết Monroe. Lúc đầu các quốc gia Trung và Nam Mỹ rất hân hoan đón nhận chủ thuyết Monroe như là một sự bảo hộ cho họ. Gọ biết rằng rất có thể các quốc gia Âu châu trở lại tái chiếm đất nước của họ, và đất nước họ chưa đủ mạnh để chống lại các quốc gia này. Tuy nhiên, rồi dần dần các quốc gia Trung và Nam Mỹ trở nên ngờ vực quốc gia láng giềng hùng mạnh ở phía Bắc này của họ. Họ được biết rằng ngay sau cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ sẽ sát nhập phần lớn lãnh thổ của Mễ Tây Cơ. Họ cũng thấy rằng Hoa Kỳ đã chiến luôn Puerto Rico, Phi Luật Tân, can thiệp vào nội bộ Cuba và chiếm đoạt vùng kênh đào Panama. Biết đâu Hoa Kỳ lại không hướng nhìn về phía Nam để chiếm thêm đất đai nữa hay sao ? Rồi thì đầu thế kỷ thứ XX, một vài biến cố đã làm cho mối lo sợ của họ trở thành sự thật.

- Tổng thống Theodore Roosevelt mở rộng chủ thuyết Monroe.

Các nước cộng hòa ở Trung Mỹ và ở vùng biển Caribbean gặp phải các chính quyền tồi tệ. Các quốc gia này cần phải mở mang rất nhiều và vay rất nhiều tiền của các quốc gia Âu châu.Sau năm 1900, tình hình của các quốc gia trên đây lại càng trở nên tuyệt vọng và loạn lạc nổi lên tứ tung. Hơn nữa, các quốc gia Âu châu lại nằng nặc đòi các quốc gia này phải trả nợ, và hăm dọa sẽ gửi chiến tàu đến các quốc gia này để lấy nợ. Lúc này, ông Theodore Roosevelt là Tổng thống Hoa Kỳ. Ông nhắc nhở Quốc hội rằng chủ thuyết Monroe cấm các quốc gia Âu châu can thiệp vào bán cầu này. Ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ phải hành động để điều hành các công việc ở bất kỳ các quốc gia nào tại Trung hay Nam Mỹ mà không thể giữ được trật tự và không thể trả được nợ cho các quốc gia khác.

- Hoa Kỳ trở thành cảnh sát viên ở Trung và Nam Mỹ.

Năm 1905, Hoa Kỳ hành động can thiệp vào nội bộ nước Cộng hòa Dominique. Viên chức Hoa Kỳ đảm nhận mọi vấn đề về tiền bạc và thu xếp để trả nợ cho quốc gia này. Dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ, tình trạng ở quốc gia nhỏ bé này được cải thiện rất nhiều, nhưng nhân dân nước Cộng hòa Dominique lại không thích việc can thiệp của Hoa Kỳ vào nội bộ nước họ. Đồng thời Hoa Kỳ cũng nắm luôn quyền kiểm soát mọi vấn đề vể tài chính của nước Cộng hào Haiti ở kế bên Dominique. Năm 1915, thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ được phái đến Haiti để duy trì trật tự và đoàn quân này đã ở lại đây đến 19 năm. Dĩ nhiên là nhân dân Haiti chống lại sự hiện diện của quân đội ngoại quốc trên đất nước của họ. Trước đó, năm 1912, Hoa Kỳ cũng đã đem quân đến can thiệp vào nội bộ xứ Nicaragua ở Trung Mỹ.

- Những hành động này của Hoa Kỳ đã tạo nên sợ hãi và ngờ vực.

462

Page 131: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đối với nhiều người, nhất là đối với nhân dân Trung và Nam Mỹ thì tình hình như Hoa Kỳ đã tước đoạt nền độc lập của các nước Cộng hòa nhỏ bé này. Họ bắt đầu đặt ra câu hỏi : "Liệu rằng Hoa Kỳ có định sử dụng chủ thuyết Monroe như là một cái cớ để chiếm quyền kiểm soát toàn thể các quốc gia Trung và Nam mỹ không ?"

- Cách mạng bùng nổ ở Mễ Tây Cơ.

Trong khi đó thì Mễ Tây Cơ lại có nhiều rối loạn. Đã gần 35 năm (1877-1911), Mễ Tây Cơ nằm dưới ách thống trị của nhà độc tài Diaz. Diaz đã cho phép các nàh kinh doanh ngoại quốc được chiếm nhiều đất đai để thiết lập các đường xe lửa và khai thác các giếng dầu. Ngược lại chính quyền Mễ Tây Cơ được hưởng một phần lớn tiền lời của các công ty đầu tư ở Mễ Tây Cơ. Trong khi các nhà kinh doanh ngoại quốc và một ít chính trị gia Mễ Tây Cơ trở nên giàu có thì tình trạng của những người dân thường Mễ Tây Cơ vẫn không có gì được tốt đẹp hơn.

Sau cùng nhân dân Mễ Tây Cơ nổi loạn. Từ năm 1910 đến năm 1920, toàn thể Mễ Tây Cơ là bãi chiến trường loang đầy máu. Trước hết nhân dân Mể Tây Cơ chiến đấu để giải thoát ách độc tài của Diaz. Rồi sau đó thì những nàh lãnh đạo các cuộc nổi loạn lại đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành quyền hành. Cuối cùng nhân dân đã thắng. Mễ Tây Cơ có hiến pháp mới, theo đó Tổng thống Mễ Tây Cơ chỉ được phục vụ có một nhiệm kỳ mà thôi, và nhân dân sẽ bầu đại diện vào Quốc hội. Mọi quyền khia thác dầu hỏa và các loại khoáng sản đều thuộc về quốc gia. Đồng thời, chính phủ cũng được trao quyền mua đất của các nhà đại điền chủ để phân phối cho anh em nông dân. Không phải một sớm một chiều, mà phải mất nhiều năm mới thực hiện được những thay đổi này, và nhân dân Mễ đã thâu đoạt được những gì mà họ hằng theo đuổi đấu tranh.

- Hoa Kỳ can thiệp vào Mễ Tây Cơ.

Hoa Kỳ phải làm gì đối với cuộc cách mạng ở Mễ Tây Cơ ? Các bạn có thể thấy rằng trong thời gian xảy ra cách mạng thì Mễ Tây Cơ ở trong tình trạng vô cùng rối loạn. Chính quyền thì không đủ mạnh để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Hoa Kỳ và các kiều dân thuộc các quốc gia khác sinh sống ở đây. Qua đại diện Hoa Kỳ ở Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ cố gắng sắp đặt để thiết lập một chính quyền có trách nhiệm kỷ luật. Hành động này làm cho dân Mễ bất bình vì họ cho rằng đây là sự can thiệp vào chính quyền của họ. Rồi sau đó chẳng may lại xảy ra một việc rủi ro. Trong số các nhà lãnh đạo cách mạng ở Mễ có một người tên là Pancho Villan. Năm 1916, ông Pancho Villa cho tấn công vào một chuyến xe lửa và bắt được 18 người Hoa Kỳ cho giết hết. Hai tháng sau đó, quân sĩ của ông Villa lại vượt biên giới tấn công vào một tỉnh nhỏ ở New Mexico giết hại 17 người Hoa Kỳ nữa. Một đạo quân Hoa Kỳ dưới quyền chủ huy của tướng John J. Pershing vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Mễ Tây Cơ để truy lùng và trừng phạt Villa và quân sĩ của ông ta. Quân đội Hoa Kỳ đụng độ với quân sĩ của Villa nhiều trận nhưng Villa và quân sĩ đã chạy được vào vùng núi. Năm 1917, quân đội Hoa Kỳ rút lui về nước. Hoa Kỳ lúc đó sắp tham dự vào Đệ Nhất Thế Chiến cho nên số quân đội ở Mễ Tây Cơ cần được rút về để gửi đi Âu châu. Việc rút lui quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Mễ Tây Cơ đã ngăn chặn được khỏi xảy ra thêm xáo trộn rắc rối ở Mễ Tây Cơ, nhưng nó cũng không thể nào chấm dứt được cảm nghĩ chua xót đắng cay của Mễ Tây Cơ đối với Hoa Kỳ.

463

Page 132: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

HOA KỲ ỦNG HỘ CÁC KẾ HOẠCH HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI.

Các bạn đã được biết nhiều thay đổi quan trọng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ xảy ra trong năm 1898 và những năm sau đó :

1/ Hoa Kỳ đã chiếm được nhiều đất đai ở ngoài lục địa Bắc Mỹ.

2/ Hoa Kỳ khởi xướng và ủng hộ chính sách khai phóng ở Viễn Đông.

3/ Và Hoa Kỳ mở rộng chủ thuyết Monroe đối với các quốc gia Trung và Nam Mỹ.

Sau năm 1898, Hoa Kỳ còn áp dụng một chính sách khác nữa, đó là chính sách ủng hộ các kế hoạch duy trì hòa bình giữa các quốc gia trên thế giới. Từ nhiều thế kỷ, những nhà hiền triết đã suy nghĩ về phương cách để chặn đứng chiến tranh. Những chiến sĩ ngã gục ở chiến trường và các bà quả phụ cũng như các em cô nhi đã làm cho họ phải suy tư rất nhiều. Nhà cửa, mùa màng, thành phố bị thiêu hủy, tan phá, cùng những số tiền khổng lồ cho phí vào chiến tranh đã làm cho họ suy ngẫm không ít. Họ đặt câu hỏi : "Tại sao chúng ta lại không chấm dứt chiến tranh ? Tại sao chúng ta lại không dùng sức mạnh của chúng ta để xay dựng những tiến bộ hòa bình thay vì dùng nó để tàn phá ? Chúng ta có cảnh sát để duy trì trật tự trong các thành phố, chúng ta có các chính quyền để duy trì hòa bình ở trong mọi quốc gia. Tại sao chúng ta lại không tìm cách duy trì hòa bình giữa các quốc gia với nhau ? Ít nhất thì chúng ta phải thử xem !"

- Thành lập tòa án Hague.

Trảu qua nhiều năm, đã có nhiều kế hoạch được đề nghị để duy trì hào bình ở các quốc gia trên thế giới. Năm 1899, nhiều chính phủ gửi đại diện đến họp tại Hague, một thành phố tại Hòa Lan. Năm 1907, lại có một hội nghị khác cũng họp tại Hague. Các cuộc họp này đã soạn thảo kế hoạch để thành lập một tòa án với mụa đích để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các quốc gia. Các quốc gia tranh chấp có thể lựa chọn các vị thẩm phán ở trong danh sách kê khai ra trước để phân xử. Các vị thẩm phán này sẽ lắng tai nghe cả hai bên trình bày rồi mới quyết định.

Hoa Kỳ đã hăng hái tham dự vào các cuộc hội nghị này ở Hague. Hoa Kỳ cũng đã gởi đại diện đi để cùng với đại diện các quốc gia khác soạn thảo các kế hoạch này. Ông Andrew Carnegie đã hiến tiền để thiết lập một tòa nhà ở Hague để làm trụ sở cho các vị thẩm phán giải quyết các vụ tranh chấp. Hoa Kỳ cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng biện pháp này để tránh khỏi gây ra chiến tranh. Hoa Kỳ đem vụ tranh chấp cũ với Mễ Tây Cơ ra tòa án Hague để giải quyết.

- Việc duy trì hòa bình thế giới gặp khó khăn.

Điều bất hạnh là hy vọng hào bình vừa mới được hội nghị Hague thổi lên thì lại bị tan biến nagy sau đó. Thế giới của chúng ta có nhiều quốc gia và mỗi quốc gia được coi là bình đẳng với mọi quốc gia khác. Mọi quốc gia đều khăng khăng đòi quyền hành động sao cho hợp với quốc gia của mình mà không có sự can thiệp ở ngoài vào. Các quốc gia có thể đồng ý với nhau để xem xét một số luật lệ hay tập quán (gọi là luật quốc tế). Họ có thể đưa các vụ tranh chấp ra một cơ quan để phân xử giống như tòa án

464

Page 133: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Hague. Nhưng khi đã có tranh chấp hay tranh chấp lan rộng rồi thì không có cách gì để bắt buộc cá quốc gia tranh chấp này giữ được lời hứa của họ hay là để giải quyết những khác biệt của các quốc gia này một cách hòa bình. Trận Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào năm 1914 là một điều chứng tỏ nhận xét trên đây là đúng.

PHẦN IIHOA KỲ ĐÃ GIỮ VAI TRÒ THẾ NÀO TRONG TRẬN

ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN ?

- Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ.

Vào một đêm đầu tháng 8 năm 1914, dân chúng ở trong làng nhỏ bé thuộc nước Bỉ ở vùng biên thùy sát nước Đức tỉnh dậy trong kinh hoàng sợ hãi. Đạo quân tiền phong của quân đội Đức đã tiến vào làng này. Liền sau đó thì hàng hàng lớp lớp Bộ binh Đức theo sau, rồi thì những tiếng gầm, tiếng nổ của đủ mọi loại súng thi nhau gầm thét như sấm sét làm vang động cả trời đất. Dân làng biết là đã có những gì xảy ra, có nghĩa là Đức và Pháp đang đánh nhau. Nước Bỉ là một quốc gia Trung lập. Nhưng trung lập không có nghĩa gì với quân đội Đức cả, một đạo quân đang muốn tấn công chớp nhoáng vào nước Pháp. Dân làng ở Bỉ có nhiều lý do để sợ hãi và đau buồn. Khi chiến tranh xoay quanh đất nước họ, nhà cửa của họ hẳn phải bị ngọn lửa chiến tranh thiêu rụi và nhiều đồng bào của họ bị chiến tranh giết hại.

Tại các tỉnh và các làng khác dọc theo vùng biên thùy Đức-Bỉ, tin tức cũng đều như vậy cả. Một triệu rưỡi quân sĩ Đức đã tràn vào nước Bỉ và nước Pháp với hy vọng sẽ đè bẹp quân đội Pháp trong vài tuần. Những hy vọng sống cuộc đời êm đềm trong thế giới hòa bình đã tan ra thành mây khói.

- Đâu là những nguyên nhân của cuộc Đệ Nhất Thế Chiến ?

Các nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh này là do những sự ganh ghét và thèm khát quyền lực của các cường quốc Âu châu. Từ nhiều năm rồi, ở Âu châu đã có hai khối quốc gia thù nghịch với nhau. Tất cả đã sẵn sàng, chỉ cần có một tia lửa châm vào ngòi nổ là chiến tranh bùng nổ. Ngòi nổ này là sự tranh chấp giữ đế quốc Áo-Hung và Serbia. Khi những người ủng hộ Serbia sát hại hoàng tử Áo thì ngay khi đó Áo quốc tuyên chiến với Serbia.

Tức thì các quốc gia thuộc hai khối đối nghịch nhảy vào hành động. Nước Nga tự coi như là quốc gia bảo vệ các tiểu quốc ở vùng bán đảo Balkan, nhảy vào viện trợ cho Serbia. Pháp và Anh là hai quốc gia đã ký thỏa hiệp thân hữu với Nga, nên có thể nhảy vào vòng chiến bên cạnh nước Nga. Còn Đức quốc một nước đã hứa là ủng hộ đế quốc Áo-Hung, liền tuyên chiến với Nga và Pháp. Rồi sau đó, các quốc gia khác ở Âu châu cũng bị lôi cuốn vào cuộc chiến, không đứng về phía bên này cũng đứng về phía bên kia. Ngay sau đó thì chiến tranh lan rộng gần như khắp cả Âu châu. Một bên là khối Trung ương gồm các khối nước Đức, Áo, Hung, Bảo Gia Lợi và Thổ Nhĩ Kỳ, và một bên là khối đồng minh gồm các nước Pháp, Anh, Nga, Bỉ và sau này có thêm Ý Đại Lợi.

465

Page 134: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Trước khi chiến tranh chấm dứt đã có tới 27 nước tham dự vào cuộc chiến này, và số quân đội của tất cả các quốc gia này lên tới 65 triệu quân. Thực sự đây là một trận chiến tranh thế giới.

HOA KỲ CỐ GẮNG NÉ TRÁNH CHIẾN TRANH, NHƯNG RỒI LẠI PHẢI NHẢY VÀO VÒNG CHIẾN.

- Tổng thống Wilson cổ võ trung lập.

Người Hoa Kỳ lấy làm vô cùng ngạc nhiên về việc các quốc gia Âu châu lao vào chiến tranh. Họ cảm thấy ghê sợ về việc xâm lăng vào nước Bỉ nhỏ bé, vốn không có tranh chấp gì với nước Đức. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ thì Âu châu và các cuộc chiến tranh ở Âu châu hình như là xa xăm quá. Người Hoa Kỳ còn nhớ rằng trước kia George Washington đã cảnh cáo rằng người Hoa Kỳ phải nên đứng ngoài các cuộc tranh chấp của Âu châu như thế nào. Giờ đây họ lại nghe theo lời Tổng thống Woodrew Wilson. Ngay khi chiến tranh vừa bùng nổ, Tổng thống Wilson đã khuyên dân chúng phải giữ thái độ "Trung lập, trong thực tế cũng như trên danh nghĩa, là vô tư trong ý nghĩ cũng như trong hành động". "Tốt hơn", họ nghĩ rằng "Hoa Kỳ sẽ không phải tham dự vào cuộc chiến tranh này. Chúng ta hãy giữ trung lập !".

- Hoa Kỳ nhận thấy khó có thể đứng về phía bên nào.

Chiến tranh vẫn tiếp tục tàn phá qua những năm 1914, 1945 và 1916. Dần dần từ cách này đến cách khác, Hoa Kỳ càng bị lôi cuốn vào trận chiến này ở Âu châu.

1/ Đối với đa số người Hoa Kỳ thì phần lớn trách nhiệm về cuộc chiến tranh này là do nơi Áo và Đức.

2/ Đồng thời hầu hết tin tức chiến tranh tới Hoa Kỳ đều qua ngã các quốc gia Đồng minh, cho nên rất thuận lợi cho chính nghĩa của các quốc gia Đồng minh. Sự kiện này đã làm cho người Hoa Kỳ mạnh tin rằng các quốc gia Đồng minh phải và khối Trung ương trái.

3/ Chiến tranh tạo ra nhu cầu lớn lao về hàng hóa đủ loại ở Hoa Kỳ. Vì Hải quân Anh cần phải phong tỏa Đức quốc, cho nên người Hoa Kỳ cáng thấy dễ dàng hơn trong việc buôn bán với các quốc gia Đồng minh. Thương thuyền Hoa Kỳ chuey6n chở rất nhiều đồ trợ giúp cho các quốc gia Đồng minh, dĩ nhiên là Hoa Kỳ có cảm tình nhiều hơn đối với phe mà Hoa Kỳ đang trợ giúp.

4/ Có lẽ các vụ tấn công bằng tàu ngầm của Đức đã làm cho người Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.

- Người Đức phát động chiến tranh bằng tàu ngầm.

Đức quốc quyết định cắt đứt mọi liên lạc của Anh với thế giới bên ngoài. Vì Anh quốc là một vương quốc gồm những hòn đảo nhỏ, quốc gia này tiếp nhận các đồ tiếp liệu từ những nơi khác. Những đồ tiếp liệu này được gửi đến Anh bằng Đường biên cho nên Đức phải gửi một số lớn tàu ngầm (còn gọi là tàu chữ U) đi tuần trên các vùng biển gần Anh quốc, và được lệnh đánh đắm tất cả các tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào tham dự vào việc mậu dịch với Anh quốc.

466

Page 135: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đôi khi Đức cũng ra lệnh giới hạn hoạt động của các vị chỉ huy trưởng các tàu chữ U này. Nhưng cũng có lúc Đức lại ra lệnh cho các tàu ngầm Đức tấn công tự do vào bất cứ tàu thuyền nào lưu thông trên vùng biển bao quanh Anh quốc. Những lệnh này cho phéo các tàu ngầm chữ U được phép nhận chìm tất cả các tàu thuyền, hành khách và thủy thủ đoàn xuống lòng biển mà không cần phải báo trước. Quyền trung lập của các tàu thuyền Hoa Kỳ và của công dân Hoa Kỳ ở trên các tàu thuyền của các quốc gia khác không được đếm xỉa tới. Nhiều tàu thuyền của Hoa Kỳ bị đánh đắm. Nhiều sinh mạng người Hoa Kỳ bị giết hại.Chính phủ Hoa Kỳ kịch liệt phản đối Đức quốc, nhưng Đức không cần biết đến lời phản kháng này.

- Người Đức nhấn chìm tàu Lusitania.

Ngày 7 tháng 5 năm 1915, một ngày trong sáng, và vùng biển ở ngoài khơi Ái Nhĩ Lan rất yên lặng. Xế trưa hôm đó một chiếc tàu lớn đang từ ngoài khơi tiến vào vùng duyên hải "Old Head of Kinsale". Chiếc tàu này là một trong những chiếc tàu lớn nhất và chạy nhanh nhất thời bấy giờ. Tàu Lusitania của Anh rời hải cảng New York, tiến vào hải cảng Liverpool. Con tàu, vẫn ngạo nghễ chạy qua các vùng biển quen thuộc đã đi được gần hết cuộc hành trình, và đng tiến vào vùng biển Saint George nằm giữa Ái Nhĩ Lan và Anh quốc. Khi tàu Lusitania đang di chuyển thì tàu ngầm U-20 của Đức vẫn theo dõi. Không báo trước, tàu ngầm U-20 nhắm vào tàu Lusitania mà phóng ra một trái thủy lôi. Một phát nổ, rồi tiếp theo một phát nổ nữa, và lửa bắt đầu bốc cháy trên tàu Lusitania. Tàu này phải chạy chậm lại và nghiêng về bên phải. Mười tám phút sau, tàu chìm. Một ngàn một trăm chín mươi tám người trong số gần 2000 hành khách và thủy thủ đoàn bị thiệt mạng. Trong số người bị thiệt mạng này có 128 người Hoa Kỳ.

Sau vụ đắm tàu này, Hoa Kỳ mạnh mẽ cảnh cáo chính phủ Đức rằng không được làm nguy hại đến sinh mạng của các công nhân Hoa Kỳ. Có một hồi Đức đã từ bỏ việc sử dụng tàu ngầm để tấn công một cách bừa bãi như vậy. Nhưng tới đầu năm 1917, quốc gia này lại loan báo rằng lại sử dụng tàu ngầm để tấn công bất kỳ tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào lưu thông trên vùng biển bao quanh Anh quốc và duyên hải Tây Âu. Tính ra từ năm 1914 đến tháng 4 năm 1917, các vụ tấn công bằng tàu ngầm như vậy đã làm cho 209 người Hoa Kỳ bị thiệt mạng ở trong các vùng biển này.

467

Page 136: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

HOA KỲ THAM DỰ THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

ĐỒ TRANG BỊ CỦA QUÂN SĨ HOA KỲ

- Hoa Kỳ có nên nhảy vào vòng chiến hay không ?

Tổng thống Wilson đã nhận thức rằng chiến tranh là vô cùng khủng khiếp. Ông cũng hiểu rõ trách nhiệm nặng nề của một vị Tổng thống. Kể từ khi chiến tranh bùng nổ đến giờ đã hai năm rưỡi rồi, ông vãn giữ cho Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến. Tuy nhiên cũng có nhiều lúc Tổng thống Wilson đã suy nghĩ và nêu lên trong tâm tư những thắc mắc rằng phải chẳng đây không phải là bổn phận của Hoa Kỳ tiếp tay với các quốc gia Đồng minh để đánh bại Đức.

Tháng 4 năm 1917, ngay sau khi tàu ngầm chữ U của Đức đánh đắm nhiều tàu thuyền của Hoa Kỳ, Tổng thống Wilson chuẩn bị gửi cho Quốc hội một thông điệp nói rằng Hoa Kỳ phải tham dự vào cuộc chiến tranh này. Nhưng một đêm trước khi gửi thông điệp này cho Quốc hội, ông đã đi đi lại lại trong tòa Bạch Ốc mà tâm tư áy náy. Nghĩ đến những hậu quả ghê gớm của chiến tranh, ông hỏi một người bạn rằng : "Tôi có thể làm gì khác được không ? Có cái gì khác không để cho tôi làm được ?". Người

468

Page 137: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

bạn trả lời ông : "Không, Đức quốc đã đem chiến tranh áp đặt lên Hoa Kỳ". Buồn rầu, Tổng thống nói đến những cảnh tượng bị chiến tranh tàn phá : "Không phải chỉ có sinh mạng con người và tiền bạc, mà cả đến tinh thần và thiện chí và có lẽ cả đến nền tảng tự do cũng bị hủy diệt."

Hôm sau, ông yêu cầu Quốc hội tuyên chiến với Đức quốc. Lời lẽ của ông dưới đây chứng tỏ ông đã cân nhắc rất là cẩn thận trước khi đi đến quyết định này :

"Thật là một điều khủng khiếp đưa đẩy dân tộc hiếu hòa, vĩ đãi này nhảy vào vòng chiến, một trận chiến thảm khốc và khủng khiếp nhất hơn tất cả các cuộc chiến tranh nào khác. Nền văn minh tự nó hình như đã ở trong thế quan bình. Nhưng quyền tự do còn quý báu hơn hòa bình. Chúng ta sẽ phải chiến đấu cho những gì mà chúng ta vẫn hằng nâng niu trong tâm khảm của chúng ta. Chiến đấu cho dân chủ, chiến đấu cho quyền tự do của những người nghe theo quyền lực để có tiếng nói trong chính quyền của họ, chiế nđấu cho những quyền lợi và tự do của các quốc gia nhỏ bé, chiến đấu cho tất cả các quyền tự do chung của tất cả những người tự do để mang lại hòa bình và an ninh cho tất cả các quốc gia, và kiến tạo một thế giới trường tồn trong tự do. Chúng ta phải hy sinh sinh mạng và tiền bạc và tất cả những gì chúng ta có để hoàn thành sứ mạng này với niềm hãnh diện của những người đã hiểu rằng ngày đó đã tới, ngày mà Hoa Kỳ được vinh hạnh đem xương máu và sức mạnh ra để chiến đấu cho những nguồn gốc căn bản đã khai sinh ra Hoa Kỳ, đã đem lại hạnh phúc và hòa bình cho Hoa Kỳ tử bấy lâu nay. Thượng Đế phù giúp chúng ta, chúng ta sẽ không thể làm gì khác hơn được.

Ngày mùng 6 tháng 4 năm 1917, Quốc hội tuyên chiến.

HOA KỲ CHIẾN ĐẤU ANH DŨNG TRONG ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN

- Hoa Kỳ chuẩn bị chiến tranh

Một khi đã tuyên chiến, Hoa Kỳ phải đem hết cố gắng ra để thi hành sứ mạng. Ngay khi đó, Quốc hội thông qua đạo luật tuyển mộ quân sĩ (Selective Service Act). Theo đạo luật này thì tất cả nam công dân trong tuổi từ 21 đến 31 phải đăng ký để thi hành nghĩa vụ quân sự. Sau này lớp tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự được mở rộng từ 18 đến 44. Trước khi chiến tranh chấm dứt quân số Hoa Kỳ lên tới 4.500.000.

Không thể nào huấn luyện và gửi số quân sĩ lớn lao này ra chiến trường ngay được trong một sớm một chiều. Cần phải có lương thực, quần áo, nhà ở, súng ống và đạn dược cho họ. Nhu cầu tiếp tế cho quân sĩ trên đây thật là vô cùng lớn, lớn hơn tất cả nhu cầu tiếp tế cho bất kỳ cuộc chiến tranh nào khác có từ trước. Tất cả đồ tiếp liệu này đều được chứa đầy trên các xe lửa và xe vận tải để chuyển vận ra bến tàu chuẩn bị đưa đi Pháp cho quân đội dùng.

Các nhà máy kỹ nghệ và các xưởng đóng tàu của Hoa Kỳ phải gia tăng hoạt động mạnh mới có thể cung ứng đủ nhu cầu cho đạo quân lớn này. Nông dân phải làm việc tới khuya. Các đường xe lửa suốt ngày tấp nập di chuyển chở quân nhân và các đồ tiếp liệu đến những địa điểm phân phối. Dân chúng phải tiết kiệm điện, nhịn bớt thịt, và mua trái phiếu tự do của chính phủ (cho chính phủ vay tiền). Toàn quốc đều đem hết sức mình ra cố gắng đề giành chiến thắng cho đất nước và cho Đồng minh.

469

Page 138: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Trong khi đất nước dồn hết nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cho quân đội, thì quân đội cũng lo chuẩn bị để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề ở nước Pháp. Tướng John Pershing được bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng đoàn quân viễn chinh này. Tướng Pershing nói rằng ông cần phải có 3 triệu quân, trong đó phải có ít nhất một triệu để sẵn sàng chiến đấu ở Pháp vào mùa xuân này. Hải quân Hoa Kỳ cũng sẵn sàng chờ lệnh. Các chiến tàu của Hoa Kỳ tuần hành trên các vùng biển hoạt động để phá hủy mìn và các tàu ngầm chữ U của Đức.

- Cả hai bên đều áp dụng chiến thuật giao thông hào.

Ngay khi vừa bùng nổ chiến tranh vào năm 1914, người Đức đã có nhiều hy vọng sẽ chiến thắng mau lẹ. Họ dự tính đánh bại quân đội Pháp, chiếm Ba Lê và đặt Pháp ra ngoài vòng chiến. Nhưng kế hoạch này đã hoàn toàn thất bại. Pháp đã tập trung quân đội dọc theo sông Marne gần Ba Lẹ và chặn đứng được sức tiến quân của đối phương.

Vì không bên nào có thể giành được chiến thắng cho nên cả hai bên Đồng Minh và Đức đều cho quân sĩ đào hầm để trú ẩn. Mỗi bên đều cho chằng giây kẽm gai để đề phòng địch quân tấn công bất ngờ. Chỉ trong vòng vài tháng, hệ thống hầm hố của cả hai bên đều được mở rộng chạy dài hàng bao nhiêu dặm giống như những đường rạch nứt ở trên mặt trái đất. Những giao thông hào này chạy dài từ mũi cực trên bờ Bắc hải thuộc nước Bỉ băng qua miền Bắc nước Pháp, chạy dài về phía Nam tới biên giới Thụy Sĩ. Từ năm 1914 đến năm 1917, từ các hầm hố này, quân đội hai bên không ngừng nả súng tấn công để tiêu diệt lẫn nhau. Khi thì bên này thắng, khi thì bên kia thắng, nhưng không bên nào đoạt được chiến thắng hoàn toàn cả.

- Đồng Minh phải rút lui và gặp nhiều bất lợi.

Đến cuối năm 1917, khối Trung ương đoạt được nhiều chiến thắng và hình như phe Đức rất có thể chiến thắng hoàn toàn. Năm đó cách mạng bùng nổ ở Nga, và Nga rút ra ngoài cuộc chiến. Không phải lo đối phó với mặt trận vùng biên giới Nga nữa, Đức có thể di chuyển quân từ vùng này sang Pháp để đánh một trận quyết thắng. Tại mặt trận Ý Đại Lợi, quân Đức và quân Áo cũng đã đè bẹp được quân Ý và buộc quân này phải chạy thoái lui. Mùa xuân tới, quân Đức có thể dồn hết nỗ lực để áp đảo quân Anh và quân Pháp. Chỉ còn có Hoa Kỳ đổ quân vào Âu châu thì mới hy vọng cứu nguy được tình trạng này.

- Chiến thắng nghiêng về phía Đồng Minh.

Tháng 3 năm 1918, bộ binh Đức tấn công mạnh và cứ thế đẩy lui quân đội Đồng Minh cho tới địa điểm chỉ còn cách Ba Lê chừng 50 dặm. Nhưng vừa lúc đó thì hàng trăm ngàn bộ đội Hoa Kỳ đổ vào chiến đấu bên cạnh quân Anh và quân Pháp. Nhờ vậy mà quân Đức không còn tiến mạnh được nữa. Với lòng tin tưởng ở chiến thắng, quân đội Hoa Kỳ đã làm cho trận chiến quay chiều bất lợi cho quân Đức. Ngày 18 tháng 7, Thủ tướng Đức đã phải nói rằng : "Ngay cả những người lạc quan nhất trong chúng ta cũng phải hiểu rằng chúng ta đã thua tất cả. Lịch sử thế giới sẽ được quyết định trong ba ngày."

- Đồng Minh chiến thắng.

470

Page 139: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Không cho quân Đức nghỉ ngơi, dọc theo chiến tuyến, quân Đồng Minh bắt đầu phản công và càng ngày càng đẩy địch quân lùi lại nhiều hơn. Bộ đội Hoa Kỳ trận đóng tại mặt trận phía cực Đông của chiến tuyến. Tại St. Mihiel cũng như tại Argonne Forest, ở đâu quân Hoa Kỳ cũng đều chiến đấu hăng say dũng cảm. Cuối cùng, ngày 11 tháng 11 năm 1918, quân Đức phải đầu hàng và ký thỏa hiệp ngừng chiến. Chiế ntranh không còn nữa.

PHẦN IIICÁC QUỐC GIA CHIẾN THẮNG ĐÃ THẤT BẠI TRONG VIỆC

ĐẶT NỀN TẢNG CHO NỀN HÒA BÌNH LÂU DÀI NHƯ THẾ NÀO ?

Đồng Minh đã chiến thắng trong Đệ Nhất Thế Chiến, nhưng đây là chiến thắng với một giá thật là ghê gớm : 37 triệu người bị thương vong và mất tích. Số thiệt hại về vật chất lên tới 3 trăm tỷ Mỹ kim. Không biết bao nhiêu ruộng vườn bị tàn phá. Con số năng lượng vô cùng lớn đáng lẽ được đem ra phục vụ cho mục tiêu hào bình thì lại đem ra sử dụng cho việc phá hoại. Cho nên ai cũng trông mong sẽ có những kế hoạch hòa bình. Người ta nghĩ rằng : "Tại sao chúng ta lại không thể tránh cho con cháu chúng ta khỏi phải gánh chịu những thảm hạo chiến tranh sau này ?"

- Các quốc gia Đồng Minh chiến thắng bất đồng chính kiến về các điều khoản hòa bình.

Năm 1917, đại diện các quốc gia Đồng Minh chiến thắng đến nhóm họp tại điện Versaille ở ngoại ô thành phố thủ đô Ba Lê để thảo luận và soạn thảo các hiệp ước hòa bình. Đây là trọng trách của các vị đại biểu trong cuộc hịp để chuẩn bị những kế hoạch để tổ chức một thế giới tốt đẹp hơn. Chính Tổng thống Woodrow Wilson thân hành đại diện cho Hoa Kỳ đến tham dự Hội nghị. Ngoài ra, Hội còn có các ông David Lloyd Gearge, Thủ tướng Anh quốc; Georges Clemenceau, Thủ tướng Pháp; Thủ tướng Ý Đại Lợi . Ba vị Thủ tướng của ba quốc gia Đồng Minh bị chiến tranh tàn phá này rất thù hận đối phương. Khi phải quyết định về các khoản bồi thường chiến tranh, về việc vẽ lại đường biên giới cho các quốc gia chiến bại và giải quyết các vấn đề khác thì ba vị Thủ tướng trên đây nhất định cứ đưa ra những điều khoản rất là nghiêm khắc đối với Đức.

Ngược lại, Tổng thống Wilson từ một quốc gia cách xa nơi xảy ra chiến tranh hàng 3 ngàn dặm - Hoa Kỳ lại nhảy vào vòng chiến sau cùng và khi chiến tranh kết thúc thì Hoa Kỳ vẫn còn mạnh. Hoa Kỳ không muốn chiếm đoạt thêm đất đai của một quốc gia nào. Tổng thống Wilson nói rằng mục đích chính của Hoa Kỳ là "Kiến tạo một thế giới an bình trong dân chủ, và chiến đấu trong trận chiến để chấm dứt chiến tranh."

- Tổng thống Wilson đề nghị một kế hoạch hòa bình dựa trên 14 điểm :

Ngay cả khi chiến tranh còn ác liệt, Tổng thống Wilson cũng đã nói rõ về loại thế giới mà Hoa Kỳ đang theo đuổi chiến đấu. Ông đưa ra 14 điểm làm căn bản cho một thế giới tốt đẹp hơn. Những điểm chính trong 14 điềm này là :

471

Page 140: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

1/ Mọi thỏa hiệp giữa các quốc gia phải được mở rộng và công khai.2/ Trong thời bình cũng như trong thời chiến phải được tự do lưu thông trên các

vùng biển.3/ Phải phá bỏ các hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia.4/ Các quốc gia phải tài giảm quân đội và Hải quân.5/ Một đòi hỏi chiếm đất phải được giải quyết một cách công bằng.6/ Các quốc gia phải có quyền tự quyết.7/ Thiết lập một hiệp hội các quốc gia để bảo đảm độc lập và an ninh do các đại

cường cũng như các tiểu nhược quốc.

- Hòa ước Versaille.

Hòa ước của Tổng thống không được đại biểu của các cường quốc khác trong các nước Đồng Minh tại hội nghị ủng hộ. Các thủ tướng Lloyd George, Clemanceau và Orlando muốn chiếm được nhiều lợi cho đất nước họ hơn là lo kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Miễn cưỡng, Tổng thống Wilson buộc phải từ bỏ đi nhiều điểm trong kế hoạch 14 điểm của ông. Tuy nhiên, có một điểm mà Tổng thống Wilson không chịu nhượng bộ. Ông nhấn mạnh rằng thảo hiệp hòa bình phải bao gồm việc thiết lập một Hiệp Hội Các Quốc Gia để duy trì hòa bình. Hiệp hội này được gọi là Hội Quốc Liên.

Hòa ước Versaille và các hòa ước khác đều có các quốc gia bại trận ký. Các hòa ước này gồm có những điểm dưới đây :

1/ Đức phải chịu trách nhiệm là quốc gia gây chiến, và vì vậy Đức phải bồi thường thiệt hại do cuộc chiến này gây ra.

2/ Đức không những bị tước đoạt một số lớn vật liệu mà còn phải trả một số tiền lớn gọi là tiền bồi thường chiến tranh.

3/ Đức phải giải giới quân đội, bị tước đoạt hết tất cả các thuộc địa và bị cắt xén một phần lãnh thổ ở ngay tại Âu châu.

4/ Thành lập một số các quốc gia mới ở các vùng đất cắt xén các phần lãnh thổ của các quốc gia chiến bại và của Nga.

Đường biên giới của các quốc gia mới này được vẽ theo khu vực của các nhóm dân của từng quốc gia. Trong các quốc gia mới này có nước Tiệp Khắc và nước Ba Lan.

5/ Hội Quốc Liên, giấc mơ của Tổng thống Woodrew Wilson, được thành lập.

- Hội Quốc Kiên được thành lập.

Hội Quốc Liên do hòa ước Versaille ấn định gồm có một Hội đồng. Tất cả các quốc gia hội viên trong cơ quan này đều có quyền có tiếng nói. Đây cũng là một hội đồng mà các cường quốc lãnh đạo đều có quyền có tiếng nói. Đây cũng là một Hội Đồng mà các cường quốc lãnh đạo đều chiếm một ghế và các nước khác được quyền bầu đại diện vào hội đồng. Hơn nữa, vào năm 1921, Hội Quốc Liên lại cho tổ chức một tòa án quốc tế. Tòa án này có nhiệm vụ phân xử các vụ tranh chấp giữa các quốc gia.

472

Page 141: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Các quốc gia gia nhập Hội Quốc Liên đều đồng ý rằng mục đích của Hội Quốc Liên là khuyến khích mọi sự cộng tác giữa các quốc gia và xây dựng hòa bình thế giới. Nếu có một quốc gia nào tấn công một quốc gia khác và vẫn cứ tiếp tục tấn công bất kể cả lệnh của Hội Quốc Liên thì các hội viên của Hội Quốc Liên sẽ có những hành động chống lại quốc gia đó. Các quốc gia hội viên có thể cắt đứt mọi việc buôn bán cũng như không cho quốc gia này vay tiền nữa. Hội Quốc Liên có thể kêu gọi các quốc gia hội viên đem quân đội chống lại quốc gia gây chiến.

