nghiÊn cỨu trao ĐỔi -...

26

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Biên tập:

TS. Trần Văn Ngợi - Viện trưởngViện Khoa học tổ chức nhà nước

Ban Biên tập:

Lê Anh TuấnThạch Thọ Mộc

Nguyễn Thu HuyềnTrần Thị Thơ

Bản tin được thực hiện bởi:

Phòng Thông tin khoa họcvà Hợp tác quốc tế

Số 8 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội

Điện thoại: (024) 62826733Website: http://isos.gov.vn

http://vienkhtcnn.vnMọi thư, bài xin gửi về email:[email protected]

Thiết kế bìa và trình bày: Phương Lan

SỐ 04

Tháng 11 NĂM 2018

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

n Võ Kim Sơn: Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạtđộng của tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp cônglập.

n Trần Thị Thơ: Dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị sựnghiệp công lập và phương hướng góp phần nâng caohiệu quả cho việc triển khai thực hiện.

GIỚI THIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

n Dự án: Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp hoànthiện chức năng, tổ chức của Bộ quản lý đa ngành, đalĩnh vực.

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Bảo đảm sự tham gia củacông dân trong hoạch định và thực thi chính sách công.

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Các giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểusố các tỉnh Tây Nguyên.

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện pháp luật vềtrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chínhnhà nước.

n Đề tài khoa học cấp Bộ: Công tác văn thư trong quátrình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam.

TRONG SỐ NÀY

Thông tin kết quả nghiên cứu khoa họctổ chức nhà nước

1

8

16

18

20

21

23

Hiệu quả là một từ mang tính so sánh.Và do đó, hiển nhiên phải có những chuẩnmực nhất định để dựa vào đó để so sánh.

Thường có thể so sánh hiệu quả hoạtđộng giữa tổ chức này với tổ chức khác trênnguyên tắc tương đồng: hoạt động trêncùng một lĩnh vực. Khó có thể so sánhkhông mang tính đồng nhất đó.

So sánh cũng có thể dựa vào hiệu quảthời gian trước, so với hiện tại.

Mọi phép so sánh đều phải có cơ sở, sốliệu. Nếu không sẽ không so sánh được. Vàdo dó, tại sao hiệu quả hoạt động của nhànước lại ít được quan tâm.

1. Một vài vấn đề về hiệu quả hoạtđộng của tổ chức

Một trong những vấn đề được quan tâmcủa cải cách hành chính các nước cũng nhưViệt Nam là vấn đề hiệu lực, hiệu quả (vàcũng có lúc chúng ta nói đến kết quả, hiệuquả).

Trong chương trình bồi dưỡng chuyênviên chính trước đây của Học viện Hànhchính Quốc gia, chuyên đề cải cách hànhchính hướng đến hiệu lực, hiệu quả. Điềuđó đặt ra như là điều kiện tiên quyết của cảicách hành chính. Và chương trình tổng thểcải cách hành chính giai đoạn 2001-2010,mục tiêu tổng thể của cải cách hành chínhcũng đã ghi rõ: “Mục tiêu chung củaChươngtrình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: xâydựng

một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theonguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng;xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứccóphẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầucủa công cuộc xây dựng, phát triển đấtnước”[1]. Chương trình cải cách hànhchính giai đoạn 2011-2020 cũng nhấnmạnh: “Xây dựng hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước từ trung ương tới cơsở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệnđại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ vàpháp quyền trong hoạt động điều hành củaChính phủ và của các cơ quan hành chínhnhà nước”[2].

Trong các tư duy mới về hành chínhnhà nước hay hành chính công, tư duy gov-ernance cũng đề cập đến cụm từ “hiệu lực,hiệu quả” và coi đây là một trong 8 tiêu chícủa Good governance[3].

Tuy nhiên, trên thực tế, định nghĩa đểhiểu rõ bản chất của hai cụm từ hiệu lực vàhiệu quả chưa thực sự rõ ràng. Và điều đósẽ không tạo ra được công cụ hữu hiệu đểđánh giá. Theo định hướng good gover-nance guide của Chính phủ Australia, hiệulực, hiệu quả (effective and efficient) đòihỏi chính quyền địa phương phải thực hiệnquyết định và tuân thủ quy trình sử dụng tốtnhất nhân lực, vật lực, thời gian và bảo đảm

1 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

PGS.TS. Võ Kim SơnHọc viện Hành chính Quốc gia

Nghiên cứu - Trao đổi

1. Quyết định 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày ngày 17 tháng 09 năm 2001 Phê duyệtchương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010.2. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.3. United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific. What is Good Governance?

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2

kết quả tốt nhất cho cộng đồng[4]. TheoESCAP, “hiệu lực, hiệu quả là quy trình vàcác thể chế tạo ra kết quả đáp ứng đòi hỏicủa xã hội khi sử dụng tốt nhất nguồn lựctrao cho. Hiệu quả trong bối cảnh chungcủa good governance bao gồm cả khía cạnhsử dụng bền vững nguồn tài nguyên và bảovề môi trường”.

Tuy nhiên, trên thực tế, cụm từ hiệulực, hiệu quả hay kết quả, hiệu quả có thểsử dụng thay thế lẫn nhau.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,cũng hai cụm từ, thường quan tâm đến kếtquả và hiệu quả. Tức đã làm được những gì;những sản phẩm gì; số lượng, chất lượngnhư thế nào và xem xét tổng chi phí (cácloại) để tạo ra được những sản phẩm đó. Dođó, về nguyên tắc hiệu quả của hoạt độngsản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụthường dễ dàng đánh giá, xem xét.

Cũng hai cụm từ, trên lĩnh vực quản lý,thường nói đến hiệu lực, hiệu quả. Hiệu lựcquản lý thường gắn với mức độ thực hiệnhoá của các quyết định quản lý. Nó chothấy quyết định quản lý đưa ra được thựchiện như thế nào, nhanh hay chậm, đúngtrình tự và đúng tiêu chuẩn của kế hoạchhay không . Thể hiện sự tôn trọng và tuânthủ của đối tượng quản lý đối với chủ thểquản lý đồng thời thể hiện trình độ năng lựcquản lý và tính đúng đắn của các quyết địnhquản lý”. Và để xem xét tính hiệu lực củaquyết định quản lý, đòi hỏi quyết định đóphải thỏa mãn đầy đủ cả hai yếu tố: hợppháp và hợp lý[5].

Trong khi đó, hiệu quả mang tính sosánh nhiều hơn là cái gì làm được. Hiệu quảlà sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khanhiếm (như lao động, vốn, máy móc…) vớikết quả trung gian hay kết quả cuối cùng.Hiệu quả là một phạm trù được sử dụngrộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹthuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu

quả thể hiện mối tương quan giữa các biếnsố đầu ra thu được (outputs) so với các biếnsố đầu vào đã được sử dụng để tạo ra nhữngkết quả đầu ra đó. Và đơn giản hơn hiệu quảđược định nghĩa là đạt được một kết quảgiống nhau nhưng sử dụng ít thời gian,công sức và nguồn lực nhất[6].

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động củacơ quan hành chính nhà nước

Trong hoạt động quản lý, đặc biệt làhoạt động quản lý của các cơ quan hànhchính nhà nước, sản phẩm mà các cơ quanhành chính nhà nước tạo ra là những quyếtđịnh hành chính. Chính vì vậy, nếu vậndụng cách tư duy hiệu quả như trên đã nêu,cần phải được tiếp cận hiệu quả hoạt độngquản lý hành chính nhà nước của các tổchức hành chính nhà nước theo hai hướng:

Hướng thứ nhất, hiệu quả gắn vớiviệc ban hành quyết định quản lý hànhchính nhà nước. Hướng thứ hai, hiệu quảgắn với việc tổ chức thực hiện các quyếtđịnh quản lý đó.

Hướng thứ 1: hiệu quả hoạt động củacác tổ chức hành chính nhà nước có thẩmquyền phải xây dựng và ban hành các quyếtđịnh hành chính. Một quyết định hànhchính được cơ quan có thẩm quyền banhành phải được đánh giá tính hiệu quả củaquyết định đó. Nghĩa là chúng ta tốn baonhiều tiền; bao nhiêu thời gian và cácnguồn lực khác để soạn thảo, góp ý, thẩmđịnh và phê duyệt, ban hành quyết định đó.Thực tế ít ai bàn đến hiệu quả này, do khôngai quan tâm. Khá nhiều trường hợp, tốn thờigian, tốn sức người; sự tham gia của nhiềungười, nhưng vẫn chưa thể nào làm được,mặc dù đáng phải làm được.

Và khi một dự thảo văn bản được thẩmđịnh, phê duyệt, ít ai tính xem bao nhiêutiền, nguồn lực đã tiêu tốn và để đưa ra kếtluận có hay không có hiệu quả.

Điều đặc trưng, chính là chúng ta

Nghiên cứu - Trao đổi

4. About good governance. http://www.goodgovernance.org.au5. Tài liệu bồi dưỡng chuyên viên chính. Học viện Hành chính Quốc gia. Chuyên đề quyết định hành chính.6. Nhiều giáo trình Quản trị kinh doanh đều đưa ra cách tiếp cận tương tự về hiệu quả (Effeciency).

3 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổikhông có một định mức cụ thể mang tínhbắt buộc để có thể ra đời một đạo luật; mộtvăn bản lập quy của Chính phủ (Nghị định,Quyết định). Và có lẽ không có thể đưa rađịnh mức đó trong điều kiện để ra đời mộtđạo luật; môt văn bản lập quy đòi hỏi mộtquy trình và quy trình đó về nguyên tắcđược xác định nhưng lại không rõ ràng quythể; thiếu chi tiết nội dung. Quy trình lậppháp; quy trình lập quy đều được quy định.Nhưng có thể một dự thảo đòi hỏi vài ba lầntrình Quốc hội cũng như văn bản dự thảoNghị định, Quyết định trình cho Chính phủ;Thủ tướng Chính phủ. Quyết định về Họcviện Hành chính Quốc gia có lẽ cũng là mộtví dụ. Không ấn định được định mức; chiphí; thời gian nên trải qua nhiều năm vẫnchưa thể ra đời một Quyết định về một đơnvị thuộc bộ máy nhà nước.

Hiệu quả của việc ban hành một quyếtđịnh hành chính phụ thuộc rất lớn vào nănglực xây dựng chính sách; pháp luật và quyếtđịnh. Cần một tư duy sáng tạo, tích cựctrong quá trình soạn thảo. Đồng thời đòi hỏisự chỉ đạo rõ ràng, định hướng mục tiêu cụthể cho quyết định.

Khó có thể đánh giá hết những nhân tốđó. Và do đó, ít khi đánh giá hiệu quả củaquá trình soạn thảo văn bản.

Hướng thứ 2: hiệu quả thông qua việctriển khai tổ chức thực hiện quyết định.Quyết định hành chính được thông qua, banhành, đòi hỏi phải triển khai tổ chức thựchiện. Hiệu quả của triển khai tổ chức thựchiện quyết định hành chính được đo cụ thểbằng ngân sách; thời gian, nguồn lực kháccần cho thực hiện để đạt được mục tiêu đặtra trong quyết định hành chính.

Hai ví dụ để có thể xem xét hiệu quảcủa việc thực hiện quyết định hành chính.Ví dụ thứ nhất gắn với việc thực hiện “cấmđốt pháo”. Đề đạt được mục tiêu của quyếtđịnh này, nếu có chỉ một phần hỗ trợchuyển đổi người dân vốn gắn với sản xuấtpháo. Và chúng ta đã làm rất thành công.

Ví dụ thứ hai, quyết định bắt buộc đội

mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xemáy. Để quyết định này đạt được mục tiêulà người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảohiểm, ngân sách nhà nước đã bỏ ra để làmcác bảng báo hiệu; cảnh sát phải có mặt;thường xuyên phải xử lý.

