nghiÊn cỨu - trao ĐỔi nctd_07.pdftạp chí kh-cn nghệ an sỐ 7/2017 [44 ] nghiÊn cỨu -...

4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2017 [43] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Lễ khâm liệm và nhập quan Khi trong gia đình có người tắt thở, người nhà sẽ vuốt mắt để cho người chết có một giấc ngủ vĩnh viễn. Sau đó, đưa thi hài ra gian nhà ngoài để tắm rửa bằng nước lá thơm và thay quần áo mới. Lá dùng để đun nước tắm thường là lá bưởi, bạch đàn và ổi, có mùi thơm dịu và khử được các mùi hôi tanh. Có hai loại vải dệt thổ cẩm chỉ dùng riêng cho người chết và không thể không có hăm bàng. Tiếp theo là kê giường cho người chết. Chiếc giường được đặt theo cái văng của khung nhà cạnh xáu hoòng, trải một đôi chiếu ngược lên giường cho người chết. Người nghèo thì liệm ba khổ vải trắng, người trung bình liệm bảy khổ, người giàu liệm chín khổ. Trên chiếu lót ba khổ vải trắng và một cái nệm hăm. Người chết được đặt lên giường quay đầu ra phía ngoài, phía trên phủ bốn khổ vải trắng và ba cái chăn. Vải bàng được dùng để che xung quanh. Khâm liệm xong, người con đầu vác gươm cùng con cháu đi ba vòng quanh giường người chết để tạ ơn rồi ngồi xuống khóc, nghi lễ này tiếng Thái gọi là om choong. Quần áo của con cháu trong ba ngày có tang là phải lật ngược, mặc trái để mọi người đến viếng biết. Những bậc anh chị, bố mẹ của người đã khuất thì không mặc trái. Khi trong gia đình có người qua đời, gia chủ thông báo cho anh em nội ngoại gần xa đến chia buồn và cử dâu rể đến phúng viếng, giúp đỡ. Gia đình mời thầy mo và một đội nhạc đám ma (quản chai). Khi bố mẹ vợ chết, các con rể phải đến phục dịch và rể đầu phải chủ trì tang lễ. Bữa cơm đầu tiên để cúng người chết được người Thái tiến hành bằng cách người con trai đầu bắt một con gà gọi là cày chi hèo, đem con gà đó đập trước cột quan nhà thờ (hàm ý chỉ người chết về với tổ tiên), rồi đập vào đầu cầu thang (mục đích là để người chết biết đường lên thiên đường), sau đó đập vào con xau nhà bếp, tức ba hòn đá chụm lại thành cái kiềng - bếp tạm của người Thái (để báo cho thần bếp biết trong nhà có người chết). Sau đó, con gà được làm sạch đem nướng chín, cùng với một bát xôi, một đôi đũa làm thành một mâm để cúng. Đây được xem là mâm cúng cho người chết ăn. Sau khi thầy mo chọn được giờ tốt, thì đưa thi hài vào quan tài. Quan tài được làm bằng hai nửa thân cây khoét rỗng. Người nhà làm thịt một con lợn, một con gà để thầy mo làm lễ cúng đưa xác người chết vào NGHI LỄ TANG MA TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI T HÁI Ở QUỲ CHÂU n Bùi Minh Thuận T ục ngữ Thái có câu: “Dặc đí chón bon mạ, dặc kha chón bòn hườn” (Tốt đẹp nhờ mồ nhờ mả, khấm khá nhờ nơi dựng nhà). Do đó, việc tang ma của người Thái thường được tổ chức rất chu đáo. Trong tâm thức của người Thái nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng, thì một người chết đi là bắt đầu tiếp tục cuộc sống ở bên kia thế giới. Do có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết nên họ đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để người quá cố về sống với tổ tiên. Các nghi lễ nhằm báo hiếu với người đã khuất, thể hiện tình sâu, nghĩa nặng của con cháu trước sự chứng kiến của bà con chòm xóm. Bài viết này giới thiệu về nghi lễ tang ma của người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An. Đây là nghi lễ còn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng, phản ảnh rõ bản sắc văn hóa của cộng đồng tộc người Thái nơi đây.

