nguoi thay giang day ctxh

3
CÔNG TÁC XÃ HI MT NGÀNH KHOA HC – MT NGHCHUYÊN MÔN Nguyn ThOanh Cnhân Xã hi hc Thc sĩ Phát trin cng đồng 1. ĐẶT VN ĐỀ “Không phi ai cũng làm Công tác xã hi (CTXH) được!” là tuyên bca mt vThtrưởng ngành Lao động – Thương binh – Xã hi trong mt cuc hp liên bvngành này vào năm 2005. Điu ông mun nói là phi được đào to bài bn vchuyên môn CTXH mi trthành mt Nhân viên Công tác xã hi (NVXH) chuyên nghip, còn nhng người đào to hkhông kinh qua đào to CTXH thì sao? Điu này tht khó tin, nhưng là mt thc trng nguy him vi trên 20 trường Cao đẳng, Đại hc có mbmôn hay khoa CTXH trên cnước ta hin nay. Vì sao có thc trng mà lý trí thông thường khó gii thích này? Đó có thlà do: o CTXH bđánh đồng vi công tác tthin mà ai làm cũng được. o Nim tin vào mt phương pháp sư phm li thi “Thy đọc trò chép”. Mà đọc thì bt cai cũng làm được. o Sngnhn khó tháo ghơn rng CTXH là mt dng ng dng ca Xã hi hc, vì chai đều có ch“xã hi”. Thc tế CTXH như mt khoa hc hình thành độc lp vi Xã hi hc. Tnhng tht bi ca công vic tthin (to sli, lthuc, chai lì,… thm chí sthiếu trung thc ca người được giúp đỡ), mà mc đích cui cùng và nguyên tc ct lõi ca CTXH như mt khoa hc là STGIÚP CA THÂN CH. Làm sao cho htthay đổi, vn động ni lc để tvươn lên. Tđó các nhà khoa hc đầu tiên rút ra các PHƯƠNG PHÁP công tác để đạt được mc đích trên, để làm vic này CTXH cn nhng kiến thc nn vxã hi và hành vi con người. Tđó nó vay mượn kiến thc không nhng ca Xã hi hc mà cca Tâm lý hc và các ngành khoa hc xã hi khác. 2. THNÀO LÀ MT NGÀNH KHOA HC, MT NGHNGHIP? CTXH là mt khoa hc xã hi ng dng, có hkiến thc nn vay mượn tcác khoa hc khác (như mi khoa hc), vi hlý lun và phương pháp ca riêng nó, không trùng lp vi các ngành khác. CTXH là mt nghnghĩa là mt khoa hc để thc hành trong đó lý thuyết và phương pháp quyn thành mt khi thng nht. Và knăng không ththiếu. 1

Upload: foreman

Post on 28-Nov-2014

2.490 views

Category:

Education


2 download

DESCRIPTION

Vấn đề của người Thầy khi dạy CTXH cho sinh viên

TRANSCRIPT

Page 1: Nguoi thay giang day CTXH

CÔNG TÁC XÃ HỘI MỘT NGÀNH KHOA HỌC – MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔN

Nguyễn Thị Oanh Cử nhân Xã hội học Thạc sĩ Phát triển cộng đồng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Không phải ai cũng làm Công tác xã hội (CTXH) được!” là tuyên bố của một vị Thứ trưởng ngành Lao động – Thương binh – Xã hội trong một cuộc họp liên bộ về ngành này vào năm 2005. Điều ông muốn nói là phải được đào tạo bài bản về chuyên môn CTXH mới trở thành một Nhân viên Công tác xã hội (NVXH) chuyên nghiệp, còn những người đào tạo họ mà không kinh qua đào tạo CTXH thì sao? Điều này thật khó tin, nhưng là một thực trạng nguy hiểm với trên 20 trường Cao đẳng, Đại học có mở bộ môn hay khoa CTXH trên cả nước ta hiện nay.