Hiệu quả của việc triển khai thực hiệnmột quyết định có thể nói phụ thuộc rất lớnvào năng lực tổ chức thực hiện và sự phốikết hợp của nhiều tổ chức. Tuy nhiên, lạikhông có cơ chế, thước đo để xem xét cụthể. Do đó, ít khi tổng kết khía cạnh hiệuquả của thực hiện quyết định.

Thay cho mô hình đánh giá hiệu quảhoạt động của các tổ chức hành chính nhànước nói chung, các học giả, các nhà quảnlý thường quan tâm đến mô hình đánh giátheo kết quả. Đây là phần đánh giá thiên vềkết quả gần giống với mô hình sản xuất,kinh doanh.

Mô hình đánh giá dựa vào kết quả thayđổi cách theo dõi, đánh giá hoạt động củacác tổ chức nói chung cũng như các tổ chứchành chính nhà nước. Theo UNCEP, có sựkhác biệt giữa theo dõi và đánh giá truyềnthống (như đang được thực hiện hiện nay ởcác địa phương và ngành) tập trung chủ yếuvào các đầu vào và đầu ra (kết quả trực tiếphay ngắn hạn) với theo dõi và đánh giá theophương pháp mới (dựa trên kết quả) chútrọng đến các kết quả và tác động trung hạnvà dài hạn, kể cả những tác động ngoàimong muốn, bởi vì đây mới là bản chất củasự phát triển.

Như vậy, cũng có thể cho thấy, khó cóthể đánh giá hiệu quả hoạt động của cơquan hành chính nhà nước theo nghĩa tuyệtđối của đánh giá hiệu quả. Thay vào đó, sẽđánh giá việc tạo ra được những kết quả gìvà những kết quả đó có chất lượng; bềnvững như thế nào.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổchức hành chính nhà nước thiếu chuẩnmực, định mức để so sánh nên cũng tácđộng đến đánh giá công chức hàng năm. Dophải thiên về đánh giá kết quả, nhưng lại

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 4

không có chuẩn mực so sánh, cân đong, đođếm, nên gần như 100% đều có kết quả tíchcực.

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước,chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động củatổ chức nhà nước. Nguyên nhân cơ bảnchưa có tổ chức nào đánh giá chi phí cơ hộicũng như tổn thất phải gánh chịu hoặc hạnchế, yếu kém trong quá trình triển khai thựchiện các quyết định quản lý (bao gồm cảvăn bản pháp luật). Cách thức tổ chức thựchiện các quyết định quản lý mang tính “duyý chí”; thiếu tư duy sáng tạo và hiểu biết.Tại một tuyến ngã tư đường phố, cơ quanquản lý nhà nước lắp cột đèn tín hiệu,nhưng chỉ đơn giản theo cách tiếp cận“thẳng”. Nhưng chính tiếp cận thẳng đólàm cho các ngã tư giờ cao điểm gây ùn tắcmạnh hơn.

Nhiều vấn đề mang tính đổi mới tư duy,đã được nhiều quốc gia trên thế giới côngnhận. Và văn bản pháp luật của nhà nướccũng đã đề cập đến. Tuy nhiên, chậm triểnkhai tổ chức thực hiện nên vẫn tốn kém hơnso với bình thường. Thi tuyển chức danhquản lý, là điều mà ai cũng thấy đúng,nhưng triển khai vẫn chần chừ. Ban Tổchức Trung ương mạnh dạn triển khai; BộGiao thông Vận tải mạnh dạn làm và còn cólúc dám vượt rào, cho cả người chưa đượcđưa vào diện quy hoạch nhưng lại đủ điềukiện (trừ điều kiện duy nhất là “chưa đượcquy hoạch”) và chính đó lại là người xuấtsắc. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã khẳngđịnh kể cả những người không thuộc diệnquy hoạch cũng được tham gia thi tuyểnnếu đủ tiêu chuẩn.

Thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lýlà cách làm phổ biến. Lợi ích đem lại khôngphải bây giờ, mà từ lâu ai cũng có thể nhậnthấy. Việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọnlãnh đạo góp phần phát hiện kịp thời vàchọn đúng những người có đức, có tài,

không để “chảy máu” chất xám. Đây là độtphá quan trọng trong công tác cán bộ, gópphần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,công bằng, công khai, minh bạch, tăngcường sự giám sát của nhân dân và các tổchức đoàn thể. Thi tuyển bỏ được tính hìnhthức, tình trạng “quân xanh, quân đỏ” diễnra trong một số kỳ thi tuyển trước đây.Đồng thời, cuộc thi cũng khắc phục đượchiện tượng để lọt cán bộ “chạy ghế, chạychức”, tình trạng thao túng, lợi ích nhóm vàtham nhũng trong công tác cán bộ[7]. Cảnước chỉ mới có 22 địa phương và 14 Bộđược Bộ nội vụ đưa vào danh sách các đơnvị tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạoquản lý, trong đó có cả Bộ nội vụ[8].

Hệ quả tất yếu tạo nên “tốn tiền, tốncông sức” để đi thanh tra, kết luận các vụ“cả nhà làm quan”; “chồng bổ nhiệm vợlàm phó”; “ bố bổ nhiệm con”; “bí thư bổnhiệm người nhà, người thân”. Và tất cả sựsai phạm đó, lại tốn kém thêm rất nhiều tiềnđể thanh tra, đúng sai. Vụ “hot girl” tạiThanh hóa, không chỉ sai phạm, bổ nhiệmsai người, không đúng người mà còn mấtthêm rất nhiều tiền để xác minh, tìm kiếmcả trong nội Bộ tỉnh; cả trung ương và báochí. Có thông tin cung cấp để biết chúng tađã phải chi bao nhiêu tiền để xác minh,đánh giá,v.v, những sai lầm đó.

Hiệu quả của hoạt động các tổ chứchành chính nhà nước là đó. Và không ai từtrước đến nay tính toán điều đó.

Buông lỏng quản lý, gây hậu quảnghiêm trọng không những không đạt đượckết quả, mục tiêu như mong muốn, phêduyệt; thua lỗ trầm trọng, kéo dài, thì đâucần phải nghiên cứu đến hiệu quả. Khôngtạo ra được cái mong muốn (kết quả), thìkhông có lý thuyết nào xem xét hiệu quảcho một chiếc ô tô được tạo ra nhưng chỉ có1,5 bánh xe, vứt không dùng được.

Có thể thấy, việc phải “làm đi, làm lai;

Nghiên cứu - Trao đổi

7. Thông tin trên các mạng xã hội chính thống về thi tuyển và chọn được ba chức danh (vụ trưởng) tại BanTổ chức Trung ương vào hai ngày 29/9 và 1/10.8. Công văn 2424/BNV-CCVC ngày 09/5/2017.

làm không đúng theo pháp luật quyđịnh,v.v.” hình như đang phổ biến. Khônghiệu quả, không tính được sự mất mát dotham ô, lãng phí; tham nhũng, hối lộ,v.v.chính là yếu tố quan trọng để nói về kếtquả, hiệu quả hoạt động của tổ chức hànhchính nhà nước trong quản lý. Hơn 4.000con lợn bị tiêm thuốc an thần, vượt quá mứccho phép mà cũng phải làm đến vài ba lần.Một lần xử lý những con đã chết; cho phépđợi thêm 1 tuần nữa để kiểm tra lại; một lầnkhẳng định phải tiêu hủy tất cả vì….

3. Đánh giá hiệu quả của các đơn vịsự nghiệp công lập

Về nguyên tắc, các đơn vị sự nghiệpcông lập gần với các đơn vị sản xuất, kinhdoanh của khu vực tư nhân, nên đánh giáhiệu quả hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công lập sẽ theo cách thức đánh giáhiệu quả của khu vực sản xuất, kinh doanh.

Một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ màcác đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra cũnggiống như sản phẩm của các nhà sản xuấtkinh doanh khu vực tư nhân tạo ra, mốiquan hệ giữa kết quả (sản phẩm tạo ra) vớihiệu quả là mối quan hệ mang tính biệnchứng.

Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tạo ra(kết quả) phải đảm bảo các tiêu chí cụ thểnhư mong muốn; số lượng, tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm. Và khi cả hai tiêu chí đóđáp ứng, mới phải xem xét tính hiệu quả.Đây là điều mang tính sống còn của các nhàsản xuất, kinh doanh trên thị trường và đặcbiệt không còn “thị trường ao làng”, nhưthế nào cũng được chấp nhận của thời kinhtế bao cấp. Mà đó là thị trường mang tínhkhu vực, toàn cầu. Các nhà sản xuất, kinhdoanh cả trong và ngoài khu vực nhà nướcđều phải tư duy đúng điều đó. Số lượng,đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mới có thể(tối thiểu) bán được trên thị trường khu vựcvà toàn cầu. Và muốn cạnh tranh được, cầnphải tính đến hiệu quả- tức chi phí, giá

thành để tạo ra sản phẩm đó. Trong cơ chế thị trường, không thể tiền

nào, thị tạo ra sản phẩm đó và bán được haykhông không quan trọng.

Hệ thống các cơ sở giáo dục Việt Namđã và đang ở trong tư duy đó. Sản phẩm họtạo ra, ngay cả “nội địa” vẫn không “tiêudùng được” vì không đáp ứng được tiêuchuẩn chất lượng (gọi chung là chất lượng).Và hệ quả là những người sử dụng sảnphẩm đó, mất thêm một nguồn lực nhấtđịnh để “đào tạo lại”. Và rõ ràng chi phí nàykhông ai tính. Và cơ sở đào tạo suy nghĩ gìvề kết quả và hiệu quả hoạt động của mình.

Do ảnh hưởng của các trường công lập,nên các trường đại học tư thục cũng có dấuhiệu tương tự. Và sản phẩm mà họ tạo racũng không khác gì sản phẩm của cáctrường đại học công lập.

Trong khi đó, không ít trường, ngay cảkhu vực, tạo ra những sản phẩm đủ tiêuchuẩn chất lượng không chỉ đáp ứng thịtrường nội địa mà cho cả thị trường khu vựcvà quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp nhữngtrường đó, những người sử dụng họ, nếu cóphải làm, chỉ làm cho người lao động quenvới “văn hóa doanh nghiệp”, không phảitiêu tốn thêm tiền, nguồn lực để “đào tạolại”.

Đơn vị sự nghiệp công lập và ngườilàm việc cho dơn vị sự nghiệp công lập,Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết,số lượng người trong các đơn vị sự nghiệpcông lập ngày càng tăng, nhất là trong lĩnhvực y tế, giáo dục. Hiện số lượng viên chứchưởng lương từ ngân sách nhà nước gấp 7 -8 lần số lượng công chức trong các cơ quanhành chính Nhà nước từ Trung ương đếnđịa phương. Theo Phó Thủ tướng VươngĐình Huệ, việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máyNhà nước, nói chung chưa thực sự khoahọc, còn cồng kềnh, chưa tinh gọn, nên hoạtđộng chưa hiệu quả, chồng chéo, lãng phínguồn lực[9].

5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

9. Làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ với Hà nội

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 6

Đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nammang dấu ấn của thời kỳ bao cấp. Và ngaykhi Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998) rađời, cũng chưa tách hẳn những người làmviệc trong các cơ quan hành chính nhà nướcvới đơn vị sự nghiệp công lập. Một trong xuhướng hiện nay là trao cho đơn vị sự nghiệpcông lập cơ chế tự chủ. “Cơ chế tự chủ củađơn vị sự nghiệp công” là các quy định vềquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trongviệc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệpcông”[10]. Tuy nhiên, số lượng đơn vị sựnghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủhoàn toàn lại là vấn đề. Đến tháng 5/2017,ngay tại Hà Nội cũng chưa có đơn vị sựnghiệp công lập nào tự chủ hoàn toàn.