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NCTD_07.pdfTạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2017 [44 ] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quan tài. Mục đích cúng là để người chết được yên

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2017 [43]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Lễ khâm liệm và nhập quanKhi trong gia đình có người tắt thở, người

nhà sẽ vuốt mắt để cho người chết có mộtgiấc ngủ vĩnh viễn. Sau đó, đưa thi hài ragian nhà ngoài để tắm rửa bằng nước láthơm và thay quần áo mới. Lá dùng để đunnước tắm thường là lá bưởi, bạch đàn và ổi,có mùi thơm dịu và khử được các mùi hôitanh. Có hai loại vải dệt thổ cẩm chỉ dùngriêng cho người chết và không thể không cólà hăm và bàng.

Tiếp theo là kê giường cho người chết.Chiếc giường được đặt theo cái văng củakhung nhà cạnh xáu hoòng, trải một đôichiếu ngược lên giường cho người chết.Người nghèo thì liệm ba khổ vải trắng,người trung bình liệm bảy khổ, người giàuliệm chín khổ. Trên chiếu lót ba khổ vảitrắng và một cái nệm hăm. Người chết đượcđặt lên giường quay đầu ra phía ngoài, phíatrên phủ bốn khổ vải trắng và ba cái chăn.Vải bàng được dùng để che xung quanh.Khâm liệm xong, người con đầu vác gươmcùng con cháu đi ba vòng quanh giườngngười chết để tạ ơn rồi ngồi xuống khóc,nghi lễ này tiếng Thái gọi là om choong.

Quần áo của con cháu trong ba ngày có tang là phảilật ngược, mặc trái để mọi người đến viếng biết.Những bậc anh chị, bố mẹ của người đã khuất thìkhông mặc trái.

Khi trong gia đình có người qua đời, gia chủ thôngbáo cho anh em nội ngoại gần xa đến chia buồn và cửdâu rể đến phúng viếng, giúp đỡ. Gia đình mời thầymo và một đội nhạc đám ma (quản chai). Khi bố mẹvợ chết, các con rể phải đến phục dịch và rể đầu phảichủ trì tang lễ.

Bữa cơm đầu tiên để cúng người chết được ngườiThái tiến hành bằng cách người con trai đầu bắt mộtcon gà gọi là cày chi hèo, đem con gà đó đập trước cộtquan nhà thờ (hàm ý chỉ người chết về với tổ tiên), rồiđập vào đầu cầu thang (mục đích là để người chết biếtđường lên thiên đường), sau đó đập vào con xau nhàbếp, tức ba hòn đá chụm lại thành cái kiềng - bếp tạmcủa người Thái (để báo cho thần bếp biết trong nhà cóngười chết). Sau đó, con gà được làm sạch đem nướngchín, cùng với một bát xôi, một đôi đũa làm thành mộtmâm để cúng. Đây được xem là mâm cúng cho ngườichết ăn.

Sau khi thầy mo chọn được giờ tốt, thì đưa thi hàivào quan tài. Quan tài được làm bằng hai nửa thân câykhoét rỗng. Người nhà làm thịt một con lợn, một congà để thầy mo làm lễ cúng đưa xác người chết vào

NGHI LỄ TANG MA TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI THÁI Ở QUỲ CHÂU

n Bùi Minh Thuận

Tục ngữ Thái có câu: “Dặc đí chón bon mạ, dặc kha chón bòn hườn” (Tốt đẹp nhờ mồ nhờ mả, khấmkhá nhờ nơi dựng nhà). Do đó, việc tang ma của người Thái thường được tổ chức rất chu đáo. Trongtâm thức của người Thái nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng, thì một người chết đi là

bắt đầu tiếp tục cuộc sống ở bên kia thế giới. Do có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết nên họđã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để người quá cố về sống với tổ tiên. Các nghi lễ nhằm báo hiếu với người đãkhuất, thể hiện tình sâu, nghĩa nặng của con cháu trước sự chứng kiến của bà con chòm xóm. Bài viết nàygiới thiệu về nghi lễ tang ma của người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An. Đây là nghi lễ còn lưu giữ được nhiềunét đặc trưng, phản ảnh rõ bản sắc văn hóa của cộng đồng tộc người Thái nơi đây.

