nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

56
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................................................ iv LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU LẠC BỘ VÀ CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ..................................................................................................... 3 1.1. Một số vấn đề chung về câu lạc bộ ............................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các câu lạc bộ ......................................................................... 3 1.1.2. Các loại hình câu lạc bộ tại Việt Nam ................................................................................ 3 1.1.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của các câu lạc bộ .............................................................. 5 1.1.4. Điều kiện hình thành và phát triển của các câu lạc bộ ........................................................ 9 1.2. Một số vấn đề chung về câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam ........................................................................................................................................................ 11 1.2.1. Vai trò và đặc điểm của các câu lạc bộ sinh viên ............................................................. 11 1.2.2. Các loại hình câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ............................ 12 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động và quản lý hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên ....................... 13 1.2.4. Điều kiện thành lập và phát triển các câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng............................................................................................................................................. 13 1.2.5. Tổng quan hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 15 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – CƠ SỞ MIỀN BẮC ................................................................................................................................... 21 2.1. Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên tại Học viện công nghệ bưu chính viễn thông – Cơ sở miền Bắc.................................................................................................................. 21 2.1.1. Tình hình phát triển của các câu lạc bộ sinh viên tại Học viện......................................... 21 2.1.2. Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của một số câu lạc bộ sinh viên điển hình tại Học viện ...................................................................................................................................... 23

Upload: pham-thanh

Post on 11-Jan-2017

154 views

Category:

Education


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................................................ iv

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2

4. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU LẠC BỘ VÀ CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ..................................................................................................... 3

1.1. Một số vấn đề chung về câu lạc bộ ............................................................................................ 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các câu lạc bộ ......................................................................... 3

1.1.2. Các loại hình câu lạc bộ tại Việt Nam ................................................................................ 3

1.1.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của các câu lạc bộ .............................................................. 5

1.1.4. Điều kiện hình thành và phát triển của các câu lạc bộ ........................................................ 9

1.2. Một số vấn đề chung về câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam

........................................................................................................................................................ 11

1.2.1. Vai trò và đặc điểm của các câu lạc bộ sinh viên ............................................................. 11

1.2.2. Các loại hình câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ............................ 12

1.2.3. Nguyên tắc hoạt động và quản lý hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên ....................... 13

1.2.4. Điều kiện thành lập và phát triển các câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao

đẳng ............................................................................................................................................. 13

1.2.5. Tổng quan hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường

đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 15

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – CƠ

SỞ MIỀN BẮC ................................................................................................................................... 21

2.1. Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên tại Học viện công nghệ bưu chính viễn

thông – Cơ sở miền Bắc .................................................................................................................. 21

2.1.1. Tình hình phát triển của các câu lạc bộ sinh viên tại Học viện ......................................... 21

2.1.2. Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của một số câu lạc bộ sinh viên điển hình tại

Học viện ...................................................................................................................................... 23

Page 2: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

ii

2.2. Nghiên cứu tính khả thi về việc thành lập các câu lạc bộ sinh viên chuyên ngành Kế toán tại

học viện công nghệ bưu chính viễn thông – cơ sở miền Bắc.......................................................... 29

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 29

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 29

2.2.3. Kết quả nghiên cứu: .......................................................................................................... 31

2.2.4. Một số kết luận ................................................................................................................. 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ KẾ TOÁN

TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ ......................................................................................................... 41

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – CS MIỀN BẮC ............................................................................... 41

3.1. Sự cần thiết phải thành lập và phát triển các câu lạc bộ sinh viên chuyên ngành kế toán tại

Học viện .......................................................................................................................................... 41

3.2. Đề xuất mô hình hoạt động của CLB kế toán tại Học viện ..................................................... 41

3.2.1. Mô hình câu lạc bộ Kế toán – học viện công nghệ bưu chính viễn thông ........................ 41

3.2.2. Đề xuất các hoạt động cho câu lạc bộ ............................................................................... 45

3.3. Giải pháp phát triển câu lạc bộ kế toán tại Học viện ............................................................... 48

3.3.1. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của sinh viên ........................................... 48

3.3.2. Tạo môi trường phát triển cho câu lạc bộ ......................................................................... 49

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 51

Page 3: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLB : Câu lạc bộ

PTIT : Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

HAC : CLB Kế toán ĐH Hà Nội

ACCA : Hiệp hội nghề kế toán công chứng Anh quốc

CPA : Hiệp hội nghề kiểm toán Úc

CDA : CLB nhà quản trị năng động và sáng tạo

Page 4: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức một câu lạc bộ ................................................................................ 6

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức CLB sinh viên tình nguyện PTIT ................................................... 25

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức CLB CDA PTIT ............................................................................. 26

Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của CLB tiếng Anh ELF’s ............................................................. 27

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Biểu 1: Tỷ lệ câu trả lời nhận được (nguồn: tác giả tự tổng hợp) ......................................... 30

Biểu 2: Nguyên nhân sinh viên kế toán tham gia các CLB ................................................... 33

Biểu 3: Nguyên nhân sinh viên kế toán không tham gia CLB sinh viên .............................. 34

Biểu 4: Mức độ biết thông tin và tham gia CLB sinh viên.................................................... 35

Biểu 5: Tỷ lệ sinh viên tham gia CLB theo KQHT ............................................................... 36

Biểu 6: Tỷ lệ sinh viên không tham gia CLB theo KQHT ..... Error! Bookmark not defined.

Biểu 7: Tỷ lệ tham gia CLB thông qua truyền thông ............................................................ 37

Biểu 8: Mong muốn của sinh viên về CLB kế toán .............................................................. 39

Page 5: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của các cơ sở đào tạo và giáo dục tại Việt nam và trên

thế giới, các tổ chức ngoài lớp học cũng mang lại rất nhiều hiệu quả cho học sinh,

sinh viên. Hiện nay các tổ chức này được hình thành và phát triển mạnh mẽ dưới

mô hình tổ chức của các câu lạc bộ mang tính tự phát trong các trường đại học và

cao đẳng. Ngoài việc các câu lạc bộ này tạo nhiều cơ hội gần gũi và trao đổi giữa

sinh viên và các khoa, học viện; các câu lạc bộ còn tạo ra một môi trường học hỏi

thân thiện, giảm tải áp lực, cho phép sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và lãnh

đạo (Hegedus. et al, 2002).

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền giáo dục, thông tin về tuyển dụng

nhân sự được phổ biến rộng rãi, sinh viên các trường đại học, cao đẳng ngày nay

có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cũng theo Hedegus và các cộng sự (2002): các nhà tuyển dụng ngày nay không

chỉ quan tâm đến điểm số hay xếp loại bằng cấp của sinh viên khi tuyển dụng, mà

còn quan tâm nhiều đến kĩ năng làm việc của sinh viên. Một trong các quan điểm

của nhà tuyển dụng cho rằng việc tham gia vào các tổ chức ngoài lớp học, hay các

câu lạc bộ chỉ ra rằng sinh viên đó có năng lực làm việc tốt hơn do đã được hình

thành khả năng giải quyết đồng thời việc học và làm và các hoạt động khác. Các

sinh viên này cũng thể hiện mức độ trách nhiệm đối với công việc và tổ chức,

công ty mình đang làm việc.

Tuy nhiên, do các câu lạc bộ sinh viên được hình thành một cách tự phát,

nhiều hoạt động còn thiếu sự định hướng của đơn vị chủ quản, do vậy thực tế cho

thấy rằng vai trò của các câu lạc bộ còn chưa được nhìn nhận đúng đắn và chưa

thực sự phát huy trong các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

Mặt khác, tại Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Khoa Tài chính kế

toán đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010, số lượng sinh viên

chuyên ngành Kế toán mỗi năm tuyển sinh trên dưới 200 chỉ tiêu. Mặc dù Học

viện đã có một số câu lạc bộ dành cho sinh viên tham gia sinh hoạt và phát triển

bản thân, tuy nhiên đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán lại chưa có một câu

lạc bộ nào chuyên về học thuật, dành riêng cho sinh viên kế toán được sinh hoạt,

học tập, hoàn thiện và phát triển cả về mặt kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề

nghiệp phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình

câu lạc bộ, khả năng đưa mô hình vào thực tế để thành lập một câu lạc bộ học

Page 6: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

2

thuật dành cho sinh viên chuyên ngành kế toán tại Học viện là một việc cần thiết

trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tìm hiểu khả năng thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ học thuật dành

cho sinh viên kế toán tại Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

- Đề xuất mô hình câu lạc bộ học thuật dành cho sinh viên chuyên ngành Kế

toán – Kiểm toán tại Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

- Đưa ra những biện pháp nhằm duy trì và phát triển các câu lạc bộ học thuật

dành cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán tại Học Viện Công nghệ

Bưu chính Viễn thông

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: mô hình câu lạc bộ học thuật dành cho sinh viên

chuyên ngành kế toán và khả năng thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ tại

Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

- Phạm vi nghiên cứu: một số câu lạc bộ sinh viên tại Học viện công nghệ

bưu chính viễn thông cơ sở miền Bắc; câu lạc bộ sinh viên kế toán tại 1 số trường

đại học trên địa bàn Hà Nội; đồng thời đề tài tập trung khảo sát đối với sinh viên

chuyên ngành kế toán tại Học viện các khóa D12, D13, D14, D15, D16 tại cơ sở

miền Bắc.

4. Kết cấu của đề tài

Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ SINH

VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU

CHÍNH VIỄN THÔNG – CƠ SỞ MIỀN BẮC

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH

VIỄN THÔNG – CƠ SỞ MIỀN BẮC

Page 7: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂU LẠC BỘ VÀ CÂU LẠC BỘ SINH

VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.1. Một số vấn đề chung về câu lạc bộ

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các câu lạc bộ

“Câu lạc bộ là một tổ chức quần chúng được tập hợp dựa trên tinh thần tự

nguyện, đồng sở thích, tiến hành bằng những hoạt động nhằm thỏa mãn những

nhu cầu về học hỏi, vui chơi, giải trí của cá nhân trong thời gian rảnh rỗi trên các

lĩnh vực theo những quy định của nhà nước”– theo Trung tâm văn hóa, thể thao

và du lịch.

Các câu lạc bộ có đặc điểm là nơi tập hợp những người có cùng sở thích,

cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. Các câu lạc bộ được hình thành vừa

là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng của tổ chức Hội, vừa

nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong cuộc sống hàng

ngày cũng như đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các thành viên.

1.1.2. Các loại hình câu lạc bộ tại Việt Nam

Câu lạc bộ được thành lập được cho là có ý nghĩa trở thành nơi có những

hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của thanh thiếu niên, tạo môi

trường cho sáng kiến tài năng và năng khiếu của thanh thiếu niên được bộc lộ,

phát triển. Bên cạnh định hướng giá trị mới, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên

trưởng thành về mọi mặt.

Mục đích của việc thành lập các câu lạc bộ là để:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức cách mạng, truyền

thống dân tộc cho thanh thiếu niên .

- Tạo điều kiện cho thanh thiếu niên giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành

mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong công tác và trong cuộc sống.

- Giúp hội viên giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động,

lao động, công tác và trong cuộc sống hàng ngày.

- Giúp tổ chức Đoàn, Hội, Đội tập hợp đoàn kết các tầng lớp, các đối tượng

thanh thiếu niên thông qua các hoạt động của câu lạc bộ như: văn hóa, văn nghệ

học tập, lao động nghề nghiệp và các hoạt động xã hội khác, góp phần đổi mới

nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.

Chính vì vậy mà ở Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều loại hình câu lạc bộ với

các chức năng và ý nghĩa khác nhau:

- Loại hình đầu tiên có thể kể đến là loại hình câu lạc bộ tình bạn: Đối tượng

tham gia câu lạc bộ là thành viên dưới độ tuổi kết hôn hoặc chưa lập gia đình, có

Page 8: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

4

sự tham gia tích cực của các thành viên trong các tổ chức đoàn thể như: Đoàn

thanh niên, Hội phụ nữ... trực tiếp chỉ đạo hoặc làm cố vấn cho câu lạc bộ, các

cộng tác viên như các nhà tâm lý, giáo dục, sư phạm, các vị lão thành cách mạng

có tâm huyết với thế hệ trẻ, với CLB. Câu lạc bộ tình bạn góp phần giáo dục thực

hiện nếp sống văn hóa đặc biệt là nhu cầu giao lưu tình cảm, khắc phục những suy

nghĩ lệch lạc trong quan hệ tình bạn, trang bị kiến thực cần thiết.

- Một loại hình khác đó là các câu lạc bộ xung kích: Đối tượng tham gia các

CLB này thường trong độ tuổi thanh niên, có tinh thần xung kích cao, sẵn sàng

trên các mặt trận tình nguyện bảo vệ Tổ quốc, tình nguyện vì cuộc sống cộng

đồng, thành viên cốt cán của CLB thường là các cấp bộ đoàn xuất sắc. Các thành

viên CLB luôn có nhận thức đúng đắn về vai trò của thanh niên trong thời đại

hiện nay, đặc biệt là xung kích trên mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, bảo vệ

xóm làng yên vui, ra quân thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, nhà nước và xã

hội: an toàn giao thông, phòng chống thiên tai, bão lũ....

- Loại hình CLB thứ ba có thể kể đến là CLB phòng chống các tệ nạn xã

hội: Đối tượng tham gia là những đoàn viên, thanh niên cán bộ Đoàn tự nguyện,

tích cực trong phong trào chống các tệ nạn xã hội, những cộng tác viên có chuyên

môn trong lĩnh vực y tế, công an, giáo dục... những đối tượng đã mắc các tệ nạn

xã hội nhưng quyết tâm phấn đấu từ bỏ lỗi lầm. Câu lạc bộ phòng chống các tệ

nạn xã hội nhằm mục đích trang bị những hiểu biết cơ bản cho thanh thiếu niên về

các tệ nạn xã hội (nguyên nhân, hậu quả của nó và cách phòng tránh). Góp phần

tạo môi trường lành mạnh giúp thanh niên phòng tránh các tệ nạn xã hội. Bên

cạnh đó CLB tạo điều kiện để mỗi thành viên là một tuyên truyền tích cực về

phòng chống các tệ nạn xã hội trong cộng đồng. CLB còn là chỗ dựa cho tổ chức

Đoàn, Hội trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, giáo dục thanh niên chậm

tiến.

- Đối với các loại nghề nghiệp cũng sẽ có những CLB phù hợp như: CLB

tiếng nước ngoài (Tiếng Anh, Nhật Bản, Pháp, Nga....); CLB làm vườn; CLB

may; CLB cán bộ Đoàn; CLB khoa học kỹ thuật trẻ; CLB toán học; CLB tin học...

Các thành viên, hội viên tham gia CLB cần luôn luôn tìm tòi học hỏi kinh

nghiệm để duy trì việc hoạt động. Việc xác định loại hình CLB cho phù hợp với

từng đối tượng thanh niên dựa trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chính đáng và nghề

nghiệp của họ là việc quan trọng, góp phần xây dựng và duy trì CLB có hiệu quả.

Page 9: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

5

1.1.3. Mô hình tổ chức và hoạt động của các câu lạc bộ

1.1.3.1. Tổng quan chung:

Câu lạc bộ với đặc điểm là một tổ chức quần chúng tự phát, do vậy hiện nay

chưa có quy định cụ thể về mô hình tổ chức cũng như yêu cầu hoạt động của câu

lạc bộ. Các câu lạc bộ được thành lập và đi vào hoạt động gắn liền với đặc điểm

của tổ chức quản lý câu lạc bộ cũng như mục đích hoạt động của câu lạc bộ đó.

Tuy nhiên, để các tổ chức này đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả, phát huy

được sức mạnh của quần chúng thì các câu lạc bộ cũng cần có mô hình tổ chức cụ

thể. Theo đó, khi hình thành một câu lạc bộ cần phải có đầy đủ các thông tin sau:

- Người sáng lập

- Ngày sáng lập

- Nguyên tắc hoạt động

- Mục đích hoạt động

Ví dụ CLB sinh viên tình nguyện của một trường đại học khi muốn hình thành

cũng cần có người đứng ra sáng lập:

- Người sáng lập: Nguyễn Văn A

- Ngày thành lập: 12/12/2015

- Nguyên tắc hoạt động: CLB sinh viên tình nguyện dựa trên nguyên tắc tự

nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động, quản lý tập trung.

