ng ch 7 - srtc.org.vnsrtc.org.vn/images/uploaded/2017/srtc_bao cao ttck the gioi va vn quy...

36
2017 Phòng Phân tích và Dự báo thị trường, Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ IV VÀ NĂM 2017

Upload: others

Post on 16-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

2017

Phòng Phân tích và Dự báo thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

QUÝ IV VÀ NĂM 2017

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 2

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM QUÝ IV/2017 ............... 3

I. Thị trường chứng khoán thế giới ....................................................................................... 3

1. Thị trường chứng khoán Mỹ 3

2. Thị trường chứng khoán châu Âu ..................................................................................... 7

3. TTCK Châu Á- Thái Bình Dương ..................................................................................... 8

II. Thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................................... 11

1. Thị trường thứ cấp 11

2. Thị trường sơ cấp 17

B. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - NĂM 2017 ................ 20

I. Thị trường chứng khoán thế giới ..................................................................................... 20

1. Thị trường chứng khoán Mỹ 20

2. Thị trường chứng khoán châu Âu ................................................................................... 23

II.Thị trường chứng khoán Việt Nam và chính sách quản lý Error! Bookmark not defined.

1. Thị trường thứ cấp Error! Bookmark not defined.

2. Thị trường sơ cấp Error! Bookmark not defined.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 3

A. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM QUÝ IV/2017

I. Thị trường chứng khoán thế giới

1. Thị trường chứng khoán Mỹ

Biểu đồ 1: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và

S&P500 (▬) trong quý IV/2017

Nguồn: Yahoofinance

Thị trường chứng khoán Mỹ trong quý 4 với xu hướng chính của thị trường vẫn là tăng

trưởng.

Trong tháng 10, số liệu thống kê được công bố ngày 27/10 cho thấy trong quý III kinh tế

Mỹ đã tăng trưởng 3%. Đây là một chiến thắng lớn dành cho Tổng thống Donald Trump, bởi các

chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu tăng trưởng 3% mà ông đề ra là không phù hợp với thực tế

nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Đặc biệt, đây là quý thứ hai liên tiếp chỉ số

GDP – chỉ báo hàng đầu về sức mạnh của một nền kinh tế - đạt mục tiêu của Tổng thống Trump.

Quý trước, kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,1%, mạnh nhất trong 2 năm.

Trên thực tế, các chuyên gia kinh tế Mỹ vẫn dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp

tục tăng trưởng tốt ít nhất là đến tháng 5/2018 sau khi GDP tăng 1,6% trong năm 2016. Tuy

nhiên họ cho rằng mức tăng sẽ không thể vượt quá con số 2%.

Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin ca ngợi mức tăng trưởng 3% là bằng chứng cho thấy

sức mạnh của “Trumponomics” – bộ gồm các chính sách giảm thiểu luật lệ, cắt giảm thuế, cải

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 4

cách hệ thống y tế, cải cách hoạt động thương mại và đầu tư 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.

Đến nay, Tổng thống Trump mới chỉ thành công trong việc giảm thiểu luật lệ.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho rằng các chính sách điều hành của Tổng

thống đã giúp GDP tăng trưởng mạnh như vậy. “Các doanh nghiệp lạc quan không chỉ bởi vì

những chính sách cải tổ luật pháp mà còn bởi niềm hi vọng về cải cách thuế”.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận kinh tế Mỹ đang được hỗ trợ rất lớn từ kinh tế toàn cầu.

Kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục mạnh mẽ, không có nền kinh tế lớn nào rơi vào

trạng thái suy thoái. Kể từ đầu năm đến nay, IMF đã 2 lần nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn

cầu.

GDP quý III là số liệu kinh tế đầu tiên được công bố kể từ sau khi 2 siêu bão Harvey và

Irma đổ bộ vào nước Mỹ và khiến hoạt động sản xuất ở khu vực Đông Nam nước này bị gián

đoạn. Các chuyên gia kinh tế dự báo do ảnh hưởng của bão, tăng trưởng GDP 2016 của Mỹ sẽ đạt

2,5%. Tuy nhiên với số liệu quý III có vẻ như kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn mức đó.

Kinh tế Mỹ đang có rất nhiều dấu hiệu khởi sắc. Phố Wall khép lại phiên giao dịch cuối

cùng của tháng 10 với mức tăng nhẹ nhờ đà leo dốc của cổ phiếu các công ty hàng tiêu dùng

Mondelez và Kellogg sau báo cáo lợi nhuận tích cực trong ngày thứ Ba, cùng với đó là đà tăng

của nhóm cổ phiếu công nghệ. Trong tháng 10, cả 3 chỉ số chứng khoán chính đều ghi nhận tháng

tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2017. Cổ phiếu Mondelez tăng 5.4% sau khi hãng sản xuất bánh

Oreo công bố lợi nhuận và doanh thu vượt qua kỳ vọng. Cổ phiếu Kellogg leo dốc 6.2% sau khi

doanh số bán hàng của Công ty này lần đầu tiên tăng trong hơn 2 năm. Đà leo dốc của 2 cổ phiếu

trên đã hỗ trợ cho lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Cụ thể, lĩnh vực này tiến 0.8% và dẫn đầu đà

tăng trong số các lĩnh vực chính thuộc S&P 500. Bên cạnh đó, cổ phiếu Apple tăng 1.4% lên mức

cao kỷ lục, đồng thời tác động tích cực nhất đến cả 3 chỉ số chính, sau những đánh giá tích cực về

iPhone X.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, chỉ số Dow Jones tiến 28.5 điểm (tương

đương 0.12%) lên 23,377.24 điểm, chỉ số S&P 500 nhích 2.43 điểm (tương đương 0.09%) lên

2,575.26 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 28.71 điểm (tương đương 0.43%) lên 6.727.67

điểm. Trong tháng 10, Dow Jones leo dốc 4.3%, S&P 500 tăng 2.2% và Nasdaq Composite vọt

3.6%. Trong đó, cả Dow Jones lẫn S&P 500 đều tăng 7 tháng liên tiếp. Đây là chuỗi tăng dài nhất

mà Dow Jones ghi nhận được từ tháng 4/2012. Nasdaq Composite cũng đánh dấu tháng tăng

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 5

điểm thứ 4 liên tiếp. Số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm trên sàn New York theo tỷ lệ 1.68:1.

Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.78:1. Khoảng 6.8 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn

giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6.1 tỷ, theo dữ

liệu của Thomson Reuters.

Trong tháng 11, Dow Jones tăng 3.8%, S&P 500 tăng 2.8% và Nasdaq Composite tăng

2.2%

Dow Jones lần đầu tiên vượt ngưỡng 24,000 điểm và S&P 500 tăng lên mức kỷ lục mới

trong ngày thứ Năm ngày cuối cùng của tháng 11 khi nhà đầu tư tin rằng nỗ lực cải cách thuế của

Đảng Cộng hòa sẽ thành công. Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn tiếp tục có những diễn biến

tích cực. Kinh tế Mỹ ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2000, đạt 4,1%

(giảm 0,1 điểm % so với tháng trước). Bên cạnh đó, lạm phát ổn định ở mức mục tiêu 2%.

Dow Jones đã ghi nhận 4 lần vượt các mốc quan trọng trong năm nay nhờ báo cáo lợi

nhuận doanh nghiệp lạc quan, dữ liệu kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và hi vọng về kế hoạch cắt

giảm thuế suất doanh nghiệp. Dự luật thuế có thể sẽ cắt giảm thuế suất doanh nghiệp từ 35%

xuống 20%.

Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 nhích 0.12%, đồng thời đạt mức kỷ lục lần thứ 3 liên

tiếp. Tuy nhiên, chỉ số này đã tụt lại so với các chỉ số vốn hóa lớn, qua đó cho thấy kỳ vọng cắt

giảm thuế suất chưa được định giá hoàn toàn.

Lĩnh vực công nghiệp tiến 1.53%, chủ yếu nhờ vào đà tăng gần 2% của nhóm cổ phiếu

vận tải, vốn có thể được hưởng lợi lớn từ việc cắt giảm thuế suất doanh nghiệp.

Lĩnh vực tài chính thuộc S&P 500 cộng 0.6%, nhờ kỳ vọng cắt giảm thuế suất ngân hàng

được thông qua.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11, chỉ số Dow Jones tiến 331,67 điểm (tương đương

1.39%) lên 24,272.35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 21.51 điểm (tương đương 0.82%) lên 2,647.58

điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 49.63 điểm (tương đương 0.73%) lên 6,873.97 điểm.

Dow Jones và S&P 500 ghi nhận 8 tháng tăng liên tiếp, còn Nasdaq Composite tăng điểm

5 tháng liền.

Số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm trên sàn New York theo tỷ lệ 1.41:1. Trên sàn

Nasdaq, tỷ lệ này là 1.13:1.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 6

Khoảng 9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn mức

bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6.56 tỷ, theo dữ liệu của Thomson Reuters.