Vì sao có thực trạng mà lý trí thông thường khó giải thích này? Đó có thể là do: o CTXH bị đánh đồng với công tác từ thiện mà ai làm cũng được. o Niềm tin vào một phương pháp sư phạm lỗi thời “Thầy đọc trò chép”. Mà đọc thì bất cứ

ai cũng làm được. o Sự ngộ nhận khó tháo gỡ hơn rằng CTXH là một dạng ứng dụng của Xã hội học, vì cả hai

đều có chữ “xã hội”. Thực tế CTXH như một khoa học hình thành độc lập với Xã hội học. Từ những thất bại

của công việc từ thiện (tạo sự ỉ lại, lệ thuộc, chai lì,… thậm chí sự thiếu trung thực của người được giúp đỡ), mà mục đích cuối cùng và nguyên tắc cốt lõi của CTXH như một khoa học là SỰ TỰ GIÚP CỦA THÂN CHỦ. Làm sao cho họ tự thay đổi, vận động nội lực để tự vươn lên. Từ đó các nhà khoa học đầu tiên rút ra các PHƯƠNG PHÁP công tác để đạt được mục đích trên, để làm việc này CTXH cần những kiến thức nền về xã hội và hành vi con người. Từ đó nó vay mượn kiến thức không những của Xã hội học mà cả của Tâm lý học và các ngành khoa học xã hội khác.

2. THẾ NÀO LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC, MỘT NGHỀ NGHIỆP? CTXH là một khoa học xã hội ứng dụng, có hệ kiến thức nền vay mượn từ các khoa học

khác (như mọi khoa học), với hệ lý luận và phương pháp của riêng nó, không trùng lấp với các ngành khác. CTXH là một nghề nghĩa là một khoa học để thực hành trong đó lý thuyết và phương pháp quyện thành một khối thống nhất. Và kỹ năng không thể thiếu.

1

Page 2: Nguoi thay giang day CTXH

Có thể so sánh mối quan hệ giữa các khoa học xã hội cơ bản (Tâm lý học, Xã hội học,…) và CTXH với mối quan hệ giữa Y học và các khoa học tự nhiên như Sinh, Lý, Hóa,…. Sinh viên Y khoa phải có một cái nền vững chắc về khoa học tự nhiên rồi học các môn Y học. Chuyên gia Sinh, Lý, Hóa giỏi về khoa học tự nhiên hơn bác sĩ nhưng không thể khám chữa bệnh vì không có học phần Y học.

Cũng vậy, một nhà Tâm lý hay Xã hôi học có thể rất giỏi về ngành của mình, nhưng không thể thay thế NVXH vì không có học phần chuyên môn riêng của nghề này. Đặc biệt phần thực hành trong đào tạo CTXH như trong ngành Y chiếm 40 – 50%.

Dạy CTXH là dạy nghề nên người thầy đứng lớp phải giỏi thực hành mới biết mình đang nói gì như một thầy Y khoa giỏi trước tiên là một bác sĩ thực hành giỏi. Dạy CTXH là truyền nghề nên bắt buộc người dạy phải có nghề trước đã. Truyền nghề là cùng một lúc truyền đạt kiến thức, kỹ năng, và nhất là thái độ. Đặc biệt thái độ là vô cùng quan trọng vì đó là đạo đức, giá trị nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp mà người không hành nghề không thể có. Dạy nghề là góp phần xây dựng nhân cách chuyên nghiệp nơi người học thông qua chính nhân cách của người thầy. Mà nhân cách là cả cuộc sống mà sách vở, lý thuyết suông không thay thế được. Cũng như từ Nhà sinh học không thể toát ra nhân cách của một bác sĩ.

3. NGƯỜI THẦY Ở HIỆN TRƯỜNG Thực tập trong CTXH chiếm 40% – 50% thời gian trong suốt quá trình học. Thực tập

không chỉ là tham quan tiếp xúc thực tế mà là học kết nối lý thuyết với thực tế, ứng dụng lý thuyết, ứng dụng các phương pháp đặc thù của nghề để giải quyết một vấn đề xã hội. Cũng như trong Y khoa, sinh viên CTXH phải làm đúng quy cách chuyên môn dưới sự chỉ dẫn sát sao của một người thầy thực hành nắm vững lý thuyết. Thực tập không phải kiểu đem con bỏ chợ để sinh viên tự mày mò rồi viết báo cáo mà người thầy không có nghề không biết đường mà sửa.

Một sai lầm khá phổ biến là nhiều nơi cứ thấy đâu có Mái ấm, Nhà mở, Cô nhi viên thì thả sinh viên tới “thực tập”. Họ không biết rằng, từ khá lâu, quan điểm An sinh xã hội hiện đại chỉ ra rằng: mô hình nuôi tập trung rất có hại cho sự phát triển nhân cách của trẻ và khuyến khích mô hình gia đình nuôi hộ (foster care) hay con nuôi (adoption). An sinh xã hội nước ta còn rất lỗi thời. Nếu những NVXH tương lai của nước nhà học và tiếp tục phổ biến những mô hình sai lầm thì thật đáng tiếc và có hại cho con người và xã hội.

