Ảnh hƯỞng cỦa liỀu lƯỢng phÂn ĐẠm ĐẾn sinh...

4
HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 5/2015 [24] I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An trồng nhiều giống ngô nếp lai năng suất cao, phẩm chất tốt như MX4, NL5, VN2, MX10, HN88… Trong số đó, giống ngô nếp lai MX10 đã được đưa vào khảo nghiệm ở một số vùng và địa phương của Nghệ An như Nghi Lộc, Diễn Châu, cho thấy khả năng thích nghi tốt trên vùng đất cát ven biển, năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, qua một số năm gieo trồng, do tập tính người dân chưa được đổi mới, quy trình trồng chưa hợp lý nên năng suất ngô đem lại chưa xứng với tiềm năng. Trong các nguyên nhân hạn chế đó thì vai trò của phân đạm có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến năng suất và chất lượng ngô. Vì thế, việc xác định lượng đạm thích hợp là tiền đề để nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngô trên vùng đất cát ven biển Nghi Lộc, góp phần xây dựng quy trình sản xuất cây ngô nếp đạt năng suất cao. Xuất phát nhu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sinh trưởng phát triển của giống ngô nếp lai MX10 trên đất cát ven biển huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” đã được triển khai thực hiện. II. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI F1 MX10 TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN NGHI LỘC n Nguyễn Thị Bích Thủy Khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh 1. Đối tượng nghiên cứu - Giống ngô nếp MX10. - Phân đạm ure có tỷ lệ đạm nguyên chất 46%, được sử dụng nhiều trên địa bàn nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trong vụ thu đông từ tháng 11/2012-1/2013, tại Trại Thực nghiệm của Khoa Nông - Lâm - Ngư, Đại học Vinh. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được bố trí mức phân đạm khác nhau trên nền phân bón chung cho 1ha là: 80kg P2O5 + 100kg K2O + 10 tấn phân chuồng + 400kg vôi. Công thức 1 (CT1): Nền + 100N Công thức 2 (CT2): Nền + 120N (đối chứng) Công thức 3 (CT3): Nền + 140N Công thức 4 (CT4): Nền + 160N Công thức 5 (CT5): Nền + 180N Diện tích mỗi ô là 20m 2 , khoảng cách giữa các khối là 0,5m, xung quanh thí nghiệm có dải bảo vệ. Tổng diện tích thí nghiệm là 340m 2 .

Upload: others

Post on 04-Oct-2019

11 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH …ngheandost.gov.vn/documents/10190/116837/1 HDKH_04.pdf · phát nhu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [24]

I. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An trồng nhiều

giống ngô nếp lai năng suất cao, phẩm chất tốt nhưMX4, NL5, VN2, MX10, HN88… Trong số đó, giốngngô nếp lai MX10 đã được đưa vào khảo nghiệm ở mộtsố vùng và địa phương của Nghệ An như Nghi Lộc,Diễn Châu, cho thấy khả năng thích nghi tốt trên vùngđất cát ven biển, năng suất và chất lượng cao. Tuynhiên, qua một số năm gieo trồng, do tập tính ngườidân chưa được đổi mới, quy trình trồng chưa hợp lýnên năng suất ngô đem lại chưa xứng với tiềm năng.Trong các nguyên nhân hạn chế đó thì vai trò của phânđạm có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến năng suất và chấtlượng ngô. Vì thế, việc xác định lượng đạm thích hợplà tiền đề để nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngô trênvùng đất cát ven biển Nghi Lộc, góp phần xây dựngquy trình sản xuất cây ngô nếp đạt năng suất cao. Xuấtphát nhu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của liềulượng phân đạm đến sinh trưởng phát triển của giốngngô nếp lai MX10 trên đất cát ven biển huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An” đã được triển khai thực hiện.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI F1 MX10TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN NGHI LỘC

n Nguyễn Thị Bích ThủyKhoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh

1. Đối tượng nghiên cứu- Giống ngô nếp MX10.- Phân đạm ure có tỷ lệ đạm nguyên chất

46%, được sử dụng nhiều trên địa bàn nghiêncứu.