Trong tháng 12, vào ngày thứ Sáu, ngày cuối cùng của năm 2017, cổ phiếu Apple giảm

1.08% sau khi Công ty này đưa ra lời xin lỗi về việc làm chậm các dòng iPhone cũ.

Cổ phiếu Goldman Sachs mất 0.68% sau khi Ngân hàng này cho biết lợi nhuận quý 4 sẽ

đạt được 5 tỷ USD liên quan đến luật thuế mới.

Các chỉ số chính đều liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục trong năm 2017, nhờ tăng trưởng

kinh tế mạnh mẽ, lợi nhuận doanh nghiệp ổn định, lãi suất thấp và hi vọng từ các đợt cắt giảm

thuế suất từ Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thị trường cũng vẫn ổn định trước tình hình căng thẳng ở Triều Tiên cùng với những bất

ổn chính trị tại Washington. Trong năm 2017, S&P 500 chỉ ghi nhận 4 phiên giảm hơn 1%, trong

khi chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên

Phố Wall, tăng lên mức 15.96, nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân dài hạn là 20.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm, chỉ số Dow Jones lùi 118.29 điểm (tương

đương 0.48%) xuống 24,719.22 điểm, chỉ số S&P 500 mất 13.93 điểm (tương đương 0.52%) còn

2,673.61 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 46.77 điểm (tương đương 0.67%) xuống

6,903.39 điểm.

Số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng trên sàn New York theo tỷ lệ 1.46:1. Trên sàn

Nasdaq, tỷ lệ này cũng là 1.91:1.

Khoảng 4.94 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, thấp hơn rất

nhiều so với mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6.4 tỷ, theo dữ liệu của

Thomson Reuters.

Bảng 1: Các chỉ số chính của TTCK Mỹ từ 2/10/2017 đến 31/12/2017

Chỉ số 02/10/2017 29/12/2017

Thay đổi

Giá trị Tỷ lệ

Down Jones công nghiệp 22.468,28 24.719,22 + 2.250,94 + 10.01%

S&P500 2.525,13 2.673,61 + 148.48 + 5.8%

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 7

Nasdaq tổng hợp 6.521,75 6.903,39 + 381.64 + 5.85%

Nguồn: Bloomberg

2. Thị trường chứng khoán châu Âu

Trong Quý IV/2017, thị trường chứng khoán châu Âu diễn biến với xu hướng chung là

tăng.

Biểu đồ 2: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬),DAX (▬)

và CAC 40 (▬) trong quý IV/2017

Nguồn: Yahoofinance

Tại Eurozone, hoạt động kinh doanh tăng mạnh trong tháng cuối năm, trong khi hoạt động

tạo việc làm là nhanh nhất trong 17 năm và đà phục hồi kinh tế ở châu Âu mạnh hơn.

Tại cuộc họp chính sách, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định nâng lãi suất

lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ qua. Với tỷ lệ bỏ phiếu 7-2, ngân hàng này quyết định nâng

lãi suất từ 0,25% lên 0,5%, trong bối cảnh đồng bảng suy yếu do những bất ổn từ việc Vương

quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) khiến chi phí nhập khẩu hàng hóa vào Anh tăng

cao và đẩy nhanh tỷ lệ lạm phát vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm vào tháng 9/2017. Bất

chấp sức tăng trưởng kinh tế của Anh dường như yếu hơn so với bất kỳ thời điểm nâng lãi suất

nào của BoE trong 20 năm qua, song ngân hàng này vẫn quyết định thắt lại lãi suất. Giữa bối

cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều có xu

hướng tăng lãi suất và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tuyên bố sẽ bắt đầu thu hẹp

chương trình mua trái phiếu, quyết định của BoE không gây bất ngờ cho thị trường.

Tại Pháp, hoạt động của lĩnh vực tư nhân tăng mạnh nhất trong sáu năm rưỡi. Còn ở Đức,

lòng tin của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị sau khi các cuộc đàm phán về thành

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 8

lập một chính phủ liên minh mới không đạt kết quả như mong muốn.

Hội đồng châu Âu (EC) đã nâng dự báo triển vọng kinh tế khu vực Eurozone lên 2,3%

trong năm 2017, cao hơn 0,4 điểm % so với dự báo hồi tháng 5/2017 nhờ tiêu dùng cá nhân và

đầu tư tăng mạnh. Hầu hết các đồng tiền chủ chốt vẫn tăng giá so với USD. Tại châu Âu, đồng

Euro có mức tăng mạnh nhất so với USD, lên tới 11,79% tính từ đầu năm đến nay. Ngân hàng

trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng và giảm quy mô chương

trình mua trái phiếu hàng tháng từ 60 tỷ euro xuống 30 tỷ euro tới ít nhất tháng 9/2018 nằm hỗ

trợ đạt mục tiêu tăng lạm phát lên mức 2%.

Tại châu Âu, các chỉ số chứng khoán trên sàn giao dịch ở Paris và Frankfurt tăng điểm,

giữa lúc chỉ số FTSE 100 của London sụt giảm khi những thông tin về tiến trình đàm phán Brexit

đẩy đồng bảng Anh tăng giá. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London giảm 0,9% xuống 7.393,56

điểm, còn chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt và chỉ số CAC 40 tại Paris đều tăng nhẹ 0,1% lên lần

lượt là 13.061,87 điểm và 5.398,05 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 tăng 0,2% lên

3.590,06 điểm. Trên thị trường tiền tệ, đồng bảng Anh lên giá sau khi có thông tin rằng Anh và

EU đang tiến gần đến một thỏa thuận "ly hôn", tuy nhiên đồn đoán về "chi phí ly hôn” có thể lên

tới 55 tỷ euro khiến người dân Anh tức giận. Một bảng Anh đổi được 1,3412 USD, so với mức

1,3354 USD/bảng trước đó.

Bảng 2: Các chỉ số chính của TTCK châu Âu quý IV/2017

Chỉ số 01/10/2017 31/12/2017

Tăng/giảm

Điểm Tỷ lệ

FTSE (Anh) 7.468,10 7.648,1 +180 +2,35

DAX (Đức) 6.531,71 6.903,39 +371,68 +5,38

CAC 40 (Pháp) 5.367,41 5.288,60 -78,81 -1,49

Nguồn: Yahoofinance

3. TTCK Châu Á- Thái Bình Dương

Các thị trường chứng khoán trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong quý IV/2017

có diễn biến chung là tăng điểm trước ảnh hưởng trực tiếp từ tăng trưởng kinh tế tại các nước

trong khu vực cũng như ảnh hưởng gián tiếp từ Mỹ và châu Âu. Trong quý, chỉ số Nikkei 225

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 9

(Nhật) tăng 11,59%; chỉ số HSI (Hồng Kông) tăng 9,45%; chỉ số S&P/ASX 200 tăng 5,67%; chỉ

chỉ số KS11 (Hàn Quốc) tăng 3,99%.

Biểu đồ 3: Diễn biến một số chỉ số chính trên TTCK châu Á trong quý IV/2017

Nguồn: Yahoofinance

Ghi chú: ▬ Nikkei 225 (Nhật Bản) ▬ Hang Seng (Hong Kong)

▬ S&P/ASX 200 (Australia) ▬ KS11 (Hàn Quốc)

Trong quý 4, TTCK châu Á – Thái Bình Dương diễn biến với xu hướng chính là tăng.

Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán chủ chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có

những diễn biến trái chiều. Nhà đầu tư dồn sự chú ý về Trung Quốc, sau khi thị trường chứng

khoán nước này vừa chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong 17 tháng qua.

Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Hong Kong đã có sự hồi phục nhẹ, tăng 0,49%

sau khi đã mất 1% giá trị trong phiên trước đó. Chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải

dù vẫn giảm điểm nhưng chỉ ở mức nhẹ.

Còn tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 sụt giảm 0,34% do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu

ngành sản xuất, ngân hàng. Đáng chú ý, cổ phiếu của tập đoàn Mitsubishi Materials của nước này

đã lao dốc 11% trong sáng nay, sau khi ban lãnh đạo hãng thừa nhận việc các công ty con của

mình đã làm giả mạo dữ liệu sản phẩm sử dụng cho các ngành hàng không vũ trụ, ô tô và điện

năng.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 10

Việc cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ như Samsung và Tencent xuống giá và hoạt

động bán tháo cổ phiếu công nghệ trên phố Wall đã khiến phần lớn thị trường chứng khoán trong

khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm. Nhiều khả năng, giới đầu tư đang tái cân bằng

danh mục đầu tư để chốt lời khi bước vào cuối năm, rút tiền ra khỏi cổ phiếu công nghệ và y tế đã

tăng giá mạnh và chuyển hướng sang cổ phiếu tài chính có thể có triển vọng cao trong năm tới.