Vì thiếu cơ chế tự chủ đầy đủ để cácđơn vị này có thể hoạt động giống như mộtdoanh nghiệp, công ty trong cơ chế thịtrường, nên có thể nói khó có thể đánh giáhiệu quả hoạt động của các loại đơn vị này.Ngân sách nhà nước vẫn phải tiếp tục nuôi,hoặc vẫn phải trông chờ vào ngân sách nhànước nên hoạt động không đạt được kếtquả, hiệu quả.

Đơn vị sự nghiệp công ích như giaothông, do trông chờ vào ngân sách nên mộtđoạn đường vài trăm mét giữa lòng Thủ đôHà Nội hỏng, gây ách tắc, nhưng vì cơ chếnên phải chờ đợi.

Thực tế hiện nay, nhiều công trình côngích, do các đơn vị sự nghiệp công lập quảnlý. Nhưng ít ai nghĩ đến cần phải thườngxuyên duy tu, bảo dưỡng. Chỉ đến khi nàohỏng hoàn toàn mới nghĩ đến. Và chắcchắn, chi phí sẽ tốn kém hơn là việc duy tubảo dưỡng thường xuyên.

Thiếu một tư duy sòng phẳng về kinhtế thị trường; mong muốn chuyển đổi cácđơn vị sự nghiệp công lập sang mô hìnhdoanh nghiệp, nhưng nếu không khéo lạidẫn đến “mô hình kiểu doanh nghiệp – tổng

công ty nhà nước” liên tục thua lỗ như hàngloạt tập đoàn, tông công ty nhà nước thuộcBộ Công thương[11].

Tổng kết việc thực hiện cơ chế tự chủtheo tinh thần nghị định 43/2006/NĐ-CP vàthay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP đãchỉ ra khó khăn để làm cho các đơn vị sựnghiệp công lập hoạt động thực sự giốngnhư một doanh nghiệp và chỉ tồn tại đượcnếu như hoạt động tạo ra được sản phẩmmang tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳngtrong cơ chế thị trường và hướng đến cómức độ cạnh tranh cao. Đó chính là hiệuquả.

Tuy nhiên, đòi hỏi những “ông chủthực sự” của các đơn vị sự nghiệp công lậpphải thoát ra khỏi tư duy trông chờ, ỷ lạivào sự bao cấp của Nhà nước. Đây là điềuthách thức. Nếu họ chưa phải thực sự là ôngchủ, vẫn sống nương nhờ vào ngân sáchnhà nước thì không vượt qua được hạn chế.Trình độ và tư duy của chính ông chủ nàymang nặng tính nhà nước. Chậm đổi mới,còn quan liêu, hách dịch, đặc biệt là các đơnvị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnhvực cung cấp dịch vụ mang tính độc quyền,ít có cạnh tranh. Và không bao giờ “chết”,và nếu có “chết” cũng khó bị đưa đi chôn.Và cần gì phải quan tâm đến hiệu quả.

Tại cơ chế, chính sách của nhà nướcđối với đơn vị sự nghiệp khá nhiều trườnghợp không tạo ra “chi phí thực, mà vẫnđược bao cấp” và do đó cứ tưởng rằng mìnhhoạt động hiệu quả. Chưa hoạch toán đầyđủ tất các các yếu tố. Để bên ngoài yếu tốngân sách nhà nước hay bao cấp của nhànước. Nếu như một bệnh viện công lập haytrường công lập, hạch toán hết tất cả phầnbao cấp; cho không của nhà nước về đấtđai, nhân sự, liệu có thể cạnh tranh đượcvới doanh nghiệp cùng loại của thị trường.Đây cũng chính là điều làm cho đơn vị sựnghiệp công lập lầm tưởng họ hoạt động tốt

Nghiên cứu - Trao đổi

10. Nghị định của Chính phủ số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơnvị sự nghiệp công lập.11. Vinachem hay các Tập đoàn công nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải như Vinalines; Vinashin

hơn doanh nghiệp khu vực tư nhân. Hàngnăm, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục,tập trung vào các trường công lập, nhưngliệu chất lượng cũng như hiệu quả hoạtđộng của hệ thống trường công lập có “sosánh được với trường tư thục”. Chưa ai làmmột phép so sánh đó.

Cơ chế trả công, trả lương dù là đơn vịsự nghiệp, nhưng vẫn mang tính “nhà nướchóa”, do đó khó có thể xem xét mối quan hệgiữa kết quả và chi phí để đánh giá hiệuquả. Một giảng viên dạy tốt, giỏi cũng chỉđược trả lương theo hạng nghề nghiệpgiống như giảng viên. Kết quả có thể tốthơn, nhưng chỉ phí lại cào bằng. Và hệ quảtất yếu là kém đi kết quả, chất lượng củasản phẩm.

Thiếu hẳn một hệ thống định mức đểxem xét kết quả với chi phí hoạt động củađơn vị sự nghiệp công lập. Và do đó, cáctiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật mangtính bao cấp; rập khuôn và lạc hậu. Và điềuđó khó tạo nên đánh giá hiệu quả.Các cơ sởnghiên cứu khoa học công lập khá nhiềutrường hợp chỉ đưa ra định mức mang tínhsố lượng, không cần quan tâm đến chấtlượng. Và đồng nhất giữa các sản phẩm cóchất lượng khác nhau.

Hiệu quả hoạt động của các tổ chứchành chính nhà nước cũng như các đơn vịsự nghiệp công lập phải được xem xét từhai nhóm yếu tố:

- Sản phẩm mà các cơ quan nhà nướcvà các đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra trênnguyên tắc phải được lượng hóa theo sốlượng và chất lượng. Điều này đòi hỏi phảigắn liền với những định mức kinh tế - kỹthuật cụ thể. Tuy nhiên, cơ quan hành chínhnhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệpcông lập lại chưa thể đưa ra được tiêu chínày. Một giảng viên, nghiên cứu viên phảicó những công trình gì; số lượng bao nhiêu,nhưng chỉ mang tính chung chung. Trongcơ quan hành chính nhà nước lại chưa cónhững định mức kinh tế - kỹ thuật; định

mức quản lý để làm thước đo về số lượng,chất lượng. Khi các yếu tố trên được đápứng theo quy đinh, mong đợi mang tínhpháp lý, sẽ có cơ sở để đánh giá hiệu quả.

- Tổng chí phí của các cơ quan hànhchính nhà nước; các đơn vị sự nghiệp cônglập để tạo ra những sản phẩm đó. Đây cũnglà một thách thức không có khả năng vượtqua. Dù có ban hành được ít hay nhiều nghịđịnh, văn bản pháp luật hay quyết địnhquản lý, ngân sách chi thường xuyên vẫnkhông thay đổi, thậm chí gia tăng (khi mứclương tối thiểu thay đổi). Không có địnhmức tài chính, sẽ không thể tính được hiệuquả.

Hiệu quả trong hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước và các đơn vị sựnghiệp công lập nói chung và ở Việt Namnói riêng là một lĩnh vực hình như chưa cólời giải đáp.

Thay việc đánh giá hiệu quả, hãy tậptrung đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụđược giao trong tổng ngân sách nhà nướcgiao. Mô hình này sẽ hiện thực hơn là đánhgiá hiệu quả.

Về nguyên tắc, ngân sách nhà nước chithường xuyên cho các tổ chức hành chínhnhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lậpđều đã được phê duyệt. Đồng thời, cần phảihướng đến phê duyệt một số yêu cầu đòi hỏimang tính bắt buộc kết quả hoạt động. Kếtquả hoạt động phải được xác định trên haiyếu tố: số lượng và tiêu chuẩn chất lượng.

Hàng năm, tập trung đánh giá kết quảđạt được hay không theo hai tiêu chí: sốlượng và tiêu chuẩn chất lượng. Và cùngvới áp dụng khoa học công nghệ; Chínhphủ số,… số lượng có thể gia tăng; tiêuchuẩn chất lượng có thể phải nâng cao (đápứng tiêu chuẩn chất lượng khu vực hayquốc tế). Trong khi tổng chi thường xuyêncó thể không đổi hoặc bị cắt giản. Đó sẽ làcách tiếp cận để nâng cao hiệu quả hoạtđộng của cơ quan hành chính nhà nướccũng như đơn vị sự nghiệp công lập./.

7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 8

1. Khái quát về thực hiện dân chủtrong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập

Theo ý nghĩa ban đầu, khái niệm dânchủ trước hết và chủ yếu được xem xét vềmặt chính trị và pháp luật, về sau, khái niệmnày mang ý nghĩa rộng hơn, vì dân chủkhông chỉ giới hạn trong lĩnh vực chính trịhay pháp luật, mà nó còn thể hiện ở các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội, từ kinhtế, văn hóa, tư tưởng, mối quan hệ giữa conngười với con người, giữa cá nhân với cộngđồng, giữa công dân với Nhà nước, giữa cáctổ chức, thiết chế xã hội với nhau cho đếnquan hệ giữa các nhà nước với nhau trêntrường quốc tế. Theo quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam, “dân chủ vừa là mụctiêu, vừa là động lực”1 của cách mạng ViệtNam.

Xét theo nghĩa rộng, cơ sở là các tập thểlao động, các cơ quan, công sở nhà nước,các đơn vị sự nghiệp như nhà trường, bệnhviện, viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất -kinh doanh - dịch vụ (công ty, doanh nghiệp,hợp tác xã...). Theo nghĩa hẹp và trực tiếp,cơ sở là một cấp của quản lý hành chính nhànước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng nêu rõ: dân chủ cơ sở thực chất làvấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra”2. Quan điểm chỉ đạo này đã đượccụ thể hóa và đưa vào nhiều văn bản phápluật của Nhà nước và văn bản của các tổchức chính trị xã hội. Quy định về dân chủcơ sở trong Hiến pháp và Pháp luật là nhằm

đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làmchủ của mình trực tiếp ở cơ sở nơi cư trú vàcơ quan, đơn vị công tác. Khi mọi người dânđều được tham gia vào các quá trình chínhtrị, xã hội trên tất cả các khâu, từ hoạch địnhđường lối đến triển khai, tổ chức thực hiện,giám sát, kiểm tra và tổng kết… thì các vấnđề nảy sinh được phát hiện kịp thời, các khókhăn sớm được tháo gỡ, tạo điều kiện cho sựphát triển mạnh mẽ của đất nước, của địaphương, của cơ quan, đơn vị.

Để thực hiện dân chủ cơ sở, mọi côngdân phải được đảm bảo thực hiện các quyền:

- Quyền được bàn bạc, tham gia đónggóp ý kiến.

- Quyền được biết, được thông tin.- Quyền kiểm tra, giám sát ở cơ sở.Dân chủ trong hoạt động của cơ quan

hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập, trước hết, vẫn phải là sự đảm bảonguyên tắc “toàn bộ quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân”, song đặt trong phạm vinội bộ cơ quan, đơn vị cũng như trong quanhệ và giải quyết công việc với công dân, cơquan, tổ chức có liên quan. Chính đội ngũcán bộ, công chức, viên chức là chủ thể củaquyền lực nhà nước, có các quyền dân chủvà trực tiếp thực hiện quyền dân chủ củamình. Dân chủ ở cơ quan hành chính nhànước, đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắnliền với những nội dung cụ thể có liên quanđến hoạt động của cơ quan, đơn vị và thểhiện trực tiếp ở các quyền dân chủ của độingũ cán bộ, công chức, viên chức. Đó là

Nghiên cứu - Trao đổi

1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam- NXB CTQG- HN, 19922. Luật Công đoàn Việt Nam, 1990

DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GÓP PHẦN NÂNG CAO

HIỆU QUẢ CHO VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

ThS. Trần Thị ThơViện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ.

quyền được biết những việc có liên quanđến hoạt động của cơ quan, đơn vị, quyềntham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan,đơn vị quyết định và quyền giám sát, kiểmtra. Về thực chất, nội dung của dân chủ ở cơquan, đơn vị là sự cụ thể hóa khía cạnh“nhân dân làm chủ” theo phương châm“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhândân làm chủ”.