2. Phương pháp nghiên cứuThí nghiệm được tiến hành trong vụ thu đông

từ tháng 11/2012-1/2013, tại Trại Thực nghiệmcủa Khoa Nông - Lâm - Ngư, Đại học Vinh. Thínghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫunhiên RCBD gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại.Các công thức thí nghiệm được bố trí mức phânđạm khác nhau trên nền phân bón chung cho 1halà: 80kg P2O5 + 100kg K2O + 10 tấn phânchuồng + 400kg vôi.

Công thức 1 (CT1): Nền + 100NCông thức 2 (CT2): Nền + 120N (đối chứng)Công thức 3 (CT3): Nền + 140NCông thức 4 (CT4): Nền + 160NCông thức 5 (CT5): Nền + 180NDiện tích mỗi ô là 20m2, khoảng cách giữa

các khối là 0,5m, xung quanh thí nghiệm có dảibảo vệ. Tổng diện tích thí nghiệm là 340m2.

Page 2: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH …ngheandost.gov.vn/documents/10190/116837/1 HDKH_04.pdf · phát nhu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [25]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Tỷ lệ cây sống Tỷ lệ sống của giống ngô nếp MX10 trên 5 công

thức thí nghiệm tương đối khác nhau, theo thứ tự từCT1 đến CT5 là: 88,3%, 90,0%, 95,0%, 91,7%,86,7%. Như vậy, về cơ bản giống ngô nếp MX10 cókhả năng thích nghi tốt trên vùng đất thí nghiệm.

2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây thể hiện khả năng sinh trưởngcủa cây. Giai đoạn từ 20-60 ngày sau trồng, chiềucao cây tăng nhanh và tăng khá đều giữa các côngthức.

Qua giai đoạn cây 50-60 ngày, sự tăng trưởngchiều cao của ngô có phần chững lại và khôngtăng nữa, vì đây là thời điểm cây xoắn nõn, chuẩnbị trổ cờ, ra bắp (hình 1).

Nhìn vào hình 1 ta thấy, chiều cao cây ở CT5 cao nhất(187,11cm) và thấp nhất là CT1 (151,91cm) qua tất cảcác lần đo.

3. Động thái ra lá của cây ngôTốc độ ra lá có xu hướng tăng qua các thời kỳ đo. Giai

đoạn 20 ngày sau khi mọc, các công thức thể hiện mức

độ ra lá biến động trong khoảng 6,71-7,11 lá. Tốc độ ra lá cao nhất là mức bón 180kg

N/ha qua các giai đoạn 20-50 ngày. Tuynhiên, số lá/cây ở giai đoạn 60 ngày sau trồnglại không có sự chênh lệch khác xa giữa cáccông thức, chủ yếu đạt ở mức 17 lá (hình 2).

Hình 1. Động thái tăng trưởng chiều cao của giống ngô nếp F1 MX10

Hình 2. Động thái ra lá của giống ngô nếp F1 MX10

Như vậy, bón đạm làm cho bộ láphát triển tốt. Nhưng đến thời kỳcây đạt số lá nhất định khoảng 17-18 lá thì cây không ra lá nữa màchuẩn bị cho giai đoạn phát triển rabắp và trổ cờ.

4. Sâu bệnh hại ngôSâu hại ngô chủ yếu là sâu đục thân và đục bắp, còn bệnh

hại ngô có bệnh đốm lá lớn, nhỏ, bệnh khô vằn, rỉ sắt nhưngmức độ gây hại không ảnh hưởng nhiều tới năng suất. Qua theodõi, chúng tôi thấy hai loại sâu hại chính, kết quả thu được ởbảng 1.