Bảng 3: Các chỉ số chính của TTCK châu Á – Thái Bình Dương quý IV/2017

Chỉ số 02/10/2017

(điểm)

28/12/2017

(điểm)

Tăng/giảm

Điểm Tỷ lệ

Nhật Bản (Nikkei 225) 20.400,78 22.764,94 +2.364,16 +0,104

Trung Quốc (Shanghai Index) 3.374,38 3.307,17 -67,21 -0,020

Hồng Kông (HSI) 28.173,21 29.919,15 +174,594 +0,058

Hàn Quốc (KS11) 2.433,81 2.467,49 +3.360 +0,014

Úc (S&P/ASX 200) 5.729,30 6.065,10 +33.580 +0,055

Nguồn: Yahoofinance

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 11

II. Thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Thị trường thứ cấp

Thị trường niêm yết

Biểu đồ 4: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong Quý IV/2017

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Bức tranh kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều chuyển biến tốt, đầu tư nước ngoài tăng

mạnh về quy mô và thực hiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã đạt mức kỷ lục. Sản xuất

công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng, tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10 đã vượt mốc 800 điểm, chỉ số liên tục

lập đỉnh mới nhờ sự kéo giá đột biến của một vài mã vốn hóa lớn trong khi hầu hết xu hướng của

các cổ phiếu đều giảm. Chỉ số VNIndex đã tăng hơn 20% so với đầu năm, xếp thứ 9 về mức tăng

trưởng trong các chỉ số chứng khoán trên thế giới từ đầu năm 2017. Giá trị vốn hóa thị trường cổ

phiếu cuối tháng 10/2017 tăng lên xấp xỉ 61% GDP. Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố hỗ trợ là

các cải cách của Chính phủ được triển khai và thực hiện quyết liệt đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

hồi phục, nhiều doanh nghiệp lớn niêm yết cổ phiếu và mặt bằng giá cổ phiếu hấp dẫn đối với

nhà đầu tư.

Kết thúc tháng 10/2017, chỉ số VN-Index đứng ở mức 837,28 điểm, tăng 4,08% so với

tháng trước, chỉ số HNX-Index giảm 2,32% xuống 105,16 điểm.

0

200

400

600

800

1000

1200

0

100

200

300

400

500

600

700

02/1

0

10/1

0

18/1

0

26/1

0

03/1

1

13/1

1

21/1

1

29/1

1

07/1

2

15/1

2

25/1

2

KLGD (Triệu cp) VN- Index (điểm)

95

100

105

110

115

120

0

20

40

60

80

100

120

140

02/1

0

10/1

0

18/1

0

26/1

0

03/1

1

13/1

1

21/1

1

29/1

1

07/1

2

15/1

2

25/1

2

KLGD (Triệu cp) HNX-Index (điểm)

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 12

Tổng vốn hóa thị trường niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM) trong tháng

10 đã tăng 125,5 nghìn tỷ đồng (5,5 tỷ USD) so với tháng 9 và đạt gần 2,88 triệu tỷ đồng.

Tính chung trong 10 tháng đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 54,9 triệu cổ

phiếu/phiên (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước) và giá trị giao dịch đạt 604 tỷ đồng/phiên,

tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Chuỗi ngày bán ròng khá dài của khối ngoại bắt đầu từ ngày 5/10, khi đó VN-Index đạt

hơn 800 điểm và có thể tạm cho là chấm dứt vào ngày 27/10 khi VN-Index đạt 840 điểm. Trong

đó, VN-Index càng tăng, lượng bán ra lại càng lớn, có một nguyên nhân để lý giải động thái này

của khối ngoại: đó là việc chốt lãi của nhà đầu tư nước ngoài khi mốc 800 điểm là đỉnh cao sau

hàng chục năm của thị trường. Nếu không chốt lãi thì cũng là động thái hạ tỷ trọng khi mà thị

trường bước vào những ngưỡng điểm quan trọng.

Một chi tiết đáng chú ý là suốt từ ngày 5 đến ngày 27/10 mặc dù có vài phiên mua ròng,

nhưng khối ngoại không bao giờ mua ròng 2 phiên liên tiếp, dù thị trường có tăng hay giảm.

Thống kê cho thấy đã có rất nhiều quỹ ngoại lãi lớn với nhiều cổ phiếu trên thị trường nên việc

chốt lãi là đương nhiên, nhưng chắc chắn không phải quỹ nào cũng lãi lớn và mỗi quỹ sẽ có một

ý định khác nhau.

Tháng 11, là tháng tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử hậu khủng hoảng của thị trường

chứng khoán Việt Nam, đồng thời là tháng có mức độ mua ròng lớn chưa từng thấy của nhà đầu

tư nước ngoài. Cụ thể, VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11 ở 960,33 điểm,

tăng 112,65 điểm (13,45%) so với tháng trước, còn HNX-Index tăng 9,56 điểm (9,09%) lên

114,72 điểm.

Từ đầu năm đến tháng 11, chỉ số đại diện của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng

trưởng 44,59%. Theo thống kê từ thị trường quốc tế, mức tăng trưởng này đã đứng thứ 3, chỉ sau

Argentina với mức tăng trưởng 59,25% và sau Mông Cổ với mức tăng trưởng 110,1%.

Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục giữ vị trí thứ 2 toàn cầu ở tốc độ

tăng trưởng 1 tháng (13,96%), 3 tháng (21,76%) và 6 tháng (29,46%) chỉ sau Mông Cổ. Tốc độ

tăng trưởng của thị trường Việt Nam vượt xa tốc độ tăng trưởng của các thị trường mới nổi và

phát triển khác, cũng như tăng trưởng gấp nhiều lần các thị trường khác trong khu vực. Ví dụ

Singapore 1 tháng tăng trưởng chỉ có 1,71%, 3 tháng tăng 5,26% và 6 tháng tăng 6,6% và từ đầu

năm tới giờ tăng 19,02%.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 13

Riêng với thị trường trong nước, tháng 11/2017 cũng là tháng tăng trưởng mạnh hoàn

toàn trái với quy luật. Tháng 11/2017, VN-Index tăng 13,5%, trong khi kể từ năm 2007, chỉ duy

nhất tháng 11/2013 là chỉ số có tăng trưởng và cũng rất nhẹ: 2,1%.

Nếu tính theo từng tháng, tháng 11/2017 cũng là tháng lập kỷ lục về tốc độ kể từ tháng

1/2013. Trong lịch sử thị trường kể từ sau 2007, chỉ duy nhất 3 tháng mà VN-Index tăng mạnh

hơn tháng 11 năm nay, là các tháng 5/2009 (tăng trưởng 28%), 8/2009 (tăng 17,1%) và tháng

1/2013 (tăng 16%).

Ngoại trừ hiện tượng bất thường năm 2009 đi cùng với gói hỗ trợ lãi suất hậu khủng

hoảng, thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay có được sự góp sức của nhiều cổ phiếu vốn

hóa rất lớn mới niêm yết sau này. Đặc biệt trong tháng 11, chính các cổ phiếu khổng lồ đã tạo nên

mức tăng trưởng kỷ lục như vậy. Vốn hóa của VN-Index (sàn HSX) tính đến ngày 1/12/2017 là

khoảng 2,55 triệu tỷ đồng thì vốn hóa của 20 cổ phiếu lớn nhất chiếm xấp xỉ 76%. Ngay trong

nhóm 20 mã lớn nhất này cũng có sự cách biệt rất lớn về vốn hóa: 5 mã lớn nhất có vốn hóa trên

100 ngàn tỷ đồng mỗi mã theo thứ tự là VNM, SAB, VIC, VCB và GAS. Vốn hóa thấp nhất

nhóm là GAS cũng đạt 156.561 tỷ đồng. Nhóm 5 mã kế tiếp chỉ có vốn hóa từ thấp nhất 84.360

tỷ đồng đến cao nhất 94.103 tỷ đồng. Nhóm 5 mã nhỏ nhất trong số 20 mã này, lại chỉ có vốn hóa

dưới 50.000 tỷ đồng. 5 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường lại là các mã có tốc độ tăng trưởng

thuộc hàng lớn nhất tháng 11, trong số 20 mã vốn hóa hàng đầu. Đó là lý do tại sao tháng

11/2017 VN-Index lại "bay" cao đến như vậy: Các cổ phiếu lớn nhất đã dẫn dắt chỉ số và hầu hết

có mức tăng cao hơn chỉ số. VNM tăng 23,6%, SAB tăng 15,2%, VIC tăng 27,4%, VCB tăng

17,1%, GAS tăng 12,9%.