- Mục đích hoạt động:

+ Tạo môi trường lành mạnh, bổ ích cho sinh viên tự học và rèn luyện bản

thân, tu dưỡng đạo đức, lối sống.

+ Tập hợp những sinh viên có lòng nhiệt huyết, tình nguyện tham gia các hoạt

động của trường, xã hội.

+ Góp một phần công sức xây dựng Học viện, xây dựng quê hương đất nước.

+ Hòa cùng phong trào tình nguyện trên khắp cả nước, qua đó phát huy tinh

thần và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên với xã hội.

1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức

Về cơ bản, một câu lạc bộ được hình thành và tổ chức thành các bộ phận có

chức năng riêng biệt. Số lượng các bộ phận và chức năng của từng bộ phận phụ

thuộc nhiều vào mục đích hoạt động và đặc điểm của tổ chức quản lý câu lạc bộ.

Trong báo cáo này, tác giả đưa ra mô hình chung và chức năng chung nhất của

một câu lạc bộ, có thể vận dụng vào việc thành lập và tổ chức các câu lạc bộ sinh

viên.

Page 10: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

6

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức một câu lạc bộ

Ban chủ nhiệm CLB: Là cơ quan cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động của

CLB, là lực lượng thường trực của CLB, số lượng thành viên tuỳ thuộc vào số

lượng hội viên và các ban trực thuộc. Thành viên Ban Chủ nhiệm là những hội

viên có năng lực, nhiệt tình, tích cực trong hoạt động của CLB.

a) Các ban chức năng của CLB: tùy thuộc vào cơ sở, mục đích thành lập của

từng CLB mà có các ban chức năng riêng sao cho phù hợp với các hoạt động của

CLB. Mỗi ban chức năng có một Trưởng ban do Ban Chủ nhiệm CLB cử. Một số

ban chức năng của một CLB có thể có là:

o Ban tài chính: Quản lý việc thu chi.

o Ban nhân sự: Quản lý nguồn nhân lực tham gia CLB

o Ban truyền thông: Quản lý việc tuyên truyền, giới thiệu về hình thức, nội

dung của hoạt động sắp diễn ra và các hoạt động trong thời gian tới của CLB.

o Ban chuyên môn: Quản lý về mảng kiến thức chuyên môn, đề ra yêu cầu,

nội dung kiến thức của CLB.

Các hội viên tham gia CLB: Là các cá nhân tham gia vào các hoạt động được

tổ chức trong CLB, tuân thủ và thực hiện các quy định, quy chế đã được đề ra

trong CLB.

1.1.3.3. Mô hình hoạt động

a) Ban chủ nhiệm

Được thành lập dựa trên sự bầu chọn của các thành viên trong CLB, ban chủ

nhiệm hoạt động trên nguyên tắc dân chủ thảo luận, tổ chức nhân sự và điều hành

mọi hoạt động của CLB với quyền hạn và trách nhiệm như sau:

- Ban chủ nhiệm CLB là cơ quan quản lý, tổ chức nhân sự và điều hành mọi

hoạt động của CLB.

- Quản lý CLB dưới sự chỉ đạo của cấp trường.

BAN CHỦ NHIỆM

BAN NHÂN

SỰ

BAN CHUYÊN

MÔN

BAN TRUYỀN

THÔNG

BAN TÀI

CHÍNH

Page 11: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

7

- Đoàn kết tập hợp hội viên, tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ hành động

của CLB.

- Gương mẫu chấp hành quy chế, nội quy CLB, đi đầu trong mọi hoạt động

của CLB.

- Ban chủ nhiệm có trách nhiệm xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch,

chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt

định kỳ và các hoạt động của Câu lạc bộ đồng thời điều hành, quản lý các hội

viên cũng như toàn Câu lạc bộ một cách toàn diện.

- Chịu trách nhiệm trước tổ chức quản lý về mọi vấn đề hoạt động của CLB.

b) Ban tài chính

Ban tài chính của CLB là bộ phận không thể thiếu, quản lý việc thu chi, xây

dựng kế hoạch chi tiêu và hình thành nguồn quỹ cho câu lạc bộ. Trong đó:

Nguồn thu:

- Hội phí đóng góp hàng tháng được các hội viên trong CLB thống nhất.

- Khoản thu từ các hoạt động làm kinh tế của CLB.

- Khoản thu từ các hoạt động hỗ trợ công tác tổ chức chương trình, tập huấn

các đơn vị của CLB.

- Các khoản thu khác.

Nguồn chi

- Chi phí tổ chức sinh hoạt, phong trào và các hoạt động xã hội

- Chi văn phòng phẩm, trang thiết bị của CLB

- Chi thăm hỏi ốm đau hội viên và người thân hội viên. (ba, mẹ,...)

- Chi phí hoạt động đối nội, đối ngoại

Quản lý tài chính:

Tài chính của CLB được quản lý thống nhất theo sự giám sát của Ban chủ

nhiệm và phải báo cáo công khai trong các kì họp.

c) Ban nhân sự

Ban nhân sự chịu trách nhiệm toàn bộ cho việc tuyển dụng nhân sự mới cho

CLB khi cần thiết và theo dõi sát sao tình hình biến động về số lượng hội viên

cũng như cách thức tham gia, hoạt động của các hội viên khi còn đang tham gia

trong CLB mình quản lý. Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp với quy mô của

CLB. Ban nhân sự có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân sự cho câu lạc bộ

- Xây dựng mô tả công việc các vị trí, cũng như quyền hạn và trách nhiệm

của các hội viên khi tham gia câu lạc bộ.

Page 12: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

8

- Tư vấn cho Ban chủ nhiệm về việc bố trí, sắp xếp nhân sự cho các hoạt

động của câu lạc bộ.

d) Ban truyền thông

Ban truyền thông có thể được coi là “Cơ quan ngôn luận” chính thức của CLB.

Với trách nhiệm là luôn cập nhật thông tin về hoạt động của CLB với các đối tác,

nhà bảo trợ truyền thông và các bạn sinh viên có quan tâm.

Nhiệm vụ hàng đầu của Ban truyền thông là xây dựng, duy trì và phát triển

hình ảnh, thương hiệu của CLB mình một cách chuyên nghiệp trong phạm vi

trường đại học và trong công đồng.

Tiếp đến là xây dựng website, fanpage... thành các kênh tìm kiếm thông tin

hữu ích, tương tác với các bạn sinh viên trong trường nói riêng và với các sinh

viên trường khác nói chung. Cùng với đó là marketing, quảng bá các hoạt động và

chiến dịch của CLB mình đến các bạn sinh viên trong trường, hội viên của ác

CLB khác nhằm làm cho chiến dịch và chương trình hành động có thể hoạt động

được một cách thuận lợi và thành công nhất.

Ban truyền thông có 2 tiểu ban là: Tiểu ban Thông tin và Tiểu ban Kỹ

thuật. Trưởng ban Truyền thông sẽ phối hợp cùng 2 phó ban (Phó ban Thông tin

và Phó ban Kỹ thuật) để điều phối nhiệm vụ và cùng các thành viên trong ban

thực hiện các kế hoạch và chiến lược truyền thông của CLB:

Tiểu ban Thông tin: Là một phân nhánh trong Ban Truyền thông, có vai

trò thu thập, xử lý, lưu trữ mọi thông tin nội bộ của CLB; quảng bá hình ảnh CLB

qua các kênh thông tin chính thức và không chính thức; xây dựng hệ thống

network trong và ngoài trường Đại học với nhiệm vụ:

- Thu thập, xử lý, lưu trữ đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động của CLB

(Các sự kiện lớn/ nhỏ của CLB, thông tin liên hệ của các Đối tác, Nhà Bảo trợ

Truyền thông và Cộng đồng Sinh viên quan tâm đến khởi nghiệp,v.v…)

- Tạo lập và liên tục cập nhật sự kiện, hoạt động của CLB trên các kênh

thông tin chính thức (website, facebook, báo chí, v.v…) và không chính thức

(Forum, v.v…)

- Duy trì và phát triển mối quan hệ với giới báo chí, nhà đài. Liên tục mở

rộng mạng lưới truyền thông và tìm kiếm các Đối tác, Nhà Bảo trợ Truyền thông

tiềm năng.

- Phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Kĩ thuật cũng như Ban Tổ chức và Ban Đối

ngoại để xây dựng chiến lược truyền thông ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu

thực tiễn mà CLB đề ra.

Page 13: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

9

Tiểu ban Kỹ thuật: là một phân nhánh trong Ban Truyền thông, có vai trò

thiết kế, sáng tạo các sản phẩm kĩ thuật cho CLB, quyết định sự thành công trong

một đợt truyền thong với nhiệm vụ:

- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho các sự kiện: tờ rơi, phướn, băng rôn,

thẻ BTC, giấy mời, các biểu mẫu cần thiết (nếu được yêu cầu).

- Thiết kế thiệp chúc mừng các ngày đặc biệt để chăm sóc báo chí, nhà đài.

- Thu thập, xử lý, chỉnh sửa các video clip phục vụ cho các sự kiện, chương

trình lớn, nhỏ: Giới thiệu CLB, giới thiệu chương trình; clip tình huống; các clip

được yêu cầu theo kế hoạch…

- Phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Thông tin cũng như Ban Tổ chức và Ban

Đối ngoại để xây dựng chiến lược truyền thông ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng nhu

cầu thực tiễn của CLB đề ra.

1.1.4. Điều kiện hình thành và phát triển của các câu lạc bộ

Một CLB được hình thành đều mang một ý nghĩa và thông điệp nào đó mà

người hình thành CLB muốn truyền tải. Để hình thành và phát triển một CLB cần

phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:

- Cần có môi trường hoạt động cởi mở, tạo nhiều điều kiện cho câu lạc bộ

thành lập, hoạt động và phát triển. Môi trường của tổ chức quản lý của câu lạc bộ

có ý nghĩa quan trọng và tính quyết định trong mọi hoạt động của câu lạc bộ.

- Cần có những cá nhân chủ chốt, giúp xây dựng và định hướng sự phát triển

của câu lạc bộ. Các cá nhân này thường sẽ trở thành thành viên của ban chủ

nhiệm hoặc các bộ phận khác của câu lạc bộ. Tư tưởng của những cá nhân này

quyết định nhiều đến định hướng lựa chọn các hoạt động của câu lạc bộ trong quá

trình hình thành và phát triển.

- Cần tổ chức các hoạt động đa dạng, gắn liền với mục tiêu của tổ chức và

đáp ứng được nhu cầu của hội viên câu lạc bộ.

- Giúp tổ chức Hội tập hợp, đoàn kết sinh viên thông qua các hoạt động của

CLB như: học tập, văn hóa, văn nghệ, sở thích, nghiên cứu khoa học và các hoạt

động xã hội khác, góp phần đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Hội.

- Thông qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh

chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của dân

tộc cho sinh viên.

1.1.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động của các câu lạc bộ

1.1.5.1. Về nội dung hoạt động:

Page 14: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

10

Nội dung hoạt động của CLB cần phù hợp, sát thực với đối tượng và đặc điểm

kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương. Các nội dung hoạt động của CLB không

nên bó hẹp trong phạm vi đối tượng nhất định, không gian và thời gian nhất định

mà cần được mở rộng, bổ sung kịp thời đảm bảo tính cập nhật, tránh nhàm chán,

đặc biệt là cung cấp một lượng kiến thức phong phú cho các hội viên. Ngoài ra,

cũng cần phổ biến các kiến thức kinh tế, xã hội cần thiết khác phù hợp với từng

đối tượng.

1.1.5.2. Về phương thức tổ chức hoạt động:

Để thu hút số lượng hội viên tham gia Câu lạc bộ, giúp cho hoạt động tuyên

truyền, phổ biến kiến thức trong Câu lạc bộ có hiệu quả thì phương thức tổ chức

sinh hoạt của Câu lạc bộ cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Câu lạc bộ thường

tập trung tổ chức sinh hoạt theo các phương thức sau:

- Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm chuyên đề.

- Tổ chức hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, hái hoa dân chủ, giải đáp pháp

luật, thi sáng tác các tác phẩm văn hoá, văn nghệ có nội dung liên quan.

- Xây dựng các tiểu phẩm văn hoá, văn nghệ (thơ, ca, hò, vè…) có nội dung

tuyên truyền để biểu diễn;

- Cung cấp thông tin, tư liệu (sách, báo, văn bản pháp luật) phù hợp với đặc

điểm tình hình của địa phương;

- Tổ chức các buổi giao lưu với các loại hình Câu lạc bộ khác, các cơ quan,

ban, ngành, đoàn thể tại đơn vị, địa phương.

1.1.5.3. Về việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm: Việc xây dựng kế hoạch hoạt

động hàng năm của Câu lạc bộ đảm bảo tính liên tục về tiến độ hoạt động cũng

như những nội dung, phương thức tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ;

- Cử cán bộ phụ trách, theo dõi hoạt động của Câu lạc bộ: Cần chọn người

nhiệt tình, năng động, tâm huyết, có năng lực tổ chức, đặc biệt là người am hiểu

các vấn đề xã hội để đưa vào Ban chủ nhiệm hoặc làm tư vấn cho Ban chủ nhiệm

Câu lạc bộ.

- Xây dựng lực lượng cộng tác viên: Lực lượng này chủ yếu gồm các báo

cáo viên và tuyên truyền viên , tình nguyện tại địa bàn tham gia sinh hoạt Câu lạc

bộ để phổ biến, tuyên truyền, và giải đáp thắc mắc về các nội dung, lĩnh vực liên

quan.

- Xây dựng tủ sách cho Câu lạc bộ: Tủ sách được xây dựng nhằm đáp ứng

yêu cầu phổ biến, giáo dục của Câu lạc bộ, phù hợp với đối tượng của Câu lạc bộ

Page 15: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

11

(về khả năng nhận thức cũng như đặc điểm tâm lý…). Tủ sách nên được mở

thường xuyên trong các buổi sinh hoạt để tạo điều kiện cho các hội viên và nhân

dân được tiếp xúc, tìm hiểu. Nội dung tủ sách cần được cập nhật, phong phú về

loại hình (sách tra cứu, báo, tờ gấp, sách bỏ túi…). Nên có sự trao đổi, luân

chuyển với tủ sách của cơ quan, đơn vị, trường học và xã, phường, thị trấn tại địa

bàn. Để xây dựng tủ sách, cần huy động sự đóng góp của các cá nhân, gia đình,

doanh nghiệp, hoặc khuyến khích, động viên mỗi gia đình, mỗi thành viên Câu

lạc bộ đóng góp 01 cuốn sách hoặc tạp chí…

- Thường xuyên đổi mới các phương thức sinh hoạt để thu hút các hội viên

tham gia: Thực tiễn hoạt động của các Câu lạc bộ thời gian qua cho thấy, việc đổi

mới phương thức sinh hoạt góp phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động và

ngày càng thu hút đông đảo hội viên tham gia của các CLB.

1.2. Một số vấn đề chung về câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học,

cao đẳng tại Việt Nam

1.2.1. Vai trò và đặc điểm của các câu lạc bộ sinh viên

1.2.1.1. Vai trò

Mỗi CLB được hình thành đều mang trong mình một hay nhiều vai trò khác

nhau nhưng tựu chung lại các CLB đều mang những vai trò cơ bản như sau:

- Giáo dục, rèn luyện: CLB sinh viên là một trong những phương thức hoạt

động sinh động, có hiệu quả của Hội, là công cụ để giáo dục chính trị, tư tưởng,

văn hóa, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Đồng thời là

môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện,

phấn đấu trưởng thành.

- Tổ chức giao tiếp, ứng xử: Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB,

sinh viên có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát

huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích chủ

động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống ăn minh môi trường học

đường lành mạnh.

- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng: Trên cơ sở nhu cầu, nguyện

vọng, sở thích của từng đối tượng sinh viên với những điều kiện, hoàn cảnh khác

nhau, CLB có trách nhiệm từng bước thỏa mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận

thức về mọi mặt trong học tập, lao động và trong công tác cho sinh viên. Đồng

thời giúp họ rèn luyện những kĩ năng cơ bản trong học tập, công tác và trong quan

hệ xã hội.

Page 16: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

12

1.2.1.2. Đặc điểm

- Câu lạc bộ sinh viên là nơi tập trung những sinh viên có cùng sở thích,

cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định.