- Hoa Kỳ bác bỏ Hội Quốc Liên

Tổng thống Wilson trở về Hoa Kỳ với niềm tin chắc rằngHội Quốc Liên sẽ là phương cách duy trì hòa bình. Nhưng Hiến pháp Hoa Kỳ qui định rằng mọi hòa ước Versaille chẳng hạn đều phải có sự chấp thuận của Thượng viện. Tổng thống Wilson, khi thảo luận hiệp ước Versaille, đã không hỏi ý kiến Thượng viện cho nên một số Thượng nghị sĩ lấy làm bất bình. Các vị Thượng nghị sĩ này nghĩ rằng Tổng thống Wilson khăng khăng tin tưởng vào Hội Quốc Liên là một điều lầm lẫn. Chắc gì Hội Quốc Liên lại không lọi cuốn Hoa Kỳ vào các cuộc tranh chấp ổ Âu Châu ? Nhiều vị Thượng nghị sĩ cũng không cho rằng Hoa Kỳ nên là một cường quốc lãnh đạo cố gắng duy trì hòa bình thế giới. Họ muốn rằng Hoa Kỳ phải đứng ngoài Hội Quốc Liên, và đứng ngoài mọi khó khăn của các quốc gia khác. Thái độ này gọi là thái độ cô lập hay là chủ nghĩa cô lập, và những người ủng hộ chủ nghĩa này gọi là những người theo chủ nghĩa cô lập. Sau Đệ Nhất Thế Chiến, có nhie62i người Hoa Kỳ theo chủ nghĩa cô lập.

Khi có một số Thượng nghị sĩ đề nghị hạn chế, không muốn Hoa Kỳ gia nhập Hội Quốc Liên thì Tổng thống Wilson kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ ông để Hoa Kỳ tham dự vào các hội nghị hòa bình và gia nhập Hội Quốc Liên. Ông đi kinh lý ở nhiều nơi trong nước để nói chuyện với dân chúng về vấn đề này. Dùng những lời lẽ nhiệt tình để giảng giải cho dân chúng, ông nói rõ ý nghĩa và vai trò của Hội Quốc Liên cũng như những lợi ích của Hội Quốc Liên sẽ mang lại cho thế giới. Nhưng vào một đêm, trên chuyến xe lửa chạy từ Colorado đi Kansas, ông bị đau nặng. Từ đó cho đến hết nhiệm kỳ Tổng thống, ông cũng vẫn không bình phục. Mặc dù ông đã hết sức cố gắng thuyết phục dân chúng, nhưng vẫn có nhiều người Hoa Kỳ không muốn vướng mắc vào các công việc ở ngoài Châu Mỹ. Cho nên Hoa Kỳ không gia nhập Hội Quốc Liên hay chấp nhận hòa ước Versaille. Thật ra hòa ước này là một thỏa hiệp hòa bình với riêng nước Đức được ký vào năm 1921. Hội Quốc Liên được thành lập và Hoa Kỳ không gia nhập tổ chức này. Chúng ta sẽ thấy rằng hiệp hội các quốc gia này không đủ mạnh để thực hiện giấc mơ hòa bình cho toàn thế giới của Tổng thống Wilson.

MỤC XHOA KỲ TRỞ THÀNH MỘT CƯỜNG QUỐC

LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI

Mục IX đã nói về lịch sử Hoa Kỳ suốt thời Đệ Nhất Thế Chiến. Trong mục cuối cùng này, chúng ta sẽ nói về Hoa Kỳ cho đến ngày nay. Trong thế kỷ thứ XX này, nhân dân Hoa Kỳ đã chứng kiến biết bao là tiến bộ đáng kể kể về các nguồn năng lực cùng các sản phẩm mới, về các công cuộc phát minh và việc sử dụng các loại máy móc phức tạp, cũng như trong phạm vi y tế. Người Hoa Kỳ cũng đã chứng kiến công trình đầu tiên tiến vào vũ trụ xa lạ ở ngoài tầng không gian. Nhưng lịch sử những năm gần

473

Page 142: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đây đồng thời cũng là lịch sử chiến tranh, lịch sử khốn khổ của nhân loại, và cũng còn là lịch sử đấu tranh giữa những người tin tưởng ở Tự Do và Dân chủ với những người chà đạp lên những lý tưởng trên đây.

Sau Đệ Nhất Thế Chiến, hầu hết người Hoa Kỳ hy vọng lại được sống trong một thế giới như trước. Nhưng đã không thể được. Cuối thập niên 1920 bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Rồi thì tân chính quyền được thành lập ở Đức và ở Ý. Chính quyền các quốc gia này thi hành chính sách bành trướng lãnh thổ, xâm lấn các quốc gia nhỏ bé. Năm 1939, Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến để trợ giúp bảo vệ tự do một số quốc gia và cũng là để bảo vện nền an ninh của Hoa Kỳ.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến là cuộc chiến tranh lạnh, một cuộc chiến mà một bên là Hoa Kỳ cùng một số quốc gia tin tưởng ở Tự Do chống lại một bên là các chính quyền Cộng sản Liên Xô và Trung Hoa. Từ thập niên 1940, thế giới sống trong lo sợ sẽ xảy ra chiến tranh nguyên tử, một cuộc chiến mà sẽ không có bên nào thắng. Nhưng người Hoa Kỳ đã có truyền thống hy sinh đương đầu với nguy hiểm để bảo vệ gia tài tự do. Trong tinh thần này, người Hoa Kỳ hướng nhìn về một thế giới tốt đẹp hơn. Trong chương 30, các bạn sẽ học về lịch sử Hoa Kỳ qua những biến cố trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Chương 31 sẽ bàn về những tiến bộ của các quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ ở phía Bắc cũng như ở phía Nam, và sự quan hệ ngoại giao với các quốc gia này. Chương 32 sẽ bàn về các vị Tổng thống gần đây, vai trò của Hoa Kỳ với những biến cố xảy ra ở trên thế giới vào những năm gần đây và các vấn đề của đất nước từ Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày nay.

CHƯƠNG XXXHOA KỲ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ TẠI

QUỐC NỘI VÀ NHỮNG MỐI ĐE DỌA TỰ DO Ở QUỐC NGOẠI.

Năm 1789, khi George Washington trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thì quốc gia này chỉ là một quốc gia nhỏ rất ít ảnh hưởng đến các công việc quốc tế. Tuy nhiên, làm một người lãnh đạo của một nước Tân Cộng Hòa, Tổng thống Washington đã ý thức được rằng ông sẽ phải đương đầu với nhiều vấn đề trầm trọng. Ngay khi rời đồi Vernon quê nhà ra gánh vác trách nhiệm mới, ông cũng rất sợ phải từ bỏ "Nơi êm đềm để đi vào đại dương của khó khăn".

Tất cả các vị Tổng thống kế nhiệm Tổng thống Washington cho đến ngày nay đều phải gánh vác trách nhiệm nặng nề, và nhiều vị đã phải đi đến những quyết định đau đớn. Đây là một sự thật, đặc biệt nhất là từ Đệ Nhất Thế Chiến. Trong thập niên 1920 hầu hết mọi người Hoa Kỳ đều hy vọng được trở lại sống cuộc đời giống như trước khi xảy ra chiến tranh. Nhưng trong thập niên 1930, Hoa Kỳ chìm ngập trong cuộc khủng hoảng tệ hại ghê gớm nhất trong lịch sử. Rồi đến đầu thập niên 1940, Hoa Kỳ lại tham dự vào trận Đệ Nhị Thế Chiến.

Chương này sẽ bàn về các vị Tổng thống Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề khó khăn ở trong nước cũng như ở quốc ngoại. Chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề ở dưới đây :

474

Page 143: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

1/ Các vị Tổng thống Harding, Coolidge, và Hoover đã đi tìm những mục phiêu nào ?

2/ Chính sách kinh tế mới (New Deal) của Tổng thống Franklin Roosevelt đã tạo ra được những thay đổi nào ?

3/ Sau Đệ Nhất Thế Chiến những biến cố nào đã tiêu hủy hy vọng hòa bình thế giới ?

4/ Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng Minh đã chiến thắng trong trận Đệ Nhị Thế Chiến như thế nào ?

PHẦN ICÁC VỊ TỔNG THỐNG

HARDING, COOLIDGE VÀ HOOVERĐÃ ĐI TÌM NHỮNG MỤC PHIÊU NÀO ?

Chúng ta biết rằng hai vị Tổng thống Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ thứ XX đã giải quyết nhiều vấn đề cho nhân dân Hoa Kỳ. Tổng thống Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson không giống nhau về cá tính, và hai người lại là hai vị lãnh tụ của hai chính đảng khác nhau. Nhưng cả hai người đều tin tưởng rằng có những vấn đề trọng đại và cần phải có những cuộc cải cách. Rồi thì Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ khiến cho các cuộc cải cách bị rơi vào quân lãng. Tổng thống Wilson phải dồn hết năng lức cho chiến thắng.

- Tổng thống Harding tìm cách đưa quốc gia trở lại cuộc sống bình thường.

Vào thời kỳ bầu cử trong năm 1920 thì thái độ của đất nước thay đổi hẳn. Dân chúng muốn quên hết mọi sự việc có liên hệ đến chiến tranh :Giết chóc, sự tàn phá, thuế nặng, sự căng thẳng và âu lo. Vắn tắt mà nói là người Hoa Kỳ muốn có một cơ hội để an hưởng cuộc sống hàng ngày. Năm 1920, ông Warren G. Harding, một vị Thượng nghị sĩ thuộc tiểu bang Ohio, được Đảng Cộng Hòa tuển chọn làm ứng cử viên Tổng thống và được đắc cử. Ông Harding là một người lỗi lạc và bình dân, có cùng quan điểm với nhiều người Hoa Kỳ. Cho nên dưới thời Tổng thống Harding, Hoa Kỳ không quay trở lại với các cuộc cải cách của thời trước khi xảy ra Đệ Nhất Thế Chiến và cũng không gia nhập Hội Quốc Liên.

- Tổng thống Calvin Coolidge ủng hộ việc giảm chi trong chính quyền và bất can thiệp vào các công việc kinh doanh.

Tổng thống Harding từ trần trước khi chấm dứt nhiệm kỳ. Người kế vị là Phó Tổng thống Coolidge thuộc tiểu bang Massachusetts. Năm 1924, Tổng thống Coolidge lại được đắc cử Tổng thống. Là một người khôn ngoan, Tổng thống Coolidge rất thận trọng trong lời nói, và ông cũng là một người hoàn toàn khác hẳn với Tổng thống Harding trước kia. Tuy nhiên, giống như ông Harding, ông Coolidge cũng không phải là một nhà cải cách. Ông cho rằng chính quyền không nên can thiệp vào công việc làm ăn của người dân. Ông giảm hạ thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ. Dưới thời Tổng thống Coolidge, Quốc hội thông qua nhiều đạo luật để trợ giúp các

475

Page 144: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

công việc kinh doanh. Đạo luật nâng cao thuế mậu dịch đã được thi hành từ thời Tổng thống Harding vẫn còn được áp dụng.

Dưới thời Tổng thống Coolidge, ngoại trừ anh em nông dân ra, còn thì tất cả đều làm ăn phát đạt. Các hoạt động kinh doanh gia tăng cũng như lợi tức của mọi người đều lên cao. Thời Tổng thống Coolidge thường được gọi là "Thời hoàng kim của thập niên 1920".

- Ông Herbert Hoover trở thành Tổng thống.

Năm 1928, ông Herbert Hoover đắc cử ttông Herbert Hoover đắc cử Tổng thống. Tính từ hồi Đệ Nhất Thế Chiến đến giờ thì ông Hoover là người thứ ba của Đảng Cộng Hòa đắc cử Tổng thống. Ông Hoover vốn là một kỹ sư có tài tổ chức rất giỏi. Trong thời kỳ Đệ Nhất Thế Chiếm ông đã chiếm được nhiều thành tích trong chức vụ quản trị chương trình thực phẩm tại Hoa Kỳ và giám đốc chương trình cứu trợ tại Bỉ. Sau này, dưới thời Tổng thống Harding và Coolidge, ông giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ Thương Mại.

Ông Hoover thắng cử được là nhờ đất nước dưới thời hai vị Tổng thống tiền nhiệm đều thuộc Đảng Cộng Hòa đang ở trong thời kỳ thịnh vượng. Được dân chúng trong giới kinh doanh ái mộ, ông vững tin rằng chính phủ không nên can thiệp vào các công việc làm ăn kinh doanh của dân chúng. Nhưng ông không phải chỉ là người đi theo hia ông Harding và Coolidge, mà ông còn có tư tưởng riêng của ông. Trong những năm tại chức ủa ông, đập nước Hoover trên sông Colorado được thực hiệ nđể cung cấp cho việc dẫn thủy nhập điền và sản xuất điện lực cho dân chúng. Đồng thời, ông cũng thực hiện được nhiều chuyến viếng thăm thiện chí ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ. Ủy ban Nghiên Cứu về các khuynh hướng xã hội của ông đã thực hiện được nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề xã hội mà người Hoa Kỳ đang phải đối phó. Nếu nền thịnh vượng của Hoa Kỳ còn được kéo dài hơn nữa thì có lẽ nhân dân Hoa Kỳ coi những năm Tổng thống Hoover là thời kỳ thành công vĩ đại.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế làm lu mờ thời kỳ thịnh vượng của Tổng thống Hoover.

Tuy nhiên, khi phải đương đầu với cuộc khủng hoảng ghê gớm mà từ trước đến giờ đất nước chưa hề gặp phải thì Tổng thống Hoover rất khó có thể ở yên được ở tòa Bạch Ốc. Các nhà máy phải đóng cửa, khách qua đường nhìn vào chỉ còn thấy những gian hàng rỗng, không người, không hàng hóa. Nông dân trở nên tuyệt vọng, không còn ai chịu mua nông phẩm, dù là bán với giá rẻ nhất cũng không có người mua. Khi anh em nông dân không thể nào trả được nợ thì ruộng đất của họ bĩ chủ nợ chiếm đoạt. Nhiều nông trại bị bỏ hoang.

Tại các thành phố, hàng triệu người không sao có thể tìm kiếm được công ăn việc làm. Khi có một vài c ông việc ở một nơi nào thì ngay tại đó đàn ông, đàn bà xếp thành những hàng dài để chờ xin làm. Những người kém may mắn không xin được việc làm thì lại kéo nhau đi xếp hàng để lãnh thực phẩm và quần áo của các cơ quan từ thiện. Tháng này qia tháng khác, một năm rồi hai năm rồi sang tới năm thứ 3, tình trạng càng ngày càng tồi tệ hơn.

476

Page 145: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Dĩ nhiên là cuộc khủng hoảng này không phải là do sự nhầm lẫn của Tổng thống Hoover gây ra. Đây là hậu quả của bất cứ một người nào hay một quốc gia nào. Song lẽ, vị Tổng thống tại chức thường nhận được công trạng cũng như các lời khen ngợi khi mọi việc xảy ra tốt đẹp cho đất nước, và bị quy trách nhiệm hoặc bị quở trách khi công việc của đất nước xảy ra không như ý muốn. Tổng thống Hoover là vị Tổng thống đầu tiên sử dụng quyền lực của Chính phủ Liên bang để cố gắng chặn đứng cuộc khủng hoảng này. Nhưng nhiều người lại cho rằng ông đã không làm đúng mức. Cho nên kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1932, số lớn cử tri không bỏ phiếu cho ông. Họ bầu ông Franklin D. Roosevelt, đảng viên đảng Cộng Hòa, người anh em bà con với Tổng thống Theodore Roosevelt, lên làm Tổng thống.

PHẦN IICHÍNH SÁCH "NEW DEAL" CỦA TỔNG THỐNG

FRANKLIN ROOSEVELT TẠO RA ĐƯỢCNHỮNG SỰ THAY ĐỔ NÀO ?

- Tổng thống Franklin Roosevelt có rất nhiều kinh nghiệm về các công việc chính quyền.

Xét về nhiều phương diện, tiểu sử lúc đầu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt rất giống với tiểu sử lúc đầu của các vị Tổng thống khác. Chào đời ở tiểu bang New York, lớn lên ông đi học đại học và theo học luật. Sau này ông ham mê hoạt động chính trị và đã từng phục vụ hai năm trong cơ quan lập pháp của tiểu bang New York. Trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, ông là Thứ trưởng Bộ Hải quân. Năm 1920 ông ra tranh cử chức vụ Phó Tổng thống nhưng bị đánh bại. Sau này ông đắc cử và phục vụ hai nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang New York.

Tuy nhiên, trong lịch sử phục vụ tại các cơ quan công quyền, mọi người đều có những điểm đặc biệt. Khi được 39 tuổi thì ông Franklin D. Roosevelt bị tê liệt. Khi các vị bác sĩ của ông bảo rằng đôi chân của ông bị tê liệt dữ dội đến nỗi sẽ chẳng bao giờ đi được nữa. Nhưng Tổng thống Roosevelt không bao giờ chịu đầu hàng. Ông đã thắng được bệnh tật nhưng bị què quặt cả đời.

- Tổng thống Roosevelt chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Khi ông Franklin D. Roosevelt lên làm Tổng thống thì dân chúng đang rất khổ sở và rất lo sợ cho ngày mai. Hàng triệu người mất công ăn việc làm, mất nhà cửa và ruộng đất. Các nhà ngân hàng ở khắp nơi trong nước đều đóng cửa vì người ta hoảng hốt rút hết tiền mà họ để dành. Tổng thống Roosevelt quyết định dùng hết quyền lực và tài nguyên của Hoa Kỳ để chấm dứt cuộc khủng hoảng này. Ông nói rằng ông sẽ cố gắng bảo vệ người Hoa Kỳ chống lại mọi hậu quả của cuộc khủng hoảng này cả ở trong tương kai. Ông nói đất nước đang cần một sự thay đổi – đó là kế hoạch kinh tế mới, "New Deal".

Trong những ngày đầu của kế hoạch New Deal, theo l ời yêu cầu của Tổng thống Roosevelt, Quốc hội thông qua một số các đạo luật :

477

Page 146: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

+ Về canh nông : Chính phủ thiết lập các cơ quan để cho anh em vay tiền, thông qua những đạo luật khuyến khích anh em nông dân cố gắng sản xuất ít nông phẩm để cho giá nông phẩm lên cao, và như vậy anh em nông dân sẽ hưởng lợi nhiều hơn.

+ Về vấn đề thất nghiệp : Chính phủ cố gắng tìm công ăn việc làm cho những người thất nghiệp bằng cách đưa ra những dự án xây nhà cửa, đắp đập nước, làm đường xá, và thiết lập công viên. Đoàn quân bảo vệ dân sự được thành lập để phân phối công ăn việc làm cho những người nào không thể kiếm được việc làm. Nững người sống trong các trại và cùng làm những công việc như nhau như phá rừng, trồng cây... Trong các dự án công tác kém hữu ích hơn, đôi khi lại được xếp đặt một cách mau chóng chỉ cốt để tạo công việc làm cho những người thất nghiệp. Chính phủ cho tiêu những món tiền khổng lồ để tạo công việc làm cho dân chúng và cho sử dụng những món tiền lớn lao khác để mua thực phẩm và quần áo, nàh cửa cho những người không thể kiếm được việc làm.

+ Về công việc kinh doanh và ngân hàng : Chính phủ cho các nhà kinh doanh vay tiền để các hầm mỏ, nhà máy, tiệm buôn hoạt động trở lại và tạo ra nhiều công việc. Đồng thời, Quốc hội cho thông qua các đạo luật để điều hành và kiểm soát các nhà máy kỹ nghệ và các công việc kinh doanh. Kế hoạch "New Deal" không dừng lại ở đây. Vì rằng có nhiều người Hoa Kỳ đã mất hết các tiền bạc ở trong trương mục tiết kiệm vào khi các nhà ngân hàng vỡ nợ, nên Quốc hội phải thông qua các luật lệ về ngân hàng để bảo đảm trương mục tiết kiệm của dân chúng.

- Kế hoạch New Deal chấp thuận luật lệ lao động.

Trong thập niên 1930, Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật để đưa nhân dân Hoa Kỳ ra khỏi cuộc khủng hoảng, trong đó có nhiều luật lệ (giống như luật bảo đảm trương mục tiết kiệm của dân chúng) cho đến ngày nay vẫn còn quan trọng. Và trong các luật lệ này có hai đạo luật ấn định quyền lợi của anh em công nhân. Tổng thống Roosevelt tin rằng quyền tự do nhập nghiệp đoàn và điều đình tập thể với giới chủ nhân của anh em công nhân phải được bảo vệ. Năm 1935, Quốc hội cho thông qua luật quan hệ lao động quốc gia (The National Labor Relations Act) thường còn được gọi là luật Wagner qui định rằng chính phủ phải bảo vệ những quyền tự do này của anh em công nhân.

Tổng thống Roosevelt cho rằng nếu nâng cao đồng lương của anh em công nhân và giảm số giờ làm việc để có thêm việc làm cho nhiều người khác thì đất nước sẽ được thịnh vượng hơn. Đạo luật ấn định về lương bổng và số giờ làm việc của công nhân được thông qua vào năm 1938, ấn định rằng số giờ làm việc hàng tuần của tất cả những người làm việc chế tạo hàng hóa được đem bán ra ở ngoài tiểu bang sản xuất được giới hạn là 40 giờ một tuần. Luật này cũng quy định rằng giá lương tối thiểu của một công nhân là 40 xu một giờ (từ đó tới nay giá lương tối thiểu đã được tăng nhiều). Nếu một người làm việc hơn 40 giờ một tuần thì những giờ thêm này phải được trả cao hơn (giờ phụ trội).

- Thông qua luật an ninh xã hội.

Một trong những đạo luật quan trong nhất được thông qua dưới thời Tổng thống Roosevelt là đạo luật về an ninh xã hội được thông qua vào năm 1935. Đã từ nhiều năm, có nhiều người đặt ra vấ nđề "Nếu chẳng may tôi bị mất công việc làm mà tôi

478

Page 147: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

không thể kiếm được một công việc khác liền ngay sau đó thì tôi và gia đình tôi sẽ ra sao ? Hya là cho rằng tôi may mắn vẫn còn giữ được việc làm, nhưng tới khi tôi gài rồi không làm việc được nữa thì tôi sẽ làm gì ? Tôi đã không có thể dành dụm đủ tiền để lo cho vợ chồng tôi vào lúc tuổi già." Đây là những vấn đề nghiêm trọng đều có thể ảnh hưởng đến bất cứ người nào.

Quốc hội thông qua luật an ninh xã hội với niềm tin rằng người dân sẽ được bảo vệ vào những khi lâm cảnh thất nghiệp cũng như lúc tuổi già. Luật này qui định việc trả lương từ ba tới bốn tháng cho anh em công nhân chẳng may không còn được làm việc nữa. Khi người công nhân về hưu, hàng tháng họ vẫn được lãnh một số tiền cho đến khi chết. Để có tiền thực hiện được như vậy, chính phủ cho trích một số phần trăm lương của công nhân, mà giới chủ nhân cũng phải đóng góp một số tiền bằng như vậy. Các tiểu bang phải cộng tác với chính phủ Liên bang trong công việc trẻ tiền thất nghiệp. Tuy nhiên, việc bảo hiểm tuổi già là trách nhiệm của chính phủ Liên bang.

- Chính sách New Deal giúp việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Gio61ng như Tổng thống Theodare Roosevelt trước kia, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng rất chú ý đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhiều đạo luật được thông qua để trợ giúp giới nông dân trong đó có cả kế hoạch bảo vệ đất đai. Tổ chức C.C.C (Đoàn bảo vệ dân sự) cung cấp công ăn việc làm cho nhiều thanh niên đồng thời cũng là để bảo vệ các rừng cây. Việc xây đập Grand Coulee không những đã tạo nên được công ăn việc làm mà còn chặn đứng được nạn lụt, và dẫn nước vào cả một khu ruộng đất rộng lớn để trồng trọt.

Dự án quan trọng trong thời ban hành chính sách New deal là dự án quản trị thung lũng sông Tennessee (The Tennessee Valley Authority) T.V.A. Dự án T.V.A là một dự án dài hạn nhằm cải thiện toàn thể vùng đất rộng lớn bao gồm các vùng của 7 tiểu bang miền Nam. Kế hoạch T.V.A là nhằm chặn đứng nạn lụt, dẫn nước vào ruộng cày cấy, bảo vệ đất đai và cung cấp điện lực.

- Chính sách New Deal làm tăng thêm tổn phí và quyền lực của chính phủ Liên bang.

Muốn thực hiện được những chương trình cải cách của chính sách Ne Deal thì chính phủ phải cho thiết lập các cơ quan mới. Các cơ quan này (hay là các Hội Đồng Quản Trị) phải mướn thêm hàng ngàn công nhân và phải chi tiêu những khoản tiền lớn lao. Tại Washington D.C, các phòng,các bộ đều được mở rộng. Nhiều người Hoa Kỳ chỉ trích chính sách New Deal vì tốn phí quá nhiều tiền nên chính phủ phải nợ nhiều. Những người này cho rằng chính phủ can thiệp quá nhiều vào công việc làm ăn của dân chúng. Thí dụ như chương trình TVA đã bị chỉ trích rằng chương trình này gây nên một sự cạnh tranh một cách bất công giữa các công ty tư nhân. Những người chỉ trích chính sách New Deal cho rằng các hội đồng quản trị và các văn phòng Washington cai trị đất nước. Hơn nữa, người ta còn tố các Tổng thống Roosevelt là củng cố chính quyền mạnh để duy trì việc nắm quyền của Đảng Dân Chủ.Thực ra, những lời chỉ trích chính sách New Deal đều nhằm vào cá nah6n Tổng thống Roosevelt. Nhưng đồng thời Tổng thống Roosevelt cũng có những người thán phục và ủng hộ, đặc biệt nhất là anh em lao động. Tổng thống Roosevelt tái cử vào năm 1936, và ông đắc cử trong năm này. Đại biểu cử tri của hầu hết các tiểu bang đều bầu cho

479

Page 148: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

ông, trừ hai tiểu bang Maine và Vermont. Bốn năm sau ông lại đắc cử lần thứ ba. Một vị Tổng thống độc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đắc cử hơn hai nhiệm kỳ.

Dĩ nhiên là ngày nay chúng ta có tu chính án thứ 22 không cho một vị Tổng thống nào được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ, nhưng mãi đến năm 1951, Quốc hội mới thông qua tu chính án này.

- Tổng thống Roosevelt chiếm một chỗ ngồi xứng đáng trong lịch sử.

Tổng thống Roosevelt lại được đắc cử nhiệm kì thứ 4 vào năm 1944, nhưng vài tháng sau đó ông từ trần một cách đột ngột. Chúng ta sẽ thấy rằng cuộc Đệ Nhị Thế Chiến gần đến ngày chấm dứt thì Tổng thống Roosevelt bị kiệt sức vì những trách nhiệm nặng nề đè nặng lên hai vai ông đã từ nhiều năm.

Nhân dân vô cùng thương tiếc Tổng thống Franklin D. Roosevelt giống như nhân dân hời thập niên 1830 thương mến Tổng thống Andrew Jackson vậy. Roosevelt có lẽ là vị Tổng thống được nhân dân Hoa Kỳ yêu thương nhất, mà cũng là vị Tổng thống bị dân chúng ghét nhiều nhất. Dù sự phán xét của lịch sử như thế nào đi nữa thì nah6n dân Hoa Kỳ vẫn nhớ đến ông là một lãnh đạo của đất nước suốt trong thời kỳ khủng hoảng và suốt torng trận Đệ Nhị Thế Chiến.

Biến cố thế giới chấm dứt, chính sách New Deal của Tổng thống Roosevelt cũng như Đệ Nhất Thế chiến trước kia đã chấm dứt các chương trình cải cách "Tân Tự Do" của Tổng thống Woodrow Wilson. Nhưng trước khi tìm hiểu sự việc xảy ra như thế nào, chúng ta hãy quay trở lại tìm xem những gì đã xảy ra ở Âu châu và ở Á châu từ khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt.

PHẦN IIISAU ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN, NHỮNG BIẾN CỐ NÀO

ĐÃ TIÊU HỦY HY VỌNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI ?

SAU ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN, NHỮNG CỐ GẮNG HÒA BÌNH LẠI BỊ NAO NÚNG.

Sau khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt thì Hoa Kỳ là cường quốc độc nhất lại trở nên hùng mạnh hơn trước. Tổng thống Woodrow Wilson cố gắng cổ võ để thiết lập Hội Quốc Liên hầu kiến tạo một thế giới hòa bình tốt đẹp hơn. Cho nên lẽ tự nhiên là nhân dân thế giới coi Hoa Kỳ như là một cường quốc lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, sau Đệ Nhất Thế Chiến, có nhiều người Hoa Kỳ lại không thích Hoa Kỳ đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới. Họ muốn quay về với quyền lợi và hoạt động ở trong nước, và để mặc cho các quốc gia khác lo giải quyết các công việc của họ.

- Hoa Kỳ tham dự vào các hoạt động hòa bình.

Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng Hoa Kỳ không quan tâm đến các phong trào hòa bình trong các thập niên 1920 và 1930 thì thật là một điều nhầm lẫn. Chính phủ Hoa Kỳ cũng như nhân dân Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động cho hào bình thế giới. Có những người Hoa Kỳ giữ chức vụ thẩm phán tại tòa án quốc tế. Dù không phải là hội viên Hội Quốc Liên, nhưng Hoa Kỳ cũng góp phần cố gắng vào các công cuộc kiểm soát việc lưu hành dược phẩm quốc tế và việc cải thiện tình trạng làm việc của anh em lao

480

Page 149: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

động thế giới. Không có quốc gia nào quan tâm nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình thế giới.

- Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong việc tài giảm Hải quân.

Hoa Kỳ là quốc gia tích cực hoạt động trong phong trào hòa bình để tài giảm binh bị. Năm 1921, nhiều cường quốc được mời đến họp ở Washington để thảo luận về vấn đề tài giảm hải quân. Tại hội ngị Washington, Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Charles Evans Hughes tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ rút giảm lực lượng hải quân, nếu các quốc gia khác cũng làm như vậy. Kết quả của hội nghị này là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật và Ý đều đồng thỏa thuận giới hạn con số chiến tàu lớn nhất của mỗi nước.

Tại hội nghị London vào năm 1930, các cường quốc lại đạt một thỏa hiệp khác về việc giới hạn lực lượng hải quân của mỗi nước. Tuy nhiên, chỉ ít năm sau, các kế hoạch tài giảm binh này lại bị bỏ rơi. Đức quốc không cần biết đến hòa ước Versaille và bắt đầu tái võ trang, thiết lập quân đội và hải quân. Nhật Bản rút lui khỏi các thỏa hiệp tài giảm binh bị. Các quốc gia khác cho rằng trong trường hợp chiến tranh bùng nổ thì họ cần phải có lực lượng vũ trang hùng mạnh. Các quốc gia bắt đầu tái vũ trang.

Các thỏa hiệp về tài giảm binh bị hay là giải quyết các tranh chấp bằng những phương pháp hòa bình rất ít có giá trị trừ khi :

1/ các quốc gia liên hệ muốn tuân hành những thỏa hiệp này.2/ Phải có một vài phương pháp bắt buộc các quốc gia liên hệ phải tuân hành

các thỏa hiệp này.

Nhưng Hội Quốc Liên không có đủ quyền lực để duy trì hòa bình.

NHIỀU CHÍNH QUYỀN MỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP.

Một cuộc đại chiến đã làm đảo lộn thế giới giống như một tiếng nổ mạnh tàn phá một tòa nhà. Sau chiến tranh, các quốc gia thường cần phải tái thiết giống như một tòa nhà sua khi bị thiệt hại vì một vụ nổ cần phải được sửa chữa. Nhưng các quốc gia có thể nào phục hồi giống như trước được không ? Cũng như có thể nào người ta có thể tái thiết một căn nhà theo đúng những đường nét trước kia không ? Sau Đệ Nhất Thế Chiến, dân chúng của một vài quốc gia muốn trở lại tình trạng trước khi có chiến tranh. Dân chúng các quốc gia này chỉ muốn được sống trong hòa bình. Nhưng ở nhiều quốc gia khác, dân chúng lại cảm thấy bất mãn cay đắng. Khi mà nhân dân của một quốc gia bất mãn thì họ thường có khuynh hướng nghe theo các nhà lãnh đạo hứa hẹn đem lại cho tình trạng tốt đẹp hơn. Người ta có thể thuyết phục họ để thay đổi hình thức mới của chính quyền ở nước họ. Đệ Nhất Thế Chiến đã làm cho ba quốc gia quan trọng như Nga, Đức, và Ý thay đổi chính quyền như vậy.

- Nước Nga thiết lập tân chính quyền và lối sống mới.

Trước hết phải nói đến sự thay đổi ở Nga là sự thay đổi lớn hơn tất cả. Năm 1917, trong khi Đệ Nhất Thế Chiến còn đang ở trong giai đoạn quyết liệt thì nhân dân Nga nổi loạn lật đổ Chính phủ và bắt giam Nga hoàng. Cuối năm 1917, một chín hđảng nhỏ gọi là đảng Bôn-sơ-vích sử dụng võ lực lật đổ chính quyền mà trước kia đã

481

Page 150: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

lật đổ chính quyền Nga hoàng. Đảng Bôn-sơ-vích thiết lập chế độ độc tài Cộng sản và áp đặt lối sống của họ lên toàn thể nhân dân Nga. Danh xưng của nước Nga cũng được đổi lại là Cộng hòa Liên bang Xô Viết và thường viết tắt là USSR (The Union of Soviet Socialist Republics) hay Liên bang Sô Viết (Soviet Union).

Chiếm được chính quyền, người Cộng sản cũng chưa chịu ngừng lại. Họ muốn thực hiện một sự thay đổi lớn lao trong lề lối sinh sống của nhân dân Nga. Như các bạn đã biết, ở Hoa Kỳ thì ruộng đất, hầm mỏ và các tài nguyên thiên nhiên đều do tư nhân làm chủ. Một người hay một nhóm người làm chủ và điều hành các đường xe lửa và các phương tiện chuyển vận khác. Đồng thời tư nhân cũng làm chủ các xí nghiệp, các nhà ngân hàng và các cơ sở kinh doanh. Hệ thống tư hữu này gọi là chủ nghĩa tư bản hay là hệ thống tự do kinh doanh.

Người Cộng sản hủy diệt hệ thống tư hữu. Tại Liên bang Sô Viết ngày nay, chính quyền làm chủ và quản trị các xí nghiệp, nông trại, đường xe lửa, hầm mỏ, các cửa tiệm, báo chí và nhà thương. Dân chúng làm việc cho chính phủ. Hệ thống này gọi là chủ nghĩa Cộng sản, vì rằng tất cả các xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, tất cả đều là của chung do nhân dân làm chủ. Tuy nhiên, trong thực tế, ở Liên Xô tất cả mọi thứ đều nằm trong tay kiểm soát của một nhóm nhỏ, những người lãnh đạo chính phủ, đồng thời những người này cũng là các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản. Dân chúng ở Liên Xô không được tự do hoạt động các công việc kinh doanh và cũng không được quyền chọn công ăn việc làm theo ý muốn.

Hơn nữa, nhân dân Liên Xô không có quyền tự do như là tự do ngôn luận và tự do báo chí, những thứ tự do rất cần và có ý nghĩa đối với người Hoa Kỳ cũng như đối với nhân dân các nước dân chủ khác. Người Nga gỏi hệ thống của họ là hệ thống cộng hòa dân chủ nhân dân, nhưng nó không dân chủ như chúng ta thường nghĩ. Ở Nga cũng có những cuộc bầu cử, nhưng dân chúng chỉ có thể bầu cho các ứng cử viên của đảng Cộng sản đưa ra mà thôi.

- Tân chính phủ được thành lập ở Ý.

Các nhà lãnh đạo Cộng sản đã mạnh dạn tuyên bố rằng công cuộc chiếm chính quyền của Cộng sản ở Nga chỉ là một bước đầu trong cuộc cách mạng sẽ bao trùm tòan thế giới. Vì sợ rằng việc này có thể xảy ra cho nên nhân dân các quốc gia khác lại sẵn sàng nghe theo các nhà lãnh đạo hứa là họ sẽ cứu thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản. Tại Ý Đại Lợi, Benito Mussolini đã lợi dụng sự sợ hãi của dân chúng mà tạo cho ông ta thành người có uy quyền nhất trong nước. Ông ta thuyết phục nhân dân Ý rằng chủ nghĩa Cộng sản có thể lan tràn sang Ý, và rằng ông ta có thể cứu nhân dân Ý thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1922, Mussolini và những người cùng đảng với ông – gọi là Đảng Phát xít – chiếm chính quyền. Ý Đại Lợi vẫn còn có vua, nhưng chỉ là nhân vật tượng trưng không có quyền hành gì cả. Đảng Phát xít nắm quyền kiểm soát ở nước Ý, và Mussolini lãnh tụ đảng Phát xít, kiểm soát các đảnh viên Phát xít. Như Mussolini trở thành nhà độc tài ở Ý. Những người chống đối Mussolini và đảng Mussolini thì bị bắt bỏ tù, bị giết hay bị đuổi ra khỏi nước. Nhân dân Ý được nhồi sọ rằng dưới sự lãnh đạo của đảng Phát xít, nước Ý trở thành một đại cường. Mussolini chi rất nhiều tiền để

482

Page 151: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

thiết lập quân đội, hải quân và không quân, vì rằng độc tài phải tùy thuộc vào sức mạnh để duy trì quyền lực.

- Đức quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức.

Đức quốc là một quốc gia khác mà bất mãn đã làm cho tình hình trong nước biến đổi. Khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, người Đức thiết lập chế độ Cộng hòa có hiến pháp, có tổng thống và có quốc hội. Nhưng nhân dân Đức lại lại không được tham dự vào chính quyền. Không có dân tộc nào lại chỉ học hỏi theo lối sinh hoạt dân chủ trong vài năm. Vì thế nền Cộng hòa Đức đã không tiến hành tốt đẹp. Điều không may là có nhiều người Đức lại coi chế độ Cộng hòa mới này có liên hệ với cuộc đại bại trong trận Đệ Nhất Thế Chiến và coi hòa ước Versaille là đáng ghét. Ở trong chương XXIX, chúng ta đã thấy là Đức can tội gây ra trận Đệ Nhất Thế Chiến và bị cắt giảm quyền lực, tài nguyên và lãnh thộ. Dù cho gặp những trở ngại trên đi nữa, nhưng nếu Đức không gặp phải lúc khó khăn thì có lẽ chế độ Cộng hòa ở Đức đã thành công. Trong những năm hậu chiến, nhiều người Đức không sao kiếm được công ăn việc làm. Rồi lại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu thập niên 1930, tình trạng còn tệ hại hơn thế nhiều.

Lợi dụng sự bất mãn lan tràn khắp thế giới, một nhà độc tài nhảy ra nắm chính quyền vào năm 1933 rất giống như là Mussolini đã làm ở Ý. Nhà độc tài này ở Đức là Adolf Hitler và những người theo ông gọi là Đảng Đức quốc xã. Hitler hứa hẹn với nhân dân Đức rằng ông sẽ phục hồi nước Đức thành một cường quốc và thâu hồi lại tất cả đất đai đã mất. Để thực hiện tham vọng này, Hitler bắt đầu tái võ trang nước Đức, và thiết lập các nhà máy chế tạo các vật liệu chiến tranh.