Page 3: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH …ngheandost.gov.vn/documents/10190/116837/1 HDKH_04.pdf · phát nhu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [26]

Sâu đục thân thường phá hoại vào thời kỳ câynon (3 lá) kéo dài đến thời kỳ xoắn nõn; sâu đụcbắp xuất hiện nhiều vào lúc chắc sữa. Tỷ lệ sâu đụcthân và đục bắp cao nhất ở CT5 (180N), tương ứnglà 14,67% và 7,95%; thấp nhất là CT1 (100N),tương ứng là 6,73% và 4,27%. Các CT2, 3, 4 còn

lại có tỷ lệ sâu đục thân tương ứng là 8,79%,11,51%, 12,67% và sâu đục bắp là 5,89%, 6,54%,7,31%. Như vậy, có thể thấy giống ngô nếp MX10có tỷ lệ sâu hại tương đối cao và có sự chênh lệchgiữa các mức bón phân đạm.

5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Với mật độ trồng 70x30cm, lượng bắp lý thuyếtsẽ là 47.619 bắp/ha. Tuy nhiên trong thực tế, lượngbắp thu ở mỗi công thức có tỷ lệ khác nhau. Ở CT1,lượng bắp tươi thực tế cho thu hoạch thấp nhất với38.857 bắp/ha (chỉ đạt tỷ lệ 81,6% so với lý thuyết);tiếp theo là CT3 39.190 bắp/ha (đạt 82,3%); CT239.714 bắp/ha (đạt 83,4%); CT5 39.761 bắp/ha (đạt

83,5%); cao nhất là CT4 490.571 bắp/ha (đạt 85,2%).Số bắp thương phẩm và phi thương phẩm ở giữa

các công thức đều có sự chênh lệch về tỷ lệ so vớibắp thực thu. Tỷ lệ bắp thương phẩm đạt cao nhấtlà CT4 (95,6%); thấp nhất là CT1 (83,6%); trongkhi đó CT2 (đối chứng) đạt 90,0%, cao hơn CT1chỉ bón 100kg N/ha.

Bảng 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đối với khả chống chịu sâu bệnh hại của ngô nếp F1 MX10

Công thức Đục thân(%) Đục bắp (%)CT1 6,73 4,27CT2 8,79 5,89CT3 11,51 6,54CT4 12,67 7,31CT5 14,67 7,95

Bảng 2: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ngô nếp F1 MX10

Côngthức

Số bắp và tỷ lệ bắp/ha Số bắp và tỷ lệ bắp/haLý thuyết

(bắp)Thực thu

(bắp)Tỷ lệ bắp

TT/LT (%)Thươngphẩm

Tỷ lệ bắpTP/TT (%)

Phi thươngphẩm

Tỷ lệ bắpPTP/TT (%)

CT1 47.619 38.857 81,6 32.484 83,6 6.373 16,4CT2 47.619 39.714 83,4 35.742 90,0 3.972 10,0CT3 47.619 39.190 82,3 35.859 91,5 3.331 8,5CT4 47.619 40.571 85,2 38.786 95,6 1.785 4,4CT5 47.619 39.761 83,5 37.097 93,3 2.664 6,7

Bảng 3: Ảnh hưởng của liều lượng đạmđến loại bắp và tỷ lệ bắp thương phẩm của ngô nếp F1 MX10

Côngthức

Số bắp thương phẩm

Số bắp và tỷ lệ bắp các loạiLoại 1 (bắp) Tỷ lệ (%) Loại 2 (bắp) Tỷ lệ (%) Loại 3 (bắp) Tỷ lệ (%)

CT1 32.484 11.694 36 12.344 38 8.446 26CT2 35.742 12.687 36 15.012 42 7.863 22CT3 35.859 16.854 47 10.758 30 8.247 23CT4 38.786 21.332 55 12.412 32 5.042 13CT5 37.097 21.145 57 8.532 23 7.420 20

Ghi chú: Bắp loại 1 giá 2.000 đồng/bắp; loại 2 giá 1.500 đồng/bắp; loại 3 giá 1.000 đồng/bắp

Page 4: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH …ngheandost.gov.vn/documents/10190/116837/1 HDKH_04.pdf · phát nhu cầu thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng

Tạp chíKH-CN Nghệ AnSỐ 5/2015 [27]