Để các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trưởng mạnh và thúc đẩy thị trường chung tăng trưởng,

cần một lượng tiền rất lớn. Tháng 11/2017 cũng là tháng thanh khoản của thị trường đạt đến con

số chưa từng có trong lịch sử: Trung bình 7.718,9 tỷ đồng/phiên.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thanh khoản kỷ lục nói trên. Thứ nhất là thị trường đón

nhận thêm một số cổ phiếu mới niêm yết, trong đó có cổ phiếu rất lớn và thanh khoản dồi dào

như VRE. Thứ hai là xuất hiện các hoạt động mua bán với quy mô khổng lồ như giao dịch thỏa

thuận ở VRE, VNM, DIG.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 14

Tháng 11 cũng là tháng ghi nhận kỷ lục về dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài tham gia

thị trường. Mặc dù phần lớn dòng vốn này giao dịch thông qua thỏa thuận trực tiếp, nhưng hiệu

ứng chung vẫn là đổ vốn ròng vào thị trường.

Thống kê từ hai Sở giao dịch cho thấy tháng 11/2017 đã có tổng hợp 10.414,9 tỷ đồng

mua ròng trên thị trường chứng khoán. Đây là mức giao dịch lớn chưa từng có trong lịch sử tính

theo tháng.

Dòng vốn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo thanh khoản chung cho thị

trường đạt quy mô kỷ lục. Tính theo trung bình phiên, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân chiếm

32,3% tổng giá trị thị trường và bán ra chiếm 26,1% hàng ngày. Nếu tính theo giá trị tuyệt đối,

trong tháng 11 nhà đầu tư nước ngoài giải ngân 54.794,5 tỷ đồng, bán ra 44.379,7 tỷ đồng.

Hiện tượng dòng vốn ngoại đổ vào thị trường lớn như vậy không chỉ xuất phát từ các đợt

thoái vốn khổng lồ. Phần rất lớn lượng tiền đi qua kênh này nhưng không được ghi nhận trực tiếp

trên thị trường hàng ngày. Phần còn lại có mối liên hệ nhất định: Các tổ chức bên cạnh mua qua

đấu giá cũng mua thêm trên thị trường. Mặc dù có hiện tượng thoái vốn từ một số quỹ thâm niên,

nhưng rõ ràng lượng vốn ròng được ghi nhận qua thị trường niêm yết ở một quy mô gần 22.900

tỷ đồng kể từ đầu năm đã xác nhận lượng vốn vào ròng ở mức lớn chưa từng thấy.

Cùng với định hướng tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết, tăng cường hoạt

động giám sát thị trường, cải thiện tính minh bạch thị trường, nghiên cứu cơ chế huy động vốn

qua sàn giao dịch chứng khoán dành cho start- up của HOSE trong năm 2018, thị trường chứng

khoán trong nước kỳ vọng sẽ tiếp tục ghi những bước tiến ngoạn mục trong thời gian tới.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt xấp xỉ 1,2 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt

15.590 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 54,3 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 7,1% so

với tháng trước) và giá trị giao dịch đạt 707,6 tỷ đồng/phiên, giảm 2,3% so với tháng trước.

Tính chung trong 11 tháng đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 54,8 triệu cổ

phiếu/phiên (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước) và giá trị giao dịch đạt 614,1 tỷ đồng/phiên,

tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng này, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tổng cộng 70,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá

trị giao dịch đạt hơn 1.385 tỷ đồng, trong đó giao dịch mua vào đạt hơn 872,2 tỷ đồng, giao dịch

bán ra hơn 513,2 tỷ đồng.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 15

Tính đến ngày 29/12/2017, chỉ số VN-Index đạt 984.24 điểm, tăng 48% so với cuối năm

2016 – mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 116,86 điểm,

tăng 43,5% so với cuối năm 2016. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 3.360

nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra

cho năm 2020. Tổng giá trị giao dich bình quân cổ phiếu , chứng chỉ quỹ đat gần 4.981 tỷ

đông/phiên, tăng 63% so với bình quân năm 2016.

Hiện có 731 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sàn và 679 cổ phiếu đăng ký giao

dịch (ĐKGD) trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, ĐKGD đạt gần 959 nghìn tỷ đồng, tăng

30% so với cuối năm 2016.

Tháng 12/2017, đã có 447 nhà đầu tư nước ngoài được Trung tâm lưu ký chứng

khoán (VSD) cấp mã số giao dịch, mức cao kỷ lục trong các tháng 12 gần đây (thường là tháng

có số lượng đăng ký thấp nhất), và cao hơn mức 428 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký giao dịch

mới của tháng 11/2017.

Qua đó, khối ngoại đã mua ròng 1.125 tỷ đồng trong tháng 12. Giao dịch tích cực khối

ngoại xuyên suốt năm 2017 là một trong những động lực quan trọng hỗ trợ thị trường chứng

khoán tăng điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào quyết tâm cải cách của

Chính phủ, các chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ở

các doanh nghiệp lớn…

Lực cầu của khối ngoại được dự đoán sẽ tiếp tục là động lực quan trọng hỗ trợ chỉ số

VnIndex tăng điểm trong năm 2018, trong bối cảnh các yếu tố thuận lợi vẫn đang tiếp tục được

duy trì.

Tháng 12, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tổng cộng 48,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá

trị giao dịch đạt hơn 891,3 tỷ đồng, trong đó giao dịch mua vào đạt hơn 460,1 tỷ đồng, giao dịch

bán ra hơn 431,1 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM

Trong tháng 10/2017, thị trường UPCoM có 18 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch mới nâng

tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường này lên 653 doanh nghiệp (tính đến ngày

31/10/2017). Chỉ số UPCoM-Index đạt mức 52,51 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch

cuối tháng, giảm 3,4% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM đạt

526.506 tỷ đồng. Toàn thị trường có 3322.9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 16

giá trị giao dịch đạt 7.030 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 319.5 triệu cổ phiếu/

phiên (tăng 52% so với cùng kỳ năm trước).

Trong tháng 11/2017, thị trường UPCoM có 21 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch mới (tính

đến ngày 30/11/2017). Chỉ số UPCoM-Index đạt mức 54,2 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên

giao dịch cuối tháng, tăng 3,1% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường

UPCoM đạt 588.312 tỷ đồng. Toàn thị trường có 377,9 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng,

tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 8.060 tỷ đồng. Tính bình quân, giá trị giao dịch đạt 325 tỷ

đồng/phiên, tăng 19,2% so với tháng trước. 11 tháng đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân

đạt 11,7 triệu cổ phiếu/ phiên (tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước) và giá trị giao dịch đạt

218,8 tỷ đồng/phiên, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 12/2017, trên thị trường UPCoM có 21 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch mới nâng

tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường này lên 694 doanh nghiệp (tính đến ngày

29/12/2017). Chỉ số UPCoM-Index đạt mức 54,91 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch

cuối tháng, tăng 1,3% so với thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM phiên

giao dịch cuối tháng đạt 621.342 tỷ đồng. Toàn thị trường có 450,5 triệu cổ phiếu được chuyển

nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 10.331 tỷ đồng. Tính bình quân, giá trị giao dịch

đạt 390,9 tỷ đồng/phiên, tăng 16,8% so với tháng trước.

Biểu đồ 5: Diễn biến chỉ số UPCoM Index và KLGD quý IV/2017

(Nguồn: hnx.vn)

50,5

51,0

51,5

52,0

52,5

53,0

53,5

54,0

54,5

55,0

55,5

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

KLGD (Triệu cp) UPCOM-INDEX (điểm)

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 17

2. Thị trường sơ cấp

Trong quý IV, việc huy động vốn thông qua đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

đạt được hơn 1.619 tỷ đồng. Trong cả quý diễn ra 16 phiên đấu giá thành công ở sở giao dịch Hà

Nội. Còn trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh tổng giá trị thông qua đấu giá đạt hơn

121.707 tỷ đồng.

Bảng 4: Kết quả đấu giá quý IV/2017 trên HNX

Nguồn: hnx.vn

Bảng 5: Kết quả đấu giá quý IV/2017 trên HSX

Ngày đấu

giá

Doanh nghiệp

bán đấu giá

Tổng giá trị cổ phần bán được

(nghìn đồng)

29/12 Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn 19.970.967.000

27/12 Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận 44.216.458.000

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 18

18/12 Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát

Sài Gòn 109.972.037.840.000

15/12 Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 60 32.552.244.000

11/12 Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai 15.890.889.000

06/12 Công ty Cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh 42.840.000.000

05/12 Công ty TNHH Một thành viên Cao su Công nghiệp 37.286.970.000

01/12 Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp –

TNHH MTV (BECAMEX IDC) 587.684.800.000

23/11 Công ty Cổ phần Sài Gòn - Cam Ranh 317.574.000

10/11 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 8.990.012.400.000

08/11 Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng 37.462.500.000

31/10 Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ

– TNHH Một thành viên 175.351.620.000

26/10 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Định 175.899.526.800

17/10 Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương 252.301.581.630

05/10 Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công

nghiệp Việt Nam – TNHH MTV (IDICO) 1.324.023.090.000

3. Nguồn: Hsx.vn

Nhìn chung trong quý IV/2017, các phiên đấu giá thoái vốn Nhà nước đều thu hút sự quan

tâm của các nhà đầu tư. Trong tháng cuối của quý, có 3 phiên thoái vốn tại CTCP Cảng Thanh

Hóa, Tổng công ty Cơ điện Xây dựng, Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, và 1 phiên đấu

giá ra công chúng của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã bán hết

100% số cổ phần chào bán.