Dưới thời Hitler, người Đức lại một lần nữa trở thành một dân tộc đầy hãnh diện với những hy vọng lớn hướng về tương lai. Nhưng muốn đạt được như vậy, Đức đã phảii trả một giá quá đắt. Nhân dân Đức không còn một chút ít gì là tự do nữa. Những người không đồng chính kiến với Hitler không dám nói lên ý nghĩ của mình. Nhiều người sống trong đe dọa của mật vụ Đức quốc xã. Đức quốc xã bỏ tù, tra tấn, giết hại, hay đuổi ra khỏi Đức bất kì ai dám nói ra những gì chống đối họ. Đặc biệt nhất là họ đối xử rất tàn ác với những người Do Thái, những người bị họ cho là đã gây ra mọi xáo trộn ở Đức. Người Do Thái bị tước đoạt hết tài sản và hàng ngàn người bị đưa đi các trại tập trung, bị bỏ đói và bị hành hạ cho đến chết. Khi Đệ Nhị Thế Chiến sắp chấm dứt, tính ra có tới chừng 6 triệu người Do Thái ở Âu châu bị Đức quốc xã giết hại.

CÁC QUỐC GIA NHIỀU THAM VỌNG LÀM CHO THẾ GIỚI BỊ XÁO TRỘN.

Muốn cho đất nước được giàu mạnh thì mỗi người nam cũng như người nữ trong nước đều phải làm việc. Đất nước cũng cần phải có hầm mỏ, các nhà máy, xí nghiệp, nông trại và rừng cây. Nếu không có những thứ cần thiết trên đây thì quốc gia có nhiều tham vọng có thể tính đến chuyện chiếm đất của các quốc gia láng giềng. Các quốc gia tham vọng này cũng có thể đánh chiếm các vùngđất xa xôi để làm thuộc địa. Nếu một quốc gia muốn bành trướng mở rộng theo cách này thì thường quốc gia đó hãy tìm cớ để chiếm những gì má họ mong muốn. Nếu cần, quốc gia đó có thể gây chiến để tạo ra cơ hội chiếm đất đai của quốc gia khác.

483

Page 152: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Nhật Bản khởi sự chinh phục Trung Hoa.

Sau Đệ Nhất Thế Chiến, có một số quốc gia thiếu đất đai. Quốc gia đầu tiên gây rối loạn vì thiếu đất đai là Nhật Bản. Như chúng ta đã thấy ở chương XXIX, Nhật Bản rấ muốn chinh phục Trung Hoa. Phe quân nhân hiếu chiến thắng thế, đẩy lùi phe ôn hòa ra khỏi chính quyền Nhật. Lúc đó Nhật đã chiếm được đảo Đài Loan, một số hòn đảo ở ngoài khơi Thái Bình Dương, và cả Triều Tiên ở Lục địa Á châu nữa.

Rồi thì không báo trước, cuối năm 1931, quân đội Nhật tiến vào Mãn Châu, vùng đất nằm ở phía Bắc Trung Hoa. Trong một thời gian ngắn, Nhật đã biến Mãn Châu thành một nước gọi là Mãn Châu quốc, nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật. Thế cũng chưa đủ, năm 1937, lấy cớ là bị người Trung Hoa nổ súng bắn vào quân Nhật, Nhật cho quân tiến vào Trung Hoa.

- Đức và Ý cũng muốn chiếm thêm đất.

Đức và Ý cũng muốn chiếm thêm đất. Bị đánh bại trong trận Đệ Nhất Thế Chiến, Đức không những bị tước đoạt hết các thuộc địa mà còn bị cắt xén một số lãnh thổ ở Âu châu. Về phần Ý, dù là một quốc gia chiến thắng nhưng lại nhận được ít hơn là Ý đã yêu sách. Nhìn thấy Nhật thành công ở Trung Hoa, các nhà độc tài của các quốc gia bất mãn này cũng khởi sự chiếm đoạt những gì họ mong muốn.

- Nước mạnh tấn công nước yếu.

Chẳng hạn như ông Mussolini luôn mở rộng đế quốc ở Châu Phi. Năm 1935, ông cho quân tràn vào vương quốc Ethiopia ở Châu Phi. Vài tháng sau, hoàng đế Haile Selassie bị lật đổ. Ethiopia trở thành một phần của đế quốc Ý.

Về phần Đức, Đức cũng đánh chiếm các quốc gia láng giềng. Theo hòa ước Versaille, Đức chỉ được quyền duy trì một đạo quân nhỏ. Hơn nữa, cũng theo hòa ước này thì Đức không được đóng quân ở trong vùng đất dọc theo sông Rhine nằm giữa nước Đức và nước Pháp. Nhưng Hitler không cần biết đến điều khoản này. Năm 1936, ông cho gửi quân tràn vào vùng đất dọc theo sông Rhine.

Sau đó ông còn làm những gì khác nữa ? Áo và Tiệp Khắc là hai nước nhỏ ở phía Nam và phía Đông nước Đức. Cả hải quốc gia này đều có những nhóm người cho rằng nếu Áo hay Tiệp trở thành một phần của Đức quốc thì số phận của họ sẽ tốt đẹp hơn. Hitler đã biến quyền lợi của những người này thành một cái cớ để đem quân vào Áo và Tiệp, trước hết là để duy trì trật tự, rồi sát nhập các nướ này vào đại Đức. Chẳng bao lâu, ông lại thực hiện kế hoạch giống như vậy với Ba Lan.

- Tại sao các quốc gia khác lại để cho các quốc gia này chinh phục như vậy ?

Các nước nhỏ như Ethiopia, Áo và Tiệp Khắc không thể nào chống nổi các quốc gia hùng mạnh như Ý và Đức được. Nhưng các cường quốc Âu châu khác đã làm gì trong khi Ý và Đức lần lượt nuốt hết các nước nhỏ này đến nước nhỏ khác ?

Có lẽ Anh, Pháp, Nga đã có thể ngăn chặn không cho Ý và Đức đánh chiếm các quốc gia khác. Nhưng nhân dân của các quốc gia này đã từng gặp phải chiến tranh từ

484

Page 153: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

năm 1914 đến 1918. Họ không muốn có chiế ntranh nữa. Hơn nữa, Anh và Pháp lại không chuẩn bị chiến tranh. Cho nên thà đứng ở ngoài còn hơn là liều mình vào một cuộc chiến tranh khác. Chính sách nhượng bộ các yêu sách của các nhà độc tài gọi là thỏa hiệp vô nguyên tắc.

PHE TRỤC CHIẾN THẮNG TẠI CHÂU ÂU

NHẬT MỞ RỘNG LÃNH THỔ Ở CHÂU Á

- Hội Quốc Liên không có đủ quyền lực để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Còn Hội Quốc Liên đã được thành lập để ngăn chặn chiến tranh thì sào ? Một số quốc gia giống như Hoa Kỳ thì lại không là hội viên của Hội Quố Liên. Cả hai nước Đức và Nhật đều lại rút khỏi Hội Quốc Liên vào đầu thập niên 1930 cho nên các quốc

485

Page 154: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

gia này không còn bị ràng buộc với các quyết định của Hội nữa. Ngay cả đến các quốc gia hội viên của Hội cũng không sẵn sàng cùng hàn hđộng để thi hành những quyết định của Hội

Nhiều vụ tranh chấp đã được đưa ra Hội Quốc Liên phân xử, và một số đã được giải quyết êm đẹp. Khi Ý tấn công Ethiopia, Hội biểu quyết chặn đứng việc giao thương với Ý. Nhưng một vài quốc gia đã không tuân hành quyết định này. Cho nên biện pháp trừng phạt này đối với các quốc gia gây chiến đã tỏ ra vô ích.

- Một trận chiến khác có thể bùng nổ.

Với tình trạng Đức và Ý quyết định tùy ý muốn đánh chiếm đâu cũng được, với tình trạng Hội Quốc Liên không đủ quyền lực để ngăn chặn các quốc gia hiếu chiến trên đây, thì hình như các quốc gia khác chỉ có một cách để hành động mà thôi. Dần dần và miễn cưỡng, họ phải chuẩn bị để chờ ngày chiến đấu. Hy vọng hòa bình lâu dài đã tan biến không còn nữa. Các thỏa hiệp tài giảm võ trang đã bị bỏ quên. Các nước bắt đầu tăng cường quân lực, đóng thêm tàu chiến, chế thêm phi cơ, xe tăng và súng đạn. Nhưng Đức và Ý vẫn hy vọng ở tương lai. Các quốc gia này đã tái võ trang từ lâu rồi và vẫn tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh.

PHẦN IVHOA KỲ VÀ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH ĐÃ CHIẾN THẮNG

TRONG TRẬN ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN NHƯ THẾ NÀO ?

- Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.

Tháng 9 năm 1939, một lần nữa thế giới lại được nghe thấy tiếng gót giày quân đội nện bước ở Âu châu. Lại một lần nữa người ta nghe thấy súng và đại bác nổ vang trời cùng với tiếng gầm thét của những phi cơ nhào lộn thả bom xuống các mục tiêu. Nhân dân Ba Lan ở Âu châu là những người được nghe thấy những tiếng nổ khủng khiếp trước nhất trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Cuối mùa hè năm 1939, Hitler đòi chiếm giải đất hành lang nằm giữa Đông Phổ và phần đất khác của nước Đức. Đồng thời, Đức và Liên Xô cùng ký một thỏa hiệp trung lập theo đó thì Hitler được tự do hành động không sợ bị Nga can thiệp. Khi yêu sách đòi chiếm hành lang Ba Lan bị từ chối, Hitler giận dữ cho quân tràn vào Ba Lan. Tuy nhiên, lần này Hitler gặp phải chống đối. Ở đây không còn có sự thỏa hiệp vô nguyên tắc như ở Tiệp Khắc nữa. Mặc dù Anh và Pháp đều không chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng cả hai nước này đều viện trợ cho Ba Lan và cùng tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9 năm 1939. Quân đội Đức tấn công Ba Lan một cách dữ hội và mau lẹ bằng những trận đánh chớp nhoáng. Ba Lan hoàn toàn bị quân Đức chiếm đóng trước khi viện quân Anh Pháp đến kịp.

- Chiến tranh tràn lan ra khắp cả Tây Âu.

Trong thời gian vài tháng sau khi Đức đánh chiếm được Ba Lan thì rất ít xảy ra các trận đánh . Quân Đức cũng như quân Anh và quân Pháp đều có thủ ở đằng sua chiến tuyến. Nhiều người cho rằng đây là một cuộc chiến tranh giả và tin rằng rất có thể hai bên đã đi đến một thỏa hiệp hòa bình. Nhưng tới mùa xuân năm 1940, Đức

486

Page 155: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

quốc xã lại phóng ra một cuộc tấn công khủng khiếp. Na Uy và Đan Mạch bị quân Đức chiếm đóng một cách dễ dàng. Sau đó quân Đức lại tấn công chớp nhoáng vào Bỉ, Hòa Lan và Pháp. Đoàn quân cơ giới của Đức tiến nhanh như vũ bão. Không lực Đức cùng phối hợp với bộ binh và xe tăng tấn công dữ dội và chỉ trong vòng vài tuần là Hòa Lan, Bỉ và Pháp đều phải đầu hàng. Quân Đức còn đuổi theo quân Anh đang lo thoái lui, vượt biển Manche để chạy về nước. Nhưng nhờ cố gắng phi thường mà 338 ngàn quân sĩ Anh và Pháp đáp tàu vượt biển Manche về được Anh quốc.

Hình như sắp đến lượt Anh quốc bị đánh bại. Tuy nhiên, kế hoạch đổ bộ vào Anh của Hitler đã không tiến hành được như ý muốn. Từng làn sóng oanh tạc cơ của Đức bay sang tàn phá Anh quốc. Nhưng các chiến sĩ phi công của không lực Hoàng gia Anh đã chiến thắng anh dũng đoàn oanh tạc cơ của Hitler. Khi Hitler đem toàn thể hạm đội chuyển quân đổ bộ vào Anh quốc thì lại bị đoàn oanh tạc cơ của Không lực Hoàng gia Anh nghiền nát. Từ đó cứ đêm đến thì oanh tạc cơ của Đức lại tiến vào lãnh thổ Anh không tập. Hầu như trong cuộc chiến này, nhân dân Anh đã phải chịu đựng những đợt không kích ác liệt nhất của quân Đức, nhưng quân Đức vẫn không đổ bộ vào lãnh thổ Anh.

- Hitler cho tấn công các mặt trận khác.

Tuy nhiên, quân Đức lại chiến thắng ở các nơi khác tại Âu châu. Hầu hết các nước nhỏ ở Đông Âu và các vùng bán đảo Balkan đều phải qui phục đầu hàng quân đội Đức quốc xã. Mặc dù trước khi chiến tranh bùng nổ, Nga và Đức đã ký một thỏa hiệp hòa bình, nhưng năm 1941, Hitler vẫn cho quân đội đại tấn công vào nước Nga. Mặc dù quân Nga chiến đấu rất anh dũng nhưng quân Đức cũng chiếm đóng được gần hầu hết phía Tây nước Nga. Cho tới khi quân Đức bị chặn đứng thì trận tuyến Nga Đức chạy dài từ một địa điểm ở gần thành phố Leningrad đến phía bắc thành phố Stalingrad nằm trên bờ sông Volga. Quân Đức còn tiến mạnh sang đến Bắc Phi. Trong khi đó ở ngoài đại dương, tàu ngầm Đức mở các cuộc tấn công mạnh gây tổn thất cho các đoàn tàu thương thuyền và hải quân Anh rất nặng.

- Ý và Nhật cũng liên kết với Đức.

Một số những chiến thắng trên đây của Đức một phần cũng là sự trợ lực của Ý. Trước khi chiến tranh bùng nổ, Mussolini và Hitler đã liên kết thành một liên minh. Tới khi nước Pháp sắp bị đánh bại thì Mussolini đứng về phía Đức tuyên chiến với Pháp. Đức và Ý được gọi là phe trục. Phe trục lại có thêm Đồng minh ở Viễn Đông. Nhật Bản đang tấn chiếm Trung Hoa cũng liên kết với Đức và Ý và trở nên thành viên thứ viên thứ ba của phe Trục.

- Nhật Bản chiếm hầu hết Trung Hoa và còn tính chinh phục thêm đất đai.

Mặt khác, Trung Hoa vẫn gan dạ chiến đấu, nhưng không thể nào chặn đứng được các cuộc tiến quân xâm lăng của người Nhật tiến hành từ năm 1937. Nhật Bản đã mau lẹ tiến chiếm được các thành thị và các vùng đất phì nhiêu của Trung Hoa. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Hoa là Tưởng Giới Thạch nhất định không chịu đầu hàng. Dưới sự điều khiển của ông, hàng ngàn người Trung Hoa rút sâu vào vùng núi ở trong nội địa Trung Hoa và thiết lập thủ đô ở Trùng Khánh. Nhân dân Trung Hoa quyết tâm chịu đựng gian khổ, thiết lập lại các nhà máy chế tạo các đồ tiếp liệu để theo đuổi công cuộc kháng chiến. Từ các cứ điểm ở các vùng núi, quân Trung Hoa mở các cuộc tấn

487

Page 156: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

công vào hậu tuyến quân Nhật, phá hủy các đường xe lửa và các kho tiếp liệu của quân Nhật.

Thay vì chiếm trọn nước Trung Hoa thì người Nhật lại hướng nhìn về các vùng đất khác ở Viễn Đông. Tại sao lại không chiếm Đông dương thuộc Pháp, Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân và có lẽ là Úc Đại Lợi nữa ? Và tại sao lại không tiến về phía Tây để chiếm Miến Điện và chiếm tài nguyên của nước Ấn Độ ? Anh quốc bị chặn đứng ở Châu Âu. Nước Pháp đã bị đánh bại. Chỉ còn có Hoa Kỳ mới có thể chặn đường tiến của quân Nhật.

- Hoa Kỳ hy vọng duy trì hòa bình.

Khi Nhật tấn chiếm Mãn Châu thì Tổng trường Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Henry L. Stimson phản đối kịch liệt. Ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không nhìn nhận bất cứ "một tình trạng, một hiệp ước hay thỏa hiệp nào do chiến tranh tạo nên". Tổng thống Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi Hitler và Mussolini không được quyết phá hòa bình ở Âu châu.

Trong khi đó thì Quốc hội cho thông qua luật trung lập qui định rằng trong trận chiến này Hoa Kỳ sẽ không đứng vào bên nào cả. Các luật lệ này cấm người Hoa Kỳ cho vay tiền hay chuyên chở các đồ tiếp liệu quân sự cho các quốc gia tham chiến. Người Hoa Kỳ không được đi tàu thuyền của các quốc gia tham chiến. Dĩ nhiên là mục đích của các đạo luật Trung lập này là giữ cho Hoa Kỳ khỏi bị lôi cuốn vào trận đấu thế chiến này. Lúc đó, người Hoa Kỳ mạnh tin rằng Hoa Kỳ đứng ngoài trận Đệ Nhị Thế Chiến.

- Cảm tình của người Hoa Kỳ đối với các quốc gia chiến đấu chống lại sự bành trướng của phe Trục.

Giống như những năm đầu của trận Đệ Nhất Thế Chiến, người Hoa Kỳ thấy rằng càng ngày càng khó giữ được trung lập. Quân Đức càng liên tiếp chiến thắng thì hiểm họa chiến tranh càng gần kề biên giới Hoa Kỳ. Nếu Hitler chiếm trọn được Âu châu thì sau đó sẽ ra sao ? Liệu rằng Hitler có hài lòng dừng chân ở lại Âu châu hay là lại còn mở rộng qyền lực sang tới châu Mỹ nữa ?

Hơn nữa, quân Đức càng mở rộng chinh phục đến đâu thì ở đó tự do biến mất. Nơi nào quân Đức quốc xã chiến thắng thì nhân dân ở nơi đó bị đày đọa xuống kiếp đời nô lệ. Vì rằng người Đức tự coi là một giống người siêu nhân, họ đi đánh bại các giống người ở nơi khác để bắt người ta xuống làm lao công cho người Đức ở nơi đồng ruộng cũng như ở các xưởng máy. Hình như rằng nếu không chặn đứng được quân Đức quốc xã thì tự do của loài người và các chính quyền dân chủ ở các nơi trên thế giới sẽ bị hủy diệt. Anh quốc thì hình như không phải chỉ chiến đấu để tự vệ không thôi mà còn chiến đấu để bảo vệ các quyền tự do của loài người ở khắp nơi. Cho nên người Hoa Kỳ càng có cảm tình đối với nhân dân các nước đang chiến đấu chống lại Đức quốc xã và Ý Đại Lợi.

- Hoa Kỳ mạnh mẽ chống lại phe Trục.

Trong những năm 1940 và 1941, người Hoa Kỳ không còn tỏ ra trung lập đúng mức nữa. Một mặt, Chính phủ Hoa Kỳ quyết định cho tăng cường quân lực và hải

488

Page 157: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

quân. Đồng thời, Quốc hội cũng cho thông qua một đạo luật cho phép các quốc gia tham chiến được mua đạn dược của Hoa Kỳ, và sau này lại còn thông qua đạo luật cho vay mượn nữa. Luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ được bán và cho vay các vật liệu chiến tranh cho các quốc gia nào mà việc phòng thủ của các quốc gia đó xét ra cần thiết cho nền an ninh Hoa Kỳ. Việc sản xuất các vật liệu chiến tranh gia tăng nhanh chóng.

Trong khi đó thì quan hệ ngoại giao với Nhật Bản càng trở nên tồi tệ. Nhật Bản vẫn luôn luôn khẳng định rằng mục tiêu của họ là giúp đỡ các dân tộc Châu Á. Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ lại cho rằng mục đích chính của Nhật là đánh chiếm các nước yếu kém để mở rộng đế quốc. Hoa Kỳ khẳng định rằng Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Đồng thời, chính phủ Hoa Kỳ còn viện trợ cho Trung Hoa , và cắt đứt mọi giao thương với Nhật theo các thương ước đã ký trước kia. Muốn thực hiện được các tham vọng của mình, Nhật quyết định phải đè bẹp Hoa Kỳ. Cho nên bộ Ngoại giao Nhật bề ngoài muốn tỏ ra tìm cách giải quyết những khác biệt với Hoa Kỳ nhưng bên trong Nhật lại chuẩn bị một cuộc tấn công bất ngờ.

- Chiến tranh.

Chiến tranh với Nhật bùng nổ vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Không báo trước, từng đợt và từng đợt oanh tạc cơ Nhật Bản lao tới không kích đại căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ ở Hawaii. Bị tấn công bất ngờ, quân đội Hoa Kỳ chống trả rất anh dũng nhưng cũng bị quân Nhật gây cho thiệt hại nặng nề. Hầu hết các phi cơ còn đậu ở phi trường bị tiêu hủy ngay tại chỗ. Năm chiến tàu bị đánh chìm và bị thủng, ¼ chiến tàu khác bị hư hại nặng nề. Gần 2500 quân sĩ, thủy thủ và nhân viên dân sự bị thiệt mạng. Nhân dân toàn quốc vô cùng căm phẫn.

Ngày mùng 8 tháng 12 năm đó, Tổng thống Roosevelt yêu cầu Quốc hội tuyên chiến với Nhật ngay tức thì. Theo lời yêu cầu của Tổng thống, Quốc hội tuyên chiến với Nhật cùng ngày hôm đó. Ít ngày sau, Đức và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ. Như vậy Hoa Kỳ đã tham dự vào bên cạnh Đồng minh Anh, Pháp, Nga để chống đối lại phe Trục.

- Hoa Kỳ dồn hết nỗ lực để chiến thắng.

Đã tuyên chiến rồi, nhân dân Hoa Kỳ phải hết nỗ lực ra để chiến thắng. Thanh niên từ từ 18 đến 45 được gọi nhập ngũ. Quân lực Hoa Kỳ tăng cường đến 12 triệu gồm cả nam nữ quân nhân. Trong số này có hơn một triệu quân nhân là người da đen, và hơn một nửa số quân nhân da đen này phục vụ ở hại ngoại .

Để có thể cung ứng được nhu cầu chiến cụ, các hầm mỏ và các nhà máy phải làm việc đêm lẫn ngày. Công nhân, chủ nhân, quản lý đồng lòng tận lực làm việcđể đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh, và Hoa Kỳ đã trở thành nơi sản xuất kỳ công nhất của thế giới. Trong khi đó thì nông dân cũng gia tăng sản xuất thực phẩm để đáp ứng nhu cầu cho cả Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng Minh. Thuế khóa được nâng cao để lấy tiền chi phí cho chiến tranh. Nam nữa thanh niên cũng như tất cả mọi người mua trái phiếu, và số tiền mua trái phiếu trị giá lên tới hàng tỷ Mỹ kim.

- Chiến tranh làm thay đổi rất nhiều trong đời sống người Hoa Kỳ.

489

Page 158: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Người Hoa Kỳ đã thích hợp mau lẹ với tình thế chiến tranh. Dân chúng được hướng dẫn cho biết phải làm gì khi có phi cơ địch đến oanh kích. Vì cần nhiều nhu cầu thực phẩm tiếp tế cho quân đội cũng như quân đội của Đồng Minh cho nên có nhiều thức hàng hóa thời bình đã biến mất không còn thấy ở các cửa tiệm. Các thứ như thịt, mỡ, cà phê, đường, ét săng, dầu hỏa, nhớt cũng trở nên khan hiếm và được phân phối theo nhân khẩu, như thế có nghĩa là dân chúng chỉ được phép mua các thứ này với một số lượng rất ít. Để ngăn chặn nạn lạm phát, chính phủ ấn định giá tối đa các loại hàng như thực phẩm, quần áo và các thứ hàng khác; cũng như ấn định các giá cho thuê mướn các thứ cần thiết cho nhu cầu ăn ở.

Trong những năm chiến tranh, dân chúng phải làm thêm đủ các thứ hay phải làm thêm những công việc bất thường. Họ phải canh phòng phi cơ địch đến thám thính hay tấn công. Phải giúp việc trong các bệnh viện và giúp vui cho anh em chiến sĩ. Hàng triệu người đã hiến máu, nhờ vậy mà đã cứu thoát được bao nhiêu binh sĩ bị thương khỏi tử thần. Phụ nữa phải làm các công việc hàng ngày của đàn ông trong các xưởng đóng tàu, xưởng chế tạo phi cơ và trong các nhà máy kỹ nghệ khác. Nam nữa thiếu niên phải đi làm mùa, đi lượm cao su, sắt vụn, cũng như giấy rác, hoặc làm các công việc ở trong các cửa tiệm hoặc ở trong các nhà máy. Để có thêm thanh niên chiến đấu, chị em phụ nữ phải tình nguyện ghi danh vào trong các cơ quan torng lục quân (WAC) Hải quân (WAVES), các đội tuần duyên (SPARS) và Thủy quân lục chiến.

- Tập trung những người Hoa Kỳ gốc Nhật.

Sau vụ không tập vào Trân Châu Cảng, tại Hoa Kỳ tinh thần chống Nhật lên cao. Tinh thần này đã gây cơ cực cho những người Hoa Kỳ gốc Nhật. Chính phủ cho di chuyển tất cả những người Hoa Kỳ gốc Nhật sinh sống ở các vùng duyên hải phía Tây đến tập trung vào các trại sâu trong nội địa. Dù rằng chính quyền đã làm sai quya61y đối với gia đình họ, nhưng cũng có nhiều người Hoa Kỳ gốc Nhật tận lòng phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ trong suốt thời chiến.

- Ý Đại Lợi bị đánh bại.

Hoa Kỳ phải chiến đấu hai mặt trận cùng một lúc, một ở Âu châu, và một ở Thái Bình Dương. Dưới quyền chỉ huy của tướng George C. Marshall, Tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ, việc đánh bại Đức và Ý trở thành mục tiêu số một của người Hoa Kỳ.

Cuối năm 1942, liên quân Anh – Mỹ dưới quyền chỉ huy của tướng Dwight D. Eisenhower, bất ngờ đổ bộ vào Bắc Phi. Sau nhiều tháng dũng cảm chiến đấu, đoàn quân Đức quốc xã trấn đóng tại Phi châu bị đánh bại hoàn toàn. Giai đoạn kế tiếp là đổ quân vào hòn đảo Sicily ở Ý, và tại đây cũng chỉ được vài tuần là quân Đức phải rút lui. Sau đó, liên quân Anh – Mỹ lại tiến chiếm nước Ý là một trận chiến trường kỳ vất vả, khổ cực kéo dài cho tới khi mặt trận Âu châu gần chấm dứt. Dù rằng chỉ vài tuần sau ngày Mussolini bị lật đổ, Ý đã đầu hàng Đồng Minh từ năm 1943, nhưng quân Đức trấn đóng ở Ý vẫn còn tiếp tục chiến đấu đến cùng.

- Đức quốc xã đầu hàng.

Trong khi đó, quân Nga được Hoa Kỳ viện trợ, không những đẩy lui được sức tiến quân vũ bão của quân Đức mà còn tái chiếm được các vùng mà quân Đức đã

490

Page 159: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

chiếm đóng trước kia. Từng làn sóng oanh tạc cơ của Anh và Hoa Kỳ liên tiếp bay tới dội bom lên quân Đức. Quân Đức vừa phải chịu tổn thất nặng nề vừa lại bị áp lực ở mặt trận Ý và Nga. Tình thế đã đến lúc thuận tiện cho quân Đồng Minh đổ bộ vào Tây Âu. Từ mấy tháng trước, tướng Eisenhower và bộ tham mưu của ông đã nghiên cứu từng chi tiết cho kế hoạch đổ bộ này cũng như cả việc huấn luyện quân sĩ đổ bộ và việc tiếp nhận đồ tiếp liệu.

Ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, đại quân Anh, Mỹ và Gia Nã Đại tràn vào bờ biển Normandy của Pháp. Hải thuyền xối xả nả súng vào bờ biển. Đồng thời, từng đợt phi cơ nhào lộn ở trên không đểbảo vệ và yểm trợ cho từng làn sóng quân nhân bò lết vào bờ. Cuộc đổ bộ hoàn toàn thành công, và vào khoảng tháng 6 năm 1944, nước Pháp đã hoàn toàn được giải thoát khỏi ách kìm kẹp của Đức quốc xã. Ngay sau đó, Liên quân Anh – Mỹ lại tiến đánh vào nước Đức. Sau trận đánh quyết liệt, liên quân Anh – Mỹ vượt sông Rhine tấn công mạnh tiến sâu vào nước Đức thì từ phía Đông, quân Nga cũng đánh thốc vào Đức quốc. Quân Đức quốc xã bị chẻ ra từng mảnh, trong khi đó thì oanh tạc cơ của Đồng Minh liên tiếp liên tiếp dội bom phá hủy các thành phố và các nhà máy kỹ nghệ của Đức. Chính nghĩa của Đức quốc xã rơi vào vô vọng. Đức buộc phải đầu hàng vô điều kiện. Ngày mùng 8 tháng 5 năm 1945, mặt trận Âu châu chính thức chấm dứt.

Adolf Hitler, nhân vật số một được coi như là trách nhiệm gây ra chiến tranh, tự tử ngay trước khi quân Nga tiến vào Berlin. Nhà độc tài Mussolini của Ý cũng bị một số người Ý bắt và giết hại trước đó vài tuần.

ĐỒNG MINH CHIẾN THẮNG Ở THÁI BÌNH DƯƠNG

- Hoa Kỳ chiến đấu chống Nhật.

Tại Thái Bình Dương, nhiệm vụ đánh bại Nhật hoàn toàn thuộc về Hoa Kỳ. Lúc đầu Nhật đạt được nhiều thắng lợi. Ngay sau vụ không tập Trân Châu Cảng, quân Nhật đổ bộ tiến chiếm quần đảo này, nhưng nhân dân Phi Luật Tân vẫn anh dũng chiến đấu ở nhiều nơi.

491

Page 160: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đồng thời, quân Nhật cũng đoạt được nhiều chiến thắng ở nhiều nơi khác ở Á châu. Quân đội Thiên Hoàng chiếm trọn Đông dương và Hồng Kông thuộc Anh, tiến xuống đánh chiếm bán đảo Mã Lai, và chiếm được một vụ trí quan trọng của Anh ở Singapor. Đế quốc Hòa Làn ở Nam Dương cũng ngã quị trước sức tấn công của quân đội Thiên Hoàng. Quân Nhật còn tiến vào Miến Điện chặt đứt đường tiếp tế cho Trung Hoa qua ngã quốc gia này. Và Trung Hoa, trước sức tấn công của quân Nhật, lại càng phải rút lui sâu vào nội địa. Trong khi ấy, quân Nhật còn tiến chiếm các quần đảo ở ngoài Thái Bình Dương, luôn cả quần đảo Aleutinns ở phía Bắc ngoài khơi Alaska. Giấc mơ của người Nhật làm chúc tể Viễn Đông sắp trở thành sự thật.

- Quân đội Hoa Kỳ đẩy lui quân Nhật.

Tuy nhiên, cuộc chiến xoay chiều dần dần. Hải quân Hoa Kỳ hai lần đại thắng, một lần ở vùng biển San hô chặn được đợt xâm lăng của quân Nhật vào Úc Đại Lợi, và một trận khác ở Midway cứu nguy được Hawaii. Tướng Douglas MacArthur, tư lệnh quân lực Đồng Minh ở Viễn Đông, thiết lập tái chiếm các vùng đã bị mất về tay quân Nhật. Khởi đầu tấn công vào Guadalcanal, bộ quân và thủy lục chiến Hoa Kỳ được Hải quân yểm trợ bắt đầu tiến chiếm các căn cứ quan trọng. Quân sĩ phải chiến đấu từng bước, bám sát vào quân Nhật, đánh cận chiếm để chiếm từng hòn đảo một. Các trận đánh chiếm các đảo như đảo Guadalcanal, Iwo Jima và Okinawa là những trận đánh gay go ác liệt và thiệt hại nhiều nhất trong mặt trận Thái Bình Dương.

Tháng 10 năm 1944, tình hình có thể cho phép đổ bộ vào quần đảo Phi Luật Tân. Quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào Leyte, và mấy tháng sau thì hoàn toàn tái chiếm được quần đảo Phi Luật Tân. Cũng tại vùng biển Leyte, đã xảy ra một trận hải chiến chiến lớn nhất trong lịch sử mà Nhật bị thiệt hải một phần lớn hạm đội hùng mạnh.

- Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt.

Những chiến thắng trên đây cùng với những chiến thắng khác ở trên lục địa Á châu đã làm cho giấc mộng đế quốc của người Nhật tiêu tan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn phải tiến quân vào Nhật. Các oanh tạc cơ từ các Hàng không mẫu hạm ở ngòai biển Thái Bình Dương bày vào tàn phá các thành phố Nhật. Tuy nhiên, các kế hoạch đổ bộ của Nhật của Đồng Minh đã không bào giờ được sử dụng đến.

Đã từ nhiều năm, các nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã cố gắng nghiên cứu chế tạo một loại bom sử dụng bằng năng lượng nguyên. Các nhà khoa học thuộc các quốc gia Đồng Minh cũng như các nhà khoa học tỵ nạn chạy trốn khỏi các chế độ độc tài Phát xít và Đức quốc xã đến tập trung ở Hoa Kỳ. Họ đem hết tài năng ra cộng tác với các nhà khoa học cũng như các nhà lãnh đạo kỹ nghệ của Hoa Kỳ. Chỉ trong vòng ít tuần, Hoa Kỳ đã thiết lập xong nhiều thị trấn với các phòng thí nghiệm, các nhà máy và các khu dân cư. Sống biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài, các nhà kỹ sư và các nhà khoa học trên đây xem xét thì giờ miệt mài với các công việc sưu tầm của họ. Nhưng cố gắng của họ đã thành công.

Ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945, trái bom nguyên tử đầu tiên được đem ra sử dụng chống lại quân thù. Trái bom này được đem thả xuống thành phố bất hạnh Hiroshima gây nên sự tổn thất ghê gớm về sinh mạng và tài sản. Hai ngày sau, trái bom nguyên tử thứ hai tàn phá thành phố Nagasaki. Đương đầu với cảnh tàn phá ghê gớm như vậy, chính phủ Nhật phải cầu hòa. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản

492

Page 161: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đồng ý đầu hàng. Và ngày mùng 2 tháng 9, hai bên cùng ký thỏa hiệp đồng ý hào bình. Hoàng đế Hirohito vẫn còn được ở lại điều khiển chính phủ Nhật, nhưng ông phải nhận lệnh của Tướng MacArthur.

Ngay sau khi Trận Đệ Nhị Thế Chiến – một trận chiến tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử – vừa chấm dứt, thì dân chúng đua nhau ăn mừng và cầu nguyện tạ ơn. Tính ra có tới 22 triệu người bị thiệt mạng và hơn 34 triệu người bị thương trong trận thế chiến này.

CHƯƠNG XXXIHOA KỲ ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG

Ở MỸ CHÂU

Chương XXX đã nói về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ như là một cường quốc lãnh đạo thế giới trong những năm gần đây. Nó chứng tỏ rằng những biến cố ở những nơi xa xôi ở Châu Âu, châu Á hay Châu Phi cũng đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của người Hoa Kỳ. Dĩ nhiên làn hững biến cố xảy ra ở ttrong các quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ thì hẳn là cũng có ảnh hưởng đối với dân chúng Hoa Kỳ.

Lân bang hàng xóm rất quan trọng đối với quốc gia cũng như đối với người dân. Các bạn biết rằng đối với các ông bạn lối xóm vui vẻ thân mật hoặc hay gây gỗ thì phải đối xử khác nhau. Việc quan hệ ngoại giao đối với các quốc gia láng giềng yêu hòa bình hay hiếu chiến cũng giống như cách đối xử của một người đối với bà con lối xóm trên đây. May thay, quốc gia láng giềng Gia Nã Đại của Hoa Kỳ là một nước dân chủ thân hữu có chung biên giới dài 4 ngàn dặm mà cả hai nước đều giải giới quân sự ở vùng này. Nhưng những năm gần đây, việc quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ đối với các quốc gia láng giềng ở phương Nam đôi khi gặp phải khó khăn.

Chương này sẽ tìm hiểu Hoa Kỳ đã thuận thảo với các quốc gia ở Tây Bán Cầu như thế nào. Tuy nhiên, trước hết chúng ta hãy bàn luận một số vấn đề ở Gia Nã Đại và ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ mà chúng ta chưa đề cập ở chương X. Chúng ta sẽ bàn về Gia Nã Đại đã được độc lập và trở thành hội viên trong khối quốc gia do Anh lãnh đạo, và các nước Cộng hòa ở Trung và Nam Mỹ đã phát triển như thế nào. Khi đọc chương này, các bạn hãy tìm hiểu những vấn đề dưới đây :

1/ Làm thế nào Gia Nã Đại đã trở thành một quốc gia độc lập ?2/ Từ khi giành được độc lập, các quốc gia châu Mỹ La Tinh đã thực hiện được

những tiến bộ nào ?3/ Việc quan hệ ngoại giao giữ Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng đã được phát

triển như thế nào ?

PHẦN ILÀM THẾ NÀO MÀ GIA NÃ ĐẠI TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA

ĐỘC LẬP ?

Năm 1850, Gia Nã Đại chỉ là một số các tỉnh đặt dưới quyền cai trị của Anh quốc. Ngày nay, chỉ hơn một thế kỷ sau, Gia Nã Đại đã trở thành một quốc gia độc lập hùng mạnh, có nhiều nhà máy kỹ nghệ và nền ngoại thương đang phát triển mạnh. Gia Nã Đại còn chiếm được địa vị quan trọng không phải chỉ ở Tây Bán Cầu mà còn ở cả

493

Page 162: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

trong chính trường quốc tế nữa. Làm thế nào mà từ một thuộc địa của Anh quốc, Gia Nã Đại đã tiến một đến một quốc gia độc lập quan trọng như vậy.

GIA NÃ ĐẠI GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN KIỂM SOÁT CÁC CÔNG VIỆC NỘI BỘ.

Trong chương X, các bạn đã thấy rằng sau khi vùng này trở thành lãnh địa của Anh thì có nhiều người nói tiếng Anh di chuyến đến Gia Nã Đại thuộc Pháp cũ. Nhiều người là những người trung thành (với Anh quốc) từ Hoa Kỳ (mới được độc lập) di chuyển đến Gia Nã Đại. Cũng có những người từ Anh di cư đến. Những người nói tiếng Anh này đòi rằng Gia Nã Đại phải có chính quyền đại diện của dân chúng. Năm 1850, dân chúng các tỉnh giành được quyền kiểm soát chính quyền tỉnh. Tuy nhiên, Gia Nã Đại vẫn còn trải qua hai giai đoạn quan trọng nữa mới giành được độc lập hoàn toàn. Muốn tìm hiểu hai giai đoạn này, chúng ta hãy giả sử rằng chúng ta đang nói chuyện với ông James King, một thanh niên Gia Nã Đại sống ở Ottawa, thành phố thủ đô của Gia Nã Đại.

Chúng tôi hỏi : "Gia Nã Đại có phải chiến đấu chống lại Anh quốc giống như Hoa Kỳ đã chiến đấu để giành lại tự do hay không ?". James mỉm cười trả lời :"Thực ra là không, nhân dân Gia Nã Đại có thể giành được độc lập như ý muốn mà không phải cần đến chiến tranh. Tuy nhiên, Gia Nã Đại vẫn còn là một hội viên trong khối quốc gia do Anh lãnh đạo. Tôi sẽ nói một cách vắn tắt là nước tôi trở thành một quốc gia độc lập và tự trị như thế nào."

- Gia Nã Đại vào năm 1850 nhỏ hơn Gia Nã Đại ngày nay rất nhiều.