- Câu lạc bộ sinh viên vừa là một loại hình tổ thức, vừa là một phương thức

hoạt động, là một bộ phận quan trọng của tổ chức Sinh viên, nhằm hỗ trợ giải

quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày,

đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên.

1.2.2. Các loại hình câu lạc bộ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng

Trong các trường đại học, cao đẳng có hình thành một số loại hình CLB sinh

viên phổ biến như:

- Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện: được hình thành với mục đích tạo ra môi

trường lành mạnh, bổ ích, tu dưỡng đạo đức lối sống cũng như dành cho những

sinh viên có lòng nhiệt huyết tình nguyện tham gia vào các chiến dịch tình nguyện

của Học viện và xã hội.

- Bên cạnh đó còn có các câu lạc bộ thể dục thể thao có các loại hình hoạt

động rất phong phú như: câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn....

- Các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ: câu lạc bộ những người yêu

thơ, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ nhiếp ảnh.... Các loại hình này đáp ứng nhu

cầu cho các thành viên tham gia, một mặt rèn luyện sức khỏe, phát triển năng lực,

giáo dục tinh thần thể dục thể thao.

- Ngoài các CLB thể dục thể thao còn có loại hình CLB văn hóa, văn nghệ:

là tổ chức tự nguyện của những người có cùng sở thích, hoạt động trong lĩnh vực

Văn hóa nghệ thuật, góp phần thúc đẩy truyền bá các mục tiêu, chương trình hoạt

động của Viện khoa học Phát triển nhân lực Kinh tế và Văn hóa; thông tin kiến

thức về khoa học, giáo dục, văn hóa; giữ gìn truyền thống, phát huy sáng tạo,

khuyến khích sự phát triển tinh thần lành mạnh trong cộng đồng. Một số CLB văn

hóa nghệ thuật như: văn học, điện ảnh, âm nhạc, múa, khiêu vũ, nhảy hiện đại, mỹ

thuật, nhiệp ảnh, thời trang, kịch....

- CLB kỹ năng: là tổ chức tự nguyện hướng tới việc phát triển và hoàn thiện

các mảng thuộc kỹ năng cuộc sống, nhằm định hướng và hoàn thiện cá nhân cho

các đối tượng tham gia CLB. Một số CLB kỹ năng mềm như CLB kỹ năng giao

tiếp, ứng xử, dẫn chương trình, nữ công gia chánh, kĩ năng mềm....

- CLB thuộc lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học: là tổ chức tự nguyện

cung cấp môi trường hiệu quả và chuyên nghiệp nhằm phát triển tài năng nghiên

cứu khoa học, tổ chức các sự kiện học thuật đem lại tri thức cho cộng đồng. Một

Page 17: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

13

số CLB thuộc lĩnh vực học tập như: CLB toán học, sinh học, hóa học, CLB

nghiên cứu khoa học....

1.2.3. Nguyên tắc hoạt động và quản lý hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên

Mỗi CLB khi hình thành đều phải tuân theo những nguyên tắc hoạt động

chung nhất định về các nội dung được phép hoạt động và về các cấp quyền hành.

Cụ thể như:

- CLB sở thích sinh viên cấp Trường: chịu sự chỉ đạo của Ban Thư ký Hội

sinh viên trường, giao cho Ban CLB trực tiếp quản lý, giám sát và kiểm tra hoạt

động.

- CLB sở thích sinh viên cấp Liên chi hội: chịu sự chỉ đạo của Ban Thư ký

Hội sinh viên trường và Ban CLB giao cho Liên chi hội khoa trực tiếp quản lý,

giám sát, kiểm tra hoạt động và báo cáo với Hội sinh viên trường.

- CLB sở thích sinh viên cấp Chi hội: chịu sự chỉ đạo của Ban Chấp hành

Liên Chi hội, giao cho chi hội trực tiếp quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động và

báo cáo với Liên chi hội.

- CLB hoạt động dưới sự điều hành của Ban chủ nhiệm.

- Ban thư ký hội sinh viên trường ra quyết định thành lập, sát nhập và giải

thể các CLB dưới sự quản lý, chỉ đạo của mình.

Các CLB khi được thành lập và hoạt động đều phải tuân theo các yêu cầu:

- Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên

- Phù hợp với định hướng hoạt động học tập và thực tiễn của Nhà trường

- Không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa của sinh viên

- Thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, thực hiện tốt nhiệm vụ xây

dựng môi trường rèn luyện và giáo dục toàn diện cho sinh viên.

1.2.4. Điều kiện thành lập và phát triển các câu lạc bộ sinh viên trong các

trường đại học, cao đẳng

1.2.4.1. Điều kiện thành lập và phát triển

Tại các trường đại học, cao đẳng do nhu cầu cần được giao lưu về học tập, văn

hóa, văn nghệ và chia sẻ về các hoàn cảnh nên ngày càng có nhiều các CLB được

hình thành hoặc đang trong quá trình chuẩn bị hình thành. Các CLB muốn được

phép hoạt động phải có đủ điều kiện sau:

- Được Ban sáng lập đề nghị. Ban chủ nhiệm CLB tối thiểu phải có 3 người,

số hội viên của CLB ít nhất phải có 20 người. Ban chủ nhiệm và hội viên CLB

phải là công dân Việt Nam. Ban chủ nhiệm là những người có đủ năng lực trách

nhiệm hình sự, không có tiền án, hoặc không bị quản lý hành chính, không mắc

Page 18: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

14

những căn bệnh xã hội, có trình độ văn hóa, chuyên môn, năng lực phù hợp với

nội dung hoạt động của CLB.

- Có quy chế hoạt động cụ thể, rõ ràng và phải phù hợp với Hiến pháp và

Pháp luật Việt Nam cũng như quy định nội bộ tại đơn vị chủ quản của câu lạc bộ.

- Có địa điểm hoạt động cụ thể để các thành viên, hội viên sinh hoạt định kỳ

và là thực hiện việc tư vấn, tiếp đón sinh viên ngoài câu lạc bộ.

1.2.4.2. Quy trình thành lập

Trong thực tế thành lập CLB cần làm các công việc như sau:

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm thành lập Câu lạc bộ là hoạt động có ý nghĩa

quan trọng đầu tiên trong quá trình thành lập và đưa Câu lạc bộ đi vào hoạt động.

Việc khảo sát có thể được tiến hành ở cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở thông

qua kết quả đi thực tế điều tra, khảo sát hoặc xây dựng các phiếu điều tra tổng hợp.

- Kế hoạch thành lập Câu lạc bộ có ý nghĩa định khung cơ bản, trong đó

phác thảo những nội dung chính phục vụ cho việc thành lập Câu lạc bộ. Kế hoạch

cần được xây dựng cụ thể, phân định theo các nội dung rõ ràng, chi tiết giúp cho

việc thực hiện được thuận lợi. Kế hoạch thành lập Câu lạc bộ bao gồm các nội

dung cơ bản sau:

+ Sự cần thiết phải xây dựng Câu lạc bộ;

+ Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Câu lạc bộ;

+ Chọn địa điểm thành lập Câu lạc bộ (theo các tiêu chí cụ thể: điều

kiện kinh tế – xã hội; tình hình an ninh trật tự; ý thức chấp hành pháp

luật của người dân…);

+ Đối tượng tham gia Câu lạc bộ (thanh niên, phụ nữ, nông dân, học

sinh, sinh viên…trong đó xác định đối tượng nòng cốt của Câu lạc

bộ);

+ Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ (dự kiến Ban chủ nhiệm và số lượng

hội viên sáng lập, nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ);

+ Địa điểm tổ chức sinh hoạt của Câu lạc bộ;

+ Nội dung và hình thức sinh hoạt của Câu lạc bộ;

+ Kinh phí tổ chức hoạt động;

+ Trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong việc phối hợp chỉ đạo,

hướng dẫn, tổ chức hoạt động, kiểm tra hoạt động Câu lạc bộ.

Muốn thành lập một CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế ở cơ sở,

đơn vị. Bởi vì CLB là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc phụ thuộc

vào sở thích, mong muốn của con người. Sau khi hình thành CLB, các thành viên

Page 19: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

15

mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy

hoạt động.

1.2.5. Tổng quan hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên chuyên ngành kế

toán tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội

1.2.5.1. Sự phát triển của các câu lạc bộ sinh viên chuyên ngành kế toán trên

địa bàn Hà Nội

Tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội, sinh viên khối ngành kinh tế đã

có nhiều CLB sinh viên về kế toán được thành lập và đi vào hoạt động ổn định.

Một số CLB đã phát huy được vai trò tập hợp sinh viên, cung cấp sân chơi kiến

thức cho sinh viên, đồng thời là cầu nối đưa sinh viên tới gần hơn với các tổ chức,

hiệp hội nghề kế toán – kiểm toán như CLB Kế toán Kiểm toán ĐH Kinh tế quốc

dân; CLB Kế toán ĐH Hà Nội; CLB Kế toán Học viện tài chính. Một vài câu lạc

bộ kế toán được nhiều sinh viên biết đến như:

a, Câu lạc bộ kiểm toán t.FAC Đại học kinh tế quốc dân:

Thành lập ngày 2/10/2005 CLB Kiểm Toán viên tương lai t.FAC trải qua 6

năm phát triển đã ngày càng mở rộng cả về quy mô và tính chuyên nghiệp. Hiện

tại CLB duy trì số lượng thành viên hoạt động thường xuyên >30 người, số lượng

chương trình lớn là một năm là 3 chương trình, các hoạt động đào tạo và giao lưu

hàng tuần. Duy trì quan hệ đối ngoại thường xuyên với 3 hiệp hội, 10 công ty, 3

trung tâm và 10 CLB trong và ngoài trường. Thông điệp truyền tải của CLB:

“Một tập hợp các bạn sinh viên yêu thích chuyên ngành Kế Toán – Kiểm toán Đại

học Kinh tế quốc dân, chuyên nghiệp và đoàn kết chính là những gì CLB hướng

tới. Một mạng lưới thông tin giữa các bạn sinh viên với các nhà tuyển dụng, với

các trung tâm đào tạo, với các cơ hội phát triển bản thân và nâng cao giá trị cho

các bạn với tôn chỉ “Vì sinh viên”. Một gia đình thực sự nơi các “Kiểm toán viên

tương lai” cùng Chia sẻ – Lớn mạnh - Thành công. Là nơi các bạn sinh viên tìm

thấy ngôi nhà thứ 2 của mình, nơi sự chia sẻ và giúp đỡ được đặt lên hàng đầu.”

Câu lạc bộ Kiểm Toán viên tương lai có sứ mệnh là mong muốn đem những

hiểu biết, kĩ năng cần thiết đến những bạn sinh viên yêu thích Kế Toán – Kiểm

Toán, tạo ra một kênh chia sẻ thông tin hữu ích giữa Sinh viên – Doanh nghiệp –

Nhà trường. Phát triển cá nhân những thành viên CLB ngày càng chuyên nghiệp

và thành công. Hướng tới trở thành một câu lạc bộ chuyên môn hàng đầu các

trường ĐH tại Hà Nội

Một số các hoạt động thường niên mà CLB tổ chức thành công:

Page 20: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

16

CHÂN DUNG KIỂM TOÁN VIÊN TƯƠNG LAI: Được tổ chức lần đầu tiên

vào 10/2009, là chương trình thường niên của CLB t.FAC. Đối tượng chính là

Sinh viên đại học năm 1 mới bước vào ngưỡng cửa ĐH còn thiếu hiểu biết về

ngành nghề Kiểm Toán – Kế Toán. Mục tiêu cung cấp những thông tin cơ bản về

nghề Kế Kiểm, những cơ hội học tập, cơ hội việc làm cho Sinh viên. Thành công

qua 2 năm với sự tham gia của ông Bùi Văn Mai – Phó chủ tịch hiệp hội kiểm

toán viên hành nghề Việt Nam. Thu hút hơn 1000 sinh viên cùng nhiều nhà tài trợ.

◦ KHỞI NGHIỆP CÙNG BIG4

KHỞI NGHIỆP CÙNG BIG4 Được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Là chương

trình thường niên của CLB t.FAC. Năm trong khuân khổ hợp tác với ACCA VN,

chương trình nhằm mục đích giới thiệu hoạt động tuyển dụng trong năm của 4

Big4 tại Việt Nam là KPMG, PWC, Deloitte và E&Y. Bên cạnh đó chia sẻ những

yếu tố cần thiết để vào nghề cho các bạn SV năm cuối. Thu hút hơn 600 Sinh viên

năm 3,4 quan tâm đến hoạt động của BIG4, chương trình có sự tham gia của

những Parner hang đầu BIG4.

CUỘC THI: KIỂM TOÁN VIÊN TÀI NĂNG: Là chương trình hợp tác giữa 3

CLB Kế Kiểm của 3 trường ĐH hang đầu là t.FAC (Kinh tế quốc dân), CFAA

(ĐH Ngoại Thương) A&A ( Học viện Tài chính). Cuộc thi được tổ chức hàng

năm với quy mô lớn. Với sự tham gia tài trợ và bảo trợ từ VACPA, khoa Kế

Toán các trường, ACCA Viet Nam, chương trình thu hút hang ngàn bạn SV thử

sức mình trong các vòng thi của TAC.

HỘI CHỢ VIỆC LÀM SINH VIÊN: Là chương trình mục tiêu của CLB

t.FAC trong năm 2012, mong muốn tổ chức một hội chợ lớn với sự tham gia của

nhiều nhà tuyển dụng có uy tín. Đem đến cơ hội việc làm cho nhiều bạn sinh viên

trong ngành. Mục tiêu thu hút 2000 sinh viên tham gia trong 1 ngày, thu hút 20

gian hàng doanh nghiệp

b, Câu lạc bộ kế toán Đại học Hà Nội – HAC (Hanu Accounting Club):

CLB được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 03/03/2010 và đến tháng 11/2013 đã

chính thức nhận được sự bảo trợ từ ACCA.

HAC được thành lập mang theo những thông điệp rõ ràng: “Với mục tiêu

mang đến cho các bạn sinh viên yêu thích kế toán cũng như các ngành kinh tế

khác một ngôi nhà chung để cùng nhau chia sẻ kiến thức, kĩ năng và đến gần hơn

với các nhà tuyển dụng, HAC thường xuyên tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên

ngành, hội thảo tìm việc làm, nghiên cứu và bổ sung kĩ năng mềm cần thiết như

phỏng vấn, thuyết trình cho thành viên và sinh viên trong trường. Ngoài các hoạt

Page 21: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

17

động chuyên môn, câu lạc bộ còn tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ

trẻ em nghèo vượt khó tại Hòa Bình và Làng trẻ Birla, Hà Nội... Nhờ vậy, hiện

nay HAC đã thực sự trở thành mái nhà chung của những sinh viên khoa QTKD -

Du lịch nói riêng và của sinh viên trường Đại học Hà Nội nói chung.”

Trong vòng 4 năm trở lại đây, CLB đã liên tục tổ chức Cuộc thi Kế toán viên

tương lai dưới sự bảo trợ của ACCA, KPMG; đã thu hút sinh viên chuyên ngành

kế toán tại nhiều trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn tham gia. Cuộc

thi tranh tài với 4 vòng: Vòng trắc nghiệm sơ loại – Vòng loại làm việc nhóm –

Vòng phỏng vấn – Vòng đấu loại trực tiếp bằng hình thức hùng biện, tranh luận.

Cuộc thi không chỉ là nơi kiểm tra, ứng dụng kiến thức chuyên môn vào các tình

huống thực tế, mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc nhóm,

thuyết trình và lãnh đạo. Sau cuộc thi, các ứng viên tham gia còn có cơ hội được

thực tập tại công ty kiểm toán KPMG, đây cũng là cơ hội việc làm rất lớn đối với

sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

c,. Câu lạc bộ kế toán đại học RMIT:

Mục tiêu thành lập CLB Kế toán nhằm hỗ trợ sinh viên đang học ngành kế

toán cũng như các khóa học có liên quan đến kế toán. Với sự hỗ trợ từ Chương

trình Kế toán Đại học RMIT Việt Nam, CLB đã tổ chức thành công nhiều sự kiện

liên quan đến tài chính và kế toán rất được các bạn sinh viên yêu thích, như Cuộc

thi Kế toán Nhập môn, các Buổi Thông tin từ CPA Úc(link is

external) và ACCA(link is external), cũng như những chuyến tham quan hướng

nghiệp đến một số công ty kế toán lớn nhất Việt Nam gồm KPMG(link is

external) và Grant Thornton(link is external).

