ngoại thương việt nam.docx

24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Giảng viên: Lê Huỳnh Mai Lớp: Kinh tế phát triển Nhóm thực hiện: nhóm 7

Upload: quynh-trong

Post on 31-May-2015

2.439 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: ngoại thương việt nam.docx

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đề tài:

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Giảng viên: Lê Huỳnh Mai

Lớp: Kinh tế phát triển

Nhóm thực hiện: nhóm 7

HÀ NỘI, ngày 25 tháng 10 năm 2012

Page 2: ngoại thương việt nam.docx

Danh sách thành viên nhóm

STT Họ và tên Mã SV Phụ Trách1 Bùi Diệu Hương CQ521700 Nhóm trưởng, tổng hợp word, phân chia

công việc, thuyết trình2 Trịnh Xuân Vinh Tài liệu và slide về chiến lược3 Nguyễn Văn Toàn Tài liệu và slide về lợi thế, thuyết trình4 Lê Huy Bình Tài liệu và slide về kết quả5 Lều Trọng Quỳnh Tổng hợp slide6 Phạm Tiến Mạnh Tài liệu và slide về lợi thế7 Nguyễn Văn Vinh Tài liệu về hạn chế và giải pháp8 Đỗ Thành Luân Tài liệu và slide về chiến lược9 Đỗ Minh Tiến Tài liệu và slide về kết quả, thuyết trình

Nội dung

I. Lợi thế của Việt Nam và việc lựa chọn chiến lược ngoại thươngII. Chiến lược ngoại thương Việt Nam: hướng ngoại tổng hợp

1. Xuất khẩu sản phẩm thô2. Hạn chế nhập khẩu3. Hướng ra thị trường quốc tế

III.Kết quả của chiến lượcIV. Hạn chế, giải pháp

Page 3: ngoại thương việt nam.docx

I. Lợi thế của Việt Nam và việc lựa chọn chiến lược1. Lợi thế của Việt Nam Vị trí địa lí:

Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, và nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới

Chính trị- xã hội:

Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) 2007 tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11/9.

Nguồn nhân lực dồi dào:

Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, đây là thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là nguồn cung cấp lao động dồi dào. Thống kê cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người

Tài nguyên thiên nhiên phong phú:

gồm các tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, quần thể động thực vật hết sức phong phú.

Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế

Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng

thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB);

Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25

nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của

Việt Nam);

Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á

(ASEAN),

Page 4: ngoại thương việt nam.docx

Tham gia vào AFTA

Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT);

Tháng 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên

sáng lập;

15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành

viên của APEC;

Năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ…

Tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO; ngày 11/01/2007 Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố Việt Nam sẽ chính thức trở thành

thành viên thứ 150.

Việt nam tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới góp phần tăng cường, mở

rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, mở rộng thị

trường xuất khẩu và nhập khẩu, tăng số lượng bạn hàng. Đồng thời, cũng tạo ra

nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương của Việt nam vào các

nước, như việc làm giảm các hàng rào thương mại, tự do thương mại.

Từ những lợi thế trên đã cho thấy được tiềm năng của ngoại thương Việt

Nam rất cao. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và nguồn tài nguyên phong phú

là hai lợi thế nổi bật nhất của nền kinh tế Việt nam so với nhiều nước khác.

Theo học thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, Việt nam nên

xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế, và nhập khẩu các mặt hàng mà

mình không có lợi thế, để làm tăng hiệu quả của nền kinh tế khi tận dụng

được nguồn lực hạn chế, cũng như mang được lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội

cho quốc gia qua hoạt động trao đổi, buôn bán. Và để tận dụng được lợi thế

trên, theo mô hình Heckscher-Olin, Việt nam nên tập trung sản xuất, xuất

Page 5: ngoại thương việt nam.docx

khẩu các mặt hàng thâm dụng yếu tố mà Việt nam dư thừa (đó là lao động

và tài nguyên); và nhập khẩu các mặt hàng có nguồn lực khan hiếm.

2. Chiến lược hướng ngoại tổng hợp

Chiến lược hướng ngoại thành công đầu tiên ở một số nước và vùng lãnh thổ các

nước NICs. Nội dung chiến lược này của các nước NICs là sản xuất những mặt

hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn trong nước, thực hiện nhất

quán chính sách giá cả: giá hàng trong nước phải phản ánh sát với hàng trên thị

trường quốc tế và phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố trong nước.