Bảng 6: Kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua HNX quý IV/2017

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 19

Nguồn: hnx.vn

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 20

B. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - NĂM 2017

I. Thị trường chứng khoán thế giới

1. Thị trường chứng khoán Mỹ

Biểu đồ 6: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và

S&P500 (▬) năm 2017

Nguồn: www.bloomberg.com

Năm 2017, kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn, tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,6% (cao hơn

0,5 điểm % so với năm 2016) nhờ sự gia tăng đầu tư, thương mại và sản xuất công nghiệp. Các

nền kinh tế chủ chốt đều có sự phục hồi vững chắc đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn

cầu.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ ước đạt 2,2% trong năm 2017 (cao hơn 0,7 điểm % so với với

năm 2016) nhờ chi tiêu tiêu dùng, hoạt động đầu tư tăng mạnh và cán cân thương mại cải thiện.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp (4,1%) và là giai đoạn có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong

vòng 17 năm qua. Lạm phát quanh mức 2%.

Trong năm 2017, Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 3 lần, từ mức 0,5-

0,75% lên mức 1,25%-1,5% do tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp và tỷ lệ lạm phát gần ở mức mục tiêu

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 21

là 2%. FED cũng bắt đầu việc giảm khối tài sản hơn 4 nghìn tỷ USD đã mua từ chương trình QE.

Đến năm 2018, dự kiến FED sẽ tiếp tục tăng thêm 3 lần với lộ trình dần đưa lãi suất về mức 3,1%

vào năm 2020.

Trong năm 2017, chỉ số công nghệ tăng 37% và là lĩnh vực có thành quả xuất sắc nhất

trong số các lĩnh vực chính thuộc S&P 500. Trong đó, cổ phiếu Micron Technology tăng 87.6%

và dẫn đầu đà tăng của lĩnh vực này.

Trong khi đó, dịch vụ viễn thông và năng lượng là 2 lĩnh vực duy nhất khép lại năm qua

với sắc đỏ. Cụ thể, lĩnh vực viễn thông sụt 5.7% còn lĩnh vực năng lượng giảm 3.7%.

Xu hướng tăng của chứng khoán được dự báo sẽ còn tiếp tục vào năm 2018, nhờ luật thuế

mới sẽ làm giảm gánh nặng thuế của các doanh nghiệp Mỹ.

Trong quý 1/2017, kinh tế Mỹ có những tín hiệu phục hồi. Chỉ số PMI (Purchasing

Manegers Index-Chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất của Mỹ) tháng 2 đạt mức 57,6 điểm tăng

1,1 điểm so với tháng trước, đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2015. Thị trường lao động diễn

biến tích cực (tỷ lệ thất nghiệp tháng 2/2017 ở mức 4,7%) và lạm phát đã lên đến 2,7% trong

tháng 2/2017. Trước những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế, Ngân hàng trung ương Mỹ (FED)

điều chỉnh lãi suất điều hành lần thứ 4 trong vòng một thập kỷ qua, thêm 0,25 điểm% lên mức

1% sau khi số liệu việc làm và lạm phát đạt mức kỳ vọng (Trong tháng 2/2017, tỷ lệ thất nghiệp

của Mỹ ở mức 4,7% và 235.000 việc làm mới được tạo thêm, tiệm cận với mục tiêu mà FED đề

ra). Động thái này của FED đã không gây ra những tác động đột biến tới thị trường do đã được

dự báo từ trước. FED nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2017 với mức lãi

suất dự báo cuối năm ở mức 1,875% và có thể đạt mức 3% vào cuối năm 2019. Thị trường chứng

khoán toàn cầu diễn biến tích cực trước những thông tin về chính sách cũng như các tuyên bố gần

đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các chỉ số chính đồng loạt phá kỷ lục kể từ cuộc bầu cử

nhờ kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng các chính sách cắt

giảm thuế suất và gia tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng. Đà leo dốc của chứng khoán cũng được hỗ trợ

từ dữ diệu kinh tế lạc quan và lợi nhuận tăng trưởng mạnh của các công ty.

Trong quý 2/2017, “Quý II vừa qua thực sự là giai đoạn tích cực cho thị trường chứng

khoán Mỹ. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là liệu những động lực đó có còn tiếp diễn trong

phần còn lại của năm hay không, khi tâm lý của các nhà đầu tư luôn tỏ ra nhạy cảm trước bất kỳ

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 22

biến động thị trường nào”. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu công nghệ và chăm sóc sức khỏe sẽ là 2

loại cổ phiếu ghi nhận mức tăng lợi nhuận/cổ phiếu cao nhất, vào khoảng trên 15%.

Tăng trưởng lợi nhuận luôn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá triển vọng của thị

trường chứng khoán Mỹ. Cũng nhờ vậy, phố Wall đã ghi nhận mức tăng rất mạnh trong những

tháng gần đây, liên tiếp thiết lập các đỉnh cao mới.

Trong quý 3/2017, Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự báo ban đầu trong quý II, ghi

nhận tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm. Bên cạnh đó, cũng có dấu hiệu cho thấy động lực tăng

trưởng kinh tế được giữ vững từ đầu quý III.

Số liệu điều chỉnh lần 2 của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

của Mỹ đạt 3% hàng năm trong quý II, tăng từ mức 2,6% trong báo cáo tháng 7. Số liệu này phản

ánh chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh tăng mạnh.

Reuters cho biết, trong quý II, kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất kể từ quý I năm

2015, theo sau mức 1,2% của quý I. Tăng trưởng trong quý III cũng được dự báo ở mức cao

3,4%.

Báo cáo về doanh số bán lẻ và chi phí kinh doanh gợi ý rằng nền kinh tế duy trì sức bền

trong đầu quý III. Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng tăng với tốc độ 3,3%, mức nhanh nhất trong 1 năm.

Số liệu này đã được điều chỉnh tăng từ mức 2,8% trong báo cáo tháng 7.

Quốc hội Mỹ dự kiến công bố những chi tiết cuối cùng về kế hoạch của họ vào cuối ngày

thứ Sáu tuần thứ 3 của tháng 12, với các phiếu quyết định được lên kế hoạch sau khi các nhà lập

pháp bắt đầu lên tiếng ủng hộ.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, Bob Corker, đã cùng với Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã

thể hiện sự ủng hộ dự án cải cách luật Thuế này. Trước đó, ông Rubio đã chỉ trích đề xuất thuế

ban đầu, cho biết dự luật này không cung cấp đủ phần thu nhập được miễn thuế đối với các hộ gia

đình lao động. Trong khi đó, ông Corker lại tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng của dự luật đến thâm hụt

ngân sách liên bang.

Dự luật thuế được kỳ vọng sẽ cắt giảm thuế suất doanh nghiệp từ 35% xuống 21%.Tuy

nhiên, dự luật này lại nghiêng theo hướng mang lại lợi ích cho những người giàu có và các doanh

nghiệp, một xu hướng khiến một số nhà lập pháp tỏ ra lo lắng.

Trong năm 2017, Dow Jones tăng 25.2%, S&P 500 tăng 19.5% và Nasdaq Composite leo

dốc 28.2%. Cả 3 chỉ số này đều ghi nhận năm có thành quả tốt nhất kể từ năm 2013.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 23

Bảng 7: Các chỉ số chính của TTCK Mỹ từ 3/1/2017 đến 29/12/2017

Chỉ số 03/01/2017 31/12/2017

Thay đổi

Giá trị Tỷ lệ

Down Jones công nghiệp 19.881,76 24.719,22 4.837,46 + 25.2%,

S&P500 2.257,83 2.673,61 415,78 + 19.5%

Nasdaq tổng hợp 5.429,08 6.903,39 1.474,31 + 28.2%.

Nguồn: Bloomberg

2. Thị trường chứng khoán châu Âu

TTCK châu Âu trong năm 2017 có diễn biến tương đồng và chịu nhiều ảnh hưởng từ

TTCK Mỹ, các chỉ số chứng khoán chủ chốt FTSE (Anh), CAC 40 (Pháp) hay DAX (Đức) đều

có những dao động theo những chu kỳ tăng và giảm nhất định nhưng xu hướng chung vẫn là tăng

điểm (xem biểu đồ7).