Bắt đầu vào truyện, James nói rõ rằng Gia Nã Đại vào năm 1850 vẫn còn là một thuộc địa của Anh quốc. Số tỉnh của Gia Nã Đại lúc bấy giờ chỉ bằng một nửa số tỉnh ngày nay. Ở phía Đông Gia Nã Đại có 3 tỉnh nhỏ nằm dọc theo duyên hải Đại Tây Dương, đó là Nova Scotia, Prince Edward Island và New Brunswick. Dân chúng ở trong các tỉnh này sinh sống bằng nghề chài lưới và đóng tàu. Hầu hết người Gia Nã Đại sống ở hai vùng Thượng và Hạ Gia Nã Đại. Các nông trại và các thành phố đều nằm tập trung quanh vùng Đại hồ và ven sông St. Laurence. Có rất ít người da trắng ở phía Tây Đại Hồ. Dân da đỏ và một số người da trắng ở phái Tây Đại Hồ. Dân da đỏ và một số người da trắn sinh sống bằn nghề săn bắn trâu rừng, đánh bẫy thú vật để lấy da và buôn bán da thú ở vùng đất rộng mênh mông này. Hầu hết các vùng phía Tây Gia Nã Đại ngày nay là do công ty Hudson Bay kiểm soát. Công ty này có rất nhiều thương điểm buôn bán da thú ở vùng này. Về phần chính quyền thì rất giống như các thuộc địa khác của Anh ở Bắc Mỹ vào năm 1750. Mỗi tỉnh đều có chính quyền riêng, nhưng Anh quốc kiểm soát mọi việc giao thương với các quốc gia khác, chịu trách nhiệm bảo vệ Gia Nã Đại trong trường hợp có chiến tranh.

- Người Gia Nã Đại hoạt động tiến đến một cộng đồng liên kết các tỉnh lại.

Việc chỉ được quyền kiểm soát chính quyền tỉnh không làm cho người Gia Nã Đại hài lòng. Nhiều người đã bàn tới việc thành lập một quốc gia Gia Nã Đại. Như lời James King nói : "Họ muốn thống nhất các tỉnh đặt dưới quyền kiểm soát của một chính phủ trung ương giống như các tiểu ban Hoa Kỳ thống nhất của các bạn". Ông ta tiếp tục nói rằng lý do quan trọng nhất trong việc thống nhất các tỉnh lại là sợ Hoa Kỳ đã mở rộng lãnh thổ băng qua lục địa tới bờ biển Thái Bình Dương. Người Gia Nã Đại

494

Page 163: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đã không quên rằng Hoa Kỳ đã hai lần xua quân tràn vào lãnh thổ họ. Một lần vào lúc cách mạng Hoa Kỳ mới bùng nổ, và lần thứ hai vào thời kỳ xảy ra chiến tranh giữa Anh và Hoa Kỳ vào năm 1812. Họ vẫn còn nhớ đến cuộc tranh chấp về việc giành quyền kiểm soát lãnh thổ Oregon. Còn nhữa, nhiều người Hoa Kỳ tiền phong đi định cư tiến đến các vùng đất ở phía Tây Gia Nã Đại. Người Gia Nã Đại bắt đầu hỏi lẫn nhau : "Liệu rằngh có thể sẽ nuốt trửng đất đai của chúng ta như họ đã từng nuột các vùng đất khác ở miền Tây không ?"

Nhiều người cho rằng một nước Gia Nã Đại thống nhất sẽ có thể tự vệ chống lại Hoa Kỳ được hữu hiệu hơn. Lẽ dĩ nhiên là có những lý do tốt đẹp khác đưa đến việc thống nhất Gia Nã Đại. Làm ột quốc gia, Gia Nã Đại hy vọng sẽ có thể điều hành các công việc nội bộ cũng như có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên và mở mang việc mậu dịch.

- Gia Nã Đại trở thành một quốc gia tự trị.

James King nói : "Năm 1867 rất là quan trọng đối với người Gia Nã Đại chúng tôi cũng như là năm 1776 đối với các bạn. Năm đó đánh dấu này khai sinh ra đất nước tôi. Năm 1867, Quốc hội Anh thông qua đạo luật gọi là đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh, theo đó thì các tỉnh sẽ được thống nhất lại và được dưới quyền cai trị của một chính phủ. Quốc gia mới này gọi là quốc gia tự trị Gia Nã Đại, và ông John A. Macdonald một vị lãnh tụ khôn ngoan và có tài ở vùng Thượng Gia Nã Đại trở thành một trong những chính khách vĩ đại nhất của quo71c6 gia Gia Nã Đại."

- Quốc gia Gia Nã Đại bành trướng.

James King vẫn tiếp tục nói về nước Gia Nã Đại mới. Ông ta nói với chúng tôi rằng lúc đầu Gia Nã Đại còn là một quốc gia nhỏ chỉ có 4 tỉnh là Nove Scottia, New Brunswick, và hai tỉnh mới Quebec và Ontario (2 tỉnh này là những vùng thuộc Thượng và Hạ Gia Nã Đại trước kia). Ngoại trừ Newfoundland và đảo Prince Edward ra, phần lớn những vùng còn lại của Gia Nã Đại ngày nay thì lúc bấy giờ vẫn còn thuộc về Anh quốc và do công ty Hudson Bay kiểm soát. Sau đó chính phủ Gia Nã Đại mua hết đất đai của công ty này, và khi Anh quốc trao cho Gia Nã Đại tất cả đất đai chạy dài về miền Tây tới tận dãy núi đá Rockies thì công ty Hudson Bay vẫn còn duy trì các thương điếm, và giữ quyền buôn bán da thú.

Giống như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại cũng mở mang lãnh thổ chạy dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến bờ biến Thái Bình Dương. Trong thập niên 1873 có thêm 3 tỉnh sát nhập vào Gia Nã Đại. Đó là các tỉnh Manitoba ở phía Bắc cánh đồng cỏ Dakota, Columbia thuộc Anh vốn là phần đất lãnh thổ Oregon của Anh trước, và đảo Prince Edward ở phía Đông. Khi đường xe lửa xuyên lục Pacific của Gia Nã Đại hoàn thành thì dân chúng bắt đầu đổ xô đến vùng đồng cỏ ở miền Tây. Đầu thế kỷ thứ XX lại có thêm 2 tỉnh Alberta và Saskatchewan. Sau hết vào năm 1949, dân chúng Newfoundland biểu quyết để trở thành một phần của Gia Nã Đại, nhưng vẫn còn là một tỉnh riêng biệt. Ngày nay, Gia Nã Đại có 10 tỉnh và hai lãnh địa Yukon và lãnh địa Tây Bắc.

- Gia Nã Đại trở thành một quốc gia độc lập và tự trị trong khối thịnh vượng chung.

495

Page 164: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

James King nói tiếp :"Các bạn đừng nên nghĩ rằng sau khi được tự trị, Gia Nã Đại đã được hoàn toàn độc lập. Dù rằng chúng tôi có chính quyền riêng của chúng tôi, nhưng Gia Nã Đại vẫn chưa thể điều hành các công việc ngoại giao với các quốc gia. Công việc ngoại giao của chúng tôi vẫn còn nằm trong quyền kiểm soát của Anh quốc.

Khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào năm 1914, Anh quốc tuyên chiến Đức thì Gia Nã Đại cũng ở trong tình trạng chiến tranh. Gia Nã Đại sẵn sàng chiến đấu bên cạnh mẫu quốc, nhưng muốn được nhìn nhận như là một quốc gia. Chính phủ Gia Nã Đại được quyền bình đẳng với Anh quốc cũng như các nước đồng minh khác trong việc nghiên cứu và điều khiển chiến tranh. Khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, Gia Nã Đại ký các hòa ước như là một quốc gia riêng rẽ chứ không phải là một quốc gia thuộc địa.

Sau chiến tranh, người Gia Nã Đại muốn hoàn toàn nắm quyền điều khiển chính sách ngoại giao. Họ không còn muốn chính phủ London bàn luận với Hoa Kỳ và các quốc gia khác về các công việc của người Gia Nã Đại. Năm 1931, chính phủ Anh thông qua luật Statute Westminster (quy chế Westminster) nhìn nhận Gia Nã Đại là một quốc gia tự trị, độc lập và là hội viên trong khối thịnh vượng chung. Đây là giai đoạn chót của Gia Nã Đại trên con đường dài tiến đến độc lập. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, chính phủ Gia Nã Đại tự quyết định tuyên chiến với Đức và Nhật. James King nói Gia Nã Đại ngày nay là một quốc gia quan trọng trong phạm vi quyền hành. James tiếp :"Chúng tôi, những người Gia Nã Đại, có liên hệ chặt chẽ với Anh quốc, nhưng chúng tôi là công dân của nước Gia Nã Đại. Chúng tôi hãnh diện với quốc tịch Gia Nã Đại giống như các bạn hãnh diện là người mang quốc tịch Hoa Kỳ."

- Hệ thống chính quyền Gia Nã Đại khác với hệ thống chính quyền Hoa Kỳ.

Chúng tôi hỏi James rằng hình thức chính quyền Gia Nã Đại có giống hình thức chính quyền của Hoa Kỳ không, thì James trả lời :" Giống như Hoa Kỳ, nước chúng tôi có chính quyền dân chủ và chính phủ Liên bang của chúng tôi là một cộng đồng các tỉnh cũng như cộng đồng các tiểu bang của Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền của chúng tôi hoạt động giống như chính quyền Anh nhiều hơn.

Quốc hội Gia Nã Đại là cơ quan làm luật gồm có hai viện : Thượng viện và Thứ Dân Nghị Viện. Các nghị sĩ của Thượng viện là đại diện của n hân dân, và họ được chỉ định suốt đời tại chức hứ không phải do dân bầu cử lên. Tuy nhiên, các vị dân biểu tại Hạ viện lại do dân bầu lên, và mỗi vị là đại diện cho một số dân chúng.

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng Gia Nã Đại là một quốc gia hội viên trong khối thịnh vượng chung mà lại có một vị toàn quyền đại diện Anh hoàng hay nữ hoàng Anh. Thực ra thì vị toàn quyền này không có thực quyền. Người thực sự đứng đầu chính phủ Gia Nã Đại và cũng là người nắm thực quyền là vị Thủ tướng chính phủ. Giống như Tổng thống Hoa Kỳ, vị Thủ tướng ở Gia Nã Đại chịu trách nhiệm về việc thi hành luật pháp. Nhưng đồng thời ông cũng có trách nhiệm hoạt động để cho dự luật Quốc hội thông qua. Thủ tướng Gia Nã Đại không phải do dân chúng bầu lên, mà trái lại, là người được chí định, vì ông là lãnh tụ của chính đảng chiếm đa số trong Hạ viện.

496

Page 165: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Muốn được ở lại tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng, ông ta phải được Hạ viện ủng hộ. Nếu đa số dân biểu không bỏ phiếu ủng hộ một dự luật quan trọng nào đó do đảng ông đề nghị, thì hoặc là ông (Thủ tướng) phải từ chức, hoặc là ông phải kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử để bầu lại Quốc hội. Nếu cuộc bầu cử này mà phe đối lập chiếm được đa số ghế ở Hạ viện thì ông phải từ chức. Vị lãnh tụ của chính đảng chiếm đa số mới ở trong Quốc hội trở thành Thủ tướng.

GIA NÃ ĐẠI PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN, MỞ MANG KỸ NGHỆ VÀ MẬU DỊCH.

Quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ ở phía Bắc thường được gọi là một quốc gia vừa lớn vừa nhỏ. Gia Nã Đại là một quốc gia đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới về phương diện lãnh thổ, Gia Nã Đại có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, và mở mang kỹ nghệ cũng như thương mại một cách rất mau chóng. Nhưng dân số Gia Nã Đại chỉ bằng 1/10 dân số Hoa Kỳ, hay chỉ có hơn 20 triệu dân thôi.

- Hầu hết người Gia Nã Đại là con cháu người Pháp hay người Anh.

Nhìn vào bản đồ, các bạn hãy tưởng tượng có một đường chạy băng qua Gia Nã Đại vào khoảng 200 dặm ở phía Bắc Hoa Kỳ. Hầu hết các nông trại và các thành phố của Gia Nã Đại ở torng giải đất nằm giữ đường này và đường biên giới hcung với Hoa Kỳ. Vào khoảng nửa dân số Gia Nã Đại sinh sống ở phía Đông giải đất này, khoảng giữa hồ Huron và thành phố Montreal, một thành phố lớn nhất Gia Nã Đại.

Giống như Hoa Kỳ, những người Gia Nã Đại này không phải là dân da đỏ. Họ là những người di cư hay là con cháu của những người di cư vào Gia Nã Đại. Nhưng trong khi người Hoa Kỳ gồm nhiều quốc tịch khác nhua thì hầu hế những người Gia Nã Đại là con cháu của người Pháp sinh sống ở trong một phần lớn tỉnh Quebec, chỉ chiếm chừng 1/3 dân số Gia Nã Đại. Hầu như có tới gần 1/2 dân số Gia Nã Đại là con cháu của người Anh, người Ái Nhĩ Lan và người Tô Cách Lan. Dân chúng của nhiều quốc gia khác cũng đến định cư lập nghiệp ở Gia Nã Đại. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, có nhiều người Âu châu bị mất nhà cửa hay chán nản vì tình thế ở quê nhà cũng đến Gia Nã Đại để sinh sống.

- Gia Nã Đại khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Chỉ có ít quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên như quốc gia láng giềng ở phương Bắc của Hoa Kỳ. Đất đai phì nhiêu của Gia Nã Đại đã khiến cho quốc gia này trở thành một nước nông nghiệp vĩ đại. Gia Nã Đại trồng rau, trồng cây ăn trái và các loại mễ cốc, những nông phẩm chính của Gia Nã Đại dùng nông cơ tối tân để mở mang nông nghiệp.

Gia Nã Đại có rất nhiều khoáng sản cần cho thế giới ngày nay. Thí dụ như Gia Nã Đại dẫn đầu thế giới về sản xuất chất Nickel và thạch ma. Hàng năm quốc gia này cũng sản xuất được rất nhiều dần lửa, vàng, đồng, kẽm, chì và bạch kim. Trong những năm gần đây, người ta lại tìm thấy những mỏ quặng sắt rất lớn ở phía Đông Gia Nã Đại. Sự khám phá này không những rất quan trọng riêng cho Gia Nã Đại mà còn quan trọng cho cả Hoa Kỳ nữa, vì sản xuất quặng sắt của hai quốc gia này hàng năm đã bị giảm đi nhiều. Quan trọng hơn nữa ở trong thời đại nguyên tử này là Gia Nã Đại lại có nhiều quặng Uranium, một loại kim khí dùng để sản xuất nguyên tử lực. Quốc gia này

497

Page 166: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

đã trở thành quốc gia dẫn đầu về khai thác hầm mỏ và kỹ nghệ luyện các quặng sắt có giá trị. Đa số những sản phẩm này được đem xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Những khu rừng rộng mênh mông bát ngát của Gia Nã Đại là một tài nguyên khác. Gia Nã Đại sản xuất rất nhiều gỗ và bột gỗ dùng để chế tạo giấy làm báo và tạp chí. Ngoài ra còn có rất nhiều cá và da thú nữa. Hệ thống thủy lợi Đại hồ – sông St . Lawrence cung cấp rất nhiều thủy điện và rất tiện lợi cho ông việc chuyển vận. Dọc theo sông St. Lawrence có rất nhiều nhà máy sản xuất điện lực cho các nhà máy kỹ nghệ. Nhờ có điện lực rẻ cho nên Gia Nã Đại phát triển thêm được nhiều nhà máy kỹ nghệ mới.

- Gia Nã Đại trở thành một quốc gia quan trọng về kỹ nghệ và thương mại.

Từ Đệ Nhị Thế Chiến, kỹ nghệ Gia Nã Đại đã bành trướng rất nhiều. Các khu kỹ nghệ lớn nhất nằm trong các tỉnh Ontario, Quebec và British Columbia. Trong số các nhà máy quan trọng của Gia Nã Đại, có các nhà máy chế biến thực phẩm, chế tạo các đồ bằng sắt và bằng thép, hóa phẩm, bộ giấy, làm giày, làm các đồ bằng gỗ và các đồ điện. Dù không khai thác quặng bauxite, nhưng Gia Nã Đại cũng được coi là quốc gia đứng hàng thứ ba về sản xuất nhôm. Các công ty kỹ nghệ nhập cảng bauxite đem về Gia Nã Đại tinh luyện vì ở đây điện lực rất rẻ. Hai nhà máy tinh luyện nhôm lớn nhất thế giới nằm ở trong tỉnh Quebec và British Columbia.

Vì sản xuất dư thừa thực phẩm và hàng hóa kỹ nghệ cho dân chúng tiêu thụ, cho nên Gia Nã Đại đem bán hàng hóa thặng dư cho các quốc gia khác. Trong những năm gầ nđây, Gia Nã Đại đã trở thành một trong những quốc gia giao thương qua ntro5ng nhất thế giới. Phần lớn hàng hóa xuất cảng của Gia Nã Đại đem bán cho Hoa Kỳ, còn lại là bán cho Anh và các quốc gia khác. Gia Nã Đại xuất cảng lúa mì, bột gỗ, kim khí, và các sản phẩm khác. Gia Nã Đại mua về các hàng hóa như các máy móc hạng nặng, than đá, vải, cà phê, trái cây vùng nhiệt đới... Về giao thông, Gia Nã Đại có hai đường xe lửa xuyên lục địa và một xa lộ xuyên lục. Đường xa lộ này hoàn thành vào năm 1962, nối liền mười tỉnh với nhau.

Ngày nay nhờ sử dụng thủy lộ St. Lawrence mà các tàu thuyền có thể đi lại từ Đại Tây Dương chạy vào nội địa tới thành phố quan trọng Chicago, và có thể đến bến tàu phía cực Tây ở trên Thượng Hồ. Thủy lộ St. Lawrence rất ích lợi cho kỹ nghệ vào giao thông cho cả hai nước Hoa Kỳ và Gia Nã Đại, cho nên cả hai nướ cđều cùng quản trị thủy lộ này. Một phần dự án của thủy lộ này là thiết lập các nhà máy điện bên cạnh thác nước International, ở phía trên thành phố Montreal. Các nhà máy điện này cung cấp điện lực cho các kỹ nghệ ở Gia Nã Đại và miền Bắc của tiều bang New York cũng như các vùng khác ở Hoa Kỳ.

498

Page 167: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

PHẦN IITỪ KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP, CÁC QUỐC GIA

CHÂU MỸ LA TINH ĐÃ THỰC HIỆN ĐƯỢC NHỮNG TIẾN BỘ NÀO ?

Bây giờ chúng ta quay trở lại với các quốc gia láng giềng ở Châu Mỹ La Tinh. Trong chương X, các bạn đã thấy rằng vào khoảng năm 1825, hầu hết các thuộc địa Tây Ban Nha và thuộc địa Ba Tây của Bồ Đào Nha đã giành được độc lập. Nói về lịch sử của mỗi nước Cộng Hòa này từ khi giành được độc lập thì ta phải dùng đến cả một cuốn sách mới nói hết được. Nhưng chúng ta chỉ cần biết một vài điều về các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh và những tiến bộ mà các quốc gia này đã thực hiện được kể từ khi giành được độc lập. Sự thật là các quốc gia này vốn gốc là các thuộc địa Tây Ban Nha, và Tây Ban Nha còn truyền lại ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục và tập quán cho các quốc gia này. Tuy nhiên, giữa các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh có những khác biệt rõ rệt về lối sống. Khi đọc về nước nào thì bạn nên xác định vị trí của nước đó ở trên bản đồ.

NHÌN VÀO CÁC QUỐC GIA Ở CHÂU MỸ LA TINH

- Mễ Tây Cơ là một quốc gia có cùng biên giới với Hoa Kỳ.

Hàng năm có tới hàng ngàn người Hoa Kỳ đến viếng thăm Mễ Tây Cơ, quốc gia châu Mỹ La Tinh duy nhất có chung biên giới với Hoa Kỳ. Các du khách thấy rằng Mê Tây Cơ có những vùng đất trái ngược hẳn nhau. Người ta thấy có rất nhiều di tích còn lại của người Artec và của người Tây Ban Nha ; nhưng đồng thời Mễ Tây Cơ cũng có nhiều điểm rất giống lối sinh hoạt của người Hoa Kỳ. Xen vào những làng xóm nơi mà dân chúng sinh sống giống như cảnh sinh hoạt vào thời Trung cổ, thì lại có những thành phố ồn ào của thời đại tân tiến ngày nay. Nhiều người Mễ bẫn còn dùng những nông cụ thô sơ được chế tạo bằng tay dể canh tác giống như tổ tiên họ ngày xưa. Nhưng cũng có những công nhân làm việc ở trong các nhà máy xí nghiệp, ở trong các

499

Page 168: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

công trường khai thác dầu lửa, và ở các tiệm bán hàng cũng như ở các cơ sở kinh doanh.

Mễ Tây Cơ đang mở mang thành một quốc gia tân tiến một cách mau lẹ. Trong những năm gần dây chính phủ đã thực thiện được nhiều hệ thống dẫn thủy nhập điền để dẫn nước vào các vùng đất thiếu nước, và giúp cho nông dân cải thiện công việc trồng mía. Thêm vào việc sản xuất thực phẩm cũng như chăn nuôi gia súc dể đáp ứng nhu cầu trong nước, người Mễ còn trông cà phê và các loại cây trái nhiệt đới để xuất cảng. Sản lượng sisal (một loại sợi xưong rồng dùng để làm dây thừng) của Mễ Tây Cơ lên tới 50 phần trăm tổng sản lượng sisal của thế giới. Việc khai thác hầm mỏ cũng quan trọng. Mễ Tây Cơ là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất bạc, và cũng là quốc gia sản xuất nhiều dầu hỏa hơn bất kỳ quốc gia châu Mỹ La Tinh nào khác, ngoại trừ Venezuela. Các nhà máy kỹ nghệ sản xuất đủ các loại hàng hóa để cung ứng cho nhu cầu dân chúng.

- Sáu nước Cộng Hòa nhỉ bé ở Trung Mỹ.

Phía Tây Nam Mễ Tây Cơ là Trung Mỹ, đây là một giải đất hẹp nối liền Bắc Mỹ với Nam Mỹ. Ngày nay Trung Mỹ gồm có 6 nước Cộng Hòa : Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica và Panama.

Sáu nước Cộng Hòa này rất giống nhau về nhiều phương diện. Dân chúng (ngoại trừ Costa Rica) là con cháu của những người da đỏ hay là con cháu của người Tây Ban Nha và người da đỏ. Hầu hết họ sinh sống bằng nghề làm ruộng. Đất đai phì nhiêu ở các quốc gia này sản xuất rất nhiều sản phẩm nhiệt đới có giá trị, trong đóp hải kể đến chuối và cà phê chiếm phần quan trọng nhất trong nền thương mại thế giới.

Giữa 6 quốc gia này cũng có nhiều khác biệt đáng kể. Thí dụ như ở Guatemala có tới một nửa dân số hoàn toàn là những người da đỏ vốn là bộ lạc Mayan. Từ thời Columbus cho đến giờ, những làng mạc và lối sinh hoạt của họ chỉ thay đổi chút ít. Ngược lại, dân tộc El Salvador, nước Cộng Hòa nhỏ nhất ở Trung Mỹ, là những người lai da đỏ và Tây Ban Nha. Honduras có rất nhiều quặng mỏ nhưng lại mới bắt đầu phát triển kỹ nghệ. Chuối là sản phẩm chính để sản xuất của xứ này. Nicaragua quốc gia lớn nhất ở Trung Mỹ luôn luôn cách mạng. Trong khi đó thì nước Costa Rica nhỏ bé lại có chính quyền dân chủ thật sự. Tất cả mọi người dân đến tuổi đi bầu đều được đi bầu và có rất ít dân da đỏ, nên người Tây Ban Nha đã chinh phục được xứ này một cách dễ dàng. Phần lớn dân tộc Costa Rica là con cháu của người Tây Ban Nha. Panama nổi tiếng về con kênh đào cắt ngang quốc gia này.

500

Page 169: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Các nước Cộng hòa nằm trong vùng biển Caribbean.

Nằm xa về phía Đông Bắc là 3 nước Cộng hòa châu Mỹ La Tinh khác. Trong chương XXVIII các bạn đã có dịp được biết về một trong ba quốc gia này, đó là xứ Cuba. Hai quốc gia kia là Haiti và nước Cộng hoa Dominique cùng nằm trên hòn đảo Hispaniola. Từ mấy thế kỷ trước, Columbus đã thành lập một làng định cư ở phía Đông đảo Hispaniola. Sau đó lại có người Pháp định cư ở phía Tây hòn đảo này, và vùng này trở thành một thuộc địa của Pháp. Người Pháp cho lập các đồn điền trồng cà phê và mía ở đây, và đem nô lệ da đen đến để làm các công việc nặng nhọc. Những người nô lệ chiếm đa số và bị đối xứ rất tàn ác. Cuối thế kỷ thứ XVIII, họ nổi loạn chống lại các ông chủ người Pháp. Dưới sự lãnh đạo của một người da đen tài giỏi tên là Tousaint L'Ouverture, họ đánh bại người Pháp và thành lập nước Cộng hòa da đen. Sau đó quân đội Pháp được gửi đến tái chiếm hòn đảo này nhưng chiến tranh ác liệt và bệnh sốt rét vàng da buộc người Pháp phải rút lui. Năm 1804, nhiều năm trước khi thuộc địa Tây Ban Nha ở lục địa giành được quyền tự do thì nước Cộng hòa Haiti đã trở thành quốc gia châu Mỹ La Tinh đầu tiên giành được độc lập. Đây là nước Cộng hòa độc nhất ở châu Mỹ La Tinh mà ngôn nhữ là tiếng Pháp. Phần phía Đông hòn đảo Hispaniola trở thành nước Cộng hòa Dominique nói tiếng Tây Ban Nha.

- Núi non ảnh hưởng đến đời sống ở các quốc gia vùng Andes.

Nhóm quốc gia Cộng hòa châu Mỹ La Tinh khác nằm ở phía Bắc Nam Mỹ. Tất cả các quốc gia này là Columbia, Venezuela, Ecuador, Peru và Bolivia đều nằm trong

501

Page 170: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

vùng nhiệt đới. Tất cả các quốc gia này đều có dãy núi Andes cao chót vót ngạo nghễ chạy băng qua. Dãy núi này ảnh hưởng rất nhiều đến lối sinh hoạt của các nước Cộng hào ở vùng núi Andes này. Những ảnh hưởng này đã gây cho họ nhiều thuận lợi cũng như không biết bao nhiêu là khó khăn.

Dãy núi Andes ngăn cách vùng đồng bằng hẹp ở duyên hải với các vùng rừng rậm ở sâu trong nội địa ,và tạo nên những vùng cao nguyên mát mẻ, nơi có hầu hết dân chúng sinh sống. Tuy nhiên, dãy núi cao này đã làm cho việc giao thông vận chuyển ở các quốc gia này trở nên vô cùng khó khăn. Ở vùng núi này có rất ít đường xe lửa. Việc thiết lập các con đường băng qua dãy núi này quả là một công việc vô cùng vĩ đại. Trong vùng núi ở Ecuador, Peru, và Bolivia, người da đỏ hoàn toàn tủy thuộc vào Llama đểchuyển vận hàng hóa. Llama là một loài thú vật có chân đi rất khỏe và có thể đi được các quãng đường dài, leo các đường mòn theo dốc núi mà chỉ cần ăn uống rất ít. Trong những năm gần đây, nhiều đường xá mới được thiết lập để nối vùng duyên hải với vùng cao nguyên, và với vùng rừng rậm ở bên kia dãy núi. Người ta cũng sử dụng máy bay để chuyên chở hành khách và hàng hóa qua các vùng này.

Việc trồng trọt rất quan trọng ở các quốc gia vùng núi Andes. Người ta trồng các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, chuối, bông vải, đường và cacao trong các vùng duyên hải và ở sườn núi tại các nơi cao độ thấp. Việc khai thác quặng mỏ cũng quan trọng ở trong hầy hết các quốc gia này. Bolivia sản xuất nhiều thiếc, Peru sản xuất nhiều đồng, và Venezuela là một trong những quốc gia sản xuất nhiều dầu lửa nhất thế giới. Ecuador sản xuất gỗ balsa nhẹ và các loại mũ nan trông rất đẹp mà thường được gọi là mũ Panama.

Tất cả các quốc gia ở vùng núi Andes này chỉ có một giai cấp thượng lưu ít ỏi người Tây Ban Nha. Nhiều người da đen sinh sống ở các thị trấn hải cảng ở Venezuela và ở Colombia. Trong các vùng núi ở Ecuador, Peru, và Bolivia phần đông dân chúng là những người thuần túy da đỏ, dòng dõi của người Inca và của một vài bộ lạc khác.

- Các quốc gia châu Mỹ La tinh nằm ở vùng ôn đới.

Còn một nhóm các nước Cộng hòa khác nằm ở phía Nam Nam Mỹ, đây là các nước Chile, Argentina, Uruguay, Paraquay. Paraguay nằm sâu trong nội địa, nóng, không giống ba nước Cộng hòa kia. Trong việc khai thác và phát triển tài nguyên thiên nhiên, quốc gia này không thực hiện nhiều tiến bộ. Ba nước Chile, Argentina và Uruguay đều nằm ở trong vùng ôn đới và khí hậu mát mẻ hơn. Vì các mùa (thời tiết) ngược hẳn với các mùa ở Hoa Kỳ cho nên tháng 6 ở các quốc gia này có thời tiết giống thời tiết tháng chạp ở Hoa Kỳ. Mặc dù đa số dân chúng là dòng dõi người Tây Ban Nha, nhưng trong vòng một trăm năm vừa qua đã có nhiều người Âu châu đến các quốc gia này sinh sống.

+ Chile : Nhìn vào bản đồ các bạn sẽ thấy rằng Chile chiếm một dải đất dài và hẹp nằm giữa dạy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hầu hết dân chúng Chile sinh sống trong vùng thung lũng đầy nắng chan hòa nằm giữa dãy núi Andes và một dãy núi khác ở gần bờ biển. Ở trong vùng này, người ta dùng mễ cốc, rau và đủ loại cây trái. Quặng mỏ chiếm phần lớn tài nguyên thiên nhiên của Chile. Người ta tìm thấy Nitrat dùng để làm phân bón trong vùng sa mạc ở phía Bắc. Hầu hết sản lượng Iodure (một phó sản xuất của Nitrat) của thế giới là do Chile sản xuất. Chile cũng là

502

Page 171: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nước dẫn đầu về sản xuất đồng. Trong những năm gần đây, kỹ nghệ bành trướng rất mau lẹ ở Chile.

+ Argentina : Cũng như Chile, Argentina nằm ở phía nam Nam Mỹ. Diện tích Argentina lớn hơn giải đất nằm ở phía Đông sông Mississippi của Hoa Kỳ. Thủ đô nước Argentina là Buenos Aires, là một thành phố lớn nhất ở Nam Mỹ, và cũng là một thành phố lớn nhất ở Tây Bán Cầu. Argentina có cánh đồng cỏ gọi là Pampas vô cùng rộng lớn để chăn bò và cừu. Lúc đầu những người chăn bò ở Argentina (gauches) cùng với đàn bò đi lang thang trong khắp cánh đồng cỏ rất giống như những người chăn bò Hoa Kỳ cùng với đàn bò đi lang thang trong khắp các đồng cỏ trong vùng đại đồng bằng. Dân chúng Argentina phần lớn là dòng dõi của người Tây Ban Nha và người Ý. Họ xuất cảng rất nhiều thịt bò, thịt cừu và trồng mía, bắp cùng các loại mễ cốc khác. Đóng thịt hộp và biến ch61 phó sản bằng thịt cũng như chế biến da thú là những kỹ nghệ quan trọng ở Argentina.

+ Uruguay : Uruguay là nước Cộng hòa nhỏ nhất ở Nam Mỹ. Về nhiều phương diện, chúng ta có thể nói Uruguay là một nước Argentina thu nhỏ lại, vì rằng quốc gia này cũng nuôi cừu, bò, trồng bắp và trồng lúa mì. Mức sống của dân chúng Uruguay khác cao. Giáo dục miễn phí đến đại học. Dân chúng được hưởng nhiều quyền lợi như trợ cấp người già, săn sóc thuốc men cho người nghèo. Những quyền lợi này không phải là thông thường ờ các nước châu Mỹ La Tinh.

- Ba Tây là một quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ.

Sau hết chúng ta bàn đến nước Ba Tây, một quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ về dân số cũng như về diện tích. Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy Ba Tây có chung biên giới với tất cả các nước ở Nam Mỹ ngoại trừ nước Chile và Ecuador. Ba Tây bao trùm cả vùng thung lũng rộng lớn của sông Amazone ở phía Bắc cho đến cánh đồng cỏ mát lạnh ở miền Nam.

Tài nguyên thiên nhiên của Ba Tây rất phong phú, đất đai phì nhiêu, có nhiều sông chảy xiết, rừng rậm nhiệt đới và rất nhiều quặng mỏ. Quốc gia này sản xuất rất nhiều quặng Manganese (dùng để làm cho cứng thép) và đem bán cho Hoa Kỳ. Ba Tây cũng có rất nhiều quặng sắt và mới bắt đầu khai thác trogn những năm gần đây. Đồng thời quốc gia này cũng có nhà máy thép lớn nhất ở Nam Mỹ. Các sông ngòi ở đây gần biển được khai thác sản xuất thủy điện và kỹ nghệ càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Có thể nói rằng Ba Tây có thể trồng hết các loại cây cho loài người sử dụng. Ba Tây là quốc gia sản xuất cà phê nhiều nhất thế giới về sản xuất đường. Bông vải và cacao cũng là những nông phẩm quan trọng.

Ba Tây có nhiều thành phố lớn. San Paulo là một trung tâm hàng đầu về kỹ nghệ. Ai cũng đã từng được nghe về Rio de Janeiro, một hải cảng quan trọng nhất, cũng đã từng là thủ đô của Ba Tây trong nhiều năm. Gần đây, chính phủ Ba Tây cho thiết lập một thủ đô mới gọi là Brasilia ở sâu trong nội địa hàng trăm dặm. Ba Tây hy vọng khai thách vùng đất rộng bao la ở sâu trong nội địa để dân chúng ở các vùng quá đông đúc có thể đến lập nghiệp sinh sống và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây.

- Các cựu thuộc địa của Anh được độc lập.

503

Page 172: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Nói về các quốc gia láng giềng ở phương Nam, chúng ta không nên bỏ qua các nước mới giành được độc lập trong những năm gần đây. Cho tới mấy năm trước đây, các nước này vẫn còn là lãnh địa của nước Anh, nhưng bây giờ thì đã được độc lập và là quốc gia hội viên trong khối thịnh vượng chung do Anh quốc lãnh đạo. Trong số các nước này có các nước Trinidad-Tobago, Jamaica và Barbados là những hòn đảo nằm trong vùng biển West Indies. Guyana (ngày xưa là Guina thuộc Anh) nằm ở vùng duyên hải cực Đông Bắc Nam Mỹ. Quần đảo Bahamas thì ở phía Đông Florida. Tất cả các lãnh địa khác của Anh ở châu Mỹ đang hoạt động để tiếng tới quyền tự trị.

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHỮNG TIẾN BỘ Ở CHÂU MỸ LA TINH.

Sau khi bàn về các nước châu Mỹ La Tinh các bạn có thể nghĩ rằng tại sao từ khi giành độc lập đã có hàng hơn một thể kỷ rồi mà các nước này không tiến mau hơn được sao? Chúng ta thấy rằng nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh trước kia trong thời còn là thuộc địa của các chính quyền Âu châu họ đã không có một cơ hội nào để tự trị cho đến khi độc lập, họ không được chuẩn bị để điều khiển các công việc của họ. Hơn nữa, đa số nhân dân châu Mỹ La Tinh không có một cơ hội nào để cải thiện lối sống của họ. Trong những năm dưới thời thuộc địa, phần lớn các nước châu Mỹ La Tinh chỉ có hai giai cấp. Thiểu số thuộc giai cấp thượng lưu làm chủ hầu hết ruộng đất và nắm quyền điều hành chính quyền để giành quyền lợi cho họ. Đại đa số dân chúng là nông dân thuộc giai cấp hạ lưu thấp hèn, phải làm việc ở trong các đại đồn điền. Giai cấp nông dân thì nghèo khổ, không biết đọc, không biết viết. Họ sống chết với ruộng đất mà không chút hy vọng gì để làm chủ một ít ruộng đất này. Có rất ít cố gắng để khai thác tài nguyên thiên nhiên hay là để phát triển kỹ nghệ. Chỉ có số ít người thuộc vào giai cấp mà chúng ta gọi là giai cấp trung lưu. Đó là những nhà tiểu điền chủ và các ông chủ tiệm.

- Các chính quyền do một người điều khiển là một điều rất tệ hại cho các quốc gia Mỹ La Tinh.

Có lẽ sự thoái hóa lớn nhất ngăn cản tiến bộ của các quốc gia châu Mỹ La Tinh là các chính quyền quá ư tồi tệ. Khi giành được độc lập, nhân dân các nước này mong muốn có một chính quyền dân chủ như Hoa Kỳ. Hiến pháp của các nước Tân Cộng hòa này cũng ấn định bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Nhưng một chế độ dân chủ thực sự phải tùy thuộc hơn vào một kế hoạch chính quyền. Điều bất hạnh là có những người chỉ lo chiếm được quyền hành hơn là lo bảo vệ các quyền tự do của dân chúng như là tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ở hầu hết các nước châu Mỹ La Tinh có những người ích kỷ đầy tham vọng sử dụng võ lực để nắm chính quyền. Dù rằng họ có tước hiệu là Tổng thống, nhưng thực ra họ là những nhà độc tài, nắm hết mọi quyền hành. Ở các quốc gia này có rất ít người biết lo đến quyền lợi của dân chúng.

- Cách mạng không phải là điều bất thường ở các quốc gia này.

Dưới quyền các nhà lãnh đạo như vậy thì dĩ nhiên là các quốc gia châu Mỹ La Tinh thực hiện được rất ít tiến bộ. Ở các quốc gia này, cách mạng xảy ra rất thường. Cách mạng thường xảy ra vào khi có một người hùng lật đổ nhà độc tài đương quyền để rồi thành lập chế độ độc tài cho chính mình. Những cuộc cách mạng như vậy thường có rất ít tác dụng đối với dân chúng.Nhưng đôi khi chính dân chúng cũng đứng

504

Page 173: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

lên chống lại các nhà độc tài đáng ghét và lật đổ chính quyền. Các bạn đã được biết ở trong chương XXIX, năm 1910, nhân dân Mễ Tây Cơ nổi loạn chống lại nhà độc tài ở nước họ và cuối cùng họ đã thành lập được một chính quyền dân chủ hơn.

- Các quốc gia châu Mỹ La Tinh đang thực hiện nhiều tiến bộ.

Mặc dù là có những khó khăn như chúng ta vừa mới nói ở trên đây, một vài quốc gia châu Mỹ La Tinh đã cố gắng tiến lên. Nguyên nhân là gia cấp trung lưu ở các quốc gia này đang bành trướng mạnh. Chẳng hạn như Mexico, Costa Rica, Columbia, Chile, Argentina, Ba Tây và Uruguay đã trở thành những quốc gia tân tiến.

Ngày nay các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục, và việc nâng cao mức sống của dân chúng. Các chính phủ các nước này đang cho thiết lập trường học, nhà thương, và đường xá, huấn luyện đào tạo các bác sĩ, y tá, và giáo viên. Họ cũng đang cố gắng cải thiện các phương pháp canh tác và mở mang kỹ nghệ cũng như thương mại. Mặc dù thiểu số địa chủ giàu có chiếm gầ nhết ruộng đất, nhưng dân nghèo dần dần cũng có cơ hội làm chủ đất đai của họ. Mexico là một quốc gia dẫn đầu về việc phá bỏ những đồn điền lớn và chia ruộng đất cho người cày. Tuy nhiên, những tiến bộ này thật ra không có nhiều. Hầu hết các nước ở châu Mỹ La Tinh thiếu tiền hay tư bản để thực hiện những cải cách cần thiết và để mở mang kỹ nghệ tân tiến.