Vào đầu những năm 70 các nước ASEAN đều lần lượt chuyển sang chiến lược

hướng ngoại. Phần lớn các nước ASEAN có dân số đông và nguồn tài nguyên

thiên nhiên đáng kể, do đó nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN

có những đặc điểm khác so với các nước NICs. Các nước ASEAN tận dụng lợi thế

so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn tài nguyên thiên

nhiên để thúc đẩy quá trình tích lũy ban đầu của đất nước, khuyến khích sản xuất

các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đất nước. Vì vậy, thực chất chiến lược hướng

ngoại của các nước ASEAN là chiến lược hướng ngoại mang tính chất tổng hợp.

Việt Nam cũng là 1 nước áp dụng chiến lược hướng ngoại tổng hợp.

Page 6: ngoại thương việt nam.docx

II. Chiến lược hướng ngoại tổng hợp của Việt Nam và các kết quả1. Xuất khẩu sản phẩm thô: Việt Nam tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lợi

thế của một nước nông nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu các sản phẩm thô.

Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: gồm than đá và dầu mỏ

Nhóm hàng nông lâm thủy sản: gồm gạo, cà phê, điều, cao su, các loại thủy hải sản

Ưu điểm của chiến lược này đối với Việt Nam

- Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều rộng, không những tận

dụng các nguồn tài nguyên sẵn có mà còn thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn

giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tổng cục thống kê, giá trị

sản xuất công nghiệp khai thác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (theo giá so

sánh 1994) là 22024,3tỷ đồng vào năm 2008 và đạt mức 23898,6 tỷ đồng vào năm

2009. Từ khi xuất khẩu dầu mỏ, Việt Nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần

10 nghìn lao động, giải quyết phần nào nạn thất nghiệp.

- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Sự

phát triển của công nghiệp chế biến trên thế giới đòi hỏi phải gia tăng xuất khẩu

sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu tạo

ra “mối liên hệ ngược”, điều này thúc đẩy chúng ta giảm chi phí sản xuất và tăng

cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Đối với Việt Nam, xuất

khẩu thô thời gian vừa qua cũng có những đóng góp đáng kể cho nguồn tích lũy

của đất nước. Là một nước đang phát triển và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy

móc, thiết bị, với nguồn thu hàng năm về ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã

tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghiệp.

Nhược điểm- Cung – cầu sản phẩm thô không ổn định

Page 7: ngoại thương việt nam.docx

Cung sản phẩm thô không ổn định do các mặt hàng chưa qua chế biến hoặc sơ chế

có nguồn gốc chủ yếu từ ngành nông nghiệp và khai khoáng, đây là những ngành

mà điều kiện và kết quả sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn về thời tiết, khí hậu.

Cầu sản phẩm thô biến động do hai nguyên nhân cơ bản

o Quy luật tiêu dùng: xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cơ bản

tăng chậm hơn mức tăng thu nhập, bên cạnh đó làm cho sản phẩm thô

có xu hướng giảm.

o Do tác động của sự phát triển khoa học công nghệ dẫn đến xu hướng

giảm nhu cầu về sản phẩm thô.

- Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ

- Thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động

Nếu như năm 2009, than xuất khẩu bình quân gần 32,2 USD/tấn (giá bán tại cảng Quảng Ninh). Cơn sốt giá dầu thô trên thị trường thế giới trong năm 2010 đã làm cho than xuất khẩu tăng giá đột biến và hiện đã lên đến 60 USD/tấn. Như vậy, chỉ riêng với số than đã xuất đi vào năm 2009, Việt Nam đã mất gần một tỉ USD do chênh lệch giá.

- Khó đa dạng hóa các sản phẩm thô

Việt Nam đang có chiến lược giảm dần tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu thô, tăng dần tỉ trọng sản phẩm đã qua chế biến.