Biểu đồ 7: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), CAC 40 (▬)

và DAX (▬) trong năm 2017

Nguồn: Yahoofinance

Kinh tế khu vực EU tăng trưởng đạt 2,1% (cao hơn 0,7 điểm % so với năm 2016) nhờ cầu

tiêu dùng nội địa tăng, các hoạt động sản xuất, thương mại tăng trưởng ổn định. Các động lực

kinh tế của khu vực này vẫn duy trì như chính sách tiền tệ, thị trường lao động ổn định, nhu cầu

bên ngoài tăng mạnh. Kinh tế khu vực này đang có đà phà triển với tốc độ nhanh nhất kể từ năm

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 24

2007. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp nhất kể từ năm 2009 (8,8%), song lạm phát vẫn ở mức

1,4-1,5%, thấp hơn so với mục tiêu 2% đề ra.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) quyết định sẽ giảm dần khối lượng mua vào của

chương trình nới lỏng định lượng từ năm 2018. Theo đó, bắt đầu từ năm 2018, khối lượng mua

vào hàng tháng giảm từ mức 60 tỷ euro xuống còn 30 tỷ euro và duy trì khối lượng giao dịch này

ít nhất cho đến tháng 9/2018. Còn ngân hàng trung ương Anh (BOE) tăng lãi suất điều hành lần

đầu tiên trong vòng một thập kỷ. Lãi suất điều hành tăng từ 0,25% lên mức 0,5% vào đầu tháng

11/2017. Ngoài ra nguy cơ xảy ra khi rời khỏi liên minh châu Âu khiến London mất vị thế trung

tâm tài chính hàng đầu tại châu Âu khi các định chế tài chính lớn rời trụ sở khỏi London, làm sụt

giảm mạnh số lượng việc làm trong ngành tài chính.

Thị trường chứng khoán trên toàn cầu chứng kiến năm tăng trưởng tốt nhất kể từ sau cuộc

khủng hoảng tài chính năm 2009 khi các chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới đều khép lại

ngày giao dịch cuối cùng với mức điểm cao hơn so với đầu năm.

Chỉ số FTSE All-World kết thúc phiên giao dịch ngày 29-12 với mức điểm 339,33, tăng

21,61% so với đầu năm. Đây là mức tăng tốt nhất kể từ năm 2009 và cũng là năm tăng điểm hàng

năm tốt thứ tư kể từ khi chỉ số FTSE All-World được lập ra vào năm 1993.

Tại châu Âu, chỉ số MSCI Europe, theo dõi giá cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa ở thị chứng

khoán ở 15 nước phát triển ở châu Âu, tăng gần 20% trong năm 2017. Trong năm qua, các chỉ số

chứng khoán DAX 30 (Đức), CAC 40 (Pháp), FTSE 100 (Anh) lần lượt tăng 12,5%, 9,3% và

7,6%.

Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,4% lên 7.620,68 điểm. Chỉ số CAC 40 khép

phiên tăng 0,1% lên 5.368,84 điểm trên sàn Paris trong khi chỉ số DAX 30 đứng ở mức 13.070,02

điểm trên sàn Frankfurt. Chỉ số EURO STOXX 50 phiên này giảm 0,1% xuống 3.550,17

điểm. Bảy mã chứng khoán đứng đầu tại London trong phiên này đều thuộc lĩnh vực khai thác

mỏ, trong đó giá cổ phiếu của Fresnillo Plc dẫn đầu với mức tăng 2% sau khi giá đồng tăng chạm

mức cao trong ba năm. Giá cổ phiếu của BP Plc và Royal Dutch Shell Plc phiên này đều đi lên.

Bảng 8: Các chỉ số chính của TTCK châu Âu năm 2017

Chỉ số 01/01/2017 31/12/2017

Tăng/giảm

Điểm Tỷ lệ

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 25

FTSE (Anh) 7.275,50 7.648,1 +372,6 +4,87

DAX (Đức) 5.551,81 6.903,39 +1.351,58 +19,58

CAC 40 (Pháp) 4.888,23 5.288,60 +400,37 +7,57

Nguồn: yahoofinance

3. Thị trường chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương

Thị trường chứng khoán châu Á đang khép lại năm 2017 trong tâm trạng hứng khởi của

giới đầu tư. Hầu hết các thị trường trong khu vực này đều ghi nhận đà tăng ấn tượng. Tính

chung cả năm 2014, chỉ số Nikken 225 (Nhật) tăng 16,18%, chỉ số HSI (Hồng Kông) tăng

37,86%, chỉ số TWII (Đài Loan) tăng 8,07%, chỉ số S&P/ASX 200 ( Úc) tăng 5,66%, chỉ số

STI (Singapore) tăng 6% và chỉ số KS11 (Hàn Quốc) tăng 21,22%.

Biểu đồ 8: Diễn biến một số chỉ số chính trên TTCK châu Á trong năm 2017

Nguồn: Yahoofinance

Ghi chú: ▬ Nikkei 225 (Nhật Bản) ▬ Hang Seng (Hong Kong)

▬ S&P/ASX 200 (Australia) ▬ KS11 (Hàn Quốc)

2017 dường như đang là năm của chứng khoán châu Á. Các thị trường chính đang đồng

loạt tạo nên những bước tiến ngoạn mục: chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 20%, đưa thị trường

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 26

chứng khoán nước này lên cao nhất kể từ năm 1991, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung

Quốc) tăng 36% đạt đỉnh của 10 năm qua nhờ cổ phiếu Tencent tăng mạnh, chứng khoán Hàn

Quốc đã lên cao nhất trong lịch sử. Sự khởi sắc của tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã kéo theo lợi

nhuận của các doanh nghiệp và giá hàng hóa cơ bản, trong khi lạm phát tiếp tục ở mức thấp tạo

điều kiện để các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. chỉ số MSCI châu Á-

Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản đã có sự điều chỉnh đưa chỉ số này lên gần

mức đỉnh của 10 năm.

Có 2 nhân tố chính đang làm nên sự tăng trưởng nóng này. Sau vài năm đứng trước rủi ro

"hạ cánh cứng", nền kinh tế số 2 thế giới Trung Quốc đã có những dấu hiệu tích cực trở lại. Bong

bóng nhà đất được kìm hãm và mục tiêu tăng trưởng 6,5% có nhiều triển vọng sẽ đạt được. Sự

phục hồi của kinh tế Trung Quốc cũng tạo ra động lực tốt cho các nước láng giềng. Ví dụ như

Hàn Quốc, xuất khẩu của nước này đã tăng trưởng 2 con số trong gần một năm qua, nhờ vào nhu

cầu từ Trung Quốc.

Nhật Bản cũng đang chứng kiến những bước tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là xuất khẩu.

Và chiến thắng của đương kim Thủ tướng Shinzo Abe cùng chính sách Abenomics của ông cũng

là những điều các nhà đầu tư chào đón.

Hàn Quốc chính là thị trường hưởng lợi mạnh mẽ nhất từ những công ty đang làm ăn có

lãi kỷ lục trên sàn. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận của giới doanh nghiệp Hàn Quốc đã tăng từ

10% hồi đầu năm lên tới 50%, đặc biệt nhờ động lực từ các công ty mảng công nghệ như

Samsung và Hynix. Những biến động trên thị trường chip điện tử được dự báo sẽ còn gây ra cơn

đau đầu cho giới đầu tư vào thị trường Hàn Quốc hơn là nguy cơ hạt nhân của Triều Tiên.

Các chuyên gia cho rằng động lực mang lại đà leo dốc trên thị trường chứng khoán Châu

Á xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực và các yếu tố cơ bản vững chắc của các công

công ty. Dự đoán đà tăng của thị trường chứng khoán Châu Á sẽ tiếp tục trong năm 2018.

II. Thị trường chứng khoán Việt Nam và chính sách quản lý

1. Thị trường thứ cấp

Biểu đồ 9: Biến động chỉ số VN-Index và HNX-Index trong năm 2017

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 27

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Kinh tế Việt Nam năm 2017 với tốc độ tăng trưởng GDP ước tăng 6,7% cao hơn khoảng

0,5 điểm % so với năm 2016 nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh tế. Trong 0,5 điểm

% tăng thêm của tăng trưởng năm 2017 so với năm 2016, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất

với 0,26 điểm % nhờ kết quả tăng trưởng ấn tượng của hoạt động bán buôn bán lẻ và ngành dịch

vụ, tiếp theo khu vực nông, lâm, thủy sản với 0,23 điểm % và cuối cùng là khu vực công nghiệp

và xây dựng đóng góp 0,04 điểm %. Đáng chú ý là trong bối cảnh ngành khai khoáng tiếp tục

giảm sâu, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm

gần đây để trở thành động lực dẫn dắt khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì mức tăng tương

đương năm 2016.