- Những vấn đề mới.

Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Mỹ La Tinh phải đương đầu với vấn đề dân số gia tăng nhanh chóng.Ngay cả ở các nước đã thực hiện nhiều tiến bộ kỹ nghệ và nông nghiệp cũng thấy rằng không sản xuất đủ để theo kịp với đà gia tăng dân số một cách quá mau chóng. Hậu quả là các thành phố của các nước này trở thành các thành phố quá đông dân , và càng ngày dân chúng càng không có đủ thực phẩm, quần áo và nhà ở. Một giải pháp cho vấn đề này là mở mang các vùng đất rộng lớn còn hoang vu ở Nam Mỹ, và phải khai thác triệt để các tài nguyên thiên nhiên.

PHẦN IIIQUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA HOA KỲ VÀ CÁC LÂN QUỐC

ĐÃ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?

Cho tới đây, chúng ta đã nói về các công việc phát triển ở Gia Nã Đại và các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Chúng ta muốn biết một vài điều về mối liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và các quốc gia này. Trước hết, chúng ta hãy nói về mối quan hệ ngoại giao giữ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

HOA KỲ VÀ GIA NÃ ĐẠI TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC CUỘC TRANH CHẤP MỘT CÁCH HÒA BÌNH.

Việc tranh chấp giữa hai quốc gia thường đưa đến chiến tranh. Đã có nhiều khi Hoa Kỳ và Gia Nã Đại có những tranh chấp có thể gây ra rắc rối. Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều mong muốn hòa bình cho nên họ sẵn sàng bàn cãi để giải quyết những khác biệt của hai nước để tránh khỏi phải đi đến chiến tranh. Khó có nơi nào trên thế giới có thể so sánh được bằng tình thân hữu của hai quốc gia này trong 150 năm vừa qua.

505

Page 174: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Đường biên giới không có quân đội canh giữ rất thuận lợi cho hòa bình.

Nhiều quốc gia ở trên thế giới phải dùng đến quân đội và súng ống để bảo vệ biên giới, nhưng Hoa Kỳ và Gia Nã Đại lại có thế hãnh diện rằng đường biên giới chung của hai nước không cần phải có võ trang. Việc thực hiện được một đường biên giới như vậy bắt nguồn từ đầu thế kỷ thứ XIX, thời àm Gia Nã Đại còn là một thuộc địa của Anh quốc. Năm 1817, cả Hoa Kỳ và Anh quốc đều có các chiến tàu võ trang để duy trì trật tự vào khi cần. Đây là giai đoạn đầu tiên để tiến đến việc thiết lập một đường biên giới không võ trang ở giữa hai nước.

Sau này, đường biên giới không võ trang được mở rộng đến các đường biên giới ở trên mặt đất. Công việc này thực hiện được là nhờ việc giải quyết một cách hòa bình nhiều vụ tranh chấp có ảnh hưởng đến cả Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

1/ Vụ tranh chấp về đường biên giới ở phía Bắc lãnh thổ Louisiana mua được của Pháp. Năm 1818, Anh quốc và Hoa Kỳ cùng ký một thỏa hiệp dùng vĩ tuyến 49 làm đường biên giới chung cho hai nước chạy ài từ phía Bắc Minnesota đ61n dãy núi đá Rockies.

2/ Các bạn còn nhớ là trong thập niên 1840, vụ tranh chấp về xứ Oregon hầu như sắp đi đến chiến tranh. Lại một lần nữa Anh quốc và Hoa Kỳ giải quyết vụ tranh chấp này một cách hòa bình bằng cách chia đôi xứ Oregon ở ngay vĩ tuyến 49. Hòa ước này mở rộng đường biên giới giửa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại từ sãy núi đá Rockies tới bờ biển Thái Bình Dương.

3/ Trong khi đó thì lại có một vụ tranh chấp về biên giới giữa hai nước ở khu phía Bắc tiểu bang Maine và Gi Nã Đại. Năm 1842, việc tranh chấp này được giải quyết bằng một thỏa hiệp chia đôi vùng đất tranh chấp cho Hoa Kỳ một phần và Gia Nã Đại một phần. Ngày nay, đường biên giới chung giữa hai nước dài bốn ngàn dặm là một đường biên giới thân hữu không đồn lũy, không súng ống và cũng không có chiến tàu.

- Nhưng tranh chấp khác sau này cũng được giải quyết êm đềm.

Hoa Kỳ và Gia Nã Đại cũng còn có những tranh chấp khác. Một trong những tranh chấp này là quyền đánh cá. Các nhà ngư phủ Hoa Kỳ theo các đàn cá di chuyển về phía bắc đến hải phận Gia Nã Đại ở ngoài khơi uyên hải Newfoundland. Ngư phủ Gia Nã Đại cho rằng người Hoa Kỳkhông có quyền đánh cá trong vùng biển Gia Nã Đại, và vì vậy xảy ra tranh chấp dữ dội. Đây là một trong những vấn đề đã được giải quyết bằng thỏa hiệp 1871. Hoa Kỳ đồng ý trả tiền về việc sử dụng hải phẩn Gia Nã Đại để đánh cá.

Sau này còn có một vụ tranh chấp khác nữ về đường biên giới giữa Alaska và Gia Nã Đại ở chổ giải đất hẹp nhất chạy về phía Nam dọc theo Thái Bình Dương. Người ta khám phá ra vàng ở Klondike thuộc Gia Nã Đại ở ngay sát nách với Alaska. Người Gia Nã Đại từ ngoài biển Thái Bình Dương muốn đến khu vực có mỏ vàng nay phải đi qua giải đất Alaska thuộc Hoa Kỳ. Người Gia Nã Đại đòi quyền làm chủ giải đất này để các thợ mỏ khai thác vàng có thể dùng đường bộ đi đến khu có mỏ vàng. Vấn đề này được đưa ra một tủy ban giải quyết, và ủy ban này đã quyết định xử cho

506

Page 175: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Hoa Kỳ thắng. Người Gia Nã Đại không hài lòng về quyết định này, nhưng họ phải chấp nhận.

CÔNG CUỘC GIAO THƯƠNG VÀ PHÒNG THỦ ĐÃ KẾT CHẶT HOA KỲ VÀ GIA NÃ ĐẠI VỚI NHAU.

Gia Nã Đại và Hoa Kỳ vốn là hai quốc gia láng giềng thân hữu, vàn hững năm gần đây cả hai nước đều nhận thấy rằng hai nước rất quan trọng đối với nhau về nhiều phương diện.

- Việc kinh doanh và thương mại bành trướng.

Có một điều là cả hai nước đều hưởng lợi trong việc buôn bán với nhau. Gia Nã Đại có nhiều nguyên liệu mà Hoa Kỳ cần, trong đó có Nicken, quặng sắt và Uranium. Ngược lại Gia Nã Đại cũng cần mua của Hoa Kỳ nhiều hàng hóa kỹ nghệ. Trong những năm gần đây có tới ¾ của đủ loại hàng háo ở Gia Nã Đại mua của Hoa Kỳ. Đồng thời Hoa Kỳ cụng là quốc gia mua tới 50 phần trăm hàng hóa xuất cảng của Gia Nã Đại.

Gia Nã Đại cũng rất quan trọng đối với Hoa Kỳ trong việc kinh doanh và nhiều cách. Nhiều kỹ nghệ lớn của Hoa Kỳ có chi nhánh ở Gia Nã Đại. Những chi nhánh kỹ nghệ này sản xuất hàng hóa để bán cho dân Gia Nã Đại. Tiền ủa Hoa Kỳ đem vào đầu tư ở Gia Nã Đại là để phát triển các nhà máy kỹ nghệ mới ở Gia Nã Đại chẳng hạn như các nhà máy kỹ nghệ nhôm, sắt, thép và dầu hỏa.

- Gia Nã Đại và Hoa Kỳ cộng tác trọng việc phòng thủ Tây Bán Cầu.

Gia Nã Đại và Hoa Kỳ còn rất quan trọng đối với nhau về phương diện phòng thủ Tây Bán Cầu nữa. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, Gia Nã Đại trở thành một thành phần quan trọng trong việc phòng thủ ở Tây Bán Cầu. Đường xa lộ Alaska chạy băng qua Gia Nã Đại tới Alaska rất hữu ích về phương diện quân sự. Mọi chuẩn bị đã được thực hiện để phòng thủ Gia Nã Đại cũng như những vùng duyên hải Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ. May mắn là quân địch đã không xâm lăng Bắc Mỹ.

Từ Đệ Nhị Thế Chiến, công cuộc phòng thủ lại càng kết chặt hai quốc gia Bắc Mỹ này nhiều hơn. Cả hai nước Gia Nã Đại và Hoa Kỳ đều là hội viên của Minh Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương. Cả hai nước đều duy trì hệ thống Radar chạy dài từ Alaska băng qua vòng cực Gia Nã Đại tới đảo Greenland. Không lực của cả hai nước cộng tác chặt chẽ trong việc phòng thủ không phận dọc theo đường báo động xa này. Những cố gắng liên kết này thực là vô cùng quan trọng trong thời đại hỏa tiễn ngày nay.

- Nền tảng liên lạc giữ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại thật là vững chắc.

Ngay trong những người bạn tốt đôi khi cũng cón hững bất đồng chính kiến. Trong những năm gần đây, khi đã phát triển thành một quốc, nhân dân Gia Nã Đại lại càng mong muốn điều khiển công việc nội bộ của họ. Thí dụ như người Gia Nã Đại nhận thấy rằng những số tiền khổng lồ của Hoa Kỳ đầu tư vào Gia Nã Đại đã giúp chi Gia Nã Đại trở thành một quốc gia dẫn đầu về kỹ nghệ, nhưng họ lại mong muốn chính người Gia Nã Đại thực sự điều hành các nhà máy ở Gia Nã Đại. Người Gia Nã

507

Page 176: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Đại cũng cảm thấy rằng kế hoạch của Hoa Kỳ là viện trợ những thực phẩm thặng dư cho một vài nước làm tổn thương đến việc xuất cảng nông phẩm của Gia Nã Đại; hàng loạt sách báo Hoa Kỳ tràn ngập vào Gia Nã Đại, và các đài phát thanh phát hình của Hoa Kỳ hướng về Gia Nã Đại. Tất cả đã làm cho người Gia Nã Đại không được hài lòng.

Tóm lại, một số người Gia Nã Đại cho rằng những công trình mở mang này đã kết chặt đất nước họ vào với đường lối, chính sách của Hoa Kỳ và ảnh hưởng vào lối sinh hoạt của người Gia Nã Đại. Nhưng sự thật rõ ràng là người Gia Nã Đại và người Hoa Kỳ rất giống nhau về quan niệm nhân sinh và về lối sinh hoạt, như Tổng thống Kennedy đã nói trọng dịp viếng thăm Gia Nã Đại vào năm 1961 rằng : "Địa lý đã tạo cho chúng ta thành các quốc gia láng giềng, lịch sử đã làm cho chúng thành những nước bạn, kinh tế đã làm cho chúng ta thành những nước đồng hương và nhu cầu đã tạo cho chúng ta thành những nước Đồng Minh".

HOA KỲ THI HÀNH CHÍNH SÁCH THÂN THIỆN VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG.

- Tại sao thời kỳ đầu thể kỷ thứ XX, quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với các quốc gia châu Mỹ La Tinh lại không được tốt đẹp ?

Quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với các quốc gia châu Mỹ La Tinh gặp khó khăn hơn là đối với Gia Nã Đại. Dĩ nhiên có một lý do là Hoa Kỳ phải nói chuyện với nhiều chính quyền chứ không phải chỉ có một chính quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là các hành động của chính phủ Hoa Kỳ không phải luôn luôn là thân thiện với các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Khởi đầu với Tổng thống Theodore Roosevelt, mỗi khi các quốc gia châu Mỹ La Tinh gặp khó khăn nội bộ là chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vào. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã từng đổ bộ vào Nicaragua, và các quốc gia vùng biển Caribbean để duy trì trật tự. Hoa Kỳ đã hành động như là cảnh sát ở châu Mỹ La Tinh trong 25 năm qua. Tuy nhiên, vào lúc đó có thể có những lý do chính đáng cho việc áp dụng chính sách này, nhưng việc này đã gây cho các quốc gia châu Mỹ La Tinh lo sợ và không thích Hoa Kỳ.

- Hoa Kỳ áp dụng chính sách thân hữu với các quốc gia láng giềng.

Trong các thập niên 1920 và 1930, ba vị Tổng thống Hoa Kỳ đã cố gắng cải thiện quan hệ ngoại giao với châu Mỹ La Tinh. Tổng thống Calvin Coolidge hạ lệnh cho quân đội Hoa Kỳ rút khỏi nước Cộng Hòa Dominique. Đồng thời ông gửi vị đại sứ Hoa Kỳ có thái độ thân hữu đến Mễ Tây Cơ để cải thiện công việc ngoại giao giữ hai nước. Sau này, Tổng thống Herbert Hoover thân hành đi viếng thăm thân hữu trong 11 nước ở Trung và Nam Mỹ để tiến đến một sự hiểu biết nhau hơn giữa Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Tổng thống Hoover ra lện cho thủy quân lục chiến Hoa Kỳ rút khỏi Nicaragua để chứng tỏ thiện chí của Hoa Kỳ.

Khi lên làm Tổng thống vào năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt loan báo trong bài diễn văn nhậm chức rằng :"Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các công việc của các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Hoa Kỳ sẽ theo đuổi chính sách thân thiện với các quốc gia láng giềng biết tự trọng, và vì biết tự trọng nên biết tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác."

508

Page 177: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Hành động nói lên nhiều hơn lời nói.

Ngay sau đó, Tổng thống Franklin Roosevelt chứng minh những gì ông nói. Trong thập niên 1930, khi người Cuba khởi lọan lật đổ nhà độc tài của đất nước họ, Hoa Kỳ không gửi quân đội đến duy trì trật tự. Đây là lần đầu tiên, trong một thỏa hiệp mới kí với Cuba, Hoa Kỳ đã từ bỏ quyền được can thiệp vào các công việc ở Cuba. Quyền này đã được bảo đảm tử khi Cuba giành được độc lập. Một chứng cứ khác về chính sách thân thiện với các quốc gia láng giềng là Hoa Kỳ đã hạ lệnh cho quân đội rút khỏi nước Haiti. Đây là một toán quân đội chót cùng của Hoa Kỳ rút khỏi châu Mỹ La Tinh.

Chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ còn gặp một thử thách khác nữa ở Mễ Tây Cơ. Năm 1938, chính phủ Mễ Tây Cơ chiếm giữ các giếng dầu và các tài sản khác về dầu lửa của các công ty dầu lửa của người Hoa Kỳ và của người Anh. Sau đó chính phủ Mễ Tây Cơ lại đề nghị trả tiền các tài sản này cho các công ty dầu trên đây. Nhưng giá tiền chỉ bằng 1/6 trị giá thực tài sản. Tuy nhiên, vì không muốn có chiến tranh nên chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các công ty dầu hỏa của người Hoa Kỳ phải chấp nhận giá tiền hạ thấp như vậy.

CÁC NƯỚC CỘNG HÒA CHÂU MỸ TÌM CÁCH CỘNG TÁC VỚI NHAU.

Năm 1889, các nước Cộng hòa ở Tây Bán Cầu đã thực hiện một bước tiến nhỏ lúc khởi đầu để tiến đến việc cộng tác với nhau hầu giải quyết một cách hòa bình mọi vấn đề có liên hệ với nhau. Năm đó, tất cả các nước Mỹ châu gửi đại biểu đến họp ở thủ đô Washington D.C để bàn về các vấn đề mậu dịch, và về việc gải quyết mọi cuộc tranh chấp giữ các quốc gia này. Từ đó, Hội Nghị Liên Mỹ đã nhóm họp nhiều lần ở các thủ đô của các nước Mỹ châu. Mọi vấn đề quan trọng đối với các quốc gia hội viên (Tổ chức Liên Mỹ) đều được đem ra thảo luận và cùng hành động.

- Hội nghị Liên Mỹ tạo tinh thần hiểu biết lẫn nhau.

Lúc đầu không khỉ tại các cuộc họp này không được thân thiện. Hoa Kỳ hoàn toàn nắm quyền chủ động tại các hội nghị này và Hoa Kỳ lại không được các quốc gia châu Mỹ La Tinh mến chuộng. Nhưng khi Hội Nghị Liên Mỹ nhóm họp lần thứ 7 ở thủ đô quốc gia Uruguay vào năm 1933 thì lại có một sự thay đổi để cải thiện tình trạng này. Các vị đại biểu trong hội nghị đã tỏ ra thật lòng cộng tác với nhau. Ông Tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn lòng thảo luận bất kỳ vấn đề nào do các đại biểu của các quốc gia khác đưa ra.

Tại hội nghị, tất cả các quốc gia kể cả Hoa Kỳ đã ký một bản tuyên ngôn quan trọng. Bản tuyên ngôn nói rằng không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào công việc của bất cứ một quốc gia nào khác. Với sự thay đổi này trong thái độ của chính phủ Hoa Kỳ, các hội nghị đã trở thành các nơi họp mặt của tất cả các vị đại biểu đến thảo luận với nhau một cách bình đẳng

- Hội nghị Liên Mỹ cổ võ tinh thần hữu nghị giữa các nước Cộng Hòa Mỹ châu.

Kết quả đầy ý nghĩa của Hội Nghị Các Quốc gia Mỹ châu đầu tiên là thành lập Khối Liên Mỹ. Khối này có Tổng hành dinh ở thủ đô Washington D.C và được các

509

Page 178: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

quốc gia hội viên cùng đóng góp tiền bạc để xây dựng khối. Khối Liên Mỹ đã có nhiều hoạt động để khuyến khích sự cộng tác giữa các quốc gia hội viên và thi hành nhiều công việc cho các quốc gia hội viên. Thí dụ như Khối Liên Mỹ cung cấp những tin tức về bất cứ vấn đề nào có liên hệ với các quốc gia châu Mỹ như là vấn đề mậu dịch, mùa màng, những phương pháp canh tác mới, giáo dục, các bệnh tật ở vùng nhiệt đới, tiền lương công nhân ở nhiều quốc gia, âm nhạc, nghệ thuật và văn chương ở Mỹ châu. Các quốc gia muốn cải thiện mậu dịch, trường học, và sức khỏe của dân chúng thì có thể học hỏi ở trong khối những gì mà các quốc gia hội viên khác hoàn thành được.

Biết rõ về dân chúng và đất nước của các quốc gia khác đưa đến việc hiểu biết nhau hơn. Vì lý do này mà Khối Liên Mỹ đã thực hiện được rất nhiều việc để củng cố tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia Mỹ châu.

- Các nước cộng hòa Mỹ châu cộng tác với nhau để đương đầu với hiểm họa chung.

Trong những năm gần đây, các Hội Nghị Liên Mỹ đã thức hiện được nhiều thỏa hiệp duy trì hòa bình ở Tây Bán Cầu.

1/ Tất cả các quốc gia đã ký thỏa hiệp đều đồng ý rằng mọi cuộc tranh chấp giữa các quốc gia châu Mỹ phải được gải quyết bằng một cuộc tranh chấp giữa các quốc gia châu Mỹ phải được giải quyết bằng một cuộc hòa giải trọng tài chứ không được sử dụng đến võ lực. Thỏa hiệp này đã nhiều lần ngăn chặn và chặn đứng được chiến tranh được chiến tranh giữa hai hội viên sắp hay bùng nổ.

2/ Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, rõ ràng là nếu quốc gia hiếu chiến muốn tấn công bất kì nơi nào ở Mỹ châu thì sẽ nguy hiểm cho toàn Tây Bán Cầu. Các nước Cộng hòa Mỹ châu cũng hiểu rằng phải đoàn kết để chống lại mọi cuộc tấn công vào bất kỳ một quốc gia nào trong khối. Sau khi Nhật Bản không tập Trân Châu Cảng, và Hoa Kỳ phải chiến đấu chống lại phe Trục, các quốc gia châu Mỹ La Tinh đã giữ lời hứa này. Mười tám nước trong Khối Liên Mỹ đã cắt đứt ngoại giao với các nước Đức, Ý, Nhật, trong đó có 14 nước tuyên chiến với phe Trục.

3/Sau chiến tranh, các quốc gia Mỹ châu còn thực hiện thêm nhiều thỏa hiệp khác để viện trợ cho nhau trong trường hợp bị tấn công và chống lại các hoạt động của Cộng sản ở trong lãnh thổ của các quốc gia hội viên.

- Thành lập Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu.

Năm 1948, Hội Nghị Liên Mỹ nhóm họp ở Bogota thuộc Colombia, thực hiện một bước tiến quan trọng. Hội nghị này thành lập Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu gồm có Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La Tinh (Gia Nã Đại không thuộc tổ chức này, mặc dù có được mời tham dự). Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu (OAS : Organization of American States) sẽ cứ năm năm họp thường lệ một lần. Một hội đồng gồm đủ các đại biểu để giải quyết các vấn đề quan trọng xảy ra bất thường. Đồng thời các vị ngoại trưởng của các quốc gia hội viên có thể nhóm họp để thảo luận về việc đối phó với tình hình khẩn cấp. Khối Liên Mỹ sẽ thi hành các công việc hàng ngày của Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu.

510

Page 179: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Mục đích chính của Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu là giải quyết các vụ tranh chấp và trợ giúp việc duy trì hòa bình ở Tây Bán Cầu. Nhưng tổ chức này cũng phải giải quyết nhiều vấn đề khác có ảnh hưởng đến các quốc gia Mỹ châu. Việc mậu dịch là một trong những vấn đề này. Các quốc gia châu Mỹ La Tinh muốn gia tăng khối lượng hàng hóa xuất cảng. Họ muốn bán thêm sản phẩm của họ để họ có thể mua thêm được hàng hóa kỹ nghệ cần thiết. Nhưng bằng cách này hay cách khác, việc xuất cảng hàng hóa của họ thường hay gặp khó khăn.

Thí dụ như các nước châu Mỹ La Tinh chỉ trông cậy vào có một sản phẩm như cà phê hay chuối để xuất cảng. Nếu giá cả của sản phẩm này ở trên thế giới giảm hạ hay nhu cầu cần ít hơn khối lượng sản phẩm này tung ra thị trường thì giá phải hạ, và các quốc quốc gia này phải chịu thiệt hại. Việc mậu dịch giữa các quốc gia châu Mỹ La Tinh bị giới hạn vì nhiều nước sản xuất cùng một thứ nông phẩm hay hàng hóa để xuất cảng. Không phải các quốc gia này cố gắng để hỗ tương lẫn nhau, nhưng nhiều nước trong số các quốc gia này cố gắng bán cùng một thứ sản phẩm cho cùng những khách hàng ở ngoài châu Mỹ La Tinh. Chẳng hạn như có khoảng chừng 15 nước thuộc châu Mỹ La Tinh cạnh tranh trong việc bán cà phê cho Âu châu và Hoa Kỳ.

Các chính phủ và các nước châu Mỹ La Tinh còn phải đương đầu với một số vấn đề trầm trọng khác nữa. Đó là việc cần phải cải thiện tình trạng sinh sống của nhân dân nước họ. Họ mong muốn có thêm trường học, đường xá, và nhà cửa tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, muốn thực hiện được như vậy thì cần phải có tiền mà học lại không có. Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ châu phải tiến hành các kế hoạch cho các quốc gia cần tiền vay, và họ sẽ trả lại sau này. Nếu các quốc gia Mỹ châu có thể cộng tác với nhau trong việc giải quyết vấn đề mậu dịch và các vấn đề khai thác thì kết quả là Tây Bán Cầu sẽ trở nên hùng mạnh và thịnh vượng hơn. Thí dụ như 5 quốc gia Trung Mỹ đã thành lập một thị trường chung, giảm bớt những giới hạn về mậu dịch giữa các quốc gia này. Kết quả là những cố gắng cộng tác của việc mậu dịch giữa các quốc gia này đang được bành trướng mạnh và việc mở mang kỹ nghệ cũng được tiến hàng.

- Cuộc chiến tranh lạnh ảnh hưởng đến châu Mỹ La Tinh.

Tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng ở phương Nam đã gặp những thử thách nghiêm trọng vào những năm chiến tranh lạnh. Từ Đệ Nhị Thế Chiến thường xảy ra những xáo trộn ở các quốc gia Mỹ La Tinh. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, châu Mỹ La Tinh mất thị trường quốc ngoại. Hơn nữa, nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh lại mong muốn có mức sống cao hơn. Như vậy có nghĩa là các chính quyền của các nước này phải làm gì hơn nữa để khai thách tài nguyên thiên nhiên, mở mang kỹ nghệ và thương mại. Nhìn vào các quốc gia láng giềng ở phương Bắc, nhân dân các quốc gia châu Mỹ La Tinh có khuynh hướng muốn trách móc Hoa Kỳ vì đã không mua sản phẩm hàng hóa của họ nhiều hơn. Và cho đến những năm gần đây, trong khi viện trợ cho các chính quyền châu Mỹ La Tinh, chính phủ Hoa Kỳ đã chú ý đến nhu cầu các quốc gia này ít hơn như là đã chú ý đến các quốc gia mới ở châu Á và châu Phi. Trong tình trạng như vậy, tinh thần chống Hoa Kỳ càng ngày càng lan rộng ở châu Mỹ La Tinh.

Trong thập niên 1950, Cộng sản tìm cách lợi dụng lòng bất mãn này cũng như sự ước mong có mức sống cao hơn của nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh. Các tổ chức Cộng sản địa phương tìm cơ hội thuận tiện để khuấy động tinh thần chống Mỹ

511

Page 180: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

của nhân dân các nước này. Bằng cách quy hết trách nhiệm cho Hoa Kỳ về các vấn đề khó khăn ở châu Mỹ La Tinh, Cộng sản hy vọng sẽ thuyết phục được nhân dân châu Mỹ La Tinh rằng họ nên kết thân với Liên Xô và Trung Hoa Cộng sản. Biến cố xảy ra ở Cuba đã chứng minh rõ ràng điều này.

- Những khủng hoảng trầm trọng ở Cuba.

Đầu năm 1959, một nhà lãnh tụ cách mạng tên là Fidel Castro lật đổ được nhà độc tài ở Cuba. Lúc đầu người Hoa Kỳ có cảm tình với ông Castro vì ông ấy hứa với nhân dân Cuba rằng ông ta sẽ thiết lập chính quyền dân chủ. Nhưng rồi cảm tình của nhân dân Hoa Kỳ đối với người anh hùng cách mạng Cuba lại mất đi dần dần. Castro cho hoãn các cuộc bầu cử và dần dần tiến đến kết thân với Liên Xô. Ông ta nguyền rủa và hăm dọa Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ ở Cuba bị bắt bỏ tù và tài sản của người Hoa Kỳở đây cũng bị tịch thu. Sự kiệ một chính quyền của một quốc gia gần kề bên mà tỏ ra bất thân với Hoa Kỳ khiến cho nhiều người lo ngại. Chính phủ Hoa Kỳ rút lại việc nhìn nhận chính phủ Castro và thuyết phục các quốc gia châu Mỹ La Tinh khác cũng làm như vậy. Đồng thời, Hoa Kỳ còn hỗ trợ cho những người Cuba lưu vong ở Hoa Kỳ đổ bộ vào Cuba với hy vọng khởi loạn chống lại Castro. Cuộc chiến phiêu lưu này hoàn toàn thất bại.

Nhân dân Cuba đã không thể tiến gần đến chế độ dân chủ như trước kia, nhưng ít người dân nghèo Cuba ngày nay đã có một đời sống tốt đẹp hơn trước. Được như vậy, một phần cũng là nhờ Liên Xô hàng năm viện trợ cho Cuba những món tiền khổng lồ.

- Vẫn còn những khó khăn khác với các quốc gia châu Mỹ La Tinh.

Năm 1961, Hoa Kỳ loan báo một kế hoạch mới để viện trợ kỹ thuật và tài chính cho các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Đây là kế hoạch thiết lập một Liên Minh tiến bộ, và kế hoạch này được nhiều quốc gia tán đồng. Mọi người hy vọng rằng sắp bước vào kỷ nguyên mới cho tình hữu nghị giữ Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La Tinh. Điều không may là người ta lại thất vọng. Các chương trình cải cách này là một phần quan trọng trong kế hoạch Liên Minh tiến bộ lại không được thi hành đúng mức. Ở các quốc gia này vẫn còn một thiểu số người quyền thế từ lâu vẫn nắm quyền kiểm soát hầu hết các công việc kinh doanh cũng như làm chủ phần lớn ruộng đất, đã chống đối và ngăn chặn việc thi hành các chương trình cải cách này. Tuy nhiên, suốt trong thập niên 1960, Liên Minh tiến bộ hàng năm đã bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim để viện trợ thực phẩm và các thứ khác cũng như cho vay và viện trợ kỹ thuật cho các quốc gia châu Mỹ La Tinh.

Rồi thì năm 1965, lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào một quốc gia ở châu Mỹ La Tinh. Nước Cộng hòa Dominique có thể lâm nguy vì nội chiến, được tổ chức các quốc gia châu Mỹ La Tinh ủng hộ, Hoa Kỳ hành động. Tuy nhiên họ ủng hộ như vậy bằng một số phiều rất nhỏ và một vài ngờ vực. Khi tái lập được hòa bình rồi thì quân đội Hoa Kỳ rút khỏi quốc gia này, nhưng hành động này làm cho nhân dân các nước châu Mỹ La Tinh không được hài lòng.

Sau này, năm 1973, ở Chile, phe quân sự nổi lọan và lật đổ sát hại Tổng thống thuộc phe xã hội do dân bầu lên. Dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống thuộc phe xã hội, chính phủ Chile chiếm hữu các tài sản kinh doanh của người Hoa Kỳ mà không trả tiền cho đúng với thực giá. Hành động này giống như hành động của chính quyền Mễ

512

Page 181: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tây Cơ trong nhiều năm về trước. Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đã ủng hộ phe nổi loạn ở Chile vì Hoa Kỳ căm giận về sự thiệt hại của các công ty kinh doanh của người Hoa Kỳ. Cả Hoa Kỳ và tân chính quyền quân sự Chile đều phủ nhận việc này, nhưng nó cũng không ngăn chặn được nhân dân châu Mỹ La Tinh tin như vậy.

Chính phủ Chile đã chiếm các cơ sở khai thác mỏ đồng của người ngoại quốc giống như chính phủ Mễ Tây Cơ trước kia đã chiếm các giếng dầu. Gần đây hơn nữa, người Cuba lại chiếm các cơ sở sản xuất đường của người Hoa Kỳ. Tất cả những vụ trên đều tiến hành theo cùng một nguyên tắc. Nhân các quốc gia châu Mỹ La Tinh mong muốn làm chủ và hưởng lợi các tài nguyên thiên nhiên của đất nước họ. Dù rằng họ cần tiền và viện trợ của ngoại quốc để khai thác các tài nguyên này, thì họ cũng vẫn mong muốn chính họ nắm quyền kiểm soát. Sự việc đã gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ Hoa Kỳ và các công ty kinh doanh của người Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1970.

CHƯƠNG XXXIINGƯỜI HOA KỲ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG THỬ THÁCH

CỦA THỜI ĐẠI TÂN KỲ

Dân chúng của mỗi giai đoạn trong lịch sử có lẽ đã cho rằng thời đại của họ là bất thường. Tổ tiên, ông bà và cha mẹ chúng ta, tất cả đều đã tin rằng thời đại của họ có một cái gì đặc biệt. Thời đại của chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ. Chúng ta cũng cho rằng thời đại của chúng ta là bất thường. Nhưng có lẽ vào hậu bán thế kỷ XX này, chúng ta có những lý do đúng hơn là các thế hệ trước kia. Trong vòng 20 năm đã hai lần thế giới chìm ngập vào lò lửa chiến tranh vô cùng kinh khủng. Con số các quốc gia ở trên thế giới đã tăng lên nhiều khi mà các dân tộc châu Á và châu Phi đã giành được độc lập. Những tiến bộ về khoa học, về y khoa và về các phạm vi khác đã đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của loài người. Lấy khoa học làm thí dụ, khoa học đã giúp cho việc phát triển nguyên tử năng và việc thám hiểm ngoại tầng không gian. Trong tất cả những thay đổi lớn lao vào những năm gần đây thì nhân dân Hoa Kỳ đã chiếm phần đầu trong những tiến bộ này.

Với chiều hướng thay đổi lớn lao này, chỉ có thể tiến đến một thế giới mới tốt đẹp hơn, nếu các quốc gia trên thế giới đều biết tuân theo luật lệ và duy trì trật tự và hòa bình. Chương này chúng ta sẽ bàn tại sao nền hòa bình mà mọi người hy vọng vào lúc Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt lại không tồn tại được lâu dài. Đồng thời, chúng ta cũng đề cập đến những hoạt động nào mà Hoa Kỳ đã thực hiện để duy trì hòa bình và bảo vệ tự do từ thời Đệ Nhị Thế Chiến đến nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề dưới đây :

1) Các Tổng thống Truman, Eisenhower đã giải quyết các công việc ở Hoa Kỳ như thế nào ?

2) Theo sau Đệ Nhị Thế Chiến, cuộc chiến tranh lạnh đã phát triển như thế nào ?

3) Tổng thống Kennedy và Tổng thống Johnson giải quyết những vấn đề nào trong thập niên 1960 ?

4) Các vị Tổng thống gần đây đã phải đương đầu với những thử thách nào?

513

Page 182: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

PHẦN I :CÁC TỔNG THỐNG TRUMAN VÀ EISENHOWER ĐÃ

GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC Ở HOA KỲ NHƯ THẾ NÀO

* TỔNG THỐNG TRUMAN PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI TÌNH TRẠNG THỜI HẬU CHIẾN

Tổng thống Franklin D. Roosevelt từ trần, Phó tổng thống Harry S. Truman lên giữ chức vụ Tổng thống. Tân Tổng thống là vị Phó Tổng thống thứ 7 lên kế vị giữ chức vụ Tổng thống ở quốc gia này, ông Harry Truman đã từng là đại úy pháo binh trong thời Đệ Nhất Thế Chiến. Sau khi làm thẩm phán ở Missoiri một thời gian, năm 1934, ông đắc cử vào Thượng viện Hoa Kỳ. Và sáu năm sau, ông lại tái đắc cử. Được chỉ định làm Phó Tổng thống vào năm 1944, mới được 3 tháng thì lại được đưa lên lãnh đạo đất nước.

– Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt đặt ra nhiều vấn đề phức tạp

Nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách nhất của Tân Tổng thống là phải chấm dứt trận Đệ Nhị Thế Chiến một cách mau lẹ, và phải theo những điều kiện thỏa đáng. Đức quốc hoàn toàn bị đánh bại trong vòng một tháng (kể từ khi ông lên làm Tổng thống), và người Nhật cũng phải đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, sau khi hai trái bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.

Kế đến là chính quyền Truman phải giải quyết những vấn đề đặt ra vào khi nhân dân Hoa Kỳ quay trở lại cuộc sống của thời bình. Trong hai năm 1945 và 1946, Hoa Kỳ có tới hàng triệu binh sĩ được giải ngũ về nhà. Việc kiểm soát giá cả và tiếp tế thực phẩm của thời chiến cũng được bãi bỏ. Các nhà máy kỹ nghệ khi trước chuyên sản xuất các vật liệu chiến tranh, bây giờ phải chuyển sang sản xuất hàng hóa cho nhu cầu của thời bình. Nhưng các nhà máy kỹ nghệ không thể sản xuất hàng hóa đủ cung ứng cho nhu cầu của dân chúng. Trong thời chiến, người Hoa Kỳ đã bị từ chối không được mua nhiều loại hàng hóa, thì bây giờ họ muốn có những loại hàng hóa này ngay lập tức. Nhu cầu đòi hỏi nhiều mà chỉ có ít hàng hóa nên giá cả tăng vọt lên. Các nghiệp đoàn lao động đòi tăng lương để bắt kịp với sinh hoạt mắc mỏ, và họ thường phải đi đến quyết định đình công để buộc giới chủ nhân thỏa mãn yêu cầu của họ. Lạm phát trở nên một vấn đề nghiêm trọng.

- Ông Truman đắc cử trong kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1948

Trong hoàn cảnh như vậy thì năm 1948 lại có cuộc bầu cử Tổng thống, Đảng Dân chủ đề cử ông Truman làm ứng cử viên Tổng thống. Hầu hết các báo chí và cơ quan thăm dò dư luận quần chúng tiên đoán rằng ứng viên của Đảng Cộng Hòa là ông Thomas Dewey, Thống đốc Tiểu bang New York, sẽ thắng cử. Tuy nhiên, Tổng thống Truman đã tranh đấu mãnh liệt trong kỳ vận động tranh cử này. Ông đi nói chuyện với dân chúng ở khắp mọi nơi trong nước. Ông hứa rằng sẽ tăng lương cho anh em công nhân, sẽ ban hành các luật lệ lao động tự do hơn, và sẽ trao quyền bình đẳng cho mọi người dân Hoa Kỳ. Chương trình của ông gồm cả khoản giúp đỡ những người già, kiểm soát giá cả, xây nhà rẻ tiền và chương trình y tế do chính phủ tài trợ. Tổng thống Truman đắc cử trong kỳ bầu cử này. Đây là một sự hết sức ngạc nhiên đối với các nàh chuyên viên về chính trị.

514

Page 183: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tổng thống cho rằng việc ông đắc cử là bằng cớ dân chúng ủng hộ đường lối mà ông đã đưa ra. Tin tưởng như vậy, ông yêu cầu Quốc hội chấp thuận chương trình của ông đã đề ra từ trước. Ông gọi chương trình này là Fair Deal (Chính sách Công bằng Kinh tế). Quốc hội chấp nhận một số biện pháp như việc xây nhà rẻ tiền, ấn định mức lương tối thiểu cho anh em lao động, mở rộng quyền lợi an sinh xã hội. Nhưng Quốc hội lại không thông qua luật bình đẳng, không chịu hủy bỏ luật lao động Taft-Hartley, và cũng không chấp thuận chương trình bảo hiểm sức khỏe như là Tổng thống Truman đã đề nghị.

Dĩ nhiên là cứ 4 năm lại có một kỳ bầu cử Tổng thống, và cứ 2 năm thì lại bầu lại các dân biểu ở Hạ nghị viện, và 1/3 số nghị sĩ ở Thượng viện. Trong quốc hội năm 1948 và 1950, đảng Dân chủ chiếm nhiều ghế hơn đảng Cộng hòa. Tuy thế, nhưng lại có nhiều vấn đề trong đó một số dân biểu và nghị sĩ Dân chủ lại liên kết với phe Cộng hòa. Đây cũng là một trong những lý do mà Quốc hội không chấp thuận toàn bộ chương trình Fair Deal của ông.

* Ông EISENHOWER ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG

- Các ứng cử viên mới xuất hiện

Mùa xuân năm 1952, Tổng thống Truman cho biết ông sẽ không ra tranh cử trong kỳ bầu cử này nữa. Đảng Dân chủ đề cử ông Adlai E. Stevenson, thống đốc tiểu bang Illinois, ra làm ứng cử viên Tổng thống.