CLB Kế toán có mối quan hệ rất chặt chẽ với các công ty kế toán và các tổ

chức chuyên nghiệp khác nhau. Trong tương lai, CLB Kế toán sẽ tiếp tục cố gắng

tạo ra nhiều hơn cơ hội phát triển và cơ hội việc làm cho sinh viên bằng cách mở

rộng các sự kiện và hoạt động”.

d, Câu lạc bộ kế toán kiểm toán Học viện tài chính

Câu lạc bộ Kế Toán Kiểm Toán Viên Học viện Tài Chính (Accountants and

Auditors Club) được thành lập vào ngày 1/4/2007 dưới sự bảo trợ của Khoa Kế

Toán và Hiệp hội công chứng Kế toán Anh Quốc ACCA Việt Nam .

Câu lạc bộ là cầu nối giữa các bạn sinh viên với các doanh nghiệp, đưa các

bạn đến gần hơn với các thông tin của các nhà tuyển dụng cũng như tạo điều kiện

cho sinh viên Tài Chính nói riêng và sinh viên khối ngành Kinh Tế trên địa bàn

Hà Nội nói chung, có được 1 môi trường hoạt động năng nổ, linh hoạt và bổ ích.

Page 22: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

18

Ngoài các hoạt động chuyên môn như chuyên đề, hội thảo, họp sinh hoạt định

kỳ CLB, tuyển nhân sự CLB, hàng năm, CLB còn tổ chức thành công và tạo được

tiếng vang trong cộng đồng sinh viên với cuộc thi: “Kiểm toán viên tài năng”.

Với mục tiêu tạo ra một sân chơi tri thức thường niên được tổ chức dành cho

những bạn sinh viên đam mê lĩnh vực kế toán – kiểm toán, Talented Auditor Cup

2014 (TAC) đã được ra đời từ sự góp sức của 4 Câu lạc bộ kế toán của 4 trường

Đại học lớn cùng với sự bảo trợ của ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh

quốc)

– CLB Kế toán – Kiểm toán Học viện Tài Chính (A&A)

– CLB Kế toán – Kiểm toán viên tương lai ĐH Ngoại Thương (CFAA)

– CLB Kế toán ĐH Hà Nội (HAC)

– CLB Kiểm toán viên tương lai ĐH Kinh tế Quốc dân (t.FAC)

Bên cạnh đó cuộc thi còn có mục tiêu tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh các sinh

viên tài năng kế toán, kiểm toán tạo thêm nhiều cơ hội cho các thí sinh đoạt giải

cao có được điều kiện phát triển và có động lực để tiếp tục chinh phục những đỉnh

cao trong ngành nghề. Cuộc thi được đánh giá không chỉ là một sân chơi chuyên

ngành bổ ích, lý thú mà còn là cầu nối đưa các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế –

Tài chính – Kế toán trên địa bàn thành phố Hà Nội đến gần hơn với các nhà tuyển

dụng lớn như Big4.

Cuộc thi được tổ chức thành 3 vòng: Vòng 1: Test kiến thức; 60 thí sinh xuất

sắc nhất sẽ đi tiếp vào vòng 2: Chinh phục nhà tuyển dụng. Sau vòng thi này,

BTC với sự cố vấn của BGK sẽ lựa chọn ra 9 thí sinh xứng đáng để bước vào

vòng chung kết. 9 thí sinh được tiếp tục chia làm 3 đội, cùng nhau vượt qua 5

vòng thi hết sức cam go và thử thách của đêm chung kết và tranh giải Nhất, Nhì,

Ba.

Cuộc thi trao cơ hội cho 5 thí sinh xuất sắc nhất sẽ nhận được các suất thực tập

tại Deloitte; top 60: tham gia một buổi Networking thân mật cùng các NBT và

NTT; Top 9: Office tour tại Deloitte.

Với quy mô của cuộc thi, CLB đã xin được đơn vị bảo trợ chuyên môn: Hiệp

hội kế toán công chứng Anh Quốc ACCA và tài trợ cho chương trình là các công

ty kiểm toán lớn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; Công ty TNHH KPMG Việt

Nam, Công ty TNHH Nexia STT Vietnam. Ngoài ra cuộc thi có đơn vị hỗ trợ

truyền thông: Báo sinh viên Việt Nam; Báo điện tử Hội kiểm toán viên hành nghề

Việt Nam; Công ty cổ phần Quảng cáo Thông minh Cleverjobs; Web kế toán;

Sukienhay.com.

Page 23: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

19

1.2.5.2. Vai trò của các CLB sinh viên chuyên ngành kế toán trên địa bàn Hà

Nội

Kế toán là một chuyên ngành đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng như am hiểu sâu

sắc về các chế độ, thông tư, nghị định để hạn chế mức thấp nhất về mọi sự rủi ro

có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng,

chuyên ngành kế toán được một số lượng khá lớn các bạn học sinh lựa chọn sẽ trở

thành chuyên ngành theo học của mình trong suốt những năm đại học.

Tuy nhiên, tại các trường đại học, cao đẳng tồn tại hình thức học tín chỉ. Hình

thức này đồng nghĩa với việc một lớp có quá đông sinh viên dẫn đến chất lượng

dạy và học đôi khi bị giảm sút và có thực trạng là sinh viên không theo kịp kiến

thức trên lớp.

Đứng trước thực trạng đáng lo ngại đó, trên địa bàn Hà Nội nói chung và trong

các trường đại học, cao đẳng nói riêng cũng đã có thành lập một số CLB kế toán

nhằm bồi dưỡng cũng như củng cố lại kiến thức cho những sinh viên có nhu cầu

muốn trau dồi thêm những kinh nghiệm học tập để có thể vận dụng vào giải bài

tập và áp dụng vào công việc và đời sống sau này.

Mặt khác, kế toán là một ngành học hàm chứa cả yếu tố đào tạo nghề. Sinh

viên chuyên ngành kế toán ngoài việc học tập các kiến thức chuyên môn chuyên

ngành trên lớp, còn cần phải tiếp xúc với công việc thực tế, với các doanh nghiệp,

hiệp hội nghề liên quan. Việc gia tăng cơ hội tiếp xúc với thực tiễn cho sinh viên

chuyên ngành kế toán là đòi hỏi hợp lý không chỉ giúp sinh viên hoàn thiện và

phát triển kỹ năng và tư duy nghề nghiệp, mà còn giúp các doanh nghiệp, những

bên có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán có thêm nhiều cơ hội tuyển dụng

được những nhân viên trẻ có năng lực nghề nghiệp nhất định.

Các CLB kế toán được mở ra dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của các

sinh viên và hội viên có nhu cầu muốn giao lưu, trao đổi và trau dồi kiến thức kế

toán. Chính vì vậy mà cũng đã bước đầu mang lại được những tín hiệu tích cực và

đóng một số vai trò quan trọng:

- Là nơi cung cấp, bồi dưỡng và trau dồi các kiến thức về kế toán.

- Cung cấp các dịch vụ học thuật quan trọng về kinh tế tài chính.

- Là nơi thúc đẩy gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm và cơ hội việc làm nghề

kế toán giữa sinh viên trong trường và hội viên câu lạc bộ với các Hiệp hội

nghề, các doanh nghiệp.

Page 24: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

20

- Thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định, các chế độ mới được ban

hành của Chính phủ về sự thay đổi trong Hệ thống tài khoản kế toán, Chế

độ kế toán....

- Tạo dựng nền tảng vững chắc cho những hội viên và sinh viên còn nhiều

thiếu sót trong chuyên ngành kế toán.

- Xây dựng được lòng tin của xã hội về những CLB kế toán có chuyên môn,

uy tín và đảm bảo chất lượng.

- Đánh thức và thôi thúc được đam mê kế toán trong mỗi sinh viên, hội viên

tham gia.

Page 25: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

21

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÂU

LẠC BỘ SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI HỌC VIỆN

CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – CƠ SỞ MIỀN BẮC

2.1. Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên tại Học viện công

nghệ bưu chính viễn thông – Cơ sở miền Bắc

2.1.1. Tình hình phát triển của các câu lạc bộ sinh viên tại Học viện

Tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, tình hình các CLB sinh viên

phát triển tương đối mạnh. Các CLB được hình thành dựa trên quyền lợi và nhu

cầu cần được trao đổi, chia sẻ của các bạn sinh viên. Do đó mà đã có rất nhiều hội

viên tham gia. Tuy nhiên các câu lạc bộ chuyên môn chưa nhiều, các hoạt động

chưa phổ biến cho nhiều đối tượng sinh viên trong học viện. Theo báo cáo hoạt

động của Phòng công tác chính trị và sinh viên của Học viện năm 2015 về hoạt

động học sinh, sinh viên, bên cạnh một vài câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, các

hoạt động của sinh viên chủ yếu được tổ chức thông qua hoạt động đoàn thể sinh

hoạt tại Liên chi đoàn các khoa chuyên ngành.

Mặt khác, do tại Học viện chưa thực sự tập trung vào xây dựng các CLB dành

cho các sinh viên có nhu cầu muốn trao đổi và trau dồi kiến thức chuyên môn nên

tình hình các CLB chuyên môn nói chung và chuyên ngành Kế toán nói riêng tại

Học viện vẫn còn là điều mới mẻ.

Học viện mới chỉ tập trung vào đẩy mạnh công tác Đoàn đội, CLB từ thiện,

CLB dành cho các nhà quản trị và CLB Tiếng Anh nhằm trang bị cho sinh viên

vốn ngoại ngữ làm hành trang phát triển bản thân trong tương lai mà không chú

trọng đến các CLB chuyên môn về Kế toán, Kĩ thuật....Đây là một điều đáng lo

ngại vì kiến thức chuyên môn của sinh viên học trên lớp chính khóa mới chỉ là

những kiến thức cơ bản và cần phải được bồi dưỡng và trau dồi thêm những kiến

thức về các nghiệp vụ kế toán cao cấp và thực tế hơn để sinh viên chuyên ngành

kế toán có thể vận dụng vào đời sống. Bên cạnh đó còn rất nhiều trường hợp sinh

viên lên lớp nhưng hoàn toàn không theo kịp kiến thức mà Giảng viên giảng dạy

dẫn đến tình trạng nợ môn, ra trường chậm vì những kiến thức chuyên ngành còn

nhiều.

Cũng theo báo cáo này, các câu lạc bộ sinh viên trong năm học 2015 – 2016

có những thành tựu như sau:

2.1.1.1. Báo cáo hoạt động của CLB IT năm 2015

a. Thông tin chung

Page 26: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

22

- Nhân sự của câu lạc bộ: Theo báo cáo của câu lạc bộ gửi về Phòng chính

trị và công tác sinh viên, trong năm học 2015- 2016 CLB đã tuyển vào và đào tạo

70 thành viên mới khóa D15. Nhân sự CLB ổn định do các thành viên trong ban

chủ nhiệm vẫn chưa hết nhiệm kỳ hoạt động của mình.

b. Về hoạt động chuyên môn trong năm học 2015- 2016

Năm học vừa qua câu lạc bộ IT đã tuyển vào và đạo tạo 70 thành viên mới

khóa D15 nắm vững kiến thưc lập trình cơ bản, hướng tới các chuyên môn trong

giai đoạn sau này.

Trong các cuộc thi lớn trong và ngoài học viện, các thành viên của câu lạc bộ

đã tham gia và giành nhiều vị trí cao, mang vinh quang về cho học viện như :

ACM ICPC châu Á Thái Bình Dương, ACM ICPC Viet Nam, SMAC Challenge

2015, ACM PTIT 2016,…..

c. Về hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên

Năm học 2015 – 2016, Câu lạc bộ IT đã tham gia và hoàn thành tốt các nhiệm

vụ mà đoàn trường, đoàn khối các cơ quan trung ương giao phó.

Kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, câu

lạc bộ IT đã tích cực tham gia và chuẩn bị cho hội trại “ Tự hào tuổi trẻ PTIT “ do

đoàn trường tổ chức, tham gia đầy đủ và nhiệt tình các nội dung, đảm bảo an toàn,

vui vẻ và lành mạnh.

Câu lạc bộ IT cũng là đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào

vui chơi lành lạnh, bổ ích cho cộng đồng sinh viên trong và ngoài câu lạc bộ, trau

dồi những tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho thanh niên, sinh viên trong học viện.

Câu lạc bộ IT vừa qua đã kết hợp với câu lạc bộ CDA tổ chức thành công hội

thảo “ Khởi nghiệp – Nhận thức và hành động “, tạo hiệu ứng sâu rộng trong cộng

đồng sinh viên học viện, mang đến nhiều kiến thức bổ ích cũng như cơ hội đến

với sinh viên.

Câu lạc bộ IT duy trì tốt mối quan hệ với các câu lạc bộ, các phòng ban trong

học viện, sẵn sàng phối hợp tổ chức, đảm nhận nhiệm vụ các phòng ban giao phó,

các câu lạc bộ bạn mời cũng như nhiệt tình tham gia và hỗ trợ trong các hoạt động

của các phòng ban, các câu lạc bộ khác trong trường.

2.1.1.2. Báo cáo hoạt động CLB Multi Media năm 2015

a. Thông tin chung

- Nhân sự của CLB: Với số lượng 26 thành viên, CLB đã bố trí và sắp xếp

nhân sự ban điều hành gồm 5 thành viên, trong đó có 1 chủ nhiệm, 1 phó chủ

nhiệm và 3 trưởng ban: thiết kế, truyền thông và hình ảnh CLB. Đến ngày

Page 27: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

23

1/3/2016, CLB đã bầu ra ban điều hành mới nhằm tổ chức và điều hành hoạt động

của câu lạc bộ trong năm 2016. Về cơ bản, nhân sự của CLB là ổn định với số

lượng thành viên được tuyển chọn liên tục từ khóa mới 2015 nhằm bù đắp cho các

thành viên năm cuối sắp ra trường.

b. Các hoạt động của CLB trong năm học

Với mục đích, ý nghĩa là tạo ra môi trường học tập và làm việc sinh viên,

chuyên nghiệp cho những bạn yêu thích và hứng thú với công nghệ đa phương

tiện, cụ thể là về hình ảnh sự kiện, quay phim, chụp ảnh và thiết kế; tạo môi

trường lành mạnh cho các bạn sinh viên được nâng cao kĩ năng giao tiếp, làm việc

nhóm và khả năng sáng tạo; cũng như cung cấp nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

cho tất cả những ai có niềm đam mê với nhiếp ảnh, thiết kế và làm phim; trong

năm học 2015 – 2016, CLB Multi Media đã tổ chức được các hoạt động phát triển

cả về chuyên môn cũng như hỗ trợ hình ảnh cho những sự kiện trong học viện

như sau:

- Tổ chức các buổi họp thường niên hàng tháng để triển khai kế hoạch hoạt

động CLB.

- Tổ chức đào tạo các phần mềm: Photoshop, Illustrator, Premiere, After

effect,... để phục vụ cho việc học tập và làm việc của các thành viên CLB.

- Tổ chức các sự kiện riêng của CLB nhân những ngày kỉ niệm: 8/3, 20/11,

sinh nhật CLB, Tất niên...

- Kết hợp, hỗ trợ Đoàn thanh niên Học viện CNBCVT, các khoa, CLB khác

trong Học viện tổ chức các chương trình cho sinh viên.

Trong năm học 2015 – 2016 Câu lạc bộ Multimedia PTIT cũng đã hoàn thành

tốt vai trò được giao trong các sự kiện của Học viện:

- BTC cuộc thi “Sing to learn 2015” - phụ trách thiết kế, hình ảnh.

- Đạt giải nhì trong cuộc thi chấm trại thuộc khuôn khổ Hội trại “Tự hào

tuổi trẻ PTIT”

- BTC cuộc thi “PTIT TALK” do Khoa cơ bản I đứng ra tổ chức – phụ trách

thiết kế, hình ảnh.

- Hỗ trợ thiết kế hình ảnh chương trình ca nhạc hàng tháng “Dấu ấn của Tôi”

tại sân KTX B5.