Việc thực hiện dân chủ trong hoạt độngcủa cơ quan, đơn vị là điều kiện hết sứcquan trọng để cán bộ, công chức, viên chứcphát huy tính tích cực chính trị - xã hội,tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào cáchoạt động của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên,cần lưu ý rằng, “thực hiện dân chủ tronghoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liềnvới việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chứcĐảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành nguyêntắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cáctổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan,đơn vị.

2. Một số nội dung về thực hiện dânchủ ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập

Trong những năm qua, Đảng và Chínhphủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật liên quan đến thực hiện quy chếdân chủ ở cơ quan, đơn vị như: Nghị quyếtsố 55/NQ-UBTVQH10 UBTVQH khóa Xvề việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủtrong hoạt động của cơ quan; Nghị định số07/1999/NĐ-CP quy định về Quy chế thựchiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước; Chỉthị số 38/1998/CT-TTg về triển khai Quychế thực hiện dân chủ trong hoạt động củacơ quan; Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT-TCCP-LĐLĐ hướng dẫn về tổ chức và nộidung hội nghị cán bộ trong cơ quan; Quyếtđịnh số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC kèmtheo Quy chế đánh giá công chức hàng năm.Đặc biệt, ngày 09/1/2015, Chính phủ đã banhành Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thựchiện dân chủ trong hoạt động của cơ quannhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (gọitắt là Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của

Chính phủ) thay thế Nghị định số71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về ban hànhQuy chế thực hiện dân chủ trong hoạt độngcủa cơ quan. Trên cơ sở Nghị định số04/2015/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã ban hànhThông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 nhằm cụ thể hóa một số nội dungvề Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viênchức; xây dựng và thực hiện Quy chế dânchủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị;chế độ báo cáo định kỳ.

Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác củaNhà nước có các quy định liên quan đếnthực hiện dân chủ ở cơ sở như: Hiến phápnăm 1992 (sửa đổi năm 2013), Luật Giaodịch điện tử; Luật Khiếu nại; Luật tố cáo;Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thựchành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Cán bộ,công chức; Luật Viên chức…

Về mặt hình thức, thực hiện dân chủtrong hoạt động của cơ quan hành chính nhànước, đơn vị sự nghiệp công lập là toàn bộcách thức, quy trình, thủ tục triển khai thựchiện trên thực tế các quyền dân chủ của cánbộ, công chức, viên chức được biết, đượctham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan,đơn vị quyết định và được giám sát, kiểm trađối với những việc có liên quan theo quyđịnh của pháp luật; biến các quyền dân chủđó trở thành hiện thực trong hoạt động củacơ quan, đơn vị. Quá trình triển khai thựchiện dân chủ trong hoạt động của cơ quanhành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập phải bảo đảm cho cán bộ, công chức,viên chức thực hiện các nội dung tương ứngvới các hình thức sau đây:

2.1. Quyền được biếtQuyền được biết của cán bộ, công chức,

viên chức được pháp luật khái quát “đượccung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ,quyền hạn được giao” và sau đó được cụ thểhóa thành 9 nhóm việc mà người đứng đầucơ quan phải thông báo công khai để cán bộ,công chức biết. Mặc dù còn chưa cụ thể,nhưng đó là danh mục tương đối toàn diệnvề những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ

9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 10

của cơ quan mà cán bộ, công chức, viênchức được biết qua thông báo công khai củangười đứng đầu.

Để thực hiện quyền được biết thì cơquan, đơn vị phải cung cấp thông tin cho cánbộ, công chức, viên chức kịp thời, chân thựcvà công khai. Có công khai thì mới có dânchủ, vì công khai là điều kiện để thực hiệnquyền làm chủ của cán bộ, công chức, viênchức. Yếu tố công khai đòi hỏi cơ quan, đơnvị phải thông báo cho cán bộ, công chức,viên chức một cách cụ thể về các mục tiêu,kế hoạch hành động, các chủ trương, đườnglối, chính sách xây dựng, phát triển của cơquan, đơn vị, trách nhiệm, quyền lợi vànghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chứcđối với cơ quan, đơn vị...

Cùng với các quy định về những ngườiđứng đầu cơ quan phải thông báo công khaiđể cán bộ, công chức biết, pháp luật đã quyđịnh rất rõ hình thức và thời gian công khainhững việc đó. Theo đó, các cơ quan nhànước có thể áp dụng theo quy định một, mộtsố hoặc tất cả các hình thức công khai: Niêmyết tại cơ quan; thông báo tại hội nghị cánbộ, công chức cơ quan; Thông báo bằng vănbản gửi toàn thể cán bộ, công chức; Thôngbáo cho người phụ trách các bộ phận của cơquan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ,công chức làm việc trong các bộ phận đó;Thông báo bằng văn bản đến cấp ủy trựctiếp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan;Đăng trên trang thông tin nội bộ của cơquan. Việc công khai được thực hiện chậmnhất là 3 ngày làm việc, trường hợp đặc biệtlà không quá 5 ngày kể từ ngày văn bảnđược ban hành hoặc kể từ ngày nhận được.Đối với hình thức niêm yết tại cơ quan, thìthời gian niêm yết ít nhất là 30 ngày liên tục.Có thể nói, các quy định đó đã tạo cơ sởpháp lý góp phần bảo đảm cán bộ, côngchức được biết những việc thuộc chức năng,nhiệm vụ của hệ thống chính trị và ngườidân thông qua các hình thức thông báo côngkhai của cơ quan.

2.2. Quyền được bàn (tham gia ý kiến)

Hiện nay, chế độ làm việc trong các cơquan nhà nước ở nước ta gồm 3 loại: chế độtập thể (như Chính phủ); chế độ tập thể kếthợp với trách nhiệm của người đứng đầu(như Uỷ ban nhân dân); chế độ thủ trưởng(như bộ, cơ quan chuyên môn của Ủy bannhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập). Ngoàicác quyền được bàn như công dân bìnhthường, thì trong hoạt động của cơ quan,đơn vị, quyền được bàn của cán bộ, côngchức, viên chức tùy thuộc vào chế độ làmviệc của từng cơ quan, đơn vị.

Quyền được tham gia ý kiến là đòi hỏitất yếu khi cán bộ, công chức, viên chức đãđược cung cấp thông tin một cách côngkhai. Việc cán bộ, công chức, viên chức traođổi, bàn bạc, thảo luận về những thông tinmà họ tiếp nhận được là một khâu rất quantrọng để thực hiện dân chủ trong hoạt độngcủa cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao tỷ trọngcác ý kiến hợp lý, giúp người đứng đầu cơquan, đơn vị đưa ra quyết định đúng đắn.Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận,thậm chí cọ xát, va đập các ý kiến với nhauthì không thể có quan điểm chung được mọingười chia sẻ, tán thành và ủng hộ. Quátrình cán bộ, công chức, viên chức tham giaý kiến, bàn luận các thông tin được cung cấpcho phép lưu lại và nhấn mạnh được nhữngyếu tố cơ bản, quan trọng; lược bớt nhữngyếu tố không quan trọng, không cần thiết,tạo nên ý kiến, quan điểm chung, sự đồngthuận trong cơ quan, đơn vị. Sự đồng thuậnlại là nền tảng cho hoạt động của cơ quan,đơn vị đạt được chất lượng, hiệu quả cao.Quyền của cán bộ, công chức, viên chứcđược tham gia ý kiến, người đứng đầu cơquan, đơn vị quyết định được quy định tạiĐiều 9 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP. Cácnội dung này không nhằm mục tiêu nàokhác ngoài bảo đảm chất lượng, hiệu quảhoạt động của cơ quan, đơn vị; bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cánbộ, công chức, viên chức nên cần được thựchiện một cách dân chủ bằng cách lấy ý kiếncủa cán bộ, công chức, viên chức.

Nghiên cứu - Trao đổi

Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cán bộ, công chức, viênchức sẽ được tham gia ý kiến (bàn bạc, kiếnnghị) và người đứng đầu cơ quan, đơn vịquyết định đối với 8 nhóm việc với các hìnhthức áp dụng khác nhau như: tham gia ýkiến trực tiếp, tham gia ý kiến thông quangười đại diện với người đứng đầu cơ quan,đơn vị; Thông qua hội nghị cán bộ, côngchức, viên chức của cơ quan, đơn vị… Nóichung, về mặt pháp lý các quy định đã tạocơ sở bảo đảm thực hiện tương đối tốt quyềnđược bàn của cán bộ, công chức, viên chứctrong hoạt động của hệ thống chính trị vàngười dân, mặc dù pháp luật chưa quy địnhtrình tự, thủ tục bàn bạc, góp ý.

2.3. Quyền được kiến nghị, phản ánhNgoài việc tham gia góp ý đối với 8

nhóm việc quy định tại Điều 9 Nghị định số04/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đối với cácvấn đề khác pháp luật cũng quy định cán bộ,công chức, viên chức có quyền được phảnánh, kiến nghị với người đứng đầu một cáchtrực tiếp, hoặc thông qua hội nghị cán bộ,công chức, viên chức. Pháp luật cũng quyđịnh người đứng đầu cơ quan, đơn vị cótrách nhiệm lắng nghe ý kiến và giải phápnhững thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, côngchức, viên chức.

2.4. Quyền được làm việc Hiện nay, các quy định đã tạo cơ sở

pháp lý góp phần bảo đảm cán bộ, côngchức, viên chức được thực hiện các côngviệc thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơquan, đơn vị. Vị trí làm việc của công chức,viên chức được xác định từ khi tuyển dụng,sau khi hết thời gian tập sự thì được bổnhiệm vào ngạch/chức danh phù hợp, nếubảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn chuyên mônnghiệp vụ thì công chức, viên chức có thểđược chuyển sang ngạch mới. Trong quátrình bố trí công việc, người đứng đầu cơquan phải sử dụng công chức, viên chứctheo đúng chủ trương, chính sách của Đảngvà pháp luật của nhà nước. Những quy định

của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viênchức, Luật Phòng chống tham nhũng, LuậtThực hành tiết kiệm chống lãng phí… bảođảm tương đối tốt quyền được làm việc củacán bộ, công chức, viên chức.

2.5. Quyền được giám sát, kiểm tra Trong nội bộ cơ quan, đơn vị, quyền

giám sát, kiểm tra thường gắn liền với việccán bộ, công chức, viên chức theo dõi xemhoạt động của cơ quan, đơn vị có phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ được giao và sựphân công, phân cấp trong nội bộ cơ quan,đơn vị; quan sát, nhận xét, đánh giá việcthực hiện trên thực tế chức năng, nhiệm vụđược giao; kiểm tra kết quả, đánh giá hiệuquả thực tế của các hoạt động theo kế hoạchđặt ra; việc bảo đảm sự tuân thủ, chấp hànhpháp luật, kỷ luật trong hoạt động của cơquan, đơn vị...