Đảng Cộng hòa chọn tướng Dwight D. Eisenhower ra tranh cử Tổng thống. Chào đời ở Texas, và trưởng thành ở Kansas, sau đó ông Eisenhower theo học tại trường võ bị Hoa Kỳ và kể như ông đã trọn đời phục vụ trong quân đội. Năm 1942, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh tại Bắc Phi. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, chính ông chỉ huy quân đội Đồng minh đổ bộ lên lục địa Âu châu vào ngày N, và khi mặt trận Âu châu chấm dứt, cũng chính ông là người tiếp nhận các tướng lãnh Đức đầu hàng. Sau 3 năm giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ, ông Eisenhower trở về giữ chức vụ Viện trưởng Viện Đại Học Columbia. Năm 1951, ông lại trở lại Âu Châu để tổ chức lực lượng phòng thủ Minh ước Bắc Đại Tây Dương. Thái độ thân mật, niềm nở cũng như chiến công quân sự của ông đã lôi cuốn được rất nhiều người. Thượng nghị sĩ Richard M.Nixon được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng Thống.

- Kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1952 được rất nhiều người theo dõi

Tướng Eisenhower và Thống đốc Stevenson cũng hết sức cố gắng vận động tranh cử. Dĩ nhiên là tướng Eisenhower được nhiều người biết đến hơn. Cả hai ứng cử viên đều dùng vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình để trình bày quan điểm của mình với cử tri. Ông Eisenhower hô hào rằng "Đã đến lúc phải thay đổi" vì rằng đảng Dân chủ đã cầm quyền tới 20 năm rồi. Đến gần cuối cuộc vận động, Tướng Eisenhower loan báo rằng nếu được đắc cử thì chính ông sẽ đi Triều Tiên để nghiên cứu tình hình tại chỗ.

- Tướng Eisenhower đại thắng :

515

Page 184: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tướng Eisenhower đắc cử với số phiếu rất lớn. Cử tri đoàn của 39 tiểu bang đều dồn phiếu cho ông, trong đó có cả các tiểu bang ở miền Nam mà thường thì hay dồn phiếu cho ứng cử viên đảng Dân chủ.

Nhờ ảnh hưởng được lòng dân của Tướng Eisenhower cho nên nhiều ứng cử viên Thượng nghị sĩ và Dân biểu của đảng Cộng hòa cũng đắc cử kỳ này. Dù rằng chỉ chiếm được đa số tương đối, nhất là ở Thượng viện, nhưng đảng Cộng hòa cũng nắm được quyền kiểm soát ở cả hai viện trong Quốc hội.

- Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng :

Một trong những hành động đầu tiên của tân chính phủ là mở rộng thêm một bộ trong nội các chính phủ. Danh xưng của Bộ mới này là Bộ Giáo dục Y tế và Xã hội nói lên đúng cái bản chất của Bộ. Vị Tổng trưởng phụ trách Bộ mới này do Tổng thống Eisenhower bổ nhậm là một phụ nữ, bà Oveta Culp Hobby. Đồng thời Quốc hội cũng ban hành một sắc luật thiết lập trường Sĩ quan không quân. Trường này nằm trong các tòa nhà mới lộng lẫy ở trong vùng núi thuộc tiểu bang Colorado.

- Đảng dân chủ kiểm soát Quốc hội

Trong kỳ bầu cử Quốc hội vào năm 1954, đảng Dân chủ chiếm đa số tại cả hai viện. Tuy nhiên, tại Thượng viện, đảng Cộng hòa chỉ kém đảng Dân chủ có một số ít ghế thôi. Đồng thời đảng Dân chủ cũng chiếm được nhiều ghế thống đốc và chiếm được đa số trong các cơ quan lập pháp trong các tiểu bang hơn là trong kỳ bầu cử vào năm 1952.

Trong hai năm kế tiếp đó, Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật có nhiều ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống người Hoa Kỳ. Thí dụ như mức lương tối thiểu được ấn định một Mỹ kim một giờ, và chấp thuận các chương trình mở rộng lực lượng quân sự trù bị. Năm 1956, Quốc hội chấp thuận chương trình mở rộng xa lộ, thiết lập hơn 40 ngàn dặm đường rộng bốn hàng cho xe chạy.

- Tối Cao Pháp Viện quyết định về các trường học

Có lẽ biến cố có hiệu quả sâu rộng nhất trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Eisenhower không phải là hành động của Tổng thống mà cũng không phải là của Quốc hội, mà là của Tối Cao Pháp Viện. Ngày 17 tháng 5 năm 1954, Tối Cao Pháp Viện đồng loạt tuyên bố rằng luật lệ của các tiểu bang cho các trẻ em da đen theo học các trường công lập riêng biệt là bất hợp hiến. Sau đó, Tối Cao Pháp Viện lại ban hành một quyết định là phải để cho các em học sinh da trắng và da đen cùng học chung trong các lớp học. Nhiều tiểu bang tuân hành theo quyết định của Tối Cao Pháp Viện, nhưng cũng có nhiều tiểu bang lại không tuân hành, và cũng có nhiều tiểu bang lại không chịu thi hành quyết định này. Tuy nhiêm, mỗi năm lại có thêm trường học thi hành quyết định của Tối Cao Pháp Viện.

- Tổng thống Eisenhower tái đắc cử

Mặc dầu bị đau nặng trong nhiệm kỳ đầu, nhưng sau đó Tổng thống lại bình phục và ông quyết định ra tranh cử Tổng thống lần thứ hai vào năm 1956. Đảng Cộng Hòa lần này cũng tuyển chọn cả Tổng thống Eisenhower và Phó Tổng thống Nixon

516

Page 185: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

làm ứng cử viên của đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ lại đề cử ông Adiai Stevenson ra làm ứng cử viên.

Kỳ bầu cử này cho thấy rằng Tổng thống Eisenhower vẫn còn chiếm được 457 phiếu đại biểu cử tri, và ông Steven chỉ được có 74 phiếu. Hai năm sau đó, kỳ bầu cử Quốc hội năm 1958, đảng Dân chủ chiếm đại đa số ghế trong Thượng viện và Hạ viện, và kiểm soát cả hai viện này. Như vậy là sáu trong tám năm trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Eisenhower, đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Quốc hội. Dù vậy đi nữa, Quốc hội cũng vẫn nghe theo các đề nghị của Tổng thống Eisenhower một cách chặt chẽ khác hẳn với thường lệ. Vì thường thì nếu cả hai viện bị đảng đối lập kiểm soát thì Quốc hội không nghe theo các đề nghị của Tổng thống.

- Quốc hội ban hành các luật lệ về dân quyền.

Khóa họp thường niên vào năm 1957, có một dự luật khiến cho nhiều người phải chú ý nhất là dự luật Dân quyền. Trong một vài tiểu bang ở miền Nam, bằng cách này hay cách khác, người da đen thường bị ngăn chặn không cho tham gia bầu cử. Theo dự luật đề nghị thì người ta có thể đưa ra tòa án, và tòa án sẽ quyết định tất cả mọi người đủ điều kiện đều được phép đi bầu. Sau cùng với ít nhiều thay đổi, các dự luật dân quyền được Quốc hội cho thông qua. Năm 1960, Quốc hội lại cho thông qua một đạo luật về dân quyền khác nữa. Đạo luật 1960 này trao thêm quyền cho chính phủ trung ương để bảo vệ quyền bầu cử của người da đen.

- Khai thông thủy lộ St. Lawrence.

Dưới quyền Tông thống Eisenhower, việc hoàn thành thủy lộ St. Lawrence là một công trình quan trọng. Dự án thủy lộ này là đào sâu sông St. Lawrence ở khúc trên Montreal để cho các tàu biển có thể chạy vào tới Ngũ đại hồ. Một dự án liên hệ với thủy lộ này là cho mở mang các nhà máy điện dọc theo sông St. Lawrence. Ngày 30 tháng 4 năm 1959, một chuyến tàu chở người Hòa Lan chạy tới bỏ neo tại bến tàu ở Chicago. Đây là tàu biển đầu tiên chạy từ Đại Tây Dương vào tới cảng này.

- Alaska và Hawaii trở thành tiểu bang.

Năm 1959, Quốc hội lại thâu nhận thêm 2 tiểu bang mới. Nếu kể từ năm 1912, khi mà hai tiểu bang Arizona và New Mexico được thâu nhận vào Cộng đồng Quốc gia thì đây là lần đầu tiên lại thâu nhận thêm các tiểu bang mới. Alaska có hiến pháp từ năm 1956 và đã nộp đơn xin gia nhập vào Cộng đồng Liên bang như là một tiểu bang. Hai năm sau đó, Quốc hội biểu quyết thâu nhận Alaska. Alaska lập tức thành lập chính quyền tiểu bang và bầu hai Thượng nghị sĩ và một Dân biểu vào Quốc hội. Ngày mùng 3 tháng 1 năm 1959, Tổng thống Eisenhower ký bản tuyên ngôn loan báo việc thâu nhận Alaska.

Tháng 3 năm 1959, Quốc hội chấp nhận việc thâu nhận Hawaii. Khi ký đạo luật thâu nhận tiểu bang này, Tổng thống Eisenhower nói rằng việc thâu nhận Hawaii vào Cộng Đồng Quốc Gia Hoa Kỳ chứng tỏ cho thế giới thấy rằng sức sống mãnh liệt của nguyên tắc tự do và tự quyết. Dựa trên nguyên tắc này mà Hoa Kỳ đã được thành lập từ 172 năm về trước. Lá Quốc kỳ 50 ngôi sao chính thức được kéo lên vào ngày mùng 4 tháng 7 năm 1960.

517

Page 186: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Puerto Rico vẫn là một lãnh địa ở trong Cộng đồng Quốc gia

Sau việc thâu nhận Alaska và Hawaii rồi thì Puerto Rico vẫn còn là một lãnh địa đông dân thuộc Hoa Kỳ. Người dân Puerto Rico đã trở thành công dân Hoa Kỳ từ năm 1917, và họ đã được quyền bầu các vị đại diện vào cơ quan lập pháp của họ. Năm 1952, Puerto Rico trở thành một lãnh địa tự trị dưới quyền bảo hộ của Hoa Kỳ. Là một lãnh địa tự trị, Puerto Rico có một số lợi điểm như là được tự do buôn bán với Hoa Kỳ, và việc nhập cư vào Hoa Kỳ không bị giới hạn. Những năm gần đây, Puerto Rico đã thực hiện được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết nhiều vấn đề nội bộ. Nhiều người Puerto Rico đã nói đến việc xin cho hòn đảo này trở thành một tiểu bang. Một số người khác thì lại muốn cho hòn đảo này được hoàn toàn độc lập tách rời khỏi Hoa Kỳ. Nhưng trong cuộc bầu cử vào tháng 7 năm 1967, đại đa số cử tri Puerto Rico cho biết là muốn ở lại như là một lãnh địa tự trị như hiện hữu.

- Việc cải cách về lao động trở thành một vấn đề quan trọng.

Khi Tổng thống Eisenhower gần mãn nhiệm kỳ, dân chúng rất lấy làm lo ngại vì có nhiều chứng cớ đưa ra trước ủy ban Thượng viện cho thấy rằng một số lãnh tụ của một vài nghiệp đoàn đã lạm dụng quyền hành. Sau một thời gian dài bàn cãi, Quốc hội cho thông qua luật Landrum-Griffin, một đạo luật lao động quan trọng nhất từ khi ban hành đạo luật Taft-Hartley đến nay.

Các vị Tổng thống Truman và Eisenhower đã dành nhiều thì giờ chú tâm vào việc giải quyết các công việc của nền hòa bình thế giới. Bây giờ là lúc chúng ta hãy tìm hiểu một vài vấn đề này.

PHẦN IISAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN, CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH

ĐÃ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?

* LIÊN HIỆP QUỐC HOẠT ĐỘNG CHO NỀN HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, có những dấu hiệu cho thấy rằng, sau chiến tranh, các quốc gia có thể cộng tác với nhau để kiến tạo một thế giới tự do và hòa bình. Một thí dụ cho việc này là cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Rososevelt và Thủ tướng Churchill của Anh quốc ở ngoài khơi Newfoundland vào tháng 8 năm 1941. Trong bản Hiến chương Đại Tây Dương, hai vị chính khách trên đây đã tóm lược mục đích của hai nước là kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Hiến chương Đại Tây Dương hứa rằng tất cả các dân tộc phải có quyền chọn lựa hình thức chính quyền của họ. Bản Hiến chương cũng nói rằng Hoa Kỳ và Anh quốc không muốn thay đổi một lãnh thổ nào mà lại không có sự ưng thuận của nhân dân sống trên lãnh thổ đó. Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill cũng hứa rằng Hoa Kỳ và Anh quốc sẽ cộng tác để thực hệin việc phân định tài nguyên thiên nhiên và giao thương quôc tế một cách hợp lý và công bằng hơn.

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Anh còn dự nhiều hội nghị quan trọng khác nữa, trong đó có hai hội nghị Teheran thuộc Ba Tư và Yalta thuộc Liên xô, và có sự tham dự của Thủ tướng Stalin của Liên xô. Tại các hội nghị này, các nhà lãnh đạo các cường quốc Đồng Minh đã đem hết thì giờ ra để hoạch

518

Page 187: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

định kế hoạch để đi đến chiến thắng. Đồng thời, họ cũng nghiên cứu các vấn đề hòa bình sau chiến thắng.

- Tiến hành thành lập Liên Hiệp Quốc

Các nhà lãnh đạo thế giới đều cùng thỏa thuận một điều là tiến đến việc thành lập một tổ chức các quốc gia theo đó thì tất cả các quốc gia có thể cộng tácvới nhau cho các mục đích hòa bình. Tháng 4 năm 1945, đại diện của 46 quốc gia nhóm họp tại San Francisco để hoàn thành các kế hoạch tiên khởi cho việc thành lập một tổ chức quốc tế. Trong vòng 2 tháng, các vị đại biểu trong hội nghị này đã soạn thảo xong được bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

- Các cơ quan của tổ chức Liên Hiệp Quốc

Hiến chương Liên Hiệp Quốc qui định thành lập các cơ quan sau đây để thi hành các mục đích của Liên Hiệp Quốc. Các cơ quan đó là :

1) Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc . - Tất cả các quốc gia hội viên đều có một hiếu, và quốc gia này dù lớn hay nhỏ cũng chỉ có một phiếu thôi. Đại Hội Đồng có thể bàn cãi bất cứ một vấn đề nào được nêu lên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã qui định.

2) Hội Đồng Bảo An. – Hội đồng này có trách nhiệm duy trì hòa bình thế giới. Năm quốc gia Hoa Kỳ, Anh quốc, Liên xô, Trung Hoa và Pháp là các quốc gia hội viên thường trực ở trong Hội đồng. Mười hội viên khác do đại hội đồng bầu lên với nhiệm kỳ là 2 năm. Trước khi đi đến quyết định một việc gì phải được tất cả 5 quốc gia hội viên thường trực đồng ý về vấn đề đó. Như vậy là bất kỳ một quốc gia hội viên thường trực nào cũng có quyền phủ quyết quyết định của Hội đồng. Hội Đồng Bảo An có quyền nghiên cứu các vụ tranh chấp giữa các quốc gia, và đề nghị các biện pháp giải quyết. Nếu việc giải quyết không thành công, Hội Đồng có thể kêu gọi các quốc gia hội viên cắt đứt giao thương với quốc gia gây hấn. Sau hết, Hội Đồng có thể kêu gọi các quốc gia hội viên đóng góp quân sĩ cho Liên Hiệp Quốc sử dụng để chống lại quốc gia gây hấn.

3) Tòa Án Quốc Tế. – Tòa án này có quyền quyết định mọi việc được đưa ra cơ quan này phân xử.

4) Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội. – Công việc của Hội đồng này là nâng cao mức sống, cung cấp công ăn việc làm và cải thiện việc giáo dục cho toàn thể thế giới.

5) Hội Đồng Quản Trị Các Thuộc Địa. – Hội đồng này trao các thuộc địa cho các quốc gia hội viên quản trị. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Liên Hiệp Quốc trao cho Hoa Kỳ quản trị một số các hòn đảo ở ngoài Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đã chiếm được của Nhật Bản. Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quản trị nhưng không làm chủ các hòn đảo này. Theo thường lệ, Hoa Kỳ phải tường trình lên Liên Hiệp Quốc về các hòn đảo này.

6) Văn phòng Tổng Thư Ký. – Văn phòng Tổng thư ký gồm một số viên chức của Liên Hiệp Quốc. Đứng đầu văn phòng này là vị Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu lên.

519

Page 188: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Trụ sở của Liên Hiệp Quốc là một số tòa nhà tối tân ở gần sông Đông (East River) trong thành phố New York. Trong thập niên 1970, số hội viên Liên Hiệp Quốc lên tới 130.

- Liên Hiệp Quốc đã hoàn thành được những gì ?

Trong những năm hậu chiến, Liên Hiệp Quốc đã viện trợ rất nhiều cho rất nhiều người và nhiều quốc gia. Chẳng hạn như sau Đệ Nhị Thế Chiến, Liên Hiệp Quốc đã viện trợ thực phẩm và các đồ thiết dụng cho các nước bị chiến tranh tàn phá. Liên Hiệp Quốc cũng đã trợ giúp tìm kiếm quê hương mới cho hơn triệu người bị trục xuất hay trốn khỏi quê hương trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Từ khi thành lập đến nay, Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục và Khoa Học đã dạy cho rất nhiều người ở các quốc gia chậm tiến biết đọc, biết viết. Tổ chức Y Tế Quốc Tế và tổ chức Lương Nông Quốc Tế đã cố gắng cải thiện tình trạng y tế cũng như việc tăng gia và cải thiện việc cung cấp thực phẩm cho các quốc gia kém may mắn. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cũng đã chấp thuận bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ấn định các mục đích căn bản cho tất cả mọi người dân ở khắp nơi trên thế giới.

Liên Hiệp Quốc cũng đã giải quyết một cách hòa bình một vài vụ tranh chấp, hỗ trợ việc thành lập các quốc gia mới như Do Thái, Indonesia và Libya. Dù rằng Liên Hiệp Quốc không tổ chức quân đội, nhưng các quốc gia hội viên đã nhiều lần đóng góp quân đội và các đồ quân nhu chiến cụ vào những khi có khủng hoảng đe dọa hòa bình thế giới.

Từ khi thành lập Liên Hiệp Quốc đến nay, Hoa Kỳ vẫn luôn luôn cộng tác chặt chẽ với tổ chức quốc tế này. Tất cả các Tổng thống của Hoa Kỳ bắt đầu từ Tổng thống Harry Truman đều giữ vững chính sách là ủng hộ Liên Hiệp Quốc.

* CHIẾN TRANH LẠNH ĐE DỌA HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Mặc dầu có tổ chức Liên Hiệp Quốc, nền hòa bình thực sự và lâu dài mà nhân dân thế giới hằng khao khát cũng vẫn chưa hoàn thành được. Thực ra, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945, là thời kỳ hòa bình bất ổn. Hết địa phương này có chiến tranh thì lại đến địa phương khác.Chiến tranh địa phương hầu như sắp biến tàhnh những trận chiến tranh lớn. Thời kỳbất ổn này được gọi là “Chiến tranh lạnh”.

- Thế giới chia làm hai khối chống đối nhau.

Sau năm 1945, cản trở lớn lao cho nền hòa bình thật sự là các quốc gia trên thế giới lại chia thành hai khối đối nghịch nhau. Hai khối này, một bên Hoa Kỳ lãnh đạo, và một bên do Liên xô, đương đầu đối diện với nhau trong căm giận hận thù. Tình hữu nghị giữa các quốc gia đồng minh và người Nga trong thời Đệ Nhị Thế Chiến không còn nữa. Liên xô không chịu rút quân đội ra khỏi Đông Đức, và cũng không chịu cộng tác để tiến hành một hòa ước chót với Đức quốc. Tại Liên Hiệp Quốc, Liên xô không chịu cộng tác với các quốc gia Đồng Minh cũ. Thí dụ như Nga đã chặn đứng kế hoạch kiểm soát bom nguyên tử, vì rằng theo kế hoạch này sẽ có một ủy ban quốc tế vào lãnh thổ Nga thanh sát. Tại Hội Đồng Bảo An, Nga đã nhiều lần dùng quyền phủ quyết để giết chết các đề nghị của Hoa Kỳ và của các quốc gia khác.

- Cộng sản chiếm Đông Âu.

520

Page 189: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, khi quân lực Hitler tràn ngập Đông Âu thì Liên Xô tổn thất nặng nề nhất. Tuy nhiên, sau này quân đội Liên xô không những đẩy lui được quân xâm lăng Đức, mà còn tiến đến chiếm đóng Đức quốc nữa. Khi chiến tranh chấm dứt, tại Âu châu, quân đội Liên xô cho buông “Bức màn sắt” của bí mật rủ xuống ngăn chặn các quốc gia này với các quốc gia Tây Âu. Nhân dân đằng sau bức màn sắt này mất hết tự do và mất luôn cả quyền tự trị. Các quốc gia Đông Âu bị Liên xô thống trị được gọi là các quốc gia chư hầu.

NGA CHIẾM ĐÔNG ÂU

- Chủ nghĩa Cộng sản trở thành mối đe dọa cho thế giới.

Mục tiêu quan trọng của Liên xô là bành trướng, truyền bá chủ nghĩa Cộng sản ra khắp thế giới. Mạc Tư Khoa cho gửi các cán bộ Cộng sản đi nhiều nước để thi hành mục tiêu trên đây. Hoạt động ở ngay trong nước, các cán bộ cộng sản tìm cách truyền bá chủ nghĩa cộng sản bằng cách gây rối hay phá hoại các chính quyền của các quốc gia này.

Thắng lợi lớn lao nhất cho chủ nghĩa cộng sản có lẽ là ở Trung Hoa. Trong khi cuộc chiến với Nhật Bản còn đang tiếp diễn thì đã có sự tranh chấp dữ dội giữa chính phủ Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch và Cộng sản Trung Hoa. Hoa Kỳ không thể nào giúp được Tưởng Giới Thạch, một người bạn đồng minh trong thời chiến, và năm 1949, ông cùng với những người ủng hộ ông buộc phải chạy ra ẩn náu tại Đài Loan. Cộng sản Trung Hoa đại thắng ngay sau đó. Họ tiến đến việc thống trị các nơi khác ở Á châu.

- Hoa Kỳ viện trợ cho các quốc gia khác

521

Page 190: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Vì có những sự đe dọa này đối với trật tự thế giới, cho nên sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ đủ loại cho các quốc gia ở trong tình trạng nguy hiểm. Đầu năm 1947, Tổng thống Truman yêu cầu Quốc hội biểu quyết một số tiền lớn viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để chống lại việc bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng viện trợ cho các quốc gia chống lại chủ nghĩa cộng sản gọi là chủ thuyết Truman. Sau đó, cùng năm ấy, tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là ông George C. Marshall loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ thân hữu cho các quốc gia Âu châu để các quốc gia này phục hồi đất nước đã bị tàn phá vì chiến tranh. Kế hoạch viện trợ này nhằm giúp Liên xô và các quốc gia cộng sản Đông Âu nữa, nhưng các quốc gia này đã từ chối. Tuy nhiên, các quốc gia Tây Âu đã chấp nhận. Theo kế hoạch Marshall thì Hoa Kỳ sẽ cung cấp những khoản tiền lớn để cho các nông trại và các nhà máy ở Âu châu có thể sản xuất một cách hữu hiệu như trước kia. Kế hoạch Marshall có trách nhiệm giúp cho Tây Âu trở nên phồn thịnh trong một thời gian ngắn.

- Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập các Liên minh.

Khi mà tinh thần chống đối giữa cộng sản và các cường quốc Tây Âu trở nên mạnh hơn thì Hoa Kỳ bắt đầu thành lập các thỏa hiệp để phòng thủ hay là liên minh với các quốc gia khác, Liên minh đầu tiên thực hiện được sau Đệ Nhị Thế Chiến là vùng ở gần Hoa Kỳ nhất. Năm 1947, Hoa Kỳ ký một thỏa hiệp với 19 quốc gia Trung và Nam Mỹ. Thỏa hiệp này ấn định rằng tất cả các quốc gia trong thỏa hiệp sẽ cùng hành động chống lại một cuộc võ trang tấn công nào vào bất kỳ một hội viên nào. Các quốc gia ký trong thỏa hiệp này cùng đồng ý rằng sẽ đem một cuộc tấn công như vậy ra Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc để phân xử.

- Các quốc gia Bắc Đại Tây Dương thiết lập Liên minh.

Nhiều quốc gia của thế giới tự do hoặc là nằm ở phía bên nầy hoặc ở phía bên kia Đại Tây Dương. Năm 1949, các quốc gia này thành lập Tổ Chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, thường gọi là NATO. (The North Atlantic Treaty Organization). Tổ chức này gồm có các quốc gia nguyên thủy là Anh, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Ý và Bồ Đào Nha. Sau này có thêm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Đức cũng xin gia nhập. Các quốc gia hội viên Minh ước Bắc Đại Tây Dương tuyên bố rằng Tổ chức sẽ ủng hộ Liên Hiệp Quốc và mong muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng các phương tiện của hòa bình. Nhưng đồng thời Tổ Chức cũng nói rằng bất kỳ một cuộc tấn công nào vào một quốc gia hội viên sẽ được coi như là một cuộc tấn công vào toàn bộ các quốc gia trong Tổ chức. Tổ chức cũng tuyên bố rằng Tổ chức sẽ đoàn kết để chống lại một cuộc tấn công như vậy. Mọi quốc gia hội viên đều đóng góp quân lực vào Tổ chức, và mọi quốc gia hội viên đều có đại diện ở trong hội đồng của Tổ chức.

- Cuộc chiến tranh lạnh trở thành nóng.

Là một nhà lãnh đạo của thế giới tự do, Tổng thống Truman phải đương đầu với thử thách lớn lao nhất, đó là trận chiến bùng nổ ở Triều Tiên vào năm 1950.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, quốc gia Triều Tiên bị chia đôi ở vĩ tuyến 38. Bắc Triều tiên được đặt dưới quyền kiểm soát của Liên xô, và Nam Triều tiên được đặt dưới quyền giám sát của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ giúp cho Nam Triều tiên khởi lập thành nước Cộng Hòa Triều Tiên (tức Cộng hòa Đại Hàn) rồi cho quân đội rút lui khỏi quốc gia

522

Page 191: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

này. Đồng thời quân đội Liên xô cũng rút khỏi Bắc Triều tiên. Tuy nhiên, Bắc Triều tiên (còn gọi là Bắc Hàn hay Bắc Cao) vẫn còn nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Cộng sản.

- Chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên.

Thình lình, ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Hàn tràn vào Cộng hòa Nam Hàn. Lập tức, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bắc Hàn ngưng chiến và rút quân khỏi vĩ tuyến 38. Đồng thời Hội đồng Bảo An cũng yêu cầu các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc viện trợ cho Nam Hàn để đẩy lui cuộc tấn công võ trang này và tái lập hòa bình. Lập tức Tổng thống Truman loan báo rằng Hoa Kỳ ủng hộ Liên Hiệp Quốc. Ông hạ lệnh cho Tướng Douglas Mac Arthur, tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Nhật Bản, gửi quân tới Triều Tiên. Ngay lúc đó, Tổng thống Truman ra lệnh cho hạm đội Hoa Kỳ ở vùng biển Thái Bình Dương phải ngăn chặn bất kỳ một cuộc tấn công nào vào đảo Đài Loan do Chính phủ Trung Hoa quốc gia kiểm soát.

Tiếp theo cuộc xâm lăng của quân đội Bắc Hàn vào Nam Hàn trong năm 1950, chiến tranh lan rộng khắp Nam Hàn. Mặc dầu Hoa Kỳ đã cung cấp hầu hết các quân nhu chiến cụ, và Nam Hàn cung cấp hầu hết quân đội, nhưng các Quốc Gia Hội viên khác của Liên Hiệp Quốc cũng gởi quân đội hoặc tàu chiến hay phi cơ đến đóng góp.

Tháng 11 năm 1950, khi quân đội Liên Hiệp Quốc tiến gần tới biên giới Trung Hoa thì có rất nhiều quân từ Trung Cộng tràn sang liên kết cùng quân đội Bắc Hàn. Bị số đông quân địch lấn áp, quân đội Liên Hiệp Quốc rút về Nam Hàn. Tuy nhiên, ngaycả khi Trung cộng nhảy vào vòng chiến rồi, quân đội Liên Hiệp Quốc cũng còn đẩy lui được địch quân lên khỏi vĩ tuyến 38. Cả hai bên cùng bị tổn thất nặng nề, nhưng tổn thất về phía Cộng sản nặng hơn nhiều.

- Những cố gắng để ngưng chiến.

Đánh nhau được hơn một năm, thì mỗi bên cử các sĩ quan đến gặp nhau để bàn luận về vấn đề ngưng chiến (ngừng chiến là tạm thời ngưng đánh nhau để thiết lập các kế hoạch vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh). Sĩ quan đại diện của hai bên nhóm họp bàn cãi, ngưng rồi lại họp, cứ thế kéo dài đến hơn hai năm. Tuy nhiên, sau cùng vào năm 1953, trong thời nhiệm kỳ của Tổng thống Eisenhower thì hai bên cùng ký thỏa hiệp ngừng bắn. Nhưng quân đội của hai bên vẫn còn canh chừng ở hai biên giới tuyến (vĩ tuyến 38) của Bắc Hàn và Nam Hàn.

* TỔNG THỐNG EISENHOWER CŨNG PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CÁC VẤN ĐỀ CỦA CHIẾN TRANH LẠNH.

- Khủng hoảng bùng nổ ở Trung Đông.

Trong hầu hết nhiệm kỳ của Tổng thống Eisenhower thì Trung Đông là nơi nguy hiểm nhất cho nền hòa bình thế giới. Tổng thống Truman đã đi tiên phong trong việc thiết lập quốc gia Do Thái để làm quê hương cho hàng triệu người Do Thái ở Âu châu còn sống sót lại sau các vụ bị ngược đãi trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Eisenhower tiếp tục theo đuổi chính sách thân hữu với Do Thái và viện trợ cho quốc gia này. Nhưng chính sách này đã làm cho các quốc gia Á Rập ở Trung Đông buồn lòng nhiều nhất. Các quốc gia Á Rập đã chiến đấu trong một trận chiến chống lại

523

Page 192: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

quốc gia Do Thái nhưng không thành công. Các quốc gia này từ chối không chịu chấp nhận sự tồn tại của quốc gia Do Thái, và tiếp tục hăm dọa tiêu diệt quốc gia này. Tình thế này đã giúp cho Liên xô một cơ hội tuyệt hảo để mở rộng và tăng cường ảnh hưởng ở Trung Đông bằng cách kết thân và viện trợ cho các quốc gia Á Rập.

Chúng ta nên nhớ rằng trước Đệ Nhị Thế Chiến nhiều dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và ở Trung Đông đã bị lệ thuộc vào các đế quốc thực dân của các quốc gia Âu châu. Trận Đệ Nhị Thế Chiến đã giúp cho các dân tộc này một cơ hội tốt đẹp để giành lại được nền độc lập. Bây giờ các quốc gia này muốn kỹ nghệ hóa xứ sở của họ và cải thiện mức sống của dân chúng. Vì vậy mà các quốc gia này cần có ngoại viện. Phần lớn tiền ngoại viện này được dùng để xây đập nước, thiết lập đường sá và các nhà máy kỹ nghệ.

Nhưng đa số các quốc gia mới này lại nghi ngờ dữ dội các cường quốc Tây Âu, vốn là những cường quốc chủ nhân ông các thuộc địa ngày xưa. Liên xô đã lợi dụng tối đa tinh thần chống Tây phương này. Mạc Tư Khoa phô trương rằng dưới chế độ Cộng sản, Liên xô đã phát triển kỹ nghệ một cách mau chóng, và đề nghị viện trợ để gửi cố vấn đến các quốc gia Trung Đông. Thí dụ như đập nước Aswan của Ai Cập được thiết lập bằng tiền cho vay và viện trợ kỹ thuật của Liên xô.

Cuộc khủng hoảng bùng nổ vào năm 1956, khi mà Ai Cập quốc hữu hóa kinh đào Suez, con kinh do một công ty tư điều hành từ nhiều năm trước. Vụ này đưa đến cuộc chiến giữa Do Thái và Ai Cập vào năm 1957. Về phía Do Thái có Anh và Pháp ủng hộ nhảy vào vòng chiến. Lúc đó Hoa Kỳ và Liên xô cùng đứng về một bên trong một cuộc chiến tranh chấp quốc tế. Ai Cập bị tấn công một cách bất công và Hoa Kỳ giữ vững lập trường là chống lại quốc gia xâm lăng. Sau đó Liên Hiệp Quốc thiết lập được cuộc ngừng bắn ở đây. Do Thái, Anh và Pháp miễn cưỡng rút quân đội ra khỏi Ai Cập.

Dầu sao đi nữa, Hoa Kỳ cũng vẫn còn nghi ngờ Liên xô có thể đang có kế hoạch nào đó ở Trung Đông cho nên Quốc Hội đã trao cho Tổng thống Eisenhower quyền sử dụng quân đội Hoa Kỳ để bảo vệ các quốc gia Trung Đông, nếu các quốc gia này yêu cầu trợ giúp để chống lại Cộng sản cướp chính quyền. Theo luật này, Tổng thống cho gửi Thủy quân lục chiến tới Lebanon vào năm 1958 để bảo vệ nền độc lập của quốc gia này.

- Đông Tây tranh đua chinh phục không gian.

Cùng một thứ khoa học đã giúp người ta chế tạo vũ khí chiến tranh thì đồng thời cũng giúp cho người ta thám hiểm ngoại từng không gian. Tháng 10 năm 1957, Liên xô phóng một số vệ tinh nhỏ hình cầu gọi là "Sputnik" chạy vòng quanh trái đất trong 3 tháng. Sau công trình vĩ đại này, Liên xô lại phóng thêm nhiều vệ tinh khác. Năm 1959, Mạc Tư Khoa loan báo rằng Nga đã bắn một hỏa tiển không gian vào mặt trăng, và dùng một vệ tinh khác để chụp được hình của phía bên kia mặt trăng (phía mặt trăng mà ở mặt đất không bao giờ thấy được). Rồi thì ngày 12 tháng 4 năm 1961, Nga lại phóng người đầu tiên lên không gian. Thiếu tá Yuri Gagarin, phi hành gia không gian của Nga, bay vòng quanh trái đất và trở về an toàn.

Hoa Kỳ theo dõi công trình này,và ngay đó cũng đưa ra chương trình chinh phục không gian của Hoa Kỳ. Đầu năm 1958, Hoa Kỳ phóng vào quỹ đạo một vệ tinh

524

Page 193: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nhỏ tên là Explorer I chạy vòng quanh trái đất. Và như chúng ta đã thấy vào cuối thập niên 1960, công trình chinh phục không gian của Hoa Kỳ đã không những tiến bằng mà còn vượt cả các công trình chinh phục không gian của người Nga nữa.

- Liên lạc giữa Đông và Tây trở nên tốt đẹp hơn rồi lại căng thẳng

Có một thời kỳ vào cuối thập niên 1950, cuộc chiến tranh lạnh hình như đã êm dịu hẳn đi. Sau khi Stalin từ trần thì Kita Khrushchev trở thành "người hùng" mới ở Liên xô. Khrushchev cho biết là sẵn sàng cải thiện quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong thế giới tự do. Một số người Nga được phép đến Hoa Kỳ thăm viếng, và ngược lại cũng có một số người Hoa Kỳ đến Nga thăm viếng. Chính Khrushchev cũng đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1959. Đã có các chương trình để Tổng thống Eisenhower đáp lại đến viếng thăm Liên xô, và chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh của các cường quốc lãnh đạo thế giới nhóm họp ở Ba Lê vào năm 1960.

Nhưng những hy vọng này đã tan biến một cách mau lẹ. Một phi cơ do thám của Hoa Kỳ bị bắn hạ ở Liên xô, và chính phủ Nga lấy làm vô cùng giận dữ, Thủ tướng Khrushchev từ chối không chịu ngồi chung với các nhà lãnh đạo Tây phương đã đến nhóm họp ở Ba Lê trong kỳ hội nghị thượng đỉnh như đã dự trù. Đồng thời, ông ta cũng tung ra những lời mạ lỵ sỉ vả Tổng thống Eisenhower và Hoa Kỳ.

Khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp vào mùa thu năm 1960, khóa họp này có nhiều nhà lãnh đạo cầm đầu các chính phủ của các nước cộng sản tham dự. Fidel Castro, nhà lãnh đạo của nước Cuba mới, cũng là một trong các nhà lãnh đạo cộng sản đến tham dự hội nghị. Ông ta và các đại diện của các quốc gia cộng sản khác dùng hầu hết thì giờ để chỉ trích Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như chính sách của Hoa Kỳ cùng với đồng minh của Hoa Kỳ ở khắp thế giới.

525

Page 194: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

PHẦN IIITỔNG THỐNG KENNEDY VÀ TỔNG THỐNG JOHNSON

ĐÃ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO TRONG THẬP NIÊN 1960 ?

* DÂN QUYỀN LÀ ĐỀ TÀI CỦA THẬP NIÊN 1960.

- Ông Kennedy đắc cử Tổng thống trong kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1960.

Tổng thống Eisenhower không thể ra tranh cử lần thứ ba được nữa. Đầu năm 1960, Phó Tổng thống Richard Nixon hầu như đã được đảng Cộng Hòa chỉ định ra tranh cử kỳ này. Tuy nhiên, trong đảng Dân chủ lại có sự tranh tài giữa các lãnh tụ xuất sắc của đảng. Hội nghị đảng Dân chủ họp vào tháng 7 (1960) đã cử Thượng nghị sĩ Kennedy thuộc tiểu bang Massachusetts ra tranh cử Tổng thống và Nghị sĩ Lyondon B. Johnson thuộc Tiểu bang Texas ra đứng cùng liên danh. Hai tuần sau đó, hội nghị đảng Cộng hòa cũng tuyển chọn Phó Tổng thống Nixon ra tranh cử Tổng thống, và ông Henry Cabot Lodgs, đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, chức vụ Phó Tổng thống.

Lần đầu tiên, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống, cả hai ứng cử viên cùng xuất hiện trên đài truyền hình để cùng tranh luận về các đề tài quan trọng. Vì đã trải qua hai nhiệm kỳ Phó Tổng thống nên ông Nixon được dân chúng biết đến nhiều hơn là Thượng nghị sĩ Kennedy. Nhưng qua 4 lần tranh luận trên đài truyền hình, dân chúng được biết ông Kennedy không kém gì như họ đã biết ông Nixon vậy. Thượng nghị sĩ Kennedy nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng nếu ông được đắc cử thì ông sẽ đưa ra chương trình hành động “biên cương mới” để giải quyết các vấn đề của đất nước.

Kỳ bầu cử này là một trong những kỳ bầu cử mà kết quả khít khao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông Kennedy chỉ hơn ông Nixon có 118 ngàn phiếu cử tri. Tuy nhiên, sự cách biệt về phiếu đại biểu cử tri thì lại cách nhau nhiều : Ông Kennedy được 303 phiếu, và ông Nixon được 219 phiếu (một ứng cử viên khác nhận được 15 phiếu đại biểu cử tri). Thượng nghị sĩ Kennedy 43 tuổi, làngười trẻ nhất đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ. Đồng thời ông cũng là người đầu tiên gốc là con cháu của người nhập cư và là người Công giáo được đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.

- Thiết lập Đoàn Quân Hòa Bình.

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Kennedy loan báo việc thành lập Đoàn Quân Hòa Bình. Mục đích của việc này là gởi những người Hoa Kỳ có khả năng hữu dụng ra ngoại quốc để giúp đỡ người ngoại quốc phát triển đất nước của họ. Hầu hết những người chí nguyện trong Đoàn Quân Hòa Bình này được gửi đi để dạy học, huấn luyện công nhân haygiới thiệu những phương pháp tốt đẹp hơn về canh tác y tế. Họ sinh sống y như dân chúng ở quốc gia mà họ phục vụ: Làm cùng một việc, ăn cùng một thứ thực phẩm và cố gắng nói tiếng nói của quốc gia địa phương. Vào lúc cao độ của chương trìn thì có tới 12 ngàn người tình nguyện ở trong các đoàn quân này phục vụ trong 53 quốc gia.