HOẠT ĐỘNG KH-CN

Trong loại ngô thương phẩm (có thể làm hànghóa), tỷ lệ số bắp loại 1, loại 2, loại 3 được phân loạitheo bảng 3. Tỷ lệ bắp loại 1 đạt cao nhất ở CT5(57%); tiếp đến là CT4 (55%); thấp nhất là CT2, CT1(36%). Tỷ lệ bắp loại 2 đạt cao nhất ở CT2 (42%),thấp nhất là CT5 (23%). Mặc dầu CT4 cho tỷ lệ bắploại 1 cao thứ 2, nhưng tỷ lệ bắp loại 3 chỉ đạt 13%,

chiếm tỷ lệ bắp xấu thấp nhất. Giá chênh lệch giữabắp các loại là khác nhau nên tỷ lệ đạt bắp loại 3càng thấp thì thu nhập bắp càng cao. Vì vậy, hiệuquả kinh tế giữa các công thức sẽ có sự khác nhau.

6. Hiệu quả kinh tếQua tính toán, lợi nhuận của các công thức

được trình bày ở bảng 4.

Như vậy, CT4 cho tổng thu cao nhất là 66.324.000đồng, tương ứng với lợi nhuận đạt 51.324.000 đồng,tức là lợi nhuận khoảng 2,6 triệu/sào; CT1 cho lợinhuận thấp nhất, chỉ đạt trên 36 triệu đồng, tương ứngkhoảng 1,8 triệu/sào. Về hiệu suất kinh tế so với đồngvốn mang lại cũng có sự hơn kém giữa các công thức.Ở CT1 cho hiệu suất kinh tế thấp nhất (2,62 lần), caonhất là CT4 (3,42 lần).

Do đó, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân nênáp dụng lượng phân đạm 160 kg/ha với nền 10 tấnphân chuồng + 400kg vôi + 80kg P2O5 + 100kg K2Okhi trồng trên đất cát biển vùng Nghi Phong - NghiLộc - Nghệ An.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận- Đạm là yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sinh

trưởng và phát triển của cây ngô. Ảnh hưởng đếnchiều cao cây dao động trong khoảng 151,91-187,11cm, nhưng đạm lại không làm thay đổi sốlá/cây.

- Bón đạm có ảnh hưởng đến sự phát sinh,phát triển của sâu bệnh. Công thức có bón đạmvới liều lượng cao 180kg N/ha mang tỷ lệ sâuđục thân, đục bắp cao nhất.

- Năng suất ngô tăng tỷ lệ thuận với côngthức bón đạm đến một chừng mực nào đó, nếuvượt quá 160N sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệbắp thương phẩm và tỷ lệ phi thương phẩm sẽtăng lên.

- Lợi nhuận thu được ở các công thức bónđạm khác nhau là khác nhau, dao động từ 1,8-2,6 triệu/sào.

2. Kiến nghịNghiên cứu đã xác định được lượng đạm

thích hợp để bón cho giống ngô nếp trên vùngđất cát Nghi Lộc là 120kg N/ha. Trong thờigian tới, cần tiến hành nghiên cứu các loại phânbón khác, cũng như các phương pháp bón khácđể hoàn thiện hơn quy trình sản xuất, giúp nângcao hiệu quả kinh tế cho người dân./.

Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của ngô nếp F1 MX10

Công thức Tổng thu (1.000đ) Tổng chi (1.000đ) Lợi nhuận (1.000đ) Hiệu suất kinh tế (Lần)

CT1 50.350 13.824 36.508 2,62

CT2 55.755 14.216 41.539 2,92

CT3 58.092 14.608 43.484 2,98

CT4 66.324 15.000 51.324 3,42

CT5 62.508 15.392 47.116 3,06

Ghi chú: Giá ure: 9.000 đồng/kg. Mỗi công thức hơn nhau 20kg N nên chênh lệch mức chi là 392.000 đồng.

Tài liệu tham khảo

1. Đường Hồng Dật (2007), Cây ngô và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, Nxb Lao động - Xã hội.2. Đỗ Tuấn Khiêm (2005), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngô trên đất một vụ ở các tỉnh

miền núi Đông Bắc, Đề tài KN 01-05, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nxb Nông Nghiệp.3. Trần Văn Minh (2004), Cây ngô, nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.4. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nxb Nghệ An.