Page 2: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NCTD_07.pdfTạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2017 [44 ] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quan tài. Mục đích cúng là để người chết được yên

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2017 [44]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

quan tài. Mục đích cúng là để người chết được yênnghỉ và làm lễ tạ tội với người chết.

Trước đây, thời gian quàn linh cữu trong nhà khôngnhất định, có khi năm ngày, bảy ngày hoặc chín ngày,tùy thuộc vào việc định ngày mai táng. Thông thường,quàn linh cữu trong nhà ba ngày. Khi trong họ có tang,tất cả các thành viên đều phải nghỉ việc để lo giúp tangchủ (vải vóc, tiền gạo, cùng các khoản phải nộp theoquy định của dòng họ).

Trước khi chọn được ngày tốt để đưa tang, anh emgia chủ phải có trâu hoặc bò để cúng. Khi chém trâu(hoặc bò) để làm lễ vật cúng người quá cố thì con dâu,con rể đi quanh ba vòng. Sau đó, con rể đầu và contrai đầu dùng rìu chém giả ba nhát. Thầy mo đọc bàicúng cho người đã khuất gồm có trâu, lợn to… và củado con cháu nạp như lúa, gạo, chăn màn, cày, bừa,cưa… Sau đó thầy mo cúng, khóc để dẫn đưa hồnngười chết lên trời (Then). Những công việc nàythường được tiến hành trong một ngày đêm.

Đêm trước ngày đưa ma, dân bản và bà con xa gầnđến viếng, làm các trò vui như khắp thạ, lăm thạ (hátđố), khắp ké khắp khang (hát đối đáp), múa trống, múachiêng (điệu riêng cho đám ma), múa sạp, đeo mặt nạdiễn trò hái nấm, trò bắt dê… để làm cho “con ma nóvui” trước lúc ra khỏi nhà, lên mường Trời.

2. Lễ đưa tangTrước ngày đưa tang, con rể làm cầu thang mới có

tám bậc, bắc thẳng với cửa sổ ở ngay đầu sàn nhà cholinh cữu đi qua. Tuyệt đối không được đưa linh cữuqua cầu thang cũ, nếu gia đình không có con rể thìphải lấy rể trong họ chứ con trai không được làm.

Ngày đưa tang, dâu và rể làm thịt trâu và xôi, rồikết một cái mâm bằng tre hay ghép bằng ván, đưa đặttrước linh cữu, trên đặt bảy cái bát không, một cái đĩakhông, một cái đĩa có một miếng trầu, một vò rượutrấu nhỏ đã cắm cần. Tất cả con cháu, dâu rể, anh emtrong họ đứng xung quanh, mỗi người nhặt một miếngthịt hoặc một miếng lòng và véo một cục xôi. Xôi bỏvào đĩa, lòng và thịt bỏ vào bát (ba bát đựng lòng, bốnbát đựng thịt), dù có đầy tràn xuống mâm cũng được(Ninh Viết Giao, 2003, tr. 376). Tiếng Thái gọi việcnày là tành pướn khâu cho người đã khuất. Sau đó,dâu và rể ném còn. Rể đầu và dâu đầu ném trước (3lần) rồi đến các rể và dâu khác. Sau ném còn, dâu vàrể đối đáp (kiểu đố tục giảng thanh), tiếng Thái gọiviệc này là Thà pờ khưới. Tiếp theo dâu và rể lại nhảysạp, rể đập sạp để dâu nhảy và ngược lại. Sau đó dâurể đánh cồng chiêng và chơi kéo co (pờ khưới). Xong

hết mọi thủ tục thì thầy mo vào đọc bài mo“Mời hồn ăn lễ”. Thầy mo đọc xong, tất cảlạy ba lạy rồi ngồi khóc.