Pháp luật đã quy định một cách bao quát5 nhóm việc cán bộ, công chức, viên chứcđược giám sát, kiểm tra, góp phần bảo đảmthực hiện quyền làm chủ trong hoạt động củacơ quan, đơn vị như: thực hiện chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của nhànước, kế hoạch công tác hàng năm của cơquan, đơn vị; Sử dụng kinh phí hoạt động,chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sửdụng tài sản của cơ quan, đơn vị. Thực hiệncác nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, thựchiện các chế độ, chính sách của Nhà nước vềquyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viênchức trong cơ quan, đơn vị… Đồng thời phápluật cũng đã quy định, các hình thức giám sát,kiểm tra, đó là: qua hoạt động của Ban Thanhtra nhân dân; qua công tác kiểm điểm, phêbình và tự phê bình trong các cuộc họp; quahội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Đâyđều là những phương thức, cơ chế, diễn đànđể cán bộ, công chức, viên chức thực hiệncó hiệu quả quyền giám sát, kiểm tra củamình đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị,tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướngmắc, xử lý nghiêm minh các hành vi saiphạm, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương,tăng cường pháp chế trong hoạt động của cơ

11 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 12

quan, đơn vị.2.6. Quyền được thụ hưởng Ngoài việc được thụ hưởng như công

dân bình thường, pháp luật đã quy địnhtrong hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ,công chức, viên chức có các quyền lợi riêng,như: được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; bảođảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,phù hợp với điều kiện đất nước; nếu làmviệc ở những vùng đặc biệt khó khăn hoặctrong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm sẽđược hưởng phụ cấp, ưu đãi riêng; đượchưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm, công tácphí và các chế độ khác theo quy định; đượcnghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyếtviệc riêng….

2.7. Quyền khiếu nại Bên cạnh quyền được kiến nghị, phản

ánh, cán bộ, công chức, viên chức còn cóquyền được khiếu nại theo Luật khiếu nạiđối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính của hệ thống chính trị và người dân,của người có thẩm quyền trong cơ quan, đơnvị nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,công chức khi có căn cứ cho rằng quyết địnhhoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạmquyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây làquy định quan trọng bảo đảm về mặt pháp lýcho các quyền khác nhau của cán bộ, côngchức, viên chức được thực hiện đúng phápluật.

Cùng với các quy định về quyền làmchủ của cán bộ, công chức,viên chức, phápluật đã quy định tương đối bao quát tráchnhiệm của họ nhằm bảo đảm thực hiện dânchủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vịmột cách có trật tự, kỷ cương, như: nghiêmchỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơquan, đơn vị; thực hành tiết kiệm chống lãngphí, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời;thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức,văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử; chịu tráchnhiệm trước pháp luật, trước người phụtrách trực tiếp, người đứng đầu cơ quan vềthi hành nhiệm vụ của mình; nếu có ý kiến

khác với người phụ trách trực tiếp thì vẫnphải chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn củangười đó.

Pháp luật có quy định riêng về tráchnhiệm của công chức là người đứng đầu cơquan, đơn vị nhằm tạo cơ sở pháp lý choviệc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan,đơn vị như: Thực hiện dân chủ trong điềuhành hoạt động; quản lý, sử dụng, đào tạo,bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đốivới cán bộ, công chức, viên chức; lắng ngheý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, côngchức, viên chức; khi cán bộ, công chức, viênchức đăng ký được gặp có nội dung, lý dothì bố trí thời gian để gặp, trao đổi; thôngbáo công khai những việc phải công khai đểcán bộ, công chức, viên chức biết; xem xét,giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo,kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chứcvà kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân…

3. Một số hạn chế trong quy định vềthực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị sựnghiệp công lập

Thứ nhất, pháp luật chưa quy định rõđầy đủ quyền làm chủ của cán bộ, côngchức, viên chức trong hoạt động của của cơquan, đơn vị, đối với một số quyền còn quyđịnh chung chung.

Đối với những việc mang tính xã hộidiễn ra trong cơ quan, đơn vị như hoạt độngtừ thiện, xây dựng quỹ phúc lợi... pháp luậtcũng chưa quy định cán bộ, công chức, viênchức được quyết định. Đó là một hạn chế.Bởi vì, trong thực tiễn người đứng đầu các cơquan, đơn vị đã gần như cho phép cán bộ,công chức, viên chức quyết định theo nguyêntắc đa số đối với nhiều vấn đề, chẳng hạn cáchoạt động từ thiện, hoạt động bình bầu cácdanh hiệu dành cho cá nhân... Điều này cũngphù hợp với quan điểm của Đảng: “mở rộngcác hình thức tổ chức tự quản để nhân dân,công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc vàthực hiện những công việc mang tính chất xãhội hóa, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơquan, đơn vị”.

Theo Luật Tố cáo, thì cán bộ, công

Nghiên cứu - Trao đổi

chức, viên chức chỉ được thực hiện quyền tốcáo với tư cách là công dân bình thường,chứ không phải với tư cách cán bộ, côngchức, viên chức. Theo Khoản 2, Điều 9 LuậtCán bộ, công chức, khi phát hiện vi phạmpháp luật trong cơ quan, thì cán bộ, côngchức phải báo cáo người có thẩm quyền,chứ không phải tố cáo. Điều này cho thấydường như cán bộ, công chức không cóquyền tố cáo với tư cách là cán bộ, côngchức và điều đó mâu thuẫn với Nghị định số04/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tại Khoản 5của Điều 11 quy định những việc cán bộ,công chức giám sát, kiểm tra có đề cập đến“giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơquan, đơn vị”.

Ngoài ra, quyền được biết của cán bộ,công chức, viên chức còn có khoảng cáchvới quyền tiếp cận thông tin mà Hiến phápđã quy định, điều đó làm hạn chế quyềngiám sát, kiểm tra của họ đối với hoạt độngcủa cơ quan nhà nước...

Một số quyền đang được quy địnhchung chung, chẳng hạn quy định về nhữngviệc phải công khai để cán bộ, công chức,viên chức biết và những việc cán bộ, côngchức, viên chức tham gia ý kiến còn rất trừutượng: chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước liên quan đến côngviệc của cơ quan; chủ trương, giải pháp thựchiện nghị quyết của Đảng, pháp luật củaNhà nước... Vấn đề bảo đảm công bằngtrong thực hiện quyền, nghĩa vụ của cán bộ,công chức, viên chức cũng chưa được nhấnmạnh, làm rõ.

Thứ hai, quy định về trình tự thủ tục vàcác điều kiện bảo đảm thực hiện quyền làmchủ của cán bộ, công chức, viên chức cònchưa rõ ràng, thậm chí còn thiếu. Chẳng hạnđối với những cán bộ, công chức, viên chứctham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quanquyết định, pháp luật chỉ quy định phạm vi8 nhóm việc và hình thức tham gia ý kiến,chứ chưa quy định cán bộ, công chức, viênchức tham gia ý kiến vào thời điểm nàotrong quá trình ban hành và tổ chức thực

hiện quyết định, trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan sẽ như thế nào đối vớinhững góp ý... Quy định như vậy là thiếu rõràng, là sự thụt lùi so với quy định trước đâytại các Điều 17, Điều 18 và Điều 19 củaNghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chínhphủ: cán bộ, công chức tham gia ý kiến“trước khi thủ trưởng cơ quan quyết định”,khi quyết định những vấn đề cán bộ, côngchức tham gia góp ý “khác với ý kiến của đasố cán bộ, công chức biết”.

Thứ ba, quy định chế độ trách nhiệmđối với người đứng đầu cơ quan, đơn vịđang gây nên những hạn chế trong thực hiệnquyền làm chủ của cán bộ, công chức, viênchức. Theo quy định pháp luật, hiện nayngười đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu tráchnhiệm đối với toàn bộ hoạt động của cơquan, đơn vị mình; đồng thời quyền hạn củangười đứng đầu rất lớn, tương xứng vớitrách nhiệm và nghĩa vụ được giao, quyếtđịnh các chủ trương, giải pháp để hoànthành nhiệm vụ, đặc biệt có các quyền mangtính quyết định đến lợi ích hành ngày, cũngnhư sự nghiệp của cán bộ, công chức, viênchức cấp dưới, như: tuyển dụng, sử dụngđánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương,cử dự thi nâng ngạch/ thăng hạng, bổ nhiệm,khen thưởng, kỷ luật… Với các quy địnhnày, nếu người đứng đầu chí công, vô tư,toàn tâm, toàn ý với công việc của cơ quan,đơn vị thì sẽ có tác động hết sức tích cực bảođảm công việc cơ quan, đơn vị được thựchiện một cách thông suốt, hiệu lực, hiệu quảvì lợi ích chung và quyền làm chủ của cánbộ, công chức, viên chức được đảm bảo.Tuy nhiên, với “bộ phận không nhỏ” nhưcác văn kiện của Đảng nêu rõ, thì việc thựchiện quyền làm chủ của cán bộ, công chức,viên chức đang gặp những cản trở, nếukhông muốn nói là rất hình thức.

Thứ tư, trong mỗi cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật chưaphân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn giữa người đứng đầu và tập thể cơ quan,đơn vị; giữa người đứng đầu và cấp phó;

13 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 14

giữa lãnh đạo và cấp ủy đảng trong cơ quan,đơn vị. Những hạn chế đó thường dẫn đếnnhiều tình huống khi sự việc xảy ra; chồngchéo trong giải quyết, đùn đẩy trách nhiệm,không ai chịu giải quyết… dẫn đến chậm trễtrong giải quyết, gây hậu quả xấu cho xãhội, khó xác định trách nhiệm.

4. Phương hướng góp phần nâng caohiệu quả thực hiện dân chủ cơ sở ở cơquan, đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ nhất, phát huy vai trò của các tổchức Đảng cơ sở, các tổ chức đoàn thể quầnchúng trong việc thực hiện dân chủ ở cơquan, đơn vị.

Khoản 1, Điều 3, Nghị định số04/2015/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầuthực hiện dân chủ trong hoạt động của cơquan, đơn vị “phải gắn liền với việc bảođảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơquan, đơn vị”. Điều này hết sức cần thiết đểđảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhànước và xã hội, Đảng lãnh đạo và quản lýcông tác cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với việc thực hiện dân chủ tạicơ quan, đơn vị sẽ đảm bảo công tác dân chủđược thực hiện đúng định hướng, mục tiêu,hạn chế những biểu hiện xa rời dân chủ, lạmquyền, lộng quyền…

Tổ chức Đảng, chính quyền và các tổchức đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ,thường xuyên trong việc tổ chức thực hiệndân chủ ở cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên phảikhông ngừng phấn đấu, rèn luyện và phải lànhững tấm gương về thực hiện dân chủ. Mỗitổ chức đảng phải giáo dục cho đảng viên ýthức rõ trách nhiệm chính trị và nghĩa vụđạo đức của mình, biết lắng nghe và tiếp thuý kiến phê bình. Nếu trong Đảng thực hànhđược dân chủ, đoàn kết và đạo đức cáchmạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tưthì tình hình sẽ chuyển biến tốt đẹp, các cánbộ, công chức, viên chức được bảo đảm lợiích, nhu cầu và quyền làm chủ của mình.Dân chủ trong Đảng sẽ thúc đẩy dân chủtrong cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ đảng viênvà đội ngũ công chức phải gương mẫu trong

đạo đức, lối sống, đề cao kỷ luật và tráchnhiệm, tôn trọng và tận tụy phục vụ nhândân. Nghiên cứu xem xét đưa kết quả xâydựng và thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vịlà một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánhgiá chi bộ, đảng bộ cơ quan trong sạch,vững mạnh; đảng viên là cán bộ, công chức,viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao.

Các tổ chức công đoàn, các đoàn thểcần đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạocơ quan tăng cường kiểm tra, theo dõi, đánhgiá, uốn nắn việc triển khai thực hiện tại cáccơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đểđảm bảo thực hiện đúng pháp luật, đồng thờibáo cáo, đề xuất lên cấp trên có thẩm quyềnđể xử lý đối với những trường hợp vi phạmdân chủ cơ sở.