Cùng với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có

một năm tăng trưởng ngoạn mục.

Trong năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng

khoán. Giá trị mua ròng của khối ngoại trên thị trường chính thức trong năm 2017 ước đạt 1,87 tỷ

USD (814 triệu USD trái phiếu, 1 tỷ 56 triệu USD cổ phiếu) tăng gấp 6,5 lần so với năm 2016

(năm 2016, khối ngoại bán ròng 6.821 tỷ đồng). Tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của

nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 32,5 tỷ USD, tăng xấp xỉ 60% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu

nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt 19,7% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 5,3%.

Trong năm 2017, huy động vốn trái phiếu chính phủ đạt 159.920 tỷ đồng, hoàn thành

87,25% kế hoạch năm. Trong những tháng cuối năm, Kho bạc nhà nước đã chủ động giảm khối

0

200

400

600

800

1000

1200

0

100

200

300

400

500

600

700

03/0

1

14/0

2

21/0

3

26/0

4

02/0

6

07/0

7

11/0

8

18/0

9

23/1

0

27/1

1KLGD (Triệu cp)

VN- Index (điểm)

0

20

40

60

80

100

120

140

-

20

40

60

80

100

120

140

03/0

1

14/0

2

21/0

3

26/0

4

02/0

6

07/0

7

11/0

8

18/0

9

23/1

0

27/1

1

KLGD (Triệu cp)

HNX-Index (điểm)

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 28

lượng gọi thầu trái phiếu chính phủ để giảm áp lực nợ công do tình hình giải ngân vốn trái phiếu

chính phủ chậm, thâm hụt ngân sách ở mức thấp.

Năm 2017, thị trường trái phiếu chính phủ đã ghi nhận một số điểm tích cực như: lãi suất

trúng thầu trái phiếu chính phủ đạt mức thấp kỷ lục (giảm từ 0,6%-1,9%/năm ở tất cả các kỳ

hạn); kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài từ 8,7 năm 2016 lên 13,5 năm 2017; đa dạng hóa các

nhà đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty bảo hiểm nhân thọ đã tích cực tham gia thị

trường trái phiếu chính phủ.

Ngoài ra hoạt động niêm yết tại HOSE cũng diễn ra sôi động, trong đó, có các đợt niêm

yết với khối lượng hàng hóa “khủng” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), Ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) và CTCP Vincom Retail (VRE), CTCP Hàng không

Vietjet (Vietjet Air) với khối lượng cổ phiếu niêm yết lần lượt là 1,29 tỷ, 1,33 tỷ, 1.9 tỷ, 300 triệu

đơn vị là những điểm sáng. Đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành, với quy mô vốn lớn, kết

quả kinh doanh tăng trưởng tốt qua các năm, giúp nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết trên

sàn HOSE. Từ đó, thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể.

Trong thời gian tới, hoạt động đấu giá cổ phần dự kiến sẽ diễn ra rất sôi động trên HOSE,

với nhiều đợt đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn và thoái

vốn nhà nước với các doanh nghiệp cổ phần mà nhà nước đang nắm giữ tỷ lệ chi phối.

Có thể kể tới như đợt IPO của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH

MTV, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty

TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, hay các bán đấu giá cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh

(BMP), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP), CTCP FPT... do SCIC nắm giữ, Tổng công

ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn do Bộ Công thương nắm giữ.

Bên cạnh nguồn hàng mới, chất lượng từ các đợt niêm yết, bán đấu giá cổ phần, trong thời

gian tới, sàn HOSE sẽ đón thêm nhiều sản phẩm mới. Theo HOSE, Sở sẽ phối hợp với Bộ Tài

chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các công ty chứng khoán triển khai niêm yết và giao

dịch như chứng quyền đảm bảo (CW) vào đầu năm 2018.

Sở sẽ tiến hành đánh giá thị trường sau triển khai và tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế,

chính sách hoàn thiện các quy định của sản phẩm. Đồng thời, HOSE nâng cao chất lượng các chỉ

số và triển khai các chỉ số mới để làm tài sản cơ sở cho sản phẩm phái sinh, ETF, CW.

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 29

Trong năm 2017, Trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng khối lượng chứng

khoán chuyển nhượng đạt 13.911 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt 161.054 tỷ đồng,

tính bình quân khối lượng giao dịch đạt 55,6 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 20,25% so với năm 2016)

và giá trị giao dịch đạt 644,2 tỷ đồng/phiên, tăng 24,72% so với năm trước. Trong đó, phiên giao

dịch ngày 17/10 đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị giao dịch với 127.676.877 cổ phiếu được

giao dịch, giá trị giao dịch tương ứng đạt 3.032 tỷ đồng.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu SHB được giao dịch nhiều nhất với hơn 2.489 triệu cổ

phiếu được chuyển nhượng, chiếm 17,9% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Giao dịch

của nhóm 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất đạt hơn 5.686 triệu cổ phiếu, chiếm 40,87% khối

lượng giao dịch toàn thị trường.

Các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được giao dịch khá tích cực. Giao dịch của nhóm 10

cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên Sở GDCK Hà Nội đạt trên 4.694 triệu cổ phiếu, giá trị

giao dịch tương ứng đạt 74.933 tỷ đồng (chiếm 55,22% giá trị giao dịch toàn thị trường).

Năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh giao dịch cổ phiếu trên HNX với tổng khối

lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đạt 691,83 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt

13.163 tỷ đồng, tăng 6,2% khối lượng giao dịch và tăng 25,2% giá trị giao dịch so với năm trước,

trong đó giao dịch mua vào đạt 401,5 triệu cổ phiếu giá trị hơn 8,3 nghìn tỷ đồng, bán ra hơn

409,3 triệu cổ phiếu, giá trị 8,6 nghìn tỷ đồng.

Thị trường UPCoM

Biểu đồ 10: Diễn biến chỉ số UPCoM Index và KLGD năm 2017

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 30

Nguồn: hnx.vn

Biểu đồ 11: Kết quả giao dịch 12 tháng của thị trường UpCom

Nguồn: hnx.vn

Năm 2017 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng doanh nghiệp gia nhập thị

trường đăng ký giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết – UPCoM với 285 doanh nghiệp

mới đưa cổ phiếu vào đăng ký giao dịch. Trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty

Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Ngân hàng

TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), CTCP Tập đoàn Lộc Trời… Đồng

48,0

50,0

52,0

54,0

56,0

58,0

60,0

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

03/0

1

16/0

1

03/0

2

16/0

2

01/0

3

14/0

3

27/0

3

10/0

4

21/0

4

08/0

5

19/0

5

01/0

6

14/0

6

27/0

6

10/0

7

21/0

7

03/0

8

16/0

8

29/0

8

12/0

9

25/0

9

06/1

0

19/1

0

01/1

1

14/1

1

27/1

1

08/1

2

21/1

2

KLGD (Triệu cp) UPCOM-INDEX (điểm)

0

200.000.000.000

400.000.000.000

600.000.000.000

800.000.000.000

1.000.000.000.000

1.200.000.000.000

1.400.000.000.000

1.600.000.000.000

03/0

1

23/0

1

17/0

2

09/0

3

29/0

3

19/0

4

11/0

5

31/0

5

20/0

6

10/0

7

28/0

7

17/0

8

07/0

9

27/0

9

17/1

0

06/1

1

24/1

1

14/1

2

Giá trị giao dịch

Giá trị giao dịch

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 31

thời, có 8 doanh nghiệp hủy đăng ký giao dịch. Tính đến ngày 29/12/2017, trên thị trường

UPCoM có 690 doanh nghiệp đăng ký giao dịch với tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn

241.580 tỷ đồng và tổng giá trị vốn hóa đạt 677.705 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2016

và cao hơn ba lần giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết của Sở GDCK Hà Nội.

Với 250 phiên giao dịch, UPCoM-Index tăng 1,09 điểm (+2,03%) so với thời điểm cuối

năm 2016, dừng tại mức 54,91 điểm. Chỉ số UPCoM-Index đạt mức cao nhất 58,87 điểm tại

phiên giao dịch ngày 17/5/2017 và mức thấp nhất 52,20 điểm vào ngày 02/11/2017.

Năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh giao dịch cổ phiếu trên UPCoM với tổng

khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đạt 166,85 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng

đạt 6.482 tỷ đồng, tăng 61,7% khối lượng giao dịch và 73,1% giá trị giao dịch so với năm trước,

trong đó giao dịch mua vào chiếm ưu thế với 146,77 triệu cổ phiếu giá trị hơn 5,7 nghìn tỷ đồng,

bán ra gần 58,7 cổ phiếu, giá trị 2,6 nghìn tỷ đồng.