Trong ngày đưa tang, nhìn vào y phục củamọi người, ta có thể xác định được ai là ngườitrong họ và ai là người ngoài họ. Đối vớingười ngoài họ (là bà con trong bản và ngoàibản đến chia buồn, phúng viếng), họ vẫn mặcquần áo bình thường. Riêng phụ nữ chỉ để đầutrần mà không đội khăn, đó gọi là nhữngngười “đầu đen”. Những người trong họđược gọi là “đầu trắng” (khăn trắng) phảituân thủ cách ăn mặc trang phục như sau: contrai mặc quần áo trắng, chít khăn trắng, thắtdây lưng trắng, áo sổ gấu, không cài cúc vàthắt buộc bằng dây vải. Riêng áo còn đínhthêm một miếng vải trắng, xé làm ba như đôién gắn ở phía sau lưng áo gọi là bớ khó. Cácem trai, các cháu ruột đều chỉ mặc áo trắng vàchít khăn trắng. Riêng con rể phải mặc quần,áo trắng, khăn và dây lưng trắng, để phục dịchtrong quá trình làm ma và làm chay. Đối vớiphụ nữ, thì tất cả mọi người từ vợ, đến con,cháu, con dâu, em dâu đều mặc áo trắng sổgấu, đầu quấn khăn trắng hoặc để tóc xõa trần,không đeo đồ trang sức. Theo phong tụcngười Thái, các bậc anh chị của người quá cốkhông phải mặc quần áo tang. Đàn ông chítkhăn trắng, đàn bà xõa tóc. Tất cả quần áo,khăn và dây lưng đều cắt, khâu từ vải bôngthô màu trắng do tang chủ và họ hàng mangđến. Riêng nhóm Táy Mường, các chàng rểcủa dòng họ chít khăn trắng, còn các cô dâucủa dòng họ (trừ con dâu của người quá cố)thì mặc áo ngắn chui đầu màu đỏ. Riêng côdâu cả của dòng họ phải mặc áo dài chui đầucộc tay màu đỏ. Dây lưng của phụ nữ dùngtrong đám tang cũng là màu đỏ, có thêu hoavăn ở hai đầu. Khăn đội đầu là chiếc khăn tảithêu hoa văn ở đầu khăn và đính những chùmtua ngũ sắc.

Khi người chết còn nằm trong nhà, hàngngày gia đình cúng cơm cho người quá cố,con dâu phải mặc bộ trang phục này trong lễcúng cơm cho bố (mẹ) chồng để tỏ lòng hiếunghĩa. Còn lúc không cúng cơm, họ chỉ mặcquần áo bình thường, lộn trái (Vi Văn Biên,2006, tr. 187-188).

Page 3: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NCTD_07.pdfTạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2017 [44 ] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quan tài. Mục đích cúng là để người chết được yên

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2017 [45]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trước lúc khiêng linh cữu ra khỏi nhà mang đichôn, người nhà đã phân công các nhóm người hoàntất mọi việc như một nhóm phát đường, một nhómkhiêng linh cữu, một nhóm làm nhà mồ và một nhómđào huyệt. Huyệt được rể đầu chọn trước bằng cáchbói trứng. Khi chọn được mảnh đất vừa ý trong khurừng chọn làm nghĩa địa của bản, rể đầu lấy quả trứnggà tung lên, nếu trứng vỡ là được, nếu vì lý do gì đó(trứng rơi xuống chỗ khác có nhiều cỏ, chỗ đất ướt...)không vỡ thì phải chọn chỗ khác.

Đến giờ tốt, linh cữu được khiêng xuống sân. Trướckhi khiêng, gia chủ phải có chai rượu để mời độikhiêng quan tài một chén rượu, một miếng trầu và mộtít tiền. Sau đó thầy mo cúng xin vía cho con cháu củangười quá cố (lấy áo con cháu trong nhà làm thànhmột nhúm thu vía sau đó để ở nhà). Khi đưa linh cữuxuống sân, con rể phải bưng mâm cỗ vừa nói trên,cùng với con gà đã đập chết trước đó được làm thịtnướng lên đem cúng, đang treo ở cột xáu hoòng đưađi theo quan tài xuống đến sân thì có người gõ một hồichiêng và cất tiếng hú dài để báo cho mọi phí đều biết.