2.1.2. Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của một số câu lạc bộ sinh

viên điển hình tại Học viện

Tổ chức CLB là một loại hình hoạt động ngoại khóa rất đặc trưng ở trường

học, điều đó có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách của học sinh,

Page 28: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

24

sinh viên. Vì vậy, việc tăng cường tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các

hoạt động CLB là một phương hướng quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả

giáo dục của nhà trường. Thực tế, Học viện đã tổ chức một số câu lạc bộ hữu ích

cho sinh viên như: CLB sinh viên tình nguyện, CLB CDA, CLB tiếng anh. Cá

nhân nghiên cứu đã tìm hiểu và được biết một số thông tin như sau:

2.1.2.1. CLB SINH VIÊN TINH NGUYÊN PTIT

a) Tổng quan chung:

- Người sáng lập: Nguyễn Khánh Linh.

- Ngày thành lập: 27/08/2009.

- Nguyên tắc hoạt động: CLB sinh viên tình nguyện hoạt động dựa trên

nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động, quản

lí tập trung.

- Mục đích hoạt động:

+ Tạo môi trường lành mạnh, bổ ích cho sinh viên tự học và rèn luyện bản

thân, tu dưỡng đạo đức, lối sống.

+ Tập hợp những sinh viên có lòng nhiệt huyết, tình nguyện tham gia các

hoạt động của Học viện, xã hội.

+ Góp một phần công sức xây dựng Học viện, xây dựng quê hương đất

nước .

+ Hòa cùng phong trào tình nguyện trên khắp cả nước, qua đó phát huy tinh

thần và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên với xã hội.

Page 29: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

25

b) Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức CLB sinh viên tình nguyện PTIT

Gồm 5 ban:

- Ban chủ nhiệm:

- Ban nhân sự

- Ban tài chính

- Ban sự kiện

- Ban truyền thông

c) Một số hoạt động của câu lạc bộ

- Thắp lửa ngày đông: Thường được tổ chức vào tháng 10, 11 với hoạt động

chính là quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cũ gửi tới các em học sinh

nghèo.

- Tiếp sức mùa thi: Tìm nhà trọ, chuẩn bị nước uống, chỉ đường, phân làn

cho các sĩ tử đi thi, chuẩn bị đồ ăn cho các học sinh nghèo đi thi.

- Mùa hè xanh.

2.1.2.2. CLB những nhà quản trị năng động và sáng tạo - CDA CLUB

a) Tổng quan chung:

Câu lạc bộ được thành lập chính thức cách đây 4 năm vào ngày 14/02/2008

với tên đầy đủ là:

Ban chunhiêm

Ban nhân sự

Tiểu ban sinh viên học viện

Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 - 7

Tiểu ban thanh niên vận động hiến máu nhân đạo

Tổ 8

Ban tài chính

Ban sự kiện Ban thư kí

Page 30: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

26

Creative Dynamic Administrators Club

(Câu lạc bộ của những nhà quản trị năng động và sáng tạo)

b) Cơ cấu tổ chức của CDA Club:

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức CLB CDA PTIT

- 1 Chủ nhiệm.

- 2 Phó chủ nhiệm phụ trách Đối nội và Đối ngoại.

- 3 Ban gồm:

+ Ban Nhân Sự

+ Ban Chuyên Môn

+ Ban Truyền Thông

c) Hoạt động của câu lạc bộ:

- Câu lạc bộ CDA giúp cho thành viên và sinh viên Học viện rèn luyện, nâng

cao các kỹ năng mềm, phục vụ trực tiếp quá trình học tập và trong cuộc sống.

- Đem đến cho sinh viên Học viện những hoạt động bổ ích trên lĩnh vực học

tập, vui chơi giải trí thông qua các sự kiện đa dạng về nội dung và hình thức. Góp

phần nâng cao họat động ngoại khóa cho sinh viên và tạo ra một môi trường học

tập năng động, bổ ích.

- CDA sẽ phát triển và biến ý tưởng sáng tạo của thành viên và sinh viên

Học viện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là ý tưởng về kinh doanh và tổ chức sự kiện

thành hiện thực.

- CDA mong muốn không chỉ đóng góp nâng cao hình ảnh của sinh viên

Học viện mà còn mang lại cho Học viện những giá trị về hình ảnh và kinh tế.

* Một số các hoạt động thực tế của câu lạc bộ như:

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Các hoạt động nâng cao kỹ năng khác.

Chủ nhiệm

Phó chủ nhiệm (đối

nội)

Ban nhân sựBan chuyên

môn

Phó chủ nhiệm (đối

ngoại)

Ban truyền thông

Page 31: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

27

+ Cuộc thi: “Standup and talk”.

+ Cuộc thi: “Có gì hot”.

+ Tổ chức sự kiện: Hallowen, trung thu …

+ CDA news.

+ Hoạt động kinh doanh.

+ Chương trình “Phát triển ý tưởng”.

+ Các hoạt động tình nguyện, giao lưu.

2.1.2.3. CLB tiếng anh ELFs

a) Tổng quan chung:

ELFs : ENGLISH LINKIN' FRIENDS

Câu lạc bộ tiếng Anh - ELFs là sân chơi dành cho các bạn sinh viên PTIT

cũng như sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khác, yêu thích tiếng Anh, nơi

các bạn gặp gỡ và trao đổi những vấn đề nóng trong xã hội.

CLB sinh hoạt từ 6:15pm - 8:15pm thứ ba hàng tuần.

* Ý nghĩa CLB:

- Tham gia CLB sẽ được luyện tập tiếng anh thường xuyên, việc nói, nói và

nói khiến bạn không còn ngại ngần, sợ mắc lỗi; việc tiếp xúc Tiếng Anh hàng

ngày sẽ khiến vốn từ của bạn tăng lên đáng kể.

- Không chỉ giúp bạn học tấp kiến thức chuyên môn mà còn giúp bạn phát huy

được sở trường và thế mạnh.

- Việc hòa đồng với bạn bè cùng lứa, tham gia các trò chơi tập thể khiến tính

nhút nhát, tự ti của bạn giảm đáng kể, những trò chơi mang tính chất "team" như

vậy sẽ khiến kỹ năng teamwork tăng cao, rất có lợi cho việc làm việc nhóm của

bạn sau này.

b) Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của CLB tiếng Anh ELF’s

Chủ nhiệm

Ban chuyên môn

Ban truyền thông-đối ngoại

Ban nhân sự

Phó chủ nhiệm

Page 32: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

28

Cơ cấu tổ chức gồm:

- 1 Chủ nhiệm

- 1 Phó chủ nhiệm

- 3 ban:

+ Ban chuyên môn

+ Ban truyền thông-đối ngoại

+ Ban nhân sự

Mỗi buổi sinh hoạt CLB sẽ có 1 topic để cùng thảo luận, các thành viên

tham gia sinh hoạt sẽ tìm hiểu thông tin xoay quanh chủ đề đó. Sau đó, mỗi nhóm

sẽ cử 1 bạn đại diện trình bày những ý kiến của nhóm mình. Các nhóm cùng trao

đổi và đưa ra các câu hỏi xung quanh topic ngày hôm đó. Tham gia sinh hoạt, các

thành viên không những được biết thêm các thông tin về chủ đề thảo luận, học

thêm được nhiều từ mới mà còn có cơ hội thể hiện khả năng giao tiếp bằng tiếng

anh, rèn luyện phản xạ trả lời hay đặt các câu hỏi tiếng anh một cách nhanh chóng

và chính xác. CLB chính là môi trường lí tưởng giúp cho không chỉ những sinh

viên HVBCVT yêu thích tiếng anh mà còn dành cho tất cả mọi người muốn củng

cố , nâng cao vốn ngoại ngữ và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

c) Các hoạt động của CLB:

Cùng với việc tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tuần, CLB còn có những hoạt

động ngoại khóa rất bổ ích như Sing to learn, ELFs RACE……thu hút được sự

tham gia đông đảo của sinh viên trong và ngoài Học Viện.

- Cuộc thi "Sing To Learn PTIT 2012 - Together We Shine"

Sing to learn là cuộc thi được tổ chức hàng năm với sự kết hợp giữa CLB

Tiếng Anh và CLB văn hóa nghệ thuật, thu hút được sự tham gia đông đảo của

sinh viên trong và ngoài học viện, là cầu nối giúp những sinh viên đam mê ca hát

và mong muốn thể hiện mình…..

- ELFs RACE IV:

Cuộc đua kì thú do chính câu lạc bộ Tiếng Anh ELFs RACE tổ chức.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6 - Mini RACE cực kì hấp

dẫn sẽ được tổ chức dành cho các thành viên của ELFs và các bạn sinh viên đang

có nguyện vọng hoạt động trong ngôi nhà ELFs . Cuộc đua kỳ thú "RACE" là một

phiên bản đặc biệt duy nhất chỉ có tại CLB Tiếng Anh, các bạn sẽ được trải

nghiệm những thử thách vô cùng thú vị, những hoạt động ngoài trời làm việc theo

nhóm đáng nhớ nhất.

Page 33: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

29

Ngoài ra CLB còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với người

nước ngoài, tạo điều kiện cho các thành viên có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với

người bản xứ, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, rèn luyện phản xạ cho

bản thân….

2.2. Nghiên cứu tính khả thi về việc thành lập các câu lạc bộ sinh viên chuyên

ngành Kế toán tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông – cơ sở miền Bắc

Để thực hiện nghiên cứu này, ngoài việc tìm đọc các báo cáo tình hình hoạt

động của các CLB; quy định về tổ chức CLB tại Học viện công nghệ bưu chính

viễn thông cơ sở miền bắc, tác giả còn tiến hành thực hiện khảo sát nhóm sinh

viên đã và đang theo học chuyên ngành Kế toán tại Học viện.

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để lựa chọn mẫu khảo sát và xây dựng các câu hỏi khảo sát phù hợp, tác giả

bắt đầu bằng một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Nguyên nhân nào khiến sinh viên kế toán quyết định có hoặc không tham

gia CLB sinh viên?

- Điểm trung bình chung học tập có ảnh hưởng đáng kể đến việc tham gia

các câu lạc bộ học thuật kế toán hay không?

- Truyền thông có ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc tham gia

các câu lạc bộ học thuật kế toán hay không?

- Nhu cầu của sinh viên kế toán là gì nếu Học viện có mở CLB học thuật

dành cho sinh viên chuyên ngành kế toán?

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp: khảo sát thông qua bảng hỏi kết hợp phỏng

vấn không cấu trúc và tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu thu thập được; kết

hợp với thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp để tiến hành nghiên cứu này. Cụ thể:

2.2.2.1. Khảo sát thông qua bảng hỏi

Tác giả tiến hành khảo sát thông qua hai kênh:

- Bảng hỏi online thông qua đăng bài trên các nhóm facebook của

sinh viên kế toán: D13KT Học viện công nghệ bưu chính viễn thông;

D12KTPTIT (403 thành viên); D13KT1,2,3 (371 thành viên); D15KT 02-PTIT

(74 thành viên); D15KT Học viện công nghệ bưu chính viễn thông (452 thành

viên). Đồng thời tác giả đăng trực tiếp trên facebook cá nhân với hơn 300 sinh

viên đã kết bạn. Thời gian bắt đầu tăng tải từ 8/10/2016.

Page 34: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

30

- Bảng hỏi offline phát trực tiếp đến các lớp học D14KT, D13KT,

D15KT với yêu cầu sinh viên nào đã trả lời bảng hỏi online rồi thì không tham gia

thực hiện bảng hỏi offline để tránh trùng lặp phiếu trả lời.

Thời gian thực hiện: Hoạt động khảo sát được thực hiện trong thời gian 2 tuần

từ 8/10 đến 15/10 và 12/11-18/11. Sau thời gian trên, hoạt động khảo sát sẽ kết

thúc để tổng hợp kết quả khảo sát.

Tính hợp lệ của các câu trả lời

- Tất cả các câu hỏi bắt buộc đều phải có đáp án

- Các câu hỏi loại chỉ được chọn 1 đáp án thì chỉ có 1 đáp án được chọn

- Tỷ lệ câu hỏi được trả lời từ 80% trên tổng số câu được hỏi.

- Phiếu trả lời không hợp lệ: Những trường hợp còn lại

Từ dữ liệu khảo sát, tác giả loại bỏ những phiếu không hợp lệ theo quy ước

trên và chỉ xử lý số liệu trên những phiếu hợp lệ. Kết quả khảo sát thu được sau

khi loại bỏ các phiếu trả lời trùng lặp của cùng một sinh viên, phiếu không hợp lệ,

tác giả thu được 250 câu trả lời online và 216 câu trả lời offline. Trong đó:

- D12KT: 65 phiếu

- D13KT: 162 phiếu

- D14KT: 114 phiếu

- D15KT: 110 phiếu

- D16KT: 15 phiếu

Biểu 1: Tỷ lệ câu trả lời nhận được (nguồn: tác giả tự tổng hợp)

D12KT14%

D13KT35%

D14KT24%

D15KT24%

D16KT3%

Tỷ lệ câu trả lời

D12KT

D13KT

D14KT

D15KT

D16KT

Page 35: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

31

Trong số các câu trả lời có 3,4% số người thực hiện khảo sát nói rằng hiện

đang là cán bộ Lớp hoặc cán bộ Đoàn, chủ yếu giữ các chức vụ lớp phó, lớp

trưởng các lớp và bí thư chi Đoàn. Có 2 câu trả lời nói rằng chức vụ đang giữ là

Bí thư và Phó bí thư liên chi đoàn khoa.

2.2.2.2. Phỏng vấn không cấu trúc

Căn cứ vào kết quả phiếu khảo sát, tác giả chọn lọc mẫu thực hiện phỏng vấn

đảm bảo thu được kết quả trên 2 nhóm đối tượng: Chưa từng tham gia bất kỳ CLB

nào: 10 sinh viên và Đã và đang tham gia CLB sinh viên; có hoặc không giữ chức

vụ trong CLB: 10 sinh viên. Trong số 20 người tham gia phỏng vấn, tác giả chủ

yếu lựa chọn sinh viên nằm trong số 3,4% nói trên. Các câu hỏi đưa ra nhằm tìm

hiểu:

- Nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn có hoặc không tham gia CLB sinh viên;

- Quyết định này có phụ thuộc vào giới tính, chuyên ngành học, điểm trung

bình học tập hay do nhận thức từ truyền thông hay không.

2.2.2.3. Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ Phòng công tác chính trị và sinh

viên, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông; bao gồm:

- Quy định về hoạt động của các CLB sự kiện truyền thông, Thanh niên

xung kích, thể thao, tri thức trẻ, văn hóa nghệ thuật

- Kế hoạch hoạt động của các CLB tại Học viện được phê duyệt hoặc thông

qua.

2.2.3. Kết quả nghiên cứu:

Dữ liệu thu thập được từ khảo sát và phỏng vấn được tác giả thống kê và phân

tích trên excel, phục vụ cho nghiên cứu định tính đối với đề tài này.

2.2.3.1. Đánh giá mức độ tham gia các CLB của sinh viên Kế toán

Để đánh giá mức độ tham gia các CLB trong và ngoài Học viện của sinh viên

chuyên ngành Kế toán, tác giả đưa vào khảo sát hai câu hỏi:

Câu 1: Bạn có tham gia các hoạt động xã hội tổ chức trong và ngoài Học viện

hay không?

Kết quả: 62% số người được hỏi trả lời rằng họ thỉnh thoảng tham gia vào các

hoạt động xã hội; 22% nói rằng họ thường xuyên tham gia. Trong số đó, có 22%

cho biết họ có tham gia vào ít nhất 1 CLB sinh viên khi tham gia vào các hoạt

động xã hội tổ chức trong và ngoài Học viện.

Page 36: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

32

Điều này cho thấy tỷ lệ sinh viên chuyên ngành Kế toán tham gia vào các

CLB sinh viên tại Học viện chưa thực sự cao. Để tìm hiểu về các CLB nào được

sinh viên lựa chọn, tác giả đưa ra câu hỏi số 2:

Câu 2: Nếu Có tham gia vào ít nhất 1 CLB sinh viên tại Học viện, vui lòng

cho biết tên CLB và mong muốn của bạn khi tham gia?

Kết quả: Có 20 câu trả lời cho câu hỏi này, Kết quả cho thấy CLB mà sinh

viên kế toán chủ yếu lựa chọn để tham gia là CLB CDA PTIT; CLB S4C; CLB

Cờ đỏ. Ý kiến về mong muốn của sinh viên khi tham gia CLB mà tác giả nhận

được: Mong muốn được học hỏi nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và giúp sinh

viên tự tin trong giao tiếp thuyết trình giữa đám đông.