2. Hạn chế hàng nhập khẩu

Để hạn chế ảnh hưởng của nhập siêu, nước ta đã và đang áp dụng một số chính sách

trong chiến lược thay thế hàng nhập khẩu nhằm cải thiện tình hình ngoại thương trong

nước, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Thực chất đây là chính sách bảo hộ có lựa chọn,

có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

Thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để đầu tư sản xuất

tại chỗ; chế biến một số sản phẩm công nghệ cao trong nước

Page 8: ngoại thương việt nam.docx

Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách này đối với một số loại hàng hóa như:

nguyên phụ liệu ngành dệt may, da, giày; chất dẻo nguyên liệu; linh kiện điện tử, linh

kiện xe máy…

Lấy ví dụ về hai loại nguyên phụ liệu được nhập khẩu nhiều nhất:

Đối với nguyên phụ liệu mặt hàng dệt may, mặc dù nguồn nguyên liệu trong nước trong

tương lai gần có thể đáp ứng cho ngành may mặc với giá rẻ hơn, lại đỡ tốn chi phí và thời

gian vận chuyển, nhưng hiện tại các doanh nghiệp lại khá dè dặt trong việc dùng nguyên

liệu nội địa bởi chất lượng không ổn định, giá cả và thủ tục hoàn thuế chưa rõ ràng, từ đó

có thể làm giảm uy tín và kim ngạch xuất khẩu đối với các mặt hàng này. Tính riêng quí I

năm 2011, nước ta nhập khẩu 1,4 tỉ USD vải, xuất khẩu 2,8 tỉ thành phẩm dệt may; đối

với mặt hàng giày da, nhập 632 triệu USD, xuất thành phẩm đạt 1,3 tỉ USD.

Đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, linh kiện điện tử. Hiện nay, nước ta đã

có hai khu công nghệ cao, có khả năng lắp ráp các sản phẩm điện tử với giá rẻ, chất

lượng ổn định. Thay vì nhập khẩu trọn gói sản phẩm như trước đây, chúng ta có thể lắp

ráp ngay trong nước sau đó xuất khẩu, tạo ra giá trị cao hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng này

hiện tại thì mức độ nhập khẩu đều cao hơn so với xuất khẩu. Tính từ giai đoạn 2001-

2010, nhập cao hơn hơn xuất từ 3 đến trên 6 lần.

Sử dụng hàng rào thuế quan, hạn ngạch:

Năm 2012 BTC điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu của 157 dòng thuế là các mặt hàng

cần thiết điều chỉnh tăng thuế để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập siêu theo Nghị

quyết số 11/NQ-CP đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá không khuyến

khích nhập khẩu, nằm ngoài danh mục Nhà nước quản lý để bình ổn giá hoặc thuộc

danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng

trong nước đã sản xuất được.

Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

Ưu điểm:

Page 9: ngoại thương việt nam.docx

- Kích thích hình thành những ngành công nghiệp mới trong nước và thúc đẩy

sự trưởng thành của các ngành công nghiệp.

- Tiết kiệm được ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị; tiếp thu được công

nghệ bên ngoài.

Nhược điểm:

- Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bảo hộ bằng thuế dẫn đến tình trạng trốn lậu

thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan. Bảo hộ bằng hạn ngạch thì dẫn đến tình

trạng hối lộ các quan chức phụ trách phân phối hạn ngạch nhập khẩu.

- Hạn chế xu hướng công nghiệp hóa của đất nước.

- Làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển

3. Hướng ra thị trường quốc tế

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn

để vươn ra thị trường quốc tế, do được dỡ bỏ nhiều trở ngại về thuế quan.

Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu

Ví dụ: vùng Tây Nguyên chuyên cung cấp café, vùng ĐBSCL: chuyên canh sản

xuất lúa gạo…

Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Xác định các ngành mũi nhọn trong xuất khẩu: ngành hàng thủ công mỹ nghệ,

nhóm ngành công nghiệp với các ngành hàng tiềm năng nhất gồm may mặc và

nguyên phụ liệu, da giày, đồ gỗ nội ngoại thất, thiết bị gia dụng, máy móc nông

nghiệp, đóng tàu, đồ chơi, thuỷ tinh, nhóm hàng nông sản với các mặt hàng như cà

phê, cao su, điều, gạo

Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Page 10: ngoại thương việt nam.docx

Nhóm hàng chế biến: được dự báo tăng tỷ trọng từ 40% năm 2002 lên 70% năm

2020, tăng hàm lượng xuất khẩu hàng chế biến sâu như dệt may, giày dép, sản

phẩm điện tử, cơ khí, hóa chất, xăng dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, thực phẩm,

dược phẩm..