Lúc linh cữu được đặt vào đòn khiêng, concháu thắp các ngọn sáp, gắn vào đầu, chânvà hai bên, rồi lạy ba lạy. Khi linh cữu đượckhiêng lên, con cháu ngồi xếp thành hàngđôi cho quan tài khiêng qua đầu, trên đườngđi làm ba lượt như vậy, hai lượt đầu quaymặt hướng đi, còn lượt thứ ba thì quay mặthướng về để ngáng đường. Tục này được gọilà nọn tang (ngủ dọc đường). Giữa đường,nơi tạm nghỉ (linh cữu đặt trên một cái giádo con rể chuẩn bị trước, có khi đồng bàocòn tổ chức đánh vật, ném còn, múa sạp…giữa các trai trẻ với nhau. Đây là những sinhhoạt văn hóa mang tính vui vẻ để xua đi nỗibuồn đau, thương tiếc, làm cho “con ma”thấy vui mà đi theo, không luẩn quẩn, lưuluyến căn nhà mình đã cư trú nữa. Khi linhcữu đưa đến huyệt, người con cả cởi áo tangquét tượng trưng ba lần ở đáy huyệt, vừaquét vừa nói: “Con đã quét dọn sạch sẽ, xinmời cha (mẹ) đến ở”. Khi hạ huyệt xong,người con trai cả liền rút dao, vừa vạch lênnắp linh cữu ba đường vừa nói: “Đây là nơicha (mẹ) an nghỉ, con chỉ đường này làđường lên trời, đường này là đường đi rẫylàm nương, đường này là đường về thămcon, thăm cháu” (Ninh Viết Giao, 2003, tr.377-378).

Khi mộ được đắp xong, trên nấm mộ củangười quá cố, con cháu dựng một nhà sànnhỏ (nhà mồ) có bậc cầu thang số chẵn,ngược với bậc cầu thang nhà là số lẻ. Trongnhà sàn đó, con cháu đặt mâm cỗ bưng theo,treo con gà đã làm lễ mang theo. Con gái thìtrồng một cây cau và một bụi trầu không bêncạnh mộ, có khi họ còn trồng thêm cây dâu(tiếng Thái gọi là có mon) để hàm ý chỉngười quá cố có thể nuôi tằm dệt vải, còncon trai thì trồng cây gai (tiếng Thái gọi làcó pản) nhằm ý chỉ người quá cố có thể làmdây nỏ để bắn cung. Trên sàn nhà mồ để cácvật dụng của người chết như chăn, đệm…Xung quanh nhà mồ có làm hàng rào đểtránh thú dữ về phá. Xong xuôi công việc,mọi người ra về.

3. Các nghi lễ sau lễ đưa tangKhi lễ đưa tang hoàn tất thì tất cả con

cháu, dâu rể, anh em… của người quá cố lấy

Phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu cầuđòi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp,ứng xử trong các cộng đồng người, các quy tắc sinh hoạtcông cộng lâu đời của con người được hình thành qua quátrình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quentrong lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của cáccộng đồng xã hội. Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen,nếp sống của các cộng đồng xã hội nên phong tục, tập quánđược coi là các quy tắc ưng xử chung, điều chỉnh các quanhệ xã hội. Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục ănsâu, bén rễ rất bền chặt trong đơi sông cua nhân dân và cósức mạnh hơn cả những đạo luật. Những quy ước đó đượctuân thủ qua nhiều thế hệ, trở thành những “thông lệ pháplý” và là “cương lĩnh về nếp sống” của từng cộng đồng dâncư ở vung nông thôn - miền núi, một công cụ để điều chỉnhcác mối quan hệ xã hội, một tri thức của dân gian về quảnlý cộng đồng. Nó là một trong những nhân tố tạo nên sựđồng thuận cua xã hội. Với ý nghĩa đó, phong tục, tập quáncua ngươi Thai noi chung va ngươi Thai ơ Quy Châu noiriêng, đa góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vàođời sống xã hội.