Hai là, hoàn thiện thể chế liên quan đếnquyền con người, quyền công dân.

Việc thực thi dân chủ cần phải được tiếnhành trong khuôn khổ nhất định, vì vậy, cầnhoàn thiện thể chế về quyền con người,quyền công dân để bảo đảm khuôn khổ pháplý cho việc thực hành dân chủ. Đó là việchoàn thiện hệ thống pháp luật về quyềnkhiếu nại, quyền tố cáo; quyền ứng cử, bầucử của công dân, quyền lập hội, quyền tự dongôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếpcận thông tin của công dân… đã được quyđịnh trong Hiến pháp. Bên cạnh việc hoànthiện thể chế, Nhà nước cần phải có cơ chếđể bảo đảm các quyền này được thực hiệntrên thực tế.

Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật vềtổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Pháp luật về tổ chức và hoạt động củabộ máy nhà nước phải dựa trên cơ sở khoahọc về phân công, phân cấp trong tổ chứcthực hiện quyền lực nhà nước, từ đó bảođảm cho bộ máy nhà nước hoạt động thôngsuốt, không chồng chéo, trùng lắp về chứcnăng, nhiệm vụ giữa các cơ quan và đùn đẩytrách nhiệm khi có hậu quả xảy ra. Cần quyđịnh rõ địa vị pháp lý, cơ chế phối hợp giữacác cơ quan hành chính nhà nước; quy định

Nghiên cứu - Trao đổi

rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong cơquan hành chính nhà nước và có chế tài phùhợp đối với những vi phạm… Hệ thốngpháp luật về tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước hoàn thiện đồng bộ, hợp lýchính là cơ sở vững chắc cho việc thực hiệntrên thực tế các quy định về dân chủ tại cơquan, đơn vị.

Ngoài ra, cần khắc phục tính hình thứctrong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dântrong cơ quan hành chính và đơn vị sựnghiệp. Theo đó, nên cân nhắc, xem xét lạivai trò, sự cần thiết thành lập Ban Thanh tranhân dân trong cơ quan nhà nước và đơn vịsự nghiệp. Thực tế cho thấy trong thời gianqua, tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tranhân chưa thực sự phát huy hết được chứcnăng, nhiệm vụ theo quy định và những kếtquả đạt được vẫn còn rất hạn chế. Điều nàydo nhiều nguyên nhân mà chủ yếu do BanThanh tra nhân dân phụ thuộc chặt chẽ vàongười đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp. Toàn bộ thành viên Ban thanh tranhân dân đều là cấp dưới của thủ trưởng,chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các quyếtđịnh của thủ trưởng. Kinh phí hoạt động củaBan Thanh tra nhân dân cũng phụ thuộc vàongười thủ trưởng. Các thành viên BanThanh tra nhân dân sẽ có tâm lý e ngại khigiám sát, kiến nghị đối với thủ trưởng. Điềuđó sẽ dẫn tới kết quả, chất lượng giám sátcủa Ban Thanh tra nhân dân khó mang tínhkhách quan, hiệu quả khi họ bị ràng buộc lợiích, bị chi phối bởi đối tượng giám sát là thủtrưởng cơ quan, đơn vị. Như vậy việc tổchức Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quanhành chính và đơn vị sự nghiệp chưa đảmbảo rõ tính độc lập, khó có thể thực hiệnđược đúng bản chất của hoạt động giám sátvà trên thực tế hiệu lực của hoạt động giámsát của Ban thanh tra nhân dân trong cơquan, đơn vị sự nghiệp còn quá yếu so vớicác chủ thể thực hiện quyền giám sát khác.

Bốn là, mỗi cơ quan hành chính nhànước và đơn vị sự nghiệp công lập trên cơsở thể chế chung về dân chủ, cần cụ thể hóa

thành những quy định phù hợp với đặc thùcủa cơ quan.

Mỗi cơ quan hành chính nhà nước, đơnvị sự nghiệp công lập cần phải xây dựngđược các quy định về quy chế phát ngôn,quy chế chi tiêu nội bộ, quy định về thanhtra nhân dân, quy định về quyền tham gia…của người lao động trong cơ quan, đơn vị.Các quy định này phải phù hợp với phápluật của Nhà nước và được nhất trí thôngqua bởi cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động trong cơ quan, đơn vị.

Năm là, chú trọng tuyên truyền, nângcao nhận thức của cán bộ công chức, viênchức, người lao động về vai trò, tầm quantrọng cũng như các nội dung thực hiện dânchủ ở cơ sở.

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biếnvề thực hiện dân chủ cơ sở cho cán bộ, côngchức, viên chức và người lao động nhằmlàm cho mọi người hiểu được quyền vànghĩa vụ của mình, tích cực tham gia giámsát nhằm phát huy cao nhất quyền làm chủcủa theo quy định của pháp luật. Ngườicông chức, viên chức phải tích cực, chủđộng hơn nữa trong việc tham gia kiểm tra,giám sát trong việc đảm bảo thực hiện dânchủ ở cơ sở. Khắc phục tình trạng còn nétránh, ngại phê bình, chưa thẳng thắn, xuôichiều giữa cán bộ, công chức, viên chức vớingười đứng đầu; giữa cơ quan cấp trên vàcấp dưới…

Trong bối cảnh phát triển đất nước nóichung và công cuộc cải cách hành chính nhànước nói riêng thì việc phát huy và thựchành dân chủ trong cơ quan hành chính nhànước và đơn vị sự nghiệp công lập là điềukiện quan trọng để huy động được đông đảonguồn lực sáng tạo trong nhân dân nhằm tạosự đồng thuận của xã hội để thúc đẩy tiếntrình cải cách, phát triển và hội nhập đấtnước. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải sớmhoàn thiện và cụ thể hóa Nghị định số04/2015/NĐ-CP trên cơ sở cải cách mạnhmẽ về mặt thể chế, chính sách; sự ràng buộcvà bảo đảm trách nhiệm của người đứng

15 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 16

đầu, của chính mỗi cán bộ, công chức trongcơ quan, đơn vị cũng như của mọi công dânđể dân chủ thực sự trở thành văn hóa điềuchỉnh hành vi ứng xử của con người khitham gia vào các mối quan hệ xã hội./.

* Tài liệu tham khảo:1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBChính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

2. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam- NXB Chính trị quốcgia, Hà Nội, 1992.

3. Luật Công đoàn Việt Nam, 1990.4. Luật Cán bộ, công chức5. Luật Viên chức6. Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và

Thông tư số 01/2016/TT-BNV7. Bài viết của TS. Ngọ Văn Nhân, Đại

học Luật Hà Nội về “Vai trò của công đoàntrong thực hiện dân chủ cơ sở ở cơ quan,đơn vị sự nghiệp công lập”.

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Dự án: “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháphoàn thiện chức năng, tổ chức của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực”

Chủ nhiệm Dự án: TS. Trần Văn NgợiViện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Đơn vị chủ trì thực hiện Dự án:Viện Khoa học tổ chức nhà nướcKết quả đánh giá: KháMục tiêu của Dự án:Điều tra, đánh giá khách quan thực

trạng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chứccủa các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực;đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chứcnăng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bôquản lý đa ngành, đa lĩnh vưc góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy hành chính nhà nước.

Nhiệm vụ của Dự án:- Rà soát thực trạng các văn bản pháp

luật quy định liên quan đến chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức các Bộ, cơ quanngang Bộ.

- Điều tra thực trạng về chức năng,nhiệm vụ của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnhvực. Phân tích, so sánh, đánh giá nhữngthay đổi về chức năng, nhiệm vụ của Bôquan ly đa nganh, đa linh vưc tại thời điểmtrước và sau khi sáp nhập hoặc thành lập.

Rút ra đánh giá những ưu điểm và bấp cập,những điểm còn trùng lắp, chồng chéonhiệm vụ, quyền hạn hiện nay.

- Điều tra thống kê về cơ cấu tổ chứccủa các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vựchiện nay. Phân tích, so sánh, đánh giánhững thay đổi về cơ cấu tổ chức tại thờiđiểm trước và sau khi sáp nhập hoặc thànhlập mới, rút ra những ưu điểm, hạn chế.

- Đánh giá đội ngũ cán bộ, công chứccủa Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

- Kinh nghiệm tổ chức Bô quản lý đangành, đa lĩnh vực của một số nước trên thếgiới.

- Đề xuất, kiến nghị những giải phápnhằm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổchức của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vựctrong thời gian tới góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước.

Kết cấu báo cáo tổng hợp kết quảnghiên cứu của Dự án gồm 3 phần:

Phần 1: Một số vấn đề về Bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay;

Phần 2: Đánh giá thực trạng chức năng,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ quảnlý đa ngành, đa lĩnh vực;

Phần 3: Đề xuất, kiến nghị giải pháphoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chứccủa Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Những kết quả chủ yếu đã đạt được:Cải cách cơ cấu của Chính phủ là một

trong những ưu tiên hàng đầu trong chiếnlược cải cách hành chính. Kể từ khi bắt đầucông cuộc đổi mới, nhất là từ năm 1991 đếnnay qua các nhiệm kỳ Chính phủ, cơ cấu tổchức của Chính phủ liên tục được đổi mới,cải cách phù hợp với quá trình chuyển sangcơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhànước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Quá trìnhnày cần phải được tiếp tục duy trì và đẩymạnh, để từng bước vững chắc khắc phụcthực trạng nhiều đầu mối, trùng lắp chứcnăng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước của Chính phủ, nhất là trong bốicảnh đất nước đang chuyển sang giai đoạnphát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh toàndiện công cuộc đổi mới, đổi mới kinh tếđồng bộ với đổi mới chính trị, xây dựng nềnkinh tế thị trường hiện đại, đồng bộ, chủđộng và tích cực hội nhập quốc tế. Đâycũng là tinh thần của Nghị quyết TW lầnthứ 6 (Khóa XII). Hơn nữa, đây là thờiđiểm bắt đầu nghiên cứu, chuẩn bị xâydựng Đề án về cơ cấu tổ chức bộ máyChính phủ nhiệm kỳ khóa XV để trình BộChính trị và Quốc hội. Chính vị vậy, việctiến hành Dự án “Điều tra thực trạng, đềxuất giải pháp hoàn thiện chức năng, tổchức của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực”là rất cần thiết và vô cùng cấp bách.

Phần 1, Dự án đã làm rõ một số vấn đềlý luận về Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vựcở Việt Nam, cụ thể đã làm rõ khái niệm cơbản về Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực;nguyên tắc tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đalĩnh vực và mối quan hệ giữa quản lý

chuyên ngành và quản lý tổng hợp trong Bộquản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Bên cạnh đó,Dự án đã thống kê, kiểm đếm cụ thể, kháiquát đánh giá quá trình sắp xếp, sáp nhập,thu gọn đầu mối các Bộ, cơ quan ngang Bộ;chuyển các cơ quan thuộc Chính phủ vềtrực thuộc Bộ để hình thành các Bộ, cơquan ngang Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnhvực ở nước ta, từ khi bắt đầu công cuộc đổimới và qua các nhiệm kỳ Chính phủ đếnnăm 2007. Ngoài ra, Dự án còn nghiên cứu,thống kê, khái quát phân tích, đánh giá kinhnghiệm một số nước trên thế giới và trongkhu vực về tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đalĩnh vực, trong đó tập trung vào 3 nước làNhật Bản, Anh Quốc và Cộng hòa Liên banĐức. Từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệmcho Việt Nam.