Nhóm dịch vụ: phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ gồm: dịch vụ phần mềm máy

tính, du lịch và các loại dịch vụ khác như kho vận, bảo hiểm, sửa chữa tàu thủy,

phục vụ dầu khí, hàng không, tài chính, ngân hàng… dự báo tỷ trọng sẽ tăng từ 8%

năm 2002 lên 20% năm 2020.

Nhóm hàng thô, sơ chế: dự báo sẽ giảm tỷ trọng từ 62% năm 2002 xuống còn 10%

năm 2020.

Phát triển thị trường

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm của công tác thị trường là các nước

ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc

Chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất

khẩu

- Chính sách tỷ giá hối đoái: giữ tỉ giá ở mức cố định

- Tín dụng xuất khẩu có nhiều hình thức, do Nhà nước hoặc Ngân hàng

cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

- Việt Nam cũng có những chính sách ưu tiên về thuế đối với các đầu vào

nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các nguyên liệu và bán

thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không bị đánh thuế hoặc đánh

thuế rất thấp.

Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu

Page 11: ngoại thương việt nam.docx

III. Kết quả thực hiện chiến lược ngoại thương

BẢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THÔ TỪ NĂM 2008 ĐẾN HẾT QUÝ

I NĂM 2011 (phần trăm, triệu USD)

2008 2009 2010 Hết quý I 2011

Tỉ

trọng

Trị

giá

Tỉ

trọng

Trị

giá

Tỉ

trọng

Trị

giá

Tỉ

trọng

Trị

giá

Tổng

XK

62906 56584 71629 19245

Rau quả 0.63 396 0.76 431 0.63 451 0.8 150

Hạt

điều

1.46 920 1.50 849 1.59 1136 1.06 204

Cà phê 3.21 2022 3.02 1710 1.62 1163 5.44 1047

Chè 0.23 147 0.31 178 0.23 197 0.18 35

Hạt tiêu 0.50 313 0.63 356 0.60 425 0.63 121

Gạo 4.61 2902 4.70 2662 4.48 3212 4.41 849

Than đá 2.30 1444 2.34 1326 2.16 1549 1.09 210

Dầu thô 16.61 10450 10.97 6210 6.90 4944 8.09 1557

Cao su 2.50 1579 2.12 1199 3.32 2376 4.02 774

Page 12: ngoại thương việt nam.docx

Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2011

Gạo vẫn là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị

xuất khẩu nông sản của nước ta (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông

sản). Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2011 lượng gạo xuất

khẩu đạt 7,1 triệu tấn và trị giá đạt 3,66 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 3,3% về lượng và tuy

nhiên tăng khá 12,6% về trị giá so với năm trước.

Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2011 là 155,6 nghìn tấn, trị giá đạt 325 triệu USD, tăng 119,9% về lượng và tăng 116,6% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 12 tháng/2011, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt gần 1,26 triệu tấn, trị giá đạt 2,75 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và tăng48,7% về trị giá so với năm 2010.

Page 13: ngoại thương việt nam.docx

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt

là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, đi cùng với đó là hệ lụy của việc

hàng hóa nhập khẩu tràn vào nước ta ngày càng nhiều, khiến cho cán cân thương

mại luôn âm, nặng nhất là vào năm 2008. Chính vì thế mà Chính phủ mới đưa ra

các biện pháp bảo hộ, lập hàng rào thuế quan, hạn ngạch để giảm lượng nhập khẩu,

qua đó làm giảm mức thâm hụt thương mại.

Page 14: ngoại thương việt nam.docx

Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng

..\Downloads\V 08.09.xls

Qua bảng số liệu ta thấy rằng

Cơ cấu trong giá trị hàng xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế đã chuyển từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm thì hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN chiếm tỉ trọng lớn qua các năm cho thấy chúng ta đang thực hiện đúng theo đường lối phát triển kinh tế được đề ra từ đại hội VI.

Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước và vùng

lãnh thổ

..\Downloads\V 08.10.xls

Chúng ta xuất khẩu sang EU nhiều nhất, và xét về các nước thì xuất sang Trung

Quốc và Nhật Bản nhiều nhất

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

..\Downloads\V 08.11.xls

Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ

..\Downloads\V 08.14.xls

Chúng ta nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN, và các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan

Page 15: ngoại thương việt nam.docx

Xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ

..\Downloads\V 08.16.xls

Chúng ta chủ yếu cung cấp dịch vụ du lịch,và nhập khẩu dịch vụ giao thông vận tải.

Page 16: ngoại thương việt nam.docx

IV. Hạn chế và giải pháp1. Xuất khẩu sản phẩm thô đặc biệt là khoáng sản đã và đang dẫn đến cạn

kiệt nguồn TNTN của đất nước, Trong khi chúng ta xuất khẩu sản phẩm thô ra nước ngoài thì đồng thời chúng ta lại nhập lại các sản phẩm của chúng ta đã qua tinh chế từ nước ngoài với giá cao hơn nhiều

xây dựng các cơ sở chế biên sản phẩm thô thành sản phẩm đã qua tinh chế

nhằm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước tăng thuế xuất khẩu

các mặt hàng nông sản thường xuyên biến động về giá cả, bị ép giá, bị kiện về bán phá giá và chất lượng không đảm bảo

Thành lập các hiệp hội để ngăn cản sự ép giá Nâng cao chất lượng hàng nông sản thông qua mô hình liên kết 4 nhà

2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước chưa cao, hàng xuất khẩu nhưng nguyên liệu đầu vào chủ yếu dựa vào nhập khẩu

Khuyến khích các DN trong nước sử dụng nguyên liệu trong nước Giảm dần sự bảo hộ đối với DN trong nước

3. Hiện tượng trốn thuế, buôn lậu còn nhiều

Theo VOVonline ngày 08/7/2011 về ‘’Doanh nghiệp trốn thuế’’

Doanh nghiệp có vốn FDI: có gần 30% trong tổng số doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm. Nhưng nghịch lý là dù lỗ triền miên, các DN đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, bà Phan Thị Vịnh cho biết, qua theo dõi quyết toán thuế năm 2009 cho biết, 100% DN FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh báo cáo… lỗ kéo dài. Có DN lỗ tới tận 10 năm trời.Kiểm tra đối chiếu mới thấy, giá xuất khẩu của các DN này thấp hơn giá thành và giá nội tiêu rất nhiều lần. Hầu hết các DN này đều có công ty mẹ ở  Đài Loan. Thực tế, họ xuất hàng về công ty mẹ rồi đóng nhãn mác bên đó.

Page 17: ngoại thương việt nam.docx

Nâng cao nghiệp vụ thuế. Tăng cường lực lượng kiểm tra, thanh tra

4. Dựa quá nhiều vào nhập khẩu

Nhập khẩu xăng dầu: khiến cho giá xăng dầu lên xuống thất thường, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế

Từ đầu năm 2012, giá xăng tăng 6 lần và giảm 5 lần. Tổng cộng, xăng tăng giá 6.050đồng và chỉ giảm 3.200 đồng.

Ngày 7/3, tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng/lít

Ngày 20/4, tăng 900 đồng lên 23.800 đồng/lít

Ngày 9/5, giảm 500 đồng xuống 23.300 đồng/lít

Ngày 23/5, giảm 600 đồng xuống 22.700 đồng/lít

Ngày 7/6, giảm 800 đồng xuống 21.900 đồng/ lít

Ngày 21/6, giảm 700 đồng xuống 21.200 đồng/lít

Ngày 2/7, giảm 600 đồng xuống 20.600 đồng/lít

Ngày 20/7, tăng 400 đồng lên 21.000 đồng/ lít

Ngày 1/8, tăng 900 đồng lên 21.900 đồng/lít

Ngày 13/8, tăng 1.100 đồng lên 23.000 đồng/lít

Ngày 28/8, tăng 650 đồng lên 23.650 đồng/lít

(Giá áp dụng cho xăng A92)

Xây dựng các cơ sở chế biến, các khu công nghệ trong nước Có phương án dự phòng thích hợp