- Phản ứng của Quốc hội đối với chương trình của Tổng thống.

526

Page 195: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Lúc đầu trong nhiệm kỳ, Tổng thống Kennedy xin Quốc hội cấp viện trợ thêm cho anh em công nhân thất nghiệp, đặc biệt nhất là những vùng có thất nghiệp đã lan rộng từ ít lâu nay. Để tiến hành chương trình “biên cương mới” Tổng thống yêu cầu viện trợ của chính phủ Liên bang cho các trường học, nâng lương tối thiểu lên cao hơn, xây thêm nhà cho dân chúng, trợ giúp cho anh em công nhân, và thiết lập một chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ cho những người già cả trên 65 tuổi. Đồng thời, Tổng thống cũng xin thêm ngân khoản để tăng cường phòng thủ Mỹ châu. Hình như chương trình đã có thể được chấp thuận, vì rằng đảng Dân chủ chiếm đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện đã cho thấy thuận theo chiều hướng này. Nhưng Quốc hội lại bác bỏ đề nghị bảo hiểm y tế cho những người già cả, và trợ cấp của chính phủ liên bang cho các trường học, mặc dầu sau đó Quốc hội đã chấp thuận dự luật về thuế khóa, chương trình ngoại viện và dự luật về canh nông. Những biện pháp này đã cắt giảm những yêu cầu của Tổng thống.

- Tổng thống Kennedy thay đổi chính sách thuế mậu dịch.

Tuy nhiên, Quốc hội cho thông qua đạo luật mở rộng mậu dịch, theo đó thì Tổng thống được trao quyền rộng rãi để thay đổi trong việc ấn định thuế mậu dịch để khuyến khích ngoại thương.

Năm 1967, năm năm sau đó, điều gọi là “Vòng tròn Kennedy” về thuế mậu dịch hoàn toàn bị cắt bỏ. Hầu hết 50 quốc gia chiếm 4/5 ngoại thương trên thế giới đều đồng ý giảm hạ thuế mậu dịch đi chừng 1/3. Thỏa hiệp này hy vọng sẽ làm tăng thêm công cuộc mậu dịch của thế giới.

- Phong trào đòi Dân quyền hoạt động.

Hầu hết 3 năm tại chức, Tổng thống Kennedy phải bận tâm với một phong trào vốn đã có ảnh hưởng mạnh từ thập niên 1950. Người Hoa Kỳ da đen đã không được bình đẳng trong việc hành xử quyền công dân như là hiến pháp đã ấn định. Bị khích động bởi quyết định 1954 của Tối Cao Pháp Viện về trường học, và bởi những kinh nghiệm và thất vọng từ khi được giải phóng, người dân da đen bắt đầu mở chiến dịch đòi được thực sự bình đẳng ở trong quốc gia này.

Vào một ngày trong tháng chạp năm 1955, bà Rosa Parks, một thiếu phụ da đen làm việc trong một cửa hàng ở Montgomery thuộc tiểu bang Alabama, từ sở làm đi xe buýt về nhà. Theo luật địa phương đối với dân da đen, bà phải ngồi ở nửa đằng sau xe. Khi xe buýt đã đầy nhóc những hành khách thì nửa xe ở đằng trước dành cho người da trắng lại không đủ chỗ ngồi cho hành khách da trắng. Người tài xế hạ lệnh cho bà Parks phải đứng dậy nhường chỗ cho hành khách da trắng. Bà từ chối không chịu đứng dậy và ngay sau đó bà bị bắt.

Việc bắt bớ bà Park khiến cho người da đen tẩy chay không đi xe buýt ở Montgomery. Họ nhất định không chịu đi xe buýt cho tới khi nào người da đen được đối xử bình đẳng như là tất cả những hành khách khác. Một nhân vật lãnh đạo trong vụ tẩy chay xe buýt ở Montgomery là một người da đen, sau này trở thành một trong những nhân vật danh tiếng trong thập niên 1960. Đó là Tiến sĩ Martin Luther King, và đó cũng là một vị mục sư của giáo phái Baptist. Tiến sĩ Luther King cùng với một số người khác, da trắng có, da đen có, lãnh đạo nhiều vụ phản đối chống lại sự đối xử bất công đối với người da đen. Là một nhân vật lãnh đạo trong hội lãnh đạo Cơ Đốc miền

527

Page 196: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Nam, tiến sĩ King tranh đấu cho người da đen được đối xử một cách công bằng. Nhưng ông tuyên bố rằng người da đen muốn đạt tới mục đích này và không muốn dùng đến võ lực hay bạo động.

- Ở nhiều nơi đều có việc đối xử bất công đối với người da đen.

Vụ tẩy chay xe buýt ở Montgomery chỉ là hành động đối phó với tình trạng ở trong một tỉnh thôi. Trong nhiều nơi ở miền Nam, đặc biệt là ở các miền viễn Nam, có những tập quán và luật lệ phủ nhận việc đối xử bình đẳng với người da đen. Người da đen bị cấm không được sử dụng khách sạn, quầy ăn cơm trưa, các phòng chờ đợi, các bãi biển và các nơi công cộng khác dành cho người da trắng. Những quyêt định của Tối Cao Pháp Viện chống lại việc tách biệt các trường học cho người da đen và ngườida trắng thì được thi hành rất chậm chạp. Hơn nữa, dưới thời Tổng thống Eisenhower Quốc hội đã cho thông qua nhiều đạo luật về dân quyền, ấy thế mà ở nhiều nơi ở miền Nam dân da đen vẫn còn bị ngăn chặn không cho đi bầu.

Ngoài ra, không phải chỉ ở miền Nam mà còn ở nhiều nơi khác, người da đen vẫn còn bị giới hạn không được làm một số công việc, và bị giới hạn không được ở trong một số khu vực. Vì nhiều người da đen không đạt được trình độ học vấn đầy đủ nên họ không thể nào kiếm được công việc làm có đồng lương khá hơn. Lợi tức kém, khiến họ phải sinh sống trong những căn nhà nghèo nàn.

- Những đòi hỏi đựoc đối xử bình đẳng của người da đen lan rộng ra toàn quốc.

Vào đầu thập niên 1960, toàn quốc chú ý đến việc càng ngày càng có thêm các cuộc biểu tình tranh đấu cho dân quyền. Đây là những cuộc tuần hành phản kháng trong đó có những cuộc tuần hành vô cùng lớn nhưng rất có trật tự tiến về thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Những hình thức biểu tình khác là các cuộc tẩy chay, “đi tự do”, “ngồi lỳ”, và mang biểu ngữ đi lại vây quanh một nơi nào. Nhiều người da trắng ủng hộ cuộc tranh đấu của người da đen cũng tham dự các cuộc phản đối này, mà ngay cả các tỉnh miền Tâyvà miền Bắc cũng có nữa. Đôi khi có xảy ra một vài vụ hỗn loạn và bạo động.

Lúc đầu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Kennedy, tu chính án thứ 23 được chấp thuận. Tu chính án này cho phép dân chúng cư ngụ ở Hoa Thịnh Đốn mà phần lớn là người da đen được đi bầu trong các cuộc bầu cử Tổng thống. Năm 1962, Quốc hội lại chấp thuận tu chính án thứ 24, mà sau này vào năm 1964, tu chính án này trở thành một phần của Hiến pháp. Tu chính án này qui định rằng sẽ không có một cử tri nào bị ngăn chặn không được đi bầu trong các cuộc bầu cử tuyển chọn người đại diện vào chính quyền Liên bang chỉ vì họ đã không đóng “thuế bầu cử hay một loại thuế nào khác”. Vì rằng từ lâu, đây là cách thức ngăn chặn không cho người da đen đi bầu, tu chính án thứ 24 là một sự ủng hộ mạnh mẽ cho quyền đi bầu của người da đen.

Tổng thống Kennedy đề nghị một số dự luật dân quyền lên Quốc hội, nhưng trước khi Quốc hội có quyết định về các dự luật này thì một biến cố ghê góm xảy ra.

- Tổng thống Kennedy bị ám sát

528

Page 197: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Kennedy đi viếng thăm thành phố Dallas ở Texas. Ngay khi xe của ông đi dọc theo đường phố thì có những phát súng nhắm bắn vào Tổng thống. Ông Kennedy ngả vào trong cánh tay của bà vợ ngồi bên cạnh đó, và gần như ông đã trút hơi thở cuối cùng liền ngay sau đó. Cảnh sát thành phố Dallas bắt được một thanh niên trẻ tên là Lee Harvey Oswald. Hai ngày sau đó, Cawald được đưa tới một nhà giam khác và dọc đường hắn bị một người điều khiển hộp đêm ở Dallas bắn chết.

Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đi trong một chiếc xe hơi khác theo sau Tổng thống Kennedy. Sau khi xảy ra vụ ám sát này chừng hai giờ, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, và lập tức ông bay về thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Cùng một lúc, toàn quốc đau buồn thương tiếc vì cái chết của Tổng thống John F. Kennedy thì ông Lyndon B. Johnson đảm nhận chức vụ Tổng thống. Vốn là người sinh đẻ ở Texas, khi lên làm Tổng thống, ông Johnson được 50 tuổi. Sau khi phục vụ nhiều nhiệm kỳ ở Thượng viện, năm 1948, ông được đắc cửvào Thượng viện. Năm 1953, ông Johnson trở thành lãnh tụ của đảng Dân chủ ở Thượng viện, và ở chức vụ này, ông đã tỏ ra một trong những chính trị gia tài giỏi của đất nước.

- Ông Lyndon Johnson thắng cử trong kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1964.

Trong năm đầu ở tòa Bạch Ốc, Tổng thống Johnson theo đuổi đường lối mà cố Tổng thống Kennedy đã vạch ra. Mùa hè năm 1964, ông Johnson lại được đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên Tổng thống. Đồng thời, đảng Dân chủ cũng chọn ông Humphrey, thượng nghị sĩ thuộc tiểubang Minnesota, làm ứng cử viên Phó Tổng thống . Đảng Cộng hòa đề cử ông Barry Goldwater, thượng nghị sĩ thuộc tiểu bang Arizona, và Dân biểu Eilliam E. Miller thuộc tiểu bang New York ra tranh cử kỳ bầu cử này. Tổng thống Johnson thắng cử với đại đa số phiếu. Số phiếu cử tri mà ông chiếm được nhiều hơn số phiếu dồn cho ứng cử viên đảng Cộng Hòa là 15 triệu. Và đại diện cử tri 44 tiểu bang và thủ đô Hoa Thịnh Đốn gồm 468 phiếu bầu đều dồn cho ông, trong khi đó chỉ có 6 tiểu bang với 52 phiếu đại biểu cử tri dồn cho ông Goldwater.

- Tổng thống Johnson đề nghị những biện pháp mới.

Vốn đã từng là lãnh tụ ở Thượng viện, Tổng thống Johnson biết dùng ảnh hưởng của ông để cho Quốc hội thông qua các dự luật mà ông đề nghị. Một điều lợi nữa là đảng Dân chủ chiếm đại đa số ở trong Hạ viện cũng như ở Thượng viện. Kết quả là Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật quan trọng.

Tổng thống Johnson đềnghị và được Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật để thiết lập cái mà ông gọi là “Đại xã hội”. Một trong những đạo luật này là đạo luật về cơ hội kinh tế năm 1964. Mục đích của đạo luật này là giúp đỡ thanh niên nam nữ không còn đi học và cũng không có công ăn việc làm bằng cách huấn nghệ cho họ. Ngoài ra, Tổng thống còn đềnghị và được Quốc hội cho thông qua nhiều đạo luật theo đó thì chính phủ Liên bang sẽ trợ cấp tài chánh cho các trường trung tiểu học và đại học. Ngoài ra Quốc hội còn cho thông qua dự luật về bảo hiểm y tế cho những người già trên 65 tuổi. Khi Quốc hội cho thông qua dự luật này và được áp dụng vào năm 1966, thì có tới 19 triệu người Hoa Kỳ được thụ hưởng lợi ích của chương trình này.

529

Page 198: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Những đạo luật mới về dân quyền được thông qua.

Sau khi ông Lyndon Johnson trở thành Tổng thống, Quốc hội ban hành các đạo luật về dân quyền mà nòng cốt là các đạo luật do Tổng thống Kennedy đã đề nghị trước kia. Luật dân quyền năm 1964 bảo vệ tất cả mọi người dân đủ điều kiện bầu cử, và cấm các ông chủ sử dụng những phương cách bất công trong việc thuê mướn nhân công. Đồng thời, luật này cũng qui định rằng tất cả mọi người được phép sử dụng các nơi công cộng như là khách sạn, nhà hàng, quầy bán cơm trưa, tiệm bán đồ, rạp hát, công viên và các sân vận động thể thao thể dục.

Quốc hội còn ban hành một đạo luật dân quyền khác nữa do Tổng thống Johnson đề nghị, đó là luật về quyền bầu cử được đề nghị vào năm 1965. Luật này vít kín các kẻ hở của các luật về dân quyền trước kia, và như vậy là bảo đảm tất cả các công dân đủ tư cách kể cả người da đen được quyền đi bầu. Quyền đi bầu không còn bị giới hạn nữa.

- Quốc hội tiến thêm nnhiều bước nữa.

Năm 1965 và 1966, Quốc hội lại cho thiết lập thêm một số bộ mới nữa. Bộ thứ 11 trong nội các là Bộ Phát Triển Đô Thị Và Nhà Cửa. Vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này được Tổng thống Johnson bổ nhậm là một người da đen, ông Robert C. Weaver, người có rất nhiều kinh nghiệm về loại công việc của bộ mới này, mà ông phải đảm nhận. Năm 1966, Quốc hội lại cho thiết lập thêm Bộ Giao Thông Và Chuyển Vận để thêm vào Nội các. Hơn 30 phòng sở của Chính phủ Liên bang thuộc các ngành hàng không, hỏa xa và xa lộ được thâu gồm vào trong bộ mới này.

Đồng thời, Quốc hội còn chấp thuận tu chính án thứ 25 để cho thêm vào hiến pháp, tu chính án này cho phép Tổng thống được chỉ định ngườivào làm việc tại văn phòng Phó Tổng thống. Tu chính án này cũng qui định rõ ràng về bổn phận và của chức vụ Tổng thống. Khi nào Tổng thống bị đau yếu hay vì những lý do khác mà không thi hành được nhiệm vụ thì Phó Tổng thống có thể đảm nhiệm chức vụ này. Sau khi được các tiểu bang phê chuẩn, tu chính án thứ 25 trở lên có hiệu lực vào tháng 2 năm 1967.

Tu chính án thứ 25 được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1973. Trong năm này, sau khi bị tố cáo về những hành động sai quấy, Phó Tổng thống Spiro Agnew phải từ chức, Tổng thống Nixon đề cử ông Gerald Ford, lãnh tụ của đảng Cộng Hòa ở Hạ viện, vào giữ chức vụ này. Ông Ford được Hạ và Thượng viện xác nhận vàtrở thành Phó Tổng thống vào ngày 6 tháng 12 năm 1973.

-Vấn đề chủng tộc vẫn còn làm cho toàn quốc chú ý đến.

Nhiều người da đen vẫn còn thất vọng vì sự chậm chạp trong việc cải thiện số phận của họ. Mặc dầu có những chương trình huấn nghệ, con số thất nghiệp của người da đen vẫn còn cao hơn so với người da trắng.

Trong khi đó thì giữa các nhà lãnh tụ da đen cũng có những bất đồng chính kiến về vấn đề hướng dẫn các phong trào tranh đấu đòi quyền bình đẳng. Khẩu hiệu “Black Power” (Quyền lực của người da đen) được mọi người tán đồng, nhưng lại có nhiều người khác hiểu khẩu hiệu này bằng những nghĩa khác. Đối với một số người da đen,

530

Page 199: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

khẩu hiệu này có nghĩa là chính họ phải đem hết sức cố gắng để đạt được trình độ học vấn cao hơn, tạo được nhà cửa khá hơn, cũng như tiến tới bình đẳng về các cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm. Họ nói rằng có một cách để đạt được mục tiêu này là họ phải sử dụng đến áp lực chính trị và kinh tế. Nhưng một số nhỏ người da đen khác lại còn đi xa hơn trong việc diễn dịch ý nghĩa chữ “Black Power”. Họ la lối rằng thiếu tiến bộ trong phong trào đòi bình đẳng, có nghĩa là họ phải sử dụng đến những biện pháp bạo động để hoàn thành mục tiêu bình đẳng và tự do. Hơn nữa, một số người da đen lại cho rằng cứu cánh của “Black Power là một sự tách biệt hoàn toàn về chủng tộc”.

Nhiều người Hoa Kỳ cho rằng việc diễn giải ý nghĩa của hai chữ “Black Power” như vậy là đổ thêm dầu vào lửa trong vụ bạo động trong các thành phố Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960. Một trong những vụ lộn xộn tệ hại nhất bùng nổ ở Detroit vào tháng Chạp năm 1967. Hơn 40 người bị thiệt mạng, toàn thể một kh nhà trong thành phố bị thiêu rụi, và có tới hàng ngàn người lâm vào cảnh không nhàkhông cửa.

Trong bài diễn văn đọc trên đài vô tuyến truyền hình, Tổng thống Johnson tuyên bố “Phải chặn đứng bạo động cho tới cùng”. Ông còn nói rằng “Nếu cần phải mở một cuộc tấn công bất cứ ở mức độ nào vào những nơi gây ra thất vọng và bạo động”.

- Các vụ ám sát làm cho toàn quốc xúc động.

“Những gì đang xảy ra cho đất nước ?” là một câu hỏi được nhiều người Hoa Kỳ nêulên vào khi hai nhà lãnh tụ của đất nuớc bị ám sát chết vào mùa xuân năm 1968. Tháng 4 năm đó, ông Martin Luther King Jr., người đã lãnh đạo phong trào bất bạo động để đòi quyền bình đẳng, đang đứng ở ngòai balcon tại mộ t khách s5n ở Memphis thì bị một người bắn tỉa hạ sát chết. Theo sau tiếng súng ám sát này, làn sóng lộn xộn nổi lên, đốt nhà, cướp của trong 125 thành phố. Sau khi tiến sĩ King chết được 2 tháng thì Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, bào đệ của cố Tổng thống Kennedy đang vui mừng chiến thắng ở tại Los Angeles cũng bị ám sát chết. Ông đang vận động để được đảng Dân chủ đề cử ra tranh cử Tổng thống trong kỳ bầu cử vào cuối năm 1968, và ông vừa đạt được thắng lợi trong kỳ tuyển cử sơ khởi của đảng Dân chủ ở California. Ông Robert Kennedy vốn là người tích cực ủng hộ cho quyền bình đẳng của những nhóm người thiểu số.

Sau khi Tiến sĩ King từ trần được 6 ngày, thì Quốc hội cho thông qua đạo luật dân quyền 1968. Theo dự luật này thì những trở ngại về chủng tộc trong 80 phần trăm về nhà cửa ở Hoa Kỳ được bãi bỏ.

* CHIẾN TRANH LẠNH TRONG THẬP NIÊN 1960.

- Tổng thống Kennedy và Thủ tướng Khrushchev gặp nhau ở Viennea.

Ngay vừa mới nhậm chức, Tổng thống Kennedy đã phải đương đầu với vấn đề nghiêm trọng do cuộc chiến tranh lạnh gây nên. Tại Đông Nam Á, quân đội Cộng sản đe dọa cướp chính quyền ở Lào. Ở Cuba mộ t đạo quân của những người Cuba lưu vong đổ bộ vào Cuba định lật đổ chính quyền Fidel Castro, nhưng thất bại. Ngoài ra, Khrushchev còn hăm dọa khuấy động một cuộc khủng hoảng mới ở Bá Linh.

531

Page 200: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Hết vấn đề này đến vấn đề khác về chiến tranh lạnh khiến cho Tổng thống Kennedy và các vị cố vấn của ông đều cảm thấy rằng ông và ông Khrushchev phải nên gặp nhau để nói chuyện. Tháng 6 năm 1961, Tổng thống Kennedy bay đi Vienna để hội thảo với nhà lãnh đạo Liên xô về các vấn đề khẩn cấp. Cuộc họp này không đi đến một thỏa hiệp hay một quyết định quan trọng nào cả. Nhưng hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi quan điểm về các vấn đề quan trọng như vấn đề thí nghiệm vũ khí hạch nhân và tương lai của nước Lào.

Sau cuộc họp này, mỗi nhà lãnh đạo đều công bố tuyên cáo về tình trạng cuộc chiến tranh lạnh. Tại Mạc Tư Khoa, Thủ tướng Khurshchev tuyên bố rằng ngọn triều lịch sử đang dâng lên theo chiều chủ nghĩa cộng sản. Trong bản tường trình với nhân dân Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy tuyên bố “... Tôi nhiệt liệt tin tuởng rằng thời gian sẽ chứng tỏ rằng trong tương lai của nhân loại sẽ là tự do, độc lập, và tự quyết chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản”.

- Hoa Kỳ cho tăng cường quân lực.

Thái độ cứng rắn không nhượng bộ của Thủ tướng Khrushchev tại hội nghị Vienna khiến cho Tổng thống Kennedy tin rằng Hoa Kỳ phải tăng cường quân lực. Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thảo luận về kế hoạch tài giảm binh bị, nhưng không có quốc gia nào lại được phép nghĩ rằng thiện chí kiến tạo hòa bình có nghĩa là phải yếu kém về quân sự. Cho nên năm 1961, Hoa Kỳ cho gửi thêm không lực đến thành phố Bá Linh.

Thành phố Bá Linh dù là một nửa thuộc về Tây Đức nhưng lại nằm sâu trong lãnh thổ Đông Đức cộng sản. Trong cuộc chiến tranh lạnh này, nhiều lần Liên xô đã gây áp lực với dân chúng ở chung quanh Tây Bá Linh. Năm 1961, Đông Đức vội vã cho xây "Bức tường Bá Linh" ngăn cách hẳn Đông Bá Linh với Tây Bá Linh tạo nên khủng hoảng. Nhưng mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho hòa bình thế giới trong những năm này lại xảy ra ở gần lãnh thổ Hoa Kỳ.

- Tổng thống Kennedy đương đầu với khủng hoảng hỏa tiển ở Cuba.

Những biến cố ở Cuba vào mùa thu năm 1962 cho ta thấy rằng Hoa Kỳ cần phải sẵn sàng hành động ngay tức thì. Tổng thống Kennedy tường trình cho toàn quốc hay rằng dù rằng trước đây Liên xô đã bảo đảm rằng Cuba chỉ tiếp nhận vũ khí phòng thủ, ấy thế mà Liên xô lại võ trang cho Cuba bằng những hỏa tiển nguyên tử xuyên lục địa. Tổng thống loan báo "Phải phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ mọi vũ khí tấn công được chuyên chở đến Cuba". Đồng thời Tổng thống ra lệnh cho các chiến tàu Hoa Kỳ, nếu cần, phải chặn đứng không cho các tàu chuyên chở như vậy tới Cuba.

Sau một vài ngày căng thẳng, Khrushchev đồng ý cho tháo gỡ và di chuyển các loại vũ khí tấn công này ra khỏi Cuba. Khrushchev phải hành động như vậy, một phần vì hầu hết các quốc gia Âu châu và châu Mỹ la tinh đều ủng hộ Hoa Kỳ. Castro từ chối không chịu cho thanh sát trên mặt đất, nhưng dựa vào kết quả của các cuộc thám sát ở trên không, chính phủ Hoa Kỳ tin rằng thật sự các dàn hỏa tiễn này đã được di chuyển đi rồi.

532

Page 201: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Thế giới được cứu thoát khỏi chiến tranh và Hoa Kỳ đã thực sự chiến thắng. Hơn nữa, sau đó lại có một vài điểm sáng torng cuộc chiến tranh lạnh trong thập niên 1960.

- Thế giới tìm cách kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Việc sử dụng nguyên tử nặng vào chiến tranh từ Đệ Nhị Thế Chiến đã gây ra cuốc hạy đua phát triển những phương tiện tàn phá ghê gớm hơn bao giờ hết. Một vài loại vũ khí này phải dùng máy bay mang đi thả, nhưng cũng có những loại vũ khác có thể từ một lục địa phóng đi và tự nó sẽ bay đến mục tiêu ở một lục địa khác. Loại vũ khí này được gọi là ICBM, có thể nhằm hủy diệt toàn thể một thành phố ở cách căn cứ phóng đi hàng mấy ngàn dặm. Mặt khác, loại hỏa tiễn Polaris có thể phóng đi từ một tàu ngầm ở dưới nước rồi sẽ vụt lên trên không nhắm mục tiêu bay tới. Trong thập niên 1970, người ta còn phát triển loại hỏa tiễn MIRV, có một số đầu đạn độc lập. Mỗi một đầu đạn sẽ bay tới một mục tiêu khác. Như vậy rất khó mà ngăn chặn không cho một vài trong số đầu đạn này bay tới mục tiêu khác. Như vậy rất khó ngăn chặn không cho một vài trong số đầu đạn này bay tới mục tiêu.

Tổng thống Kennedy đương đầu với cùng những vấn đề mà các vị Tổng thống trước kia từng gặp phải là đi tìm kiếm một thỏa hiệp về kiểm soát vũ khí hạch nhân. Tại hội nghị tài giảm võ trang ở Geneva, Hoa Kỳ cố gắng để thực hiện một thỏa hiệp theo đó thì các cường quốc nguyên tử đồng ý sẽ không thí nghiệm vũ khí nguyên tử nữa, và đồng ý để cho một ủy ban thanh sát quốc tế vào lãnh thổ để thi hành thỏa hiệp. Nhưng Liên Xô lại từ chối không chịu cho người ngoại quốc vào lãnh thổ Nga để thanh sát.

Tuy nhiên, năm 1963, Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên Xô lại nhóm họp để bàn việc cấm thí nghiệm vũ khí nguyên tử. Hội nghị này nhóm họp tại Mạc Tư Khoa vào tháng 7 năm đó. Cả ba cường quốc đều đồng ý sẽ không thí nghiệm nguyên tử ở trong bầu khí quyển, ở ngoài tầng không gian và ở dưới nước. Nhưng những gì mà tam cường đã thực hiện được chỉ là như lời Tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói :"Bước đầu trên con đường tiến đến giới hòa bình vững chắc mà toàn thể nhân loại đang mong chờ."

- Tổng thống Johson đương đầu với những khó khăn lớn lao.

Chúng ta đã thấy rằng năm 1965, Tổng thống Johson gửu quân đội đến nước Cộng hòa Dominique . Biến cố ở Trung Đông còn đi xa hơn nữa, dù rằng việc xảy ra ở vùng này không phải do người Hoa Kỳ can thiệp. Chiến tranh bùng nổ giữ Do Thái và các lân quốc Á Rập vào tháng 6 năm 1967. Trận chiến này chỉ kéo dài có vài ngày, nhưng nó đã khiến cho các quốc gia Á Rập càng thêm chua chát đắng cay nhiều hơn, và tình hình Trung Đông càng trở nên căng thẳng hơn trước. Nhưng vấn đề khó khăn và trầm trọng tệ hại nhất là việc Tổng thống Johnson phải đối phó với tình hình ở Việt Nam. Cuộc chiến Việt Nam không những đã làm hao tốn giảm thiểu ngân khoản cho chương trình Đại xã hội do ông khởi xướng, mà còn ngăn chặn không cho ông ra tranh cử kỳ bầu cử Tổng thống vào năm 1968.

- Chiến tranh Việt Nam càng trở nên dữ dội.

Năm 1954, một hội nghị quốc tế đã chia đôi Việt Nam ra làm hai phần Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, nhưng lại hy vọng rằng Việt Nam sẽ được thống nhất bằng

533

Page 202: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

một cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, một cuộc bầu cử như vậy đã chẳng bao giờ tổ chức được. Bắc Việt Nam cộng sản nhờ viện trợ của Trung Hoa cộng sản và của Liên xô, trợ giúp du kích cộng sản để cố gắng lật đổ chính quyền Nam Việt Nam. Ngược lại, Nam Việt Nam cũng nhận viện trợ của Hoa Kỳ và của nhiều quốc gia khác.

Lúc đầu Hoa Kỳ chỉ gửi một số cố vấn quân sự để giúp chính quyền Nam Việt Nam, nhưng khi tình hình càng trở nên tệ hơn thì viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam càng nhiều hơn. Vào cuối năm 1964, có tới 23 ngàn bộ đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, và năm 1968, con số này tất cả lên tới 500 ngàn. VÀo lúc này chiến tranh trở nên vô cùng quyết liệt toàn diện, với những cuộc không kích nặng nề vào Bắc Việt, hải pháo của chiến tàu Hoa Kỳ và chiến tranh dữ dội ở trên bộ.

- Chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn tiếp diễn

Trong một bài diễn văn, Tổng thống Johnson đưa ra 3 lý do tại sao bộ đội Hoa Kỳ phải có mặt ở Việt Nam :

1- Hoa Kỳ có bổn phận phải giúp đỡ các dân tộc mà các quyền tự do của họ bị hăm dọa bằng vũ lực.

2- Việt Nam rất quan trọng đối với nền an ninh của các quốc gia tự do Châu Á.

3- Tùy thuộc vào chung cuộc của Nam Việt Nam, các quốc gia xâm lăng sẽ quyết định nên hay không nên sử dụng chiến tranh du kích để tiến chiếm các lân quốc yếu hơn.

Khi cuộc chiến càng trở nên dữ dội lại càng có nhiều người Hoa Kỳ rầu rĩ lo ngại sâu xa về cuộc chiến, và họ kêu gọi Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách ở Việt Nam. Dù thế nào đi nữa, dù cho Hoa Kỳ đã tạm thời ngưng bỏ bom Bắc Việt và kêu gọi chính quyền Bắc Việt cùng tìm kiếm hòa bình nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn

- Bắt đầu hòa đàm

Mùa xuân năm 1968, Tổng thống Johnson làm toàn quốc ngạc nhiên. Trong một bài diễn văn trên đài vô tuyến truyền hình, ông loan báo cho nhân dân Hoa Kỳ hay rằng ông sẽ không ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nào nữa. Quyết định này là do ý ông muốn "Nhân dân Hoa Kỳ đoàn kết trên hết". Đồng thời Tổng thống cũng nói rằng mức độ bỏ bom Bắc Việt sẽ được rút giảm. Sau đó 60 giờ, nhà cầm quyền Bắc Việt cho biết là đồng ý việc tiếp xúc với chính phủ Hoa Kỳ. Đầu tháng 5 năm 1968, đại diện hai chính phủ Hoa Kỳ và Bắc Việt nhóm họp ở Ba Lê. Các phiên họp kéo dài đến gần nửa năm thì Tổng thống Johnson loan báo sẽ ngưng hẳn việc bỏ bom Bắc Việt. Ông đã thực hiện một quyết định mà ông cho rằng "sẽ tiến đến một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến".

PHẦN IV

CÁC VỊ TỔNG THỐNG GẦN ĐÂY PHẢI ĐƯƠNG ĐẦUVỚI NHỮNG THỬ THÁCH NÀO ?

Vì Tổng thống Johnson đã dự định rút lui khỏi chính trường, cho nên đảng Dân chủ cử Phó Tổng thống Hubert Humphrey ra tranh cử Tổng thống và Thượng nghị sĩ

534

Page 203: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Edmund Miskie thuộc tiểu bang Maine ra đứng chung liên danh với ông. Hội nghị đảng Cộng hòa chỉ định ông Richard Nixon, người đã từng thất cử Tổng thống 8 năm về trước, ra tranh cửa Tổng thống kỳ này. Thống đốc Spiro Agnew của tiểu bang Maryland được đề cử ra tranh cử chức vụ Phó Tổng thống. Ứng cử viên thứ ba ra tranh cử Tổng thống là ông George Wallace, cựu thống đốc Tiểu bang Alabama.

Nhiều cử tri cho rằng có rất ít khác biệt giữa hai ứng cử viên của hai chính đảng lớn. Trong kỳ vận động tranh cử, cả hai ứng cử viên đều nói rất nhiều về chiến tranh Việt Nam, nhưng lập trường của hai ứng cử viên này hình như chỉ khác nhau chút ít thôi, dù rằng phó Tổng thống Humphrey đã biểu lộ ủng hộ việc ngưng bỏ bom Bắc Việt nhiều hơn. Các vấn đề khác cũng làm cho các cử tri lo ngại là các vụ bạo động ở trong các thành phố, thái độ nổi loạn của giới trẻ, tỷ lệ tội trạng càng ngày càng lên cao, và mối lo sợ về nạn lạm phát.

Các cuộc thăm dò toàn quốc vào những tuần lễ trước bầu cử cho thấy là đa số cử tri ủng hộ ông Nixon. Tuy nhiên, trước một ngày có cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy là khoảng cách giữa số cử tri ủng hộ hai ứng cử viên rất nhỏ. Thực ra, số phiếu cử tri trong ngày bầu cử dồn cho hai ông rất khít khao. Trong số 62 triệu phiếu cử tri dồn cho hai ứng cử viên có chừng 500 ngàn phiếu thôi. Gần 10 triệu phiếu cử tri bỏ cho ông Wallace. Nhưng so phiếu đại biểu cử tri mới là sự quyết định và ông Nixon chiếm được đa số rõ rệt. Với 301 trên tổng số 538 phiếu đại biểu cử tri, ông Nixon đắc cử Tổng thống. Trong cuộc bầu cử vào Quốc hội cùng năm ấy, ở viện nào, đảng Cộng hòa cũng chiếm được đa số tương đối. Dù sao đi nữa, đảng Dân chủ cũng vẫn còn kiểm soát cả hai viện của Quốc hội.

- Chính quyền Tổng thống Nixon khởi sự.

Tổng thống Nixon phải đương đầu với nhiều vấn đề cấp bách của Quốc hội. Lạm phát, dân chúng lộn xộn, các cư xá sinh viên cũng lộn xộn bất ổn và kỳ thị chủng tộc, tất cả đã làm cho đất nước phải bối rối lo ngại. Tổng thống Nixon loan báo rằng mục tiêu trước nhất của ông là đoàn kết nhân dân Hoa Kỳ lại, và làm cho nhân dân Hoa Kỳ cùng cộng tác với nhau để tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Cuối mùa xuân năm đó, ông đưa lên Quốc hội những đề nghị như vấn đề cải cách thuế khóa và chiến đấu chống lại các tội trạng có tổ chức.

- Bất ổn và phản kháng đưa đến nhiều thay đổi trong quốc hội.

Những năm đầu thập niên 1970, ngọn triều phản đối dâng lên lan tràn ra toàn quốc. Phần lớn các vụ phản đối đều nhằm vào chiến tranh Việt Nam. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã bắt đầu đặt vấn đề là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ này có thể đi tới chung cuộc theo ý muốn được không. Con số thương vong và tiền bạc tổn phí càng ngày càng lên cao hơn.

Khắp nơi trong nước đều có biểu tình chống chiến tranh. hàng trăm ngàn người diễu hành ở thủ đô và ở các tỉnh cũng như trong các khu sinh viên nội trú ở khắp mọi nơi. Mùa xuân năm 1970, một thảm trạng xảy ra ở ngay trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, nơi mà quân đội phòng vệ quốc gia cho rằng bị tấn công nên đã bắn vào đám sinh viên biểu tình gây thiệt mạng cho 4 sinh viên. Khắp nơi trong nước từ bờ biển Đại tây dương đến bờ biển Thái bình dương, sinh viên các trường đại học phản đối vụ bắn vào sinh viên ở Ohio và những hậu quả đưa đến cho họ. Chừng 400

535

Page 204: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

trường đại học phải đóng cửa vì sinh viên định tổ chức làm mạnh tạo áp lực với Quốc hội để tố cáo Tổng thống.

Những chính kiến của toàn dân đối với chiến tranh Việt Nam lại không thống nhất. Không phải tất cả mọi người đều phản đối chiến tranh. Hàng ngàn người tổ chức diễu hành ủng hộ chính sách về chiến tranh của Tổng thống, và kêu gọi đất nước phải tiếp tục chiến đấu để đạt được chiến thắng hoàn toàn ở Việt Nam. Đầu năm 1971, khi đoàn người biểu tình tiến về thủ đô Hoa Thịnh Đốn đe dọa làm tê liệt thủ đô và các cơ quan chính phủ thì có tới hàng ngàn người bị bắt.

- Giới trẻ được quyền đi bầu

Năm 1971, tu chính án thứ 26 được chấp thuận thêm vào hiến pháp theo đó thì hạ thấp tuổi đi bầu xuống tới tuổi 18 cho tất cả các cuộc tuyển cử địa phương, tiểu bang cũng như các cuộc tuyển cử chọn người vào các cơ quan chính quyền Trung ương. Trước đó chỉ có 4 tiểu bang Georgia, Kentucky, Alaska và Hawaii là đã hạ tuổi đi bầu xuống dưới 21 thôi. Tu chính án này được chấp thuận vì phần lớn là có nhiều người nghĩ rằng đa số những người trẻ ở tuổi 18 đã ý thức được trách nhiệm như người trưởng thành và cũng là đến tuổi đi bầu được.

- Chị em phụ nữ đòi quyền bình đẳng

Năm 1972, Quốc hội lại chấp thuận thêm một tu chính án nữa, tu chính án thứ 27, và gửi về các tiểu bang để phê chuẩn. Tu chính án này được gọi là "tu chính án về phụ nữ quyền qui định rằng quyền bình đẳng theo luật pháp sẽ không bị chối bỏ hay thu hẹp bởi chính quyền Trung ương hay chính quyền tiểu bang vì lý do nam hay nữ".

Hầu hết người Hoa Kỳ nghĩ rằng việc đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã đạt được vào năm 1920, năm đó chị em phụ nữ đã được quyền đi bầu. Nhưng kinh nghiệm của nhiều chị em phụ nữ ở trong gia đình hay ngoài xã hội lại cho thấy là ngược lại. Chị em phụ nữ thấy rằng thường khi đi làm thì chị em chỉ nhận được những công việc kém thích thú và được trả ít lương hơn nam giới, rằng ngay cả khi chị em làm cùng công việc như anh em nam giới mà lại nhận được đồng lương ít hơn, rằng rất ít khi chị em được thăng thưởng hay đưa lên chức vụ chỉ huy. Họ lý luận rằng đa số anh em nam giới muốn giữ chị em phụ nữ trong gia đình, và muốn giới hạn chị em trong các công việc gia đình. Nhiều tổ chức phụ nữ ra đời vào trong thập niên vừa qua như "phong trào giải phóng phụ nữ" đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. Các tổ chức này đòi" bình đẳng về lương bổng và bình đẳng công việc", đòi hỏi phải có trung tâm săn sóc các trẻ em cho các bà mẹ đi làm, đòi cho chị em phụ nữ được nghỉ hộ sản mà không mất việc làm.

Đầu năm 1974, tu chính án thứ 27 được hơn 30 tiểu bang phê chuẩn. Nhưng phải đợi hai năm sau kể từ khi được 38 tiểu bang chấp thuận thì tu chính án này mới trở thành một phần của hiến pháp.

- Chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn.