Số lượng phản hồi không nhiều, tuy nhiên cũng có thể chỉ ra rằng sinh viên kế

toán có nhu cầu tìm được nơi để giao lưu, học hỏi và phát triển các kỹ năng giao

tiếp, thuyết trình.

2.2.3.2. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao sinh viên kế toán lại tham gia các CLB

Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đặt ra câu hỏi với nhóm phỏng vấn sâu. cho

cả hai nhóm đã và chưa tham gia bất kỳ CLB sinh viên nào, cụ thể:

Câu 3: Theo bạn lý do nào khiến sinh viên quyết định tham gia vào câu lạc bộ

sinh viên?

Kết quả: Với câu hỏi mở như trên, tác giả nhận được 100% ý kiến trả lời của

nhóm sinh viên được phỏng vấn. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, lặp lại giữa

các đối tượng được phỏng vấn. Dưới đây là các nguyên nhân khiến sinh viên

quyết định tham gia vào các CLB sinh viên:

- 24% nói rằng do tính cách hướng ngoại của bản thân nên họ nhận thấy việc

tham gia các CLB là quan trọng.

- 28% cho rằng tham gia các CLB là do làm theo trào lưu, họ có bạn đã tham

gia vào CLB đó rồi.

- 56% cho rằng họ tham gia CLB là cách để làm đẹp hồ sơ khi xin việc hoặc

xin học bổng đi học ở trình độ cao hơn.

- 30% cho rằng việc tham gia các CLB là bởi họ tìm thấy lý tưởng thanh

niên trong tuyên ngôn hoạt động hoặc các chương trình hành động của CLB.

- 66% cho rằng tham gia các CLB sẽ giúp sinh viên phát triển được các kỹ

năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và giúp cho họ mở rộng mối quan hệ trong các

trường đại học.

- 18% tin rằng việc trở thành thành viên chủ chốt của CLB giúp họ xây dựng

hình ảnh và dễ được ưu tiên hơn đối với các Thầy Cô giáo.

Page 37: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

33

Biểu 2: Nguyên nhân sinh viên kế toán tham gia các CLB

Việc tìm hiểu nguyên nhân tham gia các CLB cho thấy xu hướng của sinh viên

kế toán trong việc lựa chọn các CLB để tham gia trong thời gian học tập tại Học

viện. Sinh viên ngày nay tập trung vào mong muốn phát triển bản thân, các kỹ

năng mềm và những điều kiện thuận lợi cho công việc sau khi ra trường. Tuy vậy

bản thân các sinh viên cũng chưa thực sự xem xét đến việc tìm kiếm một nơi có

thể trao đổi, học hỏi kiến thức học thuật về chuyên môn kế toán, kiểm toán và tài

chính.

2.2.3.3. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao sinh viên kế toán không tham gia các

CLB

Tác giả tiếp tục đặt ra câu hỏi với nhóm phỏng vấn sâu. cho cả hai nhóm đã và

chưa tham gia bất kỳ CLB sinh viên nào, cụ thể:

Câu 4: Theo bạn đâu là nguyên nhân khiến sinh viên kế toán tại Học viện

không tham gia vào CLB sinh viên?

Kết quả: Với câu hỏi mở như trên, tác giả nhận được 100% ý kiến trả lời của

nhóm sinh viên được phỏng vấn. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, lặp lại giữa

các đối tượng được phỏng vấn. Dưới đây là các nguyên nhân khiến sinh viên kế

toán không tham gia vào các CLB sinh viên:

- 43% ý kiến cho rằng sinh viên kế toán thụ động trong học tập và hoạt động

xã hội nên không tham gia CLB sinh viên.

- 17% cho rằng do họ cảm thấy việc tham gia CLB rất mất thời gian và họ

không có đủ thời gian để tham gia.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Tính cách

Trào lưu

Đẹp hồ sơ

Lý tưởng sống

Phát triển kỹ năng

Gây dựng hình ảnh

Tỷ lê ý kiến

Tỷ lê ý kiến

Page 38: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

34

- 14% cho rằng do họ phải đi làm thêm ngoài giờ nên không thể sắp xếp

được công việc và học hành để tham gia.

- 27% nói rằng họ muốn về quê vào ngày cuối tuần nên không muốn tham

gia CLB

- 68% cho rằng các hình ảnh của CLB chưa thực sự tốt, chưa được truyền

thông rộng rãi nên chưa đủ thu hút sinh viên tham gia.

- 47% nghĩ rằng các CLB không thực sự mang lại lợi ích cho họ khi tham

gia.

Biểu 3: Nguyên nhân sinh viên kế toán không tham gia CLB sinh viên

Phân tích nguyên nhân sinh viên kế toán không tham gia CLB cho thấy một

thực tế là nhiều sinh viên hiện nay chưa nhận thức đúng đắn về lợi ích của các

CLB. Sinh viên kế toán còn thiếu tính chủ động trong việc tiếp cận thông tin,

cùng với việc là chưa có các kênh thông tin hiệu quả nhằm khơi gợi, thu hút sinh

viên nhiệt tình, năng động hơn trong việc học cũng như hoạt động ngoại khóa.

Tác giả cũng không nhận được ý kiến trả lời nào về việc điểm số trong học tập có

ảnh hưởng đến việc tham gia các CLB của sinh viên chuyên ngành kế toán.

2.2.3.4. Ảnh hưởng của điểm số đến việc có hoặc không tham gia CLB sinh

viên chuyên ngành kế toán

Một trong những thông tin bắt buộc mà tác giả có đưa vào bảng khảo sát là

điểm trung bình chung học tập của năm liền kề (2015) của sinh viên chuyên

ngành kế toán tại Học viện. Tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu, tuy nhiên chỉ có

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Thụ động

Mất thời gian

Đi làm thêm

Về quê

Truyền thông kém

Không có ích

Tỷ lê ý kiến

Tỷ lê ý kiến

Page 39: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

35

các câu trả lời của bảng hỏi online mới thu thập được thông tin này; bảng hỏi phát

trực tiếp đến các lớp không thu thập được. Trên 250 phiếu trả lời online, tác giả

kết hợp phân tích dữ liệu của câu hỏi chỉ ra tỷ lệ người tham gia CLB sinh viên,

cụ thể:

Câu 5: Bạn có biết đến thông tin về các CLB dành cho sinh viên tại Học viện

hay không?

5 lựa chọn được đưa ra bao gồm: Có biết và tham gia vào ít nhất 1 CLB sinh

viên tại Học viện; Có biết, có quan tâm nhưng chưa tham gia vào bất kỳ CLB sinh

viên nào tại Học viện; Có biết nhưng chưa quan tâm; Chưa bao giờ nghe đến

thông tin về CLB sinh viên tại Học viện; Khác

Kết quả: Kết quả thu được chỉ ra tỷ lệ sinh viên viên tham gia vào CLB rất

thấp, chỉ chiếm 15% số người được hỏi, có đến 85% không tham gia mặc dù có

thể biết hoặc không biết thông tin về các CLB sinh viên tại Học viện.

Biểu 4: Mức độ biết thông tin và tham gia CLB sinh viên

Tác giả kết hợp với dữ liệu về điểm trung bình học tập đã thu thập được cho

250 phiếu trả lời online, kết quả cho thấy: Tại Học viện bưu chính, ngưỡng điểm

trung bình học tập của các sinh viên nằm từ 2,5 đến 3,5 (Trung bình khá đến Giỏi),

do vậy tỷ lệ nhóm sinh viên này theo đánh giá khảo sát có hoặc không tham gia

CLB cao hơn so với tỷ lệ các nhóm sinh viên còn lại. Các sinh viên có điểm trung

Có biết có tham gia15%

Có biết không tham gia

55%

Có biết chưa quan tâm

18%

Chưa biết10%

Khác2%

TỶ LỆ LỰA CHỌN Ý KIẾN

Page 40: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

36

bình chung học tập năm liền kề ở mức trung bình khá đến giỏi có xu hướng tham

gia CLB sinh viên cao hơn so với sinh viên có điểm số quá thấp hoặc quá cao.

Biểu 5: Tỷ lệ sinh viên tham gia/không tham gia CLB theo KQHT

Để giải thích cho xu hướng này, tác giả có đặt ra câu hỏi đối với nhóm tham

gia phỏng vấn sâu: “Theo quan điểm của bạn, điểm số có quyết định đến việc

tham gia CLB sinh viên hay không?”

Các câu trả lời tác giả nhận được đều đồng ý cho rằng khi đăng ký tham gia

CLB, sinh viên thường không quan tâm đến điểm số của mình. Tuy nhiên sau một

thời gian tham gia, sinh viên có thể cảm thấy hoạt động của CLB đòi hỏi quá

nhiều thời gian, hoặc khiến sinh viên xao nhãng học tập, khó hoàn thành các bài

tâp trên lớp dẫn đến điểm số bị giảm. Việc điểm số bị giảm có thể dẫn đến quyết

định ra khỏi CLB của sinh viên. Tuy nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này,

tác giả chưa tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng của điểm số học tập của sinh viên đến

việc duy trì hoạt động của các CLB, đặc biệt là các CLB mang tính học thuật.

2.2.3.5. Vai trò của truyền thông đối với việc tham gia các CLB của sinh viên

chuyên ngành Kế toán

Từ những số liệu thống kê ở biểu 4 cho thấy, tỷ lệ sinh viên biết đến thông tin

về các CLB sinh viên tại Học viện là rất cao, chỉ 10% số người được hỏi trả lời là

không biết bất cứ thông tin nào về các CLB sinh viên tại Học viện; tuy nhiên

trong số đó, chỉ 15% là có quyết định tham gia là thành viên của các CLB sinh

viên. Điều này có thể cho thấy, truyền thông không thực sự ảnh hưởng đến nhận

thức của sinh viên về việc tham gia các CLB.

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

45.00%

50.00%

3,5 - 4,0 3,0 -3,5 2,5 - 3,0 2,0 - 2,5

Tỷ lê không tham gia CLB theo KQHT Tỷ lê tham gia CLB theo KQHT

Page 41: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

37

Trong một câu hỏi khác tại Bảng hỏi, qua thống kê dữ liệu, tác giả cũng thu

được cùng một xu hướng kết quả: đa số sinh viên biết đến thông tin của các CLB,

tuy nhiên điều này không quyết định đến việc sinh viên có tham gia hay không,

bởi tỷ lệ số người quan tâm và có tham gia các CLB chiếm tỷ lệ thấp, không quá

30%. Số liệu thống kê cụ thể được trình bày qua bảng dưới đây:

Câu 6: Bạn có biết đến chương trình, hội thảo, cuộc thi dành cho sinh viên

chuyên ngành kế toán của các trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội hay

không?

Với logic căn cứ vào tìm hiểu thực tế đưa ra là hầu hết các chương trình, hội

thảo, cuộc thi dành cho sinh viên chuyên ngành kế toán hiện nay là do các CLB

học thuật về kế toán tại các trường đại học, cao đẳng đứng ra tổ chức; các sinh

viên không tham gia có phần lớn khả năng là thực sự không là thành viên của các

CLB này; các sinh viên có tham gia có khả năng cao là sinh viên là thành viên của

một CLB sinh viên nhất định.

Biểu 6: Tỷ lệ tham gia CLB thông qua truyền thông

2.2.3.6. Ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động của các CLB đến việc tham gia các

CLB

Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đặt ra câu hỏi bắt buộc trả lời, chọn 1 trong

các đáp án đưa ra trong phiếu khảo sát (Bảng hỏi) như sau:

Có biết có tham gia22%

Có biết không tham gia

48%

Chưa biết24%

Khác6%

TỶ LỆ CÂU TRẢ LỜI

Page 42: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

38

Câu 7: Theo bạn hoạt động của các CLB sinh viên tại Học viện có đúng với

mục tiêu của CLB, hiệu quả, có sức ảnh hưởng đến sinh viên Học viện hay

không?

Kết quả: Kết quả thống kê cho câu hỏi này như sau:

- 26% cho rằng các CLB hoạt động rất hiệu quả, nhiều hoạt động và thu hút

nhiều sinh viên của Học viện.

- 50% cho rằng các CLB hoạt động tốt nhưng còn ít các hoạt động, chưa

thường xuyên và chưa thu hút được nhiều sinh viên.

- 24% cho rằng các CLB hoạt động chưa hiệu quả, không thu hút được sinh

viên.

Như vậy có thể thấy tính hiệu quả, hoạt động đúng mục tiêu, với nhiều hoạt

động, được tổ chức thường xuyên cho sinh viên là một yếu tố quan trọng để thu

hút sinh viên tham gia và góp phần phát triển các CLB. Trên thực tế, có những

CLB có nhiều hoạt động cho sinh viên nhưng lại truyền thông chưa tốt, dẫn đến

hầu hết chỉ có sinh viên là thành viên CLB mới biết đến những hoạt động cũng

như giá trị của những hoạt động này mang lại cho sinh viên, còn những sinh viên

bên ngoài lại không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ. Điều này có tác

động đến quyết định của sinh viên về việc đăng ký tham gia CLB sinh viên tại

Học viện.

2.2.3.7. Nhu cầu và sự sẵn sàng của sinh viên về việc thành lập CLB Kế toán

Với mục tiêu xây dựng một môi trường mà các bạn sinh viên khoa kế toán có

thể cùng học tập, trao đổi kiến thức liên quan trực tiếp tới các môn học chuyên

ngành, đồng thời tạo môi trường cho sinh viên phát triển các kỹ năng lãnh đạo,

giao tiếp và thuyết trình, CLB Kế toán sẽ là mô hình CLB kết hợp nhiều mục tiêu

xây dựng phù hợp với đặc điểm sinh viên và Khoa, Học viện.

Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy nếu câu lạc bộ được thành lập sẽ thu hút

được sự tham gia của hầu hết các bạn sinh viên. Khi đặt câu hỏi trong Bảng hỏi

khảo sát “Bạn có muốn trở thành thành viên sáng lập các CLB sinh viên chuyên

ngành Kế toán hay không”, tác giả thu được kết quả rất khả quan:

- 52% trả lời rằng mà Có và sẵn sàng tham gia xây dựng đề án thành lập

CLB.

- 40% trả lời Có nhưng chỉ tham gia làm thành viên hỗ trợ thành lập CLB

- 8% trả lời rằng Không nhưng sẽ tham gia làm thành viên CLB khi đã thành

lập và đi vào hoạt động.

Page 43: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

39

Tác giả cũng đặt thêm câu hỏi bắt buộc trong Bảng hỏi để tìm hiểu nhu cầu cụ

thể của sinh viên đối với CLB Kế toán nếu được thành lập và đi vào hoạt động:

“Bạn mong muốn điều gì nếu thành lập các CLB dành cho sinh viên chuyên

ngành Kế toán tại Học viện?” Bằng việc đưa sẵn một số đáp án mang tính định

hướng và cho phép người trả lời được lựa chọn nhiều đáp án cùng lúc, tác giả thu

được kết quả cung cấp cái nhìn cơ bản về nhu cầu, mong muốn cụ thể của sinh

viên đối với CLB kế toán như sau:

- MM1: Tạo cơ hội để sinh viên kế toán tham gia vào cộng đồng sinh viên

kế toán tại các trường ĐH/CĐ khác

- MM2: Tạo cơ hội gặp gỡ và tiếp cận với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề

kế toán, kiểm toán.

- MM3: Tạo điều kiện rèn luyện phát triển kỹ năng làm việc phục vụ công

việc.

- MM4: Tạo cơ hội để tìm hiểu về môi trường làm việc trong ngành Kế toán

– kiểm toán

- MM5: Tạo môi trường học hỏi, trao đổi và trau dồi kiến thức chuyên

ngành.

- Khác

Biểu 7: Mong muốn của sinh viên về CLB kế toán

Kết quả này cho thấy ý tưởng về việc thành lập câu lạc bộ đã thu hút được sự

chú ý của các bạn sinh viên. Bởi vậy có thể thấy rằng sự ra đời của câu lạc bộ hứa

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

MM1

MM2

MM3

MM4

MM5

Khác

Mong muốn cua sinh viên về CLB Kế toán

Mong muốn cua sinh viên về CLB Kế toán

Page 44: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

40

hẹn sẽ mang tới một môi trường không chỉ giúp các bạn sinh viên có thể củng cố

và nâng cao kiến thức mà còn là nơi các bạn sinh viên rèn luyện các kĩ năng cho

bản thân. Đó sẽ là hành trang vô cùng hữu ích cho sinh viên để có thể tự tin bước

vào đời.