2. Thị trường sơ cấp

Năm 2017, các phiên đấu giá qua HNX tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Tổng khối lượng đặt mua của nhà đầu tư cao hơn 9% so với tổng khối lượng chào bán. Có 28/34

(82,3%) phiên bán được 100% số cổ phần chào bán, với hơn 169 triệu cổ phần trúng giá, số vốn

thu về cho Nhà nước đạt trên 2.630 tỷ đồng. Tổng số cổ phần trúng giá đạt hơn 321 triệu cổ phần,

đạt tỷ trọng 49% so với tổng số cổ phần chào bán, tương ứng với giá trị cổ phần bán được đạt hơn

5.045 tỷ đồng. Bình quân 1 phiên có 49 nhà đầu tư tham dự và giá trị cổ phần trúng giá đạt hơn

105 tỷ đồng. Thặng dư vốn cổ phần thu về đạt hơn 933 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm

đạt 934 tỷ đồng. Cùng với đó, giá trúng trong các phiên thoái vốn đạt cao, nhiều phiên có giá

trúng gấp từ 2 đến 4 lần so với mệnh giá, và cao hơn nhiều so với giá trúng giá khi thực hiện IPO.

Thống kê năm 2017 cũng cho thấy, có đến hơn 30% số phiên thoái vốn có giá trúng giá bình

quân gấp từ 1,5 đến 2,5 lần so với giá khởi điểm.

Bảng 9: Kết quả đấu giá HNX năm 2017

Số cổ phần

đưa ra đấu giá

(cổ phần)

Số cổ phần

bán được

(cổ phần)

Tổng giá trị cổ

phần

bán được

(nghìn đồng)

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 32

Quý I 23.361.794 18.273.963 254.771.242.246

Quý II 262.656.702.619 262.648.362.989 259.667.356.640

Quý III 40.727.564 30.303.121 791.608.455.500

Quý IV 376.490.000 61.490.000 1.088.498.000.000

Tổng cộng 263.097.281.977 262,758.430.073 2.394.545.054.386

Nguồn: Hnx.vn

Bảng 10: Kết quả đấu giá HOSE năm 2017

Tổng giá trị cổ phần bán được

(nghìn đồng)

Quý I 228.799.901.000

Quý II 242.240.799.300

Quý III 783.042.879.600

Quý IV 121.707.848.460.430

Tổng cộng 122.961.932.040.330

Nguồn: Hsx.vn

Trong năm 2017, đấu giá trái phiếu Chính phủ qua HNX huy động được hơn 194.315 tỷ

đồng. Cả năm có tổng cộng 240 phiên đấu thầu với các loại kỳ hạn từ 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15

năm, 20 năm và 30 năm, giá trị gọi thầu 264.861 tỷ đồng, giá trị đăng kí đạt 696.900 tỷ đồng.

Bảng 11: Kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua HNX năm 2017

Kỳ hạn

trái

phiếu

Số

phiên

đấu

thầu

Giá trị gọi thầu Giá trị đăng ký Giá trị trúng thầu

Vùng lãi

suất đặt

thầu

(%/năm)

Vùng lợi

suất

trúng

thầu

(%/năm)

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 33

5 năm 62 73.650.000.000.000 222.125.000.000.000 44.044.000.000.000 4,2-6,2 4,48-5,5

7 năm 38 46.350.000.000.000 117.211.000.000.000 34.664.000.000.000 4,75-6,1 4,8-5,55

10 năm 51 45.938.000.000.000 104.977.000.000.000 35.454.000.000.000 5,1-7,02 5,28-6,8

15 năm 42 40.873.000.000.000 98.911.800.000.000 33.416.300.000.000 5,5-8,0 5,75-7,7

20 năm 20 22.850.000.000.000 61.618.264.000.000 18.899.000.000.000 5,8-8,2 5,82-7,7

30 năm 27 35.200.000.000.000 92.147.877.300.000 27.838.359.300.000 6,1-8,4 6,1-7,98

Tổng 240 264.861.000.000.000 696.990.941.300.000 194.315.659.3.000

(Nguồn: hnx.vn)

Cập nhật chính sách quản lý quan trọng trên TTCK Việt Nam

Ngày 25/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 115/2017/TT-BTC hướng dẫn công

tác giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày

8/12/2017 và thay thế Thông tư số 13/2013/TT-BTC ngày 25/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Ngày 25/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 116/2017/TT-BTC hướng dẫn

công tác giám sát tuân thủ của UBCKNN đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của

SGDCK, TTLKCK. Thông tư thay thế Thông tư 193/2013/TT-BTC ngày 16/12/2013. Thông tư

116 đã bổ sung các quy định như sau: Thứ nhất: về quyền hạn, trách nhiệm giám sát của

UBCKNN, nghĩa vụ của SGDCK và TTLKCK và nội dung báo cáo của các SGDCK,

TTLKCK cho phù hợp với quy định pháp luật mới đã được ban hành từ thời điểm Thông tư

193 có hiệu lực đến nay; điều chỉnh lại tiêu đề các điều khoản; bổ sung các quy định nhằm

đảm bảo công tác giám sát tuân thủ của UBCKNN đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng

khoán của SGDCK và TTLKCK được bao quát, đầy đủ, kịp thời ngăn ngừa vi phạm pháp

luật về chứng khoán và TTCK.Thứ hai: Bổ sung nghĩa vụ của SGDCK và TTLKCK liên quan

đến việc tổ chức và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh: SGDCK thực hiện

giám sát tuân thủ quy định pháp luật về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh đối với thành

viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt; TTLKCK thực hiện giám sát tuân thủ đối với thành

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 34

viên bù trừ thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Thứ ba: bổ sung nội

dung giám sát đối với hoạt động nghiệp vụ của SGDCK và TTLKCK theo quy định tại Nghị

định 42/2015/NĐ-CP: SGDCK tổ chức, điều hành hoạt động của TTCK phái sinh; thực hiện

kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động, việc tuân thủ quy chế của SGDCK và quy

định pháp luật liên quan của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt. Trong đó

TTLKCK thực hiện kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động, việc tuân thủ quy chế

của TTLKCK và quy định pháp luật liên quan của thành viên bù trừ, quản lý và giám sát việc

duy trì các mức ký quỹ theo quy định; thực hiện giám sát nhà đầu tư tuân thủ quy định về

giới hạn vị thế của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh; quản lý quỹ bảo

đảm thanh toán chứng khoán phái sinh. Thứ tư: Bổ sung nội dung giám sát đối với hoạt động

nghiệp vụ của SGDCK theo quy định tại Thông tư số 107/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng

dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm: SGDCK thực hiện công bố danh mục chứng

khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, danh sách chứng khoán đáp ứng điều kiện làm chứng

khoán cơ sở của chứng quyền; giám sát hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành

chứng quyền. Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo cũng như mẫu biểu báo cáo của

SGDCK và TTLKCK về kết quả công tác tuân thủ, giám sát tuân thủ các quy định pháp luật

trong việc triển khai hoạt động nghiệp vụ liên quan đến quản lý, giám sát đối với giao dịch chứng

khoán (bao gồm: chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ

quỹ ETF), các hoạt động liên quan đến thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên

giao dịch đặc biệt của SGDCK, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ của TTLKCK.

Ngày 31/10/2017, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-VPCP

hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC). Thông tư số 02/2017/TT-

VPCP gồm 9 chương, 69 điều và 12 phụ lục hướng dẫn công bố, công khai TTHC; rà soát,

đánh giá TTHC; xây dựng, quản lý và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; vận hành

và khai thác hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;

kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC; tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả

thực hiện công tác kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày

08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC (đã được sửa đổi, bổ sung).

Ngày 19/12/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 134/2017/TT-BTC hướng dẫn giao

dịch điện tử trên thị trường chứng khoán. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2018 và thay thế

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 35

Thông tư số 87/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch

điện tử trên thị trường chứng khoán.

Ngày 27/12/2017, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 1205/QĐ-

UBCK về việc sửa đổi Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo

Quyết định số 87/QĐ-UBCK ngày 25/01/2017. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 02/01/2018.

--------------------------------------------------------

Tuyên bố miễn trách nhiệm

Báo cáo này được thực hiện bởi phòng Phân tích và Dự báo thị trường - Trung tâm Nghiên cứu

Khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, dựa trên

những nguồn thông tin tham khảo chúng tôi có được. Báo cáo này lưu hành nội bộ và chỉ mang

tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với bất kỳ ảnh hưởng nào có liên quan

đến việc sử dụng thông tin trong Báo cáo này.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 04-35430667

Fax: 04-35535869

Nhóm nghiên cứu

Ông Phạm Quang Huy (TP)

Berts-pc | Phòng Phân tích và Dự báo thị trường 36

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Bùi Tuyết Hạnh

Ths. Nguyễn Thị Trinh