Cuộc hòa đàm Ba Lê nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam tiến hành từ năm 1969 nhưng vẫn còn kéo dài vô tận, và chiến tranh cũng vẫn còn kéo dài. Hội nghị đã phải mất nhiều tháng trời để bàn về những đại diện của chính quyền nào được tham dự

536

Page 205: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

hội nghị, và mỗi đoàn đại biểu phải ngồi ở vào những vị thế nào ở tại bàn hội nghị. Sau này, Nam Việt Nam, đồng minh của Hoa Kỳ, được dự hội nghị, vì Nam Việt Nam sợ rằng hội nghị Ba Lê sẽ đi đến một thỏa hiệp bỏ mặc cho miền Nam Việt Nam đương đầu với Bắc Việt. Dù rằng phải thất vọng như vậy, nhưng vì chống đối và bạo động của phe phản chiến tại quốc nội, nên chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc phải cắt giảm số quân tham chiến ở Đông Nam Á. Số quân tham chiến này lên cao nhất là hơn một nửa triệu quân vào đầu năm 1969, nhưng ba năm sau đó, sẽ giảm xuống chỉ còn 139 ngàn. Vào lúc đó thì tất cả công cuộc chiến đấu ở trên bộ đều do quân đội Nam Việt Nam đảm nhận, và Hoa Kỳ chỉ còn không yểm cho Nam Việt Nam thôi. Đây là việc Việt Nam hóa cuộc chiến tranh. Việc Việt Nam hóa này rất ít có hy vọng đạt được hòa bình ở châu Á. Nhưng ít nhất cũng có hứa hẹn chấm dứt việc Hoa Kỳ phải tham chiến trên bộ.

Vào năm 1971 có dấu hiệu hy vọng. Ngay khi chiến tranh còn quyết liệt, Nam Việt Nam vẫn còn có khả năng sản xuất dư thừa gạo cho dân chúng tiêu thụ và còn có thể xuất cảng nữa. Tuy nhiên, cùng năm đó, Nam Việt Nam tổ chức bầu cử và khó mà thấy có gì là dân chủ cả, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra ứng cử độc diễn, và trong kỳ bầu cử Quốc hội năm đó cũng không có ứng cử viên đối lập nào được tự do vận động tranh cử. Nhiều người Hoa Kỳ càng cảm thấy thất vọng sâu xa về những cố gắng quân sự của họ đã đổ vào Việt Nam.

- Cuộc chiến đổi chiều.

Đầu năm 1972, Bắc Việt mở cuộc tấn công đặc biệt dữ dội vào Nam Việt Nam. Lần này họ đi ra ngoài chiến thuật du kích mà họ vẫn hằng áp dụng từ trước. Các viên chức Hoa Kỳ và Nam Việt Nam vô cùng ngạc nhiên và lấy làm lo ngại về đủ loại chiến cụ kể cả xe tăng hạng nặng mà Bắc Việt có thể tung ra chiến trường Nam Việt Nam. Hoa Kỳ trả đũa lại bằng cuộc leo thang không kích dữ dội vào tất cả các con đường tiếp tế mà Bắc Việt sử dụng để đưa người và vũ khí vào Nam Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ chấp nhận cả nguy hiểm là áp dụng chiến thuật mới gài mìn phong tỏa hải cảng Bắc Việt. Hành động này nhằm ngăn chặn các tàu thuyền của Liên xô và các quốc gia khác đưa quân nhu, chiến cụ vào Bắc Việt. Dĩ nhiên là biện pháp này cũng là mối hiểm họa có thể mở rộng chiến tranh, nếu một trong các tàu thuyền của Liên xô bị nổ vì những trái mìn phong tỏa này.

Nhờ sự trợ giúp này của Hoa Kỳ mà Nam Việt Nam chiến đấu hăng say và chiến thắng hơn trước rất nhiều. Tháng 9 năm 1972, Bắc Việt mới sẵn sàng bàn cãi để giải quyết chiến tranh. Nhưng hội nghị Ba Lê kéo dài đến năm thứ năm vẫn không có hiệu quả. Thực ra hàng loạt mật đàm giữa vị cố vấn đặc biệt của Tổng thống là ông Henry Kissinger và ngoại trưởng Bắc Việt là Lê Đức Thọ (người dịch nghĩ rằng Lê Đức Thọ không phải là ngoại trưởng Bắc Việt trong thời gian hòa đàm tại Ba Lê, ngoại trưởng Bắc Việt chính là Nguyễn Duy Trinh ).

- Cuộc chiến tranh dài nhất chấm dứt.

Trong khi cuộc chiến tranh vẫn còn tiếp diễn thì tháng 12 năm 1972, Hoa Kỳ mở hàng loạt không tập nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh vào Bắc Việt. Cuối cùng vào tháng giêng năm 1973, hai bên cùng tiến đến một thỏa hiệp, theo đó thì:

1. Thực hiện ngưng bắn do một phái đoàn quốc tế giám sát.

537

Page 206: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

2. Toàn thể quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.3. Hai bên cùng phóng thích hết các tù binh.4. Sẽ có một hội đồng đại diện cho hai miền Việt Nam để thiết lập một chính

phủ cho toàn nước Việt Nam.

Điều đáng chú ý là vào khi ký kết và loan báo thỏa hiệp Ba Lê, thì tại Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, hoan hỉ ăn mừng. Trong khi đó thì tại Sài Gòn, Thủ đô của Nam Việt, không có dấu hiệu gì là hoan hỉ cả, mà chỉ có sự băn khoăn lo lắng về tương lai. Tại Hoa Kỳ, y hệt như những khi chấm dứt Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, sự vui mừng chỉ là một cảm giác nhẹ nhõm thấy rằng cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã chấm dứt.

Như hai bên đã đồng ý, trong vòng 60 ngày là tất cả tù binh Hoa Kỳ được phóng thích, và Hoa Kỳ cho rút bộ đội ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên cuộc ngừng bắn đã tan vỡ với những vụ đụng độ bất thường và biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện một cách mau chóng mà cả hai bên đều tố cáo lẫn nhau là không tuân hành thỏa hiệp. Hòa bình hình như còn quá xa vời đối với nhân dân Việt Nam.

- Hoa Kỳ chấm dứt gọi quân dịch.

Đầu năm 1973, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ loan báo chấm dứt việc gọi thanh niên nhập ngũ. Khi mà số lớn bộ đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam thì nhu cầu thanh niên nhập ngũ xét ra không còn cần nữa. Nhưng dù sao thì thanh niên đến 18 tuổi cũng vẫn còn phải ghi tên làm thủ tục kiểm tra quân dịch.

- Phi hành gia Hoa Kỳ đổ bộ xuống mặt trăng.

Suốt trong thập niên 1960, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Phi thuyền không người lái khảo sát bầu khí quyển chung quanh Kim Tinh và đã gởi về địa cầu nhiều dữ kiện có giá trị về khoa học. Các vệ tinh truyền tin bay trên quỹ đạo vòng quanh trái đất và chuyển vận các chương trình truyền hình từ lục địa này qua lục địa khác. Các phi thuyền không gian khác gửi về địa cầu nhiều hình ảnh của mặt trăng và Hỏa tinh.

Ngày 20 tháng 7 năm 1969, giấc mơ từ bao nhiêu thế kỷ của loài người bước chân vào nguyệt điện đã trở thành sự thực. Giờ phút lịch sử đã điểm vào lúc chuyến bay của phi thuyền Apolo 11 mang 3 phi hành gia đi vào quỹ đạo lượn quanh nguyệt cầu. Trong khi phi hành gia Michael Colline tiếp tục lái phi thuyền chỉ huy bay theo quỹ đạo vòng quanh nguyệt cầu thì hai người đồng hành của ông là Neil Armstrong và Edwin Aldrin, Jr., tiến vào phi thuyền đáp xuống mặt trăng. Hàng triệu người theo dõi cuộc đổ bộ này trên màn ảnh vô tuyến truyền hình. Phi hành gia Neil Armstrong từ trên phi thuyền bước xuống mặt trăng và nói : "Đây chỉ là một bước nhỏ đối với một người, nhưng là một bước tiến vĩ đại đối với nhân loại".

Theo sau cuộc đổ bộ này là những bước tiến vĩ đại khác. Từ năm 1969, cho đến hết năm 1972, Hoa Kỳ cho bay thêm 5 chuyến bay Apolo chở phi hành gia đổ bộ vào nhiều nơi khác trên mặt trăng. Tất cả các chuyến bay này đều lấy đá và cát ở trên mặt trăng đem về địa cầu để nghiên cứu. Năm 1971, Hoa Kỳ lại cho phóng phi thuyền Mariner không người lái, hoàn thành một chuyến bay dài 5 tháng rưỡi vượt hai trăm bốn mươi bảy triệu dặm tiến vào bay vòng quanh quỹ đạo hỏa tinh. Đây là phi thuyền

538

Page 207: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo của một hành tinh khác. Cuối năm 1973, sau một chuyến bay dài 260 triệu năm, phi thuyền Pionner bắt đầu truyền về địa cầu những hình ảnh của Mộc tinh (Jupiter). Nếu cứ tiếp tục bay như vậy thì hy vọng vào năm 1987, phi thuyền Pionner sẽ bay ra ngoài Thái dương hệ và sẽ tiến vào chòm thiên thể Taurus (chòm sao Kim Ngưu), cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng.

Đã hoàn thành phóng lên hàng loạt phi thuyền Apolo, giai đoạn kế tiếp có lẽ là năm 1975 sẽ là việc ráp phi thuyền của Nga vào phi thuyền của Hoa Kỳ ở trên không gian. Đây là mục đích thực sự quan trọng đối với cuộc thi tài chinh phục không gian giữa hai quốc gia đã tiến hành từ 20 năm về trước.

- Người Hoa Kỳ mưu tìm một môi sinh trong sạch hơn.

Trong khi các phi hành gia Hoa Kỳ thám hiểm không gian thì trong đầu thập niên 1970, các nhà khoa học khác lo ngại về vấn đề ô nhiễm quá nhiều ở trên trái đất. Vào khoảng năm 1970, hầu hết ¾ dân chúng Hoa Kỳ sống trong các thành phố và ở các vùng ngoại ô phụ cận. Những nơi đông đúc dân cư như vậy đã tạo nên nhiều vấn đề mới. Các lò đốt rác, các nhà máy kỹ nghệ, các nhà máy điện, xe hơi, xe chở hàng, xe buýt, tất cả hàng ngày đã nhả ra bầu khí quyển không biết bao nhiêu là khói có hại cho sức khỏe của loài người. Các nhà máy kỹ nghệ và các thành phố hàng ngày dồn rác bẩn, rác độc hại ra các hồ, sông, biển. Ngoài thành phố, các khu vực khai thác hầm mỏ làm tiêu hủy hàng ngàn mẫu đất. Các tàu chở dầu và các giếng dầu ở ngoài khơi làm ô nhiễm nước biển và các vùng bờ biển. Việc sử dụng hóa phẩm diệt sâu bọ trong ngành canh nông rất có hại cho đời sống loài vật và tôm cá.

Khi mà các vấn đề này càng trở nên tồi tệ hơn thì chính quyền trung ương và các chính quyền tiểu bang cũng như chính quyền địa phương phải cho thông qua nhiều luật lệ chống ô nhiễm. Các nhà máy kỹ nghệ cũng hành động để kiểm soát khói và các đồ phế thải cũng như rác rưới. Các thành phố cũng cho thiết lập các hệ thống cống rãnh tốt đẹp hơn. Các nhà máy sản xuất xe hơi cho chế tạo phương cách để kiểm soát các loại xe hơi, xe chở hàng, xe buýt. Và việc sử dụng những hóa phẩm như DDT trong ngành nông nghiệp bị cấm hẳn.

Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm là một vấn đề của toàn thể thế giới. Một mình Hoa Kỳ không thể nào giải quyết được. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức các hội nghị để tiến đến một sự cộng tác quốc tế hầu mong giải quyết các vấn đề ô nhiễm, và phát triển một tiêu chuẩn chung cho cả thế giới để bảo vệ môi sinh của nhân loại.

- Lạm phát trở thành một vấn đề trầm trọng.

Những tháng đầu của năm 1974, người Hoa Kỳ càng ngày càng lo ngại về vấn đề lạm phát. Vì rằng nhu cầu hàng hóa ở trong nước cũng như ở ngoại quốc càng ngày càng gia tăng mạnh nên vật giá bán sĩ đã tăng lên đến 18% vào năm 1973, một tỷ lệ gia tăng cao nhất từ năm 1946 cho đến bây giờ. Thế có nghĩa là giá cả về thực phẩm, quần áo, nhà cửa, và hầu hết các sản phẩm khác do người Hoa Kỳ tiêu thụ đều tăng vọt hẳn lên. Vì đồng lương hàng tháng không lên nhanh như giá cả của hàng hóa cho nên người tiêu thụ thấy rằng cùng một số tiền, người ta sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với mấy năm về trước. Những người bị thua thiệt nhiều nhất trong việc giá cả tăng vọt này là những người nghèo và những người già, đa số bằng số tiền lợi tức thấp kém, bằng đồng lương hưu bổng cố định hay bằng tiền trợ cấp xã hội.

539

Page 208: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Chương trình kiểm soát giá cả và lương bổng của Tổng thống Nixon đã không chặn đứng được nạn lạm phát, và hình như các nghiệp đoàn lao động và các tổ chức công nhân khác vẫn còn đòi tăng lương để theo kịp với đà giá cả lên cao.

- Tổng thống Nixon thăm viếng Trung Hoa.

Ngay trước khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Tổng thống Nixon đã lo cải thiện quan hệ ngoại giao với các cường quốc trong thế giới cộng sản. Vị cố vấn ngoại giao của ông là ông Henry Kissinger, đã bí mật đi thăm nước Cộng hòa Trung Hoa vào năm 1971 và đã mật đàm với Thủ tướng Chu Ân Lai. Ngày 15 tháng 7 năm 1971, Tổng thống Nixon loan tin rằng ông sẽ thu xếp chuyến đi nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Hoa lục địa. Cả hai quốc gia cùng muốn cải thiện liên lạc ngoại giao với nhau. Từ khi Cộng sản nắm chính quyền ở quốc gia vĩ đại này vào năm 1949, Hoa Kỳ đã không chính thức tiếp xúc với Trung Hoa lục địa.

Ngay cả trước khi Tổng thống thu xếp xong chuyến đi của ông thì việc liên lạc ngoại giao giữa hai quốc gia cũng đã bớt căng thẳng rồi. Tháng 10 năm đó, khi đại hội đồng Liên hiệp quốc nhóm họp tại thành phố New York, các quốc gia hội viên đã bỏ phiếu chấp thuận 76 chống 35 để thâu nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên hiệp quốc. Hơn nữa, Đại hội đồng cũng bỏ phiếu tán đồng trao cho Trung Hoa lục địa giữ ghế hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Với hành động này, Liên hiệp quốc đã truất ghế hội viên của chính phủ Trung Hoa Quốc gia của ông Tưởng Giới Thạch và đẩy chính quyền này ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Khi Cộng sản cướp chính quyền ở lục địa Trung Hoa thì ông Tưởng Giới Thạch cùng chính phủ của ông chạy ra ẩn náu tại Đài Loan.

Tổng thống Nixon và phu nhân tới Trung Hoa vào ngày 21 tháng 2 năm 1972 và được Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón long trọng. Chiều hôm đó Tổng thống hội đàm với Mao Trạch Đông, Chủ tịch Cộng Đảng Trung Hoa.

Sau đó, Tổng thống còn gặp Thủ tướng Chu Ân Lai nói chuyện nhiều lần nữa. Trong bản tuyên ngôn chung công bố tại Thượng Hải, cả hai nhà lãnh đạo cùng tuyên bố rằng kết quả các cuộc hội đàm cho thấy rằng phải tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, và cần phải rút bộ đội Hoa Kỳ ra khỏi Đài Loan. Hoa Kỳ nhìn nhận rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Hoa và hy vọng sẽ có giải pháp hòa bình về vấn đề Đài Loan do chính người Trung Hoa quyết định. Lời tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ đưa đến việc Hoa Thịnh Đốn chấm dứt lập trường vốn từ lâu ủng hộ ông Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo Trung Hoa quốc gia.

- Chuyến viếng thăm của Tổng thống ở Liên Xô làm dịu bớt sự căng thẳng của thế giới.

Chuyến đi Liên Xô của Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1972 đứa đến một thỏa hiệp về nhu cầu cần phải giới hạn vũ khí nguyên tử. Sau này, Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn thỏa hiệp giới hạn hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn của hai quốc gia. Sau đó, lại có một thỏa hiệp khác nữa nhằm giảm bớt số hỏa tiễn trên bộ và dưới biển ở mức độ hiện tại, và hai siêu cường bắt đầu nói chuyện gần như thường trực với nhau để tiến tới việc giới hạn vũ trang. Cuộc họp này nhóm họp tại thành phố Geneva thuộc Thụy Sĩ, và được gọi là các cuộc hội đàm giới hạn vũ khí chiến lược.

540

Page 209: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

- Tổng thống Nixon tái đắc cử vào năm 1972.

Tổng thống Richard M. Nixon tái đắc cử Tổng thống vào năm 1972 với đại đa số phiếu. Như chúng ta đã biết, chuyến viếng thăm Trung Hoa của ông vào tháng 2 năm đó đã chấm dứt thời kỳ thù địch kéo dài trong 25 năm. Thêm nữa, chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa của ông đã đưa đến kết quả là đạt được thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về việc giới hạn vũ khí chiến lược. Sau hết là cuối tháng 10 năm đó, Hoa Kỳ và Bắc Việt gần như đạt được thỏa hiệp về một giải pháp cho Đông Dương. Những công trình này đã bảo đảm cho Tổng thống được tái đắc cử với đại đa số phiếu của cử tri và của đại diện cử tri. Giống như kỳ bầu cử vào năm 1968, kỳ này lại cũng ông Spiro Agnew được cùng đứng chung liên danh tranh cử với Tổng thống.

Ứng cử viên của Đảng Dân Chủ là thượng nghị sĩ George S. McGovern thuộc tiểu bang South Dakota, một người nhiệt thành tự do. Ông hứa rằng nấu được đắc cử thì chỉ trong vòng 90 ngày sau khi nhậm chức ông sẽ cho rút hết quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Đông Nam Á, và sẽ tìm cách cho tù binh Hoa Kỳ được phóng thích hết. Người đứng chung liên danh tranh cử với ông là ông Sargent Shriver.

Thống đốc George C. Wallace của tiểu bang Alabama, người đã được gần 10 triệu cử tri ủng hộ trong kỳ bầu cử vào năm 1968, lại tìm cách ra tranh cử với tư cách là ứng cử viên của Đảng Dân Chủ. Tuy nhiên, cuộc vận động của ông bị rút ngắn đi vì ông bị bắn trọng thương khi ông lên diễn đàn nói chuyện với cử tri của tiểu bang Maryland tại một trung tâm mua bán. Lại còn một ứng cử viên bất thành của Đảng Dân Chủ nữa là bà Shirley A. Chisholm, thuộc tiểu bang New York, một vị phụ nữ dân biểu da đen độc nhất tại Quốc hội.

Như đã nói trên, kỳ bầu cử vào tháng 11 năm 1972, Tổng thống Nixon chiếm được đại đa số phiếu, bỏ xa địch thủ của ông. Số phiếu cử tri dồn cho ông Nixon là 47.168.963, trong khi ấy, số phiếu dồn cho ông McGovern chỉ có 29.169.615. Ông Nixon chiếm được 520 phiếu đại biểu cử tri của 49 tiểu bang, và ông McGovern chỉ chiếm được có 17 phiếu đại biểu cử tri. Đó là số phiếu đại biểu cử tri của tiểu bang Massachusetts và quận Columbia, Thủ đô Washington.

- Tình hình Trung Đông trở nên sôi động.

Tháng 10 năm 1973, nền hòa bình bất ổn giữ Do Thái và các lân quốc Á Rập bị phá vỡ một lần nữa. Lần này, Ai Cập và Syria mở cuộc tấn công bất ngờ vào Do Thái. Lúc đầu quân đội Do Thái bị đẩy lùi. Nhưng ít ngày sau quân đội Do Thái lại phản công cả hai mặt trận; và chỉ trong vòng ít ngày sau, quân Syria bị đẩy lui trở lại chỉ còn cách thủ đô Damascus chừng vài dặm. Và ở mặt trận phía Tây, quân Do Thái tiến sang bên kia kinh Suez.

Liên xô và Hoa Kỳ luôn theo dõi tình hình Trung Đông. Liên xô luôn luôn ủng hộ các quốc gia Á Rập, và Hoa Kỳ vẫn ủng hộ Do Thái từ khi quốc gia này được thành lập vào năm 1948. Trong trận chiến tháng 10 này, Liên xô cho không vận quân nhu, chiến cụ đến các quốc gia Á Rập. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng gửi các đồ tiếp liệu cho Do Thái để thay thế các đồ tiếp liệu đã bị tổn thất vào lúc đầu. Đây là trường hợp mà cả hai bên siêu cường rất có thể trực tiếp đụng độ với nhau, và như vậy càng làm cho tình hình càng trở nên nguy hiểm. Nhưng cũng như nhiều lần trước, một cuộc ngưng bắn do Liên Hiệp Quốc giám sát được tiến hành đã chận đứng được cuộc chiến này.

541

Page 210: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Bấy giờ ông Henry Kissinger, Tổng trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, giữ vai trò tích cực trong việc dàn xếp ngưng bắn này. Ông cố gắng kiến tạo một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông. Một cuộc hội đàm quân sự nhóm họp vào năm 1974 tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của các quốc gia Á Rập, Liên xô, Do Thái, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Cho đến bấy giờ mới đem được các quốc gia Á Rập đến ngồi cùng bàn nói chuyện với Do Thái. Cho nên đây là một lý do hy vọng rằng hòa bình sẽ được thiết lập ở Trung Đông.

- Đất nước lâm vào tình trạng khan hiếm năng lượng.

Từ nhiều năm nay, nhu cầu nhiên liệu dầu hỏa ở Hoa Kỳ đã tăng lên quá nhiều. Mỗi năm lại có thêm nhiều xe hơi chạy. Vì dầu hỏa ít gây thiệt hại cho môi sinh, cho nên người ta đã đổi hệ thống điện lực và sưởi ấm từ sử dụng than đá sang sử dụng nhiên liệu dầu hỏa. Cũng vì quan tâm đến môi sinh cho nên việc thiết lập đường dẫn dầu qua Alaska bị trì trệ. Công trường khai thác dầu hỏa ở Alaska với ống dẫn dầu này có thể cung ứng được từ 7% đến 13% nhu cầu dầu hỏa của đất nước.

Vì nhu cầu cần rất nhiều dầu hỏa cho nên ngay cả trước năm 1973 đất nước cũng đã bị lâm vào cảnh khan hiếm thiếu hụt dầu hỏa. Nhưng vào năm này là năm có chiến tranh giữa người Do Thái và các quốc gia Á Rập đã làm cho tình trạng này càng tệ hơn. Khi bùng nổ chiến tranh vào tháng 10, các quốc gia Á Rập cắt đứt mọi tiếp tế dầu hỏa cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác với hy vọng làm như vậy để khuyến dụ các quốc gia này sẽ không ủng hộ Do Thái nữa. Đầu năm 1974, vì muốn tỏ lòng cám ơn đối với Hoa Kỳ có công trợ giúp trong việc chấm dứt chiến tranh, các quốc gia Á Rập cho bãi bỏ lệnh phong tỏa việc bán dầu này. Nhưng trong khi đó thì nhân dân Hoa Kỳ nhận thức được rằng sự nguy hiểm của việc tùy thuộc vào các quốc gia khác dù chỉ là một số nhỏ sản phẩm quan trọng như dầu hỏa.

- Chính quyền và các nhà kỹ nghệ phải cộng tác với nhau để giải quyết vấn đề năng lượng.

Một vấn đề lớn lao về nhiên liệu như than đá, dầu hỏa và hơi đốt là một vấn đề đã có từ bao nhiêu thời đại rồi, nhưng rồi sớm muộn gì thì những nhiên liệu này sẽ cạn hết. Một vấn đề khác nữa là việc đốt một số nhiều bất kỳ một thứ nhiên liệu nào trong các thứ trên đây thì cũng sẽ gây ra hậu quả rất tai hại cho môi sinh. Cũng may là còn có thể có một nguồn năng lượng không cần phải sử dụng nhiên liệu và cũng sẽ không tác hại cho môi sinh chút nào. Một trong những nguồn năng lượng này là phản xạ nguyên tử của loại "breeder" (lò phản xạ tái sinh) nó có thể chế tạo ra nhiên liệu để chạy máy. Một nguồn năng lượng khác là hơi nóng của địa cầu ăn sâu trong lòng đất (những suối nước nóng và mạch nước phun là những thí dụ cho nguồn năng lượng này). Nguồn năng lượng thứ ba nữa là sức nóng của mặt trời tỏa xuống mặt đất.

Chính quyền và các nhà kỹ nghệ phải cộng tác với nhau để khai thác các nguồn năng lượng này, và sẽ có thể dùng lâu dài cho tới khi tìm được nguồn năng lượng khác thay thế. Hơn nữa, còn có thể tìm được loại năng lượng dùng tạm bằng cách biến chế bần rác và các đồ dư thừa phế thải mà chúng ta vất bỏ đi.

- Ông Spiro T. Agnew từ chức Phó Tổng thống.

542

Page 211: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon gặp nhiều vụ xấu xa về chính trị. Ông Spiro Agnew đã giữ chức vụ Phó Tổng thống từ năm 1969. Nhưng năm 1973, thẩm phán đoàn Hoa Kỳ đã gom được nhiều chứng cớ hiển nhiên rằng ông đã nhận tiền bất hợp pháp của các nhà trúng thầu xây cất ở tiểu bang Maryland. Sau một vài tháng phủ nhận các lời buộc tội trên đây, ông Agnew thú nhận đã khai man thuế lợi tức và xin từ chức Phó Tổng Thống. Theo như tu chính án thứ 25 quy định, Tổng thống Nixon đề cử dân biểu Gerald Ford thuộc tiểu bang Michigan lên thay thế giữ chức vụ Phó Tổng thống. Ông Ford được Quốc hội xác nhận và nhậm chức vào ngày 06 tháng 12 năm 1973.

- Những vụ xấu xa về chính trị quanh kỳ bầu cử năm 1972.

Vụ ô nhục xấu xa nhất về chính trị trong lịch sử Hoa Kỳ là vụ "Watergate". Trong kỳ vận động tranh cử Tổng thống năm 1972, có 5 người bị bắt khi họ xâm nhập vào tổng hành dinh của Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ đặt ở trong tòa nhà Watergate tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Những người này mang đồ trang bị điện tử đặt ngầm vào trong tòa nhà này, và họ lại là những người do vị Giám đốc Ủy ban An ninh của Tổng thống tái đắc cử hướng dẫn.

Qua những vụ theo dõi sau đó, và suốt trong các cuộc điều tra của Quốc hội cũng như của Thẩm phán đoàn và của Công Tố Viên Đặc Biệt chỉ định để theo dõi cuộc bầu cử này cho biết có nhiều hành động phạm tội. Rõ ràng từ các cộng sự viên thân cận và các vị cố vấn của chính Tổng thống đã hoạch định và bao che cho vụ xâm phạm tòa nhà Watergate này. Chứng cớ cho thấy rõ ràng là để dấu diếm những tội lỗi, cho nên những người này đã phạm tội thề gian trước viên chức của Bộ Tư pháp, và ngăn chặn tòa án bằng cách can thiệp vào việc điều tra tội trạng. Ngoài ra còn có những tội khác nữa là đặt máy thâu băng bất hợp pháp, tiêu hủy chứng cớ và tìm cách nhận những món quà trong kỳ vận động tranh cử một cách bất hợp pháp. Tất cả đều được đưa ra ánh sáng. Mùa hè năm 1974, có hơn 30 người, trong đó có cả 4 vị nhân viên trong nội các bị tố cáo tội nặng, và chừng 15 người đã thú nhận tội lỗi hay bị kết án. Nhưng còn nhiều điều tệ hại hơn nữa.

- Ông Richard Nixon là vị Tổng thống đầu tiên xin từ chức.

Khi lật mở các hồ sơ về hành động tội lỗi này, Tổng thống Nixon và những người ủng hộ thân cận nhất của ông đều cho rằng ông không có liên hệ với bất kỳ một hành động bất hợp pháp nào trên đây. Nhiều người khác thành thật không tin rằng đó là sự thực. Theo hệ thống tổ chức chính quyền của Hoa Kỳ thì mỗi khi có một vị Tổng thống bị tố cáo vì một hành động sai quấy trầm trọng thì Quốc hội có thể đem Tổng thống ra xét xử (chương I điều 2 và điều 3, và chương II điều 4 của Hiến pháp). Năm 1866, Tổng thống Andrew Johnson cũng bị Hạ viện tố cáo và Thượng viện xét xử, nhưng khi Thượng viện xét xử thì lại không có đủ số phiếu để kết tội ông (chỉ thiếu có 1 phiếu).

Suốt trong những tháng mùa xuân và đầu mùa hè năm 1974, Ủy ban Tư pháp tại Hạ viện đã chọn lọc những chứng cớ chống lại Tổng thống Nixon. Cuối tháng 7 Ủy ban đề nghị với Hạ viện rằng ông Nixon phải bị tố cáo vì ba tội : Trước hết, ông đã cộng tác với những người khác để ngăn chặn việc điều tra vụ xâm nhập vào tòa nhà Watergate. Thứ hai là ông đã lạm dụng chức vụ cao cấp để can thiệp vào quyền công

543

Page 212: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

dân của những người khác do Hiến pháp quy định. Ông đã lạm dụng quyền này đối với sở thuế nội dụ, cơ quan FBI và cơ quan mật vụ. Thứ ba nữa là ông đã thách đố lệnh của Quốc hội không chịu trao giấy tờ và các hồ sơ cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Trong số 38 người gồm cả nam lẫn nữ ở trong Ủy ban thì có đến 28 người bỏ phiếu chống Tổng thống nếu không về tội này thì cũng về tội khác trong 3 tội kể trên. Trong số những người trong ủy ban này, có tới 6 người ở trong đảng của Tổng thống.

Phần lớn các cuộc bàn cãi trong ủy ban là bàn về những cuốn băng của Tổng thống. Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất, Tổng thống đã bí mật ghi các cuộc đàm thoại ở văn phòng ông và các cuộc diễn đàn khác. Ông đã phải làm như vậy để lưu hồ sơ lịch sử trong thời gian tại chức của ông. Nhưng khi đã biết có những hồ sơ thâu băng này, Công Tố Viện Đặc biệt và Quốc hội muốn biết về các cuộc thảo luận quan trọng. Lần thứ nhất, Tổng thống cho rằng không ai có quyền được lấy các cuốn băng này ra. Nhưng sau đó, Tổng thống phải nhượng bộ trước áp lực của quần chúng và trao một số cuộn băng này cho Tòa án và Quốc hội. Ông vẫn còn giữ lại nhiều cuốn băng khác.

Đa số trong Ủy ban Tư pháp Hạ Viện đều cho rằng các cuộn băng này cùng với những chứng cớ khác cho thấy rằng Tổng thống có tội. Những người ủng hộ ông trong Ủy ban cũng như ở ngoài Ủy ban đều mạnh mẽ cho rằng vẫn chưa đủ yếu tố quyết định để buộc tội ông. Liệu rằng 2/3 Thượng viện có đồng ý với những người nghĩ rằng Tổng thống có tội và sẽ biểu quyết để bãi chức ông hay không ? Đây là một vấn đề công khai.

Nhưng Tối cao Pháp viện quyết định bằng một đa số tuyệt đối 8 chống 0, rằng Tổng thống phải trao các cuốn băng mà ông còn giữ lại. Một trong những cuốn băng này cho biết là ngược hẳn với những lời ông đã nói đi nói lại nhiều lần trước đây, rằng chính ông đã biết vụ đặt băng lén vào tòa nhà Watergate trước đó mấy ngày. Hơn nữa, cuốn băng đó cũng cho biết rõ rằng ông đã âm mưu với những người khác để ngăn chặn cuộc điều tra tội trạng của cơ quan FBI.

Bây giờ, việc tố cáo và kết án để bãi chức ông là điều chắc chắn cho nên ông quyết định từ chức vào ngày 09/8/1974.

- Ông Gerald Ford trở thành vị Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ.

Cùng ngày hôm đó, ông Gerald Ford, người mới mấy tháng trước đây theo tu chính án thứ 25 được đề cử lên giữ chức vụ Phó Tổng thống, giờ lại là người đầu tiên được giữ chức vụ Tổng thống mà không qua bầu cử. Biết rõ điều này hơn ai hết, ông nói :

"Tôi đã không mưu tìm nắm giữ chức vụ quan trọng này, nhưng tôi sẽ không tránh né bổn phận. Những người đã đề cử và xác nhận cho tôi giữ chức vụ Phó Tổng thống vốn là bạn hữu của tôi và vẫn còn là bạn hữu của tôi. Họ là những người của cả hai chính đảng đã được nhân dân tuyển chọn và đã hành động theo Hiến pháp qua cá nhân họ.

Tôi tin rằng sự thật là keo sơn liên kết gắn bó các cơ quan chính quyền lại với nhau, không phải chỉ có chính quyền của chúng ta không thôi mà chính là nền văn

544

Page 213: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

minh của chúng ta nữa. Tình trạng dù có căng thẳng nhưng sẽ không tan vỡ ở quốc nội cũng như quốc ngoại.

Ngay khi chúng ta hàn gắn vết thương nội bộ Watergate đau đớn hơn và độc hại hơn những vết thương do chiến tranh ở nước ngoài gây nên, chúng ta hãy phục hồi chính quyền vàng son trong đời sống chính trị của chúng ta, và hãy để cho tình yêu huynh đệ xóa bỏ hận thù và ngờ vực ..."

- Ông Nelson A. Rockefeller trở thành Phó Tổng thống.

Ngày 20 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Ford đề cử ông Nelson Rockefeller thuộc đảng Cộng Hỏa và là cựu Thống đốc tiểu bang New York lên làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Như vậy là trong vòng 8 tháng, tu chính án thứ 25 đã được sử dụng hai lần để áp dụng việc bổ nhậm chức vụ Phó Tổng thống.

* HOA KỲ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI TƯƠNG LAI

Hoa Kỳ có thể đương đầu với tương lai như thế nào ?

Điều quan trọng là Hoa Kỳ vẫn tin tưởng vào tự do cá nhân. Chiều hướng lịch sử từ trước đến giờ đã thuận lợi cho việc có thêm tự do cho thêm nhiều người, miễn rằng người ta tin tưởng vào việc duy trì giá trị của họ. Trước đây không lâu lắm, nhân dân của hầu hết các quốc gia Âu châu đều là con dân thần phục các vị vua chúa đầy những quyền hành vô giới hạn. Ấy thế mà ngày nay chỉ có một vài nước có vua với một chút ít quyền hành bị giới hạn chặt chẽ. Các nhà độc tài cũng không còn nữa. Hitler, khi còn nắm giữ tột đỉnh của quyền hành đã tuyên bố rằng đảng Đức quốc xã của ông ta sẽ trường tồn hàng ngàn năm. Nhưng chỉ trong vòng 12 năm, vào khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Đức quốc xã bị đánh bại và nhà lãnh đạo của chế độ này cũng chết theo với chế độ.

Chúng ta nhìn nhận rằng chính quyền Hoa Kỳ không toàn thiện hoàn hảo, lối sống của người Hoa Kỳ cũng chưa đạt được đúng mức của nó. Nhưng những tình trạng này có thể cải thiện được nếu mọi cá nhân đều tích cực góp phần để xây dựng đất nước. Trước đây, khi Hội nghị Lập Hiến hoàn thành xong bản Hiến pháp, có người hỏi ông Benjamin Franklin rằng "Các ông đã cho chúng tôi được những gì?" nhà hiền triết già cả này đáp rằng "Một nước Cộng hòa, nếu các bạn có thể giữ vững được". Franklin biết rằng nếu chính quyền tự trị và tự do được trường tồn thì nhân dân phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm. Sự thực này cũng phải được áp dụng ở trong xã hội mà chúng ta đang sống ngày nay giống như vào thời Hoa Kỳ vừa mới lập quốc.

– HẾT –

545

Page 214: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

CÁC VỊ TỔNG THỐNG VÀ PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ

Tổng thống Nhậm chức Đảng Phó Tổng thống

George Washington 1789 Không đảng phái John AdamsGeorge Washington 1793 Không đảng phái John AdamsJohn Adams 1797 Liên bang Thomas JeffersonThomas Jefferson 1801 Dân chủ Cộng hòa Aaron BurrThomas Jefferson 1805 Dân chủ Cộng hòa George ClintonJames Madison 1809 Dân chủ Cộng hòa George ClintonJames Madison 1813 Dân chủ Cộng hòa Elbridge GerryJames Monroe 1817 Dân chủ Cộng hòa Daniel D. TompkinsJames Monroe 1821 Dân chủ Cộng hòa TompkinsJohn Qu incy Adams 1825 Cộng hòa Quốc gia John C. CalhounAndrew Jackson 1829 Dân chủ John C. CalhounAndrew Jackson 1833 Dân chủ Martin Van BurenMartin Van Buren 1837 Dân chủ Richard M. JohnsonWilliam H. Harrison 1841 Tự do John TylerJohn Tyler 1841 Tự doJames K. Polk 1845 Dân chủ George M. DallasZachary Taylor 1849 Tự do Millard FillmoreMillard Fillmore 1850 Tự doFranklin Pierce 1853 Dân chủ William R. KingJames Buchanan 1857 Dân chủ John C. BreckinridgeAbraham Lincoln 1861 Cộng hòa Hannibal HamlinAbraham Lincoln 1865 Cộng hòa Andrew JohnsonAndrew Johnson 1865 Cộng hòaUlysses S. Grant 1869 Cộng hòa Schuyler ColfaxUlysses S. Grant 1873 Cộng hòa Henry WilsonRutherford B. Hayes 1877 Cộng hòa William A. WheelerJames A. Garfield 1881 Cộng hòa Chester A. ArthurChester A. Arthur 1881 Cộng hòaGrover Cleveland 1885 Dân chủ Thomas A. HendricksBenjamin Harrison 1889 Cộng hòa Levi P. MortonGrover Cleveland 1893 Dân chủ Adlai E. StevensonWilliam Mc Kimley 1897 Cộng hòa Garret A. HobartWilliam Mc Kimley 1901 Cộng hòa Theodore RooseveltTheodore Roosevelt 1901 Cộng hòaTheodore Roosevelt 1905 Cộng hòa Charles W. FairbanksWilliam H. Taft 1909 Cộng hòa James S. ShermanWoodrow Wilson 1913 Dân chủ Thomas R. MarshallWoodrow Wilson 1917 Dân chu Thomas R. MarshallWarren G. Harding 1921 Cộng hòa Calvin CoolidgeCalvin Coolidge 1923 Cộng hòaCalvin Coolidge 1925 Cộng hòa Charles G. DawesHerbert Meover 1929 Cộng hòa Charles Curtis

546

Page 215: MUÏC VIII - Sách Hiếm · Web viewChương này sẽ nói về một vài hậu quả không tốt của việc phát triển kỹ nghệ và kinh doanh này. Trong những trang

Tổng thống Nhậm chức Đảng Phó Tổng thống

Franklin D. Roosevelt 1933 Dân chủ John N. GarnerFranklin D. Roosevelt 1937 Dân chủ John N. GarnerFranklin D. Roosevelt 1941 Dân chủ Henry A. WallaceFranklin D. Roosevelt 1945 Dân chủ Harry TrumanHarry S. Truman 1945 Dân chủHarry S. Truman 1949 Dân chủ Alben W. BarkleyDwight D. Eisenhower 1953 Cộng hòa Richard M. NixonDwight D. Eisenhower 1957 Cộng hòa Richard M. NixonJohn F. Kennedy 1961 Dân chủ Lyndon B. JohnsonLyndon B. Johnson 1963 Dân chủLyndon B. Johnson 1965 Dân chủ Hubert H. HmmphreyRichard M.Nixon 1969 Cộng hòa Spiro T. AgnewRichard M.Nixon 1973 Cộng hòa Spiro T. Agnew

Gerad R. FordGeral M. Ford 1974 Cộng hòa Nelson A. Rockefells

547