nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

5
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm 1. Nguyên nhân bé ăn hay ngậm là gì? Tình trạng bé lười ăn , hay ngậm cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi các mẹ nổi cáu, stress vì không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không còn ăn ngậm. Bé ăn hay ngậm do đâu? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn, ăn hay ngậm mà bố mẹ không nên bỏ qua: Trẻ biếng ăn, hay ăn ngậm - Do bố mẹ chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi, sở thích của bé nên bé không muốn ăn, hay ngậm - Bé mắc bệnh, trường hợp bé mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp với các biểu hiện như: mệt mỏi, khó chịu, khó nuốt,... Từ đó sẽ làm cho bé ăn hay ngậm và lười ăn. Hay bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa, bé sẽ bị khó tiêu, đầy bụng và không muốn ăn. - Bé có thói quen lười nhai do bố mẹ thường xuyên cho bé ăn các loại đồ xay nhuyễn dù bé đã mọc đủ răng. Chính việc này đã làm cho bé lười nhai hơn, gây ảnh hưởng tới quá

Upload: chinhvu1989

Post on 22-Jan-2021

2 views

Category:

Healthcare


0 download

DESCRIPTION

Tình trạng bé lười ăn, hay ngậm khiến cho mỗi bữa ăn trở thành cuộc chiến, nỗi ám ảnh cho cả mẹ và bé. Biếng ăn kéo dài có thể gây ra suy dinh dưỡng, đề kháng kém, bé dễ mắc bệnh và chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vậy, bé ăn hay ngậm phải làm sao?

TRANSCRIPT

Page 1: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

1. Nguyên nhân bé ăn hay ngậm là gì?Tình trạng bé lười ăn, hay ngậm cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi các mẹ nổi cáu, stress vì không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không còn ăn ngậm. Bé ăn hay ngậm do đâu? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn, ăn hay ngậm mà bố mẹ không nên bỏ qua:

Trẻ biếng ăn, hay ăn ngậm

- Do bố mẹ chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi, sở thích của bé nên bé không muốn ăn, hay ngậm

- Bé mắc bệnh, trường hợp bé mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp với các biểu hiện như: mệt mỏi, khó chịu, khó nuốt,... Từ đó sẽ làm cho bé ăn hay ngậm và lười ăn. Hay bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa, bé sẽ bị khó tiêu, đầy bụng và không muốn ăn. 

- Bé có thói quen lười nhai do bố mẹ thường xuyên cho bé ăn các loại đồ xay nhuyễn dù bé đã mọc đủ răng. Chính việc này đã làm cho bé lười nhai hơn, gây ảnh hưởng tới quá trình bài tiết của men tiêu hóa. Từ đó làm mất đi cảm giác ngon miệng và khiến trẻ lười ăn, hay ngậm.

2. Cách khắc phục tình trạng bé biếng ăn hay ngậmBé ăn hay ngậm phải làm sao? Bố mẹ hãy tham khảo ngay những phương pháp giúp cải thiện tình trạng bé biếng ăn hay ngậm dưới đây:

Page 2: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

Không nên ép con ăn

Không ép con ăn

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng là khác nhau. Vì thế, có thể trong giai đoạn này bé biếng ăn nhưng ở giai đoạn khác bé sẽ ăn được nhiều hơn. Do vậy, mẹ không nên thúc ép con, việc thúc ép sẽ khiến con sợ ăn, kén ăn và dẫn tới thường xuyên ngậm thức ăn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý là chất lượng bữa ăn sẽ quan trọng hơn là số lượng. Thay vì cho bé ăn nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng ít, mẹ nên cho con ăn ít mà giá trị dinh dưỡng cao. Điều này sẽ giúp con vừa hấp thu được nhiều dinh dưỡng, vừa không bị đầy bụng, khó tiêu.

Thời gian ăn không nên quá lâu

Thời gian ăn của bé không nên quá lâu, mẹ chỉ nên cho con ăn trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lại. Khoảng thời gian này vừa đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn và ngăn ngừa tình trạng ngậm thức ăn. Sau 30 phút mà bé không ăn hết thì mẹ nên cất hết đồ ăn, dần dần con sẽ học cách ăn nhanh để no và hạn chế tình trạng ngậm thức ăn ở con.

Cho bé ăn thức ăn đúng độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ phù hợp với dạng thức ăn khác nhau. Những bé mới tập ăn dặm sẽ phù hợp với cháo hoặc thức ăn xay nhuyễn. Còn những bé 2-3 tuổi thì sẽ thích ăn thực phẩm rắn, đặc hơn. Cho nên, nếu vẫn cho bé ăn bột xay nhuyễn, hoặc các loại cháo hầm là mẹ đã vô tình khiến con lười nhai nuốt, và dần dần gây ra thói quen ngậm thức ăn.

Trình bày các món ăn hấp dẫn, bắt mắt

Page 3: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

Trình bày các món ăn hấp dẫn, bắt mắt

Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc và được trang trí bắt mắt. Cho nên, nếu muốn con ăn nhiều hơn, mẹ hãy thêm sắc vào những món ăn của con. Mẹ cũng nên sắp xếp món ăn thành những hình thù ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé và giúp bé cảm thấy muốn ăn hơn.

Tránh xa tivi, ipad, thiết bị điện tử khi ăn 

Không cho con vừa ăn vừa xem

Page 4: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ăn hay ngậm

Vừa cho bé ăn vừa để bé xem tivi, ipad, điện thoại, máy tính,... không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, mà chính chúng còn tạo ra thói quen xấu trong bữa ăn hàng ngày của bé. Khi mẹ vừa cho bé ăn vừa xem sẽ khiến bé xao nhãng, mất tập trung, quên mất việc ăn và mất cảm giác ngon miệng cho dù bữa ăn có hấp dẫn đến đâu. Đồng thời, điều này còn gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày non nớt của bé nữa đó.

Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện

Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện

Tình trạng bé ăn ngậm thường xuyên sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu để giúp bé phát triển. Cho nên, bố mẹ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hoá, giúp bé ăn ngon hơn bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho con. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên như: khúng khiếng, kế sữa, thảo quả,... có độ an toàn cao, cùng các vi chất thiết yếu: kẽm, lysine, vitamin B, vitamin D,... hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng bé biếng ăn hay ngậm.