Trong phần 2: Dự án đã đánh giá thựctrạng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chứccủa các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực,bao gồm: Trình bày khung pháp lý liênquan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quanngang Bộ; Thực trạng chức năng, nhiệm vụvà cơ cấu tổ chức của 10 Bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực (Bộ Công thương; BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn; BộTài nguyên và Môi trường; Bộ Giao thôngvận tải; Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thôngtin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư); đồngthời đánh giá quá trình sắp xếp, thay đổichức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củacác Bộ theo hướng hình thành Bộ quản lýđa ngành, đa lĩnh vực thời gian qua, chỉ ranhững kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế; ngoài ra,Dự án còn đi sâu phân tích thực trạng độingũ công chức của các Bộ hiện nay.

Phần 3: Dự án đã trình bày, lập luận vềbốn quan điểm, tám yêu cầu về tổ chức Bộquản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong thờigian tới. Đồng thời, Dự án đã đưa ra nhữngđề xuất, kiến nghị của các Bộ quản lý đa

17 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứu

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 18

Giới thiệu kết quả nghiên cứungành, đa lĩnh vực; bốn đề xuất, kiến nghịthông qua điều tra xã hội học và sáu đề xuấtkiến nghị của cơ quan thực hiện Dự án. Kếtquả nghiên cứu của Dự án sẽ góp phần quantrọng vào việc cung cấp các luận cứ khoahọc và thực tiễn cho việc hoàn thiện tổ chức

và chức năng, nhiệm vụ của Bộ quản l đangành, đa lĩnh vưc góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước trong điều kiện xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàmở cửa, hội nhập quốc tế./.

Đề tài khoa học cấp bộ: “Bảo đảm sự tham gia của công dân

trong hoạch định và thực thi chính sách công”

Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Đặng Khắc ÁnhQuyền Trưởng khoa, Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ

Đơn vị chủ trì đề tài: Học viện Hànhchính Quốc gia

Kết quả đánh giá: Xuất sắcMục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc

đánh giá thực trạng mức độ bảo đảm sựtham gia của công dân vào quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách của nhà nướchiện nay, nghiên cứu đề xuất các giải phápnhằm bảo đảm sự tham gia của công dânvào quá trình hoạch định và thực thi chínhsách của nhà nước, góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động hoạch định và thực thichính sách, giúp cho các chính sách đượcban hành và đi vào thực tiễn phù hợp vớiyêu cầu phát triển của xã hội, qua đó nângcao chất lượng của hệ thống chính sáchcông ở nước ta.

Nhiệm vụ nghiên cứu:Để cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu

trên, nhóm nghiên cứu đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu chủ yếu sau:

- Làm rõ lý luận về sự tham gia củacông dân; vai trò quan trọng của sự thamgia của công dân vào quá trình hoạch địnhvà thực thi chính sách công và sự cần thiết

phải bảo đảm sự tham gia của công dântrong quá trình hoạch định và thực thi chínhsách công;

- Đánh giá thực trạng bảo đảm sự thamgia của công dân vào quá trình hoạch địnhvà thực thi chính sách công ở Việt Namhiện nay trên hai giác độ là bảo đảm quyềntham gia của công dân trong các quy địnhvà cơ chế để thực hiện quyền này trong thựctiễn;

- Đề xuất một số phương hướng và giảipháp cụ thể nhằm tăng cường bảo đảm sựtham gia của công dân vào quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách công ở ViệtNam.

Kết cấu đề tài:Nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

về bảo đảm sự tham gia của công dân vàohoạch định và thực thi chính sách công.

Chương 2: Thực trạng bảo đảm sựtham gia của công dân vào quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách công ở ViệtNam hiện nay.

Chương 3: Một số định hướng và giảipháp nhằm bảo đảm sự tham gia của công

19 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứudân vào hoạch định và thực thi chính sáchcông ở Việt Nam.

Nội dung chính của đề tài:Xã hội phát triển kéo theo sự gia tăng

hiểu biết của người dân, người dân dần ýthức hơn vai trò của mình trong cộng đồng,trong xã hội, đặc biệt là sự tham gia củamình vào hoạt động của nhà nước. Điều nàycũng phù hợp với chủ trương của Đảng vềphát huy dân chủ, động viên và khuyếnkhích sự tham gia của người dân vào hoạtđộng quản lý nhà nước. Trong thực tế, mặcdù tính tích cực chính trị của người dân đãđược cải thiện, tuy nhiên vẫn còn có khoảngcách rất lớn giữa các quy định pháp luật vềquyền tham gia của người dân và triển khaiquyền này trong thực tiễn. Một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu dẫn tới những bất cậpđó là do chưa có cơ chế hữu hiệu để đảmbảo quyền tham gia của người dân vào việchoạch định và thực thi chính sách. Do vậy,nghiên cứu về bảo đảm sự tham gia củacông dân trong hoạch định và thực thi chínhsách công sẽ góp phần nhận diện rõ hơn bảnchất, ý nghĩa của chính sách công, từ thựctiễn rút ra những vấn đề cần khắc phục, cầnbảo đảm để phát huy hơn nữa sự tham giacủa người dân vào hoạt động quan trọngnày của nhà nước.

Trong Chương 1, đề tài đã làm rõ cơ sởlý luận và thực tiễn của việc bảo đảm sựtham gia của công dân vào việc hoạch địnhvà thực thi chính sách công. Trên cơ sởphân tích các khái niệm công cụ như: chínhsách công, đặc điểm của chính sách công,hoạch định chính sách và thực thi chínhsách, đề tài đã đi sâu vào phân tích hai nộidung cơ bản: quan niệm, tầm quan trọng,nội dung và hình thức về sự tham gia củacông dân vào việc hoạch định và thực thichính sách công; và quan niệm, sự cần thiếtcũng như các phương thức bảo đảm sựtham gia của công dân vào các quá trìnhnày. Đây là những nội dung lý luận quan

trọng, cần thiết và phù hợp với vấn đềnghiên cứu, để dựa vào đó có thể triển khainghiên cứu vấn đề trong thực tiễn.

Phần cơ sở thực tiễn được thực hiệnbằng việc thông qua khảo cứu kinh nghiệmcủa một số quốc gia trên thế giới như Mỹ,Canada, Anh, Singapore trong việc bảođảm sự tham gia của công dân vào việchoạch định và thực thi chính sách công, từđó rút ra một số bài học kinh nghiệm choViệt Nam.

Chương 2 của đề tài đã phân tích vàlàm rõ thực trạng bảo đảm sự tham gia củacông dân vào việc hoạch định và thực thichính sách công, thông qua 2 lĩnh vực làthực trạng những quy định cùng với cơ chếvà các công cụ bảo đảm sự tham gia củacông dân vào hoạch định và thực thi chínhsách công; từ đó đưa ra đánh giá chung vềnhững kết quả đạt được cũng như nhữngtồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nhữnghạn chế đó. Trong nội dung này, ưu điểmnổi bật của đề tài là có những số liệu điềutra, khảo sát cụ thể, làm tăng tính thuyếtphục về mặt khoa học và thực tiễn đối vớivấn đề nghiên cứu.

Chương 3, trên cơ sở phân tích thựctrạng bảo đảm sự tham gia của người dân ởChương 2, các tác giả đã đề xuất một sốđịnh hướng và giải pháp cụ thể nhằm đảmbảo sự tham gia của công dân vào việchoạch định và thực thi chính sách công.Nhìn chung, các định hướng và giải phápnêu ra trong đề tài là phù hợp, có tính khảthi; trong đó đáng chú ý là các giải phápnhư: Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin vềvấn đề và giải pháp chính sách đến ngườidân; Cần phát huy sức mạnh của các tổchức xã hội dân sự trong hoạch định và thựcthi chính sách công; Cụ thể hóa quyền trưngcầu dân ý; Xây dựng chế tài và đảm bảo cácý kiến của người dân được tiếp thu và xemxét khi có một số lượng nhất định công dânđồng thuận./.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 20

Đơn vị chủ trì Đề tài: Văn phòng, BộNội vụ

Kết quả đánh giá: KháMục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh

giá thực trạng chất lượng công chức ngườidân tộc thiểu số cấp huyện và cấp tỉnh ở cáctỉnh Tây Nguyên, đề xuất các giải phápnhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ nàytrong thời gian đến (2015-2020).

Nhiệm vụ nghiên cứu:- Hệ thống hóa các lý thuyết, quan

điểm, những vấn đề liên quan đến chấtlượng và việc nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức nói chung, cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số nói riêng ởnước ta hiện nay.

- Dựa trên cơ sở lý luận đó để đánh giáthực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức người dân tộc thiểu số cấp huyện vàcấp tỉnh các tỉnh thuộc khu vực TâyNguyên, rút ra những ưu điểm, hạn chế, yếukém cùng nguyên nhân của nó.

- Nêu phương hướng, đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và sửdụng đội ngũ cán bộ, công chức người dântộc thiểu số thuộc diện khảo sát, đáp ứngyêu cầu cách mạng nước ta trong giai đoạnhiện nay.

Kết cấu của Đề tài ngoài phần Mởđầu và Kết luận gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý vềchất lượng cán bộ, công chức;

- Chương 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức là người dân tộc thiểu số các tỉnhTây Nguyên;

- Chương 3: Những giải pháp chủ yếunâng cao chất lượng cán bộ, công chức là

người dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên.Nội dung chính của Đề tài:Với quốc gia có 54 thành phần dân tộc

anh em, việc nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức người dân tộc thiểu sốkhông chỉ mang tính chiến lược mà còn lànội dung quan trọng góp phần thực hiện tốtchủ trương, chính sách dân tộc của Đảng vàNhà nước. Tây Nguyên hiện nay thực sự làvùng đất đa dân tộc, văn hóa, nới cư trú của47 dân tộc anh em với nhiều đặc trưng, sắcthái của nhiều dân tộc người, địa phươngtrong cả nước hội tụ. Theo thống kê năm2011, dân số toàn vùng là 5.107.437 người,đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiến25,5% (1.302.396 người); đồng bào Kinhchiếm 66,9% (3.416.875 người); các dân tộcthiểu số khác chiếm 7,6% (388.166 người).

Việc xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức là người dân tộcthiểu số các tỉnh Tây Nguyên không chỉ làyêu cầu đổi mới, cải cách hệ thống chính trịở các cấp mà còn là yêu cầu của phát triểnđất nước bền vững, giải quyết vấn đề bìnhđẳng, đoàn kết dân tộc.. Vì vậy, việc nghiêncứu đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễnsâu sắc.

Tại Chương 1, đề tài đã làm rõ được cácvấn đề mang tính lý luận chung về cán bộ,công chức và chất lượng cán bộ, công chức.Ngoài các quan niệm chung về cán bộ, côngchức và chất lượng cán bộ, công chức, đề tàinêu rõ yêu cầu về chất lượng và vai trò củađội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộcthiểu số cấp tỉnh và huyện ở Tây Nguyênhiện nay. Những vấn đề có tính lý luận vàphương pháp luận đã được đề cập ở chương

Giới thiệu kết quả nghiên cứuĐề tài khoa học cấp bộ: “Các giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là người

dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên”.

Chủ nhiệm Đề tài: CN. Võ Văn SỹPhó Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Đại diện Văn phòng Bộ Nội vụ tại Đà Nẵng

21 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứunày là cơ sở để vận dụng, xem xét, đánh giáthực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức dựa trên cơ sở hiện thực những đặcđiểm cũng như tiến trình xây dựng, pháttriển của xã hội ở Tây Nguyên.