Mở một khoa CTXH mà không có thầy đúng nghĩa là một khoa Y mà không có bác sĩ. Dạy lý thuyết Y khoa xong mà không có bệnh viện, trung tâm y tế hay chương trình sức khỏe cộng đồng, làm đúng quy cách thì sinh viên chỉ học có phân nửa, thậm chí học sai. Mà học sai ở hiện trường thì dễ tiếp thu hơn. Cơ sở thực tập có thể thiếu những người thầy dạy thực tập, còn gọi là kiểm huấn viên thì càng không thể thiếu. Ngoài kiến thức lý thuyết, kinh nghiệm thực hành, họ phải được tập huấn về phương pháp kiểm huấn. Về mặt rèn luyện nhân cách chuyên nghiệp, vai trò của họ cực kỳ quan trọng, vì sinh viên cọ sát với họ trong cuộc sống, trong môi trường làm việc, và bắt chước cái hay cái dở của họ.

Cũng như người thầy đứng lớp, họ là NGƯỜI MẪU về nghề nghiệp, dù họ ý thức hay không ý thức. hiện nay kiểm huấn viên có học phương pháp kiểm huấn cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

2

Page 3: Nguoi thay giang day CTXH

4. THẦY LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH ĐANG THIẾU TRẦM TRỌNG Hiện nay cả nước có trên dưới 50 Thạc sĩ về CTXH, Phát triển cộng đồng và các ngành

liên quan như chính sách xã hội, giới và phát triển,… Hầu hết họ tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Một điều hiển nhiên là không phải ai cũng dạy học hay kiểm huấn được. Lớp người có kinh nghiệm từ trước năm 1975 đã lần lượt về hưu. Những Thạc sĩ tốt nghiệp sau giải phóng thiếu bề dày kinh nghiệm. Hiện nay ở TP.HCM có hiện tượng “chạy sô” đáng lo ngại có thể ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy ở nơi họ xuất thân. Thậm chí không phải ở đâu cũng tìm ra được những người thầy Tâm lý học, Xã hội học có thể dạy tốt các môn nền tảng này. Với tình trạng này không thể hy vọng ở một sự đào tạo về CTXH có chất lượng.

5. MUỐN HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHẢI CÓ TRÌNH ĐỘ QUỐC TẾ Ta đang nói nhiều về nâng cấp giáo dục Đại học nước nhà lên đẳng cấp quốc tế. Ta cũng

rất mong muốn gia nhập các tổ chức quốc tế về An sinh xã hội và CTXH. Muốn vậy ta phải lo tự cải thiện chất lượng đào tạo trước. Trung Quốc thập kỷ trước đã phạm sai lầm “dạy đại học đại” về CTXH. Họ đã mở 59 trường mà không có thầy, cứ làm ẩu như ta hiện nay. Họ đã bị quốc tế phê phán khá nặng. Nhưng 59 trường trên cả tỉ dân số thì còn nhẹ hơn 25 trường (thực tế là cao hơn) trên 80 triệu dân.

Nhu cầu CTXH của nước nhà lớn thật, nhưng nếu chỉ chạy theo số lượng thì không giải quyết được vấn đề gì. Có khi làm ẩu làm bậy còn gây tác hại cho con người, cho đất nước. Trước mắt là một sự lãng phí rất lớn. Ước mong quý thầy cô với lương tâm và trách nhiệm của người trí thức, với sự hiểu biết đúng về một nghề mới cùng nhau suy nghĩ lại để tìm biện pháp đúng đắn nhất.

Đây cũng là bảo vệ uy tín quốc gia để người ta không cười mình. Quan trọng hơn hết là hàng ngàn sinh viên là nạn nhân của sự vô trách nhiệm khi ra trường không biết phải làm gì. Thiệt hại lớn hơn nữa thuộc về các thân chủ của họ. những người này cũng không khác gì bệnh nhân không được chữa trị hay trị sai.

Trách nhiệm cũng thuộc về các bộ ngành có liên quan đã đóng góp cho sự ra đời của một ngành nghề mới mà không có những biện pháp để theo dõi, kiểm soát để nó không đi lệch hướng.

Nguyễn Thị Oanh Tháng 05/ 2007

3