2.2.4. Một số kết luận

Sau khi xem xét, đánh giá và phân tích kết quả thống kê thông qua khảo sát và

phỏng vấn sâu, tác giả có một số kết luận làm cơ sở xây dựng mô hình CLB kế

toán tại Học viện như sau:

- Sinh viên Kế toán tại Học viện có nhu cầu (100%) thành lập CLB Kế toán

dành riêng cho sinh viên chuyên ngành kế toán tại Học viện.

- Điểm số không ảnh hưởng đến quyết định tham gia CLB của sinh viên kế

toán, tuy nhiên cần đảm bảo hoạt động của CLB kế toán không làm ảnh hưởng

quá nhiều đến việc học tập của sinh viên làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Các hoạt động đa dạng, gắn liền với mục tiêu CLB, tần suất tổ chức các

hoạt động và hiệu quả/lợi ích mang lại cho sinh viên là một yếu tố quan trọng

trong việc thu hút sinh viên tham gia. Cần gắn liền với hoạt động truyền thông về

các hoạt động này để đưa thông tin đa dạng đến sinh viên, nâng cao nhận thức của

sinh viên về việc tham gia các CLB nói chung và CLB kế toán nói riêng.

- Mục tiêu của CLB kế toán nên gắn với nhu cầu và các nguyên nhân sinh

viên tham gia hoặc không tham gia các CLB. Các hoạt động từ đó sẽ được tổ chức

nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu này.

Page 45: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÂU

LẠC BỘ KẾ TOÁN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ

BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – CS MIỀN BẮC

3.1. Sự cần thiết phải thành lập và phát triển các câu lạc bộ sinh viên chuyên

ngành kế toán tại Học viện

Theo như thực trạng ở chương 2 có thể thấy Học viện Công nghệ Bưu chính

Viễn thông đã cho phép thành lập rất nhiều câu lạc bộ như: CLB tình nghuyện,

CLB CDA, CLB tuyên truyền hiến máu nhân đạo, CLB tiếng anh, CLB S4C….

Thực tế cho thấy mỗi câu lạc bộ này đều đang hoạt động rất có hiệu quả và đem

lại nhiều lợi ích có ý nghĩa cho học viện cũng như các bạn sinh viên nói chung.

Kế toán là một chuyên ngành đào tạo tại Học viện, được giao cho khoa Tài

chính – kế toán quản lý, mỗi năm số lượng sinh viên tuyển mới dao động từ 150 –

200 sinh viên. Tuy số lượng không nhiều, nhưng với đặc thù là ngành học mang

tính chất nghề nghiệp, muốn làm tốt công việc sau này, sinh viên cần được rèn

luyện, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Bên cạnh đó, kế toán cũng là một

nghề gắn liền với các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế. Hiện nay sinh

viên kế toán chưa có CLB học thuật chuyên ngành của riêng mình, nên việc tìm

hiểu, kết nối với các Hiệp hội nghề, các doanh nghiệp cũng bị hạn chế và đi chậm

hơn so với sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường khác. Về lâu dài do

chưa có tiếng nói trong cộng đồng sinh viên kế toán nói chung, sinh viên kế toán

tại Học viện sẽ gặp nhiều khó khăn để xây dựng được hình ảnh và sự tin tưởng

của các hiệp hội nghề, các doanh nghiệp khi các em thực sự bước chân đi tìm việc.

Việc thành lập và phát triển Câu lạc bộ kế toán là thực sự cần thiết, không chỉ

đáp ứng nhu cầu sinh viên kế toán về sân chơi chung trao đổi kiến thức, xây dựng

các mối quan hệ cộng đồng; mà đây còn là cơ sở để sinh viên kế toán tại Học viện

được tiếp cận nhanh hơn, có mục tiêu, định hướng rõ ràng với thông tin mà các

Hiệp hội nghề, các doanh nghiệp đưa ra. Mặt khác, danh tiếng và sự tín nhiệm

dành cho sinh viên kế toán tại Học viện sẽ được nâng cao hơn khi các em có cơ

hội được tiếp cận, giao lưu với cộng đồng những người học và làm kế toán, mang

đến nhiều cơ hội hơn cho các em khi ra làm nghề sau tốt nghiệp.

3.2. Đề xuất mô hình hoạt động của CLB kế toán tại Học viện

3.2.1. Mô hình câu lạc bộ Kế toán – học viện công nghệ bưu chính viễn thông

3.2.1.1. Tên gọi

Câu lạc bộ Kế toán (gọi tắt là AC-PTIT) là tổ chức tự nguyện, tập hợp những

sinh viên có đam mê tìm hiểu, nâng cao kiến thức chuyên ngành kế toán của Học

Page 46: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

42

viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (sau đây gọi tắt là Học viện). Thông qua

các hoạt động của Câu lạc bộ nhằm thu hút và tạo lập một sân chơi lành mạnh

giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu nâng cao kiến thức đồng thời rèn luyện và trau

dồi các kỹ năng sống và làm việc, phát huy những khả năng sáng tạo của tuổi trẻ.

3.2.1.2. Mục tiêu hoạt động của Câu lạc bộ

- Tạo môi trường cho các sinh viên có cơ hội tìm hiểu, học hỏi, trau dồi,

nâng cao kiến thức chuyên ngành kế toán; đồng thời rèn luyện và trau dồi các kỹ

năng sống và làm việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng

thuyết trình; phát huy những khả năng sáng tạo của tuổi trẻ trưởng thành về mọi

mặt, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.

- Tạo cơ hội để sinh viên được tham gia vào cộng đồng sinh viên kế toán

thông qua liên minh các câu lạc bộ kế toán, kiểm toán tại các trường đại học, cao

đẳng trên địa bàn Hà Nội. Là nơi tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nghiệp, các hiệp

hội nghề kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước, thông qua đó giúp sinh viên tìm

hiểu về môi trường làm việc và định hướng sinh viên trong phát triển nghề nghiệp

kế toán, kiểm toán, tài chính.

- Giúp tổ chức Đoàn Thanh niên trong Học viện tập hợp, đoàn kết sinh viên

thông qua các hoạt động của câu lạc bộ và các hoạt động xã hội khác, góp phần

đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của sinh viên.

- Phát động, khuyến khích các phong trào học tập trong sinh viên Học viện.

Qua đó phát hiện và lựa chọn những những tài năng để bồi dưỡng tham gia các

cuộc thi kiến thức của sinh viên toàn quốc và phục vụ cho các họat động thường

xuyên của Học viện.

3.2.1.3. Yêu cầu đối với hoạt động của Câu lạc bộ

Nội dung hoạt động phải tuân thủ các qui định của Nhà nước, Học viện; phù

hợp với định hướng trong công tác đào tạo của Học viện trong từng thời kỳ và

trình độ nhận thức, yêu cầu nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên.

Phạm vi và qui mô hoạt động của các nhóm trực thuộc Câu lạc bộ phải phù

hợp với khả năng của sinh viên, giúp cho công việc tự tổ chức, tự quản lý của sinh

viên thuận lợi và không ảnh hưởng đến thời gian học tập chính khóa. Đồng thời,

sử dụng có hiệu quả các điều kiện được Học viện hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật

chất, trang thiết bị…

3.2.1.4. Tổ chức của Câu lạc bộ

a, Yêu cầu chung

Page 47: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

43

CLB Kế toán Học viện công nghệ bưu chính viễn thông được tổ chức thành

nhiều ban, số lượng các ban phụ thuộc vào quy mô của CLB và có thể thay đổi

theo từng giai đoạn, tuy nhiên phải đảm bảo có hai ban bắt buộc là Ban chủ nhiệm

và Ban cố vấn của CLB. CLB trực thuộc Học viện công nghệ bưu chính viễn

thông, chịu sự quản lý trực tiếp từ Khoa Tài chính – Kế toán; mọi hoạt động của

CLB đều phải xin ý kiến của Khoa và các phòng ban chức năng liên quan (Phòng

chính trị và công tác sinh viên, Phòng hành chính - bảo vệ, Đoàn thanh niên…)

b, Ban chủ nhiệm:

i- Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện, Trưởng khoa

Tài chính kế toán về tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Câu lạc bộ.

ii- Ban chủ nhiệm là thường trực của CLB, thành phần gồm Chủ nhiệm, 2

hoặc 3 Phó Chủ nhiệm và các ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm là 01 năm.

Thời gian đầu mới thành lập, Ban chủ nhiệm lâm thời được hình thành trên cơ

sở hiệp y ý kiến của Khoa, Phòng Chính trị & Công tác Sinh viên và Đoàn Thanh

niên. Sau thời gian hoạt động 6 tháng, Ban quản trị sẽ được bầu chính thức thông

qua Hội nghị toàn thể các thành viên Câu lạc bộ.

iii- Tiêu chuẩn Ban chủ nhiệm: Là những thành viên có năng lực, nhiệt tình,

tích cực trong hoạt động, có khả năng tổ chức, quản lý.

iv- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chủ nhiệm :

- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ

trong từng học kỳ, năm học.

- Đăng ký, tiếp nhận thành viên Câu lạc bộ. Cấp và thu hồi thẻ thành viên (nếu

có).

- Đề xuất với Khoa, Học viện để báo cáo Giám đốc Học viện về việc: Thành

lập, giải thể, tách nhập các tổ chức trực thuộc Câu lạc bộ; hỗ trợ, trang bị cơ sở

vật chất, kinh phí, thu thập các thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động của CLB;

huy động, thu hút lực lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu từ các đơn vị thuộc

Học viện tham gia vào các hoạt động thường kỳ của Câu lạc bộ.

- Đề xuất các phương án về hỗ trợ điều kiện, tổ chức hoạt động nâng cao kiến

thức, kỹ năng học tập cho sinh viên Học viện; tham gia tổ chức các cuộc thi các

cấp.

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực khác được

Học viện giao.

- Báo cáo định kỳ các kết quả hoạt động của Câu lạc bộ với Khoa chủ quản và

Học viện.

Page 48: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

44

c, Ban cố vấn:

i- Thành phần: Tham gia vào Ban cố vấn là các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

có kinh nghiệm trong Học viện, hoặc từ các doanh nghiệp, hiệp hội nghề được

Khoa chấp thuận, đồng ý nhận lời mời làm cố vấn cho Câu lạc bộ.

ii- Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, tư vấn cho Ban chủ nhiệm về định hướng hoạt động của Câu lạc

bộ.

- Tư vấn giúp Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trong việc xây dựng nội dung chương

trình, kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ.

d, Các ban trực thuộc Câu lạc bộ:

Tùy thuộc vào nội dung, quy mô và phạm vi hoạt động trong từng năm học,

Câu lạc bộ có thể tổ chức các ban giúp việc, các nhóm học thuật theo từng lĩnh

vực chuyên môn được đào tạo. Nhóm trưởng, Trưởng ban do Chủ nhiệm Câu lạc

bộ chỉ định.

3.2.1.5. Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Câu lạc bộ được Học viện

trang bị theo đề nghị của Ban chủ nhiệm CLB trên cơ sở nội dung hoạt động cụ

thể của Câu lạc bộ trong từng thời kỳ và thông qua các nguồn tài trợ từ các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài Học viện.

Kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên của Câu lạc bộ: Do Khoa/Học viện

cấp theo dự trù kinh phí hoạt động hàng quí của Câu lạc bộ; thu từ sự đóng góp tự

nguyện của các thành viên Câu lạc bộ và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài Học viện.

3.2.1.6. Thành viên Câu lạc bộ

a, Đăng ký thành viên:

Mọi sinh viên đang học tập tại Học viện đều có thể làm đơn tự nguyện đăng

ký tham gia Câu lạc bộ thông qua các chương trình tuyển thành viên mới thường

niên hoặc qua sự giới thiệu của Khoa chủ quản. Các sinh viên tham gia phải đảm

bảo đáp ứng được yêu cầu tuyển thành viên của CLB, không nợ quá 3 môn/học

kỳ.

b, Quyền và nghĩa vụ của các thành viên:

- Tuân thủ các qui định về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ.

- Được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt

động của CLB.

Page 49: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

45

- Được tham gia đầy đủ vào các hoạt động của Câu lạc bộ như: sinh hoạt học

thuật, báo cáo chuyên đề, hội thảo, nghiên cứu, giao lưu, tham quan…

- Được tham gia Đại hội thành viên và ứng cử Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.

- Được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của CLB.

c, Khen thưởng, kỷ luật:

- Những thành viên có đóng góp tích cực, hiệu quả trong các hoạt động của

Câu lạc bộ sẽ được xét thưởng điểm rèn luyện trong học tập, ưu tiên khi xét các

danh hiệu thi đua khen thưởng.

- Những thành viên vi phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín của Câu

lạc bộ, vi phạm điều lệ, nội qui Câu lạc bộ sẽ bị kỷ luật từ mức độ cảnh cáo đến

khai trừ ra khỏi Câu lạc bộ.

3.2.2. Đề xuất các hoạt động cho câu lạc bộ

Để thực hiện mục đích của mình, CLB nên đề ra những chiến lược hoạt động

tập trung vào các vấn đề sau:

– Tổ chức hội thảo, giao lưu cho sinh viên đối thoại, trao đổi và tiếp xúc với

doanh nghiệp cũng như những tổ chức nghề nghiệp.

– Chia sẻ, trao đổi thông tin, tài liệu liên quan tới ngành Kế toán, Kiểm toán bằng

những hình thức như chuyên đề, hội thảo, tập san, diễn đàn, facebook và website

với các bạn sinh viên.

– Chia sẻ, trao đổi thông tin với các câu lạc bộ, các tổ chức nghề nghiệp và tổ

chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán.

– Đào tạo kỹ năng và cung cấp công cụ làm việc cho các thành viên.

– Các hoạt động với quy mô lớn, định kỳ hoặc có sự tham gia của nhiều bên, xác

định được mức đóng góp của sinh viên đối với sự kiện đó thì nên có chứng nhận

tham gia để sinh viên bổ sung vào hồ sơ cá nhân khi xin việc.

3.2.2.1. Hoạt động chuyên môn

- Định kỳ tháng tổ chức các buổi sinh hoạt CLB tập trung trao đổi kiến thức,

dạy và phát triển các kỹ năng mềm cho các thành viên trong CLB.

- Định kỳ tháng/quý tổ chức các buổi chuyên đề với nhiều chủ đề xoay quanh

các vấn đề chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính có sự tham gia và định

hướng của các Thầy/Cô, chuyên gia từ doanh nghiệp, hiệp hội nghề được mời.

Chuyên đề được tổ chức nội bộ CLB hoặc mở rộng cho sinh viên khối ngành kinh

tế trong và ngoài trường.

- Tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm học tập,

kiến thức thực tế từ Thầy cô, sinh viên khóa trước đã có những thành công nhất

Page 50: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

46

định trong công việc về kế toán, kiểm toán tới toàn thể sinh viên. Các buổi hội

thảo được phép xin tài trợ kinh phí và mời nhiều diễn giả tới diễn đàn trao đổi.

- Xây dựng chương trình và tổ chức các cuộc thi lớn về kiến thức chuyên

ngành mang tính thường niên, dành cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành kế

toán, kiểm toán trong và ngoài Học viện. Các cuộc thi được phép kêu gọi bảo trợ

chuyên môn, bảo trợ truyền thông và tài trợ kinh phí từ nhiều nguồn nhưng phải

đảm bảo được Học viện/Khoa chấp thuận. Có thể tham khảo từ các cuộc thi lớn

do các CLB t.FAC – Đại học kinh tế quốc dân, A&A – Học viện tài chính, HAC –

Đại học Hà Nội tổ chức.

- Tổ chức các buổi học gia sư kế toán cho các sinh viên trong khoa. Các buổi

học nhằm mục đích bổ túc kiến thức của các môn học trên lớp, hướng dẫn bài tập

và giúp sinh viên giải đáp các thắc mắc. Có thể triển khai mô hình gia sư kế toán

theo nghiên cứu khoa học của sinh viên Lương Thị Ngọc, D12KT02 năm 2015.

- Lựa chọn và tổ chức các đội tham gia các cuộc thi của Học viện cũng như

của các đơn vị ngoài Học viện nhằm đưa hình ảnh sinh viên Học viện Công nghệ

Bưu chính Viễn thông tới trong và ngoài học viện.

- Tham gia tổ chức các hội thảo của các Khoa, Đoàn thể, Phòng ban trong Học

viện.