Chương 2, đề tài đã phân tích thựctrạng, làm rõ được các yêu cầu về chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức là ngườidân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên. Cácsố liệu thu thập được chủ yếu tập trung vàonhóm công chức là người dân tộc thiểu sốlàm việc trong các cơ quan hành chính nhànước cấp huyện, cấp tỉnh thuộc 5 tỉnh TâyNguyên thông qua số liệu thống kê của SởNội vụ và một số điều tra khảo sát từ cácnghiên cứu khác. Theo đó, đề tài đã phântích, thống kê các tiêu chí liên quan đến thựctrạng đội ngũ cán bộ, công chức là ngườidân tộc thiểu số cấp huyện và cấp tỉnh ở TâyNguyên như: Giới tính, Độ tuổi, Trình độhọc vấn, Trình độ chuyên môn, Trình độquản lý nhà nước, Trình độ lý luận chínhtrị… Từ thực trạng đó, nhóm nghiên cứu đãđưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm và hạnchế cũng như nguyên nhân chủ quan và

khách quan về thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức là người dân tộc thiểu số cấphuyện và cấp tỉnh ở Tây Nguyên.

Chương 3, Trên cơ sở đánh giá thựctrạng chất lượng cán bộ, công chức ngườidân tộc thiểu số cấp huyện và cấp tỉnh ở cáctỉnh Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, côngchức là người dân tộc thiểu số các tỉnh TâyNguyên trong thời gian tới (2015 - 2020).Theo đó, đề tài đã nêu 5 giải pháp và 6 kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng công chức làngười dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyêngồm: Nhóm giải pháp tạo nguồn và tuyểndụng; nhóm giải pháp về đào tạo - bồi dưỡng;nhóm giải pháp về sử dụng, quản lý; nhómgiải pháp về chính sách đãi ngộ; nhóm giảipháp về điều động, tăng cường nguồn nhânlực cho vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu sốsinh sống. Trong đó, giải pháp trước mắtđược đề xuất là cần thực hiện tốt tạo nguồn,đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn cán bộ,công chức là người dân tộc thiểu số, đồngthời tiếp tục tăng cường cán bộ cho vùng cóđông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống./.

Đề tài khoa học cấp bộ: “Hoàn thiện pháp luậtvề trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành

chính nhà nước”.

Chủ nhiệm Dự án: PGS.TS. Lương Thanh CườngTrưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ

Đơn vị chủ trì đề tài: Học viện Hànhchính Quốc gia

Kết quả đánh giá: Xuất sắcMục tiêu nghiên cứu: Cung cấp các

khuyến nghị khoa học để góp phần tiếp tụchoàn thiện pháp luật về trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan hành chính nhànước (CQHCNN) ở nước ta hiện nay.

Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài:Về lý luận, đề tài góp phần bổ sung, làm

sáng tỏ thêm lý luận về pháp luật trách

nhiệm người đứng đầu CQHCNN.Về thực tiễn, các khuyến nghị khoa học

của đề tài có giá trị tham khảo trong quátrình hoàn thiện pháp luật về trách nhiệmngười đứng đầu CQHCNN cũng như quátrình tổ chức thực hiện pháp luật về tráchnhiệm người đứng đầu CQHCNN; góp phầnthống nhất nhận thức xã hội về mặt phápluật về trách nhiệm người đứng đầu CQHC-NN. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tàicũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 22

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức…Kết cấu đề tài:Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu

tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận pháp luật về trách

nhiệm của người đứng đầu CQHCNN.Chương 2: Thực trạng pháp luật về

trách nhiệm người đứng đầu CQHCNN ởViệt Nam từ 2010 đến nay.

Chương 3: Tiếp tục hoàn thiện phápluật về trách nhiệm người đứng đầu CQHC-NN.

Nội dung chính của đề tài:Thực tiễn quản lý ở nước ta không phải

lúc nào cũng phân định rõ trách nhiệm củacơ quan với trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, giữa người đứng đầu cơ quanvới cấp phó của người đứng đầu cơ quan,giữa người đứng đầu cơ quan với ngườiđứng đầu bộ phận cấu thành của cơ quan,giữa người đứng đầu cơ quan với công chứcthừa hành. Điều này diễn ra trong thực tiễncó nhiều nguyên nhân, nhưng một trongnhững nguyên nhân của nó là do pháp luậtvề trách nhiệm người đứng đầu cơ quan còn

có những bất cập. Vì vậy, trong điều kiệnxây dựng nhà nước pháp quyền, cải cáchhành chính ở nước ta hiện nay, việc nghiêncứu làm rõ trách nhiệm người đứng đầuCQHCNN cả trách nhiệm “tích cực” vàtrách nhiệm theo nghĩa truyền thống (tráchnhiệm pháp lý), chỉ ra những bất cập củapháp luật, đưa ra những quan điểm, giảipháp để hoàn thiện pháp luật và bảo đảmthực hiện pháp luật về trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN là cần thiếtkhách quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặtra.

Chương 1 của Đề tài có hàm lượngthông tin tương đối lớn và có ý nghĩa; đãđưa ra được hai khái niệm cốt lõi là “ngườiđứng đầu” và “trách nhiệm người đứngđầu”; đồng thời chỉ ra được ba loại hìnhtrách nhiệm của người đứng đầu là tráchnhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý vàtrách nhiệm đạo đức. Bên cạnh đó, đã phântích làm rõ nội dung trách nhiệm ngườiđứng đầu CQHCNN, các tiêu chí đánh giátrách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN;pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu và

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Việc nghiên cứu làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước làcần thiết khách quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Ảnh: TL

23 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Đề tài khoa học cấp bộ: “Công tác văn thư trong quá trình

xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam”

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thùy Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ

Đơn vị chủ trì đề tài: Cục Văn thư vàLưu trữ nhà nước

Kết quả đánh giá: KháMục tiêu nghiên cứu: Xác định mối

quan hệ giữa Chính phủ điện tử và công tácvăn thư; Đánh giá những tác động của quátrình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Namđối với công tác văn thư và sự thay đổi củacông tác văn thư. Trên cơ sở đó đề xuất mộtsố giải pháp đối với công tác văn thư trongquá trình xây dựng Chính phủ điện tử Việtnam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:- Nghiên cứu tổng quan về Chính phủ

điện tử và công tác văn thư; Làm rõ mốiquan hệ giữa Chính phủ điện tử và công tácvăn thư;

- Tìm hiểu về quá trình xây dựng Chínhphủ điện tử Việt Nam;

- Đánh giá sự thay đổi của công tác vănthư trong quá trình xây dựng Chính phủ điệntử Việt Nam;

- Xác định những thuận lợi, thách thức

và những vấn đề đặt ra đối với công tác vănthư trong quá trình xây dựng Chính phủ điệntử Việt Nam;

- Đề xuất giải pháp đối với công tác vănthư để đáp ứng yêu cầu của quá trình xâydựng Chính phủ điện tử Việt Nam.

Kết cấu đề tài:Nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Mối quan hệ giữa Chính phủ

điện tử và công tác văn thưChương 2: Tác động của quá trình xây

dựng Chính phủ điện tử Việt Nam đến côngtác văn thư

Chương 3: Một số đề xuất về công tácvăn thư trong quá trình xây dựng Chính phủđiện tử Việt Nam

Nội dung chính của đề tài:Chính phủ điện tử là phương pháp tự

động hóa một số công việc của Chính phủdựa vào các thiết bị điện tử và phương tiệntruyền thông. Ở các nước phát triển (đặc biệtlà Singapore, Japan, Korean, US), Chính phủđiện tử được xem là một thành phần không

các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quảcủa pháp luật về trách nhiệm của ngườiđứng đầu…

Chương 2, trên cơ sở pháp luật thựcđịnh, nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánhgiá thực trạng pháp luật về trách nhiệm củangười đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam từnăm 2010 đến nay (hệ thống quy định phápluật và thực hiện pháp luật), chỉ rõ đượcnhững ưu điểm, hạn chế của pháp luật hiệnhành về trách nhiệm người đứng đầu.

Chương 3, trên cơ sở phân tích thực

trạng pháp luật về trách nhiệm của ngườiđứng đầu CQHCNN, đề tài đã đề xuất mộtsố quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tụchoàn thiện pháp luật về trách nhiệm ngườiđứng đầu CQHCNN. Trong đó, một số giảipháp có ý nghĩa, có tính khả thi được đánhgiá cao như pháp luật cần quy định rõ kháiniệm người đứng đầu CQHCNN; quy địnhnhất quán về trách nhiệm người đứng đầu,bao gồm nghĩa vụ, quyền hạn và tráchnhiệm; phân định rõ ràng trách nhiệm ngườiđứng đầu với các chủ thể khác./.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 24

thể thiếu trong toàn bộ hoạt động của Chínhphủ. Ở Việt Nam, mặc dù đã ý thức được tầmquan trọng của vấn đề này nhưng việc ápdụng Chính phủ điện tử trong các cơ quanNhà nước còn nhiều hạn chế.

Một Chính phủ điện tử được cấu thànhtừ 4 thành phần chính: thành phần quản lý,thành phần thực thi, thành phần tác nghiệpvà thành phần hỗ trợ quyết định. Có thể thấycông tác văn thư xuất hiện trong tất cả cácthành phần của Chính phủ điện tử. Do vậy,việc làm rõ vai trò của công tác văn thư trongmỗi thành phần của Chính phủ điện tử ViệtNam có ý nghĩa khoa học và thực tế.

Mục tiêu mà đề tài đặt ra tương đối rõràng, nguồn tư liệu phong phú, có độ tin cậy,phương pháp nghiên cứu đa dạng và phùhợp, cụ thể: Trong Chương 1, đề tài đã hệthống và làm rõ một số khái niệm liên quan,khái quát quá trình và kết quả xây dựngChính phủ điện tử ở Việt Nam. Sau khi phântích, nhóm tác giả cho rằng quá trình xâydựng Chính phủ điện tử có liên quan chặtchẽ đến công tác văn thư vì mục đích và mụctiêu cuối cùng của công tác văn thư là kiểmsoát và đảm bảo thông tin cho hoạt độngquản lý, trong đó có hoạt động quản lý củaChính phủ. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đãđưa ra nhận định rất có lý là: việc xây dựngvà thực thi Chính phủ điện tử đòi hỏi côngtác văn thư phải thay đổi; sự đổi mới của

công tác văn thư là một trong những điềukiện tiên quyết và luôn song hành với việcthực hiện Chính phủ điện tử.

Chương 2 của đề tài tập trung tìm hiểucác quy định hiện hành liên quan đến côngtác văn thư trong quá trình xây dựng Chínhphủ điện tử; đồng thời đi sâu phân tíchnhững tác động và sự thay đổi của công tácvăn thư trong quá trình xây dựng Chính phủđiện tử. Bằng những khảo sát thực tế, các tácgiả cho rằng thực hiện Chính phủ điện tử đãtạo ra những thách thức và cơ hội cho côngtác văn thư cụ thể như: Việc thực hiện Chínhphủ điện tử đã tạo ra các văn bản điện tử, mởrộng đối tượng quản lý của công tác văn thưvà trong tương lai gần, văn bản điện tử sẽchiếm ưu thế, nhưng văn bản giấy vẫn chưathể thay thế hoàn toàn. Chính sự thay đổi nàyđã tác động và đòi hỏi công tác văn thư phảithay đổi cách quản lý, tổ chức và quy trìnhnghiệp vụ, phương pháp tác nghiệp.

Tại Chương 3, trên cơ sở kết quả nghiêncứu ở Chương 1 và Chương 2, nhóm tác giảđã đề xuất một số giải pháp để góp phần giảiquyết những vấn đề đang đặt ra về cơ chế,chính sách, nhân lực cũng như kỹ thuật vàcông nghệ đối với công tác văn thư trong quátrình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam.Nhìn chung, các giải pháp nêu ra đều cầnthiết và có tính khả thi./.

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Sự đổi mới của công tác văn thư luôn song hành với việc thực hiện Chính phủ điện tử.Ảnh: TL