Page 4: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NCTD_07.pdfTạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 7/2017 [44 ] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quan tài. Mục đích cúng là để người chết được yên

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 7/2017 [46]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

nước gạo đem ra suối gần nhà tắm rửa, gội đầu sạchsẽ rồi mặc quần áo ướt đi về nhà. Tang chủ đi về trướclấy kéo ra đứng sẵn ở cầu thang, cắt mỗi người mộtvài sợi tóc để vào cái mẹt. Đây là tục Tặt phổm, đổmnầu (cắt tóc chịu tang) thể hiện quan hệ thân tình, sựghi nhớ công ơn của con cháu với người quá cố. Mọingười cởi quần áo ướt ra đem vắt ở cầu thang, đưa mara khỏi nhà và mặc quần áo khô vào. Sau đó, ngườicon trai cả ôm một con vịt sống ngồi nơi đặt linh cữulúc để trên sàn nhà, khóc nộp hồn vịt cho hồn ngườichết lên Then, để đề phòng nhỡ gặp nước lụt thì vịtbơi đưa hồn sang. Tiếp theo, thầy mo làm lễ vía chomọi thân nhân con cháu đến chịu tang. Khi thầy mođọc bài lễ vía xong, mâm lễ được bưng xuống, mọingười giành lấy xôi thịt và ngồi xuống quanh mâm lễăn chung một cách ngon lành. Lúc đó, một ngườingoài giả trách rằng: “Sao con cháu dâu rể lại ănchung mâm đặt gian ngoài (gian đặt bàn thờ ma nhà)và quần áo lại vắt lên cái thang đặt trước cửa sổ. Ăncơm và vắt quần áo như vậy là kiêng, phải thôi ngay,từ nay về sau đừng để xảy ra chuyện như vậy nữa”.Thế là mọi người đứng phắt dậy, mâm lễ được hoànlại chỗ cũ. Ai có quần áo vắt ở cầu thang thì lấy đi,giặt lại, phơi nơi khác. Cái cầu thang làm để đưa linh

cữu xuống sân cũng phá luôn. Sau đó dânlàng, anh em chia buồn với gia đình.

Ngày thứ hai, tất cả con trai, con gái, dâurể đều ra thăm mộ. Người con trai cả mangtheo tóc của người thân, cùng mũ rơm của concái bỏ trên mộ.

Sang ngày thứ ba, con cháu làm lễ mở cửanhà mồ. Ngày này, gia chủ giết gà làm cỗ, nhờthầy mo đến cúng ông (bà) mời hồn ông (bà)về nhà làm ma nhà (phí hươn) phù hộ cho concháu. Đồng thời, thầy mo lấy chổi lá gai,nhúng vào chậu nước ngâm bồ kết, quét quacác xó xỉnh trong nhà, như quét hết mọi cáiốm đau, đen đủi, khó khăn,… để cho ngườisống có cuộc sống khỏe mạnh, may mắn. Sauđó chậu rửa và chổi được nhanh chóng mangra vứt xuống suối. Từ đó, con cháu mới nhẹnhõm, nỗi buồn, nhớ thương người chếtnhanh chóng vơi đi.

Trong thời gian để tang, dâu con khôngđược ca hát, dùng các loại đồ trang sức.Người Thái ở Quỳ Châu có tục để tang ngườichết trong chín tháng, bằng cách gắn mộtmiếng vải trắng, xé làm ba mảnh sau lưng áo.Áo mặc phải sổ gấu. Con trai mặc áo khôngcó khuy cài mà buộc bằng dây vải. Hết chíntháng, gia đình mổ lợn mời họ hàng, làng xómđến dự làm lễ mãn tang. Sau lễ này, mọi kiêngcữ được bỏ, sinh hoạt diễn ra bình thường.

Người Thái nói chung và người Thái ởQuỳ Châu không có tục tảo mộ hàng năm vàbốc mộ như người Kinh. Người chết đượcchôn sâu tại nghĩa địa trong rừng.

Trên đây là những nghi lễ, thủ tục cơ bản vềmột đám ma cổ truyền của người Thái ở QuỳChâu, Nghệ An. Nó phản ánh những quanniệm về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, phongtục, tập quán…, thể hiện mối quan hệ giữa conngười với con người, giữa con người với thếgiới tâm linh riêng của người Thái nơi đây./.

Lễ tang ma của người Thái Tày Mường

Tài liệu tham khảo:

1. Vi Văn Biên (2006), Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc.2. Ninh Viết Giao (2003), Địa chí huyện Tương Dương, Nxb Khoa học xã hội.3. Huyện ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân huyện Quỳ Châu (2011), Địa chí huyện Quỳ Châu, Nxb Khoa

học xã hội.4. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa

học xã hội.