3.2.2.2. Hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và các hoạt động

khác

a, Hoạt động tuyển thành viên mới

Với đặc điểm của sinh viên là hàng năm đều có một lượng sinh viên ra trường

và mới vào nhập học nên để duy trì ổn định hoạt động của CLB, hàng năm nên tổ

chức tuyển thành viên mới cho CLB với thời gian cố định phù hợp với lịch học

tập của sinh viên cũng như đảm bảo phù hợp với nhiệm kỳ của ban chủ nhiệm để

chuyển giao trách nhiệm và công việc từ nhiệm kỳ cũ. Theo kinh nghiệm từ một

số CLB sinh viên, việc tuyển thành viên mới thường được tổ chức vào một trong

hai khoảng thời gian: Tháng 2-3 hoặc tháng 9-10 hàng năm. Nếu tổ chức vào đầu

năm, CLB sẽ tuyển thành viên và điều chỉnh nhân sự cho nhiệm kỳ theo năm

hành chính; còn nếu tổ chức vào khoảng cuối năm sẽ phục vụ nhiệm kỳ theo năm

học tập.

Kế hoạch tuyển nhân sự mới cần được xây dựng và được Khoa/Học viện

thông qua. Mục tiêu của hoạt động này, ngoài việc tuyển những cá nhân nhiệt tình,

có trách nhiệm và có năng lực nhằm bổ sung nhân sự còn thiếu, mở rộng quy mô

của CLB, đây còn là cơ hội truyền thông, quảng bá hình ảnh của CLB tới đa số

Page 51: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

47

sinh viên trong Khoa/Học viện. Nhằm tìm kiếm những cá nhân phù hợp góp phần

xây dựng và phát triển CLB, việc tuyển dụng thành viên mới nên được xây dựng

quy trình thành nhiều vòng, kiểm tra các năng lực theo yêu cầu của CLB mà

không chỉ đơn thuần là nộp đơn đăng ký gia nhập CLB.

Một quy trình tuyển thành viên CLB có thể tham khảo như sau:

- Vòng 1: Curriculum Vitae – sinh viên làm đơn đăng ký trong đó viết và

trình bày những mô tả ngắn gọn về bản thân và những mong muốn của mình về

CLB.

- Vòng 2: Test – Kiểm tra kiến thức chuyên môn và xã hội. Vòng kiểm tra

có thể tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình của CLB để quyết định vòng test sẽ

phục vụ cho việc tuyển nhân sự chủ chốt hay thành viên tham gia CLB.

- Vòng 3: Teamwork ngoài trời – Được tổ chức với mục đích giúp sinh viên

giao lưu với nhau, có những cảm nhận và tìm hiểu về CLB sơ bộ, từ đó giúp sinh

viên có quyết định CLB có phù hợp với bản thân hay không; đồng thời giúp cho

CLB có những đánh giá các cá nhân để lựa chọn thành viên chủ chốt cho nhiệm

kỳ kế tiếp.

- Vòng 4: Interview- Vòng phỏng vấn là vòng quyết định, có sự trao đổi hai

chiều giữa sinh viên đăng ký và thành viên hiện tại của CLB. Tại vòng này, ngoài

việc quyết định sinh viên có gia nhập CLB hay không mà còn quyết định từng vị

trí cho nhân sự của nhiệm kỳ kế tiếp.

b, Định hướng nghề nghiệp

- Thông qua Khoa/Học viện, CLB có thể xin sự bảo trợ chuyên môn từ các

Hiệp hội nghề kế toán kiểm toán. Lợi ích khi có sự bảo trợ là CLB sẽ nhằm trong

liên minh các CLB kế toán, kiểm toán, được nhận thông tin liên tục cả về chuyên

môn lẫn nghề nghiệp. Mặt khác, có sự bảo trợ từ các hiệp hội này cũng là sự đảm

bảo về uy tín cho CLB khi xin tài trợ, bảo trợ truyền thông từ các doanh nghiệp

lớn, các đơn vị truyền thông báo đài cho các chương trình, cuộc thi do CLB tổ

chức hoặc tham gia. Đây cũng là cách kết hợp truyền thông hiệu quả để nâng cao

hình ảnh CLB trong và ngoài Học viện.

- Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn tư vấn, trao đổi kinh nghiệm

sống và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên kế toán trong Học viện.

- Giữ mối quan hệ chặt chẽ với Khoa chủ quản để tổ chức, truyền thông, phổ

biến cho sinh viên trong khoa về các chương trình định hướng, tuyển dụng kế

toán, kiểm toán.

Page 52: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

48

- Vận động, thu hút tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để gây quỹ

hoạt động cho CLB.

3.3. Giải pháp phát triển câu lạc bộ kế toán tại Học viện

3.3.1. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của sinh viên

Như kết quả nghiên cứu chương 2 đã chỉ ra rằng, mặc dù truyền thông không

thực sự ảnh hưởng đến quyết định gia nhập CLB của sinh viên; tuy nhiên việc

truyền thông rộng rãi, liên tục về lâu dài cũng tạo ra những giá trị và thay đổi nhất

định. Ngoài việc cung cấp những thông tin chính thống về CLB, việc truyền thông

tốt sẽ đưa hình ảnh CLB đến rộng rãi sinh viên trong và ngoài Học viện; đồng

thời việc đưa thông tin liên tục, mạnh mẽ sẽ khiến sinh viên có những nhận thức

mang tính tiếp nhận thụ động về CLB, đến một thời điểm nào đó, sinh viên sẽ chủ

động tìm hiểu và tham gia vào CLB khi nhận thấy các giá trị lợi ích mà CLB

mang lại. Truyền thông còn cần thực hiện trong các chương trình đối ngoại CLB

ra các tổ chức, cá nhân bên ngoài Học viện. Do đó hoạt động truyền thông nên

được chuyên môn hóa thành một Ban riêng trong cơ cấu tổ chức của CLB.

Nhiệm vụ của ban truyền thông là quản lý, điều hành các hoạt động, chương

trình truyền bá hình ảnh, đối ngoại của CLB cho tất cả các hoạt động. Hoạt động

truyền thông được thực hiện thông qua các nội dung sau:

- Xây dựng bộ tài liệu chuẩn và chuyên nghiệp giới thiệu về CLB và các hoạt

động của CLB. (xem tham khảo phụ lục 2). Bộ tài liệu này được công bố rộng rãi

trên các phương tiện truyền thông của CLB, Khoa và Học viện, đồng thời được

dùng để CLB làm việc với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Học viện.

- Xây dựng bản kế hoạch truyền thông mẫu để áp dụng cho các sự kiện, hoạt

động của CLB, bao gồm:

Mục tiêu của kế hoạch (định tính: để làm gì? Và định lượng: độ phủ

sóng mục tiêu là bao nhiêu?)

Xác định đối tượng mục tiêu: tùy vào từng hoạt động

Thông điệp cần truyền tải: nên viết slogan hoặc có concept chính.

Thời gian thực hiện: ngắn hạn hoặc dài hạn và nên xây dựng thành

bảng timeline cụ thể, nêu rõ người thực hiện để các thành viên theo dõi và

thực hiện.

Xác định công cụ truyền thông: online (facebook, tạo event, website

của Học viện) hoặc offline (thông qua giảng viên, phát tờ rơi đến các lớp

học, dán poster, treo banner tại các địa điểm…)

Dự toán ngân sách và kinh phí cho hoạt động truyền thông.

Page 53: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

49

- Thực hiện và đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi sự kiện/nhiệm kỳ; việc

đánh giá hiệu quả truyền thông vừa là thông tin cần gửi đến các bên sau mỗi sự

kiện/nhiệm kỳ, cũng là cách CLB trao đổi, rút kinh nghiệm và thực hiện truyền

thông tốt hơn cho những lần sau.

3.3.2. Tạo môi trường phát triển cho câu lạc bộ

CLB kế toán sẽ là tổ chức được thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện, dân

chủ, và được sự đồng thuận từ lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Khoa tài chính kế toán.

Để duy trì hoạt động và phát triển, phát huy sức mạnh của CLB, ngoài việc bản

thân các sinh viên tham gia phải thực sự nhiệt huyết, trách nhiệm và có năng lực,

cũng cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía nhằm tạo ra môi trường thuận lợi nuôi dưỡng

và phát triển CLB kế toán.

Về phía lãnh đạo Học viện: có chủ trương, chương trình hành động cụ thể,

hướng dẫn và định hướng mục tiêu cho CLB phù hợp với mục tiêu mà Học viện

đã đề ra. Học viện cũng cần tạo điều kiện cho sinh viên được sử dụng hình ảnh

của Học viện trong hoạt động truyền thông dưới sự giám sát của Khoa chủ quản.

Ngoài ra, trong nhiều hoạt động, CLB sẽ cần sử dụng phòng học, hội trường và

các thiết bị liên quan, Học viện cũng cần có chính sách cụ thể hỗ trợ các CLB

trong việc bố trí, sắp xếp phòng, hội trường. Việc CLB được sử dụng hội trường,

đặc biệt đối với các hoạt động mở rộng đối tượng tham gia cũng là cách giới thiệu

hình ảnh Học viện ra bên ngoài.

Về phía Đoàn thanh niên: với nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ các quyền lợi chính

đáng, hợp pháp của Đoàn viên sinh viên, tạo môi trường phấn đấu trong học tập

và rèn luyện thông qua các công tác giáo dục, hoạt động phong trào và chương

trình hành động, Đoàn thanh niên cần có những hỗ trợ để phối hợp tổ chức các

hoạt động tuyền truyền về sự kiện, hoạt động của CLB tới sinh viên Học viện

bằng các phương tiện như truyền miệng, đăng tin trên diễn đàn, tổ chức các buổi

sinh hoạt, trao đổi để tìm hiểu về nhu cầu cũng như mong muốn nguyện vọng của

sinh viên khi tham gia vào CLB. Việc phối kết hợp với Đoàn thanh niên Học viện

là một trong những cách thức hiệu quả giúp CLB nắm bắt được nhu cầu của các

bạn sinh viên, đồng thời lên kế hoạch triển khai các hoạt động phù hợp để thu hút

được đông đảo các bạn sinh viên tham gia.

Đối với phòng chính trị và công tác sinh viên: là bộ phận nghiên cứu, xây

dựng các văn bản quản lý về công tác chính trị, sinh viên, thông tin, tuyên truyền,

Phòng cần có kế hoạch hoạt động cụ thể, hỗ trợ CLB trong việc nắm bắt, làm

quen với các đầu mối thông tin sinh viên, học viện, địa phương… Phòng có thể

Page 54: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

50

tạo điều kiện để CLB kết hợp tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm học

tập từ các sinh viên khóa trước; mời các thầy cô tham gia để thảo luận về các tình

huống thực tế hay truyền đạt lại kinh nghiệm. CLB cần kết hợp với Phòng để lên

kế hoạch chi tiết thiết kế các chương trình dưới sự cho phép của Học viện, từ đó

thu hút được các bạn sinh viên tham gia sinh hoạt và đóng góp cho CLB.

Đối với Khoa tài chính – kế toán: Với mô hình CLB chịu sự quản lý trực tiếp

của khoa, các hoạt động chuyên môn của CLB cần được Khoa định hướng, hướng

dẫn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra khi kêu gọi tài trợ, bảo trợ từ các bên, các sinh

viên chưa có nhiều mối quan hệ, các Thầy Cô chính là người hỗ trợ tìm kiến

nguồn đối tác. Bên cạnh đó, sự quan tâm và ủng hộ của các Thầy cô trong khoa

chính là nguồn động viên, là kênh truyền thông quan trọng đến sinh viên trong

khoa, giúp cho hoạt động của CLB đi vào nề nếp và các những hoạt động đúng

theo mục tiêu đã đề ra.

KẾT LUẬN

Đất nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự phát triển

kinh tế là sự du nhập những vấn đề bất cập nảy sinh trong xã hội. Nhiệm vụ của

học sinh sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước

ngoài việc học tập và tiếp thu kiến thức, còn là yêu cầu phát triển và hoàn thiện

bản thân ở mọi mặt, sinh viên có trách nhiệm với bản thân trong việc xác định

mục tiêu cá nhân trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai nhằm tạo ra các giá trị

Page 55: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

51

đóng góp cho đất nước. Sinh viên có sức mạnh và nhiệt huyết tuổi trẻ, tuy nhiên

lại cần có những định hướng đúng đắn từ gia đình, nhà trường và xã hội tránh

những phát triển lệch lạc trong sinh viên. Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích

cho sinh viên trong Học viện, giúp rèn luyện những kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm,

nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; mặt khác giúp định hướng

cho sinh viên chủ động thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và pháp luật của nhà nước; qua nghiên cứu này cho thấy thành lập câu lạc

bộ kế toán tại Học viện là một nhu cầu và là một hướng đi cần thiết cho sinh viên

kế toán tại Học viện.

Nghiên cứu cũng đưa ra một số kết luận nhằm xây dựng mô hình và các hoạt

động cho câu lạc bộ phù hợp với mục tiêu và nguyện vọng của sinh viên. Tuy

nhiên việc xây dựng một chương trình hành động cụ thể cho CLB đòi hỏi cần có

sự trao đổi, bàn luận và đóng góp của các bên: các Thầy Cô trong khoa, từ phía

Học viện và bản thân các sinh viên kế toán. Trong thời gian tới, nếu việc thành

lập CLB kế toán được chính thức đưa vào thực hiện, nghiên cứu này có thể phục

vụ cho việc định hình mục tiêu và xây dựng chương trình hành động cho những

năm đầu.

Nghiên cứu còn có các hạn chế về mặt số liệu, dữ liệu, do nhiều nguyên nhân

mà số liệu tác giả thu thập được chưa phản ánh hết ý kiến của toàn bộ sinh viên kế

toán trong Học viện, vì vậy tác giả cũng chỉ thực hiện các phân tích định tính dựa

trên số liệu thống kê mà chưa có những thang đo đánh giá mức độ tin cậy của

thang đo cũng như của số liệu thống kê thu thập được. Trong thời gian tới khi

triển khai thành lập CLB, những thành viên sáng lập CLB ngoài việc sử dụng

thông tin trong nghiên cứu này, cần có những tìm hiểu chi tiết hơn và thu thập

thêm thông tin từ nhiều sinh viên, giảng viên trong khoa, để CLB có thể thành

công và phát huy được vai trò của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Phòng chính trị và công tác sinh viên (2015), Báo cáo hoạt động sinh viên và

các câu lạc bộ, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

2. Phòng chính trị và công tác sinh viên (2015), Quy định về tổ chức các câu lạc

bộ sinh viên, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

Page 56: Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán

Đề tài cấp Học viện– Phạm Vũ Hà Thanh (2016)

52

3. Lương Thị Ngọc (2015), NCKH sinh viên: Thành lập câu lạc bộ gia sư kế toán

PTIT, Khoa tài chính kế toán.

4. t.FAC (2012), Tài liệu giới thiệu CLB kiểm toán viên tương lại Đại học kinh tế

quốc dân, Đại học kinh tế quốc dân.

5. Vũ Văn Trug (2015), Nghiên cứu giải pháp phát triển câu lạc bộ bóng đá nam

sinh viên trường đại học thủy lợi hà nội, Hội nghị khoa học thường niên 2015

6. Trần Thanh Vân (2012), Kế hoạch truyền thông mẫu, Marketing of Metro Cash

& Carry.

Tiếng Anh

1. Hegedus Christine M. (2012), Student participation in collegiate organizations

– Expanding the boundaries, University of Arizona.

2. Foubert John D., Grainger Lauren U. (2006), Effects of Involvement in Clubs

and Organizations on the psychosocial development of first- year and senior

college students, Naspa journal Vol. 43, No.1.

3. Montolongo Ricardo (2002 edit), Students participation in college student

organizations: A review of literature, Journal of Indiana University.

Website

1. Hội sinh viên Việt Nam: http://hoisinhvien.com.vn/tai-lieu.htm

2. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM: http://doanthanhnien.vn/doc/19/Baocao.htm

3. Facebook: CLB A&A Học viện tài chính:

https://www.facebook.com/aof.aaclub/

4. CLB HAC Đại học Hà nội: http://fmt.hanu.vn/en/mod/forum/discuss.php

5. CLB kế toán đại học RMIT: http://www.rmit.edu.vn/vi/cau-lac-bo-sinh-vien